SlideShare a Scribd company logo
1 of 97
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Bùi Thanh Phương
VẤN ĐỀ CON NGƯỜI CÁ NHÂN TRONG CÁC
SÁNG TÁC THỜI KÌ ĐẦU CỦA NATSUME SOSEKI
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh - 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Bùi Thanh Phương
VẤN ĐỀ CON NGƯỜI CÁ NHÂN TRONG CÁC
SÁNG TÁC THỜI KÌ ĐẦU CỦA NATSUME SOSEKI
Chuyên ngành: Văn Học Nước Ngoài
Mã số: 60 22 02 45
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS NGUYỄN THỊ BÍCH THÚY
Thành phố Hồ Chí Minh - 2009
1
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn:
TS. Nguyễn Thị Bích Thúy, các thầy cô tổ Văn học nước ngoài, phòng Sau đại học
trường Đại học Sư Phạm TPHCM, gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện thuận lợi, tận tình
góp ý, giúp đỡ, động viên tác giả trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn này.
TPHCM, Ngày tháng 09 năm 2013
Người viết luận văn
Bùi Thanh Phương
Lớp Cao học VHNN khóa 22
2
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ..............................................................................................................1
MỤC LỤC ....................................................................................................................2
PHẦN MỞ ĐẦU ..........................................................................................................4
1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................................4
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề..............................................................................................5
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .....................................................................................9
4. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................................9
5. Đóng góp của luận văn .................................................................................................10
6. Bố cục của luận văn ......................................................................................................10
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ QUAN NIỆM CON
NGƯỜI CÁ NHÂN....................................................................................................12
1.1 Quan niệm về Con người cá nhân .............................................................................12
1.1.1 Con người cá nhân phương Đông và phương Tây.................................................12
1.1.2 Con người cá nhân Nhật Bản .................................................................................16
1.2 Hành trình của Tiếng nói cá nhân trong văn học Nhật Bản...................................18
1.3. Natsume Soseki và lập trường cá nhân....................................................................24
1.3.1 Lập trường cá nhân trước xã hội ............................................................................24
1.3.2 Lập trường cá nhân trong sáng tác văn chương .....................................................26
CHƯƠNG 2: CON NGƯỜI CÁ NHÂN-NỖI LÒNG TRƯỚC THỜI CUỘC....28
2.1. Cá nhân cô đơn giữa Nhóm.......................................................................................28
2.1.1 Cá nhân cô đơn giữa tình thân................................................................................28
2.1.2 Cá nhân kiếm tìm sự đồng cảm..............................................................................31
2.2. Cá nhân lạc lõng trong xã hội hiện đại hóa.............................................................35
2.2.1. Cá nhân “không theo kịp” xã hội ..........................................................................36
2.2.2. Cá nhân sợ hãi trước dư luận xã hội......................................................................38
2.3. Cái Tôi và sự cảnh tỉnh..............................................................................................40
2.3.1. Cái Tôi-Tự do-Ích kỉ .............................................................................................41
2.3.2. Thực trạng xã hội và sự cảnh báo..........................................................................45
2.3.3. Thực trạng giáo dục thời kì Minh Trị và sự phản ứng..........................................50
2.4. Cái Tôi và sự bình tâm ..............................................................................................52
2.4.1. Tìm về triết học, nghệ thuật ..................................................................................53
3
2.4.2. Đề cao sự công bằng xã hội ..................................................................................60
2.4.3. Tìm sự giải thoát trong cái chết.............................................................................63
CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT ĐẶC TẢ NHÂN VẬT CON NGƯỜI CÁ NHÂN65
3.1. Ngôi kể “Tôi” và nhân vật tự thuật..........................................................................66
3.2 Cá tính hóa nhân vật...................................................................................................71
3.3. Cặp đôi nhân vật........................................................................................................74
3.4. Con người cá nhân và không gian đặc thù.............................................................78
3.4.1. Không gian sự kiện................................................................................................79
3.4.2. Không gian bất toàn ..............................................................................................81
3.4.3. Không gian an toàn ...............................................................................................84
PHẦN KẾT LUẬN....................................................................................................87
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................89
4
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bức tranh văn học Nhật Bản thời Minh Trị đa màu sắc, để lại những dấu ấn đặc biệt
trong lịch sử văn học Nhật Bản đầu thế kỉ XX. Tuy nhiên ở Việt Nam các bài viết và công
trình nghiên cứu về thời kì văn học này vẫn còn khá khiêm tốn cả về số lượng lẫn chất
lượng. Trong Hội thảo văn học Nhật Bản (2009), GS Mitsuyoshi Numano (Đại học Tokyo)
đã đưa ra nhận định: Di sản để lại của tiểu thuyết thời Minh Trị là rất lớn, thế nhưng phần
lớn các tác phẩm dịch thuật tại Việt Nam đều thuộc về các nhà văn ăn khách thời hiện đại,
còn các nhà văn quan trọng có ý nghĩa vượt thời gian lại chưa được chú ý nhiều. Tác giả
cũng đưa ra nhiều tên tuổi nổi bật, trong đó có nhà văn Natsume Soseki.
Khảo sát tình hình nghiên cứu văn học Nhật Bản tại Hàn Quốc, đặc biệt là mảng
nghiên cứu văn học Nhật Bản cận đại, số lượng các bài nghiên cứu về các nhà văn cận hiện
đại lên đến hàng trăm bài, đứng đầu là Natsume Soseki với 240 bài nghiên cứu về các tác
phẩm kiệt xuất của ông như Nỗi lòng có 31 bài, Sanshiro 21 bài, Đêm mơ 17 bài… Như vậy
có thể nói rằng phần lớn sự quan tâm của các nhà nghiên cứu là hướng tới Soseki. (Theo
Tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á số 9, năm 2007). Kết quả khảo sát này cho thấy: là một
trong những tác giả quan trọng nhất của văn học thời Minh Trị, nhưng Soseki lại xuất hiện
khá muộn và chưa được đầu tư nghiên cứu ở Việt Nam.
Soseki là một hiện tượng trên văn đàn Nhật bản, cho đến nay, những tác phẩm của ông
vẫn nằm trong danh sách những tác phẩm bán chạy nhất. Ông được đánh giá là một trong ba
trụ cột của văn học Nhật Bản hiện đại cùng với Mori Ogai và Akutagawa Ryunosuke. Chân
dung của ông in trên tờ giấy bạc 1000 yên và được phát hành trong 20 năm liền. Là một học
giả xuất sắc sang Anh du học, Soseki đã tiếp thu bài bản nhuần nhuyễn tinh hoa văn học
Anh, ông đã kết hợp vốn kiến thức rộng lớn về văn hóa phương Tây cùng sự tinh thông
Thiền học và văn hóa cổ điển Trung Hoa. Sáng tác của Soseki là hành trình nỗ lực tìm kiếm
và khẳng định cái Tôi, đặc biệt là cái Tôi cô đơn của người trí thức trong xã hội tư sản còn
mang nhiều tàn tích phong kiến. Sự nghiệp sáng tác của ông dồi dào với hơn 20 tiểu thuyết
nhiều thi phẩm, phê bình, tiểu luận trong khoảng thời gian từ 1903 đến 1916. Giai đoạn đầu,
5
những sáng tác của ông đậm chất trào phúng, châm biếm dí dỏm. Càng về sau tác phẩm của
ông đã thể hiện một bút pháp bậc thầy, khám phá, lí giải nỗi lòng của con người trước thời
cuộc.
Tên tuổi của Soseki được biết đến với tiểu thuyết đầu tay Tôi là con mèo (Wagahai wa
neko daeru) mang màu sắc trào phúng. Tiếp sau đó là sự ra đời của Cậu ấm ngây thơ
(Botchan), tác phẩm được đọc nhiều nhất của Soseki cho đến tận bây giờ, được xem là điển
hình cho thanh niên Nhật. Gối đầu lên cỏ (Kushamakura) là sự thể nghiệm độc đáo, hòa
quyện giữa thơ và văn xuôi, không giống như tiểu thuyết thông thường…Đây là ba tác
phẩm tiêu biểu trong giai đoạn đầu khởi nghiệp của Soseki. Nhưng giá trị lâu bền của những
tác phẩm này là bàn về vấn đề con người cá nhân ngay khi sự va chạm giữa Nhật Bản và
phương Tây bắt đầu. Hòa vào tiếng nói con người cá nhân bùng phát trong văn học Minh
Trị, ba tác phẩm này là những phản ánh chân thực và sinh động suy nghĩ, hành động của
con người cá nhân, không được gia công gọt giũa nhiều như những tác phẩm giai đoạn sau.
Hấp dẫn và ăn khách nhưng những tác phẩm này chưa được nghiên cứu công phu và hệ
thống bằng những tác phẩm giai đoạn sau.
Vì những lý do trên, đề tài nghiên cứu luận văn sẽ góp phần khám phá, lý giải quan
niệm về con người cá nhân của Soseki trong giai đoạn 1904-1907 một cách hệ thống và đặt
trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác của nhà văn với mong muốn tạo tiền đề tìm hiểu vấn đề cốt
lõi trong văn học cận hiện đại Nhật Bản: Con người cá nhân.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1 Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
Tình hình nghiên cứu văn học Nhật Bản thời kì Minh Trị ở nước ta khá khiêm tốn. Đa
số các bài viết đều chỉ dừng lại ở mức độ khái quát và giới thiệu, các bài viết nghiên cứu về
nhà văn Natsume Soseki cũng không ngoạị lệ.
(1) Khương Việt Hà với bài viết Các khuynh hướng phản tự nhiên chủ nghĩa trong
văn học Nhật Bản đầu thế kỷ XX(Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 8 năm 2005) điểm qua
những tác phẩm nổi bật của Natsume Soseki. Tác giả nhận định Tôi là con mèo (Wagahai
wa neko de aru, 1905-1906) là kiệt tác châm biếm, đả kích sự lố lăng của thời đại với hình
tượng một con mèo nằm lắng nghe chăm chú các nhà khoa học tranh cãi trong căn phòng
6
của ông giáo Kushami, thực chất là sự thảo luận về triết học và nghệ thuật; tiểu thuyết Cậu
ấm (Botchan, 1908) kể về một giáo viên trung học vụng về trước sự thay đổi của thời cuộc.
(2) Tham luận Con đường hiện đại hóa văn học của các nước khu vực văn hóa chữ
Hán (qua tư liệu văn học Việt Nam và Nhật Bản) của PGS.TS Đoàn Lê Giang đã đề cập
đến nhà văn Natsume Soseki và gọi ông là đại tác giả của tiểu thuyết cận đại với nhận xét:
Tất cả tác phẩm của ông đều đi vào thể hiện cái tôi và sự cô đơn của con người hiện đại.
Tham luận này đã bước đầu nhận định chung về đề tài chính trong sáng tác của Soseki.
(3) Tham luận Sơ lược tiếp cận thang giá trị mới trong văn học Nhật Bản thời minh
trị Duy Tân của hai tác giả Đỗ Vạn Hỷ, Lý Hoàn Thục Trâm đã bước đầu tìm hiểu những
biểu hiện của một thang giá trị mới trong văn học buổi giao thời cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ
XX. Trọng tâm là sự xung đột cũ và mới; quan niệm về con người cá nhân. Hai tác giả đã
nhận định rằng quan niệm con người cá nhân trong văn học hiện đại Nhật Bản là một sự tiếp
biến từ quan niệm Nho học truyền thống: mỗi cá nhân là một mắt xích trong chuỗi dài quan
hệ xã hội. Tác phẩm Nỗi lòng (Kokoro) của Natsume Soseki là sự thể hiện rõ nét nhất của
một bản ngã cá nhân như vậy. Những nhân vật trong tác phẩm này không hề có những tên
tuổi cụ thể nhưng chính đời sống nội tâm phức tạp làm nên diện mạo con người cá nhân của
họ. Nhân vật Tiên sinh là “cái tôi” đang cố thoát ly khỏi giá trị truyền thống còn nhân vật
Tôi lại biểu hiện kiểu “cái tôi” theo một thang giá trị mới. Đây là công trình đi sâu vào vấn
đề con người cá nhân trong tác phẩm của Soseki nhưng trọng tâm nghiên cứu ở tác phẩm
giai đoạn sau.
(4) Nhà nghiên cứu Nguyễn Nam Trân trong sách Tổng quan lịch sử văn học Nhật
Bản đã nghiên cứu kĩ lưỡng văn nghiệp của Natsume Soseki và so sánh ông với Mori Ogai-
nhà văn cùng thời và có quan điểm về phương Đông và phương Tây khác hẳn Natsume
Soseki. Ông nhận xét về tiểu thuyết Tôi là con mèo (Wagahai wa neko dearu): con mèo
đóng vai người kể chuyện, vờ ngây thơ quan sát môi trường nhà chủ và giới trí thức, công
chức thời Meji. Trong đó Soseki được miêu tả khôi hài qua hình ảnh Ông giáo hắt hơi. Với
tác phẩm Gối đầu lên cỏ (Kusamakura) muốn tìm về cái đẹp của một thế giới vượt hẳn
chúng nhân còn với Cậu ấm (Botchan), ông đề cao lý tưởng công bằng xã hội. Qua Cậu
ấm, Soseki trình bày những nghịch cảnh và khổ não mà con người gặp phải trong cuộc sống
và quyết tâm đập tan nó. Nguyễn Nam Trân đã nhận định sâu sắc về ba tác phẩm nổi bật
trong giai đoạn đầu sáng tác của Natsume Soske.
7
(5) Một công trình khác tương đối kĩ lưỡng trong việc trình bày cuộc đời và sáng tác của
Natsume Soseki là Những cây bút kiệt xuất trong văn học Nhật Bản hiện đại của tác giả
Nguyễn Tuấn Khanh (Viện nghiên cứu Đông Bắc Á). Tác giả đã biên soạn và giới thiệu rất
công phu 10 tác giả nổi tiếng của văn học Nhật Bản hiện đại. Natsume Soseki được tác giả
khảo sát kĩ lưỡng từ cuộc đời, văn nghiệp với những thành tựu nổi bật về sáng tác và nghiên
cứu văn học. Những sáng tác của Soseki được Nguyễn Tuấn Khanh cung cấp nhiều nguồn
tư liệu quý báu, đặc biệt ở ý kiến của các nhà bình luận đối với từng tác phẩm. Đặc điểm
chung của ba tác phẩm Tôi là con mèo, Cậu ấm, Chiếc gối cỏ đều mang tính chất tự thuật.
2.2 Sơ lược tình hình nghiên cứu tại nước ngoài
(1) Nhà văn đoạt giải Nobel văn học thứ hai cho Nhật Bản-Oe Kenzaburo trong tham
luận Về nền văn học Nhật Bản cận đại và hiện đại đọc tại Hội nghị văn học quốc tế San
Francisco 1990 đã ca ngợi Natsume Soseki như một người bình tĩnh trước làn sóng ồ ạt của
văn hóa phương Tây. Sự phê phán của Soseki như một tiếng chuông cảnh báo, Soseki đã
vạch ra cho người Nhật thấy sự mải mê của mình khi chạy theo mô hình kinh tế phương Tây
nhưng ngay cả những điều kiện sống cơ bản cũng trở nên tồi tàn xuống cấp trong chính quá
trình hiện đại hóa và những giá trị văn hóa bị xao nhãng, xa rời.
(2) Trong tham luận Sự hình thành các sáng tác của Natsume Soseki-Nhìn từ quá
trình ra đời của tiểu thuyết cận đại, tác giả Mitsuhiro Tokunaga đề cập đến nội dung:
“Hiện đại hóa và tự chủ bản thân” qua tác phẩm Gió mùa Đông Bắc (Nowaki), Soseki đã
khẳng định hành động hay lối sống của cá nhân là chuyện đối phó với những sự việc này
sinh từ nhu cầu nội tại. Tuy nhiên tìm kiếm tự chủ bản thân, không chấp nhận thỏa hiệp mà
hành động theo ý mình là biểu hiện của sự ích kỉ. Công trình này đã phần nào lý giải được
bản chất vấn đề con người cá nhân trong buổi đầu sáng tác của Soseki.
(3) Bài viết Literary reponses to Death and Funerals in Modern Japan của GS
Michihiro Ama (ĐH Alaska) là một công trình nghiên cứu sâu sắc về ý nghĩa của cái chết
và đám tang trong văn học Nhật Bản khảo sát cụ thể qua tác phẩm của hai nhà văn Tayama
Katai và Natsume Soseki. Tác giả đã căn cứ vào cuộc đời, sáng tác của Soseki để nhận định:
“Trong suốt cuộc đời mình Soseki vừa sợ hãi vừa lý tưởng hóa cái chết” minh chứng qua
tác phẩm Tôi là con mèo.
(4) Bài diễn thuyết của Tiến sĩ Hisaaki Yamanouchi với tựa đề Feline Philosophy:
Natsume Soseki's Modern Classic Revisited đăng trên The Asiatic Society of Japan
8
(asjapan.org/web.php/lectures/2006/05) đã có sự nghiên cứu kĩ lưỡng về tác phẩm Tôi là
con mèo. Ông chú trọng đặc biệt đến cấu trúc của tác phẩm này: như một bài renga được
cấu thành từ nhiều bài haiku. Tác giả nhận định đoạn cuối của tác phẩm này là sự hội họp
của nhiều tư tưởng, tất cả những trí thức được tập hợp lại với nhau, và các cuộc tranh luận
trong số đó dẫn đến những câu hỏi về hiện đại hóa của Nhật Bản và chủ nghĩa cá nhân là
một trong những khía cạnh của nó. Tác giả bài viết này đã đề cập vấn đề cá nhân trong tác
phẩm Tôi là con mèo tuy nhiên do trọng tâm nghiên cứu là cấu trúc tác phẩm, nên vấn đề
con người cá nhân còn sơ lược.
(5) Một công trình đáng chú ý khác khi lấy tác phẩm của Natsume Soseki làm đối tượng
khảo sát là Giải phẫu cái tự ngã của TS Takeo Doi-Chuyên gia tâm thần học. Tác phẩm
Gối đầu lên cỏ và Cậu ấm ngây thơ được khảo sát ở chương 4 “Các phương thức quan hệ
giữa người với người”. Để minh họa cho mối quan hệ phức tạp của bộ đôi khái niệm
Tatemae và Honne (có thể hiểu sơ lược là tiếng nói chung của xã hội và tiếng nói cá nhân)
và nhận định rằng những thử thách trong cuộc sống mà nhân vật họa sĩ đang nói đến hầu hết
người Nhật đều đồng tình vì họ đều đã trải nghiệm sự khó khăn đối với cấu trúc bộ đôi
Tatemae và Honne. TS Takeo Doi cho rằng: Soseki đã cho chúng ta một nghiên cứu xuất
sắc về trường hợp điển hình trong nhân vật trung tâm Botchan, là hình mẫu của cá nhân
luôn thất bại trong các tình huống xã hội. Vấn đề con người cá nhân-Cậu ấm đã được Takeo
Doi phân tích tỉ mỉ, tuy nhiên vì là công trình tâm lý học nên giá trị văn chương của Con
người cá nhân Cậu ấm còn mờ nhạt.
Trong phạm vi hẹp tài liệu chúng tôi bao quát được, việc tiếp cận nhà văn Natsume
Soseki chỉ mới là sự giới thiệu, gợi mở và nghiên cứu chung với một số tác giả khác, chưa
nhiều những công trình nghiên cứu riêng tác phẩm của Soseki, đặc biệt là vấn đề con người
cá nhân trong sáng tác của ông. Hầu hết những bài nghiên cứu tập trung ở tác phẩm Nỗi
lòng (Kokoro) (được xem là đỉnh cao trong sự nghiệp của Soseki). Vì vậy, đề tài luận văn
này mong muốn góp phần giới thiệu, lý giải vấn đề con người cá nhân trong các tác phẩm
giai ở đoạn đầu của Soseki (giai đoạn thử nghiệm sáng tác của ông từ 1904-1907), tạo tiền
đề để có cái nhìn so sánh đối chiếu với từng giai đoạn sáng tác, đặc biệt là giai đoạn sáng tác
chuyên nghiệp và đỉnh cao (từ 1907-1916) của Natsume Soseki.
9
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Tiếng nói của con người cá nhân; Bản chất của con
người cá nhân; Nghệ thuật xây dựng nhân vật con người cá nhân trong sáng tác thời kì đầu
của Natsume Soseki.
Sự nghiệp sáng tác của Soseki có thể chia làm ba giai đoạn chính với các tác phẩm tiêu
biểu:
Giai đoạn thứ nhất: Tôi là con mèo (1905-1906), Gối đầu lên cỏ (Kusamakura, 1906),
Cậu ấm ngây thơ (Botchan, 1906), Bão mùa thu (Nowaki,1907)…
Giai đoạn thứ hai: Truyện chàng Shanshiro (Shanshiro, 1908), Từ dạo ấy (Sorekara,
1908), Cánh cổng (Mon,1910)…
Giai đoạn thứ ba: Qua ngày thu phân (Higan wo sugite, Người lữ khách (Kojin, 1912-
1913), Nỗi lòng (Kokoro, 1914), Cỏ bên đường (Michikusa, 1915), Sáng và tối (Meian,
1916)…
Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào ba tiểu thuyết nổi bật nhất và đã được
dịch tại Việt Nam:
_Tôi là con mèo (Wagahai wa neko de aru)
_Cậu ấm ngây thơ (Botchan)
_Gối đầu lên cỏ (Kusamakura)
Ngoài ra chúng tôi sử dụng thêm các tác phẩm khác của Soseki để so sánh các giai
đoạn sáng tác của ông.
4. Phương pháp nghiên cứu
(1) Phương pháp tự sự học:
Được sử dụng chủ yếu trong chương 3 nhằm tìm hiểu thủ pháp nghệ thuật của nhà văn.
(2) Phương pháp phân tích-tổng hợp:
Dựa trên cứ liệu khi phân tích các tác phẩm của Soseki, chúng tôi tổng hợp lại thành
những luận điểm chính, đưa ra kết luận.
(3) Phương pháp so sánh-đối chiếu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài ở những tác phẩm giai đoạn đầu, chúng tôi so sánh với
những tác phẩm giai đoạn sau của Soseki để tìm hiểu sự tiếp nối, phát triển trong mục đích
sáng tác và bút pháp của ông. Đồng thời so sánh tác phẩm của Soseki với một số tác phẩm
10
của các tác giả khác trong và sau thời đại Minh Trị để có cái nhìn phong phú hơn về vấn đề
con người cá nhân.
(4) Hướng tiếp cận tâm lý học
Khi nghiên cứu tác phẩm của Soseki, chúng tôi nhận thấy hướng tiếp cận này đặc biệt
quan trọng. Tác phẩm của Soseki cũng được sử dụng làm cứ liệu trong các công trình tâm lý
học. Chúng tôi chú trọng đặc trưng tâm lý của người Nhật, dùng làm cơ sở khám phá đặc
trưng tâm lý nhân vật trong tác phẩm của Soseki.
(5) Hướng tiếp cận xã hội học
Hướng tiếp cận này rất cần thiết trong việc nghiên cứu vấn đề cá nhân và xã hội ở Nhật
Bản; tìm hiểu sự tiếp nhận của độc giả với các tác phẩm của Soseki.
5. Đóng góp của luận văn
Đề tài luận văn nghiên cứu vấn đề con người cá nhân trong tác phẩm giai đoạn đầu của
Soseki, những tác phẩm này trước nay vẫn được tập trung nghiên cứu ở các vấn đề: thống
nhất văn nói và văn viết, thi pháp tiểu thuyết…
Lý giải quan niệm lập trường cá nhân (tự chủ bản thân) còn ở dạng thử nghiệm của
Soseki trên nền tảng về Chủ nghĩa nhóm tại Nhật Bản.
Góp phần khám phá nghệ thuật xây dựng nhân vật con người cá nhân trong tác phẩm
của Soseki.
6. Bố cục của luận văn
Phần mở đầu
Phần nội dung
Chương 1: Phân biệt rõ quan niệm con người cá nhân, con người cá nhân trong văn
học Nhật Bản, giới thiệu tác giả Soseki và những lập trường cá nhân của ông, chú trọng lập
trường cá nhân trong sáng tác.
Chương 2: Chỉ ra bản chất của con người cá nhân trong sáng tác thời kì đầu của
Soseki, lý giải vì sao con người cá nhân phải tìm đến những phương cách giải thoát.
Chương 3: Khám phá một số thủ pháp xây dựng nhân vật con người cá nhân trong tác
phẩm của Soseki.
Phần kết luận
11
Tài liệu tham khảo
12
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ QUAN NIỆM
CON NGƯỜI CÁ NHÂN
1.1 Quan niệm về Con người cá nhân
1.1.1 Con người cá nhân phương Đông và phương Tây
Con người ngay từ khi xuất hiện đã là con người cộng đồng nhưng đồng thời cũng là
con người cá nhân, con người phát triển cá tính của mình với tư cách là con người cộng
đồng đồng thời con người cộng đồng cũng chỉ phát triển với tư cách là con người cá nhân.
Đây là mối quan hệ biện chứng: Giữa con người cộng đồng và con người cá nhân không chỉ
có sự gắn bó khăng khít mà mối quan hệ đó còn chứa đựng mâu thuẫn và xung đột
Con người với ý thức ban đầu của mình luôn khát khao giải đáp những thắc mắc về
bản thân về mối quan hệ cá nhân và cộng đồng, về vũ trụ và vị trí của mình trong vũ trụ và
giới hạn của hiểu biết. Theo Iser Wolfgang (1926 – 2007) lý thuyết gia tiêu biểu của trường
phái Konstanz (Đức): “Con người “là” mình, nhưng không “có” được chính mình. Muốn
nắm bắt và chiếm lĩnh được hình ảnh của chính mình luôn luôn là một khao khát vĩnh cửu
của con người.” Chính sự khát khao bất tận đó đã thôi thúc khiến con người tách mình ra để
“nhìn lại và nhìn xa hơn” mong tìm được câu trả lời. Còn nhà nghiên cứu A.F.Losep (1963-
1988) thì có nhận định sâu sắc về con người trong tác phẩm Lịch sử mỹ học cổ điển
(История античной эстетики):
“Cá nhân, chủ thể con người riêng biệt, ở đây không còn nảy sinh bằng con đường tự
nhiên trong đời sống xã hội và nhà nước nữa, mà đã đối lập hẳn bản thân mình với xã hội
và tự nhiên: nó đắm sâu vào bản thân nó, tự tách ra khỏi mọi cái xung quanh, chủ yếu sống
bằng những cảm xúc của mình, khép mình lại; và nếu như nó hướng tới thiên nhiên thì điều
đó diễn ra không phải bằng con đường tự nhiên và tự phát, hữu cơ, mà chỉ là do những nỗ
lực có ý thức của nó, những nỗ lực trí tuệ, tình cảm và ý chí, bằng cách khúc xạ những dữ
kiện thiên nhiên và xã hội qua một bộ máy cực kỳ phức tạp của đời sống độc lập bên trong
nó…”
Như vậy các ý kiến trên đều gặp nhau ở những đặc điểm về con người cá nhân: “đối
lập với xã hội và tự nhiên”, “đắm sâu vào bản thân”, “chủ yếu sống bằng cảm xúc của
mình”, “có bộ máy cực kỳ phức tạp của đời sống độc lập bên trong”…
13
Những quan niệm về con người cá nhân này đều xuất phát từ phương Tây. Nhận định
về văn hóa phương Tây, hầu hết các ý kiến đều cho rằng đặc trưng của nền văn hóa này là
lấy cá nhân làm nền tảng. Đó là nền văn hoá thúc đẩy cá nhân làm chủ thiên nhiên và xã hội
và trong những thế kỷ qua chính nó thay đổi thế giới dựa trên ba khái niệm chủ đạo là tiến
bộ, khoa học và nhân quyền (Theo Phan Ngọc). Nhà sử học và xã hội học Troeltsch đã viết
như sau: “Ý tưởng Nhân cách trong hình thức của Tự do, xác định mọi thứ trong đạo lý của
lương tâm, và trong hình thức của Khách thể, xác định mọi thứ trong đạo đức học của giá
trị-ý tưởng ấy rốt cuộc là một niềm tin phương Tây, không được biết đến ở Viễn Đông, và là
định mệnh nổi bật và đặc hữu của người châu Âu”0F
1
Người phương Tây vẫn tôn thờ chủ
nghĩa tự do và hành xử theo phương châm cá nhân là tự do nhưng đặc tính này đối với
người phương Đông lại khá mờ nhạt:
“Luân lý học Đông Phương nghiên cứu về gián chủ quan tính 間主観性, tức là
nghiên cứu về cộng đồng thể 共同体, nhưng luân lý học Tây Phương lại xuất phát từ nghiên
cứu về tính chủ quan, tức là tính cá thể vì thế mà quan điểm về luân lý hai bên khác nhau.
Ví dụ chúng ta có thể nhìn thấy sự khác biệt này trong khái niệm về trách nhiệm xã hội. Từ
“responsibility” trong tiếng Anh được biểu thị ý nghĩa trách nhiệm đạo lý đối với hành
động cá nhân vào cuối thế kỷ mười tám nhưng từ thời La Mã cổ đại, khái niệm cá nhân với
tư cách chủ thể của hành động đã có rồi. Theo đó, tất cả mọi người đều có nhận thức về tồn
tại luận là đều bình đẳng trước thần linh với tư cách cá nhân. Đối với điều này thì ở Nhật
Bản khái niệm trách nhiệm đã tồn tại từ thời cổ đại nhưng cá nhân nằm trong mối quan hệ
khó chia tách thân phận với cộng đồng”. [71]
Gián chủ quan tính chỉ rõ sự phụ thuộc cộng đồng bền chặt của người phương Đông,
cái chủ quan được thành lập do tác dụng của cộng đồng, không phải của riêng tự ngã mà
bao hàm cả tha ngã. Đặc tính phụ thuộc cộng đồng này cũng được nhà nghiên cứu Phan
Khôi phân tích trong Tư tưởng của Tây phương và Đông phương (in trong Đông Pháp thời
báo). Trong bài viết này ông chỉ ra những điểm khác biệt chính giữa con người phương
Đông và phương Tây: phương Tây chuộng khoa học, phương Đông chuộng huyền học;
Phương Tây trọng tự chủ, phương Đông trọng thống thuộc; phương Tây quý tấn thủ,
phương Đông quý an phận. Đặc tính thứ hai chính là sự khác biệt giữa khái niệm con người
1
(Troeltsch, Ernst. Christian Thoughts: Its History and Application, (1923) p. 120-121. Meridian, New york, 1957).
14
cá nhân của phương Tây và phương Đông. Rõ ràng, đặc điểm “tự chủ” thuộc về khái niệm
con người cá nhân, Phan Khôi diễn giải thêm đó là tính độc lập, tự chủ, tự do bình đẳng
với nhau và với các thiết chế xã hội trong khi người phương Đông thuộc về vua chúa, không
được tự ý quyết định, sự bất bình đẳng giữa người và người luôn tồn tại. Vấn đề Con người
cá nhân của phương Đông nảy nở trên sự thống thuộc và ý thức cộng đồng vô cùng bền
chặt (người Hàn Quốc là gia đình, Trung Quốc là gia tộc, Việt Nam là làng xã và Nhật Bản
là nhóm…). Điều này có nguyên do của nó, trước hết đối với những nước phương Đông lấy
nông nghiệp làm gốc thì yếu tố tập thể luôn được đề cao, sức mạnh tập thể có thể chống
chọi lại sự khắc nghiệt của thiên nhiên và cần thiết cho những công việc đồng áng yêu cầu
nhiều sức người. Cộng đồng các quốc gia Đông Á đã tiếp thu nền văn minh Trung Hoa, đặc
biệt là Nho giáo, chữ “Lễ” là nội dung căn bản để xây dựng học thuyết của Nho gia và sau
này là Nho giáo. Nho giáo chủ trương “Khắc kỷ phục lễ” tức kiềm chế bản thân của mình để
phục tùng “Lễ”. Cá nhân phải hy sinh tất cả cho sự phục tùng đó điều này giải thích vì sao
con người cá nhân phương Đông mang đặc điểm phụ thuộc cộng đồng.
Như vậy Con người cá nhân phương Đông được hiểu như thế nào? Nhà nghiên cứu
Nguyễn Kiến Giang trong bài viết Có quan niệm về con người cá nhân ở phương Đông
không? sau khi trình bày những ý kiến khác nhau về con người cá nhân dưới ánh sáng của
Đạo giáo, Khổng giáo, Phật giáo, Nguyễn Kiến Giang đã đúc kết ba đặc điểm chung: (1)
Con người cá nhân cố gắng hòa nhập với tự nhiên; (2) Cá nhân ý thức vị trí của mình và
phục tùng xã hội một cách tự nguyện chứ không phải do sự cưỡng chế; (3) Con người cá
nhân được nhấn mạnh ở đời sống tâm linh của chủ thể. Đặc điểm thứ hai đã phản ánh phần
nào bản chất của con người cá nhân phương Đông được hình thành từ ảnh hưởng của văn
hóa Nho giáo rõ nét. Nho giáo đề cao sự kiềm chế của bản thân, không thừa nhận cái Ngã
nhưng lại yêu cầu cái Tôi “tu thân” rèn luyện đạo đức, hoàn thiện bản thân. Nếu so sánh với
Phật giáo ở sự phân biệt Vô Ngã và Hữu Ngã sẽ thấy sự tương đồng: không có một Ngã,
một cái gì trường tồn, bất biến, nhất quán, tồn tại độc lập nằm trong sự vật. Như thế, theo
đạo Phật, cái ngã (hữu ngã) là cái “Tôi”, cái "Tôi" cũng chỉ là một tập hợp của Ngũ uẩn,
luôn luôn thay đổi, mất mát vì vậy "Tôi" chỉ là một sự giả hợp, gắn liền với cái Khổ. Nhưng
theo quan điểm nhà Phật vẫn tồn tại một nghịch lý: càng hướng tới vô ngã thì hữu ngã càng
mạnh, để đạt đến vô ngã con người phải tự ý thức đến tận cùng. Như vậy có thể hiểu con
người cá nhân phương Đông một mặt bị kiềm tỏa, hạn chế giữa tập thể, phải phục tùng tập
15
thể mặt khác lại được mở đường cho sự đào sâu đến tận cùng bản thân, cái Tôi của chính
mình.
Thực chất lịch sử của nhân loại là lịch sử của sự tìm kiếm tự do, tìm kiếm bản thân
mình, quay về chính mình, vì vậy đặc điểm phụ thuộc cộng đồng và chú trọng đời sống tâm
linh khiến nội hàm khái niệm Con người cá nhân ở phương Đông mang nặng giá trị tinh
thần hơn so với phương Tây. Quan niệm tự do của phương Tây chú trọng nhiều hơn ở
không gian vật chất, con người vẫy vùng trong đó để khẳng định quyền độc lập của mình.
Có thể hiểu khái quát, tiêu chí quan trọng để nhận diện con người cá nhân phương Tây là ở
sự tự chủ, ở phương Đông là sự độc lập về tinh thần.
Để phục vụ cho đề tài nghiên cứu, chúng tôi chú trọng đặc trưng trong vấn đề con
người cá nhân đó là tự do, tự chủ và cái Tôi với sự khu biệt Đông-Tây rõ rệt. Khái niệm
cá nhân của phương Tây nghiêng về hành động, tôn trọng tuyệt đối quyền tự do của con
người, tạo điều kiện và đề cao cá nhân nổi bật trong xã hội. Ở phương Đông Con người cá
nhân mang nặng yếu tố tinh thần, con người cá nhân phải ràng buộc trách nhiệm với cộng
đồng. Bàn về vấn đề con người cá nhân, cái Tôi được nhắc đến như là thuộc tính vĩnh cửu
đến mức chúng ta thường đồng nhất Con người cá nhân chính là cái Tôi. Vậy cái Tôi thực
ra là gì? Trong triết học, Cái tôi được hiểu là cái tôi ý thức hay đơn giản là Tôi, bao hàm
trong đó những đặc tính để phân biệt tôi với những cá nhân khác.Theo phân tâm học của
C.Frued, cái Tôi là phần cốt lõi của tính cách liên quan tới thực tại và chịu ảnh hưởng của
tác động xã hội. Cái Tôi cùng với nó và cái siêu Tôi là ba miền của tâm thức. Cái tôi được
hình thành ngay từ khi con người sinh ra và qua tiếp xúc với thế giới bên ngoài, cái Tôi học
cách cư xử sao cho kiểm soát được những ham muốn vô thức không được xã hội chấp nhận.
Cái Tôi có vai trò trung gian hòa giải giữa những ham muốn vô thức và những tiêu chuẩn
nhân cách và xã hội.Trong triết lý Phật giáo, cái Tôi, thường gọi là Ngã, là cái Tôi được
thiết thuyết với một thể tính trường tồn, không bị ảnh hưởng của tụ tán, sinh tử. Đạo Phật
không công nhận sự hiện diện của một Ngã như thế. Theo quan niệm Thiền, đặc trưng duy
nhất dựa trên tâm lý của cái Tôi hoàn chỉnh là việc nó chìm đắm trong sự tự trị, tự do, trong
sự tự quyết và cuối cùng là sự sáng tạo. Như vậy có thể nhìn nhận cái Tôi vừa thể hiện đạo
đức vừa thể hiện tâm lý và mang cả tính chất tôn giáo, bình diện của nó trải rộng. Còn nói
đến Cá nhân là nói đến sự trái ngược với tập thể. Cái Tôi được thể hiện cụ thể ở nhiều khía
16
cạnh, còn Cá nhân mang tính chất khái quát, nghiêng về đạo đức và sự ràng buộc về trách
nhiệm.
1.1.2 Con người cá nhân Nhật Bản
Trở lại với đặc tính của con người phương Đông là sự thống thuộc và tính cộng đồng,
yếu tố này được phát triển thành đỉnh cao tại Hàn Quốc và Nhật Bản. Ở Hàn Quốc, tính
cộng đồng thể hiện rõ ở Chủ nghĩa gia đình, mối quan hệ và tính chất của nó trở thành hạt
nhân trong tất cả mọi lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế và chính trị. Tính tôn ti trật tự và gia đình
trị là nền tảng và phương châm sống của quốc gia này. Tại Nhật Bản, chủ nghĩa nhóm là cốt
lõi xã hội.
Trong một xã hội theo định hướng nhóm như Nhật Bản, có rất nhiều từ mang nghĩa
"nhóm": グループ (guruupu); Từ gốc Trung Quốc 集団 (shuudan);球団 (kyuudan: đội);
连中 (renchuu: nhóm trong công ty)… Khi họ trò chuyện với người nước ngoài người Nhật
thường xưng “Chúng tôi”: “Chúng tôi không thích món ăn này”, “Chúng tôi thích vẻ đẹp
của tự nhiên”... Theo Eiko Takamizawa trong Group orientation in Japan: Analysis and
application to missions, một công trình tìm hiểu mô hình khung của xã hội Nhật Bản thì lời
xưng"Chúng tôi" bao hàm một quan điểm đồng bộ. Nếu xem xét từ góc độ lịch đại, "Chúng
tôi" không chỉ là người Nhật sống trong thế kỷ này mà còn bao gồmcả tổ tiên của họ. [78]
Takeo Doi (chuyên gia tâm thần học người Nhật) khẳng định: “Ta thường nói người Nhật
có đặc trưng là chủ nghĩa nhóm, trong khi người Mỹ là cá nhân chủ nghĩa.” [9, tr.77] đồng
thời ông cũng đưa ra bộ đôi Tatemae-Hone nhằm minh chứng cho mối quan hệ giữa cá
nhân và nhóm. Từ Tatemae được định nghĩa là một loại nguyên tắc hay luật lệ đã được xác
lập là tự nhiên và hợp thức. Tatemae luôn bao hàm sự tồn tại của một nhóm người đứng sau
lưng nó, tán thành nó. Ngược lại Hone chỉ các cá thể thuộc về một nhóm, trong sự đồng
thuận với Tatemae, mỗi cá nhân vẫn có động cơ và ý kiến riêng khác với Tatemae và giữ
cái riêng đó đằng sau Tatemae. Tatemae chính xác là một sản phẩm của xã hội hóa, và
Honne là biểu hiện của sự tự ý thức.Nhật Bản đặc biệt nhấn mạnh sự hòa hợp xã hội và sự
đồng thuận nhóm.Qua những khái niệm như Wa (sự hài hòa), Giri (trách nhiệm, lòng biết
ơn và nghĩa vụ đối với cộng đồng) và Kazoku (trung thành với nhóm, công ty). Tính chất
nhóm cao độ dẫn đến sự thỏa mãn khi phù hợp với nhóm, cảm giác phù hợp với mọi người
rất mạnh mẽ ở Nhật Bản. Người Nhật ghét bỏ lỡ những gì mà người hàng xóm, bạn bè hoặc
17
đồng nghiệp đang làm. Nếu một cô dâu mặc bốn chiếc váy đắt tiền khác nhau trong ngày
cưới của mình, thì các cô dâu khác cảm thấy họ phải làm điều tương tự… Một trong những
nỗi sợ hãi tồi tệ nhất của cá nhân Nhật Bản là bị loại trừ khỏi nhóm. Một nhà tâm lý học
Nhật Bản đã phát biểu trên một tờ báo tại London rằng: Bản sắc cá nhân của người Nhật
Bản rất yếu, họ cảm thấy an toàn hơn khi ở trong nhóm của mình. Ngay từ thuở lọt lòng, trẻ
em Nhật Bản đã được dạy về tính kìm chế (Gaman) như một nghệ thuật sống. Gaman là
một yếu tố dùng gắn kết xã hội Nhật Bản. Nó ngụ ý tự kiềm chế, đau khổ trong im lặng, phủ
nhận chính mình, hài lòng và tự thể hiện để phù hợp với những điều tốt đẹp hơn. Chính sự
kìm chế này đã cho đất nước Nhật Bản những “phép màu thần kì” vượt qua sự tàn phá khốc
liệt của thiên tai và chiến tranh. Nhưng dường như nó cũng tạo sự vô cảm của người Nhật
Bản (bởi những cảm xúc đời thường của họ đã bị “đàn áp”). Đối với người Nhật Bản bị cô
lập ra khỏi xã hội còn tồi tệ hơn cả cái chết. Yếu tố này cũng góp phần duy trì sự tồn tại
những làng hay khu phố bền chặt dẫn đến một hình thức cộng đồng gọi là “Xã hội dư luận”.
Xã hội dư luận (tiếng Nhật: Uwasa no shakai – xã hội của lời đồn đại, đàm tiếu, bình phẩm
sau lưng) được hiểu như một cộng đồng người mà hành vi của mỗi một gia đình, mỗi một
thành viên bị chi phối bởi những lời đồn đại, đàm tiếu, bình phẩm của cộng đồng nơi người
đó sống. Bản tính của người Nhật không thích đối kháng, đặc biệt là đối đầu cá nhân. Để
tránh điều này, họ luôn luôn làm theo sự nhất trí. Họ chú tâm gìn giữ sự hòa hợp đến mức
nhiều khi lờ di sự thật, bởi dưới con mắt người Nhật giữ gìn sự nhất trí, thể diện và uy tín là
vấn đề cốt tử. Chính vì vậy trong xã hội Nhật, có rất ít chỗ cho ý tưởng cá nhân, người nào
hòa nhập hoàn toàn vào các nhóm thì sẽ được đền đáp.Trong khi Chủ nghĩa cá nhân được
đề cao ở phương Tây, thì ở Nhật sự tự khẳng định cá nhân dưới bất kỳ hình thức nào cũng
không được khuyến khích. Câu tục ngữ trứ danh ở Nhật: “Cây đinh nào ló lên sẽ bị đóng
xuống” khẳng định thái độ từ chối dứt khoát của người Nhật đối với Chủ nghĩa cá nhân.
Những điều này phần nào phác họa cho thấy cái nền chung về khái niệm Con người
cá nhân ở Nhật Bản, rõ ràng ở đất nước này vấn đề con người cá nhân không được khuyến
khích và phát triển. Vì vậy nội hàm của khái niệm Con người cá nhân rất đặc trưng, đậm
chất Nhật Bản. Vậy lịch sử văn học Nhật Bản có hay không có vấn đề con người cá nhân và
tại sao thời kì Minh Trị được coi là thời kì tiếng nói cá nhân phát triển mạnh mẽ nhất?
18
1.2 Hành trình của Tiếng nói cá nhân trong văn học Nhật Bản
“Yếu tố văn học chủ đạo ở các tác phẩm là nỗi buồn chứ không phải niềm vui, là nước
mắt chứ không phải nụ cười, bởi thế mà văn học Nhật Bản hướng tới những mưu cầu mang
tính trữ tình của nội tâm cá nhân hơn là đối diện với các yếu tố mang tính lịch sử, xã hội”
đây là nhận định của nhà nghiên cứu Numano Mitsuyosh về văn học Nhật Bản. Đọc văn học
Nhật Bản, dễ dàng nhận ra những xúc cảm thường nhật, dễ đi sâu vào lòng người, không
đao to búa lớn, không mang tầm vóc cao siêu, văn học Nhật Bản đem đến những điều bình
dị, sâu xa về nhân sinh.
Văn học Nhật Bản là một nền văn học trữ tình, từ Tanka đến Haiku, từ tiểu thuyết đến
tùy bút, tất cả đều là những nỗi niềm, những lời bộc bạch, là tâm sự mang tính cá nhân hơn
là cái nhìn về xã hội, chính trị. Văn học Nhật Bản cho đến trước thời kì Minh Trị không gắn
với yếu tố chính trị. Cổ sự kí (Kojiki) là huyền sử lập nước Nhật Bản, không mang nặng sự
kiện lịch sử, điểm nổi bật của Cổ sự kí là niềm vui và nỗi buồn nhân thế. Từ sự tự ái và tính
hiếu kì của nữ thần ánh sáng Amaterasu đến tâm trạng thổn thức thương nhớ người yêu của
hoàng đế Nintoku rồi lòng ghen tuông của hoàng hậu Iwa… Huyền sử của dân tộc Nhật Bản
được xây dựng bằng tâm lý thường nhật của con người, vĩ đại từ những điều nhỏ nhặt, sống
động từ những gì tĩnh lặng. “Ngọn hải đăng của thơ ca Nhật Bản”: Vạn diệp tập
(Manyoshu) là thế giới của cảm xúc và tình yêu, là khởi nguồn của thơ công dân. Trong
“Vạn diệp ngũ đại gia” nhà thơ Yamanoue no Okura có một phong cách riêng, thơ ông vang
lên âm điệu chống bất công xã hội: Trường ca Đối đáp của những người nghèo (Kinkyu-
mondo-uta) thể hiện sâu sắc tình cảm nhân đạo yêu thương cảm thông với những số phận
khốn khổ trong xã hội:
“Giá rét run cầm cập
Quấn vội mảnh vải gai
Trùm thêm áo khoác ngắn
Cho đỡ lạnh đêm dài
Rét dẫu chưa hết rét
Nhưng còn sướng hơn ai
Những người nghèo cùng cực
Cha mẹ già, sao đây?
19
Con thơ và vợ dại
Kêu réo miếng ăn hoài
Làm gì cho bớt khổ?
Thử trả lời ta hay! [43, tr.58]
Thời kì Heian phát triển rực rỡ với văn học cung đình, đặc biệt là văn chương nữ lưu,
tiểu thuyết và tùy bút nảy nở. Đời sống cung đình, cuộc sống của quý tộc qua các thể loại
thơ ca, tiểu thuyết, tùy bút ghi nhận những tâm sự, cảm xúc cô độc cá nhân, đạt đến sự
thăng hoa với Aware. Tiểu thuyết vĩ đại Truyện Genji hấp dẫn ở hệ thống nhân vật nữ xoay
quanh người tình lý tưởng của muôn đời-hoàng tử Genji. Mỗi nhân vật nữ là một chân dung
riêng biệt, không đồng nhất. Murasaki đã khắc họa diện mạo tầng lớp quý tộc Heian. Trong
Truyện Genji (Genji monogatari) mẫu số chung của tầng lớp quý tộc được tô đậm, số phận
và đời sống luyến ái của hoàng tử Genji nhập vào vòng tuần hoàn của cuộc đời, hòa vào
dòng chảy chung của thời đại. Thời kì này cũng đã xuất hiện tập truyện ngắn đầu tiên:
Truyện quan trung cố vấn bên bờ đê (Tsutsumi chunagon monogatari) gồm 10 truyện
ngắn, những nhân vật trong các tập truyện này có tính cách kì quặc không giống như những
nhân vật luôn thưởng ngoạn và nao lòng trước cái đẹp ở các sáng tác khác. Họ thích nhìn
trộm qua khe cửa, nghe trộm người khác nói chuyện, phạm nhiều lỗi lầm, gặp những tình
huống dở khóc dở cười. Và đặc sắc hơn cả là truyện Tiểu thư yêu sâu bọ (Mushi mezuru
himegimi) tính cách và hành động của tiểu thư yêu sâu bọ vượt ra khỏi lề lối giả tạo của xã
hội thời kì đó. Tập truyện này chống lại thị hiếu về cái Đẹp đã được tôn thờ trong suốt một
thời gian dài, đánh dấu cho “ráng chiều” của thời đại Heian, những giá trị được tôn thờ qua
bao năm tháng giờ đây bắt đầu tẻ nhạt. Tác phẩm này “ngấp nghé” ngưỡng cửa cho những
đề tài thực tế, khám phá hiện thực “trần trụi” của con người. Đỉnh cao của văn học Heian
còn được đánh dấu ở sự nở rộ của thể loại tùy bút và nhật kí, với thể loại này tâm tư tình
cảm của con người được biểu lộ chân thật nhất, rõ ràng nhất. Chính những tập tùy bút này
lại khắc họa rõ nét chân dung của tác giả, trong khi những tư liệu về họ chẳng còn lại được
bao nhiêu. Tùy bút Chẩm thảo tử (Makura no Soshi) của Sei Sonagon là đỉnh cao của thể
loại này, cách viết của Chẩm thảo tử rất tự do, đề tài bao gồm tất cả kinh nghiệm, những
điều mắt thấy tai nghe, cảm tưởng về cuộc sống xung quanh. Tác phẩm này có 300 đoạn in
đậm dấu ấn cảm xúc và thẩm mỹ nhạy bén của tác giả… Thể loại tùy bút và nhật kí với đặc
20
trưng theo dõi những biến chuyển nội tâm, khả năng tự chiếu đã tạo điều kiện cho con
người “bật ra” tiếng nói cá nhân mạnh mẽ và nhạy bén.
Văn học thời cận đại (thời kì Edo) là văn học bình dân, thời kì của văn chương phù thế
nổi tiếng với Ihara Saikaku (Tiểu thuyết), và Chikamatsu Mozaemon (Múa rối Joruri và ca
kịch Kabuki)…Đề tài nổi bật trong các tác phẩm của Chikamatsu là sự xung đột giữa Ninjo
và Giri. Ninjo (nhân tình) là những tình cảm và đam mê của con người, trong khi đó giri
(nghĩa lí) là những bổn phận và đạo lí. Mối xung đột giữa cá nhân và xã hội đó rất khó hòa
giải, dẫn đến cái chết bi thảm của các nhân vật chính. Giri của mỗi người tùy thuộc vào
hoàn cảnh: gia đình, thị tộc, giai cấp, xứ sở, thời đại, tư tưởng….Trong khi đó Ninjo là
những tình cảm cuồng nhiệt, say đắm của con người muốn vượt ra ngoài những ràng buộc
đó. Tác phẩm tiêu biểu của đề tài này là Tự sát đôi ở Sonezaki, Tự sát đôi ở Amijima, Cây
thông bật rễ, Cuộc chiến Kokusenya…), trong đó nổi bật tư tưởng của Chikamatsu muốn
nhân tình và nghĩa lí bổ sung lẫn nhau, quân bình trong cuộc sống. Dù nhân tình thường
phải hi sinh nhưng chính vì vậy mà nghĩa lí trở nên khoan dung hơn. Đóng góp lớn nhất của
thời kì Edo đối với văn học Nhật Bản là đã sản sinh ra thi sĩ-thiền sư kiệt xuất Basho với thể
thơ Haiku thâu tóm “vũ trụ trong một hạt cát”:
Ta nhìn sâu xa Đóa hoa nở ở vết nứt trên tường
Bên hàng giậu nở Tôi nhổ hoa ra khỏi vết nứt kia
Cành nazuna. Giữ cả rễ lẫn thân trong tay tôi,
(Basho) Này hoa nhỏ nếu tôi có thể hiểu được
Hoa là gì cả rễ lẫn thân, tất cả mọi thứ,
Tôi có thể biết được Chúa trời và con người là gì.
(A.Tennyson)1F
1
[39, tr7-9]
Tiến sĩ D.T.Suzuki chuyên gia nghiên cứu Thiền học của Nhật Bản sử dụng ví dụ này
để phân biệt sự khác nhau căn bản giữa tư duy phương Đông và phương Tây, ở đây chúng
1
Alfred Tennyson (1809-1892) là một trong những nhà thơ nổi tiếng nhất của Anh, đề tài nổi bật trong thơ
ông là truyền thuyết cổ, vấn đề xã hội, sự quan sát thiên nhiên nhạy bén…
21
tôi sẽ xem xét kĩ hơn ở sự bộc lộ của con người cá nhân trong hai bài thơ này. Chúng ta vẫn
cho rằng người phương Đông yêu thiên nhiên và hiểu thiên nhiên hơn người phương Tây,
bằng chứng là Basho không “thô bạo” như Tennyson, ông lặng lẽ nhìn ngắm bông hoa trong
sự sống của nó, trong sự hòa nhập của nó với đất trời bằng tình cảm đắm say của một người
yêu quý thiên nhiên rất mực, còn Tennyson thì ngắt bông hoa ra khỏi sự sống của nó, xem
xét nó từng “đường gân thớ thịt” bằng con mắt của lý trí, lối tư duy khoa học…Nhưng rõ
ràng tư thế và khát vọng trước thiên nhiên của Tenyson là sự chủ động, dứt khoát và ham
học hỏi khác hoàn toàn so với Basho. Thiền sư Basho ngắm cành hoa trong sức sống của nó,
ông như một người bạn rất đỗi dịu dàng của hoa. Nhưng có lẽ sâu xa hơn là sự tôn sùng tự
nhiên và cảm nhận mình là một phần tự nhiên của Basho. Người phương Tây nhận thức,
khám phá và chinh phục tự nhiên còn người phương Đông thì dừng ở sự nhận thức, khám
phá. Họ luôn trong tâm trạng nương theo thiên nhiên để đạt đến trạng thái hòa hợp cùng vũ
trụ.
Tennyson muốn từ bông hoa để hiểu hoa, hiểu mình, hiểu Chúa trời hay nói cách khác
là muốn truy nguyên về nguồn cội. Nhà thơ tách mình ra, độc lập hoàn toàn với đối tượng
đang tìm hiểu để nghiên cứu. Con người cá nhân ở đây khao khát hiểu mình, hiểu người và
muốn hiểu cả vũ trụ bao quanh mình, đó là sự ham muốn vô cùng vô tận của một người tự
chủ, tự tin, độc lập và không bị ràng buộc. Còn Basho thì lại tìm sự giải thoát ở một bông
hoa, con người cá nhân tìm sự đồng cảm, đồng thuận để cùng ngẫm nghĩ và thâm nhập.
Không như Tenyson, để hiểu được bông hoa, Basho đã trở thành bông hoa và từ bông hoa
Basho thẩm thấu bí mật của vũ trụ rồi quay trở lại chiêm nghiệm bản thân mình. Đặc điểm
của con người cá nhân Nhật Bản hiển hiện rõ ràng qua bài Haiku của Basho.
Về thực chất, Con người cá nhân trong văn học truyền thống Nhật Bản được hiểu
như thế nào? Đó không phải là con người thức tỉnh (trong xã hội Việt Nam thời trung đại)
vốn đã quen làm theo, nghe theo tiếng nói của một cộng đồng. Đó cũng không phải con
người cá nhân mạnh mẽ, dứt khoát của phương Tây luôn tìm cách vượt trội so với cộng
đồng và cộng đồng tôn trọng điều đó như một giá trị thuộc về quyền và tư cách con người,
do đó con người được phát huy tự do và năng lực cá nhân một cách tối đa. Ở Nhật Bản đó là
tự do trong phụ thuộc, cá nhân vẫn có mong muốn riêng, vẫn làm những điều mình thích
nhưng họ vẫn nhìn về nhóm của mình. Nữ thi sĩ Komachi thổn thức với tình yêu của mình
22
trong bài thơ Tanka, là đang hòa vào dòng chảy chung của những vần thơ trữ tình, của trào
lưu thời đó. Sei Shonagon với tùy bút Chẩm thảo tử mang những suy tư và nhận xét riêng
của mình, là đang ghi chép lại cuộc sống của bộ phận quý tộc cung đình. Họ luôn có một
nhóm mà mình thuộc về và nhóm này không chiều theo những ham muốn cá nhân, vì thế cá
nhân không có điều kiện vượt lên trên nhóm (vượt lên không mang nghĩa tài năng nổi trội
mà là suy nghĩ và hành động chệch ra ngoài sự cho phép của nhóm). Xung đột giữa Giri và
Ninjo được xem là biểu hiện rõ rệt nhất cho tính chất của con người cá nhân Nhật Bản, khi
mối quan hệ này trở nên “vô cùng mệt mỏi” thì Nhật Bản va chạm với làn sóng tự do cá
nhân của phương Tây, những tưởng sẽ dung hòa vì tìm được lối đi mới nhưng con người cá
nhân Nhật Bản về bản chất vốn đã khác biệt, lại chịu đựng thêm những xung đột mới vì
không đạt được tự do theo mong muốn.
Hai khái niệm Ninjo và Giri (biểu hiện cho sự xung đột giữa cá nhân và xã hội của
Nhật Bản) biểu hiện rõ rệt trong thời kì Edo và bùng phát mạnh mẽ ở thời kì Minh Trị.
Trong số các khái niệm từ phương Tây, các nhà văn Nhật Bản tiếp thu nhiều nhất chính là
Chủ nghĩa cá nhân, được thể hiện rõ rệt nhất trong thể loại tiểu thuyết tự thuật
(shishosetsu). Sự cô đơn của cá nhân tự ý thức đã trở thành chủ đề xuyên suốt của văn học
thời kì này:
“Cuộc Canh tân đã đặt nước Nhật vào bối cảnh quốc tế. Đến nỗi, cả trên mặt bằng
trong nước cũng như trong quan hệ với nước ngoài, Nhật Bản đã phát triển mạnh mẽ và
cũng phải đương đầu với một cuộc khủng hoảng nặng nề. Những nhà trí thức thời đó cảm
thấy cần có một nền văn học tiểu thuyết tạo cho người Nhật ở thời đại mới đó một tiếng nói
riêng, và họ ra sức đi tìm nó. Đây chính là bước đầu của cái mà người ta gọi là nền văn học
Nhật Bản hiện đại. Những người tiên phong của nền văn học này là những trí thức được
giao một sứ mệnh, đều có một giọng nói và cách cảm nhận ăn sâu trong hiểu biết về những
nhà văn cổ điển Trung Hoa. Họ thêm thắt vào đó các nghiên cứu khác, đặc biệt là về văn
học Nga, Đức, Pháp, Anh…Họ dịch riêng lẻ các tác phẩm châu Âu và dùng nó như bàn đạp
để tạo nên viễn cảnh của thời đại mới, khi đã cắt được ràng buộc với những qui ước của
nền tảng văn học cũ. Trong số đó có Shimei Futabatei, chuyên về văn học Nga, Sôseki
Natsume, quen thuộc với văn học Anh, Ogai Mori, nghiên cứu tiếng Đức và Pháp. Vậy là ở
Nhật Bản đã tồn tại một dòng tiểu thuyết từ cách đây hơn một thế kỷ đã làm cầu nối giữa
những trí thức thời Minh Trị với những nhà văn hiện đại.”[63]
23
Sau hơn ba trăm năm đóng cửa tuyệt giao với thế giới bên ngoài, Nhật Bản ngủ kĩ đã
thức dậy trước làn gió mới từ phương Tây thổi tràn vào trên tất cả mọi lĩnh vực. Nền văn
học hiện đại, được xây dựng trên cơ sở chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa cá nhân. Văn học truyền
thống, cổ đại của Nhật Bản, khi tiếp nhận ảnh hưởng văn học và tư tưởng mới của Tây Âu,
thay đổi đặc thù thành nền văn học tôn trọng tính cá nhân và việc miêu tả con người, miêu
tả cá tính trở thành mục tiêu lớn nhất, được gọi là phương pháp tả thực, tiểu thuyết trở thành
trung tâm của nền văn học hiện đại. Vào thời kỳ này, văn học Nhật Bản đã hiện đại hóa với
vai trò là nền văn học của nhân dân (từ văn học chính trị đến văn học của quần chúng nhân
dân). Các trào lưu văn học nở rộ cùng nhiều trường phái lý thuyết khác nhau đã tạo nên bức
tranh phong phú đầy màu sắc cho văn học thời kì này.
Tiểu luận Bản chất của tiểu thuyết (Shosetsu shinzui) của Tsubouchi Shoyo (1859-
1935) xuất bản năm 1885, đã đặt nền móng cho nền lý luận văn học hiện đại: phủ nhận lập
trường luân lý “khuyến thiện trừ ác” của những tác phẩm thời kì trước, chủ trương tôn trọng
thái độ tâm lý khách quan, đề cao cảm xúc của con người. Vì vậy nó còn được gọi là Chủ
nghĩa tả thực, tác phẩm tiêu biểu theo khuynh hướng này là Phù vân (Ukigumo) của
Futabatei Shimei. Tác phẩm này diễn tả ảnh hưởng đậm nét của phong trào Âu hóa lên đời
sống tình cảm của con người, đặc biệt là những thanh niên, đồng tiền và sự hào nhoáng có
sức mạnh vô cùng chi phối tính cách của con người.
Chủ trương của chủ nghĩa tả thực là nội dung của cuộc tranh luận văn học đầu tiên vào
những năm 1890 khi một số nhà phê bình khác như Ozaki Yukio (1858-1954) và Shimada
Saburo (1852-1923) nêu cao vai trò của một nền “văn học khai hóa” mang nặng tính giáo
dục và xem cảm xúc con người như là biểu hiện của một loại văn học suy đồi. Cuộc tranh
luận giữa Kitamura Tokoku (1868-1894) và Yamaji Aizan (1864-1917) về những cá nhân
kiệt xuất và con người bình thường trong văn học. Trong khi Aizan quan niệm những con
người bình thường cần được giáo hóa những vấn đề luân lý thông qua sự ngưỡng vọng
những cá nhân kiệt xuất thì Tokoku lại ý thức sâu sắc về sự cảm thông của những cá nhân
kiệt xuất hướng tới đám đông vô danh, và nhấn mạnh giáo dục không thể thực hiện được
nếu thiếu sự cảm thông.
Một khuynh hướng quan trọng khác được hình thành sau chiến tranh Nhật-Thanh là
khuynh hướng lãng mạn. Những tác phẩm thuộc khuynh hướng này đả phá truyền thống
(hình thức và đạo đức cũ) để tìm sự giải phóng của bản ngã về mặt tình cảm qua đại diện là
24
nhà văn Kitamura Tokoku và những tác phẩm buổi đầu của Mori Ogai. Chiếm vị trí chủ lưu
trên văn đàn vào cuối thời Minh Trị là chủ nghĩa tự nhiên. Nếu chủ nghĩa tả thực tìm cách
diễn tả một cách khách quan hiện thực thì chủ nghĩa tự nhiên chú trọng phân tích con người
và xã hội để đi tìm chân lý.
Từ việc điểm qua những trào lưu chính của văn học Nhật Bản cận hiện đại, chúng ta
nhận thấy đề tài chủ yếu ở thời kì này là sự xung đột giữa mới và cũ, tuy nhiên nó chỉ ở bề
nổi, sự xuất hiện của con người cá nhân với tiếng nói riêng tha thiết mới tạo nên sóng gió
trong thời kì này. Giá trị con người cá nhân trong văn học Nhật Bản tiếp nối dòng chảy quá
khứ, không chỉ thể hiện trong chuỗi quan hệ và sự ràng buộc của xã hội mà còn “xoay sở
trong bầu không khí của những giá trị ngoại nhập”.
“Bề mặt” của thời đại Minh Trị là tôn trọng tự do cá nhân, nhưng tự do ấy là do tầng
lớp cầm quyền quy định, yêu cầu và bắt buộc. Cá nhân thực chất không có được tự do như
mình mong muốn. Văn học thời kì này phát triển mạnh mẽ bởi những ý thức cá nhân muôn
hình muôn vẻ, nó không chỉ là biểu hiện của tiếng nói tự do mà còn là tiếng nói đòi hỏi tự
do, tiếng nói yêu cầu được lắng nghe.
1.3. Natsume Soseki và lập trường cá nhân
1.3.1 Lập trường cá nhân trước xã hội
Natsume Soseki được sinh ra ở Tokyo vào năm 1867, chỉ một năm trước khi bắt đầu
thời đại Minh Trị Duy Tân. Soseki ra đời khi cha mẹ ông đã già vì vậy ông được gửi đi làm
con nuôi trong tám năm. Ông có niềm say mê đặc biệt với văn học Trung Quốc và văn học
truyền thống Nhật Bản, tuy nhiên ông lại chọn con đường sự nghiệp của mình theo xu
hướng chung của tinh thần hiện đại hóa thời hiện đại. Ông chọn học Tiếng Anh và trở thành
một trong những sinh viên xuất sắc khoa văn học Anh của trường đại học Tokyo. Sau khi
tốt nghiệp, Soseki dạy tiếng Anh tại các trường trung học. Ông kết hôn ngay sau đó và cuộc
hôn nhân không hạnh phúc đã để lại dấu ấn sâu đậm trong những sáng tác của ông. Tình
cảm vợ chồng trong tác phẩm của Soseki thường rất lạnh nhạt.
Nhật Bản thời kì Tokugawa khiến giới phương Tây kinh ngạc bởi sự thịnh vượng
của nền giáo dục. Nền giáo dục Tokugawa đã để lại một tài sản giá trị: số lượng người dân
biết đọc biết viết ngày một tăng, đội ngũ nhân tài đông đảo, chính sách chú trọng bồi dưỡng
năng lực, tinh thần và đạo đức. Nó được coi là nền tảng để triều đại Minh Trị thực hiện
25
chính sách giáo dục mới. Để theo kịp các nước phương Tây, chính quyền Minh Trị chủ
trương gửi nhân tài đến học tập tại các nước tiên tiến. Soseki được cử sang Anh du học
trong chương trình “Học tập phương Tây” của Nhật Bản, ông đến nước Anh trong tâm trạng
không thoải mái. Tâm lý sợ hãi và tự ti trước sự xa lạ và khác biệt văn hóa khiến ông thu
mình lại. Giữa hai bờ Đông-Tây, Soseki chủ trương khẳng định lập trường cá nhân của
riêng mình, vấn đề này trở thành cốt lõi trong phương châm sống và sáng tác của ông.
Soseki luôn chú trọng đến tự do của mỗi cá nhân, chèn ép tự do là không tuân theo quy
luật tự nhiên. Ông cho rằng chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa dân tộc không nhất thiết phải
đối chọi nhau. Cá nhân có tự do của riêng mình nhưng khi đất nước cần, con người biết tiết
chế tự do của mình để thực hiện nghĩa vụ với đất nước. Tư tưởng này xuất phát từ cái nhìn
về thời cuộc của Soseki: làn sóng hiện đại hóa nhanh chóng đã cuốn con người vào vòng
xoáy mù quáng, bắt chước phương Tây không hề suy tính. Để tránh trở thành nô lệ của các
nước Tây Âu, Soseki muốn nước Nhật nhận thức rõ tầm quan trọng của cá nhân.
Là một người khép kín và khó tiếp nhận những gì khác lạ vì vậy đến nước Anh xa
xôi quả là một thử thách lớn đối với Soseki. Đây cũng là giai đoạn khó khăn nhất trong cuộc
đời của ông: “Hai năm trải qua ở Anh là hai năm khó chịu nhất trong đời tôi…Trong số các
quý ông Anh, tôi sống như một con chó xù xì trong một bầy sói" [72] Điều đặc biệt là Soseki
rất hay ví von so sánh mình và những người không tốt với những con chó. Trong bài phát
biểu khi từ bỏ vị trí giảng viên tại trường đại học về làm việc cho báo Asagi, hình ảnh ví
von này được lặp lại: “Khi còn giảng dạy tại các trường đại học, tôi đã bị bao vây bởi
những con chó không ngừng gào thét, vô cùng khó chịu. Những con chó là một phần lý do
khiến những bài giảng của tôi tệ hại”. [72] Chính lối sống khép kín và thu mình đã cho
Soseki một cái nhìn kĩ lưỡng về thế giới phương Tây hào nhoáng trước mắt vì thế mục đích
quan trọng đến Anh của ông là nhằm: “Để từng bước tìm hiểu về bốn chữ “tự chủ bản thân”
và để chứng minh điều đó, ông đã say sưa với những nghiên cứu khoa học và những suy
tưởng triết học. Với mục đích xây dựng lập trường cá nhân của mình, Soseki đã có sự so
sánh giữa Nhật Bản và phương Tây phong phú và sâu sắc: các mẩu ghi chép, thư từ, nhật ký
của ông là sự quan sát kĩ lưỡng đời sống văn minh phương Tây :
“Etiquette của phương Tây thì rất phức tạp, còn ngược lại ở Nhật Bản thì lễ nghĩa chỉ
là sự bảo vệ cái tôi ích kỷ mà thôi. Đặc biệt là Nhật Bản không thoát được tính artificiality
nên tuy không lễ nghĩa mà lại có artificiality, và cũng có vulgarity gắn liền với sự thiếu lễ
26
nghĩa trong giao tiếp, còn nếu không có lễ nghĩa mà có spontaneity thì chưa hẳn có lợi mà
còn có hại, thêm vào đó còn có cái hại của nghi lễ là sự ngớ ngẩn”.(Nhật ký ngày 15 (thứ
hai) tháng 4 năm Minh Trị 34)
“Vì nguyên tắc chính trong giao tiếp ở phương Tây là không làm tổn thương hay phật ý
người khác, nên họ không để cho người ngoài nhận thấy vẻ mặt hay tâm trạng không vui
của mình. Có thể nói việc che giấu tình cảm là rất cần thiết, tuy nhiên điều đó không được
thể hiện rõ ở người Nhật Bản.” (Mẩu ghi chép số 12, năm Minh trị 34) [72]
Yukichi Fukuzawa, nhà tư tưởng chính trị lớn nhất của Nhật Bản thời Minh Trị cho
rằng: “độc lập quốc gia thông qua độc lập cá nhân.”Với cách nghĩ này, Soseki nhận định
thời Minh Trị là thời kỳ hạn chế sự phát triển cá nhân: “Đất nước lâm nguy thì tự do cá
nhân bị hạn chế, đất nước thái bình thì tự do cá nhân được mở rộng, đó là chuyện đương
nhiên. Nếu đã có dù chỉ một chút nhân cách cũng không thể nào bỏ qua điều đó để có thể
thờ ơ, bàng quan và chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân trong trường hợp có nguy cơ mất
nước” Mặt khác, ông lại kiến giải rằng: “Quốc gia là quan trọng, nhưng rõ ràng chúng ta
không thể cứ nhắc mãi từ “quốc gia” suốt ngày để tỏ ra gắn bó với tổ quốc”. [72] Chính
kiến này cho thấy Soseki có cách nhìn sâu sắc từ sự tiếp thu vấn đề cá nhân ở phương Tây.
Con người phương Đông luôn tôn sùng quốc gia, cống hiến trọn vẹn, làm “mờ hóa” bản
thân. Nhưng muốn phát triển một quốc gia thịnh vượng tất yếu mỗi cá nhân phải tự tu
dưỡng, vừa biết phát huy bản thân vừa biết kiềm chế để hòa vào lợi ích chung mới là một cá
nhân xuất sắc.
1.3.2 Lập trường cá nhân trong sáng tác văn chương
Natsume Soseki thuộc trường phái Dư Dụ còn gọi là trường phái văn chương Cao
sang, chống lại chủ nghĩa tự nhiên. Ông thấm nhuần tư tưởng trong cuốn Văn chương Anh
thế kỉ 18. Kinh nghiệm rút ra từ chủ nghĩa hiện thực của văn chương Anh giúp Soseki thấy
được hạn chế của lối miêu tả theo chủ nghĩa tự nhiên: chủ trương sáng tác những tác phẩm
chan chứa tình cảm và làm xúc động lòng người. Ông lo ngại sự sùng bái quá mức chủ
nghĩa vật chất của phương Tây sẽ gián tiếp dẫn đến sự sùng bái chủ nghĩa tự nhiên.
Soseki được biết đến không chỉ là cây bút đầy nội lực trong sáng tác mà còn là nhà lí
luận sắc sảo trong những công trình lý luận. Những tác phẩm lý luận Bungakuron(Văn học
luận, 1907), Bungaku hyoron (Văn học bình luận, 1909), tiểu luận Gendai Nihon no kaida
27
(Kỷ nguyên ánh sáng của nước Nhật Bản hiện đại, 1911), Watashi no kojinshugi (Chủ
nghĩa cá nhân của tôi, 1915) …Ở lĩnh vực sáng tác hay lí luận Soseki đều hướng đến mục
đích khám phá bản chất của văn học.Trong Bungakuron.Từ vốn kiến thức uyên bác về văn
học Anh. Năm 1907 ông xuất bản Bungakuron, nêu tính cấp thiết của việc đọc. Soseki sử
dụng phương pháp tiếp cận của tâm lý học hiện đại và xã hội học, ông tạo ra một mô hình
để nghiên cứu các kinh nghiệm có ý thức của văn hóa đọc theo thời gian theo từng nền văn
hóa. Điều này được ông tiếp tục phát triển trong các bài tiểu luận, nghiên cứu trong suốt sự
nghiệp của mình.
Natsume Soeki khẳng định hai yếu tố then chốt trong văn học: tri giác và cảm xúc.
Tri giác mà không cảm xúc thì là tri giác trong nhận thức khoa học, cảm xúc mà thiếu tri
giác thì đó chỉ là tiền-văn chương. Nhận định này tuyên chiến với lý thuyết của chủ nghĩa tự
nhiên, vốn chủ trương viết tự thuật bằng phong cách thông tục, thiếu dấu ấn tư tưởng và tình
cảm của tác giả. Với đánh giá sâu sắc về văn học Anh thế kỷ XVIII tiểu luận Bungaku
hyoron đặt ra những tiêu chí mà người Nhật cần có để thưởng thức văn học ngoại quốc.
Tiểu luận của Soseki chú ý nhiều đến các khái niệm triết học, tác động của công nghiệp hóa
và hiện đại hóa đến con người…
Tuy nhiên khi nghiên cứu tác phẩm của Soseki, thì những tư liệu về cuộc đời ông lại
không mang tính quyết định để khám phá những nhân vật khác của nhà văn. Như nhà văn
Marcel Proust đã từng viết: “Con người nhà văn trong đời thực và con người nhà văn trong
tác phẩm chẳng mấy quan hệ gì với nhau.” Với Soseki, trong nội tại tác phẩm ở giai đoạn
đầu, tính cách nhân vật có sự biến đổi phức tạp bởi lẽ : nhân vật chịu sự tác động của sự
kiện, chính vì thực tại luôn biến động và chảy dòng thời gian, sự kiện không theo ý muốn
chủ quan của tác giả nên nhân vật của Soseki luôn mới lạ, luôn vận động, luôn đem lại cảm
giác thích thú được tìm hiểu cho độc giả. Điều này xuất phát từ phương châm sáng tác của
Soseki: xem xét tác phẩm phải trong hoàn cảnh xã hội.
Từ những vấn đề đã nêu trên, chúng tôi nhận thấy nghiên cứu vấn đề con người cá nhân
trong tác phẩm của Soseki cần đặt trên nền tảng Nhóm xã hội Nhật Bản; Vấn đề con người
cá nhân có sự tiếp biến từ truyền thống và giao thoa văn hóa phương Tây; Nguồn tư liệu về
tình hình xã hội Nhật Bản thời kì Minh Trị là cơ sở quan trọng để tìm hiểu những vấn đề
con người cá nhân trong các sáng tác của Soseki.
28
CHƯƠNG 2: CON NGƯỜI CÁ NHÂN-NỖI LÒNG TRƯỚC THỜI
CUỘC
Con người cá nhân trong tác phẩm của Soseki không phải là tiếng nói của cái mới đấu
tranh với cái cũ mà là tiếng nói khẳng định lập trường cá nhân giữa hai bờ Đông-Tây, là
tiếng nói cảnh báo, nó khác tiếng nói khát khao đòi hạnh phúc cá nhân trong sự ràng buộc
của lễ giáo phong kiến. Muốn tìm hiểu cặn kẽ vấn đề Con người cá nhân phải nhìn nhận nó
trong tập thể, đặc biệt đối với Nhật Bản, đất nước có truyền thống lâu đời về nhóm xã hội.
Nhân vật của Soseki được miêu tả trong nhóm xã hội của mình, bao gồm cả gia đình, bạn
bè. Tuy nhiên bản chất của nhóm trong tác phẩm của Soseki còn mang một ý nghĩa khác. Sự
kết nối giữa các cá thể chỉ là bề ngoài, không phải là sự kết nối bền chặt, mãn nguyện, mà là
kết nối bắt buộc do tâm lí sợ lạc lõng, sợ cô độc. Từ khái niệm nhóm truyền thống đến nhà
văn cận hiện đại Soseki đã mang thêm nét nghĩa mới, biểu trưng cho sự rạn vỡ từ bên trong.
Cấu trúc trong tác phẩm Soseki được chúng tôi khảo sát đó là: qua sự kiện tác động-
con người hành xử lưỡng phân (giữa yêu cầu của nhóm hay nhu cầu của chính bản thân
mình), từ đó tính cách con người được bộc lộ. Vấn đề con người cá nhân trong các sáng tác
thời kì đầu của Natsume Soseki được chúng tôi khảo sát từ cá nhân trong tương quan với xã
hội đến cá nhân đối diện bản ngã (Người viết nhấn mạnh).
2.1. Cá nhân cô đơn giữa Nhóm
2.1.1 Cá nhân cô đơn giữa tình thân
Lối ứng xử theo cộng đồng đều có cả ở Đông- Tây nhưng ở phương Đông nó mang
nặng tính thống thuộc một cách tự nguyện. Ở Nhật Bản, hãy xem nhóm của anh ta sẽ biết
anh ta là người như thế nào. Nhân vật trong tác phẩm của Soseki rất đặc biệt bởi không thể
đoán biết nhân vật trong nhóm của họ. Khái niệm nhóm và cá nhân thuộc về nhóm trong tác
phẩm của Soseki có chiều kích phức tạp hơn.
Với người Nhật, tất yếu ai cũng có một nhóm cụ thể, người thân trong gia đình là
nhóm thân thiết nhất.Soseki miêu tả những con người cô đơn ngay chính trong những mối
quan hệ thân thiết nhất. Ông đi từ cấp độ gần gũi nhất đến xa nhất của nhân vật trong nhóm
và đi theo chiều ngược lại của thước đo tình cảm: càng thân thiết càng lạnh nhạt, càng xa lạ
càng tin tưởng. (Người viết nhấn mạnh). Trong mối quan hệ gia đình, những nhân vật của
29
Soseki đều không tìm được sự chia sẻ. Ngay cả vợ chồng đầu gối tay ấp cũng dấy lên sự
hoang mang về sự gắn kết tình thân đang vụn vỡ. Tình yêu trong tác phẩm của Soseki
thường bị bóp méo và miêu tả với giọng điệu châm biếm. Tình yêu, tình nghĩa vợ chồng
không có sự thấu hiểu và đồng cảm.
Ông giáo Kushami trong Tôi là con mèo là điển hình cho người đàn ông ghét vợ, ông
ta luôn càu nhàu và châm chọc vợ mình, luôn thao thao bất tuyệt những điều bà vợ không
biết. Ông ta ngồi điềm nhiên trong khi người vợ cuống quýt hỏi bạn ông cái tên ông chồng
vừa gọi châm biếm mình có nghĩa là gì? Là hình ảnh hài hước và xót xa. Họ sống mà không
quan tâm nhau, từ cái thắt lưng đến cái áo khoác lụa Haori, chỉ đến khi nhà bị mất trộm, đối
phương mới biết người đầu gối tay ấp của mình có trang phục như thế nào. Cô gái Nami và
người chồng trong Gối đầu lên cỏ tồn tại như hai người quen biết lâu ngày, họ không hiểu
gì về nhau và quan hệ vợ chồng của họ rất mong manh. Tình cảm vợ chồng trong những tác
phẩm của Soseki nổi bật cảnh “đồng sàng dị mộng”, càng trăn trở, càng muốn biết họ lại
càng không biết gì về nhau. Tác phẩm sáng tác trong giai đoạn chuyên nghiệp: Nỗi lòng
(Kokoro) miêu tả một người vợ đến tội nghiệp, nếu nói rằng Tiên sinh là một người đàn ông
yêu vợ hẳn đó là một tình yêu méo mó, người vợ chưa bao giờ cảm thấy hạnh phúc. Bà
không thể bước vào “thế giới” của ông, bà bất lực và quay quắt trong ý nghĩ dằn vặt cả đời
rằng mình là nguyên nhân của nỗi buồn dai dẳng trong ông, là một phần của xã hội mà ông
vô cùng căm ghét.
Những tác phẩm của Soseki khiến độc giả thấy nhói lòng về mối quan hệ gia đình lỏng
lẻo, chông chênh… Trong gia đình, cậu ấm (Cậu ấm ngây thơ) là một cái gai, mẹ đuổi cậu
đi đến ở nhà bà con, không muốn gặp mặt cho tận đến lúc lâm chung; cậu bị ông bố xem là
người vô tích sự, không bao giờ gần gũi. Quan hệ giữa cậu với anh là tranh giành, đánh
nhau…Khi cha mất, mối dây liên hệ duy nhất giữa hai anh em cũng không còn nữa, họ giải
quyết mối quan hệ bằng việc chia tiền và đường ai nấy đi “kể từ đó tôi không gặp anh nữa”
[34, tr.28] Câu nói này được lặp lại cuối tác phẩm, là cái kết của mối quan hệ giữa cậu ấm
và Nhím (Sau khi trừng trị Áo Đỏ và Hề Trống, cậu ấm và Nhím chia tay nhau: “Tôi chưa
có dịp gặp lại hắn lần nào” [34, tr.234]. Trong cuộc đời mình, cậu ấm “lỗi hẹn” với mọi
mối quan hệ thân thiết, cho đến cuối cùng bà Kiyo-người quan tâm cậu cũng không ở bên
cậu lâu dài.
30
Ông giáo Kushami (Tôi là con mèo) có rất nhiều bạn bè, phòng khách của ông không
bao giờ vắng tiếng người. Meitei và Kanghetsu là những người thường xuyên lui tới nhất,
một người là bạn thân nhất, một người là học trò ông ưng ý nhất nhưng ngay cả những câu
nói đùa của Meitei ông cũng không nhận ra; Kangetsu có vợ lúc nào ông cũng không hay
biết. Phòng khách của ông giáo là nơi họp mặt của những trí thức nhàn rỗi để họ tạo dựng
mối quan hệ. Ngoài ra, giữa họ không có sự gắn bó thân thiết nào khác. Những trí thức
trong tác phẩm của Soseki là những người nhàn rỗi và tỏ ra nhàn rỗi, họ không muốn tham
gia vào thế sự. Anh Kanghetsu (Tôi là con mèo) luôn bận bịu về luận án tiến sĩ với đề tài về
lực học, treo cổ (những đề tài như những câu chuyện phiếm) và mục đích làm luận án tiến sĩ
là được cưới tiểu thư giàu có. Chàng họa sĩ (Gối đầu lên cỏ) nhàn nhã buồn tình tìm đến nơi
thôn dã. Cậu ấm (Cậu ấm ngây thơ) không bận rộn với việc giảng dạy mà rất nhàn rỗi quan
sát người khác…Kiểu nhân vật trí thức này được Soseki miêu tả khá tinh tế, thay vì phải
cống hiến cho đất nước, họ thu mình lại, không quan tâm tới quốc gia đại sự, họ lặng lẽ với
thế giới riêng của mình.
Thật khó để tìm kiếm tình bạn đích thực trong tác phẩm Soseki, bề ngoài họ rất hợp
nhau, cùng chung chí hướng mỉa mai xã hội nhưng về thực chất họ không hề có bạn, họ là
những người thấy người khác na ná giống mình và tìm đến (nhận thức này dựa trên ý thức
nhóm, họ cho rằng mình thuộc về nhóm đó và cảm thấy cần phải sinh hoạt trong nhóm đó,
các cá nhân tồn tại như những mảnh ghép không vừa vặn). Cậu ấm và Nhím (Cậu ấm ngây
thơ) là những người cùng chung chí hướng trả đũa Áo Đỏ, họ tạm thời sát cánh bên nhau,
họ cảm thấy cô độc khi không có chiến hữu, Nhím không dám phản kháng cho đến khi cậu
ấm xuất hiện, cậu ấm không biết trả đũa Áo Đỏ thế nào nếu không có Nhím. Cùng đi trên
một con đường ngắn và khi đạt được mục đích, họ tách ra, không gặp lại nhau nữa.
Ông giáo Kushami xem Kangetsu là học trò ưng ý nhất của mình nhưng cũng không
hiểu hết về anh ta, không biết anh ta kết hôn khi nào, ông giáo thờ ơ với học trò khi đến nhờ
ông giúp đỡ. Mối quan hệ thầy trò vốn thiêng liêng trong truyền thống nhưng dưới ngòi bút
của Soseki hiện lên thật méo mó. Nếu tinh ý với những sự việc gây phiền toái cho ông giáo
Hắt hơi (Tôi là con mèo) thì nguyên nhân đều bắt nguồn từ mối quan hệ thầy trò, điều này
gây sự ảo não vô cùng cho ông giáo Kushami. Mối quan hệ nảy lửa giữa cậu ấm và học trò
(Cậu ấm ngây thơ) là sự phản ánh sinh động nền giáo dục còn nhiều bất cập.
31
Truyền thống ứng xử của người Nhật được chia thành Bên trong và Bên ngoài. Bước
ra ngoài ranh giới Bên trong là một thái độ ứng xử hoàn toàn khác trong không gian Bên
ngoài. Nếu nói: “Hắn ta tốt bên ngoài nhưng xấu bên trong” theo cách hiểu của người Nhật,
tức là là cách nói chê bai người đó vì tính ích kỉ và cư xử khó khăn với người trong nhà,
trong khi các mối quan hệ bên ngoài của anh ta lại được coi là dễ chịu và đáng trọng, điều
này được minh chứng rõ ràng qua hình tượng ông giáo Kushami (Tôi là con mèo). Ông ta
coi vợ như một người đáng ghét, luôn chê bai, không muốn nói chuyện nhưng ông ta sẵn
sàng ngồi liền hàng giờ để nghe câu chuyện phiếm của ông bạn Meitei dù hay cằn nhằn ông
bạn mình, ông quan tâm đến học trò Kangetsu của mình hơn là để mắt đến ba cô con gái
nhỏ… Trong tác phẩm của Soseki, mối quan hệ giữa gia đình và xã hội thường rất trái
ngược nhau.
2.1.2 Cá nhân kiếm tìm sự đồng cảm
Tiểu thuyết Gối đầu lên cỏ có khung cảnh nên thơ, hữu tình, có cặp nhân vật chính là
chàng họa sĩ và cô gái đẹp trong làng nhưng họ không làm nên một câu chuyện tình. Hai
nhân vật chính được Soseki sắp đặt trong một mối quan hệ khác: mối quan hệ tri kỷ. Nami
không tìm được sự đồng điệu với người chồng đầu gối tay ấp nhưng cô lại tìm thấy cảm
giác ấy khi gặp chàng họa sĩ. Soseki tô đậm những vết nứt của quan hệ huyết thống, quan hệ
vợ chồng, ông đặt sự xa cách trong quan hệ tình thân bên cạnh sự khát khao đồng cảm từ
người ngoài, chỉ như vậy con người cá nhân đã đủ chạm đến nỗi cô đơn dù có rất nhiều mối
quan hệ.
Nami là một nhân vật rất đặc biệt, cô thoắt ẩn thoắt hiện như một bức tranh. Trong
mắt dân làng, Nami là một người bất hạnh trong tình cảm. Cô yêu một người nhưng bị ép
lấy người khác. Khi chồng phá sản, cô trở về với gia đình nhưng thật ra đó không còn là gia
đình của cô nữa. Nami không có bất kì một sự gắn kết nào của tình thân, rời bỏ chồng, gia
đình không thấu hiểu, họ xem cô là vết nhơ, Nami lạc lõng giữa những người ruột thịt. Chỉ
khi chàng họa sĩ đến, cô mới được thấu hiểu. Cô có thể trò chuyện, chia sẻ quan niệm sống,
cái chết, lẽ thật giả trong cuộc đời:
“Tóm lại là những biểu hiện trên gương mặt cô không thể nào thống nhất về một kiểu.
Giống như mê và ngộ tranh đấu với nhau nhưng vẫn tồn tại cùng nhau dưới một mái nhà.
Chắc hẳn cái vẻ không hài hòa trên gương mặt cô gái này là bằng chứng cho sự thiếu cân
32
bằng trong tâm hồn, và sự thiếu cân bằng trong tâm hồn gắn với tình trạng mất cân bằng
trong thế giới của cô. Đó là gương mặt thể hiện một con người bị bất hạnh đè nén và đang
chống chọi với bất hạnh. Rõ ràng đây là một cô gái không hạnh phúc.” [38, tr.62]
Cũng giống Nami, cậu ấm (Cậu ấm ngây thơ) bị gia đình chối bỏ. Những hành động
và việc làm của cậu vượt quá giới hạn cho phép của gia đình. Cậu đã khiến gia đình loại trừ
mình ra khỏi nhóm nhưng cậu lại có được lòng thương yêu không toan tính của người giúp
việc-bà lão Kiyo:
“Chỉ qua những lời khen ngợi của bà tôi đã tự biết mình là kẻ đạo đức kém nên không
mong chờ được một ai dù là kẻ thấp hèn yêu mến. Với mọi người tôi chỉ là một thằng bỏ đi.
Thế mà lại được một người như bà Kiyo này yêu quý, chiều chuộng, tôi đâm ra nghi
ngờ.Thỉnh thoảng ở trong bếp vắng không có ai, bà thường khen tôi :
Cậu có tính tốt là rất thẳng thắn.
Tôi không hiểu lời bà nói, bởi nếu quả là tôi có tính tốt như vậy thì ngoài bà ra những
người khác cũng phải đối xử với tôi tốt như vậy chứ! Mỗi lần bà nói như thế bao giờ tôi
cũng nói tôi ghét nghe những lời nịnh nọt. Lúc đó bà lại vui vẻ nhìn vào mặt tôi mà bảo:
“Vì thế mới là tính tốt!” [34, tr.21]
Sự nghi ngờ của cậu ấm về tình thương vô điều kiện của bà Kiyo không phải xuất
phát từ bản tính nóng nảy, bộp chộp của cậu mà từ nguyên cớ sâu xa: bà Kiyo có cách nhìn
nhận riêng về con người Cậu ấm. Bà là một cá nhân đáng quý, tin và làm theo những gì
mình cho là đúng, bất kể ảnh hưởng của số đông. Sự lạc lõng ấy của bà, cái tình thương
không xuất phát từ ruột thịt ấy khiến Cậu ấm thắc mắc là một điều tất yếu. Bởi hành động
của Cậu ấm hợp với suy nghĩ của Kiyo, ngay cả chuyện cậu đặt biệt danh cho tất cả giáo
viên trong trường (một việc không bình thường) bà cũng ngầm hưởng ứng, khuyến khích.
Khảo sát một số tác phẩm của Soseki, đặc biệt là giai đoạn sau, chúng tôi nhận thấy
một quan niệm tình cảm xuyên suốt của Soseki, cũng là nền tảng cho quan niệm nhóm của
ông: đó là sự đồng cảm. Soseki thường xây dựng những mối quan hệ tay ba có yếu tố đồng
tính. Tam giác tình cảm này được xây dựng dựa trên sự đồng cảm và bền chặt hơn cả tình
yêu tình vợ chồng. Ông giáo Kushami thân thiết với Meitei hơn cả vợ mình, ông có thể dành
thời giờ để giải thích với Meitei những điều ông nói, có thể tiếp Meitei bất cứ lúc nào, luôn
tin tưởng vào những gì Meitei nói. Meitei và người vợ luôn mang đến cho ông giáo
33
Kushami sự phiền phức, nhưng cái chịu đựng phiền phức đối với Meitei thật rộng lượng còn
với vợ, ông luôn cau có. Ở những tác phẩm giai đoạn đầu, mức độ xa cách giữa mối quan hệ
vợ chồng còn mang tính châm biếm, chưa sâu sắc nhuần nhuyễn và rõ rệt bằng những tác
phẩm ở giai đoạn sau, đặc biệt là tác phẩm Nỗi lòng (Kokoro). Tiên sinh lần lượt có hai mối
quan hệ với K và Tôi, cả hai đều gắn bó thân thiết với ông đến nỗi, người vợ chỉ như cái
bóng lặng lẽ bên ông chồng. Quan hệ vợ chồng theo quan niệm của Soseki không chỉ đơn
thuần là hai người sống với nhau, ông cho rằng vợ chồng cũng là hai cá nhân: “Muốn sống
chung với nhau thì cái cá nhân sống chung ấy cũng phải hòa hợp với nhau chứ!?” [38,
tr.563] Điều này giải thích vì sao tình cảm vợ chồng trong Soseki thường được miêu tả là
những cá nhân không hòa hợp như những “mảnh ghép” tạm thời.
Nhân vật cậu ấm (Cậu ấm ngây thơ) bề ngoài là một nhân vật đơn giản nhưng là cá
nhân có vấn đề trong các mối quan hệ. Anh ta “loay hoay” trong quan hệ giữa Nhím và Áo
Đỏ nhưng lại thấy gắn bó với Bí Đỏ, cách miêu tả của Soseki về một anh chàng mạnh mẽ
nóng nảy luôn cảm thấy thương tình và rất ân cần với Bí Đỏ rụt rè, nhỏ nhẹ cho người đọc
cảm giác về một người đàn ông mạnh mẽ muốn làm chỗ dựa cho một cô gái yếu đuối.
Trong cách ứng xử với Áo Đỏ, Áo Đỏ dù đối xử với Nhím thế nào, cậu ấm cũng không mấy
bận tâm nhưng khi Áo Đỏ tàn nhẫn với Bí Đỏ, cậu ấm lại không giữ được bình tĩnh, không
muốn mình là người nhận lương của Bí Đỏ-người mà anh ta quý mến. Có thể nói việc Bí Đỏ
bị đẩy đi dạy học ở tỉnh xa là nguyên cớ mãnh liệt nhất khiến cậu ấm bàn với Nhím về kế
hoạch trả đũa Áo Đỏ. Nhân vật Tôi trong mối quan hệ giữa cha mẹ và Tiên sinh trong Nỗi
lòng không đơn thuần chỉ là sự giằng xé giữa truyền thống và hiện đại nữa, đó là tình cảm
hướng đến một con người thực sự thuộc về thế giới của mình. Hành động bỏ lên tàu của Tôi
trong khi cha hấp hối chưa biết mất lúc nào chứng tỏ Tôi không thể thiếu Tiên sinh dù biết
ông không còn trên cõi đời này nữa.
Mối quan hệ tay ba trong tác phẩm của Soseki còn mang ý nghĩa khác. Tác phẩm
Cậu ấm ngây thơ miêu tả cuộc tình tay ba giữa Bí Đỏ-Madona-Áo đỏ, Áo đỏ mặc dù là
hiệu phó nhưng đã chiếm đoạt vợ chưa cưới của đồng nghiệp, tình huống chiếm đoạt người
yêu hay vợ của bạn là tình huống thường thấy trong tác phẩm của Soseki. Tác phẩm Từ dạo
ấy (Sorekara) một tác phẩm thuộc giai đoạn sáng tác chuyên nghiệp của Soseki cũng kể về
cuộc sống của một cặp vợ chồng mà theo ông mô tả “sự thương yêu và thỏa mãn khó tìm
thấy ở những cặp vợ chồng khác” nhưng nó vẫn chứa đựng điều gì đó bất ổn bởi nhân vật
34
chính Sosuke đã phản bội bạn mình là Yasui để chiếm đoạt O Yone - người yêu của bạn.
Tình huống tương tự được gặp lại trong tác phẩm Nỗi lòng (Kokoro): Tiên sinh sống suốt
đời trong dằn vặt vì đã gián tiếp đẩy bạn mình là K vào cái chết khi cầu hôn người trong
mộng của K. Chúng tôi cho rằng mối quan hệ tay ba với tình huống chiếm đoạt vợ của bạn
được Soseki sử dụng như ngụ ý cảnh báo hậu quả của việc chiếm đoạt những thứ không
thuộc về mình, là hiện tượng phổ biến trong làn sóng chạy theo một cách mù quáng văn
minh phương Tây. Mối quan hệ tay ba trong tác phẩm của Soseki không đơn thuần là tranh
giành tình cảm mà mang nhiều sức gợi. Cuộc tình giữa Bí Đỏ-Madona-Áo Đỏ là sự giễu cợt
những người đàn bà hay thay đổi, chính xác hơn là sự phân vân lưỡng lự: bỏ lại truyền
thống và ngả về phía hiện đại. Soseki đã miêu tả Áo Đỏ với một phong cách rất Tây, từ cái
áo sơ mi đỏ hắn mặc nhằm để nổi bật hơn người khác đến cái lối nói ẽo ợt giọng mũi như
con gái và đệm tiếng Tây, tất cả nhằm giúp hắn trở nên sang trọng hơn trong mắt mọi người
cùng cái mác hiệu phó của hắn. Điều này không khó giải thích vì sao cô gái xinh đẹp nhất
vùng mặc dù đã có hôn ước với Bí Đỏ (người đàn ông hiền lành đúng kiểu truyền thống)
vẫn ngả vào vòng tay của Áo Đỏ. Tình yêu tay ba thể hiện sự phân vân giữa truyền thống và
hiện đại từng được Fusatabei khai thác trong Phù vân (Ukigumo). Nhiều nhà phê bình cho
rằng tên gọi Phù vân ám chỉ số phận nổi trôi của cô gái Osei do sự sắp đặt hôn nhân của bà
mẹ nhiều toan tính. Ban đầu bà định gả Osei cho Bunzo, nhưng khi biết Bunzo vừa thất
nghiệp, bà ta lại nghiêng sang Noboru, một người biết thu phục lòng người bằng nhiều
phương cách và quan trọng nhất là đang thăng tiến trong sự nghiệp. Nhưng sự đời không
đơn giản, khi hôn lễ chuẩn bị diễn ra, Noburo lại dan díu với cô em vợ của thủ trưởng cơ
quan. Bà Omasa toan tính làm khổ Bunzo-người cháu họ lại bị chính sự toan tính khác làm
dở dang đời con gái mình. Nhưng chính nàng Osei ban đầu quyến luyến Bunzo, một chàng
trai hiền lành nhút nhát, sống theo chuẩn mực đạo đức Samurai nhưng khi nghe những lời
tán tỉnh và hứa hẹn của Noburo, Osei lại lao vào vòng tay của anh ta. Osei là nhân vật điển
hình trong xã hội Nhật Bản thời Minh Trị đầy vấn đề tiêu cực. Nàng nhẹ dạ, ham chuộng lối
sống phương Tây, dễ bị cám dỗ của vật chất.
Khi khảo sát những mối quan hệ tay ba trong sáng tác của Soseki chúng tôi nhận thấy
bên cạnh yếu tố chủ chốt là sự đồng cảm, Soseki đặc biệt chú trọng ở khía cạnh an toàn.
Những cá nhân dưới ngòi bút của Soseki luôn cảm thấy mình cô độc, lẻ loi bởi tiếng nói yếu
ớt lọt thỏm giữa xã hội. Các nhân vật thân thiết với một người nào đó cho họ cảm giác an
Vấn đề con người trong các sáng tác thời kì đầu của Natsume Soseki
Vấn đề con người trong các sáng tác thời kì đầu của Natsume Soseki
Vấn đề con người trong các sáng tác thời kì đầu của Natsume Soseki
Vấn đề con người trong các sáng tác thời kì đầu của Natsume Soseki
Vấn đề con người trong các sáng tác thời kì đầu của Natsume Soseki
Vấn đề con người trong các sáng tác thời kì đầu của Natsume Soseki
Vấn đề con người trong các sáng tác thời kì đầu của Natsume Soseki
Vấn đề con người trong các sáng tác thời kì đầu của Natsume Soseki
Vấn đề con người trong các sáng tác thời kì đầu của Natsume Soseki
Vấn đề con người trong các sáng tác thời kì đầu của Natsume Soseki
Vấn đề con người trong các sáng tác thời kì đầu của Natsume Soseki
Vấn đề con người trong các sáng tác thời kì đầu của Natsume Soseki
Vấn đề con người trong các sáng tác thời kì đầu của Natsume Soseki
Vấn đề con người trong các sáng tác thời kì đầu của Natsume Soseki
Vấn đề con người trong các sáng tác thời kì đầu của Natsume Soseki
Vấn đề con người trong các sáng tác thời kì đầu của Natsume Soseki
Vấn đề con người trong các sáng tác thời kì đầu của Natsume Soseki
Vấn đề con người trong các sáng tác thời kì đầu của Natsume Soseki
Vấn đề con người trong các sáng tác thời kì đầu của Natsume Soseki
Vấn đề con người trong các sáng tác thời kì đầu của Natsume Soseki
Vấn đề con người trong các sáng tác thời kì đầu của Natsume Soseki
Vấn đề con người trong các sáng tác thời kì đầu của Natsume Soseki
Vấn đề con người trong các sáng tác thời kì đầu của Natsume Soseki
Vấn đề con người trong các sáng tác thời kì đầu của Natsume Soseki
Vấn đề con người trong các sáng tác thời kì đầu của Natsume Soseki
Vấn đề con người trong các sáng tác thời kì đầu của Natsume Soseki
Vấn đề con người trong các sáng tác thời kì đầu của Natsume Soseki
Vấn đề con người trong các sáng tác thời kì đầu của Natsume Soseki
Vấn đề con người trong các sáng tác thời kì đầu của Natsume Soseki
Vấn đề con người trong các sáng tác thời kì đầu của Natsume Soseki
Vấn đề con người trong các sáng tác thời kì đầu của Natsume Soseki
Vấn đề con người trong các sáng tác thời kì đầu của Natsume Soseki
Vấn đề con người trong các sáng tác thời kì đầu của Natsume Soseki
Vấn đề con người trong các sáng tác thời kì đầu của Natsume Soseki
Vấn đề con người trong các sáng tác thời kì đầu của Natsume Soseki
Vấn đề con người trong các sáng tác thời kì đầu của Natsume Soseki
Vấn đề con người trong các sáng tác thời kì đầu của Natsume Soseki
Vấn đề con người trong các sáng tác thời kì đầu của Natsume Soseki
Vấn đề con người trong các sáng tác thời kì đầu của Natsume Soseki
Vấn đề con người trong các sáng tác thời kì đầu của Natsume Soseki
Vấn đề con người trong các sáng tác thời kì đầu của Natsume Soseki
Vấn đề con người trong các sáng tác thời kì đầu của Natsume Soseki
Vấn đề con người trong các sáng tác thời kì đầu của Natsume Soseki
Vấn đề con người trong các sáng tác thời kì đầu của Natsume Soseki
Vấn đề con người trong các sáng tác thời kì đầu của Natsume Soseki
Vấn đề con người trong các sáng tác thời kì đầu của Natsume Soseki
Vấn đề con người trong các sáng tác thời kì đầu của Natsume Soseki
Vấn đề con người trong các sáng tác thời kì đầu của Natsume Soseki
Vấn đề con người trong các sáng tác thời kì đầu của Natsume Soseki
Vấn đề con người trong các sáng tác thời kì đầu của Natsume Soseki
Vấn đề con người trong các sáng tác thời kì đầu của Natsume Soseki
Vấn đề con người trong các sáng tác thời kì đầu của Natsume Soseki
Vấn đề con người trong các sáng tác thời kì đầu của Natsume Soseki
Vấn đề con người trong các sáng tác thời kì đầu của Natsume Soseki
Vấn đề con người trong các sáng tác thời kì đầu của Natsume Soseki
Vấn đề con người trong các sáng tác thời kì đầu của Natsume Soseki
Vấn đề con người trong các sáng tác thời kì đầu của Natsume Soseki
Vấn đề con người trong các sáng tác thời kì đầu của Natsume Soseki
Vấn đề con người trong các sáng tác thời kì đầu của Natsume Soseki
Vấn đề con người trong các sáng tác thời kì đầu của Natsume Soseki
Vấn đề con người trong các sáng tác thời kì đầu của Natsume Soseki

More Related Content

What's hot

KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260nataliej4
 
TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX
TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX
TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX nataliej4
 
ĐỀ TÀI HÌNH TƯỢNG MA NỮ TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC.pdf
ĐỀ TÀI HÌNH TƯỢNG MA NỮ TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC.pdfĐỀ TÀI HÌNH TƯỢNG MA NỮ TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC.pdf
ĐỀ TÀI HÌNH TƯỢNG MA NỮ TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC.pdfNuioKila
 
Phức cảm genji trong sáng tác của một số nhà văn hiện đại nhật bản
Phức cảm genji trong sáng tác của một số nhà văn hiện đại nhật bảnPhức cảm genji trong sáng tác của một số nhà văn hiện đại nhật bản
Phức cảm genji trong sáng tác của một số nhà văn hiện đại nhật bảnTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết Thiện
Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết ThiệnSự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết Thiện
Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết ThiệnMan_Ebook
 
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
THƠ VÀ MẤY VẤN ĐỀ TRONG THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
THƠ VÀ MẤY VẤN ĐỀ TRONG THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI THƠ VÀ MẤY VẤN ĐỀ TRONG THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
THƠ VÀ MẤY VẤN ĐỀ TRONG THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI nataliej4
 

What's hot (20)

KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
 
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXILuận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
 
Cảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam (1986 - 2010), HOT
Cảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam (1986 - 2010), HOTCảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam (1986 - 2010), HOT
Cảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam (1986 - 2010), HOT
 
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đLuận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
 
Luận văn: Truyện ngắn Nguyễn Dậu dưới góc nhìn văn hóa, HAY
Luận văn: Truyện ngắn Nguyễn Dậu dưới góc nhìn văn hóa, HAYLuận văn: Truyện ngắn Nguyễn Dậu dưới góc nhìn văn hóa, HAY
Luận văn: Truyện ngắn Nguyễn Dậu dưới góc nhìn văn hóa, HAY
 
Luận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOT
Luận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOTLuận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOT
Luận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOT
 
TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX
TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX
TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX
 
Luận văn: Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam, HAY
Luận văn: Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam, HAYLuận văn: Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam, HAY
Luận văn: Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam, HAY
 
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
 
Luận văn: Bi cảm trong tiểu thuyết Kawabata Yasunari, HAY
Luận văn: Bi cảm trong tiểu thuyết Kawabata Yasunari, HAYLuận văn: Bi cảm trong tiểu thuyết Kawabata Yasunari, HAY
Luận văn: Bi cảm trong tiểu thuyết Kawabata Yasunari, HAY
 
ĐỀ TÀI HÌNH TƯỢNG MA NỮ TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC.pdf
ĐỀ TÀI HÌNH TƯỢNG MA NỮ TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC.pdfĐỀ TÀI HÌNH TƯỢNG MA NỮ TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC.pdf
ĐỀ TÀI HÌNH TƯỢNG MA NỮ TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC.pdf
 
Luận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hử
Luận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hửLuận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hử
Luận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hử
 
Phức cảm genji trong sáng tác của một số nhà văn hiện đại nhật bản
Phức cảm genji trong sáng tác của một số nhà văn hiện đại nhật bảnPhức cảm genji trong sáng tác của một số nhà văn hiện đại nhật bản
Phức cảm genji trong sáng tác của một số nhà văn hiện đại nhật bản
 
Đề tài: Truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến nay (nhìn từ góc độ thể loại)
Đề tài: Truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến nay (nhìn từ góc độ thể loại)Đề tài: Truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến nay (nhìn từ góc độ thể loại)
Đề tài: Truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến nay (nhìn từ góc độ thể loại)
 
Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết Thiện
Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết ThiệnSự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết Thiện
Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết Thiện
 
Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết về chiến tranh sau 1975, HAY
Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết về chiến tranh sau 1975, HAYYếu tố kì ảo trong tiểu thuyết về chiến tranh sau 1975, HAY
Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết về chiến tranh sau 1975, HAY
 
Luận văn: Thể loại phóng sự Việt Nam từ 1975 đến nay, HAY, 9đ
Luận văn: Thể loại phóng sự Việt Nam từ 1975 đến nay, HAY, 9đLuận văn: Thể loại phóng sự Việt Nam từ 1975 đến nay, HAY, 9đ
Luận văn: Thể loại phóng sự Việt Nam từ 1975 đến nay, HAY, 9đ
 
Luận văn: Quan niệm về tiểu thuyết của Cao Hành Kiện, HAY
Luận văn: Quan niệm về tiểu thuyết của Cao Hành Kiện, HAYLuận văn: Quan niệm về tiểu thuyết của Cao Hành Kiện, HAY
Luận văn: Quan niệm về tiểu thuyết của Cao Hành Kiện, HAY
 
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...
 
THƠ VÀ MẤY VẤN ĐỀ TRONG THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
THƠ VÀ MẤY VẤN ĐỀ TRONG THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI THƠ VÀ MẤY VẤN ĐỀ TRONG THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
THƠ VÀ MẤY VẤN ĐỀ TRONG THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
 

Similar to Vấn đề con người trong các sáng tác thời kì đầu của Natsume Soseki

NHÂN TỐ TỰ BẠCH TRONG CẤU TRÚC TIỂU THUYẾT THAO THỨC CỦA ALEKSANDR KRON.pdf
NHÂN TỐ TỰ BẠCH TRONG CẤU TRÚC TIỂU THUYẾT THAO THỨC CỦA ALEKSANDR KRON.pdfNHÂN TỐ TỰ BẠCH TRONG CẤU TRÚC TIỂU THUYẾT THAO THỨC CỦA ALEKSANDR KRON.pdf
NHÂN TỐ TỰ BẠCH TRONG CẤU TRÚC TIỂU THUYẾT THAO THỨC CỦA ALEKSANDR KRON.pdfHanaTiti
 
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki MurakamiLuận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki MurakamiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết sương mù tháng giêng của uông triều (2017...
Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết sương mù tháng giêng của uông triều (2017...Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết sương mù tháng giêng của uông triều (2017...
Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết sương mù tháng giêng của uông triều (2017...Man_Ebook
 
Giao thoa thể loại trong Hồi ký Tô Hoài (Qua Cát bụi chân ai, Chiều chiều, ch...
Giao thoa thể loại trong Hồi ký Tô Hoài (Qua Cát bụi chân ai, Chiều chiều, ch...Giao thoa thể loại trong Hồi ký Tô Hoài (Qua Cát bụi chân ai, Chiều chiều, ch...
Giao thoa thể loại trong Hồi ký Tô Hoài (Qua Cát bụi chân ai, Chiều chiều, ch...nataliej4
 
The gioi nhan_vat_truyen_ke_andersen_0038
The gioi nhan_vat_truyen_ke_andersen_0038The gioi nhan_vat_truyen_ke_andersen_0038
The gioi nhan_vat_truyen_ke_andersen_0038Garment Space Blog0
 
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

Similar to Vấn đề con người trong các sáng tác thời kì đầu của Natsume Soseki (20)

NHÂN TỐ TỰ BẠCH TRONG CẤU TRÚC TIỂU THUYẾT THAO THỨC CỦA ALEKSANDR KRON.pdf
NHÂN TỐ TỰ BẠCH TRONG CẤU TRÚC TIỂU THUYẾT THAO THỨC CỦA ALEKSANDR KRON.pdfNHÂN TỐ TỰ BẠCH TRONG CẤU TRÚC TIỂU THUYẾT THAO THỨC CỦA ALEKSANDR KRON.pdf
NHÂN TỐ TỰ BẠCH TRONG CẤU TRÚC TIỂU THUYẾT THAO THỨC CỦA ALEKSANDR KRON.pdf
 
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki MurakamiLuận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
 
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAYLuận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
 
Khóa luận: Thể Nghiệm Hình Thức Tự Sự Trong Tập Ác Tính, HAY
Khóa luận: Thể Nghiệm Hình Thức Tự Sự Trong Tập Ác Tính, HAYKhóa luận: Thể Nghiệm Hình Thức Tự Sự Trong Tập Ác Tính, HAY
Khóa luận: Thể Nghiệm Hình Thức Tự Sự Trong Tập Ác Tính, HAY
 
Luận văn: Đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết Chúa Trời, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết Chúa Trời, HAY, 9đLuận văn: Đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết Chúa Trời, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết Chúa Trời, HAY, 9đ
 
Luận văn: Nghệ thuật tự sự trong truyện thiếu nhi về loài vật của Tô Hoài
Luận văn: Nghệ thuật tự sự trong truyện thiếu nhi về loài vật của Tô HoàiLuận văn: Nghệ thuật tự sự trong truyện thiếu nhi về loài vật của Tô Hoài
Luận văn: Nghệ thuật tự sự trong truyện thiếu nhi về loài vật của Tô Hoài
 
Thế giới nghệ thuật trong trong tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang
Thế giới nghệ thuật trong trong tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình GiangThế giới nghệ thuật trong trong tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang
Thế giới nghệ thuật trong trong tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang
 
Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết sương mù tháng giêng của uông triều (2017...
Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết sương mù tháng giêng của uông triều (2017...Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết sương mù tháng giêng của uông triều (2017...
Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết sương mù tháng giêng của uông triều (2017...
 
ANH EM NHÀ KARAMAZOV CỦA DOSTOYEVSKY DƯỚI GÓC NHÌN PHÂN TÂM HỌC - TẢI FREE ZA...
ANH EM NHÀ KARAMAZOV CỦA DOSTOYEVSKY DƯỚI GÓC NHÌN PHÂN TÂM HỌC - TẢI FREE ZA...ANH EM NHÀ KARAMAZOV CỦA DOSTOYEVSKY DƯỚI GÓC NHÌN PHÂN TÂM HỌC - TẢI FREE ZA...
ANH EM NHÀ KARAMAZOV CỦA DOSTOYEVSKY DƯỚI GÓC NHÌN PHÂN TÂM HỌC - TẢI FREE ZA...
 
Luận văn: Thi pháp chân không trong tiểu thuyết Kawabata Yasunari
Luận văn: Thi pháp chân không trong tiểu thuyết Kawabata YasunariLuận văn: Thi pháp chân không trong tiểu thuyết Kawabata Yasunari
Luận văn: Thi pháp chân không trong tiểu thuyết Kawabata Yasunari
 
Đề tài: Ý nghĩa hiện đại hóa thơ đầu thế kỉ XX trong Hai giọt lệ
Đề tài: Ý nghĩa hiện đại hóa thơ đầu thế kỉ XX trong Hai giọt lệĐề tài: Ý nghĩa hiện đại hóa thơ đầu thế kỉ XX trong Hai giọt lệ
Đề tài: Ý nghĩa hiện đại hóa thơ đầu thế kỉ XX trong Hai giọt lệ
 
Luận án: Đặc điểm tùy bút ở đô thị miền Nam (1954 – 1975), HAY
Luận án: Đặc điểm tùy bút ở đô thị miền Nam (1954 – 1975), HAYLuận án: Đặc điểm tùy bút ở đô thị miền Nam (1954 – 1975), HAY
Luận án: Đặc điểm tùy bút ở đô thị miền Nam (1954 – 1975), HAY
 
Giao thoa thể loại trong Hồi ký Tô Hoài (Qua Cát bụi chân ai, Chiều chiều, ch...
Giao thoa thể loại trong Hồi ký Tô Hoài (Qua Cát bụi chân ai, Chiều chiều, ch...Giao thoa thể loại trong Hồi ký Tô Hoài (Qua Cát bụi chân ai, Chiều chiều, ch...
Giao thoa thể loại trong Hồi ký Tô Hoài (Qua Cát bụi chân ai, Chiều chiều, ch...
 
Luận văn: Cảm thức hiện sinh trong sáng tác của Banana Yoshimoto
Luận văn:  Cảm thức hiện sinh trong sáng tác của Banana YoshimotoLuận văn:  Cảm thức hiện sinh trong sáng tác của Banana Yoshimoto
Luận văn: Cảm thức hiện sinh trong sáng tác của Banana Yoshimoto
 
Luận văn: Cảm thức hiện sinh trong sáng tác của Banana Yoshimoto
Luận văn: Cảm thức hiện sinh trong sáng tác của Banana YoshimotoLuận văn: Cảm thức hiện sinh trong sáng tác của Banana Yoshimoto
Luận văn: Cảm thức hiện sinh trong sáng tác của Banana Yoshimoto
 
Luận văn: Phong cách nghệ thuật thơ Ý Nhi, HAY, 9đ
Luận văn: Phong cách nghệ thuật thơ Ý Nhi, HAY, 9đLuận văn: Phong cách nghệ thuật thơ Ý Nhi, HAY, 9đ
Luận văn: Phong cách nghệ thuật thơ Ý Nhi, HAY, 9đ
 
The gioi nhan_vat_truyen_ke_andersen_0038
The gioi nhan_vat_truyen_ke_andersen_0038The gioi nhan_vat_truyen_ke_andersen_0038
The gioi nhan_vat_truyen_ke_andersen_0038
 
Đặc điểm thể chân dung và văn học của Hồ Anh Thái
Đặc điểm thể chân dung và văn học của Hồ Anh TháiĐặc điểm thể chân dung và văn học của Hồ Anh Thái
Đặc điểm thể chân dung và văn học của Hồ Anh Thái
 
Dấu ấn hiện sinh trong tiểu thuyết “Một thế giới không có đàn bà”, HAY
Dấu ấn hiện sinh trong tiểu thuyết “Một thế giới không có đàn bà”, HAYDấu ấn hiện sinh trong tiểu thuyết “Một thế giới không có đàn bà”, HAY
Dấu ấn hiện sinh trong tiểu thuyết “Một thế giới không có đàn bà”, HAY
 
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxDungxPeach
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 

Recently uploaded (20)

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 

Vấn đề con người trong các sáng tác thời kì đầu của Natsume Soseki

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Bùi Thanh Phương VẤN ĐỀ CON NGƯỜI CÁ NHÂN TRONG CÁC SÁNG TÁC THỜI KÌ ĐẦU CỦA NATSUME SOSEKI LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2013
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Bùi Thanh Phương VẤN ĐỀ CON NGƯỜI CÁ NHÂN TRONG CÁC SÁNG TÁC THỜI KÌ ĐẦU CỦA NATSUME SOSEKI Chuyên ngành: Văn Học Nước Ngoài Mã số: 60 22 02 45 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN THỊ BÍCH THÚY Thành phố Hồ Chí Minh - 2009
  • 3. 1 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn: TS. Nguyễn Thị Bích Thúy, các thầy cô tổ Văn học nước ngoài, phòng Sau đại học trường Đại học Sư Phạm TPHCM, gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện thuận lợi, tận tình góp ý, giúp đỡ, động viên tác giả trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn này. TPHCM, Ngày tháng 09 năm 2013 Người viết luận văn Bùi Thanh Phương Lớp Cao học VHNN khóa 22
  • 4. 2 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ..............................................................................................................1 MỤC LỤC ....................................................................................................................2 PHẦN MỞ ĐẦU ..........................................................................................................4 1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................................4 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề..............................................................................................5 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .....................................................................................9 4. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................................9 5. Đóng góp của luận văn .................................................................................................10 6. Bố cục của luận văn ......................................................................................................10 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ QUAN NIỆM CON NGƯỜI CÁ NHÂN....................................................................................................12 1.1 Quan niệm về Con người cá nhân .............................................................................12 1.1.1 Con người cá nhân phương Đông và phương Tây.................................................12 1.1.2 Con người cá nhân Nhật Bản .................................................................................16 1.2 Hành trình của Tiếng nói cá nhân trong văn học Nhật Bản...................................18 1.3. Natsume Soseki và lập trường cá nhân....................................................................24 1.3.1 Lập trường cá nhân trước xã hội ............................................................................24 1.3.2 Lập trường cá nhân trong sáng tác văn chương .....................................................26 CHƯƠNG 2: CON NGƯỜI CÁ NHÂN-NỖI LÒNG TRƯỚC THỜI CUỘC....28 2.1. Cá nhân cô đơn giữa Nhóm.......................................................................................28 2.1.1 Cá nhân cô đơn giữa tình thân................................................................................28 2.1.2 Cá nhân kiếm tìm sự đồng cảm..............................................................................31 2.2. Cá nhân lạc lõng trong xã hội hiện đại hóa.............................................................35 2.2.1. Cá nhân “không theo kịp” xã hội ..........................................................................36 2.2.2. Cá nhân sợ hãi trước dư luận xã hội......................................................................38 2.3. Cái Tôi và sự cảnh tỉnh..............................................................................................40 2.3.1. Cái Tôi-Tự do-Ích kỉ .............................................................................................41 2.3.2. Thực trạng xã hội và sự cảnh báo..........................................................................45 2.3.3. Thực trạng giáo dục thời kì Minh Trị và sự phản ứng..........................................50 2.4. Cái Tôi và sự bình tâm ..............................................................................................52 2.4.1. Tìm về triết học, nghệ thuật ..................................................................................53
  • 5. 3 2.4.2. Đề cao sự công bằng xã hội ..................................................................................60 2.4.3. Tìm sự giải thoát trong cái chết.............................................................................63 CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT ĐẶC TẢ NHÂN VẬT CON NGƯỜI CÁ NHÂN65 3.1. Ngôi kể “Tôi” và nhân vật tự thuật..........................................................................66 3.2 Cá tính hóa nhân vật...................................................................................................71 3.3. Cặp đôi nhân vật........................................................................................................74 3.4. Con người cá nhân và không gian đặc thù.............................................................78 3.4.1. Không gian sự kiện................................................................................................79 3.4.2. Không gian bất toàn ..............................................................................................81 3.4.3. Không gian an toàn ...............................................................................................84 PHẦN KẾT LUẬN....................................................................................................87 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................89
  • 6. 4 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bức tranh văn học Nhật Bản thời Minh Trị đa màu sắc, để lại những dấu ấn đặc biệt trong lịch sử văn học Nhật Bản đầu thế kỉ XX. Tuy nhiên ở Việt Nam các bài viết và công trình nghiên cứu về thời kì văn học này vẫn còn khá khiêm tốn cả về số lượng lẫn chất lượng. Trong Hội thảo văn học Nhật Bản (2009), GS Mitsuyoshi Numano (Đại học Tokyo) đã đưa ra nhận định: Di sản để lại của tiểu thuyết thời Minh Trị là rất lớn, thế nhưng phần lớn các tác phẩm dịch thuật tại Việt Nam đều thuộc về các nhà văn ăn khách thời hiện đại, còn các nhà văn quan trọng có ý nghĩa vượt thời gian lại chưa được chú ý nhiều. Tác giả cũng đưa ra nhiều tên tuổi nổi bật, trong đó có nhà văn Natsume Soseki. Khảo sát tình hình nghiên cứu văn học Nhật Bản tại Hàn Quốc, đặc biệt là mảng nghiên cứu văn học Nhật Bản cận đại, số lượng các bài nghiên cứu về các nhà văn cận hiện đại lên đến hàng trăm bài, đứng đầu là Natsume Soseki với 240 bài nghiên cứu về các tác phẩm kiệt xuất của ông như Nỗi lòng có 31 bài, Sanshiro 21 bài, Đêm mơ 17 bài… Như vậy có thể nói rằng phần lớn sự quan tâm của các nhà nghiên cứu là hướng tới Soseki. (Theo Tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á số 9, năm 2007). Kết quả khảo sát này cho thấy: là một trong những tác giả quan trọng nhất của văn học thời Minh Trị, nhưng Soseki lại xuất hiện khá muộn và chưa được đầu tư nghiên cứu ở Việt Nam. Soseki là một hiện tượng trên văn đàn Nhật bản, cho đến nay, những tác phẩm của ông vẫn nằm trong danh sách những tác phẩm bán chạy nhất. Ông được đánh giá là một trong ba trụ cột của văn học Nhật Bản hiện đại cùng với Mori Ogai và Akutagawa Ryunosuke. Chân dung của ông in trên tờ giấy bạc 1000 yên và được phát hành trong 20 năm liền. Là một học giả xuất sắc sang Anh du học, Soseki đã tiếp thu bài bản nhuần nhuyễn tinh hoa văn học Anh, ông đã kết hợp vốn kiến thức rộng lớn về văn hóa phương Tây cùng sự tinh thông Thiền học và văn hóa cổ điển Trung Hoa. Sáng tác của Soseki là hành trình nỗ lực tìm kiếm và khẳng định cái Tôi, đặc biệt là cái Tôi cô đơn của người trí thức trong xã hội tư sản còn mang nhiều tàn tích phong kiến. Sự nghiệp sáng tác của ông dồi dào với hơn 20 tiểu thuyết nhiều thi phẩm, phê bình, tiểu luận trong khoảng thời gian từ 1903 đến 1916. Giai đoạn đầu,
  • 7. 5 những sáng tác của ông đậm chất trào phúng, châm biếm dí dỏm. Càng về sau tác phẩm của ông đã thể hiện một bút pháp bậc thầy, khám phá, lí giải nỗi lòng của con người trước thời cuộc. Tên tuổi của Soseki được biết đến với tiểu thuyết đầu tay Tôi là con mèo (Wagahai wa neko daeru) mang màu sắc trào phúng. Tiếp sau đó là sự ra đời của Cậu ấm ngây thơ (Botchan), tác phẩm được đọc nhiều nhất của Soseki cho đến tận bây giờ, được xem là điển hình cho thanh niên Nhật. Gối đầu lên cỏ (Kushamakura) là sự thể nghiệm độc đáo, hòa quyện giữa thơ và văn xuôi, không giống như tiểu thuyết thông thường…Đây là ba tác phẩm tiêu biểu trong giai đoạn đầu khởi nghiệp của Soseki. Nhưng giá trị lâu bền của những tác phẩm này là bàn về vấn đề con người cá nhân ngay khi sự va chạm giữa Nhật Bản và phương Tây bắt đầu. Hòa vào tiếng nói con người cá nhân bùng phát trong văn học Minh Trị, ba tác phẩm này là những phản ánh chân thực và sinh động suy nghĩ, hành động của con người cá nhân, không được gia công gọt giũa nhiều như những tác phẩm giai đoạn sau. Hấp dẫn và ăn khách nhưng những tác phẩm này chưa được nghiên cứu công phu và hệ thống bằng những tác phẩm giai đoạn sau. Vì những lý do trên, đề tài nghiên cứu luận văn sẽ góp phần khám phá, lý giải quan niệm về con người cá nhân của Soseki trong giai đoạn 1904-1907 một cách hệ thống và đặt trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác của nhà văn với mong muốn tạo tiền đề tìm hiểu vấn đề cốt lõi trong văn học cận hiện đại Nhật Bản: Con người cá nhân. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1 Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam Tình hình nghiên cứu văn học Nhật Bản thời kì Minh Trị ở nước ta khá khiêm tốn. Đa số các bài viết đều chỉ dừng lại ở mức độ khái quát và giới thiệu, các bài viết nghiên cứu về nhà văn Natsume Soseki cũng không ngoạị lệ. (1) Khương Việt Hà với bài viết Các khuynh hướng phản tự nhiên chủ nghĩa trong văn học Nhật Bản đầu thế kỷ XX(Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 8 năm 2005) điểm qua những tác phẩm nổi bật của Natsume Soseki. Tác giả nhận định Tôi là con mèo (Wagahai wa neko de aru, 1905-1906) là kiệt tác châm biếm, đả kích sự lố lăng của thời đại với hình tượng một con mèo nằm lắng nghe chăm chú các nhà khoa học tranh cãi trong căn phòng
  • 8. 6 của ông giáo Kushami, thực chất là sự thảo luận về triết học và nghệ thuật; tiểu thuyết Cậu ấm (Botchan, 1908) kể về một giáo viên trung học vụng về trước sự thay đổi của thời cuộc. (2) Tham luận Con đường hiện đại hóa văn học của các nước khu vực văn hóa chữ Hán (qua tư liệu văn học Việt Nam và Nhật Bản) của PGS.TS Đoàn Lê Giang đã đề cập đến nhà văn Natsume Soseki và gọi ông là đại tác giả của tiểu thuyết cận đại với nhận xét: Tất cả tác phẩm của ông đều đi vào thể hiện cái tôi và sự cô đơn của con người hiện đại. Tham luận này đã bước đầu nhận định chung về đề tài chính trong sáng tác của Soseki. (3) Tham luận Sơ lược tiếp cận thang giá trị mới trong văn học Nhật Bản thời minh trị Duy Tân của hai tác giả Đỗ Vạn Hỷ, Lý Hoàn Thục Trâm đã bước đầu tìm hiểu những biểu hiện của một thang giá trị mới trong văn học buổi giao thời cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Trọng tâm là sự xung đột cũ và mới; quan niệm về con người cá nhân. Hai tác giả đã nhận định rằng quan niệm con người cá nhân trong văn học hiện đại Nhật Bản là một sự tiếp biến từ quan niệm Nho học truyền thống: mỗi cá nhân là một mắt xích trong chuỗi dài quan hệ xã hội. Tác phẩm Nỗi lòng (Kokoro) của Natsume Soseki là sự thể hiện rõ nét nhất của một bản ngã cá nhân như vậy. Những nhân vật trong tác phẩm này không hề có những tên tuổi cụ thể nhưng chính đời sống nội tâm phức tạp làm nên diện mạo con người cá nhân của họ. Nhân vật Tiên sinh là “cái tôi” đang cố thoát ly khỏi giá trị truyền thống còn nhân vật Tôi lại biểu hiện kiểu “cái tôi” theo một thang giá trị mới. Đây là công trình đi sâu vào vấn đề con người cá nhân trong tác phẩm của Soseki nhưng trọng tâm nghiên cứu ở tác phẩm giai đoạn sau. (4) Nhà nghiên cứu Nguyễn Nam Trân trong sách Tổng quan lịch sử văn học Nhật Bản đã nghiên cứu kĩ lưỡng văn nghiệp của Natsume Soseki và so sánh ông với Mori Ogai- nhà văn cùng thời và có quan điểm về phương Đông và phương Tây khác hẳn Natsume Soseki. Ông nhận xét về tiểu thuyết Tôi là con mèo (Wagahai wa neko dearu): con mèo đóng vai người kể chuyện, vờ ngây thơ quan sát môi trường nhà chủ và giới trí thức, công chức thời Meji. Trong đó Soseki được miêu tả khôi hài qua hình ảnh Ông giáo hắt hơi. Với tác phẩm Gối đầu lên cỏ (Kusamakura) muốn tìm về cái đẹp của một thế giới vượt hẳn chúng nhân còn với Cậu ấm (Botchan), ông đề cao lý tưởng công bằng xã hội. Qua Cậu ấm, Soseki trình bày những nghịch cảnh và khổ não mà con người gặp phải trong cuộc sống và quyết tâm đập tan nó. Nguyễn Nam Trân đã nhận định sâu sắc về ba tác phẩm nổi bật trong giai đoạn đầu sáng tác của Natsume Soske.
  • 9. 7 (5) Một công trình khác tương đối kĩ lưỡng trong việc trình bày cuộc đời và sáng tác của Natsume Soseki là Những cây bút kiệt xuất trong văn học Nhật Bản hiện đại của tác giả Nguyễn Tuấn Khanh (Viện nghiên cứu Đông Bắc Á). Tác giả đã biên soạn và giới thiệu rất công phu 10 tác giả nổi tiếng của văn học Nhật Bản hiện đại. Natsume Soseki được tác giả khảo sát kĩ lưỡng từ cuộc đời, văn nghiệp với những thành tựu nổi bật về sáng tác và nghiên cứu văn học. Những sáng tác của Soseki được Nguyễn Tuấn Khanh cung cấp nhiều nguồn tư liệu quý báu, đặc biệt ở ý kiến của các nhà bình luận đối với từng tác phẩm. Đặc điểm chung của ba tác phẩm Tôi là con mèo, Cậu ấm, Chiếc gối cỏ đều mang tính chất tự thuật. 2.2 Sơ lược tình hình nghiên cứu tại nước ngoài (1) Nhà văn đoạt giải Nobel văn học thứ hai cho Nhật Bản-Oe Kenzaburo trong tham luận Về nền văn học Nhật Bản cận đại và hiện đại đọc tại Hội nghị văn học quốc tế San Francisco 1990 đã ca ngợi Natsume Soseki như một người bình tĩnh trước làn sóng ồ ạt của văn hóa phương Tây. Sự phê phán của Soseki như một tiếng chuông cảnh báo, Soseki đã vạch ra cho người Nhật thấy sự mải mê của mình khi chạy theo mô hình kinh tế phương Tây nhưng ngay cả những điều kiện sống cơ bản cũng trở nên tồi tàn xuống cấp trong chính quá trình hiện đại hóa và những giá trị văn hóa bị xao nhãng, xa rời. (2) Trong tham luận Sự hình thành các sáng tác của Natsume Soseki-Nhìn từ quá trình ra đời của tiểu thuyết cận đại, tác giả Mitsuhiro Tokunaga đề cập đến nội dung: “Hiện đại hóa và tự chủ bản thân” qua tác phẩm Gió mùa Đông Bắc (Nowaki), Soseki đã khẳng định hành động hay lối sống của cá nhân là chuyện đối phó với những sự việc này sinh từ nhu cầu nội tại. Tuy nhiên tìm kiếm tự chủ bản thân, không chấp nhận thỏa hiệp mà hành động theo ý mình là biểu hiện của sự ích kỉ. Công trình này đã phần nào lý giải được bản chất vấn đề con người cá nhân trong buổi đầu sáng tác của Soseki. (3) Bài viết Literary reponses to Death and Funerals in Modern Japan của GS Michihiro Ama (ĐH Alaska) là một công trình nghiên cứu sâu sắc về ý nghĩa của cái chết và đám tang trong văn học Nhật Bản khảo sát cụ thể qua tác phẩm của hai nhà văn Tayama Katai và Natsume Soseki. Tác giả đã căn cứ vào cuộc đời, sáng tác của Soseki để nhận định: “Trong suốt cuộc đời mình Soseki vừa sợ hãi vừa lý tưởng hóa cái chết” minh chứng qua tác phẩm Tôi là con mèo. (4) Bài diễn thuyết của Tiến sĩ Hisaaki Yamanouchi với tựa đề Feline Philosophy: Natsume Soseki's Modern Classic Revisited đăng trên The Asiatic Society of Japan
  • 10. 8 (asjapan.org/web.php/lectures/2006/05) đã có sự nghiên cứu kĩ lưỡng về tác phẩm Tôi là con mèo. Ông chú trọng đặc biệt đến cấu trúc của tác phẩm này: như một bài renga được cấu thành từ nhiều bài haiku. Tác giả nhận định đoạn cuối của tác phẩm này là sự hội họp của nhiều tư tưởng, tất cả những trí thức được tập hợp lại với nhau, và các cuộc tranh luận trong số đó dẫn đến những câu hỏi về hiện đại hóa của Nhật Bản và chủ nghĩa cá nhân là một trong những khía cạnh của nó. Tác giả bài viết này đã đề cập vấn đề cá nhân trong tác phẩm Tôi là con mèo tuy nhiên do trọng tâm nghiên cứu là cấu trúc tác phẩm, nên vấn đề con người cá nhân còn sơ lược. (5) Một công trình đáng chú ý khác khi lấy tác phẩm của Natsume Soseki làm đối tượng khảo sát là Giải phẫu cái tự ngã của TS Takeo Doi-Chuyên gia tâm thần học. Tác phẩm Gối đầu lên cỏ và Cậu ấm ngây thơ được khảo sát ở chương 4 “Các phương thức quan hệ giữa người với người”. Để minh họa cho mối quan hệ phức tạp của bộ đôi khái niệm Tatemae và Honne (có thể hiểu sơ lược là tiếng nói chung của xã hội và tiếng nói cá nhân) và nhận định rằng những thử thách trong cuộc sống mà nhân vật họa sĩ đang nói đến hầu hết người Nhật đều đồng tình vì họ đều đã trải nghiệm sự khó khăn đối với cấu trúc bộ đôi Tatemae và Honne. TS Takeo Doi cho rằng: Soseki đã cho chúng ta một nghiên cứu xuất sắc về trường hợp điển hình trong nhân vật trung tâm Botchan, là hình mẫu của cá nhân luôn thất bại trong các tình huống xã hội. Vấn đề con người cá nhân-Cậu ấm đã được Takeo Doi phân tích tỉ mỉ, tuy nhiên vì là công trình tâm lý học nên giá trị văn chương của Con người cá nhân Cậu ấm còn mờ nhạt. Trong phạm vi hẹp tài liệu chúng tôi bao quát được, việc tiếp cận nhà văn Natsume Soseki chỉ mới là sự giới thiệu, gợi mở và nghiên cứu chung với một số tác giả khác, chưa nhiều những công trình nghiên cứu riêng tác phẩm của Soseki, đặc biệt là vấn đề con người cá nhân trong sáng tác của ông. Hầu hết những bài nghiên cứu tập trung ở tác phẩm Nỗi lòng (Kokoro) (được xem là đỉnh cao trong sự nghiệp của Soseki). Vì vậy, đề tài luận văn này mong muốn góp phần giới thiệu, lý giải vấn đề con người cá nhân trong các tác phẩm giai ở đoạn đầu của Soseki (giai đoạn thử nghiệm sáng tác của ông từ 1904-1907), tạo tiền đề để có cái nhìn so sánh đối chiếu với từng giai đoạn sáng tác, đặc biệt là giai đoạn sáng tác chuyên nghiệp và đỉnh cao (từ 1907-1916) của Natsume Soseki.
  • 11. 9 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Tiếng nói của con người cá nhân; Bản chất của con người cá nhân; Nghệ thuật xây dựng nhân vật con người cá nhân trong sáng tác thời kì đầu của Natsume Soseki. Sự nghiệp sáng tác của Soseki có thể chia làm ba giai đoạn chính với các tác phẩm tiêu biểu: Giai đoạn thứ nhất: Tôi là con mèo (1905-1906), Gối đầu lên cỏ (Kusamakura, 1906), Cậu ấm ngây thơ (Botchan, 1906), Bão mùa thu (Nowaki,1907)… Giai đoạn thứ hai: Truyện chàng Shanshiro (Shanshiro, 1908), Từ dạo ấy (Sorekara, 1908), Cánh cổng (Mon,1910)… Giai đoạn thứ ba: Qua ngày thu phân (Higan wo sugite, Người lữ khách (Kojin, 1912- 1913), Nỗi lòng (Kokoro, 1914), Cỏ bên đường (Michikusa, 1915), Sáng và tối (Meian, 1916)… Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào ba tiểu thuyết nổi bật nhất và đã được dịch tại Việt Nam: _Tôi là con mèo (Wagahai wa neko de aru) _Cậu ấm ngây thơ (Botchan) _Gối đầu lên cỏ (Kusamakura) Ngoài ra chúng tôi sử dụng thêm các tác phẩm khác của Soseki để so sánh các giai đoạn sáng tác của ông. 4. Phương pháp nghiên cứu (1) Phương pháp tự sự học: Được sử dụng chủ yếu trong chương 3 nhằm tìm hiểu thủ pháp nghệ thuật của nhà văn. (2) Phương pháp phân tích-tổng hợp: Dựa trên cứ liệu khi phân tích các tác phẩm của Soseki, chúng tôi tổng hợp lại thành những luận điểm chính, đưa ra kết luận. (3) Phương pháp so sánh-đối chiếu Phạm vi nghiên cứu của đề tài ở những tác phẩm giai đoạn đầu, chúng tôi so sánh với những tác phẩm giai đoạn sau của Soseki để tìm hiểu sự tiếp nối, phát triển trong mục đích sáng tác và bút pháp của ông. Đồng thời so sánh tác phẩm của Soseki với một số tác phẩm
  • 12. 10 của các tác giả khác trong và sau thời đại Minh Trị để có cái nhìn phong phú hơn về vấn đề con người cá nhân. (4) Hướng tiếp cận tâm lý học Khi nghiên cứu tác phẩm của Soseki, chúng tôi nhận thấy hướng tiếp cận này đặc biệt quan trọng. Tác phẩm của Soseki cũng được sử dụng làm cứ liệu trong các công trình tâm lý học. Chúng tôi chú trọng đặc trưng tâm lý của người Nhật, dùng làm cơ sở khám phá đặc trưng tâm lý nhân vật trong tác phẩm của Soseki. (5) Hướng tiếp cận xã hội học Hướng tiếp cận này rất cần thiết trong việc nghiên cứu vấn đề cá nhân và xã hội ở Nhật Bản; tìm hiểu sự tiếp nhận của độc giả với các tác phẩm của Soseki. 5. Đóng góp của luận văn Đề tài luận văn nghiên cứu vấn đề con người cá nhân trong tác phẩm giai đoạn đầu của Soseki, những tác phẩm này trước nay vẫn được tập trung nghiên cứu ở các vấn đề: thống nhất văn nói và văn viết, thi pháp tiểu thuyết… Lý giải quan niệm lập trường cá nhân (tự chủ bản thân) còn ở dạng thử nghiệm của Soseki trên nền tảng về Chủ nghĩa nhóm tại Nhật Bản. Góp phần khám phá nghệ thuật xây dựng nhân vật con người cá nhân trong tác phẩm của Soseki. 6. Bố cục của luận văn Phần mở đầu Phần nội dung Chương 1: Phân biệt rõ quan niệm con người cá nhân, con người cá nhân trong văn học Nhật Bản, giới thiệu tác giả Soseki và những lập trường cá nhân của ông, chú trọng lập trường cá nhân trong sáng tác. Chương 2: Chỉ ra bản chất của con người cá nhân trong sáng tác thời kì đầu của Soseki, lý giải vì sao con người cá nhân phải tìm đến những phương cách giải thoát. Chương 3: Khám phá một số thủ pháp xây dựng nhân vật con người cá nhân trong tác phẩm của Soseki. Phần kết luận
  • 14. 12 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ QUAN NIỆM CON NGƯỜI CÁ NHÂN 1.1 Quan niệm về Con người cá nhân 1.1.1 Con người cá nhân phương Đông và phương Tây Con người ngay từ khi xuất hiện đã là con người cộng đồng nhưng đồng thời cũng là con người cá nhân, con người phát triển cá tính của mình với tư cách là con người cộng đồng đồng thời con người cộng đồng cũng chỉ phát triển với tư cách là con người cá nhân. Đây là mối quan hệ biện chứng: Giữa con người cộng đồng và con người cá nhân không chỉ có sự gắn bó khăng khít mà mối quan hệ đó còn chứa đựng mâu thuẫn và xung đột Con người với ý thức ban đầu của mình luôn khát khao giải đáp những thắc mắc về bản thân về mối quan hệ cá nhân và cộng đồng, về vũ trụ và vị trí của mình trong vũ trụ và giới hạn của hiểu biết. Theo Iser Wolfgang (1926 – 2007) lý thuyết gia tiêu biểu của trường phái Konstanz (Đức): “Con người “là” mình, nhưng không “có” được chính mình. Muốn nắm bắt và chiếm lĩnh được hình ảnh của chính mình luôn luôn là một khao khát vĩnh cửu của con người.” Chính sự khát khao bất tận đó đã thôi thúc khiến con người tách mình ra để “nhìn lại và nhìn xa hơn” mong tìm được câu trả lời. Còn nhà nghiên cứu A.F.Losep (1963- 1988) thì có nhận định sâu sắc về con người trong tác phẩm Lịch sử mỹ học cổ điển (История античной эстетики): “Cá nhân, chủ thể con người riêng biệt, ở đây không còn nảy sinh bằng con đường tự nhiên trong đời sống xã hội và nhà nước nữa, mà đã đối lập hẳn bản thân mình với xã hội và tự nhiên: nó đắm sâu vào bản thân nó, tự tách ra khỏi mọi cái xung quanh, chủ yếu sống bằng những cảm xúc của mình, khép mình lại; và nếu như nó hướng tới thiên nhiên thì điều đó diễn ra không phải bằng con đường tự nhiên và tự phát, hữu cơ, mà chỉ là do những nỗ lực có ý thức của nó, những nỗ lực trí tuệ, tình cảm và ý chí, bằng cách khúc xạ những dữ kiện thiên nhiên và xã hội qua một bộ máy cực kỳ phức tạp của đời sống độc lập bên trong nó…” Như vậy các ý kiến trên đều gặp nhau ở những đặc điểm về con người cá nhân: “đối lập với xã hội và tự nhiên”, “đắm sâu vào bản thân”, “chủ yếu sống bằng cảm xúc của mình”, “có bộ máy cực kỳ phức tạp của đời sống độc lập bên trong”…
  • 15. 13 Những quan niệm về con người cá nhân này đều xuất phát từ phương Tây. Nhận định về văn hóa phương Tây, hầu hết các ý kiến đều cho rằng đặc trưng của nền văn hóa này là lấy cá nhân làm nền tảng. Đó là nền văn hoá thúc đẩy cá nhân làm chủ thiên nhiên và xã hội và trong những thế kỷ qua chính nó thay đổi thế giới dựa trên ba khái niệm chủ đạo là tiến bộ, khoa học và nhân quyền (Theo Phan Ngọc). Nhà sử học và xã hội học Troeltsch đã viết như sau: “Ý tưởng Nhân cách trong hình thức của Tự do, xác định mọi thứ trong đạo lý của lương tâm, và trong hình thức của Khách thể, xác định mọi thứ trong đạo đức học của giá trị-ý tưởng ấy rốt cuộc là một niềm tin phương Tây, không được biết đến ở Viễn Đông, và là định mệnh nổi bật và đặc hữu của người châu Âu”0F 1 Người phương Tây vẫn tôn thờ chủ nghĩa tự do và hành xử theo phương châm cá nhân là tự do nhưng đặc tính này đối với người phương Đông lại khá mờ nhạt: “Luân lý học Đông Phương nghiên cứu về gián chủ quan tính 間主観性, tức là nghiên cứu về cộng đồng thể 共同体, nhưng luân lý học Tây Phương lại xuất phát từ nghiên cứu về tính chủ quan, tức là tính cá thể vì thế mà quan điểm về luân lý hai bên khác nhau. Ví dụ chúng ta có thể nhìn thấy sự khác biệt này trong khái niệm về trách nhiệm xã hội. Từ “responsibility” trong tiếng Anh được biểu thị ý nghĩa trách nhiệm đạo lý đối với hành động cá nhân vào cuối thế kỷ mười tám nhưng từ thời La Mã cổ đại, khái niệm cá nhân với tư cách chủ thể của hành động đã có rồi. Theo đó, tất cả mọi người đều có nhận thức về tồn tại luận là đều bình đẳng trước thần linh với tư cách cá nhân. Đối với điều này thì ở Nhật Bản khái niệm trách nhiệm đã tồn tại từ thời cổ đại nhưng cá nhân nằm trong mối quan hệ khó chia tách thân phận với cộng đồng”. [71] Gián chủ quan tính chỉ rõ sự phụ thuộc cộng đồng bền chặt của người phương Đông, cái chủ quan được thành lập do tác dụng của cộng đồng, không phải của riêng tự ngã mà bao hàm cả tha ngã. Đặc tính phụ thuộc cộng đồng này cũng được nhà nghiên cứu Phan Khôi phân tích trong Tư tưởng của Tây phương và Đông phương (in trong Đông Pháp thời báo). Trong bài viết này ông chỉ ra những điểm khác biệt chính giữa con người phương Đông và phương Tây: phương Tây chuộng khoa học, phương Đông chuộng huyền học; Phương Tây trọng tự chủ, phương Đông trọng thống thuộc; phương Tây quý tấn thủ, phương Đông quý an phận. Đặc tính thứ hai chính là sự khác biệt giữa khái niệm con người 1 (Troeltsch, Ernst. Christian Thoughts: Its History and Application, (1923) p. 120-121. Meridian, New york, 1957).
  • 16. 14 cá nhân của phương Tây và phương Đông. Rõ ràng, đặc điểm “tự chủ” thuộc về khái niệm con người cá nhân, Phan Khôi diễn giải thêm đó là tính độc lập, tự chủ, tự do bình đẳng với nhau và với các thiết chế xã hội trong khi người phương Đông thuộc về vua chúa, không được tự ý quyết định, sự bất bình đẳng giữa người và người luôn tồn tại. Vấn đề Con người cá nhân của phương Đông nảy nở trên sự thống thuộc và ý thức cộng đồng vô cùng bền chặt (người Hàn Quốc là gia đình, Trung Quốc là gia tộc, Việt Nam là làng xã và Nhật Bản là nhóm…). Điều này có nguyên do của nó, trước hết đối với những nước phương Đông lấy nông nghiệp làm gốc thì yếu tố tập thể luôn được đề cao, sức mạnh tập thể có thể chống chọi lại sự khắc nghiệt của thiên nhiên và cần thiết cho những công việc đồng áng yêu cầu nhiều sức người. Cộng đồng các quốc gia Đông Á đã tiếp thu nền văn minh Trung Hoa, đặc biệt là Nho giáo, chữ “Lễ” là nội dung căn bản để xây dựng học thuyết của Nho gia và sau này là Nho giáo. Nho giáo chủ trương “Khắc kỷ phục lễ” tức kiềm chế bản thân của mình để phục tùng “Lễ”. Cá nhân phải hy sinh tất cả cho sự phục tùng đó điều này giải thích vì sao con người cá nhân phương Đông mang đặc điểm phụ thuộc cộng đồng. Như vậy Con người cá nhân phương Đông được hiểu như thế nào? Nhà nghiên cứu Nguyễn Kiến Giang trong bài viết Có quan niệm về con người cá nhân ở phương Đông không? sau khi trình bày những ý kiến khác nhau về con người cá nhân dưới ánh sáng của Đạo giáo, Khổng giáo, Phật giáo, Nguyễn Kiến Giang đã đúc kết ba đặc điểm chung: (1) Con người cá nhân cố gắng hòa nhập với tự nhiên; (2) Cá nhân ý thức vị trí của mình và phục tùng xã hội một cách tự nguyện chứ không phải do sự cưỡng chế; (3) Con người cá nhân được nhấn mạnh ở đời sống tâm linh của chủ thể. Đặc điểm thứ hai đã phản ánh phần nào bản chất của con người cá nhân phương Đông được hình thành từ ảnh hưởng của văn hóa Nho giáo rõ nét. Nho giáo đề cao sự kiềm chế của bản thân, không thừa nhận cái Ngã nhưng lại yêu cầu cái Tôi “tu thân” rèn luyện đạo đức, hoàn thiện bản thân. Nếu so sánh với Phật giáo ở sự phân biệt Vô Ngã và Hữu Ngã sẽ thấy sự tương đồng: không có một Ngã, một cái gì trường tồn, bất biến, nhất quán, tồn tại độc lập nằm trong sự vật. Như thế, theo đạo Phật, cái ngã (hữu ngã) là cái “Tôi”, cái "Tôi" cũng chỉ là một tập hợp của Ngũ uẩn, luôn luôn thay đổi, mất mát vì vậy "Tôi" chỉ là một sự giả hợp, gắn liền với cái Khổ. Nhưng theo quan điểm nhà Phật vẫn tồn tại một nghịch lý: càng hướng tới vô ngã thì hữu ngã càng mạnh, để đạt đến vô ngã con người phải tự ý thức đến tận cùng. Như vậy có thể hiểu con người cá nhân phương Đông một mặt bị kiềm tỏa, hạn chế giữa tập thể, phải phục tùng tập
  • 17. 15 thể mặt khác lại được mở đường cho sự đào sâu đến tận cùng bản thân, cái Tôi của chính mình. Thực chất lịch sử của nhân loại là lịch sử của sự tìm kiếm tự do, tìm kiếm bản thân mình, quay về chính mình, vì vậy đặc điểm phụ thuộc cộng đồng và chú trọng đời sống tâm linh khiến nội hàm khái niệm Con người cá nhân ở phương Đông mang nặng giá trị tinh thần hơn so với phương Tây. Quan niệm tự do của phương Tây chú trọng nhiều hơn ở không gian vật chất, con người vẫy vùng trong đó để khẳng định quyền độc lập của mình. Có thể hiểu khái quát, tiêu chí quan trọng để nhận diện con người cá nhân phương Tây là ở sự tự chủ, ở phương Đông là sự độc lập về tinh thần. Để phục vụ cho đề tài nghiên cứu, chúng tôi chú trọng đặc trưng trong vấn đề con người cá nhân đó là tự do, tự chủ và cái Tôi với sự khu biệt Đông-Tây rõ rệt. Khái niệm cá nhân của phương Tây nghiêng về hành động, tôn trọng tuyệt đối quyền tự do của con người, tạo điều kiện và đề cao cá nhân nổi bật trong xã hội. Ở phương Đông Con người cá nhân mang nặng yếu tố tinh thần, con người cá nhân phải ràng buộc trách nhiệm với cộng đồng. Bàn về vấn đề con người cá nhân, cái Tôi được nhắc đến như là thuộc tính vĩnh cửu đến mức chúng ta thường đồng nhất Con người cá nhân chính là cái Tôi. Vậy cái Tôi thực ra là gì? Trong triết học, Cái tôi được hiểu là cái tôi ý thức hay đơn giản là Tôi, bao hàm trong đó những đặc tính để phân biệt tôi với những cá nhân khác.Theo phân tâm học của C.Frued, cái Tôi là phần cốt lõi của tính cách liên quan tới thực tại và chịu ảnh hưởng của tác động xã hội. Cái Tôi cùng với nó và cái siêu Tôi là ba miền của tâm thức. Cái tôi được hình thành ngay từ khi con người sinh ra và qua tiếp xúc với thế giới bên ngoài, cái Tôi học cách cư xử sao cho kiểm soát được những ham muốn vô thức không được xã hội chấp nhận. Cái Tôi có vai trò trung gian hòa giải giữa những ham muốn vô thức và những tiêu chuẩn nhân cách và xã hội.Trong triết lý Phật giáo, cái Tôi, thường gọi là Ngã, là cái Tôi được thiết thuyết với một thể tính trường tồn, không bị ảnh hưởng của tụ tán, sinh tử. Đạo Phật không công nhận sự hiện diện của một Ngã như thế. Theo quan niệm Thiền, đặc trưng duy nhất dựa trên tâm lý của cái Tôi hoàn chỉnh là việc nó chìm đắm trong sự tự trị, tự do, trong sự tự quyết và cuối cùng là sự sáng tạo. Như vậy có thể nhìn nhận cái Tôi vừa thể hiện đạo đức vừa thể hiện tâm lý và mang cả tính chất tôn giáo, bình diện của nó trải rộng. Còn nói đến Cá nhân là nói đến sự trái ngược với tập thể. Cái Tôi được thể hiện cụ thể ở nhiều khía
  • 18. 16 cạnh, còn Cá nhân mang tính chất khái quát, nghiêng về đạo đức và sự ràng buộc về trách nhiệm. 1.1.2 Con người cá nhân Nhật Bản Trở lại với đặc tính của con người phương Đông là sự thống thuộc và tính cộng đồng, yếu tố này được phát triển thành đỉnh cao tại Hàn Quốc và Nhật Bản. Ở Hàn Quốc, tính cộng đồng thể hiện rõ ở Chủ nghĩa gia đình, mối quan hệ và tính chất của nó trở thành hạt nhân trong tất cả mọi lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế và chính trị. Tính tôn ti trật tự và gia đình trị là nền tảng và phương châm sống của quốc gia này. Tại Nhật Bản, chủ nghĩa nhóm là cốt lõi xã hội. Trong một xã hội theo định hướng nhóm như Nhật Bản, có rất nhiều từ mang nghĩa "nhóm": グループ (guruupu); Từ gốc Trung Quốc 集団 (shuudan);球団 (kyuudan: đội); 连中 (renchuu: nhóm trong công ty)… Khi họ trò chuyện với người nước ngoài người Nhật thường xưng “Chúng tôi”: “Chúng tôi không thích món ăn này”, “Chúng tôi thích vẻ đẹp của tự nhiên”... Theo Eiko Takamizawa trong Group orientation in Japan: Analysis and application to missions, một công trình tìm hiểu mô hình khung của xã hội Nhật Bản thì lời xưng"Chúng tôi" bao hàm một quan điểm đồng bộ. Nếu xem xét từ góc độ lịch đại, "Chúng tôi" không chỉ là người Nhật sống trong thế kỷ này mà còn bao gồmcả tổ tiên của họ. [78] Takeo Doi (chuyên gia tâm thần học người Nhật) khẳng định: “Ta thường nói người Nhật có đặc trưng là chủ nghĩa nhóm, trong khi người Mỹ là cá nhân chủ nghĩa.” [9, tr.77] đồng thời ông cũng đưa ra bộ đôi Tatemae-Hone nhằm minh chứng cho mối quan hệ giữa cá nhân và nhóm. Từ Tatemae được định nghĩa là một loại nguyên tắc hay luật lệ đã được xác lập là tự nhiên và hợp thức. Tatemae luôn bao hàm sự tồn tại của một nhóm người đứng sau lưng nó, tán thành nó. Ngược lại Hone chỉ các cá thể thuộc về một nhóm, trong sự đồng thuận với Tatemae, mỗi cá nhân vẫn có động cơ và ý kiến riêng khác với Tatemae và giữ cái riêng đó đằng sau Tatemae. Tatemae chính xác là một sản phẩm của xã hội hóa, và Honne là biểu hiện của sự tự ý thức.Nhật Bản đặc biệt nhấn mạnh sự hòa hợp xã hội và sự đồng thuận nhóm.Qua những khái niệm như Wa (sự hài hòa), Giri (trách nhiệm, lòng biết ơn và nghĩa vụ đối với cộng đồng) và Kazoku (trung thành với nhóm, công ty). Tính chất nhóm cao độ dẫn đến sự thỏa mãn khi phù hợp với nhóm, cảm giác phù hợp với mọi người rất mạnh mẽ ở Nhật Bản. Người Nhật ghét bỏ lỡ những gì mà người hàng xóm, bạn bè hoặc
  • 19. 17 đồng nghiệp đang làm. Nếu một cô dâu mặc bốn chiếc váy đắt tiền khác nhau trong ngày cưới của mình, thì các cô dâu khác cảm thấy họ phải làm điều tương tự… Một trong những nỗi sợ hãi tồi tệ nhất của cá nhân Nhật Bản là bị loại trừ khỏi nhóm. Một nhà tâm lý học Nhật Bản đã phát biểu trên một tờ báo tại London rằng: Bản sắc cá nhân của người Nhật Bản rất yếu, họ cảm thấy an toàn hơn khi ở trong nhóm của mình. Ngay từ thuở lọt lòng, trẻ em Nhật Bản đã được dạy về tính kìm chế (Gaman) như một nghệ thuật sống. Gaman là một yếu tố dùng gắn kết xã hội Nhật Bản. Nó ngụ ý tự kiềm chế, đau khổ trong im lặng, phủ nhận chính mình, hài lòng và tự thể hiện để phù hợp với những điều tốt đẹp hơn. Chính sự kìm chế này đã cho đất nước Nhật Bản những “phép màu thần kì” vượt qua sự tàn phá khốc liệt của thiên tai và chiến tranh. Nhưng dường như nó cũng tạo sự vô cảm của người Nhật Bản (bởi những cảm xúc đời thường của họ đã bị “đàn áp”). Đối với người Nhật Bản bị cô lập ra khỏi xã hội còn tồi tệ hơn cả cái chết. Yếu tố này cũng góp phần duy trì sự tồn tại những làng hay khu phố bền chặt dẫn đến một hình thức cộng đồng gọi là “Xã hội dư luận”. Xã hội dư luận (tiếng Nhật: Uwasa no shakai – xã hội của lời đồn đại, đàm tiếu, bình phẩm sau lưng) được hiểu như một cộng đồng người mà hành vi của mỗi một gia đình, mỗi một thành viên bị chi phối bởi những lời đồn đại, đàm tiếu, bình phẩm của cộng đồng nơi người đó sống. Bản tính của người Nhật không thích đối kháng, đặc biệt là đối đầu cá nhân. Để tránh điều này, họ luôn luôn làm theo sự nhất trí. Họ chú tâm gìn giữ sự hòa hợp đến mức nhiều khi lờ di sự thật, bởi dưới con mắt người Nhật giữ gìn sự nhất trí, thể diện và uy tín là vấn đề cốt tử. Chính vì vậy trong xã hội Nhật, có rất ít chỗ cho ý tưởng cá nhân, người nào hòa nhập hoàn toàn vào các nhóm thì sẽ được đền đáp.Trong khi Chủ nghĩa cá nhân được đề cao ở phương Tây, thì ở Nhật sự tự khẳng định cá nhân dưới bất kỳ hình thức nào cũng không được khuyến khích. Câu tục ngữ trứ danh ở Nhật: “Cây đinh nào ló lên sẽ bị đóng xuống” khẳng định thái độ từ chối dứt khoát của người Nhật đối với Chủ nghĩa cá nhân. Những điều này phần nào phác họa cho thấy cái nền chung về khái niệm Con người cá nhân ở Nhật Bản, rõ ràng ở đất nước này vấn đề con người cá nhân không được khuyến khích và phát triển. Vì vậy nội hàm của khái niệm Con người cá nhân rất đặc trưng, đậm chất Nhật Bản. Vậy lịch sử văn học Nhật Bản có hay không có vấn đề con người cá nhân và tại sao thời kì Minh Trị được coi là thời kì tiếng nói cá nhân phát triển mạnh mẽ nhất?
  • 20. 18 1.2 Hành trình của Tiếng nói cá nhân trong văn học Nhật Bản “Yếu tố văn học chủ đạo ở các tác phẩm là nỗi buồn chứ không phải niềm vui, là nước mắt chứ không phải nụ cười, bởi thế mà văn học Nhật Bản hướng tới những mưu cầu mang tính trữ tình của nội tâm cá nhân hơn là đối diện với các yếu tố mang tính lịch sử, xã hội” đây là nhận định của nhà nghiên cứu Numano Mitsuyosh về văn học Nhật Bản. Đọc văn học Nhật Bản, dễ dàng nhận ra những xúc cảm thường nhật, dễ đi sâu vào lòng người, không đao to búa lớn, không mang tầm vóc cao siêu, văn học Nhật Bản đem đến những điều bình dị, sâu xa về nhân sinh. Văn học Nhật Bản là một nền văn học trữ tình, từ Tanka đến Haiku, từ tiểu thuyết đến tùy bút, tất cả đều là những nỗi niềm, những lời bộc bạch, là tâm sự mang tính cá nhân hơn là cái nhìn về xã hội, chính trị. Văn học Nhật Bản cho đến trước thời kì Minh Trị không gắn với yếu tố chính trị. Cổ sự kí (Kojiki) là huyền sử lập nước Nhật Bản, không mang nặng sự kiện lịch sử, điểm nổi bật của Cổ sự kí là niềm vui và nỗi buồn nhân thế. Từ sự tự ái và tính hiếu kì của nữ thần ánh sáng Amaterasu đến tâm trạng thổn thức thương nhớ người yêu của hoàng đế Nintoku rồi lòng ghen tuông của hoàng hậu Iwa… Huyền sử của dân tộc Nhật Bản được xây dựng bằng tâm lý thường nhật của con người, vĩ đại từ những điều nhỏ nhặt, sống động từ những gì tĩnh lặng. “Ngọn hải đăng của thơ ca Nhật Bản”: Vạn diệp tập (Manyoshu) là thế giới của cảm xúc và tình yêu, là khởi nguồn của thơ công dân. Trong “Vạn diệp ngũ đại gia” nhà thơ Yamanoue no Okura có một phong cách riêng, thơ ông vang lên âm điệu chống bất công xã hội: Trường ca Đối đáp của những người nghèo (Kinkyu- mondo-uta) thể hiện sâu sắc tình cảm nhân đạo yêu thương cảm thông với những số phận khốn khổ trong xã hội: “Giá rét run cầm cập Quấn vội mảnh vải gai Trùm thêm áo khoác ngắn Cho đỡ lạnh đêm dài Rét dẫu chưa hết rét Nhưng còn sướng hơn ai Những người nghèo cùng cực Cha mẹ già, sao đây?
  • 21. 19 Con thơ và vợ dại Kêu réo miếng ăn hoài Làm gì cho bớt khổ? Thử trả lời ta hay! [43, tr.58] Thời kì Heian phát triển rực rỡ với văn học cung đình, đặc biệt là văn chương nữ lưu, tiểu thuyết và tùy bút nảy nở. Đời sống cung đình, cuộc sống của quý tộc qua các thể loại thơ ca, tiểu thuyết, tùy bút ghi nhận những tâm sự, cảm xúc cô độc cá nhân, đạt đến sự thăng hoa với Aware. Tiểu thuyết vĩ đại Truyện Genji hấp dẫn ở hệ thống nhân vật nữ xoay quanh người tình lý tưởng của muôn đời-hoàng tử Genji. Mỗi nhân vật nữ là một chân dung riêng biệt, không đồng nhất. Murasaki đã khắc họa diện mạo tầng lớp quý tộc Heian. Trong Truyện Genji (Genji monogatari) mẫu số chung của tầng lớp quý tộc được tô đậm, số phận và đời sống luyến ái của hoàng tử Genji nhập vào vòng tuần hoàn của cuộc đời, hòa vào dòng chảy chung của thời đại. Thời kì này cũng đã xuất hiện tập truyện ngắn đầu tiên: Truyện quan trung cố vấn bên bờ đê (Tsutsumi chunagon monogatari) gồm 10 truyện ngắn, những nhân vật trong các tập truyện này có tính cách kì quặc không giống như những nhân vật luôn thưởng ngoạn và nao lòng trước cái đẹp ở các sáng tác khác. Họ thích nhìn trộm qua khe cửa, nghe trộm người khác nói chuyện, phạm nhiều lỗi lầm, gặp những tình huống dở khóc dở cười. Và đặc sắc hơn cả là truyện Tiểu thư yêu sâu bọ (Mushi mezuru himegimi) tính cách và hành động của tiểu thư yêu sâu bọ vượt ra khỏi lề lối giả tạo của xã hội thời kì đó. Tập truyện này chống lại thị hiếu về cái Đẹp đã được tôn thờ trong suốt một thời gian dài, đánh dấu cho “ráng chiều” của thời đại Heian, những giá trị được tôn thờ qua bao năm tháng giờ đây bắt đầu tẻ nhạt. Tác phẩm này “ngấp nghé” ngưỡng cửa cho những đề tài thực tế, khám phá hiện thực “trần trụi” của con người. Đỉnh cao của văn học Heian còn được đánh dấu ở sự nở rộ của thể loại tùy bút và nhật kí, với thể loại này tâm tư tình cảm của con người được biểu lộ chân thật nhất, rõ ràng nhất. Chính những tập tùy bút này lại khắc họa rõ nét chân dung của tác giả, trong khi những tư liệu về họ chẳng còn lại được bao nhiêu. Tùy bút Chẩm thảo tử (Makura no Soshi) của Sei Sonagon là đỉnh cao của thể loại này, cách viết của Chẩm thảo tử rất tự do, đề tài bao gồm tất cả kinh nghiệm, những điều mắt thấy tai nghe, cảm tưởng về cuộc sống xung quanh. Tác phẩm này có 300 đoạn in đậm dấu ấn cảm xúc và thẩm mỹ nhạy bén của tác giả… Thể loại tùy bút và nhật kí với đặc
  • 22. 20 trưng theo dõi những biến chuyển nội tâm, khả năng tự chiếu đã tạo điều kiện cho con người “bật ra” tiếng nói cá nhân mạnh mẽ và nhạy bén. Văn học thời cận đại (thời kì Edo) là văn học bình dân, thời kì của văn chương phù thế nổi tiếng với Ihara Saikaku (Tiểu thuyết), và Chikamatsu Mozaemon (Múa rối Joruri và ca kịch Kabuki)…Đề tài nổi bật trong các tác phẩm của Chikamatsu là sự xung đột giữa Ninjo và Giri. Ninjo (nhân tình) là những tình cảm và đam mê của con người, trong khi đó giri (nghĩa lí) là những bổn phận và đạo lí. Mối xung đột giữa cá nhân và xã hội đó rất khó hòa giải, dẫn đến cái chết bi thảm của các nhân vật chính. Giri của mỗi người tùy thuộc vào hoàn cảnh: gia đình, thị tộc, giai cấp, xứ sở, thời đại, tư tưởng….Trong khi đó Ninjo là những tình cảm cuồng nhiệt, say đắm của con người muốn vượt ra ngoài những ràng buộc đó. Tác phẩm tiêu biểu của đề tài này là Tự sát đôi ở Sonezaki, Tự sát đôi ở Amijima, Cây thông bật rễ, Cuộc chiến Kokusenya…), trong đó nổi bật tư tưởng của Chikamatsu muốn nhân tình và nghĩa lí bổ sung lẫn nhau, quân bình trong cuộc sống. Dù nhân tình thường phải hi sinh nhưng chính vì vậy mà nghĩa lí trở nên khoan dung hơn. Đóng góp lớn nhất của thời kì Edo đối với văn học Nhật Bản là đã sản sinh ra thi sĩ-thiền sư kiệt xuất Basho với thể thơ Haiku thâu tóm “vũ trụ trong một hạt cát”: Ta nhìn sâu xa Đóa hoa nở ở vết nứt trên tường Bên hàng giậu nở Tôi nhổ hoa ra khỏi vết nứt kia Cành nazuna. Giữ cả rễ lẫn thân trong tay tôi, (Basho) Này hoa nhỏ nếu tôi có thể hiểu được Hoa là gì cả rễ lẫn thân, tất cả mọi thứ, Tôi có thể biết được Chúa trời và con người là gì. (A.Tennyson)1F 1 [39, tr7-9] Tiến sĩ D.T.Suzuki chuyên gia nghiên cứu Thiền học của Nhật Bản sử dụng ví dụ này để phân biệt sự khác nhau căn bản giữa tư duy phương Đông và phương Tây, ở đây chúng 1 Alfred Tennyson (1809-1892) là một trong những nhà thơ nổi tiếng nhất của Anh, đề tài nổi bật trong thơ ông là truyền thuyết cổ, vấn đề xã hội, sự quan sát thiên nhiên nhạy bén…
  • 23. 21 tôi sẽ xem xét kĩ hơn ở sự bộc lộ của con người cá nhân trong hai bài thơ này. Chúng ta vẫn cho rằng người phương Đông yêu thiên nhiên và hiểu thiên nhiên hơn người phương Tây, bằng chứng là Basho không “thô bạo” như Tennyson, ông lặng lẽ nhìn ngắm bông hoa trong sự sống của nó, trong sự hòa nhập của nó với đất trời bằng tình cảm đắm say của một người yêu quý thiên nhiên rất mực, còn Tennyson thì ngắt bông hoa ra khỏi sự sống của nó, xem xét nó từng “đường gân thớ thịt” bằng con mắt của lý trí, lối tư duy khoa học…Nhưng rõ ràng tư thế và khát vọng trước thiên nhiên của Tenyson là sự chủ động, dứt khoát và ham học hỏi khác hoàn toàn so với Basho. Thiền sư Basho ngắm cành hoa trong sức sống của nó, ông như một người bạn rất đỗi dịu dàng của hoa. Nhưng có lẽ sâu xa hơn là sự tôn sùng tự nhiên và cảm nhận mình là một phần tự nhiên của Basho. Người phương Tây nhận thức, khám phá và chinh phục tự nhiên còn người phương Đông thì dừng ở sự nhận thức, khám phá. Họ luôn trong tâm trạng nương theo thiên nhiên để đạt đến trạng thái hòa hợp cùng vũ trụ. Tennyson muốn từ bông hoa để hiểu hoa, hiểu mình, hiểu Chúa trời hay nói cách khác là muốn truy nguyên về nguồn cội. Nhà thơ tách mình ra, độc lập hoàn toàn với đối tượng đang tìm hiểu để nghiên cứu. Con người cá nhân ở đây khao khát hiểu mình, hiểu người và muốn hiểu cả vũ trụ bao quanh mình, đó là sự ham muốn vô cùng vô tận của một người tự chủ, tự tin, độc lập và không bị ràng buộc. Còn Basho thì lại tìm sự giải thoát ở một bông hoa, con người cá nhân tìm sự đồng cảm, đồng thuận để cùng ngẫm nghĩ và thâm nhập. Không như Tenyson, để hiểu được bông hoa, Basho đã trở thành bông hoa và từ bông hoa Basho thẩm thấu bí mật của vũ trụ rồi quay trở lại chiêm nghiệm bản thân mình. Đặc điểm của con người cá nhân Nhật Bản hiển hiện rõ ràng qua bài Haiku của Basho. Về thực chất, Con người cá nhân trong văn học truyền thống Nhật Bản được hiểu như thế nào? Đó không phải là con người thức tỉnh (trong xã hội Việt Nam thời trung đại) vốn đã quen làm theo, nghe theo tiếng nói của một cộng đồng. Đó cũng không phải con người cá nhân mạnh mẽ, dứt khoát của phương Tây luôn tìm cách vượt trội so với cộng đồng và cộng đồng tôn trọng điều đó như một giá trị thuộc về quyền và tư cách con người, do đó con người được phát huy tự do và năng lực cá nhân một cách tối đa. Ở Nhật Bản đó là tự do trong phụ thuộc, cá nhân vẫn có mong muốn riêng, vẫn làm những điều mình thích nhưng họ vẫn nhìn về nhóm của mình. Nữ thi sĩ Komachi thổn thức với tình yêu của mình
  • 24. 22 trong bài thơ Tanka, là đang hòa vào dòng chảy chung của những vần thơ trữ tình, của trào lưu thời đó. Sei Shonagon với tùy bút Chẩm thảo tử mang những suy tư và nhận xét riêng của mình, là đang ghi chép lại cuộc sống của bộ phận quý tộc cung đình. Họ luôn có một nhóm mà mình thuộc về và nhóm này không chiều theo những ham muốn cá nhân, vì thế cá nhân không có điều kiện vượt lên trên nhóm (vượt lên không mang nghĩa tài năng nổi trội mà là suy nghĩ và hành động chệch ra ngoài sự cho phép của nhóm). Xung đột giữa Giri và Ninjo được xem là biểu hiện rõ rệt nhất cho tính chất của con người cá nhân Nhật Bản, khi mối quan hệ này trở nên “vô cùng mệt mỏi” thì Nhật Bản va chạm với làn sóng tự do cá nhân của phương Tây, những tưởng sẽ dung hòa vì tìm được lối đi mới nhưng con người cá nhân Nhật Bản về bản chất vốn đã khác biệt, lại chịu đựng thêm những xung đột mới vì không đạt được tự do theo mong muốn. Hai khái niệm Ninjo và Giri (biểu hiện cho sự xung đột giữa cá nhân và xã hội của Nhật Bản) biểu hiện rõ rệt trong thời kì Edo và bùng phát mạnh mẽ ở thời kì Minh Trị. Trong số các khái niệm từ phương Tây, các nhà văn Nhật Bản tiếp thu nhiều nhất chính là Chủ nghĩa cá nhân, được thể hiện rõ rệt nhất trong thể loại tiểu thuyết tự thuật (shishosetsu). Sự cô đơn của cá nhân tự ý thức đã trở thành chủ đề xuyên suốt của văn học thời kì này: “Cuộc Canh tân đã đặt nước Nhật vào bối cảnh quốc tế. Đến nỗi, cả trên mặt bằng trong nước cũng như trong quan hệ với nước ngoài, Nhật Bản đã phát triển mạnh mẽ và cũng phải đương đầu với một cuộc khủng hoảng nặng nề. Những nhà trí thức thời đó cảm thấy cần có một nền văn học tiểu thuyết tạo cho người Nhật ở thời đại mới đó một tiếng nói riêng, và họ ra sức đi tìm nó. Đây chính là bước đầu của cái mà người ta gọi là nền văn học Nhật Bản hiện đại. Những người tiên phong của nền văn học này là những trí thức được giao một sứ mệnh, đều có một giọng nói và cách cảm nhận ăn sâu trong hiểu biết về những nhà văn cổ điển Trung Hoa. Họ thêm thắt vào đó các nghiên cứu khác, đặc biệt là về văn học Nga, Đức, Pháp, Anh…Họ dịch riêng lẻ các tác phẩm châu Âu và dùng nó như bàn đạp để tạo nên viễn cảnh của thời đại mới, khi đã cắt được ràng buộc với những qui ước của nền tảng văn học cũ. Trong số đó có Shimei Futabatei, chuyên về văn học Nga, Sôseki Natsume, quen thuộc với văn học Anh, Ogai Mori, nghiên cứu tiếng Đức và Pháp. Vậy là ở Nhật Bản đã tồn tại một dòng tiểu thuyết từ cách đây hơn một thế kỷ đã làm cầu nối giữa những trí thức thời Minh Trị với những nhà văn hiện đại.”[63]
  • 25. 23 Sau hơn ba trăm năm đóng cửa tuyệt giao với thế giới bên ngoài, Nhật Bản ngủ kĩ đã thức dậy trước làn gió mới từ phương Tây thổi tràn vào trên tất cả mọi lĩnh vực. Nền văn học hiện đại, được xây dựng trên cơ sở chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa cá nhân. Văn học truyền thống, cổ đại của Nhật Bản, khi tiếp nhận ảnh hưởng văn học và tư tưởng mới của Tây Âu, thay đổi đặc thù thành nền văn học tôn trọng tính cá nhân và việc miêu tả con người, miêu tả cá tính trở thành mục tiêu lớn nhất, được gọi là phương pháp tả thực, tiểu thuyết trở thành trung tâm của nền văn học hiện đại. Vào thời kỳ này, văn học Nhật Bản đã hiện đại hóa với vai trò là nền văn học của nhân dân (từ văn học chính trị đến văn học của quần chúng nhân dân). Các trào lưu văn học nở rộ cùng nhiều trường phái lý thuyết khác nhau đã tạo nên bức tranh phong phú đầy màu sắc cho văn học thời kì này. Tiểu luận Bản chất của tiểu thuyết (Shosetsu shinzui) của Tsubouchi Shoyo (1859- 1935) xuất bản năm 1885, đã đặt nền móng cho nền lý luận văn học hiện đại: phủ nhận lập trường luân lý “khuyến thiện trừ ác” của những tác phẩm thời kì trước, chủ trương tôn trọng thái độ tâm lý khách quan, đề cao cảm xúc của con người. Vì vậy nó còn được gọi là Chủ nghĩa tả thực, tác phẩm tiêu biểu theo khuynh hướng này là Phù vân (Ukigumo) của Futabatei Shimei. Tác phẩm này diễn tả ảnh hưởng đậm nét của phong trào Âu hóa lên đời sống tình cảm của con người, đặc biệt là những thanh niên, đồng tiền và sự hào nhoáng có sức mạnh vô cùng chi phối tính cách của con người. Chủ trương của chủ nghĩa tả thực là nội dung của cuộc tranh luận văn học đầu tiên vào những năm 1890 khi một số nhà phê bình khác như Ozaki Yukio (1858-1954) và Shimada Saburo (1852-1923) nêu cao vai trò của một nền “văn học khai hóa” mang nặng tính giáo dục và xem cảm xúc con người như là biểu hiện của một loại văn học suy đồi. Cuộc tranh luận giữa Kitamura Tokoku (1868-1894) và Yamaji Aizan (1864-1917) về những cá nhân kiệt xuất và con người bình thường trong văn học. Trong khi Aizan quan niệm những con người bình thường cần được giáo hóa những vấn đề luân lý thông qua sự ngưỡng vọng những cá nhân kiệt xuất thì Tokoku lại ý thức sâu sắc về sự cảm thông của những cá nhân kiệt xuất hướng tới đám đông vô danh, và nhấn mạnh giáo dục không thể thực hiện được nếu thiếu sự cảm thông. Một khuynh hướng quan trọng khác được hình thành sau chiến tranh Nhật-Thanh là khuynh hướng lãng mạn. Những tác phẩm thuộc khuynh hướng này đả phá truyền thống (hình thức và đạo đức cũ) để tìm sự giải phóng của bản ngã về mặt tình cảm qua đại diện là
  • 26. 24 nhà văn Kitamura Tokoku và những tác phẩm buổi đầu của Mori Ogai. Chiếm vị trí chủ lưu trên văn đàn vào cuối thời Minh Trị là chủ nghĩa tự nhiên. Nếu chủ nghĩa tả thực tìm cách diễn tả một cách khách quan hiện thực thì chủ nghĩa tự nhiên chú trọng phân tích con người và xã hội để đi tìm chân lý. Từ việc điểm qua những trào lưu chính của văn học Nhật Bản cận hiện đại, chúng ta nhận thấy đề tài chủ yếu ở thời kì này là sự xung đột giữa mới và cũ, tuy nhiên nó chỉ ở bề nổi, sự xuất hiện của con người cá nhân với tiếng nói riêng tha thiết mới tạo nên sóng gió trong thời kì này. Giá trị con người cá nhân trong văn học Nhật Bản tiếp nối dòng chảy quá khứ, không chỉ thể hiện trong chuỗi quan hệ và sự ràng buộc của xã hội mà còn “xoay sở trong bầu không khí của những giá trị ngoại nhập”. “Bề mặt” của thời đại Minh Trị là tôn trọng tự do cá nhân, nhưng tự do ấy là do tầng lớp cầm quyền quy định, yêu cầu và bắt buộc. Cá nhân thực chất không có được tự do như mình mong muốn. Văn học thời kì này phát triển mạnh mẽ bởi những ý thức cá nhân muôn hình muôn vẻ, nó không chỉ là biểu hiện của tiếng nói tự do mà còn là tiếng nói đòi hỏi tự do, tiếng nói yêu cầu được lắng nghe. 1.3. Natsume Soseki và lập trường cá nhân 1.3.1 Lập trường cá nhân trước xã hội Natsume Soseki được sinh ra ở Tokyo vào năm 1867, chỉ một năm trước khi bắt đầu thời đại Minh Trị Duy Tân. Soseki ra đời khi cha mẹ ông đã già vì vậy ông được gửi đi làm con nuôi trong tám năm. Ông có niềm say mê đặc biệt với văn học Trung Quốc và văn học truyền thống Nhật Bản, tuy nhiên ông lại chọn con đường sự nghiệp của mình theo xu hướng chung của tinh thần hiện đại hóa thời hiện đại. Ông chọn học Tiếng Anh và trở thành một trong những sinh viên xuất sắc khoa văn học Anh của trường đại học Tokyo. Sau khi tốt nghiệp, Soseki dạy tiếng Anh tại các trường trung học. Ông kết hôn ngay sau đó và cuộc hôn nhân không hạnh phúc đã để lại dấu ấn sâu đậm trong những sáng tác của ông. Tình cảm vợ chồng trong tác phẩm của Soseki thường rất lạnh nhạt. Nhật Bản thời kì Tokugawa khiến giới phương Tây kinh ngạc bởi sự thịnh vượng của nền giáo dục. Nền giáo dục Tokugawa đã để lại một tài sản giá trị: số lượng người dân biết đọc biết viết ngày một tăng, đội ngũ nhân tài đông đảo, chính sách chú trọng bồi dưỡng năng lực, tinh thần và đạo đức. Nó được coi là nền tảng để triều đại Minh Trị thực hiện
  • 27. 25 chính sách giáo dục mới. Để theo kịp các nước phương Tây, chính quyền Minh Trị chủ trương gửi nhân tài đến học tập tại các nước tiên tiến. Soseki được cử sang Anh du học trong chương trình “Học tập phương Tây” của Nhật Bản, ông đến nước Anh trong tâm trạng không thoải mái. Tâm lý sợ hãi và tự ti trước sự xa lạ và khác biệt văn hóa khiến ông thu mình lại. Giữa hai bờ Đông-Tây, Soseki chủ trương khẳng định lập trường cá nhân của riêng mình, vấn đề này trở thành cốt lõi trong phương châm sống và sáng tác của ông. Soseki luôn chú trọng đến tự do của mỗi cá nhân, chèn ép tự do là không tuân theo quy luật tự nhiên. Ông cho rằng chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa dân tộc không nhất thiết phải đối chọi nhau. Cá nhân có tự do của riêng mình nhưng khi đất nước cần, con người biết tiết chế tự do của mình để thực hiện nghĩa vụ với đất nước. Tư tưởng này xuất phát từ cái nhìn về thời cuộc của Soseki: làn sóng hiện đại hóa nhanh chóng đã cuốn con người vào vòng xoáy mù quáng, bắt chước phương Tây không hề suy tính. Để tránh trở thành nô lệ của các nước Tây Âu, Soseki muốn nước Nhật nhận thức rõ tầm quan trọng của cá nhân. Là một người khép kín và khó tiếp nhận những gì khác lạ vì vậy đến nước Anh xa xôi quả là một thử thách lớn đối với Soseki. Đây cũng là giai đoạn khó khăn nhất trong cuộc đời của ông: “Hai năm trải qua ở Anh là hai năm khó chịu nhất trong đời tôi…Trong số các quý ông Anh, tôi sống như một con chó xù xì trong một bầy sói" [72] Điều đặc biệt là Soseki rất hay ví von so sánh mình và những người không tốt với những con chó. Trong bài phát biểu khi từ bỏ vị trí giảng viên tại trường đại học về làm việc cho báo Asagi, hình ảnh ví von này được lặp lại: “Khi còn giảng dạy tại các trường đại học, tôi đã bị bao vây bởi những con chó không ngừng gào thét, vô cùng khó chịu. Những con chó là một phần lý do khiến những bài giảng của tôi tệ hại”. [72] Chính lối sống khép kín và thu mình đã cho Soseki một cái nhìn kĩ lưỡng về thế giới phương Tây hào nhoáng trước mắt vì thế mục đích quan trọng đến Anh của ông là nhằm: “Để từng bước tìm hiểu về bốn chữ “tự chủ bản thân” và để chứng minh điều đó, ông đã say sưa với những nghiên cứu khoa học và những suy tưởng triết học. Với mục đích xây dựng lập trường cá nhân của mình, Soseki đã có sự so sánh giữa Nhật Bản và phương Tây phong phú và sâu sắc: các mẩu ghi chép, thư từ, nhật ký của ông là sự quan sát kĩ lưỡng đời sống văn minh phương Tây : “Etiquette của phương Tây thì rất phức tạp, còn ngược lại ở Nhật Bản thì lễ nghĩa chỉ là sự bảo vệ cái tôi ích kỷ mà thôi. Đặc biệt là Nhật Bản không thoát được tính artificiality nên tuy không lễ nghĩa mà lại có artificiality, và cũng có vulgarity gắn liền với sự thiếu lễ
  • 28. 26 nghĩa trong giao tiếp, còn nếu không có lễ nghĩa mà có spontaneity thì chưa hẳn có lợi mà còn có hại, thêm vào đó còn có cái hại của nghi lễ là sự ngớ ngẩn”.(Nhật ký ngày 15 (thứ hai) tháng 4 năm Minh Trị 34) “Vì nguyên tắc chính trong giao tiếp ở phương Tây là không làm tổn thương hay phật ý người khác, nên họ không để cho người ngoài nhận thấy vẻ mặt hay tâm trạng không vui của mình. Có thể nói việc che giấu tình cảm là rất cần thiết, tuy nhiên điều đó không được thể hiện rõ ở người Nhật Bản.” (Mẩu ghi chép số 12, năm Minh trị 34) [72] Yukichi Fukuzawa, nhà tư tưởng chính trị lớn nhất của Nhật Bản thời Minh Trị cho rằng: “độc lập quốc gia thông qua độc lập cá nhân.”Với cách nghĩ này, Soseki nhận định thời Minh Trị là thời kỳ hạn chế sự phát triển cá nhân: “Đất nước lâm nguy thì tự do cá nhân bị hạn chế, đất nước thái bình thì tự do cá nhân được mở rộng, đó là chuyện đương nhiên. Nếu đã có dù chỉ một chút nhân cách cũng không thể nào bỏ qua điều đó để có thể thờ ơ, bàng quan và chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân trong trường hợp có nguy cơ mất nước” Mặt khác, ông lại kiến giải rằng: “Quốc gia là quan trọng, nhưng rõ ràng chúng ta không thể cứ nhắc mãi từ “quốc gia” suốt ngày để tỏ ra gắn bó với tổ quốc”. [72] Chính kiến này cho thấy Soseki có cách nhìn sâu sắc từ sự tiếp thu vấn đề cá nhân ở phương Tây. Con người phương Đông luôn tôn sùng quốc gia, cống hiến trọn vẹn, làm “mờ hóa” bản thân. Nhưng muốn phát triển một quốc gia thịnh vượng tất yếu mỗi cá nhân phải tự tu dưỡng, vừa biết phát huy bản thân vừa biết kiềm chế để hòa vào lợi ích chung mới là một cá nhân xuất sắc. 1.3.2 Lập trường cá nhân trong sáng tác văn chương Natsume Soseki thuộc trường phái Dư Dụ còn gọi là trường phái văn chương Cao sang, chống lại chủ nghĩa tự nhiên. Ông thấm nhuần tư tưởng trong cuốn Văn chương Anh thế kỉ 18. Kinh nghiệm rút ra từ chủ nghĩa hiện thực của văn chương Anh giúp Soseki thấy được hạn chế của lối miêu tả theo chủ nghĩa tự nhiên: chủ trương sáng tác những tác phẩm chan chứa tình cảm và làm xúc động lòng người. Ông lo ngại sự sùng bái quá mức chủ nghĩa vật chất của phương Tây sẽ gián tiếp dẫn đến sự sùng bái chủ nghĩa tự nhiên. Soseki được biết đến không chỉ là cây bút đầy nội lực trong sáng tác mà còn là nhà lí luận sắc sảo trong những công trình lý luận. Những tác phẩm lý luận Bungakuron(Văn học luận, 1907), Bungaku hyoron (Văn học bình luận, 1909), tiểu luận Gendai Nihon no kaida
  • 29. 27 (Kỷ nguyên ánh sáng của nước Nhật Bản hiện đại, 1911), Watashi no kojinshugi (Chủ nghĩa cá nhân của tôi, 1915) …Ở lĩnh vực sáng tác hay lí luận Soseki đều hướng đến mục đích khám phá bản chất của văn học.Trong Bungakuron.Từ vốn kiến thức uyên bác về văn học Anh. Năm 1907 ông xuất bản Bungakuron, nêu tính cấp thiết của việc đọc. Soseki sử dụng phương pháp tiếp cận của tâm lý học hiện đại và xã hội học, ông tạo ra một mô hình để nghiên cứu các kinh nghiệm có ý thức của văn hóa đọc theo thời gian theo từng nền văn hóa. Điều này được ông tiếp tục phát triển trong các bài tiểu luận, nghiên cứu trong suốt sự nghiệp của mình. Natsume Soeki khẳng định hai yếu tố then chốt trong văn học: tri giác và cảm xúc. Tri giác mà không cảm xúc thì là tri giác trong nhận thức khoa học, cảm xúc mà thiếu tri giác thì đó chỉ là tiền-văn chương. Nhận định này tuyên chiến với lý thuyết của chủ nghĩa tự nhiên, vốn chủ trương viết tự thuật bằng phong cách thông tục, thiếu dấu ấn tư tưởng và tình cảm của tác giả. Với đánh giá sâu sắc về văn học Anh thế kỷ XVIII tiểu luận Bungaku hyoron đặt ra những tiêu chí mà người Nhật cần có để thưởng thức văn học ngoại quốc. Tiểu luận của Soseki chú ý nhiều đến các khái niệm triết học, tác động của công nghiệp hóa và hiện đại hóa đến con người… Tuy nhiên khi nghiên cứu tác phẩm của Soseki, thì những tư liệu về cuộc đời ông lại không mang tính quyết định để khám phá những nhân vật khác của nhà văn. Như nhà văn Marcel Proust đã từng viết: “Con người nhà văn trong đời thực và con người nhà văn trong tác phẩm chẳng mấy quan hệ gì với nhau.” Với Soseki, trong nội tại tác phẩm ở giai đoạn đầu, tính cách nhân vật có sự biến đổi phức tạp bởi lẽ : nhân vật chịu sự tác động của sự kiện, chính vì thực tại luôn biến động và chảy dòng thời gian, sự kiện không theo ý muốn chủ quan của tác giả nên nhân vật của Soseki luôn mới lạ, luôn vận động, luôn đem lại cảm giác thích thú được tìm hiểu cho độc giả. Điều này xuất phát từ phương châm sáng tác của Soseki: xem xét tác phẩm phải trong hoàn cảnh xã hội. Từ những vấn đề đã nêu trên, chúng tôi nhận thấy nghiên cứu vấn đề con người cá nhân trong tác phẩm của Soseki cần đặt trên nền tảng Nhóm xã hội Nhật Bản; Vấn đề con người cá nhân có sự tiếp biến từ truyền thống và giao thoa văn hóa phương Tây; Nguồn tư liệu về tình hình xã hội Nhật Bản thời kì Minh Trị là cơ sở quan trọng để tìm hiểu những vấn đề con người cá nhân trong các sáng tác của Soseki.
  • 30. 28 CHƯƠNG 2: CON NGƯỜI CÁ NHÂN-NỖI LÒNG TRƯỚC THỜI CUỘC Con người cá nhân trong tác phẩm của Soseki không phải là tiếng nói của cái mới đấu tranh với cái cũ mà là tiếng nói khẳng định lập trường cá nhân giữa hai bờ Đông-Tây, là tiếng nói cảnh báo, nó khác tiếng nói khát khao đòi hạnh phúc cá nhân trong sự ràng buộc của lễ giáo phong kiến. Muốn tìm hiểu cặn kẽ vấn đề Con người cá nhân phải nhìn nhận nó trong tập thể, đặc biệt đối với Nhật Bản, đất nước có truyền thống lâu đời về nhóm xã hội. Nhân vật của Soseki được miêu tả trong nhóm xã hội của mình, bao gồm cả gia đình, bạn bè. Tuy nhiên bản chất của nhóm trong tác phẩm của Soseki còn mang một ý nghĩa khác. Sự kết nối giữa các cá thể chỉ là bề ngoài, không phải là sự kết nối bền chặt, mãn nguyện, mà là kết nối bắt buộc do tâm lí sợ lạc lõng, sợ cô độc. Từ khái niệm nhóm truyền thống đến nhà văn cận hiện đại Soseki đã mang thêm nét nghĩa mới, biểu trưng cho sự rạn vỡ từ bên trong. Cấu trúc trong tác phẩm Soseki được chúng tôi khảo sát đó là: qua sự kiện tác động- con người hành xử lưỡng phân (giữa yêu cầu của nhóm hay nhu cầu của chính bản thân mình), từ đó tính cách con người được bộc lộ. Vấn đề con người cá nhân trong các sáng tác thời kì đầu của Natsume Soseki được chúng tôi khảo sát từ cá nhân trong tương quan với xã hội đến cá nhân đối diện bản ngã (Người viết nhấn mạnh). 2.1. Cá nhân cô đơn giữa Nhóm 2.1.1 Cá nhân cô đơn giữa tình thân Lối ứng xử theo cộng đồng đều có cả ở Đông- Tây nhưng ở phương Đông nó mang nặng tính thống thuộc một cách tự nguyện. Ở Nhật Bản, hãy xem nhóm của anh ta sẽ biết anh ta là người như thế nào. Nhân vật trong tác phẩm của Soseki rất đặc biệt bởi không thể đoán biết nhân vật trong nhóm của họ. Khái niệm nhóm và cá nhân thuộc về nhóm trong tác phẩm của Soseki có chiều kích phức tạp hơn. Với người Nhật, tất yếu ai cũng có một nhóm cụ thể, người thân trong gia đình là nhóm thân thiết nhất.Soseki miêu tả những con người cô đơn ngay chính trong những mối quan hệ thân thiết nhất. Ông đi từ cấp độ gần gũi nhất đến xa nhất của nhân vật trong nhóm và đi theo chiều ngược lại của thước đo tình cảm: càng thân thiết càng lạnh nhạt, càng xa lạ càng tin tưởng. (Người viết nhấn mạnh). Trong mối quan hệ gia đình, những nhân vật của
  • 31. 29 Soseki đều không tìm được sự chia sẻ. Ngay cả vợ chồng đầu gối tay ấp cũng dấy lên sự hoang mang về sự gắn kết tình thân đang vụn vỡ. Tình yêu trong tác phẩm của Soseki thường bị bóp méo và miêu tả với giọng điệu châm biếm. Tình yêu, tình nghĩa vợ chồng không có sự thấu hiểu và đồng cảm. Ông giáo Kushami trong Tôi là con mèo là điển hình cho người đàn ông ghét vợ, ông ta luôn càu nhàu và châm chọc vợ mình, luôn thao thao bất tuyệt những điều bà vợ không biết. Ông ta ngồi điềm nhiên trong khi người vợ cuống quýt hỏi bạn ông cái tên ông chồng vừa gọi châm biếm mình có nghĩa là gì? Là hình ảnh hài hước và xót xa. Họ sống mà không quan tâm nhau, từ cái thắt lưng đến cái áo khoác lụa Haori, chỉ đến khi nhà bị mất trộm, đối phương mới biết người đầu gối tay ấp của mình có trang phục như thế nào. Cô gái Nami và người chồng trong Gối đầu lên cỏ tồn tại như hai người quen biết lâu ngày, họ không hiểu gì về nhau và quan hệ vợ chồng của họ rất mong manh. Tình cảm vợ chồng trong những tác phẩm của Soseki nổi bật cảnh “đồng sàng dị mộng”, càng trăn trở, càng muốn biết họ lại càng không biết gì về nhau. Tác phẩm sáng tác trong giai đoạn chuyên nghiệp: Nỗi lòng (Kokoro) miêu tả một người vợ đến tội nghiệp, nếu nói rằng Tiên sinh là một người đàn ông yêu vợ hẳn đó là một tình yêu méo mó, người vợ chưa bao giờ cảm thấy hạnh phúc. Bà không thể bước vào “thế giới” của ông, bà bất lực và quay quắt trong ý nghĩ dằn vặt cả đời rằng mình là nguyên nhân của nỗi buồn dai dẳng trong ông, là một phần của xã hội mà ông vô cùng căm ghét. Những tác phẩm của Soseki khiến độc giả thấy nhói lòng về mối quan hệ gia đình lỏng lẻo, chông chênh… Trong gia đình, cậu ấm (Cậu ấm ngây thơ) là một cái gai, mẹ đuổi cậu đi đến ở nhà bà con, không muốn gặp mặt cho tận đến lúc lâm chung; cậu bị ông bố xem là người vô tích sự, không bao giờ gần gũi. Quan hệ giữa cậu với anh là tranh giành, đánh nhau…Khi cha mất, mối dây liên hệ duy nhất giữa hai anh em cũng không còn nữa, họ giải quyết mối quan hệ bằng việc chia tiền và đường ai nấy đi “kể từ đó tôi không gặp anh nữa” [34, tr.28] Câu nói này được lặp lại cuối tác phẩm, là cái kết của mối quan hệ giữa cậu ấm và Nhím (Sau khi trừng trị Áo Đỏ và Hề Trống, cậu ấm và Nhím chia tay nhau: “Tôi chưa có dịp gặp lại hắn lần nào” [34, tr.234]. Trong cuộc đời mình, cậu ấm “lỗi hẹn” với mọi mối quan hệ thân thiết, cho đến cuối cùng bà Kiyo-người quan tâm cậu cũng không ở bên cậu lâu dài.
  • 32. 30 Ông giáo Kushami (Tôi là con mèo) có rất nhiều bạn bè, phòng khách của ông không bao giờ vắng tiếng người. Meitei và Kanghetsu là những người thường xuyên lui tới nhất, một người là bạn thân nhất, một người là học trò ông ưng ý nhất nhưng ngay cả những câu nói đùa của Meitei ông cũng không nhận ra; Kangetsu có vợ lúc nào ông cũng không hay biết. Phòng khách của ông giáo là nơi họp mặt của những trí thức nhàn rỗi để họ tạo dựng mối quan hệ. Ngoài ra, giữa họ không có sự gắn bó thân thiết nào khác. Những trí thức trong tác phẩm của Soseki là những người nhàn rỗi và tỏ ra nhàn rỗi, họ không muốn tham gia vào thế sự. Anh Kanghetsu (Tôi là con mèo) luôn bận bịu về luận án tiến sĩ với đề tài về lực học, treo cổ (những đề tài như những câu chuyện phiếm) và mục đích làm luận án tiến sĩ là được cưới tiểu thư giàu có. Chàng họa sĩ (Gối đầu lên cỏ) nhàn nhã buồn tình tìm đến nơi thôn dã. Cậu ấm (Cậu ấm ngây thơ) không bận rộn với việc giảng dạy mà rất nhàn rỗi quan sát người khác…Kiểu nhân vật trí thức này được Soseki miêu tả khá tinh tế, thay vì phải cống hiến cho đất nước, họ thu mình lại, không quan tâm tới quốc gia đại sự, họ lặng lẽ với thế giới riêng của mình. Thật khó để tìm kiếm tình bạn đích thực trong tác phẩm Soseki, bề ngoài họ rất hợp nhau, cùng chung chí hướng mỉa mai xã hội nhưng về thực chất họ không hề có bạn, họ là những người thấy người khác na ná giống mình và tìm đến (nhận thức này dựa trên ý thức nhóm, họ cho rằng mình thuộc về nhóm đó và cảm thấy cần phải sinh hoạt trong nhóm đó, các cá nhân tồn tại như những mảnh ghép không vừa vặn). Cậu ấm và Nhím (Cậu ấm ngây thơ) là những người cùng chung chí hướng trả đũa Áo Đỏ, họ tạm thời sát cánh bên nhau, họ cảm thấy cô độc khi không có chiến hữu, Nhím không dám phản kháng cho đến khi cậu ấm xuất hiện, cậu ấm không biết trả đũa Áo Đỏ thế nào nếu không có Nhím. Cùng đi trên một con đường ngắn và khi đạt được mục đích, họ tách ra, không gặp lại nhau nữa. Ông giáo Kushami xem Kangetsu là học trò ưng ý nhất của mình nhưng cũng không hiểu hết về anh ta, không biết anh ta kết hôn khi nào, ông giáo thờ ơ với học trò khi đến nhờ ông giúp đỡ. Mối quan hệ thầy trò vốn thiêng liêng trong truyền thống nhưng dưới ngòi bút của Soseki hiện lên thật méo mó. Nếu tinh ý với những sự việc gây phiền toái cho ông giáo Hắt hơi (Tôi là con mèo) thì nguyên nhân đều bắt nguồn từ mối quan hệ thầy trò, điều này gây sự ảo não vô cùng cho ông giáo Kushami. Mối quan hệ nảy lửa giữa cậu ấm và học trò (Cậu ấm ngây thơ) là sự phản ánh sinh động nền giáo dục còn nhiều bất cập.
  • 33. 31 Truyền thống ứng xử của người Nhật được chia thành Bên trong và Bên ngoài. Bước ra ngoài ranh giới Bên trong là một thái độ ứng xử hoàn toàn khác trong không gian Bên ngoài. Nếu nói: “Hắn ta tốt bên ngoài nhưng xấu bên trong” theo cách hiểu của người Nhật, tức là là cách nói chê bai người đó vì tính ích kỉ và cư xử khó khăn với người trong nhà, trong khi các mối quan hệ bên ngoài của anh ta lại được coi là dễ chịu và đáng trọng, điều này được minh chứng rõ ràng qua hình tượng ông giáo Kushami (Tôi là con mèo). Ông ta coi vợ như một người đáng ghét, luôn chê bai, không muốn nói chuyện nhưng ông ta sẵn sàng ngồi liền hàng giờ để nghe câu chuyện phiếm của ông bạn Meitei dù hay cằn nhằn ông bạn mình, ông quan tâm đến học trò Kangetsu của mình hơn là để mắt đến ba cô con gái nhỏ… Trong tác phẩm của Soseki, mối quan hệ giữa gia đình và xã hội thường rất trái ngược nhau. 2.1.2 Cá nhân kiếm tìm sự đồng cảm Tiểu thuyết Gối đầu lên cỏ có khung cảnh nên thơ, hữu tình, có cặp nhân vật chính là chàng họa sĩ và cô gái đẹp trong làng nhưng họ không làm nên một câu chuyện tình. Hai nhân vật chính được Soseki sắp đặt trong một mối quan hệ khác: mối quan hệ tri kỷ. Nami không tìm được sự đồng điệu với người chồng đầu gối tay ấp nhưng cô lại tìm thấy cảm giác ấy khi gặp chàng họa sĩ. Soseki tô đậm những vết nứt của quan hệ huyết thống, quan hệ vợ chồng, ông đặt sự xa cách trong quan hệ tình thân bên cạnh sự khát khao đồng cảm từ người ngoài, chỉ như vậy con người cá nhân đã đủ chạm đến nỗi cô đơn dù có rất nhiều mối quan hệ. Nami là một nhân vật rất đặc biệt, cô thoắt ẩn thoắt hiện như một bức tranh. Trong mắt dân làng, Nami là một người bất hạnh trong tình cảm. Cô yêu một người nhưng bị ép lấy người khác. Khi chồng phá sản, cô trở về với gia đình nhưng thật ra đó không còn là gia đình của cô nữa. Nami không có bất kì một sự gắn kết nào của tình thân, rời bỏ chồng, gia đình không thấu hiểu, họ xem cô là vết nhơ, Nami lạc lõng giữa những người ruột thịt. Chỉ khi chàng họa sĩ đến, cô mới được thấu hiểu. Cô có thể trò chuyện, chia sẻ quan niệm sống, cái chết, lẽ thật giả trong cuộc đời: “Tóm lại là những biểu hiện trên gương mặt cô không thể nào thống nhất về một kiểu. Giống như mê và ngộ tranh đấu với nhau nhưng vẫn tồn tại cùng nhau dưới một mái nhà. Chắc hẳn cái vẻ không hài hòa trên gương mặt cô gái này là bằng chứng cho sự thiếu cân
  • 34. 32 bằng trong tâm hồn, và sự thiếu cân bằng trong tâm hồn gắn với tình trạng mất cân bằng trong thế giới của cô. Đó là gương mặt thể hiện một con người bị bất hạnh đè nén và đang chống chọi với bất hạnh. Rõ ràng đây là một cô gái không hạnh phúc.” [38, tr.62] Cũng giống Nami, cậu ấm (Cậu ấm ngây thơ) bị gia đình chối bỏ. Những hành động và việc làm của cậu vượt quá giới hạn cho phép của gia đình. Cậu đã khiến gia đình loại trừ mình ra khỏi nhóm nhưng cậu lại có được lòng thương yêu không toan tính của người giúp việc-bà lão Kiyo: “Chỉ qua những lời khen ngợi của bà tôi đã tự biết mình là kẻ đạo đức kém nên không mong chờ được một ai dù là kẻ thấp hèn yêu mến. Với mọi người tôi chỉ là một thằng bỏ đi. Thế mà lại được một người như bà Kiyo này yêu quý, chiều chuộng, tôi đâm ra nghi ngờ.Thỉnh thoảng ở trong bếp vắng không có ai, bà thường khen tôi : Cậu có tính tốt là rất thẳng thắn. Tôi không hiểu lời bà nói, bởi nếu quả là tôi có tính tốt như vậy thì ngoài bà ra những người khác cũng phải đối xử với tôi tốt như vậy chứ! Mỗi lần bà nói như thế bao giờ tôi cũng nói tôi ghét nghe những lời nịnh nọt. Lúc đó bà lại vui vẻ nhìn vào mặt tôi mà bảo: “Vì thế mới là tính tốt!” [34, tr.21] Sự nghi ngờ của cậu ấm về tình thương vô điều kiện của bà Kiyo không phải xuất phát từ bản tính nóng nảy, bộp chộp của cậu mà từ nguyên cớ sâu xa: bà Kiyo có cách nhìn nhận riêng về con người Cậu ấm. Bà là một cá nhân đáng quý, tin và làm theo những gì mình cho là đúng, bất kể ảnh hưởng của số đông. Sự lạc lõng ấy của bà, cái tình thương không xuất phát từ ruột thịt ấy khiến Cậu ấm thắc mắc là một điều tất yếu. Bởi hành động của Cậu ấm hợp với suy nghĩ của Kiyo, ngay cả chuyện cậu đặt biệt danh cho tất cả giáo viên trong trường (một việc không bình thường) bà cũng ngầm hưởng ứng, khuyến khích. Khảo sát một số tác phẩm của Soseki, đặc biệt là giai đoạn sau, chúng tôi nhận thấy một quan niệm tình cảm xuyên suốt của Soseki, cũng là nền tảng cho quan niệm nhóm của ông: đó là sự đồng cảm. Soseki thường xây dựng những mối quan hệ tay ba có yếu tố đồng tính. Tam giác tình cảm này được xây dựng dựa trên sự đồng cảm và bền chặt hơn cả tình yêu tình vợ chồng. Ông giáo Kushami thân thiết với Meitei hơn cả vợ mình, ông có thể dành thời giờ để giải thích với Meitei những điều ông nói, có thể tiếp Meitei bất cứ lúc nào, luôn tin tưởng vào những gì Meitei nói. Meitei và người vợ luôn mang đến cho ông giáo
  • 35. 33 Kushami sự phiền phức, nhưng cái chịu đựng phiền phức đối với Meitei thật rộng lượng còn với vợ, ông luôn cau có. Ở những tác phẩm giai đoạn đầu, mức độ xa cách giữa mối quan hệ vợ chồng còn mang tính châm biếm, chưa sâu sắc nhuần nhuyễn và rõ rệt bằng những tác phẩm ở giai đoạn sau, đặc biệt là tác phẩm Nỗi lòng (Kokoro). Tiên sinh lần lượt có hai mối quan hệ với K và Tôi, cả hai đều gắn bó thân thiết với ông đến nỗi, người vợ chỉ như cái bóng lặng lẽ bên ông chồng. Quan hệ vợ chồng theo quan niệm của Soseki không chỉ đơn thuần là hai người sống với nhau, ông cho rằng vợ chồng cũng là hai cá nhân: “Muốn sống chung với nhau thì cái cá nhân sống chung ấy cũng phải hòa hợp với nhau chứ!?” [38, tr.563] Điều này giải thích vì sao tình cảm vợ chồng trong Soseki thường được miêu tả là những cá nhân không hòa hợp như những “mảnh ghép” tạm thời. Nhân vật cậu ấm (Cậu ấm ngây thơ) bề ngoài là một nhân vật đơn giản nhưng là cá nhân có vấn đề trong các mối quan hệ. Anh ta “loay hoay” trong quan hệ giữa Nhím và Áo Đỏ nhưng lại thấy gắn bó với Bí Đỏ, cách miêu tả của Soseki về một anh chàng mạnh mẽ nóng nảy luôn cảm thấy thương tình và rất ân cần với Bí Đỏ rụt rè, nhỏ nhẹ cho người đọc cảm giác về một người đàn ông mạnh mẽ muốn làm chỗ dựa cho một cô gái yếu đuối. Trong cách ứng xử với Áo Đỏ, Áo Đỏ dù đối xử với Nhím thế nào, cậu ấm cũng không mấy bận tâm nhưng khi Áo Đỏ tàn nhẫn với Bí Đỏ, cậu ấm lại không giữ được bình tĩnh, không muốn mình là người nhận lương của Bí Đỏ-người mà anh ta quý mến. Có thể nói việc Bí Đỏ bị đẩy đi dạy học ở tỉnh xa là nguyên cớ mãnh liệt nhất khiến cậu ấm bàn với Nhím về kế hoạch trả đũa Áo Đỏ. Nhân vật Tôi trong mối quan hệ giữa cha mẹ và Tiên sinh trong Nỗi lòng không đơn thuần chỉ là sự giằng xé giữa truyền thống và hiện đại nữa, đó là tình cảm hướng đến một con người thực sự thuộc về thế giới của mình. Hành động bỏ lên tàu của Tôi trong khi cha hấp hối chưa biết mất lúc nào chứng tỏ Tôi không thể thiếu Tiên sinh dù biết ông không còn trên cõi đời này nữa. Mối quan hệ tay ba trong tác phẩm của Soseki còn mang ý nghĩa khác. Tác phẩm Cậu ấm ngây thơ miêu tả cuộc tình tay ba giữa Bí Đỏ-Madona-Áo đỏ, Áo đỏ mặc dù là hiệu phó nhưng đã chiếm đoạt vợ chưa cưới của đồng nghiệp, tình huống chiếm đoạt người yêu hay vợ của bạn là tình huống thường thấy trong tác phẩm của Soseki. Tác phẩm Từ dạo ấy (Sorekara) một tác phẩm thuộc giai đoạn sáng tác chuyên nghiệp của Soseki cũng kể về cuộc sống của một cặp vợ chồng mà theo ông mô tả “sự thương yêu và thỏa mãn khó tìm thấy ở những cặp vợ chồng khác” nhưng nó vẫn chứa đựng điều gì đó bất ổn bởi nhân vật
  • 36. 34 chính Sosuke đã phản bội bạn mình là Yasui để chiếm đoạt O Yone - người yêu của bạn. Tình huống tương tự được gặp lại trong tác phẩm Nỗi lòng (Kokoro): Tiên sinh sống suốt đời trong dằn vặt vì đã gián tiếp đẩy bạn mình là K vào cái chết khi cầu hôn người trong mộng của K. Chúng tôi cho rằng mối quan hệ tay ba với tình huống chiếm đoạt vợ của bạn được Soseki sử dụng như ngụ ý cảnh báo hậu quả của việc chiếm đoạt những thứ không thuộc về mình, là hiện tượng phổ biến trong làn sóng chạy theo một cách mù quáng văn minh phương Tây. Mối quan hệ tay ba trong tác phẩm của Soseki không đơn thuần là tranh giành tình cảm mà mang nhiều sức gợi. Cuộc tình giữa Bí Đỏ-Madona-Áo Đỏ là sự giễu cợt những người đàn bà hay thay đổi, chính xác hơn là sự phân vân lưỡng lự: bỏ lại truyền thống và ngả về phía hiện đại. Soseki đã miêu tả Áo Đỏ với một phong cách rất Tây, từ cái áo sơ mi đỏ hắn mặc nhằm để nổi bật hơn người khác đến cái lối nói ẽo ợt giọng mũi như con gái và đệm tiếng Tây, tất cả nhằm giúp hắn trở nên sang trọng hơn trong mắt mọi người cùng cái mác hiệu phó của hắn. Điều này không khó giải thích vì sao cô gái xinh đẹp nhất vùng mặc dù đã có hôn ước với Bí Đỏ (người đàn ông hiền lành đúng kiểu truyền thống) vẫn ngả vào vòng tay của Áo Đỏ. Tình yêu tay ba thể hiện sự phân vân giữa truyền thống và hiện đại từng được Fusatabei khai thác trong Phù vân (Ukigumo). Nhiều nhà phê bình cho rằng tên gọi Phù vân ám chỉ số phận nổi trôi của cô gái Osei do sự sắp đặt hôn nhân của bà mẹ nhiều toan tính. Ban đầu bà định gả Osei cho Bunzo, nhưng khi biết Bunzo vừa thất nghiệp, bà ta lại nghiêng sang Noboru, một người biết thu phục lòng người bằng nhiều phương cách và quan trọng nhất là đang thăng tiến trong sự nghiệp. Nhưng sự đời không đơn giản, khi hôn lễ chuẩn bị diễn ra, Noburo lại dan díu với cô em vợ của thủ trưởng cơ quan. Bà Omasa toan tính làm khổ Bunzo-người cháu họ lại bị chính sự toan tính khác làm dở dang đời con gái mình. Nhưng chính nàng Osei ban đầu quyến luyến Bunzo, một chàng trai hiền lành nhút nhát, sống theo chuẩn mực đạo đức Samurai nhưng khi nghe những lời tán tỉnh và hứa hẹn của Noburo, Osei lại lao vào vòng tay của anh ta. Osei là nhân vật điển hình trong xã hội Nhật Bản thời Minh Trị đầy vấn đề tiêu cực. Nàng nhẹ dạ, ham chuộng lối sống phương Tây, dễ bị cám dỗ của vật chất. Khi khảo sát những mối quan hệ tay ba trong sáng tác của Soseki chúng tôi nhận thấy bên cạnh yếu tố chủ chốt là sự đồng cảm, Soseki đặc biệt chú trọng ở khía cạnh an toàn. Những cá nhân dưới ngòi bút của Soseki luôn cảm thấy mình cô độc, lẻ loi bởi tiếng nói yếu ớt lọt thỏm giữa xã hội. Các nhân vật thân thiết với một người nào đó cho họ cảm giác an