SlideShare a Scribd company logo
1 of 91
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
Đào Thị Phương 1 Lớp K43/11.09
MỤC LỤC
CHƯƠNG I: LÍ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH.......................5
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP ........................................................5
1.1. Tổng quan chung về phân tích Tài chính doanh nghiệp................................................................................5
1.1.1. Hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường...........................................................................5
1.1.2 Bản chất của tài chính doanh nghiệp.................................................................................................................6
1.1.3 Những vấn đề cơ bản về phân tích tài chính....................................................................................................7
1.1.3.1. Khái niệm phân tích tài chính...................................................................................................................7
1.1.3.2. Vai trò của phân tích tài chính..................................................................................................................7
1.1.3.3 Thông tin sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp..................................................................8
1.1.3.4. Phương pháp phân tích ............................................................................................................................11
1.2 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp......................................................................................................13
1.2.1 Phân tích khái quát về tình hình tài chính của doanh nghiệp.....................................................................13
1.2.1.1 Phân tích cân đối tài sản và nguồn vốn..................................................................................................13
1.2.1.2 Phân tích khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ..............................................14
1.2.2. Phân tích các hệ số tài chính đặc trưng..........................................................................................................14
1.2.2.1 Các hệ số về khả năng thanh toán...........................................................................................................15
1.2.2.2. Hệ số cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản............................................................................................17
1.2.2.3. Các hệ số về hiệu suất hoạt động...........................................................................................................18
1.2.2.4. Các hệ số về khả năng sinh lời ...............................................................................................................19
1.2.2.5. Hệ số giá trị thị trường.............................................................................................................................21
1.2.3 Phân tích tăng trưởng....................................................................................................................................22
1.3.Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác phân tích tài chính doanh nghiệp ...................................................23
1.3.1.Nhân tố chủ quan................................................................................................................................................23
1.3.1.1.Nhận thức của lãnh đạo về tầmquan trọng của công tác phân tích tài chính doanh nghiệp.........23
1.3.1.2.Chất lượng nguồn thông tin sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp ................................23
1.3.1.3.Nhân sự thực hiện phân tích tài chính doanh nghiệp...........................................................................24
1.3.1.4.Tổ chức hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp..........................................................................24
1.3.1.5.Lựa chọn phương pháp phân tích............................................................................................................24
1.3.2.Nhân tố khách quan............................................................................................................................................24
1.3.2.1.Hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành........................................................................................................24
1.3.2.2.Hệ thống pháp lý........................................................................................................................................25
1.3.2.3.Nhân tố công nghệ.....................................................................................................................................25
CHƯƠNG II ........................................................................................27
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN CAO SU SAO VÀNG............................................................27
2.1 Khái quát vài nét về công ty cổ phần cao su sao vàng ...................................................................................27
2.1.1. Qúa trình hình thành, phát triển công ty.....................................................................................................27
2.1.2. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh chủ yếu .......................................................................................................29
2.1.3. Tình hình tổ chức hoạt động kinh doanh.......................................................................................................29
2.1.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý ..........................................................................................................................29
2.1.3.2 Tổ chức hoạt động kinh doanh ................................................................................................................31
2.1.4 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh ...........................................................................................................32
2.1.4.1. Đặc điểmquy trình công nghệ sản xuất sản phẩm..............................................................................32
2.1.4.2. Đặc điểm thị trường tiêu thụ..................................................................................................................33
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
Đào Thị Phương 2 Lớp K43/11.09
2.1.5. Kết quả kinh doanh chủ yếu trong những nămgần đây .............................................................................33
2.2. Đánh giá thực trạng tài chính công ty cổ phần cao su Sao Vàng ...............................................................34
2.2.1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính công ty cổ phần cao su Sao Vàng ................................................34
2.2.1.1 Đánh giá khái quát thông qua bảng cân đối kế toán ............................................................................34
2.2.1.2 Đánh giá tình hình tài chính công ty cổ phần cao su Sao Vàng thông qua báo cáo kết quả kinh
doanh.........................................................................................................................................................................42
2.2.2 Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần cao su Sao Vàng thông qua các hệ số tài chính đặc
trưng................................................................................................................................................................................47
2.2.2.1. Phân tích khả năng thanh toán................................................................................................................47
2.2.2.2 Đánh giá cơ cấu nguồn vốn và tài sản của công ty ..............................................................................54
2.2.2.3 Đánh giá hiệu suất hoạt động của công ty.............................................................................................58
2.2.2.4 Đánh giá khả năng sinh lời.......................................................................................................................65
2.2.2.5 Hệ số giá trị thị trường..............................................................................................................................70
2.3 Những vấn đề đặt ra sau khi phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần cao su Sao Vàng...........71
`2.3.1 Những thành quả đạt được..............................................................................................................................71
2.3.2 Những hạn chế còn tồn tại trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty .................................73
CHƯƠNG III.......................................................................................75
CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH
DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU.............................75
SAO VÀNG..........................................................................................75
3.1 Phương hướng, mục tiêu phát triển kinh doanh thời gian tới .....................................................................75
3.1.1. Phương hướng....................................................................................................................................................75
3.1.2 Mục tiêu ...............................................................................................................................................................76
3.1.2.1 Mục tiêu ngắn hạn .....................................................................................................................................76
3.1.2.2 Chiến lược kinh doanh dài hạn................................................................................................................76
3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ
phần cao su sao vàng......................................................................................................................................................77
3.2.1. Các biện pháp về quản trị tiền mặt và quản trị tài sản lưu động..........................................................77
3.2.2 Đẩy mạnh công tác thanh toán, thu hồi các khoản nợ..................................................................................79
3.2.3 Tăng cường quản lý chi phí, hạ giá thành sản phẩm,tăng lợi nhuận ........................................................81
3.2.4 Giải pháp tái cơ cấu lại cấu trúc vốn cho doanh nghiệp ..............................................................................83
3.2.5 Đẩy mạnh hoạt động tiên thụ, gia tăng thị phần. ..........................................................................................84
3.2.6 Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên .........................................................................................................86
3.2.7 Hoàn thiện công tác phân tích tài chính..........................................................................................................89
KẾT LUẬN..........................................................................................90
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
Đào Thị Phương 3 Lớp K43/11.09
LỜI NÓI ĐẦU
Bước sang thế kỉ 21 nền kinh tế Việt Nam có nhiều chuyển biến tích
cực. Xu thế hội nhập, toàn cầu hóa đã dần trở thành phương châm của các
doanh nghiệp Việt Nam trên con đường phát triển. Đứng trước vận hội mới
của nền kinh tế, các doanh nghiệp buộc phải có chính sách kinh doanh phù
hợp, chiến lược kinh doanh rõ ràng để tồn tại trong xu thế cạnh tranh khốc
liệt. Và quả thật, thị trường không còn chỗ đứng cho các doanh nghiệp chỉ
chăm chăm dựa vào đồng vốn của Nhà nước bao cấp, ngại đổi mới, làm ăn
theo kiểu quan liêu, chụp giật. Các doanh nghiệp buộc phải xác định được chỗ
đứng của mình trên thị trường. Doanh nghiệp nào không có năng lực cạnh
tranh thì sẽ bị đào thải, đó là qui luật tất yếu của thị trường.
Để đảm bảo sự tồn tại và phát triển trong cuộc cạnh tranh khốc liệt này,
các doanh nghiệp buộc phải có một tình hình tài chính lành mạnh. Điều này
đòi hỏi mỗi một doanh nghiệp phải quan tâm đến công tác tài chính, thường
xuyên tổ chức việc phân tích, tổng hợp, đánh giá các chỉ tiêu tài chính, cũng
như việc dự báo tình hình tài chính của doanh nghiệp trong những khoảng
thời gian nhất định. Mỗi doanh nghiệp phải thực hiện tốt việc tổ chức, phân
tích tài chính, bởi đó là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến sự
thành bại của doanh nghiệp trong kinh doanh.
Xuất phát từ thực tế nêu trên, và với sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo
PGS-TS Vũ Công Ty, cùng với sự quan tâm, giúp đỡ của các cô chú trong
phòng tài chính kế toán của công ty cổ phần Cao Su Sao Vàng, em đã lựa
chọn đề tài “ Đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp nâng cao hiệu
quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần Cao su Sao Vàng” với mong
muốn làm rõ cơ sở lí luận về công tác phân tích tài chính và đánh giá thực
trạng tài chính tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng.
Nội dung luận văn bao gồm 3 chương :
Chương 1: Lí luận chung về phân tích tài chính doanh nghiệp.
Chương 2: Đánh giá thực trạng tài chính tại công ty cổ phần cao su Sao
Vàng.
Chương 3: Các giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
kinh doanh tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
Đào Thị Phương 4 Lớp K43/11.09
Em rất mong nhận được sự đóng góp của của các thầy cô giáo cùng
toàn thể các cô chú trong công ty cổ phần cao su Sao Vàng để hoàn thiện bài
luận văn của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội ngày20/4/2009
Sinh viên:Đào Thị Phương
Lớp: K43/11.09
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
Đào Thị Phương 5 Lớp K43/11.09
CHƯƠNG I: LÍ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.1. Tổng quan chung về phân tích Tàichính doanh nghiệp
1.1.1. Hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Nền kinh tế thị trường là môi trường hoạt động, phát triển của các
doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp hoạt động trong môi trường đó có quyền tự
chủ, tự do sản xuất kinh doanh nhưng phải tuân thủ quy định của pháp luật,
thực hiện tốt các quy luật kinh tế. Theo điều 4 luật doanh nghiệp năm 2006
quy định “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở
giao dịch ổn định, được đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật
nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”.
Theo kinh nghiệm các nhà kinh tế học đã chỉ ra,trong quá trình phát
triển, mỗi doanh nghiệp đều phải giải quyết được 3 vấn đề kinh tế cơ bản:
- Thứ nhất : quyết định sản xuất cái gì.
- Thứ hai : quyết định sản xuất như thế nào.
- Thứ ba : quyết định sản xuất cho ai.
Đây là những vấn đề được coi là kim chỉ nam hoạt động của các doanh
nghiệp trên thương trường.
Các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường đều cần phải
tuân thủ các quy luật về cạnh tranh, cung cầu, quy luật giá cả. Mỗi doanh
nghiệp là một cá thể trong môi trường cạnh tranh do đó, hơn ai hết, bản thân
mỗi doanh nghiệp phải xác định được những nhân tố cơ bản nhất, chính yếu
nhất ảnh hưởng đến sự tồn tại của mình, xác định được năng lực của bản thân
cũng như năng lực của đối thủ cạnh tranh hay nói một cách khác phải biết vị
trí của mình trên thương trường. Và quan trọng hơn cả doanh nghiệp còn phải
xác định được nhu cầu của thị trường về sản phẩm của mình, phát huy mọi
nguồn lực để đáp ứng nhu cầu nhưng phải biết dừng lại khi cung đã quá dư
thừa…
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
Đào Thị Phương 6 Lớp K43/11.09
1.1.2 Bản chất của tài chính doanh nghiệp
Để có thể hiểu được tài chính doanh nghiệp là gì thì trước tiên phải tìm
hiểu về quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm những
hoạt động gì. Nói một cách nôm na thì quá trình hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp là quá trình kết hợp yếu tố đầu vào như nhà xưởng, thiết bị,
nguyên liệu v.v. và sức lao động để tạo ra yếu tố đầu ra là hàng hóa và tiêu
thụ hàng hóa để thu lợi nhuận.
Như vậy, xét về hình thức, tài chính doanh nghiệp là quỹ tiền tệ trong
quá trình tạo lập, phân phối, sử dụng và vận động gắn liền với hoạt động của
doanh nghiệp. Xét về bản chất, tài chính doanh nghiệp là các quan hệ kinh tế
dưới hình thức giá trị nảy sinh gắn liền với việc tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ
của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Các quan hệ tài chính doanh nghiệp chủ yếu:
- Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với Nhà nước: phát sinh khi
doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đối với Nhà nước và Nhà nước góp
vốn vào doanh nghiệp dưới bất kì hình thức nào.
- Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các chủ thể kinh tế và các tổ
chức xã hội khác: thể hiện trong việc thanh toán, thưởng phạt vật chất khi
doanh nghiệp và các chủ thể kinh tế khác cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho
nhau.
- Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với người lao động: thể hiện
trong việc doanh nghiệp thanh toán trả tiền công, thực hiện thưởng phạt vật
chất đối với người lao động trong quá trình tham gia vào hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp.
- Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các chủ sở hữu của doanh
nghiệp: mối quan hệ này thể hiện trong đầu tư, góp vốn hay rút vốn của chủ
sở hữu đối với doanh nghiệp và trong việc phân chia lợi nhuận sau thuế của
doanh nghiệp.
- Quan hệ tài chính trong nội bộ doanh nghiệp: đây là mối quan hệ
thanh toán giữa các bộ phận nội bộ doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh,
trong việc hình thành và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp
Hoạt động tài chính là một mặt hoạt động của doanh nghiệp nhằm đạt
tới các mục tiêu của doanh nghiệp đề ra. Các hoạt động gắn liền với việc tạo
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
Đào Thị Phương 7 Lớp K43/11.09
lập, phân phối, sử dụng và vận động chuyển hóa của các quỹ tiền tệ thuộc
hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
1.1.3 Những vấn đề cơ bản về phân tích tài chính
1.1.3.1. Khái niệm phân tích tài chính
Phân tích tài chính được các nhà quản lý bắt đầu chú ý từ cuối thế kỉ
XIX. Từ đầu thế kỉ XX đến nay, phân tíchtài chính thực sự được phát triển và
chú trọng hơn bao giờ hết bởi nhu cầu quản lý doanh nghiệp có hiệu quả ngày
càng tăng, sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống tài chính, sự phát triển của các
tập đoàn kinh doanh và khả năng sử dụng rộng rãi công nghệ thông tin.
Nghiên cứu phân tích tài chính là khâu quan trọng trong quản lý doanh
nghiệp. Vậy phân tích tài chính là gì? Nội dung phân tích và sử dụng phương
pháp phân tích như thế nào?
“Phân tích tài chính là một tập hợp các khái niệm, phương pháp và
công cụ cho phép thu thập và xử lý thông tin kế toán và các thông tin khác
trong quản lý doanh nghiệp, nhằmđánhgiá tình hình tài chính, khả năng và
tiềm lực của doanh nghiệp, giúp người sử dụng thông tin đưa ra các quyết
định tài chính, các quyết định quản lý phù hợp.”
Phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp mà trọng tâm là phân tích
các báo cáo tài chính và các chỉ tiêu đặc trưng tài chính thông qua một hệ
thống các phương pháp, công cụ và kĩ thuật phân tích, giúp người sử dụng
thông tin từ các góc độ khác nhau, vừa đánh giá toàn diện, tổng hợp khái quát,
lại vừa xem xét một cách chi tiết hoạt động tài chính doanh nghiệp, để nhận
biết, phán đoán, dự báo và đưa ra các quyết định tài chính, quyết định tài trợ
và đầu tư phù hợp.
1.1.3.2. Vai trò của phân tích tài chính.
 Phân tích tài chính đối với nhà quản trị.
Nhà quản trị phân tích tài chính nhằm đánh giá hoạt động kinh doanh
chủ yếu của doanh nghiệp. Đó là cơ sở để định hướng các quyết định của Ban
giám đốc, Giám đốc tài chính, dự báo tài chính, kế hoạch đầu tư, ngân quỹ và
kiểm soát các hoạt động quản lý.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
Đào Thị Phương 8 Lớp K43/11.09
 Phân tích tài chính đối với nhà đầu tư.
Nhà đầu tư cần biết tình hình thu nhập của chủ sở hữu - lợi tức cổ phần
và giá trị tăng thêm của vốn đầu tư. Họ quan tâm tới phân tích tài chính để
nhận biết khả năng sinh lãi của doanh nghiệp. Đó là một trong những căn cứ
giúp họ ra quyết định bỏ vốn vào doanh nghiệp hay không?
 Phân tích tài chính đối với người cho vay.
Người cho vay phân tích tài chính để nhận biết khả năng vay và trả nợ
của khách hàng. Chẳng hạn, để quyết định cho vay, một trong những vấn đề
mà người cho vay cần xem xét là doanh nghiệp thực sự có nhu cầu vay hay
không? Khả năng trả nợ của doanh nghiệp như thế nào?
Ngoài ra, phân tích tài chính cũng rất cần thiết đối với người hưởng
lương trong doanh nghiệp, đối với cán bộ thuế, thanh tra, cảnh sát kinh tế, luật
sư… Dù họ công tác ở các lĩnh vực khác nhau, nhưng họ đều muốn hiểu biết
về hoạt động của doanh nghiệp để thực hiện tốt hơn công việc của họ.
1.1.3.3Thông tin sử dụng trong phân tích tài chính doanhnghiệp
Việc thu nhập và sử dụng các nguồn thông tin là vấn đề quan trọng
hàng đầu cho quá trình phân tích. Thông tin mà các doanh nghiệp sử dụng là:
Các thông tin bên ngoài doanh nghiệp và các thông tin nội bộ doanh nghiệp
 Các thông tin bên ngoài doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế thị trường, các chủ thể kinh tế ngày càng có quan hệ
kinh tế mật thiết với nhau, ảnh hưởng lớn tới nhau, doanh nghiệp nào nắm
được càng nhiều các thông tin kinh tế và xử lý các thông tin bên ngoài doanh
nghiệp hết sức quan trọng.
Bên cạnh đó, phân tíchtài chính có mục tiêu đưa ra những lý do dự báo
tài chính giúp cho việc ra quyết định về mặt tài chính và giúp cho việc dự
kiến kết quả tương lai của doanh nghiệp nên không thể chỉ giới hạn trong
phạm vi nghiên cứu các báo cáo tài chính mà còn phải mở rộng sang các lĩnh
vực khác như: các thông tin chung về kinh tế; thuế, tiền tệ; các thông tin về
ngành kinh doanh của doanh nghiệp; các thông tin về pháp lý, về chính sách
tài chính của Nhà nước đối với các doanh nghiệp, thông tin về thị trường, tiến
bộ khoa học kĩ thuật…
Đồng thời, cần phải đặt sự phát triển của doanh nghiệp trong mối liên
hệ với các hoạt động chung của ngành kinh doanh. Bởi vì trong cùng ngành
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
Đào Thị Phương 9 Lớp K43/11.09
sẽ có những tính chất và đặc điểm giống nhau. Những nghiên cứu theo ngành
sẽ chỉ rõ tầm quan trọng của ngành nghiên cứu trong nền kinh tế, các sản
phẩm và hoạt động khác nhau của ngành, quy trình công nghệ, các khoản đầu
tư, cơ cấu ngành, độ lớn của thị trường và triển vọng phát triển…
 Các thông tin nội bộ doanh nghiệp.
Đây là nguồn thông tin đặc biệt cần thiết, mang tính chất bắt buộc. Với
những đặc trưng hệ thống, đồng nhất và phong phú, kế toán hoạt động như
một nhà cung cấp quan trọng những thông tin đáng giá cho phân tích tài
chính. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng có nhiệm vụ phải cung cấp những
thông tin kế toán cho các đối tác bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Thông
tin kế toán được phản ánh đầy đủ trong các báo cáo tài chính: bảng cân đối kế
toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
 Bảng cân đối kế toán.
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính mô tả tình trạng tài chính
của một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định nào đó. Đây là một báo cáo
tài chính có ý nghĩa quan trọng đối với mọi đối tượng có quan hệ sở hữu,
quan hệ kinh doanh với doanh nghiệp.
Kết cấu của bảng cân đối kế toán được chia thành hai phần: tài sản và
nguồn vốn được trình bày dưới dạng một phía hoặc hai phía. Cả hai phần tài
sản và nguồn vốn đều bao gồm các chỉ tiêu tài chính phát sinh, phản ánh từng
nội dung tài sản và nguồn vốn.
Phần tài sản phản ánh giá trị của toàn bộ tài sản hiện có của doanh
nghiệp tại thời điểm lập báo cáo, thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh
nghiệp. Về mặt kinh tế, các số liệu ở phần tài sản phản ánh được quy mô và
kết cấu tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo.
Bên nguồn vốn phản ánh cơ cấu vốn được huy động vào sản xuất kinh
doanh tức là nguồn hình thành các loại tài sản của doanh nghiệp đến thời
điểm lập báo cáo. Về mặt kinh tế, qua việc xem xét nguồn vốn, người sử dụng
thấy được thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Về mặt pháp lý, nguồn vốn
cho thấy trách nhiệm của doanh nghiệp về tổng số vốn đã kinh doanh với Nhà
nước, số tài sản đã hình thành bằng nguồn vốn vay ngân hàng, vốn vay đối
tượng khác cũng như trách nhiệm phải thanh toán đối với người lao động, cổ
đông, nhà cung cấp, ngân sách…
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
Đào Thị Phương 10 Lớp K43/11.09
Bảng cân đối kế toán là một tư liệu quan trọng bậc nhất giúp cho các
nhà phân tích đánh giá được khả năng cân bằng tài chính hoặc khả năng thanh
toán và cơ cấu của doanh nghiệp.
 Báo cáo kết quả kinh doanh
Một thông tin không kém phần quan trọng được sử dụng trong phân
tích tài chính là thông tin phản ánh trong báo cáo kết quả kinh doanh. Khác
với Bảng cân đối kế toán, báo cáo Kết quả kinh doanh cho biết sự dịch
chuyển của tiền trong quá trình sản xuất- kinh doanh của doanh nghiệp và cho
phép dự tính khả năng hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai. Báo cáo
Kết quả kinh doanh cũng giúp nhà phân tích so sánh doanh thu với số tiền
thực nhập quỹ khi bán hàng hoá, dịch vụ, so sánh tổng chi phí phát sinh với
số tiền thực nhập quỹ để vận hành doanh nghiệp. Trên cơ sở doanh thu và chi
phí, có thể xác định được kết quả sản xuất – kinh doanh: lỗ lãi trong năm.
Như vậy, báo cáo kết quả kinh doanh phản ánh kết quả hoạt động sản xuất –
kinh doanh, phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong một thời kỳ
nhất định. Nó cung cấp những thông tin tổng hợp về tình hình và kết quả sử
dụng các tiềm năng về vốn, lao động, kỹ thuật và trình độ quản lý sản xuất –
kinh doanh của doanh nghiệp.
Báo cáo kết quả kinh doanh bao gồm 3 phần:
Phần 1: Báo cáo lỗ lãi.
Phần 2: Tình hình thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước
Phần 3:Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, được hoàn lại, được miễn
giảm.
 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập để trả lời những câu hỏi liên quan
đền luồng tiền vào ra trong doanh nghiệp, tình hình trả nợ, đầu tư bằng tiền
của doanh nghiệp trong từng thời kỳ.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cung cấp những thông tin về các dòng tiền
lưu chuyển và các khoản coi như tiền - những khoản đầu tư ngắn hạn có tính
lưu động cao, có thể nhanh chóng và sẵn sàng chuyển đổi thành một khoản
tiền biết trước, ít chịu rủi ro về giá trị do những thay đổi về lãi suất. Những
luồng vào ra của tiền và những khoản coi như tiền được tổng hợp thành ba
nhóm: lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh, lưu chuyển tiền tệ từ hoạt
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
Đào Thị Phương 11 Lớp K43/11.09
động đầu tư, lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính và được lập theo
phương pháp trực tiếp hoặc gián tiếp.
Các báo cáo tài chính trong doanh nghiệp có mối liên hệ mật thiết với
nhau, mỗi sự thay đổi chỉ tiêu trong báo cáo này hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp
làm ảnh hưởng đến báo cáo kia, trình tự đọc hiểu và kiểm tra các báo cáo tài
chính phải được bắt đầu từ báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo lưu chuyển
tiền tệ kết hợp bảng cân đối kế toán kỳ trước để đọc và kiểm tra bảng cân đối
kỳ này. Do đó, để phân tích tình hình tài chính của một doanh nghiệp, các nhà
phân tích cần đọc và hiểu được các báo cáo tài chính, qua đó họ nhận biết
được và tập trung vào các chỉ tiêu tài chính liên quan trực tiếp tới mục tiêu
phân tích của họ.
1.1.3.4. Phương pháp phân tích
Phương pháp phân tíchtài chính bao gồm một hệ thống các công cụ và
biện pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng và các mối quan
hệ bên trong và bên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tài chính, các
chỉ tiêu tài chính tổng hợp và chi tiết, nhằm đánh giá tình hình tài chính doanh
nghiệp.
Về lý thuyết, có nhiều phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp,
nhưng trên thực tế người ta sử dụng 3 phương pháp chủ yếu là phương pháp
so sánh, phương pháp tỷ lệ và phương pháp Dupont.
1.Phương pháp so sánh
Để áp dụng phương pháp so sánh cần đảm bảo các điều kiện có thể so
sánh được các chỉ tiêu tài chính (thống nhất về không gian, thời gian, nội
dung, tính chất và đơn vị tính toán…) và theo mục đíchphân tích mà xác định
gốc so sánh. Gốc so sánh được chọn là gốc về mặt thời gian hoặc không gian,
kỳ phân tích được lựa chọn là kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch, giá trị so sánh có
thể được lựa chọn bằng số tuyệt đối hoặc số bình quân. Nội dung so sánh bao
gồm:
 So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ
xu hướng thay đổi về tài chính doanh nghiệp. Đánh giá sự tăng trưởng hay
thụt lùi trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
 So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch để thấy mức độ phấn đấu
của doanh nghiệp.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
Đào Thị Phương 12 Lớp K43/11.09
 So sánh giữa số liệu của doanh nghiệp với số liệu trung bình của
ngành, của các doanh nghiệp khác để đánh giá tình hình tài chính của doanh
nghiệp mình tốt hay xấu, được hay chưa được.
 So sánh theo chiều dọc để xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với
tổng thể, so sánh theo chiều ngang của nhiều kỳ để thấy được sự biến đổi cả
về số lượng tương đối và tuyệt đối của một chỉ tiêu nào đó qua các niên độ kế
toán liên tiếp.
2.Phương pháp phân tích tỷ lệ
Phương pháp truyền thống được áp dụng phổ biến trong phân tích tài
chính là phương pháp tỷ số. Phương pháp tỷ số là phương pháp trong đó các
tỷ số được dùng để phân tích. Đó là các tỷ số đơn được thiết lập bằng cách so
sánh chi tiêu này với chỉ tiêu khác. Tất nhiên ta chỉ có thể so sánh các chỉ tiêu
có mối liên hệ với nhau thu được các tỷ số có ý nghĩa. Với nguyên tắc đó, các
nhà phân tích có thể xây dựng các tỷ số phân tích phù hợp với đặc điểm hoạt
động của doanh nghiệp.
Phương pháp phân tích tỷ số được dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ
số của các đại lượng tài chính trong các quan hệ tài chính. Sự biến đổi các tỷ
số, cố nhiên là sự biến đổi của các đại lượng tài chính. Về nguyên tắc, phương
pháp tỷ số yêu cầu phải xác định được ngưỡng, các định mức để nhận xét,
đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, trên cơ sở so sánh các tỷ số của
doanh nghiệp với giá trị các tỷ số tham chiếu bởi vì một đặc tính dễ nhận thấy
của các tỷ số đơn là khi đứng độc lập chúng trở thành vô nghĩa.
Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, các tỷ lệ tài chính phân thành
các nhóm tỷ lệ đặc trưng, phản ánh những nội dung cơ bản theo các mục tiêu
hoạt động của doanh nghiệp. Đó là nhóm tỷ số về khả năng thanh toán, nhóm
tỷ số về khả năng cân đốivốn, nhóm tỷ số về khả năng hoạt động , nhóm tỷ số
về khả năng sinh lãi. Mỗi nhóm tỷ lệ lại bao gồm nhiều tỷ lệ phản ánh riêng
lẻ, bộ phận của hoạt động tài chính trong mỗi trường hợp khác nhau, tuỳ theo
giác độ phân tích, người phân tích lựa chọn các nhóm chỉ tiêu khác nhau để
phục vụ mục tiêu phân tích của mình.
3.Phương pháp phân tích tài chính Dupont
Phương pháp phân tích tài chính Dupont cho thấy mối quan hệ tương
hỗ giữa các tỷ lệ tài chính chủ yếu. Phương pháp Dupont là phương pháp tài
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
Đào Thị Phương 13 Lớp K43/11.09
chính quan trọng, với phương pháp này các nhà phân tích sẽ nhận biết được
các nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng tốt, xấu trong hoạt động của doanh
nghiệp. Bản chất của phương pháp này là tách một tỷ số tổng hợp mức sinh
lời của doanh nghiệp như thu nhập trên tài sản (ROA), thu nhập sau thuế trên
vốn chủ sở hữu thành tíchsố của các chuỗi các tỷ số có mối quan hệ nhân quả
với nhau. Điều đó cho phép phân tích ảnh hưởng của các tỷ số đó với tỷ số
tổng hợp. Ưu điểm của phương pháp này là tìm ra được nguyên nhân của vấn
đề từ đó có thể đưa ra các giải pháp để giải quyết vấn đề đó. Nhưng hạn chế
của phương pháp này là nó khá phức tạp và nhiều khi nguyên nhân chưa hẳn
là đúng. Có thể có trường hợp một số nhân tố tác động tới nhiều chỉ tiêu được
gọi là nguyên nhân gây ra sự thay đổi của chỉ tiêu cần phân tích tuy nhiên
những tác động này là ngược nhau vì vậy rất khó có thể nói chính xác rằng
nhân tố đó có tác động như thế nào đến kết quả phân tích cuối cùng.
1.2 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp.
1.2.1 Phân tích khái quát về tình hình tài chính của doanh nghiệp
1.2.1.1Phân tích cân đối tài sản và nguồn vốn
1. Phân tích tình hình tài sản
Tài sản của doanh nghiệp trên bảng cân đối kế toán thể hiện cơ sở vật
chất, tiềm lực kinh tế quá khứ, hiện tại và ảnh hưởng đến tương lai của doanh
nghiệp
Phân tích tình hình tài sản là phân tích biến động các khoản mục tài sản
nhằm giúp người phân tích tìm hiểu sự thay đổi về giá trị, tỉ trọng của tài sản
qua các thời kì như thế nào, sự thay đổi này bắt đầu từ những dấu hiệu tích
cực hay thụ động trong quá trình sản xuất kinh doanh, có phù hợp với việc
nâng cao năng lực kinh tế để phục vụ cho chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp hay không.
2. Phân tích tình hình nguồn vốn
Đây là sự phân tích biến động các mục nguồn vốn nhằm giúp người
phân tích tìm hiểu sự thay đổi về giá trị, tỉ trọng của nguồn vốn qua các thời
kì như thế nào, sự thay đổi này bắt nguồn từ những dấu hiệu tích cực hay thụ
động trong quá trình sản xuất kinh doanh, có phù hợp với việc nâng cao năng
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
Đào Thị Phương 14 Lớp K43/11.09
lực tài chính, tính tự chủ, khả năng khai thác nguồn vốn trên thị trường cho
hoạt động sản xuất kinh doanh hay không.
Đồng thời phải xem xét mối quan hệ cân đối giữa nguồn tài trợ ngắn
hạn so với tài sản ngắn hạn; giữa nguồn tài trợ dài hạn so với tài sản dài hạn.
từ đó đánh giá xem doanh nghiệp có đảm bảo được nguyên tắc cân bằng tài
chính hay chưa.
1.2.1.2Phân tích khái quátkết quả hoạt động kinhdoanhcủa doanh
nghiệp
Mục tiêu cơ bản của việc phân tích khái quát kết quả hoạt động kinh
doanh đối với một doanh nghiệp là tìm hiểu nguồn gốc, thực trạng và xu
hướng của thu nhập, chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp đó. Quá trình này
tập trung vào những vấn đề cơ bản sau:
- Thu nhập, chi phí lợi nhuận có thực không và tạo ra từ những nguồn
nào, sự hình thành như vậy có phù hợp với chức năng hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp hay không.
- Thu nhập , chi phí, lợi nhuận thay đổi có phù hợp với đặc điểm chi
phí, hiệu quả kinh doanh, phương hướng kinh doanh hay không.
Việc xem xét này cần được kết hợp so sánh theo chiều ngang và so
sánh theo chiều dọc các mục trên báo cáo kết quả kinh doanh trên cơ sở am
hiểu về những chính sách kế toán, những đặc điểm sản xuất kinh doanh,
những phương hướng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2.2. Phân tích các hệ số tài chính đặc trưng
Trong phân tích tài chính, các hệ số tài chính chủ yếu được phân thành
5 nhóm chính:
 Hệ số về khả năng thanhtoán: Đây là nhóm chỉ tiêu được sử dụng để
đánh giá khả năng đáp ứng của các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.
 Hệ số cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản: Nhóm chỉ tiêu này phản
ánh mức độ ổn định và tự chủ tài chính cũng như khả năng sử dụng nợ vay
của doanh nghiệp.
 Hệ số hiệu suất hoạt động: Đây là nhóm chỉ tiêu đặc trưng cho việc
sử dụng tài nguyên, nguồn lực của doanh nghiệp.
 Hệ số về khả năng sinh lời: Nhóm chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sản
xuất - kinh doanh tổng hợp nhất của một doanh nghiệp.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
Đào Thị Phương 15 Lớp K43/11.09
 Hệ số giá trị thị trường: nhóm chỉ tiêu này phản ánh giá trị của một
doanh nghiệp mà chủ yếu là các công ty cổ phần. Từ đó nhà đầu tư đưa ra
quyết định một cách chính xác nhất khi đầu tư vào công ty.
Tuỳ theo mục tiêu phân tích tài chính mà nhà phân tích chú trọng
nhiều hơn tới nhóm tỷ số này hay nhóm tỷ số khác. Chẳng hạn, các chủ nợ
ngắn hạn đặc biệt quan tâm tới tình hình khả năng thanh toán của người vay.
Trong khi đó, các nhà đầu tư dài hạn quan tâm nhiều hơn đến khả năng hoạt
động và hiệu quả sản xuất - kinh doanh. Họ cũng cần nghiên cứu tình hình về
khả năng thanh toán để đánh giá khả năng của doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu
thanh toán hiện tại và xem xét lợi nhuận để dự tính khả năng trả nợ cuối cùng
của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, họ cũng chú trọng tới tỷ số về cơ cấu vốn vì
sự thay đổi tỷ số này sẽ ảnh hưởng đáng kể tới lợi ích của họ.
1.2.2.1Cáchệ số về khả năng thanh toán
Tình hình tài chính doanh nghiệp được thể hiện rõ nét qua các chỉ tiêu
về khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Bởi vì một doanh nghiệp được
đánh giá là có tình hình tài chính lành mạnh trước hết phải được thể hiện ở
khả năng chi trả, khả năng thanh toán. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp
phản ánh mối quan hệ tài chính giữa các khoản có khả năng thanh toán trong
kỳ với các khoản phải thanh toán trong kỳ. Nhóm chỉ tiêu này bao gồm các
chỉ tiêu :
 Hệ số khả năng thanh toán tổng quát
Hệ số này phản ánh mối quan hệ giữa tổng tài sản hiện có với tổng số
nợ phải trả( bao gồm nợ ngắn hạn với nợ dài hạn). Để đánh giá được khả năng
thanh toán của doanh nghiệp chỉ căn cứ vào chỉ tiêu này là chưa đủ. Tuy
nhiên, hệ số này cao là một dấu hiệu khả quan đối với doanh nghiệp. Hệ số
này có ý nghĩa trong trường hợp doanh nghiệp giải thể, phá sản hoặc thế chấp
tài sản vay nợ.
Khả năng thanh toán tổng quát =
Tổng tài sản
Tổng nợ
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
Đào Thị Phương 16 Lớp K43/11.09
 Hệ số khả năng thanh toán hiện hành hay khả năng thanh toán
nợ ngắn hạn
Khả năng thanh toán hiện hành =
Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
Tài sản lưu động thông thường bao gồm tiền, các khoản đầu tư tài
chính ngắn hạn, hàng tồn kho…Còn nợ ngắn hạn thường bao gồm các khoản
vay ngắn hạn ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác, các khoản
phải trả nhà cung cấp và các khoản phải trả, phải nộp khác…Cả tài sản lưu
động và nợ ngắn hạn đều có thời hạn nhất định – dưới một năm. Hệ số này
phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để trang trải các khoản nợ
ngắn hạn
 Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Là tỷ số giữa các tài sản quay vòng nhanh với nợ ngắn hạn. Tài sản
quay vòng nhanh là những tài sản có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền,
bao gồm: tiền, chứng khoán ngắn hạn, các khoản phải thu. Hàng tồn kho là
các tài sản khó chuyển thành tiền hơn trong tổng tài sản lưu động.
Hệ số thanh toán nhanh =
Tài sản ngắn hạn- hàng tồn kho
Nợ ngắn hạn
 Hệ số thanh toán tức thời
Hệ số thanh toán tức thời =
Tiền và các khoản tương đương tiền
Nợ ngắn hạn
Là tỉ số giữa tiền và các khoảng tương đương tiền đối với các khoản nợ
ngắn hạn. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng ứng phó nhanh nhất với các khoản
nợ đến hạn của doanh nghiệp.
 Hệ số khả năng thanh toán lãi vay.
Đây cũng là một hệ số cần xem xét khi phân tích kết cấu tài chính của
doanh nghiệp. Hệ số này cho biết khả năng thanh toán lãi tiền vay của doanh
nghiệp và cũng phản ánh mức độ rủi ro có thể gặp phải đối với các chủ nợ.
Nếu một doanh nghiệp nợ nhiều nhưng kinh doanh không tốt, mức sinh lời
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
Đào Thị Phương 17 Lớp K43/11.09
của đồng vốn quá thấp hoặc bị thua lỗ thì khó có thể đảm bảo thanh toán lãi
tiền vay đúng hạn.
Hệ số thanh toán lãi vay =
Lợi nhuận trước lãi vay và thuế
Số lãi tiền vay phải trả trong kì
1.2.2.2. Hệsố cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản
Hệ số này được dùng để đo lường phần vốn góp của các chủ sở hữu
doanh nghiệp so với phần tài trợ của các chủ nợ đối với doanh nghiệp và có ý
nghĩa quan trọng trong phân tích tài chính. Bởi lẽ, các chủ nợ nhìn vào số vốn
của chủ sở hữu công ty để thể hiện mức độ tin tưởng vào sự bảo đảm an toàn
cho các món nợ.
1. Hệ số cơ cấu nguồn vốn thể hiện chủ yếu thông qua hệ số nợ
 Hệ số nợ trên tổng tài sản (hệ số nợ):
Tỷ số này được sử dụng để xác định nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp đối
với các chủ nợ trong việc góp vốn. Thông thường các chủ nợ thích tỷ số nợ
trên tổng tài sản vừa phải vì tỷ số này càng thấp thì khoản nợ càng được đảm
bảo trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản. Trong khi đó, các chủ sở hữu
doanh nghiệp ưa thích tỷ số này cao vì họ muốn lợi nhuận gia tăng nhanh và
muốn toàn quyền kiểm soát doanh nghiệp. Song, nếu tỷ số nợ quá cao, doanh
nghiệp dễ bị rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán.
Hệ số nợ =
Tổng số nợ
Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp
Hoặc = 1- Hệ số vốn chủ sở hữu
 Cùng với hệ số nợ, có thể xác định hệ số vốn chủ sở hữu:
Hệ số vốn chủ
sở hữu
=
Vốn chủ sở hữu
Tổng nguồn vốn
b. Hệ số cơ cấu tài sản
Phản ánh mức độ đầu tư vào các loại tài sản của doanh nghiệp: Tài sản
lưu động và tài sản ngắn hạn khác, tài sản cố định và tài sản dài hạn khác.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
Đào Thị Phương 18 Lớp K43/11.09
Tỉ suất đầu tư vào TS ngắn hạn
hay TS lưu động
=
Tài sản ngắn hạn
Tổng tài sản
Tỉ suất đầu tư vào
TS dài hạn
=
Tài sản dài hạn
Tổng tài sản
Cần căn cứ vào ngành nghề kinh doanh và tình hình kinh doanh cụ thể
của doanh nghiệp để đánh giá mức độ hợp lí trong việc đầu tư vào các loại tài
sản của doanh nghiệp.
1.2.2.3. Cáchệ số về hiệu suất hoạt động
Các hệ số hoạt động được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản
của doanh nghiệp. Vốn của doanh nghiệp được dùng để đầu tư cho các loại tài
sản cố định, tài sản lưu động. Do đó, các nhà phân tích không chỉ quan tâm
tới việc đo lường hiệu quả sử dụng của từng bộ phận cấu thành tổng tài sản
của doanh nghiệp. Chỉ tiêu doanh thu được sử dụng chủ yếu trong tính toán
các tỷ số này để xem khả năng hoạt động của doanh nghiệp.
 Vòng quay hàng tồn kho
Là một chỉ tiêu khá quan trọng để đánh giá hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp, vòng quay hàng tồn kho được xác định bằng tỷ số
giữa giá vốn hàng bán với số hàng tồn kho bình quân trong kì. Số vòng quay
hàng tồn kho cao hay thấp phụ thuộc rất lớn vào đặc điểm, ngành nghề kinh
doanh.
Vòng quay hàng tồn kho =
Giá vốn hàng bán
Số hàng tồn kho bìnhquân trong kì
 Kì thu tiền trung bình
Là một hệ số hiệu suất hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, phản
ánh độ dài thời gian thu tiền bán hàng của doanh nghiệp kể từ lúc xuất giao
hàng cho đến khi thu được tiền bán hàng. Kì thu tiền bán hàng của doanh
nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào chính sách bán chịu và việc tổ chức thanh toán
của doanh nghiệp.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
Đào Thị Phương 19 Lớp K43/11.09
Kì thu tiền trung bình =
Số dư bình quân các khoản phải thu
Doanh thu bình quân 1 ngày trong kì
 Số vòng quay vốn lưu động:
Chỉ tiêu này phản ánh số lần luân chuyển vốn lưu động hay số vòng
quay của vốn lưu động thực hiện được trong một thời kì nhất định( thường là
một năm)
Số vòng quay vốn lưu động =
Tổng mức luân chuyển VLĐtrong kì
Số lần luân chuyển vốn lưu động
 Hiệu suất sử dụng vốn cố định và vốn dài hạn khác
Hiệu suất sử dụng VCĐ và vốn dài
hạn khác
=
Doanh thu trong kì
Vốn CĐ và vốn dài hạn khác
bình quân trong kì
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định và vốn dài hạn khác trong
kì tham gia tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu trong kì đó.
 Vòng quay tài sản hay toàn bộ vốn:
Vòng quay tài sản hay
toàn bộ vốn trong kì
=
Doanh thu thuần trong kì
Số tài sản hay vốn KDBQ
sử dụng trong kì
Chỉ tiêu này còn được gọi là vòng quay toàn bộ tài sản, nó được đo
bằng tỷ số giữa doanh thu và tổng tài sản và cho biết một đồng tài sản đem lại
bao nhiêu doanh thu.
1.2.2.4. Cáchệ số về khả năng sinhlời
Nếu như các nhóm tỷ số trên đây phản ánh hiệu quả từng hoạt động
riêng biệt của doanh nghiệp thì tỷ số về khả năng sinh lãi phản ánh tổng hợp
nhất hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu năng quản lý doanh nghiệp.
 Tỉ số lợi nhuận sau thuế trên doanh thu hay hệ số lãi ròng
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
Đào Thị Phương 20 Lớp K43/11.09
 Hệ số này phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế và doanh thu
thuần trong kì của doanh nghiệp. Nó thể hiện khi thực hiện một đồng doanh
thu trong kì, doanh nghiệp có thể thu được bao nhiêu lợi nhuận.
Tỉ suất lợi nhuận sau thuế
trên doanh thu
=
Lợi nhuận sau thuế trong kì
Doanh thu trong kì
 Tỉ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên vốn kinh doanh hay
tỉ suất sinh lời kinh tế của tài sản( ROAE)
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của tài sản hay vốn kinh
doanh không tính đến ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp và nguồn
gốc của vốn kinh doanh.
ROAE =
Lợi nhuận trước lãi vay và thuế
Tài sản hay vốn kinh doanh BQ
 Tỉ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh
Chỉ tiêu này thể hiện mỗi đồng vốn kinh doanh trong kì có khả năng
sinh lời ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau khi đã trang trải lãi tiền vay.
Tỉ suất lợi nhuận trước
thuế trên VKD
=
Lợi nhuận trước thuế trong kì
vốn kinh doanh BQ sử dụng trong kì
 Tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh hay tỉ suất sinh lời
ròng từ tài sản( ROA)
Phản ánh mỗi đồng vốn sử dụng trong kì tạo ra bao nhiêu đồng lợi
nhuận sau thuế.
Tỉ suất lợi nhuận sau thuế
trên VKD( ROA)
=
Lợi nhuận sau thuế
Vốn kinh doanh( hay tài sản)
bình quân trong kì
 Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu( ROE)
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu và được
các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm khi họ quyết định bỏ vốn đầu tư vào doanh
nghiệp. Tăng mức doanh lợi vốn chủ sở hữu là một mục tiêu quan trọng nhất
trong hoạt động quản lý tài chính doanh nghiệp.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
Đào Thị Phương 21 Lớp K43/11.09
ROE =
Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu BQ sử dụng trong kì
 Thu nhập một cổ phần( EPS)
Đây là chỉ tiêu rất quan trọng, nó phản ánh mỗi cổ phần thường( hay cổ
phần phổ thông) trong năm thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế
Thu nhập 1
cổ phần( EPS)
=
Lợi nhuận sau thuế - Cổ tức trả cho cổ đông
ưu đãi( nếu có)
Tổng số cổ phần thường đang lưu hành
 Cổ tức một cổ phần(DIV)
Chỉ tiêu này cho biết, mỗi cổ phần thường nhận được bao nhiêu đồng
cổ tức trong 1 năm.
Cổ tức một
cổ phần(DIV)
=
Lợi nhuận sau thuế giành trả cổ tức cho
cổ đông thường
Tổng số cổ phần thường đang lưu hành
 Hệ số chi trả cổ tức
Chỉ tiêu này phản ánh công ty đã giành ra bao nhiêu phần trăm thu
nhập để trả cổ tức cho cổ đông. Qua đó cũng cho thấy công ty giành ra bao
nhiêu phần trăm thu nhập để tái đầu tư.
Hệ số chi trả
cổ tức
=
Cổ tức 1 cổ phần thường
Thu nhập 1 cổ phần thường trong năm
Cả 3 chỉ tiêu trên thể hiện chính sách cổ tức của công ty cổ phần. Đây
không đơn thuần là việc phân chia lợi tức ra các phần bằng nhau, mà nó phức
tạp hơn nhiều bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích các cổ đông, đến sự tăng
trưởng và phát triển của công ti trong tương lai.
1.2.2.5. Hệsố giá trị thị trường
 Hệ số giá trên thu nhập( hệ số P/E)
Đây là một chỉ tiêu quan trọng thường được các nhà đầu tư sử dụng để
xem xét lựa chọn đầu tư vào cổ phiếu của các công ty. Chỉ tiêu này phản ánh
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
Đào Thị Phương 22 Lớp K43/11.09
nhà đầu tư thị trường trả giá bao nhiêu cho 1 đồng thu nhập của công ty. Nhìn
chung hệ số này cao là tốt.
Hệ số giá trên
thu nhập
=
Giá thị trường 1 cổ phần
Thu nhập 1 cổ phần
 Hệ số giá thị trường trên giá trị sổ sách( Hệ số M/B)
Hệ số này phản ánh mối quan hệ giữa giá trị thị trường và giá trị sổ
sách 1 cổ phần của công ty. Hệ số này nhỏ hơn 1 là dấu hiệu xấu về triển
vọng của công ty, ngược lại nếu hệ số này quá cao đòi hỏi nhà đầu tư phải
xem xét thận trọng trong quyết định đầu tư vào công ty.
Hệ số giá thị trường trên
giá trị sổ sách
=
Giá thị trường 1 cổ phần
Giá trị sổ sách 1cổ phần
 Tỷ suất cổ tức
Chỉ tiêu này phản ánh, nếu nhà đầu tư bỏ ra một đồng vốn đầu tư vào
cổ phần của công ty trên thị trường thì có thể thu được bao nhiêu cổ tức.
Tỷ suất cổ tức =
Cổ tức 1 cổ phần
Giá thị trường 1cổ phần
1.2.3 Phân tích tăng trưởng
Mỗi doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường đều mong
muốn đạt được một tỉ lệ tăng trưởng nào đó. Tất nhiên không ai mong muốn
công ty của mình đạt tốc độ tăng trưởng thấp so với các doanh nghiệp khác
trong cùng ngành nghề, nhưng tốc độ tăng trưởng quá cao không phải đã tốt.
Tăng trưởng của một doanh nghiệp có thể gắn liền với tăng vốn, tăng doanh
số, tăng số lượng khách hàng/thị trường, mở rộng mạng lưới công ty con
và/hoặc chi nhánh, tăng số lượng nhân viên, hoặc cũng có thể là tỉ lệ tăng
trưởng cổ tức của công ty cổ phần…Thường thì nhà đầu tư ưa thích tốc độ
tăng trưởng của công ty là cao. Vì nó thể hiện khả năng sinh lời từ đồng vốn
lớn.
Sau đây là công thức tính tốc độ tăng trưởng của công ty cổ phần:
g = ROE x k (với k là Tỉ lệ lợi nhuận tái đầu tư)
= ROE x ( 1- Hệ số chi trả cổ tức )
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
Đào Thị Phương 23 Lớp K43/11.09
Hay
Như vậy tốc độ tăng trưởng của một công ty cổ phần phụ thuộc vào hai
yều tố:
- Sự tích lũy qua nội bộ công ty biểu thị qua tỉ lệ thu nhập giữ lại
- Khả năng sinh lời được biểu thị qua chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận ròng trên
vốn chủ sở hữu ROE.
Trên cơ sở đó, nhà quản trị sẽ đưa ra biện pháp có thể gia tăng tốc độ
tăng trưởng của doanh nghiệp.
Các nhà đầu tư lâu dài khi quyết định đầu tư sẽ lựa chọn loại cổ phiếu
có triển vọng sinh lời cao hay công ty đó có tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn
định.
1.3.Cácnhân tố ảnh hưởng tới công tác phân tích tài chính doanh
nghiệp
1.3.1.Nhân tố chủ quan
1.3.1.1.Nhận thức của lãnh đạovề tầm quan trọng của công tác phân
tích tài chính doanh nghiệp
Công tác phân tích tài chính đóng vai trò quan trọng trong công tác
quản lý tài chính doanh nghiệp. Ngày nay, hoạt động phân tích tài chính ngày
càng được quan tâm phát triển. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng
có nhận thức đúng đắn về hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp này.
Nếu ở một doanh nghiệp mà các lãnh đạo có nhận thức đúng đắn về vai trò và
tầm quan trọng của hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp thì ở đó công
tác tổ chức phân tích tài chính doanh nghiệp sẽ được thực hiện một cách triệt
để và hoạt động phân tích tài chính sẽ thực sự hiệu quả.
1.3.1.2.Chấtlượng nguồn thông tin sử dụng trong phân tích tài
chính doanh nghiệp
Thông tin là nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định chất lượng phân
tích tài chính, vì vậy nếu thiếu thông tin sử dụng không chính xác thì kết quả
phân tích chỉ là hình thức mà không có ý nghĩa gì. Do đó, thông tin sử dụng
trong phân tích tài chính là nền tảng của phân tích tài chính.
g =
Doanh thu
x
Lợi nhuận
x
Tài sản
x k
Tài sản Doanh thu Vốn chủ
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
Đào Thị Phương 24 Lớp K43/11.09
1.3.1.3.Nhân sựthực hiện phân tích tài chính doanhnghiệp
Phân tích tài chính là quá trình nhà phân tích sử dụng các công cụ,
phương pháp để xử lý, phân tích, đánh giá các thông tin kế toán và các thông
tin khác nhằm đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp. Nên các kết quả
phân tích tài chính là những nhận xét, đánh giá của người phân tích. Vì vậy,
trình độ của người phân tích sẽ tác động trực tiếp đến kết quả phân tích.
Người thực hiện công tác phân tích tài chính nếu có trình độ chuyên
môn vững vàng, nắm vững quy trình phân tích và có khả năng đánh giá tinh tế
thì sẽ có tác động tích cực tới công tác phân tích tài chính doanh nghiệp. Họ
sẽ đưa ra được kết quả phân tích chính xác và đưa ra những nhận xét, giải
pháp phù hợp và thích đáng, giúp công tác phân tích tài chính đạt hiệu quả.
1.3.1.4.Tổchức hoạt động phân tích tài chính doanhnghiệp.
Tổ chức công tác phân tích là yếu tố có tác động tổng hợp, nó liên kết
các yếu tố con người, thông tin, phương pháp, cơ sở vật chất với nhau, liên
quan đến việc huy động, phối hợp các nguồn lực thực hiện phân tích tài chính.
1.3.1.5.Lựa chọn phương pháp phân tích
Phương pháp phân tích là công cụ hữu hiệu giúp đạt được mục tiêu
phân tích. Nếu áp dụng linh hoạt và hợp lý các phương pháp phân tích thì sẽ
kết hợp được các ưu điểm, làm giảm nhược điểm của phương pháp, mang lại
kết quả phân tích chính xác và toàn diện. Ngược lại, nếu chỉ sử dụng một
phương pháp phân tích thì chỉ thấy được một mặt của vấn đề nào đó cần phân
tích, không phản ánh hết nội dung cần phân tích. Do vậy, mỗi doanh nghiệp
phải lựa chọn được phương pháp phân tích thích hợp cho mình để có thể hỗ
trợ được tốt nhất cho công tác phân tích, góp phần mang lại kết quả phân tích
sâu sắc, triệt để.
1.3.2.Nhân tố khách quan
1.3.2.1.Hệthống chỉ tiêu trung bình ngành
Mỗi doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trên một hoặc một số
lĩnh vực nhất định. Doanh nghiệp hoạt động trong môi trường bao gồm nhiều
doanh nghiệp với nhiều đặc điểm chung đặc trưng của ngành bên cạnh những
đặc điểm vốn có của mình.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
Đào Thị Phương 25 Lớp K43/11.09
Một hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành hoàn thiện, chính xác và cập
nhật sẽ có tác dụng tíchcực đến công tác phân tích tài chính tại doanh nghiệp.
Hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành giúp các nhà phân tích có được cái nhìn
khách quan và toàn diện về ngành và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, từ
đó giúp cho việc phân tích tài chính doanh nghiệp được hoàn thiện hơn.
Hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành được xây dựng chính xác là cơ sở
tham chiếu quan trọng cho các doanh nghiệp khi tiến hành phân tích tài chính.
Chúng ta chỉ có thể khẳng định các tỷ lệ tài chính của một doanh nghiệp là
thấp hay cao khi đem chúng so sánh với các tỷ lệ tương ứng của doanh nghiệp
khác có đặc điểm và điều kiện sản xuất kinh doanh tương tự mà đại diện là
chỉ tiêu trung bình ngành. Thông qua đối chiếu chỉ tiêu trung bình ngành, nhà
quản trị biết được vị thế của doanh nghiệp mình trên thị trường, sức mạnh của
doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh; từ đó đánh giá một cách chính xác
thực trạng doanh nghiệp cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
1.3.2.2.Hệthống pháp lý.
Hệ thống pháp lý có tác động trực tiếp hay gián tiếp đến công tác phân
tích tài chính, khuyến khích hay hạn chế tình hình kinh doanh của doanh
nghiệp. Hệ thống pháp lý ổn định sẽ tạo điều kiện cho các nhà phân tích có
thể lựa chọn phương pháp tài chính phù hợp sẽ tạo điều kiện thống nhất các
chỉ tiêu trong toàn ngành, giúp các nhà phân tích dễ dàng tìm kiếm thông tin
và ngược lại. Hệ thống pháp lý mà thiếu chặt chẽ, không thống nhất có tác
động tiêu cực đến công tác phân tích tài chính tại doanh nghiệp.
1.3.2.3.Nhân tốcông nghệ.
Với sự trợ giúp của công nghệ hiện đại như máy tính, các phần mềm
chuyên dụng thì các phương pháp phân tích tài chính dù phức tạp đến đâu
cũng có thể đưa vào áp dụng một cách dễ dàng. Đấy chính là tác động trực
tiếp của nhân tố công nghệ đến khả năng áp dụng các phương pháp phân tích
tài chính trong doanh nghiệp.
Với một công nghệ phân tích tài chính hoàn chỉnh thì việc đạt được các
kết quả như mong muốn trong phân tích là việc dễ dàng. Một công nghệ phân
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
Đào Thị Phương 26 Lớp K43/11.09
tích tài chính hoàn chỉnh phải được thiết lập từ trên xuống và thực hiện một
cách có hệ thống từ việc thu nhận các số liệu cho đến việc xử lý các số liệu.
Do vậy, nếu doanh nghiệp thiếu sự đầu tư, trang bị khiến cho mọi qúa
trình từ thu thập đến phân tích, xử lý số liệu đều phải tiến hành thủ công thì
hoạt động phân tích tài chính nói chung và việc áp dụng các phương pháp
phân tích nói riêng sẽ kém hiệu quả.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
Đào Thị Phương 27 Lớp K43/11.09
CHƯƠNG II
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN CAO SU SAO VÀNG
2.1 Khái quát vài nét về công ty cổ phần cao su sao vàng
2.1.1. Qúa trình hình thành, phát triển công ty
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU SAO VÀNG
Tên giao dịch quốc tế: Sao Vàng Rubber Joint stock Company
Tên viết tắt: SRC
Địa chỉ: 231 Đường Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, Hà Nội
Vốn điều lệ: 108.000.000.000đ
Số lượng cổ phiếu phát hành: 10.800.000
Mệnh giá: 10.000đ/1 cổ phiếu
Do tầm quan trọng của công nghiệp cao su trong nền kinh tế quốc dân
nên ngay sau khi miền Bắc giải phóng (tháng 10/1954) ngày 7/10/1956 xưởng
đắp vá săm lốp ôtô được hình thành lập tại số 2 Đặng Thái Thân (nguyên là
xưởng Indoto của quân độiPháp) và bắt đầu hoạt động vào tháng 11/1956 đến
đầu năm 1960 thì sáp nhập vào nhà máy Cao su Sao vàng- đó chính là tiền
thân của nhà máy Cao su Sao vàng sau này.
Ngày 23/5/1960 nhà máy làm lễ cắt băng khánh thành và hàng năm lấy
ngày này làm ngày truyền thống, ngày kỷ niệm thành lập nhà máy. Và cũng
từ đó nhà máy mang tên “Nhà máy Cao su Sao vàng Hà nội”.
Năm 1988- 1989, nhà máy trong thời kỳ quá độ, chuyển đổi từ cơ chế
hành chính bao cấp sang cơ chế thị trường. Với tinh thần sáng tạo, đoàn kết
nhất trí, nhà máy đã tiến hành tổ chức, sắp xếp lại sản xuất có chọn lọc với
phương châm vì lợi ích của nhà máy. Do đó, nhà máy đã bước đầu thoát ra
khỏi tình trạng khủng hoảng. Năm 1990, sản xuất dần ổn định, thu nhập của
người lao động có chiều hướng tăng lên, chứng tỏ nhà máy có thể tồn tại và
hoà nhập được trong cơ chế mới.
Từ năm 1991 đến nay, nhà máy đã khẳng định được vị trí của mình là
một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có doanh thu và các
khoản nộp ngân sách năm sau cao hơn năm trước. Thu nhập của người lao
động được nâng cao và đời sống luôn được cải thiện.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
Đào Thị Phương 28 Lớp K43/11.09
- Ngày 27/8/1992 theo QĐ số 645/CNNg của Bộ Công nghiệp nặng đổi
tên nhà máy thành Công ty Cao su Sao vàng.
- Tiếp đến ngày 5/5/1993 theo QĐ số 215QĐ/TCNSĐT của Bộ Công
nghiệp nặng cho thành lập lại doanh nghiệp Nhà nước.
- Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước cũng như của Tổng
công ty Hóa chất Việt Nam trong việc đổi mới sắp xếp lại các Doanh nghiệp
Nhà nước, ngày 24 tháng 10 năm 2005, Công ty Cao su Sao Vàng được Cổ
phần hoá theo Quyết định số 3500/QĐ-BCN của Bộ công nghiệp. Ngày 03
tháng 04 năm 2006, Công ty được Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội
cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu với số vốn điều lệ
49.048.000.000 đồng.
- Ngày 07 tháng 12 năm 2006, Công ty đã thay đổi lại đăng ký kinh
doanh lần đầu với số vốn điều lệ đã tăng lên thành 80.000.000.000 đồng.
- Ngày 27 tháng 07 năm 2007 Công ty thay đổi lần 2 đăng ký kinh
doanh với số vốn điều lệ đã tăng lên thành 108.000.000.000 đồng.
Sản phẩm mang nhãn hiệu SRC hiện nay được đảm bảo bởi hệ thống
Quản lý Chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 do Trung tâm chứng nhận
phù hợp tiêu chuẩn quốc tế Quacert cấp giấy chứng nhận.
Bằng những sản phẩm chất lượng cao nổi tiếng, sản phẩm Cao su Sao
Vàng đã đoạt nhiều giải thưởng uy tín:
 Huân chương lao động hạng Nhất về thành tích xuất sắc trong giai
đoạn đổi mới.
 Giải Vàng – giải thưởng Chất lượng Việt Nam do Bộ Khoa học Công
nghệ và Môi trường trao tặng;
 Giải Sáng tạo Khoa học Công nghệ VIFOTEC cho đề tài Nghiên cứu
Sản xuất săm lốp máy bay phục vụ Quốc phòng;
 5 năm liền đoạt giải TOP-TEN hàng tiêu dùng Việt Nam;
 Vị trí thứ nhất trong TOP-5 Sản phẩm hàng Việt nam chất lượng cao
– Ngành hàng xe và phụ tùng;
 Đạt danh hiệu “THƯƠNG HIỆU MẠNH” năm 2007, năm 2008 do
người tiêu dùng bình chọn.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
Đào Thị Phương 29 Lớp K43/11.09
Vừa qua, công ty đã chính thức được cấp chứng chỉ ISO 2002 của tập
đoàn BVQI Vương Quốc Anh. Đó chính là sự khẳng định mình trước cơ chế
thị trường cạnh tranh gay gắt và khốc liệt.
Công ty luôn thực hiện đúng khẩu hiệu đề ra “Chấtlượng quyết định sự
tồn tại và phát triển của doanh nghiệp”. Vì vậy đã không ngừng hoàn thiện,
cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng tốt hơn nữa nhu
cầu của thị trường trong và ngoài nước, hoàn thành vượt mức các khoản nộp
ngân sách, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.
Mọi nỗ lực của Công ty cổ phần Cao su Sao Vàng đều hướng tới mục
tiêu: "LỐP VIỆT VÌ LỢI ÍCH NGƯỜI VIỆT ".
2.1.2. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh chủ yếu
Khi bắt đầu đi vào hoạt động, với năng lực về vốn, lao động, khoa học
kĩ thuật còn hạn chế, Công ty chỉ sản xuất 2 mặt hàng chủ yếu là săm và lốp
xe đạp. Năm đầu tiên đi vào hoạt động sản xuất, Công ty sản xuất ra 93.664
chiếc lốp xe đạp và 38.388 chiếc săm xe đạp.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của thị trường và khoa học kĩ thuật,
Công ty đã và đang mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiện nay, Công
ty hoạt động sản xuất kinh doanh trên 3 lĩnh vực chính:
- Công nghiệp sản xuất sản phẩm cao su.
- Xuất nhập khẩu phục vụ ngành công nghiệp chế tạo cao su.
- Chế tạo và lắp đặt máy, thiết bị dùng gia công các mặt hàng cao su.
Hàng năm Công ty sản xuất ra hàng chục triệu bộ săm lốp xe đạp, xe
máy và ô tô, hàng chục ngàn tấn sản phẩm cao su kĩ thuật. Đặc biệt trong
những năm vừa qua, Công ty đã tạo một bước đột phá mới bằng việc nghiên
cứu và chế tạo thành công lốp máy bay dân dụng TU- 134 (930x305), IL 18
và lốp máy bay quốc phòng MIG-21(800x20). Công ty đã được chọn là đơn
vị duy nhất cung cấp lốp máy bay cho không quân Việt Nam.
2.1.3. Tình hình tổ chức hoạt động kinh doanh
2.1.3.1. Tổchức bộ máyquản lý
Bước vào cơ chế thị trường, cùng với việc thay đổi loại hình doanh
nghiệp, công ty cổ phần Cao su Sao Vàng đã tiến hành sắp xếp lại bộ máy
quản lí thể hiện qua bảng 2.1
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
Đào Thị Phương 30 Lớp K43/11.09
BẢNG 2.1 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÔNG TY CP CAO SU SAO VÀNG
P.Tài chính kế toán
P.Tổ chức nhân sự
P.Kỹ thuật cơ năng
P.Kỹ thuật cao su
Xí nghiệp
cao su số 3
Xí nghiệp
cao su số 2
Xí nghiệp
cao su số 1
P.Xây dựng cơ bản
Phòng kho vận
P.Kế hoạch vật tư
P.Môi trường-An toàn
Văn phòng công ty
P.Quản trị bảo vệ
P.Xuất nhập khẩu
P.Tiếp thị bán hàng
T.Tâm chất lượng
Xí nghiệp
cơ điện
Xí nghiệp
năng lượng
Xí nghiệp
cao su kỹ
thuật
Xí nghiệp
luyện Xuân
Hoà
Chi nhánh
Thái Bình
Phó Giám đốc
1.Phụ trách nội chính
2.Phụ trách XDCB và kỹ
thuật
3.Phụ trách sản xuất
Tổng giám đốc
Ban
kiểm soát
Hội đồng quản trị
Chi nhánh
Đà Nẵng
Chi nhánh
TP HCM
Đại hội đồng cổ đông
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
Đào Thị Phương 31 Lớp K43/11.09
Công ty cổ phần Cao su Sao Vàng được tổ chức và hoạt động theo Luật
doanh nghiệp đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005, Điều lệ tổ chức và hoạt động của
Công ty và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Cơ quan quyền lực cao nhất, quyết định mọi vấn đề quan trọng trong
công ty là Đại hội đồng cổ đông. Giúp việc cho cơ quan này có Hội đồng
quản trị, ban kiểm soát, ban tổng Giám đốc và các phòng ban chức năng như
phòng tài chính kế toán, phòng Tổ chức nhân sự, phòng vật tư, phòng xây
dựng cơ bản, phòng tiếp thị bán hàng, các trung tâm nghiên cứu... mỗi phòng
ban, bộ phận thực hiện một nhiệm vụ riêng, không chồng chéo. Bộ máy quản
lí của công ty được đánh giá là rõ ràng và khoa học.
2.1.3.2Tổchức hoạt động kinhdoanh
*. Tình hình nhân sự
TT Chỉ tiêu 2008 2007
I Lao động toàn DN 1,623 1,569
Trong đó:Nữ 431 378
II Trình độ 266 381
1 Đại học 184 261
Nữ 74 117
2 Cao đẳng+ Trung cấp 82 120
Nữ 47 58
III Thu nhập bquân/năm 32,337 61,702
Bảng 2.2 Tình hình nhân sự trong 2 năm 2007-2008
Công ty rất chú trọng phát triển nguồn nhân lực. Do dặc thù của ngành
kinh doanh nên số lượng lao động là nam giới chiếm tỉ lệ lớn, số lượng lao
động có trình độ chiếm tỉ lệ đáng kể. Công ty liên tục mở những khóa đào tạo
về tay nghề nâng cao trình độ người lao động, tổ chức sát hạch kiến thức
chuyên môn.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
Đào Thị Phương 32 Lớp K43/11.09
2.1.4 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh.
2.1.4.1. Đặcđiểm quytrình công nghệ sản xuấtsản phẩm.
Nhìn chung, quy trình sản xuất sản phẩm của Công ty là quy trình sản
xuất liên tục khép kín, qua nhiều giai đoạn chế biến song chu kỳ ngắn. Do đó
việc sản xuất một loại sản phẩm được thực hiện khép kín trong một phân
xưởng. Mặc dù sản phẩm của Công ty rất đa dạng (trên 100 mặt hàng chính),
nhưng mỗi xí nghiệp đảm nhiệm sản xuất một hay một số loại sản phẩm. Các
loại sản phẩm tại Công ty đều được sản xuất từ cao su và có đặc tính sử dụng
tương đối giống nhau, vì vậy quy trình công nghệ chung tương đối giống
nhau. Bao gồm 2 giai đoạn thể hiện trên bảng 2.3
BẢNG 2.3 CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CHUNG CỦA CÔNG TY CP CAO SU SAO VÀNG
Chuẩn bị cao su
nguyên liệu
Sơ - hỗn luyện (máy
luyện kim)
Phối liệu hoá
chất
Cán tấm (cao su bán
thành phẩm)
Nhiệt luyện
Máy cắt vải
mành
Ép thành
hình tanh
Máy cán tráng
vải mành
Máy thành hình bán
thành phẩm lốp ô tô
Cán (ép) mặt lốp,
săm…(máy ép suất)
Máy dẫn ống vải (sản
phẩm lốp ô tô)
Lưu hóa sản
phẩm
Kiểm tra sản phẩm,
bao gói nhập kho
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
Đào Thị Phương 33 Lớp K43/11.09
a. Giai đoạn 1:
Từ nguyên vật liệu chính là cao su, hoá chất, vải mành, dây thép tách
qua khâu luyện để tạo ra các bán thành phẩm.
b. Giai đoạn 2:
Từ bán thành phẩm của giai đoạn 1 sản phẩm được hoàn thành sau khi
trải qua quá trình lưu hoá. Các loại sản phẩm khác nhau thì có các quy trình
sản xuất tương tự nhau.
2.1.4.2. Đặcđiểm thị trường tiêu thụ.
Công ty CP cao su Sao Vàng đã rất thành công với các sản phẩm xăm
lốp ô tô, xe đạp, xe máy với chất lượng tốt, giá cả phải chăng được người tiêu
dùng tin tưởng và mến mộ. Thị trường tiêu thụ của công ty chủ yếu là các
khách hàng truyền thống. Với thị trường trong nước, công ty đã chiếm lĩnh
được số lượng lớn thị phần cả 3 miền. Đặc biệt là miền Bắc và miền Trung.
Thị trường tiêu thụ chính của Công ty là miền Bắc và miền Trung vì
vậy khách hàng chủ yếu là các đại lý và cửa hàng bán lẻ trên hai miền Bắc,
Trung. Đến nay, Công ty đã có 3 chi nhánh ở cả 3miền, đó là các chi nhánh;
TP Thái Bình, TP Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh. Từ các chi nhánh này lại có các
tổng đại lý (trên 100) và các tiểu đại lý (khoảng 200), đây là lực lượng chính
phân phối sản phẩm trực tiếp đến tay người tiêu dùng.
Đặc biệt, công ty còn có đơn đặt hàng xuất khẩu ra nước ngoài như
Irac, Bêlarut... Đây là dấu hiệu tốt với Cao su Sao Vàng cũng như với ngành
công nghiệp sản xuất săm lốp của Việt Nam.
2.1.5. Kết quả kinh doanh chủ yếu trong những năm gần đây
Nhìn vào bảng trên ta thấy trong 3 năm trở lại đây, quy mô kinh doanh
của công ty ngày càng được mở rộng thể hiện ở chỉ tiêu tổng tài sản tăng lên,
doanh thu thuần cũng tăng qua các năm. Các năm làm ăn đều có lãi. Đặc biệt,
ngay sau năm cổ phần hóa năm 2007 lợi nhuận công ty tăng lên đáng kể. Lợi
nhuận sau thuế tăng lên gấp gần 3 lần tuy nhiên, năm 2008 công ty đã không
gặt hái được những thành công như mong đợi. Điều này xuất phát từ nhiều
nguyên nhân mà chúng ta sẽ bàn đến ở phần sau.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
Đào Thị Phương 34 Lớp K43/11.09
Bảng 2.4 Bảng tổng hợp kết quả kinh doanh giai đoạn 2006-2008
ĐVT: Nghìn đồng
Chỉ tiêu 2006 2007 2008
Tổng giá trị tài sản 469.166.602 471.148.645 515.999.295
Tài sản ngắn hạn 214.923.891 230.885.409 269.089.707
Tài sản dài hạn 254.242.711 240.263.236 246.909.588
Doanh thu thuần 646.027.404 896.134.837 920.292.031
Lợi nhuận sau thuế 9.731.575 26.020.732 2.261.266
Lãi cơ bản trên cổ phiếu(đ) 2,664 209
Số lao động(người) 1367 1569 1623
Thu nhập bình quân
(1người/tháng) 1.510 5.140 2.695
2.2. Đánh giá thực trạng tài chính công ty cổ phần cao su Sao Vàng
2.2.1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính công ty cổ phần cao su
Sao Vàng
2.2.1.1Đánhgiá khái quátthông qua bảng cân đối kế toán
1. Khái quát về tình hình tài sản
Kết cấu tài sản của doanh nghiệp có sự chênh nhỏ giữa tài sản ngắn hạn
và dài hạn. Tài sản ngắn hạn có nhỉnh hơn chút, chiếm trên 52% còn tài sản
dài hạn chiếm 48%.
Quy mô tài sản của doanh nghiệp vẫn được mở rộng. Điều đó được thể
hiện rõ thông qua số liệu của bảng 2.5. Tổng tài sản của doanh nghiệp cuối
năm 2008 tăng 85 tỉ tương ứng với tỉ lệ tăng 18.12% so với năm 2007. Đó là
kết quả của việc gia tăng đồng thời của cả TSNH và TSDH với tỉ lệ tăng
tương ứng là 18.02% và 18.23%.
 Về TSNH: Vào thời điểm đầu năm, TSNH có giá trị là
246,847,351nghđ, chiếm tỉ trọng 52.17%. Đến cuối năm, TSNH tăng lên đạt
291,322,063nghđ, tăng một lượng là 44,484,712( nghìn đ) với tỉ lệ tăng tương
ứng là 18.02%. Nguyên nhân của sự biến động này là do hàng tồn kho tăng
lên đáng kể tăng 56,910,740(nghđ) với tỉ lệ tăng 35.50% so với thời điểm
cuối năm 2007; Tài sản ngắn hạn khác cũng tăng 539,546(nghđ), với tỉ lệ tăng
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
Đào Thị Phương 35 Lớp K43/11.09
11.95%. Trong năm, các khoản phải thu ngắn hạn cũng tăng nhẹ
1,220,495(ngh đ) với tỉ lệ tăng là 2.03%. Tuy nhiên, tiền mặt giảm đi một
lượng đáng kể 44,484,712(ngh đ) tương ứng với tỉ lệ giảm 64.9%.
 Hàng tồn kho chiếm tỉ trọng lớn trong tổng TSNH của doanh nghiệp.
Cuối năm 2007 chiếm 64.95% và cuối năm 2008 tăng lên đến 74.56%. Điều
này cho thấy hàng tồn kho của doanh nghiệp chiếm tỉ trọng rất cao. Thành
phẩm tồn kho chiếm tỉ trọng cao nhất một phần do đặc điểm sản xuất của
Công ty. Các loại sản phẩm mà công ty sản xuất như săm, lốp, các sản phẩm
cao su cao cấp có thời gian sử dụng tương đối dài, ưu điểm là có khả năng
chịu mài mòn cao và chịu trọng tải lớn, ít bị hỏng hóc. Do đó, thời gian lưu
kho có thể lớn. Vì thế, có thể sản xuất một lượng hàng lớn trong kho chờ tiêu
thụ mà chất lượng vẫn được đảm bảo. Một lý do khác là trong năm, Công ty
có nhiều đơn đặt hàng với nhu cầu cao về sản phẩm. Công ty đã chủ động kế
hoạch dự trữ cho sản xuất từ trong năm. Mặt khác giá nguyên vật liệu tăng
cũng tương ứng làm tăng giá trị sản phẩm sản xuất ra, ảnh hưởng đến tỉ lệ so
sánh giữa giá trị thành phẩm năm 2008 so với năm 2007. Việc thống kê chi
tiết từng loại hàng tồn kho về giá thành, số lượng là rất cần thiết trong việc
tính toán chi phí lưu kho cũng như việc xác định giá bán sản phẩm.
 Ngay sau hàng tồn kho, các khoản phải thu cũng chiếm tỉ trọng khá
lớn trong tổng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Xét theo chiều ngang, các
khoản phải thu về cuối năm có tăng lên nhưng do sự gia tăng của các khoản
phải thu thấp hơn tốc độ gia tăng của tổng tài sản ngắn hạn do đó tỉ trọng
khoản này có xu hướng giảm dần về cuối năm. Năm 2007 là 24.37% và giảm
dần về cuối năm 2008 còn 21.07%. Phải thu của khách hàng chiếm tỉ trọng
lớn trong tổng các khoản phải thu và nó quyết định đến sự gia tăng cả khoản
này về mặt giá trị trên bảng cân đối kế toán. Phải thu của khách hàng năm
2008 tăng 9,833,562(nghđ). Trong khi phải thu của khách hàng tăng mạnh thì
khoản trả trước cho người bán lại giảm đi đáng kể về cuối năm. Giảm
11,034,726(ngh đ).
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
Đào Thị Phương 36 Lớp K43/11.09
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
Đào Thị Phương 37 Lớp K43/11.09
Điều này chứng tỏ, thay vì có được một khoản vốn lớn sử dụng cho
hoạt động sản xuất kinh doanh thì vốn của doanh nghiệp lại đang bị chiếm
dụng. Vì vậy đòi hỏi công ty cần có biện pháp thúc đẩy quá trình thu hồi các
khoản nợ phải thu.
 Tuy hàng tồn kho và các khoản phải thu đều tăng nhưng vốn bằng
tiền của doanh nghiệp giảm mạnh. Điều này cho thấy trong năm 2008 công ty
có xu hướng không tích luỹ tiền nhiều. Tiền mặt trong quỹ có tăng nhưng
không dáng kể so với sự giảm sút của tiền gửi ngân hàng làm cho vốn bằng
tiền của công ty giảm đi 64.9%. Trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái, cộng
với sự gia tăng của lạm pháp thì việc doanh nghiệp không tích lũy nhiều tiền
mặt là điều dễ hiểu. Tiền nên được luân chuyển và nằm dưới dạng vật tư, máy
móc thiết bị. Dù sao chăng nữa thì việc doanh nghiệp duy trì một lượng tiền
mặt thấp cũng là một rủi ro lớn trong việc thanh toán các khoản nợ đến hạn.
 Về TSDH: Cuối năm 2008, TSCĐ & ĐTDH tăng
41,251,907(ngh đ) với tỉ lệ tăng là 18.23%. Trong đó tổng TSCĐ tăng
39,879,514(ngh đ) tương ứng tăng 17.66%. sự gia tăng của TSCĐ chủ yếu do
trong năm doanh nghiệp thực hiện đầu tư, mua sắm thêm máy móc thiết bị,
đổi mới dây chuyền công nghệ, thêm vào đó trong năm, công ty có đầu tư xây
dựng nhiều công trình lớn đòi hỏi chi phí lớn làm cho chi phí xây dựng dở
dang gia tăng. Sự gia tăng tương ứng của TSCĐ là hoàn toàn phù hợp với sự
gia tăng của quy mô sản xuất kinh doanh. Điều này làm tăng năng lực sản
xuất của công ty trong dài hạn. Đầu tư tài chính dài hạn tăng 30,692 (nghìn đ)
với tỉ lệ tăng 14%. Mặc dù trong tổng tài sản dài hạn, khoản này chiếm tỉ
trọng nhỏ không đáng kể. tuy nhiên sự gia tăng của nó về cuối năm chứng tỏ
công ty đang chú ý đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh này.
Qua phân tíchsơ bộ nói trên, có thể thấy tài sản của doanh nghiệp trong
năm 2008 tăng lên đáng kể so với năm 2007. Toàn bộ là do sự gia tăng đồng
bộ của cả tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Điều đó cho thấy doanh nghiệp
vẫn không ngừng mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và gia tăng năng lực
sản xuấn hiện có nhằm làm dồi dào thêm tiềm lực tài chính nội tại.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
Đào Thị Phương 38 Lớp K43/11.09
2. Khái quát về tình hình nguồn vốn
Tương ứng với sự gia tăng của tài sản, tổng nguồn vốn của công ty
cũng tăng lên nhanh chóng. Qua bảng số liệu 2.6 ta thấy, tổng nguồn vốn của
công ty cuối năm 2008 tăng lên 85,736,619 (nghđ) với tỉ lệ tăng 18.12%.
Trong đó:
Xét về giá trị, nợ phải trả tăng 97,417,436 (nghđ) với tỉ lệ tăng 30.78%.
Nguyên nhân chủ yếu là do đồng thời cả nợ ngắn hạn và nợ dài hạn cùng gia
tăng. Cuối năm so với đầu năm, nợ ngắn hạn tăng 31.22% trong khi nợ dài
hạn tăng lên 28.91%. Góp phần lớn vào sự tăng lên của nợ ngắn hạn là sự gia
tăng của vay và nợ ngắn hạn tăng 119.206.330 tương ứng với tỉ lệ 46.44%.
Sốtiền
Tỉ
trọng
(%)
Sốtiền
Tỉ
trọng
(%)
Sốtiền
Tỉlệ
tăng,
giảm
(+-%)
Tỉtrọng
tăng
giảm
(+-%)
A NỢPHẢI TRẢ 316,447,535 66.88 413,864,971 74.05 97,417,436 30.78 7.17
I Nợngắnhạn 256,687,026 81.12 336,830,491 81.39 80,143,465 31.22 0.27
II Nợdàihạn 59,760,509 18.88 77,034,480 18.61 17,273,971 28.91 -0.27
B NGUỒNVỐNCHỦSỞHỮU 156,683,451 33.12 145,002,634 25.95 -11,680,817 -7.46 -7.17
I Vốnchủsởhữu 154,003,265 98.29 143,153,989 98.73 -10,849,276 -7.04 0.44
II Nguồnkinhphívàcácquỹkhác 2,680,186 1.71 1,848,645 1.27 -831,541 -31.03 -0.44
TỔNGCỘNGNGUỒNVỐN 473,130,986 100 558,867,605 100 85,736,619 18.12
Bảng2.6BẢNGCƠCẤUNGUỒNVỐN
ĐVT:Nghìnđồng
Đầunăm Cuốinăm Chênhlệch(cuốinăm/đầunăm)
Mục Chỉtiêu
Trong khi đó, tất cả các chỉ tiêu từ người mua trả tiền trước, phải trả
cho người bán, thuế và các khoản phải nộp đều giảm. Cho thấy đồng vốn của
doanh nghiệp đang bị chiếm dụng rất nhiều. Vay và nợ dài hạn là nhân tố chủ
yếu quyết định đến sự gia tăng của nợ dài hạn. Nguồn vốn tín dụng từ ngân
hàng là một nhân tố rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Sự gia tăng của nguồn vốn tín dụng là hoàn toàn hợp lý xuất
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
Đào Thị Phương 39 Lớp K43/11.09
phát từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang thực hiện mở rộng quy
mô sản xuất, đồng thời xuất phát từ sự eo hẹp của nguồn vốn chủ. Khả năng
huy động vốn chủ vẫn chưa cao do doanh nghiệp mới thực hiện cổ phần hóa
được 2 năm, lượng vốn huy động được từ việc phát hành chứng khoán cũng
được bổ sung liên tục nhưng không đủ đáp ứng nhu cầu thiếu hụt vốn. Quả
thực, trong năm 2008, NVCSH có giảm đi 11,680,817(nghđ). Trong khi vốn
đầu tư của chủ sở hữu không thay đổi 108,000,000(nghd) thì việc giảm đi 11
tỉ của lợi nhuận sau thuế chưa phân phối làm cho nguồn vốn chủ sở hữu giảm
11,680,817(nghđ) với tỉ lệ giảm 7.46%.
Tóm lại. qua quá trình phân tích, ta thấy quy mô của doanh nghiệp
đang được mở rộng thông qua việc gia tăng tài sản và nguồn vốn, tuy nhiên
doanh nghiệp có xu hướng sử dụng nhiều nợ vay làm cho tỉ lệ nợ phải trả tăng
lên, đồng nghĩa với việc tỉ lệ vốn chủ sở hữu giảm đi, dẫn đến việc doanh
nghiệp đứng trước nguy cơ mất tự chủ về mặt tài chính. Sự lệ thuộc vào vốn
vay làm tăng chi phí lãi vay, điều này sẽ tác động rất lớn đến kết quả kinh
doanh của doanh nghiệp. Vấn đề này sẽ được làm rõ ở phần sau.
3. Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn
* Về sử dụng vốn: Thông qua bảng 2.9 về diễn biến nguồn vốn và sử
dụng vốn, ta thấy quy mô sử dụng vốn của công ty cổ phần cao su Sao Vàng
năm 2008 tăng lên 208,528,456(nghđ). Trong đó chủ yếu là chi để đầu tư tăng
lượng hàng tồn kho dự trữ với số tiền là 56,910,740(nghđ). Có điều này là do
trong năm, công ty mở rộng quy mô sản xuất, gia tăng lượng sản xuất, chính
vì vậy, doanh thu bán hàng có tăng lên chiếm tỉ trọng 27.29%.
Mặt khác, cùng với việc gia tăng lượng hàng tồn kho, công ty cũng đẩy
mạnh việc đầu tư đổi mới dây chuyền công nghệ nên nguyên giá TSCĐ cũng
tăng lên đáng kể và chiếm 25.49% trong tổng quy mô vốn sử dụng tăng lên.
Cũng trong năm, công ty đầu tư xây dựng thêm một số công trình như máy
DHLH 45, hệ thống nạp liệu máy luyện kính… đẩy chi phí xây dựng cơ bản
dở dang tăng lên 27,341,097(nghđ) chiếm tỉ trọng 13.11% trong tổng vốn sử
dụng tăng lên. Công ty đã dùng tiền để thanh toán các khoản nợ người cung
cấp làm cho khoản vốn chiếm dụng được của nhà cung cấp giảm xuống chiếm
5.99%. Không những thế, công ty còn cấp thêm tín dụng cho khách hàng và
giảm khoản nhận trước tiền hàng của người mua. Trong năm, công ty còn
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
Đào Thị Phương 40 Lớp K43/11.09
thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước, thanh toán lương thưởng
đúng hạn, đều đặn hơn cho người lao động. Tuy vậy do tình hình kinh tế gặp
khó khăn nên trong năm lợi nhuận sau thuế của công ty giảm làm giảm khoản
lợi nhuận sau thuế chưa phân phối chiếm tỉ trọng đáng kể 5.16%
Sử dụng vốn Số tiền
Tỉ trọng
(%)
Diễn biến
nguồn vốn
Số tiền
Tỉ trọng
(%)
1. Cung cấp tín dụng cho KH 9,833,563 4.72 1. Giảm tiền mặt 14,186,069 6.80
2.Tăng khoản phải thu khác 2,614,306
1.25
2. Giảm khoản trả trước
cho người bán 11,034,726 5.29
3.Tăng lượng hàng tồn kho dự trữ 56,910,740 27.29 3. Tăng dự phòng nợ phải thu 192,648 0.09
4.Tăng tài sản ngắn hạn khác 539,546 0.26 4. Trích hao mòn TSCĐ 40,606,098 19.47
5.Tăng nguyên giá TSCĐ 53,144,515 25.49 5.Vay thêm ngắn hạn NH 119,206,330 57.17
6.Tăng chi phí XDCB 27,341,097
13.11
6.Tăng khoản phải trả
phải nộp khác 6,028,614 2.89
7.Tăng đầu tư tài chính dài hạn 30,692 0.01 7. Tăng vay nợ dài hạn 17,273,971 8.28
8. Tăng chi phí trả trước dài hạn 1,341,701 0.64
9. Giảm chiếm dụng vốn
của nhà cung cấp 12,500,260
5.99
10. Giảm người mua trả tiền trước 9,248,252 4.44
11. Giảm thuế và các khoản
phải nộp NN 2,484,418
1.19
12.Giảm khoản phải trả người LĐ 20,598,950 9.88
13. Chi phí phải trả giảm 259,599 0.12
14. Các quỹ khác 94,000 0.05
15. LN sau thuế chưa PP giảm 10,755,276 5.16
16. Nguồn kinh phí và
các quỹ khác giảm 831,541
0.40
Tổng cộng 208,528,456 100 Tổng cộng 208,528,456 100
Bảng 2.9 BẢNG PHÂN TÍCH DIỄN BIẾN NGUỒN VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN NĂM 2008
ĐVT: nghìn đồng
* Về diễn biến nguồn vốn: Phần nguồn vốn chủ yếu được huy động từ
vay nợ ngắn hạn ngân hàng. Số vốn tăng thêm từ vay nợ tăng lên
119,206,330(nghđ) chiếm 57.17% tổng số vốn huy động thêm. Việc gia tăng
vay nợ đã thể hiện một điều là công ty chú trọng việc huy động vốn từ bên
ngoài, sử dụng nợ vay là chủ yếu. Điều này cũng hoàn toàn hợp lý đối với
một công ty vừa mới cổ phần hóa, khả năng huy động vốn chủ sở hữu là
không cao. Mặt khác việc chủ động sử dụng vốn vay để phục vụ cho hoạt
động sản xuất kinh doanh là chính sách rất thông dụng đối với hầu hết các
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
Đào Thị Phương 41 Lớp K43/11.09
công ty trong giai đoạn hiện nay. Cùng với sự gia tăng của vay ngắn hạn,
lượng vay nợ dài hạn cũng tăng lên nhưng với tỉ trọng nhỏ hơn 8.28%. Ngoài
ra, công ty còn huy động thêm vốn thông qua việc thu hồi tài sản cố định dưới
hình thức khấu hao, chiếm dụng thêm vốn của nhà cung cấp…
Để biết được tình hình diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn như trên có
hợp lý hay không, ta đi xem xét mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn.
4. Đánh giá mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn
Việc phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn nhằm mục đích
đánh giá khái quát việc phân bổ, huy động cũng như hiệu quả sử dụng các
loại vốn và nguồn vốn trong quá trình thực hiện hoạt động sản xuất kinh
doanh.
Bảng 2.10:Cơ cấu tài trợ của công ty cuối năm 2008
Đơn vị: Nghìn Đồng
% Tài sản Nguồn vốn %
52.13
A.TSLĐ và ĐTNH:
291,332,063
A. Nguồn vốn ngắn
hạn:
- Nợ ngắn hạn:
336,830,491
60.27
47.87
B. TSCĐ và ĐTDH:
267,535,542
B. Nguồn vốn dài hạn
- Nguồn vốn chủ sở
hữu:
145,002,634
- Nợ dài hạn:
77,034,480
39.73
100
558,867,605 558,867,605
100
Đề tài: Giải pháp nâng cao kinh doanh tại công ty Cao su Sao Vàng
Đề tài: Giải pháp nâng cao kinh doanh tại công ty Cao su Sao Vàng
Đề tài: Giải pháp nâng cao kinh doanh tại công ty Cao su Sao Vàng
Đề tài: Giải pháp nâng cao kinh doanh tại công ty Cao su Sao Vàng
Đề tài: Giải pháp nâng cao kinh doanh tại công ty Cao su Sao Vàng
Đề tài: Giải pháp nâng cao kinh doanh tại công ty Cao su Sao Vàng
Đề tài: Giải pháp nâng cao kinh doanh tại công ty Cao su Sao Vàng
Đề tài: Giải pháp nâng cao kinh doanh tại công ty Cao su Sao Vàng
Đề tài: Giải pháp nâng cao kinh doanh tại công ty Cao su Sao Vàng
Đề tài: Giải pháp nâng cao kinh doanh tại công ty Cao su Sao Vàng
Đề tài: Giải pháp nâng cao kinh doanh tại công ty Cao su Sao Vàng
Đề tài: Giải pháp nâng cao kinh doanh tại công ty Cao su Sao Vàng
Đề tài: Giải pháp nâng cao kinh doanh tại công ty Cao su Sao Vàng
Đề tài: Giải pháp nâng cao kinh doanh tại công ty Cao su Sao Vàng
Đề tài: Giải pháp nâng cao kinh doanh tại công ty Cao su Sao Vàng
Đề tài: Giải pháp nâng cao kinh doanh tại công ty Cao su Sao Vàng
Đề tài: Giải pháp nâng cao kinh doanh tại công ty Cao su Sao Vàng
Đề tài: Giải pháp nâng cao kinh doanh tại công ty Cao su Sao Vàng
Đề tài: Giải pháp nâng cao kinh doanh tại công ty Cao su Sao Vàng
Đề tài: Giải pháp nâng cao kinh doanh tại công ty Cao su Sao Vàng
Đề tài: Giải pháp nâng cao kinh doanh tại công ty Cao su Sao Vàng
Đề tài: Giải pháp nâng cao kinh doanh tại công ty Cao su Sao Vàng
Đề tài: Giải pháp nâng cao kinh doanh tại công ty Cao su Sao Vàng
Đề tài: Giải pháp nâng cao kinh doanh tại công ty Cao su Sao Vàng
Đề tài: Giải pháp nâng cao kinh doanh tại công ty Cao su Sao Vàng
Đề tài: Giải pháp nâng cao kinh doanh tại công ty Cao su Sao Vàng
Đề tài: Giải pháp nâng cao kinh doanh tại công ty Cao su Sao Vàng
Đề tài: Giải pháp nâng cao kinh doanh tại công ty Cao su Sao Vàng
Đề tài: Giải pháp nâng cao kinh doanh tại công ty Cao su Sao Vàng
Đề tài: Giải pháp nâng cao kinh doanh tại công ty Cao su Sao Vàng
Đề tài: Giải pháp nâng cao kinh doanh tại công ty Cao su Sao Vàng
Đề tài: Giải pháp nâng cao kinh doanh tại công ty Cao su Sao Vàng
Đề tài: Giải pháp nâng cao kinh doanh tại công ty Cao su Sao Vàng
Đề tài: Giải pháp nâng cao kinh doanh tại công ty Cao su Sao Vàng
Đề tài: Giải pháp nâng cao kinh doanh tại công ty Cao su Sao Vàng
Đề tài: Giải pháp nâng cao kinh doanh tại công ty Cao su Sao Vàng
Đề tài: Giải pháp nâng cao kinh doanh tại công ty Cao su Sao Vàng
Đề tài: Giải pháp nâng cao kinh doanh tại công ty Cao su Sao Vàng
Đề tài: Giải pháp nâng cao kinh doanh tại công ty Cao su Sao Vàng
Đề tài: Giải pháp nâng cao kinh doanh tại công ty Cao su Sao Vàng
Đề tài: Giải pháp nâng cao kinh doanh tại công ty Cao su Sao Vàng
Đề tài: Giải pháp nâng cao kinh doanh tại công ty Cao su Sao Vàng
Đề tài: Giải pháp nâng cao kinh doanh tại công ty Cao su Sao Vàng
Đề tài: Giải pháp nâng cao kinh doanh tại công ty Cao su Sao Vàng
Đề tài: Giải pháp nâng cao kinh doanh tại công ty Cao su Sao Vàng
Đề tài: Giải pháp nâng cao kinh doanh tại công ty Cao su Sao Vàng
Đề tài: Giải pháp nâng cao kinh doanh tại công ty Cao su Sao Vàng
Đề tài: Giải pháp nâng cao kinh doanh tại công ty Cao su Sao Vàng
Đề tài: Giải pháp nâng cao kinh doanh tại công ty Cao su Sao Vàng
Đề tài: Giải pháp nâng cao kinh doanh tại công ty Cao su Sao Vàng

More Related Content

What's hot

Baocaothuctaptaichinhdoanhnghiep 121126021432-phpapp01
Baocaothuctaptaichinhdoanhnghiep 121126021432-phpapp01Baocaothuctaptaichinhdoanhnghiep 121126021432-phpapp01
Baocaothuctaptaichinhdoanhnghiep 121126021432-phpapp01Long Nguyễn
 
Phan tich tai_chinh_va_mot_so_giai_phap_cai_thien_tinh_hinh__z_mae8c_cd8l_201...
Phan tich tai_chinh_va_mot_so_giai_phap_cai_thien_tinh_hinh__z_mae8c_cd8l_201...Phan tich tai_chinh_va_mot_so_giai_phap_cai_thien_tinh_hinh__z_mae8c_cd8l_201...
Phan tich tai_chinh_va_mot_so_giai_phap_cai_thien_tinh_hinh__z_mae8c_cd8l_201...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Ke toan xd ket qua hd kinh doanh tai ct lap may va xay dung 45 1 li la ma 45-1-
Ke toan xd ket qua hd kinh doanh tai ct lap may va xay dung 45 1  li la ma 45-1-Ke toan xd ket qua hd kinh doanh tai ct lap may va xay dung 45 1  li la ma 45-1-
Ke toan xd ket qua hd kinh doanh tai ct lap may va xay dung 45 1 li la ma 45-1-coxanh88
 
Luận án tiến sĩ kinh tế hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh ...
Luận án tiến sĩ kinh tế hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh ...Luận án tiến sĩ kinh tế hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh ...
Luận án tiến sĩ kinh tế hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Hoàn thiện Quy chế trả lương tại Công ty Cổ phần xây lắp 1- Petrolimex
Luận văn: Hoàn thiện Quy chế trả lương tại Công ty Cổ phần xây lắp 1- PetrolimexLuận văn: Hoàn thiện Quy chế trả lương tại Công ty Cổ phần xây lắp 1- Petrolimex
Luận văn: Hoàn thiện Quy chế trả lương tại Công ty Cổ phần xây lắp 1- PetrolimexViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Động lực làm việc của nhân viên tại Công ty Cổ phần chứng khoán Đại Nam
Động lực làm việc của nhân viên tại Công ty Cổ phần chứng khoán Đại NamĐộng lực làm việc của nhân viên tại Công ty Cổ phần chứng khoán Đại Nam
Động lực làm việc của nhân viên tại Công ty Cổ phần chứng khoán Đại NamGiang Coffee
 
Giáo trình môn nguyên lý kế toán
Giáo trình môn nguyên lý kế toánGiáo trình môn nguyên lý kế toán
Giáo trình môn nguyên lý kế toánHọc Huỳnh Bá
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng ni...
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng ni...Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng ni...
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng ni...https://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (19)

Baocaothuctaptaichinhdoanhnghiep 121126021432-phpapp01
Baocaothuctaptaichinhdoanhnghiep 121126021432-phpapp01Baocaothuctaptaichinhdoanhnghiep 121126021432-phpapp01
Baocaothuctaptaichinhdoanhnghiep 121126021432-phpapp01
 
Đề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty Vận tải, HAY
Đề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty Vận tải, HAYĐề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty Vận tải, HAY
Đề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty Vận tải, HAY
 
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần Ngân Sơn
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần Ngân SơnĐề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần Ngân Sơn
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần Ngân Sơn
 
Phan tich tai_chinh_va_mot_so_giai_phap_cai_thien_tinh_hinh__z_mae8c_cd8l_201...
Phan tich tai_chinh_va_mot_so_giai_phap_cai_thien_tinh_hinh__z_mae8c_cd8l_201...Phan tich tai_chinh_va_mot_so_giai_phap_cai_thien_tinh_hinh__z_mae8c_cd8l_201...
Phan tich tai_chinh_va_mot_so_giai_phap_cai_thien_tinh_hinh__z_mae8c_cd8l_201...
 
Ke toan xd ket qua hd kinh doanh tai ct lap may va xay dung 45 1 li la ma 45-1-
Ke toan xd ket qua hd kinh doanh tai ct lap may va xay dung 45 1  li la ma 45-1-Ke toan xd ket qua hd kinh doanh tai ct lap may va xay dung 45 1  li la ma 45-1-
Ke toan xd ket qua hd kinh doanh tai ct lap may va xay dung 45 1 li la ma 45-1-
 
Đề tài: Tình hình tài chính của doanh nghiệp tư nhân xăng dầu
Đề tài: Tình hình tài chính của doanh nghiệp tư nhân xăng dầuĐề tài: Tình hình tài chính của doanh nghiệp tư nhân xăng dầu
Đề tài: Tình hình tài chính của doanh nghiệp tư nhân xăng dầu
 
Luận án tiến sĩ kinh tế hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh ...
Luận án tiến sĩ kinh tế hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh ...Luận án tiến sĩ kinh tế hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh ...
Luận án tiến sĩ kinh tế hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh ...
 
Luận văn: Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần Thái Tuấn
Luận văn: Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần Thái TuấnLuận văn: Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần Thái Tuấn
Luận văn: Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần Thái Tuấn
 
Kiểm toán chu kỳ huy động vốn và hoàn trả tại công ty tư vấn thuế
Kiểm toán chu kỳ huy động vốn và hoàn trả tại công ty tư vấn thuếKiểm toán chu kỳ huy động vốn và hoàn trả tại công ty tư vấn thuế
Kiểm toán chu kỳ huy động vốn và hoàn trả tại công ty tư vấn thuế
 
Luận văn: Hoàn thiện Quy chế trả lương tại Công ty Cổ phần xây lắp 1- Petrolimex
Luận văn: Hoàn thiện Quy chế trả lương tại Công ty Cổ phần xây lắp 1- PetrolimexLuận văn: Hoàn thiện Quy chế trả lương tại Công ty Cổ phần xây lắp 1- Petrolimex
Luận văn: Hoàn thiện Quy chế trả lương tại Công ty Cổ phần xây lắp 1- Petrolimex
 
Đề tài: Các khoản trích theo lương tại Công ty Xây dựng Xuân Mai
Đề tài: Các khoản trích theo lương tại Công ty Xây dựng Xuân MaiĐề tài: Các khoản trích theo lương tại Công ty Xây dựng Xuân Mai
Đề tài: Các khoản trích theo lương tại Công ty Xây dựng Xuân Mai
 
Luận văn: Kế toán tiền lương tại Công ty Xây dựng Xuân Mai
Luận văn: Kế toán tiền lương tại Công ty Xây dựng Xuân MaiLuận văn: Kế toán tiền lương tại Công ty Xây dựng Xuân Mai
Luận văn: Kế toán tiền lương tại Công ty Xây dựng Xuân Mai
 
Đề tài: Công tác kế toán tiền lương tại công ty xi măng Vicem, HOT
Đề tài: Công tác kế toán tiền lương tại công ty xi măng Vicem, HOTĐề tài: Công tác kế toán tiền lương tại công ty xi măng Vicem, HOT
Đề tài: Công tác kế toán tiền lương tại công ty xi măng Vicem, HOT
 
Luận văn: Hoàn thiện quy chế trả lương tại công ty thuốc lá, 9đ
Luận văn: Hoàn thiện quy chế trả lương tại công ty thuốc lá, 9đLuận văn: Hoàn thiện quy chế trả lương tại công ty thuốc lá, 9đ
Luận văn: Hoàn thiện quy chế trả lương tại công ty thuốc lá, 9đ
 
Động lực làm việc của nhân viên tại Công ty Cổ phần chứng khoán Đại Nam
Động lực làm việc của nhân viên tại Công ty Cổ phần chứng khoán Đại NamĐộng lực làm việc của nhân viên tại Công ty Cổ phần chứng khoán Đại Nam
Động lực làm việc của nhân viên tại Công ty Cổ phần chứng khoán Đại Nam
 
Kế toán bán hàng và kết quả kinh doanh tại công ty TNHH An Phú
Kế toán bán hàng và kết quả kinh doanh tại công ty TNHH An PhúKế toán bán hàng và kết quả kinh doanh tại công ty TNHH An Phú
Kế toán bán hàng và kết quả kinh doanh tại công ty TNHH An Phú
 
Giáo trình môn nguyên lý kế toán
Giáo trình môn nguyên lý kế toánGiáo trình môn nguyên lý kế toán
Giáo trình môn nguyên lý kế toán
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng ni...
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng ni...Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng ni...
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng ni...
 
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty sản xuất lâm sản, HAY
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty sản xuất lâm sản, HAYLuận văn: Phân tích tài chính tại Công ty sản xuất lâm sản, HAY
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty sản xuất lâm sản, HAY
 

Similar to Đề tài: Giải pháp nâng cao kinh doanh tại công ty Cao su Sao Vàng

Hiệu quả sử dụng vốn lao động ở công ty khai thác công trình thủy lợi - Gửi m...
Hiệu quả sử dụng vốn lao động ở công ty khai thác công trình thủy lợi - Gửi m...Hiệu quả sử dụng vốn lao động ở công ty khai thác công trình thủy lợi - Gửi m...
Hiệu quả sử dụng vốn lao động ở công ty khai thác công trình thủy lợi - Gửi m...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại quốc tế việt mỹ
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại quốc tế việt mỹPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại quốc tế việt mỹ
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại quốc tế việt mỹhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần chứng khoán hòa bình
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần chứng khoán hòa bìnhPhân tích tình hình tài chính công ty cổ phần chứng khoán hòa bình
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần chứng khoán hòa bìnhhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần chứng khoán hòa bình
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần chứng khoán hòa bìnhPhân tích tình hình tài chính công ty cổ phần chứng khoán hòa bình
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần chứng khoán hòa bìnhhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Phân tích đánh giá hoạt động kinh doanh công ty ngư nghiệp, HAY
Đề tài: Phân tích đánh giá hoạt động kinh doanh công ty ngư nghiệp, HAYĐề tài: Phân tích đánh giá hoạt động kinh doanh công ty ngư nghiệp, HAY
Đề tài: Phân tích đánh giá hoạt động kinh doanh công ty ngư nghiệp, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Similar to Đề tài: Giải pháp nâng cao kinh doanh tại công ty Cao su Sao Vàng (20)

Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty dịch vụ ô tô, 9đ
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty dịch vụ ô tô, 9đĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty dịch vụ ô tô, 9đ
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty dịch vụ ô tô, 9đ
 
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty công nghệ An Đình, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty công nghệ An Đình, 9đĐề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty công nghệ An Đình, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty công nghệ An Đình, 9đ
 
Hiệu quả sử dụng vốn lao động ở công ty khai thác công trình thủy lợi - Gửi m...
Hiệu quả sử dụng vốn lao động ở công ty khai thác công trình thủy lợi - Gửi m...Hiệu quả sử dụng vốn lao động ở công ty khai thác công trình thủy lợi - Gửi m...
Hiệu quả sử dụng vốn lao động ở công ty khai thác công trình thủy lợi - Gửi m...
 
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cấp Thoát Nước – Môi Trườ...
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cấp Thoát Nước – Môi Trườ...Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cấp Thoát Nước – Môi Trườ...
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cấp Thoát Nước – Môi Trườ...
 
Luận văn: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty xây lắp, 9đ
Luận văn: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty xây lắp, 9đLuận văn: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty xây lắp, 9đ
Luận văn: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty xây lắp, 9đ
 
Đề tài: Tổ chức kế toán bán hàng tại Công ty TNHH Bảo Long, 9đ
Đề tài: Tổ chức kế toán bán hàng tại Công ty TNHH Bảo Long, 9đĐề tài: Tổ chức kế toán bán hàng tại Công ty TNHH Bảo Long, 9đ
Đề tài: Tổ chức kế toán bán hàng tại Công ty TNHH Bảo Long, 9đ
 
Đề tài: Biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty thương mại
Đề tài: Biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty thương mạiĐề tài: Biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty thương mại
Đề tài: Biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty thương mại
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại quốc tế việt mỹ
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại quốc tế việt mỹPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại quốc tế việt mỹ
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại quốc tế việt mỹ
 
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty thương mại quốc tế, ĐIỂM CAO
Đề tài  phân tích tình hình tài chính công ty thương mại quốc tế, ĐIỂM CAOĐề tài  phân tích tình hình tài chính công ty thương mại quốc tế, ĐIỂM CAO
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty thương mại quốc tế, ĐIỂM CAO
 
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần chứng khoán hòa bình
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần chứng khoán hòa bìnhPhân tích tình hình tài chính công ty cổ phần chứng khoán hòa bình
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần chứng khoán hòa bình
 
Đề tài tình hình tài chính công ty chứng khoán, ĐIỂM 8, HAY
Đề tài  tình hình tài chính công ty chứng khoán, ĐIỂM 8, HAYĐề tài  tình hình tài chính công ty chứng khoán, ĐIỂM 8, HAY
Đề tài tình hình tài chính công ty chứng khoán, ĐIỂM 8, HAY
 
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần chứng khoán hòa bình
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần chứng khoán hòa bìnhPhân tích tình hình tài chính công ty cổ phần chứng khoán hòa bình
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần chứng khoán hòa bình
 
Đề tài: Phân tích đánh giá hoạt động kinh doanh công ty ngư nghiệp, HAY
Đề tài: Phân tích đánh giá hoạt động kinh doanh công ty ngư nghiệp, HAYĐề tài: Phân tích đánh giá hoạt động kinh doanh công ty ngư nghiệp, HAY
Đề tài: Phân tích đánh giá hoạt động kinh doanh công ty ngư nghiệp, HAY
 
Đề tài: Công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty nhựa Phú Lâm
Đề tài: Công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty nhựa Phú LâmĐề tài: Công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty nhựa Phú Lâm
Đề tài: Công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty nhựa Phú Lâm
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Công nghiệp nhựa, 9đ
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Công nghiệp nhựa, 9đĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Công nghiệp nhựa, 9đ
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Công nghiệp nhựa, 9đ
 
Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của trung tâm nước sạch & vệ ...
Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của trung tâm nước sạch & vệ ...Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của trung tâm nước sạch & vệ ...
Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của trung tâm nước sạch & vệ ...
 
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty Vận tải, HAY
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty Vận tải, HAYĐề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty Vận tải, HAY
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty Vận tải, HAY
 
Đề tài: Phân tích và cải thiện tài chính tại công ty buôn bán sơn
Đề tài: Phân tích và cải thiện tài chính tại công ty buôn bán sơnĐề tài: Phân tích và cải thiện tài chính tại công ty buôn bán sơn
Đề tài: Phân tích và cải thiện tài chính tại công ty buôn bán sơn
 
Kế toán và xác định kết quả bán hàng tại Công ty thiết bị công nghệ
Kế toán và xác định kết quả bán hàng tại Công ty thiết bị công nghệKế toán và xác định kết quả bán hàng tại Công ty thiết bị công nghệ
Kế toán và xác định kết quả bán hàng tại Công ty thiết bị công nghệ
 
Cty cp van tai
Cty cp van taiCty cp van tai
Cty cp van tai
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Đề tài: Giải pháp nâng cao kinh doanh tại công ty Cao su Sao Vàng

  • 1. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp Đào Thị Phương 1 Lớp K43/11.09 MỤC LỤC CHƯƠNG I: LÍ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH.......................5 TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP ........................................................5 1.1. Tổng quan chung về phân tích Tài chính doanh nghiệp................................................................................5 1.1.1. Hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường...........................................................................5 1.1.2 Bản chất của tài chính doanh nghiệp.................................................................................................................6 1.1.3 Những vấn đề cơ bản về phân tích tài chính....................................................................................................7 1.1.3.1. Khái niệm phân tích tài chính...................................................................................................................7 1.1.3.2. Vai trò của phân tích tài chính..................................................................................................................7 1.1.3.3 Thông tin sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp..................................................................8 1.1.3.4. Phương pháp phân tích ............................................................................................................................11 1.2 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp......................................................................................................13 1.2.1 Phân tích khái quát về tình hình tài chính của doanh nghiệp.....................................................................13 1.2.1.1 Phân tích cân đối tài sản và nguồn vốn..................................................................................................13 1.2.1.2 Phân tích khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ..............................................14 1.2.2. Phân tích các hệ số tài chính đặc trưng..........................................................................................................14 1.2.2.1 Các hệ số về khả năng thanh toán...........................................................................................................15 1.2.2.2. Hệ số cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản............................................................................................17 1.2.2.3. Các hệ số về hiệu suất hoạt động...........................................................................................................18 1.2.2.4. Các hệ số về khả năng sinh lời ...............................................................................................................19 1.2.2.5. Hệ số giá trị thị trường.............................................................................................................................21 1.2.3 Phân tích tăng trưởng....................................................................................................................................22 1.3.Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác phân tích tài chính doanh nghiệp ...................................................23 1.3.1.Nhân tố chủ quan................................................................................................................................................23 1.3.1.1.Nhận thức của lãnh đạo về tầmquan trọng của công tác phân tích tài chính doanh nghiệp.........23 1.3.1.2.Chất lượng nguồn thông tin sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp ................................23 1.3.1.3.Nhân sự thực hiện phân tích tài chính doanh nghiệp...........................................................................24 1.3.1.4.Tổ chức hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp..........................................................................24 1.3.1.5.Lựa chọn phương pháp phân tích............................................................................................................24 1.3.2.Nhân tố khách quan............................................................................................................................................24 1.3.2.1.Hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành........................................................................................................24 1.3.2.2.Hệ thống pháp lý........................................................................................................................................25 1.3.2.3.Nhân tố công nghệ.....................................................................................................................................25 CHƯƠNG II ........................................................................................27 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU SAO VÀNG............................................................27 2.1 Khái quát vài nét về công ty cổ phần cao su sao vàng ...................................................................................27 2.1.1. Qúa trình hình thành, phát triển công ty.....................................................................................................27 2.1.2. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh chủ yếu .......................................................................................................29 2.1.3. Tình hình tổ chức hoạt động kinh doanh.......................................................................................................29 2.1.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý ..........................................................................................................................29 2.1.3.2 Tổ chức hoạt động kinh doanh ................................................................................................................31 2.1.4 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh ...........................................................................................................32 2.1.4.1. Đặc điểmquy trình công nghệ sản xuất sản phẩm..............................................................................32 2.1.4.2. Đặc điểm thị trường tiêu thụ..................................................................................................................33
  • 2. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp Đào Thị Phương 2 Lớp K43/11.09 2.1.5. Kết quả kinh doanh chủ yếu trong những nămgần đây .............................................................................33 2.2. Đánh giá thực trạng tài chính công ty cổ phần cao su Sao Vàng ...............................................................34 2.2.1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính công ty cổ phần cao su Sao Vàng ................................................34 2.2.1.1 Đánh giá khái quát thông qua bảng cân đối kế toán ............................................................................34 2.2.1.2 Đánh giá tình hình tài chính công ty cổ phần cao su Sao Vàng thông qua báo cáo kết quả kinh doanh.........................................................................................................................................................................42 2.2.2 Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần cao su Sao Vàng thông qua các hệ số tài chính đặc trưng................................................................................................................................................................................47 2.2.2.1. Phân tích khả năng thanh toán................................................................................................................47 2.2.2.2 Đánh giá cơ cấu nguồn vốn và tài sản của công ty ..............................................................................54 2.2.2.3 Đánh giá hiệu suất hoạt động của công ty.............................................................................................58 2.2.2.4 Đánh giá khả năng sinh lời.......................................................................................................................65 2.2.2.5 Hệ số giá trị thị trường..............................................................................................................................70 2.3 Những vấn đề đặt ra sau khi phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần cao su Sao Vàng...........71 `2.3.1 Những thành quả đạt được..............................................................................................................................71 2.3.2 Những hạn chế còn tồn tại trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty .................................73 CHƯƠNG III.......................................................................................75 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU.............................75 SAO VÀNG..........................................................................................75 3.1 Phương hướng, mục tiêu phát triển kinh doanh thời gian tới .....................................................................75 3.1.1. Phương hướng....................................................................................................................................................75 3.1.2 Mục tiêu ...............................................................................................................................................................76 3.1.2.1 Mục tiêu ngắn hạn .....................................................................................................................................76 3.1.2.2 Chiến lược kinh doanh dài hạn................................................................................................................76 3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần cao su sao vàng......................................................................................................................................................77 3.2.1. Các biện pháp về quản trị tiền mặt và quản trị tài sản lưu động..........................................................77 3.2.2 Đẩy mạnh công tác thanh toán, thu hồi các khoản nợ..................................................................................79 3.2.3 Tăng cường quản lý chi phí, hạ giá thành sản phẩm,tăng lợi nhuận ........................................................81 3.2.4 Giải pháp tái cơ cấu lại cấu trúc vốn cho doanh nghiệp ..............................................................................83 3.2.5 Đẩy mạnh hoạt động tiên thụ, gia tăng thị phần. ..........................................................................................84 3.2.6 Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên .........................................................................................................86 3.2.7 Hoàn thiện công tác phân tích tài chính..........................................................................................................89 KẾT LUẬN..........................................................................................90
  • 3. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp Đào Thị Phương 3 Lớp K43/11.09 LỜI NÓI ĐẦU Bước sang thế kỉ 21 nền kinh tế Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực. Xu thế hội nhập, toàn cầu hóa đã dần trở thành phương châm của các doanh nghiệp Việt Nam trên con đường phát triển. Đứng trước vận hội mới của nền kinh tế, các doanh nghiệp buộc phải có chính sách kinh doanh phù hợp, chiến lược kinh doanh rõ ràng để tồn tại trong xu thế cạnh tranh khốc liệt. Và quả thật, thị trường không còn chỗ đứng cho các doanh nghiệp chỉ chăm chăm dựa vào đồng vốn của Nhà nước bao cấp, ngại đổi mới, làm ăn theo kiểu quan liêu, chụp giật. Các doanh nghiệp buộc phải xác định được chỗ đứng của mình trên thị trường. Doanh nghiệp nào không có năng lực cạnh tranh thì sẽ bị đào thải, đó là qui luật tất yếu của thị trường. Để đảm bảo sự tồn tại và phát triển trong cuộc cạnh tranh khốc liệt này, các doanh nghiệp buộc phải có một tình hình tài chính lành mạnh. Điều này đòi hỏi mỗi một doanh nghiệp phải quan tâm đến công tác tài chính, thường xuyên tổ chức việc phân tích, tổng hợp, đánh giá các chỉ tiêu tài chính, cũng như việc dự báo tình hình tài chính của doanh nghiệp trong những khoảng thời gian nhất định. Mỗi doanh nghiệp phải thực hiện tốt việc tổ chức, phân tích tài chính, bởi đó là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp trong kinh doanh. Xuất phát từ thực tế nêu trên, và với sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo PGS-TS Vũ Công Ty, cùng với sự quan tâm, giúp đỡ của các cô chú trong phòng tài chính kế toán của công ty cổ phần Cao Su Sao Vàng, em đã lựa chọn đề tài “ Đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần Cao su Sao Vàng” với mong muốn làm rõ cơ sở lí luận về công tác phân tích tài chính và đánh giá thực trạng tài chính tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng. Nội dung luận văn bao gồm 3 chương : Chương 1: Lí luận chung về phân tích tài chính doanh nghiệp. Chương 2: Đánh giá thực trạng tài chính tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng. Chương 3: Các giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng.
  • 4. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp Đào Thị Phương 4 Lớp K43/11.09 Em rất mong nhận được sự đóng góp của của các thầy cô giáo cùng toàn thể các cô chú trong công ty cổ phần cao su Sao Vàng để hoàn thiện bài luận văn của mình. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội ngày20/4/2009 Sinh viên:Đào Thị Phương Lớp: K43/11.09
  • 5. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp Đào Thị Phương 5 Lớp K43/11.09 CHƯƠNG I: LÍ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1. Tổng quan chung về phân tích Tàichính doanh nghiệp 1.1.1. Hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Nền kinh tế thị trường là môi trường hoạt động, phát triển của các doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp hoạt động trong môi trường đó có quyền tự chủ, tự do sản xuất kinh doanh nhưng phải tuân thủ quy định của pháp luật, thực hiện tốt các quy luật kinh tế. Theo điều 4 luật doanh nghiệp năm 2006 quy định “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”. Theo kinh nghiệm các nhà kinh tế học đã chỉ ra,trong quá trình phát triển, mỗi doanh nghiệp đều phải giải quyết được 3 vấn đề kinh tế cơ bản: - Thứ nhất : quyết định sản xuất cái gì. - Thứ hai : quyết định sản xuất như thế nào. - Thứ ba : quyết định sản xuất cho ai. Đây là những vấn đề được coi là kim chỉ nam hoạt động của các doanh nghiệp trên thương trường. Các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường đều cần phải tuân thủ các quy luật về cạnh tranh, cung cầu, quy luật giá cả. Mỗi doanh nghiệp là một cá thể trong môi trường cạnh tranh do đó, hơn ai hết, bản thân mỗi doanh nghiệp phải xác định được những nhân tố cơ bản nhất, chính yếu nhất ảnh hưởng đến sự tồn tại của mình, xác định được năng lực của bản thân cũng như năng lực của đối thủ cạnh tranh hay nói một cách khác phải biết vị trí của mình trên thương trường. Và quan trọng hơn cả doanh nghiệp còn phải xác định được nhu cầu của thị trường về sản phẩm của mình, phát huy mọi nguồn lực để đáp ứng nhu cầu nhưng phải biết dừng lại khi cung đã quá dư thừa…
  • 6. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp Đào Thị Phương 6 Lớp K43/11.09 1.1.2 Bản chất của tài chính doanh nghiệp Để có thể hiểu được tài chính doanh nghiệp là gì thì trước tiên phải tìm hiểu về quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm những hoạt động gì. Nói một cách nôm na thì quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là quá trình kết hợp yếu tố đầu vào như nhà xưởng, thiết bị, nguyên liệu v.v. và sức lao động để tạo ra yếu tố đầu ra là hàng hóa và tiêu thụ hàng hóa để thu lợi nhuận. Như vậy, xét về hình thức, tài chính doanh nghiệp là quỹ tiền tệ trong quá trình tạo lập, phân phối, sử dụng và vận động gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp. Xét về bản chất, tài chính doanh nghiệp là các quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị nảy sinh gắn liền với việc tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Các quan hệ tài chính doanh nghiệp chủ yếu: - Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với Nhà nước: phát sinh khi doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đối với Nhà nước và Nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp dưới bất kì hình thức nào. - Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các chủ thể kinh tế và các tổ chức xã hội khác: thể hiện trong việc thanh toán, thưởng phạt vật chất khi doanh nghiệp và các chủ thể kinh tế khác cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho nhau. - Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với người lao động: thể hiện trong việc doanh nghiệp thanh toán trả tiền công, thực hiện thưởng phạt vật chất đối với người lao động trong quá trình tham gia vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các chủ sở hữu của doanh nghiệp: mối quan hệ này thể hiện trong đầu tư, góp vốn hay rút vốn của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp và trong việc phân chia lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp. - Quan hệ tài chính trong nội bộ doanh nghiệp: đây là mối quan hệ thanh toán giữa các bộ phận nội bộ doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh, trong việc hình thành và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp Hoạt động tài chính là một mặt hoạt động của doanh nghiệp nhằm đạt tới các mục tiêu của doanh nghiệp đề ra. Các hoạt động gắn liền với việc tạo
  • 7. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp Đào Thị Phương 7 Lớp K43/11.09 lập, phân phối, sử dụng và vận động chuyển hóa của các quỹ tiền tệ thuộc hoạt động tài chính của doanh nghiệp. 1.1.3 Những vấn đề cơ bản về phân tích tài chính 1.1.3.1. Khái niệm phân tích tài chính Phân tích tài chính được các nhà quản lý bắt đầu chú ý từ cuối thế kỉ XIX. Từ đầu thế kỉ XX đến nay, phân tíchtài chính thực sự được phát triển và chú trọng hơn bao giờ hết bởi nhu cầu quản lý doanh nghiệp có hiệu quả ngày càng tăng, sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống tài chính, sự phát triển của các tập đoàn kinh doanh và khả năng sử dụng rộng rãi công nghệ thông tin. Nghiên cứu phân tích tài chính là khâu quan trọng trong quản lý doanh nghiệp. Vậy phân tích tài chính là gì? Nội dung phân tích và sử dụng phương pháp phân tích như thế nào? “Phân tích tài chính là một tập hợp các khái niệm, phương pháp và công cụ cho phép thu thập và xử lý thông tin kế toán và các thông tin khác trong quản lý doanh nghiệp, nhằmđánhgiá tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp, giúp người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định tài chính, các quyết định quản lý phù hợp.” Phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp mà trọng tâm là phân tích các báo cáo tài chính và các chỉ tiêu đặc trưng tài chính thông qua một hệ thống các phương pháp, công cụ và kĩ thuật phân tích, giúp người sử dụng thông tin từ các góc độ khác nhau, vừa đánh giá toàn diện, tổng hợp khái quát, lại vừa xem xét một cách chi tiết hoạt động tài chính doanh nghiệp, để nhận biết, phán đoán, dự báo và đưa ra các quyết định tài chính, quyết định tài trợ và đầu tư phù hợp. 1.1.3.2. Vai trò của phân tích tài chính.  Phân tích tài chính đối với nhà quản trị. Nhà quản trị phân tích tài chính nhằm đánh giá hoạt động kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp. Đó là cơ sở để định hướng các quyết định của Ban giám đốc, Giám đốc tài chính, dự báo tài chính, kế hoạch đầu tư, ngân quỹ và kiểm soát các hoạt động quản lý.
  • 8. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp Đào Thị Phương 8 Lớp K43/11.09  Phân tích tài chính đối với nhà đầu tư. Nhà đầu tư cần biết tình hình thu nhập của chủ sở hữu - lợi tức cổ phần và giá trị tăng thêm của vốn đầu tư. Họ quan tâm tới phân tích tài chính để nhận biết khả năng sinh lãi của doanh nghiệp. Đó là một trong những căn cứ giúp họ ra quyết định bỏ vốn vào doanh nghiệp hay không?  Phân tích tài chính đối với người cho vay. Người cho vay phân tích tài chính để nhận biết khả năng vay và trả nợ của khách hàng. Chẳng hạn, để quyết định cho vay, một trong những vấn đề mà người cho vay cần xem xét là doanh nghiệp thực sự có nhu cầu vay hay không? Khả năng trả nợ của doanh nghiệp như thế nào? Ngoài ra, phân tích tài chính cũng rất cần thiết đối với người hưởng lương trong doanh nghiệp, đối với cán bộ thuế, thanh tra, cảnh sát kinh tế, luật sư… Dù họ công tác ở các lĩnh vực khác nhau, nhưng họ đều muốn hiểu biết về hoạt động của doanh nghiệp để thực hiện tốt hơn công việc của họ. 1.1.3.3Thông tin sử dụng trong phân tích tài chính doanhnghiệp Việc thu nhập và sử dụng các nguồn thông tin là vấn đề quan trọng hàng đầu cho quá trình phân tích. Thông tin mà các doanh nghiệp sử dụng là: Các thông tin bên ngoài doanh nghiệp và các thông tin nội bộ doanh nghiệp  Các thông tin bên ngoài doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, các chủ thể kinh tế ngày càng có quan hệ kinh tế mật thiết với nhau, ảnh hưởng lớn tới nhau, doanh nghiệp nào nắm được càng nhiều các thông tin kinh tế và xử lý các thông tin bên ngoài doanh nghiệp hết sức quan trọng. Bên cạnh đó, phân tíchtài chính có mục tiêu đưa ra những lý do dự báo tài chính giúp cho việc ra quyết định về mặt tài chính và giúp cho việc dự kiến kết quả tương lai của doanh nghiệp nên không thể chỉ giới hạn trong phạm vi nghiên cứu các báo cáo tài chính mà còn phải mở rộng sang các lĩnh vực khác như: các thông tin chung về kinh tế; thuế, tiền tệ; các thông tin về ngành kinh doanh của doanh nghiệp; các thông tin về pháp lý, về chính sách tài chính của Nhà nước đối với các doanh nghiệp, thông tin về thị trường, tiến bộ khoa học kĩ thuật… Đồng thời, cần phải đặt sự phát triển của doanh nghiệp trong mối liên hệ với các hoạt động chung của ngành kinh doanh. Bởi vì trong cùng ngành
  • 9. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp Đào Thị Phương 9 Lớp K43/11.09 sẽ có những tính chất và đặc điểm giống nhau. Những nghiên cứu theo ngành sẽ chỉ rõ tầm quan trọng của ngành nghiên cứu trong nền kinh tế, các sản phẩm và hoạt động khác nhau của ngành, quy trình công nghệ, các khoản đầu tư, cơ cấu ngành, độ lớn của thị trường và triển vọng phát triển…  Các thông tin nội bộ doanh nghiệp. Đây là nguồn thông tin đặc biệt cần thiết, mang tính chất bắt buộc. Với những đặc trưng hệ thống, đồng nhất và phong phú, kế toán hoạt động như một nhà cung cấp quan trọng những thông tin đáng giá cho phân tích tài chính. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng có nhiệm vụ phải cung cấp những thông tin kế toán cho các đối tác bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Thông tin kế toán được phản ánh đầy đủ trong các báo cáo tài chính: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ.  Bảng cân đối kế toán. Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính mô tả tình trạng tài chính của một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định nào đó. Đây là một báo cáo tài chính có ý nghĩa quan trọng đối với mọi đối tượng có quan hệ sở hữu, quan hệ kinh doanh với doanh nghiệp. Kết cấu của bảng cân đối kế toán được chia thành hai phần: tài sản và nguồn vốn được trình bày dưới dạng một phía hoặc hai phía. Cả hai phần tài sản và nguồn vốn đều bao gồm các chỉ tiêu tài chính phát sinh, phản ánh từng nội dung tài sản và nguồn vốn. Phần tài sản phản ánh giá trị của toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo, thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp. Về mặt kinh tế, các số liệu ở phần tài sản phản ánh được quy mô và kết cấu tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo. Bên nguồn vốn phản ánh cơ cấu vốn được huy động vào sản xuất kinh doanh tức là nguồn hình thành các loại tài sản của doanh nghiệp đến thời điểm lập báo cáo. Về mặt kinh tế, qua việc xem xét nguồn vốn, người sử dụng thấy được thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Về mặt pháp lý, nguồn vốn cho thấy trách nhiệm của doanh nghiệp về tổng số vốn đã kinh doanh với Nhà nước, số tài sản đã hình thành bằng nguồn vốn vay ngân hàng, vốn vay đối tượng khác cũng như trách nhiệm phải thanh toán đối với người lao động, cổ đông, nhà cung cấp, ngân sách…
  • 10. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp Đào Thị Phương 10 Lớp K43/11.09 Bảng cân đối kế toán là một tư liệu quan trọng bậc nhất giúp cho các nhà phân tích đánh giá được khả năng cân bằng tài chính hoặc khả năng thanh toán và cơ cấu của doanh nghiệp.  Báo cáo kết quả kinh doanh Một thông tin không kém phần quan trọng được sử dụng trong phân tích tài chính là thông tin phản ánh trong báo cáo kết quả kinh doanh. Khác với Bảng cân đối kế toán, báo cáo Kết quả kinh doanh cho biết sự dịch chuyển của tiền trong quá trình sản xuất- kinh doanh của doanh nghiệp và cho phép dự tính khả năng hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai. Báo cáo Kết quả kinh doanh cũng giúp nhà phân tích so sánh doanh thu với số tiền thực nhập quỹ khi bán hàng hoá, dịch vụ, so sánh tổng chi phí phát sinh với số tiền thực nhập quỹ để vận hành doanh nghiệp. Trên cơ sở doanh thu và chi phí, có thể xác định được kết quả sản xuất – kinh doanh: lỗ lãi trong năm. Như vậy, báo cáo kết quả kinh doanh phản ánh kết quả hoạt động sản xuất – kinh doanh, phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Nó cung cấp những thông tin tổng hợp về tình hình và kết quả sử dụng các tiềm năng về vốn, lao động, kỹ thuật và trình độ quản lý sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp. Báo cáo kết quả kinh doanh bao gồm 3 phần: Phần 1: Báo cáo lỗ lãi. Phần 2: Tình hình thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước Phần 3:Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, được hoàn lại, được miễn giảm.  Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập để trả lời những câu hỏi liên quan đền luồng tiền vào ra trong doanh nghiệp, tình hình trả nợ, đầu tư bằng tiền của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cung cấp những thông tin về các dòng tiền lưu chuyển và các khoản coi như tiền - những khoản đầu tư ngắn hạn có tính lưu động cao, có thể nhanh chóng và sẵn sàng chuyển đổi thành một khoản tiền biết trước, ít chịu rủi ro về giá trị do những thay đổi về lãi suất. Những luồng vào ra của tiền và những khoản coi như tiền được tổng hợp thành ba nhóm: lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh, lưu chuyển tiền tệ từ hoạt
  • 11. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp Đào Thị Phương 11 Lớp K43/11.09 động đầu tư, lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính và được lập theo phương pháp trực tiếp hoặc gián tiếp. Các báo cáo tài chính trong doanh nghiệp có mối liên hệ mật thiết với nhau, mỗi sự thay đổi chỉ tiêu trong báo cáo này hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp làm ảnh hưởng đến báo cáo kia, trình tự đọc hiểu và kiểm tra các báo cáo tài chính phải được bắt đầu từ báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ kết hợp bảng cân đối kế toán kỳ trước để đọc và kiểm tra bảng cân đối kỳ này. Do đó, để phân tích tình hình tài chính của một doanh nghiệp, các nhà phân tích cần đọc và hiểu được các báo cáo tài chính, qua đó họ nhận biết được và tập trung vào các chỉ tiêu tài chính liên quan trực tiếp tới mục tiêu phân tích của họ. 1.1.3.4. Phương pháp phân tích Phương pháp phân tíchtài chính bao gồm một hệ thống các công cụ và biện pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng và các mối quan hệ bên trong và bên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tài chính, các chỉ tiêu tài chính tổng hợp và chi tiết, nhằm đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp. Về lý thuyết, có nhiều phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp, nhưng trên thực tế người ta sử dụng 3 phương pháp chủ yếu là phương pháp so sánh, phương pháp tỷ lệ và phương pháp Dupont. 1.Phương pháp so sánh Để áp dụng phương pháp so sánh cần đảm bảo các điều kiện có thể so sánh được các chỉ tiêu tài chính (thống nhất về không gian, thời gian, nội dung, tính chất và đơn vị tính toán…) và theo mục đíchphân tích mà xác định gốc so sánh. Gốc so sánh được chọn là gốc về mặt thời gian hoặc không gian, kỳ phân tích được lựa chọn là kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch, giá trị so sánh có thể được lựa chọn bằng số tuyệt đối hoặc số bình quân. Nội dung so sánh bao gồm:  So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xu hướng thay đổi về tài chính doanh nghiệp. Đánh giá sự tăng trưởng hay thụt lùi trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.  So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch để thấy mức độ phấn đấu của doanh nghiệp.
  • 12. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp Đào Thị Phương 12 Lớp K43/11.09  So sánh giữa số liệu của doanh nghiệp với số liệu trung bình của ngành, của các doanh nghiệp khác để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp mình tốt hay xấu, được hay chưa được.  So sánh theo chiều dọc để xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng thể, so sánh theo chiều ngang của nhiều kỳ để thấy được sự biến đổi cả về số lượng tương đối và tuyệt đối của một chỉ tiêu nào đó qua các niên độ kế toán liên tiếp. 2.Phương pháp phân tích tỷ lệ Phương pháp truyền thống được áp dụng phổ biến trong phân tích tài chính là phương pháp tỷ số. Phương pháp tỷ số là phương pháp trong đó các tỷ số được dùng để phân tích. Đó là các tỷ số đơn được thiết lập bằng cách so sánh chi tiêu này với chỉ tiêu khác. Tất nhiên ta chỉ có thể so sánh các chỉ tiêu có mối liên hệ với nhau thu được các tỷ số có ý nghĩa. Với nguyên tắc đó, các nhà phân tích có thể xây dựng các tỷ số phân tích phù hợp với đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp. Phương pháp phân tích tỷ số được dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ số của các đại lượng tài chính trong các quan hệ tài chính. Sự biến đổi các tỷ số, cố nhiên là sự biến đổi của các đại lượng tài chính. Về nguyên tắc, phương pháp tỷ số yêu cầu phải xác định được ngưỡng, các định mức để nhận xét, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, trên cơ sở so sánh các tỷ số của doanh nghiệp với giá trị các tỷ số tham chiếu bởi vì một đặc tính dễ nhận thấy của các tỷ số đơn là khi đứng độc lập chúng trở thành vô nghĩa. Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, các tỷ lệ tài chính phân thành các nhóm tỷ lệ đặc trưng, phản ánh những nội dung cơ bản theo các mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp. Đó là nhóm tỷ số về khả năng thanh toán, nhóm tỷ số về khả năng cân đốivốn, nhóm tỷ số về khả năng hoạt động , nhóm tỷ số về khả năng sinh lãi. Mỗi nhóm tỷ lệ lại bao gồm nhiều tỷ lệ phản ánh riêng lẻ, bộ phận của hoạt động tài chính trong mỗi trường hợp khác nhau, tuỳ theo giác độ phân tích, người phân tích lựa chọn các nhóm chỉ tiêu khác nhau để phục vụ mục tiêu phân tích của mình. 3.Phương pháp phân tích tài chính Dupont Phương pháp phân tích tài chính Dupont cho thấy mối quan hệ tương hỗ giữa các tỷ lệ tài chính chủ yếu. Phương pháp Dupont là phương pháp tài
  • 13. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp Đào Thị Phương 13 Lớp K43/11.09 chính quan trọng, với phương pháp này các nhà phân tích sẽ nhận biết được các nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng tốt, xấu trong hoạt động của doanh nghiệp. Bản chất của phương pháp này là tách một tỷ số tổng hợp mức sinh lời của doanh nghiệp như thu nhập trên tài sản (ROA), thu nhập sau thuế trên vốn chủ sở hữu thành tíchsố của các chuỗi các tỷ số có mối quan hệ nhân quả với nhau. Điều đó cho phép phân tích ảnh hưởng của các tỷ số đó với tỷ số tổng hợp. Ưu điểm của phương pháp này là tìm ra được nguyên nhân của vấn đề từ đó có thể đưa ra các giải pháp để giải quyết vấn đề đó. Nhưng hạn chế của phương pháp này là nó khá phức tạp và nhiều khi nguyên nhân chưa hẳn là đúng. Có thể có trường hợp một số nhân tố tác động tới nhiều chỉ tiêu được gọi là nguyên nhân gây ra sự thay đổi của chỉ tiêu cần phân tích tuy nhiên những tác động này là ngược nhau vì vậy rất khó có thể nói chính xác rằng nhân tố đó có tác động như thế nào đến kết quả phân tích cuối cùng. 1.2 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp. 1.2.1 Phân tích khái quát về tình hình tài chính của doanh nghiệp 1.2.1.1Phân tích cân đối tài sản và nguồn vốn 1. Phân tích tình hình tài sản Tài sản của doanh nghiệp trên bảng cân đối kế toán thể hiện cơ sở vật chất, tiềm lực kinh tế quá khứ, hiện tại và ảnh hưởng đến tương lai của doanh nghiệp Phân tích tình hình tài sản là phân tích biến động các khoản mục tài sản nhằm giúp người phân tích tìm hiểu sự thay đổi về giá trị, tỉ trọng của tài sản qua các thời kì như thế nào, sự thay đổi này bắt đầu từ những dấu hiệu tích cực hay thụ động trong quá trình sản xuất kinh doanh, có phù hợp với việc nâng cao năng lực kinh tế để phục vụ cho chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay không. 2. Phân tích tình hình nguồn vốn Đây là sự phân tích biến động các mục nguồn vốn nhằm giúp người phân tích tìm hiểu sự thay đổi về giá trị, tỉ trọng của nguồn vốn qua các thời kì như thế nào, sự thay đổi này bắt nguồn từ những dấu hiệu tích cực hay thụ động trong quá trình sản xuất kinh doanh, có phù hợp với việc nâng cao năng
  • 14. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp Đào Thị Phương 14 Lớp K43/11.09 lực tài chính, tính tự chủ, khả năng khai thác nguồn vốn trên thị trường cho hoạt động sản xuất kinh doanh hay không. Đồng thời phải xem xét mối quan hệ cân đối giữa nguồn tài trợ ngắn hạn so với tài sản ngắn hạn; giữa nguồn tài trợ dài hạn so với tài sản dài hạn. từ đó đánh giá xem doanh nghiệp có đảm bảo được nguyên tắc cân bằng tài chính hay chưa. 1.2.1.2Phân tích khái quátkết quả hoạt động kinhdoanhcủa doanh nghiệp Mục tiêu cơ bản của việc phân tích khái quát kết quả hoạt động kinh doanh đối với một doanh nghiệp là tìm hiểu nguồn gốc, thực trạng và xu hướng của thu nhập, chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp đó. Quá trình này tập trung vào những vấn đề cơ bản sau: - Thu nhập, chi phí lợi nhuận có thực không và tạo ra từ những nguồn nào, sự hình thành như vậy có phù hợp với chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay không. - Thu nhập , chi phí, lợi nhuận thay đổi có phù hợp với đặc điểm chi phí, hiệu quả kinh doanh, phương hướng kinh doanh hay không. Việc xem xét này cần được kết hợp so sánh theo chiều ngang và so sánh theo chiều dọc các mục trên báo cáo kết quả kinh doanh trên cơ sở am hiểu về những chính sách kế toán, những đặc điểm sản xuất kinh doanh, những phương hướng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2.2. Phân tích các hệ số tài chính đặc trưng Trong phân tích tài chính, các hệ số tài chính chủ yếu được phân thành 5 nhóm chính:  Hệ số về khả năng thanhtoán: Đây là nhóm chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá khả năng đáp ứng của các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.  Hệ số cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản: Nhóm chỉ tiêu này phản ánh mức độ ổn định và tự chủ tài chính cũng như khả năng sử dụng nợ vay của doanh nghiệp.  Hệ số hiệu suất hoạt động: Đây là nhóm chỉ tiêu đặc trưng cho việc sử dụng tài nguyên, nguồn lực của doanh nghiệp.  Hệ số về khả năng sinh lời: Nhóm chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sản xuất - kinh doanh tổng hợp nhất của một doanh nghiệp.
  • 15. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp Đào Thị Phương 15 Lớp K43/11.09  Hệ số giá trị thị trường: nhóm chỉ tiêu này phản ánh giá trị của một doanh nghiệp mà chủ yếu là các công ty cổ phần. Từ đó nhà đầu tư đưa ra quyết định một cách chính xác nhất khi đầu tư vào công ty. Tuỳ theo mục tiêu phân tích tài chính mà nhà phân tích chú trọng nhiều hơn tới nhóm tỷ số này hay nhóm tỷ số khác. Chẳng hạn, các chủ nợ ngắn hạn đặc biệt quan tâm tới tình hình khả năng thanh toán của người vay. Trong khi đó, các nhà đầu tư dài hạn quan tâm nhiều hơn đến khả năng hoạt động và hiệu quả sản xuất - kinh doanh. Họ cũng cần nghiên cứu tình hình về khả năng thanh toán để đánh giá khả năng của doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu thanh toán hiện tại và xem xét lợi nhuận để dự tính khả năng trả nợ cuối cùng của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, họ cũng chú trọng tới tỷ số về cơ cấu vốn vì sự thay đổi tỷ số này sẽ ảnh hưởng đáng kể tới lợi ích của họ. 1.2.2.1Cáchệ số về khả năng thanh toán Tình hình tài chính doanh nghiệp được thể hiện rõ nét qua các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Bởi vì một doanh nghiệp được đánh giá là có tình hình tài chính lành mạnh trước hết phải được thể hiện ở khả năng chi trả, khả năng thanh toán. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp phản ánh mối quan hệ tài chính giữa các khoản có khả năng thanh toán trong kỳ với các khoản phải thanh toán trong kỳ. Nhóm chỉ tiêu này bao gồm các chỉ tiêu :  Hệ số khả năng thanh toán tổng quát Hệ số này phản ánh mối quan hệ giữa tổng tài sản hiện có với tổng số nợ phải trả( bao gồm nợ ngắn hạn với nợ dài hạn). Để đánh giá được khả năng thanh toán của doanh nghiệp chỉ căn cứ vào chỉ tiêu này là chưa đủ. Tuy nhiên, hệ số này cao là một dấu hiệu khả quan đối với doanh nghiệp. Hệ số này có ý nghĩa trong trường hợp doanh nghiệp giải thể, phá sản hoặc thế chấp tài sản vay nợ. Khả năng thanh toán tổng quát = Tổng tài sản Tổng nợ
  • 16. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp Đào Thị Phương 16 Lớp K43/11.09  Hệ số khả năng thanh toán hiện hành hay khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Khả năng thanh toán hiện hành = Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn Tài sản lưu động thông thường bao gồm tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, hàng tồn kho…Còn nợ ngắn hạn thường bao gồm các khoản vay ngắn hạn ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác, các khoản phải trả nhà cung cấp và các khoản phải trả, phải nộp khác…Cả tài sản lưu động và nợ ngắn hạn đều có thời hạn nhất định – dưới một năm. Hệ số này phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để trang trải các khoản nợ ngắn hạn  Hệ số khả năng thanh toán nhanh Là tỷ số giữa các tài sản quay vòng nhanh với nợ ngắn hạn. Tài sản quay vòng nhanh là những tài sản có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền, bao gồm: tiền, chứng khoán ngắn hạn, các khoản phải thu. Hàng tồn kho là các tài sản khó chuyển thành tiền hơn trong tổng tài sản lưu động. Hệ số thanh toán nhanh = Tài sản ngắn hạn- hàng tồn kho Nợ ngắn hạn  Hệ số thanh toán tức thời Hệ số thanh toán tức thời = Tiền và các khoản tương đương tiền Nợ ngắn hạn Là tỉ số giữa tiền và các khoảng tương đương tiền đối với các khoản nợ ngắn hạn. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng ứng phó nhanh nhất với các khoản nợ đến hạn của doanh nghiệp.  Hệ số khả năng thanh toán lãi vay. Đây cũng là một hệ số cần xem xét khi phân tích kết cấu tài chính của doanh nghiệp. Hệ số này cho biết khả năng thanh toán lãi tiền vay của doanh nghiệp và cũng phản ánh mức độ rủi ro có thể gặp phải đối với các chủ nợ. Nếu một doanh nghiệp nợ nhiều nhưng kinh doanh không tốt, mức sinh lời
  • 17. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp Đào Thị Phương 17 Lớp K43/11.09 của đồng vốn quá thấp hoặc bị thua lỗ thì khó có thể đảm bảo thanh toán lãi tiền vay đúng hạn. Hệ số thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trước lãi vay và thuế Số lãi tiền vay phải trả trong kì 1.2.2.2. Hệsố cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản Hệ số này được dùng để đo lường phần vốn góp của các chủ sở hữu doanh nghiệp so với phần tài trợ của các chủ nợ đối với doanh nghiệp và có ý nghĩa quan trọng trong phân tích tài chính. Bởi lẽ, các chủ nợ nhìn vào số vốn của chủ sở hữu công ty để thể hiện mức độ tin tưởng vào sự bảo đảm an toàn cho các món nợ. 1. Hệ số cơ cấu nguồn vốn thể hiện chủ yếu thông qua hệ số nợ  Hệ số nợ trên tổng tài sản (hệ số nợ): Tỷ số này được sử dụng để xác định nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp đối với các chủ nợ trong việc góp vốn. Thông thường các chủ nợ thích tỷ số nợ trên tổng tài sản vừa phải vì tỷ số này càng thấp thì khoản nợ càng được đảm bảo trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản. Trong khi đó, các chủ sở hữu doanh nghiệp ưa thích tỷ số này cao vì họ muốn lợi nhuận gia tăng nhanh và muốn toàn quyền kiểm soát doanh nghiệp. Song, nếu tỷ số nợ quá cao, doanh nghiệp dễ bị rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Hệ số nợ = Tổng số nợ Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp Hoặc = 1- Hệ số vốn chủ sở hữu  Cùng với hệ số nợ, có thể xác định hệ số vốn chủ sở hữu: Hệ số vốn chủ sở hữu = Vốn chủ sở hữu Tổng nguồn vốn b. Hệ số cơ cấu tài sản Phản ánh mức độ đầu tư vào các loại tài sản của doanh nghiệp: Tài sản lưu động và tài sản ngắn hạn khác, tài sản cố định và tài sản dài hạn khác.
  • 18. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp Đào Thị Phương 18 Lớp K43/11.09 Tỉ suất đầu tư vào TS ngắn hạn hay TS lưu động = Tài sản ngắn hạn Tổng tài sản Tỉ suất đầu tư vào TS dài hạn = Tài sản dài hạn Tổng tài sản Cần căn cứ vào ngành nghề kinh doanh và tình hình kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp để đánh giá mức độ hợp lí trong việc đầu tư vào các loại tài sản của doanh nghiệp. 1.2.2.3. Cáchệ số về hiệu suất hoạt động Các hệ số hoạt động được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Vốn của doanh nghiệp được dùng để đầu tư cho các loại tài sản cố định, tài sản lưu động. Do đó, các nhà phân tích không chỉ quan tâm tới việc đo lường hiệu quả sử dụng của từng bộ phận cấu thành tổng tài sản của doanh nghiệp. Chỉ tiêu doanh thu được sử dụng chủ yếu trong tính toán các tỷ số này để xem khả năng hoạt động của doanh nghiệp.  Vòng quay hàng tồn kho Là một chỉ tiêu khá quan trọng để đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vòng quay hàng tồn kho được xác định bằng tỷ số giữa giá vốn hàng bán với số hàng tồn kho bình quân trong kì. Số vòng quay hàng tồn kho cao hay thấp phụ thuộc rất lớn vào đặc điểm, ngành nghề kinh doanh. Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán Số hàng tồn kho bìnhquân trong kì  Kì thu tiền trung bình Là một hệ số hiệu suất hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, phản ánh độ dài thời gian thu tiền bán hàng của doanh nghiệp kể từ lúc xuất giao hàng cho đến khi thu được tiền bán hàng. Kì thu tiền bán hàng của doanh nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào chính sách bán chịu và việc tổ chức thanh toán của doanh nghiệp.
  • 19. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp Đào Thị Phương 19 Lớp K43/11.09 Kì thu tiền trung bình = Số dư bình quân các khoản phải thu Doanh thu bình quân 1 ngày trong kì  Số vòng quay vốn lưu động: Chỉ tiêu này phản ánh số lần luân chuyển vốn lưu động hay số vòng quay của vốn lưu động thực hiện được trong một thời kì nhất định( thường là một năm) Số vòng quay vốn lưu động = Tổng mức luân chuyển VLĐtrong kì Số lần luân chuyển vốn lưu động  Hiệu suất sử dụng vốn cố định và vốn dài hạn khác Hiệu suất sử dụng VCĐ và vốn dài hạn khác = Doanh thu trong kì Vốn CĐ và vốn dài hạn khác bình quân trong kì Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định và vốn dài hạn khác trong kì tham gia tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu trong kì đó.  Vòng quay tài sản hay toàn bộ vốn: Vòng quay tài sản hay toàn bộ vốn trong kì = Doanh thu thuần trong kì Số tài sản hay vốn KDBQ sử dụng trong kì Chỉ tiêu này còn được gọi là vòng quay toàn bộ tài sản, nó được đo bằng tỷ số giữa doanh thu và tổng tài sản và cho biết một đồng tài sản đem lại bao nhiêu doanh thu. 1.2.2.4. Cáchệ số về khả năng sinhlời Nếu như các nhóm tỷ số trên đây phản ánh hiệu quả từng hoạt động riêng biệt của doanh nghiệp thì tỷ số về khả năng sinh lãi phản ánh tổng hợp nhất hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu năng quản lý doanh nghiệp.  Tỉ số lợi nhuận sau thuế trên doanh thu hay hệ số lãi ròng
  • 20. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp Đào Thị Phương 20 Lớp K43/11.09  Hệ số này phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế và doanh thu thuần trong kì của doanh nghiệp. Nó thể hiện khi thực hiện một đồng doanh thu trong kì, doanh nghiệp có thể thu được bao nhiêu lợi nhuận. Tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu = Lợi nhuận sau thuế trong kì Doanh thu trong kì  Tỉ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên vốn kinh doanh hay tỉ suất sinh lời kinh tế của tài sản( ROAE) Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của tài sản hay vốn kinh doanh không tính đến ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp và nguồn gốc của vốn kinh doanh. ROAE = Lợi nhuận trước lãi vay và thuế Tài sản hay vốn kinh doanh BQ  Tỉ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh Chỉ tiêu này thể hiện mỗi đồng vốn kinh doanh trong kì có khả năng sinh lời ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau khi đã trang trải lãi tiền vay. Tỉ suất lợi nhuận trước thuế trên VKD = Lợi nhuận trước thuế trong kì vốn kinh doanh BQ sử dụng trong kì  Tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh hay tỉ suất sinh lời ròng từ tài sản( ROA) Phản ánh mỗi đồng vốn sử dụng trong kì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên VKD( ROA) = Lợi nhuận sau thuế Vốn kinh doanh( hay tài sản) bình quân trong kì  Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu( ROE) Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu và được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm khi họ quyết định bỏ vốn đầu tư vào doanh nghiệp. Tăng mức doanh lợi vốn chủ sở hữu là một mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động quản lý tài chính doanh nghiệp.
  • 21. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp Đào Thị Phương 21 Lớp K43/11.09 ROE = Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu BQ sử dụng trong kì  Thu nhập một cổ phần( EPS) Đây là chỉ tiêu rất quan trọng, nó phản ánh mỗi cổ phần thường( hay cổ phần phổ thông) trong năm thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế Thu nhập 1 cổ phần( EPS) = Lợi nhuận sau thuế - Cổ tức trả cho cổ đông ưu đãi( nếu có) Tổng số cổ phần thường đang lưu hành  Cổ tức một cổ phần(DIV) Chỉ tiêu này cho biết, mỗi cổ phần thường nhận được bao nhiêu đồng cổ tức trong 1 năm. Cổ tức một cổ phần(DIV) = Lợi nhuận sau thuế giành trả cổ tức cho cổ đông thường Tổng số cổ phần thường đang lưu hành  Hệ số chi trả cổ tức Chỉ tiêu này phản ánh công ty đã giành ra bao nhiêu phần trăm thu nhập để trả cổ tức cho cổ đông. Qua đó cũng cho thấy công ty giành ra bao nhiêu phần trăm thu nhập để tái đầu tư. Hệ số chi trả cổ tức = Cổ tức 1 cổ phần thường Thu nhập 1 cổ phần thường trong năm Cả 3 chỉ tiêu trên thể hiện chính sách cổ tức của công ty cổ phần. Đây không đơn thuần là việc phân chia lợi tức ra các phần bằng nhau, mà nó phức tạp hơn nhiều bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích các cổ đông, đến sự tăng trưởng và phát triển của công ti trong tương lai. 1.2.2.5. Hệsố giá trị thị trường  Hệ số giá trên thu nhập( hệ số P/E) Đây là một chỉ tiêu quan trọng thường được các nhà đầu tư sử dụng để xem xét lựa chọn đầu tư vào cổ phiếu của các công ty. Chỉ tiêu này phản ánh
  • 22. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp Đào Thị Phương 22 Lớp K43/11.09 nhà đầu tư thị trường trả giá bao nhiêu cho 1 đồng thu nhập của công ty. Nhìn chung hệ số này cao là tốt. Hệ số giá trên thu nhập = Giá thị trường 1 cổ phần Thu nhập 1 cổ phần  Hệ số giá thị trường trên giá trị sổ sách( Hệ số M/B) Hệ số này phản ánh mối quan hệ giữa giá trị thị trường và giá trị sổ sách 1 cổ phần của công ty. Hệ số này nhỏ hơn 1 là dấu hiệu xấu về triển vọng của công ty, ngược lại nếu hệ số này quá cao đòi hỏi nhà đầu tư phải xem xét thận trọng trong quyết định đầu tư vào công ty. Hệ số giá thị trường trên giá trị sổ sách = Giá thị trường 1 cổ phần Giá trị sổ sách 1cổ phần  Tỷ suất cổ tức Chỉ tiêu này phản ánh, nếu nhà đầu tư bỏ ra một đồng vốn đầu tư vào cổ phần của công ty trên thị trường thì có thể thu được bao nhiêu cổ tức. Tỷ suất cổ tức = Cổ tức 1 cổ phần Giá thị trường 1cổ phần 1.2.3 Phân tích tăng trưởng Mỗi doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường đều mong muốn đạt được một tỉ lệ tăng trưởng nào đó. Tất nhiên không ai mong muốn công ty của mình đạt tốc độ tăng trưởng thấp so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành nghề, nhưng tốc độ tăng trưởng quá cao không phải đã tốt. Tăng trưởng của một doanh nghiệp có thể gắn liền với tăng vốn, tăng doanh số, tăng số lượng khách hàng/thị trường, mở rộng mạng lưới công ty con và/hoặc chi nhánh, tăng số lượng nhân viên, hoặc cũng có thể là tỉ lệ tăng trưởng cổ tức của công ty cổ phần…Thường thì nhà đầu tư ưa thích tốc độ tăng trưởng của công ty là cao. Vì nó thể hiện khả năng sinh lời từ đồng vốn lớn. Sau đây là công thức tính tốc độ tăng trưởng của công ty cổ phần: g = ROE x k (với k là Tỉ lệ lợi nhuận tái đầu tư) = ROE x ( 1- Hệ số chi trả cổ tức )
  • 23. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp Đào Thị Phương 23 Lớp K43/11.09 Hay Như vậy tốc độ tăng trưởng của một công ty cổ phần phụ thuộc vào hai yều tố: - Sự tích lũy qua nội bộ công ty biểu thị qua tỉ lệ thu nhập giữ lại - Khả năng sinh lời được biểu thị qua chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu ROE. Trên cơ sở đó, nhà quản trị sẽ đưa ra biện pháp có thể gia tăng tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp. Các nhà đầu tư lâu dài khi quyết định đầu tư sẽ lựa chọn loại cổ phiếu có triển vọng sinh lời cao hay công ty đó có tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định. 1.3.Cácnhân tố ảnh hưởng tới công tác phân tích tài chính doanh nghiệp 1.3.1.Nhân tố chủ quan 1.3.1.1.Nhận thức của lãnh đạovề tầm quan trọng của công tác phân tích tài chính doanh nghiệp Công tác phân tích tài chính đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý tài chính doanh nghiệp. Ngày nay, hoạt động phân tích tài chính ngày càng được quan tâm phát triển. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có nhận thức đúng đắn về hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp này. Nếu ở một doanh nghiệp mà các lãnh đạo có nhận thức đúng đắn về vai trò và tầm quan trọng của hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp thì ở đó công tác tổ chức phân tích tài chính doanh nghiệp sẽ được thực hiện một cách triệt để và hoạt động phân tích tài chính sẽ thực sự hiệu quả. 1.3.1.2.Chấtlượng nguồn thông tin sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp Thông tin là nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định chất lượng phân tích tài chính, vì vậy nếu thiếu thông tin sử dụng không chính xác thì kết quả phân tích chỉ là hình thức mà không có ý nghĩa gì. Do đó, thông tin sử dụng trong phân tích tài chính là nền tảng của phân tích tài chính. g = Doanh thu x Lợi nhuận x Tài sản x k Tài sản Doanh thu Vốn chủ
  • 24. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp Đào Thị Phương 24 Lớp K43/11.09 1.3.1.3.Nhân sựthực hiện phân tích tài chính doanhnghiệp Phân tích tài chính là quá trình nhà phân tích sử dụng các công cụ, phương pháp để xử lý, phân tích, đánh giá các thông tin kế toán và các thông tin khác nhằm đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp. Nên các kết quả phân tích tài chính là những nhận xét, đánh giá của người phân tích. Vì vậy, trình độ của người phân tích sẽ tác động trực tiếp đến kết quả phân tích. Người thực hiện công tác phân tích tài chính nếu có trình độ chuyên môn vững vàng, nắm vững quy trình phân tích và có khả năng đánh giá tinh tế thì sẽ có tác động tích cực tới công tác phân tích tài chính doanh nghiệp. Họ sẽ đưa ra được kết quả phân tích chính xác và đưa ra những nhận xét, giải pháp phù hợp và thích đáng, giúp công tác phân tích tài chính đạt hiệu quả. 1.3.1.4.Tổchức hoạt động phân tích tài chính doanhnghiệp. Tổ chức công tác phân tích là yếu tố có tác động tổng hợp, nó liên kết các yếu tố con người, thông tin, phương pháp, cơ sở vật chất với nhau, liên quan đến việc huy động, phối hợp các nguồn lực thực hiện phân tích tài chính. 1.3.1.5.Lựa chọn phương pháp phân tích Phương pháp phân tích là công cụ hữu hiệu giúp đạt được mục tiêu phân tích. Nếu áp dụng linh hoạt và hợp lý các phương pháp phân tích thì sẽ kết hợp được các ưu điểm, làm giảm nhược điểm của phương pháp, mang lại kết quả phân tích chính xác và toàn diện. Ngược lại, nếu chỉ sử dụng một phương pháp phân tích thì chỉ thấy được một mặt của vấn đề nào đó cần phân tích, không phản ánh hết nội dung cần phân tích. Do vậy, mỗi doanh nghiệp phải lựa chọn được phương pháp phân tích thích hợp cho mình để có thể hỗ trợ được tốt nhất cho công tác phân tích, góp phần mang lại kết quả phân tích sâu sắc, triệt để. 1.3.2.Nhân tố khách quan 1.3.2.1.Hệthống chỉ tiêu trung bình ngành Mỗi doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trên một hoặc một số lĩnh vực nhất định. Doanh nghiệp hoạt động trong môi trường bao gồm nhiều doanh nghiệp với nhiều đặc điểm chung đặc trưng của ngành bên cạnh những đặc điểm vốn có của mình.
  • 25. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp Đào Thị Phương 25 Lớp K43/11.09 Một hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành hoàn thiện, chính xác và cập nhật sẽ có tác dụng tíchcực đến công tác phân tích tài chính tại doanh nghiệp. Hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành giúp các nhà phân tích có được cái nhìn khách quan và toàn diện về ngành và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, từ đó giúp cho việc phân tích tài chính doanh nghiệp được hoàn thiện hơn. Hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành được xây dựng chính xác là cơ sở tham chiếu quan trọng cho các doanh nghiệp khi tiến hành phân tích tài chính. Chúng ta chỉ có thể khẳng định các tỷ lệ tài chính của một doanh nghiệp là thấp hay cao khi đem chúng so sánh với các tỷ lệ tương ứng của doanh nghiệp khác có đặc điểm và điều kiện sản xuất kinh doanh tương tự mà đại diện là chỉ tiêu trung bình ngành. Thông qua đối chiếu chỉ tiêu trung bình ngành, nhà quản trị biết được vị thế của doanh nghiệp mình trên thị trường, sức mạnh của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh; từ đó đánh giá một cách chính xác thực trạng doanh nghiệp cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.3.2.2.Hệthống pháp lý. Hệ thống pháp lý có tác động trực tiếp hay gián tiếp đến công tác phân tích tài chính, khuyến khích hay hạn chế tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Hệ thống pháp lý ổn định sẽ tạo điều kiện cho các nhà phân tích có thể lựa chọn phương pháp tài chính phù hợp sẽ tạo điều kiện thống nhất các chỉ tiêu trong toàn ngành, giúp các nhà phân tích dễ dàng tìm kiếm thông tin và ngược lại. Hệ thống pháp lý mà thiếu chặt chẽ, không thống nhất có tác động tiêu cực đến công tác phân tích tài chính tại doanh nghiệp. 1.3.2.3.Nhân tốcông nghệ. Với sự trợ giúp của công nghệ hiện đại như máy tính, các phần mềm chuyên dụng thì các phương pháp phân tích tài chính dù phức tạp đến đâu cũng có thể đưa vào áp dụng một cách dễ dàng. Đấy chính là tác động trực tiếp của nhân tố công nghệ đến khả năng áp dụng các phương pháp phân tích tài chính trong doanh nghiệp. Với một công nghệ phân tích tài chính hoàn chỉnh thì việc đạt được các kết quả như mong muốn trong phân tích là việc dễ dàng. Một công nghệ phân
  • 26. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp Đào Thị Phương 26 Lớp K43/11.09 tích tài chính hoàn chỉnh phải được thiết lập từ trên xuống và thực hiện một cách có hệ thống từ việc thu nhận các số liệu cho đến việc xử lý các số liệu. Do vậy, nếu doanh nghiệp thiếu sự đầu tư, trang bị khiến cho mọi qúa trình từ thu thập đến phân tích, xử lý số liệu đều phải tiến hành thủ công thì hoạt động phân tích tài chính nói chung và việc áp dụng các phương pháp phân tích nói riêng sẽ kém hiệu quả.
  • 27. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp Đào Thị Phương 27 Lớp K43/11.09 CHƯƠNG II ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU SAO VÀNG 2.1 Khái quát vài nét về công ty cổ phần cao su sao vàng 2.1.1. Qúa trình hình thành, phát triển công ty Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU SAO VÀNG Tên giao dịch quốc tế: Sao Vàng Rubber Joint stock Company Tên viết tắt: SRC Địa chỉ: 231 Đường Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, Hà Nội Vốn điều lệ: 108.000.000.000đ Số lượng cổ phiếu phát hành: 10.800.000 Mệnh giá: 10.000đ/1 cổ phiếu Do tầm quan trọng của công nghiệp cao su trong nền kinh tế quốc dân nên ngay sau khi miền Bắc giải phóng (tháng 10/1954) ngày 7/10/1956 xưởng đắp vá săm lốp ôtô được hình thành lập tại số 2 Đặng Thái Thân (nguyên là xưởng Indoto của quân độiPháp) và bắt đầu hoạt động vào tháng 11/1956 đến đầu năm 1960 thì sáp nhập vào nhà máy Cao su Sao vàng- đó chính là tiền thân của nhà máy Cao su Sao vàng sau này. Ngày 23/5/1960 nhà máy làm lễ cắt băng khánh thành và hàng năm lấy ngày này làm ngày truyền thống, ngày kỷ niệm thành lập nhà máy. Và cũng từ đó nhà máy mang tên “Nhà máy Cao su Sao vàng Hà nội”. Năm 1988- 1989, nhà máy trong thời kỳ quá độ, chuyển đổi từ cơ chế hành chính bao cấp sang cơ chế thị trường. Với tinh thần sáng tạo, đoàn kết nhất trí, nhà máy đã tiến hành tổ chức, sắp xếp lại sản xuất có chọn lọc với phương châm vì lợi ích của nhà máy. Do đó, nhà máy đã bước đầu thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng. Năm 1990, sản xuất dần ổn định, thu nhập của người lao động có chiều hướng tăng lên, chứng tỏ nhà máy có thể tồn tại và hoà nhập được trong cơ chế mới. Từ năm 1991 đến nay, nhà máy đã khẳng định được vị trí của mình là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có doanh thu và các khoản nộp ngân sách năm sau cao hơn năm trước. Thu nhập của người lao động được nâng cao và đời sống luôn được cải thiện.
  • 28. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp Đào Thị Phương 28 Lớp K43/11.09 - Ngày 27/8/1992 theo QĐ số 645/CNNg của Bộ Công nghiệp nặng đổi tên nhà máy thành Công ty Cao su Sao vàng. - Tiếp đến ngày 5/5/1993 theo QĐ số 215QĐ/TCNSĐT của Bộ Công nghiệp nặng cho thành lập lại doanh nghiệp Nhà nước. - Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước cũng như của Tổng công ty Hóa chất Việt Nam trong việc đổi mới sắp xếp lại các Doanh nghiệp Nhà nước, ngày 24 tháng 10 năm 2005, Công ty Cao su Sao Vàng được Cổ phần hoá theo Quyết định số 3500/QĐ-BCN của Bộ công nghiệp. Ngày 03 tháng 04 năm 2006, Công ty được Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu với số vốn điều lệ 49.048.000.000 đồng. - Ngày 07 tháng 12 năm 2006, Công ty đã thay đổi lại đăng ký kinh doanh lần đầu với số vốn điều lệ đã tăng lên thành 80.000.000.000 đồng. - Ngày 27 tháng 07 năm 2007 Công ty thay đổi lần 2 đăng ký kinh doanh với số vốn điều lệ đã tăng lên thành 108.000.000.000 đồng. Sản phẩm mang nhãn hiệu SRC hiện nay được đảm bảo bởi hệ thống Quản lý Chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 do Trung tâm chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn quốc tế Quacert cấp giấy chứng nhận. Bằng những sản phẩm chất lượng cao nổi tiếng, sản phẩm Cao su Sao Vàng đã đoạt nhiều giải thưởng uy tín:  Huân chương lao động hạng Nhất về thành tích xuất sắc trong giai đoạn đổi mới.  Giải Vàng – giải thưởng Chất lượng Việt Nam do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường trao tặng;  Giải Sáng tạo Khoa học Công nghệ VIFOTEC cho đề tài Nghiên cứu Sản xuất săm lốp máy bay phục vụ Quốc phòng;  5 năm liền đoạt giải TOP-TEN hàng tiêu dùng Việt Nam;  Vị trí thứ nhất trong TOP-5 Sản phẩm hàng Việt nam chất lượng cao – Ngành hàng xe và phụ tùng;  Đạt danh hiệu “THƯƠNG HIỆU MẠNH” năm 2007, năm 2008 do người tiêu dùng bình chọn.
  • 29. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp Đào Thị Phương 29 Lớp K43/11.09 Vừa qua, công ty đã chính thức được cấp chứng chỉ ISO 2002 của tập đoàn BVQI Vương Quốc Anh. Đó chính là sự khẳng định mình trước cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt và khốc liệt. Công ty luôn thực hiện đúng khẩu hiệu đề ra “Chấtlượng quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp”. Vì vậy đã không ngừng hoàn thiện, cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước, hoàn thành vượt mức các khoản nộp ngân sách, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động. Mọi nỗ lực của Công ty cổ phần Cao su Sao Vàng đều hướng tới mục tiêu: "LỐP VIỆT VÌ LỢI ÍCH NGƯỜI VIỆT ". 2.1.2. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh chủ yếu Khi bắt đầu đi vào hoạt động, với năng lực về vốn, lao động, khoa học kĩ thuật còn hạn chế, Công ty chỉ sản xuất 2 mặt hàng chủ yếu là săm và lốp xe đạp. Năm đầu tiên đi vào hoạt động sản xuất, Công ty sản xuất ra 93.664 chiếc lốp xe đạp và 38.388 chiếc săm xe đạp. Ngày nay, cùng với sự phát triển của thị trường và khoa học kĩ thuật, Công ty đã và đang mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiện nay, Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh trên 3 lĩnh vực chính: - Công nghiệp sản xuất sản phẩm cao su. - Xuất nhập khẩu phục vụ ngành công nghiệp chế tạo cao su. - Chế tạo và lắp đặt máy, thiết bị dùng gia công các mặt hàng cao su. Hàng năm Công ty sản xuất ra hàng chục triệu bộ săm lốp xe đạp, xe máy và ô tô, hàng chục ngàn tấn sản phẩm cao su kĩ thuật. Đặc biệt trong những năm vừa qua, Công ty đã tạo một bước đột phá mới bằng việc nghiên cứu và chế tạo thành công lốp máy bay dân dụng TU- 134 (930x305), IL 18 và lốp máy bay quốc phòng MIG-21(800x20). Công ty đã được chọn là đơn vị duy nhất cung cấp lốp máy bay cho không quân Việt Nam. 2.1.3. Tình hình tổ chức hoạt động kinh doanh 2.1.3.1. Tổchức bộ máyquản lý Bước vào cơ chế thị trường, cùng với việc thay đổi loại hình doanh nghiệp, công ty cổ phần Cao su Sao Vàng đã tiến hành sắp xếp lại bộ máy quản lí thể hiện qua bảng 2.1
  • 30. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp Đào Thị Phương 30 Lớp K43/11.09 BẢNG 2.1 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÔNG TY CP CAO SU SAO VÀNG P.Tài chính kế toán P.Tổ chức nhân sự P.Kỹ thuật cơ năng P.Kỹ thuật cao su Xí nghiệp cao su số 3 Xí nghiệp cao su số 2 Xí nghiệp cao su số 1 P.Xây dựng cơ bản Phòng kho vận P.Kế hoạch vật tư P.Môi trường-An toàn Văn phòng công ty P.Quản trị bảo vệ P.Xuất nhập khẩu P.Tiếp thị bán hàng T.Tâm chất lượng Xí nghiệp cơ điện Xí nghiệp năng lượng Xí nghiệp cao su kỹ thuật Xí nghiệp luyện Xuân Hoà Chi nhánh Thái Bình Phó Giám đốc 1.Phụ trách nội chính 2.Phụ trách XDCB và kỹ thuật 3.Phụ trách sản xuất Tổng giám đốc Ban kiểm soát Hội đồng quản trị Chi nhánh Đà Nẵng Chi nhánh TP HCM Đại hội đồng cổ đông
  • 31. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp Đào Thị Phương 31 Lớp K43/11.09 Công ty cổ phần Cao su Sao Vàng được tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005, Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Cơ quan quyền lực cao nhất, quyết định mọi vấn đề quan trọng trong công ty là Đại hội đồng cổ đông. Giúp việc cho cơ quan này có Hội đồng quản trị, ban kiểm soát, ban tổng Giám đốc và các phòng ban chức năng như phòng tài chính kế toán, phòng Tổ chức nhân sự, phòng vật tư, phòng xây dựng cơ bản, phòng tiếp thị bán hàng, các trung tâm nghiên cứu... mỗi phòng ban, bộ phận thực hiện một nhiệm vụ riêng, không chồng chéo. Bộ máy quản lí của công ty được đánh giá là rõ ràng và khoa học. 2.1.3.2Tổchức hoạt động kinhdoanh *. Tình hình nhân sự TT Chỉ tiêu 2008 2007 I Lao động toàn DN 1,623 1,569 Trong đó:Nữ 431 378 II Trình độ 266 381 1 Đại học 184 261 Nữ 74 117 2 Cao đẳng+ Trung cấp 82 120 Nữ 47 58 III Thu nhập bquân/năm 32,337 61,702 Bảng 2.2 Tình hình nhân sự trong 2 năm 2007-2008 Công ty rất chú trọng phát triển nguồn nhân lực. Do dặc thù của ngành kinh doanh nên số lượng lao động là nam giới chiếm tỉ lệ lớn, số lượng lao động có trình độ chiếm tỉ lệ đáng kể. Công ty liên tục mở những khóa đào tạo về tay nghề nâng cao trình độ người lao động, tổ chức sát hạch kiến thức chuyên môn.
  • 32. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp Đào Thị Phương 32 Lớp K43/11.09 2.1.4 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh. 2.1.4.1. Đặcđiểm quytrình công nghệ sản xuấtsản phẩm. Nhìn chung, quy trình sản xuất sản phẩm của Công ty là quy trình sản xuất liên tục khép kín, qua nhiều giai đoạn chế biến song chu kỳ ngắn. Do đó việc sản xuất một loại sản phẩm được thực hiện khép kín trong một phân xưởng. Mặc dù sản phẩm của Công ty rất đa dạng (trên 100 mặt hàng chính), nhưng mỗi xí nghiệp đảm nhiệm sản xuất một hay một số loại sản phẩm. Các loại sản phẩm tại Công ty đều được sản xuất từ cao su và có đặc tính sử dụng tương đối giống nhau, vì vậy quy trình công nghệ chung tương đối giống nhau. Bao gồm 2 giai đoạn thể hiện trên bảng 2.3 BẢNG 2.3 CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CHUNG CỦA CÔNG TY CP CAO SU SAO VÀNG Chuẩn bị cao su nguyên liệu Sơ - hỗn luyện (máy luyện kim) Phối liệu hoá chất Cán tấm (cao su bán thành phẩm) Nhiệt luyện Máy cắt vải mành Ép thành hình tanh Máy cán tráng vải mành Máy thành hình bán thành phẩm lốp ô tô Cán (ép) mặt lốp, săm…(máy ép suất) Máy dẫn ống vải (sản phẩm lốp ô tô) Lưu hóa sản phẩm Kiểm tra sản phẩm, bao gói nhập kho
  • 33. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp Đào Thị Phương 33 Lớp K43/11.09 a. Giai đoạn 1: Từ nguyên vật liệu chính là cao su, hoá chất, vải mành, dây thép tách qua khâu luyện để tạo ra các bán thành phẩm. b. Giai đoạn 2: Từ bán thành phẩm của giai đoạn 1 sản phẩm được hoàn thành sau khi trải qua quá trình lưu hoá. Các loại sản phẩm khác nhau thì có các quy trình sản xuất tương tự nhau. 2.1.4.2. Đặcđiểm thị trường tiêu thụ. Công ty CP cao su Sao Vàng đã rất thành công với các sản phẩm xăm lốp ô tô, xe đạp, xe máy với chất lượng tốt, giá cả phải chăng được người tiêu dùng tin tưởng và mến mộ. Thị trường tiêu thụ của công ty chủ yếu là các khách hàng truyền thống. Với thị trường trong nước, công ty đã chiếm lĩnh được số lượng lớn thị phần cả 3 miền. Đặc biệt là miền Bắc và miền Trung. Thị trường tiêu thụ chính của Công ty là miền Bắc và miền Trung vì vậy khách hàng chủ yếu là các đại lý và cửa hàng bán lẻ trên hai miền Bắc, Trung. Đến nay, Công ty đã có 3 chi nhánh ở cả 3miền, đó là các chi nhánh; TP Thái Bình, TP Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh. Từ các chi nhánh này lại có các tổng đại lý (trên 100) và các tiểu đại lý (khoảng 200), đây là lực lượng chính phân phối sản phẩm trực tiếp đến tay người tiêu dùng. Đặc biệt, công ty còn có đơn đặt hàng xuất khẩu ra nước ngoài như Irac, Bêlarut... Đây là dấu hiệu tốt với Cao su Sao Vàng cũng như với ngành công nghiệp sản xuất săm lốp của Việt Nam. 2.1.5. Kết quả kinh doanh chủ yếu trong những năm gần đây Nhìn vào bảng trên ta thấy trong 3 năm trở lại đây, quy mô kinh doanh của công ty ngày càng được mở rộng thể hiện ở chỉ tiêu tổng tài sản tăng lên, doanh thu thuần cũng tăng qua các năm. Các năm làm ăn đều có lãi. Đặc biệt, ngay sau năm cổ phần hóa năm 2007 lợi nhuận công ty tăng lên đáng kể. Lợi nhuận sau thuế tăng lên gấp gần 3 lần tuy nhiên, năm 2008 công ty đã không gặt hái được những thành công như mong đợi. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân mà chúng ta sẽ bàn đến ở phần sau.
  • 34. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp Đào Thị Phương 34 Lớp K43/11.09 Bảng 2.4 Bảng tổng hợp kết quả kinh doanh giai đoạn 2006-2008 ĐVT: Nghìn đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Tổng giá trị tài sản 469.166.602 471.148.645 515.999.295 Tài sản ngắn hạn 214.923.891 230.885.409 269.089.707 Tài sản dài hạn 254.242.711 240.263.236 246.909.588 Doanh thu thuần 646.027.404 896.134.837 920.292.031 Lợi nhuận sau thuế 9.731.575 26.020.732 2.261.266 Lãi cơ bản trên cổ phiếu(đ) 2,664 209 Số lao động(người) 1367 1569 1623 Thu nhập bình quân (1người/tháng) 1.510 5.140 2.695 2.2. Đánh giá thực trạng tài chính công ty cổ phần cao su Sao Vàng 2.2.1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính công ty cổ phần cao su Sao Vàng 2.2.1.1Đánhgiá khái quátthông qua bảng cân đối kế toán 1. Khái quát về tình hình tài sản Kết cấu tài sản của doanh nghiệp có sự chênh nhỏ giữa tài sản ngắn hạn và dài hạn. Tài sản ngắn hạn có nhỉnh hơn chút, chiếm trên 52% còn tài sản dài hạn chiếm 48%. Quy mô tài sản của doanh nghiệp vẫn được mở rộng. Điều đó được thể hiện rõ thông qua số liệu của bảng 2.5. Tổng tài sản của doanh nghiệp cuối năm 2008 tăng 85 tỉ tương ứng với tỉ lệ tăng 18.12% so với năm 2007. Đó là kết quả của việc gia tăng đồng thời của cả TSNH và TSDH với tỉ lệ tăng tương ứng là 18.02% và 18.23%.  Về TSNH: Vào thời điểm đầu năm, TSNH có giá trị là 246,847,351nghđ, chiếm tỉ trọng 52.17%. Đến cuối năm, TSNH tăng lên đạt 291,322,063nghđ, tăng một lượng là 44,484,712( nghìn đ) với tỉ lệ tăng tương ứng là 18.02%. Nguyên nhân của sự biến động này là do hàng tồn kho tăng lên đáng kể tăng 56,910,740(nghđ) với tỉ lệ tăng 35.50% so với thời điểm cuối năm 2007; Tài sản ngắn hạn khác cũng tăng 539,546(nghđ), với tỉ lệ tăng
  • 35. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp Đào Thị Phương 35 Lớp K43/11.09 11.95%. Trong năm, các khoản phải thu ngắn hạn cũng tăng nhẹ 1,220,495(ngh đ) với tỉ lệ tăng là 2.03%. Tuy nhiên, tiền mặt giảm đi một lượng đáng kể 44,484,712(ngh đ) tương ứng với tỉ lệ giảm 64.9%.  Hàng tồn kho chiếm tỉ trọng lớn trong tổng TSNH của doanh nghiệp. Cuối năm 2007 chiếm 64.95% và cuối năm 2008 tăng lên đến 74.56%. Điều này cho thấy hàng tồn kho của doanh nghiệp chiếm tỉ trọng rất cao. Thành phẩm tồn kho chiếm tỉ trọng cao nhất một phần do đặc điểm sản xuất của Công ty. Các loại sản phẩm mà công ty sản xuất như săm, lốp, các sản phẩm cao su cao cấp có thời gian sử dụng tương đối dài, ưu điểm là có khả năng chịu mài mòn cao và chịu trọng tải lớn, ít bị hỏng hóc. Do đó, thời gian lưu kho có thể lớn. Vì thế, có thể sản xuất một lượng hàng lớn trong kho chờ tiêu thụ mà chất lượng vẫn được đảm bảo. Một lý do khác là trong năm, Công ty có nhiều đơn đặt hàng với nhu cầu cao về sản phẩm. Công ty đã chủ động kế hoạch dự trữ cho sản xuất từ trong năm. Mặt khác giá nguyên vật liệu tăng cũng tương ứng làm tăng giá trị sản phẩm sản xuất ra, ảnh hưởng đến tỉ lệ so sánh giữa giá trị thành phẩm năm 2008 so với năm 2007. Việc thống kê chi tiết từng loại hàng tồn kho về giá thành, số lượng là rất cần thiết trong việc tính toán chi phí lưu kho cũng như việc xác định giá bán sản phẩm.  Ngay sau hàng tồn kho, các khoản phải thu cũng chiếm tỉ trọng khá lớn trong tổng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Xét theo chiều ngang, các khoản phải thu về cuối năm có tăng lên nhưng do sự gia tăng của các khoản phải thu thấp hơn tốc độ gia tăng của tổng tài sản ngắn hạn do đó tỉ trọng khoản này có xu hướng giảm dần về cuối năm. Năm 2007 là 24.37% và giảm dần về cuối năm 2008 còn 21.07%. Phải thu của khách hàng chiếm tỉ trọng lớn trong tổng các khoản phải thu và nó quyết định đến sự gia tăng cả khoản này về mặt giá trị trên bảng cân đối kế toán. Phải thu của khách hàng năm 2008 tăng 9,833,562(nghđ). Trong khi phải thu của khách hàng tăng mạnh thì khoản trả trước cho người bán lại giảm đi đáng kể về cuối năm. Giảm 11,034,726(ngh đ).
  • 36. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp Đào Thị Phương 36 Lớp K43/11.09
  • 37. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp Đào Thị Phương 37 Lớp K43/11.09 Điều này chứng tỏ, thay vì có được một khoản vốn lớn sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì vốn của doanh nghiệp lại đang bị chiếm dụng. Vì vậy đòi hỏi công ty cần có biện pháp thúc đẩy quá trình thu hồi các khoản nợ phải thu.  Tuy hàng tồn kho và các khoản phải thu đều tăng nhưng vốn bằng tiền của doanh nghiệp giảm mạnh. Điều này cho thấy trong năm 2008 công ty có xu hướng không tích luỹ tiền nhiều. Tiền mặt trong quỹ có tăng nhưng không dáng kể so với sự giảm sút của tiền gửi ngân hàng làm cho vốn bằng tiền của công ty giảm đi 64.9%. Trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái, cộng với sự gia tăng của lạm pháp thì việc doanh nghiệp không tích lũy nhiều tiền mặt là điều dễ hiểu. Tiền nên được luân chuyển và nằm dưới dạng vật tư, máy móc thiết bị. Dù sao chăng nữa thì việc doanh nghiệp duy trì một lượng tiền mặt thấp cũng là một rủi ro lớn trong việc thanh toán các khoản nợ đến hạn.  Về TSDH: Cuối năm 2008, TSCĐ & ĐTDH tăng 41,251,907(ngh đ) với tỉ lệ tăng là 18.23%. Trong đó tổng TSCĐ tăng 39,879,514(ngh đ) tương ứng tăng 17.66%. sự gia tăng của TSCĐ chủ yếu do trong năm doanh nghiệp thực hiện đầu tư, mua sắm thêm máy móc thiết bị, đổi mới dây chuyền công nghệ, thêm vào đó trong năm, công ty có đầu tư xây dựng nhiều công trình lớn đòi hỏi chi phí lớn làm cho chi phí xây dựng dở dang gia tăng. Sự gia tăng tương ứng của TSCĐ là hoàn toàn phù hợp với sự gia tăng của quy mô sản xuất kinh doanh. Điều này làm tăng năng lực sản xuất của công ty trong dài hạn. Đầu tư tài chính dài hạn tăng 30,692 (nghìn đ) với tỉ lệ tăng 14%. Mặc dù trong tổng tài sản dài hạn, khoản này chiếm tỉ trọng nhỏ không đáng kể. tuy nhiên sự gia tăng của nó về cuối năm chứng tỏ công ty đang chú ý đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh này. Qua phân tíchsơ bộ nói trên, có thể thấy tài sản của doanh nghiệp trong năm 2008 tăng lên đáng kể so với năm 2007. Toàn bộ là do sự gia tăng đồng bộ của cả tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Điều đó cho thấy doanh nghiệp vẫn không ngừng mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và gia tăng năng lực sản xuấn hiện có nhằm làm dồi dào thêm tiềm lực tài chính nội tại.
  • 38. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp Đào Thị Phương 38 Lớp K43/11.09 2. Khái quát về tình hình nguồn vốn Tương ứng với sự gia tăng của tài sản, tổng nguồn vốn của công ty cũng tăng lên nhanh chóng. Qua bảng số liệu 2.6 ta thấy, tổng nguồn vốn của công ty cuối năm 2008 tăng lên 85,736,619 (nghđ) với tỉ lệ tăng 18.12%. Trong đó: Xét về giá trị, nợ phải trả tăng 97,417,436 (nghđ) với tỉ lệ tăng 30.78%. Nguyên nhân chủ yếu là do đồng thời cả nợ ngắn hạn và nợ dài hạn cùng gia tăng. Cuối năm so với đầu năm, nợ ngắn hạn tăng 31.22% trong khi nợ dài hạn tăng lên 28.91%. Góp phần lớn vào sự tăng lên của nợ ngắn hạn là sự gia tăng của vay và nợ ngắn hạn tăng 119.206.330 tương ứng với tỉ lệ 46.44%. Sốtiền Tỉ trọng (%) Sốtiền Tỉ trọng (%) Sốtiền Tỉlệ tăng, giảm (+-%) Tỉtrọng tăng giảm (+-%) A NỢPHẢI TRẢ 316,447,535 66.88 413,864,971 74.05 97,417,436 30.78 7.17 I Nợngắnhạn 256,687,026 81.12 336,830,491 81.39 80,143,465 31.22 0.27 II Nợdàihạn 59,760,509 18.88 77,034,480 18.61 17,273,971 28.91 -0.27 B NGUỒNVỐNCHỦSỞHỮU 156,683,451 33.12 145,002,634 25.95 -11,680,817 -7.46 -7.17 I Vốnchủsởhữu 154,003,265 98.29 143,153,989 98.73 -10,849,276 -7.04 0.44 II Nguồnkinhphívàcácquỹkhác 2,680,186 1.71 1,848,645 1.27 -831,541 -31.03 -0.44 TỔNGCỘNGNGUỒNVỐN 473,130,986 100 558,867,605 100 85,736,619 18.12 Bảng2.6BẢNGCƠCẤUNGUỒNVỐN ĐVT:Nghìnđồng Đầunăm Cuốinăm Chênhlệch(cuốinăm/đầunăm) Mục Chỉtiêu Trong khi đó, tất cả các chỉ tiêu từ người mua trả tiền trước, phải trả cho người bán, thuế và các khoản phải nộp đều giảm. Cho thấy đồng vốn của doanh nghiệp đang bị chiếm dụng rất nhiều. Vay và nợ dài hạn là nhân tố chủ yếu quyết định đến sự gia tăng của nợ dài hạn. Nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng là một nhân tố rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sự gia tăng của nguồn vốn tín dụng là hoàn toàn hợp lý xuất
  • 39. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp Đào Thị Phương 39 Lớp K43/11.09 phát từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang thực hiện mở rộng quy mô sản xuất, đồng thời xuất phát từ sự eo hẹp của nguồn vốn chủ. Khả năng huy động vốn chủ vẫn chưa cao do doanh nghiệp mới thực hiện cổ phần hóa được 2 năm, lượng vốn huy động được từ việc phát hành chứng khoán cũng được bổ sung liên tục nhưng không đủ đáp ứng nhu cầu thiếu hụt vốn. Quả thực, trong năm 2008, NVCSH có giảm đi 11,680,817(nghđ). Trong khi vốn đầu tư của chủ sở hữu không thay đổi 108,000,000(nghd) thì việc giảm đi 11 tỉ của lợi nhuận sau thuế chưa phân phối làm cho nguồn vốn chủ sở hữu giảm 11,680,817(nghđ) với tỉ lệ giảm 7.46%. Tóm lại. qua quá trình phân tích, ta thấy quy mô của doanh nghiệp đang được mở rộng thông qua việc gia tăng tài sản và nguồn vốn, tuy nhiên doanh nghiệp có xu hướng sử dụng nhiều nợ vay làm cho tỉ lệ nợ phải trả tăng lên, đồng nghĩa với việc tỉ lệ vốn chủ sở hữu giảm đi, dẫn đến việc doanh nghiệp đứng trước nguy cơ mất tự chủ về mặt tài chính. Sự lệ thuộc vào vốn vay làm tăng chi phí lãi vay, điều này sẽ tác động rất lớn đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vấn đề này sẽ được làm rõ ở phần sau. 3. Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn * Về sử dụng vốn: Thông qua bảng 2.9 về diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn, ta thấy quy mô sử dụng vốn của công ty cổ phần cao su Sao Vàng năm 2008 tăng lên 208,528,456(nghđ). Trong đó chủ yếu là chi để đầu tư tăng lượng hàng tồn kho dự trữ với số tiền là 56,910,740(nghđ). Có điều này là do trong năm, công ty mở rộng quy mô sản xuất, gia tăng lượng sản xuất, chính vì vậy, doanh thu bán hàng có tăng lên chiếm tỉ trọng 27.29%. Mặt khác, cùng với việc gia tăng lượng hàng tồn kho, công ty cũng đẩy mạnh việc đầu tư đổi mới dây chuyền công nghệ nên nguyên giá TSCĐ cũng tăng lên đáng kể và chiếm 25.49% trong tổng quy mô vốn sử dụng tăng lên. Cũng trong năm, công ty đầu tư xây dựng thêm một số công trình như máy DHLH 45, hệ thống nạp liệu máy luyện kính… đẩy chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng lên 27,341,097(nghđ) chiếm tỉ trọng 13.11% trong tổng vốn sử dụng tăng lên. Công ty đã dùng tiền để thanh toán các khoản nợ người cung cấp làm cho khoản vốn chiếm dụng được của nhà cung cấp giảm xuống chiếm 5.99%. Không những thế, công ty còn cấp thêm tín dụng cho khách hàng và giảm khoản nhận trước tiền hàng của người mua. Trong năm, công ty còn
  • 40. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp Đào Thị Phương 40 Lớp K43/11.09 thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước, thanh toán lương thưởng đúng hạn, đều đặn hơn cho người lao động. Tuy vậy do tình hình kinh tế gặp khó khăn nên trong năm lợi nhuận sau thuế của công ty giảm làm giảm khoản lợi nhuận sau thuế chưa phân phối chiếm tỉ trọng đáng kể 5.16% Sử dụng vốn Số tiền Tỉ trọng (%) Diễn biến nguồn vốn Số tiền Tỉ trọng (%) 1. Cung cấp tín dụng cho KH 9,833,563 4.72 1. Giảm tiền mặt 14,186,069 6.80 2.Tăng khoản phải thu khác 2,614,306 1.25 2. Giảm khoản trả trước cho người bán 11,034,726 5.29 3.Tăng lượng hàng tồn kho dự trữ 56,910,740 27.29 3. Tăng dự phòng nợ phải thu 192,648 0.09 4.Tăng tài sản ngắn hạn khác 539,546 0.26 4. Trích hao mòn TSCĐ 40,606,098 19.47 5.Tăng nguyên giá TSCĐ 53,144,515 25.49 5.Vay thêm ngắn hạn NH 119,206,330 57.17 6.Tăng chi phí XDCB 27,341,097 13.11 6.Tăng khoản phải trả phải nộp khác 6,028,614 2.89 7.Tăng đầu tư tài chính dài hạn 30,692 0.01 7. Tăng vay nợ dài hạn 17,273,971 8.28 8. Tăng chi phí trả trước dài hạn 1,341,701 0.64 9. Giảm chiếm dụng vốn của nhà cung cấp 12,500,260 5.99 10. Giảm người mua trả tiền trước 9,248,252 4.44 11. Giảm thuế và các khoản phải nộp NN 2,484,418 1.19 12.Giảm khoản phải trả người LĐ 20,598,950 9.88 13. Chi phí phải trả giảm 259,599 0.12 14. Các quỹ khác 94,000 0.05 15. LN sau thuế chưa PP giảm 10,755,276 5.16 16. Nguồn kinh phí và các quỹ khác giảm 831,541 0.40 Tổng cộng 208,528,456 100 Tổng cộng 208,528,456 100 Bảng 2.9 BẢNG PHÂN TÍCH DIỄN BIẾN NGUỒN VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN NĂM 2008 ĐVT: nghìn đồng * Về diễn biến nguồn vốn: Phần nguồn vốn chủ yếu được huy động từ vay nợ ngắn hạn ngân hàng. Số vốn tăng thêm từ vay nợ tăng lên 119,206,330(nghđ) chiếm 57.17% tổng số vốn huy động thêm. Việc gia tăng vay nợ đã thể hiện một điều là công ty chú trọng việc huy động vốn từ bên ngoài, sử dụng nợ vay là chủ yếu. Điều này cũng hoàn toàn hợp lý đối với một công ty vừa mới cổ phần hóa, khả năng huy động vốn chủ sở hữu là không cao. Mặt khác việc chủ động sử dụng vốn vay để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh là chính sách rất thông dụng đối với hầu hết các
  • 41. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp Đào Thị Phương 41 Lớp K43/11.09 công ty trong giai đoạn hiện nay. Cùng với sự gia tăng của vay ngắn hạn, lượng vay nợ dài hạn cũng tăng lên nhưng với tỉ trọng nhỏ hơn 8.28%. Ngoài ra, công ty còn huy động thêm vốn thông qua việc thu hồi tài sản cố định dưới hình thức khấu hao, chiếm dụng thêm vốn của nhà cung cấp… Để biết được tình hình diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn như trên có hợp lý hay không, ta đi xem xét mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn. 4. Đánh giá mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn Việc phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn nhằm mục đích đánh giá khái quát việc phân bổ, huy động cũng như hiệu quả sử dụng các loại vốn và nguồn vốn trong quá trình thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh. Bảng 2.10:Cơ cấu tài trợ của công ty cuối năm 2008 Đơn vị: Nghìn Đồng % Tài sản Nguồn vốn % 52.13 A.TSLĐ và ĐTNH: 291,332,063 A. Nguồn vốn ngắn hạn: - Nợ ngắn hạn: 336,830,491 60.27 47.87 B. TSCĐ và ĐTDH: 267,535,542 B. Nguồn vốn dài hạn - Nguồn vốn chủ sở hữu: 145,002,634 - Nợ dài hạn: 77,034,480 39.73 100 558,867,605 558,867,605 100