SlideShare a Scribd company logo
1 of 101
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGÔ XUÂN MINH
KIỂM SÁT HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP CỦA VIỆN KIỂM SÁT
NHÂN DÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐẮK LẮK
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Ngành: Luật Hiến pháp và luật hành chính
Mã số: 8.38.01.02
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HOÀNG THỊ QUỲNH CHI
ĐẮK LẮK, NĂM 2019
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu đề tài “Kiểm sát hoạt động tư
pháp của Viện kiểm sát nhân dân theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh
Đắk Lắk”, tôi đã nhận được sự tận tình giúp đỡ, chỉ bảo của các Giáo sư, Phó
Giáo sư, Tiến sĩ thuộc Học viện Khoa học xã hội cùng các Giảng viên, cán bộ
quản lý thuộc Học viện Khoa học xã hội cơ sở tại thành phố Buôn Ma Thuột
đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này.
Với lòng biết ơn sâu sắc, tình cảm chân thành, tôi xin cảm ơn Cô Hoàng
Thị Quỳnh Chi, Tiến sĩ, Vụ trưởng vụ 14 Viện kiểm sát nhân dân tối cao-
Người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi về kiến thức, tài liệu và phương
pháp để tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Lắk,
Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân huyện Cư Kuin đã tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi tham gia hoàn thành chương trình này.
Cảm ơn gia đình cùng các đồng nghiệp đã động viên, cổ vũ, khích lệ và
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và học tập.
Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng trong suốt quá trình nghiên cứu,
thực hiện đề tài này, tuy nhiên vẫn còn có thể có những hạn chế nhất định, vì
vậy mong nhận được ý kiến đóng góp và chỉ dẫn của các Nhà khoa học, quý
Thầy, Cô và các bạn đồng nghiệp.
Trân trọng cảm ơn!
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
NGÔ XUÂN MINH
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi,
đảm bảo độ tin cậy và chính xác, chưa từng được công bố tại các công trình
nào khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về nội dung của luận văn./.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
NGÔ XUÂN MINH
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.................................................... 2
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................... 3
3.1. Mục đích nghiên cứu.................................................................................. 3
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................. 4
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................... 4
4.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................. 4
4.2. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................... 4
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 5
6. Kết quả nghiên cứu và ý nghĩa của luận văn ................................................ 5
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SÁT
HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN................... 7
1.1. Khái niệm, vai trò, ý nghĩa, đối tượng, phạm vi của kiểm sát hoạt động tư
pháp ................................................................................................................... 7
1.1.1. Khái niệm................................................................................................ 7
1.1.2. Vai trò, ý nghĩa của kiểm sát hoạt động tư pháp trong thực hiện quyền
lực nhà nước...................................................................................................... 9
1.1.3. Đối tượng của kiểm sát hoạt động tư pháp ...........................................11
1.1.4. Phạm vi của kiểm sát hoạt động tư pháp ..............................................11
1.2. Nội dung của chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp ..............................11
1.2.1. Kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến
nghị khởi tố .....................................................................................................11
1.2.2. Kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra............................16
1.2.3. Kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự (sau
đây viết tắt là kiểm sát xét xử hình sự) ...........................................................20
1.2.4. Kiểm sát hoạt động tư pháp trong việc thi hành án hình sự .................23
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm sát hoạt động tư pháp của VKSND......28
Tiểu kết chương 1............................................................................................29
Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHỨC NĂNG KIỂM SÁT HOẠT
ĐỘNG TƯ PHÁP CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK LẮK 30
2.1. Tình hình thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp trên địa bàn
tỉnh Đắk Lắk trong 05 năm, từ 2014 đến 2018...............................................30
2.2. Kết quả thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp trong lĩnh vực
hình sự của VKSND tỉnh Đắk Lắk .................................................................31
2.3. Hạn chế, tồn tại và nguyên nhân..............................................................61
2.3.1. Nguyên nhân của những kết quả đạt được............................................61
2.3.2. Hạn chế, tồn tại .....................................................................................62
Tiểu kết chương 2............................................................................................65
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG THỰC HIỆN CHỨC NĂNG KIỂM SÁT HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP
CỦA VKSND TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐẮK LẮK .......................................66
3.1. Dự báo tình hình tội phạm và định hướng nâng cao chất lượng thực hiện
chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của VKSND ......................................66
3.1.1. Dự báo tình hình tội phạm ....................................................................66
3.1.2. Định hướng nâng cao chất lượng thực hiện chức năng kiểm sát hoạt
động tư pháp của VKSND ..............................................................................67
3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thực hiện chức năng kiểm sát
hoạt động tư pháp của VKSND từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk.............................71
3.2.1. Các giải pháp chung nhằm nâng cao chất lượng thực hiện chức năng
kiểm sát hoạt động tư pháp của VKSND........................................................71
3.2.2. Giải pháp đối với tỉnh Đắk Lắk.............................................................74
Tiểu kết chương 3............................................................................................86
KẾT LUẬN.....................................................................................................87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................90
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLHS: Bộ luật hình sự
BLTTHS: Bộ luật tố tụng hình sự
CQĐT: Cơ quan điều tra
CQTHA: Cơ quan thi hành án
KSND: Kiểm sát nhân dân
TAND: Tòa án nhân dân
TTHS: Tố tụng hình sự
TTDS: Tố tụng dân sự
TTHC: Tố tụng hành chính
VKSND: Viện kiểm sát nhân dân
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tình hình công tác kiểm sát việc giải quyết tố giác tin báo về tội
phạm, kiến nghị khởi tố giai đoạn 2014 – 2018 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ...P1
Bảng 2.2: Tình hình công tác kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều
tra giai đoạn 2014 – 2018 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk......................................P1
Bảng 2.3: Tình hình công tác kiểm sát xét xử giai đoạn 2014 – 2018 trên địa
bàn tỉnh Đắk Lắk.............................................................................................P2
Bảng 2.4: Tình hình công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam giai đoạn 2014
– 2018 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk....................................................................P2
Bảng 2.5: Tình hình công tác kiểm sát việc thi hành án hình sự giai đoạn 2014
– 2018 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk....................................................................P3
Bảng 2.6: Tình hình công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải
quyết khiếu nại, tố cáo giai đoạn 2014 – 2018 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk .........P3
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kiểm sát hoạt động tư pháp là hoạt động của VKSND để kiểm sát tính
hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt
động tư pháp, được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin
báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết vụ án
hình sự; trong việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và
gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án, việc giải quyết
khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác theo
quy định của pháp luật.
Tỉnh Đắk Lắk nằm ở trọng tâm vùng Tây Nguyên, trong điều kiện phát
triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, được sự quan tâm của Đảng và
Nhà nước nên nền kinh tế của tỉnh Đắk Lắk không ngừng phát triển, đời sống
vật chất của nhân dân không ngừng được nâng lên. Tuy nhiên sự phát triển
kinh tế - văn hóa xã hội đã kéo theo tình hình tội phạm diễn ra ngày càng
phức tạp, làm xuất hiện nhiều loại tội phạm mới mà trước đây chưa từng xảy
ra, một số loại tội phạm truyền thống xảy ra có chiều hướng gia tăng và ngày
càng nguy hiểm về tính chất hành vi phạm tội....Các loại tranh chấp dân sự
đặc biệt tranh chấp trong lĩnh vực mua bán đất đai, thừa kế, hôn nhân và gia
đình, khiếu kiện hành chính cũng ngày càng gia tăng về số lượng vụ việc,
công tác thi hành các bản án, quyết định của TAND trong lĩnh vực dân sự,
hình sự cũng gặp nhiều khó khăn do có sự chống đối, trốn tránh của các đối
tượng thi hành án....Trước tình hình đó với tính chất là cơ quan thực hiện
quyền kiểm soát quyền tư pháp, VKSND hai cấp tỉnh Đắk Lắk đã thực hiện
tốt chức năng của mình, bảo đảm hoạt động của CQĐT, TAND, CQTHA hình
sự, dân sự hành chính và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tuân thủ
đúng các quy định của pháp luật TTHS, TTDS, TTHC, Luật thi hành án hình
2
sự, Luật thi hành tạm giữ, tạm giam, Luật thi hành án dân sự, đáp ứng được
yêu cầu đấu tranh phòng chống vi phạm, tội phạm góp phần giữ vững tình
hình trật tự trị an, an toàn xã hội, xây dựng khối đoàn kết dân tộc, ổn định và
phát triển kinh tế được nhân dân ủng hộ, tin tưởng. Tuy nhiên bên cạnh những
kết quả đạt được thì vẫn còn những tồn tại như: Các cơ quan chức năng vẫn
chưa quản lý được tình hình vi phạm, tội phạm, vẫn để xảy ra tình trạng khởi
tố, điều tra, truy tố oan sai, việc giải quyết tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành
chính, giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực tư pháp còn kéo dài và có trường
hợp để xảy ra vi phạm pháp luật; công tác thi hành án hình sự, dân sự, hành
chính còn chậm, một số trường hợp còn lại trong việc ra quyết định thi hành
án không đúng với bản án, quyết định của TAND...Tất cả những vi phạm của
các cơ quan tư pháp và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đã gây ra
bức xúc, lo lắng trong nhân dân, làm giảm uy tín của các cơ quan tư pháp.
Thực trạng của những tồn tại đó có nhiều nguyên nhân nhưng một trong
những nguyên nhân cơ bản là VKSND hai cấp của tỉnh Đắk Lắk thực hiện
chưa triệt để về quyền kiểm sát hoạt động tư pháp của CQĐT, TAND,
CQTHA hình sự, CQTHA dân sự, hành chính và cơ quan, tổ chức, cá nhân có
liên quan trong công tác điều tra, xét xử, thi hành án và giải quyết khiếu nại tố
cáo trong lĩnh vực hoạt động tư pháp. Chính vì vậy việc lựa chọn vấn đề
“Kiểm sát hoạt động tư pháp của VKSND theo pháp luật Việt Nam từ thực
tiễn tỉnh Đắk Lắk” làm đề tài luận văn Thạc sĩ luật học là đáp ứng yêu cầu cấp
thiết khách quan hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong những năm gần đây, có thể nêu ra một số đề tài, công trình, bài
viết, luận văn, luận án có liên quan đến đề tài nghiên cứu như sau:
- Viện Nhà nước và pháp luật, Viện khoa học xã hội Việt Nam. Đề tài
khoa học cấp Nhà nước: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về quyền
3
tư pháp của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam giai đoạn 2011
-2020. Chủ nhiệm đề tài: PGS. TS. Nguyễn Đức Minh, năm 2011.
- Cuốn sách “Tư pháp trong nhà nước pháp quyền và nhưng yêu cầu đặt
ra đối với cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay”, TSKH. Lê Cảm và TS.
Nguyễn Ngọc Chí chủ biên, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2004.
- Cuốn sách “Quyền tư pháp trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam – Từ lý luận đến thực tiễn”, TS. Nguyễn Văn Quyền và
PGS.TS. Nguyễn Tất Viễn chủ biên, Nhà xuất bản Tư pháp, năm 2018.
- GS. TS. Võ Khánh Vinh “Về quyên tư pháp trong Nhà nước pháp
quyền XHCN của dân, do dân, vì dân ở nước ta”. Tạp chí Nhà nước và Pháp
luật số 8/2003.
- TS. Trần Thị Hiền “Những điểm mới về quyền lực và kiểm soát quyền
lực Nhà nước”. Trang thông tin điện tử Báo Nhân dân cuối tuần, ngày
27/12/2013.
- GS. TSKH. Lê Văn Cảm “Quyền tư pháp trong Nhà nước pháp
quyền”. Tạp chí TAND số 19/2015.
- Nguyễn Mạnh Bình “Hoàn thiện cơ chế pháp lý giám sát xã hội đối với
việc thực hiện quyền lực Nhà nước ở Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến sĩ luật
học.
Kết quả các công trình nghiên cứu nói trên đã đưa ra những quan điểm
cần thiết về chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của VKSND. Tuy nhiên
chưa có một công trình nghiên cứu nào về kiểm sát hoạt động tư pháp của
VKSND theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk, nhưng kết quả
nghiên cứu của các đề tài, công trình bài viết nêu trên là tài liệu quan trọng
mà tác giả của luận văn có thể tham khảo trong quá trình thực hiện đề tài.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
4
Việc nghiên cứu đề tài luận văn nhằm hướng tới mục đích luận giải
những vấn đề lý luận về chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp (tập trung vào
kiểm sát hoạt động tư pháp trong lĩnh vực hình sự) và thực tiễn thực hiện
chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp. Từ đó, giải pháp nâng cao chất lượng
thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động kiểm sát của VKSND, đáp ứng yêu cầu
cải cách tư pháp trong giai đoạn mới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu các khái niệm về hoạt động tư pháp, kiểm sát hoạt động tư
pháp. Nghiên cứu cơ sở lý luận, pháp lý, khoa học về kiểm sát hoạt động tư
pháp. Nghiên cứu, đánh giá thực tiễn hoạt động của VKSND khi thực hiện
quyền kiểm sát hoạt động tư pháp. Khảo sát, thu thập số liệu tiến hành đánh
giá thực tiễn kiểm sát hoạt động tư pháp tư pháp của VKSND từ thực tiễn tại
tỉnh Đắk Lắk.
- Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao nhận thức lý luận và
nâng cao chất lượng thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của
VKSND.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận, quy định
của pháp luật và thực tiễn thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp,
tập trung vào kiểm sát hoạt động tư pháp trong lĩnh vực hình sự của VKSND
theo quy định của pháp luật Việt Nam..
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Theo quy định tại khoản 2, Điều 6 Luật tổ chức VKSND
năm 2014 có 9 nội dung thuộc chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp, tuy
nhiên đề tài chỉ nghiên cứu 6 nội dung kiểm sát hoạt động tư pháp về hình sự
và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp (các
5
điểm a, b, c, d, đ và h khoản 2 Điều 6 Luật tổ chức VKSND).
- Về thời gian, đề tài nghiên cứu kiểm sát hoạt động tư pháp trong
khoảng thời gian 05 năm, từ năm 2014 đến năm 2018.
- Về không gian, việc nghiên cứu đánh giá thực tiễn thực hiện chức năng
kiểm sát hoạt động tư pháp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Luận văn nghiên cứu dựa trên quan điểm Chủ nghĩa Mác - Lênin và
những quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về kiểm soát quyền lực trong hoạt
động tư pháp.
- Trên cơ sở phương pháp luận, trong quá tình thực hiện đề tài còn sử
dụng các phương pháp sau đây: Phương pháp khảo sát, thu thập tài liệu;
Phương pháp tổng hợp, phân tích so sánh được sử dụng tổng hợp các số liệu.
6. Kết quả nghiên cứu và ý nghĩa của luận văn
- Kết quả nghiên cứu của luận văn nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý
luận và pháp luật về chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của VKSND, đồng
thời luận văn còn đi sâu nghiên cứu phân tích và làm rõ thực trạng thực hiện
chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của VKSND tỉnh Đắk Lắk qua đó đề
xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng kiểm sát hoạt
động tư pháp của VKSND.
- Ý nghĩa: Kết quả nghiên cứu của luận văn có tính thực tiễn cao nhằm
nâng cao chất lượng thực hiện chức năng này. Kết quả nghiên cứu của luận
văn còn có thể được áp dụng vào thực tiễn thực hiện chức năng kiểm sát hoạt
động tư pháp tại VKSND tỉnh Đắk Lắk và làm tài liệu phục vụ cho công tác
giảng dạy của những trường giảng dạy về Luật.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tham khảo và phụ lục, nội dung
của luận văn được cấu trúc thành 03 chương.
6
Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp luật về kiểm sát hoạt động tư
pháp của VKSND.
Chương 2: Thực trạng thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp
của VKSND tỉnh Đắk Lắk.
Chương 3: Phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thực
hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của VKSND từ thực tiễn tỉnh Đắk
Lắk.
7
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SÁT
HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
1.1. Khái niệm, vai trò, ý nghĩa, đối tượng, phạm vi của kiểm sát hoạt
động tư pháp
1.1.1. Khái niệm
Hiện nay có nhiều khái niệm khác nhau về khái niệm hoạt động tư pháp,
nhưng theo quan điểm tựu chung mà hầu hết các nhà khoa học lẫn thực
tiễn “thống nhất” định nghĩa, đó là: hoạt động của các cơ quan điều tra, truy
tố, xét xử, thi hành án, các cơ quan, tổ chức liên quan hoặc bổ trợ cho việc xét
xử của Tòa án. Điều đó không có nghĩa là toàn bộ mọi hoạt động của cơ quan
tư pháp là hoạt động tư pháp. Hoạt động tư pháp được nói đến là những hoạt
động (hành vi) cụ thể do các chủ thể được trao quyền thực hiện trong hoạt
động tố tụng (xét xử) nhằm đảm bảo tính đúng đắn, khác quan trong giải
quyết các vụ án.
Kiểm sát hoạt động tư pháp là chức của Viện kiểm sát được quy định tại
Hiến pháp. Vì Viện kiểm sát làn một chủ thể thực hiện quyền tư pháp nên
kiểm sát hoạt động tư pháp mang tính quyền lực Nhà nước (một dạng giám
sát của Nhà nước về tư pháp). Kiểm sát hoạt động tư pháp là giám sát trực
tiếp việc thực hiện các hoạt động cụ thể của các cơ quan tư pháp và một số cơ
quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động tư pháp (Cảnh sát biển,
Kiểm lâm,…) khi tham gia hoạt động tố tụng.
Luật Tổ chức VKSND năm 2014 quy định “Kiểm sát hoạt động tư pháp
là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân để kiểm sát tính hợp pháp của các
hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp,
được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội
phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự;
8
trong việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình,
kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án, việc giải quyết khiếu nại,
tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác theo quy định
của pháp luật”. (11, tr.4).
Viện kiểm sát nhân dân là chủ thể duy nhất thực hiện chức năng kiểm
sát hoạt động tư pháp
Pháp luật nước ta quy định, hoạt động kiểm sát hoạt động tư pháp được
“trao” cho Viện kiểm sát. Đây là chủ thể duy nhất được pháp luật quy định để
thực hiện chức năng này. Kiểm sát viên là người thực hiện hoạt động này với
vai trò là người tiến hành tố tụng trên cơ sở quy định của pháp luật. Là chủ
thể duy nhất được Nhà nước trao quyền kiểm sát hoạt động tư pháp, chức
năng cũng như nhiệm vụ của Viện kiểm sát là phải bảo đảm cho các hoạt
động tố tụng tuân thủ quy định của pháp luật.
Kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát là kiểm sát tính hợp
pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân
Tính hợp pháp nhằm bảo đảm các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ
chức, cá nhân phù hợp với quy định của pháp luật đó là:
- Việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi
tố; việc giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân
và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án; việc giải
quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác
được thực hiện đúng quy định của pháp luật;
- Việc bắt, tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù, chế độ tạm giữ, tạm
giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù theo đúng quy định của
pháp luật; quyền con người và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của người bị
bắt, tạm giữ, tạm giam, người chấp hành án phạt tù không bị luật hạn chế phải
được tôn trọng và bảo vệ;
9
- Bản án, quyết định của TAND đã có hiệu lực pháp luật phải được thi
hành nghiêm chỉnh;
- Mọi vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp phải được phát hiện, xử
lý kịp thời, nghiêm minh.
1.1.2. Vai trò, ý nghĩa của kiểm sát hoạt động tư pháp trong thực hiện
quyền lực nhà nước
Trải qua quá trình xây dựng và phát triển VKSND, kiểm sát hoạt động tư
pháp được chứng minh là cơ chế giám sát, kiểm soát việc thực hiện quyền tư
pháp hữu hiệu, có tác dụng ngăn ngừa khả năng lợi dụng, lạm dụng quyền lực
công trong hoạt động tư pháp xuất phát từ đặc điểm về tổ chức và hoạt động
của Viện kiểm sát (với tư cách là chủ thể thực thi chức năng giám sát, kiểm
soát quyền lực) trong quan hệ với đối tượng bị giám sát, bị kiểm soát, vì
những lý do sau đây:
Thứ nhất, về yếu tố tổ chức, Viện kiểm sát là một hệ thống cơ quan độc
lập trong bộ máy nhà nước, được giao thực hiện chức năng kiểm sát hoạt
động tư pháp của các cơ quan tư pháp. Vì vậy, cơ chế giám sát của Viện kiểm
sát có tính độc lập nhất định với đối tượng được giám sát. Tính độc lập này
bảo đảm cho hoạt động giám sát của Viện kiểm sát khách quan, trung thực và có
tính khả thi.
Thứ hai, về hoạt động, Viện kiểm sát là cơ quan duy nhất trong hệ thống
các cơ quan tư pháp được Hiến pháp và pháp luật quy định có thẩm quyền
tham gia vào tất cả các lĩnh vực tố tụng tư pháp (tư pháp hình sự, tư pháp dân
sự, tư pháp hành chính…). Viện kiểm sát có thẩm quyền tham gia vào tất cả
các giai đoạn tố tụng (từ giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành
án). Đây là điều kiện quan trọng bảo đảm cho Viện kiểm sát có khả năng
giám sát toàn bộ quá trình tố tụng, giám sát toàn bộ quá trình thực hiện quyền
tư pháp, là cơ sở quan trọng để phát hiện vi phạm trong hoạt động tư pháp.
10
Thứ ba, về mức độ và phạm vi giám sát, kiểm sát các hoạt động tư pháp
của Viện kiểm sát được tiến hành cụ thể, thường xuyên, tác động liên tục tới
đối tượng bị giám sát. Đây là điều kiện để bảo đảm cho hoạt động giám sát có
tính chuyên nghiệp và có hiệu quả cao.
Thứ tư, về tính chất hoạt động, do kiểm sát các hoạt động tư pháp của
Viện kiểm sát là một cơ chế giám sát nhà nước, nhằm bảo đảm hoạt động của
các cơ quan tư pháp đúng pháp luật, hạn chế việc cơ quan tư pháp lạm dụng,
lợi dụng quyền lực công để vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ
thể, nên trong hoạt động của mình, Viện kiểm sát chỉ xem xét đối tượng kiểm
sát ở góc độ có hợp pháp hay không hợp pháp, không can thiệp vào hoạt động
có tính chất chuyên môn, nghiệp vụ của các cơ quan tư pháp, khi phát hiện vi
phạm thì thực hiện quyền kiến nghị hoặc kháng nghị yêu cầu khắc phục vi
phạm cụ thể; đồng thời, có thể tập hợp vi phạm có tính chất điển hình, phổ
biến để kiến nghị với cấp có thẩm quyền và tham mưu cho cấp ủy Đảng để
chỉ đạo, khắc phục vi phạm. Do vậy, hoạt động kiểm sát của Viện kiểm sát
không cản trở hoạt động bình thường của các cơ quan tư pháp. Kiểm sát hoạt
động tư pháp hướng tới mục tiêu bảo đảm pháp luật được thực hiện nghiêm
chỉnh, thống nhất, quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể (trong đó bao
gồm cả quyền và lợi ích hợp pháp của người hoặc pháp nhân đang bị truy cứu
trách nhiệm hình sự), của Nhà nước và của xã hội được bảo vệ và bảo đảm
một cách tốt nhất.
Thứ năm, thực tiễn kết quả kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát
trên các lĩnh vực công tác từ năm 1960 đến nay đã chứng minh rằng, trong
toàn bộ hệ thống cơ chế kiểm tra, giám sát tư pháp hiện nay ở nước ta thì
kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát là một cơ chế kiểm soát quyền
lực tư pháp hiệu quả nhất. Đây chính là cơ chế sử dụng tổ chức nhà nước để
hạn chế sự lạm quyền từ chính Nhà nước – là cơ chế giám sát/kiểm soát từ
11
bên ngoài, độc lập với đối tượng bị giám sát/bị kiểm soát, nhưng lại có khả
năng bao quát và giám sát/kiểm soát được toàn bộ quá trình thực hiện hoạt
động tư pháp.
1.1.3. Đối tượng của kiểm sát hoạt động tư pháp
Các hoạt động tư pháp là đối tượng của hoạt động kiểm sát của VKSND
bao gồm hoạt động tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính và hoạt
động thi hành án hình sự, dân sự, hành chính.
Khi thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp, VKSND phải căn
cứ quy định của pháp luật để kiểm tra, xem xét việc tuân theo pháp luật của
các chủ thể bị kiểm sát (cơ quan, cá nhân) khi thực hiện hoạt động tư pháp
nhằm bảo đảm tính hợp pháp của các hành vi, quyết định.
VKSND phải dựa trên các căn cứ pháp lý như Hiến pháp, Luật tổ chức
VKSND, Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự….và các văn bản pháp luật
khác có liên quan để xem xét, bảo đảm sự tuân theo pháp luật của các chủ thể
bị kiểm sát (cơ quan, tổ chức, cá nhân), bảo đảm tính hợp pháp của các hành
vi, quyết định trong hoạt động tư pháp.
1.1.4. Phạm vi của kiểm sát hoạt động tư pháp
Kiểm sát hoạt động tư pháp của VKSND được thực hiện ngay từ khi tiếp
nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt
quá trình giải quyết vụ án hình sự; trong việc giải quyết vụ án hành chính, vụ
việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi
hành án, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt
động tư pháp khác theo quy định của pháp luật.
1.2. Nội dung của chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp
1.2.1. Kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến
nghị khởi tố
Trong công cuộc đấu tranh, phòng chống tội phạm, thực hiện tốt công
12
tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm có ý nghĩa vô cùng quan
trọng. Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, việc tiếp nhận tin báo, tố giác
về tội phạm là giai đoạn khởi đầu và đích đến là xác định có hay không dấu
hiệu của tội phạm. Trách nhiệm của Viện kiểm sát trong công tác này là kiểm
sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, bảo đảm việc tiếp nhận, giải
quyết tố giác, tin báo tội phạm của CQĐT đúng pháp luật, đầy đủ; bảo đảm
mọi tội phạm đều được phát hiện, khởi tố, điều tra và xử lý kịp thời, không để
loạt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội, đảm bảo sự
tuân thủ pháp luật của CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số
hoạt động điều tra và những người tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết
vụ án hình sự.
Điều 144 BLTTHS năm 2015 quy định: [8, tr 152]
Tố giác tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu
tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.
Tin báo về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ
quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin
về tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng.
Kiến nghị khởi tố là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiến nghị
bằng văn bản và gửi kèm theo chứng cứ, tài liệu liên quan cho CQĐT, Viện
kiểm sát có thẩm quyền xem xét, xử lý vụ việc có dấu hiệu tội phạm.
Kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị
khởi tố là một trong những công tác của Viện kiểm sát được pháp luật quy
định. Thực hiện công tác này nhằm góp phần thực hiện nhiệm vụ chung của
ngành đó là bảo vệ bảo vệ Hiến pháp, bảo vệ pháp luật,bảo vệ quyền con
người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích hợp
pháp của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, góp phần bảo
đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
13
Công tác kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm,
kiến nghị khởi tố là hoạt động kiểm tra, giám sát các hoạt động của cơ quan
điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt điều tra trong suốt
quá trình thực hiện việc tiếp nhận, giải quyết theo quy định của pháp luật.
Khi thực hiện chức năng kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin
báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố song hành với công tác này là chức năng
thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát. Do đó, cần phải hiểu và phân
định được chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp.
Nếu như kiểm sát là hoạt động kiểm tra, giám sát việc tiếp nhận giải quyết
của cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động
điều tra thì thực hành quyền công tố là để “thực hiện việc buộc tội của Nhà
nước đối với người phạm tội”. Khi thực hành quyền công tố trong việc tiếp
nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, VKSND thực
hiện nhiệm vụ được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật tổ chức
Viện kiểm sát nhân dân…và các văn bản pháp luật có liên quan như: Phê
chuẩn, không phê chuẩn việc bắt người trong trường hợp khấn cấp, gia hạn
tạm giữ; Quyết định, phê chuẩn việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp
hạn chế quyền con người, quyền công dân; hủy bỏ các quyết định tố tụng trái
luật khác, trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
trong trường hợp có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc có dấu hiệu bỏ lọt
tội phạm của cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số
hoạt động điều tra đã được Viện kiểm sát yêu cầu nhưng không khắc phục….
Thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp là chức năng
của VKSND, hai chức năng này tuy độc lập nhưng lại có quan hệ mật thiết
với nhau. Tương tự, thực hành quyền công tố trong việc tiếp nhận giải quyết
tố giác, tin báo về tội phạm và kiểm sát hoạt động tư pháp trong việc tiếp
nhận, giải quyết tin báo, tố giác tội phạm, kiến nghị khởi tố có mối quan hệ
14
tác động qua lại, bổ sung và gắn bó với nhau. Thực hành quyền công tố cũng
giống như đảm bảo về mặt nội dung, kiểm sát đảm bảo về mặt hình thức. Từ
đó, công tác việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị
khởi tố, đảm bảo được mọi hành vi phạm tội được phát hiện kịp thời, không
bỏ lọt tội phạm và không làm oan người phạm tội.
Đối tượng của công tác kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội
phạm, kiến nghị khởi tố là hoạt động tuân theo pháp luật của CQĐT, cơ quan
được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong công tác tiếp
nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm.
Công tác kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm, kiến nghị
khởi tố được thực hiện thông qua nội dung và trình tự nhau sau:
- Kiểm sát việc tiếp nhận tin báo, tố giác về tội phạm, kiến nghị khởi tố
là kiểm tra, giám sát việc tuân thủ quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục
trong việc tiếp nhận, phân loại tin báo, tố giác về tội phạm, kiến nghị khởi tố
của cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động
điều tra.
- Kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm, kiến nghị khởi tố
của cơ quan có thẩm quyền là kiểm sát chặt chẽ về tính hợp pháp của các
quyết định, hành vi của chủ thể được giao nhiệm vụ tiến hành giải quyết tin
báo, tố giác về tội phạm, kiến nghị khởi tố; kiểm sát về thời hạn giải quyết tin
báo tố giác về tội phạm để kịp thời phát hiện, phòng ngừa, ngăn chặn tội
phạm cũng như tác hại của tội phạm đối với đời sống xã hội.
- Kiểm sát kết quả giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm, kiến nghị khởi
tố là kiểm sát chặt chẽ về mặt hình thức, nội dung kết quả giải quyết tin báo,
tố giác về tội phạm, kiến nghị khởi tố từ đó có quan điểm thống nhất hoặc
không thống nhất với kết quả giải quyết của CQĐT, cơ quan được giao nhiệm
vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
15
Trong công tác kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội
phạm, kiến nghị khởi tố, nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân thể
hiện ở các hoạt động sau:
- Tiếp nhận đầy đủ tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố do các
cơ quan, tổ chức, cá nhân chuyển đến và chuyển ngay cho CQĐT có thẩm quyền
giải quyết.
- Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của CQĐT, cơ quan được giao nhiệm
vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong việc tiếp nhận tố giác, tin báo về
tội phạm, kiến nghị khởi tố. CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành
một số hoạt động điều tra có trách nhiệm thông báo đầy đủ, kịp thời tố giác,
tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố đã tiếp nhận cho VKSND.
- Trực tiếp kiểm sát; kiểm sát việc kiểm tra, xác minh, lập hồ sơ và kiểm
sát kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố của
CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có
trách nhiệm thông báo đầy đủ, kịp thời kết quả xác minh, giải quyết cho
VKSND.
- Khi phát hiện việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm,
kiến nghị khởi tố không đầy đủ, vi phạm pháp luật thì VKSND yêu cầu
CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực
hiện các hoạt động sau đây:
+ Tiếp nhận, kiểm tra, xác minh, ra quyết định giải quyết tố giác, tin báo
về tội phạm, kiến nghị khởi tố đầy đủ, đúng pháp luật;
+ Kiểm tra việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến
nghị khởi tố và thông báo kết quả cho VKSND;
+ Cung cấp tài liệu về vi phạm pháp luật trong việc tiếp nhận, giải quyết
tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
16
+ Khắc phục vi phạm pháp luật và xử lý nghiêm người vi phạm.
- Giải quyết các tranh chấp về thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về
tội phạm, kiến nghị khởi tố.
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong kiểm sát việc tiếp nhận, giải
quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo quy định của
BLTTHS.
1.2.2. Kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra
Sau khi tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi
tố nếu phát hiện hành vi phạm tội thì kết thúc quá trình giải quyết là việc khởi
tố vụ án và chuyển sang giai đoạn mới, đó là giai đoạn điều tra. Điều tra vụ án
hình sự là hoạt động tiếp theo của quá trình tố tụng, theo đó CQĐT, cơ quan
được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra sẽ tiến hành áp dụng
các biện pháp nghiệp vụ, các biện pháp tố tụng được quy định tại Bộ luật tố
tụng hình sự. Mục đích của việc điều tra là để chứng minh hành vi phạm tội
do chủ thể nào thực hiện, tính chất, mức độ, động cơ, hậu quả của hành vi
phạm tội đó. Đồng thời, thu thập đầy đủ chứng cứ để truy cứu tránh nhiệm
hình sự của chủ thể thực hiện hành vi phạm tội.
Pháp luật TTHS nước ta quy định: “Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn
của mình, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải áp dụng các biện
pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện
và đầy đủ, làm rõ chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, tình
tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội
(Điều 15 BLTTHS). Các biện pháp hợp pháp mà CQĐT, cơ quan tiến hành
một số hoạt động điều tra áp dụng trong giai đoạn điều tra có thể là các biện
pháp nhằm thu thập và kiểm tra chứng cứ (hỏi cung bị can, lấy lời khai người
làm chứng, đối chất, khám nghiệm hiện trường…hoặc có thể là các biện pháp
thực hiện hoạt động tố tụng thể hiện bằng văn bản (Quyết định khởi tố bị can,
17
quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn).
Việc áp dụng các biện pháp nói trên đòi hỏi người tiến hành phải chấp
hành đầy đủ và đúng theo trình tự, thủ tục đã được BLTTHS quy định vì có
thể ảnh hưởng đến quyền con người, quyền công dân. Vì vậy, công tác kiểm
tra, giám sát của Viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự là để
người tiến hành điều tra thực hiện nhiệm vụ của mình tuân thủ quy định của
pháp luật. Bên cạnh đó, bảo đảm được quyền con người, quyền công dân.
Từ những cơ sở trên, có thể thấy kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai
đoạn điều tra vụ án hình sự là hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật của
CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong
việc điều tra vụ án hình sự, với mục đích đảm bảo cho việc điều tra tiến hành
theo đúng quy định của pháp luật.
Kiểm sát hoạt động tư pháp ở giai đoạn điều tra bắt đầu từ khi vụ án hình
sự được khởi tố và kết thúc khi Viện kiểm sát quyết định truy tố hoặc không
truy tố người phạm tội ra tòa, hoặc khi vụ án được đình chỉ theo quy định của
pháp luật tố tụng hình sự.
Nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND khi kiểm sát hoạt động tư pháp trong
giai đoạn điều tra vụ án hình sự gồm:
- Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc khởi tố, điều tra và lập hồ
sơ vụ án của CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động
điều tra.
- Kiểm sát hoạt động TTHS của người tham gia tố tụng; yêu cầu, kiến
nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý nghiêm minh người tham
gia tố tụng vi phạm pháp luật.
- Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền điều tra.
- Yêu cầu CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt
động điều tra cung cấp tài liệu liên quan để kiểm sát việc tuân theo pháp luật
18
trong việc khởi tố, điều tra khi cần thiết.
- Kiến nghị, yêu cầu CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một
số hoạt động điều tra khắc phục vi phạm trong việc khởi tố, điều tra.
- Yêu cầu Thủ trưởng CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một
số hoạt động điều tra thay đổi Điều tra viên, cán bộ điều tra; xử lý nghiêm
minh Điều tra viên, cán bộ điều tra vi phạm pháp luật trong hoạt động tố tụng.
- Kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng biện pháp phòng ngừa tội
phạm và vi phạm pháp luật.
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong kiểm sát hoạt động tư pháp
trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự theo quy định của BLTTHS.
Kiểm sát hoạt động tư pháp trong việc khởi tố vụ án hình sự
Để bảo đảm mọi tội phạm được phát hiện đều bị khởi tố, việc khởi tố vụ
án căn cứ và hợp pháp, Viện kiểm sát có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc
tuân theo pháp luật trong việc khởi tố vụ án hình sự. Đây cũng là một trong
những công tác của hoạt động kiểm sát tư pháp của Viện kiểm sát.
Kể từ khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, trong thời hạn 24 giờ, các
cơ quan có quyền khởi tố (Cơ quan điều tra, Bộ đội biên phòng, Hải quan,
Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, Cơ quan khác của Công an nhân dân,
Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoặc động điều tra
và cả Hội đồng xét xử) phải gửi quyết định khởi tố tới Viện kiểm sát để kiểm
sát việc khởi tố. Trường hợp quyết định khởi tố vụ án hình sự của các cơ quan
nói trên (trừ Hội đồng xét xử) không có căn cứ thì Viện kiểm sát có quyền
quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố đó. Nếu quyết định khởi tố vụ án hình
sự của Hội đồng xét xử không có căn cứ thì Viện kiểm sát kháng nghị lên Tòa
án cấp trên.
Kiểm sát hoạt động tư pháp trong việc không khởi tố vụ án hình sự
Việc kiểm sát hoạt động không khởi tố vụ án hình sự có vai trò quan
19
trọng trong việc chống bỏ lọt tội phạm. Bộ luật tố tụng hình sự quy định các
căn cứ và thủ tục không khởi tố vụ án hình sự và đòi hỏi việc không khởi tố
cũng phải được xác định bằng một quyết định tố tụng. Trong thời hạn 24 giờ,
kể từ khi ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự (quyết định hủy bỏ quyết
định không khởi tố vụ án hình sự. Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định phải
gửi quyết định và các tài liệu liên quan cho Viện kiểm sát cùng cấp để để thực
hiện việc kiểm sát. Trong trường hợp không khởi tố vụ án hình sự của CQĐT,
Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, Cơ quan
khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành
một số hoạt động điều tra không có căn cứ thì Viện kiểm sát hủy bỏ quyết
định đó và ra quyết định khởi tố vụ án.
Kiểm sát hoạt động tư pháp đối với các hoạt động điều tra và việc lập hồ
sơ vụ án của CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động
điều tra
Nhiệm vụ cụ thể của Viện kiểm sát được thể hiện ở nhiều quy định khác
nhau. Trong quá trình kiểm sát hoạt động điều tra, việc lập hồ sơ vụ án của
CQĐT, cũng như kiểm sát việc khởi tố, Viện kiểm sát có nhiệm vụ và quyền
hạn: yêu cầu CQĐT khắc phục các vi phạm pháp luật trong hoạt động điều
tra; yêu cầu Cơ quan điều tra cung cấp tài liệu cần thiết về vi phạm pháp luật
của Điều tra viên; yêu cầu Thủ trưởng CQĐT xử lý nghiêm minh Điều tra
viên đã vi phạm pháp luật trong khi tiến hành điều tra.
Kiến nghị với các cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp
phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật
Để bảo đảm cho các kiến nghị của Viện kiểm sát có hiệu lực và hiệu quả,
BLTTHS quy định: Những quyết định, yêu cầu của Viện kiểm sát trong giai
đoạn điều tra vụ án hình sự phải được cơ quan, tổ chức và công dân nghiêm
chỉnh chấp hành (Điều 168 BLTTHS).
20
Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền điều tra
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Viện kiểm sát gắn với hoạt
động kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra là giải quyết các
tranh chấp về thẩm quyền điều tra. Mặc dù BLTTHS, bằng các quy định cụ
thể của mình, đã giải quyết khá toàn diện và cụ thể những vấn đề liên quan
đến việc phân định thẩm quyền điều tra, song trong thực tế, những nhầm lẫn,
tranh chấp về thẩm quyền điều tra vẫn thường xảy ra. Bởi vậy, Viện kiểm sát,
với tư cách là cơ quan kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra,
đồng thời giữ vai trò trung gian xử lý, ra quyết định cuối cùng giải quyết các
tranh chấp về thẩm quyền điều tra được quy định trong từng điều luật cụ thể.
1.2.3. Kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự (sau
đây viết tắt là kiểm sát xét xử hình sự)
Công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp theo
quy định của Luật tổ chức VKSND và BLTTHS được phân chia theo từng
giai đoạn và từng hoạt động cụ thể. Tuy mỗi công tác kiểm sát tư pháp trong
từng giai đoạn không giống nhau từ đối tượng, phạm vi cho đến những nhiệm
vụ và quyền hạn của Viện kiểm sát nhưng tổng hợp lại, chúng tạo nên một thể
thống nhất và là chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp được Quốc hội trao
cho Viện kiểm sát.
Trên cơ sở khẳng định bản chất của kiểm sát việc tuân theo pháp luật
trong các hoạt động tư pháp hình sự là kiểm sát tính hợp pháp trong hành vi
của các chủ thể bị kiểm sát, từ đó có thể thấy nội dung của hoạt động kiểm sát
hoạt động tư pháp trong giai đoạn xét xử là kiểm sát việc tuân theo pháp luật
của TAND và của những người tham gia tố tụng nhằm đảm bảo việc xét xử
của TAND được đúng pháp luật, nghiêm minh và kịp thời.
Nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND khi kiểm sát xét xử hình sự gồm:
- Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử các vụ án hình sự
21
của TAND.
- Kiểm sát bản án, quyết định của TAND.
- Kiểm sát hoạt động TTHS của người tham gia tố tụng; yêu cầu, kiến
nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý nghiêm minh người tham gia tố
tụng vi phạm pháp luật.
- Yêu cầu TAND cùng cấp, cấp dưới chuyển hồ sơ vụ án hình sự để xem
xét, quyết định việc kháng nghị.
- Kháng nghị bản án, quyết định của TAND có vi phạm nghiêm trọng về
thủ tục tố tụng.
- Thực hiện quyền yêu cầu, kiến nghị và nhiệm vụ, quyền hạn khác trong
kiểm sát xét xử vụ án hình sự theo quy định của BLTTHS.
Quy định trên cho thấy, việc kiểm sát xét xử các vụ án hình sự thể hiện
trên các khía cạnh: hoạt động của những người tham gia tố tụng; việc tuân
theo pháp luật trong việc xét xử của Tòa án; việc tuân theo pháp luật của các
bản án, quyết định của Tòa án và khi những hoạt động trên thực hiện không
đúng quy định của pháp luật, VKSND thực hiện quyền kháng nghị, kiến nghị
của mình để khắc phục những vi phạm trong hoạt động tố tụng.
Kiểm sát hoạt động xét xử của TAND trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ
án hình sự
Ngoài chức năng thực hành quyền công tố, trong giai đoạn xét xử sơ
thẩm, Viện kiểm sát đồng thời thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động xét xử
sơ thẩm. Theo đó, Kiểm sát viên phải kiểm sát việc tuân theo pháp luật của
Tòa án về thẩm quyền xét xử; về việc chuyển vụ án; về thời gian chuẩn bị xét
xử; về việc đưa ra các quyết định: Quyết định áp dụng thay đổi hoặc hủy bỏ
biện pháp ngăn chặn, quyết định đưa vụ án ra xét xử, quyết định tạm đình chỉ
vụ án hoặc đình chỉ vụ án và việc giao các quyết định này.
Tại phiên tòa sơ thẩm, Kiểm sát viên kiểm sát việc chấp hành các thủ tục
22
tố tụng tại phiên tòa của Hội đồng xét xử, Thư ký TAND và những người
tham gia tố tụng khác từ khi bắt đầu phiên tòa cho đến khi kết thúc phiên tòa,
nhằm đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng, bảo
đảm cho việc xét xử được công minh, đúng pháp luật.
Sau khi kết thúc phiên tòa, hoạt động kiểm sát thực hiện thông qua việc
kiểm tra biên bản phiên tòa, kiểm tra bản án, quyết định của TAND, việc giao
nhận bản án, quyết định hình sự sơ thẩm của TAND cho bị cáo và Viện kiểm
sát cùng cấp.
Kiểm sát hoạt động xét xử của TAND trong giai đoạn xét xử phúc thẩm
vụ án hình sự
Kiểm sát xét xử phúc thẩm hình sự là kiểm sát việc tuân theo pháp luật
của TAND và những người tham gia tố tụng trong thủ tục xét xử phúc thẩm
hình sự nhằm đảm bảo cho xét xử đúng người, đúng pháp luật, nghiêm minh
và kịp thời.
Chức năng kiểm sát hoạt động xét xử phúc thẩm thể hiện ở việc kiểm sát
việc ra các quyết định của Tòa án trong giai đoạn trước khi mở phiên tòa (ví
dụ: việc giao nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm cho bị cáo,
người đại diện theo pháp luật của bị cáo…); thành phần của Hội đồng xét xử
tuân thủ quy định của pháp luật (không thuộc trường hợp phải từ chối tiến
hành tố tụng) và việc áp dụng các quy định của pháp luật trong quá trình tiến
hành tố tụng.
Viện kiểm sát (Kiểm sát viên) chức năng kiểm sát tại phiên tòa xét xử
phúc thẩm vụ án hình sự đối với việc tuân theo pháp luật của Hội đồng xét xử,
các chủ thể khác tham gia tố tụng được tiến hành tương tự việc kiểm sát tại phiên
tòa sơ thẩm.
Sau khi kết thúc phiên tòa phúc thẩm vụ án hình sự, bản án, quyết định
của Hội đồng xét xử có hiệu lực ngay sau khi tuyên án. Do đó, Viện kiểm sát
23
phải kiểm sát chặt chẽ các quyết định của Hội đồng xét xử như quyết định trả
tự do cho bị cáo ngay tại phiên tòa. Kiểm tra các văn bản tố tụng khác như
biên bản phiên tòa phúc thẩm, bản án…để đảm bảo việc lập đúng trình tự,
thẩm quyền.
Thông qua việc thực hiện kiểm tra, giám sát việc tuân thủ quy định pháp
luật của Tòa án, những người tham gia tố tụng, đặc biệt là Hội đồng xét xử.
Viện kiểm sát sẽ hạn chế được những sai sót, khắc phục kịp thời được những
vi phạm trong tố tụng, đảm bảo phán quyết cuối cùng của Tòa án (Bản án,
quyết định) công bằng, nghiêm minh, đúng người, đúng tội.
1.2.4. Kiểm sát hoạt động tư pháp trong việc thi hành án hình sự
Thi hành án là quá trình tiến hành các hoạt động nhằm thực hiện các bản
án và quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật do cơ quan có thẩm
quyền tiến hành nhằm bảo đảm cho bản án, quyết định của Tòa án được thi
hành chính xác, kịp thời.
Phạm vi của thi hành án hình sự bao gồm thi hành bản án, quyết định về
hình phạt tù, tử hình, cảnh cáo, cải tạo không giam giữ, cấm cư trú, quản chế,
trục xuất, tước một số quyền công dân, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành
nghề hoặc làm công việc nhất định, án treo, biện pháp tư pháp. Tại khoản 3
đến khoản 14 điều 3 Luật Thi hành án hình sự năm 2010 giải thích như sau:
Thi hành án phạt tù là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định
của Luật này buộc phạm nhân phải chịu sự quản lý giam giữ, giáo dục, cải tạo
để họ trở thành người có ích cho xã hội.
Thi hành án tử hình là việc cơ quan có thẩm quyền tước bỏ quyền sống
của người chấp hành án theo quy định của Luật này.
Thi hành án treo là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định
của Luật này giám sát, giáo dục người bị phạt tù được hưởng án treo trong thời
gian thử thách.
24
Thi hành án phạt cải tạo không giam giữ là việc cơ quan, người có thẩm
quyền theo quy định của Luật này giám sát, giáo dục người chấp hành án tại
xã, phường, thị trấn và khấu trừ thu nhập sung quỹ nhà nước theo bản án đã
có hiệu lực pháp luật.
Thi hành án phạt cấm cư trú là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo
quy định của Luật này buộc người chấp hành án không được tạm trú, thường
trú ở một số địa phương nhất định theo bản án đã có hiệu lực pháp luật.
Thi hành án phạt quản chế là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo
quy định của Luật này buộc người chấp hành án phải cư trú, làm ăn sinh sống
ở một địa phương nhất định dưới sự kiểm soát, giáo dục của chính quyền và
nhân dân địa phương theo bản án đã có hiệu lực pháp luật.
Thi hành án phạt tước một số quyền công dân là việc cơ quan có thẩm
quyền theo quy định của Luật này tước bỏ một hoặc một số quyền công dân
của người chấp hành án theo bản án đã có hiệu lực pháp luật.
Thi hành án phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm
công việc nhất định là việc cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Luật
này buộc người phải chấp hành án không được đảm nhiệm chức vụ, hành
nghề hoặc làm công việc nhất định theo bản án đã có hiệu lực pháp luật.
Thi hành biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh là việc cơ quan, người
có thẩm quyền theo quy định của Luật này buộc người thực hiện hành vi nguy
hiểm cho xã hội hoặc người đang chấp hành án bị bệnh tâm thần hoặc một
bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của
mình phải điều trị tại cơ sở chữa bệnh bắt buộc theo bản án, quyết định của
TAND, Viện kiểm sát.
Thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn là việc cơ
quan có thẩm quyền theo quy định của Luật này buộc người chưa thành niên
phạm tội nhưng không phải chịu hình phạt phải chịu sự giám sát, giáo dục tại
25
xã, phường, thị trấn theo bản án, quyết định của TAND.
Thi hành biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng là việc cơ quan,
người có thẩm quyền theo quy định của Luật này đưa người chưa thành niên
phạm tội nhưng không phải chịu hình phạt vào trường giáo dưỡng để giáo dục
theo bản án, quyết định của TAND.
Các bản án hoặc quyết định được thi hành bao gồm:
- Bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật và đã có quyết định thi hành:
Bản án hoặc phần bản án của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng
nghị theo trình tự thủ tục phúc thẩm; Bản án của Tòa án cấp phúc thẩm;
Quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm của Tòa án.
- Bản án hoặc quyết định của Tòa án được thi hành ngay theo quy định
của Bộ luật tố tụng hình sự.
- Quyết định của Tòa án Việt Nam tiếp nhận người đang chấp hành án
phạt tù ở nước ngoài về Việt Nam chấp hành án và đã có quyết định thi hành;
quyết định chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù tại Việt Nam cho
nước ngoài.
- Bản án, quyết định về áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh,
giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng.
Kiểm sát thi hành án hình sự là hoạt động của VKSND kiểm sát việc
tuân theo pháp luật của Tòa án, CQTHA hình sự, cơ quan, tổ chức được giao
một số nhiệm vụ thi hành án hình sự, người có thẩm quyền, cơ quan, tổ chức,
cá nhân có liên quan trong việc thi hành án hình sự nhằm bảo đảm cho bản án,
quyết định của Tòa án được thi hành chính xác, kịp thời.
Đối tượng của công tác kiểm sát thi hành án là việc tuân theo pháp luật
của Tòa án, CQTHA hình sự, cơ quan, tổ chức được giao một số nhiệm vụ thi
hành án hình sự và người có thẩm quyền, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên
quan trong việc thi hành án hình sự.
26
Phạm vi công tác kiểm sát thi hành án trong lĩnh vực hình sự bắt đầu từ
khi bản án, quyết định về hình sự của Tòa án có hiệu lực pháp luật hoặc chưa
có hiệu lực pháp luật nhưng được thi hành ngay theo quy định của pháp luật
và kết thúc khi người bị kết án được xóa án tích (bao gồm cả công tác kiểm
sát việc quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù).
Nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND khi kiểm sát việc thi hành án hình sự
gồm:
- VKSND kiểm sát việc tuân theo pháp luật của TAND, cơ quan thi hành
án hình sự, cơ quan, tổ chức được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự,
người có thẩm quyền, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thi
hành án hình sự.
- Khi kiểm sát thi hành án hình sự, VKSND có nhiệm vụ, quyền hạn sau
đây:
+ Yêu cầu TAND ra quyết định thi hành án hình sự; yêu cầu TAND, cơ
quan thi hành án hình sự, cơ quan, tổ chức được giao một số nhiệm vụ thi
hành án hình sự tự kiểm tra việc thi hành án hình sự và thông báo kết quả cho
VKSND; cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc thi hành án hình sự;
+ Trực tiếp kiểm sát việc thi hành án hình sự; kiểm sát hồ sơ thi hành án
hình sự. VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trực tiếp kiểm sát việc
thi hành án phạt tù của trại giam đóng tại địa phương;
+ Quyết định trả tự do ngay cho người đang chấp hành án phạt tù không
có căn cứ và trái pháp luật;
+ Đề nghị miễn, hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ chấp hành án; tham gia
việc xét giảm, miễn thời hạn chấp hành án, chấp hành biện pháp tư pháp, rút
ngắn thời gian thử thách;
+ Kháng nghị hành vi, quyết định có vi phạm pháp luật của cơ quan,
người có thẩm quyền trong việc thi hành án hình sự;
27
+ Kiến nghị, yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân chấm dứt, khắc phục vi
phạm pháp luật trong thi hành án hình sự; xử lý nghiêm minh người vi phạm;
+ Khởi tố hoặc yêu cầu CQĐT khởi tố vụ án hình sự khi phát hiện vụ
việc có dấu hiệu tội phạm trong thi hành án hình sự theo quy định của pháp
luật;
+ Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong kiểm sát thi hành án hình
sự theo quy định của pháp luật về thi hành án hình sự.
1.2.5. Kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại,
tố cáo trong hoạt động tư pháp
Kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo
trong hoạt động tư pháp là một trong những chức năng quan trọng của ngành
Kiểm sát nhân dân được quy định trong Hiến pháp và quy định trong Bộ luật
Tố tụng hình sự, Luật tổ chức VKSND năm 2014 và các văn bản liên quan
nhằm đảm bảo sự đúng đắn, khách quan trong hoạt động tư pháp về giải quyết
khiếu nại, tố cáo; đảm bảo quyền con người, quyền công dân, quyền và lợi ích
hợp pháp của tổ chức, cá nhân được bảo vệ theo quy định của pháp luật.
- Khi kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực hình sự,
Viện kiểm sát có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
+ Yêu cầu Cơ quan điều tra, Tòa án, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến
hành một số hoạt động điều tra ra quyết định giải quyết khiếu nại, ra văn bản
giải quyết tố cáo theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự;
+ Yêu cầu Cơ quan điều tra, Tòa án, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến
hành một số hoạt động điều tra tự kiểm tra việc giải quyết khiếu nại, tố cáo
của cấp mình và cấp dưới; thông báo kết quả kiểm tra cho Viện kiểm sát;
+ Yêu cầu Cơ quan điều tra, Tòa án, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến
hành một số hoạt động điều tra cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc giải
quyết khiếu nại, tố cáo cho Viện kiểm sát;
28
+ Trực tiếp kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo tại Cơ quan điều
tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Tòa án
cùng cấp và cấp dưới;
+ Ban hành kết luận kiểm sát; thực hiện quyền kiến nghị, kháng nghị,
yêu cầu Cơ quan điều tra, Tòa án, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một
số hoạt động điều tra khắc phục vi phạm trong việc giải quyết khiếu nại, tố
cáo.
+ Viện kiểm sát cấp trên có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra việc giải
quyết khiếu nại, tố cáo của Viện kiểm sát cấp dưới. Viện kiểm sát nhân dân
tối cao thanh tra, kiểm tra việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của Viện kiểm sát
các cấp.
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm sát hoạt động tư pháp của VKSND
Trong 05 năm qua (2014-2018), có nhiều Bộ luật, Luật được ban hành,
như Bộ luật Tố tụng hình sự; Bộ luật Hình sự; Luật thi hành tạm giữ, tạm
giam; … có hiệu lực thi hành năm 2018. Trong các Bộ luật, Luật này đã quy
định khá chi tiết về chức năng, nhiệm vụ cũng như quy đình giải quyết các vụ,
việc, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến
hành tố tụng và người tham gia tố tụng thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình
nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của tập thể và của cá nhân,
tăng cường pháp chế Xã hội chủ nghĩa, bảo vệ công bằng và chân lý. Tuy
nhiên bên cạnh những thuận lợi thì cũng còn có một số khó khăn như về văn
bản hướng dẫn thi hành một số điều luật cụ thể chưa kịp thời nên dẫn đến việc
áp dụng pháp luật chưa thống nhất, còn có các quan điểm khác nhau. Chẳng
hạn như quy định về bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp thì việc bắt
người đã bị giữ rồi sẽ tiến hành bắt ở địa điểm nào, sau khi giữ người trong
trường hợp khẩn cấp thì có đưa vào tạm giữ không, …
Thời gian qua mặc dù ngành Kiểm sát nhân dân nói chung và Viện kiểm
29
sát hai cấp của tỉnh Đắk Lắk nói riêng đã có nhiều văn bản, nhiều biện pháp
để hướng dẫn nghiệp vụ cũng như giáo dục tư tưởng đến cán bộ, Kiểm sát
viên, qua đó trình độ, kỹ năng cũng như bản lĩnh của cán bộ, Kiểm sát viên
ngày càng được nâng cao, đáp ứng cơ bản tốt nhiệm vụ được giao, góp phần
giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Tuy nhiên vẫn còn có một số cán bộ, Kiểm sát viên chưa thực sự yêu ngành,
yêu nghề, chưa chịu khó học hỏi kinh nghiệm, thiếu chủ động trong việc
nghiên cứu pháp luật cũng như thiếu chủ động trong thực hiện nhiệm vụ nên
dẫn đến chất lượng về công việc chưa cao.
Ngoài ra việc phối hợp liên ngành giữa Cơ quan điều tra - Viện kiểm sát
nhân dân - Tòa án nhân dân có lúc chưa được tốt, vẫn còn xảy ra tình trạng
“quyền anh, quyền tôi” nên có một số vụ việc kéo dài thời gian xử lý, thậm
chí xảy ra vi phạm.
Những yếu tố nêu trên đã ít nhiều ảnh hưởng đến công tác kiểm sát hoạt
động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân.
Tiểu kết chương 1
Kiểm sát hoạt động tư pháp là chức năng của Viện kiểm sát được ghi
nhận tại Điều 107 Hiến pháp năm 2013 và được cụ thể hóa tại khoản 1 Điều 2
Luật tổ chức VKSND năm 2014. Luật quy định chức năng của Viện kiểm sát
nhân dân là kiểm sát hoạt động tư pháp bên cạnh chức năng thực hành quyền
công tố. Với hoạt động kiểm sát tư pháp, Viện kiểm sát đảm bảo tính hợp
pháp của các hành vi, quyết định của cá cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt
động tư pháp để giải quyết các vụ án một cách đúng đắn, khách quan; bảo
đảm tính pháp chế trong các phán quyết của Toà án, bảo vệ quyền con người,
quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước,
quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật
được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
30
Chương 2
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHỨC NĂNG KIỂM SÁT HOẠT ĐỘNG
TƯ PHÁP CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK LẮK
2.1. Tình hình thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp trên địa
bàn tỉnh Đắk Lắk trong 05 năm, từ 2014 đến 2018
Trong 05 năm qua, Viện kiểm sát hai cấp tỉnh Đắk Lắk đã phối hợp với
CQĐT và TAND cùng cấp xác lập, giải quyết tốt nhiều vụ án trọng điểm,
Viện kiểm sát hai cấp đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tiến hành tố tụng
triển khai thực hiện nghiêm túc Thông tư liên tịch số 02/2017/TTLT-
VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP ngày 22/12/2017 của Liên ngành trung
ương quy định việc phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong thực
hiện một số quy định của BLTTHS về trả hồ sơ để điều tra bổ sung; theo đó
đã giảm đáng kể các trường hợp trả hồ sơ điều tra bổ sung có trách nhiệm của
Viện kiểm sát. Tính chung tỷ lệ án trả hồ sơ điều tra bổ sung giữa các cơ quan
tiến hành tố tụng là thấp hơn so với chỉ tiêu VKSND tỉnh đề ra và so với chỉ
tiêu chung của ngành Kiểm sát nhân dân.
Ngành Kiểm sát nhân dân tỉnh tiếp tục tổ chức thực hiện nghiêm túc, có
hiệu quả Kế hoạch số 09-KH/BCSĐ ngày 04/8/2014 của Ban cán sự đảng
VKSND tối cao về triển khai thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26/5/2014
của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp
công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; Chỉ thị số 04/CT-VKSTC ngày
28/7/2017 của VKSND tối cao về tăng cường công tác tiếp công dân, giải
quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt
động tư pháp, bảo đảm đạt và vượt các chỉ tiêu nghiệp vụ của Quốc hội và
của Ngành đã đề ra; hai cấp Kiểm sát đã tổ chức thực hiện tốt việc tiếp công
dân theo quy định của pháp luật, nhất là trách nhiệm tiếp công dân của người
đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong Ngành; tăng cường công tác kiểm sát việc
31
giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp, chủ động phối hợp với
các cơ quan tư pháp cùng cấp rà soát việc tiếp nhận đơn, thụ lý, giải quyết
khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp, nhất là những vụ việc khiếu nại, tố
cáo phức tạp, tồn đọng kéo dài; tăng cường kiểm sát đối với các vụ việc cụ
thể, áp dụng linh hoạt các biện pháp kiểm sát do pháp luật quy định, kịp thời
phát hiện vi phạm để ban hành kháng nghị, kiến nghị khắc phục vi phạm và
kiểm tra việc thực hiện kháng nghị, kiến nghị; chú trọng nâng cao chất lượng
kháng nghị, kiến nghị, đảm bảo chặt chẽ, đúng pháp luật, có hiệu quả. Giải
quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền,
chú trọng đối thoại trong quá trình giải quyết khiếu nại, đảm bảo tính khách
quan, toàn diện của việc giải quyết khiếu nại.
2.2. Kết quả thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp trong lĩnh
vực hình sự của VKSND tỉnh Đắk Lắk
2.2.1. Những kết quả đạt được trong công tác kiểm sát các hoạt động tư
pháp trong lĩnh vực hình sự
2.2.1.1. Kết quả kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến
nghị khởi tố (Bảng 2.1 – Phụ lục- Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của
VKSND tỉnh Đắk Lắk).
- Năm 2014: Tổng số tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố (tin
báo tội phạm) hai cấp đã thụ lý kiểm sát là 2.353 tin (cũ 224 tin, mới 2.129
tin), giảm 13 tin so với năm 2013. CQĐT đã giải quyết 2.121 tin, đạt 90,14%,
tăng 0,14% so với chỉ tiêu kế hoạch và tăng 0,14% so với năm 2013. Trong
đó, quyết định khởi tố 1.486 vụ; không khởi tố, chuyển xử lý hành chính và
xử lý khác 635 tin; số tồn chưa giải quyết đến ngày 30/11/2014 là 232 tin (quá
hạn 71 tin, chiếm 30,6%, giảm 6,9% so với năm 2013). Thông qua công tác
kiểm sát, Viện kiểm sát hai cấp đã yêu cầu CQĐT khởi tố 35 vụ, 25 bị can;
tiến hành 20 cuộc kiểm sát trực tiếp đối với CQĐT và các cơ quan hữu quan
32
về việc thụ lý, giải quyết tin báo tội phạm (tăng 04 cuộc so với chỉ tiêu kế
hoạch và tăng 03 cuộc so với năm 2013); cùng với công tác kiểm sát thường
xuyên, đã ban hành 41 kiến nghị yêu cầu khắc phục các vi phạm về thụ lý,
giải quyết tin báo tội phạm (CQĐT 32, Kiểm lâm 03 và Công an cấp xã 06),
tăng 06 kiến nghị so với năm 2013. Các kiến nghị của Viện kiểm sát đều được
các cơ quan hữu quan tiếp thu và khắc phục sửa chữa.
- Năm 2015: Tổng số tin báo tội phạm hai cấp đã thụ lý kiểm sát là 2.438
tin (cũ 224 tin, mới 2.214 tin), tăng 85 tin so với năm 2014. CQĐT đã giải
quyết 2.196 tin, đạt 90,1%, vượt 0,1% so với chỉ tiêu kế hoạch và bằng so với
năm 2014. Trong đó, quyết định khởi tố 1.457 vụ; không khởi tố, chuyển xử
lý hành chính và xử lý khác 739 tin; số tồn chưa giải quyết đến ngày
30/11/2015 là 242 tin (quá hạn 50 tin, chiếm 20,7%, cao hơn 0,7% so với chỉ
tiêu kế hoạch và thấp hơn 9,9% so với năm 2014). Thông qua công tác kiểm
sát, Viện kiểm sát hai cấp đã yêu cầu CQĐT khởi tố 27 vụ, 11 bị can; tiến
hành 18 cuộc kiểm sát trực tiếp đối với CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ
tiến hành một số hoạt động điều tra về việc thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo
về tội phạm (vượt 02 cuộc so với chỉ tiêu kế hoạch, giảm 02 cuộc so với năm
2014); cùng với công tác kiểm sát thường xuyên, đã ban hành 29 kiến nghị
(giảm 12 kiến nghị so với năm 2014) yêu cầu CQĐT, cơ quan được giao
nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khắc phục các vi phạm như:
một số tin báo tội phạm, CQĐT còn để quá thời hạn giải quyết; chậm ra quyết
định phân công Điều tra viên thụ lý, giải quyết hoặc ra quyết định phân công
nhưng không gửi ngay cho Viện kiểm sát để phân công Kiểm sát viên kiểm
sát việc giải quyết tin báo; một số tin báo, sau khi thụ lý, Điều tra viên không
kịp thời lập kế hoạch xác minh và tiến hành xác minh giải quyết tin báo... Các
kiến nghị của Viện kiểm sát đều được các cơ quan hữu quan tiếp thu và khắc
phục.
33
- Năm 2016: Tổng số tin báo tội phạm hai cấp đã thụ lý kiểm sát là 2.362
tin (cũ 178 tin, mới 2.184 tin), giảm 30 tin so với năm 2015. CQĐT đã giải
quyết 2.135 tin, đạt 90,4%, vượt 0,4% so với chỉ tiêu kế hoạch và tăng 0,3%
so với năm 2015; trong đó, quyết định khởi tố 1.266 vụ; không khởi tố,
chuyển xử lý hành chính 869 tin. Tạm đình chỉ 47 tin. Số chưa giải quyết đến
ngày 30/11/2016 là 180 tin (quá hạn 41 tin, chiếm 22,7%, cao hơn 2,7% so
với chỉ tiêu kế hoạch và cao hơn 2% so với năm 2015.
Thông qua công tác kiểm sát, Viện kiểm sát hai cấp đã yêu cầu CQĐT
khởi tố 22 vụ, 11 bị can; không phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp 02 trường hợp;
tiến hành 20 cuộc kiểm sát trực tiếp đối với CQĐT, cơ quan được giao nhiệm
vụ tiến hành một số hoạt động điều tra về việc thụ lý, giải quyết tố giác, tin
báo về tội phạm (vượt 04 cuộc so với chỉ tiêu kế hoạch, tăng 02 cuộc so với
năm 2015); cùng với công tác kiểm sát thường xuyên, đã ban hành 34 kháng
nghị, kiến nghị (tăng 05 kháng nghị, kiến nghị so với năm 2015) yêu cầu
CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khắc
phục các vi phạm như: ở một số tin báo tội phạm, CQĐT còn để quá thời hạn
giải quyết; chậm ra quyết định phân công Điều tra viên thụ lý, giải quyết hoặc
ra quyết định phân công nhưng không gửi ngay cho Viện kiểm sát để phân
công Kiểm sát viên kiểm sát việc giải quyết tin báo; sau khi thụ lý, Điều tra
viên không kịp thời lập kế hoạch xác minh và tiến hành xác minh giải quyết ở
một số tin báo... Các kiến nghị của Viện kiểm sát đều được các cơ quan hữu
quan tiếp thu và khắc phục.
- Năm 2017: Viện kiểm sát hai cấp đã kiểm sát chặt chẽ 100% các quyết
định giải quyết tin báo tội phạm, CQĐT đã giải quyết 2.315/2.471 tin, đạt
93,7% (vượt 3,7%). Thông qua công tác kiểm sát, Viện kiểm sát hai cấp đã
yêu cầu CQĐT khởi tố 19 vụ, 12 bị can; trực tiếp khởi tố yêu cầu Cơ quan
cảnh sát điều tra điều tra 01 vụ; hủy bỏ 02 quyết định không khởi tố vụ án của
34
Cơ quan cảnh sát điều tra; tiến hành 18 cuộc kiểm sát trực tiếp, ban hành 36
kháng nghị, kiến nghị yêu cầu CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành
một số hoạt động điều tra khắc phục các vi phạm.
- Năm 2018: Ngành KSND tỉnh Đắk Lắk đã kiểm sát giải quyết 2.352 tin
báo tội phạm; trong đó cũ 157 tin, mới 2.220 tin (giảm 132 tin), phục hồi 23
tin, chuyển đi nơi khác 53 tin, nơi khác chuyển đến 05 tin. CQĐT đã giải
quyết 2.167 tin, đạt 92,1% (giảm 1,6%; vượt 2,1% theo yêu cầu Nghị quyết 37
của Quốc hội); trong đó, quyết định khởi tố 1.264 vụ; không khởi tố, chuyển
xử lý hành chính 789 tin, tạm đình chỉ 114 tin. Số chưa giải quyết 185 tin (có
09 tin vi phạm thời hạn giải quyết, chiếm 4,9% (giảm 9,1%, thấp hơn 5,1% so
với kế hoạch).
Thông qua công tác kiểm sát, VKSND hai cấp đã yêu cầu CQĐT khởi tố
11 vụ, 09 bị can; trực tiếp khởi tố yêu cầu điều tra 01 vụ; hủy bỏ 03 quyết định
không khởi tố vụ án, 01 quyết định khởi tố bị can của Cơ quan cảnh sát điều
tra; tiến hành 19 cuộc kiểm sát trực tiếp (tăng 01 cuộc, vượt 03 cuộc so với kế
hoạch) đối với CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt
động điều tra về việc thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm; cùng với
công tác kiểm sát thường xuyên, đã ban hành 29 kháng nghị, kiến nghị (giảm
07) yêu cầu CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động
điều tra khắc phục các vi phạm như: một số tin báo tội phạm, CQĐT còn để
quá thời hạn giải quyết; chậm ra quyết định phân công Điều tra viên thụ lý,
giải quyết hoặc ra quyết định phân công nhưng không gửi ngay cho Viện
kiểm sát để phân công Kiểm sát viên kiểm sát việc giải quyết tin báo; sau khi
thụ lý, Điều tra viên không kịp thời lập kế hoạch xác minh và tiến hành xác
minh giải quyết ở một số tin báo... Các kiến nghị của Viện kiểm sát đều được
các cơ quan hữu quan tiếp thu và khắc phục.
35
2.2.1.2. Kết quả kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra, truy tố
các vụ án hình sự (Bảng 2.2 – Phụ lục- Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm
của VKSND tỉnh Đắk Lắk).
- Năm 2014: Viện kiểm sát hai cấp đã kiểm sát hoạt động tư pháp trong
giai đoạn điều tra 1.877 vụ, 3.391 bị can, cũ 347 vụ, 599 bị can; án mới 1.530
vụ, 2.792 bị can, giảm 45 vụ, 121 bị can so với năm 2013. CQĐT đã giải
quyết được 1.580 vụ, 2.915 bị can, đạt 84,2% (tăng 4,2% so với chỉ tiêu kế
hoạch, giảm 0,9% so với năm 2013); trong đó, kết thúc điều tra đề nghị truy
tố 1.463 vụ, 2.841 bị can (chiếm 92,6%); tạm đình chỉ 80 vụ, 31 bị can (theo
khoản 1 Điều 160 BLTTHS); đình chỉ 37 vụ, 43 bị can (01 vụ, 01 bị can theo
Điều 25 BLHS; 28 vụ, 35 bị can theo khoản 2 Điều 105 BLTTHS; 04 vụ theo
khoản 1 Điều 107 BLTTHS; 04 vụ, 07 bị can theo khoản 7 Điều 107
BLTTHS). Còn ở CQĐT 297 vụ, 476 bị can (đang trong thời hạn điều tra).
Viện kiểm sát hai cấp phải giải quyết 1.496 vụ, 2.958 bị can, cũ 32 vụ,
116 bị can; án mới 1.464 vụ, 2.842 bị can, giảm 39 vụ, 64 bị can so với năm
2013. Đã giải quyết được 1.452 vụ, 2.864 bị can, đạt 97% (tăng 2% so với chỉ
tiêu kế hoạch, giảm 1,2% so với năm 2013); trong đó, quyết định truy tố
1.439 vụ, 2.836 bị can (chiếm 99,1%); tạm đình chỉ 02 vụ, 03 bị can (theo
khoản 1 Điều 160 BLTTHS); đình chỉ 11 vụ, 25 bị can (02 vụ, 08 bị can theo
Điều 25 BLHS; 06 vụ, 12 bị can theo khoản 2 Điều 105 BLTTHS; 01 bị can
theo khoản 7 Điều 107 BLTTHS; 03 vụ, 04 bị can theo khoản 2 Điều 313
BLTTHS). Còn ở Viện kiểm sát 44 vụ, 94 bị can (đang trong thời hạn luật
định).
Tích cực chủ động phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết
được 135 vụ án điểm (tăng 2,2% so với chỉ tiêu kế hoạch và tăng 1,6% so với
năm 2013), 38 vụ án theo thủ tục rút gọn (giảm 01 vụ so với chỉ tiêu kế
hoạch, tăng 14 vụ so với năm 2013).
36
Trước sự diễn biến phức tạp của một số hành vi vi phạm pháp luật và tội
phạm trên địa bàn tỉnh, VKSND tỉnh và các Viện kiểm sát cấp huyện đã tổng
hợp tình hình, làm rõ nguyên nhân, điều kiện phát sinh và kịp thời ban hành 10
kiến nghị đề nghị các cơ quan, tổ chức hữu quan đề ra các giải pháp nhằm đẩy
mạnh công tác phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm trên địa bàn tỉnh
(các cơ quan, tổ chức hữu quan đã có văn bản tiếp thu, đồng thời chỉ đạo các
cấp, các ngành, các cơ quan có liên quan thực hiện tốt các nội dung kiến nghị
của Viện kiểm sát).
- Năm 2015: Viện kiểm sát hai cấp đã kiểm sát xét xử 1.594 vụ án, 2.943
bị cáo, án cũ 160 vụ, 324 bị cáo, án mới 1.434 vụ, 2.619 bị cáo (giảm 39 vụ,
326 bị cáo so với năm 2014). Toà án đã giải quyết được 1.450 vụ, 2.592 bị
cáo, đạt 90,9%. Trong đó, xét xử 1.435 vụ, 2.577 bị cáo; tạm đình chỉ 03 vụ,
03 bị cáo (theo khoản 1 Điều 160 BLTTHS); đình chỉ 12 vụ, 12 bị cáo (01 vụ,
01 bị cáo theo khoản 1 Điều 25 BLHS; 08 vụ, 08 bị cáo theo khoản 2 Điều
105 BLTTHS; 03 vụ 03 bị cáo theo khoản 7 Điều 107 BLTTHS). Hiện còn
144 vụ, 351 bị cáo chưa xét xử (trong thời hạn luật định). VKSND tỉnh thụ lý
thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử 591 vụ, 979 bị cáo, án cũ 18 vụ,
29 bị cáo, án mới 573 vụ, 950 bị cáo (tăng 24 vụ, 14 bị cáo so với năm 2014).
Toà án đã giải quyết được 550 vụ, 916 bị cáo, đạt 93,1%; trong đó, xét xử 521
vụ, 872 bị cáo; đình chỉ 29 vụ, 44 bị cáo (do rút kháng cáo và rút kháng nghị).
Hiện còn 41 vụ, 63 bị cáo chưa xét xử (trong thời hạn luật định). VKSND
tỉnh thụ lý thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử 08 vụ, 11 bị cáo, án cũ
03 vụ, 03 bị cáo (án tái thẩm do Viện kiểm sát kháng nghị) án mới 05 vụ, 08
bị cáo (án giám đốc thẩm do TAND tỉnh kháng nghị), tăng 08 vụ, 11 bị cáo so
với năm 2014; Toà án đã giải quyết 100%.
- Năm 2016: Viện kiểm sát hai cấp đã kiểm sát hoạt động tư pháp trong
giai đoạn điều tra 1.637 vụ, 2.702 bị can (cũ 313 vụ, 486 bị can; án mới 1.324
37
vụ, 2.216 bị can; giảm 163 vụ, 354 bị can so với năm 2015). CQĐT đã giải
quyết được 1.340 vụ, 2.366 bị can, đạt 81,9% về số vụ và 87,5% về số bị can
(vượt 1,9% so với chỉ tiêu kế hoạch, giảm 4,3% so với năm 2015); trong đó,
kết thúc điều tra đề nghị truy tố 1.304 vụ, 2.309 bị can (chiếm 97,3%); đình chỉ
36 vụ, 57 bị can (27 vụ, 32 bị can theo khoản 2 Điều 105 BLTTHS; 01 vụ theo
khoản 1 Điều 107 BLTTHS (Hạt kiểm lâm vườn Quốc gia Yok Đôn ra quyết
định khởi tố vụ án về tội Vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng
(chưa khởi tố bị can), sau đó chuyển CQĐT Công an huyện Buôn Đôn để điều
tra xử lý. Trong quá trình điều tra, CQĐT Công an huyện Buôn Đôn xác định
không có sự việc phạm tội, nên đã ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án theo
khoản 1 Điều 107 BLTTHS); 02 bị can theo khoản 5 Điều 107 BLTTHS; 02 vụ,
04 bị can theo khoản 7 Điều 107 BLTTHS; 01 vụ, 01 bị can theo khoản 2 Điều
107 BLTTHS (vụ Phạm Xuân Thiện, có báo cáo giải trình gửi kèm); 05 vụ, 18
bị can theo khoản 1 Điều 25 BLHS). Tạm đình chỉ 93 vụ, 32 bị can (theo khoản
1 Điều 160 BLTTHS). Còn ở CQĐT 204 vụ, 304 bị can (đang trong thời hạn
điều tra).
Thông qua công tác kiểm sát, Viện kiểm sát hai cấp đã huỷ bỏ 04 quyết
định không khởi tố vụ án, 02 quyết định khởi tố bị can; trực tiếp khởi tố 01 vụ,
03 bị can; không phê chuẩn lệnh bắt bị can để tạm giam 04 bị can; ban hành
13 kiến nghị (thiếu 03 kiến nghị so với chỉ tiêu kế hoạch và tăng 04 kiến nghị
so với năm 2015) yêu cầu CQĐT khắc phục các vi phạm trong hoạt động điều
tra, như: một số vụ án không kịp thời tiến hành điều tra, thu thập chứng cứ,
dẫn đến phải gia hạn thời hạn điều tra; vi phạm trong việc thu thập chứng cứ,
lập hồ sơ vụ án; việc thực hiện các yêu cầu điều tra của Viện kiểm sát chưa
đầy đủ, chưa kịp thời, dẫn đến một số vụ án phải trả để điều tra bổ sung; một
số vụ án, CQĐT ban hành các quyết định tố tụng không đúng quy định của
pháp luật… Các kiến nghị của Viện kiểm sát đều được CQĐT tiếp thu và đề
38
ra biện pháp khắc phục.
- Năm 2017: Viện kiểm sát hai cấp đã kiểm sát chặt chẽ 100% vụ án
hình sự ngay từ khi khởi tố vụ án và trong suốt quá trình điều tra, kịp thời
ban hành 1.366 bản yêu cầu điều tra vụ án; tham gia hỏi cung, trực tiếp hỏi
cung, phúc cung bị can đối với 820 vụ án; thông qua đó đã yêu cầu thay đổi,
bổ sung quyết định khởi tố 01 vụ, 01 bị can; hủy bỏ 01 quyết định đình chỉ điều
tra vụ án và 02 quyết định đình chỉ điều tra vụ án đối với bị can không có căn
cứ của Cơ quan cảnh sát điều tra.
Viện kiểm sát hai cấp thụ đã kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn
điều tra 1.611 vụ, 2.702 bị can. CQĐT đã giải quyết được 1.364 vụ, 2.251 bị can,
đạt 84,7% về số vụ và 83,3% về số bị can (vượt 4,7). Viện kiểm sát hai cấp đã
giải quyết được 1.222 vụ, 2.171 bị can/1.238 vụ, 2.207 bị can (vượt 3,7%).
Thông qua công tác kiểm sát, đã ban hành 11 kiến nghị yêu cầu CQĐT khắc
phục các vi phạm trong hoạt động điều tra; 13 kiến nghị đề nghị các cơ quan, tổ
chức hữu quan đề ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác phòng ngừa vi phạm
pháp luật và tội phạm trên địa bàn tỉnh.
- Năm 2018, tiếp tục chú trọng trong việc phê chuẩn các lệnh, quyết
định, kiên quyết không phê chuẩn lệnh bắt, tạm giữ, tạm giam đối với những
trường hợp không có căn cứ để bắt theo quy định của BLTTHS; từ chối phê
chuẩn các quyết định khởi tố bị can không có căn cứ nhằm bảo đảm các
quyết định phê chuẩn của Viện kiểm sát đều có căn cứ, đúng pháp luật; trực
tiếp lấy lời khai người bị bắt, người bị tạm giữ 380 trường hợp; hủy bỏ 02
quyết định đình chỉ điều tra vụ án, 01 quyết định đình chỉ điều tra vụ án đối
với bị can không có căn cứ, trái pháp luật của CQĐT; ban hành 15 kiến nghị
(tăng 04 kiến nghị) yêu cầu CQĐT khắc phục các vi phạm trong hoạt động
điều tra. VKSND hai cấp chủ trì, phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng
cùng cấp rà soát, phân loại án tạm đình chỉ theo đúng quy định của pháp luật,
Luận văn: Kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân
Luận văn: Kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân
Luận văn: Kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân
Luận văn: Kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân
Luận văn: Kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân
Luận văn: Kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân
Luận văn: Kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân
Luận văn: Kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân
Luận văn: Kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân
Luận văn: Kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân
Luận văn: Kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân
Luận văn: Kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân
Luận văn: Kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân
Luận văn: Kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân
Luận văn: Kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân
Luận văn: Kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân
Luận văn: Kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân
Luận văn: Kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân
Luận văn: Kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân
Luận văn: Kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân
Luận văn: Kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân
Luận văn: Kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân
Luận văn: Kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân
Luận văn: Kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân
Luận văn: Kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân
Luận văn: Kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân
Luận văn: Kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân
Luận văn: Kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân
Luận văn: Kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân
Luận văn: Kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân
Luận văn: Kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân
Luận văn: Kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân
Luận văn: Kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân
Luận văn: Kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân
Luận văn: Kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân
Luận văn: Kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân
Luận văn: Kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân
Luận văn: Kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân
Luận văn: Kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân
Luận văn: Kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân
Luận văn: Kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân
Luận văn: Kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân
Luận văn: Kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân
Luận văn: Kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân
Luận văn: Kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân
Luận văn: Kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân
Luận văn: Kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân
Luận văn: Kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân
Luận văn: Kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân
Luận văn: Kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân
Luận văn: Kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân
Luận văn: Kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân
Luận văn: Kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân
Luận văn: Kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân
Luận văn: Kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân
Luận văn: Kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân

More Related Content

What's hot

Top 456+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Luật Hình Sự Và Tố Tụng Hình Sự - Ha...
Top 456+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Luật Hình Sự Và Tố Tụng Hình Sự - Ha...Top 456+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Luật Hình Sự Và Tố Tụng Hình Sự - Ha...
Top 456+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Luật Hình Sự Và Tố Tụng Hình Sự - Ha...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự đối với người bị tạm ...
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự đối với người bị tạm ...Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự đối với người bị tạm ...
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự đối với người bị tạm ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thi hành án dân sự
Thi hành án dân sựThi hành án dân sự
Thi hành án dân sựTé Lầu
 

What's hot (20)

Luận văn: Kiểm sát điều tra vụ án gây rối trật tự công cộng, HOT
Luận văn: Kiểm sát điều tra vụ án gây rối trật tự công cộng, HOTLuận văn: Kiểm sát điều tra vụ án gây rối trật tự công cộng, HOT
Luận văn: Kiểm sát điều tra vụ án gây rối trật tự công cộng, HOT
 
Luận văn: Khởi tố vụ án trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Khởi tố vụ án trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Khởi tố vụ án trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Khởi tố vụ án trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOT
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Phòng Tư pháp tại Phú Thọ
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Phòng Tư pháp tại Phú ThọLuận văn: Tổ chức và hoạt động của Phòng Tư pháp tại Phú Thọ
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Phòng Tư pháp tại Phú Thọ
 
Luận án: Thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự, HAY
Luận án: Thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự, HAYLuận án: Thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự, HAY
Luận án: Thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự, HAY
 
Luận văn: Hỏi cung bị can trong Luật tố tụng hình sự, HAY
Luận văn: Hỏi cung bị can trong Luật tố tụng hình sự, HAYLuận văn: Hỏi cung bị can trong Luật tố tụng hình sự, HAY
Luận văn: Hỏi cung bị can trong Luật tố tụng hình sự, HAY
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về Thi hành án dân sự, HOT
Luận văn thạc sĩ:  Pháp luật về Thi hành án dân sự, HOTLuận văn thạc sĩ:  Pháp luật về Thi hành án dân sự, HOT
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về Thi hành án dân sự, HOT
 
Kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, HAY
Kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, HAYKiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, HAY
Kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, HAY
 
Luận văn: Thực hành quyền công tố đối với các tội xâm phạm sở hữu
Luận văn: Thực hành quyền công tố đối với các tội xâm phạm sở hữuLuận văn: Thực hành quyền công tố đối với các tội xâm phạm sở hữu
Luận văn: Thực hành quyền công tố đối với các tội xâm phạm sở hữu
 
Top 456+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Luật Hình Sự Và Tố Tụng Hình Sự - Ha...
Top 456+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Luật Hình Sự Và Tố Tụng Hình Sự - Ha...Top 456+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Luật Hình Sự Và Tố Tụng Hình Sự - Ha...
Top 456+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Luật Hình Sự Và Tố Tụng Hình Sự - Ha...
 
Luận văn: Giải quyết vụ án hành chính tại Tòa án tỉnh Đồng Nai
Luận văn: Giải quyết vụ án hành chính tại Tòa án tỉnh Đồng NaiLuận văn: Giải quyết vụ án hành chính tại Tòa án tỉnh Đồng Nai
Luận văn: Giải quyết vụ án hành chính tại Tòa án tỉnh Đồng Nai
 
Luận văn: Kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm
Luận văn: Kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạmLuận văn: Kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm
Luận văn: Kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm
 
Luận văn: Thực tiễn thi hành án dân sự ở tỉnh Ninh Bình, HOT
Luận văn: Thực tiễn thi hành án dân sự ở tỉnh Ninh Bình, HOTLuận văn: Thực tiễn thi hành án dân sự ở tỉnh Ninh Bình, HOT
Luận văn: Thực tiễn thi hành án dân sự ở tỉnh Ninh Bình, HOT
 
Luận văn: Chứng minh trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự, HAY
Luận văn: Chứng minh trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự, HAYLuận văn: Chứng minh trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự, HAY
Luận văn: Chứng minh trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự, HAY
 
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự đối với người bị tạm ...
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự đối với người bị tạm ...Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự đối với người bị tạm ...
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự đối với người bị tạm ...
 
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sựLuận văn: Áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự
 
Thi hành án dân sự
Thi hành án dân sựThi hành án dân sự
Thi hành án dân sự
 
Luận văn: Nguyên nhân điều kiện tội trộm cắp tài sản tại TPHCM
Luận văn: Nguyên nhân điều kiện tội trộm cắp tài sản tại TPHCMLuận văn: Nguyên nhân điều kiện tội trộm cắp tài sản tại TPHCM
Luận văn: Nguyên nhân điều kiện tội trộm cắp tài sản tại TPHCM
 
Luận văn: Quyền công tố trong giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm
Luận văn: Quyền công tố trong giải quyết tố giác, tin báo về tội phạmLuận văn: Quyền công tố trong giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm
Luận văn: Quyền công tố trong giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm
 
Luận văn: Nguyên tắc suy đoán vô tội trong Luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Nguyên tắc suy đoán vô tội trong Luật tố tụng hình sự, HOTLuận văn: Nguyên tắc suy đoán vô tội trong Luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Nguyên tắc suy đoán vô tội trong Luật tố tụng hình sự, HOT
 

Similar to Luận văn: Kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân

Luận văn: Vai trò của Viện kiểm sát trong bảo vệ quyền công dân - Gửi miễn ph...
Luận văn: Vai trò của Viện kiểm sát trong bảo vệ quyền công dân - Gửi miễn ph...Luận văn: Vai trò của Viện kiểm sát trong bảo vệ quyền công dân - Gửi miễn ph...
Luận văn: Vai trò của Viện kiểm sát trong bảo vệ quyền công dân - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP VAI TRÒ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ_...
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP VAI TRÒ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ_...KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP VAI TRÒ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ_...
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP VAI TRÒ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ_...jilonytala
 

Similar to Luận văn: Kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân (20)

Luận văn: Vai trò của Viện kiểm sát trong bảo vệ quyền công dân - Gửi miễn ph...
Luận văn: Vai trò của Viện kiểm sát trong bảo vệ quyền công dân - Gửi miễn ph...Luận văn: Vai trò của Viện kiểm sát trong bảo vệ quyền công dân - Gửi miễn ph...
Luận văn: Vai trò của Viện kiểm sát trong bảo vệ quyền công dân - Gửi miễn ph...
 
Đề tài: Vai trò của Viện kiểm sát trong bảo vệ quyền công dân
Đề tài: Vai trò của Viện kiểm sát trong bảo vệ quyền công dânĐề tài: Vai trò của Viện kiểm sát trong bảo vệ quyền công dân
Đề tài: Vai trò của Viện kiểm sát trong bảo vệ quyền công dân
 
Luận văn: Quản lý về công chứng tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Quản lý về công chứng tại tỉnh Đắk Lắk, HAYLuận văn: Quản lý về công chứng tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Quản lý về công chứng tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
 
Luận án: Giáo dục pháp luật cho người dân ở tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Giáo dục pháp luật cho người dân ở tỉnh Đắk Lắk, HAYLuận án: Giáo dục pháp luật cho người dân ở tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Giáo dục pháp luật cho người dân ở tỉnh Đắk Lắk, HAY
 
Luận văn: Giáo dục pháp luật cho người dân ở tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Giáo dục pháp luật cho người dân ở tỉnh Đắk LắkLuận văn: Giáo dục pháp luật cho người dân ở tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Giáo dục pháp luật cho người dân ở tỉnh Đắk Lắk
 
Luận văn: Quyền con người trong tạm giữ, tạm giam tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Quyền con người trong tạm giữ, tạm giam tỉnh Đắk LắkLuận văn: Quyền con người trong tạm giữ, tạm giam tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Quyền con người trong tạm giữ, tạm giam tỉnh Đắk Lắk
 
Luận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật tại huyện Vân Đồn, Quảng Ninh
Luận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật tại huyện Vân Đồn, Quảng NinhLuận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật tại huyện Vân Đồn, Quảng Ninh
Luận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật tại huyện Vân Đồn, Quảng Ninh
 
Luận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật trên tỉnh Quảng Ninh, HOT
Luận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật trên tỉnh Quảng Ninh, HOTLuận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật trên tỉnh Quảng Ninh, HOT
Luận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật trên tỉnh Quảng Ninh, HOT
 
Giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính của tòa án tỉnh Đắk Lắk
Giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính của tòa án tỉnh Đắk LắkGiải quyết khiếu kiện quyết định hành chính của tòa án tỉnh Đắk Lắk
Giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính của tòa án tỉnh Đắk Lắk
 
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP VAI TRÒ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ_...
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP VAI TRÒ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ_...KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP VAI TRÒ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ_...
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP VAI TRÒ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ_...
 
Luận văn: Cấp, thông báo, tống đạt văn bản tố tụng, HAY, 9đ
Luận văn: Cấp, thông báo, tống đạt văn bản tố tụng, HAY, 9đLuận văn: Cấp, thông báo, tống đạt văn bản tố tụng, HAY, 9đ
Luận văn: Cấp, thông báo, tống đạt văn bản tố tụng, HAY, 9đ
 
Luận văn: Giải quyết khiếu nại ở tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Luận văn: Giải quyết khiếu nại ở tỉnh Quảng Ngãi, HAYLuận văn: Giải quyết khiếu nại ở tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Luận văn: Giải quyết khiếu nại ở tỉnh Quảng Ngãi, HAY
 
Luận văn thạc sĩ:Giải quyết khiếu nại ở tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Luận văn thạc sĩ:Giải quyết khiếu nại ở tỉnh Quảng Ngãi, HOTLuận văn thạc sĩ:Giải quyết khiếu nại ở tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Luận văn thạc sĩ:Giải quyết khiếu nại ở tỉnh Quảng Ngãi, HOT
 
Pháp luật về hộ tịch ở huyện Mê Linh, Hà Nội
Pháp luật về hộ tịch ở huyện Mê Linh, Hà NộiPháp luật về hộ tịch ở huyện Mê Linh, Hà Nội
Pháp luật về hộ tịch ở huyện Mê Linh, Hà Nội
 
Đề tài: Quyền con người của những người bị hạn chế quyền tự do
Đề tài: Quyền con người của những người bị hạn chế quyền tự do Đề tài: Quyền con người của những người bị hạn chế quyền tự do
Đề tài: Quyền con người của những người bị hạn chế quyền tự do
 
Luận văn: Giáo dục pháp luật thông qua xét xử hình sự, HAY
Luận văn: Giáo dục pháp luật thông qua xét xử hình sự, HAYLuận văn: Giáo dục pháp luật thông qua xét xử hình sự, HAY
Luận văn: Giáo dục pháp luật thông qua xét xử hình sự, HAY
 
Luận văn: Điều tra vụ án hình sự có bị can là người dân tộc thiểu số
Luận văn: Điều tra vụ án hình sự có bị can là người dân tộc thiểu sốLuận văn: Điều tra vụ án hình sự có bị can là người dân tộc thiểu số
Luận văn: Điều tra vụ án hình sự có bị can là người dân tộc thiểu số
 
Luận văn: Vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong bảo vệ quyền công dân
Luận văn: Vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong bảo vệ quyền công dânLuận văn: Vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong bảo vệ quyền công dân
Luận văn: Vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong bảo vệ quyền công dân
 
Luận văn: Thu thập, đánh giá chứng cứ trong Luật tố tụng, HAY
Luận văn: Thu thập, đánh giá chứng cứ trong Luật tố tụng, HAYLuận văn: Thu thập, đánh giá chứng cứ trong Luật tố tụng, HAY
Luận văn: Thu thập, đánh giá chứng cứ trong Luật tố tụng, HAY
 
Đề tài: Pháp luật trong thực hành quyền công tố khi điều tra, HOT
Đề tài: Pháp luật trong thực hành quyền công tố khi điều tra, HOTĐề tài: Pháp luật trong thực hành quyền công tố khi điều tra, HOT
Đề tài: Pháp luật trong thực hành quyền công tố khi điều tra, HOT
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viênKỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viênKhanh Nguyen Hoang Bao
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpaminh0502
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phươnglamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptphanai
 

Recently uploaded (20)

Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viênKỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
 

Luận văn: Kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGÔ XUÂN MINH KIỂM SÁT HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐẮK LẮK LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Ngành: Luật Hiến pháp và luật hành chính Mã số: 8.38.01.02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HOÀNG THỊ QUỲNH CHI ĐẮK LẮK, NĂM 2019
  • 2. LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu đề tài “Kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk”, tôi đã nhận được sự tận tình giúp đỡ, chỉ bảo của các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ thuộc Học viện Khoa học xã hội cùng các Giảng viên, cán bộ quản lý thuộc Học viện Khoa học xã hội cơ sở tại thành phố Buôn Ma Thuột đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này. Với lòng biết ơn sâu sắc, tình cảm chân thành, tôi xin cảm ơn Cô Hoàng Thị Quỳnh Chi, Tiến sĩ, Vụ trưởng vụ 14 Viện kiểm sát nhân dân tối cao- Người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi về kiến thức, tài liệu và phương pháp để tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học. Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Lắk, Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân huyện Cư Kuin đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi tham gia hoàn thành chương trình này. Cảm ơn gia đình cùng các đồng nghiệp đã động viên, cổ vũ, khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và học tập. Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài này, tuy nhiên vẫn còn có thể có những hạn chế nhất định, vì vậy mong nhận được ý kiến đóng góp và chỉ dẫn của các Nhà khoa học, quý Thầy, Cô và các bạn đồng nghiệp. Trân trọng cảm ơn! TÁC GIẢ LUẬN VĂN NGÔ XUÂN MINH
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, đảm bảo độ tin cậy và chính xác, chưa từng được công bố tại các công trình nào khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về nội dung của luận văn./. TÁC GIẢ LUẬN VĂN NGÔ XUÂN MINH
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.................................................... 2 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................... 3 3.1. Mục đích nghiên cứu.................................................................................. 3 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................. 4 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................... 4 4.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................. 4 4.2. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................... 4 5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 5 6. Kết quả nghiên cứu và ý nghĩa của luận văn ................................................ 5 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SÁT HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN................... 7 1.1. Khái niệm, vai trò, ý nghĩa, đối tượng, phạm vi của kiểm sát hoạt động tư pháp ................................................................................................................... 7 1.1.1. Khái niệm................................................................................................ 7 1.1.2. Vai trò, ý nghĩa của kiểm sát hoạt động tư pháp trong thực hiện quyền lực nhà nước...................................................................................................... 9 1.1.3. Đối tượng của kiểm sát hoạt động tư pháp ...........................................11 1.1.4. Phạm vi của kiểm sát hoạt động tư pháp ..............................................11 1.2. Nội dung của chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp ..............................11 1.2.1. Kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố .....................................................................................................11 1.2.2. Kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra............................16 1.2.3. Kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự (sau đây viết tắt là kiểm sát xét xử hình sự) ...........................................................20 1.2.4. Kiểm sát hoạt động tư pháp trong việc thi hành án hình sự .................23
  • 5. 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm sát hoạt động tư pháp của VKSND......28 Tiểu kết chương 1............................................................................................29 Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHỨC NĂNG KIỂM SÁT HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK LẮK 30 2.1. Tình hình thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong 05 năm, từ 2014 đến 2018...............................................30 2.2. Kết quả thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp trong lĩnh vực hình sự của VKSND tỉnh Đắk Lắk .................................................................31 2.3. Hạn chế, tồn tại và nguyên nhân..............................................................61 2.3.1. Nguyên nhân của những kết quả đạt được............................................61 2.3.2. Hạn chế, tồn tại .....................................................................................62 Tiểu kết chương 2............................................................................................65 Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THỰC HIỆN CHỨC NĂNG KIỂM SÁT HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP CỦA VKSND TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐẮK LẮK .......................................66 3.1. Dự báo tình hình tội phạm và định hướng nâng cao chất lượng thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của VKSND ......................................66 3.1.1. Dự báo tình hình tội phạm ....................................................................66 3.1.2. Định hướng nâng cao chất lượng thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của VKSND ..............................................................................67 3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của VKSND từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk.............................71 3.2.1. Các giải pháp chung nhằm nâng cao chất lượng thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của VKSND........................................................71 3.2.2. Giải pháp đối với tỉnh Đắk Lắk.............................................................74 Tiểu kết chương 3............................................................................................86 KẾT LUẬN.....................................................................................................87 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................90
  • 6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BLHS: Bộ luật hình sự BLTTHS: Bộ luật tố tụng hình sự CQĐT: Cơ quan điều tra CQTHA: Cơ quan thi hành án KSND: Kiểm sát nhân dân TAND: Tòa án nhân dân TTHS: Tố tụng hình sự TTDS: Tố tụng dân sự TTHC: Tố tụng hành chính VKSND: Viện kiểm sát nhân dân
  • 7. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Tình hình công tác kiểm sát việc giải quyết tố giác tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố giai đoạn 2014 – 2018 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ...P1 Bảng 2.2: Tình hình công tác kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra giai đoạn 2014 – 2018 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk......................................P1 Bảng 2.3: Tình hình công tác kiểm sát xét xử giai đoạn 2014 – 2018 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.............................................................................................P2 Bảng 2.4: Tình hình công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam giai đoạn 2014 – 2018 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk....................................................................P2 Bảng 2.5: Tình hình công tác kiểm sát việc thi hành án hình sự giai đoạn 2014 – 2018 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk....................................................................P3 Bảng 2.6: Tình hình công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo giai đoạn 2014 – 2018 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk .........P3
  • 8. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kiểm sát hoạt động tư pháp là hoạt động của VKSND để kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp, được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự; trong việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác theo quy định của pháp luật. Tỉnh Đắk Lắk nằm ở trọng tâm vùng Tây Nguyên, trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước nên nền kinh tế của tỉnh Đắk Lắk không ngừng phát triển, đời sống vật chất của nhân dân không ngừng được nâng lên. Tuy nhiên sự phát triển kinh tế - văn hóa xã hội đã kéo theo tình hình tội phạm diễn ra ngày càng phức tạp, làm xuất hiện nhiều loại tội phạm mới mà trước đây chưa từng xảy ra, một số loại tội phạm truyền thống xảy ra có chiều hướng gia tăng và ngày càng nguy hiểm về tính chất hành vi phạm tội....Các loại tranh chấp dân sự đặc biệt tranh chấp trong lĩnh vực mua bán đất đai, thừa kế, hôn nhân và gia đình, khiếu kiện hành chính cũng ngày càng gia tăng về số lượng vụ việc, công tác thi hành các bản án, quyết định của TAND trong lĩnh vực dân sự, hình sự cũng gặp nhiều khó khăn do có sự chống đối, trốn tránh của các đối tượng thi hành án....Trước tình hình đó với tính chất là cơ quan thực hiện quyền kiểm soát quyền tư pháp, VKSND hai cấp tỉnh Đắk Lắk đã thực hiện tốt chức năng của mình, bảo đảm hoạt động của CQĐT, TAND, CQTHA hình sự, dân sự hành chính và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tuân thủ đúng các quy định của pháp luật TTHS, TTDS, TTHC, Luật thi hành án hình
  • 9. 2 sự, Luật thi hành tạm giữ, tạm giam, Luật thi hành án dân sự, đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng chống vi phạm, tội phạm góp phần giữ vững tình hình trật tự trị an, an toàn xã hội, xây dựng khối đoàn kết dân tộc, ổn định và phát triển kinh tế được nhân dân ủng hộ, tin tưởng. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được thì vẫn còn những tồn tại như: Các cơ quan chức năng vẫn chưa quản lý được tình hình vi phạm, tội phạm, vẫn để xảy ra tình trạng khởi tố, điều tra, truy tố oan sai, việc giải quyết tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính, giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực tư pháp còn kéo dài và có trường hợp để xảy ra vi phạm pháp luật; công tác thi hành án hình sự, dân sự, hành chính còn chậm, một số trường hợp còn lại trong việc ra quyết định thi hành án không đúng với bản án, quyết định của TAND...Tất cả những vi phạm của các cơ quan tư pháp và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đã gây ra bức xúc, lo lắng trong nhân dân, làm giảm uy tín của các cơ quan tư pháp. Thực trạng của những tồn tại đó có nhiều nguyên nhân nhưng một trong những nguyên nhân cơ bản là VKSND hai cấp của tỉnh Đắk Lắk thực hiện chưa triệt để về quyền kiểm sát hoạt động tư pháp của CQĐT, TAND, CQTHA hình sự, CQTHA dân sự, hành chính và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong công tác điều tra, xét xử, thi hành án và giải quyết khiếu nại tố cáo trong lĩnh vực hoạt động tư pháp. Chính vì vậy việc lựa chọn vấn đề “Kiểm sát hoạt động tư pháp của VKSND theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk” làm đề tài luận văn Thạc sĩ luật học là đáp ứng yêu cầu cấp thiết khách quan hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong những năm gần đây, có thể nêu ra một số đề tài, công trình, bài viết, luận văn, luận án có liên quan đến đề tài nghiên cứu như sau: - Viện Nhà nước và pháp luật, Viện khoa học xã hội Việt Nam. Đề tài khoa học cấp Nhà nước: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về quyền
  • 10. 3 tư pháp của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam giai đoạn 2011 -2020. Chủ nhiệm đề tài: PGS. TS. Nguyễn Đức Minh, năm 2011. - Cuốn sách “Tư pháp trong nhà nước pháp quyền và nhưng yêu cầu đặt ra đối với cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay”, TSKH. Lê Cảm và TS. Nguyễn Ngọc Chí chủ biên, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2004. - Cuốn sách “Quyền tư pháp trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Từ lý luận đến thực tiễn”, TS. Nguyễn Văn Quyền và PGS.TS. Nguyễn Tất Viễn chủ biên, Nhà xuất bản Tư pháp, năm 2018. - GS. TS. Võ Khánh Vinh “Về quyên tư pháp trong Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân ở nước ta”. Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 8/2003. - TS. Trần Thị Hiền “Những điểm mới về quyền lực và kiểm soát quyền lực Nhà nước”. Trang thông tin điện tử Báo Nhân dân cuối tuần, ngày 27/12/2013. - GS. TSKH. Lê Văn Cảm “Quyền tư pháp trong Nhà nước pháp quyền”. Tạp chí TAND số 19/2015. - Nguyễn Mạnh Bình “Hoàn thiện cơ chế pháp lý giám sát xã hội đối với việc thực hiện quyền lực Nhà nước ở Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến sĩ luật học. Kết quả các công trình nghiên cứu nói trên đã đưa ra những quan điểm cần thiết về chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của VKSND. Tuy nhiên chưa có một công trình nghiên cứu nào về kiểm sát hoạt động tư pháp của VKSND theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk, nhưng kết quả nghiên cứu của các đề tài, công trình bài viết nêu trên là tài liệu quan trọng mà tác giả của luận văn có thể tham khảo trong quá trình thực hiện đề tài. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu
  • 11. 4 Việc nghiên cứu đề tài luận văn nhằm hướng tới mục đích luận giải những vấn đề lý luận về chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp (tập trung vào kiểm sát hoạt động tư pháp trong lĩnh vực hình sự) và thực tiễn thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp. Từ đó, giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động kiểm sát của VKSND, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong giai đoạn mới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu các khái niệm về hoạt động tư pháp, kiểm sát hoạt động tư pháp. Nghiên cứu cơ sở lý luận, pháp lý, khoa học về kiểm sát hoạt động tư pháp. Nghiên cứu, đánh giá thực tiễn hoạt động của VKSND khi thực hiện quyền kiểm sát hoạt động tư pháp. Khảo sát, thu thập số liệu tiến hành đánh giá thực tiễn kiểm sát hoạt động tư pháp tư pháp của VKSND từ thực tiễn tại tỉnh Đắk Lắk. - Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao nhận thức lý luận và nâng cao chất lượng thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của VKSND. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận, quy định của pháp luật và thực tiễn thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp, tập trung vào kiểm sát hoạt động tư pháp trong lĩnh vực hình sự của VKSND theo quy định của pháp luật Việt Nam.. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Theo quy định tại khoản 2, Điều 6 Luật tổ chức VKSND năm 2014 có 9 nội dung thuộc chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp, tuy nhiên đề tài chỉ nghiên cứu 6 nội dung kiểm sát hoạt động tư pháp về hình sự và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp (các
  • 12. 5 điểm a, b, c, d, đ và h khoản 2 Điều 6 Luật tổ chức VKSND). - Về thời gian, đề tài nghiên cứu kiểm sát hoạt động tư pháp trong khoảng thời gian 05 năm, từ năm 2014 đến năm 2018. - Về không gian, việc nghiên cứu đánh giá thực tiễn thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 5. Phương pháp nghiên cứu - Luận văn nghiên cứu dựa trên quan điểm Chủ nghĩa Mác - Lênin và những quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về kiểm soát quyền lực trong hoạt động tư pháp. - Trên cơ sở phương pháp luận, trong quá tình thực hiện đề tài còn sử dụng các phương pháp sau đây: Phương pháp khảo sát, thu thập tài liệu; Phương pháp tổng hợp, phân tích so sánh được sử dụng tổng hợp các số liệu. 6. Kết quả nghiên cứu và ý nghĩa của luận văn - Kết quả nghiên cứu của luận văn nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và pháp luật về chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của VKSND, đồng thời luận văn còn đi sâu nghiên cứu phân tích và làm rõ thực trạng thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của VKSND tỉnh Đắk Lắk qua đó đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng kiểm sát hoạt động tư pháp của VKSND. - Ý nghĩa: Kết quả nghiên cứu của luận văn có tính thực tiễn cao nhằm nâng cao chất lượng thực hiện chức năng này. Kết quả nghiên cứu của luận văn còn có thể được áp dụng vào thực tiễn thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp tại VKSND tỉnh Đắk Lắk và làm tài liệu phục vụ cho công tác giảng dạy của những trường giảng dạy về Luật. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn được cấu trúc thành 03 chương.
  • 13. 6 Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp luật về kiểm sát hoạt động tư pháp của VKSND. Chương 2: Thực trạng thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của VKSND tỉnh Đắk Lắk. Chương 3: Phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của VKSND từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk.
  • 14. 7 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SÁT HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN 1.1. Khái niệm, vai trò, ý nghĩa, đối tượng, phạm vi của kiểm sát hoạt động tư pháp 1.1.1. Khái niệm Hiện nay có nhiều khái niệm khác nhau về khái niệm hoạt động tư pháp, nhưng theo quan điểm tựu chung mà hầu hết các nhà khoa học lẫn thực tiễn “thống nhất” định nghĩa, đó là: hoạt động của các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, các cơ quan, tổ chức liên quan hoặc bổ trợ cho việc xét xử của Tòa án. Điều đó không có nghĩa là toàn bộ mọi hoạt động của cơ quan tư pháp là hoạt động tư pháp. Hoạt động tư pháp được nói đến là những hoạt động (hành vi) cụ thể do các chủ thể được trao quyền thực hiện trong hoạt động tố tụng (xét xử) nhằm đảm bảo tính đúng đắn, khác quan trong giải quyết các vụ án. Kiểm sát hoạt động tư pháp là chức của Viện kiểm sát được quy định tại Hiến pháp. Vì Viện kiểm sát làn một chủ thể thực hiện quyền tư pháp nên kiểm sát hoạt động tư pháp mang tính quyền lực Nhà nước (một dạng giám sát của Nhà nước về tư pháp). Kiểm sát hoạt động tư pháp là giám sát trực tiếp việc thực hiện các hoạt động cụ thể của các cơ quan tư pháp và một số cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động tư pháp (Cảnh sát biển, Kiểm lâm,…) khi tham gia hoạt động tố tụng. Luật Tổ chức VKSND năm 2014 quy định “Kiểm sát hoạt động tư pháp là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân để kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp, được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự;
  • 15. 8 trong việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác theo quy định của pháp luật”. (11, tr.4). Viện kiểm sát nhân dân là chủ thể duy nhất thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp Pháp luật nước ta quy định, hoạt động kiểm sát hoạt động tư pháp được “trao” cho Viện kiểm sát. Đây là chủ thể duy nhất được pháp luật quy định để thực hiện chức năng này. Kiểm sát viên là người thực hiện hoạt động này với vai trò là người tiến hành tố tụng trên cơ sở quy định của pháp luật. Là chủ thể duy nhất được Nhà nước trao quyền kiểm sát hoạt động tư pháp, chức năng cũng như nhiệm vụ của Viện kiểm sát là phải bảo đảm cho các hoạt động tố tụng tuân thủ quy định của pháp luật. Kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát là kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân Tính hợp pháp nhằm bảo đảm các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân phù hợp với quy định của pháp luật đó là: - Việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; việc giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác được thực hiện đúng quy định của pháp luật; - Việc bắt, tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù, chế độ tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù theo đúng quy định của pháp luật; quyền con người và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, người chấp hành án phạt tù không bị luật hạn chế phải được tôn trọng và bảo vệ;
  • 16. 9 - Bản án, quyết định của TAND đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành nghiêm chỉnh; - Mọi vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp phải được phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh. 1.1.2. Vai trò, ý nghĩa của kiểm sát hoạt động tư pháp trong thực hiện quyền lực nhà nước Trải qua quá trình xây dựng và phát triển VKSND, kiểm sát hoạt động tư pháp được chứng minh là cơ chế giám sát, kiểm soát việc thực hiện quyền tư pháp hữu hiệu, có tác dụng ngăn ngừa khả năng lợi dụng, lạm dụng quyền lực công trong hoạt động tư pháp xuất phát từ đặc điểm về tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát (với tư cách là chủ thể thực thi chức năng giám sát, kiểm soát quyền lực) trong quan hệ với đối tượng bị giám sát, bị kiểm soát, vì những lý do sau đây: Thứ nhất, về yếu tố tổ chức, Viện kiểm sát là một hệ thống cơ quan độc lập trong bộ máy nhà nước, được giao thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của các cơ quan tư pháp. Vì vậy, cơ chế giám sát của Viện kiểm sát có tính độc lập nhất định với đối tượng được giám sát. Tính độc lập này bảo đảm cho hoạt động giám sát của Viện kiểm sát khách quan, trung thực và có tính khả thi. Thứ hai, về hoạt động, Viện kiểm sát là cơ quan duy nhất trong hệ thống các cơ quan tư pháp được Hiến pháp và pháp luật quy định có thẩm quyền tham gia vào tất cả các lĩnh vực tố tụng tư pháp (tư pháp hình sự, tư pháp dân sự, tư pháp hành chính…). Viện kiểm sát có thẩm quyền tham gia vào tất cả các giai đoạn tố tụng (từ giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án). Đây là điều kiện quan trọng bảo đảm cho Viện kiểm sát có khả năng giám sát toàn bộ quá trình tố tụng, giám sát toàn bộ quá trình thực hiện quyền tư pháp, là cơ sở quan trọng để phát hiện vi phạm trong hoạt động tư pháp.
  • 17. 10 Thứ ba, về mức độ và phạm vi giám sát, kiểm sát các hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát được tiến hành cụ thể, thường xuyên, tác động liên tục tới đối tượng bị giám sát. Đây là điều kiện để bảo đảm cho hoạt động giám sát có tính chuyên nghiệp và có hiệu quả cao. Thứ tư, về tính chất hoạt động, do kiểm sát các hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát là một cơ chế giám sát nhà nước, nhằm bảo đảm hoạt động của các cơ quan tư pháp đúng pháp luật, hạn chế việc cơ quan tư pháp lạm dụng, lợi dụng quyền lực công để vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể, nên trong hoạt động của mình, Viện kiểm sát chỉ xem xét đối tượng kiểm sát ở góc độ có hợp pháp hay không hợp pháp, không can thiệp vào hoạt động có tính chất chuyên môn, nghiệp vụ của các cơ quan tư pháp, khi phát hiện vi phạm thì thực hiện quyền kiến nghị hoặc kháng nghị yêu cầu khắc phục vi phạm cụ thể; đồng thời, có thể tập hợp vi phạm có tính chất điển hình, phổ biến để kiến nghị với cấp có thẩm quyền và tham mưu cho cấp ủy Đảng để chỉ đạo, khắc phục vi phạm. Do vậy, hoạt động kiểm sát của Viện kiểm sát không cản trở hoạt động bình thường của các cơ quan tư pháp. Kiểm sát hoạt động tư pháp hướng tới mục tiêu bảo đảm pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh, thống nhất, quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể (trong đó bao gồm cả quyền và lợi ích hợp pháp của người hoặc pháp nhân đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự), của Nhà nước và của xã hội được bảo vệ và bảo đảm một cách tốt nhất. Thứ năm, thực tiễn kết quả kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát trên các lĩnh vực công tác từ năm 1960 đến nay đã chứng minh rằng, trong toàn bộ hệ thống cơ chế kiểm tra, giám sát tư pháp hiện nay ở nước ta thì kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát là một cơ chế kiểm soát quyền lực tư pháp hiệu quả nhất. Đây chính là cơ chế sử dụng tổ chức nhà nước để hạn chế sự lạm quyền từ chính Nhà nước – là cơ chế giám sát/kiểm soát từ
  • 18. 11 bên ngoài, độc lập với đối tượng bị giám sát/bị kiểm soát, nhưng lại có khả năng bao quát và giám sát/kiểm soát được toàn bộ quá trình thực hiện hoạt động tư pháp. 1.1.3. Đối tượng của kiểm sát hoạt động tư pháp Các hoạt động tư pháp là đối tượng của hoạt động kiểm sát của VKSND bao gồm hoạt động tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính và hoạt động thi hành án hình sự, dân sự, hành chính. Khi thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp, VKSND phải căn cứ quy định của pháp luật để kiểm tra, xem xét việc tuân theo pháp luật của các chủ thể bị kiểm sát (cơ quan, cá nhân) khi thực hiện hoạt động tư pháp nhằm bảo đảm tính hợp pháp của các hành vi, quyết định. VKSND phải dựa trên các căn cứ pháp lý như Hiến pháp, Luật tổ chức VKSND, Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự….và các văn bản pháp luật khác có liên quan để xem xét, bảo đảm sự tuân theo pháp luật của các chủ thể bị kiểm sát (cơ quan, tổ chức, cá nhân), bảo đảm tính hợp pháp của các hành vi, quyết định trong hoạt động tư pháp. 1.1.4. Phạm vi của kiểm sát hoạt động tư pháp Kiểm sát hoạt động tư pháp của VKSND được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự; trong việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác theo quy định của pháp luật. 1.2. Nội dung của chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp 1.2.1. Kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố Trong công cuộc đấu tranh, phòng chống tội phạm, thực hiện tốt công
  • 19. 12 tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, việc tiếp nhận tin báo, tố giác về tội phạm là giai đoạn khởi đầu và đích đến là xác định có hay không dấu hiệu của tội phạm. Trách nhiệm của Viện kiểm sát trong công tác này là kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, bảo đảm việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo tội phạm của CQĐT đúng pháp luật, đầy đủ; bảo đảm mọi tội phạm đều được phát hiện, khởi tố, điều tra và xử lý kịp thời, không để loạt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội, đảm bảo sự tuân thủ pháp luật của CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra và những người tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Điều 144 BLTTHS năm 2015 quy định: [8, tr 152] Tố giác tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền. Tin báo về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng. Kiến nghị khởi tố là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiến nghị bằng văn bản và gửi kèm theo chứng cứ, tài liệu liên quan cho CQĐT, Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, xử lý vụ việc có dấu hiệu tội phạm. Kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố là một trong những công tác của Viện kiểm sát được pháp luật quy định. Thực hiện công tác này nhằm góp phần thực hiện nhiệm vụ chung của ngành đó là bảo vệ bảo vệ Hiến pháp, bảo vệ pháp luật,bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích hợp pháp của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
  • 20. 13 Công tác kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố là hoạt động kiểm tra, giám sát các hoạt động của cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt điều tra trong suốt quá trình thực hiện việc tiếp nhận, giải quyết theo quy định của pháp luật. Khi thực hiện chức năng kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố song hành với công tác này là chức năng thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát. Do đó, cần phải hiểu và phân định được chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. Nếu như kiểm sát là hoạt động kiểm tra, giám sát việc tiếp nhận giải quyết của cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thì thực hành quyền công tố là để “thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội”. Khi thực hành quyền công tố trong việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, VKSND thực hiện nhiệm vụ được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân…và các văn bản pháp luật có liên quan như: Phê chuẩn, không phê chuẩn việc bắt người trong trường hợp khấn cấp, gia hạn tạm giữ; Quyết định, phê chuẩn việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp hạn chế quyền con người, quyền công dân; hủy bỏ các quyết định tố tụng trái luật khác, trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong trường hợp có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm của cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra đã được Viện kiểm sát yêu cầu nhưng không khắc phục…. Thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp là chức năng của VKSND, hai chức năng này tuy độc lập nhưng lại có quan hệ mật thiết với nhau. Tương tự, thực hành quyền công tố trong việc tiếp nhận giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiểm sát hoạt động tư pháp trong việc tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác tội phạm, kiến nghị khởi tố có mối quan hệ
  • 21. 14 tác động qua lại, bổ sung và gắn bó với nhau. Thực hành quyền công tố cũng giống như đảm bảo về mặt nội dung, kiểm sát đảm bảo về mặt hình thức. Từ đó, công tác việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, đảm bảo được mọi hành vi phạm tội được phát hiện kịp thời, không bỏ lọt tội phạm và không làm oan người phạm tội. Đối tượng của công tác kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố là hoạt động tuân theo pháp luật của CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm. Công tác kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm, kiến nghị khởi tố được thực hiện thông qua nội dung và trình tự nhau sau: - Kiểm sát việc tiếp nhận tin báo, tố giác về tội phạm, kiến nghị khởi tố là kiểm tra, giám sát việc tuân thủ quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục trong việc tiếp nhận, phân loại tin báo, tố giác về tội phạm, kiến nghị khởi tố của cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. - Kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm, kiến nghị khởi tố của cơ quan có thẩm quyền là kiểm sát chặt chẽ về tính hợp pháp của các quyết định, hành vi của chủ thể được giao nhiệm vụ tiến hành giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm, kiến nghị khởi tố; kiểm sát về thời hạn giải quyết tin báo tố giác về tội phạm để kịp thời phát hiện, phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm cũng như tác hại của tội phạm đối với đời sống xã hội. - Kiểm sát kết quả giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm, kiến nghị khởi tố là kiểm sát chặt chẽ về mặt hình thức, nội dung kết quả giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm, kiến nghị khởi tố từ đó có quan điểm thống nhất hoặc không thống nhất với kết quả giải quyết của CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
  • 22. 15 Trong công tác kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân thể hiện ở các hoạt động sau: - Tiếp nhận đầy đủ tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố do các cơ quan, tổ chức, cá nhân chuyển đến và chuyển ngay cho CQĐT có thẩm quyền giải quyết. - Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong việc tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm thông báo đầy đủ, kịp thời tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố đã tiếp nhận cho VKSND. - Trực tiếp kiểm sát; kiểm sát việc kiểm tra, xác minh, lập hồ sơ và kiểm sát kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố của CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm thông báo đầy đủ, kịp thời kết quả xác minh, giải quyết cho VKSND. - Khi phát hiện việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố không đầy đủ, vi phạm pháp luật thì VKSND yêu cầu CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện các hoạt động sau đây: + Tiếp nhận, kiểm tra, xác minh, ra quyết định giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố đầy đủ, đúng pháp luật; + Kiểm tra việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và thông báo kết quả cho VKSND; + Cung cấp tài liệu về vi phạm pháp luật trong việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
  • 23. 16 + Khắc phục vi phạm pháp luật và xử lý nghiêm người vi phạm. - Giải quyết các tranh chấp về thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. - Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo quy định của BLTTHS. 1.2.2. Kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra Sau khi tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố nếu phát hiện hành vi phạm tội thì kết thúc quá trình giải quyết là việc khởi tố vụ án và chuyển sang giai đoạn mới, đó là giai đoạn điều tra. Điều tra vụ án hình sự là hoạt động tiếp theo của quá trình tố tụng, theo đó CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra sẽ tiến hành áp dụng các biện pháp nghiệp vụ, các biện pháp tố tụng được quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự. Mục đích của việc điều tra là để chứng minh hành vi phạm tội do chủ thể nào thực hiện, tính chất, mức độ, động cơ, hậu quả của hành vi phạm tội đó. Đồng thời, thu thập đầy đủ chứng cứ để truy cứu tránh nhiệm hình sự của chủ thể thực hiện hành vi phạm tội. Pháp luật TTHS nước ta quy định: “Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải áp dụng các biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội (Điều 15 BLTTHS). Các biện pháp hợp pháp mà CQĐT, cơ quan tiến hành một số hoạt động điều tra áp dụng trong giai đoạn điều tra có thể là các biện pháp nhằm thu thập và kiểm tra chứng cứ (hỏi cung bị can, lấy lời khai người làm chứng, đối chất, khám nghiệm hiện trường…hoặc có thể là các biện pháp thực hiện hoạt động tố tụng thể hiện bằng văn bản (Quyết định khởi tố bị can,
  • 24. 17 quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn). Việc áp dụng các biện pháp nói trên đòi hỏi người tiến hành phải chấp hành đầy đủ và đúng theo trình tự, thủ tục đã được BLTTHS quy định vì có thể ảnh hưởng đến quyền con người, quyền công dân. Vì vậy, công tác kiểm tra, giám sát của Viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự là để người tiến hành điều tra thực hiện nhiệm vụ của mình tuân thủ quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, bảo đảm được quyền con người, quyền công dân. Từ những cơ sở trên, có thể thấy kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự là hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật của CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong việc điều tra vụ án hình sự, với mục đích đảm bảo cho việc điều tra tiến hành theo đúng quy định của pháp luật. Kiểm sát hoạt động tư pháp ở giai đoạn điều tra bắt đầu từ khi vụ án hình sự được khởi tố và kết thúc khi Viện kiểm sát quyết định truy tố hoặc không truy tố người phạm tội ra tòa, hoặc khi vụ án được đình chỉ theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND khi kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự gồm: - Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc khởi tố, điều tra và lập hồ sơ vụ án của CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. - Kiểm sát hoạt động TTHS của người tham gia tố tụng; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý nghiêm minh người tham gia tố tụng vi phạm pháp luật. - Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền điều tra. - Yêu cầu CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra cung cấp tài liệu liên quan để kiểm sát việc tuân theo pháp luật
  • 25. 18 trong việc khởi tố, điều tra khi cần thiết. - Kiến nghị, yêu cầu CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khắc phục vi phạm trong việc khởi tố, điều tra. - Yêu cầu Thủ trưởng CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thay đổi Điều tra viên, cán bộ điều tra; xử lý nghiêm minh Điều tra viên, cán bộ điều tra vi phạm pháp luật trong hoạt động tố tụng. - Kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật. - Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự theo quy định của BLTTHS. Kiểm sát hoạt động tư pháp trong việc khởi tố vụ án hình sự Để bảo đảm mọi tội phạm được phát hiện đều bị khởi tố, việc khởi tố vụ án căn cứ và hợp pháp, Viện kiểm sát có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc tuân theo pháp luật trong việc khởi tố vụ án hình sự. Đây cũng là một trong những công tác của hoạt động kiểm sát tư pháp của Viện kiểm sát. Kể từ khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, trong thời hạn 24 giờ, các cơ quan có quyền khởi tố (Cơ quan điều tra, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, Cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoặc động điều tra và cả Hội đồng xét xử) phải gửi quyết định khởi tố tới Viện kiểm sát để kiểm sát việc khởi tố. Trường hợp quyết định khởi tố vụ án hình sự của các cơ quan nói trên (trừ Hội đồng xét xử) không có căn cứ thì Viện kiểm sát có quyền quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố đó. Nếu quyết định khởi tố vụ án hình sự của Hội đồng xét xử không có căn cứ thì Viện kiểm sát kháng nghị lên Tòa án cấp trên. Kiểm sát hoạt động tư pháp trong việc không khởi tố vụ án hình sự Việc kiểm sát hoạt động không khởi tố vụ án hình sự có vai trò quan
  • 26. 19 trọng trong việc chống bỏ lọt tội phạm. Bộ luật tố tụng hình sự quy định các căn cứ và thủ tục không khởi tố vụ án hình sự và đòi hỏi việc không khởi tố cũng phải được xác định bằng một quyết định tố tụng. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự (quyết định hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự. Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định phải gửi quyết định và các tài liệu liên quan cho Viện kiểm sát cùng cấp để để thực hiện việc kiểm sát. Trong trường hợp không khởi tố vụ án hình sự của CQĐT, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, Cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra không có căn cứ thì Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định đó và ra quyết định khởi tố vụ án. Kiểm sát hoạt động tư pháp đối với các hoạt động điều tra và việc lập hồ sơ vụ án của CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra Nhiệm vụ cụ thể của Viện kiểm sát được thể hiện ở nhiều quy định khác nhau. Trong quá trình kiểm sát hoạt động điều tra, việc lập hồ sơ vụ án của CQĐT, cũng như kiểm sát việc khởi tố, Viện kiểm sát có nhiệm vụ và quyền hạn: yêu cầu CQĐT khắc phục các vi phạm pháp luật trong hoạt động điều tra; yêu cầu Cơ quan điều tra cung cấp tài liệu cần thiết về vi phạm pháp luật của Điều tra viên; yêu cầu Thủ trưởng CQĐT xử lý nghiêm minh Điều tra viên đã vi phạm pháp luật trong khi tiến hành điều tra. Kiến nghị với các cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật Để bảo đảm cho các kiến nghị của Viện kiểm sát có hiệu lực và hiệu quả, BLTTHS quy định: Những quyết định, yêu cầu của Viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự phải được cơ quan, tổ chức và công dân nghiêm chỉnh chấp hành (Điều 168 BLTTHS).
  • 27. 20 Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền điều tra Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Viện kiểm sát gắn với hoạt động kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra là giải quyết các tranh chấp về thẩm quyền điều tra. Mặc dù BLTTHS, bằng các quy định cụ thể của mình, đã giải quyết khá toàn diện và cụ thể những vấn đề liên quan đến việc phân định thẩm quyền điều tra, song trong thực tế, những nhầm lẫn, tranh chấp về thẩm quyền điều tra vẫn thường xảy ra. Bởi vậy, Viện kiểm sát, với tư cách là cơ quan kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra, đồng thời giữ vai trò trung gian xử lý, ra quyết định cuối cùng giải quyết các tranh chấp về thẩm quyền điều tra được quy định trong từng điều luật cụ thể. 1.2.3. Kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự (sau đây viết tắt là kiểm sát xét xử hình sự) Công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp theo quy định của Luật tổ chức VKSND và BLTTHS được phân chia theo từng giai đoạn và từng hoạt động cụ thể. Tuy mỗi công tác kiểm sát tư pháp trong từng giai đoạn không giống nhau từ đối tượng, phạm vi cho đến những nhiệm vụ và quyền hạn của Viện kiểm sát nhưng tổng hợp lại, chúng tạo nên một thể thống nhất và là chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp được Quốc hội trao cho Viện kiểm sát. Trên cơ sở khẳng định bản chất của kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong các hoạt động tư pháp hình sự là kiểm sát tính hợp pháp trong hành vi của các chủ thể bị kiểm sát, từ đó có thể thấy nội dung của hoạt động kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn xét xử là kiểm sát việc tuân theo pháp luật của TAND và của những người tham gia tố tụng nhằm đảm bảo việc xét xử của TAND được đúng pháp luật, nghiêm minh và kịp thời. Nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND khi kiểm sát xét xử hình sự gồm: - Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử các vụ án hình sự
  • 28. 21 của TAND. - Kiểm sát bản án, quyết định của TAND. - Kiểm sát hoạt động TTHS của người tham gia tố tụng; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý nghiêm minh người tham gia tố tụng vi phạm pháp luật. - Yêu cầu TAND cùng cấp, cấp dưới chuyển hồ sơ vụ án hình sự để xem xét, quyết định việc kháng nghị. - Kháng nghị bản án, quyết định của TAND có vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng. - Thực hiện quyền yêu cầu, kiến nghị và nhiệm vụ, quyền hạn khác trong kiểm sát xét xử vụ án hình sự theo quy định của BLTTHS. Quy định trên cho thấy, việc kiểm sát xét xử các vụ án hình sự thể hiện trên các khía cạnh: hoạt động của những người tham gia tố tụng; việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử của Tòa án; việc tuân theo pháp luật của các bản án, quyết định của Tòa án và khi những hoạt động trên thực hiện không đúng quy định của pháp luật, VKSND thực hiện quyền kháng nghị, kiến nghị của mình để khắc phục những vi phạm trong hoạt động tố tụng. Kiểm sát hoạt động xét xử của TAND trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự Ngoài chức năng thực hành quyền công tố, trong giai đoạn xét xử sơ thẩm, Viện kiểm sát đồng thời thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động xét xử sơ thẩm. Theo đó, Kiểm sát viên phải kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án về thẩm quyền xét xử; về việc chuyển vụ án; về thời gian chuẩn bị xét xử; về việc đưa ra các quyết định: Quyết định áp dụng thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, quyết định đưa vụ án ra xét xử, quyết định tạm đình chỉ vụ án hoặc đình chỉ vụ án và việc giao các quyết định này. Tại phiên tòa sơ thẩm, Kiểm sát viên kiểm sát việc chấp hành các thủ tục
  • 29. 22 tố tụng tại phiên tòa của Hội đồng xét xử, Thư ký TAND và những người tham gia tố tụng khác từ khi bắt đầu phiên tòa cho đến khi kết thúc phiên tòa, nhằm đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng, bảo đảm cho việc xét xử được công minh, đúng pháp luật. Sau khi kết thúc phiên tòa, hoạt động kiểm sát thực hiện thông qua việc kiểm tra biên bản phiên tòa, kiểm tra bản án, quyết định của TAND, việc giao nhận bản án, quyết định hình sự sơ thẩm của TAND cho bị cáo và Viện kiểm sát cùng cấp. Kiểm sát hoạt động xét xử của TAND trong giai đoạn xét xử phúc thẩm vụ án hình sự Kiểm sát xét xử phúc thẩm hình sự là kiểm sát việc tuân theo pháp luật của TAND và những người tham gia tố tụng trong thủ tục xét xử phúc thẩm hình sự nhằm đảm bảo cho xét xử đúng người, đúng pháp luật, nghiêm minh và kịp thời. Chức năng kiểm sát hoạt động xét xử phúc thẩm thể hiện ở việc kiểm sát việc ra các quyết định của Tòa án trong giai đoạn trước khi mở phiên tòa (ví dụ: việc giao nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm cho bị cáo, người đại diện theo pháp luật của bị cáo…); thành phần của Hội đồng xét xử tuân thủ quy định của pháp luật (không thuộc trường hợp phải từ chối tiến hành tố tụng) và việc áp dụng các quy định của pháp luật trong quá trình tiến hành tố tụng. Viện kiểm sát (Kiểm sát viên) chức năng kiểm sát tại phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án hình sự đối với việc tuân theo pháp luật của Hội đồng xét xử, các chủ thể khác tham gia tố tụng được tiến hành tương tự việc kiểm sát tại phiên tòa sơ thẩm. Sau khi kết thúc phiên tòa phúc thẩm vụ án hình sự, bản án, quyết định của Hội đồng xét xử có hiệu lực ngay sau khi tuyên án. Do đó, Viện kiểm sát
  • 30. 23 phải kiểm sát chặt chẽ các quyết định của Hội đồng xét xử như quyết định trả tự do cho bị cáo ngay tại phiên tòa. Kiểm tra các văn bản tố tụng khác như biên bản phiên tòa phúc thẩm, bản án…để đảm bảo việc lập đúng trình tự, thẩm quyền. Thông qua việc thực hiện kiểm tra, giám sát việc tuân thủ quy định pháp luật của Tòa án, những người tham gia tố tụng, đặc biệt là Hội đồng xét xử. Viện kiểm sát sẽ hạn chế được những sai sót, khắc phục kịp thời được những vi phạm trong tố tụng, đảm bảo phán quyết cuối cùng của Tòa án (Bản án, quyết định) công bằng, nghiêm minh, đúng người, đúng tội. 1.2.4. Kiểm sát hoạt động tư pháp trong việc thi hành án hình sự Thi hành án là quá trình tiến hành các hoạt động nhằm thực hiện các bản án và quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật do cơ quan có thẩm quyền tiến hành nhằm bảo đảm cho bản án, quyết định của Tòa án được thi hành chính xác, kịp thời. Phạm vi của thi hành án hình sự bao gồm thi hành bản án, quyết định về hình phạt tù, tử hình, cảnh cáo, cải tạo không giam giữ, cấm cư trú, quản chế, trục xuất, tước một số quyền công dân, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, án treo, biện pháp tư pháp. Tại khoản 3 đến khoản 14 điều 3 Luật Thi hành án hình sự năm 2010 giải thích như sau: Thi hành án phạt tù là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này buộc phạm nhân phải chịu sự quản lý giam giữ, giáo dục, cải tạo để họ trở thành người có ích cho xã hội. Thi hành án tử hình là việc cơ quan có thẩm quyền tước bỏ quyền sống của người chấp hành án theo quy định của Luật này. Thi hành án treo là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này giám sát, giáo dục người bị phạt tù được hưởng án treo trong thời gian thử thách.
  • 31. 24 Thi hành án phạt cải tạo không giam giữ là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này giám sát, giáo dục người chấp hành án tại xã, phường, thị trấn và khấu trừ thu nhập sung quỹ nhà nước theo bản án đã có hiệu lực pháp luật. Thi hành án phạt cấm cư trú là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này buộc người chấp hành án không được tạm trú, thường trú ở một số địa phương nhất định theo bản án đã có hiệu lực pháp luật. Thi hành án phạt quản chế là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này buộc người chấp hành án phải cư trú, làm ăn sinh sống ở một địa phương nhất định dưới sự kiểm soát, giáo dục của chính quyền và nhân dân địa phương theo bản án đã có hiệu lực pháp luật. Thi hành án phạt tước một số quyền công dân là việc cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Luật này tước bỏ một hoặc một số quyền công dân của người chấp hành án theo bản án đã có hiệu lực pháp luật. Thi hành án phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định là việc cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Luật này buộc người phải chấp hành án không được đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc nhất định theo bản án đã có hiệu lực pháp luật. Thi hành biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này buộc người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội hoặc người đang chấp hành án bị bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình phải điều trị tại cơ sở chữa bệnh bắt buộc theo bản án, quyết định của TAND, Viện kiểm sát. Thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn là việc cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Luật này buộc người chưa thành niên phạm tội nhưng không phải chịu hình phạt phải chịu sự giám sát, giáo dục tại
  • 32. 25 xã, phường, thị trấn theo bản án, quyết định của TAND. Thi hành biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này đưa người chưa thành niên phạm tội nhưng không phải chịu hình phạt vào trường giáo dưỡng để giáo dục theo bản án, quyết định của TAND. Các bản án hoặc quyết định được thi hành bao gồm: - Bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật và đã có quyết định thi hành: Bản án hoặc phần bản án của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo trình tự thủ tục phúc thẩm; Bản án của Tòa án cấp phúc thẩm; Quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm của Tòa án. - Bản án hoặc quyết định của Tòa án được thi hành ngay theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. - Quyết định của Tòa án Việt Nam tiếp nhận người đang chấp hành án phạt tù ở nước ngoài về Việt Nam chấp hành án và đã có quyết định thi hành; quyết định chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù tại Việt Nam cho nước ngoài. - Bản án, quyết định về áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh, giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng. Kiểm sát thi hành án hình sự là hoạt động của VKSND kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án, CQTHA hình sự, cơ quan, tổ chức được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự, người có thẩm quyền, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thi hành án hình sự nhằm bảo đảm cho bản án, quyết định của Tòa án được thi hành chính xác, kịp thời. Đối tượng của công tác kiểm sát thi hành án là việc tuân theo pháp luật của Tòa án, CQTHA hình sự, cơ quan, tổ chức được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự và người có thẩm quyền, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thi hành án hình sự.
  • 33. 26 Phạm vi công tác kiểm sát thi hành án trong lĩnh vực hình sự bắt đầu từ khi bản án, quyết định về hình sự của Tòa án có hiệu lực pháp luật hoặc chưa có hiệu lực pháp luật nhưng được thi hành ngay theo quy định của pháp luật và kết thúc khi người bị kết án được xóa án tích (bao gồm cả công tác kiểm sát việc quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù). Nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND khi kiểm sát việc thi hành án hình sự gồm: - VKSND kiểm sát việc tuân theo pháp luật của TAND, cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan, tổ chức được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự, người có thẩm quyền, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thi hành án hình sự. - Khi kiểm sát thi hành án hình sự, VKSND có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: + Yêu cầu TAND ra quyết định thi hành án hình sự; yêu cầu TAND, cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan, tổ chức được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự tự kiểm tra việc thi hành án hình sự và thông báo kết quả cho VKSND; cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc thi hành án hình sự; + Trực tiếp kiểm sát việc thi hành án hình sự; kiểm sát hồ sơ thi hành án hình sự. VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trực tiếp kiểm sát việc thi hành án phạt tù của trại giam đóng tại địa phương; + Quyết định trả tự do ngay cho người đang chấp hành án phạt tù không có căn cứ và trái pháp luật; + Đề nghị miễn, hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ chấp hành án; tham gia việc xét giảm, miễn thời hạn chấp hành án, chấp hành biện pháp tư pháp, rút ngắn thời gian thử thách; + Kháng nghị hành vi, quyết định có vi phạm pháp luật của cơ quan, người có thẩm quyền trong việc thi hành án hình sự;
  • 34. 27 + Kiến nghị, yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân chấm dứt, khắc phục vi phạm pháp luật trong thi hành án hình sự; xử lý nghiêm minh người vi phạm; + Khởi tố hoặc yêu cầu CQĐT khởi tố vụ án hình sự khi phát hiện vụ việc có dấu hiệu tội phạm trong thi hành án hình sự theo quy định của pháp luật; + Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong kiểm sát thi hành án hình sự theo quy định của pháp luật về thi hành án hình sự. 1.2.5. Kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp Kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp là một trong những chức năng quan trọng của ngành Kiểm sát nhân dân được quy định trong Hiến pháp và quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật tổ chức VKSND năm 2014 và các văn bản liên quan nhằm đảm bảo sự đúng đắn, khách quan trong hoạt động tư pháp về giải quyết khiếu nại, tố cáo; đảm bảo quyền con người, quyền công dân, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân được bảo vệ theo quy định của pháp luật. - Khi kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực hình sự, Viện kiểm sát có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: + Yêu cầu Cơ quan điều tra, Tòa án, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết định giải quyết khiếu nại, ra văn bản giải quyết tố cáo theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự; + Yêu cầu Cơ quan điều tra, Tòa án, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra tự kiểm tra việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của cấp mình và cấp dưới; thông báo kết quả kiểm tra cho Viện kiểm sát; + Yêu cầu Cơ quan điều tra, Tòa án, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc giải quyết khiếu nại, tố cáo cho Viện kiểm sát;
  • 35. 28 + Trực tiếp kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo tại Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Tòa án cùng cấp và cấp dưới; + Ban hành kết luận kiểm sát; thực hiện quyền kiến nghị, kháng nghị, yêu cầu Cơ quan điều tra, Tòa án, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khắc phục vi phạm trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo. + Viện kiểm sát cấp trên có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của Viện kiểm sát cấp dưới. Viện kiểm sát nhân dân tối cao thanh tra, kiểm tra việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của Viện kiểm sát các cấp. 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm sát hoạt động tư pháp của VKSND Trong 05 năm qua (2014-2018), có nhiều Bộ luật, Luật được ban hành, như Bộ luật Tố tụng hình sự; Bộ luật Hình sự; Luật thi hành tạm giữ, tạm giam; … có hiệu lực thi hành năm 2018. Trong các Bộ luật, Luật này đã quy định khá chi tiết về chức năng, nhiệm vụ cũng như quy đình giải quyết các vụ, việc, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của tập thể và của cá nhân, tăng cường pháp chế Xã hội chủ nghĩa, bảo vệ công bằng và chân lý. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi thì cũng còn có một số khó khăn như về văn bản hướng dẫn thi hành một số điều luật cụ thể chưa kịp thời nên dẫn đến việc áp dụng pháp luật chưa thống nhất, còn có các quan điểm khác nhau. Chẳng hạn như quy định về bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp thì việc bắt người đã bị giữ rồi sẽ tiến hành bắt ở địa điểm nào, sau khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp thì có đưa vào tạm giữ không, … Thời gian qua mặc dù ngành Kiểm sát nhân dân nói chung và Viện kiểm
  • 36. 29 sát hai cấp của tỉnh Đắk Lắk nói riêng đã có nhiều văn bản, nhiều biện pháp để hướng dẫn nghiệp vụ cũng như giáo dục tư tưởng đến cán bộ, Kiểm sát viên, qua đó trình độ, kỹ năng cũng như bản lĩnh của cán bộ, Kiểm sát viên ngày càng được nâng cao, đáp ứng cơ bản tốt nhiệm vụ được giao, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Tuy nhiên vẫn còn có một số cán bộ, Kiểm sát viên chưa thực sự yêu ngành, yêu nghề, chưa chịu khó học hỏi kinh nghiệm, thiếu chủ động trong việc nghiên cứu pháp luật cũng như thiếu chủ động trong thực hiện nhiệm vụ nên dẫn đến chất lượng về công việc chưa cao. Ngoài ra việc phối hợp liên ngành giữa Cơ quan điều tra - Viện kiểm sát nhân dân - Tòa án nhân dân có lúc chưa được tốt, vẫn còn xảy ra tình trạng “quyền anh, quyền tôi” nên có một số vụ việc kéo dài thời gian xử lý, thậm chí xảy ra vi phạm. Những yếu tố nêu trên đã ít nhiều ảnh hưởng đến công tác kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân. Tiểu kết chương 1 Kiểm sát hoạt động tư pháp là chức năng của Viện kiểm sát được ghi nhận tại Điều 107 Hiến pháp năm 2013 và được cụ thể hóa tại khoản 1 Điều 2 Luật tổ chức VKSND năm 2014. Luật quy định chức năng của Viện kiểm sát nhân dân là kiểm sát hoạt động tư pháp bên cạnh chức năng thực hành quyền công tố. Với hoạt động kiểm sát tư pháp, Viện kiểm sát đảm bảo tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cá cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp để giải quyết các vụ án một cách đúng đắn, khách quan; bảo đảm tính pháp chế trong các phán quyết của Toà án, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
  • 37. 30 Chương 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHỨC NĂNG KIỂM SÁT HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK LẮK 2.1. Tình hình thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong 05 năm, từ 2014 đến 2018 Trong 05 năm qua, Viện kiểm sát hai cấp tỉnh Đắk Lắk đã phối hợp với CQĐT và TAND cùng cấp xác lập, giải quyết tốt nhiều vụ án trọng điểm, Viện kiểm sát hai cấp đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tiến hành tố tụng triển khai thực hiện nghiêm túc Thông tư liên tịch số 02/2017/TTLT- VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP ngày 22/12/2017 của Liên ngành trung ương quy định việc phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong thực hiện một số quy định của BLTTHS về trả hồ sơ để điều tra bổ sung; theo đó đã giảm đáng kể các trường hợp trả hồ sơ điều tra bổ sung có trách nhiệm của Viện kiểm sát. Tính chung tỷ lệ án trả hồ sơ điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng là thấp hơn so với chỉ tiêu VKSND tỉnh đề ra và so với chỉ tiêu chung của ngành Kiểm sát nhân dân. Ngành Kiểm sát nhân dân tỉnh tiếp tục tổ chức thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Kế hoạch số 09-KH/BCSĐ ngày 04/8/2014 của Ban cán sự đảng VKSND tối cao về triển khai thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; Chỉ thị số 04/CT-VKSTC ngày 28/7/2017 của VKSND tối cao về tăng cường công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp, bảo đảm đạt và vượt các chỉ tiêu nghiệp vụ của Quốc hội và của Ngành đã đề ra; hai cấp Kiểm sát đã tổ chức thực hiện tốt việc tiếp công dân theo quy định của pháp luật, nhất là trách nhiệm tiếp công dân của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong Ngành; tăng cường công tác kiểm sát việc
  • 38. 31 giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp, chủ động phối hợp với các cơ quan tư pháp cùng cấp rà soát việc tiếp nhận đơn, thụ lý, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp, nhất là những vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng kéo dài; tăng cường kiểm sát đối với các vụ việc cụ thể, áp dụng linh hoạt các biện pháp kiểm sát do pháp luật quy định, kịp thời phát hiện vi phạm để ban hành kháng nghị, kiến nghị khắc phục vi phạm và kiểm tra việc thực hiện kháng nghị, kiến nghị; chú trọng nâng cao chất lượng kháng nghị, kiến nghị, đảm bảo chặt chẽ, đúng pháp luật, có hiệu quả. Giải quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền, chú trọng đối thoại trong quá trình giải quyết khiếu nại, đảm bảo tính khách quan, toàn diện của việc giải quyết khiếu nại. 2.2. Kết quả thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp trong lĩnh vực hình sự của VKSND tỉnh Đắk Lắk 2.2.1. Những kết quả đạt được trong công tác kiểm sát các hoạt động tư pháp trong lĩnh vực hình sự 2.2.1.1. Kết quả kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố (Bảng 2.1 – Phụ lục- Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của VKSND tỉnh Đắk Lắk). - Năm 2014: Tổng số tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố (tin báo tội phạm) hai cấp đã thụ lý kiểm sát là 2.353 tin (cũ 224 tin, mới 2.129 tin), giảm 13 tin so với năm 2013. CQĐT đã giải quyết 2.121 tin, đạt 90,14%, tăng 0,14% so với chỉ tiêu kế hoạch và tăng 0,14% so với năm 2013. Trong đó, quyết định khởi tố 1.486 vụ; không khởi tố, chuyển xử lý hành chính và xử lý khác 635 tin; số tồn chưa giải quyết đến ngày 30/11/2014 là 232 tin (quá hạn 71 tin, chiếm 30,6%, giảm 6,9% so với năm 2013). Thông qua công tác kiểm sát, Viện kiểm sát hai cấp đã yêu cầu CQĐT khởi tố 35 vụ, 25 bị can; tiến hành 20 cuộc kiểm sát trực tiếp đối với CQĐT và các cơ quan hữu quan
  • 39. 32 về việc thụ lý, giải quyết tin báo tội phạm (tăng 04 cuộc so với chỉ tiêu kế hoạch và tăng 03 cuộc so với năm 2013); cùng với công tác kiểm sát thường xuyên, đã ban hành 41 kiến nghị yêu cầu khắc phục các vi phạm về thụ lý, giải quyết tin báo tội phạm (CQĐT 32, Kiểm lâm 03 và Công an cấp xã 06), tăng 06 kiến nghị so với năm 2013. Các kiến nghị của Viện kiểm sát đều được các cơ quan hữu quan tiếp thu và khắc phục sửa chữa. - Năm 2015: Tổng số tin báo tội phạm hai cấp đã thụ lý kiểm sát là 2.438 tin (cũ 224 tin, mới 2.214 tin), tăng 85 tin so với năm 2014. CQĐT đã giải quyết 2.196 tin, đạt 90,1%, vượt 0,1% so với chỉ tiêu kế hoạch và bằng so với năm 2014. Trong đó, quyết định khởi tố 1.457 vụ; không khởi tố, chuyển xử lý hành chính và xử lý khác 739 tin; số tồn chưa giải quyết đến ngày 30/11/2015 là 242 tin (quá hạn 50 tin, chiếm 20,7%, cao hơn 0,7% so với chỉ tiêu kế hoạch và thấp hơn 9,9% so với năm 2014). Thông qua công tác kiểm sát, Viện kiểm sát hai cấp đã yêu cầu CQĐT khởi tố 27 vụ, 11 bị can; tiến hành 18 cuộc kiểm sát trực tiếp đối với CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra về việc thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm (vượt 02 cuộc so với chỉ tiêu kế hoạch, giảm 02 cuộc so với năm 2014); cùng với công tác kiểm sát thường xuyên, đã ban hành 29 kiến nghị (giảm 12 kiến nghị so với năm 2014) yêu cầu CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khắc phục các vi phạm như: một số tin báo tội phạm, CQĐT còn để quá thời hạn giải quyết; chậm ra quyết định phân công Điều tra viên thụ lý, giải quyết hoặc ra quyết định phân công nhưng không gửi ngay cho Viện kiểm sát để phân công Kiểm sát viên kiểm sát việc giải quyết tin báo; một số tin báo, sau khi thụ lý, Điều tra viên không kịp thời lập kế hoạch xác minh và tiến hành xác minh giải quyết tin báo... Các kiến nghị của Viện kiểm sát đều được các cơ quan hữu quan tiếp thu và khắc phục.
  • 40. 33 - Năm 2016: Tổng số tin báo tội phạm hai cấp đã thụ lý kiểm sát là 2.362 tin (cũ 178 tin, mới 2.184 tin), giảm 30 tin so với năm 2015. CQĐT đã giải quyết 2.135 tin, đạt 90,4%, vượt 0,4% so với chỉ tiêu kế hoạch và tăng 0,3% so với năm 2015; trong đó, quyết định khởi tố 1.266 vụ; không khởi tố, chuyển xử lý hành chính 869 tin. Tạm đình chỉ 47 tin. Số chưa giải quyết đến ngày 30/11/2016 là 180 tin (quá hạn 41 tin, chiếm 22,7%, cao hơn 2,7% so với chỉ tiêu kế hoạch và cao hơn 2% so với năm 2015. Thông qua công tác kiểm sát, Viện kiểm sát hai cấp đã yêu cầu CQĐT khởi tố 22 vụ, 11 bị can; không phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp 02 trường hợp; tiến hành 20 cuộc kiểm sát trực tiếp đối với CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra về việc thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm (vượt 04 cuộc so với chỉ tiêu kế hoạch, tăng 02 cuộc so với năm 2015); cùng với công tác kiểm sát thường xuyên, đã ban hành 34 kháng nghị, kiến nghị (tăng 05 kháng nghị, kiến nghị so với năm 2015) yêu cầu CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khắc phục các vi phạm như: ở một số tin báo tội phạm, CQĐT còn để quá thời hạn giải quyết; chậm ra quyết định phân công Điều tra viên thụ lý, giải quyết hoặc ra quyết định phân công nhưng không gửi ngay cho Viện kiểm sát để phân công Kiểm sát viên kiểm sát việc giải quyết tin báo; sau khi thụ lý, Điều tra viên không kịp thời lập kế hoạch xác minh và tiến hành xác minh giải quyết ở một số tin báo... Các kiến nghị của Viện kiểm sát đều được các cơ quan hữu quan tiếp thu và khắc phục. - Năm 2017: Viện kiểm sát hai cấp đã kiểm sát chặt chẽ 100% các quyết định giải quyết tin báo tội phạm, CQĐT đã giải quyết 2.315/2.471 tin, đạt 93,7% (vượt 3,7%). Thông qua công tác kiểm sát, Viện kiểm sát hai cấp đã yêu cầu CQĐT khởi tố 19 vụ, 12 bị can; trực tiếp khởi tố yêu cầu Cơ quan cảnh sát điều tra điều tra 01 vụ; hủy bỏ 02 quyết định không khởi tố vụ án của
  • 41. 34 Cơ quan cảnh sát điều tra; tiến hành 18 cuộc kiểm sát trực tiếp, ban hành 36 kháng nghị, kiến nghị yêu cầu CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khắc phục các vi phạm. - Năm 2018: Ngành KSND tỉnh Đắk Lắk đã kiểm sát giải quyết 2.352 tin báo tội phạm; trong đó cũ 157 tin, mới 2.220 tin (giảm 132 tin), phục hồi 23 tin, chuyển đi nơi khác 53 tin, nơi khác chuyển đến 05 tin. CQĐT đã giải quyết 2.167 tin, đạt 92,1% (giảm 1,6%; vượt 2,1% theo yêu cầu Nghị quyết 37 của Quốc hội); trong đó, quyết định khởi tố 1.264 vụ; không khởi tố, chuyển xử lý hành chính 789 tin, tạm đình chỉ 114 tin. Số chưa giải quyết 185 tin (có 09 tin vi phạm thời hạn giải quyết, chiếm 4,9% (giảm 9,1%, thấp hơn 5,1% so với kế hoạch). Thông qua công tác kiểm sát, VKSND hai cấp đã yêu cầu CQĐT khởi tố 11 vụ, 09 bị can; trực tiếp khởi tố yêu cầu điều tra 01 vụ; hủy bỏ 03 quyết định không khởi tố vụ án, 01 quyết định khởi tố bị can của Cơ quan cảnh sát điều tra; tiến hành 19 cuộc kiểm sát trực tiếp (tăng 01 cuộc, vượt 03 cuộc so với kế hoạch) đối với CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra về việc thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm; cùng với công tác kiểm sát thường xuyên, đã ban hành 29 kháng nghị, kiến nghị (giảm 07) yêu cầu CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khắc phục các vi phạm như: một số tin báo tội phạm, CQĐT còn để quá thời hạn giải quyết; chậm ra quyết định phân công Điều tra viên thụ lý, giải quyết hoặc ra quyết định phân công nhưng không gửi ngay cho Viện kiểm sát để phân công Kiểm sát viên kiểm sát việc giải quyết tin báo; sau khi thụ lý, Điều tra viên không kịp thời lập kế hoạch xác minh và tiến hành xác minh giải quyết ở một số tin báo... Các kiến nghị của Viện kiểm sát đều được các cơ quan hữu quan tiếp thu và khắc phục.
  • 42. 35 2.2.1.2. Kết quả kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra, truy tố các vụ án hình sự (Bảng 2.2 – Phụ lục- Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của VKSND tỉnh Đắk Lắk). - Năm 2014: Viện kiểm sát hai cấp đã kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra 1.877 vụ, 3.391 bị can, cũ 347 vụ, 599 bị can; án mới 1.530 vụ, 2.792 bị can, giảm 45 vụ, 121 bị can so với năm 2013. CQĐT đã giải quyết được 1.580 vụ, 2.915 bị can, đạt 84,2% (tăng 4,2% so với chỉ tiêu kế hoạch, giảm 0,9% so với năm 2013); trong đó, kết thúc điều tra đề nghị truy tố 1.463 vụ, 2.841 bị can (chiếm 92,6%); tạm đình chỉ 80 vụ, 31 bị can (theo khoản 1 Điều 160 BLTTHS); đình chỉ 37 vụ, 43 bị can (01 vụ, 01 bị can theo Điều 25 BLHS; 28 vụ, 35 bị can theo khoản 2 Điều 105 BLTTHS; 04 vụ theo khoản 1 Điều 107 BLTTHS; 04 vụ, 07 bị can theo khoản 7 Điều 107 BLTTHS). Còn ở CQĐT 297 vụ, 476 bị can (đang trong thời hạn điều tra). Viện kiểm sát hai cấp phải giải quyết 1.496 vụ, 2.958 bị can, cũ 32 vụ, 116 bị can; án mới 1.464 vụ, 2.842 bị can, giảm 39 vụ, 64 bị can so với năm 2013. Đã giải quyết được 1.452 vụ, 2.864 bị can, đạt 97% (tăng 2% so với chỉ tiêu kế hoạch, giảm 1,2% so với năm 2013); trong đó, quyết định truy tố 1.439 vụ, 2.836 bị can (chiếm 99,1%); tạm đình chỉ 02 vụ, 03 bị can (theo khoản 1 Điều 160 BLTTHS); đình chỉ 11 vụ, 25 bị can (02 vụ, 08 bị can theo Điều 25 BLHS; 06 vụ, 12 bị can theo khoản 2 Điều 105 BLTTHS; 01 bị can theo khoản 7 Điều 107 BLTTHS; 03 vụ, 04 bị can theo khoản 2 Điều 313 BLTTHS). Còn ở Viện kiểm sát 44 vụ, 94 bị can (đang trong thời hạn luật định). Tích cực chủ động phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết được 135 vụ án điểm (tăng 2,2% so với chỉ tiêu kế hoạch và tăng 1,6% so với năm 2013), 38 vụ án theo thủ tục rút gọn (giảm 01 vụ so với chỉ tiêu kế hoạch, tăng 14 vụ so với năm 2013).
  • 43. 36 Trước sự diễn biến phức tạp của một số hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm trên địa bàn tỉnh, VKSND tỉnh và các Viện kiểm sát cấp huyện đã tổng hợp tình hình, làm rõ nguyên nhân, điều kiện phát sinh và kịp thời ban hành 10 kiến nghị đề nghị các cơ quan, tổ chức hữu quan đề ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm trên địa bàn tỉnh (các cơ quan, tổ chức hữu quan đã có văn bản tiếp thu, đồng thời chỉ đạo các cấp, các ngành, các cơ quan có liên quan thực hiện tốt các nội dung kiến nghị của Viện kiểm sát). - Năm 2015: Viện kiểm sát hai cấp đã kiểm sát xét xử 1.594 vụ án, 2.943 bị cáo, án cũ 160 vụ, 324 bị cáo, án mới 1.434 vụ, 2.619 bị cáo (giảm 39 vụ, 326 bị cáo so với năm 2014). Toà án đã giải quyết được 1.450 vụ, 2.592 bị cáo, đạt 90,9%. Trong đó, xét xử 1.435 vụ, 2.577 bị cáo; tạm đình chỉ 03 vụ, 03 bị cáo (theo khoản 1 Điều 160 BLTTHS); đình chỉ 12 vụ, 12 bị cáo (01 vụ, 01 bị cáo theo khoản 1 Điều 25 BLHS; 08 vụ, 08 bị cáo theo khoản 2 Điều 105 BLTTHS; 03 vụ 03 bị cáo theo khoản 7 Điều 107 BLTTHS). Hiện còn 144 vụ, 351 bị cáo chưa xét xử (trong thời hạn luật định). VKSND tỉnh thụ lý thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử 591 vụ, 979 bị cáo, án cũ 18 vụ, 29 bị cáo, án mới 573 vụ, 950 bị cáo (tăng 24 vụ, 14 bị cáo so với năm 2014). Toà án đã giải quyết được 550 vụ, 916 bị cáo, đạt 93,1%; trong đó, xét xử 521 vụ, 872 bị cáo; đình chỉ 29 vụ, 44 bị cáo (do rút kháng cáo và rút kháng nghị). Hiện còn 41 vụ, 63 bị cáo chưa xét xử (trong thời hạn luật định). VKSND tỉnh thụ lý thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử 08 vụ, 11 bị cáo, án cũ 03 vụ, 03 bị cáo (án tái thẩm do Viện kiểm sát kháng nghị) án mới 05 vụ, 08 bị cáo (án giám đốc thẩm do TAND tỉnh kháng nghị), tăng 08 vụ, 11 bị cáo so với năm 2014; Toà án đã giải quyết 100%. - Năm 2016: Viện kiểm sát hai cấp đã kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra 1.637 vụ, 2.702 bị can (cũ 313 vụ, 486 bị can; án mới 1.324
  • 44. 37 vụ, 2.216 bị can; giảm 163 vụ, 354 bị can so với năm 2015). CQĐT đã giải quyết được 1.340 vụ, 2.366 bị can, đạt 81,9% về số vụ và 87,5% về số bị can (vượt 1,9% so với chỉ tiêu kế hoạch, giảm 4,3% so với năm 2015); trong đó, kết thúc điều tra đề nghị truy tố 1.304 vụ, 2.309 bị can (chiếm 97,3%); đình chỉ 36 vụ, 57 bị can (27 vụ, 32 bị can theo khoản 2 Điều 105 BLTTHS; 01 vụ theo khoản 1 Điều 107 BLTTHS (Hạt kiểm lâm vườn Quốc gia Yok Đôn ra quyết định khởi tố vụ án về tội Vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng (chưa khởi tố bị can), sau đó chuyển CQĐT Công an huyện Buôn Đôn để điều tra xử lý. Trong quá trình điều tra, CQĐT Công an huyện Buôn Đôn xác định không có sự việc phạm tội, nên đã ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án theo khoản 1 Điều 107 BLTTHS); 02 bị can theo khoản 5 Điều 107 BLTTHS; 02 vụ, 04 bị can theo khoản 7 Điều 107 BLTTHS; 01 vụ, 01 bị can theo khoản 2 Điều 107 BLTTHS (vụ Phạm Xuân Thiện, có báo cáo giải trình gửi kèm); 05 vụ, 18 bị can theo khoản 1 Điều 25 BLHS). Tạm đình chỉ 93 vụ, 32 bị can (theo khoản 1 Điều 160 BLTTHS). Còn ở CQĐT 204 vụ, 304 bị can (đang trong thời hạn điều tra). Thông qua công tác kiểm sát, Viện kiểm sát hai cấp đã huỷ bỏ 04 quyết định không khởi tố vụ án, 02 quyết định khởi tố bị can; trực tiếp khởi tố 01 vụ, 03 bị can; không phê chuẩn lệnh bắt bị can để tạm giam 04 bị can; ban hành 13 kiến nghị (thiếu 03 kiến nghị so với chỉ tiêu kế hoạch và tăng 04 kiến nghị so với năm 2015) yêu cầu CQĐT khắc phục các vi phạm trong hoạt động điều tra, như: một số vụ án không kịp thời tiến hành điều tra, thu thập chứng cứ, dẫn đến phải gia hạn thời hạn điều tra; vi phạm trong việc thu thập chứng cứ, lập hồ sơ vụ án; việc thực hiện các yêu cầu điều tra của Viện kiểm sát chưa đầy đủ, chưa kịp thời, dẫn đến một số vụ án phải trả để điều tra bổ sung; một số vụ án, CQĐT ban hành các quyết định tố tụng không đúng quy định của pháp luật… Các kiến nghị của Viện kiểm sát đều được CQĐT tiếp thu và đề
  • 45. 38 ra biện pháp khắc phục. - Năm 2017: Viện kiểm sát hai cấp đã kiểm sát chặt chẽ 100% vụ án hình sự ngay từ khi khởi tố vụ án và trong suốt quá trình điều tra, kịp thời ban hành 1.366 bản yêu cầu điều tra vụ án; tham gia hỏi cung, trực tiếp hỏi cung, phúc cung bị can đối với 820 vụ án; thông qua đó đã yêu cầu thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố 01 vụ, 01 bị can; hủy bỏ 01 quyết định đình chỉ điều tra vụ án và 02 quyết định đình chỉ điều tra vụ án đối với bị can không có căn cứ của Cơ quan cảnh sát điều tra. Viện kiểm sát hai cấp thụ đã kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra 1.611 vụ, 2.702 bị can. CQĐT đã giải quyết được 1.364 vụ, 2.251 bị can, đạt 84,7% về số vụ và 83,3% về số bị can (vượt 4,7). Viện kiểm sát hai cấp đã giải quyết được 1.222 vụ, 2.171 bị can/1.238 vụ, 2.207 bị can (vượt 3,7%). Thông qua công tác kiểm sát, đã ban hành 11 kiến nghị yêu cầu CQĐT khắc phục các vi phạm trong hoạt động điều tra; 13 kiến nghị đề nghị các cơ quan, tổ chức hữu quan đề ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm trên địa bàn tỉnh. - Năm 2018, tiếp tục chú trọng trong việc phê chuẩn các lệnh, quyết định, kiên quyết không phê chuẩn lệnh bắt, tạm giữ, tạm giam đối với những trường hợp không có căn cứ để bắt theo quy định của BLTTHS; từ chối phê chuẩn các quyết định khởi tố bị can không có căn cứ nhằm bảo đảm các quyết định phê chuẩn của Viện kiểm sát đều có căn cứ, đúng pháp luật; trực tiếp lấy lời khai người bị bắt, người bị tạm giữ 380 trường hợp; hủy bỏ 02 quyết định đình chỉ điều tra vụ án, 01 quyết định đình chỉ điều tra vụ án đối với bị can không có căn cứ, trái pháp luật của CQĐT; ban hành 15 kiến nghị (tăng 04 kiến nghị) yêu cầu CQĐT khắc phục các vi phạm trong hoạt động điều tra. VKSND hai cấp chủ trì, phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng cùng cấp rà soát, phân loại án tạm đình chỉ theo đúng quy định của pháp luật,