SlideShare a Scribd company logo
1 of 83
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRẦN HỮU NAM
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG CHỨNG
TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐẮK LẮK
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
ĐẮK LẮK - NĂM 2019
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRẦN HỮU NAM
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG CHỨNG
TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐẮK LẮK
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 8. 38. 01. 02
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS. TS. HOÀNG THẾ LIÊN
ĐẮK LẮK - NĂM 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Trần Hữu Nam Học viên lớp cao học luật hiến pháp và luật
hành chính Học viện Khoa Học xã hội
Tôi xin cam đoan như sau:
Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của GS.TS. Hoàng Thế Liên.
Công trình nghiên cứu này không trùng lắp với bất kỳ nghiên cứu nào
khác đã được công bố tại tại Đắk Lắk.
Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung
thực và khách quan.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này./
Đắk Lắk, ngày 31 tháng 10 năm 2019
Người cam đoan
Trần Hữu Nam
LỜI CẢM ƠN
Luận văn là kết quả của một quá trình Học tập, nghiên cứu, kết hợp với
kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình công tác và cùng với sự nỗ lực cố gắng
của bản thân.
Đạt được kết quả này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến quý
Thầy, Cô giáo Học viện Khoa học xã hội đã nhiệt tình truyền đạt các kiến thức
quý báu trong thời gian qua, đã tạo tiền đề và nền tảng vững chắc cho quá trình
nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến GS.TS.
Hoàng Thế Liên là người trực tiếp hướng dẫn khoa Học và đã dày công giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng chân thành cảm ơn đến tập thể Công chức ngành Tư pháp tỉnh
Đắk Lắk đã nhiệt tình hỗ trợ cung cấp thông tin, nguồn số liệu quan trọng để tôi
nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp hữu ích cho
luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, người thân luôn bên cạnh
động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn chỉnh luận văn tốt
nghiệp.
Mặc dù bản thân đã rất cố gắng nhưng luận văn không thể không tránh
khỏi những khiếm khuyết, tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của quý
Thầy,Cô giáo; quý bạn đọc để luận văn được hoàn thiện hơn trong thời gian tới.
Xin chân thành cảm ơn!
Đắk Lắk, ngày 31 tháng 10 năm 2019
Học viên thực hiện
Trần Hữu Nam
MỤC LỤC
1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn..............................................................................6
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn..................................................8
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn.......................................................8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn........................................................9
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn...................................9
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ...............................................................10
7. Kết cấu luận văn ......................................................................................................10
Chương 1 .....................................................................................................................11
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÔNG CHỨNG ...........11
1.1. Công chứng...........................................................................................................11
1.1.1. Khái niệm công chứng......................................................................................11
1.1.2. Phân loại công chứng ........................................................................................14
1.2. Quản lý nhà nước về công chứng.........................................................................15
1.2.1. Khái niệm ..........................................................................................................15
1.2.2. Chủ thể quản lý nhà nước về công chứng .........................................................18
1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước về công chứng.......................................................21
1.2.4. Sự cần thiết quản lý nhà nước đối với các công chứng.....................................26
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về công chứng...............................29
1.3.1. Mức độ hoàn thiện của thể chế quản lý nhà nước về công chứng ....................29
1.3.2. Năng lực quản lý nhà nước về công chứng .......................................................30
1.3.3. Nhu cầu xã hội về công chứng và sự phát triển của công chứng ......................31
Tiểu kết chương 1........................................................................................................31
Chương 2 .....................................................................................................................32
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG CHỨNG TỪ THỰC TIỄN
TỈNH ĐẮK LẮK.........................................................................................................32
2.1. Khái quát vị trí địa lý, tình hình dân cư, kinh tế - xã hội của Đắk Lắk có ảnh
hưởng đến hoạt động công chứng ...............................................................................32
2.1.1.Đặc điểm tự nhiên...............................................................................................32
2.1.2.Đặc điểm hành chính, kinh tế, xã hội .................................................................33
2.1.3. Đặc điểm dân cư................................................................................................34
2.2. Thực trạng Quản lý nhà nước về công chứng từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk.............36
2.2.1. Về xây dựng và ban hành các văn bản quản lý nhà nước .................................36
2.2.2. Tổ chức bộ máy, nhân lực quản lý nhà nước về công chứng của tỉnh Đắk Lắk39
2.2.3. Mạng lưới các công chứng ................................................................................40
2.2.4 Thực hiện chủ trương chuyển giao các hợp đồng, giao dịch từ UBND cấp
huyện, UBND cấp xã sang các công chứng ................................................................45
2.2.5. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các công chứng..............................45
2.3. Đánh giá thực trạng Quản lý nhà nước về công chứng từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk
.....................................................................................................................................49
2.3.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân .....................................................................49
2.3.2. Hạn chế, bất cập và nguyên nhân ......................................................................53
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2..............................................................................................56
Chương 3 .....................................................................................................................58
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI.......................58
VỚI CÔNG CHỨNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK.......................................58
3.1. Định hướng hoàn thiện Quản lý nhà nước về công chứng từ thực tiễn tỉnh Đắk
Lắk...............................................................................................................................58
3.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường Quản lý nhà nước về công chứng từ thực tiễn
tỉnh Đắk Lắk ................................................................................................................59
3.2.1. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý nhà nước về công chứng trên
địa bàn tỉnh ..................................................................................................................59
3.2.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ công chứng viên theo hướng chuyên nghiệp hoá
.....................................................................................................................................61
3.2.3. Tiếp tục quy hoạch và thực hiện có hiệu quả quy hoạch phát triển công chứng
đến năm 2020...............................................................................................................63
3.2.4. Xây dựng cơ sở dữ liệu ngăn chặn cho công chứng..........................................66
3.2.5. Bổ sung số lượng và nâng cao năng lực đội ngũ làm công tác quản lý nhà nước
về công chứng..............................................................................................................68
3.2.6. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quan điểm của Đảng và pháp
luật của Nhà nước về công chứng ...............................................................................69
3.2.7. Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra của Sở Tư pháp đối với các
công chứng...................................................................................................................72
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3..............................................................................................73
PHẦN KẾT LUẬN .....................................................................................................74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................75
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn
Hoạt động công chứng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế-
xã hội. Dưới góc độ các giao dịch về dân sự, văn bản công chứng là một trong
những công cụ pháp lý không thể thiếu nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp,
phòng ngừa tranh chấp, tạo ra sự ổn định trong các quan hệ giao dịch của các tổ
chức và cá nhân. Mặt khác, về phương diện Nhà nước, văn bản công chứng tạo
ra một bằng chứng xác thực, kịp thời, không ai có thể phản bác, chối cãi, trừ
trường hợp có ý kiến của người thứ ba và được quá trình tố tụng tuyên bố vô
hiệu. Về giá trị pháp lý, văn bản công chứng có hiệu lực thi hành đối với các
bên có liên quan, trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ
của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Toà án giải quyết theo quy định của
pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng có thoả thuận khác. Văn
bản công chứng có giá trị chứng cứ, những tình tiết, sự kiện trong văn bản công
chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Toà án tuyên bố là vô hiệu.
Chế định về công chứng được ghi nhận trong Bộ luật Dân sự năm 1995,
Bộ luật Dân sự 2005, Bộ luật dân sự 2015 và các luật chuyên ngành, do đó văn
bản được công chứng có giá trị giao kết công chứng viên với vai trò như một
thẩm phán “phòng ngừa”, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho cá nhân, tổ chức
trong các giao dịch. Đồng thời, đây là cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp
khi buộc các bên tham gia giao dịch phải xác nhận tính xác thực của hợp đồng,
cũng như địa vị, trách nhiệm pháp lý trong tham gia giao dịch. Vì vậy, việc bắt
buộc công chứng các loại hợp đồng trong giao dịch liên quan đến kinh tế, dân
sự buộc các bên giao kết có nghĩa vụ thi hành, sẽ tránh được nhiều rắc rối trừ
Toà án tuyên vô hiệu. Thông qua việc đảm bảo tính an toàn pháp lý cho các
hợp đồng, giao dịch dân sự và kinh tế, hoạt động công chứng đã góp phần tạo
lập môi trường pháp lý tin cậy cho các hoạt động đầu tư kinh doanh, thương
mại. Đồng thời, cũng góp phần quan trọng vào tiến trình cải cách hành chính và
cải cách tư pháp, được Ban Chỉ đạo cải cách Tư pháp Trung ương ghi nhận và
đánh giá cao.
Tuy nhiên, từ thực tiễn triển khai thực hiện Luật công chứng cho thấy,
hoạt động công chứng đã bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế như: công chứng là dịch
vụ công, do thiếu quy hoạch tổng thể phát triển công chứng, có địa bàn các Văn
phòng công chứng phát triển quá nhanh, trong khi đó nhiều địa bàn, nhất là ở
các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa lại không có công chứng để cung cấp
dịch vụ này cho người dân; chất lượng đội ngũ công chứng viên, chất lượng
hoạt động công chứng còn nhiều bất cập; nhiều công chứng được thành lập
theo loại hình doanh nghiệp tư nhân (Văn phòng công chứng do một công
chứng viên thành lập), thiếu tính ổn định, chưa bền vững; chưa xác định rõ địa
vị pháp lý, quyền và trách nhiệm của công chứng viên; tiêu chuẩn, điều kiện bổ
nhiệm công chứng viên có điểm còn dễ dãi, thiếu quy định về chế độ bồi dưỡng
bắt buộc đối với công chứng viên đang hành nghề nên khó bảo đảm chất lượng
văn bản công chứng; quy định về điều kiện thành lập Văn phòng công chứng
chưa gắn với tính chất đặc thù của nghề công chứng; thực tiễn hoạt động công
chứng phát sinh nhiều vấn đề như Văn phòng công chứng tạm ngừng hoạt
động, chuyển nhượng Văn phòng công chứng, công chứng viên làm việc theo
chế độ hợp đồng nhưng chưa có quy định điều chỉnh dẫn đến lúng túng trong
thực hiện; các quy định về quản lý nhà nước đối với hoạt động công chứng còn
chưa đầy đủ, thiếu chặt chẽ, chưa theo kịp với sự phát triển và yêu cầu xã hội
hoá; thiếu quy định về việc công chứng viên tham gia tổ chức xã hội - nghề
nghiệp để phát huy vai trò tự quản của công chứng viên phù hợp với đặc thù
của nghề công chứng và thông lệ quốc tế…
Là một địa bàn thuộc khu vực Tây Nguyên, tỉnh Đắk Lắk có 16 công
chứng, trong đó có 14 Văn phòng công chứng và 02 Phòng công chứng được
bố trí trên địa bàn 13 huyện, 01 thị xã và 01 thành phố. Việc phát triển của các
Văn phòng công chứng trong xu hướng xã hội hoá dịch vụ công trên địa bàn
tỉnh Đắk Lắk đã đặt ra những nội dung, yêu cầu quản lý nhà nước đối với các
Văn phòng công chứng là hết sức cần thiết và rất quan trọng. Đặc biệt, với sự
ra đời của Luật công chứng năm 2014 có hiệu lực ngày 01/01/2015 đã đặt ra
nhiều vấn đề triển khai trong thực tiễn quản lý nhà nước đối với các Công
chứng nói chung, ở tỉnh Đắk Lắk nói riêng. Đê nâng cao hiệu lực, hiệu quả
quản lý nhà nước về công chứng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã đặt ra nhiều vấn
đề lý luận, pháp lý cần phải giải đáp thấu đáo, có căn cứ khoa Họcvà thực tiễn.
Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Quản lý nhà nước về công chứng từ thực tiễn
tỉnh Đắk Lắk” là yêu cầu tất yếu khách quan, cấp thiết cả về lý luận và thực
tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Tìm hiểu tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài: “Quản lý nhà nước
về công chứng từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk”, cho thấy các nhà khoa Học đã tiếp
cận theo nhiều cách, với những cấp độ khác nhau. Có thể kể đến một số công
trình khoa Học như:
Tình hình nghiên cứu trên đây cho thấy, các sách chuyên khảo, luận án,
luận văn đều đã tiếp cận ở những nội dung cụ thể có liên quan đến đề tài để giải
quyết mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề ra. Trong chừng mực nhất định, các
nghiên cứu trên đây đã góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn
quan trọng về quản lý nhà nước về công chứng.
Tuy vậy, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn
diện, có hệ thống và chuyên biệt về “Quản lý nhà nước về công chứng từ
thực tiễn tỉnh Đắk Lắk”. Luận văn là công trình khoa Học đầu tiên nghiên cứu
một cách toàn diện, chuyên biệt và có hệ thống về vấn đề này dưới góc độ của
khoa Họcluật hiến phápvà luật hành chính. Với kết quả nghiên cứu của luận
văn, chúng tôi hy vọng sẽ góp phần khắc phục trình trạng nêu trên.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Mục đích nghiên cứu của luận văn:
Luận văn hướng tới làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực trạng quản lý nhà
nước về công chứng để đưa ra các quan điểm, phương hướng và giải pháp hoàn
thiện Quản lý nhà nước về công chứng từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk.
Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn:
Để thực hiện mục đích trên đây, luận văn có các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, xây dựng cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về công chứng
thông qua việc làm rõ khái niệm công chứng; đặc điểm công chứng; vai trò của
công chứng; phân tích, rút ra khái niệm quản lý nhà nước về công chứng; xác
định nội dung và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về công chứng.
Thứ hai, trên cơ sở phân tích thực trạng Quản lý nhà nước về công chứng
từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk, luận văn đánh giá chung về những kết quả đạt được,
những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế này.
Thứ ba, trên cơ sở hệ thống lý thuyết của chương 1, kết quả phân tích,
đánh giá thực trạng ở chương 2, luận văn đề xuất các quan điểm, phương
hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với tổ chức hành nghề
chứng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu của luận văn:
Luận văn xác định đối tượng nghiên cứu là Quản lý nhà nước về công
chứng từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn:
Từ yêu cầu của mã số và chuyên ngành Luật Hiến pháp và luật hành
chính, luận văn xác định phạm vi nghiên cứu gồm các nội dung quản lý nhà
nước về công chứng theo nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đắk
Lắk và Sở Tư pháp từ năm 2013 đến nay.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở pháp luận của chủ nghĩa Mác-
Lênin về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan
điểm, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam về quản lý nhà
nước về công chứng- đối tượng có tính đặc thù cao. Đồng thời, luận văn sử
dụng các phương pháp cụ thể khác như phân tích, tổng hợp, so sánh, dự báo để
chọn lọc tri thức khoa học để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu của chủ đề luận
văn.
Phương pháp tổng hợp được sử dụng trong việc hệ thống hoá các vấn đề
lý luận về quản lý nhà nước về công chứng, làm cơ sở khoa học cho việc
nghiên cứu làm rõ khái niệm, đặc điểm và vai trò của công chứng và các yếu tố
ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về công chứng.
Phương pháp phân tích được sử dụng trên cơ sở lý thuyết đã có vào việc
luận giải các nội dung cụ thể về Quản lý nhà nước về công chứng từ thực tiễn
tỉnh Đắk Lắk; phương pháp thống kê và so sánh được sử dụng để nhận diện
thực trạng Quản lý nhà nước về công chứng từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk trong
từng giai đoạn lịch sử cụ thể, giúp việc phân tích vấn đề có tính hệ thống và
toàn diện. Trên cơ sở đó, giúp việc đánh giá thực trạng Quản lý nhà nước về
công chứng từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk bảo đảm tính chính xác, khách quan và
khoa học.
Phương pháp dự báo được sử dụng nhằm tích hợp các cơ sở khoa Học
trong nhận diện quy luật vận động từ quá khứ, hiện tại và tương lai để đưa ra
những nhận định về xu hướng vận động và phát triển của các công chứng trên
địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Từ đó đề xuất quan điểm, phương hướng và giải pháp
hoàn thiện quản lý nhà nước đối với tổ chức hành nghề chứng trên địa bàn tỉnh
Đắk Lắk trong thời gian tới.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Ý nghĩa lý luận: kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là những bổ sung
quan trọng vào lý luận Luật Hiến pháp và luật hành chính; góp phần làm sáng
tỏ những quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và nhận thức của tổ chức, cá
nhân về vai trò quan trọng của công chứng và sự cần thiết của quản lý nhà nước
về công chứng.
Ý nghĩa thực tiễn: luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong
hoạch định chiến lược xây dựng, hoàn thiện pháp luật về công chứng và trong
thực tiễn hoạt động quản lý nhà nước về công chứng; trong nghiên cứu khoa
học, giảng dạy và Học tập tại các cơ sở đào tạo chuyên ngành hành chính và
quản lý nhà nước; các khoá bồi dưỡng công chứng viên.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, các chữ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo và
phụ lục, nội dung luận văn được kết cấu thành 3 chương, bao gồm:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về công chứng;
Chương 2: Thực trạng Quản lý nhà nước về công chứng từ thực tiễn tỉnh Đắk
Lắk;
Chương 3: Quan điểm, phương hướng và giải pháp hoàn thiện Quản lý nhà
nước về công chứng từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÔNG
CHỨNG
1.1. Công chứng
1.1.1. Khái niệm công chứng
Công chứng
Tại Việt Nam công chứng với tư cách là một thể chế pháp lý hình thành
khá sớm từ những năm 1930, nhưng đến năm 1987 thuật ngữ "công chứng"
mới được sử dụng một cách rộng rãi. Cho đến nay, nước ta đã có 6 khái niệm
khác nhau về công chứng phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về công
chứng trong các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước ta. Cụ thể như sau:
Một là, Thông tư số 574/QLTPK ngày 10/10/1987 của Bộ Tư pháp
Công chứng nhà nước là một hoạt động của nhà nước, nhằm giúp công dân, các
cơ quan, tổ chức lập và xác nhận các văn bản sự kiện có ý nghĩa pháp lý, hợp
pháp hoá các văn bản, sự kiện đó, làm cho các văn bản, sự kiện đó có hiệu lực
thực hiện. Bằng hoạt động trên, công chứng nhà nước tạo ra những đảm bảo
pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, các cơ quan, tổ chức
phù hợp với Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, ngăn ngừa vi phạm pháp luật, giúp cho việc giải quyết các tranh chấp
được thuận lợi, góp phần tăng cường pháp chế XHCN.
Hai là, Nghị định số 45/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày
27/02/1991 về tổ chức và hoạt động công chứng nhà nước quy định:
Công chứng là việc chứng nhận xác thực các hợp đồng và giấy tờ theo
quy định của pháp luật, nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân và
cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội (sau đây gọi tắt là các tổ
chức), góp phần phòng ngừa vi phạm pháp luật, tăng cường pháp chế XHCN.
Các hợp đồng và giấy tờ đã được công chứng có giá trị chứng cứ.
Ba là, Nghị định số 31/CP ngày 18/5/1996 của Chính phủ về tổ chức và
hoạt động công chứng nhà nước quy định:
Công chứng là việc chứng nhận xác thực của các hợp đồng và giấy tờ
theo quy định của pháp luật, nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân
và cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội (sau đây gọi tắt là các tổ
chức), góp phần phòng ngừa vi phạm pháp luật, tăng cường pháp chế XHCN.
Các hợp đồng và giấy tờ đã được công chứng nhà nước chứng nhận hoặc
UBND cấp có thẩm quyền chứng thực có giá trị chứng cứ, trừ trường hợp bị
Toà án nhân dân tuyên bố là vô hiệu.
Bốn là, Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 của Chính phủ về
công chứng, chứng thực, tại điều 2 quy định: "Công chứng là việc Phòng Công
chứng chứng nhận tính xác thực của hợp đồng được giao kết hoặc giao dịch
khác được xác lập trong quan hệ dân sự, thương mại và quan hệ xã hội khác
(Sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch) và thực hiện các việc khác theo quy định
của Nghị định này". Đáng chú ý, Nghị định này đã có sự phân định rõ khái
niệm công chứng và chứng thực, điều mà các Nghị định trước đây chưa làm rõ
được, bản chất của hành vi công chứng là:"chứng nhận tính xác thực của hợp
đồng", còn hành vi chứng thực lại chỉ là việc "xác nhận sao y giấy tờ, hợp
đồng, giao dịch và chữ ký của cá nhân". Như vậy, theo quy định nêu trên, hành
vi công chứng chính là việc xác lập giá trị pháp lý cho văn bản, hợp đồng; còn
hành vi chứng thực chỉ đơn thuần là việc sao lại các văn bản, hợp đồng mà thôi.
Năm là, Luật Công chứng năm 2006 quy định: "Công chứng là việc công
chứng viên chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch
khác (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch) bằng văn bản mà theo quy định của
pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công
chứng" .
Sáu là, Luật Công chứng năm 2014 quy định: “Công chứng là việc công
chứng viên của một công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp
đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch),
tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn
bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng
Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng
hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng” . Có thể nhận thấy,
những khái niệm về công chứng gắn liền với những thay đổi của xã hội nước
ta. Ở các giai đoạn phát triển khác nhau thì khái niệm về công chứng rõ ràng có
những thay đổi nhất định. Sự thay đổi này thể hiện quan điểm của nhà nước ta
về công chứng cũng như trình độ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, nhưng xét
về bản chất và mục đích của hành vi thì vẫn không thay đổi. Từ các quy định
pháp luật trên đây, có thể hiểu: Công chứng là việc công chứng viên của các
công chứng, theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức hoặc quy định của pháp luật,
chứng nhận tính hợp pháp, tính xác thực của các văn bản hợp đồng, giao dịch
nhằm đảm bảo lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ
chức.
Công chứng là một dạng tổ chức xã hội - nghề nghiệp được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền cho phép thành lập, công nhận điều lệ và có hội viên là cá
nhân, tổ chức tự nguyện đóng góp tài nhằm phục vụ mục đích của hội và nhu
cầu chung của xã hội, là pháp nhân khi tham gia quan hệ dân sự. Hội viên có
thể bao gồm cả cá nhân và tổ chức, tài sản của loại tổ chức này được hình thành
chủ yếu từ sự đóng góp tự nguyện của các hội viên hoặc hội phí, nhằm phục vụ
cho nhu cầu chung của hội viên và mục đích của tổ chức. Các tổ chức này có
chung đặc điểm là:
- Thành lập theo sang kiến của nhà nước
- Hình thành theo các quy định của nhà nước và được quản lý chặt chẽ bởi cơ
quan nhà nước.
- Hỗ trợ nhà nước giải quyết một số vấn đề xã hội
- Hoạt động tự quản, cơ cấu do nội bộ tổ chức quyết định, hoạt động không
mang tính quyền lực chính trị và hoàn toàn tự nguyện.
Với cách hiểu tổ chức có nghĩa là quá trình sắp xếp và bố trí các công
việc, giao quyền hạn và phân phối các nguồn lực của tổ chức sao cho chúng
đóng góp một cách tích cực và có hiệu quả vào mục tiêu chung, thì công chứng
là tổ chức của những người hành nghề công chứng, bao gồm các công chứng
viên thực hiện nhiệm vụ công chứng.
1.1.2. Phân loại công chứng
Công chứng được thực hiện dưới 2 hình thức tổ chức hành nghề là phòng
công chứng và văn phòng công chứng.
Phòng công chứng
Phòng công chứng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập, là
đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp, có trụ sở, con dấu và tài khoản
riêng. Người đại diện theo pháp luật của Phòng công chứng là Trưởng phòng.
Trưởng phòng công chứng phải là công chứng viên, do Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Tên gọi của Phòng công chứng
bao gồm cụm từ “Phòng công chứng” kèm theo số thứ tự thành lập và tên của
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Phòng công chứng được thành lập.
Phòng công chứng sử dụng con dấu không có hình quốc huy. Phòng công
chứng được khắc và sử dụng con dấu sau khi có quyết định thành lập. Thủ tục,
hồ sơ xin khắc dấu, việc quản lý, sử dụng con dấu của Phòng công chứng được
thực hiện theo quy định của pháp luật về con dấu.
Văn phòng công chứng
Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định và các
văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đối với loại hình công ty hợp
danh. Văn phòng công chứng phải có từ hai công chứng viên hợp danh trở lên.
Văn phòng công chứng không có thành viên góp vốn. Người đại diện theo pháp
luật của Văn phòng công chứng là Trưởng Văn phòng. Trưởng Văn phòng
công chứng phải là công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng và
đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên. Tên gọi của Văn phòng công
chứng phải bao gồm cụm từ “Văn phòng công chứng” kèm theo họ tên của
Trưởng Văn phòng hoặc họ tên của một công chứng viên hợp danh khác của
Văn phòng công chứng do các công chứng viên hợp danh thỏa thuận, không
được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của công chứng khác, không được vi
phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân
tộc. Văn phòng công chứng phải có trụ sở đáp ứng các điều kiện do Chính phủ
quy định. Văn phòng công chứng có con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo
nguyên tắc tự chủ về tài chính bằng nguồn thu từ phí công chứng, thù lao công
chứng và các nguồn thu hợp pháp khác. Văn phòng công chứng sử dụng con
dấu không có hình quốc huy. Văn phòng công chứng được khắc và sử dụng con
dấu sau khi có quyết định cho phép thành lập. Thủ tục, hồ sơ xin khắc dấu, việc
quản lý, sử dụng con dấu của Văn phòng công chứng được thực hiện theo quy
định của pháp luật về con dấu.
1.2. Quản lý nhà nước về công chứng
1.2.1. Khái niệm
Quản lý nhà nước chỉ xuất hiện và tồn tại cùng với sự ra đời và tồn tại
của Nhà nước.Theo nghĩa rộng, quản lý nhà nước là hoạt động tổ chức, điều
hành của cả bộ máy nhà nước, là sự tác động, tổ chức của quyền lực nhà nước
trên các phương diện lập pháp, hành pháp và tư pháp. Theo cách hiểu này, quản
lý nhà nước là hoạt động của cả ba hệ thống cơ quan nhà nước: cơ quan lập
pháp, cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp. Quản lý nhà nước có các đặc
điểm sau:
Một là, chủ thể quản lý nhà nước là các cơ quan, công chức trong bộ máy
nhà nước được trao quyền lực công gồm: quyền lập pháp, quyền hành pháp và
quyền tư pháp.
Hai là, đối tượng quản lý của nhà nước là tất cả các cá nhân, tổ chức sinh
sống và hoạt động trong phạm vi lãnh thổ quốc gia.
Ba là, quản lý nhà nước có tính toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời
sống xã hội: chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại
giao,…
Mục tiêu của quản lý nhà nước là phục vụ Nhân dân, duy trì sự ổn định
và phát triển bền vững trong xã hội.
Theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nước chủ yếu là quá trình tổ chức, điều
hành của hệ thống cơ quan hành chính nhà nước đối với quá trình xã hội và
hành vi hoạt động của con người theo pháp luật nhằm đạt được những mục
tiêu, yêu cầu của nhiệm vụ quản lý nhà nước. Đồng thời, các cơ quan nhà nước
nói chung còn thực hiện các hoạt động có tính chất chấp hành, điều hành, tính
chất hành chính nhà nước nhằm xây dựng tổ chức bộ máy và củng cố công tác
nội bộ của mình, chẳng hạn ra quyết định thành lập, chia tách, sáp nhập các đơn
vị tổ chức thuộc bộ máy của mình; đề bạt, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công
chức, ban hành quy chế làm việc nội bộ … Quản lý nhà nước theo nghĩa hẹp
còn đồng nghĩa với khái niệm quản lý hành chính nhà nước với các đặc điểm
sau đây:
Thứ nhất, quản lý hành chính nhà nước là hoạt động mang tính quyền lực
nhà nước
Quyền lực nhà nước trong quản lý hành chính nhà nước trước hết thể
hiện ở việc các chủ thể có thẩm quyền thể hiện ý chí nhà nước thông qua
phương tiện nhất định, trong đó phương tiện cơ bản và đặc biệt quan trọng
được sử dụng là văn bản quản lý hành chính nhà nước. Bằng việc ban hành văn
bản, chủ thể quản lý hành chính nhà nước thể hiện ý chí của mình dưới dạng
các chủ trương, chính sách pháp luật nhằm định hướng cho hoạt động xây dựng
và áp dụng pháp luật; dưới dạng quy phạm pháp luật nhằm cụ thể hoá các quy
phạm pháp luật của cơ quan quyền lực nhà nước và của cấp trên thành những
quy định chi tiết để có thể triển khai thực hiện trong thực tiễn; dưới dạng các
mệnh lệnh cá biệt nhằm áp dụng pháp luật vào thực tiễn, trực tiếp thực hiện
quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ quản lý; dưới dạng những
mệnh lệnh chỉ đạo cấp dưới trong hoạt động, nhằm tổ chức thực hiện pháp luật
trong thực tiễn; dưới dạng những thông tin hướng dẫn đối lập với cấp dưới
nhằm đảm bảo sự thống nhất, có hệ thống của bộ máy hành chính nhà nước.
Thứ hai, quản lý hành chính nhà nước là hoạt động được tiến hành bởi
những chủ thể có quyền năng hành pháp
Cách hiểu phổ biến hiện nay thì Nhà nước có ba quyền năng: lập pháp,
hành pháp và tư pháp. Trong đó, quyền năng hành pháp trước hết và chủ yếu
thuộc về các cơ quan hành chính nhà nước, tuy nhiên, trong rất nhiều hoạt động
khác như: việc ổn định tổ chức nội bộ của các cơ quan nhà nước, hoạt động
quản lý được tiến hành bởi các Bộ, … Trong những trường hợp này, quyền
năng hành pháp cũng thể hiện rõ nét và nếu xét về bản chất thì tương đồng với
hoạt động hành pháp của các cơ quan hành chính nhà nước.
Thứ ba, quản lý hành chính nhà nước là hoạt động có tính thống nhất,
được tổ chức chặt chẽ.
Để đảm bảo tính pháp chế trong hoạt động hành pháp, bộ máy các cơ
quan hành pháp được tổ chức thành một khối thống nhất từ trung ương đến địa
phương, đứng đầu là Chính phủ, nhờ đó các hoạt động của bộ máy được chỉ
đạo, điều hành thống nhất, bảo đảm lợi ích chung của cả nước, đảm bảo sự liên
kết, phối hợp nhịp nhàng giữa các địa phương tạo ra sức mạnh tổng hợp, tránh
được sự cục bộ, phân hoá giữa các địa phương hay vùng miền khác nhau. Tuy
nhiên, do mỗi địa phương đều có những nét đặc thù riêng về điều kiện kinh tế -
xã hội, nên để có thể phát huy tối đa những thế mạnh của từng địa phương, tạo
sự năng động, sáng tạo trong quản lý điều hành, bộ máy hành chính còn được
tổ chức theo hướng phân cấp, trao quyền tự quyết, tạo sự chủ động, sáng tạo
cho chính quyền địa phương.
Thứ tư, hoạt động quản lý hành chính nhà nước mang tính chấp hành và
điều hành
Tính chấp hành và điều hành của hoạt động quản lý hành chính nhà nước
thể hiện trong việc những hoạt động này được tiến hành trên cơ sở pháp luật và
nhằm mục đích thực hiện pháp luật, cho dù đó là hoạt động chủ động sáng tạo
của chủ thể quản lý thì cũng không được vượt quá khuôn khổ pháp luật, điều
hành cấp dưới, trực tiếp áp dụng pháp luật hoặc tổ chức những hoạt động thực
tiễn … trên cơ sở quy định pháp luật nhằm hiện thực hoá pháp luật.
Từ đó, quản lý nhà nước là một dạng đặc biệt của quản lý, được sử dụng
các quyền lực nhà nước như lập pháp, hành pháp và tư pháp để quản lý mọi
lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong đó, quản lý nhà nước mang tính quyền lực
đặc biệt là tính tổ chức cao, có mục tiêu chiến lược, chương trình kế hoạch để
thực hiện mục tiêu hơn cả là quản lý nhà nước ở Việt Nam mang tính nguyên
tắc tập trung dân chủ. Quản lý nhà nước không có sự tách biệt tuyệt đối giữa
chủ thể quản lý và khách thể quản lý, nó luôn đảm bảo tính liên tục, ổn định
trong tổ chức.
Quản lý nhà nước đối với các công chứng là việc Nhà nước dùng các
biện pháp, công cụ có được tác động vào lĩnh vực công chứng để hệ thống các
công chứng hoạt động theo đúng định hướng, mục tiêu mà Nhà nước đã đề ra.
1.2.2. Chủ thể quản lý nhà nước về công chứng
Điều 69, 70 Luật Công chứng 2014 quy định các chủ thể quản lý nhà
nước về công chứng nói chung, quản lý nhà nước đối với các công chứng nói
riêng. Cụ thể, điều 69 quy định:
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công chứng.
2. Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong
việc thực hiện quản lý nhà nước về công chứng, có các nhiệm vụ, quyền hạn
sau đây:
a) Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy
phạm pháp luật về công chứng;
b) Xây dựng, trình Chính phủ ban hành chính sách phát triển nghề công chứng,
trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy hoạch tổng thể phát triển công chứng
trong cả nước;
c) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan hướng dẫn, triển khai, quản
lý việc thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển công chứng trong cả nước;
d) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về công chứng, chính sách phát triển nghề
công chứng;
đ) Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm công chứng viên;
e) Phê duyệt Điều lệ của tổ chức xã hội - nghề nghiệp toàn quốc của công
chứng viên sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Nội vụ; đình chỉ thi hành và yêu
cầu sửa đổi những văn bản, quy định của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công
chứng viên trái với quy định của Hiến pháp, Luật này và các văn bản quy phạm
pháp luật khác có liên quan;
g) Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động
công chứng theo thẩm quyền;
h) Định kỳ hằng năm báo cáo Chính phủ về hoạt động công chứng;
i) Quản lý và thực hiện hợp tác quốc tế về hoạt động công chứng;
k) Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này và các văn bản
quy phạm pháp luật khác có liên quan.
3. Bộ Ngoại giao có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc hướng
dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện công chứng của cơ quan đại diện Việt
Nam ở nước ngoài, tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng cho viên chức
lãnh sự, viên chức ngoại giao được giao thực hiện công chứng; định kỳ hằng
năm báo cáo Bộ Tư pháp về hoạt động công chứng của cơ quan đại diện Việt
Nam ở nước ngoài để tổng hợp báo cáo Chính phủ.
4. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách
nhiệm phối hợpvới Bộ Tư pháp trong việc thực hiện quản lý nhà nước về công
chứng.
Điều 70 Luật này quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
và các Sở Tư pháp trong công tác quản lý nhà nước về công chứng:
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc quản lý nhà nước về công chứng tại
địa phương và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức thi hành, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về công chứng, chính
sách phát triển nghề công chứng;
b) Thực hiện các biện pháp phát triển công chứng trên địa bàn phù hợp với Quy
hoạch tổng thể phát triển công chứng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
c) Quyết định thành lập Phòng công chứng, bảo đảm cơ sở vật chất và phương
tiện làm việc cho các Phòng công chứng; quyết định việc giải thể hoặc chuyển
đổi Phòng công chứng theo quy định của Luật này;
d) Ban hành tiêu chí xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng;
quyết định cho phép thành lập, thay đổi và thu hồi quyết định cho phép thành
lập Văn phòng công chứng, cho phép chuyển nhượng, hợp nhất, sáp nhập Văn
phòng công chứng;
đ) Ban hành mức trần thù lao công chứng tại địa phương;
e)Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo về công
chứng theo thẩm quyền; phối hợp với Bộ Tư pháp trong công tác kiểm tra,
thanh tra về công chứng;
g) Báo cáo Bộ Tư pháp về việc thành lập, chuyển đổi, giải thể Phòng công
chứng; cho phép thành lập, hợp nhất, sáp nhập, chuyển nhượng Văn phòng
công chứng trên địa bàn. Định kỳ hằng năm báo cáo Bộ Tư pháp về hoạt động
công chứng tại địa phương để tổng hợp báo cáo Chính phủ;
h) Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này và các văn bản
quy phạm pháp luật khác có liên quan.
2. Sở Tư pháp chịu trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản
lý nhà nước về công chứng tại địa phương, thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn
quy định tại Luật này và các vănbản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước về công chứng
Có thể khái quát những nội dung cơ bản của quản lý nhà nước đối với
các công chứng như sau:
Xây dựng, ban hành chính sách phát triển nghề công chứng, quy
hoạch tổng thể phát triển công chứng;
Hoạt động quản lý nhà nước nói chung và hoạt động quản lý nhà nước
đối với các công chứng nói riêng trước hết là hoạt động thực hiện pháp luật. Để
tạo cơ sở pháp lý cho việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với các công
chứng thì chính quyền các cấp xây dựng và ban hành văn bản quản lý nhà nước
để áp dụng thực hiện là yêu cầu tất yếu. Luật Công chứng số 82/2006/QH11
được thông qua ngày 29/11/2006, có hiệu lực thi hành ngày 01/7/2006. Tiếp
đó, ngày 20/6/2014 Quốc hội thống nhất ban hành Luật số 53/2014/QH13 Luật
Công chứng năm 2014. Luật công chứng được xây dựng trên cơ sở quán
triệt các quan điểm chỉ đạo sau đây:
Thể chế hoá đầy đủ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta
về cải cách hành chính và cải cách tư pháp về những nội dung liên quan đến
hoạt động công chứng; Quán triệt và vận dụng một cách phù hợp các chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về xã hội hóa một số lĩnh vực
quản lý nhà nước; Kế thừa những điểm tích cực, hợp lý trong tổ chức và hoạt
động công chứng hiện nay, tham khảo kinh nghiệm của các nước ngoài trên cơ
sở bám sát thực tiễn củaViệt Nam. Luật công chứng nhằm đạt một số mục tiêu
cơ bản sau đây: Phát triển đội ngũ công chứng viên đủ về số lượng, giỏi về
chuyên môn nghiệp vụ, vững về bản lĩnh chính trị, trong sáng về đạo đức nghề
nghiệp, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội về công chứng, phục vụ đắc
lực cho công cuộc cải cách tư pháp và hội nhập kinh tế quốc tế. Đổi mới hình
thức tổ chức công chứng theo hướng từng bước xã hội hoá nhằm phát huy
những tiềm năng to lớn của xã hội vào phát triển hệ thống công chứng mang
tính chất là tổ chức dịch vụ công, phục vụ một cách thuận tiện cho các nhu cầu
công chứng của nhân dân. Xác định rõ phạm vi trách nhiệm của công chứng
viên trong hoạt động công chứng. Xây dựng quan hệ dịch vụ bình đẳng giữa
công chứng viên và người yêu cầu công chứng; minh bạch hóa, đơn giản hóa
trình tự, thủ tục công chứng, phát huy tính chủ động, tích cực của công chứng
viên trong quá trình tác nghiệp, loại bỏ lối làm việc bàn giấy quan liêu, cửa
quyền của công chứng viên. Đây là một trong các luật lớn, có tính xã hội hóa
cao, phù hợp với tình hình xã hội hiện nay, có tác động trực tiếp đến nhiều mặt
của đời sống xã hội, tới hoạt động của công dân. Đồng thời ban hành Luật
Công chứng là yêu cầu của việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân. Ban hành và tổ chức thực hiện Luật
Công chứng và các văn bản liên quan quy định về quản lý nhà nước đối với các
công chứng là một trong các điều kiện quan trọng để thực hiện chính sách của
Đảng và nhà nước ta. Để Luật Công chứng thực sự đi vào cuộc sống và phát
huy hiệu quả, Chính phủ đã ban hành Nghị định 29/2015/NĐ-CP quy định chi
tiết và biện pháp thi hành Luật Công chứng[21]. Tiếp đến, Bộ Tư pháp ban
hành Thông tư số 06/2015/TT-BTP hướng dẫn Luật Công chứng 2014. Dựa
trên các văn bản quy phạm pháp luật về cư trú, chính quyền địa phương tiến
hành xây dựng và ban hành các văn bản quản lý nhà nước của mình để áp dụng
ở địa phương mình dựa trên đặc trưng và tình hình thực tế. Xây dựng và ban
hành các văn bản quản lý nhà nước về công chứng nói chung và các công
chứng nói riêng của chính quyền địa phương tạo cơ sở thuận lợi cho việc tiến
hành các bước tổ chức thực hiện, chỉ đạo phối hợp giữa các cơ quan tiến hành
công tác quản lý nhà nước đối với các công chứng trên địa bàn.
Tổ chức triển khai thực hiện chính sách phát triển nghề công chứng,
quản lý việc thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển công chứng
Việc tổ chức thực hiện các văn bản quản lý nhà nước đối với các công
chứng là quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của chính quyền địa phương. Xét về
chủ thể quản lý nhà nước, UBND cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã tổ chức thực hiện
các văn bản quy phạm của cấp trên. Cụ thể hóa chúng bằng việc xây dựng và
ban hành, chỉ đạo thực hiện các văn bản đó tại địa phương. UBND thực hiện
trực tiếp các văn bản quản lý nhà nước đối với các công chứng. Phối hợp với
các cơ quan, ban, ngành hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, quản lý chặt chẽ hoạt
động của các tổ chức ấy, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước và
các bên tham gia. Việc thực hiện các văn bản quản lý nhà nước đối với các
công chứng bao gồm nhiều hoạt động:
Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về công chứng, chính sách phát triển
nghề công chứng;
Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm công chứng viên;
Phê duyệt Điều lệ của tổ chức xã hội - nghề nghiệp toàn quốc của công
chứng viên sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Nội vụ; đình chỉ thi hành và yêu
cầu sửa đổi những văn bản, quy định của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công
chứng viên trái với quy định của Hiến pháp, Luật này và các văn bản quy phạm
pháp luật khác có liên quan; Quyết định thành lập Phòng công chứng, bảo đảm
cơ sở vật chất và phương tiện làm việc cho các Phòng công chứng; quyết định
về việc giải thể hoặc chuyển đổi Phòng công chứng theo quy định Luật công
chứng
Ban hành tiêu chí xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công
chứng; quyết định cho phép thành lập, thay đổi và thu hồi quyết định cho phép
thành lập Văn phòng công chứng, cho phép nhượng, hợp nhất, sáp nhập văn
phòng công chứng
Ban hành mức trần thù lao công chứng tại địa phương
Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt
động công chứng theo thẩm quyền;
Vị trí vai trò của công tác thanh tra được thể hiện cụ thể trong các văn
bản pháp luật về thanh tra, nhất là từ Pháp lệnh Thanh tra năm 1990 đến Luật
Thanh tra năm 2004, Luật Thanh tra năm 2010. Hoạt động thanh tra được xem
như một khâu quan trọng của quản lý nhà nước, thể hiện qua các vai trò và ý
nghĩa sau: Thứ nhất: Thanh tra là chức năng thiết yếu của quản lý Nhà nước.
Tổ chức thực hiện quyết định và kiểm tra việc thực hiện quyết định là những
giai đoạn tiếp theo của quá trình quản lý. Kiểm tra là hình thức tác động có
hướng đích nhằm quan sát cả hệ thống để phát hiện những sai lệch so với yêu
cầu đề ra, tìm ra nguyên nhân và từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp đảm bảo
để đối tượng bị quản lý tự điều chỉnh hoạt động để đạt tới mục tiêu mà chủ thể
quản lý đã xác định.Việc tìm ra và áp dụng các giải pháp phù hợp phụ thuộc rất
nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố thuộc về chất lượng và hiệu quả của hoạt động
kiểm tra. Thanh tra là một phương thức của kiểm tra, là chức năng của quản lý,
là công cụ của người lãnh đạo, người quản lý. Trong quá trình thực hiện chức
năng quản lý Nhà nước, các cơ quan quản lý Nhà nước nhất thiết phải tiến hành
hoạt động thanh tra đối với việc thực hiện các quyết định mà mình đã ban hành.
Đó là một khâu không thể thiếu được trong quá trình hoạt động quản lý Nhà
nước. Chính vì vậy thanh tra được xác định là chức năng thiết yếu của quản lý
Nhà nước. Thứ 2: Thanh tra góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà
nước. Để quyết định quản lý Nhà nước được các cơ quan, tổ chức và cá nhân
chấp hành đầy đủ thì các cơ quan, cá nhân đã ban hành quyết định phải đề ra
quy trình thực hiện quyết định. Trong quy trình đó hoạt động thanh tra, kiểm
tra không thể thiếu được. Thanh tra, kiểm tra là để đánh giá, nhận xét tình hình
và kết quả thực hiện quyết định quản lý; xem xét lại nội dung và chất lượng
quản lý; khi cần thiết phải bổ sung, sửa đổi, thậm chí phải huỷ bỏ một phần hay
toàn bộ quyết định quản lý. Trong trường hợp nội dung và chất lượng quyết
định quản lý được thực tế kiểm nghiệm là đúng, là phù hợp, nhưng đối tượng
thi hành vẫn không tuân thủ và không chấp hành nghiêm chỉnh thì khi đó hoạt
động thanh tra, kiểm tra phải làm rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan, xác
định rõ trách nhiệm thuộc khâu nào, thuộc cá nhân, tổ chức nào để chấn chỉnh
hoặc xử lý khi có vi phạm. Với ý nghĩa đó thanh tra thực chất đã góp phần nâng
cao hiệu lực quản lý Nhà nước. Thứ 3: Thanh tra là một phương thức bảo đảm
pháp chế XHCN. Một trong những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động của hệ
thống chính trị và bộ máy Nhà nước ta là nguyên tắc pháp chế xã hội chủ
nghĩa. Nguyên tắc pháp chế thể hiện ở việc chấp hành pháp luật cả từ phía các
cơ quan Nhà nước và từ phía các cá nhân, tổ chức là đối tượng chịu sự quản lý
của Nhà nước. Về phía các cơ quan Nhà nước, nguyên tắc pháp chế thể hiện ở
việc các cán bộ, công chức Nhà nước thực thi đúng chức trách, nhiệm vụ,
quyền hạn của mình mà pháp luật đã quy định. Ngay trong hoạt động ban hành
các quyết định, các văn bản quản lý, nguyên tắc pháp chế cũng được thể hiện ở
việc văn bản của cơ quan cấp dưới phải phù hợp với các quy định trong các văn
bản của cơ quan cấp trên, văn bản có hiệu lực thấp hơn phải phục tùng những
văn bản có hiệu lực cao hơn và mọi văn bản pháp luật phải phù hợp với Hiến
pháp - đạo luật gốc, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Với tư cách là một chức năng
của quản lý Nhà nước, thanh tra chính là hoạt động xem xét việc làm của các
cơ quan, tổ chức, cá nhân có thực hiện đúng chính sách, pháp luật hay không.
Nếu cơ quan, tổ chức, cá nhân làm sai hoặc làm chậm thì hướng dẫn sửa chữa
và thực hiện đúng quy định. Mục đích của thanh tra là phát hiện, phát huy
những nhân tố tích cực, phòng ngừa, xử lý những vi phạm, bảo đảm để các cơ
quan, tổ chức và cá nhân tuân thủ và chấp hành đầy đủ và nghiêm túc các quy
định của pháp luật. Thông qua công tác thanh tra tuyên truyền, giáo dục pháp
luật, góp phần tích cực vào việc giúp các cơ quan, tổ chức, cá nhân hiểu đúng
và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật và đó cũng là một hoạt động bảo đảm
tăng cường pháp chế. Thứ 4: Thanh tra là một biện pháp phòng ngừa, phát hiện
và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật. Điều 2 Luật Thanh tra năm 2010
khẳng định “Mục đích hoạt động thanh tra nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế
quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm
quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm
pháp luật”; Thanh tra cùng với các phương thức kiểm tra, giám sát luôn luôn là
hiện thân của kỷ cương pháp luật. Chỉ riêng sự hiện diện của các cơ quan thanh
tra, kiểm tra, giám sát đã là một sự nhắc nhở thường xuyên đối với tất cả các
đối tượng chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát phải tuân thủ pháp luật từ đó hạn
chế sự vi phạm pháp luật. Các kiến nghị, yêu cầu được đưa ra từ hoạt động
thanh tra, kiểm tra, giám sát không chỉ hướng vào việc phát hiện, xử lý hành vi
vi phạm pháp luật mà còn có tác dụng khắc phục các kẽ hở của chính sách,
pháp luật, ngăn ngừa những vi phạm pháp luật tương tự xảy ra ở một nơi khác
hoặc vào một thời điểm khác. Vai trò phòng ngừa của thanh tra, kiểm tra, giám
sát được đề cập ở đây là vai trò phòng ngừa mang tính chủ động. Trong rất
nhiều trường hợp, qua thanh tra, kiểm tra, giám sát mà có thể dự báo được một
hành vi vi phạm pháp luật sẽ xảy ra trong tương lai nếu không có sự chấn
chỉnh, định hướng lại cho các đối tượng một cách kịp thời. Nhà nước xã hội
chủ nghĩa là Nhà nước của dân, do dân và vì dân; pháp luật được xây dựng để
thể hiện ý chí của nhân dân cho nên thanh tra góp phần tăng cường pháp chế,
nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước và ngăn ngừa, phát hiện và xử lý
những hành vi vi phạm pháp luật cũng chính là góp phần phát huy dân chủ xã
hội chủ nghĩa
1.2.4. Sự cần thiết quản lý nhà nước đối với các công chứng
Xây dựng môi trường pháp lý thuận lợi cho các công chứng
Vai trò của Nhà nước đối với các công chứng nói riêng có ý nghĩa quan
trọng. Nhà nước ban hành chính sách hỗ trợ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các
tổ chức này phát triển, từ việc tạo môi trường hoạt động đến tạo thuận lợi trong
cấp giấy phép, từ tiếp cận thông tin đến hỗ trợ công nghệ, hỗ trợ về tín dụng và
đào tạo nguồn nhân lực. Pháp luật là công cụ chủ yếu, quan trọng nhất để nhà
nước thực hiện vai trò quản lý và điều hành xã hội. Để thực hiện tốt vai trò này,
nhà nước phải có trách nhiệm tổ chức xây dựng một hệ thống pháp luật đồng
bộ và ổn định nhằm, một mặt, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành viên trong
xã hội yên tâm, tích cực tham gia vào mọi hoạt động của đời sống xã hội; mặt
khác, phải bảo vệ những lợi ích chính đáng của các cá nhân, tổ chức xã hội
hướng tới công bằng và tiến bộ xã hội.
Tính đồng bộ của hệ thống pháp luật phải đảm bảo và thoả mãn được các
yêu cầu: đầy đủ, rõ ràng, minh bạch, nhất quán, thông thoáng, nghiêm túc, phù
hợp với thông lệ quốc tế. Việc thành lập công chứng phải tuân theo quy định
của pháp luật và phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển công chứng do Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt.
- Phòng công chứng chỉ được thành lập mới tại những địa bàn chưa có điều
kiện phát triển được Văn phòng công chứng.
- Văn phòng công chứng thành lập tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội
khó khăn, đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của
Chính phủ.
Đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các công chứng
Hiện nay, ở Việt Nam,công chứng hoạt động như một doanh nghiệp.
Mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường đang được nhìn nhận lại. Nhiều hàng
hoá, dịch vụ trước đây từng là lĩnh vực độc quyền của khu vực quốc doanh
ngày càng được khu vực kinh tế ngoài quốc doanh cung ứng nhiều hơn. Sự
phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất, đặc biệt là sự phát triển của
khoa Họcvà công nghệ đã cho phép khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tăng sức
cạnh tranh trên những thị trường vốn được xem là độc quyền tự nhiên của Nhà
nước. Đây chính là động lực thúc đẩy sự thay đổi mối quan hệ giữa nhà nước
và thị trường, dẫn tới nhà nước và thị trường cùng chia sẻ sự điều tiết phát triển
kinh tế. Sự kết hợp này không chỉ đơn thuần là xác định những lĩnh vực nào
Nhà nước cần làm và những lĩnh vực nào Nhà nước không nên làm, mà còn là
sự kết hợp, kiểm kê, kiểm soát, điều chỉnh và định hướng thường xuyên sự phát
triển của nền kinh tế theo hướng tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ xã hội.
Về thực chất, định hướng xã hội chủ nghĩa cho sự phát triển kinh tế là sự can
thiệp của Nhà nước vào quá trình phát triển và hoàn thiện nền kinh tế. Để thực
hiện tốt vai trò này, Nhà nước tác động đến sự phát triển của nền kinh tế không
chỉ thuần tuý bằng sức mạnh kinh tế của mình, mà còn với tư cách chủ thể quản
lý và điều hành mọi mặt hoạt động của đời sống xã hội, bằng tất cả lực lượng,
sức mạnh tổng hợp về kinh tế, chính trị, xã hội.
Đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật
Luật công chứng 2014 có quy định các loại văn bản, giấy tờ trong quá
trình giao dịch phải được công chứng, để chứng nhận tính xác thực, hợp pháp
của hợp đồng, giao dịch bằng văn bản. Điều này được hiểu cụ thể là khi các cá
nhân, pháp nhân thực hiện giao kết các hợp đồng, giao dịch sẽ được công
chứng viên làm chứng và xác nhận đã có hoạt động giao kết đấy xảy ra trên
thực tế. Việc xác nhận đồng thời cũng công nhận rằng hợp đồng, giao dịch này
là đúng với quy định của pháp luật. Mặt khác, xác nhận tính chính xác, hợp
pháp, không trái đạo đức xã hội của các bản dịch tự tiếng Việt sang tiếng nước
ngoài hoặc ngược lại. Điều này được hiểu rằng công chứng viên xác nhận bản
dịch có nội dung đúng với bản gốc, và các nội dung này không trái đạo đức xã
hội, tuân thủ các quy định của pháp luật. Công chứng là chiếc vòng kim cô ràng
buộc quyền lợi của hai bên. Những nội dung được công chứng ghi nhận có giá
trị chứng cứ trước tòa mà không cần phải chứng minh. Với sự đảm bảo ấy,
người tham gia giao dịch có thể yên tâm về những nội dung mình đã giao kết,
thực hiện. Công chứng có hệ thống tra cứu thông tin chính xác cao đảm bảo
việc giao dịch là đúng pháp luật, đúng người đúng đối tượng. Không chỉ quy
định các loại văn bản và nội dung công chứng, nhà nước còn quy định việc
công chứng phải được thực hiện tại trụ sở công chứng. Quy định này nhằm bảo
đảm tính pháp lý chặt chẽ của văn bản công chứng. Với điều kiện hiện nay, có
một số trường hợp Luật công chứng cho phép có thể thực hiện công chứng
ngoài trụ sở tổ chức hành nghề, cụ thể: người yêu cầu công chứng là người già
yếu không thể đi lại được, người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án
phạt tù hoặc có “lý do chính đáng khác” không thể đến trụ sở công chứng.
Đảm bảo cung cấp các dịch vụ công cho xã hội
Phục vụ xã hội và đảm bảo xã hội là hai chức năng xã hội cơ bản của nhà
nước. Với vai trò là chủ thể quản lý và điều hành xã hội, Nhà nước ta có trách
nhiệm đảm bảo các dịch vụ công cho xã hội thông qua hai phương thức sau:
- Trực tiếp cung ứng các dịch vụ công thông qua hoạt động của các
doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích hoặc các đơn vị sự nghiệp.
- Uỷ nhiệm dịch vụ công cho các tổ chức xã hội thực hiện.
Ngoài những loại dịch vụ mà Nhà nước cần phải trực tiếp nắm giữ vì lợi
ích của toàn xã hội và để giữ vững chủ quyền, an ninh quốc gia, những loại
dịch vụ công còn lại được Nhà nước chuyển giao cho các tổ chức xã hội không
thuộc khu vực nhà nước thực hiện dưới sự kiểm soát bằng công cụ pháp luật và
các đòn bẩy kinh tế và có thể mua lại các dịch vụ công của các tổ chức xã hội
để giữ quyền phân phối, đảm bảo dịch vụ công cho xã hội ngày càng đa dạng
và ổn định mà văn phòng công chứng là một trong những loại hình dịch vụ.
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về công chứng
1.3.1. Mức độ hoàn thiện của thể chế quản lý nhà nước về công
chứng
Thể chế là cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý nhà nước, là cơ sở cho
việc xây dựng tổ chức bộ máy quản lý, là cơ sở để xác lập nhân sự trong các cơ
quan quản lý hành chính nhà nước, do vậy, thể chế đóng một vai trò quan trọng
trong việc thực hiện quản lý nhà nước về công chứng. Quản lý như thế nào,
quản lý ra sao và cơ chế nào để xác định mức độ vi phạm và xử lý vi phạm.
Mọi hoạt động quản lý đều dựa trên cơ sở hệ thống văn bản quy phạm pháp
luật ban hành, là cơ sở chủ yếu để thực hiện quản lý nhà nước về công chứng.
Quản lý nhà nước về công chứngcó hiệu lực, hiệu quả hay không là do thể chế,
do đó, mức độ hoàn thiện của thể chế có ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về
công chứng.
1.3.2. Năng lực quản lý nhà nước về công chứng
Ngoài các yếu tố khách quan, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối
với các công chứng còn chịu tác động mạnh bởi năng lực quản lý của nhà quản
lý. Là một yếu tố chủ quan bao gồm tổng hoà nhiều vấn đề khác nhau mà nhà
quản lý phải đảm bảo.
Trước hết là về kỹ năng quản lý. Đó là khả năng vận dụng kiến thức vào
thực tiễn để đạt được kết quả cao, có thể giải nghĩa đơn giản là biết làm việc.
Nó đòi hỏi nhà quản lý phải có kỹ năng về chuyên môn nghiệp vụ, nắm bắt,
thực hiện được các hoạt động của quản lý. Sau đó là kỹ năng làm việc với
nhiều người mà trước tiên là phải hiểu người khác tạo ra sự nhạy cảm trong
việc tiếp cận với người khác, giành quyền lực và gây ảnh hưởng để mọi người
nghe, tin và làm việc với mình. Nhà quản lý còn cần xây dựng kỹ năng đàm
phán, giao tiếp giải quyết các xung đột và xây dựng phát triển tổ chức.
Kỹ năng của người lãnh đạo còn bao gồm cả khả năng nhận thức, có tầm
nhìn sâu về hệ thống và môi trường, nhìn ra điểm mạnh, điểm yếu của hoạt
động công chứng, nhìn ra cơ hội và thách thức trong thời gian tới. Do đó nhà
quản lý cần có quan điểm phát triển và toàn diện.
Đảm bảo được những yếu tố đó nhất định nhà quản lý sẽ xây dựng được
cho mình năng lực cao, làm việc được trước mọi khó khăn, đảm bảo được hiệu
lực quản lý, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý của cơ quan nhà nước.
Đối với hoạt động công chứng, với mô hình hoàn toàn mới, Văn phòng công
chứng, thực hiện chủ trương xã hội hoá hoạt động công chứng trong giai đoạn
hiện nay cho phù hợp với tình hình mới, đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế
và khu vực, đòi hỏi nhà quản lý cũng như cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực
này cần có tầm, tâm, định hướng đúng, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách
nhiệm trước Nhân dân, vì vậy, năng lực quản lý của nhà quản lý cũng quan
trọng trong việc quyết định hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước
đối với Văn phòng công chứng.
1.3.3. Nhu cầu xã hội về công chứng và sự phát triển của công chứng
Muốn đảm bảo chất lượng, hiệu quả quản lý nhà nước đối với tổ chức
công chứng, thì trước tiên phải xác định được nhu cầu công chứng của xã hội
cao hay thấp và khả năng, điều kiện thực tiễn để thành lập và phát triển công
chứng, phải dự báo tình hình, định hướng và đề ra những chủ trương, chính
sách thích hợp để phát triển các công chứng. Xác định được nhu cầu công
chứng, nhà quản lý mới có thể điều chỉnh hệ thống văn bản quản lý cho phù
hợp với từng giai đoạn phát triển, từng vùng, từng miền. Do đó, nhu cầu xã hội
về công chứng và sự phát triển của công chứng có ảnh hưởng rất lớn đến công
tác quản lý nhà nước về công chứng.
Tiểu kết chương 1
Từ những vấn đề lý luận và pháp lý về quản lý nhà nước về công chứng,
có thể nhận thấy sự ra đời của công chứng là một mô hình mới về hình thức,
công chứng ở nước ta nhằm thực hiện chủ trương xã hội hoá hoạt động công
chứng do Đảng và Nhà nước đã đề ra phù hợp với xu thế phát triển chung của
thế giới và khu vực. Với xu hướng xã hội hoá, Nhà nước đã từng bước huy
động và phát huy những tiềm lực to lớn của xã hội để phát triển hệ thống công
chứng nói chung và Văn phòng công chứng nói riêng, đáp ứng nhu cầu ngày
càng tăng của xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực công chứng giao dịch bất động
sản, thế chấp, cầm cố để vay vốn của các tổ chức tín dụng.
Qua các vấn đề trình bày trên, ta có thể rút ra một số kết luận sau:
Thứ nhất, Tổ chức hành nghề công chứng là mô hình công chứng mới ra
đời ở nước ta theo quy định của Luật Công chứng năm 2006, 2014 nhằm thực
hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về xã hội hoá hoạt động công chứng.
Thứ hai, mặc dù Văn phòng công chứng có những đặc điểm khác với
Phòng công chứng do cá nhân đầu tư và thành lập, là tổ chức dịch vụ công, tổ
chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, công chứng viên của Văn phòng
công chứng là người chịu trách nhiệm vật chất trực tiếp với khách hàng nhưng
giá trị pháp lý của văn bản được công chứng của hai tổ chức này là như nhau,
không có sự khác biệt.
Thứ ba, quản lý nhà nước trong lĩnh vực công chứng nói chung, công
chứng nói riêng do các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương
thực hiện. Cụ thể là do Chính phủ, Bộ Tư pháp, UBND cấp tỉnh, Sở Tư pháp.
Thứ tư, nội dung quản lý nhà nước về công chứnggồm: xây dựng, ban
hành thể chế; tổ chức thực hiện thể chế; báo cáo đánh giá việc thực hiện và
kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và xử lý vi phạm.
Cũng như quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực khác của đời sống xã
hội, quản lý nhà nước về công chứngđược thực hiện thông qua các hình thức
pháp lý như: ban hành văn bản quy phạm pháp luật, văn bản áp dụng pháp luật,
kiểm tra xử lý các vi phạm của công chứng và công chứng viên; hoặc thông
qua các hoạt động ít hoặc không mang tính pháp lý như hướng dẫn nghiệp vụ,
sơ kết, tổng kết, kiểm tra, thanh tra và báo cáo.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG CHỨNG TỪ THỰC
TIỄN TỈNH ĐẮK LẮK
2.1. Khái quát vị trí địa lý, tình hình dân cư, kinh tế - xã hội của Đắk
Lắk có ảnh hưởng đến hoạt động công chứng
2.1.1.Đặc điểm tự nhiên
Đắk Lắk là tỉnh miền núi ở khu vực miền Trung – Tây Nguyên. Tổng
diện tích tự nhiên của Đắk Lắk là 13.030,5 km2
, phía Bắc giáp với tỉnh Gia Lai,
phía Nam giáp với tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Đắk Nông, phía Tây giáp với
Campuchia với đường biên giới dài 193km, phía Đông tiếp giáp với với các
tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hóa.Độ cao trung bình 400 – 800 mét so với mặt
nước biển, cao nhất là đỉnh núi Chư Yang Sin có độ cao 2442 m so với mực
nước biển, đây cũng chính là đỉnh núi cao nhất ở Đắk Lắk.
Tuy nhiên, do điều kiện lịch sử chia tách và sáp nhập nên 9.300 ha nằm
giữa xã Ea Trang (huyện M’Đắk, tỉnh Đắk Lắk) và xã Ninh Tây (thị xã Ninh
Hòa, tỉnh Khánh Hòa) nằm trong diện tranh chấp để phân định địa giới hành
chính giữa hai tỉnh.
2.1.2.Đặc điểm hành chính, kinh tế, xã hội
- Về hành chính:
Tỉnh Đắk Lắk được chia thành 13 đơn vị hành chính cấp huyện và 184
đơn vị cấp xã (có 20 phường, 12 thị trấn, 152 xã). Trong đó, có 38 đơn vị cấp
xã đạt tiêu chí nông thôn mới, đời sống tinh thần của dân cư nông thôn ngày
càng được cải thiện, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, cũng như nhiều địa
phương khác, Đắk Lắk đã và đang phải đương đầu với những vấn đề như: giá
cả lương thực, thực phẩm tăng cao, người dân gặp nhiều khó khăn trong sản
xuất, sinh hoạt; buôn lậu, hàng giả ở khu vực biên giới ngày càng gia tăng; tài
nguyên thiên nhiên bị khai thác bừa bãi; không khí, nguồn nước bị ô nhiễm;
giáo dục, y tế chưa được bảo đảm... Đó là những vấn đề đáng báo động, đòi hỏi
Nhà nước phải thực hiện những nhiệm vụ khó khăn, phức tạp không chỉ thuộc
thẩm quyền của Trung ương mà còn là trách nhiệm của chính quyền địa
phương.
- Về kinh tế, xã hội: Sự phát triển KTXH ở cơ sở.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm đạt 7,8-8% là tỉnh luôn đạt thứ
hạng cao trong phát triển kinh tế xã hội trong vùng và cả nước, Năm 2016,
Đánh giá về việc thực hiện 18 chỉ tiêu nhiệm vụ chủ yếu năm 2016 cho thấy, có
12 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra, nổi bật nhất là chỉ tiêu về tăng trưởng
kinh tế. Cụ thể, tổng sản phẩm xã hội (GRDP - theo giá so sánh 2010) khoảng
44.571 tỷ đồng, đạt 101,3% kế hoạch; tăng trưởng kinh tế 7,02%. Cơ cấu kinh
tế (theo giá hiện hành): nông - lâm - thủy sản đạt 44,81%; công nghiệp - xây
dựng đạt 14,48%; dịch vụ đạt 38,68% (kế hoạch năm 2016 tương ứng là: 43 -
44%, 16 - 17%, 36 - 37%).
-Ngành nông, lâm, thủy sản ước đạt 18.892 tỷ đồng, bằng 107,6% KH, tăng
trưởng 4,25% (KH: 17.559 tỷ đồng, tăng 3,5-4%). Giá trị sản xuất của các loại
cây trồng lâu năm và hằng năm trên địa bàn tỉnh tăng khoảng 250,4 tỷ đồng,
tương ứng giá trị tăng thêm 118 tỷ đồng
-Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 4.100 tỷ đồng, bằng 97,6% kế
hoạch do HĐND tỉnh giao (kế hoạch: 4.200 tỷ đồng) và đạt 120,2% kế hoạch
Trung ương giao (kế hoạch: 3.671 tỷ đồng), tăng 20,2% so với thực hiện năm
2015
-Giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010) năm 2016 thực hiện 13.750 tỷ
đồng, tăng 18,5% so với năm 2015, đạt 108,2% kế hoạch.
Phấn đấu năm 2018, UBND tỉnh Đắk Lắk đề ra chỉ tiêu: Tổng sản phẩm xã hội
đạt khoảng 51.480 tỷ đồng, tăng trưởng kinh tế 7,8-8%, thu nhập bình quân đầu
người 41 triệu đồng, huy động vốn đầu tư toàn xã hội 27.720 tỷ đồng, tổng kim
ngạch xuất khẩu khoảng 600 triệu USD, thu ngân sách nhà nước khoảng 5.000
tỷ đồng.
2.1.3. Đặc điểm dân cư
- Dân số và sự gia tăng:
Dân số 1.869.322 người, mật độ dân số đạt 135 người/km2. Trong đó,
dân số sống tại thành thị đạt gần 462.031 người chiếm 24,7% dân số toàn tỉnh,
dân số sống tại nông thôn đạt 1.407.309 người chiếm 75,3 dân số toàn tỉnh.
Dân số nam đạt 942.578 người, trong khi đó nữ đạt 926.744 người, tỷ lệ tăng
tự nhiên dân số 0,75%
- Thành phần dân tộc và ý thức pháp luật.
Đắk Lắk là địa bàn cư trú của hơn 47 dân tộc khác nhau.Trong đó dân
tộc kinh chiếm đông nhất với 1.161.533 người, thứ hai là Người Ê Đê có
298.534 người, thứ ba là Người Nùng có 71.461 người, thứ tư là Người Tày có
51.285 người. Cùng các dân tộc ít người khác như M’nông có 40.344
người, Người Mông có 22.760 người, Người Thái có 17.135 người, Người
Mường có 15.510 người.
Đa số người dân sống trên địa bàn chấp hành nghiêm chỉnh các quy định
của pháp luật, các cấp chính quyền luôn quan tâm thực hiện tốt việc tuyên
truyền, hướng dẫn và giáo dục ý thức pháp luật cho công dân, các quy định của
pháp luật về lĩnh vực tư pháp luôn được người dân quan tâm tìm hiểu và thực
hiện đúng quy định.
Thực tiễn đã chứng minh trong nền kinh tế thị trường, cá nhân và tổ chức
đều rất cần các chứng cứ đảm bảo độ an toàn, tin cậy cho các quan hệ kinh tế,
thương mại, dân sự theo đúng pháp luật, góp phần làm lành mạnh hoá các quan
hệ xã hội.
Xuất phát từ nhu cầu công chứng của người dân ngày một lớn, đòi hỏi sự
phát triển của các công chứng để góp phần phục vụ cho hoạt động kinh tế - xã
hội, phòng ngừa tranh chấp, cung cấp tài liệu có giá trị chứng cứ phục vụ cho
việc điều tra, xét xử, giải quyết tranh chấp, tăng cường pháp chế xã hội chủ
nghĩa, góp phần xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền của dân, do dân
và vì dân. Phát triển công chứng là nhiệm vụ quan trọng trong chủ trương xã
hội hoá hoạt động công chứng; cải cách thủ tục hành chính sẽ đem lại nhiều cơ
hội phát triển công chứng trên địa bàn tỉnh. Mô hình Văn phòng công chứng sẽ
là hình thức phổ biến của công chứng ở nước ta. Còn mô hình Phòng công
chứng nhà nước trước mắt là vẫn cần thiết, đặc biệt là ở các địa phương miền
núi, vùng sâu, vùng xa, … trong tương lai, khi nền kinh tế thị trường phát triển
mạnh thì mô hình này sẽ thu hẹp lại theo hướng “phi nhà nước hoá”.
Từ những lý do trên và qua dự báo tình hình phát triển kinh tế - xã hội
tỉnh đến năm 2020, dự báo nhu cầu công chứng của các cá nhân và tổ chức trên
địa bàn tỉnh, nhận thấy việc thành lập thêm các công chứng trên địa bàn tỉnh
trong thời gian tới là rất cần thiết, đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước có
trách nhiệm xây dựng quy hoạch phát triển của các công chứng đến năm 2020
một cách hợp lý và phù hợp.
2.2. Thực trạng Quản lý nhà nước về công chứng từ thực tiễn tỉnh
Đắk Lắk
2.2.1. Về xây dựng và ban hành các văn bản quản lý nhà nước
Luật Công chứng năm 2006 ra đời, đánh dấu một bước phát triển quan
trọng trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực công chứng của
nước ta, trước đây ở nước ta điều chỉnh lĩnh vực công chứng chỉ ở hình thức là
Nghị định của Chính phủ, nay được nâng lên thành Luật. Luật Công chứng năm
2006 ra đời với hiệu lực pháp lý cao hơn, góp phần nâng cao vị trí, vai trò của
công chứng viên và nghề công chứng trong xã hội, tạo điều kiện cho hoạt động
hành nghề công chứng của công chứng viên, góp phần đảm bảo an toàn pháp lý
cho các giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại, phòng ngừa tranh chấp, vi phạm
pháp luật, góp phần phục vụ công tác quản lý nhà nước có hiệu quả.
Ngay sau khi Luật Công chứng 2006 ra đời, có hiệu lực, lần lượt các văn
bản quy phạm pháp luật dưới luật hướng dẫn thực hiện Luật Công chứng năm
2006 ra đời, Bộ Tư pháp đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn. Trên cơ sở đó,
Sở Tư pháp là cơ quan có trách nhiệm giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước lĩnh
vực công chứng tại địa phương, Sở Tư pháp đã chủ động tham mưu nhiều văn
bản quy phạm pháp luật phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh Đắk Lắk để
quản lý nhà nước lĩnh vực công chứng tại Đắk Lắk có hiệu quả và phù hợp.
Đến năm 2014, Quốc hội đã thông qua Luật Công chứng 2014 thay thế
Luật Công chứng năm 2006, có thể nói Luật Công chứng năm 2014 là bước
phát triển vượt bậc đánh dấu việc quản lý nhà nước bằng pháp luật có hiệu quả
và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế và xu thế của quốc tế, khu vực. Trên
cơ sở đó, phối hợp cùng với các ngành, các cấp, Sở Tư pháp tỉnh Đắk Lắk đã
tham mưu UBND tỉnh các văn bản quản lý nhà nước lĩnh vực công chứng, chủ
động xây dựng chương trình, kế hoạch, tuyên truyền, phổ biến quán triệt nội
dung cơ bản của Luật Công chứng năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi
hành với nhiều hình thức phù hợp, cụ thể như Kế hoạch số 02/KH-UBND ngày
08/01/2015 triển khai thi hành Luật công chứng năm 2014 trên địa bàn tỉnh
Đắk Lắk. Qua đó, nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức, đội
ngũ công chứng viên nhằm tạo điều kiện nắm vững những nội dung cơ bản của
Luật Công chứng và để triển khai có hiệu quả Luật Công chứng năm 2014
trong địa bàn tỉnh.
Có thể khẳng định rằng, công tác triển khai thi hành Luật Công chứng đã
được thực hiện tương đối đồng bộ, toàn diện và sâu rộng. Các cơ quan quản lý
nhà nước ở địa phương, các công chứng, công chứng viên đều vào cuộc và thực
hiện với trách nhiệm cao. Nhận thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân về vai
trò, vị trí của hoạt động công chứng được nâng lên rõ rệt, tạo tiền đề cho việc
triển khai có hiệu quả Luật Công chứng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Sở Tư pháp đã tham mưu UBND tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn, triển khai,
quán triệt Luật Công chứng và các văn bản hướng dẫn thi hành cho các thành
viên Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh, báo cáo viên
pháp luật tỉnh, cộng tác viên trợ giúp pháp lý; tổ chức tập huấn chuyên sâu cho
công chứng viên và những người làm công tác tại các công chứng; cán bộ chủ
chốt ở các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, Sở Tư pháp đã tham
mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản quản lý nhà nước thống nhất, đồng bộ,
khả thi; các văn bản chỉ đạo các ngành liên quan, các địa phương thực hiện có
hiệu quả trong lĩnh vực công chứng tại tỉnh Đắk Lắk, cụ thể như sau:
Thứ nhất, các văn bản quy phạm pháp luật: Quyết định số 37/2015/QĐ-
UBND ngày 28/10/2015 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc quy định mức trần
thù lao công chứng áp dụng đối với các công chứng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Thứ hai, Sở Tư pháp tham mưu UBND tỉnh thực hiện tốt công tác quy
hoạch phát triển các công chứng trên địa bàn tỉnh, Sở đã tham mưu UBND tỉnh
trình Bộ Tư pháp thẩm định và báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy
hoạch các công chứng tại tỉnh Đắk Lắk theo từng giai đoạn (Quyết định số
2104/QĐ-TTg phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển công chứng đến năm
2020), theo đó, đến năm 2020 tỉnh Đắk Lắk Quy hoạch 30 công chứng, cụ thể:
giai đoạn 2010-2015 quy hoạch 19 công chứng (02 Phòng công chứng, 17 Văn
phòng công chứng); giai đoạn 2016-2020 quy hoạch 11 công chứng.
Bên cạnh đó, Sở Tư pháp luôn rà soát, niêm yết thủ tục hành chính liên
quan đến công chứng tại trụ sở Sở Tư pháp, Trang thông tin điện tử của Sở Tư
pháp và niêm yết tại các Văn phòng công chứng, minh bạch hoá trình tự, thủ
tục công chứng tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức có nhu cầu công
chứng, truy cập thông tin một cách chính xác, nhanh chóng góp phần nâng cao
lòng tin của Nhân dân đối với các Văn phòng công chứng, thay đổi nhận thức
của Nhân dân đối với chủ trương xã hội hoá lĩnh vực công chứng, giảm tải sự
áp lực của các Phòng công chứng trong việc thực hiện nhiệm vụ công chứng.
Nhìn chung, kết quả triển khai thi hành Luật Công chứng và việc chuyển
giao công tác chứng thực các hợp đồng, giao dịch về bất động sản từ UBND
cấp huyện, UBND cấp xã sang các công chứng trên địa bàn tỉnh thời gian qua
đã tách bạch rõ hai loại việc công chứng và chứng thực, tạo an toàn pháp lý đối
với các hợp đồng, giao dịch về bất động sản; UBND cấp xã có nhiều thời gian
thực hiện công tác quản lý nhà nước; góp phần tích cực nâng cao nhận thức của
các cấp, các ngành và toàn xã hội về chủ trương xã hội hoá về công chứng của
Đảng và Nhà nước ta, về vai trò, ý nghĩa của hoạt động công chứng trong nền
kinh tế - thị trường. Hoạt động công chứng đã cơ bản đáp ứng nhu cầu công
chứng của người dân, đóng góp nguồn thu cho ngân sách Nhà nước và có sự
đóng góp khá tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Tại tỉnh, Sở Tư pháp tỉnh có trách nhiệm trong việc tham mưu UBND
tỉnh quản lý nhà nước về công chứngtrên địa bàn tỉnh, đã chủ động tham mưu
trong việc dự báo, định hướng, quy hoạch phát triển Công chứng, tạo khung
hành lang pháp lý an toàn, hiệu quả trong hoạt động của các Công chứng trên
địa bàn tỉnh, góp phần tích cực, hiệu quả trong việc thực hiện quản lý nhà nước
bằng pháp luật tại địa phương. Việc ban hành các văn bản quản lý đúng đắn,
phù hợp đã tạo sự định hướng, an toàn, khả thi, phù hợp với tình hình thực tiễn
của tỉnh và xu thế chung của cả nước góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả
quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh.
2.2.2. Tổ chức bộ máy, nhân lực quản lý nhà nước về công chứng của
tỉnh Đắk Lắk
Thực hiện Luật Công chứng năm 2006 và Luật Công chứng sửa đổi năm
2014, ở Trung ương, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công chứng
trên toàn quốc, Bộ Tư pháp được giao nhiệm vụ chịu trách nhiệm trước Chính
phủ trong việc thực hiện quản lý nhà nước về công chứng. Tại địa phương,
UBND tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về công chứng, Sở Tư pháp tỉnh là cơ
quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về lĩnh
vực công chứng trên địa bàn tỉnh, Sở Tư pháp thực hiện các nhiệm vụ, quyền
hạn theo quy định của Luật Công chứng năm 2014 và các văn bản pháp luật
khác có liên quan.
Sở Tư pháp tỉnh Đắk Lắk là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh giúp
UBND tỉnh quản lý nhà nước lĩnh vực công chứng trên địa bàn tỉnh, theo đó,
Giám đốc Sở phân công 01 Phó Giám đốc Sở phụ trách một số lĩnh vực, trong
đó có lĩnh vực công chứng. Phòng Bổ trợ tư pháp thuộc Sở Tư pháp giúp Lãnh
đạo Sở quản lý nhà nước lĩnh vực bổ trợ tư pháp trong đó có lĩnh vực công
chứng, gồm 03 công chức Tại Sở Tư pháp tỉnh Đắk Lắk - Phòng Bổ trợ tư
pháp, đội ngũ làm công tác quản lý lĩnh vực công chức đều có trình độ chuyên
môn từ Cử nhân Luật trở lên (01 Thạc sĩ kinh tế - Phó Giám đốc Sở phụ trách
lĩnh vực công chứng, 03 Cử nhân Luật), cơ bản đáp ứng yêu cầu quản lý nhà
nước đối với lĩnh vực công chứng trên địa bàn tỉnh. Với tư cách là cơ quan
chuyên môn giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về công chứng, thời gian qua,
Sở Tư pháp đã thực hiện tốt vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình, tham mưu
UBND tỉnh quản lý có hiệu quả đối với các công chứng, góp phần nâng cao
hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước bằng pháp luật tại địa phương.
2.2.3. Mạng lưới các công chứng
Xác định chủ trương xã hội hoá hoạt động công chứng theo quy định của
Luật Công chứng gắn liền với việc chuyển giao công tác chứng thực các hợp
đồng, giao dịch về bất động sản từ UBND cấp huyện, UBND cấp xã sang các
công chứng thực hiện sẽ đảm bảo an toàn pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch,
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên tham gia hợp đồng. Đặc biệt là,
giảm tải áp lực công việc cho UBND cấp xã để UBND cấp xã có nhiều thời
gian tập trung, quản lý, điều hành, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội
địa phương, tỉnh Đắk Lắk đã triển khai thực hiện có hiệu quả chủ trương này,
tính đến thời điểm hiện nay, Sở Tư pháp đã cấp giấy đăng ký hoạt động cho 12
Công chứng; làm thủ tục đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm 20 công
chứng viên, công chứng viên đều có trình độ Cử nhân Luật trở lên, được đào
tạo cơ bản đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ công chứng trên địa bàn tỉnh trong giai
đoạn hiện nay.
Trước khi có Luật Công chứng, số lượng công chứng viên là 06 làm việc
tại 2 Phòng công chứng, đến nay số lượng công chứng viên trong toàn tỉnh tăng
lên là 31 làm việc tại 14 công chứng (02 Phòng công chứng, 12 Văn phòng
công chứng), số lượng công chứng viên hành nghề tại một công chứng nhiều
nhất là 4; bên cạnh việc phát triển số lượng, chất lượng của đội ngũ công chứng
viên cũng không ngừng được nâng lên thông qua kinh nghiệm hoạt động thực
tiễn, tập huấn nghiệp vụ, giao lưu học hỏi và những cuộc họp giao ban giữa các
công chứng do Sở Tư pháp tổ chức. Với chủ trương xã hội hoá lĩnh vực công
chứng, tỉnh đã có nhiều cố gắng trong việc phát triển đội ngũ công chứng viên,
tuy nhiên, do nguồn công chứng viên không nhiều nên số lượng công chứng
viên làm việc tại các công chứng là ít (trên địa bàn tỉnh có 12 Văn phòng công
chứng) trong khi lượng công việc cao gây nên tình trạng quá tải về chuyên
môn. Về chất lượng công chứng viên, địa phương tạo điều kiện giao lưu
Họchỏi và tổ chức họp giao ban giữa các công chứng mục đích là nâng cao
Luận văn: Quản lý về công chứng tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Quản lý về công chứng tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Quản lý về công chứng tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Quản lý về công chứng tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Quản lý về công chứng tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Quản lý về công chứng tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Quản lý về công chứng tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Quản lý về công chứng tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Quản lý về công chứng tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Quản lý về công chứng tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Quản lý về công chứng tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Quản lý về công chứng tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Quản lý về công chứng tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Quản lý về công chứng tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Quản lý về công chứng tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Quản lý về công chứng tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Quản lý về công chứng tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Quản lý về công chứng tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Quản lý về công chứng tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Quản lý về công chứng tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Quản lý về công chứng tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Quản lý về công chứng tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Quản lý về công chứng tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Quản lý về công chứng tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Quản lý về công chứng tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Quản lý về công chứng tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Quản lý về công chứng tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Quản lý về công chứng tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Quản lý về công chứng tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Quản lý về công chứng tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Quản lý về công chứng tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Quản lý về công chứng tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Quản lý về công chứng tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Quản lý về công chứng tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Quản lý về công chứng tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Quản lý về công chứng tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Quản lý về công chứng tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Quản lý về công chứng tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Quản lý về công chứng tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Quản lý về công chứng tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Quản lý về công chứng tại tỉnh Đắk Lắk, HAY

More Related Content

What's hot

Bài tập tổng hợp môn văn bản quản lý nhà nước
Bài tập tổng hợp môn văn bản quản lý nhà nướcBài tập tổng hợp môn văn bản quản lý nhà nước
Bài tập tổng hợp môn văn bản quản lý nhà nước
Học Huỳnh Bá
 

What's hot (19)

Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật - Vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật - Vấn đề lý luận và thực tiễnLuận văn: Văn bản quy phạm pháp luật - Vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật - Vấn đề lý luận và thực tiễn
 
Pháp luật về thi đua, khen thưởng đối với giáo viên tỉnh Đắk Lắk
Pháp luật về thi đua, khen thưởng đối với giáo viên tỉnh Đắk LắkPháp luật về thi đua, khen thưởng đối với giáo viên tỉnh Đắk Lắk
Pháp luật về thi đua, khen thưởng đối với giáo viên tỉnh Đắk Lắk
 
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã tại huyện Phù Cát
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã tại huyện Phù CátLuận văn: Đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã tại huyện Phù Cát
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã tại huyện Phù Cát
 
Bài tập tổng hợp môn văn bản quản lý nhà nước
Bài tập tổng hợp môn văn bản quản lý nhà nướcBài tập tổng hợp môn văn bản quản lý nhà nước
Bài tập tổng hợp môn văn bản quản lý nhà nước
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về báo chí tại tỉnh Kiên Giang
Luận văn: Quản lý nhà nước về báo chí tại tỉnh Kiên GiangLuận văn: Quản lý nhà nước về báo chí tại tỉnh Kiên Giang
Luận văn: Quản lý nhà nước về báo chí tại tỉnh Kiên Giang
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về báo chí trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về báo chí trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về báo chí trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về báo chí trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, HAY
 
Luận văn: Thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, HAY
Luận văn: Thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, HAYLuận văn: Thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, HAY
Luận văn: Thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, HAY
 
Luận văn: Xây dựng ban hành văn bản quy phạm pháp luật, HOT
Luận văn: Xây dựng ban hành văn bản quy phạm pháp luật, HOTLuận văn: Xây dựng ban hành văn bản quy phạm pháp luật, HOT
Luận văn: Xây dựng ban hành văn bản quy phạm pháp luật, HOT
 
Luận văn: Quản lý hoạt động báo chí tại CHDCND Lào, HAY
Luận văn: Quản lý hoạt động báo chí tại CHDCND Lào, HAYLuận văn: Quản lý hoạt động báo chí tại CHDCND Lào, HAY
Luận văn: Quản lý hoạt động báo chí tại CHDCND Lào, HAY
 
Đề tài: Tính hợp pháp và tính hợp lý của quyết định hành chính, HAY
Đề tài: Tính hợp pháp và tính hợp lý của quyết định hành chính, HAYĐề tài: Tính hợp pháp và tính hợp lý của quyết định hành chính, HAY
Đề tài: Tính hợp pháp và tính hợp lý của quyết định hành chính, HAY
 
Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng tại bệnh viện trung ương
Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng tại bệnh viện trung ươngQuản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng tại bệnh viện trung ương
Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng tại bệnh viện trung ương
 
Luận văn: Giáo dục pháp luật trong hoạt động xét xử, HAY
Luận văn: Giáo dục pháp luật trong hoạt động xét xử, HAYLuận văn: Giáo dục pháp luật trong hoạt động xét xử, HAY
Luận văn: Giáo dục pháp luật trong hoạt động xét xử, HAY
 
Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật của HĐND & UBND, HOT
Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật của HĐND & UBND, HOTLuận văn: Văn bản quy phạm pháp luật của HĐND & UBND, HOT
Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật của HĐND & UBND, HOT
 
Luận văn: Giáo dục pháp luật cho phạm nhân ở các trại giam, HOT
Luận văn: Giáo dục pháp luật cho phạm nhân ở các trại giam, HOTLuận văn: Giáo dục pháp luật cho phạm nhân ở các trại giam, HOT
Luận văn: Giáo dục pháp luật cho phạm nhân ở các trại giam, HOT
 
Luận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật tại huyện Vân Đồn, Quảng Ninh
Luận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật tại huyện Vân Đồn, Quảng NinhLuận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật tại huyện Vân Đồn, Quảng Ninh
Luận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật tại huyện Vân Đồn, Quảng Ninh
 
Luận văn: Trình tự, thủ tục xét xử vụ án hành chính tỉnh Đăk Lăk
Luận văn: Trình tự, thủ tục xét xử vụ án hành chính tỉnh Đăk LăkLuận văn: Trình tự, thủ tục xét xử vụ án hành chính tỉnh Đăk Lăk
Luận văn: Trình tự, thủ tục xét xử vụ án hành chính tỉnh Đăk Lăk
 
Luận văn thạc sĩ: Quy trình xây dựng pháp lệnh ở Việt Nam, HOT
Luận văn thạc sĩ: Quy trình xây dựng pháp lệnh ở Việt Nam, HOTLuận văn thạc sĩ: Quy trình xây dựng pháp lệnh ở Việt Nam, HOT
Luận văn thạc sĩ: Quy trình xây dựng pháp lệnh ở Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Chất lượng thủ tục hành chính trong xây dựng văn bản quy phạm
Luận văn: Chất lượng thủ tục hành chính trong xây dựng văn bản quy phạmLuận văn: Chất lượng thủ tục hành chính trong xây dựng văn bản quy phạm
Luận văn: Chất lượng thủ tục hành chính trong xây dựng văn bản quy phạm
 
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật tại tỉnh Thanh Hoá, HAY
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật tại tỉnh Thanh Hoá, HAYLuận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật tại tỉnh Thanh Hoá, HAY
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật tại tỉnh Thanh Hoá, HAY
 

Similar to Luận văn: Quản lý về công chứng tại tỉnh Đắk Lắk, HAY

Similar to Luận văn: Quản lý về công chứng tại tỉnh Đắk Lắk, HAY (20)

Đề tài: Hoạt động của tòa án nhân dân cấp huyện tỉnh Quảng Ngãi
Đề tài: Hoạt động của tòa án nhân dân cấp huyện tỉnh Quảng Ngãi Đề tài: Hoạt động của tòa án nhân dân cấp huyện tỉnh Quảng Ngãi
Đề tài: Hoạt động của tòa án nhân dân cấp huyện tỉnh Quảng Ngãi
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về báo chí tỉnh Kiên Giang, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về báo chí tỉnh Kiên Giang, 9 ĐIỂMLuận văn: Quản lý nhà nước về báo chí tỉnh Kiên Giang, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về báo chí tỉnh Kiên Giang, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về báo chí tại tỉnh Kiên Giang, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về báo chí tại tỉnh Kiên Giang, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về báo chí tại tỉnh Kiên Giang, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về báo chí tại tỉnh Kiên Giang, HAY
 
Quản lý nhà nước về báo chí trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
Quản lý nhà nước về báo chí trên địa bàn tỉnh Kiên GiangQuản lý nhà nước về báo chí trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
Quản lý nhà nước về báo chí trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
 
Luận văn: Kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân
Luận văn: Kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dânLuận văn: Kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân
Luận văn: Kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân
 
Quản lý nhà nước về báo chí trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
Quản lý nhà nước về báo chí trên địa bàn tỉnh Kiên GiangQuản lý nhà nước về báo chí trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
Quản lý nhà nước về báo chí trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
 
Quản lý nhà nước về báo chí trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
Quản lý nhà nước về báo chí trên địa bàn tỉnh Kiên GiangQuản lý nhà nước về báo chí trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
Quản lý nhà nước về báo chí trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
 
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị - từ thực tiễn Qu...
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị - từ thực tiễn Qu...Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị - từ thực tiễn Qu...
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị - từ thực tiễn Qu...
 
Luận án: Giáo dục pháp luật cho người dân ở tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Giáo dục pháp luật cho người dân ở tỉnh Đắk Lắk, HAYLuận án: Giáo dục pháp luật cho người dân ở tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Giáo dục pháp luật cho người dân ở tỉnh Đắk Lắk, HAY
 
Luận văn: Giáo dục pháp luật cho người dân ở tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Giáo dục pháp luật cho người dân ở tỉnh Đắk LắkLuận văn: Giáo dục pháp luật cho người dân ở tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Giáo dục pháp luật cho người dân ở tỉnh Đắk Lắk
 
Khóa Luận Công Tác Tổ Chức Quản Lý Về Văn Thư Lưu Trữ Tại Viện Hàn Lâm
Khóa Luận Công Tác Tổ Chức Quản  Lý Về Văn Thư Lưu Trữ Tại Viện Hàn LâmKhóa Luận Công Tác Tổ Chức Quản  Lý Về Văn Thư Lưu Trữ Tại Viện Hàn Lâm
Khóa Luận Công Tác Tổ Chức Quản Lý Về Văn Thư Lưu Trữ Tại Viện Hàn Lâm
 
Quyền của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị ở Tỉnh Phú Yên.doc
Quyền của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị ở Tỉnh Phú Yên.docQuyền của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị ở Tỉnh Phú Yên.doc
Quyền của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị ở Tỉnh Phú Yên.doc
 
Luận văn: Thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở, tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở, tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở, tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở, tỉnh Quảng Ngãi
 
Đề tài: Thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở tỉnh Quảng Ngãi
Đề tài: Thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở tỉnh Quảng NgãiĐề tài: Thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở tỉnh Quảng Ngãi
Đề tài: Thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở tỉnh Quảng Ngãi
 
Đề tài: Pháp luật về hòa giải ở cơ sở tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Đề tài: Pháp luật về hòa giải ở cơ sở tại tỉnh Quảng Ngãi, HAYĐề tài: Pháp luật về hòa giải ở cơ sở tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Đề tài: Pháp luật về hòa giải ở cơ sở tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
 
Luận văn: Quản lý về công tác thi đua khen thưởng ở Bắc Ninh
Luận văn: Quản lý về công tác thi đua khen thưởng ở Bắc NinhLuận văn: Quản lý về công tác thi đua khen thưởng ở Bắc Ninh
Luận văn: Quản lý về công tác thi đua khen thưởng ở Bắc Ninh
 
Đề tài: Quản lý về công tác thi đua khen thưởng ở Bắc Ninh, HOT
Đề tài: Quản lý về công tác thi đua khen thưởng ở Bắc Ninh, HOTĐề tài: Quản lý về công tác thi đua khen thưởng ở Bắc Ninh, HOT
Đề tài: Quản lý về công tác thi đua khen thưởng ở Bắc Ninh, HOT
 
Quản lý nhà nước về công tác thi đua khen thưởng ở tỉnh Bắc Ninh
Quản lý nhà nước về công tác thi đua khen thưởng ở tỉnh Bắc NinhQuản lý nhà nước về công tác thi đua khen thưởng ở tỉnh Bắc Ninh
Quản lý nhà nước về công tác thi đua khen thưởng ở tỉnh Bắc Ninh
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Ban Tiếp công dân, HOT
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Ban Tiếp công dân, HOTLuận văn: Tổ chức và hoạt động của Ban Tiếp công dân, HOT
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Ban Tiếp công dân, HOT
 
Luận văn: Hoạt động của Ban Tiếp công dân tỉnh Bình Thuận, HAY
Luận văn: Hoạt động của Ban Tiếp công dân tỉnh Bình Thuận, HAYLuận văn: Hoạt động của Ban Tiếp công dân tỉnh Bình Thuận, HAY
Luận văn: Hoạt động của Ban Tiếp công dân tỉnh Bình Thuận, HAY
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 

Recently uploaded (20)

TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 

Luận văn: Quản lý về công chứng tại tỉnh Đắk Lắk, HAY

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN HỮU NAM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG CHỨNG TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐẮK LẮK LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC ĐẮK LẮK - NĂM 2019
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN HỮU NAM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG CHỨNG TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐẮK LẮK LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 8. 38. 01. 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. TS. HOÀNG THẾ LIÊN ĐẮK LẮK - NĂM 2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Trần Hữu Nam Học viên lớp cao học luật hiến pháp và luật hành chính Học viện Khoa Học xã hội Tôi xin cam đoan như sau: Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của GS.TS. Hoàng Thế Liên. Công trình nghiên cứu này không trùng lắp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại tại Đắk Lắk. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này./ Đắk Lắk, ngày 31 tháng 10 năm 2019 Người cam đoan Trần Hữu Nam
  • 4. LỜI CẢM ƠN Luận văn là kết quả của một quá trình Học tập, nghiên cứu, kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình công tác và cùng với sự nỗ lực cố gắng của bản thân. Đạt được kết quả này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến quý Thầy, Cô giáo Học viện Khoa học xã hội đã nhiệt tình truyền đạt các kiến thức quý báu trong thời gian qua, đã tạo tiền đề và nền tảng vững chắc cho quá trình nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến GS.TS. Hoàng Thế Liên là người trực tiếp hướng dẫn khoa Học và đã dày công giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tôi cũng chân thành cảm ơn đến tập thể Công chức ngành Tư pháp tỉnh Đắk Lắk đã nhiệt tình hỗ trợ cung cấp thông tin, nguồn số liệu quan trọng để tôi nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp hữu ích cho luận văn này. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, người thân luôn bên cạnh động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp. Mặc dù bản thân đã rất cố gắng nhưng luận văn không thể không tránh khỏi những khiếm khuyết, tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của quý Thầy,Cô giáo; quý bạn đọc để luận văn được hoàn thiện hơn trong thời gian tới. Xin chân thành cảm ơn! Đắk Lắk, ngày 31 tháng 10 năm 2019 Học viên thực hiện Trần Hữu Nam
  • 5. MỤC LỤC 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn..............................................................................6 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn..................................................8 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn.......................................................8 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn........................................................9 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn...................................9 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ...............................................................10 7. Kết cấu luận văn ......................................................................................................10 Chương 1 .....................................................................................................................11 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÔNG CHỨNG ...........11 1.1. Công chứng...........................................................................................................11 1.1.1. Khái niệm công chứng......................................................................................11 1.1.2. Phân loại công chứng ........................................................................................14 1.2. Quản lý nhà nước về công chứng.........................................................................15 1.2.1. Khái niệm ..........................................................................................................15 1.2.2. Chủ thể quản lý nhà nước về công chứng .........................................................18 1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước về công chứng.......................................................21 1.2.4. Sự cần thiết quản lý nhà nước đối với các công chứng.....................................26 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về công chứng...............................29 1.3.1. Mức độ hoàn thiện của thể chế quản lý nhà nước về công chứng ....................29 1.3.2. Năng lực quản lý nhà nước về công chứng .......................................................30 1.3.3. Nhu cầu xã hội về công chứng và sự phát triển của công chứng ......................31 Tiểu kết chương 1........................................................................................................31 Chương 2 .....................................................................................................................32 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG CHỨNG TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐẮK LẮK.........................................................................................................32 2.1. Khái quát vị trí địa lý, tình hình dân cư, kinh tế - xã hội của Đắk Lắk có ảnh hưởng đến hoạt động công chứng ...............................................................................32 2.1.1.Đặc điểm tự nhiên...............................................................................................32
  • 6. 2.1.2.Đặc điểm hành chính, kinh tế, xã hội .................................................................33 2.1.3. Đặc điểm dân cư................................................................................................34 2.2. Thực trạng Quản lý nhà nước về công chứng từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk.............36 2.2.1. Về xây dựng và ban hành các văn bản quản lý nhà nước .................................36 2.2.2. Tổ chức bộ máy, nhân lực quản lý nhà nước về công chứng của tỉnh Đắk Lắk39 2.2.3. Mạng lưới các công chứng ................................................................................40 2.2.4 Thực hiện chủ trương chuyển giao các hợp đồng, giao dịch từ UBND cấp huyện, UBND cấp xã sang các công chứng ................................................................45 2.2.5. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các công chứng..............................45 2.3. Đánh giá thực trạng Quản lý nhà nước về công chứng từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk .....................................................................................................................................49 2.3.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân .....................................................................49 2.3.2. Hạn chế, bất cập và nguyên nhân ......................................................................53 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2..............................................................................................56 Chương 3 .....................................................................................................................58 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI.......................58 VỚI CÔNG CHỨNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK.......................................58 3.1. Định hướng hoàn thiện Quản lý nhà nước về công chứng từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk...............................................................................................................................58 3.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường Quản lý nhà nước về công chứng từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk ................................................................................................................59 3.2.1. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý nhà nước về công chứng trên địa bàn tỉnh ..................................................................................................................59 3.2.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ công chứng viên theo hướng chuyên nghiệp hoá .....................................................................................................................................61 3.2.3. Tiếp tục quy hoạch và thực hiện có hiệu quả quy hoạch phát triển công chứng đến năm 2020...............................................................................................................63 3.2.4. Xây dựng cơ sở dữ liệu ngăn chặn cho công chứng..........................................66 3.2.5. Bổ sung số lượng và nâng cao năng lực đội ngũ làm công tác quản lý nhà nước về công chứng..............................................................................................................68 3.2.6. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quan điểm của Đảng và pháp luật của Nhà nước về công chứng ...............................................................................69
  • 7. 3.2.7. Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra của Sở Tư pháp đối với các công chứng...................................................................................................................72 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3..............................................................................................73 PHẦN KẾT LUẬN .....................................................................................................74 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................75
  • 8. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn Hoạt động công chứng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế- xã hội. Dưới góc độ các giao dịch về dân sự, văn bản công chứng là một trong những công cụ pháp lý không thể thiếu nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, phòng ngừa tranh chấp, tạo ra sự ổn định trong các quan hệ giao dịch của các tổ chức và cá nhân. Mặt khác, về phương diện Nhà nước, văn bản công chứng tạo ra một bằng chứng xác thực, kịp thời, không ai có thể phản bác, chối cãi, trừ trường hợp có ý kiến của người thứ ba và được quá trình tố tụng tuyên bố vô hiệu. Về giá trị pháp lý, văn bản công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên có liên quan, trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Toà án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng có thoả thuận khác. Văn bản công chứng có giá trị chứng cứ, những tình tiết, sự kiện trong văn bản công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Toà án tuyên bố là vô hiệu. Chế định về công chứng được ghi nhận trong Bộ luật Dân sự năm 1995, Bộ luật Dân sự 2005, Bộ luật dân sự 2015 và các luật chuyên ngành, do đó văn bản được công chứng có giá trị giao kết công chứng viên với vai trò như một thẩm phán “phòng ngừa”, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho cá nhân, tổ chức trong các giao dịch. Đồng thời, đây là cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp khi buộc các bên tham gia giao dịch phải xác nhận tính xác thực của hợp đồng, cũng như địa vị, trách nhiệm pháp lý trong tham gia giao dịch. Vì vậy, việc bắt buộc công chứng các loại hợp đồng trong giao dịch liên quan đến kinh tế, dân sự buộc các bên giao kết có nghĩa vụ thi hành, sẽ tránh được nhiều rắc rối trừ Toà án tuyên vô hiệu. Thông qua việc đảm bảo tính an toàn pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch dân sự và kinh tế, hoạt động công chứng đã góp phần tạo lập môi trường pháp lý tin cậy cho các hoạt động đầu tư kinh doanh, thương mại. Đồng thời, cũng góp phần quan trọng vào tiến trình cải cách hành chính và cải cách tư pháp, được Ban Chỉ đạo cải cách Tư pháp Trung ương ghi nhận và đánh giá cao. Tuy nhiên, từ thực tiễn triển khai thực hiện Luật công chứng cho thấy, hoạt động công chứng đã bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế như: công chứng là dịch vụ công, do thiếu quy hoạch tổng thể phát triển công chứng, có địa bàn các Văn
  • 9. phòng công chứng phát triển quá nhanh, trong khi đó nhiều địa bàn, nhất là ở các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa lại không có công chứng để cung cấp dịch vụ này cho người dân; chất lượng đội ngũ công chứng viên, chất lượng hoạt động công chứng còn nhiều bất cập; nhiều công chứng được thành lập theo loại hình doanh nghiệp tư nhân (Văn phòng công chứng do một công chứng viên thành lập), thiếu tính ổn định, chưa bền vững; chưa xác định rõ địa vị pháp lý, quyền và trách nhiệm của công chứng viên; tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm công chứng viên có điểm còn dễ dãi, thiếu quy định về chế độ bồi dưỡng bắt buộc đối với công chứng viên đang hành nghề nên khó bảo đảm chất lượng văn bản công chứng; quy định về điều kiện thành lập Văn phòng công chứng chưa gắn với tính chất đặc thù của nghề công chứng; thực tiễn hoạt động công chứng phát sinh nhiều vấn đề như Văn phòng công chứng tạm ngừng hoạt động, chuyển nhượng Văn phòng công chứng, công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng nhưng chưa có quy định điều chỉnh dẫn đến lúng túng trong thực hiện; các quy định về quản lý nhà nước đối với hoạt động công chứng còn chưa đầy đủ, thiếu chặt chẽ, chưa theo kịp với sự phát triển và yêu cầu xã hội hoá; thiếu quy định về việc công chứng viên tham gia tổ chức xã hội - nghề nghiệp để phát huy vai trò tự quản của công chứng viên phù hợp với đặc thù của nghề công chứng và thông lệ quốc tế… Là một địa bàn thuộc khu vực Tây Nguyên, tỉnh Đắk Lắk có 16 công chứng, trong đó có 14 Văn phòng công chứng và 02 Phòng công chứng được bố trí trên địa bàn 13 huyện, 01 thị xã và 01 thành phố. Việc phát triển của các Văn phòng công chứng trong xu hướng xã hội hoá dịch vụ công trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã đặt ra những nội dung, yêu cầu quản lý nhà nước đối với các Văn phòng công chứng là hết sức cần thiết và rất quan trọng. Đặc biệt, với sự ra đời của Luật công chứng năm 2014 có hiệu lực ngày 01/01/2015 đã đặt ra nhiều vấn đề triển khai trong thực tiễn quản lý nhà nước đối với các Công chứng nói chung, ở tỉnh Đắk Lắk nói riêng. Đê nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công chứng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã đặt ra nhiều vấn đề lý luận, pháp lý cần phải giải đáp thấu đáo, có căn cứ khoa Họcvà thực tiễn. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Quản lý nhà nước về công chứng từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk” là yêu cầu tất yếu khách quan, cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn.
  • 10. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Tìm hiểu tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài: “Quản lý nhà nước về công chứng từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk”, cho thấy các nhà khoa Học đã tiếp cận theo nhiều cách, với những cấp độ khác nhau. Có thể kể đến một số công trình khoa Học như: Tình hình nghiên cứu trên đây cho thấy, các sách chuyên khảo, luận án, luận văn đều đã tiếp cận ở những nội dung cụ thể có liên quan đến đề tài để giải quyết mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề ra. Trong chừng mực nhất định, các nghiên cứu trên đây đã góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn quan trọng về quản lý nhà nước về công chứng. Tuy vậy, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống và chuyên biệt về “Quản lý nhà nước về công chứng từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk”. Luận văn là công trình khoa Học đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện, chuyên biệt và có hệ thống về vấn đề này dưới góc độ của khoa Họcluật hiến phápvà luật hành chính. Với kết quả nghiên cứu của luận văn, chúng tôi hy vọng sẽ góp phần khắc phục trình trạng nêu trên. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn Mục đích nghiên cứu của luận văn: Luận văn hướng tới làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực trạng quản lý nhà nước về công chứng để đưa ra các quan điểm, phương hướng và giải pháp hoàn thiện Quản lý nhà nước về công chứng từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn: Để thực hiện mục đích trên đây, luận văn có các nhiệm vụ sau: Thứ nhất, xây dựng cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về công chứng thông qua việc làm rõ khái niệm công chứng; đặc điểm công chứng; vai trò của công chứng; phân tích, rút ra khái niệm quản lý nhà nước về công chứng; xác định nội dung và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về công chứng. Thứ hai, trên cơ sở phân tích thực trạng Quản lý nhà nước về công chứng từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk, luận văn đánh giá chung về những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế này.
  • 11. Thứ ba, trên cơ sở hệ thống lý thuyết của chương 1, kết quả phân tích, đánh giá thực trạng ở chương 2, luận văn đề xuất các quan điểm, phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với tổ chức hành nghề chứng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Luận văn xác định đối tượng nghiên cứu là Quản lý nhà nước về công chứng từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk. Phạm vi nghiên cứu của luận văn: Từ yêu cầu của mã số và chuyên ngành Luật Hiến pháp và luật hành chính, luận văn xác định phạm vi nghiên cứu gồm các nội dung quản lý nhà nước về công chứng theo nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk và Sở Tư pháp từ năm 2013 đến nay. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam về quản lý nhà nước về công chứng- đối tượng có tính đặc thù cao. Đồng thời, luận văn sử dụng các phương pháp cụ thể khác như phân tích, tổng hợp, so sánh, dự báo để chọn lọc tri thức khoa học để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu của chủ đề luận văn. Phương pháp tổng hợp được sử dụng trong việc hệ thống hoá các vấn đề lý luận về quản lý nhà nước về công chứng, làm cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu làm rõ khái niệm, đặc điểm và vai trò của công chứng và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về công chứng. Phương pháp phân tích được sử dụng trên cơ sở lý thuyết đã có vào việc luận giải các nội dung cụ thể về Quản lý nhà nước về công chứng từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk; phương pháp thống kê và so sánh được sử dụng để nhận diện thực trạng Quản lý nhà nước về công chứng từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể, giúp việc phân tích vấn đề có tính hệ thống và toàn diện. Trên cơ sở đó, giúp việc đánh giá thực trạng Quản lý nhà nước về
  • 12. công chứng từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk bảo đảm tính chính xác, khách quan và khoa học. Phương pháp dự báo được sử dụng nhằm tích hợp các cơ sở khoa Học trong nhận diện quy luật vận động từ quá khứ, hiện tại và tương lai để đưa ra những nhận định về xu hướng vận động và phát triển của các công chứng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Từ đó đề xuất quan điểm, phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với tổ chức hành nghề chứng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Ý nghĩa lý luận: kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là những bổ sung quan trọng vào lý luận Luật Hiến pháp và luật hành chính; góp phần làm sáng tỏ những quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và nhận thức của tổ chức, cá nhân về vai trò quan trọng của công chứng và sự cần thiết của quản lý nhà nước về công chứng. Ý nghĩa thực tiễn: luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong hoạch định chiến lược xây dựng, hoàn thiện pháp luật về công chứng và trong thực tiễn hoạt động quản lý nhà nước về công chứng; trong nghiên cứu khoa học, giảng dạy và Học tập tại các cơ sở đào tạo chuyên ngành hành chính và quản lý nhà nước; các khoá bồi dưỡng công chứng viên. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, các chữ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn được kết cấu thành 3 chương, bao gồm: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về công chứng; Chương 2: Thực trạng Quản lý nhà nước về công chứng từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk; Chương 3: Quan điểm, phương hướng và giải pháp hoàn thiện Quản lý nhà nước về công chứng từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk.
  • 13. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÔNG CHỨNG 1.1. Công chứng 1.1.1. Khái niệm công chứng Công chứng Tại Việt Nam công chứng với tư cách là một thể chế pháp lý hình thành khá sớm từ những năm 1930, nhưng đến năm 1987 thuật ngữ "công chứng" mới được sử dụng một cách rộng rãi. Cho đến nay, nước ta đã có 6 khái niệm khác nhau về công chứng phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về công chứng trong các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước ta. Cụ thể như sau: Một là, Thông tư số 574/QLTPK ngày 10/10/1987 của Bộ Tư pháp Công chứng nhà nước là một hoạt động của nhà nước, nhằm giúp công dân, các cơ quan, tổ chức lập và xác nhận các văn bản sự kiện có ý nghĩa pháp lý, hợp pháp hoá các văn bản, sự kiện đó, làm cho các văn bản, sự kiện đó có hiệu lực thực hiện. Bằng hoạt động trên, công chứng nhà nước tạo ra những đảm bảo pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, các cơ quan, tổ chức phù hợp với Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngăn ngừa vi phạm pháp luật, giúp cho việc giải quyết các tranh chấp được thuận lợi, góp phần tăng cường pháp chế XHCN. Hai là, Nghị định số 45/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 27/02/1991 về tổ chức và hoạt động công chứng nhà nước quy định: Công chứng là việc chứng nhận xác thực các hợp đồng và giấy tờ theo quy định của pháp luật, nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân và cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội (sau đây gọi tắt là các tổ chức), góp phần phòng ngừa vi phạm pháp luật, tăng cường pháp chế XHCN. Các hợp đồng và giấy tờ đã được công chứng có giá trị chứng cứ.
  • 14. Ba là, Nghị định số 31/CP ngày 18/5/1996 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động công chứng nhà nước quy định: Công chứng là việc chứng nhận xác thực của các hợp đồng và giấy tờ theo quy định của pháp luật, nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân và cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội (sau đây gọi tắt là các tổ chức), góp phần phòng ngừa vi phạm pháp luật, tăng cường pháp chế XHCN. Các hợp đồng và giấy tờ đã được công chứng nhà nước chứng nhận hoặc UBND cấp có thẩm quyền chứng thực có giá trị chứng cứ, trừ trường hợp bị Toà án nhân dân tuyên bố là vô hiệu. Bốn là, Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 của Chính phủ về công chứng, chứng thực, tại điều 2 quy định: "Công chứng là việc Phòng Công chứng chứng nhận tính xác thực của hợp đồng được giao kết hoặc giao dịch khác được xác lập trong quan hệ dân sự, thương mại và quan hệ xã hội khác (Sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch) và thực hiện các việc khác theo quy định của Nghị định này". Đáng chú ý, Nghị định này đã có sự phân định rõ khái niệm công chứng và chứng thực, điều mà các Nghị định trước đây chưa làm rõ được, bản chất của hành vi công chứng là:"chứng nhận tính xác thực của hợp đồng", còn hành vi chứng thực lại chỉ là việc "xác nhận sao y giấy tờ, hợp đồng, giao dịch và chữ ký của cá nhân". Như vậy, theo quy định nêu trên, hành vi công chứng chính là việc xác lập giá trị pháp lý cho văn bản, hợp đồng; còn hành vi chứng thực chỉ đơn thuần là việc sao lại các văn bản, hợp đồng mà thôi. Năm là, Luật Công chứng năm 2006 quy định: "Công chứng là việc công chứng viên chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch khác (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch) bằng văn bản mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng" . Sáu là, Luật Công chứng năm 2014 quy định: “Công chứng là việc công chứng viên của một công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp
  • 15. đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng” . Có thể nhận thấy, những khái niệm về công chứng gắn liền với những thay đổi của xã hội nước ta. Ở các giai đoạn phát triển khác nhau thì khái niệm về công chứng rõ ràng có những thay đổi nhất định. Sự thay đổi này thể hiện quan điểm của nhà nước ta về công chứng cũng như trình độ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, nhưng xét về bản chất và mục đích của hành vi thì vẫn không thay đổi. Từ các quy định pháp luật trên đây, có thể hiểu: Công chứng là việc công chứng viên của các công chứng, theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức hoặc quy định của pháp luật, chứng nhận tính hợp pháp, tính xác thực của các văn bản hợp đồng, giao dịch nhằm đảm bảo lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức. Công chứng là một dạng tổ chức xã hội - nghề nghiệp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập, công nhận điều lệ và có hội viên là cá nhân, tổ chức tự nguyện đóng góp tài nhằm phục vụ mục đích của hội và nhu cầu chung của xã hội, là pháp nhân khi tham gia quan hệ dân sự. Hội viên có thể bao gồm cả cá nhân và tổ chức, tài sản của loại tổ chức này được hình thành chủ yếu từ sự đóng góp tự nguyện của các hội viên hoặc hội phí, nhằm phục vụ cho nhu cầu chung của hội viên và mục đích của tổ chức. Các tổ chức này có chung đặc điểm là: - Thành lập theo sang kiến của nhà nước - Hình thành theo các quy định của nhà nước và được quản lý chặt chẽ bởi cơ quan nhà nước. - Hỗ trợ nhà nước giải quyết một số vấn đề xã hội
  • 16. - Hoạt động tự quản, cơ cấu do nội bộ tổ chức quyết định, hoạt động không mang tính quyền lực chính trị và hoàn toàn tự nguyện. Với cách hiểu tổ chức có nghĩa là quá trình sắp xếp và bố trí các công việc, giao quyền hạn và phân phối các nguồn lực của tổ chức sao cho chúng đóng góp một cách tích cực và có hiệu quả vào mục tiêu chung, thì công chứng là tổ chức của những người hành nghề công chứng, bao gồm các công chứng viên thực hiện nhiệm vụ công chứng. 1.1.2. Phân loại công chứng Công chứng được thực hiện dưới 2 hình thức tổ chức hành nghề là phòng công chứng và văn phòng công chứng. Phòng công chứng Phòng công chứng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập, là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng. Người đại diện theo pháp luật của Phòng công chứng là Trưởng phòng. Trưởng phòng công chứng phải là công chứng viên, do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Tên gọi của Phòng công chứng bao gồm cụm từ “Phòng công chứng” kèm theo số thứ tự thành lập và tên của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Phòng công chứng được thành lập. Phòng công chứng sử dụng con dấu không có hình quốc huy. Phòng công chứng được khắc và sử dụng con dấu sau khi có quyết định thành lập. Thủ tục, hồ sơ xin khắc dấu, việc quản lý, sử dụng con dấu của Phòng công chứng được thực hiện theo quy định của pháp luật về con dấu. Văn phòng công chứng Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đối với loại hình công ty hợp danh. Văn phòng công chứng phải có từ hai công chứng viên hợp danh trở lên. Văn phòng công chứng không có thành viên góp vốn. Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng công chứng là Trưởng Văn phòng. Trưởng Văn phòng
  • 17. công chứng phải là công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng và đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên. Tên gọi của Văn phòng công chứng phải bao gồm cụm từ “Văn phòng công chứng” kèm theo họ tên của Trưởng Văn phòng hoặc họ tên của một công chứng viên hợp danh khác của Văn phòng công chứng do các công chứng viên hợp danh thỏa thuận, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của công chứng khác, không được vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc. Văn phòng công chứng phải có trụ sở đáp ứng các điều kiện do Chính phủ quy định. Văn phòng công chứng có con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính bằng nguồn thu từ phí công chứng, thù lao công chứng và các nguồn thu hợp pháp khác. Văn phòng công chứng sử dụng con dấu không có hình quốc huy. Văn phòng công chứng được khắc và sử dụng con dấu sau khi có quyết định cho phép thành lập. Thủ tục, hồ sơ xin khắc dấu, việc quản lý, sử dụng con dấu của Văn phòng công chứng được thực hiện theo quy định của pháp luật về con dấu. 1.2. Quản lý nhà nước về công chứng 1.2.1. Khái niệm Quản lý nhà nước chỉ xuất hiện và tồn tại cùng với sự ra đời và tồn tại của Nhà nước.Theo nghĩa rộng, quản lý nhà nước là hoạt động tổ chức, điều hành của cả bộ máy nhà nước, là sự tác động, tổ chức của quyền lực nhà nước trên các phương diện lập pháp, hành pháp và tư pháp. Theo cách hiểu này, quản lý nhà nước là hoạt động của cả ba hệ thống cơ quan nhà nước: cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp. Quản lý nhà nước có các đặc điểm sau: Một là, chủ thể quản lý nhà nước là các cơ quan, công chức trong bộ máy nhà nước được trao quyền lực công gồm: quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp.
  • 18. Hai là, đối tượng quản lý của nhà nước là tất cả các cá nhân, tổ chức sinh sống và hoạt động trong phạm vi lãnh thổ quốc gia. Ba là, quản lý nhà nước có tính toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao,… Mục tiêu của quản lý nhà nước là phục vụ Nhân dân, duy trì sự ổn định và phát triển bền vững trong xã hội. Theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nước chủ yếu là quá trình tổ chức, điều hành của hệ thống cơ quan hành chính nhà nước đối với quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người theo pháp luật nhằm đạt được những mục tiêu, yêu cầu của nhiệm vụ quản lý nhà nước. Đồng thời, các cơ quan nhà nước nói chung còn thực hiện các hoạt động có tính chất chấp hành, điều hành, tính chất hành chính nhà nước nhằm xây dựng tổ chức bộ máy và củng cố công tác nội bộ của mình, chẳng hạn ra quyết định thành lập, chia tách, sáp nhập các đơn vị tổ chức thuộc bộ máy của mình; đề bạt, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức, ban hành quy chế làm việc nội bộ … Quản lý nhà nước theo nghĩa hẹp còn đồng nghĩa với khái niệm quản lý hành chính nhà nước với các đặc điểm sau đây: Thứ nhất, quản lý hành chính nhà nước là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước Quyền lực nhà nước trong quản lý hành chính nhà nước trước hết thể hiện ở việc các chủ thể có thẩm quyền thể hiện ý chí nhà nước thông qua phương tiện nhất định, trong đó phương tiện cơ bản và đặc biệt quan trọng được sử dụng là văn bản quản lý hành chính nhà nước. Bằng việc ban hành văn bản, chủ thể quản lý hành chính nhà nước thể hiện ý chí của mình dưới dạng các chủ trương, chính sách pháp luật nhằm định hướng cho hoạt động xây dựng và áp dụng pháp luật; dưới dạng quy phạm pháp luật nhằm cụ thể hoá các quy phạm pháp luật của cơ quan quyền lực nhà nước và của cấp trên thành những
  • 19. quy định chi tiết để có thể triển khai thực hiện trong thực tiễn; dưới dạng các mệnh lệnh cá biệt nhằm áp dụng pháp luật vào thực tiễn, trực tiếp thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ quản lý; dưới dạng những mệnh lệnh chỉ đạo cấp dưới trong hoạt động, nhằm tổ chức thực hiện pháp luật trong thực tiễn; dưới dạng những thông tin hướng dẫn đối lập với cấp dưới nhằm đảm bảo sự thống nhất, có hệ thống của bộ máy hành chính nhà nước. Thứ hai, quản lý hành chính nhà nước là hoạt động được tiến hành bởi những chủ thể có quyền năng hành pháp Cách hiểu phổ biến hiện nay thì Nhà nước có ba quyền năng: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Trong đó, quyền năng hành pháp trước hết và chủ yếu thuộc về các cơ quan hành chính nhà nước, tuy nhiên, trong rất nhiều hoạt động khác như: việc ổn định tổ chức nội bộ của các cơ quan nhà nước, hoạt động quản lý được tiến hành bởi các Bộ, … Trong những trường hợp này, quyền năng hành pháp cũng thể hiện rõ nét và nếu xét về bản chất thì tương đồng với hoạt động hành pháp của các cơ quan hành chính nhà nước. Thứ ba, quản lý hành chính nhà nước là hoạt động có tính thống nhất, được tổ chức chặt chẽ. Để đảm bảo tính pháp chế trong hoạt động hành pháp, bộ máy các cơ quan hành pháp được tổ chức thành một khối thống nhất từ trung ương đến địa phương, đứng đầu là Chính phủ, nhờ đó các hoạt động của bộ máy được chỉ đạo, điều hành thống nhất, bảo đảm lợi ích chung của cả nước, đảm bảo sự liên kết, phối hợp nhịp nhàng giữa các địa phương tạo ra sức mạnh tổng hợp, tránh được sự cục bộ, phân hoá giữa các địa phương hay vùng miền khác nhau. Tuy nhiên, do mỗi địa phương đều có những nét đặc thù riêng về điều kiện kinh tế - xã hội, nên để có thể phát huy tối đa những thế mạnh của từng địa phương, tạo sự năng động, sáng tạo trong quản lý điều hành, bộ máy hành chính còn được tổ chức theo hướng phân cấp, trao quyền tự quyết, tạo sự chủ động, sáng tạo cho chính quyền địa phương.
  • 20. Thứ tư, hoạt động quản lý hành chính nhà nước mang tính chấp hành và điều hành Tính chấp hành và điều hành của hoạt động quản lý hành chính nhà nước thể hiện trong việc những hoạt động này được tiến hành trên cơ sở pháp luật và nhằm mục đích thực hiện pháp luật, cho dù đó là hoạt động chủ động sáng tạo của chủ thể quản lý thì cũng không được vượt quá khuôn khổ pháp luật, điều hành cấp dưới, trực tiếp áp dụng pháp luật hoặc tổ chức những hoạt động thực tiễn … trên cơ sở quy định pháp luật nhằm hiện thực hoá pháp luật. Từ đó, quản lý nhà nước là một dạng đặc biệt của quản lý, được sử dụng các quyền lực nhà nước như lập pháp, hành pháp và tư pháp để quản lý mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong đó, quản lý nhà nước mang tính quyền lực đặc biệt là tính tổ chức cao, có mục tiêu chiến lược, chương trình kế hoạch để thực hiện mục tiêu hơn cả là quản lý nhà nước ở Việt Nam mang tính nguyên tắc tập trung dân chủ. Quản lý nhà nước không có sự tách biệt tuyệt đối giữa chủ thể quản lý và khách thể quản lý, nó luôn đảm bảo tính liên tục, ổn định trong tổ chức. Quản lý nhà nước đối với các công chứng là việc Nhà nước dùng các biện pháp, công cụ có được tác động vào lĩnh vực công chứng để hệ thống các công chứng hoạt động theo đúng định hướng, mục tiêu mà Nhà nước đã đề ra. 1.2.2. Chủ thể quản lý nhà nước về công chứng Điều 69, 70 Luật Công chứng 2014 quy định các chủ thể quản lý nhà nước về công chứng nói chung, quản lý nhà nước đối với các công chứng nói riêng. Cụ thể, điều 69 quy định: 1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công chứng. 2. Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc thực hiện quản lý nhà nước về công chứng, có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
  • 21. a) Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về công chứng; b) Xây dựng, trình Chính phủ ban hành chính sách phát triển nghề công chứng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy hoạch tổng thể phát triển công chứng trong cả nước; c) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan hướng dẫn, triển khai, quản lý việc thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển công chứng trong cả nước; d) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về công chứng, chính sách phát triển nghề công chứng; đ) Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm công chứng viên; e) Phê duyệt Điều lệ của tổ chức xã hội - nghề nghiệp toàn quốc của công chứng viên sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Nội vụ; đình chỉ thi hành và yêu cầu sửa đổi những văn bản, quy định của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên trái với quy định của Hiến pháp, Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan; g) Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động công chứng theo thẩm quyền; h) Định kỳ hằng năm báo cáo Chính phủ về hoạt động công chứng; i) Quản lý và thực hiện hợp tác quốc tế về hoạt động công chứng; k) Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. 3. Bộ Ngoại giao có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện công chứng của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng cho viên chức lãnh sự, viên chức ngoại giao được giao thực hiện công chứng; định kỳ hằng
  • 22. năm báo cáo Bộ Tư pháp về hoạt động công chứng của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để tổng hợp báo cáo Chính phủ. 4. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợpvới Bộ Tư pháp trong việc thực hiện quản lý nhà nước về công chứng. Điều 70 Luật này quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các Sở Tư pháp trong công tác quản lý nhà nước về công chứng: 1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc quản lý nhà nước về công chứng tại địa phương và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: a) Tổ chức thi hành, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về công chứng, chính sách phát triển nghề công chứng; b) Thực hiện các biện pháp phát triển công chứng trên địa bàn phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển công chứng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; c) Quyết định thành lập Phòng công chứng, bảo đảm cơ sở vật chất và phương tiện làm việc cho các Phòng công chứng; quyết định việc giải thể hoặc chuyển đổi Phòng công chứng theo quy định của Luật này; d) Ban hành tiêu chí xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng; quyết định cho phép thành lập, thay đổi và thu hồi quyết định cho phép thành lập Văn phòng công chứng, cho phép chuyển nhượng, hợp nhất, sáp nhập Văn phòng công chứng; đ) Ban hành mức trần thù lao công chứng tại địa phương; e)Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo về công chứng theo thẩm quyền; phối hợp với Bộ Tư pháp trong công tác kiểm tra, thanh tra về công chứng; g) Báo cáo Bộ Tư pháp về việc thành lập, chuyển đổi, giải thể Phòng công chứng; cho phép thành lập, hợp nhất, sáp nhập, chuyển nhượng Văn phòng
  • 23. công chứng trên địa bàn. Định kỳ hằng năm báo cáo Bộ Tư pháp về hoạt động công chứng tại địa phương để tổng hợp báo cáo Chính phủ; h) Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. 2. Sở Tư pháp chịu trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về công chứng tại địa phương, thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Luật này và các vănbản quy phạm pháp luật khác có liên quan. 1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước về công chứng Có thể khái quát những nội dung cơ bản của quản lý nhà nước đối với các công chứng như sau: Xây dựng, ban hành chính sách phát triển nghề công chứng, quy hoạch tổng thể phát triển công chứng; Hoạt động quản lý nhà nước nói chung và hoạt động quản lý nhà nước đối với các công chứng nói riêng trước hết là hoạt động thực hiện pháp luật. Để tạo cơ sở pháp lý cho việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với các công chứng thì chính quyền các cấp xây dựng và ban hành văn bản quản lý nhà nước để áp dụng thực hiện là yêu cầu tất yếu. Luật Công chứng số 82/2006/QH11 được thông qua ngày 29/11/2006, có hiệu lực thi hành ngày 01/7/2006. Tiếp đó, ngày 20/6/2014 Quốc hội thống nhất ban hành Luật số 53/2014/QH13 Luật Công chứng năm 2014. Luật công chứng được xây dựng trên cơ sở quán triệt các quan điểm chỉ đạo sau đây: Thể chế hoá đầy đủ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về cải cách hành chính và cải cách tư pháp về những nội dung liên quan đến hoạt động công chứng; Quán triệt và vận dụng một cách phù hợp các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về xã hội hóa một số lĩnh vực quản lý nhà nước; Kế thừa những điểm tích cực, hợp lý trong tổ chức và hoạt động công chứng hiện nay, tham khảo kinh nghiệm của các nước ngoài trên cơ sở bám sát thực tiễn củaViệt Nam. Luật công chứng nhằm đạt một số mục tiêu cơ bản sau đây: Phát triển đội ngũ công chứng viên đủ về số lượng, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, vững về bản lĩnh chính trị, trong sáng về đạo đức nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội về công chứng, phục vụ đắc
  • 24. lực cho công cuộc cải cách tư pháp và hội nhập kinh tế quốc tế. Đổi mới hình thức tổ chức công chứng theo hướng từng bước xã hội hoá nhằm phát huy những tiềm năng to lớn của xã hội vào phát triển hệ thống công chứng mang tính chất là tổ chức dịch vụ công, phục vụ một cách thuận tiện cho các nhu cầu công chứng của nhân dân. Xác định rõ phạm vi trách nhiệm của công chứng viên trong hoạt động công chứng. Xây dựng quan hệ dịch vụ bình đẳng giữa công chứng viên và người yêu cầu công chứng; minh bạch hóa, đơn giản hóa trình tự, thủ tục công chứng, phát huy tính chủ động, tích cực của công chứng viên trong quá trình tác nghiệp, loại bỏ lối làm việc bàn giấy quan liêu, cửa quyền của công chứng viên. Đây là một trong các luật lớn, có tính xã hội hóa cao, phù hợp với tình hình xã hội hiện nay, có tác động trực tiếp đến nhiều mặt của đời sống xã hội, tới hoạt động của công dân. Đồng thời ban hành Luật Công chứng là yêu cầu của việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân. Ban hành và tổ chức thực hiện Luật Công chứng và các văn bản liên quan quy định về quản lý nhà nước đối với các công chứng là một trong các điều kiện quan trọng để thực hiện chính sách của Đảng và nhà nước ta. Để Luật Công chứng thực sự đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả, Chính phủ đã ban hành Nghị định 29/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Công chứng[21]. Tiếp đến, Bộ Tư pháp ban hành Thông tư số 06/2015/TT-BTP hướng dẫn Luật Công chứng 2014. Dựa trên các văn bản quy phạm pháp luật về cư trú, chính quyền địa phương tiến hành xây dựng và ban hành các văn bản quản lý nhà nước của mình để áp dụng ở địa phương mình dựa trên đặc trưng và tình hình thực tế. Xây dựng và ban hành các văn bản quản lý nhà nước về công chứng nói chung và các công chứng nói riêng của chính quyền địa phương tạo cơ sở thuận lợi cho việc tiến hành các bước tổ chức thực hiện, chỉ đạo phối hợp giữa các cơ quan tiến hành công tác quản lý nhà nước đối với các công chứng trên địa bàn. Tổ chức triển khai thực hiện chính sách phát triển nghề công chứng, quản lý việc thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển công chứng Việc tổ chức thực hiện các văn bản quản lý nhà nước đối với các công chứng là quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của chính quyền địa phương. Xét về chủ thể quản lý nhà nước, UBND cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm của cấp trên. Cụ thể hóa chúng bằng việc xây dựng và ban hành, chỉ đạo thực hiện các văn bản đó tại địa phương. UBND thực hiện
  • 25. trực tiếp các văn bản quản lý nhà nước đối với các công chứng. Phối hợp với các cơ quan, ban, ngành hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, quản lý chặt chẽ hoạt động của các tổ chức ấy, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước và các bên tham gia. Việc thực hiện các văn bản quản lý nhà nước đối với các công chứng bao gồm nhiều hoạt động: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về công chứng, chính sách phát triển nghề công chứng; Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm công chứng viên; Phê duyệt Điều lệ của tổ chức xã hội - nghề nghiệp toàn quốc của công chứng viên sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Nội vụ; đình chỉ thi hành và yêu cầu sửa đổi những văn bản, quy định của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên trái với quy định của Hiến pháp, Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan; Quyết định thành lập Phòng công chứng, bảo đảm cơ sở vật chất và phương tiện làm việc cho các Phòng công chứng; quyết định về việc giải thể hoặc chuyển đổi Phòng công chứng theo quy định Luật công chứng Ban hành tiêu chí xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng; quyết định cho phép thành lập, thay đổi và thu hồi quyết định cho phép thành lập Văn phòng công chứng, cho phép nhượng, hợp nhất, sáp nhập văn phòng công chứng Ban hành mức trần thù lao công chứng tại địa phương Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động công chứng theo thẩm quyền; Vị trí vai trò của công tác thanh tra được thể hiện cụ thể trong các văn bản pháp luật về thanh tra, nhất là từ Pháp lệnh Thanh tra năm 1990 đến Luật Thanh tra năm 2004, Luật Thanh tra năm 2010. Hoạt động thanh tra được xem như một khâu quan trọng của quản lý nhà nước, thể hiện qua các vai trò và ý
  • 26. nghĩa sau: Thứ nhất: Thanh tra là chức năng thiết yếu của quản lý Nhà nước. Tổ chức thực hiện quyết định và kiểm tra việc thực hiện quyết định là những giai đoạn tiếp theo của quá trình quản lý. Kiểm tra là hình thức tác động có hướng đích nhằm quan sát cả hệ thống để phát hiện những sai lệch so với yêu cầu đề ra, tìm ra nguyên nhân và từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp đảm bảo để đối tượng bị quản lý tự điều chỉnh hoạt động để đạt tới mục tiêu mà chủ thể quản lý đã xác định.Việc tìm ra và áp dụng các giải pháp phù hợp phụ thuộc rất nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố thuộc về chất lượng và hiệu quả của hoạt động kiểm tra. Thanh tra là một phương thức của kiểm tra, là chức năng của quản lý, là công cụ của người lãnh đạo, người quản lý. Trong quá trình thực hiện chức năng quản lý Nhà nước, các cơ quan quản lý Nhà nước nhất thiết phải tiến hành hoạt động thanh tra đối với việc thực hiện các quyết định mà mình đã ban hành. Đó là một khâu không thể thiếu được trong quá trình hoạt động quản lý Nhà nước. Chính vì vậy thanh tra được xác định là chức năng thiết yếu của quản lý Nhà nước. Thứ 2: Thanh tra góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước. Để quyết định quản lý Nhà nước được các cơ quan, tổ chức và cá nhân chấp hành đầy đủ thì các cơ quan, cá nhân đã ban hành quyết định phải đề ra quy trình thực hiện quyết định. Trong quy trình đó hoạt động thanh tra, kiểm tra không thể thiếu được. Thanh tra, kiểm tra là để đánh giá, nhận xét tình hình và kết quả thực hiện quyết định quản lý; xem xét lại nội dung và chất lượng quản lý; khi cần thiết phải bổ sung, sửa đổi, thậm chí phải huỷ bỏ một phần hay toàn bộ quyết định quản lý. Trong trường hợp nội dung và chất lượng quyết định quản lý được thực tế kiểm nghiệm là đúng, là phù hợp, nhưng đối tượng thi hành vẫn không tuân thủ và không chấp hành nghiêm chỉnh thì khi đó hoạt động thanh tra, kiểm tra phải làm rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan, xác định rõ trách nhiệm thuộc khâu nào, thuộc cá nhân, tổ chức nào để chấn chỉnh hoặc xử lý khi có vi phạm. Với ý nghĩa đó thanh tra thực chất đã góp phần nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước. Thứ 3: Thanh tra là một phương thức bảo đảm
  • 27. pháp chế XHCN. Một trong những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động của hệ thống chính trị và bộ máy Nhà nước ta là nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa. Nguyên tắc pháp chế thể hiện ở việc chấp hành pháp luật cả từ phía các cơ quan Nhà nước và từ phía các cá nhân, tổ chức là đối tượng chịu sự quản lý của Nhà nước. Về phía các cơ quan Nhà nước, nguyên tắc pháp chế thể hiện ở việc các cán bộ, công chức Nhà nước thực thi đúng chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của mình mà pháp luật đã quy định. Ngay trong hoạt động ban hành các quyết định, các văn bản quản lý, nguyên tắc pháp chế cũng được thể hiện ở việc văn bản của cơ quan cấp dưới phải phù hợp với các quy định trong các văn bản của cơ quan cấp trên, văn bản có hiệu lực thấp hơn phải phục tùng những văn bản có hiệu lực cao hơn và mọi văn bản pháp luật phải phù hợp với Hiến pháp - đạo luật gốc, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Với tư cách là một chức năng của quản lý Nhà nước, thanh tra chính là hoạt động xem xét việc làm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thực hiện đúng chính sách, pháp luật hay không. Nếu cơ quan, tổ chức, cá nhân làm sai hoặc làm chậm thì hướng dẫn sửa chữa và thực hiện đúng quy định. Mục đích của thanh tra là phát hiện, phát huy những nhân tố tích cực, phòng ngừa, xử lý những vi phạm, bảo đảm để các cơ quan, tổ chức và cá nhân tuân thủ và chấp hành đầy đủ và nghiêm túc các quy định của pháp luật. Thông qua công tác thanh tra tuyên truyền, giáo dục pháp luật, góp phần tích cực vào việc giúp các cơ quan, tổ chức, cá nhân hiểu đúng và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật và đó cũng là một hoạt động bảo đảm tăng cường pháp chế. Thứ 4: Thanh tra là một biện pháp phòng ngừa, phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật. Điều 2 Luật Thanh tra năm 2010 khẳng định “Mục đích hoạt động thanh tra nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật”; Thanh tra cùng với các phương thức kiểm tra, giám sát luôn luôn là hiện thân của kỷ cương pháp luật. Chỉ riêng sự hiện diện của các cơ quan thanh
  • 28. tra, kiểm tra, giám sát đã là một sự nhắc nhở thường xuyên đối với tất cả các đối tượng chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát phải tuân thủ pháp luật từ đó hạn chế sự vi phạm pháp luật. Các kiến nghị, yêu cầu được đưa ra từ hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát không chỉ hướng vào việc phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật mà còn có tác dụng khắc phục các kẽ hở của chính sách, pháp luật, ngăn ngừa những vi phạm pháp luật tương tự xảy ra ở một nơi khác hoặc vào một thời điểm khác. Vai trò phòng ngừa của thanh tra, kiểm tra, giám sát được đề cập ở đây là vai trò phòng ngừa mang tính chủ động. Trong rất nhiều trường hợp, qua thanh tra, kiểm tra, giám sát mà có thể dự báo được một hành vi vi phạm pháp luật sẽ xảy ra trong tương lai nếu không có sự chấn chỉnh, định hướng lại cho các đối tượng một cách kịp thời. Nhà nước xã hội chủ nghĩa là Nhà nước của dân, do dân và vì dân; pháp luật được xây dựng để thể hiện ý chí của nhân dân cho nên thanh tra góp phần tăng cường pháp chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước và ngăn ngừa, phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật cũng chính là góp phần phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa 1.2.4. Sự cần thiết quản lý nhà nước đối với các công chứng Xây dựng môi trường pháp lý thuận lợi cho các công chứng Vai trò của Nhà nước đối với các công chứng nói riêng có ý nghĩa quan trọng. Nhà nước ban hành chính sách hỗ trợ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các tổ chức này phát triển, từ việc tạo môi trường hoạt động đến tạo thuận lợi trong cấp giấy phép, từ tiếp cận thông tin đến hỗ trợ công nghệ, hỗ trợ về tín dụng và đào tạo nguồn nhân lực. Pháp luật là công cụ chủ yếu, quan trọng nhất để nhà nước thực hiện vai trò quản lý và điều hành xã hội. Để thực hiện tốt vai trò này, nhà nước phải có trách nhiệm tổ chức xây dựng một hệ thống pháp luật đồng bộ và ổn định nhằm, một mặt, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành viên trong xã hội yên tâm, tích cực tham gia vào mọi hoạt động của đời sống xã hội; mặt
  • 29. khác, phải bảo vệ những lợi ích chính đáng của các cá nhân, tổ chức xã hội hướng tới công bằng và tiến bộ xã hội. Tính đồng bộ của hệ thống pháp luật phải đảm bảo và thoả mãn được các yêu cầu: đầy đủ, rõ ràng, minh bạch, nhất quán, thông thoáng, nghiêm túc, phù hợp với thông lệ quốc tế. Việc thành lập công chứng phải tuân theo quy định của pháp luật và phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển công chứng do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. - Phòng công chứng chỉ được thành lập mới tại những địa bàn chưa có điều kiện phát triển được Văn phòng công chứng. - Văn phòng công chứng thành lập tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của Chính phủ. Đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các công chứng Hiện nay, ở Việt Nam,công chứng hoạt động như một doanh nghiệp. Mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường đang được nhìn nhận lại. Nhiều hàng hoá, dịch vụ trước đây từng là lĩnh vực độc quyền của khu vực quốc doanh ngày càng được khu vực kinh tế ngoài quốc doanh cung ứng nhiều hơn. Sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất, đặc biệt là sự phát triển của khoa Họcvà công nghệ đã cho phép khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tăng sức cạnh tranh trên những thị trường vốn được xem là độc quyền tự nhiên của Nhà nước. Đây chính là động lực thúc đẩy sự thay đổi mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường, dẫn tới nhà nước và thị trường cùng chia sẻ sự điều tiết phát triển kinh tế. Sự kết hợp này không chỉ đơn thuần là xác định những lĩnh vực nào Nhà nước cần làm và những lĩnh vực nào Nhà nước không nên làm, mà còn là sự kết hợp, kiểm kê, kiểm soát, điều chỉnh và định hướng thường xuyên sự phát triển của nền kinh tế theo hướng tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ xã hội. Về thực chất, định hướng xã hội chủ nghĩa cho sự phát triển kinh tế là sự can thiệp của Nhà nước vào quá trình phát triển và hoàn thiện nền kinh tế. Để thực
  • 30. hiện tốt vai trò này, Nhà nước tác động đến sự phát triển của nền kinh tế không chỉ thuần tuý bằng sức mạnh kinh tế của mình, mà còn với tư cách chủ thể quản lý và điều hành mọi mặt hoạt động của đời sống xã hội, bằng tất cả lực lượng, sức mạnh tổng hợp về kinh tế, chính trị, xã hội. Đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật Luật công chứng 2014 có quy định các loại văn bản, giấy tờ trong quá trình giao dịch phải được công chứng, để chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch bằng văn bản. Điều này được hiểu cụ thể là khi các cá nhân, pháp nhân thực hiện giao kết các hợp đồng, giao dịch sẽ được công chứng viên làm chứng và xác nhận đã có hoạt động giao kết đấy xảy ra trên thực tế. Việc xác nhận đồng thời cũng công nhận rằng hợp đồng, giao dịch này là đúng với quy định của pháp luật. Mặt khác, xác nhận tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của các bản dịch tự tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc ngược lại. Điều này được hiểu rằng công chứng viên xác nhận bản dịch có nội dung đúng với bản gốc, và các nội dung này không trái đạo đức xã hội, tuân thủ các quy định của pháp luật. Công chứng là chiếc vòng kim cô ràng buộc quyền lợi của hai bên. Những nội dung được công chứng ghi nhận có giá trị chứng cứ trước tòa mà không cần phải chứng minh. Với sự đảm bảo ấy, người tham gia giao dịch có thể yên tâm về những nội dung mình đã giao kết, thực hiện. Công chứng có hệ thống tra cứu thông tin chính xác cao đảm bảo việc giao dịch là đúng pháp luật, đúng người đúng đối tượng. Không chỉ quy định các loại văn bản và nội dung công chứng, nhà nước còn quy định việc công chứng phải được thực hiện tại trụ sở công chứng. Quy định này nhằm bảo đảm tính pháp lý chặt chẽ của văn bản công chứng. Với điều kiện hiện nay, có một số trường hợp Luật công chứng cho phép có thể thực hiện công chứng ngoài trụ sở tổ chức hành nghề, cụ thể: người yêu cầu công chứng là người già
  • 31. yếu không thể đi lại được, người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có “lý do chính đáng khác” không thể đến trụ sở công chứng. Đảm bảo cung cấp các dịch vụ công cho xã hội Phục vụ xã hội và đảm bảo xã hội là hai chức năng xã hội cơ bản của nhà nước. Với vai trò là chủ thể quản lý và điều hành xã hội, Nhà nước ta có trách nhiệm đảm bảo các dịch vụ công cho xã hội thông qua hai phương thức sau: - Trực tiếp cung ứng các dịch vụ công thông qua hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích hoặc các đơn vị sự nghiệp. - Uỷ nhiệm dịch vụ công cho các tổ chức xã hội thực hiện. Ngoài những loại dịch vụ mà Nhà nước cần phải trực tiếp nắm giữ vì lợi ích của toàn xã hội và để giữ vững chủ quyền, an ninh quốc gia, những loại dịch vụ công còn lại được Nhà nước chuyển giao cho các tổ chức xã hội không thuộc khu vực nhà nước thực hiện dưới sự kiểm soát bằng công cụ pháp luật và các đòn bẩy kinh tế và có thể mua lại các dịch vụ công của các tổ chức xã hội để giữ quyền phân phối, đảm bảo dịch vụ công cho xã hội ngày càng đa dạng và ổn định mà văn phòng công chứng là một trong những loại hình dịch vụ. 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về công chứng 1.3.1. Mức độ hoàn thiện của thể chế quản lý nhà nước về công chứng Thể chế là cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý nhà nước, là cơ sở cho việc xây dựng tổ chức bộ máy quản lý, là cơ sở để xác lập nhân sự trong các cơ quan quản lý hành chính nhà nước, do vậy, thể chế đóng một vai trò quan trọng trong việc thực hiện quản lý nhà nước về công chứng. Quản lý như thế nào, quản lý ra sao và cơ chế nào để xác định mức độ vi phạm và xử lý vi phạm. Mọi hoạt động quản lý đều dựa trên cơ sở hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ban hành, là cơ sở chủ yếu để thực hiện quản lý nhà nước về công chứng.
  • 32. Quản lý nhà nước về công chứngcó hiệu lực, hiệu quả hay không là do thể chế, do đó, mức độ hoàn thiện của thể chế có ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về công chứng. 1.3.2. Năng lực quản lý nhà nước về công chứng Ngoài các yếu tố khách quan, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với các công chứng còn chịu tác động mạnh bởi năng lực quản lý của nhà quản lý. Là một yếu tố chủ quan bao gồm tổng hoà nhiều vấn đề khác nhau mà nhà quản lý phải đảm bảo. Trước hết là về kỹ năng quản lý. Đó là khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn để đạt được kết quả cao, có thể giải nghĩa đơn giản là biết làm việc. Nó đòi hỏi nhà quản lý phải có kỹ năng về chuyên môn nghiệp vụ, nắm bắt, thực hiện được các hoạt động của quản lý. Sau đó là kỹ năng làm việc với nhiều người mà trước tiên là phải hiểu người khác tạo ra sự nhạy cảm trong việc tiếp cận với người khác, giành quyền lực và gây ảnh hưởng để mọi người nghe, tin và làm việc với mình. Nhà quản lý còn cần xây dựng kỹ năng đàm phán, giao tiếp giải quyết các xung đột và xây dựng phát triển tổ chức. Kỹ năng của người lãnh đạo còn bao gồm cả khả năng nhận thức, có tầm nhìn sâu về hệ thống và môi trường, nhìn ra điểm mạnh, điểm yếu của hoạt động công chứng, nhìn ra cơ hội và thách thức trong thời gian tới. Do đó nhà quản lý cần có quan điểm phát triển và toàn diện. Đảm bảo được những yếu tố đó nhất định nhà quản lý sẽ xây dựng được cho mình năng lực cao, làm việc được trước mọi khó khăn, đảm bảo được hiệu lực quản lý, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý của cơ quan nhà nước. Đối với hoạt động công chứng, với mô hình hoàn toàn mới, Văn phòng công chứng, thực hiện chủ trương xã hội hoá hoạt động công chứng trong giai đoạn hiện nay cho phù hợp với tình hình mới, đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế và khu vực, đòi hỏi nhà quản lý cũng như cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực này cần có tầm, tâm, định hướng đúng, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách
  • 33. nhiệm trước Nhân dân, vì vậy, năng lực quản lý của nhà quản lý cũng quan trọng trong việc quyết định hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước đối với Văn phòng công chứng. 1.3.3. Nhu cầu xã hội về công chứng và sự phát triển của công chứng Muốn đảm bảo chất lượng, hiệu quả quản lý nhà nước đối với tổ chức công chứng, thì trước tiên phải xác định được nhu cầu công chứng của xã hội cao hay thấp và khả năng, điều kiện thực tiễn để thành lập và phát triển công chứng, phải dự báo tình hình, định hướng và đề ra những chủ trương, chính sách thích hợp để phát triển các công chứng. Xác định được nhu cầu công chứng, nhà quản lý mới có thể điều chỉnh hệ thống văn bản quản lý cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển, từng vùng, từng miền. Do đó, nhu cầu xã hội về công chứng và sự phát triển của công chứng có ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý nhà nước về công chứng. Tiểu kết chương 1 Từ những vấn đề lý luận và pháp lý về quản lý nhà nước về công chứng, có thể nhận thấy sự ra đời của công chứng là một mô hình mới về hình thức, công chứng ở nước ta nhằm thực hiện chủ trương xã hội hoá hoạt động công chứng do Đảng và Nhà nước đã đề ra phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới và khu vực. Với xu hướng xã hội hoá, Nhà nước đã từng bước huy động và phát huy những tiềm lực to lớn của xã hội để phát triển hệ thống công chứng nói chung và Văn phòng công chứng nói riêng, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực công chứng giao dịch bất động sản, thế chấp, cầm cố để vay vốn của các tổ chức tín dụng. Qua các vấn đề trình bày trên, ta có thể rút ra một số kết luận sau: Thứ nhất, Tổ chức hành nghề công chứng là mô hình công chứng mới ra đời ở nước ta theo quy định của Luật Công chứng năm 2006, 2014 nhằm thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về xã hội hoá hoạt động công chứng.
  • 34. Thứ hai, mặc dù Văn phòng công chứng có những đặc điểm khác với Phòng công chứng do cá nhân đầu tư và thành lập, là tổ chức dịch vụ công, tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, công chứng viên của Văn phòng công chứng là người chịu trách nhiệm vật chất trực tiếp với khách hàng nhưng giá trị pháp lý của văn bản được công chứng của hai tổ chức này là như nhau, không có sự khác biệt. Thứ ba, quản lý nhà nước trong lĩnh vực công chứng nói chung, công chứng nói riêng do các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương thực hiện. Cụ thể là do Chính phủ, Bộ Tư pháp, UBND cấp tỉnh, Sở Tư pháp. Thứ tư, nội dung quản lý nhà nước về công chứnggồm: xây dựng, ban hành thể chế; tổ chức thực hiện thể chế; báo cáo đánh giá việc thực hiện và kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và xử lý vi phạm. Cũng như quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực khác của đời sống xã hội, quản lý nhà nước về công chứngđược thực hiện thông qua các hình thức pháp lý như: ban hành văn bản quy phạm pháp luật, văn bản áp dụng pháp luật, kiểm tra xử lý các vi phạm của công chứng và công chứng viên; hoặc thông qua các hoạt động ít hoặc không mang tính pháp lý như hướng dẫn nghiệp vụ, sơ kết, tổng kết, kiểm tra, thanh tra và báo cáo. Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG CHỨNG TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐẮK LẮK 2.1. Khái quát vị trí địa lý, tình hình dân cư, kinh tế - xã hội của Đắk Lắk có ảnh hưởng đến hoạt động công chứng 2.1.1.Đặc điểm tự nhiên Đắk Lắk là tỉnh miền núi ở khu vực miền Trung – Tây Nguyên. Tổng diện tích tự nhiên của Đắk Lắk là 13.030,5 km2 , phía Bắc giáp với tỉnh Gia Lai, phía Nam giáp với tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Đắk Nông, phía Tây giáp với Campuchia với đường biên giới dài 193km, phía Đông tiếp giáp với với các tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hóa.Độ cao trung bình 400 – 800 mét so với mặt
  • 35. nước biển, cao nhất là đỉnh núi Chư Yang Sin có độ cao 2442 m so với mực nước biển, đây cũng chính là đỉnh núi cao nhất ở Đắk Lắk. Tuy nhiên, do điều kiện lịch sử chia tách và sáp nhập nên 9.300 ha nằm giữa xã Ea Trang (huyện M’Đắk, tỉnh Đắk Lắk) và xã Ninh Tây (thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa) nằm trong diện tranh chấp để phân định địa giới hành chính giữa hai tỉnh. 2.1.2.Đặc điểm hành chính, kinh tế, xã hội - Về hành chính: Tỉnh Đắk Lắk được chia thành 13 đơn vị hành chính cấp huyện và 184 đơn vị cấp xã (có 20 phường, 12 thị trấn, 152 xã). Trong đó, có 38 đơn vị cấp xã đạt tiêu chí nông thôn mới, đời sống tinh thần của dân cư nông thôn ngày càng được cải thiện, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, cũng như nhiều địa phương khác, Đắk Lắk đã và đang phải đương đầu với những vấn đề như: giá cả lương thực, thực phẩm tăng cao, người dân gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, sinh hoạt; buôn lậu, hàng giả ở khu vực biên giới ngày càng gia tăng; tài nguyên thiên nhiên bị khai thác bừa bãi; không khí, nguồn nước bị ô nhiễm; giáo dục, y tế chưa được bảo đảm... Đó là những vấn đề đáng báo động, đòi hỏi Nhà nước phải thực hiện những nhiệm vụ khó khăn, phức tạp không chỉ thuộc thẩm quyền của Trung ương mà còn là trách nhiệm của chính quyền địa phương. - Về kinh tế, xã hội: Sự phát triển KTXH ở cơ sở. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm đạt 7,8-8% là tỉnh luôn đạt thứ hạng cao trong phát triển kinh tế xã hội trong vùng và cả nước, Năm 2016, Đánh giá về việc thực hiện 18 chỉ tiêu nhiệm vụ chủ yếu năm 2016 cho thấy, có 12 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra, nổi bật nhất là chỉ tiêu về tăng trưởng kinh tế. Cụ thể, tổng sản phẩm xã hội (GRDP - theo giá so sánh 2010) khoảng 44.571 tỷ đồng, đạt 101,3% kế hoạch; tăng trưởng kinh tế 7,02%. Cơ cấu kinh tế (theo giá hiện hành): nông - lâm - thủy sản đạt 44,81%; công nghiệp - xây dựng đạt 14,48%; dịch vụ đạt 38,68% (kế hoạch năm 2016 tương ứng là: 43 - 44%, 16 - 17%, 36 - 37%).
  • 36. -Ngành nông, lâm, thủy sản ước đạt 18.892 tỷ đồng, bằng 107,6% KH, tăng trưởng 4,25% (KH: 17.559 tỷ đồng, tăng 3,5-4%). Giá trị sản xuất của các loại cây trồng lâu năm và hằng năm trên địa bàn tỉnh tăng khoảng 250,4 tỷ đồng, tương ứng giá trị tăng thêm 118 tỷ đồng -Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 4.100 tỷ đồng, bằng 97,6% kế hoạch do HĐND tỉnh giao (kế hoạch: 4.200 tỷ đồng) và đạt 120,2% kế hoạch Trung ương giao (kế hoạch: 3.671 tỷ đồng), tăng 20,2% so với thực hiện năm 2015 -Giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010) năm 2016 thực hiện 13.750 tỷ đồng, tăng 18,5% so với năm 2015, đạt 108,2% kế hoạch. Phấn đấu năm 2018, UBND tỉnh Đắk Lắk đề ra chỉ tiêu: Tổng sản phẩm xã hội đạt khoảng 51.480 tỷ đồng, tăng trưởng kinh tế 7,8-8%, thu nhập bình quân đầu người 41 triệu đồng, huy động vốn đầu tư toàn xã hội 27.720 tỷ đồng, tổng kim ngạch xuất khẩu khoảng 600 triệu USD, thu ngân sách nhà nước khoảng 5.000 tỷ đồng. 2.1.3. Đặc điểm dân cư - Dân số và sự gia tăng: Dân số 1.869.322 người, mật độ dân số đạt 135 người/km2. Trong đó, dân số sống tại thành thị đạt gần 462.031 người chiếm 24,7% dân số toàn tỉnh, dân số sống tại nông thôn đạt 1.407.309 người chiếm 75,3 dân số toàn tỉnh. Dân số nam đạt 942.578 người, trong khi đó nữ đạt 926.744 người, tỷ lệ tăng tự nhiên dân số 0,75% - Thành phần dân tộc và ý thức pháp luật. Đắk Lắk là địa bàn cư trú của hơn 47 dân tộc khác nhau.Trong đó dân tộc kinh chiếm đông nhất với 1.161.533 người, thứ hai là Người Ê Đê có 298.534 người, thứ ba là Người Nùng có 71.461 người, thứ tư là Người Tày có 51.285 người. Cùng các dân tộc ít người khác như M’nông có 40.344 người, Người Mông có 22.760 người, Người Thái có 17.135 người, Người Mường có 15.510 người. Đa số người dân sống trên địa bàn chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật, các cấp chính quyền luôn quan tâm thực hiện tốt việc tuyên
  • 37. truyền, hướng dẫn và giáo dục ý thức pháp luật cho công dân, các quy định của pháp luật về lĩnh vực tư pháp luôn được người dân quan tâm tìm hiểu và thực hiện đúng quy định. Thực tiễn đã chứng minh trong nền kinh tế thị trường, cá nhân và tổ chức đều rất cần các chứng cứ đảm bảo độ an toàn, tin cậy cho các quan hệ kinh tế, thương mại, dân sự theo đúng pháp luật, góp phần làm lành mạnh hoá các quan hệ xã hội. Xuất phát từ nhu cầu công chứng của người dân ngày một lớn, đòi hỏi sự phát triển của các công chứng để góp phần phục vụ cho hoạt động kinh tế - xã hội, phòng ngừa tranh chấp, cung cấp tài liệu có giá trị chứng cứ phục vụ cho việc điều tra, xét xử, giải quyết tranh chấp, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, góp phần xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Phát triển công chứng là nhiệm vụ quan trọng trong chủ trương xã hội hoá hoạt động công chứng; cải cách thủ tục hành chính sẽ đem lại nhiều cơ hội phát triển công chứng trên địa bàn tỉnh. Mô hình Văn phòng công chứng sẽ là hình thức phổ biến của công chứng ở nước ta. Còn mô hình Phòng công chứng nhà nước trước mắt là vẫn cần thiết, đặc biệt là ở các địa phương miền núi, vùng sâu, vùng xa, … trong tương lai, khi nền kinh tế thị trường phát triển mạnh thì mô hình này sẽ thu hẹp lại theo hướng “phi nhà nước hoá”. Từ những lý do trên và qua dự báo tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh đến năm 2020, dự báo nhu cầu công chứng của các cá nhân và tổ chức trên địa bàn tỉnh, nhận thấy việc thành lập thêm các công chứng trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới là rất cần thiết, đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm xây dựng quy hoạch phát triển của các công chứng đến năm 2020 một cách hợp lý và phù hợp.
  • 38. 2.2. Thực trạng Quản lý nhà nước về công chứng từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk 2.2.1. Về xây dựng và ban hành các văn bản quản lý nhà nước Luật Công chứng năm 2006 ra đời, đánh dấu một bước phát triển quan trọng trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực công chứng của nước ta, trước đây ở nước ta điều chỉnh lĩnh vực công chứng chỉ ở hình thức là Nghị định của Chính phủ, nay được nâng lên thành Luật. Luật Công chứng năm 2006 ra đời với hiệu lực pháp lý cao hơn, góp phần nâng cao vị trí, vai trò của công chứng viên và nghề công chứng trong xã hội, tạo điều kiện cho hoạt động hành nghề công chứng của công chứng viên, góp phần đảm bảo an toàn pháp lý cho các giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại, phòng ngừa tranh chấp, vi phạm pháp luật, góp phần phục vụ công tác quản lý nhà nước có hiệu quả. Ngay sau khi Luật Công chứng 2006 ra đời, có hiệu lực, lần lượt các văn bản quy phạm pháp luật dưới luật hướng dẫn thực hiện Luật Công chứng năm 2006 ra đời, Bộ Tư pháp đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn. Trên cơ sở đó, Sở Tư pháp là cơ quan có trách nhiệm giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước lĩnh vực công chứng tại địa phương, Sở Tư pháp đã chủ động tham mưu nhiều văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh Đắk Lắk để quản lý nhà nước lĩnh vực công chứng tại Đắk Lắk có hiệu quả và phù hợp. Đến năm 2014, Quốc hội đã thông qua Luật Công chứng 2014 thay thế Luật Công chứng năm 2006, có thể nói Luật Công chứng năm 2014 là bước phát triển vượt bậc đánh dấu việc quản lý nhà nước bằng pháp luật có hiệu quả và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế và xu thế của quốc tế, khu vực. Trên cơ sở đó, phối hợp cùng với các ngành, các cấp, Sở Tư pháp tỉnh Đắk Lắk đã tham mưu UBND tỉnh các văn bản quản lý nhà nước lĩnh vực công chứng, chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch, tuyên truyền, phổ biến quán triệt nội dung cơ bản của Luật Công chứng năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành với nhiều hình thức phù hợp, cụ thể như Kế hoạch số 02/KH-UBND ngày
  • 39. 08/01/2015 triển khai thi hành Luật công chứng năm 2014 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Qua đó, nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức, đội ngũ công chứng viên nhằm tạo điều kiện nắm vững những nội dung cơ bản của Luật Công chứng và để triển khai có hiệu quả Luật Công chứng năm 2014 trong địa bàn tỉnh. Có thể khẳng định rằng, công tác triển khai thi hành Luật Công chứng đã được thực hiện tương đối đồng bộ, toàn diện và sâu rộng. Các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương, các công chứng, công chứng viên đều vào cuộc và thực hiện với trách nhiệm cao. Nhận thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân về vai trò, vị trí của hoạt động công chứng được nâng lên rõ rệt, tạo tiền đề cho việc triển khai có hiệu quả Luật Công chứng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Sở Tư pháp đã tham mưu UBND tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn, triển khai, quán triệt Luật Công chứng và các văn bản hướng dẫn thi hành cho các thành viên Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh, báo cáo viên pháp luật tỉnh, cộng tác viên trợ giúp pháp lý; tổ chức tập huấn chuyên sâu cho công chứng viên và những người làm công tác tại các công chứng; cán bộ chủ chốt ở các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, Sở Tư pháp đã tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản quản lý nhà nước thống nhất, đồng bộ, khả thi; các văn bản chỉ đạo các ngành liên quan, các địa phương thực hiện có hiệu quả trong lĩnh vực công chứng tại tỉnh Đắk Lắk, cụ thể như sau: Thứ nhất, các văn bản quy phạm pháp luật: Quyết định số 37/2015/QĐ- UBND ngày 28/10/2015 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc quy định mức trần thù lao công chứng áp dụng đối với các công chứng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Thứ hai, Sở Tư pháp tham mưu UBND tỉnh thực hiện tốt công tác quy hoạch phát triển các công chứng trên địa bàn tỉnh, Sở đã tham mưu UBND tỉnh trình Bộ Tư pháp thẩm định và báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch các công chứng tại tỉnh Đắk Lắk theo từng giai đoạn (Quyết định số 2104/QĐ-TTg phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển công chứng đến năm
  • 40. 2020), theo đó, đến năm 2020 tỉnh Đắk Lắk Quy hoạch 30 công chứng, cụ thể: giai đoạn 2010-2015 quy hoạch 19 công chứng (02 Phòng công chứng, 17 Văn phòng công chứng); giai đoạn 2016-2020 quy hoạch 11 công chứng. Bên cạnh đó, Sở Tư pháp luôn rà soát, niêm yết thủ tục hành chính liên quan đến công chứng tại trụ sở Sở Tư pháp, Trang thông tin điện tử của Sở Tư pháp và niêm yết tại các Văn phòng công chứng, minh bạch hoá trình tự, thủ tục công chứng tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức có nhu cầu công chứng, truy cập thông tin một cách chính xác, nhanh chóng góp phần nâng cao lòng tin của Nhân dân đối với các Văn phòng công chứng, thay đổi nhận thức của Nhân dân đối với chủ trương xã hội hoá lĩnh vực công chứng, giảm tải sự áp lực của các Phòng công chứng trong việc thực hiện nhiệm vụ công chứng. Nhìn chung, kết quả triển khai thi hành Luật Công chứng và việc chuyển giao công tác chứng thực các hợp đồng, giao dịch về bất động sản từ UBND cấp huyện, UBND cấp xã sang các công chứng trên địa bàn tỉnh thời gian qua đã tách bạch rõ hai loại việc công chứng và chứng thực, tạo an toàn pháp lý đối với các hợp đồng, giao dịch về bất động sản; UBND cấp xã có nhiều thời gian thực hiện công tác quản lý nhà nước; góp phần tích cực nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về chủ trương xã hội hoá về công chứng của Đảng và Nhà nước ta, về vai trò, ý nghĩa của hoạt động công chứng trong nền kinh tế - thị trường. Hoạt động công chứng đã cơ bản đáp ứng nhu cầu công chứng của người dân, đóng góp nguồn thu cho ngân sách Nhà nước và có sự đóng góp khá tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tại tỉnh, Sở Tư pháp tỉnh có trách nhiệm trong việc tham mưu UBND tỉnh quản lý nhà nước về công chứngtrên địa bàn tỉnh, đã chủ động tham mưu trong việc dự báo, định hướng, quy hoạch phát triển Công chứng, tạo khung hành lang pháp lý an toàn, hiệu quả trong hoạt động của các Công chứng trên địa bàn tỉnh, góp phần tích cực, hiệu quả trong việc thực hiện quản lý nhà nước bằng pháp luật tại địa phương. Việc ban hành các văn bản quản lý đúng đắn,
  • 41. phù hợp đã tạo sự định hướng, an toàn, khả thi, phù hợp với tình hình thực tiễn của tỉnh và xu thế chung của cả nước góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh. 2.2.2. Tổ chức bộ máy, nhân lực quản lý nhà nước về công chứng của tỉnh Đắk Lắk Thực hiện Luật Công chứng năm 2006 và Luật Công chứng sửa đổi năm 2014, ở Trung ương, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công chứng trên toàn quốc, Bộ Tư pháp được giao nhiệm vụ chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thực hiện quản lý nhà nước về công chứng. Tại địa phương, UBND tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về công chứng, Sở Tư pháp tỉnh là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về lĩnh vực công chứng trên địa bàn tỉnh, Sở Tư pháp thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Công chứng năm 2014 và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Sở Tư pháp tỉnh Đắk Lắk là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước lĩnh vực công chứng trên địa bàn tỉnh, theo đó, Giám đốc Sở phân công 01 Phó Giám đốc Sở phụ trách một số lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực công chứng. Phòng Bổ trợ tư pháp thuộc Sở Tư pháp giúp Lãnh đạo Sở quản lý nhà nước lĩnh vực bổ trợ tư pháp trong đó có lĩnh vực công chứng, gồm 03 công chức Tại Sở Tư pháp tỉnh Đắk Lắk - Phòng Bổ trợ tư pháp, đội ngũ làm công tác quản lý lĩnh vực công chức đều có trình độ chuyên môn từ Cử nhân Luật trở lên (01 Thạc sĩ kinh tế - Phó Giám đốc Sở phụ trách lĩnh vực công chứng, 03 Cử nhân Luật), cơ bản đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước đối với lĩnh vực công chứng trên địa bàn tỉnh. Với tư cách là cơ quan chuyên môn giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về công chứng, thời gian qua, Sở Tư pháp đã thực hiện tốt vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình, tham mưu UBND tỉnh quản lý có hiệu quả đối với các công chứng, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước bằng pháp luật tại địa phương.
  • 42. 2.2.3. Mạng lưới các công chứng Xác định chủ trương xã hội hoá hoạt động công chứng theo quy định của Luật Công chứng gắn liền với việc chuyển giao công tác chứng thực các hợp đồng, giao dịch về bất động sản từ UBND cấp huyện, UBND cấp xã sang các công chứng thực hiện sẽ đảm bảo an toàn pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên tham gia hợp đồng. Đặc biệt là, giảm tải áp lực công việc cho UBND cấp xã để UBND cấp xã có nhiều thời gian tập trung, quản lý, điều hành, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội địa phương, tỉnh Đắk Lắk đã triển khai thực hiện có hiệu quả chủ trương này, tính đến thời điểm hiện nay, Sở Tư pháp đã cấp giấy đăng ký hoạt động cho 12 Công chứng; làm thủ tục đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm 20 công chứng viên, công chứng viên đều có trình độ Cử nhân Luật trở lên, được đào tạo cơ bản đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ công chứng trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn hiện nay. Trước khi có Luật Công chứng, số lượng công chứng viên là 06 làm việc tại 2 Phòng công chứng, đến nay số lượng công chứng viên trong toàn tỉnh tăng lên là 31 làm việc tại 14 công chứng (02 Phòng công chứng, 12 Văn phòng công chứng), số lượng công chứng viên hành nghề tại một công chứng nhiều nhất là 4; bên cạnh việc phát triển số lượng, chất lượng của đội ngũ công chứng viên cũng không ngừng được nâng lên thông qua kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, tập huấn nghiệp vụ, giao lưu học hỏi và những cuộc họp giao ban giữa các công chứng do Sở Tư pháp tổ chức. Với chủ trương xã hội hoá lĩnh vực công chứng, tỉnh đã có nhiều cố gắng trong việc phát triển đội ngũ công chứng viên, tuy nhiên, do nguồn công chứng viên không nhiều nên số lượng công chứng viên làm việc tại các công chứng là ít (trên địa bàn tỉnh có 12 Văn phòng công chứng) trong khi lượng công việc cao gây nên tình trạng quá tải về chuyên môn. Về chất lượng công chứng viên, địa phương tạo điều kiện giao lưu Họchỏi và tổ chức họp giao ban giữa các công chứng mục đích là nâng cao