SlideShare a Scribd company logo
1 of 118
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
---------------
PHẠM THỊ THO
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƢỚNG
SỬ DỤNG HỢP LÝ ĐẤT NÔNG NGHIỆP
HUYỆN EA SÚP, TỈNH ĐĂK LĂK
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Địa lí tự nhiên
Mã số: 8440217
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ NĂM
Huế - 2019
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết luận
nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kì công trình nào
khác.
Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã đƣợc chỉ rõ nguồn
gốc.
Huế, ngày 05 tháng 04 năm 2019
Tác giả luận văn
Phạm Thị Tho
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đƣợc luận văn với tên đề tài “Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất
định hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk”, tôi nhận
đƣợc sự giúp đỡ nhiệt tình của các cấp lãnh đạo, quý thầy, cô hƣớng dẫn và các bạn đồng
nghiệp. Nhân đây, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng đến:
Tiến sỹ Lê Năm, ngƣời Thầy hƣớng dẫn khoa học, đã tâm huyết tận tình hƣớng
dẫn, động viên khích lệ, dành nhiều thời gian, định hƣớng và chỉ bảo tôi trong suốt quá
trình nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, quý thầy giáo, cô giáo khoa Địa lý,
Phòng đào tạo Sau Đại học, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Huế đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình học tập.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Đắk Lắk,
Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Đắk Lắk đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong thời
gian tiến hành nghiên cứu luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Uỷ ban Nhân dân huyện Ea Súp, Phòng Tài nguyên và
Môi trƣờng, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thống kê, UBND xã
Cƣ Mlan, UBND xã Ea Lê, UBND xã Ia Lốp và các đơn vị, cá nhân đã tạo điều kiện,
giúp đỡ tôi trong thời gian thu thập thông tin, tài liệu, nghiên cứu làm luận văn.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, những ngƣời thân và
bạn bè đã góp ý, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Đắk Lắk, tháng 04 năm 2018
Học viên thực hiện
Phạm Thị Tho
iii
TÓM TẮT
Việc sử dụng đất hợp lý và đạt hiệu quả cao là vấn đề quan tâm hàng đầu trong
công tác quản lý, sử dụng đất của Nhà nƣớc; đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp
– một ngành kinh tế lấy đất đai làm tƣ liệu sản xuất chủ yếu thì mỗi mục đích sử dụng đất
có những yêu cầu nhất định mà đất đai cần đáp ứng.
Vì vậy, việc nghiên cứu đánh giá hiện trạng nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao
hiệu quả quản lý, sử dụng đất nông nghiệp đảm bảo an ninh lƣơng thực và định hƣớng
phát triển sản xuất nông nghiệp là một yêu cầu hết sức quan trọng và cần thiết của tỉnh
Đắk Lắk nói chung và huyện Ea Súp nói riêng.
Xuất phát từ thực tế đó, đề tài: “Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất định hướng
sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk” đã đƣợc lựa chọn để
nghiên cứu.
Ea Súp là huyện biên giới nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Đăk Lăk, có diện tích: 176.563
ha, chiếm 13,45% diện tích tự nhiên của tỉnh Đắk Lắk. Tính đến 31/12/2018 toàn huyện
có 150.014, 97 ha đất nông nghiệp (bao gồm: đất sản xuất nông nghiệp là 59.388,52 ha;
đất trồng lúa: 10.910,69 ha; đất trồng cây hàng năm: 57.130,06; đất trồng cây lâu năm:
24.981,93; đất lâm nghiệp: 90.815 ha); đất phi nông nghiệp: 8.360,82 ha; đất chƣa sử
dụng: 18.155,93 ha.
Thổ nhƣỡng gồm các nhóm đất chính: nhóm đất đỏ vàng khoảng 3.9677,00 ha;
nhóm đất phù sa 8.328,00 ha; nhóm đất xám bạc màu 116236,00 ha; nhóm đất xói mòn
trơ sỏi đá 5.687,00 ha; đất sông, hồ: 5.039,00 ha.
Với mục tiêu là đánh giá hiện trạng quản lý, sử dụng đất nông nghiệp thông qua
việc phân tích thực trạng sử dụng đất, sự biến động đất nông nghiệp trên ba phƣơng diện
kinh tế, xã hội, môi trƣờng. Ngoài ra, luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc
nghiên cứu, giảng dạy, học tập cho các vấn đề liên quan đến đề tài này.
Thu thập các tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; tài liệu, số liệu
về tình hình quản lý và sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Ea Súp và phối hợp
với một số cán bộ quản lý trên địa bàn. Tổng hợp các phiếu điều tra nông hộ từ đó có
những đánh giá định tính và định lƣợng trên các mặt: về hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội
và hiệu quả môi trƣờng.
Từ những kết quả đánh giá trên, đƣa ra đƣợc các hƣớng giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả quản lý, sử dụng đất nông nghiệp trên lãnh thổ nghiên cứu.
Từ đó có những kết luận và một số kiến nghị về vấn đề quản lý, sử dụng đất nông
nghiệp đối với tỉnh Đắk Lắk nói chung và huyện Ea Súp nói riêng.
iv
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................................... ii
TÓM TẮT.......................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ..........................................................................................................................iv
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................... vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................. viii
DANH MỤC CÁC HÌNH...................................................................................................ix
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ...................................................................................1
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.................................................................2
2.1. Mục tiêu ........................................................................................................................2
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................................................2
3. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU............................................................................2
3.1. Giới hạn về không gian.................................................................................................2
3.2. Giới hạn về mặt nội dung..............................................................................................2
4. QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU........................................................................................2
4.1. Quan điểm lịch sử .........................................................................................................2
4.2. Quan điểm hệ thống......................................................................................................3
4.3. Quan điểm tổng hợp......................................................................................................3
4.4. Quan điểm lãnh thổ.......................................................................................................3
4.5. Quan điểm sinh thái ......................................................................................................4
4.6. Quan điểm phát triển bền vững.....................................................................................4
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................................4
5.1. Phƣơng pháp thu thập và xử lý thông tin......................................................................4
5.2. Phƣơng pháp bản đồ .....................................................................................................4
5.3. Phƣơng pháp biểu đồ ....................................................................................................4
5.4. Phƣơng pháp thống kê toán học....................................................................................5
5.5. Phƣơng pháp khảo sát thực địa.....................................................................................5
5.6. Phƣơng pháp chuyên gia...............................................................................................5
6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN......................................................................5
6.1. Ý nghĩa khoa học ..........................................................................................................5
6.2. Ý nghĩa thực tiễn...........................................................................................................5
7. CƠ SỞ TÀI LIỆU ............................................................................................................5
8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN................................................................................................6
CHƢƠNG 1 .........................................................................................................................7
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...................................................................7
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU........................................................7
1.1. Cơ sở lý luận về đất nông nghiệp .................................................................................7
v
1.1.1. Khái niệm và phân loại đất nông nghiệp ...................................................................7
1.1.2. Vai trò của đất nông nghiệp.....................................................................................10
1.1.3. Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp.......................................................................10
1.2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam ..................................11
1.2.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới.....................................................11
1.2.2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của Việt Nam..................................................13
1.3. Đánh gía hiệu quả và tính bền vững trong sử dụng đất nông nghiệp .........................15
1.3.1. Khái quát về hiệu quả và hiệu quả sử dụng đất .......................................................15
1.3.2. Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.................................17
1.3.3. Những nhân tố chủ yếu ảnh hƣởng tới việc sử dụng đất nông nghiệp ....................18
1.3.4. Quan điểm sử dụng đất bền vững ............................................................................21
1.4. Đánh giá loại đất sử dụng theo phƣơng pháp đánh giá đất của FAO .........................23
1.4.1. Loại hình sử dụng đất ..............................................................................................23
1.4.2. Nội dung chính của đánh giá các loại hình sử dụng đất ..........................................23
1.5. Những nghiên cứu về nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới và
Việt Nam............................................................................................................................24
1.5.1. Những nghiên cứu trên thế giới ...............................................................................24
1.5.2. Những nghiên cứu trong nƣớc .................................................................................25
CHƢƠNG 2 .......................................................................................................................27
HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN EA SÚP, TỈNH ĐẮK LẮK.
............................................................................................................................................27
2.1. Khái quát đặc điểm địa lý huyện Ea Súp....................................................................27
2.1.1. Vị trí địa lý...............................................................................................................27
2.1.2. Điều kiện tự nhiên....................................................................................................28
2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội.........................................................................................33
2.2. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp và tình hình biến động diện tích sử
dụng đất huyện Ea Súp ......................................................................................................41
2.2.1. Quan điểm đánh giá hiện trạng sử dụng đất đai ......................................................41
2.2.2. Tiềm năng tài nguyên đất đai...................................................................................42
2.2.3. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk. ........................43
2.2.4. Tình hình biến động diện tích sử dụng đất huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk................48
2.2.5. Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Ea Súp ............................................53
2.2.6. Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chính huyện Ea Súp.....55
CHƢƠNG 3 .......................................................................................................................76
ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƢỚNG SỬ DỤNG HỢP LÝ ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN EA
SÚP, TỈNH ĐẮK LẮK......................................................................................................76
3.1. Cơ sở khoa học của việc định hƣớng sử dụng đất nông nghiệp. ................................76
3.1.1. Những căn cứ khoa học và thực tiễn trong định hƣớng sử dụng đất nông nghiệp..76
3.1.2. Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp huyện Ea Súp................................................76
3.2. Định hƣớng sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2025 huyện Ea Súp..........................78
vi
3.2.1. Định hƣớng chung ...................................................................................................78
3.2.2. Định hƣớng cụ thể....................................................................................................78
3.3. Đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở
huyện Ea Súp .....................................................................................................................83
3.3.1. Tiết kiệm đất đai ......................................................................................................83
3.3.2. Quy hoạch sản xuất..................................................................................................84
3.3.3. Ứng dụng các tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào sản xuất .........................................84
3.3.4. Phát triển các hệ thống dịch vụ hỗ trợ sản xuất.......................................................85
3.3.5. Chính sách huy động vốn.........................................................................................87
3.3.6. Quản lý tốt tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và cải thiện môi trƣờng........................88
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...........................................................................................90
1. KẾT LUẬN....................................................................................................................90
2. KIẾN NGHỊ...................................................................................................................91
2.1. Đối với các cấp tỉnh, các sở ban ngành.......................................................................91
2.2. Đối với cấp huyện.......................................................................................................92
2.3. Đối với nông dân.........................................................................................................93
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................94
vii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
ĐVĐĐ Đơn vị đất đai
FAO Tổ chức Lƣơng thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc
LMU Land Mapping Unit (đơn vị bản đồ đất đai)
LUT Land Use Type (loại hình sử dụng đất)
HTX Hợp tác xã
UBND Ủy ban nhân dân
NN -PTNN Nông nghiệp - Phát triển nông thôn
DTTN Diện tích tự nhiên
SXNN Sản xuất nông nghiệp
SXKD Sản xuất kinh doanh
SDĐ Sử dụng đất
LHSDĐ Loại hình sử dụng đất
ĐVĐĐ Đơn vị đất đai
BVTV Bảo vệ thực vật
CN Công nghiệp
CPTG Chi phí trung gian
ĐVT Đơn vị tính
ĐX Đông xuân
HT Hè thu
TĐ Thu đông
GDP Tổng giá trị quốc nội
GTGT Giá trị gia tăng
GTNC Giá trị ngày công
GTSX Giá trị sản xuất
HQĐV Hiệu quả đồng vốn
LĐ Lao động
QSDĐ Quyền sử dụng đất
viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Tiềm năng đất đai và diện tích đất canh tác trên thế giới..................................12
Bảng 1.2. Biến động về diện tích đất sản xuất nông nghiệp và diện tích đất trồng cây hàng
năm ở Việt Nam.................................................................................................................13
Bảng 1.3. Thống kê diện tích các loại đất huyện Ea Súp năm 2018 .................................30
Bảng 1.4. Thực trạng hệ thống thủy lợi huyện Ea Súp năm 2018.....................................35
Bảng 1.5. Hiện trạng đất đang sử dụng và chƣa sử dụng huyện Ea Súp năm 2018 ..........42
Bảng 1.6. Hiện trạng các chỉ tiêu sử dụng đất nông nghiệp huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk43
Bảng 1.7. Diện tích, cơ cấu diện tích các loại đất huyện Ea Súp, năm 2018 ....................44
Bảng 1.8. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Ea Súp năm 2018 .........................45
Bảng 1.9. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp huyện Ea Súp tính đến ngày
31/12/2018 .........................................................................................................................47
Bảng 1.10. Biến động diện tích theo mục đích sử dụng đất huyện Ea Súp năm 2018 so
với năm 2016 và năm 2014................................................................................................48
Bảng 1.11. Biến động sử dụng đất nông nghiệp huyện Ea Súp giai đoạn 2014 -2018 .....50
Bảng 1.12. Biến động diện tích đất phi nông nghiệp huyện Ea Súp giai đoạn 2010 -2018
............................................................................................................................................52
Bảng 1.13. Các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chủ yếu huyện Ea Súp năm
2018....................................................................................................................................54
Bảng 1.14. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2018 của vùng nghiên cứu............55
Bảng 1.15. Các loại hình sử dụng đất tiểu vùng I (xã Cƣ Mlan).......................................59
Bảng 1.16. Các loại hình sử dụng đất tiểu vùng II ( xã Ea Lê) .........................................59
Bảng 1.17. Các loại hình sử dụng đất tiểu vùng III ( xã Ia Lốp).......................................60
Bảng 1.18. Hiệu quả kinh tế của LUT chuyên lúa và LUT chuyên màu huyện Ea Súp năm
2018....................................................................................................................................66
Bảng 1.19. Hiệu quả kinh tế của LUT chuyên cây lâu năm huyện Ea Súp năm 2018......67
Bảng 1.20. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất về kinh tế............................68
Bảng 1.21. Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chủ yếu
huyện Ea Súp năm 2018 ....................................................................................................68
Bảng 1.22. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất về xã hội.............................70
Bảng 1.23. Hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chủ yếu
huyện Ea Súp năm 2018 ....................................................................................................70
Bảng 1.24. Hiệu quả che phủ đất của các loại hình sử dụng đất .......................................71
Bảng 1.25. Tình hình sử dụng phân bón cho cây trồng của huyện Ea Súp năm 2018 ......72
Bảng 1.26. Tình hình sử dụng thuốc BVTV huyện Ea Súp năm 2018..............................73
Bảng 1.27. Hiệu quả môi trƣờng của các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chủ
yếu huyện Ea Súp...............................................................................................................74
Bảng 1.28. Tổng hợp hiệu quả của các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chủ
yếu huyện Ea Súp...............................................................................................................75
Bảng 1.29. Định hƣớng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Ea Súp đến năm 2025 80
ix
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Sơ đồ vị trí huyện Ea Súp tỉnh Đắk Lắk ............................................................27
Hình 2.2. Tổng giá trị sản xuất huyện Ea Súp giai đoạn 2015 - 2018...............................37
Hình 2.3. Cơ cấu kinh tế huyện Ea Súp năm 2018............................................................37
Hình 2.4. Cơ cấu đất đang sử dụng và chƣa sử dụng huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk năm
2018....................................................................................................................................43
Hình 2.5. Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Ea Súp năm 2018 ...............................46
Hình 2.6. Vị trí vùng nghiên cứu và điều tra nông hộ .......................................................55
Hình 2.7. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của vùng nghiên cứu năm 2018................57
Hình 2.8. Cơ cấu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của vùng nghiên cứu năm 2018......58
Hình 2.9. Hiệu quả kinh tế của các LUT huyện Ea Súp năm 2018...................................68
1
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất nông nghiệp là tài nguyên quý giá của mỗi quốc gia, là tƣ liệu sản xuất không
thể thiếu đƣợc để bố trí các loại hình sử dụng. Việc nghiên cứu, đánh giá hiện trạng nhằm
đề xuất định hƣớng sử dụng đất nông nghiệp phục vụ mục tiêu phát triển bền vững là vấn
đề có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
Việc sử dụng đất đạt hiệu quả cao là vấn đề quan tâm hàng đầu trong công tác
quản lý, sử dụng đất của nhà nƣớc. Đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. việc lựa
chọn, so sánh các kiểu sử dụng đất hoặc cây trồng khác nhau phù hợp với điều kiện đất
đai là đòi hỏi của ngƣời sử dụng đất, các nhà làm quy hoạch, để từ đó có những giải pháp
đúng đắn, phù hợp trong việc sử dụng đất mang lại hiệu quả kinh tế và phát triển bền
vững.
Trong hoàn cảnh đất nƣớc ta đang từng bƣớc xây dựng sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa thì việc sử dụng tiết kiệm, hiệu quả đất đai không chỉ có ý nghĩa về mặt
kinh tế mà còn đảm bảo cho mục tiêu ổn định chính trị - xã hội. bên cạnh đó, nƣớc ta là
một nƣớc nông nghiệp, có dân số đông, việc quản lý và sử dụng đất đai nhƣ thế nào cho
có hiệu quả đang trở thành mối quan tâm hàng đầu, là mục tiêu chiến lƣợc của đất nƣớc.
Tuy nhiên tình hình thực tế ở nƣớc ta cho thấy, việc quản lý và sử dụng đất còn
nhiều bất cập. Do sức ép của quả trình đô thị hóa và sự gia tăng dân số, đất đai đang đứng
trƣớc nguy cơ suy giảm về số lƣợng và chất lƣợng khi mà con ngƣời đã và đang khai thác
quá mức nhƣng chƣa có biện pháp phù hợp để bảo vệ đất.
Đứng trƣớc thực trạng trên, việc sử dụng đất đai hợp lý, bền vững đem lại hiệu
quả kinh tế, hiệu quả xã hội và môi trƣờng đang là một vấn đề tất yếu cần đƣợc quan tâm
của bấy kỳ một quốc gia, một vùng lãnh thổ hay tại một địa phƣơng nào.
Huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk có diện tích tự nhiên khá lớn, trong đó diện tích đất
nông nghiệp chiếm 85,41%. Lãnh thổ thuộc vùng Tây Nguyên, là nơi có tiềm năng đất
đai phục vụ phát triển nhiều loại hình sử dụng nông nghiệp, đặc biệt là cây công nghiệp
dài ngày, cây ăn quả, trồng rừng sản xuất… Theo số liệu thống kê năm 2018 [2], trên
90% cƣ dân trên địa bàn huyện sống ở khu vực nông thôn; tỉ lệ dân số tham gia trong
hoạt động sản xuất nông nghiệp chiếm trên 70%; nông nghiệp là ngành đóng vai trò chủ
đạo, đóng góp trên 67% GDP của huyện [20]. Tuy nhiên, hiện trạng quản lí và sử dụng
đất vẫn còn những bất cập, đặc biệt là diện tích đất nông nghiệp thƣờng bị biến động
mạnh; điều đó ảnh hƣởng đến sự phát triển bền vững sản xuất nông nghiệp của địa
phƣơng. Đây là vấn đề đang đƣợc các cấp quản lí ở huyện Ea Súp quan tâm.
Từ những lí do trên, việc chọn đề tài: “Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất định
hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk” sẽ góp phần vào
việc phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống cƣ dân và bảo vệ môi trƣờng ở huyện
Ea Súp hiện nay.
2
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu
Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp nhằm xác lập cơ sở khoa học phục
vụ đề xuất định hƣớng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp theo hƣớng phát triển lâu bền ở
huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
-Tổng quan có chọn lọc cơ sở lý luận và phƣơng pháp đánh giá hiện trạng sử dụng
đất phục vụ mục tiêu đề xuất định hƣớng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp làm căn cứ cho
việc nghiên cứu của đề tài.
- Phân tích các đặc điểm địa lý của huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk làm cơ sở cho
việc đánh giá, quy hoạch sử dụng đất phục vụ mục tiêu đề xuất định hƣớng sử dụng hợp
lý đất nông nghiệp.
- Phân tích hiện trạng sử dụng đất đai, đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi
trƣờng của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện.
- Đề xuất định hƣớng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp và các giải pháp góp phần
phát triển bền vững trong sử dụng đất ở khu vực nghiên cứu.
3. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Giới hạn về không gian
Toàn bộ lãnh thổ huyện Ea Súp, ranh giới xác định theo đơn vị hành chính huyện.
3.2. Giới hạn về mặt nội dung
Đánh giá hiện trạng sử dụng đất, cơ cấu các loại hình sử dụng đất nông nghiệp
(đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản) huyện Ea Súp giai đoạn
2010-2018.
Đề xuất định hƣớng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp theo nhóm đất chính theo quan
điểm địa lý ứng dụng.
Việc đánh giá hiện trạng chỉ phục vụ cho mục đích đề xuất định hƣớng sử dụng hợp
lý đất nông nghiệp khu vực còn các mục đích khác đề tài không đề cập đến.
4. QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU
4.1. Quan điểm lịch sử
Mỗi hệ tự nhiên, dân cƣ, kinh tế ở một lãnh thổ đều có nguồn gốc phát sinh, phát
triển mà trong đó hoạt động của con ngƣời qua từng phƣơng thức sản xuất đóng một vai
trò quan trọng. Các biến động đều diễn ra trong những điều kiện địa lý và thời gian nhất
định với những xu hƣớng nhất định từ quá khứ, hiện tại để đi đến tƣơng lai và đều có mối
quan hệ nhân quả diễn ra trong những chu trình khép kín.
3
Vận dụng quan điểm này để nghiên cứu về lịch sử hình thành và phát triển đất đai,
xác định thành phần và cấu trúc của các loại đất, từ đó đƣa ra đƣợc các biện pháp và quy
hoạch sử dụng đất hợp lý không những ở hiện tại mà còn có ý nghĩa trong tƣơng lai.
4.2. Quan điểm hệ thống
Các thành phần tự nhiên có mối quan hệ với nhau tạo nên một hệ thống hoàn
chỉnh. Giữa các thành phần quan trọng trong một hệ thống và giữa hệ thống này với hệ
thống khác có mối quan hệ trao đổi vật chất và năng lƣợng. Đất là một yếu tố cấu thành
hệ tự nhiên luôn tồn tại trong mối quan hệ hữu cơ biện chứng với nhau tạo thành một hệ
thống động lực hỗ trợ điều chỉnh và cân bằng hoạt động. Tiếp cận hệ thống theo quan
điểm cấu trúc trong địa lý là nghiên cứu các cấu trúc và mối quan hệ. Mặt khác địa hệ
sinh thái nông – lâm nghiệp là một hệ thống với cấu trúc thẳng đứng: địa hình, khí hậu,
tính chất đất, chế độ nƣớc..và cấu trúc thẳng đứng bao gồm các hệ sinh thái nhỏ phân hóa
theo không gian. Việc nghiên cứu vấn đề theo quan điểm hệ thống là đồng nghĩa với việc
xác định cấu trúc tồn tại khu vực nghiên cứu và các mối quan hệ thông qua các đƣờng
trao đổi vật chất và năng lƣợng.
4.3. Quan điểm tổng hợp
Quan điểm này đƣợc vận dụng để phát hiện cấu trúc bên trong và động lực của nó,
đặc biệt là các cảnh quan văn hóa, các hình thái kinh tế - xã hội địa phƣơng. Quan điểm
này đƣợc vận dụng sau khi phân tích hoạt động của từng thành phần (yếu tố, ngành) để đi
đến việc phác họa một tổng thể tự nhiên, kinh tế - xã hội trên lãnh thổ nghiên cứu với các
mối quan hệ qua lại tác động vào nhau.
Bên cạnh đó, sự phân hóa lãnh thổ về mặt tự nhiên, dân cƣ, kinh tế cũng có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc nghiên cứu. Các hệ thống tự nhiên, kinh tế - xã hội ở
các địa phƣơng có sự khác biệt nhau về ngoại diện và nội hàm nhƣng chúng có mối quan
hệ gắn bó với nhau trong chừng mực nhất định. Nghiên cứu những khác biệt trên nhằm
phát hiện những đặc trƣng quan trọng nhất, chuẩn bị cho việc quy hoạch thiết kế không
gian sản xuất và sinh sống trong các hoạt động của lãnh thổ với một cấu trúc hợp lý nhất.
4.4. Quan điểm lãnh thổ
Các thành phần tự nhiên ngoài sự biến đổi theo thời gian còn có sự phân hóa theo
không gian nên khi nghiên cứu, đánh giá và quy hoạch chúng cần đƣợc gắn liền với một
lãnh thổ cụ thể. Đó là phần lãnh thổ đƣợc phân chia bằng các ranh giới thẳng đứng, đƣợc
xác định theo nguyên tắc đồng nhất tƣơng đối. Trong đề tài các lãnh thổ đƣợc phân chia
là các đơn vị đất đai. Mỗi đơn vị đất đai có sự đồng nhất tƣơng đối về các thành phần tự
nhiên, đây là đơn vị lãnh thổ cơ sở phục vụ cho việc đánh giá hiện trạng sử dụng tài
nguyên đất đai huyện Ea Súp.
4
4.5. Quan điểm sinh thái
Nông nghiệp bền vững là một hệ thống sản xuất có chọn lọc đối tƣợng, đa dạng
nhƣng có sự cân bằng về sinh thái một cách tự nhiên, các yếu tố tác động tƣơng hỗ cùng
tồn tại và phát triển đem lại hiệu quả kinh tế cao, môi trƣờng trong sạch.
Việc cải thiện cũng nhƣ làm thay đổi một vấn đề nào đó trong hệ sinh thái đều
phải tính đến hậu quả không tốt đối với môi trƣờng sinh thái nhƣ: xói mòn đất, thoái hóa
đất, úng ngập… Ngoài ra trong đánh giá đất và đất đai ngƣời ta còn tính đến các yếu tố
kinh tế có liên quan. Nhƣ vậy, việc đánh giá đất và đất đai cho các vùng sinh thái hay các
vùng lãnh thổ theo quan điểm sinh thái nhằm bảo đảm mối liên hệ giữa các thành phần
với nhau trong hệ sinh thái, đặc biệt là sự phụ thuộc đối với các vật thể sống vào môi
trƣờng xung quanh.
4.6. Quan điểm phát triển bền vững
Quan điểm phát triển bền vững về môi trƣờng, tăng trƣởng kinh tế và đảm bảo anh
toàn xã hội. Vận dụng quan điểm này đề tài không chỉ dựa trên các đặc điểm về tự nhiên
mà còn căn cứ vào hiện trạng sử dụng đất, các đặc điểm kinh tế - xã hội (cơ sở hạ tầng,
nguồn nhân lực…), định hƣớng phát triển kinh tế đảm bảo an toàn sinh thái lãnh thổ,
nâng cao đời sống nhân dân.
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Phương pháp thu thập và xử lý thông tin
Nguồn tài liệu thu thập bao gồm các tài liệu khoa học, các công trình nghiên cứu,
các dsự án tiến hành ở địa phƣơng, các báo cáo khoa học, các bài báo, tạp chí, số liệu
điều tra cơ bản, số liệu thống kê…của địa phƣơng liên quan đến đề tài. Các loại bản đồ
về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, dân cƣ, lao động. Tiến hành xử lý thông tin
qua hệ thống phân tích - tổng hợp, kết hợp với nội suy và ngoại suy.
5.2. Phương pháp bản đồ
Phƣơng pháp bản đồ đƣợc áp dụng trong suốt quá trình khảo sát đề tài. Phƣơng
pháp này đƣợc áp dụng trong việc phân tích bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ năm 2010
đến 2018 huyện Ea Súp – tỉnh Đắk Lắk tỷ lệ 1: 50.000, bản đồ đất huyện Ea Súp – tỉnh
Đắk Lắk tỷ lệ 1: 50.000, bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Ea Súp –
tỉnh Đắk Lắk với tỷ lệ 1: 50.000 của địa phƣơng, trên cơ sở đó chúng tôi đã phát hiện sự
phân hóa của tự nhiên, đặc biệt là sự phân hóa của đất đai.
5.3. Phương pháp biểu đồ
Là phƣơng pháp biểu hiện mối quan hệ giữa các số liệu bằng đồ thị, là phƣơng
tiện để trực quan hóa các số liệu bằng hình vẽ. Có nhiều loại biểu đồ khác nhau, mỗi loại
có đặc tính riêng về chức năng biểu hiện đối tƣợng. Đề tài lựa chọn biểu đồ cột do loại
5
biểu đồ này có nhiều lợi thế trong biểu hiện số lƣợng, vừa thể hiện đƣợc quá trình vận
động, phát triển của đối tƣợng.
5.4. Phương pháp thống kê toán học
Phần lớn sử dụng các phƣơng pháp thuộc lý thuyết xác suất và thống kê toán học
để phân tích, xử lý số liệu, sử dụng các mô hình toán học để xác định cấu trúc, quan hệ
động lực và xu hƣớng phát triển các đối tƣợng trong hệ thống tự nhiên - kinh tế - xã hội.
5.5. Phương pháp khảo sát thực địa
Là một phƣơng pháp không thể thiếu trong khi nghiên cứu chi tiết lãnh thổ.
Phƣơng pháp thực địa với việc quan sát, đo đạc, tìm hiểu, nghiên cứu các đối tƣợng tự
nhiên, kinh tế- xã hội trong hệ nghiên cứu.
Căn cứ vào kết quả thực địa là cơ sở quan trọng cho việc xác định đánh giá hiện
trạng và đề xuất quy hoạch nông – lâm nghiệp hợp lý ở khu vực nghiên cứu.
5.6. Phương pháp chuyên gia
Đƣợc vận dụng trong quá trình nghiên cứu nhằm lấy ý kiến của các nhà khoa học
trong việc nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất đai và đƣa ra định hƣớng phát triển nông
lâm nghiệp. Đề tài còn tham khảo ý kiến của các nhà quản lý các ngành có liên quan, cán
bộ và nhân dân các địa phƣơng trong huyện.
6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
6.1. Ý nghĩa khoa học
Cung cấp cơ sở khoa học cho việc đề xuất sử dụng đất nông nghiệp bền vững, bổ
sung vào phƣơng pháp luận về đánh giá hiệu quả sử dụng đất, tiềm năng đất đai và quy
hoạch sử dụng đất để có nhiều lựa chọn phù hợp với các loại hình sử dụng.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề xuất đƣợc giải pháp sử dụng đất nông nghiệp bền vững cho huyện Ea Súp,
giúp địa phƣơng khai thác có hiệu quả, sử dụng hợp lý đối với nguồn tài nguyên đất đai
trong các khu vực.
Cung cấp cơ sở dữ liệu cho công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông
nghiệp vừa đạt hiệu quả cao vừa đảm bảo sử dụng đất và phát triển nông nghiệp bền
vững trên địa bàn huyện Ea Súp – tỉnh Đắk Lắk. Đồng thời, mở ra các hƣớng nghiên cứu
tiếp theo cho các địa phƣơng khác trong tỉnh và những vùng có điều kiện tƣơng tự.
7. CƠ SỞ TÀI LIỆU
Bao gồm các nguồn tài liệu đƣợc thu thập từ các bài báo, công trình nghiên cứu có
liên quan về tài nguyên đất; hiệu quả sử dụng đất đai, hiện trạng sản xuất nông lâm
nghiệp; các thông tin về dân sinh; một số tài liệu thuộc các chƣơng trình, dự án phát triển
KT-XH địa phƣơng của Cục Thống kê tỉnh Đắk Lắk, Phòng Tài nguyên-Môi trƣờng,
6
UBND huyện Ea Súp. Nguồn tài liệu từ khảo sát thực địa tại địa bàn cung cấp thêm tƣ
liệu để so sánh, đánh giá mang tính thực tiễn về hiện trạng và định hƣớng sử dụng đất
nông nghiệp ở Ea Súp. Tất cả các nguồn tƣ liệu có liên quan đến đối tƣợng và lãnh thổ
đƣợc tiếp cận và vận dụng có chọn lọc trong nghiên cứu.
8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính đƣợc trình bày trong 3 chƣơng:
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận của việc nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp.
Chƣơng 2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Ea Súp – tỉnh Đắk Lắk.
Chƣơng 3. Đề xuất định hƣớng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Ea Súp –
tỉnh Đắk Lắk
7
Chƣơng 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận về đất nông nghiệp
1.1.1. Khái niệm và phân loại đất nông nghiệp
1.1.1.1. Khái niệm về đất và đất nông nghiệp
Trong nền sản xuất, đất đai giữ vị trí đặc biệt quan trọng. Đất đai là điều kiện vật
chất mà mọi sản xuất và sinh hoạt đều cần tới. Trong quá trình phát triển của xã hội loài
ngƣời, sự hình thành và phát triển của mọi nền văn minh vật chất và văn minh tinh thần,
tất cả các kỹ thuật vật chất và văn hóa khoa học đều đƣợc đƣợc xây dựng trên nền tảng cơ
bản là sử dụng đất đai. Luật đất đai hiện hành đã khẳng định “ Đất đai là tài nguyên quốc
gia vô cùng quý giá, là tƣ liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của
môi trƣờng sống, là địa bàn phân bố các khu dân cƣ, xây dựng các công trình kinh tế, văn
hóa, xã hội, an ninh quốc phòng”. Nhƣ vậy, đất đai là điều kiện chung nhất đối với mọi
quá trình sản xuất và hoạt động của con ngƣời. Nói cách khác, không có đất sẽ không có
sản xuất cũng nhƣ không có sự tồn tại của chính con ngƣời. Do vậy, có thể sử dụng đúng,
hợp lý và có hiệu quả toàn bộ quỹ đất thì việc hiểu rõ khái niệm về đất đai là vô cùng cần
thiết. Về mặt thuật ngữ khoa học “Đất” và “Đất đai” có sự phân biệt nhất định. Theo các
nhà khoa học thì “Đất” tƣơng ứng với từ “Soil” trong tiếng Anh, nó có nghĩa trùng với
thổ hay thổ nhƣỡng bao hảm ý nghĩa về tính chất của nó. Còn “Đất đai” tƣơng đƣơng với
từ “Land” trong tiếng Anh, nó có nghĩa về phạm vi không gian của đất hay có thể hiểu là
lãnh thổ. Trong từng lĩnh vực khác nhau, các nhà khoa học khái niệm về đất khác nhau.
Nhà bác học ngƣời Nga V. V. Docuchaev năm 1897 đƣa ra định nghĩa: “Đất là
một thể thiên nhiên độc lập cũng giống nhƣ khoáng vật, thực vật, động vật, đất không
ngừng thay đổi theo thời gian và không gian” [5]. Tuy vậy, khái niệm này chƣa đề cập tới
sự tác động của các yếu tố khác tồn tại trong môi trƣờng xung quanh, do đó sau này một
số học giả khác đã bổ sung các yếu tố nhƣ nƣớc ngầm và đặc biệt là vai trò của con ngƣời
đề hoàn chỉnh khái niệm nêu trên.
Học giả ngƣời Anh V. P. Wiliam đã đƣa ra khái niệm “Đất là tầng mặt tơi xốp của
lục địa có khả năng tạo ra sản phẩm cây trồng” [5].
C.Mác cho rằng: „Đất là tƣ liệu sản xuất cơ bản và phổ biến quý báu nhất của sản
xuất nông nghiệp, điều kiện không thể thiếu đƣợc của sự tồn tại và tái sinh của hàng loạt
thế hệ loài ngƣời kế tiếp nhau”. Trong phạm vi nghiên cứu về sử dụng đất, đất đai đƣợc
nhìn nhận là một nhân tố sinh thái, bao gồm tất cả các thuộc tính sinh học và tự nhiên của
bề mặt trái đất có ảnh hƣởng nhất định đến tiềm năng và hiện trạng sử dụng đất. [24].
8
Theo quan niệm của các nhà thổ nhƣỡng và quy hoạch Việt Nam cho rằng “Đất là
phần trên mặt của vỏ trái đất mà ở đó cây cối có thể mọc đƣợc” [6]. và đất đai đƣợc hiểu
theo nghĩa rộng: “Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các
yếu tố cấu thành của môi trƣờng sinh thái ngay trên và dƣới bề mặt bao gồm: khí hậu,
thời tiết, thổ nhƣỡng, địa hình, mặt nƣớc, các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nƣớc
ngầm và khoáng sản trong lòng đất, động thực vật, trạng thái định cƣ của con ngƣời,
những kết quả của con ngƣời trong quá khứ và hiện tại để lại” [6].
Nhƣ vậy, có rất nhiều khái niệm, định nghĩa khác nhau về đất, có khái niệm phản
ánh quá trình phát sinh hình thành đất, có khái niệm nêu lên mối quan hệ giữa đất và cây
trồng và các ngành sản xuất, nhƣng nhìn chung khái niệm đầy đủ và phổ biến nhất hiện
nay về đất đai nhƣ sau: “Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất bao gồm tất cả
các cấu thành cảu môi trƣờng sinh thái ngay trên và dƣới bề mặt đó nhƣ: khí hậu bề mặt,
thổ nhƣỡng, dạng địa hình, mặt nƣớc, các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nƣớc ngầm
và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn động thực vật, trạng thái định cƣ của con ngƣời,
những kết quả của con ngƣời trong khứ và hiện tại để lại (san nền, hồ chứa nƣớc hay hệ
thống tiêu thoát nƣớc, đƣờng sa, nhà cửa...)” ( Hội nghị quốc tế về Môi trƣờng ở Rio de
Janerio, Brazil, 1993). Nhƣ vậy, đất đai là một khoảng không gian có thời hạn theo chiều
thẳng đứng ( gồm khí hậu của bầu khí quyển, lớp đất phủ bề mặt, thảm động thực vật,
nƣớc mặt, nƣớc ngầm và tài nguyên khoáng sản trong lòng đất) theo chiều ngang – trên
mặt đất (là sự kết hợp giữa thổ nhƣỡng, địa hình, thủy văn cùng nhiều thành phần khác)
giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất cũng nhƣ cuộc
sống của xã hội loài ngƣời.
Đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về
nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển
rừng. (Luật đất đai, 2013)
Nhƣ vậy, khi nói đất nông nghiệp ngƣời ta nói đất sử dụng chủ yếu vào sản xuất
của các ngành nông nghiệp, bởi vì thực tế có trƣờng hợp đất đai đƣợc sử dụng vào mục
đích khác nhau của các ngành. Trong trƣờng hợp đó, đất đai đƣợc sử dụng chủ yếu cho
hoạt động sản xuất nông nghiệp mới đƣợc coi là đất nông nghiệp, nếu không sẽ là các
loại đất khác (tùy theo việc sử dụng vào mục đích nào là chính).
1.1.1.2. Phân loại đất nông nghiệp
Theo Luật Đất đai năm 2013, đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau: đất sản
xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản; đất làm muối và đất nông
nghiệp khác.
1.1.1.2.1. Đất sản xuất nông nghiệp
Đất sản xuất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp; bao
gồm đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm.
a. Đất trồng cây hàng năm
9
Đất trồng cây hàng năm là đất chuyên trồng các loại cây có thời gian sinh trƣởng
từ khi gieo trồng cho đến khi thu hoạch không quá một năm, kể cả đất sử dụng theo chế
độ canh tác không thƣờng xuyên, đất cỏ tự nhiên có thể cải tạo sử dụng vào mục đích
chăn nuối, bao gồm đất trồng lúa, đất cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm
khác.
Đất trồng lúa là đất thực tế đang đƣợc dùng để trồng lúa một cách ổn định, tức là
trong điều kiện bình thƣờng luôn đƣợc trồng lúa. Đất trồng lúa trong một năm, có thể cho
phép luân canh 3 vụ lúa, 3 vụ lúa màu (cây màu vụ đông – lúa chiêm xuân – lúa mùa), 2
vụ lúa (cây màu vụ xuân – lúa mùa hoặc lúa chiêm xuân – cây màu vụ mùa), 1 vụ lúa
(lúa chiêm xuân – vụ mùa ngập úng hoặc vụ chiêm khô hạn – lúa mùa).
b. Đất trồng cây lâu năm
Đất trồng cây lâu năm là đất trồng các loại cây có thời gian sinh trƣởng trên một
năm từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch. Đất trồng cây lâu năm thực tế đang đƣợc dùng đề
chuyên trồng cây lâu năm (bao gồm cả diện tích gieo ƣơm cây giống, đất đang chờ vào
chu kỳ gieo trồng, đất tạm thời trồng xen, gối cây hàng năm). Bao gồm đất trồng cây
công nghiệp lâu năm, đất trồng cây ăn quả lâu năm và đất trồng cây lâu năm khác.
c. Đất lâm nghiệp
Đất lâm nghiệp là đất đang có diện tích rừng tự nhiên hoặc đang có rừng trồng đạt
tiêu chuẩn rừng, đất đang khoanh nuôi phục hồi rừng (đất đã có rừng bị khai thác, chặt
phá, hỏa hoạn đƣợc đầu tƣ để phục hổi rừng), đất để trồng rừng mới (đất có cây rừng mới
trồng hoặc đất đã giao để trồng rừng mới), bao gồm đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ,
đất rừng đặc dụng [14].
d. Đất nuôi trồng thủy sản
Đất nuôi trồng thủy sản là đất đƣợc sử dụng chuyên vào mục đích nuôi, trồng thủy
sản. Bao gồm đất nuôi trồng nƣớc lợ, mặn và đất chuyên nuôi trồng nƣớc ngọt.
e. Đất làm muối
Đất làm muối đƣợc định nghĩa tại Khoản 10 Điều 3 Nghị định 40/2017/NĐ-CP về
quản lý sản xuất, kinh doanh muối nhƣ sau:
Đất làm muối là diện tích đất trong quy hoạch phát triển sản xuất muối đƣợc cấp
có thẩm quyền phê duyệt, bao gồm: Đất sản xuất muối quy mô công nghiệp và đất sản
xuất muối thủ công.
f. Đất sản xuất nông nghiệp khác
Đất nông nghiệp khác là đất tại nông thôn sử dụng để xây dƣng nhà kính và các
loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp
trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác đƣợc
pháp luật cho phép; xây dựng trạm, trạm nghiên cứu thí nghiệm nông nghiệp, lâm nghiệp,
thủy sản, xây dựng cơ sở vƣờn ƣơm tạo cây giống, con giống; xây dựng kho, nhà của hộ
10
gia đình, các nhân để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ
sản xuất nông nghiệp.
1.1.2. Vai trò của đất nông nghiệp
Vai trò của đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng là vô cùng to lớn. nó
không những đóng góp vai trò là điểm tựa trong các ngành sản xuất. Trong sản xuất nông
nghiệp đất đai là tƣ liệu sản xuất quan trọng cơ bản và đặc biệt:
Đất đai là tƣ liệu sản xuất chủ yếu, không thể thay thể đƣợc. Bởi vì đất đai vừa là
đối tƣợng lao động vừa là tƣ liệu lao động trong quá trình sản xuất. Bên cạnh đó, đất đai
là sản phẩm của tự nhiên, sức sản xuất của đất đai ngày càng tăng lên khi biết sử dụng
hợp lí và đúng cách.
Đất đai là tƣ liệu lao động. Vì đất đai có thể phát huy đƣợc tác dụng nhƣ một tƣ
liệu lao động khi con ngƣời sử dụng để trồng trọt và chăn nuôi. Không có đất đai thì
không có sản xuất nông nghiệp (Bùi Nữ Hoàng Anh, 2013).
Đất đai không chỉ là môi trƣờng sống đối với sinh vật mà còn là nguồn cung cấp
dinh dƣỡng cho cây trồng nông nghiệp. (Bùi Nữ Hoàng Anh, 2013).
Đất đai là tài nguyên bị hạn chế bởi ranh giới đất liền và bề mặt địa cầu (Smith A.J
and Dumaski, 1993). Đây chính là một đặc điểm làm ảnh hƣởng đến việc mở rộng diện
tích, quy mô sản xuất nông nghiệp trên từng vùng, lãnh thổ khác nhau. Do đó, việc khai
thác hợp lý quỹ đất nông nghiệp hiện có là vấn đề quan trọng và là xu thế chủ đạo trong
việc nâng cao đời sống của ngƣời nông dân.
Đất đai có vị trí cố định và chất lƣợng không đồng đều giữa các vùng, các miền
cầu (Smith A.J and Dumaski, 1993). Mỗi khoanh đất, thửa đất nông nghiệp ở các vùng,
miền khác nhau thì sẽ có điều kiện tự nhiên khác nhau nhƣ: thổ nhƣỡng, khí hậu, độ
phì…Do đó, việc lựa chọn và xác định các loại hình sử dụng đất, các loại cây trồng nông
nghiệp phù hợp là có ý nghĩa to lớn để nâng cao hiệu quả kinh tế của từng hộ gia đình.
Đất là yếu tố đầu vào của sản xuất nông nghiệp, sử dụng nó có ảnh hƣởng kết quả
đầu ra và khả năng sinh lời. Đặc biệt trong hệ thống sản xuất hàng hóa đất đƣợc coi nhƣ
chi phí đầu vào trong sản xuất nông nghiệp, chất lƣợng đất và các lợi thế của đất sẽ quyết
định khối lƣợng sản phẩm sản xuất ra và khả năng sinh lợi của đất. Tuy nhiên, diện tích
đất đai có hạn, bên cạnh sự gia tăng dân số cùng với quá trình công nghiệp hóa, đô thị
hóa làm cho diện tích đất đang ngày càng giảm đặc biệt là đất nông nghiệp. Mặt khác,
hiện tƣợng biến đổi khí hậu toàn cầu đã ảnh hƣởng lớn đến diện tích, năng suất, chất
lƣợng sản phẩm nông nghiệp. Vì vậy, sử dụng đất một cách hợp lý là một trong những
điều kiện đề phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
1.1.3. Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp
Dƣới sức ép của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đất nƣớc, nhiệm vụ sử dụng
bền vững, hiệu quả đề bảo vệ đất nông nghiệp cần phải đƣợc quan tâm hàng đầu không
11
phải chỉ vì bản thân nền nông nghiệp mà còn vì sự ổn định, phát triển bền vững và đồng
bộ của kinh tế - xã hội.
Đất nông nghiệp phải đƣợc sử dụng đầy đủ, hợp lý. Điều này có ý nghĩa là toàn bộ
diện tích đất cần đƣợc sử dụng hết vào sản xuất, với việc bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi
phù hợp với đặc điểm của từng loại đất nhằm nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi
đồng thời gìn giữ bảo vệ và nâng cao độ phì của đất.
Đất nông nghiệp phải đƣợc sử dụng đạt hiệu quả cao. Đây là kết quả của việc sử
dụng đầy đủ, hợp lí đất đai, việc xác định hiệu quả sử dụng đất thông qua tính toán hàng
loạt các chỉ tiêu khác nhau: năng suất cây trồng, chi phí đầu tƣ, hệ số sử dụng đất, giá cả
sản phẩm, tỷ lệ che phủ đất... Muốn nâng cao hiệu quả sử dụng đất phải thực hiện tốt,
đồng bộ các biện pháp kỹ thuật và chính sách kinh tế - xã hội trên cơ sở đảm bảo an toàn
về lƣơng thực, thực phẩm, tăng cƣờng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và nông lâm
sản cho xuất khẩu [14].
Đất nông nghiệp cần đƣợc quản lý và sử dụng một cách bền vững. Sự bền vững
trong sử dụng đất nông nghiệp có ý nghĩa là cả số lƣợng và chất lƣợng đất nông nghiệp
phải đƣợc bảo tồn không những để đáp ứng mục đích trƣớc mắt của thế hệ hiện tại và còn
phải đáp ứng đƣợc cả nhu cầu ngày càng tăng của các thế hệ mai sau. Sự bền vững của
đất nông nghiệp gắn liến với điều kiện sinh thái môi trƣờng. Vì vậy cần áp dụng các
phƣơng thức sử dụng đất nông nghiệp kết hợp hài hòa lợi ích trƣớc mắt với lợi ích lâu dài
[13].
Nhƣ vậy, để sử dụng đất triệt để và có hiệu quả, đảm bảo cho quá trình sản xuất
đƣợc liên tục thì việc tuân thủ những nguyên tắc trên là việc làm cần thiết và hết sức quan
trọng với mỗi quốc gia.
1.2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới
Trên thế giới tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 148.647.000 km2
. Theo P.Buringh
[29], toàn bộ đất có khả năng nông nghiệp của thế giới chừng 3,3 tỷ ha (chiếm 22% tổng
diện tích đất liền); khoảng 78% (xấp xỉ 11,7 tỷ ha) không dùng đƣợc vào nông nghiệp. .
Diện tích đất nông nghiệp giảm liên tục về số lƣợng và chất lƣợng. Ƣớc tính có tới 15%
tổng diện tích đất trên Trái đất bị thoái hóa do những hành động của con ngƣời gây ra.
Theo Nguyễn Đình Bồng (1995) [7], quy mô đất nông nghiệp trên thế giới đƣợc
phân bố nhƣ sau: Châu Á chiếm 29,60%, Châu Mỹ chiếm 35%, Châu Phi chiếm 20,05%,
Châu Âu chiếm 6,53%, còn lại là 8,37%. Bình quân đất nông nghiệp đầu ngƣời trên toàn
thế giới là 12.000 m2
, trong đó ở Hoa Kỳ 20.000 m2
, Bungari 7000m2
, Nhật Bản 650 m2
.
Trên thế giới, diện tích đất có khả năng canh tác khoảng 3,3 tỷ ha, trong đó diện tích đất
có khả năng đƣa vào trồng trọt khoảng 1,5 tỷ ha, chỉ chiếm 46,0%. Đất chƣa khai thác
khoảng 1,8 tỷ ha, chiếm 54,0% đƣợc thể hiện qua bảng (1.1) (Nguyễn Quang Học, 2000)
12
Bảng 1.1. Tiềm năng đất đai và diện tích đất canh tác trên thế giới
Đơn vị tính: triệu ha
Stt Lục địa
Tổng diện tích
tự nhiên
Diện tích có khả
năng canh tác
Diện tích đất canh
tác
1 Châu Phi 2.980 660 185
2 Châu Á 4.400 1.155 451
3 Châu Đại Dƣơng 898 198 49
4 Châu Âu 970 429 140
5 Châu Mỹ 4.192 858 274
6 Châu Nam Cực 1.425 0 233
Tổng cộng 14.865 3.300 1.474
(Nguồn: Nguyễn Quang Học, 2000)
Đất đai trên thế giới phân bố ở các châu lục không đều. Tuy có diện tích đất nông
nghiệp khá cao so với các Châu lục khác nhƣng Châu Á lại có tỷ lệ diện tích đất nông
nghiệp trên tổng diện tích đất tự nhiên thấp. Mặt khác, châu Á là nơi tập trung phần lớn
dân số thế giới, ở đây có các quốc gia dân số đông nhất nhì thế giới là Trung Quốc, Ấn
Độ, Indonexia. Ở Châu Á, đất đồi núi chiếm 35% tổng diện tích. Tiềm năng đất trồng trọt
nhờ nƣớc trời nói chung là khá lớn khoảng 407 triệu ha, trong đó xấp xỉ 282 triệu ha đang
đƣợc trồng trọt và khoảng 100 triệu ha chủ yếu nằm trong vùng nhiệt đới ẩm của Đông
Nam Á. Phần lớn diện tích này là đất dốc và chua; khoảng 40-60 triệu ha trƣớc đây vốn là
đất rừng tự nhiên che phủ, nhƣng đến nay do bị khai thác khốc liệt nên rừng đã bị phá và
thảm thực vật đã chuyển thành cây bụi và cỏ dại.
Đất canh tác của thế giới có hạn và đƣợc dự đoán là ngày càng tăng do khai thác
thêm những diện tích đất có khả năng nông nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu về lƣơng thực
thực phẩm cho loài ngƣời. Tuy nhiên, do dân số ngày một tăng nhanh nên bình quân diện
tích đất canh tác trên đầu ngƣời ngày một giảm.
Đông Nam Á là một khu vực đặc biệt. Theo báo cáo của UNDP năm 1995 ở khu
vực Đông Nam Á bình quân đất canh tác trên đầu ngƣời của một số nƣớc nhƣ sau:
Indonesia 0,12 ha; Malaysia 0,27 ha; Philippin 0,13 ha; Thái Lan 0,42 ha; Việt Nam 0,1
ha. Từ số liệu của UNDP năm 1995 cho ta thấy đây là một khu vực có dân số khá đông trên
thế giới nhƣng diện tích đất canh tác thấp, trong đó chỉ có Thái Lan là diện tích đất canh tác
trên đầu ngƣời khá nhất, Việt Nam đứng hàng thấp nhất trong số các quốc gia ASEAN.
Hàng năm, diện tích đất canh tác bị thu hẹp, sản xuất nông nghiệp khó khăn, mặt khác
chất lƣợng đất trồng đang suy giảm nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân. Khoảng 2/3 diện
tích đất nông nghiệp trên thế giới bị suy thoái nghiêm trọng trong 50 năm qua do xói mòn
rửa trôi, sa mạc hóa, chua hóa, mặn hóa, ô nhiễm môi trƣờng, khủng hoảng hệ sinh thái.
13
Khoảng 40% diện tích đất nông nghiệp đã bị suy thoái mạnh hoặc rất mạnh, 10% sa mạc hóa
do biến đổi khí hậu toàn cầu và khai thác sử dụng không hợp lý. Thoái hóa môi trƣờng đất,
đặc biệt là đất sản xuất nông nghiệp có nguy cơ làm giảm 10 – 20% sản lƣợng lƣơng thực
thế giới trong khoảng 25 năm tới.
Trong khi chúng ta đang bƣớc vào thế kỷ 21 với nhiều thách thức về an ninh lƣơng
thực, dân số, môi trƣờng sinh thái,... thì nông nghiệp với tƣ cách là ngành sản xuất ra lƣơng
thực thực phẩm nuôi sống con ngƣời đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Bên cạnh
hiện tƣợng thu hẹp diện tích đất nông nghiệp đô thị hóa và suy giảm chất lƣợng nông nghiệp
do suy giảm chất lƣợng đất làm cho tình trạng sản xuất nông nghiệp rơi vào tình trạng trầm
trọng hơn và đi theo vòng luẩn quẩn: suy thoái đất – mất đa dạng sinh học – biến đổi khí hậu
– hiệu quả sử dụng đất thấp – tăng cƣởng khai thác đất – suy thoái đất. Cho nên, nếu tiếp cận
quản lý đất đai không bền vững sẽ mang lại nhiều thất bại. Do vậy cần tăng cƣờng quản lý,
sử dụng đất một cách hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả là một trong những giải pháp cần thiết
hiện nay.
1.2.2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của Việt Nam
Đất sản xuất nông nghiệp là đất đƣợc xác định chủ yếu để sử dụng vào sản xuất
nông nghiệp nhƣ trồng trọt, chăn nuôi, hoặc nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp [19].
Theo kết quả kiểm đất đai năm 2007, Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên là
33.115.039,62 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp chỉ có 9.420.276,14 ha, dân số là
85.154,9 nghìn ngƣời, bình quân diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 1106,25 m2
/
ngƣời.
Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nhằm thoả mãn nhu cầu cho xã hội về
sản phẩm nông nghiệp đang trở thành vấn đề cáp bách luôn đƣợc các nhà quản lý và sử
dụng đất quan tâm. Thực tế cho thấy, trong những năm qua do tốc độ công nghiệp hoá
cũng nhƣ đô thị hoá diễn ra khá mạnh mẽ ở nhiều địa phƣơng trên phạm vi cả nƣớc làm
cho diện tích đất nông nghiệp ở Việt Nam có nhiều biến động, theo những tƣ liệu của
Tổng cục Thống kê và Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng thì biến động về số lƣợng đất nông
nghiệp của nƣớc ta trong những năm gần đây đƣợc thể hiện ở bảng 1.2.
Bảng 1.2. Biến động về diện tích đất sản xuất nông nghiệp và diện tích đất trồng cây
hàng năm ở Việt Nam
Năm
Tổng diện tích
đất sản xuất
nông nghiệp
(1000ha)
Tổng diện tích
đất trồng cây
hàng năm
(1000ha)
Dân số
(1000 ngƣời)
Bình quân diện tích
đất sản xuât nông
nghiệp ngƣời/m2
2000 12.644,3 10.540,3 77.635,4 1.628,68
2005 9.415,57 6.370,02 83.119,9 1.132,77
2006 9.436,16 6.348,15 84.155,8 1.121,27
2007 9.420,28 6.309,62 85.154,9 1.106,25
14
(Nguồn: Kiểm kê, thống kê đất đai các năm 2000, 2005, 2006, 2007- Bộ Tài nguyên và
Môi trường; Niên giám thống kê 2008) [8].
Theo Nguyễn Đình Bồng (2002) [7] đất sản xuất nông nghiệp của chúng ta chỉ
chiếm 28,38% và gần tƣơng đƣơng với diện tích này là diện tích đất chƣa sử dụng. Đây là
tỷ lệ cho thấy cần có nhiều biện pháp thiết thực hơn để có thể khai thác đƣợc diện tích đất
nói trên phục cho các mục đích khác nhau. So với một số nƣớc trên thế giới, nƣớc ta có tỷ
lệ đất dùng vào nông nghiệp rất thấp. Là một nƣớc có đa phần dân số làm nghề nông thì
bình quân diện tích đất canh tác trên đầu ngƣời nông dân rất thấp và manh mún là một trở
ngại to lớn. Để vƣợt qua, phát triển một nền nông nghiệp đủ sức cung cấp lƣơng thực
thực phẩm cho toàn dân và có một phần xuất khẩu cần biết cách khai thác hợp lý đất đai,
cần triệt để tiết kiệm đất, sử dụng đất có hiệu quả cao trên cơ sở phát triển một nền nông
nghiệp bền vững.
Trong thời kì đổi mới, nông nghiệp Việt Nam đã đạt những thành tựu nổi bật, duy
trì tốc độ tăng trƣởng đều và ổn định, thể hiện đƣợc lợi thế so sánh của Việt Nam so với
các nƣớc trong khu vực và trên thế giới. Nông nghiệp đã thực sự trở thành chỗ dựa nền
tảng cho công nghiệp và dịch vụ, góp phẩn quan trọng vào việc bảo đảm ổn định xã hội ở
nƣớc ta.
Trong 5 năm từ 2010 – 2015, diện tích đất nông nghiệp không ngừng đƣợc mở
rộng: tăng từ 26,2264 triệu ha năm 2010 lên 26,71958 triệu ha năm 2015) tăng 565,18
triệu ha, tăng 6,7% (bình quân mỗi năm đất nông nghiệp tăng thêm 113,036 ngàn ha).
Theo nguồn (Chính phủ, 2015; Bộ Tài Nguyên và Môi trường, 2010,2015). Cụ thể:
- Đất sản xuất nông nghiệp tăng từ 10,126 triệu ha năm 2010 lên 10,305 triệu ha
năm 2015 (bình quân mỗi năm tăng thêm 35,87 nghìn ha) do khai hoang mở rộng diện
tích chủ yếu ở các vùng đồng bằng sông Cửu Long để trồng lúa, ở Đông Nam Bộ, Tây
Nguyên để trồng các loại cây công nghiệp, hoa màu, lƣơng thực...
- Đất lúa trong giai đoạn 2010 -2015 có xu hƣớng giảm do chuyển đổi sang nuôi
trồng thủy hải sản và trồng cây ăn quả có hiệu quả kinh tế cao hơn. Hiện nay đất lúa cả
nƣớc là 4,030 triệu ha, đủ đảm bảo an ninh lƣơng thực cho cả nƣớc và xuất khẩu gạo
hàng năm từ 3 – 5 triệu tấn.
- Đất trồng cây lâu năm 2015 tăng 238,2 ngàn ha so với năm 2010 (từ 3,688 triệu
ha lên 3,926 triệu ha năm 2015). Chủ yếu do tăng diện tích trồng cây công nghiệp lâu
năm nhƣ cà phê, cao su và điều.
- Đất lâm nghiệp do khoanh nuôi, bảo vệ rừng tốt hơn nên diện tích tăng từ 14,437
triệu ha năm 2006 lên 15,700 triệu ha năm 2015. Diện tích rừng trồng tăng rất nhanh,
chất lƣợng rừng trồng đã thay đổi căn bản, tỷ lệ che phủ rừng tăng lên. Đây là một thành
tích lớn về khai thác sử dụng đất hợp lý của ngành nông nghiệp nƣớc ta.
- Đất nuôi trồng thủy sản: năm 2015 đạt 749,12 ngàn ha ( tăng lên 58,82 nghìn ha
so với năm 2010 và tăng so với năm 2006 là 47,12 ngàn ha).
15
1.3. Đánh giá hiệu quả và tính bền vững trong sử dụng đất nông nghiệp
1.3.1. Khái quát về hiệu quả và hiệu quả sử dụng đất
Có nhiều quan điểm về hiệu quả rất khác nhau. Lúc đầu, ngƣời ta quan niệm kết
quả chính là hiệu quả. Sau này, khi nhận thức của con ngƣời phát triển cao hơn, ngƣời ta
thấy rõ sự khác nhau giữa hiệu quả và kết quả.
Hiệu quả là kết quả mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con ngƣời chờ đợi hƣớng
tới; nó có những nội dung khác nhau. Trong kinh doanh, hiệu quả là lãi suất, lợi nhuận.
Trong lao động nói chung, hiệu quả lao động là năng suất lao động cần để sản xuất ra
một đơn vị sản phẩm, hoặc bằng số lƣợng sản phẩm đƣợc sản xuất ra trong một đơn vị
thời gian.
Theo các nhà khoa học kinh tế Smuel-Norhuas; “Hiệu quả không có nghĩa là lãng
phí. Nghiên cứu hiệu quả sản xuất phải xét đến chi phí cơ hội. Hiệu quả sản xuất diễn ra
khi xã hội không thể tăng số lƣợng một loại hàng hoá này mà không cắt giảm số lƣợng
một loại hàng hoá khác”.(Dẫn theo Vũ Phƣơng Thuỵ [28].
Theo Trung tâm từ điển ngôn ngữ [27], hiệu quả chính là kết quả cũng nhƣ yêu
cầu của việc làm mang lại.
Trong lĩnh vực sử dụng đất thì hiệu quả là chỉ tiêu chất lƣợng đánh giá kết quả sử
dụng đất trong hoạt động kinh tế. Thể hiện qua lƣợng sản phẩm, lƣợng giá trị thu đƣợc
bằng tiền, đồng thời về mặt xã hội là thể hiện hiệu quả của lực lƣợng lao động đƣợc sử
dụng trong cả quá trình hoạt động kinh tế cũng nhƣ hàng năm để khai thác đất. Đối với
ngành nông nghiệp, trong nhiều trƣờng hợp phải coi trọng hiệu quả về mặt hiện vật là sản
lƣợng nông sản thu hoạch đƣợc, nhất là các loại nông sản cơ bản có ý nghĩa chiến lƣợc (
lƣơng thực, sản phẩm xuất khẩu... để đảm bảo sự ổn định về kinh tế - xã hội đất nƣớc).
Theo khái niệm trên thì hiệu quả sử dụng đất phải là kết quả của quá trình sử dụng
đất. Trong đó ta quan tâm nhiều tới kết quả hữu ích, một đại lƣợng vật chất tạo ra do mục
đích của con ngƣời, đƣợc biểu hiện bằng những chỉ tiêu cụ thể, xác định. Do tính chất
mâu thuẫn giữa nguồn tài nguyên đất đai là hữu hạn với nhu cầu ngày càng tăng của con
ngƣời mà ta phải xem xét kết quả sử dụng đất đƣợc tạo ra nhƣ thế nào? Chi phí bỏ ra để
tạo ra kết quả đó là bao nhiêu? Có đƣa lại kết quả hữu ích hay không? Chính vì thế khi
đánh giá hoạt động sản xuất nông nghiệp không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả mà
còn phải đánh giá chất lƣợng các hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm đó. Đánh giá chất
lƣợng của hoạt động sản xuất là nội dung đánh giá hiệu quả.
Sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả cao thông qua việc bố trí cơ cấu cây trồng,
vật nuôi phù hợp là một trong những vấn đề bức xúc hiện nay của hầu hết các nƣớc trên
thế giới [29]. Nó không chỉ thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, các nhà hoạch
định chính sách, các nhà kinh doanh nông nghiệp mà còn là sự mong muốn của nông dân,
những ngƣời trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất nông nghiệp.
16
Căn cứ vào nhu cầu của thị trƣờng, thực hiện đa dạng hoá cây trồng vật nuôi trên
cơ sở lựa chọn các sản phẩm có ƣu thế ở từng địa phƣơng, từ đó nghiên cứu áp dụng
công nghệ mới nhằm làm cho sản phẩm có tính cạnh tranh cao. Đó là một trong những
điều kiện vô cùng quan trọng để phát triển nền nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng
hoá vừa mang tính ổn định vừa đảm bảo sự bền vững.
Ngày nay, nhiều nhà khoa học cho rằng: xác định đúng khái niệm, bản chất hiệu quả
sử dụng đất phải xuất phát từ luận điểm triết học của Mác và những nhận thức lí luận của lí
thuyết hệ thống, nghĩa là hiệu quả phải đƣợc xem xét trên 3 mặt: hiệu quả kinh tế, hiệu quả
xã hội, hiệu quả môi trƣờng [26].
* Hiệu quả kinh tế:
Theo Các Mác thì quy luật kinh tế đầu tiên trên cơ sở sản xuất tổng thể là quy luật
tiết kiệm thời gian và phân phối một cách có kế hoạch thời gian lao động theo các ngành
sản xuất khác nhau.. Theo các nhà khoa học Đức (Stenien, Hanau, Rusteruyer,
Simmerman-1995): Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu so sánh mức độ tiết kiệm chi phí trong
một đơn vị kết quả hữu ích và mức tăng kết quả hữu ích của hoạt động sản xuất vật chất
trong một thời kỳ, góp phần làm tăng thêm lợi ích của xã hội [28].
Nhƣ vậy hiệu quả kinh tế đƣợc hiểu là mối tƣơng quan so sánh giữa lƣợng kết quả
đạt đƣợc và lƣợng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả đạt đƣợc là
phần giá trị thu đƣợc của sản phẩm đầu ra, lƣợng chi phí bỏ ra là phần giá trị của các
nguồn lực đầu vào. Mối tƣơng quan đó cần xét cả về phần so sánh tuyệt đối và tƣơng đối
cũng nhƣ xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa 2 đại lƣợng đó.
Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt hiệu quả kinh tế và
hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều tính đến khi
xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp. Nếu đạt đƣợc một trong hai yếu
tố hiệu quả kỹ thuật và phân bổ thì khi đó sản xuất mới đạt hiệu quả kinh tế.
Từ những vấn đề trên có thể kết luận rằng: Bản chất của hiệu quả kinh tế sử dụng
đất là: trên một diện tích đất nhất định sản xuất ra một khối lƣợng của cải vật chất nhiều
nhất, với một lƣợng đầu tƣ chi phí về vật chất và lao động thấp nhất nhằm đáp ứng yêu
cầu ngày càng tăng về vật chất của xã hội. Xuất phát từ lý do này mà trong quá trình đánh
giá đất nông nghiệp cần phải chỉ ra đƣợc loại hình sử dụng đất có hiệu quả kinh tế cao.
* Hiệu quả xã hội
Hiệu quả xã hội là phạm trù có liên quan mật thiết với hiệu quả kinh tế và thể hiện
mục tiêu hoạt động kinh tế của con ngƣời, việc lƣợng hoá các chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả
xã hội còn gặp nhiều khó khăn mà chủ yếu phản ánh bằng các chỉ tiêu mang tính định
tính nhƣ tạo công ăn việc làm cho lao động, xoá đói giảm nghèo, định canh, định cƣ,
công bằng xã hội, nâng cao mức sống của toàn dân...
Nói cách khác, hiệu quả xã hội phải thu hút nhiều lao động, đảm bảo đời sống
nhân dân, góp phẩn thúc đẩy xã hội phát triển, nội lực và nguồn lực của địa phƣơng đƣợc
17
phát huy, đáp ứng nhu cầu của hộ nông dân về việc ăn, mặc và nhu cầu sống khác. Sử
dụng đất phải phù hợp với tập quán, nền văn hóa của địa phƣơng thì việc sử dụng đất bền
vững hơn.
Trong sử dụng đất nông nghiệp, hiệu quả về mặt xã hội chủ yếu đƣợc xác định
bằng khả năng tạo việc làm trên một diện tích đất nông nghiệp.(theo Nguyễn Duy Tính,
1995) Hiện nay, việc đánh giá hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp
là vấn đề đang đƣợc nhiều nhà khoa học quan tâm.
* Hiệu quả môi trƣờng
Hiệu quả môi trờng là một vấn đề mang tính toàn cầu, ngày nay đang đƣợc chú
trọng quan tâm và không thể bỏ qua khi đánh giá hiệu quả. Điều này có ý nghĩa là mọi
hoạt động sản xuất, mọi biện pháp khoa học kỹ thuật, mọi giải pháp về quản lý... đƣợc
coi là có hiệu quả khi chúng không gây tổn hại hay có những tác động xấu đến môi tr-
ƣờng đất, môi trƣờng nƣớc và môi trƣờng không khí cũng nhƣ không làm ảnh hƣởng xấu
đến môi sinh và đa dạng sinh học. Có đƣợc điều đó mới đảm bảo cho một sự phát triển
bền vững của mỗi vùng lãnh thổ, mỗi quốc gia cũng nhƣ cả cộng đồng quốc tế.
Trong đó, trong sản xuất nông nghiệp, hiệu quả hóa học môi trƣờng đƣợc đánh giá
thông qua mức độ hóa học trong nông nghiệp. Đó là việc sử dụng phân bón và thuốc bảo
vệ thực vật trong quá trình sản xuất cho cây trồng sinh trƣởng tốt, cho năng suất cao và
không gây ô nhiễm môi trƣờng.
Hiệu quả sinh học môi trƣờng đƣợc thể hiện qua mối tác động qua lại giữa cây
trồng với đất, giữa cây trồng với các loại dịch hại trong các loại hình sử dụng đất nhằm
giảm thiểu việc sử dụng hóa chất trong nông nghiệp mà vẫn đạt đƣợc mục tiêu đề ra.
Hiệu quả vật lý môi trƣờng đƣợc thể hiện thông qua việc lợi dụng tốt nhất tài
nguyên khí hậu nhƣ ánh sáng, nhiệt độ, nƣớc mƣa của các kiểu sử dụng đất để đạt đƣợc
sản lƣợng cao và tiết kiệm chi phí đầu vào.
Trong sản xuất nông nghiệp, hiệu quả môi trƣờng là hiệu quả mang tính lâu dài,
vừa đảm bảo lợi ích hiện tại mà không làm ảnh hƣởng xấu đến tƣơng lai, nó gắn chặt với
quá trình khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất và môi trƣờng sinh thái.
Sử dụng đất hợp lý, hiệu quả cao và bền vững phải quan tâm tới cả ba hiệu quả
trên, trong đó hiệu quả kinh tế là trọng tâm, không có hiệu quả kinh tế thì không có điều
kiện nguồn lực để thực thi hiệu quả xã hội và môi trƣờng, ngƣợc lại, không có hiệu quả
xã hội và môi trƣờng thì hiệu quả kinh tế sẽ không bền vững.
1.3.2. Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
(Theo FAO, 1976) “ Thế giới đang sử dụng khoảng 1,5 tỷ ha cho sản xuất đất
nông nghiệp. Tiềm năng đất nông nghiệp của thế giới khoảng 3 – 5 tỷ ha. Nhân loại đang
làm hƣ hại đất nông nghiệp khoảng 1,4 tỷ ha đất và hiện nay có khoảng 6 – 7 triệu ha đất
nông nghiệp bị bỏ hoang do xói mòn và thoái hóa. Để giải quyết nhu cầu về sản phẩm
18
nông nghiệp, con ngƣời phải thâm canh, tăng vụ tăng năng suất cây trồng và mở rộng
diện tích đất nông nghiệp”.
Để nắm vững số lƣợng và chất lƣợng đất đai cần phải điều tra thành lập bản đồ
đất, đánh giá phân hạng đất, điều tra hiện trạng, quy hoạch sử dụng đất hợp lý là điều
quan trọng mà các quốc gia đặc biệt quan tâm nhằm ngăn chặn những suy thoái tài
nguyên đất đai do sự thiếu hiểu biết của con ngƣời, đồng thời nhằm hƣớng dẫn về sử
dụng đất và quản lý đất đai sao cho nguồn tài nguyên này đƣợc khai thác tốt nhất mà vẫn
duy trì sản xuất trong tƣơng lai.
Tóm lại, quan điểm sử dụng đất bền vững trong nông nghiệp thì phân tích hiệu
quả kinh tế, xã hội, môi trƣờng là khâu quan trọng trong đánh giá đất đai, đây là cơ sở để
lựa chọn các loại hình sử dụng đất bền vững cũng nhƣ giải quyết các tranh chấp của
nhiều loại hình sử dụng đất trên cùng một vùng đất. Việc đánh giá này song hành với
đánh giá thích hợp đất đai. Các loại hình sử dụng đất có các chỉ tiêu càng cao về kinh tế,
xã hội thì hiệu quả kinh tế xã hội càng lớn, bên cạnh đó hiệu quả môi trƣờng đƣợc xem
xét nhằm loại trừ các loại hình sử dụng đất có khả năng gây suy thoái, tác động xấu đến
môi trƣờng sinh thái trong và ngoài vùng.
Phát triển nông nghiệp bền vững có tính chất quyết định trong sự phát triển chung
của toàn xã hội. Điều cơ bản nhất của phát triển nông nghiệp bền vững là cải thiện chất
lƣợng cuộc sống trong sự tiếp xúc đúng đắn về môi trƣờng để giữ gìn tài nguyên cho thế
hệ sau này.
1.3.3. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới việc sử dụng đất nông nghiệp
1.3.3.1. Nhóm nhân tố điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên có rất nhiều yếu tố ảnh hƣởng trực tiếp đến sản xuất nông
nghiệp nhƣ: ánh sáng, nhiệt độ, lƣợng mƣa, thủy văn, không khí….trong các yếu tố đó
khí hậu là nhân tố hàng đầu ảnh hƣởng đến việc sử dụng đất đai, sau đó là điều kiện
đất đai chủ yếu là địa hình, thổ nhƣỡng và các nhân tố khác.
- Điều kiện khí hậu: Đây là nhóm yếu tố ảnh hƣởng rất lớn, trực tiếp đến sản
xuất nông nghiệp và điều kiện sinh hoạt của con ngƣời. Tổng tích ôn nhiều hay ít,
nhiệt độ cao hay thấp, sự sai khác về nhiệt đô về thời gian và không gian, biên độ tối
cao hay tối thấp giữa ngày và đêm…trực tiếp ảnh hƣởng đến sự phân bố, sinh trƣởng và
phát triển của cây trồng. Lƣợng mƣa nhiều hay ít, bốc hơi mạnh yếu có ý nghĩa quan
trọng trong việc giữ nhiệt độ và ẩm độ của đất, cũng nhƣ khả năng đảm bảo cung cấp
nƣớc cho sinh trƣởng của cây trồng, gia súc, thủy sản.
- Điều kiện đất đai: Sự khác nhau giữa địa hình, địa mạo, độ cao so với mực
nƣớc biển, độ dốc hƣớng dốc…thƣờng dẫn đến đất đai, khí hậu khác nhau, từ đó ảnh
hƣởng đến sản xuất và phân bố các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp. Cụ thể:
+ Đặc điểm lý, hóa của đất: hàm lƣợng các chất trong đất (bao gồm chất hữu cơ và
vô cơ), kết cấu của đất, thành phần cơ giới, tính dính, dẻo, dung trọng đất…. đều là
19
những yếu tố quyết dịnh đến chất lƣợng đất cũng nhƣ việc sử dụng đất. Quỹ đất nhiều
hay ít, tốt hay xấu có ảnh hƣởng tới hiệu quả sử dụng đất.
+ Địa hình, độ dốc và thổ nhƣỡng: trong nhóm yếu tố này độ phì của đất có ảnh
hƣởng lớn nhất đến sự sinh trƣởng, phát triển cũng nhƣ năng suất cây trồng vật nuôi.
+ nguồn nƣớc và chế độ nƣớc: đât là yếu tố cần thiết, nó là điều kiện sinh tồn của
cây trồng, là môi trƣờng hòa tan các chất dinh dƣỡng cho cây trồng sinh trƣởng và phát
triển, nó cũng là điều kiện quan trọng cho sự phát triển tập đoàn vi sinh vật.
Vị trí địa lý: vị trí địa lý của từng vùng với sự khác biệt về điều kiện ánh sáng,
nhiệt độ, nguồn nƣớc, gần đƣờng giao thông, khu công nghiệp,…sẽ quyết định đến khả
năng và hiệu quả sử dụng đất. vì vậy, trong thực tiễn sử dụng đất nông lâm nghiệp cần
tuân thủ quy luật tự nhiên, tận dụng các lợi thế sẵn có nhằm đạt đƣợc hiệu quả cao nhất
về kinh tế, xã hội, môi trƣờng.
1.3.3.2. Nhóm các nhân tố kinh tế, chính trị, xã hội và con người
Nhân tố kinh tế - xã hội thƣờng có ý nghĩa quyết định, chủ đạo về việc sử dụng đất
đai nói chung và sử dụng đất nông nghiệp nói riêng. Phƣơng thức sử dụng đất nông
nghiệp đƣợc quyết định bởi yêu cầu của xã hội và mục tiêu kinh tế trong từng thời kỳ
nhất định. Yếu tố kinh tế - xã hội bao gồm rất nhiều yếu tố nhƣ chế độ xã hội, dân số, cơ
sở hạ tầng, môi trƣờng chính sách, trình độ dân trí, cơ cấu kinh tế, điều kiện phát triển
công nghiệp, nông nghiệp, thƣơng mại, giao thông vận tải, sự phát triển của khoa học kỹ
thuật,…Các điều kiện này có ý nghĩa quyết định, chủ đạo về việc sử dụng đất đai nói
chung, sử dụng đất nông nghiệp nói riêng. Cách thức sử dụng đất nông nghiệp đƣợc
quyết định bởi yêu cầu của xã hội và mục tiêu kinh tế trong từng thời kỳ nhất định. Sau
đây là một số yếu tố chủ yếu:
- Con ngƣời: Con ngƣời là nhân tố quan trọng trong quá trình sản xuất bởi vì
con ngƣời có khả năng nắm bắt nhanh, nắm bắt đƣợc những thông tin cần thiết,
thông qua những kiến thức và kinh nghiệm con ngƣời con có những sáng tạo làm cho
việc lựa chọn cây trồng, vật nuôi gì, thâm canh nhƣ thế nào sẽ có quyết định rất lớn đến
kết quả thu đƣợc của từng thửa đất. Hiện nay, với nền kinh tế thị trƣờng khi nền sản
xuất hàng hóa ngày càng phát triển, khoa học công nghệ, công nghệ sinh học tiến bộ đạt
đến trình độ cao trong khi thực tế đất đai ngày càng khan hiếm thì trình độ và sự học
hỏi nhanh sẽ mang lại sự thành công. Bên cạnh những sự tác động tích cực đó thì trong
quá trình sản xuất và sinh hoạt của mình con ngƣời cũng đã có những tác động trực tiếp
và gián tiếp gây ra ảnh hƣởng xấu tới đất canh tác, chẳng hạn nhƣ việc khai thác bừa
bãi, bỏ hoang đất.... Những hành động đó không chỉ làm cho diện tích đất ngày càng
bị thu hẹp mà còn làm cho chất lƣợng đất ngày một xấu đi.
- Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp: Trong các yếu tố cơ sở hạ tầng
phục vụ sản xuất thì yếu tố giao thông vận tải là quan trọng nhất, nó góp phần vào việc
trao đổi tiêu thụ sản phẩm cũng nhƣ dịch vụ những yếu tố đầu vào cho sản xuất. Các yếu
20
tố khác nhƣ thủy lợi, điện, thông tin liên lạc, dịch vụ, nông nghiệp đều có sự ảnh hƣởng
không nhỏ đến hiệu quả sử dụng. Trong đó thủy lợi là điện là yếu tố không thể thiếu
trong điều kiện sản xuất hiện nay, giúp cho việc sử dụng đất theo bề rộng và bề sâu. Các
yếu tố còn lại cũng có hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng
đất nông nghiệp.
- Kỹ thuật, khoa học công nghệ: Bản chất của kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào
nông nghiệp có ảnh hƣởng rất lớn đến năng suất đất đai và hiệu quả kinh tế. Việc đổi mới
công nghệ trong nông nghiệp có thể hƣớng vào việc tiết kiệm các nguồn lực, phát triển
các công nghệ đòi hỏi mức đầu tƣ thấp, ít sử dụng chất hóa học trong sản xuất nông
nghiệp, phát huy kiến thức cổ truyền của nông dân và thực hiện mục tiêu đa dạng sinh
học. Biện pháp kỹ thuật canh tác là các tác động của con ngƣời vào đất đai, cây trồng, vật
nuôi nhằm tạo nên sự hài hòa giữa các yếu tố của quá trình sản xuất đề hình thành, phân
bố và tích lũy năng suất kinh tế. Biện pháp ký thuật cũng có ảnh hƣởng lớn hiệu quả sử
dụng đất nông nghiệp.
- Hệ thống chính sách: Bao gồm chính sách đất đai, chính sách điều chỉnh cơ cấu
kinh tế nông nghiệp nông thôn, chính sách đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản
xuất, chính sách khuyến nông, chính sách hỗ trợ giá, chính sách định canh định cƣ, chính
sách dân số, lao động việc làm, đào tạo kiến thức, chính sách khuyến khích đầu tƣ, chính
sách xóa đói giảm nghèo….có vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp và sản xuất
nông nghiệp, cách thức tổ chức, sắp xếp, cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Mỗi một sự thay
đổi của chính sách, pháp luật thƣờng tạo ra sự thay đổi lớn. Sự thay đổi đó có thể thúc
đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển hoặc giới hạn, hạn chế một khuynh hƣớng phát triển
nhằm mục đích can thiệp và phát triển theo định hƣớng của nhà nƣớc.
- Điều kiện sản xuất của nông dân: là yếu tố ảnh hƣởng không nhỏ đến quá trình
sử dụng đất, thể hiện ở khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật, trình độ sản xuất của chủ thể
sử dụng đất về vốn lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh nghiệm
truyền thống trong sản xuất và cách xử lý thông tin để ra quyết định trong sản xuất. Do
vậy, muốn nâng cao hiệu quả sử dụng đất thì việc nâng cao trình độ và cập nhật thông tin
khoa học, kỹ thuật là hết sức quan trọng.
Bên cạnh đó , diện tích đất, số lƣợng lao động, lƣợng vốn hộ nông dân, thi trƣờng
tiêu thụ, môi trƣờng kinh doanh, cũng là những biến số quan trọng trong nhân tố này.
Tóm lại, các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội, khuynh hƣớng quan tâm hóa đến
mức lợi ích kinh tế luôn luôn chi phối quá trình sử dụng đất nông nghiệp và hiệu quả của
quá trình này. Hiện nay, do nhiều nguyên nhân chủ quan hay khách quan đất đai nhìn
chung đang bị khai thác một cách không hợp lý làm cho đất nông nghiệp bị giảm sút về
số lƣợng và suy thoái về chất lƣợng. Vì vậy, cần phải dựa vào quy luật tự nhiên và quy
luật kinh tế - xã hội để nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố tƣ nhiên, kinh tế - xã hội
trong việc sử đất nông nghiệp. Cần căn cứ vào các nhu cầu của thị trƣờng, của xã hội để
xác định hƣớng sử dụng đất nông nghiệp, kết hợp chặt chẽ giữa yêu cầu sử dụng với ƣu
21
thế tài nguyên của đất đai nhằm đạt đến cơ cấu hợp lý nhất với diện tích đất nông nghiệp
có hạn, mang lại hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội cũng nhƣ hiệu quả về môi trƣờng,
đồng thời nên có chính sách phù hợp nhằm cải thiện chất lƣợng đất nông nghiệp
Tóm lại, tùy vào thực tế của từng vùng, từng địa phƣơng mà có thể nhận biết thêm
nhiều nhân tố khác cũng có tác động đến hiệu quả sử dụng đất, có nhân tố ảnh hƣởng trực
tiếp, có nhân tố ảnh hƣởng gián tiếp, có nhân tố thuận lợi cũng có nhân tố hạn chế. Do
đó, cần phải tìm ra những nhân tố có tác động chủ yếu tới hiệu quả sử dụng đất của địa
bàn nghiên cứu trên cơ sở đó đề xuất những biện pháp thích hợp để thay đổi nhằm nâng
cao hiệu quả.
1.3.4. Quan điểm sử dụng đất bền vững
Theo Smith A.J và Julian Dumanski (1993): “Mục tiêu của quản lý đất bền vững
trên cơ sở điều hòa các mục tiêu kinh tế, xã hội và tạo cơ hội để bảo vệ môi trƣờng, vì lợi
ích của con ngƣời không chỉ cho thế hệ hôm nay mà còn cho các thế hệ mai sau trong khi
vẫn duy trì và nâng cao chất lƣợng của tài nguyên đất”.
Đất đai ngày càng thể hiện vai trò quan trọng không chỉ trong hiện tại mà cả tƣơng
lai. Khi dân số trên Trái đất còn ít thì đất đai có thể đáp ứng một cách dễ dàng nhu cầu
của con ngƣời về số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng. Trong điều kiện ấy, con ngƣời cũng ít có
tác động lớn đến tài nguyên quý báu này. Một vài thập kỷ gần đây, dân số thế giới tăng
nhanh kéo theo những nhu cầu về lƣơng thực, thực phẩm, chỗ ở,...tăng lên tạo sức ép vô
cùng lớn đến vấn đề sử dụng đất. Những diện tích đất đai màu mỡ ngày càng bị thu hẹp
trƣớc những nhu cầu công nghiệp hóa, đô thị hóa…dẫn đến con ngƣời phải tìm cách khai
thác những vùng đất ít thích hợp cho sản xuất và hậu quả của quá trình này là đất đai bị
thoái hóa, rửa trôi, xói mòn nghiêm trọng làm một diện tích lớn đất đai trên thế giới bị
suy kiệt, ngoài ra còn ảnh hƣởng đến môi trƣờng sống của con ngƣời và nhiều loài động
vật khác.
Đất đai có những tác dụng to lớn đối với hệ sinh thái nói chung và với cuộc sống
của con ngƣời nói riêng. Theo E.R De Kimpe và B.P Warkentin (1998) [39] thì đất có 5
chức năng chính: một là duy trì vòng tuần hoàn sinh hoá học và địa hóa học, hai là phân
phối nƣớc, ba là dự trữ và phân phối vật chất, bốn là tính đệm và năm là phân phối năng
lƣợng. Những chức năng này đảm bảo cho khả năng điều chỉnh sự cân bằng của hệ sinh
thái tự nhiên trƣớc những thay đổi. Tuy nhiên, các tác động của con ngƣời đã làm cho hệ
sinh thái biến đổi nhiều khi vƣợt quá khả năng điều chỉnh của đất. Là một hệ sinh thái
một phần do con ngƣời tạo ra nhằm mục đích phục vụ con ngƣời nên hệ sinh thái nông
nghiệp chịu những tác động của con ngƣời mạnh mẽ nhất. Con ngƣời đã không chỉ tác
động vào đất đai mà còn tác động cả vào khí quyển, nguồn nƣớc để tạo ngày một nhiều
hơn lƣơng thực, thực phẩm và hậu quả là đất đai cũng nhƣ các nhân tố tự nhiên khác bị
thay đổi theo chiều hƣớng ngày một xấu đi.
Ngày nay những vùng đất đai màu mỡ đã giảm sức sản xuất một cách rõ rệt và có
nguy cơ thoái hoá nghiêm trọng, không những thế sự suy thoái đất đai còn kéo theo sự
Luận văn: Định hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Ea Súp
Luận văn: Định hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Ea Súp
Luận văn: Định hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Ea Súp
Luận văn: Định hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Ea Súp
Luận văn: Định hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Ea Súp
Luận văn: Định hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Ea Súp
Luận văn: Định hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Ea Súp
Luận văn: Định hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Ea Súp
Luận văn: Định hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Ea Súp
Luận văn: Định hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Ea Súp
Luận văn: Định hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Ea Súp
Luận văn: Định hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Ea Súp
Luận văn: Định hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Ea Súp
Luận văn: Định hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Ea Súp
Luận văn: Định hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Ea Súp
Luận văn: Định hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Ea Súp
Luận văn: Định hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Ea Súp
Luận văn: Định hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Ea Súp
Luận văn: Định hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Ea Súp
Luận văn: Định hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Ea Súp
Luận văn: Định hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Ea Súp
Luận văn: Định hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Ea Súp
Luận văn: Định hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Ea Súp
Luận văn: Định hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Ea Súp
Luận văn: Định hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Ea Súp
Luận văn: Định hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Ea Súp
Luận văn: Định hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Ea Súp
Luận văn: Định hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Ea Súp
Luận văn: Định hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Ea Súp
Luận văn: Định hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Ea Súp
Luận văn: Định hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Ea Súp
Luận văn: Định hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Ea Súp
Luận văn: Định hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Ea Súp
Luận văn: Định hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Ea Súp
Luận văn: Định hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Ea Súp
Luận văn: Định hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Ea Súp
Luận văn: Định hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Ea Súp
Luận văn: Định hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Ea Súp
Luận văn: Định hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Ea Súp
Luận văn: Định hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Ea Súp
Luận văn: Định hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Ea Súp
Luận văn: Định hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Ea Súp
Luận văn: Định hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Ea Súp
Luận văn: Định hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Ea Súp
Luận văn: Định hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Ea Súp
Luận văn: Định hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Ea Súp
Luận văn: Định hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Ea Súp
Luận văn: Định hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Ea Súp
Luận văn: Định hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Ea Súp
Luận văn: Định hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Ea Súp
Luận văn: Định hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Ea Súp
Luận văn: Định hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Ea Súp
Luận văn: Định hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Ea Súp
Luận văn: Định hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Ea Súp
Luận văn: Định hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Ea Súp
Luận văn: Định hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Ea Súp
Luận văn: Định hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Ea Súp
Luận văn: Định hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Ea Súp
Luận văn: Định hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Ea Súp
Luận văn: Định hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Ea Súp
Luận văn: Định hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Ea Súp
Luận văn: Định hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Ea Súp
Luận văn: Định hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Ea Súp
Luận văn: Định hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Ea Súp
Luận văn: Định hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Ea Súp
Luận văn: Định hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Ea Súp
Luận văn: Định hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Ea Súp
Luận văn: Định hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Ea Súp
Luận văn: Định hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Ea Súp
Luận văn: Định hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Ea Súp
Luận văn: Định hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Ea Súp
Luận văn: Định hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Ea Súp
Luận văn: Định hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Ea Súp
Luận văn: Định hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Ea Súp
Luận văn: Định hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Ea Súp
Luận văn: Định hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Ea Súp
Luận văn: Định hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Ea Súp
Luận văn: Định hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Ea Súp
Luận văn: Định hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Ea Súp
Luận văn: Định hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Ea Súp
Luận văn: Định hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Ea Súp
Luận văn: Định hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Ea Súp
Luận văn: Định hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Ea Súp
Luận văn: Định hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Ea Súp
Luận văn: Định hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Ea Súp
Luận văn: Định hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Ea Súp
Luận văn: Định hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Ea Súp

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Luận văn: Đánh giá công chức cấp xã tỉnh Đăk Nông, HAY
Luận văn: Đánh giá công chức cấp xã tỉnh Đăk Nông, HAYLuận văn: Đánh giá công chức cấp xã tỉnh Đăk Nông, HAY
Luận văn: Đánh giá công chức cấp xã tỉnh Đăk Nông, HAY
 
Quản lý nhà nước về công tác thi đua khen thưởng ở tỉnh Bắc Ninh
Quản lý nhà nước về công tác thi đua khen thưởng ở tỉnh Bắc NinhQuản lý nhà nước về công tác thi đua khen thưởng ở tỉnh Bắc Ninh
Quản lý nhà nước về công tác thi đua khen thưởng ở tỉnh Bắc Ninh
 
Cách viết báo cáo thực tập ngành quản lý nhà nước
Cách viết báo cáo thực tập ngành quản lý nhà nước Cách viết báo cáo thực tập ngành quản lý nhà nước
Cách viết báo cáo thực tập ngành quản lý nhà nước
 
Đề tài thực trạng công tác đăng ký đất đai, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài thực trạng công tác đăng ký đất đai, ĐIỂM CAO, HAYĐề tài thực trạng công tác đăng ký đất đai, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài thực trạng công tác đăng ký đất đai, ĐIỂM CAO, HAY
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, HAY!
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, HAY!Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, HAY!
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, HAY!
 
Luận án: Sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại thị xã Hương Trà
Luận án: Sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại thị xã Hương TràLuận án: Sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại thị xã Hương Trà
Luận án: Sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại thị xã Hương Trà
 
Luận văn: Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn
Luận văn: Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thônLuận văn: Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn
Luận văn: Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn
 
Đề tài: Xây dựng văn hóa công sở tại UBND quận Đồ Sơn, HAY
Đề tài: Xây dựng văn hóa công sở tại UBND quận Đồ Sơn, HAYĐề tài: Xây dựng văn hóa công sở tại UBND quận Đồ Sơn, HAY
Đề tài: Xây dựng văn hóa công sở tại UBND quận Đồ Sơn, HAY
 
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trườngLuận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
 
Đề tài: Yếu tố ảnh hưởng đến giá đất ở quận Ô Môn, Cần Thơ, 9đ
Đề tài: Yếu tố ảnh hưởng đến giá đất ở quận Ô Môn, Cần Thơ, 9đĐề tài: Yếu tố ảnh hưởng đến giá đất ở quận Ô Môn, Cần Thơ, 9đ
Đề tài: Yếu tố ảnh hưởng đến giá đất ở quận Ô Môn, Cần Thơ, 9đ
 
Tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt nam
Tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt namTài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt nam
Tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt nam
 
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện Vĩnh Bảo, thàn...
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện Vĩnh Bảo, thàn...Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện Vĩnh Bảo, thàn...
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện Vĩnh Bảo, thàn...
 
Luận văn: Hiện trạng và biến động sử dụng đất Huyện Bình Chánh
Luận văn: Hiện trạng và biến động sử dụng đất Huyện Bình ChánhLuận văn: Hiện trạng và biến động sử dụng đất Huyện Bình Chánh
Luận văn: Hiện trạng và biến động sử dụng đất Huyện Bình Chánh
 
Chuẩn hoá bản đồ địa chính bằng phần mềm Microstation và Famis
Chuẩn hoá bản đồ địa chính bằng phần mềm Microstation và FamisChuẩn hoá bản đồ địa chính bằng phần mềm Microstation và Famis
Chuẩn hoá bản đồ địa chính bằng phần mềm Microstation và Famis
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Tại Sở Tài Nguyên Môi Trường, Từ Các Khóa Trước
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Tại Sở Tài Nguyên Môi Trường, Từ Các Khóa TrướcList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Tại Sở Tài Nguyên Môi Trường, Từ Các Khóa Trước
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Tại Sở Tài Nguyên Môi Trường, Từ Các Khóa Trước
 
Luận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng Bình
Luận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng BìnhLuận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng Bình
Luận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng Bình
 
Đề tài: Quản lý đối với viên chức ngành y tế - Bệnh viện Phổi, HAY
Đề tài: Quản lý đối với viên chức ngành y tế - Bệnh viện Phổi, HAYĐề tài: Quản lý đối với viên chức ngành y tế - Bệnh viện Phổi, HAY
Đề tài: Quản lý đối với viên chức ngành y tế - Bệnh viện Phổi, HAY
 
Đề tài: Đồ án Xử lý ảnh Nhận dạng mặt người trên matlab, HAY
Đề tài: Đồ án Xử lý ảnh Nhận dạng mặt người trên matlab, HAYĐề tài: Đồ án Xử lý ảnh Nhận dạng mặt người trên matlab, HAY
Đề tài: Đồ án Xử lý ảnh Nhận dạng mặt người trên matlab, HAY
 
Luận văn: Di cư lao động nông thôn - đô thị từ góc độ người ở lại
Luận văn: Di cư lao động nông thôn - đô thị từ góc độ người ở lạiLuận văn: Di cư lao động nông thôn - đô thị từ góc độ người ở lại
Luận văn: Di cư lao động nông thôn - đô thị từ góc độ người ở lại
 
Luận văn: Công tác thi đua, khen thưởng tỉnh Quảng Ninh, HAY
Luận văn: Công tác thi đua, khen thưởng tỉnh Quảng Ninh, HAYLuận văn: Công tác thi đua, khen thưởng tỉnh Quảng Ninh, HAY
Luận văn: Công tác thi đua, khen thưởng tỉnh Quảng Ninh, HAY
 

Similar to Luận văn: Định hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Ea Súp

Similar to Luận văn: Định hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Ea Súp (20)

Can giao trinhdanhgiadat (1)
Can giao trinhdanhgiadat (1)Can giao trinhdanhgiadat (1)
Can giao trinhdanhgiadat (1)
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại tỉnh Đắk NôngLuận văn: Quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại tỉnh Đắk Nông
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại tỉnh Đắk NôngLuận văn: Quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại tỉnh Đắk Nông
 
Điều kiện tự nhiên phát triển nông - lâm nghiệp ở huyện Krông Bông
Điều kiện tự nhiên phát triển nông - lâm nghiệp ở huyện Krông BôngĐiều kiện tự nhiên phát triển nông - lâm nghiệp ở huyện Krông Bông
Điều kiện tự nhiên phát triển nông - lâm nghiệp ở huyện Krông Bông
 
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển nông - lâm ...
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển nông - lâm ...Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển nông - lâm ...
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển nông - lâm ...
 
Luận văn: Đánh giá tình hình thực hiện Luật Đất đai 2003 ở Đồng Nai
Luận văn: Đánh giá tình hình thực hiện Luật Đất đai 2003 ở Đồng NaiLuận văn: Đánh giá tình hình thực hiện Luật Đất đai 2003 ở Đồng Nai
Luận văn: Đánh giá tình hình thực hiện Luật Đất đai 2003 ở Đồng Nai
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệpLuận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệpLuận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
 
Đề tài: Phát triển bền vững cây công nghiệp tỉnh Đắk Lắk, HOT
Đề tài: Phát triển bền vững cây công nghiệp tỉnh Đắk Lắk, HOTĐề tài: Phát triển bền vững cây công nghiệp tỉnh Đắk Lắk, HOT
Đề tài: Phát triển bền vững cây công nghiệp tỉnh Đắk Lắk, HOT
 
Phát triển cây công nghiệp và quản lý nhà nước về cây công nghiệp trên địa bà...
Phát triển cây công nghiệp và quản lý nhà nước về cây công nghiệp trên địa bà...Phát triển cây công nghiệp và quản lý nhà nước về cây công nghiệp trên địa bà...
Phát triển cây công nghiệp và quản lý nhà nước về cây công nghiệp trên địa bà...
 
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ ThủyLuận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!
 
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai mônLuận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
 
Luận văn: Tác động của hạn hán đến sự phát triển cây công nghiệp dài ngày
Luận văn: Tác động của hạn hán đến sự phát triển cây công nghiệp dài ngàyLuận văn: Tác động của hạn hán đến sự phát triển cây công nghiệp dài ngày
Luận văn: Tác động của hạn hán đến sự phát triển cây công nghiệp dài ngày
 
Luận văn: Nghiên cứu tác động của hạn hán đến sự phát triển cây công nghiệp d...
Luận văn: Nghiên cứu tác động của hạn hán đến sự phát triển cây công nghiệp d...Luận văn: Nghiên cứu tác động của hạn hán đến sự phát triển cây công nghiệp d...
Luận văn: Nghiên cứu tác động của hạn hán đến sự phát triển cây công nghiệp d...
 
Thực Trạng CÔng Ty Đất Đai
Thực Trạng  CÔng Ty Đất ĐaiThực Trạng  CÔng Ty Đất Đai
Thực Trạng CÔng Ty Đất Đai
 
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đaiLuận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
 
Nghiên cứu sản xuất dấm từ chuối tây
Nghiên cứu sản xuất dấm từ chuối tâyNghiên cứu sản xuất dấm từ chuối tây
Nghiên cứu sản xuất dấm từ chuối tây
 
Đề tài tích hợp giáo dục môi trường trong dạy địa lí, RẤT HAY
Đề tài  tích hợp giáo dục môi trường trong dạy địa lí, RẤT HAYĐề tài  tích hợp giáo dục môi trường trong dạy địa lí, RẤT HAY
Đề tài tích hợp giáo dục môi trường trong dạy địa lí, RẤT HAY
 
Phân tích, đánh giá hiện trạng đất nhiễm phèn và biện pháp cải tạo đất nhiễm ...
Phân tích, đánh giá hiện trạng đất nhiễm phèn và biện pháp cải tạo đất nhiễm ...Phân tích, đánh giá hiện trạng đất nhiễm phèn và biện pháp cải tạo đất nhiễm ...
Phân tích, đánh giá hiện trạng đất nhiễm phèn và biện pháp cải tạo đất nhiễm ...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcLogic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
K61PHMTHQUNHCHI
 

Recently uploaded (20)

Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...
 
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docxtiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
 
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcLogic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdfNghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
 
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
 

Luận văn: Định hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Ea Súp

  • 1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM --------------- PHẠM THỊ THO NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƢỚNG SỬ DỤNG HỢP LÝ ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN EA SÚP, TỈNH ĐĂK LĂK LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Địa lí tự nhiên Mã số: 8440217 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ NĂM Huế - 2019
  • 2. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết luận nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. Huế, ngày 05 tháng 04 năm 2019 Tác giả luận văn Phạm Thị Tho
  • 3. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đƣợc luận văn với tên đề tài “Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất định hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk”, tôi nhận đƣợc sự giúp đỡ nhiệt tình của các cấp lãnh đạo, quý thầy, cô hƣớng dẫn và các bạn đồng nghiệp. Nhân đây, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng đến: Tiến sỹ Lê Năm, ngƣời Thầy hƣớng dẫn khoa học, đã tâm huyết tận tình hƣớng dẫn, động viên khích lệ, dành nhiều thời gian, định hƣớng và chỉ bảo tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, quý thầy giáo, cô giáo khoa Địa lý, Phòng đào tạo Sau Đại học, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Huế đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Đắk Lắk, Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Đắk Lắk đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong thời gian tiến hành nghiên cứu luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Uỷ ban Nhân dân huyện Ea Súp, Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thống kê, UBND xã Cƣ Mlan, UBND xã Ea Lê, UBND xã Ia Lốp và các đơn vị, cá nhân đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong thời gian thu thập thông tin, tài liệu, nghiên cứu làm luận văn. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, những ngƣời thân và bạn bè đã góp ý, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn! Đắk Lắk, tháng 04 năm 2018 Học viên thực hiện Phạm Thị Tho
  • 4. iii TÓM TẮT Việc sử dụng đất hợp lý và đạt hiệu quả cao là vấn đề quan tâm hàng đầu trong công tác quản lý, sử dụng đất của Nhà nƣớc; đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp – một ngành kinh tế lấy đất đai làm tƣ liệu sản xuất chủ yếu thì mỗi mục đích sử dụng đất có những yêu cầu nhất định mà đất đai cần đáp ứng. Vì vậy, việc nghiên cứu đánh giá hiện trạng nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất nông nghiệp đảm bảo an ninh lƣơng thực và định hƣớng phát triển sản xuất nông nghiệp là một yêu cầu hết sức quan trọng và cần thiết của tỉnh Đắk Lắk nói chung và huyện Ea Súp nói riêng. Xuất phát từ thực tế đó, đề tài: “Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất định hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk” đã đƣợc lựa chọn để nghiên cứu. Ea Súp là huyện biên giới nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Đăk Lăk, có diện tích: 176.563 ha, chiếm 13,45% diện tích tự nhiên của tỉnh Đắk Lắk. Tính đến 31/12/2018 toàn huyện có 150.014, 97 ha đất nông nghiệp (bao gồm: đất sản xuất nông nghiệp là 59.388,52 ha; đất trồng lúa: 10.910,69 ha; đất trồng cây hàng năm: 57.130,06; đất trồng cây lâu năm: 24.981,93; đất lâm nghiệp: 90.815 ha); đất phi nông nghiệp: 8.360,82 ha; đất chƣa sử dụng: 18.155,93 ha. Thổ nhƣỡng gồm các nhóm đất chính: nhóm đất đỏ vàng khoảng 3.9677,00 ha; nhóm đất phù sa 8.328,00 ha; nhóm đất xám bạc màu 116236,00 ha; nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá 5.687,00 ha; đất sông, hồ: 5.039,00 ha. Với mục tiêu là đánh giá hiện trạng quản lý, sử dụng đất nông nghiệp thông qua việc phân tích thực trạng sử dụng đất, sự biến động đất nông nghiệp trên ba phƣơng diện kinh tế, xã hội, môi trƣờng. Ngoài ra, luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập cho các vấn đề liên quan đến đề tài này. Thu thập các tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; tài liệu, số liệu về tình hình quản lý và sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Ea Súp và phối hợp với một số cán bộ quản lý trên địa bàn. Tổng hợp các phiếu điều tra nông hộ từ đó có những đánh giá định tính và định lƣợng trên các mặt: về hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trƣờng. Từ những kết quả đánh giá trên, đƣa ra đƣợc các hƣớng giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất nông nghiệp trên lãnh thổ nghiên cứu. Từ đó có những kết luận và một số kiến nghị về vấn đề quản lý, sử dụng đất nông nghiệp đối với tỉnh Đắk Lắk nói chung và huyện Ea Súp nói riêng.
  • 5. iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................i LỜI CẢM ƠN..................................................................................................................... ii TÓM TẮT.......................................................................................................................... iii MỤC LỤC ..........................................................................................................................iv DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................... vii DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................. viii DANH MỤC CÁC HÌNH...................................................................................................ix MỞ ĐẦU .............................................................................................................................1 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ...................................................................................1 2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.................................................................2 2.1. Mục tiêu ........................................................................................................................2 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................................................2 3. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU............................................................................2 3.1. Giới hạn về không gian.................................................................................................2 3.2. Giới hạn về mặt nội dung..............................................................................................2 4. QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU........................................................................................2 4.1. Quan điểm lịch sử .........................................................................................................2 4.2. Quan điểm hệ thống......................................................................................................3 4.3. Quan điểm tổng hợp......................................................................................................3 4.4. Quan điểm lãnh thổ.......................................................................................................3 4.5. Quan điểm sinh thái ......................................................................................................4 4.6. Quan điểm phát triển bền vững.....................................................................................4 5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................................4 5.1. Phƣơng pháp thu thập và xử lý thông tin......................................................................4 5.2. Phƣơng pháp bản đồ .....................................................................................................4 5.3. Phƣơng pháp biểu đồ ....................................................................................................4 5.4. Phƣơng pháp thống kê toán học....................................................................................5 5.5. Phƣơng pháp khảo sát thực địa.....................................................................................5 5.6. Phƣơng pháp chuyên gia...............................................................................................5 6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN......................................................................5 6.1. Ý nghĩa khoa học ..........................................................................................................5 6.2. Ý nghĩa thực tiễn...........................................................................................................5 7. CƠ SỞ TÀI LIỆU ............................................................................................................5 8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN................................................................................................6 CHƢƠNG 1 .........................................................................................................................7 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...................................................................7 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU........................................................7 1.1. Cơ sở lý luận về đất nông nghiệp .................................................................................7
  • 6. v 1.1.1. Khái niệm và phân loại đất nông nghiệp ...................................................................7 1.1.2. Vai trò của đất nông nghiệp.....................................................................................10 1.1.3. Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp.......................................................................10 1.2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam ..................................11 1.2.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới.....................................................11 1.2.2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của Việt Nam..................................................13 1.3. Đánh gía hiệu quả và tính bền vững trong sử dụng đất nông nghiệp .........................15 1.3.1. Khái quát về hiệu quả và hiệu quả sử dụng đất .......................................................15 1.3.2. Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.................................17 1.3.3. Những nhân tố chủ yếu ảnh hƣởng tới việc sử dụng đất nông nghiệp ....................18 1.3.4. Quan điểm sử dụng đất bền vững ............................................................................21 1.4. Đánh giá loại đất sử dụng theo phƣơng pháp đánh giá đất của FAO .........................23 1.4.1. Loại hình sử dụng đất ..............................................................................................23 1.4.2. Nội dung chính của đánh giá các loại hình sử dụng đất ..........................................23 1.5. Những nghiên cứu về nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam............................................................................................................................24 1.5.1. Những nghiên cứu trên thế giới ...............................................................................24 1.5.2. Những nghiên cứu trong nƣớc .................................................................................25 CHƢƠNG 2 .......................................................................................................................27 HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN EA SÚP, TỈNH ĐẮK LẮK. ............................................................................................................................................27 2.1. Khái quát đặc điểm địa lý huyện Ea Súp....................................................................27 2.1.1. Vị trí địa lý...............................................................................................................27 2.1.2. Điều kiện tự nhiên....................................................................................................28 2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội.........................................................................................33 2.2. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp và tình hình biến động diện tích sử dụng đất huyện Ea Súp ......................................................................................................41 2.2.1. Quan điểm đánh giá hiện trạng sử dụng đất đai ......................................................41 2.2.2. Tiềm năng tài nguyên đất đai...................................................................................42 2.2.3. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk. ........................43 2.2.4. Tình hình biến động diện tích sử dụng đất huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk................48 2.2.5. Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Ea Súp ............................................53 2.2.6. Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chính huyện Ea Súp.....55 CHƢƠNG 3 .......................................................................................................................76 ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƢỚNG SỬ DỤNG HỢP LÝ ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN EA SÚP, TỈNH ĐẮK LẮK......................................................................................................76 3.1. Cơ sở khoa học của việc định hƣớng sử dụng đất nông nghiệp. ................................76 3.1.1. Những căn cứ khoa học và thực tiễn trong định hƣớng sử dụng đất nông nghiệp..76 3.1.2. Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp huyện Ea Súp................................................76 3.2. Định hƣớng sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2025 huyện Ea Súp..........................78
  • 7. vi 3.2.1. Định hƣớng chung ...................................................................................................78 3.2.2. Định hƣớng cụ thể....................................................................................................78 3.3. Đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Ea Súp .....................................................................................................................83 3.3.1. Tiết kiệm đất đai ......................................................................................................83 3.3.2. Quy hoạch sản xuất..................................................................................................84 3.3.3. Ứng dụng các tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào sản xuất .........................................84 3.3.4. Phát triển các hệ thống dịch vụ hỗ trợ sản xuất.......................................................85 3.3.5. Chính sách huy động vốn.........................................................................................87 3.3.6. Quản lý tốt tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và cải thiện môi trƣờng........................88 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...........................................................................................90 1. KẾT LUẬN....................................................................................................................90 2. KIẾN NGHỊ...................................................................................................................91 2.1. Đối với các cấp tỉnh, các sở ban ngành.......................................................................91 2.2. Đối với cấp huyện.......................................................................................................92 2.3. Đối với nông dân.........................................................................................................93 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................94
  • 8. vii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ ĐVĐĐ Đơn vị đất đai FAO Tổ chức Lƣơng thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc LMU Land Mapping Unit (đơn vị bản đồ đất đai) LUT Land Use Type (loại hình sử dụng đất) HTX Hợp tác xã UBND Ủy ban nhân dân NN -PTNN Nông nghiệp - Phát triển nông thôn DTTN Diện tích tự nhiên SXNN Sản xuất nông nghiệp SXKD Sản xuất kinh doanh SDĐ Sử dụng đất LHSDĐ Loại hình sử dụng đất ĐVĐĐ Đơn vị đất đai BVTV Bảo vệ thực vật CN Công nghiệp CPTG Chi phí trung gian ĐVT Đơn vị tính ĐX Đông xuân HT Hè thu TĐ Thu đông GDP Tổng giá trị quốc nội GTGT Giá trị gia tăng GTNC Giá trị ngày công GTSX Giá trị sản xuất HQĐV Hiệu quả đồng vốn LĐ Lao động QSDĐ Quyền sử dụng đất
  • 9. viii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Tiềm năng đất đai và diện tích đất canh tác trên thế giới..................................12 Bảng 1.2. Biến động về diện tích đất sản xuất nông nghiệp và diện tích đất trồng cây hàng năm ở Việt Nam.................................................................................................................13 Bảng 1.3. Thống kê diện tích các loại đất huyện Ea Súp năm 2018 .................................30 Bảng 1.4. Thực trạng hệ thống thủy lợi huyện Ea Súp năm 2018.....................................35 Bảng 1.5. Hiện trạng đất đang sử dụng và chƣa sử dụng huyện Ea Súp năm 2018 ..........42 Bảng 1.6. Hiện trạng các chỉ tiêu sử dụng đất nông nghiệp huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk43 Bảng 1.7. Diện tích, cơ cấu diện tích các loại đất huyện Ea Súp, năm 2018 ....................44 Bảng 1.8. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Ea Súp năm 2018 .........................45 Bảng 1.9. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp huyện Ea Súp tính đến ngày 31/12/2018 .........................................................................................................................47 Bảng 1.10. Biến động diện tích theo mục đích sử dụng đất huyện Ea Súp năm 2018 so với năm 2016 và năm 2014................................................................................................48 Bảng 1.11. Biến động sử dụng đất nông nghiệp huyện Ea Súp giai đoạn 2014 -2018 .....50 Bảng 1.12. Biến động diện tích đất phi nông nghiệp huyện Ea Súp giai đoạn 2010 -2018 ............................................................................................................................................52 Bảng 1.13. Các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chủ yếu huyện Ea Súp năm 2018....................................................................................................................................54 Bảng 1.14. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2018 của vùng nghiên cứu............55 Bảng 1.15. Các loại hình sử dụng đất tiểu vùng I (xã Cƣ Mlan).......................................59 Bảng 1.16. Các loại hình sử dụng đất tiểu vùng II ( xã Ea Lê) .........................................59 Bảng 1.17. Các loại hình sử dụng đất tiểu vùng III ( xã Ia Lốp).......................................60 Bảng 1.18. Hiệu quả kinh tế của LUT chuyên lúa và LUT chuyên màu huyện Ea Súp năm 2018....................................................................................................................................66 Bảng 1.19. Hiệu quả kinh tế của LUT chuyên cây lâu năm huyện Ea Súp năm 2018......67 Bảng 1.20. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất về kinh tế............................68 Bảng 1.21. Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chủ yếu huyện Ea Súp năm 2018 ....................................................................................................68 Bảng 1.22. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất về xã hội.............................70 Bảng 1.23. Hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chủ yếu huyện Ea Súp năm 2018 ....................................................................................................70 Bảng 1.24. Hiệu quả che phủ đất của các loại hình sử dụng đất .......................................71 Bảng 1.25. Tình hình sử dụng phân bón cho cây trồng của huyện Ea Súp năm 2018 ......72 Bảng 1.26. Tình hình sử dụng thuốc BVTV huyện Ea Súp năm 2018..............................73 Bảng 1.27. Hiệu quả môi trƣờng của các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chủ yếu huyện Ea Súp...............................................................................................................74 Bảng 1.28. Tổng hợp hiệu quả của các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chủ yếu huyện Ea Súp...............................................................................................................75 Bảng 1.29. Định hƣớng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Ea Súp đến năm 2025 80
  • 10. ix DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Sơ đồ vị trí huyện Ea Súp tỉnh Đắk Lắk ............................................................27 Hình 2.2. Tổng giá trị sản xuất huyện Ea Súp giai đoạn 2015 - 2018...............................37 Hình 2.3. Cơ cấu kinh tế huyện Ea Súp năm 2018............................................................37 Hình 2.4. Cơ cấu đất đang sử dụng và chƣa sử dụng huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk năm 2018....................................................................................................................................43 Hình 2.5. Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Ea Súp năm 2018 ...............................46 Hình 2.6. Vị trí vùng nghiên cứu và điều tra nông hộ .......................................................55 Hình 2.7. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của vùng nghiên cứu năm 2018................57 Hình 2.8. Cơ cấu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của vùng nghiên cứu năm 2018......58 Hình 2.9. Hiệu quả kinh tế của các LUT huyện Ea Súp năm 2018...................................68
  • 11. 1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Đất nông nghiệp là tài nguyên quý giá của mỗi quốc gia, là tƣ liệu sản xuất không thể thiếu đƣợc để bố trí các loại hình sử dụng. Việc nghiên cứu, đánh giá hiện trạng nhằm đề xuất định hƣớng sử dụng đất nông nghiệp phục vụ mục tiêu phát triển bền vững là vấn đề có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Việc sử dụng đất đạt hiệu quả cao là vấn đề quan tâm hàng đầu trong công tác quản lý, sử dụng đất của nhà nƣớc. Đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. việc lựa chọn, so sánh các kiểu sử dụng đất hoặc cây trồng khác nhau phù hợp với điều kiện đất đai là đòi hỏi của ngƣời sử dụng đất, các nhà làm quy hoạch, để từ đó có những giải pháp đúng đắn, phù hợp trong việc sử dụng đất mang lại hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững. Trong hoàn cảnh đất nƣớc ta đang từng bƣớc xây dựng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì việc sử dụng tiết kiệm, hiệu quả đất đai không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn đảm bảo cho mục tiêu ổn định chính trị - xã hội. bên cạnh đó, nƣớc ta là một nƣớc nông nghiệp, có dân số đông, việc quản lý và sử dụng đất đai nhƣ thế nào cho có hiệu quả đang trở thành mối quan tâm hàng đầu, là mục tiêu chiến lƣợc của đất nƣớc. Tuy nhiên tình hình thực tế ở nƣớc ta cho thấy, việc quản lý và sử dụng đất còn nhiều bất cập. Do sức ép của quả trình đô thị hóa và sự gia tăng dân số, đất đai đang đứng trƣớc nguy cơ suy giảm về số lƣợng và chất lƣợng khi mà con ngƣời đã và đang khai thác quá mức nhƣng chƣa có biện pháp phù hợp để bảo vệ đất. Đứng trƣớc thực trạng trên, việc sử dụng đất đai hợp lý, bền vững đem lại hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và môi trƣờng đang là một vấn đề tất yếu cần đƣợc quan tâm của bấy kỳ một quốc gia, một vùng lãnh thổ hay tại một địa phƣơng nào. Huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk có diện tích tự nhiên khá lớn, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 85,41%. Lãnh thổ thuộc vùng Tây Nguyên, là nơi có tiềm năng đất đai phục vụ phát triển nhiều loại hình sử dụng nông nghiệp, đặc biệt là cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, trồng rừng sản xuất… Theo số liệu thống kê năm 2018 [2], trên 90% cƣ dân trên địa bàn huyện sống ở khu vực nông thôn; tỉ lệ dân số tham gia trong hoạt động sản xuất nông nghiệp chiếm trên 70%; nông nghiệp là ngành đóng vai trò chủ đạo, đóng góp trên 67% GDP của huyện [20]. Tuy nhiên, hiện trạng quản lí và sử dụng đất vẫn còn những bất cập, đặc biệt là diện tích đất nông nghiệp thƣờng bị biến động mạnh; điều đó ảnh hƣởng đến sự phát triển bền vững sản xuất nông nghiệp của địa phƣơng. Đây là vấn đề đang đƣợc các cấp quản lí ở huyện Ea Súp quan tâm. Từ những lí do trên, việc chọn đề tài: “Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất định hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk” sẽ góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống cƣ dân và bảo vệ môi trƣờng ở huyện Ea Súp hiện nay.
  • 12. 2 2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp nhằm xác lập cơ sở khoa học phục vụ đề xuất định hƣớng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp theo hƣớng phát triển lâu bền ở huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu -Tổng quan có chọn lọc cơ sở lý luận và phƣơng pháp đánh giá hiện trạng sử dụng đất phục vụ mục tiêu đề xuất định hƣớng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp làm căn cứ cho việc nghiên cứu của đề tài. - Phân tích các đặc điểm địa lý của huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk làm cơ sở cho việc đánh giá, quy hoạch sử dụng đất phục vụ mục tiêu đề xuất định hƣớng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp. - Phân tích hiện trạng sử dụng đất đai, đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trƣờng của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện. - Đề xuất định hƣớng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp và các giải pháp góp phần phát triển bền vững trong sử dụng đất ở khu vực nghiên cứu. 3. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Giới hạn về không gian Toàn bộ lãnh thổ huyện Ea Súp, ranh giới xác định theo đơn vị hành chính huyện. 3.2. Giới hạn về mặt nội dung Đánh giá hiện trạng sử dụng đất, cơ cấu các loại hình sử dụng đất nông nghiệp (đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản) huyện Ea Súp giai đoạn 2010-2018. Đề xuất định hƣớng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp theo nhóm đất chính theo quan điểm địa lý ứng dụng. Việc đánh giá hiện trạng chỉ phục vụ cho mục đích đề xuất định hƣớng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp khu vực còn các mục đích khác đề tài không đề cập đến. 4. QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU 4.1. Quan điểm lịch sử Mỗi hệ tự nhiên, dân cƣ, kinh tế ở một lãnh thổ đều có nguồn gốc phát sinh, phát triển mà trong đó hoạt động của con ngƣời qua từng phƣơng thức sản xuất đóng một vai trò quan trọng. Các biến động đều diễn ra trong những điều kiện địa lý và thời gian nhất định với những xu hƣớng nhất định từ quá khứ, hiện tại để đi đến tƣơng lai và đều có mối quan hệ nhân quả diễn ra trong những chu trình khép kín.
  • 13. 3 Vận dụng quan điểm này để nghiên cứu về lịch sử hình thành và phát triển đất đai, xác định thành phần và cấu trúc của các loại đất, từ đó đƣa ra đƣợc các biện pháp và quy hoạch sử dụng đất hợp lý không những ở hiện tại mà còn có ý nghĩa trong tƣơng lai. 4.2. Quan điểm hệ thống Các thành phần tự nhiên có mối quan hệ với nhau tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh. Giữa các thành phần quan trọng trong một hệ thống và giữa hệ thống này với hệ thống khác có mối quan hệ trao đổi vật chất và năng lƣợng. Đất là một yếu tố cấu thành hệ tự nhiên luôn tồn tại trong mối quan hệ hữu cơ biện chứng với nhau tạo thành một hệ thống động lực hỗ trợ điều chỉnh và cân bằng hoạt động. Tiếp cận hệ thống theo quan điểm cấu trúc trong địa lý là nghiên cứu các cấu trúc và mối quan hệ. Mặt khác địa hệ sinh thái nông – lâm nghiệp là một hệ thống với cấu trúc thẳng đứng: địa hình, khí hậu, tính chất đất, chế độ nƣớc..và cấu trúc thẳng đứng bao gồm các hệ sinh thái nhỏ phân hóa theo không gian. Việc nghiên cứu vấn đề theo quan điểm hệ thống là đồng nghĩa với việc xác định cấu trúc tồn tại khu vực nghiên cứu và các mối quan hệ thông qua các đƣờng trao đổi vật chất và năng lƣợng. 4.3. Quan điểm tổng hợp Quan điểm này đƣợc vận dụng để phát hiện cấu trúc bên trong và động lực của nó, đặc biệt là các cảnh quan văn hóa, các hình thái kinh tế - xã hội địa phƣơng. Quan điểm này đƣợc vận dụng sau khi phân tích hoạt động của từng thành phần (yếu tố, ngành) để đi đến việc phác họa một tổng thể tự nhiên, kinh tế - xã hội trên lãnh thổ nghiên cứu với các mối quan hệ qua lại tác động vào nhau. Bên cạnh đó, sự phân hóa lãnh thổ về mặt tự nhiên, dân cƣ, kinh tế cũng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc nghiên cứu. Các hệ thống tự nhiên, kinh tế - xã hội ở các địa phƣơng có sự khác biệt nhau về ngoại diện và nội hàm nhƣng chúng có mối quan hệ gắn bó với nhau trong chừng mực nhất định. Nghiên cứu những khác biệt trên nhằm phát hiện những đặc trƣng quan trọng nhất, chuẩn bị cho việc quy hoạch thiết kế không gian sản xuất và sinh sống trong các hoạt động của lãnh thổ với một cấu trúc hợp lý nhất. 4.4. Quan điểm lãnh thổ Các thành phần tự nhiên ngoài sự biến đổi theo thời gian còn có sự phân hóa theo không gian nên khi nghiên cứu, đánh giá và quy hoạch chúng cần đƣợc gắn liền với một lãnh thổ cụ thể. Đó là phần lãnh thổ đƣợc phân chia bằng các ranh giới thẳng đứng, đƣợc xác định theo nguyên tắc đồng nhất tƣơng đối. Trong đề tài các lãnh thổ đƣợc phân chia là các đơn vị đất đai. Mỗi đơn vị đất đai có sự đồng nhất tƣơng đối về các thành phần tự nhiên, đây là đơn vị lãnh thổ cơ sở phục vụ cho việc đánh giá hiện trạng sử dụng tài nguyên đất đai huyện Ea Súp.
  • 14. 4 4.5. Quan điểm sinh thái Nông nghiệp bền vững là một hệ thống sản xuất có chọn lọc đối tƣợng, đa dạng nhƣng có sự cân bằng về sinh thái một cách tự nhiên, các yếu tố tác động tƣơng hỗ cùng tồn tại và phát triển đem lại hiệu quả kinh tế cao, môi trƣờng trong sạch. Việc cải thiện cũng nhƣ làm thay đổi một vấn đề nào đó trong hệ sinh thái đều phải tính đến hậu quả không tốt đối với môi trƣờng sinh thái nhƣ: xói mòn đất, thoái hóa đất, úng ngập… Ngoài ra trong đánh giá đất và đất đai ngƣời ta còn tính đến các yếu tố kinh tế có liên quan. Nhƣ vậy, việc đánh giá đất và đất đai cho các vùng sinh thái hay các vùng lãnh thổ theo quan điểm sinh thái nhằm bảo đảm mối liên hệ giữa các thành phần với nhau trong hệ sinh thái, đặc biệt là sự phụ thuộc đối với các vật thể sống vào môi trƣờng xung quanh. 4.6. Quan điểm phát triển bền vững Quan điểm phát triển bền vững về môi trƣờng, tăng trƣởng kinh tế và đảm bảo anh toàn xã hội. Vận dụng quan điểm này đề tài không chỉ dựa trên các đặc điểm về tự nhiên mà còn căn cứ vào hiện trạng sử dụng đất, các đặc điểm kinh tế - xã hội (cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực…), định hƣớng phát triển kinh tế đảm bảo an toàn sinh thái lãnh thổ, nâng cao đời sống nhân dân. 5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5.1. Phương pháp thu thập và xử lý thông tin Nguồn tài liệu thu thập bao gồm các tài liệu khoa học, các công trình nghiên cứu, các dsự án tiến hành ở địa phƣơng, các báo cáo khoa học, các bài báo, tạp chí, số liệu điều tra cơ bản, số liệu thống kê…của địa phƣơng liên quan đến đề tài. Các loại bản đồ về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, dân cƣ, lao động. Tiến hành xử lý thông tin qua hệ thống phân tích - tổng hợp, kết hợp với nội suy và ngoại suy. 5.2. Phương pháp bản đồ Phƣơng pháp bản đồ đƣợc áp dụng trong suốt quá trình khảo sát đề tài. Phƣơng pháp này đƣợc áp dụng trong việc phân tích bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ năm 2010 đến 2018 huyện Ea Súp – tỉnh Đắk Lắk tỷ lệ 1: 50.000, bản đồ đất huyện Ea Súp – tỉnh Đắk Lắk tỷ lệ 1: 50.000, bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Ea Súp – tỉnh Đắk Lắk với tỷ lệ 1: 50.000 của địa phƣơng, trên cơ sở đó chúng tôi đã phát hiện sự phân hóa của tự nhiên, đặc biệt là sự phân hóa của đất đai. 5.3. Phương pháp biểu đồ Là phƣơng pháp biểu hiện mối quan hệ giữa các số liệu bằng đồ thị, là phƣơng tiện để trực quan hóa các số liệu bằng hình vẽ. Có nhiều loại biểu đồ khác nhau, mỗi loại có đặc tính riêng về chức năng biểu hiện đối tƣợng. Đề tài lựa chọn biểu đồ cột do loại
  • 15. 5 biểu đồ này có nhiều lợi thế trong biểu hiện số lƣợng, vừa thể hiện đƣợc quá trình vận động, phát triển của đối tƣợng. 5.4. Phương pháp thống kê toán học Phần lớn sử dụng các phƣơng pháp thuộc lý thuyết xác suất và thống kê toán học để phân tích, xử lý số liệu, sử dụng các mô hình toán học để xác định cấu trúc, quan hệ động lực và xu hƣớng phát triển các đối tƣợng trong hệ thống tự nhiên - kinh tế - xã hội. 5.5. Phương pháp khảo sát thực địa Là một phƣơng pháp không thể thiếu trong khi nghiên cứu chi tiết lãnh thổ. Phƣơng pháp thực địa với việc quan sát, đo đạc, tìm hiểu, nghiên cứu các đối tƣợng tự nhiên, kinh tế- xã hội trong hệ nghiên cứu. Căn cứ vào kết quả thực địa là cơ sở quan trọng cho việc xác định đánh giá hiện trạng và đề xuất quy hoạch nông – lâm nghiệp hợp lý ở khu vực nghiên cứu. 5.6. Phương pháp chuyên gia Đƣợc vận dụng trong quá trình nghiên cứu nhằm lấy ý kiến của các nhà khoa học trong việc nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất đai và đƣa ra định hƣớng phát triển nông lâm nghiệp. Đề tài còn tham khảo ý kiến của các nhà quản lý các ngành có liên quan, cán bộ và nhân dân các địa phƣơng trong huyện. 6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 6.1. Ý nghĩa khoa học Cung cấp cơ sở khoa học cho việc đề xuất sử dụng đất nông nghiệp bền vững, bổ sung vào phƣơng pháp luận về đánh giá hiệu quả sử dụng đất, tiềm năng đất đai và quy hoạch sử dụng đất để có nhiều lựa chọn phù hợp với các loại hình sử dụng. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Đề xuất đƣợc giải pháp sử dụng đất nông nghiệp bền vững cho huyện Ea Súp, giúp địa phƣơng khai thác có hiệu quả, sử dụng hợp lý đối với nguồn tài nguyên đất đai trong các khu vực. Cung cấp cơ sở dữ liệu cho công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp vừa đạt hiệu quả cao vừa đảm bảo sử dụng đất và phát triển nông nghiệp bền vững trên địa bàn huyện Ea Súp – tỉnh Đắk Lắk. Đồng thời, mở ra các hƣớng nghiên cứu tiếp theo cho các địa phƣơng khác trong tỉnh và những vùng có điều kiện tƣơng tự. 7. CƠ SỞ TÀI LIỆU Bao gồm các nguồn tài liệu đƣợc thu thập từ các bài báo, công trình nghiên cứu có liên quan về tài nguyên đất; hiệu quả sử dụng đất đai, hiện trạng sản xuất nông lâm nghiệp; các thông tin về dân sinh; một số tài liệu thuộc các chƣơng trình, dự án phát triển KT-XH địa phƣơng của Cục Thống kê tỉnh Đắk Lắk, Phòng Tài nguyên-Môi trƣờng,
  • 16. 6 UBND huyện Ea Súp. Nguồn tài liệu từ khảo sát thực địa tại địa bàn cung cấp thêm tƣ liệu để so sánh, đánh giá mang tính thực tiễn về hiện trạng và định hƣớng sử dụng đất nông nghiệp ở Ea Súp. Tất cả các nguồn tƣ liệu có liên quan đến đối tƣợng và lãnh thổ đƣợc tiếp cận và vận dụng có chọn lọc trong nghiên cứu. 8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính đƣợc trình bày trong 3 chƣơng: Chƣơng 1. Cơ sở lý luận của việc nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp. Chƣơng 2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Ea Súp – tỉnh Đắk Lắk. Chƣơng 3. Đề xuất định hƣớng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Ea Súp – tỉnh Đắk Lắk
  • 17. 7 Chƣơng 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận về đất nông nghiệp 1.1.1. Khái niệm và phân loại đất nông nghiệp 1.1.1.1. Khái niệm về đất và đất nông nghiệp Trong nền sản xuất, đất đai giữ vị trí đặc biệt quan trọng. Đất đai là điều kiện vật chất mà mọi sản xuất và sinh hoạt đều cần tới. Trong quá trình phát triển của xã hội loài ngƣời, sự hình thành và phát triển của mọi nền văn minh vật chất và văn minh tinh thần, tất cả các kỹ thuật vật chất và văn hóa khoa học đều đƣợc đƣợc xây dựng trên nền tảng cơ bản là sử dụng đất đai. Luật đất đai hiện hành đã khẳng định “ Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tƣ liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trƣờng sống, là địa bàn phân bố các khu dân cƣ, xây dựng các công trình kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng”. Nhƣ vậy, đất đai là điều kiện chung nhất đối với mọi quá trình sản xuất và hoạt động của con ngƣời. Nói cách khác, không có đất sẽ không có sản xuất cũng nhƣ không có sự tồn tại của chính con ngƣời. Do vậy, có thể sử dụng đúng, hợp lý và có hiệu quả toàn bộ quỹ đất thì việc hiểu rõ khái niệm về đất đai là vô cùng cần thiết. Về mặt thuật ngữ khoa học “Đất” và “Đất đai” có sự phân biệt nhất định. Theo các nhà khoa học thì “Đất” tƣơng ứng với từ “Soil” trong tiếng Anh, nó có nghĩa trùng với thổ hay thổ nhƣỡng bao hảm ý nghĩa về tính chất của nó. Còn “Đất đai” tƣơng đƣơng với từ “Land” trong tiếng Anh, nó có nghĩa về phạm vi không gian của đất hay có thể hiểu là lãnh thổ. Trong từng lĩnh vực khác nhau, các nhà khoa học khái niệm về đất khác nhau. Nhà bác học ngƣời Nga V. V. Docuchaev năm 1897 đƣa ra định nghĩa: “Đất là một thể thiên nhiên độc lập cũng giống nhƣ khoáng vật, thực vật, động vật, đất không ngừng thay đổi theo thời gian và không gian” [5]. Tuy vậy, khái niệm này chƣa đề cập tới sự tác động của các yếu tố khác tồn tại trong môi trƣờng xung quanh, do đó sau này một số học giả khác đã bổ sung các yếu tố nhƣ nƣớc ngầm và đặc biệt là vai trò của con ngƣời đề hoàn chỉnh khái niệm nêu trên. Học giả ngƣời Anh V. P. Wiliam đã đƣa ra khái niệm “Đất là tầng mặt tơi xốp của lục địa có khả năng tạo ra sản phẩm cây trồng” [5]. C.Mác cho rằng: „Đất là tƣ liệu sản xuất cơ bản và phổ biến quý báu nhất của sản xuất nông nghiệp, điều kiện không thể thiếu đƣợc của sự tồn tại và tái sinh của hàng loạt thế hệ loài ngƣời kế tiếp nhau”. Trong phạm vi nghiên cứu về sử dụng đất, đất đai đƣợc nhìn nhận là một nhân tố sinh thái, bao gồm tất cả các thuộc tính sinh học và tự nhiên của bề mặt trái đất có ảnh hƣởng nhất định đến tiềm năng và hiện trạng sử dụng đất. [24].
  • 18. 8 Theo quan niệm của các nhà thổ nhƣỡng và quy hoạch Việt Nam cho rằng “Đất là phần trên mặt của vỏ trái đất mà ở đó cây cối có thể mọc đƣợc” [6]. và đất đai đƣợc hiểu theo nghĩa rộng: “Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các yếu tố cấu thành của môi trƣờng sinh thái ngay trên và dƣới bề mặt bao gồm: khí hậu, thời tiết, thổ nhƣỡng, địa hình, mặt nƣớc, các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nƣớc ngầm và khoáng sản trong lòng đất, động thực vật, trạng thái định cƣ của con ngƣời, những kết quả của con ngƣời trong quá khứ và hiện tại để lại” [6]. Nhƣ vậy, có rất nhiều khái niệm, định nghĩa khác nhau về đất, có khái niệm phản ánh quá trình phát sinh hình thành đất, có khái niệm nêu lên mối quan hệ giữa đất và cây trồng và các ngành sản xuất, nhƣng nhìn chung khái niệm đầy đủ và phổ biến nhất hiện nay về đất đai nhƣ sau: “Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất bao gồm tất cả các cấu thành cảu môi trƣờng sinh thái ngay trên và dƣới bề mặt đó nhƣ: khí hậu bề mặt, thổ nhƣỡng, dạng địa hình, mặt nƣớc, các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nƣớc ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn động thực vật, trạng thái định cƣ của con ngƣời, những kết quả của con ngƣời trong khứ và hiện tại để lại (san nền, hồ chứa nƣớc hay hệ thống tiêu thoát nƣớc, đƣờng sa, nhà cửa...)” ( Hội nghị quốc tế về Môi trƣờng ở Rio de Janerio, Brazil, 1993). Nhƣ vậy, đất đai là một khoảng không gian có thời hạn theo chiều thẳng đứng ( gồm khí hậu của bầu khí quyển, lớp đất phủ bề mặt, thảm động thực vật, nƣớc mặt, nƣớc ngầm và tài nguyên khoáng sản trong lòng đất) theo chiều ngang – trên mặt đất (là sự kết hợp giữa thổ nhƣỡng, địa hình, thủy văn cùng nhiều thành phần khác) giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất cũng nhƣ cuộc sống của xã hội loài ngƣời. Đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng. (Luật đất đai, 2013) Nhƣ vậy, khi nói đất nông nghiệp ngƣời ta nói đất sử dụng chủ yếu vào sản xuất của các ngành nông nghiệp, bởi vì thực tế có trƣờng hợp đất đai đƣợc sử dụng vào mục đích khác nhau của các ngành. Trong trƣờng hợp đó, đất đai đƣợc sử dụng chủ yếu cho hoạt động sản xuất nông nghiệp mới đƣợc coi là đất nông nghiệp, nếu không sẽ là các loại đất khác (tùy theo việc sử dụng vào mục đích nào là chính). 1.1.1.2. Phân loại đất nông nghiệp Theo Luật Đất đai năm 2013, đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau: đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản; đất làm muối và đất nông nghiệp khác. 1.1.1.2.1. Đất sản xuất nông nghiệp Đất sản xuất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp; bao gồm đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm. a. Đất trồng cây hàng năm
  • 19. 9 Đất trồng cây hàng năm là đất chuyên trồng các loại cây có thời gian sinh trƣởng từ khi gieo trồng cho đến khi thu hoạch không quá một năm, kể cả đất sử dụng theo chế độ canh tác không thƣờng xuyên, đất cỏ tự nhiên có thể cải tạo sử dụng vào mục đích chăn nuối, bao gồm đất trồng lúa, đất cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác. Đất trồng lúa là đất thực tế đang đƣợc dùng để trồng lúa một cách ổn định, tức là trong điều kiện bình thƣờng luôn đƣợc trồng lúa. Đất trồng lúa trong một năm, có thể cho phép luân canh 3 vụ lúa, 3 vụ lúa màu (cây màu vụ đông – lúa chiêm xuân – lúa mùa), 2 vụ lúa (cây màu vụ xuân – lúa mùa hoặc lúa chiêm xuân – cây màu vụ mùa), 1 vụ lúa (lúa chiêm xuân – vụ mùa ngập úng hoặc vụ chiêm khô hạn – lúa mùa). b. Đất trồng cây lâu năm Đất trồng cây lâu năm là đất trồng các loại cây có thời gian sinh trƣởng trên một năm từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch. Đất trồng cây lâu năm thực tế đang đƣợc dùng đề chuyên trồng cây lâu năm (bao gồm cả diện tích gieo ƣơm cây giống, đất đang chờ vào chu kỳ gieo trồng, đất tạm thời trồng xen, gối cây hàng năm). Bao gồm đất trồng cây công nghiệp lâu năm, đất trồng cây ăn quả lâu năm và đất trồng cây lâu năm khác. c. Đất lâm nghiệp Đất lâm nghiệp là đất đang có diện tích rừng tự nhiên hoặc đang có rừng trồng đạt tiêu chuẩn rừng, đất đang khoanh nuôi phục hồi rừng (đất đã có rừng bị khai thác, chặt phá, hỏa hoạn đƣợc đầu tƣ để phục hổi rừng), đất để trồng rừng mới (đất có cây rừng mới trồng hoặc đất đã giao để trồng rừng mới), bao gồm đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng [14]. d. Đất nuôi trồng thủy sản Đất nuôi trồng thủy sản là đất đƣợc sử dụng chuyên vào mục đích nuôi, trồng thủy sản. Bao gồm đất nuôi trồng nƣớc lợ, mặn và đất chuyên nuôi trồng nƣớc ngọt. e. Đất làm muối Đất làm muối đƣợc định nghĩa tại Khoản 10 Điều 3 Nghị định 40/2017/NĐ-CP về quản lý sản xuất, kinh doanh muối nhƣ sau: Đất làm muối là diện tích đất trong quy hoạch phát triển sản xuất muối đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt, bao gồm: Đất sản xuất muối quy mô công nghiệp và đất sản xuất muối thủ công. f. Đất sản xuất nông nghiệp khác Đất nông nghiệp khác là đất tại nông thôn sử dụng để xây dƣng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác đƣợc pháp luật cho phép; xây dựng trạm, trạm nghiên cứu thí nghiệm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, xây dựng cơ sở vƣờn ƣơm tạo cây giống, con giống; xây dựng kho, nhà của hộ
  • 20. 10 gia đình, các nhân để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ sản xuất nông nghiệp. 1.1.2. Vai trò của đất nông nghiệp Vai trò của đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng là vô cùng to lớn. nó không những đóng góp vai trò là điểm tựa trong các ngành sản xuất. Trong sản xuất nông nghiệp đất đai là tƣ liệu sản xuất quan trọng cơ bản và đặc biệt: Đất đai là tƣ liệu sản xuất chủ yếu, không thể thay thể đƣợc. Bởi vì đất đai vừa là đối tƣợng lao động vừa là tƣ liệu lao động trong quá trình sản xuất. Bên cạnh đó, đất đai là sản phẩm của tự nhiên, sức sản xuất của đất đai ngày càng tăng lên khi biết sử dụng hợp lí và đúng cách. Đất đai là tƣ liệu lao động. Vì đất đai có thể phát huy đƣợc tác dụng nhƣ một tƣ liệu lao động khi con ngƣời sử dụng để trồng trọt và chăn nuôi. Không có đất đai thì không có sản xuất nông nghiệp (Bùi Nữ Hoàng Anh, 2013). Đất đai không chỉ là môi trƣờng sống đối với sinh vật mà còn là nguồn cung cấp dinh dƣỡng cho cây trồng nông nghiệp. (Bùi Nữ Hoàng Anh, 2013). Đất đai là tài nguyên bị hạn chế bởi ranh giới đất liền và bề mặt địa cầu (Smith A.J and Dumaski, 1993). Đây chính là một đặc điểm làm ảnh hƣởng đến việc mở rộng diện tích, quy mô sản xuất nông nghiệp trên từng vùng, lãnh thổ khác nhau. Do đó, việc khai thác hợp lý quỹ đất nông nghiệp hiện có là vấn đề quan trọng và là xu thế chủ đạo trong việc nâng cao đời sống của ngƣời nông dân. Đất đai có vị trí cố định và chất lƣợng không đồng đều giữa các vùng, các miền cầu (Smith A.J and Dumaski, 1993). Mỗi khoanh đất, thửa đất nông nghiệp ở các vùng, miền khác nhau thì sẽ có điều kiện tự nhiên khác nhau nhƣ: thổ nhƣỡng, khí hậu, độ phì…Do đó, việc lựa chọn và xác định các loại hình sử dụng đất, các loại cây trồng nông nghiệp phù hợp là có ý nghĩa to lớn để nâng cao hiệu quả kinh tế của từng hộ gia đình. Đất là yếu tố đầu vào của sản xuất nông nghiệp, sử dụng nó có ảnh hƣởng kết quả đầu ra và khả năng sinh lời. Đặc biệt trong hệ thống sản xuất hàng hóa đất đƣợc coi nhƣ chi phí đầu vào trong sản xuất nông nghiệp, chất lƣợng đất và các lợi thế của đất sẽ quyết định khối lƣợng sản phẩm sản xuất ra và khả năng sinh lợi của đất. Tuy nhiên, diện tích đất đai có hạn, bên cạnh sự gia tăng dân số cùng với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa làm cho diện tích đất đang ngày càng giảm đặc biệt là đất nông nghiệp. Mặt khác, hiện tƣợng biến đổi khí hậu toàn cầu đã ảnh hƣởng lớn đến diện tích, năng suất, chất lƣợng sản phẩm nông nghiệp. Vì vậy, sử dụng đất một cách hợp lý là một trong những điều kiện đề phát triển kinh tế - xã hội bền vững. 1.1.3. Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp Dƣới sức ép của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đất nƣớc, nhiệm vụ sử dụng bền vững, hiệu quả đề bảo vệ đất nông nghiệp cần phải đƣợc quan tâm hàng đầu không
  • 21. 11 phải chỉ vì bản thân nền nông nghiệp mà còn vì sự ổn định, phát triển bền vững và đồng bộ của kinh tế - xã hội. Đất nông nghiệp phải đƣợc sử dụng đầy đủ, hợp lý. Điều này có ý nghĩa là toàn bộ diện tích đất cần đƣợc sử dụng hết vào sản xuất, với việc bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với đặc điểm của từng loại đất nhằm nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi đồng thời gìn giữ bảo vệ và nâng cao độ phì của đất. Đất nông nghiệp phải đƣợc sử dụng đạt hiệu quả cao. Đây là kết quả của việc sử dụng đầy đủ, hợp lí đất đai, việc xác định hiệu quả sử dụng đất thông qua tính toán hàng loạt các chỉ tiêu khác nhau: năng suất cây trồng, chi phí đầu tƣ, hệ số sử dụng đất, giá cả sản phẩm, tỷ lệ che phủ đất... Muốn nâng cao hiệu quả sử dụng đất phải thực hiện tốt, đồng bộ các biện pháp kỹ thuật và chính sách kinh tế - xã hội trên cơ sở đảm bảo an toàn về lƣơng thực, thực phẩm, tăng cƣờng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và nông lâm sản cho xuất khẩu [14]. Đất nông nghiệp cần đƣợc quản lý và sử dụng một cách bền vững. Sự bền vững trong sử dụng đất nông nghiệp có ý nghĩa là cả số lƣợng và chất lƣợng đất nông nghiệp phải đƣợc bảo tồn không những để đáp ứng mục đích trƣớc mắt của thế hệ hiện tại và còn phải đáp ứng đƣợc cả nhu cầu ngày càng tăng của các thế hệ mai sau. Sự bền vững của đất nông nghiệp gắn liến với điều kiện sinh thái môi trƣờng. Vì vậy cần áp dụng các phƣơng thức sử dụng đất nông nghiệp kết hợp hài hòa lợi ích trƣớc mắt với lợi ích lâu dài [13]. Nhƣ vậy, để sử dụng đất triệt để và có hiệu quả, đảm bảo cho quá trình sản xuất đƣợc liên tục thì việc tuân thủ những nguyên tắc trên là việc làm cần thiết và hết sức quan trọng với mỗi quốc gia. 1.2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam 1.2.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới Trên thế giới tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 148.647.000 km2 . Theo P.Buringh [29], toàn bộ đất có khả năng nông nghiệp của thế giới chừng 3,3 tỷ ha (chiếm 22% tổng diện tích đất liền); khoảng 78% (xấp xỉ 11,7 tỷ ha) không dùng đƣợc vào nông nghiệp. . Diện tích đất nông nghiệp giảm liên tục về số lƣợng và chất lƣợng. Ƣớc tính có tới 15% tổng diện tích đất trên Trái đất bị thoái hóa do những hành động của con ngƣời gây ra. Theo Nguyễn Đình Bồng (1995) [7], quy mô đất nông nghiệp trên thế giới đƣợc phân bố nhƣ sau: Châu Á chiếm 29,60%, Châu Mỹ chiếm 35%, Châu Phi chiếm 20,05%, Châu Âu chiếm 6,53%, còn lại là 8,37%. Bình quân đất nông nghiệp đầu ngƣời trên toàn thế giới là 12.000 m2 , trong đó ở Hoa Kỳ 20.000 m2 , Bungari 7000m2 , Nhật Bản 650 m2 . Trên thế giới, diện tích đất có khả năng canh tác khoảng 3,3 tỷ ha, trong đó diện tích đất có khả năng đƣa vào trồng trọt khoảng 1,5 tỷ ha, chỉ chiếm 46,0%. Đất chƣa khai thác khoảng 1,8 tỷ ha, chiếm 54,0% đƣợc thể hiện qua bảng (1.1) (Nguyễn Quang Học, 2000)
  • 22. 12 Bảng 1.1. Tiềm năng đất đai và diện tích đất canh tác trên thế giới Đơn vị tính: triệu ha Stt Lục địa Tổng diện tích tự nhiên Diện tích có khả năng canh tác Diện tích đất canh tác 1 Châu Phi 2.980 660 185 2 Châu Á 4.400 1.155 451 3 Châu Đại Dƣơng 898 198 49 4 Châu Âu 970 429 140 5 Châu Mỹ 4.192 858 274 6 Châu Nam Cực 1.425 0 233 Tổng cộng 14.865 3.300 1.474 (Nguồn: Nguyễn Quang Học, 2000) Đất đai trên thế giới phân bố ở các châu lục không đều. Tuy có diện tích đất nông nghiệp khá cao so với các Châu lục khác nhƣng Châu Á lại có tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp trên tổng diện tích đất tự nhiên thấp. Mặt khác, châu Á là nơi tập trung phần lớn dân số thế giới, ở đây có các quốc gia dân số đông nhất nhì thế giới là Trung Quốc, Ấn Độ, Indonexia. Ở Châu Á, đất đồi núi chiếm 35% tổng diện tích. Tiềm năng đất trồng trọt nhờ nƣớc trời nói chung là khá lớn khoảng 407 triệu ha, trong đó xấp xỉ 282 triệu ha đang đƣợc trồng trọt và khoảng 100 triệu ha chủ yếu nằm trong vùng nhiệt đới ẩm của Đông Nam Á. Phần lớn diện tích này là đất dốc và chua; khoảng 40-60 triệu ha trƣớc đây vốn là đất rừng tự nhiên che phủ, nhƣng đến nay do bị khai thác khốc liệt nên rừng đã bị phá và thảm thực vật đã chuyển thành cây bụi và cỏ dại. Đất canh tác của thế giới có hạn và đƣợc dự đoán là ngày càng tăng do khai thác thêm những diện tích đất có khả năng nông nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu về lƣơng thực thực phẩm cho loài ngƣời. Tuy nhiên, do dân số ngày một tăng nhanh nên bình quân diện tích đất canh tác trên đầu ngƣời ngày một giảm. Đông Nam Á là một khu vực đặc biệt. Theo báo cáo của UNDP năm 1995 ở khu vực Đông Nam Á bình quân đất canh tác trên đầu ngƣời của một số nƣớc nhƣ sau: Indonesia 0,12 ha; Malaysia 0,27 ha; Philippin 0,13 ha; Thái Lan 0,42 ha; Việt Nam 0,1 ha. Từ số liệu của UNDP năm 1995 cho ta thấy đây là một khu vực có dân số khá đông trên thế giới nhƣng diện tích đất canh tác thấp, trong đó chỉ có Thái Lan là diện tích đất canh tác trên đầu ngƣời khá nhất, Việt Nam đứng hàng thấp nhất trong số các quốc gia ASEAN. Hàng năm, diện tích đất canh tác bị thu hẹp, sản xuất nông nghiệp khó khăn, mặt khác chất lƣợng đất trồng đang suy giảm nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân. Khoảng 2/3 diện tích đất nông nghiệp trên thế giới bị suy thoái nghiêm trọng trong 50 năm qua do xói mòn rửa trôi, sa mạc hóa, chua hóa, mặn hóa, ô nhiễm môi trƣờng, khủng hoảng hệ sinh thái.
  • 23. 13 Khoảng 40% diện tích đất nông nghiệp đã bị suy thoái mạnh hoặc rất mạnh, 10% sa mạc hóa do biến đổi khí hậu toàn cầu và khai thác sử dụng không hợp lý. Thoái hóa môi trƣờng đất, đặc biệt là đất sản xuất nông nghiệp có nguy cơ làm giảm 10 – 20% sản lƣợng lƣơng thực thế giới trong khoảng 25 năm tới. Trong khi chúng ta đang bƣớc vào thế kỷ 21 với nhiều thách thức về an ninh lƣơng thực, dân số, môi trƣờng sinh thái,... thì nông nghiệp với tƣ cách là ngành sản xuất ra lƣơng thực thực phẩm nuôi sống con ngƣời đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Bên cạnh hiện tƣợng thu hẹp diện tích đất nông nghiệp đô thị hóa và suy giảm chất lƣợng nông nghiệp do suy giảm chất lƣợng đất làm cho tình trạng sản xuất nông nghiệp rơi vào tình trạng trầm trọng hơn và đi theo vòng luẩn quẩn: suy thoái đất – mất đa dạng sinh học – biến đổi khí hậu – hiệu quả sử dụng đất thấp – tăng cƣởng khai thác đất – suy thoái đất. Cho nên, nếu tiếp cận quản lý đất đai không bền vững sẽ mang lại nhiều thất bại. Do vậy cần tăng cƣờng quản lý, sử dụng đất một cách hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả là một trong những giải pháp cần thiết hiện nay. 1.2.2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của Việt Nam Đất sản xuất nông nghiệp là đất đƣợc xác định chủ yếu để sử dụng vào sản xuất nông nghiệp nhƣ trồng trọt, chăn nuôi, hoặc nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp [19]. Theo kết quả kiểm đất đai năm 2007, Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên là 33.115.039,62 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp chỉ có 9.420.276,14 ha, dân số là 85.154,9 nghìn ngƣời, bình quân diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 1106,25 m2 / ngƣời. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nhằm thoả mãn nhu cầu cho xã hội về sản phẩm nông nghiệp đang trở thành vấn đề cáp bách luôn đƣợc các nhà quản lý và sử dụng đất quan tâm. Thực tế cho thấy, trong những năm qua do tốc độ công nghiệp hoá cũng nhƣ đô thị hoá diễn ra khá mạnh mẽ ở nhiều địa phƣơng trên phạm vi cả nƣớc làm cho diện tích đất nông nghiệp ở Việt Nam có nhiều biến động, theo những tƣ liệu của Tổng cục Thống kê và Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng thì biến động về số lƣợng đất nông nghiệp của nƣớc ta trong những năm gần đây đƣợc thể hiện ở bảng 1.2. Bảng 1.2. Biến động về diện tích đất sản xuất nông nghiệp và diện tích đất trồng cây hàng năm ở Việt Nam Năm Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp (1000ha) Tổng diện tích đất trồng cây hàng năm (1000ha) Dân số (1000 ngƣời) Bình quân diện tích đất sản xuât nông nghiệp ngƣời/m2 2000 12.644,3 10.540,3 77.635,4 1.628,68 2005 9.415,57 6.370,02 83.119,9 1.132,77 2006 9.436,16 6.348,15 84.155,8 1.121,27 2007 9.420,28 6.309,62 85.154,9 1.106,25
  • 24. 14 (Nguồn: Kiểm kê, thống kê đất đai các năm 2000, 2005, 2006, 2007- Bộ Tài nguyên và Môi trường; Niên giám thống kê 2008) [8]. Theo Nguyễn Đình Bồng (2002) [7] đất sản xuất nông nghiệp của chúng ta chỉ chiếm 28,38% và gần tƣơng đƣơng với diện tích này là diện tích đất chƣa sử dụng. Đây là tỷ lệ cho thấy cần có nhiều biện pháp thiết thực hơn để có thể khai thác đƣợc diện tích đất nói trên phục cho các mục đích khác nhau. So với một số nƣớc trên thế giới, nƣớc ta có tỷ lệ đất dùng vào nông nghiệp rất thấp. Là một nƣớc có đa phần dân số làm nghề nông thì bình quân diện tích đất canh tác trên đầu ngƣời nông dân rất thấp và manh mún là một trở ngại to lớn. Để vƣợt qua, phát triển một nền nông nghiệp đủ sức cung cấp lƣơng thực thực phẩm cho toàn dân và có một phần xuất khẩu cần biết cách khai thác hợp lý đất đai, cần triệt để tiết kiệm đất, sử dụng đất có hiệu quả cao trên cơ sở phát triển một nền nông nghiệp bền vững. Trong thời kì đổi mới, nông nghiệp Việt Nam đã đạt những thành tựu nổi bật, duy trì tốc độ tăng trƣởng đều và ổn định, thể hiện đƣợc lợi thế so sánh của Việt Nam so với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới. Nông nghiệp đã thực sự trở thành chỗ dựa nền tảng cho công nghiệp và dịch vụ, góp phẩn quan trọng vào việc bảo đảm ổn định xã hội ở nƣớc ta. Trong 5 năm từ 2010 – 2015, diện tích đất nông nghiệp không ngừng đƣợc mở rộng: tăng từ 26,2264 triệu ha năm 2010 lên 26,71958 triệu ha năm 2015) tăng 565,18 triệu ha, tăng 6,7% (bình quân mỗi năm đất nông nghiệp tăng thêm 113,036 ngàn ha). Theo nguồn (Chính phủ, 2015; Bộ Tài Nguyên và Môi trường, 2010,2015). Cụ thể: - Đất sản xuất nông nghiệp tăng từ 10,126 triệu ha năm 2010 lên 10,305 triệu ha năm 2015 (bình quân mỗi năm tăng thêm 35,87 nghìn ha) do khai hoang mở rộng diện tích chủ yếu ở các vùng đồng bằng sông Cửu Long để trồng lúa, ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên để trồng các loại cây công nghiệp, hoa màu, lƣơng thực... - Đất lúa trong giai đoạn 2010 -2015 có xu hƣớng giảm do chuyển đổi sang nuôi trồng thủy hải sản và trồng cây ăn quả có hiệu quả kinh tế cao hơn. Hiện nay đất lúa cả nƣớc là 4,030 triệu ha, đủ đảm bảo an ninh lƣơng thực cho cả nƣớc và xuất khẩu gạo hàng năm từ 3 – 5 triệu tấn. - Đất trồng cây lâu năm 2015 tăng 238,2 ngàn ha so với năm 2010 (từ 3,688 triệu ha lên 3,926 triệu ha năm 2015). Chủ yếu do tăng diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm nhƣ cà phê, cao su và điều. - Đất lâm nghiệp do khoanh nuôi, bảo vệ rừng tốt hơn nên diện tích tăng từ 14,437 triệu ha năm 2006 lên 15,700 triệu ha năm 2015. Diện tích rừng trồng tăng rất nhanh, chất lƣợng rừng trồng đã thay đổi căn bản, tỷ lệ che phủ rừng tăng lên. Đây là một thành tích lớn về khai thác sử dụng đất hợp lý của ngành nông nghiệp nƣớc ta. - Đất nuôi trồng thủy sản: năm 2015 đạt 749,12 ngàn ha ( tăng lên 58,82 nghìn ha so với năm 2010 và tăng so với năm 2006 là 47,12 ngàn ha).
  • 25. 15 1.3. Đánh giá hiệu quả và tính bền vững trong sử dụng đất nông nghiệp 1.3.1. Khái quát về hiệu quả và hiệu quả sử dụng đất Có nhiều quan điểm về hiệu quả rất khác nhau. Lúc đầu, ngƣời ta quan niệm kết quả chính là hiệu quả. Sau này, khi nhận thức của con ngƣời phát triển cao hơn, ngƣời ta thấy rõ sự khác nhau giữa hiệu quả và kết quả. Hiệu quả là kết quả mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con ngƣời chờ đợi hƣớng tới; nó có những nội dung khác nhau. Trong kinh doanh, hiệu quả là lãi suất, lợi nhuận. Trong lao động nói chung, hiệu quả lao động là năng suất lao động cần để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm, hoặc bằng số lƣợng sản phẩm đƣợc sản xuất ra trong một đơn vị thời gian. Theo các nhà khoa học kinh tế Smuel-Norhuas; “Hiệu quả không có nghĩa là lãng phí. Nghiên cứu hiệu quả sản xuất phải xét đến chi phí cơ hội. Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng số lƣợng một loại hàng hoá này mà không cắt giảm số lƣợng một loại hàng hoá khác”.(Dẫn theo Vũ Phƣơng Thuỵ [28]. Theo Trung tâm từ điển ngôn ngữ [27], hiệu quả chính là kết quả cũng nhƣ yêu cầu của việc làm mang lại. Trong lĩnh vực sử dụng đất thì hiệu quả là chỉ tiêu chất lƣợng đánh giá kết quả sử dụng đất trong hoạt động kinh tế. Thể hiện qua lƣợng sản phẩm, lƣợng giá trị thu đƣợc bằng tiền, đồng thời về mặt xã hội là thể hiện hiệu quả của lực lƣợng lao động đƣợc sử dụng trong cả quá trình hoạt động kinh tế cũng nhƣ hàng năm để khai thác đất. Đối với ngành nông nghiệp, trong nhiều trƣờng hợp phải coi trọng hiệu quả về mặt hiện vật là sản lƣợng nông sản thu hoạch đƣợc, nhất là các loại nông sản cơ bản có ý nghĩa chiến lƣợc ( lƣơng thực, sản phẩm xuất khẩu... để đảm bảo sự ổn định về kinh tế - xã hội đất nƣớc). Theo khái niệm trên thì hiệu quả sử dụng đất phải là kết quả của quá trình sử dụng đất. Trong đó ta quan tâm nhiều tới kết quả hữu ích, một đại lƣợng vật chất tạo ra do mục đích của con ngƣời, đƣợc biểu hiện bằng những chỉ tiêu cụ thể, xác định. Do tính chất mâu thuẫn giữa nguồn tài nguyên đất đai là hữu hạn với nhu cầu ngày càng tăng của con ngƣời mà ta phải xem xét kết quả sử dụng đất đƣợc tạo ra nhƣ thế nào? Chi phí bỏ ra để tạo ra kết quả đó là bao nhiêu? Có đƣa lại kết quả hữu ích hay không? Chính vì thế khi đánh giá hoạt động sản xuất nông nghiệp không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả mà còn phải đánh giá chất lƣợng các hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm đó. Đánh giá chất lƣợng của hoạt động sản xuất là nội dung đánh giá hiệu quả. Sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả cao thông qua việc bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp là một trong những vấn đề bức xúc hiện nay của hầu hết các nƣớc trên thế giới [29]. Nó không chỉ thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh doanh nông nghiệp mà còn là sự mong muốn của nông dân, những ngƣời trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất nông nghiệp.
  • 26. 16 Căn cứ vào nhu cầu của thị trƣờng, thực hiện đa dạng hoá cây trồng vật nuôi trên cơ sở lựa chọn các sản phẩm có ƣu thế ở từng địa phƣơng, từ đó nghiên cứu áp dụng công nghệ mới nhằm làm cho sản phẩm có tính cạnh tranh cao. Đó là một trong những điều kiện vô cùng quan trọng để phát triển nền nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hoá vừa mang tính ổn định vừa đảm bảo sự bền vững. Ngày nay, nhiều nhà khoa học cho rằng: xác định đúng khái niệm, bản chất hiệu quả sử dụng đất phải xuất phát từ luận điểm triết học của Mác và những nhận thức lí luận của lí thuyết hệ thống, nghĩa là hiệu quả phải đƣợc xem xét trên 3 mặt: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trƣờng [26]. * Hiệu quả kinh tế: Theo Các Mác thì quy luật kinh tế đầu tiên trên cơ sở sản xuất tổng thể là quy luật tiết kiệm thời gian và phân phối một cách có kế hoạch thời gian lao động theo các ngành sản xuất khác nhau.. Theo các nhà khoa học Đức (Stenien, Hanau, Rusteruyer, Simmerman-1995): Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu so sánh mức độ tiết kiệm chi phí trong một đơn vị kết quả hữu ích và mức tăng kết quả hữu ích của hoạt động sản xuất vật chất trong một thời kỳ, góp phần làm tăng thêm lợi ích của xã hội [28]. Nhƣ vậy hiệu quả kinh tế đƣợc hiểu là mối tƣơng quan so sánh giữa lƣợng kết quả đạt đƣợc và lƣợng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả đạt đƣợc là phần giá trị thu đƣợc của sản phẩm đầu ra, lƣợng chi phí bỏ ra là phần giá trị của các nguồn lực đầu vào. Mối tƣơng quan đó cần xét cả về phần so sánh tuyệt đối và tƣơng đối cũng nhƣ xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa 2 đại lƣợng đó. Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt hiệu quả kinh tế và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp. Nếu đạt đƣợc một trong hai yếu tố hiệu quả kỹ thuật và phân bổ thì khi đó sản xuất mới đạt hiệu quả kinh tế. Từ những vấn đề trên có thể kết luận rằng: Bản chất của hiệu quả kinh tế sử dụng đất là: trên một diện tích đất nhất định sản xuất ra một khối lƣợng của cải vật chất nhiều nhất, với một lƣợng đầu tƣ chi phí về vật chất và lao động thấp nhất nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng về vật chất của xã hội. Xuất phát từ lý do này mà trong quá trình đánh giá đất nông nghiệp cần phải chỉ ra đƣợc loại hình sử dụng đất có hiệu quả kinh tế cao. * Hiệu quả xã hội Hiệu quả xã hội là phạm trù có liên quan mật thiết với hiệu quả kinh tế và thể hiện mục tiêu hoạt động kinh tế của con ngƣời, việc lƣợng hoá các chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả xã hội còn gặp nhiều khó khăn mà chủ yếu phản ánh bằng các chỉ tiêu mang tính định tính nhƣ tạo công ăn việc làm cho lao động, xoá đói giảm nghèo, định canh, định cƣ, công bằng xã hội, nâng cao mức sống của toàn dân... Nói cách khác, hiệu quả xã hội phải thu hút nhiều lao động, đảm bảo đời sống nhân dân, góp phẩn thúc đẩy xã hội phát triển, nội lực và nguồn lực của địa phƣơng đƣợc
  • 27. 17 phát huy, đáp ứng nhu cầu của hộ nông dân về việc ăn, mặc và nhu cầu sống khác. Sử dụng đất phải phù hợp với tập quán, nền văn hóa của địa phƣơng thì việc sử dụng đất bền vững hơn. Trong sử dụng đất nông nghiệp, hiệu quả về mặt xã hội chủ yếu đƣợc xác định bằng khả năng tạo việc làm trên một diện tích đất nông nghiệp.(theo Nguyễn Duy Tính, 1995) Hiện nay, việc đánh giá hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp là vấn đề đang đƣợc nhiều nhà khoa học quan tâm. * Hiệu quả môi trƣờng Hiệu quả môi trờng là một vấn đề mang tính toàn cầu, ngày nay đang đƣợc chú trọng quan tâm và không thể bỏ qua khi đánh giá hiệu quả. Điều này có ý nghĩa là mọi hoạt động sản xuất, mọi biện pháp khoa học kỹ thuật, mọi giải pháp về quản lý... đƣợc coi là có hiệu quả khi chúng không gây tổn hại hay có những tác động xấu đến môi tr- ƣờng đất, môi trƣờng nƣớc và môi trƣờng không khí cũng nhƣ không làm ảnh hƣởng xấu đến môi sinh và đa dạng sinh học. Có đƣợc điều đó mới đảm bảo cho một sự phát triển bền vững của mỗi vùng lãnh thổ, mỗi quốc gia cũng nhƣ cả cộng đồng quốc tế. Trong đó, trong sản xuất nông nghiệp, hiệu quả hóa học môi trƣờng đƣợc đánh giá thông qua mức độ hóa học trong nông nghiệp. Đó là việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình sản xuất cho cây trồng sinh trƣởng tốt, cho năng suất cao và không gây ô nhiễm môi trƣờng. Hiệu quả sinh học môi trƣờng đƣợc thể hiện qua mối tác động qua lại giữa cây trồng với đất, giữa cây trồng với các loại dịch hại trong các loại hình sử dụng đất nhằm giảm thiểu việc sử dụng hóa chất trong nông nghiệp mà vẫn đạt đƣợc mục tiêu đề ra. Hiệu quả vật lý môi trƣờng đƣợc thể hiện thông qua việc lợi dụng tốt nhất tài nguyên khí hậu nhƣ ánh sáng, nhiệt độ, nƣớc mƣa của các kiểu sử dụng đất để đạt đƣợc sản lƣợng cao và tiết kiệm chi phí đầu vào. Trong sản xuất nông nghiệp, hiệu quả môi trƣờng là hiệu quả mang tính lâu dài, vừa đảm bảo lợi ích hiện tại mà không làm ảnh hƣởng xấu đến tƣơng lai, nó gắn chặt với quá trình khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất và môi trƣờng sinh thái. Sử dụng đất hợp lý, hiệu quả cao và bền vững phải quan tâm tới cả ba hiệu quả trên, trong đó hiệu quả kinh tế là trọng tâm, không có hiệu quả kinh tế thì không có điều kiện nguồn lực để thực thi hiệu quả xã hội và môi trƣờng, ngƣợc lại, không có hiệu quả xã hội và môi trƣờng thì hiệu quả kinh tế sẽ không bền vững. 1.3.2. Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp (Theo FAO, 1976) “ Thế giới đang sử dụng khoảng 1,5 tỷ ha cho sản xuất đất nông nghiệp. Tiềm năng đất nông nghiệp của thế giới khoảng 3 – 5 tỷ ha. Nhân loại đang làm hƣ hại đất nông nghiệp khoảng 1,4 tỷ ha đất và hiện nay có khoảng 6 – 7 triệu ha đất nông nghiệp bị bỏ hoang do xói mòn và thoái hóa. Để giải quyết nhu cầu về sản phẩm
  • 28. 18 nông nghiệp, con ngƣời phải thâm canh, tăng vụ tăng năng suất cây trồng và mở rộng diện tích đất nông nghiệp”. Để nắm vững số lƣợng và chất lƣợng đất đai cần phải điều tra thành lập bản đồ đất, đánh giá phân hạng đất, điều tra hiện trạng, quy hoạch sử dụng đất hợp lý là điều quan trọng mà các quốc gia đặc biệt quan tâm nhằm ngăn chặn những suy thoái tài nguyên đất đai do sự thiếu hiểu biết của con ngƣời, đồng thời nhằm hƣớng dẫn về sử dụng đất và quản lý đất đai sao cho nguồn tài nguyên này đƣợc khai thác tốt nhất mà vẫn duy trì sản xuất trong tƣơng lai. Tóm lại, quan điểm sử dụng đất bền vững trong nông nghiệp thì phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trƣờng là khâu quan trọng trong đánh giá đất đai, đây là cơ sở để lựa chọn các loại hình sử dụng đất bền vững cũng nhƣ giải quyết các tranh chấp của nhiều loại hình sử dụng đất trên cùng một vùng đất. Việc đánh giá này song hành với đánh giá thích hợp đất đai. Các loại hình sử dụng đất có các chỉ tiêu càng cao về kinh tế, xã hội thì hiệu quả kinh tế xã hội càng lớn, bên cạnh đó hiệu quả môi trƣờng đƣợc xem xét nhằm loại trừ các loại hình sử dụng đất có khả năng gây suy thoái, tác động xấu đến môi trƣờng sinh thái trong và ngoài vùng. Phát triển nông nghiệp bền vững có tính chất quyết định trong sự phát triển chung của toàn xã hội. Điều cơ bản nhất của phát triển nông nghiệp bền vững là cải thiện chất lƣợng cuộc sống trong sự tiếp xúc đúng đắn về môi trƣờng để giữ gìn tài nguyên cho thế hệ sau này. 1.3.3. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới việc sử dụng đất nông nghiệp 1.3.3.1. Nhóm nhân tố điều kiện tự nhiên Điều kiện tự nhiên có rất nhiều yếu tố ảnh hƣởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp nhƣ: ánh sáng, nhiệt độ, lƣợng mƣa, thủy văn, không khí….trong các yếu tố đó khí hậu là nhân tố hàng đầu ảnh hƣởng đến việc sử dụng đất đai, sau đó là điều kiện đất đai chủ yếu là địa hình, thổ nhƣỡng và các nhân tố khác. - Điều kiện khí hậu: Đây là nhóm yếu tố ảnh hƣởng rất lớn, trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và điều kiện sinh hoạt của con ngƣời. Tổng tích ôn nhiều hay ít, nhiệt độ cao hay thấp, sự sai khác về nhiệt đô về thời gian và không gian, biên độ tối cao hay tối thấp giữa ngày và đêm…trực tiếp ảnh hƣởng đến sự phân bố, sinh trƣởng và phát triển của cây trồng. Lƣợng mƣa nhiều hay ít, bốc hơi mạnh yếu có ý nghĩa quan trọng trong việc giữ nhiệt độ và ẩm độ của đất, cũng nhƣ khả năng đảm bảo cung cấp nƣớc cho sinh trƣởng của cây trồng, gia súc, thủy sản. - Điều kiện đất đai: Sự khác nhau giữa địa hình, địa mạo, độ cao so với mực nƣớc biển, độ dốc hƣớng dốc…thƣờng dẫn đến đất đai, khí hậu khác nhau, từ đó ảnh hƣởng đến sản xuất và phân bố các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp. Cụ thể: + Đặc điểm lý, hóa của đất: hàm lƣợng các chất trong đất (bao gồm chất hữu cơ và vô cơ), kết cấu của đất, thành phần cơ giới, tính dính, dẻo, dung trọng đất…. đều là
  • 29. 19 những yếu tố quyết dịnh đến chất lƣợng đất cũng nhƣ việc sử dụng đất. Quỹ đất nhiều hay ít, tốt hay xấu có ảnh hƣởng tới hiệu quả sử dụng đất. + Địa hình, độ dốc và thổ nhƣỡng: trong nhóm yếu tố này độ phì của đất có ảnh hƣởng lớn nhất đến sự sinh trƣởng, phát triển cũng nhƣ năng suất cây trồng vật nuôi. + nguồn nƣớc và chế độ nƣớc: đât là yếu tố cần thiết, nó là điều kiện sinh tồn của cây trồng, là môi trƣờng hòa tan các chất dinh dƣỡng cho cây trồng sinh trƣởng và phát triển, nó cũng là điều kiện quan trọng cho sự phát triển tập đoàn vi sinh vật. Vị trí địa lý: vị trí địa lý của từng vùng với sự khác biệt về điều kiện ánh sáng, nhiệt độ, nguồn nƣớc, gần đƣờng giao thông, khu công nghiệp,…sẽ quyết định đến khả năng và hiệu quả sử dụng đất. vì vậy, trong thực tiễn sử dụng đất nông lâm nghiệp cần tuân thủ quy luật tự nhiên, tận dụng các lợi thế sẵn có nhằm đạt đƣợc hiệu quả cao nhất về kinh tế, xã hội, môi trƣờng. 1.3.3.2. Nhóm các nhân tố kinh tế, chính trị, xã hội và con người Nhân tố kinh tế - xã hội thƣờng có ý nghĩa quyết định, chủ đạo về việc sử dụng đất đai nói chung và sử dụng đất nông nghiệp nói riêng. Phƣơng thức sử dụng đất nông nghiệp đƣợc quyết định bởi yêu cầu của xã hội và mục tiêu kinh tế trong từng thời kỳ nhất định. Yếu tố kinh tế - xã hội bao gồm rất nhiều yếu tố nhƣ chế độ xã hội, dân số, cơ sở hạ tầng, môi trƣờng chính sách, trình độ dân trí, cơ cấu kinh tế, điều kiện phát triển công nghiệp, nông nghiệp, thƣơng mại, giao thông vận tải, sự phát triển của khoa học kỹ thuật,…Các điều kiện này có ý nghĩa quyết định, chủ đạo về việc sử dụng đất đai nói chung, sử dụng đất nông nghiệp nói riêng. Cách thức sử dụng đất nông nghiệp đƣợc quyết định bởi yêu cầu của xã hội và mục tiêu kinh tế trong từng thời kỳ nhất định. Sau đây là một số yếu tố chủ yếu: - Con ngƣời: Con ngƣời là nhân tố quan trọng trong quá trình sản xuất bởi vì con ngƣời có khả năng nắm bắt nhanh, nắm bắt đƣợc những thông tin cần thiết, thông qua những kiến thức và kinh nghiệm con ngƣời con có những sáng tạo làm cho việc lựa chọn cây trồng, vật nuôi gì, thâm canh nhƣ thế nào sẽ có quyết định rất lớn đến kết quả thu đƣợc của từng thửa đất. Hiện nay, với nền kinh tế thị trƣờng khi nền sản xuất hàng hóa ngày càng phát triển, khoa học công nghệ, công nghệ sinh học tiến bộ đạt đến trình độ cao trong khi thực tế đất đai ngày càng khan hiếm thì trình độ và sự học hỏi nhanh sẽ mang lại sự thành công. Bên cạnh những sự tác động tích cực đó thì trong quá trình sản xuất và sinh hoạt của mình con ngƣời cũng đã có những tác động trực tiếp và gián tiếp gây ra ảnh hƣởng xấu tới đất canh tác, chẳng hạn nhƣ việc khai thác bừa bãi, bỏ hoang đất.... Những hành động đó không chỉ làm cho diện tích đất ngày càng bị thu hẹp mà còn làm cho chất lƣợng đất ngày một xấu đi. - Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp: Trong các yếu tố cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất thì yếu tố giao thông vận tải là quan trọng nhất, nó góp phần vào việc trao đổi tiêu thụ sản phẩm cũng nhƣ dịch vụ những yếu tố đầu vào cho sản xuất. Các yếu
  • 30. 20 tố khác nhƣ thủy lợi, điện, thông tin liên lạc, dịch vụ, nông nghiệp đều có sự ảnh hƣởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng. Trong đó thủy lợi là điện là yếu tố không thể thiếu trong điều kiện sản xuất hiện nay, giúp cho việc sử dụng đất theo bề rộng và bề sâu. Các yếu tố còn lại cũng có hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. - Kỹ thuật, khoa học công nghệ: Bản chất của kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào nông nghiệp có ảnh hƣởng rất lớn đến năng suất đất đai và hiệu quả kinh tế. Việc đổi mới công nghệ trong nông nghiệp có thể hƣớng vào việc tiết kiệm các nguồn lực, phát triển các công nghệ đòi hỏi mức đầu tƣ thấp, ít sử dụng chất hóa học trong sản xuất nông nghiệp, phát huy kiến thức cổ truyền của nông dân và thực hiện mục tiêu đa dạng sinh học. Biện pháp kỹ thuật canh tác là các tác động của con ngƣời vào đất đai, cây trồng, vật nuôi nhằm tạo nên sự hài hòa giữa các yếu tố của quá trình sản xuất đề hình thành, phân bố và tích lũy năng suất kinh tế. Biện pháp ký thuật cũng có ảnh hƣởng lớn hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. - Hệ thống chính sách: Bao gồm chính sách đất đai, chính sách điều chỉnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, chính sách đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, chính sách khuyến nông, chính sách hỗ trợ giá, chính sách định canh định cƣ, chính sách dân số, lao động việc làm, đào tạo kiến thức, chính sách khuyến khích đầu tƣ, chính sách xóa đói giảm nghèo….có vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp và sản xuất nông nghiệp, cách thức tổ chức, sắp xếp, cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Mỗi một sự thay đổi của chính sách, pháp luật thƣờng tạo ra sự thay đổi lớn. Sự thay đổi đó có thể thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển hoặc giới hạn, hạn chế một khuynh hƣớng phát triển nhằm mục đích can thiệp và phát triển theo định hƣớng của nhà nƣớc. - Điều kiện sản xuất của nông dân: là yếu tố ảnh hƣởng không nhỏ đến quá trình sử dụng đất, thể hiện ở khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật, trình độ sản xuất của chủ thể sử dụng đất về vốn lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh nghiệm truyền thống trong sản xuất và cách xử lý thông tin để ra quyết định trong sản xuất. Do vậy, muốn nâng cao hiệu quả sử dụng đất thì việc nâng cao trình độ và cập nhật thông tin khoa học, kỹ thuật là hết sức quan trọng. Bên cạnh đó , diện tích đất, số lƣợng lao động, lƣợng vốn hộ nông dân, thi trƣờng tiêu thụ, môi trƣờng kinh doanh, cũng là những biến số quan trọng trong nhân tố này. Tóm lại, các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội, khuynh hƣớng quan tâm hóa đến mức lợi ích kinh tế luôn luôn chi phối quá trình sử dụng đất nông nghiệp và hiệu quả của quá trình này. Hiện nay, do nhiều nguyên nhân chủ quan hay khách quan đất đai nhìn chung đang bị khai thác một cách không hợp lý làm cho đất nông nghiệp bị giảm sút về số lƣợng và suy thoái về chất lƣợng. Vì vậy, cần phải dựa vào quy luật tự nhiên và quy luật kinh tế - xã hội để nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố tƣ nhiên, kinh tế - xã hội trong việc sử đất nông nghiệp. Cần căn cứ vào các nhu cầu của thị trƣờng, của xã hội để xác định hƣớng sử dụng đất nông nghiệp, kết hợp chặt chẽ giữa yêu cầu sử dụng với ƣu
  • 31. 21 thế tài nguyên của đất đai nhằm đạt đến cơ cấu hợp lý nhất với diện tích đất nông nghiệp có hạn, mang lại hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội cũng nhƣ hiệu quả về môi trƣờng, đồng thời nên có chính sách phù hợp nhằm cải thiện chất lƣợng đất nông nghiệp Tóm lại, tùy vào thực tế của từng vùng, từng địa phƣơng mà có thể nhận biết thêm nhiều nhân tố khác cũng có tác động đến hiệu quả sử dụng đất, có nhân tố ảnh hƣởng trực tiếp, có nhân tố ảnh hƣởng gián tiếp, có nhân tố thuận lợi cũng có nhân tố hạn chế. Do đó, cần phải tìm ra những nhân tố có tác động chủ yếu tới hiệu quả sử dụng đất của địa bàn nghiên cứu trên cơ sở đó đề xuất những biện pháp thích hợp để thay đổi nhằm nâng cao hiệu quả. 1.3.4. Quan điểm sử dụng đất bền vững Theo Smith A.J và Julian Dumanski (1993): “Mục tiêu của quản lý đất bền vững trên cơ sở điều hòa các mục tiêu kinh tế, xã hội và tạo cơ hội để bảo vệ môi trƣờng, vì lợi ích của con ngƣời không chỉ cho thế hệ hôm nay mà còn cho các thế hệ mai sau trong khi vẫn duy trì và nâng cao chất lƣợng của tài nguyên đất”. Đất đai ngày càng thể hiện vai trò quan trọng không chỉ trong hiện tại mà cả tƣơng lai. Khi dân số trên Trái đất còn ít thì đất đai có thể đáp ứng một cách dễ dàng nhu cầu của con ngƣời về số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng. Trong điều kiện ấy, con ngƣời cũng ít có tác động lớn đến tài nguyên quý báu này. Một vài thập kỷ gần đây, dân số thế giới tăng nhanh kéo theo những nhu cầu về lƣơng thực, thực phẩm, chỗ ở,...tăng lên tạo sức ép vô cùng lớn đến vấn đề sử dụng đất. Những diện tích đất đai màu mỡ ngày càng bị thu hẹp trƣớc những nhu cầu công nghiệp hóa, đô thị hóa…dẫn đến con ngƣời phải tìm cách khai thác những vùng đất ít thích hợp cho sản xuất và hậu quả của quá trình này là đất đai bị thoái hóa, rửa trôi, xói mòn nghiêm trọng làm một diện tích lớn đất đai trên thế giới bị suy kiệt, ngoài ra còn ảnh hƣởng đến môi trƣờng sống của con ngƣời và nhiều loài động vật khác. Đất đai có những tác dụng to lớn đối với hệ sinh thái nói chung và với cuộc sống của con ngƣời nói riêng. Theo E.R De Kimpe và B.P Warkentin (1998) [39] thì đất có 5 chức năng chính: một là duy trì vòng tuần hoàn sinh hoá học và địa hóa học, hai là phân phối nƣớc, ba là dự trữ và phân phối vật chất, bốn là tính đệm và năm là phân phối năng lƣợng. Những chức năng này đảm bảo cho khả năng điều chỉnh sự cân bằng của hệ sinh thái tự nhiên trƣớc những thay đổi. Tuy nhiên, các tác động của con ngƣời đã làm cho hệ sinh thái biến đổi nhiều khi vƣợt quá khả năng điều chỉnh của đất. Là một hệ sinh thái một phần do con ngƣời tạo ra nhằm mục đích phục vụ con ngƣời nên hệ sinh thái nông nghiệp chịu những tác động của con ngƣời mạnh mẽ nhất. Con ngƣời đã không chỉ tác động vào đất đai mà còn tác động cả vào khí quyển, nguồn nƣớc để tạo ngày một nhiều hơn lƣơng thực, thực phẩm và hậu quả là đất đai cũng nhƣ các nhân tố tự nhiên khác bị thay đổi theo chiều hƣớng ngày một xấu đi. Ngày nay những vùng đất đai màu mỡ đã giảm sức sản xuất một cách rõ rệt và có nguy cơ thoái hoá nghiêm trọng, không những thế sự suy thoái đất đai còn kéo theo sự