SlideShare a Scribd company logo
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
HỒ XUÂN HÒE
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC CÔNG TRÌNH
THỦY LỢI TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
MỘT THÀNH VIÊN QUẢN LÝ KHAI THÁC CÔNG
TRÌNH THỦY LỢI QUẢNG TRỊ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 8340410
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. BÙI DŨNG THỂ
HUẾ, 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng:
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được sử
dụng để bảo vệ một học vị nào.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông
tin trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả Luận văn
Hồ Xuân Hòe
i
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin cảm ơn Lãnh đạo, quý Thầy, Cô giáo của Trường Đại học
Kinh tế Huế và Lãnh đạo, quý Thầy, Cô giáo của Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị
đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành
chương trình học của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Bùi Dũng Thể đã tận tình giúp đỡ, hướng
dẫn, sửa chữa trong suốt quá trình tôi hoàn thành luận văn. Trong thời gian đó tôi đã
học hỏi được rất nhiều kiến thức cũng như tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý giá.
Tôi xin chân thành cám ơn Sở Nông nghiệp &PTNT Quảng Trị, Chi cục thủy
Lợi, Công ty TNHH MTV QLKT công trình thủy lợi và các địa phương tôi đến, cảm
ơn gia đình, đồng nghiệp đã giúp tôi điều tra và thu thập dữ liệu cũng như cung cấp
thông tin, số liệu cho đề tài này.
Tôi xin cảm ơn các cơ quan, ban ngành trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã cung cấp
cho tôi các số liệu liên quan đến luận văn.
Quảng Trị, ngày 26 tháng 03 năm 2018
Tác giả luận văn
Hồ Xuân Hòe
ii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH
TẾ Họ và tên học viên: Hồ Xuân Hòe
Chuyên ngành : Quản lý kinh tế Niên khóa : 2016 – 2018
Người hướng dẫn khoa học : PGS. TS. Bùi Dũng Thể
Tên đề tài: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi tại Công ty Trách
nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý, khai thác công trình thủy lợi Quảng Trị
1. Tính cấp thiết của đề tài: Địa bàn tỉnh Quảng Trị hiện nay có hơn 500 công
trình thủy lợi lớn nhỏ, bao gồm: 131 hồ chứa, 204 đập dâng, 144 trạm bơm tưới, tiêu
và 25 công trình khác. Trong đó Công ty TNHH MTV Quản lý, khai thác công trình
thủy lợi Quảng Trị quản lý 16 hồ chứa, 02 đập dâng, 20 trạm bơm, 07 công trình ngăn
mặn và hơn 700km kênh, phục vụ tưới cho 15.000ha đất canh tác.
Trong những năm qua, hệ thống công trình thủy lợi đã góp phần to lớn trong
việc nâng cao năng suất cây trồng, phục vụ dân sinh và các ngành kinh tế khác. Tuy
nhiên hiện nay công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh Quảng Trị còn tồn
tại những bất cập, hạn chế, c ưa đạt hiệu quả cao, chưa đáp ứng được nhu cầu đặt ra.
Chính vì vậy, nghiên cứu nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực quản lý khai thác
hệ thống công trình hiện có trên địa bàn tỉnh và tại Công ty Quản lý khai thác công
trình thủy lợi Quảng Trị là một nhiệm vụ hết sức quan trọng và cần thiết.
2. Mục tiêu nghiên cứu: Phân tích thực trạ g quản lý khai thác công trình thủy
lợi tại Công ty Quản lý khai thác công trình thủy lợi Quảng Trị giai đoạn 2015-2017,
đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý khai thác công rình thủy lợi tại Công ty
trong thời gian đến.
3. Phương pháp nghiên cứu: sử dụng phương pháp thống kê mô tả, so sánh,
hạch toán, chuyên gia chuyên khảo.
4. Kết quả nghiên cứu: Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về thủy lợi,
công trình thủy lợi, phân tích thực trạng quản lý khai thác công trình thủy lợi tại Công
ty Quản lý khai thác công trình thủy lợi Quảng Trị giai đoạn 2015-2017, đề xuất giải
pháp hoàn thiện công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi tại Công ty trong thời
gian đến.
iii
DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt Nghĩa đầy đủ
1. BĐKH : Biến đổi khí hậu
2. BNN&PTNT : Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
3. BQL : Ban quản lý
4. CNH-HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
5. CT : Công trình
6. CTTL : Công trình thủy lợi
7. DA : Dự án
8. HTDN : Hợp tác dùng nước
9. HTX : Hợp tác xã
10.HTXNN : Hợp tác xã nông nghiệp
11.IMC: Công ty TNHH MTV Quản lý, khai thác công trình thủy lợi
12. KCH : Kiên cố hóa
13. KT CTTL : Khai thác công trình thủy lợi
14. NTTS : Nuôi trồng thủy sản
15. NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn
16. PCLB : Phòng chống lụt bão
17. QLDVTL : Quản lý dịch vụ thủy lợi
18. QL CTTL : Quản lý công trình thủy lợi
19. QLKT : Quản lý khai thác
20. SX : Sản xuất
21. SXNN : Sản xuất nông nghiệp
22. SNN&PTNT : Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn
23. TB : Trạm bơm
24. TL : Thủy lợi
25. TLP : Thủy lợi phí
26. TCHTDN : Tổ chức hợp tác dùng nước
27. TLP : Thủy lợi phí
28. UBND : Ủy ban nhân dân
i
MỤC LỤC
Lời cam đoan......................................................................................................................................................i
Lời cảm ơn..........................................................................................................................................................ii
Tóm lược luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế......................................................................................iii
Danh mục ký hiệu và chữ viết tắt..............................................................................................................i
Mục lục................................................................................................................................................................ii
Danh mục bảng biểu.......................................................................................................................................v
Danh mục sơ đồ..............................................................................................................................................vi
PHẦN 1. MỞ ĐẦU.......................................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài...........................................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................................................................2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu...........................................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................................................3
5. Kết cấu luận văn..........................................................................................................................................4
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.............................................................................................5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI.....................................................................................................................5
1.1. Cơ sở lý luận về công trình thủy lợi...............................................................................................5
1.1.1. Khái niệm về thủy lợi, công trình thủy lợi..............................................................................5
1.1.2. Vai trò, vị trí của CT TL trong SXNN và đời sống xã hội..............................................6
1.1.3. Đặc điểm của CTTL..........................................................................................................................8
1.2. Cơ sở lý luận về quản lý CTTL.....................................................................................................10
1.2.1. Một số khái niệm..............................................................................................................................10
1.2.2. Các bước quản lý CTTL...............................................................................................................11
1.2.3. Nội dung công tác quản lý CTTL.............................................................................................11
1.2.4. Các tiêu chí đánh giá quản lý CTTL.......................................................................................12
1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác QL CTTL................................................................14
1.3. Tổng quan về công tác QLKT các CTTL ở nước ta............................................................16
1.3.1. Những văn bản pháp quy về QLKT hệ thống CTTL.......................................................16
1.3.2. Hiện trạng các hệ thống CTTL ở nước ta [5]......................................................................18
1.3.3. Thực trạng công tác QLKT các CTTL ở nước ta..............................................................19
1.4. Kinh nghiệm QLKT CTTL của một số địa phương trong nước....................................24
1.4.1. Kinh nghiệm của tỉnh Thái Bình...............................................................................................24
1.4.2. Kinh nghiệm của tỉnh Thái Nguyên........................................................................................25
ii
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC CTTL CỦA CÔNG
TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN QUẢN LÝ KHAI THÁC
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI (IMC) QUẢNG TRỊ...................................................................27
2.1. Tổng quan về IMC Quảng Trị.......................................................................................................27
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển............................................................................................27
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty............................................................................................27
2.1.3. Ngành nghề kinh doanh của công ty.......................................................................................28
2.1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty.......................................................................28
2.1.5. Tình hình lao động của Công ty IMC.....................................................................................30
2.2. Hiện trạng các CTTL do IMC quản lý.......................................................................................30
2.3. Thực trạng công tác quản lý, khai thác các CTTL tại IMC Quảng Trị.......................36
2.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý, khai thác các CTTL...................................................................36
2.3.2. Thực trạng công tác quản lý CTTL.........................................................................................39
2.3.3. Thực trạng công tác quản lý nước............................................................................................51
2.3.4. Thực trạng công tác quản lý kinh tế của IMC Quảng Trị..............................................56
2.4. Đánh giá của các đối tượng điều tra về công tác QLKT các CTTL.............................59
2.4.1. Đặc điểm chung của các đối tượng được điều tra.............................................................59
2.4.2. Đánh giá của các đối tượng điều tra........................................................................................60
2.4.3. So sánh ý kiến đánh giá của các đối tượng điều tra về công tác quản lý các công
trình thủy lợi....................................................................................................................................................63
2.5. Đánh giá chung về công tác QLKT CTTL...............................................................................68
2.5.1. Những kết quả đạt được................................................................................................................68
2.5.2. Những tồn tại.....................................................................................................................................70
2.5.3. Nguyên nhân......................................................................................................................................72
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU VÀ HỆ THỐNG GIẢI PHÁP HOÀN
THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CTTL TẠI IMC QUẢNG TRỊ...................................75
3.1. Định hướng, mục tiêu về hoàn thiện công tác quản lý CTTL.........................................75
3.1.1. Định hướng về công tác QLKT CTTL của IMC Quảng Trị........................................75
3.1.2. Mục tiêu...............................................................................................................................................77
3.2. Hệ thống giải pháp hoàn thiện công tác quản lý CTTL của IMC Quảng Trị...........77
3.2.1. Giải pháp về hoàn thiện cơ cấu, tổ chức bộ máy QLKT CTTL của Công ty.....77
3.2.2. Giải pháp về hoàn thiện công tác lập, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện kế
hoạch sản xuất kinh doanh........................................................................................................................79
3.2.3. Giải pháp về hoàn thiện thể chế, chính sách........................................................................81
iii
3.2.4. Giải pháp về quản lý CT...............................................................................................................82
3.2.5. Giải pháp về quản lý nước...........................................................................................................87
3.2.6. Giải pháp về quản lý kinh tế.......................................................................................................90
3.2.7. Giải pháp về ứng dụng khoa học công nghệ và tăng cường hợp tác, học hỏi kinh
nghiệm................................................................................................................................................................91
3.2.8. Giải pháp về đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông..............................................92
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................................94
1. Kết luận........................................................................................................................................................94
2. Kiến nghị.....................................................................................................................................................94
2.1. Đối với cơ quan quản lý Nhà nước..............................................................................................94
2.2. Đối với các tổ chức thủy nông cơ sở...........................................................................................95
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................96
PHIẾU ĐIỀU TRA....................................................................................................................................98
PHỤ LỤC XỬ LÝ SỐ LIỆU.............................................................................................................101
Quyết định thành lập Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ
Biên bản Hội đồng chấm luận văn
Nhận xét phản biện 1
Nhận xét phản biện 2
Bản giải trình chỉnh sửa luận văn
Bản xác nhận hoàn thiện luận văn
iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Tình hình lao động của Công ty ICM Quảng Trị năm 2016-2017 ................ 30
Bảng 2.2. Hiện trạng các CT hồ, đập trên địa bàn tỉnh năm 2017 ................................ 33
Bảng 2.3. Hiện trạng hệ thống kênh mương trên địa bàn tỉnh năm 2017 ..................... 35
Bảng 2.4. Tiêu chí phân cấp quản lý CT TL tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2010-2020 ...... 40
Bảng 2.5. Kế hoạch bàn giao phân cấp QLKT các CTTL trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
đến năm 2017................................................................................................................. 41
Bảng 2.6. Danh mục CTTL các địa phương đã bàn giao cho IMC đến năm 2017 ....... 41
Bảng 2.7. Tình hình phân cấp hệ thống kênh mương trên địa bàn tỉnh đến năm 2017.42
Bảng 2.8. Tình hình lập quy trình vận hành điều tiết và các sự cố về an toàn các công
trình hồ, đập do Công ty quản lý từ 2015 đến 2017 ...................................................... 44
Bảng 2.9. Tình hình khai thác các công trình hồ chứa, đập dâng trên địa bàn tỉnh
Quảng Trị giai đoạn 2015 - 2017 .................................................................................. 46
Bảng 2.10. Tình hình khai thác trạm bơm trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015 - 2017 ..... 47
Bảng 2.11. Hệ thống các CT hồ đập được đầu tư nâng cấp, sửa chữa trên địa bàn tỉnh
do Công ty quản lý giai đoạn 2014-2016 ...................................................................... 48
Bảng 2.12. Tình hình kiên cố óa kênh mương trên địa bàn do Công ty thực hiện đến năm
2017 .......................................................................................................................49 Bảng
2.13. Hệ thống các CT kênh mương được đầu tư nâng cấp, sửa chữa giai đoạn
2015-2017 từ các nguồn vốn khác.................................................................................50
Bảng 2.14. Tình hình thực hiện kế hoạch tưới t êu của IMC Quảng Trị qua 3 năm
2015-2017......................................................................................................................54
Bảng 2.15. Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của IMC Quảng Trị giai đoạn
2014-2016...................................................................................................................... 58
Bảng 2.16. Kế hoạch và kết quả thực hiện nhiệm vụ công ích giai đoạn 2015-2017 ... 59
Bảng 2.17. Đặc điểm cơ bản của các đối tượng điều tra ............................................... 60
Bảng 2.18. Đánh giá của các đối tượng điều tra về công tác QLKT CTTL của IMC
Quảng Trị....................................................................................................................... 61
Bảng 2.19: So sánh giá trị trung bình đánh giá của CB lãnh đạo, quản lý IMC Quảng
Trị, CB lãnh đạo, quản lý Xí nghiệp và các phòng với CB lãnh đạo Cụm quản lý / Tổ
quản lý về công tác quản lý các CTTL tại IMC Quảng Trị........................................... 64
Bảng 2.20: So sánh giá trị trung bình đánh giá của CB lãnh đạo, quản lý IMC Quảng Trị,
CB lãnh đạo, quản lý Xí nghiệp và các phòng với CB HTX dùng nước về công tác
quản lý các CTTL tại IMC Quảng Trị........................................................................... 66
v
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của IMC Quảng Trị 29
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ tổ chức hệ thống quản lý TL trên địa bàn tỉnh Quảng Trị 36
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ Quy trình lập kế hoạch 80
vi
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam từ lâu vẫn được biết đến là một quốc gia có nền sản xuất nông nghiệp
(SXNN) là chủ yếu với một số sản phẩm nông nghiệp (NN) có chất lượng trên thị
trường quốc tế. Hội nhập quốc tế đã dẫn tới một xu hướng tất yếu là sự chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo hướng tăng tỉ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỉ trọng NN, đẩy mạnh
quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Để phù hợp với xu thế đó Đảng và
Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm giảm tỉ trọng NN theo hướng bền
vững. Có nghĩa là chú trọng vào mặt chất lượng, nâng cao giá trị gia tăng và đưa NN
lên một tầm cao mới theo hướng phát triển NN công nghệ cao, NN hữu cơ, NN sạch là
điểm tựa vững chắc cho các ngành kinh tế khác phát triển.
Trong các biện pháp được áp dụng thì thủy lợi (TL) là biện pháp có tầm quan
trọng bậc nhất tạo điều kiện cho NN phát triển. Hệ thống các công trình thủy lợi
(CTTL) có nhiệm vụ cung cấp nước và tiêu úng khi cần thiết. Nước đối với NN là vô
cùng quan trọng, trong dân gian đến nay vẫn còn lưu truyền câu nói: ''Nhất nước, nhì
phân, tam cần, tứ giống''. Và chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng nói rằng: “Nước cũng
có thể làm lợi, nhưng cũng có thể làm hại, nhiều nước quá thì úng lụt, ít nước quá thì
hạn hán. Nhiệm vụ của chúng ta là làm ho đất với nước điều hoà với nhau để nâng cao
đời sống nhân dân, xây dựng chủ nghĩa xã hộ ”.
Do đó, trong phát triển NN, TL cần đi trước một bước để tạo tiền đề vững chắc
cho việc nâng cao năng suất, hiệu quả cây trồng. Được sự quan tâm của Đảng và Nhà
nước, từ khi hòa bình lập lại đến nay, chúng ta đã tập rung cao mọi nguồn lực cho
công cuộc xây dựng các hệ thống CTTL. Việc nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác
(QLKT) các CTTL, phục vụ SXNN, dân sinh, kinh tế xã hội là nhiệm vụ quan trọng
luôn được Chính phủ, các Bộ ngành trung ương, đặc biệt là Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn (BNN&PTNT) ưu tiên quan tâm và chỉ đạo thực hiện.
Bằng nhiều nguồn vốn khác nhau từ ngân sách trung ương, địa phương đầu tư,
nhân dân đóng góp, viện trợ quốc tế... trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã đầu tư xây dựng
hơn 500 CTTL lớn nhỏ, bao gồm: 131 hồ chứa, 204 đập dâng, 144 trạm bơm tưới, tiêu
và 25 CTTL khác. Hệ thống kênh mương các loại được xây dựng để phục vụ tưới, tiêu
với tổng chiều dài hơn 2.125 km, với tổng năng lực thiết kế tưới 47.300 ha/năm, hệ
thống tiêu nước đầu, cuối vụ cho 7.500 ha, và ngăn mặn, chống lũ sớm cho 13.000
ha... Trong đó Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Quản lý, khai thác công
1
trình TL (IMC) Quảng Trị quản lý 16 hồ chứa, 02 đập dâng, 20 trạm bơm, 07 công
trình (CT) ngăn mặn và hơn 700km kênh, phục vụ tưới cho 15.000ha đất canh tác [20].
Trong những năm qua, hệ thống các CTTL đã góp phần to lớn trong việc nâng
cao năng suất cây trồng, phục vụ dân sinh và các ngành kinh tế khác. Tuy nhiên hiện
nay công tác QLKT các CTTL trên địa bàn tỉnh Quảng Trị còn tồn tại những bất cập,
hạn chế, chưa đạt hiệu quả cao, chưa đáp ứng được nhu cầu đặt ra. Chính vì vậy, để có
thể phát huy hết năng lực của các CTTL thì vấn đề đặt ra là cần làm gì để nâng cao
hiệu quả QLKT hệ thống CTTL.
Để góp phần vào việc nghiên cứu nhằm đáp ứng yêu cầu vừa thiết thực, vừa cấp
bách trước mắt, vừa cơ bản lâu dài đối với vấn đề nâng cao năng lực QLKT hệ thống
các CT hiện có trên địa bàn tỉnh nói chung và tại IMC Quảng Trị nói riêng là một
nhiệm vụ hết sức quan trọng và cần thiết. Xuất phát từ tính cấp thiết của vấn đề nêu
trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi
tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý, khai thác công trình
thủy lợi Quảng Trị”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng quản lý các ông trình thủy lợi tại IMC Quảng Trị giai đoạn
2015-2017, đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi tại
Công ty trong thời gian đến.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý các công trình
thủy lợi;
- Phân tích thực trạng quản lý các công trình thủy lợi tại IMC Quảng Trị giai
đoạn 2015-2017;
- Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi tại IMC
Quảng Trị đến năm 2025.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Là những vấn đề liên quan đến công tác QLKT các CTTL tại IMC Quảng Trị.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Về mặt không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu chủ yếu là công tác QLKT
CTTL tại IMC Quảng Trị;
2
+ Về mặt thời gian: Đề tài nghiên cứu, phân tích công tác QLKT các CTTL giai
đoạn 2015-2017.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp, sơ cấp
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Được thu thập từ IMC Quảng Trị và
một số đơn vị QLTN trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Được thu thập từ điều tra phỏng vấn trực
tiếp 04 cán bộ lãnh đạo IMC Quảng Trị và 06 cán bộ lãnh đạo các Xí nghiệp trực
thuộc, 15 cán bộ cụm quản lý thủy nông (15 người/35 cụm), và 35 người thuộc các tổ
hợp tác dùng nước (35 người/304 HTX và tổ hợp tác dùng nước). Tổng số mẫu điều
tra là 60 mẫu.
Nội dung thu thập số liệu của các đối tượng điều tra được thể hiện ở phụ lục 01
phiếu điều tra công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Quảng
Trị, bao gồm: các thông tin chung như đối tượng, họ và tên người được điều tra, giới
tính, tuổi, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bộ phận công tác, cán bộ quản lý hay nhân
viên, kinh nghiệm công tác. Các thông tin về công trình thủy lợi như loại công trình
đang quản lý, năm xây dựng, năm tu bổ, thông số kỹ thuật công trình. Phần đánh giá
công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi gồm 25 câu hỏi thuộc 5 lĩnh vực như
Đánh giá công tác tổ chức/ phân cấp quản lý, Đánh giá quy trình vận hành công trình,
Đánh giá công tác duy tu, sửa chữa công trình, Đánh giá công tác quản lý khai thác, sử
dụng nước, và Đánh giá chung công tác quản lý khai t ác công trình thủy lợi trên địa
bàn tỉnh Quảng Trị. Ngoài ra còn có các câu hỏi mở về nhận xét tình hình quản lý khai
thác công trình thủy lợi trên địa bàn về kinh tế, xã hội và các vấn đề khác, những tồn
tại, vướng mắc, và những giải pháp cần thiết để công tác quản lý khai thác công trình
thủy lợi được tốt hơn trong thời gian đến.
4.2. Phương pháp tổng hợp, phân tích
- Phương pháp thống kê mô tả: Tập hợp các số liệu và thông tin đã thu thập
được, chọn lọc và thống kê những thông tin cần thiết.
- Phương pháp phân tổ: phân các chỉ tiêu nghiên cứu thành các tổ theo các tiêu
thức khác nhau để phân tích, đánh giá và so sánh qua không gian, thời gian.
- Phương pháp so sánh: Sau khi thu thập và phân tích các số liệu cần thiết sẽ
tiến hành so sánh qua các thời kỳ.
- Phương pháp hạch toán kinh tế: Dựa trên cơ sở tính toán các chỉ tiêu kinh tế
như chi phí, doanh thu, lợi nhuận để hạch toán doanh thu, lỗ lãi.
3
- Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: thu thập thông tin từ các chuyên gia
quản lý, các tài liệu đã công bố nhằm hệ thống cơ sở lý luận, thực tiễn, xây dựng quan
điểm, định hướng, chiến lược và rút ra các kết quả, hạn chế và nguyên nhân nhằm đề
xuất giải pháp.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn được chia làm 3 chương nội dung:
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý CTTL
- Chương 2: Thực trạng công tác quản lý CTTL của IMC Quảng Trị
- Chương 3: Định hướng, mục tiêu và hệ thống giải pháp hoàn thiện công tác
quản lý CTTL tại IMC Quảng Trị
4
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
1.1. Cơ sở lý luận về công trình thủy lợi
1.1.1. Khái niệm về thủy lợi, công trình thủy lợi
TL là một thuật ngữ, tên gọi truyền thống của việc nghiên cứu khoa học công
nghệ, đánh giá, khai thác sử dụng, bảo vệ nguồn tài nguyên nước và môi trường,
phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai. TL còn có tác dụng chống lại sự cố kết đất. TL
thường được nghiên cứu cùng với hệ thống tiêu thoát nước, hệ thống này có thể là tự
nhiên hay nhân tạo để thoát nước mặt hoặc nước dưới đất của một khu vực cụ thể [12],
[13].
TL theo nghĩa chung nhất là những biện pháp nhằm khai thác tài nguyên nước
một cách hợp lý nhằm mang lại lợi ích cho cộng đồng. Những biện pháp khai thác
nước bao gồm: khai thác nước mặt và nước ngầm thông qua các hệ thống bơm hoặc
cung cấp nước tự chảy. Sử dụng tài nguyên nước một cách hợp lý có nghĩa là tận dụng
những đặc tính hữu ích mà nó mang lại, mặt khác đấu tranh phòng chống và hạn chế
những thiệt hại do nước gây ra đối với sản xuất và đời sống. Những lợi ích mà nguồn
nước đem lại vô cùng to lớn và có ý nghĩa đặc biệt trong phát triển kinh tế, phục vụ đời
sống dân sinh, bao gồm nước dùng cho phát triể NN (trồng trọt, nuôi trồng thủy
sản…), phát triển tiểu – thủ công nghiệp, phục vụ si oạt, tạo cảnh quan phát triển
du lịch, cải tạo môi trường sinh thái… [13].
TL là tổng hợp các giải pháp nhằm tích trữ, điều hòa, phân phối, cấp, tưới, tiêu
và thoát nước phục vụ SXNN, nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối; kết hợp cấp, tiêu,
thoát nước cho sinh hoạt và các ngành kinh tế khác; góp phần phòng, chống thiên tai,
bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) và bảo đảm an ninh nguồn
nước [9].
CTTL là CT hạ tầng kỹ thuật TL bao gồm đập, hồ chứa nước, cống, trạm bơm,
hệ thống dẫn, chuyển nước, kè, bờ bao TL và CT khác phục vụ QLKT TL [9].
Hệ thống CTTL: Bao gồm các CTTL có liên quan trực tiếp với nhau về mặt
khai thác và bảo vệ trong một khu vực nhất định. Hệ thống CTTL bao gồm: CT đầu
mối, mạng lưới kênh mương, các CT trên kênh… [12], [13].
a) CTTL đầu mối: là CTTL ở vị trí khởi đầu của hệ thống tích trữ, điều hòa,
phân phối, cấp, điều tiết nước hoặc CT ở vị trí cuối của hệ thống tiêu, thoát nước [9].
5
- Hồ chứa nước: Giữ nước mưa và dòng chảy của sông suối trong mùa mưa để
sử dụng trong mùa khô. Hồ chứa nước thường bao gồm các hạng mục: Đập ngăn nước,
đập tràn xả nước thừa, cống lấy nước vào kênh dẫn...
- Đập dâng: Ngăn nước của sông, suối để tạo mực nước cần thiết chảy trong
kênh mương đến các khu cần tưới. Đập dâng cùng với cống lấy nước đầu kênh tạo
thành cụm đầu mối CT đập dâng nước.
- Cửa lấy nước không đập: Là hình thức lấy nước trực tiếp từ khe suối vào kênh
dẫn đến các khu tưới mà không cần có đập dâng.
- Trạm bơm: Trạm bơm nước từ nguồn nước vào kênh hoặc đường ống dẫn
phục vụ sản xuất, dân sinh, (bao gồm bơm điện, bơm dầu, bơm thuỷ luân...).
b) Mạng lưới kênh mương
Kênh đất, kênh lát mái, kênh xây gạch, đá, kênh bê tông, kênh bằng đường ống
các loại… (có độ dốc đảm bảo dẫn nước tự chảy thông suốt từ đầu mối đến mặt ruộng
hoặc nơi cần cấp nước, tiêu nước). Kênh mương tưới là kênh mương làm nhiệm vụ
dẫn nước tưới từ đầu mố đến mặt ruộng hoặc nơi cần cấp nước. Mạng lưới kênh
mương được chia thành các cấp kênh: kênh chính (kênh cấp I) dẫn nước từ đầu mối
cấp vào các kênh nhánh (cấp II). Kênh nhánh cấp II cấp nước vào kênh nhánh cấp III.
kênh nhánh cấp III cấp nước vào kênh nội đồng. Kênh mương tiêu là kênh mương làm
nhiệm vụ tiêu thoát nước chống sói lở, ngập úng.
c) Các CT trên kênh
Cống lấy nước đầu kênh, bể lắng cát kết hợp tràn xả nước thừa khi có lũ, tràn
qua kênh, kết hợp tràn nước thừa trong kênh, ống dẫn xi phông, cầu máng, CT chia
nước, cống tiểu câu.
1.1.2. Vai trò, vị trí của CT TL trong SXNN và đời sống xã hội
Hệ thống CTTL là một trong những loại cơ sở hạ tầng thiết yếu thiết lập những
tiền đề cơ bản và tạo ra môi trường thuận lợi, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế xã
hội của đất nước. Đầu tư cho TL vừa để kích cầu vừa để phát triển kinh tế. Kinh
nghiệm cho thấy ở đâu có TL thì ở đó có sản xuất phát triển và đời sống nhân dân ổn
định. TL thực hiện tổng hợp các biện pháp sử dụng các nguồn lực của nước trên mặt
đất, dưới mặt đất để phục vụ SXNN, sinh hoạt nông thôn, đồng thời hạn chế tác hại
của nước gây ra cho sản xuất và sinh hoạt của nông dân. Như vậy, TL hóa là một quá
trình lâu dài nhưng có ý nghĩa to lớn đối với việc phát triển nền NN đất nước.
NN theo nghĩa rộng bao gồm trồng trọt, chăn nuôi, chế biến, lâm nghiệp, ngư
nghiệp… tất cả các hoạt động này đều rất cần có nước. Nền kinh tế nước ta phụ thuộc
6
rất nhiều vào thiên nhiên, nếu như thời tiết khí hậu thuận lợi thì đó là môi trường thuận
lợi để NN phát triển nhưng khi gặp những thời kỳ mà thiên tai khắc nghiệt như hạn
hán, bão lụt thì sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với đời sống của nhân dân đặc biệt
đối với sự phát triển của ngành NN nói chung và cây lúa nói riêng, bởi vì lúa là một
trong những mặt hàng xuất khẩu quan trọng của nước ta. Vì vậy mà hệ thống TL có
vai trò tác động rất lớn đối với nền kinh tế của đất nước như sau:
+ Tưới, tiêu nước phục vụ SXNN và dân cư
- Nhờ có hệ thống TL mà có thể cung cấp nước cho những khu vực bị hạn chế
về nước tưới cho NN đồng thời khắc phục được tình trạng khi thiếu mưa kéo dài và
gây ra hiện tượng mất mùa trong sản xuất. Mặt khác nhờ có hệ thống TL cung cấp đủ
nước cho đồng ruộng từ đó tạo ra khả năng tăng vụ, tăng hệ số quay vòng sử dụng đất.
Nhờ có nước tưới chủ động nhiều vùng đã tăng vụ mùa trong sản xuất. Hiện nay do có
sự quan tâm đầu tư một cách thích đáng của Đảng và Nhà nước từ đó tạo cho ngành
TL có sự phát triển đáng kể và góp phần vào vấn đề xoá đói giảm nghèo, tăng sản
lượng lương thực và xuất khẩu thu ngoại tệ... Ngoài ra, nhờ có hệ thống TL cũng góp
phần vào việc chống hiện tượng sa mạc hoá.
- Tăng năng suất cây trồng, tạo điều kiện thay đổi cơ cấu NN, giống loài cây
trồng, vật nuôi, làm tăng giá trị tổng sản lượng của khu vực.
- Cải thiện chất lượng môi trường và điều iện sống của nhân dân nhất là những
vùng khó khăn về nguồn nước, tạo ra cảnh quan mớ .
+ Đê có vai trò lớn trong việc phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ngăn mặn, giữ
ngọt phục vụ SXNN và sinh hoạt dân cư
TL góp phần to lớn vào việc phòng chống lũ lụt vào mùa mưa lũ lớn và ngăn
mặn xâm thực, giữ nguồn nước ngọt ổn định để phục vụ sản xuất và đời sống dân cư
do xây dựng các CT đê điều ... từ đó bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân và tạo
điều kiện thuận lợi cho họ tăng gia sản xuất.
- Về đê sông: Hệ thống bờ bao đê sông có vai trò lớn trong việc ngăn lũ vào
mùa mưa, chống được lũ sớm, lũ tiểu mãn để bảo vệ vụ lúa Hè – Thu và các điểm dân
cư trong vùng kiểm soát lũ. Trong điều kiện hiện nay do trên nhiều sông lớn phát triển
nhiều thủy điện hồ đập nên đê sông có khả năng phòng chống lũ lụt khi các hồ đập xả
thoát và điều tiết nước vào mùa mưa.
- Về đê biển: Hệ thống đê biển có thể ngăn mặn và triều tần suất cao khi gặp
bão tố, sóng thần hay các hiện tượng thiên nhiên nước dâng khác.
+ Cấp nước sinh hoạt, công nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản
7
Đi đôi với mở rộng diện tích tưới nước để đảm bảo nước ngọt quanh năm cho
nhiều vùng rộng lớn ở cả đồng bằng, trung du, miền núi, tạo điều kiện phân bổ lại dân
cư, phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, phát triển thuỷ sản.
Ngoài việc cung cấp nước phục vụ SXNN, hệ thống TL còn cung cấp nước sạch
ở nông thôn, đô thị, khu đô thị, khu công nghiệp,… Bên cạnh đó hệ thống TL còn đảm
bảo nguồn nước cho nuôi trồng thuỷ sản nội địa và tạo điều kiện cho mở rộng diện tích
nuôi trồng thuỷ sản vùng nước ngọt, nước lợ.
+ Bảo vệ, cải tạo môi trường sinh thái và phát triển thuỷ điện
- Các hồ đập được xây dựng ở mọi miền đã làm tăng độ ẩm, điều hoà dòng
chảy, tạo điều kiện để ổn định cuộc sống định canh định cư để giảm đốt phát rừng. Các
trục kênh tiêu thoát nước của các hệ thống thuỷ nông đã tạo nguồn nước ngọt, tiêu
thoát nước thải cho nhiều đô thị, thành phố.
- Song hành với hệ thống tưới, tiêu, đê điều và đường thi công, CTTL đã góp
phần hình thành mạng giao thông thuỷ, bộ rộng khắp. Đã cải tạo các vùng đất, nước
chua phèn, mặn ở đồng bằng, nhiều vùng đất “chiêm khe mùa thối” mà trước đây
người dân phải sống trong cảnh “6 tháng đi chân, 6 tháng đi tay”, thành những vùng 2
vụ lúa ổn định có năng suất cao, phát triển được mạng đường bộ, bảo vệ được cây lưu
niên, có điều kiện ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng.
- Các hồ chứa có tác động tích cự ải tạo điều kiện vi khí hậu của một vùng, làm
tăng độ ẩm không khí, độ ẩm đất, tạo nên các thảm thực vật chống xói mòn, rửa trôi
đất đai.
- Bên cạnh đó các hồ chứa có vai trò to lớ p át triển hệ thống thủy điện quốc gia,
phục vụ phát triển đất nước.
+ Hệ thống TL có vai trò quan trọng trong xoá đói giảm nghèo, xây dựng
nông thôn mới
TL nói chung và các hệ thống thủy nông nói riêng đã đóng góp đáng kể vào
việc xóa đói giảm nghèo ở nông thôn, nhất là ở miền núi, vùng sâu, vùng xa.
Tóm lại, hệ thống TL có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống nó góp
phần vào việc ổn định kinh tế và chính trị tuy nó không mang lại lợi nhuận một cách
trực tiếp nhưng nó cũng mang lại những nguồn lợi gián tiếp như việc phát triển ngành
này thì kéo theo rất nhiều ngành khác phát triển theo. Từ đó tạo điều kiện cho nền kinh
tế phát triển và góp phần vào việc đẩy mạnh công cuộc CNH - HĐH đất nước.
1.1.3. Đặc điểm của CTTL
Xuất phát từ đặc điểm của công tác TL, mục đích sử dụng, hệ thống CTTL có
những đặc điểm sau:
8
- Hệ thống CTTL phục vụ cho nhiều đối tượng. Ngoài nhiệm vụ chính là phục
vụ cho nhu cầu tưới tiêu NN thì nhiệm vụ cung cấp nước cho các khu công nghiệp, cấp
nước sinh hoạt, thủy sản, tiêu nước cho các khu dân cư và khu công nghiệp, giao
thông, du lịch,…
- Chứa đựng rất nhiều lĩnh vực khoa học kỹ thuật xây dựng khác nhau. Ngoài
công tác quản lý và sử dụng, các CTTL còn mang tính chất quần chúng. Đơn vị quản
lý phải dựa vào dân, vào chính quyền địa phương để làm tốt việc điều hành tưới, tiêu,
thu TL phí, tu sửa bảo dưỡng CT và bảo vệ CT. Do đó, đơn vị QLKT các CTTL không
những phải làm tốt công tác chuyên môn mà còn phải làm tốt công tác vận động quần
chúng nhân dân tham gia khai thác và bảo vệ CT trong hệ thống.
- Hệ thống CTTL nhằm cải tạo thiên nhiên, khai thác các mặt lợi và khắc phục
các mặt hại để phục vụ cho nhu cầu của con người.
- Hệ thống CTTL nằm rải rác ngoài trời, trên diện rộng, có khi qua các khu dân
cư, nên ngoài tác động của thiên nhiên, còn chịu tác động của con người. Hệ thống
CTTL thường xuyên đối mặt trực tiếp với sự tàn phá của thiên nhiên, trong đó có sự
phá hoại thường xuyên và sự p á ại bất thường.
- Vốn đầu tư xây dựng các CT thường là rất lớn. Hệ thống CTTL có giá trị lớn
tuy nhiên vốn lưu động ít, lại quay vòng hậm. Để có kinh phí hoạt động, có những lúc
các đơn vị quản lý CT thường phải vay ngân hàng và trả lại cao. Các CTTL không
được mua bán như các CT khác. Do đó hình thức tốt nhất để quản lý và sử dụng các
CTTL là cộng đồng cùng tham gia.
- Các CTTL phục vụ đa mục tiêu, trong đó tưới tiêu phục vụ cho SXNN, cấp
nước sinh hoạt, thủy sản, sản xuất công nghiệp, phát điện, giao thông, du lịch, chống
lũ, ngăn mặn, cải tạo đất, môi trường sinh thái. CTTL là kết quả tổng hợp và có mối
quan hệ mật thiết hữu cơ về lao động của rất nhiều người trong nhiều lĩnh vực, bao
gồm từ các công tác quy hoạch, nghiên cứu khoa học, khảo sát, thiết kế, chế tạo, thi
công, đến QLKT.
- Sản phẩm của công tác khai thác CTTL là hàng hóa đặc biệt có tính chất đặc
thù riêng biệt. Sản phẩm là khối lượng nước tưới, tiêu phục vụ cho nhu cầu SXNN,
công nghiệp, nuôi trồng thủy sản và cho sinh hoạt. CTTL muốn phát huy hiệu quả phải
được xây dựng kênh mương đồng bộ khép kín từ đầu mối đến tận ruộng. Mỗi CT, hệ
thống CTTL chỉ phục vụ cho một vùng nhất định theo thiết kế không thể di chuyển từ
vùng đang thừa nước đến vùng thiếu nước theo yêu cầu thời vụ, phải đều có một tổ
chức Nhà nước, tập thể hay cá nhân trực tiếp quản lý, vận hành theo yêu cầu của các
9
hộ sử dụng. Nhiều nông dân được hưởng lợi từ một CTTL hay nói cách khác một
CTTL phục vụ cho nhiều người dân trong cùng một khoảng thời gian.
1.2. Cơ sở lý luận về quản lý CTTL
1.2.1. Một số khái niệm
+ Quản lý: là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối
tượng và kháng thể quản lý nhằm sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực, các thời cơ của
tổ chức để đạt mục tiêu đặt ra trong điều kiện môi trường luôn biến động. Quản lý là
một phạm trù với tính chất là một loại lao động xã hội hay lao động chung được thực
hiện ở quy mô lớn. Quản lý được phát sinh từ lao động, không tách rời với lao động và
bản thân quản lý cũng là một loại hoạt động lao động, bất kỳ hoạt động nào mà do một
tổ chức thực hiện đều cần quản lý nhằm phối hợp những hoạt động cá nhân thực hiện
những chức năng chung. Quản lý có thể được hiểu là các hoạt động nhằm bảo đảm
hoàn thành công việc qua nỗ lực của người khác [12].
+ Quản lý CTTL: là quá trình lập kế hoạch, tổ chức điều hành hệ thống CTTL
theo một quy hoạch phù hợp, bao gồm công tác kế hoạch hóa, điều hành bộ máy, quản
lý điều hành, duy tu CT, quản lý tài sản và tài chính và kiểm tra, kiểm soát các quá
trình vận hành [12].
Quản lý CTTL là một nghệ thuật điều hành xây dựng hệ thống hoạt động
nghiên cứu triển khai, thiết kế, duy tu bảo dưỡng CTTL và kết hợp tổng thể các nguồn
nhân lực với các nguồn vật chất thông qua một chu trình khép kín của CT, bằng việc
sử dụng các kỹ năng quản lý nhằm đạt được nhữ g mục tiêu như thiết kế ban đầu và
mục đích phục vụ của CT, đồng thời nhằm bảo đảm p át huy hết năng lực và công suất
làm việc của các CTTL.
Các CTTL được quản lý theo pháp lệnh khai thác và bảo vệ CTTL. Cần phải
ban hành các luật cụ thể về khai thác sử dụng các CTTL để hướng các cá nhân, các
công ty, doanh nghiệp có các hoạt động kinh doanh sản xuất phù hợp với mục đích bảo
vệ CT. CTTL cần phải giao cho các tổ chức của địa phương đặc biệt quan tâm tới cộng
đồng quản lý dưới các hình thức ban tự quản và nhóm sử dụng nước. Mặt khác, phải
điều tra hiện trạng các CTTL, lên quy hoạch duy tu bảo dưỡng, sửa chữa và bảo vệ
CT. Khẩn trương tiến hành các chương trình dự án duy tu, sữa chữa, nâng cấp và làm
mới các CT để đảm bảo cho sự phát triển.
+ Khai thác: là tổng hợp những hoạt động để những sản vật có sẵn trong tự
nhiên, những đối tượng nhân tạo được sử dụng một cách hợp lý nhằm tận dụng hết khả
năng tiềm tàng vào phục vụ mục đích của con người [12].
10
+ Khai thác CTTL: là việc khai thác, sử dụng tiềm năng và lợi thế của CTTL để
phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường [12].
1.2.2. Các bước quản lý CTTL
Trong công tác quản lý CTTL gồm các bước sau:
- Lập kế hoạch: Là một hoạt động của quá trình quản lý mà con người cần
hướng vào mục tiêu để đạt được mục đích chung.
- Tổ chức: Là quá trình liên quan đến mục tiêu, kế hoạch và xác định trao trách
nhiệm quyền quản lý cho các tổ chức cá nhân để có hiệu quả nhất.
- Điều hành, vận hành: Là những hoạt động để xác định phạm vi, quyền hạn ra
quyết định, phân bổ và sử dụng các nguồn lực hợp lý, tăng cường quản lý có sự tham
gia của cộng đồng và đảm bảo đúng mức độ, mục đích.
- Thúc đẩy: Nhằm tìm ra được những mặt lợi để thúc đẩy cộng đồng tham gia
quản lý sử dụng có hiệu quả nhất.
- Kiểm soát và theo dõi: Là quá trình theo dõi, đánh giá kết quả đạt được.
1.2.3. Nội dung công tác quản lý CTTL
1.2.3.1. Tổ chức bộ máy QLKT CTTL
CTTL có vai trò đặc biệt quan trọng không những phục vụ trong SXNN mà còn
có vai trò lớn trong việc cung cấp nước, tiêu nước phục vụ đời sống nhân dân, cung
cấp nước cho các ngành khác phát triển như công nghiệp, dịch vụ,… Nếu quản lý và
sử dụng không hợp lý, các CTTL có thể gây ra những hậu quả nặng nề cho xã hội, đặc
biệt là lũ lụt. Chính vì thế, nhà nước cần có các quy định cụ thể trong việc tổ chức
QLKT CTTL. Như vậy, tổ chức QLKT CTTL của địa phương được giao cho UBND
tỉnh chịu trách nhiệm QLKT. Tùy thuộc các địa phương khác nhau, công tác tổ chức
QLKT CTTL khác nhau nhưng Sở NN&PTNT là cơ quan trực tiếp được UBND tỉnh
giao phó công tác tổ chức quản lý, vận hành các CTTL trên địa bàn tỉnh.
Tổ chức quản lý CTTL có thể bao gồm nhiều bên liên quan khác nhau. Khi
phân tích đánh giá công tác quản lýCTTL cần phải xác định cụ thể chức năng, phạm vi
và nhiệm vụ của tổ chức trong mối quan hệ chặt của các đơn vị khác.
1.2.3.2. Công tác quản lý CT
a) Đo đạc, quan trắc, giám sát, kiểm tra, kiểm định, đánh giá an toàn CTTL;
b) Quản lý, tổ chức bảo trì, đầu tư nâng cấp, xây dựng mới, hiện đại hóa, xử lý
khắc phục sự cố CT, máy móc, thiết bị; cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ CTTL;
c) Trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện
phương án ứng phó thiên tai và phương án bảo vệ CTTL;
11
d) Lập, lưu trữ hồ sơ kỹ thuật về quản lý CTTL.
1.2.3.3. Công tác quản lý nước [9]
a) Thu thập thông tin dự báo khí tượng thủy văn; đo đạc, quan trắc khí tượng
thủy văn chuyên dùng trên lưu vực; quan trắc, dự báo, cảnh báo lũ, ngập lụt, úng, hạn
hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, số lượng, chất lượng nước; kiểm kê nguồn nước trong
hệ thống CTTL, phân tích nhu cầu sử dụng nước;
b) Lập và tổ chức thực hiện kế hoạch tích trữ, điều hòa, chuyển, phân phối, cấp,
tưới, tiêu, thoát nước, sử dụng nước; kiểm soát chất lượng nước, xâm nhập mặn; thực
hiện phương án ứng phó thiên tai;
c) Bảo vệ môi trường, chất lượng nước trong phạm vi bảo vệ CTTL; kiểm tra,
kiểm soát việc xả chất thải, nước thải vào CTTL;
d) Lập, lưu trữ hồ sơ kỹ thuật về quản lý, phân phối nước trong hệ thống CTTL.
1.2.3.4. Công tác quản lý kinh tế
a) Tổ chức lập, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm
quyền ban hành, áp dụng các định mức kinh tế - kỹ thuật phục vụ QLKT CTTL;
b) Tổ chức xây dựng và thực hiện kế hoạch cung cấp sản phẩm, dịch vụ TL;
c) Ký kết, nghiệm thu, t anh lý hợp đồng cung cấp, sử dụng dịch vụ TL;
d) Xây dựng mô hình tổ chức hợp lý để QLKT và bảo vệ CTTL và các nguồn
lực được giao;
đ) Định kỳ đánh giá hiệu quả QLKT và bảo vệ CTTL; xây dựng và tổ chức thực
hiện kế hoạch khai thác tổng hợp, mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ để phát huy năng
lực CTTL;
e) Lập, lưu trữ hồ sơ về quản lý tài sản, tài chính.
1.2.4. Các tiêu chí đánh giá quản lý CTTL
1.2.4.1. Các tiêu chí phản ánh kết quả công tác quản lý CTTL
Để đánh giá kết quả công tác quản lý CTTL, trong khuôn khổ luận văn này tôi
sử dụng các tiêu như:
- Mức độ hoàn thành kế hoạch do công tác quản lý đề ra như kế hoạch tưới tiêu,
kế hoạch vận hành công trình, kế hoạch du tu, sửa chữa, kế hoạch phân cấp quản lý,…
- Mức độ thực hiện kế hoạch đề ra theo số tương đối và số tuyệt đối. Ngoài ra,
việc đánh giá mức độ thực hiện các hoạt động quản lý có thể được thực hiện thông qua
khảo sát các bên liên quan. Sử dụng bảng hỏi để thu thập ý kiến của họ về việc thực
hiện các nội dung cụ thể của quản lý CTTL. Mức độ thực hiện thường được đánh giá
theo thang đo Likert 5 mức độ.
12
1.2.4.2. Các tiêu chí phản ánh hiệu quả công tác quản lý CTTL
Đánh giá hiệu quả là chỉ tiêu tổng hợp, đối với công tác quản lý CTTL, thể hiện
ở các tiêu chí sau:
+ Hiệu quả của tổ chức bộ máy được xác định bởi hai yếu
tố: - Tổ chức bộ máy khoa học.
- Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức.
• Tính khoa học của tổ chức bộ máy được thể hiện qua các đặc tính:
- Khách quan: tính pháp lý của tổ chức bộ máy;
- Hợp lý: cơ cấu tổ chức bộ máy;
- Đồng bộ: mối tương quan giữa chức năng, nhiệm vụ với việc bố trí lao động;
- Hiệu quả: đảm bảo hoàn thành các chức năng nhiệm vụ được giao với chi
phí tiết kiệm, khôn lãng phí nguồn lực.
Để đạt được những yêu cầu trên, một trong những yếu tố quan trọng là phải xác
định được chức năng, nhiệm vụ của tổ chức bộ máy, xác định số phòng ban, biên chế
cần thiết đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trên cơ sở tiêu chuẩn hoá theo
chức danh đối với cán bộ công c ức. Mỗi cán bộ, công chức phải có trình độ chuyên
môn, lý luận chính trị, ngoại ngữ tương ứng để đảm nhận công việc mà bộ máy tổ chức
yêu cầu. Việc xác định chức danh án bộ, công chức thực chất là phân công cán bộ,
công chức theo vị trí lao động trong bộ máy và xác định trách nhiệm, thẩm quyền
trước bộ máy và pháp luật.
• Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức:
Trong thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ công c ức có phẩm chất tốt, đủ năng
lực thì ngành đó, đơn vị đó hoạt động hiệu quả. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,
công chức phải tiến hành chặt chẽ: đúng trình độ, năng lực cán bộ, công chức đồng
thời có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng kiến thức mà cán bộ đang yếu, đang thiếu.
+ Hiệu quả khai thác các CTTL
Chỉ tiêu này thể hiện hiệu quả tưới, tiêu và cung cấp nước cho các lĩnh vực cho
xã hội. Ở đây chúng ta có thể đánh giá hiệu quả của công tác quản lý qua hiệu quả kinh
tế của công ty, là hiệu của kết quả sau khi trừ đi chi phí, nó chính là phần thu nhập
hoặc lợi nhuận của công ty có được trong quá trình hoạt động.
Trong lĩnh vực thủy lợi, hiệu quả lớn nhất có được là hiệu quả về mặt xã hội và
môi trường. Hiệu quả xã hội thể hiện ở khía cạnh hoạt động công ích của công ty cung
cấp nước tưới cho ngành nông nghiệp, thủy sản; nước sản xuất cho ngành công nghiệp
và nước sinh hoạt cho xã hội. Hiệu quả xã hội ở đây còn tính đến mức độ điều tiết lũ
13
lụt, tiêu nước lũ, ngăn mặn, giữ ngọt,… giảm thiệt hại về người và tài sản cho cộng
đồng, xã hội. Hiệu quả môi trường như điều hòa tiểu khí hậu các vùng có thủy lợi, đảm
bảo cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường. Trong khuôn khổ đề tài, tác giả không đề
cập và đánh giá đến hiệu quả về môi trường.
1.2.4.3. Các tiêu chí phản ánh mức độ tác động của hoạt động quản lý
Mức độ tác động của hoạt động quản lý được đánh giá thông qua các tiêu chí về
kết quả và hiệu quả đạt được.
Trong quản lý nhà nước, tác động của hoạt động quản lý được hiểu là việc xem
xét theo định kỳ một cách hệ thống và khách quan kết quả đạt được của đối tượng tác
động một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, dựa vào sự phân tích những thông tin thu được,
đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chí đã đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích
hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động.
Như vậy, đánh giá mức độ tác động không đơn thuần là sự ghi nhận thực trạng mà còn
là đề xuất những quyết định làm thay đổi thực trạng. Vì thế, đánh giá mức độ tác động
được xem là một khâu rất quan trọng, đan xen với các khâu kế hoạch và triển khai.
Đánh giá mức độ tác động còn là xem xét tính phù hợp, hiệu quả, hiệu suất, ảnh hưởng
và tính bền vững của đối tượng được đánh giá.
Mục đích của việc đánh giá mức độ tác động là để xác định tính phù hợp và mức
độ hoàn thành của kết quả đạt được so với ác mục tiêu, tính hiệu quả, những tác động
khác của kết quả.... Quá trình đánh giá cần cung cấp thông tin trung thực, khách quan
và hữu ích, cho phép lồng ghép những bài học k nh g iệm vào quá trình ra quyết định
của chủ thể quản lý và đối tượng quản lý.
Ngoài ra, mức độ tác động của hoạt động quản lý được đo lường một cách tổng
hợp thông qua các mức độ đánh giá của các đối tượng có li n quan, đặc biệt các Cụm
quản lý thủy nông, các HTX và tổ dùng nước và người dân hưởng lợi.
1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác QL CTTL
1.2.5.1. Nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp
+ Nguồn nhân lực và công tác tổ chức bộ máy QLKT CTTL
Chất lượng nguồn nhân lực, kể cả cán bộ lãnh đạo quản lý của công ty và ở
nhiều tổ chức, đơn vị chưa đáp ứng được yêu cầu. Công tác tổ chức quản trị thiếu khoa
học nên chi phí cao, năng suất lao động thấp, bộ máy cồng kềnh, chi tiền lương chiếm
phần lớn nguồn thu của doanh nghiệp. Hầu hết các đơn vị QLKT CTTL đều là doanh
nghiệp nhà nước vận hành theo cơ chế bao cấp đã hạn chế tính năng động và thiếu
động lực phát triển.
14
Đối với bộ máy quản lý Nhà nước về TL, phân giao nhiệm vụ giữa các cơ quan
quản lý nhà nước chuyên ngành còn nhiều bất cập, chồng chéo dẫn đến khó khăn trong
điều hành chỉ đạo. Một số địa phương vẫn còn có sự trùng lẫn giữa chức năng quản lý
Nhà nước và quản lý SX, chức năng quản lý nhà nước và chức năng cung cấp dịch vụ
công ích của nhà nước.
Quản lý vẫn mang nặng tính quan liêu, mệnh lệnh, không phù hợp với cơ chế
quản lý của nền kinh tế thị trường. Công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát chưa bám sát
thực tiễn và chưa được coi trọng, các thủ tục hành chính còn rườm rà.
Phương thức QLKT CTTL chậm đổi mới theo cơ chế thị trường. Cơ chế quản
lý mang tính “nửa thị trường, nửa bao cấp”, doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh
nghiệp, trong khi quản lý SX của doanh nghiệp theo cơ chế bao cấp không tạo ra động
lực để thúc đẩy phát triển.
Quản lý SX bằng phương thức giao kế hoạch, theo cơ chế bao cấp dẫn đến tư
tưởng dựa dẫm, trông chờ vào nhà nước. Quản lý tài chính theo hình thức cấp phát - thanh
toán, chưa ràng buộc chặt chẽ với cơ chế kiểm tra giám sát, đánh giá và tính công khai
minh bạch đã làm sai lệch bản chất hoạt động SX trong nền kinh tế thị trường.
Đánh giá kết quả hoạt động SX chưa dựa vào kết quả đầu ra, thanh quyết toán
chủ yếu dựa vào chứng từ, nặng về thủ tụ hành chính. Cơ chế ràng buộc quyền lợi,
trách nhiệm của người đứng đầu với hiệu quả sử dụng tiền vốn, tài sản vật tư, lao động
của nhà nước chưa rõ ràng và thiếu chặt chẽ gây ra lãng phí nguồn lực. Phân phối thu
nhập cho người lao động vẫn mang tính cào bằng dẫ đến năng suất lao động thấp, chí
phí SX cao.
Phân cấp quản lý chưa phù hợp, nên hầu hết các CTTL đều do doanh nghiệp
nhà nước quản lý đã không tạo được sân chơi cho các doanh nghiệp thuộc các thành
phần kinh tế khác tham gia nên chưa huy động được sức mạnh của các tổ chức cá nhân
ở khu vực ngoài nhà nước và của nhân dân, đặc biệt là người hưởng lợi từ CTTL.
+ Áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến trong quản lý, vận hành và khai
thác CTTL
Nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong quản lý, vận hành
CTTL giữ vai trò quan trọng trong công tác QLKT CTTL. Đầu tư trang thiết bị khoa
học công nghệ trong QLKT CTTL cao có ảnh hưởng lớn đến năng suất CT và năng
suất lao động. Hiện nay khoa học công nghệ được áp dụng trong tất cả các lĩnh vực sản
xuất kinh doanh và đời sống xã hội. Ngoài việc áp dụng tiến bộ trong QLKT CT, áp
dụng công nghệ tiên tiến trong dự báo hạn, úng, xâm nhập mặn, hỗ trợ ra quyết
15
định trong phòng chống thiên tai có tác động lớn đến công năng và hiệu suất của CT,
cũng như tính an toàn CT. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến
bảo vệ CTTL và nguồn nước ở các địa bàn hết sức quan trọng.
+ Cơ sở hạ tầng và tính đồng bộ của hệ thống CTTL
Cơ sở hạ tầng và tính đồng bộ đầy đủ của hệ thống CTTL đóng vai trò quan
trọng trong công tác QLKT CTTL. Việc chú trọng đầu tư xây dựng mới, đầu tư CT
đầu mối và đầu tư nâng cấp, hiện đại hóa, hoàn chỉnh hệ thống sao cho đồng bộ, đầy
đủ có ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác.
Ngoài ra các nhân tố về khả năng tài chính của công ty, chiến lược sản xuất
dịch vụ của công ty.
1.2.5.2. Nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
+ Diễn biến thời tiết khí tượng thủy văn có xu hướng ngày càng bất lợi, thiên tai
xảy ra ngày càng khắc nghiệt, dẫn đến việc phá huỷ hệ thống, thay đổi yêu cầu phục
vụ tưới tiêu của các CTTL. Trong thiên nhiên, sự tổng hợp các điều kiện không nơi
nào giống nhau cho nên hầu như CTTL nào cũng có những đặc điểm riêng. Thực tế
xây dựng CTTL do tài liệu thủy văn không đầy đủ, không chính xác nên CTTL được
xây dựng nhưng khả năng tháo lũ không đủ, gây nguy hiểm khi lũ lớn, nhiều trạm thủy
điện không chạy đủ công suất.
+ Sự phát triển kinh tế xã hội đã làm ho các hệ thống CTTL bị xâm hại, vùng
tưới bị xâm chiếm, nhiều hệ thống TL bị thay đổ mục tiêu nhiệm vụ và giảm sự chi
phối. Đồng thời, quá trình phát triển kinh tế xã hộ cũ g là nguyên nhân chủ yếu gây ô
nhiễm môi trường, nguồn nước trong các hệ thống CTTL.
Ngoài ra yếu tố xã hội bao gồm các đặc điểm liên quan đến người sử dụng như
tính cộng đồng, trình độ kỹ thuật, tập quán canh tác của nông dân cũng ảnh hưởng
không nhỏ tới việc quản lý CTTL.
1.3. Tổng quan về công tác QLKT các CTTL ở nước ta
1.3.1. Những văn bản pháp quy về QLKT hệ thống CTTL
Trong những năm vừa qua, Nhà nước và Bộ NN&PTNT đang từng bước, cũng
cố và hoàn thiện về khung pháp lý và các văn bản hành chính hỗ trợ cho công tác
QLKT các hệ thống tưới tiêu như: Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ CTTL số
32/2001/PLUBTVQH10 ngày 4/4/2001, Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày
28/11/2003; Nghị định 115/2008/NĐ-CP ngày 14/11/2008; Nhằm đồng bộ và thực
hiện các nội dung của Nghị định 115/2008/NĐ-CP, Bộ NN&PTNT đã ban hành, Chỉ
thị số 1268/CT-BNN-TL ngày 2/5/2009 về việc tăng cường công tác QLKT CTTL;
16
Thông tư số 65/2009/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 10 năm 2009 Hướng dẫn tổ chức
hoạt động và phân cấp QLKT CTTL; Để thống nhất, hỗ trợ các chính sách trên Thông
tư số 11/2009/TT-BTC ngày 21/01/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn đặt hàng, giao
kế hoạch đối với các đơn vị làm nhiệm vụ QLKT CTTL và quy chế quản lý tài chính
của công ty nhà nước làm nhiệm vụ QLKT CTTL đã phản ánh được hoạt động của các
đơn vị QLKT CTTL thông qua quản lý nguồn nước và quản lý hạch toán tài chính làm
cơ sở cấp bù TL phí. Về quản lý hoạt động, tổ chức doanh nghiệp khai thác CTTL:
Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ Quy định
quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và
tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và Quyết định số 224/2006/QĐ-TTg ngày
06 tháng 10 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế giám sát và
đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước đã tạo hành lang pháp lý cho
việc củng cố và ổn định tổ chức của các doanh nghiệp QLKT CTTL. Quyết định số
2891/QĐ-BNN-TL ngày 12/10/2009 của Bộ trưởng Bộ NN và PTNT Hướng dẫn xây
dựng định mức kinh tế kỹ thuật trong công tác QLKT và bảo vệ CTTL và tiếp theo là
Thông tư số 56/2010/TT-BNNPTNT ngày 01 tháng 10 năm 2010 của Bộ NN và PTNT
Quy định một số nội dung trong ạt động của các tổ chức QLKT CTTL; Thông tư số
40/2011/TT-BNNPTNT ngày 27/5/2011 quy định điều kiện, năng lực của các tổ chức,
cá nhân tham gia quản lý, vận hành các hệ thống CTTL. Đây là những văn bản quan
trọng, đã và đang được áp dụng thời gian qua, tạo cơ sở pháp lý giúp các địa phương,
các đơn vị QLKT CTTL triển khai đồng bộ các cơ chế, chính sách, đồng thời tăng
cường công tác QLKT CTTL.
Chính sách TL phí mới thực sự là một bước ngoặt rong công tác QLKT CTTL.
Nghị định số 67/2012/NĐ-CP ngày 10/09/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định 143/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ CTTL, Nghị định
lần này đã điều chỉnh mức thu phù hợp với chi phí thực tế phát sinh của các đơn vị
QLKT CTTL so với mức thu TL phí quy định tại Nghị định số 115/2008/NĐ-CP bình
quân tăng lên là 1,5 lần, đồng thời thống nhất mức thu TL phí cũng là mức cấp bù đối
với CT đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước và nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà
nước, đảm bảo 100% kinh phí miễn TL phí tăng thêm cho các đơn vị thủy nông trung
ương và các địa phương nhận trợ cấp từ ngân sách trung ương… Theo Thứ trưởng
Hoàng Văn Thắng: Với chính sách miễn TL phí mới này, đây sẽ là một trong những
giải pháp tích cực đầu tư công vào NN nông thôn, thực hiện chính sách tam nông theo
17
Nghị quyết số 26/NQ-TW khóa 10 của Ban chấp hành trung ương Đảng là một trong
những nhiệm vụ thiết thực phục vụ cho chính sách an sinh xã hội, có những tác động
mạnh mẽ về mặt chính sách vĩ mô nhằm khuyến khích người nông dân ở những vùng
còn khó khăn, hạn chế về điều kiện sản xuất tích cực đầu tư hơn cho SXNN, chuyển
dịch sản xuất từ cây lúa sang các cây trồng vật nuôi khác có hiệu quả kinh tế cao.
Trong những năm 2009-2012 gần 100 tiêu chuẩn kỹ thuật TL đã được Bộ NN
và PTNT chỉ đạo rà soát, bổ sung, nâng cấp, hoàn thiện, xây dựng mới và phổ biến
thành các tiêu chuẩn quốc gia nhằm đáp ứng được đòi hỏi phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước, hội nhập với kỹ thuật và công nghệ tiên tiến của thế giới cũng như đảm
bảo việc thích ứng với thiên tai và BĐKH. Bộ NN& PTNT đang tiếp tục xây dựng,
hoàn thiện và ban hành một số văn bản quy định về công tác kiểm tra đánh giá chất
lượng cung cấp dịch vụ tưới tiêu, chính sách tạo cơ chế chủ động cho doanh nghiệp
trong QLKT CTTL. Hệ thống đánh giá định chuẩn (Benchmarking) sẽ từng bước thể
chế hóa và triển kh i áp dụng nhằm kiểm tra đánh giá chất lượng lượng cung cấp dịch
vụ và các hoạt động của IMCs, người sử dụng nước dựa trên bộ tiêu chí phù hợp, đảm
bảo hiệu quả đầu tư và tăng iệu ích hoạt động của hệ thống tưới tiêu theohướng cấp
nước phục vụ đa mục tiêu.
1.3.2. Hiện trạng các hệ thống CTTL ở nước ta [5]
Nước ta có hệ thống TL tương đối phát triển, góp phần quan trọng tăng diện tích
gieo trồng, tăng thời vụ, cải tạo đất, đảm bảo an n nh lương thực và xuất khẩu.
Theo thống kê năm 2012, tổng diện tích đất trồ g lúa được tưới đạt trên 7,3 triệu
ha (vụ Đông Xuân 2,99 triệu ha, Hè Thu 2,05 triệu a, Mùa 2,02 triệu ha), góp phần đưa
sản xuất lương thực tăng nhanh và ổn định. Ngoài ra, các hệ thống TL còn tưới cho 1,5
triệu ha rau màu, cây công nghiệp; tạo nguồn nước cho 1,3 triệu ha đất gieo trồng;
cung cấp khoảng 6 tỷ m
3
nước phục vụ sinh hoạt và công nghiệp; ngăn mặn cho 0,87
triệu ha; cải tạo chua phèn 1,6 triệu ha và tiêu nước cho trên 1,72 triệ ha đất NN. Các
hệ thống CTTL đã hỗ trợ, tạo điều kiện phát triển đa dạng hoá cây trồng, chuyển dịch
cơ cấu trong NN .
Đến nay, đã xây dựng được hàng ngàn hệ thống CTTL, gồm: 6.648 hồ chứa các
loại, khoảng 10.000 trạm bơm điện lớn, 5.500 cống tưới tiêu lớn, 234.000 km kênh
mương, 25.960 km đê các loại. Trong đó, có 904 hệ thống TL phục vụ tưới tiêu từ 200
ha trở lên. Nhiều hệ thống CTTL lớn, như: Bắc Nam Hà, Bắc Hưng Hải, Núi Cốc,
Cấm Sơn, Cửa Đạt, Sông Mực, Kẻ Gỗ, Tả Trạch, Phú Ninh, Định Bình, Đồng Cam,
Sông Ray, Dầu Tiếng-Phước Hoà, Quản Lộ-Phụng Hiệp, Tứ Giác Long Xuyên, Ô
18
môn-Xà no, Nam Măng Thít, v.v… đã mang lại hiệu ích lớn cho đất nước. Đặc biệt
trong vòng 10 năm qua, nhiều hệ thống CTTL quy mô lớn đã và đang được đầu tư xây
dựng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ và vốn vay ODA, như: các hồ chứa nước Cửa
Đạt, Bản Mồng, Sông Sào, Ngàn Trươi, Rào Đá, Đá Hàn, Thác Chuối, Tả Trạch, Định
Bình, Vân Phong, Nước Trong, Tân Mỹ; hệ thống thủy lợi Phan Rí - Phan Thiết,
Phước Hòa, Easup Thượng, Quản Lộ - Phụng Hiệp để phục vụ cho các nhu cầu phát
triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Hệ thống CTTL đã góp phần quan trọng trong phòng chống thiên tai, như:
phòng chống lũ, chống úng, ngập cho khu vực đô thị và nông thôn, chống hạn, xâm
nhập mặn. Cả nước đã xây dựng được khoảng 6.150 km đê sông, 2500 km đê biển; hệ
thống các hồ chứa trên toàn quốc, trong đó có nhiều hồ chứa lớn (Cửa Đạt, Tả Trạch,
Dầu Tiếng, v.v…) đóng vai trò quan trọng cho phòng, chống lũ các lưu vực sông. Hệ
thống các trục tiêu lớn, các trạm bơm điện quy mô lớn đã được đầu tư, xây dựng đảm
bảo chống ngập, úng cho các khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư nông thôn.
Hệ thống thủy lợi đã góp phần đảm bảo nguồn nước để cấp nước sinh hoạt cho
đô thị, khu công nghiệp, khu vực nông thôn trên cả nước. Chỉ riêng hệ thống Dầu
Tiếng-Phước Hòa đã quy hoạch, xây dựng để cấp nước cho 5 tỉnh, thành phố, gồm:
Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An và Thành phố Hồ Chí Minh với lưu lượng
khoảng 20 m
3
/s.
Các hệ thống CTTL còn góp phần điều hòa dòng chảy cho các dòng sông, ổn
định dòng chảy mùa kiệt, bảo vệ môi trường nước, p át triển dịch vụ, du lịch.
1.3.3. Thực trạng công tác QLKT các CTTL ở ước ta
1.3.3.1. Thành tựu cơ bản trong QLKT các CTTL ở nước a [5]
a) Tổ chức quản lý nhà nước
Bộ máy quản lý nhà nước về TL từ Trung ương đến địa phương tương đối đồng
bộ, thống nhất để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về TL.
Ở Trung ương, đã thành lập Tổng cục TL trực thuộc Bộ NN và Phát triển nông
thôn thực hiện chức năng quản lý nhà nước về TL. Ở cấp tỉnh, có 62/63 tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương thành lập Chi cục TL (hoặc Chi cục TL và PCLB). Ở cấp
huyện, thành lập Phòng NN&PTNT hoặc Phòng Kinh tế thực hiện chức năng quản lý
nhà nước về TL. Nhìn chung, các cơ quan quản lý nhà nước về thủy lợi đã thực hiện
tốt chức năng tham mưu giúp việc cho các cấp lãnh đạo trong chỉ đạo, điều hành phục
vụ phát triển kinh tế-xã hội.
b) Tổ chức QLKT CTTL
19
Về quản lý các CTTL đầu mối lớn, hệ thống TL liên xã trở lên, cả nước hiện có
96 tổ chức QLKT CTTL là doanh nghiệp trực thuộc cấp tỉnh, 3 doanh nghiệp trực
thuộc Bộ NN và Phát triển nông thôn, 7 đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh và 4 Chi cục Thủy
lợi kiêm nhiệm.
Về quản lý các CTTL nhỏ và hệ thống kênh mương nội đồng, cả nước có 16.238
Tổ chức dùng nước, bao gồm các loại hình chủ yếu là: Hợp tác xã có làm dịch vụ TL
(Hợp tác xã dịch vụ NN và Hợp tác xã chuyên khâu thủy nông), Tổ chức hợp tác (Hội
sử dụng nước, Tổ hợp tác, Tổ, Đội thủy nông) và Ban quản lý (BQL) thủy nông. Trong
đó, Hợp tác xã và Tổ hợp tác là hai loại hình chính, chiếm 90% Tổ chức dùng nước.
Công tác QLKT CTTL đang từng bước đi vào nền nếp, phục vụ tốt sản xuất,
dân sinh. Hoạt động của các tổ chức QLKT CTTL cơ bản đáp ứng yêu cầu phục vụ sản
xuất, dân sinh. Một số đơn vị ở địa phương và Trung ương đã chủ động đổi mới mô
hình tổ chức và cơ chế quản lý nhằm nâng cao hiệu quả các CTTL, như: Thái Nguyên,
Tuyên Qu ng, Hà Nội, Thanh Hoá, Ninh Thuận, Bình Thuận, TP Hồ Chí Minh, An
Giang, Tiền Giang; Cty TNHHMTV Khai thác CTTL Bắc Nam Hà, v.v… 1.3.3.2.
Hạn chế, tồn tại trong QLKT các CTTL ở nước ta [5]
a) Hiệu quả QLKT CTTL còn yếu kém
Mặc dù được đầu tư lớn nhưng công tác quản lý, vận hành hệ thống CTTL còn
bộc lộ nhiều hạn chế, như: Hiệu quả quản lý thấp; bộ máy tổ chức cồng kềnh; đội ngũ
cán bộ, nhân viên có xu hướng tăng; năng suất lao động thấp, chất lượng quản trị
không cao, CT xuống cấp nhanh, vi phạm CTTL tă g và chưa được giải quyết; sử dụng
nước lãng phí.
Cơ sở hạ tầng chậm được củng cố, tỷ lệ diện tích có ưới đạt 80%, tỷ lệ cung cấp
nước cho các dịch vụ khác ít được quan tâm và phát huy hiệu quả; hạ tầng TL nội
đồng chưa đáp ứng yêu cầu SXNN theo quy trình tiên tiến hoặc khó chuyển đổi khi
thay đổi cơ cấu cây trồng.
Cơ chế vận hành mang nặng tính bao cấp, thiếu động lực để nâng cao năng suất,
đảm bảo chất lượng, đổi mới hệ thống quản trị của Công ty quản lý khai thác CTTL.
Hệ thống tài chính yếu kém, chủ yếu dựa vào nguồn thu từ ngân sách nhà nước,
phương thức cấp phát và nghiệm thu không dựa vào chất lượng dịch vụ, các dịch vụ
khai thác tổng hợp không được phát huy để tăng nguồn thu.
Tổ chức thủy nông cơ sở thiếu bền vững; năng lực của cán bộ quản lý yếu cả về
tổ chức quản lý và kỹ thuật; tài chính của tổ chức thủy nông cơ sở rất khó khăn, theo
báo cáo của địa phương, trên 52% tổ chức có nguồn thu chỉ đáp ứng 65-70% yêu cầu
20
chi, thiếu kinh phí duy tu, sửa chữa nạo vét kênh mương, dẫn đến CT hư hỏng, xuống
cấp nhanh. Một số địa phương có xu hướng giao công trình TL nội đồng cho Công ty
khai thác CTTL quản lý, tiếp tục làm tăng gánh nặng đến ngân sách nhà nước.
Quản lý an toàn hồ đập chưa được coi trọng đúng mức, nhiều hồ đập bị xuống
cấp có nguy cơ mất an toàn, tổ chức quản lý hồ đập (đặc biệt là hồ đập nhỏ) chưa đáp
ứng yêu cầu; năng lực cảnh báo, dự báo sớm phục vụ chỉ đạo điều hành và vận hành
hồ chứa còn yếu.
b) TL chưa đáp ứng được yêu cầu của nền NN đa dạng và hiện đại
Hệ thống CTTL chủ yếu tập trung cung cấp nước cho cây lúa, phần lớn các cây
trồng cạn chưa có tưới hoặc tưới bằng các biện pháp lạc hậu và lãng phí nước. Theo
thống kê năm 2012, diện tích gieo trồng chè đạt 129 nghìn ha, cà phê 622,1 nghìn ha,
cao su 910,5 nghìn ha, hồ tiêu 58,9 nghìn ha, điều 235,9 nghìn ha, cây ăn quả 675,9
nghìn ha, mía 297,9 nghìn ha, cây rau, đậu 1.004,9 nghìn ha (Chiến lược phát triển NN
nông thôn Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030) nhưng diện tích được
áp dụng các giải pháp tưới t ên tiến, tiết kiệm nước còn hạn chế.
Đầu tư hạ tầng TL cho phục vụ nuôi trồng thủy sản rất thấp, hệ thống thủy lợi
chưa đáp ứng yêu cầu nuôi.
1.3.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong công tác QLKT các CTTL
ở nước ta [5]
a) Nguyên nhân khách quan
Ảnh hưởng của BĐKH, tác động bất lợi của quá trình phát triển kinh tế - xã hội
gây ra (suy giảm chất lượng rừng, phát triển hồ chứa t ượng nguồn, khai thác cát và
lún ở vùng hạ du; phát triển cơ sở hạ tầng đô thị, công nghiệp, giao thông cản trở thoát
lũ...) tác động bất lợi cho hệ thống CTTL, đặc biệt hệ thống lấy nước dọc các sông lớn
trên toàn quốc, hệ thống TL đồng bằng sông Cửu Long.
Quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa đòi hỏi yêu cầu cao hơn về TL; yêu cầu
tiêu, thoát nước của nhiều khu vực tăng lên nhiều so với trước đây, nhu cầ nước cho
sinh hoạt, công nghiệp từ hệ thống CTTL tăng, mức đảm bảo an toàn tăng.
Tổ chức SXNN nhỏ lẻ, manh mún, hiệu quả sản xuất thấp khiến nông dân chưa
quan tâm nhiều đến TL.
b) Nguyên nhân chủ quan
- Chậm đổi mới theo cơ chế thị trường, duy trì quá lâu cơ chế bao cấp trong
quản lý khai thác CTTL
21
Hiện nay, trên 90% doanh nghiệp khai thác CTTL trên cả nước hoạt động theo
phương thức giao kế hoạch công tác quản lý khai thác CTTL. Cơ chế này một mặt
thiếu công cụ giám sát cho cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, mặt khác hạn chế
quyền tự chủ của doanh nghiệp. Đây là nguyên nhân dẫn tới chất lượng quản trị của
doanh nghiệp yếu kém, bộ máy cồng kềnh, năng suất lao động thấp, số lượng cán bộ,
công nhân viên có xu thế ngày càng tăng; hệ thống CTTL bị xuống cấp nhanh; chất
lượng cung cấp dịch vụ thấp; thiếu cơ chế để phát huy tiềm năng, lợi thế về đất đai,
nước, cơ sở hạ tầng và các nguồn lực khác của tổ chức QLKT để tăng nguồn thu.
Nhiều hệ thống CTTL có tiềm năng khai thác để cấp nước sạch nông thôn, cấp và tiêu
thoát nước đô thị, công nghiệp, dịch vụ cũng như cho nông nghiệp công nghệ cao…
nhưng đã không được tận dụng triệt để. Phương thức hoạt động như vậy dẫn tới cơ chế
tài chính thiếu bền vững, chủ yếu phụ thuộc vào ngân sách nhà nước. Đồng thời, cơ
chế bao cấp đã hạn chế thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân, hạn chế cơ chế cạnh tranh
cho đầu tư xây dựng, quản lý khai thác CT.
- Quản lý thủy nông cơ sở chưa phát huy được vai trò chủ thể và quyết định của
người dân, sự tham gia tích cực của chính quyền địa phương
Việc thành lập và hoạt động của tổ chức thủy nông cơ sở còn mang nặng tính áp
đặt, thiếu sự tham gia chủ động, tích cực ủa người dân. Đây là nguyên nhân quan
trọng, cơ bản nhất khiến nhiều tổ chức thiếu bền vững.
Chưa làm rõ chủ trương miễn, giảm TLP của nhà nước làm cho một bộ phận
cán bộ, người dân coi công tác quản lý khai thác CTTL là n iệm vụ của nhà nước dẫn
tới tư tưởng trông chờ ỷ lại vào nhà nước, sử dụng nước lãng phí.
Việc hỗ trợ người dân thông qua chính sách miễn, giảm TLP là cần thiết nhưng
phương thức chi trả theo hình thức gián tiếp (phần lớn cấp bù qua doanh nghiệp), nên
chưa gắn kết được trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ với người hưởng
lợi, giảm tiếng nói, vai trò giám sát của người dân trong dịch vụ cung cấp nước đồng
thời tạo tâm lý sử dụng nước lãng phí.
Mô hình tổ chức, cơ chế quản lý bất cập đã hạn chế sự tham gia của các thành
phần kinh tế và người hưởng lợi trong QLKT CTTL. Các tổ chức thuộc các thành
phần kinh tế khác, đặc biệt là người dân chưa được tạo điều kiện, cơ chế để tham gia.
Chính quyền xã và các tổ chức đoàn thể cơ sở chưa quan tâm đến quản lý CTTL,
mà coi đó là trách nhiệm của nhà nước, của các doanh nghiệp khai thác CTTL trên địa
bàn. Nhiều CTTL phân cấp cho xã quản lý nhưng không có chủ quản lý thực sự.
22
- Khoa học công nghệ chưa bám sát yêu cầu sản xuất, thiếu động lực áp dụng
khoa học công nghệ vào sản xuất, nguồn nhân lực còn hạn chế
Khoa học công nghệ mặc dù được quan tâm đầu tư rất nhiều bằng nguồn lực
trong nước và quốc tế nhưng việc áp dụng và hiệu quả hạn chế: Khoa học công nghệ
chưa bám sát hoặc dự báo đúng nhu cầu thực tế, chậm áp dụng công nghệ tiên tiến
trong dự báo hạn, úng, xâm nhập mặn, hỗ trợ ra quyết định trong phòng chống thiên
tai; nguồn lực phân tán, dàn trải, năng lực công nghệ không được nâng cao, không
được đơn vị sản xuất chấp nhận. Số lượng đề tài khoa học công nghệ có kết quả ứng
dụng vào sản xuất rất thấp (20-30%), hoặc chỉ được áp dụng trong phạm vi hẹp, còn
nặng về công nghệ, xem nhẹ nghiên cứu nâng cao năng lực thể chế, làm luận cứ cho
xây dựng cơ chế, chính sách. Hiệu quả hợp tác quốc tế trong việc ứng dụng, học tập
kinh nghiệm quốc tế về QLKT CTTL còn thấp.
Cơ chế quản lý không tạo được động lực và nhiều lúc còn là rào cản cho việc áp
dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, đặc biệt là các dự án đầu tư công. Việc
nghiên cứu cơ chế, chính sách tạo động lực, đổi mới công tác quản lý khai thác,
chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong quản lý, vận hành CTTL chưa được quan
tâm đúng mức, nhất là kỹ thuật sử dụng nước tiết kiệm.
- Cải cách thể chế, cải cách hành hính chậm, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà
nước chưa cao
QLKT CTTL chủ yếu vẫn thực hiện theo cơ chế bao cấp, với hình thức giao kế
hoạch, theo cơ chế cấp phát-thanh toán không gắ với số lượng, chất lượng sản phẩm
nên việc hạch toán kinh tế chỉ mang tính hình thức, gây nên sự trì trệ, yếu kém trong
quản lý khai thác CTTL. Vai trò của các cơ quan chuyên ngành mờ nhạt trong khi cơ
quan cấp phát không chịu trách nhiệm đến kết quả cuối cùng, chưa tạo sự chủ động
cho tổ chức QLKT CTTL. Phân phối lương không dựa vào kết quả làm bộ máy cồng
kềnh, năng suất lao động thấp.
Thiếu cơ chế chính sách tạo động lực để người dân tham gia xây dựng, quản lý
khai thác CTTL nội đồng. Thiếu cơ chế, động lực để thu hút nguồn nhân lực có trình
độ, chất lượng cao. Thiếu thể chế ràng buộc quyền lợi và trách nhiệm của người đứng
đầu với hiệu quả sử dụng tiền vốn, tài sản, lao động của nhà nước.
Phân giao nhiệm vụ quản lý Nhà nước của cơ quan chuyên ngành và các cơ quan
phối hợp trong quản lý tài nguyên nước, quản lý khai thác CTTL thiếu tính khoa học và
chưa phù hợp với xu hướng đổi mới quản lý dịch vụ công theo cơ chế thị trường.
23
Cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động QLKT CTTL chưa phù hợp, nên
hiệu lực và hiệu quả chưa cao.
- Nhận thức về QLKT và bảo vệ CTTL còn hạn chế
Nhận thức của một số lãnh đạo quản lý và người dân chưa đúng, chưa đủ về các
chính sách hiện hành trong QLKT và bảo vệ CTTL, đặc biệt là chính sách miễn, giảm
TL phí. Phần lớn hiểu chính sách miễn, giảm TLP là bỏ TLP, trong khi đó thực chất
đây là hỗ trợ của Nhà nước nhằm giảm gánh nặng chi phí sản xuất nông nghiệp cho
người dân và có nguồn kinh phí để tu sửa, chống xuống cấp công trình. Do vậy, đã
không phát huy được sự tham gia của người dân trong quản lý khai thác CTTL, đặc
biệt là CTTL nội đồng. Ở một số địa phương, người dân không nộp TL phí nội đồng,
coi công tác TL là trách nhiệm của Nhà nước. Tư tưởng ỷ lại vào Nhà nước vẫn còn
nặng nề, đặt nặng vấn đề đầu tư xây dựng công trình, xem nhẹ quản lý, chưa khơi dậy
và huy động được sức mạnh toàn dân, toàn xã hội tham gia vào xây dựng, QLKT và
bảo vệ CTTL.
Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng chưa được coi trọng.
1.4. Kinh nghiệm QLKT CTTL của một số địa phương trong nước
1.4.1. Kinh nghiệm của tỉnh T ái Bình
Lựa chọn mô hình quản lý phù hợp để khai thác hiệu quả hệ thống CTTL cho
phục vụ SXNN, dân sinh là vấn đề được thảo luận trong nhiều năm gần đây. Thái Bình
là tỉnh đầu tiên thực hiện phân cấp quản lý trong hoạt động khai thác CTTL. Ở đây, hệ
thống thủy nông đã được đã quy hoạch cơ bản hoàn chỉnh từ năm 1975. Nguyên tắc
thực hiện phân cấp rút ra từ tỉnh Thái Bình là: Phải giữ được sự ổn định trong quá trình
bàn giao và sau khi bàn giao trong việc phục vụ cho SXNN; Đảm bảo tính hệ thống,
đồng bộ, không cát cứ, cục bộ, củng cố mối quan hệ giữa công ty thủy nông với địa
phương và TCHTDN; Bàn giao nguyên trạng CT, đồng loạt, nhanh gọn, đơn giản, dân
chủ và đúng pháp luật giữa Công ty thủy nông cho HTX dưới sự giám sát của Ban chỉ
đạo tỉnh, huyện, xã, phường, thị trấn; Việc sửa chữa, tu bổ CT có thể thực hiện trước,
trong, hoặc sau khi bàn giao nhưng phải đảm bảo hoạt động tại thời điểm bàn giao.
Theo đó, hai Công ty KTTL Bắc Thái Bình và Nam Thái Bình đã bàn giao 285
trạm bơm điện, 742 km sông dẫn nước vào trạm bơm, 216 cống đập nội đồng nhỏ trên
kênh, 5.781 km kênh mương cấp 1, 2 sau trạm bơm cho các HTX dịch vụ NN trên địa
bàn 7 huyện, thành phố (trừ Thái Thụy đã bàn giao từ 1994). Việc phân cấp CT trạm
bơm hoàn thành trong năm 2007 và phân cấp quản lý hệ thống sông trục hoàn thành
trong năm 2009. Kết quả bước đầu cho thấy việc phân cấp quản lý đã tạo ra nhiều hiệu
24
ứng tích cực. Các CTTL từ đầu mối đến mặt ruộng đều có chủ quản lý thật sự. Các địa
phương chủ động điều phối nước tưới theo tiến độ mùa vụ cho từng khu vực, từng
nhóm cây trồng (lúa, đậu phộng, cà chua…); khi có mưa lớn xảy ra, việc tiêu nước
chống úng cũng linh hoạt nên giảm được thiệt hại mùa màng nhiều hơn; chi phí điện
giảm, tăng hiệu quả khai thác CT.
Bên cạnh những kết quả nói trên, quá trình thực hiện việc phân cấp như trên
cũng cho thấy có một số vấn đề phát sinh cần giải quyết: Các công ty thủy nông phải
tính đến việc sắp xếp lại lao động. Trong trường hợp của tỉnh Thái Bình, các công
nhân vận hành trạm bơm và đa số lao động gián tiếp dôi dư là những người còn trẻ,
chưa đủ tiêu chuẩn giải quyết nghỉ theo chế độ, nên việc bố trí sắp xếp công việc mới
để tránh gây khó khăn cho họ cũng là vấn đề không dễ; Các HTXNN tuy nhận CT bàn
giao từ công ty thủy nông nhưng lại chưa chuẩn bị lực lượng đội ngũ kỹ thuật để vận
hành nên cũng gặp khó khăn; Việc xác định cống đầu kênh chưa thật sự rõ ràng nên
khó cho việc xác định chi phí đầu tư tu bổ nâng cấp CT sẽ lấy từ nguồn vốn do dân
đóng góp hay từ nguồn TL phí cấp bù; Trách nhiệm của chính quyền địa phương trong
việc xử lý vi phạm khai thác và bả vệ CT chưa được coi trọng; chẳng hạn, việc cấp
phép cho các hoạt động trong phạm vi khai thác và bảo vệ hệ thống sông trục chỉ mới
tiến hành trên một số sông trục chính, còn lại hầu như chưa được quản lý.
1.4.2. Kinh nghiệm của tỉnh Thái Nguyên
Theo báo cáo của Sở NN và PTNT, hiện nay toàn tỉnh Thái Nguyên có trên
1.214 CTTL lớn, nhỏ. Trong đó có 413 hồ chứa ước, 409 đập dâng kiên cố, 109 CT
phai đập, 283 CT trạm bơm tưới. Hệ thống CT đảm bảo tưới được 94.116 ha trên tổng
số 121.710 ha gieo trồng (đạt 77%). Trong đó: Diện tích ưới cho lúa: 66.037 ha và
tổng số diện tích tưới cho cây trồng khác: 28.079 ha.
Phân cấp QLKT: Từ năm 2010, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã phân
cấp, giao cho Công ty TNHH Một thành viên khai thác TL Thái Nguyên quản lý 74
CTTL (bao gồm 36 hồ chứa, 33 đập dâng, 4 trạm bơm tưới và 01 trạm bơm ti u). Còn
lại 1.140 danh mục CTTL được giao cho Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã
quản lý. Hiện tại Công ty TNHH MTV Khai thác TL Thái Nguyên với số lượng 1.959
người (trong đó trình độ trên đại học 3 người, đại học 117 người, cao đẳng 7 người,
trung cấp 89 người, sơ cấp 73 người còn lại là công nhân hợp đồng chưa qua đào tạo).
Số CTTL được giao cho Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã quản lý và hệ
thống kênh mương nội đồng được 296 tổ QLTN cơ sở trực tiếp quản lý vận hành khai
thác.
25
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!

More Related Content

What's hot

Bài mẫu Tiểu luận về phong cách lãnh đạo, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về phong cách lãnh đạo, HAYBài mẫu Tiểu luận về phong cách lãnh đạo, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về phong cách lãnh đạo, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Quản lý dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
Quản lý  dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩQuản lý  dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
Quản lý dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
Cậu Ba
 
Luận văn: Quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi tại Hà Nội
Luận văn: Quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi tại Hà NộiLuận văn: Quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi tại Hà Nội
Luận văn: Quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi tại Hà Nội
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lí dạy học 2 buổi/ngày của hiệu trưởng các trường tiểu học
Luận văn: Quản lí dạy học 2 buổi/ngày của hiệu trưởng các trường tiểu họcLuận văn: Quản lí dạy học 2 buổi/ngày của hiệu trưởng các trường tiểu học
Luận văn: Quản lí dạy học 2 buổi/ngày của hiệu trưởng các trường tiểu học
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Phát triển Hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Kon Tum, 9đ
Luận văn: Phát triển Hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Kon Tum, 9đLuận văn: Phát triển Hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Kon Tum, 9đ
Luận văn: Phát triển Hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Kon Tum, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận Văn Phát Triển Làng nghề Truyền Thống Huyện Triệu Phong
Luận Văn Phát Triển Làng nghề Truyền Thống Huyện Triệu PhongLuận Văn Phát Triển Làng nghề Truyền Thống Huyện Triệu Phong
Luận Văn Phát Triển Làng nghề Truyền Thống Huyện Triệu Phong
Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Luận văn: Quản lý sử dụng đất tai huyện gia lâm, hà nội, 9đ
Luận văn: Quản lý sử dụng đất tai huyện gia lâm, hà nội, 9đLuận văn: Quản lý sử dụng đất tai huyện gia lâm, hà nội, 9đ
Luận văn: Quản lý sử dụng đất tai huyện gia lâm, hà nội, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh tại các trường THCS
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh tại các trường THCSLuận văn: Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh tại các trường THCS
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh tại các trường THCS
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Báo cáo thực tập ngành quản trị văn phòng
Báo cáo thực tập ngành quản trị văn phòngBáo cáo thực tập ngành quản trị văn phòng
Báo cáo thực tập ngành quản trị văn phòngHọc Huỳnh Bá
 
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệpLuận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đLuận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, HOT
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, HOTLuận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, HOT
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt Nam
Luận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt NamLuận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt Nam
Luận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt Nam
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lý chống thất thoát, thất thu hệ thống cấp nước
Luận văn: Quản lý chống thất thoát, thất thu hệ thống cấp nướcLuận văn: Quản lý chống thất thoát, thất thu hệ thống cấp nước
Luận văn: Quản lý chống thất thoát, thất thu hệ thống cấp nước
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lý đất đai đô thị tại huyện Vân Đồn, Quảng Ninh
Luận văn: Quản lý đất đai đô thị tại huyện Vân Đồn, Quảng NinhLuận văn: Quản lý đất đai đô thị tại huyện Vân Đồn, Quảng Ninh
Luận văn: Quản lý đất đai đô thị tại huyện Vân Đồn, Quảng Ninh
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lý xây dựng theo quy hoạch khu đô thị mới, HAY
Luận văn: Quản lý xây dựng theo quy hoạch khu đô thị mới, HAYLuận văn: Quản lý xây dựng theo quy hoạch khu đô thị mới, HAY
Luận văn: Quản lý xây dựng theo quy hoạch khu đô thị mới, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 22-23.pdf
THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 22-23.pdfTHUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 22-23.pdf
THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 22-23.pdf
MinhCao959822
 
Luận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, RẤT HAY, HOT
Luận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, RẤT HAY, HOTLuận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, RẤT HAY, HOT
Luận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, RẤT HAY, HOT
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOT
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOTLuận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOT
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành chí...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành chí...Luận văn: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành chí...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành chí...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Bài mẫu Tiểu luận về phong cách lãnh đạo, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về phong cách lãnh đạo, HAYBài mẫu Tiểu luận về phong cách lãnh đạo, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về phong cách lãnh đạo, HAY
 
Quản lý dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
Quản lý  dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩQuản lý  dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
Quản lý dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
 
Luận văn: Quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi tại Hà Nội
Luận văn: Quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi tại Hà NộiLuận văn: Quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi tại Hà Nội
Luận văn: Quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi tại Hà Nội
 
Luận văn: Quản lí dạy học 2 buổi/ngày của hiệu trưởng các trường tiểu học
Luận văn: Quản lí dạy học 2 buổi/ngày của hiệu trưởng các trường tiểu họcLuận văn: Quản lí dạy học 2 buổi/ngày của hiệu trưởng các trường tiểu học
Luận văn: Quản lí dạy học 2 buổi/ngày của hiệu trưởng các trường tiểu học
 
Luận văn: Phát triển Hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Kon Tum, 9đ
Luận văn: Phát triển Hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Kon Tum, 9đLuận văn: Phát triển Hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Kon Tum, 9đ
Luận văn: Phát triển Hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Kon Tum, 9đ
 
Luận Văn Phát Triển Làng nghề Truyền Thống Huyện Triệu Phong
Luận Văn Phát Triển Làng nghề Truyền Thống Huyện Triệu PhongLuận Văn Phát Triển Làng nghề Truyền Thống Huyện Triệu Phong
Luận Văn Phát Triển Làng nghề Truyền Thống Huyện Triệu Phong
 
Luận văn: Quản lý sử dụng đất tai huyện gia lâm, hà nội, 9đ
Luận văn: Quản lý sử dụng đất tai huyện gia lâm, hà nội, 9đLuận văn: Quản lý sử dụng đất tai huyện gia lâm, hà nội, 9đ
Luận văn: Quản lý sử dụng đất tai huyện gia lâm, hà nội, 9đ
 
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh tại các trường THCS
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh tại các trường THCSLuận văn: Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh tại các trường THCS
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh tại các trường THCS
 
Báo cáo thực tập ngành quản trị văn phòng
Báo cáo thực tập ngành quản trị văn phòngBáo cáo thực tập ngành quản trị văn phòng
Báo cáo thực tập ngành quản trị văn phòng
 
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệpLuận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
 
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đLuận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, HOT
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, HOTLuận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, HOT
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, HOT
 
Luận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt Nam
Luận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt NamLuận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt Nam
Luận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt Nam
 
Luận văn: Quản lý chống thất thoát, thất thu hệ thống cấp nước
Luận văn: Quản lý chống thất thoát, thất thu hệ thống cấp nướcLuận văn: Quản lý chống thất thoát, thất thu hệ thống cấp nước
Luận văn: Quản lý chống thất thoát, thất thu hệ thống cấp nước
 
Luận văn: Quản lý đất đai đô thị tại huyện Vân Đồn, Quảng Ninh
Luận văn: Quản lý đất đai đô thị tại huyện Vân Đồn, Quảng NinhLuận văn: Quản lý đất đai đô thị tại huyện Vân Đồn, Quảng Ninh
Luận văn: Quản lý đất đai đô thị tại huyện Vân Đồn, Quảng Ninh
 
Luận văn: Quản lý xây dựng theo quy hoạch khu đô thị mới, HAY
Luận văn: Quản lý xây dựng theo quy hoạch khu đô thị mới, HAYLuận văn: Quản lý xây dựng theo quy hoạch khu đô thị mới, HAY
Luận văn: Quản lý xây dựng theo quy hoạch khu đô thị mới, HAY
 
THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 22-23.pdf
THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 22-23.pdfTHUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 22-23.pdf
THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 22-23.pdf
 
Luận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, RẤT HAY, HOT
Luận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, RẤT HAY, HOTLuận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, RẤT HAY, HOT
Luận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, RẤT HAY, HOT
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOT
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOTLuận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOT
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOT
 
Luận văn: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành chí...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành chí...Luận văn: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành chí...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành chí...
 

Similar to Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!

Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi tại công ty trách nhiệm h...
Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi tại công ty trách nhiệm h...Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi tại công ty trách nhiệm h...
Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi tại công ty trách nhiệm h...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ Zalo/Tele: 0917.193.864
 
lv: Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Bố Trạch
lv: Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Bố Trạchlv: Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Bố Trạch
lv: Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Bố Trạch
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ Kế toán hành chính, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ Kế toán hành chính, HAYBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ Kế toán hành chính, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ Kế toán hành chính, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
lv: hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng
lv: hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư các dự án xây dựng cơ sở hạ tầnglv: hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng
lv: hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện, HAY!Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện, HAY!
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Luận văn:Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị
Luận văn:Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng TrịLuận văn:Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị
Luận văn:Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nhằm phát triển Hợp tác xã nông nghiệp ...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nhằm phát triển Hợp tác xã nông nghiệp ...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nhằm phát triển Hợp tác xã nông nghiệp ...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nhằm phát triển Hợp tác xã nông nghiệp ...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Luận văn: Công tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học, HAY
Luận văn: Công tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học, HAYLuận văn: Công tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học, HAY
Luận văn: Công tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdf
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdfPhát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdf
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdf
Man_Ebook
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nhằm phát triển hợp tác xã nông nghiệp ...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nhằm phát triển hợp tác xã nông nghiệp ...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nhằm phát triển hợp tác xã nông nghiệp ...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nhằm phát triển hợp tác xã nông nghiệp ...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
lv: Quản lý nguồn nhân lực tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
lv: Quản lý nguồn nhân lực tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lv: Quản lý nguồn nhân lực tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
lv: Quản lý nguồn nhân lực tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận Văn Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Lâm Nghiệp
Luận Văn Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Lâm NghiệpLuận Văn Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Lâm Nghiệp
Luận Văn Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Lâm Nghiệp
Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác cho vay tín dụng đầu tư của nhà nước, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác cho vay tín dụng đầu tư của nhà nước, HAY!Luận văn: Hoàn thiện công tác cho vay tín dụng đầu tư của nhà nước, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác cho vay tín dụng đầu tư của nhà nước, HAY!
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
BÀI MẪU LUẬN VĂN: Nâng cao sự hài lòng của bệnh nhân, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU LUẬN VĂN: Nâng cao sự hài lòng của bệnh nhân, 9 ĐIỂMBÀI MẪU LUẬN VĂN: Nâng cao sự hài lòng của bệnh nhân, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU LUẬN VĂN: Nâng cao sự hài lòng của bệnh nhân, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
LV: nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công của sở KH&CN tỉnh Quảng Trị
LV: nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công của sở KH&CN tỉnh Quảng TrịLV: nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công của sở KH&CN tỉnh Quảng Trị
LV: nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công của sở KH&CN tỉnh Quảng Trị
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ, HAY!Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ, HAY!
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
LV: Cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
LV: Cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thônLV: Cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
LV: Cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Công ty Cổ phần Môi trường và Phát ...
Hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Công ty Cổ phần Môi trường và Phát ...Hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Công ty Cổ phần Môi trường và Phát ...
Hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Công ty Cổ phần Môi trường và Phát ...
anh hieu
 
luan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdfluan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdfNguyễn Công Huy
 

Similar to Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT! (20)

Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi tại công ty trách nhiệm h...
Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi tại công ty trách nhiệm h...Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi tại công ty trách nhiệm h...
Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi tại công ty trách nhiệm h...
 
lv: Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Bố Trạch
lv: Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Bố Trạchlv: Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Bố Trạch
lv: Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Bố Trạch
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ Kế toán hành chính, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ Kế toán hành chính, HAYBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ Kế toán hành chính, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ Kế toán hành chính, HAY
 
lv: hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng
lv: hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư các dự án xây dựng cơ sở hạ tầnglv: hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng
lv: hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện, HAY!Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện, HAY!
 
Luận văn:Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị
Luận văn:Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng TrịLuận văn:Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị
Luận văn:Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nhằm phát triển Hợp tác xã nông nghiệp ...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nhằm phát triển Hợp tác xã nông nghiệp ...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nhằm phát triển Hợp tác xã nông nghiệp ...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nhằm phát triển Hợp tác xã nông nghiệp ...
 
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước
 
Luận văn: Công tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học, HAY
Luận văn: Công tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học, HAYLuận văn: Công tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học, HAY
Luận văn: Công tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học, HAY
 
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdf
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdfPhát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdf
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdf
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nhằm phát triển hợp tác xã nông nghiệp ...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nhằm phát triển hợp tác xã nông nghiệp ...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nhằm phát triển hợp tác xã nông nghiệp ...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nhằm phát triển hợp tác xã nông nghiệp ...
 
lv: Quản lý nguồn nhân lực tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
lv: Quản lý nguồn nhân lực tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lv: Quản lý nguồn nhân lực tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
lv: Quản lý nguồn nhân lực tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
 
Luận Văn Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Lâm Nghiệp
Luận Văn Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Lâm NghiệpLuận Văn Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Lâm Nghiệp
Luận Văn Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Lâm Nghiệp
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác cho vay tín dụng đầu tư của nhà nước, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác cho vay tín dụng đầu tư của nhà nước, HAY!Luận văn: Hoàn thiện công tác cho vay tín dụng đầu tư của nhà nước, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác cho vay tín dụng đầu tư của nhà nước, HAY!
 
BÀI MẪU LUẬN VĂN: Nâng cao sự hài lòng của bệnh nhân, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU LUẬN VĂN: Nâng cao sự hài lòng của bệnh nhân, 9 ĐIỂMBÀI MẪU LUẬN VĂN: Nâng cao sự hài lòng của bệnh nhân, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU LUẬN VĂN: Nâng cao sự hài lòng của bệnh nhân, 9 ĐIỂM
 
LV: nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công của sở KH&CN tỉnh Quảng Trị
LV: nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công của sở KH&CN tỉnh Quảng TrịLV: nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công của sở KH&CN tỉnh Quảng Trị
LV: nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công của sở KH&CN tỉnh Quảng Trị
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ, HAY!Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ, HAY!
 
LV: Cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
LV: Cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thônLV: Cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
LV: Cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
 
Hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Công ty Cổ phần Môi trường và Phát ...
Hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Công ty Cổ phần Môi trường và Phát ...Hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Công ty Cổ phần Môi trường và Phát ...
Hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Công ty Cổ phần Môi trường và Phát ...
 
luan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdfluan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdf
 

More from Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149

Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 ĐiểmTham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm CaoTham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 ĐiểmTham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 ĐiểmTham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 ĐiểmTham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa HọcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng AnhTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều TrườngTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm NhấtTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại HọcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới NhấtTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa TrướcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân HàngTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌCTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An NinhTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 ĐiểmTuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 

More from Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149 (20)

Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
 
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 ĐiểmTham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
 
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm CaoTham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
 
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 ĐiểmTham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
 
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 ĐiểmTham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
 
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 ĐiểmTham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa HọcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng AnhTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều TrườngTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm NhấtTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại HọcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới NhấtTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa TrướcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân HàngTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌCTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An NinhTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
 
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 ĐiểmTuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
 

Recently uploaded

BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 

Recently uploaded (10)

BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 

Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HỒ XUÂN HÒE HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN QUẢN LÝ KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI QUẢNG TRỊ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ SỐ: 8340410 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. BÙI DŨNG THỂ HUẾ, 2018
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng: Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Tác giả Luận văn Hồ Xuân Hòe i
  • 3. LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin cảm ơn Lãnh đạo, quý Thầy, Cô giáo của Trường Đại học Kinh tế Huế và Lãnh đạo, quý Thầy, Cô giáo của Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành chương trình học của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Bùi Dũng Thể đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, sửa chữa trong suốt quá trình tôi hoàn thành luận văn. Trong thời gian đó tôi đã học hỏi được rất nhiều kiến thức cũng như tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý giá. Tôi xin chân thành cám ơn Sở Nông nghiệp &PTNT Quảng Trị, Chi cục thủy Lợi, Công ty TNHH MTV QLKT công trình thủy lợi và các địa phương tôi đến, cảm ơn gia đình, đồng nghiệp đã giúp tôi điều tra và thu thập dữ liệu cũng như cung cấp thông tin, số liệu cho đề tài này. Tôi xin cảm ơn các cơ quan, ban ngành trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã cung cấp cho tôi các số liệu liên quan đến luận văn. Quảng Trị, ngày 26 tháng 03 năm 2018 Tác giả luận văn Hồ Xuân Hòe ii
  • 4. TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ Họ và tên học viên: Hồ Xuân Hòe Chuyên ngành : Quản lý kinh tế Niên khóa : 2016 – 2018 Người hướng dẫn khoa học : PGS. TS. Bùi Dũng Thể Tên đề tài: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý, khai thác công trình thủy lợi Quảng Trị 1. Tính cấp thiết của đề tài: Địa bàn tỉnh Quảng Trị hiện nay có hơn 500 công trình thủy lợi lớn nhỏ, bao gồm: 131 hồ chứa, 204 đập dâng, 144 trạm bơm tưới, tiêu và 25 công trình khác. Trong đó Công ty TNHH MTV Quản lý, khai thác công trình thủy lợi Quảng Trị quản lý 16 hồ chứa, 02 đập dâng, 20 trạm bơm, 07 công trình ngăn mặn và hơn 700km kênh, phục vụ tưới cho 15.000ha đất canh tác. Trong những năm qua, hệ thống công trình thủy lợi đã góp phần to lớn trong việc nâng cao năng suất cây trồng, phục vụ dân sinh và các ngành kinh tế khác. Tuy nhiên hiện nay công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh Quảng Trị còn tồn tại những bất cập, hạn chế, c ưa đạt hiệu quả cao, chưa đáp ứng được nhu cầu đặt ra. Chính vì vậy, nghiên cứu nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực quản lý khai thác hệ thống công trình hiện có trên địa bàn tỉnh và tại Công ty Quản lý khai thác công trình thủy lợi Quảng Trị là một nhiệm vụ hết sức quan trọng và cần thiết. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Phân tích thực trạ g quản lý khai thác công trình thủy lợi tại Công ty Quản lý khai thác công trình thủy lợi Quảng Trị giai đoạn 2015-2017, đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý khai thác công rình thủy lợi tại Công ty trong thời gian đến. 3. Phương pháp nghiên cứu: sử dụng phương pháp thống kê mô tả, so sánh, hạch toán, chuyên gia chuyên khảo. 4. Kết quả nghiên cứu: Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về thủy lợi, công trình thủy lợi, phân tích thực trạng quản lý khai thác công trình thủy lợi tại Công ty Quản lý khai thác công trình thủy lợi Quảng Trị giai đoạn 2015-2017, đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi tại Công ty trong thời gian đến. iii
  • 5. DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Nghĩa đầy đủ 1. BĐKH : Biến đổi khí hậu 2. BNN&PTNT : Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. BQL : Ban quản lý 4. CNH-HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa 5. CT : Công trình 6. CTTL : Công trình thủy lợi 7. DA : Dự án 8. HTDN : Hợp tác dùng nước 9. HTX : Hợp tác xã 10.HTXNN : Hợp tác xã nông nghiệp 11.IMC: Công ty TNHH MTV Quản lý, khai thác công trình thủy lợi 12. KCH : Kiên cố hóa 13. KT CTTL : Khai thác công trình thủy lợi 14. NTTS : Nuôi trồng thủy sản 15. NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn 16. PCLB : Phòng chống lụt bão 17. QLDVTL : Quản lý dịch vụ thủy lợi 18. QL CTTL : Quản lý công trình thủy lợi 19. QLKT : Quản lý khai thác 20. SX : Sản xuất 21. SXNN : Sản xuất nông nghiệp 22. SNN&PTNT : Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn 23. TB : Trạm bơm 24. TL : Thủy lợi 25. TLP : Thủy lợi phí 26. TCHTDN : Tổ chức hợp tác dùng nước 27. TLP : Thủy lợi phí 28. UBND : Ủy ban nhân dân i
  • 6. MỤC LỤC Lời cam đoan......................................................................................................................................................i Lời cảm ơn..........................................................................................................................................................ii Tóm lược luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế......................................................................................iii Danh mục ký hiệu và chữ viết tắt..............................................................................................................i Mục lục................................................................................................................................................................ii Danh mục bảng biểu.......................................................................................................................................v Danh mục sơ đồ..............................................................................................................................................vi PHẦN 1. MỞ ĐẦU.......................................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài...........................................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................................................................2 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu...........................................................................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................................................3 5. Kết cấu luận văn..........................................................................................................................................4 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.............................................................................................5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI.....................................................................................................................5 1.1. Cơ sở lý luận về công trình thủy lợi...............................................................................................5 1.1.1. Khái niệm về thủy lợi, công trình thủy lợi..............................................................................5 1.1.2. Vai trò, vị trí của CT TL trong SXNN và đời sống xã hội..............................................6 1.1.3. Đặc điểm của CTTL..........................................................................................................................8 1.2. Cơ sở lý luận về quản lý CTTL.....................................................................................................10 1.2.1. Một số khái niệm..............................................................................................................................10 1.2.2. Các bước quản lý CTTL...............................................................................................................11 1.2.3. Nội dung công tác quản lý CTTL.............................................................................................11 1.2.4. Các tiêu chí đánh giá quản lý CTTL.......................................................................................12 1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác QL CTTL................................................................14 1.3. Tổng quan về công tác QLKT các CTTL ở nước ta............................................................16 1.3.1. Những văn bản pháp quy về QLKT hệ thống CTTL.......................................................16 1.3.2. Hiện trạng các hệ thống CTTL ở nước ta [5]......................................................................18 1.3.3. Thực trạng công tác QLKT các CTTL ở nước ta..............................................................19 1.4. Kinh nghiệm QLKT CTTL của một số địa phương trong nước....................................24 1.4.1. Kinh nghiệm của tỉnh Thái Bình...............................................................................................24 1.4.2. Kinh nghiệm của tỉnh Thái Nguyên........................................................................................25 ii
  • 7. CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC CTTL CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN QUẢN LÝ KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI (IMC) QUẢNG TRỊ...................................................................27 2.1. Tổng quan về IMC Quảng Trị.......................................................................................................27 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển............................................................................................27 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty............................................................................................27 2.1.3. Ngành nghề kinh doanh của công ty.......................................................................................28 2.1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty.......................................................................28 2.1.5. Tình hình lao động của Công ty IMC.....................................................................................30 2.2. Hiện trạng các CTTL do IMC quản lý.......................................................................................30 2.3. Thực trạng công tác quản lý, khai thác các CTTL tại IMC Quảng Trị.......................36 2.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý, khai thác các CTTL...................................................................36 2.3.2. Thực trạng công tác quản lý CTTL.........................................................................................39 2.3.3. Thực trạng công tác quản lý nước............................................................................................51 2.3.4. Thực trạng công tác quản lý kinh tế của IMC Quảng Trị..............................................56 2.4. Đánh giá của các đối tượng điều tra về công tác QLKT các CTTL.............................59 2.4.1. Đặc điểm chung của các đối tượng được điều tra.............................................................59 2.4.2. Đánh giá của các đối tượng điều tra........................................................................................60 2.4.3. So sánh ý kiến đánh giá của các đối tượng điều tra về công tác quản lý các công trình thủy lợi....................................................................................................................................................63 2.5. Đánh giá chung về công tác QLKT CTTL...............................................................................68 2.5.1. Những kết quả đạt được................................................................................................................68 2.5.2. Những tồn tại.....................................................................................................................................70 2.5.3. Nguyên nhân......................................................................................................................................72 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU VÀ HỆ THỐNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CTTL TẠI IMC QUẢNG TRỊ...................................75 3.1. Định hướng, mục tiêu về hoàn thiện công tác quản lý CTTL.........................................75 3.1.1. Định hướng về công tác QLKT CTTL của IMC Quảng Trị........................................75 3.1.2. Mục tiêu...............................................................................................................................................77 3.2. Hệ thống giải pháp hoàn thiện công tác quản lý CTTL của IMC Quảng Trị...........77 3.2.1. Giải pháp về hoàn thiện cơ cấu, tổ chức bộ máy QLKT CTTL của Công ty.....77 3.2.2. Giải pháp về hoàn thiện công tác lập, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh........................................................................................................................79 3.2.3. Giải pháp về hoàn thiện thể chế, chính sách........................................................................81 iii
  • 8. 3.2.4. Giải pháp về quản lý CT...............................................................................................................82 3.2.5. Giải pháp về quản lý nước...........................................................................................................87 3.2.6. Giải pháp về quản lý kinh tế.......................................................................................................90 3.2.7. Giải pháp về ứng dụng khoa học công nghệ và tăng cường hợp tác, học hỏi kinh nghiệm................................................................................................................................................................91 3.2.8. Giải pháp về đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông..............................................92 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................................94 1. Kết luận........................................................................................................................................................94 2. Kiến nghị.....................................................................................................................................................94 2.1. Đối với cơ quan quản lý Nhà nước..............................................................................................94 2.2. Đối với các tổ chức thủy nông cơ sở...........................................................................................95 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................96 PHIẾU ĐIỀU TRA....................................................................................................................................98 PHỤ LỤC XỬ LÝ SỐ LIỆU.............................................................................................................101 Quyết định thành lập Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ Biên bản Hội đồng chấm luận văn Nhận xét phản biện 1 Nhận xét phản biện 2 Bản giải trình chỉnh sửa luận văn Bản xác nhận hoàn thiện luận văn iv
  • 9. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Tình hình lao động của Công ty ICM Quảng Trị năm 2016-2017 ................ 30 Bảng 2.2. Hiện trạng các CT hồ, đập trên địa bàn tỉnh năm 2017 ................................ 33 Bảng 2.3. Hiện trạng hệ thống kênh mương trên địa bàn tỉnh năm 2017 ..................... 35 Bảng 2.4. Tiêu chí phân cấp quản lý CT TL tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2010-2020 ...... 40 Bảng 2.5. Kế hoạch bàn giao phân cấp QLKT các CTTL trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đến năm 2017................................................................................................................. 41 Bảng 2.6. Danh mục CTTL các địa phương đã bàn giao cho IMC đến năm 2017 ....... 41 Bảng 2.7. Tình hình phân cấp hệ thống kênh mương trên địa bàn tỉnh đến năm 2017.42 Bảng 2.8. Tình hình lập quy trình vận hành điều tiết và các sự cố về an toàn các công trình hồ, đập do Công ty quản lý từ 2015 đến 2017 ...................................................... 44 Bảng 2.9. Tình hình khai thác các công trình hồ chứa, đập dâng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2015 - 2017 .................................................................................. 46 Bảng 2.10. Tình hình khai thác trạm bơm trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015 - 2017 ..... 47 Bảng 2.11. Hệ thống các CT hồ đập được đầu tư nâng cấp, sửa chữa trên địa bàn tỉnh do Công ty quản lý giai đoạn 2014-2016 ...................................................................... 48 Bảng 2.12. Tình hình kiên cố óa kênh mương trên địa bàn do Công ty thực hiện đến năm 2017 .......................................................................................................................49 Bảng 2.13. Hệ thống các CT kênh mương được đầu tư nâng cấp, sửa chữa giai đoạn 2015-2017 từ các nguồn vốn khác.................................................................................50 Bảng 2.14. Tình hình thực hiện kế hoạch tưới t êu của IMC Quảng Trị qua 3 năm 2015-2017......................................................................................................................54 Bảng 2.15. Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của IMC Quảng Trị giai đoạn 2014-2016...................................................................................................................... 58 Bảng 2.16. Kế hoạch và kết quả thực hiện nhiệm vụ công ích giai đoạn 2015-2017 ... 59 Bảng 2.17. Đặc điểm cơ bản của các đối tượng điều tra ............................................... 60 Bảng 2.18. Đánh giá của các đối tượng điều tra về công tác QLKT CTTL của IMC Quảng Trị....................................................................................................................... 61 Bảng 2.19: So sánh giá trị trung bình đánh giá của CB lãnh đạo, quản lý IMC Quảng Trị, CB lãnh đạo, quản lý Xí nghiệp và các phòng với CB lãnh đạo Cụm quản lý / Tổ quản lý về công tác quản lý các CTTL tại IMC Quảng Trị........................................... 64 Bảng 2.20: So sánh giá trị trung bình đánh giá của CB lãnh đạo, quản lý IMC Quảng Trị, CB lãnh đạo, quản lý Xí nghiệp và các phòng với CB HTX dùng nước về công tác quản lý các CTTL tại IMC Quảng Trị........................................................................... 66 v
  • 10. DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của IMC Quảng Trị 29 Sơ đồ 2.2. Sơ đồ tổ chức hệ thống quản lý TL trên địa bàn tỉnh Quảng Trị 36 Sơ đồ 3.1. Sơ đồ Quy trình lập kế hoạch 80 vi
  • 11. PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam từ lâu vẫn được biết đến là một quốc gia có nền sản xuất nông nghiệp (SXNN) là chủ yếu với một số sản phẩm nông nghiệp (NN) có chất lượng trên thị trường quốc tế. Hội nhập quốc tế đã dẫn tới một xu hướng tất yếu là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỉ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỉ trọng NN, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Để phù hợp với xu thế đó Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm giảm tỉ trọng NN theo hướng bền vững. Có nghĩa là chú trọng vào mặt chất lượng, nâng cao giá trị gia tăng và đưa NN lên một tầm cao mới theo hướng phát triển NN công nghệ cao, NN hữu cơ, NN sạch là điểm tựa vững chắc cho các ngành kinh tế khác phát triển. Trong các biện pháp được áp dụng thì thủy lợi (TL) là biện pháp có tầm quan trọng bậc nhất tạo điều kiện cho NN phát triển. Hệ thống các công trình thủy lợi (CTTL) có nhiệm vụ cung cấp nước và tiêu úng khi cần thiết. Nước đối với NN là vô cùng quan trọng, trong dân gian đến nay vẫn còn lưu truyền câu nói: ''Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống''. Và chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng nói rằng: “Nước cũng có thể làm lợi, nhưng cũng có thể làm hại, nhiều nước quá thì úng lụt, ít nước quá thì hạn hán. Nhiệm vụ của chúng ta là làm ho đất với nước điều hoà với nhau để nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng chủ nghĩa xã hộ ”. Do đó, trong phát triển NN, TL cần đi trước một bước để tạo tiền đề vững chắc cho việc nâng cao năng suất, hiệu quả cây trồng. Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, từ khi hòa bình lập lại đến nay, chúng ta đã tập rung cao mọi nguồn lực cho công cuộc xây dựng các hệ thống CTTL. Việc nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác (QLKT) các CTTL, phục vụ SXNN, dân sinh, kinh tế xã hội là nhiệm vụ quan trọng luôn được Chính phủ, các Bộ ngành trung ương, đặc biệt là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (BNN&PTNT) ưu tiên quan tâm và chỉ đạo thực hiện. Bằng nhiều nguồn vốn khác nhau từ ngân sách trung ương, địa phương đầu tư, nhân dân đóng góp, viện trợ quốc tế... trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã đầu tư xây dựng hơn 500 CTTL lớn nhỏ, bao gồm: 131 hồ chứa, 204 đập dâng, 144 trạm bơm tưới, tiêu và 25 CTTL khác. Hệ thống kênh mương các loại được xây dựng để phục vụ tưới, tiêu với tổng chiều dài hơn 2.125 km, với tổng năng lực thiết kế tưới 47.300 ha/năm, hệ thống tiêu nước đầu, cuối vụ cho 7.500 ha, và ngăn mặn, chống lũ sớm cho 13.000 ha... Trong đó Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Quản lý, khai thác công 1
  • 12. trình TL (IMC) Quảng Trị quản lý 16 hồ chứa, 02 đập dâng, 20 trạm bơm, 07 công trình (CT) ngăn mặn và hơn 700km kênh, phục vụ tưới cho 15.000ha đất canh tác [20]. Trong những năm qua, hệ thống các CTTL đã góp phần to lớn trong việc nâng cao năng suất cây trồng, phục vụ dân sinh và các ngành kinh tế khác. Tuy nhiên hiện nay công tác QLKT các CTTL trên địa bàn tỉnh Quảng Trị còn tồn tại những bất cập, hạn chế, chưa đạt hiệu quả cao, chưa đáp ứng được nhu cầu đặt ra. Chính vì vậy, để có thể phát huy hết năng lực của các CTTL thì vấn đề đặt ra là cần làm gì để nâng cao hiệu quả QLKT hệ thống CTTL. Để góp phần vào việc nghiên cứu nhằm đáp ứng yêu cầu vừa thiết thực, vừa cấp bách trước mắt, vừa cơ bản lâu dài đối với vấn đề nâng cao năng lực QLKT hệ thống các CT hiện có trên địa bàn tỉnh nói chung và tại IMC Quảng Trị nói riêng là một nhiệm vụ hết sức quan trọng và cần thiết. Xuất phát từ tính cấp thiết của vấn đề nêu trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý, khai thác công trình thủy lợi Quảng Trị”. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Phân tích thực trạng quản lý các ông trình thủy lợi tại IMC Quảng Trị giai đoạn 2015-2017, đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi tại Công ty trong thời gian đến. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý các công trình thủy lợi; - Phân tích thực trạng quản lý các công trình thủy lợi tại IMC Quảng Trị giai đoạn 2015-2017; - Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi tại IMC Quảng Trị đến năm 2025. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Là những vấn đề liên quan đến công tác QLKT các CTTL tại IMC Quảng Trị. 3.2. Phạm vi nghiên cứu + Về mặt không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu chủ yếu là công tác QLKT CTTL tại IMC Quảng Trị; 2
  • 13. + Về mặt thời gian: Đề tài nghiên cứu, phân tích công tác QLKT các CTTL giai đoạn 2015-2017. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp, sơ cấp - Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Được thu thập từ IMC Quảng Trị và một số đơn vị QLTN trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. - Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Được thu thập từ điều tra phỏng vấn trực tiếp 04 cán bộ lãnh đạo IMC Quảng Trị và 06 cán bộ lãnh đạo các Xí nghiệp trực thuộc, 15 cán bộ cụm quản lý thủy nông (15 người/35 cụm), và 35 người thuộc các tổ hợp tác dùng nước (35 người/304 HTX và tổ hợp tác dùng nước). Tổng số mẫu điều tra là 60 mẫu. Nội dung thu thập số liệu của các đối tượng điều tra được thể hiện ở phụ lục 01 phiếu điều tra công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, bao gồm: các thông tin chung như đối tượng, họ và tên người được điều tra, giới tính, tuổi, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bộ phận công tác, cán bộ quản lý hay nhân viên, kinh nghiệm công tác. Các thông tin về công trình thủy lợi như loại công trình đang quản lý, năm xây dựng, năm tu bổ, thông số kỹ thuật công trình. Phần đánh giá công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi gồm 25 câu hỏi thuộc 5 lĩnh vực như Đánh giá công tác tổ chức/ phân cấp quản lý, Đánh giá quy trình vận hành công trình, Đánh giá công tác duy tu, sửa chữa công trình, Đánh giá công tác quản lý khai thác, sử dụng nước, và Đánh giá chung công tác quản lý khai t ác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Ngoài ra còn có các câu hỏi mở về nhận xét tình hình quản lý khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn về kinh tế, xã hội và các vấn đề khác, những tồn tại, vướng mắc, và những giải pháp cần thiết để công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi được tốt hơn trong thời gian đến. 4.2. Phương pháp tổng hợp, phân tích - Phương pháp thống kê mô tả: Tập hợp các số liệu và thông tin đã thu thập được, chọn lọc và thống kê những thông tin cần thiết. - Phương pháp phân tổ: phân các chỉ tiêu nghiên cứu thành các tổ theo các tiêu thức khác nhau để phân tích, đánh giá và so sánh qua không gian, thời gian. - Phương pháp so sánh: Sau khi thu thập và phân tích các số liệu cần thiết sẽ tiến hành so sánh qua các thời kỳ. - Phương pháp hạch toán kinh tế: Dựa trên cơ sở tính toán các chỉ tiêu kinh tế như chi phí, doanh thu, lợi nhuận để hạch toán doanh thu, lỗ lãi. 3
  • 14. - Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: thu thập thông tin từ các chuyên gia quản lý, các tài liệu đã công bố nhằm hệ thống cơ sở lý luận, thực tiễn, xây dựng quan điểm, định hướng, chiến lược và rút ra các kết quả, hạn chế và nguyên nhân nhằm đề xuất giải pháp. 5. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn được chia làm 3 chương nội dung: - Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý CTTL - Chương 2: Thực trạng công tác quản lý CTTL của IMC Quảng Trị - Chương 3: Định hướng, mục tiêu và hệ thống giải pháp hoàn thiện công tác quản lý CTTL tại IMC Quảng Trị 4
  • 15. PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI 1.1. Cơ sở lý luận về công trình thủy lợi 1.1.1. Khái niệm về thủy lợi, công trình thủy lợi TL là một thuật ngữ, tên gọi truyền thống của việc nghiên cứu khoa học công nghệ, đánh giá, khai thác sử dụng, bảo vệ nguồn tài nguyên nước và môi trường, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai. TL còn có tác dụng chống lại sự cố kết đất. TL thường được nghiên cứu cùng với hệ thống tiêu thoát nước, hệ thống này có thể là tự nhiên hay nhân tạo để thoát nước mặt hoặc nước dưới đất của một khu vực cụ thể [12], [13]. TL theo nghĩa chung nhất là những biện pháp nhằm khai thác tài nguyên nước một cách hợp lý nhằm mang lại lợi ích cho cộng đồng. Những biện pháp khai thác nước bao gồm: khai thác nước mặt và nước ngầm thông qua các hệ thống bơm hoặc cung cấp nước tự chảy. Sử dụng tài nguyên nước một cách hợp lý có nghĩa là tận dụng những đặc tính hữu ích mà nó mang lại, mặt khác đấu tranh phòng chống và hạn chế những thiệt hại do nước gây ra đối với sản xuất và đời sống. Những lợi ích mà nguồn nước đem lại vô cùng to lớn và có ý nghĩa đặc biệt trong phát triển kinh tế, phục vụ đời sống dân sinh, bao gồm nước dùng cho phát triể NN (trồng trọt, nuôi trồng thủy sản…), phát triển tiểu – thủ công nghiệp, phục vụ si oạt, tạo cảnh quan phát triển du lịch, cải tạo môi trường sinh thái… [13]. TL là tổng hợp các giải pháp nhằm tích trữ, điều hòa, phân phối, cấp, tưới, tiêu và thoát nước phục vụ SXNN, nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối; kết hợp cấp, tiêu, thoát nước cho sinh hoạt và các ngành kinh tế khác; góp phần phòng, chống thiên tai, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) và bảo đảm an ninh nguồn nước [9]. CTTL là CT hạ tầng kỹ thuật TL bao gồm đập, hồ chứa nước, cống, trạm bơm, hệ thống dẫn, chuyển nước, kè, bờ bao TL và CT khác phục vụ QLKT TL [9]. Hệ thống CTTL: Bao gồm các CTTL có liên quan trực tiếp với nhau về mặt khai thác và bảo vệ trong một khu vực nhất định. Hệ thống CTTL bao gồm: CT đầu mối, mạng lưới kênh mương, các CT trên kênh… [12], [13]. a) CTTL đầu mối: là CTTL ở vị trí khởi đầu của hệ thống tích trữ, điều hòa, phân phối, cấp, điều tiết nước hoặc CT ở vị trí cuối của hệ thống tiêu, thoát nước [9]. 5
  • 16. - Hồ chứa nước: Giữ nước mưa và dòng chảy của sông suối trong mùa mưa để sử dụng trong mùa khô. Hồ chứa nước thường bao gồm các hạng mục: Đập ngăn nước, đập tràn xả nước thừa, cống lấy nước vào kênh dẫn... - Đập dâng: Ngăn nước của sông, suối để tạo mực nước cần thiết chảy trong kênh mương đến các khu cần tưới. Đập dâng cùng với cống lấy nước đầu kênh tạo thành cụm đầu mối CT đập dâng nước. - Cửa lấy nước không đập: Là hình thức lấy nước trực tiếp từ khe suối vào kênh dẫn đến các khu tưới mà không cần có đập dâng. - Trạm bơm: Trạm bơm nước từ nguồn nước vào kênh hoặc đường ống dẫn phục vụ sản xuất, dân sinh, (bao gồm bơm điện, bơm dầu, bơm thuỷ luân...). b) Mạng lưới kênh mương Kênh đất, kênh lát mái, kênh xây gạch, đá, kênh bê tông, kênh bằng đường ống các loại… (có độ dốc đảm bảo dẫn nước tự chảy thông suốt từ đầu mối đến mặt ruộng hoặc nơi cần cấp nước, tiêu nước). Kênh mương tưới là kênh mương làm nhiệm vụ dẫn nước tưới từ đầu mố đến mặt ruộng hoặc nơi cần cấp nước. Mạng lưới kênh mương được chia thành các cấp kênh: kênh chính (kênh cấp I) dẫn nước từ đầu mối cấp vào các kênh nhánh (cấp II). Kênh nhánh cấp II cấp nước vào kênh nhánh cấp III. kênh nhánh cấp III cấp nước vào kênh nội đồng. Kênh mương tiêu là kênh mương làm nhiệm vụ tiêu thoát nước chống sói lở, ngập úng. c) Các CT trên kênh Cống lấy nước đầu kênh, bể lắng cát kết hợp tràn xả nước thừa khi có lũ, tràn qua kênh, kết hợp tràn nước thừa trong kênh, ống dẫn xi phông, cầu máng, CT chia nước, cống tiểu câu. 1.1.2. Vai trò, vị trí của CT TL trong SXNN và đời sống xã hội Hệ thống CTTL là một trong những loại cơ sở hạ tầng thiết yếu thiết lập những tiền đề cơ bản và tạo ra môi trường thuận lợi, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đầu tư cho TL vừa để kích cầu vừa để phát triển kinh tế. Kinh nghiệm cho thấy ở đâu có TL thì ở đó có sản xuất phát triển và đời sống nhân dân ổn định. TL thực hiện tổng hợp các biện pháp sử dụng các nguồn lực của nước trên mặt đất, dưới mặt đất để phục vụ SXNN, sinh hoạt nông thôn, đồng thời hạn chế tác hại của nước gây ra cho sản xuất và sinh hoạt của nông dân. Như vậy, TL hóa là một quá trình lâu dài nhưng có ý nghĩa to lớn đối với việc phát triển nền NN đất nước. NN theo nghĩa rộng bao gồm trồng trọt, chăn nuôi, chế biến, lâm nghiệp, ngư nghiệp… tất cả các hoạt động này đều rất cần có nước. Nền kinh tế nước ta phụ thuộc 6
  • 17. rất nhiều vào thiên nhiên, nếu như thời tiết khí hậu thuận lợi thì đó là môi trường thuận lợi để NN phát triển nhưng khi gặp những thời kỳ mà thiên tai khắc nghiệt như hạn hán, bão lụt thì sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với đời sống của nhân dân đặc biệt đối với sự phát triển của ngành NN nói chung và cây lúa nói riêng, bởi vì lúa là một trong những mặt hàng xuất khẩu quan trọng của nước ta. Vì vậy mà hệ thống TL có vai trò tác động rất lớn đối với nền kinh tế của đất nước như sau: + Tưới, tiêu nước phục vụ SXNN và dân cư - Nhờ có hệ thống TL mà có thể cung cấp nước cho những khu vực bị hạn chế về nước tưới cho NN đồng thời khắc phục được tình trạng khi thiếu mưa kéo dài và gây ra hiện tượng mất mùa trong sản xuất. Mặt khác nhờ có hệ thống TL cung cấp đủ nước cho đồng ruộng từ đó tạo ra khả năng tăng vụ, tăng hệ số quay vòng sử dụng đất. Nhờ có nước tưới chủ động nhiều vùng đã tăng vụ mùa trong sản xuất. Hiện nay do có sự quan tâm đầu tư một cách thích đáng của Đảng và Nhà nước từ đó tạo cho ngành TL có sự phát triển đáng kể và góp phần vào vấn đề xoá đói giảm nghèo, tăng sản lượng lương thực và xuất khẩu thu ngoại tệ... Ngoài ra, nhờ có hệ thống TL cũng góp phần vào việc chống hiện tượng sa mạc hoá. - Tăng năng suất cây trồng, tạo điều kiện thay đổi cơ cấu NN, giống loài cây trồng, vật nuôi, làm tăng giá trị tổng sản lượng của khu vực. - Cải thiện chất lượng môi trường và điều iện sống của nhân dân nhất là những vùng khó khăn về nguồn nước, tạo ra cảnh quan mớ . + Đê có vai trò lớn trong việc phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ngăn mặn, giữ ngọt phục vụ SXNN và sinh hoạt dân cư TL góp phần to lớn vào việc phòng chống lũ lụt vào mùa mưa lũ lớn và ngăn mặn xâm thực, giữ nguồn nước ngọt ổn định để phục vụ sản xuất và đời sống dân cư do xây dựng các CT đê điều ... từ đó bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân và tạo điều kiện thuận lợi cho họ tăng gia sản xuất. - Về đê sông: Hệ thống bờ bao đê sông có vai trò lớn trong việc ngăn lũ vào mùa mưa, chống được lũ sớm, lũ tiểu mãn để bảo vệ vụ lúa Hè – Thu và các điểm dân cư trong vùng kiểm soát lũ. Trong điều kiện hiện nay do trên nhiều sông lớn phát triển nhiều thủy điện hồ đập nên đê sông có khả năng phòng chống lũ lụt khi các hồ đập xả thoát và điều tiết nước vào mùa mưa. - Về đê biển: Hệ thống đê biển có thể ngăn mặn và triều tần suất cao khi gặp bão tố, sóng thần hay các hiện tượng thiên nhiên nước dâng khác. + Cấp nước sinh hoạt, công nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản 7
  • 18. Đi đôi với mở rộng diện tích tưới nước để đảm bảo nước ngọt quanh năm cho nhiều vùng rộng lớn ở cả đồng bằng, trung du, miền núi, tạo điều kiện phân bổ lại dân cư, phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, phát triển thuỷ sản. Ngoài việc cung cấp nước phục vụ SXNN, hệ thống TL còn cung cấp nước sạch ở nông thôn, đô thị, khu đô thị, khu công nghiệp,… Bên cạnh đó hệ thống TL còn đảm bảo nguồn nước cho nuôi trồng thuỷ sản nội địa và tạo điều kiện cho mở rộng diện tích nuôi trồng thuỷ sản vùng nước ngọt, nước lợ. + Bảo vệ, cải tạo môi trường sinh thái và phát triển thuỷ điện - Các hồ đập được xây dựng ở mọi miền đã làm tăng độ ẩm, điều hoà dòng chảy, tạo điều kiện để ổn định cuộc sống định canh định cư để giảm đốt phát rừng. Các trục kênh tiêu thoát nước của các hệ thống thuỷ nông đã tạo nguồn nước ngọt, tiêu thoát nước thải cho nhiều đô thị, thành phố. - Song hành với hệ thống tưới, tiêu, đê điều và đường thi công, CTTL đã góp phần hình thành mạng giao thông thuỷ, bộ rộng khắp. Đã cải tạo các vùng đất, nước chua phèn, mặn ở đồng bằng, nhiều vùng đất “chiêm khe mùa thối” mà trước đây người dân phải sống trong cảnh “6 tháng đi chân, 6 tháng đi tay”, thành những vùng 2 vụ lúa ổn định có năng suất cao, phát triển được mạng đường bộ, bảo vệ được cây lưu niên, có điều kiện ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng. - Các hồ chứa có tác động tích cự ải tạo điều kiện vi khí hậu của một vùng, làm tăng độ ẩm không khí, độ ẩm đất, tạo nên các thảm thực vật chống xói mòn, rửa trôi đất đai. - Bên cạnh đó các hồ chứa có vai trò to lớ p át triển hệ thống thủy điện quốc gia, phục vụ phát triển đất nước. + Hệ thống TL có vai trò quan trọng trong xoá đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới TL nói chung và các hệ thống thủy nông nói riêng đã đóng góp đáng kể vào việc xóa đói giảm nghèo ở nông thôn, nhất là ở miền núi, vùng sâu, vùng xa. Tóm lại, hệ thống TL có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống nó góp phần vào việc ổn định kinh tế và chính trị tuy nó không mang lại lợi nhuận một cách trực tiếp nhưng nó cũng mang lại những nguồn lợi gián tiếp như việc phát triển ngành này thì kéo theo rất nhiều ngành khác phát triển theo. Từ đó tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển và góp phần vào việc đẩy mạnh công cuộc CNH - HĐH đất nước. 1.1.3. Đặc điểm của CTTL Xuất phát từ đặc điểm của công tác TL, mục đích sử dụng, hệ thống CTTL có những đặc điểm sau: 8
  • 19. - Hệ thống CTTL phục vụ cho nhiều đối tượng. Ngoài nhiệm vụ chính là phục vụ cho nhu cầu tưới tiêu NN thì nhiệm vụ cung cấp nước cho các khu công nghiệp, cấp nước sinh hoạt, thủy sản, tiêu nước cho các khu dân cư và khu công nghiệp, giao thông, du lịch,… - Chứa đựng rất nhiều lĩnh vực khoa học kỹ thuật xây dựng khác nhau. Ngoài công tác quản lý và sử dụng, các CTTL còn mang tính chất quần chúng. Đơn vị quản lý phải dựa vào dân, vào chính quyền địa phương để làm tốt việc điều hành tưới, tiêu, thu TL phí, tu sửa bảo dưỡng CT và bảo vệ CT. Do đó, đơn vị QLKT các CTTL không những phải làm tốt công tác chuyên môn mà còn phải làm tốt công tác vận động quần chúng nhân dân tham gia khai thác và bảo vệ CT trong hệ thống. - Hệ thống CTTL nhằm cải tạo thiên nhiên, khai thác các mặt lợi và khắc phục các mặt hại để phục vụ cho nhu cầu của con người. - Hệ thống CTTL nằm rải rác ngoài trời, trên diện rộng, có khi qua các khu dân cư, nên ngoài tác động của thiên nhiên, còn chịu tác động của con người. Hệ thống CTTL thường xuyên đối mặt trực tiếp với sự tàn phá của thiên nhiên, trong đó có sự phá hoại thường xuyên và sự p á ại bất thường. - Vốn đầu tư xây dựng các CT thường là rất lớn. Hệ thống CTTL có giá trị lớn tuy nhiên vốn lưu động ít, lại quay vòng hậm. Để có kinh phí hoạt động, có những lúc các đơn vị quản lý CT thường phải vay ngân hàng và trả lại cao. Các CTTL không được mua bán như các CT khác. Do đó hình thức tốt nhất để quản lý và sử dụng các CTTL là cộng đồng cùng tham gia. - Các CTTL phục vụ đa mục tiêu, trong đó tưới tiêu phục vụ cho SXNN, cấp nước sinh hoạt, thủy sản, sản xuất công nghiệp, phát điện, giao thông, du lịch, chống lũ, ngăn mặn, cải tạo đất, môi trường sinh thái. CTTL là kết quả tổng hợp và có mối quan hệ mật thiết hữu cơ về lao động của rất nhiều người trong nhiều lĩnh vực, bao gồm từ các công tác quy hoạch, nghiên cứu khoa học, khảo sát, thiết kế, chế tạo, thi công, đến QLKT. - Sản phẩm của công tác khai thác CTTL là hàng hóa đặc biệt có tính chất đặc thù riêng biệt. Sản phẩm là khối lượng nước tưới, tiêu phục vụ cho nhu cầu SXNN, công nghiệp, nuôi trồng thủy sản và cho sinh hoạt. CTTL muốn phát huy hiệu quả phải được xây dựng kênh mương đồng bộ khép kín từ đầu mối đến tận ruộng. Mỗi CT, hệ thống CTTL chỉ phục vụ cho một vùng nhất định theo thiết kế không thể di chuyển từ vùng đang thừa nước đến vùng thiếu nước theo yêu cầu thời vụ, phải đều có một tổ chức Nhà nước, tập thể hay cá nhân trực tiếp quản lý, vận hành theo yêu cầu của các 9
  • 20. hộ sử dụng. Nhiều nông dân được hưởng lợi từ một CTTL hay nói cách khác một CTTL phục vụ cho nhiều người dân trong cùng một khoảng thời gian. 1.2. Cơ sở lý luận về quản lý CTTL 1.2.1. Một số khái niệm + Quản lý: là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng và kháng thể quản lý nhằm sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực, các thời cơ của tổ chức để đạt mục tiêu đặt ra trong điều kiện môi trường luôn biến động. Quản lý là một phạm trù với tính chất là một loại lao động xã hội hay lao động chung được thực hiện ở quy mô lớn. Quản lý được phát sinh từ lao động, không tách rời với lao động và bản thân quản lý cũng là một loại hoạt động lao động, bất kỳ hoạt động nào mà do một tổ chức thực hiện đều cần quản lý nhằm phối hợp những hoạt động cá nhân thực hiện những chức năng chung. Quản lý có thể được hiểu là các hoạt động nhằm bảo đảm hoàn thành công việc qua nỗ lực của người khác [12]. + Quản lý CTTL: là quá trình lập kế hoạch, tổ chức điều hành hệ thống CTTL theo một quy hoạch phù hợp, bao gồm công tác kế hoạch hóa, điều hành bộ máy, quản lý điều hành, duy tu CT, quản lý tài sản và tài chính và kiểm tra, kiểm soát các quá trình vận hành [12]. Quản lý CTTL là một nghệ thuật điều hành xây dựng hệ thống hoạt động nghiên cứu triển khai, thiết kế, duy tu bảo dưỡng CTTL và kết hợp tổng thể các nguồn nhân lực với các nguồn vật chất thông qua một chu trình khép kín của CT, bằng việc sử dụng các kỹ năng quản lý nhằm đạt được nhữ g mục tiêu như thiết kế ban đầu và mục đích phục vụ của CT, đồng thời nhằm bảo đảm p át huy hết năng lực và công suất làm việc của các CTTL. Các CTTL được quản lý theo pháp lệnh khai thác và bảo vệ CTTL. Cần phải ban hành các luật cụ thể về khai thác sử dụng các CTTL để hướng các cá nhân, các công ty, doanh nghiệp có các hoạt động kinh doanh sản xuất phù hợp với mục đích bảo vệ CT. CTTL cần phải giao cho các tổ chức của địa phương đặc biệt quan tâm tới cộng đồng quản lý dưới các hình thức ban tự quản và nhóm sử dụng nước. Mặt khác, phải điều tra hiện trạng các CTTL, lên quy hoạch duy tu bảo dưỡng, sửa chữa và bảo vệ CT. Khẩn trương tiến hành các chương trình dự án duy tu, sữa chữa, nâng cấp và làm mới các CT để đảm bảo cho sự phát triển. + Khai thác: là tổng hợp những hoạt động để những sản vật có sẵn trong tự nhiên, những đối tượng nhân tạo được sử dụng một cách hợp lý nhằm tận dụng hết khả năng tiềm tàng vào phục vụ mục đích của con người [12]. 10
  • 21. + Khai thác CTTL: là việc khai thác, sử dụng tiềm năng và lợi thế của CTTL để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường [12]. 1.2.2. Các bước quản lý CTTL Trong công tác quản lý CTTL gồm các bước sau: - Lập kế hoạch: Là một hoạt động của quá trình quản lý mà con người cần hướng vào mục tiêu để đạt được mục đích chung. - Tổ chức: Là quá trình liên quan đến mục tiêu, kế hoạch và xác định trao trách nhiệm quyền quản lý cho các tổ chức cá nhân để có hiệu quả nhất. - Điều hành, vận hành: Là những hoạt động để xác định phạm vi, quyền hạn ra quyết định, phân bổ và sử dụng các nguồn lực hợp lý, tăng cường quản lý có sự tham gia của cộng đồng và đảm bảo đúng mức độ, mục đích. - Thúc đẩy: Nhằm tìm ra được những mặt lợi để thúc đẩy cộng đồng tham gia quản lý sử dụng có hiệu quả nhất. - Kiểm soát và theo dõi: Là quá trình theo dõi, đánh giá kết quả đạt được. 1.2.3. Nội dung công tác quản lý CTTL 1.2.3.1. Tổ chức bộ máy QLKT CTTL CTTL có vai trò đặc biệt quan trọng không những phục vụ trong SXNN mà còn có vai trò lớn trong việc cung cấp nước, tiêu nước phục vụ đời sống nhân dân, cung cấp nước cho các ngành khác phát triển như công nghiệp, dịch vụ,… Nếu quản lý và sử dụng không hợp lý, các CTTL có thể gây ra những hậu quả nặng nề cho xã hội, đặc biệt là lũ lụt. Chính vì thế, nhà nước cần có các quy định cụ thể trong việc tổ chức QLKT CTTL. Như vậy, tổ chức QLKT CTTL của địa phương được giao cho UBND tỉnh chịu trách nhiệm QLKT. Tùy thuộc các địa phương khác nhau, công tác tổ chức QLKT CTTL khác nhau nhưng Sở NN&PTNT là cơ quan trực tiếp được UBND tỉnh giao phó công tác tổ chức quản lý, vận hành các CTTL trên địa bàn tỉnh. Tổ chức quản lý CTTL có thể bao gồm nhiều bên liên quan khác nhau. Khi phân tích đánh giá công tác quản lýCTTL cần phải xác định cụ thể chức năng, phạm vi và nhiệm vụ của tổ chức trong mối quan hệ chặt của các đơn vị khác. 1.2.3.2. Công tác quản lý CT a) Đo đạc, quan trắc, giám sát, kiểm tra, kiểm định, đánh giá an toàn CTTL; b) Quản lý, tổ chức bảo trì, đầu tư nâng cấp, xây dựng mới, hiện đại hóa, xử lý khắc phục sự cố CT, máy móc, thiết bị; cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ CTTL; c) Trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án ứng phó thiên tai và phương án bảo vệ CTTL; 11
  • 22. d) Lập, lưu trữ hồ sơ kỹ thuật về quản lý CTTL. 1.2.3.3. Công tác quản lý nước [9] a) Thu thập thông tin dự báo khí tượng thủy văn; đo đạc, quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng trên lưu vực; quan trắc, dự báo, cảnh báo lũ, ngập lụt, úng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, số lượng, chất lượng nước; kiểm kê nguồn nước trong hệ thống CTTL, phân tích nhu cầu sử dụng nước; b) Lập và tổ chức thực hiện kế hoạch tích trữ, điều hòa, chuyển, phân phối, cấp, tưới, tiêu, thoát nước, sử dụng nước; kiểm soát chất lượng nước, xâm nhập mặn; thực hiện phương án ứng phó thiên tai; c) Bảo vệ môi trường, chất lượng nước trong phạm vi bảo vệ CTTL; kiểm tra, kiểm soát việc xả chất thải, nước thải vào CTTL; d) Lập, lưu trữ hồ sơ kỹ thuật về quản lý, phân phối nước trong hệ thống CTTL. 1.2.3.4. Công tác quản lý kinh tế a) Tổ chức lập, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, áp dụng các định mức kinh tế - kỹ thuật phục vụ QLKT CTTL; b) Tổ chức xây dựng và thực hiện kế hoạch cung cấp sản phẩm, dịch vụ TL; c) Ký kết, nghiệm thu, t anh lý hợp đồng cung cấp, sử dụng dịch vụ TL; d) Xây dựng mô hình tổ chức hợp lý để QLKT và bảo vệ CTTL và các nguồn lực được giao; đ) Định kỳ đánh giá hiệu quả QLKT và bảo vệ CTTL; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch khai thác tổng hợp, mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ để phát huy năng lực CTTL; e) Lập, lưu trữ hồ sơ về quản lý tài sản, tài chính. 1.2.4. Các tiêu chí đánh giá quản lý CTTL 1.2.4.1. Các tiêu chí phản ánh kết quả công tác quản lý CTTL Để đánh giá kết quả công tác quản lý CTTL, trong khuôn khổ luận văn này tôi sử dụng các tiêu như: - Mức độ hoàn thành kế hoạch do công tác quản lý đề ra như kế hoạch tưới tiêu, kế hoạch vận hành công trình, kế hoạch du tu, sửa chữa, kế hoạch phân cấp quản lý,… - Mức độ thực hiện kế hoạch đề ra theo số tương đối và số tuyệt đối. Ngoài ra, việc đánh giá mức độ thực hiện các hoạt động quản lý có thể được thực hiện thông qua khảo sát các bên liên quan. Sử dụng bảng hỏi để thu thập ý kiến của họ về việc thực hiện các nội dung cụ thể của quản lý CTTL. Mức độ thực hiện thường được đánh giá theo thang đo Likert 5 mức độ. 12
  • 23. 1.2.4.2. Các tiêu chí phản ánh hiệu quả công tác quản lý CTTL Đánh giá hiệu quả là chỉ tiêu tổng hợp, đối với công tác quản lý CTTL, thể hiện ở các tiêu chí sau: + Hiệu quả của tổ chức bộ máy được xác định bởi hai yếu tố: - Tổ chức bộ máy khoa học. - Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức. • Tính khoa học của tổ chức bộ máy được thể hiện qua các đặc tính: - Khách quan: tính pháp lý của tổ chức bộ máy; - Hợp lý: cơ cấu tổ chức bộ máy; - Đồng bộ: mối tương quan giữa chức năng, nhiệm vụ với việc bố trí lao động; - Hiệu quả: đảm bảo hoàn thành các chức năng nhiệm vụ được giao với chi phí tiết kiệm, khôn lãng phí nguồn lực. Để đạt được những yêu cầu trên, một trong những yếu tố quan trọng là phải xác định được chức năng, nhiệm vụ của tổ chức bộ máy, xác định số phòng ban, biên chế cần thiết đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trên cơ sở tiêu chuẩn hoá theo chức danh đối với cán bộ công c ức. Mỗi cán bộ, công chức phải có trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, ngoại ngữ tương ứng để đảm nhận công việc mà bộ máy tổ chức yêu cầu. Việc xác định chức danh án bộ, công chức thực chất là phân công cán bộ, công chức theo vị trí lao động trong bộ máy và xác định trách nhiệm, thẩm quyền trước bộ máy và pháp luật. • Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức: Trong thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ công c ức có phẩm chất tốt, đủ năng lực thì ngành đó, đơn vị đó hoạt động hiệu quả. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức phải tiến hành chặt chẽ: đúng trình độ, năng lực cán bộ, công chức đồng thời có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng kiến thức mà cán bộ đang yếu, đang thiếu. + Hiệu quả khai thác các CTTL Chỉ tiêu này thể hiện hiệu quả tưới, tiêu và cung cấp nước cho các lĩnh vực cho xã hội. Ở đây chúng ta có thể đánh giá hiệu quả của công tác quản lý qua hiệu quả kinh tế của công ty, là hiệu của kết quả sau khi trừ đi chi phí, nó chính là phần thu nhập hoặc lợi nhuận của công ty có được trong quá trình hoạt động. Trong lĩnh vực thủy lợi, hiệu quả lớn nhất có được là hiệu quả về mặt xã hội và môi trường. Hiệu quả xã hội thể hiện ở khía cạnh hoạt động công ích của công ty cung cấp nước tưới cho ngành nông nghiệp, thủy sản; nước sản xuất cho ngành công nghiệp và nước sinh hoạt cho xã hội. Hiệu quả xã hội ở đây còn tính đến mức độ điều tiết lũ 13
  • 24. lụt, tiêu nước lũ, ngăn mặn, giữ ngọt,… giảm thiệt hại về người và tài sản cho cộng đồng, xã hội. Hiệu quả môi trường như điều hòa tiểu khí hậu các vùng có thủy lợi, đảm bảo cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường. Trong khuôn khổ đề tài, tác giả không đề cập và đánh giá đến hiệu quả về môi trường. 1.2.4.3. Các tiêu chí phản ánh mức độ tác động của hoạt động quản lý Mức độ tác động của hoạt động quản lý được đánh giá thông qua các tiêu chí về kết quả và hiệu quả đạt được. Trong quản lý nhà nước, tác động của hoạt động quản lý được hiểu là việc xem xét theo định kỳ một cách hệ thống và khách quan kết quả đạt được của đối tượng tác động một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, dựa vào sự phân tích những thông tin thu được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chí đã đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động. Như vậy, đánh giá mức độ tác động không đơn thuần là sự ghi nhận thực trạng mà còn là đề xuất những quyết định làm thay đổi thực trạng. Vì thế, đánh giá mức độ tác động được xem là một khâu rất quan trọng, đan xen với các khâu kế hoạch và triển khai. Đánh giá mức độ tác động còn là xem xét tính phù hợp, hiệu quả, hiệu suất, ảnh hưởng và tính bền vững của đối tượng được đánh giá. Mục đích của việc đánh giá mức độ tác động là để xác định tính phù hợp và mức độ hoàn thành của kết quả đạt được so với ác mục tiêu, tính hiệu quả, những tác động khác của kết quả.... Quá trình đánh giá cần cung cấp thông tin trung thực, khách quan và hữu ích, cho phép lồng ghép những bài học k nh g iệm vào quá trình ra quyết định của chủ thể quản lý và đối tượng quản lý. Ngoài ra, mức độ tác động của hoạt động quản lý được đo lường một cách tổng hợp thông qua các mức độ đánh giá của các đối tượng có li n quan, đặc biệt các Cụm quản lý thủy nông, các HTX và tổ dùng nước và người dân hưởng lợi. 1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác QL CTTL 1.2.5.1. Nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp + Nguồn nhân lực và công tác tổ chức bộ máy QLKT CTTL Chất lượng nguồn nhân lực, kể cả cán bộ lãnh đạo quản lý của công ty và ở nhiều tổ chức, đơn vị chưa đáp ứng được yêu cầu. Công tác tổ chức quản trị thiếu khoa học nên chi phí cao, năng suất lao động thấp, bộ máy cồng kềnh, chi tiền lương chiếm phần lớn nguồn thu của doanh nghiệp. Hầu hết các đơn vị QLKT CTTL đều là doanh nghiệp nhà nước vận hành theo cơ chế bao cấp đã hạn chế tính năng động và thiếu động lực phát triển. 14
  • 25. Đối với bộ máy quản lý Nhà nước về TL, phân giao nhiệm vụ giữa các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành còn nhiều bất cập, chồng chéo dẫn đến khó khăn trong điều hành chỉ đạo. Một số địa phương vẫn còn có sự trùng lẫn giữa chức năng quản lý Nhà nước và quản lý SX, chức năng quản lý nhà nước và chức năng cung cấp dịch vụ công ích của nhà nước. Quản lý vẫn mang nặng tính quan liêu, mệnh lệnh, không phù hợp với cơ chế quản lý của nền kinh tế thị trường. Công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát chưa bám sát thực tiễn và chưa được coi trọng, các thủ tục hành chính còn rườm rà. Phương thức QLKT CTTL chậm đổi mới theo cơ chế thị trường. Cơ chế quản lý mang tính “nửa thị trường, nửa bao cấp”, doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, trong khi quản lý SX của doanh nghiệp theo cơ chế bao cấp không tạo ra động lực để thúc đẩy phát triển. Quản lý SX bằng phương thức giao kế hoạch, theo cơ chế bao cấp dẫn đến tư tưởng dựa dẫm, trông chờ vào nhà nước. Quản lý tài chính theo hình thức cấp phát - thanh toán, chưa ràng buộc chặt chẽ với cơ chế kiểm tra giám sát, đánh giá và tính công khai minh bạch đã làm sai lệch bản chất hoạt động SX trong nền kinh tế thị trường. Đánh giá kết quả hoạt động SX chưa dựa vào kết quả đầu ra, thanh quyết toán chủ yếu dựa vào chứng từ, nặng về thủ tụ hành chính. Cơ chế ràng buộc quyền lợi, trách nhiệm của người đứng đầu với hiệu quả sử dụng tiền vốn, tài sản vật tư, lao động của nhà nước chưa rõ ràng và thiếu chặt chẽ gây ra lãng phí nguồn lực. Phân phối thu nhập cho người lao động vẫn mang tính cào bằng dẫ đến năng suất lao động thấp, chí phí SX cao. Phân cấp quản lý chưa phù hợp, nên hầu hết các CTTL đều do doanh nghiệp nhà nước quản lý đã không tạo được sân chơi cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác tham gia nên chưa huy động được sức mạnh của các tổ chức cá nhân ở khu vực ngoài nhà nước và của nhân dân, đặc biệt là người hưởng lợi từ CTTL. + Áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến trong quản lý, vận hành và khai thác CTTL Nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong quản lý, vận hành CTTL giữ vai trò quan trọng trong công tác QLKT CTTL. Đầu tư trang thiết bị khoa học công nghệ trong QLKT CTTL cao có ảnh hưởng lớn đến năng suất CT và năng suất lao động. Hiện nay khoa học công nghệ được áp dụng trong tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội. Ngoài việc áp dụng tiến bộ trong QLKT CT, áp dụng công nghệ tiên tiến trong dự báo hạn, úng, xâm nhập mặn, hỗ trợ ra quyết 15
  • 26. định trong phòng chống thiên tai có tác động lớn đến công năng và hiệu suất của CT, cũng như tính an toàn CT. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến bảo vệ CTTL và nguồn nước ở các địa bàn hết sức quan trọng. + Cơ sở hạ tầng và tính đồng bộ của hệ thống CTTL Cơ sở hạ tầng và tính đồng bộ đầy đủ của hệ thống CTTL đóng vai trò quan trọng trong công tác QLKT CTTL. Việc chú trọng đầu tư xây dựng mới, đầu tư CT đầu mối và đầu tư nâng cấp, hiện đại hóa, hoàn chỉnh hệ thống sao cho đồng bộ, đầy đủ có ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác. Ngoài ra các nhân tố về khả năng tài chính của công ty, chiến lược sản xuất dịch vụ của công ty. 1.2.5.2. Nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp + Diễn biến thời tiết khí tượng thủy văn có xu hướng ngày càng bất lợi, thiên tai xảy ra ngày càng khắc nghiệt, dẫn đến việc phá huỷ hệ thống, thay đổi yêu cầu phục vụ tưới tiêu của các CTTL. Trong thiên nhiên, sự tổng hợp các điều kiện không nơi nào giống nhau cho nên hầu như CTTL nào cũng có những đặc điểm riêng. Thực tế xây dựng CTTL do tài liệu thủy văn không đầy đủ, không chính xác nên CTTL được xây dựng nhưng khả năng tháo lũ không đủ, gây nguy hiểm khi lũ lớn, nhiều trạm thủy điện không chạy đủ công suất. + Sự phát triển kinh tế xã hội đã làm ho các hệ thống CTTL bị xâm hại, vùng tưới bị xâm chiếm, nhiều hệ thống TL bị thay đổ mục tiêu nhiệm vụ và giảm sự chi phối. Đồng thời, quá trình phát triển kinh tế xã hộ cũ g là nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường, nguồn nước trong các hệ thống CTTL. Ngoài ra yếu tố xã hội bao gồm các đặc điểm liên quan đến người sử dụng như tính cộng đồng, trình độ kỹ thuật, tập quán canh tác của nông dân cũng ảnh hưởng không nhỏ tới việc quản lý CTTL. 1.3. Tổng quan về công tác QLKT các CTTL ở nước ta 1.3.1. Những văn bản pháp quy về QLKT hệ thống CTTL Trong những năm vừa qua, Nhà nước và Bộ NN&PTNT đang từng bước, cũng cố và hoàn thiện về khung pháp lý và các văn bản hành chính hỗ trợ cho công tác QLKT các hệ thống tưới tiêu như: Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ CTTL số 32/2001/PLUBTVQH10 ngày 4/4/2001, Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003; Nghị định 115/2008/NĐ-CP ngày 14/11/2008; Nhằm đồng bộ và thực hiện các nội dung của Nghị định 115/2008/NĐ-CP, Bộ NN&PTNT đã ban hành, Chỉ thị số 1268/CT-BNN-TL ngày 2/5/2009 về việc tăng cường công tác QLKT CTTL; 16
  • 27. Thông tư số 65/2009/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 10 năm 2009 Hướng dẫn tổ chức hoạt động và phân cấp QLKT CTTL; Để thống nhất, hỗ trợ các chính sách trên Thông tư số 11/2009/TT-BTC ngày 21/01/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn đặt hàng, giao kế hoạch đối với các đơn vị làm nhiệm vụ QLKT CTTL và quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước làm nhiệm vụ QLKT CTTL đã phản ánh được hoạt động của các đơn vị QLKT CTTL thông qua quản lý nguồn nước và quản lý hạch toán tài chính làm cơ sở cấp bù TL phí. Về quản lý hoạt động, tổ chức doanh nghiệp khai thác CTTL: Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và Quyết định số 224/2006/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước đã tạo hành lang pháp lý cho việc củng cố và ổn định tổ chức của các doanh nghiệp QLKT CTTL. Quyết định số 2891/QĐ-BNN-TL ngày 12/10/2009 của Bộ trưởng Bộ NN và PTNT Hướng dẫn xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật trong công tác QLKT và bảo vệ CTTL và tiếp theo là Thông tư số 56/2010/TT-BNNPTNT ngày 01 tháng 10 năm 2010 của Bộ NN và PTNT Quy định một số nội dung trong ạt động của các tổ chức QLKT CTTL; Thông tư số 40/2011/TT-BNNPTNT ngày 27/5/2011 quy định điều kiện, năng lực của các tổ chức, cá nhân tham gia quản lý, vận hành các hệ thống CTTL. Đây là những văn bản quan trọng, đã và đang được áp dụng thời gian qua, tạo cơ sở pháp lý giúp các địa phương, các đơn vị QLKT CTTL triển khai đồng bộ các cơ chế, chính sách, đồng thời tăng cường công tác QLKT CTTL. Chính sách TL phí mới thực sự là một bước ngoặt rong công tác QLKT CTTL. Nghị định số 67/2012/NĐ-CP ngày 10/09/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 143/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ CTTL, Nghị định lần này đã điều chỉnh mức thu phù hợp với chi phí thực tế phát sinh của các đơn vị QLKT CTTL so với mức thu TL phí quy định tại Nghị định số 115/2008/NĐ-CP bình quân tăng lên là 1,5 lần, đồng thời thống nhất mức thu TL phí cũng là mức cấp bù đối với CT đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước và nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước, đảm bảo 100% kinh phí miễn TL phí tăng thêm cho các đơn vị thủy nông trung ương và các địa phương nhận trợ cấp từ ngân sách trung ương… Theo Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng: Với chính sách miễn TL phí mới này, đây sẽ là một trong những giải pháp tích cực đầu tư công vào NN nông thôn, thực hiện chính sách tam nông theo 17
  • 28. Nghị quyết số 26/NQ-TW khóa 10 của Ban chấp hành trung ương Đảng là một trong những nhiệm vụ thiết thực phục vụ cho chính sách an sinh xã hội, có những tác động mạnh mẽ về mặt chính sách vĩ mô nhằm khuyến khích người nông dân ở những vùng còn khó khăn, hạn chế về điều kiện sản xuất tích cực đầu tư hơn cho SXNN, chuyển dịch sản xuất từ cây lúa sang các cây trồng vật nuôi khác có hiệu quả kinh tế cao. Trong những năm 2009-2012 gần 100 tiêu chuẩn kỹ thuật TL đã được Bộ NN và PTNT chỉ đạo rà soát, bổ sung, nâng cấp, hoàn thiện, xây dựng mới và phổ biến thành các tiêu chuẩn quốc gia nhằm đáp ứng được đòi hỏi phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, hội nhập với kỹ thuật và công nghệ tiên tiến của thế giới cũng như đảm bảo việc thích ứng với thiên tai và BĐKH. Bộ NN& PTNT đang tiếp tục xây dựng, hoàn thiện và ban hành một số văn bản quy định về công tác kiểm tra đánh giá chất lượng cung cấp dịch vụ tưới tiêu, chính sách tạo cơ chế chủ động cho doanh nghiệp trong QLKT CTTL. Hệ thống đánh giá định chuẩn (Benchmarking) sẽ từng bước thể chế hóa và triển kh i áp dụng nhằm kiểm tra đánh giá chất lượng lượng cung cấp dịch vụ và các hoạt động của IMCs, người sử dụng nước dựa trên bộ tiêu chí phù hợp, đảm bảo hiệu quả đầu tư và tăng iệu ích hoạt động của hệ thống tưới tiêu theohướng cấp nước phục vụ đa mục tiêu. 1.3.2. Hiện trạng các hệ thống CTTL ở nước ta [5] Nước ta có hệ thống TL tương đối phát triển, góp phần quan trọng tăng diện tích gieo trồng, tăng thời vụ, cải tạo đất, đảm bảo an n nh lương thực và xuất khẩu. Theo thống kê năm 2012, tổng diện tích đất trồ g lúa được tưới đạt trên 7,3 triệu ha (vụ Đông Xuân 2,99 triệu ha, Hè Thu 2,05 triệu a, Mùa 2,02 triệu ha), góp phần đưa sản xuất lương thực tăng nhanh và ổn định. Ngoài ra, các hệ thống TL còn tưới cho 1,5 triệu ha rau màu, cây công nghiệp; tạo nguồn nước cho 1,3 triệu ha đất gieo trồng; cung cấp khoảng 6 tỷ m 3 nước phục vụ sinh hoạt và công nghiệp; ngăn mặn cho 0,87 triệu ha; cải tạo chua phèn 1,6 triệu ha và tiêu nước cho trên 1,72 triệ ha đất NN. Các hệ thống CTTL đã hỗ trợ, tạo điều kiện phát triển đa dạng hoá cây trồng, chuyển dịch cơ cấu trong NN . Đến nay, đã xây dựng được hàng ngàn hệ thống CTTL, gồm: 6.648 hồ chứa các loại, khoảng 10.000 trạm bơm điện lớn, 5.500 cống tưới tiêu lớn, 234.000 km kênh mương, 25.960 km đê các loại. Trong đó, có 904 hệ thống TL phục vụ tưới tiêu từ 200 ha trở lên. Nhiều hệ thống CTTL lớn, như: Bắc Nam Hà, Bắc Hưng Hải, Núi Cốc, Cấm Sơn, Cửa Đạt, Sông Mực, Kẻ Gỗ, Tả Trạch, Phú Ninh, Định Bình, Đồng Cam, Sông Ray, Dầu Tiếng-Phước Hoà, Quản Lộ-Phụng Hiệp, Tứ Giác Long Xuyên, Ô 18
  • 29. môn-Xà no, Nam Măng Thít, v.v… đã mang lại hiệu ích lớn cho đất nước. Đặc biệt trong vòng 10 năm qua, nhiều hệ thống CTTL quy mô lớn đã và đang được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ và vốn vay ODA, như: các hồ chứa nước Cửa Đạt, Bản Mồng, Sông Sào, Ngàn Trươi, Rào Đá, Đá Hàn, Thác Chuối, Tả Trạch, Định Bình, Vân Phong, Nước Trong, Tân Mỹ; hệ thống thủy lợi Phan Rí - Phan Thiết, Phước Hòa, Easup Thượng, Quản Lộ - Phụng Hiệp để phục vụ cho các nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Hệ thống CTTL đã góp phần quan trọng trong phòng chống thiên tai, như: phòng chống lũ, chống úng, ngập cho khu vực đô thị và nông thôn, chống hạn, xâm nhập mặn. Cả nước đã xây dựng được khoảng 6.150 km đê sông, 2500 km đê biển; hệ thống các hồ chứa trên toàn quốc, trong đó có nhiều hồ chứa lớn (Cửa Đạt, Tả Trạch, Dầu Tiếng, v.v…) đóng vai trò quan trọng cho phòng, chống lũ các lưu vực sông. Hệ thống các trục tiêu lớn, các trạm bơm điện quy mô lớn đã được đầu tư, xây dựng đảm bảo chống ngập, úng cho các khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư nông thôn. Hệ thống thủy lợi đã góp phần đảm bảo nguồn nước để cấp nước sinh hoạt cho đô thị, khu công nghiệp, khu vực nông thôn trên cả nước. Chỉ riêng hệ thống Dầu Tiếng-Phước Hòa đã quy hoạch, xây dựng để cấp nước cho 5 tỉnh, thành phố, gồm: Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An và Thành phố Hồ Chí Minh với lưu lượng khoảng 20 m 3 /s. Các hệ thống CTTL còn góp phần điều hòa dòng chảy cho các dòng sông, ổn định dòng chảy mùa kiệt, bảo vệ môi trường nước, p át triển dịch vụ, du lịch. 1.3.3. Thực trạng công tác QLKT các CTTL ở ước ta 1.3.3.1. Thành tựu cơ bản trong QLKT các CTTL ở nước a [5] a) Tổ chức quản lý nhà nước Bộ máy quản lý nhà nước về TL từ Trung ương đến địa phương tương đối đồng bộ, thống nhất để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về TL. Ở Trung ương, đã thành lập Tổng cục TL trực thuộc Bộ NN và Phát triển nông thôn thực hiện chức năng quản lý nhà nước về TL. Ở cấp tỉnh, có 62/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập Chi cục TL (hoặc Chi cục TL và PCLB). Ở cấp huyện, thành lập Phòng NN&PTNT hoặc Phòng Kinh tế thực hiện chức năng quản lý nhà nước về TL. Nhìn chung, các cơ quan quản lý nhà nước về thủy lợi đã thực hiện tốt chức năng tham mưu giúp việc cho các cấp lãnh đạo trong chỉ đạo, điều hành phục vụ phát triển kinh tế-xã hội. b) Tổ chức QLKT CTTL 19
  • 30. Về quản lý các CTTL đầu mối lớn, hệ thống TL liên xã trở lên, cả nước hiện có 96 tổ chức QLKT CTTL là doanh nghiệp trực thuộc cấp tỉnh, 3 doanh nghiệp trực thuộc Bộ NN và Phát triển nông thôn, 7 đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh và 4 Chi cục Thủy lợi kiêm nhiệm. Về quản lý các CTTL nhỏ và hệ thống kênh mương nội đồng, cả nước có 16.238 Tổ chức dùng nước, bao gồm các loại hình chủ yếu là: Hợp tác xã có làm dịch vụ TL (Hợp tác xã dịch vụ NN và Hợp tác xã chuyên khâu thủy nông), Tổ chức hợp tác (Hội sử dụng nước, Tổ hợp tác, Tổ, Đội thủy nông) và Ban quản lý (BQL) thủy nông. Trong đó, Hợp tác xã và Tổ hợp tác là hai loại hình chính, chiếm 90% Tổ chức dùng nước. Công tác QLKT CTTL đang từng bước đi vào nền nếp, phục vụ tốt sản xuất, dân sinh. Hoạt động của các tổ chức QLKT CTTL cơ bản đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất, dân sinh. Một số đơn vị ở địa phương và Trung ương đã chủ động đổi mới mô hình tổ chức và cơ chế quản lý nhằm nâng cao hiệu quả các CTTL, như: Thái Nguyên, Tuyên Qu ng, Hà Nội, Thanh Hoá, Ninh Thuận, Bình Thuận, TP Hồ Chí Minh, An Giang, Tiền Giang; Cty TNHHMTV Khai thác CTTL Bắc Nam Hà, v.v… 1.3.3.2. Hạn chế, tồn tại trong QLKT các CTTL ở nước ta [5] a) Hiệu quả QLKT CTTL còn yếu kém Mặc dù được đầu tư lớn nhưng công tác quản lý, vận hành hệ thống CTTL còn bộc lộ nhiều hạn chế, như: Hiệu quả quản lý thấp; bộ máy tổ chức cồng kềnh; đội ngũ cán bộ, nhân viên có xu hướng tăng; năng suất lao động thấp, chất lượng quản trị không cao, CT xuống cấp nhanh, vi phạm CTTL tă g và chưa được giải quyết; sử dụng nước lãng phí. Cơ sở hạ tầng chậm được củng cố, tỷ lệ diện tích có ưới đạt 80%, tỷ lệ cung cấp nước cho các dịch vụ khác ít được quan tâm và phát huy hiệu quả; hạ tầng TL nội đồng chưa đáp ứng yêu cầu SXNN theo quy trình tiên tiến hoặc khó chuyển đổi khi thay đổi cơ cấu cây trồng. Cơ chế vận hành mang nặng tính bao cấp, thiếu động lực để nâng cao năng suất, đảm bảo chất lượng, đổi mới hệ thống quản trị của Công ty quản lý khai thác CTTL. Hệ thống tài chính yếu kém, chủ yếu dựa vào nguồn thu từ ngân sách nhà nước, phương thức cấp phát và nghiệm thu không dựa vào chất lượng dịch vụ, các dịch vụ khai thác tổng hợp không được phát huy để tăng nguồn thu. Tổ chức thủy nông cơ sở thiếu bền vững; năng lực của cán bộ quản lý yếu cả về tổ chức quản lý và kỹ thuật; tài chính của tổ chức thủy nông cơ sở rất khó khăn, theo báo cáo của địa phương, trên 52% tổ chức có nguồn thu chỉ đáp ứng 65-70% yêu cầu 20
  • 31. chi, thiếu kinh phí duy tu, sửa chữa nạo vét kênh mương, dẫn đến CT hư hỏng, xuống cấp nhanh. Một số địa phương có xu hướng giao công trình TL nội đồng cho Công ty khai thác CTTL quản lý, tiếp tục làm tăng gánh nặng đến ngân sách nhà nước. Quản lý an toàn hồ đập chưa được coi trọng đúng mức, nhiều hồ đập bị xuống cấp có nguy cơ mất an toàn, tổ chức quản lý hồ đập (đặc biệt là hồ đập nhỏ) chưa đáp ứng yêu cầu; năng lực cảnh báo, dự báo sớm phục vụ chỉ đạo điều hành và vận hành hồ chứa còn yếu. b) TL chưa đáp ứng được yêu cầu của nền NN đa dạng và hiện đại Hệ thống CTTL chủ yếu tập trung cung cấp nước cho cây lúa, phần lớn các cây trồng cạn chưa có tưới hoặc tưới bằng các biện pháp lạc hậu và lãng phí nước. Theo thống kê năm 2012, diện tích gieo trồng chè đạt 129 nghìn ha, cà phê 622,1 nghìn ha, cao su 910,5 nghìn ha, hồ tiêu 58,9 nghìn ha, điều 235,9 nghìn ha, cây ăn quả 675,9 nghìn ha, mía 297,9 nghìn ha, cây rau, đậu 1.004,9 nghìn ha (Chiến lược phát triển NN nông thôn Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030) nhưng diện tích được áp dụng các giải pháp tưới t ên tiến, tiết kiệm nước còn hạn chế. Đầu tư hạ tầng TL cho phục vụ nuôi trồng thủy sản rất thấp, hệ thống thủy lợi chưa đáp ứng yêu cầu nuôi. 1.3.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong công tác QLKT các CTTL ở nước ta [5] a) Nguyên nhân khách quan Ảnh hưởng của BĐKH, tác động bất lợi của quá trình phát triển kinh tế - xã hội gây ra (suy giảm chất lượng rừng, phát triển hồ chứa t ượng nguồn, khai thác cát và lún ở vùng hạ du; phát triển cơ sở hạ tầng đô thị, công nghiệp, giao thông cản trở thoát lũ...) tác động bất lợi cho hệ thống CTTL, đặc biệt hệ thống lấy nước dọc các sông lớn trên toàn quốc, hệ thống TL đồng bằng sông Cửu Long. Quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa đòi hỏi yêu cầu cao hơn về TL; yêu cầu tiêu, thoát nước của nhiều khu vực tăng lên nhiều so với trước đây, nhu cầ nước cho sinh hoạt, công nghiệp từ hệ thống CTTL tăng, mức đảm bảo an toàn tăng. Tổ chức SXNN nhỏ lẻ, manh mún, hiệu quả sản xuất thấp khiến nông dân chưa quan tâm nhiều đến TL. b) Nguyên nhân chủ quan - Chậm đổi mới theo cơ chế thị trường, duy trì quá lâu cơ chế bao cấp trong quản lý khai thác CTTL 21
  • 32. Hiện nay, trên 90% doanh nghiệp khai thác CTTL trên cả nước hoạt động theo phương thức giao kế hoạch công tác quản lý khai thác CTTL. Cơ chế này một mặt thiếu công cụ giám sát cho cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, mặt khác hạn chế quyền tự chủ của doanh nghiệp. Đây là nguyên nhân dẫn tới chất lượng quản trị của doanh nghiệp yếu kém, bộ máy cồng kềnh, năng suất lao động thấp, số lượng cán bộ, công nhân viên có xu thế ngày càng tăng; hệ thống CTTL bị xuống cấp nhanh; chất lượng cung cấp dịch vụ thấp; thiếu cơ chế để phát huy tiềm năng, lợi thế về đất đai, nước, cơ sở hạ tầng và các nguồn lực khác của tổ chức QLKT để tăng nguồn thu. Nhiều hệ thống CTTL có tiềm năng khai thác để cấp nước sạch nông thôn, cấp và tiêu thoát nước đô thị, công nghiệp, dịch vụ cũng như cho nông nghiệp công nghệ cao… nhưng đã không được tận dụng triệt để. Phương thức hoạt động như vậy dẫn tới cơ chế tài chính thiếu bền vững, chủ yếu phụ thuộc vào ngân sách nhà nước. Đồng thời, cơ chế bao cấp đã hạn chế thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân, hạn chế cơ chế cạnh tranh cho đầu tư xây dựng, quản lý khai thác CT. - Quản lý thủy nông cơ sở chưa phát huy được vai trò chủ thể và quyết định của người dân, sự tham gia tích cực của chính quyền địa phương Việc thành lập và hoạt động của tổ chức thủy nông cơ sở còn mang nặng tính áp đặt, thiếu sự tham gia chủ động, tích cực ủa người dân. Đây là nguyên nhân quan trọng, cơ bản nhất khiến nhiều tổ chức thiếu bền vững. Chưa làm rõ chủ trương miễn, giảm TLP của nhà nước làm cho một bộ phận cán bộ, người dân coi công tác quản lý khai thác CTTL là n iệm vụ của nhà nước dẫn tới tư tưởng trông chờ ỷ lại vào nhà nước, sử dụng nước lãng phí. Việc hỗ trợ người dân thông qua chính sách miễn, giảm TLP là cần thiết nhưng phương thức chi trả theo hình thức gián tiếp (phần lớn cấp bù qua doanh nghiệp), nên chưa gắn kết được trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ với người hưởng lợi, giảm tiếng nói, vai trò giám sát của người dân trong dịch vụ cung cấp nước đồng thời tạo tâm lý sử dụng nước lãng phí. Mô hình tổ chức, cơ chế quản lý bất cập đã hạn chế sự tham gia của các thành phần kinh tế và người hưởng lợi trong QLKT CTTL. Các tổ chức thuộc các thành phần kinh tế khác, đặc biệt là người dân chưa được tạo điều kiện, cơ chế để tham gia. Chính quyền xã và các tổ chức đoàn thể cơ sở chưa quan tâm đến quản lý CTTL, mà coi đó là trách nhiệm của nhà nước, của các doanh nghiệp khai thác CTTL trên địa bàn. Nhiều CTTL phân cấp cho xã quản lý nhưng không có chủ quản lý thực sự. 22
  • 33. - Khoa học công nghệ chưa bám sát yêu cầu sản xuất, thiếu động lực áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, nguồn nhân lực còn hạn chế Khoa học công nghệ mặc dù được quan tâm đầu tư rất nhiều bằng nguồn lực trong nước và quốc tế nhưng việc áp dụng và hiệu quả hạn chế: Khoa học công nghệ chưa bám sát hoặc dự báo đúng nhu cầu thực tế, chậm áp dụng công nghệ tiên tiến trong dự báo hạn, úng, xâm nhập mặn, hỗ trợ ra quyết định trong phòng chống thiên tai; nguồn lực phân tán, dàn trải, năng lực công nghệ không được nâng cao, không được đơn vị sản xuất chấp nhận. Số lượng đề tài khoa học công nghệ có kết quả ứng dụng vào sản xuất rất thấp (20-30%), hoặc chỉ được áp dụng trong phạm vi hẹp, còn nặng về công nghệ, xem nhẹ nghiên cứu nâng cao năng lực thể chế, làm luận cứ cho xây dựng cơ chế, chính sách. Hiệu quả hợp tác quốc tế trong việc ứng dụng, học tập kinh nghiệm quốc tế về QLKT CTTL còn thấp. Cơ chế quản lý không tạo được động lực và nhiều lúc còn là rào cản cho việc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, đặc biệt là các dự án đầu tư công. Việc nghiên cứu cơ chế, chính sách tạo động lực, đổi mới công tác quản lý khai thác, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong quản lý, vận hành CTTL chưa được quan tâm đúng mức, nhất là kỹ thuật sử dụng nước tiết kiệm. - Cải cách thể chế, cải cách hành hính chậm, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước chưa cao QLKT CTTL chủ yếu vẫn thực hiện theo cơ chế bao cấp, với hình thức giao kế hoạch, theo cơ chế cấp phát-thanh toán không gắ với số lượng, chất lượng sản phẩm nên việc hạch toán kinh tế chỉ mang tính hình thức, gây nên sự trì trệ, yếu kém trong quản lý khai thác CTTL. Vai trò của các cơ quan chuyên ngành mờ nhạt trong khi cơ quan cấp phát không chịu trách nhiệm đến kết quả cuối cùng, chưa tạo sự chủ động cho tổ chức QLKT CTTL. Phân phối lương không dựa vào kết quả làm bộ máy cồng kềnh, năng suất lao động thấp. Thiếu cơ chế chính sách tạo động lực để người dân tham gia xây dựng, quản lý khai thác CTTL nội đồng. Thiếu cơ chế, động lực để thu hút nguồn nhân lực có trình độ, chất lượng cao. Thiếu thể chế ràng buộc quyền lợi và trách nhiệm của người đứng đầu với hiệu quả sử dụng tiền vốn, tài sản, lao động của nhà nước. Phân giao nhiệm vụ quản lý Nhà nước của cơ quan chuyên ngành và các cơ quan phối hợp trong quản lý tài nguyên nước, quản lý khai thác CTTL thiếu tính khoa học và chưa phù hợp với xu hướng đổi mới quản lý dịch vụ công theo cơ chế thị trường. 23
  • 34. Cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động QLKT CTTL chưa phù hợp, nên hiệu lực và hiệu quả chưa cao. - Nhận thức về QLKT và bảo vệ CTTL còn hạn chế Nhận thức của một số lãnh đạo quản lý và người dân chưa đúng, chưa đủ về các chính sách hiện hành trong QLKT và bảo vệ CTTL, đặc biệt là chính sách miễn, giảm TL phí. Phần lớn hiểu chính sách miễn, giảm TLP là bỏ TLP, trong khi đó thực chất đây là hỗ trợ của Nhà nước nhằm giảm gánh nặng chi phí sản xuất nông nghiệp cho người dân và có nguồn kinh phí để tu sửa, chống xuống cấp công trình. Do vậy, đã không phát huy được sự tham gia của người dân trong quản lý khai thác CTTL, đặc biệt là CTTL nội đồng. Ở một số địa phương, người dân không nộp TL phí nội đồng, coi công tác TL là trách nhiệm của Nhà nước. Tư tưởng ỷ lại vào Nhà nước vẫn còn nặng nề, đặt nặng vấn đề đầu tư xây dựng công trình, xem nhẹ quản lý, chưa khơi dậy và huy động được sức mạnh toàn dân, toàn xã hội tham gia vào xây dựng, QLKT và bảo vệ CTTL. Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng chưa được coi trọng. 1.4. Kinh nghiệm QLKT CTTL của một số địa phương trong nước 1.4.1. Kinh nghiệm của tỉnh T ái Bình Lựa chọn mô hình quản lý phù hợp để khai thác hiệu quả hệ thống CTTL cho phục vụ SXNN, dân sinh là vấn đề được thảo luận trong nhiều năm gần đây. Thái Bình là tỉnh đầu tiên thực hiện phân cấp quản lý trong hoạt động khai thác CTTL. Ở đây, hệ thống thủy nông đã được đã quy hoạch cơ bản hoàn chỉnh từ năm 1975. Nguyên tắc thực hiện phân cấp rút ra từ tỉnh Thái Bình là: Phải giữ được sự ổn định trong quá trình bàn giao và sau khi bàn giao trong việc phục vụ cho SXNN; Đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ, không cát cứ, cục bộ, củng cố mối quan hệ giữa công ty thủy nông với địa phương và TCHTDN; Bàn giao nguyên trạng CT, đồng loạt, nhanh gọn, đơn giản, dân chủ và đúng pháp luật giữa Công ty thủy nông cho HTX dưới sự giám sát của Ban chỉ đạo tỉnh, huyện, xã, phường, thị trấn; Việc sửa chữa, tu bổ CT có thể thực hiện trước, trong, hoặc sau khi bàn giao nhưng phải đảm bảo hoạt động tại thời điểm bàn giao. Theo đó, hai Công ty KTTL Bắc Thái Bình và Nam Thái Bình đã bàn giao 285 trạm bơm điện, 742 km sông dẫn nước vào trạm bơm, 216 cống đập nội đồng nhỏ trên kênh, 5.781 km kênh mương cấp 1, 2 sau trạm bơm cho các HTX dịch vụ NN trên địa bàn 7 huyện, thành phố (trừ Thái Thụy đã bàn giao từ 1994). Việc phân cấp CT trạm bơm hoàn thành trong năm 2007 và phân cấp quản lý hệ thống sông trục hoàn thành trong năm 2009. Kết quả bước đầu cho thấy việc phân cấp quản lý đã tạo ra nhiều hiệu 24
  • 35. ứng tích cực. Các CTTL từ đầu mối đến mặt ruộng đều có chủ quản lý thật sự. Các địa phương chủ động điều phối nước tưới theo tiến độ mùa vụ cho từng khu vực, từng nhóm cây trồng (lúa, đậu phộng, cà chua…); khi có mưa lớn xảy ra, việc tiêu nước chống úng cũng linh hoạt nên giảm được thiệt hại mùa màng nhiều hơn; chi phí điện giảm, tăng hiệu quả khai thác CT. Bên cạnh những kết quả nói trên, quá trình thực hiện việc phân cấp như trên cũng cho thấy có một số vấn đề phát sinh cần giải quyết: Các công ty thủy nông phải tính đến việc sắp xếp lại lao động. Trong trường hợp của tỉnh Thái Bình, các công nhân vận hành trạm bơm và đa số lao động gián tiếp dôi dư là những người còn trẻ, chưa đủ tiêu chuẩn giải quyết nghỉ theo chế độ, nên việc bố trí sắp xếp công việc mới để tránh gây khó khăn cho họ cũng là vấn đề không dễ; Các HTXNN tuy nhận CT bàn giao từ công ty thủy nông nhưng lại chưa chuẩn bị lực lượng đội ngũ kỹ thuật để vận hành nên cũng gặp khó khăn; Việc xác định cống đầu kênh chưa thật sự rõ ràng nên khó cho việc xác định chi phí đầu tư tu bổ nâng cấp CT sẽ lấy từ nguồn vốn do dân đóng góp hay từ nguồn TL phí cấp bù; Trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc xử lý vi phạm khai thác và bả vệ CT chưa được coi trọng; chẳng hạn, việc cấp phép cho các hoạt động trong phạm vi khai thác và bảo vệ hệ thống sông trục chỉ mới tiến hành trên một số sông trục chính, còn lại hầu như chưa được quản lý. 1.4.2. Kinh nghiệm của tỉnh Thái Nguyên Theo báo cáo của Sở NN và PTNT, hiện nay toàn tỉnh Thái Nguyên có trên 1.214 CTTL lớn, nhỏ. Trong đó có 413 hồ chứa ước, 409 đập dâng kiên cố, 109 CT phai đập, 283 CT trạm bơm tưới. Hệ thống CT đảm bảo tưới được 94.116 ha trên tổng số 121.710 ha gieo trồng (đạt 77%). Trong đó: Diện tích ưới cho lúa: 66.037 ha và tổng số diện tích tưới cho cây trồng khác: 28.079 ha. Phân cấp QLKT: Từ năm 2010, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã phân cấp, giao cho Công ty TNHH Một thành viên khai thác TL Thái Nguyên quản lý 74 CTTL (bao gồm 36 hồ chứa, 33 đập dâng, 4 trạm bơm tưới và 01 trạm bơm ti u). Còn lại 1.140 danh mục CTTL được giao cho Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã quản lý. Hiện tại Công ty TNHH MTV Khai thác TL Thái Nguyên với số lượng 1.959 người (trong đó trình độ trên đại học 3 người, đại học 117 người, cao đẳng 7 người, trung cấp 89 người, sơ cấp 73 người còn lại là công nhân hợp đồng chưa qua đào tạo). Số CTTL được giao cho Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã quản lý và hệ thống kênh mương nội đồng được 296 tổ QLTN cơ sở trực tiếp quản lý vận hành khai thác. 25