SlideShare a Scribd company logo
1 of 99
LỜI CẢM ƠN!
Đề tài của tôi được hoàn thành với sự giúp đỡ tận tình của Thạc sĩ
Nguyễn Thị Huệ - giảng viên khoa Sử - Địa, Trường Đại học Tây Bắc. Đồng
thời, tôi cũng nhận được rất nhiều sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, ban
Chủ nhiệm khoa Sử - Địa, phòng Quản lý Khoa học và Quan hệ Quốc tế, Thư
viện Trường Đại học Tây Bắc cùng các bạn sinh viên lớp K51 ĐHSP Địa lí.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Trường THPT Yên Lập - Yên Lập - Phú Thọ đã
giúp đỡ tôi trong quá trình trình thực nghiệm sư phạm.
Nhân dịp này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới tất cả các thầy
cô giáo, các bạn sinh viên, các em học sinh đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá
trình hoàn thành đề tài.
Đề tài chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy tôi rất mong
nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên để đề tài
được hoàn thiện hơn.
Ngƣời thực hiện
Hà Thị Nhƣợng
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài .......................................................................................... 1
2. Mục tiêu, nhiệm vụ, giới hạn của đề tài .................................................... 2
2.1. Mục tiêu................................................................................................. 2
2.2. Nhiệm vụ................................................................................................ 2
2.3. Giới hạn của đề tài................................................................................ 2
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.......................................................................... 3
3.1. Trên thế giới .......................................................................................... 3
3.2. Việt Nam ................................................................................................ 5
4. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................ 6
4.1. Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu ........................... 6
4.2. Phương pháp điều tra xã hội học......................................................... 6
4.3. Phương pháp toán thống kê ................................................................. 6
4.4. Phương pháp lập bảng thống kê, biểu đồ ............................................ 6
4.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.................................................... 7
5. Dự kiến đóng góp của đề tài....................................................................... 7
6. Cấu trúc đề tài ............................................................................................. 7
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................................. 8
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÍCH HỢP GIÁO DỤC
MÔI TRƢỜNG TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 10.................................... 8
1.1. Cơ sở lí luận........................................................................................... 8
1.1.1. Một số khái niệm về tích hợp giáo dục môi trường..................8
1.1.1.1. Khái niệm về môi trường.......................................................... 8
1.1.1.2. Khái niệm giáo dục môi trường ............................................... 9
1.1.1.3. Khái niệm tích hợp................................................................. 10
1.1.1.4. Khái niệm tích hợp giáo dục môi trường............................... 10
1.1.2. Mục tiêu tích hợp giáo dục môi trường .................................11
1.1.3. Vai trò của tích hợp giáo dục môi trường..............................12
1.1.4. Nội dung giáo dục môi trường ..............................................12
1.2. Cơ sở thực tiễn..................................................................................... 13
1.2.1. Vai trò của giáo dục môi trường ...........................................13
1.2.2. Thực trạng tích hợp giáo dục môi trường ở Việt Nam ...........14
1.2.3. Khả năng tích hợp GDMT của chương trình Địa lí lớp 10
THPT .............................................................................................15
1.2.4. Đặc điểm tâm lí và trình độ nhận thức của học sinh lớp 10
THPT .............................................................................................17
Chƣơng 2: TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƢỜNG TRONG DẠY HỌC
ĐỊA LÍ LỚP 10 .................................................................................................. 19
2.1. Các nội dung có thể tích hợp GDMT trong dạy học Địa lí lớp 10.... 19
2.2. Phương thức và phương pháp tích hợp GDMT vào trong dạy học
Địa lí lớp 10 THPT..................................................................................... 28
2.2.1. Phương thức tích hợp ..........................................................28
2.2.2. Nguyên tắc tích hợp ..............................................................29
2.2.3. Phương pháp tích hợp ..........................................................29
2.2.3.1. Phương pháp đàm thoại......................................................... 30
2.2.3.2. Phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề .................... 31
2.2.3.3. Phương pháp trực quan ......................................................... 34
2.2.3.4. Phương pháp tranh luận........................................................ 38
2.2.3.5. Phương pháp kể chuyện......................................................... 39
2.2.4. Các hình thức tổ chức tích hợp GDMT trong dạy học Địa lí lớp
10...................................................................................................41
2.2.4.1. Hình thức dạy học nội khóa ................................................... 41
2.2.4.2. Giáo dục môi trường qua hoạt động ngoại khóa................... 42
Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM........................................................ 47
3.1. Mục đích thực nghiệm ........................................................................ 47
3.2. Nguyên tắc tiến hành thực nghiệm.................................................... 47
3.3. Nhiệm vụ thực nghiệm........................................................................ 48
3.4. Phương pháp thực nghiệm ................................................................. 48
3.5. Tổ chức thực nghiệm .......................................................................... 49
3.5.1. Thời gian thực nghiệm ..........................................................49
3.5.2. Đối tượng thực nghiệm .........................................................49
3.5.3. Nội dung thực nghiệm...........................................................49
3.6. Kết quả thực nghiệm ............................................................................ 50
3.6.1. Phân tích kết quả điều tra, khảo sát ......................................50
3.6.2. Phân tích, đánh giá kết quả kiểm tra....................................54
3.7. Những bài học rút ra từ thực nghiệm................................................ 56
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 58
1. Kết luận...................................................................................................... 58
2. Kiến nghị .................................................................................................... 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 60
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt Đọc là
1 BVMT Bảo vệ môi trƣờng
2 CNH - HĐH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa
3 GDMT Giáo dục môi trƣờng
4 PPDH Phƣơng pháp dạy học
5 SGK Sách giáo khoa
6 THCS Trung học cơ sở
7 THPT Trung học phổ thông
DANH MỤC BẢNG
STT
Số
bảng
Tên bảng Trang
1 2.1
Thống kê các bài Địa lí lớp 10 có thể tích hợp
GDMT
19
2 3.1
Thống kê các lớp tiến hành thực nghiệm và đối
chứng
50
3 3.2
Thống kê kết quả phiếu điều tra thực nghiệm đối
với học sinh
51
4 3.3
Thống kê kết quả phiếu điều tra thực nghiệm đối
với giáo viên
52
5 3.4
Thống kê điểm số của các lớp thực nghiệm và lớp
đối chứng
54
6 3.5
Thống kê điểm trung bình cộng các bài kiểm tra
của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
55
DANH MỤC HÌNH
STT Số hình Tên hình Trang
1 2.1
Hình 37.3 - Các luồng vận tải hàng hóa bằng đƣờng
biển chủ yếu trên thế giới
35
2 2.2 Tắc nghẽn giao thông 37
3 2.3 Một khu nhà ổ chuột 37
4 2.4 Vứt rác bừa bãi 37
5 3.1
Biểu đồ thể hiện kết quả thực nghiệm giữa lớp thực
nghiệm và lớp đối chứng
55
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Bảo vệ thiên nhiên và môi trƣờng là vấn đề mang tính toàn cầu. Môi
trƣờng là một vấn đề đã và đang thu hút sự quan tâm của toàn thế giới. Trong
mấy chục năm trở lại đây do sự phát triển kinh tế ồ ạt dƣới tác động của các
cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật và sự gia tăng dân số quá nhanh làm cho môi
trƣờng bị biến đổi chƣa từng thấy. Môi trƣờng lâm vào khủng hoảng với quy mô
toàn cầu, trở thành nguy cơ thực sự đối với cuộc sống hiện đại và sự tồn vong
của xã hội trong tƣơng lai.
Trƣớc thực trạng đó, việc bảo vệ môi trƣờng (BVMT) là nhiệm vụ cấp
bách của toàn nhân loại. Để bảo vệ cái nôi sinh thành của mình, con ngƣời phải
thực hiện hàng loạt các vấn đề phức tạp, trong đó giáo dục môi trƣờng (GDMT)
là một trong những biện pháp quan trọng của việc BVMT.
Hội nghị Liên Hợp Quốc tại Stốckhôm (Thụy Điển) đƣợc tổ chức từ ngày
mồng 05 đến ngày 16 tháng 06 năm 1972, để bàn bạc về vấn đề BVMT và sự
cân bằng sinh thái trong tự nhiên. Hội nghị đã nhất trí nhận định: Việc bảo vệ
thiên nhiên và môi trƣờng là một trong hai nhiệm vụ hàng đầu của toàn nhân
loại (cùng với nhiệm vụ bảo vệ hòa bình chống chiến tranh). Vì thế, ngày mồng
05 tháng 06 hàng năm trở thành “Ngày môi trƣờng thế giới”.
Trong chỉ thị số 36 - CT/TW ngày 25 tháng 06 năm 2008 Ban chấp hành
Trung ƣơng Đảng về “tăng cƣờng công tác bảo vệ môi trƣờng trong thời kì công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc” đã nêu rõ một trong những giải pháp hàng
đầu, đó là: Thƣờng xuyên giáo dục, tuyên truyền, xây dựng thói quen, nếp sống
và các phong trào quần chúng, bảo vệ môi trƣờng.
BVMT là vấn đề rộng lớn của toàn xã hội, nó có liên quan trực tiếp không
những với từng cá nhân con ngƣời, từng nhóm ngƣời mà với cả cộng đồng, quốc
gia và quốc tế. Việc GDMT ở nhà trƣờng phổ thông là một quá trình nhận thức
giúp các em hiểu biết về thiên nhiên, môi trƣờng, từ đó giáo dục cho các em ý
thức quan tâm thƣờng xuyên đến môi trƣờng, dần dần hình thành ở các em lòng
2
yêu thích tôn trọng thiên nhiên, bảo vệ môi trƣờng sống, phong cảnh đẹp, các di
tích văn hóa lịch sử của đất nƣớc.
Việc GDMT ở nhà trƣờng phổ thông chƣa có môn học và bài học riêng -
kiến thức về môi trƣờng chỉ đƣợc lồng ghép vào một số bài học ở một số bộ
môn. Trong đó, ở nhà trƣờng phổ thông, Địa lí là môn học có tính chất tổng hợp
của những tri thức khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Đây cũng là một trong
những môn học có “tính môi trƣờng” nhất. Chính vì vậy, môn Địa lí ở trƣờng
phổ thông có nhiều thuận lợi để giáo dục về môi trƣờng cho học sinh hơn những
môn khác.
Nhận thức về tính cấp thiết, thực tế và vai trò của GDMT cho học sinh -
những thế hệ chủ nhân tƣơng lai của đất nƣớc, của thế giới, tôi lựa chọn đề tài
“Tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học Địa lí lớp 10” làm đối tƣợng
nghiên cứu. Hi vọng có thể đóng góp một phần công sức nhỏ bé vào mục tiêu
GDMT vì sự phát triển bền vững của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ, giới hạn của đề tài
2.1. Mục tiêu
- Xác định nội dung tích hợp GDMT qua chƣơng trình, sách giáo khoa
Địa lí lớp 10.
- Xác định các phƣơng pháp, hình thức tổ chức giáo dục để tiến hành tích
hợp GDMT trong dạy học Địa lí lớp 10.
2.2. Nhiệm vụ
Để đạt đƣợc mục tiêu trên, đề tài có nhiệm vụ cơ bản là:
- Tổng hợp cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn về GDMT.
- Xác định nội dung tích hợp GDMT trong các bài Địa lí lớp 10.
- Đƣa ra các phƣơng pháp, hình thức tổ chức để tích hợp GDMT trong
dạy học Địa lí lớp 10.
- Thực nghiệm giảng dạy lồng ghép, tích hợp GDMT trong một số bài giảng
Địa lí lớp 10 ở trƣờng THPT để đánh giá tính khả thi của đề tài.
2.3. Giới hạn của đề tài
- Về thời gian: Đề tài đƣợc thực hiện từ tháng 10 năm 2013 đến tháng 04
3
năm 2014.
- Về không gian: Đề tài đƣợc nghiên cứu tại trƣờng Đại học Tây Bắc và
thực nghiệm sƣ phạm tại trƣờng THPT Yên Lập - Yên Lập - Phú Thọ.
- Về nội dung: Nghiên cứu lồng ghép vấn đề GDMT trong dạy học Địa lí
lớp 10.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
3.1. Trên thế giới
Vấn đề GDMT đang là mối quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới.
Một hội nghị quốc tế về môi trƣờng con ngƣời đƣợc tổ chức từ ngày 05 đến
ngày 16 tháng 06 năm 1972 tại thủ đô Stốckhôm (Thụy Điển), hội nghị đã nhận
ra vai trò của GDMT nhằm tạo ra sự nhận thức, hiểu biết của cộng đồng về
những vấn đề môi trƣờng. Trong kiến nghị thứ 96 của hội nghị, GDMT đƣợc coi
là yếu tố quyết định trong sự cố gắng để tấn công vào khủng hoảng môi trƣờng
toàn cầu. Đặc biệt, hội nghị còn kiến nghị cần phải quan tâm đến GDMT trong
nhà trƣờng: “Không có một quốc gia nào có sự phớt lờ sự cần thiết để tạo ra
những cố gắng có suy nghĩ nhằm dẫn đến sự quan tâm đến môi trƣờng của học
sinh trong nhà trƣờng” (GDMT, tập 8, UNSCO, 1985). Để thực hiện thành công
GDMT, hội nghị đã đề nghị cần phải đào tạo, bồi dƣỡng giáo viên, phát triển và
thử nghiệm các chƣơng trình, tài liệu, phƣơng pháp GDMT.
Cũng từ hội nghị Stốckhôm, chƣơng trình môi trƣờng Liên Hợp Quốc
(UNEP) đƣợc thành lập. Sau đó UNEP kết hợp với UNESCO khai trƣơng
chƣơng trình GDMT quốc tế (International Environmental Education
Programme - IEEP). Chính IEEP đã tổ chức hội thảo quốc tế về GDMT tại
Bêôgrat (thủ đô Nam Tƣ cũ) từ ngày 13 đến 22 tháng 10 năm 1975. Kết quả
cuộc hội thảo này là đƣa ra hiến chƣơng Bêôgrat, trong đó đƣa ra các nguyên tắc
và các hƣớng dẫn cho chƣơng trình GDMT toàn cầu. Theo sau hội thảo Bêôgrat,
hàng loạt các cuộc hội thảo vùng đƣợc diễn ra ở Brazavil (châu Phi), Băng Cốc
(châu Á), Cô - Oét (các nƣớc Ả Rập), Bôgôta (châu Mĩ Latinh và vùng biển
Caribê), Henxinki (châu Âu). Ở châu Á một cuộc hội thảo cũng đƣợc tổ chức tại
4
Băng Cốc vào tháng 11 năm 1976. Ở đây, những ngƣời tham gia hội thảo đã đƣa
ra 15 khuyến nghị tập trung vào bốn lĩnh vực sau:
+ Chƣơng trình GDMT
+ Bồi dƣỡng nguồn lực
+ GDMT phi chính quy
+ Soạn thảo tài liệu, xây dựng các phƣơng tiện giảng dạy GDMT.
Tiếp theo hội nghị các khu vực, từ ngày 14 đến 26 tháng 10 năm 1977,
một hội nghị quốc tế về GDMT đƣợc tổ chức tại Tbilisi (Cộng hòa Grudia), gồm
66 đại biểu của 66 nƣớc thành viên của UNESCO. Hội nghị này là đỉnh cao của
giai đoạn xây dựng chƣơng trình và đặt cơ sở cho sự phát triển GDMT trên bình
diện quốc tế.
Sau các hội nghị trên, một cuộc hội nghị quốc tế về GDMT do UNESCO
và UNEP đƣợc tổ chức từ ngày 17 đến 21 tháng 08 năm 1987 tại Matsxcơva,
gồm 300 chuyên gia của 100 nƣớc và các quan sát viên IUCN (Hội thảo bảo vệ
tài nguyên và thiên nhiên quốc tế) cùng các tổ chức quốc tế khác tham gia. Hội
thảo đã đề ra 9 mục tiêu và chiến lƣợc hành động quốc tế trong lĩnh vực GDMT
và đào tạo giáo viên cho thập kỉ 90.
Các chƣơng trình đƣợc phát triển trong thời kì này yêu cầu phải nhấn
mạnh đến mối quan hệ giữa con ngƣời và sinh quyển trong mọi lĩnh vực kinh tế
xã hội, văn hóa và sinh thái. Hội nghị đã đặt tên cho thập kỉ này là: “Thập kỷ
toàn thế giới cho GDMT”.
GDMT ngày càng phát triển rộng khắp, chỉ tính từ năm 1985 IEEP đã liên
quan trực tiếp với 133 nƣớc từ các vùng khác nhau trên Trái Đất. Đã có 25.000
học sinh của các trƣờng phổ thông trung học và cơ sở, khoảng 10.000 giáo viên
và khoảng 1.500.000 các nhà giáo dục, các nhà hành chính - giáo dục đã và đang
đóng góp cho nghiên cứu GDMT (GDMT, Tập 6 - UNESCO, 1985).
Nhìn chung, chƣơng trình giáo dục môi trƣờng trong nhà trƣờng trên thế
giới tập trung vào bốn hƣớng chính:
Hƣớng thứ nhất là: Chiến lƣợc tích hợp.
Hƣớng thứ hai là: Các kiến thức đƣa thành môn riêng.
5
Hƣớng thứ ba là: Đƣa thành các chủ đề.
Hƣớng thứ tƣ là: Ở nhiều nƣớc phối hợp cả ba phƣơng thức trên, gia giảm
sao cho phù hợp với điều kiện dạy học từng nƣớc và từng cấp học khác nhau.
Trong ba phƣơng thức này, phƣơng thức tích hợp đƣợc hầu hết các nƣớc
chấp nhận.
3.2. Việt Nam
Vấn đề GDMT đã và đang thu hút đƣợc sự quan tâm đông đảo của các nhà
giáo dục. Đã có một số công trình nghiên cứu về vấn đề này, ví dụ nhƣ:
Cuốn sách "Giáo dục môi trƣờng qua môn Địa lí", của nhóm tác giả
Nguyễn Phi Hạnh - Nguyễn Thị Thu Hằng, NXB Đại học Sƣ Phạm - 2004, đã
đề cập tới những vấn đề cơ bản của GDMT qua môn Địa lí. Nội dung cuốn sách
trình bày những nhận thức cơ bản về môi trƣờng, bao gồm các khái niệm, các cơ
sở lí luận của việc BVMT và GDMT. Trình bày tình hình khai thác, sử dụng các
nguồn tài nguyên thiên nhiên, hiện trạng môi trƣờng trên thế giới và ở nƣớc ta.
Phần này cung cấp một số tƣ liệu cần thiết về môi trƣờng có thể vận dụng vào
việc giảng dạy phần kiến thức môi trƣờng có liên quan với nội dung các bài học
địa lí. Khái quát những nét chung nhất về GDMT trên thế giới và ở Việt Nam,
sau đó trình bày về GDMT qua môn Địa lí ở nhà trƣờng. Cuốn sách cho chúng
ta những hiểu biết khái quát về cơ sở của việc BVMT, hiện trạng môi trƣờng
trên thế giới, ở nƣớc ta và các phƣơng pháp GDMT.
Tác giả Đặng Văn Đức - Nguyễn Thị Thu Hằng, “Thiết kế các môđun khai
thác nội dung giáo dục môi trƣờng trong sách giáo khoa Địa lí bậc Trung học”,
NXB Đại học Sƣ Phạm - 2006, nghiên cứu về việc thiết kế những bài học khai
thác nội dung GDMT trong sách giáo khoa (SGK) Địa lí phổ thông.
Ngoài ra còn có các bài viết trong tạp chí chuyên ngành, tạp chí nghiên cứu
giáo dục, tạp chí thông tin khoa học giáo dục cũng đã đề cập đến vấn đề GDMT.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã đề cập đến hầu hết những khía cạnh
của vấn đề GDMT nhƣng chƣa trình bày cụ thể về tích hợp GDMT trong dạy học
Địa lí lớp 10. Nội dung chƣơng trình Địa lí lớp 10 là Địa lí đại cƣơng, các kiến thức
cơ bản về tự nhiên và kinh tế - xã hội thế giới. Từ các kiến thức Địa lí có tính chất
6
nền tảng đó, dễ dàng GDMT cho học sinh mối quan hệ giữa môi trƣờng và các hoạt
động kinh tế - xã hội của con ngƣời trong các môi trƣờng tự nhiên, kinh tế - xã hội.
Do vậy, nghiên cứu vấn đề tích hợp GDMT trong dạy học Địa lí lớp 10 là rất cần
thiết.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu
Phƣơng pháp này đƣợc thực hiện thông qua việc nghiên cứu, kế thừa các
tài liệu lí luận và các tài liệu khác có liên quan nhƣ: Lí luận dạy học Địa lí, các
luận văn, các bài báo, bài viết trong hội thảo giáo dục môi trƣờng, trong hội nghị
nghiên cứu khoa học và đổi mới nội dung phƣơng pháp giảng dạy Địa lí… Quá
trình kế thừa có tính chọn lọc, phân tích và xử lý theo yêu cầu của đề tài để phát
hiện đƣợc những vấn đề trọng tâm, cũng nhƣ còn bỏ ngỏ.
4.2. Phương pháp điều tra xã hội học
Đối tƣợng điều tra là các giáo viên Địa lí và học sinh của một số trƣờng
THPT. Điều tra bằng các phiếu câu hỏi về thực trạng GDMT qua môn Địa lí
trong nhà trƣờng phổ thông. Phân tích các kết quả để thấy đƣợc tính khả thi của
đề tài và sự ủng hộ của giáo viên và học sinh đối với việc tích hợp nội dung
GDMT vào dạy học Địa lí 10.
4.3. Phương pháp toán thống kê
Trong đề tài có chƣơng thực nghiệm sƣ phạm có sử dụng phƣơng pháp này
bằng cách vận dụng lí thuyết xác suất và thống kê toán học để phân tích, xử lí
các kết quả thu đƣợc sau khi thực nghiệm. Nhằm xác định xu hƣớng phát triển
của đối tƣợng và làm tăng tính chính xác khách quan cho kết quả nghiên cứu của
đề tài.
4.4. Phương pháp lập bảng thống kê, biểu đồ
Phƣơng pháp lập bảng thống kê đƣợc sử dụng trong đề tài để xử lí số liệu,
so sánh kết quả thực nghiệm của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm, đánh giá kết
quả thực nghiệm sƣ phạm.
Từ các bảng thống kê đã có, chúng tôi xây dựng biểu đồ để thể hiện một
cách trực quan hơn vấn đề nghiên cứu. Đồng thời, đề tài cũng sử dụng nhiều
hình ảnh minh hoạ cho các loại tài nguyên thiên nhiên, hiện trạng môi trƣờng…
mà đôi khi dùng lời nói khó có thể diễn tả đƣợc.
7
4.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Tiến hành thực nghiệm sƣ phạm tại một số trƣờng THPT nhằm kiểm chứng
và đánh giá tính khả thi của việc tích hợp nội dung GDMT qua môn Địa lí lớp
10.
5. Dự kiến đóng góp của đề tài
Đề tài hoàn thành là một tƣ liệu giúp học sinh có thêm hiểu biết về ý nghĩa,
tính cấp thiết, thực tế của vấn đề GDMT. Giúp giáo viên có đƣợc phƣơng pháp
và hình thức tích hợp GDMT trong dạy học Địa lí.
Đây cũng là nguồn tài liệu bổ ích cho những ai quan tâm đến công tác
GDMT vì một hành tinh xanh và mục tiêu phát triển bền vững đang là mối quan
tâm của toàn nhân loại.
6. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục các tài liệu tham khảo và kết luận,
nội dung đề tài gồm có 3 chƣơng:
Chƣơng 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của tích hợp giáo dục môi trƣờng qua
dạy học Địa Lí 10 THPT
Chƣơng 2. Tích hợp giáo dục môi trƣờng trong dạy học địa lí lớp 10 THPT
Chƣơng 3. Thực nghiệm sƣ phạm
8
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÍCH HỢP GIÁO DỤC
MÔI TRƢỜNG TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 10
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Một số khái niệm về tích hợp giáo dục môi trường
1.1.1.1. Khái niệm về môi trường
Hiểu một cách khái quát thì môi trƣờng là tổng hợp các điều kiện bên ngoài
có ảnh hƣởng tới một vật thể hoặc một sự kiện. Môi trƣờng sống của con ngƣời
là tổng hợp các điều kiện vật lí, hóa học, sinh học bao quanh và có ảnh hƣởng
tới sự sống và phát triển của các cá nhân và cộng đồng con ngƣời.
Theo định nghĩa của UNESCO (1981) đã coi môi trƣờng là toàn bộ các hệ
thống tự nhiên và các hệ thống do con ngƣời tạo ra ở xung quanh mình, trong đó
con ngƣời sinh sống và lao động, đã khai thác tài nguyên tự nhiên hoặc nhân tạo
cho phép thỏa mãn những nhu cầu của con ngƣời.
Điều 3, luật Bảo Vệ Môi Trƣờng của Việt Nam (2005) định nghĩa: “Môi
trƣờng bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con ngƣời,
có ảnh hƣởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con ngƣời và
sinh vật”.
Đối với khoa học môi trƣờng, khái niệm môi trƣờng đƣợc hiểu là môi
trƣờng sống của con ngƣời. Môi trƣờng sống của con ngƣời bao gồm cả hệ
thống tự nhiên lẫn nhân tạo. Môi trƣờng là toàn bộ hệ thống tự nhiên và các hệ
thống do con ngƣời tạo ra xung quanh mình, trong đó con ngƣời sinh sống và
lao động, đã khai thác các nguồn tài nguyên tự nhiên hoặc nhân tạo cho phép
thoản mãn nhu cầu của con ngƣời. Về cấu trúc thành phần, môi trƣờng con
ngƣời bao gồm ba thành phần:
- Môi trƣờng tự nhiên bao gồm các nhân tố vật lí, hóa học, sinh học, tồn tại
khách quan ngoài ý muốn con ngƣời, hoặc ít chịu sự chi phối của con ngƣời. Môi
trƣờng tự nhiên bao gồm đất, đá, nƣớc, không khí, động thực vật, nhiệt, ánh sáng…
9
- Môi trƣờng nhân tạo bao gồm các yếu tố vật lí, sinh học, xã hội do con
ngƣời tạo nên và chịu sự chi phối của con ngƣời. Con ngƣời đã cải tạo làm thay
đổi, hoặc tạo ra các đối tƣợng mới nhƣ làng mạc, các hệ thống thủy lợi phục vụ
cho nông nghiệp và sinh hoạt…
- Môi trƣờng xã hội là tổng thể các quan hệ giữa ngƣời và ngƣời, thuận lợi
hay gây trở ngại cho sự tồn tại và phát triển của các các nhân và cộng đồng của
con ngƣời.
Trong khoa học theo nghĩa rộng, môi trƣờng bao gồm các nhân tố tự nhiên
và các nhân tố kinh tế xã hội ảnh hƣởng tới chất lƣợng cuộc sống con ngƣời và
các nguồn tài nguyên cần thiết cho sự sống. Theo nghĩa hẹp, môi trƣờng bao
gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội, trực tiếp liên quan đến cuộc sống con ngƣời
không xem xét đến tài nguyên trong đó.
1.1.1.2. Khái niệm giáo dục môi trường
Có rất nhiều khái niệm về GDMT nhƣ “GDMT là quá trình nhận ra các giá
trị và làm sáng tỏ các quan điểm để phát triển các kĩ năng và thái độ cần thiết, nhằm
hiểu và đánh giá đúng đắn mối tƣơng quan giữa con ngƣời, môi trƣờng văn hóa và
môi trƣờng bao quanh. GDMT cũng đòi hỏi thực hành trong việc đƣa ra quyết định
và tự xây dựng qui tắc hành vi về các vấn đề liên quan đến chất lƣợng môi trƣờng”
(Ủy ban giáo dục của IUCN). Hội nghị quốc tế về GDMT ở trƣờng học - Pari,
UNESCO, 1970).
Trong báo cáo của hội nghị GDMT ở Tbilisi, 1977 cho rằng “GDMT là
một bộ phận hữu cơ của quá trình giáo dục. Nó nên đƣợc tập trung vào những
vấn đề thực tiễn và mang tính chất liên thông. Nó nên nhằm vào xây dựng giá
trị, đóng góp vào sự nghiệp phồn vinh của cộng đồng và liên quan đến sự sống
còn của nhân loại. Ảnh hƣởng của nó nên ở thời gian khởi đầu của ngƣời học và
liên quan đến môi trƣờng sống của họ trong hoạt động. Nó nên đƣợc hƣớng dẫn
ở cả các môn học hiện tại và tƣơng lai có liên quan”.
Tuy nhiên trong khuôn khổ của việc GDMT thông qua môn Địa Lí ở nhà
trƣờng có thể hiểu: GDMT là một quá trình nhằm phát triển ở ngƣời học sự hiểu
biết và quan tâm trƣớc những vấn đề môi trƣờng, bao gồm: Kiến thức, thái độ,
10
hành vi, trách nhiệm và kĩ năng để tự mình và cùng tập thể đƣa ra các giải pháp
nhằm giải quyết vấn đề môi trƣờng trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài (Bộ
GD&ĐT/UNDP, 1998).
1.1.1.3. Khái niệm tích hợp
Tích hợp hay tích hợp hệ thống (System Integration) là việc phối hợp các
thiết bị và công cụ khác nhau để chúng cùng làm việc với nhau trong một hệ
thống nhằm giải quyết những nhiệm vụ chung nào đó. Trong ứng dụng tin học,
chẳng hạn để xây dựng một hệ thống thông tin quản lí, tích hợp hệ thống thông
tin quản lí, tích hợp hệ thống bao gồm việc lựa chọn các máy tính, các thiết bị
phụ cận, các giải pháp mạng và các thiết bị kết nối, các phần mềm hệ thống,
phần mềm ứng dụng… cùng với việc cài đặt, ghép nối chúng với nhau thành hệ
thống nhằm thực hiện đƣợc các nhiệm vụ thu thập, lƣu trữ, truyền đƣa và xử lí
thông tin theo yêu cầu đề ra (Từ điển bách khoa tiếng Việt, NXB Từ điển bách
khoa, Hà Nội, 2002).
1.1.1.4. Khái niệm tích hợp giáo dục môi trường
Tích hợp GDMT “Đó là sự kết hợp các khía cạnh của môi trƣờng vào trong
quá trình giáo dục chính quy, pha trộn nội dung có liên quan đến các vấn đề môi
trƣờng khác nhau vào các môn khoa học tự nhiên (Sinh vật, sinh thái…) hoặc
vào các môn khoa học xã hội (Địa lí, lịch sử, kinh tế…)” (Rcsharma, 1994).
Thuật ngữ “tích hợp” không những đƣợc sử dụng nhiều trong lĩnh vực khoa
học kĩ thuật, mà trong những thập niên gần đây nó cũng thƣờng xuyên đƣợc
nhắc tới trong các lĩnh vực kinh tế xã hội và giáo dục. Cuộc sống hiện đại và
không ngừng phát triển đã mang lại rất nhiều lợi ích tốt đẹp cho con ngƣời, song
bên cạnh đó, nó cũng đòi hỏi con ngƣời phải biết cân bằng và hài hòa giữa các
mặt của đời sống nhƣ giữa kinh tế và xã hội, giữa xã hội và tự nhiên… Các mặt
này thƣờng xuyên tác động và đan xen lẫn nhau trong một hệ thống, đƣợc gọi là
môi trƣờng sống. Cho nên khi con ngƣời làm bất cứ một việc gì đều phải tính
toán đến các mối quan hệ hữu cơ nêu trên. Nói một cách khác, chúng ta phải
11
thƣờng xuyên tích hợp các mặt của cuộc sống với nhau để chúng có thể đi đúng
và phát triển theo quỹ đạo đã đặt ra.
1.1.2. Mục tiêu tích hợp giáo dục môi trường
GDMT nhằm giúp cộng đồng hiểu đƣợc bản chất phức tạp của hệ thống
môi trƣờng thiên nhiên cũng nhƣ nhân tạo để từ đó giúp con ngƣời có những
hành vi đối xử “thân thiện” hơn đối với môi trƣờng.
Mục tiêu của giáo dục bảo vệ môi trƣờng cũng nhằm trang bị cho cộng
đồng những kĩ năng hành động BVMT một cách hiệu quả hơn. Phƣơng pháp
GDMT hiệu quả nhất là giáo dục kiến thức về môi trƣờng trong một môi trƣờng
cụ thể nhằm hƣớng các đối tƣợng giáo dục có hành động BVMT.
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc GDMT trong công tác BVMT,
Đảng và Nhà nƣớc đã có những chính sách, những chƣơng trình hành động cụ
thể nhƣ Chỉ thị 36/CT - TƢ ngày 25/6/1998 của bộ chính trị về tăng cƣờng công
tác BVMT trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH - HĐH) đất nƣớc:
“BVMT là một vấn đề sống còn của đất nƣớc, của nhân loại; là nhiệm vụ có tính
xã hội sâu sắc, gắn liền với cuộc đấu tranh xóa đói giảm nghèo ở mỗi nƣớc, với
cuộc đấu tranh vì hòa bình và tiến bộ xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Đảng và
Nhà nƣớc đã có những chủ trƣơng, biện pháp giải quyết các vấn đề về môi
trƣờng. Tuy nhiên, việc BVMT ở nƣớc ta hiện chƣa đáp ứng yêu cầu của quá
trình phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới. Nhìn chung môi trƣờng
nƣớc ta vẫn tiếp tục bị ô nhiễm và suy thoái, có nơi nghiêm trọng. Ý thức tự giác
bảo vệ và giữ gìn môi trƣờng công cộng chƣa trở thành thói quen trong cách
sống của đại bộ phận dân cƣ”.
Do đó, mục tiêu của việc tích hợp các chƣơng trình giáo dục BVMT là hình
thành cho học sinh các kiến thức, kĩ năng, thái độ tích cực ở cả hoạt động chính
khóa và ngoại khóa trong chƣơng trình giáo dục, nhất là qua môn Địa Lí thông
qua các kiến thức địa lí (Khái niệm, mối liên hệ, qui luật…) để các em có nhận
thức đúng đắn cũng nhƣ tham gia tích cực vào việc duy trì, cải thiện chất lƣợng
môi trƣờng ở trƣờng học, gia đình và địa phƣơng.
12
1.1.3. Vai trò của tích hợp giáo dục môi trường
Mục đích cuối cùng của GDMT là tiến tới xã hội hóa các vấn đề môi trƣờng,
nghĩa là tạo ra các công dân có ý thức, có trách nhiệm với môi trƣờng, biết sống vì
môi trƣờng. Chính vì vậy, việc tích hợp GDMT trong trƣờng phổ thông, nhất là đối
với học sinh lớp 10 có vai trò quan trọng. Đó là:
- Trang bị cho học sinh những hiểu biết nhất định về môi trƣờng, bao gồm
những nhận thức cơ bản về môi trƣờng và tài nguyên thiên nhiên, vai trò của
môi trƣờng và tài nguyên thiên nhiên, tác động của con ngƣời tới môi trƣờng.
- Bồi dƣỡng cho học sinh ý thức, thái độ, sự quan tâm, hành vi cƣ xử đúng
mực với môi trƣờng và BVMT.
- Trang bị cho học sinh các kĩ năng học tập trong môi trƣờng, các kĩ năng
và biện pháp BVMT thông thƣờng trong sinh hoạt và lao động sản xuất để sau
này các em có thể tham gia một cách có hiệu quả trong việc BVMT ở nơi họ
sinh sống và làm việc.
1.1.4. Nội dung giáo dục môi trường
Trong nhiều năm qua, thực hiện chỉ đạo của Đảng và Nhà nƣớc, công tác
tuyên truyền, phổ biến và giáo dục về pháp luật BVMT nhƣ: Quyết định số
256/2003/QĐ - TTg ngày 02/12/2003 của Thủ tƣớng Chính phủ về “Chiến lƣợc
bảo vệ môi trƣờng quốc gia đến năm 2010 và định hƣớng đến năm 2020”; Chỉ thị
số 02/2005/CT - BGD&ĐT ngày 31/01/2005 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào
tại về tăng cƣờng công tác giáo dục BVMT… Đã luôn đƣợc chú trọng. GDMT
đƣợc thực hiện thông qua các chƣơng trình chính khóa và ngoại khóa ở tất cả các
cấp học trong phạm vi cả nƣớc. Do đó, dựa vào mục tiêu, nhiệm vụ của GDMT ở
trƣờng phổ thông, nội dung GDMT gồm những lĩnh vực tri thức sau:
- Những kiến thức về môi trƣờng và các yếu tố của môi trƣờng: Các khái
niệm cơ bản về môi trƣờng (môi trƣờng, ô nhiễm môi trƣờng, các hiện tƣợng
thời tiết nhƣ mƣa axit…). Các khái niệm về yếu tố của môi trƣờng tự nhiên và
nhân tạo, quan hệ giữa môi trƣờng với đời sống con ngƣời.
- Những kiến thức về sự tác động của môi trƣờng đến sinh vật và con
ngƣời: Khái niệm về sự tác động của môi trƣờng đến sự tồn tại và phát triển của
13
động thực vật và con ngƣời. Khái niệm về sự tác động của môi trƣờng đến các
điều kiện lao động, sản xuất của con ngƣời. Khái niệm về sự tác động của môi
trƣờng đến các điều kiện nghỉ ngơi, giải trí và sức khỏe con ngƣời.
- Những kiến thức về sự tác động của con ngƣời đến môi trƣờng: Khái
niệm về việc khai thác, sử dụng hợp lí các tài nguyên thiên nhiên, việc phục hồi
và làm giàu các tài nguyên thiên nhiên, việc cải tạo môi trƣờng tự nhiên. Các
kiến thức về những vấn đề nổi cộm hiện nay và trong tƣơng lai nhƣ cạn kiệt và
suy thoái tài nguyên thiên nhiên, sự biến đổi của môi trƣờng. Các vấn đề môi
trƣờng (Hiện trạng môi trƣờng, ô nhiễm môi trƣờng, tài nguyên khoáng sản…).
- Những kĩ năng học tập và BVMT: Những kĩ năng học tập nhƣ thu thập số
liệu, làm thí nghiệm. Các biện pháp giáo dục môi trƣờng ở bậc phổ thông, ý thức
BVMT. Một số chủ đề ngoại khóa nhƣ ô nhiễm môi trƣờng, dân số, các nhu cầu
của con ngƣời.
Đối với giáo dục trung học cơ sở và THPT: Trang bị những kiến thức về
sinh thái học, mối quan hệ giữa con ngƣời với thiên nhiên, trang bị và phát triển
kĩ năng bảo vệ và gìn giữ môi trƣờng, biết ứng xử tích cực với môi trƣờng sống
xung quanh.
Việc GDMT chủ yếu thực hiện theo phƣơng thức khai thác triệt để tri thức
về môi trƣờng hiện có ở các môn học trong nhà trƣờng. Nội dung giáo dục
BVMT còn đƣợc thực hiện ngoài nhà trƣờng dƣới nhiều hình thức khác nhau
nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm BVMT cho toàn cộng đồng.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Vai trò của giáo dục môi trường
GDMT nhằm giúp cộng đồng hiểu đƣợc bản chất phức tạp của hệ thống
môi trƣờng tự nhiên cũng nhƣ nhân tạo để từ đó giúp con ngƣời có những hành
vi đối xử thân thiện hơn đối với môi trƣờng.
Năm 1987, tại Hội nghị về môi trƣờng ở Moscow do UNEP và UNESCO
đồng tổ chức, đã đƣa ra kết luận về tầm quan trọng của GDMT: “Nếu không
nâng cao đƣợc sự hiểu biết của công chúng về những mối quan hệ mật thiết giữa
chất lƣợng môi trƣờng với quá trình cung ứng liên tục các nhu cầu ngày càng
14
tăng của họ, thì sau này sẽ khó làm giảm bớt đƣợc nguy cơ về môi trƣờng ở các
địa phƣơng cũng nhƣ toàn thế giới. Bởi vì, hành động của con ngƣời tùy thuộc
vào động cơ của họ và động cơ này lại tùy thuộc vào chính nhận thức và trình độ
hiểu biết của họ. Do đó, GDMT là một phƣơng tiện không thể thiếu để giúp mọi
ngƣời hiểu biết về môi trƣờng”.
Nhận thức đƣợc ý nghĩa, tầm quan trọng của các vấn đề môi trƣờng nhƣ
một nguồn lực để sinh sống, lao động và phát triển, đối với bản thân của họ cũng
nhƣ đối với cộng đồng, quốc gia của họ và quốc tế, từ đó có thái độ, cách ứng
xử đúng đắn trƣớc các vấn đề môi trƣờng, xây dựng cho mình quan niệm đúng
đắn về ý thức trách nhiệm, về giá trị nhân cách để dần hình thành các kĩ năng
thu thập số liệu và phát triển sự đánh giá thẩm mỹ. Mục tiêu này có định hƣớng
xây dựng thái độ, cách đối xử thân thiện với môi trƣờng.
Những thông tin, kiến thức về môi trƣờng đƣợc tích lũy trong mỗi cá nhân
sẽ nuôi dƣỡng, nâng cao ý thức và tinh thần trách nhiệm bảo vệ môi trƣờng của
chính họ, tạo nên những động cơ mạnh mẽ, những cam kết vững chắc hƣớng về
về một môi trƣờng trong lành và phát triển trong tƣơng lai. Bởi vì, mỗi cá nhân
nếu đều có ý thức đóng góp những hành động dù nhỏ nhƣng tích cực cũng sẽ
góp phần tạo nên những thay đổi lớn tốt đẹp hơn cho môi trƣờng.
Mục đích cuối cùng của GDMT là tiến tới xã hội hóa các vấn đề môi
trƣờng, nghĩa là tạo ra các công dân có nhận thức, có trách nhiệm với môi
trƣờng, biết sống vì môi trƣờng.
Một khi các vấn đề môi trƣờng đã đƣợc xã hội hóa thì những lợi ích kinh tế
cho cộng đồng ngày một gia tăng và đặc biệt hiệu lực quản lí nhà nƣớc tăng
nhƣng gánh nặng chi phí sẽ giảm. Do đó, những kết quả nghiên cứu về môi
trƣờng và các phƣơng pháp khắc phục ở nhiều quốc gia trên thế giới đã đi đến
kết luận chung là: không có giải pháp nào kinh tế và hiệu quả bằng việc đầu tƣ
vào con ngƣời thông qua công tác GDMT.
1.2.2. Thực trạng tích hợp giáo dục môi trường ở Việt Nam
GDMT đã đƣợc đề cập trong chƣơng trình nhà trƣờng từ những năm 60 của
thế kỉ XX. Việc GDMT đã đƣợc tích hợp vào toàn bộ hệ thống giáo dục ở tất cả
các cấp từ tiểu học đến trung học phổ thông ở nhiều nƣớc trên thế giới trong đó
15
có Việt Nam. GDMT ở nƣớc ta đƣợc lồng ghép vào môn Địa lí từ năm 1981
cùng với việc thực hiện chƣơng trình cải cách giáo dục và chia thành các cấp
học và đƣợc tích hợp vào nhiều môn học khác nhau trong đó chủ yếu là ở hai
cấp THCS và THPT.
GDMT ở bậc phổ thông: Xuất hiện từ những năm 1960 nhƣng mức độ còn
rất hạn chế. Từ đầu thập kỉ 80 đến nay nội dung GDMT đã đƣợc tích hợp vào
chƣơng trình giảng dạy các môn có nhiều khả năng tích hợp GDMT nhƣ Địa lí,
Sinh học, Giáo dục công dân… Ở cấp học này, nội dung giáo dục phải đƣợc coi
là nội dung chính thống, có hệ thống, chất lƣợng và có hiệu quả. Cần phải giúp
cho các em tự mình chiếm lĩnh đƣợc tri thức, kĩ năng và tự thân các học sinh xác
định các thái độ đối xử đúng đắn với thiên nhiên nhƣ chính ngôi nhà của mình.
Còn ở bậc tiểu học và THCS mới đƣợc thử nghiệm ban đầu ở một số địa
phƣơng, tuy nhiên chƣơng trình này còn chƣa thống nhất.
Ngoài ra GDMT còn đƣợc đề cập trong bậc mầm non: Ở bậc học này đã
đƣợc lồng ghép, biên soạn thử nghiệm tích hợp từ năm 1985 vào các môn học
hoặc các môn riêng nhƣ “làm quen với môi trƣờng xung quanh”.
Nhìn chung trong chƣơng trình giáo dục đã quan tâm đến việc GDMT cho
học sinh, nhƣng các phƣơng pháp giáo dục này còn nặng về kiến thức hơn là
hình thành thái độ, cảm xúc, hành vi quan tâm tới môi trƣờng và vì môi trƣờng
của học sinh.
Theo kết quả điều tra khảo sát, hầu hết giáo viên và học sinh cho rằng tích
hợp GDMT là rất cần thiết, các em có nhu cầu học tập, tích lũy. Do vậy, các
giáo viên cần lồng ghép GDMT trong quá trình dạy học. Tuy nhiên, hiện nay
việc tích hợp GDMT trong dạy học Địa lí chƣa thực sự đƣợc coi trọng hoặc có
tích hợp nhƣng chƣa mang lại hiệu quả cao.
1.2.3. Khả năng tích hợp GDMT của chương trình Địa lí lớp 10 THPT
Văn bản Chƣơng trình môn Địa lí lớp 10 đã nêu:
- Vị trí môn Địa lí trong nhà trƣờng phổ thông là giúp học sinh có đƣợc
những hiểu biết cơ bản, hệ thống về Trái Đất - môi trƣờng sống của con ngƣời,
về thiên nhiên và những hoạt động kinh tế của con ngƣời trên phạm vi quốc gia,
16
khu vực và thế giới, rèn luyện cho học sinh những kĩ năng hành động, ứng xử
thích hợp với môi trƣờng tự nhiên, xã hội.
- Mục tiêu của chƣơng trình lớp 10 cung cấp cho học sinh những kiến thức
phổ thông, cơ bản, cần thiết về: Trái Đất, các thành phần cấu tạo của Trái Đất,
các hiện tƣợng, sự vật địa lí và tác động qua lại giữa chúng; một số quy luật phát
triển của môi trƣờng tự nhiên trên Trái Đất, dân cƣ và các hoạt động của con
ngƣời trên Trái Đất, mối quan hệ giữa dân cƣ, hoạt động sản xuất và môi trƣờng,
sự cần thiết phải khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trƣờng
nhằm phát triển bền vững. Từ đó góp phần bồi dƣỡng cho học sinh tình yêu thiên
nhiên thông qua việc ứng xử thích hợp với tự nhiên.
Căn cứ vào vị trí và mục tiêu của môn học, có thể thấy môn Địa lí lớp 10
trong nhà trƣờng phổ thông có nhiều lợi thuận lợi cho việc dạy tích hợp giáo dục
BVMT. Vì môn Địa lí trang bị cho học sinh những kiến thức tổng hợp về Địa lí
tự nhiên và Địa lí kinh tế - xã hội mà từng thành phần hoặc tổng hợp thể tự
nhiên hay kinh tế - xã hội đều liên quan hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp đến môi
trƣờng và BVMT. Vả lại, chúng ta đang triển khai việc tích hợp giáo dục BVMT
qua môn Địa lí ở trƣờng trung học, nên đã có những tiền đề để khai thác, phục
vụ cho việc GDMT đối với học sinh lớp 10.
Nguyên tắc tính thực tiễn và yêu cầu đổi mới phƣơng pháp dạy học theo
hƣớng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh tạo điều kiện thuận lợi cho
việc thực hiện dạy tích hợp GDMT. Việc gắn nội dung của những bài học Địa lí
lớp 10 có khả năng tích hợp GDMT với thực tiễn địa phƣơng giúp cho học sinh
hiểu vấn đề sâu sắc hơn, thấy đƣợc những kiến thức Địa lí là bổ ích, làm cho các
em biết thực tế địa phƣơng, hiểu thêm về quê hƣơng từ đó có đƣợc tâm thế sẵn
sàng tham gia vào các hoạt động BVMT ở địa phƣơng. Trong quá trình học tập,
các em đƣợc suy nghĩ, liên hệ và đôi khi vận dụng sự hiểu biết của mình tự đƣa
ra các giải pháp góp phần giải quyết vấn đề BVMT. Điều đó làm cho việc tích
hợp GDMT trở nên hấp dẫn, sinh động hơn.
Nhìn chung, SGK Địa lí lớp 10 có nhiều thuận lợi để tích hợp GDMT. Do
vậy, giáo viên có thể khai thác để tích hợp GDMT trong quá trình dạy học.
17
1.2.4. Đặc điểm tâm lí và trình độ nhận thức của học sinh lớp 10 THPT
- Học sinh THPT đã có sự trƣởng thành hơn học sinh THCS về mặt nhận
thức tƣ duy, tình cảm, giao tiếp. Các em đang ở trong độ tuổi nhạy cảm nhất,
chân trời tri thức và các mối quan hệ đƣợc mở rộng nên nhận thức của các em
đƣợc nâng lên một tầm cao mới.
- Các em thích khám phá cái mới, thích thể hiện khả năng của mình trƣớc
tập thể. Ở các em đã hình thành ý thức bản thân, giao tiếp bạn bè và phát triển tƣ
duy, lí luận, óc sáng tạo, tính phê phán. Các em không chỉ nhận thức về cái tôi
của mình trong hiện tại nhƣ lứa tuổi thiếu niên mà còn nhận thức về vị trí của
mình trong xã hội. Các em không chỉ có nhu cầu đánh giá mà còn có khả năng
đánh giá một cách sâu sắc về những phẩm chất, mặt mạnh, mặt yếu của bản thân
và của những ngƣời xung quanh. Vì vậy, trong các giờ học Địa lí, nếu giáo viên
tổ chức các hoạt động tự chiếm lĩnh kiến thức, các em sẽ dễ dàng đáp ứng đƣợc
các yêu cầu mà giáo viên đƣa ra.
- Do nội dung học tập của chƣơng trình Địa lí THPT có nhiều thay đổi nên
đặc điểm học tập của học sinh THPT cũng đƣợc nâng cao hơn. Ở lứa tuổi này
các em đã có động cơ và thái độ học tập rõ ràng, có khuynh hƣớng học tập phù
hợp với mục đích lựa chọn nghề nghiệp bởi ở các em đã có mức độ trƣởng thành
về nhận thức, tƣ tƣởng cũng nhƣ về tâm lý nhằm định hƣớng cho việc lựa chọn
nghề nghiệp và có quan điểm đúng đắn trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.
- Đối với học sinh lớp 10 các em đã dần có năng lực quan sát tốt hơn, nhạy
bén hơn và có khả năng phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tƣợng hoá, khái quát
hoá tốt hơn. Tính tích cực và độc lập nhận thức của học sinh lớp 10 cũng đƣợc
nâng lên rõ rệt so với học sinh THCS. Các em không thích chấp nhận một cách
đơn giản những áp đặt của giáo viên. Các em thƣờng biểu hiện sự thờ ơ, kém
hứng thú và mệt mỏi khi trong suốt tiết học chỉ ngồi nghe giáo viên giảng bài và
ghi chép. Các em thích tranh luận, thích bày tỏ những ý kiến riêng biệt của các
nhân mình về những vấn đề lí thuyết và đặc biệt là những vấn đề liên quan đến
thực tiễn cuộc sống của các em. Đây là một thuận lợi cơ bản mà giáo viên cần
khai thác triệt để khi tiến hành tích hợp GDMT vào trong dạy học Địa lí lớp 10.
18
Việc dạy tích hợp GDMT vào trong dạy học Địa lí lớp 10 sẽ góp phần thu hút sự
quan tâm và phát triển hứng thú học tập cho các em đối với bộ môn.
- Đối với học sinh THPT, hoạt động học tập đã trở thành trách nhiệm rõ rệt
thúc đẩy nhanh chóng mọi khả năng trí tuệ ở các em. Đặc điểm nổi bật về sự
phát triển trí tuệ của lứa tuổi này là: Tính chủ động, tính chủ định, tính tích cực,
tính tự giác đƣợc thể hiện rõ rệt ở tất cả các quá trình nhận thức. Năng lực tƣ
duy, năng lực tƣởng tƣợng và các khả năng khác ở học sinh THPT đƣợc hoàn
thiện nhanh chóng và có chất lƣợng cao. Ghi nhớ có chủ định giữ vai trò chủ
đạo trong hoạt động trí tuệ, đồng thời vai trò của ghi nhớ lôgic trừu tƣợng, ghi
nhớ có ý nghĩa ngày một rõ rệt.
- Khả năng tƣ duy lí luận, tƣ duy trừu tƣợng bộc lộ khá rõ, học sinh có khả
năng tiếp nhận nguồn tri thức một cách sáng tạo, có thể phân tích, làm sáng tỏ
các vấn đề một cách nhanh chóng. Do đó các em có thể thực hiện các thao tác tƣ
duy phức tạp nhƣ: Phân tích mối quan hệ nhân quả giữa các thành phần tự nhiên
hay mối quan hệ nhân quả giữa tự nhiên với kinh tế - xã hội…
Ở bậc học này các em đã có những kiến thức Địa lí nhất định, một số kĩ
năng đã đƣợc hình thành nhƣ kĩ năng đọc bản đồ, kĩ năng so sánh, kĩ năng phân
tích bảng số liệu… Do đó giáo viên cần nâng cao yêu cầu của câu hỏi, bài tập để
học sinh tự lực chiếm lĩnh kiến thức và tự kiểm tra, đánh giá quá trình học tập
của mình.
Tuy nhiên năng lực tƣ duy của các em cũng chƣa thật hoàn thiện nhƣ ngƣời
trƣởng thành, có khi còn vội vàng, thiếu chuẩn xác, do vậy rất cần sự hƣớng dẫn
của giáo viên để giúp các em nhanh chóng hoàn thiện khả năng nhận thức của
mình. Việc giúp các em phát triển khả năng nhận thức là một nhiệm vụ quan
trọng của giáo viên, vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để nâng cao chất lƣợng
học tập của học sinh, điều này đòi hỏi phải đổi mới PPDH nói chung trong đó có
sử dụng dạy học tích hợp để thực hiện đƣợc tốt nhiệm vụ đó.
19
Chƣơng 2
TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƢỜNG TRONG DẠY HỌC
ĐỊA LÍ LỚP 10
2.1. Các nội dung có thể tích hợp GDMT trong dạy học Địa lí lớp 10
BVMT là việc làm cần thiết của nhân loại, để BVMT có nhiều biện pháp trên
các phƣơng diện pháp luật, kinh tế, giáo dục, ở đó GDMT đóng vai trò quan trọng
để hình thành cho ngƣời học không chỉ kiến thức, kĩ năng mà còn hình thành cho
họ thái độ, hành vi, lối sống BVMT.
Môn Địa lí trong nhà trƣờng phổ thông có nhiều thuận lợi để GDMT cho
học sinh, bởi vậy những kiến thức về môi trƣờng, giáo dục tích hợp vào chƣơng
trình SGK phổ thông từ rất sớm. Trong SGK Địa lí phổ thông trung học có rất
nhiều bài học, nhiều nội dung có thể tích hợp đƣợc việc GDMT cho học sinh, tôi
đã đề cập một số nội dung đƣợc lồng ghép nhiều nhất, có liên quan nhiều nhất
đến môn học, đó chính là tích hợp GDMT trong dạy học Địa lí lớp 10 cơ bản.
Bảng 2.1. Thống kê các bài Địa lí lớp 10 có thể tích hợp GDMT
Tên bài
Địa chỉ tích
hợp
Nội dung tích hợp
Mức độ
tích hợp
Bài 11. Khí
quyển. Sự
phân bố
nhiệt độ
không khí
trên Trái
Đất
Mục I. Khí
quyển
Mục II. Sự
phân bố của
nhiệt độ không
khí trên trái
đất
1. Bức xạ và
nhiệt độ không
khí
Kiến thức:
- Khí quyển là điều kiện để sinh vật (trong
đó có con ngƣời) tồn tại và phát triển, là
lớp vỏ bảo vệ Trái Đất. Tầng đối lƣu có
vai trò quan trọng nhất đối với sự sống và
là nơi xảy ra các hiện tƣợng thời tiết, khí
hậu.
- Sự phát triển nhanh chóng của công
nghiệp, các phƣơng tiện giao thông vận
tải... đã làm cho hàm lƣợng các loại khí
độc hại nhƣ: CO2, SO2, CFC... tăng lên
nhanh chóng gây ô nhiễm không khí.
- Môi trƣờng khí quyển đang có nhiều biển
đổi rõ rệt có ảnh hƣởng xấu đến con ngƣời
Bộ phận
20
và các sinh vật. Ô nhiễm không khí gây
mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa do bụi,
gây nên mƣa axit, đặc biệt là hiện tƣợng
hiệu ứng nhà kính và thủng tầng ozon...
Kỹ năng:
- Ngăn chặn việc phát thải các chất khí độc
hại vào khí quyển.
- Nhận biết đƣợc một số tai biến thiên
nhiên do ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu.
Bài 12: Sự
phân bố
khí áp. Một
số loại gió
chính.
Mục II. Các
loại gió chính.
Kiến thức:
- Sự thay đổi của nhiệt độ trái đất làm cho
sự hoạt động của các đới gió trên Trái Đất
trở nên thất thƣờng dẫn đến các hiện tƣợng
thời tiết bất thƣờng: Các đợt nóng, lạnh
quá mức, bão, mƣa lớn... gây tổn hại đến
sức khoẻ con ngƣời, gia súc và mùa màng.
Bộ phận
Bài 13:
Ngƣng
đọng hơi
nƣớc trong
khí quyển.
Mƣa.
Mục I. ngƣng
đọng hơi nƣớc
trong khí
quyển
3. Mây và mƣa
Kiến thức:
- Nƣớc mƣa bình thƣờng có độ pH = 5,6.
Nếu thấp hơn giới hạn đó, nƣớc mƣa đã bị
axit hoá và đƣợc gọi là mƣa axit.
- Mƣa axit là hậu quả của ô nhiễm khí
quyển bởi SO2, N2O... là chủ yếu.
- Mƣa axit gây tác hại đối với cây trồng,
vật nuôi, ăn mòn các công trình kiến trúc,
ảnh hƣởng đến sức khỏe con ngƣời...
Bộ phận
Bài 14:
Thực hành.
Đọc bản đồ
sự phân
hoá các đới
và các kiểu
khí hậu
trên Trái
Mục I. Đọc
bản đồ các đới
khí hậu trên
Trái Đất.
Kiến thức:
- Các đới khí hậu phân bố theo chiều vĩ độ,
từ cực đến xích đạo có 7 đới khí hậu.
- Sự thay đổi và chuyển dịch của các đới
khí hậu đã dẫn đến nguy cơ đe doạ sự sống
của một số loài sinh vật (băng ở Bắc cực
tan, gấu trắng không còn nơi cƣ trú)
- Nhiệt độ tăng dẫn đến sự thay đổi của
Bộ phận
21
Đất. Phân
tích biểu
đồ một số
kiểu khí
hậu.
các yếu tố thời tiết khác, làm tăng tính chất
khắc nghiệt của các kiểu khí hậu trên lục
địa gây ảnh hƣởng trực tiếp tới đời sống,
sự phát triển các ngành kinh tế của con
ngƣời và sự tồn tại của các loài sinh vật
khác.
Kỹ năng:
- Liên hệ thực tế.
- Tích cực tuyên truyền cho nhân dân địa
phƣơng tinh thần tích cực, chủ động ứng
phó với những thách thức do biến đổi khí
hậu gây ra.
Bài 15:
Thuỷ
quyển. Một
số nhân tố
ảnh hƣởng
tới chế độ
nƣớc sông.
Một số
sông lớn
trên Trái
Đất.
II. Một số
nhân tố ảnh
hƣởng đến chế
độ nƣớc sông.
2. Địa thế,
thực vật, hồ
đầm
Kiến thức:
- Chế độ nƣớc sông có mối quan hệ chặt
chẽ với khí hậu, sinh vật, địa hình...
- Diện tích rừng trên Trái Đất bị thu hẹp
nhanh chóng do hoạt động khai thác quá
mức của con ngƣời đã làm giảm đáng kể
nguồn nƣớc ngầm, khả năng điều hòa
dòng chảy sông ngòi làm cho tình trạng lũ
lụt, hạn hán ngày càng sâu sắc hơn.
Kỹ năng:
- Liên hệ thực tế.
Liên hệ
Bài 16:
Sóng. Thuỷ
triều. Dòng
biển.
Mục II. Thuỷ
triều.
Kiến thức:
- Sự dâng cao của mực nƣớc biển cùng với
những dao động của thuỷ triều đã gây
ngập úng và xâm nhập mặn sâu vào trong
lục địa ở những vùng ven biển.
Kỹ năng:
- Liên hệ thực tế
Liên hệ
22
Bài 17:
Thổ
nhƣỡng
quyển. Các
nhân tố
hình thành
thổ nhƣỡng
Mục II. Các
nhân tố hình
thành đất
6. Con ngƣời
Kiến thức:
- Thổ nhƣỡng có vai trò quan trọng trong
hoạt động sản xuất và đời sống con ngƣời.
- Tác động của con ngƣời trong hoạt động
sản xuất nông, lâm nghiệp có thể làm biến
đổi tính chất đất. Việc trồng rừng, bón
phân, thau chua rửa mặn... có tác động tích
cực làm tăng độ phì của đất. Tuy nhiên,
con ngƣời sử dụng quá nhiều phân bón
hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực
vật làm ô nhiễm đất.
Kĩ năng:
- Tuyên truyền cho nhân dân địa phƣơng
vấn đề bảo vệ đất trong canh tác nông
nghiệp.
- Giáo dục cho học sinh các biện pháp cải
tạo đất.
Liên hệ
Bài 18:
Sinh
quyển. Các
nhân tố ảnh
hƣởng đến
sự phát
triển và
phân bố
của sinh
vật.
Mục II. Các
nhân tố ảnh
hƣởng tới sự
phát triển và
phân bố của
sinh vật.
1. Khí hậu
5. con ngƣời
Kiến thức:
- Khí hậu có ảnh hƣởng trực tiếp tới sự
phát triển và phân bố của sinh vật qua các
yếu tố: Nhiệt độ, nƣớc, độ ẩm không khí
và ánh sáng.
- Nhiệt độ tăng làm cho diện tích đất nông
nghiệp ở vùng ôn đới đƣợc mở rộng, cây
trồng phát triển tốt hơn... Nhƣng bên cạnh
đó băng tan, nƣớc biển dâng gây ngập lụt
làm ảnh hƣởng đến sản xuất và sinh hoạt.
- Con ngƣời có ảnh hƣởng lớn tới sự phân
bố sinh vật. Làm thay đổi phạm vi phân bố
của nhiều loại cây trồng, vật nuôi, việc
trồng rừng đƣợc tiến hành thƣờng xuyên ở
nhiều quốc gia đã không ngừng mở rộng
diện tích rừng trên toàn thế giới. Tuy
Bộ phận
23
nhiên, con ngƣời đã và đang gây nên sự
thu hẹp diện tích rừng tự nhiên, làm mất
nơi sinh sống và làm tuyệt chủng nhiều
loài động thực vật hoang dã.
Kĩ năng:
- Tham gia các hoạt động trồng rừng, kêu
gọi bảo vệ động thực vật hoang dã.
Bài 20:
Lớp vỏ Địa
lí. Quy luật
thống nhất
và hoàn
chỉnh của
lớp vỏ Địa
lí.
Mục II. Quy
luật thống nhất
và hoàn chỉnh
của lớp vỏ Địa
lí.
2. Biểu hiện
của quy luật.
Kiến thức:
- Trong tự nhiên, bất cứ lãnh thổ nào cũng
gồm nhiều thành phần ảnh hƣởng qua lại,
phụ thuộc lẫn nhau. Nếu một thành phần
thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của các
thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ.
- Hậu quả của việc con ngƣời can thiệp
vào môi trƣờng tự nhiên là do mối quan hệ
dây chuyền của các thành phần tự nhiên
đƣa lại.
Kỹ năng:
- Phân tích mối quan hệ phụ thuộc lẫn
nhau của các thành phần của lớp vỏ Địa lí.
Thái độ:
- Thận trọng khi tác động vào các thành
phần tự nhiên.
Liên hệ
Bài 21:
Quy luật
địa đới và
phi địa đới.
Mục I. Quy
luật địa đới.
2. Biểu hiện
của quy luật.
Kiến thức:
- Trái Đất nóng lên dẫn đến sự thay đổi và
chuyển dịch của các đới khí hậu, kéo theo
là thảm thực vật tự nhiên (có thể dẫn đến
nguy cơ đe doạ sự sống của các loài sinh
vật).
Liên hệ
24
Bài 22:
Dân số và
sự gia tăng
dân số
Mục II. Gia
tăng dân số
Kiến thức:
- Dân số tăng lên thì các nhu cầu khác sẽ
tăng lên. Điều đó dẫn đến quá tải đối với
sức chứa của môi trƣờng và gây ra nhiều
hậu quả đối với phát triển kinh tế - xã hội,
môi trƣờng và tài nguyên thiên nhiên.
Kĩ năng:
- Giáo dục cho học sinh về vấn đề dân số
và ý thức khai thác, sử dụng tài nguyên
hợp lí.
Bộ phận
Bài 24:
Phân bố
dân cƣ.
Các loại
hình quần
cƣ và đô
thị hoá.
Mục III. Đô
thị hoá.
3. Ảnh hƣởng
của đô thị hóa
đến phát triển
kinh tế - xã
hội và môi
trƣờng.
Kiến thức:
- Đô thị hóa phát triển tự phát, không gắn
liền với công nghiệp hóa, gây nên hậu quả
xấu đối với môi trƣờng và phát triển kinh
tế - xã hội.
Kỹ năng:
- Nhận biết đƣợc các vấn đề tiêu cực do đô
thị hoá quá mức.
- Giáo dục cho học sinh ý thức BVMT,
chống ô nhiễm ở các vùng đô thị.
Liên hệ
Bài 27: Vai
trò, đặc
điểm các
nhân tố ảnh
hƣởng đến
sự phát
triển và
phân bố
nông
nghiệp.
Một số
hình thức
tố chức
Mục II: Các
nhân tố ảnh
hƣởng tới sự
phát triển và
phân bố nông
nghiệp
- Nhân tố tự
nhiên
Kiến thức:
- Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều
kiện tự nhiên.
- Ô nhiễm môi trƣờng đất, không khí,
nƣớc, sự suy giảm tài nguyên sinh vật tác
động tiêu cực tới sản xuất: phá hoại mùa
màng, làm giảm năng suất và làm gia tăng
các dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi.
Kĩ năng:
- Giáo dục cho học sinh sản xuất nông
nghiệp, thâm canh cần đi đôi với việc bảo
vệ, cải tạo môi trƣờng, hƣớng tới mục tiêu
Liên hệ
25
lãnh thổ
nông
nghiệp.
phát triển bền vững.
Bài 28: Địa
lí ngành
trồng trọt.
Mục II. Cây
công nghiệp
Mục III.
Ngành trồng
rừng.
Kiến thức:
- Rừng có vai trò quan trọng đối với môi
trƣờng và cuộc sống con ngƣời: điều hòa
lƣợng nƣớc, lá phổi xanh của Trái Đất.
- Rừng trên thế giới đang bị tàn phá
nghiêm trọng, mất dần nguồn làm sạch
môi trƣờng (giảm lƣợng CO2) làm nghiêm
trọng thêm tình hình ô nhiễm không khí.
Đây cũng là tác nhân gây ra hiệu ứng nhà
kính.
- Mất rừng cũng làm cho lũ lụt và hạn hán
xảy ra bất thƣờng hơn và có sức tàn phá
lớn hơn.
Kỹ năng:
- Phân tích mối quan hệ rừng, môi trƣờng
và con ngƣời.
Thái độ:
- Tích cực tham gia các phong trào bảo vệ
và trồng rừng.
Bộ phận
Bài 29: Địa
lí ngành
chăn nuôi
III. Ngành
nuôi trồng
thủy sản
2. Tình hình
nuôi trồng
thủy sản
- Việc nuôi trồng thủy sản làm giảm diện
tích rừng ngập mặn, môi trƣờng một số
vùng ven biển bị ô nhiễm, việc đánh bắt
thủy sản quá mức làm nguồn lợi thủy sản
suy giảm..
Kĩ năng:
- Không đánh bắt thủy sản bằng các chất
hủy diệt.
Liên hệ
26
Bài 31: Vai
trò và đặc
điểm của
công
nghiệp.
Các nhân
tố ảnh
hƣởng tới
sự phát
triển và
phân bố
công
nghiệp.
II. Các nhân tố
ảnh hƣởng tới
sự phát triển
và phân bố
công nghiệp
- Nhân tố tự
nhiên: Đất,
rừng, biển
Kiến thức:
- Sự suy giảm nguồn lợi sinh vật biển,
rừng tác động tiêu cực tới nhiều ngành
công nghiệp: Chế biến lƣơng thực thực
phẩm, sản xuất giấy,…
Liên hệ
Bài 32: Địa
lí các
ngành công
nghiệp.
Mục I: Công
nghiệp năng
lƣợng
Mục II. Công
nghiệp luyện
kim
Mục V. Công
nghiệp hóa
chất
Kiến thức:
- Sự phát triển của công nghiệp là một
trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến
ô nhiễm môi trƣờng.
- Công nghiệp năng lƣợng đã sử dụng hầu
hết các loại nhiên liệu hoá thạch và thải
vào bầu khí quyển lƣợng khí CO2 lớn, gây
nên hiện tƣợng hiệu ứng nhà kính, suy
giảm tầng ozon.
- Công nghiệp luyện kim sử dụng khối
lƣợng lớn nguyên, nhiên liệu, quy trình
sản xuất cần nhiều nƣớc.
- Công nghiệp hóa chất có nhu cầu rất lớn
về nhiên liệu, năng lƣợng và nguồn nƣớc.
một số sản phẩm của ngành công nghiệp
hóa chất là những chất độc hại, chuyên
chở xa rất nguy hiểm và bất tiện nhƣ
H2SO4, Xút, Clo... Các xí nghiệp hóa chất
nói chung ít nhiều đều gây ô nhiễm và độc
hại cho môi trƣờng (không khí, nguồn
nƣớc...).
Bộ phận
27
Kĩ năng:
- Liên hệ thực tế.
- Giáo dục cho học sinh ý thức sử dụng tiết
kiệm năng lƣợng từ những hành động nhỏ
nhƣ tắt điện, quạt... khi không sử dụng.
Bài 37: Địa
lí các
ngành giao
thông vận
tải.
Mục II. Đƣờng
ô tô.
Mục V.
Đƣờng biển
Mục VI.
Đƣờng hàng
không
Kiến thức:
- Sự bùng nổ trong việc sử dụng phƣơng
tiện ô tô đã gây ra những vấn đề nghiêm
trọng về môi trƣờng.
- Việc chở dầu mỏ bằng đƣờng biển luôn
luôn đe dọa ô nhiễm biển và đại dƣơng.
- Các chất khí thải từ động cơ máy bay là
một nguyên nhân quan trọng gây thủng
tầng ozon, mà hậu quả là làm tăng bệnh
ung thƣ, đặc biệt là ung thƣ da.
Bộ phận
Bài 41:
Môi trƣờng
và tài
nguyên
thiên nhiên
Toàn bài
Kiến thức:
- Con ngƣời có thể làm nâng cao chất
lƣợng môi trƣờng hay làm suy thoái chất
lƣợng môi trƣờng. Điều này sẽ có ảnh
hƣởng sâu sắc đến sự phát triển của xã hội
loài ngƣời.
- Tài nguyên thiên nhiên là cơ sở vật chất
để tồn tại và phát triển. Phải sử dụng hợp
lí, tiết kiệm, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
để phát triển bền vững.
Kĩ năng:
- Giáo dục cho học sinh biết sử dụng hợp
lí, tiết kiệm nguồn tài nguyên và hành
động thích hợp BVMT.
Toàn
phần
28
Bài 42:
Môi trƣờng
và sự phát
triển bền
vững.
Toàn bài
Kiến thức:
- Loài ngƣời đang đứng trƣớc những thách
thức lớn về môi trƣờng.
- Hoạt động của con ngƣời là nguyên nhân
chủ yếu gây ra những biến đổi của môi
trƣờng hiện nay trên Trái Đất (Ở cả nhóm
nƣớc phát triển và đang phát triển).
- Phát triển kinh tế và môi trƣờng có mối
quan hệ qua lại. Muốn phát triển kinh tế
bền vững phải sử dụng hợp lí tài nguyên
thiên nhiên và bảo vệ môi trƣờng.
Kỹ năng:
- Tuyên truyền, nâng cao ý thức của ngƣời
dân trong vấn đề BVMT, hƣớng tới mục
tiêu phát triển bền vững.
Toàn
phần
2.2. Phƣơng thức và phƣơng pháp tích hợp GDMT vào trong dạy học
Địa lí lớp 10 THPT
2.2.1. Phương thức tích hợp
Tích hợp GDMT có vai trò ngày càng lớn đối với cộng đồng và đƣơng
nhiên đối với nhà trƣờng phổ thông, nơi chuyển giao vốn văn hóa và kinh
nghiệm sống còn của nhân loại cho các thế hệ nối tiếp không thể thiếu. Vì vậy
nội dung GDMT cần phải đƣợc quan tâm nhƣ một bộ phận của nội dung giáo
dục trong nhà trƣờng phổ thông, kể cả cấp THPT. Phƣơng thức thực hiện quen
thuộc và dễ chấp nhận nhất là tích hợp GDMT vào một số môn học có nhiều
lợi thế và vào hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bởi sẽ không làm tăng số
môn học trong nhà trƣờng, chỉ khai thác cơ hội, khả năng giáo dục của các
môn học và tăng việc gắn bó với thực tiễn của những môn học đó.
Việc tích hợp GDMT có thể đƣợc thể hiện ở ba mức độ:
- Mức độ toàn phần: Tức là mục tiêu và nội dung của cả bài học hoặc của
cả một chƣơng trong SGK phù hợp hoàn toàn với mục tiêu và nội dung GDMT.
29
- Mức độ bộ phận: Chỉ có một phần của bài học có mục tiêu và nội dung
gắn với GDMT.
- Mức độ liên hệ: Các kiến thức GDMT không thể hiện rõ trong bài học,
nhƣng các kiến thức trong bài học có điều kiện để liên hệ một cách chặt chẽ với
các kiến thức về GDMT.
2.2.2. Nguyên tắc tích hợp
Để có thể tích hợp GDMT vào trong dạy học cần phải đảm bảo những
nguyên tắc sau:
- Đảm bảo mục tiêu GDMT phải phù hợp với mục tiêu giáo dục của cấp
THPT, góp phần thực hiện mục tiêu của giáo dục nói chung và mục tiêu chƣơng
trình môn Địa lí lớp 10 nói riêng.
- Phải hƣớng việc tích hợp GDMT tới việc cung cấp cho học sinh những
kiến thức về môi trƣờng, ô nhiễm môi trƣờng và kĩ năng BVMT phù hợp với
tâm, sinh lí ở lứa tuổi 15.
- Nội dung tích hợp GDMT nên chú trọng cả vấn đề thực hành, trên cơ sở
đó hình thành các kĩ năng, phƣơng pháp hành động cụ thể để học sinh có thể
tham gia có hiệu quả vào các hoạt động BVMT ở địa phƣơng, đất nƣớc phù hợp
với lứa tuổi.
- Phƣơng pháp tích hợp GDMT nhằm tạo điều kiện cho ngƣời học chủ
động tham gia vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho học sinh phát hiện các vấn
đề về môi trƣờng, ô nhiễm môi trƣờng và tìm hƣớng giải quyết vấn đề dƣới sự tổ
chức và hƣớng dẫn của giáo viên.
- Tận dụng các cơ hội để GDMT nhƣng phải đảm bảo kiến thức cơ bản của
môn học, tính lôgic của nội dung và không làm quá tải lƣợng kiến thức và tăng
thời gian của bài học.
2.2.3. Phương pháp tích hợp
Đích cuối cùng của tích hợp GDMT là giúp ngƣời học có đƣợc những hiểu
biết tối thiểu về môi trƣờng và tác động của nó đối với cuộc sống của ngƣời dân
trong cộng đồng, trong quốc gia, có thái độ nghiêm túc và sẵn sàng cũng nhƣ có
30
khả năng tham gia vào các hoạt động nhằm BVMT ở địa phƣơng. Để đạt đƣợc
mục tiêu hƣớng vào thái độ, hành vi BVMT thì các PPDH dùng lời là không đủ,
cần có những PPDH tác động trực tiếp tới ngƣời học, lôi cuốn ngƣời học cùng
tham gia ngay trong quá trình học tập cũng nhƣ tham gia các hoạt động thực
hành BVMT. Trong GDMT cần chú ý việc vận dụng các PPDH tích cực, hƣớng
ngƣời học vào các hoạt động gắn với thực tiễn, với những yêu cầu nhƣ sau:
+ Giảm giảng giải, thuyết trình, tăng cƣờng thảo luận, tranh luận.
+ Tăng giờ học ngoài hiện trƣờng, tăng khảo sát nghiên cứu.
+ Giảm ghi nhớ máy móc, giảm trả lời theo sách, tăng độc lập tƣ duy, giải
quyết vấn đề.
+ Tránh vụn vặt, cần xem xét thông tin một cách hệ thống.
+ Chú ý kinh nghiệm thực tế, khả năng vận dụng.
+ Tăng làm việc tập thể.
+ Chú ý học theo kiểu dự án, nghiên cứu đề tài.
Tuy nhiên cần quan tâm tới đối tƣợng học sinh để lựa chọn các loại hình
PPDH cho phù hợp. Tích hợp GDMT chịu sự chi phối của các phƣơng pháp đặc
trƣng bộ môn, kết hợp sử dụng những phƣơng pháp có tính đặc thù của hoạt
động này theo phƣơng châm tạo điều kiện cho học sinh đƣợc tích cực hoạt động
và gắn nội dung học tập với thực tiễn cuộc sống.
Nội dung chƣơng trình môn Địa lí lớp 10 trong trƣờng THPT đề cập tới các
yếu tố tự nhiên, dân cƣ, kinh tế - xã hội nói chung và của các lãnh thổ khác nhau
trên toàn cầu. Trong đó có một số nội dung liên quan đến vấn đề của GDMT, vì
vậy có nhiều khả năng thực hiện nhiệm vụ tích hợp GDMT. Nhiều phƣơng pháp
dạy học của môn học có thể vận dụng có hiệu quả trong GDMT. Trong phần này
chỉ đề cập một số phƣơng pháp tƣơng đối đặc trƣng của môn Địa lí để thực hiện
việc GDMT.
2.2.3.1. Phương pháp đàm thoại
Là phƣơng pháp dùng lời dƣới hình thức trao đổi qua lại giữa giáo viên và
học sinh, giữa học sinh và học sinh, làm sáng tỏ một vấn đề, một thông tin dựa
trên hệ thống câu hỏi. Đây là phƣơng pháp phổ biến có tác dụng tích cực đến
31
việc cung cấp cho học sinh kiến thức cơ bản, dựa trên cơ sở phát huy tính tích
cực của học sinh. Tùy vào từng nội dung kiến thức mà ta có thể lựa chọn các
hình thức đàm thoại nhƣ: đàm thoại gợi mở, đàm thoại củng cố, đàm thoại tổng
kết, đàm thoại kiểm tra, đàm thoại Ơrixtic.
Vận dụng: Bài 28 - Địa lí ngành trồng trọt (SGK Địa lí 10, trang 107).
Mục III. Ngành trồng rừng
Giáo viên đƣa ra hệ thống các câu hỏi:
(1) Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho biết: Rừng có vai trò gì đối với
con ngƣời và sinh vật tự nhiên?
(2) Vì sao phải chú trọng đến việc trồng rừng?
(3) Thực trạng việc trồng rừng trên thế giới hiện nay ra sao?
(4) Học sinh có thể làm gì để bảo vệ rừng và cây xanh ở địa phƣơng?
GV tích hợp GDMT: Rừng có vai trò quan trọng đối với con người và
sinh vật tự nhiên. Hiện nay rừng trên thế giới bị suy giảm diện tích và chất
lượng. Vì cuộc sống của con người và sinh vật tự nhiên hôm nay và mai sau,
phải tích cực trồng rừng.
Là học sinh chúng ta có thể tham gia bảo vệ rừng và cây xanh ở địa
phương như chăm sóc vườn hoa của trường lớp, không ngắt hoa, bẻ cành, tích
cực hưởng ứng ngày tết trồng cây...
Phƣơng pháp đàm thoại thƣờng giúp học sinh hiểu vấn đề hơn, học sinh
ƣa thích đƣợc cùng tham gia xây dựng bài nên sẽ hoạt động sôi nổi hơn, qua đó
các em phát triển khả năng suy nghĩ. Phƣơng pháp này còn phản ánh đƣợc mức
độ hiểu bài của của học sinh, đồng thời giáo viên có thể phát hiện đƣợc lỗi của
học sinh và sửa đƣợc ngay lỗi đó.
Tuy nhiên phƣơng pháp đàm thoại có nhƣợc điểm là cần nhiều thời gian.
Nếu tổ chức chung cho cả lớp thƣờng chỉ một số ít học sinh tham gia thực sự
nên giáo viên cần lựa chọn nội dung và thời điểm để vận dụng cho thích hợp.
2.2.3.2. Phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề
Dạy học nêu và giải quyết vấn đề là phƣơng pháp dạy học đặt ra trƣớc học
sinh các vấn đề nhận thức có chứa đựng mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chƣa
32
biết, đƣa học sinh vào tình huống có vấn đề, kích thích học tự lực, chủ động và
có nhu cầu mong muốn giải quyết vấn đề.
* Tổ chức cho học sinh nhận thức và giải quyết vấn đề bao gồm các bƣớc
cơ bản sau:
- Nêu vấn đề và chuyển học sinh vào tình huống có vấn đề.
- Giải quyết vấn đề.
+ Đề xuất các giả thuyết cho vấn đề đặt ra.
+ Thu thập và xử lí thông tin theo hƣớng các giả thuyết đã đề xuất.
- Kết luận.
+ Khẳng định hay bác bỏ giả thuyết.
+ Phát biểu kết luận.
Để tiến hành dạy học nêu và giải quyết vấn đề, có thể lựa chọn các cách
thức sau:
- Đƣa ra tình huống nghịch lí đòi hỏi phải giải thích
- Đƣa ra tình huống khó khăn, bế tắc
- Tình huống lựa chọn
- Tình huống nhân quả
Vận dụng: Bài 11 - Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất (SGK Địa
lí 10, trang 39).
Giáo viên có thể sử dụng tình huống nhân quả để tích hợp GDMT vào dạy:
“Vì sao sự phát triển các ngành sản xuất, ngành giao thông vận tải lại dẫn đến
hiện tƣợng ô nhiễm không khí, hiệu ứng nhà kính, thủng tầng ozon? Biểu hiện,
hậu quả và giải pháp đối phó?”.
Giải quyết vấn đề: HS tìm hiểu, thu thập các thông tin, ví dụ về suy giảm
tầng ozon:
- Khái niệm: Ozon (O3) gồm 3 nguyên tử ôxi, có cấu trúc dạng phân tử không
ổn định. Tầng ozon thuộc tầng bình lƣu của khí quyển, cách mặt đất tuỳ nơi khoảng
12 - 50 km, tập trung nhiều nhất trong khí quyển ở độ cao từ 15 - 40 km.
- Vai trò: Tầng ozon hấp thụ bức xạ cực tím có hại từ Mặt Trời. Nhờ vậy,
tầng ozon bảo vệ sự sống trên Trái Đất, bảo vệ các tế bào của sinh vật, đặc biệt
33
đối với các vật liệu di truyền của chúng. Mọi nguyên nhân huỷ hoại tầng ozon
đều gây ra hậu quả nghiêm trọng đến sự sống của sinh vật trên Trái Đất. Nếu
không có tầng ozon, cuộc sống trên Trái Đất sẽ không tồn tại đƣợc.
- Biểu hiện:
+ Vào đầu những năm 70 của thế kỉ XX, trong quá trình nghiên cứu sự
giảm mật độ không khí ở vùng cực, một lỗ thủng tầng ozon đã đƣợc phát hiện.
+ Tháng 10 năm 1982, một lƣợng khí O3 đƣợc phát hiện là biến mất trên
bầu trời.
+ Năm 1985, một lỗ thủng tầng ozon rất lớn ở Nam Cực đƣợc phát hiện,
gọi là "lỗ thủng Nam Cực".
+ Về sau, nhiều nơi trên thế giới đã đƣợc biết đến sự suy giảm của tầng
ozon. Vào ngày 3/9/2000, lỗ thủng ôdôn trên vùng Nam Cực đã rộng đến 28,3
triệu km2
.
+ Suy giảm tầng ozon không còn là vấn đề riêng của Nam Cực. Nó đã trở thành
vấn đề môi trƣờng có liên quan đến nhiều quốc gia, nhiều khu vực trên thế giới.
- Nguyên nhân:
+ Nguyên nhân lớn nhất làm cho tầng ôdôn bị suy giảm là do chất CFCs.
+ Ngoài khí CFCs ra, Halons, HCFCs, Methyl (Mêtan), Bromide (Brôm),...
cũng đƣợc xem là nguyên nhân gây ra sự suy giảm tầng ozon.
Những chất gây nguy hại đối với tầng ozon ở trên đƣợc gọi chung là các
chất suy giảm tầng ozon.
- Hậu quả: Khi tầng ozon bị suy giảm, cƣờng độ tia tử ngoại (tia cực tím) tới
mặt đất sẽ tăng lên, gây ra nhiều tác hại đối với sức khoẻ của con ngƣời và các hệ sinh
thái trên Trái Đất.
+ Ảnh hƣởng đến sức khoẻ con ngƣời: Tăng khả năng mắc bệnh cháy nắng
và ung thƣ da; giảm chức năng miễn dịch của cơ thể; gây nên bệnh đục thuỷ tinh
thể, quáng gà và các bệnh về mắt.
+ Ảnh hƣởng đến mùa màng: Tia cực tím chiếu xuống mặt đất về lâu dài sẽ
phá huỷ diệp lục trong lá cây, ảnh hƣởng đến vai trò quang hợp của thực vật,
khiến cho nông sản bị thất thu.
34
+ Ảnh hƣởng đến sinh vật thuỷ sinh: Hầu hết các thực vật phù du, cá con,
tôm, các loài ốc sống gần bề mặt nƣớc (đến độ sâu 20m) rất dễ bị tổn thƣơng và
mất cân bằng sinh thái của biển do sự tác động của tia cực tím với cƣờng độ mạnh.
- Giải pháp:
+ Hạn chế sử dụng các sản phẩm: tủ lạnh, máy lạnh, máy điều hòa nhiệt độ,
bình xịt, máy sấy tóc,... có sử dụng CFCs.
+ Nhiều nghị định thƣ quốc tế đã đƣợc kí kết, đặc biệt Nghị định thƣ Mon -
tre - al vào ngày 16/9/1987 tại Ca - na - đa, Nghị định thƣ Ki - ô - tô kí ở Nhật
Bản năm 2000, đƣa ra các giải pháp cần thiết để hạn chế và kiểm soát việc sản
xuất và tiêu thụ các chất gây suy giảm tầng ozon.
GV tích hợp GDMT: Khai thác vai trò của lớp ozon đối với sinh vật và con
người. Nguyên nhân dẫn đến phá hủy tầng ozon là do khí thải của công nghiệp
đông lạnh. Qua đó, giáo dục học sinh hạn chế sử dụng các sản phẩm: Tủ lạnh,
máy lạnh, máy điều hòa nhiệt độ, bình xịt, máy sấy tóc,... có sử dụng CFCs.
GV giáo dục cho học sinh một số cách ứng phó với hiện tượng này như: Xử
lí cẩn thận chất CFCs trong tủ lạnh; bảo vệ da, đeo kính râm khi tiếp xúc với
ánh nắng mặt trời,...
2.2.3.3. Phương pháp trực quan
* Phương pháp sử dụng bản đồ, lược đồ
Đây là phƣơng dạy học đặc trƣng cho môn Địa lí ở trƣờng phổ thông. Bản
đồ vừa có chức năng minh hoạ, vừa có chức năng là nguồn tri thức. Vì vậy,
trong dạy học, giáo viên có thể sử dụng bản đồ để minh hoạ, phân tích nội dung
bài học (ví dụ, chỉ rõ sự phân bố của các sự vật, hiện tƣợng địa lí trên bản đồ,...)
và để hƣớng dẫn học sinh tìm tòi, khám phá kiến thức. Qua đó, giáo viên hình
thành và rèn luyện cho học sinh kĩ năng đọc, phân tích bản đồ. Để nhận thức
kiến thức mới, trong đó có những kiến thức về môi trƣờng. Giáo viên cần chú ý
giám sát việc học sinh sử dụng bản đồ theo các bƣớc đã đƣợc quy định. Đối với
học sinh THPT, nên tập trung vào việc khám phá các mối liên hệ tƣơng hỗ và
nhân quả, vạch ra các dấu hiệu không thể hiện một cách trực tiếp trên bản đồ,
nhƣng có liên quan tới các dấu hiệu biểu hiện của chúng. Câu hỏi gắn với bản đồ
35
thông thƣờng có dạng: Ở đâu? Tại sao ở đó? Chúng có mối quan hệ với nhau
nhƣ thế nào? Hãy quan sát và nêu các đặc điểm chủ yếu của sự vật?...
Vận dụng: Bài 37 - Địa lí các ngành giao thông vận tải (SGK Địa lí 10,
trang 142).
Mục V. Đƣờng biển
Giáo viên cho HS quan sát lƣợc đồ hình 37.3 (SGK Địa lí 10, trang 145)
Hình 2.1. Các luồng vận tải hàng hóa bằng đường biển chủ yếu trên thế
giới (Hình 37.3 - SGK Địa lí 10, trang 145).
Yêu cầu HS xác định các luồng vận tải, các cảng biển. Giáo viên cung cấp
thêm thông tin về khối lƣợng dầu mỏ chuyên chở trên đƣờng biển quốc tế, giải
thích vì sao việc chuyên chở dầu mỏ đe dọa ô nhiễm biển và đại dƣơng. Chỉ cho
HS trên bản đồ một số vụ tai nạn tàu chở dầu làm loang dầu lớn nhất trong lịch
sử và ảnh hƣởng của nó đến môi trƣờng…
GV tích hợp GDMT: Học sinh cần tích cực bảo vệ môi trường vùng biển
bằng các hành động: Không vứt rác xuống biển, báo cho các cơ quan chức năng
36
có thẩm quyền khi phát hiện các hiện tượng xả thải trực tiếp xuống sông, biển
chưa qua xử lí, tham gia hoạt động tình nguyện thu vớt dầu tràn, dọn dẹp vệ
sinh, cảnh quan cho khu vực bờ biển…
* Phương pháp sử dụng tranh ảnh, video, phim
Tranh ảnh, phim, video cũng là nguồn cung cấp tri thức cho học sinh.
Chúng tạo biểu tƣợng cụ thể, rõ nét về các hiện tƣợng Địa lí, trong đó có các
hiện tƣợng về ô nhiễm môi trƣờng. Sử dụng có mục đích, phân tích nội dung
tranh ảnh, phim, video khai thác các khía cạnh khác nhau của tranh ảnh, phim,
video liên quan đến nội dung GDMT sẽ có tác động mạnh tới tâm tƣ, tình cảm
và hình thành thái độ đúng cho học sinh trƣớc những vấn đề gay cấn này. Trong
thực tế, tranh ảnh, phim, video về môi trƣờng có khá nhiều nhƣ những tranh ảnh,
phim, video về hiện tƣợng ô nhiễm không khí, xói lở, ngập lụt, hiện tƣợng vứt
rác bừa bãi, khai thác tài nguyên quá mức,… Giáo viên và học sinh có thể thu
thập tranh ảnh, xây dựng video clip theo các nội dung liên quan đến vấn đề trên
có trong chƣơng trình, sách giáo khoa Địa lí THPT.
Vận dụng: Bài 24 - Phân bố dân cƣ. Các loại hình quần cƣ và đô thị hoá
(SGK Địa lí 10, trang 93).
Mục 3: Đô thị hóa - Ảnh hƣởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã
hội và môi trƣờng.
Giáo viên cho học sinh quan sát tranh ảnh về quang cảnh giao thông
đƣờng phố đông đúc với mọi loại phƣơng tiện, tắc nghẽn giao thông, nhà ở chen
chúc không có quy hoạch, hình ảnh xả thải bừa bãi, các con sông trong thành
phố bị ô nhiễm nặng nề...
37
Hình 2.2. Tắc nghẽn giao thông
Hình 2.3. Một khu nhà ổ chuột
Hình 2.4. Vứt rác bừa bãi
38
Khi sử dụng tranh ảnh, phim, video giáo viên chú ý gợi ý học sinh quan sát,
mô tả các sự vật, hiện tƣợng thể hiện trong tranh ảnh, phim, video. Tiếp đó cần
tìm các nguyên nhân và hậu quả của hiện tƣợng, sự vật đó; nêu suy nghĩ, cảm
nhận của học sinh về nội dung tranh, ảnh, phim, video đƣợc sử dụng.
GV tích hợp GDMT: Đô thị là hệ sinh thái nhân tạo, môi trường đô thị
phụ thuộc vào các hoạt động sinh hoạt, sản xuất của con người. Muốn đô thị
xanh - sạch - đẹp con người cần có ý thức bảo vệ môi trường. Đặc biệt là đối với
học sinh, từ những hành động nhỏ như vứt rác đúng nơi quy định, phân loại rác,
hạn chế sử dụng bao bì ni lông, chăm sóc cây xanh, khuôn viên, giữ gìn cảnh
quan, vệ sinh trường lớp sạch đẹp, tham gia nghiêm túc, đầy đủ các buổi vệ sinh
chung…
2.2.3.4. Phương pháp tranh luận
Giáo viên lựa chọn nội dung tranh luận là những vấn đề dễ gây tranh cãi,
cho học sinh nêu quan điểm và đƣa ra những dẫn chứng bảo vệ quan điểm đó.
Vận dụng: Bài 41 - Môi trƣờng và tài nguyên thiên nhiên (SGK Địa lí 10,
trang 158).
GV: Chia học sinh tham gia thành hai bên. Mỗi bên cử một nhóm từ 3 đến
5 ngƣời làm đại diện để tranh luận với nhau. Số còn lại làm cử toạ. Giáo viên
làm trọng tài.
GV: Đƣa ra một ý kiến (dƣới dạng một mệnh đề), viết hẳn lên bảng, "Không cần
tiết kiệm năng lƣợng, vì con ngƣời có rất nhiều nguồn năng lƣợng phong phú và có thể
tìm kiếm đƣợc những nguồn năng lƣợng thay thế khác".
HS: Bốc thăm để phân công một nhóm làm "nhóm ủng hộ" và nhóm kia
làm "nhóm phản đối". Mỗi nhóm có 5 phút để hội ý, thống nhất đƣa ra các lí lẽ
của nhóm mình (mỗi ngƣời trong nhóm chịu trách nhiệm biện hộ cho một lí lẽ).
Tranh luận: Nhóm "ủng hộ" cử ngƣời thứ nhất đƣa ra lí lẽ thứ nhất. Nhóm
"phản đối" cử ngƣời thứ nhất của mình phản bác lại ý kiến của nhóm kia, đồng
thời đƣa ra lí lẽ riêng của nhóm mình. Lần lƣợt nhƣ vậy đối với ngƣời thứ hai, thứ
ba,... cho đến hết.
39
Trọng tài giữ cho cuộc tranh luận xảy ra đúng luật. Cử toạ quan sát và bình
chọn đội nào có lí lẽ vững vàng và có sức thuyết phục. Kết thúc, GV nhận xét,
đánh giá và kết luận về những bài học môi trƣờng.
GV tích hợp GDMT: Tài nguyên thiên nhiên là cơ sở vật chất để tồn tại và
phát triển. Tuy nhiên, tài nguyên thiên nhiên trên Trái Đất không phải là vô hạn,
có nhiều loại tài nguyên không thể tái tạo được. Do vậy, chúng ta phải sử dụng
hợp lí, tiết kiệm, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên để phát triển bền vững.
Chúng ta có thể thực hiện những hành động nhỏ bé nhưng thiết thực như
tắt điện, tắt quạt khi ra khỏi lớp, sử dụng tiết kiệm nước, bảo vệ cây xanh của
nhà trường, khu phố...
Để phƣơng pháp tranh luận có kết quả tốt, giáo viên cần quan tâm tới hai
khâu rất quan trọng là: Chuẩn bị nội dung tranh luận và tổ chức việc tranh luận.
Những bài cho học sinh tranh luận thƣờng là những bài khó về nội dung nhƣng
lại có những vấn đề hay, đƣợc nhiều ngƣời quan tâm và nhất là những vấn đề có
thể dẫn đến nhiều quan điểm khác nhau, dễ gây tranh cãi.
2.2.3.5. Phương pháp kể chuyện
Kể chuyện là một hình thức truyền đạt đặc biệt, trong đó, ngƣời kể chia sẻ
với ngƣời nghe những nhận thức, thái độ, tình cảm, những kinh nghiệm, những
khuyến cáo đã đƣợc đúc rút.
Giáo viên cần sử dụng kĩ năng kể chuyện khi mở bài để gây hứng thú học
tập hoặc để dạy những bài học có liên quan đến tích hợp GDMT.
Vận dụng: Bài 20 - Lớp vỏ Địa lí. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của
lớp vỏ Địa lí (SGK Địa lí 10, trang 74).
Mục II - Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ Địa lí
Giáo viên có thể kể câu chuyện về tai họa sinh thái trên vùng biển Aran: “
Năm 1963, chính quyền Xô Viết cho xây dựng các công trình thủy lợi dẫn nƣớc
từ 2 con sông Xƣa Đarria và Amu Đaria về tƣới cho vùng hoang mạc Trung Á.
Nhờ có nƣớc, nghề trồng cây ăn quả, bông vải và chăn nuôi đƣợc phát triển
thuận lợi. Giữa các hoang mạc khô cằn dần dần mọc lên các thị trấn, các khu
dân cƣ cùng các cánh đồng xanh tƣơi, trong khi lƣợng nƣớc đổ vào biển Aran
40
giảm hẳn. Biển cạn dần, nƣớc biển mặn thêm, 24 loài cá một thời là nguồn lợi
kinh tế chính của ngƣ dân vùng biển đã gần nhƣ tuyệt chủng và nghề cá ở đây bị
lụi bại, biển Aran đang trở thành biển chết; thiệt hại cho ngành hải sản và thủy
sản còn lớn hơn nhiều những gì nƣớc 2 con sông đem đến cho vùng Trung Á.
Nguy hiểm hơn, vùng đáy biển Aran bị khô cạn lộ ra trên mặt, đất bị khô và hóa
mặn, độ ẩm không khí giảm xuống nên các trận bão bụi tăng lên mang theo
muối tới các vùng lân cận, làm giảm năng suất cây trồng rõ rệt. Khí hậu quanh
vùng trở nên khắc nghiệt hơn. Những hậu quả trên đã gây nguy hại lớn cho đời
sống và sản xuất của cƣ dân trên các đồng bằng hạ lƣu sông Amu Đaria và Xƣa
Đaria. Tuy nhiên, thật khó có thể trả lại nƣớc 2 con sông cho vùng biển Aran vì
vùng Trung Á ngày nay đã có hàng trục triệu ngƣời sinh sống với bao nhiêu đô
thị mọc lên ở đó. Đó là thảm họa sinh thái trên vùng biển Aran”.
GV tích hợp GDMT: Hậu quả của việc con người can thiệp vào môi
trường tự nhiên là do mối quan hệ dây chuyền của các thành phần tự nhiên đưa
lại. Do vậy, chúng ta phải thận trọng và cân nhắc kĩ lưỡng trước khi tác động
vào các thành phần tự nhiên.
Là một học sinh, cần học tập, tìm hiểu về các mối liên hệ trong tự nhiên,
mối quan hệ giữa con người và môi trường, để từ đó biết ứng xử phù hợp, tích
cực với môi trường, tuyên truyền cho những người xung quanh biết từ một hành
động phá rừng, đốt nương làm rẫy sẽ dẫn đến đất bị xói mòn, thoái hóa, dễ xảy
ra lũ quét, lũ ống, sạt lở đất, cạn kiệt nguồn nước, mất đi "lá phổi xanh" làm cho
Trái Đất nóng lên...
Yêu cầu ngƣời kể chuyện phải có khả năng trình bày câu chuyện một cách
sinh động và truyền cảm. Giọng nói phải hấp dẫn, lôi cuốn, ngữ điệu lúc to, lúc
nhỏ, cao thấp, lên bồng, xuống trầm, phù hợp với nội dung,tình tiết, sự kiện
hoặc nhân vật của câu chuyện, tốc độ thay đổi lúc nhanh, lúc chậm, lúc dồn dập,
lúc lại suy tƣ. Sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh, âm thanh phù hợp với thời gian xảy
ra câu chuyện.
Điệu bộ, cử chỉ phải phù hợp, tự nhiên, tránh cƣờng điệu. Muốn câu
chuyện hấp dẫn, có sức thuyết phục, ngƣời giáo viên cần:
Đề tài  tích hợp giáo dục môi trường trong dạy địa lí, RẤT HAY
Đề tài  tích hợp giáo dục môi trường trong dạy địa lí, RẤT HAY
Đề tài  tích hợp giáo dục môi trường trong dạy địa lí, RẤT HAY
Đề tài  tích hợp giáo dục môi trường trong dạy địa lí, RẤT HAY
Đề tài  tích hợp giáo dục môi trường trong dạy địa lí, RẤT HAY
Đề tài  tích hợp giáo dục môi trường trong dạy địa lí, RẤT HAY
Đề tài  tích hợp giáo dục môi trường trong dạy địa lí, RẤT HAY
Đề tài  tích hợp giáo dục môi trường trong dạy địa lí, RẤT HAY
Đề tài  tích hợp giáo dục môi trường trong dạy địa lí, RẤT HAY
Đề tài  tích hợp giáo dục môi trường trong dạy địa lí, RẤT HAY
Đề tài  tích hợp giáo dục môi trường trong dạy địa lí, RẤT HAY
Đề tài  tích hợp giáo dục môi trường trong dạy địa lí, RẤT HAY
Đề tài  tích hợp giáo dục môi trường trong dạy địa lí, RẤT HAY
Đề tài  tích hợp giáo dục môi trường trong dạy địa lí, RẤT HAY
Đề tài  tích hợp giáo dục môi trường trong dạy địa lí, RẤT HAY
Đề tài  tích hợp giáo dục môi trường trong dạy địa lí, RẤT HAY
Đề tài  tích hợp giáo dục môi trường trong dạy địa lí, RẤT HAY
Đề tài  tích hợp giáo dục môi trường trong dạy địa lí, RẤT HAY
Đề tài  tích hợp giáo dục môi trường trong dạy địa lí, RẤT HAY
Đề tài  tích hợp giáo dục môi trường trong dạy địa lí, RẤT HAY
Đề tài  tích hợp giáo dục môi trường trong dạy địa lí, RẤT HAY
Đề tài  tích hợp giáo dục môi trường trong dạy địa lí, RẤT HAY
Đề tài  tích hợp giáo dục môi trường trong dạy địa lí, RẤT HAY
Đề tài  tích hợp giáo dục môi trường trong dạy địa lí, RẤT HAY
Đề tài  tích hợp giáo dục môi trường trong dạy địa lí, RẤT HAY
Đề tài  tích hợp giáo dục môi trường trong dạy địa lí, RẤT HAY
Đề tài  tích hợp giáo dục môi trường trong dạy địa lí, RẤT HAY
Đề tài  tích hợp giáo dục môi trường trong dạy địa lí, RẤT HAY
Đề tài  tích hợp giáo dục môi trường trong dạy địa lí, RẤT HAY
Đề tài  tích hợp giáo dục môi trường trong dạy địa lí, RẤT HAY
Đề tài  tích hợp giáo dục môi trường trong dạy địa lí, RẤT HAY
Đề tài  tích hợp giáo dục môi trường trong dạy địa lí, RẤT HAY
Đề tài  tích hợp giáo dục môi trường trong dạy địa lí, RẤT HAY
Đề tài  tích hợp giáo dục môi trường trong dạy địa lí, RẤT HAY
Đề tài  tích hợp giáo dục môi trường trong dạy địa lí, RẤT HAY
Đề tài  tích hợp giáo dục môi trường trong dạy địa lí, RẤT HAY
Đề tài  tích hợp giáo dục môi trường trong dạy địa lí, RẤT HAY
Đề tài  tích hợp giáo dục môi trường trong dạy địa lí, RẤT HAY
Đề tài  tích hợp giáo dục môi trường trong dạy địa lí, RẤT HAY
Đề tài  tích hợp giáo dục môi trường trong dạy địa lí, RẤT HAY
Đề tài  tích hợp giáo dục môi trường trong dạy địa lí, RẤT HAY
Đề tài  tích hợp giáo dục môi trường trong dạy địa lí, RẤT HAY
Đề tài  tích hợp giáo dục môi trường trong dạy địa lí, RẤT HAY
Đề tài  tích hợp giáo dục môi trường trong dạy địa lí, RẤT HAY
Đề tài  tích hợp giáo dục môi trường trong dạy địa lí, RẤT HAY
Đề tài  tích hợp giáo dục môi trường trong dạy địa lí, RẤT HAY
Đề tài  tích hợp giáo dục môi trường trong dạy địa lí, RẤT HAY
Đề tài  tích hợp giáo dục môi trường trong dạy địa lí, RẤT HAY
Đề tài  tích hợp giáo dục môi trường trong dạy địa lí, RẤT HAY
Đề tài  tích hợp giáo dục môi trường trong dạy địa lí, RẤT HAY
Đề tài  tích hợp giáo dục môi trường trong dạy địa lí, RẤT HAY
Đề tài  tích hợp giáo dục môi trường trong dạy địa lí, RẤT HAY
Đề tài  tích hợp giáo dục môi trường trong dạy địa lí, RẤT HAY

More Related Content

What's hot

Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua bài tập tình...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua bài tập tình...Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua bài tập tình...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua bài tập tình...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Xây dựng tình huống dạy học chủ đề Con người và sức khỏe trong môn ...
Luận văn: Xây dựng tình huống dạy học chủ đề Con người và sức khỏe trong môn ...Luận văn: Xây dựng tình huống dạy học chủ đề Con người và sức khỏe trong môn ...
Luận văn: Xây dựng tình huống dạy học chủ đề Con người và sức khỏe trong môn ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương “Mắt. ...
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương “Mắt. ...Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương “Mắt. ...
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương “Mắt. ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Thực Nghiệm Sư Phạm
Thực Nghiệm Sư Phạm Thực Nghiệm Sư Phạm
Thực Nghiệm Sư Phạm nataliej4
 
Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường t...
Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường t...Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường t...
Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường t...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Nghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học Vần
Nghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học VầnNghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học Vần
Nghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học VầnDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Nghiên cứu xây dựng bài giảng e learning và sử dụng trong dạy học địa lí 11 t...
Nghiên cứu xây dựng bài giảng e learning và sử dụng trong dạy học địa lí 11 t...Nghiên cứu xây dựng bài giảng e learning và sử dụng trong dạy học địa lí 11 t...
Nghiên cứu xây dựng bài giảng e learning và sử dụng trong dạy học địa lí 11 t...jackjohn45
 
Chương iii.trinh tu logic cua nckh
Chương iii.trinh tu logic cua nckhChương iii.trinh tu logic cua nckh
Chương iii.trinh tu logic cua nckhbesstuan
 

What's hot (20)

Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua bài tập tình...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua bài tập tình...Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua bài tập tình...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua bài tập tình...
 
Luận văn: Xây dựng tình huống dạy học chủ đề Con người và sức khỏe trong môn ...
Luận văn: Xây dựng tình huống dạy học chủ đề Con người và sức khỏe trong môn ...Luận văn: Xây dựng tình huống dạy học chủ đề Con người và sức khỏe trong môn ...
Luận văn: Xây dựng tình huống dạy học chủ đề Con người và sức khỏe trong môn ...
 
Đề tài: Vận dụng chu trình dạy học 5E vào dạy chủ đề Toán, HAY
Đề tài: Vận dụng chu trình dạy học 5E vào dạy chủ đề Toán, HAYĐề tài: Vận dụng chu trình dạy học 5E vào dạy chủ đề Toán, HAY
Đề tài: Vận dụng chu trình dạy học 5E vào dạy chủ đề Toán, HAY
 
Luận án: Dạy học tích hợp trong môn Địa lí 9 ở trường trung học cơ sở
Luận án: Dạy học tích hợp trong môn Địa lí 9 ở trường trung học cơ sởLuận án: Dạy học tích hợp trong môn Địa lí 9 ở trường trung học cơ sở
Luận án: Dạy học tích hợp trong môn Địa lí 9 ở trường trung học cơ sở
 
Luận văn: Dạy học tích hợp trong môn Địa Lí 10 THPT, HAY
Luận văn: Dạy học tích hợp trong môn Địa Lí 10 THPT, HAYLuận văn: Dạy học tích hợp trong môn Địa Lí 10 THPT, HAY
Luận văn: Dạy học tích hợp trong môn Địa Lí 10 THPT, HAY
 
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương “Mắt. ...
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương “Mắt. ...Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương “Mắt. ...
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương “Mắt. ...
 
Xây dựng hệ thống bài tập theo hướng phát triển năng lực tự học, 9đ
Xây dựng hệ thống bài tập theo hướng phát triển năng lực tự học, 9đXây dựng hệ thống bài tập theo hướng phát triển năng lực tự học, 9đ
Xây dựng hệ thống bài tập theo hướng phát triển năng lực tự học, 9đ
 
Thực Nghiệm Sư Phạm
Thực Nghiệm Sư Phạm Thực Nghiệm Sư Phạm
Thực Nghiệm Sư Phạm
 
Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường t...
Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường t...Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường t...
Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường t...
 
BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC MÔ HÌNH HÓA TOÁN HỌC CÁC BÀI TOÁN THỰC TIỄN CHO HỌC SINH T...
BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC MÔ HÌNH HÓA TOÁN HỌC CÁC BÀI TOÁN THỰC TIỄN CHO HỌC SINH T...BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC MÔ HÌNH HÓA TOÁN HỌC CÁC BÀI TOÁN THỰC TIỄN CHO HỌC SINH T...
BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC MÔ HÌNH HÓA TOÁN HỌC CÁC BÀI TOÁN THỰC TIỄN CHO HỌC SINH T...
 
Luận văn: Phương pháp dạy học dự án trong dạy hóa học lớp 10
Luận văn: Phương pháp dạy học dự án trong dạy hóa học lớp 10Luận văn: Phương pháp dạy học dự án trong dạy hóa học lớp 10
Luận văn: Phương pháp dạy học dự án trong dạy hóa học lớp 10
 
Nghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học Vần
Nghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học VầnNghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học Vần
Nghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học Vần
 
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...
 
Phát Triển Năng Lực Tư Duy Toán Học Cho Học Sinh Thông Qua Phương Pháp Sử Dụn...
Phát Triển Năng Lực Tư Duy Toán Học Cho Học Sinh Thông Qua Phương Pháp Sử Dụn...Phát Triển Năng Lực Tư Duy Toán Học Cho Học Sinh Thông Qua Phương Pháp Sử Dụn...
Phát Triển Năng Lực Tư Duy Toán Học Cho Học Sinh Thông Qua Phương Pháp Sử Dụn...
 
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...
 
Luận văn: Sử dụng sơ đồ tư duy để phát triển năng lực tự học của học sinh
Luận văn: Sử dụng sơ đồ tư duy để phát triển năng lực tự học của học sinhLuận văn: Sử dụng sơ đồ tư duy để phát triển năng lực tự học của học sinh
Luận văn: Sử dụng sơ đồ tư duy để phát triển năng lực tự học của học sinh
 
Nghiên cứu xây dựng bài giảng e learning và sử dụng trong dạy học địa lí 11 t...
Nghiên cứu xây dựng bài giảng e learning và sử dụng trong dạy học địa lí 11 t...Nghiên cứu xây dựng bài giảng e learning và sử dụng trong dạy học địa lí 11 t...
Nghiên cứu xây dựng bài giảng e learning và sử dụng trong dạy học địa lí 11 t...
 
Luận văn: Phát triển năng lực nói cho học sinh lớp Năm qua hoạt động trải ngh...
Luận văn: Phát triển năng lực nói cho học sinh lớp Năm qua hoạt động trải ngh...Luận văn: Phát triển năng lực nói cho học sinh lớp Năm qua hoạt động trải ngh...
Luận văn: Phát triển năng lực nói cho học sinh lớp Năm qua hoạt động trải ngh...
 
Chương iii.trinh tu logic cua nckh
Chương iii.trinh tu logic cua nckhChương iii.trinh tu logic cua nckh
Chương iii.trinh tu logic cua nckh
 
Luận văn: Biện pháp tổ chức dạy học yếu tố hình học lớp 4, HAY
Luận văn: Biện pháp tổ chức dạy học yếu tố hình học lớp 4, HAYLuận văn: Biện pháp tổ chức dạy học yếu tố hình học lớp 4, HAY
Luận văn: Biện pháp tổ chức dạy học yếu tố hình học lớp 4, HAY
 

Similar to Đề tài tích hợp giáo dục môi trường trong dạy địa lí, RẤT HAY

Luận án: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh vùng ...
Luận án: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh vùng ...Luận án: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh vùng ...
Luận án: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh vùng ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...NOT
 
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Tổ chức các hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự ...
Luận văn: Tổ chức các hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự ...Luận văn: Tổ chức các hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự ...
Luận văn: Tổ chức các hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Tổ chức các hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học
Luận văn: Tổ chức các hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự họcLuận văn: Tổ chức các hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học
Luận văn: Tổ chức các hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự họcDịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn thạc sĩ sư phạm sinh học.
Luận văn thạc sĩ sư phạm sinh học.Luận văn thạc sĩ sư phạm sinh học.
Luận văn thạc sĩ sư phạm sinh học.ssuser499fca
 
Đề tài: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại nhằ...
Đề tài: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại nhằ...Đề tài: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại nhằ...
Đề tài: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại nhằ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
đáNh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm tại bãi...
đáNh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm tại bãi...đáNh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm tại bãi...
đáNh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm tại bãi...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường không khí trên địa...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường không khí trên địa...đáNh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường không khí trên địa...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường không khí trên địa...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thiết kế tài liệu hỗ trợ việc tự học tiếng anh chuyên ngành cho giáo viên hóa...
Thiết kế tài liệu hỗ trợ việc tự học tiếng anh chuyên ngành cho giáo viên hóa...Thiết kế tài liệu hỗ trợ việc tự học tiếng anh chuyên ngành cho giáo viên hóa...
Thiết kế tài liệu hỗ trợ việc tự học tiếng anh chuyên ngành cho giáo viên hóa...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Su dung thi_nghiem_hoa_hoc_phan_phi_kim_lop_10_trung_hoc_pho_thong_theo_huong...
Su dung thi_nghiem_hoa_hoc_phan_phi_kim_lop_10_trung_hoc_pho_thong_theo_huong...Su dung thi_nghiem_hoa_hoc_phan_phi_kim_lop_10_trung_hoc_pho_thong_theo_huong...
Su dung thi_nghiem_hoa_hoc_phan_phi_kim_lop_10_trung_hoc_pho_thong_theo_huong...Garment Space Blog0
 
Luận văn: Thiết kế các hoạt động học tập phát triển năng lực giải quyết vấn đề
Luận văn: Thiết kế các hoạt động học tập phát triển năng lực giải quyết vấn đềLuận văn: Thiết kế các hoạt động học tập phát triển năng lực giải quyết vấn đề
Luận văn: Thiết kế các hoạt động học tập phát triển năng lực giải quyết vấn đềDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học phần Sinh vật và môi trường Sinh họ...
Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học phần Sinh vật và môi trường Sinh họ...Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học phần Sinh vật và môi trường Sinh họ...
Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học phần Sinh vật và môi trường Sinh họ...NuioKila
 

Similar to Đề tài tích hợp giáo dục môi trường trong dạy địa lí, RẤT HAY (20)

Đề tài lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, RẤT HAY
Đề tài lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, RẤT HAYĐề tài lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, RẤT HAY
Đề tài lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, RẤT HAY
 
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng giải bài tập môn hóa cho học sinh
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng giải bài tập môn hóa cho học sinhLuận văn: Rèn luyện kỹ năng giải bài tập môn hóa cho học sinh
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng giải bài tập môn hóa cho học sinh
 
Luận án: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh vùng ...
Luận án: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh vùng ...Luận án: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh vùng ...
Luận án: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh vùng ...
 
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
 
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
 
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
 
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương Oxi-Lưu huỳnh
Đề tài: Nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương Oxi-Lưu huỳnhĐề tài: Nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương Oxi-Lưu huỳnh
Đề tài: Nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương Oxi-Lưu huỳnh
 
Luận văn: Tổ chức các hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự ...
Luận văn: Tổ chức các hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự ...Luận văn: Tổ chức các hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự ...
Luận văn: Tổ chức các hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự ...
 
Luận văn: Tổ chức các hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học
Luận văn: Tổ chức các hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự họcLuận văn: Tổ chức các hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học
Luận văn: Tổ chức các hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học
 
Luận văn thạc sĩ sư phạm sinh học.
Luận văn thạc sĩ sư phạm sinh học.Luận văn thạc sĩ sư phạm sinh học.
Luận văn thạc sĩ sư phạm sinh học.
 
Luận Văn Giáo Dục Học Chuyên Ngành Địa Lý
Luận Văn Giáo Dục Học Chuyên Ngành Địa LýLuận Văn Giáo Dục Học Chuyên Ngành Địa Lý
Luận Văn Giáo Dục Học Chuyên Ngành Địa Lý
 
Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại
Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loạiXây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại
Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại
 
Đề tài: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại nhằ...
Đề tài: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại nhằ...Đề tài: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại nhằ...
Đề tài: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại nhằ...
 
đáNh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm tại bãi...
đáNh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm tại bãi...đáNh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm tại bãi...
đáNh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm tại bãi...
 
đáNh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường không khí trên địa...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường không khí trên địa...đáNh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường không khí trên địa...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường không khí trên địa...
 
Thiết kế tài liệu hỗ trợ việc tự học tiếng anh chuyên ngành cho giáo viên hóa...
Thiết kế tài liệu hỗ trợ việc tự học tiếng anh chuyên ngành cho giáo viên hóa...Thiết kế tài liệu hỗ trợ việc tự học tiếng anh chuyên ngành cho giáo viên hóa...
Thiết kế tài liệu hỗ trợ việc tự học tiếng anh chuyên ngành cho giáo viên hóa...
 
Su dung thi_nghiem_hoa_hoc_phan_phi_kim_lop_10_trung_hoc_pho_thong_theo_huong...
Su dung thi_nghiem_hoa_hoc_phan_phi_kim_lop_10_trung_hoc_pho_thong_theo_huong...Su dung thi_nghiem_hoa_hoc_phan_phi_kim_lop_10_trung_hoc_pho_thong_theo_huong...
Su dung thi_nghiem_hoa_hoc_phan_phi_kim_lop_10_trung_hoc_pho_thong_theo_huong...
 
Luận văn: Thiết kế các hoạt động học tập phát triển năng lực giải quyết vấn đề
Luận văn: Thiết kế các hoạt động học tập phát triển năng lực giải quyết vấn đềLuận văn: Thiết kế các hoạt động học tập phát triển năng lực giải quyết vấn đề
Luận văn: Thiết kế các hoạt động học tập phát triển năng lực giải quyết vấn đề
 
Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học phần Sinh vật và môi trường Sinh họ...
Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học phần Sinh vật và môi trường Sinh họ...Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học phần Sinh vật và môi trường Sinh họ...
Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học phần Sinh vật và môi trường Sinh họ...
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Đề tài tích hợp giáo dục môi trường trong dạy địa lí, RẤT HAY

  • 1. LỜI CẢM ƠN! Đề tài của tôi được hoàn thành với sự giúp đỡ tận tình của Thạc sĩ Nguyễn Thị Huệ - giảng viên khoa Sử - Địa, Trường Đại học Tây Bắc. Đồng thời, tôi cũng nhận được rất nhiều sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, ban Chủ nhiệm khoa Sử - Địa, phòng Quản lý Khoa học và Quan hệ Quốc tế, Thư viện Trường Đại học Tây Bắc cùng các bạn sinh viên lớp K51 ĐHSP Địa lí. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Trường THPT Yên Lập - Yên Lập - Phú Thọ đã giúp đỡ tôi trong quá trình trình thực nghiệm sư phạm. Nhân dịp này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới tất cả các thầy cô giáo, các bạn sinh viên, các em học sinh đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành đề tài. Đề tài chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên để đề tài được hoàn thiện hơn. Ngƣời thực hiện Hà Thị Nhƣợng
  • 2. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài .......................................................................................... 1 2. Mục tiêu, nhiệm vụ, giới hạn của đề tài .................................................... 2 2.1. Mục tiêu................................................................................................. 2 2.2. Nhiệm vụ................................................................................................ 2 2.3. Giới hạn của đề tài................................................................................ 2 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.......................................................................... 3 3.1. Trên thế giới .......................................................................................... 3 3.2. Việt Nam ................................................................................................ 5 4. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................ 6 4.1. Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu ........................... 6 4.2. Phương pháp điều tra xã hội học......................................................... 6 4.3. Phương pháp toán thống kê ................................................................. 6 4.4. Phương pháp lập bảng thống kê, biểu đồ ............................................ 6 4.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.................................................... 7 5. Dự kiến đóng góp của đề tài....................................................................... 7 6. Cấu trúc đề tài ............................................................................................. 7 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................................. 8 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƢỜNG TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 10.................................... 8 1.1. Cơ sở lí luận........................................................................................... 8 1.1.1. Một số khái niệm về tích hợp giáo dục môi trường..................8 1.1.1.1. Khái niệm về môi trường.......................................................... 8 1.1.1.2. Khái niệm giáo dục môi trường ............................................... 9 1.1.1.3. Khái niệm tích hợp................................................................. 10 1.1.1.4. Khái niệm tích hợp giáo dục môi trường............................... 10 1.1.2. Mục tiêu tích hợp giáo dục môi trường .................................11 1.1.3. Vai trò của tích hợp giáo dục môi trường..............................12 1.1.4. Nội dung giáo dục môi trường ..............................................12 1.2. Cơ sở thực tiễn..................................................................................... 13 1.2.1. Vai trò của giáo dục môi trường ...........................................13 1.2.2. Thực trạng tích hợp giáo dục môi trường ở Việt Nam ...........14 1.2.3. Khả năng tích hợp GDMT của chương trình Địa lí lớp 10 THPT .............................................................................................15 1.2.4. Đặc điểm tâm lí và trình độ nhận thức của học sinh lớp 10 THPT .............................................................................................17 Chƣơng 2: TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƢỜNG TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 10 .................................................................................................. 19 2.1. Các nội dung có thể tích hợp GDMT trong dạy học Địa lí lớp 10.... 19 2.2. Phương thức và phương pháp tích hợp GDMT vào trong dạy học Địa lí lớp 10 THPT..................................................................................... 28 2.2.1. Phương thức tích hợp ..........................................................28 2.2.2. Nguyên tắc tích hợp ..............................................................29
  • 3. 2.2.3. Phương pháp tích hợp ..........................................................29 2.2.3.1. Phương pháp đàm thoại......................................................... 30 2.2.3.2. Phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề .................... 31 2.2.3.3. Phương pháp trực quan ......................................................... 34 2.2.3.4. Phương pháp tranh luận........................................................ 38 2.2.3.5. Phương pháp kể chuyện......................................................... 39 2.2.4. Các hình thức tổ chức tích hợp GDMT trong dạy học Địa lí lớp 10...................................................................................................41 2.2.4.1. Hình thức dạy học nội khóa ................................................... 41 2.2.4.2. Giáo dục môi trường qua hoạt động ngoại khóa................... 42 Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM........................................................ 47 3.1. Mục đích thực nghiệm ........................................................................ 47 3.2. Nguyên tắc tiến hành thực nghiệm.................................................... 47 3.3. Nhiệm vụ thực nghiệm........................................................................ 48 3.4. Phương pháp thực nghiệm ................................................................. 48 3.5. Tổ chức thực nghiệm .......................................................................... 49 3.5.1. Thời gian thực nghiệm ..........................................................49 3.5.2. Đối tượng thực nghiệm .........................................................49 3.5.3. Nội dung thực nghiệm...........................................................49 3.6. Kết quả thực nghiệm ............................................................................ 50 3.6.1. Phân tích kết quả điều tra, khảo sát ......................................50 3.6.2. Phân tích, đánh giá kết quả kiểm tra....................................54 3.7. Những bài học rút ra từ thực nghiệm................................................ 56 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 58 1. Kết luận...................................................................................................... 58 2. Kiến nghị .................................................................................................... 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 60
  • 4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Đọc là 1 BVMT Bảo vệ môi trƣờng 2 CNH - HĐH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa 3 GDMT Giáo dục môi trƣờng 4 PPDH Phƣơng pháp dạy học 5 SGK Sách giáo khoa 6 THCS Trung học cơ sở 7 THPT Trung học phổ thông
  • 5. DANH MỤC BẢNG STT Số bảng Tên bảng Trang 1 2.1 Thống kê các bài Địa lí lớp 10 có thể tích hợp GDMT 19 2 3.1 Thống kê các lớp tiến hành thực nghiệm và đối chứng 50 3 3.2 Thống kê kết quả phiếu điều tra thực nghiệm đối với học sinh 51 4 3.3 Thống kê kết quả phiếu điều tra thực nghiệm đối với giáo viên 52 5 3.4 Thống kê điểm số của các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng 54 6 3.5 Thống kê điểm trung bình cộng các bài kiểm tra của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng 55
  • 6. DANH MỤC HÌNH STT Số hình Tên hình Trang 1 2.1 Hình 37.3 - Các luồng vận tải hàng hóa bằng đƣờng biển chủ yếu trên thế giới 35 2 2.2 Tắc nghẽn giao thông 37 3 2.3 Một khu nhà ổ chuột 37 4 2.4 Vứt rác bừa bãi 37 5 3.1 Biểu đồ thể hiện kết quả thực nghiệm giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng 55
  • 7. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Bảo vệ thiên nhiên và môi trƣờng là vấn đề mang tính toàn cầu. Môi trƣờng là một vấn đề đã và đang thu hút sự quan tâm của toàn thế giới. Trong mấy chục năm trở lại đây do sự phát triển kinh tế ồ ạt dƣới tác động của các cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật và sự gia tăng dân số quá nhanh làm cho môi trƣờng bị biến đổi chƣa từng thấy. Môi trƣờng lâm vào khủng hoảng với quy mô toàn cầu, trở thành nguy cơ thực sự đối với cuộc sống hiện đại và sự tồn vong của xã hội trong tƣơng lai. Trƣớc thực trạng đó, việc bảo vệ môi trƣờng (BVMT) là nhiệm vụ cấp bách của toàn nhân loại. Để bảo vệ cái nôi sinh thành của mình, con ngƣời phải thực hiện hàng loạt các vấn đề phức tạp, trong đó giáo dục môi trƣờng (GDMT) là một trong những biện pháp quan trọng của việc BVMT. Hội nghị Liên Hợp Quốc tại Stốckhôm (Thụy Điển) đƣợc tổ chức từ ngày mồng 05 đến ngày 16 tháng 06 năm 1972, để bàn bạc về vấn đề BVMT và sự cân bằng sinh thái trong tự nhiên. Hội nghị đã nhất trí nhận định: Việc bảo vệ thiên nhiên và môi trƣờng là một trong hai nhiệm vụ hàng đầu của toàn nhân loại (cùng với nhiệm vụ bảo vệ hòa bình chống chiến tranh). Vì thế, ngày mồng 05 tháng 06 hàng năm trở thành “Ngày môi trƣờng thế giới”. Trong chỉ thị số 36 - CT/TW ngày 25 tháng 06 năm 2008 Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng về “tăng cƣờng công tác bảo vệ môi trƣờng trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc” đã nêu rõ một trong những giải pháp hàng đầu, đó là: Thƣờng xuyên giáo dục, tuyên truyền, xây dựng thói quen, nếp sống và các phong trào quần chúng, bảo vệ môi trƣờng. BVMT là vấn đề rộng lớn của toàn xã hội, nó có liên quan trực tiếp không những với từng cá nhân con ngƣời, từng nhóm ngƣời mà với cả cộng đồng, quốc gia và quốc tế. Việc GDMT ở nhà trƣờng phổ thông là một quá trình nhận thức giúp các em hiểu biết về thiên nhiên, môi trƣờng, từ đó giáo dục cho các em ý thức quan tâm thƣờng xuyên đến môi trƣờng, dần dần hình thành ở các em lòng
  • 8. 2 yêu thích tôn trọng thiên nhiên, bảo vệ môi trƣờng sống, phong cảnh đẹp, các di tích văn hóa lịch sử của đất nƣớc. Việc GDMT ở nhà trƣờng phổ thông chƣa có môn học và bài học riêng - kiến thức về môi trƣờng chỉ đƣợc lồng ghép vào một số bài học ở một số bộ môn. Trong đó, ở nhà trƣờng phổ thông, Địa lí là môn học có tính chất tổng hợp của những tri thức khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Đây cũng là một trong những môn học có “tính môi trƣờng” nhất. Chính vì vậy, môn Địa lí ở trƣờng phổ thông có nhiều thuận lợi để giáo dục về môi trƣờng cho học sinh hơn những môn khác. Nhận thức về tính cấp thiết, thực tế và vai trò của GDMT cho học sinh - những thế hệ chủ nhân tƣơng lai của đất nƣớc, của thế giới, tôi lựa chọn đề tài “Tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học Địa lí lớp 10” làm đối tƣợng nghiên cứu. Hi vọng có thể đóng góp một phần công sức nhỏ bé vào mục tiêu GDMT vì sự phát triển bền vững của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ, giới hạn của đề tài 2.1. Mục tiêu - Xác định nội dung tích hợp GDMT qua chƣơng trình, sách giáo khoa Địa lí lớp 10. - Xác định các phƣơng pháp, hình thức tổ chức giáo dục để tiến hành tích hợp GDMT trong dạy học Địa lí lớp 10. 2.2. Nhiệm vụ Để đạt đƣợc mục tiêu trên, đề tài có nhiệm vụ cơ bản là: - Tổng hợp cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn về GDMT. - Xác định nội dung tích hợp GDMT trong các bài Địa lí lớp 10. - Đƣa ra các phƣơng pháp, hình thức tổ chức để tích hợp GDMT trong dạy học Địa lí lớp 10. - Thực nghiệm giảng dạy lồng ghép, tích hợp GDMT trong một số bài giảng Địa lí lớp 10 ở trƣờng THPT để đánh giá tính khả thi của đề tài. 2.3. Giới hạn của đề tài - Về thời gian: Đề tài đƣợc thực hiện từ tháng 10 năm 2013 đến tháng 04
  • 9. 3 năm 2014. - Về không gian: Đề tài đƣợc nghiên cứu tại trƣờng Đại học Tây Bắc và thực nghiệm sƣ phạm tại trƣờng THPT Yên Lập - Yên Lập - Phú Thọ. - Về nội dung: Nghiên cứu lồng ghép vấn đề GDMT trong dạy học Địa lí lớp 10. 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3.1. Trên thế giới Vấn đề GDMT đang là mối quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới. Một hội nghị quốc tế về môi trƣờng con ngƣời đƣợc tổ chức từ ngày 05 đến ngày 16 tháng 06 năm 1972 tại thủ đô Stốckhôm (Thụy Điển), hội nghị đã nhận ra vai trò của GDMT nhằm tạo ra sự nhận thức, hiểu biết của cộng đồng về những vấn đề môi trƣờng. Trong kiến nghị thứ 96 của hội nghị, GDMT đƣợc coi là yếu tố quyết định trong sự cố gắng để tấn công vào khủng hoảng môi trƣờng toàn cầu. Đặc biệt, hội nghị còn kiến nghị cần phải quan tâm đến GDMT trong nhà trƣờng: “Không có một quốc gia nào có sự phớt lờ sự cần thiết để tạo ra những cố gắng có suy nghĩ nhằm dẫn đến sự quan tâm đến môi trƣờng của học sinh trong nhà trƣờng” (GDMT, tập 8, UNSCO, 1985). Để thực hiện thành công GDMT, hội nghị đã đề nghị cần phải đào tạo, bồi dƣỡng giáo viên, phát triển và thử nghiệm các chƣơng trình, tài liệu, phƣơng pháp GDMT. Cũng từ hội nghị Stốckhôm, chƣơng trình môi trƣờng Liên Hợp Quốc (UNEP) đƣợc thành lập. Sau đó UNEP kết hợp với UNESCO khai trƣơng chƣơng trình GDMT quốc tế (International Environmental Education Programme - IEEP). Chính IEEP đã tổ chức hội thảo quốc tế về GDMT tại Bêôgrat (thủ đô Nam Tƣ cũ) từ ngày 13 đến 22 tháng 10 năm 1975. Kết quả cuộc hội thảo này là đƣa ra hiến chƣơng Bêôgrat, trong đó đƣa ra các nguyên tắc và các hƣớng dẫn cho chƣơng trình GDMT toàn cầu. Theo sau hội thảo Bêôgrat, hàng loạt các cuộc hội thảo vùng đƣợc diễn ra ở Brazavil (châu Phi), Băng Cốc (châu Á), Cô - Oét (các nƣớc Ả Rập), Bôgôta (châu Mĩ Latinh và vùng biển Caribê), Henxinki (châu Âu). Ở châu Á một cuộc hội thảo cũng đƣợc tổ chức tại
  • 10. 4 Băng Cốc vào tháng 11 năm 1976. Ở đây, những ngƣời tham gia hội thảo đã đƣa ra 15 khuyến nghị tập trung vào bốn lĩnh vực sau: + Chƣơng trình GDMT + Bồi dƣỡng nguồn lực + GDMT phi chính quy + Soạn thảo tài liệu, xây dựng các phƣơng tiện giảng dạy GDMT. Tiếp theo hội nghị các khu vực, từ ngày 14 đến 26 tháng 10 năm 1977, một hội nghị quốc tế về GDMT đƣợc tổ chức tại Tbilisi (Cộng hòa Grudia), gồm 66 đại biểu của 66 nƣớc thành viên của UNESCO. Hội nghị này là đỉnh cao của giai đoạn xây dựng chƣơng trình và đặt cơ sở cho sự phát triển GDMT trên bình diện quốc tế. Sau các hội nghị trên, một cuộc hội nghị quốc tế về GDMT do UNESCO và UNEP đƣợc tổ chức từ ngày 17 đến 21 tháng 08 năm 1987 tại Matsxcơva, gồm 300 chuyên gia của 100 nƣớc và các quan sát viên IUCN (Hội thảo bảo vệ tài nguyên và thiên nhiên quốc tế) cùng các tổ chức quốc tế khác tham gia. Hội thảo đã đề ra 9 mục tiêu và chiến lƣợc hành động quốc tế trong lĩnh vực GDMT và đào tạo giáo viên cho thập kỉ 90. Các chƣơng trình đƣợc phát triển trong thời kì này yêu cầu phải nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa con ngƣời và sinh quyển trong mọi lĩnh vực kinh tế xã hội, văn hóa và sinh thái. Hội nghị đã đặt tên cho thập kỉ này là: “Thập kỷ toàn thế giới cho GDMT”. GDMT ngày càng phát triển rộng khắp, chỉ tính từ năm 1985 IEEP đã liên quan trực tiếp với 133 nƣớc từ các vùng khác nhau trên Trái Đất. Đã có 25.000 học sinh của các trƣờng phổ thông trung học và cơ sở, khoảng 10.000 giáo viên và khoảng 1.500.000 các nhà giáo dục, các nhà hành chính - giáo dục đã và đang đóng góp cho nghiên cứu GDMT (GDMT, Tập 6 - UNESCO, 1985). Nhìn chung, chƣơng trình giáo dục môi trƣờng trong nhà trƣờng trên thế giới tập trung vào bốn hƣớng chính: Hƣớng thứ nhất là: Chiến lƣợc tích hợp. Hƣớng thứ hai là: Các kiến thức đƣa thành môn riêng.
  • 11. 5 Hƣớng thứ ba là: Đƣa thành các chủ đề. Hƣớng thứ tƣ là: Ở nhiều nƣớc phối hợp cả ba phƣơng thức trên, gia giảm sao cho phù hợp với điều kiện dạy học từng nƣớc và từng cấp học khác nhau. Trong ba phƣơng thức này, phƣơng thức tích hợp đƣợc hầu hết các nƣớc chấp nhận. 3.2. Việt Nam Vấn đề GDMT đã và đang thu hút đƣợc sự quan tâm đông đảo của các nhà giáo dục. Đã có một số công trình nghiên cứu về vấn đề này, ví dụ nhƣ: Cuốn sách "Giáo dục môi trƣờng qua môn Địa lí", của nhóm tác giả Nguyễn Phi Hạnh - Nguyễn Thị Thu Hằng, NXB Đại học Sƣ Phạm - 2004, đã đề cập tới những vấn đề cơ bản của GDMT qua môn Địa lí. Nội dung cuốn sách trình bày những nhận thức cơ bản về môi trƣờng, bao gồm các khái niệm, các cơ sở lí luận của việc BVMT và GDMT. Trình bày tình hình khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hiện trạng môi trƣờng trên thế giới và ở nƣớc ta. Phần này cung cấp một số tƣ liệu cần thiết về môi trƣờng có thể vận dụng vào việc giảng dạy phần kiến thức môi trƣờng có liên quan với nội dung các bài học địa lí. Khái quát những nét chung nhất về GDMT trên thế giới và ở Việt Nam, sau đó trình bày về GDMT qua môn Địa lí ở nhà trƣờng. Cuốn sách cho chúng ta những hiểu biết khái quát về cơ sở của việc BVMT, hiện trạng môi trƣờng trên thế giới, ở nƣớc ta và các phƣơng pháp GDMT. Tác giả Đặng Văn Đức - Nguyễn Thị Thu Hằng, “Thiết kế các môđun khai thác nội dung giáo dục môi trƣờng trong sách giáo khoa Địa lí bậc Trung học”, NXB Đại học Sƣ Phạm - 2006, nghiên cứu về việc thiết kế những bài học khai thác nội dung GDMT trong sách giáo khoa (SGK) Địa lí phổ thông. Ngoài ra còn có các bài viết trong tạp chí chuyên ngành, tạp chí nghiên cứu giáo dục, tạp chí thông tin khoa học giáo dục cũng đã đề cập đến vấn đề GDMT. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã đề cập đến hầu hết những khía cạnh của vấn đề GDMT nhƣng chƣa trình bày cụ thể về tích hợp GDMT trong dạy học Địa lí lớp 10. Nội dung chƣơng trình Địa lí lớp 10 là Địa lí đại cƣơng, các kiến thức cơ bản về tự nhiên và kinh tế - xã hội thế giới. Từ các kiến thức Địa lí có tính chất
  • 12. 6 nền tảng đó, dễ dàng GDMT cho học sinh mối quan hệ giữa môi trƣờng và các hoạt động kinh tế - xã hội của con ngƣời trong các môi trƣờng tự nhiên, kinh tế - xã hội. Do vậy, nghiên cứu vấn đề tích hợp GDMT trong dạy học Địa lí lớp 10 là rất cần thiết. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu Phƣơng pháp này đƣợc thực hiện thông qua việc nghiên cứu, kế thừa các tài liệu lí luận và các tài liệu khác có liên quan nhƣ: Lí luận dạy học Địa lí, các luận văn, các bài báo, bài viết trong hội thảo giáo dục môi trƣờng, trong hội nghị nghiên cứu khoa học và đổi mới nội dung phƣơng pháp giảng dạy Địa lí… Quá trình kế thừa có tính chọn lọc, phân tích và xử lý theo yêu cầu của đề tài để phát hiện đƣợc những vấn đề trọng tâm, cũng nhƣ còn bỏ ngỏ. 4.2. Phương pháp điều tra xã hội học Đối tƣợng điều tra là các giáo viên Địa lí và học sinh của một số trƣờng THPT. Điều tra bằng các phiếu câu hỏi về thực trạng GDMT qua môn Địa lí trong nhà trƣờng phổ thông. Phân tích các kết quả để thấy đƣợc tính khả thi của đề tài và sự ủng hộ của giáo viên và học sinh đối với việc tích hợp nội dung GDMT vào dạy học Địa lí 10. 4.3. Phương pháp toán thống kê Trong đề tài có chƣơng thực nghiệm sƣ phạm có sử dụng phƣơng pháp này bằng cách vận dụng lí thuyết xác suất và thống kê toán học để phân tích, xử lí các kết quả thu đƣợc sau khi thực nghiệm. Nhằm xác định xu hƣớng phát triển của đối tƣợng và làm tăng tính chính xác khách quan cho kết quả nghiên cứu của đề tài. 4.4. Phương pháp lập bảng thống kê, biểu đồ Phƣơng pháp lập bảng thống kê đƣợc sử dụng trong đề tài để xử lí số liệu, so sánh kết quả thực nghiệm của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm, đánh giá kết quả thực nghiệm sƣ phạm. Từ các bảng thống kê đã có, chúng tôi xây dựng biểu đồ để thể hiện một cách trực quan hơn vấn đề nghiên cứu. Đồng thời, đề tài cũng sử dụng nhiều hình ảnh minh hoạ cho các loại tài nguyên thiên nhiên, hiện trạng môi trƣờng… mà đôi khi dùng lời nói khó có thể diễn tả đƣợc.
  • 13. 7 4.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Tiến hành thực nghiệm sƣ phạm tại một số trƣờng THPT nhằm kiểm chứng và đánh giá tính khả thi của việc tích hợp nội dung GDMT qua môn Địa lí lớp 10. 5. Dự kiến đóng góp của đề tài Đề tài hoàn thành là một tƣ liệu giúp học sinh có thêm hiểu biết về ý nghĩa, tính cấp thiết, thực tế của vấn đề GDMT. Giúp giáo viên có đƣợc phƣơng pháp và hình thức tích hợp GDMT trong dạy học Địa lí. Đây cũng là nguồn tài liệu bổ ích cho những ai quan tâm đến công tác GDMT vì một hành tinh xanh và mục tiêu phát triển bền vững đang là mối quan tâm của toàn nhân loại. 6. Cấu trúc đề tài Ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục các tài liệu tham khảo và kết luận, nội dung đề tài gồm có 3 chƣơng: Chƣơng 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của tích hợp giáo dục môi trƣờng qua dạy học Địa Lí 10 THPT Chƣơng 2. Tích hợp giáo dục môi trƣờng trong dạy học địa lí lớp 10 THPT Chƣơng 3. Thực nghiệm sƣ phạm
  • 14. 8 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chƣơng 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƢỜNG TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 10 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Một số khái niệm về tích hợp giáo dục môi trường 1.1.1.1. Khái niệm về môi trường Hiểu một cách khái quát thì môi trƣờng là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh hƣởng tới một vật thể hoặc một sự kiện. Môi trƣờng sống của con ngƣời là tổng hợp các điều kiện vật lí, hóa học, sinh học bao quanh và có ảnh hƣởng tới sự sống và phát triển của các cá nhân và cộng đồng con ngƣời. Theo định nghĩa của UNESCO (1981) đã coi môi trƣờng là toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con ngƣời tạo ra ở xung quanh mình, trong đó con ngƣời sinh sống và lao động, đã khai thác tài nguyên tự nhiên hoặc nhân tạo cho phép thỏa mãn những nhu cầu của con ngƣời. Điều 3, luật Bảo Vệ Môi Trƣờng của Việt Nam (2005) định nghĩa: “Môi trƣờng bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con ngƣời, có ảnh hƣởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con ngƣời và sinh vật”. Đối với khoa học môi trƣờng, khái niệm môi trƣờng đƣợc hiểu là môi trƣờng sống của con ngƣời. Môi trƣờng sống của con ngƣời bao gồm cả hệ thống tự nhiên lẫn nhân tạo. Môi trƣờng là toàn bộ hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con ngƣời tạo ra xung quanh mình, trong đó con ngƣời sinh sống và lao động, đã khai thác các nguồn tài nguyên tự nhiên hoặc nhân tạo cho phép thoản mãn nhu cầu của con ngƣời. Về cấu trúc thành phần, môi trƣờng con ngƣời bao gồm ba thành phần: - Môi trƣờng tự nhiên bao gồm các nhân tố vật lí, hóa học, sinh học, tồn tại khách quan ngoài ý muốn con ngƣời, hoặc ít chịu sự chi phối của con ngƣời. Môi trƣờng tự nhiên bao gồm đất, đá, nƣớc, không khí, động thực vật, nhiệt, ánh sáng…
  • 15. 9 - Môi trƣờng nhân tạo bao gồm các yếu tố vật lí, sinh học, xã hội do con ngƣời tạo nên và chịu sự chi phối của con ngƣời. Con ngƣời đã cải tạo làm thay đổi, hoặc tạo ra các đối tƣợng mới nhƣ làng mạc, các hệ thống thủy lợi phục vụ cho nông nghiệp và sinh hoạt… - Môi trƣờng xã hội là tổng thể các quan hệ giữa ngƣời và ngƣời, thuận lợi hay gây trở ngại cho sự tồn tại và phát triển của các các nhân và cộng đồng của con ngƣời. Trong khoa học theo nghĩa rộng, môi trƣờng bao gồm các nhân tố tự nhiên và các nhân tố kinh tế xã hội ảnh hƣởng tới chất lƣợng cuộc sống con ngƣời và các nguồn tài nguyên cần thiết cho sự sống. Theo nghĩa hẹp, môi trƣờng bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội, trực tiếp liên quan đến cuộc sống con ngƣời không xem xét đến tài nguyên trong đó. 1.1.1.2. Khái niệm giáo dục môi trường Có rất nhiều khái niệm về GDMT nhƣ “GDMT là quá trình nhận ra các giá trị và làm sáng tỏ các quan điểm để phát triển các kĩ năng và thái độ cần thiết, nhằm hiểu và đánh giá đúng đắn mối tƣơng quan giữa con ngƣời, môi trƣờng văn hóa và môi trƣờng bao quanh. GDMT cũng đòi hỏi thực hành trong việc đƣa ra quyết định và tự xây dựng qui tắc hành vi về các vấn đề liên quan đến chất lƣợng môi trƣờng” (Ủy ban giáo dục của IUCN). Hội nghị quốc tế về GDMT ở trƣờng học - Pari, UNESCO, 1970). Trong báo cáo của hội nghị GDMT ở Tbilisi, 1977 cho rằng “GDMT là một bộ phận hữu cơ của quá trình giáo dục. Nó nên đƣợc tập trung vào những vấn đề thực tiễn và mang tính chất liên thông. Nó nên nhằm vào xây dựng giá trị, đóng góp vào sự nghiệp phồn vinh của cộng đồng và liên quan đến sự sống còn của nhân loại. Ảnh hƣởng của nó nên ở thời gian khởi đầu của ngƣời học và liên quan đến môi trƣờng sống của họ trong hoạt động. Nó nên đƣợc hƣớng dẫn ở cả các môn học hiện tại và tƣơng lai có liên quan”. Tuy nhiên trong khuôn khổ của việc GDMT thông qua môn Địa Lí ở nhà trƣờng có thể hiểu: GDMT là một quá trình nhằm phát triển ở ngƣời học sự hiểu biết và quan tâm trƣớc những vấn đề môi trƣờng, bao gồm: Kiến thức, thái độ,
  • 16. 10 hành vi, trách nhiệm và kĩ năng để tự mình và cùng tập thể đƣa ra các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề môi trƣờng trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài (Bộ GD&ĐT/UNDP, 1998). 1.1.1.3. Khái niệm tích hợp Tích hợp hay tích hợp hệ thống (System Integration) là việc phối hợp các thiết bị và công cụ khác nhau để chúng cùng làm việc với nhau trong một hệ thống nhằm giải quyết những nhiệm vụ chung nào đó. Trong ứng dụng tin học, chẳng hạn để xây dựng một hệ thống thông tin quản lí, tích hợp hệ thống thông tin quản lí, tích hợp hệ thống bao gồm việc lựa chọn các máy tính, các thiết bị phụ cận, các giải pháp mạng và các thiết bị kết nối, các phần mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng… cùng với việc cài đặt, ghép nối chúng với nhau thành hệ thống nhằm thực hiện đƣợc các nhiệm vụ thu thập, lƣu trữ, truyền đƣa và xử lí thông tin theo yêu cầu đề ra (Từ điển bách khoa tiếng Việt, NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội, 2002). 1.1.1.4. Khái niệm tích hợp giáo dục môi trường Tích hợp GDMT “Đó là sự kết hợp các khía cạnh của môi trƣờng vào trong quá trình giáo dục chính quy, pha trộn nội dung có liên quan đến các vấn đề môi trƣờng khác nhau vào các môn khoa học tự nhiên (Sinh vật, sinh thái…) hoặc vào các môn khoa học xã hội (Địa lí, lịch sử, kinh tế…)” (Rcsharma, 1994). Thuật ngữ “tích hợp” không những đƣợc sử dụng nhiều trong lĩnh vực khoa học kĩ thuật, mà trong những thập niên gần đây nó cũng thƣờng xuyên đƣợc nhắc tới trong các lĩnh vực kinh tế xã hội và giáo dục. Cuộc sống hiện đại và không ngừng phát triển đã mang lại rất nhiều lợi ích tốt đẹp cho con ngƣời, song bên cạnh đó, nó cũng đòi hỏi con ngƣời phải biết cân bằng và hài hòa giữa các mặt của đời sống nhƣ giữa kinh tế và xã hội, giữa xã hội và tự nhiên… Các mặt này thƣờng xuyên tác động và đan xen lẫn nhau trong một hệ thống, đƣợc gọi là môi trƣờng sống. Cho nên khi con ngƣời làm bất cứ một việc gì đều phải tính toán đến các mối quan hệ hữu cơ nêu trên. Nói một cách khác, chúng ta phải
  • 17. 11 thƣờng xuyên tích hợp các mặt của cuộc sống với nhau để chúng có thể đi đúng và phát triển theo quỹ đạo đã đặt ra. 1.1.2. Mục tiêu tích hợp giáo dục môi trường GDMT nhằm giúp cộng đồng hiểu đƣợc bản chất phức tạp của hệ thống môi trƣờng thiên nhiên cũng nhƣ nhân tạo để từ đó giúp con ngƣời có những hành vi đối xử “thân thiện” hơn đối với môi trƣờng. Mục tiêu của giáo dục bảo vệ môi trƣờng cũng nhằm trang bị cho cộng đồng những kĩ năng hành động BVMT một cách hiệu quả hơn. Phƣơng pháp GDMT hiệu quả nhất là giáo dục kiến thức về môi trƣờng trong một môi trƣờng cụ thể nhằm hƣớng các đối tƣợng giáo dục có hành động BVMT. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc GDMT trong công tác BVMT, Đảng và Nhà nƣớc đã có những chính sách, những chƣơng trình hành động cụ thể nhƣ Chỉ thị 36/CT - TƢ ngày 25/6/1998 của bộ chính trị về tăng cƣờng công tác BVMT trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH - HĐH) đất nƣớc: “BVMT là một vấn đề sống còn của đất nƣớc, của nhân loại; là nhiệm vụ có tính xã hội sâu sắc, gắn liền với cuộc đấu tranh xóa đói giảm nghèo ở mỗi nƣớc, với cuộc đấu tranh vì hòa bình và tiến bộ xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Đảng và Nhà nƣớc đã có những chủ trƣơng, biện pháp giải quyết các vấn đề về môi trƣờng. Tuy nhiên, việc BVMT ở nƣớc ta hiện chƣa đáp ứng yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới. Nhìn chung môi trƣờng nƣớc ta vẫn tiếp tục bị ô nhiễm và suy thoái, có nơi nghiêm trọng. Ý thức tự giác bảo vệ và giữ gìn môi trƣờng công cộng chƣa trở thành thói quen trong cách sống của đại bộ phận dân cƣ”. Do đó, mục tiêu của việc tích hợp các chƣơng trình giáo dục BVMT là hình thành cho học sinh các kiến thức, kĩ năng, thái độ tích cực ở cả hoạt động chính khóa và ngoại khóa trong chƣơng trình giáo dục, nhất là qua môn Địa Lí thông qua các kiến thức địa lí (Khái niệm, mối liên hệ, qui luật…) để các em có nhận thức đúng đắn cũng nhƣ tham gia tích cực vào việc duy trì, cải thiện chất lƣợng môi trƣờng ở trƣờng học, gia đình và địa phƣơng.
  • 18. 12 1.1.3. Vai trò của tích hợp giáo dục môi trường Mục đích cuối cùng của GDMT là tiến tới xã hội hóa các vấn đề môi trƣờng, nghĩa là tạo ra các công dân có ý thức, có trách nhiệm với môi trƣờng, biết sống vì môi trƣờng. Chính vì vậy, việc tích hợp GDMT trong trƣờng phổ thông, nhất là đối với học sinh lớp 10 có vai trò quan trọng. Đó là: - Trang bị cho học sinh những hiểu biết nhất định về môi trƣờng, bao gồm những nhận thức cơ bản về môi trƣờng và tài nguyên thiên nhiên, vai trò của môi trƣờng và tài nguyên thiên nhiên, tác động của con ngƣời tới môi trƣờng. - Bồi dƣỡng cho học sinh ý thức, thái độ, sự quan tâm, hành vi cƣ xử đúng mực với môi trƣờng và BVMT. - Trang bị cho học sinh các kĩ năng học tập trong môi trƣờng, các kĩ năng và biện pháp BVMT thông thƣờng trong sinh hoạt và lao động sản xuất để sau này các em có thể tham gia một cách có hiệu quả trong việc BVMT ở nơi họ sinh sống và làm việc. 1.1.4. Nội dung giáo dục môi trường Trong nhiều năm qua, thực hiện chỉ đạo của Đảng và Nhà nƣớc, công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục về pháp luật BVMT nhƣ: Quyết định số 256/2003/QĐ - TTg ngày 02/12/2003 của Thủ tƣớng Chính phủ về “Chiến lƣợc bảo vệ môi trƣờng quốc gia đến năm 2010 và định hƣớng đến năm 2020”; Chỉ thị số 02/2005/CT - BGD&ĐT ngày 31/01/2005 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tại về tăng cƣờng công tác giáo dục BVMT… Đã luôn đƣợc chú trọng. GDMT đƣợc thực hiện thông qua các chƣơng trình chính khóa và ngoại khóa ở tất cả các cấp học trong phạm vi cả nƣớc. Do đó, dựa vào mục tiêu, nhiệm vụ của GDMT ở trƣờng phổ thông, nội dung GDMT gồm những lĩnh vực tri thức sau: - Những kiến thức về môi trƣờng và các yếu tố của môi trƣờng: Các khái niệm cơ bản về môi trƣờng (môi trƣờng, ô nhiễm môi trƣờng, các hiện tƣợng thời tiết nhƣ mƣa axit…). Các khái niệm về yếu tố của môi trƣờng tự nhiên và nhân tạo, quan hệ giữa môi trƣờng với đời sống con ngƣời. - Những kiến thức về sự tác động của môi trƣờng đến sinh vật và con ngƣời: Khái niệm về sự tác động của môi trƣờng đến sự tồn tại và phát triển của
  • 19. 13 động thực vật và con ngƣời. Khái niệm về sự tác động của môi trƣờng đến các điều kiện lao động, sản xuất của con ngƣời. Khái niệm về sự tác động của môi trƣờng đến các điều kiện nghỉ ngơi, giải trí và sức khỏe con ngƣời. - Những kiến thức về sự tác động của con ngƣời đến môi trƣờng: Khái niệm về việc khai thác, sử dụng hợp lí các tài nguyên thiên nhiên, việc phục hồi và làm giàu các tài nguyên thiên nhiên, việc cải tạo môi trƣờng tự nhiên. Các kiến thức về những vấn đề nổi cộm hiện nay và trong tƣơng lai nhƣ cạn kiệt và suy thoái tài nguyên thiên nhiên, sự biến đổi của môi trƣờng. Các vấn đề môi trƣờng (Hiện trạng môi trƣờng, ô nhiễm môi trƣờng, tài nguyên khoáng sản…). - Những kĩ năng học tập và BVMT: Những kĩ năng học tập nhƣ thu thập số liệu, làm thí nghiệm. Các biện pháp giáo dục môi trƣờng ở bậc phổ thông, ý thức BVMT. Một số chủ đề ngoại khóa nhƣ ô nhiễm môi trƣờng, dân số, các nhu cầu của con ngƣời. Đối với giáo dục trung học cơ sở và THPT: Trang bị những kiến thức về sinh thái học, mối quan hệ giữa con ngƣời với thiên nhiên, trang bị và phát triển kĩ năng bảo vệ và gìn giữ môi trƣờng, biết ứng xử tích cực với môi trƣờng sống xung quanh. Việc GDMT chủ yếu thực hiện theo phƣơng thức khai thác triệt để tri thức về môi trƣờng hiện có ở các môn học trong nhà trƣờng. Nội dung giáo dục BVMT còn đƣợc thực hiện ngoài nhà trƣờng dƣới nhiều hình thức khác nhau nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm BVMT cho toàn cộng đồng. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Vai trò của giáo dục môi trường GDMT nhằm giúp cộng đồng hiểu đƣợc bản chất phức tạp của hệ thống môi trƣờng tự nhiên cũng nhƣ nhân tạo để từ đó giúp con ngƣời có những hành vi đối xử thân thiện hơn đối với môi trƣờng. Năm 1987, tại Hội nghị về môi trƣờng ở Moscow do UNEP và UNESCO đồng tổ chức, đã đƣa ra kết luận về tầm quan trọng của GDMT: “Nếu không nâng cao đƣợc sự hiểu biết của công chúng về những mối quan hệ mật thiết giữa chất lƣợng môi trƣờng với quá trình cung ứng liên tục các nhu cầu ngày càng
  • 20. 14 tăng của họ, thì sau này sẽ khó làm giảm bớt đƣợc nguy cơ về môi trƣờng ở các địa phƣơng cũng nhƣ toàn thế giới. Bởi vì, hành động của con ngƣời tùy thuộc vào động cơ của họ và động cơ này lại tùy thuộc vào chính nhận thức và trình độ hiểu biết của họ. Do đó, GDMT là một phƣơng tiện không thể thiếu để giúp mọi ngƣời hiểu biết về môi trƣờng”. Nhận thức đƣợc ý nghĩa, tầm quan trọng của các vấn đề môi trƣờng nhƣ một nguồn lực để sinh sống, lao động và phát triển, đối với bản thân của họ cũng nhƣ đối với cộng đồng, quốc gia của họ và quốc tế, từ đó có thái độ, cách ứng xử đúng đắn trƣớc các vấn đề môi trƣờng, xây dựng cho mình quan niệm đúng đắn về ý thức trách nhiệm, về giá trị nhân cách để dần hình thành các kĩ năng thu thập số liệu và phát triển sự đánh giá thẩm mỹ. Mục tiêu này có định hƣớng xây dựng thái độ, cách đối xử thân thiện với môi trƣờng. Những thông tin, kiến thức về môi trƣờng đƣợc tích lũy trong mỗi cá nhân sẽ nuôi dƣỡng, nâng cao ý thức và tinh thần trách nhiệm bảo vệ môi trƣờng của chính họ, tạo nên những động cơ mạnh mẽ, những cam kết vững chắc hƣớng về về một môi trƣờng trong lành và phát triển trong tƣơng lai. Bởi vì, mỗi cá nhân nếu đều có ý thức đóng góp những hành động dù nhỏ nhƣng tích cực cũng sẽ góp phần tạo nên những thay đổi lớn tốt đẹp hơn cho môi trƣờng. Mục đích cuối cùng của GDMT là tiến tới xã hội hóa các vấn đề môi trƣờng, nghĩa là tạo ra các công dân có nhận thức, có trách nhiệm với môi trƣờng, biết sống vì môi trƣờng. Một khi các vấn đề môi trƣờng đã đƣợc xã hội hóa thì những lợi ích kinh tế cho cộng đồng ngày một gia tăng và đặc biệt hiệu lực quản lí nhà nƣớc tăng nhƣng gánh nặng chi phí sẽ giảm. Do đó, những kết quả nghiên cứu về môi trƣờng và các phƣơng pháp khắc phục ở nhiều quốc gia trên thế giới đã đi đến kết luận chung là: không có giải pháp nào kinh tế và hiệu quả bằng việc đầu tƣ vào con ngƣời thông qua công tác GDMT. 1.2.2. Thực trạng tích hợp giáo dục môi trường ở Việt Nam GDMT đã đƣợc đề cập trong chƣơng trình nhà trƣờng từ những năm 60 của thế kỉ XX. Việc GDMT đã đƣợc tích hợp vào toàn bộ hệ thống giáo dục ở tất cả các cấp từ tiểu học đến trung học phổ thông ở nhiều nƣớc trên thế giới trong đó
  • 21. 15 có Việt Nam. GDMT ở nƣớc ta đƣợc lồng ghép vào môn Địa lí từ năm 1981 cùng với việc thực hiện chƣơng trình cải cách giáo dục và chia thành các cấp học và đƣợc tích hợp vào nhiều môn học khác nhau trong đó chủ yếu là ở hai cấp THCS và THPT. GDMT ở bậc phổ thông: Xuất hiện từ những năm 1960 nhƣng mức độ còn rất hạn chế. Từ đầu thập kỉ 80 đến nay nội dung GDMT đã đƣợc tích hợp vào chƣơng trình giảng dạy các môn có nhiều khả năng tích hợp GDMT nhƣ Địa lí, Sinh học, Giáo dục công dân… Ở cấp học này, nội dung giáo dục phải đƣợc coi là nội dung chính thống, có hệ thống, chất lƣợng và có hiệu quả. Cần phải giúp cho các em tự mình chiếm lĩnh đƣợc tri thức, kĩ năng và tự thân các học sinh xác định các thái độ đối xử đúng đắn với thiên nhiên nhƣ chính ngôi nhà của mình. Còn ở bậc tiểu học và THCS mới đƣợc thử nghiệm ban đầu ở một số địa phƣơng, tuy nhiên chƣơng trình này còn chƣa thống nhất. Ngoài ra GDMT còn đƣợc đề cập trong bậc mầm non: Ở bậc học này đã đƣợc lồng ghép, biên soạn thử nghiệm tích hợp từ năm 1985 vào các môn học hoặc các môn riêng nhƣ “làm quen với môi trƣờng xung quanh”. Nhìn chung trong chƣơng trình giáo dục đã quan tâm đến việc GDMT cho học sinh, nhƣng các phƣơng pháp giáo dục này còn nặng về kiến thức hơn là hình thành thái độ, cảm xúc, hành vi quan tâm tới môi trƣờng và vì môi trƣờng của học sinh. Theo kết quả điều tra khảo sát, hầu hết giáo viên và học sinh cho rằng tích hợp GDMT là rất cần thiết, các em có nhu cầu học tập, tích lũy. Do vậy, các giáo viên cần lồng ghép GDMT trong quá trình dạy học. Tuy nhiên, hiện nay việc tích hợp GDMT trong dạy học Địa lí chƣa thực sự đƣợc coi trọng hoặc có tích hợp nhƣng chƣa mang lại hiệu quả cao. 1.2.3. Khả năng tích hợp GDMT của chương trình Địa lí lớp 10 THPT Văn bản Chƣơng trình môn Địa lí lớp 10 đã nêu: - Vị trí môn Địa lí trong nhà trƣờng phổ thông là giúp học sinh có đƣợc những hiểu biết cơ bản, hệ thống về Trái Đất - môi trƣờng sống của con ngƣời, về thiên nhiên và những hoạt động kinh tế của con ngƣời trên phạm vi quốc gia,
  • 22. 16 khu vực và thế giới, rèn luyện cho học sinh những kĩ năng hành động, ứng xử thích hợp với môi trƣờng tự nhiên, xã hội. - Mục tiêu của chƣơng trình lớp 10 cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ thông, cơ bản, cần thiết về: Trái Đất, các thành phần cấu tạo của Trái Đất, các hiện tƣợng, sự vật địa lí và tác động qua lại giữa chúng; một số quy luật phát triển của môi trƣờng tự nhiên trên Trái Đất, dân cƣ và các hoạt động của con ngƣời trên Trái Đất, mối quan hệ giữa dân cƣ, hoạt động sản xuất và môi trƣờng, sự cần thiết phải khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trƣờng nhằm phát triển bền vững. Từ đó góp phần bồi dƣỡng cho học sinh tình yêu thiên nhiên thông qua việc ứng xử thích hợp với tự nhiên. Căn cứ vào vị trí và mục tiêu của môn học, có thể thấy môn Địa lí lớp 10 trong nhà trƣờng phổ thông có nhiều lợi thuận lợi cho việc dạy tích hợp giáo dục BVMT. Vì môn Địa lí trang bị cho học sinh những kiến thức tổng hợp về Địa lí tự nhiên và Địa lí kinh tế - xã hội mà từng thành phần hoặc tổng hợp thể tự nhiên hay kinh tế - xã hội đều liên quan hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp đến môi trƣờng và BVMT. Vả lại, chúng ta đang triển khai việc tích hợp giáo dục BVMT qua môn Địa lí ở trƣờng trung học, nên đã có những tiền đề để khai thác, phục vụ cho việc GDMT đối với học sinh lớp 10. Nguyên tắc tính thực tiễn và yêu cầu đổi mới phƣơng pháp dạy học theo hƣớng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện dạy tích hợp GDMT. Việc gắn nội dung của những bài học Địa lí lớp 10 có khả năng tích hợp GDMT với thực tiễn địa phƣơng giúp cho học sinh hiểu vấn đề sâu sắc hơn, thấy đƣợc những kiến thức Địa lí là bổ ích, làm cho các em biết thực tế địa phƣơng, hiểu thêm về quê hƣơng từ đó có đƣợc tâm thế sẵn sàng tham gia vào các hoạt động BVMT ở địa phƣơng. Trong quá trình học tập, các em đƣợc suy nghĩ, liên hệ và đôi khi vận dụng sự hiểu biết của mình tự đƣa ra các giải pháp góp phần giải quyết vấn đề BVMT. Điều đó làm cho việc tích hợp GDMT trở nên hấp dẫn, sinh động hơn. Nhìn chung, SGK Địa lí lớp 10 có nhiều thuận lợi để tích hợp GDMT. Do vậy, giáo viên có thể khai thác để tích hợp GDMT trong quá trình dạy học.
  • 23. 17 1.2.4. Đặc điểm tâm lí và trình độ nhận thức của học sinh lớp 10 THPT - Học sinh THPT đã có sự trƣởng thành hơn học sinh THCS về mặt nhận thức tƣ duy, tình cảm, giao tiếp. Các em đang ở trong độ tuổi nhạy cảm nhất, chân trời tri thức và các mối quan hệ đƣợc mở rộng nên nhận thức của các em đƣợc nâng lên một tầm cao mới. - Các em thích khám phá cái mới, thích thể hiện khả năng của mình trƣớc tập thể. Ở các em đã hình thành ý thức bản thân, giao tiếp bạn bè và phát triển tƣ duy, lí luận, óc sáng tạo, tính phê phán. Các em không chỉ nhận thức về cái tôi của mình trong hiện tại nhƣ lứa tuổi thiếu niên mà còn nhận thức về vị trí của mình trong xã hội. Các em không chỉ có nhu cầu đánh giá mà còn có khả năng đánh giá một cách sâu sắc về những phẩm chất, mặt mạnh, mặt yếu của bản thân và của những ngƣời xung quanh. Vì vậy, trong các giờ học Địa lí, nếu giáo viên tổ chức các hoạt động tự chiếm lĩnh kiến thức, các em sẽ dễ dàng đáp ứng đƣợc các yêu cầu mà giáo viên đƣa ra. - Do nội dung học tập của chƣơng trình Địa lí THPT có nhiều thay đổi nên đặc điểm học tập của học sinh THPT cũng đƣợc nâng cao hơn. Ở lứa tuổi này các em đã có động cơ và thái độ học tập rõ ràng, có khuynh hƣớng học tập phù hợp với mục đích lựa chọn nghề nghiệp bởi ở các em đã có mức độ trƣởng thành về nhận thức, tƣ tƣởng cũng nhƣ về tâm lý nhằm định hƣớng cho việc lựa chọn nghề nghiệp và có quan điểm đúng đắn trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. - Đối với học sinh lớp 10 các em đã dần có năng lực quan sát tốt hơn, nhạy bén hơn và có khả năng phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tƣợng hoá, khái quát hoá tốt hơn. Tính tích cực và độc lập nhận thức của học sinh lớp 10 cũng đƣợc nâng lên rõ rệt so với học sinh THCS. Các em không thích chấp nhận một cách đơn giản những áp đặt của giáo viên. Các em thƣờng biểu hiện sự thờ ơ, kém hứng thú và mệt mỏi khi trong suốt tiết học chỉ ngồi nghe giáo viên giảng bài và ghi chép. Các em thích tranh luận, thích bày tỏ những ý kiến riêng biệt của các nhân mình về những vấn đề lí thuyết và đặc biệt là những vấn đề liên quan đến thực tiễn cuộc sống của các em. Đây là một thuận lợi cơ bản mà giáo viên cần khai thác triệt để khi tiến hành tích hợp GDMT vào trong dạy học Địa lí lớp 10.
  • 24. 18 Việc dạy tích hợp GDMT vào trong dạy học Địa lí lớp 10 sẽ góp phần thu hút sự quan tâm và phát triển hứng thú học tập cho các em đối với bộ môn. - Đối với học sinh THPT, hoạt động học tập đã trở thành trách nhiệm rõ rệt thúc đẩy nhanh chóng mọi khả năng trí tuệ ở các em. Đặc điểm nổi bật về sự phát triển trí tuệ của lứa tuổi này là: Tính chủ động, tính chủ định, tính tích cực, tính tự giác đƣợc thể hiện rõ rệt ở tất cả các quá trình nhận thức. Năng lực tƣ duy, năng lực tƣởng tƣợng và các khả năng khác ở học sinh THPT đƣợc hoàn thiện nhanh chóng và có chất lƣợng cao. Ghi nhớ có chủ định giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động trí tuệ, đồng thời vai trò của ghi nhớ lôgic trừu tƣợng, ghi nhớ có ý nghĩa ngày một rõ rệt. - Khả năng tƣ duy lí luận, tƣ duy trừu tƣợng bộc lộ khá rõ, học sinh có khả năng tiếp nhận nguồn tri thức một cách sáng tạo, có thể phân tích, làm sáng tỏ các vấn đề một cách nhanh chóng. Do đó các em có thể thực hiện các thao tác tƣ duy phức tạp nhƣ: Phân tích mối quan hệ nhân quả giữa các thành phần tự nhiên hay mối quan hệ nhân quả giữa tự nhiên với kinh tế - xã hội… Ở bậc học này các em đã có những kiến thức Địa lí nhất định, một số kĩ năng đã đƣợc hình thành nhƣ kĩ năng đọc bản đồ, kĩ năng so sánh, kĩ năng phân tích bảng số liệu… Do đó giáo viên cần nâng cao yêu cầu của câu hỏi, bài tập để học sinh tự lực chiếm lĩnh kiến thức và tự kiểm tra, đánh giá quá trình học tập của mình. Tuy nhiên năng lực tƣ duy của các em cũng chƣa thật hoàn thiện nhƣ ngƣời trƣởng thành, có khi còn vội vàng, thiếu chuẩn xác, do vậy rất cần sự hƣớng dẫn của giáo viên để giúp các em nhanh chóng hoàn thiện khả năng nhận thức của mình. Việc giúp các em phát triển khả năng nhận thức là một nhiệm vụ quan trọng của giáo viên, vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để nâng cao chất lƣợng học tập của học sinh, điều này đòi hỏi phải đổi mới PPDH nói chung trong đó có sử dụng dạy học tích hợp để thực hiện đƣợc tốt nhiệm vụ đó.
  • 25. 19 Chƣơng 2 TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƢỜNG TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 10 2.1. Các nội dung có thể tích hợp GDMT trong dạy học Địa lí lớp 10 BVMT là việc làm cần thiết của nhân loại, để BVMT có nhiều biện pháp trên các phƣơng diện pháp luật, kinh tế, giáo dục, ở đó GDMT đóng vai trò quan trọng để hình thành cho ngƣời học không chỉ kiến thức, kĩ năng mà còn hình thành cho họ thái độ, hành vi, lối sống BVMT. Môn Địa lí trong nhà trƣờng phổ thông có nhiều thuận lợi để GDMT cho học sinh, bởi vậy những kiến thức về môi trƣờng, giáo dục tích hợp vào chƣơng trình SGK phổ thông từ rất sớm. Trong SGK Địa lí phổ thông trung học có rất nhiều bài học, nhiều nội dung có thể tích hợp đƣợc việc GDMT cho học sinh, tôi đã đề cập một số nội dung đƣợc lồng ghép nhiều nhất, có liên quan nhiều nhất đến môn học, đó chính là tích hợp GDMT trong dạy học Địa lí lớp 10 cơ bản. Bảng 2.1. Thống kê các bài Địa lí lớp 10 có thể tích hợp GDMT Tên bài Địa chỉ tích hợp Nội dung tích hợp Mức độ tích hợp Bài 11. Khí quyển. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất Mục I. Khí quyển Mục II. Sự phân bố của nhiệt độ không khí trên trái đất 1. Bức xạ và nhiệt độ không khí Kiến thức: - Khí quyển là điều kiện để sinh vật (trong đó có con ngƣời) tồn tại và phát triển, là lớp vỏ bảo vệ Trái Đất. Tầng đối lƣu có vai trò quan trọng nhất đối với sự sống và là nơi xảy ra các hiện tƣợng thời tiết, khí hậu. - Sự phát triển nhanh chóng của công nghiệp, các phƣơng tiện giao thông vận tải... đã làm cho hàm lƣợng các loại khí độc hại nhƣ: CO2, SO2, CFC... tăng lên nhanh chóng gây ô nhiễm không khí. - Môi trƣờng khí quyển đang có nhiều biển đổi rõ rệt có ảnh hƣởng xấu đến con ngƣời Bộ phận
  • 26. 20 và các sinh vật. Ô nhiễm không khí gây mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa do bụi, gây nên mƣa axit, đặc biệt là hiện tƣợng hiệu ứng nhà kính và thủng tầng ozon... Kỹ năng: - Ngăn chặn việc phát thải các chất khí độc hại vào khí quyển. - Nhận biết đƣợc một số tai biến thiên nhiên do ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu. Bài 12: Sự phân bố khí áp. Một số loại gió chính. Mục II. Các loại gió chính. Kiến thức: - Sự thay đổi của nhiệt độ trái đất làm cho sự hoạt động của các đới gió trên Trái Đất trở nên thất thƣờng dẫn đến các hiện tƣợng thời tiết bất thƣờng: Các đợt nóng, lạnh quá mức, bão, mƣa lớn... gây tổn hại đến sức khoẻ con ngƣời, gia súc và mùa màng. Bộ phận Bài 13: Ngƣng đọng hơi nƣớc trong khí quyển. Mƣa. Mục I. ngƣng đọng hơi nƣớc trong khí quyển 3. Mây và mƣa Kiến thức: - Nƣớc mƣa bình thƣờng có độ pH = 5,6. Nếu thấp hơn giới hạn đó, nƣớc mƣa đã bị axit hoá và đƣợc gọi là mƣa axit. - Mƣa axit là hậu quả của ô nhiễm khí quyển bởi SO2, N2O... là chủ yếu. - Mƣa axit gây tác hại đối với cây trồng, vật nuôi, ăn mòn các công trình kiến trúc, ảnh hƣởng đến sức khỏe con ngƣời... Bộ phận Bài 14: Thực hành. Đọc bản đồ sự phân hoá các đới và các kiểu khí hậu trên Trái Mục I. Đọc bản đồ các đới khí hậu trên Trái Đất. Kiến thức: - Các đới khí hậu phân bố theo chiều vĩ độ, từ cực đến xích đạo có 7 đới khí hậu. - Sự thay đổi và chuyển dịch của các đới khí hậu đã dẫn đến nguy cơ đe doạ sự sống của một số loài sinh vật (băng ở Bắc cực tan, gấu trắng không còn nơi cƣ trú) - Nhiệt độ tăng dẫn đến sự thay đổi của Bộ phận
  • 27. 21 Đất. Phân tích biểu đồ một số kiểu khí hậu. các yếu tố thời tiết khác, làm tăng tính chất khắc nghiệt của các kiểu khí hậu trên lục địa gây ảnh hƣởng trực tiếp tới đời sống, sự phát triển các ngành kinh tế của con ngƣời và sự tồn tại của các loài sinh vật khác. Kỹ năng: - Liên hệ thực tế. - Tích cực tuyên truyền cho nhân dân địa phƣơng tinh thần tích cực, chủ động ứng phó với những thách thức do biến đổi khí hậu gây ra. Bài 15: Thuỷ quyển. Một số nhân tố ảnh hƣởng tới chế độ nƣớc sông. Một số sông lớn trên Trái Đất. II. Một số nhân tố ảnh hƣởng đến chế độ nƣớc sông. 2. Địa thế, thực vật, hồ đầm Kiến thức: - Chế độ nƣớc sông có mối quan hệ chặt chẽ với khí hậu, sinh vật, địa hình... - Diện tích rừng trên Trái Đất bị thu hẹp nhanh chóng do hoạt động khai thác quá mức của con ngƣời đã làm giảm đáng kể nguồn nƣớc ngầm, khả năng điều hòa dòng chảy sông ngòi làm cho tình trạng lũ lụt, hạn hán ngày càng sâu sắc hơn. Kỹ năng: - Liên hệ thực tế. Liên hệ Bài 16: Sóng. Thuỷ triều. Dòng biển. Mục II. Thuỷ triều. Kiến thức: - Sự dâng cao của mực nƣớc biển cùng với những dao động của thuỷ triều đã gây ngập úng và xâm nhập mặn sâu vào trong lục địa ở những vùng ven biển. Kỹ năng: - Liên hệ thực tế Liên hệ
  • 28. 22 Bài 17: Thổ nhƣỡng quyển. Các nhân tố hình thành thổ nhƣỡng Mục II. Các nhân tố hình thành đất 6. Con ngƣời Kiến thức: - Thổ nhƣỡng có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất và đời sống con ngƣời. - Tác động của con ngƣời trong hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp có thể làm biến đổi tính chất đất. Việc trồng rừng, bón phân, thau chua rửa mặn... có tác động tích cực làm tăng độ phì của đất. Tuy nhiên, con ngƣời sử dụng quá nhiều phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật làm ô nhiễm đất. Kĩ năng: - Tuyên truyền cho nhân dân địa phƣơng vấn đề bảo vệ đất trong canh tác nông nghiệp. - Giáo dục cho học sinh các biện pháp cải tạo đất. Liên hệ Bài 18: Sinh quyển. Các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật. Mục II. Các nhân tố ảnh hƣởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật. 1. Khí hậu 5. con ngƣời Kiến thức: - Khí hậu có ảnh hƣởng trực tiếp tới sự phát triển và phân bố của sinh vật qua các yếu tố: Nhiệt độ, nƣớc, độ ẩm không khí và ánh sáng. - Nhiệt độ tăng làm cho diện tích đất nông nghiệp ở vùng ôn đới đƣợc mở rộng, cây trồng phát triển tốt hơn... Nhƣng bên cạnh đó băng tan, nƣớc biển dâng gây ngập lụt làm ảnh hƣởng đến sản xuất và sinh hoạt. - Con ngƣời có ảnh hƣởng lớn tới sự phân bố sinh vật. Làm thay đổi phạm vi phân bố của nhiều loại cây trồng, vật nuôi, việc trồng rừng đƣợc tiến hành thƣờng xuyên ở nhiều quốc gia đã không ngừng mở rộng diện tích rừng trên toàn thế giới. Tuy Bộ phận
  • 29. 23 nhiên, con ngƣời đã và đang gây nên sự thu hẹp diện tích rừng tự nhiên, làm mất nơi sinh sống và làm tuyệt chủng nhiều loài động thực vật hoang dã. Kĩ năng: - Tham gia các hoạt động trồng rừng, kêu gọi bảo vệ động thực vật hoang dã. Bài 20: Lớp vỏ Địa lí. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ Địa lí. Mục II. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ Địa lí. 2. Biểu hiện của quy luật. Kiến thức: - Trong tự nhiên, bất cứ lãnh thổ nào cũng gồm nhiều thành phần ảnh hƣởng qua lại, phụ thuộc lẫn nhau. Nếu một thành phần thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của các thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ. - Hậu quả của việc con ngƣời can thiệp vào môi trƣờng tự nhiên là do mối quan hệ dây chuyền của các thành phần tự nhiên đƣa lại. Kỹ năng: - Phân tích mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau của các thành phần của lớp vỏ Địa lí. Thái độ: - Thận trọng khi tác động vào các thành phần tự nhiên. Liên hệ Bài 21: Quy luật địa đới và phi địa đới. Mục I. Quy luật địa đới. 2. Biểu hiện của quy luật. Kiến thức: - Trái Đất nóng lên dẫn đến sự thay đổi và chuyển dịch của các đới khí hậu, kéo theo là thảm thực vật tự nhiên (có thể dẫn đến nguy cơ đe doạ sự sống của các loài sinh vật). Liên hệ
  • 30. 24 Bài 22: Dân số và sự gia tăng dân số Mục II. Gia tăng dân số Kiến thức: - Dân số tăng lên thì các nhu cầu khác sẽ tăng lên. Điều đó dẫn đến quá tải đối với sức chứa của môi trƣờng và gây ra nhiều hậu quả đối với phát triển kinh tế - xã hội, môi trƣờng và tài nguyên thiên nhiên. Kĩ năng: - Giáo dục cho học sinh về vấn đề dân số và ý thức khai thác, sử dụng tài nguyên hợp lí. Bộ phận Bài 24: Phân bố dân cƣ. Các loại hình quần cƣ và đô thị hoá. Mục III. Đô thị hoá. 3. Ảnh hƣởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội và môi trƣờng. Kiến thức: - Đô thị hóa phát triển tự phát, không gắn liền với công nghiệp hóa, gây nên hậu quả xấu đối với môi trƣờng và phát triển kinh tế - xã hội. Kỹ năng: - Nhận biết đƣợc các vấn đề tiêu cực do đô thị hoá quá mức. - Giáo dục cho học sinh ý thức BVMT, chống ô nhiễm ở các vùng đô thị. Liên hệ Bài 27: Vai trò, đặc điểm các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp. Một số hình thức tố chức Mục II: Các nhân tố ảnh hƣởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp - Nhân tố tự nhiên Kiến thức: - Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. - Ô nhiễm môi trƣờng đất, không khí, nƣớc, sự suy giảm tài nguyên sinh vật tác động tiêu cực tới sản xuất: phá hoại mùa màng, làm giảm năng suất và làm gia tăng các dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi. Kĩ năng: - Giáo dục cho học sinh sản xuất nông nghiệp, thâm canh cần đi đôi với việc bảo vệ, cải tạo môi trƣờng, hƣớng tới mục tiêu Liên hệ
  • 31. 25 lãnh thổ nông nghiệp. phát triển bền vững. Bài 28: Địa lí ngành trồng trọt. Mục II. Cây công nghiệp Mục III. Ngành trồng rừng. Kiến thức: - Rừng có vai trò quan trọng đối với môi trƣờng và cuộc sống con ngƣời: điều hòa lƣợng nƣớc, lá phổi xanh của Trái Đất. - Rừng trên thế giới đang bị tàn phá nghiêm trọng, mất dần nguồn làm sạch môi trƣờng (giảm lƣợng CO2) làm nghiêm trọng thêm tình hình ô nhiễm không khí. Đây cũng là tác nhân gây ra hiệu ứng nhà kính. - Mất rừng cũng làm cho lũ lụt và hạn hán xảy ra bất thƣờng hơn và có sức tàn phá lớn hơn. Kỹ năng: - Phân tích mối quan hệ rừng, môi trƣờng và con ngƣời. Thái độ: - Tích cực tham gia các phong trào bảo vệ và trồng rừng. Bộ phận Bài 29: Địa lí ngành chăn nuôi III. Ngành nuôi trồng thủy sản 2. Tình hình nuôi trồng thủy sản - Việc nuôi trồng thủy sản làm giảm diện tích rừng ngập mặn, môi trƣờng một số vùng ven biển bị ô nhiễm, việc đánh bắt thủy sản quá mức làm nguồn lợi thủy sản suy giảm.. Kĩ năng: - Không đánh bắt thủy sản bằng các chất hủy diệt. Liên hệ
  • 32. 26 Bài 31: Vai trò và đặc điểm của công nghiệp. Các nhân tố ảnh hƣởng tới sự phát triển và phân bố công nghiệp. II. Các nhân tố ảnh hƣởng tới sự phát triển và phân bố công nghiệp - Nhân tố tự nhiên: Đất, rừng, biển Kiến thức: - Sự suy giảm nguồn lợi sinh vật biển, rừng tác động tiêu cực tới nhiều ngành công nghiệp: Chế biến lƣơng thực thực phẩm, sản xuất giấy,… Liên hệ Bài 32: Địa lí các ngành công nghiệp. Mục I: Công nghiệp năng lƣợng Mục II. Công nghiệp luyện kim Mục V. Công nghiệp hóa chất Kiến thức: - Sự phát triển của công nghiệp là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ô nhiễm môi trƣờng. - Công nghiệp năng lƣợng đã sử dụng hầu hết các loại nhiên liệu hoá thạch và thải vào bầu khí quyển lƣợng khí CO2 lớn, gây nên hiện tƣợng hiệu ứng nhà kính, suy giảm tầng ozon. - Công nghiệp luyện kim sử dụng khối lƣợng lớn nguyên, nhiên liệu, quy trình sản xuất cần nhiều nƣớc. - Công nghiệp hóa chất có nhu cầu rất lớn về nhiên liệu, năng lƣợng và nguồn nƣớc. một số sản phẩm của ngành công nghiệp hóa chất là những chất độc hại, chuyên chở xa rất nguy hiểm và bất tiện nhƣ H2SO4, Xút, Clo... Các xí nghiệp hóa chất nói chung ít nhiều đều gây ô nhiễm và độc hại cho môi trƣờng (không khí, nguồn nƣớc...). Bộ phận
  • 33. 27 Kĩ năng: - Liên hệ thực tế. - Giáo dục cho học sinh ý thức sử dụng tiết kiệm năng lƣợng từ những hành động nhỏ nhƣ tắt điện, quạt... khi không sử dụng. Bài 37: Địa lí các ngành giao thông vận tải. Mục II. Đƣờng ô tô. Mục V. Đƣờng biển Mục VI. Đƣờng hàng không Kiến thức: - Sự bùng nổ trong việc sử dụng phƣơng tiện ô tô đã gây ra những vấn đề nghiêm trọng về môi trƣờng. - Việc chở dầu mỏ bằng đƣờng biển luôn luôn đe dọa ô nhiễm biển và đại dƣơng. - Các chất khí thải từ động cơ máy bay là một nguyên nhân quan trọng gây thủng tầng ozon, mà hậu quả là làm tăng bệnh ung thƣ, đặc biệt là ung thƣ da. Bộ phận Bài 41: Môi trƣờng và tài nguyên thiên nhiên Toàn bài Kiến thức: - Con ngƣời có thể làm nâng cao chất lƣợng môi trƣờng hay làm suy thoái chất lƣợng môi trƣờng. Điều này sẽ có ảnh hƣởng sâu sắc đến sự phát triển của xã hội loài ngƣời. - Tài nguyên thiên nhiên là cơ sở vật chất để tồn tại và phát triển. Phải sử dụng hợp lí, tiết kiệm, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên để phát triển bền vững. Kĩ năng: - Giáo dục cho học sinh biết sử dụng hợp lí, tiết kiệm nguồn tài nguyên và hành động thích hợp BVMT. Toàn phần
  • 34. 28 Bài 42: Môi trƣờng và sự phát triển bền vững. Toàn bài Kiến thức: - Loài ngƣời đang đứng trƣớc những thách thức lớn về môi trƣờng. - Hoạt động của con ngƣời là nguyên nhân chủ yếu gây ra những biến đổi của môi trƣờng hiện nay trên Trái Đất (Ở cả nhóm nƣớc phát triển và đang phát triển). - Phát triển kinh tế và môi trƣờng có mối quan hệ qua lại. Muốn phát triển kinh tế bền vững phải sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trƣờng. Kỹ năng: - Tuyên truyền, nâng cao ý thức của ngƣời dân trong vấn đề BVMT, hƣớng tới mục tiêu phát triển bền vững. Toàn phần 2.2. Phƣơng thức và phƣơng pháp tích hợp GDMT vào trong dạy học Địa lí lớp 10 THPT 2.2.1. Phương thức tích hợp Tích hợp GDMT có vai trò ngày càng lớn đối với cộng đồng và đƣơng nhiên đối với nhà trƣờng phổ thông, nơi chuyển giao vốn văn hóa và kinh nghiệm sống còn của nhân loại cho các thế hệ nối tiếp không thể thiếu. Vì vậy nội dung GDMT cần phải đƣợc quan tâm nhƣ một bộ phận của nội dung giáo dục trong nhà trƣờng phổ thông, kể cả cấp THPT. Phƣơng thức thực hiện quen thuộc và dễ chấp nhận nhất là tích hợp GDMT vào một số môn học có nhiều lợi thế và vào hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bởi sẽ không làm tăng số môn học trong nhà trƣờng, chỉ khai thác cơ hội, khả năng giáo dục của các môn học và tăng việc gắn bó với thực tiễn của những môn học đó. Việc tích hợp GDMT có thể đƣợc thể hiện ở ba mức độ: - Mức độ toàn phần: Tức là mục tiêu và nội dung của cả bài học hoặc của cả một chƣơng trong SGK phù hợp hoàn toàn với mục tiêu và nội dung GDMT.
  • 35. 29 - Mức độ bộ phận: Chỉ có một phần của bài học có mục tiêu và nội dung gắn với GDMT. - Mức độ liên hệ: Các kiến thức GDMT không thể hiện rõ trong bài học, nhƣng các kiến thức trong bài học có điều kiện để liên hệ một cách chặt chẽ với các kiến thức về GDMT. 2.2.2. Nguyên tắc tích hợp Để có thể tích hợp GDMT vào trong dạy học cần phải đảm bảo những nguyên tắc sau: - Đảm bảo mục tiêu GDMT phải phù hợp với mục tiêu giáo dục của cấp THPT, góp phần thực hiện mục tiêu của giáo dục nói chung và mục tiêu chƣơng trình môn Địa lí lớp 10 nói riêng. - Phải hƣớng việc tích hợp GDMT tới việc cung cấp cho học sinh những kiến thức về môi trƣờng, ô nhiễm môi trƣờng và kĩ năng BVMT phù hợp với tâm, sinh lí ở lứa tuổi 15. - Nội dung tích hợp GDMT nên chú trọng cả vấn đề thực hành, trên cơ sở đó hình thành các kĩ năng, phƣơng pháp hành động cụ thể để học sinh có thể tham gia có hiệu quả vào các hoạt động BVMT ở địa phƣơng, đất nƣớc phù hợp với lứa tuổi. - Phƣơng pháp tích hợp GDMT nhằm tạo điều kiện cho ngƣời học chủ động tham gia vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho học sinh phát hiện các vấn đề về môi trƣờng, ô nhiễm môi trƣờng và tìm hƣớng giải quyết vấn đề dƣới sự tổ chức và hƣớng dẫn của giáo viên. - Tận dụng các cơ hội để GDMT nhƣng phải đảm bảo kiến thức cơ bản của môn học, tính lôgic của nội dung và không làm quá tải lƣợng kiến thức và tăng thời gian của bài học. 2.2.3. Phương pháp tích hợp Đích cuối cùng của tích hợp GDMT là giúp ngƣời học có đƣợc những hiểu biết tối thiểu về môi trƣờng và tác động của nó đối với cuộc sống của ngƣời dân trong cộng đồng, trong quốc gia, có thái độ nghiêm túc và sẵn sàng cũng nhƣ có
  • 36. 30 khả năng tham gia vào các hoạt động nhằm BVMT ở địa phƣơng. Để đạt đƣợc mục tiêu hƣớng vào thái độ, hành vi BVMT thì các PPDH dùng lời là không đủ, cần có những PPDH tác động trực tiếp tới ngƣời học, lôi cuốn ngƣời học cùng tham gia ngay trong quá trình học tập cũng nhƣ tham gia các hoạt động thực hành BVMT. Trong GDMT cần chú ý việc vận dụng các PPDH tích cực, hƣớng ngƣời học vào các hoạt động gắn với thực tiễn, với những yêu cầu nhƣ sau: + Giảm giảng giải, thuyết trình, tăng cƣờng thảo luận, tranh luận. + Tăng giờ học ngoài hiện trƣờng, tăng khảo sát nghiên cứu. + Giảm ghi nhớ máy móc, giảm trả lời theo sách, tăng độc lập tƣ duy, giải quyết vấn đề. + Tránh vụn vặt, cần xem xét thông tin một cách hệ thống. + Chú ý kinh nghiệm thực tế, khả năng vận dụng. + Tăng làm việc tập thể. + Chú ý học theo kiểu dự án, nghiên cứu đề tài. Tuy nhiên cần quan tâm tới đối tƣợng học sinh để lựa chọn các loại hình PPDH cho phù hợp. Tích hợp GDMT chịu sự chi phối của các phƣơng pháp đặc trƣng bộ môn, kết hợp sử dụng những phƣơng pháp có tính đặc thù của hoạt động này theo phƣơng châm tạo điều kiện cho học sinh đƣợc tích cực hoạt động và gắn nội dung học tập với thực tiễn cuộc sống. Nội dung chƣơng trình môn Địa lí lớp 10 trong trƣờng THPT đề cập tới các yếu tố tự nhiên, dân cƣ, kinh tế - xã hội nói chung và của các lãnh thổ khác nhau trên toàn cầu. Trong đó có một số nội dung liên quan đến vấn đề của GDMT, vì vậy có nhiều khả năng thực hiện nhiệm vụ tích hợp GDMT. Nhiều phƣơng pháp dạy học của môn học có thể vận dụng có hiệu quả trong GDMT. Trong phần này chỉ đề cập một số phƣơng pháp tƣơng đối đặc trƣng của môn Địa lí để thực hiện việc GDMT. 2.2.3.1. Phương pháp đàm thoại Là phƣơng pháp dùng lời dƣới hình thức trao đổi qua lại giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh và học sinh, làm sáng tỏ một vấn đề, một thông tin dựa trên hệ thống câu hỏi. Đây là phƣơng pháp phổ biến có tác dụng tích cực đến
  • 37. 31 việc cung cấp cho học sinh kiến thức cơ bản, dựa trên cơ sở phát huy tính tích cực của học sinh. Tùy vào từng nội dung kiến thức mà ta có thể lựa chọn các hình thức đàm thoại nhƣ: đàm thoại gợi mở, đàm thoại củng cố, đàm thoại tổng kết, đàm thoại kiểm tra, đàm thoại Ơrixtic. Vận dụng: Bài 28 - Địa lí ngành trồng trọt (SGK Địa lí 10, trang 107). Mục III. Ngành trồng rừng Giáo viên đƣa ra hệ thống các câu hỏi: (1) Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho biết: Rừng có vai trò gì đối với con ngƣời và sinh vật tự nhiên? (2) Vì sao phải chú trọng đến việc trồng rừng? (3) Thực trạng việc trồng rừng trên thế giới hiện nay ra sao? (4) Học sinh có thể làm gì để bảo vệ rừng và cây xanh ở địa phƣơng? GV tích hợp GDMT: Rừng có vai trò quan trọng đối với con người và sinh vật tự nhiên. Hiện nay rừng trên thế giới bị suy giảm diện tích và chất lượng. Vì cuộc sống của con người và sinh vật tự nhiên hôm nay và mai sau, phải tích cực trồng rừng. Là học sinh chúng ta có thể tham gia bảo vệ rừng và cây xanh ở địa phương như chăm sóc vườn hoa của trường lớp, không ngắt hoa, bẻ cành, tích cực hưởng ứng ngày tết trồng cây... Phƣơng pháp đàm thoại thƣờng giúp học sinh hiểu vấn đề hơn, học sinh ƣa thích đƣợc cùng tham gia xây dựng bài nên sẽ hoạt động sôi nổi hơn, qua đó các em phát triển khả năng suy nghĩ. Phƣơng pháp này còn phản ánh đƣợc mức độ hiểu bài của của học sinh, đồng thời giáo viên có thể phát hiện đƣợc lỗi của học sinh và sửa đƣợc ngay lỗi đó. Tuy nhiên phƣơng pháp đàm thoại có nhƣợc điểm là cần nhiều thời gian. Nếu tổ chức chung cho cả lớp thƣờng chỉ một số ít học sinh tham gia thực sự nên giáo viên cần lựa chọn nội dung và thời điểm để vận dụng cho thích hợp. 2.2.3.2. Phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề Dạy học nêu và giải quyết vấn đề là phƣơng pháp dạy học đặt ra trƣớc học sinh các vấn đề nhận thức có chứa đựng mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chƣa
  • 38. 32 biết, đƣa học sinh vào tình huống có vấn đề, kích thích học tự lực, chủ động và có nhu cầu mong muốn giải quyết vấn đề. * Tổ chức cho học sinh nhận thức và giải quyết vấn đề bao gồm các bƣớc cơ bản sau: - Nêu vấn đề và chuyển học sinh vào tình huống có vấn đề. - Giải quyết vấn đề. + Đề xuất các giả thuyết cho vấn đề đặt ra. + Thu thập và xử lí thông tin theo hƣớng các giả thuyết đã đề xuất. - Kết luận. + Khẳng định hay bác bỏ giả thuyết. + Phát biểu kết luận. Để tiến hành dạy học nêu và giải quyết vấn đề, có thể lựa chọn các cách thức sau: - Đƣa ra tình huống nghịch lí đòi hỏi phải giải thích - Đƣa ra tình huống khó khăn, bế tắc - Tình huống lựa chọn - Tình huống nhân quả Vận dụng: Bài 11 - Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất (SGK Địa lí 10, trang 39). Giáo viên có thể sử dụng tình huống nhân quả để tích hợp GDMT vào dạy: “Vì sao sự phát triển các ngành sản xuất, ngành giao thông vận tải lại dẫn đến hiện tƣợng ô nhiễm không khí, hiệu ứng nhà kính, thủng tầng ozon? Biểu hiện, hậu quả và giải pháp đối phó?”. Giải quyết vấn đề: HS tìm hiểu, thu thập các thông tin, ví dụ về suy giảm tầng ozon: - Khái niệm: Ozon (O3) gồm 3 nguyên tử ôxi, có cấu trúc dạng phân tử không ổn định. Tầng ozon thuộc tầng bình lƣu của khí quyển, cách mặt đất tuỳ nơi khoảng 12 - 50 km, tập trung nhiều nhất trong khí quyển ở độ cao từ 15 - 40 km. - Vai trò: Tầng ozon hấp thụ bức xạ cực tím có hại từ Mặt Trời. Nhờ vậy, tầng ozon bảo vệ sự sống trên Trái Đất, bảo vệ các tế bào của sinh vật, đặc biệt
  • 39. 33 đối với các vật liệu di truyền của chúng. Mọi nguyên nhân huỷ hoại tầng ozon đều gây ra hậu quả nghiêm trọng đến sự sống của sinh vật trên Trái Đất. Nếu không có tầng ozon, cuộc sống trên Trái Đất sẽ không tồn tại đƣợc. - Biểu hiện: + Vào đầu những năm 70 của thế kỉ XX, trong quá trình nghiên cứu sự giảm mật độ không khí ở vùng cực, một lỗ thủng tầng ozon đã đƣợc phát hiện. + Tháng 10 năm 1982, một lƣợng khí O3 đƣợc phát hiện là biến mất trên bầu trời. + Năm 1985, một lỗ thủng tầng ozon rất lớn ở Nam Cực đƣợc phát hiện, gọi là "lỗ thủng Nam Cực". + Về sau, nhiều nơi trên thế giới đã đƣợc biết đến sự suy giảm của tầng ozon. Vào ngày 3/9/2000, lỗ thủng ôdôn trên vùng Nam Cực đã rộng đến 28,3 triệu km2 . + Suy giảm tầng ozon không còn là vấn đề riêng của Nam Cực. Nó đã trở thành vấn đề môi trƣờng có liên quan đến nhiều quốc gia, nhiều khu vực trên thế giới. - Nguyên nhân: + Nguyên nhân lớn nhất làm cho tầng ôdôn bị suy giảm là do chất CFCs. + Ngoài khí CFCs ra, Halons, HCFCs, Methyl (Mêtan), Bromide (Brôm),... cũng đƣợc xem là nguyên nhân gây ra sự suy giảm tầng ozon. Những chất gây nguy hại đối với tầng ozon ở trên đƣợc gọi chung là các chất suy giảm tầng ozon. - Hậu quả: Khi tầng ozon bị suy giảm, cƣờng độ tia tử ngoại (tia cực tím) tới mặt đất sẽ tăng lên, gây ra nhiều tác hại đối với sức khoẻ của con ngƣời và các hệ sinh thái trên Trái Đất. + Ảnh hƣởng đến sức khoẻ con ngƣời: Tăng khả năng mắc bệnh cháy nắng và ung thƣ da; giảm chức năng miễn dịch của cơ thể; gây nên bệnh đục thuỷ tinh thể, quáng gà và các bệnh về mắt. + Ảnh hƣởng đến mùa màng: Tia cực tím chiếu xuống mặt đất về lâu dài sẽ phá huỷ diệp lục trong lá cây, ảnh hƣởng đến vai trò quang hợp của thực vật, khiến cho nông sản bị thất thu.
  • 40. 34 + Ảnh hƣởng đến sinh vật thuỷ sinh: Hầu hết các thực vật phù du, cá con, tôm, các loài ốc sống gần bề mặt nƣớc (đến độ sâu 20m) rất dễ bị tổn thƣơng và mất cân bằng sinh thái của biển do sự tác động của tia cực tím với cƣờng độ mạnh. - Giải pháp: + Hạn chế sử dụng các sản phẩm: tủ lạnh, máy lạnh, máy điều hòa nhiệt độ, bình xịt, máy sấy tóc,... có sử dụng CFCs. + Nhiều nghị định thƣ quốc tế đã đƣợc kí kết, đặc biệt Nghị định thƣ Mon - tre - al vào ngày 16/9/1987 tại Ca - na - đa, Nghị định thƣ Ki - ô - tô kí ở Nhật Bản năm 2000, đƣa ra các giải pháp cần thiết để hạn chế và kiểm soát việc sản xuất và tiêu thụ các chất gây suy giảm tầng ozon. GV tích hợp GDMT: Khai thác vai trò của lớp ozon đối với sinh vật và con người. Nguyên nhân dẫn đến phá hủy tầng ozon là do khí thải của công nghiệp đông lạnh. Qua đó, giáo dục học sinh hạn chế sử dụng các sản phẩm: Tủ lạnh, máy lạnh, máy điều hòa nhiệt độ, bình xịt, máy sấy tóc,... có sử dụng CFCs. GV giáo dục cho học sinh một số cách ứng phó với hiện tượng này như: Xử lí cẩn thận chất CFCs trong tủ lạnh; bảo vệ da, đeo kính râm khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời,... 2.2.3.3. Phương pháp trực quan * Phương pháp sử dụng bản đồ, lược đồ Đây là phƣơng dạy học đặc trƣng cho môn Địa lí ở trƣờng phổ thông. Bản đồ vừa có chức năng minh hoạ, vừa có chức năng là nguồn tri thức. Vì vậy, trong dạy học, giáo viên có thể sử dụng bản đồ để minh hoạ, phân tích nội dung bài học (ví dụ, chỉ rõ sự phân bố của các sự vật, hiện tƣợng địa lí trên bản đồ,...) và để hƣớng dẫn học sinh tìm tòi, khám phá kiến thức. Qua đó, giáo viên hình thành và rèn luyện cho học sinh kĩ năng đọc, phân tích bản đồ. Để nhận thức kiến thức mới, trong đó có những kiến thức về môi trƣờng. Giáo viên cần chú ý giám sát việc học sinh sử dụng bản đồ theo các bƣớc đã đƣợc quy định. Đối với học sinh THPT, nên tập trung vào việc khám phá các mối liên hệ tƣơng hỗ và nhân quả, vạch ra các dấu hiệu không thể hiện một cách trực tiếp trên bản đồ, nhƣng có liên quan tới các dấu hiệu biểu hiện của chúng. Câu hỏi gắn với bản đồ
  • 41. 35 thông thƣờng có dạng: Ở đâu? Tại sao ở đó? Chúng có mối quan hệ với nhau nhƣ thế nào? Hãy quan sát và nêu các đặc điểm chủ yếu của sự vật?... Vận dụng: Bài 37 - Địa lí các ngành giao thông vận tải (SGK Địa lí 10, trang 142). Mục V. Đƣờng biển Giáo viên cho HS quan sát lƣợc đồ hình 37.3 (SGK Địa lí 10, trang 145) Hình 2.1. Các luồng vận tải hàng hóa bằng đường biển chủ yếu trên thế giới (Hình 37.3 - SGK Địa lí 10, trang 145). Yêu cầu HS xác định các luồng vận tải, các cảng biển. Giáo viên cung cấp thêm thông tin về khối lƣợng dầu mỏ chuyên chở trên đƣờng biển quốc tế, giải thích vì sao việc chuyên chở dầu mỏ đe dọa ô nhiễm biển và đại dƣơng. Chỉ cho HS trên bản đồ một số vụ tai nạn tàu chở dầu làm loang dầu lớn nhất trong lịch sử và ảnh hƣởng của nó đến môi trƣờng… GV tích hợp GDMT: Học sinh cần tích cực bảo vệ môi trường vùng biển bằng các hành động: Không vứt rác xuống biển, báo cho các cơ quan chức năng
  • 42. 36 có thẩm quyền khi phát hiện các hiện tượng xả thải trực tiếp xuống sông, biển chưa qua xử lí, tham gia hoạt động tình nguyện thu vớt dầu tràn, dọn dẹp vệ sinh, cảnh quan cho khu vực bờ biển… * Phương pháp sử dụng tranh ảnh, video, phim Tranh ảnh, phim, video cũng là nguồn cung cấp tri thức cho học sinh. Chúng tạo biểu tƣợng cụ thể, rõ nét về các hiện tƣợng Địa lí, trong đó có các hiện tƣợng về ô nhiễm môi trƣờng. Sử dụng có mục đích, phân tích nội dung tranh ảnh, phim, video khai thác các khía cạnh khác nhau của tranh ảnh, phim, video liên quan đến nội dung GDMT sẽ có tác động mạnh tới tâm tƣ, tình cảm và hình thành thái độ đúng cho học sinh trƣớc những vấn đề gay cấn này. Trong thực tế, tranh ảnh, phim, video về môi trƣờng có khá nhiều nhƣ những tranh ảnh, phim, video về hiện tƣợng ô nhiễm không khí, xói lở, ngập lụt, hiện tƣợng vứt rác bừa bãi, khai thác tài nguyên quá mức,… Giáo viên và học sinh có thể thu thập tranh ảnh, xây dựng video clip theo các nội dung liên quan đến vấn đề trên có trong chƣơng trình, sách giáo khoa Địa lí THPT. Vận dụng: Bài 24 - Phân bố dân cƣ. Các loại hình quần cƣ và đô thị hoá (SGK Địa lí 10, trang 93). Mục 3: Đô thị hóa - Ảnh hƣởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội và môi trƣờng. Giáo viên cho học sinh quan sát tranh ảnh về quang cảnh giao thông đƣờng phố đông đúc với mọi loại phƣơng tiện, tắc nghẽn giao thông, nhà ở chen chúc không có quy hoạch, hình ảnh xả thải bừa bãi, các con sông trong thành phố bị ô nhiễm nặng nề...
  • 43. 37 Hình 2.2. Tắc nghẽn giao thông Hình 2.3. Một khu nhà ổ chuột Hình 2.4. Vứt rác bừa bãi
  • 44. 38 Khi sử dụng tranh ảnh, phim, video giáo viên chú ý gợi ý học sinh quan sát, mô tả các sự vật, hiện tƣợng thể hiện trong tranh ảnh, phim, video. Tiếp đó cần tìm các nguyên nhân và hậu quả của hiện tƣợng, sự vật đó; nêu suy nghĩ, cảm nhận của học sinh về nội dung tranh, ảnh, phim, video đƣợc sử dụng. GV tích hợp GDMT: Đô thị là hệ sinh thái nhân tạo, môi trường đô thị phụ thuộc vào các hoạt động sinh hoạt, sản xuất của con người. Muốn đô thị xanh - sạch - đẹp con người cần có ý thức bảo vệ môi trường. Đặc biệt là đối với học sinh, từ những hành động nhỏ như vứt rác đúng nơi quy định, phân loại rác, hạn chế sử dụng bao bì ni lông, chăm sóc cây xanh, khuôn viên, giữ gìn cảnh quan, vệ sinh trường lớp sạch đẹp, tham gia nghiêm túc, đầy đủ các buổi vệ sinh chung… 2.2.3.4. Phương pháp tranh luận Giáo viên lựa chọn nội dung tranh luận là những vấn đề dễ gây tranh cãi, cho học sinh nêu quan điểm và đƣa ra những dẫn chứng bảo vệ quan điểm đó. Vận dụng: Bài 41 - Môi trƣờng và tài nguyên thiên nhiên (SGK Địa lí 10, trang 158). GV: Chia học sinh tham gia thành hai bên. Mỗi bên cử một nhóm từ 3 đến 5 ngƣời làm đại diện để tranh luận với nhau. Số còn lại làm cử toạ. Giáo viên làm trọng tài. GV: Đƣa ra một ý kiến (dƣới dạng một mệnh đề), viết hẳn lên bảng, "Không cần tiết kiệm năng lƣợng, vì con ngƣời có rất nhiều nguồn năng lƣợng phong phú và có thể tìm kiếm đƣợc những nguồn năng lƣợng thay thế khác". HS: Bốc thăm để phân công một nhóm làm "nhóm ủng hộ" và nhóm kia làm "nhóm phản đối". Mỗi nhóm có 5 phút để hội ý, thống nhất đƣa ra các lí lẽ của nhóm mình (mỗi ngƣời trong nhóm chịu trách nhiệm biện hộ cho một lí lẽ). Tranh luận: Nhóm "ủng hộ" cử ngƣời thứ nhất đƣa ra lí lẽ thứ nhất. Nhóm "phản đối" cử ngƣời thứ nhất của mình phản bác lại ý kiến của nhóm kia, đồng thời đƣa ra lí lẽ riêng của nhóm mình. Lần lƣợt nhƣ vậy đối với ngƣời thứ hai, thứ ba,... cho đến hết.
  • 45. 39 Trọng tài giữ cho cuộc tranh luận xảy ra đúng luật. Cử toạ quan sát và bình chọn đội nào có lí lẽ vững vàng và có sức thuyết phục. Kết thúc, GV nhận xét, đánh giá và kết luận về những bài học môi trƣờng. GV tích hợp GDMT: Tài nguyên thiên nhiên là cơ sở vật chất để tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, tài nguyên thiên nhiên trên Trái Đất không phải là vô hạn, có nhiều loại tài nguyên không thể tái tạo được. Do vậy, chúng ta phải sử dụng hợp lí, tiết kiệm, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên để phát triển bền vững. Chúng ta có thể thực hiện những hành động nhỏ bé nhưng thiết thực như tắt điện, tắt quạt khi ra khỏi lớp, sử dụng tiết kiệm nước, bảo vệ cây xanh của nhà trường, khu phố... Để phƣơng pháp tranh luận có kết quả tốt, giáo viên cần quan tâm tới hai khâu rất quan trọng là: Chuẩn bị nội dung tranh luận và tổ chức việc tranh luận. Những bài cho học sinh tranh luận thƣờng là những bài khó về nội dung nhƣng lại có những vấn đề hay, đƣợc nhiều ngƣời quan tâm và nhất là những vấn đề có thể dẫn đến nhiều quan điểm khác nhau, dễ gây tranh cãi. 2.2.3.5. Phương pháp kể chuyện Kể chuyện là một hình thức truyền đạt đặc biệt, trong đó, ngƣời kể chia sẻ với ngƣời nghe những nhận thức, thái độ, tình cảm, những kinh nghiệm, những khuyến cáo đã đƣợc đúc rút. Giáo viên cần sử dụng kĩ năng kể chuyện khi mở bài để gây hứng thú học tập hoặc để dạy những bài học có liên quan đến tích hợp GDMT. Vận dụng: Bài 20 - Lớp vỏ Địa lí. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ Địa lí (SGK Địa lí 10, trang 74). Mục II - Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ Địa lí Giáo viên có thể kể câu chuyện về tai họa sinh thái trên vùng biển Aran: “ Năm 1963, chính quyền Xô Viết cho xây dựng các công trình thủy lợi dẫn nƣớc từ 2 con sông Xƣa Đarria và Amu Đaria về tƣới cho vùng hoang mạc Trung Á. Nhờ có nƣớc, nghề trồng cây ăn quả, bông vải và chăn nuôi đƣợc phát triển thuận lợi. Giữa các hoang mạc khô cằn dần dần mọc lên các thị trấn, các khu dân cƣ cùng các cánh đồng xanh tƣơi, trong khi lƣợng nƣớc đổ vào biển Aran
  • 46. 40 giảm hẳn. Biển cạn dần, nƣớc biển mặn thêm, 24 loài cá một thời là nguồn lợi kinh tế chính của ngƣ dân vùng biển đã gần nhƣ tuyệt chủng và nghề cá ở đây bị lụi bại, biển Aran đang trở thành biển chết; thiệt hại cho ngành hải sản và thủy sản còn lớn hơn nhiều những gì nƣớc 2 con sông đem đến cho vùng Trung Á. Nguy hiểm hơn, vùng đáy biển Aran bị khô cạn lộ ra trên mặt, đất bị khô và hóa mặn, độ ẩm không khí giảm xuống nên các trận bão bụi tăng lên mang theo muối tới các vùng lân cận, làm giảm năng suất cây trồng rõ rệt. Khí hậu quanh vùng trở nên khắc nghiệt hơn. Những hậu quả trên đã gây nguy hại lớn cho đời sống và sản xuất của cƣ dân trên các đồng bằng hạ lƣu sông Amu Đaria và Xƣa Đaria. Tuy nhiên, thật khó có thể trả lại nƣớc 2 con sông cho vùng biển Aran vì vùng Trung Á ngày nay đã có hàng trục triệu ngƣời sinh sống với bao nhiêu đô thị mọc lên ở đó. Đó là thảm họa sinh thái trên vùng biển Aran”. GV tích hợp GDMT: Hậu quả của việc con người can thiệp vào môi trường tự nhiên là do mối quan hệ dây chuyền của các thành phần tự nhiên đưa lại. Do vậy, chúng ta phải thận trọng và cân nhắc kĩ lưỡng trước khi tác động vào các thành phần tự nhiên. Là một học sinh, cần học tập, tìm hiểu về các mối liên hệ trong tự nhiên, mối quan hệ giữa con người và môi trường, để từ đó biết ứng xử phù hợp, tích cực với môi trường, tuyên truyền cho những người xung quanh biết từ một hành động phá rừng, đốt nương làm rẫy sẽ dẫn đến đất bị xói mòn, thoái hóa, dễ xảy ra lũ quét, lũ ống, sạt lở đất, cạn kiệt nguồn nước, mất đi "lá phổi xanh" làm cho Trái Đất nóng lên... Yêu cầu ngƣời kể chuyện phải có khả năng trình bày câu chuyện một cách sinh động và truyền cảm. Giọng nói phải hấp dẫn, lôi cuốn, ngữ điệu lúc to, lúc nhỏ, cao thấp, lên bồng, xuống trầm, phù hợp với nội dung,tình tiết, sự kiện hoặc nhân vật của câu chuyện, tốc độ thay đổi lúc nhanh, lúc chậm, lúc dồn dập, lúc lại suy tƣ. Sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh, âm thanh phù hợp với thời gian xảy ra câu chuyện. Điệu bộ, cử chỉ phải phù hợp, tự nhiên, tránh cƣờng điệu. Muốn câu chuyện hấp dẫn, có sức thuyết phục, ngƣời giáo viên cần: