SlideShare a Scribd company logo
1 of 82
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam là quốc gia sản xuất cà phê và hồ tiêu đứng hàng đầu thế giới. Theo Bộ
NN&PTNT, cà phê và hồ tiêu là những cây trồng chủ lực đem lại giá trị kim ngạch xuất
khẩu tỷ đô. Năm 2017, toàn tỉnh Đăk Lăk có 203.737 ha diện tích trồng cà phê, sản lượng
đạt 409,8 tấn, về hồ tiêu có diện tích 42,6 nghìn ha với sản lượng 68,9 nghìn tấn. Là tỉnh
dẫn đầu cả nước về diện tích, sản lượng cà phê và hồ tiêu của cả nước.
Hiệp hội cà phê Việt Nam (Vicofa) đã xác định trong khi đang giữ một vai trò
quan trọng đối với sự phát triển kinh tế cả nước thì ngành cà phê, hồ tiêu hiện nay đang
phải đối mặt với nhiều thách thức lớn trong đó việc canh tác còn chịu rủi ro khá lớn từ
yếu tố thời tiết và khí hậu.
Đăk Lăk có khí hậu cận xích đạo gió mùa, có mùa khô rõ rệt kéo dài từ tháng 11
đến tháng 4 năm sau nên nguy cơ thiếu nước thường xuyên diễn ra. Các nghiên cứu cho
thấy diện tích được tưới bởi các công trình thủy điện trên địa bàn chỉ chiếm 20%. Số diện
tích còn lại sẽ được tưới bằng các nguồn nước khác hoặc không được tưới. Trong những
năm trở lại đây, tỉnh Đăk Lăk đã có quan tâm đầu tư thêm một số công trình thuỷ lợi để
phục vụ cho mục đích nông nghiệp nhưng vẫn chưa đáp ứng so với nhu cầu. Điều này là
do nguồn vốn đầu tư thiếu, các hồ chứa, sông suối có thể xây dựng thành các công trình
thuỷ lợi còn rất ít. Nguồn nước tưới phục vụ cho sản xuất cà phê, hồ tiêu ở tỉnh Đăk Lăk
được lấy từ hai nguồn chủ yếu là nguồn nước ngầm và nguồn nước mặt. Diện tích cà phê,
hồ tiêu được tưới nước chiếm 91,28% tổng diện tích cà phê, hồ tiêu. Trong đó, tưới bằng
nước ngầm chiếm 68,71%, còn tưới bằng nước mặt chỉ chiếm 23,17%. Hai nguồn nước
này phụ thuộc chặt chẽ vào diễn biến của mùa khô, nhất là tình hình hạn hán. Đợt hạn
vào mùa khô năm 2015 tỉnh có 47.835 ha cà phê bị thiếu nước tưới, 56.138 ha cà phê bị
khô hạn (trong đó có 4. 399 ha bị mất trắng), 4.409 ha hồ tiêu bị thiếu nước tưới (mất
trắng 277 ha) nên hạn hán là vấn đề hàng đầu trong sản xuất cà phê và hồ tiêu.
Hạn hán và thách thức đối với phát triển cây công nghiệp dài ngày mang tính chắt
sống còn nên việc đầu tư nghiên cứu là hết sức cấp bách. Vì vậy, “Nghiên cứu tác động
của hạn hán đến sự phát triển cây công nghiệp dài ngày ở tỉnh Đăk Lăk”, đặc biệt
trong tình hình Đăk Lăk là tỉnh đứng đầu cả nước về sản lượng và là vùng có diện tích
trồng cà phê và tiêu lớn nhất nước ta thì việc nghiên cứu là cần thiết và có nhiều ý nghĩa
đối với Tây Nguyên.
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu
Đánh giá tác động hạn hán thông qua sự thay đổi các yếu tố khí tượng (nhiệt độ,
lượng mưa) đến sự phát triển và sản xuất cây cà phê, hồ tiêu tại tỉnh Đăk Lăkkhu vực
nghiên cứu trong giai đoạn từ 1997 đến 2017. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm
giảm thiểu các thiệt hại do hạn hán đến sản xuất cây cà phê, hồ tiêu.
2.2. Nhiệm vụ
- Tổng quan các vấn đề nghiên cứu có liên quan đến đề tài.
- Khái quát điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh kế - xã hội tỉnh Đăk Lăk.
- Nghiên cứu tình hình hạn hán ở tỉnh Đăk Lăk.
- Đánh giá tác động của hạn hán đến sự phát triển cây cà phê và hồ tiêu trong thời
gian từ 1997-2017 tại tỉnh Đăk Lăk.
- Đề xuất giải pháp giảm thiểu thiệt hại do hạn hán gây ra đối với cây cà phê và hồ
tiêu.
3. GIỚI HẠN, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Giới hạn về đối tƣợng
Đánh giá tác động của hạn hán đến sự phát triển cây cà phê và hồ tiêu.
3.2. Giới hạn về thời gian
Đề tài tiến hành đánh giá thực trạng hạn hán ở tỉnh Đăk Lăk thông qua chỉ số khô
hạn trên cơ sở phân tích chuỗi số liệu khí tượng của các trạm khí tượng trên địa bàn tỉnh
trong giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2017.
3.3. Giới hạn về không gian
Nghiên cứu được thực hiện tại tỉnh Đăk Lăk.
3.4. Giới hạn về nội dung
Có nhiều loại hạn hán có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất cây công nghiệp dài
ngày. Tuy vậy, căn cứ vào các chỉ số của số liệu được quan trắc và thu thập ở những trạm
khí tượng trên địa bàn nghiên cứu, luận văn chỉ đánh giá mức độ hạn khí tượng và hạn
thủy văn và những tác động của nó đến sản xuất cây công nghiệp dài ngày ở tỉnh Đăk
Lăk.
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp tính chỉ số khô hạn được áp dụng ở các vùng,
lãnh thổ khác nhau và chưa có sự thống nhất trong việc sử dụng các phương pháp này.
Do đó, căn cứ vào mục tiêu cũng như các số liệu quan trắc về khí tượng có thể thu thập
phục vụ cho việc tính toán chỉ số khô hạn, luận văn lựa chọn phương pháp tính chỉ số cán
cân nước K của Nguyễn Trọng Hiệu để tính toán mức độ khô hạn ở lãnh thổ nghiên cứu.
Do đối tượng của hoạt động sản xuất cây công nghiệp dài ngày là khá nhiều,
trong lúc địa bàn nghiên cứu rộng và hạn chế về thời gian nghiên cứu nên đề tài chỉ
nghiên cứu tác động của hạn hán đối với sản xuất cây công nghiệp dài ngày là cây cà phê
và hồ tiêu.
4. QUAN ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Quan điểm nghiên cứ
4.1.1. Quan điểm hệ thống
Trong khoa học địa lý, lý thuyết hệ thống đã trở thành một trong những cơ sở lý
luận cơ bản trong quá trình nghiên cứu. Các nhà Địa lý xem hệ thống là một tổng thể các
thành phần nằm trong sự tác động tương hỗ lẫn nhau. Theo quan điểm hệ thống, trong tự
nhiên mọi sự vật hiện tượng trên Trái Đất tồn tại và phát triển trong mối quan hệ biện
chứng với nhau thông qua sự trao đổi vật chất và năng lượng. Với quan điểm này, khi
nghiên cứu khí hậu Đăk Lăk nói chung và hạn hán nói riêng. Quan điểm hệ thống trong
nghiên cứu hạn hán và bất kì yếu tố nào của khí hậu Đăk Lăk phải đặt trong hệ thống
khoa học Việt Nam và toàn cầu.
4.1.2. Quan điểm tổng hợp
Từ sự thừa nhận đối tượng nghiên cứu là một hệ thống hệ thống gì cần chỉ rõ cho
thấy rằng mỗi một hệ thống tự nhiên cũng như một hệ thống địa hệ tự nhiên - kinh tế - kỹ
thuật đều được hình thành, tồn tại và phát triển bởi sự biểu hiện bình đẳng của tất cả các
cấu trúc thành phần. Tuy nhiên trong quá trình tham gia vào hệ thống, vai trò của các cấu
trúc thành phần không giống nhau. Có những cấu trúc thành phần trong quá trình tương
tác với các cấu trúc khác hình thành nên hệ thống có vai trò quyết định nhưng cũng có
những cấu trúc thứ yếu. Xuất phát từ luận điểm trên khi nghiên cứu hệ thống phải xem
xét với tất cả các cấu trúc thành phần nhưng có phân cấp vai trò. Có nghĩa là khi nghiên
cứu hạn hán trong nông nghiệp, người nghiên cứu phải lựa chọn các yếu tố có ảnh hưởng
mạnh, mang tính chi phối nhưng đồng thời cũng xem xét tất cả các yếu tố cơ bản tác
động đồng thời lên hiện tượng hạn hán. Đó là những yếu tố nào, cần nói rõ
4.1.3. Quan điểm lãnh thổ
Hạn hán là một trong những thiên tai đặc biệt nghiêm trọng, tuy nhiên tác động
của nó có sự khác nhau về mức độ và cường độ giữa các quốc gia, trong từng quốc gia
Comment [P1]: Đoạn này cần viết lại.
Comment [A2]:
Formatted: English (U.S.)
cũng có sự phân hóa. Vì vậy, khi nghiên cứu về tác động của hạn hán cần phải đứng trên
quan điểm lãnh thổ. Cần xác định rõ các yếu tố gây nên và biểu hiện của hạn hán để từ đó
xác định đúng mức độ ảnh hưởng của hạn hán đối với sự phát triển cà phê và hồ tiêu ở
tỉnh Đăk Lăk.
4.1.4. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Khi xem xét và đánh giá tác động của hạn hán cần chú ý đến yếu tố lịch sử để thấy
được các quốc gia trên thế giới từ lâu đã có sự quan tâm đến vấn đề này như thế nào,
đồng thời cho thấy đây là một vấn đề còn mới đối với nước ta và chỉ được quan tâm trong
những năm gần đây. Vì vậy quan điểm lịch sử là một quan điểm cần xem xét, đặc biệt khi
tìm hiểu tác động của hạn hán đối với sự phát triển cây cà phê và hồ tiêu ở tỉnh Đăk Lăk.
Nội dung quan điểm này k đúng. K phải là lịch sử nghiên cứu về han hán mà là đặc điểm
của hạn hán trong quá khứ ở tỉnh ĐL là ntn và tương lai sẽ ra sao. Viết lại nhé.
4.1.5. Quan điểm phát triển bền vững
Đánh giá ảnh hưởng của hạn hán đến năng suất cây công nghiệp dài ngày ở tỉnh
Đăk Lăk cần được tiến hành trên quan điểm phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi
trường. Vận dụng quan điểm này, trong đánh giá và đề xuất định hướng phát triển cây cà
phê và hồ tiêu, đề tài không chỉ dựa vào đánh giá tiềm năng tự nhiên của các đơn vị cảnh
quan mình k hề làm phàn này nhé. Viết lại nhé mà còn xem xét đến hiệu quả kinh tế, hiệu
quả xã hội và môi trường của các loại hình sử dụng được lựa chọn, hiện trạng sử dụng đất
cũng như phương hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh....
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp thu thập, phân tích và xử lí số liệu
Bao gồm các tư liệu và bản đồ về các điều kiện tự nhiên như: Địa chất, địa hình, khí
hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật, các thông tin về dân sinh, kinh tế - xã hội tỉnh Đăk
Lăk như dân cư, dân tộc, tập quán canh tác cây trồng, một số tài liệu thuộc các chương
trình, dự án phát triển kinh tế-xã hội miền núi. Tất cả các nguồn tư liệu có liên quan đến
đối tượng và lãnh thổ nghiên cứu được đề tài tiếp cận và vận dụng có chọn lọc trong
nghiên cứu.
4.2.2. Phương pháp bản đồ
ản đồ vừa là phương tiện khai thác thông tin, vừa là yêu cầu bắt buộc thể hiện
kết quả nghiên cứu. Vì vậy, với bất k một công cuộc nghiên cứu địa lý nào, bản đồ vừa
là bắt đầu vừa là kết thúc. Vận dụng phương pháp này trong đề tài, tôi khai thác thông tin
Formatted: English (U.S.)
Formatted: Font color: Auto
từ các bản đồ hành chính, bản đồ mạng lưới thuỷ văn, bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ phân
vùng khí hậu, bản đồ địa hình để xem xét ảnh hưởng của các đặc điểm tự nhiên liên quan
đến vấn đề nghiên cứu.
4.2.3. Phương pháp khảo sát thưc địa
Áp dụng phương pháp này nhằm thu thập tài liêu, tìm hiểu hiện trạng sản xuất và
khảo sát các mô hình trồng cây cà phê và hồ tiêu, kiểm tra đối chiếu các tài liệu về tự
nhiên và kinh tế-xã hội ở trên thực địa. Trong quá trình thực địa, đề tài phối hợp điều tra
phỏng vấn hộ nông thôn nhằm thu thập thông tin của cư dân địa phương. Qua quá trình
nghiên cứu thực địa được tiến hành dựa trên phương pháp khảo sát theo tuyến và điểm
cho các mục tiêu đề tài đặt ra.
4.2.4. Phương pháp chuyên gia
Được vận dụng trong quá trình nghiên cứu nhằm lấy ý kiến của các nhà khoa học
trong việc đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm hạn chế tác động tiêu cực của hạn hán đến
sự phát triển cây cà phê và hồ tiêu và ứng phó với thiên tai này trong chiến lược quy
hoạch cây công nghiệp dài ngày. Đồng thời, đề tài còn tham khảo ý kiến các nhà quản lí
của các ban ngành có liên quan, cán bộ và nhân dân địa phương.
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
5.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần vào việc hoàn thiện cơ sở lí luận của việc
đánh giá tác động của hạn hán đến sự phát triển cây cà phê, hồ tiêu và làm phong phú
thêm hướng nghiên cứu của địa lí ứng dụng phục vụ mục tiêu phát triển bền vững cây cà
phê, hồ tiêu trên lãnh thổ.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Các kết quả nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa cao về mặt thực tiễn, giúp cơ quan
quản lý và cộng đồng có cái nhìn đúng đắn về thực trạng hạn hán và tác động của hạn hán
đến ngành sản xuất cà phê, hồ tiêu của tỉnh Đăk Lăk, đồng thời có các giải pháp phù hợp
để thích nghi.
Đề tài góp phần cung cấp thêm thông tin, biện pháp đảm bảo phát triển sản xuất cây
trồng đặc biệt là cây cà phê, hồ tiêu trong bối cảnh khí hậu diễn biến thất thường như
hiện nay, sự gia tăng các thiên tai trong đó có hạn hán đang diễn ra thường xuyên và với
thời gian kéo dài.
Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lí ở địa phương tỉnh Đăk
Lăk trong việc hoạch định các chính sách phát triển kinh tế - xã hội và ứng phó thiên tai.
Giúp đạt được mục tiêu phát triển ngành sản xuất cà phê, hồ tiêu bền vững.
6. CƠ SỞ TÀI LIỆU
6.1. Nguồn tài liệu sử dụng trong đề tài
Các tài liệu mang tính lí luận về đánh giá tác động của hạn hán đến sản xuất cây
công nghiệp dài ngày trong quy hoạch nông-lâm nghiệp; các đề tài khoa học cấp Nhà
nước; các luận án và các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài.
Số liệu, văn bản, báo cáo của UBND, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở
Khoa học và Công nghệ tỉnh Đăk Lăk, về các chủ trương phát triển kinh tế - xã hội trong
giai đoạn từ 2010 - 2010, 2020 - 2030, về quy hoạch trồng cây công nghiệp, cây cà phê,
hồ tiêu tỉnh Đăk Lăk đến năm 2020, 2030.
Nguồn tư liệu thống kê của Chi cục Thống kê tỉnh Đăk Lăk từ năm 1997 - 2017. Số
liệu điều tra cơ bản về khí tượng - thủy văn của Trạm khí tượng - Thủy văn Đăk Lăk.
6.2. Tƣ liệu bản đồ
Bản đồ hành chính Đăk Lăk, do cục Đo đạc và Bản đồ Nhà nước in; bản đồ khí hậu,
địa hình, thủy văn, đất đai.
Bản đồ phân bố cây công nghiệp dài ngày Đăk Lăk.
7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung chính của luận văn được trình bày
trong 3 chương:
Chương 1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu ảnh hưởng của hạn hán đến cây
công nghiệp dài ngày.
Chương 2. Thực trạng hạn hán và đánh giá tác động của hạn hán đến sản xuất cây
công nghiệp dài ngày (cây cà phê và hồ tiêu) ở tỉnh Đăk Lăk.
Chương 3. Đề xuất các giải pháp hạn chế tác động của hạn hán đến sự phát triển
cây công nghiệp dài ngày (cây cà phê và hồ tiêu) ở tỉnh Đăk Lăk.
Cần thống nhất nên nghiên cứu ảnh hưởng của hạn hán đến sự PHÁT TRIỂN hay
SẢN XUẤT của cây cà phê và hồ tiêu. Tên đề tài là “phát triển” thì nội dung nên bám sát
theo tên
Formatted: Strikethrough
Formatted: Strikethrough
Formatted: Font color: Red
Formatted: Font color: Red
NỘI DUNG
Chƣơng 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG
CỦA HẠN HÁN ĐẾN CÂY CÔNG NGHIỆP DÀI NGÀY
1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1.1. Hạn hán
1.1.1.1. Khái niệm
Hạn là một hiện tượng bình thường, mang tính qui luật. Hạn xuất hiện hầu như ở
tất cả các vùng khí hậu với các đặc trưng rất khác nhau từ vùng này đến vùng khác
(Nguyễn Văn Thắng và ctv, 2007). Từ những năm 1980 đã có hơn 150 khái niệm khác
nhau về hạn. Một số khái niệm khác về hạn:
- “Hạn hán là kết quả của sự thiếu hụt lượng mưa tự nhiên trong một thời kỳ dài,
thường là một mùa hoặc lâu hơn” (Wilhite, 2000).
- “Hạn là một thời kỳ thời tiết khô dị thường đủ dài do thiếu mưa và gây nên sự
mất cân bằng nghiêm trọng về nước; hoặc là sự thiếu mưa trong một thời kỳ dài gây nên
sự thiếu nước cho nhiều hoạt động của các nhóm ngành và nhóm môi trường” (Trần
Thục và ctv, 2008).
Nhưng nhìn chung hạn hán là tình trạng thiếu hụt mưa trong một thời gian tương
đối dài. Tuy nhiên, hạn hán khác với khô cằn. Hạn là một dị thường tạm thời, khác với sự
khô cằn ở vùng ít mưa và là đặc tính thường xuyên của khí hậu (Nguyễn Văn Thắng và
ctv, 2007).
Đề tài sử dụng khái niệm Hạn hán của tác giả nào?
1.1.1.2. Đặc điểm
Hạn hán khác với các thảm họa tự nhiên khác theo các khía cạnh quan trọng sau
(Wilhite, 2000):
- Không tồn tại một định nghĩa chung về hạn hán.
- Hạn hán có sự khởi đầu chậm, là hiện tượng từ từ, dẫn đến khó có thể xác định
được sự bắt đầu và kết thúc một sự kiện hạn.
- Thời gian hạn dao động từ vài tháng đến vài năm, vùng trung tâm và vùng xung
quanh bị ảnh hưởng bởi hạn hán có thể thay đổi theo thời gian.
- Không có một chỉ thị hoặc một chỉ số hạn đơn lẻ nào có thể xác định chính xác
sự bắt đầu và mức độ khắc nghiệt của sự kiện hạn cũng như các tác động tiềm năng của
nó.
- Phạm vi không gian của hạn hán thường lớn hơn nhiều so với các thảm họa khác,
do đó các ảnh hưởng của hạn thường trải dài trên nhiều vùng địa lý lớn.
- Các tác động của hạn nhìn chung không theo cấu trúc và khó định lượng. Các tác
động tích lũy lại và mức độ ảnh hưởng của hạn sẽ mở rộng khi các sự kiện hạn tiếp tục
kéo dài từ mùa này sang mùa khác hoặc sang năm khác.
1.1.1.3. Phân loại
Hạn hán có thể phân loại theo nhiều cách khác nhau. Theo tổ chức Khí tượng Thế
giới (WMO) hạn hán được phân ra 4 loại:
- Hạn khí tượng (Meteorological Drought): “Thiếu hụt lượng mưa trong cán cân
lượng mưa - bốc hơi” (Lê Thị Hiệu, 2012). Trong đó lượng mưa đặc trưng cho phần thu,
lượng bốc hơi đặc trưng cho phần chi. Lượng bốc hơi càng cao càng góp phần làm hạn
gia tăng.
- Hạn nông nghiệp (Agricultural Drought): Thiếu hụt nước mưa dẫn tới mất cân
bằng giữa lượng nước thực tế và nhu cầu nước của cây trồng. Theo Ngô Thị Thanh
Hương (2011), hạn nông nghiệp thường xảy ra ở nơi độ ẩm đất không đáp ứng đủ nhu
cầu của một cây trồng cụ thể ở thời gian nhất định và cũng ảnh hưởng đến vật nuôi và các
hoạt động nông nghiệp khác. Mối quan hệ giữa lượng mưa và lượng mưa thấm vào đất
thường không được chỉ rõ. Sự thẩm thấu lượng mưa vào trong đất sẽ phụ thuộc vào các
điều kiện ẩm trước đó, độ dốc của đất, loại đất, cường độ của sự kiện mưa. Các đặc tính
của đất cũng biến đổi. Ví dụ, một số loại đất có khả năng giữ nước tốt hơn, nên nó giữ
cho các loại đất đó ít bị hạn hơn.
- Hạn thuỷ văn (Hydrological Drought): Hạn thủy văn liên quan đến sự thiếu hụt
nguồn nước mặt và các nguồn nước mặt phụ. Nó được lượng hóa bằng dòng chảy, tuyết,
mực nước hồ, hồ chứa và nước ngầm. Thường có sự trễ thời gian giữa sự thiếu hụt mưa,
tuyết, hoặc ít nước trong dòng chảy, hồ, hồ chứa, làm cho các giá trị đo đạc của thủy văn
không phải là chỉ số hạn sớm nhất (Ngô Thị Thanh Hương, 2011).
- Hạn kinh tế - xã hội khác hoàn toàn với các loại hạn khác. Bởi nó phản ánh mối
quan hệ giữa sự cung cấp và nhu cầu hàng hóa kinh tế (ví dụ như cung cấp nước, thủy
điện), nó phụ thuộc vào lượng mưa. Sự cung cấp đó biến đổi hàng năm như là một hàm
của lượng mưa và nước. Nhu cầu nước cũng dao động và thường có xu thế dương do sự
tăng dân số, sự phát triển của đất nước và các nhân tố khác nữa (Ngô Thị Thanh Hương,
2011).
Hạn khí tượng, hạn nông nghiệp và hạn thủy văn có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau.
1.1.1.4. Nguyên nhân
Có rất nhiều nguyên nhân gây hạn hán, có thể chia thành hai nguyên nhân chính:
- Khách quan: Do các yếu tố tự nhiên như khí hậu (lượng mưa, lượng bốc hơi…)
thất thường, nguồn nước (nước mặt, nước ngầm) cạn kiệt, địa hình và thổ nhưỡng không
thuận lợi… gây ra sự thiếu hụt nước, không đáp ứng được nhu cầu của con người trong
các hoạt động sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, kinh tế - xã hội và môi trường.
- Chủ quan: “Mặc dù hạn hán là một hiện tượng tự nhiên nhưng nó cũng bị tác
động bởi các hoạt động của con người” (Trần Thục và ctv, 2008). Con người đã gây ra
hạn hán góp phần làm cho hạn hán thêm nghiêm trọng vì:
 Tình trạng phá rừng bừa bãi làm mất nguồn nước ngầm dẫn đến cạn kiệt nguồn
nước.
 Việc trồng cây không phù hợp, vùng ít nước cũng trồng cây cần nhiều nước (như
lúa) làm cho việc sử dụng nước quá nhiều, dẫn đến việc cạn kiệt nguồn nước.
 Công tác quy hoạch sử dụng nước, bố trí công trình không phù hợp, làm cho
nhiều công trình không phát huy được tác dụng... Vùng cần nhiều nước lại bố trí công
trình nhỏ, còn vùng thiếu nước (nguồn nước tự nhiên) lại bố trí xây dựng công trình lớn.
 Nhận thức của người dân về sử dụng bền vững tài nguyên còn hạn chế.
 Các hệ thống chính sách còn thiếu đồng bộ.
1.1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hạn hán
Các yếu tố tự nhiên tác động lên hạn hán bao gồm: yếu tố khí tượng, nguồn nước,
địa hình, thổ nhưỡng và rừng…
a. Yếu tố khí tượng
Có rất nhiều yếu tố khí tượng tác động lên hạn hán. Trong đó, hai yếu tố quan
trọng nhất là lượng mưa và lượng bốc hơi.
+ Lượng mưa
“Mưa là yếu tố quan trọng quyết định tình hình hạn hán của khu vực. Nguyên
nhân chính của hạn hán là do thiếu mưa trong một thời gian dài, dẫn đến sự khan hiếm
nước phục vụ cho các hoạt động kinh tế - xã hội và môi trường” (Đào Xuân Học và ctv,
2003). Lượng mưa đóng vai trò quan trọng trong việc sử dụng nguồn nước phục vụ sản
xuất và sinh hoạt. Sự biến đổi lượng mưa trong tương lai, đặc biệt là mưa bất thường vào
mùa mưa và giảm lượng mưa trong mùa khô ảnh hưởng đến các mục đích sử dụng nguồn
nước trên địa bàn. Đồng thời, lượng mưa cũng là nguồn cung cấp bổ sung cho nguồn
nước dưới đất. Cùng với nhiệt độ, lượng mưa thấp có thể gây ra hạn hán trên diện rộng.
+ Lượng bốc hơi
“Hạn được xem như một điều kiện không cân bằng giữa lượng mưa và lượng bốc
hơi trong khu vực. Các nhân tố khác như độ ẩm, nhiệt độ và gió cũng góp phần làm hạn
hán càng trở nên trầm trọng” (Đào Xuân Học và ctv, 2003). Trong đó:
- Độ ẩm tương đối: Là tỷ số phần trăm lượng hơi nước chứa trong không khí và
giới hạn tối đa của hơi nước chứa trong không khí ở cùng nhiệt độ. Nó biểu hiện tính chất
ẩm của không khí trong sự tương quan với nhiệt độ. Độ ẩm càng nhỏ, bốc hơi diễn ra
càng mạnh mẽ.
- Nhiệt độ: Gia tăng nhiệt độ không khí làm quá trình bốc hơi bề mặt tăng nhanh
hơn. Nguồn nước bề mặt tại các sông, kênh rạch và bề mặt đất bị bốc hơi nhanh, ảnh
hưởng đến sự suy giảm nguồn nước mặt và ngay cả nước dưới đất.
Nhiệt độ trong không khí tăng kết hợp độ ẩm tương đối thấp, có tác động đến
lượng nước có sẵn để bổ sung nguồn cung cấp nước ngầm. Nhiệt độ không khí tăng kết
hợp với lượng bốc hơi và nhu cầu thủy lợi cũng tăng sẽ dẫn đến sự suy giảm nguồn nước
ngầm.
- Gió và sự chuyển động đối lưu của không khí: Những nơi có gió và chuyển động
đối lưu mạnh mẽ thì sẽ có lượng bốc hơi và thoát hơi nước cao hơn. Điều này có mối
quan hệ với độ ẩm tương đối; vì nếu không có gió, không khí môi trường xung quanh
không lưu thông, làm cho độ ẩm gia tăng, không tạo điều kiện thuận lợi cho sự bốc hơi
và ngược lại.
- Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng làm ảnh hưởng đến sự bốc hơi như: độ ẩm của
đất, kiểu của thảm thực vật...; thực vật ở những vùng khô cằn như cây xương rồng và
những loại cây giữ nước, sự thoát hơi nước của chúng ít hơn những cây ở những vùng
khác. Ở những nơi có mật độ thảm thực vật mà cao thì có nghĩa là tỷ lệ thoát hơi nước
của thực vật cũng giảm theo.
Lượng bốc hơi có hai loại: lượng bốc hơi thực tế và bốc hơi tiềm năng (PET).
Trong đó, PET là lượng nước lớn nhất có thể bốc thoát qua thảm thực vật dày và trong
điều kiện cung cấp nước đầy đủ, “là yếu tố khí hậu tổng hợp quan trọng có ảnh hưởng
nhiều đến nhu cầu cấp nước và từ đó ảnh hưởng đến tình hình hạn hán” (Đào Xuân Học
và ctv, 2003).
Công thức tính PET theo Ivanov (1948) như sau:
PET = 0,0018 * (T+25)2
* (100-U) (2.1)
Trong đó:
+ T là nhiệt độ không khí (0
C)
+ U là độ ẩm không khí tương đối (%)
b. Nguồn nước
+ Nước mặt
Nước mặt là nước trong sông, hồ hoặc nước ngọt trong vùng đất ngập nước.
“Trữ lượng nước mặt tuy dồi dào nhưng phân bố không đều theo không gian và
thời gian cũng ảnh hưởng đến tình hình hạn hán ở khu vực” (Đào Xuân Học và ctv,
2003).
Nước mặt được bổ sung một cách tự nhiên bởi giáng thủy và chúng mất đi khi
chảy vào đại dương, bốc hơi và thấm xuống đất. Lượng giáng thủy này được thu hồi bởi
các lưu vực, tổng lượng nước trong hệ thống này tại một thời điểm cũng tùy thuộc vào
một số yếu tố khác như khả năng chứa của các hồ, vùng đất ngập nước và các hồ chứa
nhân tạo, độ thấm của đất bên dưới các bể chứa nước này, các đặc điểm của dòng chảy
mặt trong lưu vực, thời lượng giáng thủy và tốc độ bốc hơi địa phương. Tất cả các yếu tố
này đều ảnh hưởng đến tỷ lệ mất nước.
+ Nước ngầm
Nước ngầm là nguồn bổ sung dòng chảy chủ yếu cho sông, suối vào mùa khô.
Nước ngầm hay còn gọi là nước dưới đất, là nước ngọt được chứa trong các lỗ rỗng của
đất hoặc đá. Nó cũng có thể là nước chứa trong các tầng ngậm nước bên dưới mực nước
ngầm. Nước ngầm được khai thác từ các tầng chứa nước dưới đất, có vai trò là kho chứa
nước ngầm và điều tiết dẫn cho nước mặt. Nước ngầm cũng có những đặc điểm giống
như nước mặt như: nguồn vào (bổ cấp), nguồn ra và chứa.
Sự khác biệt chủ yếu với nước mặt là do tốc độ luân chuyển chậm (dòng thấm rất
chậm so với nước mặt), khả năng giữ nước ngầm nhìn chung lớn hơn nước mặt khi so
sánh về lượng nước đầu vào. Nguồn cung cấp nước cho nước ngầm là nước mặt thấm vào
tầng chứa. Các nguồn thoát tự nhiên như sông, suối và thấm vào các đại dương.
c. Địa hình và thổ nhưỡng
+ Độ dốc
Độ dốc là yếu tố đặc trưng cho địa hình vùng đồi núi. Độ dốc cũng là một nhân tố
tự nhiên tác động lên hạn hán. Độ dốc càng lớn thì khả năng giữ ẩm, giữ nước trên bề
mặt và trong đất càng kém.
+ Thổ nhưỡng
Bảng 1.1 Thành phần cơ giới đất và sức chứa ẩm cực đại tương ứng
STT Thành phần cơ giới đất Sức chứa ẩm cực đại (%)
1 Cát (Sand) 10
2 Cát pha thịt (Loamy Sand) 16
3 Sét (Clay) 40
4 Sét pha cát (Sandy Clay) 32
5 Sét pha limôn (Silty Clay) 40
6 Thịt (Loam) 27
7 Thịt pha cát (Sandy Loam) 21
8 Thịt pha limôn (Silty Loam) 30
9 Thịt pha sét (Clay Loam) 29
10 Thịt pha sét và pha cát (Sandy Clay Loam) 36
11 Thịt pha sét và pha limôn (Silty Clay Loam) 28
Đối với mỗi loại đất sẽ có các thành phần cơ giới riêng tương ứng với sức chứa ẩm
khác nhau (Bảng 1.1). Đưa câu này lên phía trên bảng
d. Độ che phủ đất
Một trong những chức năng quan trọng của rừng là nuôi dưỡng nguồn nước, đảm
bảo cân bằng đất và nước. Vào mùa mưa rừng có thể cản nước thông qua tán lá và thảm
lá rụng, làm tăng độ thấm nước mưa vào đất và làm tăng khả năng giữ nước của đất. Nếu
đất không có rừng bảo vệ, sẽ mất đi khả năng giữ nước. Khả năng giữ nước của rừng làm
cho 70% lượng nước mưa được ngấm xuống đất làm nước ngầm.
1.1.1.6. Tác hại của hạn hán
Hạn hán có tác động to lớn đến môi trường, kinh tế, chính trị xã hội và sức khoẻ
con người (Nguyễn Văn Huy, 2011):
- Hạn hán tác động đến môi trường như huỷ hoại các loài thực vật, các loài động
vật, quần cư hoang dã, làm giảm chất lượng không khí, nước, làm gia tăng nguy cơ cháy
rừng, xói lở đất. Các tác động này có thể kéo dài và không khôi phục được.
- Hạn hán tác động đến kinh tế - xã hội như giảm năng suất cây trồng, giảm diện
tích gieo trồng, giảm sản lượng cây trồng, chủ yếu là sản lượng cây lương thực. Tăng chi
phí sản xuất nông nghiệp, giảm thu nhập của lao động nông nghiệp. Tăng giá thành và
giá cả các lương thực. Giảm tổng giá trị sản phẩm chăn nuôi. Các nhà máy thuỷ điện gặp
nhiều khó khăn trong quá trình vận hành.
- Hạn hán là nguyên nhân dẫn đến đói nghèo, bệnh tật thậm chí là chiến tranh do
xung đột nguồn nước
1.1.1.7. Chỉ số khô hạn
Nghiên cứu dự báo hạn hán và xây dựng hệ thống giám sát hạn, trước hết cần phân
tích và lựa chọn được các chỉ số hạn phản ánh sát nhất diễn biến hạn hán thực tế ở địa
phương. Trong cố gắng để định nghĩa hạn hán, rất nhiều chỉ số/hệ số hạn khác nhau đã
được phát triển và áp dụng ở các nước trên thế giới và Việt Nam chẳng hạn: Chỉ số ẩm
Lang (1915), Chỉ số ẩm Koppen (1918), Chỉ số ẩm De Martonne (1926), Chỉ số ẩm
Reidel (1928), Chỉ số ẩm Selianinov (1948), Chỉ số ẩm Thornthwaite (1948), Chỉ số ẩm
Ivanov (1948), Chỉ số khô Budyko (1950), Chỉ số khô Penman, Chỉ số gió mùa GMI, Chỉ
số mưa chuẩn hóa SPI (Standardized Precipitation Index), Chỉ số Sazonov (Sa.I), Chỉ số
Koloskov (1925), Chỉ số Bova (1941), Chỉ số Prescott, Chỉ số Sly (1970), Chỉ số PDSI
(Palmer Drought Severity Index), Chỉ số độ ẩm cây trồng CMI (Crop Moisture Index),
Chỉ số cấp nước mặt SWSI (Surface Water Supply Index), Chỉ số RDI (Reclamation
Drought Index), chỉ số SI (Severity Index), Hệ số thủy nhiệt, Hệ số khô, Hệ số cạn nước
sông, Chỉ số cán cân nước K.
Bảng 1.2. Một số chỉ tiêu/chỉ số tính toán khô hạn và các ngưỡng giá trị của chúng
STT Tên chỉ tiêu tính toán Công thức tính/ Điều kiện khí hậu
1 SI (Severity Index) SI = (R- Rtb)/ R
R : Lượng mưa thời đoạn tính;
Rtb: Lượng mưa trung bình thời đoạn
tính.
Ngưỡng của chỉ tiêu 0,75 - 1,0 Hạn nặng
0,50 - 0,74 Hạn vừa
0,25 - 0,49 Hạn nhẹ
0,0 -0,24 Không hạn
2 Chỉ số chuẩn hóa lƣợng mƣa
SPI (Standardized Precipitation
Index)
SPI = (R - Rtb)/
R: Lượng mưa thời đoạn tính
Rtb : Lượng mưa trung bình thời đoạn
tính
: Độ lệch chuẩn lượng mưa thời đoạn
tính
Ngưỡng của chỉ tiêu > 2,0 Quá ẩm ướt
1,5 - 1,99 Rất ẩm
1,0 - 1,49 Ẩm vừa phải
- 0,99 - 0,99 Gần trung bình
- 1,0 - -1,49 Hơi khô hạn
- 1,5 - -1,99 Hạn nặng
≤ - 2,0 Hạn cực nặng
3 
Chỉ số khô Penman
H = PET/R
PET: ốc thoát hơi tiềm năng thời đoạn
tính
R: Lượng mưa thời đoạn tính
Ngưỡng của chỉ tiêu < 0,5 Rất ẩm ướt
0,5 - 1,0 Ẩm ướt
1,0 - 3,0 Ẩm
3,0 - 7,0 Khô hạn
> 7,0 Hạn
4 Chỉ số Sazonov (Sa.I) Sa.Ii = (Ti/Ti) - (Ri/Ri)
T:Chuẩn sai nhiệt độ thời k i
T: Độ lệch chuẩn nhiệt độ thời k i
R: Chuẩn sai lượng mưa thời k i
R: Độ lệch chuẩn lượng mưa thời k i
Ngưỡng của chỉ tiêu < -2 Úng ngập
< -1 Dư thừa nước
< 1,0 Không khô hạn
≥ 1,0 Khô hạn
≥ 2,0 Hạn nặng
5 Chỉ số cấp nƣớc mặt SWSI
(Surface Water Supply Index)
SWSI = (aPtuyết + bPmưa + cPdòng
chảy + dPdung tích hồ chứa - 50)/12
Ngưỡng của chỉ tiêu ≤ - 4,0 Hạn cực nặng
-4 - -3 Hạn rất nặng
-2,9 - -2 Hạn vừa
-1,9 - -1,0 Hơi khô
-0,99 - 0,99 Gần như bình
thường
1,0 - 1,9 Hơi ẩm
2,0 - 2,9 Ẩm vừa
3 - 4 Rất ẩm
> 4,0 Cực ẩm
6 Chỉ số khô hạn cán cân nƣớc
K (tỷ số giữa phần thu chủ yếu
và phần chi chủ yếu của cán cân
nước)
K i = E i / Ri
E i : Lượng bốc hơi Piche thời đoạn tính
Ri: Lượng mưa thời đoạn tính
Ngưỡng các chỉ tiêu < 0,5 Rất ẩm
0,5 - 1,0 Ẩm
1,0 - 2,0 Hơi khô
2,0 - 4,0 Khô
> 4,0 Rất khô
Tác giả sử dụng chỉ số khô hạn của ai, nói rõ ở phần này. Hạn chế nhắc lại ở
phần chƣơng 2
1.1.2. Ngành nông nghiệp
1.1.2.1. Khái niệm
- Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất
đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu
lao động chủ yếu để tạo ra lương thực thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp.
Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, với nhiều sản phẩm khác nhau, được phân chia
theo các chuyên ngành như:
+ Nông nghiệp thuần gồm: trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ;
+ Lâm nghiệp gồm: trồng rừng, khai thác gỗ, lâm sản ngoài gỗ, dịch vụ lâm
nghiệp. Ngành này có chức năng xây dựng, quản lý bảo vệ rừng, khai thác lợi dụng rừng,
chế biến lâm sản và chức năng môi trường như: phòng chống thiên tai và hình thành các
đặc điểm văn hóa, xã hội của nghề rừng.
+ Thủy sản bao gồm: nuôi trồng và phát triển nguồn lợi thủy sản tại các thủy vực
biển, sông và hồ chứa.
1.1.2.2. Đất trồng cây lâu năm
Đất trồng cây lâu năm (CLN): Là đất trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng
trên một năm từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch kể cả cây có thời gian sinh trưởng như
cây hàng năm nhưng cho thu hoạch trong nhiều năm như thanh long, chuối, dứa, nho…;
bao gồm đất trồng cây công nghiệp lâu năm, đất trồng cây ăn quả lâu năm và đất trồng
cây lâu năm khác.
- Đất trồng cây công nghiệp lâu năm (LNC): Là đất trồng cây lâu năm có sản
phẩm thu hoạch (không phải là gỗ) để làm nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp hoặc
phải qua chế biến mới sử dụng được gồm chủ yếu là chè, cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, ca
cao, dừa…
- Đất trồng cây ăn quả lâu năm (LNQ): Là đất trồng cây lâu năm có sản phẩm thu
hoạch là quả để ăn tươi hoặc kết hợp chế biến.
- Đất trồng cây lâu năm khác (LNK): Là đất trồng cây lâu năm không phải đất
trồng cây công nghiệp lâu năm và đất trồng cây ăn quả lâu năm gồm chủ yếu là đất trồng
cây lấy gỗ, lấy bóng mát, tạo cảnh quan không thuộc đất lâm nghiệp, đất vườn trồng xen
lẫn nhiều loại cây lâu năm hoặc cây lâu năm xen lẫn cây hàng năm.
1.2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA HẠN HÁN TRÊN THẾ
GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.2.1. Trên Thế giới
Trong những thập kỷ gần đây hạn hán xảy ra nhiều nơi trên thế giới, gây nhiều
thiệt hại về kinh tế, ảnh hưởng đến đời sống con người và môi trường sinh thái. Hàng
năm có khoảng 21 triệu ha đất biến thành đất không có năng suất kinh tế do hạn hán.
Trong gần 1/4 thế kỷ vừa qua, số dân gặp rủi ro vì hạn hán trên những vùng đất khô cằn
đã tăng hơn 80% (Lê Thị Hiệu, 2012). Chình vì vậy trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu
về hạn hán. Nổi bật lên trong nghiên cứu hạn trên quy mô toàn cầu là nghiên cứu của
Niko Wanders và ctv (2010). Trong bài, tác giả đã phân tích ưu điểm, nhược điểm của 18
chỉ số hạn hán bao gồm cả chỉ số hạn khí tượng, chỉ số hạn thủy văn, chỉ số độ ẩm, rồi
lựa chọn ra các chỉ số thích hợp để áp dụng phân tích các đặc trưng của hạn hán trong
năm vùng khí hậu khác nhau trên toàn cầu: vùng xích đạo, vùng khô hạn cực, vùng nhiệt
độ ấm, vùng tuyết, vùng địa cực. Ngoài ra, phải kể đến các nghiên cứu về việc ứng dụng
viễm thám và GIS đánh giá nguy cơ hạn hán như: “Ứng dụng viễn thám và GIS đánh giá
hiểm họa hạn hán tại vùng nghiên cứu Gujara” nghiên cứu của Parual Chopra (2006),
“Đánh giá vùng rủi ro hạn tại Đông ắc Thái Lan bằng việc sử dụng dữ liệu viễn thám và
GIS” nghiên cứu của Mongkolsawat.C, etal. (2001)…
Qua các nghiên cứu, đến nay các nước phát triển trên thế giới đã hướng đến việc
quản lý hạn hán. Việc giám sát và quản lý hạn được dựa trên các chỉ số hạn và các
ngưỡng hạn (Tsakiris & nnk, 2004). Hiện nay, rất nhiều chỉ số/hệ số hạn khác nhau đã
được phát triển và ứng dụng ở các nước trên thế giới như: chỉ số ẩm Ivanov (1948), chỉ
số khô Budyko (1950), chỉ số khô Penman, chỉ số gió mùa GMI, chỉ số mưa chuẩn hóa
SPI, chỉ số Palmer (PDSI), chỉ số độ ẩm cây trồng (CMI), chỉ số cấp nước mặt (SWSI),
chỉ số RDI (Reclamation Drought Index)... Kinh nghiệm trên thế giới cho thấy hầu như
không có một chỉ số nào có ưu điểm vượt trội so với các chỉ số khác trong mọi điều kiện.
Do đó, việc áp dụng các chỉ số/hệ số hạn phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng vùng
cũng như hệ thống cơ sở dữ liệu quan trắc sẵn có ở vùng đó.
1.2.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, những nghiên cứu về hạn hán cũng đã được thực hiện đến từng vùng
khí hậu, tỉnh, địa phương. Vào năm 1995, Nguyễn Trọng Hiệu đã nghiên cứu sự phân bố
hạn hán và tác động của hạn hán ở các vùng khí hậu Việt Nam. Các kết quả tính toán cho
thấy, hạn mùa đông chủ yếu ở khu vực Bắc Bộ, Nam Bộ, Tây Nguyên; hạn mùa hè thịnh
hành ở Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ.
Trong đề tài cấp Nhà nước: “Nghiên cứu các giải pháp giảm nhẹ thiên tai hạn hán
ở các tỉnh Duyên hải Miền trung từ Hà Tĩnh đến Bình Thuận”, do Đào Xuân Học -
trường Đại học Thủy lợi làm chủ nhiệm thực hiện từ năm 1999 - 2001. Đề tài đã đánh giá
tình hình hạn hán và ảnh hưởng của hạn hán tới 7 vùng kinh tế của Việt Nam, phân tích
xác định nguyên nhân gây ra hạn hán, phân loại và phân cấp hạn. Dựa trên các nguyên
nhân gây hạn hán, đề tài đã đưa ra các biện pháp phòng chống và giảm nhẹ hạn hán.
Trong báo cáo tổng kết đề tài: “Xây dựng bản đồ hạn hán và mức độ thiếu nước
sinh hoạt ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên năm 2008”, Trần Thục và ctv đã tiến hành
những nghiên cứu đánh giá bổ sung về các điều kiện khí tượng thủy văn nhằm phục vụ
tính toán và đánh giá mức độ khắc nghiệt của hạn hán và tính toán các chỉ số của 3 loại
hạn: hạn khí tượng, hạn thủy văn và hạn nông nghiệp chi tiết đến huyện cho 9 tỉnh vùng
Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
Đề tài cấp Nhà nước: “Nghiên cứu dự báo hạn hán vùng Nam Trung Bộ và Tây
Nguyên và xây dựng các giải pháp phòng chống”, mã số KC.08.22, thực hiện năm 2003 -
2005, do Nguyễn Quang Kim, trường Đại học thủy lợi (cơ sở 2) làm chủ nhiệm đã nghiên
cứu hiện trạng hạn hán, thiết lập cơ sở khoa học cho quy trình dự báo hạn,cơ sở dữ liệu
khu vực nghiên cứu để lập trình các phần mềm tính toán chỉ số hạn và phần mềm dự báo
hạn khí tượng và thủy văn. Việc dự báo hạn được dựa trên nguyên tắc phân tích mối
tương quan giữa các yếu tố khí hậu, các hoạt động ENSO và các điều kiện thực tế vùng
nghiên cứu.
Nhìn chung, cũng như các nghiên cứu trên thế giới, nghiên cứu về hạn hán ở Việt
Nam chủ yếu tập trung đến hạn khí tượng, hạn thủy văn và hạn nông nghiệp. Các đề tài
nghiên cứu hạn hán ở Việt Nam đã được phát triển trong 10 năm trở lại đây, chủ yếu tập
trung vào 2 vấn đề chính sau:
(1) Các nghiên cứu cơ bản về hạn hán và tác động tới dân sinh, kinh tế, xã hội.
(2) Các giải pháp, phòng chống và giảm nhẹ hạn hán bao gồm:
- Giải pháp công trình xây dựng các công trình thu trữ, điều tiết nước;
- Các giải pháp phi công trình nghiên cứu xây dựng các hệ thống dự báo, cảnh báo
sớm, các giải pháp về thể chế chính sách giảm nhẹ hạn hán, sử dụng tài nguyên nước hiệu
quả, hợp lý…
Đào Xuân Học và cộng tác viên, 2003. Hạn hán và những giải pháp giảm thiệt
hại. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội.
Đỗ Đức Dũng, 2009. Phương pháp xác định lưu vực sông. Viện Quy hoạch Thủy
lợi miền Nam, tr 4 - 5. Hội Khoa học đất Việt Nam, 2000. Đất Việt Nam. Nhà xuất bản
Nông Nghiệp Hà Nội. Lê Sâm và cộng tác viên, 2006. Thực trạng tài nguyên đất - nước
và nguy cơ sa mạc hóa, tai biến thiên nhiên trên vùng đất cát ven biển Bình Thuận.
Formatted: Font color: Red
Tuyển tập kết quả Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học Thuỷ lợi Miền Nam. Nhà
xuất bản Nông nghiệp.
Lê Thị Hiệu, 2012. Nghiên cứu đánh giá hạn hán vùng Đồng Bằng sông Hồng.
Luận văn thạc sỹ khoa học, Trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên - Đại học Quốc Gia Hà
Nội.
Ngô Thị Thanh Hương, 2011. Dự tính sự biến đổi của hạn hán ở Việt Nam từ sản
phẩm của mô hình khí hậu khu vực. Luận văn thạc sỹ khoa học, Trường Đại học Khoa
Học Tự Nhiên - Đại học Quốc Gia Hà Nội.
Nguyễn Hu nh Cẩm Duyên, 2009. Biến đổi khí hậu ảnh hưởng và thích ứng của
duyên hải Nam Trung Bộ. Tiểu luận môi trường cơ bản, Trường Đại học Công Nghiệp
TP. Hồ Chí Minh.
Nguyễn Kim Lợi và cộng tác viên, 2007. Hệ thống thông tin địa lý - Phần mềm
ArcView 3.3. Nhà xuất bản Nông Nghiệp TP. Hồ Chí Minh. Nguyễn Quang Kim và cộng
tác viên, 2005. Nghiên cứu dự báo hạn hán vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên và xây
dựng các giải pháp phòng chống. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước KC.08.22.
Nguyễn Văn Thắng và cộng tác viên, 2007. Sử dụng chỉ số chuẩn hóa giáng thủy
để dự báo hạn khí tượng. Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường.
Phạm Thị Thu Ngân, 2011. Ứng dụng công nghệ GIS đánh giá nguy cơ hạn hán
tại huyện Bắc Bình tỉnh Bình Thuận. Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm
TP. Hồ Chí Minh.
Phùng Ngọc Lan và cộng tác viên, 2006. Cẩm nang ngành lâm nghiệp. Bộ nông
nghiệp và phát triển nông thôn, tr 11.
Trần Thục và cộng tác viên, 2008. Xây dựng bản đồ hạn hán và mức độ thiếu
nước sinh hoạt ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Viện Khoa Học Khí Tượng Thủy Văn
và Môi Trường, Hà Nội.
Không được liệt kê các công trình nghiên cứu mà không nói nội dung của nó.
Hoặc là nhóm lại theo nội dung hoặc là phải nói từng công trình một. Formatted: Font color: Red
Chƣơng 2
NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA HẠN HÁN ĐẾN SẢN XUẤT
CÂY CÔNG NGHIỆP DÀI NGÀY Ở TỈNH ĐĂK LĂK
2.1. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÍ TỈNH ĐĂK LĂK
2.1.1. Vị trí địa lý thống nhất là ‘địa lý’ hay ‘địa lí”
Tỉnh Đăk Lăk nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, đầu nguồn của hệ thống sông
Sêrêpôk và một phần của sông Ba, nằm trong khoảng tọa độ địa lý từ 1070
28'57" đến
1080
59'37" độ kinh Đông và từ 120
9'45" đến 130
25'06" độ vĩ ắc, có độ cao trung bình
400 - 800 mét so với mặt nước biển, nằm cách Hà Nội 1.410 km và cách thành phố Hồ
Chí Minh 350 km.
Hình 2.1. Sơ đồ hành chính tỉnh Đăk Lăk
Nếu trên bản đồ đã có tên thì k cần ghi phía dưới hình tên nữa. Nếu ghi tên bản đồ
trên hình thì tên cần phải nằm dưới và có số hiệu hình.
Tỉnh Đăk Lăk có 15 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 01 thành phố, 01 thị xã và
13 huyện. Trong đó có 184 đơn vị hành chính cấp xã, gồm có 152 xã, 20 phường và 12
thị trấn.
Bảng 2.1. Diện tích, dân số của các đơn vị hành chính tỉnh Đăk Lăk năm 2017
Formatted: Font color: Red
STT Tên Diện tích (Km2
) Dân số (Ngƣời)
1 Thành phố Buôn Ma Thuột 377,09 365.080
2 Thị xã Buôn Hồ 282,61 104.742
3 Huyện Ea Súp 1.765,32 66.565
4 Huyện Krông Năng 614,61 126.860
5 Huyện Krông Búk 357,67 64.798
6 Huyện Buôn Đôn 1.410,14 65.189
7 Huyện Cư M‟Gar 824,50 176.435
8 Huyện Ea Kar 1.037,01 154.513
9 Huyện M‟Đrắk 1.336,47 73.203
10 Huyện Krông Pắc 625,76 210.586
11 Huyện Krông Bông 1257,95 97.166
12 Huyện Krông Ana 356,90 87.963
13 Huyện Lắk 1256,07 66.280
14 Huyện Cư Kuin 288,30 106.221
15 Huyện Ea H‟Leo 1.335,08 130.977
Tổng cộng 13.030,48 1896.578
Nguồn: [Niên giám thống kê tỉnh Đăk Lăk năm 2017]
2.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên
Địa chất?
2.1.2.1. Địa hình
Địa hình của tỉnh rất đa dạng: nằm ở phía Tây và cuối dãy Trường Sơn, là một cao
nguyên rộng lớn, địa hình dốc thoải, lượn sóng, khá bằng phẳng xen kẽ với các đồng
bằng thấp ven theo các sông chính. Địa hình của tỉnh có hướng thấp dần từ Đông Nam
sang Tây ắc.
Địa hình đa dạng đồi núi xen kẽ bình nguyên và thung lũng, khái quát có thể chia
thành các dạng địa hình chính sau:
a. Địa hình vùng núi
- Vùng núi cao Chư Yang Sin: Nằm ở phía Đông Nam của Tỉnh với diện tích xấp
xỉ bằng ¼ diện tích tự nhiên toàn Tỉnh, ngăn cách giữa cao nguyên Buôn Ma Thuột và
cao nguyên Lâm Viên (Lâm Đồng), vùng có nhiều dãy núi cao trên 1.500 m, cao nhất là
đỉnh Chư Yang Sin 2.445 m, có đỉnh nhọn, dốc đứng, địa hình hiểm trở. Đây là vùng sinh
Formatted: Font: Not Italic
thủy lớn nhất, đầu nguồn của các con sông lớn như Krông Ana, Krông Nô và là vùng có
thảm thực vật rừng thường xanh quanh năm.
- Vùng núi thấp, trung bình Chư Dơ Jiu: Nằm ở phía Đông ắc của Tỉnh, ngăn cách
thung lũng sông a (Gia Lai) và cao nguyên uôn Ma Thuột, độ cao trung bình 600 -– 700
m, đỉnh Chư Dơ Jiu cao 1.103 m. Địa hình bào mòn, xâm thực, thực vật gồm các loại cây
tái sinh, rừng thưa và đất canh tác nông nghiệp.
b. Địa hình cao nguyên
Chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của Tỉnh, địa hình bằng phẳng, đường Quốc lộ
14 gần như là đỉnh phân thủy, cao ở giữa và thấp dần về hai phía, địa hình thấp dần từ
Đông ắc xuống Tây Nam. Toàn Tỉnh có 2 cao nguyên lớn:
- Cao nguyên Buôn Ma Thuột - Ea H'leo: Là cao nguyên rộng lớn chạy dài từ Bắc
xuống Nam trên 90 km, từ Đông sang Tây 70 km. Phía Bắc cao gần 800 m, phía Nam
400 m, thoải dần về phía Tây còn 300 m. Đây là vùng có địa hình khá bằng phẳng, độ
dốc trung bình 3 - 80
. Phần lớn diện tích cao nguyên này là đất đỏ Bazan màu mỡ và hầu
hết đã được khai thác sử dụng.
- Cao nguyên M'Đrắk: Nằm ở phía Đông Tỉnh tiếp giáp với tỉnh Khánh Hòa, độ
cao trung bình 400 -– 500 m, địa hình cao nguyên này gồ ghề, có các dãy núi cao ở phía
Đông và Nam, khu vực trung tâm có địa hình như lòng chảo cao ở chung quanh và thấp
dần vào trung tâm. Đất Granit chiếm phần lớn diện tích với các thảm thực vật rừng
thường xanh ở núi cao và trảng cỏ ở núi thấp và đồi thoải.
c. Địa hình bán bình nguyên Ea Súp
Là vùng đất rộng lớn nằm ở phía Tây tỉnh, tiếp giáp với các cao nguyên diện tích
gần 500 ngàn ha. Bề mặt ở đây bị bóc mòn, có địa hình khá bằng phẳng, đồi lượn sóng
nhẹ, độ cao trung bình 180 m, dốc dần về hướng Tây, độ dốc chủ yếu 0 - 8o
, có một vài
dãy núi nhô lên như Yôk Đôn cao 470 m, dãy Chư M‟Lanh cao 455 m chạy dài hình
vòng cung từ phía Tây huyện Cư M‟Gar kéo dài qua uôn Đôn, Ea Súp...
Phần lớn đất đai của bán bình nguyên Ea Súp là đất phiến thạch, phiến sét, xám,
tầng mỏng và đặc trưng thực vật là rừng khộp rụng lá vào mùa khô. Đây là vùng khô hạn,
có hệ sinh thái rừng khộp đặc trưng cần được bảo tồn, vùng ven sông Ea H‟leo, Ea Súp
có tiềm năng về sản xuất lương thực nếu được đầu tư xây dựng thủy lợi quy mô lớn.
d. Địa hình vùng bằng trũng Krông Păk - Lăk - Buôn Trấp
Nằm ở phía Đông - Nam của Tỉnh, giữa cao nguyên Buôn Ma Thuột và dãy núi
cao Chư Yang Sin, độ cao trung bình 400 -– 500 m. Đây là thung lũng của lưu vực sông
Sêrêpôk hình thành các vùng bằng trũng chạy theo các con sông Krông Pắc, Krông Ana,
Krông Nô với cánh đồng Lăk - Buôn Trấp rộng khoảng 20.000 ha, đây là vùng trũng bị lũ
lụt vào các tháng 9, 10 hàng năm.
2.1.2.2. Khí hậu
Khí hậu tỉnh Đăk Lăk vừa mang tính chất khí hậu cao nguyên nhiệt đới ẩm, vừa
chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam khô nóng. Tuy nhiên, do độ cao và địa hình chi
phối, nên khí hậu giữa các tiểu vùng có khác nhau. Về sinh thái nông nghiệp, Đăk Lăk
được chia thành các tiểu vùng như sau:
- Tiểu vùng cao nguyên Buôn Ma Thuột gồm thành phố Buôn Ma Thuột, các xã
phía Đông Nam huyện Buôn Đôn, Tây Nam huyện Krông Păk, huyện Cư Kuin, ắc
huyện Krông Bông và huyện Cư M‟Gar. Lượng mưa trung bình năm 1.800 - 2.000 mm,
nhiệt độ trung bình 23 - 240C. Đây là tiểu vùng rất thích nghi các loại cây công nghiệp
dài ngày như cà phê, cao su, hồ tiêu, ca cao, điều và cây ăn quả.
- Tiểu vùng cao nguyên Ea Hleo gồm huyện Ea Hleo, Krông Búk, thị xã Buôn Hồ,
huyện lỵ và các xã phía Tây huyện Krông Năng, lượng mưa trung bình 1.500 -– 1.700
mm, nhiệt độ trung bình 21 - 220
C, địa hình cao, đây là vùng thích nghi các loại cây công
nghiệp dài ngày như cà phê, cao su, hồ tiêu và cây ăn quả.
- Tiểu vùng bình Nguyên Ea Súp: Gồm Ea Súp và các xã phía ắc, Tây ắc
huyện Buôn Đôn. Lượng mưa trung bình năm từ 1.400 mm - 1.600 mm, nhiệt độ cao hơn
các tiểu vùng khác, chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm lớn (120C - 140C), ẩm độ không
khí thấp, khí hậu khô và nóng, nhất là các tháng cuối mùa khô. Tiểu vùng này phù hợp
trồng cây hàng năm như đậu đỗ, bông vải, lúa nước, cây lâu năm gồm điều và cây ăn quả.
- Tiểu vùng đồi núi và cao nguyên M‟Đrăk: Đây là tiểu vùng có lương mưa lớn,
trung bình 1.900 - 2.100 mm, nhiệt độ trung bình 23 - 240
C, thích nghi với chăn nuôi, cây
ăn quả, cây ngắn ngày và trồng rừng nguyên liệu.
- Tiểu vùng đồng bằng Krông Ana - Sê Rê Pốk: Phân bố dọc lưu vực sông Krông
Ana, Krông Nô: bao gồm các xã phía Đông Krông Pắc, huyện Krông Ana. Tiểu vùng này
thích nghi gieo trồng các loại cây hàng năm và cây lâu năm như cà phê, ca cao, điều, cây
ăn quả.
Formatted: Font color: Red
Formatted: Font color: Red
- Tiểu vùng các xã phía Đông huyện Krông Năng, Ea Kar và Tây ắc huyện
Krông Bông, huyện lỵ và các xã phía Đông huyện Krông Păk có lượng mưa 1500-
1600mm; tiểu vùng này phù hợp cây hàng năm, cây lâu năm gồm cà phê, cao su, ca cao,
tiêu, điều và cây ăn quả.
- Tiểu vùng núi cao Chư Yang Sin: Bao gồm khu vực núi cao huyện Lắk, Krông
Bông và một phần núi cao M‟Đrăk. Đây là vùng có lượng mưa lớn, trung bình 2.000 mm,
nhiệt độ trung bình 21 - 230
C.
Điều kiện khí hậu, thời tiết của Đăk Lăk có thuận lợi song cũng có khó khăn cho
sản xuất nông nghiệp. Mùa mưa có đủ độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng cho các loại cây trồng
sinh trưởng, phát triển, mùa khô không có giá rét, nắng nhiều, thuận lợi cho quá trình thu
hoạch, phơi nông sản. Khí hậu 2 mùa r rệt, thuận lợi cho quá trình phát dục, ra hoa đồng
loạt của cây trồng, đặc biệt cây cà phê. Khó khăn là thời tiết chia 2 mùa, mùa mưa lượng
mưa chiếm 90%, tập trung vào các tháng 7,8,9, cường độ lớn gây xói mòn, rửa trôi và
ngập úng cục bộ tại một số vùng thuộc Krông Ana, Lăk và Krông Păk. Mùa khô kéo dài,
khắc nghiệt, tốc độ gió lớn càng làm gia tăng khả năng bốc thoát hơi nước, gây khô hạn
cho hầu hết loại cây trồng.
2.1.2.3. Thủy văn
a. Sông suối
Đăk Lăk có nhiều sông suối, có ba hệ thống sông chính là Sêrêpôk, sông Ba và Ea
Hleo:
- Hệ thống Sông Sêrêpôk: Chiều dài sông chính là 315 km, diện tích lưu vực
30.100 km2 (trong phạm vi của Đăk Lăk khoảng trên 6.280 km2), do hai nhánh sông
Krông Nô và Krông Ana hợp lưu tạo thành.
+ Sông Krông Ana gồm các nhánh chính hợp thành là suối Krông Buk bắt nguồn
từ dãy núi thuộc cao nguyên Buôn Ma Thuột, suối Krông Păk bắt nguồn từ dãy núi phía
Tây tỉnh Khánh Hoà và suối Krông Bông bắt nguồn từ dãy núi phía Đông Nam tỉnh, sông
chính chảy theo hướng Đông - Tây với chiều dài 215 km, diện tích lưu vực 3.200 km2
.
+ Sông Krông Knô bắt nguồn từ dãy núi Chư Jang Sin (cao 2.442 m) chảy theo
hướng Đông Nam - Tây Bắc, toàn bộ lưu vực của sông hầu hết là rừng núi, thượng lưu
hẹp và dốc, bề rộng của dòng sông lớn dần từ thượng lưu xuống hạ lưu, diện tích lưu vực
4.620 km2, trong đó thuộc địa bàn tỉnh Đăk Lăk 3.080 km2, chiều dài sông chính 56 km,
mật độ lưới sông 0,86 km/km2
.
Formatted: Font color: Red
Formatted: Font color: Red
Formatted: Font color: Red
- Hệ thống sông Ba: Lưu vực sông Ba nằm về phía Đông và Đông Bắc tỉnh với
diện tích khoảng 2.824 km2, có hai phụ lưu chính chảy trong phạm vi của tỉnh là: Sông
Krông Hin và sông Krông H‟năng. Hai sông này bắt nguồn từ dãy núi cao, chảy qua các
vùng có lượng mưa lớn và địa hình phức tạp.
+ Sông Krông Hin bắt nguồn từ dãy Cư Mu với đỉnh cao 2.051 m, chiều dài sông
chính 88 km, diện tích lưu vực khoảng 1.040 km2, sông có nhiều bậc thang, độ dốc lòng
sông 15,5%, mật độ lưới sông 0,53km/km2
.
+ Sông Krông H‟năng: ắt nguồn từ dãy núi Chư Tun cao trên 1200m, chảy theo
hướng ắc - Nam, đến huyện Ea Kar, chuyển theo hướng Tây - Đông, sau chảy theo
hướng Nam - ắc và nhập vào sông Ba. Dòng chảy phần lớn nằm trong địa phận của tỉnh
Đắk Lắk, diện tích lưu vực 1.542 km2, chiều dài sông chính 130 km và độ dốc lòng sông:
7,45%. Tổng diện tích lưu vực: 1.840 km2, mật độ lưới sông 0,54km/km2
.
- Hệ thống sông Ea Hleo, Ea Súp: ắt nguồn từ dãy núi Chư Pung phía Tây Bắc
tỉnh, diện tích lưu vực 4.760 km2, thuộc địa bàn các huyện Ea Súp, Ea Hleo, Cư Mgar và
Krông Buk. Hai sông này có lượng nước đến khá, hiện đã xây dựng công trình thủy lợi
quy mô lớn như hồ Ea Súp Thượng.
Nhìn chung hệ thống sông suối của tỉnh Đăk Lăk khá phong phú, phân bố khắp địa
bàn, mật độ sông suối bình quân 0,8 km/km2, những vùng có lượng mưa lớn, mật độ
sông suối dày, ngược lại vùng có lượng mưa nhỏ mật độ sông suối thưa như vùng Ea
Súp, Ea Hleo mật độ 0,2 km/km2
.
Lượng mưa bình quân toàn vùng 1.600 - 2.000 mm, tổng lượng nước đến lãnh thổ
Đắk Lắk 20,5 tỷ m3 nước, chuyển vào dòng chảy sông suối trên địa bàn. Nhưng do lượng
mưa phân bố không đều theo thời gian, theo vùng lãnh thổ và địa hình chia cắt phức tạp,
mùa mưa thường gây ngập úng cục bộ tại một số vùng ven sông thuộc các huyện Krông
Ana, Lăk và Krông Păk, mùa khô thiếu nước nghiêm trọng. Tháng mưa nhiều nhất vào
tháng 8 - 9, mưa ít nhất vào tháng 1, 2, thấp nhất là ở Krông Păk, Krông Bông, phía Tây
M‟Đrăk và Đông Krông Buk.
Đặc điểm thủy văn trên địa bàn là lượng nước các sông suối mùa lũ (thường từ
tháng IX đến tháng XII), chiếm 70 - 80% lượng nước cả năm, lượng nước tháng lớn nhất
chiếm từ 20 - 29% lượng nước cả năm. Lượng nước mùa kiệt (tháng I đến tháng VIII) chỉ
chiếm 20 - 30% lượng dòng chảy cả năm, tháng kiệt nhất chiếm từ 2 - 2,5% lượng nước
cả năm, phía tả sông Sêrêpôk và vùng Ea Súp, lượng nước kiệt không đáng kể sau khi hết
mưa.
b. Hồ: Ngoài hệ thống sông chảy qua lãnh thổ của Đăk Lăk, do đặc điểm địa hình,
sự ưu đãi của thiên nhiên trên địa bàn tỉnh đã hình thành các hồ tự nhiên, trong đó có hồ
Lăk diện tích mặt thoáng rộng trên 500 ha, độ sâu hàng chục mét, dung tích nước lớn.
Đây có thể coi là các “kho” chứa nước trên cao nguyên Đăk Lăk phục vụ cho các nhu cầu
dân sinh kinh tế, cấp nước cho sản xuất nông, công nghiệp, sinh hoạt, nuôi trồng thủy
sản, du lịch, bảo vệ môi trường…
c. Nước ngầm
Qua nghiên cứu thăm dò của: Liên đoàn địa chất, thủy văn - Địa chất công trình;
Trung tâm nghiên cứu môi trường địa chất thuộc trường Đại học Mỏ - Địa chất và Trung
tâm tư vấn công nghệ môi trường thuộc Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam đánh giá trữ
lượng và tài nguyên nước ngầm trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk tương đối phong phú, phân bố
rộng lớn ở khối Bazan Buôn Ma Thuột - Krông Buk, ở một số khối Bazan khác trữ lượng
nước ngầm nhỏ hơn. Tại những khu vực này, nhất là ở độ sâu 40 - 90 mmét, nguồn nước
ngầm khá lớn, có thể khai thác phục vụ sinh hoạt, công nghiệp và sản xuất nông nghiệp
qua giếng đào, giếng khoan. Nhưng ở một số khu vực như M'Đrăk, Krông Bông, Ea Kar,
phía Đông huyện Ea H‟leo lượng nước ngầm rất kém và việc đầu tư khai thác đòi hỏi
nguồn kinh phí lớn.
Bảng 2.2. Trữ lượng khai thác nước dưới đất trong các vùng thăm dò
Vùng
Trữ lƣợng khai thác ứng với các cấp
(m3
/ngày)
Kí hiệu tầng phức
hệ chứa nƣớc
A B C1 C2
Ea H‟leo 4.220 359.838 {N2 - Q1}
Buôn Hồ - Cư M„
gar 16.922 178.454 {N2 - Q1}
Buôn Ma Thuột 1.043 7.157 18.950 63.265 {N2 - Q1}
Tây Buôn Ma Thuột 1.273 117.272 {N2 - Q1}
Thị trấn Phước An 5.729 117.272 {N2 - Q1}
Krông Pắc 630 53.778 {N2 - Q1}
Krông Ana 4.359 37.520 {N2 - Q1}
M‟Đrắk 280 1137520 {N2 - Q1}
Formatted: Strikethrough
Ea Ktua 1.787 25.704 {N2 - Q1}
Đông Krông Pắc - Lắk 4.650 102.922 {N2 - Q1}
Nguồn: Trung tâm nghiên cứu môi trường địa chất tỉnh Đăk Lăk
Địa bàn Đăk Lăk có nguồn nước khá phong phú, lượng mưa cao, mô đun dòng
chảy trung bình năm (Mo) 23,5 l s km2, tổng lượng nước mặt 9,643 tỷ m3 nước. Mực
nước dưới đất trên địa bàn tỉnh dao động ở mực nước trung bình nhiều năm, một số khu
vực có suy giảm song trong giới hạn cho phép (theo Liên đoàn địa chất, thủy văn - Địa
chất công trình), đây là tiền đề quan trọng để xây dựng các công trình thủy lợi và khai
thác nguồn nước phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững và đảm bảo cân bằng nước
phục vụ cho nhu cầu dân sinh, kinh tế. Qua kết quả về khai thác, sử dụng nguồn nước và
hiện tượng hạn hán trong một số năm qua càng chứng tỏ việc bố trí cơ cấu cây trồng, mùa
vụ liên quan mật thiết với công tác thủy lợi, do đó việc xây dựng kế hoạch quản lý, khai
thác, sử dụng nguồn nước hợp lý, khoa học là yêu cầu hết sức cấp bách, nhằm mang lại
hiệu quả cao, bền vững và phòng tránh thiên tai.
2.1.2.4. Thổ nhưỡng
Một trong những tài nguyên lớn được thiên nhiên ưu đãi cho Đăk Lăk đó là tài
nguyên đất. Toàn tỉnh có diện tích tự nhiên là 13.085 km2, trong đó:
+ Nhóm đất phù sa (P) - Ký hiệu P: Diện tích 55.206 ha chiếm 4,21% diện tích tự
nhiên (DTTN), địa hình bằng phẳng, phân bố ven sông Krông Ana, Krông Nô. Đây là
nhóm đất tốt về tính chất hóa, lý, hiện tại hầu hết diện tích đã được sử dụng trồng lúa
nước và các loại cây trồng khác, chủ yếu cây hàng năm .
+ Nhóm đất đỏ vàng - Ký hiệu F: Diện tích 958.517 ha, chiếm 73,03% DTTN,
phân bố tập trung tại các khối bazan Buôn Ma Thuột và Ea Hleo. Nhóm đất đỏ vàng có
các đơn vị phân loại: Đất nâu đỏ trên đá Macma bazơ và trung tính (Fk: 289.813 ha), đất
đỏ vàng trên đá Sét và biến chất (Fs: 231.608 ha), đất vàng đỏ trên đá Macma axít (Fa:
250.969 ha), đất nâu vàng trên đá Macma bazơ và trung tính (Fu: 28.156 ha), đất vàng
nhạt trên đá Cát (Fq: 156.690 ha),… Đất hình thành và phát triển trên các cao nguyên
bazan, bề mặt tương đối bằng, đất có độ dốc dưới 150 chiếm trên 62%, tầng đất dày 1
(trên 100 cm) chiếm 40,68%. Nhóm đất này rất thích nghi với các loại cây công nghiệp
dài ngày có giá trị hàng hóa và xuất khẩu cao như cà phê, cao su, tiêu, ca cao,.... Hiện tại
nhóm đất này đã được khai thác sử dụng vào trồng cây công nghiệp dài ngày ở mức độ
cao.
Formatted: Font color: Red
Formatted: Font color: Red
Formatted: Strikethrough
Formatted: Font color: Red
Formatted: Strikethrough
+ Nhóm đất xám và bạc màu - Ký hiệu X; B: Diện tích 144.822 ha, chiếm 11,03%
DTTN toàn tỉnh, phân bố ở hầu hết các huyện và chủ yếu trên dạng địa hình bằng, đất có
độ dốc dưới 150 là 136.716 ha, chiếm 94,40%. Đất có độ phì thấp, phản ứng rất chua, lân
tổng số nghèo, lân dễ tiêu rất nghèo. Hiện tại phần lớn diện tích đã sử dụng cho sản xuất
nông nghiệp.
+ Nhóm đất đen - ký hiệu R: Diện tích 27.081 ha chiếm 2,06 % DTTN toàn tỉnh,
phân bố xung quanh các miệng núi lửa, vùng rìa các khối bazan và các thung lũng bazan,
phân bố ở chủ yếu trên dạng địa hình bằng, đất có độ dốc dưới 150 là 18.248 ha, chiếm
68,77% và tập trung ở các huyện Cư M‟gar, Krông Păk, thành phố Buôn Ma Thuột,…..
Hiện tại sử dụng chủ yếu trồng cây lâu năm.
+ Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá - Ký hiệu E: Diện tích 27.538 ha chiếm 2,10%
DTTN toàn tỉnh, phân bố chủ yếu ở huyện Ea H‟leo (20.784 ha), huyện Ea Súp (5.604
ha), chủ yếu phân bố ở địa hình độ dốc lớn, sử dụng cho sản xuất nông nghiệp hạn chế,
hiện tại chủ yếu sử dụng cho mục đích lâm nghiệp.
+ Ngoài ra còn nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi (H), đất thung lũng do sản phẩm
dốc tụ (D) phân bố rải rác ở các huyện trong tỉnh.
Đất đai thuộc địa bàn tỉnh Đắk Lắk tương đối thuận lợi cho phát triển sản xuất
nông nghiệp đa dạng (dễ khai thác, đầu tư cải tạo thấp, độ an toàn sinh thái cao). Nhóm
đất đỏ vàng có diện tích lớn, địa hình tương đối bằng và là loại đất rất phù hợp cho phát
triển cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su, v.v. Ngoài ra còn có nhiều loại đất
khác như đất phù sa, đất xám, đất đen, đất mùn vàng đỏ trên núi, đất thung lũng dốc tụ,…
thích hợp nghi với cây công nghiệp ngắn ngày, cây lương thực, rau màu, cây ăn quả và
một số cây lâu năm khác.
Formatted: Font color: Red
Formatted: Font color: Red
Hình 2.2. Sơ đồ các nhóm đất chính tỉnh Đăk Lăk
Tên các nhón đất trên bản đồ và tên các nhóm đất ở phần phân tích phải khớp
nhau. Không có đất Glay, đất mới biến đổi, đất nấu bán khô hạn, đất có tầng sét chặt…
2.1.2.5. Lớp phủ thực vật
Năm bao nhiêu? Sau khi chia tách tỉnh, diện tích đất có rừng của Đăk Lăk là
608.886,2 ha, trong đó rừng tự nhiên là 594.488,9 ha, rừng trồng là 14.397,3 ha.
Rừng Đăk Lăk được phân bố đều khắp ở các huyện trong tỉnh, đặc biệt là hành lang biên
giới của tỉnh giáp Campuchia. Rừng Đăk Lăk phong phú và đa dạng, thường có kết cấu 3
tầng: cây gỗ, có tác dụng phòng hộ cao; có nhiều loại cây đặc sản vừa có giá trị kinh tế,
vừa có giá trị khoa học; phân bố trong điều kiện lập địa thuận lợi, nên rừng tái sinh có
mật độ khá lớn. Do đó rừng có vai trò quan trọng trong phòng chống xói mòn đất, điều
tiết nguồn nước và hạn chế thiên tai. Rừng Đăk Lăk có nhiều loại động vật quý hiếm
phân bổ chủ yếu ở vườn Quốc gia Yok Đôn và các khu bảo tồn Nam Kar, Chư Yangsin...
có nhiều loại động vật quý hiếm ghi trong sách đỏ nước ta và có loại được ghi trong sách
đỏ thế giới. Rừng và đất lâm nghiệp có vị trí quan trọng trong quá trình phát triển KT-XH
của tỉnh.
Formatted: Font: Not Italic
Hình 2.3. Sơ đồ tài nguyên sinh vật tỉnh Đăk Lăk
Sửa lại tên hình là thảm thực vật, nếu là sinh vật phải có cả động vật.
2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội
2.1.3.1. Dân cư và lao động
Dân số của tỉnh năm 2017 là 1.896,6 nghìn người, gồm: dân số nam 954,4 nghìn
người, chiếm 50,3% tổng dân số và dân số nữ 942,2 nghìn người, chiếm 49,7%; dân số
thành thị 450,6 nghìn người, chiếm 24,3% tổng dân số và dân số nông thôn 1.403,1 nghìn
người, chiếm 75,7%.
Cộng đồng dân cư Đăk Lăk gồm 47 dân tộc. Trong đó, người Kinh chiếm trên
70%; các dân tộc thiểu số như Ê Đê, M'nông, Thái, Tày, Nùng... chiếm gần 30% dân số
toàn tỉnh. Dân số tỉnh phân bố không đều trên địa bàn các huyện, tập trung chủ yếu ở
thành phố Buôn Ma Thuột, thị trấn, huyện lỵ, ven các trục Quốc lộ 14, 26, 27 chạy qua
như Krông Búk, Krông Pắk, Ea Kar, Krông Ana. Các huyện có mật độ dân số thấp chủ
yếu là các huyện đặc biệt khó khăn như Ea Súp, Buôn Đôn, Lắk, Krông Bông, M‟Đrắk,
Ea Hleo...
Trên địa bàn tỉnh, ngoài các dân tộc thiểu số tại chỗ còn có số đông khác dân di cư
từ các tỉnh phía ắc và miền Trung đến Đăk Lăk sinh cơ lập nghiệp. Trong những năm
gần đây, dân số của Đăk Lăk có biến động do tăng cơ học, chủ yếu là di dân tự do, điều
Formatted: Font: Not Bold
này đã gây nên sức ép lớn cho tỉnh về giải quyết đất ở, đất sản xuất và các vấn đề đời
sống xã hội, an ninh trật tự và môi trường sinh thái.
Đăk Lăk là tỉnh có nhiều dân tộc cùng chung sống, mỗi dân tộc có những nét đẹp
văn hoá riêng. Đặc biệt là văn hoá truyền thống của các dân tộc Ê Đê, M'Nông, Gia
Rai… với những lễ hội cồng chiêng, đâm trâu, đua voi mùa xuân; kiến trúc nhà sàn, nhà
rông; các nhạc cụ lâu đời nổi tiếng như các bộ cồng chiêng, đàn đá, đàn T'rưng; các bản
trường ca Tây Nguyên... là những sản phẩm văn hoá vật thể và phi vật thể quý giá, trong
đó “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” đã được tổ chức UNESCO công nhận
là kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Tất cả các truyền
thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc tạo nên sự đa dạng, phong phú về văn hóa của Đăk
Lăk .
2.1.3.2. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đăk Lăk năm 2017
Chuyển mục này thành tình hình phát triển các ngành kinh tế
- Tổng sản phẩm xã hội (GRDP- theo giá so sánh 2010) đạt 47.761 tỷ đồng. Trong
đó:
+ Ngành nông, lâm, thủy sản đạt 19.468 tỷ đồng, tăng 4,25% so với năm 2016.
+ Ngành công nghiệp - xây dựng đạt 7.998 tỷ đồng, tăng 10,6% so với năm 2016.
+ Ngành dịch vụ đạt 19.240 tỷ đồng, tăng 9,97% so với năm 2016.
- Cơ cấu kinh tế có nhiều bước chuyển dịch hợp lý: Nông, lâm, thủy sản đạt
42,51%; công nghiệp - dịch vụ đạt 16,01%; dịch vụ đạt 39,29%; thuế sản phẩm đạt
2,19%.
- Huy động vốn đầu tư toàn xã hội 22.729 tỷ đồng, tăng 33,63% so với năm 2016.
- Tổng kim ngạch xuất khẩu thực hiện 575 triệu USD, tăng 4,55% so với năm
2016. Tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 38 triệu USD, tăng 95,9% so với năm 2016.
- Tỷ lệ hộ nghèo giảm 2,59% so với năm 2016, trong đó tỷ lệ hộ nghèo dân tộc
thiểu số giảm 4,19% so với năm 2016.
- Có 27.870 lao động được giải quyết việc làm trong năm. Tỷ lệ lao động được
đào tạo so với tổng lao động chiếm 54%. Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị khoảng
2,7%, giảm 0,15% so với năm 2016.
2.1.3.3. Cơ sở hạ tầng
a. Giao thông vận tải
Hệ thống giao thông đường bộ Đăk Lăk như sau:
Formatted: Strikethrough
Formatted: Font color: Red
- Mạng đường Quốc lộ: có tổng chiều dài 576,5 km gồm các tuyến Quốc lộ 26,
27, 29, 14, 14C. Tổng các cầu trên các đường Quốc lộ là 114 cầu với chiều dài 4.198,6 m.
- Mạng đường tỉnh: gồm 13 tuyến với tổng chiều dài 457 km, quy mô các tuyến
đường tỉnh thuộc cấp IV miền núi, đường 02 làn xe. Tổng số cầu trên các đường tỉnh là
78 cầu với tổng chiều dài vào khoảng 1.190 m.
- Đường đô thị: hiện có 751,07 km đường đô thị. Các đường đô thị tập trung trên
địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, thị xã Buôn Hồ và các thị trấn của huyện.
- Mạng đường huyện: có chiều dài 1403,82 km, các đường huyện thường là cấp V
và cấp VI miền núi. Trên các đường huyện có khoảng 67 cầu với tổng chiều dài khoảng
937,8 m.
- Mạng đường xã và đường thôn, buôn: mạng đường xã của các huyện có chiều
dài 3.220,07 km, hiện nay chỉ còn 03 xã chưa có đường tới trung tâm xã. Mạng đường
thôn, buôn tương đối phát triển với tổng chiều dài 4.079,32 km.
- Đường chuyên dùng của các nông trường và lâm trường với tổng chiều dài
khoảng 675 km, chủ yếu là đường đất.
Đăk Lăk có khoảng 544 km đường sông do các sông Sêrêpôk, Krông Nô, Krông
Na… tạo thành. Tổng số phương tiện thủy nội địa đang hoạt động trên địa bàn một số
huyện, thành phố hiện nay là 834 phương tiện. Hệ thống bến thủy nội địa gồm có 04 bến
xếp cát là Qu nh Ngọc, Giang Sơn, Lang Thái và Cư Pâm. Các bến đò ngang sông gồm
có: Buôn Trấp, Bình Hòa, Quảng Điền, Krông Nô và Buôn Jul.
b. Hệ thống điện
Mạng lưới cung cấp điện của Đăk Lăk ngày càng được tăng cường cả về số lượng
và chất lượng, đảm bảo cung cấp điện ổn định cho sản xuất và sinh hoạt; đặc biệt vào các
tháng mùa khô hạn. Hiện nay, hệ thống điện Đăk Lăk gồm các nhà máy thủy điện
(NMTĐ) công suất lớn đấu nối vào lưới điện quốc gia như: NMTĐ Buôn Kuốp; NMTĐ
Buôn Tua Sarh; NMTĐ Sêrêpốk 3, NMTĐ Sêrêpốk 4, NMTĐ Krông H‟Năng, NMTĐ
Sêrêpốk 4A với tổng công suất 794 MW. Năm 2013 đạt tổng sản lượng điện 2.677 triệu
KWh.
Ngoài các nguồn thủy điện lớn, trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk còn có 14 thủy điện vừa
và nhỏ đấu nối vào lưới điện 35,22kV với tổng công suất 84,09 MW, năm 2013 có tổng
sản lượng điện đạt 396 triệu KWh.
Hệ thống lưới điện trên địa bàn tỉnh gồm: đường dây 500kV, 220kV, 110kV,
35kV, 22kV, 10kV, 0,4kV. Toàn tỉnh có 02 trạm biến áp 220 kV; 9 trạm biến áp 110kV;
01 trạm biến áp 35 kV; 01 trạm biến áp 22 và 10 /0,4 kV; 407.640 công tơ 1 pha và
28.312 công tơ 3 pha. Nhìn chung, hệ thống điện của tỉnh cơ bản đáp ứng nhu cầu cung
cấp điện, trong đó có công tác cung cấp điện phục vụ tưới trong mùa khô hạn.
c. Hệ thống ưu chính viễn thông
Trong những năm qua, hệ thống bưu chính, viễn thông của Đăk Lăk đã phát triển
mạnh mẽ và rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thông tin
liên lạc trong tỉnh, trong nước và quốc tế.
Hiện nay, có 184/184 xã phường, thị trấn có điện thoại, đạt tỉ lệ 100%; mạng di
động đã phủ sóng 15/15 huyện, thị xã, thành phố. Tốc độ phát triển máy điện thoại hàng
năm tăng nhanh, đến hết năm 2013, tổng thuê bao điện thoại là 1.577.976 thuê bao (Cố
định là 96.840 thuê bao, Di động là 1.481.136 thuê bao) đạt mật độ 87,83 thuê bao/100
dân.
d. Hệ thống đài trạm khí tượng - thủy văn
Trên địa bàn tỉnh mạng lưới điều tra cơ bản của Trung ương có 06 trạm khó tượng,
3 trạm thủy văn, 4 điểm đo mưa nhân dân. Ngoài ra mạng đo mưa tự động dung riêng của
tỉnh phục vụ công tác dự báo, thông báo và cảnh báo thiên tai tại các cộng đồng có 25
trạm. Tuy nhiên, do địa hình chia cắt phức tạp và đa dạng nên mạng lưới trạm khí tượng
thủy văn như hiện nay còn khá thưa thớt so với yêu cầu, đặc biệt rất thiếu các trạm quan
trắc mực nước tại vị trí đầu nguồn các sông chính nên chưa đảm bảo thông tin phục vụ
cho công tác nghiên cứu dự báo và phòng, chống thiên tai; trong đó có hạn hán.
* Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trƣờng
+ Lợi thế
Đăk Lăk có vị trí địa lý thuận lợi: Nằm ở vị trí trung tâm vùng; là đầu mối giao
thông của Tây Nguyên, có các tuyến đường quan trọng đi qua như đường Hồ Chí Minh,
QL14, QL26, QL27, nối tỉnh với các khu vực phát triển năng động của vùng Tây
Nguyên, duyên hải Trung bộ, Đông Nam ộ; có đường hàng không nối với các trung tâm
kinh tế lớn như Đà Nẵng - Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh.
Đăk Lăk nằm trong vùng tam giác phát triển của 3 nước Việt Nam - Lào và
Campuchia là trung tâm kinh tế Khoa học Công nghệ của Vùng Tây Nguyên, khi mạng
lưới giao thông nối liền với khu vực hành lang kinh tế Đông Tây của các nước ASEAN
sẽ mở ra cơ hội giao lưu, đầu tư, trao đổi kinh tế văn hóa tạo điều kiện cho kinh tế của
tỉnh phát triển.
Tài nguyên đất đai rộng lớn, có nhiều vùng sinh thái thích nghi với nhiều loại cây
trồng tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa nông nghiệp đa dạng về chủng loại, nhiều về số
lượng, chất lượng đặc trưng như cà phê uôn Ma Thuột nổi tiếng với sản lượng hàng năm
chiếm 50% sản lượng cả nước và được thế giới biết đến, sản lượng xuất khẩu cà phê, hồ
tiêu đứng đầu cả nước, ca cao, cao su, các loại cây ăn trái như bơ, sầu riêng... các loại cây
lương thực như ngô, lúa nước cũng đảm bảo cân đối lương thực tại chỗ và làm nguyên liệu
cho công nghiệp chế biến. Có diện tích đồng cỏ, mặt nước, và nguyên liệu làm thức ăn
chăn nuôi, là tiềm năng phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp với nhiều loại truyền
thống như trâu, bò, lợn, gia cầm, ong… và các loại thú rừng như chồn, nhím, lợn rừng, ba
ba, cá sấu... đặc biệt là các loài cá nước lạnh như cá hồi, cá tầm đã nuôi thành công mở ra
triển vọng cho ngành thủy sản.
Là tỉnh có tiềm năng về thủy điện, khoáng sản, đã và đang được khai thác mang lại
nguồn lợi kinh tế lớn cho tỉnh, là cơ sở để phát triển công nghiệp năng lượng, công
nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.
Với cảnh quan thiên nhiên đa dạng cùng với nền văn hóa giàu bản sắc của các dân
tộc bản địa, nhiều lễ hội truyền thống trong đó có không gian văn hóa cồng chiêng đã
được UNESCO công nhận là di sản văn hóa là cơ sở để Đăk Lăk phát triển du lịch.
Dân cư trên địa bàn mang đặc điểm của nhiều vùng miền khác nhau tạo nên những
truyền thống đa dạng về văn hóa và phong tục tập quán, lực lượng lao động dồi dào có
trình độ văn hóa, đội ngũ cán bộ KHKT được đào tạo từ nhiều nguồn có chất lượng là cơ
sở để Đăk Lăk phát triển.
+ Hạn chế
Tuy có vị trí quan trọng đối với cả nước và Tây Nguyên, nhưng lại nằm khá xa các
vùng kinh tế động lực của cả nước, xa các cảng biển, hệ thống hạ tầng chưa phát triển,
giao thông nối liền với các vùng miền nhưng chưa được đầu tư nâng cấp, mở rộng nên
việc giao lưu còn rất nhiều khó khăn. Đây là hạn chế khá lớn.
Là địa bàn có nhiều tiềm năng, nhưng nguồn lực của tỉnh chưa đáp ứng được nhu
cầu đầu tư phát triển, nguồn thu ngân sách hàng năm chỉ đảm bảo chi thường xuyên, chi
cho đầu tư phát triển ngân sách Trung ương hỗ trợ, thu hút vốn đầu tư nước ngoài rất ít.
Quy mô nền kinh tế còn nhỏ, cơ cấu kinh tế của tỉnh có chuyển biến theo hướng
tích cực, nhưng kinh tế nông nghiệp vẫn chủ đạo chiếm gần 50% giá trị, sản xuất và tiêu
thụ sản phẩm nông nghiệp không ổn định, thời tiết khí hậu diễn biến theo hướng bất lợi
cho sản xuất. Sản xuất công nghiệp, dịch vụ chiếm tỷ trọng nhỏ dẫn đến tích lũy nội bộ
nền kinh tế chưa cao.
Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KT - XH gặp nhiều khó khăn do nguồn vốn
không đáp ứng được so với nhu cầu; việc kêu gọi xã hội hóa đạt kết quả chưa cao; nhiều nơi
công trình bị xuống cấp nhanh do không có vốn duy tu, sửa chữa và công tác quản lý, bảo vệ
còn nhiều bất cập. Nợ vốn xây dựng cơ bản nhiều nhưng không có nguồn giải quyết, thanh
toán cho các DN xây dựng.
Dân số tăng cơ học nhanh, với 47/54 dân tộc có mặt tại Đăk Lăk, trong đó dân tộc
tại chỗ và các dân tộc thiểu số phía Bắc, dân cư nông thôn đa số thuộc diện nghèo cần hỗ
trợ của Nhà nước, trình độ văn hóa và khoa học kỹ thuật còn thấp, đời sống và thu nhập
chưa cao làm hạn chế khả năng đầu tư mở rộng sản xuất, ngoài ra Đăk Lăk có vùng biên
giới tiếp giáp với Campuchia dân di cư tự do rất phức tạp, trình độ lao động kém.
Tài nguyên thiên nhiên bị suy giảm do khai thác không hợp lý, diện tích rừng tự
nhiên bị thu hẹp, đất đai bị xói mòn rửa trôi, nguồn nước cung cấp cho sản xuất và sinh
hoạt bị thiếu, môi trường bị ô nhiễm, hạn hán, lũ lụt xảy ra nhiều gây thiệt hại cho sản
xuất đời sống.
2.2. HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỈNH ĐĂK LĂK
2.2.1. Khái quát chung về ngành nông nghiệp tỉnh ĐL
…
* Trồng trọt
* Chăn nuôi
2.2.2. Vị trí cây công nghiệp dài ngày trong nông nghiệp của tỉnh Đăk Lăk
2.2.1. Vị trí cây công nghiệp dài ngày trong nông nghiệp của tỉnh Đăk Lăk
Nông nghiệp giai đoạn 2005 - 2017 tăng trưởng đều với tốc độ 4,94% năm. GDP
nông nghiệp năm 2005 đạt 10.640 tỷ đồng (chiếm 60,3% GDP toàn tỉnh); năm 2010 đạt
32.344 tỷ đồng (chiếm 44,8% GDP toàn tỉnh) và năm 2017 đạt 40.897 tỷ đồng (chiếm
42,1% GDP toàn tỉnh). Điều này đã góp phần phát triển ổn định, hướng tới bền vững của
ngành và của toàn nền kinh tế.
Cây dài ngày chủ yếu chiếm vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh.
Về đất đai, từ năm 2000 đến 2017, đất trồng cây lâu năm chiếm từ gần 57% đến 59,29%
đất sản xuất nông nghiệp toàn tỉnh, trong đó chủ yếu cây công nghiệp dài ngày. Nhóm
cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả chủ yếu đóng góp trên 50% trong tổng GDP, giải
quyết việc làm cho gần 60% lao động nông thôn, tạo ra trên 50 - 60% giá trị sản xuất
nông nghiệp và trên 96% tổng kim ngạch xuất khẩu. Năm 2000 giá trị sản xuất nông
nghiệp 4.839,92 tỷ đồng, trong đó giá trị sản xuất cây công nghiệp 3.294,36 tỷ đồng,
chiếm 68,07% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp và 78,99% giá trị sản xuất trồng trọt;
Năm 2005 giá trị sản xuất cây công nghiệp 5.707,66 tỷ đồng, chiếm 57,22% giá trị sản
xuất ngành nông nghiệp và 69,78% giá trị sản xuất trồng trọt; năm 2010 giá trị sản xuất
cây công nghiệp chiếm 52,39% giá trị sản xuất nông nghiệp và 67,38% giá trị sản xuất
trồng trọt, năm 2011 chiếm 56,38% giá trị sản xuất nông nghiệp và 70,45% giá trị sản
xuất trồng trọt.
Giá trị xuất khẩu mặt hàng cây công nghiệp chiếm gần 100% kim ngạch xuất khẩu
nông sản, kim ngạch xuất khẩu các loại nông sản khác chiếm tỷ trọng không đáng kể.
- Cà phê: Sản xuất cà phê vối đứng đầu cả nước về khối lượng lớn, có tiềm lực dồi
dào, cà phê Đăk Lăk đã chiếm vị trí quan trọng trên thị trường trong và ngoài nước. Diện
tích cà phê năm 2017 đạt 204,808 nghìn ha, sản lượng đạt 409,8 nghìn tấn, đứng thứ nhất
cả nước chiếm vị trí quan trọng trong xuất khẩu của tỉnh. Về chi phí sản xuất: điều tra
gần đây cho thấy chi phí sản xuất - chế biến bình quân trên 1 tấn cà phê vối nhân khô ở
Đăk Lăk khoảng 700 USD, chi phí ở tỉnh khác khoảng 800 USD.
- Hồ tiêu: Năm 2017, Đăk Lăk vượt Gia Lai thành tỉnh có diện tích hồ tiêu lớn
nhất cả nước với 38,616 nghìn ha, chiếm 36,7% diện tích vùng Tây Nguyên và 18,8% cả
nước với năng suất 68,9 nghìn tấn. Giá thành sản xuất tiêu của Đăk Lăk tương đối thấp so
với các tỉnh, là yếu tố quan trọng để cây hồ tiêu phát triển bền vững trong bối cảnh hội
nhập.
- Điều: Diện tích và sản lượng điều đứng thứ 3 cả nước với 23,187 nghìn ha (sau
ình Phước 134 nghìn ha và Đồng Nai 41 nghìn ha). Năng suất điều của Đăk Lăk đạt
12,7 tạ/ha (bình quân vùng 9,7 tạ/ha và cả nước 12 tạ/ha). Việc áp dụng giống điều mới
thay thế vườn điều cằn cỗi sẽ là một cơ hội tốt để Đăk Lăk nâng cấp chất lượng hạt điều
chế biến và là cơ hội tốt để hạ giá thành sản phẩm.
Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu gồm cà phê nhân, nhân hạt điều, tiêu hạt, cao su. Từ
2006 - 2017, khối lượng xuất khẩu các mặt hàng tăng bình quân năm: cà phê tăng 2,22
% năm, tiêu tăng 2,12 % năm, sản phẩm cao su tăng 9,99 % năm, nhân hạt điều giảm
17,94 % năm. Năm 2017 hầu hết khối lượng hàng nông sản xuất khẩu đều giảm so với
năm 2010, cụ thể như sau: khối lượng xuất khẩu cà phê giảm 14,88 %, tiêu tăng 3,54 %,
sản phẩm cao su giảm 33,36 %, nhân hạt điều giảm 34,65 %.
Nhìn chung mặt hàng xuất khẩu chủ yếu trên địa bàn là sản phẩm của cây công
nghiệp dài ngày. Tuy nhiên sự thiếu liên kết trong công tác sản xuất, thu hoạch, chế biến,
xuất khẩu, bên cạnh đó cách phân loại sản phẩm chưa theo quy chuẩn quốc tế, giá thu
mua chưa khuyến khích người làm tốt, dẫn đến hàng hóa xuất khẩu chất lượng không
đồng đều, sản phẩm xuất khẩu chủ yếu ở dạng thô, bị các đối tác nước ngoài ép cấp, ép
giá thậm chí trả lại (đặc biệt đối với cà phê), do vậy mặc dù khối lượng xuất khẩu lớn
nhưng giá trị đem lại chưa tương xứng.
2.2.2. Hiện trạng sản xuất ngành trồng trọt ở tỉnh Đăk Lăk năm 2017
Tổng diện tích gieo trồng năm 2017 đạt 648.126 ha, trong đó cây hàng năm đạt
330.648 ha.
Tổng sản lượng lương thực cả năm 2017 đạt khoảng 1.241.339 tấn; cây lâu năm
ước đạt 317.478 ha. Trong năm, các địa phương đã chuyển được 11.779 ha đất lúa, đất
màu kém hiệu quả sang một số cây trồng khác, chủ yếu là cây khoai lang Nhật, cây thức
ăn gia súc, cây ăn quả, dược liệu...
- Cây hàng năm: Diện tích gieo trồng đạt 330.648 ha, tăng 12.731 ha so với năm
2016. Sản lượng lương thực ước đạt 1.241.339 tấn.
Trong đó, sản lượng lúa là 643,504 nghìn tấn, tăng 16,94% so với năm 2016 (lúa
Đông Xuân đạt 275,905 nghìn tấn, tăng 31,73%; lúa mùa đạt 367,599 nghìn tấn, tăng
7,85%). Phân bố chủ yếu ở các huyện Ea Súp (15.633 ha), Krông Pắc (12.986 ha), Ea
Kar 912.212 ha), Krông Ana (11.347 ha)...
- Cây lâu năm: Diện tích đạt 317.478 ha, tăng 2.183 ha so với năm 2016. Trong
đó:
+ Cây cà phê: Diện tích 202.476 ha, giảm 1.261 ha so với năm 2016; sản lượng
ước đạt 409,8 nghìn tấn. Diện tích cà phê giảm mạnh nguyên nhân do diện tích cà phê già
cỗi được thanh lý nhổ bỏ, tái canh. Các huyện trồng nhiều cà phê nhất là Cư M‟Gar
(35.922 ha), Ea Súp (31.112 ha), Krông Năng (25.190 ha), Krông úc (21.069 ha)...
+ Cây cao su: Diện tích 37.368 ha, giảm 1.338 ha so với năm 2016; sản lượng ước
đạt 27.997 tấn, giảm 3.310 tấn so với năm 2016. Các huyện trồng nhiều cao su nhất là Ea
H‟leo (14.102 ha), Cư M‟Gar (8.737 ha), Ea Súp (4.346 ha)... Diện tích cao su giảm mạnh
nguyên nhân do một số cây già cỗi được thanh lý nhổ bỏ, chưa tái canh, một số diện tích
nhổ bỏ bàn giao cho địa phương để thực hiện Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và
do giá cao su xuống thấp trong những năm gần đây đã làm cho một số hộ trồng cao su tiểu
điền chặt bỏ, chuyển đổi sang cây trồng khác.
+ Cây điều: Diện tích 20.713 ha, giảm 430 ha so với năm 2016; sản lượng ước đạt
21.000 tấn, giảm 2.602 tấn so với năm 2016. Chủ yếu tập trung ở các huyện Ea Súp
(5.927 ha), Ea Kar (3.277 ha), Cư M‟Gar (2.890 ha)...
+ Hồ tiêu: Diện tích 42.563 ha, tăng 5.031 ha so với năm 2016; sản lượng 68,9
nghìn tấn. Tập trung phân bố ở các huyện Cư Kuin (3.331 ha), Ea H‟leo (2.794 ha),
Krông Năng (2.270 ha), Ea Kar (1.821 ha)
+ Ca cao: Diện tích 1.870 ha, giảm 33 ha so với năm 2016; sản lượng ước đạt
2.050 tấn, giảm 49 tấn so với năm 2016;
+ Cây ăn quả các loại: Diện tích 11.798 ha, tăng 519 ha so với năm 2016. Trong
đó, loại cây ăn quả chủ lực, mang lại hiệu quả kinh tế cao như:
. Sầu riêng: Diện tích 2.990 ha, sản lượng đạt 43.446 tấn.
. Bơ: Diện tích 2.857 ha, sản lượng đạt 35.155 tấn.
+ Cây trồng khác: Diện tích 690 ha.
Hình 2.4. Sơ đồ hiện trạng sử dụng đất tỉnh Đăk Lăk năm 2017
Nhờ đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng các quy trình sản xuất tiên
tiến, nhiều mô hình nông nghiệp công nghệ cao đã được triển khai và làm tốt công tác
phòng trừ sâu bệnh nên sản lượng và chất lượng nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao
hơn. Tuy nhiên, do điều kiện thời tiết bất thường làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây
trồng và mức độ gây hại của các sinh vật gây hại; giá cả một số mặt hàng nông sản chủ
lực của tỉnh tương đối ổn định, tuy nhiên, giá sản phẩm hồ tiêu giảm khá nhiều, còn
khoảng 70.000 - 80.000 đồng kg đã làm ảnh hưởng đến ngành trồng trọt. Bên cạnh kết
quả đạt được vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như việc triển khai thực hiện mô hình liên
kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và người sản xuất chưa nhiều, sản phẩm sản xuất ra bị tư
thương ép giá. Hình thức tổ chức sản xuất của nông dân hiện nay chủ yếu là sản xuất cá
thể, công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, bảo quản, chế biến sau
thu hoạch còn gặp nhiều khó khăn nên sản phẩm sản xuất ra không đồng đều về chất
lượng, tính cạnh tranh không cao, thị trường không ổn định, giá bán thấp.
2.3. ẢNH HƢỞNG CỦA HẠN HÁN ĐẾN SẢN XUẤT CÂY CÔNG NGHIỆP
DÀI NGÀY Ở TỈNH ĐĂK LĂK
2.3.1. Tình hình hạn hán…
2.3.1.1. Đặc điểm các yếu tố khí hậu ở tỉnh Đăk Lăk Sự thay đổi của các yếu
tố thời tiết
a. Chế độ nhiệt
Theo kết quả tổng hợp của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Đăk Lăk nhiệt độ trung
bình năm giai đoạn 2011 - 2017 dao động 23,06 - 24,4o
C, biên độ dao động nhiệt các
tháng trong năm thấp (4 - 5o
C), nhưng biên độ nhiệt ngày đêm rất cao, nhất là trong mùa
khô đạt tới 10 - 12o
C cá biệt có nơi có lúc lên tới 15 - 16o
C. Nhiệt độ trung bình tối thấp
tháng 1 là 17,4 - 22,7o
C nhiệt độ trung bình tối cao tháng 4 - 5 là 24,0 - 27,5o
C, cao nhất
ở uôn Đôn, Ea Súp trên 29o
C.
Hình 2.5. Sơ đồ tổng nhiệt độ trung bình năm tỉnh Đăk Lăk
Nhiệt độ trung bình giai đoạn 2011 - 2017 của Thành phố Buôn Ma Thuột
(24,4o
C), thị xã Buôn Hồ (22,5o
C), huyện M‟Đrăk (24,2o
C), huyện Lắk (24,6o
C), huyện
Ea H‟leo (22,8o
C).
Bảng 2.3. Nhiệt độ không khí tỉnh Đăk Lăk giai đoạn 2011 – 2017 ( 0
C)
STT
Năm
Trạm
2011 2012 2013 2014 2017 TBNN
1 Buôn Ma Thuột 23,5 23,4 23,9 24,0 24,4 23,9
2 Buôn Hồ 23,0 21,9 22,7 22,4 22,3 22,5
3 M'Đrắk 24,4 23,7 24,6 24,2 24,2 24,2
4 Lắk 25,1 24,2 24,8 24,5 24,5 24,6
5 Ea H'leo 23,5 22,1 23,0 22,6 22,7 22,8
TBNN 24,1 23,1 23,9 23,5 23,5 23,6
Nguồn: Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Đăk Lăk , 2017
b. Độ ẩm không khí
Độ ẩm trung bình trong không khí tại các vùng trong toàn tỉnh giai đoạn 2011 -
2017 là tương đối cao từ 78,86 - 86,9%. Khu vực M‟Đrăk, Lăk độ ẩm không khí qua các
năm thấp hơn các khu vực khác.
Bảng 2.4. Độ ẩm không khí tỉnh Đăk Lăk giai đoạn 2011 – 2017 (%)
Luận văn: Tác động của hạn hán đến sự phát triển cây công nghiệp dài ngày
Luận văn: Tác động của hạn hán đến sự phát triển cây công nghiệp dài ngày
Luận văn: Tác động của hạn hán đến sự phát triển cây công nghiệp dài ngày
Luận văn: Tác động của hạn hán đến sự phát triển cây công nghiệp dài ngày
Luận văn: Tác động của hạn hán đến sự phát triển cây công nghiệp dài ngày
Luận văn: Tác động của hạn hán đến sự phát triển cây công nghiệp dài ngày
Luận văn: Tác động của hạn hán đến sự phát triển cây công nghiệp dài ngày
Luận văn: Tác động của hạn hán đến sự phát triển cây công nghiệp dài ngày
Luận văn: Tác động của hạn hán đến sự phát triển cây công nghiệp dài ngày
Luận văn: Tác động của hạn hán đến sự phát triển cây công nghiệp dài ngày
Luận văn: Tác động của hạn hán đến sự phát triển cây công nghiệp dài ngày
Luận văn: Tác động của hạn hán đến sự phát triển cây công nghiệp dài ngày
Luận văn: Tác động của hạn hán đến sự phát triển cây công nghiệp dài ngày
Luận văn: Tác động của hạn hán đến sự phát triển cây công nghiệp dài ngày
Luận văn: Tác động của hạn hán đến sự phát triển cây công nghiệp dài ngày
Luận văn: Tác động của hạn hán đến sự phát triển cây công nghiệp dài ngày
Luận văn: Tác động của hạn hán đến sự phát triển cây công nghiệp dài ngày
Luận văn: Tác động của hạn hán đến sự phát triển cây công nghiệp dài ngày
Luận văn: Tác động của hạn hán đến sự phát triển cây công nghiệp dài ngày
Luận văn: Tác động của hạn hán đến sự phát triển cây công nghiệp dài ngày
Luận văn: Tác động của hạn hán đến sự phát triển cây công nghiệp dài ngày
Luận văn: Tác động của hạn hán đến sự phát triển cây công nghiệp dài ngày
Luận văn: Tác động của hạn hán đến sự phát triển cây công nghiệp dài ngày
Luận văn: Tác động của hạn hán đến sự phát triển cây công nghiệp dài ngày
Luận văn: Tác động của hạn hán đến sự phát triển cây công nghiệp dài ngày
Luận văn: Tác động của hạn hán đến sự phát triển cây công nghiệp dài ngày
Luận văn: Tác động của hạn hán đến sự phát triển cây công nghiệp dài ngày
Luận văn: Tác động của hạn hán đến sự phát triển cây công nghiệp dài ngày
Luận văn: Tác động của hạn hán đến sự phát triển cây công nghiệp dài ngày
Luận văn: Tác động của hạn hán đến sự phát triển cây công nghiệp dài ngày
Luận văn: Tác động của hạn hán đến sự phát triển cây công nghiệp dài ngày
Luận văn: Tác động của hạn hán đến sự phát triển cây công nghiệp dài ngày
Luận văn: Tác động của hạn hán đến sự phát triển cây công nghiệp dài ngày
Luận văn: Tác động của hạn hán đến sự phát triển cây công nghiệp dài ngày
Luận văn: Tác động của hạn hán đến sự phát triển cây công nghiệp dài ngày
Luận văn: Tác động của hạn hán đến sự phát triển cây công nghiệp dài ngày
Luận văn: Tác động của hạn hán đến sự phát triển cây công nghiệp dài ngày
Luận văn: Tác động của hạn hán đến sự phát triển cây công nghiệp dài ngày
Luận văn: Tác động của hạn hán đến sự phát triển cây công nghiệp dài ngày
Luận văn: Tác động của hạn hán đến sự phát triển cây công nghiệp dài ngày
Luận văn: Tác động của hạn hán đến sự phát triển cây công nghiệp dài ngày

More Related Content

What's hot

NHIỄM TRÙNG HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG
NHIỄM TRÙNG HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNGNHIỄM TRÙNG HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG
NHIỄM TRÙNG HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNGSoM
 
Giao trinh sinh ly thuc vat
Giao trinh sinh ly thuc vatGiao trinh sinh ly thuc vat
Giao trinh sinh ly thuc vatHuu Tho Nguyen
 
Trắc nghiệm Kinh tế chính trị - Phần 3
Trắc nghiệm Kinh tế chính trị - Phần 3Trắc nghiệm Kinh tế chính trị - Phần 3
Trắc nghiệm Kinh tế chính trị - Phần 3vietlod.com
 
VỠ TỬ CUNG
VỠ TỬ CUNGVỠ TỬ CUNG
VỠ TỬ CUNGSoM
 
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC DÀNH CHO BÁC SỸ LÂM SÀNG
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC DÀNH CHO BÁC SỸ LÂM SÀNGPHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC DÀNH CHO BÁC SỸ LÂM SÀNG
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC DÀNH CHO BÁC SỸ LÂM SÀNGTRAN Bach
 
ĐẶC ĐIỂM HỆ THẦN KINH TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM HỆ THẦN KINH TRẺ EMĐẶC ĐIỂM HỆ THẦN KINH TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM HỆ THẦN KINH TRẺ EMSoM
 
OXYTOCIN TRONG SẢN KHOA
OXYTOCIN TRONG SẢN KHOAOXYTOCIN TRONG SẢN KHOA
OXYTOCIN TRONG SẢN KHOASoM
 
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về tai mũi họng
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về tai mũi họngHướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về tai mũi họng
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về tai mũi họngBomonnhi
 
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất cây cà phê trên địa bàn xã Dun, Gia Lai, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất cây cà phê trên địa bàn xã Dun, Gia Lai, HAYĐề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất cây cà phê trên địa bàn xã Dun, Gia Lai, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất cây cà phê trên địa bàn xã Dun, Gia Lai, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
SINH LÝ THỤ THAI VÀ SỰ LÀM TỔ CỦA TRỨNG
SINH LÝ THỤ THAI VÀ SỰ LÀM TỔ CỦA TRỨNGSINH LÝ THỤ THAI VÀ SỰ LÀM TỔ CỦA TRỨNG
SINH LÝ THỤ THAI VÀ SỰ LÀM TỔ CỦA TRỨNGSoM
 
Công nghệ-muối-chua-rau-củ
Công nghệ-muối-chua-rau-củCông nghệ-muối-chua-rau-củ
Công nghệ-muối-chua-rau-củAnh Thu
 
NỘI TIẾT SINH SẢN VÀ VÔ SINH NAM
NỘI TIẾT SINH SẢN VÀ VÔ SINH NAMNỘI TIẾT SINH SẢN VÀ VÔ SINH NAM
NỘI TIẾT SINH SẢN VÀ VÔ SINH NAMSoM
 
Thuyết trình mác ăngghen - lênin
Thuyết trình mác   ăngghen - lêninThuyết trình mác   ăngghen - lênin
Thuyết trình mác ăngghen - lêninthanhthanh317
 
Bộ đề trắc nghiệm Giáo dục Quốc phòng - phần 1
Bộ đề trắc nghiệm Giáo dục Quốc phòng - phần 1Bộ đề trắc nghiệm Giáo dục Quốc phòng - phần 1
Bộ đề trắc nghiệm Giáo dục Quốc phòng - phần 1vietlod.com
 

What's hot (20)

NHIỄM TRÙNG HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG
NHIỄM TRÙNG HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNGNHIỄM TRÙNG HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG
NHIỄM TRÙNG HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG
 
Giao trinh sinh ly thuc vat
Giao trinh sinh ly thuc vatGiao trinh sinh ly thuc vat
Giao trinh sinh ly thuc vat
 
Trắc nghiệm Kinh tế chính trị - Phần 3
Trắc nghiệm Kinh tế chính trị - Phần 3Trắc nghiệm Kinh tế chính trị - Phần 3
Trắc nghiệm Kinh tế chính trị - Phần 3
 
Hai09tp
Hai09tpHai09tp
Hai09tp
 
VỠ TỬ CUNG
VỠ TỬ CUNGVỠ TỬ CUNG
VỠ TỬ CUNG
 
Một số luận văn liên quan Đẻ non
Một số luận văn liên quan Đẻ nonMột số luận văn liên quan Đẻ non
Một số luận văn liên quan Đẻ non
 
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC DÀNH CHO BÁC SỸ LÂM SÀNG
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC DÀNH CHO BÁC SỸ LÂM SÀNGPHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC DÀNH CHO BÁC SỸ LÂM SÀNG
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC DÀNH CHO BÁC SỸ LÂM SÀNG
 
Quang chu ki va hien tuong ra hoa
Quang chu ki va hien tuong ra hoa Quang chu ki va hien tuong ra hoa
Quang chu ki va hien tuong ra hoa
 
ĐẶC ĐIỂM HỆ THẦN KINH TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM HỆ THẦN KINH TRẺ EMĐẶC ĐIỂM HỆ THẦN KINH TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM HỆ THẦN KINH TRẺ EM
 
OXYTOCIN TRONG SẢN KHOA
OXYTOCIN TRONG SẢN KHOAOXYTOCIN TRONG SẢN KHOA
OXYTOCIN TRONG SẢN KHOA
 
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về tai mũi họng
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về tai mũi họngHướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về tai mũi họng
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về tai mũi họng
 
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất cây cà phê trên địa bàn xã Dun, Gia Lai, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất cây cà phê trên địa bàn xã Dun, Gia Lai, HAYĐề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất cây cà phê trên địa bàn xã Dun, Gia Lai, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất cây cà phê trên địa bàn xã Dun, Gia Lai, HAY
 
SINH LÝ THỤ THAI VÀ SỰ LÀM TỔ CỦA TRỨNG
SINH LÝ THỤ THAI VÀ SỰ LÀM TỔ CỦA TRỨNGSINH LÝ THỤ THAI VÀ SỰ LÀM TỔ CỦA TRỨNG
SINH LÝ THỤ THAI VÀ SỰ LÀM TỔ CỦA TRỨNG
 
Luận án: Phát triển nông nghiệp bền vững tại ĐB sông Cửu Long
Luận án: Phát triển nông nghiệp bền vững tại ĐB sông Cửu LongLuận án: Phát triển nông nghiệp bền vững tại ĐB sông Cửu Long
Luận án: Phát triển nông nghiệp bền vững tại ĐB sông Cửu Long
 
Công nghệ-muối-chua-rau-củ
Công nghệ-muối-chua-rau-củCông nghệ-muối-chua-rau-củ
Công nghệ-muối-chua-rau-củ
 
Luận án: Quan hệ Nhật Bản với chính quyền Việt Nam (1954-1975)
Luận án: Quan hệ Nhật Bản với chính quyền Việt Nam (1954-1975)Luận án: Quan hệ Nhật Bản với chính quyền Việt Nam (1954-1975)
Luận án: Quan hệ Nhật Bản với chính quyền Việt Nam (1954-1975)
 
Gene, dien di, pcr
Gene, dien di, pcrGene, dien di, pcr
Gene, dien di, pcr
 
NỘI TIẾT SINH SẢN VÀ VÔ SINH NAM
NỘI TIẾT SINH SẢN VÀ VÔ SINH NAMNỘI TIẾT SINH SẢN VÀ VÔ SINH NAM
NỘI TIẾT SINH SẢN VÀ VÔ SINH NAM
 
Thuyết trình mác ăngghen - lênin
Thuyết trình mác   ăngghen - lêninThuyết trình mác   ăngghen - lênin
Thuyết trình mác ăngghen - lênin
 
Bộ đề trắc nghiệm Giáo dục Quốc phòng - phần 1
Bộ đề trắc nghiệm Giáo dục Quốc phòng - phần 1Bộ đề trắc nghiệm Giáo dục Quốc phòng - phần 1
Bộ đề trắc nghiệm Giáo dục Quốc phòng - phần 1
 

Similar to Luận văn: Tác động của hạn hán đến sự phát triển cây công nghiệp dài ngày

Nghiên Cứu Sinh Trưởng Một Số Loài Cây Trồng Trong Dự Án Cải Tạo Môi Trường B...
Nghiên Cứu Sinh Trưởng Một Số Loài Cây Trồng Trong Dự Án Cải Tạo Môi Trường B...Nghiên Cứu Sinh Trưởng Một Số Loài Cây Trồng Trong Dự Án Cải Tạo Môi Trường B...
Nghiên Cứu Sinh Trưởng Một Số Loài Cây Trồng Trong Dự Án Cải Tạo Môi Trường B...nataliej4
 
Luận Văn Phát triển nông nghiệp huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.doc
Luận Văn Phát triển nông nghiệp huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.docLuận Văn Phát triển nông nghiệp huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.doc
Luận Văn Phát triển nông nghiệp huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.docsividocz
 
Nghiên Cứu Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Năng Suất Cây Cà Phê Ở Xã Iayok Huyện Iag...
Nghiên Cứu Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Năng Suất Cây Cà Phê Ở Xã Iayok Huyện Iag...Nghiên Cứu Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Năng Suất Cây Cà Phê Ở Xã Iayok Huyện Iag...
Nghiên Cứu Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Năng Suất Cây Cà Phê Ở Xã Iayok Huyện Iag...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển nông - lâm ...
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển nông - lâm ...Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển nông - lâm ...
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển nông - lâm ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giáo trình thủy nông - Dư Ngọc Thành;Nguyễn Thị Kim Hiệp.pdf
Giáo trình thủy nông - Dư Ngọc Thành;Nguyễn Thị Kim Hiệp.pdfGiáo trình thủy nông - Dư Ngọc Thành;Nguyễn Thị Kim Hiệp.pdf
Giáo trình thủy nông - Dư Ngọc Thành;Nguyễn Thị Kim Hiệp.pdfMan_Ebook
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi Trường Thực Trạng ...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi Trường Thực Trạng ...Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi Trường Thực Trạng ...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi Trường Thực Trạng ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Can giao trinhdanhgiadat (1)
Can giao trinhdanhgiadat (1)Can giao trinhdanhgiadat (1)
Can giao trinhdanhgiadat (1)HinDonThThu
 
Luận văn: Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất định hướng sử dụng hợp lý đất nông...
Luận văn: Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất định hướng sử dụng hợp lý đất nông...Luận văn: Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất định hướng sử dụng hợp lý đất nông...
Luận văn: Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất định hướng sử dụng hợp lý đất nông...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Thực trạng ô nhiễm môi trường
Thực trạng ô nhiễm môi trườngThực trạng ô nhiễm môi trường
Thực trạng ô nhiễm môi trườngChém Gió Thành Bão
 

Similar to Luận văn: Tác động của hạn hán đến sự phát triển cây công nghiệp dài ngày (20)

Nghiên Cứu Sinh Trưởng Một Số Loài Cây Trồng Trong Dự Án Cải Tạo Môi Trường B...
Nghiên Cứu Sinh Trưởng Một Số Loài Cây Trồng Trong Dự Án Cải Tạo Môi Trường B...Nghiên Cứu Sinh Trưởng Một Số Loài Cây Trồng Trong Dự Án Cải Tạo Môi Trường B...
Nghiên Cứu Sinh Trưởng Một Số Loài Cây Trồng Trong Dự Án Cải Tạo Môi Trường B...
 
Luận án: Nghiên cứu địa mạo sinh thái lãnh thổ tỉnh Nghệ An, HAY
Luận án: Nghiên cứu địa mạo sinh thái lãnh thổ tỉnh Nghệ An, HAYLuận án: Nghiên cứu địa mạo sinh thái lãnh thổ tỉnh Nghệ An, HAY
Luận án: Nghiên cứu địa mạo sinh thái lãnh thổ tỉnh Nghệ An, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại tỉnh Đắk NôngLuận văn: Quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại tỉnh Đắk Nông
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại tỉnh Đắk NôngLuận văn: Quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại tỉnh Đắk Nông
 
Luận Văn Phát triển nông nghiệp huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.doc
Luận Văn Phát triển nông nghiệp huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.docLuận Văn Phát triển nông nghiệp huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.doc
Luận Văn Phát triển nông nghiệp huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.doc
 
Nghiên Cứu Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Năng Suất Cây Cà Phê Ở Xã Iayok Huyện Iag...
Nghiên Cứu Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Năng Suất Cây Cà Phê Ở Xã Iayok Huyện Iag...Nghiên Cứu Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Năng Suất Cây Cà Phê Ở Xã Iayok Huyện Iag...
Nghiên Cứu Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Năng Suất Cây Cà Phê Ở Xã Iayok Huyện Iag...
 
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển nông - lâm ...
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển nông - lâm ...Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển nông - lâm ...
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển nông - lâm ...
 
Điều kiện tự nhiên phát triển nông - lâm nghiệp ở huyện Krông Bông
Điều kiện tự nhiên phát triển nông - lâm nghiệp ở huyện Krông BôngĐiều kiện tự nhiên phát triển nông - lâm nghiệp ở huyện Krông Bông
Điều kiện tự nhiên phát triển nông - lâm nghiệp ở huyện Krông Bông
 
Giáo trình thủy nông - Dư Ngọc Thành;Nguyễn Thị Kim Hiệp.pdf
Giáo trình thủy nông - Dư Ngọc Thành;Nguyễn Thị Kim Hiệp.pdfGiáo trình thủy nông - Dư Ngọc Thành;Nguyễn Thị Kim Hiệp.pdf
Giáo trình thủy nông - Dư Ngọc Thành;Nguyễn Thị Kim Hiệp.pdf
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi Trường Thực Trạng ...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi Trường Thực Trạng ...Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi Trường Thực Trạng ...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi Trường Thực Trạng ...
 
Can giao trinhdanhgiadat (1)
Can giao trinhdanhgiadat (1)Can giao trinhdanhgiadat (1)
Can giao trinhdanhgiadat (1)
 
Luận văn: Định hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Ea Súp
Luận văn: Định hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Ea SúpLuận văn: Định hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Ea Súp
Luận văn: Định hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Ea Súp
 
Luận văn: Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất định hướng sử dụng hợp lý đất nông...
Luận văn: Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất định hướng sử dụng hợp lý đất nông...Luận văn: Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất định hướng sử dụng hợp lý đất nông...
Luận văn: Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất định hướng sử dụng hợp lý đất nông...
 
Chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn Huyện Đắk Hà, Tỉnh Kon Tum.doc
Chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn Huyện Đắk Hà, Tỉnh Kon Tum.docChuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn Huyện Đắk Hà, Tỉnh Kon Tum.doc
Chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn Huyện Đắk Hà, Tỉnh Kon Tum.doc
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp tại huyện Krông Nô, Đắk Nông
Luận văn: Phát triển nông nghiệp tại huyện Krông Nô, Đắk NôngLuận văn: Phát triển nông nghiệp tại huyện Krông Nô, Đắk Nông
Luận văn: Phát triển nông nghiệp tại huyện Krông Nô, Đắk Nông
 
Thực trạng ô nhiễm môi trường
Thực trạng ô nhiễm môi trườngThực trạng ô nhiễm môi trường
Thực trạng ô nhiễm môi trường
 
Luận án: Chức năng cảnh quan sử dụng hợp lý lưu vực sông Mã
Luận án: Chức năng cảnh quan sử dụng hợp lý lưu vực sông MãLuận án: Chức năng cảnh quan sử dụng hợp lý lưu vực sông Mã
Luận án: Chức năng cảnh quan sử dụng hợp lý lưu vực sông Mã
 
Phát Triển Cây Cao Su Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Bình.doc
Phát Triển Cây Cao Su Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Bình.docPhát Triển Cây Cao Su Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Bình.doc
Phát Triển Cây Cao Su Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Bình.doc
 
Luận văn: Nghiên cứu tác động của các công trình khai thác, sử dụng tài nguyê...
Luận văn: Nghiên cứu tác động của các công trình khai thác, sử dụng tài nguyê...Luận văn: Nghiên cứu tác động của các công trình khai thác, sử dụng tài nguyê...
Luận văn: Nghiên cứu tác động của các công trình khai thác, sử dụng tài nguyê...
 
Tác động của khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên sông Srêpôk
Tác động của khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên sông SrêpôkTác động của khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên sông Srêpôk
Tác động của khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên sông Srêpôk
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 

Recently uploaded (20)

sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 

Luận văn: Tác động của hạn hán đến sự phát triển cây công nghiệp dài ngày

  • 1. MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Việt Nam là quốc gia sản xuất cà phê và hồ tiêu đứng hàng đầu thế giới. Theo Bộ NN&PTNT, cà phê và hồ tiêu là những cây trồng chủ lực đem lại giá trị kim ngạch xuất khẩu tỷ đô. Năm 2017, toàn tỉnh Đăk Lăk có 203.737 ha diện tích trồng cà phê, sản lượng đạt 409,8 tấn, về hồ tiêu có diện tích 42,6 nghìn ha với sản lượng 68,9 nghìn tấn. Là tỉnh dẫn đầu cả nước về diện tích, sản lượng cà phê và hồ tiêu của cả nước. Hiệp hội cà phê Việt Nam (Vicofa) đã xác định trong khi đang giữ một vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế cả nước thì ngành cà phê, hồ tiêu hiện nay đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn trong đó việc canh tác còn chịu rủi ro khá lớn từ yếu tố thời tiết và khí hậu. Đăk Lăk có khí hậu cận xích đạo gió mùa, có mùa khô rõ rệt kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau nên nguy cơ thiếu nước thường xuyên diễn ra. Các nghiên cứu cho thấy diện tích được tưới bởi các công trình thủy điện trên địa bàn chỉ chiếm 20%. Số diện tích còn lại sẽ được tưới bằng các nguồn nước khác hoặc không được tưới. Trong những năm trở lại đây, tỉnh Đăk Lăk đã có quan tâm đầu tư thêm một số công trình thuỷ lợi để phục vụ cho mục đích nông nghiệp nhưng vẫn chưa đáp ứng so với nhu cầu. Điều này là do nguồn vốn đầu tư thiếu, các hồ chứa, sông suối có thể xây dựng thành các công trình thuỷ lợi còn rất ít. Nguồn nước tưới phục vụ cho sản xuất cà phê, hồ tiêu ở tỉnh Đăk Lăk được lấy từ hai nguồn chủ yếu là nguồn nước ngầm và nguồn nước mặt. Diện tích cà phê, hồ tiêu được tưới nước chiếm 91,28% tổng diện tích cà phê, hồ tiêu. Trong đó, tưới bằng nước ngầm chiếm 68,71%, còn tưới bằng nước mặt chỉ chiếm 23,17%. Hai nguồn nước này phụ thuộc chặt chẽ vào diễn biến của mùa khô, nhất là tình hình hạn hán. Đợt hạn vào mùa khô năm 2015 tỉnh có 47.835 ha cà phê bị thiếu nước tưới, 56.138 ha cà phê bị khô hạn (trong đó có 4. 399 ha bị mất trắng), 4.409 ha hồ tiêu bị thiếu nước tưới (mất trắng 277 ha) nên hạn hán là vấn đề hàng đầu trong sản xuất cà phê và hồ tiêu. Hạn hán và thách thức đối với phát triển cây công nghiệp dài ngày mang tính chắt sống còn nên việc đầu tư nghiên cứu là hết sức cấp bách. Vì vậy, “Nghiên cứu tác động của hạn hán đến sự phát triển cây công nghiệp dài ngày ở tỉnh Đăk Lăk”, đặc biệt trong tình hình Đăk Lăk là tỉnh đứng đầu cả nước về sản lượng và là vùng có diện tích trồng cà phê và tiêu lớn nhất nước ta thì việc nghiên cứu là cần thiết và có nhiều ý nghĩa đối với Tây Nguyên.
  • 2. 2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu Đánh giá tác động hạn hán thông qua sự thay đổi các yếu tố khí tượng (nhiệt độ, lượng mưa) đến sự phát triển và sản xuất cây cà phê, hồ tiêu tại tỉnh Đăk Lăkkhu vực nghiên cứu trong giai đoạn từ 1997 đến 2017. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu các thiệt hại do hạn hán đến sản xuất cây cà phê, hồ tiêu. 2.2. Nhiệm vụ - Tổng quan các vấn đề nghiên cứu có liên quan đến đề tài. - Khái quát điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh kế - xã hội tỉnh Đăk Lăk. - Nghiên cứu tình hình hạn hán ở tỉnh Đăk Lăk. - Đánh giá tác động của hạn hán đến sự phát triển cây cà phê và hồ tiêu trong thời gian từ 1997-2017 tại tỉnh Đăk Lăk. - Đề xuất giải pháp giảm thiểu thiệt hại do hạn hán gây ra đối với cây cà phê và hồ tiêu. 3. GIỚI HẠN, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Giới hạn về đối tƣợng Đánh giá tác động của hạn hán đến sự phát triển cây cà phê và hồ tiêu. 3.2. Giới hạn về thời gian Đề tài tiến hành đánh giá thực trạng hạn hán ở tỉnh Đăk Lăk thông qua chỉ số khô hạn trên cơ sở phân tích chuỗi số liệu khí tượng của các trạm khí tượng trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2017. 3.3. Giới hạn về không gian Nghiên cứu được thực hiện tại tỉnh Đăk Lăk. 3.4. Giới hạn về nội dung Có nhiều loại hạn hán có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất cây công nghiệp dài ngày. Tuy vậy, căn cứ vào các chỉ số của số liệu được quan trắc và thu thập ở những trạm khí tượng trên địa bàn nghiên cứu, luận văn chỉ đánh giá mức độ hạn khí tượng và hạn thủy văn và những tác động của nó đến sản xuất cây công nghiệp dài ngày ở tỉnh Đăk Lăk. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp tính chỉ số khô hạn được áp dụng ở các vùng, lãnh thổ khác nhau và chưa có sự thống nhất trong việc sử dụng các phương pháp này. Do đó, căn cứ vào mục tiêu cũng như các số liệu quan trắc về khí tượng có thể thu thập
  • 3. phục vụ cho việc tính toán chỉ số khô hạn, luận văn lựa chọn phương pháp tính chỉ số cán cân nước K của Nguyễn Trọng Hiệu để tính toán mức độ khô hạn ở lãnh thổ nghiên cứu. Do đối tượng của hoạt động sản xuất cây công nghiệp dài ngày là khá nhiều, trong lúc địa bàn nghiên cứu rộng và hạn chế về thời gian nghiên cứu nên đề tài chỉ nghiên cứu tác động của hạn hán đối với sản xuất cây công nghiệp dài ngày là cây cà phê và hồ tiêu. 4. QUAN ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Quan điểm nghiên cứ 4.1.1. Quan điểm hệ thống Trong khoa học địa lý, lý thuyết hệ thống đã trở thành một trong những cơ sở lý luận cơ bản trong quá trình nghiên cứu. Các nhà Địa lý xem hệ thống là một tổng thể các thành phần nằm trong sự tác động tương hỗ lẫn nhau. Theo quan điểm hệ thống, trong tự nhiên mọi sự vật hiện tượng trên Trái Đất tồn tại và phát triển trong mối quan hệ biện chứng với nhau thông qua sự trao đổi vật chất và năng lượng. Với quan điểm này, khi nghiên cứu khí hậu Đăk Lăk nói chung và hạn hán nói riêng. Quan điểm hệ thống trong nghiên cứu hạn hán và bất kì yếu tố nào của khí hậu Đăk Lăk phải đặt trong hệ thống khoa học Việt Nam và toàn cầu. 4.1.2. Quan điểm tổng hợp Từ sự thừa nhận đối tượng nghiên cứu là một hệ thống hệ thống gì cần chỉ rõ cho thấy rằng mỗi một hệ thống tự nhiên cũng như một hệ thống địa hệ tự nhiên - kinh tế - kỹ thuật đều được hình thành, tồn tại và phát triển bởi sự biểu hiện bình đẳng của tất cả các cấu trúc thành phần. Tuy nhiên trong quá trình tham gia vào hệ thống, vai trò của các cấu trúc thành phần không giống nhau. Có những cấu trúc thành phần trong quá trình tương tác với các cấu trúc khác hình thành nên hệ thống có vai trò quyết định nhưng cũng có những cấu trúc thứ yếu. Xuất phát từ luận điểm trên khi nghiên cứu hệ thống phải xem xét với tất cả các cấu trúc thành phần nhưng có phân cấp vai trò. Có nghĩa là khi nghiên cứu hạn hán trong nông nghiệp, người nghiên cứu phải lựa chọn các yếu tố có ảnh hưởng mạnh, mang tính chi phối nhưng đồng thời cũng xem xét tất cả các yếu tố cơ bản tác động đồng thời lên hiện tượng hạn hán. Đó là những yếu tố nào, cần nói rõ 4.1.3. Quan điểm lãnh thổ Hạn hán là một trong những thiên tai đặc biệt nghiêm trọng, tuy nhiên tác động của nó có sự khác nhau về mức độ và cường độ giữa các quốc gia, trong từng quốc gia Comment [P1]: Đoạn này cần viết lại. Comment [A2]: Formatted: English (U.S.)
  • 4. cũng có sự phân hóa. Vì vậy, khi nghiên cứu về tác động của hạn hán cần phải đứng trên quan điểm lãnh thổ. Cần xác định rõ các yếu tố gây nên và biểu hiện của hạn hán để từ đó xác định đúng mức độ ảnh hưởng của hạn hán đối với sự phát triển cà phê và hồ tiêu ở tỉnh Đăk Lăk. 4.1.4. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh Khi xem xét và đánh giá tác động của hạn hán cần chú ý đến yếu tố lịch sử để thấy được các quốc gia trên thế giới từ lâu đã có sự quan tâm đến vấn đề này như thế nào, đồng thời cho thấy đây là một vấn đề còn mới đối với nước ta và chỉ được quan tâm trong những năm gần đây. Vì vậy quan điểm lịch sử là một quan điểm cần xem xét, đặc biệt khi tìm hiểu tác động của hạn hán đối với sự phát triển cây cà phê và hồ tiêu ở tỉnh Đăk Lăk. Nội dung quan điểm này k đúng. K phải là lịch sử nghiên cứu về han hán mà là đặc điểm của hạn hán trong quá khứ ở tỉnh ĐL là ntn và tương lai sẽ ra sao. Viết lại nhé. 4.1.5. Quan điểm phát triển bền vững Đánh giá ảnh hưởng của hạn hán đến năng suất cây công nghiệp dài ngày ở tỉnh Đăk Lăk cần được tiến hành trên quan điểm phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường. Vận dụng quan điểm này, trong đánh giá và đề xuất định hướng phát triển cây cà phê và hồ tiêu, đề tài không chỉ dựa vào đánh giá tiềm năng tự nhiên của các đơn vị cảnh quan mình k hề làm phàn này nhé. Viết lại nhé mà còn xem xét đến hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và môi trường của các loại hình sử dụng được lựa chọn, hiện trạng sử dụng đất cũng như phương hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.... 4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 4.2.1. Phương pháp thu thập, phân tích và xử lí số liệu Bao gồm các tư liệu và bản đồ về các điều kiện tự nhiên như: Địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật, các thông tin về dân sinh, kinh tế - xã hội tỉnh Đăk Lăk như dân cư, dân tộc, tập quán canh tác cây trồng, một số tài liệu thuộc các chương trình, dự án phát triển kinh tế-xã hội miền núi. Tất cả các nguồn tư liệu có liên quan đến đối tượng và lãnh thổ nghiên cứu được đề tài tiếp cận và vận dụng có chọn lọc trong nghiên cứu. 4.2.2. Phương pháp bản đồ ản đồ vừa là phương tiện khai thác thông tin, vừa là yêu cầu bắt buộc thể hiện kết quả nghiên cứu. Vì vậy, với bất k một công cuộc nghiên cứu địa lý nào, bản đồ vừa là bắt đầu vừa là kết thúc. Vận dụng phương pháp này trong đề tài, tôi khai thác thông tin Formatted: English (U.S.) Formatted: Font color: Auto
  • 5. từ các bản đồ hành chính, bản đồ mạng lưới thuỷ văn, bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ phân vùng khí hậu, bản đồ địa hình để xem xét ảnh hưởng của các đặc điểm tự nhiên liên quan đến vấn đề nghiên cứu. 4.2.3. Phương pháp khảo sát thưc địa Áp dụng phương pháp này nhằm thu thập tài liêu, tìm hiểu hiện trạng sản xuất và khảo sát các mô hình trồng cây cà phê và hồ tiêu, kiểm tra đối chiếu các tài liệu về tự nhiên và kinh tế-xã hội ở trên thực địa. Trong quá trình thực địa, đề tài phối hợp điều tra phỏng vấn hộ nông thôn nhằm thu thập thông tin của cư dân địa phương. Qua quá trình nghiên cứu thực địa được tiến hành dựa trên phương pháp khảo sát theo tuyến và điểm cho các mục tiêu đề tài đặt ra. 4.2.4. Phương pháp chuyên gia Được vận dụng trong quá trình nghiên cứu nhằm lấy ý kiến của các nhà khoa học trong việc đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm hạn chế tác động tiêu cực của hạn hán đến sự phát triển cây cà phê và hồ tiêu và ứng phó với thiên tai này trong chiến lược quy hoạch cây công nghiệp dài ngày. Đồng thời, đề tài còn tham khảo ý kiến các nhà quản lí của các ban ngành có liên quan, cán bộ và nhân dân địa phương. 5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 5.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần vào việc hoàn thiện cơ sở lí luận của việc đánh giá tác động của hạn hán đến sự phát triển cây cà phê, hồ tiêu và làm phong phú thêm hướng nghiên cứu của địa lí ứng dụng phục vụ mục tiêu phát triển bền vững cây cà phê, hồ tiêu trên lãnh thổ. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn Các kết quả nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa cao về mặt thực tiễn, giúp cơ quan quản lý và cộng đồng có cái nhìn đúng đắn về thực trạng hạn hán và tác động của hạn hán đến ngành sản xuất cà phê, hồ tiêu của tỉnh Đăk Lăk, đồng thời có các giải pháp phù hợp để thích nghi. Đề tài góp phần cung cấp thêm thông tin, biện pháp đảm bảo phát triển sản xuất cây trồng đặc biệt là cây cà phê, hồ tiêu trong bối cảnh khí hậu diễn biến thất thường như hiện nay, sự gia tăng các thiên tai trong đó có hạn hán đang diễn ra thường xuyên và với thời gian kéo dài.
  • 6. Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lí ở địa phương tỉnh Đăk Lăk trong việc hoạch định các chính sách phát triển kinh tế - xã hội và ứng phó thiên tai. Giúp đạt được mục tiêu phát triển ngành sản xuất cà phê, hồ tiêu bền vững. 6. CƠ SỞ TÀI LIỆU 6.1. Nguồn tài liệu sử dụng trong đề tài Các tài liệu mang tính lí luận về đánh giá tác động của hạn hán đến sản xuất cây công nghiệp dài ngày trong quy hoạch nông-lâm nghiệp; các đề tài khoa học cấp Nhà nước; các luận án và các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Số liệu, văn bản, báo cáo của UBND, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đăk Lăk, về các chủ trương phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn từ 2010 - 2010, 2020 - 2030, về quy hoạch trồng cây công nghiệp, cây cà phê, hồ tiêu tỉnh Đăk Lăk đến năm 2020, 2030. Nguồn tư liệu thống kê của Chi cục Thống kê tỉnh Đăk Lăk từ năm 1997 - 2017. Số liệu điều tra cơ bản về khí tượng - thủy văn của Trạm khí tượng - Thủy văn Đăk Lăk. 6.2. Tƣ liệu bản đồ Bản đồ hành chính Đăk Lăk, do cục Đo đạc và Bản đồ Nhà nước in; bản đồ khí hậu, địa hình, thủy văn, đất đai. Bản đồ phân bố cây công nghiệp dài ngày Đăk Lăk. 7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương: Chương 1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu ảnh hưởng của hạn hán đến cây công nghiệp dài ngày. Chương 2. Thực trạng hạn hán và đánh giá tác động của hạn hán đến sản xuất cây công nghiệp dài ngày (cây cà phê và hồ tiêu) ở tỉnh Đăk Lăk. Chương 3. Đề xuất các giải pháp hạn chế tác động của hạn hán đến sự phát triển cây công nghiệp dài ngày (cây cà phê và hồ tiêu) ở tỉnh Đăk Lăk. Cần thống nhất nên nghiên cứu ảnh hưởng của hạn hán đến sự PHÁT TRIỂN hay SẢN XUẤT của cây cà phê và hồ tiêu. Tên đề tài là “phát triển” thì nội dung nên bám sát theo tên Formatted: Strikethrough Formatted: Strikethrough Formatted: Font color: Red Formatted: Font color: Red
  • 7.
  • 8. NỘI DUNG Chƣơng 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA HẠN HÁN ĐẾN CÂY CÔNG NGHIỆP DÀI NGÀY 1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1.1. Hạn hán 1.1.1.1. Khái niệm Hạn là một hiện tượng bình thường, mang tính qui luật. Hạn xuất hiện hầu như ở tất cả các vùng khí hậu với các đặc trưng rất khác nhau từ vùng này đến vùng khác (Nguyễn Văn Thắng và ctv, 2007). Từ những năm 1980 đã có hơn 150 khái niệm khác nhau về hạn. Một số khái niệm khác về hạn: - “Hạn hán là kết quả của sự thiếu hụt lượng mưa tự nhiên trong một thời kỳ dài, thường là một mùa hoặc lâu hơn” (Wilhite, 2000). - “Hạn là một thời kỳ thời tiết khô dị thường đủ dài do thiếu mưa và gây nên sự mất cân bằng nghiêm trọng về nước; hoặc là sự thiếu mưa trong một thời kỳ dài gây nên sự thiếu nước cho nhiều hoạt động của các nhóm ngành và nhóm môi trường” (Trần Thục và ctv, 2008). Nhưng nhìn chung hạn hán là tình trạng thiếu hụt mưa trong một thời gian tương đối dài. Tuy nhiên, hạn hán khác với khô cằn. Hạn là một dị thường tạm thời, khác với sự khô cằn ở vùng ít mưa và là đặc tính thường xuyên của khí hậu (Nguyễn Văn Thắng và ctv, 2007). Đề tài sử dụng khái niệm Hạn hán của tác giả nào? 1.1.1.2. Đặc điểm Hạn hán khác với các thảm họa tự nhiên khác theo các khía cạnh quan trọng sau (Wilhite, 2000): - Không tồn tại một định nghĩa chung về hạn hán. - Hạn hán có sự khởi đầu chậm, là hiện tượng từ từ, dẫn đến khó có thể xác định được sự bắt đầu và kết thúc một sự kiện hạn. - Thời gian hạn dao động từ vài tháng đến vài năm, vùng trung tâm và vùng xung quanh bị ảnh hưởng bởi hạn hán có thể thay đổi theo thời gian. - Không có một chỉ thị hoặc một chỉ số hạn đơn lẻ nào có thể xác định chính xác sự bắt đầu và mức độ khắc nghiệt của sự kiện hạn cũng như các tác động tiềm năng của nó.
  • 9. - Phạm vi không gian của hạn hán thường lớn hơn nhiều so với các thảm họa khác, do đó các ảnh hưởng của hạn thường trải dài trên nhiều vùng địa lý lớn. - Các tác động của hạn nhìn chung không theo cấu trúc và khó định lượng. Các tác động tích lũy lại và mức độ ảnh hưởng của hạn sẽ mở rộng khi các sự kiện hạn tiếp tục kéo dài từ mùa này sang mùa khác hoặc sang năm khác. 1.1.1.3. Phân loại Hạn hán có thể phân loại theo nhiều cách khác nhau. Theo tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) hạn hán được phân ra 4 loại: - Hạn khí tượng (Meteorological Drought): “Thiếu hụt lượng mưa trong cán cân lượng mưa - bốc hơi” (Lê Thị Hiệu, 2012). Trong đó lượng mưa đặc trưng cho phần thu, lượng bốc hơi đặc trưng cho phần chi. Lượng bốc hơi càng cao càng góp phần làm hạn gia tăng. - Hạn nông nghiệp (Agricultural Drought): Thiếu hụt nước mưa dẫn tới mất cân bằng giữa lượng nước thực tế và nhu cầu nước của cây trồng. Theo Ngô Thị Thanh Hương (2011), hạn nông nghiệp thường xảy ra ở nơi độ ẩm đất không đáp ứng đủ nhu cầu của một cây trồng cụ thể ở thời gian nhất định và cũng ảnh hưởng đến vật nuôi và các hoạt động nông nghiệp khác. Mối quan hệ giữa lượng mưa và lượng mưa thấm vào đất thường không được chỉ rõ. Sự thẩm thấu lượng mưa vào trong đất sẽ phụ thuộc vào các điều kiện ẩm trước đó, độ dốc của đất, loại đất, cường độ của sự kiện mưa. Các đặc tính của đất cũng biến đổi. Ví dụ, một số loại đất có khả năng giữ nước tốt hơn, nên nó giữ cho các loại đất đó ít bị hạn hơn. - Hạn thuỷ văn (Hydrological Drought): Hạn thủy văn liên quan đến sự thiếu hụt nguồn nước mặt và các nguồn nước mặt phụ. Nó được lượng hóa bằng dòng chảy, tuyết, mực nước hồ, hồ chứa và nước ngầm. Thường có sự trễ thời gian giữa sự thiếu hụt mưa, tuyết, hoặc ít nước trong dòng chảy, hồ, hồ chứa, làm cho các giá trị đo đạc của thủy văn không phải là chỉ số hạn sớm nhất (Ngô Thị Thanh Hương, 2011). - Hạn kinh tế - xã hội khác hoàn toàn với các loại hạn khác. Bởi nó phản ánh mối quan hệ giữa sự cung cấp và nhu cầu hàng hóa kinh tế (ví dụ như cung cấp nước, thủy điện), nó phụ thuộc vào lượng mưa. Sự cung cấp đó biến đổi hàng năm như là một hàm của lượng mưa và nước. Nhu cầu nước cũng dao động và thường có xu thế dương do sự tăng dân số, sự phát triển của đất nước và các nhân tố khác nữa (Ngô Thị Thanh Hương, 2011).
  • 10. Hạn khí tượng, hạn nông nghiệp và hạn thủy văn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. 1.1.1.4. Nguyên nhân Có rất nhiều nguyên nhân gây hạn hán, có thể chia thành hai nguyên nhân chính: - Khách quan: Do các yếu tố tự nhiên như khí hậu (lượng mưa, lượng bốc hơi…) thất thường, nguồn nước (nước mặt, nước ngầm) cạn kiệt, địa hình và thổ nhưỡng không thuận lợi… gây ra sự thiếu hụt nước, không đáp ứng được nhu cầu của con người trong các hoạt động sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, kinh tế - xã hội và môi trường. - Chủ quan: “Mặc dù hạn hán là một hiện tượng tự nhiên nhưng nó cũng bị tác động bởi các hoạt động của con người” (Trần Thục và ctv, 2008). Con người đã gây ra hạn hán góp phần làm cho hạn hán thêm nghiêm trọng vì:  Tình trạng phá rừng bừa bãi làm mất nguồn nước ngầm dẫn đến cạn kiệt nguồn nước.  Việc trồng cây không phù hợp, vùng ít nước cũng trồng cây cần nhiều nước (như lúa) làm cho việc sử dụng nước quá nhiều, dẫn đến việc cạn kiệt nguồn nước.  Công tác quy hoạch sử dụng nước, bố trí công trình không phù hợp, làm cho nhiều công trình không phát huy được tác dụng... Vùng cần nhiều nước lại bố trí công trình nhỏ, còn vùng thiếu nước (nguồn nước tự nhiên) lại bố trí xây dựng công trình lớn.  Nhận thức của người dân về sử dụng bền vững tài nguyên còn hạn chế.  Các hệ thống chính sách còn thiếu đồng bộ. 1.1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hạn hán Các yếu tố tự nhiên tác động lên hạn hán bao gồm: yếu tố khí tượng, nguồn nước, địa hình, thổ nhưỡng và rừng… a. Yếu tố khí tượng Có rất nhiều yếu tố khí tượng tác động lên hạn hán. Trong đó, hai yếu tố quan trọng nhất là lượng mưa và lượng bốc hơi. + Lượng mưa “Mưa là yếu tố quan trọng quyết định tình hình hạn hán của khu vực. Nguyên nhân chính của hạn hán là do thiếu mưa trong một thời gian dài, dẫn đến sự khan hiếm nước phục vụ cho các hoạt động kinh tế - xã hội và môi trường” (Đào Xuân Học và ctv, 2003). Lượng mưa đóng vai trò quan trọng trong việc sử dụng nguồn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Sự biến đổi lượng mưa trong tương lai, đặc biệt là mưa bất thường vào
  • 11. mùa mưa và giảm lượng mưa trong mùa khô ảnh hưởng đến các mục đích sử dụng nguồn nước trên địa bàn. Đồng thời, lượng mưa cũng là nguồn cung cấp bổ sung cho nguồn nước dưới đất. Cùng với nhiệt độ, lượng mưa thấp có thể gây ra hạn hán trên diện rộng. + Lượng bốc hơi “Hạn được xem như một điều kiện không cân bằng giữa lượng mưa và lượng bốc hơi trong khu vực. Các nhân tố khác như độ ẩm, nhiệt độ và gió cũng góp phần làm hạn hán càng trở nên trầm trọng” (Đào Xuân Học và ctv, 2003). Trong đó: - Độ ẩm tương đối: Là tỷ số phần trăm lượng hơi nước chứa trong không khí và giới hạn tối đa của hơi nước chứa trong không khí ở cùng nhiệt độ. Nó biểu hiện tính chất ẩm của không khí trong sự tương quan với nhiệt độ. Độ ẩm càng nhỏ, bốc hơi diễn ra càng mạnh mẽ. - Nhiệt độ: Gia tăng nhiệt độ không khí làm quá trình bốc hơi bề mặt tăng nhanh hơn. Nguồn nước bề mặt tại các sông, kênh rạch và bề mặt đất bị bốc hơi nhanh, ảnh hưởng đến sự suy giảm nguồn nước mặt và ngay cả nước dưới đất. Nhiệt độ trong không khí tăng kết hợp độ ẩm tương đối thấp, có tác động đến lượng nước có sẵn để bổ sung nguồn cung cấp nước ngầm. Nhiệt độ không khí tăng kết hợp với lượng bốc hơi và nhu cầu thủy lợi cũng tăng sẽ dẫn đến sự suy giảm nguồn nước ngầm. - Gió và sự chuyển động đối lưu của không khí: Những nơi có gió và chuyển động đối lưu mạnh mẽ thì sẽ có lượng bốc hơi và thoát hơi nước cao hơn. Điều này có mối quan hệ với độ ẩm tương đối; vì nếu không có gió, không khí môi trường xung quanh không lưu thông, làm cho độ ẩm gia tăng, không tạo điều kiện thuận lợi cho sự bốc hơi và ngược lại. - Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng làm ảnh hưởng đến sự bốc hơi như: độ ẩm của đất, kiểu của thảm thực vật...; thực vật ở những vùng khô cằn như cây xương rồng và những loại cây giữ nước, sự thoát hơi nước của chúng ít hơn những cây ở những vùng khác. Ở những nơi có mật độ thảm thực vật mà cao thì có nghĩa là tỷ lệ thoát hơi nước của thực vật cũng giảm theo. Lượng bốc hơi có hai loại: lượng bốc hơi thực tế và bốc hơi tiềm năng (PET). Trong đó, PET là lượng nước lớn nhất có thể bốc thoát qua thảm thực vật dày và trong điều kiện cung cấp nước đầy đủ, “là yếu tố khí hậu tổng hợp quan trọng có ảnh hưởng
  • 12. nhiều đến nhu cầu cấp nước và từ đó ảnh hưởng đến tình hình hạn hán” (Đào Xuân Học và ctv, 2003). Công thức tính PET theo Ivanov (1948) như sau: PET = 0,0018 * (T+25)2 * (100-U) (2.1) Trong đó: + T là nhiệt độ không khí (0 C) + U là độ ẩm không khí tương đối (%) b. Nguồn nước + Nước mặt Nước mặt là nước trong sông, hồ hoặc nước ngọt trong vùng đất ngập nước. “Trữ lượng nước mặt tuy dồi dào nhưng phân bố không đều theo không gian và thời gian cũng ảnh hưởng đến tình hình hạn hán ở khu vực” (Đào Xuân Học và ctv, 2003). Nước mặt được bổ sung một cách tự nhiên bởi giáng thủy và chúng mất đi khi chảy vào đại dương, bốc hơi và thấm xuống đất. Lượng giáng thủy này được thu hồi bởi các lưu vực, tổng lượng nước trong hệ thống này tại một thời điểm cũng tùy thuộc vào một số yếu tố khác như khả năng chứa của các hồ, vùng đất ngập nước và các hồ chứa nhân tạo, độ thấm của đất bên dưới các bể chứa nước này, các đặc điểm của dòng chảy mặt trong lưu vực, thời lượng giáng thủy và tốc độ bốc hơi địa phương. Tất cả các yếu tố này đều ảnh hưởng đến tỷ lệ mất nước. + Nước ngầm Nước ngầm là nguồn bổ sung dòng chảy chủ yếu cho sông, suối vào mùa khô. Nước ngầm hay còn gọi là nước dưới đất, là nước ngọt được chứa trong các lỗ rỗng của đất hoặc đá. Nó cũng có thể là nước chứa trong các tầng ngậm nước bên dưới mực nước ngầm. Nước ngầm được khai thác từ các tầng chứa nước dưới đất, có vai trò là kho chứa nước ngầm và điều tiết dẫn cho nước mặt. Nước ngầm cũng có những đặc điểm giống như nước mặt như: nguồn vào (bổ cấp), nguồn ra và chứa. Sự khác biệt chủ yếu với nước mặt là do tốc độ luân chuyển chậm (dòng thấm rất chậm so với nước mặt), khả năng giữ nước ngầm nhìn chung lớn hơn nước mặt khi so sánh về lượng nước đầu vào. Nguồn cung cấp nước cho nước ngầm là nước mặt thấm vào tầng chứa. Các nguồn thoát tự nhiên như sông, suối và thấm vào các đại dương. c. Địa hình và thổ nhưỡng
  • 13. + Độ dốc Độ dốc là yếu tố đặc trưng cho địa hình vùng đồi núi. Độ dốc cũng là một nhân tố tự nhiên tác động lên hạn hán. Độ dốc càng lớn thì khả năng giữ ẩm, giữ nước trên bề mặt và trong đất càng kém. + Thổ nhưỡng Bảng 1.1 Thành phần cơ giới đất và sức chứa ẩm cực đại tương ứng STT Thành phần cơ giới đất Sức chứa ẩm cực đại (%) 1 Cát (Sand) 10 2 Cát pha thịt (Loamy Sand) 16 3 Sét (Clay) 40 4 Sét pha cát (Sandy Clay) 32 5 Sét pha limôn (Silty Clay) 40 6 Thịt (Loam) 27 7 Thịt pha cát (Sandy Loam) 21 8 Thịt pha limôn (Silty Loam) 30 9 Thịt pha sét (Clay Loam) 29 10 Thịt pha sét và pha cát (Sandy Clay Loam) 36 11 Thịt pha sét và pha limôn (Silty Clay Loam) 28 Đối với mỗi loại đất sẽ có các thành phần cơ giới riêng tương ứng với sức chứa ẩm khác nhau (Bảng 1.1). Đưa câu này lên phía trên bảng d. Độ che phủ đất Một trong những chức năng quan trọng của rừng là nuôi dưỡng nguồn nước, đảm bảo cân bằng đất và nước. Vào mùa mưa rừng có thể cản nước thông qua tán lá và thảm lá rụng, làm tăng độ thấm nước mưa vào đất và làm tăng khả năng giữ nước của đất. Nếu đất không có rừng bảo vệ, sẽ mất đi khả năng giữ nước. Khả năng giữ nước của rừng làm cho 70% lượng nước mưa được ngấm xuống đất làm nước ngầm. 1.1.1.6. Tác hại của hạn hán Hạn hán có tác động to lớn đến môi trường, kinh tế, chính trị xã hội và sức khoẻ con người (Nguyễn Văn Huy, 2011):
  • 14. - Hạn hán tác động đến môi trường như huỷ hoại các loài thực vật, các loài động vật, quần cư hoang dã, làm giảm chất lượng không khí, nước, làm gia tăng nguy cơ cháy rừng, xói lở đất. Các tác động này có thể kéo dài và không khôi phục được. - Hạn hán tác động đến kinh tế - xã hội như giảm năng suất cây trồng, giảm diện tích gieo trồng, giảm sản lượng cây trồng, chủ yếu là sản lượng cây lương thực. Tăng chi phí sản xuất nông nghiệp, giảm thu nhập của lao động nông nghiệp. Tăng giá thành và giá cả các lương thực. Giảm tổng giá trị sản phẩm chăn nuôi. Các nhà máy thuỷ điện gặp nhiều khó khăn trong quá trình vận hành. - Hạn hán là nguyên nhân dẫn đến đói nghèo, bệnh tật thậm chí là chiến tranh do xung đột nguồn nước 1.1.1.7. Chỉ số khô hạn Nghiên cứu dự báo hạn hán và xây dựng hệ thống giám sát hạn, trước hết cần phân tích và lựa chọn được các chỉ số hạn phản ánh sát nhất diễn biến hạn hán thực tế ở địa phương. Trong cố gắng để định nghĩa hạn hán, rất nhiều chỉ số/hệ số hạn khác nhau đã được phát triển và áp dụng ở các nước trên thế giới và Việt Nam chẳng hạn: Chỉ số ẩm Lang (1915), Chỉ số ẩm Koppen (1918), Chỉ số ẩm De Martonne (1926), Chỉ số ẩm Reidel (1928), Chỉ số ẩm Selianinov (1948), Chỉ số ẩm Thornthwaite (1948), Chỉ số ẩm Ivanov (1948), Chỉ số khô Budyko (1950), Chỉ số khô Penman, Chỉ số gió mùa GMI, Chỉ số mưa chuẩn hóa SPI (Standardized Precipitation Index), Chỉ số Sazonov (Sa.I), Chỉ số Koloskov (1925), Chỉ số Bova (1941), Chỉ số Prescott, Chỉ số Sly (1970), Chỉ số PDSI (Palmer Drought Severity Index), Chỉ số độ ẩm cây trồng CMI (Crop Moisture Index), Chỉ số cấp nước mặt SWSI (Surface Water Supply Index), Chỉ số RDI (Reclamation Drought Index), chỉ số SI (Severity Index), Hệ số thủy nhiệt, Hệ số khô, Hệ số cạn nước sông, Chỉ số cán cân nước K. Bảng 1.2. Một số chỉ tiêu/chỉ số tính toán khô hạn và các ngưỡng giá trị của chúng STT Tên chỉ tiêu tính toán Công thức tính/ Điều kiện khí hậu 1 SI (Severity Index) SI = (R- Rtb)/ R R : Lượng mưa thời đoạn tính; Rtb: Lượng mưa trung bình thời đoạn tính. Ngưỡng của chỉ tiêu 0,75 - 1,0 Hạn nặng 0,50 - 0,74 Hạn vừa
  • 15. 0,25 - 0,49 Hạn nhẹ 0,0 -0,24 Không hạn 2 Chỉ số chuẩn hóa lƣợng mƣa SPI (Standardized Precipitation Index) SPI = (R - Rtb)/ R: Lượng mưa thời đoạn tính Rtb : Lượng mưa trung bình thời đoạn tính : Độ lệch chuẩn lượng mưa thời đoạn tính Ngưỡng của chỉ tiêu > 2,0 Quá ẩm ướt 1,5 - 1,99 Rất ẩm 1,0 - 1,49 Ẩm vừa phải - 0,99 - 0,99 Gần trung bình - 1,0 - -1,49 Hơi khô hạn - 1,5 - -1,99 Hạn nặng ≤ - 2,0 Hạn cực nặng 3  Chỉ số khô Penman H = PET/R PET: ốc thoát hơi tiềm năng thời đoạn tính R: Lượng mưa thời đoạn tính Ngưỡng của chỉ tiêu < 0,5 Rất ẩm ướt 0,5 - 1,0 Ẩm ướt 1,0 - 3,0 Ẩm 3,0 - 7,0 Khô hạn > 7,0 Hạn 4 Chỉ số Sazonov (Sa.I) Sa.Ii = (Ti/Ti) - (Ri/Ri) T:Chuẩn sai nhiệt độ thời k i T: Độ lệch chuẩn nhiệt độ thời k i R: Chuẩn sai lượng mưa thời k i R: Độ lệch chuẩn lượng mưa thời k i Ngưỡng của chỉ tiêu < -2 Úng ngập < -1 Dư thừa nước
  • 16. < 1,0 Không khô hạn ≥ 1,0 Khô hạn ≥ 2,0 Hạn nặng 5 Chỉ số cấp nƣớc mặt SWSI (Surface Water Supply Index) SWSI = (aPtuyết + bPmưa + cPdòng chảy + dPdung tích hồ chứa - 50)/12 Ngưỡng của chỉ tiêu ≤ - 4,0 Hạn cực nặng -4 - -3 Hạn rất nặng -2,9 - -2 Hạn vừa -1,9 - -1,0 Hơi khô -0,99 - 0,99 Gần như bình thường 1,0 - 1,9 Hơi ẩm 2,0 - 2,9 Ẩm vừa 3 - 4 Rất ẩm > 4,0 Cực ẩm 6 Chỉ số khô hạn cán cân nƣớc K (tỷ số giữa phần thu chủ yếu và phần chi chủ yếu của cán cân nước) K i = E i / Ri E i : Lượng bốc hơi Piche thời đoạn tính Ri: Lượng mưa thời đoạn tính Ngưỡng các chỉ tiêu < 0,5 Rất ẩm 0,5 - 1,0 Ẩm 1,0 - 2,0 Hơi khô 2,0 - 4,0 Khô > 4,0 Rất khô Tác giả sử dụng chỉ số khô hạn của ai, nói rõ ở phần này. Hạn chế nhắc lại ở phần chƣơng 2 1.1.2. Ngành nông nghiệp 1.1.2.1. Khái niệm - Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu
  • 17. lao động chủ yếu để tạo ra lương thực thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp. Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, với nhiều sản phẩm khác nhau, được phân chia theo các chuyên ngành như: + Nông nghiệp thuần gồm: trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ; + Lâm nghiệp gồm: trồng rừng, khai thác gỗ, lâm sản ngoài gỗ, dịch vụ lâm nghiệp. Ngành này có chức năng xây dựng, quản lý bảo vệ rừng, khai thác lợi dụng rừng, chế biến lâm sản và chức năng môi trường như: phòng chống thiên tai và hình thành các đặc điểm văn hóa, xã hội của nghề rừng. + Thủy sản bao gồm: nuôi trồng và phát triển nguồn lợi thủy sản tại các thủy vực biển, sông và hồ chứa. 1.1.2.2. Đất trồng cây lâu năm Đất trồng cây lâu năm (CLN): Là đất trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng trên một năm từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch kể cả cây có thời gian sinh trưởng như cây hàng năm nhưng cho thu hoạch trong nhiều năm như thanh long, chuối, dứa, nho…; bao gồm đất trồng cây công nghiệp lâu năm, đất trồng cây ăn quả lâu năm và đất trồng cây lâu năm khác. - Đất trồng cây công nghiệp lâu năm (LNC): Là đất trồng cây lâu năm có sản phẩm thu hoạch (không phải là gỗ) để làm nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp hoặc phải qua chế biến mới sử dụng được gồm chủ yếu là chè, cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, ca cao, dừa… - Đất trồng cây ăn quả lâu năm (LNQ): Là đất trồng cây lâu năm có sản phẩm thu hoạch là quả để ăn tươi hoặc kết hợp chế biến. - Đất trồng cây lâu năm khác (LNK): Là đất trồng cây lâu năm không phải đất trồng cây công nghiệp lâu năm và đất trồng cây ăn quả lâu năm gồm chủ yếu là đất trồng cây lấy gỗ, lấy bóng mát, tạo cảnh quan không thuộc đất lâm nghiệp, đất vườn trồng xen lẫn nhiều loại cây lâu năm hoặc cây lâu năm xen lẫn cây hàng năm. 1.2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA HẠN HÁN TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 1.2.1. Trên Thế giới Trong những thập kỷ gần đây hạn hán xảy ra nhiều nơi trên thế giới, gây nhiều thiệt hại về kinh tế, ảnh hưởng đến đời sống con người và môi trường sinh thái. Hàng năm có khoảng 21 triệu ha đất biến thành đất không có năng suất kinh tế do hạn hán.
  • 18. Trong gần 1/4 thế kỷ vừa qua, số dân gặp rủi ro vì hạn hán trên những vùng đất khô cằn đã tăng hơn 80% (Lê Thị Hiệu, 2012). Chình vì vậy trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu về hạn hán. Nổi bật lên trong nghiên cứu hạn trên quy mô toàn cầu là nghiên cứu của Niko Wanders và ctv (2010). Trong bài, tác giả đã phân tích ưu điểm, nhược điểm của 18 chỉ số hạn hán bao gồm cả chỉ số hạn khí tượng, chỉ số hạn thủy văn, chỉ số độ ẩm, rồi lựa chọn ra các chỉ số thích hợp để áp dụng phân tích các đặc trưng của hạn hán trong năm vùng khí hậu khác nhau trên toàn cầu: vùng xích đạo, vùng khô hạn cực, vùng nhiệt độ ấm, vùng tuyết, vùng địa cực. Ngoài ra, phải kể đến các nghiên cứu về việc ứng dụng viễm thám và GIS đánh giá nguy cơ hạn hán như: “Ứng dụng viễn thám và GIS đánh giá hiểm họa hạn hán tại vùng nghiên cứu Gujara” nghiên cứu của Parual Chopra (2006), “Đánh giá vùng rủi ro hạn tại Đông ắc Thái Lan bằng việc sử dụng dữ liệu viễn thám và GIS” nghiên cứu của Mongkolsawat.C, etal. (2001)… Qua các nghiên cứu, đến nay các nước phát triển trên thế giới đã hướng đến việc quản lý hạn hán. Việc giám sát và quản lý hạn được dựa trên các chỉ số hạn và các ngưỡng hạn (Tsakiris & nnk, 2004). Hiện nay, rất nhiều chỉ số/hệ số hạn khác nhau đã được phát triển và ứng dụng ở các nước trên thế giới như: chỉ số ẩm Ivanov (1948), chỉ số khô Budyko (1950), chỉ số khô Penman, chỉ số gió mùa GMI, chỉ số mưa chuẩn hóa SPI, chỉ số Palmer (PDSI), chỉ số độ ẩm cây trồng (CMI), chỉ số cấp nước mặt (SWSI), chỉ số RDI (Reclamation Drought Index)... Kinh nghiệm trên thế giới cho thấy hầu như không có một chỉ số nào có ưu điểm vượt trội so với các chỉ số khác trong mọi điều kiện. Do đó, việc áp dụng các chỉ số/hệ số hạn phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng vùng cũng như hệ thống cơ sở dữ liệu quan trắc sẵn có ở vùng đó. 1.2.2. Ở Việt Nam Ở Việt Nam, những nghiên cứu về hạn hán cũng đã được thực hiện đến từng vùng khí hậu, tỉnh, địa phương. Vào năm 1995, Nguyễn Trọng Hiệu đã nghiên cứu sự phân bố hạn hán và tác động của hạn hán ở các vùng khí hậu Việt Nam. Các kết quả tính toán cho thấy, hạn mùa đông chủ yếu ở khu vực Bắc Bộ, Nam Bộ, Tây Nguyên; hạn mùa hè thịnh hành ở Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ. Trong đề tài cấp Nhà nước: “Nghiên cứu các giải pháp giảm nhẹ thiên tai hạn hán ở các tỉnh Duyên hải Miền trung từ Hà Tĩnh đến Bình Thuận”, do Đào Xuân Học - trường Đại học Thủy lợi làm chủ nhiệm thực hiện từ năm 1999 - 2001. Đề tài đã đánh giá tình hình hạn hán và ảnh hưởng của hạn hán tới 7 vùng kinh tế của Việt Nam, phân tích
  • 19. xác định nguyên nhân gây ra hạn hán, phân loại và phân cấp hạn. Dựa trên các nguyên nhân gây hạn hán, đề tài đã đưa ra các biện pháp phòng chống và giảm nhẹ hạn hán. Trong báo cáo tổng kết đề tài: “Xây dựng bản đồ hạn hán và mức độ thiếu nước sinh hoạt ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên năm 2008”, Trần Thục và ctv đã tiến hành những nghiên cứu đánh giá bổ sung về các điều kiện khí tượng thủy văn nhằm phục vụ tính toán và đánh giá mức độ khắc nghiệt của hạn hán và tính toán các chỉ số của 3 loại hạn: hạn khí tượng, hạn thủy văn và hạn nông nghiệp chi tiết đến huyện cho 9 tỉnh vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Đề tài cấp Nhà nước: “Nghiên cứu dự báo hạn hán vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên và xây dựng các giải pháp phòng chống”, mã số KC.08.22, thực hiện năm 2003 - 2005, do Nguyễn Quang Kim, trường Đại học thủy lợi (cơ sở 2) làm chủ nhiệm đã nghiên cứu hiện trạng hạn hán, thiết lập cơ sở khoa học cho quy trình dự báo hạn,cơ sở dữ liệu khu vực nghiên cứu để lập trình các phần mềm tính toán chỉ số hạn và phần mềm dự báo hạn khí tượng và thủy văn. Việc dự báo hạn được dựa trên nguyên tắc phân tích mối tương quan giữa các yếu tố khí hậu, các hoạt động ENSO và các điều kiện thực tế vùng nghiên cứu. Nhìn chung, cũng như các nghiên cứu trên thế giới, nghiên cứu về hạn hán ở Việt Nam chủ yếu tập trung đến hạn khí tượng, hạn thủy văn và hạn nông nghiệp. Các đề tài nghiên cứu hạn hán ở Việt Nam đã được phát triển trong 10 năm trở lại đây, chủ yếu tập trung vào 2 vấn đề chính sau: (1) Các nghiên cứu cơ bản về hạn hán và tác động tới dân sinh, kinh tế, xã hội. (2) Các giải pháp, phòng chống và giảm nhẹ hạn hán bao gồm: - Giải pháp công trình xây dựng các công trình thu trữ, điều tiết nước; - Các giải pháp phi công trình nghiên cứu xây dựng các hệ thống dự báo, cảnh báo sớm, các giải pháp về thể chế chính sách giảm nhẹ hạn hán, sử dụng tài nguyên nước hiệu quả, hợp lý… Đào Xuân Học và cộng tác viên, 2003. Hạn hán và những giải pháp giảm thiệt hại. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội. Đỗ Đức Dũng, 2009. Phương pháp xác định lưu vực sông. Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam, tr 4 - 5. Hội Khoa học đất Việt Nam, 2000. Đất Việt Nam. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội. Lê Sâm và cộng tác viên, 2006. Thực trạng tài nguyên đất - nước và nguy cơ sa mạc hóa, tai biến thiên nhiên trên vùng đất cát ven biển Bình Thuận. Formatted: Font color: Red
  • 20. Tuyển tập kết quả Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học Thuỷ lợi Miền Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Lê Thị Hiệu, 2012. Nghiên cứu đánh giá hạn hán vùng Đồng Bằng sông Hồng. Luận văn thạc sỹ khoa học, Trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên - Đại học Quốc Gia Hà Nội. Ngô Thị Thanh Hương, 2011. Dự tính sự biến đổi của hạn hán ở Việt Nam từ sản phẩm của mô hình khí hậu khu vực. Luận văn thạc sỹ khoa học, Trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên - Đại học Quốc Gia Hà Nội. Nguyễn Hu nh Cẩm Duyên, 2009. Biến đổi khí hậu ảnh hưởng và thích ứng của duyên hải Nam Trung Bộ. Tiểu luận môi trường cơ bản, Trường Đại học Công Nghiệp TP. Hồ Chí Minh. Nguyễn Kim Lợi và cộng tác viên, 2007. Hệ thống thông tin địa lý - Phần mềm ArcView 3.3. Nhà xuất bản Nông Nghiệp TP. Hồ Chí Minh. Nguyễn Quang Kim và cộng tác viên, 2005. Nghiên cứu dự báo hạn hán vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên và xây dựng các giải pháp phòng chống. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước KC.08.22. Nguyễn Văn Thắng và cộng tác viên, 2007. Sử dụng chỉ số chuẩn hóa giáng thủy để dự báo hạn khí tượng. Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường. Phạm Thị Thu Ngân, 2011. Ứng dụng công nghệ GIS đánh giá nguy cơ hạn hán tại huyện Bắc Bình tỉnh Bình Thuận. Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh. Phùng Ngọc Lan và cộng tác viên, 2006. Cẩm nang ngành lâm nghiệp. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, tr 11. Trần Thục và cộng tác viên, 2008. Xây dựng bản đồ hạn hán và mức độ thiếu nước sinh hoạt ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Viện Khoa Học Khí Tượng Thủy Văn và Môi Trường, Hà Nội. Không được liệt kê các công trình nghiên cứu mà không nói nội dung của nó. Hoặc là nhóm lại theo nội dung hoặc là phải nói từng công trình một. Formatted: Font color: Red
  • 21. Chƣơng 2 NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA HẠN HÁN ĐẾN SẢN XUẤT CÂY CÔNG NGHIỆP DÀI NGÀY Ở TỈNH ĐĂK LĂK 2.1. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÍ TỈNH ĐĂK LĂK 2.1.1. Vị trí địa lý thống nhất là ‘địa lý’ hay ‘địa lí” Tỉnh Đăk Lăk nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, đầu nguồn của hệ thống sông Sêrêpôk và một phần của sông Ba, nằm trong khoảng tọa độ địa lý từ 1070 28'57" đến 1080 59'37" độ kinh Đông và từ 120 9'45" đến 130 25'06" độ vĩ ắc, có độ cao trung bình 400 - 800 mét so với mặt nước biển, nằm cách Hà Nội 1.410 km và cách thành phố Hồ Chí Minh 350 km. Hình 2.1. Sơ đồ hành chính tỉnh Đăk Lăk Nếu trên bản đồ đã có tên thì k cần ghi phía dưới hình tên nữa. Nếu ghi tên bản đồ trên hình thì tên cần phải nằm dưới và có số hiệu hình. Tỉnh Đăk Lăk có 15 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 01 thành phố, 01 thị xã và 13 huyện. Trong đó có 184 đơn vị hành chính cấp xã, gồm có 152 xã, 20 phường và 12 thị trấn. Bảng 2.1. Diện tích, dân số của các đơn vị hành chính tỉnh Đăk Lăk năm 2017 Formatted: Font color: Red
  • 22. STT Tên Diện tích (Km2 ) Dân số (Ngƣời) 1 Thành phố Buôn Ma Thuột 377,09 365.080 2 Thị xã Buôn Hồ 282,61 104.742 3 Huyện Ea Súp 1.765,32 66.565 4 Huyện Krông Năng 614,61 126.860 5 Huyện Krông Búk 357,67 64.798 6 Huyện Buôn Đôn 1.410,14 65.189 7 Huyện Cư M‟Gar 824,50 176.435 8 Huyện Ea Kar 1.037,01 154.513 9 Huyện M‟Đrắk 1.336,47 73.203 10 Huyện Krông Pắc 625,76 210.586 11 Huyện Krông Bông 1257,95 97.166 12 Huyện Krông Ana 356,90 87.963 13 Huyện Lắk 1256,07 66.280 14 Huyện Cư Kuin 288,30 106.221 15 Huyện Ea H‟Leo 1.335,08 130.977 Tổng cộng 13.030,48 1896.578 Nguồn: [Niên giám thống kê tỉnh Đăk Lăk năm 2017] 2.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên Địa chất? 2.1.2.1. Địa hình Địa hình của tỉnh rất đa dạng: nằm ở phía Tây và cuối dãy Trường Sơn, là một cao nguyên rộng lớn, địa hình dốc thoải, lượn sóng, khá bằng phẳng xen kẽ với các đồng bằng thấp ven theo các sông chính. Địa hình của tỉnh có hướng thấp dần từ Đông Nam sang Tây ắc. Địa hình đa dạng đồi núi xen kẽ bình nguyên và thung lũng, khái quát có thể chia thành các dạng địa hình chính sau: a. Địa hình vùng núi - Vùng núi cao Chư Yang Sin: Nằm ở phía Đông Nam của Tỉnh với diện tích xấp xỉ bằng ¼ diện tích tự nhiên toàn Tỉnh, ngăn cách giữa cao nguyên Buôn Ma Thuột và cao nguyên Lâm Viên (Lâm Đồng), vùng có nhiều dãy núi cao trên 1.500 m, cao nhất là đỉnh Chư Yang Sin 2.445 m, có đỉnh nhọn, dốc đứng, địa hình hiểm trở. Đây là vùng sinh Formatted: Font: Not Italic
  • 23. thủy lớn nhất, đầu nguồn của các con sông lớn như Krông Ana, Krông Nô và là vùng có thảm thực vật rừng thường xanh quanh năm. - Vùng núi thấp, trung bình Chư Dơ Jiu: Nằm ở phía Đông ắc của Tỉnh, ngăn cách thung lũng sông a (Gia Lai) và cao nguyên uôn Ma Thuột, độ cao trung bình 600 -– 700 m, đỉnh Chư Dơ Jiu cao 1.103 m. Địa hình bào mòn, xâm thực, thực vật gồm các loại cây tái sinh, rừng thưa và đất canh tác nông nghiệp. b. Địa hình cao nguyên Chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của Tỉnh, địa hình bằng phẳng, đường Quốc lộ 14 gần như là đỉnh phân thủy, cao ở giữa và thấp dần về hai phía, địa hình thấp dần từ Đông ắc xuống Tây Nam. Toàn Tỉnh có 2 cao nguyên lớn: - Cao nguyên Buôn Ma Thuột - Ea H'leo: Là cao nguyên rộng lớn chạy dài từ Bắc xuống Nam trên 90 km, từ Đông sang Tây 70 km. Phía Bắc cao gần 800 m, phía Nam 400 m, thoải dần về phía Tây còn 300 m. Đây là vùng có địa hình khá bằng phẳng, độ dốc trung bình 3 - 80 . Phần lớn diện tích cao nguyên này là đất đỏ Bazan màu mỡ và hầu hết đã được khai thác sử dụng. - Cao nguyên M'Đrắk: Nằm ở phía Đông Tỉnh tiếp giáp với tỉnh Khánh Hòa, độ cao trung bình 400 -– 500 m, địa hình cao nguyên này gồ ghề, có các dãy núi cao ở phía Đông và Nam, khu vực trung tâm có địa hình như lòng chảo cao ở chung quanh và thấp dần vào trung tâm. Đất Granit chiếm phần lớn diện tích với các thảm thực vật rừng thường xanh ở núi cao và trảng cỏ ở núi thấp và đồi thoải. c. Địa hình bán bình nguyên Ea Súp Là vùng đất rộng lớn nằm ở phía Tây tỉnh, tiếp giáp với các cao nguyên diện tích gần 500 ngàn ha. Bề mặt ở đây bị bóc mòn, có địa hình khá bằng phẳng, đồi lượn sóng nhẹ, độ cao trung bình 180 m, dốc dần về hướng Tây, độ dốc chủ yếu 0 - 8o , có một vài dãy núi nhô lên như Yôk Đôn cao 470 m, dãy Chư M‟Lanh cao 455 m chạy dài hình vòng cung từ phía Tây huyện Cư M‟Gar kéo dài qua uôn Đôn, Ea Súp... Phần lớn đất đai của bán bình nguyên Ea Súp là đất phiến thạch, phiến sét, xám, tầng mỏng và đặc trưng thực vật là rừng khộp rụng lá vào mùa khô. Đây là vùng khô hạn, có hệ sinh thái rừng khộp đặc trưng cần được bảo tồn, vùng ven sông Ea H‟leo, Ea Súp có tiềm năng về sản xuất lương thực nếu được đầu tư xây dựng thủy lợi quy mô lớn. d. Địa hình vùng bằng trũng Krông Păk - Lăk - Buôn Trấp
  • 24. Nằm ở phía Đông - Nam của Tỉnh, giữa cao nguyên Buôn Ma Thuột và dãy núi cao Chư Yang Sin, độ cao trung bình 400 -– 500 m. Đây là thung lũng của lưu vực sông Sêrêpôk hình thành các vùng bằng trũng chạy theo các con sông Krông Pắc, Krông Ana, Krông Nô với cánh đồng Lăk - Buôn Trấp rộng khoảng 20.000 ha, đây là vùng trũng bị lũ lụt vào các tháng 9, 10 hàng năm. 2.1.2.2. Khí hậu Khí hậu tỉnh Đăk Lăk vừa mang tính chất khí hậu cao nguyên nhiệt đới ẩm, vừa chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam khô nóng. Tuy nhiên, do độ cao và địa hình chi phối, nên khí hậu giữa các tiểu vùng có khác nhau. Về sinh thái nông nghiệp, Đăk Lăk được chia thành các tiểu vùng như sau: - Tiểu vùng cao nguyên Buôn Ma Thuột gồm thành phố Buôn Ma Thuột, các xã phía Đông Nam huyện Buôn Đôn, Tây Nam huyện Krông Păk, huyện Cư Kuin, ắc huyện Krông Bông và huyện Cư M‟Gar. Lượng mưa trung bình năm 1.800 - 2.000 mm, nhiệt độ trung bình 23 - 240C. Đây là tiểu vùng rất thích nghi các loại cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su, hồ tiêu, ca cao, điều và cây ăn quả. - Tiểu vùng cao nguyên Ea Hleo gồm huyện Ea Hleo, Krông Búk, thị xã Buôn Hồ, huyện lỵ và các xã phía Tây huyện Krông Năng, lượng mưa trung bình 1.500 -– 1.700 mm, nhiệt độ trung bình 21 - 220 C, địa hình cao, đây là vùng thích nghi các loại cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su, hồ tiêu và cây ăn quả. - Tiểu vùng bình Nguyên Ea Súp: Gồm Ea Súp và các xã phía ắc, Tây ắc huyện Buôn Đôn. Lượng mưa trung bình năm từ 1.400 mm - 1.600 mm, nhiệt độ cao hơn các tiểu vùng khác, chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm lớn (120C - 140C), ẩm độ không khí thấp, khí hậu khô và nóng, nhất là các tháng cuối mùa khô. Tiểu vùng này phù hợp trồng cây hàng năm như đậu đỗ, bông vải, lúa nước, cây lâu năm gồm điều và cây ăn quả. - Tiểu vùng đồi núi và cao nguyên M‟Đrăk: Đây là tiểu vùng có lương mưa lớn, trung bình 1.900 - 2.100 mm, nhiệt độ trung bình 23 - 240 C, thích nghi với chăn nuôi, cây ăn quả, cây ngắn ngày và trồng rừng nguyên liệu. - Tiểu vùng đồng bằng Krông Ana - Sê Rê Pốk: Phân bố dọc lưu vực sông Krông Ana, Krông Nô: bao gồm các xã phía Đông Krông Pắc, huyện Krông Ana. Tiểu vùng này thích nghi gieo trồng các loại cây hàng năm và cây lâu năm như cà phê, ca cao, điều, cây ăn quả. Formatted: Font color: Red Formatted: Font color: Red
  • 25. - Tiểu vùng các xã phía Đông huyện Krông Năng, Ea Kar và Tây ắc huyện Krông Bông, huyện lỵ và các xã phía Đông huyện Krông Păk có lượng mưa 1500- 1600mm; tiểu vùng này phù hợp cây hàng năm, cây lâu năm gồm cà phê, cao su, ca cao, tiêu, điều và cây ăn quả. - Tiểu vùng núi cao Chư Yang Sin: Bao gồm khu vực núi cao huyện Lắk, Krông Bông và một phần núi cao M‟Đrăk. Đây là vùng có lượng mưa lớn, trung bình 2.000 mm, nhiệt độ trung bình 21 - 230 C. Điều kiện khí hậu, thời tiết của Đăk Lăk có thuận lợi song cũng có khó khăn cho sản xuất nông nghiệp. Mùa mưa có đủ độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng cho các loại cây trồng sinh trưởng, phát triển, mùa khô không có giá rét, nắng nhiều, thuận lợi cho quá trình thu hoạch, phơi nông sản. Khí hậu 2 mùa r rệt, thuận lợi cho quá trình phát dục, ra hoa đồng loạt của cây trồng, đặc biệt cây cà phê. Khó khăn là thời tiết chia 2 mùa, mùa mưa lượng mưa chiếm 90%, tập trung vào các tháng 7,8,9, cường độ lớn gây xói mòn, rửa trôi và ngập úng cục bộ tại một số vùng thuộc Krông Ana, Lăk và Krông Păk. Mùa khô kéo dài, khắc nghiệt, tốc độ gió lớn càng làm gia tăng khả năng bốc thoát hơi nước, gây khô hạn cho hầu hết loại cây trồng. 2.1.2.3. Thủy văn a. Sông suối Đăk Lăk có nhiều sông suối, có ba hệ thống sông chính là Sêrêpôk, sông Ba và Ea Hleo: - Hệ thống Sông Sêrêpôk: Chiều dài sông chính là 315 km, diện tích lưu vực 30.100 km2 (trong phạm vi của Đăk Lăk khoảng trên 6.280 km2), do hai nhánh sông Krông Nô và Krông Ana hợp lưu tạo thành. + Sông Krông Ana gồm các nhánh chính hợp thành là suối Krông Buk bắt nguồn từ dãy núi thuộc cao nguyên Buôn Ma Thuột, suối Krông Păk bắt nguồn từ dãy núi phía Tây tỉnh Khánh Hoà và suối Krông Bông bắt nguồn từ dãy núi phía Đông Nam tỉnh, sông chính chảy theo hướng Đông - Tây với chiều dài 215 km, diện tích lưu vực 3.200 km2 . + Sông Krông Knô bắt nguồn từ dãy núi Chư Jang Sin (cao 2.442 m) chảy theo hướng Đông Nam - Tây Bắc, toàn bộ lưu vực của sông hầu hết là rừng núi, thượng lưu hẹp và dốc, bề rộng của dòng sông lớn dần từ thượng lưu xuống hạ lưu, diện tích lưu vực 4.620 km2, trong đó thuộc địa bàn tỉnh Đăk Lăk 3.080 km2, chiều dài sông chính 56 km, mật độ lưới sông 0,86 km/km2 . Formatted: Font color: Red Formatted: Font color: Red Formatted: Font color: Red
  • 26. - Hệ thống sông Ba: Lưu vực sông Ba nằm về phía Đông và Đông Bắc tỉnh với diện tích khoảng 2.824 km2, có hai phụ lưu chính chảy trong phạm vi của tỉnh là: Sông Krông Hin và sông Krông H‟năng. Hai sông này bắt nguồn từ dãy núi cao, chảy qua các vùng có lượng mưa lớn và địa hình phức tạp. + Sông Krông Hin bắt nguồn từ dãy Cư Mu với đỉnh cao 2.051 m, chiều dài sông chính 88 km, diện tích lưu vực khoảng 1.040 km2, sông có nhiều bậc thang, độ dốc lòng sông 15,5%, mật độ lưới sông 0,53km/km2 . + Sông Krông H‟năng: ắt nguồn từ dãy núi Chư Tun cao trên 1200m, chảy theo hướng ắc - Nam, đến huyện Ea Kar, chuyển theo hướng Tây - Đông, sau chảy theo hướng Nam - ắc và nhập vào sông Ba. Dòng chảy phần lớn nằm trong địa phận của tỉnh Đắk Lắk, diện tích lưu vực 1.542 km2, chiều dài sông chính 130 km và độ dốc lòng sông: 7,45%. Tổng diện tích lưu vực: 1.840 km2, mật độ lưới sông 0,54km/km2 . - Hệ thống sông Ea Hleo, Ea Súp: ắt nguồn từ dãy núi Chư Pung phía Tây Bắc tỉnh, diện tích lưu vực 4.760 km2, thuộc địa bàn các huyện Ea Súp, Ea Hleo, Cư Mgar và Krông Buk. Hai sông này có lượng nước đến khá, hiện đã xây dựng công trình thủy lợi quy mô lớn như hồ Ea Súp Thượng. Nhìn chung hệ thống sông suối của tỉnh Đăk Lăk khá phong phú, phân bố khắp địa bàn, mật độ sông suối bình quân 0,8 km/km2, những vùng có lượng mưa lớn, mật độ sông suối dày, ngược lại vùng có lượng mưa nhỏ mật độ sông suối thưa như vùng Ea Súp, Ea Hleo mật độ 0,2 km/km2 . Lượng mưa bình quân toàn vùng 1.600 - 2.000 mm, tổng lượng nước đến lãnh thổ Đắk Lắk 20,5 tỷ m3 nước, chuyển vào dòng chảy sông suối trên địa bàn. Nhưng do lượng mưa phân bố không đều theo thời gian, theo vùng lãnh thổ và địa hình chia cắt phức tạp, mùa mưa thường gây ngập úng cục bộ tại một số vùng ven sông thuộc các huyện Krông Ana, Lăk và Krông Păk, mùa khô thiếu nước nghiêm trọng. Tháng mưa nhiều nhất vào tháng 8 - 9, mưa ít nhất vào tháng 1, 2, thấp nhất là ở Krông Păk, Krông Bông, phía Tây M‟Đrăk và Đông Krông Buk. Đặc điểm thủy văn trên địa bàn là lượng nước các sông suối mùa lũ (thường từ tháng IX đến tháng XII), chiếm 70 - 80% lượng nước cả năm, lượng nước tháng lớn nhất chiếm từ 20 - 29% lượng nước cả năm. Lượng nước mùa kiệt (tháng I đến tháng VIII) chỉ chiếm 20 - 30% lượng dòng chảy cả năm, tháng kiệt nhất chiếm từ 2 - 2,5% lượng nước
  • 27. cả năm, phía tả sông Sêrêpôk và vùng Ea Súp, lượng nước kiệt không đáng kể sau khi hết mưa. b. Hồ: Ngoài hệ thống sông chảy qua lãnh thổ của Đăk Lăk, do đặc điểm địa hình, sự ưu đãi của thiên nhiên trên địa bàn tỉnh đã hình thành các hồ tự nhiên, trong đó có hồ Lăk diện tích mặt thoáng rộng trên 500 ha, độ sâu hàng chục mét, dung tích nước lớn. Đây có thể coi là các “kho” chứa nước trên cao nguyên Đăk Lăk phục vụ cho các nhu cầu dân sinh kinh tế, cấp nước cho sản xuất nông, công nghiệp, sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản, du lịch, bảo vệ môi trường… c. Nước ngầm Qua nghiên cứu thăm dò của: Liên đoàn địa chất, thủy văn - Địa chất công trình; Trung tâm nghiên cứu môi trường địa chất thuộc trường Đại học Mỏ - Địa chất và Trung tâm tư vấn công nghệ môi trường thuộc Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam đánh giá trữ lượng và tài nguyên nước ngầm trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk tương đối phong phú, phân bố rộng lớn ở khối Bazan Buôn Ma Thuột - Krông Buk, ở một số khối Bazan khác trữ lượng nước ngầm nhỏ hơn. Tại những khu vực này, nhất là ở độ sâu 40 - 90 mmét, nguồn nước ngầm khá lớn, có thể khai thác phục vụ sinh hoạt, công nghiệp và sản xuất nông nghiệp qua giếng đào, giếng khoan. Nhưng ở một số khu vực như M'Đrăk, Krông Bông, Ea Kar, phía Đông huyện Ea H‟leo lượng nước ngầm rất kém và việc đầu tư khai thác đòi hỏi nguồn kinh phí lớn. Bảng 2.2. Trữ lượng khai thác nước dưới đất trong các vùng thăm dò Vùng Trữ lƣợng khai thác ứng với các cấp (m3 /ngày) Kí hiệu tầng phức hệ chứa nƣớc A B C1 C2 Ea H‟leo 4.220 359.838 {N2 - Q1} Buôn Hồ - Cư M„ gar 16.922 178.454 {N2 - Q1} Buôn Ma Thuột 1.043 7.157 18.950 63.265 {N2 - Q1} Tây Buôn Ma Thuột 1.273 117.272 {N2 - Q1} Thị trấn Phước An 5.729 117.272 {N2 - Q1} Krông Pắc 630 53.778 {N2 - Q1} Krông Ana 4.359 37.520 {N2 - Q1} M‟Đrắk 280 1137520 {N2 - Q1} Formatted: Strikethrough
  • 28. Ea Ktua 1.787 25.704 {N2 - Q1} Đông Krông Pắc - Lắk 4.650 102.922 {N2 - Q1} Nguồn: Trung tâm nghiên cứu môi trường địa chất tỉnh Đăk Lăk Địa bàn Đăk Lăk có nguồn nước khá phong phú, lượng mưa cao, mô đun dòng chảy trung bình năm (Mo) 23,5 l s km2, tổng lượng nước mặt 9,643 tỷ m3 nước. Mực nước dưới đất trên địa bàn tỉnh dao động ở mực nước trung bình nhiều năm, một số khu vực có suy giảm song trong giới hạn cho phép (theo Liên đoàn địa chất, thủy văn - Địa chất công trình), đây là tiền đề quan trọng để xây dựng các công trình thủy lợi và khai thác nguồn nước phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững và đảm bảo cân bằng nước phục vụ cho nhu cầu dân sinh, kinh tế. Qua kết quả về khai thác, sử dụng nguồn nước và hiện tượng hạn hán trong một số năm qua càng chứng tỏ việc bố trí cơ cấu cây trồng, mùa vụ liên quan mật thiết với công tác thủy lợi, do đó việc xây dựng kế hoạch quản lý, khai thác, sử dụng nguồn nước hợp lý, khoa học là yêu cầu hết sức cấp bách, nhằm mang lại hiệu quả cao, bền vững và phòng tránh thiên tai. 2.1.2.4. Thổ nhưỡng Một trong những tài nguyên lớn được thiên nhiên ưu đãi cho Đăk Lăk đó là tài nguyên đất. Toàn tỉnh có diện tích tự nhiên là 13.085 km2, trong đó: + Nhóm đất phù sa (P) - Ký hiệu P: Diện tích 55.206 ha chiếm 4,21% diện tích tự nhiên (DTTN), địa hình bằng phẳng, phân bố ven sông Krông Ana, Krông Nô. Đây là nhóm đất tốt về tính chất hóa, lý, hiện tại hầu hết diện tích đã được sử dụng trồng lúa nước và các loại cây trồng khác, chủ yếu cây hàng năm . + Nhóm đất đỏ vàng - Ký hiệu F: Diện tích 958.517 ha, chiếm 73,03% DTTN, phân bố tập trung tại các khối bazan Buôn Ma Thuột và Ea Hleo. Nhóm đất đỏ vàng có các đơn vị phân loại: Đất nâu đỏ trên đá Macma bazơ và trung tính (Fk: 289.813 ha), đất đỏ vàng trên đá Sét và biến chất (Fs: 231.608 ha), đất vàng đỏ trên đá Macma axít (Fa: 250.969 ha), đất nâu vàng trên đá Macma bazơ và trung tính (Fu: 28.156 ha), đất vàng nhạt trên đá Cát (Fq: 156.690 ha),… Đất hình thành và phát triển trên các cao nguyên bazan, bề mặt tương đối bằng, đất có độ dốc dưới 150 chiếm trên 62%, tầng đất dày 1 (trên 100 cm) chiếm 40,68%. Nhóm đất này rất thích nghi với các loại cây công nghiệp dài ngày có giá trị hàng hóa và xuất khẩu cao như cà phê, cao su, tiêu, ca cao,.... Hiện tại nhóm đất này đã được khai thác sử dụng vào trồng cây công nghiệp dài ngày ở mức độ cao. Formatted: Font color: Red Formatted: Font color: Red Formatted: Strikethrough Formatted: Font color: Red Formatted: Strikethrough
  • 29. + Nhóm đất xám và bạc màu - Ký hiệu X; B: Diện tích 144.822 ha, chiếm 11,03% DTTN toàn tỉnh, phân bố ở hầu hết các huyện và chủ yếu trên dạng địa hình bằng, đất có độ dốc dưới 150 là 136.716 ha, chiếm 94,40%. Đất có độ phì thấp, phản ứng rất chua, lân tổng số nghèo, lân dễ tiêu rất nghèo. Hiện tại phần lớn diện tích đã sử dụng cho sản xuất nông nghiệp. + Nhóm đất đen - ký hiệu R: Diện tích 27.081 ha chiếm 2,06 % DTTN toàn tỉnh, phân bố xung quanh các miệng núi lửa, vùng rìa các khối bazan và các thung lũng bazan, phân bố ở chủ yếu trên dạng địa hình bằng, đất có độ dốc dưới 150 là 18.248 ha, chiếm 68,77% và tập trung ở các huyện Cư M‟gar, Krông Păk, thành phố Buôn Ma Thuột,….. Hiện tại sử dụng chủ yếu trồng cây lâu năm. + Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá - Ký hiệu E: Diện tích 27.538 ha chiếm 2,10% DTTN toàn tỉnh, phân bố chủ yếu ở huyện Ea H‟leo (20.784 ha), huyện Ea Súp (5.604 ha), chủ yếu phân bố ở địa hình độ dốc lớn, sử dụng cho sản xuất nông nghiệp hạn chế, hiện tại chủ yếu sử dụng cho mục đích lâm nghiệp. + Ngoài ra còn nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi (H), đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ (D) phân bố rải rác ở các huyện trong tỉnh. Đất đai thuộc địa bàn tỉnh Đắk Lắk tương đối thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp đa dạng (dễ khai thác, đầu tư cải tạo thấp, độ an toàn sinh thái cao). Nhóm đất đỏ vàng có diện tích lớn, địa hình tương đối bằng và là loại đất rất phù hợp cho phát triển cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su, v.v. Ngoài ra còn có nhiều loại đất khác như đất phù sa, đất xám, đất đen, đất mùn vàng đỏ trên núi, đất thung lũng dốc tụ,… thích hợp nghi với cây công nghiệp ngắn ngày, cây lương thực, rau màu, cây ăn quả và một số cây lâu năm khác. Formatted: Font color: Red Formatted: Font color: Red
  • 30. Hình 2.2. Sơ đồ các nhóm đất chính tỉnh Đăk Lăk Tên các nhón đất trên bản đồ và tên các nhóm đất ở phần phân tích phải khớp nhau. Không có đất Glay, đất mới biến đổi, đất nấu bán khô hạn, đất có tầng sét chặt… 2.1.2.5. Lớp phủ thực vật Năm bao nhiêu? Sau khi chia tách tỉnh, diện tích đất có rừng của Đăk Lăk là 608.886,2 ha, trong đó rừng tự nhiên là 594.488,9 ha, rừng trồng là 14.397,3 ha. Rừng Đăk Lăk được phân bố đều khắp ở các huyện trong tỉnh, đặc biệt là hành lang biên giới của tỉnh giáp Campuchia. Rừng Đăk Lăk phong phú và đa dạng, thường có kết cấu 3 tầng: cây gỗ, có tác dụng phòng hộ cao; có nhiều loại cây đặc sản vừa có giá trị kinh tế, vừa có giá trị khoa học; phân bố trong điều kiện lập địa thuận lợi, nên rừng tái sinh có mật độ khá lớn. Do đó rừng có vai trò quan trọng trong phòng chống xói mòn đất, điều tiết nguồn nước và hạn chế thiên tai. Rừng Đăk Lăk có nhiều loại động vật quý hiếm phân bổ chủ yếu ở vườn Quốc gia Yok Đôn và các khu bảo tồn Nam Kar, Chư Yangsin... có nhiều loại động vật quý hiếm ghi trong sách đỏ nước ta và có loại được ghi trong sách đỏ thế giới. Rừng và đất lâm nghiệp có vị trí quan trọng trong quá trình phát triển KT-XH của tỉnh. Formatted: Font: Not Italic
  • 31. Hình 2.3. Sơ đồ tài nguyên sinh vật tỉnh Đăk Lăk Sửa lại tên hình là thảm thực vật, nếu là sinh vật phải có cả động vật. 2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội 2.1.3.1. Dân cư và lao động Dân số của tỉnh năm 2017 là 1.896,6 nghìn người, gồm: dân số nam 954,4 nghìn người, chiếm 50,3% tổng dân số và dân số nữ 942,2 nghìn người, chiếm 49,7%; dân số thành thị 450,6 nghìn người, chiếm 24,3% tổng dân số và dân số nông thôn 1.403,1 nghìn người, chiếm 75,7%. Cộng đồng dân cư Đăk Lăk gồm 47 dân tộc. Trong đó, người Kinh chiếm trên 70%; các dân tộc thiểu số như Ê Đê, M'nông, Thái, Tày, Nùng... chiếm gần 30% dân số toàn tỉnh. Dân số tỉnh phân bố không đều trên địa bàn các huyện, tập trung chủ yếu ở thành phố Buôn Ma Thuột, thị trấn, huyện lỵ, ven các trục Quốc lộ 14, 26, 27 chạy qua như Krông Búk, Krông Pắk, Ea Kar, Krông Ana. Các huyện có mật độ dân số thấp chủ yếu là các huyện đặc biệt khó khăn như Ea Súp, Buôn Đôn, Lắk, Krông Bông, M‟Đrắk, Ea Hleo... Trên địa bàn tỉnh, ngoài các dân tộc thiểu số tại chỗ còn có số đông khác dân di cư từ các tỉnh phía ắc và miền Trung đến Đăk Lăk sinh cơ lập nghiệp. Trong những năm gần đây, dân số của Đăk Lăk có biến động do tăng cơ học, chủ yếu là di dân tự do, điều Formatted: Font: Not Bold
  • 32. này đã gây nên sức ép lớn cho tỉnh về giải quyết đất ở, đất sản xuất và các vấn đề đời sống xã hội, an ninh trật tự và môi trường sinh thái. Đăk Lăk là tỉnh có nhiều dân tộc cùng chung sống, mỗi dân tộc có những nét đẹp văn hoá riêng. Đặc biệt là văn hoá truyền thống của các dân tộc Ê Đê, M'Nông, Gia Rai… với những lễ hội cồng chiêng, đâm trâu, đua voi mùa xuân; kiến trúc nhà sàn, nhà rông; các nhạc cụ lâu đời nổi tiếng như các bộ cồng chiêng, đàn đá, đàn T'rưng; các bản trường ca Tây Nguyên... là những sản phẩm văn hoá vật thể và phi vật thể quý giá, trong đó “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” đã được tổ chức UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Tất cả các truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc tạo nên sự đa dạng, phong phú về văn hóa của Đăk Lăk . 2.1.3.2. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đăk Lăk năm 2017 Chuyển mục này thành tình hình phát triển các ngành kinh tế - Tổng sản phẩm xã hội (GRDP- theo giá so sánh 2010) đạt 47.761 tỷ đồng. Trong đó: + Ngành nông, lâm, thủy sản đạt 19.468 tỷ đồng, tăng 4,25% so với năm 2016. + Ngành công nghiệp - xây dựng đạt 7.998 tỷ đồng, tăng 10,6% so với năm 2016. + Ngành dịch vụ đạt 19.240 tỷ đồng, tăng 9,97% so với năm 2016. - Cơ cấu kinh tế có nhiều bước chuyển dịch hợp lý: Nông, lâm, thủy sản đạt 42,51%; công nghiệp - dịch vụ đạt 16,01%; dịch vụ đạt 39,29%; thuế sản phẩm đạt 2,19%. - Huy động vốn đầu tư toàn xã hội 22.729 tỷ đồng, tăng 33,63% so với năm 2016. - Tổng kim ngạch xuất khẩu thực hiện 575 triệu USD, tăng 4,55% so với năm 2016. Tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 38 triệu USD, tăng 95,9% so với năm 2016. - Tỷ lệ hộ nghèo giảm 2,59% so với năm 2016, trong đó tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm 4,19% so với năm 2016. - Có 27.870 lao động được giải quyết việc làm trong năm. Tỷ lệ lao động được đào tạo so với tổng lao động chiếm 54%. Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị khoảng 2,7%, giảm 0,15% so với năm 2016. 2.1.3.3. Cơ sở hạ tầng a. Giao thông vận tải Hệ thống giao thông đường bộ Đăk Lăk như sau: Formatted: Strikethrough Formatted: Font color: Red
  • 33. - Mạng đường Quốc lộ: có tổng chiều dài 576,5 km gồm các tuyến Quốc lộ 26, 27, 29, 14, 14C. Tổng các cầu trên các đường Quốc lộ là 114 cầu với chiều dài 4.198,6 m. - Mạng đường tỉnh: gồm 13 tuyến với tổng chiều dài 457 km, quy mô các tuyến đường tỉnh thuộc cấp IV miền núi, đường 02 làn xe. Tổng số cầu trên các đường tỉnh là 78 cầu với tổng chiều dài vào khoảng 1.190 m. - Đường đô thị: hiện có 751,07 km đường đô thị. Các đường đô thị tập trung trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, thị xã Buôn Hồ và các thị trấn của huyện. - Mạng đường huyện: có chiều dài 1403,82 km, các đường huyện thường là cấp V và cấp VI miền núi. Trên các đường huyện có khoảng 67 cầu với tổng chiều dài khoảng 937,8 m. - Mạng đường xã và đường thôn, buôn: mạng đường xã của các huyện có chiều dài 3.220,07 km, hiện nay chỉ còn 03 xã chưa có đường tới trung tâm xã. Mạng đường thôn, buôn tương đối phát triển với tổng chiều dài 4.079,32 km. - Đường chuyên dùng của các nông trường và lâm trường với tổng chiều dài khoảng 675 km, chủ yếu là đường đất. Đăk Lăk có khoảng 544 km đường sông do các sông Sêrêpôk, Krông Nô, Krông Na… tạo thành. Tổng số phương tiện thủy nội địa đang hoạt động trên địa bàn một số huyện, thành phố hiện nay là 834 phương tiện. Hệ thống bến thủy nội địa gồm có 04 bến xếp cát là Qu nh Ngọc, Giang Sơn, Lang Thái và Cư Pâm. Các bến đò ngang sông gồm có: Buôn Trấp, Bình Hòa, Quảng Điền, Krông Nô và Buôn Jul. b. Hệ thống điện Mạng lưới cung cấp điện của Đăk Lăk ngày càng được tăng cường cả về số lượng và chất lượng, đảm bảo cung cấp điện ổn định cho sản xuất và sinh hoạt; đặc biệt vào các tháng mùa khô hạn. Hiện nay, hệ thống điện Đăk Lăk gồm các nhà máy thủy điện (NMTĐ) công suất lớn đấu nối vào lưới điện quốc gia như: NMTĐ Buôn Kuốp; NMTĐ Buôn Tua Sarh; NMTĐ Sêrêpốk 3, NMTĐ Sêrêpốk 4, NMTĐ Krông H‟Năng, NMTĐ Sêrêpốk 4A với tổng công suất 794 MW. Năm 2013 đạt tổng sản lượng điện 2.677 triệu KWh. Ngoài các nguồn thủy điện lớn, trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk còn có 14 thủy điện vừa và nhỏ đấu nối vào lưới điện 35,22kV với tổng công suất 84,09 MW, năm 2013 có tổng sản lượng điện đạt 396 triệu KWh.
  • 34. Hệ thống lưới điện trên địa bàn tỉnh gồm: đường dây 500kV, 220kV, 110kV, 35kV, 22kV, 10kV, 0,4kV. Toàn tỉnh có 02 trạm biến áp 220 kV; 9 trạm biến áp 110kV; 01 trạm biến áp 35 kV; 01 trạm biến áp 22 và 10 /0,4 kV; 407.640 công tơ 1 pha và 28.312 công tơ 3 pha. Nhìn chung, hệ thống điện của tỉnh cơ bản đáp ứng nhu cầu cung cấp điện, trong đó có công tác cung cấp điện phục vụ tưới trong mùa khô hạn. c. Hệ thống ưu chính viễn thông Trong những năm qua, hệ thống bưu chính, viễn thông của Đăk Lăk đã phát triển mạnh mẽ và rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thông tin liên lạc trong tỉnh, trong nước và quốc tế. Hiện nay, có 184/184 xã phường, thị trấn có điện thoại, đạt tỉ lệ 100%; mạng di động đã phủ sóng 15/15 huyện, thị xã, thành phố. Tốc độ phát triển máy điện thoại hàng năm tăng nhanh, đến hết năm 2013, tổng thuê bao điện thoại là 1.577.976 thuê bao (Cố định là 96.840 thuê bao, Di động là 1.481.136 thuê bao) đạt mật độ 87,83 thuê bao/100 dân. d. Hệ thống đài trạm khí tượng - thủy văn Trên địa bàn tỉnh mạng lưới điều tra cơ bản của Trung ương có 06 trạm khó tượng, 3 trạm thủy văn, 4 điểm đo mưa nhân dân. Ngoài ra mạng đo mưa tự động dung riêng của tỉnh phục vụ công tác dự báo, thông báo và cảnh báo thiên tai tại các cộng đồng có 25 trạm. Tuy nhiên, do địa hình chia cắt phức tạp và đa dạng nên mạng lưới trạm khí tượng thủy văn như hiện nay còn khá thưa thớt so với yêu cầu, đặc biệt rất thiếu các trạm quan trắc mực nước tại vị trí đầu nguồn các sông chính nên chưa đảm bảo thông tin phục vụ cho công tác nghiên cứu dự báo và phòng, chống thiên tai; trong đó có hạn hán. * Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trƣờng + Lợi thế Đăk Lăk có vị trí địa lý thuận lợi: Nằm ở vị trí trung tâm vùng; là đầu mối giao thông của Tây Nguyên, có các tuyến đường quan trọng đi qua như đường Hồ Chí Minh, QL14, QL26, QL27, nối tỉnh với các khu vực phát triển năng động của vùng Tây Nguyên, duyên hải Trung bộ, Đông Nam ộ; có đường hàng không nối với các trung tâm kinh tế lớn như Đà Nẵng - Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh. Đăk Lăk nằm trong vùng tam giác phát triển của 3 nước Việt Nam - Lào và Campuchia là trung tâm kinh tế Khoa học Công nghệ của Vùng Tây Nguyên, khi mạng lưới giao thông nối liền với khu vực hành lang kinh tế Đông Tây của các nước ASEAN
  • 35. sẽ mở ra cơ hội giao lưu, đầu tư, trao đổi kinh tế văn hóa tạo điều kiện cho kinh tế của tỉnh phát triển. Tài nguyên đất đai rộng lớn, có nhiều vùng sinh thái thích nghi với nhiều loại cây trồng tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa nông nghiệp đa dạng về chủng loại, nhiều về số lượng, chất lượng đặc trưng như cà phê uôn Ma Thuột nổi tiếng với sản lượng hàng năm chiếm 50% sản lượng cả nước và được thế giới biết đến, sản lượng xuất khẩu cà phê, hồ tiêu đứng đầu cả nước, ca cao, cao su, các loại cây ăn trái như bơ, sầu riêng... các loại cây lương thực như ngô, lúa nước cũng đảm bảo cân đối lương thực tại chỗ và làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Có diện tích đồng cỏ, mặt nước, và nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi, là tiềm năng phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp với nhiều loại truyền thống như trâu, bò, lợn, gia cầm, ong… và các loại thú rừng như chồn, nhím, lợn rừng, ba ba, cá sấu... đặc biệt là các loài cá nước lạnh như cá hồi, cá tầm đã nuôi thành công mở ra triển vọng cho ngành thủy sản. Là tỉnh có tiềm năng về thủy điện, khoáng sản, đã và đang được khai thác mang lại nguồn lợi kinh tế lớn cho tỉnh, là cơ sở để phát triển công nghiệp năng lượng, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Với cảnh quan thiên nhiên đa dạng cùng với nền văn hóa giàu bản sắc của các dân tộc bản địa, nhiều lễ hội truyền thống trong đó có không gian văn hóa cồng chiêng đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa là cơ sở để Đăk Lăk phát triển du lịch. Dân cư trên địa bàn mang đặc điểm của nhiều vùng miền khác nhau tạo nên những truyền thống đa dạng về văn hóa và phong tục tập quán, lực lượng lao động dồi dào có trình độ văn hóa, đội ngũ cán bộ KHKT được đào tạo từ nhiều nguồn có chất lượng là cơ sở để Đăk Lăk phát triển. + Hạn chế Tuy có vị trí quan trọng đối với cả nước và Tây Nguyên, nhưng lại nằm khá xa các vùng kinh tế động lực của cả nước, xa các cảng biển, hệ thống hạ tầng chưa phát triển, giao thông nối liền với các vùng miền nhưng chưa được đầu tư nâng cấp, mở rộng nên việc giao lưu còn rất nhiều khó khăn. Đây là hạn chế khá lớn. Là địa bàn có nhiều tiềm năng, nhưng nguồn lực của tỉnh chưa đáp ứng được nhu cầu đầu tư phát triển, nguồn thu ngân sách hàng năm chỉ đảm bảo chi thường xuyên, chi cho đầu tư phát triển ngân sách Trung ương hỗ trợ, thu hút vốn đầu tư nước ngoài rất ít. Quy mô nền kinh tế còn nhỏ, cơ cấu kinh tế của tỉnh có chuyển biến theo hướng
  • 36. tích cực, nhưng kinh tế nông nghiệp vẫn chủ đạo chiếm gần 50% giá trị, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp không ổn định, thời tiết khí hậu diễn biến theo hướng bất lợi cho sản xuất. Sản xuất công nghiệp, dịch vụ chiếm tỷ trọng nhỏ dẫn đến tích lũy nội bộ nền kinh tế chưa cao. Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KT - XH gặp nhiều khó khăn do nguồn vốn không đáp ứng được so với nhu cầu; việc kêu gọi xã hội hóa đạt kết quả chưa cao; nhiều nơi công trình bị xuống cấp nhanh do không có vốn duy tu, sửa chữa và công tác quản lý, bảo vệ còn nhiều bất cập. Nợ vốn xây dựng cơ bản nhiều nhưng không có nguồn giải quyết, thanh toán cho các DN xây dựng. Dân số tăng cơ học nhanh, với 47/54 dân tộc có mặt tại Đăk Lăk, trong đó dân tộc tại chỗ và các dân tộc thiểu số phía Bắc, dân cư nông thôn đa số thuộc diện nghèo cần hỗ trợ của Nhà nước, trình độ văn hóa và khoa học kỹ thuật còn thấp, đời sống và thu nhập chưa cao làm hạn chế khả năng đầu tư mở rộng sản xuất, ngoài ra Đăk Lăk có vùng biên giới tiếp giáp với Campuchia dân di cư tự do rất phức tạp, trình độ lao động kém. Tài nguyên thiên nhiên bị suy giảm do khai thác không hợp lý, diện tích rừng tự nhiên bị thu hẹp, đất đai bị xói mòn rửa trôi, nguồn nước cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt bị thiếu, môi trường bị ô nhiễm, hạn hán, lũ lụt xảy ra nhiều gây thiệt hại cho sản xuất đời sống. 2.2. HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỈNH ĐĂK LĂK 2.2.1. Khái quát chung về ngành nông nghiệp tỉnh ĐL … * Trồng trọt * Chăn nuôi 2.2.2. Vị trí cây công nghiệp dài ngày trong nông nghiệp của tỉnh Đăk Lăk 2.2.1. Vị trí cây công nghiệp dài ngày trong nông nghiệp của tỉnh Đăk Lăk Nông nghiệp giai đoạn 2005 - 2017 tăng trưởng đều với tốc độ 4,94% năm. GDP nông nghiệp năm 2005 đạt 10.640 tỷ đồng (chiếm 60,3% GDP toàn tỉnh); năm 2010 đạt 32.344 tỷ đồng (chiếm 44,8% GDP toàn tỉnh) và năm 2017 đạt 40.897 tỷ đồng (chiếm 42,1% GDP toàn tỉnh). Điều này đã góp phần phát triển ổn định, hướng tới bền vững của ngành và của toàn nền kinh tế. Cây dài ngày chủ yếu chiếm vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Về đất đai, từ năm 2000 đến 2017, đất trồng cây lâu năm chiếm từ gần 57% đến 59,29%
  • 37. đất sản xuất nông nghiệp toàn tỉnh, trong đó chủ yếu cây công nghiệp dài ngày. Nhóm cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả chủ yếu đóng góp trên 50% trong tổng GDP, giải quyết việc làm cho gần 60% lao động nông thôn, tạo ra trên 50 - 60% giá trị sản xuất nông nghiệp và trên 96% tổng kim ngạch xuất khẩu. Năm 2000 giá trị sản xuất nông nghiệp 4.839,92 tỷ đồng, trong đó giá trị sản xuất cây công nghiệp 3.294,36 tỷ đồng, chiếm 68,07% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp và 78,99% giá trị sản xuất trồng trọt; Năm 2005 giá trị sản xuất cây công nghiệp 5.707,66 tỷ đồng, chiếm 57,22% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp và 69,78% giá trị sản xuất trồng trọt; năm 2010 giá trị sản xuất cây công nghiệp chiếm 52,39% giá trị sản xuất nông nghiệp và 67,38% giá trị sản xuất trồng trọt, năm 2011 chiếm 56,38% giá trị sản xuất nông nghiệp và 70,45% giá trị sản xuất trồng trọt. Giá trị xuất khẩu mặt hàng cây công nghiệp chiếm gần 100% kim ngạch xuất khẩu nông sản, kim ngạch xuất khẩu các loại nông sản khác chiếm tỷ trọng không đáng kể. - Cà phê: Sản xuất cà phê vối đứng đầu cả nước về khối lượng lớn, có tiềm lực dồi dào, cà phê Đăk Lăk đã chiếm vị trí quan trọng trên thị trường trong và ngoài nước. Diện tích cà phê năm 2017 đạt 204,808 nghìn ha, sản lượng đạt 409,8 nghìn tấn, đứng thứ nhất cả nước chiếm vị trí quan trọng trong xuất khẩu của tỉnh. Về chi phí sản xuất: điều tra gần đây cho thấy chi phí sản xuất - chế biến bình quân trên 1 tấn cà phê vối nhân khô ở Đăk Lăk khoảng 700 USD, chi phí ở tỉnh khác khoảng 800 USD. - Hồ tiêu: Năm 2017, Đăk Lăk vượt Gia Lai thành tỉnh có diện tích hồ tiêu lớn nhất cả nước với 38,616 nghìn ha, chiếm 36,7% diện tích vùng Tây Nguyên và 18,8% cả nước với năng suất 68,9 nghìn tấn. Giá thành sản xuất tiêu của Đăk Lăk tương đối thấp so với các tỉnh, là yếu tố quan trọng để cây hồ tiêu phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập. - Điều: Diện tích và sản lượng điều đứng thứ 3 cả nước với 23,187 nghìn ha (sau ình Phước 134 nghìn ha và Đồng Nai 41 nghìn ha). Năng suất điều của Đăk Lăk đạt 12,7 tạ/ha (bình quân vùng 9,7 tạ/ha và cả nước 12 tạ/ha). Việc áp dụng giống điều mới thay thế vườn điều cằn cỗi sẽ là một cơ hội tốt để Đăk Lăk nâng cấp chất lượng hạt điều chế biến và là cơ hội tốt để hạ giá thành sản phẩm. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu gồm cà phê nhân, nhân hạt điều, tiêu hạt, cao su. Từ 2006 - 2017, khối lượng xuất khẩu các mặt hàng tăng bình quân năm: cà phê tăng 2,22 % năm, tiêu tăng 2,12 % năm, sản phẩm cao su tăng 9,99 % năm, nhân hạt điều giảm
  • 38. 17,94 % năm. Năm 2017 hầu hết khối lượng hàng nông sản xuất khẩu đều giảm so với năm 2010, cụ thể như sau: khối lượng xuất khẩu cà phê giảm 14,88 %, tiêu tăng 3,54 %, sản phẩm cao su giảm 33,36 %, nhân hạt điều giảm 34,65 %. Nhìn chung mặt hàng xuất khẩu chủ yếu trên địa bàn là sản phẩm của cây công nghiệp dài ngày. Tuy nhiên sự thiếu liên kết trong công tác sản xuất, thu hoạch, chế biến, xuất khẩu, bên cạnh đó cách phân loại sản phẩm chưa theo quy chuẩn quốc tế, giá thu mua chưa khuyến khích người làm tốt, dẫn đến hàng hóa xuất khẩu chất lượng không đồng đều, sản phẩm xuất khẩu chủ yếu ở dạng thô, bị các đối tác nước ngoài ép cấp, ép giá thậm chí trả lại (đặc biệt đối với cà phê), do vậy mặc dù khối lượng xuất khẩu lớn nhưng giá trị đem lại chưa tương xứng. 2.2.2. Hiện trạng sản xuất ngành trồng trọt ở tỉnh Đăk Lăk năm 2017 Tổng diện tích gieo trồng năm 2017 đạt 648.126 ha, trong đó cây hàng năm đạt 330.648 ha. Tổng sản lượng lương thực cả năm 2017 đạt khoảng 1.241.339 tấn; cây lâu năm ước đạt 317.478 ha. Trong năm, các địa phương đã chuyển được 11.779 ha đất lúa, đất màu kém hiệu quả sang một số cây trồng khác, chủ yếu là cây khoai lang Nhật, cây thức ăn gia súc, cây ăn quả, dược liệu... - Cây hàng năm: Diện tích gieo trồng đạt 330.648 ha, tăng 12.731 ha so với năm 2016. Sản lượng lương thực ước đạt 1.241.339 tấn. Trong đó, sản lượng lúa là 643,504 nghìn tấn, tăng 16,94% so với năm 2016 (lúa Đông Xuân đạt 275,905 nghìn tấn, tăng 31,73%; lúa mùa đạt 367,599 nghìn tấn, tăng 7,85%). Phân bố chủ yếu ở các huyện Ea Súp (15.633 ha), Krông Pắc (12.986 ha), Ea Kar 912.212 ha), Krông Ana (11.347 ha)... - Cây lâu năm: Diện tích đạt 317.478 ha, tăng 2.183 ha so với năm 2016. Trong đó: + Cây cà phê: Diện tích 202.476 ha, giảm 1.261 ha so với năm 2016; sản lượng ước đạt 409,8 nghìn tấn. Diện tích cà phê giảm mạnh nguyên nhân do diện tích cà phê già cỗi được thanh lý nhổ bỏ, tái canh. Các huyện trồng nhiều cà phê nhất là Cư M‟Gar (35.922 ha), Ea Súp (31.112 ha), Krông Năng (25.190 ha), Krông úc (21.069 ha)... + Cây cao su: Diện tích 37.368 ha, giảm 1.338 ha so với năm 2016; sản lượng ước đạt 27.997 tấn, giảm 3.310 tấn so với năm 2016. Các huyện trồng nhiều cao su nhất là Ea H‟leo (14.102 ha), Cư M‟Gar (8.737 ha), Ea Súp (4.346 ha)... Diện tích cao su giảm mạnh
  • 39. nguyên nhân do một số cây già cỗi được thanh lý nhổ bỏ, chưa tái canh, một số diện tích nhổ bỏ bàn giao cho địa phương để thực hiện Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và do giá cao su xuống thấp trong những năm gần đây đã làm cho một số hộ trồng cao su tiểu điền chặt bỏ, chuyển đổi sang cây trồng khác. + Cây điều: Diện tích 20.713 ha, giảm 430 ha so với năm 2016; sản lượng ước đạt 21.000 tấn, giảm 2.602 tấn so với năm 2016. Chủ yếu tập trung ở các huyện Ea Súp (5.927 ha), Ea Kar (3.277 ha), Cư M‟Gar (2.890 ha)... + Hồ tiêu: Diện tích 42.563 ha, tăng 5.031 ha so với năm 2016; sản lượng 68,9 nghìn tấn. Tập trung phân bố ở các huyện Cư Kuin (3.331 ha), Ea H‟leo (2.794 ha), Krông Năng (2.270 ha), Ea Kar (1.821 ha) + Ca cao: Diện tích 1.870 ha, giảm 33 ha so với năm 2016; sản lượng ước đạt 2.050 tấn, giảm 49 tấn so với năm 2016; + Cây ăn quả các loại: Diện tích 11.798 ha, tăng 519 ha so với năm 2016. Trong đó, loại cây ăn quả chủ lực, mang lại hiệu quả kinh tế cao như: . Sầu riêng: Diện tích 2.990 ha, sản lượng đạt 43.446 tấn. . Bơ: Diện tích 2.857 ha, sản lượng đạt 35.155 tấn. + Cây trồng khác: Diện tích 690 ha. Hình 2.4. Sơ đồ hiện trạng sử dụng đất tỉnh Đăk Lăk năm 2017
  • 40. Nhờ đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng các quy trình sản xuất tiên tiến, nhiều mô hình nông nghiệp công nghệ cao đã được triển khai và làm tốt công tác phòng trừ sâu bệnh nên sản lượng và chất lượng nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn. Tuy nhiên, do điều kiện thời tiết bất thường làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng và mức độ gây hại của các sinh vật gây hại; giá cả một số mặt hàng nông sản chủ lực của tỉnh tương đối ổn định, tuy nhiên, giá sản phẩm hồ tiêu giảm khá nhiều, còn khoảng 70.000 - 80.000 đồng kg đã làm ảnh hưởng đến ngành trồng trọt. Bên cạnh kết quả đạt được vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như việc triển khai thực hiện mô hình liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và người sản xuất chưa nhiều, sản phẩm sản xuất ra bị tư thương ép giá. Hình thức tổ chức sản xuất của nông dân hiện nay chủ yếu là sản xuất cá thể, công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, bảo quản, chế biến sau thu hoạch còn gặp nhiều khó khăn nên sản phẩm sản xuất ra không đồng đều về chất lượng, tính cạnh tranh không cao, thị trường không ổn định, giá bán thấp. 2.3. ẢNH HƢỞNG CỦA HẠN HÁN ĐẾN SẢN XUẤT CÂY CÔNG NGHIỆP DÀI NGÀY Ở TỈNH ĐĂK LĂK 2.3.1. Tình hình hạn hán… 2.3.1.1. Đặc điểm các yếu tố khí hậu ở tỉnh Đăk Lăk Sự thay đổi của các yếu tố thời tiết a. Chế độ nhiệt Theo kết quả tổng hợp của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Đăk Lăk nhiệt độ trung bình năm giai đoạn 2011 - 2017 dao động 23,06 - 24,4o C, biên độ dao động nhiệt các tháng trong năm thấp (4 - 5o C), nhưng biên độ nhiệt ngày đêm rất cao, nhất là trong mùa khô đạt tới 10 - 12o C cá biệt có nơi có lúc lên tới 15 - 16o C. Nhiệt độ trung bình tối thấp tháng 1 là 17,4 - 22,7o C nhiệt độ trung bình tối cao tháng 4 - 5 là 24,0 - 27,5o C, cao nhất ở uôn Đôn, Ea Súp trên 29o C.
  • 41. Hình 2.5. Sơ đồ tổng nhiệt độ trung bình năm tỉnh Đăk Lăk Nhiệt độ trung bình giai đoạn 2011 - 2017 của Thành phố Buôn Ma Thuột (24,4o C), thị xã Buôn Hồ (22,5o C), huyện M‟Đrăk (24,2o C), huyện Lắk (24,6o C), huyện Ea H‟leo (22,8o C). Bảng 2.3. Nhiệt độ không khí tỉnh Đăk Lăk giai đoạn 2011 – 2017 ( 0 C) STT Năm Trạm 2011 2012 2013 2014 2017 TBNN 1 Buôn Ma Thuột 23,5 23,4 23,9 24,0 24,4 23,9 2 Buôn Hồ 23,0 21,9 22,7 22,4 22,3 22,5 3 M'Đrắk 24,4 23,7 24,6 24,2 24,2 24,2 4 Lắk 25,1 24,2 24,8 24,5 24,5 24,6 5 Ea H'leo 23,5 22,1 23,0 22,6 22,7 22,8 TBNN 24,1 23,1 23,9 23,5 23,5 23,6 Nguồn: Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Đăk Lăk , 2017 b. Độ ẩm không khí Độ ẩm trung bình trong không khí tại các vùng trong toàn tỉnh giai đoạn 2011 - 2017 là tương đối cao từ 78,86 - 86,9%. Khu vực M‟Đrăk, Lăk độ ẩm không khí qua các năm thấp hơn các khu vực khác. Bảng 2.4. Độ ẩm không khí tỉnh Đăk Lăk giai đoạn 2011 – 2017 (%)