SlideShare a Scribd company logo
1 of 98
1
MỤC LỤC Trang
Trang phụ bìa.........................................................................................................i
Lời cam đoan.........................................................................................................ii
Lời cảm ơn.............................................................................................................iii
2
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ viết tắt đầy đủ
ĐKTN Điều kiện tự nhiên
TNTN Tài nguyên thiên nhiên
PTBV Phát triển bền vững
CQ Cảnh quan
STCQ Sinh thái cảnh quan
KTXH Kinh tế - xã hội
DT Diện tích
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH, BẢNG
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT ĐỀ TÀI
Cùng với tiến trình phát triển của lịch sử xã hội loài người, con người đã, đang
và sẽ tác động mạnh mẽ vào các thành phần tự nhiên, làm thay đổi các thành phần
tự nhiên ngày càng lớn ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển bền vững của xã hội
loài người. Việc nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng hợp lí các thành phần tự
nhiên, tài nguyên thiên nhiên theo hướng phát triển bền vững đang là vấn đề bức
thiết đối với toàn nhân loại. Muốn thực hiện được vấn đề đặt ra này chỉ và chỉ khi
hoạt động sản xuất, nhất là hoạt động sản xuất nông - lâm nghiệp được phân bố hợp
lí trên cơ sở kết quả đánh giá đúng đắn tiềm lực của tự nhiên.
3
Krông Bông là một huyện miền núi nằm ở phía Đông Nam tỉnh Đắk Lắk với
điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phân hóa phức tạp theo không
gian và thời gian. Với đặc thù tự nhiên này huyện Krông Bông có đủ điều kiện phát
triển một nền nông – lâm nghiệp đa dạng theo lãnh thổ. Mặc dù vậy, cho đến nay,
Krông Bông vẫn là một huyện nghèo, kinh tế nông nghiệp lạc hậu, tự cung tự cấp.
Với tình trạng nền sản xuất này một mặt đem lại hiệu quả kinh tế thấp, mặt khác
làm cho nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng bị suy thoái, đe dọa sự phát triển
bền vững của huyện. Việc nghiên cứu, đánh giá tiềm năng lãnh thổ tự nhiên làm cơ
sở khoa học cho việc tổ chức lãnh thổ, nhất là đối với ngành nông - lâm nghiệp hợp
lý theo hướng phát triển bền vững là vấn đề đặt ra cấp thiết đối với huyện Krông
Bông hiện nay.
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi chọn đề tài "Đánh giá tổng hợp điều kiện
tự nhiên phục vụ phát triển nông - lâm nghiệp ở huyện Krông Bông, tỉnh Đắk
Lắk" làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của mình.
2. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
2.1. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Đánh giá tổng hợp điều kiện địa lý tự nhiên nhằm xác định cơ sở khoa học
phục vụ định hướng quy hoạch phát triển nông - lâm nghiệp huyện Krông Bông,
tỉnh Đắk Lắk theo hướng phát triển bền vững.
2.2. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
Để đạt được mục tiêu trên, đề tài cần tập trung giải quyết những nhiệm vụ
chủ yếu sau đây:
- Xác lập cơ sở khoa học và quy trình nghiên cứu, tổng hợp điều kiện địa lý tự
nhiên phục vụ quy hoạch phát triển nông - lâm nghiệp bền vững.
- Xác định các tính chất đặc thù của lãnh thổ, nghiên cứu sự phân hóa tự nhiên
theo các tiểu khụ vực, xây dựng bản đồ cảnh quan huyện Krông Bông, phục vụ mục
tiêu đánh giá.
4
- Phân tích hiện trạng sử dụng đất, đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi
trường của một số loại hình sử dụng nông - lâm nghiệp.
- Đề xuất sử dụng hợp lý lãnh thổ cho từng khụ vực; kiến nghị các giải pháp
nhằm góp phần thúc đẩy phát triển nông - lâm nghiệp bền vững ở địa bàn nghiên
cứu.
3. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. GIỚI HẠN LÃNH THỔ: huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk.
3.2. GIỚI HẠN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu sự phân hóa lãnh thổ về mặt tự nhiên để thành lập bản đồ sinh
thái cảnh quan tỷ lệ 1: 50.000.
- Đánh giá mức độ thích hợp của từng loại sinh thái cảnh quan (STCQ) đối với
một số loại hình sản xuất nông – lâm nghiệp chủ yếu tại địa bàn nghiên cứu như:
Cây lúa nước, ngô, cà phê, sâu riêng và lâm nghiệp.
- Đề xuất một số mô hình kinh tế sinh thái theo hình thức sảm xuất nông hộ
điển hình phù hợp với từng vùng sinh thái cảnh quan.
4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để đạt được mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài đặt ra, trong quá trình
thực hiện đề tài, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp chủ yếu sau đây:
4.1. PHƢƠNG PHÁP THU THẬP, PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ TƢ LIỆU
Phương pháp này được sử dụng vào việc thu thập, thống kê, chọn lọc các tài
liệu, số liệu, bản đồ về điều kiện địa lí tự nhiên( địa chất, địa hình, khí hậu, thủy
văn, sinh vật, thổ nhưỡng), về đặc điểm kinh tế - xã hội ( dân cư - lao động, hoạt
động sản xuất nông – lâm nghiệp...) và một số vấn đề về môi trường có liên qua đến
đối tượng và lãnh thổ nghiên cứu.
5
4.2. PHƢƠNG PHÁP BẢN ĐỒ
Bản đồ là phương tiện khai thác thông tin, vừa là yêu cầu bắt buộc thể hiện
kết quả nghiên cứu. Vì vậy, bất kỳ một nghiên cứu địa lý nào bản đồ vừa là bắt đầu
vừa là kết thúc. Vận dụng phương pháp này trong đề tài, chúng tôi khai thác thông
tin từ các bản đồ quy hoạch sử dụng đất, bản đồ địa chất, bản đồ địa hình, bản đồ
thổ nhưỡng, bản đồ khí hậu, bản đồ sông ngòi, bản đồ hiện trạng sử dụng đất... có
liên qua đến lãnh thổ nghiên cứu. Để thể hiện kết quả nghiên cứu, với sự hỗ trợ của
phần mềm Mapinfo 15., đề tài xây dựng các bản đồ sinh thái cảnh quan, bản đồ
phân vùng sinh thái cảnh quan, bản đồ phân hạng thích nghi cho các loại hình sử
dụng nông – lâm nghiệp và bản đồ đề xuất quy hoạch nông – lâm nghiệp huyện
Krông Bông – tỉnh Đắk Lắk.
4.3. PHƢƠNG PHÁP KHẢO SÁT THỰC ĐỊA
Áp dụng phương pháp này nhằm khảo sát các mô hình nông – lâm nghiệp,
kiểm tra đối chiếu các tư liệu về tự nhiên và kinh tế- xã hội ở trên thực địa. Trong
quá trình thực địa, đề tài phối hợp điều tra phỏng vấn hộ nông dân theo phương
pháp đánh giá nhanh nông thôn (PRA) để thu thập thông tin làm phong phú tư liệu
đồng thời làm cơ sở đề xuất loại hình sản xuất hợp lý có hiệu quả. Từ cơ sở lý luận
chung về phương pháp khảo sát thực địa, để phương pháp nghiên cứu có kết quả tốt
chúng tôi tiến hành nghiên cứu theo tuyến và điểm chìa khóa. Trên cơ sở sử dụng
bản đồ và thực tế điều kiện địa lý tự nhiên của địa phương, chúng tôi lực chọn các
điểm thực địa như sau:
- Tuyến 1: Gồm 3 điểm khảo sát thuộc các xã từ YangMao - CưĐrăm –
CưPui- Hòa Phong – Hòa Lễ - Khuê Ngọc Điền.
- Tuyến 2: Gồm 3 điểm khảo sát thuộc từ thị Trấn Krông Kmar- CưKTy -
Hòa Thành – YangKang.
- Tuyến 3: Gồm 3 điểm khảo sát thuộc các xã từ thị Trấn Krông Kmar – Hòa
Sơn – EaTrul- YangReh.
6
4.4. PHƢƠNG PHÁP CHUYÊN GIA
Được sử dụng trong quá trình nghiên cứu nhằm lấy ý kiến của các nhà khoa
học trong việc lựa chọn, phân cấp chỉ tiêu đánh giá và xác định nhu cầu sinh thái
cho một số loại hình sử dụng nông – lâm nghiệp. Đồng thời, đề tài còn tham khảo ý
kiến các nhà quản lý, các ban ngành hữu quan hoạch định chính sách và nhân dân (
người sản xuất trực tiếp) làm cơ sở cho việc đề xuất quy hoạch lãnh thổ hợp lý có
hiệu quả.
4.7. PHƢƠNG PHÁP VIỄN THÁM VÀ GIS
Trong đề tài, phương pháp bản đồ được áp dụng trong việc xây dựng các bản
đồ thành phần tự nhiên đơn tính, bản đồ sinh thái cảnh quan, bản đồ phân vùng sinh
thái cảnh quan, bản đồ đánh giá tiềm năng sinh thái cảnh quan, bản đồ phân hạng
thích nghi cho các loại hình nông - lâm nghiệp, bản đồ đề xuất quy hoạch nông -
lâm nghiệp huyện Krông Bông – tỉnh Đắk Lắk.
Các loại bản đồ trong đề tài được xây dựng dựa trên cơ sở sử dụng các phần
mềm Mapinfo, ArcGIS, Microstation...
4.5. PHƢƠNG PHÁP SO SÁNH ĐỊA LÝ
Vận dụng trong đánh giá và phân hạng mức độ thích nghi của các loại sinh
thái cảnh quan phục vụ quy hoạch một số loại hình nông - lâm nghiệp chủ yếu trên
địa bàn huyện Krông Bông – tỉnh Đắk Lắk.
Ngoài ra, đề tài còn sử dụng một số phương pháp khác như: phương pháp điều
tra, phương pháp ma trận, phương pháp phân tích hệ thống, phương pháp thống kê...
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
5.1. Ý NGHĨA KHOA HỌC
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần vào việc hoàn thiện cơ sở lý luận đánh
giá tổng hợp điều kiện địa lý tự nhiên và làm phong phú thêm hướng nghiên cứu
của địa lý cảnh quan ứng dụng, phục vụ mục tiêu quy hoạch sử dụng hợp lý lãnh thổ
theo hướng bền vững.
7
5.2. Ý NGHĨA THỰC TIỄN
Đề tài góp phần cung cấp các thông tin cần thiết phục vụ cho việc qui hoạch
các loại hình sản xuất nông - lâm nghiệp phù hợp với tiềm năng sinh thái cảnh quan
lãnh thổ huyện Krông Bông.
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản
lý ở địa phương huyện Krông Bông trong việc hoạch định các chính sách phát triển
nông lâm - nghiệp và bảo vệ môi trường khu vực.
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ
TỰ NHIÊN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG – LÂM NGHIỆP
1.1. TỔNG QUAN CÓ CHỌN LỌC CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN
ĐẾN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU QUAN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1.1.Trên thế giới
Việc nghiên cứu, đánh giá các điều kiện tự nhiên phục vụ cho qui hoạch đất đai,
sử dụng hợp lý lãnh thổ trong sản xuất nông-lâm nghiệp đã trải qua một thời gian
khá dài với nội dung phong phú được thể hiện trong nhiều công trình từ các hướng
tiếp cận và sử dụng các phương pháp đánh giá khác nhau. Theo hướng cảnh quan,
nhìn chung có thể nhận thấy các công trình sau:
Nền móng của cảnh quan học đã được xây dựng từ cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ
XX trong các công trình nghiên cứu, phân chia địa lý tự nhiên bề mặt Trái Đất của các
nhà địa lý Nga như V.V. Đocutraiep, L.X. Berge, G.N.Vưtxotski, G.F. Morozov...
Từ giữa thế kỷ XX, trường phái này phát triển mạnh ở Liên Xô (cũ) và các
nước Đông Âu. Các công trình thuộc hướng này tiến hành đo vẽ cảnh quan cho việc
đánh giá, qui hoạch sử dụng đất nông-lâm nghiệp và cải tạo đất, điển hình một số
tác giả như K.V. Pascan, G.Iu. Pritula (1980); B.A. Macximov (1978); K.B.
Zvorưkin (1984). Cùng trường phái này còn có các công trình nghiên cứu của các
8
tác giả ở Hungari như Marosi, Szilard (1964), ở Rumani như Grumazescu (1966), ở
Ba Lan như Rozycka (1965)...
Quan điểm nghiên cứu, đánh giá là lấy học thuyết về cảnh quan làm cơ sở cho
việc đánh giá đất đai nông - lâm nghiệp và qui hoạch lãnh thổ nhằm sử dụng tối ưu
các đặc điểm sinh thái của cảnh quan và thiết lập mối quan hệ hài hoà giữa sử dụng
lãnh thổ, con người và môi trường. Đơn vị đánh giá là các địa tổng thể(hệ địa - sinh
thái) theo hệ thống phân vị cảnh quan tương ứng với phạm vi và mục đích đánh giá,
có thể là các đơn vị phân vùng cá thể hoặc phân loại cảnh quan. Ví dụ K.V.Pascan
chọn “cảnh khu” (dạng địa lý). Phương pháp đánh giá tổng hợp bao gồm: Phương
pháp mô hình chuẩn (mô hình hoá tối ưu), phương pháp bản đồ, phân tích tổng hợp,
so sánh định tính và phương pháp thang điểm tổng hợp có trọng số...
Nhìn chung, trong các công trình đánh giá tổng hợp thường dựa trên mức độ
thuận lợi của các yếu tố tự nhiên cho các đối tượng kinh tế trong sử dụng đất đai.
Sơ đồ 1.1: Mô hình đánh giá chung thƣờng có dạng dƣới đây [dẫn theo 1,
tr.128]:
1.1.2. Ở Việt Nam
Đặc điểm sinh thái công trình, đặc
trưng kỹ thuật - công nghiệp của các
ngành sản xuất
Đặc trưng của các đơn vị tổng
hợp tự nhiên lãnh thổ
ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP
Xác định mức độ thích hợp của
các thể tổng hợp tự nhiên đối với
các mục tiêu cụ thể
Đề xuất các kiến nghị sử dụng
hợp lý tài nguyên thiên nhiên và
bảo vệ môi trường
9
Ở nước ta, việc nghiên cứu đánh giá các điều kiện tự nhiên theo hướng cảnh
quan ứng dụng cho mục đích nông - lâm nghiệp bắt đầu từ thập niên 1960 - 1970,
như “Sơ đồ phân vùng địa lí tự nhiên Miền Bắc Việt Nam” của Tổ phân vùng địa lý
tự nhiên tổng hợp - Uỷ ban Khoa học Nhà nước, “Cảnh quan địa lý Miền Bắc Việt
Nam” của tác giả Vũ Tự Lập [15]. Từ những năm 1980, các công trình đánh giá
ĐKTN theo hướng cảnh quan phát triển mạnh như của tác giả Nguyễn Thành Long
và những người khác (1984), Nguyễn Văn Sơn (1987), Nguyễn Đình Giang (1996),
Nguyễn Cao Huần (1985) [9], , Nguyễn Thế Thôn (1994), (2001) [21], Nguyễn
Trọng Tiến (1996) [42], Nguyễn Văn Vinh (1999) [29]. Điển hình gần đây là công
trình “Đánh giá tổng hợp 3 tỉnh Thái Nguyên, Bắc Cạn, Lâm Đồng cho mục đích
nông -lâm nghiệp, sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường” của Phạm
Hoàng Hải và CTV [3]., Nguyễn Ngọc Khánh “Nghiên cứu cảnh quan thượng
nguồn sông Cầu phục vụ phân vùng môi trường”, Trong các công trình này, trên cơ
sở hệ thống các nguyên tắc đánh giá tiềm năng tự nhiên, thông qua các bước đánh giá
riêng từng hợp phần tự nhiên đến đánh giá tổng hợp dựa trên đặc điểm của các đơn vị
lãnh thổ cảnh quan. Các chỉ tiêu được chọn là các đặc điểm đặc thù của vùng có liên
quan đến ngành sản xuất nông - lâm nghiệp. Phương pháp đánh giá bằng thang điểm
tổng hợp được áp dụng để phân cấp các vùng thuận lợi hoặc ít thuận lợi cho hai
ngành sản xuất nông và lâm nghiệp.
Theo hướng sinh thái cảnh quan, các công trình như "Nghiên cứu cải tạo, sử
dụng hợp lý hệ sinh thái vùng gò đồi Bình Trị Thiên" (1990); "Đánh giá, phân hạng
điều kiện sinh thái tự nhiên lãnh thổ trung du Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế cho
nhóm cây công nghiệp dài ngày" (1995) là những đại diện, trong đó các chỉ tiêu
sinh thái (như nhiệt độ, độ ẩm, đất, độ dốc...) cho một số loài cây trồng được lựa
chọn để đánh giá các mức độ thích hợp.
Dưới góc độ phân vùng địa lý tự nhiên, các nhà địa lý tiến hành phân vùng lãnh
thổ nghiên cứu, từ đó xác định một cách khái quát nhất phương hướng sử dụng lãnh
thổ. Trong các công trình này, các đơn vị lãnh thổ tương đối đồng nhất về một số chỉ
tiêu nào đó, với những đặc điểm nhất định về tài nguyên được sử dụng làm đơn vị cơ
sở cho quy hoạch vùng và sử dụng tổng hợp lãnh thổ. Kiểu đánh giá phổ biến hiện nay
10
là đánh giá mức độ thuận lợi của các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên cho các
dạng khai thác khác nhau.
Nhìn chung, cho đến nay vẫn chưa có mô hình thống nhất tối ưu về phương
pháp, chỉ tiêu cũng như lựa chọn đơn vị cơ sở đánh giá. Tuy nhiên, những công
trình này đã đóng góp vào việc hình thành các quan điểm nghiên cứu, xác định cách
tiếp cận của đề tài trên nguyên tắc và quan điểm địa lý ứng dụng trong đánh giá
tổng hợp điều kiện tự nhiên.
1.1.3. Các công trình nghiên cứu về điều kiện tự nhiên cho phát triển
nông - lâm nghiệp có liên quan đến huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk
Hiện tại các công trình nghiên cứu về điều kiện tự nhiên cho phát triển nông –
lâm nghiệp có liên quan đến huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk hầu như còn bỏ ngỏ
nên việc tham khảo tài liệu khá khó khăn, đáng chú ý có công trình “Báo cáo thuyết
minh phân hạng sử dụng đất sản xuất nông nhiệp huyện Krông Bông – tỉnh Đắk
Lắk năm 2009 của cán bộ điều tra Lê Xuân Hòa, phân viện Quy Hoạch & Thiết kế
nông nghiệp Miền Trung. Chính vì vậy đề tài nghiên cứu này của tác giả hoàn toàn
mới và kết quả nghiên cứu chính là đóng góp của đề tài.
1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI
1.2.1. Điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên là nhân tố của môi trường tự nhiên, không sử dụng trực tiếp
làm các nguồn năng lượng để tạo ra lương thực, thực phẩm, các nguyên liệu cho công
nghiệp, nhưng nếu không có sự tham gia của chúng thì không thể tiến hành tham gia
sản xuất được, thí dụ như địa hình, đất đai, nguồn nước, độ ẩm…
1.2.2. Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên thiên nhiên là những hợp phần của tổng hợp các ĐKTN của sự tồn
tại xã hội loài người và các hợp phần quan trọng của môi trường tự nhiên bao quanh
được sử dụng trong quá trình sản xuất để đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của
xã hội (Từ điển Bách khoa Xô Viết - 1987).
Theo D.L. Armand: “Tài nguyên thiên nhiên là các nhân tố tự nhiên được sử
dụng vào phát triển kinh tế làm phương tiện tồn tại của xã hội loài người…”
11
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Tài nguyên thiên nhiên là toàn bộ giá trị vật
chất có trong tự nhiên mà ở một trình độ nhất định của sự phát triển lực lượng sản xuất
chúng được sử dụng hoặc có thể được sử dụng làm phương tiện sản xuất và đối tượng
tiêu dùng” (Nguồn: Từ điển Bách khoa Việt Nam, tập 4, Hà Nội, 2005).
Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành kinh tế và những
tiến bộ của khoa học - kỹ thuật đã làm phong phú, đa dạng thêm mối quan hệ nhiều
chiều của hệ thống “tự nhiên - xã hội”. Vì thế, khái niệm TNTN ngày càng được mở
rộng cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và phát triển xã hội.
1.2.3. Cảnh quan và cảnh quan sinh thái
1.2.3.1.Cảnh quan
Có nhiều định nghĩa về cảnh quan do các tác giả đưa ra:
Theo L.X. Berge (1931), “Cảnh quan địa lý là một tập hợp hay một nhóm các
sự vật, hiện tượng, trong đó đặc biệt là địa hình, khí hậu, nước, đất, lớp phủ thực vật
và động vật cũng như hoạt động của con người hoà trộn với nhau vào một thể thống
nhất hoà hợp, lặp lại một cách điển hình trên một đới nhất định nào đó của Trái Đất
”.
A.G. Ixatxenko (1965): “Cảnh quan là một phần riêng biệt về mặt phát sinh
của một phần cảnh quan, một đới cảnh quan hay nói chung của một đơn vị phân
vùng lớn bất kỳ, đặc trưng bằng sự đồng nhất cả tương quan địa đới lẫn phi địa đới,
có một cấu trúc riêng và một cấu tạo hình thái riêng”.
Trong công trình “Cảnh quan địa lý miền Bắc Việt Nam”, Vũ Tự Lập đã đưa ra
định nghĩa: “Cảnh quan địa lý là một địa tổng thể được phân hoá trong phạm vi một
đới ngang ở đồng bằng và một đai cao ở miền núi, có một cấu trúc thẳng đứng đồng
nhất về nền địa chất, về kiểu địa hình, kiểu khí hậu, kiểu thuỷ văn, về đại tổ hợp thổ
nhưỡng và đại tổ hợp thực vật, và bao gồm một tập hợp có quy luật của những dạng
địa lý và những đơn vị cấu tạo nhỏ khác theo một cấu trúc ngang đồng nhất ” [16].
12
Gần đây, A.G. Ixatxenko (1991) đã nêu một định nghĩa ngắn gọn hơn “Cảnh
quan là một địa hệ thống nhất về mặt phát sinh, đồng nhất về các dấu hiệu địa đới và
phi địa đới, bao gồm một tập hợp đặc trưng của các địa hệ liên kết bậc thấp”.
Theo Từ điển Bách khoa Địa lý (1988):
+ Cảnh quan biểu thị tổng hợp thể tự nhiên lãnh thổ của một cấp bất kỳ, đồng
nghĩa với tổng thể tự nhiên - lãnh thổ, địa tổng thể tự nhiên hay địa hệ tự nhiên
(quan niệm chung).
+ Cảnh quan là một đơn vị phân loại trong hệ phân vị tổng thể tự nhiên, trong
đó cảnh quan là đơn vị chủ yếu được xem xét đến những biến đổi do tác động của
con người (quan niệm kiểu loại).
+ Cảnh quan để chỉ một phần lãnh thổ nào đó riêng biệt của lớp vỏ địa lý,
trong đó có những đặc tính chung nhất (quan niệm cá thể).
Quan niệm cảnh quan là một đơn vị phân hoá chung như một địa hệ tự nhiên bất kỳ
nào đó được sử dụng nhiều không chỉ trong lĩnh vực cảnh quan học thuần tuý mà ở các
lĩnh vực khác nhau, các ngành khác khi liên quan đến sự phân dị lãnh thổ.
Trong giai đoạn phát triển hiện nay của Địa lý học, một số ý kiến cho rằng khi
hiểu khái niệm về cảnh quan không được chỉ hạn chế ở việc phân tích các dấu hiệu
thuần tuý của tự nhiên, một tự nhiên chưa bị đụng chạm bởi con người, mà cần phân
tích luôn các mối quan hệ tồn tại giữa các hợp phần tự nhiên của cảnh quan với các
hợp phần “dân cư và nền văn hoá của con người” (L.C. Berge), chính sự hợp nhất giữa hai
loại hợp phần đó mới tạo thành một thể thống nhất hoàn chỉnh hơn là cảnh quan.
Nhìn chung, khái niệm cảnh quan có nội dung rất đa dạng, phong phú. Tuy
nhiên, các nhà cảnh quan học đều thống nhất cho rằng cảnh quan là đơn vị địa lý tự
nhiên cấp cơ sở, đơn vị cấp thấp của phân vùng địa lý tự nhiên; là một bộ phận
tương đối nhỏ của bề mặt Trái Đất có diện tích hạn chế, là đơn vị không thể tách
biệt được về mặt địa đới cũng như phi địa đới.
1.2.3.1.Cảnh quan sinh thái
13
Hiện nay, Việt nam tồn tại hai hai quan điểm về thuật ngữ tên gọi môn cảnh
quan ứng dụng là "Cảnh quan sinh thái" và "Sinh thái cảnh quan".
Đại diện cho quan điểm thứ nhất "cảnh quan sinh thái" Nguyễn Thế Thôn và
Nguyễn Bá Linh. Từ những năm 80, Nguyễn Bá Linh đã đề cập thuật ngữ "Cảnh
quan sinh thái" trọng hội thảo khoa học ở viện các Khoa học Trái đất. Đến năm
1991, ông khẳng định: "Cảnh quan sinh thái là tổng thể hiện tại, có cấu trúc cảnh
quan địa lý và có chức năng sinh thái của các hệ sinh thái đang tồn tại và phát triển
trên đó". Theo Nguyễn Thế Thôn chức năng cảnh quan là một hệ thống chức năng
của các hợp phần tự nhiên, nhưng nếu chỉ nghiên cứu chức năng của các hợp phần
sinh vật trên toàn cảnh quan trong mối tác động qua lại với các chức năng khác thì
đó là nghiên cứu sinh thái cảnh quan. Nghiên cứu cảnh quan với toàn bộ chức năng
sinh thái của chúng đó là khoa học cảnh quan sinh thái. Như vậy, cảnh quan sinh
thái là cảnh quan có cùng chức năng sinh thái của các hệ sinh thái đang tồn tại và
phát triển trên đó và các định nghĩa về cảnh quan sinh thái là định nghĩa về cảnh
quan, dạng cảnh quan, diện cảnh quan nhưng chỉ thêm vào cụm từ "có cùng chức
năng sinh thái của các hệ sinh thái đang tồn tại và phát triển trên đó".
Năm 1939, nhà khoa học Mỹ Troll đưa ra quan niệm nghiên cứu "sinh thái
cảnh quan" như một môn khoa học, trong đó nêu lên hai nhiệm vụ nghiên cứu cụ
thể. Thứ nhất: Nghiên cứu cảnh quan bằng cách phân tích sinh thái mối quan hệ qua
lại giữa các quần thể sinh vật với môi trường. Thứ hai: Nghiên cứu quan hệ giữa các
tổng thể địa lý với nhau kể cả hoạt động con người.
Do đó, sự hội tụ của hai khoa học để tạo một khoa học “Sinh thái cảnh quan”
(Landscape ecology) cần phải có sự hoàn thiện về phương pháp luận và phương
pháp nghiên cứu chung của cả sinh thái và cảnh quan.
“Sinh thái cảnh quan là một hệ thống tự nhiên được cấu thành từ hai khối hữu
sinh và vô sinh trong điều kiện cân bằng sinh thái của tự nhiên, được quy định bởi
mối tương quan trao đổi vật chất, năng lượng, thông tin và những đặc trưng biến đổi
trạng thái (động lực) theo thời gian” [29].
14
Như vậy, sinh thái cảnh quan vừa có cấu trúc của cảnh quan vừa có chức năng
sinh thái của hệ sinh thái đang tồn tại và phát triển trên cảnh quan, nó chứa đựng hai
khía cạnh cơ bản là cảnh quan và hệ sinh thái. Hai khía cạnh này độc lập nhưng
thống nhất với nhau trong một hệ địa - sinh thái (Geo-ecosystem)
Hình 1.1. Sơ đồ hệ địa – sinh thái
1. Hướng tác động qua lại các thành phần cảnh quan
2. Hướng tác động qua lại của hệ sinh thái trong hệ địa sinh thái
SV: Sinh vật ĐH: Địa hình TV: Thuỷ văn
KH: Khí hậu TN: Thổ nhưỡng Đ: Đá
1.2.4. Mối liên hệ giữa điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên với
cấu trúc cảnh quan
Mối liên hệ giữa điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên với cấu trúc cảnh
quan thể hiện ở sự tương đồng giữa các yếu tố tự nhiên và con người thông qua
những hoạt động phát triển kinh tế - xã hội.
Cơ sở khoa học quan trọng của việc sử dụng hợp lý các điều kiện tự nhiên, tài
nguyên thiên nhiên trước hết phải được lựa chọn từ các đặc điểm đặc trưng của tự
nhiên, các điều kiện môi trường - sinh thái lãnh thổ. Qua việc phân tích các quy luật
KH
TN
Đ
SV
ĐH
TV
15
hình thành, đặc điểm phân hoá theo không gian và thời gian, các đặc trưng về động
lực phát triển của cảnh quan, mối liên quan và tác động tương hỗ giữa các yếu tố và
thành phần của tự nhiên cũng như giữa các tổng hợp thể tự nhiên với nhau sẽ cho
phép xác định mức độ thích hợp của mỗi đơn vị lãnh thổ cho từng ngành sản xuất,
từng dạng sử dụng tài nguyên. Sự tương đồng chặt chẽ giữa điều kiện tự nhiên và
tài nguyên thiên nhiên với các yếu tố cấu trúc sinh thái cảnh quan có thể biểu hiện
thông qua bảng 1.1.
Bảng 1.1. So sánh các yếu tố tự nhiên và cấu trúc cảnh quan
STT
Các điều kiện tự
nhiên và nhân văn Các loại tài nguyên Cấu trúc cảnh quan
1 Địa chất và địa hình Tài nguyên khoáng sản Nền tảng vật chất rắn
2 Khí hậu và thuỷ văn
Tài nguyên khí hậu
Tài nguyên nước
Nền tảng nhiệt ẩm
3
Thổ nhưỡng và sinh
vật
Tài nguyên đất
Tài nguyên động, thực
vật
Dinh dưỡng đất và vật
chất hữu cơ
4 Con người Tài nguyên lao động Mức độ tác nhân
- Các hợp phần cấu trúc tạo nên các đơn vị cảnh quan vừa là nơi diễn ra những
hoạt động kinh tế - xã hội, vừa là tài nguyên thiên nhiên - đối tượng để khai thác sử
dụng. Ngược lại, tài nguyên thiên nhiên là những nhân tố, chất liệu để tạo nên tiềm
năng sản xuất của cảnh quan. Tính tương đồng ở đây bắt nguồn từ quy luật hình
thành nên các đơn vị lãnh thổ địa lý
16
- Ở các nhóm tổ hợp những yếu tố tự nhiên (1, 2 và 3) thì hầu như những loại tài
nguyên và yếu tố tự nhiên cấu tạo nên các đơn vị cảnh quan có độ tương đồng lớn.
- Yếu tố con người, một hợp phần của cấu trúc cảnh quan thì tài nguyên lao
động là sản phẩm của quá trình vận động, phát triển của dân cư, đồng thời yếu tố
nhân tác trong cấu trúc cảnh quan lại là sản phẩm của chính tài nguyên lao động
trên lãnh thổ đó.
1.2.5. Mối liên hệ giữa cảnh quan và hoạt động sản xuất nông -lâm nghiệp
Hoạt động sản xuất nông - lâm nghiệp được hình thành và phát triển dựa trên
cơ sở các hợp phần cấu trúc nên cảnh quan. Thông qua hoạt động này, con người đã
tác động lên cảnh quan làm thay đổi cấu trúc và thành phần của nó theo hướng tích
cực và tiêu cực.
Nếu trong sản xuất nông - lâm nghiệp, con người biết khai thác, sử dụng các
yếu tố tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý thì sẽ tác động tích cực
lên cảnh quan, cụ thể là hình thành nên các cảnh quan nhân sinh với các loại cây
trồng trong hệ sinh thái nông nghiệp, hệ sinh thái nông - lâm kết hợp và các thảm
thực vật trong hệ sinh thái lâm nghiệp… làm tăng tính nhịp điệu của cảnh quan.
Ngược lại, những hoạt động khai thác tài nguyên một cách bất hợp lý và thiếu quy
hoạch sẽ dẫn tới phá vỡ cân bằng sinh học, tuần hoàn vật chất trong cảnh quan và
cuối cùng làm thoái hoá cảnh quan hiện có để hình thành cảnh quan mới.
Có thể nói giữa cảnh quan và hoạt động sản xuất nông - lâm nghiệp có mối
quan hệ chặt chẽ, tác động tương hỗ lẫn nhau và được thể hiện qua bảng 1.2.
Bảng 1.2. Quan hệ giữa cảnh quan và hoạt động sản xuất nông - lâm nghiệp
Cấu trúc cảnh quan
Các yếu tố đầu vào của sản xuất nông – lâm
nghiệp
- Cấu trúc địa chất - Đá tạo đất
17
- Các dạng địa hình - Mặt bằng sản xuất
- Các kiểu khí hậu
- Chế độ thuỷ văn
- Chế độ nhiệt - ẩm và nhịp điệu mùa
- Nguồn nước tưới
- Đại tổ hợp thổ nhưỡng
- Đại tổ hợp thực vật
- Đất
- Thực vật
- Các tác động nhân sinh - Sức lao động và tri thức khoa học
Như vậy, cảnh quan là tiền đề để hình thành và cũng là nơi diễn ra các hoạt
động sản xuất nông - lâm nghiệp, các thành phần cấu trúc của cảnh quan là đối
tượng sản xuất nông - lâm nghiệp của con người.
1.2.6. Phát triển và phát triển bền vững
1.2.6.1. Phát triển
Phát triển là một quá trình xã hội đạt đến thoả mãn các nhu cầu mà xã hội ấy
coi là cơ bản. Phát triển chỉ sự đạt được những đòi hỏi về chất, trước hết là phúc lợi
của con người và với nghĩa rộng hơn, còn bao gồm các đòi hỏi về chính trị [21].
1.2.6.2.Phát triển bền vững
Khái niệm phát triển bền vững lần đầu tiên được Ngân hàng thế giới (WB) đưa
ra vào năm 1987 trong các văn bản báo cáo “Tương lai của chúng ta” tại Hội đồng
thế giới về PTBV họp ở Brundland (WCED, 1987): "Phát triển bền vững là sự phát
triển nhằm thoả mãn các nhu cầu hiện tại của con người nhưng không tổn hại tới sự
thoả mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai".
Hội nghị thượng đỉnh về phát triển bền vững (2002) tổ chức tại Johannesbug
đã xác định: "PTBV là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lí, hài hoà
giữa 3 mặt của sự phát triển bao gồm : tăng trưởng kinh tế, cải thiện các vấn đề xã
hội và môi trường" .
18
1.2.7. Đánh giá
Đánh giá là xem xét một đối tượng nào đó dưới hình thức so sánh, đối chiếu
với những tiêu chuẩn hay yêu cầu nhất định.
1.3. QUAN ĐIỂM TIẾP CẬN, PHƢƠNG PHÁP VÀ QUY TRÌNH ĐÁNH
GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN
1.3.1. Quan điểm tiếp cận
1.3.1.1. Quan điểm lịch sử
Thiên nhiên là một chỉnh thể thống nhất và là sự tổng hòa của các mối quan hệ
tương tác. Sự tồn tại và phát triển của các yếu tố tự nhiên này chịu sự chi phối của
các yếu tố tự nhiên khác và ngược lại. Trong quan hệ phát sinh và phát triển của các
sự vật hiện tượng trong tự nhiên, ngoài một số trường hợp cá biệt thì mọi đối tượng
trong tự nhiên đều tuân theo một qui luật chung của chúng. Sự biến động của một
đơn vị lãnh thổ đều được suy ra từ hệ quả của mối tác động qua lại giữa các hợp
phần địa lý tự nhiên và nhân văn. Vì vậy, việc xem xét lịch sử diễn biến của lãnh
thổ trong quá khứ là việc làm rất quan trọng đối với nhà địa lý khi nghiên cứu và
đánh giá tổng hợp ĐKTN. Lãnh thổ nghiên cứu được hình thành trong thời kỳ Tân
kiến tạo với nhiều uốn nếp, đứt gãy nên địa hình khá phức tạp, cấu trúc địa chất với
nhiều tầng đất đá khác nhau.
1.3.1.2. Quan điểm tổng hợp
Quan điểm tổng hợp nhìn mọi thành phần cấu tạo lãnh thổ tự nhiên trong mối
quan hệ tương tác, tác động lẫn nhau, vừa chứa đựng tính bình đẳng, vừa chứa đựng
tính trội, vừa chứa đựng tính phụ thuộc, vừa chứa đựng tính độc lập để quyết định
cho tính đặc thù của mỗi hệ địa sinh thái. Tuy nhiên, theo quan điểm này không yêu
cầu nhất thiết phải đánh giá tất cả các chỉ tiêu thuộc các thành phần mà tuỳ thuộc
vào mục tiêu đánh giá để lựa chọn chỉ tiêu phù hợp. Trong đề tài, quan điểm này thể
hiện qua việc lựa chọn và xử lý chỉ tiêu đại diện cho các thành phần: Địa hình (độ
dốc), khí hậu (thể hiện tương quan nhiệt - ẩm), thuỷ văn (điều kiện tưới, khả năng
19
thoát nước), nham thạch và thổ nhưỡng (loại đất, độ dày tầng đất, thành phần cơ
giới), sinh vật (lớp phủ rừng).
Việc đề xuất loại hình sử dụng trên từng loại sinh thái cảnh quan huyện Krông
Bông, tỉnh Đắk Lắk được dựa trên quan điểm tổng hợp, kết quả đánh giá mức độ
thích hợp sinh thái của các loại cây trồng còn được xem xét hiệu quả kinh tế - xã hội
và tác động đến môi trường của từng loại hình cụ thể.
1.3.1.3. Quan điểm lãnh thổ
Do lãnh thổ huyện Krông Bông có sự phân hoá đa dạng về độ cao, kiểu khí
hậu, độ dốc, độ dày tầng đất, loại đất... nên việc phân cấp lãnh thổ thành những đơn
vị có sự đồng nhất tương đối về các yếu tố tự nhiên phục vụ cho mục tiêu đánh giá là cần
thiết.
Dựa trên cơ sở chỉ tiêu đánh giá, đề tài đã phân cấp lãnh thổ về loại đất, độ
dốc, độ dày tầng đất, thành phần cơ giới, điều kiện tưới, khả năng thoát nước, nhiệt
độ trung bình năm, số thàng đủ ẩm, vị trí và tổng hợp lại theo các đơn vị lãnh thổ cơ
sở. Trong đề tài, đơn vị cơ sở là các loại cảnh quan. Mỗi loại cảnh quan có sự đồng
nhất tương đối về các điều kiện tự nhiên và việc đánh giá được dựa trên cơ sở so
sánh chỉ tiêu sinh thái nông - lâm nghiệp với đặc điểm của các của đơn vị cảnh quan
để xác định loại hình nông - lâm nghiệp thích hợp.
1.3.1.4. Quan điểm hệ thống
Khi nghiên cứu cảnh quan lãnh thổ huyện Krông Bông, quan điểm hệ thống
được vận dụng vào phân tích cấu trúc và chức năng của các đơn vị cảnh quan.
Ngoài tiềm năng tài nguyên, các chức năng phòng hộ, chức năng kinh tế... của các
tiểu vùng cảnh quan được xem xét một cách cụ thể dựa trên quan điểm hệ thống khi
đề xuất sử dụng hợp lý lãnh thổ.
Việc phát triển sản xuất lãnh thổ huyện Krông Bông cũng dựa trên mô hình hệ
thống, tức từ quy trình sản xuất cho đến cung cách hạch toán "đầu vào" (input),
"out put" (đầu ra) sao cho đạt hiệu quả cao và đảm bảo cho sự phát triển bền vững.
20
Có như vậy, chúng ta mới xây dựng được những giải pháp đồng bộ trong khai thác
và sử dụng tài nguyên hợp lý. Chính vì vậy, khi đánh giá tổng hợp các điều kiện tự
nhiên và xây dựng các mô hình kinh tế sinh thái phải đặt trong mối quan hệ liên
ngành và liên vùng, tức là từ khâu sản xuất hàng hóa cho đến tiêu thụ sản phẩm phải
phù hợp với sự phát triển của lãnh thổ.
1.3.1.5. Quan điểm phát triển bền vững
Dựa vào điều kiện tự nhiên và hiện trạng phát triển nông - lâm nghiệp của
huyện Krông Bông, nhiệm vụ của đánh giá là xác định tiềm năng của từng đơn vị
cảnh quan để bố trí sản xuất nông nghiệp, nông - lâm kết hợp, lâm nghiệp sản xuất,
tái sinh phục hồi rừng phù hợp với yêu cầu sinh thái, yêu cầu kinh tế, quản lý và bảo
tồn, góp phần định hướng, quy hoạch nông - lâm nghiệp phát triển theo hướng bền
vững.
Ngoài ra, quan điểm này còn được đề tài vận dụng trong việc phân tích các mô
hình nông - lâm nghiệp trên địa bàn và đề xuất các mô hình kinh tế nông hộ dựa
trên hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng rừng, phân bố dân cư và các đặc điểm đặc
thù khác của lãnh thổ nghiên cứu.
1.3.2. Phƣơng pháp đánh giá phân hạng thích hợp
Cho đến nay, tồn tại rất nhiều phương pháp đánh giá khác nhau, tuỳ thuộc vào
mục đích để lựa chọn nội dung cũng như phương pháp đánh giá phù hợp. Đánh giá
mức độ thuận lợi của các điều kiện tự nhiên cho một số đối tượng kinh tế đã được
tiến hành từ lâu ở các nước tiên tiến, nhất là ở Liên Xô cũ. Những học giả đã có
nhiều công trình đánh giá như L.I. Mukhina (1973), N.F. Tiumentxev (1963), D.L.
Armand (1975) [1]., Ia.R. Rorphman (1980). Ở Việt Nam, chúng tôi đã có dịp tham
khảo kết quả nghiên cứu của một số tác giả như: tập thể Phòng Sinh thái cảnh quan
thuộc Viện Địa lý Việt Nam (1984), Lê Văn Thăng (1995), Nguyễn Trọng Tiến
(1996), Hoàng Đức Triêm (2003), Nguyễn Cao Huần (2005)… Các công trình đã sử
dụng một số phương pháp như: Phương pháp mô hình chuẩn, phương pháp bản đồ,
phương pháp đánh giá định tính, phương pháp thang điểm tổng hợp, phương pháp
21
trọng số… Đáng lưu ý là việc sử dụng phương pháp đánh giá định lượng trong
nghiên cứu đã cho những kết quả đáng tin cậy và có sức thuyết phục cao.
Xuất phát từ mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra, đề tài đã sử dụng phương pháp đánh
giá định lượng thông qua việc áp dụng bài toán trung bình nhân theo công thức đề
nghị của D.L Armand (1975) để đánh giá mức độ thích hợp của các loại cảnh quan
đối với một số loại hình sản xuất nông - lâm nghiệp ở huyện Krông Bông. Bài toán
có dạng:
Mo =
Trong đó: Mo : Điểm đánh giá của đơn vị cảnh quan.
a1, a2, a3…an: Điểm của chỉ tiêu 1 đến chỉ tiêu n.
n: Số lượng chỉ tiêu dùng để đánh giá.
Để đánh giá hiệu quả kinh tế của một số loại hình sử dụng tài nguyên ở huyện
Krông Bông phục vụ cho việc đánh giá tổng hợp và đề xuất sử dụng hợp lý các đơn
vị cảnh quan, đề tài đã sử dụng phương pháp phân tích chi phí - lợi ích kinh tế. Các
công thức thường được sử dụng:
NPV = hoặc R =
Trong đó:
NPV : Lợi nhuận hiện thời R : Tỷ suất lợi ích và chi phí
Ct : Chi phí năm thứ t Bt: Lợi ích thu được năm thứ t
n : Số năm tính toán r : Hệ số chiết khấu (%)
n
naaaa ..... 321



n
t
t
r
CtBt
1
1
)1(








n
t
t
n
t
t
r
Ct
r
Bt
1
1
1
1
)1(
)1(
22
Về phân hạng mức độ thích hợp, hiện nay trên thế giới có rất nhiều phương
pháp phân hạng. Theo tổng kết và hướng dẫn của FAO (Bullentin N0
52), có 4
phương pháp phân hạng phổ biến có thể vận dụng là:
- Phân hạng chủ quan: Phương pháp này thường được sử dụng bởi các chuyên
gia có nhiều kinh nghiệm và hiểu biết rất rõ về lãnh thổ nghiên cứu. Ưu điểm của
phương pháp này là nhanh và sát thực tế, nhưng có hạn chế là mang tính chủ quan
nên khó thuyết phục.
- Phân hạng theo điều kiện giới hạn: Đây là phương pháp tương đối đơn giản
vì dựa vào quy luật tối thiểu của Liebig, coi nhân tố tối thiểu sẽ quyết định năng
suất và chất lượng cây trồng. Do đó, căn cứ vào yếu tố hạn chế cao nhất mà có thể
xác định hạng. Hạn chế của phương pháp này là hơi máy móc và không giải thích
hết những mối tác động qua lại giữa các yếu tố sinh thái.
- Phân hạng theo phương pháp làm mẫu: Đây là phương pháp chỉ thực hiện
được trong các nghiên cứu chuyên sâu, với quy mô nhỏ. Phương pháp phân hạng
này khá tỉ mỉ nhưng tốn nhiều công sức và tiền của.
- Phương pháp phân hạng theo toán học: Được thực hiện bằng các phép toán
với ưu điểm là xây dựng thang phân hạng một cách khách quan, có chứa những
tham số của vùng nghiên cứu một cách cụ thể.
Tham khảo công trình phân hạng của FAO (Dent D. và Young A. 1981;
Young A. 1989) và của một số tác giả đi trước, đề tài lựa chọn bậc phân hạng đến
lớp (class); bao gồm: S1 (rất thích hợp), S2 (thích hợp), S3 (ít thích hợp) và N
(không thích hợp). Để tính khoảng cách giữa các hạng, đề tài vận dụng công thức
của Nguyễn Cao Huần, bài toán dạng:
Dmax – Dmix
∆D =  =
M
∆D: Khoảng cách điểm giữa các hạng
23
Dmax: Điểm đánh giá chung cao nhất
Dmix: Điểm đánh giá chung thấp nhất
M: Số cấp đánh giá
1.4. QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG - LÂM NGHIỆP HUYỆN KRÔNG BÔNG,
TỈNH ĐẮK LẮK
Việc đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên lãnh thổ huyện Krông Bông được
thực hiện theo phương pháp đánh giá sinh thái cảnh quan với quy trình gồm 5 bước:
Bước 1: Công tác chuẩn bị
Đây là bước khởi đầu quan trọng trong quy trình đánh giá vì nó xác định trước
mục tiêu, đối tượng, nội dung, quan điểm và phương pháp nghiên cứu. Việc xác
định này được thực hiện chính xác sẽ đảm bảo cho việc nghiên cứu đi đúng hướng
và đánh giá đúng đối tượng. Các công việc chủ yếu của giai đoạn này là:
- Khảo sát sơ bộ để xác định các loại hình sản xuất ở địa bàn nghiên cứu.
- Tiến hành điều tra, phỏng vấn để xác định nhu cầu và nguyện vọng của
người sử dụng cũng như của cộng đồng.
- Quyết định lựa chọn hình thức đánh giá và xây dựng kế hoạch thực hiện.
Bước 2: Thu thập tài liệu
Việc thu thập số liệu được thực hiện theo quy trình sau:
- Tập trung thu thập các số liệu thực sự cần thiết cho việc đánh giá tự nhiên.
- Phân loại, sử dụng tối ưu các số liệu đã có sẵn.
- Sử dụng công nghệ mới trong thu thập số liệu như: ngân hàng dữ liệu, ảnh
viễn thám, hệ thống thông tin địa lý (GIS)…
24
Xuất phát từ mục tiêu và nội dung nghiên cứu, đề tài đã thu thập các số liệu về
địa hình, khí hậu, thuỷ văn, thổ nhưỡng, sinh vật cũng như các số liệu về kinh tế -
xã hội khác. Ngoài ra, các loại bản đồ như: bản đồ địa hình, bản đồ thổ nhưỡng, bản
đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ khí hậu, bản đồ thuỷ văn huyện Krông Bông... là
những bản đồ rất quan trọng cho việc thành lập bản đồ STCQ
Bƣớc 3: Nghiên cứu sự phân hoá lãnh thổ, phân loại, phân vùng cảnh
quan
Trên cơ sở các loại bản đồ nêu trên, kết hợp với công tác nghiên cứu thực địa
để xác định sự phân hoá lãnh thổ. Trong phạm vi lãnh thổ nghiên cứu, sự phân hoá
các ĐKTN và CQ bị chi phối đồng thời của quy luật địa đới và phi địa đới. Việc
vạch ranh giới các đơn vị cảnh quan sẽ trở nên ít phức tạp hơn nếu như chúng ta
đưa một số yếu tố vào việc mô tả các đơn vị cảnh quan mà không xác định ranh giới
của chúng. Các yếu tố không được xác định ranh giới thường là những yếu tố có
mối quan hệ rất chặt chẽ và biến đổi một cách có quy luật với một trong các yếu tố
đã được xác định ranh giới. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào tỷ lệ bản đồ và mức độ chi tiết
mà có các yếu tố chủ đạo khác nhau để vạch ranh giới các đơn vị cảnh quan.
25
CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
- Xác định mục tiêu, đối tượng, nội
dung, quan điểm và phương pháp
nghiên cứu
- Xây dựng kế hoạch thực hiện
THU THẬP TÀI LIỆU
Điều kiện tự nhiên
- Địa chất và địa hình
- Khí hậu, thuỷ văn
- Sinh vật và thổ nhưỡng
Điều kiện KT-XH
- Tình hình kinh tế- xã hội
- Các ngành kinh tế
- Dân cư và lao động
- Dân cư và nguồn lao động
Nghiên cứu sự phân hóa lãnh thổ,
phân loại và phân vùng sinh thái cảnh
quan
Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên
theo loại hình sinh thái cảnh quan
26
Sơ đồ 1.2. Các bƣớc đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên ở huyện Krông Bông
Vì vậy, mục đích chính của việc xác định các đơn vị cảnh quan là tìm ra mức
độ thích nghi tối đa để bố trí sử dụng hợp lý tài nguyên nhằm đưa lại hiệu quả kinh
tế cao và bảo vệ môi trường.
Bước 4: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên theo các đơn vị cảnh quan
Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên bao gồm các công đoạn sau:
- Xác định hệ thống các đơn vị đánh giá.
- Lựa chọn và phân cấp chỉ tiêu đánh giá.
- Đánh giá, phân hạng mức độ thích hợp của từng loại cảnh quan cho các loại
hình sử dụng nông - lâm nghiệp chủ yếu ở địa bàn nghiên cứu.
- Phân tích hiệu quả kinh tế và tác dụng môi trường sinh thái của một số mô
hình nông - lâm nghiệp nhằm sử dụng hợp lý lãnh thổ.
Đối với lãnh thổ huyện Krông Bông, hệ thống các đơn vị cơ sở được lựa chọn
để đánh giá là loại cảnh quan. Các đơn vị này là kết quả của sự tương tác giữa nền
tảng nhiệt ẩm và nền tảng vật chất rắn, trong đó các yếu tố như: độ cao địa hình, đặc
trưng khí hậu, loại đất, độ dốc, tầng dày, thành phần cơ giới và thảm thực vật được
sử dụng làm chỉ tiêu khi phân loại cảnh quan.
Việc lựa chọn chỉ tiêu đánh giá được dựa trên nhu cầu sinh thái của các đối
tượng sản xuất nông - lâm nghiệp đã được lựa chọn. Tuỳ thuộc vào từng đối tượng cụ
27
thể và mức độ quan trọng của các chỉ tiêu, đề tài phân các chỉ tiêu thành 2 nhóm: Nhóm
chỉ tiêu dùng để đánh giá và nhóm chỉ tiêu dùng để tham khảo khi đánh giá cũng như kiến
nghị sử dụng.
Bước 5: Đề xuất sử dụng lãnh thổ
Việc điều tra, nghiên cứu thực địa về điều kiện tự nhiên được coi là vấn đề vô
cùng quan trọng và cần thiết cho công tác đánh giá và là cơ sở ban đầu để tiến tới
xuất quy hoạch, sử dụng lãnh thổ. Tuy nhiên, công tác quy hoạch, đề xuất sử
dụng lãnh thổ cần chú ý đến các điều kiện kinh tế - xã hội như: dân số, sở hữu ruộng
đất, thị trường, phong tục, tập quán, văn hoá của địa phương thì mới đem lại hiệu
quả thiết thực về kinh tế - xã hội của địa phương.
Ngoài ra, việc đề xuất, quy hoạch sử dụng lãnh có thể thành công khi chúng
được điều chỉnh, sửa đổi cho phù hợp với điều kiện cụ thể và phải dựa trên định
hướng phát triển kinh tế - xã hội cũng như chính sách của quốc gia đối với địa
phương đó
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Qua quá trình tổng quan có chọn lọc các tài liệu, công trình nghiên cứu đánh
giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ cho quy hoạch nông - lâm nghiệp trên thế
giới và Việt Nam, tác giả đã rút ra được các quan điểm và phương pháp đánh giá
làm cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc nghiên cứu của đề tài.
- Về phương pháp luận: Đề tài đã vận dụng một số quan điểm chính trong đánh
giá: quan điểm tổng hợp, quan điểm lãnh thổ và quan điểm phát triển bền vững.
- Về phương pháp: Đề tài thực hiện phương pháp đánh giá tổng hợp điều kiện tự
nhiên theo hướng cảnh quan, các chỉ tiêu đánh giá là các thành phần tự nhiên được xem
xét đánh giá thông qua các phương pháp phân tích, so sánh và liên kết bản đồ dựa trên sử
dụng công nghệ GIS.
28
- Địa bàn nghiên cứu là một huyện miền núi còn nhiều khó khăn, chưa thực sự
khai thác hiệu quả tiềm năng tự nhiên sẵn có, các tài liệu, số liệu điều tra cơ bản
phục vụ cho việc nghiên cứu đánh giá cảnh quan chưa được thực hiện nhiều, việc
lựa chọn các mô hình kinh tế cũng như phát triển các loại cây trồng, vật nuôi chủ
yếu mang tính chất tự phát... Vì vậy, việc tiến hành nghiên cứu đánh giá cảnh quan
chính là việc tìm ra sự phân hoá lãnh thổ, phân vùng sinh thái cảnh quan, đánh giá
thích hợp sinh thái đối với các loại hình sản xuất cụ thể, đánh giá hiệu quả kinh tế
các mô hình... nhằm đề xuất, định hướng sử dụng hợp lý, hiệu quả đối với từng đơn
vị sinh thái cảnh quan, từng tiểu vùng sinh thái, góp phần khai thác bền vững tiềm
năng tự nhiên và phát triển kinh tế địa phương.
Chƣơng 2
ĐẶC ĐIỂM CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI VÀ SỰ HÌNH THÀNH CÁC
ĐƠN VỊ CẢNH QUAN TRÊN LÃNH THỔ NGHIÊN CỨU
2.1. CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI TỰ NHIÊN
2.1.1. Vị trí địa lý
Hình 2.1. Bản đồ vị trí huyện Krông Bông - tỉnh Đắk Lắk
29
Krông Bông là một huyện miền núi nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Đắk
Lắk, có diện tích tự nhiên 125 695, 23 ha, với vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên
tương đối thuận lợi cho phát triến nông - lâm nghiệp và nhiều ngành kinh tế khác.
- Huyện Krông Bông được xác định bởi hệ tọa độ địa lý sau đây:
Từ 120
16’
39’’
đến 120
37’
12’’
B
Từ 1080
10’
27’’
đến 1080
43’
38’’
Đ
- Vị trí địa lý Huyện Krông Bông được xác định như sau:
Phía Bắc giáp với huyện Krông Pắk, huyện Eakar và huyện M’
Đrăk
Phía Nam giáp huyện Lắk và tỉnh Lâm Đồng
Phía Đông giáp với huyện Vĩnh Khánh, tỉnh Khánh Hòa
Phía Tây giáp với huyện KrôngAna và huyện CưQuin
Huyện Krông Bông có 13 xã và 01 thị trấn ( thị trấn Krông Kmar).
Huyện Krông Bông nằm trên quốc lộ 27 từ Ban Ma Thuật đi Đà Lạt và tỉnh lộ
12 nối huyện Krông Bông với huyện M’
Đrắk. Với đặc điểm vị trí địa lý và lãnh thổ
như vậy Krông Bông là huyện có ĐKTN khá đa dạng. Với tỉnh lộ12 và quốc lộ 27
chạy qua huyện Krông Bông có điều kiện thuận lợi trao đổi hàng hóa, nông sản, vật
tư nông nghiệp để phát triển nông – lâm nghiệp nói riêng và kinh tế của huyện nói
chung.
30
Hình 2.2. Bản đồ hành chính huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk
2.1.2. Địa chất
Hiện tại chưa có nghiên cứu nào về địa chất trên lãnh thổ nghiên cứu tuy nhiên
căn cứ vào lịch sử hình thành lãnh thổ Việt Nam thì Tây Nguyên được hình thành
trên một hạt nhân cổ đó là hạt nhân cổ địa khối Kom Tum rất lâu và khá vững chắc
trên nền đá kết tinh và sau này được phủ lên một lớp đá ba zan trong những kì phun
trào của núi lửa vậy nên địa chất huyện Krông Bông cũng không nằm ngoài quá
trình đó. Căn cứ vào Bản đồ địa chất và khoáng sản Át lát Địa lí Việt Nam thì địa
chất của lãnh thổ nghiên cứu có các đặc điểm riêng biệt được hình thành chủ yếu
trong hai giai đoạn Cổ kiến tạo và được làm mới lại bởi giai đoạn Tân kiến tạo trên
tầng Địa chất – Địa tầng cổ đó là : Thống giữa hệ Triat- thể dưới hệ Triat với đá vôi
dạng khối, thấu kính vôi, phut trào riôlit và các đá trầm tích lục địa chứa than( T2 –
J2); sau này được làm mới bởi Thống trên hệ Jura – Hệ Krêta: Trầm tích lục địa
31
màu đỏ, gồm cuội, bột kết và phut trào axit( J3-K); trong giai đoạn cuối Cổ kiến tạo
- thời kì Yến Sơn(K) và Tân kiến tạo với đá xâm hập Krêta- Kainôz ôi( K-KZ).
2.1.3. Địa hình
Krông Bông nằm ở phía Tây Nam cao nguyên Đắk Lắk, địa hình khá phứ tạp,
độ cao trung bình 600m, có các đỉnh núi cao Chư Yang Sin (2.405m), Ca Đung (
1.978m). Krông Bông có hai dạng địa hình chính sau:
- Địa hình núi cao và trung bình: Kéo dài theo chiều dài của dãy Chư Yang Sin
chiều dài khoảng 50km từ xã Hòa Sơn, thị trấn Krông Kmar, Hòa Lễ, Hòa Phong,
Cư Pui, Cư Đrăm và Yang Mao.Trên dạng địa hình này đất được hình thành phần
lớn trên đá Macma adid (granite) và đá trầm tích ( phiến sét). Chiếm phần lớn diện
tích tự nhiên, được chia thành các dạng địa hình núi cao > 1800m, núi trung bình từ
900-1800m và núi thấp < 900m bao quanh với Chư Yang Sin cao 2.405m. Địa hình
thấp dần theo hướng Đông Nam xuống Tây Bắc.
- Địa hình thung lũng và đồng bằng trũng giữa núi độ cao từ 150 đên 700m:
Chiếm khoảng 20% diện tích tự nhiên, tiếp giáp với vùng núi cao ở phía Nam và
kéo dài đến sông Krông Ana ở phía Bắc, vùng đồng bằng trũng Lắk được hình
thành do bồi đắp phù sa của sông Krông Bông và Krông Kmar đã tạo nên một vùng
đồng bằng khá màu mỡ. Do bị chia cắt mạnh về địa hình, nên về mùa mưa hàng
năm thường bị lũ, lụt,… Phần lớn diện tích đất bằng trũng đã được khai thác để
canh tác lúa nước.
32
Hình 2.3. Bản đồ địa hình huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk
2.1.4. KHÍ HẬU
Huyện Krông Bông mang nét chung của khí hậu tiểu vùng nhiệt đới gió mùa
Cao nguyên Phía Nam Đắk Lắk ( từ huyện Krông Pắk đến huyện Lắk). Khí hậu có
hai mùa rõ rệt: mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đết tháng 10, cao điểm vào tháng 10;
mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, cao điểm mùa nắng là vào tháng
2. Lượng mưa trung bình năm của huyện từ 1800-2400mm. Tổng lượng nhiệt trung
bình cả năm khoảng 8000-85000
C; nguồn ánh sáng dồi dào, bình quân giờ chiếu
sáng/năm khoảng 1700-2400h; nhiệt độ trung bình năm từ 23 0
C - 25 0
C, biên độ
nhiệt giao động ngày đêm khá lớn 12 – 14 0
C. Đặc điểm cơ bản của khí hậu huyện
Krông Bông được biểu hiện qua các yếu tố sau:
- Chế độ nhiệt:
+ Nhiệt độ trung bình năm 23,70
C
33
+ Nhiệt độ tối cao tuyệt đối 380
C( xảy ra vào tháng 2)
+ Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối 100
C( xảy ra vào tháng 10,11)
+ Biên độ nhiệt ngày đêm khá cao trung bình từ 12- 140
C, sự chênh lệch nhiệt
độ trung bình giữa các tháng trong năm thấp khoảng 4-50
C, vùng núi cao nhiệt độ
cũng chỉ hạ thấp hơn so với vùng khác từ 1- 20
C.
- Chế độ nắng: Vùng có lượng ánh sáng dồi dào khoảng 213- 266 ngày nắng
trong năm. Tổng giờ nắng trong năm từ 1700-2400h. Tháng 2 là tháng nắng nhiều,
mỗi ngày có 8-9h nắng; tháng 7, 8 có ít giờ nắng nhất mỗi ngày chỉ có khoảng 3-4h
nắng.
Chế độ nhiệt của huyện có thể chia làm ba tiểu vùng chính sau
+ Tiểu vùng 1: Nằm phía Tây Bắc chiếm diện tích nhỏ 5.531,92ha, khu vực
này có địa hình thấp thuộc các xã Hòa Thành, Yang Kang và YangReh là khu vực có
nhiệt độ trung bình cao nhất từ 22- 240
C
+ Tiểu vùng 2: Nằm phía Tây Bắc chiếm diện tích lớn hơn 27.450,53ha, bao
gồm các xã Ea Trul, Yang Rel, Hòa Sơn, thị trấn Krông Kmar và phía Tây Bắc xã
Hòa Lễ địa hình thấp có nhiệt độ trung bình khá cao hơn, nhiệt độ trung bình từ 20-
220
C
+ Khu vực còn lại chiếm diện tích lớn nhất 93.080,48 ha, từ phía Đông Nam
xã Hòa Lễ đến xã Yang Mao do có địa hình cao hơn nên nhiệt độ trung bình thấp
nhất, nhiệt độ trung bình từ 18- 200
C
34
Hình 2.4. Bản đồ nhiệt độ trung bình năm một số khu vực huyện Krông
Bông, tỉnh Đắk Lắk
- Chế độ mưa ẩm: Lượng mưa của huyện bị chi phối mạnh mẽ bởi các yếu tố
địa hình. Tổng lượng mưa bình quân hàng năm khá lớn từ 1800-2400mm, lượng
mưa cao nhất lên đến 2800mm. Tháng 10 là tháng mưa nhiều nhất. Về mùa khô
không khí rất khô, độ ẩm xuống rất thấp, lượng mưa rất ít từ 4-5mm vào tháng 1 và
tháng 2. Lượng mưa và số ngày mưa phân bố không đều trong năm và theo vùng
lãnh thổ, phía Tây Nam có lượng mưa lớn hơn ( 1900-2100mm).Tuy nhiên chế độ
mưa của huyện có thể chia làm ba tiểu vùng.
+ Tiểu vùng 1: Có diện tích 32.977,04ha, gồm các xã phía Tây bao gồm các
xã từ Yang Reh, EaTrul, Hòa Sơn, thị trấn Krông Kmar, Khuê Ngọc Điền, Yang
Kang có lượng mưa ít hơn từ 1500 – 1700mm và mùa mưa đến sớm hơn và mùa
khô cũng kết thúc sớm hơn. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm; mùa khô
từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
35
+ Tiểu vùng 2: Có diện tích lớn nhất 71.925,97 ha, gồm các xã phía Đông như:
xã Hòa Lễ, Hòa Phong, phía Tây Nam của xã CưPui và xã CưĐrăm, xã Yang Mao
lượng mưa trung bình tương đối lớn từ 1700-1900mm, mùa mưa đến muộn hơn và
kết thúc muộn hơn. Mùa mưa bắt đầu từ giữa tháng 5 và kết thúc giữa tháng 11;
mùa khô từ giữa tháng 11 đến giữa tháng 5 năm sau.
+ Tiểu vùng 3: Có diện tích nhỏ nhất 21.159,92 ha, gồm phần lớn phía Đông
Bắc các xã CưPui và xã CưĐrăm có lượng mưa lớn nhất trên 1900mm, mùa mưa
đến muộn hơn và kết thúc muộn hơn. Mùa mưa bắt đầu từ giữa tháng 5 và kết thúc
giữa tháng 11; mùa khô từ giữa tháng 11 đến giữa tháng 5 năm sau.
Tuy nhiên trong những năm gần đây trên phạm vị cả nước nói chung, Tây
Nguyên và đặc biệt huyện Krông Bông nói riêng thường xuyên xuất hiện những cơn
mưa trái mùa vào tháng 1, 2 và khô hạn ngay cả các tháng trong mùa mưa như
tháng 7,8.
- Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí tương đối cao trung bình khoảng từ 80%
đến 85%, tuy nhiên vào mùa khô độ ẩm không khí rất thấp khoảng 70% ( trung bình
tháng 2). Tháng có độ ẩm không khí cao nhất khoảng 95% vào những ngày tháng 7,
tháng 8.
- Chế độ gió: Hướng gió chính vào mùa mưa là Tây Nam, vào mùa khô là
Đông Bắc.
Với đặc điểm khí hậu như trên thì huyện nằm trong khu vực thuận lợi cho việc
sinh trưởng và phát triển nhiều loại cây trồng và vật nuôi. Tuy nhiên, do thời tiết
phân làm hai mùa rõ rệt mùa mưa lượng mưa tương đối lớn kéo dài gây lũ lớn thiệt
hại về tài sản của người dân. Trong mùa mưa, đặc biệt là giai đoạn mưa lớn và tập
trung tình trạng xói mòn rửa trôi đất xảy ra mãnh liệt trên các khu vực có độ dốc lớn
và lớp phủ thực vật bị chặt phá. Tuy nhiên cũng từ đó mà các cánh đồng nhỏ ven
sông được bồi đắp lượng phù sa lớn làm cho thổ nhưỡng trở nên màu mỡ hơn. Mùa
khô thiếu nước nghiêm trọng cho sản xuất và sinh hoạt.
36
Hình 2.5. Bản đồ lƣợng mƣa trung bình năm một số khu vực huyện Krông
Bông, tỉnh Đắk Lắk
2.1.5. Thủy văn
Do huyện Krông Bông có dãy Chư Yang Sin chạy dọc qua hầu hết các xã của
huyện bắt đầu từ xã Hòa Sơn cho đến xã Yang Mao nên đây là nơi bắt nguồn của
một trong những thượng nguồn của sông Xêrêpốk chảy xuống đến cầu Yang Sơn
hợp lưu với sông Krông Ana, sang huyện Buôn Đôn, huyện Ea Súp, sang
CamPuChia và đổ ra sông Mê Kông, xuống đồng bằng Sông Cửu Long và ra Biển
Đông, nguồn nước của sông tương đối dồi dào nhưng phân hóa theo mùa khá rõ rệt.
Mùa nước lớn trùng với mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10; từ tháng 11 đến tháng 4
sang năm là mùa khô nên lượng nước sông cũng giảm mạnh, cụ thể thủy văn của
huyện như sau:
- Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt trên địa bàn huyện tương đối lớn do có
nhiều hệ thống sông suối cung cấp. Trong đó, nguồn nước mặt chính cung cấp trên
địa bàn huyện là hai sông lớn:
37
+ Sông Krông Bông(Krông Ana) là một thượng nguồn của sông Xêrêpốk bắt
nguồn từ dãy Chư Yang Sin hợp lưu với sông Krông Ana tại cầu Yang Sơn với diện
tích lưu vực tương đối lớn khoảng 1.000km2
. Riêng đoạn chảy qua huyện với chiều
dài khoảng 50km, hướng chảy chính của sông là từ Đông sang Tây, lưu lượng nước
bình quân khoảng 20m3/s
.
+ Sông Krông Kmar cũng là một nhánh của sông Krông Ana bắt nguồn từ dãy
Chư Yang Sin chảy trên địa huyện khoảng 6 km. Với lưu lượng bình quân khoảng
6m3/s
.
- Nguồn nước ngầm: Theo tài liệu nghiên cứu thăm dò, đáng giá nước dưới đất
của trung tâm nghiên cứu môi trường địa chất Trường Đại học Mỏ Địa Chất và
Trung Tâm tư vấn công nghệ Môi trường thuộc Liên hiệp các hội khoa học- kỹ
thuật Việt Nam: nước ngầm có trữ lượng và chất lượng tương đối tốt, thường tồn tại
trong các khe nứt trong các đá phut trào Bazan.
Tại những khu vực này có thể khai thác nước để phục vụ cho sinh hoạt, kinh tế
vườn và tưới cho cây trồng qua giếng đào hoặc giếng khoan. Nhưng ở một số khu
vực của huyện nguồn nước ngầm rất kém việc đầu tư khai thác đòi hỏi kinh phí lớn.
Trên cơ sở phân loại các vùng có khả năng cung cấp nguồn nước trên làm căn cứ bố
trí xây dựng công trình thủy lợi và cơ cấu cây trồng hợp lý.
38
Hình 2.6. Bản đồ thủy văn huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk
2.1.6. Thổ nhƣỡng
Do địa hình khá phức tạp nên thổ nhưỡng của huyện cũng khá đa dạng, tuy
nhiên có thể chia làm 5 nhóm đất chính sau đây:
- Đất glay chua: Có diện tích nhỏ nhất, chiếm 64,79 ha chiếm 0,05 %, phân bố
rải rác ở các khu vực đồng bằng thấp trong huyện, đất này đang được cải tạo để
trồng lúa nước.
- Đất phù sa chua: Có diện tích lớn hơn 6.905,15ha, chiếm 5,5% phân bố ở
các xã EaTrul, Yang Rel, Hòa Phong, CưPui... đất này hiện nay đang là vùng sản
xuất lúa nước chính của huyện.
- Đất xám có tầng loang lỗ: Có diện tích nhỏ 1,271,61 ha, chiếm 1%, đất này
có thể trồng lúa nước vào mùa mưa hoặc trồng ngô.
- Đất xám feralit: Có diện tích rất lớn nhất 62.237,61 ha, chiếm tỉ lệ cao nhất
49,4% phân bố khắp các xã trong huyện dọc sông Krông Bông và sông Krông
39
Kmar, loại đất này đang là vùng trồng cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cây
lương thực như lúa nước và ngô chính của huyện.
- Đất xám mùn trên núi: có diện tích khá lớn đứng thứ hai trong huyện với
diện tích 55.583,92 ha, chiếm 44,1% phân bố từ xã Hòa Sơn đến xã Yang Mao, đất
này hiện tại chủ yếu trồng cây công nghiệp dài ngày như cà phê và lâm nghiệp.
Hình 2.7: Bản đồ thổ nhƣỡng huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk
2.1.7. Thảm thực vật
Với đặc điểm địa hình đa dạng bao gồm núi, đồi, thung lũng và đồng bằng
nhỏ ven sông, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều nên nhìn chung thảm thực vật huyện hết
sức phong phú và đa dạng bao gồm 12 kiểu thảm thực vật như sau:
+ Thảm thực vật nông nghiệp chiếm diện tích lớn nhất 21% diện tích tự nhiên
của huyện với 25,629.57 ha, đây là khu vực đang canh tác thường xuyên hàng năm
với cây trồng chính theo mùa vụ như: lúa nước, ngô, sắn.
40
+ Diện tích đất trống đồi núi trọc trọc có diện tích đứng thứ tư với 15,3% diện
tích tự nhiên của huyện, tương ứng 19,306.31 ha, đây là khu vục có địa hình dốc
thảm thực vật bị tàn phá bởi chiến tranh hoặc do cư dân địa phương khai thác trái
phép lấy gỗ và đất sản xuất mà chủ yếu là cà phê… bề mặt địa hình bị xói mòn
nghiêp trọng.
+ Diện tích mặt nước chiếm diện tích không đáng kể 0,62% tương ứng 785.69
ha, đây chủ yếu là mặt nước sông, suối, các hồ thủy lợi và hai hồ thủy điện trong
huyện. Mặc dù diện tích này không lớn nhưng lại rất quan trọng bởi vai trò cung
cấp nước cho sản xuất, đời sống và thượng lưu sông XêrêPốk của Tây Nguyên.
+ Các thảm thực vật còn lại chiếm diện tích tích tuyệt đối là các loại rừng với
63,1% bao gồm: Rừng giàu phân bố ở những khu vực địa hình núi cao chiếm diện
tích khá lớn 13,632.18 ha, thành phần đa dạng bao gồm cả loài cây lá rộng và lá
kim; Rừng trung bình chiếm diện tích lớn nhất 25,629.57 ha phân bố ở vùng có địa
hình thấp hơn, khu vực này địa hình ít hiểm trở hơn nên bị chặt phá nhiều; Rừng
nghèo chiếm diện tích lớn thứ ba với19,879.23 ha, thành phần nghèo do bị chặt phá
lấy gỗ, củi trong nhiều thập niên vừa qua; Rừng non có trữ lượng 12,674.04 ha;
Rừng tre nứa 4,096.44; Rừng hỗn giao và tre nứa 2,830.42 ha; Rừng trồng 256,86
ha và 4,22 ha rừng lá kim trên núi cao. Nhìn chung diện tích rừng trong huyện còn
khá lớn vì phần lớn thảm thực vật rừng nằm trong phạm vi vườn Quốc gia Chư
Yang Sin đang được bảo vệ nghiêm ngặt.
41
Bảng 2.1. Các thảm thực vật huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk
STT Các thảm thực vật Diện tích (ha)
1 Mặt nước 785.69
2 Đất nông nghiệp và đất khác 26,498.14
3 Đất trống 19,306.31
4 Rừng giàu 13,632.18
5 Rừng hỗn giao và tre nứa 2,830.42
6 Rừng khộp 469.83
7 Rừng lá kim 4.22
8 Rừng nghèo 19,879.23
9 Rừng non có trữ lượng 12,674.04
10 Rừng tre nứa 4,096.44
11 Rừng trung bình 25,629.57
12 Rừng trồng 256.86
Tổng 125, 695.23
42
Hình 2.8. Bản đồ hiện trạng thảm thực vật huyện Krông Bông, tỉnh Đắk
Lắk
2.2. CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI NHÂN VĂN
2.2.1. Khái quát tình hình phá triển kinh tế-xã hội của huyện Krông
Bông, tỉnh Đắk Lắk
Theo số liệu thống kê của phòng Tài chính- kế hoạch huyện Krông Bông năm
2018 thì giá trị sản xuất chung và theo cơ cấu ngành ở huyện Krông Bông theo giá
trị hiện hành từ 2016 – 2018 đều có sự tăng trưởng khá nhưng không đều theo các
năm. Năm 2016 giá trị sản xuất chung toàn huyện đạt 3745,1 tỉ đồng, năm 2017 là
3955,9 tỉ đồng, năm 2018 là 4532,1 tỉ đồng.
Tốc độ tăng trưởng Tổng sản phẩm trong huyện năm 2016-2018 tăng khá cao
nhưng không đều vì phụ thuộc vào thời tiết khí hậu từng năm và các nguồn đầu tư
khác, năm 2017 so với 2016 tăng trưởng tương đối thấp chỉ đạt 5,6%, năm 2018 so
với 2017 tốc độ tăng trưởng tương đối cao đến 14,7%. Như vậy trung bình từ 2016-
2018 tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong huyện khá cao đạt 10,15%. Nếu tính
43
tốc độ tăng trung bình trong các ngành kinh tế từ 2016-2018 thì, nông – lâm nghiệp
tăng thấp nhất 5,5%, công nghiệp –xây dựng tăng thứ hai 12,1%, dịch vụ tăng
nhanh nhất 15,7%.
Cơ cấu theo ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại
hóa nhưng sự chuyển dịch còn rất chậm, nông nghiệp vẫn còn là ngành kinh tế
chiếm tỉ trọng cao nhất, công nghiệp và dịch vụ đã chiếm tỉ trọng ngày càng cao. Cụ
thể tính từ năm 2016 đến 2018, ngành nông - lâm nghiệp giảm từ 49,2% xuống còn
45,6%, công nghiệp –xây dựng tăng lên từ 25% lên 25,9%, dịch vụ tăng nhanh nhất
từ 25,8% lên 28,5%.
Bình quân giá trị sản xuất theo giá hiện hành của huyện cũng tăng nhanh
nhưng vẫn còn thấp, năm 2016 mới chỉ đạt 39,4 triệu đồng thì đến 2018 tăng lên
49,9 triệu đồng.
Thu nhập của người dân trong huyện có tăng nhưng nhìn chung còn rất thấp,
năm 2016 mới chỉ đạt 18 410 000đ/người, đến năm 2018 cũng chỉ đạt 21 420
000đ/người.( trung bình cả nước năm 2018 hơn 57 000 000đ/người). Với mức thu
nhâp như vậy thu nhập trung bình của người dân trong huyện chỉ bằng 37,6% của cả
nước năm 2018 nên huyện Krông Bông vẫn thuộc huyện nghèo của Đắk Lắk nói
riêng và của cả nước nói chung cần được Nhà nước đầu tư cho công tác xóa đói,
giảm nghèo nhất là việc đào tạo nguồn nhân lực, cho vay vốn ưu đãi để phát triển
sản xuất và phát triển cơ sở hạ tầng mà trước hết là giao thông vận tải.
Bảng 2.2. Giá trị sản xuất chung và theo cơ cấu ngành ở huyện Krông Bông,
tỉnh Đắk Lắk từ 2016 – 2018
Năm 2016 2017 2018 2016-
2017
(%)
2017-
2018
(%)
1.Giá trị sản xuất theo giá so
sánh năm 2010( tỉ đồng)
2950,6 3138,4 3604,6 106,4 114,8
Nông - Lâm nghiệp 1375,5 1394,5 1552,9 101,4 111,3
Công nghiệp - xây dựng 753,5 845,0 996,2 112,1 118,0
Dịch vụ 821,6 898,9 1055,5 109,4 117,4
44
2.Giá trị sản xuất theo giá
trị hiện hành( tỉ đồng)
3745,1 3955,9 4532,1 105,6 114,7
Nông – Lâm nghiệp 1843,0 1861,2 2065,4 101,0 110,0
Công nghiệp – xây dựng 935,6 1004,4 1175,0 107,3 117,0
Dịch vụ 966,5 1090,3 1291,7 112,8 118,5
3.Cơ cấu (%) 100,0 100,0 100,0 - -
Nông – Lâm nghiệp 49,2 47,0 45,6 - -
Công nghiệp – xây dựng 25,0 25,4 25,9 - -
Dịch vụ 25,8 27,6 28,5 - -
4.Bình quân giá trị sản xuất
triệu đồng/ngƣời( giá hiện
hành)
39,395 40,657 49,964 - -
5.GDP/ngƣời/năm(triệu/đồn
g/ngƣời)
18,41 19,40 21,42 - -
[34]
2.2.2. Dân cƣ và nguồn lao động.
2.2.2.1. Dân cƣ
- Về dân số tính từ năm 2015 đến 2017 dân số Huyện Krông Bông tăng khá
nhanh, năm 2015 dân số toàn huyện là 94.560 người thì đến 2017 đã tăng lên
97.299 người, dự báo đến năm 2020 dân số toàn huyện sẽ là 101 685 người, tỉ lệ gia
tăng dân số trung bình 1,5%/năm. Mật độ dân số trong huyện thấp hơn trung bình
của cả nước, năm 2017 là 77,41 người/km2; tỉ lệ dân số thành thị khá thấp 6,996 %,
dự báo đến năm 2020 cũng chỉ lên đến trên 10%, dân số sống chủ yếu ở nông thôn
làm nông nghiệp chiếm tới trên 93%. Trong huyện tập trung nhiều dân tộc sinh
sống, ngoài đồng bào dân tộc tại chỗ như Ê đê, Gia rai, Ba na thì đây là vùng có
đông người dân tỉnh Quảng Nam được Nhà nước đưa vào xây dựng vùng kinh tế
mới từ những năm 80, 90 của thế kỷ XX, trong những năm gần đây đồng bào dân
tộc Mông ở các tỉnh phía Bắc di cư theo hình thức tự do vào huyện khá lớn. Mật độ
trung bình tăng lên đáng kể đạt 77,41 người/km (năm 2017).
45
Bảng 2.3. Dân cƣ huyện Krông Bông ( từ năm 2015-2017, dự báo 2020)
Chỉ tiêu Đơn vị
tính
Năm
2015
Năm
2016
Năm
2017
Dự báo
năm
2020
Tốc độ gia
tăng dân số
(%)
2015-
2016
2016-
2017
Dân số
trung bình
Người 94560 95837 97299 101 685 1,35 1,52
Mật độ dân
số
Người/
km2
75,23 76,24 77,41 80,86 - -
Dân số đô
thị
Người 6 619 6 705 6 807 1 113 - -
Dân số
nông thôn
Người 87 941 89 132 90 492 100 572 - -
Tỉ lệ dân
đô thị
(%) 6,999 6,996 6,995 10,09 - -
Tỉ lệ dân
số nông
thôn
(%) 93,001 93,004 93,005 89,91 - -
[34]
2.2.2.2.Lao động và việc làm
Do có cơ cấu dân số trẻ nên nguồn lao động trong huyện khá dồi dào và tăng
nhanh, năm 2016 nguồn lao động toàn huyện đạt 55 586 người, dự báo đến năm
2020 nguồn lao động toàn huyện sẽ đạt 61 011 người. Tỉ lệ lao động có việc làm
khá cao đạt từ 98% trở lên. Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế đang có sự
chuyển dịch nhưng nhìn chung cò rất chậm, người lao động chủ yếu vẫn làm trong
khu vực nông - lâm nghiệp, năm 2016 tỉ lệ lao động trong nông – lâm nghiệp là
82,5% thì đến năm 2018 vấn còn 75,8%, dự báo đến năm 2020 lao động trong nông
– lâm nghiệp vẫn là 70,2%. Tỉ lệ lao động trong khu vực Công nghiệp và xây dựng
tăng không đáng kể và tỉ lệ thấp, năm 2016 là 4,3% và tăng lên 7,3% năm 2018, dự
46
báo đến năm 2020 cũng chỉ đạt 10,4%. Tỉ lệ lao động trong khu vực dịch vụ có tăng
nhưng tỉ lệ vẫn thấp, năm 2016 là 13,2% đến năm 2018 tăng lên 16,4 %, dự báo đến
2020 cũng chỉ đạt 18,5%.
Bảng 2.4. Dân số, lao động và cơ cấu lao động theo ngành ở huyện Krông
Bông, tỉnh Đắk Lắk ( từ năm 2016-2018, dự báo 2020)
Chỉ tiêu Đơn vị
tính
Năm
2016
Năm
2017
Năm
2018
Dự báo
năm
2020
1.Dân số trung bình Người 95837 97299 98 600 101685
2. Nguồn lao động Người 55586 57605 59 190 61 011
3. Lao động và việc làm
trong nền kinh tế quốc dân
Người 54 474 56 521 58 095 59 790
Nông- lâm- ngư nghiệp Người 44941 45 361 44 056 42 511
Công nghiệp-xây dựng Người 2 342 2 980 4 493 6 189
Dịch vụ Người 7 190 8 180 9 546 11 061
4.Tỉ lệ lao động có việc làm
trong tổng số nguồn lao
động
(%) 98,0 98,1 98,1 98,0
5. Cơ cấu sử dụng lao động % 100,0 100,0 100,0 100,0
Nông - lâm- ngư nghiệp % 82,5 80,2 75,8 70,2
Công nghiệp-xây dựng % 4,3 5,3 7,3 10,4
Dịch vụ % 13,2 14,5 16,4 18,5
Nguồn [32 ]
2.2.3. Tình hình định canh định cƣ
Với dân số trong huyện năm 2018 đã đạt mức 98 600 người, huyện Krông
Bông là huyện có dân số lớn trong tỉnh. Thành phần dân tộc trong huyện khá đa
dạng, Ngoài các dân tọ tại chỗ như Ê đê, ba na, Gia rai... đây còn là khu vực có
đông người Quảng Nam được nhà nước đưa vào đây xây dựng vùng kinh tế mới từ
những thập niên 80, 90 của thế kỉ XX chiếm đa số dân trong huyện. Trong những
47
năm gần đây có nhiều bà con dân tộ ở phía bắc và nhất là đồng bào Mông di cư chủ
yếu theo hình thức di dân tự do đến đây sinh sồng phá rừng lấy đất sản xuất tập
trung chủ yếu tại các xã Yang Mao, CưĐrăm và CưPui nên gây không ít khó khăn
cho chính quyền địa phương trong việc bảo vệ rừng và quản lí nhân khẩu.
2.2.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản suất nông nghiệp
2.2.4.1. Giao thông
Giao thông trên địa bàn huyện nhìn chung còn rất hạn chế. Trên toàn địa bàn
huyện có quốc lộ 27 chạy qua xã Yang Reh, tỉnh lộ 12 chạy ngang qua 9/14 xã và
thị trấn trong huyện từ xã Yang Reh đến xã CưĐrăm dài 55 km, đây là tuyến đường
huyết mạch nối huyện với quốc lộ 27 nhưng chất lượng đường rất xấu gây khó khăn
cho việc đi lại và tiêu thụ sản phẩm của người dân. Trong huyện còn có tỉnh lộ 9 đi
từ thị trấn Krông Kmar đi qua xã Cư Ty- xã Yang Kang với chiều dài 13,4 km,
tuyến đường này hư hỏng nghiêm trọng chưa được sửa chữa, mặt khác cầu Cưpăm
trên tỉnh lộ 9 đã bị trận lũ muộn tháng 12 năm 2017 làm hư hại nghiêm trọng hiện
chỉ cho xe tải dưới 2,5 tấn qua cầu, nên đây là nút giao thông cản trở sự phát triển
kinh tế - xã hội nghiêm trọng của huyện nói chung và các xã phía Tây Bắc của
huyện nói riêng. Các tuyến giao thông trong các xã, buôn làng đang được Nhà nước
đầu tư bê tông hóa nhưng cũng rất hạn chế.
2.2.4.2. Về thủy lợi
Toàn huyện có 23 công trình thủy lợi chính và một số công trình thủy lợi nhỏ
khác, hầu hết là các hồ đập nhỏ với diện tích thiết kế tưới cho gần 1.200 ha cho đất
lúa và 150 ha cà phê.
Với chế độ khí hậu và thủy văn như vậy nguồn nước tưới chưa đáp ứng được
cho nhu cầu ngày càng tăng của nông nghiệp trong huyện. Mùa mưa thì tình trạng
lũ, xói mòi diễn ra thường xuyên. Mùa khô thiếu nước nghiêp trọng. Mặt khác các
công trình thủy lợi đã được xây dựng khá lâu nên chất lượng công trình và khả năng
hoạt động tương đối yếu, một số công trình xuống cấp cần được đầu tư nâng cấp và
sửa chữa để cho các công trình hoạt động hiệu quả. Cần đầu tư xây dựng hệ thống
đập chứa nước, hệ thống kênh mương, kiên cố hóa các tuyến mương hiện có để
giảm bớt tình trạng thất thoát nước.
48
Diện tích thực tưới của các công trình thủy lợi trong huyện là 7.444 ha chủ yếu
là tưới cho lúa. Diện tích tưới cho cây hoa màu không đáng kể.
2.2.4.3. Các cơ sở dịch vụ nông nghiệp và chế biến nông sản
Các cơ sở dịch vụ nông nghiệp và chế biến nông nghiệp cũng hạn chế. Các cơ
sở dịch vụ nông nghiệp chủ yếu là các tiểu thương nhỏ buôn bán phân bón, giống
và vật tư nông nghiệp phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và tiêu thu sản phẩm như
lúa, cà phê, ngô cho nông dân. Tuy nhiên hiện nay trong huyện có hai nhà máy chế
biến tinh bột sắn một ở xã CưPui và hai là ở xã YangKang, hai nhà máy này đảm
bảo thu mua 100% sắn trong huyện nên cũng giảm tình trạng tư thương ép giá của
nông dân khi mùa sắn thu hoạch đến.
2.3. CÁC ĐƠN VỊ CẢNH QUAN LIÊN QUAN ĐẾN LÃNH THỔ
NGHIÊN CỨU
2.3.1. Hệ thống và chỉ tiêu phân loại cảnh quan
2.3.1.1.Hệ thống phân loại cảnh quan
Để xây dựng bản đồ cảnh quan lãnh thổ nghiên cứu thì việc xác lập một hệ
thống phân loại cảnh quan là không thể thiếu. Hệ thống phân loại này đòi hỏi phải
phù hợp với tỷ lệ bản đồ và đặc điểm tự nhiên lãnh thổ, mục đích nghiên cứu và
nguồn tài liệu thu thập được.
Cho đến nay trên thế giới và Việt Nam đã có nhiều hệ thống phân loại cảnh
quan như A.G. Ixatrenko (1961), N.A. Gvozdenki (1961), N.I. Mikhailov (1962),
V.A. Nhikolaev (1976), Vũ Tự Lập (1976), P.W. Michel và I.A. Howard (FAO-
1978) và đặc biệt là hệ thống phân loại cảnh quan của tập thể tác giả Phòng sinh
thái cảnh quan, thuộc Viện Địa lý, Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ
Quốc gia (1993)... Do mỗi tác giả có một cách tiếp cận, những hướng nghiên cứu
cũng như mục đích sử dụng khác nhau mà các quan điểm trên có sự khác nhau về
chỉ tiêu phân loại, số lượng các cấp trong hệ thống phân loại nhưng về nguyên tắc
cơ bản là như nhau. Ở đây do điều kiện khách quan và chủ quan nên tác giả không
đi sâu vào phân tích các hệ thống phân loại của các tác giả trong và ngoài nước mà
49
chỉ xem xét một số hệ thống phân loại gần đây, đặc biệt là hệ thống phân loại cảnh
quan của tập thể tác giả Phòng sinh thái CQ thuộc Viện Địa lý Việt Nam [28].
Trên cơ sở kế thừa hệ thống phân loại gần đây của các nhà địa lý Việt Nam, hệ
thống phân loại cảnh quan riêng cho lãnh thổ nghiên cứu được xây dựng. Về
nguyên tắc, hệ thống phân loại này không nằm ngoài hệ thống phân loại cảnh quan
chung mà nhiều tác giả Việt Nam đã đưa ra. Tuy nhiên, để tránh sự cồng kềnh và
nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn nên một số cấp được lược bỏ. Hệ thống phân loại
cảnh quan huyện Krông Bông gồm các cấp: Hệ cảnh quan  phụ hệ cảnh quan 
lớp cảnh quan  phụ lớp cảnh quan  kiểu cảnh quan  phụ kiểu cảnh quan 
loại sinh thái cảnh quan.
Như vậy, loại STCQ là đơn vị cấp phân loại nhỏ nhất trong hệ thống phân loại
cảnh quan huyện Krông Bông. Đây là cấp cơ sở rất quan trọng, dùng để đánh giá và
đề xuất sử dụng cho phát triển nông - lâm nghiệp ở lãnh thổ nghiên cứu.
2.3.1.2. Chỉ tiêu các cấp trong hệ thống phân loại cảnh quan
Hệ thống phân loại CQ của lãnh thổ nghiên cứu gồm 7 cấp, trong mỗi cấp có
các chỉ tiêu phân loại cụ thể (bảng 2.5)
- Hệ cảnh quan: Đặc điểm của hệ thống này được quy định bởi tương quan tác
động giữa vị trí địa lý với nguồn năng lượng bức xạ mặt trời mà lãnh thổ nhận được.
Do nằm trong vòng đai nội chí tuyến Bắc bán cầu nên lãnh thổ nghiên cứu thuộc Hệ
cảnh quan nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á.
- Phụ hệ cảnh quan: Với vị trí thuộc khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa điển
hình, địa bàn huyện Krông Bông được xác định thuộc Phụ hệ cảnh quan nhiệt đới gió
mùa không có mùa đông lạnh.
- Lớp cảnh quan: Là cấp phân dị lãnh thổ dựa trên sự khác biệt của cân bằng
vật chất do sự kết hợp của yếu tố địa hình và khí hậu, tạo nên những cường độ tuần
hoàn sinh vật khác nhau. Xuất phát từ đặc điểm cấu trúc hình thái và trắc lượng
hình thái địa hình của lãnh thổ bao gồm các kiểu địa hình: Đồng bằng ven sông, đồi
50
thấp và cao nguyên và cảnh quan núi đã chi phối đến tính chất phi địa đới của các
lớp cảnh quan ở địa bàn nghiên cứu. Vì vậy, lãnh thổ nghiên cứu thuộc 3 lớp cảnh
quan chính: Lớp cảnh quan đồng bằng, lớp cảnh quan đồi và cao nguyên và lớp
cảnh quan núi.
Bảng 2.5. Hệ thống và chỉ tiêu phân loại cảnh quan lãnh thổ huyện Krông Bông
Cấp phân
vị
Dấu hiệu phân loại
Tên gọi các cấp trong hệ thống
phân loại CQ lãnh thổ huyện
Krông Bông
Hệ CQ
Nền bức xạ chủ đạo, cân bằng
nhiệt ẩm quyết định tính địa
đới.
Hệ cảnh quan nhiệt đới gió mùa
Đông Nam Á.
Phụ hệ CQ
Chế độ gió mùa làm phân
phối lại nhiệt - ẩm các đới.
Phụ hệ cảnh quan nhiệt đới gió
mùa không có mùa đông.
Lớp CQ
Đặc điểm cấu trúc hình thái
của các đơn vị địa hình cấp
lớn đã xác định kiểu địa đới
hay phi địa đới của lãnh thổ.
- Lớp cảnh quan núi.
- Lớp cảnh cảnh quan đồi và cao
nguyên.
- Lớp cảnh quan đồng bằng.
Phụ lớp CQ
Tính phân tầng của các điều
kiện và các quá trình tự nhiên.
- Phụ lớp cảnh quan núi cao và
trung bình.
- Phụ lớp cảnh quan núi thấp.
- Phụ lớp cảnh quan đồi và cao
nguyên.
- Phụ lớp cảnh quan đồng bằng.
Kiểu CQ Đặc điểm sinh khí hậu trong
mối quan hệ với kiểu thảm
Kiểu CQ rừng kín thường xanh
51
thực vật phát sinh và kiểu đất. mưa mùa nhiệt đới.
Phụ kiểu
CQ
Dựa trên các đặc trưng cực
đoan của khí hậu ảnh hưởng
đến các điều kiện. sinh thái.
- Mùa hè nóng - hơi ẩm - Mùa
đông ấm rất ẩm (I).
- Mùa hè hơi nóng - ẩm - Mùa
đông hơi lạnh - rất ẩm (II).
Loại STCQ
Sự kết hợp của các quần xã
thực vật phát sinh và hiện đại
với loại đất.
Tổng số loại STCQ: 86, trong đó
Có 72 loại STCQ thuộc phụ kiểu I
Có 14 loại STCQ thuộc phụ kiểu
II
- Phụ lớp cảnh quan
+ Phụ lớp CQ đồng bằng:có độ cao tuyệt đối 150-300 m
+ Phụ lớp CQ đồi và cao nguyên: có độ cao tuyệt đối từ 300- 800 m
+ Phụ lớp CQ núi: Có độ cao tuyệt đối trên 800m và độ chia cắt sâu trên 100m
- Kiểu cảnh quan: Do có tính nhạy cảm cao đối với các điều kiện bên ngoài và
khả năng bảo tồn thuộc tính của thảm thực vật nên giữa điều kiện nhiệt - ẩm với
kiểu thảm thực vật và kiểu đất có mối quan hệ rất chặt chẽ, đồng thời là cơ sở để
phân chia các kiểu CQ. Lãnh thổ huyện Krông Bông có 1 kiểu CQ: Kiểu CQ rừng
kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới.
- Phụ kiểu cảnh quan: Điều kiện nhiệt ẩm nêu trên chỉ nói lên điều kiện sinh
thái chung, chưa phản ánh rõ nét và cụ thể các chỉ tiêu về đặc điểm sinh - khí hậu
của kiểu CQ. Đối với sinh vật, các đặc trưng cực đoan của khí hậu như: độ dài mùa
lạnh, mức độ khô - ẩm, nhiệt độ tối cao, nhiệt độ tối thấp... quan trọng hơn nhiệt độ
trung bình hay tổng lượng mưa năm. Trên cơ sở những đặc trưng cực đoan của khí
hậu có thể chia lãnh thổ thành 2 phụ kiểu CQ như sau:
+ Phụ kiểu CQ mùa hè nóng - hơi ẩm - mùa đông ấm rất ẩm (I)
52
+ Phụ kiểu CQ mùa hè hơi nóng - ẩm mùa đông hơi lạnh - rất ẩm (II)
Mức độ khô - ẩm dựa vào công thức tính hệ số thuỷ nhiệt của T.G.
Xelianhinov:
K = R/0,1T0
.
- Loại sinh thái cảnh quan: Là kết quả của sự tương tác giữa nền tảng nhiệt -
ẩm và nền tảng rắn, trong đó các yếu tố: độ cao địa hình, đặc trưng khí hậu, loại đất,
độ dốc, tầng dày, thành phần cơ giới và quần xã thực vật hiện tại được sử dụng làm
chỉ tiêu khi phân loại CQ. Đây là cấp cơ sở có ý nghĩa quan trọng cho việc đánh giá
tổng hợp điều kiện tự nhiên cũng như đề xuất sử dụng hợp lý lãnh thổ. Trong phạm
vi lãnh thổ nghiên cứu có 86 đơn vị cấp loại sinh thái cảnh quan.
2.3.2. Bản đồ sinh thái cảnh quan và bảng chú giải ma trận
2.3.2.1. Nguyên tắc và phƣơng pháp thành lập bản đồ sinh thái cảnh quan
a. Nguyên tắc:
Trong xây dựng bản đồ cảnh quan một lãnh thổ, các nguyên tắc thường được sử
dụng bao gồm: nguyên tắc khách quan, nguyên tắc phát sinh, nguyên tắc đồng nhất
tương đối, nguyên tắc tổng hợp và nguyên tắc toàn vẹn lãnh thổ. Các nguyên tắc này
vừa có tính đặc thù vừa liên quan chặt chẽ và bổ sung cho nhau để đạt mục tiêu cuối
cùng là xây dựng một bản đồ tổng hợp thể hiện cấu trúc đồng nhất của cảnh quan,
đồng thời phân biệt rõ các chức năng của tự nhiên và phản ánh được hiện trạng sử
dụng lãnh thổ.
b. Phƣơng pháp:
Để xây dựng bản đồ STCQ trên lãnh thổ nghiên cứu, chúng tôi sử dụng các
phương pháp chủ yếu sau:
- Phương pháp phân tích yếu tố trội.
- Phương pháp phân tích cấp chỉ tiêu thành phần tự nhiên trong việc hình
thành các cấp phân vị.
53
- Phương pháp phân tích tổng hợp các thành phần tự nhiên thông qua mối
quan hệ quy định lẫn nhau làm cơ sở cho việc khoang vi các cấp phân vị trên bản
đồ.
- Phương pháp bản đồ: Xây dựng các bản đồ đơn tính cần thiết thỏa mãn yêu
cầu của phương pháp chồng xếp; chồng xếp các bản đồ đơn tính để xây dựng bản
đồ STCQ.
- Phương pháp thực địa: lấy mẫu, kiểm tra, thẫm định kết quả nghiên cứu.
2.3.3.2. Bản đồ sinh thái cảnh quan và chú giải ma trận
Để xây dựng bản đồ STCQ trên lãnh thổ nghiên cứu, tác giả đã thành lập các
bản đồ thành phần cùng tỷ lệ 1: 50.000: Bản đồ địa chất, bản đồ địa hình, bản đồ thổ
nhưỡng, bản đồ thảm thực vật, bản đồ phân vùng khí hậu, bản đồ thảm thực vật…
liên kết các bản đồ đơn tính với sự trợ giúp của các phần mềm Mapinfo, ArcGIS.
Khi xây dựng bản đồ, ngoài hệ thống phân loại STCQ thì việc thành lập bảng
chú giải dạng “ma trận” là hết sức cần thiết. Bảng chú giải này không những giải
thích những yếu tố biểu thị trên bản đồ, mà còn là tài liệu chứa đựng những thông
tin một cách cô đọng và chặt chẽ, đồng thời thể hiện rõ cấu trúc, chức năng và động
lực của cảnh quan. Trong bảng chú giải bản đồ STCQ huyện Krông Bông tỷ lệ 1:
50.000, các cấp của hệ thống phân loại cảnh quan được xếp thành 2 nhóm: Nền tảng
nhiệt - ẩm và nền tảng vật chất rắn.
Nền tảng nhiệt - ẩm bao gồm: Hệ cảnh quan, phụ hệ cảnh quan, kiểu cảnh
quan và phụ kiểu cảnh quan được sắp xếp theo hàng ngang thể hiện chế độ hoàn
lưu, đặc điểm sinh - khí hậu và các đặc trưng cực đoan của khí hậu. Trong nhóm
này có 1 hệ CQ và 1 phụ hệ, 1 lớp CQ và 1 phụ lớp CQ, 1 kiểu và 1 phụ kiểu CQ.
Nền tảng vật chất rắn bao gồm: Lớp CQ và phụ lớp CQ được xắp xếp theo cột
dọc thể hiện cấu trúc hình thái địa hình và tính phân tầng của các điều kiện tự nhiên.
Từ 3 lớp CQ: núi, đồi và cao nguyên, đồng bằng, phân hoá thành 4 phụ lớp CQ:
quan núi cao và trung bình, núi thấp, đồi và cao nguyên và cảnh quan đồng bằng.
54
Loại STCQ là cấp phân loại thấp nhất trong hệ thống phân loại CQ của lãnh
thổ nghiên cứu. Ở đây, loại đất, độ dốc, tầng dày, thành phần cơ giới được xếp theo
cột dọc và các quần xã thực vật được xếp theo hàng ngang. Loại STCQ là kết quả
giao thoa giữa hàng và cột trong bảng chú giải ma trận (bảng 2.9).
Hình 2.8. Bản đồ sinh thái cảnh quan huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk
Bảng 2.9. Chú giải ma trận bản đồ sinh thái cảnh quan huyện Krông Bông,
tỉnh Đắk Lắk
2.3.3. Phân vùng sinh thái cảnh quan lãnh thổ nghiên cứu
Khái niệm “phân vùng cảnh quan” được các nhà địa lý tự nhiên xác định như
là sự giải thích về sự tồn tại một cách khách quan trên bề mặt Trái Đất các tổng hợp
thể tự nhiên, đo vẽ, nhóm gộp và đưa lên bản đồ, nghiên cứu thành phần cũng như
các quá trình động lực phát triển [31].
Điều kiện tự nhiên phát triển nông - lâm nghiệp ở huyện Krông Bông
Điều kiện tự nhiên phát triển nông - lâm nghiệp ở huyện Krông Bông
Điều kiện tự nhiên phát triển nông - lâm nghiệp ở huyện Krông Bông
Điều kiện tự nhiên phát triển nông - lâm nghiệp ở huyện Krông Bông
Điều kiện tự nhiên phát triển nông - lâm nghiệp ở huyện Krông Bông
Điều kiện tự nhiên phát triển nông - lâm nghiệp ở huyện Krông Bông
Điều kiện tự nhiên phát triển nông - lâm nghiệp ở huyện Krông Bông
Điều kiện tự nhiên phát triển nông - lâm nghiệp ở huyện Krông Bông
Điều kiện tự nhiên phát triển nông - lâm nghiệp ở huyện Krông Bông
Điều kiện tự nhiên phát triển nông - lâm nghiệp ở huyện Krông Bông
Điều kiện tự nhiên phát triển nông - lâm nghiệp ở huyện Krông Bông
Điều kiện tự nhiên phát triển nông - lâm nghiệp ở huyện Krông Bông
Điều kiện tự nhiên phát triển nông - lâm nghiệp ở huyện Krông Bông
Điều kiện tự nhiên phát triển nông - lâm nghiệp ở huyện Krông Bông
Điều kiện tự nhiên phát triển nông - lâm nghiệp ở huyện Krông Bông
Điều kiện tự nhiên phát triển nông - lâm nghiệp ở huyện Krông Bông
Điều kiện tự nhiên phát triển nông - lâm nghiệp ở huyện Krông Bông
Điều kiện tự nhiên phát triển nông - lâm nghiệp ở huyện Krông Bông
Điều kiện tự nhiên phát triển nông - lâm nghiệp ở huyện Krông Bông
Điều kiện tự nhiên phát triển nông - lâm nghiệp ở huyện Krông Bông
Điều kiện tự nhiên phát triển nông - lâm nghiệp ở huyện Krông Bông
Điều kiện tự nhiên phát triển nông - lâm nghiệp ở huyện Krông Bông
Điều kiện tự nhiên phát triển nông - lâm nghiệp ở huyện Krông Bông
Điều kiện tự nhiên phát triển nông - lâm nghiệp ở huyện Krông Bông
Điều kiện tự nhiên phát triển nông - lâm nghiệp ở huyện Krông Bông
Điều kiện tự nhiên phát triển nông - lâm nghiệp ở huyện Krông Bông
Điều kiện tự nhiên phát triển nông - lâm nghiệp ở huyện Krông Bông
Điều kiện tự nhiên phát triển nông - lâm nghiệp ở huyện Krông Bông
Điều kiện tự nhiên phát triển nông - lâm nghiệp ở huyện Krông Bông
Điều kiện tự nhiên phát triển nông - lâm nghiệp ở huyện Krông Bông
Điều kiện tự nhiên phát triển nông - lâm nghiệp ở huyện Krông Bông
Điều kiện tự nhiên phát triển nông - lâm nghiệp ở huyện Krông Bông
Điều kiện tự nhiên phát triển nông - lâm nghiệp ở huyện Krông Bông
Điều kiện tự nhiên phát triển nông - lâm nghiệp ở huyện Krông Bông
Điều kiện tự nhiên phát triển nông - lâm nghiệp ở huyện Krông Bông
Điều kiện tự nhiên phát triển nông - lâm nghiệp ở huyện Krông Bông
Điều kiện tự nhiên phát triển nông - lâm nghiệp ở huyện Krông Bông
Điều kiện tự nhiên phát triển nông - lâm nghiệp ở huyện Krông Bông
Điều kiện tự nhiên phát triển nông - lâm nghiệp ở huyện Krông Bông
Điều kiện tự nhiên phát triển nông - lâm nghiệp ở huyện Krông Bông
Điều kiện tự nhiên phát triển nông - lâm nghiệp ở huyện Krông Bông
Điều kiện tự nhiên phát triển nông - lâm nghiệp ở huyện Krông Bông
Điều kiện tự nhiên phát triển nông - lâm nghiệp ở huyện Krông Bông
Điều kiện tự nhiên phát triển nông - lâm nghiệp ở huyện Krông Bông

More Related Content

What's hot

Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng...
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng...Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng...
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Chất và lượng.pp
Chất và lượng.ppChất và lượng.pp
Chất và lượng.pp
Hạ An
 
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...
Lập Dự Án Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh
 

What's hot (20)

Luận văn: Quản lý hệ thống hạ tầng khu đô thị mới phú điền, HAY
Luận văn: Quản lý hệ thống hạ tầng khu đô thị mới phú điền, HAYLuận văn: Quản lý hệ thống hạ tầng khu đô thị mới phú điền, HAY
Luận văn: Quản lý hệ thống hạ tầng khu đô thị mới phú điền, HAY
 
TIỂU LUẬN: QUẢN TRỊ HỌC TRONG NỀN KINH TẾ TRI THỨC (TẢI FREE ZALO 093 457 3149)
TIỂU LUẬN: QUẢN TRỊ HỌC TRONG NỀN KINH TẾ TRI THỨC (TẢI FREE ZALO 093 457 3149)TIỂU LUẬN: QUẢN TRỊ HỌC TRONG NỀN KINH TẾ TRI THỨC (TẢI FREE ZALO 093 457 3149)
TIỂU LUẬN: QUẢN TRỊ HỌC TRONG NỀN KINH TẾ TRI THỨC (TẢI FREE ZALO 093 457 3149)
 
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình ở Quận Cẩm Lệ
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình ở Quận Cẩm LệLuận văn: Chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình ở Quận Cẩm Lệ
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình ở Quận Cẩm Lệ
 
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại nuôi gà tỉnh Bình Phước | duanviet.com.vn...
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại nuôi gà tỉnh Bình Phước | duanviet.com.vn...Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại nuôi gà tỉnh Bình Phước | duanviet.com.vn...
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại nuôi gà tỉnh Bình Phước | duanviet.com.vn...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, , ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, , ĐIỂM 8Đề tài hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, , ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, , ĐIỂM 8
 
Tài nguyên rừng
Tài nguyên rừngTài nguyên rừng
Tài nguyên rừng
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng...
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng...Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng...
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng...
 
Qúa trình sản xuất bột ngọt AJINOMOTO
Qúa trình sản xuất bột ngọt AJINOMOTOQúa trình sản xuất bột ngọt AJINOMOTO
Qúa trình sản xuất bột ngọt AJINOMOTO
 
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Ngọc Hồi, Kon Tum
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Ngọc Hồi, Kon TumLuận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Ngọc Hồi, Kon Tum
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Ngọc Hồi, Kon Tum
 
DTM Cấp sở | (PPT) DTM Dự án "Nhà máy sản xuất gia cong phân bón và thuốc BVT...
DTM Cấp sở | (PPT) DTM Dự án "Nhà máy sản xuất gia cong phân bón và thuốc BVT...DTM Cấp sở | (PPT) DTM Dự án "Nhà máy sản xuất gia cong phân bón và thuốc BVT...
DTM Cấp sở | (PPT) DTM Dự án "Nhà máy sản xuất gia cong phân bón và thuốc BVT...
 
Thuyết minh dự án nhà máy sản xuất dầu thực vật
Thuyết minh dự án nhà máy sản xuất dầu thực vậtThuyết minh dự án nhà máy sản xuất dầu thực vật
Thuyết minh dự án nhà máy sản xuất dầu thực vật
 
Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân miền núi tại xã xuân nội, huyện t...
Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân miền núi tại xã xuân nội, huyện t...Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân miền núi tại xã xuân nội, huyện t...
Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân miền núi tại xã xuân nội, huyện t...
 
Cái này khó
Cái này khóCái này khó
Cái này khó
 
Đề tài: Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trong quản lý đất đai, 9đ
Đề tài: Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trong quản lý đất đai, 9đĐề tài: Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trong quản lý đất đai, 9đ
Đề tài: Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trong quản lý đất đai, 9đ
 
Luận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệp
Luận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệpLuận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệp
Luận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệp
 
LV: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt
LV: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịtLV: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt
LV: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt
 
Đề cương thông tin địa lý GIS
Đề cương thông tin địa lý GISĐề cương thông tin địa lý GIS
Đề cương thông tin địa lý GIS
 
Hệ thống rừng đặc dụng, rừng phòng hộ: hiện trạng & đề xuất chiến lược phát t...
Hệ thống rừng đặc dụng, rừng phòng hộ: hiện trạng & đề xuất chiến lược phát t...Hệ thống rừng đặc dụng, rừng phòng hộ: hiện trạng & đề xuất chiến lược phát t...
Hệ thống rừng đặc dụng, rừng phòng hộ: hiện trạng & đề xuất chiến lược phát t...
 
Chất và lượng.pp
Chất và lượng.ppChất và lượng.pp
Chất và lượng.pp
 
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...
 

Similar to Điều kiện tự nhiên phát triển nông - lâm nghiệp ở huyện Krông Bông

Similar to Điều kiện tự nhiên phát triển nông - lâm nghiệp ở huyện Krông Bông (20)

Can giao trinhdanhgiadat (1)
Can giao trinhdanhgiadat (1)Can giao trinhdanhgiadat (1)
Can giao trinhdanhgiadat (1)
 
Luận văn: Định hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Ea Súp
Luận văn: Định hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Ea SúpLuận văn: Định hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Ea Súp
Luận văn: Định hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Ea Súp
 
Luận văn: Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất định hướng sử dụng hợp lý đất nông...
Luận văn: Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất định hướng sử dụng hợp lý đất nông...Luận văn: Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất định hướng sử dụng hợp lý đất nông...
Luận văn: Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất định hướng sử dụng hợp lý đất nông...
 
Tailieu.vncty.com bao cao-chuyen_de_tot_nghiep_chu_5641
Tailieu.vncty.com   bao cao-chuyen_de_tot_nghiep_chu_5641Tailieu.vncty.com   bao cao-chuyen_de_tot_nghiep_chu_5641
Tailieu.vncty.com bao cao-chuyen_de_tot_nghiep_chu_5641
 
Luận văn: Chính sách sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Chính sách sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Quảng NamLuận văn: Chính sách sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Chính sách sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam
 
Luận án: Giao đất lâm nghiệp cho đồng bào dân tộc tỉnh Quảng Bình
Luận án: Giao đất lâm nghiệp cho đồng bào dân tộc tỉnh Quảng BìnhLuận án: Giao đất lâm nghiệp cho đồng bào dân tộc tỉnh Quảng Bình
Luận án: Giao đất lâm nghiệp cho đồng bào dân tộc tỉnh Quảng Bình
 
Luận án: Chức năng cảnh quan sử dụng hợp lý lưu vực sông Mã
Luận án: Chức năng cảnh quan sử dụng hợp lý lưu vực sông MãLuận án: Chức năng cảnh quan sử dụng hợp lý lưu vực sông Mã
Luận án: Chức năng cảnh quan sử dụng hợp lý lưu vực sông Mã
 
Xây dựng bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững sử dụng đất nơng nghiệp tại một số...
Xây dựng bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững sử dụng đất nơng nghiệp tại một số...Xây dựng bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững sử dụng đất nơng nghiệp tại một số...
Xây dựng bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững sử dụng đất nơng nghiệp tại một số...
 
Luận văn: Tác động của hạn hán đến sự phát triển cây công nghiệp dài ngày
Luận văn: Tác động của hạn hán đến sự phát triển cây công nghiệp dài ngàyLuận văn: Tác động của hạn hán đến sự phát triển cây công nghiệp dài ngày
Luận văn: Tác động của hạn hán đến sự phát triển cây công nghiệp dài ngày
 
Luận văn: Nghiên cứu tác động của hạn hán đến sự phát triển cây công nghiệp d...
Luận văn: Nghiên cứu tác động của hạn hán đến sự phát triển cây công nghiệp d...Luận văn: Nghiên cứu tác động của hạn hán đến sự phát triển cây công nghiệp d...
Luận văn: Nghiên cứu tác động của hạn hán đến sự phát triển cây công nghiệp d...
 
Luận án: Nghiên cứu địa mạo sinh thái lãnh thổ tỉnh Nghệ An, HAY
Luận án: Nghiên cứu địa mạo sinh thái lãnh thổ tỉnh Nghệ An, HAYLuận án: Nghiên cứu địa mạo sinh thái lãnh thổ tỉnh Nghệ An, HAY
Luận án: Nghiên cứu địa mạo sinh thái lãnh thổ tỉnh Nghệ An, HAY
 
Luận văn: Hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch sử dụng đất, 9đLuận văn: Hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch sử dụng đất, 9đ
 
Luận án: Nghiên cứu địa mạo - thổ nhưỡng vùng Bắc Tây Nguyên
Luận án: Nghiên cứu địa mạo - thổ nhưỡng vùng Bắc Tây NguyênLuận án: Nghiên cứu địa mạo - thổ nhưỡng vùng Bắc Tây Nguyên
Luận án: Nghiên cứu địa mạo - thổ nhưỡng vùng Bắc Tây Nguyên
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp tại huyện Krông Nô, Đắk Nông
Luận văn: Phát triển nông nghiệp tại huyện Krông Nô, Đắk NôngLuận văn: Phát triển nông nghiệp tại huyện Krông Nô, Đắk Nông
Luận văn: Phát triển nông nghiệp tại huyện Krông Nô, Đắk Nông
 
Luận án: Hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại Huế, HAY
Luận án: Hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại Huế, HAYLuận án: Hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại Huế, HAY
Luận án: Hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại Huế, HAY
 
Luận văn: Hiện trạng và biến động sử dụng đất Huyện Bình Chánh
Luận văn: Hiện trạng và biến động sử dụng đất Huyện Bình ChánhLuận văn: Hiện trạng và biến động sử dụng đất Huyện Bình Chánh
Luận văn: Hiện trạng và biến động sử dụng đất Huyện Bình Chánh
 
Luận văn: Đánh giá hiện trạng, biến động sử dụng đất tại TPHCM
Luận văn: Đánh giá hiện trạng, biến động sử dụng đất tại TPHCMLuận văn: Đánh giá hiện trạng, biến động sử dụng đất tại TPHCM
Luận văn: Đánh giá hiện trạng, biến động sử dụng đất tại TPHCM
 
Đề tài: Kỹ thuật canh tác thích hợp cho cây ngô trên đất dốc, HAY
Đề tài: Kỹ thuật canh tác thích hợp cho cây ngô trên đất dốc, HAYĐề tài: Kỹ thuật canh tác thích hợp cho cây ngô trên đất dốc, HAY
Đề tài: Kỹ thuật canh tác thích hợp cho cây ngô trên đất dốc, HAY
 
Đề tài: Sử dụng tài nguyên đất và rừng trong sản xuất nông, lâm nghiệp của cộ...
Đề tài: Sử dụng tài nguyên đất và rừng trong sản xuất nông, lâm nghiệp của cộ...Đề tài: Sử dụng tài nguyên đất và rừng trong sản xuất nông, lâm nghiệp của cộ...
Đề tài: Sử dụng tài nguyên đất và rừng trong sản xuất nông, lâm nghiệp của cộ...
 
Luận án: Đánh giá biến động sử dụng đất trong biến đổi khí hậu - Gửi miễn phí...
Luận án: Đánh giá biến động sử dụng đất trong biến đổi khí hậu - Gửi miễn phí...Luận án: Đánh giá biến động sử dụng đất trong biến đổi khí hậu - Gửi miễn phí...
Luận án: Đánh giá biến động sử dụng đất trong biến đổi khí hậu - Gửi miễn phí...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 

Recently uploaded (20)

26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 

Điều kiện tự nhiên phát triển nông - lâm nghiệp ở huyện Krông Bông

  • 1. 1 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa.........................................................................................................i Lời cam đoan.........................................................................................................ii Lời cảm ơn.............................................................................................................iii
  • 2. 2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết tắt đầy đủ ĐKTN Điều kiện tự nhiên TNTN Tài nguyên thiên nhiên PTBV Phát triển bền vững CQ Cảnh quan STCQ Sinh thái cảnh quan KTXH Kinh tế - xã hội DT Diện tích DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH, BẢNG MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT ĐỀ TÀI Cùng với tiến trình phát triển của lịch sử xã hội loài người, con người đã, đang và sẽ tác động mạnh mẽ vào các thành phần tự nhiên, làm thay đổi các thành phần tự nhiên ngày càng lớn ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển bền vững của xã hội loài người. Việc nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng hợp lí các thành phần tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên theo hướng phát triển bền vững đang là vấn đề bức thiết đối với toàn nhân loại. Muốn thực hiện được vấn đề đặt ra này chỉ và chỉ khi hoạt động sản xuất, nhất là hoạt động sản xuất nông - lâm nghiệp được phân bố hợp lí trên cơ sở kết quả đánh giá đúng đắn tiềm lực của tự nhiên.
  • 3. 3 Krông Bông là một huyện miền núi nằm ở phía Đông Nam tỉnh Đắk Lắk với điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phân hóa phức tạp theo không gian và thời gian. Với đặc thù tự nhiên này huyện Krông Bông có đủ điều kiện phát triển một nền nông – lâm nghiệp đa dạng theo lãnh thổ. Mặc dù vậy, cho đến nay, Krông Bông vẫn là một huyện nghèo, kinh tế nông nghiệp lạc hậu, tự cung tự cấp. Với tình trạng nền sản xuất này một mặt đem lại hiệu quả kinh tế thấp, mặt khác làm cho nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng bị suy thoái, đe dọa sự phát triển bền vững của huyện. Việc nghiên cứu, đánh giá tiềm năng lãnh thổ tự nhiên làm cơ sở khoa học cho việc tổ chức lãnh thổ, nhất là đối với ngành nông - lâm nghiệp hợp lý theo hướng phát triển bền vững là vấn đề đặt ra cấp thiết đối với huyện Krông Bông hiện nay. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi chọn đề tài "Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển nông - lâm nghiệp ở huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk" làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của mình. 2. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2.1. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI Đánh giá tổng hợp điều kiện địa lý tự nhiên nhằm xác định cơ sở khoa học phục vụ định hướng quy hoạch phát triển nông - lâm nghiệp huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk theo hướng phát triển bền vững. 2.2. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI Để đạt được mục tiêu trên, đề tài cần tập trung giải quyết những nhiệm vụ chủ yếu sau đây: - Xác lập cơ sở khoa học và quy trình nghiên cứu, tổng hợp điều kiện địa lý tự nhiên phục vụ quy hoạch phát triển nông - lâm nghiệp bền vững. - Xác định các tính chất đặc thù của lãnh thổ, nghiên cứu sự phân hóa tự nhiên theo các tiểu khụ vực, xây dựng bản đồ cảnh quan huyện Krông Bông, phục vụ mục tiêu đánh giá.
  • 4. 4 - Phân tích hiện trạng sử dụng đất, đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của một số loại hình sử dụng nông - lâm nghiệp. - Đề xuất sử dụng hợp lý lãnh thổ cho từng khụ vực; kiến nghị các giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy phát triển nông - lâm nghiệp bền vững ở địa bàn nghiên cứu. 3. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. GIỚI HẠN LÃNH THỔ: huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk. 3.2. GIỚI HẠN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu sự phân hóa lãnh thổ về mặt tự nhiên để thành lập bản đồ sinh thái cảnh quan tỷ lệ 1: 50.000. - Đánh giá mức độ thích hợp của từng loại sinh thái cảnh quan (STCQ) đối với một số loại hình sản xuất nông – lâm nghiệp chủ yếu tại địa bàn nghiên cứu như: Cây lúa nước, ngô, cà phê, sâu riêng và lâm nghiệp. - Đề xuất một số mô hình kinh tế sinh thái theo hình thức sảm xuất nông hộ điển hình phù hợp với từng vùng sinh thái cảnh quan. 4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để đạt được mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài đặt ra, trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp chủ yếu sau đây: 4.1. PHƢƠNG PHÁP THU THẬP, PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ TƢ LIỆU Phương pháp này được sử dụng vào việc thu thập, thống kê, chọn lọc các tài liệu, số liệu, bản đồ về điều kiện địa lí tự nhiên( địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, sinh vật, thổ nhưỡng), về đặc điểm kinh tế - xã hội ( dân cư - lao động, hoạt động sản xuất nông – lâm nghiệp...) và một số vấn đề về môi trường có liên qua đến đối tượng và lãnh thổ nghiên cứu.
  • 5. 5 4.2. PHƢƠNG PHÁP BẢN ĐỒ Bản đồ là phương tiện khai thác thông tin, vừa là yêu cầu bắt buộc thể hiện kết quả nghiên cứu. Vì vậy, bất kỳ một nghiên cứu địa lý nào bản đồ vừa là bắt đầu vừa là kết thúc. Vận dụng phương pháp này trong đề tài, chúng tôi khai thác thông tin từ các bản đồ quy hoạch sử dụng đất, bản đồ địa chất, bản đồ địa hình, bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ khí hậu, bản đồ sông ngòi, bản đồ hiện trạng sử dụng đất... có liên qua đến lãnh thổ nghiên cứu. Để thể hiện kết quả nghiên cứu, với sự hỗ trợ của phần mềm Mapinfo 15., đề tài xây dựng các bản đồ sinh thái cảnh quan, bản đồ phân vùng sinh thái cảnh quan, bản đồ phân hạng thích nghi cho các loại hình sử dụng nông – lâm nghiệp và bản đồ đề xuất quy hoạch nông – lâm nghiệp huyện Krông Bông – tỉnh Đắk Lắk. 4.3. PHƢƠNG PHÁP KHẢO SÁT THỰC ĐỊA Áp dụng phương pháp này nhằm khảo sát các mô hình nông – lâm nghiệp, kiểm tra đối chiếu các tư liệu về tự nhiên và kinh tế- xã hội ở trên thực địa. Trong quá trình thực địa, đề tài phối hợp điều tra phỏng vấn hộ nông dân theo phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (PRA) để thu thập thông tin làm phong phú tư liệu đồng thời làm cơ sở đề xuất loại hình sản xuất hợp lý có hiệu quả. Từ cơ sở lý luận chung về phương pháp khảo sát thực địa, để phương pháp nghiên cứu có kết quả tốt chúng tôi tiến hành nghiên cứu theo tuyến và điểm chìa khóa. Trên cơ sở sử dụng bản đồ và thực tế điều kiện địa lý tự nhiên của địa phương, chúng tôi lực chọn các điểm thực địa như sau: - Tuyến 1: Gồm 3 điểm khảo sát thuộc các xã từ YangMao - CưĐrăm – CưPui- Hòa Phong – Hòa Lễ - Khuê Ngọc Điền. - Tuyến 2: Gồm 3 điểm khảo sát thuộc từ thị Trấn Krông Kmar- CưKTy - Hòa Thành – YangKang. - Tuyến 3: Gồm 3 điểm khảo sát thuộc các xã từ thị Trấn Krông Kmar – Hòa Sơn – EaTrul- YangReh.
  • 6. 6 4.4. PHƢƠNG PHÁP CHUYÊN GIA Được sử dụng trong quá trình nghiên cứu nhằm lấy ý kiến của các nhà khoa học trong việc lựa chọn, phân cấp chỉ tiêu đánh giá và xác định nhu cầu sinh thái cho một số loại hình sử dụng nông – lâm nghiệp. Đồng thời, đề tài còn tham khảo ý kiến các nhà quản lý, các ban ngành hữu quan hoạch định chính sách và nhân dân ( người sản xuất trực tiếp) làm cơ sở cho việc đề xuất quy hoạch lãnh thổ hợp lý có hiệu quả. 4.7. PHƢƠNG PHÁP VIỄN THÁM VÀ GIS Trong đề tài, phương pháp bản đồ được áp dụng trong việc xây dựng các bản đồ thành phần tự nhiên đơn tính, bản đồ sinh thái cảnh quan, bản đồ phân vùng sinh thái cảnh quan, bản đồ đánh giá tiềm năng sinh thái cảnh quan, bản đồ phân hạng thích nghi cho các loại hình nông - lâm nghiệp, bản đồ đề xuất quy hoạch nông - lâm nghiệp huyện Krông Bông – tỉnh Đắk Lắk. Các loại bản đồ trong đề tài được xây dựng dựa trên cơ sở sử dụng các phần mềm Mapinfo, ArcGIS, Microstation... 4.5. PHƢƠNG PHÁP SO SÁNH ĐỊA LÝ Vận dụng trong đánh giá và phân hạng mức độ thích nghi của các loại sinh thái cảnh quan phục vụ quy hoạch một số loại hình nông - lâm nghiệp chủ yếu trên địa bàn huyện Krông Bông – tỉnh Đắk Lắk. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng một số phương pháp khác như: phương pháp điều tra, phương pháp ma trận, phương pháp phân tích hệ thống, phương pháp thống kê... 5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 5.1. Ý NGHĨA KHOA HỌC Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần vào việc hoàn thiện cơ sở lý luận đánh giá tổng hợp điều kiện địa lý tự nhiên và làm phong phú thêm hướng nghiên cứu của địa lý cảnh quan ứng dụng, phục vụ mục tiêu quy hoạch sử dụng hợp lý lãnh thổ theo hướng bền vững.
  • 7. 7 5.2. Ý NGHĨA THỰC TIỄN Đề tài góp phần cung cấp các thông tin cần thiết phục vụ cho việc qui hoạch các loại hình sản xuất nông - lâm nghiệp phù hợp với tiềm năng sinh thái cảnh quan lãnh thổ huyện Krông Bông. Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý ở địa phương huyện Krông Bông trong việc hoạch định các chính sách phát triển nông lâm - nghiệp và bảo vệ môi trường khu vực. NỘI DUNG CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG – LÂM NGHIỆP 1.1. TỔNG QUAN CÓ CHỌN LỌC CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU QUAN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1.1.Trên thế giới Việc nghiên cứu, đánh giá các điều kiện tự nhiên phục vụ cho qui hoạch đất đai, sử dụng hợp lý lãnh thổ trong sản xuất nông-lâm nghiệp đã trải qua một thời gian khá dài với nội dung phong phú được thể hiện trong nhiều công trình từ các hướng tiếp cận và sử dụng các phương pháp đánh giá khác nhau. Theo hướng cảnh quan, nhìn chung có thể nhận thấy các công trình sau: Nền móng của cảnh quan học đã được xây dựng từ cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX trong các công trình nghiên cứu, phân chia địa lý tự nhiên bề mặt Trái Đất của các nhà địa lý Nga như V.V. Đocutraiep, L.X. Berge, G.N.Vưtxotski, G.F. Morozov... Từ giữa thế kỷ XX, trường phái này phát triển mạnh ở Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu. Các công trình thuộc hướng này tiến hành đo vẽ cảnh quan cho việc đánh giá, qui hoạch sử dụng đất nông-lâm nghiệp và cải tạo đất, điển hình một số tác giả như K.V. Pascan, G.Iu. Pritula (1980); B.A. Macximov (1978); K.B. Zvorưkin (1984). Cùng trường phái này còn có các công trình nghiên cứu của các
  • 8. 8 tác giả ở Hungari như Marosi, Szilard (1964), ở Rumani như Grumazescu (1966), ở Ba Lan như Rozycka (1965)... Quan điểm nghiên cứu, đánh giá là lấy học thuyết về cảnh quan làm cơ sở cho việc đánh giá đất đai nông - lâm nghiệp và qui hoạch lãnh thổ nhằm sử dụng tối ưu các đặc điểm sinh thái của cảnh quan và thiết lập mối quan hệ hài hoà giữa sử dụng lãnh thổ, con người và môi trường. Đơn vị đánh giá là các địa tổng thể(hệ địa - sinh thái) theo hệ thống phân vị cảnh quan tương ứng với phạm vi và mục đích đánh giá, có thể là các đơn vị phân vùng cá thể hoặc phân loại cảnh quan. Ví dụ K.V.Pascan chọn “cảnh khu” (dạng địa lý). Phương pháp đánh giá tổng hợp bao gồm: Phương pháp mô hình chuẩn (mô hình hoá tối ưu), phương pháp bản đồ, phân tích tổng hợp, so sánh định tính và phương pháp thang điểm tổng hợp có trọng số... Nhìn chung, trong các công trình đánh giá tổng hợp thường dựa trên mức độ thuận lợi của các yếu tố tự nhiên cho các đối tượng kinh tế trong sử dụng đất đai. Sơ đồ 1.1: Mô hình đánh giá chung thƣờng có dạng dƣới đây [dẫn theo 1, tr.128]: 1.1.2. Ở Việt Nam Đặc điểm sinh thái công trình, đặc trưng kỹ thuật - công nghiệp của các ngành sản xuất Đặc trưng của các đơn vị tổng hợp tự nhiên lãnh thổ ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP Xác định mức độ thích hợp của các thể tổng hợp tự nhiên đối với các mục tiêu cụ thể Đề xuất các kiến nghị sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường
  • 9. 9 Ở nước ta, việc nghiên cứu đánh giá các điều kiện tự nhiên theo hướng cảnh quan ứng dụng cho mục đích nông - lâm nghiệp bắt đầu từ thập niên 1960 - 1970, như “Sơ đồ phân vùng địa lí tự nhiên Miền Bắc Việt Nam” của Tổ phân vùng địa lý tự nhiên tổng hợp - Uỷ ban Khoa học Nhà nước, “Cảnh quan địa lý Miền Bắc Việt Nam” của tác giả Vũ Tự Lập [15]. Từ những năm 1980, các công trình đánh giá ĐKTN theo hướng cảnh quan phát triển mạnh như của tác giả Nguyễn Thành Long và những người khác (1984), Nguyễn Văn Sơn (1987), Nguyễn Đình Giang (1996), Nguyễn Cao Huần (1985) [9], , Nguyễn Thế Thôn (1994), (2001) [21], Nguyễn Trọng Tiến (1996) [42], Nguyễn Văn Vinh (1999) [29]. Điển hình gần đây là công trình “Đánh giá tổng hợp 3 tỉnh Thái Nguyên, Bắc Cạn, Lâm Đồng cho mục đích nông -lâm nghiệp, sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường” của Phạm Hoàng Hải và CTV [3]., Nguyễn Ngọc Khánh “Nghiên cứu cảnh quan thượng nguồn sông Cầu phục vụ phân vùng môi trường”, Trong các công trình này, trên cơ sở hệ thống các nguyên tắc đánh giá tiềm năng tự nhiên, thông qua các bước đánh giá riêng từng hợp phần tự nhiên đến đánh giá tổng hợp dựa trên đặc điểm của các đơn vị lãnh thổ cảnh quan. Các chỉ tiêu được chọn là các đặc điểm đặc thù của vùng có liên quan đến ngành sản xuất nông - lâm nghiệp. Phương pháp đánh giá bằng thang điểm tổng hợp được áp dụng để phân cấp các vùng thuận lợi hoặc ít thuận lợi cho hai ngành sản xuất nông và lâm nghiệp. Theo hướng sinh thái cảnh quan, các công trình như "Nghiên cứu cải tạo, sử dụng hợp lý hệ sinh thái vùng gò đồi Bình Trị Thiên" (1990); "Đánh giá, phân hạng điều kiện sinh thái tự nhiên lãnh thổ trung du Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế cho nhóm cây công nghiệp dài ngày" (1995) là những đại diện, trong đó các chỉ tiêu sinh thái (như nhiệt độ, độ ẩm, đất, độ dốc...) cho một số loài cây trồng được lựa chọn để đánh giá các mức độ thích hợp. Dưới góc độ phân vùng địa lý tự nhiên, các nhà địa lý tiến hành phân vùng lãnh thổ nghiên cứu, từ đó xác định một cách khái quát nhất phương hướng sử dụng lãnh thổ. Trong các công trình này, các đơn vị lãnh thổ tương đối đồng nhất về một số chỉ tiêu nào đó, với những đặc điểm nhất định về tài nguyên được sử dụng làm đơn vị cơ sở cho quy hoạch vùng và sử dụng tổng hợp lãnh thổ. Kiểu đánh giá phổ biến hiện nay
  • 10. 10 là đánh giá mức độ thuận lợi của các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên cho các dạng khai thác khác nhau. Nhìn chung, cho đến nay vẫn chưa có mô hình thống nhất tối ưu về phương pháp, chỉ tiêu cũng như lựa chọn đơn vị cơ sở đánh giá. Tuy nhiên, những công trình này đã đóng góp vào việc hình thành các quan điểm nghiên cứu, xác định cách tiếp cận của đề tài trên nguyên tắc và quan điểm địa lý ứng dụng trong đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên. 1.1.3. Các công trình nghiên cứu về điều kiện tự nhiên cho phát triển nông - lâm nghiệp có liên quan đến huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk Hiện tại các công trình nghiên cứu về điều kiện tự nhiên cho phát triển nông – lâm nghiệp có liên quan đến huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk hầu như còn bỏ ngỏ nên việc tham khảo tài liệu khá khó khăn, đáng chú ý có công trình “Báo cáo thuyết minh phân hạng sử dụng đất sản xuất nông nhiệp huyện Krông Bông – tỉnh Đắk Lắk năm 2009 của cán bộ điều tra Lê Xuân Hòa, phân viện Quy Hoạch & Thiết kế nông nghiệp Miền Trung. Chính vì vậy đề tài nghiên cứu này của tác giả hoàn toàn mới và kết quả nghiên cứu chính là đóng góp của đề tài. 1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI 1.2.1. Điều kiện tự nhiên Điều kiện tự nhiên là nhân tố của môi trường tự nhiên, không sử dụng trực tiếp làm các nguồn năng lượng để tạo ra lương thực, thực phẩm, các nguyên liệu cho công nghiệp, nhưng nếu không có sự tham gia của chúng thì không thể tiến hành tham gia sản xuất được, thí dụ như địa hình, đất đai, nguồn nước, độ ẩm… 1.2.2. Tài nguyên thiên nhiên Tài nguyên thiên nhiên là những hợp phần của tổng hợp các ĐKTN của sự tồn tại xã hội loài người và các hợp phần quan trọng của môi trường tự nhiên bao quanh được sử dụng trong quá trình sản xuất để đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của xã hội (Từ điển Bách khoa Xô Viết - 1987). Theo D.L. Armand: “Tài nguyên thiên nhiên là các nhân tố tự nhiên được sử dụng vào phát triển kinh tế làm phương tiện tồn tại của xã hội loài người…”
  • 11. 11 Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Tài nguyên thiên nhiên là toàn bộ giá trị vật chất có trong tự nhiên mà ở một trình độ nhất định của sự phát triển lực lượng sản xuất chúng được sử dụng hoặc có thể được sử dụng làm phương tiện sản xuất và đối tượng tiêu dùng” (Nguồn: Từ điển Bách khoa Việt Nam, tập 4, Hà Nội, 2005). Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành kinh tế và những tiến bộ của khoa học - kỹ thuật đã làm phong phú, đa dạng thêm mối quan hệ nhiều chiều của hệ thống “tự nhiên - xã hội”. Vì thế, khái niệm TNTN ngày càng được mở rộng cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và phát triển xã hội. 1.2.3. Cảnh quan và cảnh quan sinh thái 1.2.3.1.Cảnh quan Có nhiều định nghĩa về cảnh quan do các tác giả đưa ra: Theo L.X. Berge (1931), “Cảnh quan địa lý là một tập hợp hay một nhóm các sự vật, hiện tượng, trong đó đặc biệt là địa hình, khí hậu, nước, đất, lớp phủ thực vật và động vật cũng như hoạt động của con người hoà trộn với nhau vào một thể thống nhất hoà hợp, lặp lại một cách điển hình trên một đới nhất định nào đó của Trái Đất ”. A.G. Ixatxenko (1965): “Cảnh quan là một phần riêng biệt về mặt phát sinh của một phần cảnh quan, một đới cảnh quan hay nói chung của một đơn vị phân vùng lớn bất kỳ, đặc trưng bằng sự đồng nhất cả tương quan địa đới lẫn phi địa đới, có một cấu trúc riêng và một cấu tạo hình thái riêng”. Trong công trình “Cảnh quan địa lý miền Bắc Việt Nam”, Vũ Tự Lập đã đưa ra định nghĩa: “Cảnh quan địa lý là một địa tổng thể được phân hoá trong phạm vi một đới ngang ở đồng bằng và một đai cao ở miền núi, có một cấu trúc thẳng đứng đồng nhất về nền địa chất, về kiểu địa hình, kiểu khí hậu, kiểu thuỷ văn, về đại tổ hợp thổ nhưỡng và đại tổ hợp thực vật, và bao gồm một tập hợp có quy luật của những dạng địa lý và những đơn vị cấu tạo nhỏ khác theo một cấu trúc ngang đồng nhất ” [16].
  • 12. 12 Gần đây, A.G. Ixatxenko (1991) đã nêu một định nghĩa ngắn gọn hơn “Cảnh quan là một địa hệ thống nhất về mặt phát sinh, đồng nhất về các dấu hiệu địa đới và phi địa đới, bao gồm một tập hợp đặc trưng của các địa hệ liên kết bậc thấp”. Theo Từ điển Bách khoa Địa lý (1988): + Cảnh quan biểu thị tổng hợp thể tự nhiên lãnh thổ của một cấp bất kỳ, đồng nghĩa với tổng thể tự nhiên - lãnh thổ, địa tổng thể tự nhiên hay địa hệ tự nhiên (quan niệm chung). + Cảnh quan là một đơn vị phân loại trong hệ phân vị tổng thể tự nhiên, trong đó cảnh quan là đơn vị chủ yếu được xem xét đến những biến đổi do tác động của con người (quan niệm kiểu loại). + Cảnh quan để chỉ một phần lãnh thổ nào đó riêng biệt của lớp vỏ địa lý, trong đó có những đặc tính chung nhất (quan niệm cá thể). Quan niệm cảnh quan là một đơn vị phân hoá chung như một địa hệ tự nhiên bất kỳ nào đó được sử dụng nhiều không chỉ trong lĩnh vực cảnh quan học thuần tuý mà ở các lĩnh vực khác nhau, các ngành khác khi liên quan đến sự phân dị lãnh thổ. Trong giai đoạn phát triển hiện nay của Địa lý học, một số ý kiến cho rằng khi hiểu khái niệm về cảnh quan không được chỉ hạn chế ở việc phân tích các dấu hiệu thuần tuý của tự nhiên, một tự nhiên chưa bị đụng chạm bởi con người, mà cần phân tích luôn các mối quan hệ tồn tại giữa các hợp phần tự nhiên của cảnh quan với các hợp phần “dân cư và nền văn hoá của con người” (L.C. Berge), chính sự hợp nhất giữa hai loại hợp phần đó mới tạo thành một thể thống nhất hoàn chỉnh hơn là cảnh quan. Nhìn chung, khái niệm cảnh quan có nội dung rất đa dạng, phong phú. Tuy nhiên, các nhà cảnh quan học đều thống nhất cho rằng cảnh quan là đơn vị địa lý tự nhiên cấp cơ sở, đơn vị cấp thấp của phân vùng địa lý tự nhiên; là một bộ phận tương đối nhỏ của bề mặt Trái Đất có diện tích hạn chế, là đơn vị không thể tách biệt được về mặt địa đới cũng như phi địa đới. 1.2.3.1.Cảnh quan sinh thái
  • 13. 13 Hiện nay, Việt nam tồn tại hai hai quan điểm về thuật ngữ tên gọi môn cảnh quan ứng dụng là "Cảnh quan sinh thái" và "Sinh thái cảnh quan". Đại diện cho quan điểm thứ nhất "cảnh quan sinh thái" Nguyễn Thế Thôn và Nguyễn Bá Linh. Từ những năm 80, Nguyễn Bá Linh đã đề cập thuật ngữ "Cảnh quan sinh thái" trọng hội thảo khoa học ở viện các Khoa học Trái đất. Đến năm 1991, ông khẳng định: "Cảnh quan sinh thái là tổng thể hiện tại, có cấu trúc cảnh quan địa lý và có chức năng sinh thái của các hệ sinh thái đang tồn tại và phát triển trên đó". Theo Nguyễn Thế Thôn chức năng cảnh quan là một hệ thống chức năng của các hợp phần tự nhiên, nhưng nếu chỉ nghiên cứu chức năng của các hợp phần sinh vật trên toàn cảnh quan trong mối tác động qua lại với các chức năng khác thì đó là nghiên cứu sinh thái cảnh quan. Nghiên cứu cảnh quan với toàn bộ chức năng sinh thái của chúng đó là khoa học cảnh quan sinh thái. Như vậy, cảnh quan sinh thái là cảnh quan có cùng chức năng sinh thái của các hệ sinh thái đang tồn tại và phát triển trên đó và các định nghĩa về cảnh quan sinh thái là định nghĩa về cảnh quan, dạng cảnh quan, diện cảnh quan nhưng chỉ thêm vào cụm từ "có cùng chức năng sinh thái của các hệ sinh thái đang tồn tại và phát triển trên đó". Năm 1939, nhà khoa học Mỹ Troll đưa ra quan niệm nghiên cứu "sinh thái cảnh quan" như một môn khoa học, trong đó nêu lên hai nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể. Thứ nhất: Nghiên cứu cảnh quan bằng cách phân tích sinh thái mối quan hệ qua lại giữa các quần thể sinh vật với môi trường. Thứ hai: Nghiên cứu quan hệ giữa các tổng thể địa lý với nhau kể cả hoạt động con người. Do đó, sự hội tụ của hai khoa học để tạo một khoa học “Sinh thái cảnh quan” (Landscape ecology) cần phải có sự hoàn thiện về phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu chung của cả sinh thái và cảnh quan. “Sinh thái cảnh quan là một hệ thống tự nhiên được cấu thành từ hai khối hữu sinh và vô sinh trong điều kiện cân bằng sinh thái của tự nhiên, được quy định bởi mối tương quan trao đổi vật chất, năng lượng, thông tin và những đặc trưng biến đổi trạng thái (động lực) theo thời gian” [29].
  • 14. 14 Như vậy, sinh thái cảnh quan vừa có cấu trúc của cảnh quan vừa có chức năng sinh thái của hệ sinh thái đang tồn tại và phát triển trên cảnh quan, nó chứa đựng hai khía cạnh cơ bản là cảnh quan và hệ sinh thái. Hai khía cạnh này độc lập nhưng thống nhất với nhau trong một hệ địa - sinh thái (Geo-ecosystem) Hình 1.1. Sơ đồ hệ địa – sinh thái 1. Hướng tác động qua lại các thành phần cảnh quan 2. Hướng tác động qua lại của hệ sinh thái trong hệ địa sinh thái SV: Sinh vật ĐH: Địa hình TV: Thuỷ văn KH: Khí hậu TN: Thổ nhưỡng Đ: Đá 1.2.4. Mối liên hệ giữa điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên với cấu trúc cảnh quan Mối liên hệ giữa điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên với cấu trúc cảnh quan thể hiện ở sự tương đồng giữa các yếu tố tự nhiên và con người thông qua những hoạt động phát triển kinh tế - xã hội. Cơ sở khoa học quan trọng của việc sử dụng hợp lý các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên trước hết phải được lựa chọn từ các đặc điểm đặc trưng của tự nhiên, các điều kiện môi trường - sinh thái lãnh thổ. Qua việc phân tích các quy luật KH TN Đ SV ĐH TV
  • 15. 15 hình thành, đặc điểm phân hoá theo không gian và thời gian, các đặc trưng về động lực phát triển của cảnh quan, mối liên quan và tác động tương hỗ giữa các yếu tố và thành phần của tự nhiên cũng như giữa các tổng hợp thể tự nhiên với nhau sẽ cho phép xác định mức độ thích hợp của mỗi đơn vị lãnh thổ cho từng ngành sản xuất, từng dạng sử dụng tài nguyên. Sự tương đồng chặt chẽ giữa điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên với các yếu tố cấu trúc sinh thái cảnh quan có thể biểu hiện thông qua bảng 1.1. Bảng 1.1. So sánh các yếu tố tự nhiên và cấu trúc cảnh quan STT Các điều kiện tự nhiên và nhân văn Các loại tài nguyên Cấu trúc cảnh quan 1 Địa chất và địa hình Tài nguyên khoáng sản Nền tảng vật chất rắn 2 Khí hậu và thuỷ văn Tài nguyên khí hậu Tài nguyên nước Nền tảng nhiệt ẩm 3 Thổ nhưỡng và sinh vật Tài nguyên đất Tài nguyên động, thực vật Dinh dưỡng đất và vật chất hữu cơ 4 Con người Tài nguyên lao động Mức độ tác nhân - Các hợp phần cấu trúc tạo nên các đơn vị cảnh quan vừa là nơi diễn ra những hoạt động kinh tế - xã hội, vừa là tài nguyên thiên nhiên - đối tượng để khai thác sử dụng. Ngược lại, tài nguyên thiên nhiên là những nhân tố, chất liệu để tạo nên tiềm năng sản xuất của cảnh quan. Tính tương đồng ở đây bắt nguồn từ quy luật hình thành nên các đơn vị lãnh thổ địa lý
  • 16. 16 - Ở các nhóm tổ hợp những yếu tố tự nhiên (1, 2 và 3) thì hầu như những loại tài nguyên và yếu tố tự nhiên cấu tạo nên các đơn vị cảnh quan có độ tương đồng lớn. - Yếu tố con người, một hợp phần của cấu trúc cảnh quan thì tài nguyên lao động là sản phẩm của quá trình vận động, phát triển của dân cư, đồng thời yếu tố nhân tác trong cấu trúc cảnh quan lại là sản phẩm của chính tài nguyên lao động trên lãnh thổ đó. 1.2.5. Mối liên hệ giữa cảnh quan và hoạt động sản xuất nông -lâm nghiệp Hoạt động sản xuất nông - lâm nghiệp được hình thành và phát triển dựa trên cơ sở các hợp phần cấu trúc nên cảnh quan. Thông qua hoạt động này, con người đã tác động lên cảnh quan làm thay đổi cấu trúc và thành phần của nó theo hướng tích cực và tiêu cực. Nếu trong sản xuất nông - lâm nghiệp, con người biết khai thác, sử dụng các yếu tố tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý thì sẽ tác động tích cực lên cảnh quan, cụ thể là hình thành nên các cảnh quan nhân sinh với các loại cây trồng trong hệ sinh thái nông nghiệp, hệ sinh thái nông - lâm kết hợp và các thảm thực vật trong hệ sinh thái lâm nghiệp… làm tăng tính nhịp điệu của cảnh quan. Ngược lại, những hoạt động khai thác tài nguyên một cách bất hợp lý và thiếu quy hoạch sẽ dẫn tới phá vỡ cân bằng sinh học, tuần hoàn vật chất trong cảnh quan và cuối cùng làm thoái hoá cảnh quan hiện có để hình thành cảnh quan mới. Có thể nói giữa cảnh quan và hoạt động sản xuất nông - lâm nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ, tác động tương hỗ lẫn nhau và được thể hiện qua bảng 1.2. Bảng 1.2. Quan hệ giữa cảnh quan và hoạt động sản xuất nông - lâm nghiệp Cấu trúc cảnh quan Các yếu tố đầu vào của sản xuất nông – lâm nghiệp - Cấu trúc địa chất - Đá tạo đất
  • 17. 17 - Các dạng địa hình - Mặt bằng sản xuất - Các kiểu khí hậu - Chế độ thuỷ văn - Chế độ nhiệt - ẩm và nhịp điệu mùa - Nguồn nước tưới - Đại tổ hợp thổ nhưỡng - Đại tổ hợp thực vật - Đất - Thực vật - Các tác động nhân sinh - Sức lao động và tri thức khoa học Như vậy, cảnh quan là tiền đề để hình thành và cũng là nơi diễn ra các hoạt động sản xuất nông - lâm nghiệp, các thành phần cấu trúc của cảnh quan là đối tượng sản xuất nông - lâm nghiệp của con người. 1.2.6. Phát triển và phát triển bền vững 1.2.6.1. Phát triển Phát triển là một quá trình xã hội đạt đến thoả mãn các nhu cầu mà xã hội ấy coi là cơ bản. Phát triển chỉ sự đạt được những đòi hỏi về chất, trước hết là phúc lợi của con người và với nghĩa rộng hơn, còn bao gồm các đòi hỏi về chính trị [21]. 1.2.6.2.Phát triển bền vững Khái niệm phát triển bền vững lần đầu tiên được Ngân hàng thế giới (WB) đưa ra vào năm 1987 trong các văn bản báo cáo “Tương lai của chúng ta” tại Hội đồng thế giới về PTBV họp ở Brundland (WCED, 1987): "Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thoả mãn các nhu cầu hiện tại của con người nhưng không tổn hại tới sự thoả mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai". Hội nghị thượng đỉnh về phát triển bền vững (2002) tổ chức tại Johannesbug đã xác định: "PTBV là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lí, hài hoà giữa 3 mặt của sự phát triển bao gồm : tăng trưởng kinh tế, cải thiện các vấn đề xã hội và môi trường" .
  • 18. 18 1.2.7. Đánh giá Đánh giá là xem xét một đối tượng nào đó dưới hình thức so sánh, đối chiếu với những tiêu chuẩn hay yêu cầu nhất định. 1.3. QUAN ĐIỂM TIẾP CẬN, PHƢƠNG PHÁP VÀ QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN 1.3.1. Quan điểm tiếp cận 1.3.1.1. Quan điểm lịch sử Thiên nhiên là một chỉnh thể thống nhất và là sự tổng hòa của các mối quan hệ tương tác. Sự tồn tại và phát triển của các yếu tố tự nhiên này chịu sự chi phối của các yếu tố tự nhiên khác và ngược lại. Trong quan hệ phát sinh và phát triển của các sự vật hiện tượng trong tự nhiên, ngoài một số trường hợp cá biệt thì mọi đối tượng trong tự nhiên đều tuân theo một qui luật chung của chúng. Sự biến động của một đơn vị lãnh thổ đều được suy ra từ hệ quả của mối tác động qua lại giữa các hợp phần địa lý tự nhiên và nhân văn. Vì vậy, việc xem xét lịch sử diễn biến của lãnh thổ trong quá khứ là việc làm rất quan trọng đối với nhà địa lý khi nghiên cứu và đánh giá tổng hợp ĐKTN. Lãnh thổ nghiên cứu được hình thành trong thời kỳ Tân kiến tạo với nhiều uốn nếp, đứt gãy nên địa hình khá phức tạp, cấu trúc địa chất với nhiều tầng đất đá khác nhau. 1.3.1.2. Quan điểm tổng hợp Quan điểm tổng hợp nhìn mọi thành phần cấu tạo lãnh thổ tự nhiên trong mối quan hệ tương tác, tác động lẫn nhau, vừa chứa đựng tính bình đẳng, vừa chứa đựng tính trội, vừa chứa đựng tính phụ thuộc, vừa chứa đựng tính độc lập để quyết định cho tính đặc thù của mỗi hệ địa sinh thái. Tuy nhiên, theo quan điểm này không yêu cầu nhất thiết phải đánh giá tất cả các chỉ tiêu thuộc các thành phần mà tuỳ thuộc vào mục tiêu đánh giá để lựa chọn chỉ tiêu phù hợp. Trong đề tài, quan điểm này thể hiện qua việc lựa chọn và xử lý chỉ tiêu đại diện cho các thành phần: Địa hình (độ dốc), khí hậu (thể hiện tương quan nhiệt - ẩm), thuỷ văn (điều kiện tưới, khả năng
  • 19. 19 thoát nước), nham thạch và thổ nhưỡng (loại đất, độ dày tầng đất, thành phần cơ giới), sinh vật (lớp phủ rừng). Việc đề xuất loại hình sử dụng trên từng loại sinh thái cảnh quan huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk được dựa trên quan điểm tổng hợp, kết quả đánh giá mức độ thích hợp sinh thái của các loại cây trồng còn được xem xét hiệu quả kinh tế - xã hội và tác động đến môi trường của từng loại hình cụ thể. 1.3.1.3. Quan điểm lãnh thổ Do lãnh thổ huyện Krông Bông có sự phân hoá đa dạng về độ cao, kiểu khí hậu, độ dốc, độ dày tầng đất, loại đất... nên việc phân cấp lãnh thổ thành những đơn vị có sự đồng nhất tương đối về các yếu tố tự nhiên phục vụ cho mục tiêu đánh giá là cần thiết. Dựa trên cơ sở chỉ tiêu đánh giá, đề tài đã phân cấp lãnh thổ về loại đất, độ dốc, độ dày tầng đất, thành phần cơ giới, điều kiện tưới, khả năng thoát nước, nhiệt độ trung bình năm, số thàng đủ ẩm, vị trí và tổng hợp lại theo các đơn vị lãnh thổ cơ sở. Trong đề tài, đơn vị cơ sở là các loại cảnh quan. Mỗi loại cảnh quan có sự đồng nhất tương đối về các điều kiện tự nhiên và việc đánh giá được dựa trên cơ sở so sánh chỉ tiêu sinh thái nông - lâm nghiệp với đặc điểm của các của đơn vị cảnh quan để xác định loại hình nông - lâm nghiệp thích hợp. 1.3.1.4. Quan điểm hệ thống Khi nghiên cứu cảnh quan lãnh thổ huyện Krông Bông, quan điểm hệ thống được vận dụng vào phân tích cấu trúc và chức năng của các đơn vị cảnh quan. Ngoài tiềm năng tài nguyên, các chức năng phòng hộ, chức năng kinh tế... của các tiểu vùng cảnh quan được xem xét một cách cụ thể dựa trên quan điểm hệ thống khi đề xuất sử dụng hợp lý lãnh thổ. Việc phát triển sản xuất lãnh thổ huyện Krông Bông cũng dựa trên mô hình hệ thống, tức từ quy trình sản xuất cho đến cung cách hạch toán "đầu vào" (input), "out put" (đầu ra) sao cho đạt hiệu quả cao và đảm bảo cho sự phát triển bền vững.
  • 20. 20 Có như vậy, chúng ta mới xây dựng được những giải pháp đồng bộ trong khai thác và sử dụng tài nguyên hợp lý. Chính vì vậy, khi đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên và xây dựng các mô hình kinh tế sinh thái phải đặt trong mối quan hệ liên ngành và liên vùng, tức là từ khâu sản xuất hàng hóa cho đến tiêu thụ sản phẩm phải phù hợp với sự phát triển của lãnh thổ. 1.3.1.5. Quan điểm phát triển bền vững Dựa vào điều kiện tự nhiên và hiện trạng phát triển nông - lâm nghiệp của huyện Krông Bông, nhiệm vụ của đánh giá là xác định tiềm năng của từng đơn vị cảnh quan để bố trí sản xuất nông nghiệp, nông - lâm kết hợp, lâm nghiệp sản xuất, tái sinh phục hồi rừng phù hợp với yêu cầu sinh thái, yêu cầu kinh tế, quản lý và bảo tồn, góp phần định hướng, quy hoạch nông - lâm nghiệp phát triển theo hướng bền vững. Ngoài ra, quan điểm này còn được đề tài vận dụng trong việc phân tích các mô hình nông - lâm nghiệp trên địa bàn và đề xuất các mô hình kinh tế nông hộ dựa trên hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng rừng, phân bố dân cư và các đặc điểm đặc thù khác của lãnh thổ nghiên cứu. 1.3.2. Phƣơng pháp đánh giá phân hạng thích hợp Cho đến nay, tồn tại rất nhiều phương pháp đánh giá khác nhau, tuỳ thuộc vào mục đích để lựa chọn nội dung cũng như phương pháp đánh giá phù hợp. Đánh giá mức độ thuận lợi của các điều kiện tự nhiên cho một số đối tượng kinh tế đã được tiến hành từ lâu ở các nước tiên tiến, nhất là ở Liên Xô cũ. Những học giả đã có nhiều công trình đánh giá như L.I. Mukhina (1973), N.F. Tiumentxev (1963), D.L. Armand (1975) [1]., Ia.R. Rorphman (1980). Ở Việt Nam, chúng tôi đã có dịp tham khảo kết quả nghiên cứu của một số tác giả như: tập thể Phòng Sinh thái cảnh quan thuộc Viện Địa lý Việt Nam (1984), Lê Văn Thăng (1995), Nguyễn Trọng Tiến (1996), Hoàng Đức Triêm (2003), Nguyễn Cao Huần (2005)… Các công trình đã sử dụng một số phương pháp như: Phương pháp mô hình chuẩn, phương pháp bản đồ, phương pháp đánh giá định tính, phương pháp thang điểm tổng hợp, phương pháp
  • 21. 21 trọng số… Đáng lưu ý là việc sử dụng phương pháp đánh giá định lượng trong nghiên cứu đã cho những kết quả đáng tin cậy và có sức thuyết phục cao. Xuất phát từ mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra, đề tài đã sử dụng phương pháp đánh giá định lượng thông qua việc áp dụng bài toán trung bình nhân theo công thức đề nghị của D.L Armand (1975) để đánh giá mức độ thích hợp của các loại cảnh quan đối với một số loại hình sản xuất nông - lâm nghiệp ở huyện Krông Bông. Bài toán có dạng: Mo = Trong đó: Mo : Điểm đánh giá của đơn vị cảnh quan. a1, a2, a3…an: Điểm của chỉ tiêu 1 đến chỉ tiêu n. n: Số lượng chỉ tiêu dùng để đánh giá. Để đánh giá hiệu quả kinh tế của một số loại hình sử dụng tài nguyên ở huyện Krông Bông phục vụ cho việc đánh giá tổng hợp và đề xuất sử dụng hợp lý các đơn vị cảnh quan, đề tài đã sử dụng phương pháp phân tích chi phí - lợi ích kinh tế. Các công thức thường được sử dụng: NPV = hoặc R = Trong đó: NPV : Lợi nhuận hiện thời R : Tỷ suất lợi ích và chi phí Ct : Chi phí năm thứ t Bt: Lợi ích thu được năm thứ t n : Số năm tính toán r : Hệ số chiết khấu (%) n naaaa ..... 321    n t t r CtBt 1 1 )1(         n t t n t t r Ct r Bt 1 1 1 1 )1( )1(
  • 22. 22 Về phân hạng mức độ thích hợp, hiện nay trên thế giới có rất nhiều phương pháp phân hạng. Theo tổng kết và hướng dẫn của FAO (Bullentin N0 52), có 4 phương pháp phân hạng phổ biến có thể vận dụng là: - Phân hạng chủ quan: Phương pháp này thường được sử dụng bởi các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm và hiểu biết rất rõ về lãnh thổ nghiên cứu. Ưu điểm của phương pháp này là nhanh và sát thực tế, nhưng có hạn chế là mang tính chủ quan nên khó thuyết phục. - Phân hạng theo điều kiện giới hạn: Đây là phương pháp tương đối đơn giản vì dựa vào quy luật tối thiểu của Liebig, coi nhân tố tối thiểu sẽ quyết định năng suất và chất lượng cây trồng. Do đó, căn cứ vào yếu tố hạn chế cao nhất mà có thể xác định hạng. Hạn chế của phương pháp này là hơi máy móc và không giải thích hết những mối tác động qua lại giữa các yếu tố sinh thái. - Phân hạng theo phương pháp làm mẫu: Đây là phương pháp chỉ thực hiện được trong các nghiên cứu chuyên sâu, với quy mô nhỏ. Phương pháp phân hạng này khá tỉ mỉ nhưng tốn nhiều công sức và tiền của. - Phương pháp phân hạng theo toán học: Được thực hiện bằng các phép toán với ưu điểm là xây dựng thang phân hạng một cách khách quan, có chứa những tham số của vùng nghiên cứu một cách cụ thể. Tham khảo công trình phân hạng của FAO (Dent D. và Young A. 1981; Young A. 1989) và của một số tác giả đi trước, đề tài lựa chọn bậc phân hạng đến lớp (class); bao gồm: S1 (rất thích hợp), S2 (thích hợp), S3 (ít thích hợp) và N (không thích hợp). Để tính khoảng cách giữa các hạng, đề tài vận dụng công thức của Nguyễn Cao Huần, bài toán dạng: Dmax – Dmix ∆D =  = M ∆D: Khoảng cách điểm giữa các hạng
  • 23. 23 Dmax: Điểm đánh giá chung cao nhất Dmix: Điểm đánh giá chung thấp nhất M: Số cấp đánh giá 1.4. QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG - LÂM NGHIỆP HUYỆN KRÔNG BÔNG, TỈNH ĐẮK LẮK Việc đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên lãnh thổ huyện Krông Bông được thực hiện theo phương pháp đánh giá sinh thái cảnh quan với quy trình gồm 5 bước: Bước 1: Công tác chuẩn bị Đây là bước khởi đầu quan trọng trong quy trình đánh giá vì nó xác định trước mục tiêu, đối tượng, nội dung, quan điểm và phương pháp nghiên cứu. Việc xác định này được thực hiện chính xác sẽ đảm bảo cho việc nghiên cứu đi đúng hướng và đánh giá đúng đối tượng. Các công việc chủ yếu của giai đoạn này là: - Khảo sát sơ bộ để xác định các loại hình sản xuất ở địa bàn nghiên cứu. - Tiến hành điều tra, phỏng vấn để xác định nhu cầu và nguyện vọng của người sử dụng cũng như của cộng đồng. - Quyết định lựa chọn hình thức đánh giá và xây dựng kế hoạch thực hiện. Bước 2: Thu thập tài liệu Việc thu thập số liệu được thực hiện theo quy trình sau: - Tập trung thu thập các số liệu thực sự cần thiết cho việc đánh giá tự nhiên. - Phân loại, sử dụng tối ưu các số liệu đã có sẵn. - Sử dụng công nghệ mới trong thu thập số liệu như: ngân hàng dữ liệu, ảnh viễn thám, hệ thống thông tin địa lý (GIS)…
  • 24. 24 Xuất phát từ mục tiêu và nội dung nghiên cứu, đề tài đã thu thập các số liệu về địa hình, khí hậu, thuỷ văn, thổ nhưỡng, sinh vật cũng như các số liệu về kinh tế - xã hội khác. Ngoài ra, các loại bản đồ như: bản đồ địa hình, bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ khí hậu, bản đồ thuỷ văn huyện Krông Bông... là những bản đồ rất quan trọng cho việc thành lập bản đồ STCQ Bƣớc 3: Nghiên cứu sự phân hoá lãnh thổ, phân loại, phân vùng cảnh quan Trên cơ sở các loại bản đồ nêu trên, kết hợp với công tác nghiên cứu thực địa để xác định sự phân hoá lãnh thổ. Trong phạm vi lãnh thổ nghiên cứu, sự phân hoá các ĐKTN và CQ bị chi phối đồng thời của quy luật địa đới và phi địa đới. Việc vạch ranh giới các đơn vị cảnh quan sẽ trở nên ít phức tạp hơn nếu như chúng ta đưa một số yếu tố vào việc mô tả các đơn vị cảnh quan mà không xác định ranh giới của chúng. Các yếu tố không được xác định ranh giới thường là những yếu tố có mối quan hệ rất chặt chẽ và biến đổi một cách có quy luật với một trong các yếu tố đã được xác định ranh giới. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào tỷ lệ bản đồ và mức độ chi tiết mà có các yếu tố chủ đạo khác nhau để vạch ranh giới các đơn vị cảnh quan.
  • 25. 25 CÔNG TÁC CHUẨN BỊ - Xác định mục tiêu, đối tượng, nội dung, quan điểm và phương pháp nghiên cứu - Xây dựng kế hoạch thực hiện THU THẬP TÀI LIỆU Điều kiện tự nhiên - Địa chất và địa hình - Khí hậu, thuỷ văn - Sinh vật và thổ nhưỡng Điều kiện KT-XH - Tình hình kinh tế- xã hội - Các ngành kinh tế - Dân cư và lao động - Dân cư và nguồn lao động Nghiên cứu sự phân hóa lãnh thổ, phân loại và phân vùng sinh thái cảnh quan Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên theo loại hình sinh thái cảnh quan
  • 26. 26 Sơ đồ 1.2. Các bƣớc đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên ở huyện Krông Bông Vì vậy, mục đích chính của việc xác định các đơn vị cảnh quan là tìm ra mức độ thích nghi tối đa để bố trí sử dụng hợp lý tài nguyên nhằm đưa lại hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường. Bước 4: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên theo các đơn vị cảnh quan Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên bao gồm các công đoạn sau: - Xác định hệ thống các đơn vị đánh giá. - Lựa chọn và phân cấp chỉ tiêu đánh giá. - Đánh giá, phân hạng mức độ thích hợp của từng loại cảnh quan cho các loại hình sử dụng nông - lâm nghiệp chủ yếu ở địa bàn nghiên cứu. - Phân tích hiệu quả kinh tế và tác dụng môi trường sinh thái của một số mô hình nông - lâm nghiệp nhằm sử dụng hợp lý lãnh thổ. Đối với lãnh thổ huyện Krông Bông, hệ thống các đơn vị cơ sở được lựa chọn để đánh giá là loại cảnh quan. Các đơn vị này là kết quả của sự tương tác giữa nền tảng nhiệt ẩm và nền tảng vật chất rắn, trong đó các yếu tố như: độ cao địa hình, đặc trưng khí hậu, loại đất, độ dốc, tầng dày, thành phần cơ giới và thảm thực vật được sử dụng làm chỉ tiêu khi phân loại cảnh quan. Việc lựa chọn chỉ tiêu đánh giá được dựa trên nhu cầu sinh thái của các đối tượng sản xuất nông - lâm nghiệp đã được lựa chọn. Tuỳ thuộc vào từng đối tượng cụ
  • 27. 27 thể và mức độ quan trọng của các chỉ tiêu, đề tài phân các chỉ tiêu thành 2 nhóm: Nhóm chỉ tiêu dùng để đánh giá và nhóm chỉ tiêu dùng để tham khảo khi đánh giá cũng như kiến nghị sử dụng. Bước 5: Đề xuất sử dụng lãnh thổ Việc điều tra, nghiên cứu thực địa về điều kiện tự nhiên được coi là vấn đề vô cùng quan trọng và cần thiết cho công tác đánh giá và là cơ sở ban đầu để tiến tới xuất quy hoạch, sử dụng lãnh thổ. Tuy nhiên, công tác quy hoạch, đề xuất sử dụng lãnh thổ cần chú ý đến các điều kiện kinh tế - xã hội như: dân số, sở hữu ruộng đất, thị trường, phong tục, tập quán, văn hoá của địa phương thì mới đem lại hiệu quả thiết thực về kinh tế - xã hội của địa phương. Ngoài ra, việc đề xuất, quy hoạch sử dụng lãnh có thể thành công khi chúng được điều chỉnh, sửa đổi cho phù hợp với điều kiện cụ thể và phải dựa trên định hướng phát triển kinh tế - xã hội cũng như chính sách của quốc gia đối với địa phương đó TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 Qua quá trình tổng quan có chọn lọc các tài liệu, công trình nghiên cứu đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ cho quy hoạch nông - lâm nghiệp trên thế giới và Việt Nam, tác giả đã rút ra được các quan điểm và phương pháp đánh giá làm cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc nghiên cứu của đề tài. - Về phương pháp luận: Đề tài đã vận dụng một số quan điểm chính trong đánh giá: quan điểm tổng hợp, quan điểm lãnh thổ và quan điểm phát triển bền vững. - Về phương pháp: Đề tài thực hiện phương pháp đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên theo hướng cảnh quan, các chỉ tiêu đánh giá là các thành phần tự nhiên được xem xét đánh giá thông qua các phương pháp phân tích, so sánh và liên kết bản đồ dựa trên sử dụng công nghệ GIS.
  • 28. 28 - Địa bàn nghiên cứu là một huyện miền núi còn nhiều khó khăn, chưa thực sự khai thác hiệu quả tiềm năng tự nhiên sẵn có, các tài liệu, số liệu điều tra cơ bản phục vụ cho việc nghiên cứu đánh giá cảnh quan chưa được thực hiện nhiều, việc lựa chọn các mô hình kinh tế cũng như phát triển các loại cây trồng, vật nuôi chủ yếu mang tính chất tự phát... Vì vậy, việc tiến hành nghiên cứu đánh giá cảnh quan chính là việc tìm ra sự phân hoá lãnh thổ, phân vùng sinh thái cảnh quan, đánh giá thích hợp sinh thái đối với các loại hình sản xuất cụ thể, đánh giá hiệu quả kinh tế các mô hình... nhằm đề xuất, định hướng sử dụng hợp lý, hiệu quả đối với từng đơn vị sinh thái cảnh quan, từng tiểu vùng sinh thái, góp phần khai thác bền vững tiềm năng tự nhiên và phát triển kinh tế địa phương. Chƣơng 2 ĐẶC ĐIỂM CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI VÀ SỰ HÌNH THÀNH CÁC ĐƠN VỊ CẢNH QUAN TRÊN LÃNH THỔ NGHIÊN CỨU 2.1. CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI TỰ NHIÊN 2.1.1. Vị trí địa lý Hình 2.1. Bản đồ vị trí huyện Krông Bông - tỉnh Đắk Lắk
  • 29. 29 Krông Bông là một huyện miền núi nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Đắk Lắk, có diện tích tự nhiên 125 695, 23 ha, với vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi cho phát triến nông - lâm nghiệp và nhiều ngành kinh tế khác. - Huyện Krông Bông được xác định bởi hệ tọa độ địa lý sau đây: Từ 120 16’ 39’’ đến 120 37’ 12’’ B Từ 1080 10’ 27’’ đến 1080 43’ 38’’ Đ - Vị trí địa lý Huyện Krông Bông được xác định như sau: Phía Bắc giáp với huyện Krông Pắk, huyện Eakar và huyện M’ Đrăk Phía Nam giáp huyện Lắk và tỉnh Lâm Đồng Phía Đông giáp với huyện Vĩnh Khánh, tỉnh Khánh Hòa Phía Tây giáp với huyện KrôngAna và huyện CưQuin Huyện Krông Bông có 13 xã và 01 thị trấn ( thị trấn Krông Kmar). Huyện Krông Bông nằm trên quốc lộ 27 từ Ban Ma Thuật đi Đà Lạt và tỉnh lộ 12 nối huyện Krông Bông với huyện M’ Đrắk. Với đặc điểm vị trí địa lý và lãnh thổ như vậy Krông Bông là huyện có ĐKTN khá đa dạng. Với tỉnh lộ12 và quốc lộ 27 chạy qua huyện Krông Bông có điều kiện thuận lợi trao đổi hàng hóa, nông sản, vật tư nông nghiệp để phát triển nông – lâm nghiệp nói riêng và kinh tế của huyện nói chung.
  • 30. 30 Hình 2.2. Bản đồ hành chính huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk 2.1.2. Địa chất Hiện tại chưa có nghiên cứu nào về địa chất trên lãnh thổ nghiên cứu tuy nhiên căn cứ vào lịch sử hình thành lãnh thổ Việt Nam thì Tây Nguyên được hình thành trên một hạt nhân cổ đó là hạt nhân cổ địa khối Kom Tum rất lâu và khá vững chắc trên nền đá kết tinh và sau này được phủ lên một lớp đá ba zan trong những kì phun trào của núi lửa vậy nên địa chất huyện Krông Bông cũng không nằm ngoài quá trình đó. Căn cứ vào Bản đồ địa chất và khoáng sản Át lát Địa lí Việt Nam thì địa chất của lãnh thổ nghiên cứu có các đặc điểm riêng biệt được hình thành chủ yếu trong hai giai đoạn Cổ kiến tạo và được làm mới lại bởi giai đoạn Tân kiến tạo trên tầng Địa chất – Địa tầng cổ đó là : Thống giữa hệ Triat- thể dưới hệ Triat với đá vôi dạng khối, thấu kính vôi, phut trào riôlit và các đá trầm tích lục địa chứa than( T2 – J2); sau này được làm mới bởi Thống trên hệ Jura – Hệ Krêta: Trầm tích lục địa
  • 31. 31 màu đỏ, gồm cuội, bột kết và phut trào axit( J3-K); trong giai đoạn cuối Cổ kiến tạo - thời kì Yến Sơn(K) và Tân kiến tạo với đá xâm hập Krêta- Kainôz ôi( K-KZ). 2.1.3. Địa hình Krông Bông nằm ở phía Tây Nam cao nguyên Đắk Lắk, địa hình khá phứ tạp, độ cao trung bình 600m, có các đỉnh núi cao Chư Yang Sin (2.405m), Ca Đung ( 1.978m). Krông Bông có hai dạng địa hình chính sau: - Địa hình núi cao và trung bình: Kéo dài theo chiều dài của dãy Chư Yang Sin chiều dài khoảng 50km từ xã Hòa Sơn, thị trấn Krông Kmar, Hòa Lễ, Hòa Phong, Cư Pui, Cư Đrăm và Yang Mao.Trên dạng địa hình này đất được hình thành phần lớn trên đá Macma adid (granite) và đá trầm tích ( phiến sét). Chiếm phần lớn diện tích tự nhiên, được chia thành các dạng địa hình núi cao > 1800m, núi trung bình từ 900-1800m và núi thấp < 900m bao quanh với Chư Yang Sin cao 2.405m. Địa hình thấp dần theo hướng Đông Nam xuống Tây Bắc. - Địa hình thung lũng và đồng bằng trũng giữa núi độ cao từ 150 đên 700m: Chiếm khoảng 20% diện tích tự nhiên, tiếp giáp với vùng núi cao ở phía Nam và kéo dài đến sông Krông Ana ở phía Bắc, vùng đồng bằng trũng Lắk được hình thành do bồi đắp phù sa của sông Krông Bông và Krông Kmar đã tạo nên một vùng đồng bằng khá màu mỡ. Do bị chia cắt mạnh về địa hình, nên về mùa mưa hàng năm thường bị lũ, lụt,… Phần lớn diện tích đất bằng trũng đã được khai thác để canh tác lúa nước.
  • 32. 32 Hình 2.3. Bản đồ địa hình huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk 2.1.4. KHÍ HẬU Huyện Krông Bông mang nét chung của khí hậu tiểu vùng nhiệt đới gió mùa Cao nguyên Phía Nam Đắk Lắk ( từ huyện Krông Pắk đến huyện Lắk). Khí hậu có hai mùa rõ rệt: mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đết tháng 10, cao điểm vào tháng 10; mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, cao điểm mùa nắng là vào tháng 2. Lượng mưa trung bình năm của huyện từ 1800-2400mm. Tổng lượng nhiệt trung bình cả năm khoảng 8000-85000 C; nguồn ánh sáng dồi dào, bình quân giờ chiếu sáng/năm khoảng 1700-2400h; nhiệt độ trung bình năm từ 23 0 C - 25 0 C, biên độ nhiệt giao động ngày đêm khá lớn 12 – 14 0 C. Đặc điểm cơ bản của khí hậu huyện Krông Bông được biểu hiện qua các yếu tố sau: - Chế độ nhiệt: + Nhiệt độ trung bình năm 23,70 C
  • 33. 33 + Nhiệt độ tối cao tuyệt đối 380 C( xảy ra vào tháng 2) + Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối 100 C( xảy ra vào tháng 10,11) + Biên độ nhiệt ngày đêm khá cao trung bình từ 12- 140 C, sự chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa các tháng trong năm thấp khoảng 4-50 C, vùng núi cao nhiệt độ cũng chỉ hạ thấp hơn so với vùng khác từ 1- 20 C. - Chế độ nắng: Vùng có lượng ánh sáng dồi dào khoảng 213- 266 ngày nắng trong năm. Tổng giờ nắng trong năm từ 1700-2400h. Tháng 2 là tháng nắng nhiều, mỗi ngày có 8-9h nắng; tháng 7, 8 có ít giờ nắng nhất mỗi ngày chỉ có khoảng 3-4h nắng. Chế độ nhiệt của huyện có thể chia làm ba tiểu vùng chính sau + Tiểu vùng 1: Nằm phía Tây Bắc chiếm diện tích nhỏ 5.531,92ha, khu vực này có địa hình thấp thuộc các xã Hòa Thành, Yang Kang và YangReh là khu vực có nhiệt độ trung bình cao nhất từ 22- 240 C + Tiểu vùng 2: Nằm phía Tây Bắc chiếm diện tích lớn hơn 27.450,53ha, bao gồm các xã Ea Trul, Yang Rel, Hòa Sơn, thị trấn Krông Kmar và phía Tây Bắc xã Hòa Lễ địa hình thấp có nhiệt độ trung bình khá cao hơn, nhiệt độ trung bình từ 20- 220 C + Khu vực còn lại chiếm diện tích lớn nhất 93.080,48 ha, từ phía Đông Nam xã Hòa Lễ đến xã Yang Mao do có địa hình cao hơn nên nhiệt độ trung bình thấp nhất, nhiệt độ trung bình từ 18- 200 C
  • 34. 34 Hình 2.4. Bản đồ nhiệt độ trung bình năm một số khu vực huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk - Chế độ mưa ẩm: Lượng mưa của huyện bị chi phối mạnh mẽ bởi các yếu tố địa hình. Tổng lượng mưa bình quân hàng năm khá lớn từ 1800-2400mm, lượng mưa cao nhất lên đến 2800mm. Tháng 10 là tháng mưa nhiều nhất. Về mùa khô không khí rất khô, độ ẩm xuống rất thấp, lượng mưa rất ít từ 4-5mm vào tháng 1 và tháng 2. Lượng mưa và số ngày mưa phân bố không đều trong năm và theo vùng lãnh thổ, phía Tây Nam có lượng mưa lớn hơn ( 1900-2100mm).Tuy nhiên chế độ mưa của huyện có thể chia làm ba tiểu vùng. + Tiểu vùng 1: Có diện tích 32.977,04ha, gồm các xã phía Tây bao gồm các xã từ Yang Reh, EaTrul, Hòa Sơn, thị trấn Krông Kmar, Khuê Ngọc Điền, Yang Kang có lượng mưa ít hơn từ 1500 – 1700mm và mùa mưa đến sớm hơn và mùa khô cũng kết thúc sớm hơn. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
  • 35. 35 + Tiểu vùng 2: Có diện tích lớn nhất 71.925,97 ha, gồm các xã phía Đông như: xã Hòa Lễ, Hòa Phong, phía Tây Nam của xã CưPui và xã CưĐrăm, xã Yang Mao lượng mưa trung bình tương đối lớn từ 1700-1900mm, mùa mưa đến muộn hơn và kết thúc muộn hơn. Mùa mưa bắt đầu từ giữa tháng 5 và kết thúc giữa tháng 11; mùa khô từ giữa tháng 11 đến giữa tháng 5 năm sau. + Tiểu vùng 3: Có diện tích nhỏ nhất 21.159,92 ha, gồm phần lớn phía Đông Bắc các xã CưPui và xã CưĐrăm có lượng mưa lớn nhất trên 1900mm, mùa mưa đến muộn hơn và kết thúc muộn hơn. Mùa mưa bắt đầu từ giữa tháng 5 và kết thúc giữa tháng 11; mùa khô từ giữa tháng 11 đến giữa tháng 5 năm sau. Tuy nhiên trong những năm gần đây trên phạm vị cả nước nói chung, Tây Nguyên và đặc biệt huyện Krông Bông nói riêng thường xuyên xuất hiện những cơn mưa trái mùa vào tháng 1, 2 và khô hạn ngay cả các tháng trong mùa mưa như tháng 7,8. - Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí tương đối cao trung bình khoảng từ 80% đến 85%, tuy nhiên vào mùa khô độ ẩm không khí rất thấp khoảng 70% ( trung bình tháng 2). Tháng có độ ẩm không khí cao nhất khoảng 95% vào những ngày tháng 7, tháng 8. - Chế độ gió: Hướng gió chính vào mùa mưa là Tây Nam, vào mùa khô là Đông Bắc. Với đặc điểm khí hậu như trên thì huyện nằm trong khu vực thuận lợi cho việc sinh trưởng và phát triển nhiều loại cây trồng và vật nuôi. Tuy nhiên, do thời tiết phân làm hai mùa rõ rệt mùa mưa lượng mưa tương đối lớn kéo dài gây lũ lớn thiệt hại về tài sản của người dân. Trong mùa mưa, đặc biệt là giai đoạn mưa lớn và tập trung tình trạng xói mòn rửa trôi đất xảy ra mãnh liệt trên các khu vực có độ dốc lớn và lớp phủ thực vật bị chặt phá. Tuy nhiên cũng từ đó mà các cánh đồng nhỏ ven sông được bồi đắp lượng phù sa lớn làm cho thổ nhưỡng trở nên màu mỡ hơn. Mùa khô thiếu nước nghiêm trọng cho sản xuất và sinh hoạt.
  • 36. 36 Hình 2.5. Bản đồ lƣợng mƣa trung bình năm một số khu vực huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk 2.1.5. Thủy văn Do huyện Krông Bông có dãy Chư Yang Sin chạy dọc qua hầu hết các xã của huyện bắt đầu từ xã Hòa Sơn cho đến xã Yang Mao nên đây là nơi bắt nguồn của một trong những thượng nguồn của sông Xêrêpốk chảy xuống đến cầu Yang Sơn hợp lưu với sông Krông Ana, sang huyện Buôn Đôn, huyện Ea Súp, sang CamPuChia và đổ ra sông Mê Kông, xuống đồng bằng Sông Cửu Long và ra Biển Đông, nguồn nước của sông tương đối dồi dào nhưng phân hóa theo mùa khá rõ rệt. Mùa nước lớn trùng với mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10; từ tháng 11 đến tháng 4 sang năm là mùa khô nên lượng nước sông cũng giảm mạnh, cụ thể thủy văn của huyện như sau: - Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt trên địa bàn huyện tương đối lớn do có nhiều hệ thống sông suối cung cấp. Trong đó, nguồn nước mặt chính cung cấp trên địa bàn huyện là hai sông lớn:
  • 37. 37 + Sông Krông Bông(Krông Ana) là một thượng nguồn của sông Xêrêpốk bắt nguồn từ dãy Chư Yang Sin hợp lưu với sông Krông Ana tại cầu Yang Sơn với diện tích lưu vực tương đối lớn khoảng 1.000km2 . Riêng đoạn chảy qua huyện với chiều dài khoảng 50km, hướng chảy chính của sông là từ Đông sang Tây, lưu lượng nước bình quân khoảng 20m3/s . + Sông Krông Kmar cũng là một nhánh của sông Krông Ana bắt nguồn từ dãy Chư Yang Sin chảy trên địa huyện khoảng 6 km. Với lưu lượng bình quân khoảng 6m3/s . - Nguồn nước ngầm: Theo tài liệu nghiên cứu thăm dò, đáng giá nước dưới đất của trung tâm nghiên cứu môi trường địa chất Trường Đại học Mỏ Địa Chất và Trung Tâm tư vấn công nghệ Môi trường thuộc Liên hiệp các hội khoa học- kỹ thuật Việt Nam: nước ngầm có trữ lượng và chất lượng tương đối tốt, thường tồn tại trong các khe nứt trong các đá phut trào Bazan. Tại những khu vực này có thể khai thác nước để phục vụ cho sinh hoạt, kinh tế vườn và tưới cho cây trồng qua giếng đào hoặc giếng khoan. Nhưng ở một số khu vực của huyện nguồn nước ngầm rất kém việc đầu tư khai thác đòi hỏi kinh phí lớn. Trên cơ sở phân loại các vùng có khả năng cung cấp nguồn nước trên làm căn cứ bố trí xây dựng công trình thủy lợi và cơ cấu cây trồng hợp lý.
  • 38. 38 Hình 2.6. Bản đồ thủy văn huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk 2.1.6. Thổ nhƣỡng Do địa hình khá phức tạp nên thổ nhưỡng của huyện cũng khá đa dạng, tuy nhiên có thể chia làm 5 nhóm đất chính sau đây: - Đất glay chua: Có diện tích nhỏ nhất, chiếm 64,79 ha chiếm 0,05 %, phân bố rải rác ở các khu vực đồng bằng thấp trong huyện, đất này đang được cải tạo để trồng lúa nước. - Đất phù sa chua: Có diện tích lớn hơn 6.905,15ha, chiếm 5,5% phân bố ở các xã EaTrul, Yang Rel, Hòa Phong, CưPui... đất này hiện nay đang là vùng sản xuất lúa nước chính của huyện. - Đất xám có tầng loang lỗ: Có diện tích nhỏ 1,271,61 ha, chiếm 1%, đất này có thể trồng lúa nước vào mùa mưa hoặc trồng ngô. - Đất xám feralit: Có diện tích rất lớn nhất 62.237,61 ha, chiếm tỉ lệ cao nhất 49,4% phân bố khắp các xã trong huyện dọc sông Krông Bông và sông Krông
  • 39. 39 Kmar, loại đất này đang là vùng trồng cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cây lương thực như lúa nước và ngô chính của huyện. - Đất xám mùn trên núi: có diện tích khá lớn đứng thứ hai trong huyện với diện tích 55.583,92 ha, chiếm 44,1% phân bố từ xã Hòa Sơn đến xã Yang Mao, đất này hiện tại chủ yếu trồng cây công nghiệp dài ngày như cà phê và lâm nghiệp. Hình 2.7: Bản đồ thổ nhƣỡng huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk 2.1.7. Thảm thực vật Với đặc điểm địa hình đa dạng bao gồm núi, đồi, thung lũng và đồng bằng nhỏ ven sông, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều nên nhìn chung thảm thực vật huyện hết sức phong phú và đa dạng bao gồm 12 kiểu thảm thực vật như sau: + Thảm thực vật nông nghiệp chiếm diện tích lớn nhất 21% diện tích tự nhiên của huyện với 25,629.57 ha, đây là khu vực đang canh tác thường xuyên hàng năm với cây trồng chính theo mùa vụ như: lúa nước, ngô, sắn.
  • 40. 40 + Diện tích đất trống đồi núi trọc trọc có diện tích đứng thứ tư với 15,3% diện tích tự nhiên của huyện, tương ứng 19,306.31 ha, đây là khu vục có địa hình dốc thảm thực vật bị tàn phá bởi chiến tranh hoặc do cư dân địa phương khai thác trái phép lấy gỗ và đất sản xuất mà chủ yếu là cà phê… bề mặt địa hình bị xói mòn nghiêp trọng. + Diện tích mặt nước chiếm diện tích không đáng kể 0,62% tương ứng 785.69 ha, đây chủ yếu là mặt nước sông, suối, các hồ thủy lợi và hai hồ thủy điện trong huyện. Mặc dù diện tích này không lớn nhưng lại rất quan trọng bởi vai trò cung cấp nước cho sản xuất, đời sống và thượng lưu sông XêrêPốk của Tây Nguyên. + Các thảm thực vật còn lại chiếm diện tích tích tuyệt đối là các loại rừng với 63,1% bao gồm: Rừng giàu phân bố ở những khu vực địa hình núi cao chiếm diện tích khá lớn 13,632.18 ha, thành phần đa dạng bao gồm cả loài cây lá rộng và lá kim; Rừng trung bình chiếm diện tích lớn nhất 25,629.57 ha phân bố ở vùng có địa hình thấp hơn, khu vực này địa hình ít hiểm trở hơn nên bị chặt phá nhiều; Rừng nghèo chiếm diện tích lớn thứ ba với19,879.23 ha, thành phần nghèo do bị chặt phá lấy gỗ, củi trong nhiều thập niên vừa qua; Rừng non có trữ lượng 12,674.04 ha; Rừng tre nứa 4,096.44; Rừng hỗn giao và tre nứa 2,830.42 ha; Rừng trồng 256,86 ha và 4,22 ha rừng lá kim trên núi cao. Nhìn chung diện tích rừng trong huyện còn khá lớn vì phần lớn thảm thực vật rừng nằm trong phạm vi vườn Quốc gia Chư Yang Sin đang được bảo vệ nghiêm ngặt.
  • 41. 41 Bảng 2.1. Các thảm thực vật huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk STT Các thảm thực vật Diện tích (ha) 1 Mặt nước 785.69 2 Đất nông nghiệp và đất khác 26,498.14 3 Đất trống 19,306.31 4 Rừng giàu 13,632.18 5 Rừng hỗn giao và tre nứa 2,830.42 6 Rừng khộp 469.83 7 Rừng lá kim 4.22 8 Rừng nghèo 19,879.23 9 Rừng non có trữ lượng 12,674.04 10 Rừng tre nứa 4,096.44 11 Rừng trung bình 25,629.57 12 Rừng trồng 256.86 Tổng 125, 695.23
  • 42. 42 Hình 2.8. Bản đồ hiện trạng thảm thực vật huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk 2.2. CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI NHÂN VĂN 2.2.1. Khái quát tình hình phá triển kinh tế-xã hội của huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk Theo số liệu thống kê của phòng Tài chính- kế hoạch huyện Krông Bông năm 2018 thì giá trị sản xuất chung và theo cơ cấu ngành ở huyện Krông Bông theo giá trị hiện hành từ 2016 – 2018 đều có sự tăng trưởng khá nhưng không đều theo các năm. Năm 2016 giá trị sản xuất chung toàn huyện đạt 3745,1 tỉ đồng, năm 2017 là 3955,9 tỉ đồng, năm 2018 là 4532,1 tỉ đồng. Tốc độ tăng trưởng Tổng sản phẩm trong huyện năm 2016-2018 tăng khá cao nhưng không đều vì phụ thuộc vào thời tiết khí hậu từng năm và các nguồn đầu tư khác, năm 2017 so với 2016 tăng trưởng tương đối thấp chỉ đạt 5,6%, năm 2018 so với 2017 tốc độ tăng trưởng tương đối cao đến 14,7%. Như vậy trung bình từ 2016- 2018 tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong huyện khá cao đạt 10,15%. Nếu tính
  • 43. 43 tốc độ tăng trung bình trong các ngành kinh tế từ 2016-2018 thì, nông – lâm nghiệp tăng thấp nhất 5,5%, công nghiệp –xây dựng tăng thứ hai 12,1%, dịch vụ tăng nhanh nhất 15,7%. Cơ cấu theo ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa nhưng sự chuyển dịch còn rất chậm, nông nghiệp vẫn còn là ngành kinh tế chiếm tỉ trọng cao nhất, công nghiệp và dịch vụ đã chiếm tỉ trọng ngày càng cao. Cụ thể tính từ năm 2016 đến 2018, ngành nông - lâm nghiệp giảm từ 49,2% xuống còn 45,6%, công nghiệp –xây dựng tăng lên từ 25% lên 25,9%, dịch vụ tăng nhanh nhất từ 25,8% lên 28,5%. Bình quân giá trị sản xuất theo giá hiện hành của huyện cũng tăng nhanh nhưng vẫn còn thấp, năm 2016 mới chỉ đạt 39,4 triệu đồng thì đến 2018 tăng lên 49,9 triệu đồng. Thu nhập của người dân trong huyện có tăng nhưng nhìn chung còn rất thấp, năm 2016 mới chỉ đạt 18 410 000đ/người, đến năm 2018 cũng chỉ đạt 21 420 000đ/người.( trung bình cả nước năm 2018 hơn 57 000 000đ/người). Với mức thu nhâp như vậy thu nhập trung bình của người dân trong huyện chỉ bằng 37,6% của cả nước năm 2018 nên huyện Krông Bông vẫn thuộc huyện nghèo của Đắk Lắk nói riêng và của cả nước nói chung cần được Nhà nước đầu tư cho công tác xóa đói, giảm nghèo nhất là việc đào tạo nguồn nhân lực, cho vay vốn ưu đãi để phát triển sản xuất và phát triển cơ sở hạ tầng mà trước hết là giao thông vận tải. Bảng 2.2. Giá trị sản xuất chung và theo cơ cấu ngành ở huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk từ 2016 – 2018 Năm 2016 2017 2018 2016- 2017 (%) 2017- 2018 (%) 1.Giá trị sản xuất theo giá so sánh năm 2010( tỉ đồng) 2950,6 3138,4 3604,6 106,4 114,8 Nông - Lâm nghiệp 1375,5 1394,5 1552,9 101,4 111,3 Công nghiệp - xây dựng 753,5 845,0 996,2 112,1 118,0 Dịch vụ 821,6 898,9 1055,5 109,4 117,4
  • 44. 44 2.Giá trị sản xuất theo giá trị hiện hành( tỉ đồng) 3745,1 3955,9 4532,1 105,6 114,7 Nông – Lâm nghiệp 1843,0 1861,2 2065,4 101,0 110,0 Công nghiệp – xây dựng 935,6 1004,4 1175,0 107,3 117,0 Dịch vụ 966,5 1090,3 1291,7 112,8 118,5 3.Cơ cấu (%) 100,0 100,0 100,0 - - Nông – Lâm nghiệp 49,2 47,0 45,6 - - Công nghiệp – xây dựng 25,0 25,4 25,9 - - Dịch vụ 25,8 27,6 28,5 - - 4.Bình quân giá trị sản xuất triệu đồng/ngƣời( giá hiện hành) 39,395 40,657 49,964 - - 5.GDP/ngƣời/năm(triệu/đồn g/ngƣời) 18,41 19,40 21,42 - - [34] 2.2.2. Dân cƣ và nguồn lao động. 2.2.2.1. Dân cƣ - Về dân số tính từ năm 2015 đến 2017 dân số Huyện Krông Bông tăng khá nhanh, năm 2015 dân số toàn huyện là 94.560 người thì đến 2017 đã tăng lên 97.299 người, dự báo đến năm 2020 dân số toàn huyện sẽ là 101 685 người, tỉ lệ gia tăng dân số trung bình 1,5%/năm. Mật độ dân số trong huyện thấp hơn trung bình của cả nước, năm 2017 là 77,41 người/km2; tỉ lệ dân số thành thị khá thấp 6,996 %, dự báo đến năm 2020 cũng chỉ lên đến trên 10%, dân số sống chủ yếu ở nông thôn làm nông nghiệp chiếm tới trên 93%. Trong huyện tập trung nhiều dân tộc sinh sống, ngoài đồng bào dân tộc tại chỗ như Ê đê, Gia rai, Ba na thì đây là vùng có đông người dân tỉnh Quảng Nam được Nhà nước đưa vào xây dựng vùng kinh tế mới từ những năm 80, 90 của thế kỷ XX, trong những năm gần đây đồng bào dân tộc Mông ở các tỉnh phía Bắc di cư theo hình thức tự do vào huyện khá lớn. Mật độ trung bình tăng lên đáng kể đạt 77,41 người/km (năm 2017).
  • 45. 45 Bảng 2.3. Dân cƣ huyện Krông Bông ( từ năm 2015-2017, dự báo 2020) Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Dự báo năm 2020 Tốc độ gia tăng dân số (%) 2015- 2016 2016- 2017 Dân số trung bình Người 94560 95837 97299 101 685 1,35 1,52 Mật độ dân số Người/ km2 75,23 76,24 77,41 80,86 - - Dân số đô thị Người 6 619 6 705 6 807 1 113 - - Dân số nông thôn Người 87 941 89 132 90 492 100 572 - - Tỉ lệ dân đô thị (%) 6,999 6,996 6,995 10,09 - - Tỉ lệ dân số nông thôn (%) 93,001 93,004 93,005 89,91 - - [34] 2.2.2.2.Lao động và việc làm Do có cơ cấu dân số trẻ nên nguồn lao động trong huyện khá dồi dào và tăng nhanh, năm 2016 nguồn lao động toàn huyện đạt 55 586 người, dự báo đến năm 2020 nguồn lao động toàn huyện sẽ đạt 61 011 người. Tỉ lệ lao động có việc làm khá cao đạt từ 98% trở lên. Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế đang có sự chuyển dịch nhưng nhìn chung cò rất chậm, người lao động chủ yếu vẫn làm trong khu vực nông - lâm nghiệp, năm 2016 tỉ lệ lao động trong nông – lâm nghiệp là 82,5% thì đến năm 2018 vấn còn 75,8%, dự báo đến năm 2020 lao động trong nông – lâm nghiệp vẫn là 70,2%. Tỉ lệ lao động trong khu vực Công nghiệp và xây dựng tăng không đáng kể và tỉ lệ thấp, năm 2016 là 4,3% và tăng lên 7,3% năm 2018, dự
  • 46. 46 báo đến năm 2020 cũng chỉ đạt 10,4%. Tỉ lệ lao động trong khu vực dịch vụ có tăng nhưng tỉ lệ vẫn thấp, năm 2016 là 13,2% đến năm 2018 tăng lên 16,4 %, dự báo đến 2020 cũng chỉ đạt 18,5%. Bảng 2.4. Dân số, lao động và cơ cấu lao động theo ngành ở huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk ( từ năm 2016-2018, dự báo 2020) Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Dự báo năm 2020 1.Dân số trung bình Người 95837 97299 98 600 101685 2. Nguồn lao động Người 55586 57605 59 190 61 011 3. Lao động và việc làm trong nền kinh tế quốc dân Người 54 474 56 521 58 095 59 790 Nông- lâm- ngư nghiệp Người 44941 45 361 44 056 42 511 Công nghiệp-xây dựng Người 2 342 2 980 4 493 6 189 Dịch vụ Người 7 190 8 180 9 546 11 061 4.Tỉ lệ lao động có việc làm trong tổng số nguồn lao động (%) 98,0 98,1 98,1 98,0 5. Cơ cấu sử dụng lao động % 100,0 100,0 100,0 100,0 Nông - lâm- ngư nghiệp % 82,5 80,2 75,8 70,2 Công nghiệp-xây dựng % 4,3 5,3 7,3 10,4 Dịch vụ % 13,2 14,5 16,4 18,5 Nguồn [32 ] 2.2.3. Tình hình định canh định cƣ Với dân số trong huyện năm 2018 đã đạt mức 98 600 người, huyện Krông Bông là huyện có dân số lớn trong tỉnh. Thành phần dân tộc trong huyện khá đa dạng, Ngoài các dân tọ tại chỗ như Ê đê, ba na, Gia rai... đây còn là khu vực có đông người Quảng Nam được nhà nước đưa vào đây xây dựng vùng kinh tế mới từ những thập niên 80, 90 của thế kỉ XX chiếm đa số dân trong huyện. Trong những
  • 47. 47 năm gần đây có nhiều bà con dân tộ ở phía bắc và nhất là đồng bào Mông di cư chủ yếu theo hình thức di dân tự do đến đây sinh sồng phá rừng lấy đất sản xuất tập trung chủ yếu tại các xã Yang Mao, CưĐrăm và CưPui nên gây không ít khó khăn cho chính quyền địa phương trong việc bảo vệ rừng và quản lí nhân khẩu. 2.2.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản suất nông nghiệp 2.2.4.1. Giao thông Giao thông trên địa bàn huyện nhìn chung còn rất hạn chế. Trên toàn địa bàn huyện có quốc lộ 27 chạy qua xã Yang Reh, tỉnh lộ 12 chạy ngang qua 9/14 xã và thị trấn trong huyện từ xã Yang Reh đến xã CưĐrăm dài 55 km, đây là tuyến đường huyết mạch nối huyện với quốc lộ 27 nhưng chất lượng đường rất xấu gây khó khăn cho việc đi lại và tiêu thụ sản phẩm của người dân. Trong huyện còn có tỉnh lộ 9 đi từ thị trấn Krông Kmar đi qua xã Cư Ty- xã Yang Kang với chiều dài 13,4 km, tuyến đường này hư hỏng nghiêm trọng chưa được sửa chữa, mặt khác cầu Cưpăm trên tỉnh lộ 9 đã bị trận lũ muộn tháng 12 năm 2017 làm hư hại nghiêm trọng hiện chỉ cho xe tải dưới 2,5 tấn qua cầu, nên đây là nút giao thông cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội nghiêm trọng của huyện nói chung và các xã phía Tây Bắc của huyện nói riêng. Các tuyến giao thông trong các xã, buôn làng đang được Nhà nước đầu tư bê tông hóa nhưng cũng rất hạn chế. 2.2.4.2. Về thủy lợi Toàn huyện có 23 công trình thủy lợi chính và một số công trình thủy lợi nhỏ khác, hầu hết là các hồ đập nhỏ với diện tích thiết kế tưới cho gần 1.200 ha cho đất lúa và 150 ha cà phê. Với chế độ khí hậu và thủy văn như vậy nguồn nước tưới chưa đáp ứng được cho nhu cầu ngày càng tăng của nông nghiệp trong huyện. Mùa mưa thì tình trạng lũ, xói mòi diễn ra thường xuyên. Mùa khô thiếu nước nghiêp trọng. Mặt khác các công trình thủy lợi đã được xây dựng khá lâu nên chất lượng công trình và khả năng hoạt động tương đối yếu, một số công trình xuống cấp cần được đầu tư nâng cấp và sửa chữa để cho các công trình hoạt động hiệu quả. Cần đầu tư xây dựng hệ thống đập chứa nước, hệ thống kênh mương, kiên cố hóa các tuyến mương hiện có để giảm bớt tình trạng thất thoát nước.
  • 48. 48 Diện tích thực tưới của các công trình thủy lợi trong huyện là 7.444 ha chủ yếu là tưới cho lúa. Diện tích tưới cho cây hoa màu không đáng kể. 2.2.4.3. Các cơ sở dịch vụ nông nghiệp và chế biến nông sản Các cơ sở dịch vụ nông nghiệp và chế biến nông nghiệp cũng hạn chế. Các cơ sở dịch vụ nông nghiệp chủ yếu là các tiểu thương nhỏ buôn bán phân bón, giống và vật tư nông nghiệp phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và tiêu thu sản phẩm như lúa, cà phê, ngô cho nông dân. Tuy nhiên hiện nay trong huyện có hai nhà máy chế biến tinh bột sắn một ở xã CưPui và hai là ở xã YangKang, hai nhà máy này đảm bảo thu mua 100% sắn trong huyện nên cũng giảm tình trạng tư thương ép giá của nông dân khi mùa sắn thu hoạch đến. 2.3. CÁC ĐƠN VỊ CẢNH QUAN LIÊN QUAN ĐẾN LÃNH THỔ NGHIÊN CỨU 2.3.1. Hệ thống và chỉ tiêu phân loại cảnh quan 2.3.1.1.Hệ thống phân loại cảnh quan Để xây dựng bản đồ cảnh quan lãnh thổ nghiên cứu thì việc xác lập một hệ thống phân loại cảnh quan là không thể thiếu. Hệ thống phân loại này đòi hỏi phải phù hợp với tỷ lệ bản đồ và đặc điểm tự nhiên lãnh thổ, mục đích nghiên cứu và nguồn tài liệu thu thập được. Cho đến nay trên thế giới và Việt Nam đã có nhiều hệ thống phân loại cảnh quan như A.G. Ixatrenko (1961), N.A. Gvozdenki (1961), N.I. Mikhailov (1962), V.A. Nhikolaev (1976), Vũ Tự Lập (1976), P.W. Michel và I.A. Howard (FAO- 1978) và đặc biệt là hệ thống phân loại cảnh quan của tập thể tác giả Phòng sinh thái cảnh quan, thuộc Viện Địa lý, Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia (1993)... Do mỗi tác giả có một cách tiếp cận, những hướng nghiên cứu cũng như mục đích sử dụng khác nhau mà các quan điểm trên có sự khác nhau về chỉ tiêu phân loại, số lượng các cấp trong hệ thống phân loại nhưng về nguyên tắc cơ bản là như nhau. Ở đây do điều kiện khách quan và chủ quan nên tác giả không đi sâu vào phân tích các hệ thống phân loại của các tác giả trong và ngoài nước mà
  • 49. 49 chỉ xem xét một số hệ thống phân loại gần đây, đặc biệt là hệ thống phân loại cảnh quan của tập thể tác giả Phòng sinh thái CQ thuộc Viện Địa lý Việt Nam [28]. Trên cơ sở kế thừa hệ thống phân loại gần đây của các nhà địa lý Việt Nam, hệ thống phân loại cảnh quan riêng cho lãnh thổ nghiên cứu được xây dựng. Về nguyên tắc, hệ thống phân loại này không nằm ngoài hệ thống phân loại cảnh quan chung mà nhiều tác giả Việt Nam đã đưa ra. Tuy nhiên, để tránh sự cồng kềnh và nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn nên một số cấp được lược bỏ. Hệ thống phân loại cảnh quan huyện Krông Bông gồm các cấp: Hệ cảnh quan  phụ hệ cảnh quan  lớp cảnh quan  phụ lớp cảnh quan  kiểu cảnh quan  phụ kiểu cảnh quan  loại sinh thái cảnh quan. Như vậy, loại STCQ là đơn vị cấp phân loại nhỏ nhất trong hệ thống phân loại cảnh quan huyện Krông Bông. Đây là cấp cơ sở rất quan trọng, dùng để đánh giá và đề xuất sử dụng cho phát triển nông - lâm nghiệp ở lãnh thổ nghiên cứu. 2.3.1.2. Chỉ tiêu các cấp trong hệ thống phân loại cảnh quan Hệ thống phân loại CQ của lãnh thổ nghiên cứu gồm 7 cấp, trong mỗi cấp có các chỉ tiêu phân loại cụ thể (bảng 2.5) - Hệ cảnh quan: Đặc điểm của hệ thống này được quy định bởi tương quan tác động giữa vị trí địa lý với nguồn năng lượng bức xạ mặt trời mà lãnh thổ nhận được. Do nằm trong vòng đai nội chí tuyến Bắc bán cầu nên lãnh thổ nghiên cứu thuộc Hệ cảnh quan nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á. - Phụ hệ cảnh quan: Với vị trí thuộc khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, địa bàn huyện Krông Bông được xác định thuộc Phụ hệ cảnh quan nhiệt đới gió mùa không có mùa đông lạnh. - Lớp cảnh quan: Là cấp phân dị lãnh thổ dựa trên sự khác biệt của cân bằng vật chất do sự kết hợp của yếu tố địa hình và khí hậu, tạo nên những cường độ tuần hoàn sinh vật khác nhau. Xuất phát từ đặc điểm cấu trúc hình thái và trắc lượng hình thái địa hình của lãnh thổ bao gồm các kiểu địa hình: Đồng bằng ven sông, đồi
  • 50. 50 thấp và cao nguyên và cảnh quan núi đã chi phối đến tính chất phi địa đới của các lớp cảnh quan ở địa bàn nghiên cứu. Vì vậy, lãnh thổ nghiên cứu thuộc 3 lớp cảnh quan chính: Lớp cảnh quan đồng bằng, lớp cảnh quan đồi và cao nguyên và lớp cảnh quan núi. Bảng 2.5. Hệ thống và chỉ tiêu phân loại cảnh quan lãnh thổ huyện Krông Bông Cấp phân vị Dấu hiệu phân loại Tên gọi các cấp trong hệ thống phân loại CQ lãnh thổ huyện Krông Bông Hệ CQ Nền bức xạ chủ đạo, cân bằng nhiệt ẩm quyết định tính địa đới. Hệ cảnh quan nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á. Phụ hệ CQ Chế độ gió mùa làm phân phối lại nhiệt - ẩm các đới. Phụ hệ cảnh quan nhiệt đới gió mùa không có mùa đông. Lớp CQ Đặc điểm cấu trúc hình thái của các đơn vị địa hình cấp lớn đã xác định kiểu địa đới hay phi địa đới của lãnh thổ. - Lớp cảnh quan núi. - Lớp cảnh cảnh quan đồi và cao nguyên. - Lớp cảnh quan đồng bằng. Phụ lớp CQ Tính phân tầng của các điều kiện và các quá trình tự nhiên. - Phụ lớp cảnh quan núi cao và trung bình. - Phụ lớp cảnh quan núi thấp. - Phụ lớp cảnh quan đồi và cao nguyên. - Phụ lớp cảnh quan đồng bằng. Kiểu CQ Đặc điểm sinh khí hậu trong mối quan hệ với kiểu thảm Kiểu CQ rừng kín thường xanh
  • 51. 51 thực vật phát sinh và kiểu đất. mưa mùa nhiệt đới. Phụ kiểu CQ Dựa trên các đặc trưng cực đoan của khí hậu ảnh hưởng đến các điều kiện. sinh thái. - Mùa hè nóng - hơi ẩm - Mùa đông ấm rất ẩm (I). - Mùa hè hơi nóng - ẩm - Mùa đông hơi lạnh - rất ẩm (II). Loại STCQ Sự kết hợp của các quần xã thực vật phát sinh và hiện đại với loại đất. Tổng số loại STCQ: 86, trong đó Có 72 loại STCQ thuộc phụ kiểu I Có 14 loại STCQ thuộc phụ kiểu II - Phụ lớp cảnh quan + Phụ lớp CQ đồng bằng:có độ cao tuyệt đối 150-300 m + Phụ lớp CQ đồi và cao nguyên: có độ cao tuyệt đối từ 300- 800 m + Phụ lớp CQ núi: Có độ cao tuyệt đối trên 800m và độ chia cắt sâu trên 100m - Kiểu cảnh quan: Do có tính nhạy cảm cao đối với các điều kiện bên ngoài và khả năng bảo tồn thuộc tính của thảm thực vật nên giữa điều kiện nhiệt - ẩm với kiểu thảm thực vật và kiểu đất có mối quan hệ rất chặt chẽ, đồng thời là cơ sở để phân chia các kiểu CQ. Lãnh thổ huyện Krông Bông có 1 kiểu CQ: Kiểu CQ rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới. - Phụ kiểu cảnh quan: Điều kiện nhiệt ẩm nêu trên chỉ nói lên điều kiện sinh thái chung, chưa phản ánh rõ nét và cụ thể các chỉ tiêu về đặc điểm sinh - khí hậu của kiểu CQ. Đối với sinh vật, các đặc trưng cực đoan của khí hậu như: độ dài mùa lạnh, mức độ khô - ẩm, nhiệt độ tối cao, nhiệt độ tối thấp... quan trọng hơn nhiệt độ trung bình hay tổng lượng mưa năm. Trên cơ sở những đặc trưng cực đoan của khí hậu có thể chia lãnh thổ thành 2 phụ kiểu CQ như sau: + Phụ kiểu CQ mùa hè nóng - hơi ẩm - mùa đông ấm rất ẩm (I)
  • 52. 52 + Phụ kiểu CQ mùa hè hơi nóng - ẩm mùa đông hơi lạnh - rất ẩm (II) Mức độ khô - ẩm dựa vào công thức tính hệ số thuỷ nhiệt của T.G. Xelianhinov: K = R/0,1T0 . - Loại sinh thái cảnh quan: Là kết quả của sự tương tác giữa nền tảng nhiệt - ẩm và nền tảng rắn, trong đó các yếu tố: độ cao địa hình, đặc trưng khí hậu, loại đất, độ dốc, tầng dày, thành phần cơ giới và quần xã thực vật hiện tại được sử dụng làm chỉ tiêu khi phân loại CQ. Đây là cấp cơ sở có ý nghĩa quan trọng cho việc đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên cũng như đề xuất sử dụng hợp lý lãnh thổ. Trong phạm vi lãnh thổ nghiên cứu có 86 đơn vị cấp loại sinh thái cảnh quan. 2.3.2. Bản đồ sinh thái cảnh quan và bảng chú giải ma trận 2.3.2.1. Nguyên tắc và phƣơng pháp thành lập bản đồ sinh thái cảnh quan a. Nguyên tắc: Trong xây dựng bản đồ cảnh quan một lãnh thổ, các nguyên tắc thường được sử dụng bao gồm: nguyên tắc khách quan, nguyên tắc phát sinh, nguyên tắc đồng nhất tương đối, nguyên tắc tổng hợp và nguyên tắc toàn vẹn lãnh thổ. Các nguyên tắc này vừa có tính đặc thù vừa liên quan chặt chẽ và bổ sung cho nhau để đạt mục tiêu cuối cùng là xây dựng một bản đồ tổng hợp thể hiện cấu trúc đồng nhất của cảnh quan, đồng thời phân biệt rõ các chức năng của tự nhiên và phản ánh được hiện trạng sử dụng lãnh thổ. b. Phƣơng pháp: Để xây dựng bản đồ STCQ trên lãnh thổ nghiên cứu, chúng tôi sử dụng các phương pháp chủ yếu sau: - Phương pháp phân tích yếu tố trội. - Phương pháp phân tích cấp chỉ tiêu thành phần tự nhiên trong việc hình thành các cấp phân vị.
  • 53. 53 - Phương pháp phân tích tổng hợp các thành phần tự nhiên thông qua mối quan hệ quy định lẫn nhau làm cơ sở cho việc khoang vi các cấp phân vị trên bản đồ. - Phương pháp bản đồ: Xây dựng các bản đồ đơn tính cần thiết thỏa mãn yêu cầu của phương pháp chồng xếp; chồng xếp các bản đồ đơn tính để xây dựng bản đồ STCQ. - Phương pháp thực địa: lấy mẫu, kiểm tra, thẫm định kết quả nghiên cứu. 2.3.3.2. Bản đồ sinh thái cảnh quan và chú giải ma trận Để xây dựng bản đồ STCQ trên lãnh thổ nghiên cứu, tác giả đã thành lập các bản đồ thành phần cùng tỷ lệ 1: 50.000: Bản đồ địa chất, bản đồ địa hình, bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ thảm thực vật, bản đồ phân vùng khí hậu, bản đồ thảm thực vật… liên kết các bản đồ đơn tính với sự trợ giúp của các phần mềm Mapinfo, ArcGIS. Khi xây dựng bản đồ, ngoài hệ thống phân loại STCQ thì việc thành lập bảng chú giải dạng “ma trận” là hết sức cần thiết. Bảng chú giải này không những giải thích những yếu tố biểu thị trên bản đồ, mà còn là tài liệu chứa đựng những thông tin một cách cô đọng và chặt chẽ, đồng thời thể hiện rõ cấu trúc, chức năng và động lực của cảnh quan. Trong bảng chú giải bản đồ STCQ huyện Krông Bông tỷ lệ 1: 50.000, các cấp của hệ thống phân loại cảnh quan được xếp thành 2 nhóm: Nền tảng nhiệt - ẩm và nền tảng vật chất rắn. Nền tảng nhiệt - ẩm bao gồm: Hệ cảnh quan, phụ hệ cảnh quan, kiểu cảnh quan và phụ kiểu cảnh quan được sắp xếp theo hàng ngang thể hiện chế độ hoàn lưu, đặc điểm sinh - khí hậu và các đặc trưng cực đoan của khí hậu. Trong nhóm này có 1 hệ CQ và 1 phụ hệ, 1 lớp CQ và 1 phụ lớp CQ, 1 kiểu và 1 phụ kiểu CQ. Nền tảng vật chất rắn bao gồm: Lớp CQ và phụ lớp CQ được xắp xếp theo cột dọc thể hiện cấu trúc hình thái địa hình và tính phân tầng của các điều kiện tự nhiên. Từ 3 lớp CQ: núi, đồi và cao nguyên, đồng bằng, phân hoá thành 4 phụ lớp CQ: quan núi cao và trung bình, núi thấp, đồi và cao nguyên và cảnh quan đồng bằng.
  • 54. 54 Loại STCQ là cấp phân loại thấp nhất trong hệ thống phân loại CQ của lãnh thổ nghiên cứu. Ở đây, loại đất, độ dốc, tầng dày, thành phần cơ giới được xếp theo cột dọc và các quần xã thực vật được xếp theo hàng ngang. Loại STCQ là kết quả giao thoa giữa hàng và cột trong bảng chú giải ma trận (bảng 2.9). Hình 2.8. Bản đồ sinh thái cảnh quan huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk Bảng 2.9. Chú giải ma trận bản đồ sinh thái cảnh quan huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk 2.3.3. Phân vùng sinh thái cảnh quan lãnh thổ nghiên cứu Khái niệm “phân vùng cảnh quan” được các nhà địa lý tự nhiên xác định như là sự giải thích về sự tồn tại một cách khách quan trên bề mặt Trái Đất các tổng hợp thể tự nhiên, đo vẽ, nhóm gộp và đưa lên bản đồ, nghiên cứu thành phần cũng như các quá trình động lực phát triển [31].