SlideShare a Scribd company logo
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Lưu Thống Thái
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG
QUẬN 8 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh – 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Lưu Thống Thái
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG
QUẬN 8 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành : Địa lý học (trừ Địa lý tự nhiên)
Mã số : 60 31 95
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. TRỊNH THANH SƠN
Thành phố Hồ Chí Minh - 2012
LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành với sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô
khoa Địa lý, Phòng Sau Đại học, trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh
và các ông, bà ở Phòng Giáo dục và Đào tạo quận 8, Phòng Tài nguyên – Môi
trường quận 8, Phòng Quản lý đô thị quận 8, Phòng Kinh tế quận 8. Tôi xin chân
thành bày tỏ lòng biết ơn đối với:
Thầy hướng dẫn: TS.Trịnh Thanh Sơn, Trưởng phòng Sau Đại học Trường
Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình chỉ dẫn tôi trong suốt thời gian
làm luận văn
Ban Giám hiệu trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chủ
nhiệm Khoa Địa lý trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều
kiện thuận lợi hỗ trợ tôi thực hiện luận văn
Các ông, bà là lãnh đạo và chuyên viên ở Phòng Giáo dục và Đào tạo quận 8,
Phòng Tài nguyên và Môi trường quận 8, Phòng Quản lý đô thị quận 8, Phòng Kinh
tế quận 8
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn với tất cả thầy, cô ở Khoa Địa lý
trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt những kiến thức quý
báu để tôi làm cơ sở cho việc thực hiện luận văn này.
Người viết luận văn
LƯU THỐNG THÁI
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI VỚI MÔI TRƯỜNG NƯỚC VÀ KHÔNG KHÍ................6
1.1. Phát triển.......................................................................................................6
1.2. Phát triển kinh tế - xã hội .............................................................................6
1.3. Các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội .....................................................6
1.3.1. Khái niệm................................................................................................6
1.3.2. Phân loại ................................................................................................7
1.4. Môi trường....................................................................................................9
1.4.1. Khái niệm................................................................................................9
1.4.3. Ô nhiễm môi trường..............................................................................10
1.4.3.1. Khái niệm.......................................................................................10
1.4.3.2. Phân loại.........................................................................................10
1.5. Mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường....................................................11
1.6. Môi trường nước mặt..................................................................................12
1.6.1. Thành phần của môi trừơng nước.........................................................12
1.6.1.1. Thành phần sinh học ......................................................................12
1.6.1.2. Thành phần hoá học chủ yếu .........................................................13
1.6.2.2. Nguyên nhân ..................................................................................15
1.7. Môi trường nước ngầm...............................................................................18
1.7.1. Khái niệm..............................................................................................18
1.7.2. Phân loại ...............................................................................................18
1.7.3. Quan hệ giữa nước mặt và nước ngầm:................................................18
1.7.4. Chế độ nước:.........................................................................................19
1.7.5. Các tác nhân gây ô nhiễm.....................................................................20
1.7.6. Các nguyên nhân chính làm ô nhiễm....................................................20
1.7.7. Các tác động ảnh hưởng đến nước ngầm..............................................21
1.8. Môi trường không khí ................................................................................23
1.8.1. Thành phần của khí quyển....................................................................23
1.8.2. Ô nhiễm không khí ...............................................................................23
1.8.2.1. Khái niệm.......................................................................................23
1.8.2.2. Nguyên nhân ..................................................................................24
1.8.2.3. Một số tác nhân gây ô nhiễm chính ...............................................25
Chương 2: HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ ẢNH HƯỞNG
CỦA NÓ ĐẾN MÔI TRƯỜNG QUẬN 8 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .................28
2.1. Tổng thể phát triển kinh tế-xã hội thành phố Hồ Chí Minh.......................28
2.1.1. Vị trí địa lý............................................................................................28
2.1.2. Điều kiện tự nhiên.................................................................................29
2.1.2.1. Ðịa hình..........................................................................................29
2.1.2.2. Khí hậu, thời tiết ............................................................................29
2.1.2.3. Ðịa chất - đất đai ............................................................................31
2.1.2.4. Nguồn nước và thủy văn................................................................32
2.1.2.5. Thảm thực vật ................................................................................34
2.1.3. Tình hình phát triển kinh tế- xã hội ......................................................34
2.1.3.1. Kinh tế............................................................................................34
2.1.3.2. Xã hội.............................................................................................36
2.1.4. Môi trường nước và không khí ở thành phố Hồ Chí Minh...................39
2.1.4.1. Môi trường nước ............................................................................39
2.1.4.2. Môi truờng không khí ....................................................................43
2.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở quận 8 thành phố Hồ Chí Minh.....46
2.2.1. Vị trí địa lý............................................................................................46
2.2.2. Điều kiện tự nhiên.................................................................................47
2.2.2.1. Địa hình..........................................................................................47
2.2.2.2. Khí hậu...........................................................................................47
2.2.2.3. Thủy văn ........................................................................................47
2.2.3. Tình hình kinh tế xã hội........................................................................48
2.2.3.1. Kinh tế............................................................................................48
2.2.3.2. Xã hội.............................................................................................51
2.3. Hiện trạng phát triển kinh tế xã hội ở quận 8:............................................63
2.3.1. Dân số và lao động: ..............................................................................63
2.3.1.1. Quy mô dân số trung bình:.............................................................63
2.3.1.2. Phân bố dân cư:..............................................................................63
2.3.1.3. Đặc điểm dân cư: ...........................................................................65
2.3.1.3.1. Dân số trong các hộ gia đình:....................................................65
2.3.1.3.2. Dân số phân theo độ tuổi và giới tính:......................................66
2.3.1.3.3. Tình trạng cư trú: .....................................................................66
2.3.1.3.4. Dân tộc:.....................................................................................67
2.3.1.3.5. Trình độ văn hóa: .....................................................................67
2.3.1.4. Nguồn lao động:.............................................................................67
2.3.2. Hiện trạng sử dụng đất đai....................................................................68
2.3.3. Cơ sở kinh tế - kỹ thuật:........................................................................70
2.3.3.1.Cơ cấu kinh tế ....................................................................................70
2.3.3.2.Thương mại – dịch vụ........................................................................71
2.3.3.3.Hiện trạng mạng lưới công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, kho bãi..71
2.3.3.4. Hiện trạng cảng: cảng Phú Định quy mô 50 ha, do thành phố quản
lý, tại phường 16 ............................................................................................72
2.3.3.5. Công trình đầu mối kỹ thuật: .........................................................73
2.3.4. Hạ tầng xã hội:......................................................................................73
2.3.5. Hạ tầng kỹ thuật....................................................................................78
2.3.5.1. Hiện trạng giao thông.....................................................................78
2.3.5.2. Chuẩn bị kỹ thuật và thoát nước mưa ............................................79
2.3.5.3. Hiện trạng cấp nước.......................................................................80
2.3.5.4. HIện trạng cấp điện:.......................................................................81
2.3.5.5. Thoát nước bẩn: .............................................................................83
2.4. Đánh giá tổng hợp ......................................................................................84
2.4.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến đô thị:.............................84
2.4.2. Thực trạng phát triển đô thị: .................................................................84
2.5. Hiện trạng môi trường nước và không khí ở quận 8.................................85
2.5.1. Môi trường nước...................................................................................85
2.5.2. Môi trường không khí...........................................................................98
2.6. Đánh giá chung.........................................................................................106
2.6.1. Chất lượng nước .................................................................................107
2.6.2. Chất lượng không khí .........................................................................108
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN
MÔI TRƯỜNG NƯỚC VÀ KHÔNG KHÍ Ở QUẬN 8 ...................................110
3.1. Cơ sở định hướng .....................................................................................110
3.1.1. Cơ sở triết học của quản lý môi trường ..............................................110
3.1.2. Kết hợp mục tiêu kinh tế và mục tiêu sinh thái...............................111
3.2. Định hướng...............................................................................................112
3.2.1. Bảo vệ môi trường nước và sử dụng bền vững tài nguyên nước........114
3.2.3. Bảo vệ môi trường biển, ven biển và hải đảo .....................................115
3.2.4. Sản xuất sạch hơn ...............................................................................115
3.2.5. Bảo vệ môi trường gắn với phát triển kinh tế - xã hội vùng...............116
3.2.6. Bảo vệ môi trường gắn với phát triển các ngành kinh tế....................116
3.2.7. Nghiên cứu khoa học, công nghệ về môi trường................................118
3.3. Các giải pháp............................................................................................118
3.3.1. Tăng cường giáo dục và nâng cao nhận thức về môi trường..............118
3.3.2. Tăng cường vai trò của cộng đồng, doanh nghiệp, tư nhân trong bảo vệ
môi trường .......................................................................................................119
3.3.3. Tăng cường và đa dạng hoá đầu tư bảo vệ môi trường ......................120
3.3.4. Mở rộng hợp tác quốc tế và thu hút sự tài trợ của quốc tế ................121
3.3.5. Tăng cường năng lực quản lý nhà nước về môi trường......................123
3.3.6. Kết hợp chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia với chiến lược phát
triển kinh tế xã hội ...........................................................................................124
3.3.7. Lựa chọn hành động ưu tiên ...............................................................125
3.3.8. Trách nhiệm và các cơ quan thực hiện ...............................................126
KẾT LUẬN............................................................................................................128
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................130
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
pH Độ pH của nước
COD Nhu cầu Oxi hóa học
BOD Nhu cầu Oxi sinh học
DO Lượng Oxi hòa tan
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
LVS Lê Văn Sĩ
ĐBP Điện Biên Phủ
TL Tham Lương
AL An Lộc
HB Hòa Bình
OB Ông Buông
RN Rạch Ngựa
CV Chà Và
PĐ Phú Định
NTĐ Nhị Thiên Đường
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Các ion đa lượng....................................................................................13
Bảng 1.2. Các ion vi lượng trong môi trường nước (mg/l)....................................14
Bảng 2.1: Tốc độ tăng GDP giai đoạn 2001-2010 (Đơn vị tính : %) ...................35
Bảng 2.2: Cơ cấu kinh tế giai đoạn 2001-2010.....................................................36
Bảng 2.3 : Tốc độ tăng kim ngạch xuất nhập khẩu giai đoạn 2001-2010 ..............36
Bảng 2.4: Kết quả quan trắc chất lượng nước kênh rạch nội thành Thành phố Hồ
Chí Minh................................................................................................39
Bảng 2.5: Kết quả nồng độ CO trong năm 2008....................................................43
Bảng 2.6: Biến động dân số từ 1998 – 2006..........................................................63
Bảng 2.7: Phân bố dân cư theo địa bàn..................................................................64
Bảng 2.8 : Các chỉ tiêu về dân số quận 8 qua 4 đợt tổng điều tra...........................65
Bảng 2.9: Điều tra trình độ văn hóa ở quận 8 năm 2004.......................................67
Bảng 2.10: Bảng hiện trạng sử dụng đất..................................................................69
Bảng 2.11: Vị trí các điểm giám sát nước mặt.........................................................85
Bảng 2.12: Vị trí các điểm giám sát nước mặt năm 2007........................................91
Bảng 2.13: Tóm tắt kết quả phân tích năm 2010 .....................................................93
Bảng 2.14: Vị trí các điểm giám sát chất lượng không khí .....................................99
Bảng 2.15: Kết quả đo đạc chất lượng môi trường không khí xung quanh...........100
Bảng 2.16: Kết quả đo đạc chất lượng môi trường không khí xung quanh Quận 8
năm 2007 .............................................................................................101
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 : Giá trị pH lúc nước lớn năm 2007 - 2008.....................................39
Biểu đồ 2.2 : Giá trị pH lúc nước ròng năm 2007 - 2008...................................40
Biểu đồ 2.3 : Giá trị COD lúc nước lớn năm 2007 - 2008.................................41
Biểu đồ 2.4 : Giá trị COD lúc nước ròng năm 2007 - 2008...............................41
Biểu đồ 2.5 : Giá trị BOD lúc nước lớn năm 2007 - 2008.................................42
Biểu đồ 2.6 : Giá trị BOD lúc nước ròng năm 2007 - 2008...............................42
Biểu đồ 2.7 : Nồng độ CO từ năm 2004 - 2008 .................................................43
Biểu đồ 2.8 : Nồng độ PM10 trung bình năm từ 2004 - 2008 ............................44
Biểu đồ 2.9 : Nồng độ O3 từ năm 2004 - 2008 ................................................45
Biểu đồ 2.10 : Nồng độ NO2 từ năm 2004 - 200845
Biểu đồ 2.11 : pH tại các vị trí giám sát trên kênh rạch Quận 8 năm
1996 - tháng 07/2006....................................................................88
Biểu đồ 2.12 : Nồng độ chất rắn lơ lửng tại vị trí giám sát trên kênh rạch
Quận 8 năm 1996 - tháng 07/2006 ...............................................88
Biểu đồ 2.13 : Nồng độ COD tại vị trí giám sát trên kênh rạch Quận 8 năm
1996 - tháng 07/2006....................................................................89
Biểu đồ 2.14 : Nồng độ BOD tại các vị trí giám sát kênh rạch Quận 8 năm
1996 - tháng 07/2006....................................................................90
Biểu đồ 2.15 : Diễn biến Coliform tại các vị trí giám sát trên kênh rạch
Quận 8 năm 1996 - tháng 07/2006 ...............................................90
Biểu đồ 2.16 : So sánh giá trị pH trung bình mùa mưa và mùa nắng
năm 2010.......................................................................................95
Biểu đồ 2.17 : So sánh giá trị TSS trung bình mùa mưa và mùa năng
năm 2010.......................................................................................95
Biểu đồ 2.18 : So sánh giá trị DO trung bình mùa mưa và mùa nắng
năm 2010.......................................................................................96
Biểu đồ 2.19 : So sánh giá trị COD trung bình mùa mưa và mùa nắng
năm 2010.......................................................................................97
Biểu đồ 2.20 : So sánh giá trị BOD5 trung bình mùa mưa và mùa nắng
năm 2010.......................................................................................97
Biểu đồ 2.21 : So sánh giá trị Coliform mùa mưa và mùa nắng năm 2010 .........98
Biểu đồ 2.22 : So sánh độ ồn mùa mưa năm 2007 và 2010...............................104
Biểu đồ 2.23 : So sánh nồng độ NO2 năm 2007 và 2010 ..................................104
Biểu đồ 2.24 : So sánh nồng độ SO2 năm 2007 và 2010 ...................................105
Biểu đồ 2.25 : So sánh nồng độ CO năm 2007 và 2010 ....................................105
1
MỞ ĐẦU
1.1.Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài
Phát triển kinh tế - xã hội là yêu cầu bức thiết hiện nay, không chỉ ở Việt Nam,
mà còn cả trên phạm vi thế giới, thế nhưng hàng năm trên thế giới phải chịu nhiều
thiệt hại về người và của do ô nhiễm môi trường gây ra, mà phát triển kinh tế, quá
trình công nghiệp hoá, đô thị hoá là những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường
trầm trọng. Được biết hàng ngày, môi trường sống của chúng ta phải tiếp nhận hàng
trăm ngàn tấn rác, khí thải, chất thải từ các ngôi nhà hay những công ty, xí nghiệp,
khu chế xuất… Ô nhiễm môi trường không chỉ là vấn đề kinh tế - xã hội, mà ngày
nay nó còn là vấn đề chính trị của nhiều quốc gia trên thế giới.
Hiện nay ở thành phố Hồ Chí Minh, mặc dù các cấp , các ngành đã có nhiều cố
gắng trong việc thực hiện chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường nhưng tình
trạng ô nhiễm môi trường vẫn là vấn đề đáng lo ngại. Thành phố Hồ Chí Minh hiện
có 5 triệu dân và 3 triệu người nhập cư , cộng đồng dân cư hàng ngày thải ra hàng
trăm ngàn tấn rác các loại , lượng rác nhiều đến mức không còn chỗ để chôn lấp ,
gây mất vệ sinh nghiêm trọng cho môi trường nước và không khí . Xe cộ nhiều gây
nên khói bụi mịt mù từ sáng đến tối mịt , tình trạng xây dựng tràn lan đã biến thành
phố như một công trường khổng lồ .Ngoài ra tình trạng chôn lấp các sông rạch , làm
tắt nghẽn hệ thồng thoát nước của thành phố cũng dẫn đến úng ngập mỗi khi trời
mưa hoặc triều cường . Mỗi khi nước dâng cao biến đường thành sông suối , hàng
trăm thứ rác và nước bẩn trôi bềnh bồng vào cả nhà dân . Ô nhiễm môi trường
không chỉ làm mất vệ sinh từ ngày này qua tháng nọ mà nó còn là tác nhân gây ra
dịch bệnh cho con người.
Trong bối cảnh chung của thành phố Hồ Chí Minh , quận 8 không nằm ngoài qui
luật trên. Tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hoá và đô thị hoá khá
nhanh cùng với sự gia tăng dân số gây áp lực nặng nề lên môi trường quận 8 . Môi
trường ở nhiều nơi bị ô nhiễm do khí thải và chất thải từ sinh hoạt , hoạt động công
nghiệp , các phương tiện giao thông
2
Vấn đề đặt ra là mức độ ô nhiễm nước và không khí ở quận 8 thành phố Hồ Chí
Minh thay đổi như thế nào trong những năm gần đây . Chính quyền các cấp và
người dân phải làm gì để bảo vệ môi trường .
Xuất phát từ những vấn đề đặt ra , tôi chọn đề tài : “Phát triển kinh tế -xã hội và
ảnh hưởng đén môi trường ở quận 8 thành phố Hồ Chí Minh”
1.2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
1.2.1. Mục đích
Đúc kết các cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế -xã hội
Nghiên cứu tác động của sự phát triển kinh tế -xã hội đến môi trường
1.2.2. Nhiệm vụ
Tìm hiểu, nghiên cứu, đúc kết cơ sở lý luận về môi trường nói chung và môi
trường nước và không khí nói riêng
Tìm hiểu hiện trạng môi trường nước và không khí tại quận 8 thành phố Hồ Chí
Minh
Phân tích những tác động của sự phát triển kinh tế -xã hội đến ô nhiễm môi
trường nước và không khí ở quận 8
Đưa ra một số đề xuất , kiến nghị để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường nước
và không khí ở quận 8 thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian hiện nay và sắp tới
1.3. Giới hạn của đề tài
Nghiên cứu những nguyên nhân và phương hướng giải quyết vấn đề ô nhiễm
môi trường và một số biện pháp giảm tác động của sự phát triển kinh tế -xã hội đến
môi trường chứ không đi sâu vào xử lý kỹ thuật
1.3.1. Không gian : Phát triển kinh tế -xã hội và ô nhiễm môi trường ở Quận 8
1.3.2. Thời gian : Nghiên cứu sự phát triển kinh tế -xã hội và môi trường trong
vòng 10 năm từ 2001-2010
1.3.3. Nội dung : Phát triển kinh tế - xã hội và ảnh hưởng của của nó đến môi
trường nước và không khí ở quận 8 thành phố Hồ Chí Minh
Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Những năm gần đây vấn đề nghiên cứu đánh giá hiện trạng môi trường rất được
quan tâm ở Việt Nam , nhất là các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh .
3
Những năm trước đây đã có nhiều người nghiên cứu về mức độ ô nhiễm tiếng ồn do
giao thông , ô nhiễm khí do giao thông , môi trường nước kênh Tàu Hủ -Bến Nghé
–Kênh Đôi- Kênh Tẻ . Và nhiều bài báo cáo nghiên cứu về môi trường ở thành phố
Hồ Chí Minh .
Riêng đề tài nghiên cứu về môi trường nước và không khí ở một quận , huyện
thì hầu như chưa có ai nghiên cứu
Đề tài này nêu lên hiện trạng môi trường nước và không khí ở quận 8 thành phố
Hồ Chí Minh nhằm góp phần nghiên cứu môi trường trong thành phố , từ đó đưa ra
một vài kiến nghị cụ thể về bảo vệ môi trường cho toàn thành phố nói chung và cho
quận 8 nói riêng
1.5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
1.5.1. Quan điểm
1.5.1. Quan điểm hệ thống
Khi nghiên cứu một hệ thống , không những phải chú ý đến hệ thống bên trong
của nó mà còn phải chú ý đến tính hệ thống bên ngoài của nó , phải nghiên cứu cấu
trúc đứng và cấu trúc ngang của hệ thống và sự hoạt động của hệ thống (cấu trúc
động lực)
1.5.2. Quan điểm lãnh thổ
Bất cứ một lãnh thổ nào muốn phát triển bền vững thì trong phát triển phải tính
đến yếu tố môi trường , gồm môi trường tự nhiên và môi trường sản xuất xã hội.
Chúng còn quan hệ chặt chẽ , khăng khít , còn tác động lẫn nhau trong thế cân đối
thống nhất . Quan điểm lãnh thổ sẽ chỉ ra cho thấy mối liên hệ giữa môi trường đến
tính ổn định và bền vững của sự phát triển kinh tế - xã hội , giải quyết hài hoà mối
quan hệ giữa phát triển và môi trường
1.5.3. Quan điểm lịch sử- viễn cảnh
Mỗi đối tượng nghiên cứu đều có nguồn gốc phát sinh và luôn biến đổi. Do đó,
trong quá trình nghiên cứu và đánh giá đối tượng phải dựa trên quan điểm lịch sử để
hiểu biết lịch sử phát sinh, tồn tại và phát triển cũng như những nguyên nhân thay
đổi và có thể dự báo xu thế phát triển của chúng trong tương lai.
4
1.5.4. Quan điểm phát triển kinh tế bền vững
Phát triển bền vững là mục tiêu chính của chiến lược phát triển kinh tế xă hội
Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung. Từng ngành, từng khu vực kinh tế và
từng địa phương phải xây dựng được đường lối chính sách phát triển kinh tế gắn với
việc đảm bảo môi trường, mang lại cuộc sống trong lành cho con người. Nghiên
cứu sự phát triển kinh tế - xã hội và ảnh hưởng đến môi trường cũng phải tuân thủ
chặt chẽ định hướng phát triển này.
1.5.2. Phương pháp nghiên cứu
1.5.2.1. Phương pháp tổng hợp tài liệu
Một phần số liệu và thông tin sử dụng trong đề tài được tổng hợp từ các
nguồn tài liệu trong và ngoài nước, bao gồm:
- Các tài liệu thống kê về kinh tế và môi trường của Việt Nam và thế giới
- Các báo cáo khoa học trong lĩnh vực kinh tế và môi trường
- Các báo cáo của các cơ quan chức năng trong lĩnh vực kinh tế và môi
trường
1.5.2.2. Phương pháp thiết lập bảng và biểu đồ
Các số liệu thu thập được từ nguồn tổng hợp tài liệu và nguồn điều tra, khảo
sát thực tế được xử lý dưới dạng các bảng biểu, biểu đồ và sơ đồ để dễ dàng đánh
giá và so sánh
1.5.2.3. Phương pháp so sánh
-So sánh các số liệu thu thập được với các tiêu chuẩn
Các số liệu về hiện trạng môi trường được so sánh với tiêu chuẩn môi trường
của Việt Nam để đánh giá mức độ tác động
-So sánh giữa các số liệu và thông tin thu thập được với nhau
So sánh các số liệu cùng loại theo trình tự thời gian để phát hiện khuynh
hướng phát triển
So sánh giữa số liệu và thông tin của Việt Nam với các nước khác nhằm phát
hiện mức độ cần thiết phải cải thiện
5
1.5.2.4. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu
Các số liệu thống kê về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xă hội nói chung, và số
liệu thống kê về môi trường là những thông tin dữ liệu đầu vào cho việc nghiên cứu
đề tài. Đồng thời, để việc thực hiện các nội dung nghiên cứu theo một chuẩn mẫu
định sẵn, thì các loại số liệu thống kê cần thu thập phải được hệ thống hoá theo đề
cương đă vạch sẵn để tránh thiếu sót những dữ liệu cần thiết cho bước tổng hợp sau
này.
Nguồn dữ liệu được thu thập bao gồm: thống kê qua các tài liệu báo cáo và sổ
sách lưu trữ tại các cơ quan hữu quan; thống kê qua các số liệu khảo sát, đo đạc
ngoài thực địa; thống kê qua đo đạc, tính toán trên bản đồ; thống kê qua các bảng
điều tra với hệ thống chỉ tiêu đă định… Thực tế cho thấy rằng đây là phương pháp
không thể thiếu được, với các số liệu thu thập theo phương pháp này có tính đồng
bộ cao và giảm bớt thời gian đi thực địa.
1.5.2.5. Phương pháp bản đồ
Bản đồ là mô hình thu nhỏ của các đối tượng địa lý trên thực địa, giúp cho việc
thể hiện kết quả nghiên cứu cũng như sự phân bố các đối tượng địa lý một cách
khoa học và trực quan nhất. Ngoài ra, phương pháp bản đồ còn là phương pháp duy
nhất thể hiện sự phân bố không gian các điểm quan trắc môi trường và các lãnh thổ
địa lý.
1.6. Cấu trúc luận văn
Luận văn chia làm 3 phần, ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn chia làm 3
chuơng:
Chuơng 1: Cơ sở lý luận về phát triển kinh tế - xã hội và tác động của kinh tế
đến môi truờng
Chuơng 2: Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội và những ảnh huởng của nó
đến môi truờng Quận 8 thành phố Hồ Chí Minh
Chương 3: Định hướng và giải pháp
6
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU
VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VỚI MÔI TRƯỜNG
NƯỚC VÀ KHÔNG KHÍ
1.1. Phát triển
Phát triển là khuynh hướng vận động đã xác định về hướng của sự vật:
hướng đi lên từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.
1.2. Phát triển kinh tế - xã hội
Phát triển kinh tế mang nội hàm rộng hơn tăng trưởng kinh tế. Nó bao gồm tăng
trưởng kinh tế cùng với những thay đổi về chất của nền kinh tế (như phúc lợi xã hội,
tuổi thọ, v.v.) và những thay đổi về cơ cấu kinh tế (giảm tỷ trọng của khu vực sơ
khai, tăng tỷ trọng của khu vực chế tạo và dịch vụ). Phát triển kinh tế là một quá
trình hoàn thiện về mọi mặt của nền kinh tế bao gồm kinh tế, xã hội, môi trường,
thể chế trong một thời gian nhất định nhằm đảm bảo rằng GDP cao hơn đồng nghĩa
với mức độ hạnh phúc hơn.
Phát triển kinh tế xã hội là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh
thần của con người qua việc sản xuất ra của cải vật chất, cải tiến quan hệ xã hội,
nâng cao chất lượng văn hoá. Phát triển là xu thế chung của từng cá nhân và cả loài
người trong quá trình sống.
1.3. Các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội
1.3.1. Khái niệm
Nguồn lực (Resource) là toàn bộ những yếu tố trong và ngoài nước đã, đang
và sẽ tham gia vào quá trình thúc đẩy, phát triển, cải biến xã hội của một quốc gia.
Có nhiếu quan niệm khác nhau nhưng chúng thống nhất ở một số điểm sau:
- Nguồn lực phát triển là tổng thể các yếu tố kinh tế, phi kinh tế cả trong
nước và nước ngoài đã, đang và sẽ tham gia vào quá trình thúc đẩy, cải biến xã hội
theo hướng tiến bộ của một quốc gia.
- Nguồn lực phát triển kinh tế là tổng thể nguồn lực tài nguyên thiên nhiên,
tài sản quốc gia, nguồn nhân lực và các yếu tố phi vật thể khác, bao gồm cả trong
nước và nước ngoài có khả năng khai thác, sử dụng nhằm thúc đẩy tăng trưởng và
7
phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững.
1.3.2. Phân loại : Có nhiều cách phân loại
Theo tính chất của nguồn lực phát triển:
Các nguồn lực vật chất
Bao gồm nguồn lực lao động; nguồn lực khoa học-công nghệ; nguồn vốn và
nguồn lực tài nguyên thiên nhiên. Đây là các nguồn lực đầu vào trực tiếp tham gia
vào quá trình sản xuất, tạo ra các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ mong muốn.
Nhưng mức độ tham gia của các nguồn lực phụ thuộc trước hết vào trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất; tính chất của từng loại sản phẩm và hiệu quả sử dụng
các nguồn lực phát triển. Ngoài ra mức độ tham gia của các nguồn lực vào quá trình
sản xuất còn phụ thuộc vào cơ chế quản lý và hệ thống chính sách của nhà nước.
Các nguồn lực phi vật chất:
Thể chế chính trị: Tuy đây không phải là yếu tố kinh tế, song lại là nguồn lực
quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội.
Trong một xã hội, thượng tầng kiến trúc luôn có mối quan hệ biện chứng với hạ
tầng cơ sở, chính trị luôn có mối quan hệ biện chứng với kinh tê, trong đó kinh tế là
cơ sở để phát triển chính trị nhưng chính trị lại là sự biểu hiện tập trung của kinh tế,
không có chính trị phi kinh tế và ngược lại. Một quốc gia có đường lối chính trị
đúng đắn sẽ tập hợp được mọi thành viên trong xã hội, tạo ra sự đồng thuận, ổn định
chính trị- xã hội, môi trường đầu tư thuận lợi, thu hút được nguồn lực trong nước và
nước ngoài cho mục tiêu tăng trưởng và phát triển. Ngược lại, thể chế chính trị
không ổn định, tất yếu sẽ kéo theo suy thoái kinh tế và tệ nạn xã hội gia tăng. Như
vậy, thể chế chính trị có ý nghĩa quyết định đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế
- xã hội
Cơ chế quản lý và hệ thống chính sách: Có thể chế chính trị đúng, song cơ chế
quản lý và hệ thống chính sách vĩ mô không hợp lý, thiếu căn cứ khoa học và thực
tiễn thì cũng không thể huy động , khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực
trong nước và nước ngoài để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, không thể phát triển kinh
tế - xã hội theo hướng bền vững. Không những thế cơ chế quản lý và chính sách vĩ
mô không hợp lý sẽ dẫn đến khai thác, sử dụng lãng phí các nguồn lực và hiệu quả
8
kinh tế - xã hội kém, kinh tế suy thoái, thậm chí dẫn đến khủng hoảng kinh tế - xã
hội.
Đặc điểm tôn giáo, truyền thống, dân tộc, tính cộng đồng: Đây là các nguồn lực
mang tính nhân văn, là sức mạnh tinh thần, nó khuyến khích mọi thành viên xã hội
tự rèn luyện, nâng cao năng lực và ý chí để hoàn thành tốt nhiệm vụ của công dân,
góp phần thực hiện mục tiêu “ Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh”. Tính cộng đồng cao sẽ tạo ra sức mạnh tập thể lớn hơn, góp phần nâng
cao năng suất lao động, hiểu quả kinh tế - xã hội.
Kinh nghiệm quản lý sản xuất kinh doanh : Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế
nào ? Sản xuất cho ai? Đều do thị trường quyết định. Nhưng trong thực tế không
phải ai tổ chức sản xuất kinh doanh cũng thành công . Sự thành, bại trong sản xuất
kinh doanh còn phụ thuộc vào việc biết vận dụng các kiến thức khoa học, nắm bắt
nhu cầu thị trường và kinh nghiệm quản lý vào quá trình tổ chức, điều hành sản xuất
kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trường, người có kinh nghiệm quản lý sản xuất
kinh doanh, có năng lực cạnh tranh thì sẽ có cơ hội mở rộng sản xuất thu lợi nhuận
cao và ổn định. Do vậy, kinh nghiệm tổ chức sản xuất kinh doanh không chỉ là yếu
tố sản xuất đơn thuần, mà còn là nguồn lực rất quan trọng trong quá trình tăng
trưởng và phát triển kinh tế - xã hội.
Theo khu vực hành chính quốc gia, ta có :
Nguồn lực trong nước
Nguồn lực nước ngoài
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, nguồn lực nước ngoài có ý
nghĩa rất quan trọng đối với mọi quốc gia, Nhưng nguồn lực nước ngoài chỉ bao
gồm các nguồn lực vật chất và kinh nghiệm quản lý. Các nguồn trong nước bao
gồm các nguồn lực vật chất và các nguồn lực phi vật chất. Nguồn lực trong nước
nhiều hay ít, mạnh hay yếu phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh lịch sử nhất định
của mỗi quốc gia. Như vậy, thể chế chính trị, cơ chế chính sách, đặc điểm dân tộc,
tôn giáo, truyền thống, tính cộng đồng là các yếu tố nguồn lực phát triển riêng có
của mỗi quốc gia, dân tộc, chứ không thể trao đổi, mua bán hay áp đặt dưới bất kỳ
hình thức nào
9
Dựa theo nguồn gốc, ta có: vị trí địa lý, nguồn lực tự nhiên, nguồn lực xã
hội
- Vị trí địa lí tạo thuận lợi hay gây khó khăn trong việc trao đổi, tiếp cận hay
cùng phát triển giữa các vùng trong một nước, giữa các quốc gia với nhau. Trong xu
thế hội nhập của nền kinh tế thế giới, vị trí địa lí là một nguồn lực góp phần định
hướng có lợi nhất trong phân công lao động quốc tế.
- Nguồn lực tự nhiên là cơ sở tự nhiên của quá trình sản xuất. Đó là những
nguồn vật chất vừa phục vụ trực tiếp cho cuộc sống, vừa phục vụ cho phát triển
kinh tế. Sự giàu có và đa dạng về tài nguyên thiên nhiên tạo lợi thế quan trọng cho
sự phát triển.
- Nguồn lực kinh tế - xã hội, nhất là dân cư và nguồn lao động, nguồn vốn, khoa học
– kỹ thuật và công nghệ, chính sách toàn cầu hoá, khu vực hoá và hợp tác, có vai trò
quan trọng để lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của đất
nước trong từng giai đoạn.
1.4. Môi trường
1.4.1. Khái niệm
Ngày nay người ta đã thống nhất với nhau về định nghĩa: “Môi trường là các
yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo, lý học, hóa học, sinh học cùng tồn tại trong
một không gian bao quanh con người. Các yếu tố đó có quan hệ mật thiết, tương tác
lẫn nhau và tác động lên cá thể sinh vật hay con người để cùng tồn tại và phát triển.
Tổng hòa của các chiều hướng phát triển của từng nhân tố này quyết định chiều
hướng phát triển của cá thể sinh vật của hệ sinh thái và của xã hội con người”.
1.4.2. Phân loại môi trường theo tự nhiên và xã hội
- Môi trường tự nhiên (natural environment): là tất cả những môi trường mang
tính tự nhiên: sông, suối, đất, không khí, rừng, biển,…
- Môi trường xã hội nhân văn (environment of social humanities): là môi
trường giáo dục, hoạt động xã hội vì được con người cấu thành, phát triển trong mối
tương tác của con người với con người và con người với những hoạt động sống
trong xã hội liên quan với các dân tộc khác.
10
1.4.3. Ô nhiễm môi trường
1.4.3.1. Khái niệm
Ô nhiễm môi trường là hiện tượng suy giảm chất lượng môi trường quá một
giới han cho phép, đi ngược lại mục đích sử dụng môi trường, ảnh hưởng đến sức
khỏe con người và sinh vật.
Luật bảo vệ môi trường định nghĩa ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính
chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường.
Tổ chức Y tế Thế giới (WTO) định nghĩa ô nhiễm môi trường là việc chuyển
các chất thải hoặc nguyên liệu vào môi trường đến mức có khả năng gây hại cho sức
khỏe con người và sự phát triển sinh vật hoặc làm giảm chất lượng môi trường
sống.
Các khái niệm về ô nhiễm môi trường:
* Ô nhiễm sơ cấp: là ô nhiễm nguồn, là ô nhiễm do chất thải từ nguồn thải trực
tiếp vào môi trường, gây ô nhiễm môi trường.
* Ô nhiễm thứ cấp: là ô nhiễm được tạo thành từ ô nhiễm sơ cấp và đã biến đổi
qua trung gian rồi mới thải vào môi trường.
* Nhiễm bẩn: là trường hợp trong môi trường xuất hiện các chất lạ làm thay
đổi thành phần vi lượng, hóa học, sinh học của môi trường nhưng chưa đến mức
làm thay đổi tính chất và chất lượng của môi trường thành phần.
1.4.3.2. Phân loại
Theo nguồn phát sinh
 Ô nhiễm môi trường do các hoạt động công nghiệp: ví dụ như ô nhiễm khí
thải từ các nhà máy, xí nghiệp, ô nhiễm kim loại nặng từ các khu khai thác mỏ, ô
nhiễm phóng xạ từ các nhà máy hạt nhân…
 Ô nhiễm môi trường do các hoạt động nông nghiệp: ví dụ như việc sử dụng
phân bón, thuốc trừ sâu quá liều đã gây ô nhiễm môi trường đất, nước.
 O nhiễm từ sinh hoạt của con người: thắp sáng, đun nấu, giặt giũ, tắm giặt….
 Ô nhiễm môi trường do hoạt động giao thông vận tải: khí thải từ các phương
tiện giao thông như: máy bay, xe lửa, ô tô, xe máy…
11
Theo tài nguyên
 Ô nhiễm môi trường đất.
 Ô nhiễm môi trường nước.
 Ô nhiễm môi trường không khí.
Theo tác nhân gây ô nhiễm
 Ô nhiễm do tác nhân vật lý.
 Ô nhiễm do tác nhân hóa học.
 Ô nhiễm do tác nhân sinh học.
Theo bản chất của tác nhân gây ô nhiễm
 Ô nhiễm hữu cơ.
 Ô nhiễm vô cơ.
 Ô nhiễm hóa học.
 Ô nhiễm vi sinh vật.
 Ô nhiễm phóng xạ.
1.5. Mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường
Các kết quả nghiên cứu trên nền tảng lý thuyết EKC và bằng chứng thực tế
trên thế giới cho thấy rằng ngưỡng thu nhập GDP đầu người tối thiểu bắt đầu chứng
kiến một số cải thiện đáng kể về môi trường là 3 000-4 000 USD/người/năm. Thế
nhưng, mục tiêu GDP đầu người của Việt Nam đến đầu năm 2008 chỉ mới đạt
khoảng 960 USD/năm. Ngay cả thành phố Hồ Chí Minh có tốc độ phát triển kinh tế
cao nhất cũng chỉ ở mức 2 500USD/năm. Như vậy chúng ta vẫn còn nằm ở vị trí
bên trái của đường cong EKC của bất kỳ loại ô nhiễm nào và còn cách khá xa với
ngưỡng chuyển đổi nhỏ nhất để có thể bắt đầu chứng kiến sự phục hồi đáng kể của
chất lượng môi trường
Nhận xét:
Chúng ta đã thấy mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường dưa trên nền tảng
lý thuyết đường cong U ngược Kuznets môi trường (EKC). Theo đó, ô nhiễm tăng
dần là không tránh khỏi trong giai đoạn đầu của tăng trưởng kinh tế nhưng sau đó
khi thu nhập tăng lên ô nhiễm đạt đến đỉnh cao nhất rồi giảm dần xuống. Nguyên
nhân là khi thu nhập tăng lên, người dân có ý thức hơn về giá trị môi trường, luật
12
pháp, chính sách môi trường cũng như các cơ quan thi hành trở nên nghiêm khắc và
hiệu quả hơn, các công nghiệp sạch, công nghiệp tiên tiến được nghiên cứu và áp
dụng rộng rãi tạo điều kiện cải thiện chất lượng môi trường.
Các nghiên cứu thực nghiệm cũng như các bằng chứng thực tế ở trên thế giới
cũng đã chứng minh được mối quan hệ EKC đối với hầu hết các loại chỉ tiêu ô
nhiễm (không khí, nước, chất thải rắn). Tuy nhiên, ngưỡng chuyển đổi tìm thấy của
các loại chỉ tiêu ô nhiễm ở các quốc gia đều nằm ở mức thu nhập GDP đầu người
rất cao từ 3 000 USD đến trên 15 000 USD.
1.6. Môi trường nước mặt
1.6.1. Thành phần của môi trừơng nước
Môi trường nước có các thành phần như: các chất rắn, chất hòa tan, chất lơ
lửng dạng huyền phù, các ion, các chất khí, các chất lỏng…, các thành phần sinh
học. Nghĩa là môi trường nước có đây đủ các thành phần của một môi trường hoàn
chỉnh. Ngoài nước (H2O) còn có chất rắn, chất vô cơ, có chế độ nhiệt, có đa dạng
sinh học, có các loài thực động vật, vi sinh vật trong nước và trên mặt nước.
1.6.1.1. Thành phần sinh học
Mức độ đa dạng sinh học trong một môi trường nước nào đó phụ thuộc nhiều
yếu tố vô sinh như nhiệt độ, chế độ dòng chảy, thành phần hóa học và phụ thuộc
ngay cả chủng loại sinh học của chúng. Có nhiều tác giả chia đa dạng sinh học ra
nhiều thành phần: phiêu sinh (plankton), trong đó lại chia ra phiêu sinh động vật
(zooplankton) và phiêu sinh thực vật (phytoplankton), sinh vật ăn nổi, cá, sinh vật
đáy. Có tác giả lại chia theo từng loại: chim, cá, động vật có vú…. thực vật thủy
sinh…
- Vi khuẩn (bacteria) là các loài thực vật đơn bào có kích thước 0,5 - 5 µm. Nó
có thể có dạng hình que, hình cầu, hình xoắn (ta gọi là cầu khuẩn, xoắn khuẩn).
Trong môi trường nước, vi khuẩn ở một nhiệt độ nhất định có tác dụng phân hủy
chất hữu cơ. Người ta chia vi khuẩn ra thành nhiều nhóm: vi khuẩn dị dưỡng
(hehterotrophic) và vi khuẩn tự dưỡng (autotrophic).
- Ngoài vi sinh vật còn có cả nấm hoặc các men. Nấm và các men phát triển
trong những môi trường pH thích hợp với tốc độ rất nhanh.
13
Chính vì vậy mà các quá trình lên men rượu, trái cây, bánh mì được thuận lợi
hoặc nấm mốc dùng làm tương, chao cho ra sản phẩm đặc trưng.
- Vi rút trong môi trường nước: chúng được phát hiện dưới kính hiển vi diện tử
có kích thước 20 – 100 nanoment. Chúng là những loại ký sinh trong tế bào của ký
chủ và cũng sinh sản không ngừng trong lòng ký chủ.
- Rong tảo (algae) trong môi trường nước thường có cấu trúc đơn bào, có khi
tạo nhiều đơn bào thành những nhánh, có màu sắc mà mắt thường có thể nhìn thấy
được. Chúng có khả năng sử dụng CO2 hòa tan thành carbon cùng với các chất
khác.
1.6.1.2. Thành phần hoá học chủ yếu
Môi trường nước gồm những hợp chất hữu cơ, vô cơ và hữu cơ, có thể tồn tại
ở các dạng: ion, hòa tan.
Các ion trong môi trường nước: các acid bazơ và muối hòa tan trong nước
(xem Bảng 1.1và Bảng 1.2)
Bảng 1.1.Các ion đa lượng
Thành phần
Nước biển Sông và hồ
Nồng độ
mg/l
Thứ tự Nồng độ mg/l Thứ tự
Clo
Natri
Sulfat
Magiê
Canxi
Kali
Bicarbonat
Brom
Stronti
Cl-
Na+
SO4
2-
Mg2+
Ca2+
K+
HCO3
-
Br-
Sr2+
19340
10770
710
194
412
399
140
65
9
1
2
3
4
5
6
7
8
9
8
6
11
4
15
2
58
-
-
5
6
4
7
2
8
1
-
-
Nguồn : Lê Huy Bá-Môi trường, NXB Đại học Quốc Gia tp Hồ Chí Minh, 2004
14
Bảng 1.2.Các ion vi lượng trong môi trường nước (mg/l)
Thành phần
Nước biển Sông và hồ
Nồng độ Thứ tự Nồng độ Thứ tự
Bor (B)
Silic (Si)
Flo (F)
Nitơ (N-)
Photpho (P)
Molypden
Kẽm (Zn)
Sắt (Fe)
Đồng (Cu)
Mangan (Mn)
Niken (Ni)
Nhôm (Al)
4.500
5.000
1.400
250
35
11
5
3
3
2
2
1
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
10
13.000
100
230
20
1
20
670
7
7
0,3
00
15
3
12
11
13
18
14
9
17
16
19
10
Nguồn : Lê Huy Bá-Môi trường, NXB Đại học Quốc Gia tp Hồ Chí Minh, 2004
1.6.1.3. Các chất khí hoà tan
Trong môi trường nước có mặt hầu hết các chất khí vì các chất này đều có thể
tan được trong môi trường nước, trừ CH4. Tuy nhiên, nồng độ của từng chất phụ
thuộc vào nhiệt độ, áp suất của môi trường nước. Trong đó đáng chú ý là oxy hòa
tan được gọi là DO được sử dụng để đánh giá môi trường nước ô nhiễm. Ngoài oxy
còn có CO2. CO2 có thể là sản phẩm của quá trình phân giải chất hữu cơ trong môi
trường nước, hoặc từ quá trình trao đổi giữa môi trường đất – nước, hoặc từ không
khí đi vào. CO2 có thể tạo thành HCO3
-
và CO3
2-
làm cho môi trường nước trở nên
chua hơn.
- Hydrosulfua H2S được tạo ra trong môi trường đất phèn, môi trường yếm khí
có sự tác động của vi sinh vật. H2S có thể chuyển thành FeS2 bám vào rễ cây làm
vẹt chóp rễ và làm đen rễ cây trong nước, mặt khác H2S có thể biến thành acid
sulfuric làm cho môi trường trở nên chua, gây mòn điện hóa học mạnh.
1.6.1.4. Các chất rắn lơ lửng
Các chất dạng huyền phù có thể là chất vô cơ, hữu cơ, chất keo có kích thước
< 1 µm (không thể lọc được) và những chất rắn lớn hơn 100 µm (có thể lọc được).
15
1.6.2. Ô nhiễm môi trường nước
1.6.2.1. Khái niệm
Môi trường nước có thể bị nhiễm bẩn hoặc bị ô nhiễm. Nhiễm bẩn có thể làm
màu sắc nước thay đổi nhưng chưa gây hại, còn ô nhiễm có nghĩa là nó đã vượt quá
mức độ an toàn cho phép. Một môi trường nước có thể là ô nhiễm khi dùng để
uống, nhưng chưa ô nhiễm đối với việc tắm, giặt. Một môi trường nước ô nhiễm
cho sinh hoạt có thể tốt cho sản xuất nông nghiệp… Nhưng môi trường nước ô
nhiễm cho nông nghiệp, sản xuất công nghiệp thì cũng ô nhiễm khi được dùng làm
nước uống và sinh hoạt. Ô nhiễm do các nguyên nhân sau đây:
1.6.2.2. Nguyên nhân
Do nước thải sinh hoạt từ khu dân cư
Nguồn nước thải này từ các hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn, trường học…
Nó là kết quả của việc sử dụng nước trong cuộc sống của con người. Nước thải ở
mỗi vùng dân cư khác nhau sẽ có mức độ ô nhiễm khác nhau phụ thuộc vào điều
kiện sống, khối lượng nước sử dụng… Nước thải dân cư đô thị khác nông thôn,
khôi lượng nước sử dụng… Nước thải dân cư đô thị khác nông thôn, miền núi khác
đồng bằng. Nhưng nhìn chung nước thải sinh hoạt có hàm lượng các hợp chất hữu
cơ dễ bị phân hủy khá cao.
Do nước thải công nghiệp
Nước thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp, có đặc điểm
chung và phụ thuộc vào từng ngành sản xuất, quy trình công nghệ. Ví dụ: nước thải
từ chế biến thực phẩm chứa nhiều hữu cơ phân giải, bán phân giải; nước thải xí
nghiệp sản xuất pin, ắc quy có nồng độ Pb cao; nước thải ngành thuộc da, dệt
nhuộm có nhiều chất hữu cơ và kim loại nặng.
Do nước chảy tràn trên mặt đất
Khi chảy qua mặt đất, đồng thời với dòng chảy nước đã hòa tan và cuốn theo
nó các chất gây ô nhiễm như chất rắn, dầu mỡ, phân bón, thuốc trừ sâu, chất hữu cơ.
Nếu nước chảy tràn qua đường phố, khu dân cư bị ô nhiễm loại gì thì nước đó cũng
bị ô nhiễm loại đó.
16
Do yếu tố tự nhiên
* Nhiễm phèn: Các quá trình phèn hóa diễn ra trong đất, khi gặp nước, phèn sẽ
loang ra làm ô nhiễm nguồn nước. Nguồn nước trở nên giàu các chất độc dạng ion
Al3+
, Fe2+
, SO4
2-
và pH thấp mà hầu hết các sinh vật đều bị ngộ độc khi pH <4. Ví
dụ, cá có thể bị nổ mắt khi pH<3,8, rễ cây lúa có thể bị thối khi nồng độ Al3+
> 600
– 800 ppm.
* Ô nhiễm do mặn: Nước mặn theo thủy triều hoặc từ mỏ muối trong lòng đất
hòa lẫn vào môi trường nước làm cho nước bị nhiễm mặn. Chúng ta biết rằng khi
nồng độ muối trong nước > 1g/l là vi sinh vật bị ô nhiễm, lớn hơn 4 g/l là cây trồng
bị ô nhiễm và lớn hơn 8 g/l thì hầu hết thực vật, trừ những thực vật rừng ngập mặn,
đều bị chết.
Do vi khuẩn gây bệnh
Như ta đã biết, trong thành phần môi trường nước có rất nhiều vi khuẩn, và
trứng giun sán… Tuy nhiên ngành môi trường phân loại ô nhiễm vi trùng thành hai
nhóm:
+ Nhóm coliform: đại diện là E-Coli.
+ Nhóm streptococci, đặc trưng là clostridium perfringens.
Nguồn ô nhiễm chủ yếu của các vi trùng này là từ phân người và động vật và
thường gây bệnh đường ruột. Trong hai nhóm kể trên thì nhóm coliform là quan
trọng nhất.
Do ký sinh trùng
Nước bị ô nhiễm phân hữu cơ, hoặc do chảy trần trên mặt đất làm cho môi
trường nước có trứng giun móc, giun đũa, sán, để rồi chúng lại thông qua con
đường thức ăn, nước uống xâm nhập vào cơ thể và gây hiện tượng nhiễm giun sán.
Do một số chất hữu cơ độc tính cao
Các chất này thường có trong nước tải công nghiệp, hoặc từ nước thải của
vùng nông – lâm nghiệp có sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón, mà điển hình là các
hợp chất fenol và dẫn xuất của chúng. Các hợp chất này làm cho nước có mùi đặc
trưng gây hại cho hệ sinh thái môi trường và gây nhiễm độc cho con người, như gây
ung thư. Các thuốc bảo vệ thực vật trong đó có photpho hữu cơ, clo hữu cơ, fenol
17
acid… hầu hết đểu có độc tính rất cao khi hòa tan vào môi trường nước. Chúng
thường gây ngộ độc.
Do các chất vô cơ
Loại ô nhiễm này rất phổ biến. Ngoài các ion, có thể có một số nguyên tố có
độc tính rất cao như thủy ngân, chì, cadimi, brôm, clo.
+ Ô nhiễm Cl-
: Cl-
có mặt ở trong nước thải, nước mặn, là một anion linh động
gây tác hại cho cây trồng và con người.
+ Ô nhiễm SO4
2-
: SO4
2-
có nhiều trong nước vùng phèn. Ở những nơi có hàm
lượng lưu huỳnh cao, độ pH của môi trường giảm thấp, điều đó ảnh hưởng đến cây
trồng và làm ăn mòn kim loại.
+ Ô nhiễm PO4
3-
: với một hàm lượng thấp thì PO4
3-
trong nước có lợi cho thực
vật và vi sinh vật, nhưng với hàm lượng cao thì nó gây độc. Quy định của WHO:
PO4
3-
trong nước uống < 6 mg/l.
+ Ô nhiễm các kim loại nặng: Nguồn nước bị ô nhiễm kim loại nặng điển hình
là Hg, Pb, As.
- Hàm lượng asen (As) trong môi trường nước, theo WHO, phải nhỏ hơn 50
µg/l bởi vì nó là một chất độc mạnh có khả năng gây ung thư.
- Thủy ngân (Hg) ở hai dạng hữu cơ và vô cơ đều rất độc đối với con người và
thủy sinh. Tiêu chuẩn của WHO cho phép hàm lượng của thủy ngân trong nước
uống là: Hg < 1 µg/l.
- Chì (Pb) là một nguyên tố có mặt trong môi trường nước, có khả năng tích
lũy lâu dài trong cơ thể của động – thực vật và con người.
Các kim loại nặng này xuất phát từ nguồn thải công nghiệp luyện kim, sản
xuất ắc quy, các linh kiện điện tử, công nghệ kỹ thuật cao…
Ô nhiễm mùi của môi trường nước
Môi trường nước tinh khiết không mùi, nhưng khi bị ô nhiễm thường có mùi,
do các chất hữu cơ phân giải yếm khí tạo nên mùi hôi tanh của H2S và FeS, CH4
hoặc có thể mùi từ các hợp chất hóa học, dầu mỡ từ nước thải công nghiệp. Sự phân
giải yếm khí xác bã động thực vật, rác thải đóng vai trò quan trọng trong việc tạo
mùi.
18
1.7. Môi trường nước ngầm
1.7.1. Khái niệm
Nước ngầm là một dạng nước dưới đất, tích trữ trong các lớp đất đá trầm tích
bở rời như cặn, sạn, cát bột kết, trong các khe nứt, hang caxtơ dưới bề mặt trái đất,
có thể khai thác cho các hoạt động sống của con người.
1.7.2. Phân loại
Theo độ sâu phân bố, có thể chia nước ngầm thành nước ngầm tầng mặt và nước
ngầm tầng sâu. Ðặc điểm chung của nước ngầm là khả năng di chuyển nhanh trong
các lớp đất xốp, tạo thành dòng chảy ngầm theo địa hình. Nước ngầm tầng mặt
thường không có lớp ngăn cách với địa hình bề mặt. Do vậy, thành phần và mực
nước biến đổi nhiều, phụ thuộc vào trạng thái của nước mặt. Loại nước ngầm tầng
mặt rất dễ bị ô nhiễm. Nước ngầm tầng sâu thường nằm trong lớp đất đá xốp được
ngăn cách bên trên và phía dưới bởi các lớp không thấm nước. Theo không gian
phân bố, một lớp nước ngầm tầng sâu thường có ba vùng chức năng:
 Vùng thu nhận nước.
 Vùng chuyển tải nước.
 Vùng khai thác nước có áp.
Khoảng cách giữa vùng thu nhận và vùng khai thác nước thường khá xa, từ vài
chục đến vài trăm km. Các lỗ khoan nước ở vùng khai thác thường có áp lực. Ðây là
loại nước ngầm có chất lượng tốt và lưu lượng ổn định. Trong các khu vực phát
triển đá cacbonat thường tồn tại loại nước ngầm caxtơ di chuyển theo các khe nứt
caxtơ. Trong các dải cồn cát vùng ven biển thường có các thấu kính nước ngọt nằm
trên mực nước biển.
1.7.3. Quan hệ giữa nước mặt và nước ngầm:
Nước măt thường xuyên là nguồn nước nuôi nước dưới đất: Khi thủy vực
mặt và nước dưới đất thông nhau và mực nước trong các thủy vực mặt cao hơn mực
nước (mực áp lực thủy tĩnh) của các tầng chứa nước bão hóa
Nước dưới đất thường xuyên là nguồn nuôi nước mặt: Khi mực nước của đới
chứa nước bão hòa trong lòng đất luôn cao hơn mực nước của thủy vực mặt.
19
Nước dưới đất và nước mặt thay phiên nuôi nhau: Xảy ra khi mực nước của
các đới chứa nước bão hòa trong đất cao hơn mực nước của thủy vực mặt có lưu
thông trực tiếp với nó vào mùa kiệt và thấp hơn vào mùa lũ. Khi nước trong các
thủy lực mặt dâng cao trong mùa lũ, một phần nước lũ sẽ thấm qua vùng bờ vào các
tầng chứa nước chưa bão hòa, một mặt làm tăng mực nước ngầm, mặt khác làm
chậm lại quá trình dâng nước mặt. Khi nước lũ rút, phần nước lũ đã chứa tạm vào
vùng bờ sẽ dần dần được rút ra, trả vào thủy vực mặt. Đây là cơ chế tạo ra quá trình
điều tiết bờ, một trong những quá trình tự nhiên quan trọng góp phần làm giảm cao
độ đỉnh lũ, giảm mức độ ác liệt của lũ.
1.7.4. Chế độ nước:
Mức biến động chế độ nước dưới đất phụ thuộc vào:
- Điều kiện khí hậu miền cấp và miền phân bố
- Mức độ và khả năng lưu thông với nước mặt
- Khả năng thấm nước, chứa nước, giữ nước, cấp nước, biến đổi chất lượng
nước của tầng đất đá
Yếu tố nguồn cấp bao gồm cường độ cấp nước, thời gian cấp nước và chất
lượng nước cấp. Đối với nước cấp là nước mưa, yếu tố này phụ thuộc vào điều kiện
khí hậu, địa hình, thảm thực vật, kích thước miền cấp và tác động của con người.
Đối với nguồn cấp là nước của thủy vực khác, yếu tố nguồn cấp bao gồm đặc điểm
chất lượng nước nguồn và mối quan hệ thủy lực giữa hai thủy vực, kích thước miền
quan hệ. Nhìn chung các tầng nước nằm càng sâu càng khó có khả năng trao đổi
nước tích cực, nên lượng nước biến đổi chậm và khả năng tái tạohạn chế. Cáng
xuống sâu nhiệt độ đất càng cao, do đó nước dưới đất có thể có nhiệt độ cao. Mức
nhiệt độ phụ thuộc vào độ sâu, miền chuyển qua và miền chuyển dịch.
Những dao động do nước mưa, gây biến động trữ lượng, diễn ra rộng khắp
và có tính qui luật nhất định, phản ánh tính biến động có chu kỳ theo mùa và nhiều
năm của tài nguyên, nhưng diễn ra chậm, lệch pha về thời gian và nhỏ hơn về biên
độ so với chế đọ nước mặt.
Những dao động mực nước gắn với biến động cung cầu bất thường thường
diễn ra trong phạm vi hẹp hơn và mang tính địa phương
20
Nhiệt độ nước dưới đất chịu tác động của điều kiện khí hậu miền cung cấp và
phân bổ.
Chế độ khoáng của nước dưới đất biến đổi không có qui luật rõ rệt. Độ khoáng
hóa của nước chịu ảnh hưởng trực tiếp của nguồn cấp, môi trường chứa và đặc điểm
quá trình tiêu hao. Thông thường nước dưới đất có độ khoáng hóa cao hơn nước
mưa và nước mặt.
1.7.5. Các tác nhân gây ô nhiễm
- Các tác nhân tự nhiên như nhiễm mặn, nhiễm phèn, hàm lượng Fe, Mn và
một số kim loại khác.
- Các tác nhân nhân tạo như nồng độ kim loại nặng cao, hàm lượng NO3
-
,
NO2
-
, NH4
+
, PO4
3-
v.v... vượt tiêu chuẩn cho phép, ô nhiễm bởi vi sinh vật.
1.7.6. Các nguyên nhân chính làm ô nhiễm
- Nhiễm mặn: Do khai thác nông nghiệp và chăn nuôi quá tải và không đúng cách là
nguyên nhân chính cho việc ô nhiễm nguồn nước ngầm, tạo điều kiện thuận lợi cho
việc nhiễm mặn ở nhiều nơi. Mạch nước ngầm một khi đã bị nhiễm mặn khó có thể
xử dụng lại được nữa.
- Nhiễm arsenic: Nồng độ có nơi đạt gấp 50 lần cao hơn định mức của qui chuẩn
cho phép (10 phần tỷ).Tình trạng ô nhiễm nầy đã được chứng minh qua việc khám
phá một số bịnh nhân bị bịnh arsenicosis tức là lòng bàn tay và chân bị nám đen.
- Ô nhiễm nhu cầu oxy hóa học (COD) và nhu cầu oxy sinh học (BOD5): Nhu cầu
oxy hóa học là một chỉ dấu cho thấy sự hiện diện của các hợp chất hữu cơ nhẹ trong
nước. Còn nhu cầu oxy sinh học dùng để thẩm định lượng oxy hòa tan trong nước.
Ở những vùng phát triển nông nghiệp và công nghiệp, lượng COD và BOD5 thường
tăng cao và đây là báo hiệu cho thấy sự có mặt của hữu cơ và việc thiếu oxy trong
nước làm tăng nguy cơ hủy diệt nguồn tôm cá trong đó.
Ngoài ra, cũng cần kể đến ô nhiễm phosphat, nitrat, và ammoniac mà nguyên
do chính là do dư lượng của phân bón và cây trồng không hấp thụ hết được cũng
như nước rỉ từ các bãi rác không được xử lý. Một trường hợp đặc biệt nữa là ở một
địa phương, người dân hầu hết bị chứng bịnh răng đen và nướu răng bị sưng phù
thường xuyên. Nguyên do là do sự hiện diện tự nhiên của fluor trong nguồn nước.
21
Fluor là một nguyên tố cần thiết để bảo quản răng nhưng với hàm lượng nhỏ (trong
kem đánh răng) và tiêu chuẩn fluor trong nước uống là không quá 2 mg/l. Nhưng
nồng độ fluor ở đây đã lên đến 10 mg/l. Liên Hiệp Quốc đã viện trợ cho thành phố
nầy hệ thống lọc đặc biệt để khử fluor.
- Ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật: Nhu cầu phát triển nông nghiệp để giải
quyết việc gia tăng dân số cũng như việc xuất cảng là nguyên nhân chính của nguy
cơ ô nhiễm các hóa chất diệt cỏ dại và trừ sâu rầy trong nguồn nước ngầm. Các hóa
chất trên là những hợp chất hữu cơ chứa clor, có độc tính tương đương như dioxin
do đó còn có tên chung là dioxin-tương đương. Thời gian bán hủy của chúng rất lâu,
nghĩa là chúng có thể tồn tại trong đất lâu dài và sau cùng theo nước mưa thẩm thấu
vào nguồn nước ngầm. Đây cũng là một cảnh báo rất quan trọng vì những hóa chất
nầy sẽ tích tụ dần trong gan và các mô mỡ, và chỉ phát hiện sau một thời gian dài
vài chục năm bị nhiễm độc thầm lặng. Sau cùng, một khi đã phát hiện được, nguy
cơ tử vong rất cao.
1.7.7. Các tác động ảnh hưởng đến nước ngầm
+ Ảnh hưởng do hoạt động của con người
- Nhu cầu nước sử dụng cho ăn uống, sinh hoạt và các hoạt động khác của con
người gia tăng, dẫn đến tình trạng khai thác nước dưới đất tràn lan gây cạn kiệt
nguồn nước và ảnh hưởng đến môi trường như sụp lún, nhiễm mặn…
- Nhiều giếng khoan thi công không đúng kỹ thuật (Kết cấu giếng không tốt,
giếng gần khu vực nhà vệ sinh, hệ thống xử lý nước thải…), giếng khoan hư không
được trám lấp là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước.
- Nhiều sự cố gây thất thoát nước do đường ống dẫn nước cũ gẫy bể lâu ngày,
rò rỉ nước từ van hư cũ. Lười hoặc quên tắt van cũng là nguyên nhân gây lãng phí
nước.
- Giữa nước mặn và nước nhạt có một ranh giới, khi họat động khai thác nước
dưới đất quá mức đường ranh giới này sẽ tiến dần đến công trình khai thác, mực
nước mặn xâm nhập dần, đẩy lùi mực nước ngọt vào sâu và làm nhiễm mặn các
công trình khai thác trong khu vực. Mặt khác do nước biển tràn vào hoặc do con
22
người dẫn nước biển vào sâu trong ruộng để làm muối, dẫn đến xâm nhập mặn vào
tầng chứa nước.
- Để gia tăng môi trường sống, con người phá rừng lấp đất, sang ruộng cất nhà
làm đường dẫn đến mất khả năng giữ nước của đất, lượng nước bề mặt không được
thấm bổ cập vào nước ngầm mà chảy vào sông rạch ra biển. Ngoài ra còn gây ngập
lụt, trượt lỡ đất.
+ Ảnh hưởng do phát triển nông nghiệp:
- Việc chăn nuôi gia súc gia cầm ở hộ gia đình vùng nông thôn còn chưa có ý
thức tiết kiệm nguồn nước trong việc vệ sinh, vệ sinh chuồng trại, chưa có hệ thống
xử lý chất thải nước thải, phần lớn cho vào ao hồ, bể tự hoại để thấm vào đất dễ gây
ô nhiệm môi trường đặt biệt là nguồn nước ngầm.
- Nhiều giếng khoan ngoài ruộng vườn để tưới tiêu không đảm bảo kỹ thuật
gây nhiễm bẫn, nhiễm các hóa chất và thuốc trừ sâu …
- Với tình trạng sử dụng bừa bãi, tùy tiện các loại hóa chất trong phân bón, các
loại thuốc kích hoạt phát triển cây… Nhiều hệ thống kênh mương tưới tiêu nội đồng
đã bị ô nhiễm nguồn nước và phát tán rộng.
- Hệ thống tưới tiêu và hình thức tưới tiêu không hợp lý là nguyên nhân gây
thất thoát lưu lượng nước lớn trong ngành trồng trọt.
+ Ảnh hưởng do phát triển công nghiệp và dịch vụ
- Việc gia tăng nhiều nhà máy, xí nghiệp từ quy mô nhỏ hộ gia đình đến quy
mô lớn dẫn đến nhu cầu về nguồn nước tăng, không những nước phục vụ cho sản
xuất mà còn phục vụ sinh hoạt cho một số lượng lớn công nhân từ nhiều vùng khác
nhau tập trung về. Đặc biệt ở các khu vực chưa có hệ thống cấp nước, mật độ khai
thác nước dưới đất sẽ gia tăng nhanh, từ đó dẫn đến tình trạng cạn kiệt nguồn nước
và sụp lún đất.
- Các chất thải công nghiệp như khói, bụi…tạo nên mưa axít không những làm
thay đổi chất lượng nước ngọt, mà còn ảnh hưởng xấu đến đất và môi trường sinh
thái.
- Việc xả nước thải sản xuất từ các nhà máy, khu chế xuất khu công nghiệp
chưa được xử lý vào sông rạch, ao hồ gây ô nhiễm nước mặt, nước dưới đất. Thậm
23
chí có nơi còn cho nước thải chảy tràn trên mặt đất để tự thấm xuống đất hoặc đào
các hố dưới đất để xả nước thải làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các tầng nước
dưới đất.
+ Ảnh hưởng do một số nguyên nhân khác
- Các bãi chôn rác không đạt yêu cầu kỹ thuật, nước rỉ ra từ rác thấm vào
mạch nước ngầm hoặc cho chảy tràn trên mặt đất vào kênh rạch.
- Ảnh hưởng do chưa có ý thức về sử dụng và bảo vệ nguồn nước như sử
dụng bừa bãi hoang phí, không đúng mục đích sử dụng.
1.8. Môi trường không khí
1.8.1. Thành phần của khí quyển
Ở dây chủ yếu ta nói đến tầng đối lưu. Điểm nổi bật của thành phần không khí
là các chất có thành phần thể tích hầu như không đổi: 78,1% N2, 20,99% oxidizer,
0,93% agon (Ar), 0,03% khí carbonic, 0,02% Ne, 0,05% helium. Tuy nhiên cơ cấu
này có thể bị biến đổi khi không khí bị ô nhiễm SO2, CO2. Ngoài các chất đó còn có
thành phần hơi nước. Hơi nước phụ thuộc vào nhiệt độ rất nhiều. Người ta chứng
minh rằng khi nhiệt độ tăng thì nồng độ hơi nước bão hòa cũng tăng. Ví dụ ở nhiệt
độ 00
C thì nồng độ bão hòa hơi nước là 0,6%, ở 100
C thì nó là 1,2%, còn khi ở 300
C
thì nồng độ lại là 4,2%.
1.8.2. Ô nhiễm không khí
1.8.2.1. Khái niệm
Ô nhiễm không khí là hiện tượng làm cho không khí sạch thay đổi thành phần
và tính chất trước bất cứ một nguyên nhân nào, có nguy cơ gây tác hại tới thực vật
và động vật, đến các môi trường xung quanh, đến sức khỏe con người. Quá trình
gây ô nhiễm không khí có các bước sau đây:
- Trung tâm sản xuất gây ô nhiễm có nguy cơ không kiểm soát được.
- Quá trình phát tán, lan truyền trong khí quyển được xem như là môi trường
trung gian.
- Nguồn tiếp nhận chất ô nhiễm không khí đó là thực vật, động vật, con người,
các công trình xây dựng.
24
1.8.2.2. Nguyên nhân
Do giao thông
Ống khói, ống xả của các xe cộ chứa nhiều CO (gây nên bệnh tim) sau đó là
NO2, NO, những hạt bụi chì, các hợp chất benzen và dẫn xuất của benzen gây ra
bệnh ung thư.
Do công nghiệp
Ô nhiễm công nghiệp gây ra từ ống khói của nhà máy, nhất là những nhà máy
có quy trình công nghệ trang thiết bị lạc hậu cũ kỹ và chưa có bộ phận xử lý khí
thải.
Qua thực tế chúng ta thấy mỗi ngành công nghiệp tạo ra những nguồn gây ô
nhiễm khác nhau. Ví dụ, sản xuất giấy gây ra bụi, sản xuất sơn tạo ra nhiều bụi hoặc
hỗn hợp hydro carbon, nhà máy điện, lò nung, lò hơi tạo ra bụi, SOx, NOx, CO2 ,
hydrocarbon và aldehyde chế biến thực phẩm, xay xát, chế biến đường, nước đá thì
tạo ra bụi, mùi amoniac NH3. Chế biến hạt điều thì tạo ra bụi H2S dạng hơi và hơi
H2SiF6. Nhà máy lọc dầu tạo ra bụi mùi hôi và phenol; nhà máy thuốc lá tạo ra bụi,
mùi hôi và nicotin. Các nhà máy hóa chất thường tạo ra SOx, NOx, CO2. Tất cả
những chất ô nhiễm trên còn có thể tạo ra những chất gây ung thư.
Do đốt củi gỗ để đun nấu, sưởi ấm
Việc đốt củi gỗ để đun nấu, sưởi ấm cũng gây nên hiện tượng ô nhiễm không
khí. Quá trình đốt nhiên liệu cháy không hoàn toàn đã tạo ra CO2 và CO. Ngay việc
hút thuốc lá cũng là một nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí. Bởi vì trong
thuốc lá có 22 chất độc, chủ yếu là axeton, par, nephanol, nicotin... trong đó có cả
PVP, rất nhiều chất gây nên ung thư. Thuốc lá không những gây hại cho người hút
mà còn cho cả những người hít thở phải khói thuốc lá.
Từ nông nghiệp
Nguồn ô nhiễm không khí từ nông nghiệp. Người ta chứng minh rằng nông
nghiệp đã tạo ra khoảng 15% tổng số các chất khí ô nhiễm gây bức xạ tảo nên hiệu
ứng nhà kính. Trong đó CO2 được tạo thành là do việc đốt rừng làm rẫy và do hỏa
hoạn. Chỉ tính trong thập kỷ qua đã có tới 1.700.000 km2
rừng nhiệt đới bị tàn phá
mỗi năm mà hậu quả lượng CO2 tăng lên nhiều. Nguồn sản sinh các chất này đáng
25
kể từ các trang trại chăn nuôi và từ các đống rác không xử lý đúng kỹ thuật. Các
chất khí này gây ô nhiễm môi trường, làm tăng hiệu ứng nhà kính và phá hủy tầng
ozone.
1.8.2.3. Một số tác nhân gây ô nhiễm chính
Các tác nhân gây ô nhiễm không khí rất nhiều. Ở đây chúng ta chỉ điểm qua
một số tác nhân chính:
Oxit cacbon (CO)
Nguồn: là sản phẩm của quá trình cháy không hoàn toàn. Từ lúc xuất hiện hệ
thống vận chuyển hiện nay, sử dụng nhiên liệu thì CO được tạo rất nhiều. Hút thuốc
lá cũng là nguồn tạo ra CO; ở những nơi có nhiều người hút, lượng CO có thể đạt
tới 400 ppm. CO là một hợp chất không màu không mùi, có thể tồn tại ở nhiệt độ
1920
C, có tỷ trọng so với không khí là 95,6%.
- Hoạt động của CO:
Một lượng lớn xâm nhập vào khí quyển sẽ làm tăng CO trong khí quyển, bởi
vì tuổi thọ của nó kéo dài từ 4 đến 5 năm. Mặc dù ở trong khí quyển có phản ứng 2
CO2 + C → CO2, nhưng phản ứng này xảy ra rất chậm. Tuy nhiên, trong không khí
có một số vi sinh vật có thể biết đổi CO nhanh hơn. Mặt khác, trong không khí của
khí quyển, CO có thể tác dụng với OH-
trong tầng đối lưu.
CO + OH-
→ CO2 + H+
; điều đó làm giảm phần nào hàm lượng CO.
Giới hạn có thể chấp nhận được hàm lượng CO trong môi trường không khí là
32 ppm (40.000 microgram/m3
).
CO2 gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp cản trợ sự trao đổi khi ở phổi với
hemoglobin trong máu, tạo ra carbonise hemoglobin (COHP). Điều này làm giảm
khả năng vận chuyển oxy của hemoglobin đến các tế trong cơ thể. Nếu COHP đạt
mức 2 đến 5% sẽ ảnh hưởng đến hệ thống trung tâm thần kinh, làm suy giảm cảm
giác, thị giác. Hiển nhiên điều này cũng thể hiện mối liên hệ giữa mức độ ô nhiễm
CO trong môi trường và các bệnh về cơ tim.
Oxit nitrozen (NOx) và NH3
Hợp chất oxit nitrozen bao gồm N2O, NO, N2O3, NO3
-
, NO2.Thực tế cho
thấy, NOx có thể từ nguồn tự nhiên hoặc có thể từ hoạt động của con người. Tuy
26
nhiên, chất ô nhiễm NOx do nhân tạo không bằng hoặc kém hơn so với rất nhiều
nguồn tự nhiên.
Nguồn tự nhiên được phân bố trên toàn cầu, trong khi đó nguồn nhân tạo chỉ
phân bố ở một số vùng có ô nhiễm, đặc biệt là các trung tâm đô thị. Các kết quả
nghiên cứu chứng tỏ ở trung tâm đô thị ô nhiễm NOx cao gấp từ 10 – 15 lần so với
vùng nông thôn.
NOx không những trở thành chất ô nhiễm trong khí quyển mà còn có thể tham
gia vào các quá trình quang hóa nhưng cũng có thể gây nên những phản ứng khác
làm ảnh hưởng đến tầng ozone và hiệu ứng nhà kính.
Sự ô nhiễm SOx
Chủ yếu không khí bị ô nhiễm do SO2 và SO3. Chúng là những chất không
màu, có mùi đặc trưng.
Đó là kết quả của quá trình đốt cháy những nhiêu vật liệu có chứa sulphur.
Lượng SOx tạo ra phụ thuộc vào nhiệt độ và oxy trong quá trình đốt. Trong trường
hợp lượng nhiều SO2 thì nó sẽ oxy hóa để tạo thành SO3 ở nhiệt độ cao. SO3 ở trạng
thái cân bằng tạp chất trong vùng nhiệt độ cao, ẩm độ không khí cao.
- Nguồn: 1/3 là do hoạt động con người và 2/3 là từ tự nhiên (H2S, SOx).
Hoạt động của SOx:
Hoạt tính của SO3 trong khí quyển phụ thuộc vào độ ẩm, chất xúc tác và
cường độ ánh sáng mặt trời. Sự phụ thuộc của nó vào ánh sáng mặt trời được biểu
thị:
SO2 + UV + O2 (particulate) → SO3 + H2O
H2SO4
Chất ô nhiễm Hidro cacbon
Đây không phải là một đơn chất mà là tập hợp nhiều loại hợp chất có thành
phần hydro cacbon, tạo thành một nhóm trong không khí. Nó có thể hình thành do
tự nhiên, cũng có thể do nhân tạo. Trong điều kiện nhiệt độ bình thường thì nó tạo
thành những nhóm theo số nguyên tử carbon: 1 – 4 ở thể khí còn số carbon từ 5 trở
lên tồn tại ở thể lỏng. Hydro carbon là thành phần quan trọng gây ô nhiễm không
khí
27
Hydro carbon gây nguy hiểm khi chúng tác dụng với những chất khác tạo ra
sản phẩm quang hóa.
Chất gây ô nhiễm không khí đặc biệt
+ Formalđêhyt: Cục Bảo vệ Môi trường Mỹ đã phân Formalđêhyt vào nhóm
chất có khả năng gây ung thư (do chưa có đủ căn cứ về gây ung thư cho người
nhưng lại có đủ căn cứ về gây ung thư khi thí nghiệm trên chuột và khỉ). Các nghiên
cứu dịch tễ học cho thấy, hít thở Formalđêhyt lâu ngày có thể liên quan đến các
khối u trong vòm họng, khoang mũi và xoang.
+ Butađien 1,3: Butađien 1,3 được Cục Bảo vệ Môi trường Mỹ phân loại là
chất có thể gây ung thư cho con người.
+ Chì: Chì là chất độc, có ảnh hưởng đến nhiều cơ quan và hệ thống các cơ
quan trong cơ thể người (dễ thấy nhất là gây biến đổi dưới mức tế bào và ảnh hưởng
đến phát triển hệ thần kinh). Ngoài ra, chì có thể gây ra những ảnh hưởng khác như:
giảm chức năng vận động giác quan, suy giảm chức năng thận, tăng huyết áp.
Các hạt bụi (PM)
Chất thải dạng hạt (PM) được định nghĩa là tất cả các chất không hoà tan
trong nước, thường tồn tại trong khí thải động cơ ở trạng thái rắn (tro, cácbon) hoặc
thể lỏng. Hạt PM thường bao gồm các thành phần: các bon, dầu bôi trơn chưa cháy
hoặc cháy dở, nhiên liệu chưa cháy hoặc cháy dở, các hợp chất của lưu huỳnh (SO2
hoặc SO3) và các chất khác (hơi nước, hợp chất của can xi, sắt, chì, silicon...).
Nhìn chung, cần phải quan tâm đến lượng thải PM vì chúng góp phần làm
gia tăng lượng hạt lơ lửng trong không khí xung quanh, làm trầm trọng thêm các
bệnh về đường hô hấp (hen suyễn, viêm phế quản, khí thũng…) và là tác nhân gây
ung thư, gây đột biến gen.
Các ngành kinh tế : công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, du lịch,
dịch vụ đều có ảnh hưởng đến môi trường nước và môi trường không khí. Khi kinh
tế phát triển mạnh mà không có phương hướng bảo vệ môi trường thì môi trường
nước và không khí sẽ bị ô nhiễm gây tác động ngược trở lại sức khỏe và sản xuất xã
hội
28
Chương 2: HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ
XÃ HỘI VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN MÔI TRƯỜNG
QUẬN 8 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1.Tổng thể phát triển kinh tế-xã hội thành phố Hồ Chí Minh
Bản đồ vị trí địa lý thành phố Hồ Chí Minh
Nguồn : Cục Thống kế thành phố Hồ Chí Minh, 2010
2.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong toạ độ địa lý khoảng 100
10’ – 100
38 vĩ
độ bắc và 1060
22’ – 1060
54’ kinh độ đông . Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây
Bắc giáp tỉnh Tây Ninh , Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp
tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang.
29
Thành phố Hồ Chí Minh cách thủ đô Hà Nội gần 1.730km đường bộ, nằm ở
ngã tư quốc tế giữa các con đường hàng hải từ Bắc xuống Nam, từ Ðông sang Tây,
là tâm điểm của khu vực Đông Nam Á. Trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50
km đường chim bay. Đây là đầu mối giao thông nối liền các tỉnh trong vùng và là
cửa ngõ quốc tế . Với hệ thống cảng và sân bay lớn nhất cả nước, cảng Sài Gòn với
năng lực hoạt động 10 triệu tấn /năm. Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất với hàng chục
đường bay chỉ cách trung tâm thành phố 7km.
2.1.2. Điều kiện tự nhiên
2.1.2.1. Ðịa hình
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Ðông Nam
bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Ðịa hình tổng quát có dạng thấp dần từ Bắc xuống
Nam và từ Ðông sang Tây. Nó có thể chia thành 3 tiểu vùng địa hình.
Vùng cao nằm ở phía Bắc - Ðông Bắc và một phần Tây Bắc (thuộc bắc huyện Củ
Chi, đông bắc quận Thủ Ðức và quận 9), với dạng địa hình lượn sóng, độ cao trung
bình 10-25 m và xen kẽ có những đồi gò độ cao cao nhất tới 32m, như đồi Long
Bình (quận 9).
Vùng thấp trũng ở phía Nam-Tây Nam và Ðông Nam thành phố (thuộc các
quận 9, 8,7 và các huyện Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ). Vùng này có độ cao trung
bình trên dưới 1m và cao nhất 2m, thấp nhất 0,5m.
Vùng trung bình, phân bố ở khu vực Trung tâm Thành phố, gồm phần lớn
nội thành cũ, một phần các quận 2, Thủ Ðức, toàn bộ quận 12 và huyện Hóc Môn.
Vùng này có độ cao trung bình 5-10m.
Nhìn chung, địa hình Thành phố Hồ Chí Minh không phức tạp, song cũng
khá đa dạng, có điều kiện để phát triển nhiều mặt.
2.1.2.2. Khí hậu, thời tiết
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo.
Cũng như các tỉnh ở Nam bộ, đặc điểm chung của khí hậu-thời tiết thành phố Hồ
Chí Minh là nhiệt độ cao đều trong năm và có hai mùa mưa - khô rõ ràng làm tác
động chi phối môi trường cảnh quan sâu sắc. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11,
mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Theo tài liệu quan trắc nhiều năm của
30
trạm Tân Sơn Nhất, qua các yếu tố khí tượng chủ yếu; cho thấy những đặc trưng khí
hậu Thành Phố Hồ Chí Minh như sau:
- Lượng bức xạ dồi dào, trung bình khoảng 140 Kcal/cm2/năm. Số giờ nắng
trung bình/tháng 160-270 giờ. Nhiệt độ không khí trung bình 270C. Nhiệt độ cao
tuyệt đối 400
C, nhiệt độ thấp tuyệt đối 13,80
C. Tháng có nhiệt độ trung bình cao
nhất là tháng 4 (28,80
C), tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là khoảng giữa
tháng 12 và tháng 1 (25,70
C). Hàng năm có tới trên 330 ngày có nhiệt độ trung bình
25-280
C. Ðiều kiện nhiệt độ và ánh sáng thuận lợi cho sự phát triển các chủng loại
cây trồng và vật nuôi đạt năng suất sinh học cao; đồng thời đẩy nhanh quá trình
phân hủy chất hữu cơ chứa trong các chất thải, góp phần làm giảm ô nhiễm môi
trường đô thị
- Lượng mưa cao, bình quân/năm 1.949 mm. Năm cao nhất 2.718 mm (1908)
và năm nhỏ nhất 1.392 mm (1958). Số ngày mưa trung bình/năm là 159 ngày.
Khoảng 90% lượng mưa hàng năm tập trung vào các tháng mùa mưa từ tháng 5 đến
tháng 11; trong đó hai tháng 6 và 9 thường có lượng mưa cao nhất. Các tháng 1,2,3
mưa rất ít, lượng mưa không đáng kể. Trên phạm vi không gian thành phố, lượng
mưa phân bố không đều, có khuynh hướng tăng dần theo trục Tây Nam - Ðông Bắc.
Ðại bộ phận các quận nội thành và các huyện phía Bắc thường có lượng mưa cao
hơn các quận huyện phía Nam và Tây Nam.
- Ðộ ẩm tương đối của không khí bình quân/năm 79,5%; bình quân mùa mưa
80% và trị số cao tuyệt đối tới 100%; bình quân mùa khô 74,5% và mức thấp tuyệt
đối xuống tới 20%.
- Về gió, Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính và
chủ yếu là gió mùa Tây - Tây Nam và Bắc - Ðông Bắc. Gió Tây -Tây Nam từ Ấn
Ðộ Dương thổi vào trong mùa mưa, khoảng từ tháng 6 đến tháng 10, tốc độ trung
bình 3,6m/s và gió thổi mạnh nhất vào tháng 8, tốc độ trung bình 4,5 m/s. Gió Bắc-
Ðông Bắc từ biển Đông thổi vào trong mùa khô, khoảng từ tháng 11 đến tháng 2,
tốc độ trung bình 2,4 m/s. Ngoài ra có gió tín phong, hướng Nam - Ðông Nam,
khoảng từ tháng 3 đến tháng 5 tốc độ trung bình 3,7 m/s. Về cơ bản TPHCM thuộc
31
vùng không có gió bão. Năm 1997, do biến động bởi hiện tượng El-Nino gây nên
cơn bão số 5, chỉ một phần huyện Cần Giờ bị ảnh hưởng ở mức độ nhẹ.
2.1.2.3. Ðịa chất - đất đai
Ðất đai Thành phố Hồ Chí Minh được hình thành trên hai tướng trầm tích-
trầm tích Pleixtoxen và trầm tích Holoxen.
Trầm tích Pleixtoxen (trầm tích phù sa cổ): chiếm hầu hết phần phía Bắc,
Tây Bắc và Ðông Bắc thành phố, gồm phần lớn các huyện Củ Chi, Hóc môn, Bắc
Bình Chánh, quận Thủ Ðức, Bắc-Ðông Bắc quận 9 và đại bộ phận khu vực nội
thành cũ.
Ðiểm chung của tướng trầm tích này, thường là địa hình đồi gò hoặc lượn
sóng, cao từ 20-25m và xuống tới 3-4m, mặt nghiêng về hướng Ðông Nam. Dưới
tác động tổng hợp của nhiều yếu tố tự nhiên như sinh vật, khí hậu, thời gian và hoạt
động của con người, qua quá trình xói mòn và rữa trôi..., trầm tích phù sa cổ đã phát
triển thành nhóm đất mang những đặc trưng riêng. Nhóm đất xám, với qui mô hơn
45.000 ha, tức chiếm tỷ lệ 23,4% diện tích đất thành phố.
Ở thành phố Hồ Chí Minh, đất xám có ba loại: đất xám cao, có nơi bị bạc
màu; đất xám có tầng loang lổ đỏ vàng và đất xám gley; trong đó, hai loại đầu
chiếm phần lớn diện tích. Ðất xám nói chung có thành phần cơ giới chủ yếu là cát
pha đến thịt nhẹ, khả năng giữ nước kém; mực nước ngầm tùy nơi và tùy mùa biến
động sâu từ 1-2m đến 15m. Ðất chua, độ pH khoảng 4,0-5,0. Ðất xám tuy nghèo
dinh dưỡng, nhưng đất có tầng dày, nên thích hợp cho sự phát triển của nhiều loại
cây trồng nông lâm nghiệp, có khả năng cho năng suất và hiệu qủa kinh tế cao, nếu
áp dụng biện pháp luân canh, thâm canh tốt. Nền đất xám, phù hợp đối với sử dụng
bố trí các công trình xây dựng cơ bản.
Trầm tích Holoxen (trầm tích phù sa trẻ): tại thành phố Hồ Chí Minh, trầm
tích này có nhiều nguồn gốc-ven biển, vũng vịnh, sông biển, aluvi lòng sông và bãi
bồi... nên đã hình thành nhiều loại đất khác nhau: nhóm đất phù sa có diện tích
15.100 ha (7,8%), nhóm đất phèn 40.800 ha (21,2%) và đất phèn mặn (45.500 ha
(23,6). Ngoài ra có một diện tích nhỏ khoảng hơn 400 ha (0,2%) là "giồng" cát gần
biển và đất feralite vàng nâu bị xói mòn trơ sỏi đá ở vùng đồi gò.
32
2.1.2.4. Nguồn nước và thủy văn
Về nguồn nước, nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Ðồng Nai - Sài Gòn, thành
phố Hồ Chí minh có mạng lưới sông ngòi kênh rạch rất dày đặc.
Sông Ðồng Nai bắt nguồn từ cao nguyên Langbiang (Ðà Lạt) và hợp lưu bởi
nhiều sông khác, như sông La Ngà, sông Bé, nên có lưu vực lớn, khoảng 45.000
km2
. Nó có lưu lượng bình quân 20-500 m3
/s và lưu lượng cao nhất trong mùa lũ
lên tới 10.000 m3
/s, hàng năm cung cấp 15 tỷ m3
nước và là nguồn nước ngọt chính
của thành phố Hồ Chí Minh. Sông Sài Gòn bắt nguồn từ vùng Hớn Quản, chảy qua
Thủ Dầu Một đến thành phố với chiều dài 200 km và chảy dọc trên địa phận thành
phố dài 80 km. Hệ thống các chi lưu của sông Sài Gòn rất nhiều và có lưu lượng
trung bình vào khoảng 54 m3
/s.
Bề rộng của sông Sài Gòn tại thành phố thay đổi từ 225m đến 370m và độ
sâu tới 20m. Sông Ðồng Nai nối thông qua sông Sài Gòn ở phần nội thành mở rộng,
bởi hệ thống kênh Rạch Chiếc. Sông Nhà Bè hình thành từ chỗ hợp lưu của sông
Ðồng Nai và sông Sài Gòn, các trung tâm thành phố khoảng 5km về phía Ðông
Nam. Nó chảy ra biển Ðông bằng hai ngả chính -ngả Soài Rạp dài 59km, bề rộng
trung bình 2km, lòng sông cạn, tốc độ dòng chảy chậm; ngả Lòng Tàu đổ ra vịnh
Gành Rái, dài 56km, bề rộng trung bình 0,5km, lòng sông sâu, là đường thủy chính
cho tàu bè ra vào bến cảng Sài Gòn.
Ngoài trục các sông chính kể trên ra, thành phố còn có mạng lưới kênh rạch
chằng chịt, như ở hệ thống sông Sài Gòn có các rạch Láng The, Bàu Nông, rạch
Tra, Bến Cát, An Hạ, Tham Lương, Cầu Bông, Nhiêu Lộc-Thị Nghè, Bến Nghé, Lò
Gốm, Kênh Tẻ, Tàu Hũ, Kênh Ðôi và ở phần phía Nam Thành phố thuộc địa bàn
các huyện Nhà Bè, Cần Giờ mật độ kênh rạch dày đặc; cùng với hệ thống kênh cấp
3-4 của kênh Ðông-Củ Chi và các kênh đào An Hạ, kênh Xáng, Bình Chánh đã giúp
cho việc tưới tiêu kết quả, giao lưu thuận lợi và đang dần dần từng bước thực hiện
các dự án giải tỏa, nạo vét kênh rạch, chỉnh trang ven bờ, tô điểm vẻ đẹp cảnh quan
sông nước, phát huy lợi thế hiếm có đối với một đô thị lớn.
Nước ngầm ở Thành phố Hồ Chí Minh, nhìn chung khá phong phú tập trung
ở vùng nửa phần phía Bắc-trên trầm tích Pleixtoxen; càng xuống phía Nam (Nam
33
Bình Chánh, quận 7, Nhà Bè, Cần Giờ)-trên trầm tích Holoxen, nước ngầm thường
bị nhiễm phèn, nhiễm mặn.
Ðại bộ phận khu vực nội thành cũ có nguồn nước ngầm rất đáng kể, nhưng
chất lượng nước không tốt lắm. Tuy nhiên, trong khu vực này, nước ngầm vẫn
thường được khai thác ở ba tầng chủ yếu: 0-20m, 60-90m và 170-200m. Khu vực
các quận huyện 12, Hóc môn và Củ Chi có trữ lượng nước ngầm rất dồi dào, chất
lượng nước rất tốt, thường được khai thác ở tầng 60-90m. Ðây là nguồn nước bổ
sung quan trọng của thành phố
Về thủy văn, hầu hết các sông rạch Thành phố Hồ Chí Minh đều chịu ảnh
hưởng dao động triều bán nhật của biển Ðông. Mỗi ngày, nước lên xuống hai lần,
theo đó thủy triều thâm nhập sâu vào các kênh rạch trong thành phố, gây nên tác
động không nhỏ đối với sản xuất nông nghiệp và hạn chế việc tiêu thoát nước ở khu
vực nội thành.
Mực nước triều bình quân cao nhất là 1,10m. Tháng có mực nước cao nhất là
tháng 10-11, thấp nhất là các tháng 6-7. Về mùa khô, lưu lượng của nguồn các sông
nhỏ, độ mặn 4% có thể xâm nhập trên sông Sài Gòn đến quá Lái Thiêu, có năm đến
đến tận Thủ Dầu Một và trên sông Ðồng Nai đến Long Ðại. Mùa mưa lưu lượng
của nguồn lớn, nên mặn bị đẩy lùi ra xa hơn và độ mặn bị pha loãng đi nhiều.
Từ khi có các công trình thủy điện Trị An và thủy lợi Dầu Tiếng ở thượng
nguồn, chế độ chảy tự nhiên chuyển sang chế độ chảy điều tiết qua tuốt bin, đập
tràn và cống đóng-xả, nên môi trường vùng hạ du từ Bắc Nhà Bè trở nên chịu ảnh
hưởng của nguồn, nói chung đã được cải thiện theo chiều hướng ngọt hóa. Dòng
chảy vào mùa kiệt tăng lên, đặc biệt trong các tháng từ tháng 2 đến tháng 5 tăng 3-6
lần so với tự nhiên.
Vào mùa mưa, lượng nước được điều tiết giữ lại trên hồ, làm giảm thiểu khả
năng úng lụt đối với những vùng trũng thấp; nhưng ngược lại, nước mặn lại xâm
nhập vào sâu hơn. Tuy nhiên, nhìn chung, đã mở rộng được diện tích cây trồng
bằng việc tăng vụ mùa canh tác. Ngoài ra, việc phát triển các hệ thống kênh mương,
đã có tác dụng nâng cao mực nước ngầm trên tầng mặt lên 2-3m, tăng thêm nguồn
cung cấp nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của thành phố.
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường

More Related Content

What's hot

Luận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt NamLuận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOT
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOTLuận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOT
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Tiểu luận shtt nhóm 26 (nhật bản)
Tiểu luận shtt   nhóm 26 (nhật bản)Tiểu luận shtt   nhóm 26 (nhật bản)
Tiểu luận shtt nhóm 26 (nhật bản)zazazu_lynk
 
Luận văn: Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn
Luận văn: Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thônLuận văn: Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn
Luận văn: Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Luận văn: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành chí...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành chí...Luận văn: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành chí...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành chí...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệp
Luận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệpLuận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệp
Luận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệp
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ, HAY!Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ, HAY!
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể tại tp HCM
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể tại tp HCMLuận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể tại tp HCM
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể tại tp HCM
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường biển TP Đà Nẵng
Luận văn: Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường biển TP  Đà NẵngLuận văn: Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường biển TP  Đà Nẵng
Luận văn: Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường biển TP Đà Nẵng
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
BÀI MẪU Báo cáo thực tập ngành môi trường, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Báo cáo thực tập ngành môi trường, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Báo cáo thực tập ngành môi trường, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Báo cáo thực tập ngành môi trường, HAY, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...
Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...
Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán quản trị chiến lược v...
Luận án: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán quản trị chiến lược v...Luận án: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán quản trị chiến lược v...
Luận án: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán quản trị chiến lược v...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại Tp HCM
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại Tp HCMLuận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại Tp HCM
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại Tp HCM
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Di cư lao động nông thôn - đô thị từ góc độ người ở lại
Luận văn: Di cư lao động nông thôn - đô thị từ góc độ người ở lạiLuận văn: Di cư lao động nông thôn - đô thị từ góc độ người ở lại
Luận văn: Di cư lao động nông thôn - đô thị từ góc độ người ở lại
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Xây dựng văn hóa công sở tại UBND quận Đồ Sơn, HAY
Đề tài: Xây dựng văn hóa công sở tại UBND quận Đồ Sơn, HAYĐề tài: Xây dựng văn hóa công sở tại UBND quận Đồ Sơn, HAY
Đề tài: Xây dựng văn hóa công sở tại UBND quận Đồ Sơn, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường TP Hạ Long, HAY
Luận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường TP Hạ Long, HAYLuận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường TP Hạ Long, HAY
Luận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường TP Hạ Long, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
BÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ  TS. BÙI QUANG XUÂNBÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ  TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ TS. BÙI QUANG XUÂN
Bùi Quang Xuân
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Tác động của biến đổi khí hậu đến khai thác thuỷ sản
Luận án: Tác động của biến đổi khí hậu đến khai thác thuỷ sảnLuận án: Tác động của biến đổi khí hậu đến khai thác thuỷ sản
Luận án: Tác động của biến đổi khí hậu đến khai thác thuỷ sản
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Đánh giá chương trình xây dựng nông thôn mới tại Hà Nội
Đề tài: Đánh giá chương trình xây dựng nông thôn mới tại Hà NộiĐề tài: Đánh giá chương trình xây dựng nông thôn mới tại Hà Nội
Đề tài: Đánh giá chương trình xây dựng nông thôn mới tại Hà Nội
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

What's hot (20)

Luận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt NamLuận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOT
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOTLuận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOT
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOT
 
Tiểu luận shtt nhóm 26 (nhật bản)
Tiểu luận shtt   nhóm 26 (nhật bản)Tiểu luận shtt   nhóm 26 (nhật bản)
Tiểu luận shtt nhóm 26 (nhật bản)
 
Luận văn: Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn
Luận văn: Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thônLuận văn: Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn
Luận văn: Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn
 
Luận văn: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành chí...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành chí...Luận văn: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành chí...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành chí...
 
Luận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệp
Luận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệpLuận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệp
Luận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệp
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ, HAY!Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ, HAY!
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể tại tp HCM
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể tại tp HCMLuận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể tại tp HCM
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể tại tp HCM
 
Luận văn: Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường biển TP Đà Nẵng
Luận văn: Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường biển TP  Đà NẵngLuận văn: Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường biển TP  Đà Nẵng
Luận văn: Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường biển TP Đà Nẵng
 
BÀI MẪU Báo cáo thực tập ngành môi trường, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Báo cáo thực tập ngành môi trường, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Báo cáo thực tập ngành môi trường, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Báo cáo thực tập ngành môi trường, HAY, 9 ĐIỂM
 
Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...
Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...
Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...
 
Luận án: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán quản trị chiến lược v...
Luận án: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán quản trị chiến lược v...Luận án: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán quản trị chiến lược v...
Luận án: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán quản trị chiến lược v...
 
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại Tp HCM
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại Tp HCMLuận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại Tp HCM
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại Tp HCM
 
Luận văn: Di cư lao động nông thôn - đô thị từ góc độ người ở lại
Luận văn: Di cư lao động nông thôn - đô thị từ góc độ người ở lạiLuận văn: Di cư lao động nông thôn - đô thị từ góc độ người ở lại
Luận văn: Di cư lao động nông thôn - đô thị từ góc độ người ở lại
 
Đề tài: Xây dựng văn hóa công sở tại UBND quận Đồ Sơn, HAY
Đề tài: Xây dựng văn hóa công sở tại UBND quận Đồ Sơn, HAYĐề tài: Xây dựng văn hóa công sở tại UBND quận Đồ Sơn, HAY
Đề tài: Xây dựng văn hóa công sở tại UBND quận Đồ Sơn, HAY
 
Luận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường TP Hạ Long, HAY
Luận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường TP Hạ Long, HAYLuận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường TP Hạ Long, HAY
Luận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường TP Hạ Long, HAY
 
BÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ  TS. BÙI QUANG XUÂNBÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ  TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ TS. BÙI QUANG XUÂN
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HAY
 
Luận án: Tác động của biến đổi khí hậu đến khai thác thuỷ sản
Luận án: Tác động của biến đổi khí hậu đến khai thác thuỷ sảnLuận án: Tác động của biến đổi khí hậu đến khai thác thuỷ sản
Luận án: Tác động của biến đổi khí hậu đến khai thác thuỷ sản
 
Đề tài: Đánh giá chương trình xây dựng nông thôn mới tại Hà Nội
Đề tài: Đánh giá chương trình xây dựng nông thôn mới tại Hà NộiĐề tài: Đánh giá chương trình xây dựng nông thôn mới tại Hà Nội
Đề tài: Đánh giá chương trình xây dựng nông thôn mới tại Hà Nội
 

Similar to Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường

Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường, 9 ĐIỂM
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường, 9 ĐIỂMLuận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường, 9 ĐIỂM
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường ở quận 8
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường ở quận 8Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường ở quận 8
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường ở quận 8
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóaPhát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOTLuận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Mô hình hoá không gian trong phân vùng cảnh báo lũ
Luận án: Mô hình hoá không gian trong phân vùng cảnh báo lũLuận án: Mô hình hoá không gian trong phân vùng cảnh báo lũ
Luận án: Mô hình hoá không gian trong phân vùng cảnh báo lũ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
luanvantrust
 
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đLuận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Đo đạc trắc lượng lớp phủ trên ảnh vệ tinh đa thời gian
Luận văn: Đo đạc trắc lượng lớp phủ trên ảnh vệ tinh đa thời gianLuận văn: Đo đạc trắc lượng lớp phủ trên ảnh vệ tinh đa thời gian
Luận văn: Đo đạc trắc lượng lớp phủ trên ảnh vệ tinh đa thời gian
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
đáNh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện các...
đáNh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện các...đáNh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện các...
đáNh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện các...
jackjohn45
 
Luận văn thạc sĩ vật lí.
Luận văn thạc sĩ vật lí.Luận văn thạc sĩ vật lí.
Luận văn thạc sĩ vật lí.
ssuser499fca
 
Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...
Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...
Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề ...
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề ...đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề ...
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận án: Nghiên cứu, đánh giá tổng hợp chất lượng môi trường không khí khu vự...
Luận án: Nghiên cứu, đánh giá tổng hợp chất lượng môi trường không khí khu vự...Luận án: Nghiên cứu, đánh giá tổng hợp chất lượng môi trường không khí khu vự...
Luận án: Nghiên cứu, đánh giá tổng hợp chất lượng môi trường không khí khu vự...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
ssuser499fca
 
Luận văn: Phát triển khu du lịch văn hóa Suối Tiên, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển khu du lịch văn hóa Suối Tiên, HOT, 9đLuận văn: Phát triển khu du lịch văn hóa Suối Tiên, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển khu du lịch văn hóa Suối Tiên, HOT, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG NGHỆ XỬ LÝ VÀ TIỀM NĂNG TÁI SỬ DỤNG BÙN THẢI ĐÔ THỊ ...
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG NGHỆ XỬ LÝ VÀ TIỀM NĂNG TÁI SỬ DỤNG BÙN THẢI ĐÔ THỊ ...ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG NGHỆ XỬ LÝ VÀ TIỀM NĂNG TÁI SỬ DỤNG BÙN THẢI ĐÔ THỊ ...
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG NGHỆ XỬ LÝ VÀ TIỀM NĂNG TÁI SỬ DỤNG BÙN THẢI ĐÔ THỊ ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOTLuận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp tái sử dụng dòng thải từ hoạt động l...
Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp tái sử dụng dòng thải từ hoạt động l...Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp tái sử dụng dòng thải từ hoạt động l...
Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp tái sử dụng dòng thải từ hoạt động l...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
ssuser499fca
 
Luận văn: Đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tỉnh Nghệ An
Luận văn: Đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tỉnh Nghệ AnLuận văn: Đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tỉnh Nghệ An
Luận văn: Đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tỉnh Nghệ An
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

Similar to Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường (20)

Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường, 9 ĐIỂM
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường, 9 ĐIỂMLuận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường, 9 ĐIỂM
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường ở quận 8
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường ở quận 8Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường ở quận 8
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường ở quận 8
 
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóaPhát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
 
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOTLuận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
 
Luận án: Mô hình hoá không gian trong phân vùng cảnh báo lũ
Luận án: Mô hình hoá không gian trong phân vùng cảnh báo lũLuận án: Mô hình hoá không gian trong phân vùng cảnh báo lũ
Luận án: Mô hình hoá không gian trong phân vùng cảnh báo lũ
 
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
 
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đLuận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
 
Luận văn: Đo đạc trắc lượng lớp phủ trên ảnh vệ tinh đa thời gian
Luận văn: Đo đạc trắc lượng lớp phủ trên ảnh vệ tinh đa thời gianLuận văn: Đo đạc trắc lượng lớp phủ trên ảnh vệ tinh đa thời gian
Luận văn: Đo đạc trắc lượng lớp phủ trên ảnh vệ tinh đa thời gian
 
đáNh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện các...
đáNh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện các...đáNh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện các...
đáNh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện các...
 
Luận văn thạc sĩ vật lí.
Luận văn thạc sĩ vật lí.Luận văn thạc sĩ vật lí.
Luận văn thạc sĩ vật lí.
 
Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...
Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...
Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...
 
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề ...
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề ...đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề ...
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề ...
 
Luận án: Nghiên cứu, đánh giá tổng hợp chất lượng môi trường không khí khu vự...
Luận án: Nghiên cứu, đánh giá tổng hợp chất lượng môi trường không khí khu vự...Luận án: Nghiên cứu, đánh giá tổng hợp chất lượng môi trường không khí khu vự...
Luận án: Nghiên cứu, đánh giá tổng hợp chất lượng môi trường không khí khu vự...
 
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
 
Luận văn: Phát triển khu du lịch văn hóa Suối Tiên, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển khu du lịch văn hóa Suối Tiên, HOT, 9đLuận văn: Phát triển khu du lịch văn hóa Suối Tiên, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển khu du lịch văn hóa Suối Tiên, HOT, 9đ
 
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG NGHỆ XỬ LÝ VÀ TIỀM NĂNG TÁI SỬ DỤNG BÙN THẢI ĐÔ THỊ ...
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG NGHỆ XỬ LÝ VÀ TIỀM NĂNG TÁI SỬ DỤNG BÙN THẢI ĐÔ THỊ ...ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG NGHỆ XỬ LÝ VÀ TIỀM NĂNG TÁI SỬ DỤNG BÙN THẢI ĐÔ THỊ ...
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG NGHỆ XỬ LÝ VÀ TIỀM NĂNG TÁI SỬ DỤNG BÙN THẢI ĐÔ THỊ ...
 
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOTLuận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT
 
Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp tái sử dụng dòng thải từ hoạt động l...
Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp tái sử dụng dòng thải từ hoạt động l...Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp tái sử dụng dòng thải từ hoạt động l...
Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp tái sử dụng dòng thải từ hoạt động l...
 
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
 
Luận văn: Đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tỉnh Nghệ An
Luận văn: Đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tỉnh Nghệ AnLuận văn: Đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tỉnh Nghệ An
Luận văn: Đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tỉnh Nghệ An
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
thanhluan21
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
LngHu10
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CNGTRC3
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (11)

Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
 

Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Lưu Thống Thái PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG QUẬN 8 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2012
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Lưu Thống Thái PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG QUẬN 8 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành : Địa lý học (trừ Địa lý tự nhiên) Mã số : 60 31 95 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. TRỊNH THANH SƠN Thành phố Hồ Chí Minh - 2012
  • 3. LỜI CẢM ƠN Luận văn này được hoàn thành với sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô khoa Địa lý, Phòng Sau Đại học, trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh và các ông, bà ở Phòng Giáo dục và Đào tạo quận 8, Phòng Tài nguyên – Môi trường quận 8, Phòng Quản lý đô thị quận 8, Phòng Kinh tế quận 8. Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đối với: Thầy hướng dẫn: TS.Trịnh Thanh Sơn, Trưởng phòng Sau Đại học Trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình chỉ dẫn tôi trong suốt thời gian làm luận văn Ban Giám hiệu trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chủ nhiệm Khoa Địa lý trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ tôi thực hiện luận văn Các ông, bà là lãnh đạo và chuyên viên ở Phòng Giáo dục và Đào tạo quận 8, Phòng Tài nguyên và Môi trường quận 8, Phòng Quản lý đô thị quận 8, Phòng Kinh tế quận 8 Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn với tất cả thầy, cô ở Khoa Địa lý trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt những kiến thức quý báu để tôi làm cơ sở cho việc thực hiện luận văn này. Người viết luận văn LƯU THỐNG THÁI
  • 4. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cảm ơn Mục lục Danh mục chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VỚI MÔI TRƯỜNG NƯỚC VÀ KHÔNG KHÍ................6 1.1. Phát triển.......................................................................................................6 1.2. Phát triển kinh tế - xã hội .............................................................................6 1.3. Các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội .....................................................6 1.3.1. Khái niệm................................................................................................6 1.3.2. Phân loại ................................................................................................7 1.4. Môi trường....................................................................................................9 1.4.1. Khái niệm................................................................................................9 1.4.3. Ô nhiễm môi trường..............................................................................10 1.4.3.1. Khái niệm.......................................................................................10 1.4.3.2. Phân loại.........................................................................................10 1.5. Mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường....................................................11 1.6. Môi trường nước mặt..................................................................................12 1.6.1. Thành phần của môi trừơng nước.........................................................12 1.6.1.1. Thành phần sinh học ......................................................................12 1.6.1.2. Thành phần hoá học chủ yếu .........................................................13 1.6.2.2. Nguyên nhân ..................................................................................15 1.7. Môi trường nước ngầm...............................................................................18 1.7.1. Khái niệm..............................................................................................18 1.7.2. Phân loại ...............................................................................................18 1.7.3. Quan hệ giữa nước mặt và nước ngầm:................................................18 1.7.4. Chế độ nước:.........................................................................................19 1.7.5. Các tác nhân gây ô nhiễm.....................................................................20 1.7.6. Các nguyên nhân chính làm ô nhiễm....................................................20 1.7.7. Các tác động ảnh hưởng đến nước ngầm..............................................21 1.8. Môi trường không khí ................................................................................23 1.8.1. Thành phần của khí quyển....................................................................23
  • 5. 1.8.2. Ô nhiễm không khí ...............................................................................23 1.8.2.1. Khái niệm.......................................................................................23 1.8.2.2. Nguyên nhân ..................................................................................24 1.8.2.3. Một số tác nhân gây ô nhiễm chính ...............................................25 Chương 2: HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN MÔI TRƯỜNG QUẬN 8 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .................28 2.1. Tổng thể phát triển kinh tế-xã hội thành phố Hồ Chí Minh.......................28 2.1.1. Vị trí địa lý............................................................................................28 2.1.2. Điều kiện tự nhiên.................................................................................29 2.1.2.1. Ðịa hình..........................................................................................29 2.1.2.2. Khí hậu, thời tiết ............................................................................29 2.1.2.3. Ðịa chất - đất đai ............................................................................31 2.1.2.4. Nguồn nước và thủy văn................................................................32 2.1.2.5. Thảm thực vật ................................................................................34 2.1.3. Tình hình phát triển kinh tế- xã hội ......................................................34 2.1.3.1. Kinh tế............................................................................................34 2.1.3.2. Xã hội.............................................................................................36 2.1.4. Môi trường nước và không khí ở thành phố Hồ Chí Minh...................39 2.1.4.1. Môi trường nước ............................................................................39 2.1.4.2. Môi truờng không khí ....................................................................43 2.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở quận 8 thành phố Hồ Chí Minh.....46 2.2.1. Vị trí địa lý............................................................................................46 2.2.2. Điều kiện tự nhiên.................................................................................47 2.2.2.1. Địa hình..........................................................................................47 2.2.2.2. Khí hậu...........................................................................................47 2.2.2.3. Thủy văn ........................................................................................47 2.2.3. Tình hình kinh tế xã hội........................................................................48 2.2.3.1. Kinh tế............................................................................................48 2.2.3.2. Xã hội.............................................................................................51 2.3. Hiện trạng phát triển kinh tế xã hội ở quận 8:............................................63 2.3.1. Dân số và lao động: ..............................................................................63 2.3.1.1. Quy mô dân số trung bình:.............................................................63 2.3.1.2. Phân bố dân cư:..............................................................................63 2.3.1.3. Đặc điểm dân cư: ...........................................................................65 2.3.1.3.1. Dân số trong các hộ gia đình:....................................................65 2.3.1.3.2. Dân số phân theo độ tuổi và giới tính:......................................66 2.3.1.3.3. Tình trạng cư trú: .....................................................................66
  • 6. 2.3.1.3.4. Dân tộc:.....................................................................................67 2.3.1.3.5. Trình độ văn hóa: .....................................................................67 2.3.1.4. Nguồn lao động:.............................................................................67 2.3.2. Hiện trạng sử dụng đất đai....................................................................68 2.3.3. Cơ sở kinh tế - kỹ thuật:........................................................................70 2.3.3.1.Cơ cấu kinh tế ....................................................................................70 2.3.3.2.Thương mại – dịch vụ........................................................................71 2.3.3.3.Hiện trạng mạng lưới công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, kho bãi..71 2.3.3.4. Hiện trạng cảng: cảng Phú Định quy mô 50 ha, do thành phố quản lý, tại phường 16 ............................................................................................72 2.3.3.5. Công trình đầu mối kỹ thuật: .........................................................73 2.3.4. Hạ tầng xã hội:......................................................................................73 2.3.5. Hạ tầng kỹ thuật....................................................................................78 2.3.5.1. Hiện trạng giao thông.....................................................................78 2.3.5.2. Chuẩn bị kỹ thuật và thoát nước mưa ............................................79 2.3.5.3. Hiện trạng cấp nước.......................................................................80 2.3.5.4. HIện trạng cấp điện:.......................................................................81 2.3.5.5. Thoát nước bẩn: .............................................................................83 2.4. Đánh giá tổng hợp ......................................................................................84 2.4.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến đô thị:.............................84 2.4.2. Thực trạng phát triển đô thị: .................................................................84 2.5. Hiện trạng môi trường nước và không khí ở quận 8.................................85 2.5.1. Môi trường nước...................................................................................85 2.5.2. Môi trường không khí...........................................................................98 2.6. Đánh giá chung.........................................................................................106 2.6.1. Chất lượng nước .................................................................................107 2.6.2. Chất lượng không khí .........................................................................108 Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG NƯỚC VÀ KHÔNG KHÍ Ở QUẬN 8 ...................................110 3.1. Cơ sở định hướng .....................................................................................110 3.1.1. Cơ sở triết học của quản lý môi trường ..............................................110 3.1.2. Kết hợp mục tiêu kinh tế và mục tiêu sinh thái...............................111 3.2. Định hướng...............................................................................................112 3.2.1. Bảo vệ môi trường nước và sử dụng bền vững tài nguyên nước........114 3.2.3. Bảo vệ môi trường biển, ven biển và hải đảo .....................................115 3.2.4. Sản xuất sạch hơn ...............................................................................115 3.2.5. Bảo vệ môi trường gắn với phát triển kinh tế - xã hội vùng...............116
  • 7. 3.2.6. Bảo vệ môi trường gắn với phát triển các ngành kinh tế....................116 3.2.7. Nghiên cứu khoa học, công nghệ về môi trường................................118 3.3. Các giải pháp............................................................................................118 3.3.1. Tăng cường giáo dục và nâng cao nhận thức về môi trường..............118 3.3.2. Tăng cường vai trò của cộng đồng, doanh nghiệp, tư nhân trong bảo vệ môi trường .......................................................................................................119 3.3.3. Tăng cường và đa dạng hoá đầu tư bảo vệ môi trường ......................120 3.3.4. Mở rộng hợp tác quốc tế và thu hút sự tài trợ của quốc tế ................121 3.3.5. Tăng cường năng lực quản lý nhà nước về môi trường......................123 3.3.6. Kết hợp chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia với chiến lược phát triển kinh tế xã hội ...........................................................................................124 3.3.7. Lựa chọn hành động ưu tiên ...............................................................125 3.3.8. Trách nhiệm và các cơ quan thực hiện ...............................................126 KẾT LUẬN............................................................................................................128 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................130
  • 8. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT pH Độ pH của nước COD Nhu cầu Oxi hóa học BOD Nhu cầu Oxi sinh học DO Lượng Oxi hòa tan TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam LVS Lê Văn Sĩ ĐBP Điện Biên Phủ TL Tham Lương AL An Lộc HB Hòa Bình OB Ông Buông RN Rạch Ngựa CV Chà Và PĐ Phú Định NTĐ Nhị Thiên Đường
  • 9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Các ion đa lượng....................................................................................13 Bảng 1.2. Các ion vi lượng trong môi trường nước (mg/l)....................................14 Bảng 2.1: Tốc độ tăng GDP giai đoạn 2001-2010 (Đơn vị tính : %) ...................35 Bảng 2.2: Cơ cấu kinh tế giai đoạn 2001-2010.....................................................36 Bảng 2.3 : Tốc độ tăng kim ngạch xuất nhập khẩu giai đoạn 2001-2010 ..............36 Bảng 2.4: Kết quả quan trắc chất lượng nước kênh rạch nội thành Thành phố Hồ Chí Minh................................................................................................39 Bảng 2.5: Kết quả nồng độ CO trong năm 2008....................................................43 Bảng 2.6: Biến động dân số từ 1998 – 2006..........................................................63 Bảng 2.7: Phân bố dân cư theo địa bàn..................................................................64 Bảng 2.8 : Các chỉ tiêu về dân số quận 8 qua 4 đợt tổng điều tra...........................65 Bảng 2.9: Điều tra trình độ văn hóa ở quận 8 năm 2004.......................................67 Bảng 2.10: Bảng hiện trạng sử dụng đất..................................................................69 Bảng 2.11: Vị trí các điểm giám sát nước mặt.........................................................85 Bảng 2.12: Vị trí các điểm giám sát nước mặt năm 2007........................................91 Bảng 2.13: Tóm tắt kết quả phân tích năm 2010 .....................................................93 Bảng 2.14: Vị trí các điểm giám sát chất lượng không khí .....................................99 Bảng 2.15: Kết quả đo đạc chất lượng môi trường không khí xung quanh...........100 Bảng 2.16: Kết quả đo đạc chất lượng môi trường không khí xung quanh Quận 8 năm 2007 .............................................................................................101
  • 10. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1 : Giá trị pH lúc nước lớn năm 2007 - 2008.....................................39 Biểu đồ 2.2 : Giá trị pH lúc nước ròng năm 2007 - 2008...................................40 Biểu đồ 2.3 : Giá trị COD lúc nước lớn năm 2007 - 2008.................................41 Biểu đồ 2.4 : Giá trị COD lúc nước ròng năm 2007 - 2008...............................41 Biểu đồ 2.5 : Giá trị BOD lúc nước lớn năm 2007 - 2008.................................42 Biểu đồ 2.6 : Giá trị BOD lúc nước ròng năm 2007 - 2008...............................42 Biểu đồ 2.7 : Nồng độ CO từ năm 2004 - 2008 .................................................43 Biểu đồ 2.8 : Nồng độ PM10 trung bình năm từ 2004 - 2008 ............................44 Biểu đồ 2.9 : Nồng độ O3 từ năm 2004 - 2008 ................................................45 Biểu đồ 2.10 : Nồng độ NO2 từ năm 2004 - 200845 Biểu đồ 2.11 : pH tại các vị trí giám sát trên kênh rạch Quận 8 năm 1996 - tháng 07/2006....................................................................88 Biểu đồ 2.12 : Nồng độ chất rắn lơ lửng tại vị trí giám sát trên kênh rạch Quận 8 năm 1996 - tháng 07/2006 ...............................................88 Biểu đồ 2.13 : Nồng độ COD tại vị trí giám sát trên kênh rạch Quận 8 năm 1996 - tháng 07/2006....................................................................89 Biểu đồ 2.14 : Nồng độ BOD tại các vị trí giám sát kênh rạch Quận 8 năm 1996 - tháng 07/2006....................................................................90 Biểu đồ 2.15 : Diễn biến Coliform tại các vị trí giám sát trên kênh rạch Quận 8 năm 1996 - tháng 07/2006 ...............................................90 Biểu đồ 2.16 : So sánh giá trị pH trung bình mùa mưa và mùa nắng năm 2010.......................................................................................95 Biểu đồ 2.17 : So sánh giá trị TSS trung bình mùa mưa và mùa năng năm 2010.......................................................................................95 Biểu đồ 2.18 : So sánh giá trị DO trung bình mùa mưa và mùa nắng năm 2010.......................................................................................96 Biểu đồ 2.19 : So sánh giá trị COD trung bình mùa mưa và mùa nắng năm 2010.......................................................................................97
  • 11. Biểu đồ 2.20 : So sánh giá trị BOD5 trung bình mùa mưa và mùa nắng năm 2010.......................................................................................97 Biểu đồ 2.21 : So sánh giá trị Coliform mùa mưa và mùa nắng năm 2010 .........98 Biểu đồ 2.22 : So sánh độ ồn mùa mưa năm 2007 và 2010...............................104 Biểu đồ 2.23 : So sánh nồng độ NO2 năm 2007 và 2010 ..................................104 Biểu đồ 2.24 : So sánh nồng độ SO2 năm 2007 và 2010 ...................................105 Biểu đồ 2.25 : So sánh nồng độ CO năm 2007 và 2010 ....................................105
  • 12. 1 MỞ ĐẦU 1.1.Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài Phát triển kinh tế - xã hội là yêu cầu bức thiết hiện nay, không chỉ ở Việt Nam, mà còn cả trên phạm vi thế giới, thế nhưng hàng năm trên thế giới phải chịu nhiều thiệt hại về người và của do ô nhiễm môi trường gây ra, mà phát triển kinh tế, quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá là những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Được biết hàng ngày, môi trường sống của chúng ta phải tiếp nhận hàng trăm ngàn tấn rác, khí thải, chất thải từ các ngôi nhà hay những công ty, xí nghiệp, khu chế xuất… Ô nhiễm môi trường không chỉ là vấn đề kinh tế - xã hội, mà ngày nay nó còn là vấn đề chính trị của nhiều quốc gia trên thế giới. Hiện nay ở thành phố Hồ Chí Minh, mặc dù các cấp , các ngành đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường nhưng tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn là vấn đề đáng lo ngại. Thành phố Hồ Chí Minh hiện có 5 triệu dân và 3 triệu người nhập cư , cộng đồng dân cư hàng ngày thải ra hàng trăm ngàn tấn rác các loại , lượng rác nhiều đến mức không còn chỗ để chôn lấp , gây mất vệ sinh nghiêm trọng cho môi trường nước và không khí . Xe cộ nhiều gây nên khói bụi mịt mù từ sáng đến tối mịt , tình trạng xây dựng tràn lan đã biến thành phố như một công trường khổng lồ .Ngoài ra tình trạng chôn lấp các sông rạch , làm tắt nghẽn hệ thồng thoát nước của thành phố cũng dẫn đến úng ngập mỗi khi trời mưa hoặc triều cường . Mỗi khi nước dâng cao biến đường thành sông suối , hàng trăm thứ rác và nước bẩn trôi bềnh bồng vào cả nhà dân . Ô nhiễm môi trường không chỉ làm mất vệ sinh từ ngày này qua tháng nọ mà nó còn là tác nhân gây ra dịch bệnh cho con người. Trong bối cảnh chung của thành phố Hồ Chí Minh , quận 8 không nằm ngoài qui luật trên. Tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hoá và đô thị hoá khá nhanh cùng với sự gia tăng dân số gây áp lực nặng nề lên môi trường quận 8 . Môi trường ở nhiều nơi bị ô nhiễm do khí thải và chất thải từ sinh hoạt , hoạt động công nghiệp , các phương tiện giao thông
  • 13. 2 Vấn đề đặt ra là mức độ ô nhiễm nước và không khí ở quận 8 thành phố Hồ Chí Minh thay đổi như thế nào trong những năm gần đây . Chính quyền các cấp và người dân phải làm gì để bảo vệ môi trường . Xuất phát từ những vấn đề đặt ra , tôi chọn đề tài : “Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đén môi trường ở quận 8 thành phố Hồ Chí Minh” 1.2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 1.2.1. Mục đích Đúc kết các cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế -xã hội Nghiên cứu tác động của sự phát triển kinh tế -xã hội đến môi trường 1.2.2. Nhiệm vụ Tìm hiểu, nghiên cứu, đúc kết cơ sở lý luận về môi trường nói chung và môi trường nước và không khí nói riêng Tìm hiểu hiện trạng môi trường nước và không khí tại quận 8 thành phố Hồ Chí Minh Phân tích những tác động của sự phát triển kinh tế -xã hội đến ô nhiễm môi trường nước và không khí ở quận 8 Đưa ra một số đề xuất , kiến nghị để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường nước và không khí ở quận 8 thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian hiện nay và sắp tới 1.3. Giới hạn của đề tài Nghiên cứu những nguyên nhân và phương hướng giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường và một số biện pháp giảm tác động của sự phát triển kinh tế -xã hội đến môi trường chứ không đi sâu vào xử lý kỹ thuật 1.3.1. Không gian : Phát triển kinh tế -xã hội và ô nhiễm môi trường ở Quận 8 1.3.2. Thời gian : Nghiên cứu sự phát triển kinh tế -xã hội và môi trường trong vòng 10 năm từ 2001-2010 1.3.3. Nội dung : Phát triển kinh tế - xã hội và ảnh hưởng của của nó đến môi trường nước và không khí ở quận 8 thành phố Hồ Chí Minh Lịch sử nghiên cứu vấn đề Những năm gần đây vấn đề nghiên cứu đánh giá hiện trạng môi trường rất được quan tâm ở Việt Nam , nhất là các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh .
  • 14. 3 Những năm trước đây đã có nhiều người nghiên cứu về mức độ ô nhiễm tiếng ồn do giao thông , ô nhiễm khí do giao thông , môi trường nước kênh Tàu Hủ -Bến Nghé –Kênh Đôi- Kênh Tẻ . Và nhiều bài báo cáo nghiên cứu về môi trường ở thành phố Hồ Chí Minh . Riêng đề tài nghiên cứu về môi trường nước và không khí ở một quận , huyện thì hầu như chưa có ai nghiên cứu Đề tài này nêu lên hiện trạng môi trường nước và không khí ở quận 8 thành phố Hồ Chí Minh nhằm góp phần nghiên cứu môi trường trong thành phố , từ đó đưa ra một vài kiến nghị cụ thể về bảo vệ môi trường cho toàn thành phố nói chung và cho quận 8 nói riêng 1.5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 1.5.1. Quan điểm 1.5.1. Quan điểm hệ thống Khi nghiên cứu một hệ thống , không những phải chú ý đến hệ thống bên trong của nó mà còn phải chú ý đến tính hệ thống bên ngoài của nó , phải nghiên cứu cấu trúc đứng và cấu trúc ngang của hệ thống và sự hoạt động của hệ thống (cấu trúc động lực) 1.5.2. Quan điểm lãnh thổ Bất cứ một lãnh thổ nào muốn phát triển bền vững thì trong phát triển phải tính đến yếu tố môi trường , gồm môi trường tự nhiên và môi trường sản xuất xã hội. Chúng còn quan hệ chặt chẽ , khăng khít , còn tác động lẫn nhau trong thế cân đối thống nhất . Quan điểm lãnh thổ sẽ chỉ ra cho thấy mối liên hệ giữa môi trường đến tính ổn định và bền vững của sự phát triển kinh tế - xã hội , giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa phát triển và môi trường 1.5.3. Quan điểm lịch sử- viễn cảnh Mỗi đối tượng nghiên cứu đều có nguồn gốc phát sinh và luôn biến đổi. Do đó, trong quá trình nghiên cứu và đánh giá đối tượng phải dựa trên quan điểm lịch sử để hiểu biết lịch sử phát sinh, tồn tại và phát triển cũng như những nguyên nhân thay đổi và có thể dự báo xu thế phát triển của chúng trong tương lai.
  • 15. 4 1.5.4. Quan điểm phát triển kinh tế bền vững Phát triển bền vững là mục tiêu chính của chiến lược phát triển kinh tế xă hội Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung. Từng ngành, từng khu vực kinh tế và từng địa phương phải xây dựng được đường lối chính sách phát triển kinh tế gắn với việc đảm bảo môi trường, mang lại cuộc sống trong lành cho con người. Nghiên cứu sự phát triển kinh tế - xã hội và ảnh hưởng đến môi trường cũng phải tuân thủ chặt chẽ định hướng phát triển này. 1.5.2. Phương pháp nghiên cứu 1.5.2.1. Phương pháp tổng hợp tài liệu Một phần số liệu và thông tin sử dụng trong đề tài được tổng hợp từ các nguồn tài liệu trong và ngoài nước, bao gồm: - Các tài liệu thống kê về kinh tế và môi trường của Việt Nam và thế giới - Các báo cáo khoa học trong lĩnh vực kinh tế và môi trường - Các báo cáo của các cơ quan chức năng trong lĩnh vực kinh tế và môi trường 1.5.2.2. Phương pháp thiết lập bảng và biểu đồ Các số liệu thu thập được từ nguồn tổng hợp tài liệu và nguồn điều tra, khảo sát thực tế được xử lý dưới dạng các bảng biểu, biểu đồ và sơ đồ để dễ dàng đánh giá và so sánh 1.5.2.3. Phương pháp so sánh -So sánh các số liệu thu thập được với các tiêu chuẩn Các số liệu về hiện trạng môi trường được so sánh với tiêu chuẩn môi trường của Việt Nam để đánh giá mức độ tác động -So sánh giữa các số liệu và thông tin thu thập được với nhau So sánh các số liệu cùng loại theo trình tự thời gian để phát hiện khuynh hướng phát triển So sánh giữa số liệu và thông tin của Việt Nam với các nước khác nhằm phát hiện mức độ cần thiết phải cải thiện
  • 16. 5 1.5.2.4. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu Các số liệu thống kê về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xă hội nói chung, và số liệu thống kê về môi trường là những thông tin dữ liệu đầu vào cho việc nghiên cứu đề tài. Đồng thời, để việc thực hiện các nội dung nghiên cứu theo một chuẩn mẫu định sẵn, thì các loại số liệu thống kê cần thu thập phải được hệ thống hoá theo đề cương đă vạch sẵn để tránh thiếu sót những dữ liệu cần thiết cho bước tổng hợp sau này. Nguồn dữ liệu được thu thập bao gồm: thống kê qua các tài liệu báo cáo và sổ sách lưu trữ tại các cơ quan hữu quan; thống kê qua các số liệu khảo sát, đo đạc ngoài thực địa; thống kê qua đo đạc, tính toán trên bản đồ; thống kê qua các bảng điều tra với hệ thống chỉ tiêu đă định… Thực tế cho thấy rằng đây là phương pháp không thể thiếu được, với các số liệu thu thập theo phương pháp này có tính đồng bộ cao và giảm bớt thời gian đi thực địa. 1.5.2.5. Phương pháp bản đồ Bản đồ là mô hình thu nhỏ của các đối tượng địa lý trên thực địa, giúp cho việc thể hiện kết quả nghiên cứu cũng như sự phân bố các đối tượng địa lý một cách khoa học và trực quan nhất. Ngoài ra, phương pháp bản đồ còn là phương pháp duy nhất thể hiện sự phân bố không gian các điểm quan trắc môi trường và các lãnh thổ địa lý. 1.6. Cấu trúc luận văn Luận văn chia làm 3 phần, ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn chia làm 3 chuơng: Chuơng 1: Cơ sở lý luận về phát triển kinh tế - xã hội và tác động của kinh tế đến môi truờng Chuơng 2: Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội và những ảnh huởng của nó đến môi truờng Quận 8 thành phố Hồ Chí Minh Chương 3: Định hướng và giải pháp
  • 17. 6 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VỚI MÔI TRƯỜNG NƯỚC VÀ KHÔNG KHÍ 1.1. Phát triển Phát triển là khuynh hướng vận động đã xác định về hướng của sự vật: hướng đi lên từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. 1.2. Phát triển kinh tế - xã hội Phát triển kinh tế mang nội hàm rộng hơn tăng trưởng kinh tế. Nó bao gồm tăng trưởng kinh tế cùng với những thay đổi về chất của nền kinh tế (như phúc lợi xã hội, tuổi thọ, v.v.) và những thay đổi về cơ cấu kinh tế (giảm tỷ trọng của khu vực sơ khai, tăng tỷ trọng của khu vực chế tạo và dịch vụ). Phát triển kinh tế là một quá trình hoàn thiện về mọi mặt của nền kinh tế bao gồm kinh tế, xã hội, môi trường, thể chế trong một thời gian nhất định nhằm đảm bảo rằng GDP cao hơn đồng nghĩa với mức độ hạnh phúc hơn. Phát triển kinh tế xã hội là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần của con người qua việc sản xuất ra của cải vật chất, cải tiến quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng văn hoá. Phát triển là xu thế chung của từng cá nhân và cả loài người trong quá trình sống. 1.3. Các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội 1.3.1. Khái niệm Nguồn lực (Resource) là toàn bộ những yếu tố trong và ngoài nước đã, đang và sẽ tham gia vào quá trình thúc đẩy, phát triển, cải biến xã hội của một quốc gia. Có nhiếu quan niệm khác nhau nhưng chúng thống nhất ở một số điểm sau: - Nguồn lực phát triển là tổng thể các yếu tố kinh tế, phi kinh tế cả trong nước và nước ngoài đã, đang và sẽ tham gia vào quá trình thúc đẩy, cải biến xã hội theo hướng tiến bộ của một quốc gia. - Nguồn lực phát triển kinh tế là tổng thể nguồn lực tài nguyên thiên nhiên, tài sản quốc gia, nguồn nhân lực và các yếu tố phi vật thể khác, bao gồm cả trong nước và nước ngoài có khả năng khai thác, sử dụng nhằm thúc đẩy tăng trưởng và
  • 18. 7 phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững. 1.3.2. Phân loại : Có nhiều cách phân loại Theo tính chất của nguồn lực phát triển: Các nguồn lực vật chất Bao gồm nguồn lực lao động; nguồn lực khoa học-công nghệ; nguồn vốn và nguồn lực tài nguyên thiên nhiên. Đây là các nguồn lực đầu vào trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, tạo ra các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ mong muốn. Nhưng mức độ tham gia của các nguồn lực phụ thuộc trước hết vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; tính chất của từng loại sản phẩm và hiệu quả sử dụng các nguồn lực phát triển. Ngoài ra mức độ tham gia của các nguồn lực vào quá trình sản xuất còn phụ thuộc vào cơ chế quản lý và hệ thống chính sách của nhà nước. Các nguồn lực phi vật chất: Thể chế chính trị: Tuy đây không phải là yếu tố kinh tế, song lại là nguồn lực quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội. Trong một xã hội, thượng tầng kiến trúc luôn có mối quan hệ biện chứng với hạ tầng cơ sở, chính trị luôn có mối quan hệ biện chứng với kinh tê, trong đó kinh tế là cơ sở để phát triển chính trị nhưng chính trị lại là sự biểu hiện tập trung của kinh tế, không có chính trị phi kinh tế và ngược lại. Một quốc gia có đường lối chính trị đúng đắn sẽ tập hợp được mọi thành viên trong xã hội, tạo ra sự đồng thuận, ổn định chính trị- xã hội, môi trường đầu tư thuận lợi, thu hút được nguồn lực trong nước và nước ngoài cho mục tiêu tăng trưởng và phát triển. Ngược lại, thể chế chính trị không ổn định, tất yếu sẽ kéo theo suy thoái kinh tế và tệ nạn xã hội gia tăng. Như vậy, thể chế chính trị có ý nghĩa quyết định đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội Cơ chế quản lý và hệ thống chính sách: Có thể chế chính trị đúng, song cơ chế quản lý và hệ thống chính sách vĩ mô không hợp lý, thiếu căn cứ khoa học và thực tiễn thì cũng không thể huy động , khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nước và nước ngoài để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, không thể phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững. Không những thế cơ chế quản lý và chính sách vĩ mô không hợp lý sẽ dẫn đến khai thác, sử dụng lãng phí các nguồn lực và hiệu quả
  • 19. 8 kinh tế - xã hội kém, kinh tế suy thoái, thậm chí dẫn đến khủng hoảng kinh tế - xã hội. Đặc điểm tôn giáo, truyền thống, dân tộc, tính cộng đồng: Đây là các nguồn lực mang tính nhân văn, là sức mạnh tinh thần, nó khuyến khích mọi thành viên xã hội tự rèn luyện, nâng cao năng lực và ý chí để hoàn thành tốt nhiệm vụ của công dân, góp phần thực hiện mục tiêu “ Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Tính cộng đồng cao sẽ tạo ra sức mạnh tập thể lớn hơn, góp phần nâng cao năng suất lao động, hiểu quả kinh tế - xã hội. Kinh nghiệm quản lý sản xuất kinh doanh : Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào ? Sản xuất cho ai? Đều do thị trường quyết định. Nhưng trong thực tế không phải ai tổ chức sản xuất kinh doanh cũng thành công . Sự thành, bại trong sản xuất kinh doanh còn phụ thuộc vào việc biết vận dụng các kiến thức khoa học, nắm bắt nhu cầu thị trường và kinh nghiệm quản lý vào quá trình tổ chức, điều hành sản xuất kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trường, người có kinh nghiệm quản lý sản xuất kinh doanh, có năng lực cạnh tranh thì sẽ có cơ hội mở rộng sản xuất thu lợi nhuận cao và ổn định. Do vậy, kinh nghiệm tổ chức sản xuất kinh doanh không chỉ là yếu tố sản xuất đơn thuần, mà còn là nguồn lực rất quan trọng trong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội. Theo khu vực hành chính quốc gia, ta có : Nguồn lực trong nước Nguồn lực nước ngoài Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, nguồn lực nước ngoài có ý nghĩa rất quan trọng đối với mọi quốc gia, Nhưng nguồn lực nước ngoài chỉ bao gồm các nguồn lực vật chất và kinh nghiệm quản lý. Các nguồn trong nước bao gồm các nguồn lực vật chất và các nguồn lực phi vật chất. Nguồn lực trong nước nhiều hay ít, mạnh hay yếu phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh lịch sử nhất định của mỗi quốc gia. Như vậy, thể chế chính trị, cơ chế chính sách, đặc điểm dân tộc, tôn giáo, truyền thống, tính cộng đồng là các yếu tố nguồn lực phát triển riêng có của mỗi quốc gia, dân tộc, chứ không thể trao đổi, mua bán hay áp đặt dưới bất kỳ hình thức nào
  • 20. 9 Dựa theo nguồn gốc, ta có: vị trí địa lý, nguồn lực tự nhiên, nguồn lực xã hội - Vị trí địa lí tạo thuận lợi hay gây khó khăn trong việc trao đổi, tiếp cận hay cùng phát triển giữa các vùng trong một nước, giữa các quốc gia với nhau. Trong xu thế hội nhập của nền kinh tế thế giới, vị trí địa lí là một nguồn lực góp phần định hướng có lợi nhất trong phân công lao động quốc tế. - Nguồn lực tự nhiên là cơ sở tự nhiên của quá trình sản xuất. Đó là những nguồn vật chất vừa phục vụ trực tiếp cho cuộc sống, vừa phục vụ cho phát triển kinh tế. Sự giàu có và đa dạng về tài nguyên thiên nhiên tạo lợi thế quan trọng cho sự phát triển. - Nguồn lực kinh tế - xã hội, nhất là dân cư và nguồn lao động, nguồn vốn, khoa học – kỹ thuật và công nghệ, chính sách toàn cầu hoá, khu vực hoá và hợp tác, có vai trò quan trọng để lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước trong từng giai đoạn. 1.4. Môi trường 1.4.1. Khái niệm Ngày nay người ta đã thống nhất với nhau về định nghĩa: “Môi trường là các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo, lý học, hóa học, sinh học cùng tồn tại trong một không gian bao quanh con người. Các yếu tố đó có quan hệ mật thiết, tương tác lẫn nhau và tác động lên cá thể sinh vật hay con người để cùng tồn tại và phát triển. Tổng hòa của các chiều hướng phát triển của từng nhân tố này quyết định chiều hướng phát triển của cá thể sinh vật của hệ sinh thái và của xã hội con người”. 1.4.2. Phân loại môi trường theo tự nhiên và xã hội - Môi trường tự nhiên (natural environment): là tất cả những môi trường mang tính tự nhiên: sông, suối, đất, không khí, rừng, biển,… - Môi trường xã hội nhân văn (environment of social humanities): là môi trường giáo dục, hoạt động xã hội vì được con người cấu thành, phát triển trong mối tương tác của con người với con người và con người với những hoạt động sống trong xã hội liên quan với các dân tộc khác.
  • 21. 10 1.4.3. Ô nhiễm môi trường 1.4.3.1. Khái niệm Ô nhiễm môi trường là hiện tượng suy giảm chất lượng môi trường quá một giới han cho phép, đi ngược lại mục đích sử dụng môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và sinh vật. Luật bảo vệ môi trường định nghĩa ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường. Tổ chức Y tế Thế giới (WTO) định nghĩa ô nhiễm môi trường là việc chuyển các chất thải hoặc nguyên liệu vào môi trường đến mức có khả năng gây hại cho sức khỏe con người và sự phát triển sinh vật hoặc làm giảm chất lượng môi trường sống. Các khái niệm về ô nhiễm môi trường: * Ô nhiễm sơ cấp: là ô nhiễm nguồn, là ô nhiễm do chất thải từ nguồn thải trực tiếp vào môi trường, gây ô nhiễm môi trường. * Ô nhiễm thứ cấp: là ô nhiễm được tạo thành từ ô nhiễm sơ cấp và đã biến đổi qua trung gian rồi mới thải vào môi trường. * Nhiễm bẩn: là trường hợp trong môi trường xuất hiện các chất lạ làm thay đổi thành phần vi lượng, hóa học, sinh học của môi trường nhưng chưa đến mức làm thay đổi tính chất và chất lượng của môi trường thành phần. 1.4.3.2. Phân loại Theo nguồn phát sinh  Ô nhiễm môi trường do các hoạt động công nghiệp: ví dụ như ô nhiễm khí thải từ các nhà máy, xí nghiệp, ô nhiễm kim loại nặng từ các khu khai thác mỏ, ô nhiễm phóng xạ từ các nhà máy hạt nhân…  Ô nhiễm môi trường do các hoạt động nông nghiệp: ví dụ như việc sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu quá liều đã gây ô nhiễm môi trường đất, nước.  O nhiễm từ sinh hoạt của con người: thắp sáng, đun nấu, giặt giũ, tắm giặt….  Ô nhiễm môi trường do hoạt động giao thông vận tải: khí thải từ các phương tiện giao thông như: máy bay, xe lửa, ô tô, xe máy…
  • 22. 11 Theo tài nguyên  Ô nhiễm môi trường đất.  Ô nhiễm môi trường nước.  Ô nhiễm môi trường không khí. Theo tác nhân gây ô nhiễm  Ô nhiễm do tác nhân vật lý.  Ô nhiễm do tác nhân hóa học.  Ô nhiễm do tác nhân sinh học. Theo bản chất của tác nhân gây ô nhiễm  Ô nhiễm hữu cơ.  Ô nhiễm vô cơ.  Ô nhiễm hóa học.  Ô nhiễm vi sinh vật.  Ô nhiễm phóng xạ. 1.5. Mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường Các kết quả nghiên cứu trên nền tảng lý thuyết EKC và bằng chứng thực tế trên thế giới cho thấy rằng ngưỡng thu nhập GDP đầu người tối thiểu bắt đầu chứng kiến một số cải thiện đáng kể về môi trường là 3 000-4 000 USD/người/năm. Thế nhưng, mục tiêu GDP đầu người của Việt Nam đến đầu năm 2008 chỉ mới đạt khoảng 960 USD/năm. Ngay cả thành phố Hồ Chí Minh có tốc độ phát triển kinh tế cao nhất cũng chỉ ở mức 2 500USD/năm. Như vậy chúng ta vẫn còn nằm ở vị trí bên trái của đường cong EKC của bất kỳ loại ô nhiễm nào và còn cách khá xa với ngưỡng chuyển đổi nhỏ nhất để có thể bắt đầu chứng kiến sự phục hồi đáng kể của chất lượng môi trường Nhận xét: Chúng ta đã thấy mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường dưa trên nền tảng lý thuyết đường cong U ngược Kuznets môi trường (EKC). Theo đó, ô nhiễm tăng dần là không tránh khỏi trong giai đoạn đầu của tăng trưởng kinh tế nhưng sau đó khi thu nhập tăng lên ô nhiễm đạt đến đỉnh cao nhất rồi giảm dần xuống. Nguyên nhân là khi thu nhập tăng lên, người dân có ý thức hơn về giá trị môi trường, luật
  • 23. 12 pháp, chính sách môi trường cũng như các cơ quan thi hành trở nên nghiêm khắc và hiệu quả hơn, các công nghiệp sạch, công nghiệp tiên tiến được nghiên cứu và áp dụng rộng rãi tạo điều kiện cải thiện chất lượng môi trường. Các nghiên cứu thực nghiệm cũng như các bằng chứng thực tế ở trên thế giới cũng đã chứng minh được mối quan hệ EKC đối với hầu hết các loại chỉ tiêu ô nhiễm (không khí, nước, chất thải rắn). Tuy nhiên, ngưỡng chuyển đổi tìm thấy của các loại chỉ tiêu ô nhiễm ở các quốc gia đều nằm ở mức thu nhập GDP đầu người rất cao từ 3 000 USD đến trên 15 000 USD. 1.6. Môi trường nước mặt 1.6.1. Thành phần của môi trừơng nước Môi trường nước có các thành phần như: các chất rắn, chất hòa tan, chất lơ lửng dạng huyền phù, các ion, các chất khí, các chất lỏng…, các thành phần sinh học. Nghĩa là môi trường nước có đây đủ các thành phần của một môi trường hoàn chỉnh. Ngoài nước (H2O) còn có chất rắn, chất vô cơ, có chế độ nhiệt, có đa dạng sinh học, có các loài thực động vật, vi sinh vật trong nước và trên mặt nước. 1.6.1.1. Thành phần sinh học Mức độ đa dạng sinh học trong một môi trường nước nào đó phụ thuộc nhiều yếu tố vô sinh như nhiệt độ, chế độ dòng chảy, thành phần hóa học và phụ thuộc ngay cả chủng loại sinh học của chúng. Có nhiều tác giả chia đa dạng sinh học ra nhiều thành phần: phiêu sinh (plankton), trong đó lại chia ra phiêu sinh động vật (zooplankton) và phiêu sinh thực vật (phytoplankton), sinh vật ăn nổi, cá, sinh vật đáy. Có tác giả lại chia theo từng loại: chim, cá, động vật có vú…. thực vật thủy sinh… - Vi khuẩn (bacteria) là các loài thực vật đơn bào có kích thước 0,5 - 5 µm. Nó có thể có dạng hình que, hình cầu, hình xoắn (ta gọi là cầu khuẩn, xoắn khuẩn). Trong môi trường nước, vi khuẩn ở một nhiệt độ nhất định có tác dụng phân hủy chất hữu cơ. Người ta chia vi khuẩn ra thành nhiều nhóm: vi khuẩn dị dưỡng (hehterotrophic) và vi khuẩn tự dưỡng (autotrophic). - Ngoài vi sinh vật còn có cả nấm hoặc các men. Nấm và các men phát triển trong những môi trường pH thích hợp với tốc độ rất nhanh.
  • 24. 13 Chính vì vậy mà các quá trình lên men rượu, trái cây, bánh mì được thuận lợi hoặc nấm mốc dùng làm tương, chao cho ra sản phẩm đặc trưng. - Vi rút trong môi trường nước: chúng được phát hiện dưới kính hiển vi diện tử có kích thước 20 – 100 nanoment. Chúng là những loại ký sinh trong tế bào của ký chủ và cũng sinh sản không ngừng trong lòng ký chủ. - Rong tảo (algae) trong môi trường nước thường có cấu trúc đơn bào, có khi tạo nhiều đơn bào thành những nhánh, có màu sắc mà mắt thường có thể nhìn thấy được. Chúng có khả năng sử dụng CO2 hòa tan thành carbon cùng với các chất khác. 1.6.1.2. Thành phần hoá học chủ yếu Môi trường nước gồm những hợp chất hữu cơ, vô cơ và hữu cơ, có thể tồn tại ở các dạng: ion, hòa tan. Các ion trong môi trường nước: các acid bazơ và muối hòa tan trong nước (xem Bảng 1.1và Bảng 1.2) Bảng 1.1.Các ion đa lượng Thành phần Nước biển Sông và hồ Nồng độ mg/l Thứ tự Nồng độ mg/l Thứ tự Clo Natri Sulfat Magiê Canxi Kali Bicarbonat Brom Stronti Cl- Na+ SO4 2- Mg2+ Ca2+ K+ HCO3 - Br- Sr2+ 19340 10770 710 194 412 399 140 65 9 1 2 3 4 5 6 7 8 9 8 6 11 4 15 2 58 - - 5 6 4 7 2 8 1 - - Nguồn : Lê Huy Bá-Môi trường, NXB Đại học Quốc Gia tp Hồ Chí Minh, 2004
  • 25. 14 Bảng 1.2.Các ion vi lượng trong môi trường nước (mg/l) Thành phần Nước biển Sông và hồ Nồng độ Thứ tự Nồng độ Thứ tự Bor (B) Silic (Si) Flo (F) Nitơ (N-) Photpho (P) Molypden Kẽm (Zn) Sắt (Fe) Đồng (Cu) Mangan (Mn) Niken (Ni) Nhôm (Al) 4.500 5.000 1.400 250 35 11 5 3 3 2 2 1 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 10 13.000 100 230 20 1 20 670 7 7 0,3 00 15 3 12 11 13 18 14 9 17 16 19 10 Nguồn : Lê Huy Bá-Môi trường, NXB Đại học Quốc Gia tp Hồ Chí Minh, 2004 1.6.1.3. Các chất khí hoà tan Trong môi trường nước có mặt hầu hết các chất khí vì các chất này đều có thể tan được trong môi trường nước, trừ CH4. Tuy nhiên, nồng độ của từng chất phụ thuộc vào nhiệt độ, áp suất của môi trường nước. Trong đó đáng chú ý là oxy hòa tan được gọi là DO được sử dụng để đánh giá môi trường nước ô nhiễm. Ngoài oxy còn có CO2. CO2 có thể là sản phẩm của quá trình phân giải chất hữu cơ trong môi trường nước, hoặc từ quá trình trao đổi giữa môi trường đất – nước, hoặc từ không khí đi vào. CO2 có thể tạo thành HCO3 - và CO3 2- làm cho môi trường nước trở nên chua hơn. - Hydrosulfua H2S được tạo ra trong môi trường đất phèn, môi trường yếm khí có sự tác động của vi sinh vật. H2S có thể chuyển thành FeS2 bám vào rễ cây làm vẹt chóp rễ và làm đen rễ cây trong nước, mặt khác H2S có thể biến thành acid sulfuric làm cho môi trường trở nên chua, gây mòn điện hóa học mạnh. 1.6.1.4. Các chất rắn lơ lửng Các chất dạng huyền phù có thể là chất vô cơ, hữu cơ, chất keo có kích thước < 1 µm (không thể lọc được) và những chất rắn lớn hơn 100 µm (có thể lọc được).
  • 26. 15 1.6.2. Ô nhiễm môi trường nước 1.6.2.1. Khái niệm Môi trường nước có thể bị nhiễm bẩn hoặc bị ô nhiễm. Nhiễm bẩn có thể làm màu sắc nước thay đổi nhưng chưa gây hại, còn ô nhiễm có nghĩa là nó đã vượt quá mức độ an toàn cho phép. Một môi trường nước có thể là ô nhiễm khi dùng để uống, nhưng chưa ô nhiễm đối với việc tắm, giặt. Một môi trường nước ô nhiễm cho sinh hoạt có thể tốt cho sản xuất nông nghiệp… Nhưng môi trường nước ô nhiễm cho nông nghiệp, sản xuất công nghiệp thì cũng ô nhiễm khi được dùng làm nước uống và sinh hoạt. Ô nhiễm do các nguyên nhân sau đây: 1.6.2.2. Nguyên nhân Do nước thải sinh hoạt từ khu dân cư Nguồn nước thải này từ các hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn, trường học… Nó là kết quả của việc sử dụng nước trong cuộc sống của con người. Nước thải ở mỗi vùng dân cư khác nhau sẽ có mức độ ô nhiễm khác nhau phụ thuộc vào điều kiện sống, khối lượng nước sử dụng… Nước thải dân cư đô thị khác nông thôn, khôi lượng nước sử dụng… Nước thải dân cư đô thị khác nông thôn, miền núi khác đồng bằng. Nhưng nhìn chung nước thải sinh hoạt có hàm lượng các hợp chất hữu cơ dễ bị phân hủy khá cao. Do nước thải công nghiệp Nước thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp, có đặc điểm chung và phụ thuộc vào từng ngành sản xuất, quy trình công nghệ. Ví dụ: nước thải từ chế biến thực phẩm chứa nhiều hữu cơ phân giải, bán phân giải; nước thải xí nghiệp sản xuất pin, ắc quy có nồng độ Pb cao; nước thải ngành thuộc da, dệt nhuộm có nhiều chất hữu cơ và kim loại nặng. Do nước chảy tràn trên mặt đất Khi chảy qua mặt đất, đồng thời với dòng chảy nước đã hòa tan và cuốn theo nó các chất gây ô nhiễm như chất rắn, dầu mỡ, phân bón, thuốc trừ sâu, chất hữu cơ. Nếu nước chảy tràn qua đường phố, khu dân cư bị ô nhiễm loại gì thì nước đó cũng bị ô nhiễm loại đó.
  • 27. 16 Do yếu tố tự nhiên * Nhiễm phèn: Các quá trình phèn hóa diễn ra trong đất, khi gặp nước, phèn sẽ loang ra làm ô nhiễm nguồn nước. Nguồn nước trở nên giàu các chất độc dạng ion Al3+ , Fe2+ , SO4 2- và pH thấp mà hầu hết các sinh vật đều bị ngộ độc khi pH <4. Ví dụ, cá có thể bị nổ mắt khi pH<3,8, rễ cây lúa có thể bị thối khi nồng độ Al3+ > 600 – 800 ppm. * Ô nhiễm do mặn: Nước mặn theo thủy triều hoặc từ mỏ muối trong lòng đất hòa lẫn vào môi trường nước làm cho nước bị nhiễm mặn. Chúng ta biết rằng khi nồng độ muối trong nước > 1g/l là vi sinh vật bị ô nhiễm, lớn hơn 4 g/l là cây trồng bị ô nhiễm và lớn hơn 8 g/l thì hầu hết thực vật, trừ những thực vật rừng ngập mặn, đều bị chết. Do vi khuẩn gây bệnh Như ta đã biết, trong thành phần môi trường nước có rất nhiều vi khuẩn, và trứng giun sán… Tuy nhiên ngành môi trường phân loại ô nhiễm vi trùng thành hai nhóm: + Nhóm coliform: đại diện là E-Coli. + Nhóm streptococci, đặc trưng là clostridium perfringens. Nguồn ô nhiễm chủ yếu của các vi trùng này là từ phân người và động vật và thường gây bệnh đường ruột. Trong hai nhóm kể trên thì nhóm coliform là quan trọng nhất. Do ký sinh trùng Nước bị ô nhiễm phân hữu cơ, hoặc do chảy trần trên mặt đất làm cho môi trường nước có trứng giun móc, giun đũa, sán, để rồi chúng lại thông qua con đường thức ăn, nước uống xâm nhập vào cơ thể và gây hiện tượng nhiễm giun sán. Do một số chất hữu cơ độc tính cao Các chất này thường có trong nước tải công nghiệp, hoặc từ nước thải của vùng nông – lâm nghiệp có sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón, mà điển hình là các hợp chất fenol và dẫn xuất của chúng. Các hợp chất này làm cho nước có mùi đặc trưng gây hại cho hệ sinh thái môi trường và gây nhiễm độc cho con người, như gây ung thư. Các thuốc bảo vệ thực vật trong đó có photpho hữu cơ, clo hữu cơ, fenol
  • 28. 17 acid… hầu hết đểu có độc tính rất cao khi hòa tan vào môi trường nước. Chúng thường gây ngộ độc. Do các chất vô cơ Loại ô nhiễm này rất phổ biến. Ngoài các ion, có thể có một số nguyên tố có độc tính rất cao như thủy ngân, chì, cadimi, brôm, clo. + Ô nhiễm Cl- : Cl- có mặt ở trong nước thải, nước mặn, là một anion linh động gây tác hại cho cây trồng và con người. + Ô nhiễm SO4 2- : SO4 2- có nhiều trong nước vùng phèn. Ở những nơi có hàm lượng lưu huỳnh cao, độ pH của môi trường giảm thấp, điều đó ảnh hưởng đến cây trồng và làm ăn mòn kim loại. + Ô nhiễm PO4 3- : với một hàm lượng thấp thì PO4 3- trong nước có lợi cho thực vật và vi sinh vật, nhưng với hàm lượng cao thì nó gây độc. Quy định của WHO: PO4 3- trong nước uống < 6 mg/l. + Ô nhiễm các kim loại nặng: Nguồn nước bị ô nhiễm kim loại nặng điển hình là Hg, Pb, As. - Hàm lượng asen (As) trong môi trường nước, theo WHO, phải nhỏ hơn 50 µg/l bởi vì nó là một chất độc mạnh có khả năng gây ung thư. - Thủy ngân (Hg) ở hai dạng hữu cơ và vô cơ đều rất độc đối với con người và thủy sinh. Tiêu chuẩn của WHO cho phép hàm lượng của thủy ngân trong nước uống là: Hg < 1 µg/l. - Chì (Pb) là một nguyên tố có mặt trong môi trường nước, có khả năng tích lũy lâu dài trong cơ thể của động – thực vật và con người. Các kim loại nặng này xuất phát từ nguồn thải công nghiệp luyện kim, sản xuất ắc quy, các linh kiện điện tử, công nghệ kỹ thuật cao… Ô nhiễm mùi của môi trường nước Môi trường nước tinh khiết không mùi, nhưng khi bị ô nhiễm thường có mùi, do các chất hữu cơ phân giải yếm khí tạo nên mùi hôi tanh của H2S và FeS, CH4 hoặc có thể mùi từ các hợp chất hóa học, dầu mỡ từ nước thải công nghiệp. Sự phân giải yếm khí xác bã động thực vật, rác thải đóng vai trò quan trọng trong việc tạo mùi.
  • 29. 18 1.7. Môi trường nước ngầm 1.7.1. Khái niệm Nước ngầm là một dạng nước dưới đất, tích trữ trong các lớp đất đá trầm tích bở rời như cặn, sạn, cát bột kết, trong các khe nứt, hang caxtơ dưới bề mặt trái đất, có thể khai thác cho các hoạt động sống của con người. 1.7.2. Phân loại Theo độ sâu phân bố, có thể chia nước ngầm thành nước ngầm tầng mặt và nước ngầm tầng sâu. Ðặc điểm chung của nước ngầm là khả năng di chuyển nhanh trong các lớp đất xốp, tạo thành dòng chảy ngầm theo địa hình. Nước ngầm tầng mặt thường không có lớp ngăn cách với địa hình bề mặt. Do vậy, thành phần và mực nước biến đổi nhiều, phụ thuộc vào trạng thái của nước mặt. Loại nước ngầm tầng mặt rất dễ bị ô nhiễm. Nước ngầm tầng sâu thường nằm trong lớp đất đá xốp được ngăn cách bên trên và phía dưới bởi các lớp không thấm nước. Theo không gian phân bố, một lớp nước ngầm tầng sâu thường có ba vùng chức năng:  Vùng thu nhận nước.  Vùng chuyển tải nước.  Vùng khai thác nước có áp. Khoảng cách giữa vùng thu nhận và vùng khai thác nước thường khá xa, từ vài chục đến vài trăm km. Các lỗ khoan nước ở vùng khai thác thường có áp lực. Ðây là loại nước ngầm có chất lượng tốt và lưu lượng ổn định. Trong các khu vực phát triển đá cacbonat thường tồn tại loại nước ngầm caxtơ di chuyển theo các khe nứt caxtơ. Trong các dải cồn cát vùng ven biển thường có các thấu kính nước ngọt nằm trên mực nước biển. 1.7.3. Quan hệ giữa nước mặt và nước ngầm: Nước măt thường xuyên là nguồn nước nuôi nước dưới đất: Khi thủy vực mặt và nước dưới đất thông nhau và mực nước trong các thủy vực mặt cao hơn mực nước (mực áp lực thủy tĩnh) của các tầng chứa nước bão hóa Nước dưới đất thường xuyên là nguồn nuôi nước mặt: Khi mực nước của đới chứa nước bão hòa trong lòng đất luôn cao hơn mực nước của thủy vực mặt.
  • 30. 19 Nước dưới đất và nước mặt thay phiên nuôi nhau: Xảy ra khi mực nước của các đới chứa nước bão hòa trong đất cao hơn mực nước của thủy vực mặt có lưu thông trực tiếp với nó vào mùa kiệt và thấp hơn vào mùa lũ. Khi nước trong các thủy lực mặt dâng cao trong mùa lũ, một phần nước lũ sẽ thấm qua vùng bờ vào các tầng chứa nước chưa bão hòa, một mặt làm tăng mực nước ngầm, mặt khác làm chậm lại quá trình dâng nước mặt. Khi nước lũ rút, phần nước lũ đã chứa tạm vào vùng bờ sẽ dần dần được rút ra, trả vào thủy vực mặt. Đây là cơ chế tạo ra quá trình điều tiết bờ, một trong những quá trình tự nhiên quan trọng góp phần làm giảm cao độ đỉnh lũ, giảm mức độ ác liệt của lũ. 1.7.4. Chế độ nước: Mức biến động chế độ nước dưới đất phụ thuộc vào: - Điều kiện khí hậu miền cấp và miền phân bố - Mức độ và khả năng lưu thông với nước mặt - Khả năng thấm nước, chứa nước, giữ nước, cấp nước, biến đổi chất lượng nước của tầng đất đá Yếu tố nguồn cấp bao gồm cường độ cấp nước, thời gian cấp nước và chất lượng nước cấp. Đối với nước cấp là nước mưa, yếu tố này phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, địa hình, thảm thực vật, kích thước miền cấp và tác động của con người. Đối với nguồn cấp là nước của thủy vực khác, yếu tố nguồn cấp bao gồm đặc điểm chất lượng nước nguồn và mối quan hệ thủy lực giữa hai thủy vực, kích thước miền quan hệ. Nhìn chung các tầng nước nằm càng sâu càng khó có khả năng trao đổi nước tích cực, nên lượng nước biến đổi chậm và khả năng tái tạohạn chế. Cáng xuống sâu nhiệt độ đất càng cao, do đó nước dưới đất có thể có nhiệt độ cao. Mức nhiệt độ phụ thuộc vào độ sâu, miền chuyển qua và miền chuyển dịch. Những dao động do nước mưa, gây biến động trữ lượng, diễn ra rộng khắp và có tính qui luật nhất định, phản ánh tính biến động có chu kỳ theo mùa và nhiều năm của tài nguyên, nhưng diễn ra chậm, lệch pha về thời gian và nhỏ hơn về biên độ so với chế đọ nước mặt. Những dao động mực nước gắn với biến động cung cầu bất thường thường diễn ra trong phạm vi hẹp hơn và mang tính địa phương
  • 31. 20 Nhiệt độ nước dưới đất chịu tác động của điều kiện khí hậu miền cung cấp và phân bổ. Chế độ khoáng của nước dưới đất biến đổi không có qui luật rõ rệt. Độ khoáng hóa của nước chịu ảnh hưởng trực tiếp của nguồn cấp, môi trường chứa và đặc điểm quá trình tiêu hao. Thông thường nước dưới đất có độ khoáng hóa cao hơn nước mưa và nước mặt. 1.7.5. Các tác nhân gây ô nhiễm - Các tác nhân tự nhiên như nhiễm mặn, nhiễm phèn, hàm lượng Fe, Mn và một số kim loại khác. - Các tác nhân nhân tạo như nồng độ kim loại nặng cao, hàm lượng NO3 - , NO2 - , NH4 + , PO4 3- v.v... vượt tiêu chuẩn cho phép, ô nhiễm bởi vi sinh vật. 1.7.6. Các nguyên nhân chính làm ô nhiễm - Nhiễm mặn: Do khai thác nông nghiệp và chăn nuôi quá tải và không đúng cách là nguyên nhân chính cho việc ô nhiễm nguồn nước ngầm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhiễm mặn ở nhiều nơi. Mạch nước ngầm một khi đã bị nhiễm mặn khó có thể xử dụng lại được nữa. - Nhiễm arsenic: Nồng độ có nơi đạt gấp 50 lần cao hơn định mức của qui chuẩn cho phép (10 phần tỷ).Tình trạng ô nhiễm nầy đã được chứng minh qua việc khám phá một số bịnh nhân bị bịnh arsenicosis tức là lòng bàn tay và chân bị nám đen. - Ô nhiễm nhu cầu oxy hóa học (COD) và nhu cầu oxy sinh học (BOD5): Nhu cầu oxy hóa học là một chỉ dấu cho thấy sự hiện diện của các hợp chất hữu cơ nhẹ trong nước. Còn nhu cầu oxy sinh học dùng để thẩm định lượng oxy hòa tan trong nước. Ở những vùng phát triển nông nghiệp và công nghiệp, lượng COD và BOD5 thường tăng cao và đây là báo hiệu cho thấy sự có mặt của hữu cơ và việc thiếu oxy trong nước làm tăng nguy cơ hủy diệt nguồn tôm cá trong đó. Ngoài ra, cũng cần kể đến ô nhiễm phosphat, nitrat, và ammoniac mà nguyên do chính là do dư lượng của phân bón và cây trồng không hấp thụ hết được cũng như nước rỉ từ các bãi rác không được xử lý. Một trường hợp đặc biệt nữa là ở một địa phương, người dân hầu hết bị chứng bịnh răng đen và nướu răng bị sưng phù thường xuyên. Nguyên do là do sự hiện diện tự nhiên của fluor trong nguồn nước.
  • 32. 21 Fluor là một nguyên tố cần thiết để bảo quản răng nhưng với hàm lượng nhỏ (trong kem đánh răng) và tiêu chuẩn fluor trong nước uống là không quá 2 mg/l. Nhưng nồng độ fluor ở đây đã lên đến 10 mg/l. Liên Hiệp Quốc đã viện trợ cho thành phố nầy hệ thống lọc đặc biệt để khử fluor. - Ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật: Nhu cầu phát triển nông nghiệp để giải quyết việc gia tăng dân số cũng như việc xuất cảng là nguyên nhân chính của nguy cơ ô nhiễm các hóa chất diệt cỏ dại và trừ sâu rầy trong nguồn nước ngầm. Các hóa chất trên là những hợp chất hữu cơ chứa clor, có độc tính tương đương như dioxin do đó còn có tên chung là dioxin-tương đương. Thời gian bán hủy của chúng rất lâu, nghĩa là chúng có thể tồn tại trong đất lâu dài và sau cùng theo nước mưa thẩm thấu vào nguồn nước ngầm. Đây cũng là một cảnh báo rất quan trọng vì những hóa chất nầy sẽ tích tụ dần trong gan và các mô mỡ, và chỉ phát hiện sau một thời gian dài vài chục năm bị nhiễm độc thầm lặng. Sau cùng, một khi đã phát hiện được, nguy cơ tử vong rất cao. 1.7.7. Các tác động ảnh hưởng đến nước ngầm + Ảnh hưởng do hoạt động của con người - Nhu cầu nước sử dụng cho ăn uống, sinh hoạt và các hoạt động khác của con người gia tăng, dẫn đến tình trạng khai thác nước dưới đất tràn lan gây cạn kiệt nguồn nước và ảnh hưởng đến môi trường như sụp lún, nhiễm mặn… - Nhiều giếng khoan thi công không đúng kỹ thuật (Kết cấu giếng không tốt, giếng gần khu vực nhà vệ sinh, hệ thống xử lý nước thải…), giếng khoan hư không được trám lấp là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước. - Nhiều sự cố gây thất thoát nước do đường ống dẫn nước cũ gẫy bể lâu ngày, rò rỉ nước từ van hư cũ. Lười hoặc quên tắt van cũng là nguyên nhân gây lãng phí nước. - Giữa nước mặn và nước nhạt có một ranh giới, khi họat động khai thác nước dưới đất quá mức đường ranh giới này sẽ tiến dần đến công trình khai thác, mực nước mặn xâm nhập dần, đẩy lùi mực nước ngọt vào sâu và làm nhiễm mặn các công trình khai thác trong khu vực. Mặt khác do nước biển tràn vào hoặc do con
  • 33. 22 người dẫn nước biển vào sâu trong ruộng để làm muối, dẫn đến xâm nhập mặn vào tầng chứa nước. - Để gia tăng môi trường sống, con người phá rừng lấp đất, sang ruộng cất nhà làm đường dẫn đến mất khả năng giữ nước của đất, lượng nước bề mặt không được thấm bổ cập vào nước ngầm mà chảy vào sông rạch ra biển. Ngoài ra còn gây ngập lụt, trượt lỡ đất. + Ảnh hưởng do phát triển nông nghiệp: - Việc chăn nuôi gia súc gia cầm ở hộ gia đình vùng nông thôn còn chưa có ý thức tiết kiệm nguồn nước trong việc vệ sinh, vệ sinh chuồng trại, chưa có hệ thống xử lý chất thải nước thải, phần lớn cho vào ao hồ, bể tự hoại để thấm vào đất dễ gây ô nhiệm môi trường đặt biệt là nguồn nước ngầm. - Nhiều giếng khoan ngoài ruộng vườn để tưới tiêu không đảm bảo kỹ thuật gây nhiễm bẫn, nhiễm các hóa chất và thuốc trừ sâu … - Với tình trạng sử dụng bừa bãi, tùy tiện các loại hóa chất trong phân bón, các loại thuốc kích hoạt phát triển cây… Nhiều hệ thống kênh mương tưới tiêu nội đồng đã bị ô nhiễm nguồn nước và phát tán rộng. - Hệ thống tưới tiêu và hình thức tưới tiêu không hợp lý là nguyên nhân gây thất thoát lưu lượng nước lớn trong ngành trồng trọt. + Ảnh hưởng do phát triển công nghiệp và dịch vụ - Việc gia tăng nhiều nhà máy, xí nghiệp từ quy mô nhỏ hộ gia đình đến quy mô lớn dẫn đến nhu cầu về nguồn nước tăng, không những nước phục vụ cho sản xuất mà còn phục vụ sinh hoạt cho một số lượng lớn công nhân từ nhiều vùng khác nhau tập trung về. Đặc biệt ở các khu vực chưa có hệ thống cấp nước, mật độ khai thác nước dưới đất sẽ gia tăng nhanh, từ đó dẫn đến tình trạng cạn kiệt nguồn nước và sụp lún đất. - Các chất thải công nghiệp như khói, bụi…tạo nên mưa axít không những làm thay đổi chất lượng nước ngọt, mà còn ảnh hưởng xấu đến đất và môi trường sinh thái. - Việc xả nước thải sản xuất từ các nhà máy, khu chế xuất khu công nghiệp chưa được xử lý vào sông rạch, ao hồ gây ô nhiễm nước mặt, nước dưới đất. Thậm
  • 34. 23 chí có nơi còn cho nước thải chảy tràn trên mặt đất để tự thấm xuống đất hoặc đào các hố dưới đất để xả nước thải làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các tầng nước dưới đất. + Ảnh hưởng do một số nguyên nhân khác - Các bãi chôn rác không đạt yêu cầu kỹ thuật, nước rỉ ra từ rác thấm vào mạch nước ngầm hoặc cho chảy tràn trên mặt đất vào kênh rạch. - Ảnh hưởng do chưa có ý thức về sử dụng và bảo vệ nguồn nước như sử dụng bừa bãi hoang phí, không đúng mục đích sử dụng. 1.8. Môi trường không khí 1.8.1. Thành phần của khí quyển Ở dây chủ yếu ta nói đến tầng đối lưu. Điểm nổi bật của thành phần không khí là các chất có thành phần thể tích hầu như không đổi: 78,1% N2, 20,99% oxidizer, 0,93% agon (Ar), 0,03% khí carbonic, 0,02% Ne, 0,05% helium. Tuy nhiên cơ cấu này có thể bị biến đổi khi không khí bị ô nhiễm SO2, CO2. Ngoài các chất đó còn có thành phần hơi nước. Hơi nước phụ thuộc vào nhiệt độ rất nhiều. Người ta chứng minh rằng khi nhiệt độ tăng thì nồng độ hơi nước bão hòa cũng tăng. Ví dụ ở nhiệt độ 00 C thì nồng độ bão hòa hơi nước là 0,6%, ở 100 C thì nó là 1,2%, còn khi ở 300 C thì nồng độ lại là 4,2%. 1.8.2. Ô nhiễm không khí 1.8.2.1. Khái niệm Ô nhiễm không khí là hiện tượng làm cho không khí sạch thay đổi thành phần và tính chất trước bất cứ một nguyên nhân nào, có nguy cơ gây tác hại tới thực vật và động vật, đến các môi trường xung quanh, đến sức khỏe con người. Quá trình gây ô nhiễm không khí có các bước sau đây: - Trung tâm sản xuất gây ô nhiễm có nguy cơ không kiểm soát được. - Quá trình phát tán, lan truyền trong khí quyển được xem như là môi trường trung gian. - Nguồn tiếp nhận chất ô nhiễm không khí đó là thực vật, động vật, con người, các công trình xây dựng.
  • 35. 24 1.8.2.2. Nguyên nhân Do giao thông Ống khói, ống xả của các xe cộ chứa nhiều CO (gây nên bệnh tim) sau đó là NO2, NO, những hạt bụi chì, các hợp chất benzen và dẫn xuất của benzen gây ra bệnh ung thư. Do công nghiệp Ô nhiễm công nghiệp gây ra từ ống khói của nhà máy, nhất là những nhà máy có quy trình công nghệ trang thiết bị lạc hậu cũ kỹ và chưa có bộ phận xử lý khí thải. Qua thực tế chúng ta thấy mỗi ngành công nghiệp tạo ra những nguồn gây ô nhiễm khác nhau. Ví dụ, sản xuất giấy gây ra bụi, sản xuất sơn tạo ra nhiều bụi hoặc hỗn hợp hydro carbon, nhà máy điện, lò nung, lò hơi tạo ra bụi, SOx, NOx, CO2 , hydrocarbon và aldehyde chế biến thực phẩm, xay xát, chế biến đường, nước đá thì tạo ra bụi, mùi amoniac NH3. Chế biến hạt điều thì tạo ra bụi H2S dạng hơi và hơi H2SiF6. Nhà máy lọc dầu tạo ra bụi mùi hôi và phenol; nhà máy thuốc lá tạo ra bụi, mùi hôi và nicotin. Các nhà máy hóa chất thường tạo ra SOx, NOx, CO2. Tất cả những chất ô nhiễm trên còn có thể tạo ra những chất gây ung thư. Do đốt củi gỗ để đun nấu, sưởi ấm Việc đốt củi gỗ để đun nấu, sưởi ấm cũng gây nên hiện tượng ô nhiễm không khí. Quá trình đốt nhiên liệu cháy không hoàn toàn đã tạo ra CO2 và CO. Ngay việc hút thuốc lá cũng là một nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí. Bởi vì trong thuốc lá có 22 chất độc, chủ yếu là axeton, par, nephanol, nicotin... trong đó có cả PVP, rất nhiều chất gây nên ung thư. Thuốc lá không những gây hại cho người hút mà còn cho cả những người hít thở phải khói thuốc lá. Từ nông nghiệp Nguồn ô nhiễm không khí từ nông nghiệp. Người ta chứng minh rằng nông nghiệp đã tạo ra khoảng 15% tổng số các chất khí ô nhiễm gây bức xạ tảo nên hiệu ứng nhà kính. Trong đó CO2 được tạo thành là do việc đốt rừng làm rẫy và do hỏa hoạn. Chỉ tính trong thập kỷ qua đã có tới 1.700.000 km2 rừng nhiệt đới bị tàn phá mỗi năm mà hậu quả lượng CO2 tăng lên nhiều. Nguồn sản sinh các chất này đáng
  • 36. 25 kể từ các trang trại chăn nuôi và từ các đống rác không xử lý đúng kỹ thuật. Các chất khí này gây ô nhiễm môi trường, làm tăng hiệu ứng nhà kính và phá hủy tầng ozone. 1.8.2.3. Một số tác nhân gây ô nhiễm chính Các tác nhân gây ô nhiễm không khí rất nhiều. Ở đây chúng ta chỉ điểm qua một số tác nhân chính: Oxit cacbon (CO) Nguồn: là sản phẩm của quá trình cháy không hoàn toàn. Từ lúc xuất hiện hệ thống vận chuyển hiện nay, sử dụng nhiên liệu thì CO được tạo rất nhiều. Hút thuốc lá cũng là nguồn tạo ra CO; ở những nơi có nhiều người hút, lượng CO có thể đạt tới 400 ppm. CO là một hợp chất không màu không mùi, có thể tồn tại ở nhiệt độ 1920 C, có tỷ trọng so với không khí là 95,6%. - Hoạt động của CO: Một lượng lớn xâm nhập vào khí quyển sẽ làm tăng CO trong khí quyển, bởi vì tuổi thọ của nó kéo dài từ 4 đến 5 năm. Mặc dù ở trong khí quyển có phản ứng 2 CO2 + C → CO2, nhưng phản ứng này xảy ra rất chậm. Tuy nhiên, trong không khí có một số vi sinh vật có thể biết đổi CO nhanh hơn. Mặt khác, trong không khí của khí quyển, CO có thể tác dụng với OH- trong tầng đối lưu. CO + OH- → CO2 + H+ ; điều đó làm giảm phần nào hàm lượng CO. Giới hạn có thể chấp nhận được hàm lượng CO trong môi trường không khí là 32 ppm (40.000 microgram/m3 ). CO2 gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp cản trợ sự trao đổi khi ở phổi với hemoglobin trong máu, tạo ra carbonise hemoglobin (COHP). Điều này làm giảm khả năng vận chuyển oxy của hemoglobin đến các tế trong cơ thể. Nếu COHP đạt mức 2 đến 5% sẽ ảnh hưởng đến hệ thống trung tâm thần kinh, làm suy giảm cảm giác, thị giác. Hiển nhiên điều này cũng thể hiện mối liên hệ giữa mức độ ô nhiễm CO trong môi trường và các bệnh về cơ tim. Oxit nitrozen (NOx) và NH3 Hợp chất oxit nitrozen bao gồm N2O, NO, N2O3, NO3 - , NO2.Thực tế cho thấy, NOx có thể từ nguồn tự nhiên hoặc có thể từ hoạt động của con người. Tuy
  • 37. 26 nhiên, chất ô nhiễm NOx do nhân tạo không bằng hoặc kém hơn so với rất nhiều nguồn tự nhiên. Nguồn tự nhiên được phân bố trên toàn cầu, trong khi đó nguồn nhân tạo chỉ phân bố ở một số vùng có ô nhiễm, đặc biệt là các trung tâm đô thị. Các kết quả nghiên cứu chứng tỏ ở trung tâm đô thị ô nhiễm NOx cao gấp từ 10 – 15 lần so với vùng nông thôn. NOx không những trở thành chất ô nhiễm trong khí quyển mà còn có thể tham gia vào các quá trình quang hóa nhưng cũng có thể gây nên những phản ứng khác làm ảnh hưởng đến tầng ozone và hiệu ứng nhà kính. Sự ô nhiễm SOx Chủ yếu không khí bị ô nhiễm do SO2 và SO3. Chúng là những chất không màu, có mùi đặc trưng. Đó là kết quả của quá trình đốt cháy những nhiêu vật liệu có chứa sulphur. Lượng SOx tạo ra phụ thuộc vào nhiệt độ và oxy trong quá trình đốt. Trong trường hợp lượng nhiều SO2 thì nó sẽ oxy hóa để tạo thành SO3 ở nhiệt độ cao. SO3 ở trạng thái cân bằng tạp chất trong vùng nhiệt độ cao, ẩm độ không khí cao. - Nguồn: 1/3 là do hoạt động con người và 2/3 là từ tự nhiên (H2S, SOx). Hoạt động của SOx: Hoạt tính của SO3 trong khí quyển phụ thuộc vào độ ẩm, chất xúc tác và cường độ ánh sáng mặt trời. Sự phụ thuộc của nó vào ánh sáng mặt trời được biểu thị: SO2 + UV + O2 (particulate) → SO3 + H2O H2SO4 Chất ô nhiễm Hidro cacbon Đây không phải là một đơn chất mà là tập hợp nhiều loại hợp chất có thành phần hydro cacbon, tạo thành một nhóm trong không khí. Nó có thể hình thành do tự nhiên, cũng có thể do nhân tạo. Trong điều kiện nhiệt độ bình thường thì nó tạo thành những nhóm theo số nguyên tử carbon: 1 – 4 ở thể khí còn số carbon từ 5 trở lên tồn tại ở thể lỏng. Hydro carbon là thành phần quan trọng gây ô nhiễm không khí
  • 38. 27 Hydro carbon gây nguy hiểm khi chúng tác dụng với những chất khác tạo ra sản phẩm quang hóa. Chất gây ô nhiễm không khí đặc biệt + Formalđêhyt: Cục Bảo vệ Môi trường Mỹ đã phân Formalđêhyt vào nhóm chất có khả năng gây ung thư (do chưa có đủ căn cứ về gây ung thư cho người nhưng lại có đủ căn cứ về gây ung thư khi thí nghiệm trên chuột và khỉ). Các nghiên cứu dịch tễ học cho thấy, hít thở Formalđêhyt lâu ngày có thể liên quan đến các khối u trong vòm họng, khoang mũi và xoang. + Butađien 1,3: Butađien 1,3 được Cục Bảo vệ Môi trường Mỹ phân loại là chất có thể gây ung thư cho con người. + Chì: Chì là chất độc, có ảnh hưởng đến nhiều cơ quan và hệ thống các cơ quan trong cơ thể người (dễ thấy nhất là gây biến đổi dưới mức tế bào và ảnh hưởng đến phát triển hệ thần kinh). Ngoài ra, chì có thể gây ra những ảnh hưởng khác như: giảm chức năng vận động giác quan, suy giảm chức năng thận, tăng huyết áp. Các hạt bụi (PM) Chất thải dạng hạt (PM) được định nghĩa là tất cả các chất không hoà tan trong nước, thường tồn tại trong khí thải động cơ ở trạng thái rắn (tro, cácbon) hoặc thể lỏng. Hạt PM thường bao gồm các thành phần: các bon, dầu bôi trơn chưa cháy hoặc cháy dở, nhiên liệu chưa cháy hoặc cháy dở, các hợp chất của lưu huỳnh (SO2 hoặc SO3) và các chất khác (hơi nước, hợp chất của can xi, sắt, chì, silicon...). Nhìn chung, cần phải quan tâm đến lượng thải PM vì chúng góp phần làm gia tăng lượng hạt lơ lửng trong không khí xung quanh, làm trầm trọng thêm các bệnh về đường hô hấp (hen suyễn, viêm phế quản, khí thũng…) và là tác nhân gây ung thư, gây đột biến gen. Các ngành kinh tế : công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, du lịch, dịch vụ đều có ảnh hưởng đến môi trường nước và môi trường không khí. Khi kinh tế phát triển mạnh mà không có phương hướng bảo vệ môi trường thì môi trường nước và không khí sẽ bị ô nhiễm gây tác động ngược trở lại sức khỏe và sản xuất xã hội
  • 39. 28 Chương 2: HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN MÔI TRƯỜNG QUẬN 8 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1.Tổng thể phát triển kinh tế-xã hội thành phố Hồ Chí Minh Bản đồ vị trí địa lý thành phố Hồ Chí Minh Nguồn : Cục Thống kế thành phố Hồ Chí Minh, 2010 2.1.1. Vị trí địa lý Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong toạ độ địa lý khoảng 100 10’ – 100 38 vĩ độ bắc và 1060 22’ – 1060 54’ kinh độ đông . Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh , Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang.
  • 40. 29 Thành phố Hồ Chí Minh cách thủ đô Hà Nội gần 1.730km đường bộ, nằm ở ngã tư quốc tế giữa các con đường hàng hải từ Bắc xuống Nam, từ Ðông sang Tây, là tâm điểm của khu vực Đông Nam Á. Trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50 km đường chim bay. Đây là đầu mối giao thông nối liền các tỉnh trong vùng và là cửa ngõ quốc tế . Với hệ thống cảng và sân bay lớn nhất cả nước, cảng Sài Gòn với năng lực hoạt động 10 triệu tấn /năm. Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất với hàng chục đường bay chỉ cách trung tâm thành phố 7km. 2.1.2. Điều kiện tự nhiên 2.1.2.1. Ðịa hình Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Ðông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Ðịa hình tổng quát có dạng thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Ðông sang Tây. Nó có thể chia thành 3 tiểu vùng địa hình. Vùng cao nằm ở phía Bắc - Ðông Bắc và một phần Tây Bắc (thuộc bắc huyện Củ Chi, đông bắc quận Thủ Ðức và quận 9), với dạng địa hình lượn sóng, độ cao trung bình 10-25 m và xen kẽ có những đồi gò độ cao cao nhất tới 32m, như đồi Long Bình (quận 9). Vùng thấp trũng ở phía Nam-Tây Nam và Ðông Nam thành phố (thuộc các quận 9, 8,7 và các huyện Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ). Vùng này có độ cao trung bình trên dưới 1m và cao nhất 2m, thấp nhất 0,5m. Vùng trung bình, phân bố ở khu vực Trung tâm Thành phố, gồm phần lớn nội thành cũ, một phần các quận 2, Thủ Ðức, toàn bộ quận 12 và huyện Hóc Môn. Vùng này có độ cao trung bình 5-10m. Nhìn chung, địa hình Thành phố Hồ Chí Minh không phức tạp, song cũng khá đa dạng, có điều kiện để phát triển nhiều mặt. 2.1.2.2. Khí hậu, thời tiết Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Cũng như các tỉnh ở Nam bộ, đặc điểm chung của khí hậu-thời tiết thành phố Hồ Chí Minh là nhiệt độ cao đều trong năm và có hai mùa mưa - khô rõ ràng làm tác động chi phối môi trường cảnh quan sâu sắc. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Theo tài liệu quan trắc nhiều năm của
  • 41. 30 trạm Tân Sơn Nhất, qua các yếu tố khí tượng chủ yếu; cho thấy những đặc trưng khí hậu Thành Phố Hồ Chí Minh như sau: - Lượng bức xạ dồi dào, trung bình khoảng 140 Kcal/cm2/năm. Số giờ nắng trung bình/tháng 160-270 giờ. Nhiệt độ không khí trung bình 270C. Nhiệt độ cao tuyệt đối 400 C, nhiệt độ thấp tuyệt đối 13,80 C. Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 4 (28,80 C), tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là khoảng giữa tháng 12 và tháng 1 (25,70 C). Hàng năm có tới trên 330 ngày có nhiệt độ trung bình 25-280 C. Ðiều kiện nhiệt độ và ánh sáng thuận lợi cho sự phát triển các chủng loại cây trồng và vật nuôi đạt năng suất sinh học cao; đồng thời đẩy nhanh quá trình phân hủy chất hữu cơ chứa trong các chất thải, góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường đô thị - Lượng mưa cao, bình quân/năm 1.949 mm. Năm cao nhất 2.718 mm (1908) và năm nhỏ nhất 1.392 mm (1958). Số ngày mưa trung bình/năm là 159 ngày. Khoảng 90% lượng mưa hàng năm tập trung vào các tháng mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11; trong đó hai tháng 6 và 9 thường có lượng mưa cao nhất. Các tháng 1,2,3 mưa rất ít, lượng mưa không đáng kể. Trên phạm vi không gian thành phố, lượng mưa phân bố không đều, có khuynh hướng tăng dần theo trục Tây Nam - Ðông Bắc. Ðại bộ phận các quận nội thành và các huyện phía Bắc thường có lượng mưa cao hơn các quận huyện phía Nam và Tây Nam. - Ðộ ẩm tương đối của không khí bình quân/năm 79,5%; bình quân mùa mưa 80% và trị số cao tuyệt đối tới 100%; bình quân mùa khô 74,5% và mức thấp tuyệt đối xuống tới 20%. - Về gió, Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính và chủ yếu là gió mùa Tây - Tây Nam và Bắc - Ðông Bắc. Gió Tây -Tây Nam từ Ấn Ðộ Dương thổi vào trong mùa mưa, khoảng từ tháng 6 đến tháng 10, tốc độ trung bình 3,6m/s và gió thổi mạnh nhất vào tháng 8, tốc độ trung bình 4,5 m/s. Gió Bắc- Ðông Bắc từ biển Đông thổi vào trong mùa khô, khoảng từ tháng 11 đến tháng 2, tốc độ trung bình 2,4 m/s. Ngoài ra có gió tín phong, hướng Nam - Ðông Nam, khoảng từ tháng 3 đến tháng 5 tốc độ trung bình 3,7 m/s. Về cơ bản TPHCM thuộc
  • 42. 31 vùng không có gió bão. Năm 1997, do biến động bởi hiện tượng El-Nino gây nên cơn bão số 5, chỉ một phần huyện Cần Giờ bị ảnh hưởng ở mức độ nhẹ. 2.1.2.3. Ðịa chất - đất đai Ðất đai Thành phố Hồ Chí Minh được hình thành trên hai tướng trầm tích- trầm tích Pleixtoxen và trầm tích Holoxen. Trầm tích Pleixtoxen (trầm tích phù sa cổ): chiếm hầu hết phần phía Bắc, Tây Bắc và Ðông Bắc thành phố, gồm phần lớn các huyện Củ Chi, Hóc môn, Bắc Bình Chánh, quận Thủ Ðức, Bắc-Ðông Bắc quận 9 và đại bộ phận khu vực nội thành cũ. Ðiểm chung của tướng trầm tích này, thường là địa hình đồi gò hoặc lượn sóng, cao từ 20-25m và xuống tới 3-4m, mặt nghiêng về hướng Ðông Nam. Dưới tác động tổng hợp của nhiều yếu tố tự nhiên như sinh vật, khí hậu, thời gian và hoạt động của con người, qua quá trình xói mòn và rữa trôi..., trầm tích phù sa cổ đã phát triển thành nhóm đất mang những đặc trưng riêng. Nhóm đất xám, với qui mô hơn 45.000 ha, tức chiếm tỷ lệ 23,4% diện tích đất thành phố. Ở thành phố Hồ Chí Minh, đất xám có ba loại: đất xám cao, có nơi bị bạc màu; đất xám có tầng loang lổ đỏ vàng và đất xám gley; trong đó, hai loại đầu chiếm phần lớn diện tích. Ðất xám nói chung có thành phần cơ giới chủ yếu là cát pha đến thịt nhẹ, khả năng giữ nước kém; mực nước ngầm tùy nơi và tùy mùa biến động sâu từ 1-2m đến 15m. Ðất chua, độ pH khoảng 4,0-5,0. Ðất xám tuy nghèo dinh dưỡng, nhưng đất có tầng dày, nên thích hợp cho sự phát triển của nhiều loại cây trồng nông lâm nghiệp, có khả năng cho năng suất và hiệu qủa kinh tế cao, nếu áp dụng biện pháp luân canh, thâm canh tốt. Nền đất xám, phù hợp đối với sử dụng bố trí các công trình xây dựng cơ bản. Trầm tích Holoxen (trầm tích phù sa trẻ): tại thành phố Hồ Chí Minh, trầm tích này có nhiều nguồn gốc-ven biển, vũng vịnh, sông biển, aluvi lòng sông và bãi bồi... nên đã hình thành nhiều loại đất khác nhau: nhóm đất phù sa có diện tích 15.100 ha (7,8%), nhóm đất phèn 40.800 ha (21,2%) và đất phèn mặn (45.500 ha (23,6). Ngoài ra có một diện tích nhỏ khoảng hơn 400 ha (0,2%) là "giồng" cát gần biển và đất feralite vàng nâu bị xói mòn trơ sỏi đá ở vùng đồi gò.
  • 43. 32 2.1.2.4. Nguồn nước và thủy văn Về nguồn nước, nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Ðồng Nai - Sài Gòn, thành phố Hồ Chí minh có mạng lưới sông ngòi kênh rạch rất dày đặc. Sông Ðồng Nai bắt nguồn từ cao nguyên Langbiang (Ðà Lạt) và hợp lưu bởi nhiều sông khác, như sông La Ngà, sông Bé, nên có lưu vực lớn, khoảng 45.000 km2 . Nó có lưu lượng bình quân 20-500 m3 /s và lưu lượng cao nhất trong mùa lũ lên tới 10.000 m3 /s, hàng năm cung cấp 15 tỷ m3 nước và là nguồn nước ngọt chính của thành phố Hồ Chí Minh. Sông Sài Gòn bắt nguồn từ vùng Hớn Quản, chảy qua Thủ Dầu Một đến thành phố với chiều dài 200 km và chảy dọc trên địa phận thành phố dài 80 km. Hệ thống các chi lưu của sông Sài Gòn rất nhiều và có lưu lượng trung bình vào khoảng 54 m3 /s. Bề rộng của sông Sài Gòn tại thành phố thay đổi từ 225m đến 370m và độ sâu tới 20m. Sông Ðồng Nai nối thông qua sông Sài Gòn ở phần nội thành mở rộng, bởi hệ thống kênh Rạch Chiếc. Sông Nhà Bè hình thành từ chỗ hợp lưu của sông Ðồng Nai và sông Sài Gòn, các trung tâm thành phố khoảng 5km về phía Ðông Nam. Nó chảy ra biển Ðông bằng hai ngả chính -ngả Soài Rạp dài 59km, bề rộng trung bình 2km, lòng sông cạn, tốc độ dòng chảy chậm; ngả Lòng Tàu đổ ra vịnh Gành Rái, dài 56km, bề rộng trung bình 0,5km, lòng sông sâu, là đường thủy chính cho tàu bè ra vào bến cảng Sài Gòn. Ngoài trục các sông chính kể trên ra, thành phố còn có mạng lưới kênh rạch chằng chịt, như ở hệ thống sông Sài Gòn có các rạch Láng The, Bàu Nông, rạch Tra, Bến Cát, An Hạ, Tham Lương, Cầu Bông, Nhiêu Lộc-Thị Nghè, Bến Nghé, Lò Gốm, Kênh Tẻ, Tàu Hũ, Kênh Ðôi và ở phần phía Nam Thành phố thuộc địa bàn các huyện Nhà Bè, Cần Giờ mật độ kênh rạch dày đặc; cùng với hệ thống kênh cấp 3-4 của kênh Ðông-Củ Chi và các kênh đào An Hạ, kênh Xáng, Bình Chánh đã giúp cho việc tưới tiêu kết quả, giao lưu thuận lợi và đang dần dần từng bước thực hiện các dự án giải tỏa, nạo vét kênh rạch, chỉnh trang ven bờ, tô điểm vẻ đẹp cảnh quan sông nước, phát huy lợi thế hiếm có đối với một đô thị lớn. Nước ngầm ở Thành phố Hồ Chí Minh, nhìn chung khá phong phú tập trung ở vùng nửa phần phía Bắc-trên trầm tích Pleixtoxen; càng xuống phía Nam (Nam
  • 44. 33 Bình Chánh, quận 7, Nhà Bè, Cần Giờ)-trên trầm tích Holoxen, nước ngầm thường bị nhiễm phèn, nhiễm mặn. Ðại bộ phận khu vực nội thành cũ có nguồn nước ngầm rất đáng kể, nhưng chất lượng nước không tốt lắm. Tuy nhiên, trong khu vực này, nước ngầm vẫn thường được khai thác ở ba tầng chủ yếu: 0-20m, 60-90m và 170-200m. Khu vực các quận huyện 12, Hóc môn và Củ Chi có trữ lượng nước ngầm rất dồi dào, chất lượng nước rất tốt, thường được khai thác ở tầng 60-90m. Ðây là nguồn nước bổ sung quan trọng của thành phố Về thủy văn, hầu hết các sông rạch Thành phố Hồ Chí Minh đều chịu ảnh hưởng dao động triều bán nhật của biển Ðông. Mỗi ngày, nước lên xuống hai lần, theo đó thủy triều thâm nhập sâu vào các kênh rạch trong thành phố, gây nên tác động không nhỏ đối với sản xuất nông nghiệp và hạn chế việc tiêu thoát nước ở khu vực nội thành. Mực nước triều bình quân cao nhất là 1,10m. Tháng có mực nước cao nhất là tháng 10-11, thấp nhất là các tháng 6-7. Về mùa khô, lưu lượng của nguồn các sông nhỏ, độ mặn 4% có thể xâm nhập trên sông Sài Gòn đến quá Lái Thiêu, có năm đến đến tận Thủ Dầu Một và trên sông Ðồng Nai đến Long Ðại. Mùa mưa lưu lượng của nguồn lớn, nên mặn bị đẩy lùi ra xa hơn và độ mặn bị pha loãng đi nhiều. Từ khi có các công trình thủy điện Trị An và thủy lợi Dầu Tiếng ở thượng nguồn, chế độ chảy tự nhiên chuyển sang chế độ chảy điều tiết qua tuốt bin, đập tràn và cống đóng-xả, nên môi trường vùng hạ du từ Bắc Nhà Bè trở nên chịu ảnh hưởng của nguồn, nói chung đã được cải thiện theo chiều hướng ngọt hóa. Dòng chảy vào mùa kiệt tăng lên, đặc biệt trong các tháng từ tháng 2 đến tháng 5 tăng 3-6 lần so với tự nhiên. Vào mùa mưa, lượng nước được điều tiết giữ lại trên hồ, làm giảm thiểu khả năng úng lụt đối với những vùng trũng thấp; nhưng ngược lại, nước mặn lại xâm nhập vào sâu hơn. Tuy nhiên, nhìn chung, đã mở rộng được diện tích cây trồng bằng việc tăng vụ mùa canh tác. Ngoài ra, việc phát triển các hệ thống kênh mương, đã có tác dụng nâng cao mực nước ngầm trên tầng mặt lên 2-3m, tăng thêm nguồn cung cấp nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của thành phố.