SlideShare a Scribd company logo
1 of 101
HÀ NỘI – 2022
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
NGHIÊM THU TRANG
CÁC BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ TRONG DẠY HỌC
TÁC PHẨM ‘‘VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC”
CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU (CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 11)
NHẬN VIẾT THUÊ BÁO CÁO THỰC TẬP
ZALO/TELEGRAM TRAO ĐỔI : 0909.232.620
WEBSITE: BAOCAOTHUCTAP.NET
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP SƯ PHẠM NGỮ VĂN
HÀ NỘI – 2022
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
NGHIÊM THU TRANG
CÁC BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ TRONG DẠY HỌC
TÁC PHẨM ‘‘VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC”
CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU (CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 11)
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP SƯ PHẠM NGỮ VĂN
CHUYÊN NGÀNH: LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
(BỘ MÔN NGỮ VĂN)
MÃ SỐ: 60 14 01 11
Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Minh Diệu
i
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Phạm Minh Diệu đã tận tình
hướng dẫn tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin tỏ lòng biết ơn đến các thầy giáo, cô giáo, các em học sinh
trường thực nghiệm đã nhiệt tình ủng hộ, giúp đỡ tôi hoàn thành Khoá Luận
này.
Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2016
Tác giả
Nghiêm Thu Trang
ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt Viết đầy đủ
CT Chương trình
ĐHSP Đại học sư phạm
GV Giáo viên
HS Học sinh
Nxb Nhà xuất bản
SGK Sách giáo khoa
TB Trung bình
THPT Trung học phổ thông
TK Thế kỉ
TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh
VN Việt Nam
iii
MỤC LỤC
Lời cảm ơn i
Danh mục các chữ viết tắt ii
Danh mục các bảng biểu v
MỞ ĐẦU v
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 8
1.1 Hứng thú và hứng thú học tập Ngữ văn của HS THPT 8
1.1.1 Một số khái niệm 8
1.1.2 Những đặc trưng cơ bản của hứng thú học tập 10
1.1.3. Các điều kiện để tạo hứng thú học tập 11
1.1.4 Biểu hiện của hứng thú học tập 14
1.1.5 Vai trò của hứng thú học tập 17
1.2 Đặc điểm HS THPT 20
1.2.1 Đặc điểm về hoạt động học tập 20
1.2.2 Đặc điểm về trí tuệ 20
1.3 Thực trạng dạy học Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu từ
góc độ tạo hứng thú 21
1.3.1 Nội dung, nghệ thuật tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc 21
1.3.2 Thực trạng tạo hứng thú học tập cho HS trong dạy học tác phẩm Văn tế
nghĩa sĩ Cần Giuộc 27
Tiểu kết chương 1 30
CHƯƠNG 2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO
HS DẠY HỌC TÁC PHẨM VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC 31
2.1 Nguyên tắc tạo hứng thú trong dạy học Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc 31
2.1.1 Nguyên tắc giúp HS hiểu được nội dung tác phẩm 31
2 1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi31
2.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính sáng tạo 32
iv
2.1.4 Nguyên tắc phát triển chủ thể người học 33
2.2 Sử dụng một số biện pháp, phương pháp để tạo hứng thú cho HS trong
dạy học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc 33
2.2.1 Giúp HS hiểu được từ ngữ cổ và phương ngữ Nam Bộ 33
2.2.2. Giúp HS hiểu được hoàn cảnh lịch sử VN nửa cuối TK XIX 37
2.2.3 Giúp HS hiểu được văn hóa và tính cách Nam Bộ khi học tác phẩm Văn
tế nghĩa sĩ Cần Giuộc 39
2.2.4 Tổ chức các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo 42
2.2.5 Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực 43
2.2.6 Ứng dụng công nghệ thông tin 53
Tiểu kết chương 2 57
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 58
3.1 Mục đích thực nghiệm 59
3.2 Đối tượng và địa bàn thực nghiệm 59
3.3 Nội dung thực nghiệm 59
3.4 Phương pháp và quy trình thực nghiệm 59
3.4.1 Phương pháp thực nghiệm 59
3.4.2 Quy trình thực nghiệm 60
3.5 Giáo án thực nghiệm 60
3.6 Kết quả thực nghiệm 74
3.6.1 Kết quả kiểm tra mức độ nhận thức của HS sau thực nghiệm 74
3.6.2 Kết quả về mức độ hứng thú của HS sau khi thực nghiệm 75
Tiểu kết Chương 3 77
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
PHỤ LỤC 83
v
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
TT Số và tên bảng Trang
1 Bảng 1.1- Kết quả khảo sát các phương pháp được sử
dụng.
27
2 Bảng 1.2 - Kết quả khảo sát mức độ hứng thú của HS. 29
3 Bảng 2.1 - Cách tạo lập nhóm học tập bài Văn tế nghĩa sĩ
cần Giuộc.
47
4 Bảng 3.1- Kết quả kiểm tra mức độ nhận thức của HS sau
thực nghiệm.
74
5 Bảng 3.2 - Mức độ hứng thú của HS sau giờ thực
nghiệm.
76
6 Biểu đồ 3.1- So sánh kết quả kiểm tra sau khi dạy thực
nghiệm.
75
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1 Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) là
một trong những tác phẩm đặc biệt có giá trị trong văn học Việt Nam cuối thế
kỉ XIX, là “một trong những bài văn hay nhất của chúng ta” (Hoài Thanh). Nó
ghi lại một dấu mốc quan trọng trong lịch sử, báo hiệu một thời kỳ đen tối của
dân tộc Việt Nam - gần một thế kỷ nước ta rơi vào tay thực dân Pháp xâm lược.
Thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu như một thước phim phản ánh chân thực khí
thế quật cường, bất khuất của người dân Nam Bộ, tiêu biểu cho lòng yêu nước,
trượng nghĩa, kết tinh nguyện vọng và ý chí người lao động, sẵn sàng hy sinh
xương máu để bảo vệ Tổ quốc. Tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu trong CT
Ngữ văn THPT- Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - đã thể hiện rõ những giá trị
cao đẹp đó.
Thế nhưng, trên mạng xã hội vẫn có nhiều hiện tượng HS kêu ca, thắc mắc
về mục đích học tập bài văn tế, thậm chí còn thể hiện một sự vô cảm đối với
tác phẩm này. Điều đó cũng là một phần thực trạng của việc dạy học tác phẩm
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc hiện nay ở lớp 11 theo CT Ngữ văn THPT, cho thấy
kết quả dạy học bài văn tế hiện nay chưa cao, nhiều HS không hứng thú khi học
tác phẩm này. Đó là một điều rất đáng báo động.
1.2 Tạo hứng thú học tập cho HS là vấn đề quan trọng trong dạy học. Nếu
HS không có hứng thú thì không thể phát huy được tính tích cực, chủ động,
sáng tạo trong quá trình học tập. Nghị quyết số 29 – NQ/TW ngày 04 tháng 11
năm 2013 của BCH TW Đảng về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào
tạo, yêu cầu: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng
hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ
năng của người học, khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy
móc” [1, tr.5].
2
Với những lí do nêu trên chúng tôi chọn đề tài: “Các biện pháp tạo hứng
thú trong dạy học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu
(Chương trình Ngữ văn 11)” làm đề tài nghiên cứu của mình, nhằm góp phần
nâng cao chất lượng dạy học văn thơ Nguyễn Đình Chiểu nói riêng và văn học
Việt Nam cuối thế kỉ XIX nói chung.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Các công trình nghiên cứu tạo hứng thú học tập trong dạy học Ngữ
văn
Tác giả Nguyễn Thị Tuyết với đề tài Bước đầu tìm hiểu hứng thú học tập
môn Ngữ văn của HS lớp 10, 11 ở trường THPT đã đưa ra những nguyên nhân,
đánh giá hiện trạng tạo hứng thú cho HS trong giờ học văn nhưng chưa đề ra
giải pháp tạo hứng thú cụ thể [20].
Tác giả Nguyễn Bá Cường, Một số biện pháp bồi dưỡng, phát triển hứng
thú, nhu cầu, thị hiếu, năng lực đọc tác phẩm văn chương của HS lớp 9 miền
núi Lai Châu đã hướng đến nghiên cứu một số biện pháp tạo hứng thú nhưng
hệ thống biện pháp đưa ra còn nhỏ nhặt và mang tính chất như là những thủ
pháp, những kĩ thuật của giáo viên trong giờ học [4].
Đó là các Khoá Luận nghiên cứu về vấn đề tạo hứng thú cho HS trong giờ
học Ngữ văn nói chung còn vấn đề tạo hứng thú giờ học bài Văn tế nghĩa sĩ
Cần Giuộc thì hầu như chưa có công trình nào được công bố cho tới thời điểm
này.
2.2. Các công trình nghiên cứu tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
Công trình đầu tiên của tác giả người Pháp E.Bajot đã dịch tác phẩm Lục
Vân Tiên ra tiếng Pháp và có chuyên luận khảo cứu về tác phẩm này. Các tác
giả người Pháp khác cũng có công trình nghiên cứu, tuy nhiên các công trình
này chủ yếu chỉ nhắc tới truyện thơ Lục Vân Tiên cố ý bỏ qua mảng thơ yêu
nước trong đó có Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của ông nhằm che đậy tội ác xâm
lược [dẫn theo25, tr.3].
3
Chuyên luận Nỗi lòng Đồ Chiểu, Phan Văn Hùm là người Việt Nam đầu
tiên đứng ở góc độ khoa học văn học để xem xét tác phẩm của Nguyễn Đình
Chiểu khá tỉ mỉ. Với chuyên luận này, Phan Văn Hùm đã cắm một mốc theo
định hướng đúng, nhiều triển vọng trong việc nghiên cứu Nguyễn Đình Chiểu
cả về tư tưởng học thuật cũng như về phương pháp văn bản học. Ngoài ra, Phan
Văn Hùm đã chú ý tới các tác phẩm khác của cụ Đồ Chiểu trong đó có Văn tế
nghĩa sĩ Cần Giuộc. Song sự quan tâm chưa thực sự tướng xứng với tầm vóc
của tác phẩm này [Dẫn theo 25, tr.3].
Năm 1963, thủ tướng Phạm Văn Đồng có bài viết “Nguyễn Đình Chiểu,
ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc” nhân dịp kỉ niệm 75 năm ngày mất
của Nguyễn Đình Chiểu. Bài viết đã khẳng định vị trí cao quý của Nguyễn
Đình Chiểu, thủ tướng Phạm Văn Đồng khẳng định cuộc đời của Nguyễn Đình
Chiểu là “một tấm gương sáng nêu cao địa vị và tác dụng của văn học nghệ
thuật, nêu cao sứ mạng của người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng” [23,
tr.74]. Đặc biệt, trong bài viết ông còn giành nhiều nhận định ca ngợi giá trị
bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, đó là “...Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình
Chiểu, một phần lớn là những bài văn tế, ca ngợi những người anh hùng suốt
đời tận trung với nước và than khóc những người liệt sĩ đã trọn nghĩa với dân.
Ngòi bút, nghĩa là tâm hồn trung nghĩa của Nguyễn Đình Chiểu đã diễn tả, thật
là sinh động và não nùng, cảm tình của dân tộc đối với người chiến sĩ của nghĩa
quân, vốn là người nông dân, xưa kia chỉ quen cày cuốc, bỗng chốc trở thành
người anh hùng cứu nước” [23, tr.71].
Khi nghiên cứu về tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, tác giả Mai Quốc
Liên đã đánh giá rất cao tác phẩm này. Đồng thời, tác giả cũng so sánh với các
tác phẩm được coi là đỉnh cao của văn học yêu nước thời trước như Nam quốc
sơn hà, Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo để khẳng định vai trò to lớn của
Nguyễn Đình Chiểu. Ngoài ra, tác giả còn khẳng định: “Qua bài Văn tế nghĩa
sĩ Cần Giuộc lần đầu tiên trong văn học xuất hiện vô cùng sinh động và chân
thực hình ảnh người nghĩa sĩ nông dân” [dẫn theo 25, tr.3].
4
Nhà phê bình Hoài Thanh cũng có bài viết “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc,
một trong những bài văn hay nhất của chúng ta” trên báo Văn nghệ ngày
30/6/1972. Bài viết đã chỉ ra được: “Trước đó chưa bao giờ có và sau đó đến
mấy chục năm cũng chưa hề có trong văn thơ ta một cái nhìn yêu thương và
kính phục như vậy đối với người nông dân” [23, tr.455]. Ngoài ra còn có bài
viết của tác giả Đỗ Văn Hỷ với nhan đề “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc qua ý thơ
Miên Thẩm và Mai Am”.
2.3. Các công trình nghiên cứu phương pháp dạy và học Văn tế nghĩa
sĩ Cần Giuộc
Nhà nghiên cứu Đào Nguyên Tụ khi phân tích bài Văn tế nghĩa sĩ Cần
Giuộc dựa trên kết cấu 4 phần: lung khởi, thích thực, ai vãn và kết. Với bài viết
này, tác giả đã cho thấy được cái nhìn khái quát và toàn diện về tác phẩm “xuất
phát từ lòng yêu nước thương dân tha thiết, Nguyễn Đình Chiểu bày tỏ nỗi tiếc
thương vô hạn đối với những nghĩa sĩ nông dân đã bỏ mình vì nước, đề cao tấm
gương chiến đấu hi sinh anh dũng của họ để động viên lòng yêu nước căm thù
giặc, ý chí kiên quyết chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta thời đó”
[23, tr.606]. Cũng như các tác giả khác, Đào Nguyên Tụ cũng rất đề cao bài
văn tế này và cũng đặt nó sánh ngang tầm với các tác phẩm đỉnh cao trong văn
học yêu nước. Ông viết: “Nếu như trong kho tàng văn học dân tộc đã có đỉnh
cao về nhiều thể loại như hịch của Trần Hưng Đạo, phú của Trương Hán Siêu,
cáo của Nguyễn Trãi...thì ta lại có thêm đỉnh cao về văn tế với sự đóng góp của
Nguyễn Đình Chiểu” [23, tr. 616].
Các tác giả Ngô Đức Quyền và Nguyễn Quốc Túy trong sách “Giảng văn
văn học Việt Nam” và “Giảng văn chọn lọc văn học Việt Nam” cũng khẳng
định: giá trị nghệ thuật hết sức đặc sắc làm cho bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
trở thành bất tử, lần đầu tiên trong lịch sử văn học Việt Nam Nguyễn Đình
Chiểu đã xây dựng được bức tượng đài về người nông dân yêu nước, những
người anh hùng vô danh [Dẫn theo 25, tr.6].
5
Trong cuốn Tài liệu bồi dưỡng giáo viên của trường ĐHSP Hà Nội, xuất
bản 1991, Nguyễn Đình Chú đã có những đóng góp thiết thực về phương pháp
giảng dạy cho giáo viên hướng dẫn HS tiếp cận Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc và
thơ văn Nguyễn Đình Chiểu [5].
Ngoài ra phải kể đến bài viết “Định hướng tổ chức dạy học văn tế nghĩa sĩ
Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu” (trích Phương pháp tư duy hệ thống trong
dạy học Văn) của Nguyễn Ái Học. Bài viết đã chỉ ra khá tỉ mỉ các bước thực
hiện khi dạy giảng dạy tác phẩm [13].
Bài viết của nhà nghiên cứu Trần Nho Thìn, “Tiếp cận văn hóa đối với tác
phẩm văn học trung đại trong chương trình SGK Ngữ văn 11” trên tạp chí Văn
học và tuổi trẻ số 9 năm 2007, đã đưa ra một số kinh nghiệm để giảng dạy bài
văn tế đạt hiệu quả. Tác giả đã đề cập đến một số vấn đề như phương diện cảm
xúc, thể loại và đặc biệt chú ý đến việc tìm hiểu cơ sở văn hóa của khái niệm
“nghĩa” và coi đó là chìa khóa hiểu đúng tác phẩm [21, tr.31].
“Con đường dẫn HS khám phá, chiếm lĩnh chiều sâu nghệ thuật tác phẩm
Văn tế nghĩa Cần Giuộc – Nguyễn Đình Chiểu để nâng cao hiệu quả dạy và
học” của tác giả Phạm Thị Mai Hương, tiếp cận tác phẩm từ chiều sâu nghệ
thuật để nâng cao chất lượng dạy học [14].
Tác giả Lại Thị Thương, “Tiếp cận hệ thống theo hướng văn hóa trong dạy
học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu” đã có tiếp
cận giảng dạy tác phẩm từ góc độ văn hóa [25].
Các công trình nghiên cứu trên đã có những đóng góp tích cực trong việc
giảng dạy tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc nhưng nhìn chung các công
trình này mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra cách tiếp cận, câu hỏi định hướng để
giúp GV giảng dạy chứ chưa đưa ra các biện pháp cụ thể nhằm tạo hứng thú
học tập cho HS với bài học.
3. Mục đích nghiên cứu
Từ việc tìm hiểu lí thuyết về hứng thú và tạo hứng thú trong học tập; các
điều kiện, nguyên tắc và tác dụng khi vận dụng cơ sở lí thuyết đó vào dạy học
6
tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc; Khoá Luận đưa ra một số biện pháp tạo
hứng thú học tập cho HS trong dạy học Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc nhằm giúp
HS yêu thích thể loại văn cổ, thấy được những giá trị của tác phẩm đồng thời
góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để đề xuất biện pháp tạo hứng
thú khi học bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.
4.2- Đề xuất một số biện pháp tạo hứng thú trong dạy học tác phẩm Văn
tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.
4.3- Thực nghiệm.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng
Hoạt động dạy học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn
Đình Chiểu theo CT Ngữ văn lớp 11 (CT cơ bản).
5.2. Phạm vi
- Về lý thuyết, đề tài khảo sát tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của
Nguyễn Đình Chiểu trong Ngữ văn 11.
- Về khảo sát thực tế và thực nghiệm, chúng tôi mới chỉ tiến hành ở 2
trường THPT Bãi Cháy, THPT Hải Đảo (Quảng Ninh).
6. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt tới mục đích nghiên cứu, trong quá trình thực hiện chúng tôi áp
dụng các phương pháp sau:
6.1. Các phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Các phương pháp nghiên cứu lí thuyết được sử dụng để thu thập thông tin
trên cơ sở nghiên cứu các văn bản, tài liệu đã có và bằng các thao tác tư duy lô-
gíc để rút ra kết luận khoa học cần thiết.
Trong đề tài này, các phương pháp nghiên cứu lí thuyết được dùng gồm:
phân tích, tổng hợp, so sánh- đối chiếu, suy luận...
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7
Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn bao gồm: điều tra, khảo sát phỏng
vấn, thống kê, phân loại....
Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn được sử dụng để điều tra thực trạng
dạy học bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ở THPT, xử lý các điều tra và tư liệu
thực nghiệm.
Trong các phương pháp nghiên cứu thực tiễn có phương pháp thực
nghiệm. Phương pháp thực nghiệm được dùng để kiểm chứng những lí luận đã
đề ra trong thực tiễn, qua đó khẳng định tính khả thi của đề tài hoặc bổ sung
vào kết quả nghiên cứu đã có.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, cấu trúc Khoá Luận gồm 3
chương: Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn.
Chương 2: Một số biện pháp tạo hứng thú học tập cho HS trong dạy học
tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.
8
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Hứng thú và hứng thú học tập Ngữ văn của HS THPT
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1. Hứng thú
Hứng thú là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong khoa học cũng như
trong đời sống. Hứng thú là một dạng tâm lí phức tạp. Vì vậy, vấn đề này luôn
được các nhà tâm lí học quan tâm nghiên cứu.
Theo Đại từ điển Tiếng Việt: “Hứng thú là cảm giác thích thú thấy trong
người mình đang có một sức thôi thúc làm cái gì đó”. Hứng thú nếu là danh từ
chỉ sự ham thích (Tác phẩm gây được hứng thú cho người đọc). Hứng thú là
tính từ: Cảm thấy hứng thú, thích thú, hào hứng, hứng thú với công việc [26,
tr.861].
Theo Từ điển Tâm lý học: “Hứng thú là biểu hiện của một nhu cầu, làm
cho chủ thể tìm cách thỏa mãn, tạo ra khoái cảm thích thú...” [28, tr.161].
Trong cuốn Vấn đề hứng thú nhận thức trong giáo dục học, G.I.Sukina
nhấn mạnh: “Hứng thú - đó là sự kết hợp độc đáo các quá trình tình cảm - ý chí
và quá trình trí lực, tính tích cực nhận thức và hoạt động của con người được
nâng cao” và “đó là thái độ riêng của cá nhân đối với đối tượng, ý thức được ý
nghĩa cuộc sống và sự hấp dẫn về tình cảm gây ra” [33, tr.4].
Khar-la-mốp đã nêu: “Hứng thú - đó là nhu cầu nhuốm màu sắc xúc cảm
đi trước giai đoạn gây động cơ và làm cho hoạt động của con người có tính chất
hấp dẫn” [33, tr.28]. “Điều đó gây cho các em niềm vui sướng, sự hưng phấn
xúc cảm và kích thích tình tích cực nhận thức” [33, tr.95 - 96]. Tương tự, trong
cuốn Phương pháp đọc sách, A.P.P.Ri-ma-cốp-xki cho rằng “Lòng đam mê,
thích thú môn học và sự thấm nhuần mục đích học tập sẽ giúp người ta khắc
phục khó khăn, nâng cao được năng lực làm việc” [32, tr.97].
9
Nhà tâm lý học Cô-va-li-ôp cũng đưa ra quan niệm của mình trong cuốn
Tâm lý học cá nhân như sau: “Hứng thú là thái độ đặc thù của cá nhân đối với
một đối tượng nào đó, do ý nghĩa của nó trong đời sống và do sự hấp dẫn về
tình cảm của nó”. “Hứng thú đó là sự kết hợp độc đáo quá trình tình cảm - ý
chí và quá trình nghị lực, tính tịch cực nhận thức và hoạt động của con người
được nâng cao” [29, tr.41].
Bên cạnh đó trong Luật giáo dục được Quốc hội ta thông qua ngày 25 tháng
11 năm 2009, tại kì họp thứ 6, Quốc hội khóa XII, ở Điều 28 - Yêu cầu nội
dung, phương pháp giáo dục phổ thông đã ghi rõ: “Phương pháp giáo dục phổ
thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù
hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học,
khả năng làm việc nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn;
tác động đến tình cảm đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” [17,
tr.23]. Để gây hứng thú cho HS chúng ta phải “...giúp học sinh cảm xúc niềm
vui sướng của sự thành công, tin tưởng vào sức của mình, vào khả năng vượt
qua khó khăn sẽ gặp” [34, tr.28].
Như vậy, hứng thú là một trạng thái tâm lý phức tạp của con người, là thái
độ của cá nhân đối với một đối tượng nào đó vừa có ý nghĩa trong cuộc sống
vừa có ý nghĩa mang lại một khoái cảm. Hứng thú sẽ làm tăng hiệu quả của quá
trình nhận thức, làm nảy sinh khát vọng hành động cũng như sự sáng tạo trong
công việc.
1.1.1.2 Hứng thú học tập Ngữ văn
Hoạt động học tập là hoạt động nhận thức mang tính tích cực, tự lực và
sáng tạo. Để tăng hiệu quả của quá trình nhận thức, phát huy được tính tích cực,
sự sáng tạo của người học cần phải tạo được hứng thú nhận thức. Hứng thú
nhận thức của con người rất phong phú, đa dạng. Trong nhà trường, hứng thú
nhận thức của HS chính là hứng thú học tập. Vì thế có thể đưa ra định nghĩa
học tập môn Ngữ văn trong nhà trường như sau: Hứng thú học tập trong môn
Ngữ văn là thái độ say mê, tích cực của HS trong quá trình học tập môn
10
Ngữ văn do thấy được ý nghĩa của nó trong cuộc sống và có sự gắn bó tình cảm
sâu sắc với nó. Thái độ này thể hiện trong mọi hoạt động của cá nhân, rõ nét
nhất là trong hoạt động học tập.
1.1.2. Những đặc trưng cơ bản của hứng thú học tập
1.1.2.1. Tính lựa chọn
Tính lựa chọn của hứng thú biểu hiện ở thái độ đặc thù của mỗi các nhân
đối với từng môn học, từng nội dung học.
Thái độ đặc thù của cá nhân thể hiện rõ nhất ở trong hứng thú cá nhân. Có
nghĩa là trước mọi đối tượng, mọi hiện thực khách quan, con người nhìn nhận
nó với một thái độ của riêng mình. Cái gì có ý nghĩa quan trọng, có giá trị với
chính cá nhân, có liên quan tới sự phát triển của cá nhân, cá nhân cảm thấy
hứng thú thì sẽ được lựa chọn. “Tính lựa chọn của hứng thú là biểu hiện xu
hướng lựa chọn của quá trình tâm lý nhằm vào các đối tượng của thế giới làm
thỏa mãn nhu cầu, nguyện vọng của cá nhân” [31, tr.56].
1.1.2.2. Sự kết hợp nhuần nhuyễn và hữu cơ giữa quá trình nhận thức và
quá trình tình cảm của cá nhân
Cấu tạo của hứng thú gồm nhận thức và tình cảm. Sự cấu tạo hai phần này
của hứng thú có sự kết hợp nhuần nhuyễn, hữu cơ với nhau tạo nên một hứng
thú hoàn chỉnh và trọn vẹn.
Thành phần nhận thức là nắm lấy đối tượng và hiểu rõ đối tượng ở mức
độ sâu sắc, đi sâu vào bản chất của đối tượng. Đây là bộ phận mang tính lí trí
cao. Nó tham gia vào hứng thú người học; có nhiệm vụ thúc đẩy người học tìm,
nhìn nhận ra những giá trị, ý nghĩa, tầm quan trọng của đối tượng trong cuộc
sống và đối với cá nhân người học.
Thành phần tình cảm được cho là có vai trò hết sức quan trọng. Nó giúp
cho việc nhận thức diễn ra nhanh, hiệu quả, dễ dàng và thoải mái hơn. Bởi tình
cảm là nguồn nuôi dưỡng hứng thú, giúp cho hứng thú được hình thành và phát
triển. Việc người học có hứng thú nhiều hay ít dựa trên tình cảm của cá nhân
11
người học với đối tượng. Thành phần tình cảm cũng làm cho hứng thú cá nhân
có sắc thái riêng, mang tính cá nhân.
Khi nhận thức và tình cảm trong hứng thú kết hợp với nhau thì hứng thú
cá nhân sẽ sâu sắc và bền lâu hơn. Đồng nghĩa với việc khi có hứng thú học
tập, HS sẽ tích cực hơn, lôi cuốn hơn, có ý chí tập trung cao hơn từ đó có tình
cảm sâu sắc với đối tượng, muốn đi sâu vào tìm hiểu đối tượng.
1.1.2.3. Thống nhất giữa chủ thể và khách thể
Trong nghiên cứu hứng thú, giữa chủ thể và khách thể có quan hệ chặt chẽ,
thống nhất với nhau. Nó là cơ sở nghiên cứu các biện pháp kích thích hứng thú
cho HS.
Theo các nhà xã hội học sự thống nhất giữa chủ thể và khách thể đó theo
tính chất khách quan của sự tồn tại hứng thú và phản ánh hứng thú trong ý thức
của con người. “Hứng thú là sự thống nhất giữa biểu hiện thực tế của nội tại
với sự phản ánh thế giới khách quan, với tổ hợp những giá trị vật chất và tinh
thần của nền văn hóa nhân loại trong ý thức của chủ thể” [Dẫn theo15, tr.28].
1.1.3. Các điều kiện để tạo hứng thú học tập
1.1.3.1. Điều kiện về mục tiêu và nội dung học tập
Mục tiêu học tập do người dạy thiết kế và cũng là cái quyết định xem
người học hứng thú yêu thích hay không. Nội dung học tập là kiến thức mà
người học sẽ chiếm lĩnh và biến nó thành của bản thân. Nội dung học tập tồn
tại khách quan với người học, là phần mà người học có thể đạt được các mục
tiêu học tập. Tuy nhiên, không phải tất cả mục tiêu học tập đều là mục tiêu kiến
thức bên trong mà người học khao khát muốn đạt được. Chỉ những yếu tố nào
của mục tiêu học tập trở thành đối tượng học tập, hoạt động học tập thì mới
thực sự trở thành mục tiêu bên trong của người học. Để gia tăng hứng thú và
khả năng chiếm lĩnh nội dung học tập cần phải làm cho nội dung học tập trở
thành đối tượng của hoạt động học tập, phải thực sự coi nội dung học tập là
hình thái đối tượng hóa của những mục tiêu học tập. Do học tập là tổ hợp
12
những hoạt động khác nhau được người học thực hiện nhằm chiếm lĩnh đối
tượng nên nội dung học tập là các mục tiêu học tập được đặt dưới hình thức
những hoạt động của người học trong quá trình học tập như hoạt động nhận
thức, hoạt động giao tiếp, hoạt động vui chơi, hoạt động quản lí tri thức,...
Nội dung học tập muốn trở thành điều kiện tạo hứng thú cho HS thì phải
đảm bảo về các mặt sau:
- Hấp dẫn về nhận thức: Các kiến thức mà nội dung học tập đưa ra phải là
những kiến thức thu hút HS, không phức tạp cũng như không quá đơn giản,
phải đảm bảo chúng nằm trong phạm vi phát triển gần của mỗi người.
- Đa dạng hóa trong cách trình bày và mô tả đảm bảo HS có nhu cầu và
thích học: Nội dung học tập phải được thiết kế một cách lôgic với nhiều hướng
tiếp cận khác nhau để HS có thể tiếp cận ở nhiều con đường, từ đó bộc lộ rõ
bản chất nội dung học tập. Để đảm bảo nội dung học tập tạo được hứng thú cho
người học, người dạy phải có kĩ năng sư phạm. Nội dung học tập được thiết kế
và mô tả đạt hiệu quả khi có sự hỗ trợ của nhiều phương tiện dạy học và tài liệu
học tập.
- Nội dung học tập tạo ra nhiều cơ hội cho phép người học kiến tạo kiến
thức: Khi thiết kế nội dung học tập cần chú ý tới các tình huống, các hoàn cảnh
có thể giúp người học kiến tạo tri thức cho mình trong phạm vi của nội dung
học tập. Vì vậy, cần căn cứ vào sự phát triển cá nhân của người học để dự kiến
những yếu tố cấu thành hoàn cảnh cụ thể của học tập làm cho người học tạo
được cấu trúc mới trong kinh nghiệm của mình mà thích ứng được với hoàn
cảnh.
- Nội dung học tập đảm bảo tính liên tục trong sự liên kết lẫn nhau ở mức
độ cao: Nội dung học tập khi được thiết kế cần phải dựa vào điều kiện học liệu
và các kĩ thuật dạy học có thể sử dụng trong quá trình học tập để tạo ra sự liên
kết thông tin. Đó là sự liên thông giữa các loại tài liệu cũng như sự liên thông
giữa nhiều kĩ thuật dạy học như lời nói, tranh ảnh, bản đồ, câu hỏi và câu trả
lời, ngôn ngữ đàm thoại và thảo luận,...Như vậy, sẽ giúp cho hệ thống
13
tri thức không bị tách rời trong quá trình học tập và cũng là điều kiện quan
trọng nhằm tạo ra hứng thú cho người học.
1.1.3.2. Điều kiện về phương pháp dạy học
Trong quá trình dạy học, phương pháp dạy học là yếu tố hàng đầu quyết
định chất lượng dạy học. Vì vậy, việc lựa chọn và sử dụng phương pháp dạy
học phù hợp có vai trò quan trọng đối với chất lượng dạy học nói chung và tạo
hứng thú cho người học nói riêng.
Phương pháp dạy học được vận dụng phải phù hợp với mục tiêu, đặc trưng
nội dung và nguyên tắc dạy học, phát huy được tính tích cực của HS. Trong giờ
học, HS cảm thấy thoải mái, thấy việc học của mình là có ích thì khi đó HS
được làm chủ hoạt động học của mình. Như vậy, kiến thức sẽ ở lại lâu hơn
trong trí nhớ và đặc biệt HS cảm thấy hứng thú, yêu thích với hoạt động học vì
đã được trải nghiệm với những kiến thức đó.
Việc lựa chọn các phương pháp dạy học phù hợp, HS sẽ có điều kiện để
phát triển hứng thú nhận thức, thỏa mãn nhu cầu tìm tòi, khám phá của bản
thân.
Với các phương pháp dạy học tích cực, HS không chỉ dừng lại ở việc giải quyết
các vấn đề đặt ra mà còn tự phát hiện ra các vấn đề mới cần được giải quyết.
Những cảm xúc có được trong quá trình tìm tòi khám phá, cảm xúc thành công
và cảm xúc về sự hoàn thành một công việc là những củng cố tích cực cho việc
hình thành và phát triển hứng thú nhận thức ở người học.
1.1.3.3 Điều kiện về môi trường học tập
Môi trường học tập cũng là một trong những điều kiện góp phần kích thích
tạo hứng thú học tập cho HS. Môi trường học tập là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp,
tức thời nhất. Bầu không khí lớp học có thoải mái hay không, các phương tiện,
ánh sáng, âm thanh có phù hợp khiến HS có cảm thấy hứng thú hay không. Môi
trường học tập, không khí lớp học phù hợp, HS cảm thấy thực sự thoải mái, tự
tin thể hiện sẽ khiến các em hình thành hứng thú một
14
cách nhanh chóng, dần dần củng cố một năng lực quan trọng, đó là năng lực
hứng thú.
Để tạo được một môi trường lớp học với tâm lí thoải mái, GV phải biết
cách tổ chức lớp học, tạo không khí lớp học vui vẻ, tạo niềm tin cho HS qua
các hình thức động viên, khen thưởng kịp thời, hợp lí. GV phải là người hướng
dẫn lớp học trong tính dân chủ để mọi HS cảm thấy mình đang được quan tâm.
1.1.3.4. Điều kiện về hình thức kiểm tra đánh giá
Các hình thức kiểm tra đánh giá không chỉ là thước đo mức độ đạt được
mục tiêu học tập của HS mà nó còn là một động lực kích thích hứng thú học
tập cho HS. Đánh giá đúng, kịp thời sẽ khiến tâm lí HS thoải mái, vui vẻ với
những gì mình đã hoàn thành, khám phá được trong quá trình học. Nhưng nếu
đánh giá không kịp thời, không đúng với năng lực của HS sẽ khiến các em thấy
tổn thương, mất niềm tin vào quá trình tìm tòi, khám phá.
1.1.4. Biểu hiện của hứng thú học tập
1.1.4.1. Biểu hiện hứng thú học tập
a) Biểu hiện về mặt trí tuệ
- HS luôn say mê vươn tới nhận thức:
+ Ham hiểu biết, thích tìm tòi khám phá, thường xuyên đặt các hỏi chứa
đựng các vấn đề.
+ Có trí tưởng tưởng sáng tạo.
+ Luôn là người đưa ra sáng kiến, là người khởi đầu các cuộc tranh luận
trong lớp, luôn mong muốn vận dụng tri thức vào thực tiễn.
+ Thường tìm tới những bài tập, những nhiệm vụ học tập khó có tính thử
thách, yêu cầu cao.
- Chú ý trong học tập:
+ Tập trung cao độ và dễ tập trung trí nhớ.
+ Nhanh chóng chuyển trí nhớ ngắn hạn sang trí nhớ dài hạn.
+ Tính ổn định và độ bền của chú được thể hiện rõ qua hoạt động học.
15
b) Biểu hiện về mặt ý chí
- Cần cù, kiên trì nhẫn nại trong mọi hoạt động. Khi đặt ra vấn đề cần
giải quyết thì tìm hiểu, suy nghĩ và theo đuổi đến cùng.
- Chịu khó sưu tầm, ghi chép, tích lũy kiến thức.
c) Biểu hiện về mặt tình cảm
- Rất thích thú, phấn khởi, lạc quan trong hoạt động học tập.
- Chủ động dành thời gian cho hoạt động học tập.
- Say mê, yêu thích vượt qua những nhiệm vụ khó khăn.
- Thích sáng tạo, đưa ý tưởng cải tiến và thực hành ý tưởng theo hướng lí
thú, bổ ích.
- Dễ xúc cảm về mặt nhận thức, sung sướng, hạnh phúc khi nhu cầu
nhận thức được thỏa mãn.
d) Biểu hiện về mặt năng lực
Phát triển và thể hiện rất rõ các năng lực thuộc nhận thức: năng lực quan
sát, tư duy, tưởng tưởng, so sánh, phán đoán, phân tích, tổng hợp, khái quát
hóa, trừu tượng hóa, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
e) Biểu hiện về mặt kết quả
Thường xuyên thành công trong học tập. Đôi khi thất bại nhưng coi thất
bại là bài học kinh nghiệm để vươn lên.
1.1.4.2. Biểu hiện hứng thú học tập Ngữ văn
Môn Ngữ văn là một môn học có tính khoa học và tính nghệ thuật, hứng
thú học tập của HS với môn học cũng có những nét riêng biệt.
a) Biểu hiện về mặt trí tuệ
- HS luôn say mê đạt tới nhận thức về văn học và ngôn ngữ.
+ Luôn tìm tòi, khám phá các tác phẩm văn học, tìm hiểu cấu trúc ngôn
ngữ, thi pháp tác phẩm.
+ Luôn trao đổi, thảo luận với bạn bè, thầy cô về các vấn đề văn học,
khuynh hướng văn học, ngôn ngữ; luôn đặt các câu hỏi tại sao, các câu hỏi đòi
hỏi phải lí giải bằng hệ thống kiến thức văn học.
16
+ Có trí tưởng tưởng, sáng tạo; viết văn tốt.
+ Tích cực tham gia các hoạt động học tập môn Ngữ văn.
+ Luôn là người đưa ra sáng kiến, khởi đầu cho các cuộc tranh luận về các
vấn đề văn học, ngôn ngữ trong giờ học.
+ Luôn mong muốn vận dụng các kiến thức văn học, ngôn ngữ vào trong
cuộc sống thực tiễn: vận dụng ngôn ngữ trong giao tiếp, vận dụng tri thức về
các loại văn bản, sáng tác thơ, truyện làm báo tường...
+ Luôn sưu tầm, tìm đọc các tác phẩm văn học, các nghiên cứu về văn
học ngôn ngữ.
+ Thường tìm làm các bài tập đòi hỏi tính sáng tạo, yêu cầu cao, thích viết
văn.
- Luôn chú ý trong học tập môn Ngữ văn.
+ Dễ tập trung trí nhớ và tập trung cao độ khi đọc truyện, thơ. Tập trung
khi nghe giảng, khi làm bài tập.
+ Nhanh chóng chuyển trí nhớ ngắn hạn sang dài hạn. Dễ dàng ghi nhớ và
nhớ lâu những câu văn nổi bật của nhân vật; những câu thơ hay, tâm đắc; những
lời bình giảng hay của thầy cô.
+ Tính ổn định và độ bền vững của chú ý thể hiện rất rõ qua các hoạt động
học trên lớp và hoạt động tự học.
b) Biểu hiện về mặt ý chí
- Cần cù, chăm chỉ trong mọi hoạt động học, đọc và nghiên cứu tác phẩm.
Khi giải quyết một vấn đề văn học thì suy nghĩ, tìm hiểu và theo đuổi đến cùng.
- Thường xuyên sưu tầm, ghi chép và tích lũy kiến thức văn học.
c) Biểu hiện về mặt tình cảm
- Thích thú, hào hứng khi học tập môn văn; khi đọc sách truyện, thơ văn,
các nghiên cứu văn học và ngôn ngữ.
- Chủ động dành thời gian cho việc học, tìm kiếm tài liệu và đọc các tác
phẩm văn học yêu thích.
17
tạo.
- Sẵn sàng làm nhiệm vụ khó khăn, mang
tính thử thách, đòi hỏi sáng
- Dễ xúc cảm với số phận nhân vật trong
tác phẩm, đồng cảm với tâm
trạng của tác giả. Vui sướng khi nhận ra tư tưởng nội dung, chân lí của một tác
phẩm văn học.
d) Biểu hiện về mặt năng lực
Những năng lực về mặt nhận thức đều phát triển và thể hiện rõ nét như
năng lực tưởng tưởng, năng lực so sánh, năng lực phân tích tổng hợp, suy luận.
e) Biểu hiện về mặt kết quả
- Tích cực tham gia xây dựng bài, có những ý kiến tốt; thường xuyên đạt
điểm tốt trong các bài kiểm tra.
- Đôi khi thất bại nhưng không nản mà coi đó là bài học kinh nghiệm để
vươn lên.
1.1.5. Vai trò của hứng thú học tập
1.1.5.1. Vai trò của hứng thú học tập
a) Đối với hoạt động nhận thức trong học tập của HS
Đối với mọi hoạt động của con người hứng thú có vai trò rất quan trọng
“Bằng cách phát triển hứng thú, chúng ta sẽ phát huy một trong những năng
lực quý giá nhất, cao quý nhất của con người là năng lực thích thú, tập trung
vào hoạt động và hoàn toàn say mê mọi công việc cần làm” [dẫn theo15, tr.40].
Đối với hoạt động nhận thức trong học tập của HS cũng như vậy. Hứng thú là
động cơ, là cơ sở cho một thái độ học tập tích cực. Khi có hứng thú, HS sẽ tập
trung học tập với thái độ tích cực, say mê, đầy hứng khởi, thích thú tạo nên
những kích thích mạnh mẽ của quá trình học tập, dẫn tới việc học sẽ đạt kết quả
cao. Ngược lại, nếu không có hứng thú thì việc học tập chỉ là sự ép buộc, HS
luôn cảm thấy uể oải, chán nản với các hoạt động học. Theo các công trình
nghiên cứu về hứng thú cho thấy việc ép buộc trong quá trình học tập cũng
cung cấp kiến thức cho HS, song nó sẽ kìm hãm sự phát triển của trí
18
tuệ và làm cho các kiến thức mất giá trị. “Sự phát triển toàn diện, sự phong phú
về tinh thần không thể đạt tới bằng cách cưỡng bức. Sự phong phú về tinh thần
chân chính chỉ hình thành khi con người tự mình vươn tới khoa học, tới nghệ
thuật” [33, tr.19].
Hứng thú sẽ đem lại kết quả vật chất cho HS trong quá trình học tập là bổ
sung tri thức, phát triển trí tuệ và rèn luyện kĩ năng. Đây chính là con đường
hình thành và phát triển cho HS các năng lực. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy,
việc tạo hứng thú cho HS là một yêu cầu sư phạm quan trọng đối với GV. “Nếu
trường học có đủ các nhà giáo xuất sắc biết lấy hứng thú làm chỗ dựa cho toàn
bộ hoạt động của mình, đồng thời thấy mục đích dạy học là phát triển hứng thú
thì nhà trường và việc học đối với trẻ em sẽ là công việc hứng thú và vui sướng,
dù vẫn khó khăn như trước nhưng các em đã không để ý đến các khó khăn ấy”
[Dẫn theo 15, tr.41].
b) Đối với năng lực học tập của HS
Trong nhà trường, việc hình thành và phát triển năng lực cho HS là một
trong những mục đích quan trọng nhưng không phải là một công việc dễ thực
hiện. Không phải năng lực sẽ hình thành và phát triển khi để HS học dần, học
mãi, HS cần phải biết mình phải học gì, học như thế nào. Bản thân HS phải
thấy rõ được tầm quan trọng của môn học và luôn tích cực, tự giác trong học
tập. Nếu HS không có tình cảm, hứng thú với môn học thì mọi nội dung, phương
pháp dạy đều vô tác dụng. “HS không phải là cục đất muốn nặn thành gì cũng
được mà là một con người có sức mạnh bên trong nó...Mỗi đứa bé tiếp nhận
mọi hoàn cảnh sống, mọi cố gắng dạy dỗ em của người lớn và mọi năng lực
bên trong của mình theo kiểu của em, in dấu nhân cách của riêng em lên tất cả
mọi thứ. Tiếp thu hay gạt bỏ, lĩnh hội hay cự tuyệt, nhận hay không nhận, tất
cả đều theo kiểu của riêng em.” [Dẫn theo15, tr.42].
Để hình thành và phát triển năng lực cho HS cần phải bảo đảm HS nhận
thức được tầm quan trọng của kiến thức và tạo ra sức hấp dẫn về tình cảm đối
19
với các em. Các hoạt động học tập mà HS tham gia phải tạo được hứng thú cho
các em. Hứng thú càng sâu sắc bao nhiêu thì hoạt động học tập của HS càng
hiệu quả bấy nhiêu. Hứng thú sẽ làm cho năng lực thêm sắc bén bởi khi có hứng
thú HS có thể say sưa làm việc gì đó lâu dài và không mệt mỏi.
Hứng thú và năng lực học tập có mối quan hệ biện chứng với nhau. Cái
này là dấu hiệu nhận biết của cái kia và ngược lại. Nếu có hứng thú ở một lĩnh
vực, nội dung kiến thức HS sẽ thích thú, say mê, tìm hiểu lĩnh vực đó và hình
thành, phát triển năng lực cho mình ở nội dung, lĩnh vực đó. Ngược lại, nếu có
năng lực ở một lĩnh vực, HS thường hứng thú với những kiến thức ở lĩnh vực
đó.
1.1.5.2. Vai trò của hứng thú học tập trong môn Ngữ văn.
Hứng thú học tập là cơ sở nền tảng giúp HS cảm thụ văn học bằng hình
tượng. Văn học là cảm xúc, hứng thú sẽ tạo ra cảm xúc. “Hứng thú và yêu thích
là hai hiện tượng giống nhau về bản chất. Đôi khi người ta có thể thay thế lẫn
nhau hai từ đó. Cái gì không làm cho ta xúc động, không đụng chạm đến tình
cảm của ta thì không gây ra được hứng thú. Khi phát triển hứng thú, đồng thời
chúng ta phát triển cả tình cảm nữa” [Dẫn theo 8, tr.45].
Hứng thú cũng là cơ sở để phát triển tài năng văn học ở HS. Sự thăng hoa
trong cảm xúc, những rung động của tâm hồn dần giúp HS nảy nở tình cảm,
cảm xúc mới khiến HS bộc lộ năng lực trí tuệ của mình. “Hứng thú và tài năng
là hai bông hoa mọc chung một cành, hai mặt của một hiện tượng. Nó là cặp
đôi không tách rời nhau, như câu hỏi và câu trả lời. Tài năng sẽ bị thui chột nếu
hứng thú không thực sự sâu sắc, đầy đủ và nói chung không được nuôi dưỡng
lâu dài nếu không có những năng lực cần thiết để thỏa mãn hứng thú” [Dẫn
theo 8, tr.47].
Với tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, hứng thú không chỉ giúp HS tìm
hiểu biết đến thể loại văn cổ của nền văn học dân tộc, cảm thụ tốt ý nghĩa, nội
dung, thông điệp trong tác phẩm mà còn kích thích HS tìm hiểu tác phẩm một
20
cách sâu sắc hơn không chỉ thời gian trên lớp mà còn dành thời gian học ở nhà.
Từ đó, thấy được những nét văn hóa, giá trị tư tưởng trong đời sống người Việt
qua tác phẩm HS cần biết và lưu giữ.
1.2. Đặc điểm HS THPT
1.2.1. Đặc điểm về hoạt động học tập
Hoạt động học tập vẫn là hoạt động chủ đạo của HS THPT nhưng có yêu
cầu cao hơn về tính tích cực và trí tuệ. Muốn lĩnh hội một cách sâu sắc các môn
học, các em phải có một trình độ tư duy khái niệm, tư duy khái quát phát triển
đủ cao. Hứng thú học tập của các em lứa tuổi này gắn liền với khuynh hướng
nghề nghiệp nên hứng thú mang tính đa dạng, sâu sắc và bền vững hơn.
Thái độ học tập cũng có những chuyển biến rõ rệt. HS đã lớn, kinh nghiệm
của các em đã được khái quát, ý thức được rằng mình đang đứng trước ngưỡng
cửa của cuộc đời tự lập. Thái độ có ý thức đối với việc học tập được tăng lên
mạnh mẽ. HS đã có ý thức rõ ràng được những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo hiện
có, kĩ năng độc lập tiếp thu tri thức được hình thành trong nhà trường phổ thông
là điều kiện cần thiết để tham gia có hiệu quả vào cuộc sống lao động của xã
hội. Điều này đã làm cho HS bắt đầu đánh giá hoạt động chủ yếu theo quan
điểm tương lai của mình. Các em bắt đầu có thái độ lựa chọn đối với từng môn
học.
Ở lứa tuổi này, các hứng thú và khuynh hướng học tập của HS đã trở nên
xác định và được thể hiện rõ ràng hơn. Các em thường bắt đầu có hứng thú ổn
định đặc trưng đối với một môn khoa học, một lĩnh vực tri thức hay một hoạt
động nào đó. Điều này đã kích thích nguyện vọng muốn mở rộng và đào sâu
vào các tri thức trong các lĩnh vực tương ứng. Đó là những khả năng rất thuận
lợi cho sự phát triển năng lực của các em.
1.2.2. Đặc điểm về trí tuệ
Lứa tuổi HS THPT là giai đoạn quan trọng trong việc phát triển trí tuệ. Do cơ
thể các em đã được hoàn thiện, đặc biệt là hệ thần kinh phát triển mạnh tạo điều
kiện cho sự phát triển các năng lực trí tuệ.
21
Cảm giác và tri giác đã đạt tới mức độ của người lớn. Quá trình quan sát
gắn liền với tư duy và ngôn ngữ. Khả năng quan sát một phẩm chất cá nhân
cũng bắt đầu phát triển. Tuy nhiên, sự quan sát còn thường phân tán, chưa tập
trung cao vào một nhiệm vụ nhất định, trong khi quan sát một đối tượng vẫn
còn mang tính đại khái, phiến diện đưa ra kết luận vội vàng không có cơ sở
thực tế.
Trí nhớ của các em cũng phát triển rõ rệt. Trí nhớ có chủ định giữ vai trò
chủ đạo trong hoạt động trí tuệ. HS đã biết sắp xếp lại tài liệu học tập theo một
trật tự mới, có biện pháp ghi nhớ một cách khoa học. Trong quá trình học tập,
các em đã biết rút ra những ý chính, đánh dấu lại những phần quan trọng, những
ý trọng tâm, lập dàn ý tóm tắt, lập bảng đối chiếu, so sánh. Các em cũng hiểu
được rõ trường hợp nào cần phải ghi nhớ chính xác, trường hợp nào chỉ cần
hiểu bản chất không cần ghi nhớ cụ thể. Nhưng cũng có những em có thái độ
coi thường việc ghi nhớ và đánh giá thấp việc ôn lại bài.
Hoạt động tư duy của các em lứa tuổi này phát triển mạnh về khả năng tư
duy lí luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập và sáng tạo hơn. Năng lực phân
tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa phát triển cao giúp cho các em có thể
lĩnh hội mọi khái niệm phức tạp và trừu tượng. HS thích khái quát, thích tìm
hiểu những quy luật, nguyên tắc chung của các hiện tượng hằng ngày, của
những tri thức phải tiếp thu. Trước một vấn đề HS thường đặt những câu hỏi
nghi vấn hay dùng lối phản đề để nhận thức chân lý một cách sâu sắc hơn.
1.3. Thực trạng dạy học Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình
Chiểu từ góc độ tạo hứng thú
1.3.1. Nội dung, nghệ thuật tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
1.3.1.1. Về tác gia, tác phẩm
Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ lớn tiêu biểu nhất cho dòng văn học yêu
nước chống Pháp của nước ta cuối thế kỉ XIX, mà tên tuổi gắn liền với phong
trào đấu tranh oanh liệt của nhân dân miền Nam từ những buổi đầu giặc Pháp
đặt chân lên đất nước ta. Ông là một tấm gương sáng chói về tinh thần làm
22
việc kiên cường và khí tiết yêu nước bất khuất. Cuộc đời của nhà thơ mù Đồ
Chiểu gắn bó chặt chẽ với cuộc đời của nhân dân lao động nghèo khổ; gắn bó
với tư tưởng yêu nước, căm thù giặc. Trái tim ông đập theo nhịp đập trái tim
dân chúng, thông cảm và chia sẻ nỗi đau, nỗi nhục bị áp bức và nô lệ. Nhờ vậy
mà ông phát hiện ra những phẩm chất cao quý ẩn giấu trong hình thức lam lũ
của người lao động. Tất cả những cái đó tạo nên tầm cao trong tư tưởng, tình
cảm và sự nghiệp sáng tác của ông quyết tâm bảo vệ từng tấc đất ngọn cỏ của
quê hương. Tấm lòng nhân ái sâu xa, rộng lớn của Nguyễn Đình Chiểu đã được
đáp đền một cách chân thành, nồng hậu. Vì vậy, Nguyễn Đình Chiểu luôn có
vị trí cao, xứng đáng trong CT Ngữ văn ở trường phổ thông.
Nguyễn Đình Chiểu sinh ngày mùng 1 tháng 7 năm 1822, mất ngày mùng
3 tháng 7 năm 1888. Ông là một tác gia văn học mà cuộc đời và thơ văn hòa
quyện làm một, gắn bó chặt chẽ giữa cuộc đời và vận mệnh dân tộc. Bởi lẽ, ông
đã trải qua những bi kịch chung của đất nước và bi kịch riêng của cá nhân. Giai
đoạn đầu là giai đoạn những năm 50 của TK XIX, con đường công danh, sự
nghiệp, con đường hạnh phúc đang mở ra trước mắt bỗng nhiên bị đổ vỡ. Năm
21 tuổi đỗ tú tài, năm 25 tuổi ra Huế để chuẩn bị thi tiếp, năm 28 tuổi chưa kịp
dự kì thi thì trên đường về chịu tang mẹ, do khóc thương và ốm nặng, Nguyễn
Đình Chiểu bị mù cả hai mắt. Cùng với bi kịch lớn này, ông còn bị gia đình phú
hộ hứa gả con gái bội hôn. Nguyễn Đình Chiểu đã vượt qua những bi kịch lớn
của cá nhân bằng nghị lực phi thường, bằng tình yêu cuộc sống mãnh liệt. Ngoài
việc tự học về nghề thuốc chữa bệnh cho mọi người và mở trường dạy học, ông
còn sáng tác văn chương với hai tập truyện dài là Lục Vân Tiên và Dương Từ -
Hà Mậu.
Lục Vân Tiên là tác phẩm Nôm đầu tiên, trong đó thông qua những mối
quan hệ tích cực và tiêu cực trong gia đình và xã hội. Nguyễn Đình Chiểu đã
khẳng định cuộc sống con người tương thân tương ái với nhau trên cơ sở nhân
nghĩa. Ngoài tư tưởng nhân nghĩa, Lục Vân Tiên còn là một tác phẩm chiến đấu
của một tác giả đứng vào hàng ngũ của nhân dân đấu tranh để thực hiện lí
23
tưởng, hoài bão nhân nghĩa công bằng cho nhân dân. Còn Dương Từ - Hà Mậu
là một tác phẩm lớn của tinh thần yêu nước và căm thù giặc. Dương Từ - Hà
Mậu như là một lời kêu gọi mọi người trở về với chính đạo, đủ tạo ra một sức
mạnh chống giặc cứu nguy cho Tổ quốc trước nguy cơ đổ vỡ cả một nền đạo
đức cố hữu.
Giai đoạn sau bắt đầu từ ngày quân Pháp đến chiếm lấy Gia Định (1859).
Điều này cũng tác động không nhỏ đến sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, chủ
nghĩa yêu nước càng được thể hiện sâu đậm hơn. Ông ghi lại sự kiện Pháp đánh
vào thành Gia Định với bài Chạy giặc (Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây
– Một bàn cờ thế phút sa tay...). Sự kiện những người nghĩa sĩ hi sinh trong trận
tập kích đồn quân Pháp đêm 16 tháng 12 năm 1861 đã thành một sự kiện văn
học lớn trong sự nghiệp văn chương của Nguyễn Đình Chiểu: ra đời kiệt tác
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Bên cạnh Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc còn có Văn tế
Trương Định (1864), Văn tế nghĩa sĩ trận vong lục tỉnh (sau 1874), 12 bài thơ
Điếu Trương Định (1864), 10 bài Điếu Phan Tòng (1868).
Tư tưởng nhân nghĩa và chủ nghĩa yêu nước là hai nội dung lớn và cũng
là đóng góp quý báu của văn chương Nguyễn Đình Chiểu đối với nền văn học
dân tộc. Theo Trần Văn Giàu: “Chủ nghĩa yêu nước trong văn chương thời kì
cận đại và hiện đại bắt đầu với Nguyễn Đình Chiểu” [11, tr.244]. Chủ nghĩa
yêu nước trong thơ văn ông mang những nét riêng biệt, tạo nên một dấu ấn
riêng. Vì thế khi nói về văn chương Nguyễn Đình Chiểu, Phạm Văn Đồng viết:
“Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường. Chúng ta phải chăm chú
nhìn, càng nhìn càng thấy sáng. Văn thơ Nguyễn Đình Chiểu là như vậy” [23,
tr.69]. Đúng là văn chương Nguyễn Đình Chiểu mang vẻ đẹp nghệ thuật bình
dị mà độc đáo như “vì sao có ánh sáng khác thường” và “phải chăm chú nhìn
mới thấy”.
1.3.1.2.Giá trị nội dung và nghệ thuật tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
a) Giá trị nội dung
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc đã tái hiện một bức tranh công đồn rất hiện
thực, sinh động và đầy tráng khí. Điều đặc biệt in sâu nhất trong tâm trí người
24
đọc là hình tượng người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc, tiêu biểu cho ý chí bất
khuất của dân tộc Việt Nam trong buổi đầu chống Pháp.
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc có tiếng khóc thương của người đứng tế, có
tiếng khóc xót đau của những gia đình mất người thân, những người mẹ mất
con, người vợ mất chồng: “Đau đớn bấy! Mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya
leo lét trong lều; não nùng thay! Vợ yếu chạy tìm chồng, cơn bóng xế dật dờ
trước ngõ”. Có tiếng khóc của cả quê hương, đất nước: “Đoái sống Cần Giuộc,
cỏ cây mấy dặm sầu giăng; nhìn chợ Trường Bình, già trẻ hai hàng lụy nhỏ”.
Nỗi đau có trong lòng người và bao trùm lên cỏ cây, sông núi: sông Cần Giuộc,
chợ Trường Bình, chùa Tông Thạnh, sông Bến Nghé, đất Đồng Nai...
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, đối tượng thương cảm, xót đau, trước hết là
những người nghĩa sĩ hi sinh khi sự nghiệp đang còn dang dở, ý nguyện chưa
thành: “Những lăm lòng nghĩa lâu dùng; đâu biết xác phàm vội bỏ”. Bài văn tế
còn khóc thương cho cả đất nước, nhân trong cơn bấn loạn: “Vì ai khiến quan
quân khó nhọc, ăn tuyết nằm sương; vì ai xui dồn lũy tan tành, xiêu mưa ngã
gió”, “Binh tướng nó hãy đóng sông Bến Nghé, ai làm nên bốn phía mây đen;
ông cha ta còn ở đất Đồng Nai, ai cứu đặc một phường con đỏ”.
Tiếng khóc xót đau trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc bi thương nhưng
không bi lụy. Bởi lẽ không chỉ là những tiếng khóc cá nhân, khóc thương cho
một vài người mà là tiếng khóc của nhân dân, đất nước, khóc thương cho cả
dân tộc. Tiếng khóc không chỉ gợi nỗi xót đau mà còn khích lệ lòng căm thù
giặc và quyết tâm chiến đấu, tiếp nối sự nghiệp đang còn dang dở của người đã
khuất. Tiếng khóc không chỉ tiếc thương những gì đã mất mà còn khẳng định
những điều sẽ còn: “Thác mà trả nước non rồi nợ, danh thơm đồn sáu tính chúng
đều khen; thác mà ưng đinh miếu để thờ, tiếng ngay trải muôn đời ai cũng mộ”.
Khóc thương người chết mà lại ngời lên niềm tự hào về lẽ sống cao đẹp: “Thà
thác mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ cũng vinh”.
25
b) Giá trị nghệ thuật
Ngôn ngữ giản dị, dân dã, có sức mạnh gợi cảm, có giá trị thẩm mĩ cao.
Nguyễn Đình Chiểu sử dụng những từ ngữ, lời ăn tiếng nói hằng ngày của
người dân Nam Bộ: cui cút làm ăn, treo dê bán chó, tấc đất ngọn rau, bát cơm
manh áo, chia rượu lạt, gặm bánh mì, mẹ già ngồi khóc trẻ, vợ yếu chạy tìm
chồng,... Điều này làm cho lời văn trở nên gần gũi với mọi người.
Những hình tượng nghệ thuật, những liên tưởng so sánh đậm chất Nam Bộ,
giàu chất hiện thực. Tác giả dùng lối ví von so sánh rất quen thuộc với cuộc
sống của người làm ruộng, rất phù hợp với nếp cảm, nếp nghĩ của nông dân. Sử
dụng thủ pháp so sánh để khẳng định sự hy sinh của các nghĩa sĩ tạo nên tiếng
vang, mặc dù rất khiêm tốn: “tiếng vang như mõ”. Mõ làm bằng tre hoặc bằng
gỗ mộc mạc, giản dị như những người nông dân chân lấm, tay bùn. Dù là tiếng
mõ ở làng quê nhưng cũng đủ sức vang động tới lòng dân, từ thế hệ này đến
thế hệ khác. Nguyễn Đình Chiểu cũng sử dụng lối so sánh để thể hiện thái độ
của người nông dân đối với giặc ngoại xâm như: “Trông tin quan như trời hạn
trông mưa”. “Ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ”. Đối với những người nông
dân chỉ quen việc cày cấy, sống côi cút ở những đồn điền hẻo lánh, thì trước tin
dữ kẻ thù tới xâm lược, họ chỉ biết trông mong ở quân đội triều đình. Nhưng
đó là nỗi mong đợi, khát khao cháy bỏng mà vô vọng. Kẻ thù đến giày xéo quê
hương, giẫm đạp lên mồ mả tổ tiên khiến họ không thể chịu đựng được. Đây là
lối so sánh cụ thể. Tình cảm ghét là một khái niệm trừu tượng đã được ví với
một sự việc đơn giản, tự nhiên hằng ngày. Nhà nông vốn ghét cỏ dại, vì chúng
có hại cho trồng cấy và việc diệt cỏ cũng là lẽ sống còn của họ. Thái độ ấy gắn
liền với hành động chứ không hề mơ hồ, ảo tưởng như vua quan nhà Nguyễn
trước loài cỏ độc ngoại xâm.
Thủ pháp đối được sử dụng rộng rãi, đạt hiệu quả nghệ thuật cao. Đối từ
ngữ: trống kì – trống giục, lướt tới – xông vào, đâm ngang – chém ngược, hè
trước – ó sau... Đối ý: ta (manh áo vải, ngọn tầm vông) – địch (đạn nhỏ, đạn
26
to, tàu sắt, tàu đồng); vũ khí thô sơ (rơm con cúi, lưỡi dao phay) – chiến thắng
lớn (đốt xong nhà dạy đạo, chém rớt đầu quan hai)...Những chi tiết nghệ thuật
đối lập trên, tác giả đã khẳng định và ca ngợi ý chí quyết tâm giết giặc của các
nghĩa sĩ là những người lính nông dân không được tập luyện, trang bị, không
có chiến bào ra trận mà chỉ có lòng yêu quê hương, lòng căm thù giặc sâu sắc.
Thủ pháp đặc tả cuộc chiến đấu bằng những chi tiết tả thực: “đạp rào lướt
tới, coi giặc cũng như không”, “xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có”.
Bằng những động từ gợi tả và xác thực, với nhịp điệu mạnh mẽ, dứt khoát của
câu văn, với những âm thanh náo động, Nguyễn Đình Chiểu đã cung cấp đầy
đủ những chất liệu và cảm hứng để tạo nên một bức tranh công đồn tuyệt diệu.
Giọng văn thay đổi linh hoạt, phù hợp với những nội dung biểu đạt, trạng thái
cảm xúc. Khi gợi lại cuộc sống lam lũ, nghèo khó của người nông dân, giọng
văn bùi ngùi, trầm lắng:
“Cui cút làm ăn, toan lo nghèo khó.
Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung, chỉ biết ruộng trâu ở trong
làng bộ.”
Khi tái hiện trận công đồn, nhịp điệu câu văn nhanh, mạnh, dồn dập, khắc
học những hành động khẩn trương, quyết liệt, gợi tả khí thế sôi động, tâm trạng
hào hứng, hả hê: kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà, ma ní hồn
kinh; bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu sắt, tàu đồng súng nổ. Khi ca ngợi
những người nghĩa sĩ xả thân vì nước, lời văn trang trọng tự hào: “Thác mà trả
nước non rồi nợ, danh thơm đồn sáu tỉnh chúng đều khen; thác mà ưng đình
miếu để thờ, tiếng ngay trải muôn đời, ai cũng mộ”. Giọng điệu bài văn tế khi
là tiếng khóc đau thương, khi là lời khẳng định ngợi ca mang âm hưởng sử thi
đã góp phần khắc họa bức tượng đài người nông dân nghĩa sĩ với vẻ đẹp bi
tráng.
27
1.3.2. Thực trạng tạo hứng thú học tập cho HS trong dạy học tác phẩm
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
Nhằm tìm hiểu và đánh giá thực trạng việc dạy học tác phẩm Văn tế nghĩa
sĩ Cần Giuộc trong việc tạo hứng cho HS khi học tác phẩm này, chúng tôi đã
tiến hành khảo sát GV và HS ở 2 trường THPT Bãi Cháy và THPT Hải Đảo
(Quảng Ninh).
Chúng tôi áp dụng phương pháp khảo sát nhanh thông qua bảng câu hỏi.
HS tham gia khảo sát tương đối toàn diện và ngẫu nhiên. Kết quả tổng hợp,
phân tích, đánh giá từ các phiếu khảo sát sẽ giúp phản ánh khách quan thực
trạng dạy học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ở góc độ tạo hứng học tập
cho HS.
1.3.2.1. Về phía GV
Dạy học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là một khó khăn không chỉ
HS mới cảm thấy khó mà nhiều GV cũng chưa cảm nhận hết được những giá
trị văn học, giá trị văn hóa ở trong tác phẩm. Một thực tế đang xảy ra hiện nay,
tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc chỉ là một tác phẩm cho vào CT học nhưng
không có trong các kì thi của HS mà như phần mở đầu chúng tôi đã đề cập.
Đồng thời tác phẩm cũng là một tác phẩm khó về mặt ngôn ngữ, thể loại, thời
đại nên xuất phát từ thực tế đó nhiều GV cũng rất “ngại” khi dạy tác phẩm bởi
HS cũng không hứng thú.
Về phương pháp dạy học, qua việc khảo sát cũng như dự giờ, chúng tôi
nhận thấy phương pháp mà các GV thường sử dụng vẫn là phương pháp truyền
thống, thuyết trình (chiếm 91.7%). Các phương pháp dạy học tích cực như dạy
học nhóm, nêu vấn đề ít GV sử dụng.
Bảng 1.1. Kết quả khảo sát các phương pháp được sử dụng.
Tần suất
Phương pháp
Không sử
dụng
Sử dụng ít Sử dụng
nhiều
Phương pháp dạy học theo
nhóm.
9/12
75%
3/12
25%
0
Phương pháp thuyết trình. 1/12 11/12
28
8.3 % 91.7%
Phương pháp vấn đáp. 2/12
16.7 %
10/12
83.3%
Phương pháp nêu vấn đề. 10/12
83.3 %
2/12
16.7 %
Bảng trên đây đã hệ thống kết quả khảo sát các phương pháp được GV sử
dụng trong dạy học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Qua đó chúng tôi thấy,
hầu hết phương pháp tích cực không được GV sử dụng trong quá trình dạy học,
số GV sử dụng chỉ chiếm 16% - 25%, và tần suất cũng chỉ ở “mức ít”. Do đó,
phương pháp dạy học mà GV sử dụng không tạo được sự tích cực ở HS, gây
nên cả sự chán nản cả ở người học và người dạy. Bên cạnh đó, đây là lần đầu
tiên HS được tiếp xúc với thể loại văn tế trong CT Ngữ văn THPT. Để GV có
thể tiếp cận nội dung và nghệ thuật của tác phẩm và hướng dẫn HS một cách
tích cực, chủ động chiếm lĩnh giá trị tác phẩm là một viêc không hề đơn giản.
GV phải đầu tư rất nhiều thời gian thiết kế giáo án. Đồng thời việc cảm thụ,
phát hiện cái hay, cái đẹp trong tác phẩm đã khó khi lên lớp HS lại lười học,
không chuẩn bị bài trước khi đến lớp nên điều đó càng làm cho GV gặp nhiều
khó khăn nếu sử dụng các biện pháp dạy học tích cực. Do đó hầu hết các GV
đều chọn phương pháp truyền thống để dạy cho qua CT vì tác phẩm cũng không
có trong nội dung thi của HS. Chính vì đó mà trong quá trình khảo sát khi hỏi
GV về kết quả học tập, khả năng cảm thụ, tính tự học cũng như hứng thú của
HS trong và sau khi học tác phẩm, các GV đều đánh giá các em chỉ ở mức TB,
rất ít HS ở mức khá, và tốt thì không có HS nào.
1.3.2.2. Về phía HS
Thực trạng hiện nay cho thấy HS học văn với tinh thần đối phó, rất ít em
có niềm say mê, yêu thích. Bởi có nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan tác
động đến sự hứng thú, yêu thích của các em. Một trong những nguyên mà chúng
ta có thể nhìn thấy rất rõ là không phải GV nào cũng truyền hết được niềm đam
mê văn học tới HS khi những giờ học chỉ mang tính thuyết giảng, chưa có sự
29
đầu tư, sáng tạo và cũng xuất phát từ bản thân HS lười học, lười
30
đọc; bởi các em nghĩ học văn là phải học thuộc, các em chưa được “tự do” trong
cách cảm nhận văn chương. Xuất phát từ những điều đó HS hiện nay ít đồng
cảm, ít cảm xúc với các tác phẩm văn chương. Với môn văn nói chung sự hứng
thú của HS đã hạn chế thì đối với những tác phẩm văn học trung đại như tác
phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc thì sự thiếu hứng thú, cảm thụ tác phẩm hạn
chế cũng không tránh khỏi.
Bảng 1.2. Kết quả khảo sát mức độ hứng thú của HS.
Mức độ
HS
Rất hứng
thú
Hứng thú Không
hứng thú
Không ý
kiến
378 HS của 2
trường.
45
12%
333
88%
Bảng 1.2, hệ thống kết quả khảo sát mức độ hứng thú của HS khi học tác
phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy hầu hết các
em đều không hứng thú, không thích tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Tỉ
lệ HS không hứng thú khi học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc chiếm tới
88%. Và khi được hỏi “Em cảm nhận như thế nào khi học tác phẩm Văn tế
nghĩa sĩ Cần Giuộc?” thì hầu hết các em cho rằng bài học rất đơn điệu, nhàm
chán. Khi được dự giờ và phóng vấn các em chúng tôi nhận thấy, đa số các em
khi học tác phẩm đều chưa đọc và đọc chưa kĩ khi chuẩn bị bài; có nhiều em
khi đọc thấy khó hiểu thì bỏ qua hoặc đọc lướt rồi bỏ đó. Hoặc có em đọc tác
phẩm nhưng do ngại đọc chú thích, không hiểu rõ nghĩa của các điển tích điển
cố và các từ khó trong tác phẩm nên cũng chưa hiểu hết, hiểu chưa đúng về nội
dung, tư tưởng tác phẩm.
Từ đó, chúng tôi rút ra nhận xét rằng việc dạy học tác phẩm Văn tế nghĩa
sĩ Cần Giuộc hiện nay đang không tạo được hứng thú, niềm yêu thích, quan
tâm của các em. Đó là cũng là một trong những nguyên nhân HS hiện nay HS
không thích học văn.
31
Tiểu kết chương 1
Trong chương 1, đề tài đã nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc
tạo hứng thú cho HS trong dạy học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Chúng
tôi đã lí giải các khái niệm về hứng thú học tập nói chung và hứng thú học tập
Ngữ văn nói riêng; khái quát những đặc điểm tâm lí của HS THPT. Đồng thời
chúng tôi cũng đã khảo sát thực trạng dạy và học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần
Giuộc từ góc độ hứng thú. Chúng tôi thấy: thực trạng dạy và học tác phẩm Văn
tế nghĩa sĩ Cần Giuộc hiện nay có nhiều khó khăn ở cả GV và HS, các em
không hứng thú khi học tác phẩm; qua đó thấy được tính cấp thiết của đề tài.
32
CHƯƠNG 2
MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HS TRONG
DẠY HỌC TÁC PHẨM VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC
2.1. Nguyên tắc tạo hứng thú trong dạy học Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
2.1.1. Nguyên tắc giúp HS hiểu được nội dung tác phẩm
Khi dạy học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc để tạo được hứng thú
cho HS thì trước hết GV phải giúp HS hiểu được được tác phẩm. Đó chính là
hiểu đúng hệ thống ngôn từ. Vì đây là một tác phẩm cổ, cách xa thời đại HS,
hệ thống ngôn từ trong tác phẩm cũng là những từ cổ, có nhiều điển tích; cách
diễn đạt, từ ngữ đậm chất Nam Bộ. Đồng thời, GV phải giúp cho HS hiểu được
hoàn cảnh lịch sử, không khí thời đại lúc bấy giờ từ đó thấy được hình tượng
người nghĩa sĩ là những người nông dân tự nguyện đứng lên chống giặc, là một
hình tượng anh hùng, kì vĩ với tính cách đậm chất Nam Bộ khi có những thái
độ với kẻ thù rất phân minh, rạch ròi, mạnh mẽ và quyết liệt.
Muốn làm được như vậy, GV không chỉ cần nắm vững các PPDH mà phải
thường xuyên trau dồi các kiến thức chuyên môn, kiến thức văn học, từ đó có
thể xây dựng các biện pháp tạo hứng thú cho HS.
2.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với đặc điểm tâm lý
lứa tuổi
Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình dạy học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ
Cần Giuộc, khi lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức dạy học phải phù
hợp với đặc điểm tâm lí, trình độ phát triển của HS nhằm giúp các em lĩnh hội
kiến thức một cách thuận lợi mà khối lượng và chất lượng kiến thức vẫn được
đảm bảo, kích thích được ở HS năng lực hứng thú nhận thức. Nội dung kiến
thức không được quá dễ, không tạo sức ỳ cho HS, mức độ khó tăng dần phù
hợp với năng lực của HS.
33
Tạo hứng thú cho HS trong dạy học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
đảm bảo tính vừa sức thực chất là giải quyết mẫu thuẫn giữa khối lượng tri
thức với năng lực, trình độ có hạn của HS. Khối lượng tri thức trong bài Văn
tế nghĩa sĩ Cần Giuộc không chỉ là câu chữ trong văn bản mà còn là những
hiểu biết về lịch sử, văn hóa, văn học; những quan niệm sống, tình yêu quê
hương đất nước của người xưa. Những kiến thức đó HS phải tìm hiểu, sưu tầm
ngoài văn bản dưới sự định hướng của GV.
Trong quá trình dạy học bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc nguyên tắc này thể
hiện như sau:
+ GV cần xác định mức độ tính chất khó khăn trong quá trình dạy học bài
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc để thiết lập những kiến thức chủ yếu tạo nên động
lực, hứng thú học tập, mở rộng khả năng nhận thức của HS. Tránh sự quá tải
kiến thức đối với HS khiến giờ học trở nên nặng nề, căng thẳng.
+ Các hoạt động tổ chức cho HS nhằm tạo hứng thú học tập phải phù hợp
với tâm lí, trình độ phát triển của lứa tuổi. Các hoạt động phải được chọn lọc,
tránh tổ chức quá nhiều sẽ khiến các hoạt động học tập không hiệu quả.
+ Trong nội dung bài học không đưa ra những kiến thức xa vời với kiến
thức nền của SGK, vấn đề ngoài vùng hiểu biết của lứa tuổi HS. Việc đảm bảo
cung cấp những kiến thức phù hợp, cần thiết với bài Văn tế nghĩa Cần Giuộc
sẽ giúp HS chủ động khám phá hơn, hứng thú với bài học hơn.
2.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính sáng tạo
Nguyên tắc đảm bảo tính sáng tạo cũng là một trong những nguyên tắc
góp phần tạo hứng thú cho HS trong giờ học. HS được kích thích bởi những
hoạt động mang tính sáng tạo, không máy móc; các em tự do thể hiện suy nghĩ,
thể hiện bản thân qua đó phát triển năng lực tưởng tượng sáng tạo ở HS. Bởi
“Năng lực tưởng tượng sáng tạo là quan trọng nhất trong quá trình sáng tạo văn
học vì
34
năng lực này gắn chặt với đặc trưng bộ môn Văn. Phát triển năng lực sáng tạo
là đi đúng bản chất của việc dạy học tác phẩm nghệ thuật văn chương” [6, tr.56].
Để đảm bảo nguyên tắc này, GV cần xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập,
các nhiệm vụ có tính hệ thống, phát huy được sự sáng tạo ở HS; giúp HS tích
cực, chủ động, tự tin trong quá trình học.
2.1.4. Nguyên tắc phát triển chủ thể người học
Nguyên tắc phát triển chủ thể cho phép GV và HS quan tâm đến vốn tri
thức, kĩ năng của HS, từ đó phát triển vốn hiểu biết đó. Nguyên tắc cũng đòi
hỏi HS phải nhập vai, trải nghiệm trong quá trình dạy và học tác phẩm Văn tế
nghĩa Cần Giuộc. Khi HS được trải nghiệm, các em sẽ có những cảm nhận chân
thực, đồng cảm với những người nông dân Cần Giuộc qua đó không chỉ khơi
gợi niềm hứng thú mà còn hình thành cho HS những thái độ ứng xử của con
người trước thời cuộc, trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với đất nước. Chỉ xuất
phát từ chủ thể và hướng tới chủ thể, bài học mới thực sự đem đến những hứng
khởi cho HS.
2.2. Sử dụng một số biện pháp, phương pháp để tạo hứng thú cho
HS trong dạy học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
2.2.1. Giúp HS hiểu được từ ngữ cổ và phương ngữ Nam Bộ
2.2.1.1. Từ cổ
a) Khái niệm từ ngữ cố
Từ cổ từ xưa đến nay đã được quan tâm nghiên cứu, đưa ra các khái niệm
khá thống nhất. Tuy nhiên, đôi lúc cũng xuất hiện với những cách lí giải khác
nhau.
Hoàng Xuân Hãn cho rằng “từ ngữ cổ là những từ ngày nay không dùng
nữa, hoặc còn dùng trong một số địa phương, hoặc còn sót lại trong một thành
ngữ nào đó, hoặc còn dùng với nghĩa khác nhưng có liên can...” [12, tr.109].
Nguyễn Thiện Giáp quan niệm, “từ ngữ cổ là những từ biểu thị những đối tượng
trong tiếng Việt hiện nay có các từ đồng nghĩa tương ứng. Chính sự
35
xuất hiện của những từ đồng nghĩa tương ứng đã làm chúng trở nên lỗi thời”
[10, tr.328 – 333].
Tác giả Vương Lộc thì cho rằng: “Từ ngữ cổ là những từ chỉ còn gặp trong
tác phẩm cổ chứ không tồn tại trong tiếng Việt hiện đại; gặp trong tiếng Việt
hiện đại nhưng ít nhiều có sự thay đổi về mặt ngữ âm; còn gặp trong tiếng Việt
hiện đại nhưng khả năng kết hợp khác với trước” [16, tr.5 - 7]. Còn Nguyễn
Ngọc San thì cho rằng, từ cổ “là những từ đã được lưu lại trong những văn bản
viết cổ hay văn bản miệng cổ (tục ngữ, ca dao) mà hiện nay không còn sử dụng
nữa” [18, tr.187]. Tác giả Trần Ngọc Dương cho rằng, “Từ cổ là từ chỉ xuất
hiện trong các văn bản Nôm hay quốc ngữ từ đầu thế kỷ XX trở về trước. Từ
cổ là những từ người hiện nay không thể hiểu được nếu không sử dụng các loại
từ điển để tra cứu hoặc không đối chiếu với nguyên tác Hán văn” [7, tr.3-4].
Theo đó, từ cổ là những từ đã từng tồn tại với tư cách là những từ bình
thường, nhưng nay đã hoàn toàn biến mất trong từ vựng hiện đại. Muốn tìm và
hiểu những từ này phải lùi lại những tài liệu ghi chép ở quá khứ hoặc những từ
điển cố; những từ đã bị đẩy khỏi vị trí vốn có của chúng nhưng vẫn còn để lại
dấu về của mình, trở thành yếu tố cấu tạo trong một vài từ nào đó; hoặc cũng
có khi tồn tại ở phương ngữ, hay đứng trong một thành ngữ, tục ngữ, ca dao mà
người ta hiện không biết ý nghĩa; những từ trước đây được dùng với nghĩa cổ,
nay nghĩa cổ đó không còn trong tiếng Việt hiện đại nữa.
b) Thống kê các từ ngữ cổ có trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.
Các từ ngữ cố có trong bài văn tế:
+ linh: linh hồn.
+ cui cút: côi cút.
+ trường nhung: nơi tập luyện võ nghệ.
+ mùi tinh chiến: mùi tanh hôi.
+ vấy vá: hoạt động dơ bẩn, dây dính bậy bạ đáng ghét.
+ thói mọi: thói tật mọi rợ, dã man của thực dân Pháp.
36
+ bòng bong: vải che nắng, vỉ buồm trên bom tàu.
+ xa thư: xe cộ và chữ viết, ý chỉ một quốc gia độc lập chủ quyền.
+ há: từ biểu thị như muốn hỏi, nhưng thật ra là để khẳng định rằng
không lẽ nào lại thế.
+ dung: tha thứ.
+ bộ hổ: bắt hổ.
+ theo dòng: dòng dõi cha ông.
+ diễn binh: luyện tập việc binh.
+ chiêu: mời.
+ mộ: cầu, tìm.
+ cật: lưng.
+ xác phàm: xác của người trần tục.
+ hạnh: may mắn.
+ quy: chết.
+ sầu: buồn, sầu giăng: nỗi buồn trải dài.
+ lụy: nước mắt.
+ vi binh: làm lính.
+ cam tâm: bằng lòng, chấp nhận làm gì đó.
+ hiệu lực: hết sức làm việc.
+ tài bồi: vun đắp, vun trồng.
+ vùa hương: bình hương, lư hương trên bàn thờ.
+ bàn độc: bàn thờ.
+ thác: chết.
+ địch khái: tinh thần, ý chí chống kẻ thù.
+ tổ phụ: ông nội, đây chỉ tổ tiên nói chung.
+ dật dờ: vật vờ.
+ tiết rỡ: danh tiếng rạng rỡ.
+ thiên dân: dân của trời.
c) Cách giải nghĩa từ cổ tạo được hứng thú cho HS
37
Để có thể tạo được hứng thú cho HS trong quá trình giải nghĩa từ cổ, không
làm cho HS có cảm giác mệt mỏi khi giải nghĩa GV có thể xây dựng các thẻ từ
trong đó có thẻ từ cổ và thẻ giải nghĩa. HS sẽ tìm những nghĩa phù hợp từng từ
mà các em cho là hợp nhất, đúng nhất để ghép với nhau.
Việc cho HS hoạt động giải nghĩa từ cổ bằng việc ghép các thẻ từ sẽ tránh
trường hợp HS lười tìm hiểu, lười đọc hay mệt mỏi khi phải nghe GV diễn giải
nghĩa của từng từ. Đồng thời qua việc giải nghĩa từ như vậy HS sẽ biết và nhớ
từ hơn là GV tự cung cấp cho các em. Quá trình giải nghĩa tử cổ sẽ trở nên đơn
giản hơn, HS sẽ hào hứng hơn. Hiểu nghĩa của từ giúp cho quá trình cảm nhận
nội dung của bài được hiệu quả.
2.2.1.2 - Từ địa phương
a) Khái niệm từ địa phương
Trong Từ vựng học tiếng Việt, “Từ địa phương là những từ được dùng hạn
chế ở ở một hoặc một vài địa phương, từ địa phương là một dạng biến thể của
vốn từ vựng của ngôn ngữ dân tộc” [9, tr.292].
Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học cũng giải thích: “Từ của một
phương ngữ thuộc một ngôn ngữ dân tộc nào đó và chỉ phổ biến trong phạm vi
lãnh thổ của địa phương đó” [27, tr.339].
Từ địa phương phát sinh do khoảng cách địa lí, điều kiện tự nhiên, sự kiện
lịch sử, phong tục, tập quán xưa của một cộng đồng người.
b) Thống kê các từ ngữ địa phương Nam Bộ trong tác phẩm Văn tế nghĩa
sĩ Cần Giuộc
Các từ:
+ ngó: nhìn.
+ bữa: hôm.
+ rớt: rơi.
+ chi: gì.
+ hè: hò, cùng cất tiếng to để bảo nhau cùng ra sức làm gì.
+ ó: kêu, la lên một cách ầm ĩ.
38
+ mắc mớ: có quan hệ đến, có dính dáng đến (thường là điều không hay).
+ xui: xúi quẩy, đen đủi.
+ quăng: vứt bỏ đi.
+ đặng: được.
+ phường: bọn, nhóm người cùng có một đặc điểm chung nào đó.
c) Cách giải nghĩa từ phương ngữ Nam Bộ tạo được hứng thú cho HS
GV cùng HS tìm những từ ngữ địa phương Nam Bộ, cùng giải nghĩa các từ
ngữ đó. Khi giải nghĩa GV có thể kết hợp diễn giải câu văn cho HS hiểu ý của
câu có những từ ngữ địa phương đó. Cả GV và HS cùng hoạt động giải nghĩa
từ khiến các em không còn cảm thấy khó hiểu, việc từ hiểu nghĩa từ địa phương
đến hiểu nội dung trở nên dễ dàng hơn.
Ví dụ: “Kẻ đâm ngang, người chém ngược; làm cho mã tà ma ní hồn kinh;
bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu sắt tàu đồng súng nổ”, hiểu được nghĩa của
từ “hè”, “ó” HS có thể cắt nghĩa được ý của cả câu đó là: khi bị đâm, chém
khiến bọn lính cảnh sát, lính thuộc địa vô cùng sợ hãi, chúng kêu la, hò hét bỏ
chạy mà không còn quan tâm đến tàu sắt tàu đồng súng nổ.
2.2.2. Giúp HS hiểu được hoàn cảnh lịch sử VN nửa cuối TK XIX
2.2.2.1. Hoàn cảnh lịch sử VN nửa cuối TK XIX
Trong quá trình dạy học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc muốn HS
thực sự rung động, hứng thú khi học tác phẩm thì GV cần đặc biệt lưu ý đến
việc tái hiện lại bối cảnh thời đại của bài văn tế. Tái hiện lại bối cảnh thời đại
là tái hiện được không khí lịch sử thời đại mà đã tác động đến nhà văn và nỗi
niềm bên trong đã thúc đẩy nhà văn viết tác phẩm. Một thời kì lịch sử đặc biệt
của dân tộc khi quân Pháp đánh chiếm Đà Nẵng vào năm 1858, gặp sự chống
cự của quan quân triều đình do Nguyễn Tri Phương chỉ huy, được nhân dân
giúp sức nên chúng bị thiệt hại nặng, không thể “đánh nhanh, thắng nhanh”
được, đành rút lui chuyển hưởng đánh vào Gia Định (tháng 2/1859). Trước tình
thế đó quan quân triều đình chống trả yếu ớt. Thành Gia Định bị đóng chiếm
vào ngày 17-2-1859. Từ năm 1860 - 1862, các tỉnh Gia Định, Biên
39
Hòa, Định Tường và Vĩnh Long lần lượt thất thủ. Trước sức ép của quân Pháp,
triều đình Huế đã kí hiệp ước Nhâm Tuất (1862) với 12 khoản, cắt ba tỉnh miền
Đông Nam Kỳ (Gia Định, Biên Hòa, Định Tường) và quần đảo Côn Lôn cho
Pháp.
Trước thế mạnh của giặc và những thất bại ban đầu phân hóa, phe chủ hòa
đang dần mạnh thế. Nhưng nói chung, triều đình nhà Nguyễn vẫn còn chống
cự yếu ớt. Phong trào kháng Pháp của nhân dân Nam Kì đang đang diễn ra sôi
nổi. Nghĩa quân của Trần Thiện Chánh, Lê Huy chặn đánh giặc ở Gia Định,
Trương Định nổi dậy ở Gò Công, Đỗ Trình Thoại nổi dậy ở Tân Hòa, Phan Văn
Đạt, Nguyễn Trung Trực đánh giặc ở Tân An,...Tinh thần xả thân vì nghĩa lớn,
ý chí thà chết không đầu hàng giặc đang được phát huy cao độ. Phong trào
kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Nam Kì đang diễn ra sôi nổi.
Cả dân tộc hướng về cuộc kháng chiến ở Nam Kì, ca ngợi và cảm phục những
tấm gương hi sinh cao cả vì nền độc lập của dân tộc. Ngay vua Tự Đức, mặc
dù còn do dự giữa chủ trương hòa và chiến, vẫn phong thần cho Trương Định
khi ông hi sinh và ra lệnh viết hai bài văn tế các tướng sĩ hi sinh sau trận đánh
nhau với Pháp.
Lịch sử dân tộc đã mở ra một trang mới để bắt đầu ghi lại những trang sử
đẫm máu mà vẻ vang oanh liệt. Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu cũng sang trang
mới ghi nhận những sự kiện anh hùng của nhân dân. Hình ảnh người nông dân
yêu nước đã ngã xuống nơi chiến trường đã đi vào thơ văn yêu nước của ông.
2.2.2.2. Giải mã các tín hiệu văn học trong bài văn tế dưới góc nhìn lịch
sử
Dưới đây là một số tín hiệu nghệ thuật được giải mã dưới góc độ lịch sử:
a) Súng giặc đất rền, lòng dân trời tỏ: Súng giặc đất rền - tiếng súng
xâm lược; lòng dân trời tỏ - chỉ có trời mới hiểu được tấm lòng của nhân dân.
Giặc Pháp nổ súng xâm lược làm rung động cả đất trời, nhưng nhà Nguyễn ươn
hèn, chần chừ trong việc ngăn cản sự tấn công của thực dân Pháp, chỉ
40
chống đỡ qua loa yếu ớt rồi quỳ gối đầu hàng, quay lại làm tay sai cho giặc,
không chịu chống trả lại. Chỉ có lòng dân đứng lên và điều đó chỉ có trời mới
hiểu.
b) Tiếng phong hạc phập phồng hơn mươi tháng, trông tin quan như trời
hạn trông mưa: Tiếng phong hạc phập phồng hơn mươi tháng - tin kẻ địch đến
đã hơn mười tháng; trông tin quan như trời hạn trông mưa - nhân dân chờ đợi
quan quân triều đình, nhưng càng trông càng không thấy. Khi thực dân Pháp
đánh chiếm nước ta, giày xéo lên, lòng căm thù của người dân lên tới tột đỉnh.
Ban đầu họ vẫn chờ đợi, vẫn hi vọng ở triều đình. Nhưng triều đình đã làm cho
nhân dân uổng công chờ đợi dẫn đến thất vọng nặng nề. Trước tình hình đó,
những sĩ phu yêu nước cùng nhân dân đã đứng lên đánh bại kẻ thù.
c) Phèn này xin ra sức đoạn kình,...chuyến này dốc ra tay bộ hổ;..chém
rớt đầu quan hai nọ: ra sức ra tay tiêu diệt giặc. Các cuộc khởi nghĩa của nông
dân nổi dậy, đã làm sáng rõ chân lý của lịch sử, sức mạnh của chiến tranh nhân
dân, chiến tranh du kích. Trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm các
giai đoạn trước, vai trò của nhân dân đã được khẳng định nhưng giai cấp phong
kiến vẫn là giai cấp lãnh đạo. Đến giai đoạn này, giai cấp phong kiến hoàn toàn
lụi bại, vai trò chủ động của nông dân đã thể hiện rõ hơn bao giờ hết.
v.v...
Nhìn chung, tất cả các từ ngữ trong bài văn tế sở dĩ càm động được lòng
người nhờ đặt vào hoàn cảnh lịch sử lúc đó.
2.2.3. Giúp HS hiểu được văn hóa và tính cách Nam Bộ khi học tác
phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
2.2.3.1. Văn hóa Nam Bộ
“Văn hóa theo nghĩa rộng là tập tục, tín ngưỡng, ngôn ngữ, tư tưởng, thị
hiếu thẩm mĩ..., những hiểu biết kĩ thuật cũng như toàn việc tổ chức môi trường
của con người...những công cụ, nhà ở...và nói chung là toàn bộ công
41
nghiệp truyền lại được, điều tiết những quan hệ và những ứng xử của một nhóm
xã hội với môi trường sinh thái của nó...” [19, tr.16]. Từ định nghĩa trên có thể
định nghĩa văn hóa Nam Bộ là văn hóa xuất phát từ cội nguồn văn hóa Việt
Nam nhưng có những diện mạo đặc điểm riêng, đó là các giá trị vật chất và tinh
thần do người dân nơi đây tạo nên, mang đậm xứ sở Nam Bộ.
Nam Bộ là vùng đất sông nước nên cuộc sống của những con người nơi
đây thích di chuyển, không cố định, lối sống phóng khoáng. Họ sống với nhau
đoàn kết, chan hòa với nhau, sống nhân ái, chung sức chung lòng trong công
cuộc đấu tranh chống giặc bảo vệ và xây dựng quê hương đất nước. Các phong
tục, tập quan của Nam Bộ đều thể hiện tinh thần lạc quan; ước mơ khát vọng
về một cuộc sống bình an. Điều này cũng tác động đến văn học Nam Bộ khi
văn học dân gian ở Nam Bộ thể hiện rõ ước mơ, tình cảm của con người nơi
đây. Văn chương bác học tập trung ca ngợi vẻ đẹp quê hương, ca ngợi tinh thần
yêu nước, tự cường tự chủ.
Trong quá trình học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, GV cần cho HS
hiểu được những nét văn hóa đặc trưng ở vùng đất Nam Bộ, một trong những
yếu tố có ảnh hưởng đến tích cách của con người Nam Bộ, ảnh hưởng đến thơ
văn của Nguyễn Đình Chiểu.
2.2.3.2. Tính cách Nam Bộ
Vì những đặc điểm văn hóa mang đặc điểm riêng biệt nên đã tác động
không nhỏ đến tính cách con người Nam Bộ: trọng nghĩa khinh tài; yêu ghét
phân minh; cương trực thẳng thắn; tinh thần yêu nước mang sắc thái riêng.
Trọng nghĩa khinh tài là một trong những tính cách nổi bật của người dân
Nam Bộ cho nên trong đối nhân xử thế, họ luôn cảm thông với những ai đồng
cảnh ngộ và sẵn sàng cưu mang, giúp đỡ, che chở nhau chứ không cần sự trả
ơn báo đáp. Những nhân vật của Nguyễn Đình Chiểu cũng toát lên được vẻ đẹp
này của người Nam Bộ. Họ là những người luôn coi trọng đạo đức nhân nghĩa,
sống hết lòng vì đời, vì người và xem việc cứu giúp, cưu mang những
42
người khác là bổn phận, là trách nhiệm của bản thân mà không hề nuối tiếc hay
mưu cầu danh lợi.
Trong giao tiếp, nói năng hằng ngày người Nam Bộ thường không trau
chuốt bóng bẩy mà chỉ nói sao cho người nghe hiểu ý của mình. Vì vậy, họ
thích nói thẳng, không quanh co, úp mở và cũng quá giữ kẽ nhưng trong lòng
họ không có ác ý. “Họ không phải là người sống nội tâm, chuộng suy tư, mà là
người ưa hành động. Trong ứng xử , họ bộc trực thẳng thắn, ít chữ nghĩa, văn
chương rào đón” [22, tr. 327]. Chính điều này đã làm nên tính cách riêng của
người Nam Bộ đó là cương trực thẳng thắn, yêu ghét phân minh. Điều này có
thể thấy ngay trong tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Nguyễn Đình Chiểu
đã thể hiện rõ thái độ căm ghét của mình cũng như nhân dân Nam Bộ đối với
thực dân Pháp “Ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ”; “muốn tới ăn gan”;
“muốn ra cắn cổ”. Từ thái độ căm phẫn ấy đã biến thành lòng căm thù mãnh
liệt được bộc lộ thành tiếng chửi sâu cay: “Bát cơm manh áo ở đời, mắc mớ chi
ông cha nó”.
Tính cách nổi bật của con người Nam Bộ còn là tinh thần yêu nước mang
sắc thái riêng. Tinh thần yêu nước của họ bắt nguồn từ truyền thống yêu nước
từ ngàn đời của dân tộc. Tuy nhiên trong môi trường sống mới, tinh thần yêu
nước của người Nam Bộ mang sắc thái riêng. Ở trong Văn tế nghĩa sĩ Cần
Giuộc, những người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc đã trở thành hình tượng trung
tâm mang vẻ đẹp tinh thần yêu nước nồng nàn và lòng căm thù giặc sâu sắc.
Điểm sáng của những người nông dân này là tự ý thức được trách nhiệm và
trọng trách lớn lao của mình trong công cuộc chống giặc cứu nước. Cho nên,
họ đứng lên cứu nước với tinh thần tự nguyện, tự giác.
Trong khi học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, việc giúp HS hiểu được
những tính cách tiêu biểu đó làm cho hoạt động học trở nên ý nghĩa hơn, quá
trình tiếp nhận cũng trở nên sâu sắc hơn.
Khoá Luận Các Biện Pháp Tạo Hứng Thú Trong Dạy Học Tác Phẩm Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc Của Nguyễn Đình Chiểu (Chương Trình Ngữ Văn 11)
Khoá Luận Các Biện Pháp Tạo Hứng Thú Trong Dạy Học Tác Phẩm Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc Của Nguyễn Đình Chiểu (Chương Trình Ngữ Văn 11)
Khoá Luận Các Biện Pháp Tạo Hứng Thú Trong Dạy Học Tác Phẩm Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc Của Nguyễn Đình Chiểu (Chương Trình Ngữ Văn 11)
Khoá Luận Các Biện Pháp Tạo Hứng Thú Trong Dạy Học Tác Phẩm Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc Của Nguyễn Đình Chiểu (Chương Trình Ngữ Văn 11)
Khoá Luận Các Biện Pháp Tạo Hứng Thú Trong Dạy Học Tác Phẩm Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc Của Nguyễn Đình Chiểu (Chương Trình Ngữ Văn 11)
Khoá Luận Các Biện Pháp Tạo Hứng Thú Trong Dạy Học Tác Phẩm Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc Của Nguyễn Đình Chiểu (Chương Trình Ngữ Văn 11)
Khoá Luận Các Biện Pháp Tạo Hứng Thú Trong Dạy Học Tác Phẩm Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc Của Nguyễn Đình Chiểu (Chương Trình Ngữ Văn 11)
Khoá Luận Các Biện Pháp Tạo Hứng Thú Trong Dạy Học Tác Phẩm Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc Của Nguyễn Đình Chiểu (Chương Trình Ngữ Văn 11)
Khoá Luận Các Biện Pháp Tạo Hứng Thú Trong Dạy Học Tác Phẩm Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc Của Nguyễn Đình Chiểu (Chương Trình Ngữ Văn 11)
Khoá Luận Các Biện Pháp Tạo Hứng Thú Trong Dạy Học Tác Phẩm Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc Của Nguyễn Đình Chiểu (Chương Trình Ngữ Văn 11)
Khoá Luận Các Biện Pháp Tạo Hứng Thú Trong Dạy Học Tác Phẩm Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc Của Nguyễn Đình Chiểu (Chương Trình Ngữ Văn 11)
Khoá Luận Các Biện Pháp Tạo Hứng Thú Trong Dạy Học Tác Phẩm Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc Của Nguyễn Đình Chiểu (Chương Trình Ngữ Văn 11)
Khoá Luận Các Biện Pháp Tạo Hứng Thú Trong Dạy Học Tác Phẩm Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc Của Nguyễn Đình Chiểu (Chương Trình Ngữ Văn 11)
Khoá Luận Các Biện Pháp Tạo Hứng Thú Trong Dạy Học Tác Phẩm Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc Của Nguyễn Đình Chiểu (Chương Trình Ngữ Văn 11)
Khoá Luận Các Biện Pháp Tạo Hứng Thú Trong Dạy Học Tác Phẩm Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc Của Nguyễn Đình Chiểu (Chương Trình Ngữ Văn 11)
Khoá Luận Các Biện Pháp Tạo Hứng Thú Trong Dạy Học Tác Phẩm Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc Của Nguyễn Đình Chiểu (Chương Trình Ngữ Văn 11)
Khoá Luận Các Biện Pháp Tạo Hứng Thú Trong Dạy Học Tác Phẩm Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc Của Nguyễn Đình Chiểu (Chương Trình Ngữ Văn 11)
Khoá Luận Các Biện Pháp Tạo Hứng Thú Trong Dạy Học Tác Phẩm Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc Của Nguyễn Đình Chiểu (Chương Trình Ngữ Văn 11)
Khoá Luận Các Biện Pháp Tạo Hứng Thú Trong Dạy Học Tác Phẩm Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc Của Nguyễn Đình Chiểu (Chương Trình Ngữ Văn 11)
Khoá Luận Các Biện Pháp Tạo Hứng Thú Trong Dạy Học Tác Phẩm Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc Của Nguyễn Đình Chiểu (Chương Trình Ngữ Văn 11)
Khoá Luận Các Biện Pháp Tạo Hứng Thú Trong Dạy Học Tác Phẩm Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc Của Nguyễn Đình Chiểu (Chương Trình Ngữ Văn 11)
Khoá Luận Các Biện Pháp Tạo Hứng Thú Trong Dạy Học Tác Phẩm Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc Của Nguyễn Đình Chiểu (Chương Trình Ngữ Văn 11)
Khoá Luận Các Biện Pháp Tạo Hứng Thú Trong Dạy Học Tác Phẩm Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc Của Nguyễn Đình Chiểu (Chương Trình Ngữ Văn 11)
Khoá Luận Các Biện Pháp Tạo Hứng Thú Trong Dạy Học Tác Phẩm Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc Của Nguyễn Đình Chiểu (Chương Trình Ngữ Văn 11)
Khoá Luận Các Biện Pháp Tạo Hứng Thú Trong Dạy Học Tác Phẩm Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc Của Nguyễn Đình Chiểu (Chương Trình Ngữ Văn 11)
Khoá Luận Các Biện Pháp Tạo Hứng Thú Trong Dạy Học Tác Phẩm Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc Của Nguyễn Đình Chiểu (Chương Trình Ngữ Văn 11)
Khoá Luận Các Biện Pháp Tạo Hứng Thú Trong Dạy Học Tác Phẩm Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc Của Nguyễn Đình Chiểu (Chương Trình Ngữ Văn 11)
Khoá Luận Các Biện Pháp Tạo Hứng Thú Trong Dạy Học Tác Phẩm Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc Của Nguyễn Đình Chiểu (Chương Trình Ngữ Văn 11)
Khoá Luận Các Biện Pháp Tạo Hứng Thú Trong Dạy Học Tác Phẩm Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc Của Nguyễn Đình Chiểu (Chương Trình Ngữ Văn 11)
Khoá Luận Các Biện Pháp Tạo Hứng Thú Trong Dạy Học Tác Phẩm Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc Của Nguyễn Đình Chiểu (Chương Trình Ngữ Văn 11)
Khoá Luận Các Biện Pháp Tạo Hứng Thú Trong Dạy Học Tác Phẩm Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc Của Nguyễn Đình Chiểu (Chương Trình Ngữ Văn 11)
Khoá Luận Các Biện Pháp Tạo Hứng Thú Trong Dạy Học Tác Phẩm Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc Của Nguyễn Đình Chiểu (Chương Trình Ngữ Văn 11)
Khoá Luận Các Biện Pháp Tạo Hứng Thú Trong Dạy Học Tác Phẩm Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc Của Nguyễn Đình Chiểu (Chương Trình Ngữ Văn 11)
Khoá Luận Các Biện Pháp Tạo Hứng Thú Trong Dạy Học Tác Phẩm Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc Của Nguyễn Đình Chiểu (Chương Trình Ngữ Văn 11)
Khoá Luận Các Biện Pháp Tạo Hứng Thú Trong Dạy Học Tác Phẩm Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc Của Nguyễn Đình Chiểu (Chương Trình Ngữ Văn 11)
Khoá Luận Các Biện Pháp Tạo Hứng Thú Trong Dạy Học Tác Phẩm Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc Của Nguyễn Đình Chiểu (Chương Trình Ngữ Văn 11)
Khoá Luận Các Biện Pháp Tạo Hứng Thú Trong Dạy Học Tác Phẩm Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc Của Nguyễn Đình Chiểu (Chương Trình Ngữ Văn 11)
Khoá Luận Các Biện Pháp Tạo Hứng Thú Trong Dạy Học Tác Phẩm Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc Của Nguyễn Đình Chiểu (Chương Trình Ngữ Văn 11)
Khoá Luận Các Biện Pháp Tạo Hứng Thú Trong Dạy Học Tác Phẩm Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc Của Nguyễn Đình Chiểu (Chương Trình Ngữ Văn 11)
Khoá Luận Các Biện Pháp Tạo Hứng Thú Trong Dạy Học Tác Phẩm Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc Của Nguyễn Đình Chiểu (Chương Trình Ngữ Văn 11)
Khoá Luận Các Biện Pháp Tạo Hứng Thú Trong Dạy Học Tác Phẩm Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc Của Nguyễn Đình Chiểu (Chương Trình Ngữ Văn 11)
Khoá Luận Các Biện Pháp Tạo Hứng Thú Trong Dạy Học Tác Phẩm Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc Của Nguyễn Đình Chiểu (Chương Trình Ngữ Văn 11)
Khoá Luận Các Biện Pháp Tạo Hứng Thú Trong Dạy Học Tác Phẩm Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc Của Nguyễn Đình Chiểu (Chương Trình Ngữ Văn 11)
Khoá Luận Các Biện Pháp Tạo Hứng Thú Trong Dạy Học Tác Phẩm Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc Của Nguyễn Đình Chiểu (Chương Trình Ngữ Văn 11)
Khoá Luận Các Biện Pháp Tạo Hứng Thú Trong Dạy Học Tác Phẩm Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc Của Nguyễn Đình Chiểu (Chương Trình Ngữ Văn 11)
Khoá Luận Các Biện Pháp Tạo Hứng Thú Trong Dạy Học Tác Phẩm Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc Của Nguyễn Đình Chiểu (Chương Trình Ngữ Văn 11)
Khoá Luận Các Biện Pháp Tạo Hứng Thú Trong Dạy Học Tác Phẩm Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc Của Nguyễn Đình Chiểu (Chương Trình Ngữ Văn 11)
Khoá Luận Các Biện Pháp Tạo Hứng Thú Trong Dạy Học Tác Phẩm Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc Của Nguyễn Đình Chiểu (Chương Trình Ngữ Văn 11)
Khoá Luận Các Biện Pháp Tạo Hứng Thú Trong Dạy Học Tác Phẩm Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc Của Nguyễn Đình Chiểu (Chương Trình Ngữ Văn 11)
Khoá Luận Các Biện Pháp Tạo Hứng Thú Trong Dạy Học Tác Phẩm Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc Của Nguyễn Đình Chiểu (Chương Trình Ngữ Văn 11)
Khoá Luận Các Biện Pháp Tạo Hứng Thú Trong Dạy Học Tác Phẩm Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc Của Nguyễn Đình Chiểu (Chương Trình Ngữ Văn 11)
Khoá Luận Các Biện Pháp Tạo Hứng Thú Trong Dạy Học Tác Phẩm Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc Của Nguyễn Đình Chiểu (Chương Trình Ngữ Văn 11)

More Related Content

What's hot

ảNh hưởng của một số nhân tố khách quan tới hành vi chọn nghề của sinh viên
ảNh hưởng của một số nhân tố khách quan tới hành vi chọn nghề của sinh viênảNh hưởng của một số nhân tố khách quan tới hành vi chọn nghề của sinh viên
ảNh hưởng của một số nhân tố khách quan tới hành vi chọn nghề của sinh viênĐHKHXH&NV HN
 
Biện pháp kích thích hứng thú cho trẻ 5 6 tuổi trong trò chơi vận động ở trườ...
Biện pháp kích thích hứng thú cho trẻ 5 6 tuổi trong trò chơi vận động ở trườ...Biện pháp kích thích hứng thú cho trẻ 5 6 tuổi trong trò chơi vận động ở trườ...
Biện pháp kích thích hứng thú cho trẻ 5 6 tuổi trong trò chơi vận động ở trườ...Man_Ebook
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Giáo Dục về Thực Trạng Quản Lý Hoạt Động Định Hư...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Giáo Dục về Thực Trạng Quản Lý Hoạt Động Định Hư...Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Giáo Dục về Thực Trạng Quản Lý Hoạt Động Định Hư...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Giáo Dục về Thực Trạng Quản Lý Hoạt Động Định Hư...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạmPhát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạmhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT nataliej4
 
Thực tập sư phạm
Thực tập sư phạmThực tập sư phạm
Thực tập sư phạmsgxanh
 
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kỹ Năng Xây Dựng Và Tổ Chức Các Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Trong Trường T...
Kỹ Năng Xây Dựng Và Tổ Chức Các Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Trong Trường T...Kỹ Năng Xây Dựng Và Tổ Chức Các Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Trong Trường T...
Kỹ Năng Xây Dựng Và Tổ Chức Các Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Trong Trường T...nataliej4
 
Thiết kế trò chơi khám phá khoa học về thế giới động vật cho trẻ em mẫu giáo
Thiết kế trò chơi khám phá khoa học về thế giới động vật cho trẻ em mẫu giáoThiết kế trò chơi khám phá khoa học về thế giới động vật cho trẻ em mẫu giáo
Thiết kế trò chơi khám phá khoa học về thế giới động vật cho trẻ em mẫu giáoDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Chuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docx
Chuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docxChuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docx
Chuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docxhiutrn809713
 
Luận văn Lồng ghép trò chơi trong dạy học ngữ văn ở trung học phổ thông.pdf
Luận văn Lồng ghép trò chơi trong dạy học ngữ văn ở trung học phổ thông.pdfLuận văn Lồng ghép trò chơi trong dạy học ngữ văn ở trung học phổ thông.pdf
Luận văn Lồng ghép trò chơi trong dạy học ngữ văn ở trung học phổ thông.pdfMan_Ebook
 
Luận án: Dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 4, 5 theo tiếp cận năng lực
Luận án: Dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 4, 5 theo tiếp cận năng lựcLuận án: Dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 4, 5 theo tiếp cận năng lực
Luận án: Dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 4, 5 theo tiếp cận năng lựcDịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 

What's hot (20)

Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương Mắt
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương MắtLuận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương Mắt
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương Mắt
 
ảNh hưởng của một số nhân tố khách quan tới hành vi chọn nghề của sinh viên
ảNh hưởng của một số nhân tố khách quan tới hành vi chọn nghề của sinh viênảNh hưởng của một số nhân tố khách quan tới hành vi chọn nghề của sinh viên
ảNh hưởng của một số nhân tố khách quan tới hành vi chọn nghề của sinh viên
 
Biện pháp kích thích hứng thú cho trẻ 5 6 tuổi trong trò chơi vận động ở trườ...
Biện pháp kích thích hứng thú cho trẻ 5 6 tuổi trong trò chơi vận động ở trườ...Biện pháp kích thích hứng thú cho trẻ 5 6 tuổi trong trò chơi vận động ở trườ...
Biện pháp kích thích hứng thú cho trẻ 5 6 tuổi trong trò chơi vận động ở trườ...
 
BÀI MẪU Khóa luận phương pháp dạy học, HAY, 9 DIỂM
BÀI MẪU Khóa luận phương pháp dạy học, HAY, 9 DIỂMBÀI MẪU Khóa luận phương pháp dạy học, HAY, 9 DIỂM
BÀI MẪU Khóa luận phương pháp dạy học, HAY, 9 DIỂM
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Giáo Dục về Thực Trạng Quản Lý Hoạt Động Định Hư...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Giáo Dục về Thực Trạng Quản Lý Hoạt Động Định Hư...Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Giáo Dục về Thực Trạng Quản Lý Hoạt Động Định Hư...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Giáo Dục về Thực Trạng Quản Lý Hoạt Động Định Hư...
 
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạmPhát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm
 
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Nam Phong, 9đ
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Nam Phong, 9đGiáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Nam Phong, 9đ
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Nam Phong, 9đ
 
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống của Hiệu trưởng, HOT
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống của Hiệu trưởng, HOTLuận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống của Hiệu trưởng, HOT
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống của Hiệu trưởng, HOT
 
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Thực tập sư phạm
Thực tập sư phạmThực tập sư phạm
Thực tập sư phạm
 
Luận án: Ba mô hình truyện lịch sử trong văn xuôi hiện đại Việt Nam
Luận án: Ba mô hình truyện lịch sử trong văn xuôi hiện đại Việt NamLuận án: Ba mô hình truyện lịch sử trong văn xuôi hiện đại Việt Nam
Luận án: Ba mô hình truyện lịch sử trong văn xuôi hiện đại Việt Nam
 
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
 
Kỹ Năng Xây Dựng Và Tổ Chức Các Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Trong Trường T...
Kỹ Năng Xây Dựng Và Tổ Chức Các Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Trong Trường T...Kỹ Năng Xây Dựng Và Tổ Chức Các Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Trong Trường T...
Kỹ Năng Xây Dựng Và Tổ Chức Các Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Trong Trường T...
 
Thiết kế trò chơi khám phá khoa học về thế giới động vật cho trẻ em mẫu giáo
Thiết kế trò chơi khám phá khoa học về thế giới động vật cho trẻ em mẫu giáoThiết kế trò chơi khám phá khoa học về thế giới động vật cho trẻ em mẫu giáo
Thiết kế trò chơi khám phá khoa học về thế giới động vật cho trẻ em mẫu giáo
 
Chuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docx
Chuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docxChuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docx
Chuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docx
 
Luận văn Lồng ghép trò chơi trong dạy học ngữ văn ở trung học phổ thông.pdf
Luận văn Lồng ghép trò chơi trong dạy học ngữ văn ở trung học phổ thông.pdfLuận văn Lồng ghép trò chơi trong dạy học ngữ văn ở trung học phổ thông.pdf
Luận văn Lồng ghép trò chơi trong dạy học ngữ văn ở trung học phổ thông.pdf
 
Luận án: Kỹ năng giao tiếp của trẻ 5 – 6 tuổi Tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Kỹ năng giao tiếp của trẻ 5 – 6 tuổi Tỉnh Tuyên QuangLuận án: Kỹ năng giao tiếp của trẻ 5 – 6 tuổi Tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Kỹ năng giao tiếp của trẻ 5 – 6 tuổi Tỉnh Tuyên Quang
 
Luận án: Dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 4, 5 theo tiếp cận năng lực
Luận án: Dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 4, 5 theo tiếp cận năng lựcLuận án: Dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 4, 5 theo tiếp cận năng lực
Luận án: Dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 4, 5 theo tiếp cận năng lực
 
Luận văn: Hình thành kỹ năng đọc và viết cho học sinh lớp 1, HAY
Luận văn: Hình thành kỹ năng đọc và viết cho học sinh lớp 1, HAYLuận văn: Hình thành kỹ năng đọc và viết cho học sinh lớp 1, HAY
Luận văn: Hình thành kỹ năng đọc và viết cho học sinh lớp 1, HAY
 

Similar to Khoá Luận Các Biện Pháp Tạo Hứng Thú Trong Dạy Học Tác Phẩm Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc Của Nguyễn Đình Chiểu (Chương Trình Ngữ Văn 11)

Khoá Luận Dạy Học Truyện Ngắn Vợ Nhặt Của Kim Lân (Ngữ Văn 12, Tập 2) Theo Hư...
Khoá Luận Dạy Học Truyện Ngắn Vợ Nhặt Của Kim Lân (Ngữ Văn 12, Tập 2) Theo Hư...Khoá Luận Dạy Học Truyện Ngắn Vợ Nhặt Của Kim Lân (Ngữ Văn 12, Tập 2) Theo Hư...
Khoá Luận Dạy Học Truyện Ngắn Vợ Nhặt Của Kim Lân (Ngữ Văn 12, Tập 2) Theo Hư...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy Tự
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy TựTìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy Tự
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy TựDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
DẠY TRUYỆN KIỀU TỪ GÓC ĐỘ KHAI THÁC ẨN DỤ- HOÁN DỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM N...
DẠY TRUYỆN KIỀU TỪ GÓC ĐỘ KHAI THÁC ẨN DỤ- HOÁN DỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM N...DẠY TRUYỆN KIỀU TỪ GÓC ĐỘ KHAI THÁC ẨN DỤ- HOÁN DỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM N...
DẠY TRUYỆN KIỀU TỪ GÓC ĐỘ KHAI THÁC ẨN DỤ- HOÁN DỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM N...NuioKila
 
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồngTh s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồnghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Triết lý nhân sinh trong “Ngư Tiều y thuật vấn đáp” của Nguyễn Đình Chiểu
Triết lý nhân sinh trong “Ngư Tiều y thuật vấn đáp” của Nguyễn Đình ChiểuTriết lý nhân sinh trong “Ngư Tiều y thuật vấn đáp” của Nguyễn Đình Chiểu
Triết lý nhân sinh trong “Ngư Tiều y thuật vấn đáp” của Nguyễn Đình ChiểuDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Tích hợp rèn kỹ năng sống cho học sinh trong dạy học thơ trữ tình hiện đại vi...
Tích hợp rèn kỹ năng sống cho học sinh trong dạy học thơ trữ tình hiện đại vi...Tích hợp rèn kỹ năng sống cho học sinh trong dạy học thơ trữ tình hiện đại vi...
Tích hợp rèn kỹ năng sống cho học sinh trong dạy học thơ trữ tình hiện đại vi...jackjohn45
 
VĂN XUÔI NGỌC GIAO TRONG TIẾN TRÌNH VĂN HỌC HIỆN ĐẠI VIỆT NAM_10325712052019
VĂN XUÔI NGỌC GIAO TRONG TIẾN TRÌNH VĂN HỌC HIỆN ĐẠI VIỆT NAM_10325712052019VĂN XUÔI NGỌC GIAO TRONG TIẾN TRÌNH VĂN HỌC HIỆN ĐẠI VIỆT NAM_10325712052019
VĂN XUÔI NGỌC GIAO TRONG TIẾN TRÌNH VĂN HỌC HIỆN ĐẠI VIỆT NAM_10325712052019hanhha12
 

Similar to Khoá Luận Các Biện Pháp Tạo Hứng Thú Trong Dạy Học Tác Phẩm Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc Của Nguyễn Đình Chiểu (Chương Trình Ngữ Văn 11) (20)

Luận văn: Sự chuyển biến trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX, HAY
Luận văn: Sự chuyển biến trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX, HAYLuận văn: Sự chuyển biến trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX, HAY
Luận văn: Sự chuyển biến trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX, HAY
 
Luận văn: Truyện Nôm trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đ
Luận văn: Truyện Nôm trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đLuận văn: Truyện Nôm trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đ
Luận văn: Truyện Nôm trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đ
 
Khoá Luận Dạy Học Truyện Ngắn Vợ Nhặt Của Kim Lân (Ngữ Văn 12, Tập 2) Theo Hư...
Khoá Luận Dạy Học Truyện Ngắn Vợ Nhặt Của Kim Lân (Ngữ Văn 12, Tập 2) Theo Hư...Khoá Luận Dạy Học Truyện Ngắn Vợ Nhặt Của Kim Lân (Ngữ Văn 12, Tập 2) Theo Hư...
Khoá Luận Dạy Học Truyện Ngắn Vợ Nhặt Của Kim Lân (Ngữ Văn 12, Tập 2) Theo Hư...
 
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy Tự
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy TựTìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy Tự
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy Tự
 
Luận văn: Giá trị thẩm mĩ của tranh dân gian làng Trống, HOT, 9đ
Luận văn: Giá trị thẩm mĩ của tranh dân gian làng Trống, HOT, 9đLuận văn: Giá trị thẩm mĩ của tranh dân gian làng Trống, HOT, 9đ
Luận văn: Giá trị thẩm mĩ của tranh dân gian làng Trống, HOT, 9đ
 
Tư Tưởng Nho Giáo Trong Truyện Lục Vân Tiên Của Nguyễn Đình Chiểu.doc
Tư Tưởng Nho Giáo Trong Truyện Lục Vân Tiên Của Nguyễn Đình Chiểu.docTư Tưởng Nho Giáo Trong Truyện Lục Vân Tiên Của Nguyễn Đình Chiểu.doc
Tư Tưởng Nho Giáo Trong Truyện Lục Vân Tiên Của Nguyễn Đình Chiểu.doc
 
DẠY TRUYỆN KIỀU TỪ GÓC ĐỘ KHAI THÁC ẨN DỤ- HOÁN DỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM N...
DẠY TRUYỆN KIỀU TỪ GÓC ĐỘ KHAI THÁC ẨN DỤ- HOÁN DỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM N...DẠY TRUYỆN KIỀU TỪ GÓC ĐỘ KHAI THÁC ẨN DỤ- HOÁN DỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM N...
DẠY TRUYỆN KIỀU TỪ GÓC ĐỘ KHAI THÁC ẨN DỤ- HOÁN DỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM N...
 
Luận văn: Một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh ...
Luận văn: Một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh ...Luận văn: Một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh ...
Luận văn: Một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh ...
 
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIXLuận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
 
Luân Văn Triết Lý Nhân Sinh Trong Truyện Kiều Của Nguyễn Du.doc
Luân Văn Triết Lý Nhân Sinh Trong Truyện Kiều Của Nguyễn Du.docLuân Văn Triết Lý Nhân Sinh Trong Truyện Kiều Của Nguyễn Du.doc
Luân Văn Triết Lý Nhân Sinh Trong Truyện Kiều Của Nguyễn Du.doc
 
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốcLuận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
 
Tiểu thuyết “hoa hậu xứ mường” và “vương quốc ảo ảnh” của Phượng Vũ
Tiểu thuyết “hoa hậu xứ mường” và “vương quốc ảo ảnh” của Phượng VũTiểu thuyết “hoa hậu xứ mường” và “vương quốc ảo ảnh” của Phượng Vũ
Tiểu thuyết “hoa hậu xứ mường” và “vương quốc ảo ảnh” của Phượng Vũ
 
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồngTh s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng
 
TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG "NGƯ TIỀU Y THUẬT VẤN ĐÁP" CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU VÀ ...
TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG "NGƯ TIỀU Y THUẬT VẤN ĐÁP" CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU VÀ ...TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG "NGƯ TIỀU Y THUẬT VẤN ĐÁP" CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU VÀ ...
TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG "NGƯ TIỀU Y THUẬT VẤN ĐÁP" CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU VÀ ...
 
Triết lý nhân sinh trong “Ngư Tiều y thuật vấn đáp” của Nguyễn Đình Chiểu
Triết lý nhân sinh trong “Ngư Tiều y thuật vấn đáp” của Nguyễn Đình ChiểuTriết lý nhân sinh trong “Ngư Tiều y thuật vấn đáp” của Nguyễn Đình Chiểu
Triết lý nhân sinh trong “Ngư Tiều y thuật vấn đáp” của Nguyễn Đình Chiểu
 
Tích hợp rèn kỹ năng sống cho học sinh trong dạy học thơ trữ tình hiện đại vi...
Tích hợp rèn kỹ năng sống cho học sinh trong dạy học thơ trữ tình hiện đại vi...Tích hợp rèn kỹ năng sống cho học sinh trong dạy học thơ trữ tình hiện đại vi...
Tích hợp rèn kỹ năng sống cho học sinh trong dạy học thơ trữ tình hiện đại vi...
 
VĂN XUÔI NGỌC GIAO TRONG TIẾN TRÌNH VĂN HỌC HIỆN ĐẠI VIỆT NAM_10325712052019
VĂN XUÔI NGỌC GIAO TRONG TIẾN TRÌNH VĂN HỌC HIỆN ĐẠI VIỆT NAM_10325712052019VĂN XUÔI NGỌC GIAO TRONG TIẾN TRÌNH VĂN HỌC HIỆN ĐẠI VIỆT NAM_10325712052019
VĂN XUÔI NGỌC GIAO TRONG TIẾN TRÌNH VĂN HỌC HIỆN ĐẠI VIỆT NAM_10325712052019
 
Luận án: Văn xuôi Ngọc Giao trong tiến trình văn học hiện đại
Luận án: Văn xuôi Ngọc Giao trong tiến trình văn học hiện đạiLuận án: Văn xuôi Ngọc Giao trong tiến trình văn học hiện đại
Luận án: Văn xuôi Ngọc Giao trong tiến trình văn học hiện đại
 
Luận văn: Văn xuôi Ngọc Giao trong tiến trình văn học hiện đại, HOT
Luận văn: Văn xuôi Ngọc Giao trong tiến trình văn học hiện đại, HOTLuận văn: Văn xuôi Ngọc Giao trong tiến trình văn học hiện đại, HOT
Luận văn: Văn xuôi Ngọc Giao trong tiến trình văn học hiện đại, HOT
 
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂMLuận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcLogic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcK61PHMTHQUNHCHI
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1mskellyworkmail
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxGingvin36HC
 
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfchimloncamsungdinhti
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt NamGiải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Namlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápHệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháplamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆTCHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆTlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Recently uploaded (20)

Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
 
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
 
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcLogic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
 
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
 
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
 
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
 
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt NamGiải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápHệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
 
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆTCHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
 

Khoá Luận Các Biện Pháp Tạo Hứng Thú Trong Dạy Học Tác Phẩm Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc Của Nguyễn Đình Chiểu (Chương Trình Ngữ Văn 11)

  • 1. HÀ NỘI – 2022 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGHIÊM THU TRANG CÁC BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ TRONG DẠY HỌC TÁC PHẨM ‘‘VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC” CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU (CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 11) NHẬN VIẾT THUÊ BÁO CÁO THỰC TẬP ZALO/TELEGRAM TRAO ĐỔI : 0909.232.620 WEBSITE: BAOCAOTHUCTAP.NET KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP SƯ PHẠM NGỮ VĂN
  • 2. HÀ NỘI – 2022 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGHIÊM THU TRANG CÁC BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ TRONG DẠY HỌC TÁC PHẨM ‘‘VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC” CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU (CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 11) KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP SƯ PHẠM NGỮ VĂN CHUYÊN NGÀNH: LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC (BỘ MÔN NGỮ VĂN) MÃ SỐ: 60 14 01 11 Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Minh Diệu
  • 3. i LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Phạm Minh Diệu đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn. Tôi cũng xin tỏ lòng biết ơn đến các thầy giáo, cô giáo, các em học sinh trường thực nghiệm đã nhiệt tình ủng hộ, giúp đỡ tôi hoàn thành Khoá Luận này. Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2016 Tác giả Nghiêm Thu Trang
  • 4. ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ CT Chương trình ĐHSP Đại học sư phạm GV Giáo viên HS Học sinh Nxb Nhà xuất bản SGK Sách giáo khoa TB Trung bình THPT Trung học phổ thông TK Thế kỉ TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh VN Việt Nam
  • 5. iii MỤC LỤC Lời cảm ơn i Danh mục các chữ viết tắt ii Danh mục các bảng biểu v MỞ ĐẦU v CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 8 1.1 Hứng thú và hứng thú học tập Ngữ văn của HS THPT 8 1.1.1 Một số khái niệm 8 1.1.2 Những đặc trưng cơ bản của hứng thú học tập 10 1.1.3. Các điều kiện để tạo hứng thú học tập 11 1.1.4 Biểu hiện của hứng thú học tập 14 1.1.5 Vai trò của hứng thú học tập 17 1.2 Đặc điểm HS THPT 20 1.2.1 Đặc điểm về hoạt động học tập 20 1.2.2 Đặc điểm về trí tuệ 20 1.3 Thực trạng dạy học Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu từ góc độ tạo hứng thú 21 1.3.1 Nội dung, nghệ thuật tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc 21 1.3.2 Thực trạng tạo hứng thú học tập cho HS trong dạy học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc 27 Tiểu kết chương 1 30 CHƯƠNG 2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HS DẠY HỌC TÁC PHẨM VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC 31 2.1 Nguyên tắc tạo hứng thú trong dạy học Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc 31 2.1.1 Nguyên tắc giúp HS hiểu được nội dung tác phẩm 31 2 1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi31 2.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính sáng tạo 32
  • 6. iv 2.1.4 Nguyên tắc phát triển chủ thể người học 33 2.2 Sử dụng một số biện pháp, phương pháp để tạo hứng thú cho HS trong dạy học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc 33 2.2.1 Giúp HS hiểu được từ ngữ cổ và phương ngữ Nam Bộ 33 2.2.2. Giúp HS hiểu được hoàn cảnh lịch sử VN nửa cuối TK XIX 37 2.2.3 Giúp HS hiểu được văn hóa và tính cách Nam Bộ khi học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc 39 2.2.4 Tổ chức các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo 42 2.2.5 Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực 43 2.2.6 Ứng dụng công nghệ thông tin 53 Tiểu kết chương 2 57 CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 58 3.1 Mục đích thực nghiệm 59 3.2 Đối tượng và địa bàn thực nghiệm 59 3.3 Nội dung thực nghiệm 59 3.4 Phương pháp và quy trình thực nghiệm 59 3.4.1 Phương pháp thực nghiệm 59 3.4.2 Quy trình thực nghiệm 60 3.5 Giáo án thực nghiệm 60 3.6 Kết quả thực nghiệm 74 3.6.1 Kết quả kiểm tra mức độ nhận thức của HS sau thực nghiệm 74 3.6.2 Kết quả về mức độ hứng thú của HS sau khi thực nghiệm 75 Tiểu kết Chương 3 77 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO 80 PHỤ LỤC 83
  • 7. v DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU TT Số và tên bảng Trang 1 Bảng 1.1- Kết quả khảo sát các phương pháp được sử dụng. 27 2 Bảng 1.2 - Kết quả khảo sát mức độ hứng thú của HS. 29 3 Bảng 2.1 - Cách tạo lập nhóm học tập bài Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc. 47 4 Bảng 3.1- Kết quả kiểm tra mức độ nhận thức của HS sau thực nghiệm. 74 5 Bảng 3.2 - Mức độ hứng thú của HS sau giờ thực nghiệm. 76 6 Biểu đồ 3.1- So sánh kết quả kiểm tra sau khi dạy thực nghiệm. 75
  • 8. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1 Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) là một trong những tác phẩm đặc biệt có giá trị trong văn học Việt Nam cuối thế kỉ XIX, là “một trong những bài văn hay nhất của chúng ta” (Hoài Thanh). Nó ghi lại một dấu mốc quan trọng trong lịch sử, báo hiệu một thời kỳ đen tối của dân tộc Việt Nam - gần một thế kỷ nước ta rơi vào tay thực dân Pháp xâm lược. Thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu như một thước phim phản ánh chân thực khí thế quật cường, bất khuất của người dân Nam Bộ, tiêu biểu cho lòng yêu nước, trượng nghĩa, kết tinh nguyện vọng và ý chí người lao động, sẵn sàng hy sinh xương máu để bảo vệ Tổ quốc. Tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu trong CT Ngữ văn THPT- Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - đã thể hiện rõ những giá trị cao đẹp đó. Thế nhưng, trên mạng xã hội vẫn có nhiều hiện tượng HS kêu ca, thắc mắc về mục đích học tập bài văn tế, thậm chí còn thể hiện một sự vô cảm đối với tác phẩm này. Điều đó cũng là một phần thực trạng của việc dạy học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc hiện nay ở lớp 11 theo CT Ngữ văn THPT, cho thấy kết quả dạy học bài văn tế hiện nay chưa cao, nhiều HS không hứng thú khi học tác phẩm này. Đó là một điều rất đáng báo động. 1.2 Tạo hứng thú học tập cho HS là vấn đề quan trọng trong dạy học. Nếu HS không có hứng thú thì không thể phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình học tập. Nghị quyết số 29 – NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của BCH TW Đảng về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, yêu cầu: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học, khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc” [1, tr.5].
  • 9. 2 Với những lí do nêu trên chúng tôi chọn đề tài: “Các biện pháp tạo hứng thú trong dạy học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu (Chương trình Ngữ văn 11)” làm đề tài nghiên cứu của mình, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học văn thơ Nguyễn Đình Chiểu nói riêng và văn học Việt Nam cuối thế kỉ XIX nói chung. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1. Các công trình nghiên cứu tạo hứng thú học tập trong dạy học Ngữ văn Tác giả Nguyễn Thị Tuyết với đề tài Bước đầu tìm hiểu hứng thú học tập môn Ngữ văn của HS lớp 10, 11 ở trường THPT đã đưa ra những nguyên nhân, đánh giá hiện trạng tạo hứng thú cho HS trong giờ học văn nhưng chưa đề ra giải pháp tạo hứng thú cụ thể [20]. Tác giả Nguyễn Bá Cường, Một số biện pháp bồi dưỡng, phát triển hứng thú, nhu cầu, thị hiếu, năng lực đọc tác phẩm văn chương của HS lớp 9 miền núi Lai Châu đã hướng đến nghiên cứu một số biện pháp tạo hứng thú nhưng hệ thống biện pháp đưa ra còn nhỏ nhặt và mang tính chất như là những thủ pháp, những kĩ thuật của giáo viên trong giờ học [4]. Đó là các Khoá Luận nghiên cứu về vấn đề tạo hứng thú cho HS trong giờ học Ngữ văn nói chung còn vấn đề tạo hứng thú giờ học bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc thì hầu như chưa có công trình nào được công bố cho tới thời điểm này. 2.2. Các công trình nghiên cứu tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc Công trình đầu tiên của tác giả người Pháp E.Bajot đã dịch tác phẩm Lục Vân Tiên ra tiếng Pháp và có chuyên luận khảo cứu về tác phẩm này. Các tác giả người Pháp khác cũng có công trình nghiên cứu, tuy nhiên các công trình này chủ yếu chỉ nhắc tới truyện thơ Lục Vân Tiên cố ý bỏ qua mảng thơ yêu nước trong đó có Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của ông nhằm che đậy tội ác xâm lược [dẫn theo25, tr.3].
  • 10. 3 Chuyên luận Nỗi lòng Đồ Chiểu, Phan Văn Hùm là người Việt Nam đầu tiên đứng ở góc độ khoa học văn học để xem xét tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu khá tỉ mỉ. Với chuyên luận này, Phan Văn Hùm đã cắm một mốc theo định hướng đúng, nhiều triển vọng trong việc nghiên cứu Nguyễn Đình Chiểu cả về tư tưởng học thuật cũng như về phương pháp văn bản học. Ngoài ra, Phan Văn Hùm đã chú ý tới các tác phẩm khác của cụ Đồ Chiểu trong đó có Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Song sự quan tâm chưa thực sự tướng xứng với tầm vóc của tác phẩm này [Dẫn theo 25, tr.3]. Năm 1963, thủ tướng Phạm Văn Đồng có bài viết “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc” nhân dịp kỉ niệm 75 năm ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu. Bài viết đã khẳng định vị trí cao quý của Nguyễn Đình Chiểu, thủ tướng Phạm Văn Đồng khẳng định cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu là “một tấm gương sáng nêu cao địa vị và tác dụng của văn học nghệ thuật, nêu cao sứ mạng của người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng” [23, tr.74]. Đặc biệt, trong bài viết ông còn giành nhiều nhận định ca ngợi giá trị bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, đó là “...Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu, một phần lớn là những bài văn tế, ca ngợi những người anh hùng suốt đời tận trung với nước và than khóc những người liệt sĩ đã trọn nghĩa với dân. Ngòi bút, nghĩa là tâm hồn trung nghĩa của Nguyễn Đình Chiểu đã diễn tả, thật là sinh động và não nùng, cảm tình của dân tộc đối với người chiến sĩ của nghĩa quân, vốn là người nông dân, xưa kia chỉ quen cày cuốc, bỗng chốc trở thành người anh hùng cứu nước” [23, tr.71]. Khi nghiên cứu về tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, tác giả Mai Quốc Liên đã đánh giá rất cao tác phẩm này. Đồng thời, tác giả cũng so sánh với các tác phẩm được coi là đỉnh cao của văn học yêu nước thời trước như Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo để khẳng định vai trò to lớn của Nguyễn Đình Chiểu. Ngoài ra, tác giả còn khẳng định: “Qua bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc lần đầu tiên trong văn học xuất hiện vô cùng sinh động và chân thực hình ảnh người nghĩa sĩ nông dân” [dẫn theo 25, tr.3].
  • 11. 4 Nhà phê bình Hoài Thanh cũng có bài viết “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, một trong những bài văn hay nhất của chúng ta” trên báo Văn nghệ ngày 30/6/1972. Bài viết đã chỉ ra được: “Trước đó chưa bao giờ có và sau đó đến mấy chục năm cũng chưa hề có trong văn thơ ta một cái nhìn yêu thương và kính phục như vậy đối với người nông dân” [23, tr.455]. Ngoài ra còn có bài viết của tác giả Đỗ Văn Hỷ với nhan đề “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc qua ý thơ Miên Thẩm và Mai Am”. 2.3. Các công trình nghiên cứu phương pháp dạy và học Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc Nhà nghiên cứu Đào Nguyên Tụ khi phân tích bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc dựa trên kết cấu 4 phần: lung khởi, thích thực, ai vãn và kết. Với bài viết này, tác giả đã cho thấy được cái nhìn khái quát và toàn diện về tác phẩm “xuất phát từ lòng yêu nước thương dân tha thiết, Nguyễn Đình Chiểu bày tỏ nỗi tiếc thương vô hạn đối với những nghĩa sĩ nông dân đã bỏ mình vì nước, đề cao tấm gương chiến đấu hi sinh anh dũng của họ để động viên lòng yêu nước căm thù giặc, ý chí kiên quyết chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta thời đó” [23, tr.606]. Cũng như các tác giả khác, Đào Nguyên Tụ cũng rất đề cao bài văn tế này và cũng đặt nó sánh ngang tầm với các tác phẩm đỉnh cao trong văn học yêu nước. Ông viết: “Nếu như trong kho tàng văn học dân tộc đã có đỉnh cao về nhiều thể loại như hịch của Trần Hưng Đạo, phú của Trương Hán Siêu, cáo của Nguyễn Trãi...thì ta lại có thêm đỉnh cao về văn tế với sự đóng góp của Nguyễn Đình Chiểu” [23, tr. 616]. Các tác giả Ngô Đức Quyền và Nguyễn Quốc Túy trong sách “Giảng văn văn học Việt Nam” và “Giảng văn chọn lọc văn học Việt Nam” cũng khẳng định: giá trị nghệ thuật hết sức đặc sắc làm cho bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc trở thành bất tử, lần đầu tiên trong lịch sử văn học Việt Nam Nguyễn Đình Chiểu đã xây dựng được bức tượng đài về người nông dân yêu nước, những người anh hùng vô danh [Dẫn theo 25, tr.6].
  • 12. 5 Trong cuốn Tài liệu bồi dưỡng giáo viên của trường ĐHSP Hà Nội, xuất bản 1991, Nguyễn Đình Chú đã có những đóng góp thiết thực về phương pháp giảng dạy cho giáo viên hướng dẫn HS tiếp cận Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu [5]. Ngoài ra phải kể đến bài viết “Định hướng tổ chức dạy học văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu” (trích Phương pháp tư duy hệ thống trong dạy học Văn) của Nguyễn Ái Học. Bài viết đã chỉ ra khá tỉ mỉ các bước thực hiện khi dạy giảng dạy tác phẩm [13]. Bài viết của nhà nghiên cứu Trần Nho Thìn, “Tiếp cận văn hóa đối với tác phẩm văn học trung đại trong chương trình SGK Ngữ văn 11” trên tạp chí Văn học và tuổi trẻ số 9 năm 2007, đã đưa ra một số kinh nghiệm để giảng dạy bài văn tế đạt hiệu quả. Tác giả đã đề cập đến một số vấn đề như phương diện cảm xúc, thể loại và đặc biệt chú ý đến việc tìm hiểu cơ sở văn hóa của khái niệm “nghĩa” và coi đó là chìa khóa hiểu đúng tác phẩm [21, tr.31]. “Con đường dẫn HS khám phá, chiếm lĩnh chiều sâu nghệ thuật tác phẩm Văn tế nghĩa Cần Giuộc – Nguyễn Đình Chiểu để nâng cao hiệu quả dạy và học” của tác giả Phạm Thị Mai Hương, tiếp cận tác phẩm từ chiều sâu nghệ thuật để nâng cao chất lượng dạy học [14]. Tác giả Lại Thị Thương, “Tiếp cận hệ thống theo hướng văn hóa trong dạy học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu” đã có tiếp cận giảng dạy tác phẩm từ góc độ văn hóa [25]. Các công trình nghiên cứu trên đã có những đóng góp tích cực trong việc giảng dạy tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc nhưng nhìn chung các công trình này mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra cách tiếp cận, câu hỏi định hướng để giúp GV giảng dạy chứ chưa đưa ra các biện pháp cụ thể nhằm tạo hứng thú học tập cho HS với bài học. 3. Mục đích nghiên cứu Từ việc tìm hiểu lí thuyết về hứng thú và tạo hứng thú trong học tập; các điều kiện, nguyên tắc và tác dụng khi vận dụng cơ sở lí thuyết đó vào dạy học
  • 13. 6 tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc; Khoá Luận đưa ra một số biện pháp tạo hứng thú học tập cho HS trong dạy học Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc nhằm giúp HS yêu thích thể loại văn cổ, thấy được những giá trị của tác phẩm đồng thời góp phần nâng cao chất lượng dạy học. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để đề xuất biện pháp tạo hứng thú khi học bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. 4.2- Đề xuất một số biện pháp tạo hứng thú trong dạy học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. 4.3- Thực nghiệm. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng Hoạt động dạy học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu theo CT Ngữ văn lớp 11 (CT cơ bản). 5.2. Phạm vi - Về lý thuyết, đề tài khảo sát tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu trong Ngữ văn 11. - Về khảo sát thực tế và thực nghiệm, chúng tôi mới chỉ tiến hành ở 2 trường THPT Bãi Cháy, THPT Hải Đảo (Quảng Ninh). 6. Phương pháp nghiên cứu Để đạt tới mục đích nghiên cứu, trong quá trình thực hiện chúng tôi áp dụng các phương pháp sau: 6.1. Các phương pháp nghiên cứu lí thuyết Các phương pháp nghiên cứu lí thuyết được sử dụng để thu thập thông tin trên cơ sở nghiên cứu các văn bản, tài liệu đã có và bằng các thao tác tư duy lô- gíc để rút ra kết luận khoa học cần thiết. Trong đề tài này, các phương pháp nghiên cứu lí thuyết được dùng gồm: phân tích, tổng hợp, so sánh- đối chiếu, suy luận... 6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
  • 14. 7 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn bao gồm: điều tra, khảo sát phỏng vấn, thống kê, phân loại.... Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn được sử dụng để điều tra thực trạng dạy học bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ở THPT, xử lý các điều tra và tư liệu thực nghiệm. Trong các phương pháp nghiên cứu thực tiễn có phương pháp thực nghiệm. Phương pháp thực nghiệm được dùng để kiểm chứng những lí luận đã đề ra trong thực tiễn, qua đó khẳng định tính khả thi của đề tài hoặc bổ sung vào kết quả nghiên cứu đã có. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, cấu trúc Khoá Luận gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn. Chương 2: Một số biện pháp tạo hứng thú học tập cho HS trong dạy học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.
  • 15. 8 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Hứng thú và hứng thú học tập Ngữ văn của HS THPT 1.1.1. Một số khái niệm 1.1.1.1. Hứng thú Hứng thú là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong khoa học cũng như trong đời sống. Hứng thú là một dạng tâm lí phức tạp. Vì vậy, vấn đề này luôn được các nhà tâm lí học quan tâm nghiên cứu. Theo Đại từ điển Tiếng Việt: “Hứng thú là cảm giác thích thú thấy trong người mình đang có một sức thôi thúc làm cái gì đó”. Hứng thú nếu là danh từ chỉ sự ham thích (Tác phẩm gây được hứng thú cho người đọc). Hứng thú là tính từ: Cảm thấy hứng thú, thích thú, hào hứng, hứng thú với công việc [26, tr.861]. Theo Từ điển Tâm lý học: “Hứng thú là biểu hiện của một nhu cầu, làm cho chủ thể tìm cách thỏa mãn, tạo ra khoái cảm thích thú...” [28, tr.161]. Trong cuốn Vấn đề hứng thú nhận thức trong giáo dục học, G.I.Sukina nhấn mạnh: “Hứng thú - đó là sự kết hợp độc đáo các quá trình tình cảm - ý chí và quá trình trí lực, tính tích cực nhận thức và hoạt động của con người được nâng cao” và “đó là thái độ riêng của cá nhân đối với đối tượng, ý thức được ý nghĩa cuộc sống và sự hấp dẫn về tình cảm gây ra” [33, tr.4]. Khar-la-mốp đã nêu: “Hứng thú - đó là nhu cầu nhuốm màu sắc xúc cảm đi trước giai đoạn gây động cơ và làm cho hoạt động của con người có tính chất hấp dẫn” [33, tr.28]. “Điều đó gây cho các em niềm vui sướng, sự hưng phấn xúc cảm và kích thích tình tích cực nhận thức” [33, tr.95 - 96]. Tương tự, trong cuốn Phương pháp đọc sách, A.P.P.Ri-ma-cốp-xki cho rằng “Lòng đam mê, thích thú môn học và sự thấm nhuần mục đích học tập sẽ giúp người ta khắc phục khó khăn, nâng cao được năng lực làm việc” [32, tr.97].
  • 16. 9 Nhà tâm lý học Cô-va-li-ôp cũng đưa ra quan niệm của mình trong cuốn Tâm lý học cá nhân như sau: “Hứng thú là thái độ đặc thù của cá nhân đối với một đối tượng nào đó, do ý nghĩa của nó trong đời sống và do sự hấp dẫn về tình cảm của nó”. “Hứng thú đó là sự kết hợp độc đáo quá trình tình cảm - ý chí và quá trình nghị lực, tính tịch cực nhận thức và hoạt động của con người được nâng cao” [29, tr.41]. Bên cạnh đó trong Luật giáo dục được Quốc hội ta thông qua ngày 25 tháng 11 năm 2009, tại kì họp thứ 6, Quốc hội khóa XII, ở Điều 28 - Yêu cầu nội dung, phương pháp giáo dục phổ thông đã ghi rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” [17, tr.23]. Để gây hứng thú cho HS chúng ta phải “...giúp học sinh cảm xúc niềm vui sướng của sự thành công, tin tưởng vào sức của mình, vào khả năng vượt qua khó khăn sẽ gặp” [34, tr.28]. Như vậy, hứng thú là một trạng thái tâm lý phức tạp của con người, là thái độ của cá nhân đối với một đối tượng nào đó vừa có ý nghĩa trong cuộc sống vừa có ý nghĩa mang lại một khoái cảm. Hứng thú sẽ làm tăng hiệu quả của quá trình nhận thức, làm nảy sinh khát vọng hành động cũng như sự sáng tạo trong công việc. 1.1.1.2 Hứng thú học tập Ngữ văn Hoạt động học tập là hoạt động nhận thức mang tính tích cực, tự lực và sáng tạo. Để tăng hiệu quả của quá trình nhận thức, phát huy được tính tích cực, sự sáng tạo của người học cần phải tạo được hứng thú nhận thức. Hứng thú nhận thức của con người rất phong phú, đa dạng. Trong nhà trường, hứng thú nhận thức của HS chính là hứng thú học tập. Vì thế có thể đưa ra định nghĩa học tập môn Ngữ văn trong nhà trường như sau: Hứng thú học tập trong môn Ngữ văn là thái độ say mê, tích cực của HS trong quá trình học tập môn
  • 17. 10 Ngữ văn do thấy được ý nghĩa của nó trong cuộc sống và có sự gắn bó tình cảm sâu sắc với nó. Thái độ này thể hiện trong mọi hoạt động của cá nhân, rõ nét nhất là trong hoạt động học tập. 1.1.2. Những đặc trưng cơ bản của hứng thú học tập 1.1.2.1. Tính lựa chọn Tính lựa chọn của hứng thú biểu hiện ở thái độ đặc thù của mỗi các nhân đối với từng môn học, từng nội dung học. Thái độ đặc thù của cá nhân thể hiện rõ nhất ở trong hứng thú cá nhân. Có nghĩa là trước mọi đối tượng, mọi hiện thực khách quan, con người nhìn nhận nó với một thái độ của riêng mình. Cái gì có ý nghĩa quan trọng, có giá trị với chính cá nhân, có liên quan tới sự phát triển của cá nhân, cá nhân cảm thấy hứng thú thì sẽ được lựa chọn. “Tính lựa chọn của hứng thú là biểu hiện xu hướng lựa chọn của quá trình tâm lý nhằm vào các đối tượng của thế giới làm thỏa mãn nhu cầu, nguyện vọng của cá nhân” [31, tr.56]. 1.1.2.2. Sự kết hợp nhuần nhuyễn và hữu cơ giữa quá trình nhận thức và quá trình tình cảm của cá nhân Cấu tạo của hứng thú gồm nhận thức và tình cảm. Sự cấu tạo hai phần này của hứng thú có sự kết hợp nhuần nhuyễn, hữu cơ với nhau tạo nên một hứng thú hoàn chỉnh và trọn vẹn. Thành phần nhận thức là nắm lấy đối tượng và hiểu rõ đối tượng ở mức độ sâu sắc, đi sâu vào bản chất của đối tượng. Đây là bộ phận mang tính lí trí cao. Nó tham gia vào hứng thú người học; có nhiệm vụ thúc đẩy người học tìm, nhìn nhận ra những giá trị, ý nghĩa, tầm quan trọng của đối tượng trong cuộc sống và đối với cá nhân người học. Thành phần tình cảm được cho là có vai trò hết sức quan trọng. Nó giúp cho việc nhận thức diễn ra nhanh, hiệu quả, dễ dàng và thoải mái hơn. Bởi tình cảm là nguồn nuôi dưỡng hứng thú, giúp cho hứng thú được hình thành và phát triển. Việc người học có hứng thú nhiều hay ít dựa trên tình cảm của cá nhân
  • 18. 11 người học với đối tượng. Thành phần tình cảm cũng làm cho hứng thú cá nhân có sắc thái riêng, mang tính cá nhân. Khi nhận thức và tình cảm trong hứng thú kết hợp với nhau thì hứng thú cá nhân sẽ sâu sắc và bền lâu hơn. Đồng nghĩa với việc khi có hứng thú học tập, HS sẽ tích cực hơn, lôi cuốn hơn, có ý chí tập trung cao hơn từ đó có tình cảm sâu sắc với đối tượng, muốn đi sâu vào tìm hiểu đối tượng. 1.1.2.3. Thống nhất giữa chủ thể và khách thể Trong nghiên cứu hứng thú, giữa chủ thể và khách thể có quan hệ chặt chẽ, thống nhất với nhau. Nó là cơ sở nghiên cứu các biện pháp kích thích hứng thú cho HS. Theo các nhà xã hội học sự thống nhất giữa chủ thể và khách thể đó theo tính chất khách quan của sự tồn tại hứng thú và phản ánh hứng thú trong ý thức của con người. “Hứng thú là sự thống nhất giữa biểu hiện thực tế của nội tại với sự phản ánh thế giới khách quan, với tổ hợp những giá trị vật chất và tinh thần của nền văn hóa nhân loại trong ý thức của chủ thể” [Dẫn theo15, tr.28]. 1.1.3. Các điều kiện để tạo hứng thú học tập 1.1.3.1. Điều kiện về mục tiêu và nội dung học tập Mục tiêu học tập do người dạy thiết kế và cũng là cái quyết định xem người học hứng thú yêu thích hay không. Nội dung học tập là kiến thức mà người học sẽ chiếm lĩnh và biến nó thành của bản thân. Nội dung học tập tồn tại khách quan với người học, là phần mà người học có thể đạt được các mục tiêu học tập. Tuy nhiên, không phải tất cả mục tiêu học tập đều là mục tiêu kiến thức bên trong mà người học khao khát muốn đạt được. Chỉ những yếu tố nào của mục tiêu học tập trở thành đối tượng học tập, hoạt động học tập thì mới thực sự trở thành mục tiêu bên trong của người học. Để gia tăng hứng thú và khả năng chiếm lĩnh nội dung học tập cần phải làm cho nội dung học tập trở thành đối tượng của hoạt động học tập, phải thực sự coi nội dung học tập là hình thái đối tượng hóa của những mục tiêu học tập. Do học tập là tổ hợp
  • 19. 12 những hoạt động khác nhau được người học thực hiện nhằm chiếm lĩnh đối tượng nên nội dung học tập là các mục tiêu học tập được đặt dưới hình thức những hoạt động của người học trong quá trình học tập như hoạt động nhận thức, hoạt động giao tiếp, hoạt động vui chơi, hoạt động quản lí tri thức,... Nội dung học tập muốn trở thành điều kiện tạo hứng thú cho HS thì phải đảm bảo về các mặt sau: - Hấp dẫn về nhận thức: Các kiến thức mà nội dung học tập đưa ra phải là những kiến thức thu hút HS, không phức tạp cũng như không quá đơn giản, phải đảm bảo chúng nằm trong phạm vi phát triển gần của mỗi người. - Đa dạng hóa trong cách trình bày và mô tả đảm bảo HS có nhu cầu và thích học: Nội dung học tập phải được thiết kế một cách lôgic với nhiều hướng tiếp cận khác nhau để HS có thể tiếp cận ở nhiều con đường, từ đó bộc lộ rõ bản chất nội dung học tập. Để đảm bảo nội dung học tập tạo được hứng thú cho người học, người dạy phải có kĩ năng sư phạm. Nội dung học tập được thiết kế và mô tả đạt hiệu quả khi có sự hỗ trợ của nhiều phương tiện dạy học và tài liệu học tập. - Nội dung học tập tạo ra nhiều cơ hội cho phép người học kiến tạo kiến thức: Khi thiết kế nội dung học tập cần chú ý tới các tình huống, các hoàn cảnh có thể giúp người học kiến tạo tri thức cho mình trong phạm vi của nội dung học tập. Vì vậy, cần căn cứ vào sự phát triển cá nhân của người học để dự kiến những yếu tố cấu thành hoàn cảnh cụ thể của học tập làm cho người học tạo được cấu trúc mới trong kinh nghiệm của mình mà thích ứng được với hoàn cảnh. - Nội dung học tập đảm bảo tính liên tục trong sự liên kết lẫn nhau ở mức độ cao: Nội dung học tập khi được thiết kế cần phải dựa vào điều kiện học liệu và các kĩ thuật dạy học có thể sử dụng trong quá trình học tập để tạo ra sự liên kết thông tin. Đó là sự liên thông giữa các loại tài liệu cũng như sự liên thông giữa nhiều kĩ thuật dạy học như lời nói, tranh ảnh, bản đồ, câu hỏi và câu trả lời, ngôn ngữ đàm thoại và thảo luận,...Như vậy, sẽ giúp cho hệ thống
  • 20. 13 tri thức không bị tách rời trong quá trình học tập và cũng là điều kiện quan trọng nhằm tạo ra hứng thú cho người học. 1.1.3.2. Điều kiện về phương pháp dạy học Trong quá trình dạy học, phương pháp dạy học là yếu tố hàng đầu quyết định chất lượng dạy học. Vì vậy, việc lựa chọn và sử dụng phương pháp dạy học phù hợp có vai trò quan trọng đối với chất lượng dạy học nói chung và tạo hứng thú cho người học nói riêng. Phương pháp dạy học được vận dụng phải phù hợp với mục tiêu, đặc trưng nội dung và nguyên tắc dạy học, phát huy được tính tích cực của HS. Trong giờ học, HS cảm thấy thoải mái, thấy việc học của mình là có ích thì khi đó HS được làm chủ hoạt động học của mình. Như vậy, kiến thức sẽ ở lại lâu hơn trong trí nhớ và đặc biệt HS cảm thấy hứng thú, yêu thích với hoạt động học vì đã được trải nghiệm với những kiến thức đó. Việc lựa chọn các phương pháp dạy học phù hợp, HS sẽ có điều kiện để phát triển hứng thú nhận thức, thỏa mãn nhu cầu tìm tòi, khám phá của bản thân. Với các phương pháp dạy học tích cực, HS không chỉ dừng lại ở việc giải quyết các vấn đề đặt ra mà còn tự phát hiện ra các vấn đề mới cần được giải quyết. Những cảm xúc có được trong quá trình tìm tòi khám phá, cảm xúc thành công và cảm xúc về sự hoàn thành một công việc là những củng cố tích cực cho việc hình thành và phát triển hứng thú nhận thức ở người học. 1.1.3.3 Điều kiện về môi trường học tập Môi trường học tập cũng là một trong những điều kiện góp phần kích thích tạo hứng thú học tập cho HS. Môi trường học tập là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp, tức thời nhất. Bầu không khí lớp học có thoải mái hay không, các phương tiện, ánh sáng, âm thanh có phù hợp khiến HS có cảm thấy hứng thú hay không. Môi trường học tập, không khí lớp học phù hợp, HS cảm thấy thực sự thoải mái, tự tin thể hiện sẽ khiến các em hình thành hứng thú một
  • 21. 14 cách nhanh chóng, dần dần củng cố một năng lực quan trọng, đó là năng lực hứng thú. Để tạo được một môi trường lớp học với tâm lí thoải mái, GV phải biết cách tổ chức lớp học, tạo không khí lớp học vui vẻ, tạo niềm tin cho HS qua các hình thức động viên, khen thưởng kịp thời, hợp lí. GV phải là người hướng dẫn lớp học trong tính dân chủ để mọi HS cảm thấy mình đang được quan tâm. 1.1.3.4. Điều kiện về hình thức kiểm tra đánh giá Các hình thức kiểm tra đánh giá không chỉ là thước đo mức độ đạt được mục tiêu học tập của HS mà nó còn là một động lực kích thích hứng thú học tập cho HS. Đánh giá đúng, kịp thời sẽ khiến tâm lí HS thoải mái, vui vẻ với những gì mình đã hoàn thành, khám phá được trong quá trình học. Nhưng nếu đánh giá không kịp thời, không đúng với năng lực của HS sẽ khiến các em thấy tổn thương, mất niềm tin vào quá trình tìm tòi, khám phá. 1.1.4. Biểu hiện của hứng thú học tập 1.1.4.1. Biểu hiện hứng thú học tập a) Biểu hiện về mặt trí tuệ - HS luôn say mê vươn tới nhận thức: + Ham hiểu biết, thích tìm tòi khám phá, thường xuyên đặt các hỏi chứa đựng các vấn đề. + Có trí tưởng tưởng sáng tạo. + Luôn là người đưa ra sáng kiến, là người khởi đầu các cuộc tranh luận trong lớp, luôn mong muốn vận dụng tri thức vào thực tiễn. + Thường tìm tới những bài tập, những nhiệm vụ học tập khó có tính thử thách, yêu cầu cao. - Chú ý trong học tập: + Tập trung cao độ và dễ tập trung trí nhớ. + Nhanh chóng chuyển trí nhớ ngắn hạn sang trí nhớ dài hạn. + Tính ổn định và độ bền của chú được thể hiện rõ qua hoạt động học.
  • 22. 15 b) Biểu hiện về mặt ý chí - Cần cù, kiên trì nhẫn nại trong mọi hoạt động. Khi đặt ra vấn đề cần giải quyết thì tìm hiểu, suy nghĩ và theo đuổi đến cùng. - Chịu khó sưu tầm, ghi chép, tích lũy kiến thức. c) Biểu hiện về mặt tình cảm - Rất thích thú, phấn khởi, lạc quan trong hoạt động học tập. - Chủ động dành thời gian cho hoạt động học tập. - Say mê, yêu thích vượt qua những nhiệm vụ khó khăn. - Thích sáng tạo, đưa ý tưởng cải tiến và thực hành ý tưởng theo hướng lí thú, bổ ích. - Dễ xúc cảm về mặt nhận thức, sung sướng, hạnh phúc khi nhu cầu nhận thức được thỏa mãn. d) Biểu hiện về mặt năng lực Phát triển và thể hiện rất rõ các năng lực thuộc nhận thức: năng lực quan sát, tư duy, tưởng tưởng, so sánh, phán đoán, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. e) Biểu hiện về mặt kết quả Thường xuyên thành công trong học tập. Đôi khi thất bại nhưng coi thất bại là bài học kinh nghiệm để vươn lên. 1.1.4.2. Biểu hiện hứng thú học tập Ngữ văn Môn Ngữ văn là một môn học có tính khoa học và tính nghệ thuật, hứng thú học tập của HS với môn học cũng có những nét riêng biệt. a) Biểu hiện về mặt trí tuệ - HS luôn say mê đạt tới nhận thức về văn học và ngôn ngữ. + Luôn tìm tòi, khám phá các tác phẩm văn học, tìm hiểu cấu trúc ngôn ngữ, thi pháp tác phẩm. + Luôn trao đổi, thảo luận với bạn bè, thầy cô về các vấn đề văn học, khuynh hướng văn học, ngôn ngữ; luôn đặt các câu hỏi tại sao, các câu hỏi đòi hỏi phải lí giải bằng hệ thống kiến thức văn học.
  • 23. 16 + Có trí tưởng tưởng, sáng tạo; viết văn tốt. + Tích cực tham gia các hoạt động học tập môn Ngữ văn. + Luôn là người đưa ra sáng kiến, khởi đầu cho các cuộc tranh luận về các vấn đề văn học, ngôn ngữ trong giờ học. + Luôn mong muốn vận dụng các kiến thức văn học, ngôn ngữ vào trong cuộc sống thực tiễn: vận dụng ngôn ngữ trong giao tiếp, vận dụng tri thức về các loại văn bản, sáng tác thơ, truyện làm báo tường... + Luôn sưu tầm, tìm đọc các tác phẩm văn học, các nghiên cứu về văn học ngôn ngữ. + Thường tìm làm các bài tập đòi hỏi tính sáng tạo, yêu cầu cao, thích viết văn. - Luôn chú ý trong học tập môn Ngữ văn. + Dễ tập trung trí nhớ và tập trung cao độ khi đọc truyện, thơ. Tập trung khi nghe giảng, khi làm bài tập. + Nhanh chóng chuyển trí nhớ ngắn hạn sang dài hạn. Dễ dàng ghi nhớ và nhớ lâu những câu văn nổi bật của nhân vật; những câu thơ hay, tâm đắc; những lời bình giảng hay của thầy cô. + Tính ổn định và độ bền vững của chú ý thể hiện rất rõ qua các hoạt động học trên lớp và hoạt động tự học. b) Biểu hiện về mặt ý chí - Cần cù, chăm chỉ trong mọi hoạt động học, đọc và nghiên cứu tác phẩm. Khi giải quyết một vấn đề văn học thì suy nghĩ, tìm hiểu và theo đuổi đến cùng. - Thường xuyên sưu tầm, ghi chép và tích lũy kiến thức văn học. c) Biểu hiện về mặt tình cảm - Thích thú, hào hứng khi học tập môn văn; khi đọc sách truyện, thơ văn, các nghiên cứu văn học và ngôn ngữ. - Chủ động dành thời gian cho việc học, tìm kiếm tài liệu và đọc các tác phẩm văn học yêu thích.
  • 24. 17 tạo. - Sẵn sàng làm nhiệm vụ khó khăn, mang tính thử thách, đòi hỏi sáng - Dễ xúc cảm với số phận nhân vật trong tác phẩm, đồng cảm với tâm trạng của tác giả. Vui sướng khi nhận ra tư tưởng nội dung, chân lí của một tác phẩm văn học. d) Biểu hiện về mặt năng lực Những năng lực về mặt nhận thức đều phát triển và thể hiện rõ nét như năng lực tưởng tưởng, năng lực so sánh, năng lực phân tích tổng hợp, suy luận. e) Biểu hiện về mặt kết quả - Tích cực tham gia xây dựng bài, có những ý kiến tốt; thường xuyên đạt điểm tốt trong các bài kiểm tra. - Đôi khi thất bại nhưng không nản mà coi đó là bài học kinh nghiệm để vươn lên. 1.1.5. Vai trò của hứng thú học tập 1.1.5.1. Vai trò của hứng thú học tập a) Đối với hoạt động nhận thức trong học tập của HS Đối với mọi hoạt động của con người hứng thú có vai trò rất quan trọng “Bằng cách phát triển hứng thú, chúng ta sẽ phát huy một trong những năng lực quý giá nhất, cao quý nhất của con người là năng lực thích thú, tập trung vào hoạt động và hoàn toàn say mê mọi công việc cần làm” [dẫn theo15, tr.40]. Đối với hoạt động nhận thức trong học tập của HS cũng như vậy. Hứng thú là động cơ, là cơ sở cho một thái độ học tập tích cực. Khi có hứng thú, HS sẽ tập trung học tập với thái độ tích cực, say mê, đầy hứng khởi, thích thú tạo nên những kích thích mạnh mẽ của quá trình học tập, dẫn tới việc học sẽ đạt kết quả cao. Ngược lại, nếu không có hứng thú thì việc học tập chỉ là sự ép buộc, HS luôn cảm thấy uể oải, chán nản với các hoạt động học. Theo các công trình nghiên cứu về hứng thú cho thấy việc ép buộc trong quá trình học tập cũng cung cấp kiến thức cho HS, song nó sẽ kìm hãm sự phát triển của trí
  • 25. 18 tuệ và làm cho các kiến thức mất giá trị. “Sự phát triển toàn diện, sự phong phú về tinh thần không thể đạt tới bằng cách cưỡng bức. Sự phong phú về tinh thần chân chính chỉ hình thành khi con người tự mình vươn tới khoa học, tới nghệ thuật” [33, tr.19]. Hứng thú sẽ đem lại kết quả vật chất cho HS trong quá trình học tập là bổ sung tri thức, phát triển trí tuệ và rèn luyện kĩ năng. Đây chính là con đường hình thành và phát triển cho HS các năng lực. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy, việc tạo hứng thú cho HS là một yêu cầu sư phạm quan trọng đối với GV. “Nếu trường học có đủ các nhà giáo xuất sắc biết lấy hứng thú làm chỗ dựa cho toàn bộ hoạt động của mình, đồng thời thấy mục đích dạy học là phát triển hứng thú thì nhà trường và việc học đối với trẻ em sẽ là công việc hứng thú và vui sướng, dù vẫn khó khăn như trước nhưng các em đã không để ý đến các khó khăn ấy” [Dẫn theo 15, tr.41]. b) Đối với năng lực học tập của HS Trong nhà trường, việc hình thành và phát triển năng lực cho HS là một trong những mục đích quan trọng nhưng không phải là một công việc dễ thực hiện. Không phải năng lực sẽ hình thành và phát triển khi để HS học dần, học mãi, HS cần phải biết mình phải học gì, học như thế nào. Bản thân HS phải thấy rõ được tầm quan trọng của môn học và luôn tích cực, tự giác trong học tập. Nếu HS không có tình cảm, hứng thú với môn học thì mọi nội dung, phương pháp dạy đều vô tác dụng. “HS không phải là cục đất muốn nặn thành gì cũng được mà là một con người có sức mạnh bên trong nó...Mỗi đứa bé tiếp nhận mọi hoàn cảnh sống, mọi cố gắng dạy dỗ em của người lớn và mọi năng lực bên trong của mình theo kiểu của em, in dấu nhân cách của riêng em lên tất cả mọi thứ. Tiếp thu hay gạt bỏ, lĩnh hội hay cự tuyệt, nhận hay không nhận, tất cả đều theo kiểu của riêng em.” [Dẫn theo15, tr.42]. Để hình thành và phát triển năng lực cho HS cần phải bảo đảm HS nhận thức được tầm quan trọng của kiến thức và tạo ra sức hấp dẫn về tình cảm đối
  • 26. 19 với các em. Các hoạt động học tập mà HS tham gia phải tạo được hứng thú cho các em. Hứng thú càng sâu sắc bao nhiêu thì hoạt động học tập của HS càng hiệu quả bấy nhiêu. Hứng thú sẽ làm cho năng lực thêm sắc bén bởi khi có hứng thú HS có thể say sưa làm việc gì đó lâu dài và không mệt mỏi. Hứng thú và năng lực học tập có mối quan hệ biện chứng với nhau. Cái này là dấu hiệu nhận biết của cái kia và ngược lại. Nếu có hứng thú ở một lĩnh vực, nội dung kiến thức HS sẽ thích thú, say mê, tìm hiểu lĩnh vực đó và hình thành, phát triển năng lực cho mình ở nội dung, lĩnh vực đó. Ngược lại, nếu có năng lực ở một lĩnh vực, HS thường hứng thú với những kiến thức ở lĩnh vực đó. 1.1.5.2. Vai trò của hứng thú học tập trong môn Ngữ văn. Hứng thú học tập là cơ sở nền tảng giúp HS cảm thụ văn học bằng hình tượng. Văn học là cảm xúc, hứng thú sẽ tạo ra cảm xúc. “Hứng thú và yêu thích là hai hiện tượng giống nhau về bản chất. Đôi khi người ta có thể thay thế lẫn nhau hai từ đó. Cái gì không làm cho ta xúc động, không đụng chạm đến tình cảm của ta thì không gây ra được hứng thú. Khi phát triển hứng thú, đồng thời chúng ta phát triển cả tình cảm nữa” [Dẫn theo 8, tr.45]. Hứng thú cũng là cơ sở để phát triển tài năng văn học ở HS. Sự thăng hoa trong cảm xúc, những rung động của tâm hồn dần giúp HS nảy nở tình cảm, cảm xúc mới khiến HS bộc lộ năng lực trí tuệ của mình. “Hứng thú và tài năng là hai bông hoa mọc chung một cành, hai mặt của một hiện tượng. Nó là cặp đôi không tách rời nhau, như câu hỏi và câu trả lời. Tài năng sẽ bị thui chột nếu hứng thú không thực sự sâu sắc, đầy đủ và nói chung không được nuôi dưỡng lâu dài nếu không có những năng lực cần thiết để thỏa mãn hứng thú” [Dẫn theo 8, tr.47]. Với tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, hứng thú không chỉ giúp HS tìm hiểu biết đến thể loại văn cổ của nền văn học dân tộc, cảm thụ tốt ý nghĩa, nội dung, thông điệp trong tác phẩm mà còn kích thích HS tìm hiểu tác phẩm một
  • 27. 20 cách sâu sắc hơn không chỉ thời gian trên lớp mà còn dành thời gian học ở nhà. Từ đó, thấy được những nét văn hóa, giá trị tư tưởng trong đời sống người Việt qua tác phẩm HS cần biết và lưu giữ. 1.2. Đặc điểm HS THPT 1.2.1. Đặc điểm về hoạt động học tập Hoạt động học tập vẫn là hoạt động chủ đạo của HS THPT nhưng có yêu cầu cao hơn về tính tích cực và trí tuệ. Muốn lĩnh hội một cách sâu sắc các môn học, các em phải có một trình độ tư duy khái niệm, tư duy khái quát phát triển đủ cao. Hứng thú học tập của các em lứa tuổi này gắn liền với khuynh hướng nghề nghiệp nên hứng thú mang tính đa dạng, sâu sắc và bền vững hơn. Thái độ học tập cũng có những chuyển biến rõ rệt. HS đã lớn, kinh nghiệm của các em đã được khái quát, ý thức được rằng mình đang đứng trước ngưỡng cửa của cuộc đời tự lập. Thái độ có ý thức đối với việc học tập được tăng lên mạnh mẽ. HS đã có ý thức rõ ràng được những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo hiện có, kĩ năng độc lập tiếp thu tri thức được hình thành trong nhà trường phổ thông là điều kiện cần thiết để tham gia có hiệu quả vào cuộc sống lao động của xã hội. Điều này đã làm cho HS bắt đầu đánh giá hoạt động chủ yếu theo quan điểm tương lai của mình. Các em bắt đầu có thái độ lựa chọn đối với từng môn học. Ở lứa tuổi này, các hứng thú và khuynh hướng học tập của HS đã trở nên xác định và được thể hiện rõ ràng hơn. Các em thường bắt đầu có hứng thú ổn định đặc trưng đối với một môn khoa học, một lĩnh vực tri thức hay một hoạt động nào đó. Điều này đã kích thích nguyện vọng muốn mở rộng và đào sâu vào các tri thức trong các lĩnh vực tương ứng. Đó là những khả năng rất thuận lợi cho sự phát triển năng lực của các em. 1.2.2. Đặc điểm về trí tuệ Lứa tuổi HS THPT là giai đoạn quan trọng trong việc phát triển trí tuệ. Do cơ thể các em đã được hoàn thiện, đặc biệt là hệ thần kinh phát triển mạnh tạo điều kiện cho sự phát triển các năng lực trí tuệ.
  • 28. 21 Cảm giác và tri giác đã đạt tới mức độ của người lớn. Quá trình quan sát gắn liền với tư duy và ngôn ngữ. Khả năng quan sát một phẩm chất cá nhân cũng bắt đầu phát triển. Tuy nhiên, sự quan sát còn thường phân tán, chưa tập trung cao vào một nhiệm vụ nhất định, trong khi quan sát một đối tượng vẫn còn mang tính đại khái, phiến diện đưa ra kết luận vội vàng không có cơ sở thực tế. Trí nhớ của các em cũng phát triển rõ rệt. Trí nhớ có chủ định giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động trí tuệ. HS đã biết sắp xếp lại tài liệu học tập theo một trật tự mới, có biện pháp ghi nhớ một cách khoa học. Trong quá trình học tập, các em đã biết rút ra những ý chính, đánh dấu lại những phần quan trọng, những ý trọng tâm, lập dàn ý tóm tắt, lập bảng đối chiếu, so sánh. Các em cũng hiểu được rõ trường hợp nào cần phải ghi nhớ chính xác, trường hợp nào chỉ cần hiểu bản chất không cần ghi nhớ cụ thể. Nhưng cũng có những em có thái độ coi thường việc ghi nhớ và đánh giá thấp việc ôn lại bài. Hoạt động tư duy của các em lứa tuổi này phát triển mạnh về khả năng tư duy lí luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập và sáng tạo hơn. Năng lực phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa phát triển cao giúp cho các em có thể lĩnh hội mọi khái niệm phức tạp và trừu tượng. HS thích khái quát, thích tìm hiểu những quy luật, nguyên tắc chung của các hiện tượng hằng ngày, của những tri thức phải tiếp thu. Trước một vấn đề HS thường đặt những câu hỏi nghi vấn hay dùng lối phản đề để nhận thức chân lý một cách sâu sắc hơn. 1.3. Thực trạng dạy học Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu từ góc độ tạo hứng thú 1.3.1. Nội dung, nghệ thuật tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc 1.3.1.1. Về tác gia, tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ lớn tiêu biểu nhất cho dòng văn học yêu nước chống Pháp của nước ta cuối thế kỉ XIX, mà tên tuổi gắn liền với phong trào đấu tranh oanh liệt của nhân dân miền Nam từ những buổi đầu giặc Pháp đặt chân lên đất nước ta. Ông là một tấm gương sáng chói về tinh thần làm
  • 29. 22 việc kiên cường và khí tiết yêu nước bất khuất. Cuộc đời của nhà thơ mù Đồ Chiểu gắn bó chặt chẽ với cuộc đời của nhân dân lao động nghèo khổ; gắn bó với tư tưởng yêu nước, căm thù giặc. Trái tim ông đập theo nhịp đập trái tim dân chúng, thông cảm và chia sẻ nỗi đau, nỗi nhục bị áp bức và nô lệ. Nhờ vậy mà ông phát hiện ra những phẩm chất cao quý ẩn giấu trong hình thức lam lũ của người lao động. Tất cả những cái đó tạo nên tầm cao trong tư tưởng, tình cảm và sự nghiệp sáng tác của ông quyết tâm bảo vệ từng tấc đất ngọn cỏ của quê hương. Tấm lòng nhân ái sâu xa, rộng lớn của Nguyễn Đình Chiểu đã được đáp đền một cách chân thành, nồng hậu. Vì vậy, Nguyễn Đình Chiểu luôn có vị trí cao, xứng đáng trong CT Ngữ văn ở trường phổ thông. Nguyễn Đình Chiểu sinh ngày mùng 1 tháng 7 năm 1822, mất ngày mùng 3 tháng 7 năm 1888. Ông là một tác gia văn học mà cuộc đời và thơ văn hòa quyện làm một, gắn bó chặt chẽ giữa cuộc đời và vận mệnh dân tộc. Bởi lẽ, ông đã trải qua những bi kịch chung của đất nước và bi kịch riêng của cá nhân. Giai đoạn đầu là giai đoạn những năm 50 của TK XIX, con đường công danh, sự nghiệp, con đường hạnh phúc đang mở ra trước mắt bỗng nhiên bị đổ vỡ. Năm 21 tuổi đỗ tú tài, năm 25 tuổi ra Huế để chuẩn bị thi tiếp, năm 28 tuổi chưa kịp dự kì thi thì trên đường về chịu tang mẹ, do khóc thương và ốm nặng, Nguyễn Đình Chiểu bị mù cả hai mắt. Cùng với bi kịch lớn này, ông còn bị gia đình phú hộ hứa gả con gái bội hôn. Nguyễn Đình Chiểu đã vượt qua những bi kịch lớn của cá nhân bằng nghị lực phi thường, bằng tình yêu cuộc sống mãnh liệt. Ngoài việc tự học về nghề thuốc chữa bệnh cho mọi người và mở trường dạy học, ông còn sáng tác văn chương với hai tập truyện dài là Lục Vân Tiên và Dương Từ - Hà Mậu. Lục Vân Tiên là tác phẩm Nôm đầu tiên, trong đó thông qua những mối quan hệ tích cực và tiêu cực trong gia đình và xã hội. Nguyễn Đình Chiểu đã khẳng định cuộc sống con người tương thân tương ái với nhau trên cơ sở nhân nghĩa. Ngoài tư tưởng nhân nghĩa, Lục Vân Tiên còn là một tác phẩm chiến đấu của một tác giả đứng vào hàng ngũ của nhân dân đấu tranh để thực hiện lí
  • 30. 23 tưởng, hoài bão nhân nghĩa công bằng cho nhân dân. Còn Dương Từ - Hà Mậu là một tác phẩm lớn của tinh thần yêu nước và căm thù giặc. Dương Từ - Hà Mậu như là một lời kêu gọi mọi người trở về với chính đạo, đủ tạo ra một sức mạnh chống giặc cứu nguy cho Tổ quốc trước nguy cơ đổ vỡ cả một nền đạo đức cố hữu. Giai đoạn sau bắt đầu từ ngày quân Pháp đến chiếm lấy Gia Định (1859). Điều này cũng tác động không nhỏ đến sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, chủ nghĩa yêu nước càng được thể hiện sâu đậm hơn. Ông ghi lại sự kiện Pháp đánh vào thành Gia Định với bài Chạy giặc (Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây – Một bàn cờ thế phút sa tay...). Sự kiện những người nghĩa sĩ hi sinh trong trận tập kích đồn quân Pháp đêm 16 tháng 12 năm 1861 đã thành một sự kiện văn học lớn trong sự nghiệp văn chương của Nguyễn Đình Chiểu: ra đời kiệt tác Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Bên cạnh Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc còn có Văn tế Trương Định (1864), Văn tế nghĩa sĩ trận vong lục tỉnh (sau 1874), 12 bài thơ Điếu Trương Định (1864), 10 bài Điếu Phan Tòng (1868). Tư tưởng nhân nghĩa và chủ nghĩa yêu nước là hai nội dung lớn và cũng là đóng góp quý báu của văn chương Nguyễn Đình Chiểu đối với nền văn học dân tộc. Theo Trần Văn Giàu: “Chủ nghĩa yêu nước trong văn chương thời kì cận đại và hiện đại bắt đầu với Nguyễn Đình Chiểu” [11, tr.244]. Chủ nghĩa yêu nước trong thơ văn ông mang những nét riêng biệt, tạo nên một dấu ấn riêng. Vì thế khi nói về văn chương Nguyễn Đình Chiểu, Phạm Văn Đồng viết: “Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường. Chúng ta phải chăm chú nhìn, càng nhìn càng thấy sáng. Văn thơ Nguyễn Đình Chiểu là như vậy” [23, tr.69]. Đúng là văn chương Nguyễn Đình Chiểu mang vẻ đẹp nghệ thuật bình dị mà độc đáo như “vì sao có ánh sáng khác thường” và “phải chăm chú nhìn mới thấy”. 1.3.1.2.Giá trị nội dung và nghệ thuật tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc a) Giá trị nội dung Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc đã tái hiện một bức tranh công đồn rất hiện thực, sinh động và đầy tráng khí. Điều đặc biệt in sâu nhất trong tâm trí người
  • 31. 24 đọc là hình tượng người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc, tiêu biểu cho ý chí bất khuất của dân tộc Việt Nam trong buổi đầu chống Pháp. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc có tiếng khóc thương của người đứng tế, có tiếng khóc xót đau của những gia đình mất người thân, những người mẹ mất con, người vợ mất chồng: “Đau đớn bấy! Mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều; não nùng thay! Vợ yếu chạy tìm chồng, cơn bóng xế dật dờ trước ngõ”. Có tiếng khóc của cả quê hương, đất nước: “Đoái sống Cần Giuộc, cỏ cây mấy dặm sầu giăng; nhìn chợ Trường Bình, già trẻ hai hàng lụy nhỏ”. Nỗi đau có trong lòng người và bao trùm lên cỏ cây, sông núi: sông Cần Giuộc, chợ Trường Bình, chùa Tông Thạnh, sông Bến Nghé, đất Đồng Nai... Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, đối tượng thương cảm, xót đau, trước hết là những người nghĩa sĩ hi sinh khi sự nghiệp đang còn dang dở, ý nguyện chưa thành: “Những lăm lòng nghĩa lâu dùng; đâu biết xác phàm vội bỏ”. Bài văn tế còn khóc thương cho cả đất nước, nhân trong cơn bấn loạn: “Vì ai khiến quan quân khó nhọc, ăn tuyết nằm sương; vì ai xui dồn lũy tan tành, xiêu mưa ngã gió”, “Binh tướng nó hãy đóng sông Bến Nghé, ai làm nên bốn phía mây đen; ông cha ta còn ở đất Đồng Nai, ai cứu đặc một phường con đỏ”. Tiếng khóc xót đau trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc bi thương nhưng không bi lụy. Bởi lẽ không chỉ là những tiếng khóc cá nhân, khóc thương cho một vài người mà là tiếng khóc của nhân dân, đất nước, khóc thương cho cả dân tộc. Tiếng khóc không chỉ gợi nỗi xót đau mà còn khích lệ lòng căm thù giặc và quyết tâm chiến đấu, tiếp nối sự nghiệp đang còn dang dở của người đã khuất. Tiếng khóc không chỉ tiếc thương những gì đã mất mà còn khẳng định những điều sẽ còn: “Thác mà trả nước non rồi nợ, danh thơm đồn sáu tính chúng đều khen; thác mà ưng đinh miếu để thờ, tiếng ngay trải muôn đời ai cũng mộ”. Khóc thương người chết mà lại ngời lên niềm tự hào về lẽ sống cao đẹp: “Thà thác mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ cũng vinh”.
  • 32. 25 b) Giá trị nghệ thuật Ngôn ngữ giản dị, dân dã, có sức mạnh gợi cảm, có giá trị thẩm mĩ cao. Nguyễn Đình Chiểu sử dụng những từ ngữ, lời ăn tiếng nói hằng ngày của người dân Nam Bộ: cui cút làm ăn, treo dê bán chó, tấc đất ngọn rau, bát cơm manh áo, chia rượu lạt, gặm bánh mì, mẹ già ngồi khóc trẻ, vợ yếu chạy tìm chồng,... Điều này làm cho lời văn trở nên gần gũi với mọi người. Những hình tượng nghệ thuật, những liên tưởng so sánh đậm chất Nam Bộ, giàu chất hiện thực. Tác giả dùng lối ví von so sánh rất quen thuộc với cuộc sống của người làm ruộng, rất phù hợp với nếp cảm, nếp nghĩ của nông dân. Sử dụng thủ pháp so sánh để khẳng định sự hy sinh của các nghĩa sĩ tạo nên tiếng vang, mặc dù rất khiêm tốn: “tiếng vang như mõ”. Mõ làm bằng tre hoặc bằng gỗ mộc mạc, giản dị như những người nông dân chân lấm, tay bùn. Dù là tiếng mõ ở làng quê nhưng cũng đủ sức vang động tới lòng dân, từ thế hệ này đến thế hệ khác. Nguyễn Đình Chiểu cũng sử dụng lối so sánh để thể hiện thái độ của người nông dân đối với giặc ngoại xâm như: “Trông tin quan như trời hạn trông mưa”. “Ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ”. Đối với những người nông dân chỉ quen việc cày cấy, sống côi cút ở những đồn điền hẻo lánh, thì trước tin dữ kẻ thù tới xâm lược, họ chỉ biết trông mong ở quân đội triều đình. Nhưng đó là nỗi mong đợi, khát khao cháy bỏng mà vô vọng. Kẻ thù đến giày xéo quê hương, giẫm đạp lên mồ mả tổ tiên khiến họ không thể chịu đựng được. Đây là lối so sánh cụ thể. Tình cảm ghét là một khái niệm trừu tượng đã được ví với một sự việc đơn giản, tự nhiên hằng ngày. Nhà nông vốn ghét cỏ dại, vì chúng có hại cho trồng cấy và việc diệt cỏ cũng là lẽ sống còn của họ. Thái độ ấy gắn liền với hành động chứ không hề mơ hồ, ảo tưởng như vua quan nhà Nguyễn trước loài cỏ độc ngoại xâm. Thủ pháp đối được sử dụng rộng rãi, đạt hiệu quả nghệ thuật cao. Đối từ ngữ: trống kì – trống giục, lướt tới – xông vào, đâm ngang – chém ngược, hè trước – ó sau... Đối ý: ta (manh áo vải, ngọn tầm vông) – địch (đạn nhỏ, đạn
  • 33. 26 to, tàu sắt, tàu đồng); vũ khí thô sơ (rơm con cúi, lưỡi dao phay) – chiến thắng lớn (đốt xong nhà dạy đạo, chém rớt đầu quan hai)...Những chi tiết nghệ thuật đối lập trên, tác giả đã khẳng định và ca ngợi ý chí quyết tâm giết giặc của các nghĩa sĩ là những người lính nông dân không được tập luyện, trang bị, không có chiến bào ra trận mà chỉ có lòng yêu quê hương, lòng căm thù giặc sâu sắc. Thủ pháp đặc tả cuộc chiến đấu bằng những chi tiết tả thực: “đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không”, “xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có”. Bằng những động từ gợi tả và xác thực, với nhịp điệu mạnh mẽ, dứt khoát của câu văn, với những âm thanh náo động, Nguyễn Đình Chiểu đã cung cấp đầy đủ những chất liệu và cảm hứng để tạo nên một bức tranh công đồn tuyệt diệu. Giọng văn thay đổi linh hoạt, phù hợp với những nội dung biểu đạt, trạng thái cảm xúc. Khi gợi lại cuộc sống lam lũ, nghèo khó của người nông dân, giọng văn bùi ngùi, trầm lắng: “Cui cút làm ăn, toan lo nghèo khó. Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung, chỉ biết ruộng trâu ở trong làng bộ.” Khi tái hiện trận công đồn, nhịp điệu câu văn nhanh, mạnh, dồn dập, khắc học những hành động khẩn trương, quyết liệt, gợi tả khí thế sôi động, tâm trạng hào hứng, hả hê: kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà, ma ní hồn kinh; bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu sắt, tàu đồng súng nổ. Khi ca ngợi những người nghĩa sĩ xả thân vì nước, lời văn trang trọng tự hào: “Thác mà trả nước non rồi nợ, danh thơm đồn sáu tỉnh chúng đều khen; thác mà ưng đình miếu để thờ, tiếng ngay trải muôn đời, ai cũng mộ”. Giọng điệu bài văn tế khi là tiếng khóc đau thương, khi là lời khẳng định ngợi ca mang âm hưởng sử thi đã góp phần khắc họa bức tượng đài người nông dân nghĩa sĩ với vẻ đẹp bi tráng.
  • 34. 27 1.3.2. Thực trạng tạo hứng thú học tập cho HS trong dạy học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc Nhằm tìm hiểu và đánh giá thực trạng việc dạy học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc trong việc tạo hứng cho HS khi học tác phẩm này, chúng tôi đã tiến hành khảo sát GV và HS ở 2 trường THPT Bãi Cháy và THPT Hải Đảo (Quảng Ninh). Chúng tôi áp dụng phương pháp khảo sát nhanh thông qua bảng câu hỏi. HS tham gia khảo sát tương đối toàn diện và ngẫu nhiên. Kết quả tổng hợp, phân tích, đánh giá từ các phiếu khảo sát sẽ giúp phản ánh khách quan thực trạng dạy học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ở góc độ tạo hứng học tập cho HS. 1.3.2.1. Về phía GV Dạy học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là một khó khăn không chỉ HS mới cảm thấy khó mà nhiều GV cũng chưa cảm nhận hết được những giá trị văn học, giá trị văn hóa ở trong tác phẩm. Một thực tế đang xảy ra hiện nay, tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc chỉ là một tác phẩm cho vào CT học nhưng không có trong các kì thi của HS mà như phần mở đầu chúng tôi đã đề cập. Đồng thời tác phẩm cũng là một tác phẩm khó về mặt ngôn ngữ, thể loại, thời đại nên xuất phát từ thực tế đó nhiều GV cũng rất “ngại” khi dạy tác phẩm bởi HS cũng không hứng thú. Về phương pháp dạy học, qua việc khảo sát cũng như dự giờ, chúng tôi nhận thấy phương pháp mà các GV thường sử dụng vẫn là phương pháp truyền thống, thuyết trình (chiếm 91.7%). Các phương pháp dạy học tích cực như dạy học nhóm, nêu vấn đề ít GV sử dụng. Bảng 1.1. Kết quả khảo sát các phương pháp được sử dụng. Tần suất Phương pháp Không sử dụng Sử dụng ít Sử dụng nhiều Phương pháp dạy học theo nhóm. 9/12 75% 3/12 25% 0 Phương pháp thuyết trình. 1/12 11/12
  • 35. 28 8.3 % 91.7% Phương pháp vấn đáp. 2/12 16.7 % 10/12 83.3% Phương pháp nêu vấn đề. 10/12 83.3 % 2/12 16.7 % Bảng trên đây đã hệ thống kết quả khảo sát các phương pháp được GV sử dụng trong dạy học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Qua đó chúng tôi thấy, hầu hết phương pháp tích cực không được GV sử dụng trong quá trình dạy học, số GV sử dụng chỉ chiếm 16% - 25%, và tần suất cũng chỉ ở “mức ít”. Do đó, phương pháp dạy học mà GV sử dụng không tạo được sự tích cực ở HS, gây nên cả sự chán nản cả ở người học và người dạy. Bên cạnh đó, đây là lần đầu tiên HS được tiếp xúc với thể loại văn tế trong CT Ngữ văn THPT. Để GV có thể tiếp cận nội dung và nghệ thuật của tác phẩm và hướng dẫn HS một cách tích cực, chủ động chiếm lĩnh giá trị tác phẩm là một viêc không hề đơn giản. GV phải đầu tư rất nhiều thời gian thiết kế giáo án. Đồng thời việc cảm thụ, phát hiện cái hay, cái đẹp trong tác phẩm đã khó khi lên lớp HS lại lười học, không chuẩn bị bài trước khi đến lớp nên điều đó càng làm cho GV gặp nhiều khó khăn nếu sử dụng các biện pháp dạy học tích cực. Do đó hầu hết các GV đều chọn phương pháp truyền thống để dạy cho qua CT vì tác phẩm cũng không có trong nội dung thi của HS. Chính vì đó mà trong quá trình khảo sát khi hỏi GV về kết quả học tập, khả năng cảm thụ, tính tự học cũng như hứng thú của HS trong và sau khi học tác phẩm, các GV đều đánh giá các em chỉ ở mức TB, rất ít HS ở mức khá, và tốt thì không có HS nào. 1.3.2.2. Về phía HS Thực trạng hiện nay cho thấy HS học văn với tinh thần đối phó, rất ít em có niềm say mê, yêu thích. Bởi có nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan tác động đến sự hứng thú, yêu thích của các em. Một trong những nguyên mà chúng ta có thể nhìn thấy rất rõ là không phải GV nào cũng truyền hết được niềm đam mê văn học tới HS khi những giờ học chỉ mang tính thuyết giảng, chưa có sự
  • 36. 29 đầu tư, sáng tạo và cũng xuất phát từ bản thân HS lười học, lười
  • 37. 30 đọc; bởi các em nghĩ học văn là phải học thuộc, các em chưa được “tự do” trong cách cảm nhận văn chương. Xuất phát từ những điều đó HS hiện nay ít đồng cảm, ít cảm xúc với các tác phẩm văn chương. Với môn văn nói chung sự hứng thú của HS đã hạn chế thì đối với những tác phẩm văn học trung đại như tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc thì sự thiếu hứng thú, cảm thụ tác phẩm hạn chế cũng không tránh khỏi. Bảng 1.2. Kết quả khảo sát mức độ hứng thú của HS. Mức độ HS Rất hứng thú Hứng thú Không hứng thú Không ý kiến 378 HS của 2 trường. 45 12% 333 88% Bảng 1.2, hệ thống kết quả khảo sát mức độ hứng thú của HS khi học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy hầu hết các em đều không hứng thú, không thích tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Tỉ lệ HS không hứng thú khi học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc chiếm tới 88%. Và khi được hỏi “Em cảm nhận như thế nào khi học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc?” thì hầu hết các em cho rằng bài học rất đơn điệu, nhàm chán. Khi được dự giờ và phóng vấn các em chúng tôi nhận thấy, đa số các em khi học tác phẩm đều chưa đọc và đọc chưa kĩ khi chuẩn bị bài; có nhiều em khi đọc thấy khó hiểu thì bỏ qua hoặc đọc lướt rồi bỏ đó. Hoặc có em đọc tác phẩm nhưng do ngại đọc chú thích, không hiểu rõ nghĩa của các điển tích điển cố và các từ khó trong tác phẩm nên cũng chưa hiểu hết, hiểu chưa đúng về nội dung, tư tưởng tác phẩm. Từ đó, chúng tôi rút ra nhận xét rằng việc dạy học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc hiện nay đang không tạo được hứng thú, niềm yêu thích, quan tâm của các em. Đó là cũng là một trong những nguyên nhân HS hiện nay HS không thích học văn.
  • 38. 31 Tiểu kết chương 1 Trong chương 1, đề tài đã nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc tạo hứng thú cho HS trong dạy học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Chúng tôi đã lí giải các khái niệm về hứng thú học tập nói chung và hứng thú học tập Ngữ văn nói riêng; khái quát những đặc điểm tâm lí của HS THPT. Đồng thời chúng tôi cũng đã khảo sát thực trạng dạy và học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc từ góc độ hứng thú. Chúng tôi thấy: thực trạng dạy và học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc hiện nay có nhiều khó khăn ở cả GV và HS, các em không hứng thú khi học tác phẩm; qua đó thấy được tính cấp thiết của đề tài.
  • 39. 32 CHƯƠNG 2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HS TRONG DẠY HỌC TÁC PHẨM VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC 2.1. Nguyên tắc tạo hứng thú trong dạy học Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc 2.1.1. Nguyên tắc giúp HS hiểu được nội dung tác phẩm Khi dạy học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc để tạo được hứng thú cho HS thì trước hết GV phải giúp HS hiểu được được tác phẩm. Đó chính là hiểu đúng hệ thống ngôn từ. Vì đây là một tác phẩm cổ, cách xa thời đại HS, hệ thống ngôn từ trong tác phẩm cũng là những từ cổ, có nhiều điển tích; cách diễn đạt, từ ngữ đậm chất Nam Bộ. Đồng thời, GV phải giúp cho HS hiểu được hoàn cảnh lịch sử, không khí thời đại lúc bấy giờ từ đó thấy được hình tượng người nghĩa sĩ là những người nông dân tự nguyện đứng lên chống giặc, là một hình tượng anh hùng, kì vĩ với tính cách đậm chất Nam Bộ khi có những thái độ với kẻ thù rất phân minh, rạch ròi, mạnh mẽ và quyết liệt. Muốn làm được như vậy, GV không chỉ cần nắm vững các PPDH mà phải thường xuyên trau dồi các kiến thức chuyên môn, kiến thức văn học, từ đó có thể xây dựng các biện pháp tạo hứng thú cho HS. 2.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình dạy học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, khi lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức dạy học phải phù hợp với đặc điểm tâm lí, trình độ phát triển của HS nhằm giúp các em lĩnh hội kiến thức một cách thuận lợi mà khối lượng và chất lượng kiến thức vẫn được đảm bảo, kích thích được ở HS năng lực hứng thú nhận thức. Nội dung kiến thức không được quá dễ, không tạo sức ỳ cho HS, mức độ khó tăng dần phù hợp với năng lực của HS.
  • 40. 33 Tạo hứng thú cho HS trong dạy học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc đảm bảo tính vừa sức thực chất là giải quyết mẫu thuẫn giữa khối lượng tri thức với năng lực, trình độ có hạn của HS. Khối lượng tri thức trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc không chỉ là câu chữ trong văn bản mà còn là những hiểu biết về lịch sử, văn hóa, văn học; những quan niệm sống, tình yêu quê hương đất nước của người xưa. Những kiến thức đó HS phải tìm hiểu, sưu tầm ngoài văn bản dưới sự định hướng của GV. Trong quá trình dạy học bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc nguyên tắc này thể hiện như sau: + GV cần xác định mức độ tính chất khó khăn trong quá trình dạy học bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc để thiết lập những kiến thức chủ yếu tạo nên động lực, hứng thú học tập, mở rộng khả năng nhận thức của HS. Tránh sự quá tải kiến thức đối với HS khiến giờ học trở nên nặng nề, căng thẳng. + Các hoạt động tổ chức cho HS nhằm tạo hứng thú học tập phải phù hợp với tâm lí, trình độ phát triển của lứa tuổi. Các hoạt động phải được chọn lọc, tránh tổ chức quá nhiều sẽ khiến các hoạt động học tập không hiệu quả. + Trong nội dung bài học không đưa ra những kiến thức xa vời với kiến thức nền của SGK, vấn đề ngoài vùng hiểu biết của lứa tuổi HS. Việc đảm bảo cung cấp những kiến thức phù hợp, cần thiết với bài Văn tế nghĩa Cần Giuộc sẽ giúp HS chủ động khám phá hơn, hứng thú với bài học hơn. 2.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính sáng tạo Nguyên tắc đảm bảo tính sáng tạo cũng là một trong những nguyên tắc góp phần tạo hứng thú cho HS trong giờ học. HS được kích thích bởi những hoạt động mang tính sáng tạo, không máy móc; các em tự do thể hiện suy nghĩ, thể hiện bản thân qua đó phát triển năng lực tưởng tượng sáng tạo ở HS. Bởi “Năng lực tưởng tượng sáng tạo là quan trọng nhất trong quá trình sáng tạo văn học vì
  • 41. 34 năng lực này gắn chặt với đặc trưng bộ môn Văn. Phát triển năng lực sáng tạo là đi đúng bản chất của việc dạy học tác phẩm nghệ thuật văn chương” [6, tr.56]. Để đảm bảo nguyên tắc này, GV cần xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập, các nhiệm vụ có tính hệ thống, phát huy được sự sáng tạo ở HS; giúp HS tích cực, chủ động, tự tin trong quá trình học. 2.1.4. Nguyên tắc phát triển chủ thể người học Nguyên tắc phát triển chủ thể cho phép GV và HS quan tâm đến vốn tri thức, kĩ năng của HS, từ đó phát triển vốn hiểu biết đó. Nguyên tắc cũng đòi hỏi HS phải nhập vai, trải nghiệm trong quá trình dạy và học tác phẩm Văn tế nghĩa Cần Giuộc. Khi HS được trải nghiệm, các em sẽ có những cảm nhận chân thực, đồng cảm với những người nông dân Cần Giuộc qua đó không chỉ khơi gợi niềm hứng thú mà còn hình thành cho HS những thái độ ứng xử của con người trước thời cuộc, trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với đất nước. Chỉ xuất phát từ chủ thể và hướng tới chủ thể, bài học mới thực sự đem đến những hứng khởi cho HS. 2.2. Sử dụng một số biện pháp, phương pháp để tạo hứng thú cho HS trong dạy học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc 2.2.1. Giúp HS hiểu được từ ngữ cổ và phương ngữ Nam Bộ 2.2.1.1. Từ cổ a) Khái niệm từ ngữ cố Từ cổ từ xưa đến nay đã được quan tâm nghiên cứu, đưa ra các khái niệm khá thống nhất. Tuy nhiên, đôi lúc cũng xuất hiện với những cách lí giải khác nhau. Hoàng Xuân Hãn cho rằng “từ ngữ cổ là những từ ngày nay không dùng nữa, hoặc còn dùng trong một số địa phương, hoặc còn sót lại trong một thành ngữ nào đó, hoặc còn dùng với nghĩa khác nhưng có liên can...” [12, tr.109]. Nguyễn Thiện Giáp quan niệm, “từ ngữ cổ là những từ biểu thị những đối tượng trong tiếng Việt hiện nay có các từ đồng nghĩa tương ứng. Chính sự
  • 42. 35 xuất hiện của những từ đồng nghĩa tương ứng đã làm chúng trở nên lỗi thời” [10, tr.328 – 333]. Tác giả Vương Lộc thì cho rằng: “Từ ngữ cổ là những từ chỉ còn gặp trong tác phẩm cổ chứ không tồn tại trong tiếng Việt hiện đại; gặp trong tiếng Việt hiện đại nhưng ít nhiều có sự thay đổi về mặt ngữ âm; còn gặp trong tiếng Việt hiện đại nhưng khả năng kết hợp khác với trước” [16, tr.5 - 7]. Còn Nguyễn Ngọc San thì cho rằng, từ cổ “là những từ đã được lưu lại trong những văn bản viết cổ hay văn bản miệng cổ (tục ngữ, ca dao) mà hiện nay không còn sử dụng nữa” [18, tr.187]. Tác giả Trần Ngọc Dương cho rằng, “Từ cổ là từ chỉ xuất hiện trong các văn bản Nôm hay quốc ngữ từ đầu thế kỷ XX trở về trước. Từ cổ là những từ người hiện nay không thể hiểu được nếu không sử dụng các loại từ điển để tra cứu hoặc không đối chiếu với nguyên tác Hán văn” [7, tr.3-4]. Theo đó, từ cổ là những từ đã từng tồn tại với tư cách là những từ bình thường, nhưng nay đã hoàn toàn biến mất trong từ vựng hiện đại. Muốn tìm và hiểu những từ này phải lùi lại những tài liệu ghi chép ở quá khứ hoặc những từ điển cố; những từ đã bị đẩy khỏi vị trí vốn có của chúng nhưng vẫn còn để lại dấu về của mình, trở thành yếu tố cấu tạo trong một vài từ nào đó; hoặc cũng có khi tồn tại ở phương ngữ, hay đứng trong một thành ngữ, tục ngữ, ca dao mà người ta hiện không biết ý nghĩa; những từ trước đây được dùng với nghĩa cổ, nay nghĩa cổ đó không còn trong tiếng Việt hiện đại nữa. b) Thống kê các từ ngữ cổ có trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Các từ ngữ cố có trong bài văn tế: + linh: linh hồn. + cui cút: côi cút. + trường nhung: nơi tập luyện võ nghệ. + mùi tinh chiến: mùi tanh hôi. + vấy vá: hoạt động dơ bẩn, dây dính bậy bạ đáng ghét. + thói mọi: thói tật mọi rợ, dã man của thực dân Pháp.
  • 43. 36 + bòng bong: vải che nắng, vỉ buồm trên bom tàu. + xa thư: xe cộ và chữ viết, ý chỉ một quốc gia độc lập chủ quyền. + há: từ biểu thị như muốn hỏi, nhưng thật ra là để khẳng định rằng không lẽ nào lại thế. + dung: tha thứ. + bộ hổ: bắt hổ. + theo dòng: dòng dõi cha ông. + diễn binh: luyện tập việc binh. + chiêu: mời. + mộ: cầu, tìm. + cật: lưng. + xác phàm: xác của người trần tục. + hạnh: may mắn. + quy: chết. + sầu: buồn, sầu giăng: nỗi buồn trải dài. + lụy: nước mắt. + vi binh: làm lính. + cam tâm: bằng lòng, chấp nhận làm gì đó. + hiệu lực: hết sức làm việc. + tài bồi: vun đắp, vun trồng. + vùa hương: bình hương, lư hương trên bàn thờ. + bàn độc: bàn thờ. + thác: chết. + địch khái: tinh thần, ý chí chống kẻ thù. + tổ phụ: ông nội, đây chỉ tổ tiên nói chung. + dật dờ: vật vờ. + tiết rỡ: danh tiếng rạng rỡ. + thiên dân: dân của trời. c) Cách giải nghĩa từ cổ tạo được hứng thú cho HS
  • 44. 37 Để có thể tạo được hứng thú cho HS trong quá trình giải nghĩa từ cổ, không làm cho HS có cảm giác mệt mỏi khi giải nghĩa GV có thể xây dựng các thẻ từ trong đó có thẻ từ cổ và thẻ giải nghĩa. HS sẽ tìm những nghĩa phù hợp từng từ mà các em cho là hợp nhất, đúng nhất để ghép với nhau. Việc cho HS hoạt động giải nghĩa từ cổ bằng việc ghép các thẻ từ sẽ tránh trường hợp HS lười tìm hiểu, lười đọc hay mệt mỏi khi phải nghe GV diễn giải nghĩa của từng từ. Đồng thời qua việc giải nghĩa từ như vậy HS sẽ biết và nhớ từ hơn là GV tự cung cấp cho các em. Quá trình giải nghĩa tử cổ sẽ trở nên đơn giản hơn, HS sẽ hào hứng hơn. Hiểu nghĩa của từ giúp cho quá trình cảm nhận nội dung của bài được hiệu quả. 2.2.1.2 - Từ địa phương a) Khái niệm từ địa phương Trong Từ vựng học tiếng Việt, “Từ địa phương là những từ được dùng hạn chế ở ở một hoặc một vài địa phương, từ địa phương là một dạng biến thể của vốn từ vựng của ngôn ngữ dân tộc” [9, tr.292]. Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học cũng giải thích: “Từ của một phương ngữ thuộc một ngôn ngữ dân tộc nào đó và chỉ phổ biến trong phạm vi lãnh thổ của địa phương đó” [27, tr.339]. Từ địa phương phát sinh do khoảng cách địa lí, điều kiện tự nhiên, sự kiện lịch sử, phong tục, tập quán xưa của một cộng đồng người. b) Thống kê các từ ngữ địa phương Nam Bộ trong tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc Các từ: + ngó: nhìn. + bữa: hôm. + rớt: rơi. + chi: gì. + hè: hò, cùng cất tiếng to để bảo nhau cùng ra sức làm gì. + ó: kêu, la lên một cách ầm ĩ.
  • 45. 38 + mắc mớ: có quan hệ đến, có dính dáng đến (thường là điều không hay). + xui: xúi quẩy, đen đủi. + quăng: vứt bỏ đi. + đặng: được. + phường: bọn, nhóm người cùng có một đặc điểm chung nào đó. c) Cách giải nghĩa từ phương ngữ Nam Bộ tạo được hứng thú cho HS GV cùng HS tìm những từ ngữ địa phương Nam Bộ, cùng giải nghĩa các từ ngữ đó. Khi giải nghĩa GV có thể kết hợp diễn giải câu văn cho HS hiểu ý của câu có những từ ngữ địa phương đó. Cả GV và HS cùng hoạt động giải nghĩa từ khiến các em không còn cảm thấy khó hiểu, việc từ hiểu nghĩa từ địa phương đến hiểu nội dung trở nên dễ dàng hơn. Ví dụ: “Kẻ đâm ngang, người chém ngược; làm cho mã tà ma ní hồn kinh; bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu sắt tàu đồng súng nổ”, hiểu được nghĩa của từ “hè”, “ó” HS có thể cắt nghĩa được ý của cả câu đó là: khi bị đâm, chém khiến bọn lính cảnh sát, lính thuộc địa vô cùng sợ hãi, chúng kêu la, hò hét bỏ chạy mà không còn quan tâm đến tàu sắt tàu đồng súng nổ. 2.2.2. Giúp HS hiểu được hoàn cảnh lịch sử VN nửa cuối TK XIX 2.2.2.1. Hoàn cảnh lịch sử VN nửa cuối TK XIX Trong quá trình dạy học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc muốn HS thực sự rung động, hứng thú khi học tác phẩm thì GV cần đặc biệt lưu ý đến việc tái hiện lại bối cảnh thời đại của bài văn tế. Tái hiện lại bối cảnh thời đại là tái hiện được không khí lịch sử thời đại mà đã tác động đến nhà văn và nỗi niềm bên trong đã thúc đẩy nhà văn viết tác phẩm. Một thời kì lịch sử đặc biệt của dân tộc khi quân Pháp đánh chiếm Đà Nẵng vào năm 1858, gặp sự chống cự của quan quân triều đình do Nguyễn Tri Phương chỉ huy, được nhân dân giúp sức nên chúng bị thiệt hại nặng, không thể “đánh nhanh, thắng nhanh” được, đành rút lui chuyển hưởng đánh vào Gia Định (tháng 2/1859). Trước tình thế đó quan quân triều đình chống trả yếu ớt. Thành Gia Định bị đóng chiếm vào ngày 17-2-1859. Từ năm 1860 - 1862, các tỉnh Gia Định, Biên
  • 46. 39 Hòa, Định Tường và Vĩnh Long lần lượt thất thủ. Trước sức ép của quân Pháp, triều đình Huế đã kí hiệp ước Nhâm Tuất (1862) với 12 khoản, cắt ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ (Gia Định, Biên Hòa, Định Tường) và quần đảo Côn Lôn cho Pháp. Trước thế mạnh của giặc và những thất bại ban đầu phân hóa, phe chủ hòa đang dần mạnh thế. Nhưng nói chung, triều đình nhà Nguyễn vẫn còn chống cự yếu ớt. Phong trào kháng Pháp của nhân dân Nam Kì đang đang diễn ra sôi nổi. Nghĩa quân của Trần Thiện Chánh, Lê Huy chặn đánh giặc ở Gia Định, Trương Định nổi dậy ở Gò Công, Đỗ Trình Thoại nổi dậy ở Tân Hòa, Phan Văn Đạt, Nguyễn Trung Trực đánh giặc ở Tân An,...Tinh thần xả thân vì nghĩa lớn, ý chí thà chết không đầu hàng giặc đang được phát huy cao độ. Phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Nam Kì đang diễn ra sôi nổi. Cả dân tộc hướng về cuộc kháng chiến ở Nam Kì, ca ngợi và cảm phục những tấm gương hi sinh cao cả vì nền độc lập của dân tộc. Ngay vua Tự Đức, mặc dù còn do dự giữa chủ trương hòa và chiến, vẫn phong thần cho Trương Định khi ông hi sinh và ra lệnh viết hai bài văn tế các tướng sĩ hi sinh sau trận đánh nhau với Pháp. Lịch sử dân tộc đã mở ra một trang mới để bắt đầu ghi lại những trang sử đẫm máu mà vẻ vang oanh liệt. Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu cũng sang trang mới ghi nhận những sự kiện anh hùng của nhân dân. Hình ảnh người nông dân yêu nước đã ngã xuống nơi chiến trường đã đi vào thơ văn yêu nước của ông. 2.2.2.2. Giải mã các tín hiệu văn học trong bài văn tế dưới góc nhìn lịch sử Dưới đây là một số tín hiệu nghệ thuật được giải mã dưới góc độ lịch sử: a) Súng giặc đất rền, lòng dân trời tỏ: Súng giặc đất rền - tiếng súng xâm lược; lòng dân trời tỏ - chỉ có trời mới hiểu được tấm lòng của nhân dân. Giặc Pháp nổ súng xâm lược làm rung động cả đất trời, nhưng nhà Nguyễn ươn hèn, chần chừ trong việc ngăn cản sự tấn công của thực dân Pháp, chỉ
  • 47. 40 chống đỡ qua loa yếu ớt rồi quỳ gối đầu hàng, quay lại làm tay sai cho giặc, không chịu chống trả lại. Chỉ có lòng dân đứng lên và điều đó chỉ có trời mới hiểu. b) Tiếng phong hạc phập phồng hơn mươi tháng, trông tin quan như trời hạn trông mưa: Tiếng phong hạc phập phồng hơn mươi tháng - tin kẻ địch đến đã hơn mười tháng; trông tin quan như trời hạn trông mưa - nhân dân chờ đợi quan quân triều đình, nhưng càng trông càng không thấy. Khi thực dân Pháp đánh chiếm nước ta, giày xéo lên, lòng căm thù của người dân lên tới tột đỉnh. Ban đầu họ vẫn chờ đợi, vẫn hi vọng ở triều đình. Nhưng triều đình đã làm cho nhân dân uổng công chờ đợi dẫn đến thất vọng nặng nề. Trước tình hình đó, những sĩ phu yêu nước cùng nhân dân đã đứng lên đánh bại kẻ thù. c) Phèn này xin ra sức đoạn kình,...chuyến này dốc ra tay bộ hổ;..chém rớt đầu quan hai nọ: ra sức ra tay tiêu diệt giặc. Các cuộc khởi nghĩa của nông dân nổi dậy, đã làm sáng rõ chân lý của lịch sử, sức mạnh của chiến tranh nhân dân, chiến tranh du kích. Trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm các giai đoạn trước, vai trò của nhân dân đã được khẳng định nhưng giai cấp phong kiến vẫn là giai cấp lãnh đạo. Đến giai đoạn này, giai cấp phong kiến hoàn toàn lụi bại, vai trò chủ động của nông dân đã thể hiện rõ hơn bao giờ hết. v.v... Nhìn chung, tất cả các từ ngữ trong bài văn tế sở dĩ càm động được lòng người nhờ đặt vào hoàn cảnh lịch sử lúc đó. 2.2.3. Giúp HS hiểu được văn hóa và tính cách Nam Bộ khi học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc 2.2.3.1. Văn hóa Nam Bộ “Văn hóa theo nghĩa rộng là tập tục, tín ngưỡng, ngôn ngữ, tư tưởng, thị hiếu thẩm mĩ..., những hiểu biết kĩ thuật cũng như toàn việc tổ chức môi trường của con người...những công cụ, nhà ở...và nói chung là toàn bộ công
  • 48. 41 nghiệp truyền lại được, điều tiết những quan hệ và những ứng xử của một nhóm xã hội với môi trường sinh thái của nó...” [19, tr.16]. Từ định nghĩa trên có thể định nghĩa văn hóa Nam Bộ là văn hóa xuất phát từ cội nguồn văn hóa Việt Nam nhưng có những diện mạo đặc điểm riêng, đó là các giá trị vật chất và tinh thần do người dân nơi đây tạo nên, mang đậm xứ sở Nam Bộ. Nam Bộ là vùng đất sông nước nên cuộc sống của những con người nơi đây thích di chuyển, không cố định, lối sống phóng khoáng. Họ sống với nhau đoàn kết, chan hòa với nhau, sống nhân ái, chung sức chung lòng trong công cuộc đấu tranh chống giặc bảo vệ và xây dựng quê hương đất nước. Các phong tục, tập quan của Nam Bộ đều thể hiện tinh thần lạc quan; ước mơ khát vọng về một cuộc sống bình an. Điều này cũng tác động đến văn học Nam Bộ khi văn học dân gian ở Nam Bộ thể hiện rõ ước mơ, tình cảm của con người nơi đây. Văn chương bác học tập trung ca ngợi vẻ đẹp quê hương, ca ngợi tinh thần yêu nước, tự cường tự chủ. Trong quá trình học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, GV cần cho HS hiểu được những nét văn hóa đặc trưng ở vùng đất Nam Bộ, một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến tích cách của con người Nam Bộ, ảnh hưởng đến thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu. 2.2.3.2. Tính cách Nam Bộ Vì những đặc điểm văn hóa mang đặc điểm riêng biệt nên đã tác động không nhỏ đến tính cách con người Nam Bộ: trọng nghĩa khinh tài; yêu ghét phân minh; cương trực thẳng thắn; tinh thần yêu nước mang sắc thái riêng. Trọng nghĩa khinh tài là một trong những tính cách nổi bật của người dân Nam Bộ cho nên trong đối nhân xử thế, họ luôn cảm thông với những ai đồng cảnh ngộ và sẵn sàng cưu mang, giúp đỡ, che chở nhau chứ không cần sự trả ơn báo đáp. Những nhân vật của Nguyễn Đình Chiểu cũng toát lên được vẻ đẹp này của người Nam Bộ. Họ là những người luôn coi trọng đạo đức nhân nghĩa, sống hết lòng vì đời, vì người và xem việc cứu giúp, cưu mang những
  • 49. 42 người khác là bổn phận, là trách nhiệm của bản thân mà không hề nuối tiếc hay mưu cầu danh lợi. Trong giao tiếp, nói năng hằng ngày người Nam Bộ thường không trau chuốt bóng bẩy mà chỉ nói sao cho người nghe hiểu ý của mình. Vì vậy, họ thích nói thẳng, không quanh co, úp mở và cũng quá giữ kẽ nhưng trong lòng họ không có ác ý. “Họ không phải là người sống nội tâm, chuộng suy tư, mà là người ưa hành động. Trong ứng xử , họ bộc trực thẳng thắn, ít chữ nghĩa, văn chương rào đón” [22, tr. 327]. Chính điều này đã làm nên tính cách riêng của người Nam Bộ đó là cương trực thẳng thắn, yêu ghét phân minh. Điều này có thể thấy ngay trong tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Nguyễn Đình Chiểu đã thể hiện rõ thái độ căm ghét của mình cũng như nhân dân Nam Bộ đối với thực dân Pháp “Ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ”; “muốn tới ăn gan”; “muốn ra cắn cổ”. Từ thái độ căm phẫn ấy đã biến thành lòng căm thù mãnh liệt được bộc lộ thành tiếng chửi sâu cay: “Bát cơm manh áo ở đời, mắc mớ chi ông cha nó”. Tính cách nổi bật của con người Nam Bộ còn là tinh thần yêu nước mang sắc thái riêng. Tinh thần yêu nước của họ bắt nguồn từ truyền thống yêu nước từ ngàn đời của dân tộc. Tuy nhiên trong môi trường sống mới, tinh thần yêu nước của người Nam Bộ mang sắc thái riêng. Ở trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, những người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc đã trở thành hình tượng trung tâm mang vẻ đẹp tinh thần yêu nước nồng nàn và lòng căm thù giặc sâu sắc. Điểm sáng của những người nông dân này là tự ý thức được trách nhiệm và trọng trách lớn lao của mình trong công cuộc chống giặc cứu nước. Cho nên, họ đứng lên cứu nước với tinh thần tự nguyện, tự giác. Trong khi học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, việc giúp HS hiểu được những tính cách tiêu biểu đó làm cho hoạt động học trở nên ý nghĩa hơn, quá trình tiếp nhận cũng trở nên sâu sắc hơn.