SlideShare a Scribd company logo
1 of 60
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ - LUẬT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
ĐỀ TÀI: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỆ THỐNG CHỢ
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
NHẬN VIẾT THUÊ KHOÁ LUẬN
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ : 0917.193.864
WEBSITE: VIETKHOALUAN.COM
NGÀNH ĐÀO TẠO: KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
HÀ NỘI, 2022
i
TÓM LƯỢC
Chợ là một loại hình thương mại truyền thống lâu đời không thể không đề cập
đến khi nghiên cứu về hạ tầng thương mại. Việc nghiên cứu về vấn đề quản lý nhà nước
đối với hệ thống chợ là vô cùng cần thiết với sự phát triển thương mại cả nước nói chung
và hoạt động thương mại trên địa bàn thành phố Hải Phòng nói riêng. Để hệ thống chợ
phát triển và hoạt động có hiệu quả thì vai trò của cơ quan chức năng trong việc ban
hành và thực thi chính sách quản lý; định hướng, dẫn dắt hoạt động của các chủ thể trong
hệ thống chợ là rất quan trọng.
Bằng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử trong nghiên cứu, đề
tài phân tích và chỉ ra những thành công và tồn tại trong quản lý nhà nước với phát triển
hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong những năm gần đây, từ đó thấy
được những mặt tích cực, những vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý nhà nước,sự
cần thiết của việc hoàn thiện quản lý nhà nước trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Các
giải pháp tăng cường quản lý nhà nước với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Hải
Phòng bao gồm: quy hoạch phát triển hệ thống chợ; hoàn thiện hệ thống chính sách quản
lý hệ thống chợ; tăng cường tổ chức bộ máy quản lý; tăng cường hiệu lực thanh tra, kiểm
tra hoạt động quản lý chợ.
ii
MỤC LỤC
TÓM LƯỢC ...................................................................................................................i
MỤC LỤC......................................................................................................................ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT........................................................................................v
DANH MỤC BẢNG, HÌNH ........................................................................................vi
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................1
1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài khóa luận .................................................1
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan ...........................................2
3. Đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.....................................................4
3.1. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................4
3.2. Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................4
3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu .....................................................................................4
4. Phạm vi nghiên cứu...............................................................................................4
5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................5
5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu ......................................................................5
5.2. Phương pháp xử lý dữ liệu ............................................................................5
6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp ...............................................................................6
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỆ THỐNG CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH/THÀNH PHỐ.....................................................................................................7
1.1. Hệ thống chợ và quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ ...............................7
1.1.1. Hệ thống chợ................................................................................................7
1.1.2. Quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ ....................................................9
1.2. Những nguyên lý cơ bản về quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa
bàn tỉnh/thành phố..................................................................................................11
1.2.1. Nguyên tắc và yêu cầu quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ ............11
1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ...................................12
1.2.3. Công cụ và phương pháp quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ .......16
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa
bàn tỉnh/thành phố..................................................................................................18
1.3.1. Yếu tố khách quan ....................................................................................18
1.3.2. Yếu tố chủ quan.........................................................................................19
iii
1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ tại một số địa phương
và bài học kinh nghiệm đối với thành phố Hải Phòng.........................................19
1.4.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ tại một số địa
phương .................................................................................................................19
1.4.2. Bài học kinh nghiệm đối với thành phố Hải Phòng ...............................21
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC ĐỐI VỚI HỆ THỐNG CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
GIAI ĐOẠN 2018 - 2020.............................................................................................23
2.1. Tổng quan tình hình và những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối
với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng ...........................................23
2.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng....................................23
2.1.2. Thực trạng hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng...............24
2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên
địa bàn thành phố Hải Phòng.............................................................................25
2.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn
thành phố Hải Phòng giai đoạn 2018 – 2020 ........................................................27
2.2.1. Thực trạng ban hành văn bản pháp luật đối với hệ thống chợ trên địa
bàn thành phố Hải Phòng...................................................................................27
2.2.2. Thực trạng xây dựng, quy hoạch phát triển hệ thống chợ trên địa bàn
thành phố Hải Phòng ..........................................................................................28
2.2.3. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý đối với hệ thống chợ trên địa bàn
thành phố Hải Phòng ..........................................................................................33
2.2.4. Thực trạng thanh tra, kiểm tra, giám sát xử lý vi phạm và đánh giá kết
quả 36
2.3. Đánh giá chung về quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành
phố Hải Phòng .........................................................................................................37
2.3.1. Những kết quả đạt được ...........................................................................37
2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân.................................................................38
CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC ĐỐI VỚI HỆ THỐNG CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
....................................................................................................................................... 41
3.1. Quan điểm và định hướng quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa
bàn thành phố Hải Phòng.......................................................................................41
3.1.1. Quan điểm..................................................................................................41
3.1.2. Định hướng ................................................................................................41
iv
3.2. Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn
thành phố Hải Phòng giai đoạn đến năm 2025 và những năm tiếp theo ...........42
3.2.1. Giải pháp về quy hoạch, phát triển chợ ..................................................42
3.2.2. Giải pháp về hoàn thiện hệ thống chính sách quản lý hệ thống chợ ....43
3.2.3. Giải pháp tăng cường tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với hệ thống
chợ 44
3.2.4. Giải pháp tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động quản lý chợ.......45
3.3. Một số kiến nghị ...............................................................................................46
3.3.1. Đối với Chính phủ .....................................................................................46
3.3.2. Đối với Bộ Công thương ..........................................................................46
3.4. Một số vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu................................................47
KẾT LUẬN..................................................................................................................48
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................49
PHỤ LỤC.....................................................................................................................52
v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Từ viết đầy đủ
BQL Ban quản lý
CNH – HĐH Công nghiệp hóa – hiên đại hóa
KT – XH Kinh tế - xã hội
NSNN Ngân sách nhà nước
UBND Ủy ban nhân dân
vi
DANH MỤC BẢNG, HÌNH
Trang
Bảng 2.1. Tổng hợp một số chỉ tiêu về hệ thống chợ trên địa bàn thành
phố Hải Phòng 29
Bảng 2.2. Đánh giá về công tác quy hoạch hệ thống chợ trên địa bàn thành
phố Hải Phòng 30
Bảng 2.3. Tổng hợp yêu cầu về diện tích mặt bằng, vốn và phân kỳ đầu tư
đối với mạng lưới chợ thành phố Hải Phòng đến năm 2020 31
Bảng 2.4. Đánh giá về công tác đầu tư xây dựng chợ trên địa bàn thành
phố Hải Phòng 32
Bảng 2.5. Đánh giá về kiểm tra, khen thưởng, xử lý vi phạm về hoạt động
chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng 36
Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức, quản lý chợ theo mô hình BQL chợ ở Việt Nam 14
Hình 1.2. Sơ đồ tổ chức quản lý chợ theo mô hình doanh nghiệp ở Việt
Nam hiện nay 15
Hình 2.1. Sơ đồ bộ máy quản lý theo phân cấp quản lý của thành phố 33
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài khóa luận
Chợ là một trong những loại hình kinh doanh thương mại, có vai trò quan trọng
đối với sự phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của đất nước nói chung và của các địa
phương nói riêng. Chợ là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ
phục vụ đời sống nhân dân, là tiền đề của sự hình thành và phát triển các ngành nghề
sản xuất phục vụ đời sống và tiêu dùng, đặc biệt là các sản phẩm đáp ứng nhu cầu thiết
yếu của người dân. Sự hình thành và phát triển của chợ chính là tiền đề hội tụ các tầng
lớp dân cư, các thành phần kinh tế đến tập trung để buôn bán, trao đổi hàng hóa, dịch
vụ. Quá trình này làm xuất hiện các hệ thống chợ khác nhau và tạo tiền đề hình thành
những trung tâm thương mại và đô thị sầm uất. Hệ thống chợ còn đóng góp vào ngân
sách nhà nước từ các nguồn thu như thuế, phí, lệ phí; làm tăng tốc độ lưu thông hàng
hóa, rút ngắn vòng quay của tiền, tạo động lực phát triển KT-XH.
Hiện nay, do sự phát triển mạnh mẽ của xu hướng hội nhập kinh tế thế giới, cùng
với mục tiêu định hướng kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH-
HĐH) nên vị trí và vai trò của hệ thống chợ càng trở nên quan trọng hơn. Chính vì thế,
hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng ngày càng nhận được nhiều quan tâm
chỉ đạo quản lý của các cấp, các ngành với mục tiêu nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu
mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ của các tầng lớp dân cư, thúc đẩy sản xuất kinh
doanh, giải quyết vấn đề việc làm, đóng góp vào sự phát triển KT – XH của thành phố.
Sự phát triển của sản xuất, đặc biệt là mức tăng của tiêu dùng và quá trình đô thị hóa
nhanh chóng của thành phố Hải Phòng đã đặt ra yêu cầu phát triển đầy đủ, ổn định, trật
tự, hài hòa mạng lưới phân phối hàng hóa, trong đó có hệ thống chợ.
Hiện trạng phát triển của hệ thống chợ trên địa bàn thành phố còn chậm, chưa
tương xứng với mức đầu tư và thiếu những yếu tố, điều kiện thuận lợi đòi hỏi cần được
quản lý để phát huy vai trò của hệ thống chợ đối với quá trình phát triển của ngành
thương mại và tăng trưởng kinh tế của thành phố. Tuy nhiên, cùng với việc hoạt động
kinh doanh của chợ còn gặp nhiều khó khăn, công tác quản lý nhà nước đối với hệ thống
chợ trên địa bàn thành phố vẫn còn gặp một số hạn chế như sau:
Thứ nhất, thành phố Hải Phòng chưa khai thác hiệu quả hệ thống chợ, chưa đáp
ứng yêu cầu phát triển KT-XH, chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng
ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, hướng tới CNH-HĐH
đất nước.
Thứ hai, vai trò của ban quản lý (BQL) chợ còn nhiều hạn chế, chưa chủ động
trong việc sử dụng kinh phí tái đầu tư, nâng cấp, sửa chữa chợ. Một số chính sách của
2
nhà nước đối với BQL chợ không khuyến khích BQL phát huy tính năng động, sáng tạo
của mình. Ngoài ra, kinh phí hoạt động của BQL do ngân sách nhà nước (NSNN) cấp
còn thấp, chưa nâng cao tinh thần trách nhiệm của BQL chợ.
Thứ ba, vấn đề an ninh trật tự, an toàn phòng cháy chữa cháy, vệ sinh an toàn
thực phẩm, vệ sinh môi trường chưa thực sự được đảm bảo. Tính văn minh thương mại
trong chợ chưa được đảm bảo, tình trạng chợ dơ bẩn, nhếch nhác vẫn còn, nhiều quầy
sạp bán hàng không được bố trí ngăn nắp, gọn gàng.
Thứ tư, sự hạn chế của các dịch vụ trong một số chợ trên địa bàn thành phố Hải
Phòng. Các dịch vụ hỗ trợ được cung cấp hiện nay ở các chợ chủ yếu là trông giữ xe, vệ
sinh, bảo vệ đêm… mới đảm bảo mức hỗ trợ tối thiểu đối với hoạt động tổ chức, kinh
doanh tại chợ. Các dịch vụ về kho bãi, bảo quản hàng hóa, bốc xếp hàng hóa, dịch vụ
đo lường, kiểm tra chất lượng hàng hóa… hầu hết chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế.
Với những lập luận đã nêu, sinh viên lựa chọn đề tài khóa luận tốt nghiệp “Quản
lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng” nhằm hệ thống
hóa một số cơ sở lý luận về hệ thống chợ, nghiên cứu thực trạng quản lý chợ trên địa
bàn thành phố Hải Phòng, từ đó đề xuất một số giải pháp và đưa ra một số kiến nghị với
các cơ quan quản lý và một số ý kiến nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hệ thống
chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan
Cho đến nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với
hệ thống chợ. Một số công trình tiêu biểu có thể kể đến là:
Nguyễn Thị Hồng Duyên (2014), “Quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên
địa bàn thị xã Sơn Tây, Hà Nội” – Luận văn thạc sĩ – Trường Đại học Thương Mại.
Luận văn đã hệ thống hóa được một số lý luận về quản lý nhà nước đối với hệ thống
chợ, phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ, đồng thời đưa ra các
giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn
thị xã Sơn Tây, Hà Nội.
Nguyễn Thị Diệu Thúy (2013), “Quản lý kinh doanh thương mại tại các chợ trên
địa bàn thành phố Thái Bình” – Luận văn thạc sĩ – Trường Đại học Thương Mại.Luận
văn đã nêu được tình trạng kinh doanh thương mại tại các chợ và đề xuất giải pháp hoàn
thiện quản lý kinh doanh thương mại tại các chợ trên địa bàn thành phố Thái Bình.
Nguyễn Thị Hồng (2011), “Chuyển đổi mô hình quản lý chợ trên đại bàn các
tỉnh phía Bắc nước ta giai đoạn hiện nay (Nghiên cứu điển hình tại tỉnh Bắc Ninh)” –
Luận văn thạc sĩ – Trường Đại học Thương Mại. Luận văn đã phân tích thực trạng công
tác chuyển đổi mô hình quản lý chợ, chỉ ra một số hạn chế và đề xuất giải pháp nhằm
3
hoàn thiện công tác chuyển đổi mô hình quản lý chợ trên địa bàn các tỉnh phía Bắc nước
ta giai đoạn hiện nay (Nghiên cứu điển hình tại tỉnh Bắc Ninh).
Nguyễn Giáng Vân (2017), “Quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn
thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh” – Luận văn thạc sĩ – Trường Đại học Thương
Mại. Luận văn đã đi sâu vào tìm hiểu và hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý nhà nước
đối với hệ thống chợ, phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên
địa bàn thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Đề tài đã đưa ra một số kiến nghị và giải
pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Móng
Cái, tỉnh Quảng Ninh.
Nguyễn Mạnh Hoàng (2008), “Hoàn thiện nội dung quản lý nhà nước về thương
mại hàng hóa trên địa bàn Hà Nội đến năm 2020” – Luận án tiến sĩ – Trường Đại học
Kinh tế quốc dân. Luận án đã hệ thống hóa lý luận quản lý nhà nước về thương mại hàng
hóa, phân tích thực trạng và đựa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện nội dung quản lý
nhà nước về thương mại hàng hóa trên địa bàn Hà Nội đến năm 2020.
Nguyến Phú Thế (2011), “Quản lý nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh
tại các chợ trên địa bàn Hà Nội nhằm bảo vệ người tiêu dùng” – Luận văn thạc sĩ –
Trường Đại học Thương mại. Luận văn hệ thống một số vấn đề lý luận cơ bản đối với
các hoạt động kinh doanh tại chợ, chỉ ra được một số tồn tại hạn chế và đề xuất một giải
pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh chợ trên địa
bàn Hà Nội nhằm bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng.
Nguyễn Thu Quỳnh (2014), "Hoàn thiện quản lý nhà nước của Sở Công thương
Hà Nội nhằm phát triển hệ thống chợ trên địa bàn thành phố" – Luận văn tốt nghiệp –
Đại học Kinh tế quốc dân. Luận văn đã làm rõ thực trạng đầu tư, phân bố, quy hoạch,
kinh doanh tại các chợ trên địa bàn, cũng như hoạt động quản lý nhà nước của Sở Công
thương Hà Nội nhằm phát triển hệ thống chợ. Luận văn này cũng đã phát hiện các vấn
đề còn hạn chế và chỉ ra những nguyên nhân đối với công tác quản lý nhà nước đối với
hệ thống chợ, đồng thời đưa ra định hướng và giải pháp vấn đề tồn tại nhằm phát triển
hệ thống chợ trên địa bàn Hà Nội, đặc biệt các giải pháp liên quan đến chính sách, cơ
chế quản lý.
Đỗ Thị Phương (2013), “Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của
các hợp tác xã chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội” – Luận văn thạc sĩ – Trường Đại
học Thương mại. Luận văn tập trung phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của các
hợp tác xã chợ và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với
hoạt động kinh doanh chợ của hợp tác xã trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trần Thị Thu Hiền (2008), “Phát triển tổ chức và quy hoạch chợ của khẩu tại
4
tỉnh Lạng Sơn thuộc biên giới Việt Nam - Trung Quốc" – Luận văn thạc sĩ – Trường Đại
học Thương mại. Luận văn hệ thống một số cơ sở lý luận về tổ chức và quy hoạch chợ,
phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quy hoạch chợ cửa
khẩu tại tỉnh Lạng Sơn thuộc biên giới Việt Nam - Trung Quốc.
Nhìn chung các công trình đã nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với hệ thống
chợ trên nhiều khía cạnh và thực trạng quản lý tại nhiều địa phương khác nhau, đồng
thời chỉ ra nhiều kinh nghiệm, bài học cũng như các giải pháp tăng cường quản lý nhà
nước đối với hệ thống chợ. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của tác giả, trên địa bàn thành phố
Hải Phòng những năm gần đây vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu về quản lý nhà
nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố, do đó việc nghiên cứu đề tài không
bị trùng lặp, mang tính thời sự và cần thiết đối với công tác quản lý hệ thống chợ trên
địa bàn thành phố Hải Phòng.
3. Đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản
lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
3.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của khóa luận là nghiên cứu, đề xuất các giải pháp tăng
cường quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai
đoạn đến năm 2025 và những năm tiếp theo.
3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với đối tượng và mục tiêu nghiên cứu đã nêu, tác giả xác định nhiệm vụ nghiên
cứu của đề tài khóa luận là:
- Hệ thống hóa và làm rõ một số vấn đề lý luận về quản lý nhà nước đối với hệ
thống chợ trên địa bàn tỉnh/thành phố.
- Nghiên cứu và làm rõ thực trạng quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa
bàn thành phố Hải Phòng.
- Từ đánh giá về những thành công, tồn tại trong quản lý nhà nước đối với hệ
thống chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng, căn cứ trên quan điểm, định hướng quản
lý của thành phố, đề xuất giải pháp giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với hệ
thống chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: thành phố Hải Phòng.
- Về thời gian: đề tài thu thập số liệu, thống kê, phân tích, đánh giá thực trạng
quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2015
5
- 2020 và giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành
phố Hải Phòng giai đoạn đến năm 2025 và những năm tiếp theo.
- Về nội dung: nghiên cứu quản lý nhà nước địa phương đối với hệ thống chợ.
Trong quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng, khóa
luận tập trung vào các nội dung quản lý như: ban hành văn bản pháp luật về quản lý nhà
nước đối với hệ thống chợ; xây dựng quy hoạch, chiến lược phát triển hệ thống chợ; tổ
chức bộ máy quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ; thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử
lý vi phạm.
5. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả dựa trên phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử trong nghiên
cứu đề tài khóa luận. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể gồm:
5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Thông tin dữ liệu thứ cấp được lấy từ
các nguồn chủ yếu gồm: Các báo cáo tổng kết các năm của Sở Công thương, Sở Kế
hoạch và đầu tư, UBND thành phố Hải Phòng, Số liệu từ niên giám thống kê của Cục
Thống kê thành phố Hải Phòng, các công trình nghiên cứu có liên quan.
- Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: Dữ liệu sơ cấp được tác giả thu thập
thông qua phiếu điều tra khảo sát.
+ Về mục đích điều tra khảo sát: điều tra khảo sát để có cái nhìn khách quan, bổ
sung thêm cơ sở cho những số liệu thứ cấp tác giả đã tổng hợp, thấy được thực trạng
quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn nghiên cứu.
+ Về đối tượng khảo sát: Sở Công thương: 10 cán bộ, Sở Kế hoạch và Đầu tư:
05 cán bộ, UBND các quận/huyện : 10 cán bộ, BQL/Doanh nghiệp kinh doanh và quản
lý chợ: 10 người, các hộ tiểu thương: 15 người
+ Nội dung phiếu điều tra tập trung vào một só điểm như đánh giá về công tác
quy hoạch hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng, công tác đầu tư, xây dựng
chợ, công tác kiểm tra, khen thưởng, xử lý vi phạm về hoạt động chợ… Nội dung cụ thể
của phiếu diều tra khảo sát được đề cập tại phần phụ lục, trang 52.
+ Thực hiện điều tra khảo sát: Tác giả đã phát 50 phiếu điều tra khảo sát chocác
đối tượng liên quan. Việc phát phiếu được thực hiện trực tiếp và gửi qua thư điện tử.
Thời gian khảo sát diễn ra từ ngày 01/11/2021 đến ngày 30/11/2021.
5.2. Phương pháp xử lý dữ liệu
+ Phương pháp xử lý dữ liệu: Sau khi thực hiện thu thập dữ liệu thứ cấp, sơ cấp
tác giả sử dụng các phương pháp tổng hợp, thống kê toán học, thống kê mô tả, so sánh,
phân tích... để diễn giải các kết quả phân tích và rút ra kết luận, đánh giá.
6
+ Phương pháp phân tích và tổng hợp: Sử dụng phương pháp này để hệ thống
hóa và phân tích số liệu, nhằm khái quát những đặc trưng chung, những cơ cấu tồn tại
khách quan theo các mặt của tổng thể nghiên cứu bằng các chỉ tiêu thống kê. Từ việc
phân tích kết hợp phương pháp tổng hợp để đưa ra những đánh giá khái quát về quản lý
nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
+ Phương pháp thống kê mô tả: Tác giả tiến hành sắp xếp, phân loại và xử lý các
số liệu thu thập được, xây dựng các bảng biểu để phân tích dữ liệu nhằm mô tả thực
trạng công tác quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
+ Phương pháp so sánh: Được sử dụng để phân tích và tìm ra các đặc điểm làm
cơ sở cho các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên
địa bàn thành phố Hải Phòng.
6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
Ngoài phần mở đầu, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng hình, kết luận và danh
mục tài liệu tham khảo khóa luận có kết cấu gồm 3 chương như sau:
Chương 1. Một số cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý nhà nước
đối với hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh/thành phố
Chương 2. Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với hệ thống
chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2018 – 2020
Chương 3. Định hướng và giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với hệ
thống chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng
7
CHƯƠNG 1.
MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỆ THỐNG CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH/THÀNH PHỐ
1.1. Hệ thống chợ và quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ
1.1.1. Hệ thống chợ
a. Khái niệm chợ
Sự ra đời và phát triển của chợ gắn liền với sự hình thành và phát triển của nền
sản xuất xã hội, tính chất xã hội ngày càng sâu sắc thì nhu cầu trao đổi hàng hóa ngày
càng lớn, cùng với đó, chợ - nơi trao đổi hàng hóa, dịch vụ sẽ ngày càng phát triển. Có
nhiều cách hiểu khác nhau về chợ, nhưng có thể khẳng định rằng chợ là một loại hình
thương nghiệp truyền thống. Theo cách hiểu thông thường thì chợ là nơi gặp nhau giữa
người mua và người bán để trao đổi, mua bán sản phẩm hàng hóa và dịch vụ.
Theo từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê (2019), chợ là nơi nhiều người tụ họp để
mua bán trong những ngày, những buổi nhất định. Như vậy, chợ được cấu thành bởi các
yếu tố cơ bản đó là: Không gian (là nơi), thời gian (ngày, buổi nhất định), chủ thể (nhiều
người), và mục đích là mua bán.
Theo “Văn bản hợp nhất số 11/VBHN-BCT ngày 23/11/2014 của Bộ Công
Thương, hợp nhất Nghị định về phát triển và quản lý chợ (hợp nhất Nghị định
02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ (gọi tắt là Nghị định 02) về phát triển
và quản lý chợ và Nghị định số 114/2009/NĐ-CP ngày 23/12/2009 của Chính phủ (gọi
tắt là Nghị định 114) sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 02)” thì khái niệm về
chợ được điều chỉnh trong văn bản hợp nhất này là “Loại chợ mang tính truyền thống,
được tổ chức tại một điểm theo quy hoạch, đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi hàng
hóa và nhu cầu hàng hóa và nhu cầu tiêu dùng của dân cư.”
Vậy, ta có thể hiểu “Chợ là loại hình kinh doanh thương mại mang tính truyền
thống, là bộ phận cấu thành quan trọng trong mạng lưới thương mại xã hội; chợ là nơi
tập trung đông người mua bán, trao đổi hàng hoá dịch vụ với nhau, được hình thành do
yêu cầu của sản xuất, lưu thông và dời sống tiêu dùng xã hội".
b. Khái niệm hệ thống chợ
Hệ thống chợ được hiểu là: Một tập hợp các chợ trong một mạng lưới có quan hệ
hữu cơ được xây dựng theo quyết định của cấp có thẩm quyền phù hợp với quy hoạch
phát triển KT-XH trên phạm vi địa bàn cụ thể. Các chợ này có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau, có sự tác động, ảnh hưởng qua lại giữa các chợ trong hệ thống.
8
Các chợ trong cùng hệ thống có quan hệ chặt chẽ, gắn kết với nhau, phụ thuộc và
chi phối lẫn nhau, cùng có quan hệ liên kết về kinh tế, sản xuất trong không gian lãnh
thổ. Hệ thống chợ thể hiện mối liên kết các chợ theo chiều dọc hoặc chiều ngang. Liên
kết theo chiều dọc là mối liên kết giữa các chợ trong cùng hệ thống được hình thành
theo một trật tự từ trên xuống dưới như chợ đầu mối có vai trò tập trung nguồn hàng và
phân luồng xuống các chợ bán lẻ, từ đó có mối liên hệ mật thiết trong cùng hệ thống.
Một mặt hàng khan hiếm tử chợ đầu mối có thể dẫn đến khan hiếm trong toàn hệ thống,
giá của một loại hàng hoá nào đó có sự biến động dẫn đến sự ảnh hưởng của toàn hệ
thống. Liên kết ngang được xác lập giữa các chợ cùng loại hoặc cùng tính chất phục vụ
nhưng được tạo bởi sự phân bố về mặt cự ly, khoảng cách, thời gian họp chợ... Hoạt
động của chợ này không làm hạn chế hoạt động của các chợ khác.
c. Phân loại chợ
Phân loại theo địa lý
- Chợ nông thôn: là chợ thường diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa
trực tiếp giữa người mua và người bán theo thỏa thuận về giá cả trên địa bàn khu vực
nông thôn.
- Chợ đô thị: là chợ xây dựng trong các khu đô thị, tại các chợ này diễn ra hoạt
động mua bán, trao đổi hàng hóa và phục vụ nhu cầu của số lượng lớn người tiêu dùng
tại thành thị. Nhờ có vị trí thuận lợi, bán kính phục vụ của chợ đô thị là rất lớn, phục vụ
đa dạng đối tượng dân cư sinh sống ở nhiều nơi khác nhau đến mua hàng.
- Chợ cửa khẩu, biên giới: là các chợ được hình thành ở khu vực biên giới giữa
hai quốc gia nhằm đáp ứng nhu cầu trao đổi mua bán hàng hóa của dân cư địa phương,
các tỉnh lân cận và du khách. Đặc trưng của hàng hóa ở chợ cửa khẩu, biên giới là phong
phú về mẫu mã, chủng loại, chất lượng hàng hóa đa dạng, số lượng hàng hóa lớn.
Phân loại theo tính chất chuyên môn hóa
- Chợ đầu mối: là chợ có vai trò chủ yếu thu hút, tập trung lực lượng hàng hóa
lớn từ các nguồn sản xuất, kinh doanh của khu vực kinh tế hoặc của ngành hàng đểtiếp
tục phân phối tới các chợ và các kênh lưu thông khác. Chợ đầu mối hình thành tại các
khu vực có điều kiện phát triển về nguồn hàng, điều kiện lưu thông và sự cởi mở của
các kênh tiêu thụ. Hàng hóa được lưu thông qua chợ đầu mối với khối lượng lớn, mức
giá bán buôn, chủng loại không đa dạng, chỉ tập trung vào một số mặt hàng cụ thể.
- Chợ chuyên doanh: là loại hình chợ chỉ chuyên kinh doanh một hoặc một vài
mặt hàng nhất định có cùng tính chất và cùng điều kiện kinh doanh như nhau. Hàng hóa
trong chợ chuyên doanh thường có khối lượng lớn của cùng một chủng loại hàng hóa
9
do tính chất chuyên buôn bán các mặt hàng nhất định nên có nguồn cung ứng hàng lớn
từ khắp nơi đổ về.
- Chợ bán buôn: là chợ mà ở đó diễn ra các hoạt động thương mại bán buôn. Đặc
điểm của hàng hóa được mua bán trong chợ bán buôn là được bán với khối lượng lớn,
hàng hóa bán buôn chưa kết thúc quá trình lưu thông mà tiếp tục được chuyển bán, giá
cả được trao đổi ở mức giá bán buôn.
- Chợ bán lẻ: là chợ diễn ra các hoạt động thương mại bán lẻ, phản ánh quan hệ
trao đổi trực tiếp giữa người sản xuất hoặc giữa người bán lẻ với người tiêu dùng cuối
cùng với khối lượng hàng hóa mua bán nhỏ lẻ.
Phân loại theo thứ hạng chợ
Theo Văn bản hợp nhất số 11/VBHN-BCT ngày 23/11/2014 của Bộ Công
Thương, hợp nhất Nghị định về phát triển và quản lý chợ (hợp nhất Nghị định số
02/2003/NĐ-CP ngày 14/1/2003 của Chính phủ (gọi tắt là Nghị định 02) về phát triển
chợ và Nghị định số 114/2009/NĐ-CP ngày 23/12/2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định 02:
- Chợ hạng 1: là chợ có trên 400 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố,
hiện đại theo quy hoạch; được đặt ở các vị trí trung tâm kinh tế thương mại quan trọng
của tỉnh, thành phố hoặc là chợ đầu mối của ngành hàng, của khu vực kinh tế và được
tổ chức họp thường xuyên; có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động của
chợ và tổ chức đầy đủ các dịch vụ tại chợ.
- Chợ hạng 2: là chợ có trên 200 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố
hoặc bàn kiến cố theo quy hoạch; được đặt ở các vị trí trung tâm giao lưu kinh tế của
khu vực và được tổ chức họp thường xuyên hoặc không thường xuyên; có mặt bằng phù
hợp với quy mô hoạt động của chợ và tổ chức các dịch vụ tối thiểu tại chợ.
- Chợ hạng 3: là chợ có dưới 200 điểm kinh doanh hoặc các chợ chưa được đầu
tư xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố; chủ yếu phục vụ nhu cầu mua bán hàng hóa của
nhân dân trong xã, phường và địa bàn phụ cận.
1.1.2. Quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ
a. Khái niệm về quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ
- Theo giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại của Thân Danh Phúc (2015),
quản lý nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối
với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển các
mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của
Nhà nước và các mục tiêu đã xác định trong từng giai đoạn phát triển của đất nước.
- Quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ là sự tác động có hướng đích, có tổ chức
10
của các cơ quan quản lý nhà nước lên hệ thống chợ thông qua việc sử dụng các công cụ,
chính sách, nguyên tắc và phương pháp quản lý nhằm đạt được mục tiêu phát triển hệ
thống chợ đã đặt ra trong từng giai đoạn phát triển.
b. Vai trò của quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ
Thứ nhất là vai trò định hướng, hướng dẫn các chủ thể tham gia hoạt động trong
hệ thống chợ: Nhà nước định hướng, hướng dẫn các chủ thể tham gia hoạt động trong
hệ thống chợ nhằm khai thác hiệu quả các nguồn lực, tiềm năng của các chủ thể tham
gia hoạt động trong hệ thống chợ cho sự phát triển hệ thống chợ. Nhà nước định hướng,
hướng dẫn các chủ thể tham gia hoạt động trong hệ thống chợ thông qua các quy hoạch,
đề án phát triển, kế hoạch và chính sách phát triển chợ. Trên cơ sở đó, chủ thể tham gia
hoạt động trong hệ thống chợ ra quyết định đầu tư xây dựng, kinh doanh khai thác quản
lý, hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, cung ứng dịch vụ một cách hiệu quả, phù hợp.
Thứ hai là vai trò tạo lập môi trường kinh doanh và cạnh tranh: Thông qua luật
pháp, các chính sách phát triển và quản lý chợ, các thủ tục hành chính, nhà nước kiến
tạo môi trường hoạt động, thu hút, khuyến khích các nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh,
khai thác và quản lý chợ, các hộ tiểu thương tại các chợ hoạt động hiệu quả phù hợp với
mục tiêu quản lý nhà nước. Bên cạnh đó, đảm bảo tính cạnh tranh, tính công bằng của
các chủ thể tham gia hoạt động trong hệ thống chợ như tổ chức đấu thẩu lựa chọn nhà
đầu tư xây dựng, kinh doanh, khai thác và quản lý chợ.
Thứ ba là vai trò hỗ trợ các chủ thể tham gia hoạt động trong hệ thống chợ và
giải quyết tranh chấp: Nhà nước thực hiện hỗ trợ các chủ thể tham gia hoạt động trong
hệ thống chợ về cơ sở hạ tầng như các hạng mục đường giao thông, các chương trình
đào tạo nhân lực quản lý hệ thống chợ, chương trình đào tạo kỹ năng cho doanh nghiệp,
các hộ tiểu thương, kiến thức phòng cháy, chữa cháy, an toàn vệ sinh thực phẩm... Đồng
thời, công bố quy hoạch mạng lưới chợ, phổ biến cơ chế chính sách thu hút, ưu đãi đầu
tư xây dựng chợ, hướng dẫn thủ tục hành chính trong quá trình các chủ thể tham gia
hoạt động trong hệ thống chợ. Ngoài ra theo dõi, xử lý tranh chấp giữa các nhà đầu tư,
nhà đầu tư với các hộ tiểu thương, giữa các hộ tiểu thương với nhau giữa tiểu thương và
khách hàng… trong phạm vi chợ.
Thứ tư là vai trò điều tiết quan hệ thị trường, các hoạt động thương mại trong hệ
thống chợ: Nhà nước hướng dẫn, khuyến khích thu hút các nhà đầu tư xây dựng, kinh
doanh khai thác và quản lý chợ thông qua các quy hoạch, kế hoạch phát triển và quản lý
chợ. Ngoài ra, nhà nước thực hiện hướng dẫn các, các hộ tiểu thương tham gia kinh
doanh, người tiêu dùng thực hiện các hoạt động tại các chợ.
Thứ năm là vai trò giám sát thực hiện, xử lý và điều chỉnh các giải pháp, chính
11
sách quản lý đối với hệ thống chợ: Các cơ quan quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ
thực hiện giám sát, kiểm tra, phát hiện những sai lệch, những mâu thuẫn hoặc bất hợp
lý trong thực thi chính sách, pháp luật đối với phát triển và quản lý chợ. Kiểm soát và
điều chỉnh mục tiêu phát triển và quản lý chợ đòi hỏi cần có sự phối hợp giữa các ban,
ngành có liên quan một cách hợp lý để phát huy tính đồng bộ, hiệu quả của công tác
quản lý nhà nước.
1.2. Những nguyên lý cơ bản về quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn
tỉnh/thành phố
1.2.1. Nguyên tắc và yêu cầu quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ
a. Nguyên tắc quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ
Trong thời kỳ đẩy mạnh phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay thì quản lý hệ thống
chợ là một nhiệm vụ cấp thiết và có nhiều thách thức. Để thu được kết quả cao trong
công tác quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ thì công tác quản lý cần phải đảm bảo
và thực hiện một cách khoa học, dựa trên một số nguyên tắc sau:
Thứ nhất, xác định rõ mục tiêu trong công tác quản lý hệ thống chợ tại địa
phương. Hệ thống chợ đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển chung của
tỉnh/thành phố nên việc xác định rõ mục tiêu trong công tác quản lý nhà nước đối với
hệ thống chợ là một nhiệm vụ rất quan trọng, nó góp phần rất lớn trong công tác quản
lý để phù hợp với điều kiện tự nhiên, KT-XH, dân cư… của các tỉnh/thành phố.
Thứ hai, huy động mọi nguồn lực (nguồn lực của trung ương, nguồn lực của địa
phương) cho công tác quản lý, trong đó cần huy động và phát huy tối đa các nguồn lực
nhân sự và tài chính. Do đặc thù phát triển của hệ thống chợ tại Việt Nam là phân bổ rải
rác, thiếu tính đồng bộ, thiếu sự quản lý tập trung và hiệu quả đầu tư nguồn lực xã hội
nên công tác quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ gặp nhiều khó khăn. Để hoạt động
quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh/thành phố đạt hiệu quả thì cần
phải có những biện pháp cụ thể huy động tối đa các nguồn lực cho công tác quản lý, đặc
biệt là nguồn lực tài chính và con người của địa phương. Để thực hiện tốt nguyên tắc
này cần phải có sự phối hợp giữa các ban ngành, các cơ quan chức năng có liên quan tới
hoạt động quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn.
Thứ ba, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành, các cơ quan chức năng
trung ương với địa phương và giữa các ban ngành, các cơ quan chức năng và người dân
trong công tác quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ. Hiện nay, sự phối hợp giữa cơ
quan chức năng và người dân còn chưa đạt được hiệu quả tối ưu. Chính vì vậy, việctạo
mối quan hệ gắn bó và đề cao vai trò, sự phối hợp của người dân trong công tác quản lý
chợ là điều hết sức cần thiết.
12
b. Yêu cầu quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ
Phải tự giác tôn trọng và kiên trì tuân thủ các nguyên tắc quản lý nhà nước đối
với hệ thống chợ, động thời cần điều chỉnh những nguyên tắc mới phù hợp với quyluật
khách quan và đồi hỏi của thực tiễn quản lý.
Các chủ thể quản lý cần có sự am hiểu, nắm rõ các nguyên tắc để vận dụng tổng
hợp các nguyên tắc quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ một cách linh hoạt trong việc
xây dựng cơ chế, chính sách, công cụ, phương pháp, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà
nước đối với hệ thống chợ nhằm đảm bảo các nhân tố cần thiết của quá trình quản lý:
mục tiêu, động lực, phương tiện, điều kiện, phương pháp quản lý.
Tùy thuộc vào đặc điểm, tính chất, mục tiêu phát triển cùa hệ thống chợ trên địa
bàn tỉnh/thành phố để lựa chọn và quyết định hình thức, phương pháp vận dụng các
nguyên tắc quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ. Để lựa chọn hình thức và phương
pháp vận dụng các nguyên tắc quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ, các chủ thểquản
lý cần nắm vững chiến lược phát triển KT – XH của đất nước, thực trạng KT – XH của
địa phương và tiếp cận kinh nghiệm và những thành tựu mới, tiến bộ của các quốc gia
và địa phương khác để vận dụng hiệu quả trong việc đề ra các quyết định quản lý.
1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ
a. Ban hành văn bản pháp luật đối với quản lý hệ thống chợ
Công cụ cơ bản và quan trọng nhất để Nhà nước quản lý các hoạt động kinh tế,
thương mại nói chung và hệ thống chợ nói riêng là pháp luật, bao gồm tổng hợp các quy
phạm pháp luật do chủ thể quản lý cấp trung ương và cấp địa phương ban hành để điều
chỉnh các chủ thể kinh tế và các quan hệ kinh tế đối với hệ thống chợ. Pháp luật xác định
địa vị pháp lý cho các chủ thể thương mại trên thị trường, là cơ sở để giải quyết các
tranh chấp thương mại trên thị trưởng đồng thời là công cụ hữu hiệu để điều chỉnh hành
vi của các chủ thể kinh tế.
Các cơ quan quản lý nhà nước cấp trung ương và cấp địa phương tạo lập khung
pháp lý, môi trường kinh doanh, xác định nghĩa vụ pháp lý của các doanh nghiệp và chủ
thể hoạt động kinh doanh tại chợ. Cùng với đó tổ chức công bố, truyền thông, giới thiệu
và hướng dẫn người dân về quy định chính sách, luật pháp của Nhà nước đã ban hành
đối với hệ thống chợ.
b. Xây dựng quy hoạch, chiến lược phát triển đối với hệ thống chợ
UBND các tỉnh/thành phố chỉ đạo các sở, ban, ngành có liên quan xây dựng và
chỉ đạo thực hiện các công cụ định hướng phát triển đối với hệ thống chợ để hướng dẫn
hoạt động sản xuất, kinh doanh của các chủ thể hoạt động trong hệ thống chợ thông qua
các công cụ định hướng: Chiến lược và quy hoạch phát triển hệ thống chợ trong từng
13
giai đoạn; Các chương trình, dự án cụ thể hóa mục tiêu chiến lược và quy hoạch phát
triển hệ thống chợ cho một giai đoạn cụ thể: Kế hoạch phát triển hệ thống chợ hàng năm
hoặc trong thời gian trung hạn, dài hạn.
+ Về quy hoạch hệ thống chợ của địa phương: Gồm các nội dung như: Quy hoạch
theo không gian kinh tế (khu đô thị trung tâm địa phương, cấp quận huyện, cấp
phường/xã); Quy hoạch theo loại hình chợ (chợ phân theo phân hạng như hạng I, hạng
2, hạng 3; cho đầu mối bán buôn các hàng nông sản, hằng thủy hải sản; chợ phản theo
loại hình chuyên doanh hay chợ tổng hợp). Quy hoạch hệ thống chợ của địa phương cần
nêu rõ cụ thể số lượng các chợ được nâng cấp, cải tạo trên địa bàn trong giai đoạn cụ
thể, quy hoạch hệ thống cho được di dời, đi chuyện hay xóa bỏ.
+ Về chiến lược phát triển chợ của địa phương: Xây dựng và phát triển hệ thống
chợ có quy mô, cơ cấu hợp lý phù bao gồm chợ đầu mối, chợ trung tâm, chợ khu vực
đô thị, chợ khu vực nông thôn; điều chỉnh, di chuyển các chợ không đáp ứng nhu cầu
kinh doanh hiện tại và trong tương lai; xóa bỏ những chợ ảnh hưởng trực tiếp đến giao
thông, vệ sinh môi trường và văn minh đô thị. Phát triển hệ thống chợ trên địa bàn
tỉnh/thành phố dựa trên cơ sở thu hút nguồn lực của các thành phần kinh tế tham gia
phát triển sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm cho người lao động, đóng góp vào
NSNN, phục vụ sản xuất tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất phát triển, đầu tư xây dựng theo
hướng xã hội hóa. Không gian kiến trúc của chợ vừa phải đảm bảo sự thuận tiện cho
hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, yêu cầu về vệ sinh và an toàn giao thông, vừa
phải đảm bảo khả năng phát triển mở rộng của các loại hình thương mại khác.
c. Tổ chức bộ máy quản lý đối với hệ thống chợ
Nhà nước phải xây dựng bộ máy tổ chức để triển khai các hoạt động phân tích,
hoạch định chính sách, pháp luật, xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển hệ thống
chợ. Quy định phân công và hợp tác giữa các cơ quan phân tích hoạch định và thẩm
định các dự án luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch phát triển hệ thống chợ và các cơ
quan quyết định ban hành, công bố các văn bản quản lý nhà nước về hệ thống chợ.
Nhà nước phải thiết kế và duy trì hoạt động của bộ máy tổ chức thực thi chính
sách, pháp luật về hệ thống chợ bằng việc quy định phân công trách nhiệm đầu mối và
phối hợp giữa các lực lượng chức năng Bộ quản lý ngành công thương với các bộ ban
ngành khác được phân công quản lý về các hệ thống chợ. Ngoài ra hướng dẫn và công
bố các tiêu chuẩn chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật đối với quá trình sản xuất kinh doanh
các hệ thống chợ: cấp phép, thu hồi giấy phép kinh doanh; hướng dẫn thực thi công tác
thanh tra, kiểm tra, xử lý các khiếu nại, khiếu tố, các tranh chấp thương mại và viphạm
pháp luật về thương mại. Quy định mối quan hệ quan lý thương mại giữa Bộ quản lý
14
ngành ở Trung ương và Sở quản lý liên quan đến vận hành, khai thác và sử dụng hệ
thống chợ ở địa phương.
Mô hình tổ chức, quản lý chợ được tổ chức theo mô hình BQL hoặc theo mô hình
doanh nghiệp (doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ).
- Mô hình BQL
UBND các cấp có thẩm quyền quyết định thành lập và giao cho BQL chợ quản
lý một hoặc một số chợ (liên chợ) trên địa bàn theo phân cấp quản lý căn cứ vào tính
chất, đặc điểm và quy mô của chợ.
BQL chợ có trách nhiệm quản lý tài sản Nhà nước và các hoạt động trong phạm
vi chợ của một hoặc một số chợ; ký kết hợp đồng với thương nhân về thuê, sử dụng
điểm kinh doanh; kinh doanh các dịch vụ tại chợ; bảo đảm công tác phòng cháy chữa
cháy, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự và an toàn thực phẩm trong phạm vi chợ; xây
dựng nội quy của chợ trình UBND tỉnh/thành phố phê duyệt theo phân cấp quản lý chợ;
tổ chức thực hiện và xử lý các vi phạm về nội quy chợ; điều hành hoạt động và phát
triển các hoạt động tại chợ; tổng hợp hình hoạt động kinh doanh của chợ và báo cáo định
kỳ cho các cơ quan quản lý Nhà nước theo hướng dẫn của Bộ Công Thương.
Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức, quản lý chợ theo mô hình BQL chợ ở Việt Nam
Nguồn: Nguyễn Thái Anh (2020)
- Mô hình doanh nghiệp
Doanh nghiệp là đơn vị kinh tế được thành lập nhằm mục đích chủ yếu là thực
hiện các hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp là một danh từ chung để chỉ các đơn vị
15
kinh doanh thuộc các loại hình khác nhau như doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp từ
nhân, doanh nghiệp hợp tác xã, công ty, doanh nghiệp vừa và nhỏ...
Doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ là một doanh nghiệp được
thành lập nhằm mục đích chủ yếu là thực hiện các hoạt động kinh doanh chợ, đăng ký
kinh doanh và hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp đầu tư,
kinh doanh chợ sẽ có doanh thu từ các khoản phí cho thuê địa điểm chợ các sạp chợ các
dịch vụ ở chợ... và cũng phải hoạt động độc lập như các doanh nghiệp kinh doanh khác,
vẫn chịu ảnh hướng điều chỉnh của Luật doanh nghiệp.
Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức quản lý chợ theo mô hình doanh nghiệp ở Việt Nam
Nguồn: Nguyễn Thái Anh (2020)
d. Thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm
Các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh/thành phố hướng dẫn các quy định về
công tác thanh tra, kiểm tra đối với các chủ thể và thủ tục giải quyết các khiếu nại, tố
cáo đối với các chủ thể kinh doanh hệ thống chợ theo quy định của pháp luật (về thanh
tra, khiếu nại, tố cáo).
Nội dung chủ yếu của công tác này là thanh tra, kiểm tra vấn đề cấp phép kinh
doanh (có đúng quy định pháp luật hay không? Có phù hợp với các định hướng chiến
lược, quy hoạch phát triển thương mại và KT-XH hay không...).
Tùy theo mục đích, nhiệm vụ và yêu cầu của các đợt thanh tra, kiểm tra trongkế
hoạch mà hình thành bộ máy, tổ chức thanh tra ngành hệ thống chợ. Hoạt động thanh
tra phải có sự phối hợp của Trung ương và địa phương trong những trường hợp cần thiết
và phải quan tâm phối hợp liên ngành và địa phương.
16
Các cơ quan thanh tra, kiểm soát phải lập báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra và
đề xuất hướng xử lý, công bố thông tin về các trường hợp vi phạm chính sách, pháp luật
đối với hệ thống chợ.
+ Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm: Cần thực hiện việc quản lý, xây dựng liên
kết chuỗi, thanh tra, giám sát từ khâu sản xuất đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm tại các
chợ. Cùng với đó xây dựng kế hoạch tuyên truyền và ký cam kết và kiểm tra thường
xuyên với các hộ kinh doanh buôn bán hàng hóa để đảm bảo an toàn thực phẩm trong
chợ. Đồng thời đẩy mạnh phối hợp kiểm tra, giám sát, thanh tra, truy xuất nguồn gốc
hàng thực phẩm ra vào chợ, trong đó chú trọng các thực phẩm có nguy cơ cao như nhóm
hàng nông sản tươi sống. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về vệ sinh an toàn thực
phẩm. Triển khai thực hiện xây dựng văn minh thương mại tại các chợ, từng bước quản
lý chặt chẽ nguồn gốc hàng hóa ra vào chợ.
+ Công tác phòng cháy chữa cháy: Mỗi chợ đều có thiết kế hệ thống phòng cháy
chữa cháy và được thẩm duyệt nghiệm thu trước khi đưa vào hoạt động. Trong quá trình
hoạt động, đơn vị quản lý kinh doanh khai thác chợ phải xây dựng phương án phòng
cháy chữa cháy, hồ sơ quản lý công tác phòng cháy chữa cháy theo quy định. Hàng
tháng, hàng quý lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy của thành phố và các quận,
huyện tiến hành kiểm tra định kỳ để kịp thời phát hiện khắc phục và xử lý những vi
phạm trong việc đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ.
+ Công tác quản lý thị trường, chống buôn lậu, hàng giả, hàng nhái, hàng kém
chất lượng, gian lận thương mại: Công tác quản lý thị trường tại các chợ cần được thực
hiện thường xuyên với sự phối kết hợp của nhà nước, đơn vị quản lý và khai thác chợ
(BQL, Tổ quản lý, doanh nghiệp), thương nhân hoạt động kinh doanh trong chợ và người
tiêu dùng để thị trường phát triển lành mạnh, bảo vệ các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh
doanh chân chính và quyền lợi của người tiêu dùng.
1.2.3. Công cụ và phương pháp quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ
a.. Công cụ quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ
Công cụ quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ là tổng thể những phương tiện
hữu hình và vô hình mà nhà nước sử dụng để tác động lên mọi chủ thể tham gia hoạt
động trong hệ thống chợ nhằm thực hiện mục tiêu quản lý.
- Công cụ pháp luật
Trong quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ, pháp luật là công cụ quản lý quan
trọng nhất, có tính hiệu lực và hiệu quả cao để hướng dẫn, điều chỉnh hành vi của các
chủ thể tham gia hoạt động trong hệ thống chợ.
17
Nội dung của công cụ pháp luật thể hiện dưới hình thức nhà nước ban hành, sử
dụng các loại luật và văn bản cụ thể hóa luật để phát triển và quản lý hệ thống chợ. Công
cụ pháp luật có vai trò: Xác lập trật tự kỷ cương xã hội cho các chủ thể tham gia hoạt
động trong hệ thống chợ, tạo cơ sở pháp lý thực hiện quyền bình đẳng trong kinh tế và
gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trưởng và ổn định xã hội.
- Công cụ kế hoạch hóa
Công cụ kế hoạch hóa thể hiện các mục tiêu tương lai và biện pháp tổ chức thực
hiện các mục tiêu đó đảm bảo công tác phát triển và quản lý chợ đạt hiệu quả KT-XH.
Công cụ kế hoạch trên cơ sở phối hợp của các cơ quan thuộc các ban ngành quản
lý nhà nước có liên quan đối với hệ thống chợ, là một thể thống nhất bao gồm từ việc
quy hoạch mạng lưới chợ, kế hoạch 5 năm, kế hoạch hàng năm về phát triển và quản lý
hệ thống chợ đến công tác tổ chức thực hiện, sự phối hợp thực hiện của các ban ngành
có liên quan để thực hiện triển khai, theo dõi, giảm sát và các điều chỉnh kế hoạch cho
phù hợp với tình hình thực tiễn.
- Công cụ chính sách
Chính sách quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ là tổng thể các nguyên tắc,
các quy định, biện pháp mà nhà nước sử dụng để tác động lên hệ thống chợ nhằm đạt
được mục tiêu phát triển và quản lý chợ đã được đặt ra trong từng giai đoạn cụ thể.
Chính sách thể hiện quan điểm, hành động thực hiện của Chính phủ, chính quyền
địa phương đối với công tác phát triển và quản lý chợ. Ngoài ra, chính sách còn thể hiện
các quy định của Nhà nước để tác động lên các chủ thể tham gia hoạt động trong hệ
thống chợ.
Chính sách có tác dụng chỉ dẫn hoạt động, thu hút và khuyến khích các nhà đầu
tư tham gia xây dựng , kinh doanh khai thác và quản lý chợ một cách hiệu quả nhằm đạt
được các mục tiêu quản lý đã đặt ra trong từng giai đoạn.
b. Phương pháp quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ
Phương pháp kinh tế là tổng thể các cách thức, biện pháp mà nhà nước sử dụng
để tác động vào lợi ích kinh tế của các chủ thể tham gia hoạt động thương mại trên trị
trường nhằm đạt mục tiêu. Nhà nước và chính quyền địa phương sử dụng phương pháp
kinh tế làm động lực kích thích các chủ thể tham gia kinh doanh và đầu tư vào hệ thống
chợ. Chính quyền sử dụng các chính sách như tiền thưởng, trợ cấp hay hỗ trợ lãi suất tín
dụng, hỗ trợ thuế nhằm tác động vào các nhà đầu tư, các nhà kinh doanh trong hoạt động
thương mại tại chợ. Phương pháp này có ý nghĩa rất lớn trong việc thúc đẩy phát triển
như mở rộng quy mô kinh doanh, đổi mới cơ sở vật chất, đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng… cho hệ thống chợ.
18
Phương pháp tuyên truyền, giáo dục là cách thức tác động vào nhận thức, tình
cảm và đạo đức của đối tượng quản lý (cá nhân hay tập thể) nhằm nâng cao tính tự giác
và nhiệt tình lao động của họ trong việc thực hiện nhiệm vụ. Do đặc thù của hệ thống
chợ liên quan đến nhu cầu dân sinh nên phương pháp này có vai trò đặc biệt quan trọng
trong việc giác ngộ và nâng cao nhân thức của các chủ thể kinh doanh hay người dân.
Làm cho họ nâng cao sự hiểu biết đúng sai, tốt xấu, lợi hại,.. trong hoạt động củamình.
Chính quyền có thể thông qua các bộ máy tổ chức, hệ thống truyền thông dưới các hình
thức khác nhau và phối hợp với các lực lượng khác để giáo dục, động viên các chủ thể
kinh doanh, các nhà đầu tư nhằm phát triển hoạt động thương mại tại các chợ theo hướng
văn minh hiện đại, đảm bảo vệ sinh an toàn và giữ gìn an ninh trật tự… trong khuôn khổ
chính sách và luật pháp hiện hành.
Phương pháp hành chính là các phương pháp tác động dựa vào các mối quan hệ
tổ chức của hệ thống quản lý. Phương pháp này tác động trực tiếp vào hoạt động tại chợ
thông qua các quy định pháp luật, chính sách và các quy định hành chính khác của nhà
nước và địa phương, bắt buộc phải thực hiện các quy định, trật tự ký cương tại các chợ
trên địa bàn.
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn
tỉnh/thành phố
1.3.1. Yếu tố khách quan
- Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, điều kiện KT – XH
Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, điều kiện KT – XH tác động đến công tác quy
hoạch mạng lưới chợ, sự phân bố, số lượng và quy mô chợ và các công tác khác trong
quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ cũng và các hoạt động của các chủ thể tham gia
hoạt động tại các chợ. Quá trình phát triển KT – XH tác động trực tiếp đến hệ thống chợ,
sự tăng trưởng và phát triển của KT – XH thúc đẩy gia tăng nhu cầu mua bán, trao đổi
hàng hóa dịch vụ, đó cũng chính là cơ sở gia tăng, phát triển về số lượng, quy mô chợ,
cơ cấu mặt hàng và phương thức giao dịch tại chợ.
- Trình độ, năng lực nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh khai thác và quản lý chợ
Trình độ, năng lực nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh khai thác và quản lý chợ có
ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển và quản lý chợ. Các cơ chế chính sách tạo điều
kiện tối ưu để thu hút đầu tư xây dựng, kinh doanh khai thác và quản lý chợ. Tuy nhiên,
nhu cầu thực tế đòi hỏi những doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức kinh tế khác phải có đủ
năng lực tài chính, năng lực kinh nghiệm đầu tư xây dựng, kinh doanh khai thác và quản
lý chợ để có thể xây dựng, kinh doanh và khai thác chợ.
- Đội ngũ tiểu thương tại các chợ
19
Hoạt động khai thác và quản lý chợ phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức của các
hộ tiểu thương về ý thức chấp hành các quy định của các cơ quan nhà nước về vệ sinh
an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, phòng chảy chữa cháy, phòng chống mua bán
hàng giả, buôn lậu, gian lận thương mại…
- Hệ thống pháp luật và các văn bản pháp luật của trung ương
Hệ thống pháp luật và các văn bản pháp luật có tính chất quản lý, định hướng đối
với công tác phát triển và quản lý chợ tại các địa phương. Vì thế, khi hệ thống pháp luật
đầy đủ, thuận tiện thì có những tác động tích cực, thuận lợi đến quản lý nhà nước đối
với hệ thống chợ.
1.3.2. Yếu tố chủ quan
- Hệ thống cơ chế chính sáchcủa địa phương
Nhóm nhân tố này ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý nhà nước đối với hệ
thống chợ. Các cơ chế, chính sách sẽ tác động tới các hoạt động đầu tư xây dựng, kinh
doanh khai thác và quản lý chợ, mua bán trao đổi tại các chợ, tạo điều kiện cho công tác
quy hoạch, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát được thuận lợi. Hệ thống
văn bản chính sách hoàn thiện đầy đủ sẽ tạo điều kiện cho các cơ quan quản lý có liên
quan thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ
- Bộ máy tổ chức quản lý nhà nước của địa phương đối với hệ thống chợ
Hiện nay, Chính phủ đã ban hành đầy đủ các nghị định về phân công chứcnăng,
nhiệm vụ quyền hạn của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ,
UBND các cấp, thống nhất quản lý từ trung ương đến địa phương. Từ đó tránh được sự
chồng chéo trùng lặp, mâu thuẫn về chức năng cũng như nhiệm vụ giữa các cơ quan
quản lý nhà nước với nhau. Sự phối hợp giữa các các cơ quan quản lý nhà nước đối với
hệ thống chợ tạo ra tính đồng bộ, phát huy vai trò của công tác quản lý nhà nước.
Đội ngũ cán bộ quản lý cần có năng lực, trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu
quản lý, tinh thần trách nhiệm, phương pháp làm việc khoa học để nâng cao hiệu quả
quan lý nhà nước đối với hệ thống chợ.
1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ tại một số địa phương và
bài học kinh nghiệm đối với thành phố Hải Phòng
1.4.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ tại một số địa phương
a. Kinh nghiệm quản lý chợ trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
Hiện trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp có 228 chợ, gồm 6 chợ hạng 1, 28 chợ hạng
2, 187 chợ hạng 3, 7 chợ chuyên doanh đầu mối. Toàn tỉnh hiện có 25.679 hộ, điểm kinh
doanh tại chợ (17.373 điểm kinh doanh cố định và 8.306 điểm kinh doanh không cố
20
định). Trong công tác tổ chức, quản lý chợ, trên địa bàn tỉnh có 35 BQL chợ; 71 tổ quản
lý và 27 chợ là tổ chức, cá nhân quản lý.
Mô hình UBND các địa phương giao BQL chợ quản lý một số chợ trên địa bàn
đem lại sự năng động và phát huy vai trò của BQL chợ. Cụ thể, BQL chợ ở mô hình này
được chủ động đề ra phương án kinh doanh khai thác chợ, quyết định bộ máy tổ chức
(nhân sự) và tái đầu tư các chợ trong hệ thống quản lý. Đồng thời, BQL cũng đóng góp
một phần thuế thu nhập cho địa phương.
Đối với mô hình các tổ chức, cá nhân đầu tư khai thác, quản lý chợ, nguồn vốn
đầu tư xây dựng chợ do tổ chức, cá nhân tự bỏ ra (theo quy hoạch). Chủ đầu tư hoàn
toàn chủ động trong việc lập phương án quản lý, khai thác sao cho hiệu quả để đạt lợi
nhuận cao nhất. Tuy nhiên, các chợ do tư nhân đầu tư xây dựng, quản lý trên địa bàn
tỉnh đa số có quy mô nhỏ (hạng III). Điểm hạn chế ở mô hình này là công tác quản lý
còn nhiều bất cập, nhất là vấn đề xử lý môi trường: rác thải, cấp thoát nước,…
Hợp tác xã kinh doanh, quản lý chợ là loại hình quản lý phát huy được tính tập
thể, có thể huy động nguồn vốn của tiểu thương kinh doanh tại chợ. Tuy nhiên, do loại
hình hợp tác xã thương mại dịch vụ là loại hình mới, vốn ban đầu còn hạn chế nên
phương thức hoạt động còn lúng túng, chưa chủ động cung cấp nguồn hàng và các dịch
vụ theo đúng tính chất của hợp tác xã chợ. Mặt khác, các nội dung của Luật hợp tác xã
còn nhiều bất cập, chưa sát thực tế cũng là điểm chưa thuận lợi cho mô hình này.
Theo Sở Công Thương Đồng Tháp, xuất phát từ tình hình thực tế trên, công tác
chuyển đổi mô hình quản lý chợ cần phải có những bước thay đổi phù hợp. Vấn để cần
chú trọng đầu tiên là quan điểm xã hội hóa các chợ. Song song đó, phải điều chỉnh, bổ
sung sao cho phù hợp với tình hình thực tiễn về phát triển và quản lý chợ. Chuyển đổi
mô quy định hình quản lý chợ (từ BQL chợ sang doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân
kinh doanh khai thác và quản lý chợ) là nâng cao hiệu quả quản lý chợ, thu hút các
nguồn lực của các doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân tham gia kinh doanh khai thác
và quản lý chợ, góp phần đẩy nhanh tiến độ xã hội hóa về đầu tư xây dựng chợ.
b. Kinh nghiệm quản lý chợ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Hiện nay, Quảng Ninh có 132 chợ trong đó có 17 chợ hạng 1, 19 chợ hạng 2, 81
chợ hạng 3 và 15 chợ tự phát, chợ tạm. Số lượng chợ nông thôn hiện có là 52 chợ. Hoạt
động kinh doanh của các chợ tương đối ổn định, hàng hóa đa dạng, phong phú. Những
năm qua, hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh được quan tâm đầu tư xây dựng,
nhiều chợ được xây dựng bằng nguồn vốn xã hội hóa nên khá khang trang, hiện đại,
trong đó có khu bán hàng thực phẩm riêng thuận lợi cho việc mua bán của nhân dân.
21
Nhờ sự quan tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền, công tác phát triển và quản lý
chợ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều chuyển biến tích cực. Hệ thống chợ trên
địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực trong việc đẩy mạnh sản xuất, phát triển
dịch vụ, lưu thông hành hóa, phục vụ đời sống của nhân dân.
Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế, bất cập liên quan đến công tác quản lý nhà
nước về chợ, cụ thể như: công tác đầu tư, di chuyển chợ, chuyển đổi mô hình quản lý
chợ; công tác quản lý đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường; việc
chuyển đổi công năng đối với một số chợ chưa hoạt động hiệu quả; việc xử lý dẹp bỏ
đối với các chợ tạm, chợ tự phát còn hạn chế; việc xây dựng văn minh thương mại tại
chợ vẫn chưa đạt được hiệu quả…
Nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý và phát triển chợ theo quy hoạch
trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, các cơ quan quản lý đã đổi mới công tác tuyên truyền,
giáo dục tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của các chủ thể quản
lý và thực hiện hoạt động kinh doanh tại chợ. Ngoài ra, nâng cao năng lực thẩm định,
phê duyệt dự án về chợ và đảm bảo quy định tiêu chuẩn của nhà nước về từng hạng mục
công trình; giám sát xây dựng theo đúng dự án được phê duyệt; nâng cao trách nhiệm
của đơn vị quản lý chợ đối với việc thực hiện công tác quản lý…
1.4.2. Bài học kinh nghiệm đối với thành phố Hải Phòng
Trên cơ sở nghiên cứu kết quả đạt được, những mặt tích cực, hạn chế trong công
tác quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ tại một số địa phương, có thể rút ra một số
bài học kinh nghiệm với thành phố Hải Phòng như sau:
- Đối với việc ban hành văn bản pháp luật đối với hệ thống chợ
Tham mưu đề xuất, kiến nghị bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật để phát triển
và quản lý hoạt động đầu tư xây dựng và quản lý hệ thống chợ trên địa bàn thành phố.
Lồng ghép chính sách phát triển hệ thống chợ gắn với chương trình Mục tiêu quốc gia
về xây dựng nông thôn mới, đầu tư NSNN xây dựng các chợ nông thôn.
- Đối với việc xây dựng quy hoạch phát triển hệ thống chợ
Tăng cường hiệu quả công tác quy hoạch, kế hoạch mạng lưới chợ trên địa bàn
thành phố. Công bố quy hoạch mạng lưới trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đẩy
mạnh xã hội hóa đầu tư xây dựng chợ, ban hành cơ chế chính sách thu hút, ưu đãi đối
với các nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh khai thác và quản lý chợ.
- Đối với việc tổ chức bộ máy quản lý đối với hệ thống chợ
Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ, nhân viên trực tiếp làm nhiệm vụ quản lý
nhà nước và làm việc tại công ty, BQL các chợ. Đẩy mạnh chuyển đổi mô hình kinh
22
doanh, khai thác và quản lý chợ. Tổ chức đấu thầu lựa chọn doanh nghiệp, hợp tác xã
kinh doanh, khai thác và quản lý chợ để nâng cao hiệu quả quản lý chợ.
- Đối với việc thanh tra, kiểm tra, giám sát xử lý vi phạm và đánh giá kết quả
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất hoạt động tại
các chợ trên địa bàn thành phố. Trích nguồn ngân sách, nhân lực phù hợp để thực hiện
hoạt động thanh tra, kiểm tra hoạt động tại các chợ.
- Bài học khác
Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, thuận
lợi cho hoạt đầu đầu tư xây dựng, kinh doanh, khai thác và quản lý chợ.
Tăng cường công tác quản lý về chợ liên quan đến các vấn đề vệ sinh an toàn
thực phẩm, vệ sinh môi trường, phòng cháy, chữa cháy, bố trí sắp xếp các gian hàng
theo đúng mặt hàng, đảm bảo mỹ quan và thuận tiện cho người mua hàng tại chợ.
23
CHƯƠNG 2.
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
HỆ THỐNG CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN
2018 - 2020
2.1. Tổng quan tình hình và những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với
hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng
2.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng
Hải Phòng là thành phố ven biển, nằm phía Đông miền duyên hải Bắc Bộ, cách
thủ đô Hà Nội 102 km, phía Bắc và Đông Bắc giáp Quảng Ninh, Phía Tây Bắc giáp Hải
Dương, phía Tây Nam giáp Thái Bình và phía Đông là bờ biển kéo dài từ đảo Cát Hải
đến cửa sông Thái Bình. Hải Phòng có địa hình đồi núi chiếm 15% diện tích, phân bố
chủ yếu ở phía Bắc, do vậy địa hình phía Bắc có hình dáng và cấu tạo địa chất của vùng
trung du; phía nam có địa hình thấp và khá băng phẳng đặc trưng của kiểu địa hình thuần
túy nghiêng ra biển, có độ cao từ 0,7 – 1,7m so với mực nước biển.
Hải Phòng ngày nay bao gồm 15 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 7 quận (Hồng
Bàng, Lê Chân, Ngô Quyền, Kiến An, Hải An, Đồ Sơn, Dương Kinh), 8 huyện (An
Dương, An Lão, Bạch Long Vĩ, Cát Hải, Kiến Thuỵ, Tiên Lãng, Thuỷ Nguyên, Vĩnh
Bảo), với 217 đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn.
Tổng diện tích của thành phố Hải Phòng là 1.519km2, bao gồm cả huyện đảo Cát
Hải và Bạch Long Vĩ. Dân số của Hải Phòng là 2.053.493 người; mật độ dân số bình
quân là 1.315 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số bình quân giai đoạn 2011 – 2021 là
0,94%/năm. Số lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế là
1.075,7 nghìn người, chiếm tỷ lệ 52,38% tổng số dân và chiếm 97.87% so với tổng số
lực lượng lao động.
Hải Phòng là nơi có vị trí quan trọng về KT – XH và an ninh, quốc phòng của
vùng Bắc Bộ và cả nước, cùng với vành đai hợp tác kinh tế Việt Nam – Trung Quốc. Từ
năm 2005 đến nay, Hải Phòng luôn luôn đứng ở vị trí thứ 3 trong danh sách các tỉnh
thành phố đóng góp ngân sách nhiều nhất cả nước, sau thành phố Hồ Chí Minh và Hà
Nội. Năm 2020, thành phố Hải Phòng xếp ở vị trí thứ 7/63 tỉnh thành về Chỉ số năng
lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam. Cơ cấu kinh tế của thành phố chuyển dịch theo
hướng tích cực, tăng tỷ trọng công nghiệp – xây dựng và dịch vụ; kết cấu hạ tầng giao
thông, đô thị, nông thôn được đầu tư phát triển; các lĩnh vực văn hóa xã hội có nhiều
tiến bộ mới; đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể, bộ mặt đô thị và nông thôn có
nhiều khởi sắc. Kinh tế thành phố luôn duy trì tốc độ tăng trưởng cao, GRDP bình quân
24
5 năm 2016 – 2020 tăng 13,94%/năm, gấp 1,3 lần mục tiêu Nghị quyết Đại hội XV đề
ra (10,5%/năm). Quy mô kinh tế tiếp tục được mở rộng, năm 2020 ước đạt 276,6 nghìn
tỷ đồng (tương đương khoảng 12 tỷ USD), đứng thứ 2 vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
GRDP bình quân đầu người năm 2020 ước đạt 5.863 USD, gấp gần 2 lần của cả nước
(3.000 USD).
Với lợi thế cảng biển nước sâu nên vận tải biến rất phát triển, Hải Phòng trở thành
đầu mối giao thông đường biển phía Bắc, đồng thời là một trong những động lực tăng
trưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Là trung tâm kinh tế – khoa học – kỹthuật
tổng hợp của vùng duyên hải Bắc Bộ và là một trong 2 trung tâm phát triển của vùng
kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Hải Phòng có nhiều khu công nghiệp, thương mại lớn và
trung tâm dịch vụ, du lịch, giáo dục, y tế của vùng duyên hải Bắc Bộ Việt Nam.
2.1.2. Thực trạng hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
Hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng đã được phát triển và hoạt động
trong thời kỳ dài phát triển KT – XH của thành phố và đất nước. Hải Phòng hiện có 154
chợ trong đó có 6 chợ hạng 1 (chợ Trần Quang Khải, chợ Quán Toan, chợ Tam Bạc,
chợ An Dương, chợ Núi Đèo, chợ Cát Bi), 14 chợ hạng 2, 122 chợ hạng 3 và 12 chợ
tạm kinh doanh hoa quả; 40 chợ được xây dựng kiên cố, 89 chợ được xây dựng bán kiên
cố và còn lại là chợ tạm, lều lán và đất trống. Diện tích bình quân/chợ của Hải Phòng
10,62 km2/chợ, bán kính phục vụ là 1,84 km2/chợ; hiện đứng thứ 7 về diện tích, bán
kính phục vụ Vùng đồng bằng Sông Hồng.
Hệ thống chợ trên địa bàn thành phố là kênh lưu thông quan trọng trong lưu
chuyển hàng hóa phục vụ người dân của thành phố và khu vực phía Bắc. Dựa trên sự
tiện lợi và độ bao phủ rộng trên địa bàn thành phố, mạng lưới chợ có thể giúp khách
hàng dễ dàng tiếp cận và thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng hàng hóa. Nhìn chung, hệ thống
chợ đã từng bước được nâng cấp và phát triển nhanh tạo nên kênh lưu thông phân phối
hàng hóa trên thị trường nội địa; các phương thức kinh doanh văn minh, hiện đại được
hình thành; góp phần đảm bảo cho thương mại Hải Phòng có một diện mạo mới, có tác
dụng thu hút và lan tỏa tới thị trường các tỉnh vùng Duyên Hải - Bắc Bộ và thị trường
khu vực. Ngoài ra, hệ thống chợ còn đảm bảo chủ động cân đối quan hệ cung cầu các
mặt hàng trọng yếu, giúp thị trường vận động một cách tích cực và ổn định.
Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh tại các chợ vẫn còn gặp không ít khó khăn và
công tác quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố vẫn còn gặp một
số bất cập. Việc quy hoạch tổng thể phát triển đô thị, quy hoạch khu dân cư chưa chú
trọng tới quy hoạch phát triển chợ trên địa bàn nên còn gặp nhiều khó khăn về vị trí đất
xây dựng chợ mới, mở rộng quy mô diện tích của các chợ hiện có. Cơ sở vật chất của
25
phần lớn các chợ còn lạc hậu, chủ yếu được xây dựng bán kiên cố và lán tạm, nhất là
các chợ nhỏ, xa khu vực trung tâm. Số lượng chợ đạt hạng 1 và hạng 2 còn thấp, trong
khi chợ hạng 3 chiếm tỷ lệ còn phổ biến; mô hình quản lý tại các chợ còn lạc hậu, chủ
yếu vẫn là mô hình BQL, Tổ quản lý nên hiệu quả hoạt động thấp; các phương thức hoạt
động thương mại chủ yếu là buôn bán truyền thống, quy mô nhỏ, tự phát và chất lượng
hàng hóa chưa đảm bảo. Tổng quan định vị của chợ trên chuỗi giá trị cung ứng là tương
đối thấp, tập trung vào các mặt hàng bình dân như đồ dùng gia đình, hàng nông sản thực
phẩm tươi sống và hàng tiêu dùng hàng ngày. Hiện nay trên địa bàn thành phố còn tồn
tại nhiều chợ tự phát, tập trung chủ yếu ven đường giao thông, ảnh hưởng đến an toàn
và mỹ quan giao thông, vệ sinh an toàn thực phẩm. Điều này đã phần nào hạn chế vai
trò của hệ thống chợ đối với sự phát triển thương mại, lưu thông hàng hóa, trên địa bàn
thành phố cũng như chưa đáp ứng tốt nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa của dân cư.
2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa
bàn thành phố Hải Phòng.
a. Yếu tố khách quan
- Nhân tố vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, điều kiện KT – XH
Hải Phòng là thành phố ven biển, nằm ở Vùng Đông Bắc Đồng bằng sông Hồng,
có vị trí giao lưu thuận lợi với các tỉnh trong nước và quốc tế, là đầu mối quan trọng,
cửa chính ra biển của các địa phương miền Bắc, kết nối các tuyến giao thông hàng hải
quốc tế. Vị trí địa lý thuận lợi giúp Hải Phòng có được nguồn hàng hóa đa dạng, dồi dào
và thu hút được nhiều chủ thể kinh doanh từ doanh nghiệp đến cá nhân, cùng với đó là
một lượng lớn người tiêu dùng tại địa phương cũng như tại các khu vực lân cận. Chính
vì thế, mạng lưới phân phối hàng hóa ở Hải Phòng (cả hình thực phân phối hiện đại và
truyển thống) đều được quan tâm đầu tư phát triển. Hệ thống chợ tại Hải Phòng cũng
luôn là một trong những trọng điểm đầu tư trong kế hoạch phát triển thương mại của
thành phố nên vấn đề quản lý hệ thống chợ cũng nhận được sự quan tâm chỉ đạo từ các
cấp trung ương đên địa phương.
Hải Phòng là thành phố có nền kinh tế phát triển hàng đầu cả nước, GRDP của
Hải Phòng năm 2020 theo giá hiện hành đạt 276,6 nghìn tỷ đồng, xếp 6/63 tỉnh thành cả
nước, tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố đạt 11,22 % top 2 cả nước, GRDP bình
quân đầu người ước đạt 5.863 USD năm 2020 gấp 1,93 lần so với năm 2015, xếp thứ 6
trên 63 tỉnh thành. Nền kinh tế tăng trưởng nhanh của thành phố thúc đẩy phát triển hệ
thống chợ một cách mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân và nhu cầu
kinh doanh của các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất, kinh doanh. Kinh tế thành phố phát
triển ổn định là tiền đề quan trọng trong việc thu NSNN, tạo nguồn tài chính ổn định
26
trong việc đầu tư xấy dựng và phát triển các cơ sở hạ tầng của thành phố, trong đó có hệ
thống chợ.
- Hệ thống pháp luật và các văn bản pháp luật của trung ương
Hiện nay, hệ thống văn bản pháp luật về hệ thống chợ tại Việt Nam cơ bản đã
được hoàn thiện. Hệ thống pháp luật mang tính chất quản lý, định hướng đối với công
tác phát triển và quản lý hệ thống chợ trên cả nước nói chung và thành phố Hải Phòng
nói riêng. Đây là một điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước đối với hệ thống
chợ, tuy nhiên thành phố cần có những điều chỉnh phù hợp và quy định cụ thể phù hợp
với điều kiện tự nhiên, KT – XH của thành phố. UBND thành phố cần dựa trên hệ thống
văn bản pháp luật cấp trung ương, phối hợp cùng các Sở, Ban, ngành liên quan để xây
dựng những văn bản chỉ đạo, hướng dẫn quy hoạch, khai thác, phát triển và quản lý hệ
thống chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng sao cho phù hợp và đạt hiệu quả cao.
b. Yếu tố chủ quan
- Hệ thống cơ chế chính sách, văn bản pháp luật
Hiện nay, thành phố Hải Phòng đang trong quá trình đô thị hóa mạnh mẽ nên nhu
cầu về đầu tư phát triển chợ, kêu gọi xã hội hóa trong công tác quản lý, kinh doanh khai
thác chợ là một nối dung rất được quan tâm. Thành phố đã xây dựng được những cơ chế
chính sách ưu đãi về thuế, về sử dụng đất, về đầu tư… nhằm thúc đẩy hoạt động đầu tư,
khai thác hoạt động kinh doanh tại chợ. Chính vì thế, hệ thống chợ trên địa bàn thành
phố ngày càng phát triển, giữ vững vai trò và vị thế quan trọng trong đời sống vật chất
và tinh thần của người dân. Tuy nhiên, việc chưa có chế tài xử lý cụ thể đối với các đơn
vị kinh doanh, khai thác chợ khi không chấp hành các quy định trong quá trình tổ chức
hoạt động cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý của chính quyền địa
phương. Điều đó đặt ra càng nhiều yêu cầu đối với hoạt động quản lý hệ thống chợtrên
địa bàn: dẫn dắt, định hướng sự phát triển của các chợ và hoạt động kinh doanh trong
chợ; thanh tra, kiểm tra, đảm bảo hoạt động của chợ…
- Bộ máy tổ chức quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ
Nhà nước đã ban hành đầy đủ các nghị định về phân công chức năng, nhiệm vụ
quyền hạn của Sở Công thương thành phố - cơ quan chịu trách nhiệm chính trong quản
lý nhà nước đối với hệ thống chợ, cùng với các Sở, ban, ngành liên quan tại địa phương.
Đây là nền tảng pháp lý cần thiết và chắc chắn trong hoạt động quản lý hệ thống chợ
trên địa bàn thành phố Hải Phòng, tránh được sự chồng chéo, trùng lặp, mâu thuẫn về
chức năng và nhiệm vụ giữa các cơ quan quản lý của thành phố.
27
2.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành
phố Hải Phòng giai đoạn 2018 – 2020
2.2.1. Thực trạng ban hành văn bản pháp luật đối với hệ thống chợ trên địa bàn
thành phố Hải Phòng
a. Hệ thống văn bản pháp quy trung ương
Hệ thống văn bản pháp quy của trung ương mang tính định hướng chung về phát
triển và quản lý chợ trên toàn quốc, là cơ sở cho hoạt động quản lý nhà nước đối vớihệ
thống chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng:
- Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ về
Phát triển và quản lý chợ.
- Nghị định số 114/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ về
việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 01
năm 2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ.
- Thông tư số 67/2003/TT-BTC ngày 11 tháng 7 năm 2003 của Bộ Tài chính về
việc hướng dẫn cơ chế tài chính áp dụng cho BQL chợ, doanh nghiệp kinh doanh khai
thác và quản lý chợ.
- Thông tư số 07/2003/TT-BKH ngày 11 tháng 9 năm 2003 của Bộ Kế hoạch và
đầu tư về việc hướng dẫn lập các dự án quy hoạch phát triển và đầu tư xây dựng chợ.
- Quyết định số 559/2004/QĐ-TTg ngày 31 tháng 5 năm 2004 về việc phê duyệt
Chương trình phát triển chợ đến năm 2010.
- Quyết định số 3621/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 12 năm 2012 về việc ban hành
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9211:2012 Chợ - tiêu chuẩn thiết kế; và các quyết địnhban
hành của địa phương về việc hỗ trợ và khuyến khích đầu tư xây dựng hạ tầng chợ trên
địa bàn.
- Quyết định số 12151/QĐ-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ
Công Thương về việc hướng dẫn thực hiện tiêu chí số 7 về chợ trong bộ tiêu chí quốc
gia xây dựng nông thôn mới.
- Ngày 26 tháng 12 năm 2007, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký ban hành Quyết
định số 012/QĐ-BCT phê duyệt “Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ toàn quốc dến
năm 2010 và định hướng đến năm 2020”.
- Ngày 26 tháng 6 năm 2015, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký ban hành Quyết
định số 6481/QĐ-BCT phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới chợ toàn
quốc đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035”.
b. Hệ thống văn bản pháp quy thành phố Hải Phòng
28
Dựa trên hệ thống văn bản pháp quy trung ương về phát triển và quản lý chợ, căn
cứ vào điều kiện thực tế và mục tiêu phát triển hệ thống chợ, thành phố Hải Phòng đã
xây dựng kế hoạch, ban hành hệ thống các văn bản chỉ đạo về quản lý và phát triển hệ
thống chợ trên địa bàn thành phố:
- Quyết định số 2367/QĐ-UBND ngày 24 tháng 11 năm 2009 về việc phê duyệt
Đề án bổ sung, điều chỉnh quy hoạch phát triển thương mại Thành phố Hải Phòng đến
năm 2020.
- Quyết định số 1272/QĐ-UBND ngày 13 tháng 08 năm 2012 về việc Chương
trình hành động thực hiện Nghị quyết 05-NQ/TU về phát triển thương mại Hải Phòng
đến năm 2015, định hướng đến năm 2020.
- Quyết định số 110/KH-UBND ngày 17 tháng 04 năm 2020 về kế hoạch thực
hiện Nghị quyết số 26/NQ-HĐND ngày 08/12/2017 của HĐND thành phố khóa XV về
phát triển công nghiệp và thương mại thành phố Hải Phòng.
- Quyết định số 934/2010/QĐ-UBND ngày 15 tháng 06 năm 2010 của UBND
thành phố Hải Phòng về việc ban hành Quy chế chuyển đổi mô hình tổ chức, quản lý,
kinh doanh khai thác chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
- Quyết định số 2043/QĐ-UBND ngày 21 tháng 11 năm 2012 của UBND thành
phố Hải Phòng về việc Phê duyệt Đề án Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ thành phố
Hải Phòng đến năm 2020.
- Quyết định số 3434/2016/QĐ-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2016 của UBND
thành phố Hải Phòng về việc phê duyệt giá dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng tại chợ
trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
2.2.2. Thực trạng xây dựng, quy hoạch phát triển hệ thống chợ trên địa bànthành
phố Hải Phòng
a. Công tác đầu tư xây dựng chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
Hiện nay, thành phố Hải Phòng đang tiếp tục chủ trương xã hội hóa đầu tư xây
dựng và quản lý chợ, khuyến khích các tổ chức, các cá nhân và doanh nghiệp thuộc mọi
thành phần kinh tế tham gia đấu thầu đầu tư hoặc góp vốn cùng nhà nước đầu tư xây
dựng hệ thống chợ trên địa bàn thành phố. Đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư xây chợ từ
các nguồn: vốn của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và của nhân dân đóng góp; vốn
từ NSNN, ngân sách của địa phương và các nguồn tài trợ, nguồn thu hợp pháp khác.
UBND thành phố Hải Phòng bố trí nguồn vồn từ nguồn NSNN thành phố để hỗ trợ các
cá nhân, tổ chức trực tiếp đầu tư hoặc góp vốn tham gia đầu tư xây dựng và quản lý chợ.
Việc hỗ trợ vồn đầu tư được thực hiện theo Quyết định của Chủ tịch UBND thành phố.
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Đối Với Hệ Thống Chợ Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Đối Với Hệ Thống Chợ Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Đối Với Hệ Thống Chợ Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Đối Với Hệ Thống Chợ Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Đối Với Hệ Thống Chợ Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Đối Với Hệ Thống Chợ Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Đối Với Hệ Thống Chợ Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Đối Với Hệ Thống Chợ Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Đối Với Hệ Thống Chợ Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Đối Với Hệ Thống Chợ Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Đối Với Hệ Thống Chợ Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Đối Với Hệ Thống Chợ Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Đối Với Hệ Thống Chợ Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Đối Với Hệ Thống Chợ Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Đối Với Hệ Thống Chợ Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Đối Với Hệ Thống Chợ Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Đối Với Hệ Thống Chợ Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Đối Với Hệ Thống Chợ Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Đối Với Hệ Thống Chợ Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Đối Với Hệ Thống Chợ Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Đối Với Hệ Thống Chợ Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Đối Với Hệ Thống Chợ Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Đối Với Hệ Thống Chợ Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Đối Với Hệ Thống Chợ Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Đối Với Hệ Thống Chợ Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng

More Related Content

What's hot

Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên QuangXử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quangluanvantrust
 
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt NamLuận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt NamViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Luận văn: Tổ chức và hoạt động của UBND cấp xã tại Tp. HCM
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của UBND cấp xã tại Tp. HCMLuận văn: Tổ chức và hoạt động của UBND cấp xã tại Tp. HCM
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của UBND cấp xã tại Tp. HCM
 
Luận án: Vận động chính sách công ở Anh, Pháp, Mỹ, HAY
Luận án: Vận động chính sách công ở Anh, Pháp, Mỹ, HAYLuận án: Vận động chính sách công ở Anh, Pháp, Mỹ, HAY
Luận án: Vận động chính sách công ở Anh, Pháp, Mỹ, HAY
 
Luận án: Chất lượng dịch vụ hành chính công tại Hà Nội, HOT
Luận án: Chất lượng dịch vụ hành chính công tại Hà Nội, HOTLuận án: Chất lượng dịch vụ hành chính công tại Hà Nội, HOT
Luận án: Chất lượng dịch vụ hành chính công tại Hà Nội, HOT
 
Đề tài: Năng lực của công chức Văn hóa - xã hội tại Thái Nguyên
Đề tài: Năng lực của công chức Văn hóa - xã hội tại Thái NguyênĐề tài: Năng lực của công chức Văn hóa - xã hội tại Thái Nguyên
Đề tài: Năng lực của công chức Văn hóa - xã hội tại Thái Nguyên
 
Báo cáo thực tập ngành Hành chính văn thư Văn phòng HĐND-UBND Huyện Sóc Sơn
Báo cáo thực tập ngành Hành chính văn thư Văn phòng HĐND-UBND Huyện Sóc SơnBáo cáo thực tập ngành Hành chính văn thư Văn phòng HĐND-UBND Huyện Sóc Sơn
Báo cáo thực tập ngành Hành chính văn thư Văn phòng HĐND-UBND Huyện Sóc Sơn
 
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên QuangXử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang
 
Luận văn: Hình phạt tử hình trong pháp luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Hình phạt tử hình trong pháp luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Hình phạt tử hình trong pháp luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Hình phạt tử hình trong pháp luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Thực hiện chính sách cải cách hành chính tại Lai Châu
Luận văn: Thực hiện chính sách cải cách hành chính tại Lai ChâuLuận văn: Thực hiện chính sách cải cách hành chính tại Lai Châu
Luận văn: Thực hiện chính sách cải cách hành chính tại Lai Châu
 
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt NamLuận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam
 
Đề tài: Cải cách thủ tục hành chính theo mô hình một cửa liên thông
Đề tài: Cải cách thủ tục hành chính theo mô hình một cửa liên thôngĐề tài: Cải cách thủ tục hành chính theo mô hình một cửa liên thông
Đề tài: Cải cách thủ tục hành chính theo mô hình một cửa liên thông
 
BÀI MẪU Luận văn Quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản, HAY
BÀI MẪU Luận văn Quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản, HAYBÀI MẪU Luận văn Quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản, HAY
BÀI MẪU Luận văn Quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản, HAY
 
Đề tài: Kiểm soát Thủ tục hành chính tại tp Đồng Hới – Quảng Bình
Đề tài: Kiểm soát Thủ tục hành chính tại tp Đồng Hới – Quảng BìnhĐề tài: Kiểm soát Thủ tục hành chính tại tp Đồng Hới – Quảng Bình
Đề tài: Kiểm soát Thủ tục hành chính tại tp Đồng Hới – Quảng Bình
 
210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân
210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân
210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân
 
Luận văn: Tội đánh bạc theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội đánh bạc theo luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Tội đánh bạc theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội đánh bạc theo luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, HOT
Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, HOTPhương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, HOT
Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, HOT
 
Đề tài: Phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ đến năm 2030
Đề tài: Phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ đến năm 2030Đề tài: Phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ đến năm 2030
Đề tài: Phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ đến năm 2030
 
Đề tài: Thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa ở Thị xã Hà Tiên
Đề tài: Thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa ở Thị xã Hà TiênĐề tài: Thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa ở Thị xã Hà Tiên
Đề tài: Thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa ở Thị xã Hà Tiên
 
Luận văn: Hoạt động của Văn phòng UBND TP Vinh, HAY
Luận văn: Hoạt động của Văn phòng UBND TP Vinh, HAYLuận văn: Hoạt động của Văn phòng UBND TP Vinh, HAY
Luận văn: Hoạt động của Văn phòng UBND TP Vinh, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về thanh tra trong lĩnh vực lao động, HAY
Luận văn: Pháp luật về thanh tra trong lĩnh vực lao động, HAYLuận văn: Pháp luật về thanh tra trong lĩnh vực lao động, HAY
Luận văn: Pháp luật về thanh tra trong lĩnh vực lao động, HAY
 
Đề tài: Quản lý hành chính văn phòng tại Công ty Vận tải biển, HOT
Đề tài: Quản lý hành chính văn phòng tại Công ty Vận tải biển, HOTĐề tài: Quản lý hành chính văn phòng tại Công ty Vận tải biển, HOT
Đề tài: Quản lý hành chính văn phòng tại Công ty Vận tải biển, HOT
 

Similar to Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Đối Với Hệ Thống Chợ Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng

Luận Văn Kiểm Soát Hoạt Động Mua Sắm Tài Sản Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Kiểm Soát Hoạt Động Mua Sắm Tài Sản Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng ThápLuận Văn Kiểm Soát Hoạt Động Mua Sắm Tài Sản Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Kiểm Soát Hoạt Động Mua Sắm Tài Sản Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng ThápViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
phan-tich-dac-diem-he-thong-ke-toan-cua-trung-quoc-va-qua-trinh-hoa-hop-hoi-tu
phan-tich-dac-diem-he-thong-ke-toan-cua-trung-quoc-va-qua-trinh-hoa-hop-hoi-tuphan-tich-dac-diem-he-thong-ke-toan-cua-trung-quoc-va-qua-trinh-hoa-hop-hoi-tu
phan-tich-dac-diem-he-thong-ke-toan-cua-trung-quoc-va-qua-trinh-hoa-hop-hoi-tuNguyen Duy
 
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Hệ Thống Chuỗi ...
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Hệ Thống Chuỗi ...Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Hệ Thống Chuỗi ...
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Hệ Thống Chuỗi ...tcoco3199
 
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các siêu thị BIGC Việt Nam
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các siêu thị BIGC Việt Nam Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các siêu thị BIGC Việt Nam
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các siêu thị BIGC Việt Nam nataliej4
 
Luận văn: Hoàn thiện hệ thống thẩm định niêm yết trên thị trường chứng khoán ...
Luận văn: Hoàn thiện hệ thống thẩm định niêm yết trên thị trường chứng khoán ...Luận văn: Hoàn thiện hệ thống thẩm định niêm yết trên thị trường chứng khoán ...
Luận văn: Hoàn thiện hệ thống thẩm định niêm yết trên thị trường chứng khoán ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Báo cáo ngành thương mại điện tử Việt Nam 2013
Báo cáo ngành thương mại điện tử Việt Nam 2013Báo cáo ngành thương mại điện tử Việt Nam 2013
Báo cáo ngành thương mại điện tử Việt Nam 2013BUG Corporation
 
Báo cáo Thương mại Điện tử VN 2013
Báo cáo Thương mại Điện tử VN 2013Báo cáo Thương mại Điện tử VN 2013
Báo cáo Thương mại Điện tử VN 2013Hung Nguyen
 
Báo cáo tổng kết thương mại điện tử của việt nam năm 2013 - vecita
Báo cáo tổng kết thương mại điện tử của việt nam năm 2013 - vecitaBáo cáo tổng kết thương mại điện tử của việt nam năm 2013 - vecita
Báo cáo tổng kết thương mại điện tử của việt nam năm 2013 - vecitaNguyen Thu
 

Similar to Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Đối Với Hệ Thống Chợ Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng (20)

Luận văn: Giải pháp phát triển siêu thị tại tỉnh Bình Dương đến năm 2015
Luận văn: Giải pháp phát triển siêu thị tại tỉnh Bình Dương đến năm 2015Luận văn: Giải pháp phát triển siêu thị tại tỉnh Bình Dương đến năm 2015
Luận văn: Giải pháp phát triển siêu thị tại tỉnh Bình Dương đến năm 2015
 
Điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp khai thác và quản lý chợ
Điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp khai thác và quản lý chợĐiều kiện kinh doanh của doanh nghiệp khai thác và quản lý chợ
Điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp khai thác và quản lý chợ
 
Xây Dựng Hệ Thống Chỉ Tiêu Phân Tích Tài Chính Tại Công Ty Khoáng Sản
Xây Dựng Hệ Thống Chỉ Tiêu Phân Tích Tài Chính Tại Công Ty Khoáng SảnXây Dựng Hệ Thống Chỉ Tiêu Phân Tích Tài Chính Tại Công Ty Khoáng Sản
Xây Dựng Hệ Thống Chỉ Tiêu Phân Tích Tài Chính Tại Công Ty Khoáng Sản
 
Luận Văn Kiểm Soát Hoạt Động Mua Sắm Tài Sản Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Kiểm Soát Hoạt Động Mua Sắm Tài Sản Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng ThápLuận Văn Kiểm Soát Hoạt Động Mua Sắm Tài Sản Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Kiểm Soát Hoạt Động Mua Sắm Tài Sản Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
 
Đề tài: Điều kiện áp dụng việc điều hành chính sách tiền tệ, HOT
Đề tài: Điều kiện áp dụng việc điều hành chính sách tiền tệ, HOTĐề tài: Điều kiện áp dụng việc điều hành chính sách tiền tệ, HOT
Đề tài: Điều kiện áp dụng việc điều hành chính sách tiền tệ, HOT
 
Luận văn: Tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế về hoàn thuế, HOT
Luận văn: Tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế về hoàn thuế, HOTLuận văn: Tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế về hoàn thuế, HOT
Luận văn: Tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế về hoàn thuế, HOT
 
phan-tich-dac-diem-he-thong-ke-toan-cua-trung-quoc-va-qua-trinh-hoa-hop-hoi-tu
phan-tich-dac-diem-he-thong-ke-toan-cua-trung-quoc-va-qua-trinh-hoa-hop-hoi-tuphan-tich-dac-diem-he-thong-ke-toan-cua-trung-quoc-va-qua-trinh-hoa-hop-hoi-tu
phan-tich-dac-diem-he-thong-ke-toan-cua-trung-quoc-va-qua-trinh-hoa-hop-hoi-tu
 
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Hệ Thống Chuỗi ...
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Hệ Thống Chuỗi ...Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Hệ Thống Chuỗi ...
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Hệ Thống Chuỗi ...
 
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các siêu thị BIGC Việt Nam
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các siêu thị BIGC Việt Nam Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các siêu thị BIGC Việt Nam
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các siêu thị BIGC Việt Nam
 
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả, HOT
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả, HOTLuận văn: Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả, HOT
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả, HOT
 
Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả tại quận Hoàn Kiếm
Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả tại quận Hoàn KiếmXử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả tại quận Hoàn Kiếm
Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả tại quận Hoàn Kiếm
 
Đề tài: Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả, HOT
Đề tài: Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả, HOTĐề tài: Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả, HOT
Đề tài: Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả, HOT
 
Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả ở Hà Nội, HAY
Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả ở Hà Nội, HAYXử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả ở Hà Nội, HAY
Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả ở Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Hoạt động kinh doanh nhượng quyền thương mại ứng dụng trong ngành t...
Luận văn: Hoạt động kinh doanh nhượng quyền thương mại ứng dụng trong ngành t...Luận văn: Hoạt động kinh doanh nhượng quyền thương mại ứng dụng trong ngành t...
Luận văn: Hoạt động kinh doanh nhượng quyền thương mại ứng dụng trong ngành t...
 
Quản lý về hải quan đối với đầu tư trực tiếp tại khu kinh tế, HOT
Quản lý về hải quan đối với đầu tư trực tiếp tại khu kinh tế, HOTQuản lý về hải quan đối với đầu tư trực tiếp tại khu kinh tế, HOT
Quản lý về hải quan đối với đầu tư trực tiếp tại khu kinh tế, HOT
 
Luận án: Phát triển bền vững khu công nghiệp tại Hải Phòng, 9đ
Luận án: Phát triển bền vững khu công nghiệp tại Hải Phòng, 9đLuận án: Phát triển bền vững khu công nghiệp tại Hải Phòng, 9đ
Luận án: Phát triển bền vững khu công nghiệp tại Hải Phòng, 9đ
 
Luận văn: Hoàn thiện hệ thống thẩm định niêm yết trên thị trường chứng khoán ...
Luận văn: Hoàn thiện hệ thống thẩm định niêm yết trên thị trường chứng khoán ...Luận văn: Hoàn thiện hệ thống thẩm định niêm yết trên thị trường chứng khoán ...
Luận văn: Hoàn thiện hệ thống thẩm định niêm yết trên thị trường chứng khoán ...
 
Báo cáo ngành thương mại điện tử Việt Nam 2013
Báo cáo ngành thương mại điện tử Việt Nam 2013Báo cáo ngành thương mại điện tử Việt Nam 2013
Báo cáo ngành thương mại điện tử Việt Nam 2013
 
Báo cáo Thương mại Điện tử VN 2013
Báo cáo Thương mại Điện tử VN 2013Báo cáo Thương mại Điện tử VN 2013
Báo cáo Thương mại Điện tử VN 2013
 
Báo cáo tổng kết thương mại điện tử của việt nam năm 2013 - vecita
Báo cáo tổng kết thương mại điện tử của việt nam năm 2013 - vecitaBáo cáo tổng kết thương mại điện tử của việt nam năm 2013 - vecita
Báo cáo tổng kết thương mại điện tử của việt nam năm 2013 - vecita
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh AnPhân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh Anlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxGingvin36HC
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Recently uploaded (20)

40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
 
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh AnPhân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
 
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
 
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
 
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
 

Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Đối Với Hệ Thống Chợ Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH TẾ - LUẬT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: ĐỀ TÀI: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỆ THỐNG CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG NHẬN VIẾT THUÊ KHOÁ LUẬN ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ : 0917.193.864 WEBSITE: VIETKHOALUAN.COM NGÀNH ĐÀO TẠO: KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ HÀ NỘI, 2022
  • 2. i TÓM LƯỢC Chợ là một loại hình thương mại truyền thống lâu đời không thể không đề cập đến khi nghiên cứu về hạ tầng thương mại. Việc nghiên cứu về vấn đề quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ là vô cùng cần thiết với sự phát triển thương mại cả nước nói chung và hoạt động thương mại trên địa bàn thành phố Hải Phòng nói riêng. Để hệ thống chợ phát triển và hoạt động có hiệu quả thì vai trò của cơ quan chức năng trong việc ban hành và thực thi chính sách quản lý; định hướng, dẫn dắt hoạt động của các chủ thể trong hệ thống chợ là rất quan trọng. Bằng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử trong nghiên cứu, đề tài phân tích và chỉ ra những thành công và tồn tại trong quản lý nhà nước với phát triển hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong những năm gần đây, từ đó thấy được những mặt tích cực, những vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý nhà nước,sự cần thiết của việc hoàn thiện quản lý nhà nước trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng bao gồm: quy hoạch phát triển hệ thống chợ; hoàn thiện hệ thống chính sách quản lý hệ thống chợ; tăng cường tổ chức bộ máy quản lý; tăng cường hiệu lực thanh tra, kiểm tra hoạt động quản lý chợ.
  • 3. ii MỤC LỤC TÓM LƯỢC ...................................................................................................................i MỤC LỤC......................................................................................................................ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT........................................................................................v DANH MỤC BẢNG, HÌNH ........................................................................................vi PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................1 1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài khóa luận .................................................1 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan ...........................................2 3. Đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.....................................................4 3.1. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................4 3.2. Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................4 3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu .....................................................................................4 4. Phạm vi nghiên cứu...............................................................................................4 5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................5 5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu ......................................................................5 5.2. Phương pháp xử lý dữ liệu ............................................................................5 6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp ...............................................................................6 CHƯƠNG 1. MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỆ THỐNG CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH/THÀNH PHỐ.....................................................................................................7 1.1. Hệ thống chợ và quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ ...............................7 1.1.1. Hệ thống chợ................................................................................................7 1.1.2. Quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ ....................................................9 1.2. Những nguyên lý cơ bản về quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh/thành phố..................................................................................................11 1.2.1. Nguyên tắc và yêu cầu quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ ............11 1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ...................................12 1.2.3. Công cụ và phương pháp quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ .......16 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh/thành phố..................................................................................................18 1.3.1. Yếu tố khách quan ....................................................................................18 1.3.2. Yếu tố chủ quan.........................................................................................19
  • 4. iii 1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ tại một số địa phương và bài học kinh nghiệm đối với thành phố Hải Phòng.........................................19 1.4.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ tại một số địa phương .................................................................................................................19 1.4.2. Bài học kinh nghiệm đối với thành phố Hải Phòng ...............................21 CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỆ THỐNG CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2018 - 2020.............................................................................................23 2.1. Tổng quan tình hình và những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng ...........................................23 2.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng....................................23 2.1.2. Thực trạng hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng...............24 2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng.............................................................................25 2.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2018 – 2020 ........................................................27 2.2.1. Thực trạng ban hành văn bản pháp luật đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng...................................................................................27 2.2.2. Thực trạng xây dựng, quy hoạch phát triển hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng ..........................................................................................28 2.2.3. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng ..........................................................................................33 2.2.4. Thực trạng thanh tra, kiểm tra, giám sát xử lý vi phạm và đánh giá kết quả 36 2.3. Đánh giá chung về quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng .........................................................................................................37 2.3.1. Những kết quả đạt được ...........................................................................37 2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân.................................................................38 CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỆ THỐNG CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ....................................................................................................................................... 41 3.1. Quan điểm và định hướng quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng.......................................................................................41 3.1.1. Quan điểm..................................................................................................41 3.1.2. Định hướng ................................................................................................41
  • 5. iv 3.2. Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn đến năm 2025 và những năm tiếp theo ...........42 3.2.1. Giải pháp về quy hoạch, phát triển chợ ..................................................42 3.2.2. Giải pháp về hoàn thiện hệ thống chính sách quản lý hệ thống chợ ....43 3.2.3. Giải pháp tăng cường tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ 44 3.2.4. Giải pháp tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động quản lý chợ.......45 3.3. Một số kiến nghị ...............................................................................................46 3.3.1. Đối với Chính phủ .....................................................................................46 3.3.2. Đối với Bộ Công thương ..........................................................................46 3.4. Một số vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu................................................47 KẾT LUẬN..................................................................................................................48 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................49 PHỤ LỤC.....................................................................................................................52
  • 6. v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Từ viết đầy đủ BQL Ban quản lý CNH – HĐH Công nghiệp hóa – hiên đại hóa KT – XH Kinh tế - xã hội NSNN Ngân sách nhà nước UBND Ủy ban nhân dân
  • 7. vi DANH MỤC BẢNG, HÌNH Trang Bảng 2.1. Tổng hợp một số chỉ tiêu về hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng 29 Bảng 2.2. Đánh giá về công tác quy hoạch hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng 30 Bảng 2.3. Tổng hợp yêu cầu về diện tích mặt bằng, vốn và phân kỳ đầu tư đối với mạng lưới chợ thành phố Hải Phòng đến năm 2020 31 Bảng 2.4. Đánh giá về công tác đầu tư xây dựng chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng 32 Bảng 2.5. Đánh giá về kiểm tra, khen thưởng, xử lý vi phạm về hoạt động chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng 36 Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức, quản lý chợ theo mô hình BQL chợ ở Việt Nam 14 Hình 1.2. Sơ đồ tổ chức quản lý chợ theo mô hình doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay 15 Hình 2.1. Sơ đồ bộ máy quản lý theo phân cấp quản lý của thành phố 33
  • 8. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài khóa luận Chợ là một trong những loại hình kinh doanh thương mại, có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của đất nước nói chung và của các địa phương nói riêng. Chợ là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ phục vụ đời sống nhân dân, là tiền đề của sự hình thành và phát triển các ngành nghề sản xuất phục vụ đời sống và tiêu dùng, đặc biệt là các sản phẩm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân. Sự hình thành và phát triển của chợ chính là tiền đề hội tụ các tầng lớp dân cư, các thành phần kinh tế đến tập trung để buôn bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ. Quá trình này làm xuất hiện các hệ thống chợ khác nhau và tạo tiền đề hình thành những trung tâm thương mại và đô thị sầm uất. Hệ thống chợ còn đóng góp vào ngân sách nhà nước từ các nguồn thu như thuế, phí, lệ phí; làm tăng tốc độ lưu thông hàng hóa, rút ngắn vòng quay của tiền, tạo động lực phát triển KT-XH. Hiện nay, do sự phát triển mạnh mẽ của xu hướng hội nhập kinh tế thế giới, cùng với mục tiêu định hướng kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH- HĐH) nên vị trí và vai trò của hệ thống chợ càng trở nên quan trọng hơn. Chính vì thế, hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng ngày càng nhận được nhiều quan tâm chỉ đạo quản lý của các cấp, các ngành với mục tiêu nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ của các tầng lớp dân cư, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giải quyết vấn đề việc làm, đóng góp vào sự phát triển KT – XH của thành phố. Sự phát triển của sản xuất, đặc biệt là mức tăng của tiêu dùng và quá trình đô thị hóa nhanh chóng của thành phố Hải Phòng đã đặt ra yêu cầu phát triển đầy đủ, ổn định, trật tự, hài hòa mạng lưới phân phối hàng hóa, trong đó có hệ thống chợ. Hiện trạng phát triển của hệ thống chợ trên địa bàn thành phố còn chậm, chưa tương xứng với mức đầu tư và thiếu những yếu tố, điều kiện thuận lợi đòi hỏi cần được quản lý để phát huy vai trò của hệ thống chợ đối với quá trình phát triển của ngành thương mại và tăng trưởng kinh tế của thành phố. Tuy nhiên, cùng với việc hoạt động kinh doanh của chợ còn gặp nhiều khó khăn, công tác quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố vẫn còn gặp một số hạn chế như sau: Thứ nhất, thành phố Hải Phòng chưa khai thác hiệu quả hệ thống chợ, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH, chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, hướng tới CNH-HĐH đất nước. Thứ hai, vai trò của ban quản lý (BQL) chợ còn nhiều hạn chế, chưa chủ động trong việc sử dụng kinh phí tái đầu tư, nâng cấp, sửa chữa chợ. Một số chính sách của
  • 9. 2 nhà nước đối với BQL chợ không khuyến khích BQL phát huy tính năng động, sáng tạo của mình. Ngoài ra, kinh phí hoạt động của BQL do ngân sách nhà nước (NSNN) cấp còn thấp, chưa nâng cao tinh thần trách nhiệm của BQL chợ. Thứ ba, vấn đề an ninh trật tự, an toàn phòng cháy chữa cháy, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường chưa thực sự được đảm bảo. Tính văn minh thương mại trong chợ chưa được đảm bảo, tình trạng chợ dơ bẩn, nhếch nhác vẫn còn, nhiều quầy sạp bán hàng không được bố trí ngăn nắp, gọn gàng. Thứ tư, sự hạn chế của các dịch vụ trong một số chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Các dịch vụ hỗ trợ được cung cấp hiện nay ở các chợ chủ yếu là trông giữ xe, vệ sinh, bảo vệ đêm… mới đảm bảo mức hỗ trợ tối thiểu đối với hoạt động tổ chức, kinh doanh tại chợ. Các dịch vụ về kho bãi, bảo quản hàng hóa, bốc xếp hàng hóa, dịch vụ đo lường, kiểm tra chất lượng hàng hóa… hầu hết chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Với những lập luận đã nêu, sinh viên lựa chọn đề tài khóa luận tốt nghiệp “Quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng” nhằm hệ thống hóa một số cơ sở lý luận về hệ thống chợ, nghiên cứu thực trạng quản lý chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng, từ đó đề xuất một số giải pháp và đưa ra một số kiến nghị với các cơ quan quản lý và một số ý kiến nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng. 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan Cho đến nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ. Một số công trình tiêu biểu có thể kể đến là: Nguyễn Thị Hồng Duyên (2014), “Quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thị xã Sơn Tây, Hà Nội” – Luận văn thạc sĩ – Trường Đại học Thương Mại. Luận văn đã hệ thống hóa được một số lý luận về quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ, phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ, đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Nguyễn Thị Diệu Thúy (2013), “Quản lý kinh doanh thương mại tại các chợ trên địa bàn thành phố Thái Bình” – Luận văn thạc sĩ – Trường Đại học Thương Mại.Luận văn đã nêu được tình trạng kinh doanh thương mại tại các chợ và đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý kinh doanh thương mại tại các chợ trên địa bàn thành phố Thái Bình. Nguyễn Thị Hồng (2011), “Chuyển đổi mô hình quản lý chợ trên đại bàn các tỉnh phía Bắc nước ta giai đoạn hiện nay (Nghiên cứu điển hình tại tỉnh Bắc Ninh)” – Luận văn thạc sĩ – Trường Đại học Thương Mại. Luận văn đã phân tích thực trạng công tác chuyển đổi mô hình quản lý chợ, chỉ ra một số hạn chế và đề xuất giải pháp nhằm
  • 10. 3 hoàn thiện công tác chuyển đổi mô hình quản lý chợ trên địa bàn các tỉnh phía Bắc nước ta giai đoạn hiện nay (Nghiên cứu điển hình tại tỉnh Bắc Ninh). Nguyễn Giáng Vân (2017), “Quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh” – Luận văn thạc sĩ – Trường Đại học Thương Mại. Luận văn đã đi sâu vào tìm hiểu và hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ, phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Đề tài đã đưa ra một số kiến nghị và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Nguyễn Mạnh Hoàng (2008), “Hoàn thiện nội dung quản lý nhà nước về thương mại hàng hóa trên địa bàn Hà Nội đến năm 2020” – Luận án tiến sĩ – Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Luận án đã hệ thống hóa lý luận quản lý nhà nước về thương mại hàng hóa, phân tích thực trạng và đựa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện nội dung quản lý nhà nước về thương mại hàng hóa trên địa bàn Hà Nội đến năm 2020. Nguyến Phú Thế (2011), “Quản lý nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh tại các chợ trên địa bàn Hà Nội nhằm bảo vệ người tiêu dùng” – Luận văn thạc sĩ – Trường Đại học Thương mại. Luận văn hệ thống một số vấn đề lý luận cơ bản đối với các hoạt động kinh doanh tại chợ, chỉ ra được một số tồn tại hạn chế và đề xuất một giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh chợ trên địa bàn Hà Nội nhằm bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng. Nguyễn Thu Quỳnh (2014), "Hoàn thiện quản lý nhà nước của Sở Công thương Hà Nội nhằm phát triển hệ thống chợ trên địa bàn thành phố" – Luận văn tốt nghiệp – Đại học Kinh tế quốc dân. Luận văn đã làm rõ thực trạng đầu tư, phân bố, quy hoạch, kinh doanh tại các chợ trên địa bàn, cũng như hoạt động quản lý nhà nước của Sở Công thương Hà Nội nhằm phát triển hệ thống chợ. Luận văn này cũng đã phát hiện các vấn đề còn hạn chế và chỉ ra những nguyên nhân đối với công tác quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ, đồng thời đưa ra định hướng và giải pháp vấn đề tồn tại nhằm phát triển hệ thống chợ trên địa bàn Hà Nội, đặc biệt các giải pháp liên quan đến chính sách, cơ chế quản lý. Đỗ Thị Phương (2013), “Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của các hợp tác xã chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội” – Luận văn thạc sĩ – Trường Đại học Thương mại. Luận văn tập trung phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của các hợp tác xã chợ và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh chợ của hợp tác xã trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trần Thị Thu Hiền (2008), “Phát triển tổ chức và quy hoạch chợ của khẩu tại
  • 11. 4 tỉnh Lạng Sơn thuộc biên giới Việt Nam - Trung Quốc" – Luận văn thạc sĩ – Trường Đại học Thương mại. Luận văn hệ thống một số cơ sở lý luận về tổ chức và quy hoạch chợ, phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quy hoạch chợ cửa khẩu tại tỉnh Lạng Sơn thuộc biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Nhìn chung các công trình đã nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên nhiều khía cạnh và thực trạng quản lý tại nhiều địa phương khác nhau, đồng thời chỉ ra nhiều kinh nghiệm, bài học cũng như các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của tác giả, trên địa bàn thành phố Hải Phòng những năm gần đây vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố, do đó việc nghiên cứu đề tài không bị trùng lặp, mang tính thời sự và cần thiết đối với công tác quản lý hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng. 3. Đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng. 3.2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của khóa luận là nghiên cứu, đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn đến năm 2025 và những năm tiếp theo. 3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu Với đối tượng và mục tiêu nghiên cứu đã nêu, tác giả xác định nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài khóa luận là: - Hệ thống hóa và làm rõ một số vấn đề lý luận về quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh/thành phố. - Nghiên cứu và làm rõ thực trạng quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng. - Từ đánh giá về những thành công, tồn tại trong quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng, căn cứ trên quan điểm, định hướng quản lý của thành phố, đề xuất giải pháp giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng. 4. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: thành phố Hải Phòng. - Về thời gian: đề tài thu thập số liệu, thống kê, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2015
  • 12. 5 - 2020 và giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn đến năm 2025 và những năm tiếp theo. - Về nội dung: nghiên cứu quản lý nhà nước địa phương đối với hệ thống chợ. Trong quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng, khóa luận tập trung vào các nội dung quản lý như: ban hành văn bản pháp luật về quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ; xây dựng quy hoạch, chiến lược phát triển hệ thống chợ; tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ; thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm. 5. Phương pháp nghiên cứu Tác giả dựa trên phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử trong nghiên cứu đề tài khóa luận. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể gồm: 5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu - Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Thông tin dữ liệu thứ cấp được lấy từ các nguồn chủ yếu gồm: Các báo cáo tổng kết các năm của Sở Công thương, Sở Kế hoạch và đầu tư, UBND thành phố Hải Phòng, Số liệu từ niên giám thống kê của Cục Thống kê thành phố Hải Phòng, các công trình nghiên cứu có liên quan. - Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: Dữ liệu sơ cấp được tác giả thu thập thông qua phiếu điều tra khảo sát. + Về mục đích điều tra khảo sát: điều tra khảo sát để có cái nhìn khách quan, bổ sung thêm cơ sở cho những số liệu thứ cấp tác giả đã tổng hợp, thấy được thực trạng quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn nghiên cứu. + Về đối tượng khảo sát: Sở Công thương: 10 cán bộ, Sở Kế hoạch và Đầu tư: 05 cán bộ, UBND các quận/huyện : 10 cán bộ, BQL/Doanh nghiệp kinh doanh và quản lý chợ: 10 người, các hộ tiểu thương: 15 người + Nội dung phiếu điều tra tập trung vào một só điểm như đánh giá về công tác quy hoạch hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng, công tác đầu tư, xây dựng chợ, công tác kiểm tra, khen thưởng, xử lý vi phạm về hoạt động chợ… Nội dung cụ thể của phiếu diều tra khảo sát được đề cập tại phần phụ lục, trang 52. + Thực hiện điều tra khảo sát: Tác giả đã phát 50 phiếu điều tra khảo sát chocác đối tượng liên quan. Việc phát phiếu được thực hiện trực tiếp và gửi qua thư điện tử. Thời gian khảo sát diễn ra từ ngày 01/11/2021 đến ngày 30/11/2021. 5.2. Phương pháp xử lý dữ liệu + Phương pháp xử lý dữ liệu: Sau khi thực hiện thu thập dữ liệu thứ cấp, sơ cấp tác giả sử dụng các phương pháp tổng hợp, thống kê toán học, thống kê mô tả, so sánh, phân tích... để diễn giải các kết quả phân tích và rút ra kết luận, đánh giá.
  • 13. 6 + Phương pháp phân tích và tổng hợp: Sử dụng phương pháp này để hệ thống hóa và phân tích số liệu, nhằm khái quát những đặc trưng chung, những cơ cấu tồn tại khách quan theo các mặt của tổng thể nghiên cứu bằng các chỉ tiêu thống kê. Từ việc phân tích kết hợp phương pháp tổng hợp để đưa ra những đánh giá khái quát về quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng. + Phương pháp thống kê mô tả: Tác giả tiến hành sắp xếp, phân loại và xử lý các số liệu thu thập được, xây dựng các bảng biểu để phân tích dữ liệu nhằm mô tả thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng. + Phương pháp so sánh: Được sử dụng để phân tích và tìm ra các đặc điểm làm cơ sở cho các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng. 6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp Ngoài phần mở đầu, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng hình, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo khóa luận có kết cấu gồm 3 chương như sau: Chương 1. Một số cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh/thành phố Chương 2. Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2018 – 2020 Chương 3. Định hướng và giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng
  • 14. 7 CHƯƠNG 1. MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỆ THỐNG CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH/THÀNH PHỐ 1.1. Hệ thống chợ và quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ 1.1.1. Hệ thống chợ a. Khái niệm chợ Sự ra đời và phát triển của chợ gắn liền với sự hình thành và phát triển của nền sản xuất xã hội, tính chất xã hội ngày càng sâu sắc thì nhu cầu trao đổi hàng hóa ngày càng lớn, cùng với đó, chợ - nơi trao đổi hàng hóa, dịch vụ sẽ ngày càng phát triển. Có nhiều cách hiểu khác nhau về chợ, nhưng có thể khẳng định rằng chợ là một loại hình thương nghiệp truyền thống. Theo cách hiểu thông thường thì chợ là nơi gặp nhau giữa người mua và người bán để trao đổi, mua bán sản phẩm hàng hóa và dịch vụ. Theo từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê (2019), chợ là nơi nhiều người tụ họp để mua bán trong những ngày, những buổi nhất định. Như vậy, chợ được cấu thành bởi các yếu tố cơ bản đó là: Không gian (là nơi), thời gian (ngày, buổi nhất định), chủ thể (nhiều người), và mục đích là mua bán. Theo “Văn bản hợp nhất số 11/VBHN-BCT ngày 23/11/2014 của Bộ Công Thương, hợp nhất Nghị định về phát triển và quản lý chợ (hợp nhất Nghị định 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ (gọi tắt là Nghị định 02) về phát triển và quản lý chợ và Nghị định số 114/2009/NĐ-CP ngày 23/12/2009 của Chính phủ (gọi tắt là Nghị định 114) sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 02)” thì khái niệm về chợ được điều chỉnh trong văn bản hợp nhất này là “Loại chợ mang tính truyền thống, được tổ chức tại một điểm theo quy hoạch, đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa và nhu cầu hàng hóa và nhu cầu tiêu dùng của dân cư.” Vậy, ta có thể hiểu “Chợ là loại hình kinh doanh thương mại mang tính truyền thống, là bộ phận cấu thành quan trọng trong mạng lưới thương mại xã hội; chợ là nơi tập trung đông người mua bán, trao đổi hàng hoá dịch vụ với nhau, được hình thành do yêu cầu của sản xuất, lưu thông và dời sống tiêu dùng xã hội". b. Khái niệm hệ thống chợ Hệ thống chợ được hiểu là: Một tập hợp các chợ trong một mạng lưới có quan hệ hữu cơ được xây dựng theo quyết định của cấp có thẩm quyền phù hợp với quy hoạch phát triển KT-XH trên phạm vi địa bàn cụ thể. Các chợ này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, có sự tác động, ảnh hưởng qua lại giữa các chợ trong hệ thống.
  • 15. 8 Các chợ trong cùng hệ thống có quan hệ chặt chẽ, gắn kết với nhau, phụ thuộc và chi phối lẫn nhau, cùng có quan hệ liên kết về kinh tế, sản xuất trong không gian lãnh thổ. Hệ thống chợ thể hiện mối liên kết các chợ theo chiều dọc hoặc chiều ngang. Liên kết theo chiều dọc là mối liên kết giữa các chợ trong cùng hệ thống được hình thành theo một trật tự từ trên xuống dưới như chợ đầu mối có vai trò tập trung nguồn hàng và phân luồng xuống các chợ bán lẻ, từ đó có mối liên hệ mật thiết trong cùng hệ thống. Một mặt hàng khan hiếm tử chợ đầu mối có thể dẫn đến khan hiếm trong toàn hệ thống, giá của một loại hàng hoá nào đó có sự biến động dẫn đến sự ảnh hưởng của toàn hệ thống. Liên kết ngang được xác lập giữa các chợ cùng loại hoặc cùng tính chất phục vụ nhưng được tạo bởi sự phân bố về mặt cự ly, khoảng cách, thời gian họp chợ... Hoạt động của chợ này không làm hạn chế hoạt động của các chợ khác. c. Phân loại chợ Phân loại theo địa lý - Chợ nông thôn: là chợ thường diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa trực tiếp giữa người mua và người bán theo thỏa thuận về giá cả trên địa bàn khu vực nông thôn. - Chợ đô thị: là chợ xây dựng trong các khu đô thị, tại các chợ này diễn ra hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa và phục vụ nhu cầu của số lượng lớn người tiêu dùng tại thành thị. Nhờ có vị trí thuận lợi, bán kính phục vụ của chợ đô thị là rất lớn, phục vụ đa dạng đối tượng dân cư sinh sống ở nhiều nơi khác nhau đến mua hàng. - Chợ cửa khẩu, biên giới: là các chợ được hình thành ở khu vực biên giới giữa hai quốc gia nhằm đáp ứng nhu cầu trao đổi mua bán hàng hóa của dân cư địa phương, các tỉnh lân cận và du khách. Đặc trưng của hàng hóa ở chợ cửa khẩu, biên giới là phong phú về mẫu mã, chủng loại, chất lượng hàng hóa đa dạng, số lượng hàng hóa lớn. Phân loại theo tính chất chuyên môn hóa - Chợ đầu mối: là chợ có vai trò chủ yếu thu hút, tập trung lực lượng hàng hóa lớn từ các nguồn sản xuất, kinh doanh của khu vực kinh tế hoặc của ngành hàng đểtiếp tục phân phối tới các chợ và các kênh lưu thông khác. Chợ đầu mối hình thành tại các khu vực có điều kiện phát triển về nguồn hàng, điều kiện lưu thông và sự cởi mở của các kênh tiêu thụ. Hàng hóa được lưu thông qua chợ đầu mối với khối lượng lớn, mức giá bán buôn, chủng loại không đa dạng, chỉ tập trung vào một số mặt hàng cụ thể. - Chợ chuyên doanh: là loại hình chợ chỉ chuyên kinh doanh một hoặc một vài mặt hàng nhất định có cùng tính chất và cùng điều kiện kinh doanh như nhau. Hàng hóa trong chợ chuyên doanh thường có khối lượng lớn của cùng một chủng loại hàng hóa
  • 16. 9 do tính chất chuyên buôn bán các mặt hàng nhất định nên có nguồn cung ứng hàng lớn từ khắp nơi đổ về. - Chợ bán buôn: là chợ mà ở đó diễn ra các hoạt động thương mại bán buôn. Đặc điểm của hàng hóa được mua bán trong chợ bán buôn là được bán với khối lượng lớn, hàng hóa bán buôn chưa kết thúc quá trình lưu thông mà tiếp tục được chuyển bán, giá cả được trao đổi ở mức giá bán buôn. - Chợ bán lẻ: là chợ diễn ra các hoạt động thương mại bán lẻ, phản ánh quan hệ trao đổi trực tiếp giữa người sản xuất hoặc giữa người bán lẻ với người tiêu dùng cuối cùng với khối lượng hàng hóa mua bán nhỏ lẻ. Phân loại theo thứ hạng chợ Theo Văn bản hợp nhất số 11/VBHN-BCT ngày 23/11/2014 của Bộ Công Thương, hợp nhất Nghị định về phát triển và quản lý chợ (hợp nhất Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/1/2003 của Chính phủ (gọi tắt là Nghị định 02) về phát triển chợ và Nghị định số 114/2009/NĐ-CP ngày 23/12/2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 02: - Chợ hạng 1: là chợ có trên 400 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố, hiện đại theo quy hoạch; được đặt ở các vị trí trung tâm kinh tế thương mại quan trọng của tỉnh, thành phố hoặc là chợ đầu mối của ngành hàng, của khu vực kinh tế và được tổ chức họp thường xuyên; có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động của chợ và tổ chức đầy đủ các dịch vụ tại chợ. - Chợ hạng 2: là chợ có trên 200 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố hoặc bàn kiến cố theo quy hoạch; được đặt ở các vị trí trung tâm giao lưu kinh tế của khu vực và được tổ chức họp thường xuyên hoặc không thường xuyên; có mặt bằng phù hợp với quy mô hoạt động của chợ và tổ chức các dịch vụ tối thiểu tại chợ. - Chợ hạng 3: là chợ có dưới 200 điểm kinh doanh hoặc các chợ chưa được đầu tư xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố; chủ yếu phục vụ nhu cầu mua bán hàng hóa của nhân dân trong xã, phường và địa bàn phụ cận. 1.1.2. Quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ a. Khái niệm về quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ - Theo giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại của Thân Danh Phúc (2015), quản lý nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước và các mục tiêu đã xác định trong từng giai đoạn phát triển của đất nước. - Quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ là sự tác động có hướng đích, có tổ chức
  • 17. 10 của các cơ quan quản lý nhà nước lên hệ thống chợ thông qua việc sử dụng các công cụ, chính sách, nguyên tắc và phương pháp quản lý nhằm đạt được mục tiêu phát triển hệ thống chợ đã đặt ra trong từng giai đoạn phát triển. b. Vai trò của quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ Thứ nhất là vai trò định hướng, hướng dẫn các chủ thể tham gia hoạt động trong hệ thống chợ: Nhà nước định hướng, hướng dẫn các chủ thể tham gia hoạt động trong hệ thống chợ nhằm khai thác hiệu quả các nguồn lực, tiềm năng của các chủ thể tham gia hoạt động trong hệ thống chợ cho sự phát triển hệ thống chợ. Nhà nước định hướng, hướng dẫn các chủ thể tham gia hoạt động trong hệ thống chợ thông qua các quy hoạch, đề án phát triển, kế hoạch và chính sách phát triển chợ. Trên cơ sở đó, chủ thể tham gia hoạt động trong hệ thống chợ ra quyết định đầu tư xây dựng, kinh doanh khai thác quản lý, hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, cung ứng dịch vụ một cách hiệu quả, phù hợp. Thứ hai là vai trò tạo lập môi trường kinh doanh và cạnh tranh: Thông qua luật pháp, các chính sách phát triển và quản lý chợ, các thủ tục hành chính, nhà nước kiến tạo môi trường hoạt động, thu hút, khuyến khích các nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh, khai thác và quản lý chợ, các hộ tiểu thương tại các chợ hoạt động hiệu quả phù hợp với mục tiêu quản lý nhà nước. Bên cạnh đó, đảm bảo tính cạnh tranh, tính công bằng của các chủ thể tham gia hoạt động trong hệ thống chợ như tổ chức đấu thẩu lựa chọn nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh, khai thác và quản lý chợ. Thứ ba là vai trò hỗ trợ các chủ thể tham gia hoạt động trong hệ thống chợ và giải quyết tranh chấp: Nhà nước thực hiện hỗ trợ các chủ thể tham gia hoạt động trong hệ thống chợ về cơ sở hạ tầng như các hạng mục đường giao thông, các chương trình đào tạo nhân lực quản lý hệ thống chợ, chương trình đào tạo kỹ năng cho doanh nghiệp, các hộ tiểu thương, kiến thức phòng cháy, chữa cháy, an toàn vệ sinh thực phẩm... Đồng thời, công bố quy hoạch mạng lưới chợ, phổ biến cơ chế chính sách thu hút, ưu đãi đầu tư xây dựng chợ, hướng dẫn thủ tục hành chính trong quá trình các chủ thể tham gia hoạt động trong hệ thống chợ. Ngoài ra theo dõi, xử lý tranh chấp giữa các nhà đầu tư, nhà đầu tư với các hộ tiểu thương, giữa các hộ tiểu thương với nhau giữa tiểu thương và khách hàng… trong phạm vi chợ. Thứ tư là vai trò điều tiết quan hệ thị trường, các hoạt động thương mại trong hệ thống chợ: Nhà nước hướng dẫn, khuyến khích thu hút các nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh khai thác và quản lý chợ thông qua các quy hoạch, kế hoạch phát triển và quản lý chợ. Ngoài ra, nhà nước thực hiện hướng dẫn các, các hộ tiểu thương tham gia kinh doanh, người tiêu dùng thực hiện các hoạt động tại các chợ. Thứ năm là vai trò giám sát thực hiện, xử lý và điều chỉnh các giải pháp, chính
  • 18. 11 sách quản lý đối với hệ thống chợ: Các cơ quan quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ thực hiện giám sát, kiểm tra, phát hiện những sai lệch, những mâu thuẫn hoặc bất hợp lý trong thực thi chính sách, pháp luật đối với phát triển và quản lý chợ. Kiểm soát và điều chỉnh mục tiêu phát triển và quản lý chợ đòi hỏi cần có sự phối hợp giữa các ban, ngành có liên quan một cách hợp lý để phát huy tính đồng bộ, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước. 1.2. Những nguyên lý cơ bản về quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh/thành phố 1.2.1. Nguyên tắc và yêu cầu quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ a. Nguyên tắc quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ Trong thời kỳ đẩy mạnh phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay thì quản lý hệ thống chợ là một nhiệm vụ cấp thiết và có nhiều thách thức. Để thu được kết quả cao trong công tác quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ thì công tác quản lý cần phải đảm bảo và thực hiện một cách khoa học, dựa trên một số nguyên tắc sau: Thứ nhất, xác định rõ mục tiêu trong công tác quản lý hệ thống chợ tại địa phương. Hệ thống chợ đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển chung của tỉnh/thành phố nên việc xác định rõ mục tiêu trong công tác quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ là một nhiệm vụ rất quan trọng, nó góp phần rất lớn trong công tác quản lý để phù hợp với điều kiện tự nhiên, KT-XH, dân cư… của các tỉnh/thành phố. Thứ hai, huy động mọi nguồn lực (nguồn lực của trung ương, nguồn lực của địa phương) cho công tác quản lý, trong đó cần huy động và phát huy tối đa các nguồn lực nhân sự và tài chính. Do đặc thù phát triển của hệ thống chợ tại Việt Nam là phân bổ rải rác, thiếu tính đồng bộ, thiếu sự quản lý tập trung và hiệu quả đầu tư nguồn lực xã hội nên công tác quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ gặp nhiều khó khăn. Để hoạt động quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh/thành phố đạt hiệu quả thì cần phải có những biện pháp cụ thể huy động tối đa các nguồn lực cho công tác quản lý, đặc biệt là nguồn lực tài chính và con người của địa phương. Để thực hiện tốt nguyên tắc này cần phải có sự phối hợp giữa các ban ngành, các cơ quan chức năng có liên quan tới hoạt động quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn. Thứ ba, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành, các cơ quan chức năng trung ương với địa phương và giữa các ban ngành, các cơ quan chức năng và người dân trong công tác quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ. Hiện nay, sự phối hợp giữa cơ quan chức năng và người dân còn chưa đạt được hiệu quả tối ưu. Chính vì vậy, việctạo mối quan hệ gắn bó và đề cao vai trò, sự phối hợp của người dân trong công tác quản lý chợ là điều hết sức cần thiết.
  • 19. 12 b. Yêu cầu quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ Phải tự giác tôn trọng và kiên trì tuân thủ các nguyên tắc quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ, động thời cần điều chỉnh những nguyên tắc mới phù hợp với quyluật khách quan và đồi hỏi của thực tiễn quản lý. Các chủ thể quản lý cần có sự am hiểu, nắm rõ các nguyên tắc để vận dụng tổng hợp các nguyên tắc quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ một cách linh hoạt trong việc xây dựng cơ chế, chính sách, công cụ, phương pháp, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ nhằm đảm bảo các nhân tố cần thiết của quá trình quản lý: mục tiêu, động lực, phương tiện, điều kiện, phương pháp quản lý. Tùy thuộc vào đặc điểm, tính chất, mục tiêu phát triển cùa hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh/thành phố để lựa chọn và quyết định hình thức, phương pháp vận dụng các nguyên tắc quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ. Để lựa chọn hình thức và phương pháp vận dụng các nguyên tắc quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ, các chủ thểquản lý cần nắm vững chiến lược phát triển KT – XH của đất nước, thực trạng KT – XH của địa phương và tiếp cận kinh nghiệm và những thành tựu mới, tiến bộ của các quốc gia và địa phương khác để vận dụng hiệu quả trong việc đề ra các quyết định quản lý. 1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ a. Ban hành văn bản pháp luật đối với quản lý hệ thống chợ Công cụ cơ bản và quan trọng nhất để Nhà nước quản lý các hoạt động kinh tế, thương mại nói chung và hệ thống chợ nói riêng là pháp luật, bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật do chủ thể quản lý cấp trung ương và cấp địa phương ban hành để điều chỉnh các chủ thể kinh tế và các quan hệ kinh tế đối với hệ thống chợ. Pháp luật xác định địa vị pháp lý cho các chủ thể thương mại trên thị trường, là cơ sở để giải quyết các tranh chấp thương mại trên thị trưởng đồng thời là công cụ hữu hiệu để điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh tế. Các cơ quan quản lý nhà nước cấp trung ương và cấp địa phương tạo lập khung pháp lý, môi trường kinh doanh, xác định nghĩa vụ pháp lý của các doanh nghiệp và chủ thể hoạt động kinh doanh tại chợ. Cùng với đó tổ chức công bố, truyền thông, giới thiệu và hướng dẫn người dân về quy định chính sách, luật pháp của Nhà nước đã ban hành đối với hệ thống chợ. b. Xây dựng quy hoạch, chiến lược phát triển đối với hệ thống chợ UBND các tỉnh/thành phố chỉ đạo các sở, ban, ngành có liên quan xây dựng và chỉ đạo thực hiện các công cụ định hướng phát triển đối với hệ thống chợ để hướng dẫn hoạt động sản xuất, kinh doanh của các chủ thể hoạt động trong hệ thống chợ thông qua các công cụ định hướng: Chiến lược và quy hoạch phát triển hệ thống chợ trong từng
  • 20. 13 giai đoạn; Các chương trình, dự án cụ thể hóa mục tiêu chiến lược và quy hoạch phát triển hệ thống chợ cho một giai đoạn cụ thể: Kế hoạch phát triển hệ thống chợ hàng năm hoặc trong thời gian trung hạn, dài hạn. + Về quy hoạch hệ thống chợ của địa phương: Gồm các nội dung như: Quy hoạch theo không gian kinh tế (khu đô thị trung tâm địa phương, cấp quận huyện, cấp phường/xã); Quy hoạch theo loại hình chợ (chợ phân theo phân hạng như hạng I, hạng 2, hạng 3; cho đầu mối bán buôn các hàng nông sản, hằng thủy hải sản; chợ phản theo loại hình chuyên doanh hay chợ tổng hợp). Quy hoạch hệ thống chợ của địa phương cần nêu rõ cụ thể số lượng các chợ được nâng cấp, cải tạo trên địa bàn trong giai đoạn cụ thể, quy hoạch hệ thống cho được di dời, đi chuyện hay xóa bỏ. + Về chiến lược phát triển chợ của địa phương: Xây dựng và phát triển hệ thống chợ có quy mô, cơ cấu hợp lý phù bao gồm chợ đầu mối, chợ trung tâm, chợ khu vực đô thị, chợ khu vực nông thôn; điều chỉnh, di chuyển các chợ không đáp ứng nhu cầu kinh doanh hiện tại và trong tương lai; xóa bỏ những chợ ảnh hưởng trực tiếp đến giao thông, vệ sinh môi trường và văn minh đô thị. Phát triển hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh/thành phố dựa trên cơ sở thu hút nguồn lực của các thành phần kinh tế tham gia phát triển sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm cho người lao động, đóng góp vào NSNN, phục vụ sản xuất tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất phát triển, đầu tư xây dựng theo hướng xã hội hóa. Không gian kiến trúc của chợ vừa phải đảm bảo sự thuận tiện cho hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, yêu cầu về vệ sinh và an toàn giao thông, vừa phải đảm bảo khả năng phát triển mở rộng của các loại hình thương mại khác. c. Tổ chức bộ máy quản lý đối với hệ thống chợ Nhà nước phải xây dựng bộ máy tổ chức để triển khai các hoạt động phân tích, hoạch định chính sách, pháp luật, xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển hệ thống chợ. Quy định phân công và hợp tác giữa các cơ quan phân tích hoạch định và thẩm định các dự án luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch phát triển hệ thống chợ và các cơ quan quyết định ban hành, công bố các văn bản quản lý nhà nước về hệ thống chợ. Nhà nước phải thiết kế và duy trì hoạt động của bộ máy tổ chức thực thi chính sách, pháp luật về hệ thống chợ bằng việc quy định phân công trách nhiệm đầu mối và phối hợp giữa các lực lượng chức năng Bộ quản lý ngành công thương với các bộ ban ngành khác được phân công quản lý về các hệ thống chợ. Ngoài ra hướng dẫn và công bố các tiêu chuẩn chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật đối với quá trình sản xuất kinh doanh các hệ thống chợ: cấp phép, thu hồi giấy phép kinh doanh; hướng dẫn thực thi công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các khiếu nại, khiếu tố, các tranh chấp thương mại và viphạm pháp luật về thương mại. Quy định mối quan hệ quan lý thương mại giữa Bộ quản lý
  • 21. 14 ngành ở Trung ương và Sở quản lý liên quan đến vận hành, khai thác và sử dụng hệ thống chợ ở địa phương. Mô hình tổ chức, quản lý chợ được tổ chức theo mô hình BQL hoặc theo mô hình doanh nghiệp (doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ). - Mô hình BQL UBND các cấp có thẩm quyền quyết định thành lập và giao cho BQL chợ quản lý một hoặc một số chợ (liên chợ) trên địa bàn theo phân cấp quản lý căn cứ vào tính chất, đặc điểm và quy mô của chợ. BQL chợ có trách nhiệm quản lý tài sản Nhà nước và các hoạt động trong phạm vi chợ của một hoặc một số chợ; ký kết hợp đồng với thương nhân về thuê, sử dụng điểm kinh doanh; kinh doanh các dịch vụ tại chợ; bảo đảm công tác phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự và an toàn thực phẩm trong phạm vi chợ; xây dựng nội quy của chợ trình UBND tỉnh/thành phố phê duyệt theo phân cấp quản lý chợ; tổ chức thực hiện và xử lý các vi phạm về nội quy chợ; điều hành hoạt động và phát triển các hoạt động tại chợ; tổng hợp hình hoạt động kinh doanh của chợ và báo cáo định kỳ cho các cơ quan quản lý Nhà nước theo hướng dẫn của Bộ Công Thương. Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức, quản lý chợ theo mô hình BQL chợ ở Việt Nam Nguồn: Nguyễn Thái Anh (2020) - Mô hình doanh nghiệp Doanh nghiệp là đơn vị kinh tế được thành lập nhằm mục đích chủ yếu là thực hiện các hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp là một danh từ chung để chỉ các đơn vị
  • 22. 15 kinh doanh thuộc các loại hình khác nhau như doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp từ nhân, doanh nghiệp hợp tác xã, công ty, doanh nghiệp vừa và nhỏ... Doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ là một doanh nghiệp được thành lập nhằm mục đích chủ yếu là thực hiện các hoạt động kinh doanh chợ, đăng ký kinh doanh và hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh chợ sẽ có doanh thu từ các khoản phí cho thuê địa điểm chợ các sạp chợ các dịch vụ ở chợ... và cũng phải hoạt động độc lập như các doanh nghiệp kinh doanh khác, vẫn chịu ảnh hướng điều chỉnh của Luật doanh nghiệp. Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức quản lý chợ theo mô hình doanh nghiệp ở Việt Nam Nguồn: Nguyễn Thái Anh (2020) d. Thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm Các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh/thành phố hướng dẫn các quy định về công tác thanh tra, kiểm tra đối với các chủ thể và thủ tục giải quyết các khiếu nại, tố cáo đối với các chủ thể kinh doanh hệ thống chợ theo quy định của pháp luật (về thanh tra, khiếu nại, tố cáo). Nội dung chủ yếu của công tác này là thanh tra, kiểm tra vấn đề cấp phép kinh doanh (có đúng quy định pháp luật hay không? Có phù hợp với các định hướng chiến lược, quy hoạch phát triển thương mại và KT-XH hay không...). Tùy theo mục đích, nhiệm vụ và yêu cầu của các đợt thanh tra, kiểm tra trongkế hoạch mà hình thành bộ máy, tổ chức thanh tra ngành hệ thống chợ. Hoạt động thanh tra phải có sự phối hợp của Trung ương và địa phương trong những trường hợp cần thiết và phải quan tâm phối hợp liên ngành và địa phương.
  • 23. 16 Các cơ quan thanh tra, kiểm soát phải lập báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra và đề xuất hướng xử lý, công bố thông tin về các trường hợp vi phạm chính sách, pháp luật đối với hệ thống chợ. + Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm: Cần thực hiện việc quản lý, xây dựng liên kết chuỗi, thanh tra, giám sát từ khâu sản xuất đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm tại các chợ. Cùng với đó xây dựng kế hoạch tuyên truyền và ký cam kết và kiểm tra thường xuyên với các hộ kinh doanh buôn bán hàng hóa để đảm bảo an toàn thực phẩm trong chợ. Đồng thời đẩy mạnh phối hợp kiểm tra, giám sát, thanh tra, truy xuất nguồn gốc hàng thực phẩm ra vào chợ, trong đó chú trọng các thực phẩm có nguy cơ cao như nhóm hàng nông sản tươi sống. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm. Triển khai thực hiện xây dựng văn minh thương mại tại các chợ, từng bước quản lý chặt chẽ nguồn gốc hàng hóa ra vào chợ. + Công tác phòng cháy chữa cháy: Mỗi chợ đều có thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy và được thẩm duyệt nghiệm thu trước khi đưa vào hoạt động. Trong quá trình hoạt động, đơn vị quản lý kinh doanh khai thác chợ phải xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy, hồ sơ quản lý công tác phòng cháy chữa cháy theo quy định. Hàng tháng, hàng quý lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy của thành phố và các quận, huyện tiến hành kiểm tra định kỳ để kịp thời phát hiện khắc phục và xử lý những vi phạm trong việc đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ. + Công tác quản lý thị trường, chống buôn lậu, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, gian lận thương mại: Công tác quản lý thị trường tại các chợ cần được thực hiện thường xuyên với sự phối kết hợp của nhà nước, đơn vị quản lý và khai thác chợ (BQL, Tổ quản lý, doanh nghiệp), thương nhân hoạt động kinh doanh trong chợ và người tiêu dùng để thị trường phát triển lành mạnh, bảo vệ các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh chân chính và quyền lợi của người tiêu dùng. 1.2.3. Công cụ và phương pháp quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ a.. Công cụ quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ Công cụ quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ là tổng thể những phương tiện hữu hình và vô hình mà nhà nước sử dụng để tác động lên mọi chủ thể tham gia hoạt động trong hệ thống chợ nhằm thực hiện mục tiêu quản lý. - Công cụ pháp luật Trong quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ, pháp luật là công cụ quản lý quan trọng nhất, có tính hiệu lực và hiệu quả cao để hướng dẫn, điều chỉnh hành vi của các chủ thể tham gia hoạt động trong hệ thống chợ.
  • 24. 17 Nội dung của công cụ pháp luật thể hiện dưới hình thức nhà nước ban hành, sử dụng các loại luật và văn bản cụ thể hóa luật để phát triển và quản lý hệ thống chợ. Công cụ pháp luật có vai trò: Xác lập trật tự kỷ cương xã hội cho các chủ thể tham gia hoạt động trong hệ thống chợ, tạo cơ sở pháp lý thực hiện quyền bình đẳng trong kinh tế và gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trưởng và ổn định xã hội. - Công cụ kế hoạch hóa Công cụ kế hoạch hóa thể hiện các mục tiêu tương lai và biện pháp tổ chức thực hiện các mục tiêu đó đảm bảo công tác phát triển và quản lý chợ đạt hiệu quả KT-XH. Công cụ kế hoạch trên cơ sở phối hợp của các cơ quan thuộc các ban ngành quản lý nhà nước có liên quan đối với hệ thống chợ, là một thể thống nhất bao gồm từ việc quy hoạch mạng lưới chợ, kế hoạch 5 năm, kế hoạch hàng năm về phát triển và quản lý hệ thống chợ đến công tác tổ chức thực hiện, sự phối hợp thực hiện của các ban ngành có liên quan để thực hiện triển khai, theo dõi, giảm sát và các điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với tình hình thực tiễn. - Công cụ chính sách Chính sách quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ là tổng thể các nguyên tắc, các quy định, biện pháp mà nhà nước sử dụng để tác động lên hệ thống chợ nhằm đạt được mục tiêu phát triển và quản lý chợ đã được đặt ra trong từng giai đoạn cụ thể. Chính sách thể hiện quan điểm, hành động thực hiện của Chính phủ, chính quyền địa phương đối với công tác phát triển và quản lý chợ. Ngoài ra, chính sách còn thể hiện các quy định của Nhà nước để tác động lên các chủ thể tham gia hoạt động trong hệ thống chợ. Chính sách có tác dụng chỉ dẫn hoạt động, thu hút và khuyến khích các nhà đầu tư tham gia xây dựng , kinh doanh khai thác và quản lý chợ một cách hiệu quả nhằm đạt được các mục tiêu quản lý đã đặt ra trong từng giai đoạn. b. Phương pháp quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ Phương pháp kinh tế là tổng thể các cách thức, biện pháp mà nhà nước sử dụng để tác động vào lợi ích kinh tế của các chủ thể tham gia hoạt động thương mại trên trị trường nhằm đạt mục tiêu. Nhà nước và chính quyền địa phương sử dụng phương pháp kinh tế làm động lực kích thích các chủ thể tham gia kinh doanh và đầu tư vào hệ thống chợ. Chính quyền sử dụng các chính sách như tiền thưởng, trợ cấp hay hỗ trợ lãi suất tín dụng, hỗ trợ thuế nhằm tác động vào các nhà đầu tư, các nhà kinh doanh trong hoạt động thương mại tại chợ. Phương pháp này có ý nghĩa rất lớn trong việc thúc đẩy phát triển như mở rộng quy mô kinh doanh, đổi mới cơ sở vật chất, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng… cho hệ thống chợ.
  • 25. 18 Phương pháp tuyên truyền, giáo dục là cách thức tác động vào nhận thức, tình cảm và đạo đức của đối tượng quản lý (cá nhân hay tập thể) nhằm nâng cao tính tự giác và nhiệt tình lao động của họ trong việc thực hiện nhiệm vụ. Do đặc thù của hệ thống chợ liên quan đến nhu cầu dân sinh nên phương pháp này có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giác ngộ và nâng cao nhân thức của các chủ thể kinh doanh hay người dân. Làm cho họ nâng cao sự hiểu biết đúng sai, tốt xấu, lợi hại,.. trong hoạt động củamình. Chính quyền có thể thông qua các bộ máy tổ chức, hệ thống truyền thông dưới các hình thức khác nhau và phối hợp với các lực lượng khác để giáo dục, động viên các chủ thể kinh doanh, các nhà đầu tư nhằm phát triển hoạt động thương mại tại các chợ theo hướng văn minh hiện đại, đảm bảo vệ sinh an toàn và giữ gìn an ninh trật tự… trong khuôn khổ chính sách và luật pháp hiện hành. Phương pháp hành chính là các phương pháp tác động dựa vào các mối quan hệ tổ chức của hệ thống quản lý. Phương pháp này tác động trực tiếp vào hoạt động tại chợ thông qua các quy định pháp luật, chính sách và các quy định hành chính khác của nhà nước và địa phương, bắt buộc phải thực hiện các quy định, trật tự ký cương tại các chợ trên địa bàn. 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh/thành phố 1.3.1. Yếu tố khách quan - Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, điều kiện KT – XH Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, điều kiện KT – XH tác động đến công tác quy hoạch mạng lưới chợ, sự phân bố, số lượng và quy mô chợ và các công tác khác trong quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ cũng và các hoạt động của các chủ thể tham gia hoạt động tại các chợ. Quá trình phát triển KT – XH tác động trực tiếp đến hệ thống chợ, sự tăng trưởng và phát triển của KT – XH thúc đẩy gia tăng nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa dịch vụ, đó cũng chính là cơ sở gia tăng, phát triển về số lượng, quy mô chợ, cơ cấu mặt hàng và phương thức giao dịch tại chợ. - Trình độ, năng lực nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh khai thác và quản lý chợ Trình độ, năng lực nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh khai thác và quản lý chợ có ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển và quản lý chợ. Các cơ chế chính sách tạo điều kiện tối ưu để thu hút đầu tư xây dựng, kinh doanh khai thác và quản lý chợ. Tuy nhiên, nhu cầu thực tế đòi hỏi những doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức kinh tế khác phải có đủ năng lực tài chính, năng lực kinh nghiệm đầu tư xây dựng, kinh doanh khai thác và quản lý chợ để có thể xây dựng, kinh doanh và khai thác chợ. - Đội ngũ tiểu thương tại các chợ
  • 26. 19 Hoạt động khai thác và quản lý chợ phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức của các hộ tiểu thương về ý thức chấp hành các quy định của các cơ quan nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, phòng chảy chữa cháy, phòng chống mua bán hàng giả, buôn lậu, gian lận thương mại… - Hệ thống pháp luật và các văn bản pháp luật của trung ương Hệ thống pháp luật và các văn bản pháp luật có tính chất quản lý, định hướng đối với công tác phát triển và quản lý chợ tại các địa phương. Vì thế, khi hệ thống pháp luật đầy đủ, thuận tiện thì có những tác động tích cực, thuận lợi đến quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ. 1.3.2. Yếu tố chủ quan - Hệ thống cơ chế chính sáchcủa địa phương Nhóm nhân tố này ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ. Các cơ chế, chính sách sẽ tác động tới các hoạt động đầu tư xây dựng, kinh doanh khai thác và quản lý chợ, mua bán trao đổi tại các chợ, tạo điều kiện cho công tác quy hoạch, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát được thuận lợi. Hệ thống văn bản chính sách hoàn thiện đầy đủ sẽ tạo điều kiện cho các cơ quan quản lý có liên quan thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ - Bộ máy tổ chức quản lý nhà nước của địa phương đối với hệ thống chợ Hiện nay, Chính phủ đã ban hành đầy đủ các nghị định về phân công chứcnăng, nhiệm vụ quyền hạn của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, UBND các cấp, thống nhất quản lý từ trung ương đến địa phương. Từ đó tránh được sự chồng chéo trùng lặp, mâu thuẫn về chức năng cũng như nhiệm vụ giữa các cơ quan quản lý nhà nước với nhau. Sự phối hợp giữa các các cơ quan quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ tạo ra tính đồng bộ, phát huy vai trò của công tác quản lý nhà nước. Đội ngũ cán bộ quản lý cần có năng lực, trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu quản lý, tinh thần trách nhiệm, phương pháp làm việc khoa học để nâng cao hiệu quả quan lý nhà nước đối với hệ thống chợ. 1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ tại một số địa phương và bài học kinh nghiệm đối với thành phố Hải Phòng 1.4.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ tại một số địa phương a. Kinh nghiệm quản lý chợ trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp Hiện trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp có 228 chợ, gồm 6 chợ hạng 1, 28 chợ hạng 2, 187 chợ hạng 3, 7 chợ chuyên doanh đầu mối. Toàn tỉnh hiện có 25.679 hộ, điểm kinh doanh tại chợ (17.373 điểm kinh doanh cố định và 8.306 điểm kinh doanh không cố
  • 27. 20 định). Trong công tác tổ chức, quản lý chợ, trên địa bàn tỉnh có 35 BQL chợ; 71 tổ quản lý và 27 chợ là tổ chức, cá nhân quản lý. Mô hình UBND các địa phương giao BQL chợ quản lý một số chợ trên địa bàn đem lại sự năng động và phát huy vai trò của BQL chợ. Cụ thể, BQL chợ ở mô hình này được chủ động đề ra phương án kinh doanh khai thác chợ, quyết định bộ máy tổ chức (nhân sự) và tái đầu tư các chợ trong hệ thống quản lý. Đồng thời, BQL cũng đóng góp một phần thuế thu nhập cho địa phương. Đối với mô hình các tổ chức, cá nhân đầu tư khai thác, quản lý chợ, nguồn vốn đầu tư xây dựng chợ do tổ chức, cá nhân tự bỏ ra (theo quy hoạch). Chủ đầu tư hoàn toàn chủ động trong việc lập phương án quản lý, khai thác sao cho hiệu quả để đạt lợi nhuận cao nhất. Tuy nhiên, các chợ do tư nhân đầu tư xây dựng, quản lý trên địa bàn tỉnh đa số có quy mô nhỏ (hạng III). Điểm hạn chế ở mô hình này là công tác quản lý còn nhiều bất cập, nhất là vấn đề xử lý môi trường: rác thải, cấp thoát nước,… Hợp tác xã kinh doanh, quản lý chợ là loại hình quản lý phát huy được tính tập thể, có thể huy động nguồn vốn của tiểu thương kinh doanh tại chợ. Tuy nhiên, do loại hình hợp tác xã thương mại dịch vụ là loại hình mới, vốn ban đầu còn hạn chế nên phương thức hoạt động còn lúng túng, chưa chủ động cung cấp nguồn hàng và các dịch vụ theo đúng tính chất của hợp tác xã chợ. Mặt khác, các nội dung của Luật hợp tác xã còn nhiều bất cập, chưa sát thực tế cũng là điểm chưa thuận lợi cho mô hình này. Theo Sở Công Thương Đồng Tháp, xuất phát từ tình hình thực tế trên, công tác chuyển đổi mô hình quản lý chợ cần phải có những bước thay đổi phù hợp. Vấn để cần chú trọng đầu tiên là quan điểm xã hội hóa các chợ. Song song đó, phải điều chỉnh, bổ sung sao cho phù hợp với tình hình thực tiễn về phát triển và quản lý chợ. Chuyển đổi mô quy định hình quản lý chợ (từ BQL chợ sang doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân kinh doanh khai thác và quản lý chợ) là nâng cao hiệu quả quản lý chợ, thu hút các nguồn lực của các doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân tham gia kinh doanh khai thác và quản lý chợ, góp phần đẩy nhanh tiến độ xã hội hóa về đầu tư xây dựng chợ. b. Kinh nghiệm quản lý chợ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh Hiện nay, Quảng Ninh có 132 chợ trong đó có 17 chợ hạng 1, 19 chợ hạng 2, 81 chợ hạng 3 và 15 chợ tự phát, chợ tạm. Số lượng chợ nông thôn hiện có là 52 chợ. Hoạt động kinh doanh của các chợ tương đối ổn định, hàng hóa đa dạng, phong phú. Những năm qua, hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh được quan tâm đầu tư xây dựng, nhiều chợ được xây dựng bằng nguồn vốn xã hội hóa nên khá khang trang, hiện đại, trong đó có khu bán hàng thực phẩm riêng thuận lợi cho việc mua bán của nhân dân.
  • 28. 21 Nhờ sự quan tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền, công tác phát triển và quản lý chợ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều chuyển biến tích cực. Hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực trong việc đẩy mạnh sản xuất, phát triển dịch vụ, lưu thông hành hóa, phục vụ đời sống của nhân dân. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế, bất cập liên quan đến công tác quản lý nhà nước về chợ, cụ thể như: công tác đầu tư, di chuyển chợ, chuyển đổi mô hình quản lý chợ; công tác quản lý đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường; việc chuyển đổi công năng đối với một số chợ chưa hoạt động hiệu quả; việc xử lý dẹp bỏ đối với các chợ tạm, chợ tự phát còn hạn chế; việc xây dựng văn minh thương mại tại chợ vẫn chưa đạt được hiệu quả… Nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý và phát triển chợ theo quy hoạch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, các cơ quan quản lý đã đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của các chủ thể quản lý và thực hiện hoạt động kinh doanh tại chợ. Ngoài ra, nâng cao năng lực thẩm định, phê duyệt dự án về chợ và đảm bảo quy định tiêu chuẩn của nhà nước về từng hạng mục công trình; giám sát xây dựng theo đúng dự án được phê duyệt; nâng cao trách nhiệm của đơn vị quản lý chợ đối với việc thực hiện công tác quản lý… 1.4.2. Bài học kinh nghiệm đối với thành phố Hải Phòng Trên cơ sở nghiên cứu kết quả đạt được, những mặt tích cực, hạn chế trong công tác quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ tại một số địa phương, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm với thành phố Hải Phòng như sau: - Đối với việc ban hành văn bản pháp luật đối với hệ thống chợ Tham mưu đề xuất, kiến nghị bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật để phát triển và quản lý hoạt động đầu tư xây dựng và quản lý hệ thống chợ trên địa bàn thành phố. Lồng ghép chính sách phát triển hệ thống chợ gắn với chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, đầu tư NSNN xây dựng các chợ nông thôn. - Đối với việc xây dựng quy hoạch phát triển hệ thống chợ Tăng cường hiệu quả công tác quy hoạch, kế hoạch mạng lưới chợ trên địa bàn thành phố. Công bố quy hoạch mạng lưới trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư xây dựng chợ, ban hành cơ chế chính sách thu hút, ưu đãi đối với các nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh khai thác và quản lý chợ. - Đối với việc tổ chức bộ máy quản lý đối với hệ thống chợ Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ, nhân viên trực tiếp làm nhiệm vụ quản lý nhà nước và làm việc tại công ty, BQL các chợ. Đẩy mạnh chuyển đổi mô hình kinh
  • 29. 22 doanh, khai thác và quản lý chợ. Tổ chức đấu thầu lựa chọn doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh, khai thác và quản lý chợ để nâng cao hiệu quả quản lý chợ. - Đối với việc thanh tra, kiểm tra, giám sát xử lý vi phạm và đánh giá kết quả Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất hoạt động tại các chợ trên địa bàn thành phố. Trích nguồn ngân sách, nhân lực phù hợp để thực hiện hoạt động thanh tra, kiểm tra hoạt động tại các chợ. - Bài học khác Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi cho hoạt đầu đầu tư xây dựng, kinh doanh, khai thác và quản lý chợ. Tăng cường công tác quản lý về chợ liên quan đến các vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, phòng cháy, chữa cháy, bố trí sắp xếp các gian hàng theo đúng mặt hàng, đảm bảo mỹ quan và thuận tiện cho người mua hàng tại chợ.
  • 30. 23 CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỆ THỐNG CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2018 - 2020 2.1. Tổng quan tình hình và những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng 2.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng Hải Phòng là thành phố ven biển, nằm phía Đông miền duyên hải Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội 102 km, phía Bắc và Đông Bắc giáp Quảng Ninh, Phía Tây Bắc giáp Hải Dương, phía Tây Nam giáp Thái Bình và phía Đông là bờ biển kéo dài từ đảo Cát Hải đến cửa sông Thái Bình. Hải Phòng có địa hình đồi núi chiếm 15% diện tích, phân bố chủ yếu ở phía Bắc, do vậy địa hình phía Bắc có hình dáng và cấu tạo địa chất của vùng trung du; phía nam có địa hình thấp và khá băng phẳng đặc trưng của kiểu địa hình thuần túy nghiêng ra biển, có độ cao từ 0,7 – 1,7m so với mực nước biển. Hải Phòng ngày nay bao gồm 15 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 7 quận (Hồng Bàng, Lê Chân, Ngô Quyền, Kiến An, Hải An, Đồ Sơn, Dương Kinh), 8 huyện (An Dương, An Lão, Bạch Long Vĩ, Cát Hải, Kiến Thuỵ, Tiên Lãng, Thuỷ Nguyên, Vĩnh Bảo), với 217 đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn. Tổng diện tích của thành phố Hải Phòng là 1.519km2, bao gồm cả huyện đảo Cát Hải và Bạch Long Vĩ. Dân số của Hải Phòng là 2.053.493 người; mật độ dân số bình quân là 1.315 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số bình quân giai đoạn 2011 – 2021 là 0,94%/năm. Số lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế là 1.075,7 nghìn người, chiếm tỷ lệ 52,38% tổng số dân và chiếm 97.87% so với tổng số lực lượng lao động. Hải Phòng là nơi có vị trí quan trọng về KT – XH và an ninh, quốc phòng của vùng Bắc Bộ và cả nước, cùng với vành đai hợp tác kinh tế Việt Nam – Trung Quốc. Từ năm 2005 đến nay, Hải Phòng luôn luôn đứng ở vị trí thứ 3 trong danh sách các tỉnh thành phố đóng góp ngân sách nhiều nhất cả nước, sau thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Năm 2020, thành phố Hải Phòng xếp ở vị trí thứ 7/63 tỉnh thành về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam. Cơ cấu kinh tế của thành phố chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng công nghiệp – xây dựng và dịch vụ; kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị, nông thôn được đầu tư phát triển; các lĩnh vực văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ mới; đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể, bộ mặt đô thị và nông thôn có nhiều khởi sắc. Kinh tế thành phố luôn duy trì tốc độ tăng trưởng cao, GRDP bình quân
  • 31. 24 5 năm 2016 – 2020 tăng 13,94%/năm, gấp 1,3 lần mục tiêu Nghị quyết Đại hội XV đề ra (10,5%/năm). Quy mô kinh tế tiếp tục được mở rộng, năm 2020 ước đạt 276,6 nghìn tỷ đồng (tương đương khoảng 12 tỷ USD), đứng thứ 2 vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. GRDP bình quân đầu người năm 2020 ước đạt 5.863 USD, gấp gần 2 lần của cả nước (3.000 USD). Với lợi thế cảng biển nước sâu nên vận tải biến rất phát triển, Hải Phòng trở thành đầu mối giao thông đường biển phía Bắc, đồng thời là một trong những động lực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Là trung tâm kinh tế – khoa học – kỹthuật tổng hợp của vùng duyên hải Bắc Bộ và là một trong 2 trung tâm phát triển của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Hải Phòng có nhiều khu công nghiệp, thương mại lớn và trung tâm dịch vụ, du lịch, giáo dục, y tế của vùng duyên hải Bắc Bộ Việt Nam. 2.1.2. Thực trạng hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng đã được phát triển và hoạt động trong thời kỳ dài phát triển KT – XH của thành phố và đất nước. Hải Phòng hiện có 154 chợ trong đó có 6 chợ hạng 1 (chợ Trần Quang Khải, chợ Quán Toan, chợ Tam Bạc, chợ An Dương, chợ Núi Đèo, chợ Cát Bi), 14 chợ hạng 2, 122 chợ hạng 3 và 12 chợ tạm kinh doanh hoa quả; 40 chợ được xây dựng kiên cố, 89 chợ được xây dựng bán kiên cố và còn lại là chợ tạm, lều lán và đất trống. Diện tích bình quân/chợ của Hải Phòng 10,62 km2/chợ, bán kính phục vụ là 1,84 km2/chợ; hiện đứng thứ 7 về diện tích, bán kính phục vụ Vùng đồng bằng Sông Hồng. Hệ thống chợ trên địa bàn thành phố là kênh lưu thông quan trọng trong lưu chuyển hàng hóa phục vụ người dân của thành phố và khu vực phía Bắc. Dựa trên sự tiện lợi và độ bao phủ rộng trên địa bàn thành phố, mạng lưới chợ có thể giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận và thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng hàng hóa. Nhìn chung, hệ thống chợ đã từng bước được nâng cấp và phát triển nhanh tạo nên kênh lưu thông phân phối hàng hóa trên thị trường nội địa; các phương thức kinh doanh văn minh, hiện đại được hình thành; góp phần đảm bảo cho thương mại Hải Phòng có một diện mạo mới, có tác dụng thu hút và lan tỏa tới thị trường các tỉnh vùng Duyên Hải - Bắc Bộ và thị trường khu vực. Ngoài ra, hệ thống chợ còn đảm bảo chủ động cân đối quan hệ cung cầu các mặt hàng trọng yếu, giúp thị trường vận động một cách tích cực và ổn định. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh tại các chợ vẫn còn gặp không ít khó khăn và công tác quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố vẫn còn gặp một số bất cập. Việc quy hoạch tổng thể phát triển đô thị, quy hoạch khu dân cư chưa chú trọng tới quy hoạch phát triển chợ trên địa bàn nên còn gặp nhiều khó khăn về vị trí đất xây dựng chợ mới, mở rộng quy mô diện tích của các chợ hiện có. Cơ sở vật chất của
  • 32. 25 phần lớn các chợ còn lạc hậu, chủ yếu được xây dựng bán kiên cố và lán tạm, nhất là các chợ nhỏ, xa khu vực trung tâm. Số lượng chợ đạt hạng 1 và hạng 2 còn thấp, trong khi chợ hạng 3 chiếm tỷ lệ còn phổ biến; mô hình quản lý tại các chợ còn lạc hậu, chủ yếu vẫn là mô hình BQL, Tổ quản lý nên hiệu quả hoạt động thấp; các phương thức hoạt động thương mại chủ yếu là buôn bán truyền thống, quy mô nhỏ, tự phát và chất lượng hàng hóa chưa đảm bảo. Tổng quan định vị của chợ trên chuỗi giá trị cung ứng là tương đối thấp, tập trung vào các mặt hàng bình dân như đồ dùng gia đình, hàng nông sản thực phẩm tươi sống và hàng tiêu dùng hàng ngày. Hiện nay trên địa bàn thành phố còn tồn tại nhiều chợ tự phát, tập trung chủ yếu ven đường giao thông, ảnh hưởng đến an toàn và mỹ quan giao thông, vệ sinh an toàn thực phẩm. Điều này đã phần nào hạn chế vai trò của hệ thống chợ đối với sự phát triển thương mại, lưu thông hàng hóa, trên địa bàn thành phố cũng như chưa đáp ứng tốt nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa của dân cư. 2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng. a. Yếu tố khách quan - Nhân tố vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, điều kiện KT – XH Hải Phòng là thành phố ven biển, nằm ở Vùng Đông Bắc Đồng bằng sông Hồng, có vị trí giao lưu thuận lợi với các tỉnh trong nước và quốc tế, là đầu mối quan trọng, cửa chính ra biển của các địa phương miền Bắc, kết nối các tuyến giao thông hàng hải quốc tế. Vị trí địa lý thuận lợi giúp Hải Phòng có được nguồn hàng hóa đa dạng, dồi dào và thu hút được nhiều chủ thể kinh doanh từ doanh nghiệp đến cá nhân, cùng với đó là một lượng lớn người tiêu dùng tại địa phương cũng như tại các khu vực lân cận. Chính vì thế, mạng lưới phân phối hàng hóa ở Hải Phòng (cả hình thực phân phối hiện đại và truyển thống) đều được quan tâm đầu tư phát triển. Hệ thống chợ tại Hải Phòng cũng luôn là một trong những trọng điểm đầu tư trong kế hoạch phát triển thương mại của thành phố nên vấn đề quản lý hệ thống chợ cũng nhận được sự quan tâm chỉ đạo từ các cấp trung ương đên địa phương. Hải Phòng là thành phố có nền kinh tế phát triển hàng đầu cả nước, GRDP của Hải Phòng năm 2020 theo giá hiện hành đạt 276,6 nghìn tỷ đồng, xếp 6/63 tỉnh thành cả nước, tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố đạt 11,22 % top 2 cả nước, GRDP bình quân đầu người ước đạt 5.863 USD năm 2020 gấp 1,93 lần so với năm 2015, xếp thứ 6 trên 63 tỉnh thành. Nền kinh tế tăng trưởng nhanh của thành phố thúc đẩy phát triển hệ thống chợ một cách mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân và nhu cầu kinh doanh của các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất, kinh doanh. Kinh tế thành phố phát triển ổn định là tiền đề quan trọng trong việc thu NSNN, tạo nguồn tài chính ổn định
  • 33. 26 trong việc đầu tư xấy dựng và phát triển các cơ sở hạ tầng của thành phố, trong đó có hệ thống chợ. - Hệ thống pháp luật và các văn bản pháp luật của trung ương Hiện nay, hệ thống văn bản pháp luật về hệ thống chợ tại Việt Nam cơ bản đã được hoàn thiện. Hệ thống pháp luật mang tính chất quản lý, định hướng đối với công tác phát triển và quản lý hệ thống chợ trên cả nước nói chung và thành phố Hải Phòng nói riêng. Đây là một điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ, tuy nhiên thành phố cần có những điều chỉnh phù hợp và quy định cụ thể phù hợp với điều kiện tự nhiên, KT – XH của thành phố. UBND thành phố cần dựa trên hệ thống văn bản pháp luật cấp trung ương, phối hợp cùng các Sở, Ban, ngành liên quan để xây dựng những văn bản chỉ đạo, hướng dẫn quy hoạch, khai thác, phát triển và quản lý hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng sao cho phù hợp và đạt hiệu quả cao. b. Yếu tố chủ quan - Hệ thống cơ chế chính sách, văn bản pháp luật Hiện nay, thành phố Hải Phòng đang trong quá trình đô thị hóa mạnh mẽ nên nhu cầu về đầu tư phát triển chợ, kêu gọi xã hội hóa trong công tác quản lý, kinh doanh khai thác chợ là một nối dung rất được quan tâm. Thành phố đã xây dựng được những cơ chế chính sách ưu đãi về thuế, về sử dụng đất, về đầu tư… nhằm thúc đẩy hoạt động đầu tư, khai thác hoạt động kinh doanh tại chợ. Chính vì thế, hệ thống chợ trên địa bàn thành phố ngày càng phát triển, giữ vững vai trò và vị thế quan trọng trong đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Tuy nhiên, việc chưa có chế tài xử lý cụ thể đối với các đơn vị kinh doanh, khai thác chợ khi không chấp hành các quy định trong quá trình tổ chức hoạt động cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý của chính quyền địa phương. Điều đó đặt ra càng nhiều yêu cầu đối với hoạt động quản lý hệ thống chợtrên địa bàn: dẫn dắt, định hướng sự phát triển của các chợ và hoạt động kinh doanh trong chợ; thanh tra, kiểm tra, đảm bảo hoạt động của chợ… - Bộ máy tổ chức quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ Nhà nước đã ban hành đầy đủ các nghị định về phân công chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Sở Công thương thành phố - cơ quan chịu trách nhiệm chính trong quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ, cùng với các Sở, ban, ngành liên quan tại địa phương. Đây là nền tảng pháp lý cần thiết và chắc chắn trong hoạt động quản lý hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng, tránh được sự chồng chéo, trùng lặp, mâu thuẫn về chức năng và nhiệm vụ giữa các cơ quan quản lý của thành phố.
  • 34. 27 2.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2018 – 2020 2.2.1. Thực trạng ban hành văn bản pháp luật đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng a. Hệ thống văn bản pháp quy trung ương Hệ thống văn bản pháp quy của trung ương mang tính định hướng chung về phát triển và quản lý chợ trên toàn quốc, là cơ sở cho hoạt động quản lý nhà nước đối vớihệ thống chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng: - Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ về Phát triển và quản lý chợ. - Nghị định số 114/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ. - Thông tư số 67/2003/TT-BTC ngày 11 tháng 7 năm 2003 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn cơ chế tài chính áp dụng cho BQL chợ, doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ. - Thông tư số 07/2003/TT-BKH ngày 11 tháng 9 năm 2003 của Bộ Kế hoạch và đầu tư về việc hướng dẫn lập các dự án quy hoạch phát triển và đầu tư xây dựng chợ. - Quyết định số 559/2004/QĐ-TTg ngày 31 tháng 5 năm 2004 về việc phê duyệt Chương trình phát triển chợ đến năm 2010. - Quyết định số 3621/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 12 năm 2012 về việc ban hành Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9211:2012 Chợ - tiêu chuẩn thiết kế; và các quyết địnhban hành của địa phương về việc hỗ trợ và khuyến khích đầu tư xây dựng hạ tầng chợ trên địa bàn. - Quyết định số 12151/QĐ-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc hướng dẫn thực hiện tiêu chí số 7 về chợ trong bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới. - Ngày 26 tháng 12 năm 2007, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký ban hành Quyết định số 012/QĐ-BCT phê duyệt “Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ toàn quốc dến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”. - Ngày 26 tháng 6 năm 2015, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký ban hành Quyết định số 6481/QĐ-BCT phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới chợ toàn quốc đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035”. b. Hệ thống văn bản pháp quy thành phố Hải Phòng
  • 35. 28 Dựa trên hệ thống văn bản pháp quy trung ương về phát triển và quản lý chợ, căn cứ vào điều kiện thực tế và mục tiêu phát triển hệ thống chợ, thành phố Hải Phòng đã xây dựng kế hoạch, ban hành hệ thống các văn bản chỉ đạo về quản lý và phát triển hệ thống chợ trên địa bàn thành phố: - Quyết định số 2367/QĐ-UBND ngày 24 tháng 11 năm 2009 về việc phê duyệt Đề án bổ sung, điều chỉnh quy hoạch phát triển thương mại Thành phố Hải Phòng đến năm 2020. - Quyết định số 1272/QĐ-UBND ngày 13 tháng 08 năm 2012 về việc Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 05-NQ/TU về phát triển thương mại Hải Phòng đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. - Quyết định số 110/KH-UBND ngày 17 tháng 04 năm 2020 về kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 26/NQ-HĐND ngày 08/12/2017 của HĐND thành phố khóa XV về phát triển công nghiệp và thương mại thành phố Hải Phòng. - Quyết định số 934/2010/QĐ-UBND ngày 15 tháng 06 năm 2010 của UBND thành phố Hải Phòng về việc ban hành Quy chế chuyển đổi mô hình tổ chức, quản lý, kinh doanh khai thác chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng. - Quyết định số 2043/QĐ-UBND ngày 21 tháng 11 năm 2012 của UBND thành phố Hải Phòng về việc Phê duyệt Đề án Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ thành phố Hải Phòng đến năm 2020. - Quyết định số 3434/2016/QĐ-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2016 của UBND thành phố Hải Phòng về việc phê duyệt giá dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng tại chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng. 2.2.2. Thực trạng xây dựng, quy hoạch phát triển hệ thống chợ trên địa bànthành phố Hải Phòng a. Công tác đầu tư xây dựng chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Hiện nay, thành phố Hải Phòng đang tiếp tục chủ trương xã hội hóa đầu tư xây dựng và quản lý chợ, khuyến khích các tổ chức, các cá nhân và doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đấu thầu đầu tư hoặc góp vốn cùng nhà nước đầu tư xây dựng hệ thống chợ trên địa bàn thành phố. Đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư xây chợ từ các nguồn: vốn của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và của nhân dân đóng góp; vốn từ NSNN, ngân sách của địa phương và các nguồn tài trợ, nguồn thu hợp pháp khác. UBND thành phố Hải Phòng bố trí nguồn vồn từ nguồn NSNN thành phố để hỗ trợ các cá nhân, tổ chức trực tiếp đầu tư hoặc góp vốn tham gia đầu tư xây dựng và quản lý chợ. Việc hỗ trợ vồn đầu tư được thực hiện theo Quyết định của Chủ tịch UBND thành phố.