SlideShare a Scribd company logo
1 of 96
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGUYỄN TRƢỜNG SƠN
XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
VỀ BUÔN BÁN HÀNG GIẢ - TỪ THỰC TIỄN
QUẬN HOÀN KIẾM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
HÀ NỘI – 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGUYỄN TRƢỜNG SƠN
XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
VỀ BUÔN BÁN HÀNG GIẢ - TỪ THỰC TIỄN
QUẬN HOÀN KIẾM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 60 38 01 02
NGƢỜI HƢỚNG DẪN: PGS.TS. NGUYỄN QUỐC SỬU
HÀ NỘI – 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu và kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai
công bố trong bất cứ công trình nào khác, các thông tin trích dẫn trong luận
văn đều đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày… tháng … năm 2016
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguyễn Trƣờng Sơn
LỜI CẢM ƠN
Thật vinh dự cho cá nhân em khi đƣợc tham gia học tập tại Học viện
Hành chính Quốc gia. Em xin trân trọng bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn
tới các thầy, cô giáo tại trƣờng Học viện hành chính quốc gia, đặc biệt là
PGS.TS. Nguyễn Quốc Sửu - Khoa Nhà nƣớc và Pháp Luật, Học viện Hành
chính Quốc gia, đã nhiệt tình hƣớng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình học
tập tại học viện cũng nhƣ quá trình thực hiện, hoàn thiện luận văn cao học về
nội dung"Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả - từ thực tiễn
quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội"
Mặc dù bản thân đã rất cố gắng, nhƣng do thời gian và năng lực có hạn,
chắc chắn luận văn còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận đƣợc những ý kiến
đóng góp quý báu của các thầy, các cô.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày… tháng … năm 2016
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguyễn Trƣờng Sơn
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Vi phạm hành chính: VPHC
Xử lý vi phạm hành chính: XLVPHC
Xử phạt hành chính: XPHC
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ XỬ
PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ BUÔN BÁN HÀNG GIẢ ................. 8
1.1. QUAN NIỆM VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ BUÔN
BÁN HÀNG GIẢ ............................................................................................. 8
1.1.1. Vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính ............................ 8
1.1.2. Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả ............16
1.1.3. Đặc điểm xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả............. 19
1.2. ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
VỀ MUA BÁN HÀNG GIẢ.......................................................................... 20
1.2.1. Khái quát sự phát triển của điều chỉnh pháp luật về xử phạt vi phạm
hành chính về mua bán hàng giả ....................................................................20
1.2.2. Đối tƣợng bị xử phạt ............................................................................ 23
1.2.3. Hành vi vi phạm................................................................................... 24
1.2.4 Các hình thức xử phạt và biện pháp khác phục hậu quả....................... 27
1.2.5. Thẩm quyền xử phạt .............................................................................35
1.3. BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ THỰC TIỄN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH
CHÍNH VỀ BUÔN BÁN HÀNG GIẢ Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG................... 38
1.3.1. Kinh nghiệm của lực lƣợng Quản lý thị trƣờng ở Thái Bình .............. 38
1.3.2. Kinh nghiệm của Thành phố Hồ Chí Minh .........................................39
1.3.3. Kinh nghiệm của Chi cục Quản lý thị trƣờng tỉnh Lào Cai .................41
Tiểu kết Chƣơng 1.......................................................................................... 43
Chƣơng 2 THỰC TRẠNG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH.............. 44
VỀ BUÔN BÁN HÀNG GIẢ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀN KIẾM
THÀNH PHỐ HÀ NỘI ..................................................................................44
2.1. KHÁI QUÁT VỀ QUẬN HOÀN KIẾM – THÀNH PHỐ HÀ NỘI VÀ
TÌNH HÌNH BUÔN BÁN HÀNG GIẢ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN ...............44
2.1.1. Vị trí địa lý, dân cƣ .............................................................................. 44
2.1.2. Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội....................................................... 44
2.1.3. Tình hình buôn bán hàng giả trên địa bàn quận Hoàn Kiếm ...............46
2.2. TÌNH HÌNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ BUÔN BÁN
HÀNG GIẢ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀN KIẾM GIAI ĐOẠN 2010-2016
CỦA CHI CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƢỜNG HÀ NỘI ...................................49
2.2.1. Về công tác tổ chức bộ máy, chỉ đạo, điều hành .................................49
2.2.2. Kết quả xử phạt vi phạm hành chính ................................................... 51
2.3. ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ
BUÔN BÁN HÀNG GIẢ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀN KIẾM CỦA CHI
CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƢỜNG HÀ NỘI ....................................................56
2.3.1. Những thành tựu và nguyên nhân ........................................................56
2.3.2. Những hạn chế, khó khăn và nguyên nhân ..........................................59
Tiểu kết Chƣơng 2 ..........................................................................................68
Chƣơng 3 PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ BUÔN BÁN HÀNG GIẢ TRÊN
ĐỊA BÀN QUẬN HOÀN KIẾM -THÀNH PHỐ HÀ NỘI ..........................69
3.1. PHƢƠNG HƢỚNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ PHẠT VI PHẠM
HÀNH CHÍNH VỀ BUÔN BÁN HÀNG GIẢ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN
HOÀN KIẾM - THÀNH PHỐ HÀ NỘI ........................................................69
3.1.1. Nâng cao hiệu quả xử phạt hành chính về buôn bán hàng giả phải gắn
liền với việc hoàn thiện quy định và thủ tục xử phạt hành chính về buôn bán
hàng giả ..........................................................................................................69
3.1.2. Nâng cao hiệu quả xử phạt hành chính về buôn bán hàng giả cần bắt
đầu từ khâu chủ động ứng phó với diễn biến thị trƣờng, phát hiện sớm và xử
phạt nghiêm minh, kịp thời các vi phạm ........................................................70
3.1.3. Nâng cao hiệu quả xử phạt hành chính về buôn bán hàng giả phải gắn
với việc nâng cao ý thức pháp luật công vụ của công chức và ý thức pháp luật
về chống hàng giả, bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng của ngƣời dân ........... 72
3.1.4. Phát huy sự tham gia của xã hội vào phát hiện, tố giác vi phạm về buôn
bán hàng giả ................................................................................................... 73
3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH
CHÍNH VỀ BUÔN BÁN HÀNG GIẢ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀN
KIẾM - THÀNH PHỐ HÀ NỘI ....................................................................74
3.2.1. Hoàn thiện quy định pháp luật về xử phạt hành chính về buôn bán hàng
giả................................................................................................................... 74
3.2.2. Tăng cƣờng công tác chỉ đạo, nâng cao chất lƣợng chuyên môn, nghiệp
vụ của đội ngũ công chức thực hiện chống hàng giả .....................................75
3.2.3. Tăng cƣờng phối hợp liên ngành trong kiểm tra, phát hiện và xử phạt
vi phạm ..........................................................................................................76
3.2.4.Truyền thông nâng cao nhận thức của ngƣời tiêu dùng, cộng đồng doanh
nghiệp .............................................................................................................76
3.2.5. Phát huy sự tham gia của xã hội vào phát hiện, tố giác vi phạm về buôn
bán hàng giả ...................................................................................................79
3.2.6. Tăng cƣờng sự phối hợp và hợp tác giữa các tổ chức thực thi và các
hiệp hội, doanh nghiệp trong việc chống hàng giả xâm phạm quyền sở hữu trí
tuệ, hàng kém chất lƣợng ...............................................................................80
Tiểu kết Chƣơng 3 ..........................................................................................81
KẾT LUẬN ....................................................................................................82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................83
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 1.1. Thống kê các hình thức xử phạt vi phạm hành chính về buôn
bán hàng giả ....................................................................................................32
Bảng 1.2. Tổng hợp chủ thể và nội dung thẩm quyền............................37
xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả ................................37
Bảng 2.1. Thống kê kết quả xử lý vi phạm hành chính về hàng giả của
ngành Quản lý thị trƣờng nƣớc ta (từ năm 2010-2015)..................................46
Bảng 2.2. Thống kê kết quả xử lý vi phạm hành chính về hàng giả của
lực lƣợng Quản lý thị trƣờng thành phố Hà Nội (từ năm 2010-2015) ...........47
Bảng 2.3: Thống kê kết quả xử lý vi phạm hành chính về buôn bán hàng
giả của Đội QLTT số 2 – Chi Cục QLTT thành phố Hà Nội (từ năm 2010-
2015)................................................................................................................52
Biểu đồ 2.1: Số vụ vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả ở Hoàn
Kiếm đƣợc Đội QLTT số 2 Chi cục QLTT Hà Nội xử phạt (từ năm 2010-
2015)................................................................................................................52
Biểu đồ 2.2: Số tiền phạt và giá trị hàng hóa vi phạm hành chính về buôn
bán hàng giả ở Hoàn Kiếm đƣợc Đội QLTT số 2 Chi cục QLTT Hà Nội xử
phạt (từ năm 2010-2015).................................................................................53
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu đề tài
Trong những năm vừa qua, sự phát triển vƣợt bậc của cuộc cách mạng
khoa học công nghệ cùng với sự đổi mới đƣờng lối chính sách về kinh tế của
Đảng và Nhà nƣớc ta đã thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh chóng. Trên thị
trƣờng các hoạt động sản xuất, kinh doanh, lƣu thông hàng hoá ngày càng
diễn ra tấp nập, nhộn nhịp và cạnh tranh phát triển chạy theo nhu cầu, thị hiếu
ngƣời tiêu dùng. Trong điều kiện đó, công tác quản lý nhà nƣớc, nhất là quản
lý nền kinh tế thị trƣờng đang nảy sinh một số vấn đề phức tạp và có nhiều kẽ
hở. Một trong những vấn đề đáng quan tâm là sự gia tăng nạn sản xuất, buôn
bán hàng giả trong nền kinh tế thị trƣờng. Những hoạt động này không những
ảnh hƣởng trực tiếp đến tính mạng, sức khoẻ, tài sản của ngƣời tiêu dùng, ảnh
hƣởng trực tiếp đến lợi ích của các chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế mà
còn làm ảnh hƣởng đến lợi ích của Nhà nƣớc, của toàn xã hội, ảnh hƣởng đến
môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh của Việt Nam, uy tín chính trị của Đảng và Nhà
nƣớc và làm giảm lòng tin của quần chúng nhân dân đối với Nhà nƣớc. Các
hoạt động sản xuất và buôn bán hàng giả ở nƣớc ta đang có chiều hƣớng gia
tăng và ngày càng lan rộng sang nhiều ngành hàng, nhiều chủng loại hàng
hoá. Trƣớc nguy cơ gây hại của nạn hàng giả, đẩy mạnh công tác đấu tranh
chống sản xuất và buôn bán hàng giả là một yêu cầu cấp bách đòi hỏi sự quan
tâm của Đảng và Nhà nƣớc. Mặt khác, công tác đấu tranh chống sản xuất và
buôn bán hàng giả còn đòi hỏi các cơ quan chức năng phải thực hiện tốt chức
năng, nhiệm vụ của mình, phối hợp đồng bộ với các cơ quan hữu quan để đấu
tranh hạn chế nạn hàng giả.
Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả là một biện pháp
hành chính – pháp lý nhằm truy cứu trách nhiệm hành chính đối với chủ thể
2
vi phạm, theo đó khi chủ thể vi phạm sẽ bị áp dụng các hình thức xử phạt. Ở
nƣớc ta, những năm qua, để đối phó với nạn buôn bán hàng giả, gian lận
thƣơng mại, Nhà nƣớc đã ban hành nhiều văn bản về xử lý vi phạm hành
chính đối với hành vi buôn bán hàng giả. Ban đầu là những văn bản quy định
xử phạt hành chính về buôn bán hàng giả trên các lĩnh vực, hàng hóa cụ thể.
Đến ngày 10/01/2013, Chính phủ đã pháp điển hóa, ban hành nghị định điều
chỉnh tập trung về xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi buôn bán hàng
giả, đó là Nghị định số 08/2013/NĐ-CP về Quy định xử phạt hành chính đối
với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả. Cũng trong năm đó, Chính phủ đã
ban hành Nghị định 185/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong hoạt động thƣơng mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ
ngƣời tiêu dùng để thay thế Nghị định số 08/2013/NĐ-CP. Nghị định
185/2013/NĐ-CP hƣớng tới việc bảo vệ có hiệu quả hơn các quyền và lợi ích
hợp pháp của ngƣời kinh doanh và ngƣời tiêu dùng; góp phần đảm bảo ổn
định thị trƣờng, phát triển kinh tế xã hội và thực hiện mục tiêu công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nƣớc, nâng cao ý thức pháp luật của doanh nghiệp và
ngƣời tiêu dùng.
Việc triển khai thực hiện Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày
15/11/2013 của Chính phủ (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014) đã
thu đƣợc nhiều kết quả quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác
xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thƣơng mại, đấu tranh chống
buôn lậu, gian lận thƣơng mại, hàng giả và bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng.
Tuy nhiên, việc triển khai thi hành Nghị định số 185/2014/NĐ-CP cũng bộc
lộ một số bất cập hạn chế cần kịp thời sửa đổi, bổ sung để phù hợp với thực
tiễn, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nƣớc. Ngày 19/11/2015 Chính phủ đã ban
hành Nghị định số 124/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số
185/2013/NĐ-CP để xử lý những vƣớng mắc từ thực tiễn áp dụng các quy
định trong việc xác định hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng, bảo
đảm tính thống nhất và tính khả thi của hệ thống pháp luật.
3
Tuy vậy, thực tiễn công tác đấu tranh phòng chống hàng giả và gian lận
thƣơng mại thời gian qua cho thấy rằng, quy định pháp luật về phát hiện, xử
lý vi phạm hành chính về hàng giả còn nhiều khiếm khuyết, kẽ hở, gây khó
khăn cho việc phát hiện, chứng minh vi phạm, thủ tục xử phạt còn phức tạp,
thiếu cơ chế đảm bảo thi hành quyết định xử phạt, nên hiệu quả răn đe thấp,
công tác đấu tranh phòng chống hàng giả đạt kết quả không tƣơng xứng với kỳ
vọng và thực tiễn đòi hỏi.
Hoàn Kiếm là một quận nằm ở vị trí trung tâm của Hà Nội, nơi có hoạt
động buôn bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ vào loại sôi động nhất thành
phố. Tuy nhiên, nơi đây cũng đứng đầu về nạn buôn bán hàng giả, mà chợ
Đồng Xuân và khu phố cổ là một đầu mối lớn, khu vực có mạng lƣới buôn
bán hàng hóa lâu đời. Những năm qua, chính quyền thành phố, quận và các
đơn vị chức năng chuyên ngành đã có nhiều hoạt động tích cực nhằm tăng
cƣờng kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm về buôn bán hàng giả, gian lận
thƣơng mại, thế nhƣng, tình trạng buôn bán hàng giả vẫn không giảm sút, còn
diễn biến phức tạp với thủ đoạn tinh vi. Thực tiễn công tác phòng chống buôn
bán hàng giả ở quận Hoàn Kiếm của ngành quản lý thị trƣờng thành phố cũng
cho thấy rằng, công tác phát hiện và xử lý vi phạm hành chính còn nhiều khó
khăn, vƣớng mắc.
Để tìm hiểu một cách có hệ thống từ phƣơng diện lý luận đến thực tiễn
về công tác xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả trên địa bàn quận
Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả công tác này trong thời gian tới, tác giả quyết định lựa chọn vấn đề “Xử
phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả - từ thực tiễn quận Hoàn
Kiếm, thành phố Hà Nội” làm đề tài luận văn Thạc sỹ Luật Hiến pháp và Luật
Hành chính.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Liên quan tới đề tài luận văn, có nhiều công trình nghiên cứu ở những
mức độ khác nhau đã đƣợc công bố, có thể kể tới nhƣ:
4
- Viện Khoa học pháp lý – Bộ Tƣ pháp (1980), Xử phạt vi phạm hành
chính, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ (mã số 85 98 008), Hà Nội;
Đề tài lần đầu tiên đề cập đến một cách toàn diện về việc xây dựng một
hệ thống khoa học của việc xử phạt vi phạm hành chính. Từ đó, đề tài làm nền
tảng pháp lý nghiên cứu áp dụng cho việc xử phạt vi phạm hành chính trên
nhiều lĩnh vực khác nhau trong đó có cả lĩnh vực buôn bán hàng giả.
- TS. Vũ Thƣ (1996), Chế tài hành chính – Lý luận và thực tiễn,
Chuyên đề hội thảo khoa học về giao thông, Hà Nội;
Tác giả đã đề cập sâu về nội dung chế tài hành chính cả trên phƣơng
diện lý luận và thực tiễn. Công trình nghiên cứu đã làm tài liệu tham khảo
hiệu quả cho nhiều tác giả của các trƣờng Đại học trong cả nƣớc khi hoàn
thành giáo trình Luật Hành chính nhƣ Học viện Hành chính quốc gia, Đại học
Luật Hà Nội…
Liên quan đến vấn đề sản xuất, buôn bán hàng giả đã có một số công
trình nghiên cứu của các nhà khoa học đề cập tới ở nhiều góc độ, ví dụ: Đề tài
khoa học Hoàn thiện cơ chế thực thi pháp luật về sở hữu trí tuệ trong tiến
trình hội nhập quốc tế của Việt Nam năm 2005 của Đại học Quốc gia Hà Nội;
Luận án Phó tiến sĩ luật học Đổi mới và hoàn thiện cơ chế điều chỉnh pháp
luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
năm 1996 của Lê Xuân Thảo; Luận án tiến sĩ Luật học: Tội làm hàng giả, tội
buôn bán hàng giả thực trạng và biện pháp phòng, chống năm 2001 của Trần
Ngọc Việt; Luận văn thạc sĩ Đấu tranh phòng chống tội làm hàng giả, tội
buôn bán hàng giả ở Việt Nam hiện nay năm 1998 của Đỗ Thị Lan. Chống
sản xuất và buôn bán hàng giả ở Việt Nam hiện nay nhìn từ góc độ quản lý
nhà nước, Luận văn Thạc sỹ luật học của Nguyễn Mạnh Cƣờng, Đại học
Quốc gia Hà Nội.
Qua khảo sát, có rất ít các nghiên cứu chuyên sâu, trực tiếp về xử phạt
vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả. Do vậy, từ những nghiên cứu lý
luận và thực tiễn về vấn đề hàng giả, buôn bán hàng giả, trách nhiệm hành
5
chính, xử lý vi phạm hành chính, trên cơ sở thực tiễn công tác, tác giả chọn đề
tài “Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả - từ thực tiễn quận
Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội” để nghiên cứu một cách có hệ thống cả về lý
luận và thực tiễn vấn đề xử phạt hành chính đối với hành vi buôn bán hàng
giả trên một địa bàn cụ thể là quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Tên đề tài
không trùng lắp với những công trình đƣợc công bố.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
đối với hành vi buôn bán hàng giả và thực tiễn áp dụng các quy định đó trên
địa bàn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, đánh giá thực trạng, từ đó đề
xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xử lý vi phạm hành
chính về buôn bán hàng giả ở quận Hoàn Kiếm trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục đích trên, các nhiệm vụ nghiên cứu là:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận, pháp lý về hàng giả, buôn bán
hàng giả;
- Hệ thống hóa quy định pháp luật hiện hành về xử lý lý vi phạm hành
chính đối với hành vi buôn bán hàng giả;
- Phân tích và đánh giá thực trạng thi hành pháp luật về xử phạt vi phạm
hành chính về buôn bán hàng giả trên địa bàn quận Hoàn Kiếm thời gian qua;
- Xác lập nội dung các quan điểm, giải pháp để góp phần nâng cao hiệu
quả thực hiện pháp luật về xử phạt hành chính về buôn bán hàng giả ở quận
Hoàn Kiếm trong thời gian tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu quy định pháp luật hiện hành về xử phạt vi phạm
hành chính đối với hành vi buôn bán hàng giả và thực tiễn áp dụng các quy
định đó trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
6
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu công tác xử phạt hành chính về buôn
bán hàng giả trên địa bàn quận Hoàn Kiếm của cơ quan quản lý thị trƣờng
thành phố Hà Nội, cụ thể là Đội quản lý thị trƣờng số 2 – Chi cục Quản lý thị
trƣờng, thuộc Sở Công thƣơng thành phố Hà Nội.
Luận văn nghiên cứu trên địa bàn quận Hoàn Kiếm; giai đoạn 2010-2016.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn đƣợc nghiên cứu trên phƣơng pháp luận duy vật biện chứng
của Chủ nghĩa Mác – Lê nin vào nghiên cứu vấn đề khoa học xã hội.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu truyền thống trong
nghiên cứu khoa học xã hội là: Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so
sánh, kết hợp quan sát thực tiễn (qua quá trình công tác) với khát quát hóa.
6. Ý nghĩa của luận văn
Luận văn góp phần hoàn thiện lý luận về xử phạt hành chính trong lĩnh
vực buôn bán hàng giả.
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy và nghiên
cứu của cán bộ giảng dạy, sinh viên trong các trƣờng đại học luật, đại học
hành chính hoặc sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho những ngƣời quan tâm,
nghiên cứu về xử phạt hành chính về buôn bán hàng giả.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, kết quả nghiên cứu
đƣợc kết cấu gồm 3 chƣơng, gồm:
Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận và pháp lý cơ bản về xử phạt vi phạm
hành chính về buôn bán hàng giả
7
Chƣơng 2: Thực trạng xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng
giả trên địa bàn quận Hoàn Kiếm – thành phố Hà Nội
Chƣơng 3: Phƣơng hƣớng và giải pháp nâng cao hiệu quả xử phạt vi
phạm hành chính về buôn bán hàng giả trên địa bàn quận Hoàn Kiếm - thành
phố Hà Nội.
8
Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CƠ BẢN
VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ BUÔN BÁN HÀNG GIẢ
1.1. QUAN NIỆM VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ
BUÔN BÁN HÀNG GIẢ
1.1.1. Vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính
1.1.1.1. Vi phạm hành chính
Nhƣ chúng ta đã biết, nhà nƣớc là một tổ chức đƣợc xã hội thành lập
nên để thực hiện việc quản lý, phát triển xã hội. Để có thể thực hiện đƣợc vai
trò đó, nhà nƣớc luôn phải tác động lên các quan hệ xã hội bằng một hệ thống
các quy tắc quản lý nhà nƣớc đƣợc quy định trong các văn bản quy phạm
pháp luật. Trên thực tế, trong đời sống xã hội luôn xảy ra tình trạng vi phạm
các quy tắc quản lý nhà nƣớc. Các vi phạm đó diễn ra hàng ngày trong đời
sống xã hội, từ những hành vi đơn giản và phổ biến nhƣ hút thuốc lá nơi công
cộng, đến những hành vi vi phạm có tính chất nguy hiểm hơn nhƣ tham gia
giao thông đƣờng bộ không đội mũ bảo hiểm, đi ngƣợc chiều, lạng lách đánh
võng, gây tai nạn,…hoặc hành vi làm ô nhiễm môi trƣờng, xây dựng trái
phép, trốn thuế… Những hành vi vi phạm rất đa dạng và “có mặt” trong tất cả
các lĩnh vực quản lý nhà nƣớc.
Dƣới góc độ lý luận về pháp luật, vi phạm pháp luật đƣợc cấu thành bởi
các mặt khách quan, chủ quan, khách thể và chủ thể của nó. Tổng hợp các yếu
tố đó ta có thể hiểu vi phạm pháp luật là hành vi nguy hiểm cho xã hội do chủ
thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện một các cố ý hoặc vô ý xâm hại
đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
Dựa theo các tiêu chí khác nhau mà vi phạm pháp luật đƣợc phân thành
nhiều loại khác nhau. Căn cứ vào khách thể vi phạm, mức độ, tính chất nguy
hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm, vi phạm pháp luật đƣợc chia thành các
loại sau:
9
- Vi phạm hình sự (tội phạm): là những hành vi nguy hiểm cho xã hội,
có lỗi và đƣợc quy định trong bộ luật hình sự.
- Vi phạm hành chính: là những hành vi trái pháp luật, có lỗi nhƣng
mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm, xâm phạm các quan hệ xã
hội đƣợc pháp luật hành chính bảo vệ phát sinh trong quá trình quản lý
nhà nƣớc.
- Vi phạm dân dự: là những hành vi trái luật dân sự, hay ngƣợc lại với
truyền thống, phong tục tập quán, đạo đức xã hội đƣợc nhà nƣớc thừa nhận,
có lỗi, xâm hại tới các quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân và quan hệ phi tài
sản có liên quan tới tài sản đƣợc pháp luật dân sự bảo vệ.
- Vi phạm kỷ luật: là hành vi có lỗi, trái với các quy tắc kỷ luật lao
động, học tập, công vụ nhà nƣớc trong các cơ quan nhà nƣớc, doanh nghiệp,
trƣờng học đƣợc pháp luật lao động, hành chính và các văn bản nội quy của
từng cơ quan, doanh nghiệp quy định.
Luật Xử phạt vi phạm hành chính năm 2012 đã đƣa ra định nghĩa pháp
lý về “vi phạm hành chính”. Khoản 1 Điều 2 của Luật quy định [38]: Vi phạm
hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định
của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy
định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
Định nghĩa trên đƣa ra các dấu hiệu pháp lý cơ bản của vi phạm hành
chính, đó là: tính xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nƣớc, có lỗi, tính trái
pháp luật hành chính và phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
Vi phạm hành chính là một dạng vi phạm pháp luật, do đó nó cũng bao
gồm các yếu tố cấu thành pháp lý là mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể
và khách thể. Dƣới đây, các dấu hiệu và yếu tố cấu thành pháp lý của vi phạm
hành chính sẽ đƣợc xem xét trong mối quan hệ thống nhất với nhau.
Mặt khách quan của vi phạm hành chính
10
Mặt khách quan của vi phạm hành chính là những biểu hiện ra bên
ngoài thế giới khách quan của vi phạm hành chính, thông thƣờng các biểu
hiện ra bên ngoài của hành vi vi phạm là hành vi, thời gian, địa điểm, công cụ,
phƣơng tiện hay mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hành chính và
hậu quả của vi phạm hành chính.
Hành vi của vi phạm hành chính là những biểu hiện của con ngƣời hoặc
tổ chức tác động vào thế giới khách quan qua hình thức bên ngoài cụ thể gây
tác hại đến sự phát triển bình thƣờng của trật tự quản lý. Những biểu hiện này
đƣợc kiểm soát và điều khiển bởi ý thức và ý chí của chủ thể vi phạm hành
chính. Hành vi là biểu hiện rõ nhất trong mặt khách quan của vi phạm hành
chính, chúng có ý nghĩa quyết định đến nội dung biểu hiện khác trong mặt
khách quan (hậu quả, công cụ phƣơng tiện, thời gian, địa điểm); đồng thời
hành vi cũng là thể thống nhất giữa mặt khách quan và chủ quan. Hành vi
khách quan của vi phạm hành chính có thể là hành vi hành động hoặc không
hành động. Song dù biểu hiện bằng hình thức nào đi chăng nữa thì nó cũng
chỉ bị coi là vi phạm hành chính khi hành vi đó trái với pháp luật. Hành vi trái
pháp luật hành chính là dấu hiệu pháp lý cơ bản của vi phạm hành chính,
nhƣng đây không phải là thuộc tính riêng của vi phạm hành chính. Rất
nhiều hành vi tội phạm cũng là hành vi trái pháp luật hành chính. Để phân
biệt vi phạm hành chính với tội phạm trong trƣờng hợp cả hai loại hành vi
có cùng chung khách thể, ngƣời ta lấy tiêu chí là tính nguy hiểm cho xã hội
của hành vi. Hành vi vi phạm hành chính ít nguy hiểm cho xã hội hơn so
với tội phạm hình sự.
Hậu quả và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hành chính
và hậu quả của viphạmhànhchính vi phạm hành chính: Chính là tính xâm hại
khách quan của vi phạm hành chính, đƣợc thể hiện ở vi phạm hành chính đã
xâm hại hoặc đe dọa xâm hại các quan hệ đã đƣợc pháp luật quy định thành
11
quy tắc quản lý nhà nƣớc. Tuy nhiên, trong nhiều trƣờng hợp hậu quả của vi
phạm hành chính đƣợc biểu hiện ở các thiệt hại cụ thể về sức khỏe, nhân
phẩm, danh dự, về tự do thân thể của cá nhân hoặc làm thiệt hại về tài sản của
nhà nƣớc, tập thể và công dân. Hậu quả của vi phạm hành chính là kết quả
của hành vi vi phạm hành chính do con ngƣời hoặc tổ chức thực hiện. Do đó
giữa hành vi vi phạm hành chính và hậu quả vi phạm hành chính có mối quan
hệ hữu cơ, trong đó hậu quả của vi phạm hành chính có tiền đề xuất hiện của
nó là hành vi khách quan của vi phạm hành chính; sự tồn tại mối quan hệ
nhân quả giữa hành vi vi phạm hành chính và hậu quả của vi phạm hành
chính dựa trên các căn cứ sau: Một là; hành vi vi phạm hành chính xảy ra
trƣớc hậu quả xâm hại các mối quan hệ về mặt thời gian; Hai là, hành vi vi
phạm phải chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả xâm hại các
quan hệ xã hội; Ba là, hậu quả vi phạm đã xảy ra phải là sự hiện thực hóa khả
năng thực tế làm phát sinh hậu quả của hành vi vi phạm. Ngoài những biểu
hiện trên, về mặt khách quan của vi phạm còn có một số dấu hiệu khách quan
khác nhƣ: thời gian, địa điểm, công cụ và phƣơng tiện vi phạm.
Mặt chủ quan của vi phạm hành chính
Mặt chủ quan của vi phạm hành chính là những quan hệ tâm lý bên
trong của chủ thể. Yếu tố cơ bản nhất của mặt chủ quan là tính có lỗi. Lỗi
chính là trạng thái tâm lý của ngƣời vi phạm, biểu hiện thái độ của ngƣời đó
đối với hành vi vi phạm và hậu quả của hành vi đó. Yêu cầu về lỗi trong luật
hành chính không cao nhƣ trong luật hình sự, trong nhiều trƣờng hợp chỉ cần
có lỗi nghĩa là ngƣời vi phạm biết hoặc có thể biết tính chất sai phạm của
mình là đủ để xác định vi phạm hành chính xảy ra. Đối với luật hình sự đòi
hỏi phải chính xác hơn, không chỉ xác định lỗi mà còn phải xác định cho đƣợc
hình thức và mức độ lỗi; mặt khác lỗi trong luật hình sự chỉ đặt ra với cá nhân
vi phạm, trong hành chính lỗi đặt ra cho cả cá nhân và tổ chức vi phạm. Lỗi
12
trong vi phạm hành chính thể hiện dƣới hai hình thức: lỗi cố ý và lỗi vô ý. Lỗi
cố ý trong vi phạm hành chính là chủ thể nhận thức đƣợc hành vi của mình là
nguy hiểm cho xã hội nhƣng vẫn thực hiện. Lỗi vô ý trong vi phạm hành
chính là lỗi của cá nhân hoặc tổ chức thực hiện hành vi trái pháp luật do vô
tình thiếu thận trọng mà không nhận thức đƣợc nghĩa vụ pháp lý bắt buộc mặc
dù họ có đầy đủ khả năng xử sự theo đúng nghĩa vụ pháp lý quy định
Chủ thể của vi phạm hành chính
Khác với luật hình sự xác định chủ thể tội phạm chỉ có thể là cá nhân,
trong luật hành chính chủ thể vi phạm hành chính có thể là cá nhân hoặc tổ
chức; cá nhân hoặc tổ chức chỉ có thể trở thành chủ thể của vi phạm hành
chính khi có năng lực trách nhiệm pháp lý hành chính.
+ Đối với cá nhân: Cá nhân là chủ thể của vi phạm hành chính bao gồm
công dân Việt Nam và ngƣời nƣớc ngoài (trừ những ngƣời đƣợc hƣởng quyền
ƣu đãi, miễn trừ ngoại giao và lãnh sự) mà thực hiện hành vi vi phạm hành
chính trên lãnh thổ Việt Nam, vùng đặc quyền kinh tế, vùng tiếp giáp lãnh
hải. Những ngƣời này phải có năng lực trách nhiệm hành chính. Năng lực
trách nhiệm pháp lý hành chính thể hiện khả năng nhận thức của con ngƣời
với hành vi vi phạm, vì thế hai yếu tố để xác định năng lực pháp lý đối với cá
nhân là: đạt độ tuổi theo quy định của pháp luật, không mắc bệnh làm mất khả
năng nhận thức của hành vi. Điều 5 Luật xử phạt vi phạm hành chính năm
2012 xác định đối tƣợng bị xử phạt hành chính là cá nhân bao gồm: Ngƣời từ
đủ 14 tuổi đến dƣới 16 tuổi bị xử phạt hành chính về vi phạm hành chính do
cố ý; ngƣời từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt hành chính về mọi hành vi vi
phạm hành chính (điểm a khoản 1).
Ngƣời thuộc lực lƣợng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân vi phạm
hành chính thì bị xử phạt nhƣ đối với công dân khác; trƣờng hợp cần áp dụng
hình thức phạt tƣớc quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình
13
chỉ hoạt động có thời hạn liên quan đến quốc phòng, an ninh thì ngƣời xử
phạt đề nghị cơ quan, đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân có thẩm
quyền xử phạt.
Mặt khác, Luật xử phạt vi phạm hành chính năm 2012 còn quy định:
ngƣời từ đủ 14 tuổi đến 16 tuổi vi phạm hành chính thì bị phạt cảnh cáo;
ngƣời chƣa thành niên vi phạm hành chính gây ra thiệt hại thì phải bồi thƣờng
theo quy định của pháp luật; trong trƣờng hợp này ngƣời chƣa thành niên
không có tiền nộp phạt thì cha, mẹ hoặc ngƣời giám hộ của ngƣời đó phải nộp
thay, quy định nhƣ trên không có nghĩa là xử phạt cả ngƣời không vi phạm
mà ở đây chúng ta hƣớng tới trách nhiệm giáo dục ý thức pháp luật cho ngƣời
chƣa thành niên.
+ Đối với tổ chức: pháp luật hành chính coi tổ chức là chủ thể của vi
phạm hành chính gồm: cơ quan nhà nƣớc, tổ chức xã hội, đơn vị kinh tế; cơ
quan, tổ chức nƣớc ngoài nếu vi phạm hành chính trên lãnh thổ Việt Nam,
vùng đặc quyền kinh tế, vùng tiếp giáp lãnh hải thì bị xử phạt nhƣ cơ quan, tổ
chức Việt Nam (trừ tổ chức đƣợc hƣởng quyền ƣu đãi, miễn trừ ngoại giao).
Khách thể của vi phạm hành chính
Khách thể của vi phạm hành chính là cái mà vi phạm xâm hại tới. Đó
chính là các quan hệ xã hội đƣợc các quy tắc quản lý nhà nƣớc bảo vệ. Các
quan hệ xã hội bị/có thể bị vi phạm hành chính xâm phạm rất đa dạng, đó là:
trật tự nhà nƣớc và xã hội, sở hữu xã hội chủ nghĩa, quyền, lợi ích hợp pháp
của công dân,...
Khách thể của vi phạm hành chính đƣợc chia thành các loại sau:
Khách thể chung: đó là các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực
quản lý nhà nƣớc, hay nói cách khác là trật tự quản lý nhà nƣớc nói chung.
Khách thể loại: là những quan hệ xã hội có cùng hoặc gần tính chất với
nhau trong từng lĩnh vực nhất định của quản lý nhà nƣớc. Các quan hệ này
14
đƣợc phát sinh trong cùng một lĩnh vực hoạt động quản lý nhà nƣớc, do vậy
chúng có mối liên hệ với nhau, gắn liền với từng phạm vi quản lý nhà nƣớc.
Khách thể trực tiếp: là quan hệ xã hội cụ thể đƣợc pháp luật quy định
và bảo vệ, bị chính hành vi vi phạm hành chính xâm hại tới.
1.1.1.2. Xử phạt vi phạm hành chính
Vi phạm hành chính cũng nhƣ mọi vi phạm pháp luật khác đều là hành
vi trái pháp luật, gây nguy hiểm cho xã hội, cần bị áp dụng các biện pháp xử
phạt vi phạm, trong đó có xử phạt hành chính. Nó trực tiếp xâm hại đến
những quy tắc quản lý hành chính nhà nƣớc trên các lĩnh vực của đời sống xã
hội, ảnh hƣởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của các các cá nhân và tổ chức.
Vì lẽ đó xử phạt vi phạm hành chính là những nội dung rất quan trọng của
hoạt động quản lý hành chính nhà nƣớc. Xử phạt vi phạm hành chính bao
gồm nhiều hoạt động khác nhau do các cơ quan nhà nƣớc, ngƣời có thẩm
quyền tiến hành căn cứ vào quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Luật xử phạt vi phạm hành chính
đƣa ra định nghĩa pháp lý về xử phạt hành chính, theo đó, xử phạt vi phạm
hành chính là việc ngƣời có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt,
biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi
phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.
Khi xem xét tổng thể các quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính
trong lý luận về nhà nƣớc và pháp luật, thì có thể đƣa ra khái niệm về xử phạt
vi phạm hành chính nhƣ sau:
Xử phạt vi phạm hành chính là hoạt động áp dụng pháp luật, trong đó,
người có thẩm quyền áp dụng chế tài pháp luật hành chính (hình thức xử
phạt, biện pháp khắc phục hậu quả) đối với chủ thể vi phạm hành chính (cá
nhân, tổ chức) theo thủ tục do luật hành chính quy định, kết quả là chủ thể
thực hiện vi phạm hành chính phải gánh chịu những hậu quả bất lợi, thiệt hại
về vật chất và tinh thần so với trạng thái ban đầu của họ.
15
Nhƣ vậy, có thể thấy hai nội dung của thuật ngữ “xử phạt vi phạm hành
chính” là: 1) là hệ thống các quy định pháp luật hành chính điều chỉnh hoạt
động áp dụng pháp luật của chủ thể có thẩm quyền xử phạt hành chính, 2) là
hoạt động xử phạt hành chính, từ khâu phát hiện vi phạm, tìm kiếm quy
định áp dụng, đến khâu áp dụng biện pháp xử phạt tƣơng ứng với vi phạm.
Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính nêu trên phản ánh những đặc
điểm cơ bản sau đây của hoạt động xử phạt vi phạm hành chính:
- Thứ nhất: xử phạt vi phạm hành chính chỉ đƣợc tiến hành khi có vi
phạm hành chính xảy ra. Cơ sở để xử phạt hành chính là hành vi vi phạm
hành chính. Nhƣ vậy, để thực hiện hoạt động xử phạt vi phạm hành chính
trƣớc hết đòi hỏi các chủ thể có thẩm quyền xử phạt phải xem xét đã có vi
phạm hành chính xảy ra hay chƣa.
- Thứ hai, xử phạt vi phạm hành chính là hoạt động áp dụng pháp luật
do các cá nhân có thẩm quyền quản lý hành chính thực hiện. Việc tiến hành
xử phạt vi phạm hành chính đòi hỏi phải đúng trình tự, thủ tục đã đƣợc pháp
luật quy định. Kết quả xử phạt vi phạm hành chính phải thể hiện bằng quyết
định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực pháp luật.
Xử phạt hành chính đƣợc áp dụng theo trình tự do các quy phạm thủ
tục của luật hành chính quy định (trình tự hành chính) chứ không phải trình
tự, thủ tục tƣ pháp. Việc áp dụng trình tự này đơn giản hơn nhiều so với trình
tự áp dụng cƣỡng chế hình sự và cƣỡng chế kỷ luật.
- Thứ ba: Xử phạt vi phạm hành chính là hoạt động cƣỡng chế nhà
nƣớc do các chủ thể có thẩm quyền tiến hành và đƣợc đảm bảo bằng quyền
lực nhà nƣớc. Mối quan hệ trong xử phạt vi phạm hành chính là mối quan hệ
pháp luật giữa một bên là Nhà nƣớc – một bên là tổ chức, cá nhân vi phạm hành
chính. Để tránh lạm quyền, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ
chức và xã hội, pháp luật quy định thủ tục tố tụng hành chính, tức hoạt động xử
phạt vi phạm hành chính bị kiểm soát bởi chính Nhà nƣớc và xã hội.
16
- Thứ tư: Mục đích của hoạt động xử phạt vi phạm hành chính là nhằm
truy cứu trách nhiệm hành chính một hành vi vi phạm cụ thể và quan trọng
hơn là giáo dục, ngăn chặn những hành vi vi phạm. Qua đó, buộc chủ thể vi
phạm hành chính phải gánh chịu một biện pháp cƣỡng chế tƣơng xứng với
hành vi vi phạm do mình gây ra. Hay nói cách khác, vi phạm hành chính là cơ
sở làm phát sinh các hoạt động xử phạt vi phạm hành chính.
1.1.2. Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả
Theo quy định pháp luật xử lý vi phạm hành chính, hành vi nào bị coi là
vi phạm hành chính thì sẽ có biện pháp xử lý tƣơng ứng khi hành vi đó xảy ra
trên thực tế. Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả cũng vậy, sẽ bị
xử phạt khi có hành vi vi phạm quy định hành chính về buôn bán hàng giả.
Việc tìm hiểu khái niệm “hàng giả” có liên quan trực tiếp tới các biện
pháp phòng chống hàng giả. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế [49],
các sản phẩm làm giả bao gồm các mặt hàng bắt chƣớc rất giống vẻ ngoài của
các sản phẩm thƣơng hiệu chính gốc để đánh lừa khách hàng. Các sản phẩm
giả còn gồm các loại hàng hóa và việc phân phối hàng hóa đó chƣa đƣợc kiểm
định và đƣợc bảo vệ bởi các quyền sở hữu trí tuệ, nhƣ quyền tác giả, các nhãn
hiệu và thƣơng hiệu. Trong nhiều trƣờng hợp, các dạng vi phạm có thể xuất
hiện cùng trong 1 sản phẩm làm giả: nhƣ đồ chơi làm giả vi phạm thiết kế của
một hãng lớn. Thuật ngữ "hàng giả" còn nói tới việc làm giả và các vấn đề
liên quan nhƣ sao chép bao bì, nhãn hiệu và bất kỳ đặc tính nổi bật của hàng
hóa. Các ngành công nghiệp bị ảnh hƣởng nặng nề bởi vấn nạn hàng giả là
phần mềm, ghi thu đĩa nhạc, phim, quần áo thời trang, các đồ đắt tiền, đồ thể
thao, nƣớc hoa, đồ chơi, phụ tùng xe máy, xe hơi và dƣợc phẩm.
Dƣới góc độ pháp lý, khái niệm hàng giả lần đầu tiên đƣợc sử dụng kể
từ khi đất nƣớc đƣợc thống nhất là trong Pháp lệnh Trừng trị tội đầu lậu cơ,
buôn, làm hàng giả, kinh doanh trái phép năm 1982 (Pháp lệnh số
17
07/LCT/HDNN7 ngày 10/7/1982 Trừng trị tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả,
kinh doanh trái phép năm 1982). Điều 5 của Pháp lệnh này quy định về Tội
làm hàng giả hoặc buôn bán hàng giả, với hình phạt có thể lên đến tù chung
thân. Văn bản pháp luật đầu tiên đƣa ra định nghĩa về hàng giả là Nghị định
140/HĐBT ngày 25/4/1991 của Hội đồng bộ trƣởng quy định về việc kiểm
tra, xử lý hoạt động sản xuất buôn bán hàng giả [26]. Điều 3 của Nghị định
quy định: “Hàng giả theo Nghị định này, là những sản phẩm, hàng hoá đƣợc
sản xuất ra trái pháp luật có hình dáng giống nhƣ những sản phẩm, hàng hoá
đƣợc Nhà nƣớc cho phép sản xuất, nhập khẩu và tiêu thụ trên thị trƣờng; hoặc
những sản phẩm, hàng hoá không có giá trị sử dụng đúng với nguồn gốc, bản
chất tự nhiên, tên gọi và công dụng của nó”. Từ đó tới nay, Nhà nƣớc ta đã
ban hành nhiều văn bản quy định ở những mức độ khác nhau về nội dung
hàng giả và biện pháp phòng chống. Đặc biệt phải kể tới hai văn bản là: Nghị
định 08/2013/NĐ-CP ngày 10/1/2013 của Chính phủ Quy định xử phạt hành
chính đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả và Nghị định
185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong hoạt động thƣơng mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng
cấm và bảo vệ ngƣời tiêu dùng (thay thế Nghị định số 08/2013/NĐ-CP) (đã
có Nghị định số 124/2015/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy
định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thƣơng mại, sản xuất, buôn
bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng).
Các văn bản trên không đƣa ra định nghĩa pháp lý về hàng giả và xử
phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả. Theo các văn bản này, hàng
giả bao gồm bốn trƣờng hợp/loại: 1) Trường hợp giả về nội dung; 2) Trường
hợp giả về hình thức (giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa) 3) Trường
hợp giả mạo về sở hữu trí tuệ (được quy định tại Điều 213 Luật sở hữu trí tuệ
2005); và 4) Trường hợp các sản phẩm là tem, nhãn, bao bì giả cũng đƣợc
coi là hàng giả.
18
Về hàng vi vi phạm hành chính về hàng giả, theo quy định hiện hành,
có hai nhóm hành vi là: sản xuất hàng giả và buôn bán hàng giả. “Sản xuất”
là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chế tạo, chế bản, in ấn,
gia công, đặt hàng, sơ chế, chế biến, chiết xuất, tái chế, lắp ráp, pha trộn, san
chia, sang chiết, nạp, đóng gói và hoạt động khác làm ra hàng hóa. “buôn
bán" là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chào hàng, bày
bán, lƣu giữ, bảo quản, vận chuyển, bán buôn, bán lẻ, xuất khẩu, nhập khẩu
và hoạt động khác đƣa hàng hóa vào lƣu thông. Hàng hóa lƣu thông trên thị
trƣờng gồm hàng hóa bày bán, vận chuyển trên đƣờng, để tại kho, bến, bãi, tại
cơ sở sản xuất, kinh doanh hoặc địa điểm khác. Nhƣ vậy, các hành vi bày bán
hàng hóa, vận chuyển hàng hóa trên đƣờng, để hàng hóa tại kho, bến, bãi, tại
cơ sở sản xuất, kinh doanh hoặc địa điểm khác đƣợc coi là những hành vi
buôn bán hàng hóa.
Từ các phân tích trên, có thể đƣa ra các định nghĩa sau:
Vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả là hành vi có lỗi do cá
nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước
trong phòng chống hàng giả mà không phải là tội phạm và theo quy định của
pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả là hoạt động áp
dụng pháp luật, trong đó, người có thẩm quyền áp dụng chế tài pháp luật
hành chính (hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả) đối với chủ thể
vi phạm hành chính (cá nhân, tổ chức) về buôn bán hàng giả theo thủ tục do
luật hành chính quy định, kết quả là chủ thể thực hiện vi phạm hành chính
phải gánh chịu những hậu quả bất lợi, thiệt hại về vật chất và tinh thần so với
trạng thái ban đầu của họ.
Nhƣ vậy, có thể thấy hai nội dung của thuật ngữ “xử phạt vi phạm hành
chính” là: 1) là các quy phạm pháp luật hành chính điều chỉnh hoạt động áp
19
dụng pháp luật của chủ thể có thẩm quyền xử phạt hành chính, 2) là hoạt
động áp dụng pháp luật - xử phạt hành chính, từ khâu phát hiện vi phạm,
tìm kiếm quy định áp dụng, đến khâu áp dụng biện pháp xử phạt tƣơng ứng
với vi phạm.
1.1.3. Đặc điểm xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả
Ở phương diện thứ nhất, là các quy định pháp luật hành chính, xử
phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả có các đặc điểm sau:
Thứ nhất, quy định pháp luật về xử phạt hành chính về buôn bán hàng giả
đƣợc xây dựng thành một hệ thống, chủ yếu do Chính phủ ban hành (dạng Nghị
định), và Bộ ban hành (dƣới dạng Thông tƣ hƣớng dẫn thi hành Nghị định).
Trong hệ thống pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hiện nay ở nƣớc
ta, Luật XLVPHC năm 2012 là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất, quy định
những vấn đề chung nhất về xử lý vi phạm hành chính nhƣ: các biện pháp
XLVPHC, nguyên tắc, thẩm quyền XLVPHC, trình tự, thủ tục XLVPHC,....
Luật này cũng giao trách nhiệm cho Chính phủ hƣớng dẫn cụ thể thi hành
Luật bằng cách xây dựng các Nghị định về xử lý, xử phạt hành chính trên các
lĩnh vực quản lý hành chính nhà nƣớc, trong đó có lĩnh vực hàng giả.
Thực hiện thẩm quyền lập quy, Chính phủ ban hành Nghị định quy
định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành Luật, đồng thời thực hiện lãnh đạo, chỉ
đạo công tác tổ chức thực hiện các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính
về sản xuất và buôn bán hàng giả cũng nhƣ các nghị định khác có liên quan
đến sản xuất, buôn bán hàng giả nhƣ bảo vệ ngƣời tiêu dùng, sở hữu trí tuệ....
Vấn đề đặt ra là, các văn bản pháp quy phải vừa đảm bảo chức năng quy định
chi tiết và hƣớng dẫn thi hành luật, pháp lệnh, nhƣng đồng thời không đƣợc vi
phạm các quyền của các chủ thể mà Hiến pháp và luật đã quy định. Đây
thƣờng là vấn đề khó của các nhà lập quy. Vì nhiều lý do khác nhau mà nhiều
khi văn bản pháp quy (dƣới luật) trái luật, ảnh hƣởng tới quyền con ngƣời,
quyền công dân,....
20
Thứ hai, hệ thống quy phạm về xử phạt vi phạm hành chính về buôn
bán hàng giả luôn đƣợc hoàn thiện để đáp ứng với điều kiện mới. Đây cũng là
quy luật tất yếu của pháp luật. Tuy nhiên, sự thay đổi này chủ yếu diễn ra ở
tầm các Nghị định theo hƣớng mở rộng phạm vi thẩm quyền xử phạt, hay
nâng cao chế tài xử phạt đối với hành vi vi phạm.
Ở phương diện thứ hai, là hoạt động áp dụng pháp luật để truy cứu
trách nhiệm hành chính về buôn bán hàng giả đối với chủ thể vi phạm.
Thứ nhất, hoạt động này là hoạt động quản lý hành chính nhà nƣớc, do
các cơ quan hành chính nhà nƣớc có thẩm quyền thực hiện để tổ chức thực thi
pháp luật về xử phạt VPHC về hàng giả trong đời sống. Các cơ quan có thẩm
quyền quản lý hành chính nhà nƣớc tổ chức thực hiện là Ủy ban nhân dân các
cấp, các Bộ, cơ quan ngang Bộ. Bên cạnh đó, nhiệm vụ xử phạt còn đƣợc giao
trực tiếp cho các cơ quan chức năng nhƣ quản lý thị trƣờng, thanh tra ngành
công thƣơng,..
Thứ hai, hoạt động XLVPHC về buôn bán hàng giả là hoạt động mang
tính quyền lực nhà nƣớc, đƣợc đảm bảo thực hiện bằng các nguồn lực của nhà
nƣớc, từ quyền năng đƣợc phân giao, nhân tài vật lực, phƣơng tiện, con
ngƣời, tài chính,....
Thứ ba, hoạt động XLVPHC về buôn bán hàng giả phải tuân theo
những nguyên tắc và thủ tục đƣợc quy định (thủ tục hành chính về xử phạt
hành chính về hàng giả).
1.2. ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH
CHÍNH VỀ MUA BÁN HÀNG GIẢ
1.2.1. Khái quát sự phát triển của điều chỉnh pháp luật về xử phạt
vi phạm hành chính về mua bán hàng giả
Dƣới góc độ pháp lý, vấn đề hàng giả lần đầu tiên đƣợc đề cập kể từ
khi đất nƣớc đƣợc thống nhất là trong Pháp lệnh Trừng trị tội đầu lậu cơ,
buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép năm 1982 [46] .
21
Bộ luật Hình sự đầu tiên của nƣớc Việt Nam thống nhất đƣợc ban hành
vào năm 1985 [28] quy định Tội làm hàng giả, Tội buôn bán hàng giả tại Điều
176, thuộc nhóm Tội kinh tế. Mặc dù có quy định chi tiết hơn, có chế tài
nghiêm khắc hơn Điều 5 của Pháp lệnh năm 1982, Điều 176 của Bộ luật hình
sự năm 1985 không đƣa ra định nghĩa về hàng giả.
Văn bản pháp quy đầu tiên đƣa ra định nghĩa về hàng giả là Nghị định
140/HĐBT ngày 25/4/1991 của Hội đồng bộ trƣởng quy định về việc kiểm
tra, xử lý hoạt động sản xuất buôn bán hàng giả. Điều 3 của Nghị định quy
định: “Hàng giả theo Nghị định này, là những sản phẩm, hàng hoá được sản
xuất ra trái pháp luật có hình dáng giống như những sản phẩm, hàng hoá
được Nhà nước cho phép sản xuất, nhập khẩu và tiêu thụ trên thị trường;
hoặc những sản phẩm, hàng hoá không có giá trị sử dụng đúng với nguồn
gốc, bản chất tự nhiên, tên gọi và công dụng của nó”.
Điều 4 của Nghị định 140/HĐBT nêu cụ thể 6 trƣờng hợp đƣợc coi là
hàng giả, bao gồm: 1) Sản phẩm có nhãn giả mạo; 2) Sản phẩm, hàng hóa
mang nhãn hiệu hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hàng hóa đã đƣợc đăng ký, bảo
hộ; 3) Sản phẩm, hàng hóa mang nhãn không đúng với nhãn sản phẩm đã
đăng ký với cơ quan tiêu chuẩn đo lƣờng chất lƣợng; 4) Sản phẩm hàng hóa
ghi dấu phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam khi chƣa đƣợc cấp giấy chứng nhận và
dấu phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam; 5) Sản phẩm, hàng hóa đã đăng ký hoặc
chƣa đăng ký chất lƣợng với cơ quan Tiêu chuẩn đo lƣợng chất lƣợng mà có
mức chất lƣợng thấp hơn mức tối thiểu cho phép; 6) Sản phẩm, hàng hóa có
giá trị sử dụng không đúng với nguồn gốc, bản chất, tự nhiên, tên gọi và công
dụng của nó.
Kể từ sau Nghị định 140/HĐBT năm 1991, khái niệm hàng giả tiếp tục
đƣợc đề cập đến trong nhiều văn bản pháp luật của Việt Nam, từ các văn bản
về xử lý vi phạm hành chính, hình sự (Xem Điểm đ, khoản 8 điều 3 Nghị định
22
06/2008/NĐ- CP ngày 16/1/2008 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực thƣơng mại) đến các văn bản về kinh doanh thƣơng mại
(Pháp lệnh số 13/1999/PL-UBTVQH10 của Uỷ ban thƣờng vụ Quốc hội ngày
27 tháng 4 năm 1999 về bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng, Điều 7), bảo hộ sở
hữu trí tuệ (Thông tƣ liên tịch giữa Bộ tài chính và Bộ khoa học công nghệ
129/2004/TTLT/BTC-BKHCN ngày 29 tháng 12 năm 2004 Hƣớng dẫn thi
hành các biện pháp kiểm soát tại biên giới về sở hữu công nghiệp đối với
hàng hoá xuất, nhập khẩu), hải quan (Khoản 1 điều 3 Thông tƣ số
44/2011/TT- BTC ngày 1/4/2011 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn công tác chống
hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực hải quan), bao gồm cả
các văn bản chỉ đạo, điều hành của Chính phủ (Chỉ thị số 28/2008/CT-TTg
ngày 8 tháng 9 năm 2008 của Thủ tƣớng Chính phủ Về một số biện pháp cấp
bách, chống hàng giả, hàng kém chất lƣợng). Tùy trong từng bối cảnh, phù
hợp với nhu cầu đầu tranh chống hàng giả trong từng lĩnh vực mà khái niệm
hàng giả có thể đƣợc hiểu theo nghĩa khác nhau. Hơn nữa, qua các giai đoạn,
khái niệm hàng giả trong pháp luật Việt Nam cũng đã có sự phát triển, hoàn
thiện đáng kể [25].
Sau một thời gian dài chuẩn bị, ngày 10/1/2013, Chính phủ ban hành
Nghị định 08/2013/NĐ-CP về Quy định xử phạt hành chính đối với hành vi
sản xuất, buôn bán hàng giả. Cũng trong năm đó, Chính phủ đã ban hành
Nghị định 185/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt
động thƣơng mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ ngƣời tiêu
dùng để thay thế Nghị định số 08/2013/NĐ-CP. Một trong những quan điểm
quan trọng xuyên suốt Nghị định 185/2013/NĐ-CP là các quy định trong
Nghị định đều nhằm bảo vệ có hiệu quả các quyền và lợi ích hợp pháp của
ngƣời kinh doanh và ngƣời tiêu dùng; góp phần đảm bảo ổn định thị trƣờng,
phát triển kinh tế xã hội và thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nƣớc, nâng cao ý thức pháp luật của doanh nghiệp và ngƣời tiêu dùng.
23
Việc triển khai thực hiện Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày
15/11/2013 của Chính phủ (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014) đã
thu đƣợc nhiều kết quả quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác
xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thƣơng mại, đấu tranh chống
buôn lậu, gian lận thƣơng mại, hàng giả và bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng.
Tuy nhiên, việc triển khai thi hành Nghị định số 185/2014/NĐ-CP cũng bộc
lộ một số bất cập hạn chế cần kịp thời sửa đổi, bổ sung để phù hợp với thực
tiễn, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nƣớc.
Để xử lý những vƣớng mắc từ thực tiễn áp dụng, khắc phục những tồn
tại, hạn chế nêu trên, ngày 19/11/2015 Chính phủ đã ban hành Nghị định số
124/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày
15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt
động thƣơng mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi
ngƣời tiêu dùng. Một trong những điểm mới đã đáp ứng yêu cầu xử lý những
vƣớng mắc từ thực tiễn áp dụng các quy định trong việc xác định hàng giả
không có giá trị sử dụng, công dụng, bảo đảm tính thống nhất và tính khả thi
của hệ thống pháp luật.
Nhƣ vậy, hiện nay, văn bản trực tiếp quy định về xử phạt VPHC về sản
xuất và buôn bán hàng giả là Nghị định 185/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi
phạm hành chính trong hoạt động thƣơng mại, sản xuất, buôn bán hàng giả,
hàng cấm và bảo vệ ngƣời tiêu dùng. Nghị định 185/2013/NĐ-CP đã đƣợc
sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 124/2015/NĐ-CP).
1.2.2. Đối tƣợng bị xử phạt
Theo quy định hiện hành, các đối trƣợng thuộc diện bị xử phạt hành
chính về buôn bán hàng giả gồm:
“1. Cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc cá nhân, tổ chức nƣớc ngoài
thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này trên
lãnh thổ Việt Nam.
24
2. Cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này gồm cả hộ kinh doanh phải
đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật; hộ gia đình sản xuất nông,
lâm, ngƣ nghiệp, làm muối và những ngƣời bán hàng rong, quà vặt, buôn
chuyến, kinh doanh lƣu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng
ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức quy định tại Khoản 1 Điều này gồm cả tổ chức kinh tế là các
doanh nghiệp đƣợc thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; hợp tác
xã, liên hiệp hợp tác xã đƣợc thành lập theo Luật Hợp tác xã; các tổ chức kinh
tế khác đƣợc thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật và các đơn
vị trực thuộc của các tổ chức kinh tế nói trên; văn phòng đại diện, chi nhánh
của thƣơng nhân nƣớc ngoài tại Việt Nam; văn phòng đại diện của tổ chức
xúc tiến thƣơng mại nƣớc ngoài tại Việt Nam.” (Điều 2 Nghị định số
185/2013/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung năm 2014).
1.2.3. Hành vi vi phạm
- Hành vi buôn bán hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng:
quy định tại điểm a, b, c và d khoản 8 Điều 3 Nghị định 185. Bao gồm hành vi
buôn bán các loại hàng giả sau:
“a) Hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng; có giá trị sử dụng,
công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng
hóa; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với giá trị sử dụng, công dụng
đã công bố hoặc đăng ký;
b) Hàng hóa có hàm lƣợng định lƣợng chất chính hoặc tổng các chất
dinh dƣỡng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản khác chỉ đạt mức từ 70% trở xuống
so với tiêu chuẩn chất lƣợng hoặc quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp
dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;
c) Thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho ngƣời, vật nuôi không có dƣợc
chất; có dƣợc chất nhƣng không đúng với hàm lƣợng đã đăng ký; không đủ
loại dƣợc chất đã đăng ký; có dƣợc chất khác với dƣợc chất ghi trên nhãn, bao
bì hàng hóa;
25
d) Thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất; hàm lƣợng hoạt chất chỉ
đạt từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lƣợng, quy chuẩn kỹ thuật đã
đăng ký, công bố áp dụng; không đủ loại hoạt chất đã đăng ký; có hoạt chất
khác với hoạt chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;”.
Theo cách phân loại hàng giả thì đây là hành vi buôn bán hàng giả về
nội dung.
- Hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa:
quy định tại điểm đ và e khoản 8 Điều 3 Nghị định 185. Bao gồm hành vi
buôn bán các loại hàng giả sau:
“ đ) Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa giả mạo tên thƣơng
nhân, địa chỉ của thƣơng nhân khác; giả mạo tên thƣơng mại hoặc tên thƣơng
phẩm hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lƣu hành, mã vạch hoặc giả mạo bao
bì hàng hóa của thƣơng nhân khác;
e) Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo về
nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa;”.
Đây là nhóm hành vi buôn bán loại hàng giả về hình thức.
- Hành vi buôn bán tem, nhãn, bao bì giả: quy định tại điểm h khoản
8 Điều 3 Nghị định 185. Bao gồm hành vi buôn bán loại hàng giả là: “h) Tem,
nhãn, bao bì giả”.
Tem, nhãn, bao bì giả gồm đề can, nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, các
loại tem chất lƣợng, phiếu bảo hành, niêm màng co hàng hóa hoặc vật phẩm
khác của cá nhân, tổ chức kinh doanh có chỉ dẫn giả mạo tên và địa chỉ của
thƣơng nhân khác; giả mạo tên thƣơng mại, tên thƣơng phẩm hàng hóa, mã số
đăng ký lƣu hành, mã vạch hoặc bao bì hàng hóa của thƣơng nhân khác.
- Hành vi buôn bán hàng giả mạo về sở hữu trí tuệ:
Hành vi buôn bán hàng giả mạo về sở hữu trí tuệ và biện pháp xử lý
đƣợc quy định theo các văn bản về sở hữu trí tuệ và bảo vệ quyền sở hữu trí
tuệ. Nghị định 185 chỉ quy định viện dẫn.
26
Theo quy định tại Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ
sung năm 2009 [33] là:
- Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu và giả mạo chỉ dẫn địa lý (sau đây gọi
là hàng hoá giả mạo nhãn hiệu): Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu là hàng hoá,
bao bì của hàng hoá có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với
nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang đƣợc bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà
không đƣợc phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn
địa lý.
- Hàng hoá sao chép lậu: Hàng hoá sao chép lậu là bản sao đƣợc sản
xuất mà không đƣợc phép của chủ thể quyền tác giả hoặc quyền liên quan.
Khái niệm hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ trong Điều 213 Luật sở
hữu trí tuệ Việt Nam tƣơng đồng với khái niệm “hàng hóa giả mạo nhãn hiệu,
hàng hóa chứa đựng yếu tố xâm hại quyền tác giả” đƣợc quy định trong Hiệp
định về các khía cạnh của quyền sở hữu trí tuệ có liên quan đến thƣơng mại
(Hiệp định TRIPS) của Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO). Khái niệm hàng
hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ trong Luật sở hữu trí tuệ của Việt Nam cũng
tƣơng đồng với khái niệm “Hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và hàng hóa sao chép
chứa đựng yếu tố xâm phạm quyền tác giả” đƣợc quy định trong Điều 5 của
Hiệp định chống thƣơng mại hàng giả (AntiCounterfeiting Trade Agreement -
ACTA) mới đƣợc ký gần đây giữa nhiều nƣớc công nghiệp phát triển, nhƣng
hiện chƣa có hiệu lực. Việc phân biệt giữa khái niệm hàng giả nói chung với
khái niệm hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ nói riêng, cũng nhƣ với khái
niệm hàng hóa có chứa đựng yếu tố xâm hại quyền sở hữu trí tuệ có ý nghĩa
quan trọng. Một mặt, nhƣ trên đã nêu, để đấu tranh chống lại những hàng giả
về chất lƣợng, cần huy động trƣớc hết vai trò của chính ngƣời tiêu dùng,
những ngƣời bị thiệt hại đầu tiên và trực tiếp nhất. Đối với những hàng hóa
xâm hại quyền sở hữu trí tuệ, trong đó có hàng hóa giả mạo quyền sở hữu trí
27
tuệ, vai trò pháp lý của các chủ thể có quyền sở hữu trí tuệ bị xâm hại lại cần
đƣợc đặt lên hàng đầu. Trên phƣơng diện pháp luật thực định, cả trong pháp
luật về xử lý vi phạm hành chính và pháp luật xử lý hình sự, các hành vi sản
xuất, buôn bán hàng giả đƣợc xử lý khác biệt với các hành vi xâm hại quyền
sở hữu trí tuệ, trong đó có hành vi sản xuất, buôn bán hàng hóa giả mạo quyền
sở hữu trí tuệ. Trong Bộ luật hình sự, tách biệt với các hành vi sản xuất, buôn
bán hàng giả đƣợc quy định tại các điều 156, 157, 158, các hành vi tội phạm
liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ đƣợc quy định lần lƣợt tại điều 170 (Tội vi
phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp), điều 170a
(Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan) và điều 171 (Tội xâm phạm
quyền sở hữu công nghiệp) [1], [27]. Với những quy định nhƣ hiện nay của
Bộ luật hình sự, có thể thấy những hành vi phạm tội về hàng giả theo các điều
156, 157, 158 sẽ bị xử lý nghiêm khắc hơn rất nhiều so với các hành vi phạm
tội liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm cả trƣờng hợp giả mạo về sở
hữu trí tuệ. Tuy nhiên, trong nhiều trƣờng hợp, sẽ có sự trùng lặp hoặc khó
phân biệt về việc áp dụng điều luật khi một hành vi sản xuất, buôn bán hàng
giả (về nội dung) nhƣng đồng thời xâm hại quyền sở hữu trí tuệ, chẳng hạn
nhƣ giả mạo về sở hữu trí tuệ [48].
Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, hành vi “c) Sản xuất, nhập
khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định
tại Điều 213 của Luật này hoặc giao cho ngƣời khác thực hiện hành vi này” bị
xử phạt vi phạm hành chính (Điều 211).
1.2.4 Các hình thức xử phạt và biện pháp khác phục hậu quả
- Các hình thức phạt chính
+ Hình thức cảnh cáo: Hình thức cảnh cáo là hình thức xử phạt chính
trong xử phạt hành chính. Theo quy định tại Nghị định số 185, hình thức này
không đƣợc áp dụng cho các hành vi buôn bán hàng giả: không có giá trị sử
28
dụng, công dụng, mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, tem, nhãn, bao bì giả.
Theo Nghị định 99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013 của Chính phủ về Quy định
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp thì hình phạt
cảnh cáo đƣợc áp dụng đối với hành vi buôn bán hàng hóa giả mạo về sở hữu
trí tuệ.
+ Hình thức phạt tiền: Hình thức phạt tiền là hình thức xử phạt chính
và mức tiền phạt quy định tại Nghị định 185 là áp dụng đối với hành vi vi
phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Trƣờng hợp hành vi vi phạm hành
chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định đối
với cá nhân.
Mức tiền phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả đƣợc quy định
thành các khung, tƣơng đƣơng với khung giá trị của số lƣợng hàng thật. Dƣới
đây là tổng hợp các khung cơ bản của mức phạt tiền vi phạm hành chính về
buôn bán hàng giả.
- Hình thức phạt bổ sung
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm: chỉ đƣợc áp dụng đối với
loại tang vật, phƣơng tiện vi phạm hành chính quy định tại Điều 26 Luật Xử
lý vi phạm hành chính và khoản 2 Điều 3 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày
19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện
pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính (Nghị định số 81/2013/NĐ-CP).
Trƣờng hợp quy định đồng thời áp dụng cả hình thức xử phạt tịch thu
tang vật, phƣơng tiện vi phạm và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại
các điểm a, b và c khoản 5 Điều 4 Nghị định 185 thì ngƣời có thẩm quyền xử
phạt chỉ quyết định tịch thu tang vật, phƣơng tiện vi phạm trong trƣờng hợp
không thể áp dụng đƣợc các biện pháp này, trừ các loại tang vật, phƣơng tiện
vi phạm hành chính là ma túy, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, vật có giá
trị lịch sử, giá trị văn hóa, bảo vật quốc gia, cổ vật, hàng lâm sản quý hiếm,
vật thuộc loại cấm lƣu hành thì phải tịch thu.
29
+ Tƣớc quyền sử dụng có thời hạn giấy phép kinh doanh, chứng chỉ
hành nghề hoặc đình chỉ có thời hạn một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ vi phạm.
i) Chỉ áp dụng hình thức tƣớc quyền sử dụng có thời hạn giấy phép
kinh doanh, chứng chỉ hành nghề đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính
đƣợc cấp giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề và theo thời hạn quy
định tại Nghị định 185. Nguyên tắc và thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt
tƣớc quyền sử dụng có thời hạn giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề
theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 81/2013/NĐ- CP;
ii) Chỉ áp dụng hình thức xử phạt đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt
động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ vi phạm đối với cá nhân, tổ chức vi phạm
hành chính trong trƣờng hợp quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật Xử lý vi
phạm hành chính và theo thời hạn quy định tại Nghị định 185.
- Biện pháp khắc phục hậu quả
+ Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm đƣợc áp dụng đối với loại hàng
hóa, vật phẩm quy định tại Điều 33 Luật Xử lý vi phạm hành chính mà việc buộc
cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính tiêu hủy không ảnh hƣởng đến môi sinh, môi
trƣờng, sức khoẻ con ngƣời, vật nuôi, cây trồng và trật tự an toàn xã hội;
+ Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì hàng hóa, phƣơng tiện
kinh doanh, vật phẩm đƣợc áp dụng đối với loại hàng hóa, phƣơng tiện kinh
doanh, vật phẩm quy định tại Điều 35 Luật Xử lý vi phạm hành chính trong
trƣờng hợp loại bỏ đƣợc yếu tố vi phạm và việc loại bỏ yếu tố vi phạm không
dẫn đến khả năng vi phạm tiếp theo;
+ Buộc đƣa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa, vật
phẩm, phƣơng tiện đƣợc áp dụng trong trƣờng hợp quy định tại Điều 32 Luật
Xử lý vi phạm hành chính khi cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính có khả
năng thực hiện đƣợc các biện pháp này;
30
+ Buộc thu hồi tiêu hủy hoặc buộc thu hồi loại bỏ yếu tố vi phạm đƣợc
áp dụng đối với các loại sản phẩm, hàng hóa quy định tại các Điều 33, 35 và
36 Luật Xử lý vi phạm hành chính mà cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính
đã tiêu thụ, đã bán còn đang lƣu thông trên thị trƣờng [23];
+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có đƣợc do thực hiện hành vi vi
phạm hành chính quy định tại Điều 37 Luật Xử lý vi phạm hành chính đƣợc
áp dụng đối với ngƣời vi phạm có thu lợi bất hợp pháp.
+ Các biện pháp khắc phục hậu quả khác đƣợc áp dụng theo quy định
của Luật Xử lý vi phạm hành chính và quy định tại Nghị định 185.
Khi áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả nêu trên, ngƣời có thẩm
quyền xử phạt phải quy định thời hạn phù hợp để cá nhân, tổ chức vi phạm
thực hiện. Trƣờng hợp đã hết thời hạn thực hiện ghi trong quyết định xử phạt
mà không thực hiện thì phải cƣỡng chế thi hành hoặc quyết định tịch thu để
xử lý theo quy định tại Điều 82 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Ngoài ra, để đảm bảo nâng cao hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính về
sở hữu trí tuệ, Luật Sở hữu trí tuệ quy định về các biện pháp ngăn chặn và bảo
đảm xử phạt hành chính tại Điều 215. Theo đó, trong các trƣờng hợp sau đây,
tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp
ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính: a) Hành vi xâm phạm quyền sở
hữu trí tuệ có nguy cơ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngƣời tiêu dùng hoặc
cho xã hội; b) Tang vật vi phạm có nguy cơ bị tẩu tán hoặc cá nhân, tổ chức
vi phạm có biểu hiện trốn tránh trách nhiệm; c) Nhằm bảo đảm thi hành quyết
định xử phạt vi phạm hành chính.
Biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính đƣợc áp dụng
theo thủ tục hành chính đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bao
gồm: a) Tạm giữ ngƣời; b) Tạm giữ hàng hoá, tang vật, phƣơng tiện vi
phạm; c) Khám ngƣời; d) Khám phƣơng tiện vận tải, đồ vật; khám nơi cất
31
giấu hàng hoá, tang vật, phƣơng tiện vi phạm về sở hữu trí tuệ; đ) Các biện
pháp ngăn chặn hành chính khác theo quy định của pháp luật về xử lý vi
phạm hành chính.
32
Bảng 1.1. Thống kê các hình thức xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả
S
T
T
HP chính
HP bổ sung BP khắc phục hậu quả Ghi chúHành vi
vi phạm
Cảnh
cáo
Khung
giá trị vi
phạm
(triệu
đồng; cái,
chiếc, tờ -
“đơn vị”)
Khung
tiền phạt
(triệu
đồng)
1 Buôn bán
hàng giả
không có
giá trị sử
dụng,
công
dụng
dƣới 1,0–
dƣới 30
0,5 - 30 - Tịch thu
tang vật đối
với hành vi vi
phạm;
- Tƣớc quyền
sử dụng giấy
phép, chứng
chỉ hành nghề
từ 06 tháng
đến 12 tháng
- Buộc tiêu hủy tang vật;
- Buộc đƣa ra khỏi lãnh thổ Việt
Nam hoặc tái xuất hàng giả đối
với hành vi nhập khẩu hàng giả.
- Buộc nộp lại số lợi bất hợp
pháp;
- Buộc thu hồi tiêu hủy hàng giả
đang lƣu thông trên thị trƣờng
đối
Nhập khẩu 1 số
hàng giả bị phạt
gấp đôi
Từ 30 30-50
33
2 Buôn bán
hàng giả
mạo nhãn
hàng hóa,
bao bì
hàng hóa
Dƣới 1,0 0,2-0,5 - Tịch thu
tang vật vi
phạm;
- Tƣớc quyền
sử dụng giấy
phép, chứng
chỉ hành nghề
từ 01 tháng
đến 03 tháng;
- Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm
trên nhãn, bao bì hàng giả;
- Buộc đƣa ra khỏi lãnh thổ Việt
Nam hoặc buộc tái xuất hàng
hóa giả mạo;
- Buộc nộp lại số lợi bất hợp
pháp có đƣợc;
- Buộc thu hồi loại bỏ yếu tố vi
phạm trên nhãn, bao bì hàng giả
đang lƣu thông trên thị trƣờng.
Nhập khẩu hàng
giả một số
trƣờng hợp bị
phạt gấp đôi
Từ 1,0-
dƣới 30
1,0-dƣới
30
Từ 30 20-30
3 Buôn bán
tem,
nhãn, bao
bì giả
Dƣới 100
đơn vị
0,2-0,3 - Tịch thu
tang vật vi
phạm;
- Tƣớc quyền
sử dụng giấy
phép, chứng
chỉ hành nghề
từ 01 tháng
đến 03 tháng
- Buộc tiêu hủy tem, nhãn, bao
bì giả vi phạm;
- Buộc đƣa ra khỏi lãnh thổ Việt
Nam hoặc buộc tái xuất tang vật;
- Buộc nộp lại số lợi bất hợp
pháp;
- Buộc thu hồi tiêu hủy số tem,
nhãn, bao bì giả đang lƣu thông
trên thị trƣờng.
Nhập khẩu tem,
nhãn bao bì giả
bị phạt gấp đôi
Từ 100-
dƣới
10.000
đơn vị
0,3-15
Từ
10.000
đơn vị
15-20
34
4 Buôn bán
hàng giả
mạo về
sở hữu trí
tuệ
Cảnh
cáo
Phạt tiền - Tịch thu
hàng hoá giả
mạo về sở
hữu trí tuệ,
nguyên liệu,
vật liệu,
phƣơng tiện
đƣợc sử dụng
chủ yếu để
sản xuất, kinh
doanh hàng
hoá giả mạo
về sở hữu trí
tuệ;
- Đình chỉ có
thời hạn hoạt
động kinh
doanh trong
lĩnh vực đã
xảy ra vi
phạm.
- Buộc tiêu huỷ hoặc phân phối
hoặc đƣa vào sử dụng không
nhằm mục đích thƣơng mại đối
với hàng hoá giả mạo về sở hữu
trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu và
phƣơng tiện đƣợc sử dụng chủ
yếu để sản xuất, kinh doanh
hàng hoá giả mạo về sở hữu trí
tuệ với điều kiện không làm ảnh
hƣởng đến khả năng khai thác
quyền của chủ thể quyền sở hữu
trí tuệ;
- Buộc đƣa ra khỏi lãnh thổ Việt
Nam đối với hàng hoá quá cảnh
xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
hoặc buộc tái xuất đối với hàng
hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ,
phƣơng tiện, nguyên liệu, vật
liệu nhập khẩu đƣợc sử dụng chủ
yếu để sản xuất, kinh doanh
hàng hoá giả mạo về sở hữu trí
tuệ sau khi đã loại bỏ các yếu tố
vi phạm trên hàng hoá.
Mức tiền phạt
đƣợc ấn định ít
nhất bằng giá trị
hàng hoá vi
phạm đã phát
hiện đƣợc và
nhiều nhất
không vƣợt quá
năm lần giá trị
hàng hoá vi
phạm đã phát
hiện đƣợc.
35
1.2.5. Thẩm quyền xử phạt
Pháp luật hiện hành quy định nhiều chủ thể có thẩm quyền xử phạt
hành chính về buôn bán hàng giả, tùy nơi vi phạm, mức độ vi phạm và cơ
quan phát hiện và thụ lý, xử lý vi phạm. Tổng hợp lại, có bảng thống kê sau
về các chủ thể và nội dung thẩm quyền xử phạt, áp dụng các biện pháp khắc
phục hậu quả (trang bên).
So với quy định năm 2013 về thẩm quyền xử phạt, quy định tại Nghị
định 185 sửa đổi, bổ sung năm 2014 có nhiều điểm mới. Theo đó, vấn đề
thẩm quyền của Công an nhân dân, Hải quan, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát
biển và Thanh tra chuyên ngành đã đƣợc xác định tại Nghị định số 185,
nhƣng theo hƣớng viện dẫn tới Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, thì
đến lần sửa đổi năm 2014, Nghị định 185 đã cụ thể hóa các quy định về thẩm
quyền của những ngƣời thuộc các lực lƣợng chức năng nêu trên, bằng cách
sửa đổi Điều 103, bổ sung thêm các điều là: Điều 103a (Những ngƣời có thẩm
quyền của cơ quan Công an nhân dân), Điều 103b (Những ngƣời có thẩm
quyền của cơ quan Hải quan), Điều 103c (Những ngƣời có thẩm quyền của
Bộ đội Biên phòng), Điều 103d (Những ngƣời có thẩm quyền của Cảnh sát
biển) và Điều 103đ (Những ngƣời có thẩm quyền của Thanh tra). Các quy
định này đã quy định rõ về thẩm quyền, tạo thuận lợi cho việc phát hiện
nhanh và xử lý kịp thời vi phạm, không bị chồng chéo, hoặc bỏ lọt vi phạm.
Trong lĩnh vực phòng chống buôn bán hàng giả, Quản lý thị trƣờng là
lực lƣợng thƣờng xuyên và nòng cốt. Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định
thẩm quyền xử phạt hành chính về buôn bán hàng giả của cơ quan Quản lý
thị trƣờng nhƣ sau (Điều 102).
- Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ có quyền:
i) Phạt cảnh cáo;
ii) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
36
- Đội trưởng Đội Quản lý thị trường có quyền:
i) Phạt cảnh cáo;
ii) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
iii) Tịch thu tang vật, phƣơng tiện vi phạm hành chính có giá trị không
vƣợt quá mức tiền phạt đƣợc quy định tại điểm b khoản này;
iv) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này,
trừ biện pháp buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi
trƣờng, lây lan dịch bệnh và buộc đƣa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc
tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phƣơng tiện.
- Chi cục trưởng Chi cục quản lý thị trường thuộc Sở Công thương,
Trưởng phòng Chống buôn lậu, Trưởng phòng Chống hàng giả, Trưởng
phòng Kiểm soát chất lượng hàng hóa thuộc Cục Quản lý thị trường
có quyền:
i) Phạt cảnh cáo;
ii) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
iii) Tịch thu tang vật, phƣơng tiện vi phạm hành chính có giá trị không
vƣợt quá mức tiền phạt đƣợc quy định tại điểm b khoản này;
iv) Tƣớc quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn
hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
v) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
- Cục trưởng Cục Quản lý thị trường có quyền:
i) Phạt cảnh cáo;
ii) Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định này;
iii) Tịch thu tang vật, phƣơng tiện vi phạm hành chính;
iv) Tƣớc quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn
hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
v) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
37
Bảng 1.2. Tổng hợp chủ thể và nội dung thẩm quyền
xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả
STT Chủ thể /Thẩm quyền XP
Cảnh
cáo
Phạt tiền
(triệu đồng)
Tịch thu
tang vật,
phƣơng
tiện vi
phạm
Tƣớc quyền sử dụng
giấy phép, chứng chỉ
hành nghề có thời hạn
hoặc đình chỉ hoạt
động có thời hạn
Áp dụng các
biện pháp khắc
phục hậu quả
theo quy định
Chủ tịch UBND cấp xã X đến 5 x x
Chủ tịch UBND cấp huyện X đến 50 x x x
Quản lý thị trƣờng X x x x x
Công an nhân dân X x x x x
Hải quan X x x x x
Bộ đội Biên phòng x x x x x
Cảnh Sát biển x x x x x
Thanh tra x x x x x
(Ghi chú: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy)
38
1.3. BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ THỰC TIỄN XỬ PHẠT VI
PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ BUÔN BÁN HÀNG GIẢ Ở MỘT SỐ ĐỊA
PHƢƠNG
1.3.1. Kinh nghiệm của lực lƣợng Quản lý thị trƣờng ở Thái Bình
Kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn Thái Bình là: quán triệt tầm quan trọng
của Ban chỉ đạo 127 ( nay là Ban chỉ đạo 389), tầm quan trọng của cơ quan
thƣờng trực Ban chỉ đạo 389 là cơ quan quản lý thị trƣờng; tăng cƣờng phối
hợp liên ngành; tập trung kiểm tra những lĩnh vực, mặt hàng trọng điểm; chủ
động kiểm tra, kiểm soát chống vận chuyển, buôn bán hàng nhập lậu, hàng
cấm, hàng giả và gian lận thƣơng mại; tăng cƣờng kiểm tra trên khâu lƣu
thông tại các tuyến đƣờng bộ, đƣờng biển và thị trƣờng nội địa, xử lý kịp thời
các hành vi vi phạm; tập trung vào các đƣờng dây, ổ nhóm, đối tƣợng có quy
mô hoạt động lớn ở các địa bàn trọng điểm [50].
Bám sát sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo phòng chống buôn lậu, hàng giả và
gian lận thƣơng mại (Ban Chỉ đạo 389), các lực lƣợng chức năng ở Thái Bình
đã tích cực triển khai các giải pháp kiểm tra, kiểm soát thị trƣờng, chống buôn
lậu, hàng giả và gian lận thƣơng mại, đồng thời kịp thời xử lý các vấn đề nổi
cộm trên thị trƣờng mà ngƣời dân quan tâm.
Tình hình buôn lậu, gian lận thƣơng mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh
diễn biến với những phƣơng thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, phức tạp gây
nhiều khó khăn cho công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý của các lực lƣợng
chức năng. Tuy nhiên, bám sát sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo phòng chống buôn
lậu, hàng giả và gian lận thƣơng mại (Ban Chỉ đạo 389), các lực lƣợng chức
năng đã tích cực triển khai các giải pháp kiểm tra, kiểm soát thị trƣờng, chống
buôn lậu, hàng giả và gian lận thƣơng mại, đồng thời kịp thời xử lý các vấn đề
nổi cộm trên thị trƣờng mà ngƣời dân quan tâm.
39
Chi cục Quản lý thị trƣờng (QLTT) với chức năng là cơ quan thƣờng
trực của Ban chỉ đạo 389 đã chủ động chỉ đạo các đội QLTT tăng cƣờng phối
hợp với các lực lƣợng chức năng tập trung điều tra, trinh sát, phát hiện các ổ
nhóm, đối tƣợng vận chuyển, buôn bán, sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ hàng
nhập lậu, hàng cấm, hàng giả và gian lận thƣơng mại. Chỉ đạo triển khai kiểm
tra, kiểm soát và xử lý việc vận chuyển gia súc, gia cầm, sản phẩm gia cầm và
thủy sản nhập lậu trái phép không có nguồn gốc xuất xứ, không qua kiểm
dịch. Ngoài ra, lực lƣợng QLTT còn kiểm tra theo các chuyên đề về vật tƣ
nông nghiệp gồm các ngành hàng nhƣ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc
thú y, thức ăn chăn nuôi và giống cây trồng; các chuyên đề về an toàn vệ sinh
thực phẩm; chuyên đề về nhóm mặt hàng thiết bị điện, điện tử, điện lạnh... Sở
Tài chính đã xây dựng kế hoạch, hƣớng dẫn thực hiện và chỉ đạo ngành kết
hợp với các huyện, thành phố thực hiện nghiêm túc công tác đấu tranh chống
buôn lậu, sản xuất và buôn bán hàng giả.
1.3.2. Kinh nghiệm của Thành phố Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm từ thực tiễn công tác chống buôn lậu, gian lận thƣơng
mại, hàng giả ở thành phố Hồ Chí Minh là: các lực lƣợng chức năng đã tập
trung, tăng cƣờng các hoạt động phối hợp liên ngành, tập trung vào các mặt
hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lƣợng, vi phạm vệ sinh an toàn thực
phẩm, quy định kiểm dịch, thú y... [51].
Trên địa bàn quản lý của Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh đã xuất
hiện nhiều thủ đoạn buôn lậu hàng hóa và vận chuyển trái phép chất ma túy
của các đối tƣợng nhƣ: lợi dụng chính sách xuất nhập khẩu thông thoáng, các
doanh nghiệp mở tờ khai theo loại hình quá cảnh để khai báo cho các lô hàng
không đúng với thực tế hoặc các lô hàng quá cảnh đó cần phải có giấy phép
chuyên ngành; hàng chuyển khẩu sai khai báo...; cố tình khai báo qua mặt
hàng khác có thuế thấp, giá thấp để tiêu chí rủi ro phân luồng xanh, vàng, đỏ
40
(tỷ lệ kiểm tra 5-10%), hoặc cố tình khai thuể rất cao nhƣng trong đó có mặt
hàng cấm, hàng giả (súng, kiếm, nƣớc hoa nhãn hiệu nổi tiếng...); lôi kéo, dụ
dỗ, mua chuộc một số đối tƣợng là du học sinh, ngƣời lao dộng nghèo thông
qua con đƣờng du học, du lịch để tham gia đƣờng dây xuất nhập ma túy, tiền
chất, chất gây nghiện, thuốc hƣớng thần…
Trong thị trƣờng nội địa, lực lƣợng công an và quản lý thị trƣờng đã tập
trung triển khai thực hiện kế hoạch cao điểm kiểm tra theo chỉ đạo của Ban
Chỉ đạo 389 Quốc gia và Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời
tăng cƣờng hoạt động ngoài giờ hành chính, nắm tình hình kinh doanh hàng
giả nhƣ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức
ăn thủy sản giả, không rõ nguồn gốc và chất cấm dùng trong chăn nuôi, chế
biến thực phẩm; kiểm tra các mặt hàng thuốc lá nhập lậu, thực phẩm các loại,
mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, đồ chơi trẻ em, hóa chất, kiểm tra việc chấp
hành niêm yết giá; kiểm tra vận chuyến, buôn bán gia cầm, gia súc, thịt gia
cầm, thịt gia súc trên các tuyến đƣờng từ tỉnh vào thành phố và tại các chợ.
Các lực lƣợng chức năng đã tập trung, tăng cƣờng các hoạt động phối
hợp liên ngành, tập trung vào các mặt hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất
lƣợng, vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm, quy định kiểm dịch, thú y... đạt
nhiều kết quả khả quan, góp phần ổn định thị trƣờng thành phố. Theo đó, triển
khai tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2016, Công an và Chi cục
Quản lý thị trƣờng thành phố đã tập trung kiểm tra 05 nhóm mặt hàng gồm:
phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy
sản. Riêng lực lƣợng Hải quan thành phố đã tập trung vào các loại hàng hóa
trọng điểm nhƣ: hàng tiêu dùng (thuốc lá, rƣợu, bia, bánh kẹo, quần áo may
sẵn...); ô tô các loại (bao gồm cũ và mới), xe gắn máy, phụ tùng ô tô và gắn
máy; máy móc công trình (bao gồm cũ và mới); kim khí điện máy, thiết bị vệ
sinh, linh kiện điện tử, hóa chất, thép; hàng điện từ cao cấp, hàng bách hóa có
Đề tài: Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả, HOT
Đề tài: Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả, HOT
Đề tài: Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả, HOT
Đề tài: Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả, HOT
Đề tài: Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả, HOT
Đề tài: Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả, HOT
Đề tài: Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả, HOT
Đề tài: Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả, HOT
Đề tài: Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả, HOT
Đề tài: Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả, HOT
Đề tài: Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả, HOT
Đề tài: Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả, HOT
Đề tài: Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả, HOT
Đề tài: Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả, HOT
Đề tài: Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả, HOT
Đề tài: Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả, HOT
Đề tài: Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả, HOT
Đề tài: Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả, HOT
Đề tài: Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả, HOT
Đề tài: Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả, HOT
Đề tài: Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả, HOT
Đề tài: Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả, HOT
Đề tài: Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả, HOT
Đề tài: Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả, HOT
Đề tài: Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả, HOT
Đề tài: Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả, HOT
Đề tài: Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả, HOT
Đề tài: Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả, HOT
Đề tài: Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả, HOT
Đề tài: Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả, HOT
Đề tài: Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả, HOT
Đề tài: Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả, HOT
Đề tài: Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả, HOT
Đề tài: Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả, HOT
Đề tài: Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả, HOT
Đề tài: Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả, HOT
Đề tài: Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả, HOT
Đề tài: Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả, HOT
Đề tài: Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả, HOT
Đề tài: Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả, HOT
Đề tài: Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả, HOT
Đề tài: Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả, HOT
Đề tài: Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả, HOT
Đề tài: Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả, HOT
Đề tài: Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả, HOT
Đề tài: Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả, HOT
Đề tài: Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả, HOT

More Related Content

What's hot

Luận án: Phát triển làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu trên địa bàn Hà Nội đến...
Luận án: Phát triển làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu trên địa bàn Hà Nội đến...Luận án: Phát triển làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu trên địa bàn Hà Nội đến...
Luận án: Phát triển làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu trên địa bàn Hà Nội đến...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Chính sách cổ tức - Lý thuyết và thực tiễn tại một số công ty cổ ph...
Luận văn: Chính sách cổ tức - Lý thuyết và thực tiễn tại một số công ty cổ ph...Luận văn: Chính sách cổ tức - Lý thuyết và thực tiễn tại một số công ty cổ ph...
Luận văn: Chính sách cổ tức - Lý thuyết và thực tiễn tại một số công ty cổ ph...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Quan hệ thương mại việt nam trung quốc - luận văn th s. kinh tế 6752672
Quan hệ thương mại việt nam   trung quốc - luận văn th s. kinh tế 6752672Quan hệ thương mại việt nam   trung quốc - luận văn th s. kinh tế 6752672
Quan hệ thương mại việt nam trung quốc - luận văn th s. kinh tế 6752672nataliej4
 

What's hot (18)

Luận văn: Bảo vệ trật tự quản lý kinh tế bằng luật hình sự, HAY
Luận văn: Bảo vệ trật tự quản lý kinh tế bằng luật hình sự, HAYLuận văn: Bảo vệ trật tự quản lý kinh tế bằng luật hình sự, HAY
Luận văn: Bảo vệ trật tự quản lý kinh tế bằng luật hình sự, HAY
 
Luận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt NamLuận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam
 
Luận án: Phát triển làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu trên địa bàn Hà Nội đến...
Luận án: Phát triển làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu trên địa bàn Hà Nội đến...Luận án: Phát triển làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu trên địa bàn Hà Nội đến...
Luận án: Phát triển làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu trên địa bàn Hà Nội đến...
 
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả, HOT
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả, HOTLuận văn: Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả, HOT
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả, HOT
 
Luận văn: Pháp luật về khuyến mại tại Thành phố Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Pháp luật về khuyến mại tại Thành phố Đà Nẵng, HAYLuận văn: Pháp luật về khuyến mại tại Thành phố Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Pháp luật về khuyến mại tại Thành phố Đà Nẵng, HAY
 
Luận văn: Chính sách cổ tức - Lý thuyết và thực tiễn tại một số công ty cổ ph...
Luận văn: Chính sách cổ tức - Lý thuyết và thực tiễn tại một số công ty cổ ph...Luận văn: Chính sách cổ tức - Lý thuyết và thực tiễn tại một số công ty cổ ph...
Luận văn: Chính sách cổ tức - Lý thuyết và thực tiễn tại một số công ty cổ ph...
 
Đề tài: Quyền giám sát của Quốc hội đối với giải quyết khiếu nại
Đề tài: Quyền giám sát của Quốc hội đối với giải quyết khiếu nạiĐề tài: Quyền giám sát của Quốc hội đối với giải quyết khiếu nại
Đề tài: Quyền giám sát của Quốc hội đối với giải quyết khiếu nại
 
Luận văn: Giám sát giải quyết khiếu nại của Đoàn Đại biểu Quốc hội
Luận văn: Giám sát giải quyết khiếu nại của Đoàn Đại biểu Quốc hộiLuận văn: Giám sát giải quyết khiếu nại của Đoàn Đại biểu Quốc hội
Luận văn: Giám sát giải quyết khiếu nại của Đoàn Đại biểu Quốc hội
 
Đề tài: Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn thương mại
Đề tài: Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn thương mạiĐề tài: Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn thương mại
Đề tài: Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn thương mại
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
Luận văn: Quản lý nhà nước về thu bảo hiểm xã hội bắt buộcLuận văn: Quản lý nhà nước về thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
Luận văn: Quản lý nhà nước về thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
 
Luận văn: Các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt
Luận văn: Các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạtLuận văn: Các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt
Luận văn: Các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt
 
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhânLuận văn: Hoàn thiện pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân
 
Luận văn: Giải pháp quản lý và bình ổn thị trường xăng dầu tại Việt Nam
Luận văn: Giải pháp quản lý và bình ổn thị trường xăng dầu tại Việt NamLuận văn: Giải pháp quản lý và bình ổn thị trường xăng dầu tại Việt Nam
Luận văn: Giải pháp quản lý và bình ổn thị trường xăng dầu tại Việt Nam
 
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên ở đô thị
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên ở đô thịLuận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên ở đô thị
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên ở đô thị
 
Luận án: Quản lý đối với bán hàng đa cấp ở Việt Nam, HAY
Luận án: Quản lý đối với bán hàng đa cấp ở Việt Nam, HAYLuận án: Quản lý đối với bán hàng đa cấp ở Việt Nam, HAY
Luận án: Quản lý đối với bán hàng đa cấp ở Việt Nam, HAY
 
Quan hệ thương mại việt nam trung quốc - luận văn th s. kinh tế 6752672
Quan hệ thương mại việt nam   trung quốc - luận văn th s. kinh tế 6752672Quan hệ thương mại việt nam   trung quốc - luận văn th s. kinh tế 6752672
Quan hệ thương mại việt nam trung quốc - luận văn th s. kinh tế 6752672
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại Sacombank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại Sacombank, HAYĐề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại Sacombank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại Sacombank, HAY
 
CẢI THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT (TẢI FREE Z...
CẢI THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT  (TẢI FREE Z...CẢI THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT  (TẢI FREE Z...
CẢI THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT (TẢI FREE Z...
 

Similar to Đề tài: Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả, HOT

Hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay.pdf
Hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay.pdfHoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay.pdf
Hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
SIVIDOC.COM Các nhân tố tác động đến quyết định mua mỹ phẩm trực tuyến tại TP...
SIVIDOC.COM Các nhân tố tác động đến quyết định mua mỹ phẩm trực tuyến tại TP...SIVIDOC.COM Các nhân tố tác động đến quyết định mua mỹ phẩm trực tuyến tại TP...
SIVIDOC.COM Các nhân tố tác động đến quyết định mua mỹ phẩm trực tuyến tại TP...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
“Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn thương mại bằng biện pháp dâ...
“Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn thương mại bằng biện pháp dâ...“Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn thương mại bằng biện pháp dâ...
“Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn thương mại bằng biện pháp dâ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Đối Với Hệ Thống Chợ Trên Địa Bàn Thành...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Đối Với Hệ Thống Chợ Trên Địa Bàn Thành...Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Đối Với Hệ Thống Chợ Trên Địa Bàn Thành...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Đối Với Hệ Thống Chợ Trên Địa Bàn Thành...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Đề tài luận văn 2024 Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại ...
Đề tài luận văn 2024 Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại ...Đề tài luận văn 2024 Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại ...
Đề tài luận văn 2024 Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh.pdf
Pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh.pdfPháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh.pdf
Pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Đề tài: Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại bằng tòa án từ thực tiễn...
Đề tài: Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại bằng tòa án từ thực tiễn...Đề tài: Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại bằng tòa án từ thực tiễn...
Đề tài: Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại bằng tòa án từ thực tiễn...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 

Similar to Đề tài: Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả, HOT (20)

Hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay.pdf
Hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay.pdfHoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay.pdf
Hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay.pdf
 
Luận văn: Điều tra vụ án hình sự có bị can là người dân tộc thiểu số
Luận văn: Điều tra vụ án hình sự có bị can là người dân tộc thiểu sốLuận văn: Điều tra vụ án hình sự có bị can là người dân tộc thiểu số
Luận văn: Điều tra vụ án hình sự có bị can là người dân tộc thiểu số
 
Luận Văn Thạc Sĩ Luật Luật Hiến Pháp Và Luật Hành Chính.docx
Luận Văn Thạc Sĩ Luật Luật Hiến Pháp Và Luật Hành Chính.docxLuận Văn Thạc Sĩ Luật Luật Hiến Pháp Và Luật Hành Chính.docx
Luận Văn Thạc Sĩ Luật Luật Hiến Pháp Và Luật Hành Chính.docx
 
Khóa luận: Pháp luật về phòng chống tham nhung, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về phòng chống tham nhung, HAY, 9 ĐIỂMKhóa luận: Pháp luật về phòng chống tham nhung, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về phòng chống tham nhung, HAY, 9 ĐIỂM
 
SIVIDOC.COM Các nhân tố tác động đến quyết định mua mỹ phẩm trực tuyến tại TP...
SIVIDOC.COM Các nhân tố tác động đến quyết định mua mỹ phẩm trực tuyến tại TP...SIVIDOC.COM Các nhân tố tác động đến quyết định mua mỹ phẩm trực tuyến tại TP...
SIVIDOC.COM Các nhân tố tác động đến quyết định mua mỹ phẩm trực tuyến tại TP...
 
Đề tài: Xử lý vi phạm pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp, HAY
Đề tài: Xử lý vi phạm pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp, HAYĐề tài: Xử lý vi phạm pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp, HAY
Đề tài: Xử lý vi phạm pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp, HAY
 
“Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn thương mại bằng biện pháp dâ...
“Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn thương mại bằng biện pháp dâ...“Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn thương mại bằng biện pháp dâ...
“Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn thương mại bằng biện pháp dâ...
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Đối Với Hệ Thống Chợ Trên Địa Bàn Thành...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Đối Với Hệ Thống Chợ Trên Địa Bàn Thành...Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Đối Với Hệ Thống Chợ Trên Địa Bàn Thành...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Đối Với Hệ Thống Chợ Trên Địa Bàn Thành...
 
Luận văn: Tội đánh bạc theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội đánh bạc theo luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Tội đánh bạc theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội đánh bạc theo luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Đề tài luận văn 2024 Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại ...
Đề tài luận văn 2024 Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại ...Đề tài luận văn 2024 Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại ...
Đề tài luận văn 2024 Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại ...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm
Luận văn: Quản lý nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạmLuận văn: Quản lý nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm
Luận văn: Quản lý nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm
 
Đề tài: Quản lý về đấu tranh phòng, chống tội phạm tại Rạch Giá
Đề tài: Quản lý về đấu tranh phòng, chống tội phạm tại Rạch GiáĐề tài: Quản lý về đấu tranh phòng, chống tội phạm tại Rạch Giá
Đề tài: Quản lý về đấu tranh phòng, chống tội phạm tại Rạch Giá
 
Đè tài: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong Luật hình sự Việt Nam
Đè tài: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong Luật hình sự Việt NamĐè tài: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong Luật hình sự Việt Nam
Đè tài: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong Luật hình sự Việt Nam
 
Pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh.pdf
Pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh.pdfPháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh.pdf
Pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh.pdf
 
Luận văn: Thực hiện pháp luật về việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phé...
Luận văn: Thực hiện pháp luật về việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phé...Luận văn: Thực hiện pháp luật về việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phé...
Luận văn: Thực hiện pháp luật về việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phé...
 
Luận văn: Pháp luật về phòng, chống mua bán người, HOT
Luận văn: Pháp luật về phòng, chống mua bán người, HOTLuận văn: Pháp luật về phòng, chống mua bán người, HOT
Luận văn: Pháp luật về phòng, chống mua bán người, HOT
 
Đề tài: Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại bằng tòa án từ thực tiễn...
Đề tài: Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại bằng tòa án từ thực tiễn...Đề tài: Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại bằng tòa án từ thực tiễn...
Đề tài: Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại bằng tòa án từ thực tiễn...
 
Luận văn: Giải quyết khiếu nại tại TP Quảng Ngãi, HOT
Luận văn: Giải quyết khiếu nại tại TP Quảng Ngãi, HOTLuận văn: Giải quyết khiếu nại tại TP Quảng Ngãi, HOT
Luận văn: Giải quyết khiếu nại tại TP Quảng Ngãi, HOT
 
Luận văn: Pháp luật về kiểm soát thu nhập của người có chức vụ
Luận văn: Pháp luật về kiểm soát thu nhập của người có chức vụLuận văn: Pháp luật về kiểm soát thu nhập của người có chức vụ
Luận văn: Pháp luật về kiểm soát thu nhập của người có chức vụ
 
Pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh trong ngân hàng
Pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh trong ngân hàngPháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh trong ngân hàng
Pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh trong ngân hàng
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptphanai
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpaminh0502
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 

Đề tài: Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả, HOT

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN TRƢỜNG SƠN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ BUÔN BÁN HÀNG GIẢ - TỪ THỰC TIỄN QUẬN HOÀN KIẾM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH HÀ NỘI – 2016
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN TRƢỜNG SƠN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ BUÔN BÁN HÀNG GIẢ - TỪ THỰC TIỄN QUẬN HOÀN KIẾM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 60 38 01 02 NGƢỜI HƢỚNG DẪN: PGS.TS. NGUYỄN QUỐC SỬU HÀ NỘI – 2016
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất cứ công trình nào khác, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày… tháng … năm 2016 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Trƣờng Sơn
  • 4. LỜI CẢM ƠN Thật vinh dự cho cá nhân em khi đƣợc tham gia học tập tại Học viện Hành chính Quốc gia. Em xin trân trọng bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn tới các thầy, cô giáo tại trƣờng Học viện hành chính quốc gia, đặc biệt là PGS.TS. Nguyễn Quốc Sửu - Khoa Nhà nƣớc và Pháp Luật, Học viện Hành chính Quốc gia, đã nhiệt tình hƣớng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập tại học viện cũng nhƣ quá trình thực hiện, hoàn thiện luận văn cao học về nội dung"Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả - từ thực tiễn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội" Mặc dù bản thân đã rất cố gắng, nhƣng do thời gian và năng lực có hạn, chắc chắn luận văn còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy, các cô. Em xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày… tháng … năm 2016 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Trƣờng Sơn
  • 5. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Vi phạm hành chính: VPHC Xử lý vi phạm hành chính: XLVPHC Xử phạt hành chính: XPHC
  • 6. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ BUÔN BÁN HÀNG GIẢ ................. 8 1.1. QUAN NIỆM VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ BUÔN BÁN HÀNG GIẢ ............................................................................................. 8 1.1.1. Vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính ............................ 8 1.1.2. Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả ............16 1.1.3. Đặc điểm xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả............. 19 1.2. ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ MUA BÁN HÀNG GIẢ.......................................................................... 20 1.2.1. Khái quát sự phát triển của điều chỉnh pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính về mua bán hàng giả ....................................................................20 1.2.2. Đối tƣợng bị xử phạt ............................................................................ 23 1.2.3. Hành vi vi phạm................................................................................... 24 1.2.4 Các hình thức xử phạt và biện pháp khác phục hậu quả....................... 27 1.2.5. Thẩm quyền xử phạt .............................................................................35 1.3. BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ THỰC TIỄN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ BUÔN BÁN HÀNG GIẢ Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG................... 38 1.3.1. Kinh nghiệm của lực lƣợng Quản lý thị trƣờng ở Thái Bình .............. 38 1.3.2. Kinh nghiệm của Thành phố Hồ Chí Minh .........................................39 1.3.3. Kinh nghiệm của Chi cục Quản lý thị trƣờng tỉnh Lào Cai .................41 Tiểu kết Chƣơng 1.......................................................................................... 43 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH.............. 44 VỀ BUÔN BÁN HÀNG GIẢ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀN KIẾM THÀNH PHỐ HÀ NỘI ..................................................................................44
  • 7. 2.1. KHÁI QUÁT VỀ QUẬN HOÀN KIẾM – THÀNH PHỐ HÀ NỘI VÀ TÌNH HÌNH BUÔN BÁN HÀNG GIẢ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN ...............44 2.1.1. Vị trí địa lý, dân cƣ .............................................................................. 44 2.1.2. Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội....................................................... 44 2.1.3. Tình hình buôn bán hàng giả trên địa bàn quận Hoàn Kiếm ...............46 2.2. TÌNH HÌNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ BUÔN BÁN HÀNG GIẢ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀN KIẾM GIAI ĐOẠN 2010-2016 CỦA CHI CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƢỜNG HÀ NỘI ...................................49 2.2.1. Về công tác tổ chức bộ máy, chỉ đạo, điều hành .................................49 2.2.2. Kết quả xử phạt vi phạm hành chính ................................................... 51 2.3. ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ BUÔN BÁN HÀNG GIẢ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀN KIẾM CỦA CHI CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƢỜNG HÀ NỘI ....................................................56 2.3.1. Những thành tựu và nguyên nhân ........................................................56 2.3.2. Những hạn chế, khó khăn và nguyên nhân ..........................................59 Tiểu kết Chƣơng 2 ..........................................................................................68 Chƣơng 3 PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ BUÔN BÁN HÀNG GIẢ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀN KIẾM -THÀNH PHỐ HÀ NỘI ..........................69 3.1. PHƢƠNG HƢỚNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ BUÔN BÁN HÀNG GIẢ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀN KIẾM - THÀNH PHỐ HÀ NỘI ........................................................69 3.1.1. Nâng cao hiệu quả xử phạt hành chính về buôn bán hàng giả phải gắn liền với việc hoàn thiện quy định và thủ tục xử phạt hành chính về buôn bán hàng giả ..........................................................................................................69 3.1.2. Nâng cao hiệu quả xử phạt hành chính về buôn bán hàng giả cần bắt đầu từ khâu chủ động ứng phó với diễn biến thị trƣờng, phát hiện sớm và xử phạt nghiêm minh, kịp thời các vi phạm ........................................................70
  • 8. 3.1.3. Nâng cao hiệu quả xử phạt hành chính về buôn bán hàng giả phải gắn với việc nâng cao ý thức pháp luật công vụ của công chức và ý thức pháp luật về chống hàng giả, bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng của ngƣời dân ........... 72 3.1.4. Phát huy sự tham gia của xã hội vào phát hiện, tố giác vi phạm về buôn bán hàng giả ................................................................................................... 73 3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ BUÔN BÁN HÀNG GIẢ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀN KIẾM - THÀNH PHỐ HÀ NỘI ....................................................................74 3.2.1. Hoàn thiện quy định pháp luật về xử phạt hành chính về buôn bán hàng giả................................................................................................................... 74 3.2.2. Tăng cƣờng công tác chỉ đạo, nâng cao chất lƣợng chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ công chức thực hiện chống hàng giả .....................................75 3.2.3. Tăng cƣờng phối hợp liên ngành trong kiểm tra, phát hiện và xử phạt vi phạm ..........................................................................................................76 3.2.4.Truyền thông nâng cao nhận thức của ngƣời tiêu dùng, cộng đồng doanh nghiệp .............................................................................................................76 3.2.5. Phát huy sự tham gia của xã hội vào phát hiện, tố giác vi phạm về buôn bán hàng giả ...................................................................................................79 3.2.6. Tăng cƣờng sự phối hợp và hợp tác giữa các tổ chức thực thi và các hiệp hội, doanh nghiệp trong việc chống hàng giả xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lƣợng ...............................................................................80 Tiểu kết Chƣơng 3 ..........................................................................................81 KẾT LUẬN ....................................................................................................82 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................83
  • 9. DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ Bảng 1.1. Thống kê các hình thức xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả ....................................................................................................32 Bảng 1.2. Tổng hợp chủ thể và nội dung thẩm quyền............................37 xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả ................................37 Bảng 2.1. Thống kê kết quả xử lý vi phạm hành chính về hàng giả của ngành Quản lý thị trƣờng nƣớc ta (từ năm 2010-2015)..................................46 Bảng 2.2. Thống kê kết quả xử lý vi phạm hành chính về hàng giả của lực lƣợng Quản lý thị trƣờng thành phố Hà Nội (từ năm 2010-2015) ...........47 Bảng 2.3: Thống kê kết quả xử lý vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả của Đội QLTT số 2 – Chi Cục QLTT thành phố Hà Nội (từ năm 2010- 2015)................................................................................................................52 Biểu đồ 2.1: Số vụ vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả ở Hoàn Kiếm đƣợc Đội QLTT số 2 Chi cục QLTT Hà Nội xử phạt (từ năm 2010- 2015)................................................................................................................52 Biểu đồ 2.2: Số tiền phạt và giá trị hàng hóa vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả ở Hoàn Kiếm đƣợc Đội QLTT số 2 Chi cục QLTT Hà Nội xử phạt (từ năm 2010-2015).................................................................................53
  • 10. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do nghiên cứu đề tài Trong những năm vừa qua, sự phát triển vƣợt bậc của cuộc cách mạng khoa học công nghệ cùng với sự đổi mới đƣờng lối chính sách về kinh tế của Đảng và Nhà nƣớc ta đã thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh chóng. Trên thị trƣờng các hoạt động sản xuất, kinh doanh, lƣu thông hàng hoá ngày càng diễn ra tấp nập, nhộn nhịp và cạnh tranh phát triển chạy theo nhu cầu, thị hiếu ngƣời tiêu dùng. Trong điều kiện đó, công tác quản lý nhà nƣớc, nhất là quản lý nền kinh tế thị trƣờng đang nảy sinh một số vấn đề phức tạp và có nhiều kẽ hở. Một trong những vấn đề đáng quan tâm là sự gia tăng nạn sản xuất, buôn bán hàng giả trong nền kinh tế thị trƣờng. Những hoạt động này không những ảnh hƣởng trực tiếp đến tính mạng, sức khoẻ, tài sản của ngƣời tiêu dùng, ảnh hƣởng trực tiếp đến lợi ích của các chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế mà còn làm ảnh hƣởng đến lợi ích của Nhà nƣớc, của toàn xã hội, ảnh hƣởng đến môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh của Việt Nam, uy tín chính trị của Đảng và Nhà nƣớc và làm giảm lòng tin của quần chúng nhân dân đối với Nhà nƣớc. Các hoạt động sản xuất và buôn bán hàng giả ở nƣớc ta đang có chiều hƣớng gia tăng và ngày càng lan rộng sang nhiều ngành hàng, nhiều chủng loại hàng hoá. Trƣớc nguy cơ gây hại của nạn hàng giả, đẩy mạnh công tác đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả là một yêu cầu cấp bách đòi hỏi sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc. Mặt khác, công tác đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả còn đòi hỏi các cơ quan chức năng phải thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, phối hợp đồng bộ với các cơ quan hữu quan để đấu tranh hạn chế nạn hàng giả. Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả là một biện pháp hành chính – pháp lý nhằm truy cứu trách nhiệm hành chính đối với chủ thể
  • 11. 2 vi phạm, theo đó khi chủ thể vi phạm sẽ bị áp dụng các hình thức xử phạt. Ở nƣớc ta, những năm qua, để đối phó với nạn buôn bán hàng giả, gian lận thƣơng mại, Nhà nƣớc đã ban hành nhiều văn bản về xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi buôn bán hàng giả. Ban đầu là những văn bản quy định xử phạt hành chính về buôn bán hàng giả trên các lĩnh vực, hàng hóa cụ thể. Đến ngày 10/01/2013, Chính phủ đã pháp điển hóa, ban hành nghị định điều chỉnh tập trung về xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi buôn bán hàng giả, đó là Nghị định số 08/2013/NĐ-CP về Quy định xử phạt hành chính đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả. Cũng trong năm đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định 185/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thƣơng mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ ngƣời tiêu dùng để thay thế Nghị định số 08/2013/NĐ-CP. Nghị định 185/2013/NĐ-CP hƣớng tới việc bảo vệ có hiệu quả hơn các quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời kinh doanh và ngƣời tiêu dùng; góp phần đảm bảo ổn định thị trƣờng, phát triển kinh tế xã hội và thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc, nâng cao ý thức pháp luật của doanh nghiệp và ngƣời tiêu dùng. Việc triển khai thực hiện Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014) đã thu đƣợc nhiều kết quả quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thƣơng mại, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại, hàng giả và bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng. Tuy nhiên, việc triển khai thi hành Nghị định số 185/2014/NĐ-CP cũng bộc lộ một số bất cập hạn chế cần kịp thời sửa đổi, bổ sung để phù hợp với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nƣớc. Ngày 19/11/2015 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 124/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 185/2013/NĐ-CP để xử lý những vƣớng mắc từ thực tiễn áp dụng các quy định trong việc xác định hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng, bảo đảm tính thống nhất và tính khả thi của hệ thống pháp luật.
  • 12. 3 Tuy vậy, thực tiễn công tác đấu tranh phòng chống hàng giả và gian lận thƣơng mại thời gian qua cho thấy rằng, quy định pháp luật về phát hiện, xử lý vi phạm hành chính về hàng giả còn nhiều khiếm khuyết, kẽ hở, gây khó khăn cho việc phát hiện, chứng minh vi phạm, thủ tục xử phạt còn phức tạp, thiếu cơ chế đảm bảo thi hành quyết định xử phạt, nên hiệu quả răn đe thấp, công tác đấu tranh phòng chống hàng giả đạt kết quả không tƣơng xứng với kỳ vọng và thực tiễn đòi hỏi. Hoàn Kiếm là một quận nằm ở vị trí trung tâm của Hà Nội, nơi có hoạt động buôn bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ vào loại sôi động nhất thành phố. Tuy nhiên, nơi đây cũng đứng đầu về nạn buôn bán hàng giả, mà chợ Đồng Xuân và khu phố cổ là một đầu mối lớn, khu vực có mạng lƣới buôn bán hàng hóa lâu đời. Những năm qua, chính quyền thành phố, quận và các đơn vị chức năng chuyên ngành đã có nhiều hoạt động tích cực nhằm tăng cƣờng kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm về buôn bán hàng giả, gian lận thƣơng mại, thế nhƣng, tình trạng buôn bán hàng giả vẫn không giảm sút, còn diễn biến phức tạp với thủ đoạn tinh vi. Thực tiễn công tác phòng chống buôn bán hàng giả ở quận Hoàn Kiếm của ngành quản lý thị trƣờng thành phố cũng cho thấy rằng, công tác phát hiện và xử lý vi phạm hành chính còn nhiều khó khăn, vƣớng mắc. Để tìm hiểu một cách có hệ thống từ phƣơng diện lý luận đến thực tiễn về công tác xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác này trong thời gian tới, tác giả quyết định lựa chọn vấn đề “Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả - từ thực tiễn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội” làm đề tài luận văn Thạc sỹ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Liên quan tới đề tài luận văn, có nhiều công trình nghiên cứu ở những mức độ khác nhau đã đƣợc công bố, có thể kể tới nhƣ:
  • 13. 4 - Viện Khoa học pháp lý – Bộ Tƣ pháp (1980), Xử phạt vi phạm hành chính, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ (mã số 85 98 008), Hà Nội; Đề tài lần đầu tiên đề cập đến một cách toàn diện về việc xây dựng một hệ thống khoa học của việc xử phạt vi phạm hành chính. Từ đó, đề tài làm nền tảng pháp lý nghiên cứu áp dụng cho việc xử phạt vi phạm hành chính trên nhiều lĩnh vực khác nhau trong đó có cả lĩnh vực buôn bán hàng giả. - TS. Vũ Thƣ (1996), Chế tài hành chính – Lý luận và thực tiễn, Chuyên đề hội thảo khoa học về giao thông, Hà Nội; Tác giả đã đề cập sâu về nội dung chế tài hành chính cả trên phƣơng diện lý luận và thực tiễn. Công trình nghiên cứu đã làm tài liệu tham khảo hiệu quả cho nhiều tác giả của các trƣờng Đại học trong cả nƣớc khi hoàn thành giáo trình Luật Hành chính nhƣ Học viện Hành chính quốc gia, Đại học Luật Hà Nội… Liên quan đến vấn đề sản xuất, buôn bán hàng giả đã có một số công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đề cập tới ở nhiều góc độ, ví dụ: Đề tài khoa học Hoàn thiện cơ chế thực thi pháp luật về sở hữu trí tuệ trong tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam năm 2005 của Đại học Quốc gia Hà Nội; Luận án Phó tiến sĩ luật học Đổi mới và hoàn thiện cơ chế điều chỉnh pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam năm 1996 của Lê Xuân Thảo; Luận án tiến sĩ Luật học: Tội làm hàng giả, tội buôn bán hàng giả thực trạng và biện pháp phòng, chống năm 2001 của Trần Ngọc Việt; Luận văn thạc sĩ Đấu tranh phòng chống tội làm hàng giả, tội buôn bán hàng giả ở Việt Nam hiện nay năm 1998 của Đỗ Thị Lan. Chống sản xuất và buôn bán hàng giả ở Việt Nam hiện nay nhìn từ góc độ quản lý nhà nước, Luận văn Thạc sỹ luật học của Nguyễn Mạnh Cƣờng, Đại học Quốc gia Hà Nội. Qua khảo sát, có rất ít các nghiên cứu chuyên sâu, trực tiếp về xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả. Do vậy, từ những nghiên cứu lý luận và thực tiễn về vấn đề hàng giả, buôn bán hàng giả, trách nhiệm hành
  • 14. 5 chính, xử lý vi phạm hành chính, trên cơ sở thực tiễn công tác, tác giả chọn đề tài “Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả - từ thực tiễn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội” để nghiên cứu một cách có hệ thống cả về lý luận và thực tiễn vấn đề xử phạt hành chính đối với hành vi buôn bán hàng giả trên một địa bàn cụ thể là quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Tên đề tài không trùng lắp với những công trình đƣợc công bố. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn nghiên cứu quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi buôn bán hàng giả và thực tiễn áp dụng các quy định đó trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, đánh giá thực trạng, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xử lý vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả ở quận Hoàn Kiếm trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt đƣợc mục đích trên, các nhiệm vụ nghiên cứu là: - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận, pháp lý về hàng giả, buôn bán hàng giả; - Hệ thống hóa quy định pháp luật hiện hành về xử lý lý vi phạm hành chính đối với hành vi buôn bán hàng giả; - Phân tích và đánh giá thực trạng thi hành pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả trên địa bàn quận Hoàn Kiếm thời gian qua; - Xác lập nội dung các quan điểm, giải pháp để góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về xử phạt hành chính về buôn bán hàng giả ở quận Hoàn Kiếm trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu quy định pháp luật hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi buôn bán hàng giả và thực tiễn áp dụng các quy định đó trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
  • 15. 6 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu công tác xử phạt hành chính về buôn bán hàng giả trên địa bàn quận Hoàn Kiếm của cơ quan quản lý thị trƣờng thành phố Hà Nội, cụ thể là Đội quản lý thị trƣờng số 2 – Chi cục Quản lý thị trƣờng, thuộc Sở Công thƣơng thành phố Hà Nội. Luận văn nghiên cứu trên địa bàn quận Hoàn Kiếm; giai đoạn 2010-2016. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận văn đƣợc nghiên cứu trên phƣơng pháp luận duy vật biện chứng của Chủ nghĩa Mác – Lê nin vào nghiên cứu vấn đề khoa học xã hội. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu truyền thống trong nghiên cứu khoa học xã hội là: Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, kết hợp quan sát thực tiễn (qua quá trình công tác) với khát quát hóa. 6. Ý nghĩa của luận văn Luận văn góp phần hoàn thiện lý luận về xử phạt hành chính trong lĩnh vực buôn bán hàng giả. Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy và nghiên cứu của cán bộ giảng dạy, sinh viên trong các trƣờng đại học luật, đại học hành chính hoặc sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho những ngƣời quan tâm, nghiên cứu về xử phạt hành chính về buôn bán hàng giả. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, kết quả nghiên cứu đƣợc kết cấu gồm 3 chƣơng, gồm: Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận và pháp lý cơ bản về xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả
  • 16. 7 Chƣơng 2: Thực trạng xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả trên địa bàn quận Hoàn Kiếm – thành phố Hà Nội Chƣơng 3: Phƣơng hƣớng và giải pháp nâng cao hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả trên địa bàn quận Hoàn Kiếm - thành phố Hà Nội.
  • 17. 8 Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ BUÔN BÁN HÀNG GIẢ 1.1. QUAN NIỆM VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ BUÔN BÁN HÀNG GIẢ 1.1.1. Vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính 1.1.1.1. Vi phạm hành chính Nhƣ chúng ta đã biết, nhà nƣớc là một tổ chức đƣợc xã hội thành lập nên để thực hiện việc quản lý, phát triển xã hội. Để có thể thực hiện đƣợc vai trò đó, nhà nƣớc luôn phải tác động lên các quan hệ xã hội bằng một hệ thống các quy tắc quản lý nhà nƣớc đƣợc quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật. Trên thực tế, trong đời sống xã hội luôn xảy ra tình trạng vi phạm các quy tắc quản lý nhà nƣớc. Các vi phạm đó diễn ra hàng ngày trong đời sống xã hội, từ những hành vi đơn giản và phổ biến nhƣ hút thuốc lá nơi công cộng, đến những hành vi vi phạm có tính chất nguy hiểm hơn nhƣ tham gia giao thông đƣờng bộ không đội mũ bảo hiểm, đi ngƣợc chiều, lạng lách đánh võng, gây tai nạn,…hoặc hành vi làm ô nhiễm môi trƣờng, xây dựng trái phép, trốn thuế… Những hành vi vi phạm rất đa dạng và “có mặt” trong tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nƣớc. Dƣới góc độ lý luận về pháp luật, vi phạm pháp luật đƣợc cấu thành bởi các mặt khách quan, chủ quan, khách thể và chủ thể của nó. Tổng hợp các yếu tố đó ta có thể hiểu vi phạm pháp luật là hành vi nguy hiểm cho xã hội do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện một các cố ý hoặc vô ý xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Dựa theo các tiêu chí khác nhau mà vi phạm pháp luật đƣợc phân thành nhiều loại khác nhau. Căn cứ vào khách thể vi phạm, mức độ, tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm, vi phạm pháp luật đƣợc chia thành các loại sau:
  • 18. 9 - Vi phạm hình sự (tội phạm): là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi và đƣợc quy định trong bộ luật hình sự. - Vi phạm hành chính: là những hành vi trái pháp luật, có lỗi nhƣng mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm, xâm phạm các quan hệ xã hội đƣợc pháp luật hành chính bảo vệ phát sinh trong quá trình quản lý nhà nƣớc. - Vi phạm dân dự: là những hành vi trái luật dân sự, hay ngƣợc lại với truyền thống, phong tục tập quán, đạo đức xã hội đƣợc nhà nƣớc thừa nhận, có lỗi, xâm hại tới các quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân và quan hệ phi tài sản có liên quan tới tài sản đƣợc pháp luật dân sự bảo vệ. - Vi phạm kỷ luật: là hành vi có lỗi, trái với các quy tắc kỷ luật lao động, học tập, công vụ nhà nƣớc trong các cơ quan nhà nƣớc, doanh nghiệp, trƣờng học đƣợc pháp luật lao động, hành chính và các văn bản nội quy của từng cơ quan, doanh nghiệp quy định. Luật Xử phạt vi phạm hành chính năm 2012 đã đƣa ra định nghĩa pháp lý về “vi phạm hành chính”. Khoản 1 Điều 2 của Luật quy định [38]: Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính. Định nghĩa trên đƣa ra các dấu hiệu pháp lý cơ bản của vi phạm hành chính, đó là: tính xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nƣớc, có lỗi, tính trái pháp luật hành chính và phải bị xử phạt vi phạm hành chính. Vi phạm hành chính là một dạng vi phạm pháp luật, do đó nó cũng bao gồm các yếu tố cấu thành pháp lý là mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể và khách thể. Dƣới đây, các dấu hiệu và yếu tố cấu thành pháp lý của vi phạm hành chính sẽ đƣợc xem xét trong mối quan hệ thống nhất với nhau. Mặt khách quan của vi phạm hành chính
  • 19. 10 Mặt khách quan của vi phạm hành chính là những biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan của vi phạm hành chính, thông thƣờng các biểu hiện ra bên ngoài của hành vi vi phạm là hành vi, thời gian, địa điểm, công cụ, phƣơng tiện hay mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hành chính và hậu quả của vi phạm hành chính. Hành vi của vi phạm hành chính là những biểu hiện của con ngƣời hoặc tổ chức tác động vào thế giới khách quan qua hình thức bên ngoài cụ thể gây tác hại đến sự phát triển bình thƣờng của trật tự quản lý. Những biểu hiện này đƣợc kiểm soát và điều khiển bởi ý thức và ý chí của chủ thể vi phạm hành chính. Hành vi là biểu hiện rõ nhất trong mặt khách quan của vi phạm hành chính, chúng có ý nghĩa quyết định đến nội dung biểu hiện khác trong mặt khách quan (hậu quả, công cụ phƣơng tiện, thời gian, địa điểm); đồng thời hành vi cũng là thể thống nhất giữa mặt khách quan và chủ quan. Hành vi khách quan của vi phạm hành chính có thể là hành vi hành động hoặc không hành động. Song dù biểu hiện bằng hình thức nào đi chăng nữa thì nó cũng chỉ bị coi là vi phạm hành chính khi hành vi đó trái với pháp luật. Hành vi trái pháp luật hành chính là dấu hiệu pháp lý cơ bản của vi phạm hành chính, nhƣng đây không phải là thuộc tính riêng của vi phạm hành chính. Rất nhiều hành vi tội phạm cũng là hành vi trái pháp luật hành chính. Để phân biệt vi phạm hành chính với tội phạm trong trƣờng hợp cả hai loại hành vi có cùng chung khách thể, ngƣời ta lấy tiêu chí là tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi. Hành vi vi phạm hành chính ít nguy hiểm cho xã hội hơn so với tội phạm hình sự. Hậu quả và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hành chính và hậu quả của viphạmhànhchính vi phạm hành chính: Chính là tính xâm hại khách quan của vi phạm hành chính, đƣợc thể hiện ở vi phạm hành chính đã xâm hại hoặc đe dọa xâm hại các quan hệ đã đƣợc pháp luật quy định thành
  • 20. 11 quy tắc quản lý nhà nƣớc. Tuy nhiên, trong nhiều trƣờng hợp hậu quả của vi phạm hành chính đƣợc biểu hiện ở các thiệt hại cụ thể về sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, về tự do thân thể của cá nhân hoặc làm thiệt hại về tài sản của nhà nƣớc, tập thể và công dân. Hậu quả của vi phạm hành chính là kết quả của hành vi vi phạm hành chính do con ngƣời hoặc tổ chức thực hiện. Do đó giữa hành vi vi phạm hành chính và hậu quả vi phạm hành chính có mối quan hệ hữu cơ, trong đó hậu quả của vi phạm hành chính có tiền đề xuất hiện của nó là hành vi khách quan của vi phạm hành chính; sự tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hành chính và hậu quả của vi phạm hành chính dựa trên các căn cứ sau: Một là; hành vi vi phạm hành chính xảy ra trƣớc hậu quả xâm hại các mối quan hệ về mặt thời gian; Hai là, hành vi vi phạm phải chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả xâm hại các quan hệ xã hội; Ba là, hậu quả vi phạm đã xảy ra phải là sự hiện thực hóa khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả của hành vi vi phạm. Ngoài những biểu hiện trên, về mặt khách quan của vi phạm còn có một số dấu hiệu khách quan khác nhƣ: thời gian, địa điểm, công cụ và phƣơng tiện vi phạm. Mặt chủ quan của vi phạm hành chính Mặt chủ quan của vi phạm hành chính là những quan hệ tâm lý bên trong của chủ thể. Yếu tố cơ bản nhất của mặt chủ quan là tính có lỗi. Lỗi chính là trạng thái tâm lý của ngƣời vi phạm, biểu hiện thái độ của ngƣời đó đối với hành vi vi phạm và hậu quả của hành vi đó. Yêu cầu về lỗi trong luật hành chính không cao nhƣ trong luật hình sự, trong nhiều trƣờng hợp chỉ cần có lỗi nghĩa là ngƣời vi phạm biết hoặc có thể biết tính chất sai phạm của mình là đủ để xác định vi phạm hành chính xảy ra. Đối với luật hình sự đòi hỏi phải chính xác hơn, không chỉ xác định lỗi mà còn phải xác định cho đƣợc hình thức và mức độ lỗi; mặt khác lỗi trong luật hình sự chỉ đặt ra với cá nhân vi phạm, trong hành chính lỗi đặt ra cho cả cá nhân và tổ chức vi phạm. Lỗi
  • 21. 12 trong vi phạm hành chính thể hiện dƣới hai hình thức: lỗi cố ý và lỗi vô ý. Lỗi cố ý trong vi phạm hành chính là chủ thể nhận thức đƣợc hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội nhƣng vẫn thực hiện. Lỗi vô ý trong vi phạm hành chính là lỗi của cá nhân hoặc tổ chức thực hiện hành vi trái pháp luật do vô tình thiếu thận trọng mà không nhận thức đƣợc nghĩa vụ pháp lý bắt buộc mặc dù họ có đầy đủ khả năng xử sự theo đúng nghĩa vụ pháp lý quy định Chủ thể của vi phạm hành chính Khác với luật hình sự xác định chủ thể tội phạm chỉ có thể là cá nhân, trong luật hành chính chủ thể vi phạm hành chính có thể là cá nhân hoặc tổ chức; cá nhân hoặc tổ chức chỉ có thể trở thành chủ thể của vi phạm hành chính khi có năng lực trách nhiệm pháp lý hành chính. + Đối với cá nhân: Cá nhân là chủ thể của vi phạm hành chính bao gồm công dân Việt Nam và ngƣời nƣớc ngoài (trừ những ngƣời đƣợc hƣởng quyền ƣu đãi, miễn trừ ngoại giao và lãnh sự) mà thực hiện hành vi vi phạm hành chính trên lãnh thổ Việt Nam, vùng đặc quyền kinh tế, vùng tiếp giáp lãnh hải. Những ngƣời này phải có năng lực trách nhiệm hành chính. Năng lực trách nhiệm pháp lý hành chính thể hiện khả năng nhận thức của con ngƣời với hành vi vi phạm, vì thế hai yếu tố để xác định năng lực pháp lý đối với cá nhân là: đạt độ tuổi theo quy định của pháp luật, không mắc bệnh làm mất khả năng nhận thức của hành vi. Điều 5 Luật xử phạt vi phạm hành chính năm 2012 xác định đối tƣợng bị xử phạt hành chính là cá nhân bao gồm: Ngƣời từ đủ 14 tuổi đến dƣới 16 tuổi bị xử phạt hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; ngƣời từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt hành chính về mọi hành vi vi phạm hành chính (điểm a khoản 1). Ngƣời thuộc lực lƣợng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân vi phạm hành chính thì bị xử phạt nhƣ đối với công dân khác; trƣờng hợp cần áp dụng hình thức phạt tƣớc quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình
  • 22. 13 chỉ hoạt động có thời hạn liên quan đến quốc phòng, an ninh thì ngƣời xử phạt đề nghị cơ quan, đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân có thẩm quyền xử phạt. Mặt khác, Luật xử phạt vi phạm hành chính năm 2012 còn quy định: ngƣời từ đủ 14 tuổi đến 16 tuổi vi phạm hành chính thì bị phạt cảnh cáo; ngƣời chƣa thành niên vi phạm hành chính gây ra thiệt hại thì phải bồi thƣờng theo quy định của pháp luật; trong trƣờng hợp này ngƣời chƣa thành niên không có tiền nộp phạt thì cha, mẹ hoặc ngƣời giám hộ của ngƣời đó phải nộp thay, quy định nhƣ trên không có nghĩa là xử phạt cả ngƣời không vi phạm mà ở đây chúng ta hƣớng tới trách nhiệm giáo dục ý thức pháp luật cho ngƣời chƣa thành niên. + Đối với tổ chức: pháp luật hành chính coi tổ chức là chủ thể của vi phạm hành chính gồm: cơ quan nhà nƣớc, tổ chức xã hội, đơn vị kinh tế; cơ quan, tổ chức nƣớc ngoài nếu vi phạm hành chính trên lãnh thổ Việt Nam, vùng đặc quyền kinh tế, vùng tiếp giáp lãnh hải thì bị xử phạt nhƣ cơ quan, tổ chức Việt Nam (trừ tổ chức đƣợc hƣởng quyền ƣu đãi, miễn trừ ngoại giao). Khách thể của vi phạm hành chính Khách thể của vi phạm hành chính là cái mà vi phạm xâm hại tới. Đó chính là các quan hệ xã hội đƣợc các quy tắc quản lý nhà nƣớc bảo vệ. Các quan hệ xã hội bị/có thể bị vi phạm hành chính xâm phạm rất đa dạng, đó là: trật tự nhà nƣớc và xã hội, sở hữu xã hội chủ nghĩa, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân,... Khách thể của vi phạm hành chính đƣợc chia thành các loại sau: Khách thể chung: đó là các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quản lý nhà nƣớc, hay nói cách khác là trật tự quản lý nhà nƣớc nói chung. Khách thể loại: là những quan hệ xã hội có cùng hoặc gần tính chất với nhau trong từng lĩnh vực nhất định của quản lý nhà nƣớc. Các quan hệ này
  • 23. 14 đƣợc phát sinh trong cùng một lĩnh vực hoạt động quản lý nhà nƣớc, do vậy chúng có mối liên hệ với nhau, gắn liền với từng phạm vi quản lý nhà nƣớc. Khách thể trực tiếp: là quan hệ xã hội cụ thể đƣợc pháp luật quy định và bảo vệ, bị chính hành vi vi phạm hành chính xâm hại tới. 1.1.1.2. Xử phạt vi phạm hành chính Vi phạm hành chính cũng nhƣ mọi vi phạm pháp luật khác đều là hành vi trái pháp luật, gây nguy hiểm cho xã hội, cần bị áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm, trong đó có xử phạt hành chính. Nó trực tiếp xâm hại đến những quy tắc quản lý hành chính nhà nƣớc trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, ảnh hƣởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của các các cá nhân và tổ chức. Vì lẽ đó xử phạt vi phạm hành chính là những nội dung rất quan trọng của hoạt động quản lý hành chính nhà nƣớc. Xử phạt vi phạm hành chính bao gồm nhiều hoạt động khác nhau do các cơ quan nhà nƣớc, ngƣời có thẩm quyền tiến hành căn cứ vào quy định của pháp luật. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Luật xử phạt vi phạm hành chính đƣa ra định nghĩa pháp lý về xử phạt hành chính, theo đó, xử phạt vi phạm hành chính là việc ngƣời có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính. Khi xem xét tổng thể các quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lý luận về nhà nƣớc và pháp luật, thì có thể đƣa ra khái niệm về xử phạt vi phạm hành chính nhƣ sau: Xử phạt vi phạm hành chính là hoạt động áp dụng pháp luật, trong đó, người có thẩm quyền áp dụng chế tài pháp luật hành chính (hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả) đối với chủ thể vi phạm hành chính (cá nhân, tổ chức) theo thủ tục do luật hành chính quy định, kết quả là chủ thể thực hiện vi phạm hành chính phải gánh chịu những hậu quả bất lợi, thiệt hại về vật chất và tinh thần so với trạng thái ban đầu của họ.
  • 24. 15 Nhƣ vậy, có thể thấy hai nội dung của thuật ngữ “xử phạt vi phạm hành chính” là: 1) là hệ thống các quy định pháp luật hành chính điều chỉnh hoạt động áp dụng pháp luật của chủ thể có thẩm quyền xử phạt hành chính, 2) là hoạt động xử phạt hành chính, từ khâu phát hiện vi phạm, tìm kiếm quy định áp dụng, đến khâu áp dụng biện pháp xử phạt tƣơng ứng với vi phạm. Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính nêu trên phản ánh những đặc điểm cơ bản sau đây của hoạt động xử phạt vi phạm hành chính: - Thứ nhất: xử phạt vi phạm hành chính chỉ đƣợc tiến hành khi có vi phạm hành chính xảy ra. Cơ sở để xử phạt hành chính là hành vi vi phạm hành chính. Nhƣ vậy, để thực hiện hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trƣớc hết đòi hỏi các chủ thể có thẩm quyền xử phạt phải xem xét đã có vi phạm hành chính xảy ra hay chƣa. - Thứ hai, xử phạt vi phạm hành chính là hoạt động áp dụng pháp luật do các cá nhân có thẩm quyền quản lý hành chính thực hiện. Việc tiến hành xử phạt vi phạm hành chính đòi hỏi phải đúng trình tự, thủ tục đã đƣợc pháp luật quy định. Kết quả xử phạt vi phạm hành chính phải thể hiện bằng quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực pháp luật. Xử phạt hành chính đƣợc áp dụng theo trình tự do các quy phạm thủ tục của luật hành chính quy định (trình tự hành chính) chứ không phải trình tự, thủ tục tƣ pháp. Việc áp dụng trình tự này đơn giản hơn nhiều so với trình tự áp dụng cƣỡng chế hình sự và cƣỡng chế kỷ luật. - Thứ ba: Xử phạt vi phạm hành chính là hoạt động cƣỡng chế nhà nƣớc do các chủ thể có thẩm quyền tiến hành và đƣợc đảm bảo bằng quyền lực nhà nƣớc. Mối quan hệ trong xử phạt vi phạm hành chính là mối quan hệ pháp luật giữa một bên là Nhà nƣớc – một bên là tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính. Để tránh lạm quyền, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và xã hội, pháp luật quy định thủ tục tố tụng hành chính, tức hoạt động xử phạt vi phạm hành chính bị kiểm soát bởi chính Nhà nƣớc và xã hội.
  • 25. 16 - Thứ tư: Mục đích của hoạt động xử phạt vi phạm hành chính là nhằm truy cứu trách nhiệm hành chính một hành vi vi phạm cụ thể và quan trọng hơn là giáo dục, ngăn chặn những hành vi vi phạm. Qua đó, buộc chủ thể vi phạm hành chính phải gánh chịu một biện pháp cƣỡng chế tƣơng xứng với hành vi vi phạm do mình gây ra. Hay nói cách khác, vi phạm hành chính là cơ sở làm phát sinh các hoạt động xử phạt vi phạm hành chính. 1.1.2. Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả Theo quy định pháp luật xử lý vi phạm hành chính, hành vi nào bị coi là vi phạm hành chính thì sẽ có biện pháp xử lý tƣơng ứng khi hành vi đó xảy ra trên thực tế. Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả cũng vậy, sẽ bị xử phạt khi có hành vi vi phạm quy định hành chính về buôn bán hàng giả. Việc tìm hiểu khái niệm “hàng giả” có liên quan trực tiếp tới các biện pháp phòng chống hàng giả. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế [49], các sản phẩm làm giả bao gồm các mặt hàng bắt chƣớc rất giống vẻ ngoài của các sản phẩm thƣơng hiệu chính gốc để đánh lừa khách hàng. Các sản phẩm giả còn gồm các loại hàng hóa và việc phân phối hàng hóa đó chƣa đƣợc kiểm định và đƣợc bảo vệ bởi các quyền sở hữu trí tuệ, nhƣ quyền tác giả, các nhãn hiệu và thƣơng hiệu. Trong nhiều trƣờng hợp, các dạng vi phạm có thể xuất hiện cùng trong 1 sản phẩm làm giả: nhƣ đồ chơi làm giả vi phạm thiết kế của một hãng lớn. Thuật ngữ "hàng giả" còn nói tới việc làm giả và các vấn đề liên quan nhƣ sao chép bao bì, nhãn hiệu và bất kỳ đặc tính nổi bật của hàng hóa. Các ngành công nghiệp bị ảnh hƣởng nặng nề bởi vấn nạn hàng giả là phần mềm, ghi thu đĩa nhạc, phim, quần áo thời trang, các đồ đắt tiền, đồ thể thao, nƣớc hoa, đồ chơi, phụ tùng xe máy, xe hơi và dƣợc phẩm. Dƣới góc độ pháp lý, khái niệm hàng giả lần đầu tiên đƣợc sử dụng kể từ khi đất nƣớc đƣợc thống nhất là trong Pháp lệnh Trừng trị tội đầu lậu cơ, buôn, làm hàng giả, kinh doanh trái phép năm 1982 (Pháp lệnh số
  • 26. 17 07/LCT/HDNN7 ngày 10/7/1982 Trừng trị tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép năm 1982). Điều 5 của Pháp lệnh này quy định về Tội làm hàng giả hoặc buôn bán hàng giả, với hình phạt có thể lên đến tù chung thân. Văn bản pháp luật đầu tiên đƣa ra định nghĩa về hàng giả là Nghị định 140/HĐBT ngày 25/4/1991 của Hội đồng bộ trƣởng quy định về việc kiểm tra, xử lý hoạt động sản xuất buôn bán hàng giả [26]. Điều 3 của Nghị định quy định: “Hàng giả theo Nghị định này, là những sản phẩm, hàng hoá đƣợc sản xuất ra trái pháp luật có hình dáng giống nhƣ những sản phẩm, hàng hoá đƣợc Nhà nƣớc cho phép sản xuất, nhập khẩu và tiêu thụ trên thị trƣờng; hoặc những sản phẩm, hàng hoá không có giá trị sử dụng đúng với nguồn gốc, bản chất tự nhiên, tên gọi và công dụng của nó”. Từ đó tới nay, Nhà nƣớc ta đã ban hành nhiều văn bản quy định ở những mức độ khác nhau về nội dung hàng giả và biện pháp phòng chống. Đặc biệt phải kể tới hai văn bản là: Nghị định 08/2013/NĐ-CP ngày 10/1/2013 của Chính phủ Quy định xử phạt hành chính đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả và Nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thƣơng mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ ngƣời tiêu dùng (thay thế Nghị định số 08/2013/NĐ-CP) (đã có Nghị định số 124/2015/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thƣơng mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng). Các văn bản trên không đƣa ra định nghĩa pháp lý về hàng giả và xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả. Theo các văn bản này, hàng giả bao gồm bốn trƣờng hợp/loại: 1) Trường hợp giả về nội dung; 2) Trường hợp giả về hình thức (giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa) 3) Trường hợp giả mạo về sở hữu trí tuệ (được quy định tại Điều 213 Luật sở hữu trí tuệ 2005); và 4) Trường hợp các sản phẩm là tem, nhãn, bao bì giả cũng đƣợc coi là hàng giả.
  • 27. 18 Về hàng vi vi phạm hành chính về hàng giả, theo quy định hiện hành, có hai nhóm hành vi là: sản xuất hàng giả và buôn bán hàng giả. “Sản xuất” là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chế tạo, chế bản, in ấn, gia công, đặt hàng, sơ chế, chế biến, chiết xuất, tái chế, lắp ráp, pha trộn, san chia, sang chiết, nạp, đóng gói và hoạt động khác làm ra hàng hóa. “buôn bán" là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chào hàng, bày bán, lƣu giữ, bảo quản, vận chuyển, bán buôn, bán lẻ, xuất khẩu, nhập khẩu và hoạt động khác đƣa hàng hóa vào lƣu thông. Hàng hóa lƣu thông trên thị trƣờng gồm hàng hóa bày bán, vận chuyển trên đƣờng, để tại kho, bến, bãi, tại cơ sở sản xuất, kinh doanh hoặc địa điểm khác. Nhƣ vậy, các hành vi bày bán hàng hóa, vận chuyển hàng hóa trên đƣờng, để hàng hóa tại kho, bến, bãi, tại cơ sở sản xuất, kinh doanh hoặc địa điểm khác đƣợc coi là những hành vi buôn bán hàng hóa. Từ các phân tích trên, có thể đƣa ra các định nghĩa sau: Vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước trong phòng chống hàng giả mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính. Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả là hoạt động áp dụng pháp luật, trong đó, người có thẩm quyền áp dụng chế tài pháp luật hành chính (hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả) đối với chủ thể vi phạm hành chính (cá nhân, tổ chức) về buôn bán hàng giả theo thủ tục do luật hành chính quy định, kết quả là chủ thể thực hiện vi phạm hành chính phải gánh chịu những hậu quả bất lợi, thiệt hại về vật chất và tinh thần so với trạng thái ban đầu của họ. Nhƣ vậy, có thể thấy hai nội dung của thuật ngữ “xử phạt vi phạm hành chính” là: 1) là các quy phạm pháp luật hành chính điều chỉnh hoạt động áp
  • 28. 19 dụng pháp luật của chủ thể có thẩm quyền xử phạt hành chính, 2) là hoạt động áp dụng pháp luật - xử phạt hành chính, từ khâu phát hiện vi phạm, tìm kiếm quy định áp dụng, đến khâu áp dụng biện pháp xử phạt tƣơng ứng với vi phạm. 1.1.3. Đặc điểm xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả Ở phương diện thứ nhất, là các quy định pháp luật hành chính, xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả có các đặc điểm sau: Thứ nhất, quy định pháp luật về xử phạt hành chính về buôn bán hàng giả đƣợc xây dựng thành một hệ thống, chủ yếu do Chính phủ ban hành (dạng Nghị định), và Bộ ban hành (dƣới dạng Thông tƣ hƣớng dẫn thi hành Nghị định). Trong hệ thống pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hiện nay ở nƣớc ta, Luật XLVPHC năm 2012 là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất, quy định những vấn đề chung nhất về xử lý vi phạm hành chính nhƣ: các biện pháp XLVPHC, nguyên tắc, thẩm quyền XLVPHC, trình tự, thủ tục XLVPHC,.... Luật này cũng giao trách nhiệm cho Chính phủ hƣớng dẫn cụ thể thi hành Luật bằng cách xây dựng các Nghị định về xử lý, xử phạt hành chính trên các lĩnh vực quản lý hành chính nhà nƣớc, trong đó có lĩnh vực hàng giả. Thực hiện thẩm quyền lập quy, Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành Luật, đồng thời thực hiện lãnh đạo, chỉ đạo công tác tổ chức thực hiện các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính về sản xuất và buôn bán hàng giả cũng nhƣ các nghị định khác có liên quan đến sản xuất, buôn bán hàng giả nhƣ bảo vệ ngƣời tiêu dùng, sở hữu trí tuệ.... Vấn đề đặt ra là, các văn bản pháp quy phải vừa đảm bảo chức năng quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành luật, pháp lệnh, nhƣng đồng thời không đƣợc vi phạm các quyền của các chủ thể mà Hiến pháp và luật đã quy định. Đây thƣờng là vấn đề khó của các nhà lập quy. Vì nhiều lý do khác nhau mà nhiều khi văn bản pháp quy (dƣới luật) trái luật, ảnh hƣởng tới quyền con ngƣời, quyền công dân,....
  • 29. 20 Thứ hai, hệ thống quy phạm về xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả luôn đƣợc hoàn thiện để đáp ứng với điều kiện mới. Đây cũng là quy luật tất yếu của pháp luật. Tuy nhiên, sự thay đổi này chủ yếu diễn ra ở tầm các Nghị định theo hƣớng mở rộng phạm vi thẩm quyền xử phạt, hay nâng cao chế tài xử phạt đối với hành vi vi phạm. Ở phương diện thứ hai, là hoạt động áp dụng pháp luật để truy cứu trách nhiệm hành chính về buôn bán hàng giả đối với chủ thể vi phạm. Thứ nhất, hoạt động này là hoạt động quản lý hành chính nhà nƣớc, do các cơ quan hành chính nhà nƣớc có thẩm quyền thực hiện để tổ chức thực thi pháp luật về xử phạt VPHC về hàng giả trong đời sống. Các cơ quan có thẩm quyền quản lý hành chính nhà nƣớc tổ chức thực hiện là Ủy ban nhân dân các cấp, các Bộ, cơ quan ngang Bộ. Bên cạnh đó, nhiệm vụ xử phạt còn đƣợc giao trực tiếp cho các cơ quan chức năng nhƣ quản lý thị trƣờng, thanh tra ngành công thƣơng,.. Thứ hai, hoạt động XLVPHC về buôn bán hàng giả là hoạt động mang tính quyền lực nhà nƣớc, đƣợc đảm bảo thực hiện bằng các nguồn lực của nhà nƣớc, từ quyền năng đƣợc phân giao, nhân tài vật lực, phƣơng tiện, con ngƣời, tài chính,.... Thứ ba, hoạt động XLVPHC về buôn bán hàng giả phải tuân theo những nguyên tắc và thủ tục đƣợc quy định (thủ tục hành chính về xử phạt hành chính về hàng giả). 1.2. ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ MUA BÁN HÀNG GIẢ 1.2.1. Khái quát sự phát triển của điều chỉnh pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính về mua bán hàng giả Dƣới góc độ pháp lý, vấn đề hàng giả lần đầu tiên đƣợc đề cập kể từ khi đất nƣớc đƣợc thống nhất là trong Pháp lệnh Trừng trị tội đầu lậu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép năm 1982 [46] .
  • 30. 21 Bộ luật Hình sự đầu tiên của nƣớc Việt Nam thống nhất đƣợc ban hành vào năm 1985 [28] quy định Tội làm hàng giả, Tội buôn bán hàng giả tại Điều 176, thuộc nhóm Tội kinh tế. Mặc dù có quy định chi tiết hơn, có chế tài nghiêm khắc hơn Điều 5 của Pháp lệnh năm 1982, Điều 176 của Bộ luật hình sự năm 1985 không đƣa ra định nghĩa về hàng giả. Văn bản pháp quy đầu tiên đƣa ra định nghĩa về hàng giả là Nghị định 140/HĐBT ngày 25/4/1991 của Hội đồng bộ trƣởng quy định về việc kiểm tra, xử lý hoạt động sản xuất buôn bán hàng giả. Điều 3 của Nghị định quy định: “Hàng giả theo Nghị định này, là những sản phẩm, hàng hoá được sản xuất ra trái pháp luật có hình dáng giống như những sản phẩm, hàng hoá được Nhà nước cho phép sản xuất, nhập khẩu và tiêu thụ trên thị trường; hoặc những sản phẩm, hàng hoá không có giá trị sử dụng đúng với nguồn gốc, bản chất tự nhiên, tên gọi và công dụng của nó”. Điều 4 của Nghị định 140/HĐBT nêu cụ thể 6 trƣờng hợp đƣợc coi là hàng giả, bao gồm: 1) Sản phẩm có nhãn giả mạo; 2) Sản phẩm, hàng hóa mang nhãn hiệu hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hàng hóa đã đƣợc đăng ký, bảo hộ; 3) Sản phẩm, hàng hóa mang nhãn không đúng với nhãn sản phẩm đã đăng ký với cơ quan tiêu chuẩn đo lƣờng chất lƣợng; 4) Sản phẩm hàng hóa ghi dấu phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam khi chƣa đƣợc cấp giấy chứng nhận và dấu phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam; 5) Sản phẩm, hàng hóa đã đăng ký hoặc chƣa đăng ký chất lƣợng với cơ quan Tiêu chuẩn đo lƣợng chất lƣợng mà có mức chất lƣợng thấp hơn mức tối thiểu cho phép; 6) Sản phẩm, hàng hóa có giá trị sử dụng không đúng với nguồn gốc, bản chất, tự nhiên, tên gọi và công dụng của nó. Kể từ sau Nghị định 140/HĐBT năm 1991, khái niệm hàng giả tiếp tục đƣợc đề cập đến trong nhiều văn bản pháp luật của Việt Nam, từ các văn bản về xử lý vi phạm hành chính, hình sự (Xem Điểm đ, khoản 8 điều 3 Nghị định
  • 31. 22 06/2008/NĐ- CP ngày 16/1/2008 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thƣơng mại) đến các văn bản về kinh doanh thƣơng mại (Pháp lệnh số 13/1999/PL-UBTVQH10 của Uỷ ban thƣờng vụ Quốc hội ngày 27 tháng 4 năm 1999 về bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng, Điều 7), bảo hộ sở hữu trí tuệ (Thông tƣ liên tịch giữa Bộ tài chính và Bộ khoa học công nghệ 129/2004/TTLT/BTC-BKHCN ngày 29 tháng 12 năm 2004 Hƣớng dẫn thi hành các biện pháp kiểm soát tại biên giới về sở hữu công nghiệp đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu), hải quan (Khoản 1 điều 3 Thông tƣ số 44/2011/TT- BTC ngày 1/4/2011 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn công tác chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực hải quan), bao gồm cả các văn bản chỉ đạo, điều hành của Chính phủ (Chỉ thị số 28/2008/CT-TTg ngày 8 tháng 9 năm 2008 của Thủ tƣớng Chính phủ Về một số biện pháp cấp bách, chống hàng giả, hàng kém chất lƣợng). Tùy trong từng bối cảnh, phù hợp với nhu cầu đầu tranh chống hàng giả trong từng lĩnh vực mà khái niệm hàng giả có thể đƣợc hiểu theo nghĩa khác nhau. Hơn nữa, qua các giai đoạn, khái niệm hàng giả trong pháp luật Việt Nam cũng đã có sự phát triển, hoàn thiện đáng kể [25]. Sau một thời gian dài chuẩn bị, ngày 10/1/2013, Chính phủ ban hành Nghị định 08/2013/NĐ-CP về Quy định xử phạt hành chính đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả. Cũng trong năm đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định 185/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thƣơng mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ ngƣời tiêu dùng để thay thế Nghị định số 08/2013/NĐ-CP. Một trong những quan điểm quan trọng xuyên suốt Nghị định 185/2013/NĐ-CP là các quy định trong Nghị định đều nhằm bảo vệ có hiệu quả các quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời kinh doanh và ngƣời tiêu dùng; góp phần đảm bảo ổn định thị trƣờng, phát triển kinh tế xã hội và thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc, nâng cao ý thức pháp luật của doanh nghiệp và ngƣời tiêu dùng.
  • 32. 23 Việc triển khai thực hiện Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014) đã thu đƣợc nhiều kết quả quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thƣơng mại, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại, hàng giả và bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng. Tuy nhiên, việc triển khai thi hành Nghị định số 185/2014/NĐ-CP cũng bộc lộ một số bất cập hạn chế cần kịp thời sửa đổi, bổ sung để phù hợp với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nƣớc. Để xử lý những vƣớng mắc từ thực tiễn áp dụng, khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, ngày 19/11/2015 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 124/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thƣơng mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng. Một trong những điểm mới đã đáp ứng yêu cầu xử lý những vƣớng mắc từ thực tiễn áp dụng các quy định trong việc xác định hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng, bảo đảm tính thống nhất và tính khả thi của hệ thống pháp luật. Nhƣ vậy, hiện nay, văn bản trực tiếp quy định về xử phạt VPHC về sản xuất và buôn bán hàng giả là Nghị định 185/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thƣơng mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ ngƣời tiêu dùng. Nghị định 185/2013/NĐ-CP đã đƣợc sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 124/2015/NĐ-CP). 1.2.2. Đối tƣợng bị xử phạt Theo quy định hiện hành, các đối trƣợng thuộc diện bị xử phạt hành chính về buôn bán hàng giả gồm: “1. Cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc cá nhân, tổ chức nƣớc ngoài thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này trên lãnh thổ Việt Nam.
  • 33. 24 2. Cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này gồm cả hộ kinh doanh phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật; hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp, làm muối và những ngƣời bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lƣu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. 3. Tổ chức quy định tại Khoản 1 Điều này gồm cả tổ chức kinh tế là các doanh nghiệp đƣợc thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đƣợc thành lập theo Luật Hợp tác xã; các tổ chức kinh tế khác đƣợc thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật và các đơn vị trực thuộc của các tổ chức kinh tế nói trên; văn phòng đại diện, chi nhánh của thƣơng nhân nƣớc ngoài tại Việt Nam; văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thƣơng mại nƣớc ngoài tại Việt Nam.” (Điều 2 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung năm 2014). 1.2.3. Hành vi vi phạm - Hành vi buôn bán hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng: quy định tại điểm a, b, c và d khoản 8 Điều 3 Nghị định 185. Bao gồm hành vi buôn bán các loại hàng giả sau: “a) Hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký; b) Hàng hóa có hàm lƣợng định lƣợng chất chính hoặc tổng các chất dinh dƣỡng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản khác chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lƣợng hoặc quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa; c) Thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho ngƣời, vật nuôi không có dƣợc chất; có dƣợc chất nhƣng không đúng với hàm lƣợng đã đăng ký; không đủ loại dƣợc chất đã đăng ký; có dƣợc chất khác với dƣợc chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;
  • 34. 25 d) Thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất; hàm lƣợng hoạt chất chỉ đạt từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lƣợng, quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng; không đủ loại hoạt chất đã đăng ký; có hoạt chất khác với hoạt chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;”. Theo cách phân loại hàng giả thì đây là hành vi buôn bán hàng giả về nội dung. - Hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa: quy định tại điểm đ và e khoản 8 Điều 3 Nghị định 185. Bao gồm hành vi buôn bán các loại hàng giả sau: “ đ) Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa giả mạo tên thƣơng nhân, địa chỉ của thƣơng nhân khác; giả mạo tên thƣơng mại hoặc tên thƣơng phẩm hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lƣu hành, mã vạch hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của thƣơng nhân khác; e) Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo về nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa;”. Đây là nhóm hành vi buôn bán loại hàng giả về hình thức. - Hành vi buôn bán tem, nhãn, bao bì giả: quy định tại điểm h khoản 8 Điều 3 Nghị định 185. Bao gồm hành vi buôn bán loại hàng giả là: “h) Tem, nhãn, bao bì giả”. Tem, nhãn, bao bì giả gồm đề can, nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, các loại tem chất lƣợng, phiếu bảo hành, niêm màng co hàng hóa hoặc vật phẩm khác của cá nhân, tổ chức kinh doanh có chỉ dẫn giả mạo tên và địa chỉ của thƣơng nhân khác; giả mạo tên thƣơng mại, tên thƣơng phẩm hàng hóa, mã số đăng ký lƣu hành, mã vạch hoặc bao bì hàng hóa của thƣơng nhân khác. - Hành vi buôn bán hàng giả mạo về sở hữu trí tuệ: Hành vi buôn bán hàng giả mạo về sở hữu trí tuệ và biện pháp xử lý đƣợc quy định theo các văn bản về sở hữu trí tuệ và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Nghị định 185 chỉ quy định viện dẫn.
  • 35. 26 Theo quy định tại Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009 [33] là: - Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu và giả mạo chỉ dẫn địa lý (sau đây gọi là hàng hoá giả mạo nhãn hiệu): Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu là hàng hoá, bao bì của hàng hoá có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang đƣợc bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không đƣợc phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý. - Hàng hoá sao chép lậu: Hàng hoá sao chép lậu là bản sao đƣợc sản xuất mà không đƣợc phép của chủ thể quyền tác giả hoặc quyền liên quan. Khái niệm hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ trong Điều 213 Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam tƣơng đồng với khái niệm “hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, hàng hóa chứa đựng yếu tố xâm hại quyền tác giả” đƣợc quy định trong Hiệp định về các khía cạnh của quyền sở hữu trí tuệ có liên quan đến thƣơng mại (Hiệp định TRIPS) của Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO). Khái niệm hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ trong Luật sở hữu trí tuệ của Việt Nam cũng tƣơng đồng với khái niệm “Hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và hàng hóa sao chép chứa đựng yếu tố xâm phạm quyền tác giả” đƣợc quy định trong Điều 5 của Hiệp định chống thƣơng mại hàng giả (AntiCounterfeiting Trade Agreement - ACTA) mới đƣợc ký gần đây giữa nhiều nƣớc công nghiệp phát triển, nhƣng hiện chƣa có hiệu lực. Việc phân biệt giữa khái niệm hàng giả nói chung với khái niệm hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ nói riêng, cũng nhƣ với khái niệm hàng hóa có chứa đựng yếu tố xâm hại quyền sở hữu trí tuệ có ý nghĩa quan trọng. Một mặt, nhƣ trên đã nêu, để đấu tranh chống lại những hàng giả về chất lƣợng, cần huy động trƣớc hết vai trò của chính ngƣời tiêu dùng, những ngƣời bị thiệt hại đầu tiên và trực tiếp nhất. Đối với những hàng hóa xâm hại quyền sở hữu trí tuệ, trong đó có hàng hóa giả mạo quyền sở hữu trí
  • 36. 27 tuệ, vai trò pháp lý của các chủ thể có quyền sở hữu trí tuệ bị xâm hại lại cần đƣợc đặt lên hàng đầu. Trên phƣơng diện pháp luật thực định, cả trong pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và pháp luật xử lý hình sự, các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả đƣợc xử lý khác biệt với các hành vi xâm hại quyền sở hữu trí tuệ, trong đó có hành vi sản xuất, buôn bán hàng hóa giả mạo quyền sở hữu trí tuệ. Trong Bộ luật hình sự, tách biệt với các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả đƣợc quy định tại các điều 156, 157, 158, các hành vi tội phạm liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ đƣợc quy định lần lƣợt tại điều 170 (Tội vi phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp), điều 170a (Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan) và điều 171 (Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp) [1], [27]. Với những quy định nhƣ hiện nay của Bộ luật hình sự, có thể thấy những hành vi phạm tội về hàng giả theo các điều 156, 157, 158 sẽ bị xử lý nghiêm khắc hơn rất nhiều so với các hành vi phạm tội liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm cả trƣờng hợp giả mạo về sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, trong nhiều trƣờng hợp, sẽ có sự trùng lặp hoặc khó phân biệt về việc áp dụng điều luật khi một hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả (về nội dung) nhƣng đồng thời xâm hại quyền sở hữu trí tuệ, chẳng hạn nhƣ giả mạo về sở hữu trí tuệ [48]. Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, hành vi “c) Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định tại Điều 213 của Luật này hoặc giao cho ngƣời khác thực hiện hành vi này” bị xử phạt vi phạm hành chính (Điều 211). 1.2.4 Các hình thức xử phạt và biện pháp khác phục hậu quả - Các hình thức phạt chính + Hình thức cảnh cáo: Hình thức cảnh cáo là hình thức xử phạt chính trong xử phạt hành chính. Theo quy định tại Nghị định số 185, hình thức này không đƣợc áp dụng cho các hành vi buôn bán hàng giả: không có giá trị sử
  • 37. 28 dụng, công dụng, mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, tem, nhãn, bao bì giả. Theo Nghị định 99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013 của Chính phủ về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp thì hình phạt cảnh cáo đƣợc áp dụng đối với hành vi buôn bán hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ. + Hình thức phạt tiền: Hình thức phạt tiền là hình thức xử phạt chính và mức tiền phạt quy định tại Nghị định 185 là áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Trƣờng hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định đối với cá nhân. Mức tiền phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả đƣợc quy định thành các khung, tƣơng đƣơng với khung giá trị của số lƣợng hàng thật. Dƣới đây là tổng hợp các khung cơ bản của mức phạt tiền vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả. - Hình thức phạt bổ sung + Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm: chỉ đƣợc áp dụng đối với loại tang vật, phƣơng tiện vi phạm hành chính quy định tại Điều 26 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 2 Điều 3 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính (Nghị định số 81/2013/NĐ-CP). Trƣờng hợp quy định đồng thời áp dụng cả hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phƣơng tiện vi phạm và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và c khoản 5 Điều 4 Nghị định 185 thì ngƣời có thẩm quyền xử phạt chỉ quyết định tịch thu tang vật, phƣơng tiện vi phạm trong trƣờng hợp không thể áp dụng đƣợc các biện pháp này, trừ các loại tang vật, phƣơng tiện vi phạm hành chính là ma túy, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, vật có giá trị lịch sử, giá trị văn hóa, bảo vật quốc gia, cổ vật, hàng lâm sản quý hiếm, vật thuộc loại cấm lƣu hành thì phải tịch thu.
  • 38. 29 + Tƣớc quyền sử dụng có thời hạn giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ có thời hạn một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ vi phạm. i) Chỉ áp dụng hình thức tƣớc quyền sử dụng có thời hạn giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính đƣợc cấp giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề và theo thời hạn quy định tại Nghị định 185. Nguyên tắc và thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tƣớc quyền sử dụng có thời hạn giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 81/2013/NĐ- CP; ii) Chỉ áp dụng hình thức xử phạt đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ vi phạm đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong trƣờng hợp quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật Xử lý vi phạm hành chính và theo thời hạn quy định tại Nghị định 185. - Biện pháp khắc phục hậu quả + Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm đƣợc áp dụng đối với loại hàng hóa, vật phẩm quy định tại Điều 33 Luật Xử lý vi phạm hành chính mà việc buộc cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính tiêu hủy không ảnh hƣởng đến môi sinh, môi trƣờng, sức khoẻ con ngƣời, vật nuôi, cây trồng và trật tự an toàn xã hội; + Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì hàng hóa, phƣơng tiện kinh doanh, vật phẩm đƣợc áp dụng đối với loại hàng hóa, phƣơng tiện kinh doanh, vật phẩm quy định tại Điều 35 Luật Xử lý vi phạm hành chính trong trƣờng hợp loại bỏ đƣợc yếu tố vi phạm và việc loại bỏ yếu tố vi phạm không dẫn đến khả năng vi phạm tiếp theo; + Buộc đƣa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phƣơng tiện đƣợc áp dụng trong trƣờng hợp quy định tại Điều 32 Luật Xử lý vi phạm hành chính khi cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính có khả năng thực hiện đƣợc các biện pháp này;
  • 39. 30 + Buộc thu hồi tiêu hủy hoặc buộc thu hồi loại bỏ yếu tố vi phạm đƣợc áp dụng đối với các loại sản phẩm, hàng hóa quy định tại các Điều 33, 35 và 36 Luật Xử lý vi phạm hành chính mà cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính đã tiêu thụ, đã bán còn đang lƣu thông trên thị trƣờng [23]; + Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có đƣợc do thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 37 Luật Xử lý vi phạm hành chính đƣợc áp dụng đối với ngƣời vi phạm có thu lợi bất hợp pháp. + Các biện pháp khắc phục hậu quả khác đƣợc áp dụng theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và quy định tại Nghị định 185. Khi áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả nêu trên, ngƣời có thẩm quyền xử phạt phải quy định thời hạn phù hợp để cá nhân, tổ chức vi phạm thực hiện. Trƣờng hợp đã hết thời hạn thực hiện ghi trong quyết định xử phạt mà không thực hiện thì phải cƣỡng chế thi hành hoặc quyết định tịch thu để xử lý theo quy định tại Điều 82 Luật Xử lý vi phạm hành chính. Ngoài ra, để đảm bảo nâng cao hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu trí tuệ, Luật Sở hữu trí tuệ quy định về các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính tại Điều 215. Theo đó, trong các trƣờng hợp sau đây, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính: a) Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có nguy cơ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngƣời tiêu dùng hoặc cho xã hội; b) Tang vật vi phạm có nguy cơ bị tẩu tán hoặc cá nhân, tổ chức vi phạm có biểu hiện trốn tránh trách nhiệm; c) Nhằm bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính đƣợc áp dụng theo thủ tục hành chính đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bao gồm: a) Tạm giữ ngƣời; b) Tạm giữ hàng hoá, tang vật, phƣơng tiện vi phạm; c) Khám ngƣời; d) Khám phƣơng tiện vận tải, đồ vật; khám nơi cất
  • 40. 31 giấu hàng hoá, tang vật, phƣơng tiện vi phạm về sở hữu trí tuệ; đ) Các biện pháp ngăn chặn hành chính khác theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
  • 41. 32 Bảng 1.1. Thống kê các hình thức xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả S T T HP chính HP bổ sung BP khắc phục hậu quả Ghi chúHành vi vi phạm Cảnh cáo Khung giá trị vi phạm (triệu đồng; cái, chiếc, tờ - “đơn vị”) Khung tiền phạt (triệu đồng) 1 Buôn bán hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng dƣới 1,0– dƣới 30 0,5 - 30 - Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm; - Tƣớc quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 06 tháng đến 12 tháng - Buộc tiêu hủy tang vật; - Buộc đƣa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc tái xuất hàng giả đối với hành vi nhập khẩu hàng giả. - Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp; - Buộc thu hồi tiêu hủy hàng giả đang lƣu thông trên thị trƣờng đối Nhập khẩu 1 số hàng giả bị phạt gấp đôi Từ 30 30-50
  • 42. 33 2 Buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa Dƣới 1,0 0,2-0,5 - Tịch thu tang vật vi phạm; - Tƣớc quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 01 tháng đến 03 tháng; - Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì hàng giả; - Buộc đƣa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa giả mạo; - Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có đƣợc; - Buộc thu hồi loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì hàng giả đang lƣu thông trên thị trƣờng. Nhập khẩu hàng giả một số trƣờng hợp bị phạt gấp đôi Từ 1,0- dƣới 30 1,0-dƣới 30 Từ 30 20-30 3 Buôn bán tem, nhãn, bao bì giả Dƣới 100 đơn vị 0,2-0,3 - Tịch thu tang vật vi phạm; - Tƣớc quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 01 tháng đến 03 tháng - Buộc tiêu hủy tem, nhãn, bao bì giả vi phạm; - Buộc đƣa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất tang vật; - Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp; - Buộc thu hồi tiêu hủy số tem, nhãn, bao bì giả đang lƣu thông trên thị trƣờng. Nhập khẩu tem, nhãn bao bì giả bị phạt gấp đôi Từ 100- dƣới 10.000 đơn vị 0,3-15 Từ 10.000 đơn vị 15-20
  • 43. 34 4 Buôn bán hàng giả mạo về sở hữu trí tuệ Cảnh cáo Phạt tiền - Tịch thu hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu, phƣơng tiện đƣợc sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ; - Đình chỉ có thời hạn hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đã xảy ra vi phạm. - Buộc tiêu huỷ hoặc phân phối hoặc đƣa vào sử dụng không nhằm mục đích thƣơng mại đối với hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu và phƣơng tiện đƣợc sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hƣởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ; - Buộc đƣa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hàng hoá quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc buộc tái xuất đối với hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, phƣơng tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu đƣợc sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ sau khi đã loại bỏ các yếu tố vi phạm trên hàng hoá. Mức tiền phạt đƣợc ấn định ít nhất bằng giá trị hàng hoá vi phạm đã phát hiện đƣợc và nhiều nhất không vƣợt quá năm lần giá trị hàng hoá vi phạm đã phát hiện đƣợc.
  • 44. 35 1.2.5. Thẩm quyền xử phạt Pháp luật hiện hành quy định nhiều chủ thể có thẩm quyền xử phạt hành chính về buôn bán hàng giả, tùy nơi vi phạm, mức độ vi phạm và cơ quan phát hiện và thụ lý, xử lý vi phạm. Tổng hợp lại, có bảng thống kê sau về các chủ thể và nội dung thẩm quyền xử phạt, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả (trang bên). So với quy định năm 2013 về thẩm quyền xử phạt, quy định tại Nghị định 185 sửa đổi, bổ sung năm 2014 có nhiều điểm mới. Theo đó, vấn đề thẩm quyền của Công an nhân dân, Hải quan, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển và Thanh tra chuyên ngành đã đƣợc xác định tại Nghị định số 185, nhƣng theo hƣớng viện dẫn tới Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, thì đến lần sửa đổi năm 2014, Nghị định 185 đã cụ thể hóa các quy định về thẩm quyền của những ngƣời thuộc các lực lƣợng chức năng nêu trên, bằng cách sửa đổi Điều 103, bổ sung thêm các điều là: Điều 103a (Những ngƣời có thẩm quyền của cơ quan Công an nhân dân), Điều 103b (Những ngƣời có thẩm quyền của cơ quan Hải quan), Điều 103c (Những ngƣời có thẩm quyền của Bộ đội Biên phòng), Điều 103d (Những ngƣời có thẩm quyền của Cảnh sát biển) và Điều 103đ (Những ngƣời có thẩm quyền của Thanh tra). Các quy định này đã quy định rõ về thẩm quyền, tạo thuận lợi cho việc phát hiện nhanh và xử lý kịp thời vi phạm, không bị chồng chéo, hoặc bỏ lọt vi phạm. Trong lĩnh vực phòng chống buôn bán hàng giả, Quản lý thị trƣờng là lực lƣợng thƣờng xuyên và nòng cốt. Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định thẩm quyền xử phạt hành chính về buôn bán hàng giả của cơ quan Quản lý thị trƣờng nhƣ sau (Điều 102). - Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ có quyền: i) Phạt cảnh cáo; ii) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
  • 45. 36 - Đội trưởng Đội Quản lý thị trường có quyền: i) Phạt cảnh cáo; ii) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng; iii) Tịch thu tang vật, phƣơng tiện vi phạm hành chính có giá trị không vƣợt quá mức tiền phạt đƣợc quy định tại điểm b khoản này; iv) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này, trừ biện pháp buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trƣờng, lây lan dịch bệnh và buộc đƣa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phƣơng tiện. - Chi cục trưởng Chi cục quản lý thị trường thuộc Sở Công thương, Trưởng phòng Chống buôn lậu, Trưởng phòng Chống hàng giả, Trưởng phòng Kiểm soát chất lượng hàng hóa thuộc Cục Quản lý thị trường có quyền: i) Phạt cảnh cáo; ii) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng; iii) Tịch thu tang vật, phƣơng tiện vi phạm hành chính có giá trị không vƣợt quá mức tiền phạt đƣợc quy định tại điểm b khoản này; iv) Tƣớc quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; v) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này. - Cục trưởng Cục Quản lý thị trường có quyền: i) Phạt cảnh cáo; ii) Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định này; iii) Tịch thu tang vật, phƣơng tiện vi phạm hành chính; iv) Tƣớc quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; v) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
  • 46. 37 Bảng 1.2. Tổng hợp chủ thể và nội dung thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả STT Chủ thể /Thẩm quyền XP Cảnh cáo Phạt tiền (triệu đồng) Tịch thu tang vật, phƣơng tiện vi phạm Tƣớc quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định Chủ tịch UBND cấp xã X đến 5 x x Chủ tịch UBND cấp huyện X đến 50 x x x Quản lý thị trƣờng X x x x x Công an nhân dân X x x x x Hải quan X x x x x Bộ đội Biên phòng x x x x x Cảnh Sát biển x x x x x Thanh tra x x x x x (Ghi chú: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy)
  • 47. 38 1.3. BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ THỰC TIỄN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ BUÔN BÁN HÀNG GIẢ Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG 1.3.1. Kinh nghiệm của lực lƣợng Quản lý thị trƣờng ở Thái Bình Kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn Thái Bình là: quán triệt tầm quan trọng của Ban chỉ đạo 127 ( nay là Ban chỉ đạo 389), tầm quan trọng của cơ quan thƣờng trực Ban chỉ đạo 389 là cơ quan quản lý thị trƣờng; tăng cƣờng phối hợp liên ngành; tập trung kiểm tra những lĩnh vực, mặt hàng trọng điểm; chủ động kiểm tra, kiểm soát chống vận chuyển, buôn bán hàng nhập lậu, hàng cấm, hàng giả và gian lận thƣơng mại; tăng cƣờng kiểm tra trên khâu lƣu thông tại các tuyến đƣờng bộ, đƣờng biển và thị trƣờng nội địa, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm; tập trung vào các đƣờng dây, ổ nhóm, đối tƣợng có quy mô hoạt động lớn ở các địa bàn trọng điểm [50]. Bám sát sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo phòng chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thƣơng mại (Ban Chỉ đạo 389), các lực lƣợng chức năng ở Thái Bình đã tích cực triển khai các giải pháp kiểm tra, kiểm soát thị trƣờng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thƣơng mại, đồng thời kịp thời xử lý các vấn đề nổi cộm trên thị trƣờng mà ngƣời dân quan tâm. Tình hình buôn lậu, gian lận thƣơng mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh diễn biến với những phƣơng thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, phức tạp gây nhiều khó khăn cho công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý của các lực lƣợng chức năng. Tuy nhiên, bám sát sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo phòng chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thƣơng mại (Ban Chỉ đạo 389), các lực lƣợng chức năng đã tích cực triển khai các giải pháp kiểm tra, kiểm soát thị trƣờng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thƣơng mại, đồng thời kịp thời xử lý các vấn đề nổi cộm trên thị trƣờng mà ngƣời dân quan tâm.
  • 48. 39 Chi cục Quản lý thị trƣờng (QLTT) với chức năng là cơ quan thƣờng trực của Ban chỉ đạo 389 đã chủ động chỉ đạo các đội QLTT tăng cƣờng phối hợp với các lực lƣợng chức năng tập trung điều tra, trinh sát, phát hiện các ổ nhóm, đối tƣợng vận chuyển, buôn bán, sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ hàng nhập lậu, hàng cấm, hàng giả và gian lận thƣơng mại. Chỉ đạo triển khai kiểm tra, kiểm soát và xử lý việc vận chuyển gia súc, gia cầm, sản phẩm gia cầm và thủy sản nhập lậu trái phép không có nguồn gốc xuất xứ, không qua kiểm dịch. Ngoài ra, lực lƣợng QLTT còn kiểm tra theo các chuyên đề về vật tƣ nông nghiệp gồm các ngành hàng nhƣ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi và giống cây trồng; các chuyên đề về an toàn vệ sinh thực phẩm; chuyên đề về nhóm mặt hàng thiết bị điện, điện tử, điện lạnh... Sở Tài chính đã xây dựng kế hoạch, hƣớng dẫn thực hiện và chỉ đạo ngành kết hợp với các huyện, thành phố thực hiện nghiêm túc công tác đấu tranh chống buôn lậu, sản xuất và buôn bán hàng giả. 1.3.2. Kinh nghiệm của Thành phố Hồ Chí Minh Kinh nghiệm từ thực tiễn công tác chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại, hàng giả ở thành phố Hồ Chí Minh là: các lực lƣợng chức năng đã tập trung, tăng cƣờng các hoạt động phối hợp liên ngành, tập trung vào các mặt hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lƣợng, vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm, quy định kiểm dịch, thú y... [51]. Trên địa bàn quản lý của Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh đã xuất hiện nhiều thủ đoạn buôn lậu hàng hóa và vận chuyển trái phép chất ma túy của các đối tƣợng nhƣ: lợi dụng chính sách xuất nhập khẩu thông thoáng, các doanh nghiệp mở tờ khai theo loại hình quá cảnh để khai báo cho các lô hàng không đúng với thực tế hoặc các lô hàng quá cảnh đó cần phải có giấy phép chuyên ngành; hàng chuyển khẩu sai khai báo...; cố tình khai báo qua mặt hàng khác có thuế thấp, giá thấp để tiêu chí rủi ro phân luồng xanh, vàng, đỏ
  • 49. 40 (tỷ lệ kiểm tra 5-10%), hoặc cố tình khai thuể rất cao nhƣng trong đó có mặt hàng cấm, hàng giả (súng, kiếm, nƣớc hoa nhãn hiệu nổi tiếng...); lôi kéo, dụ dỗ, mua chuộc một số đối tƣợng là du học sinh, ngƣời lao dộng nghèo thông qua con đƣờng du học, du lịch để tham gia đƣờng dây xuất nhập ma túy, tiền chất, chất gây nghiện, thuốc hƣớng thần… Trong thị trƣờng nội địa, lực lƣợng công an và quản lý thị trƣờng đã tập trung triển khai thực hiện kế hoạch cao điểm kiểm tra theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia và Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời tăng cƣờng hoạt động ngoài giờ hành chính, nắm tình hình kinh doanh hàng giả nhƣ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản giả, không rõ nguồn gốc và chất cấm dùng trong chăn nuôi, chế biến thực phẩm; kiểm tra các mặt hàng thuốc lá nhập lậu, thực phẩm các loại, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, đồ chơi trẻ em, hóa chất, kiểm tra việc chấp hành niêm yết giá; kiểm tra vận chuyến, buôn bán gia cầm, gia súc, thịt gia cầm, thịt gia súc trên các tuyến đƣờng từ tỉnh vào thành phố và tại các chợ. Các lực lƣợng chức năng đã tập trung, tăng cƣờng các hoạt động phối hợp liên ngành, tập trung vào các mặt hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lƣợng, vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm, quy định kiểm dịch, thú y... đạt nhiều kết quả khả quan, góp phần ổn định thị trƣờng thành phố. Theo đó, triển khai tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2016, Công an và Chi cục Quản lý thị trƣờng thành phố đã tập trung kiểm tra 05 nhóm mặt hàng gồm: phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản. Riêng lực lƣợng Hải quan thành phố đã tập trung vào các loại hàng hóa trọng điểm nhƣ: hàng tiêu dùng (thuốc lá, rƣợu, bia, bánh kẹo, quần áo may sẵn...); ô tô các loại (bao gồm cũ và mới), xe gắn máy, phụ tùng ô tô và gắn máy; máy móc công trình (bao gồm cũ và mới); kim khí điện máy, thiết bị vệ sinh, linh kiện điện tử, hóa chất, thép; hàng điện từ cao cấp, hàng bách hóa có