SlideShare a Scribd company logo
1 of 109
1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
THIẾT LẬP PHƢƠNG THỨC GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP BẰNG TRỌNG TÀI THƢƠNG MẠI
THEO LUẬT TRỌNG TÀI THƢƠNG MẠI 2010
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2014
2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
THIẾT LẬP PHƢƠNG THỨC GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP BẰNG TRỌNG TÀI THƢƠNG MẠI
THEO LUẬT TRỌNG TÀI THƢƠNG MẠI 2010
Chuyên ngành : Luật kinh tế
Mã số : 60 38 50
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Bá Diến
HÀ NỘI - 2014
3
Lêi cam ®oan
T«i xin cam ®oan ®©y lµ c«ng tr×nh nghiªn
cøu khoa häc cña riªng t«i. C¸c sè liÖu, vÝ dô vµ
trÝch dÉn trong luËn v¨n ®¶m b¶o ®é tin cËy, chÝnh
x¸c vµ trung thùc. Nh÷ng kÕt luËn khoa häc cña
luËn v¨n ch-a tõng ®-îc ai c«ng bè trong bÊt kú
c«ng tr×nh nµo kh¸c.
T¸c gi¶ luËn v¨n
NguyÔn ThÞ Thu H»ng
4
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHƢƠNG THỨC GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP BẰNG TRỌNG TÀI THƢƠNG MẠI
5
1.1. Khái quát về trọng tài thương mại 5
1.1.1. Lược sử hình thành và phát triển của trọng tài thương mại 5
1.1.2. Khái niệm trọng tài 8
1.1.3. Đặc điểm của trọng tài 12
1.1.4. Phân loại trọng tài 15
1.1.5. Thẩm quyền của trọng tài thương mại 20
1.2. Tranh chấp 24
1.2.1. Khái niệm tranh chấp 25
1.2.2. Phân loại tranh chấp 25
1.3. Thiết lập phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
thương mại
28
1.3.1. Thiết lập phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
thương mại
28
1.3.2. Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại 29
1.4. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại 29
5
1.5. Cơ sở pháp lý của phương thức giải quyết tranh chấp bằng
trọng tài
32
1.5.1. Pháp luật quốc gia 32
1.5.2. Pháp luật quốc tế 33
Chương 2: CƠ CHẾ THIẾT LẬP PHƢƠNG THỨC GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP BẰNG TRỌNG TÀI THƢƠNG MẠI
THEO LUẬT TRỌNG TÀI THƢƠNG MẠI 2010
35
2.1. Thỏa thuận trọng tài 35
2.1.1. Hình thức của thỏa thuận trọng tài 36
2.1.2. Các tranh chấp có thể giải quyết bằng trọng tài 38
2.1.3. Các bên trong thỏa thuận trọng tài 44
2.1.4. Phạm vi của thỏa thuận trọng tài 45
2.1.5. Nội dung cơ bản của thỏa thuận trọng tài 48
2.1.6. Tính độc lập của thỏa thuận trọng tài 49
2.2. Luật áp dụng với thỏa thuận trọng tài 51
2.3. Hội đồng trọng tài 54
2.4. Tố tụng trọng tài 57
2.4.1. Thời hiệu khởi kiện 57
2.4.2. Khởi kiện 57
2.4.3. Giải quyết tranh chấp 60
2.4.4. Áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời 65
2.4.5. Phán quyết trọng tài 70
Chương 3: THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG
TRỌNG TÀI THƢƠNG MẠI HIỆN NAY TẠI VIỆT
NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
73
3.1. Thực tiễn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại
hiện nay tại Việt Nam
73
6
3.1.1. Đánh giá về tình hình giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
thương mại
73
3.1.2. Nguyên nhân số lượng tranh chấp giải quyết tại trọng tài
thương mại còn hạn chế
79
3.2. Một số kiến nghị nhằm đảm bảo hiệu quả giải quyết tranh
chấp bằng trọng tài thương mại
83
3.2.1. Những kiến nghị hoàn thiện pháp luật 83
3.2.2. Những kiến nghị đảm bảo thực hiện pháp luật 91
KẾT LUẬN 93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
7
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
GQTC : Giải quyết tranh chấp
TTTM : Trọng tài thương mại
8
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
Tên bảng Trang
3.1 Số lượng vụ tranh chấp giải quyết bằng TTTM tại Việt
Nam (2004 - 2009)
74
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Số hiệu
biểu đồ
Tên biểu đồ Trang
3.1 Số lượng vụ tranh chấp giải quyết qua các năm tại VIAC
(1993 đến 2013)
76
3.2 Bảng loại hình tranh chấp tại VIAC 77
3.3 Chủ thể tranh chấp tại VIAC 78
9
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Để
quá trình hội nhập kinh tế này được diễn ra nhanh chóng, thuận lợi, và thành
công, Nhà nước cần có những chủ trương, chính sách phù hợp để có thể thúc đẩy
mọi hoạt động trong nền kinh tế đặc biệt là các hoạt động trong lĩnh vực kinh tế.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các hoạt động, nhất là các hoạt
động kinh tế không tránh khỏi những bất đồng, mâu thuẫn có thể dẫn tới tranh
chấp. Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia vào các
lĩnh vực trong quá trình phát triển nền kinh tế, cần thiết phải có một phương
thức giải quyết tranh chấp (GQTC) công bằng, nhánh chóng và hiệu quả. Đáp
ứng yêu cầu này, một trong những phương thức được đánh giá có vai trò quan
trọng là GQTC bằng trọng tài thương mại (TTTM).
Từ cơ sở pháp lý ban đầu là Nghị định số 116/CP ngày 5/9/1994 của
Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Trọng tài kinh tế, đến Pháp lệnh TTTM
số 08/2003/PL-UBTVQH11 ngày 25/02/2003 về TTTM và tiếp đó là Luật
Trọng tài thương mại số 54/2010/QH12 ngày 17/6/2010 (Luật TTTM 2010),
pháp luật về GQTC bằng TTTM đã có sự phát triển không ngừng. Tuy nhiên,
các quan hệ xã hội ngày càng phức tạp nên pháp luật không thể tránh khỏi
những bất cập, thiếu sót dẫn đến những vướng mắc phát sinh trong quá trình áp
dụng. Chính vì thế, việc nghiên cứu phương thức GQTC bằng TTTM theo Luật
TTTM 2010 là rất cần thiết. Thông qua việc nghiên cứu, có thể xác định được
những ưu điểm, hạn chế của phương thức GQTC bằng TTTM, đồng thời, xác
định được các vướng mắc, bất cập của pháp luật hiện hành về phương thức
GQTC bằng TTTM, nhằm khuyến nghị cho các bên tranh chấp và tìm ra các
biện pháp, chính sách tháo gỡ có ý nghĩa quan trọng và cấp bách để ngày càng
hoàn thiện khung pháp lý về phương thức GQTC bằng TTTM. Vì vậy, Tôi chọn
10
đề tài "Thiết lập phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương
mại theo Luật trọng tài thương mại 2010" làm luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Thực tế, trọng tài không phải là một đề tài mới, vì trong suốt thời gian
qua, đã có rất nhiều bài viết, khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ và luận án
tiến sĩ làm về lĩnh vực trọng tài. Tuy nhiên, các tác giả chủ yếu tập trung vào
một vấn đề nhất định của trọng tài như vấn đề thẩm quyền GQTC của trọng
tài, pháp luật GQTC bằng trọng tài, điểm mới của Luật TTTM 2010, thỏa
thuận trọng tài, trong đó các tác giả phân tích, so sánh giữa quy định hiện
hành của pháp luật Việt Nam với quy định trước đây, so sánh quy định của
pháp luật Việt Nam với quy định của pháp luật một số nước trong khu vực và
trên thế giới về vấn đề đó, từ đó, đưa ra các biện pháp, đề xuất nhằm hoàn
thiện các vấn đề này trong hệ thống pháp luật Việt Nam về trọng tài.
Về phương thức GQTC bằng TTTM, theo tìm hiểu của tác giả, kể từ khi
Luật TTTM 2010 ra đời và có hiệu lực, chưa có luận văn thạc sĩ nào nghiên
cứu toàn diện về phương thức GQTC bằng TTTM theo Luật TTTM 2010 với
tư cách là một phương thức GQTC.
Trong phạm vi của luận văn này, tác giả nghiên cứu về phương thức
GQTC bằng TTTM theo Luật TTTM 2010, như thẩm quyền của trọng tài,
thỏa thuận trọng tài, trình tự, thủ tục GQTC của trọng tài và nghiên cứu pháp
luật của một số nước về GQTC bằng trọng tài.
Trên cơ sở nội dung nghiên cứu về phương thức GQTC bằng TTTM
theo Luật TTTM 2010 và pháp luật của một số nước, luận văn nêu ra một số
hạn chế của pháp luật Việt Nam trong việc quy định về phương thức GQTC
bằng TTTM và kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp
luật Việt Nam về trọng tài.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chung và phương
pháp nghiên cứu đặc thù của luật học, gồm:
11
Các phương pháp nghiên cứu chung bao gồm: phương pháp so sánh,
phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê;
Các phương pháp nghiên cứu đặc thù của luật học bao gồm: phương
pháp phân tích quy phạm, phương pháp phân tích tình huống, phương pháp so
sánh pháp luật, phương pháp xã hội học pháp luật.
4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn: luận văn tập trung nghiên cứu về
phương thức GQTC bằng TTTM theo quy định của Luật TTTM 2010.
Trong luận văn, ngoài việc nghiên cứu sơ lược về lịch sử hình thành,
phát triển của trọng tài, những vấn đề lý luận chung về trọng tài như khái
niệm trọng tài, thẩm quyền của trọng tài, các hình thức trọng tài, thủ tục trọng
tài, ưu điểm của trọng tài so với các phương thức GQTC khác như hòa giải,
thương lượng, tòa án, luận văn còn nghiên cứu quy định của một số nước về
GQTC bằng trọng tài để từ đó đối chiếu, so sánh với quy định của pháp luật
Việt Nam về phương thức GQTC bằng TTTM. Trên cơ sở những nội dung
nghiên cứu, luận văn chỉ ra những điểm chưa hợp lý và kiến nghị một số giải
pháp để hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về GQTC bằng TTTM.
5. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn
Thứ nhất: Làm rõ vấn đề lý luận chung về phương thức giải quyết
tranh chấp bằng trọng tài thương mại.
Thứ hai: Đánh giá, làm rõ các điểm hợp lý, tích cực và các điểm
vướng mắc, hạn chế trong quy định của pháp luật Việt Nam về phương thức
giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại.
Thứ ba: Đánh giá được thực tiễn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
thương mại hiện nay tại Việt Nam và đưa ra một số giải pháp, kiến nghị để hoàn
thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về phương thức giải quyết tranh chấp bằng
trọng tài thương mại.
12
6. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn
Cung cấp những nghiên cứu, so sánh, phân tích, đánh giá về phương
thức GQTC bằng TTTM theo quy định của Luật TTTM 2010 so với Pháp lệnh
TTTM 2003 và quy định trong pháp luật của một số nước.
Cung cấp những so sánh, đánh giá về thực trạng GQTC bằng TTTM
hiện nay tại Việt Nam và các kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện quy định
của pháp luật Việt Nam về phương thức GQTC bằng TTTM.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Luận văn phân tích và nêu bật được đặc trưng của phương thức GQTC
bằng TTTM, đánh giá và phát hiện những vấn đề nội bật về phương thức
GQTC bằng TTTM và chỉ ra các vướng mắc, bất cập của pháp luật hiện hành.
Phân tích những ưu điểm, chỉ ra những nhược điểm của phương thức GQTC
bằng TTTM theo quy định của pháp luật hiện hành so với quy định trước đây
và pháp luật của một số quốc gia khác.
Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo, giảng dạy pháp
luật về trọng tài cho cán bộ, giảng viên đang công tác trong lĩnh vực pháp luật.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về phương thức giải quyết tranh chấp bằng
trọng tài thương mại.
Chương 2: Cơ chế thiết lập phương thức giải quyết tranh chấp bằng
trọng tài thương mại theo Luật Trọng tài thương mại 2010.
Chương 3: Thực tiễn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại
hiện nay tại Việt Nam và một số kiến nghị.
13
Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHƢƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
BẰNG TRỌNG TÀI THƢƠNG MẠI
1.1. KHÁI QUÁT VỀ TRỌNG TÀI THƢƠNG MẠI
1.1.1. Lƣợc sử hình thành và phát triển của trọng tài thƣơng mại
Trên thế giới, phương thức GQTC bằng trọng tài ra đời và phát triển
rất sớm. Hình thái đầu tiên về trọng tài có thể bắt nguồn từ các quốc gia thành
bang cổ Hy Lạp, La Mã. Dần dần, cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng
hóa, các nước đã thừa nhận địa vị pháp lý của trọng tài.
Trong hệ thống pháp luật của Vương quốc Anh, phương thức GQTC
bằng trọng tài được ghi nhận lần đầu tiên trong Luật trọng tài năm 1697. Từ
đầu thế kỷ XX, các nước, trong đó có Cộng hòa Pháp và Hợp chủng quốc Hoa
Kỳ đã bắt đầu thông qua các Đạo luật trọng tài.
Ở Việt Nam, trọng tài lần đầu tiên được ghi nhận trong Nghị định số
20/TTg ngày 14/11/1960 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức trọng tài kinh
tế Nhà nước (Nghị định số 20/TTg). Theo Nghị định số 20/TTg, Trọng tài
kinh tế cấp Trung ương, khu, thành phố, tỉnh và bộ với chức năng yếu là xử lý
các tranh chấp hợp đồng kinh tế.
Tiếp đó, Nghị định số 75-CP của Hội đồng Chính Phủ ngày 14/4/1975
ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của trung tâm trọng tài kinh tế Nhà
nước (Nghị định số 75-CP); Quyết định số 263-TTg ngày 28/7/1979 của Thủ
tướng Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ
máy của Hội đồng trọng tài kinh tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Quyết định số 263-TTg). Đến Nghị định số 24/HĐBT ngày 10/8/1981 của
Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) (Nghị định số 24/HĐBT), tên gọi của
Hội đồng trọng tài kinh tế được thống nhất tên gọi là trọng tài kinh tế, cụ thể,
14
Hội đồng trọng tài kinh tế Nhà nước cấp Trung ương gọi là Trọng tài kinh tế
Nhà nước, Hội đồng trọng tài kinh tế cấp Bộ, Tổng cục gọi là Trọng tài kinh
tế Bộ, Tổng cục, Hội đồng trọng tài kinh tế cấp tỉnh, thành phố, đặc khu trực
thuộc Trung ương gọi là Trọng tài kinh tế tỉnh, thành phố, đặc khu.
Ngày 17/4/1984, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành
Nghị định số 62-HĐBT quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức
bộ máy của Trọng tài kinh tế bộ, tỉnh và huyện (Nghị định số 62-HĐBT).
Theo đó có thêm một cấp trọng tài kinh tế nữa đó là trọng tài kinh tế huyện.
Đến ngày 10/01/1990, Hội đồng Nhà nước (nay là Ủy ban Thường vụ
Quốc hội) đã ban hành Pháp lệnh trọng tài kinh tế. Theo Pháp lệnh, trọng tài
kinh tế là cơ quan GQTC hợp đồng kinh tế, xử lý vi phạm pháp luật hợp đồng
kinh tế và thực hiện quản lý nhà nước về chế độ hợp đồng kinh tế theo quy
định của pháp luật. Về tổ chức, trọng tài kinh tế gồm có: trọng tài kinh tế Nhà
nước, trọng tài kinh tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương
đương, trọng tài kinh tế huyện, quận và cấp tương đương. Như vậy, theo Pháp
lệnh trọng tài kinh tế, trọng tài kinh tế cấp Bộ, Tổng cục đã không còn tồn tại.
Có thể thấy, với Nghị định số 20/TTg, trọng tài kinh tế chỉ là cơ quan
nhà nước có chức năng chủ yếu là xử lý các vi phạm hợp đồng kinh tế, đến
Nghị định số 75-CP, Nghị định số 62/HĐBT, và Pháp lệnh trọng tài kinh tế,
trọng tài đã phát triển thêm chức năng là thực hiện quản lý nhà nước về chế
độ hợp đồng kinh tế. Cùng với sự phát triển của hoạt động kinh tế nói chung,
hợp đồng kinh tế nói riêng, trọng tài kinh tế cũng có những bước phát triển
nhất định và ngày càng mở rộng, được các bên tranh chấp biết đến nhiều hơn.
Khi đất nước bắt đầu bước thực hiện phương thức kinh tế mới, sự tồn
tại của trọng tài kinh tế với chức năng là một cơ quan có chức năng quản lý
nhà nước không còn phù hợp. Sự phát triển của nền kinh tế, dẫn đến các tranh
chấp phát sinh ngày càng đa dạng và phức tạp, với sự tham gia của nhiều
thành phần kinh tế, nhiều lĩnh vực khác nhau. Vì vậy, phương thức GQTC
15
cũng yêu cầu phải đổi mới để phù hợp với sự thay đổi của các tranh chấp.
Trước yêu cầu này, từ ngày 28/12/1993, với Luật sửa đổi, bổ sung một số
Điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, thì Tòa kinh tế chuyên trách được
hình thành trong hệ thống Tòa án nhân dân để giải quyết các tranh chấp kinh
tế. Đồng thời, hệ thống trọng tài kinh tế được giải thể.
Trước những đòi hỏi khách quan về đa dạng hóa các hình thức và
phương thức GQTC trong kinh doanh phù hợp với đặc điểm của phương thức
thị trường, cũng như góp phần đẩy nhanh quá trình hội nhập quốc tế, ngày
05/09/1994, Chính phủ đa ban hành Nghị định số 116-CP về tổ chức và hoạt
động của các trung tâm trọng tài kinh tế (Nghị định số 116-CP). Theo các quy
định của Nghị định này, Trọng tài kinh tế thực sự được xác định là một tổ
chức xã hội - nghề nghiệp, tức là tổ chức phi chính phủ có thẩm quyền giải
quyết một số tranh chấp theo quy định, hoàn toàn tách rời với chức năng quản
lý nhà nước như trước đây. Sau gần 10 năm thực hiện Nghị định 116-CP, đã
có 6 trung tâm trọng tài được thành lập với hơn 130 trọng tài viên. Tuy nhiên,
đánh giá một cách khách quan và khái quát thì trọng tài chưa thể hiện được
vai trò của mình với chức năng là một cơ quan tài phán có vai trò hỗ trợ đắc
lực cho Tòa án trong việc GQTC. Nhằm khắc phục những hạn chế, tăng
cường hiệu quả và năng lực của các trung tâm trọng tài và đội ngũ Trọng tài
viên, ngày 25/02/2003, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh
Trọng tài số 08/2003/PL-UBTVQH (Pháp lệnh TTTM 2003) và ngày 15/01/2004,
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 25/2004/NĐ-CP quy định chi tiết thi
hành một số điều của Pháp lệnh TTTM 2003. Có thể nói, Pháp lệnh TTTM
2003 đã mở rộng một cách đáng kể thẩm quyền cho trọng tài ở nước ta so với
thẩm quyền của trọng tài theo Nghị định số 116-CP; quy định đầy đủ, rõ ràng
về thỏa thuận trọng tài, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc trở thành trọng tài
viên; ghi nhận hình thức trọng tài mới là trọng tài vụ việc; mở rộng thẩm
quyền chọn trọng tài viên cho các bên tranh chấp; ghi nhận mối quan hệ chặt
chẽ giữa trọng tài với tòa án; nâng cao vị thế của trọng tài bằng việc ghi nhận
16
tính được cưỡng chế thi hành của các phán quyết trọng tài; quy định nhiều
phương thức mới để đảm bảo cho việc thành lập các trung tâm trọng tài được
chặt chẽ hơn, từ đó mà nâng cao chất lượng và uy tín của trung tâm trọng tài.
Những quy định mới của Pháp lệnh TTTM 2003 thương mại đã tạo ra
khả năng vô cùng to lớn cho sự phát triển của TTTM ở nước ta, giúp giải
quyết nhanh chóng các tranh chấp thương mại, giảm bớt gánh nặng của cơ
quan Tòa án… Đồng thời, cùng với các quy định pháp luật khác, pháp luật về
trọng tài đã góp phần tạo nên một hệ thống pháp luật trong sạch, vững mạnh,
phục vụ yêu cầu quản lý xã hội bằng pháp luật của Nhà nước.
Như vậy, có thể nhận thấy tại Việt Nam trọng tài đã xuất hiện từ thời
kỳ kinh tế kế hoạch hóa vào những năm đầu của thập kỷ 60 của thế kỷ XX
dưới tên gọi là trọng tài kinh tế. Trọng tài kinh tế khi đó có những đặc trưng
phản ánh sự vận hành của phương thức kinh tế kế hoạch hóa, vừa mang chức
năng quản lý và chức năng GQTC; do đó, trọng tài kinh tế ở Việt Nam thời
đó không phải là tổ chức trọng tài theo đúng nghĩa. Chính sách đổi mới đã
dẫn đến sự phát triển kinh tế thị trường, xây dựng nhà nước pháp quyền dẫn
tới sự chấm dứt tồn tại của một số định chế đặc trưng cho kế hoạch hóa,
trong đó có hợp đồng kinh tế và trọng tài kinh tế. Sự phát triển của kinh tế
thị trường đã dẫn đến nhu cầu thành lập các trung tâm trọng tài phi chính
phủ ở Việt Nam.
1.1.2. Khái niệm trọng tài
Trên phương diện quốc tế cũng như quốc gia, khi đề cập tới trọng tài,
có rất nhiều cách tiếp cận cũng như quan điểm khác nhau, do đó, dẫn đến khái
niệm về trọng tài cũng khác nhau. Sự khác nhau này diễn ra trên phạm vi thế
giới, thể hiện ở sự không giống nhau trong quy định pháp luật về trọng tài của
các quốc gia, và trong phạm vi một quốc gia, thể hiện ở sự không thống nhất
trong quan điểm về trọng tài của các chuyên gia pháp lý, các nhà nghiên cứu,
hay các quy định pháp luật về trọng tài của quốc gia đó trong từng thời kỳ.
17
Với cách tiếp cận trọng tài như một phương thức GQTC độc lập so
với các phương thức khác như thương lượng, hòa giải, tòa án, có một số quan
điểm cơ bản về trọng tài như sau:
Trong Đại từ điển Kinh tế thị trường, trọng tài được định nghĩa:
"Trọng tài là phương thức giải quyết hòa bình các vụ tranh chấp. Là chỉ đôi
bên đương sự tự nguyện đem những sự việc, những vấn đề tranh chấp cho
người thứ ba có tư cách công bằng chính trực xét xử, lời phán quyết do người
này đưa ra có hiệu lực ràng buộc với cả hai bên" [15]. Theo định nghĩa này,
trọng tài được hiểu là một phương thức GQTC, trong đó các bên cùng tự
nguyện, thống nhất đệ trình tranh chấp tới trọng tài để giải quyết. Tranh chấp
sẽ được xét xử bởi một trọng tài viên theo quan điểm của các bên là có tư
cách chính trực và phán quyết của trọng tài viên sẽ ràng buộc đối với các bên.
Từ điển Luật của Oxford, định nghĩa trọng tài là: "Trọng tài có nghĩa
là phán quyết về vụ tranh chấp được quyết định bởi một hoặc các bên thứ ba
độc lập (các trọng tài viên) mà không phải là tòa án" [61]. Theo định nghĩa
này, số lượng trọng tài viên tham gia giải quyết vụ tranh chấp có thể là một
hoặc nhiều theo lựa chọn của các bên tranh chấp. Quan điểm về hội đồng
trọng tài giải quyết tranh chấp trong Từ điển Luật của Oxford là mở hơn so
với Đại từ điển Kinh tế thị trường. Tuy nhiên, với định nghĩa này về trọng tài,
chưa có sự phân biệt rõ ràng giữa phương thức GQTC bằng trọng tài với các
phương thức GQTC không mang tính tài phán như thương lượng, hòa giải.
Theo Okezie ChukWumerije thì: "Trọng tài là một cơ chế giải quyết
tranh chấp giữa các bên với nhau, được thể hiện thông qua một cá nhân do các
bên lựa chọn hoặc bởi việc dựa trên những thủ tục hay những tổ chức nhất
định được lựa chọn bởi chính các bên" [19]. Theo quan điểm này, trọng tài là
một cơ chế GQTC, trong đó các bên tranh chấp có toàn quyền lựa chọn trung
tâm trọng tài hoặc trọng tài viên cũng như thủ tục tố tụng trọng tài.
Cùng cách tiếp cận với Okezie ChukWumerije, James và Nicolas cho
rằng: "Trọng tài được coi như là một tiến trình tư được mở ra theo sự thỏa
18
thuận của các bên nhằm giải quyết một tranh chấp đang tồn tại hoặc có thể sẽ
phát sinh bởi một hội đồng trọng tài gồm một hoặc nhiều trọng tài viên" [19].
Với quan điểm này, hội đồng trọng tài giải quyết vụ tranh chấp sẽ do các bên
lựa chọn và trình tự, thủ tục tố tụng trọng tài cũng do các bên thỏa thuận.
Trong khi đó, Hiệp hội Trọng tài Hoa Kỳ có quan điểm: "Trọng tài là
cách thức giải quyết tranh chấp bằng cách đệ trình vụ tranh chấp cho một
hoặc một số người khách quan xem xét giải quyết và họ sẽ đưa ra quyết định
cuối cùng, có giá trị bắt buộc các bên tranh chấp phải thi hành" [15]. Theo
quan điểm này, các bên cùng thống nhất đệ trình vụ tranh chấp tới một bên
thứ ba có thể là một cá nhân hoặc một nhóm cá nhân để được giải quyết và
quyết định của bên thứ ba này sẽ là quyết định cuối cùng và có tính thi hành.
Điểm a, Khoản 2, Luật Mẫu của UNCITRAL 1985 quy định: "Trọng
tài nghĩa là mọi hình thức trọng tài có hoặc không có sự giám sát của một tổ
chức trọng tài thường trực" [38].
Trong khi đó, quan điểm của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam
(VIAC) về trọng tài được thể hiện cụ thể như sau:
Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp theo đó các
bên tranh chấp đưa tranh chấp của mình ra một bên trung gian thứ
ba (trọng tài viên hoặc hội đồng trọng tài) và bên trung gian này sẽ
xem xét các tài liệu và lập luận của các bên sau đó sẽ đưa ra quyết
định về tranh chấp của các bên [38].
Như vậy, theo các quan điểm nêu trên, trọng tài tồn tại song song với
các phương thức GQTC khác mang tính tài phán như tòa án và không mang
tính tài phán như thương lượng, hòa giải. Theo đó, trọng tài được nhìn nhận là
một phương thức GQTC trong đó, các bên tranh chấp cùng tự nguyện thỏa
thuận và thống nhất với nhau để trao quyền GQTC phát sinh giữa các bên cho
bên thứ ba (một cá nhân hoặc một hội đồng) độc lập và chấp nhận sự ràng
buộc quyết định của bên thứ ba do các bên lựa chọn.
19
Ở Việt Nam, trọng tài cũng được tiếp cận với tư cách là một phương
thức GQTC, với một số quan điểm, quy định cơ bản như sau:
Theo tác giả Nông Quốc Bình: "Trọng tài thương mại là một phương
pháp giải quyết tranh chấp, mà trong đó các bên tranh chấp thỏa thuận hoặc
lập ra, hoặc chỉ định ra một bên thứ ba và giao cho bên thứ ba đó quyền được
phán xét tranh chấp của họ, phán xét này buộc các bên tranh chấp phải thực
hiện" [Dẫn theo 20]. Theo quan điểm này, trọng tài là phương thức GQTC,
trong đó các bên có quyền trong việc thỏa thuận hoặc thiết lập trình tự, thủ tục
tố tụng trọng tài, quyết định hội đồng trọng tài giải quyết tranh chấp và phán
quyết của hội đồng này là quyết định cuối cùng và các bên phải thực hiện.
Theo Khoản 1, Điều 2 Pháp lệnh TTTM 2003: "Trọng tài là phương
thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại, được các
bên thỏa thuận và được tiến hành theo trình tự, thủ tục tố tụng do pháp luật
này giải quyết" [52].
Đến Luật TTTM 2010, Khoản 1, Điều 3 quy định: "Trọng tài thương
mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến
hành theo các quy định của luật này" [35]. Như vậy, mặc dù kế thừa quy định
của Pháp lệnh TTTM 2003, nhưng định nghĩa về trọng tài của Luật TTTM
2010 có một số điều chỉnh. Cụ thể, Luật TTTM 2010 sử dụng thuật ngữ
"trọng tài thương mại" thay vì "trọng tài" như Pháp lệnh TTTM 2003. Tuy
nhiên, phạm vi tranh chấp đề cập trong Khoản 1, Điều 2 của Pháp lệnh TTTM
chỉ là tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại, nhưng theo Luật
TTTM 2010 quy định chung là "tranh chấp", nghĩa là phạm vi tranh chấp các
bên được thỏa thuận, đệ trình tới trọng tài để giải quyết là rộng hơn.
Qua việc phân tích một số quan điểm, quy định về trọng tài như trên,
tác giả cũng có quan điểm tiếp cận trọng tài như một phương thức GQTC độc
lập với các phương thức khác như thương lượng, hòa giải, tòa án. Tuy nhiên,
trọng tài là phương thức GQTC được bắt đầu bằng sự thỏa thuận của các bên
20
tranh chấp, theo đó, tranh chấp được các bên thống nhất đệ trình tới một hội
đồng trọng tài, có thể gồm một hoặc nhiều trọng tài viên tùy thuộc vào lựa
chọn và quyết định của các bên, theo một trình tự, thủ tục tố tụng trọng tài
nhất định. Phán quyết của hội động trọng tài này là phán quyết cuối cùng và
có tính cưỡng chế thi hành đối với các bên.
1.1.3. Đặc điểm của trọng tài
Trọng tài có một số đặc trưng cơ bản như sau:
Một là, trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp đảm bảo tối đa
quyền tự chủ của các bên. Trọng tài được hình thành trên cơ sở tự nguyện,
thỏa thuận, thống nhất của các bên tranh chấp. Nếu các bên không có thỏa
thuận rõ ràng về việc tranh chấp đang hoặc sẽ phát sinh được giải quyết bởi
trọng tài, thì trọng tài sẽ không có thẩm quyền để giải quyết vụ tranh chấp.
Trong phương thức GQTC bằng trọng tài, các bên có quyền thỏa thuận, lựa
chọn các vấn đề liên quan như trung tâm trọng tài có thẩm quyền giải quyết
tranh chấp, số lượng trọng tài viên của hội đồng trọng tài, trình tự, thủ tục tố
tụng trọng tài, luật áp dụng mà không bị hạn chế bởi địa chỉ trụ sở chính, địa
chỉ thường trú của một trong các bên hay thẩm quyền giải quyết tranh chấp
theo cấp của tòa án. Đây là đặc trưng cơ bản thể hiện sự khác biệt của trọng
tài so với phương thức GQTC bằng tòa án. Thẩm quyền của tòa án là thẩm
quyền đương nhiên và tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp được
xác định theo các quy định của pháp luật. Ngoài ra, với tòa án, các cơ quan
tiến hành tố tụng và các bên đương sự, người liên quan sẽ bị ràng buộc bởi
các quy tắc tố tụng luật định, các bên tham gia tranh chấp không thể tự do
thỏa thuận hay lựa chọn tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp, hội
đồng xét xử, luật áp dụng, hay địa điểm xét xử. Theo quan điểm của tác giả,
đây là một ưu điểm của phương thức GQTC bằng trọng tài so với tòa án.
Hai là, trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp có thủ tục giải
quyết đơn giản, thuận tiện cho các bên làm cho việc giải quyết tranh chấp
21
được nhanh gọn. Trên thực tế, đối với các bên tranh chấp đặc biệt là các chủ
thể kinh doanh như các công ty, doanh nghiệp, thời gian, cơ hội là một trong
các yếu tố đặc biệt quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của
doanh nghiệp. Nếu việc GQTC bị kéo dài nhiều tháng hoặc nhiều năm hay trì
hoãn chắc chắn sẽ ảnh hưởng không tốt tới hoạt động kinh doanh bình thường,
thậm chí là lỡ mất cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp. S.Lazarus Et al cho
rằng: "Trong suốt thời gian dài trong quá khứ cũng như hiện nay, trọng tài
được coi như một phương thức giải quyết tranh chấp có tốc độ" [Dẫn theo 20].
Thực tế, quá trình tố tụng trọng tài từ giai đoạn khởi kiện cho đến khi có phán
quyết trọng tài có thể diễn ra trong thời gian rất ngắn tùy theo thỏa thuận và
yêu cầu của các bên tranh chấp. Điều này sẽ khó thực hiện được nếu tranh
chấp được giải quyết bằng con đường tòa án. Với tòa án, các bên sẽ phải tuân
thủ theo đúng quy trình, trình tự tố tụng luật định, từ việc nộp đơn khởi kiện,
xác định luật áp dụng, cung cấp bằng chứng, chứng cứ, hòa giải, xét xử, đó là
chưa kể đến việc bản án của tòa án có thể bị kháng cáo, kháng nghị để xem
xét, xét xử lại theo các thủ tục phúc đáp, tái thẩm, giám đốc thẩm. Thời gian
giải quyết ngắn, thủ tục, trình tự nhanh gọn cũng là một lợi thế của phương
thức GQTC bằng trọng tài so với tòa án.
Ba là, trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp đảm bảo tính bí
mật của các bên tham gia tranh chấp. Với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt
của các đối thủ kinh doanh, việc đảm bảo bí mật kinh doanh của từng doanh
nghiệp đã trở thành một trong những nguyên tắc sống còn, nhất là các bí mật
liên quan đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ như bí mật kinh doanh, kiểu dáng công
nghiệp, sáng chế, lĩnh vực bảo mật thông tin, hay các bí mật thuộc về tài
chính, đầu tư, huy động vốn, hoặc nhân sự cấp cao của doanh nghiệp. Trọng
tài được thành lập để giải quyết tranh chấp theo thỏa thuận, yêu cầu của các
bên. Theo đó, các bên có quyền thỏa thuận, lựa chọn trọng tài viên hoặc hội
đồng trọng tài, lựa chọn trình tự, thủ tục tố tụng trọng tài cũng như nguyên tắc
xét xử của trọng tài. Nguyên tắc xét xử kín của trọng tài là một trong những
22
nguyên tắc hấp dẫn các bên tranh chấp. Nguyên tắc này đối lập với nguyên
tắc xét xử công khai của tòa án. Việc xét xử công khai sẽ không tránh khỏi sự
theo dõi, quan tâm, đánh giá bình luận của các đối thủ kinh doanh khác, của
người tiêu dùng cũng như các tổ chức, cá nhân khác. Thực tế, nếu giải quyết
tranh chấp bằng tòa án, trong suốt quá trình xét xử, tính bảo mật của các bên
tham gia tranh chấp sẽ khó thực hiện được.
Bốn là, trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp có tính chuyên
nghiệp. Các trung tâm trọng tài được thành lập lâu đời, có trụ sở, có quy trình
thủ tục tố tụng đơn giản, hiệu quả cùng đội ngũ trọng tài viên là các chuyên
gia nghiên cứu pháp lý, các luật sư am hiểu sâu sắc về chuyên môn nghiệp vụ
của từng lĩnh vực cụ thể cùng kinh nghiệm giải quyết tranh chấp là những yếu
tố thể hiện đặc trưng này. Trong phương thức GQTC bằng trọng tài, Các bên
hoàn toàn có thể tự lựa chọn cho mình một hoặc các trọng tài viên theo tiêu
chuẩn, điều kiện của bên đó trên cơ sở các thông tin, tham chiếu về trọng tài
viên tại các trung tâm trọng tài. Đối với từng lĩnh vực tranh chấp, các bên sẽ
lựa chọn trọng tài viên theo từng tiêu chí, điều kiện cụ thể. Trong khi đó, với
tòa án, các bên sẽ không được lựa chọn thẩm phán. Thông thường một thẩm
phán sẽ phụ trách một hoặc một số lĩnh vực nhất định, nhưng không phải tất
cả các thẩm phán đều am hiểu sâu sắc về chuyên môn của lĩnh vực tranh chấp
đó cũng như kinh nghiệm thực tế xét xử tranh chấp. Yếu tố chuyên nghiệp
của trọng tài là một trong những lý do thể hiện các phán quyết của trọng tài
thường chính xác và mang tính khách quan hơn so với các bản án, quyết định
của tòa án. Đây cũng là một lợi thế của trọng tài so với tòa án.
Năm là, trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp mang tính chất
tài phán. Các phán quyết của trọng tài có giá trị bắt buộc đối với các bên;
trường hợp các bên không tự nguyện thi hành phán quyết trọng tài thì sẽ bị
cưỡng chế thi hành. Đây chính là điểm khác biệt của trọng tài so với phương
thức thương lượng hay hòa giải. Đối với các phương thức thương lượng hay
hòa giải, các bên tranh chấp tự bàn bạc, thỏa thuận hoặc nhờ bên thứ ba để
23
cùng giải quyết và thống nhất cách giải quyết, tuy nhiên, quyết định cuối cùng
không mang tính bắt buộc, thi hành đối với các bên. Việc thi hành kết quả
thương lượng, hòa giải hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện, thiện chí, hợp
tác của các bên mà không có cơ chế cưỡng chế thi hành.
Sáu là, các phán quyết trọng tài mang tính chung thẩm. Về nguyên
tắc, phán quyết trọng tài là chung thẩm và bắt buộc các bên tham gia tranh
chấp phải thi hành. Các phán quyết của trọng tài sẽ được thi hành với sự hỗ
trợ của nhà nước, trừ trường hợp phán quyết trọng tài bị hủy do vi phạm thủ
tục về tố tụng về trọng tài. Tòa án chỉ xem xét phán quyết trọng tài khi có vi
phạm về thủ tục tố tụng, tức là không xét lại nội dung trong phán quyết trọng
tài. Trong khi đó, các bản án của tòa án thường rất hay bị kháng cáo, kháng bị
xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm hay tái thẩm, thậm chí là xét
xử lại từ đầu. Nội dung các bản án của tòa án qua các thủ tục tố tụng khác
nhau rất có thể là khác nhau.
Bẩy là, sự công nhận quốc tế. Phán quyết của tòa án thường khó đạt
được sự công nhận quốc tế. Phán quyết của tòa án được công nhận tại một
nước khác thường thông qua hiệp định song phương hoặc theo các quy tắc rất
nghiêm ngặt. Trong khi đó, quyết định trọng tài đạt được sự công nhận quốc
tế thông qua rất nhiều công ước quốc tế và đặc biệt là Công ước New York
năm 1958 về Công nhận và thi hành Quyết định trọng tài nước ngoài. Hiện,
có khoảng 120 quốc gia đã tham gia Công ước New York.
1.1.4. Phân loại trọng tài
Theo pháp luật ở hầu hết các nước trên thế giới cũng như pháp luật
Việt Nam, trọng tài tồn tại dưới hai hình thức: trọng tài vụ việc (trọng tài ad-
hoc) và trọng tài thường trực (trọng tài quy chế).
 Trọng tài vụ việc (trọng tài ad-hoc)
Trọng tài vụ việc là một phương thức trọng tài được quản lý theo những
quy tắc trọng tài do chính các bên tham gia trọng tài xây dựng nên [20]. Như
24
vậy, trọng tài vụ việc là phương thức trọng tài trong đó các bên tham gia tranh
chấp cùng tự nguyện thỏa thuận thành lập để GQTC giữa các bên. Sau khi
tranh chấp được giải quyết, trọng tài vụ việc chấm dứt tồn tại. Ngoài ra, theo
hình thức này, các bên sẽ có quyền chủ động để lựa chọn quy tắc tố tụng
trọng tài, mà không bị hạn chế hay buộc yêu cầu tuân theo một quy tắc tố tụng
trọng tài cụ thể của các trung tâm trọng tài; có quyền chủ động thỏa thuận về
cách thức lựa chọn, bổ nhiệm trọng tài viên.
Trọng tài vụ việc là hình thức trọng tài xuất hiện sớm và được sử dụng
rộng rãi ở các nước trên thế giới. Pháp luật về trọng tài của rất nhiều quốc gia
như Thụy Điển, Nhật Bản, Singapore đều tồn tại hình thức trọng tài ad-hoc.
Trọng tài vụ việc có một số đặc trưng sau: thứ nhất, trọng tài ad-hoc
chỉ được thành lập khi phát sinh tranh chấp và tự giải tán khi hoàn thành việc
GQTC; tính vụ việc của hình thức này thể hiện bằng việc trọng tài chỉ được
thành lập theo thỏa thuận của các bên tranh chấp cho mục đích GQTC cụ thể
giữa các bên. Thứ hai, trọng tài vụ việc không có trụ sở thường trực, không có
cơ cấu tổ chức, bộ máy điều hành, không có điều lệ hoạt động, quy tắc tố tụng
và không có danh sách trọng tài viên.
So với trọng tài thường trực, trọng tài vụ việc có một số ưu điểm cơ
bản như: có thể đáp ứng được yêu cầu của các bên thông qua việc GQTC một
cách nhanh chóng và ít tốn kém. Căn cứ vào thực tế và tính chất của tranh
chấp, các bên sẽ xem xét, cân nhắc và lựa chọn quy tắc tố tụng cho phù hợp.
các bên có thể thỏa thuận để rút gọn thủ tục tố tụng, giảm bớt chi phí, tiết
kiệm thời gian. Ngoài ra, với trọng tài vụ việc, các bên hoàn toàn có thể thỏa
thuận để lựa chọn trọng tài viên của bất kỳ trung tâm trọng tài viên nào mà
các bên đánh giá là phù hợp và đáp ứng được nhu cầu của các bên tranh chấp.
Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, so với trọng tài thường trực, trọng
tài vụ việc cũng bộc lộ một số hạn chế xuất phát từ chính đặc trưng của trọng
tài vụ việc, cụ thể: trọng tài vụ việc không bắt buộc các bên tham gia tranh
25
chấp phải tuân thủ theo một quy tắc tố tụng trọng tài cụ thể. Do đó, khi phát
sinh các vấn đề trong quá trình giải quyết như chỉ định trọng tài viên, thay đổi
trọng tài viên, xác định thẩm quyền của trọng tài viên mà các bên không
thống nhất hoặc thỏa thuận được để giải quyết thì sẽ không có quy tắc tố tụng
trọng tài để áp dụng. Trong trường hợp này, các bên sẽ phải nhờ đến sự can
thiệp của tòa án các nước. Như vậy, sẽ gây mất thời gian cho các bên và việc
can thiệp của tòa án vào quá trình giải quyết vụ việc là điều các bên không
mong muốn khi lựa chọn phương thức trọng tài. Đối với trọng tài vụ việc, sẽ
không có biểu phí trọng tài cụ thể như trọng tài thường trực, do đó, các bên sẽ
phải thỏa thuận về cách tính phí trọng tài là phí trọn gói, hay phí theo giờ, hay
phí theo kết quả cuối cùng của vụ tranh chấp. Việc thỏa thuận tính phí trọng
tài theo giờ hay theo kết quả cuối cùng của vụ tranh chấp có thể sẽ làm thay
đổi mức phí mà các bên tranh chấp dự kiến, cũng có thể ảnh hưởng tới chất
lượng xét xử của trọng tài vì thời gian xét xử sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới thù
lao của trọng tài. Ngoài ra, trọng tài vụ việc không có cơ quan hỗ trợ, giám sát
quá trình tố tụng cũng như quá trình xét xử của trọng tài viên, do đó, quyết
định cuối cùng giải quyết vụ tranh chấp hoàn toàn phụ thuộc vào trình độ
chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp của trọng tài viên. Điều này rất dễ xảy ra
việc vi phạm trong quá trình tố tụng trọng tài. Khi đó, tòa án có thể sẽ xem xét
tính hiệu lực của phán quyết của trọng tài và sẽ tuyên vô hiệu nếu việc xét xử
vi phạm thủ tục tố tụng mà các bên đã lựa chọn.
Để khắc phục các hạn chế của trọng tài vụ việc, các bên tham gia giao
dịch khi đàm phán nội dung về trọng tài nên thống nhất một quy tắc tố tụng
trọng tài cụ thể của một tổ chức trọng tài uy tín, ví dụ như UNCITRAL, và có
thể quy định luôn cơ quan có thẩm quyền chỉ định trọng tài. Các bên có thể
tham khảo và sử dụng Điều khoản mẫu về trọng tài vụ việc của UNCITRAL
như sau:
Bất kỳ tranh chấp, mâu thuẫn hoặc khiếu nại phát sinh từ,
hoặc liên quan đến hợp đồng này, hoặc sự vi phạm, chấm dứt hoặc
26
vô hiệu của hợp đồng, sẽ được giải quyết bởi trọng tài theo Quy tắc
tố tụng trọng tài hiện hành đang có hiệu lực của UNCITRAL.
Lưu ý - Các bên có thể thỏa thuận để bổ sung các nội dung sau:
(a) Cơ quan có thẩm quyền chỉ định là…(tên của tổ chức
hoặc cá nhân);
(b) Số lượng trọng tài viên sẽ là... (một hoặc ba);
(c) Địa điểm tố tụng trọng tài sẽ là … (thành phố hoặc quốc gia);
(d) Ngôn ngữ/các ngôn ngữ được sử dụng trong quá trình tố
tụng trọng tài sẽ là… [38].
 Trọng tài thường trực (trọng tài quy chế)
Ở các nước trên thế giới, trọng tài thường trực thường được tổ chức
bằng hình thức đa dạng như trung tâm trọng tài, hiệp hội trọng tài, hội đồng,
các viện trọng tài, trong đó trung tâm trọng tài vẫn là chủ yếu và phổ biến hơn
cả. Cụ thể, các nước tổ chức trọng tài thường trực dưới hình thức trung tâm
trọng tài như: Singapore: Trung tâm Trọng tài Quốc tế Singapore (SIAC);
Trung tâm Trọng tài Kuala Lumpur; Trung tâm Trọng tài Quốc tế Hồng Kông
(HKIAC); Trung tâm Trọng tài Quốc tế Australia (AIC); dưới hình thức hiệp
hội trọng tài có Hiệp hội Trọng tài Hoa Kỳ (AAA); Hiệp hội Trọng tài
Thương mại Nhật Bản (JCAA); dưới hình thức hội đồng có Hội đồng Trọng
tài Kinh tế Quốc tế và Ngoại thương Trung Quốc (CIETAC); dưới hình thức
viện trọng tài có Viện Trọng tài Stockhomm - Thụy Điển.
Về bản chất, trọng tài ở các nước trên thế giới chủ yếu tồn tại là trọng
tài phi chính phủ (thường là tổ chức xã hội nghề nghiệp), không phải là một
cơ quan trong bộ máy nhà nước. Ví dụ: ở Thụy Điển, các tổ chức trọng tài là
do các phòng thương mại thành lập; ở Nhật Bản các hiệp hội trọng tài là các
tổ chức xã hội và hiện nay, tố tụng trọng tài không còn là một phần của Bộ
luật tố tụng dân sự mà được điều chỉnh bởi luật về thủ tục thông báo công
27
khai và thủ tục trọng tài. Tuy nhiên, trên thực tế cũng có một số ngoại lệ như
tại Trung Quốc, CIETAC được thành lập với sự bảo trợ của Ủy ban khuyến
khích ngoại thương Trung Quốc và các ủy ban trọng tài hợp đồng kinh tế là
những cơ quan nhà nước thuộc cục quản lý hành chính công thương các cấp.
So với trọng tài vụ việc, trọng tài thường trực có khá nhiều ưu điểm:
trước hết, mỗi tổ chức trọng tài thường trực đều có bộ quy tắc tố tụng trọng tài
riêng. Do đó, trong suốt quá trình tiến hành tố tụng, nếu phát sinh các vấn đề
như chỉ định trọng tài viên, thành lập Hội đồng trọng tài, sự có mặt của các
bên tham gia tranh chấp, thì sẽ áp dụng quy tắc tố tụng trọng tài để giải quyết
mà không mất thời gian hay phải nhờ đến sự can thiệp của tòa án như trọng
tài vụ việc. Trong Điều 8.2 của quy tắc tố tụng của SIAC thể hiện rõ điều này:
"nếu một bên không chỉ định một trọng tài viên trong thời hạn 14 ngày kể từ
ngày nhận được chỉ định trọng tài viên của bên kia hoặc một cách thức khác
theo thỏa thuận của các bên, Chủ tịch trọng tài sẽ thay mặt bên đó chỉ định
trọng tài viên" [65]. Thứ hai, các trung tâm trọng tài đều có danh sách trọng
tài viên và có đội ngũ nhân viên hành chính, tổng hợp hỗ trợ các công việc
liên quan trong quá trình tố tụng. Điều này sẽ giúp các bên tranh chấp tiết
kiệm thời gian cũng như hạn chế việc vi phạm thủ tục tố tụng trong quá trình
xét xử của trọng tài. Tuy nhiên, bên cạnh đó, trọng tài thường trực cũng tồn
tại một số hạn chế như phí trọng tài thường đắt hơn trọng tài vụ việc, thủ tục
trọng tài đôi khi còn mất khá nhiều thời gian chưa đáp ứng được yêu cầu của
các bên tranh chấp.
Ở Việt Nam, theo Luật TTTM 2010, trọng tài thường trực được tổ
chức bằng hình thức trung tâm trọng tài. Trung tâm trọng tài là tổ chức phi
chính phủ, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có tài khoản riêng và có
trụ sở giao dịch ổn định.
Hiện nay, ở Việt Nam có 7 trung tâm trọng tài, gồm: Trung tâm Trọng
tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) được thành lập theo Quyết định số 204/TTg,
28
trên cơ sở hợp nhất hai Hội đồng Trọng tài là Hội đồng Trọng tài Hàng hải và
Hội đồng Trọng tài Ngoại thương; Trung tâm Trọng tài Thương mại Á Châu
(ACIAC), Trung tâm Trọng tài Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh
(HCMCAC), Trung tâm Trọng tài Thương mại Cần Thơ (CCAC), Trung tâm
Trọng tài Quốc tế Châu Á Thái Bình Dương (PIAC), Trung tâm Trọng tài
Thương mại Tài chính Ngân hàng (VIFIBAR), Trung tâm Trọng tài Thương
mại Tài chính (FCCA) [4].
1.1.5. Thẩm quyền của trọng tài thƣơng mại
Trọng tài là một cơ quan tài phán, do đó, việc xác định thẩm quyền
của trọng tài là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu. Thẩm
quyền của trọng tài xuất phát từ thỏa thuận của các bên tham gia tranh chấp.
Không có thỏa thuận trọng tài thì thẩm quyền của trọng tài sẽ không xuất
hiện. Theo tác giả Alan Redfern và Martin Hunter thì đây được coi là hòn đá
tảng của trọng tài. Khi tồn tại một thỏa thuận trọng tài giữa các bên tranh chấp
và thỏa thuận trọng tài này có hiệu lực, thì tòa án của quốc gia đó sẽ không có
thẩm quyền GQTC.
Về vấn đề này, theo Điều II Công ước New York 1958:
Tòa án của một quốc gia thành viên khi nhận được một đơn
kiện về một vấn đề mà đối với vấn đề đó các bên đã có thỏa thuận
theo nội dung của điều này, sẽ theo yêu cầu của một bên, đưa các
bên tới trọng tài, trừ khi tòa án thấy rằng thỏa thuận trọng tài này
không có hiệu lực, không có hiệu quả hoặc không thể thực hiện
được [38].
Điều 8.1 Luật Mẫu của UNCITRAL 1985 quy định:
Tòa án khi nhận được đơn kiện về một vấn đề tranh chấp
thuộc đối tượng của một thỏa thuận trọng tài, sẽ đưa các bên tới
trọng tài nếu một bên yêu cầu như vậy vào thời điểm không muộn
29
hơn khi bên đó đệ trình bản tường trình đầu tiên của mình về nội
dung của tranh chấp trừ khi tòa án nhận định rằng thỏa thuận đó là
vô hiệu và không có hiệu lực, không có hiệu quả hoặc không có khả
năng thực hiện [38].
Có thể nói, thẩm quyền GQTC của trọng tài là rất rộng, nhưng tranh
chấp đó có được giải quyết bằng trọng tài hay không cần xem xét các điều
kiện sau: năng lực chủ thể của các bên tham gia lập thỏa thuận trọng tài và
hiệu lực của thỏa thuận trọng tài. Đối với vấn đề về năng lực chủ thể: các bên
tham gia lập thỏa thuận trọng tài phải có đầy đủ năng lực giao kết, thực hiện
hợp đồng chính và thỏa thuận trọng tài. Ngoài ra, thỏa thuận trọng tài này phải
được thiết lập trên cơ sở tự do, ý chí chung của các bên, không phải trên cơ sở đe
dọa, ép buộc từ một trong các bên. Điều V Công ước New York 1958 quy định:
"Việc công nhận và thi hành quyết định có thể bị từ chối, theo yêu cầu của
bên phải thi hành, chỉ khi nào bên đó chuyển tới cơ quan có thẩm quyền việc
công nhận và thi hành được yêu cầu, bằng chứng rằng các bên của thỏa thuận ở
Điều II trên, theo luật áp dụng đối với các bên, không có đủ năng lực…" [38].
Năng lực chủ thể của các bên tham gia thỏa thuận trọng tài là một trong các
yếu tố quan trọng để xác định thẩm quyền GQTC của trọng tài. Đối với hiệu
lực của thỏa thuận trọng tài. Về vấn đề này, pháp luật của một số quốc gia yêu
cầu thỏa thuận trọng tài phải được lập thành văn bản, tuy nhiên, điều này là
không bắt buộc tại một số quốc gia khác. Các quốc gia yêu cầu thỏa thuận
trọng tài phải được lập thành văn bản như Trung Quốc, Pháp, Việt Nam hay
Luật Mẫu của UNCITRAL 1985, cụ thể:
Điều 3 của CIETAC quy định: "Một thỏa thuận trọng tài có nghĩa là
một điều khoản trọng tài trong một hợp đồng được ký kết giữa các bên hoặc
bất kỳ dạng thỏa thuận bằng văn bản nào khác quy định giải quyết tranh chấp
bằng trọng tài" [Dẫn theo 20]. Điều 1443 Bộ luật tố tụng dân sự của Cộng hòa
Pháp quy định: "Để được xác định là có hiệu lực, một điều khoản trọng tài
30
phải được lập thành văn bản và được chứa đựng trong hợp đồng hoặc trong
một tài liệu nào đó" [Dẫn theo 20].
Điều 7.2 Luật Mẫu của UNCITRAL 1985 quy định: "Một thỏa thuận trọng
tài sẽ được coi là làm bằng văn bản nếu nó được chứa đựng trong một tài liệu
được ký kết bởi các bên hoặc trong các thư, điện tín, telex hoặc các phương thức
liên lạc khác mà ghi nhận thỏa thuận đó hoặc qua trao đổi về đơn kiện…" [38].
Có thể thấy, đối với các quốc gia yêu cầu thỏa thuận trọng tài bằng
văn bản đều yêu cầu thỏa thuận trọng tài phải được ghi nhận hoặc được thể
hiện bằng văn bản hoặc hình thức pháp lý khác tương đương được công nhận
là văn bản theo pháp luật của quốc gia đó.
Các quốc gia không yêu cầu thỏa thuận trọng tài bằng văn bản, mà
chấp nhận thỏa thuận trọng tài bằng lời nói là Úc, Hồng Kông, Đan Mạch, Úc.
Tuy nhiên, số lượng các nước chấp nhận thỏa thuận trọng tài bằng lời nói là
rất hạn chế và không phải là khuynh hướng phổ biến hiện này.
Đối với hiệu lực của thỏa thuận trọng tài, hầu hết các nước đều ghi
nhận điều khoản trọng tài có hiệu lực pháp lý độc lập với hiệu lực của các
điều khoản khác của hợp đồng.
Điều 8 Luật trọng tài Brazin 1996 quy định: "Điều khoản trọng tài độc
lập với hợp đồng chứa đựng nó, có nghĩa rằng sự vô hiệu của hợp đồng không
ám chỉ tới sự vô hiệu của điều khoản trọng tài" [Dẫn theo 20]. Điều 16.1 Luật
Mẫu của UNCITRAL 1985 quy định: "Một điều khoản trọng tài là một phần
của hợp đồng sẽ được là một thỏa thuận độc lập với các điều khoản khác của
hợp đồng. Quyết định của Hội đồng trọng tài rằng hợp đồng bị vô hiệu không
làm cho điều khoản trọng tài bị vô hiệu theo" [38].
Ngoài ra, khi nhắc đến thẩm quyền của trọng tài, cần lưu ý vấn đề
thẩm quyền của thẩm quyền. Thẩm quyền của thẩm quyền có thể được hiểu là
khi có một đơn hay một yêu cầu phản đối về thẩm quyền của Hội đồng trọng
tài đối với một tranh chấp nào đó, thì thẩm quyền giải quyết sẽ thuộc về chủ
31
thể nào? Hầu hết pháp luật các nước đều thừa nhận theo nguyên tắc thẩm
quyền của chính các Hội đồng trọng tài trong việc xem xét chính Hội đồng có
thẩm quyền giải quyết hay không. Điều 21 (1) Quy tắc tố tụng trọng tài
UNCITRAL 1976 quy định: "Hội đồng trọng tài sẽ có thẩm quyền quyết định
sự phản đối rằng Hội đồng trọng tài không có thẩm quyền, bao gồm bất kỳ sự
phản đối nào đối với sự tồn tại hoặc tính hiệu lực của điều khoản trọng tài
hoặc thỏa thuận trọng tài độc lập" [38].
Khoản 1, Điều 30 của Luật trọng tài Anh 1996 quy định:
Trừ khi có những thỏa thuận khác của các bên, Hội đồng
trọng tài có thể quyết định thẩm quyền thực chất của mình về: (a)
Liệu có một thỏa thuận trọng tài có hiệu lực pháp lý không; (b) Liệu
có một Hội đồng trọng tài được thành lập phù hợp không, và (c)
Mọi vấn đề được đệ trình tới trọng tài có phù hợp với thỏa thuận
trọng tài không [Dẫn theo 20].
Như vậy, có thể nói, trọng tài có quyền GQTC nếu các bên có thỏa
thuận trọng tài và thỏa thuận trọng tài đó có hiệu lực. Việc xác định năng lực
chủ thể của các bên tham gia thỏa thuận trọng tài và tính hiệu lực của thỏa
thuận trọng tài sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật từng nước.
Pháp luật các nước quy định không giống nhau về thẩm quyền GQTC
của trọng tài, có quốc gia quy định theo phương pháp liệt kê, có quốc gia quy
định theo phương pháp loại trừ.
Ở Trung Quốc, Điều 2 Luật trọng tài Trung Hoa năm 1994 quy định
về thẩm quyền của trọng tài như sau: "Mọi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng
hoặc quyền sở hữu giữa các công dân, pháp nhân hoặc các tổ chức khác trên
cơ sở bình đẳng có thể được giải quyết bằng trọng tài" [Dẫn theo 20]. Điều 3
của Luật này quy định các dạng tranh chấp không thể giải quyết bằng trọng
tài gồm: "(1) Tranh chấp liên quan đến hôn nhân, nhận nuôi con nuôi, giám
hộ và thừa kế; (2) Tranh chấp hành chính phải được giải quyết bởi cơ quan có
32
thẩm quyền về hành chính" [Dẫn theo 20]. Như vậy, pháp luật Trung Quốc
quy định về thẩm quyền GQTC của trọng tài theo phương pháp loại trừ. Theo
đó, ngoại trừ các tranh chấp quy định tại Điều 3 của Luật Trọng tài Trung
Hoa, thì tất cả các dạng tranh chấp khác phát sinh giữa các cá nhân, pháp
nhân, tổ chức với nhau đều có thể được giải quyết bằng trọng tài. Như vậy,
thẩm quyền GQTC của trọng tài Trung Quốc là rất rộng.
Điều 5 Luật trọng tài Liên bang Thụy Sĩ năm 1999 quy định: "Mọi
quyền tùy thuộc vào các bên có thể được giải quyết bằng trọng tài trừ trường
hợp phụ thuộc vào quyền xét xử bắt buộc dành riêng cho cơ quan nhà nước có
thẩm quyền theo quy định của pháp luật" [Dẫn theo 20]. Điều này có nghĩa
rằng theo pháp luật Thụy Sĩ, chỉ trừ những tranh chấp thuộc thẩm quyền riêng
biệt và duy nhất của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Thụy Sĩ, thì tất cả
các tranh chấp khác đều có thể được giải quyết bằng trọng tài.
Điều 1 Luật trọng tài Brazin năm 1996 quy định: "Những người có
khả năng ký kết hợp đồng có thể đưa ra trọng tài để giải quyết các tranh chấp
liên quan đến các quyền về tài sản mà họ có quyền quyết định" [Dẫn theo 20].
Như vậy, toàn bộ các tranh chấp liên quan đến quyền về tài sản của các bên
tham gia giao dịch đều có thể được giải quyết bằng trọng tài.
Có thể nói, pháp luật các nước quy định không giống nhau về thẩm
quyền của trọng tài, tuy nhiên, việc quy định thẩm quyền GQTC của trọng tài
theo hướng loại trừ các tranh chấp không thuộc thẩm quyền giải quyết của
trọng tài là phổ biến hơn so với quy định theo xu hướng liệt kê các tranh chấp
thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài.
1.2. TRANH CHẤP
Cùng với sự phát triển của kinh tế và xu hướng hội nhập, các tranh
chấp ngày càng gia tăng và theo hướng ngày càng phức tạp. Do đó, việc giải
quyết các tranh chấp này có ý nghĩa thực sự quan trọng, thúc đấy và tạo điều
33
kiện thuận lợi cho sự phát triển của các bên cũng như góp phần vào việc thực
hiện việc hội nhập của các quốc gia.
1.2.1. Khái niệm tranh chấp
Trong khoa học pháp lý, tranh chấp được hiểu là những mâu thuẫn,
bất đồng về quyền và nghĩa vụ giữa các bên phát sinh trong quan hệ hợp đồng
hoặc ngoài quan hệ hợp đồng và được các bên bày tỏ, thể hiện ra bên ngoài
thông qua các bằng chứng cụ thể và xác định được.
1.2.2. Phân loại tranh chấp
Có nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại tranh chấp, tùy thuộc vào
mục đích nghiên cứu cụ thể. Trong phạm vi luận văn này, tác giả phân loại
tranh chấp theo một số tiêu chí nhất định nhằm mục đích xác định những
tranh chấp nào có thể được giải quyết bằng trọng tài.
Dựa vào quan hệ phát sinh tranh chấp, có thể phân chia tranh chấp
thành hai loại cơ bản như sau:
• Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng: Trên cơ sở khái niệm về tranh
chấp, có thể hiểu tranh chấp phát sinh từ hợp đồng là tình trạng pháp lý trong
quan hệ hợp đồng, mà ở đó, các bên bày tỏ sự mâu thuẫn, bất đồng, không hài
lòng, hay xung đột với nhau về các quyền, nghĩa vụ, lợi ích phát sinh từ hợp
đồng. Một hợp đồng chỉ được coi là có tranh chấp khi sự xung đột, bất đồng,
mâu thuẫn, không hài lòng về phương diện quyền lợi giữa các bên đã được
thể hiện ra bên ngoài (mặt khách quan) thông qua những bằng chứng cụ thể
và xác định được. Hai điều kiện này có mối quan hệ với nhau, là những yếu tố
cấu thành tranh chấp, nếu chỉ có một trong hai yếu tố đó thì không thể làm
phát sinh tranh chấp hợp đồng giữa các bên.
Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng có thể là tranh chấp trong quá trình
giao kết, ký kết và thực hiện hợp đồng. Hợp đồng này có thể là hợp đồng mua
bán tài sản ví dụ như bên bán vi phạm nghĩa vụ giao hàng, bên mua vi phạm
34
nghĩa vụ thanh toán, hợp đồng trao đổi tài sản, hợp đồng tặng cho tài sản, hợp
đồng vay tài sản, hợp đồng thuê tài sản, hợp đồng mượn tài sản, hợp đồng
dịch vụ, hợp đồng vận chuyển, hợp đồng gia công, hợp đồng gửi giữ tài sản,
hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng ủy quyền.
• Tranh chấp phát sinh ngoài hợp đồng: Cũng trên cơ sở khái niệm
tranh chấp, tranh chấp phát sinh ngoài hợp đồng có thể được hiểu là tình trạng
pháp lý của các quan hệ ngoài hợp đồng, trong đó các bên thể hiện sự bất
đồng, mâu thuẫn, xung đột với nhau và giữa các bên tranh chấp không có
quan hệ hợp đồng. Một quan hệ ngoài hợp đồng chỉ được coi là có tranh chấp
khi sự xung đột, bất đồng, mâu thuẫn, không hài lòng về phương diện quyền
lợi giữa các bên đã được thể hiện ra bên ngoài (mặt khách quan) thông qua
những bằng chứng cụ thể và xác định được. Hai điều kiện này có mối quan hệ
với nhau, là những yếu tố cấu thành tranh chấp, nếu chỉ có một trong hai yếu
tố đó thì không thể làm phát sinh tranh chấp giữa các bên. Các tranh chấp này
có thể là tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ví dụ như một bên
vi phạm quy định của pháp luật gây thiệt hại, tổn thất cho bên kia, tranh chấp
về vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu công nghiệp, tranh chấp về
việc xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm của cá nhân, tranh chấp về hôn
nhân, gia đình, quyền nuôi dạy con, tranh chấp về thừa kế.
Dựa vào lĩnh vực tranh chấp, có thể phân chia tranh chấp thành:
• Tranh chấp từ hợp đồng trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ: tranh chấp
phát sinh từ vi phạm của một hoặc các bên liên quan đến các hợp đồng li-
xăng, chuyển giao công nghệ, chuyển quyền sử dụng như vi phạm nghĩa vụ
thanh toán của bên nhận chuyển nhượng quyền sở hữu/sử dụng, vi phạm
phạm vi, hình thức sử dụng, vi phạm về việc không hoàn thành thủ tục chuyển
giao, chuyển nhượng của bên có quyền chuyển giao, chuyển nhượng.
• Tranh chấp từ các hợp đồng mua bán: tranh chấp này thường phát
sinh từ việc bên bán vi phạm nghĩa vụ giao hàng như không giao hàng, giao
hàng chậm, giao hàng không đúng với tiêu chuẩn, chất lượng mà các bên đã
35
thỏa thuận trong hợp đồng, hoặc vi phạm nghĩa vụ thanh toán của bên mua do
không thanh toán hoặc thanh toán chậm theo quy định của hợp đồng. Liên
quan đến việc xác định một bên không thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp
đồng, Điều 7.1.1 các Nguyên tắc về Hợp đồng Thương mại UNIDROIT quy
định như sau: "Không thực hiện hợp đồng là việc một bên không hoàn thành
một hay nhiều nghĩa vụ của mình trong hợp đồng, bao gồm cả việc thực hiện
không đúng cách thức hoặc thực hiện chậm" [51].
Trên thực tế, dạng tranh chấp này là rất phổ biến. Ví dụ như:
+ Tranh chấp liên quan đến nghĩa vụ bàn giao nhà ở của Chủ đầu tư
cho Khách hàng mua căn hộ theo các hợp đồng mua bán nhà chung cư; hay
liên quan đến nghĩa vụ thanh toán tiền mua căn hộ của Khách hàng;
+ Tranh chấp liên quan đến việc bên bán giao hàng không đúng quy
cách trong hợp đồng, giao hàng không đảm bảo chất lượng.
• Tranh chấp trong hoạt động xây dựng: Tranh chấp có thể phát sinh
giữa Chủ đầu tư với Nhà thầu, giám sát liên quan đến việc thi công và hoàn
thiện công trình, hay thiết kế công trình. Ngoài ra, có thể do Nhà thầu chậm
tiến độ thi công, giám sát, thiết kế không đảm bảo theo các quy định, quy
chuẩn xây dựng, hoặc Chủ đầu tư chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
• Tranh chấp trong hoạt động đầu tư: Tranh chấp giữa các nhà đầu tư
trong nước với nhau, hoặc với nhà đầu tư nước ngoài, hoặc giữa các nhà đầu
tư với Cơ quan quản lý nhà nước. Tranh chấp có thể phát sinh do nhà đầu tư
vi phạm nghĩa vụ góp vốn, rút vốn, thực hiện các nghĩa vụ tài chính của nhà
đầu tư với Nhà nước.
• Tranh chấp từ hợp đồng lao động: Tranh chấp giữa người sử dụng
lao động với người lao động, hoặc giữa người sử dụng, người lao động với Cơ
quan quản lý nhà nước. Tranh chấp có thể phát sinh do người sử dụng lao
động vi phạm nghĩa vụ thanh toán tiền lương, tiền công cho người lao động,
hay người lao động có hành vi vi phạm các quy định nội bộ, Nội quy, Hợp
đồng lao động đã ký gây hậu quả cho bên sử dụng lao động.
36
• Tranh chấp từ hợp đồng thuê, cho thuê tài sản: Tranh chấp giữa bên
cho thuê và bên thuê hoặc tranh chấp giữa bên cho thuê, bên thuê với cơ quan
nhà nước. Tranh chấp này có thể phát sinh do Bên cho thuê vi phạm nghĩa vụ bàn
giao tài sản, nghĩa vụ bảo trì, bảo dưỡng tài sản, hay Bên thuê vi phạm nghĩa
vụ thanh toán, hoặc phá hủy tài sản cho thuê gây thiệt hại cho Bên cho thuê.
Dựa vào chủ thể tranh chấp, có thể phân chia tranh chấp thành:
• Tranh chấp giữa thương nhân với thương nhân: tranh chấp phát sinh
giữa các bên là các tổ chức kinh tế, cá nhân có hoạt động thương mại một
cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh với nhau. Ví dụ, tranh
chấp này có thể là tranh chấp giữa hai Công ty trách nhiệm hữu hạn về hợp
đồng thuê văn phòng, trung tâm thương mại, tranh chấp giữa hai Công ty cổ
phần về hợp đồng mua bán nhà ở.
• Tranh chấp giữa thương nhân với tổ chức, cá nhân không phải là
thương nhân: tranh chấp phát sinh giữa các bên, trong đó chỉ có một bên là
thương nhân. Ví dụ như tranh chấp giữa một Công ty cổ phần với người mua
căn hộ về hợp đồng mua bán căn hộ, hay hợp đồng mua bán điện, nước.
• Tranh chấp giữa các tổ chức, cá nhân không phải là thương nhân:
tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó các bên đều không phải là thương
nhân. Ví dụ như tranh chấp giữa chủ nhà và người giúp việc, tranh chấp giữa
hai cá nhân về hợp đồng vay tiền.
Ngoài ra, dựa vào tính chất của tranh chấp, có thể phân chia thành tranh
chấp có yếu tố nước ngoài và tranh chấp không có yếu tố nước ngoài.
1.3. THIẾT LẬP PHƢƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG
TRỌNG TÀI THƢƠNG MẠI
1.3.1. Thiết lập phƣơng thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
thƣơng mại
Khái niệm thiết lập phương thức GQTC bằng TTTM có thể được hiểu
là quá trình tạo lập, thiết kế, hay xây dựng phương thức GQTC bằng TTTM
37
thông qua việc Nhà nước ban hành Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành
hoặc do Các Bên thiết lập, vận dụng các quy định của pháp luật.
1.3.2. Phƣơng thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thƣơng mại
Là tổng hợp các quy định của pháp luật cùng các chính sách của Nhà
nước áp dụng để GQTC tại TTTM. Quy định này sẽ điều chỉnh và giải quyết
toàn bộ các vấn đề liên quan đến việc GQTC tại TTTM như các tranh chấp
thuộc thẩm quyền GQTC của trung tâm trọng tài, các nguyên tắc trong GQTC
bằng trọng tài, việc thành lập Hội đồng trọng tài, trình tự, thủ tục tố tụng
trọng tài, hiệu lực của phán quyết trọng tài, việc thi hành phán quyết trọng tài,
sự hỗ trợ của tòa án đối với tố tụng trọng tài…
1.4. NGUYÊN TẮC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG TRỌNG TÀI
THƢƠNG MẠI
• Nguyên tắc tôn trọng thỏa thuận của các bên
Nguyên tắc tôn trọng thỏa thuận của các bên được coi là nguyên tắc
nền tảng của trọng tài. Nguyên tắc này được thể hiện ở chỗ quá trình giải
quyết của trọng tài phù hợp với thỏa thuận của các bên tham gia tranh chấp.
Cụ thể, các bên tham gia tranh chấp có quyền tự do lựa chọn trung tâm trọng
tài, trọng tài viên, số lượng trọng tài viên, luật áp dụng trong quá trình xét xử
trọng tài, địa điểm xét xử trọng tài, ngôn ngữ tố tụng và thủ tục tố tụng trọng
tài. Nguyên tắc tôn trọng thỏa thuận của các bên được pháp luật nhiều quốc
gia và pháp luật, tập quán quốc tế ghi nhận.
Ví dụ về việc lựa chọn luật áp dụng, Khoản 1, Điều 28 Luật Mẫu của
UNCITRAL 1985 và Khoản 1, Điều 46 Luật trọng tài Anh 1996 quy định:
"Hội đồng trọng tài sẽ giải quyết tranh chấp theo luật được lựa chọn bởi các
bên với tư cách là luật áp dụng cho nội dung tranh chấp" [Dẫn theo 20]. Điều 2
của Luật trọng tài Brazin cũng ghi nhận nguyên tắc này: "Luật áp dụng trong
quá trình trọng tài sẽ theo thỏa thuận của các bên miễn là sự lựa chọn đó
không vi phạm chuẩn mực đạo đức và chính sách công cộng" [Dẫn theo 20].
38
Về việc lựa chọn thủ tục chỉ định trọng tài viên và số lượng trọng tài
viên, Khoản 2, Điều 10 của Luật Mẫu của UNCITRAL 1985 quy định: "Các
Bên được tự do thỏa thuận về thủ tục chỉ định trọng tài hoặc các trọng tài theo
quy định tại Đoạn (4) và (5) của Điều này" [38]. Điều 8.2 Quy tắc tố tụng
trọng tài của Phòng thương mại quốc tế (ICC) quy định: "Khi các bên không
có quy định về số lượng trọng tài viên, tòa án sẽ chỉ định trọng tài viên duy
nhất" [38]. Khoản 1, Điều 16 Luật trọng tài Anh cũng quy định: "Các bên
được tự do thỏa thuận về thủ tục bổ nhiệm trọng tài viên hoặc các trọng tài
viên, bao gồm cả việc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng trọng tài" [Dẫn theo 20].
Về việc lựa chọn thủ tục tố tụng, Khoản 1, Điều 19 Luật Mẫu của
UNCITRAL 1985 quy định: "Phù hợp với quy định của Luật này, các bên
được tự do thỏa thuận về thủ tục sẽ được thực hiện bởi Hội đồng trọng tài khi
tiến hành tố tụng" [38], hay theo Khoản 1, Điều 20 thì: "Các bên được tự do
thỏa thuận về địa điểm xét xử trọng tài" [38] hay theo Khoản 1, Điều 22: "Các
bên được tự do thỏa thuận về ngôn ngữ hoặc các ngôn ngữ sẽ được sử dụng
trong tố tụng trọng tài" [38].
Như vậy, trong phương thức GQTC bằng trọng tài, hầu hết pháp luật
các quốc gia đều ghi nhận và tôn trọng nguyên tắc thỏa thuận của các bên
tham gia tranh chấp. Đây thực sự là ưu điểm của phương thức giải quyết bằng
trọng tài so với tòa án. Tuy nhiên, nguyên tắc thỏa thuận không có nghĩa là
các bên có thể thỏa thuận toàn bộ các vấn đề mà không có giới hạn, hạn chế,
theo đó, việc thỏa thuận của các bên cần tuân thủ theo đúng quy định của
pháp luật của nước - nơi tiến hành tố tụng trọng tài và nước mà phán quyết
trọng tài sẽ được thi hành. Điều này xuất phát từ lý do là các phán quyết của
trọng tài nước ngoài muốn được thi hành tại quốc gia khác cần thực hiện thủ
tục công nhận và cho thi hành phán quyết của tòa án nước ngoài.
• Nguyên tắc bình đẳng, độc lập và vô tư khách quan
Về nguyên tắc bình đẳng, Điều 18 Luật Mẫu của UNCITRAL 1985
quy định: "Các bên phải được đối xử một cách công bằng và mỗi bên phải
39
được trao đầy đủ cơ hội để trình bày về vụ việc của mình" [38]. Hay Điều 24
Luật trọng tài Thụy Điển quy định: "Trọng tài sẽ, trong phạm vi cần thiết, trao
cho các bên một cơ hội để trình bày về vụ việc của họ bằng văn bản hoặc lời
nói" [Dẫn theo 20]. Nội dung cơ bản của nguyên tắc bình đẳng thể hiện ở việc
trọng tài viên hoặc Hội đồng trọng tài phải dành cho các bên sự đối xử như
nhau, đảm bảo các bên đều được trình bày đầy đủ về lý lẽ cũng như các vấn
đề liên quan đến vụ việc của họ.
Về nguyên tắc vô tư và khách quan, nội dung của nguyên tắc này yêu
cầu các trọng tài viên phải độc lập với các bên tham gia tranh chấp, GQTC
trên cơ sở khách quan, không thiên vị bất kỳ bên nào. Nguyên tắc này liên
quan trực tiếp đến các trọng tài viên và ảnh hưởng trực tiếp tới phán quyết của
trọng tài. Điều 6.4 Quy tắc tố tụng trọng tài UNCITRAL 1976 quy định:
"Trong quá trình chỉ định, cơ quan có thẩm quyền chỉ định phải cân nhắc để
đảm bảo chỉ định được một trọng tài viên khách quan và độc lập và sẽ xét tới
khả năng chỉ định một trọng tài viên có quốc tích khác với quốc tịch của các
bên" [38]. Điều 33.1 (a) Luật trọng tài Anh quy định: "Hội đồng trọng tài phải
hành động công bằng và vô tư khách quan với các bên, phải trao cho mỗi bên
một cơ hội hợp lý để trình bày vụ việc của mình và giải quyết các cáo buộc từ
phía bên kia đưa ra" [Dẫn theo 20].
Như vậy, pháp luật các nước rất coi trọng nguyên tắc bình đẳng, độc
lập và vô tư khách quan trong tố tụng trọng tài. Ngoài ra, để đảm bảo thực
hiện nguyên tắc này trong quá trình tố tụng trọng tài, pháp luật các nước cũng
quy định các vấn đề liên quan đến trọng tài viên như Điều kiện trở thành
trọng tài viên, tiêu chuẩn trọng tài viên, các trường hợp trọng tài viên phải từ
chối tiến hành tố tụng, các trường hợp bắt buộc phải thay đổi trọng tài viên.
• Phán quyết trọng tài có giá trị chung thẩm
Đây là nguyên tắc mà các bên tham gia tranh chấp thực sự quan tâm.
Nguyên tắc này cũng là nguyên tắc làm cho phương thức GQTC bằng trọng
40
tài được ưa chuộng và phát triển hơn so với các phương thức khác như hòa
giải, thương lượng, trung gian. Nội dung cơ bản của nguyên tắc này là phán
quyết của trọng tài là có giá trị ràng buộc các bên và các bên có nghĩa vụ phải
thi hành phán quyết này. Khoản 1, Điều 32 Luật Mẫu của UNCITRAL 1985
ghi nhận nguyên tắc này như sau: "Tố tụng trọng tài sẽ được chấm dứt bởi
quyết định chung thẩm hoặc bởi yêu cầu của Hội đồng trọng tài" [38]. Điều
1055 Đạo luật Trọng tài Đức 1998 ghi nhận: "Phán quyết trọng tài có hiệu lực
như một bản án có hiệu lực chung thẩm do tòa án tuyên và bắt buộc các bên
phải thi hành" [Dẫn theo 20]. Có thể nói, chính nguyên tắc chung thẩm đóng
vai trò quan trọng giúp trọng tài ngày càng trở thành phương thức GQTC
được sử dụng rộng rãi và đáp ứng được nhu cầu của các bên.
1.5. CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA PHƢƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
BẰNG TRỌNG TÀI
Cơ sở pháp lý của phương thức GQTC bằng trọng tài được hiểu là hệ
thống các quy định của pháp luật (quốc gia và quốc tế), các chính sách điều
chỉnh việc GQTC bằng trọng tài.
1.5.1. Pháp luật quốc gia
Pháp luật quốc gia điều chỉnh GQTC bằng TTTM chính là tổng thể
quy định của pháp luật, chính sách của quốc gia đó. Hiện nay, việc quy định
nguồn luật điều chỉnh tại các quốc gia là không giống nhau.
Với các quốc gia theo mô hình chế định trọng tài độc lập, ban hành Luật
trọng tài riêng, thì cơ sở pháp lý quan trọng nhất là Luật trọng tài và các văn
bản hướng dẫn thi hành, các văn bản pháp luật khác có liên quan. Các nước theo
mô hình này như Anh (Luật trọng tài Anh 1967), Hoa Kỳ, Canada, Singapore
(Luật trọng tài), Australia, Newzeland, Nga, Trung Quốc (Luật trọng tài Nhân
dân Trung Hoa 1924), Đan Mạch (Luật trọng tài có hiệu lực từ ngày 1/7/2005),
Cộng hòa Séc (Luật Tố tụng và Thi hành phán quyết trọng tài số 216/1994).
41
Với các quốc gia theo mô hình chế định trọng tài nằm trong Bộ luật tố
tụng dân sự thì cơ sở pháp lý quan trọng nhất là phần quy định về trọng tài
trong Bộ luật tố tụng dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành, các văn bản
pháp luật khác có liên quan. Các nước theo mô hình này như Pháp (Bộ luật
Dân sự và Bộ luật tố tụng dân sự mới), Đức, Nhật Bản.
Ở Việt Nam, pháp luật điều chỉnh về GQTC bằng trọng tài, gồm:
• Đối với trọng tài trong nước:
(i) Luật Trọng tài Thương mại 2010 và văn bản hướng dẫn thi hành.
(ii) Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 (Bộ luật TTDS 2004).
(iii) Luật thi hành án dân sự 2008 và văn bản hướng dẫn thi hành.
• Đối với trọng tài nước ngoài
(i) Công ước New York 1958 về Công nhận và cho thi hành Quyết
định trọng tài nước ngoài (Công ước New York 1958) (Việt Nam tham gia
Công ước New York năm 1995).
(ii) Bộ luật TTDS 2004 (Phần công nhận và cho thi hành quyết định
trọng tài nước ngoài tại Việt Nam).
(iii) Luật Thi hành án Dân sự 2008 và văn bản hướng dẫn thi hành.
1.5.2. Pháp luật quốc tế
Pháp luật quốc tế điều chỉnh GQTC bằng TTTM, gồm:
(i) Công ước Châu Âu 1961 về Trọng tài Thương mại Quốc tế.
(ii) Công ước New York 1958 về Công nhận và cho thi hành Quyết
định trọng tài nước ngoài.
(iii) Luật Mẫu của UNCITRAL 1985 về Trọng tài Thương mại Quốc
tế (Luật Mẫu của UNCITRAL 1985).
(iv) Nghị định thư Gioneva 1923.
42
(v) Các quy tắc tố tụng trọng tài: Quy tắc tố tụng trọng tài của Phòng
Thương mại Quốc tế 1998, Quy tắc tố tụng trọng tài UNCITRAL 1976.
Có thể nói, cùng với sự phát triển của hoạt động giao lưu, trao đổi
hàng hóa, dịch vụ quốc tế cũng như quá trình hội nhập quốc tế, thì số lượng
tranh chấp phát sinh cũng ngày càng gia tăng và phức tạp. Yêu cầu thiết yếu
đối với các bên tranh chấp là cần có phương thức giải quyết nhanh chóng,
hiệu quả, và quan trọng nhất là đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của
các bên. Với những ưu thế của mình, trọng tài đang ngày càng trở thành
phương thức được ưa chuộng và sử dụng ngày càng phổ biến trên thế giới.
43
Chương 2
CƠ CHẾ THIẾT LẬP PHƢƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
BẰNG TRỌNG TÀI THƢƠNG MẠI THEO LUẬT TRỌNG TÀI
THƢƠNG MẠI 2010
2.1. THỎA THUẬN TRỌNG TÀI
Một thỏa thuận giữa các bên về việc đồng ý đưa bất kỳ tranh chấp, bất
đồng hay mâu thuẫn nào phát sinh giữa họ ra trọng tài là nền tảng của trọng
tài thương mại hiện đại. Trong trọng tài thương mại, thỏa thuận trọng tài thực
hiện một số chức năng quan trọng. Một chức năng được xem là quan trọng
nhất trong giai đoạn hiện nay là thỏa thuận trọng tài chỉ ra rằng các bên đồng
ý giải quyết tranh chấp của họ bằng trọng tài. Yếu tố đồng ý là yếu tố cốt yếu
về việc đưa tranh chấp ra trọng tài để giải quyết – đây là yếu tố không thể
thiếu đối với bất kỳ quá trình giải quyết tranh chấp nào ngoài tòa án quốc gia.
Có hai loại thỏa thuận trọng tài cơ bản là điều khoản trọng tài và thỏa
thuận đưa tranh chấp ra trọng tài. Một điều khoản trọng tài hướng về tương lai
và một thỏa thuận đưa tranh chấp ra trọng tài lại hướng về quá khứ, cụ thể:
điều khoản trọng tài là rất phổ biến và thường được quy định trong các hợp
đồng chính giữa các bên và là thỏa thuận để đưa các tranh chấp tương lai ra
trọng tài, trong khi đó thỏa thuận đưa tranh chấp ra trọng tài là thỏa thuận đưa
các tranh chấp hiện tại ra trọng tài.
Các điều khoản trọng tài thường ngắn gọn, còn thỏa thuận đưa tranh
chấp ra trọng tài thường dài, chi tiết. Điều này xuất phát từ tính thiết thực của
từng trường hợp. Một điều khoản trọng tài thường liên quan đến các tranh
chấp có thể phát sinh trong tương lai và vì vậy điều khoản trọng tài thường
không quy định chi tiết vì rất khó xác định được tranh chấp sẽ phát sinh và
đâu là cách tốt nhất để giải quyết các tranh chấp này. Thực tế, dù các bên
trong hợp đồng thường đồng ý có một điều khoản trọng tài nhưng các bên lại
44
luôn mong rằng sẽ không phải sử dụng điều khoản này. Do đó, các bên
thường sử dụng các điều khoản trọng tài mẫu ngắn gọn của các trung tâm
trọng tài. Trong khi đó, thỏa thuận đưa tranh chấp ra trọng tài liên quan đến
các tranh chấp đã phát sinh trên thực tế. do đó, thỏa thuận này có thể được điề
chỉnh, thay đổi cho phù hợp với từng trường hợp. Bên cạnh việc phải thỏa
thuận rõ về địa điểm tiến hành trọng tài, luật điều chỉnh tố tụng trọng tài, luật
áp dụng, thỏa thuận đưa tranh chấp ra trọng tài cần phải chỉ định các trọng tài
viên, xác định các vấn đề đang tranh chấp và có thể bao gồm cả các thỏa
thuận về việc gửi thư tư, văn bản, các bản ý kiến, trình bày giữa các bên.
Đa phần các quá trình tố tụng trọng tài được tiến hành theo điều khoản
trọng tài trong hợp đồng. Đây thường là các "điều khoản nửa đêm" nghĩa là
điều khoản cuối cùng được xem xét khi ký hợp đồng. Các Bên thường không
suy xét kỹ xem các tranh chấp sẽ được giải quyết như thế nào và kết quả là
các thỏa thuận trọng tài không thích hợp, thậm chí là khó sử dụng được các
bên thông qua. Tuy nhiên, nếu một tranh chấp phát sinh và quá trình tố tụng
trọng tài bắt đầu, các vấn đề có liên quan như luật áp dụng, địa điểm tiến hành
tố tụng trọng tài, phiên họp giải quyết tranh chấp cần được giải quyết trước
khi xem xét các vấn đề xảy ra trên thực tế.
Theo Luật TTTM 2010, điều kiện tiên quyết để tranh chấp được giải
quyết bằng Trọng tài là các bên có thỏa thuận trọng tài và thỏa thuận trọng tài
không thuộc trường hợp vô hiệu hoặc không thể thực hiện được.
2.1.1 Hình thức của thỏa thuận trọng tài
Khoản 2, Điều 16 của Luật TTTM quy định Thỏa thuận trọng tài phải
được xác lập dưới dạng văn bản và các hình thức thỏa thuận sau cũng được
coi là xác lập dưới dạng văn bản:
a) Thỏa thuận được xác lập qua trao đổi giữa các bên bằng
telegram, fax, telex, thư điện tử và các hình thức khác theo quy định
của pháp luật;
45
b) Thỏa thuận được xác lập thông qua trao đổi thông tin
bằng văn bản giữa các bên;
c) Thỏa thuận được luật sư, công chứng viên hoặc tổ chức
có thẩm quyền ghi chép lại bằng văn bản theo yêu cầu của các bên;
d) Trong giao dịch các bên có dẫn chiếu đến một văn bản có
thể hiện thỏa thuận trọng tài như hợp đồng, chứng từ, điều lệ công
ty và những tài liệu tương tự khác;
đ) Qua trao đổi về đơn kiện và bản tự bảo vệ mà trong đó
thể hiện sự tồn tại của thỏa thuận do một bên đưa ra và bên kia
không phủ nhận [37].
Hiện nay, tại Việt Nam, chưa có định nghĩa pháp lý nào về "văn bản",
"thỏa thuận bằng văn bản", hay "lập thành văn bản". Tuy nhiên, nội dung này
được quy định một cách gián tiếp tại Khoản 4, Điều 404 của BLDS, theo đó,
thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào
văn bản và theo Điều 405 của BLDS, Hợp đồng được giao kết hợp pháp có
hiệu lực kể từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc
pháp luật có quy định khác. Như vậy, theo BLDS, khi xác lập giao dịch bằng
văn bản yêu cầu phải có chữ ký của các bên tham gia giao dịch.
Theo Điểm (a), (b), Khoản 2, Điều 16 của Luật TTTM nêu trên, thì
bất cứ phương tiện viễn thông nào "ghi nhận thỏa thuận" đều đáp ứng quy
định về thỏa thuận trọng tài phải bằng văn bản, còn theo Điểm (đ) nếu một
bên tham gia vào quá trình tố tụng trọng tài mà không phủ nhận sự tồn tại của
thỏa thuận trọng tài, thì một "thỏa thuận trọng tài ngầm" là đủ.
Trên bình diện quốc tế, công ước quốc tế về trọng tài cũng như Luật
Mẫu đều quy định một thỏa thuận trọng tài phải được lập thành văn bản. Điều
này được lý giải bởi một thỏa thuận trọng tài có hiệu lực không thuộc thẩm
quyền giải quyết tranh chấp của tòa án quốc gia. Điều này có nghĩa rằng bất
cứ một tranh chấp nào phát sinh giữa các bên phải được bằng con đường tài
46
phán tư, đó là trọng tài. Đây là một trong những vấn đề quan trọng, cho dù
hiện nay có nhiều quan điểm cho rằng vấn đề này không đáng chú ý.
Công ước New York 1958 định nghĩa văn bản như sau: "Thuật ngữ
thỏa thuận bằng văn bản bao gồm một điều khoản trọng tài trong hợp đồng
hoặc một thỏa thuận trọng tài được các bên ký hoặc có trong các thư tư hoặc
điện tín trao đổi" [42]. So với Luật Mẫu, việc xác định thỏa thuận trọng tài
được xác lập dưới dạng bằng văn bản trong Luật TTTM 2010 lả rông hơn.
Quy định trong Luật Mẫu được ghi nhận tại Điểm (a), (b), (d) (đ) Khoản 2,
Điều 16 của Luật TTTM 2010.
2.1.2. Các tranh chấp có thể đƣợc giải quyết bằng trọng tài
Khả năng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài theo nghĩa được sử
dụng trong luận văn này và theo nghĩa chung thường được sử dụng liên quan
đến việc quyết định xem loại tranh chấp nào có thể được giải quyết bằng
trọng tài và loại tranh chấp nào được giải quyết bằng tòa án. Cả Công ước
New York 1958 và Luật Mẫu đều giới hạn các tranh chấp có khả năng giải
quyết bằng trọng tài và Luật TTTM 2010 cũng không ngoại lệ.
Theo Điều 2 của Luật TTTM 2010, các tranh chấp sau đây có thể
được giải quyết bằng trọng tài:
1. Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.
2. Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một
bên có hoạt động thương mại.
3. Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định
được giải quyết bằng Trọng tài [37].
Về lĩnh vực tranh chấp, Luật TTTM 2010 không có định nghĩa nào về
hoạt động thương mại, theo đó, nội hàm của khái niệm "hoạt động thương mại"
sẽ xác định theo Luật Thương mại 2005. Điều này sẽ đảm bảo tính thống nhất
giữa các luật chuyên ngành. Ngoài ra, Luật TTTM 2010 bổ sung trường hợp
47
"tranh chấp khác" mà pháp luật cho phép giải quyết bằng trọng tài. Đây chính
là điểm mới cơ bản của Luật TTTM 2010 so với Pháp lệnh TTTM 2003. Theo
đó, các dạng tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài nêu tại Luật
TTTM 2010 đã được mở rộng hơn với Pháp lệnh TTTM 2003, theo hướng phù
hợp với tình hình thực tế cũng như xu thế chung của các quốc gia trên thế giới.
Hiện nay, các tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định
được giải quyết bằng trọng tài tại Khoản 3, Điều 2 Luật TTTM 2010 được
quy định cụ thể trong các Luật chuyên ngành như tranh chấp trong hoạt động
xây dựng tại Khoản 3, Điều 110 Luật Xây dựng 2005; tranh chấp giữa người
tiêu dùng với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tại Khoản 1,
Điều 30 Luật Bảo vệ Người tiêu dùng 2005; tranh chấp giữa nhà đầu tư trong
nước với nhau hoặc với cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam tại Khoản 2,
Điều 12 Luật Đầu tư 2005, tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan
quản lý nhà nước của Việt Nam tại Khoản 4, Điều 12 Luật Đầu tư 2005.
Về chủ thể tranh chấp, theo Luật TTTM 2010, chủ thể tranh chấp là giữa
các bên có hoạt động thương mại với nhau, hoặc giữa các bên không có hoạt động
thương mại với bên có hoạt động thương mại, hoặc các trường hợp khác mà
pháp luật có quy định tranh chấp đó được giải quyết bằng trọng tài. Đây cũng là
điểm mới của Luật TTTM 2010 so với Pháp lệnh TTTM 2003 và ghi nhận quyền
lựa chọn giải quyết bằng trọng tài của các bên không có hoạt động thương mại.
Về tranh chấp có yếu tố nước ngoài, Khoản 4, Điều 3 Luật TTTM
2010 quy định: "4. Tranh chấp có yếu tố nước ngoài là tranh chấp phát sinh
trong quan hệ thương mại, quan hệ pháp luật khác có yếu tố nước ngoài được
quy định tại Bộ luật dân sự" [37]. Như vậy, việc xác định quan hệ có yếu tố
nước ngoài sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 758 Bộ luật dân sự 2005.
Với quy định mới về thẩm quyền GQTC của trọng tài tại Luật TTTM
2010, nhiều dạng tranh chấp trước đây trọng tài không có thẩm quyền giải
quyết, thì theo Luật TTTM 2010, trọng tài có thẩm quyền giải quyết. Ví dụ
Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, HOT
Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, HOT
Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, HOT
Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, HOT
Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, HOT
Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, HOT
Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, HOT
Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, HOT
Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, HOT
Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, HOT
Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, HOT
Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, HOT
Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, HOT
Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, HOT
Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, HOT
Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, HOT
Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, HOT
Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, HOT
Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, HOT
Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, HOT
Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, HOT
Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, HOT
Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, HOT
Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, HOT
Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, HOT
Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, HOT
Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, HOT
Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, HOT
Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, HOT
Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, HOT
Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, HOT
Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, HOT
Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, HOT
Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, HOT
Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, HOT
Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, HOT
Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, HOT
Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, HOT
Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, HOT
Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, HOT
Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, HOT
Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, HOT
Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, HOT
Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, HOT
Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, HOT
Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, HOT
Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, HOT
Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, HOT
Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, HOT
Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, HOT
Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, HOT
Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, HOT
Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, HOT
Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, HOT
Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, HOT
Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, HOT
Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, HOT
Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, HOT
Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, HOT
Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, HOT
Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, HOT
Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, HOT

More Related Content

What's hot

Hướng dẫn học tập môn Luật thương mại quốc tế (có đáp án tham khảo)
Hướng dẫn học tập môn Luật thương mại quốc tế (có đáp án tham khảo)Hướng dẫn học tập môn Luật thương mại quốc tế (có đáp án tham khảo)
Hướng dẫn học tập môn Luật thương mại quốc tế (có đáp án tham khảo)nataliej4
 
BÁO CÁO THỰC TẬP LUẬT KINH TẾ: PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA, THỰC T...
BÁO CÁO THỰC TẬP LUẬT KINH TẾ: PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA, THỰC T...BÁO CÁO THỰC TẬP LUẬT KINH TẾ: PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA, THỰC T...
BÁO CÁO THỰC TẬP LUẬT KINH TẾ: PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA, THỰC T...OnTimeVitThu
 
Báo cáo thực tập giữa khóa tại Văn phong Luật
Báo cáo thực tập giữa khóa tại Văn phong LuậtBáo cáo thực tập giữa khóa tại Văn phong Luật
Báo cáo thực tập giữa khóa tại Văn phong Luậtnataliej4
 

What's hot (20)

Luận văn: Giải quyết tranh chấp Hợp đồng kinh doanh bất động sản
Luận văn: Giải quyết tranh chấp Hợp đồng kinh doanh bất động sảnLuận văn: Giải quyết tranh chấp Hợp đồng kinh doanh bất động sản
Luận văn: Giải quyết tranh chấp Hợp đồng kinh doanh bất động sản
 
Luận văn: Chế tài Hủy hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, 9đ
Luận văn: Chế tài Hủy hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, 9đLuận văn: Chế tài Hủy hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, 9đ
Luận văn: Chế tài Hủy hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, 9đ
 
Luận văn: Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa
Luận văn: Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóaLuận văn: Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa
Luận văn: Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa
 
Hướng dẫn học tập môn Luật thương mại quốc tế (có đáp án tham khảo)
Hướng dẫn học tập môn Luật thương mại quốc tế (có đáp án tham khảo)Hướng dẫn học tập môn Luật thương mại quốc tế (có đáp án tham khảo)
Hướng dẫn học tập môn Luật thương mại quốc tế (có đáp án tham khảo)
 
Luận văn: Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động tập thể
Luận văn: Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động tập thểLuận văn: Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động tập thể
Luận văn: Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động tập thể
 
Khóa luận: Pháp luật về đăng ký thành lập doanh nghiệp, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về đăng ký thành lập doanh nghiệp, 9 ĐIỂMKhóa luận: Pháp luật về đăng ký thành lập doanh nghiệp, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về đăng ký thành lập doanh nghiệp, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá
Luận văn: Nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoáLuận văn: Nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá
Luận văn: Nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá
 
Đề tài: Phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải
Đề tài: Phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giảiĐề tài: Phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải
Đề tài: Phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải
 
Luận văn: Hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật Việt NamLuận văn: Hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật Việt Nam
 
Đề tài: Hoàn thiện chế định hòa giải trong luật tố tụng dân sự, HOT
Đề tài: Hoàn thiện chế định hòa giải trong luật tố tụng dân sự, HOTĐề tài: Hoàn thiện chế định hòa giải trong luật tố tụng dân sự, HOT
Đề tài: Hoàn thiện chế định hòa giải trong luật tố tụng dân sự, HOT
 
Luận văn: Thừa kế theo pháp luật - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Thừa kế theo pháp luật - vấn đề lý luận và thực tiễnLuận văn: Thừa kế theo pháp luật - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Thừa kế theo pháp luật - vấn đề lý luận và thực tiễn
 
Luận văn: Pháp luật hòa giải tranh chấp kinh doanh thương mại
Luận văn: Pháp luật hòa giải tranh chấp kinh doanh thương mạiLuận văn: Pháp luật hòa giải tranh chấp kinh doanh thương mại
Luận văn: Pháp luật hòa giải tranh chấp kinh doanh thương mại
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại theo luật
Luận văn: Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại theo luậtLuận văn: Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại theo luật
Luận văn: Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại theo luật
 
BÁO CÁO THỰC TẬP LUẬT KINH TẾ: PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA, THỰC T...
BÁO CÁO THỰC TẬP LUẬT KINH TẾ: PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA, THỰC T...BÁO CÁO THỰC TẬP LUẬT KINH TẾ: PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA, THỰC T...
BÁO CÁO THỰC TẬP LUẬT KINH TẾ: PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA, THỰC T...
 
Luận văn: Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, 9đ
Luận văn: Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, 9đLuận văn: Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, 9đ
Luận văn: Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, 9đ
 
Đề tài: Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo luật, HAY
Đề tài: Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo luật, HAYĐề tài: Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo luật, HAY
Đề tài: Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo luật, HAY
 
Đề tài: Pháp luật về chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương mại
Đề tài: Pháp luật về chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương mạiĐề tài: Pháp luật về chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương mại
Đề tài: Pháp luật về chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương mại
 
Báo cáo thực tập pháp luật về giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn
Báo cáo thực tập pháp luật về giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hônBáo cáo thực tập pháp luật về giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn
Báo cáo thực tập pháp luật về giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn
 
Liệt Kê 200 Các Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Kinh Tế , Điểm Cao
Liệt Kê 200 Các Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Kinh Tế , Điểm CaoLiệt Kê 200 Các Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Kinh Tế , Điểm Cao
Liệt Kê 200 Các Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Kinh Tế , Điểm Cao
 
Báo cáo thực tập giữa khóa tại Văn phong Luật
Báo cáo thực tập giữa khóa tại Văn phong LuậtBáo cáo thực tập giữa khóa tại Văn phong Luật
Báo cáo thực tập giữa khóa tại Văn phong Luật
 

Similar to Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, HOT

Luận án: Thực hiện pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Việ...
Luận án: Thực hiện pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Việ...Luận án: Thực hiện pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Việ...
Luận án: Thực hiện pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Việ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam - Gửi miễn ph...
Pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam - Gửi miễn ph...Pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam - Gửi miễn ph...
Pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Thực hiện pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam hiệ...
Thực hiện pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam hiệ...Thực hiện pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam hiệ...
Thực hiện pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam hiệ...nataliej4
 
Pháp luật về thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hoạt động thương mại
Pháp luật về thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hoạt động thương mạiPháp luật về thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hoạt động thương mại
Pháp luật về thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hoạt động thương mạianh hieu
 
Kiểm Soát Hợp Đồng Nhượng Quyền Thương Mại Theo Quy Định Của Pháp Luật Cạnh ...
Kiểm Soát Hợp Đồng Nhượng Quyền Thương Mại  Theo Quy Định Của Pháp Luật Cạnh ...Kiểm Soát Hợp Đồng Nhượng Quyền Thương Mại  Theo Quy Định Của Pháp Luật Cạnh ...
Kiểm Soát Hợp Đồng Nhượng Quyền Thương Mại Theo Quy Định Của Pháp Luật Cạnh ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
So sánh pháp luật về trung tâm trọng tài Việt Nam và Singapore.docx
So sánh pháp luật về trung tâm trọng tài Việt Nam và Singapore.docxSo sánh pháp luật về trung tâm trọng tài Việt Nam và Singapore.docx
So sánh pháp luật về trung tâm trọng tài Việt Nam và Singapore.docxlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
PHÁP LUẬT VỀ PHẠT VI PHẠM TRONG HỢP ĐỒNG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI - TẢI FREE ZALO:...
PHÁP LUẬT VỀ PHẠT VI PHẠM TRONG HỢP ĐỒNG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI - TẢI FREE ZALO:...PHÁP LUẬT VỀ PHẠT VI PHẠM TRONG HỢP ĐỒNG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI - TẢI FREE ZALO:...
PHÁP LUẬT VỀ PHẠT VI PHẠM TRONG HỢP ĐỒNG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI - TẢI FREE ZALO:...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
[123doc] - phap-luat-ve-thi-hanh-phan-quyet-cua-trong-tai-thuong-mai-viet-nam...
[123doc] - phap-luat-ve-thi-hanh-phan-quyet-cua-trong-tai-thuong-mai-viet-nam...[123doc] - phap-luat-ve-thi-hanh-phan-quyet-cua-trong-tai-thuong-mai-viet-nam...
[123doc] - phap-luat-ve-thi-hanh-phan-quyet-cua-trong-tai-thuong-mai-viet-nam...huynhminhquan
 
Pháp luật về tố tụng cạnh tranh đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạn...
Pháp luật về tố tụng cạnh tranh đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạn...Pháp luật về tố tụng cạnh tranh đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạn...
Pháp luật về tố tụng cạnh tranh đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
40.-Luận-án-Vi-phạm-hợp-đồng-theo-Công-ước-Viên-1980.pdf
40.-Luận-án-Vi-phạm-hợp-đồng-theo-Công-ước-Viên-1980.pdf40.-Luận-án-Vi-phạm-hợp-đồng-theo-Công-ước-Viên-1980.pdf
40.-Luận-án-Vi-phạm-hợp-đồng-theo-Công-ước-Viên-1980.pdfhuynhminhquan
 

Similar to Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, HOT (20)

Luận văn: Pháp luật về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam, HAYLuận văn: Pháp luật về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết tranh chấp
Luận văn: Biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết tranh chấpLuận văn: Biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết tranh chấp
Luận văn: Biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết tranh chấp
 
Luận văn: Hủy phán quyết trọng tài theo quy định của pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hủy phán quyết trọng tài theo quy định của pháp luật Việt NamLuận văn: Hủy phán quyết trọng tài theo quy định của pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hủy phán quyết trọng tài theo quy định của pháp luật Việt Nam
 
Luận án: Pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
Luận án: Pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranhLuận án: Pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
Luận án: Pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
 
Luận án: Thực hiện pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Việ...
Luận án: Thực hiện pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Việ...Luận án: Thực hiện pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Việ...
Luận án: Thực hiện pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Việ...
 
Pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam - Gửi miễn ph...
Pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam - Gửi miễn ph...Pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam - Gửi miễn ph...
Pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam - Gửi miễn ph...
 
Thực hiện pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam hiệ...
Thực hiện pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam hiệ...Thực hiện pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam hiệ...
Thực hiện pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam hiệ...
 
Pháp luật về thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hoạt động thương mại
Pháp luật về thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hoạt động thương mạiPháp luật về thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hoạt động thương mại
Pháp luật về thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hoạt động thương mại
 
Kiểm Soát Hợp Đồng Nhượng Quyền Thương Mại Theo Quy Định Của Pháp Luật Cạnh ...
Kiểm Soát Hợp Đồng Nhượng Quyền Thương Mại  Theo Quy Định Của Pháp Luật Cạnh ...Kiểm Soát Hợp Đồng Nhượng Quyền Thương Mại  Theo Quy Định Của Pháp Luật Cạnh ...
Kiểm Soát Hợp Đồng Nhượng Quyền Thương Mại Theo Quy Định Của Pháp Luật Cạnh ...
 
So sánh pháp luật về trung tâm trọng tài Việt Nam và Singapore.docx
So sánh pháp luật về trung tâm trọng tài Việt Nam và Singapore.docxSo sánh pháp luật về trung tâm trọng tài Việt Nam và Singapore.docx
So sánh pháp luật về trung tâm trọng tài Việt Nam và Singapore.docx
 
PHÁP LUẬT VỀ PHẠT VI PHẠM TRONG HỢP ĐỒNG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI - TẢI FREE ZALO:...
PHÁP LUẬT VỀ PHẠT VI PHẠM TRONG HỢP ĐỒNG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI - TẢI FREE ZALO:...PHÁP LUẬT VỀ PHẠT VI PHẠM TRONG HỢP ĐỒNG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI - TẢI FREE ZALO:...
PHÁP LUẬT VỀ PHẠT VI PHẠM TRONG HỢP ĐỒNG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI - TẢI FREE ZALO:...
 
[123doc] - phap-luat-ve-thi-hanh-phan-quyet-cua-trong-tai-thuong-mai-viet-nam...
[123doc] - phap-luat-ve-thi-hanh-phan-quyet-cua-trong-tai-thuong-mai-viet-nam...[123doc] - phap-luat-ve-thi-hanh-phan-quyet-cua-trong-tai-thuong-mai-viet-nam...
[123doc] - phap-luat-ve-thi-hanh-phan-quyet-cua-trong-tai-thuong-mai-viet-nam...
 
Biện pháp khẩn cấp trong giải quyết vụ án kinh doanh, thương mại
Biện pháp khẩn cấp trong giải quyết vụ án kinh doanh, thương mạiBiện pháp khẩn cấp trong giải quyết vụ án kinh doanh, thương mại
Biện pháp khẩn cấp trong giải quyết vụ án kinh doanh, thương mại
 
Luận văn: Biện pháp tạm thời trong giải quyết vụ án kinh doanh
Luận văn: Biện pháp tạm thời trong giải quyết vụ án kinh doanhLuận văn: Biện pháp tạm thời trong giải quyết vụ án kinh doanh
Luận văn: Biện pháp tạm thời trong giải quyết vụ án kinh doanh
 
Luận văn: Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực đấu thầu
Luận văn: Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực đấu thầuLuận văn: Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực đấu thầu
Luận văn: Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực đấu thầu
 
Thỏa thuận trọng tài vô hiệu theo pháp luật trọng tài thương mại, 9đ
Thỏa thuận trọng tài vô hiệu theo pháp luật trọng tài thương mại, 9đThỏa thuận trọng tài vô hiệu theo pháp luật trọng tài thương mại, 9đ
Thỏa thuận trọng tài vô hiệu theo pháp luật trọng tài thương mại, 9đ
 
Luận án: Hoàn thiện pháp luật về quảng cáo thương mại, HAY
Luận án: Hoàn thiện pháp luật về quảng cáo thương mại, HAYLuận án: Hoàn thiện pháp luật về quảng cáo thương mại, HAY
Luận án: Hoàn thiện pháp luật về quảng cáo thương mại, HAY
 
Pháp luật về tố tụng cạnh tranh đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạn...
Pháp luật về tố tụng cạnh tranh đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạn...Pháp luật về tố tụng cạnh tranh đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạn...
Pháp luật về tố tụng cạnh tranh đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạn...
 
Luận văn: Cơ chế thi hành quyết định của trọng tài thương mại
Luận văn: Cơ chế thi hành quyết định của trọng tài thương mạiLuận văn: Cơ chế thi hành quyết định của trọng tài thương mại
Luận văn: Cơ chế thi hành quyết định của trọng tài thương mại
 
40.-Luận-án-Vi-phạm-hợp-đồng-theo-Công-ước-Viên-1980.pdf
40.-Luận-án-Vi-phạm-hợp-đồng-theo-Công-ước-Viên-1980.pdf40.-Luận-án-Vi-phạm-hợp-đồng-theo-Công-ước-Viên-1980.pdf
40.-Luận-án-Vi-phạm-hợp-đồng-theo-Công-ước-Viên-1980.pdf
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdfNghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdfThoNguyn989738
 
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docxtiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docxPhimngn
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápHệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháplamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Recently uploaded (20)

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdfNghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
 
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docxtiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
 
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...
 
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLSĐồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
 
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápHệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
 

Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, HOT

  • 1. 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ THU HẰNG THIẾT LẬP PHƢƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG TRỌNG TÀI THƢƠNG MẠI THEO LUẬT TRỌNG TÀI THƢƠNG MẠI 2010 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2014
  • 2. 2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ THU HẰNG THIẾT LẬP PHƢƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG TRỌNG TÀI THƢƠNG MẠI THEO LUẬT TRỌNG TÀI THƢƠNG MẠI 2010 Chuyên ngành : Luật kinh tế Mã số : 60 38 50 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Bá Diến HÀ NỘI - 2014
  • 3. 3 Lêi cam ®oan T«i xin cam ®oan ®©y lµ c«ng tr×nh nghiªn cøu khoa häc cña riªng t«i. C¸c sè liÖu, vÝ dô vµ trÝch dÉn trong luËn v¨n ®¶m b¶o ®é tin cËy, chÝnh x¸c vµ trung thùc. Nh÷ng kÕt luËn khoa häc cña luËn v¨n ch-a tõng ®-îc ai c«ng bè trong bÊt kú c«ng tr×nh nµo kh¸c. T¸c gi¶ luËn v¨n NguyÔn ThÞ Thu H»ng
  • 4. 4 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ MỞ ĐẦU 1 Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHƢƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG TRỌNG TÀI THƢƠNG MẠI 5 1.1. Khái quát về trọng tài thương mại 5 1.1.1. Lược sử hình thành và phát triển của trọng tài thương mại 5 1.1.2. Khái niệm trọng tài 8 1.1.3. Đặc điểm của trọng tài 12 1.1.4. Phân loại trọng tài 15 1.1.5. Thẩm quyền của trọng tài thương mại 20 1.2. Tranh chấp 24 1.2.1. Khái niệm tranh chấp 25 1.2.2. Phân loại tranh chấp 25 1.3. Thiết lập phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại 28 1.3.1. Thiết lập phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại 28 1.3.2. Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại 29 1.4. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại 29
  • 5. 5 1.5. Cơ sở pháp lý của phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài 32 1.5.1. Pháp luật quốc gia 32 1.5.2. Pháp luật quốc tế 33 Chương 2: CƠ CHẾ THIẾT LẬP PHƢƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG TRỌNG TÀI THƢƠNG MẠI THEO LUẬT TRỌNG TÀI THƢƠNG MẠI 2010 35 2.1. Thỏa thuận trọng tài 35 2.1.1. Hình thức của thỏa thuận trọng tài 36 2.1.2. Các tranh chấp có thể giải quyết bằng trọng tài 38 2.1.3. Các bên trong thỏa thuận trọng tài 44 2.1.4. Phạm vi của thỏa thuận trọng tài 45 2.1.5. Nội dung cơ bản của thỏa thuận trọng tài 48 2.1.6. Tính độc lập của thỏa thuận trọng tài 49 2.2. Luật áp dụng với thỏa thuận trọng tài 51 2.3. Hội đồng trọng tài 54 2.4. Tố tụng trọng tài 57 2.4.1. Thời hiệu khởi kiện 57 2.4.2. Khởi kiện 57 2.4.3. Giải quyết tranh chấp 60 2.4.4. Áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời 65 2.4.5. Phán quyết trọng tài 70 Chương 3: THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG TRỌNG TÀI THƢƠNG MẠI HIỆN NAY TẠI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 73 3.1. Thực tiễn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại hiện nay tại Việt Nam 73
  • 6. 6 3.1.1. Đánh giá về tình hình giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại 73 3.1.2. Nguyên nhân số lượng tranh chấp giải quyết tại trọng tài thương mại còn hạn chế 79 3.2. Một số kiến nghị nhằm đảm bảo hiệu quả giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại 83 3.2.1. Những kiến nghị hoàn thiện pháp luật 83 3.2.2. Những kiến nghị đảm bảo thực hiện pháp luật 91 KẾT LUẬN 93 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
  • 7. 7 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT GQTC : Giải quyết tranh chấp TTTM : Trọng tài thương mại
  • 8. 8 DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang 3.1 Số lượng vụ tranh chấp giải quyết bằng TTTM tại Việt Nam (2004 - 2009) 74 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Số hiệu biểu đồ Tên biểu đồ Trang 3.1 Số lượng vụ tranh chấp giải quyết qua các năm tại VIAC (1993 đến 2013) 76 3.2 Bảng loại hình tranh chấp tại VIAC 77 3.3 Chủ thể tranh chấp tại VIAC 78
  • 9. 9 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Để quá trình hội nhập kinh tế này được diễn ra nhanh chóng, thuận lợi, và thành công, Nhà nước cần có những chủ trương, chính sách phù hợp để có thể thúc đẩy mọi hoạt động trong nền kinh tế đặc biệt là các hoạt động trong lĩnh vực kinh tế. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các hoạt động, nhất là các hoạt động kinh tế không tránh khỏi những bất đồng, mâu thuẫn có thể dẫn tới tranh chấp. Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia vào các lĩnh vực trong quá trình phát triển nền kinh tế, cần thiết phải có một phương thức giải quyết tranh chấp (GQTC) công bằng, nhánh chóng và hiệu quả. Đáp ứng yêu cầu này, một trong những phương thức được đánh giá có vai trò quan trọng là GQTC bằng trọng tài thương mại (TTTM). Từ cơ sở pháp lý ban đầu là Nghị định số 116/CP ngày 5/9/1994 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Trọng tài kinh tế, đến Pháp lệnh TTTM số 08/2003/PL-UBTVQH11 ngày 25/02/2003 về TTTM và tiếp đó là Luật Trọng tài thương mại số 54/2010/QH12 ngày 17/6/2010 (Luật TTTM 2010), pháp luật về GQTC bằng TTTM đã có sự phát triển không ngừng. Tuy nhiên, các quan hệ xã hội ngày càng phức tạp nên pháp luật không thể tránh khỏi những bất cập, thiếu sót dẫn đến những vướng mắc phát sinh trong quá trình áp dụng. Chính vì thế, việc nghiên cứu phương thức GQTC bằng TTTM theo Luật TTTM 2010 là rất cần thiết. Thông qua việc nghiên cứu, có thể xác định được những ưu điểm, hạn chế của phương thức GQTC bằng TTTM, đồng thời, xác định được các vướng mắc, bất cập của pháp luật hiện hành về phương thức GQTC bằng TTTM, nhằm khuyến nghị cho các bên tranh chấp và tìm ra các biện pháp, chính sách tháo gỡ có ý nghĩa quan trọng và cấp bách để ngày càng hoàn thiện khung pháp lý về phương thức GQTC bằng TTTM. Vì vậy, Tôi chọn
  • 10. 10 đề tài "Thiết lập phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại theo Luật trọng tài thương mại 2010" làm luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Thực tế, trọng tài không phải là một đề tài mới, vì trong suốt thời gian qua, đã có rất nhiều bài viết, khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ và luận án tiến sĩ làm về lĩnh vực trọng tài. Tuy nhiên, các tác giả chủ yếu tập trung vào một vấn đề nhất định của trọng tài như vấn đề thẩm quyền GQTC của trọng tài, pháp luật GQTC bằng trọng tài, điểm mới của Luật TTTM 2010, thỏa thuận trọng tài, trong đó các tác giả phân tích, so sánh giữa quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam với quy định trước đây, so sánh quy định của pháp luật Việt Nam với quy định của pháp luật một số nước trong khu vực và trên thế giới về vấn đề đó, từ đó, đưa ra các biện pháp, đề xuất nhằm hoàn thiện các vấn đề này trong hệ thống pháp luật Việt Nam về trọng tài. Về phương thức GQTC bằng TTTM, theo tìm hiểu của tác giả, kể từ khi Luật TTTM 2010 ra đời và có hiệu lực, chưa có luận văn thạc sĩ nào nghiên cứu toàn diện về phương thức GQTC bằng TTTM theo Luật TTTM 2010 với tư cách là một phương thức GQTC. Trong phạm vi của luận văn này, tác giả nghiên cứu về phương thức GQTC bằng TTTM theo Luật TTTM 2010, như thẩm quyền của trọng tài, thỏa thuận trọng tài, trình tự, thủ tục GQTC của trọng tài và nghiên cứu pháp luật của một số nước về GQTC bằng trọng tài. Trên cơ sở nội dung nghiên cứu về phương thức GQTC bằng TTTM theo Luật TTTM 2010 và pháp luật của một số nước, luận văn nêu ra một số hạn chế của pháp luật Việt Nam trong việc quy định về phương thức GQTC bằng TTTM và kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về trọng tài. 3. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chung và phương pháp nghiên cứu đặc thù của luật học, gồm:
  • 11. 11 Các phương pháp nghiên cứu chung bao gồm: phương pháp so sánh, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê; Các phương pháp nghiên cứu đặc thù của luật học bao gồm: phương pháp phân tích quy phạm, phương pháp phân tích tình huống, phương pháp so sánh pháp luật, phương pháp xã hội học pháp luật. 4. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận văn: luận văn tập trung nghiên cứu về phương thức GQTC bằng TTTM theo quy định của Luật TTTM 2010. Trong luận văn, ngoài việc nghiên cứu sơ lược về lịch sử hình thành, phát triển của trọng tài, những vấn đề lý luận chung về trọng tài như khái niệm trọng tài, thẩm quyền của trọng tài, các hình thức trọng tài, thủ tục trọng tài, ưu điểm của trọng tài so với các phương thức GQTC khác như hòa giải, thương lượng, tòa án, luận văn còn nghiên cứu quy định của một số nước về GQTC bằng trọng tài để từ đó đối chiếu, so sánh với quy định của pháp luật Việt Nam về phương thức GQTC bằng TTTM. Trên cơ sở những nội dung nghiên cứu, luận văn chỉ ra những điểm chưa hợp lý và kiến nghị một số giải pháp để hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về GQTC bằng TTTM. 5. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn Thứ nhất: Làm rõ vấn đề lý luận chung về phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại. Thứ hai: Đánh giá, làm rõ các điểm hợp lý, tích cực và các điểm vướng mắc, hạn chế trong quy định của pháp luật Việt Nam về phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại. Thứ ba: Đánh giá được thực tiễn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại hiện nay tại Việt Nam và đưa ra một số giải pháp, kiến nghị để hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại.
  • 12. 12 6. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn Cung cấp những nghiên cứu, so sánh, phân tích, đánh giá về phương thức GQTC bằng TTTM theo quy định của Luật TTTM 2010 so với Pháp lệnh TTTM 2003 và quy định trong pháp luật của một số nước. Cung cấp những so sánh, đánh giá về thực trạng GQTC bằng TTTM hiện nay tại Việt Nam và các kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật Việt Nam về phương thức GQTC bằng TTTM. 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn Luận văn phân tích và nêu bật được đặc trưng của phương thức GQTC bằng TTTM, đánh giá và phát hiện những vấn đề nội bật về phương thức GQTC bằng TTTM và chỉ ra các vướng mắc, bất cập của pháp luật hiện hành. Phân tích những ưu điểm, chỉ ra những nhược điểm của phương thức GQTC bằng TTTM theo quy định của pháp luật hiện hành so với quy định trước đây và pháp luật của một số quốc gia khác. Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo, giảng dạy pháp luật về trọng tài cho cán bộ, giảng viên đang công tác trong lĩnh vực pháp luật. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại. Chương 2: Cơ chế thiết lập phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại theo Luật Trọng tài thương mại 2010. Chương 3: Thực tiễn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại hiện nay tại Việt Nam và một số kiến nghị.
  • 13. 13 Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHƢƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG TRỌNG TÀI THƢƠNG MẠI 1.1. KHÁI QUÁT VỀ TRỌNG TÀI THƢƠNG MẠI 1.1.1. Lƣợc sử hình thành và phát triển của trọng tài thƣơng mại Trên thế giới, phương thức GQTC bằng trọng tài ra đời và phát triển rất sớm. Hình thái đầu tiên về trọng tài có thể bắt nguồn từ các quốc gia thành bang cổ Hy Lạp, La Mã. Dần dần, cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa, các nước đã thừa nhận địa vị pháp lý của trọng tài. Trong hệ thống pháp luật của Vương quốc Anh, phương thức GQTC bằng trọng tài được ghi nhận lần đầu tiên trong Luật trọng tài năm 1697. Từ đầu thế kỷ XX, các nước, trong đó có Cộng hòa Pháp và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đã bắt đầu thông qua các Đạo luật trọng tài. Ở Việt Nam, trọng tài lần đầu tiên được ghi nhận trong Nghị định số 20/TTg ngày 14/11/1960 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức trọng tài kinh tế Nhà nước (Nghị định số 20/TTg). Theo Nghị định số 20/TTg, Trọng tài kinh tế cấp Trung ương, khu, thành phố, tỉnh và bộ với chức năng yếu là xử lý các tranh chấp hợp đồng kinh tế. Tiếp đó, Nghị định số 75-CP của Hội đồng Chính Phủ ngày 14/4/1975 ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của trung tâm trọng tài kinh tế Nhà nước (Nghị định số 75-CP); Quyết định số 263-TTg ngày 28/7/1979 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Hội đồng trọng tài kinh tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Quyết định số 263-TTg). Đến Nghị định số 24/HĐBT ngày 10/8/1981 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) (Nghị định số 24/HĐBT), tên gọi của Hội đồng trọng tài kinh tế được thống nhất tên gọi là trọng tài kinh tế, cụ thể,
  • 14. 14 Hội đồng trọng tài kinh tế Nhà nước cấp Trung ương gọi là Trọng tài kinh tế Nhà nước, Hội đồng trọng tài kinh tế cấp Bộ, Tổng cục gọi là Trọng tài kinh tế Bộ, Tổng cục, Hội đồng trọng tài kinh tế cấp tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương gọi là Trọng tài kinh tế tỉnh, thành phố, đặc khu. Ngày 17/4/1984, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Nghị định số 62-HĐBT quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Trọng tài kinh tế bộ, tỉnh và huyện (Nghị định số 62-HĐBT). Theo đó có thêm một cấp trọng tài kinh tế nữa đó là trọng tài kinh tế huyện. Đến ngày 10/01/1990, Hội đồng Nhà nước (nay là Ủy ban Thường vụ Quốc hội) đã ban hành Pháp lệnh trọng tài kinh tế. Theo Pháp lệnh, trọng tài kinh tế là cơ quan GQTC hợp đồng kinh tế, xử lý vi phạm pháp luật hợp đồng kinh tế và thực hiện quản lý nhà nước về chế độ hợp đồng kinh tế theo quy định của pháp luật. Về tổ chức, trọng tài kinh tế gồm có: trọng tài kinh tế Nhà nước, trọng tài kinh tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương, trọng tài kinh tế huyện, quận và cấp tương đương. Như vậy, theo Pháp lệnh trọng tài kinh tế, trọng tài kinh tế cấp Bộ, Tổng cục đã không còn tồn tại. Có thể thấy, với Nghị định số 20/TTg, trọng tài kinh tế chỉ là cơ quan nhà nước có chức năng chủ yếu là xử lý các vi phạm hợp đồng kinh tế, đến Nghị định số 75-CP, Nghị định số 62/HĐBT, và Pháp lệnh trọng tài kinh tế, trọng tài đã phát triển thêm chức năng là thực hiện quản lý nhà nước về chế độ hợp đồng kinh tế. Cùng với sự phát triển của hoạt động kinh tế nói chung, hợp đồng kinh tế nói riêng, trọng tài kinh tế cũng có những bước phát triển nhất định và ngày càng mở rộng, được các bên tranh chấp biết đến nhiều hơn. Khi đất nước bắt đầu bước thực hiện phương thức kinh tế mới, sự tồn tại của trọng tài kinh tế với chức năng là một cơ quan có chức năng quản lý nhà nước không còn phù hợp. Sự phát triển của nền kinh tế, dẫn đến các tranh chấp phát sinh ngày càng đa dạng và phức tạp, với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, nhiều lĩnh vực khác nhau. Vì vậy, phương thức GQTC
  • 15. 15 cũng yêu cầu phải đổi mới để phù hợp với sự thay đổi của các tranh chấp. Trước yêu cầu này, từ ngày 28/12/1993, với Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, thì Tòa kinh tế chuyên trách được hình thành trong hệ thống Tòa án nhân dân để giải quyết các tranh chấp kinh tế. Đồng thời, hệ thống trọng tài kinh tế được giải thể. Trước những đòi hỏi khách quan về đa dạng hóa các hình thức và phương thức GQTC trong kinh doanh phù hợp với đặc điểm của phương thức thị trường, cũng như góp phần đẩy nhanh quá trình hội nhập quốc tế, ngày 05/09/1994, Chính phủ đa ban hành Nghị định số 116-CP về tổ chức và hoạt động của các trung tâm trọng tài kinh tế (Nghị định số 116-CP). Theo các quy định của Nghị định này, Trọng tài kinh tế thực sự được xác định là một tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tức là tổ chức phi chính phủ có thẩm quyền giải quyết một số tranh chấp theo quy định, hoàn toàn tách rời với chức năng quản lý nhà nước như trước đây. Sau gần 10 năm thực hiện Nghị định 116-CP, đã có 6 trung tâm trọng tài được thành lập với hơn 130 trọng tài viên. Tuy nhiên, đánh giá một cách khách quan và khái quát thì trọng tài chưa thể hiện được vai trò của mình với chức năng là một cơ quan tài phán có vai trò hỗ trợ đắc lực cho Tòa án trong việc GQTC. Nhằm khắc phục những hạn chế, tăng cường hiệu quả và năng lực của các trung tâm trọng tài và đội ngũ Trọng tài viên, ngày 25/02/2003, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh Trọng tài số 08/2003/PL-UBTVQH (Pháp lệnh TTTM 2003) và ngày 15/01/2004, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 25/2004/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh TTTM 2003. Có thể nói, Pháp lệnh TTTM 2003 đã mở rộng một cách đáng kể thẩm quyền cho trọng tài ở nước ta so với thẩm quyền của trọng tài theo Nghị định số 116-CP; quy định đầy đủ, rõ ràng về thỏa thuận trọng tài, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc trở thành trọng tài viên; ghi nhận hình thức trọng tài mới là trọng tài vụ việc; mở rộng thẩm quyền chọn trọng tài viên cho các bên tranh chấp; ghi nhận mối quan hệ chặt chẽ giữa trọng tài với tòa án; nâng cao vị thế của trọng tài bằng việc ghi nhận
  • 16. 16 tính được cưỡng chế thi hành của các phán quyết trọng tài; quy định nhiều phương thức mới để đảm bảo cho việc thành lập các trung tâm trọng tài được chặt chẽ hơn, từ đó mà nâng cao chất lượng và uy tín của trung tâm trọng tài. Những quy định mới của Pháp lệnh TTTM 2003 thương mại đã tạo ra khả năng vô cùng to lớn cho sự phát triển của TTTM ở nước ta, giúp giải quyết nhanh chóng các tranh chấp thương mại, giảm bớt gánh nặng của cơ quan Tòa án… Đồng thời, cùng với các quy định pháp luật khác, pháp luật về trọng tài đã góp phần tạo nên một hệ thống pháp luật trong sạch, vững mạnh, phục vụ yêu cầu quản lý xã hội bằng pháp luật của Nhà nước. Như vậy, có thể nhận thấy tại Việt Nam trọng tài đã xuất hiện từ thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa vào những năm đầu của thập kỷ 60 của thế kỷ XX dưới tên gọi là trọng tài kinh tế. Trọng tài kinh tế khi đó có những đặc trưng phản ánh sự vận hành của phương thức kinh tế kế hoạch hóa, vừa mang chức năng quản lý và chức năng GQTC; do đó, trọng tài kinh tế ở Việt Nam thời đó không phải là tổ chức trọng tài theo đúng nghĩa. Chính sách đổi mới đã dẫn đến sự phát triển kinh tế thị trường, xây dựng nhà nước pháp quyền dẫn tới sự chấm dứt tồn tại của một số định chế đặc trưng cho kế hoạch hóa, trong đó có hợp đồng kinh tế và trọng tài kinh tế. Sự phát triển của kinh tế thị trường đã dẫn đến nhu cầu thành lập các trung tâm trọng tài phi chính phủ ở Việt Nam. 1.1.2. Khái niệm trọng tài Trên phương diện quốc tế cũng như quốc gia, khi đề cập tới trọng tài, có rất nhiều cách tiếp cận cũng như quan điểm khác nhau, do đó, dẫn đến khái niệm về trọng tài cũng khác nhau. Sự khác nhau này diễn ra trên phạm vi thế giới, thể hiện ở sự không giống nhau trong quy định pháp luật về trọng tài của các quốc gia, và trong phạm vi một quốc gia, thể hiện ở sự không thống nhất trong quan điểm về trọng tài của các chuyên gia pháp lý, các nhà nghiên cứu, hay các quy định pháp luật về trọng tài của quốc gia đó trong từng thời kỳ.
  • 17. 17 Với cách tiếp cận trọng tài như một phương thức GQTC độc lập so với các phương thức khác như thương lượng, hòa giải, tòa án, có một số quan điểm cơ bản về trọng tài như sau: Trong Đại từ điển Kinh tế thị trường, trọng tài được định nghĩa: "Trọng tài là phương thức giải quyết hòa bình các vụ tranh chấp. Là chỉ đôi bên đương sự tự nguyện đem những sự việc, những vấn đề tranh chấp cho người thứ ba có tư cách công bằng chính trực xét xử, lời phán quyết do người này đưa ra có hiệu lực ràng buộc với cả hai bên" [15]. Theo định nghĩa này, trọng tài được hiểu là một phương thức GQTC, trong đó các bên cùng tự nguyện, thống nhất đệ trình tranh chấp tới trọng tài để giải quyết. Tranh chấp sẽ được xét xử bởi một trọng tài viên theo quan điểm của các bên là có tư cách chính trực và phán quyết của trọng tài viên sẽ ràng buộc đối với các bên. Từ điển Luật của Oxford, định nghĩa trọng tài là: "Trọng tài có nghĩa là phán quyết về vụ tranh chấp được quyết định bởi một hoặc các bên thứ ba độc lập (các trọng tài viên) mà không phải là tòa án" [61]. Theo định nghĩa này, số lượng trọng tài viên tham gia giải quyết vụ tranh chấp có thể là một hoặc nhiều theo lựa chọn của các bên tranh chấp. Quan điểm về hội đồng trọng tài giải quyết tranh chấp trong Từ điển Luật của Oxford là mở hơn so với Đại từ điển Kinh tế thị trường. Tuy nhiên, với định nghĩa này về trọng tài, chưa có sự phân biệt rõ ràng giữa phương thức GQTC bằng trọng tài với các phương thức GQTC không mang tính tài phán như thương lượng, hòa giải. Theo Okezie ChukWumerije thì: "Trọng tài là một cơ chế giải quyết tranh chấp giữa các bên với nhau, được thể hiện thông qua một cá nhân do các bên lựa chọn hoặc bởi việc dựa trên những thủ tục hay những tổ chức nhất định được lựa chọn bởi chính các bên" [19]. Theo quan điểm này, trọng tài là một cơ chế GQTC, trong đó các bên tranh chấp có toàn quyền lựa chọn trung tâm trọng tài hoặc trọng tài viên cũng như thủ tục tố tụng trọng tài. Cùng cách tiếp cận với Okezie ChukWumerije, James và Nicolas cho rằng: "Trọng tài được coi như là một tiến trình tư được mở ra theo sự thỏa
  • 18. 18 thuận của các bên nhằm giải quyết một tranh chấp đang tồn tại hoặc có thể sẽ phát sinh bởi một hội đồng trọng tài gồm một hoặc nhiều trọng tài viên" [19]. Với quan điểm này, hội đồng trọng tài giải quyết vụ tranh chấp sẽ do các bên lựa chọn và trình tự, thủ tục tố tụng trọng tài cũng do các bên thỏa thuận. Trong khi đó, Hiệp hội Trọng tài Hoa Kỳ có quan điểm: "Trọng tài là cách thức giải quyết tranh chấp bằng cách đệ trình vụ tranh chấp cho một hoặc một số người khách quan xem xét giải quyết và họ sẽ đưa ra quyết định cuối cùng, có giá trị bắt buộc các bên tranh chấp phải thi hành" [15]. Theo quan điểm này, các bên cùng thống nhất đệ trình vụ tranh chấp tới một bên thứ ba có thể là một cá nhân hoặc một nhóm cá nhân để được giải quyết và quyết định của bên thứ ba này sẽ là quyết định cuối cùng và có tính thi hành. Điểm a, Khoản 2, Luật Mẫu của UNCITRAL 1985 quy định: "Trọng tài nghĩa là mọi hình thức trọng tài có hoặc không có sự giám sát của một tổ chức trọng tài thường trực" [38]. Trong khi đó, quan điểm của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) về trọng tài được thể hiện cụ thể như sau: Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp theo đó các bên tranh chấp đưa tranh chấp của mình ra một bên trung gian thứ ba (trọng tài viên hoặc hội đồng trọng tài) và bên trung gian này sẽ xem xét các tài liệu và lập luận của các bên sau đó sẽ đưa ra quyết định về tranh chấp của các bên [38]. Như vậy, theo các quan điểm nêu trên, trọng tài tồn tại song song với các phương thức GQTC khác mang tính tài phán như tòa án và không mang tính tài phán như thương lượng, hòa giải. Theo đó, trọng tài được nhìn nhận là một phương thức GQTC trong đó, các bên tranh chấp cùng tự nguyện thỏa thuận và thống nhất với nhau để trao quyền GQTC phát sinh giữa các bên cho bên thứ ba (một cá nhân hoặc một hội đồng) độc lập và chấp nhận sự ràng buộc quyết định của bên thứ ba do các bên lựa chọn.
  • 19. 19 Ở Việt Nam, trọng tài cũng được tiếp cận với tư cách là một phương thức GQTC, với một số quan điểm, quy định cơ bản như sau: Theo tác giả Nông Quốc Bình: "Trọng tài thương mại là một phương pháp giải quyết tranh chấp, mà trong đó các bên tranh chấp thỏa thuận hoặc lập ra, hoặc chỉ định ra một bên thứ ba và giao cho bên thứ ba đó quyền được phán xét tranh chấp của họ, phán xét này buộc các bên tranh chấp phải thực hiện" [Dẫn theo 20]. Theo quan điểm này, trọng tài là phương thức GQTC, trong đó các bên có quyền trong việc thỏa thuận hoặc thiết lập trình tự, thủ tục tố tụng trọng tài, quyết định hội đồng trọng tài giải quyết tranh chấp và phán quyết của hội đồng này là quyết định cuối cùng và các bên phải thực hiện. Theo Khoản 1, Điều 2 Pháp lệnh TTTM 2003: "Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại, được các bên thỏa thuận và được tiến hành theo trình tự, thủ tục tố tụng do pháp luật này giải quyết" [52]. Đến Luật TTTM 2010, Khoản 1, Điều 3 quy định: "Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo các quy định của luật này" [35]. Như vậy, mặc dù kế thừa quy định của Pháp lệnh TTTM 2003, nhưng định nghĩa về trọng tài của Luật TTTM 2010 có một số điều chỉnh. Cụ thể, Luật TTTM 2010 sử dụng thuật ngữ "trọng tài thương mại" thay vì "trọng tài" như Pháp lệnh TTTM 2003. Tuy nhiên, phạm vi tranh chấp đề cập trong Khoản 1, Điều 2 của Pháp lệnh TTTM chỉ là tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại, nhưng theo Luật TTTM 2010 quy định chung là "tranh chấp", nghĩa là phạm vi tranh chấp các bên được thỏa thuận, đệ trình tới trọng tài để giải quyết là rộng hơn. Qua việc phân tích một số quan điểm, quy định về trọng tài như trên, tác giả cũng có quan điểm tiếp cận trọng tài như một phương thức GQTC độc lập với các phương thức khác như thương lượng, hòa giải, tòa án. Tuy nhiên, trọng tài là phương thức GQTC được bắt đầu bằng sự thỏa thuận của các bên
  • 20. 20 tranh chấp, theo đó, tranh chấp được các bên thống nhất đệ trình tới một hội đồng trọng tài, có thể gồm một hoặc nhiều trọng tài viên tùy thuộc vào lựa chọn và quyết định của các bên, theo một trình tự, thủ tục tố tụng trọng tài nhất định. Phán quyết của hội động trọng tài này là phán quyết cuối cùng và có tính cưỡng chế thi hành đối với các bên. 1.1.3. Đặc điểm của trọng tài Trọng tài có một số đặc trưng cơ bản như sau: Một là, trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp đảm bảo tối đa quyền tự chủ của các bên. Trọng tài được hình thành trên cơ sở tự nguyện, thỏa thuận, thống nhất của các bên tranh chấp. Nếu các bên không có thỏa thuận rõ ràng về việc tranh chấp đang hoặc sẽ phát sinh được giải quyết bởi trọng tài, thì trọng tài sẽ không có thẩm quyền để giải quyết vụ tranh chấp. Trong phương thức GQTC bằng trọng tài, các bên có quyền thỏa thuận, lựa chọn các vấn đề liên quan như trung tâm trọng tài có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, số lượng trọng tài viên của hội đồng trọng tài, trình tự, thủ tục tố tụng trọng tài, luật áp dụng mà không bị hạn chế bởi địa chỉ trụ sở chính, địa chỉ thường trú của một trong các bên hay thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo cấp của tòa án. Đây là đặc trưng cơ bản thể hiện sự khác biệt của trọng tài so với phương thức GQTC bằng tòa án. Thẩm quyền của tòa án là thẩm quyền đương nhiên và tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp được xác định theo các quy định của pháp luật. Ngoài ra, với tòa án, các cơ quan tiến hành tố tụng và các bên đương sự, người liên quan sẽ bị ràng buộc bởi các quy tắc tố tụng luật định, các bên tham gia tranh chấp không thể tự do thỏa thuận hay lựa chọn tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp, hội đồng xét xử, luật áp dụng, hay địa điểm xét xử. Theo quan điểm của tác giả, đây là một ưu điểm của phương thức GQTC bằng trọng tài so với tòa án. Hai là, trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp có thủ tục giải quyết đơn giản, thuận tiện cho các bên làm cho việc giải quyết tranh chấp
  • 21. 21 được nhanh gọn. Trên thực tế, đối với các bên tranh chấp đặc biệt là các chủ thể kinh doanh như các công ty, doanh nghiệp, thời gian, cơ hội là một trong các yếu tố đặc biệt quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Nếu việc GQTC bị kéo dài nhiều tháng hoặc nhiều năm hay trì hoãn chắc chắn sẽ ảnh hưởng không tốt tới hoạt động kinh doanh bình thường, thậm chí là lỡ mất cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp. S.Lazarus Et al cho rằng: "Trong suốt thời gian dài trong quá khứ cũng như hiện nay, trọng tài được coi như một phương thức giải quyết tranh chấp có tốc độ" [Dẫn theo 20]. Thực tế, quá trình tố tụng trọng tài từ giai đoạn khởi kiện cho đến khi có phán quyết trọng tài có thể diễn ra trong thời gian rất ngắn tùy theo thỏa thuận và yêu cầu của các bên tranh chấp. Điều này sẽ khó thực hiện được nếu tranh chấp được giải quyết bằng con đường tòa án. Với tòa án, các bên sẽ phải tuân thủ theo đúng quy trình, trình tự tố tụng luật định, từ việc nộp đơn khởi kiện, xác định luật áp dụng, cung cấp bằng chứng, chứng cứ, hòa giải, xét xử, đó là chưa kể đến việc bản án của tòa án có thể bị kháng cáo, kháng nghị để xem xét, xét xử lại theo các thủ tục phúc đáp, tái thẩm, giám đốc thẩm. Thời gian giải quyết ngắn, thủ tục, trình tự nhanh gọn cũng là một lợi thế của phương thức GQTC bằng trọng tài so với tòa án. Ba là, trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp đảm bảo tính bí mật của các bên tham gia tranh chấp. Với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của các đối thủ kinh doanh, việc đảm bảo bí mật kinh doanh của từng doanh nghiệp đã trở thành một trong những nguyên tắc sống còn, nhất là các bí mật liên quan đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ như bí mật kinh doanh, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, lĩnh vực bảo mật thông tin, hay các bí mật thuộc về tài chính, đầu tư, huy động vốn, hoặc nhân sự cấp cao của doanh nghiệp. Trọng tài được thành lập để giải quyết tranh chấp theo thỏa thuận, yêu cầu của các bên. Theo đó, các bên có quyền thỏa thuận, lựa chọn trọng tài viên hoặc hội đồng trọng tài, lựa chọn trình tự, thủ tục tố tụng trọng tài cũng như nguyên tắc xét xử của trọng tài. Nguyên tắc xét xử kín của trọng tài là một trong những
  • 22. 22 nguyên tắc hấp dẫn các bên tranh chấp. Nguyên tắc này đối lập với nguyên tắc xét xử công khai của tòa án. Việc xét xử công khai sẽ không tránh khỏi sự theo dõi, quan tâm, đánh giá bình luận của các đối thủ kinh doanh khác, của người tiêu dùng cũng như các tổ chức, cá nhân khác. Thực tế, nếu giải quyết tranh chấp bằng tòa án, trong suốt quá trình xét xử, tính bảo mật của các bên tham gia tranh chấp sẽ khó thực hiện được. Bốn là, trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp có tính chuyên nghiệp. Các trung tâm trọng tài được thành lập lâu đời, có trụ sở, có quy trình thủ tục tố tụng đơn giản, hiệu quả cùng đội ngũ trọng tài viên là các chuyên gia nghiên cứu pháp lý, các luật sư am hiểu sâu sắc về chuyên môn nghiệp vụ của từng lĩnh vực cụ thể cùng kinh nghiệm giải quyết tranh chấp là những yếu tố thể hiện đặc trưng này. Trong phương thức GQTC bằng trọng tài, Các bên hoàn toàn có thể tự lựa chọn cho mình một hoặc các trọng tài viên theo tiêu chuẩn, điều kiện của bên đó trên cơ sở các thông tin, tham chiếu về trọng tài viên tại các trung tâm trọng tài. Đối với từng lĩnh vực tranh chấp, các bên sẽ lựa chọn trọng tài viên theo từng tiêu chí, điều kiện cụ thể. Trong khi đó, với tòa án, các bên sẽ không được lựa chọn thẩm phán. Thông thường một thẩm phán sẽ phụ trách một hoặc một số lĩnh vực nhất định, nhưng không phải tất cả các thẩm phán đều am hiểu sâu sắc về chuyên môn của lĩnh vực tranh chấp đó cũng như kinh nghiệm thực tế xét xử tranh chấp. Yếu tố chuyên nghiệp của trọng tài là một trong những lý do thể hiện các phán quyết của trọng tài thường chính xác và mang tính khách quan hơn so với các bản án, quyết định của tòa án. Đây cũng là một lợi thế của trọng tài so với tòa án. Năm là, trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp mang tính chất tài phán. Các phán quyết của trọng tài có giá trị bắt buộc đối với các bên; trường hợp các bên không tự nguyện thi hành phán quyết trọng tài thì sẽ bị cưỡng chế thi hành. Đây chính là điểm khác biệt của trọng tài so với phương thức thương lượng hay hòa giải. Đối với các phương thức thương lượng hay hòa giải, các bên tranh chấp tự bàn bạc, thỏa thuận hoặc nhờ bên thứ ba để
  • 23. 23 cùng giải quyết và thống nhất cách giải quyết, tuy nhiên, quyết định cuối cùng không mang tính bắt buộc, thi hành đối với các bên. Việc thi hành kết quả thương lượng, hòa giải hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện, thiện chí, hợp tác của các bên mà không có cơ chế cưỡng chế thi hành. Sáu là, các phán quyết trọng tài mang tính chung thẩm. Về nguyên tắc, phán quyết trọng tài là chung thẩm và bắt buộc các bên tham gia tranh chấp phải thi hành. Các phán quyết của trọng tài sẽ được thi hành với sự hỗ trợ của nhà nước, trừ trường hợp phán quyết trọng tài bị hủy do vi phạm thủ tục về tố tụng về trọng tài. Tòa án chỉ xem xét phán quyết trọng tài khi có vi phạm về thủ tục tố tụng, tức là không xét lại nội dung trong phán quyết trọng tài. Trong khi đó, các bản án của tòa án thường rất hay bị kháng cáo, kháng bị xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm hay tái thẩm, thậm chí là xét xử lại từ đầu. Nội dung các bản án của tòa án qua các thủ tục tố tụng khác nhau rất có thể là khác nhau. Bẩy là, sự công nhận quốc tế. Phán quyết của tòa án thường khó đạt được sự công nhận quốc tế. Phán quyết của tòa án được công nhận tại một nước khác thường thông qua hiệp định song phương hoặc theo các quy tắc rất nghiêm ngặt. Trong khi đó, quyết định trọng tài đạt được sự công nhận quốc tế thông qua rất nhiều công ước quốc tế và đặc biệt là Công ước New York năm 1958 về Công nhận và thi hành Quyết định trọng tài nước ngoài. Hiện, có khoảng 120 quốc gia đã tham gia Công ước New York. 1.1.4. Phân loại trọng tài Theo pháp luật ở hầu hết các nước trên thế giới cũng như pháp luật Việt Nam, trọng tài tồn tại dưới hai hình thức: trọng tài vụ việc (trọng tài ad- hoc) và trọng tài thường trực (trọng tài quy chế).  Trọng tài vụ việc (trọng tài ad-hoc) Trọng tài vụ việc là một phương thức trọng tài được quản lý theo những quy tắc trọng tài do chính các bên tham gia trọng tài xây dựng nên [20]. Như
  • 24. 24 vậy, trọng tài vụ việc là phương thức trọng tài trong đó các bên tham gia tranh chấp cùng tự nguyện thỏa thuận thành lập để GQTC giữa các bên. Sau khi tranh chấp được giải quyết, trọng tài vụ việc chấm dứt tồn tại. Ngoài ra, theo hình thức này, các bên sẽ có quyền chủ động để lựa chọn quy tắc tố tụng trọng tài, mà không bị hạn chế hay buộc yêu cầu tuân theo một quy tắc tố tụng trọng tài cụ thể của các trung tâm trọng tài; có quyền chủ động thỏa thuận về cách thức lựa chọn, bổ nhiệm trọng tài viên. Trọng tài vụ việc là hình thức trọng tài xuất hiện sớm và được sử dụng rộng rãi ở các nước trên thế giới. Pháp luật về trọng tài của rất nhiều quốc gia như Thụy Điển, Nhật Bản, Singapore đều tồn tại hình thức trọng tài ad-hoc. Trọng tài vụ việc có một số đặc trưng sau: thứ nhất, trọng tài ad-hoc chỉ được thành lập khi phát sinh tranh chấp và tự giải tán khi hoàn thành việc GQTC; tính vụ việc của hình thức này thể hiện bằng việc trọng tài chỉ được thành lập theo thỏa thuận của các bên tranh chấp cho mục đích GQTC cụ thể giữa các bên. Thứ hai, trọng tài vụ việc không có trụ sở thường trực, không có cơ cấu tổ chức, bộ máy điều hành, không có điều lệ hoạt động, quy tắc tố tụng và không có danh sách trọng tài viên. So với trọng tài thường trực, trọng tài vụ việc có một số ưu điểm cơ bản như: có thể đáp ứng được yêu cầu của các bên thông qua việc GQTC một cách nhanh chóng và ít tốn kém. Căn cứ vào thực tế và tính chất của tranh chấp, các bên sẽ xem xét, cân nhắc và lựa chọn quy tắc tố tụng cho phù hợp. các bên có thể thỏa thuận để rút gọn thủ tục tố tụng, giảm bớt chi phí, tiết kiệm thời gian. Ngoài ra, với trọng tài vụ việc, các bên hoàn toàn có thể thỏa thuận để lựa chọn trọng tài viên của bất kỳ trung tâm trọng tài viên nào mà các bên đánh giá là phù hợp và đáp ứng được nhu cầu của các bên tranh chấp. Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, so với trọng tài thường trực, trọng tài vụ việc cũng bộc lộ một số hạn chế xuất phát từ chính đặc trưng của trọng tài vụ việc, cụ thể: trọng tài vụ việc không bắt buộc các bên tham gia tranh
  • 25. 25 chấp phải tuân thủ theo một quy tắc tố tụng trọng tài cụ thể. Do đó, khi phát sinh các vấn đề trong quá trình giải quyết như chỉ định trọng tài viên, thay đổi trọng tài viên, xác định thẩm quyền của trọng tài viên mà các bên không thống nhất hoặc thỏa thuận được để giải quyết thì sẽ không có quy tắc tố tụng trọng tài để áp dụng. Trong trường hợp này, các bên sẽ phải nhờ đến sự can thiệp của tòa án các nước. Như vậy, sẽ gây mất thời gian cho các bên và việc can thiệp của tòa án vào quá trình giải quyết vụ việc là điều các bên không mong muốn khi lựa chọn phương thức trọng tài. Đối với trọng tài vụ việc, sẽ không có biểu phí trọng tài cụ thể như trọng tài thường trực, do đó, các bên sẽ phải thỏa thuận về cách tính phí trọng tài là phí trọn gói, hay phí theo giờ, hay phí theo kết quả cuối cùng của vụ tranh chấp. Việc thỏa thuận tính phí trọng tài theo giờ hay theo kết quả cuối cùng của vụ tranh chấp có thể sẽ làm thay đổi mức phí mà các bên tranh chấp dự kiến, cũng có thể ảnh hưởng tới chất lượng xét xử của trọng tài vì thời gian xét xử sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới thù lao của trọng tài. Ngoài ra, trọng tài vụ việc không có cơ quan hỗ trợ, giám sát quá trình tố tụng cũng như quá trình xét xử của trọng tài viên, do đó, quyết định cuối cùng giải quyết vụ tranh chấp hoàn toàn phụ thuộc vào trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp của trọng tài viên. Điều này rất dễ xảy ra việc vi phạm trong quá trình tố tụng trọng tài. Khi đó, tòa án có thể sẽ xem xét tính hiệu lực của phán quyết của trọng tài và sẽ tuyên vô hiệu nếu việc xét xử vi phạm thủ tục tố tụng mà các bên đã lựa chọn. Để khắc phục các hạn chế của trọng tài vụ việc, các bên tham gia giao dịch khi đàm phán nội dung về trọng tài nên thống nhất một quy tắc tố tụng trọng tài cụ thể của một tổ chức trọng tài uy tín, ví dụ như UNCITRAL, và có thể quy định luôn cơ quan có thẩm quyền chỉ định trọng tài. Các bên có thể tham khảo và sử dụng Điều khoản mẫu về trọng tài vụ việc của UNCITRAL như sau: Bất kỳ tranh chấp, mâu thuẫn hoặc khiếu nại phát sinh từ, hoặc liên quan đến hợp đồng này, hoặc sự vi phạm, chấm dứt hoặc
  • 26. 26 vô hiệu của hợp đồng, sẽ được giải quyết bởi trọng tài theo Quy tắc tố tụng trọng tài hiện hành đang có hiệu lực của UNCITRAL. Lưu ý - Các bên có thể thỏa thuận để bổ sung các nội dung sau: (a) Cơ quan có thẩm quyền chỉ định là…(tên của tổ chức hoặc cá nhân); (b) Số lượng trọng tài viên sẽ là... (một hoặc ba); (c) Địa điểm tố tụng trọng tài sẽ là … (thành phố hoặc quốc gia); (d) Ngôn ngữ/các ngôn ngữ được sử dụng trong quá trình tố tụng trọng tài sẽ là… [38].  Trọng tài thường trực (trọng tài quy chế) Ở các nước trên thế giới, trọng tài thường trực thường được tổ chức bằng hình thức đa dạng như trung tâm trọng tài, hiệp hội trọng tài, hội đồng, các viện trọng tài, trong đó trung tâm trọng tài vẫn là chủ yếu và phổ biến hơn cả. Cụ thể, các nước tổ chức trọng tài thường trực dưới hình thức trung tâm trọng tài như: Singapore: Trung tâm Trọng tài Quốc tế Singapore (SIAC); Trung tâm Trọng tài Kuala Lumpur; Trung tâm Trọng tài Quốc tế Hồng Kông (HKIAC); Trung tâm Trọng tài Quốc tế Australia (AIC); dưới hình thức hiệp hội trọng tài có Hiệp hội Trọng tài Hoa Kỳ (AAA); Hiệp hội Trọng tài Thương mại Nhật Bản (JCAA); dưới hình thức hội đồng có Hội đồng Trọng tài Kinh tế Quốc tế và Ngoại thương Trung Quốc (CIETAC); dưới hình thức viện trọng tài có Viện Trọng tài Stockhomm - Thụy Điển. Về bản chất, trọng tài ở các nước trên thế giới chủ yếu tồn tại là trọng tài phi chính phủ (thường là tổ chức xã hội nghề nghiệp), không phải là một cơ quan trong bộ máy nhà nước. Ví dụ: ở Thụy Điển, các tổ chức trọng tài là do các phòng thương mại thành lập; ở Nhật Bản các hiệp hội trọng tài là các tổ chức xã hội và hiện nay, tố tụng trọng tài không còn là một phần của Bộ luật tố tụng dân sự mà được điều chỉnh bởi luật về thủ tục thông báo công
  • 27. 27 khai và thủ tục trọng tài. Tuy nhiên, trên thực tế cũng có một số ngoại lệ như tại Trung Quốc, CIETAC được thành lập với sự bảo trợ của Ủy ban khuyến khích ngoại thương Trung Quốc và các ủy ban trọng tài hợp đồng kinh tế là những cơ quan nhà nước thuộc cục quản lý hành chính công thương các cấp. So với trọng tài vụ việc, trọng tài thường trực có khá nhiều ưu điểm: trước hết, mỗi tổ chức trọng tài thường trực đều có bộ quy tắc tố tụng trọng tài riêng. Do đó, trong suốt quá trình tiến hành tố tụng, nếu phát sinh các vấn đề như chỉ định trọng tài viên, thành lập Hội đồng trọng tài, sự có mặt của các bên tham gia tranh chấp, thì sẽ áp dụng quy tắc tố tụng trọng tài để giải quyết mà không mất thời gian hay phải nhờ đến sự can thiệp của tòa án như trọng tài vụ việc. Trong Điều 8.2 của quy tắc tố tụng của SIAC thể hiện rõ điều này: "nếu một bên không chỉ định một trọng tài viên trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày nhận được chỉ định trọng tài viên của bên kia hoặc một cách thức khác theo thỏa thuận của các bên, Chủ tịch trọng tài sẽ thay mặt bên đó chỉ định trọng tài viên" [65]. Thứ hai, các trung tâm trọng tài đều có danh sách trọng tài viên và có đội ngũ nhân viên hành chính, tổng hợp hỗ trợ các công việc liên quan trong quá trình tố tụng. Điều này sẽ giúp các bên tranh chấp tiết kiệm thời gian cũng như hạn chế việc vi phạm thủ tục tố tụng trong quá trình xét xử của trọng tài. Tuy nhiên, bên cạnh đó, trọng tài thường trực cũng tồn tại một số hạn chế như phí trọng tài thường đắt hơn trọng tài vụ việc, thủ tục trọng tài đôi khi còn mất khá nhiều thời gian chưa đáp ứng được yêu cầu của các bên tranh chấp. Ở Việt Nam, theo Luật TTTM 2010, trọng tài thường trực được tổ chức bằng hình thức trung tâm trọng tài. Trung tâm trọng tài là tổ chức phi chính phủ, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có tài khoản riêng và có trụ sở giao dịch ổn định. Hiện nay, ở Việt Nam có 7 trung tâm trọng tài, gồm: Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) được thành lập theo Quyết định số 204/TTg,
  • 28. 28 trên cơ sở hợp nhất hai Hội đồng Trọng tài là Hội đồng Trọng tài Hàng hải và Hội đồng Trọng tài Ngoại thương; Trung tâm Trọng tài Thương mại Á Châu (ACIAC), Trung tâm Trọng tài Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh (HCMCAC), Trung tâm Trọng tài Thương mại Cần Thơ (CCAC), Trung tâm Trọng tài Quốc tế Châu Á Thái Bình Dương (PIAC), Trung tâm Trọng tài Thương mại Tài chính Ngân hàng (VIFIBAR), Trung tâm Trọng tài Thương mại Tài chính (FCCA) [4]. 1.1.5. Thẩm quyền của trọng tài thƣơng mại Trọng tài là một cơ quan tài phán, do đó, việc xác định thẩm quyền của trọng tài là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu. Thẩm quyền của trọng tài xuất phát từ thỏa thuận của các bên tham gia tranh chấp. Không có thỏa thuận trọng tài thì thẩm quyền của trọng tài sẽ không xuất hiện. Theo tác giả Alan Redfern và Martin Hunter thì đây được coi là hòn đá tảng của trọng tài. Khi tồn tại một thỏa thuận trọng tài giữa các bên tranh chấp và thỏa thuận trọng tài này có hiệu lực, thì tòa án của quốc gia đó sẽ không có thẩm quyền GQTC. Về vấn đề này, theo Điều II Công ước New York 1958: Tòa án của một quốc gia thành viên khi nhận được một đơn kiện về một vấn đề mà đối với vấn đề đó các bên đã có thỏa thuận theo nội dung của điều này, sẽ theo yêu cầu của một bên, đưa các bên tới trọng tài, trừ khi tòa án thấy rằng thỏa thuận trọng tài này không có hiệu lực, không có hiệu quả hoặc không thể thực hiện được [38]. Điều 8.1 Luật Mẫu của UNCITRAL 1985 quy định: Tòa án khi nhận được đơn kiện về một vấn đề tranh chấp thuộc đối tượng của một thỏa thuận trọng tài, sẽ đưa các bên tới trọng tài nếu một bên yêu cầu như vậy vào thời điểm không muộn
  • 29. 29 hơn khi bên đó đệ trình bản tường trình đầu tiên của mình về nội dung của tranh chấp trừ khi tòa án nhận định rằng thỏa thuận đó là vô hiệu và không có hiệu lực, không có hiệu quả hoặc không có khả năng thực hiện [38]. Có thể nói, thẩm quyền GQTC của trọng tài là rất rộng, nhưng tranh chấp đó có được giải quyết bằng trọng tài hay không cần xem xét các điều kiện sau: năng lực chủ thể của các bên tham gia lập thỏa thuận trọng tài và hiệu lực của thỏa thuận trọng tài. Đối với vấn đề về năng lực chủ thể: các bên tham gia lập thỏa thuận trọng tài phải có đầy đủ năng lực giao kết, thực hiện hợp đồng chính và thỏa thuận trọng tài. Ngoài ra, thỏa thuận trọng tài này phải được thiết lập trên cơ sở tự do, ý chí chung của các bên, không phải trên cơ sở đe dọa, ép buộc từ một trong các bên. Điều V Công ước New York 1958 quy định: "Việc công nhận và thi hành quyết định có thể bị từ chối, theo yêu cầu của bên phải thi hành, chỉ khi nào bên đó chuyển tới cơ quan có thẩm quyền việc công nhận và thi hành được yêu cầu, bằng chứng rằng các bên của thỏa thuận ở Điều II trên, theo luật áp dụng đối với các bên, không có đủ năng lực…" [38]. Năng lực chủ thể của các bên tham gia thỏa thuận trọng tài là một trong các yếu tố quan trọng để xác định thẩm quyền GQTC của trọng tài. Đối với hiệu lực của thỏa thuận trọng tài. Về vấn đề này, pháp luật của một số quốc gia yêu cầu thỏa thuận trọng tài phải được lập thành văn bản, tuy nhiên, điều này là không bắt buộc tại một số quốc gia khác. Các quốc gia yêu cầu thỏa thuận trọng tài phải được lập thành văn bản như Trung Quốc, Pháp, Việt Nam hay Luật Mẫu của UNCITRAL 1985, cụ thể: Điều 3 của CIETAC quy định: "Một thỏa thuận trọng tài có nghĩa là một điều khoản trọng tài trong một hợp đồng được ký kết giữa các bên hoặc bất kỳ dạng thỏa thuận bằng văn bản nào khác quy định giải quyết tranh chấp bằng trọng tài" [Dẫn theo 20]. Điều 1443 Bộ luật tố tụng dân sự của Cộng hòa Pháp quy định: "Để được xác định là có hiệu lực, một điều khoản trọng tài
  • 30. 30 phải được lập thành văn bản và được chứa đựng trong hợp đồng hoặc trong một tài liệu nào đó" [Dẫn theo 20]. Điều 7.2 Luật Mẫu của UNCITRAL 1985 quy định: "Một thỏa thuận trọng tài sẽ được coi là làm bằng văn bản nếu nó được chứa đựng trong một tài liệu được ký kết bởi các bên hoặc trong các thư, điện tín, telex hoặc các phương thức liên lạc khác mà ghi nhận thỏa thuận đó hoặc qua trao đổi về đơn kiện…" [38]. Có thể thấy, đối với các quốc gia yêu cầu thỏa thuận trọng tài bằng văn bản đều yêu cầu thỏa thuận trọng tài phải được ghi nhận hoặc được thể hiện bằng văn bản hoặc hình thức pháp lý khác tương đương được công nhận là văn bản theo pháp luật của quốc gia đó. Các quốc gia không yêu cầu thỏa thuận trọng tài bằng văn bản, mà chấp nhận thỏa thuận trọng tài bằng lời nói là Úc, Hồng Kông, Đan Mạch, Úc. Tuy nhiên, số lượng các nước chấp nhận thỏa thuận trọng tài bằng lời nói là rất hạn chế và không phải là khuynh hướng phổ biến hiện này. Đối với hiệu lực của thỏa thuận trọng tài, hầu hết các nước đều ghi nhận điều khoản trọng tài có hiệu lực pháp lý độc lập với hiệu lực của các điều khoản khác của hợp đồng. Điều 8 Luật trọng tài Brazin 1996 quy định: "Điều khoản trọng tài độc lập với hợp đồng chứa đựng nó, có nghĩa rằng sự vô hiệu của hợp đồng không ám chỉ tới sự vô hiệu của điều khoản trọng tài" [Dẫn theo 20]. Điều 16.1 Luật Mẫu của UNCITRAL 1985 quy định: "Một điều khoản trọng tài là một phần của hợp đồng sẽ được là một thỏa thuận độc lập với các điều khoản khác của hợp đồng. Quyết định của Hội đồng trọng tài rằng hợp đồng bị vô hiệu không làm cho điều khoản trọng tài bị vô hiệu theo" [38]. Ngoài ra, khi nhắc đến thẩm quyền của trọng tài, cần lưu ý vấn đề thẩm quyền của thẩm quyền. Thẩm quyền của thẩm quyền có thể được hiểu là khi có một đơn hay một yêu cầu phản đối về thẩm quyền của Hội đồng trọng tài đối với một tranh chấp nào đó, thì thẩm quyền giải quyết sẽ thuộc về chủ
  • 31. 31 thể nào? Hầu hết pháp luật các nước đều thừa nhận theo nguyên tắc thẩm quyền của chính các Hội đồng trọng tài trong việc xem xét chính Hội đồng có thẩm quyền giải quyết hay không. Điều 21 (1) Quy tắc tố tụng trọng tài UNCITRAL 1976 quy định: "Hội đồng trọng tài sẽ có thẩm quyền quyết định sự phản đối rằng Hội đồng trọng tài không có thẩm quyền, bao gồm bất kỳ sự phản đối nào đối với sự tồn tại hoặc tính hiệu lực của điều khoản trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài độc lập" [38]. Khoản 1, Điều 30 của Luật trọng tài Anh 1996 quy định: Trừ khi có những thỏa thuận khác của các bên, Hội đồng trọng tài có thể quyết định thẩm quyền thực chất của mình về: (a) Liệu có một thỏa thuận trọng tài có hiệu lực pháp lý không; (b) Liệu có một Hội đồng trọng tài được thành lập phù hợp không, và (c) Mọi vấn đề được đệ trình tới trọng tài có phù hợp với thỏa thuận trọng tài không [Dẫn theo 20]. Như vậy, có thể nói, trọng tài có quyền GQTC nếu các bên có thỏa thuận trọng tài và thỏa thuận trọng tài đó có hiệu lực. Việc xác định năng lực chủ thể của các bên tham gia thỏa thuận trọng tài và tính hiệu lực của thỏa thuận trọng tài sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật từng nước. Pháp luật các nước quy định không giống nhau về thẩm quyền GQTC của trọng tài, có quốc gia quy định theo phương pháp liệt kê, có quốc gia quy định theo phương pháp loại trừ. Ở Trung Quốc, Điều 2 Luật trọng tài Trung Hoa năm 1994 quy định về thẩm quyền của trọng tài như sau: "Mọi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng hoặc quyền sở hữu giữa các công dân, pháp nhân hoặc các tổ chức khác trên cơ sở bình đẳng có thể được giải quyết bằng trọng tài" [Dẫn theo 20]. Điều 3 của Luật này quy định các dạng tranh chấp không thể giải quyết bằng trọng tài gồm: "(1) Tranh chấp liên quan đến hôn nhân, nhận nuôi con nuôi, giám hộ và thừa kế; (2) Tranh chấp hành chính phải được giải quyết bởi cơ quan có
  • 32. 32 thẩm quyền về hành chính" [Dẫn theo 20]. Như vậy, pháp luật Trung Quốc quy định về thẩm quyền GQTC của trọng tài theo phương pháp loại trừ. Theo đó, ngoại trừ các tranh chấp quy định tại Điều 3 của Luật Trọng tài Trung Hoa, thì tất cả các dạng tranh chấp khác phát sinh giữa các cá nhân, pháp nhân, tổ chức với nhau đều có thể được giải quyết bằng trọng tài. Như vậy, thẩm quyền GQTC của trọng tài Trung Quốc là rất rộng. Điều 5 Luật trọng tài Liên bang Thụy Sĩ năm 1999 quy định: "Mọi quyền tùy thuộc vào các bên có thể được giải quyết bằng trọng tài trừ trường hợp phụ thuộc vào quyền xét xử bắt buộc dành riêng cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật" [Dẫn theo 20]. Điều này có nghĩa rằng theo pháp luật Thụy Sĩ, chỉ trừ những tranh chấp thuộc thẩm quyền riêng biệt và duy nhất của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Thụy Sĩ, thì tất cả các tranh chấp khác đều có thể được giải quyết bằng trọng tài. Điều 1 Luật trọng tài Brazin năm 1996 quy định: "Những người có khả năng ký kết hợp đồng có thể đưa ra trọng tài để giải quyết các tranh chấp liên quan đến các quyền về tài sản mà họ có quyền quyết định" [Dẫn theo 20]. Như vậy, toàn bộ các tranh chấp liên quan đến quyền về tài sản của các bên tham gia giao dịch đều có thể được giải quyết bằng trọng tài. Có thể nói, pháp luật các nước quy định không giống nhau về thẩm quyền của trọng tài, tuy nhiên, việc quy định thẩm quyền GQTC của trọng tài theo hướng loại trừ các tranh chấp không thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài là phổ biến hơn so với quy định theo xu hướng liệt kê các tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài. 1.2. TRANH CHẤP Cùng với sự phát triển của kinh tế và xu hướng hội nhập, các tranh chấp ngày càng gia tăng và theo hướng ngày càng phức tạp. Do đó, việc giải quyết các tranh chấp này có ý nghĩa thực sự quan trọng, thúc đấy và tạo điều
  • 33. 33 kiện thuận lợi cho sự phát triển của các bên cũng như góp phần vào việc thực hiện việc hội nhập của các quốc gia. 1.2.1. Khái niệm tranh chấp Trong khoa học pháp lý, tranh chấp được hiểu là những mâu thuẫn, bất đồng về quyền và nghĩa vụ giữa các bên phát sinh trong quan hệ hợp đồng hoặc ngoài quan hệ hợp đồng và được các bên bày tỏ, thể hiện ra bên ngoài thông qua các bằng chứng cụ thể và xác định được. 1.2.2. Phân loại tranh chấp Có nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại tranh chấp, tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu cụ thể. Trong phạm vi luận văn này, tác giả phân loại tranh chấp theo một số tiêu chí nhất định nhằm mục đích xác định những tranh chấp nào có thể được giải quyết bằng trọng tài. Dựa vào quan hệ phát sinh tranh chấp, có thể phân chia tranh chấp thành hai loại cơ bản như sau: • Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng: Trên cơ sở khái niệm về tranh chấp, có thể hiểu tranh chấp phát sinh từ hợp đồng là tình trạng pháp lý trong quan hệ hợp đồng, mà ở đó, các bên bày tỏ sự mâu thuẫn, bất đồng, không hài lòng, hay xung đột với nhau về các quyền, nghĩa vụ, lợi ích phát sinh từ hợp đồng. Một hợp đồng chỉ được coi là có tranh chấp khi sự xung đột, bất đồng, mâu thuẫn, không hài lòng về phương diện quyền lợi giữa các bên đã được thể hiện ra bên ngoài (mặt khách quan) thông qua những bằng chứng cụ thể và xác định được. Hai điều kiện này có mối quan hệ với nhau, là những yếu tố cấu thành tranh chấp, nếu chỉ có một trong hai yếu tố đó thì không thể làm phát sinh tranh chấp hợp đồng giữa các bên. Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng có thể là tranh chấp trong quá trình giao kết, ký kết và thực hiện hợp đồng. Hợp đồng này có thể là hợp đồng mua bán tài sản ví dụ như bên bán vi phạm nghĩa vụ giao hàng, bên mua vi phạm
  • 34. 34 nghĩa vụ thanh toán, hợp đồng trao đổi tài sản, hợp đồng tặng cho tài sản, hợp đồng vay tài sản, hợp đồng thuê tài sản, hợp đồng mượn tài sản, hợp đồng dịch vụ, hợp đồng vận chuyển, hợp đồng gia công, hợp đồng gửi giữ tài sản, hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng ủy quyền. • Tranh chấp phát sinh ngoài hợp đồng: Cũng trên cơ sở khái niệm tranh chấp, tranh chấp phát sinh ngoài hợp đồng có thể được hiểu là tình trạng pháp lý của các quan hệ ngoài hợp đồng, trong đó các bên thể hiện sự bất đồng, mâu thuẫn, xung đột với nhau và giữa các bên tranh chấp không có quan hệ hợp đồng. Một quan hệ ngoài hợp đồng chỉ được coi là có tranh chấp khi sự xung đột, bất đồng, mâu thuẫn, không hài lòng về phương diện quyền lợi giữa các bên đã được thể hiện ra bên ngoài (mặt khách quan) thông qua những bằng chứng cụ thể và xác định được. Hai điều kiện này có mối quan hệ với nhau, là những yếu tố cấu thành tranh chấp, nếu chỉ có một trong hai yếu tố đó thì không thể làm phát sinh tranh chấp giữa các bên. Các tranh chấp này có thể là tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ví dụ như một bên vi phạm quy định của pháp luật gây thiệt hại, tổn thất cho bên kia, tranh chấp về vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu công nghiệp, tranh chấp về việc xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm của cá nhân, tranh chấp về hôn nhân, gia đình, quyền nuôi dạy con, tranh chấp về thừa kế. Dựa vào lĩnh vực tranh chấp, có thể phân chia tranh chấp thành: • Tranh chấp từ hợp đồng trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ: tranh chấp phát sinh từ vi phạm của một hoặc các bên liên quan đến các hợp đồng li- xăng, chuyển giao công nghệ, chuyển quyền sử dụng như vi phạm nghĩa vụ thanh toán của bên nhận chuyển nhượng quyền sở hữu/sử dụng, vi phạm phạm vi, hình thức sử dụng, vi phạm về việc không hoàn thành thủ tục chuyển giao, chuyển nhượng của bên có quyền chuyển giao, chuyển nhượng. • Tranh chấp từ các hợp đồng mua bán: tranh chấp này thường phát sinh từ việc bên bán vi phạm nghĩa vụ giao hàng như không giao hàng, giao hàng chậm, giao hàng không đúng với tiêu chuẩn, chất lượng mà các bên đã
  • 35. 35 thỏa thuận trong hợp đồng, hoặc vi phạm nghĩa vụ thanh toán của bên mua do không thanh toán hoặc thanh toán chậm theo quy định của hợp đồng. Liên quan đến việc xác định một bên không thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đồng, Điều 7.1.1 các Nguyên tắc về Hợp đồng Thương mại UNIDROIT quy định như sau: "Không thực hiện hợp đồng là việc một bên không hoàn thành một hay nhiều nghĩa vụ của mình trong hợp đồng, bao gồm cả việc thực hiện không đúng cách thức hoặc thực hiện chậm" [51]. Trên thực tế, dạng tranh chấp này là rất phổ biến. Ví dụ như: + Tranh chấp liên quan đến nghĩa vụ bàn giao nhà ở của Chủ đầu tư cho Khách hàng mua căn hộ theo các hợp đồng mua bán nhà chung cư; hay liên quan đến nghĩa vụ thanh toán tiền mua căn hộ của Khách hàng; + Tranh chấp liên quan đến việc bên bán giao hàng không đúng quy cách trong hợp đồng, giao hàng không đảm bảo chất lượng. • Tranh chấp trong hoạt động xây dựng: Tranh chấp có thể phát sinh giữa Chủ đầu tư với Nhà thầu, giám sát liên quan đến việc thi công và hoàn thiện công trình, hay thiết kế công trình. Ngoài ra, có thể do Nhà thầu chậm tiến độ thi công, giám sát, thiết kế không đảm bảo theo các quy định, quy chuẩn xây dựng, hoặc Chủ đầu tư chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán. • Tranh chấp trong hoạt động đầu tư: Tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong nước với nhau, hoặc với nhà đầu tư nước ngoài, hoặc giữa các nhà đầu tư với Cơ quan quản lý nhà nước. Tranh chấp có thể phát sinh do nhà đầu tư vi phạm nghĩa vụ góp vốn, rút vốn, thực hiện các nghĩa vụ tài chính của nhà đầu tư với Nhà nước. • Tranh chấp từ hợp đồng lao động: Tranh chấp giữa người sử dụng lao động với người lao động, hoặc giữa người sử dụng, người lao động với Cơ quan quản lý nhà nước. Tranh chấp có thể phát sinh do người sử dụng lao động vi phạm nghĩa vụ thanh toán tiền lương, tiền công cho người lao động, hay người lao động có hành vi vi phạm các quy định nội bộ, Nội quy, Hợp đồng lao động đã ký gây hậu quả cho bên sử dụng lao động.
  • 36. 36 • Tranh chấp từ hợp đồng thuê, cho thuê tài sản: Tranh chấp giữa bên cho thuê và bên thuê hoặc tranh chấp giữa bên cho thuê, bên thuê với cơ quan nhà nước. Tranh chấp này có thể phát sinh do Bên cho thuê vi phạm nghĩa vụ bàn giao tài sản, nghĩa vụ bảo trì, bảo dưỡng tài sản, hay Bên thuê vi phạm nghĩa vụ thanh toán, hoặc phá hủy tài sản cho thuê gây thiệt hại cho Bên cho thuê. Dựa vào chủ thể tranh chấp, có thể phân chia tranh chấp thành: • Tranh chấp giữa thương nhân với thương nhân: tranh chấp phát sinh giữa các bên là các tổ chức kinh tế, cá nhân có hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh với nhau. Ví dụ, tranh chấp này có thể là tranh chấp giữa hai Công ty trách nhiệm hữu hạn về hợp đồng thuê văn phòng, trung tâm thương mại, tranh chấp giữa hai Công ty cổ phần về hợp đồng mua bán nhà ở. • Tranh chấp giữa thương nhân với tổ chức, cá nhân không phải là thương nhân: tranh chấp phát sinh giữa các bên, trong đó chỉ có một bên là thương nhân. Ví dụ như tranh chấp giữa một Công ty cổ phần với người mua căn hộ về hợp đồng mua bán căn hộ, hay hợp đồng mua bán điện, nước. • Tranh chấp giữa các tổ chức, cá nhân không phải là thương nhân: tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó các bên đều không phải là thương nhân. Ví dụ như tranh chấp giữa chủ nhà và người giúp việc, tranh chấp giữa hai cá nhân về hợp đồng vay tiền. Ngoài ra, dựa vào tính chất của tranh chấp, có thể phân chia thành tranh chấp có yếu tố nước ngoài và tranh chấp không có yếu tố nước ngoài. 1.3. THIẾT LẬP PHƢƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG TRỌNG TÀI THƢƠNG MẠI 1.3.1. Thiết lập phƣơng thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thƣơng mại Khái niệm thiết lập phương thức GQTC bằng TTTM có thể được hiểu là quá trình tạo lập, thiết kế, hay xây dựng phương thức GQTC bằng TTTM
  • 37. 37 thông qua việc Nhà nước ban hành Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành hoặc do Các Bên thiết lập, vận dụng các quy định của pháp luật. 1.3.2. Phƣơng thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thƣơng mại Là tổng hợp các quy định của pháp luật cùng các chính sách của Nhà nước áp dụng để GQTC tại TTTM. Quy định này sẽ điều chỉnh và giải quyết toàn bộ các vấn đề liên quan đến việc GQTC tại TTTM như các tranh chấp thuộc thẩm quyền GQTC của trung tâm trọng tài, các nguyên tắc trong GQTC bằng trọng tài, việc thành lập Hội đồng trọng tài, trình tự, thủ tục tố tụng trọng tài, hiệu lực của phán quyết trọng tài, việc thi hành phán quyết trọng tài, sự hỗ trợ của tòa án đối với tố tụng trọng tài… 1.4. NGUYÊN TẮC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG TRỌNG TÀI THƢƠNG MẠI • Nguyên tắc tôn trọng thỏa thuận của các bên Nguyên tắc tôn trọng thỏa thuận của các bên được coi là nguyên tắc nền tảng của trọng tài. Nguyên tắc này được thể hiện ở chỗ quá trình giải quyết của trọng tài phù hợp với thỏa thuận của các bên tham gia tranh chấp. Cụ thể, các bên tham gia tranh chấp có quyền tự do lựa chọn trung tâm trọng tài, trọng tài viên, số lượng trọng tài viên, luật áp dụng trong quá trình xét xử trọng tài, địa điểm xét xử trọng tài, ngôn ngữ tố tụng và thủ tục tố tụng trọng tài. Nguyên tắc tôn trọng thỏa thuận của các bên được pháp luật nhiều quốc gia và pháp luật, tập quán quốc tế ghi nhận. Ví dụ về việc lựa chọn luật áp dụng, Khoản 1, Điều 28 Luật Mẫu của UNCITRAL 1985 và Khoản 1, Điều 46 Luật trọng tài Anh 1996 quy định: "Hội đồng trọng tài sẽ giải quyết tranh chấp theo luật được lựa chọn bởi các bên với tư cách là luật áp dụng cho nội dung tranh chấp" [Dẫn theo 20]. Điều 2 của Luật trọng tài Brazin cũng ghi nhận nguyên tắc này: "Luật áp dụng trong quá trình trọng tài sẽ theo thỏa thuận của các bên miễn là sự lựa chọn đó không vi phạm chuẩn mực đạo đức và chính sách công cộng" [Dẫn theo 20].
  • 38. 38 Về việc lựa chọn thủ tục chỉ định trọng tài viên và số lượng trọng tài viên, Khoản 2, Điều 10 của Luật Mẫu của UNCITRAL 1985 quy định: "Các Bên được tự do thỏa thuận về thủ tục chỉ định trọng tài hoặc các trọng tài theo quy định tại Đoạn (4) và (5) của Điều này" [38]. Điều 8.2 Quy tắc tố tụng trọng tài của Phòng thương mại quốc tế (ICC) quy định: "Khi các bên không có quy định về số lượng trọng tài viên, tòa án sẽ chỉ định trọng tài viên duy nhất" [38]. Khoản 1, Điều 16 Luật trọng tài Anh cũng quy định: "Các bên được tự do thỏa thuận về thủ tục bổ nhiệm trọng tài viên hoặc các trọng tài viên, bao gồm cả việc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng trọng tài" [Dẫn theo 20]. Về việc lựa chọn thủ tục tố tụng, Khoản 1, Điều 19 Luật Mẫu của UNCITRAL 1985 quy định: "Phù hợp với quy định của Luật này, các bên được tự do thỏa thuận về thủ tục sẽ được thực hiện bởi Hội đồng trọng tài khi tiến hành tố tụng" [38], hay theo Khoản 1, Điều 20 thì: "Các bên được tự do thỏa thuận về địa điểm xét xử trọng tài" [38] hay theo Khoản 1, Điều 22: "Các bên được tự do thỏa thuận về ngôn ngữ hoặc các ngôn ngữ sẽ được sử dụng trong tố tụng trọng tài" [38]. Như vậy, trong phương thức GQTC bằng trọng tài, hầu hết pháp luật các quốc gia đều ghi nhận và tôn trọng nguyên tắc thỏa thuận của các bên tham gia tranh chấp. Đây thực sự là ưu điểm của phương thức giải quyết bằng trọng tài so với tòa án. Tuy nhiên, nguyên tắc thỏa thuận không có nghĩa là các bên có thể thỏa thuận toàn bộ các vấn đề mà không có giới hạn, hạn chế, theo đó, việc thỏa thuận của các bên cần tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật của nước - nơi tiến hành tố tụng trọng tài và nước mà phán quyết trọng tài sẽ được thi hành. Điều này xuất phát từ lý do là các phán quyết của trọng tài nước ngoài muốn được thi hành tại quốc gia khác cần thực hiện thủ tục công nhận và cho thi hành phán quyết của tòa án nước ngoài. • Nguyên tắc bình đẳng, độc lập và vô tư khách quan Về nguyên tắc bình đẳng, Điều 18 Luật Mẫu của UNCITRAL 1985 quy định: "Các bên phải được đối xử một cách công bằng và mỗi bên phải
  • 39. 39 được trao đầy đủ cơ hội để trình bày về vụ việc của mình" [38]. Hay Điều 24 Luật trọng tài Thụy Điển quy định: "Trọng tài sẽ, trong phạm vi cần thiết, trao cho các bên một cơ hội để trình bày về vụ việc của họ bằng văn bản hoặc lời nói" [Dẫn theo 20]. Nội dung cơ bản của nguyên tắc bình đẳng thể hiện ở việc trọng tài viên hoặc Hội đồng trọng tài phải dành cho các bên sự đối xử như nhau, đảm bảo các bên đều được trình bày đầy đủ về lý lẽ cũng như các vấn đề liên quan đến vụ việc của họ. Về nguyên tắc vô tư và khách quan, nội dung của nguyên tắc này yêu cầu các trọng tài viên phải độc lập với các bên tham gia tranh chấp, GQTC trên cơ sở khách quan, không thiên vị bất kỳ bên nào. Nguyên tắc này liên quan trực tiếp đến các trọng tài viên và ảnh hưởng trực tiếp tới phán quyết của trọng tài. Điều 6.4 Quy tắc tố tụng trọng tài UNCITRAL 1976 quy định: "Trong quá trình chỉ định, cơ quan có thẩm quyền chỉ định phải cân nhắc để đảm bảo chỉ định được một trọng tài viên khách quan và độc lập và sẽ xét tới khả năng chỉ định một trọng tài viên có quốc tích khác với quốc tịch của các bên" [38]. Điều 33.1 (a) Luật trọng tài Anh quy định: "Hội đồng trọng tài phải hành động công bằng và vô tư khách quan với các bên, phải trao cho mỗi bên một cơ hội hợp lý để trình bày vụ việc của mình và giải quyết các cáo buộc từ phía bên kia đưa ra" [Dẫn theo 20]. Như vậy, pháp luật các nước rất coi trọng nguyên tắc bình đẳng, độc lập và vô tư khách quan trong tố tụng trọng tài. Ngoài ra, để đảm bảo thực hiện nguyên tắc này trong quá trình tố tụng trọng tài, pháp luật các nước cũng quy định các vấn đề liên quan đến trọng tài viên như Điều kiện trở thành trọng tài viên, tiêu chuẩn trọng tài viên, các trường hợp trọng tài viên phải từ chối tiến hành tố tụng, các trường hợp bắt buộc phải thay đổi trọng tài viên. • Phán quyết trọng tài có giá trị chung thẩm Đây là nguyên tắc mà các bên tham gia tranh chấp thực sự quan tâm. Nguyên tắc này cũng là nguyên tắc làm cho phương thức GQTC bằng trọng
  • 40. 40 tài được ưa chuộng và phát triển hơn so với các phương thức khác như hòa giải, thương lượng, trung gian. Nội dung cơ bản của nguyên tắc này là phán quyết của trọng tài là có giá trị ràng buộc các bên và các bên có nghĩa vụ phải thi hành phán quyết này. Khoản 1, Điều 32 Luật Mẫu của UNCITRAL 1985 ghi nhận nguyên tắc này như sau: "Tố tụng trọng tài sẽ được chấm dứt bởi quyết định chung thẩm hoặc bởi yêu cầu của Hội đồng trọng tài" [38]. Điều 1055 Đạo luật Trọng tài Đức 1998 ghi nhận: "Phán quyết trọng tài có hiệu lực như một bản án có hiệu lực chung thẩm do tòa án tuyên và bắt buộc các bên phải thi hành" [Dẫn theo 20]. Có thể nói, chính nguyên tắc chung thẩm đóng vai trò quan trọng giúp trọng tài ngày càng trở thành phương thức GQTC được sử dụng rộng rãi và đáp ứng được nhu cầu của các bên. 1.5. CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA PHƢƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG TRỌNG TÀI Cơ sở pháp lý của phương thức GQTC bằng trọng tài được hiểu là hệ thống các quy định của pháp luật (quốc gia và quốc tế), các chính sách điều chỉnh việc GQTC bằng trọng tài. 1.5.1. Pháp luật quốc gia Pháp luật quốc gia điều chỉnh GQTC bằng TTTM chính là tổng thể quy định của pháp luật, chính sách của quốc gia đó. Hiện nay, việc quy định nguồn luật điều chỉnh tại các quốc gia là không giống nhau. Với các quốc gia theo mô hình chế định trọng tài độc lập, ban hành Luật trọng tài riêng, thì cơ sở pháp lý quan trọng nhất là Luật trọng tài và các văn bản hướng dẫn thi hành, các văn bản pháp luật khác có liên quan. Các nước theo mô hình này như Anh (Luật trọng tài Anh 1967), Hoa Kỳ, Canada, Singapore (Luật trọng tài), Australia, Newzeland, Nga, Trung Quốc (Luật trọng tài Nhân dân Trung Hoa 1924), Đan Mạch (Luật trọng tài có hiệu lực từ ngày 1/7/2005), Cộng hòa Séc (Luật Tố tụng và Thi hành phán quyết trọng tài số 216/1994).
  • 41. 41 Với các quốc gia theo mô hình chế định trọng tài nằm trong Bộ luật tố tụng dân sự thì cơ sở pháp lý quan trọng nhất là phần quy định về trọng tài trong Bộ luật tố tụng dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành, các văn bản pháp luật khác có liên quan. Các nước theo mô hình này như Pháp (Bộ luật Dân sự và Bộ luật tố tụng dân sự mới), Đức, Nhật Bản. Ở Việt Nam, pháp luật điều chỉnh về GQTC bằng trọng tài, gồm: • Đối với trọng tài trong nước: (i) Luật Trọng tài Thương mại 2010 và văn bản hướng dẫn thi hành. (ii) Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 (Bộ luật TTDS 2004). (iii) Luật thi hành án dân sự 2008 và văn bản hướng dẫn thi hành. • Đối với trọng tài nước ngoài (i) Công ước New York 1958 về Công nhận và cho thi hành Quyết định trọng tài nước ngoài (Công ước New York 1958) (Việt Nam tham gia Công ước New York năm 1995). (ii) Bộ luật TTDS 2004 (Phần công nhận và cho thi hành quyết định trọng tài nước ngoài tại Việt Nam). (iii) Luật Thi hành án Dân sự 2008 và văn bản hướng dẫn thi hành. 1.5.2. Pháp luật quốc tế Pháp luật quốc tế điều chỉnh GQTC bằng TTTM, gồm: (i) Công ước Châu Âu 1961 về Trọng tài Thương mại Quốc tế. (ii) Công ước New York 1958 về Công nhận và cho thi hành Quyết định trọng tài nước ngoài. (iii) Luật Mẫu của UNCITRAL 1985 về Trọng tài Thương mại Quốc tế (Luật Mẫu của UNCITRAL 1985). (iv) Nghị định thư Gioneva 1923.
  • 42. 42 (v) Các quy tắc tố tụng trọng tài: Quy tắc tố tụng trọng tài của Phòng Thương mại Quốc tế 1998, Quy tắc tố tụng trọng tài UNCITRAL 1976. Có thể nói, cùng với sự phát triển của hoạt động giao lưu, trao đổi hàng hóa, dịch vụ quốc tế cũng như quá trình hội nhập quốc tế, thì số lượng tranh chấp phát sinh cũng ngày càng gia tăng và phức tạp. Yêu cầu thiết yếu đối với các bên tranh chấp là cần có phương thức giải quyết nhanh chóng, hiệu quả, và quan trọng nhất là đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của các bên. Với những ưu thế của mình, trọng tài đang ngày càng trở thành phương thức được ưa chuộng và sử dụng ngày càng phổ biến trên thế giới.
  • 43. 43 Chương 2 CƠ CHẾ THIẾT LẬP PHƢƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG TRỌNG TÀI THƢƠNG MẠI THEO LUẬT TRỌNG TÀI THƢƠNG MẠI 2010 2.1. THỎA THUẬN TRỌNG TÀI Một thỏa thuận giữa các bên về việc đồng ý đưa bất kỳ tranh chấp, bất đồng hay mâu thuẫn nào phát sinh giữa họ ra trọng tài là nền tảng của trọng tài thương mại hiện đại. Trong trọng tài thương mại, thỏa thuận trọng tài thực hiện một số chức năng quan trọng. Một chức năng được xem là quan trọng nhất trong giai đoạn hiện nay là thỏa thuận trọng tài chỉ ra rằng các bên đồng ý giải quyết tranh chấp của họ bằng trọng tài. Yếu tố đồng ý là yếu tố cốt yếu về việc đưa tranh chấp ra trọng tài để giải quyết – đây là yếu tố không thể thiếu đối với bất kỳ quá trình giải quyết tranh chấp nào ngoài tòa án quốc gia. Có hai loại thỏa thuận trọng tài cơ bản là điều khoản trọng tài và thỏa thuận đưa tranh chấp ra trọng tài. Một điều khoản trọng tài hướng về tương lai và một thỏa thuận đưa tranh chấp ra trọng tài lại hướng về quá khứ, cụ thể: điều khoản trọng tài là rất phổ biến và thường được quy định trong các hợp đồng chính giữa các bên và là thỏa thuận để đưa các tranh chấp tương lai ra trọng tài, trong khi đó thỏa thuận đưa tranh chấp ra trọng tài là thỏa thuận đưa các tranh chấp hiện tại ra trọng tài. Các điều khoản trọng tài thường ngắn gọn, còn thỏa thuận đưa tranh chấp ra trọng tài thường dài, chi tiết. Điều này xuất phát từ tính thiết thực của từng trường hợp. Một điều khoản trọng tài thường liên quan đến các tranh chấp có thể phát sinh trong tương lai và vì vậy điều khoản trọng tài thường không quy định chi tiết vì rất khó xác định được tranh chấp sẽ phát sinh và đâu là cách tốt nhất để giải quyết các tranh chấp này. Thực tế, dù các bên trong hợp đồng thường đồng ý có một điều khoản trọng tài nhưng các bên lại
  • 44. 44 luôn mong rằng sẽ không phải sử dụng điều khoản này. Do đó, các bên thường sử dụng các điều khoản trọng tài mẫu ngắn gọn của các trung tâm trọng tài. Trong khi đó, thỏa thuận đưa tranh chấp ra trọng tài liên quan đến các tranh chấp đã phát sinh trên thực tế. do đó, thỏa thuận này có thể được điề chỉnh, thay đổi cho phù hợp với từng trường hợp. Bên cạnh việc phải thỏa thuận rõ về địa điểm tiến hành trọng tài, luật điều chỉnh tố tụng trọng tài, luật áp dụng, thỏa thuận đưa tranh chấp ra trọng tài cần phải chỉ định các trọng tài viên, xác định các vấn đề đang tranh chấp và có thể bao gồm cả các thỏa thuận về việc gửi thư tư, văn bản, các bản ý kiến, trình bày giữa các bên. Đa phần các quá trình tố tụng trọng tài được tiến hành theo điều khoản trọng tài trong hợp đồng. Đây thường là các "điều khoản nửa đêm" nghĩa là điều khoản cuối cùng được xem xét khi ký hợp đồng. Các Bên thường không suy xét kỹ xem các tranh chấp sẽ được giải quyết như thế nào và kết quả là các thỏa thuận trọng tài không thích hợp, thậm chí là khó sử dụng được các bên thông qua. Tuy nhiên, nếu một tranh chấp phát sinh và quá trình tố tụng trọng tài bắt đầu, các vấn đề có liên quan như luật áp dụng, địa điểm tiến hành tố tụng trọng tài, phiên họp giải quyết tranh chấp cần được giải quyết trước khi xem xét các vấn đề xảy ra trên thực tế. Theo Luật TTTM 2010, điều kiện tiên quyết để tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài là các bên có thỏa thuận trọng tài và thỏa thuận trọng tài không thuộc trường hợp vô hiệu hoặc không thể thực hiện được. 2.1.1 Hình thức của thỏa thuận trọng tài Khoản 2, Điều 16 của Luật TTTM quy định Thỏa thuận trọng tài phải được xác lập dưới dạng văn bản và các hình thức thỏa thuận sau cũng được coi là xác lập dưới dạng văn bản: a) Thỏa thuận được xác lập qua trao đổi giữa các bên bằng telegram, fax, telex, thư điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;
  • 45. 45 b) Thỏa thuận được xác lập thông qua trao đổi thông tin bằng văn bản giữa các bên; c) Thỏa thuận được luật sư, công chứng viên hoặc tổ chức có thẩm quyền ghi chép lại bằng văn bản theo yêu cầu của các bên; d) Trong giao dịch các bên có dẫn chiếu đến một văn bản có thể hiện thỏa thuận trọng tài như hợp đồng, chứng từ, điều lệ công ty và những tài liệu tương tự khác; đ) Qua trao đổi về đơn kiện và bản tự bảo vệ mà trong đó thể hiện sự tồn tại của thỏa thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận [37]. Hiện nay, tại Việt Nam, chưa có định nghĩa pháp lý nào về "văn bản", "thỏa thuận bằng văn bản", hay "lập thành văn bản". Tuy nhiên, nội dung này được quy định một cách gián tiếp tại Khoản 4, Điều 404 của BLDS, theo đó, thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản và theo Điều 405 của BLDS, Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Như vậy, theo BLDS, khi xác lập giao dịch bằng văn bản yêu cầu phải có chữ ký của các bên tham gia giao dịch. Theo Điểm (a), (b), Khoản 2, Điều 16 của Luật TTTM nêu trên, thì bất cứ phương tiện viễn thông nào "ghi nhận thỏa thuận" đều đáp ứng quy định về thỏa thuận trọng tài phải bằng văn bản, còn theo Điểm (đ) nếu một bên tham gia vào quá trình tố tụng trọng tài mà không phủ nhận sự tồn tại của thỏa thuận trọng tài, thì một "thỏa thuận trọng tài ngầm" là đủ. Trên bình diện quốc tế, công ước quốc tế về trọng tài cũng như Luật Mẫu đều quy định một thỏa thuận trọng tài phải được lập thành văn bản. Điều này được lý giải bởi một thỏa thuận trọng tài có hiệu lực không thuộc thẩm quyền giải quyết tranh chấp của tòa án quốc gia. Điều này có nghĩa rằng bất cứ một tranh chấp nào phát sinh giữa các bên phải được bằng con đường tài
  • 46. 46 phán tư, đó là trọng tài. Đây là một trong những vấn đề quan trọng, cho dù hiện nay có nhiều quan điểm cho rằng vấn đề này không đáng chú ý. Công ước New York 1958 định nghĩa văn bản như sau: "Thuật ngữ thỏa thuận bằng văn bản bao gồm một điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc một thỏa thuận trọng tài được các bên ký hoặc có trong các thư tư hoặc điện tín trao đổi" [42]. So với Luật Mẫu, việc xác định thỏa thuận trọng tài được xác lập dưới dạng bằng văn bản trong Luật TTTM 2010 lả rông hơn. Quy định trong Luật Mẫu được ghi nhận tại Điểm (a), (b), (d) (đ) Khoản 2, Điều 16 của Luật TTTM 2010. 2.1.2. Các tranh chấp có thể đƣợc giải quyết bằng trọng tài Khả năng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài theo nghĩa được sử dụng trong luận văn này và theo nghĩa chung thường được sử dụng liên quan đến việc quyết định xem loại tranh chấp nào có thể được giải quyết bằng trọng tài và loại tranh chấp nào được giải quyết bằng tòa án. Cả Công ước New York 1958 và Luật Mẫu đều giới hạn các tranh chấp có khả năng giải quyết bằng trọng tài và Luật TTTM 2010 cũng không ngoại lệ. Theo Điều 2 của Luật TTTM 2010, các tranh chấp sau đây có thể được giải quyết bằng trọng tài: 1. Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại. 2. Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại. 3. Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài [37]. Về lĩnh vực tranh chấp, Luật TTTM 2010 không có định nghĩa nào về hoạt động thương mại, theo đó, nội hàm của khái niệm "hoạt động thương mại" sẽ xác định theo Luật Thương mại 2005. Điều này sẽ đảm bảo tính thống nhất giữa các luật chuyên ngành. Ngoài ra, Luật TTTM 2010 bổ sung trường hợp
  • 47. 47 "tranh chấp khác" mà pháp luật cho phép giải quyết bằng trọng tài. Đây chính là điểm mới cơ bản của Luật TTTM 2010 so với Pháp lệnh TTTM 2003. Theo đó, các dạng tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài nêu tại Luật TTTM 2010 đã được mở rộng hơn với Pháp lệnh TTTM 2003, theo hướng phù hợp với tình hình thực tế cũng như xu thế chung của các quốc gia trên thế giới. Hiện nay, các tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng trọng tài tại Khoản 3, Điều 2 Luật TTTM 2010 được quy định cụ thể trong các Luật chuyên ngành như tranh chấp trong hoạt động xây dựng tại Khoản 3, Điều 110 Luật Xây dựng 2005; tranh chấp giữa người tiêu dùng với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tại Khoản 1, Điều 30 Luật Bảo vệ Người tiêu dùng 2005; tranh chấp giữa nhà đầu tư trong nước với nhau hoặc với cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam tại Khoản 2, Điều 12 Luật Đầu tư 2005, tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan quản lý nhà nước của Việt Nam tại Khoản 4, Điều 12 Luật Đầu tư 2005. Về chủ thể tranh chấp, theo Luật TTTM 2010, chủ thể tranh chấp là giữa các bên có hoạt động thương mại với nhau, hoặc giữa các bên không có hoạt động thương mại với bên có hoạt động thương mại, hoặc các trường hợp khác mà pháp luật có quy định tranh chấp đó được giải quyết bằng trọng tài. Đây cũng là điểm mới của Luật TTTM 2010 so với Pháp lệnh TTTM 2003 và ghi nhận quyền lựa chọn giải quyết bằng trọng tài của các bên không có hoạt động thương mại. Về tranh chấp có yếu tố nước ngoài, Khoản 4, Điều 3 Luật TTTM 2010 quy định: "4. Tranh chấp có yếu tố nước ngoài là tranh chấp phát sinh trong quan hệ thương mại, quan hệ pháp luật khác có yếu tố nước ngoài được quy định tại Bộ luật dân sự" [37]. Như vậy, việc xác định quan hệ có yếu tố nước ngoài sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 758 Bộ luật dân sự 2005. Với quy định mới về thẩm quyền GQTC của trọng tài tại Luật TTTM 2010, nhiều dạng tranh chấp trước đây trọng tài không có thẩm quyền giải quyết, thì theo Luật TTTM 2010, trọng tài có thẩm quyền giải quyết. Ví dụ