SlideShare a Scribd company logo
1 of 165
Download to read offline
UBND TỈNH BÌNH DƢƠNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
LÊ ĐỨC HOÀNG
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO
LỰC HỌC ĐƢỜNGTHEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƢỜNG THCS
HUYỆN HỚN QUẢN, TỈNH BÌNH PHƢỚC
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÍ GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 8 14 01 14
LUẬN VĂN THẠC SĨ
BÌNH DƢƠNG – NĂM 2020
UBND TỈNH BÌNH DƢƠNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
LÊ ĐỨC HOÀNG
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO
LỰC HỌC ĐƢỜNGTHEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƢỜNG THCS
HUYỆN HỚN QUẢN, TỈNH BÌNH PHƢỚC
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÍ GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 8 14 01 14
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: VŨ THỊ THU HUYỀN
BÌNH DƢƠNG – NĂM 2020
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nội dung luận văn là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi;
các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa đƣợc công bố trong các
công trình khác; nội dung trích dẫn là có căn cứ. Nếu không đúng nhƣ đã nêu trên, tôi
xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Ngƣời cam đoan
Lê Đức Hoàng
ii
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn tới Lãnh đạo trƣờng Đại học Thủ Dầu
Một; Phòng sau Đại học; Khoa Sƣ phạm; các Giảng viên trong và ngoài Trƣờng đã
nhiệt tình giảng dạy, hƣớng dẫn, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá
trình học tập, nghiên cứu và làm luận văn.
Xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Vũ Thị Thu Huyền ngƣời đã
tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận
văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Hớn
Quản, Ban giám hiệu, quý thầy cô giáo của các trƣờng THCS trên địa bàn huyện đã
nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thu thập thông tin, số liệu
nhằm hoàn thành tốt luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn các bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, khích lệ và giúp
đỡ trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu.
Mặc dù đã hết sức cố gắng nhƣng chắc chắn luận văn không tránh khỏi những
sai sót, kính xin đƣợc góp ý và chỉ dẫn thêm.
Xin trân trọng cảm ơn!
Bình Dương, tháng 8 năm 2020
Tác giả
Lê Đức Hoàng
iii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1
1. Lý do thực hiện đề tài..................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................................3
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu.............................................................................3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................................4
5. Giả thuyết khoa học.....................................................................................................4
6. Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................................4
7. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu ..........................................................4
8. Ý nghĩa của đề tài.......................................................................................................7
9. Bố cục luận văn ...........................................................................................................8
CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƢỜNG THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT
TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TRƢỜNG TRUNG HỌC CỞ SỞ.............9
1.1. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu về quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo
lực học đƣờng tại các trƣờng trung học cơ sở. ................................................................9
1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới.............................................................................9
1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam ...........................................................................10
1.2. Một số khái niệm cơ bản ........................................................................................12
1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục....................................................................................12
1.2.2. Khái niệm Bạo lực; Bạo lực học đƣờng; Quản lý hoạt động giáo dục phòng
chống bạo lực học đƣờng, năng lực con ngƣời. ............................................................14
1.3. Lý luận về hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đƣờng theo định hƣớng
phát triển năng lực cho học sinh trƣờng THCS.............................................................17
1.3.1. Trƣờng Trung học cơ sở trong hệ thống giáo dục quốc dân ...............................17
1.3.2. Đặc điểm của học sinh trung học cơ sở...............................................................18
1.3.3. Mục tiêu quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đƣờng đƣờng
theo định hƣớng phát triển năng lực cho học sinh trƣờng THCS .................................19
1.3.4. Nội dung giáo dục phòng chống bạo lực học đƣờng đƣờng theo định hƣớng phát
triển năng lực cho học sinh ở các trƣờng trung học cơ sở.............................................19
1.3.5. Các phƣơng pháp giáo dục phòng, chống bạo lực học đƣờng đƣờng theo định
hƣớng phát triển năng lực cho học sinh ở các trƣờng trung học cơ sở .........................20
iv
1.3.6. Các hình thức tổ chức giáo dục phòng chống bạo lực học đƣờng đƣờng theo
định hƣớng phát triển năng lực cho học sinh ở các trƣờng Trung học cơ sở................21
1.3.7. Giáo dục học sinh trƣờng Trung học cơ sở theo định hƣớng phát triển năng lực.
.......................................................................................................................................22
1.4. Lý luận về quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đƣờng theo định
hƣớng phát triển năng lực cho học sinh trƣờng THCS .................................................23
1.4.1. Lập kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đƣờng
đƣờng theo định hƣớng phát triển năng lực cho học sinh trƣờng THCS ......................23
1.4.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục phòng, chống bạo lực
học đƣờng đƣờng theo định hƣớng phát triển năng lực cho học sinh trƣờng THCS....25
1.4.3. Chỉ đạo triển khai kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục phòng, chống bạo lực
học đƣờng đƣờng theo định hƣớng phát triển năng lực cho học sinh trƣờng THCS....26
1.4.4. Kiểm tra, đánh giá kết quả quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học
đƣờng đƣờng theo định hƣớng phát triển năng lực cho học sinh trƣờng THCS...........27
1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học
đƣờng theo định hƣớng phát triển năng lực cho học sinh các trƣờng THCS................28
1.5.1. Yếu tố khách quan...............................................................................................28
1.5.2. Yếu tố chủ quan...................................................................................................29
Kết luận chƣơng 1 .........................................................................................................30
CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG
CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƢỜNG THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC HỌC SINH Ở CÁC TRƢỜNG THCS HUYỆN HỚN QUẢN, TỈNH
BÌNH PHƢỚC .............................................................................................................31
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế -xã hội, văn hóa giáo dục của huyện Hớn
Quản, tỉnh Bình Phƣớc ..................................................................................................31
2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội địa phƣơng ..................................31
2.1.2. Khái quát tình hình giáo dục huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phƣớc.......................31
2.1.3. Tình hình giáo dục trung học cơ sở trên địa bàn huyện ......................................34
2.2. Khái quát về khảo sát thực trạng ............................................................................34
2.2.1. Mục tiêu khảo sát.................................................................................................34
2.2.2. Nội dung khảo sát................................................................................................35
2.2.3. Công cụ khảo sát .................................................................................................35
2.2.4. Đối tƣợng khảo sát...............................................................................................35
2.2.5. Cách thức tiến hành khảo sát...............................................................................37
v
2.2.6. Kiểm tra độ tin cậy của thang đo.........................................................................38
2.2.7.Qui ƣớc thang đo ..................................................................................................38
2.3. Thực trạng về hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đƣờng theo định
hƣớng phát triển năng lực học sinh tại các trƣờng THCS huyện Hớn Quản, tỉnh Bình
Phƣớc.............................................................................................................................38
2.3.1. Thực trạng bạo lực học đƣờng trong các trƣờng trung học cơ sở trên địa bàn
huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phƣớc ...............................................................................38
2.3.2. Thực trạng về nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh về khái niệm
giáo dục phòng chống bạo lực học đƣờng.....................................................................40
2.3.3. Thực trạng về nội dung giáo dục phòng chống bạo lực học đƣờng đƣờng theo
định hƣớng phát triển năng lực cho học sinh trƣờng THCS. ........................................48
2.3.4. Thực trạng về phƣơng pháp giáo dục phòng chống bạo lực học đƣờng đƣờng
theo định hƣớng phát triển năng lực cho học sinh trƣờng THCS .................................49
2.3.5. Thực trạng về hình thức tổ chức giáo dục phòng chống bạo lực học đƣờng
đƣờng theo định hƣớng phát triển năng lực cho học sinh trƣờng THCS. .....................52
2.3.6. Kết quả công tác giáo dục phòng chống bạo lực học đƣờng đƣờng theo định
hƣớng phát triển năng lực cho học sinh trƣờng THCS .................................................54
2.4. Thực trạng về quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đƣờng theo
định hƣớng phát triển năng lực học sinh tại các trƣờng THCS huyện Hớn Quản, tỉnh
Bình Phƣớc ....................................................................................................................55
2.4.1. Thực trạng công tác xây dựng kế hoạch quản lí hoạt động phòng chống bạo lực
học đƣờng theo định hƣớng phát triển năng lực cho học sinh trƣờng THCS. ..............55
2.4.2. Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục phòng chống bạo lực học đƣờng
đƣờng theo định hƣớng phát triển năng lực cho học sinh trƣờng THCS. .....................57
2.4.3. Thực trạng chỉ đạo triển khai kế hoạch giáo dục phòng chống bạo lực học đƣờng
đƣờng theo định hƣớng phát triển năng lực cho học sinh trƣờng THCS ......................59
2.4.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực
học đƣờng ở các trƣờng THCS......................................................................................61
2.4.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý giáo dục phòng chống bạo lực học
đƣờng đƣờng theo định hƣớng phát triển năng lực cho học sinh trƣờng THCS...........63
CHƢƠNG 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG
CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƢỜNG THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC HỌC SINH Ở CÁC TRƢỜNG THCS HUYỆN HỚN QUẢN, TỈNH
BÌNH PHƢỚC .............................................................................................................74
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp ................................................................................74
vi
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, chấp hành pháp luật của Nhà nƣớc
.......................................................................................................................................74
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa........................................................................74
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ.......................................................................75
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả ......................................................................75
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn......................................................................76
3.1.6. Nguyên tắc đảm bảo sự đa dạng hoá phƣơng pháp và hình thức quản lý hoạt
động ...............................................................................................................................76
3.1.7. Nguyên tắc đảm bảo tính tính khả thi..................................................................77
3.2. Hệ thống các biện pháp quản lýgiáo dục phòng chống BLHĐ tại các trƣờng THCS
trên địa bàn huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phƣớc ...........................................................78
3.2.1. Biện pháp 1: Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên,
cha mẹ học sinh về công tác quản lý hoạt động giáo dục phòng chống BLHĐ............78
3.2.2. Biện pháp 2: Bồi dƣỡng nghiệp vụ quản lý học sinh cho giáo viên chủ nhiệm,
giáo viên bộ môn và Tổng phụ trách Đội trong nhà trƣờng..........................................79
3.2.3. Biện pháp 3: Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý hoạt động giáo
dục phòng ngừa bạo lực học đƣờng cho học sinh theo định hƣớng phát triển năng lực
cho học sinh...................................................................................................................81
3.2.4. Biện pháp 4: Chỉ đạo đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá và thi đua khen
thƣởng trong quản lý hoạt động phòng, chống bạo lực học đƣờng theo định hƣớng phát
triển năng lực cho học sinh............................................................................................83
3.2.5. Biện pháp 5: Tăng cƣờng kết hợp chặt chẽ giữa nhà trƣờng với gia đình, các tổ
chức chính trị - đoàn thể trong hoạt động quản lý giáo dục phòng, chống bạo lực học
đƣờng theo định hƣớng phát triển năng lực cho học sinh .............................................86
3.4. Khảo nghiệm sự cần thiết và khả thi của các biện pháp.........................................92
3.4.1. Mục đích của khảo nghiệm..................................................................................92
3.4.2. Khách thể khảo nghiệm.......................................................................................92
3.4.3. Nội dung khảo nghiệm ........................................................................................92
3.4.4. Quy ƣớc thang đo ................................................................................................93
3.4.5. Kết quả khảo nghiệm...........................................................................................93
Tiểu kết chƣơng 3....................................................................................................... 100
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................. 101
1. Kết luận................................................................................................................... 101
2. Kiến nghị ................................................................................................................ 102
vii
2.1. Đối với Phòng, Sở GD&ĐT ................................................................................ 102
2.2. Đối với chính quyền địa phƣơng, nhà trƣờng, các ban ngành đoàn thể.............. 102
2.3 Đối với đội ngũ giáo viên..................................................................................... 102
2.4. Đối với cha mẹ học sinh..................................................................................... 103
2.5. Đối với học sinh .................................................................................................. 103
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 104
PHỤ LỤC ........................................................................................................................1
viii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Đặc điểm mẫu nghiên cứu ......................................................................... 36
Bảng 2.2. Quy ƣớc thang đo các mức độ thực hiện và mức độ đánh giá................... 38
Bảng 2.3: Tổng hợp tình hình bạo lực học đƣờng của các trƣờng THCS trên địa bàn39
Bảng 2.4: Nhận thức của CBQL, GV về Khái niệm Bạo lực học đƣờng................... 40
Bảng 2.5: Nhận thức của học sinh về Khái niệm Bạo lực học đƣờng........................ 41
Bảng 2.6: Nhận thức của CBQL, GV về nguyên nhân dẫn đến Bạo lực học đƣờng . 43
Bảng 2.7: Nhận thức của học sinh về nguyên nhân dẫn đến Bạo lực học đƣờng ...... 45
Bảng 2.8: Nhận thức của CBQL, GV và học sinh về hậu quả của Bạo lực học đƣờng
.................................................................................................................................... 46
Bảng 2.9: Nội dung giáo dục phòng chống bạo lực học đƣờng ................................. 48
Bảng 2.10: Phƣơng pháp quản lý giáo dục phòng chống bạo lực học đƣờng............ 49
Bảng 2.11: Phƣơng pháp quản lý giáo dục phòng chống bạo lực học đƣờng............ 51
Bảng 2.12: Hình thức giáo dục phòng chống Bạo lực học đƣờng ............................. 53
Bảng 2.13: Chất lƣợng giáo dục đạo đức ................................................................... 54
Bảng 2.14: Thực trạng công tác xây dựng kế hoạch .................................................. 55
Bảng 2.15: Thực trạng về công tác tổ chức thực hiện kế hoạch ................................ 57
Bảng 2.16. Thực trạng công tác chỉ đạo triển khai kế hoạch thực hiện ..................... 59
Bảng 2.17: Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động...................... 61
Bảng 2.18: Những tính cách có ảnh hƣởng đến hành vi Bạo lực học đƣờng............. 64
Bảng 2.19: Các yếu tố nhà trƣờng ảnh hƣởng đến công tác quản lý hoạt động......... 64
Bảng 2.20: Sự khác nhau giữa CQBL và GV về mức độ ảnh hƣởng của yếu tố nội
dung chƣơng trình đến công tác quản lý giáo dục phòng chống BLHĐ.................... 66
ix
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Cách thức ứng xử của CMHS khi con có hành vi bạo lực học đƣờng .....68
x
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLHĐ Bạo lực học đƣờng
CBQL Cán bộ quản lý
CMHS Cha mẹ học sinh
ĐLC Độ lệch chuẩn
ĐTB Điểm trung bình
GD Giáo dục
GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo
GV Giáo viên
GVCN Giáo viên chủ nhiệm
HĐNK Hoạt động ngoại khóa
HK Hạnh kiểm
HS Học sinh
SHDC Sinh hoạt dƣới cờ
GDTHĐĐT Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi
TH Tiểu học
THCS THCS
TPT Tổng phụ trách
UBND Ủy ban nhân dân
xi
TÓM TẮT
Trong quá trình quản lý giáo dục, ngoài việc nắm vững cơ sở lý luận của khoa
học quản lý giáo dục, các nhà giáo dục cần phải hiểu tâm lý lứa tuổi, hoàn cảnh gia
đình, điều kiện kinh tế xã hội của đối tƣợng giáo dục để có cách giáo dục phù hợp.
Môi trƣờng giáo dục vốn là một môi trƣờng chuẩn mực về các mối quan hệ, ứng xử,
nơi trò phải kính trọng thầy, thầy phải tôn trọng trò; nơi quan hệ bạn bè là bình đẳng,
giúp nhau cùng tiến bộ. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, với sự phát triển của
khoa học công nghệ, đặc biệt là tốc độ phát triển của internet đã ít nhiều ảnh hƣởng
đến những chuẩn mực đạo đức của ngƣời Việt Nam nói chung và học sinh Việt Nam
nói riêng. Bị ảnh hƣởng nặng nề nhất có thể nói là sự gia tăng của tệ nạn bạo lực học
đƣờng trong các nhà trƣờng phổ thông mà nguyên nhân xuất phát từ những xung đột
giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với nhóm hoặc nhóm với nhóm. Để phòng chống sự
lây lan của Bạo lực học đƣờng trong các nhà trƣờng phổ thông. Các nhà giáo dục
cầnhiểu những cơ sở lý luận về bạo lực học đƣờng, cách giáo dục phòng chống bạo lực
học đƣờng và quản lý giáo dục phòng chống bạo lực học đƣờng để có định hƣớng giáo
dục đúng đắn.
Với cách tiếp cận vấn đề đó, Đề tài đã tập trung nghiên cứu về cơ sở lý luận và
tiến hành khảo sát thực trạngquản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học
đƣờng theo định hƣớng phát triển năng lực cho học sinh tại các trƣờng trung học cơ sở
huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phƣớc. Kết quả nghiên cứu thực trạng đã thể hiện những
hạn chế trong hoạt động phòng chống Bạo lực học đƣờng và quản lý hoạt động phòng
chống Bạo lực học đƣờng những năm vừa qua nhƣ sau:
Một số cán bộ quản lý và giáo viên chƣa nhận thức đầy đủ về khái niệm Bạo lực
học đƣờng, chỉ xem Bạo lực là những lời nói, hành vi làm tổn thƣơng về tinh thần và
thể xác giữa học sinh với nhau, giữa giáo viên và học sinh mà không đề cập đến những
lời nói, hành vi làm tổn thƣơng về tinh thần và thể xác giữa giáo viên với nhau, giữa
giáo viên với CMHS hay CMHS với học sinh;
Các nội dung giáo dục phòng chống Bạo lực học đƣờng chƣa đƣợc thực hiện đầy
đủ, một số đơn vị chƣa giáo dục học sinh việc nhận diện các hành vi bạo lực học
đƣờng: hành vi, lời nói, cử chỉ; chƣa giáo dục ý thức đấu tranh với các biểu hiện, hành
vi bạo lực học đƣờng; chƣa giáo dục ý thức xây dựng trƣờng học thân thiện, bạn bè
tƣơng thân tƣơng ái giúp đỡ lẫn nhau;
xii
Trong các phƣơng pháp giáo dục phòng chống Bạo lực học đƣờng, hầu hết các
đơn vị chỉ thƣờng xuyên sử dụng phƣơng pháp giảng giải cho học sinh nhận thức
những hành vi xử sự đúng, sai khi xẩy ra va chạm, mâu thuẫn, đồng thời cũng tạo điều
kiện cho các em có cơ hội để sửa chữa khuyết điểm của mình. Các phƣơng pháp còn
lại chỉ thỉnh thoảng sử dụng, có đơn vị không sử dụng;
Trong công tác xây dựng kế hoạch: Các trƣờng còn hạn chế trong các vấn đề:
chƣa kế hoạch riêng về hoạt động giáo dục phòng chống BLHĐ, chƣa chú ý đến việc
hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh, chƣa chú ý đến việc tuyên truyền
nâng cao nhận thức cho CBQL, giáo viên, phụ huynh về công tác giáo dục phòng
chống BLHĐ, chƣa chú ý tới việc tăng cƣờng kết hợp chặt chẽ giữa nhà trƣờng với gia
đình, các tổ chức chính trị- đoàn thể trong quản lý giáo dục phòng chống bạo lực học
đƣờng.
Từ đó, ngƣời nghiên cứu đề xuất các biện pháp nhằm khắc phục tình trạng Bạo
lực học đƣờng hiện nay và triển khai thực hiện trong thời gian tới tại các trƣờng THCS
tại địa bàn nghiên cứu:
1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh về
công tác giáo dục phòng chống bạo lực học đƣờng.
2. Bồi dƣỡng nghiệp vụ quản lý học sinh cho giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ
môn và cán bộ Đoàn, Đội trong nhà trƣờng.
3. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục phòng chống Bạo lực học đƣờng
theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh, đặc biệt là khối học sinh THCS.
4. Chỉ đạo đổi mới công tác kiểm tra đánh giá và thi đua khen thƣởng trong giáo
dục phòng chống Bạo lực học đƣờng.
5. Tăng cƣờng kết hợp chặt chẽ giữa nhà trƣờng với gia đình, các tổ chức chính
trị- đoàn thể trong quản lý giáo dục phòng chống Bạo lực học đƣờng theo định hƣớng
phát triển năng lực cho học sinh.
6. Tăng cƣờng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do thực hiện đề tài
Đối với sự phát triển và hƣng thịnh của mỗi quốc gia, yếu tố con ngƣời luôn giữ vai
trò quyết định. Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, Đảng và Nhà nƣớc
ta hết sức chú trọng đến nguồn lực con ngƣời, nhất là vai trò của giáo dục và đào tạo.
Giáo dục và đào tạo con ngƣời có đạo đức, tri thức, kỹ năng,.. đƣợc coi là điều kiện tiên
quyết để phát triển nguồn lực con ngƣời, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trƣởng
kinh tế nhanh và bền vững.(Phạm Khắc Chƣơng, 2004).
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ƣơng khóa XI (Nghị
quyết số 29-NQ/TW) với nội dung Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo,
đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định
hƣớng xã hội chủnghĩa và hội nhập quốc tế đã đƣa ra mục tiêu “Đối với giáo dục phổ
thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân,
phát hiện và bồi dƣỡng năng khiếu, định hƣớng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao
chất lƣợng giáo dục toàn diện, đặc biệt giáo dục lý tƣởng, truyền thống, đạo đức,
lốisống”. (Đảng cộng sản Việt Nam, 2013).
Theo báo cáo của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF, 2018): một nửa thanh
thiếu niên trên toàn thế giới đã và đang bị bạo lực học đƣờng, đánh nhau và bắt nạt đã
làm gián đoạn việc học tập của 150 triệu trẻ em trong độ tuổi từ 13-15 trên toàn thế giới.
Theo đó, có khoảng 150 triệu học sinh trên toàn thế giới cho biết đã từng bị bạo lực bởi
các bạn đồng trang lứa ngay trong nhà trƣờng và ở các khu vực xung quanh trƣờng học.
Trên thực tế, con số này vẫn chƣa dừng lại, bạo lực học đƣờng trở thành vấn đề chung
của giáo dục toàn cầu.
Ở Việt Nam, trong khoảng 10 năm trở lại đây, các vụ việc bạo lực học đƣờng xuất
hiện thƣờng xuyên và đƣợc cập nhật liên tục 2 trên các kênh thông tin đại chúng. Trong
Hội thảo về giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức, lối sống, phòng
chống tội phạm, bạo lực học đƣờng do Bộ GD&ĐT tổ chức ngày 25/11/2009 tại Hà Nội,
Bộ GD&ĐT cho biết: Thống kê từ 38 Sở GD&ĐT (trên tổng số 63 Sở GD&ĐT) gửi
vềBộ từ năm 2003 đến năm 2009 có tới hơn 8.000 vụ học sinh tham gia đánh nhau và bị
xử lý kỷ luật. Gần đây xảy ra nhiều vụ bạo lực học đƣờng nhƣ: nữ sinh tụ tập đánh nhau
hội đồng, làm nhục bạn; nam sinh dùng dao, kiếm, mã tấu chém nhau ngay trong trƣờng
học. Ở nhiều nơi, do mâu thuẫn trong tình bạn, tình yêu đã dùng dao rạch mặt bạn, đâm
2
chết bạn giữa sân trƣờng… Đáng lƣu ý là các vụ việc học sinh nữ đánh nhau hội đồng,
làm nhục bạn, quay phim rồi đƣa lên mạng Internet, coi nhƣ một chiến tích để thể hiện
mình trƣớc mọi ngƣời (xảy ra ở các địa phƣơng nhƣ Thành phố Hà Nội, TP. Hồ Chí
Minh, Quảng Ngãi, An Giang,…). Trong năm học 2009 - 2010 trên toàn quốc đã xảy ra
khoảng 1.598 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trƣờng học học (bình quân 5
vụ/ngày), nhiều vụ có tính chất nguy hiểm, gây thƣơng tích thậm chí tử vong (năm học
2009 - 2010 xảy ra 7 vụ, năm học 2010 - 2011 xảy ra 4 vụ học sinh đánh nhau dẫn đến
chết ngƣời ở trong và ngoài trƣờng học). Các nhà trƣờng đã xử lý kỷ luật khiển trách 881
học sinh, cảnh cáo 1.558 học sinh, buộc thôi học có thời hạn (3 ngày, 1 tuần, 1 năm học)
735 học sinh. (Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội,
2012).
Trƣớc diễn biến phức tạp của hành vi bạo lực học đƣờng, ngày 17/07/2017, Thủ
tƣớng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số: 80/2017/NĐ-CP “Quy định về môi
trƣờng giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đƣờng”, đây là
nghị định đầu tiên của Chính phủ trực tiếp đề cập đến việc phòng, chống bạo lực học
đƣờng.
Điều lo ngại hơn nữa là trƣớc những hành vi bạo lực ấy, rất nhiều ngƣời thấy thờ ơ,
vô cảm, không những không can ngăn mà còn sử dụng điện thoại di động quay các clip
rồi tung lên mạng xã hội để “câu view, câu like”.
Có thể nói, bạo lực học đƣờng đƣợc xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trƣớc hết, do
các em học sinh chƣa đƣợc giáo dục đầy đủ về đạo đức, nhân cách, lối sống và chƣa có
đủ kỹ năng để ứng phó, giải quyết các tình huống xảy ra hằng ngày. Cùng với đó, do sự
thay đổi về tâm sinh lý lứa tuổi nên các em luôn muốn khẳng định mình, dễ dẫn đến
những hành vi thiếu kiểm soát và thiếu kiềm chế bản thân.
Trƣớc thực trạng nêu trên các nhà quản lý củacác trƣờng trên địa bàn huyện Hớn
Quản, tỉnh Bình Phƣớc đang rất lúng túng trong việc quản lý, tìm ra các biện pháp nhằm
quản lý tình trạng bạo lực học đƣờng.
Các nhà trƣờng đã có nhiều biện pháp mạnh, mang tính chất áp đặt để “bắt buộc”
học sinh phải “ngoan ngoãn” hơn, nhƣng rất tiếc tình hình vẫn chƣa cải thiện đƣợc nhiều.
Một trong những giải pháp hiệu quả, mang tính nhân văn cao hiện nay đang đƣợc
áp dụng ở nhiều nƣớc nhằm hạn chế tình trạng bạo lực học đƣờng thông qua vai trò quản
lý là việc quản lý theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh đó là dựa trên nguyên tắc
3
vì lợi ích tốt nhất của học sinh, không làm tổn thƣơng đến thể xác và tinh thần của các
em, tạo điều kiện tốt nhất để các em sửa chữa khuyết điểm và rèn luyện, động viên,
khuyến khích, hỗ trợ, nuôi dƣỡng lòng ham học dẫn đến ý thức kỷ luật một cách tự giác,
nâng cao năng lực và lòng tin của học sinh vào giáo viên.
Tuy nhiên, trong thực tiễn, hiện tƣợng “bạo lực học đƣờng” vẫn đang là nỗi bức
xúc, chƣa làm cho phụ huynh học sinh an tâm và những ai quan tâm tới sự nghiệp giáo
dục và đào tạo thế hệ trẻ phải suy nghĩ. Trong khi đó hoạt động giáo dục phòng chống
bạo lực học đƣờng trong học sinh nói chung, học sinh trung học cơ sở huyện Hớn Quản,
tỉnh Bình Phƣớc nói riêng chƣa đƣợc tổ chức tiến hành và quản lý chặt chẽ, nên hiệu quả
hoạt động này chƣa cao. Đây chính là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng bạo lực học
đƣờng trong học sinh trung học cơ sở trên địa bàn có nguy cơ bùng nổ và lan rộng. Do
đó, để đẩy mạnh việc giáo dục phòng, chống bạo lực học đƣờng cho học sinh ở các
trƣờng trung học cở sở có hiệu quả cần có sự quan tâm của các cấp, sự chỉ đạo đồng bộ
của mỗi nhà trƣờng và đặc biệt là sự nỗ lực học hỏi, rút kinh nghiệm của bản thân mỗi
cán bộ quản lý, giáo viên. Với kiến thức và kinh nghiệm có hạn tác giả chỉ nghiên cứu
mức độ bạo lực diễn ra giữa học sinh với học sinh.
Xuất phát từ những lí do trên và mong muốn đóng góp cho sự phát triển giáo dục
địa phƣơng, ngƣời nghiên cứu chọn đề tài: “Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống
bạo lực học đường theo định hướng phát triển năng lực học sinh tại các trường trung
học cơ sở huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước” làm luận văn tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực
học đƣờng theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh tại các trƣờng trung học cơ sở
huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phƣớc, luận văn đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động
giáo dục phòng chống bạo lực học đƣờng theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh
phù hợp với điều kiện, tình hình địa phƣơng.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học
đƣờng theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh tại các trƣờng THCS huyện Hớn
Quản, tỉnh Bình Phƣớc.
3.2. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đƣờng
theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh các trƣờng THCS.
4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục chống bạo lực học
đƣờng theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh các trƣờng trung học cơ sở.
4.2. Khảo sát thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực
học đƣờng theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh tại các trƣờng trung học cơ sở
huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phƣớc.
4.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học
đƣờng theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh tại các trƣờng trung học cơ sở huyện
Hớn Quản, tỉnh Bình Phƣớc.
5. Giả thuyết khoa học
Công tác quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đƣờng theo định
hƣớng phát triển năng lực học sinh tại các trƣờng trung học cơ sở huyện Hớn Quản, tỉnh
Bình Phƣớcvẫn còn một số bất cập, hạn chế nhƣ bất cập, hạn chế trong việc lập kế hoạch,
trong việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện và thiếu đồng bộ trong công tác chỉ đạo, kiểm tra
đánh giá.
Từ đó nếu đánh giá đúng thực trạng thì sẽ đề xuất đƣợc những biện pháp quản lý
hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đƣờng theo định hƣớng phát triển năng lực
cho học sinh một cách khả thi, đảm bảo tính khoa học, có tính cần thiết thì sẽ sớm khắc
phục đƣợc những hạn chế trong công tác quản lý hoạt động phòng chống bạo lực học
đƣờng tại các trƣờng THCS huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phƣớc.
6. Phạm vi nghiên cứu
Do điều kiện hạn chế, luận văn giới hạn phạm vi:
6.1. Về thời gian nghiên cứu: Từ năm học 2017-2018 đến năm học 2018-2019;
6.2. Về địa bàn nghiên cứu: 13 trƣờng THCS thuộc huyện Hớn Quản, tỉnh Bình
Phƣớc;
6.3. Về đối tượng khảo sát: CBQL, GV, CMHS và HS ở các trƣờng trên địa bàn
huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phƣớc;
7. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp luận
7.1.1. Quan điểm hệ thống – cấu trúc
Quan điểm hệ thống cấu trúc nghiên cứu hiện tƣợng một cách toàn diện, trên
nhiều mặt, dựa vào việc phân tích các đối tƣợng thành các bộ phận. Xác định mối quan
5
hệ hữu cơ giữa các yếu tố của hệ thống để tìm ra quy luật phát triển. Qua cách tiếp cận
quan điểm này, ngƣời nghiên cứu tìm hiểu đƣợc mối liên hệ chặt chẽ giữa quản lí hoạt
động giáo dục phòng chống bạo lực học đƣờng theo định hƣớng phát triển năng lực của
học sinh với quản lí các hoạt động khác trong nhà trƣờng. Thông qua việc nghiên cứu,
quan điểm hệ thống - cấu trúc giúp ngƣời nghiên cứu tìm hiểu chính xác thực trạng công
tác quản lí hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đƣờng theo định hƣớng phát
triển năng lực của học sinh với các nội dung cụ thể tại trƣờng THCS trên địa bàn huyện
Hớn Quản, tỉnh Bình Phƣớc.
7.1.2. Quan điểm logic – lịch sử
Tìm hiểu hoạt động dục phòng chống bạo lực học đƣờng theo định hƣớng phát
triển năng lực của học sinh và công tác quản lí hoạt động dục phòng chống bạo lực học
đƣờng theo định hƣớng phát triển năng lực của học sinh ở trƣờng THCS trên địa bàn
huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phƣớc trong điều kiện lịch sử cụ thể. Quan điểm này giúp
ngƣời nghiên cứu xác định phạm vi không gian, thời gian và điều kiện cụ thể về việc
quản lí hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đƣờng theo định hƣớng phát triển
năng lực của học sinh tại các trƣờng THCS trên địa bàn huyện. Từ đó, điều tra thu thập
số liệu chính xác, đúng với mục đích nghiên cứu đề tài, trình bày công trình nghiên cứu
theo một trình tự hợp lý.
7.1.3. Quan điểm thực tiễn
Nghiên cứu thực trạng quản lí hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đƣờng
theo định hƣớng phát triển năng lực của học sinh tại trƣờng THCS tại huyện Hớn Quản,
tỉnh Bình Phƣớc, xuất phát từ thực tiễn của công tác quản lí hoạt động giáo dục phòng
chống bạo lực học đƣờng theo định hƣớng phát triển năng lực của học sinh trên địa bàn
huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phƣớc để thấy đƣợc những tồn tại, khó khăn trong công tác
quản lí hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đƣờng theo định hƣớng phát triển
năng lực của học sinh tại các cơ sở giáo dục, từ đó đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động trong công tác quản lí hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học
đƣờng theo định hƣớng phát triển năng lực của học sinh phù hợp với thực tiễn.
7.2. Phương pháp nghiên cứu
7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận nhằm phân tích, tổng hợp, khái quát hóa các nguồn
tài liệu, văn bản trong và ngoài nƣớc để tìm hiểu các khái niệm, các thuật ngữ, liên quan
6
đến đề tài nhƣ: Bạo lực học đƣờng, phòng ngừa bạo lực học đƣờng, định hƣớng phát
triển năng lực học sinh, hoạt động phòng chống BLHĐ, quản lý hoạt động phòng chống
BLHĐ theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh trên cơ sở đó tổng hợp kiến thức để
tạo rahệ thống, thấy đƣợc mối quan hệ biện chứng giữa các vấn đề lý luận, từ đó hiểu
đƣợc đầy đủ, toàn diện các khái niệm, các thuật ngữ liên quan đến đề tài.
7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi:
Mục đích điều tra: ngƣời nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi
để thu thập số liệu, dữ liệu về thực trạng quản lý hoạt động phòng chống BLHĐ theo
định hƣớng phát triển năng lực học sinh dƣới sự điều hành, lãnh đạo của hiệu trƣởng các
trƣờng THCS trên địa bàn huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phƣớc.
Nội dung điều tra: thu thập thông tin về thực trạng quản lí hoạt động phòng chống
BLHĐ theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh và công tác quản lí hoạt động này.
Tác giả còn sử dụng bảng hỏi để khảo sát tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản
lý hoạt động phòng chống BLHĐ theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh tại các
trƣờng THCS trên địa bàn huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phƣớc mà đề tài đề xuất.
Cách thức điều tra: xây dựng mẫu phiếu hỏi dành cho đối tƣợng khảo sát.
Đối tƣợng khảo sát: Hiệu trƣởng, Phó hiệu trƣởng, PHHS, Giáo viên, Học sinh
7.2.2.2. Phương pháp phỏng vấn:
Mục đích phỏng vấn: Nhằm khẳng định những vấn đề đƣợc trả lời trong phiếu
điều tra và thu thập thêm thông tin cho những vấn đề còn chƣa đƣợc trả lời rõ ràng trong
số liệu điều tra. Đây là phƣơng pháp bổ trợ cho phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi.
Nội dung phỏng vấn: thuận lợi, khó khăn trong quản lí hoạt động phòng chống
BLHĐ theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh cũng nhƣ thực trạng quản lí hoạt
động phòng chống BLHĐ theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh của hiệu trƣởng
các trƣờng THCS trên địa bàn huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phƣớc.
Cách thức phỏng vấn: ngƣời nghiên cứu chọn mẫu phỏng vấn một số cán bộ quản
lí và giáo viên, phụ huynh học sinh ở các trƣờng trên địa bàn huyện Hớn Quản, tỉnh Bình
Phƣớc. Số lƣợng ngƣời đƣợc phỏng vấn gồm 10 CBQL và 05 phụ huynh học sinh. Dữ
liệu phỏng vấn sẽ đƣợc dùng vào việc đối chiếu, so sánh để làm rõ kết quả điều tra về
thực trạng quản lí hoạt động phòng chống BLHĐ theo định hƣớng phát triển năng lực
học sinh tại trƣờng THCS trên địa bàn huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phƣớc.
7
7.2.2.3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm giáo dục:
Tập trung nghiên cứu, phân tích văn bản chỉ đạo của các cấp quản lí liên quan đến
quản lí hoạt động phòng chống BLHĐ theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh,
nghiên cứu các hồ sơ quản lý, nội quy, quy định, kế hoạch, báo cáo… tài liệu lƣu trữ của
nhà trƣờng về quản lí hoạt động phòng chống BLHĐ theo định hƣớng phát triển năng lực
học sinh tại trƣờng THCS trên địa bàn huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phƣớc.
- Mục đích: nhằm thu thập thông tin về công tác quản lí hoạt động phòng chống
BLHĐ theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh của nhà trƣờng; công tác theo dõi
xây dựng kế hoạch quản lí hoạt động phòng chống BLHĐ theo định hƣớng phát triển
năng lực học sinh của hiệu trƣởng.
- Nội dung: nghiên cứu hồ sơ lƣu trữ của nhà trƣờng, kết quả quản lí hoạt động
phòng chống BLHĐ theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh, báo cáo của hiệu
trƣởng từng tháng, học kỳ…
- Cách tiến hành: đọc và phân tích các dữ liệu, số liệu trong các hồ sơ, tài liệu. Từ
đó, tác giả phân tích những thuận lợi, khó khăn trong quá trình quản lí hoạt động phòng
chống BLHĐ theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh.
7.2.3. Nhóm phương pháp xử lý dữ liệu
- Ngƣời nghiên cứu sử dụng phần mềm xử lí thống kê SPSS for Windows phiên
bản 20.0 để xử lí các thông tin thu thập đƣợc từ phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi
trong quá trình nghiên cứu về quản lí hoạt động phòng chống BLHĐ theo định hƣớng
phát triển năng lực học sinh tại trƣờng THCS trên địa bàn huyện Hớn Quản, tỉnh Bình
Phƣớc.
- Đối với dữ liệu định tính, các cuộc phỏng vấn sẽ đƣợc phân tích bằng phƣơng
pháp trích lọc nội dung theo từng phần nghiên cứu. Các nội dung này đƣợc sử dụng phối
hợp với dữ liệu định lƣợng để làm rõ hơn thực trạng nghiên cứu.
8. Ý nghĩa của đề tài
8.1. Về mặt lý luận
Làm sáng tỏ và hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về bạo lực học đƣờng, phòng
chống bạo lực học đƣờng và hoạt động quản lý phòng chống bạo lực học đƣờng nhằm
định hƣớng phát triển năng lực cho học sinh ở các trƣờng THCS thuộc huyện Hớn Quản,
tỉnh Bình Phƣớc.
8
8 2. Về mặt thực tiễn
Khảo sát, đánh giá, phân tích thực trạng hoạt động quản lý phòng chống bạo lực
học đƣờng, công tác quản lý của hiệu trƣởng và của GV trong việc phòng chống bạo lực
học đƣờng, đánh giá những yếu tố ảnh hƣởng đến bạo lực học đƣờng ở các trƣờng THCS
trên địa bàn huyệnHớn Quản, tỉnh Bình Phƣớc.
9. Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, Phụ lục, Tài liệu tham khảo, Nội dung
chính của luận văn đƣợc trình bày trong 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học
đƣờng theo định hƣớng phát triển năng lực cho học sinh trƣờng trung học cơ sở.
Chƣơng 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học
đƣờng theo định hƣớng phát triển năng lực cho học sinh ở các trƣờng trung học cơ
sởhuyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phƣớc.
Chƣơng 3: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đƣờng
theo định hƣớng phát triển năng lực cho học sinh ở các trƣờng trung học cơ sở huyện
Hớn Quản, tỉnh Bình Phƣớc.
9
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG
BẠO LỰC HỌC ĐƢỜNG THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
CHO HỌC SINH TRƢỜNG TRUNG HỌC CỞ SỞ
1.1. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu về quản lý hoạt động giáo dục phòng chống
bạo lực học đƣờng tại các trƣờng trung học cơ sở.
1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới
Bạo lực học đƣờng là vấn nạn xảy ra ở hầu khắp các quốc gia thuộc các châu lục
khác nhau trên thế giới. Đây cũng là đề tài mà nhiều nƣớc trên thế giới nghiên cứu để
phòng chống, ngăn chặn. Tình trạng bạo lực trong trƣờng học đƣợc các nhà nghiên cứu
phƣơng Tây và Mỹ đặc biệt quan tâm có thể kể đến một số công trình tiêu biểu nhƣ sau:
Theo Trung tâm Thống kê Quốc gia về Giáo dục Mỹ, bạo lực học đƣờng là một vấn
đề nghiêm trọng. Năm 2007, một cuộc điều tra toàn quốc đƣợc tiến hành hai năm một lần
bởi Trung tâm Ngăn chặn và Kiểm soát Dịch bệnh (CDC), kết quả cho thấy, có 5.9% học
sinh mang theo một loại vũ khí (nhƣ súng, dao, vân vân) vào trƣờng học trong 30 ngày
trƣớc thời điểm điều tra. Tỷ lệ này ở nam lớn gấp ba lần nữ. Một cuộc thăm dò thực hiện
ở trẻ có độ tuổi 12-17 cho kết quả các em đều thừa nhận bạo lực đang gia tăng ở trƣờng
học của mình. Mỗi tháng, có 282.000 học sinh ở các trƣờng trung học cơ sở Mỹ bị tấn
công.( Nguyễn Văn Tƣờng, 2016)
Đảng bảo thủ nƣớc Anh (2007) công bố kết quả nghiên cứu của mình trong lúc lo
ngại về nạn bạo lực học đƣờng ở nƣớc này đang tăng cao. Kết quả cho thấy, trung bình
một ngày các trƣờng học ở Anh xảy ra khoảng 40 vụ gây gổ buộc cảnh sát phải can thiệp.
Trong năm học 2007, cảnh sát buộc phải xuất hiện tại trƣờng học hơn 7.300 lần. Nhƣng
thực tế trên toàn nƣớc Anh, bạo lực học đƣờng có thể lên đến hơn 10.000 vụ, 17 do
khoảng 1/3 nhân viên cảnh sát quên nhập dữ liệu. Đây là dữ liệu trên đƣợc tổng hợp từ
25/39 đồn cảnh sát trung tâm của nƣớc Anh.(Ngọc Hải, 2008)
Ở Trung Quốc, trong “Báo cáo phân tích tổng thể tình hình những sự cố an toàn
trƣờng học ở học sinh trung học và tiểu học năm 2006” do Bộ giáo dục Trung Quốc công
bố cho thấy, năm 2006 trong những sự cố an toàn đƣợc đƣa lên báo, thì có đến 25%
những vụ việc đó xảy ra trong trƣờng học, chủ yếu là những vụ việc gây thƣơng tích do
đánh nhau (chiếm 56%), do dùng chất gây nổ, sử dụng dao, phóng hỏa, xâm hại tình
10
dục… Ngoài ra, theo Trung tâm điều trị bệnh tật của thành phố Thẩm Quyến (2009),
trong báo cáo “Nghiên cứu phòng chống thƣơng tích trẻ em” gửi lên “Đại hội tuyên
truyền phòng chống ngƣợc đãi trẻ em trên toàn thế giới” cho thấy, trong vòng 1 năm, có
48.7% học sinh ở thành phố Thẩm Quyến cảm thấy không an toàn khi đến trƣờng cũng
nhƣ tan trƣờng, có 15.8% học sinh đã từng đánh nhau, trong đó những vụ việc đánh nhau
của học sinh THCS là nghiêm trọng nhất; có 49.7% học sinh cấp 2 không cảm thấy an
toàn; có 21.8% học sinh đã từng đánh nhau.(Chen Erping, 2009)
Tổ chức phát triển cộng đồng tập trung vào trẻ em Plan International và Trung tâm
nghiên cứu quốc tế về phụ nữ (ICRW) vừa công bố báo cáo về tình trạng bạo lực trong
các trƣờng học ở châu Á (2015). Báo cáo dựa trên kết quả nghiên cứu và khảo sát thực tế
với 9.000 học sinh ở lứa tuổi từ 12-17, các giáo viên, hiệu trƣởng, phụ huynh... tại 5 quốc
gia (Campuchia, Việt Nam, Indonesia, Pakistan và Nepal), thực hiện từ tháng 10/2013
đến tháng 3/2014. Theo báo cáo này, tình trạng bạo lực trong các trƣờng học châu Á
đang ở mức báo động. Trung bình cứ 10 học sinh thì có 7 em từng trải nghiệm bạo lực
học đƣờng. Quốc gia có tỉ lệ học sinh hứng chịu nạn bạo lực cao nhất là Indonesia (84%);
thấp nhất là Pakistan với 43%. Chỉ tính trong 6 tháng 18 (10/2013-3/2014), số học sinh bị
bạo lực (ở mọi hình thức: tinh thần, thể xác...) tại trƣờng học của Indonesia là 75%. Việt
Nam đứng thứ hai với 71%.(Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc, 2018)
1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, có thể điểm qua một số kết quả nghiên cứu tiêu biểu nhƣ: Nguyễn Thị
Mai Hƣơng (2013), chỉ ra nhu cầu tiếp nhận thông tin trong giao tiếp với bạn bè cùng
trang lứa của học sinh THCS có hành vi bạolực học đƣờng ở Thị xã Phú Thọ.(Nguyễn
Thị Mai Hƣơng, 2013)
Đinh Anh Tuấn (2015) tiếp cận từ góc độ xã hội học để khảo sát thực trạng bạo lực
học đƣờng của 496 học sinh tại 8 trƣờng THCS và THPT ở TP Quy Nhơn (Bình Định),
kết quả cho thấy đại đa số học sinh bị bạo lực tinh thần, một số ít học sinh bị tấn công
bằng hung khí, khi chứng kiến hành vi bạo lực học đƣơng đa số học sinh bàng quan, một
số ít có can thiệp nhƣng ở mức vừa phải, đặc biệt là hơn 80% học sinh cho rằng hành vi
bạo lực học đƣờng có xuất phát từ game online và phim ảnh.(Đinh Anh Tuấn, 2015)
Trần Văn Công và cộng sự đã nghiên cứu thực trạng hành vi gây hấn ở học sinh
THCS với 4 biểu hiện: gây gấn bằng lời nói; gây hấn với bản thân; gây hấn với đồ vật;
11
gây hấn với ngƣời khác. Trong đó mức độ gây hấn cao nhất thuộc về các hành vi gây hấn
bằng lời nói.(Trần Văn Công và cộng sự, 2016)
Trần Công Thuận (2015) công bố kết quả nghiên cứu “Bạo lực học đƣờng qua
nghiên cứu và khảo sát” cho thấy trung bình trong số 10 học sinh, thì có tới 4 học sinh có
những hành vi vi phạm liên quan đến bạo lực học đƣờng. Nghiên cứu cũng tìm hiểu nhận
thức của học sinh, phụ huynh và thầy cô về hành vi bạo lực học đƣờng, phân tích nguyên
nhân và đề xuất các giải pháp đối với bạo lực học đƣờng.( LM. Philipphê Trần Công
Thuận, 2015)
Có thể nói, các công trình nghiên cứu về bạo lực học đƣờng trên thế giới và trong
nƣớc đã giải quyết 3 nội hàm của bạo lực học đƣờng, gồm thực trạng bạo lực học đƣờng;
các hành vi lệch chuẩn dẫn tới bạo lực học đƣờng và các hình thức biểu hiện của bạo lực
học đƣờng. Từ việc khảo sát các môi trƣờng bạo lực học đƣờng cụ thể, các nghiên cứu đã
bƣớc đầu đƣa ra những phƣơng pháp, cách thức tổng quát cho việc ngăn ngừa, giảm thiểu
hành vi bạo lực học đƣờng gắn với từng nhóm đối tƣợng.
Từ kết quả nghiên cứu, khảo sát, các công trình nói trên đã mổ xẻ thực trạng, phân
tích nguyên nhân và báo động vấn nạn bạo lực học đƣờng có xu hƣớng gia tăng nhanh.
Bạo lực học đƣờng xảy ra ở mọi lứa tuổi, cấp học và từ trƣờng học đến bên ngoài cổng
trƣờng. Đặc biệt là nó thể hiện chiều hƣớng trẻ hóa, nữ hóa và hành vi bạo lực không có
giới hạn trong quan hệ bạn bè, giữa học sinh với giáo viên và ngƣợc lại. Hậu quả do bạo
lực học đƣờng gây ra rất lớn. Nó không chỉ ảnh hƣởng đến tâm sinh lý học sinh mà còn
đe dọa môi trƣờng học đƣờng, gây bất ổn xã hội. Để can thiệp thành công, giảm thiểu các
hành vi dẫn đến bạo lực từ thể xác đến tinh thần của nạn nhân, các nghiên cứu đều thống
nhất cần phải: phối hợp chặt chẽ giữa nhà trƣờng, gia đình, xã hội; nâng cao nhận thức và
giúp học sinh điều chỉnh hành vi, hóa giải những mâu thuẫn, hiềm khích phát sinh; tạo
môi trƣờng học đƣờng an toàn; đầu tƣ các trung tâm tƣ vấn, tham vấn học đƣờng; đào tạo
đội ngũ giáo viên tƣ vấn chuyên nghiệp; mở rộng sân chơi lành mạnh, tăng cƣờng hoạt
động ngoại khóa, trang bị kỹ năng sống…
Tóm lại, các công trình nghiên cứu về bạo lực học đƣờng và quản lý hoạt động giáo
dục phòng chống bạo lực học đƣờng rất phong phú, đa dạng. Tuy nhiên trên địa bàn
huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phƣớc chƣa có công trình nào nghiên cứu về việc quản lý
hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đƣờng theo định hƣớng phát triển năng lực
12
cho học sinhở các trƣờng trung học cơ sở huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phƣớc từ góc độ
quản lý giáo dục.
Trên cơ sở xử lý những số liệu thống kê địa phƣơng, khai thác những tài liệu, tham
khảo và kế thừa kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trƣớc, luận văn “Quản lý hoạt động
giáo dục phòng chống bạo lực học đường theo định hướng phát triển năng lực học sinh
tại các trường trung học cơ sở huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước” là công trình đầu tiên
nghiên cứu về đề tài này.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục
1.2.1.1. Khái niệm quản lý
Quản lý là một trong những loại hình hoạt động quan trọng nhất của con ngƣời.
Khoa học quản lý xuất hiện cùng với sự phát triển của xã hội loài ngƣời. Là một phạm trù
tồn tại khách quan, ra đời tất yếu do nhu cầu của một chế độ xã hội, mọi tổ chức, một
quốc gia, mọi thời đại, khoa học quản lý là một lĩnh vực lao động trí tuệ và thực tiễn
phức tạp của con ngƣời nhằm điều khiển lao động, thúc đẩy sự phát triển của xã hội trên
tất cả các phƣơng diện, mang tính lịch sử, tính giai cấp và tính dân tộc.
Theo quan điểm điều khiển học: Quản lý là chức năng của những hệ có tổ chức, với
bản chất khác nhau: sinh học, xã hội, kỹ thuật,… nó bảo toàn cấu trúc các hệ, duy trì chế
độ hoạt động. Quản lý là một động tác hợp quy luật khách quan.
Ở nƣớc ngoài, một số tác giả khái niệm nhƣ sau:
Các Mác đã viết: "Tất cả mọi loại lao động xã hội trực tiếp hay laođộng chung nào
tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo để điều
hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận
động của toàn bộ cơ thể sản xuất khác với sự vận động của những khí quan độc lập của
nó. Một người độc tấu vĩ cầm thì tự điều khiển lấy hoạt động của mình, còn một dàn
nhạc thì cần phải có nhạc trưởng”.(Các Mác và Ph.Ăng-ghen, 2002)
Còn Fredrich Winslow Taylor (1856 - 1915) khẳng định: "Quản lý làbiết được
chính xác điều người khác muốn làm và sau đó hiểu được rằng họ đã hoàn thành công
việc một cách tốt nhất và rẻ nhất" (Trƣờng Quản lý cán bộ giáo dục TW2, 2002)
Trong cuốn “Quản lý nguồn nhân lực”, Paul Herscy và Ken Blane Heard lại coi
“Quản lý là một quá trình cùng làm việc giữa nhà quản lý và người bịquản lý, nhằm
13
thông qua hoạt động cá nhân, của nhóm, huy động các nguồn lực khác để đạt được mục
tiêu của tổ chức”(Nguyễn Ngọc Quang)
Các ông Thomas.J.Robins và Wayned Morrison lại cho rằng: "Quản lý làmột nghề
nhưng cũng là một nghệ thuật, một khoa học" (Nguyễn Hữu Huân, 1999)
Ở Việt Nam có một số khái niệm quản lý nhƣ sau:
Theo từ điển Tiếng Việt - Viện Ngôn ngữ học định nghĩa: "Quản lý làtrông coi, giữ
gìn theo những yêu cầu nhất định. Là tổ chức và điều hành các hoạt động theo những
yêu cầu nhất định". (Hoàng Phê, 2010)
Theo giáo sƣ Hà Hồ Sĩ: "Quản lý là một hoạt động có định hướng, có tổchức, lựa
chọn trong các đối tượng có thể dựa trên các thông tin về tình trạng của đối tượng được
ổn định và làm cho nó phát triển tới mục đích đã định. Quản lý là sự tác động có tổ chức,
có định hướng của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra"
(Hà Hồ Sĩ, 2001)
Tác giả Đặng Vũ Hoạt và Hà Thế Ngữ cũng cho rằng: “Quản lý là một quátrình
định hướng, quá trình có mục đích, quản lý có hệ thống là quá trình tác động đến hệ
thống nhằm đạt được những mục tiêu nhất định. Những mục tiêu này đặc trưng cho trạng
thái mới của hệ thống mà người quản lý mong muốn” (Hà Thế Ngữ, 2001)
Từ những khái niệm trên, có thể rút ra kết luận, quản lý bao giờ cũng làmột tác
động hƣớng tới đích, có mục tiêu xác định. Quản lý thể hiện mối quan hệ giữa hai bộ
phận là chủ thể quản lý và đối tƣợng quản lý. Đây là quan hệ ra lệnh - phục tùng, không
đồng cấp và có tính bắt buộc. Quản lý là sự tác động tất cả các chức năng quản lýtạo nên
nội dung của quá trình quản lý. Trong một chu trình quản lý, các chức năng kế tiếp nhau
và độc lập với nhau chỉ mang tính tƣơng đối bởi vì một số chức năng có thể diễn ra đồng
thời hoặc kết hợp với việc thực hiện các chức năng khác. Chu trình đó đƣợc thể hiện qua
sơ đồ sau: mang tính chủ quan nhƣng phải phù hợp với quy luật khách quan, có khả năng
thích nghi giữa chủ thể quản lý với đối tƣợng quản lý và ngƣợc lại.
1.2.1.2. Khái niệm quản lý giáo dục
Theo tác giả M.I.Kondacov:“Quản lí giáo dục là tập hợp những biện pháp kế
hoạch hóa, nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của cơ quan trong hệ thống giáo
dục để tiếp tục phát triển, mở rộng hệ thống cả về số lượng cũng như chất lượng”(M.I.
Kondacov, 1984)
14
Tác giả Đặng Quốc Bảo khái quát “Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quát là hoạt
động điều hành phối hợp của các lực lƣợng xã hội nhằm thúc đẩy mạnh công tác đào tạo
thế hệ trẻ theo yêu cầu xã hội”(Đặng Quốc Bảo, 1997).
Tác giả Phạm Minh Hạc cũng nhấn mạnh “Quản lý giáo dục là hệ thống tác động có
mục đích, có kế hoạch, hợp qui luật của chủ thể quản lý (hệ giáo dục) nhằm làm cho hệ
vận hành theo đƣờng lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện đƣợc các tính chất
của nhà trƣờng xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học- giáo
dục thế hệ trẻ, đƣa hệ thống giáo dục tới mục tiêu dự kiến lên trạng thái mới về
chất”(Phạm Minh Hạc , 1986).
Vì vậy khái niệm quản lý giáo dục có thể hiểu nhƣ sau:Quản lý giáo dục là những
tác động có hệ thống, có mục đích, hợp quy luật và chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau
đến tất cả các mắt xích của hệ thống giáo dục, nhằm đảm bảo cho hệ thống giáo dục vận
hành, phát triển, thực hiện mục tiêu của nền giáo dục.
Góc độ vi mô chủ thể quản lý giáo dục là chủ thể quản lý nhà trƣờng (hiệu trƣởng),
đối tƣợng của quản lý là các quá trình dạy học, quá trình giáo dục và các thành tố tham
gia vào quá trình đó (giáo viên, học sinh, các lực lƣợng khác, cơ sở vật chất, tài
chính,…), vì vậy khái niệm quản lý giáo dục có thể hiểu nhƣ sau:Quản lý nhà trường là
hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhà trường
giúp cho nhà trường vận hành theo đường lối, quan điểm giáo dục của Đảng, thực hiện
các mục tiêu, tính chất của nhà trường Việt nam đó là hình thành phát triển nhân cách
người học theo yêu cầu của xã hội.
1.2.2. Khái niệm Bạo lực; Bạo lực học đường; Quản lý hoạt động giáo dục phòng
chống bạo lực học đường, năng lực con người.
1.2.2.1. Bạo lực
Bạo lực là hành vi sử dụng sức mạnh thể chất với mục đích gây thƣơng vong, tổn
hại một ai đó. Bạo lực thể chất có thể là điểm tột đỉnh của các cuộc xung đột.
1.2.2.2. Bạo lực học đường
Là hệ thống xâu chuỗi lời nói, hành vi mang tính miệt thị, đe doạ, dùng sức
mạnh thể chất để khủng bố ngƣời khác (thƣờng xảy ra giữa trò với trò, giữa thầy với
trò và ngƣợc lại thậm trí giữa thầy với thầy), để lại thƣơng tích trên cơ thể, thậm chí
dẫn đến tử vong, đặc biệt là gây tổn thƣơng đến tƣ tƣởng, tình cảm, tạo cú sốc về tâm,
15
sinh lý cho những đối tƣợng trực tiếp tham gia vào quá trình giáo dục ở nhà trƣờng
cũng nhƣ đối với những ngƣời quan tâm tới sự nghiệp giáo dục.
Theo nghiên cứu về bạo lực học đƣờng ở nhiều quốc gia, bên cạnh thuật ngữ bạo
lực học đƣờng, ngƣời ta thƣờng nói đến thuật ngữ bắt nạt học đƣờng. Bắt nạt học đƣờng
cũng là một phần của bạo lực học đƣờng và thậm chí nhiều lúc ngƣời ta còn đồng nhất
giữa bắt nạt học đƣờng và bạo lực học đƣờng.
Dan Olweus, trong cuốn "Bắt nạt trong trƣờng học, chúng ta biết gì và chúng ta có
thể làm gì" đã đƣa ra định nghĩa theo một cách chung nhất: bắt nạt trong trƣờng học nhƣ
một "hành vi tiêu cực được lặp đi lặp lại, có ý định xấucủa một hay nhiều học sinh nhằm
trực tiếp chống lại một học sinh, người có khó khăn trong việc bảo vệ bản thân" (Quỳnh
Trang, 2010)
Milton Keynes (1989) định nghĩa: "Bắt nạt là một hành động lặp đi lặplại một
cách hiếu chiến để cố ý làm tổn thương về tinh thần hoặc thể xác cho người khác. Bắt nạt
là đặc trưng của một cá nhân hành xử theo một cách nào đó để đạt được quyền lực trên
người khác” (Ngô Minh Oanh, 2014)
Ở Việt Nam, có nhiều tác giả nghiên cứu và đƣa ra quan điểm của mình về bạo
lực học đƣờng, có tác giả xem bạo lực học đƣờng là hành vi lệch lạc, trái với chuẩn mực
đạo đức và quy tắc của nhà trƣờng. Theo nghiên cứu của tác giả Đỗ Thị Nga thì “bạo lực
học đƣờng” là những hành vi cố ý, sử dụng vũ lực hoặc quyền lực của học sinh hoặc giáo
viên đối với những học sinh, giáo viên hoặc những ngƣời khác và ngƣơc lại. Đó có thể là
những hành vi bạo lực về thể xác, bạo lực về tinh thần, bạo lực về tình dục, bạo lực ngôn
ngữ, những bắt ép về tài chính hoặc những hành vi khác có thể gây ra những tổn thƣơng
về mặt tinh thần hoặc thể xác của ngƣời bị hại" (Nguyễn Minh Đức và nnk, 2011)
Theo tác giả Phan Mai Hƣờng “Bạo lực học đường là thuật ngữ dùng đểchỉ những
hành vi bạo lực trong môi trường học đường, hoặc những hành vi bạo lực của lứa tuổi
học đường. Bao gồm hàng loạt các hành vi bạo lực với các mức độ khác nhau, từ không
lời đến có lời, từ hành động đơn giản đến những hành động thù địch, gây hấn, phá
phách, gây tổn thương tâm lý, thậm chí tổn hại đến thể chất của người khác”. Đây là một
định nghĩa khá cụ thể vềbạo lực học đƣờng trên bình diện hành vi và hậu quả của
nó.(Nguyễn Thanh Bình và Nguyễn Thị Mai Lan, 2013)
Tóm lại, Bạo lực học đƣờng đƣợc hiểu là hành vi xâm hại có chủ ý, có ý đồ,
thƣờng gây hậu quả nghiêm trọng và xảy ra trong phạm vi trong nhà trƣờng, nếu nhìn từ
16
góc độ lấy học sinh làm trung tâm thì bạo lực học đƣờng là sự xâm hại của học sinh đối
với học sinh, sự xâm hại của học sinh đối với ngƣời bên ngoài nhà trƣờng và ngƣợc lại,
là sự xâm hại của giáo viên đối với học sinh và ngƣợc lại… Bạo lực ấy xâm hại đến sức
khỏe hoặc danh dự của ngƣời bị hại. Bạo lực không chỉ xảy ra trong phạm vi nhà trƣờng
mà nhiều khi xảy ra bên ngoài nhà trƣờng.
1.2.2.3. Hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đường đường theo định hướng
phát triển năng lực cho học sinh trường THCS
Là hoạt động tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của ngƣời học, cán bộ
quản lý, giáo viên, nhân viên trong cơ sở giáo dục, gia đình ngƣời học và cộng đồng về
mối nguy hiểm và hậu quả của bạo lực học đƣờng, đồng thời nâng cao nhận thức về vai
trò, vị trí, trách nhiệm của nhà trƣờng, gia đình và cộng đồng trong việc giáo dục học
sinh; tăng cƣờng phòng, chống bạo lực học đƣờng và thực hiện theo nguyên tắc lấy
phòng ngừa, ngăn chặn là chính; thực hiện các biện pháp giáo dục, vận động và can thiệp
của nhà trƣờng, gia đình và cộng đồng, bảo vệ sức khoẻ, tính mạng của học sinh, xử lý
kịp thời các hành vi bạo lực học đƣờng từ đó định hƣớng phát triển năng lực cần thiết
cho học sinh thông qua các hoạt động giáo dục.
1.2.2.4. Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đường đường theo định
hướng phát triển năng lực cho học sinh trường THCS.
Có thể hiểu quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đƣờng định
hƣớng phát triển năng lực học sinh là hệ thống các tác động có mục đích, có kế hoạch
của chủ thể quản lý nhà trƣờng trong việc giáo dục đạo đức học sinh nhằm tăng cƣờng
phòng chống bạo lực học đƣờng và thực hiện theo nguyên tắc lấy phòng ngừa, ngăn chặn
là chính; thực hiện các biện pháp giáo dục, vận động và can thiệp của nhà trƣờng, gia
đình và cộng đồng, bảo vệ sức khoẻ, tính mạng của học sinh, xử lý kịp thời các hành vi
bạo lực học đƣờng góp phần định hƣớng phát triển năng lực cho học sinh.
Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đƣờng định hƣớng phát triển
năng lực học sinh ở trƣờng THCS bao gồm nhiều nội dung, nhƣ quản lý việc lập kế
hoạch hoạt động giáo dục phòng, chống bạo lực học đƣờng; quản lý nội dung hoạt động
giáo dục phòng, chống bạo lực học đƣờng; quản lý các con đƣờng phòng, chống bạo lực
học đƣờng; tổ chức các lực lƣợng tham gia giáo dục phòng, chống bạo lực học đƣờng và
kiểm tra, đánh giá hoạt động quản lý giáo dục phòng, chống bạo lực học đƣờng.
17
Mục tiêu của việc quản lý hoạt động giáo dục phòng, chống bạo lực học đƣờng
theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh ở các nhà trƣờng là:Nhằm mục đích giáo
dục, trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng, chống xâm hại ngƣời học; phòng, chống bạo
lực học đƣờng; bạo lực trẻ em trên môi trƣờng mạng cho ngƣời học, cán bộ quản lý, nhà
giáo, nhân viên của cơ sở giáo dục và gia đình ngƣời học; giáo dục, tƣ vấn kiến thức, kỹ
năng tự bảo vệ cho ngƣời học đồng thới ngăn chặn những thái độ, hành vi sai lệch với
chuẩn mực xã hội, giữ cho môi trƣờng giáo dục lành mạnh, nhằm thực hiện phong trào
"Xây dựng trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực" đạt hiệu quả, góp phần hoàn thành
mục tiêu giáo dục của Đảng và Nhà nƣớc ta trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại
hóa của đất nƣớc.
1.2.2.5. Nhóm Năng lực của học sinh
Theo từ điển Tiếng Việt: Năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên
sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó hoặc Năng lực là khả năng huy động tổng hợp
các kiến thức, kỹ năng để thực hiện thành công một loại công việc trong một bối cảnh
nhất định. Năng lực gồm có năng lực chung và năng lực đặc thù. Năng lực chung là năng
lực cơ bản cần thiết mà bất cứ ngƣời nào cũng cần phải có để sống và học tập, làm việc.
Năng lực đặc thù thể hiện trên từng lĩnh vực khác nhau nhƣ năng lực đặc thù môn học là
năng lực đƣợc hình thành và phát triển do đặc điểm của môn học đó tạo nên. Theo Dự
thảo Chƣơng trình tổng thể ngày 14/3/2017- Bộ Giáo dục và Đào tạo:
Những năng lực chung, đƣợc tất cả các môn học và hoạt động giáo dục góp phần
hình thành, phát triển: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực
giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Những năng lực chuyên môn, đƣợc hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số
môn học và hoạt động giáo dục nhất định: năng lực ngôn ngữ, tính toán, tìm hiểu tự
nhiên và xã hội, công nghệ, tin học, thẩm mỹ, thể chất.
1.3. Lý luận về hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đƣờng theo định hƣớng
phát triển năng lực cho học sinh trƣờng THCS
1.3.1. Trường Trung học cơ sở trong hệ thống giáo dục quốc dân
Trƣờng Trung học cơ sở là một bậc học trong hệ thống giáo dục ở Việt Nam và
hầu hết các quốc gia trên thế giới hiện nay còn đƣợc gọi là cấp II, trên bậc Tiểu học và
dƣới bậc Trung học phổ thông. Trung học cơ sở kéo dài 4 năm (từ lớp 6 đến lớp 9) hay 3
năm (từ lớp 7 đến lớp 9 - Chẳng hạn nhƣ hệ thống giáo dục Nhật Bản). Thông thƣờng, độ
18
tuổi học sinh ở trƣờng Trung học cơ sở là từ 11 (hoặc 12) tuổi đến 15 tuổi. Trƣớc đây, để
tốt nghiệp Trung học cơ sở, học sinh phải vƣợt qua một kì thi tốt nghiệp vào cuối lớp 9
nhƣng kể từ năm học 2005-2006 thì kì thi đã chính thức bị bãi bỏ. Muốn theo học tiếp
trình độ cao hơn (cấp Trung học phổ thông) học sinh phải tham dự các kỳ thi tuyển sinh.
Trƣờng Trung học cơ sở đƣợc bố trí tại từng xã, phƣờng, thị trấn. Tuy nhiên, trong
thực tế vẫn có một số xã không có trƣờng Trung học cơ sở. Đó thƣờng là các xã ở vùng
sâu, vùng xa hoặc hải đảo. Theo quy định trong Luật Ngân sách Nhà nƣớc, đầu tƣ xây
dựng trƣờng Trung học cơ sở cũng nhƣ trƣờng Tiểu học thuộc trách nhiệm của chính
quyền cấp quận, huyện.
1.3.2. Đặc điểm của học sinh trung học cơ sở
Giai đoạn học sinh THCS là giai đoạn có nhiều biến động trong quá trình phát triển
tâm sinh lí, đặc biệt là những thay đổi về tâm lí cá nhân và tâm lí xã hội. Điều này đƣợc
thể hiện ở những điểm sau: (Dƣơng Thị Diệu Hoa, 2011)
Thứ nhất, đây là thời kỳ quá độ từ tuổi thơ sang tuổi trƣởng thành, thời kỳ trẻ ở “ngã
ba đƣờng” của sự phát triển. Trong đó có rất nhiều khả năng, nhiều phƣơng án, nhiều con
đƣờng để mỗi trẻ em phát triển thành một cá nhân độc lập. Trong thời kỳ này, nếu sự
phát triển đƣợc định hƣớng đúng, đƣợc tạo thuận lợi thì trẻ em có nhiều cơ hội sẽ trở
thành những cá nhân thành đạt, công dân tốt. Ngƣợc lại, nếu không đƣợc định hƣớng
đúng, hay bị tác động bởi các yếu tố tiêu cực thì sẽ xuất hiện hàng loạt nguy cơ dẫn trẻ
em đến bên bờ của sự phát triển lệch lạc về nhận thức, thái độ, hành vi và nhân cách;
Thứ hai, đây là thời kỳ mà tính tích cực xã hội của trẻ em đƣợc phát triển mạnh mẽ,
đặc biệt trong việc thiết lập các quan hệ bình đẳng với ngƣời lớn và bạn ngang hàng,
trong việc lĩnh hội các chuẩn mực và giá trị xã hội, thiết kế tƣơng lai của bản thân và
những kế hoạch hành động cá nhân tƣơng ứng;
Thứ ba, trong suốt giai đoạn thiếu niên trẻ em luôn diễn ra sự cấu tạo lại, cải tổ lại
hoặc hình thành các cấu trúc mới về thể chất, sinh lý, tƣơng tác xã hội, hành vi, tâm lí,
nhân cách. Từ đó hình thành cơ sở nền tảng và vạch chiều hƣớng cho sự trƣởng thành
thực thụ của cá nhân;
Thứ tƣ, đây cũng giai đoạn phát triển nhiều khó khăn, phức tạp và đầy mâu thuẫn của
đời ngƣời. Ngay các tên gọi của thời kỳ này nhƣ “thời kỳ quá độ”, “giai đoạn bứt phá”,
“giai đoạn khủng hoảng” đã nói lên tính phức tạp và quan trọng của giai đoạn tuổi thiếu
19
Hiểu rõ vị trí và ý nghĩa của giai đoạn phát triển tâm lý thiếu niên, giúp chúng ta có
cách đối xử đúng đắn và giáo dục để các em có một nhân cách toàn diện. Thông qua đó
định hƣớng phát triển năng lực phù hợp cho học sinh.
1.3.3. Mục tiêu quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đường đường
theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh trường THCS
Quản lý hoạt động phòng chống bạo lực học đƣờng theo định hƣớng phát triển năng
lực học sinh ở các trƣờng THCS nhằm mục đích ngăn chặn GV và HS có những thái độ,
hành vi sai lệch với chuẩn mực xã hội, giữ cho môi trƣờng giáo dục lành mạnh, nhằm
thực hiện phong trào "Xây dựng trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực" đạt hiệu quả,
góp phần hoàn thành mục tiêu giáo dục của Đảng và Nhà nƣớc ta trong giai đoạn công
nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nƣớc.
Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đƣờng theo định hƣớng phát
triển năng lực cho học sinh ở các trƣờng THCS nhằm góp phần cho học sinh thấy đƣợc
tác hại của bạo lực học đƣờng, từ đó có ý thức đấu tranh với những hành vi sai trái, tích
cực phát hiện những biểu hiện mất đoàn kết, thông tin kịp thời đến thầy cô, cha mẹ học
sinh để ngăn ngừa không để tình trạng đánh nhau, mất đoàn kết xảy ra.
Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đƣờng theo định hƣớng phát
triển năng lực cho học sinh ở các trƣờng THCS góp phần tăng cƣờng kỷ cƣơng, kỷ luật
trong trƣờng học, xây dựng môi trƣờng giáo dục lành mạnh, xây dựng mối quan hệ thầy -
trò, trò với trò ngày càng gắn bó, thân thiết, trƣờng học thật sự là "Trƣờng học thân thiện,
học sinh tích cực" để nhà trƣờng hoàn thành mục tiêu giáo dục đề ra.
Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đƣờng theo định hƣớng phát
triển năng lực cho học sinh ở các trƣờng THCS sẽ giúp những học sinh có hành vi chƣa
đúng, chƣa phù hợp nhận thức đƣợc hành vi sai trái của mình, tự giác sửa chữa lỗi lầm,
hình thành những thái độ, hành vi đúng, phù hợp từ đó định hƣớng phát triển năng lực
của học sinh góp phần xây dựng niềm tin của phụ huynh học sinh, gia đình học sinh vào
nhà trƣờng. Đồng thời phòng chống bạo lực học đƣờng theo định hƣớng phát triển năng
lực học sinh góp phần tạo niềm tin trong xã hội, bởi trật tự, an toàn trong xã hội đƣợc bảo
đảm, giảm đi nỗi bức xúc của dƣ luận, nhân dân tin tƣởng ở môi trƣờng giáo dục thân
thiện, con ngƣời thực sự đƣợc rèn luyện trở thành ngƣời có tài, có đức, có nhân cách.
1.3.4. Nội dung giáo dục phòng chống bạo lực học đường đường theo định hướng
phát triển năng lực cho học sinh ở các trường trung học cơ sở.
20
Giáo dục phòng chống bạo lực học đƣờng nhằm giúp học sinh tăng cƣờng khả năng
nhận diện các biểu hiện và nguyên nhân của bạo lực học đƣờng, nhất là trong giai đoạn
tiền bạo lực: bắt nạt lẫn nhau, cƣỡng chế lấy đồ của nhau, dùng lời nói đe nẹt, dọa nạt,…
chuẩn bị cho học sinh sự sẵn sàng về tâm lý đấu tranh chống lại bạo lực và các biện pháp
hữu hiệu để ngăn chặn. Nhận thức đúng là cơ sở để hành động, bởi vì để ngăn chặn bạo
lực, phải hiểu biết về bản chất của bạo lực và những biểu hiện của nó trong mỗi giai
đoạn. Cần tập trung vào các nội dung giáo dục sau:
Giáo dục việc nhận diện các hành vi bạo lực học đƣờng: hành vi, lời nói, cử chỉ …
Giáo dục ý thức chấp hành nội quy trƣờng, lớp, ý thức chấp hành pháp luật.
Giáo dục ý thức đấu tranh với các biểu hiện, hành vi bạo lực học đƣờng.
Giáo dục học sinh cách giải quyết mâu thuẫn không giải quyết đƣợc thì nhờ bạn bè,
thầy cô giải quyết.
Giáo dục ý thức xây dựng trƣờng học thân thiện, bạn bè tƣơng thân tƣơng ái giúp đỡ
lẫn nhau.
Từ những nội dung giáo dục nêu trên góp phần nâng cao nhận thức cho học sinh
về nguy cơ và hậu quả của bạo lực học đƣờng. Những tổn thƣơng về tinh thần, sức khỏe
và vật chất của học sinh, cả những em chủ mƣu gây ra và những em bị hại là khôn lƣờng
từ đó định hƣớng cho học sinh phát triển năng lực hợp tác và giao tiếp.
1.3.5. Các phương pháp giáo dục phòng, chống bạo lực học đường đường theo định
hướng phát triển năng lực cho học sinh ở các trường trung học cơ sở
Phòng chống bạo lực học đƣờng ở các trƣờng THCS phải đƣợc các cán bộ quản lý
trƣờng học, các thầy cô giáo và học sinh chủ động tham gia tích cực và thƣờng xuyên,
đƣợc thực hiện mọi nơi, mọi lúc, đồng thời đƣợc các cấp, các ngành, các bậc phụ huynh
học sinh phối hợp thực hiện. Tập trung ở một số các phƣơng pháp sau:
Giảng giải cho học sinh nhận thức những hành vi xử sự đúng sai khi xảy ra va
chạm, mâu thuẫn.
Đàm thoại trực tiếp giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với học sinh khi xẩy
ra mâu thuẫn.
Kể những câu chuyện về các tình huống có mâu thuẫn trong cuộc sống để học sinh
tự rút ra bài học cho mình.
Nêu những gƣơng tốt về hành vi phòng, chống bạo lực học đƣờng.
Khen thƣởng những tập thể, cá nhân có việc làm tốt về phòng, chống BLHĐ.
21
Có những kỷ luật nghiêm khắc đối với những HS có các hành vi BLHĐ, đồng thời
cũng tạo điều kiện cho các em có cơ hội để sửa chữa khuyết điểm của mình đồng thời
định hƣớng để các em phát triển năng lực hợp tác và giao tiếp.
1.3.6. Các hình thức tổ chức giáo dục phòng chống bạo lực học đường đường theo
định hướng phát triển năng lực cho học sinh ở các trường Trung học cơ sở.
Trong quá trình giáo dục thì giáo dục phòng chống BLHĐ là một bộ phận của quá
trình giáo dục tổng thể, nó đƣợc tiến hành thông qua những hình thức tổ chức sau:
Thông qua việc dạy học các bộ môn khoa học cơ bản làm cho ngƣời đƣợc giáo dục
tự giác chiếm lĩnh một cách có hệ thống những khái niệm đạo đức, nhân cách. Các môn
khoa học xã hội và nhân văn nhƣ: Văn học, Lịch sử, Giáo dục công dân,… có tiềm năng
to lớn trong việc giáo dục nhân cách cho ngƣời học. Những kiến thức các bộ môn khoa
học này có liên quan đến nhận thức những chuẩn mực giá trị đạo đức và liên quan đến
thái độ và cách ứng xử, hành vi trong phòng, chống BLHĐ. Các môn khoa học tự nhiên
cũng góp phần giáo dục nhân cách HS. Nó có tác dụng giúp ngƣời học hình thành thế
giới quan duy vật biện chứng, những phẩm chất xã hội nhƣ: Con đƣờng tƣ duy hợp lý,
tác phong làm việc, coi trọng nhân cách và ý thức nâng cao kiến thức xã hội… Các môn
khoa học khác nhƣ: Giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng… tạo cơ hội để ngƣời học
phát triển những xúc cảm, rèn luyện ý chí kiên cƣờng, lòng dũng cảm, những bổn phận
và nghĩa vụ của ngƣời công dân, giảm thiểu các hành vi không đúng chuẩn mực xã hội.
Thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp nhƣ các hoạt động đoàn thể và hoạt
động xã hội. Dựa vào đặc điểm tâm lý của học sinh là rất thích hoạt động, năng động và
hứng thú với các hoạt động phong trào, vì vậy cần phải tổ chức các hoạt động theo từng
chủ đề, mang nội dung giáo dục và phù hợp với đặc điểm tâm lý của học sinh để lôi cuốn
họ tham gia, thông qua đó giáo dục phòng, chống BLHĐ cho học sinh. Các hoạt động
này đƣợc tổ chức bởi các lực lƣợng giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng, bao gồm: Chính
quyền, Đoàn thể, các câu lạc bộ,… Mỗi tổ chức đều có vai trò quan trọng trong việc giáo
dục phòng chống BLHĐ cho học sinh.
Giáo dục phòng chống BLHĐ cho học sinh thông qua con đƣờng tự rèn luyện, tự tu
dƣỡng, tự giáo dục của bản thân mỗi học sinh. Mỗi học sinh từ chỗ là đối tƣợng của quá
trình giáo dục phòng chống BLHĐ sẽ trở thành chủ thể của quá trình giáo dục phòng,
chống BLHĐ. Đặc biệt đối với học sinh THCS, ở các em đã có những hiểu biết nhất định
22
về những kiến thức tự nhiên, xã hội, về mối quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời thì
nhà giáo dục cần khơi dậy và kích thích họ tự giác, tự giáo dục bản thân là chính.
Giáo dục phòng chống BLHĐ cho học sinh thông qua sự gƣơng mẫu của ngƣời
thầy. Hình ảnh của ngƣời thầy trên bục giảng, trong những buổi sinh hoạt mang tính tập
thể của nhà trƣờng hoặc ngay trong đời sống hàng ngày và những ứng xử trong các tình
huống sƣ phạm có ý nghĩa giáo dục cho học sinh thiết thực nhất. Chính vì vậy, mỗi thầy
cô giáo phải thực sự là một tấm gƣơng sáng về đạo đức cho học sinh noi theo.
Các hình thức tổ chức giáo dục phòng chống BLHĐ nói trên muốn đạt kết quả phải
đƣợc thực hiện với sự phối hợp hài hoà. Các lực lƣợng giáo dục phải thực sự quan tâm
và thực hiện theo đúng chức năng và nhiệm vụ của mình. Trong đó, giáo dục cho học
sinh tự giác thực hiện việc tự giáo dục là hình thức cơ bản. Có nhƣ vậy những mục tiêu
của giáo dục phòng, chống BLHĐ mới đạt kết quả cao.
1.3.7. Giáo dục học sinh trường Trung học cơ sở theo định hướng phát triển năng lực.
Hiện nay có nhiều quan niệm về năng lực, theo OECD: Năng lực là khả năng đáp
ứng một cách hiệu quả những yêu cầu phức hợp trong một bối cảnh cụ thể; theo Chƣơng
trình giáo dục phổ thông mới năm 2018: Năng lực là thuộc tính cá nhân đƣợc hình thành,
phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con ngƣời huy
động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác nhƣ hứng thú, niềm
tin, ý chí,... thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn
trong những điều kiện cụ thể. (Chƣơng trình giáo dục phổ thông năm 2018, Bộ Giáo dục
và Đào tạo.)
Với cách hiểu nhƣ trên về năng lực, việc dạy học thay vì chỉ dừng ở hƣớng tới mục
tiêu dạy học hình thành kiến thức, kĩ năng và thái độ tích cực ở HS thì còn hƣớng tới mục
tiêu xa hơn đó là trên cơ sở kiến thức, kĩ năng đƣợc hình thành, phát triển khả năng thực
hiện các hành động có ý nghĩa đối với ngƣời học. Nói một cách khác việc dạy học định
hƣớng phát triển năng lực về bản chất không thay thế mà chỉ mở rộng hoạt động dạy học
hƣớng nội dung bằng cách tạo một môi trƣờng, bối cảnh cụ thể để HS đƣợc thực hiện các
hoạt động vận dụng kiến thức, sử dụng kĩ năng và thể hiện thái độ của mình.
Cụ thể ở luận văn này chúng ta chú trọng nghiên cứu năng lực hợp tác và giao tiếp
cho học sinh nhằm giúp học sinh dần hoàn thiện bản thân từ đó tránh xa bạo lực phần nào
góp phần vào việc ngăn chặn BLHĐ. Để giáo dục học sinh định hƣớng đúng cách cần
23
xác định mục đích, nội dung, phƣơng tiện và thái độ giao tiếp cụ thể nhƣ sau: (Chƣơng
trình giáo dục phổ thông năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo).
- Biết đặt ra mục đích giao tiếp và hiểu đƣợc vai trò quan trọng của việc đặt mục
tiêu trƣớc khi giao tiếp.
- Hiểu đƣợc nội dung và phƣơng thức giao tiếp cần phù hợp với mục đích giao tiếp
và biết vận dụng để giao tiếp hiệu quả.
- Tiếp nhận đƣợc các văn bản về những vấn đề đơn giản của đời sống, khoa học,
nghệ thuật, có sử dụng ngôn ngữ kết hợp với biểu đồ, số liệu, công thức, ký hiệu.
-Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với biểu đồ, số liệu, công thức, ký hiệu để trình bày
thông tin, ý tƣởng và thảo luận những vấn đề đơn giản về đời sống, khoa học, nghệ thuật.
- Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp; nhận biết đƣợc ngữ cảnh
giao tiếp và đặc điểm, thái độ của đối tƣợng giao tiếp
1.4. Lý luận về quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đƣờng theo
định hƣớng phát triển năng lực cho học sinh trƣờng THCS
1.4.1. Lập kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đường
đường theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh trường THCS
Lập kế hoạch là quá trình xác định các mục tiêu và lựa chọn các phƣơng thức để để
đạt các mục tiêu đó (Trần Thị Tuyết Mai, 2016). Tất cả những ngƣời quản lý nói chung
và quản lý giáo dục trong nhà trƣờng nói riêng đều phải làm công việc hoạch định. Quản
lý hoạt động giáo dục phòng, chống bạo lực học đƣờng theo định hƣớng phát triển năng
lực cho học sinh là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ hệ thống kế hoạch hoạt động
của nhà trƣờng THCS.
Với công tác xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục phòng, chống bạo lực
học đƣờng theo định hƣớng phát triển năng lực cho học sinh ở trƣờng THCS, Ban Giám
hiệu - đứng đầu là Hiệu trƣởng nhà trƣờng có các nhiệm vụ sau:
Xác định mục tiêu, các nhiệm vụ cơ bản của nhà trƣờng, của các đơn vị và cá nhân
trong trƣờng cần phải hoàn thành trong kỳ kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục phòng,
chống bạo lực học đƣờng theo định hƣớng phát triển năng lực cho học sinh chú ý phát
triển năng lực hợp tác và giao tiếp.
Chỉ ra các điều kiện mà nhà trƣờng cần và có thể đáp ứng cho các đơn vị và cá nhân
trong trƣờng để thực hiện việc quản lý hoạt động giáo dục phòng, chống bạo lực học
đƣờng theo định hƣớng phát triển năng lực cho học sinh. Tìm kiếm và khai thác những
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG

More Related Content

What's hot

Phát triển kĩ năng tư duy phản biện qua dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh...
Phát triển kĩ năng tư duy phản biện qua dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh...Phát triển kĩ năng tư duy phản biện qua dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh...
Phát triển kĩ năng tư duy phản biện qua dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh...
Man_Ebook
 

What's hot (20)

Luận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học
Luận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy họcLuận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học
Luận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học
 
Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...
Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...
Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...
 
Thực trạng stress và một số yếu tố liên quan ở học sinh trường trung học phổ ...
Thực trạng stress và một số yếu tố liên quan ở học sinh trường trung học phổ ...Thực trạng stress và một số yếu tố liên quan ở học sinh trường trung học phổ ...
Thực trạng stress và một số yếu tố liên quan ở học sinh trường trung học phổ ...
 
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCSLuận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
 
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
 
Báo cáo thực tập: chương trình xây dựng nông thôn mới tại xã Bình Khánh
Báo cáo thực tập: chương trình xây dựng nông thôn mới tại xã Bình KhánhBáo cáo thực tập: chương trình xây dựng nông thôn mới tại xã Bình Khánh
Báo cáo thực tập: chương trình xây dựng nông thôn mới tại xã Bình Khánh
 
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống của Hiệu trưởng, HOT
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống của Hiệu trưởng, HOTLuận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống của Hiệu trưởng, HOT
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống của Hiệu trưởng, HOT
 
Luận văn: Bình đẳng giới ở Thành phố Hồ Chí Minh, HOT, 9đ
Luận văn: Bình đẳng giới ở Thành phố Hồ Chí Minh, HOT, 9đLuận văn: Bình đẳng giới ở Thành phố Hồ Chí Minh, HOT, 9đ
Luận văn: Bình đẳng giới ở Thành phố Hồ Chí Minh, HOT, 9đ
 
Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông chuyên lê h...
Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông chuyên lê h...Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông chuyên lê h...
Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông chuyên lê h...
 
Luận văn: Quản lý công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật bậc mầm non
Luận văn: Quản lý công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật bậc mầm nonLuận văn: Quản lý công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật bậc mầm non
Luận văn: Quản lý công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật bậc mầm non
 
Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo Dục về kỹ năng sống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo Dục về kỹ năng sống, 9đLuận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo Dục về kỹ năng sống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo Dục về kỹ năng sống, 9đ
 
Đề tài: Giáo dục pháp luật về quyền con người cho học sinh, HAY
Đề tài: Giáo dục pháp luật về quyền con người cho học sinh, HAYĐề tài: Giáo dục pháp luật về quyền con người cho học sinh, HAY
Đề tài: Giáo dục pháp luật về quyền con người cho học sinh, HAY
 
Luận văn: Quản lý cơ sở vật chất ở Trường ĐH Tiền Giang, HOT
Luận văn: Quản lý cơ sở vật chất ở Trường ĐH Tiền Giang, HOTLuận văn: Quản lý cơ sở vật chất ở Trường ĐH Tiền Giang, HOT
Luận văn: Quản lý cơ sở vật chất ở Trường ĐH Tiền Giang, HOT
 
Luận văn: Vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh tiểu học
Luận văn: Vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh tiểu họcLuận văn: Vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh tiểu học
Luận văn: Vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh tiểu học
 
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo đức lớp 3
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo đức lớp 3 Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo đức lớp 3
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo đức lớp 3
 
Phát triển kĩ năng tư duy phản biện qua dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh...
Phát triển kĩ năng tư duy phản biện qua dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh...Phát triển kĩ năng tư duy phản biện qua dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh...
Phát triển kĩ năng tư duy phản biện qua dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh...
 
Tiếp cận của người dân với dịch vụ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế
Tiếp cận của người dân với dịch vụ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tếTiếp cận của người dân với dịch vụ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế
Tiếp cận của người dân với dịch vụ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế
 
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...
 
Luận văn: Nhận thức của sinh viên đại học về sức khỏe sinh sản, HAY!
Luận văn: Nhận thức của sinh viên đại học về sức khỏe sinh sản, HAY!Luận văn: Nhận thức của sinh viên đại học về sức khỏe sinh sản, HAY!
Luận văn: Nhận thức của sinh viên đại học về sức khỏe sinh sản, HAY!
 
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...
 

Similar to LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG

Similar to LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG (20)

LUẬN VĂN: QUẢN LÝ SỰ PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VỚI GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG ...
LUẬN VĂN: QUẢN LÝ SỰ PHỐI HỢP  GIỮA NHÀ TRƯỜNG VỚI GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG  ...LUẬN VĂN: QUẢN LÝ SỰ PHỐI HỢP  GIỮA NHÀ TRƯỜNG VỚI GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG  ...
LUẬN VĂN: QUẢN LÝ SỰ PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VỚI GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG ...
 
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh các trườ...
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh các trườ...Luận văn: Biện pháp quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh các trườ...
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh các trườ...
 
Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh các trường Phổ thông Dân tộc
Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh các trường Phổ thông Dân tộcQuản lý giáo dục pháp luật cho học sinh các trường Phổ thông Dân tộc
Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh các trường Phổ thông Dân tộc
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ CẢNH QUAN SƯ PHẠM...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ  CẢNH QUAN SƯ PHẠM...LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ  CẢNH QUAN SƯ PHẠM...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ CẢNH QUAN SƯ PHẠM...
 
Luận văn: Biện pháp quản lí HĐDH của hiệu trưởng các trường THCS huyện Gio Li...
Luận văn: Biện pháp quản lí HĐDH của hiệu trưởng các trường THCS huyện Gio Li...Luận văn: Biện pháp quản lí HĐDH của hiệu trưởng các trường THCS huyện Gio Li...
Luận văn: Biện pháp quản lí HĐDH của hiệu trưởng các trường THCS huyện Gio Li...
 
Luận văn: Quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường THCS
Luận văn: Quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường THCSLuận văn: Quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường THCS
Luận văn: Quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường THCS
 
Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường THPT Tp Long Xuyên
Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường THPT Tp Long XuyênQuản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường THPT Tp Long Xuyên
Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường THPT Tp Long Xuyên
 
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long...
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long...Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long...
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long...
 
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non, 9đ
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non, 9đLuận văn: Kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non, 9đ
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non, 9đ
 
Luận văn: Hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ sinh kế đối với người khuyết...
Luận văn: Hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ sinh kế đối với người khuyết...Luận văn: Hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ sinh kế đối với người khuyết...
Luận văn: Hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ sinh kế đối với người khuyết...
 
Quản lý dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực cho học sinh - Gửi miễn ...
Quản lý dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực cho học sinh - Gửi miễn ...Quản lý dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực cho học sinh - Gửi miễn ...
Quản lý dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực cho học sinh - Gửi miễn ...
 
Đề tài luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh tiểu học!
Đề tài luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh tiểu học!Đề tài luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh tiểu học!
Đề tài luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh tiểu học!
 
Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...
Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...
Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...
 
Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...
Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...
Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...
 
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...
 
Quản lý hoạt động Giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường Trung học Phổ thông ...
Quản lý hoạt động Giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường Trung học Phổ thông ...Quản lý hoạt động Giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường Trung học Phổ thông ...
Quản lý hoạt động Giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường Trung học Phổ thông ...
 
LV Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
LV Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPTLV Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
LV Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
 
Tìm hiểu hoạt động chăm sóc, hỗ trợ cho người cao tuổi tại các trung tâm chăm...
Tìm hiểu hoạt động chăm sóc, hỗ trợ cho người cao tuổi tại các trung tâm chăm...Tìm hiểu hoạt động chăm sóc, hỗ trợ cho người cao tuổi tại các trung tâm chăm...
Tìm hiểu hoạt động chăm sóc, hỗ trợ cho người cao tuổi tại các trung tâm chăm...
 
Luận văn: Biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy ...
Luận văn: Biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy ...Luận văn: Biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy ...
Luận văn: Biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy ...
 
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường Trung học cơ sở ở...
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường Trung học cơ sở ở...Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường Trung học cơ sở ở...
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường Trung học cơ sở ở...
 

More from OnTimeVitThu

More from OnTimeVitThu (20)

Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công tyLuận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VNLuận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
 
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
 
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
 
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bảnLuận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
 
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
 
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật BảnTiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
 
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dínhTiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
 
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAOTIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
 
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
 
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
 
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
 
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
 
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công tyLuận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
 
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
 
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
 

Recently uploaded

Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
mskellyworkmail
 

Recently uploaded (20)

TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 

LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG

  • 1. UBND TỈNH BÌNH DƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT LÊ ĐỨC HOÀNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƢỜNGTHEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƢỜNG THCS HUYỆN HỚN QUẢN, TỈNH BÌNH PHƢỚC CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÍ GIÁO DỤC MÃ SỐ: 8 14 01 14 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÌNH DƢƠNG – NĂM 2020
  • 2. UBND TỈNH BÌNH DƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT LÊ ĐỨC HOÀNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƢỜNGTHEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƢỜNG THCS HUYỆN HỚN QUẢN, TỈNH BÌNH PHƢỚC CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÍ GIÁO DỤC MÃ SỐ: 8 14 01 14 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: VŨ THỊ THU HUYỀN BÌNH DƢƠNG – NĂM 2020
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nội dung luận văn là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi; các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa đƣợc công bố trong các công trình khác; nội dung trích dẫn là có căn cứ. Nếu không đúng nhƣ đã nêu trên, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Ngƣời cam đoan Lê Đức Hoàng
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn tới Lãnh đạo trƣờng Đại học Thủ Dầu Một; Phòng sau Đại học; Khoa Sƣ phạm; các Giảng viên trong và ngoài Trƣờng đã nhiệt tình giảng dạy, hƣớng dẫn, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và làm luận văn. Xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Vũ Thị Thu Huyền ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Hớn Quản, Ban giám hiệu, quý thầy cô giáo của các trƣờng THCS trên địa bàn huyện đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thu thập thông tin, số liệu nhằm hoàn thành tốt luận văn này. Xin chân thành cảm ơn các bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, khích lệ và giúp đỡ trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu. Mặc dù đã hết sức cố gắng nhƣng chắc chắn luận văn không tránh khỏi những sai sót, kính xin đƣợc góp ý và chỉ dẫn thêm. Xin trân trọng cảm ơn! Bình Dương, tháng 8 năm 2020 Tác giả Lê Đức Hoàng
  • 5. iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1 1. Lý do thực hiện đề tài..................................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................................3 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu.............................................................................3 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................................4 5. Giả thuyết khoa học.....................................................................................................4 6. Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................................4 7. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu ..........................................................4 8. Ý nghĩa của đề tài.......................................................................................................7 9. Bố cục luận văn ...........................................................................................................8 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƢỜNG THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TRƢỜNG TRUNG HỌC CỞ SỞ.............9 1.1. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu về quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đƣờng tại các trƣờng trung học cơ sở. ................................................................9 1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới.............................................................................9 1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam ...........................................................................10 1.2. Một số khái niệm cơ bản ........................................................................................12 1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục....................................................................................12 1.2.2. Khái niệm Bạo lực; Bạo lực học đƣờng; Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đƣờng, năng lực con ngƣời. ............................................................14 1.3. Lý luận về hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đƣờng theo định hƣớng phát triển năng lực cho học sinh trƣờng THCS.............................................................17 1.3.1. Trƣờng Trung học cơ sở trong hệ thống giáo dục quốc dân ...............................17 1.3.2. Đặc điểm của học sinh trung học cơ sở...............................................................18 1.3.3. Mục tiêu quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đƣờng đƣờng theo định hƣớng phát triển năng lực cho học sinh trƣờng THCS .................................19 1.3.4. Nội dung giáo dục phòng chống bạo lực học đƣờng đƣờng theo định hƣớng phát triển năng lực cho học sinh ở các trƣờng trung học cơ sở.............................................19 1.3.5. Các phƣơng pháp giáo dục phòng, chống bạo lực học đƣờng đƣờng theo định hƣớng phát triển năng lực cho học sinh ở các trƣờng trung học cơ sở .........................20
  • 6. iv 1.3.6. Các hình thức tổ chức giáo dục phòng chống bạo lực học đƣờng đƣờng theo định hƣớng phát triển năng lực cho học sinh ở các trƣờng Trung học cơ sở................21 1.3.7. Giáo dục học sinh trƣờng Trung học cơ sở theo định hƣớng phát triển năng lực. .......................................................................................................................................22 1.4. Lý luận về quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đƣờng theo định hƣớng phát triển năng lực cho học sinh trƣờng THCS .................................................23 1.4.1. Lập kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đƣờng đƣờng theo định hƣớng phát triển năng lực cho học sinh trƣờng THCS ......................23 1.4.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục phòng, chống bạo lực học đƣờng đƣờng theo định hƣớng phát triển năng lực cho học sinh trƣờng THCS....25 1.4.3. Chỉ đạo triển khai kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục phòng, chống bạo lực học đƣờng đƣờng theo định hƣớng phát triển năng lực cho học sinh trƣờng THCS....26 1.4.4. Kiểm tra, đánh giá kết quả quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đƣờng đƣờng theo định hƣớng phát triển năng lực cho học sinh trƣờng THCS...........27 1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đƣờng theo định hƣớng phát triển năng lực cho học sinh các trƣờng THCS................28 1.5.1. Yếu tố khách quan...............................................................................................28 1.5.2. Yếu tố chủ quan...................................................................................................29 Kết luận chƣơng 1 .........................................................................................................30 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƢỜNG THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở CÁC TRƢỜNG THCS HUYỆN HỚN QUẢN, TỈNH BÌNH PHƢỚC .............................................................................................................31 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế -xã hội, văn hóa giáo dục của huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phƣớc ..................................................................................................31 2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội địa phƣơng ..................................31 2.1.2. Khái quát tình hình giáo dục huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phƣớc.......................31 2.1.3. Tình hình giáo dục trung học cơ sở trên địa bàn huyện ......................................34 2.2. Khái quát về khảo sát thực trạng ............................................................................34 2.2.1. Mục tiêu khảo sát.................................................................................................34 2.2.2. Nội dung khảo sát................................................................................................35 2.2.3. Công cụ khảo sát .................................................................................................35 2.2.4. Đối tƣợng khảo sát...............................................................................................35 2.2.5. Cách thức tiến hành khảo sát...............................................................................37
  • 7. v 2.2.6. Kiểm tra độ tin cậy của thang đo.........................................................................38 2.2.7.Qui ƣớc thang đo ..................................................................................................38 2.3. Thực trạng về hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đƣờng theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh tại các trƣờng THCS huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phƣớc.............................................................................................................................38 2.3.1. Thực trạng bạo lực học đƣờng trong các trƣờng trung học cơ sở trên địa bàn huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phƣớc ...............................................................................38 2.3.2. Thực trạng về nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh về khái niệm giáo dục phòng chống bạo lực học đƣờng.....................................................................40 2.3.3. Thực trạng về nội dung giáo dục phòng chống bạo lực học đƣờng đƣờng theo định hƣớng phát triển năng lực cho học sinh trƣờng THCS. ........................................48 2.3.4. Thực trạng về phƣơng pháp giáo dục phòng chống bạo lực học đƣờng đƣờng theo định hƣớng phát triển năng lực cho học sinh trƣờng THCS .................................49 2.3.5. Thực trạng về hình thức tổ chức giáo dục phòng chống bạo lực học đƣờng đƣờng theo định hƣớng phát triển năng lực cho học sinh trƣờng THCS. .....................52 2.3.6. Kết quả công tác giáo dục phòng chống bạo lực học đƣờng đƣờng theo định hƣớng phát triển năng lực cho học sinh trƣờng THCS .................................................54 2.4. Thực trạng về quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đƣờng theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh tại các trƣờng THCS huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phƣớc ....................................................................................................................55 2.4.1. Thực trạng công tác xây dựng kế hoạch quản lí hoạt động phòng chống bạo lực học đƣờng theo định hƣớng phát triển năng lực cho học sinh trƣờng THCS. ..............55 2.4.2. Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục phòng chống bạo lực học đƣờng đƣờng theo định hƣớng phát triển năng lực cho học sinh trƣờng THCS. .....................57 2.4.3. Thực trạng chỉ đạo triển khai kế hoạch giáo dục phòng chống bạo lực học đƣờng đƣờng theo định hƣớng phát triển năng lực cho học sinh trƣờng THCS ......................59 2.4.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đƣờng ở các trƣờng THCS......................................................................................61 2.4.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý giáo dục phòng chống bạo lực học đƣờng đƣờng theo định hƣớng phát triển năng lực cho học sinh trƣờng THCS...........63 CHƢƠNG 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƢỜNG THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở CÁC TRƢỜNG THCS HUYỆN HỚN QUẢN, TỈNH BÌNH PHƢỚC .............................................................................................................74 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp ................................................................................74
  • 8. vi 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, chấp hành pháp luật của Nhà nƣớc .......................................................................................................................................74 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa........................................................................74 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ.......................................................................75 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả ......................................................................75 3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn......................................................................76 3.1.6. Nguyên tắc đảm bảo sự đa dạng hoá phƣơng pháp và hình thức quản lý hoạt động ...............................................................................................................................76 3.1.7. Nguyên tắc đảm bảo tính tính khả thi..................................................................77 3.2. Hệ thống các biện pháp quản lýgiáo dục phòng chống BLHĐ tại các trƣờng THCS trên địa bàn huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phƣớc ...........................................................78 3.2.1. Biện pháp 1: Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ học sinh về công tác quản lý hoạt động giáo dục phòng chống BLHĐ............78 3.2.2. Biện pháp 2: Bồi dƣỡng nghiệp vụ quản lý học sinh cho giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn và Tổng phụ trách Đội trong nhà trƣờng..........................................79 3.2.3. Biện pháp 3: Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đƣờng cho học sinh theo định hƣớng phát triển năng lực cho học sinh...................................................................................................................81 3.2.4. Biện pháp 4: Chỉ đạo đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá và thi đua khen thƣởng trong quản lý hoạt động phòng, chống bạo lực học đƣờng theo định hƣớng phát triển năng lực cho học sinh............................................................................................83 3.2.5. Biện pháp 5: Tăng cƣờng kết hợp chặt chẽ giữa nhà trƣờng với gia đình, các tổ chức chính trị - đoàn thể trong hoạt động quản lý giáo dục phòng, chống bạo lực học đƣờng theo định hƣớng phát triển năng lực cho học sinh .............................................86 3.4. Khảo nghiệm sự cần thiết và khả thi của các biện pháp.........................................92 3.4.1. Mục đích của khảo nghiệm..................................................................................92 3.4.2. Khách thể khảo nghiệm.......................................................................................92 3.4.3. Nội dung khảo nghiệm ........................................................................................92 3.4.4. Quy ƣớc thang đo ................................................................................................93 3.4.5. Kết quả khảo nghiệm...........................................................................................93 Tiểu kết chƣơng 3....................................................................................................... 100 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................. 101 1. Kết luận................................................................................................................... 101 2. Kiến nghị ................................................................................................................ 102
  • 9. vii 2.1. Đối với Phòng, Sở GD&ĐT ................................................................................ 102 2.2. Đối với chính quyền địa phƣơng, nhà trƣờng, các ban ngành đoàn thể.............. 102 2.3 Đối với đội ngũ giáo viên..................................................................................... 102 2.4. Đối với cha mẹ học sinh..................................................................................... 103 2.5. Đối với học sinh .................................................................................................. 103 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 104 PHỤ LỤC ........................................................................................................................1
  • 10. viii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Đặc điểm mẫu nghiên cứu ......................................................................... 36 Bảng 2.2. Quy ƣớc thang đo các mức độ thực hiện và mức độ đánh giá................... 38 Bảng 2.3: Tổng hợp tình hình bạo lực học đƣờng của các trƣờng THCS trên địa bàn39 Bảng 2.4: Nhận thức của CBQL, GV về Khái niệm Bạo lực học đƣờng................... 40 Bảng 2.5: Nhận thức của học sinh về Khái niệm Bạo lực học đƣờng........................ 41 Bảng 2.6: Nhận thức của CBQL, GV về nguyên nhân dẫn đến Bạo lực học đƣờng . 43 Bảng 2.7: Nhận thức của học sinh về nguyên nhân dẫn đến Bạo lực học đƣờng ...... 45 Bảng 2.8: Nhận thức của CBQL, GV và học sinh về hậu quả của Bạo lực học đƣờng .................................................................................................................................... 46 Bảng 2.9: Nội dung giáo dục phòng chống bạo lực học đƣờng ................................. 48 Bảng 2.10: Phƣơng pháp quản lý giáo dục phòng chống bạo lực học đƣờng............ 49 Bảng 2.11: Phƣơng pháp quản lý giáo dục phòng chống bạo lực học đƣờng............ 51 Bảng 2.12: Hình thức giáo dục phòng chống Bạo lực học đƣờng ............................. 53 Bảng 2.13: Chất lƣợng giáo dục đạo đức ................................................................... 54 Bảng 2.14: Thực trạng công tác xây dựng kế hoạch .................................................. 55 Bảng 2.15: Thực trạng về công tác tổ chức thực hiện kế hoạch ................................ 57 Bảng 2.16. Thực trạng công tác chỉ đạo triển khai kế hoạch thực hiện ..................... 59 Bảng 2.17: Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động...................... 61 Bảng 2.18: Những tính cách có ảnh hƣởng đến hành vi Bạo lực học đƣờng............. 64 Bảng 2.19: Các yếu tố nhà trƣờng ảnh hƣởng đến công tác quản lý hoạt động......... 64 Bảng 2.20: Sự khác nhau giữa CQBL và GV về mức độ ảnh hƣởng của yếu tố nội dung chƣơng trình đến công tác quản lý giáo dục phòng chống BLHĐ.................... 66
  • 11. ix DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Cách thức ứng xử của CMHS khi con có hành vi bạo lực học đƣờng .....68
  • 12. x DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BLHĐ Bạo lực học đƣờng CBQL Cán bộ quản lý CMHS Cha mẹ học sinh ĐLC Độ lệch chuẩn ĐTB Điểm trung bình GD Giáo dục GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo GV Giáo viên GVCN Giáo viên chủ nhiệm HĐNK Hoạt động ngoại khóa HK Hạnh kiểm HS Học sinh SHDC Sinh hoạt dƣới cờ GDTHĐĐT Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi TH Tiểu học THCS THCS TPT Tổng phụ trách UBND Ủy ban nhân dân
  • 13. xi TÓM TẮT Trong quá trình quản lý giáo dục, ngoài việc nắm vững cơ sở lý luận của khoa học quản lý giáo dục, các nhà giáo dục cần phải hiểu tâm lý lứa tuổi, hoàn cảnh gia đình, điều kiện kinh tế xã hội của đối tƣợng giáo dục để có cách giáo dục phù hợp. Môi trƣờng giáo dục vốn là một môi trƣờng chuẩn mực về các mối quan hệ, ứng xử, nơi trò phải kính trọng thầy, thầy phải tôn trọng trò; nơi quan hệ bạn bè là bình đẳng, giúp nhau cùng tiến bộ. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, với sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là tốc độ phát triển của internet đã ít nhiều ảnh hƣởng đến những chuẩn mực đạo đức của ngƣời Việt Nam nói chung và học sinh Việt Nam nói riêng. Bị ảnh hƣởng nặng nề nhất có thể nói là sự gia tăng của tệ nạn bạo lực học đƣờng trong các nhà trƣờng phổ thông mà nguyên nhân xuất phát từ những xung đột giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với nhóm hoặc nhóm với nhóm. Để phòng chống sự lây lan của Bạo lực học đƣờng trong các nhà trƣờng phổ thông. Các nhà giáo dục cầnhiểu những cơ sở lý luận về bạo lực học đƣờng, cách giáo dục phòng chống bạo lực học đƣờng và quản lý giáo dục phòng chống bạo lực học đƣờng để có định hƣớng giáo dục đúng đắn. Với cách tiếp cận vấn đề đó, Đề tài đã tập trung nghiên cứu về cơ sở lý luận và tiến hành khảo sát thực trạngquản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đƣờng theo định hƣớng phát triển năng lực cho học sinh tại các trƣờng trung học cơ sở huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phƣớc. Kết quả nghiên cứu thực trạng đã thể hiện những hạn chế trong hoạt động phòng chống Bạo lực học đƣờng và quản lý hoạt động phòng chống Bạo lực học đƣờng những năm vừa qua nhƣ sau: Một số cán bộ quản lý và giáo viên chƣa nhận thức đầy đủ về khái niệm Bạo lực học đƣờng, chỉ xem Bạo lực là những lời nói, hành vi làm tổn thƣơng về tinh thần và thể xác giữa học sinh với nhau, giữa giáo viên và học sinh mà không đề cập đến những lời nói, hành vi làm tổn thƣơng về tinh thần và thể xác giữa giáo viên với nhau, giữa giáo viên với CMHS hay CMHS với học sinh; Các nội dung giáo dục phòng chống Bạo lực học đƣờng chƣa đƣợc thực hiện đầy đủ, một số đơn vị chƣa giáo dục học sinh việc nhận diện các hành vi bạo lực học đƣờng: hành vi, lời nói, cử chỉ; chƣa giáo dục ý thức đấu tranh với các biểu hiện, hành vi bạo lực học đƣờng; chƣa giáo dục ý thức xây dựng trƣờng học thân thiện, bạn bè tƣơng thân tƣơng ái giúp đỡ lẫn nhau;
  • 14. xii Trong các phƣơng pháp giáo dục phòng chống Bạo lực học đƣờng, hầu hết các đơn vị chỉ thƣờng xuyên sử dụng phƣơng pháp giảng giải cho học sinh nhận thức những hành vi xử sự đúng, sai khi xẩy ra va chạm, mâu thuẫn, đồng thời cũng tạo điều kiện cho các em có cơ hội để sửa chữa khuyết điểm của mình. Các phƣơng pháp còn lại chỉ thỉnh thoảng sử dụng, có đơn vị không sử dụng; Trong công tác xây dựng kế hoạch: Các trƣờng còn hạn chế trong các vấn đề: chƣa kế hoạch riêng về hoạt động giáo dục phòng chống BLHĐ, chƣa chú ý đến việc hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh, chƣa chú ý đến việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cho CBQL, giáo viên, phụ huynh về công tác giáo dục phòng chống BLHĐ, chƣa chú ý tới việc tăng cƣờng kết hợp chặt chẽ giữa nhà trƣờng với gia đình, các tổ chức chính trị- đoàn thể trong quản lý giáo dục phòng chống bạo lực học đƣờng. Từ đó, ngƣời nghiên cứu đề xuất các biện pháp nhằm khắc phục tình trạng Bạo lực học đƣờng hiện nay và triển khai thực hiện trong thời gian tới tại các trƣờng THCS tại địa bàn nghiên cứu: 1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh về công tác giáo dục phòng chống bạo lực học đƣờng. 2. Bồi dƣỡng nghiệp vụ quản lý học sinh cho giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn và cán bộ Đoàn, Đội trong nhà trƣờng. 3. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục phòng chống Bạo lực học đƣờng theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh, đặc biệt là khối học sinh THCS. 4. Chỉ đạo đổi mới công tác kiểm tra đánh giá và thi đua khen thƣởng trong giáo dục phòng chống Bạo lực học đƣờng. 5. Tăng cƣờng kết hợp chặt chẽ giữa nhà trƣờng với gia đình, các tổ chức chính trị- đoàn thể trong quản lý giáo dục phòng chống Bạo lực học đƣờng theo định hƣớng phát triển năng lực cho học sinh. 6. Tăng cƣờng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
  • 15. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do thực hiện đề tài Đối với sự phát triển và hƣng thịnh của mỗi quốc gia, yếu tố con ngƣời luôn giữ vai trò quyết định. Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, Đảng và Nhà nƣớc ta hết sức chú trọng đến nguồn lực con ngƣời, nhất là vai trò của giáo dục và đào tạo. Giáo dục và đào tạo con ngƣời có đạo đức, tri thức, kỹ năng,.. đƣợc coi là điều kiện tiên quyết để phát triển nguồn lực con ngƣời, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trƣởng kinh tế nhanh và bền vững.(Phạm Khắc Chƣơng, 2004). Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ƣơng khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) với nội dung Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủnghĩa và hội nhập quốc tế đã đƣa ra mục tiêu “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dƣỡng năng khiếu, định hƣớng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện, đặc biệt giáo dục lý tƣởng, truyền thống, đạo đức, lốisống”. (Đảng cộng sản Việt Nam, 2013). Theo báo cáo của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF, 2018): một nửa thanh thiếu niên trên toàn thế giới đã và đang bị bạo lực học đƣờng, đánh nhau và bắt nạt đã làm gián đoạn việc học tập của 150 triệu trẻ em trong độ tuổi từ 13-15 trên toàn thế giới. Theo đó, có khoảng 150 triệu học sinh trên toàn thế giới cho biết đã từng bị bạo lực bởi các bạn đồng trang lứa ngay trong nhà trƣờng và ở các khu vực xung quanh trƣờng học. Trên thực tế, con số này vẫn chƣa dừng lại, bạo lực học đƣờng trở thành vấn đề chung của giáo dục toàn cầu. Ở Việt Nam, trong khoảng 10 năm trở lại đây, các vụ việc bạo lực học đƣờng xuất hiện thƣờng xuyên và đƣợc cập nhật liên tục 2 trên các kênh thông tin đại chúng. Trong Hội thảo về giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức, lối sống, phòng chống tội phạm, bạo lực học đƣờng do Bộ GD&ĐT tổ chức ngày 25/11/2009 tại Hà Nội, Bộ GD&ĐT cho biết: Thống kê từ 38 Sở GD&ĐT (trên tổng số 63 Sở GD&ĐT) gửi vềBộ từ năm 2003 đến năm 2009 có tới hơn 8.000 vụ học sinh tham gia đánh nhau và bị xử lý kỷ luật. Gần đây xảy ra nhiều vụ bạo lực học đƣờng nhƣ: nữ sinh tụ tập đánh nhau hội đồng, làm nhục bạn; nam sinh dùng dao, kiếm, mã tấu chém nhau ngay trong trƣờng học. Ở nhiều nơi, do mâu thuẫn trong tình bạn, tình yêu đã dùng dao rạch mặt bạn, đâm
  • 16. 2 chết bạn giữa sân trƣờng… Đáng lƣu ý là các vụ việc học sinh nữ đánh nhau hội đồng, làm nhục bạn, quay phim rồi đƣa lên mạng Internet, coi nhƣ một chiến tích để thể hiện mình trƣớc mọi ngƣời (xảy ra ở các địa phƣơng nhƣ Thành phố Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Quảng Ngãi, An Giang,…). Trong năm học 2009 - 2010 trên toàn quốc đã xảy ra khoảng 1.598 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trƣờng học học (bình quân 5 vụ/ngày), nhiều vụ có tính chất nguy hiểm, gây thƣơng tích thậm chí tử vong (năm học 2009 - 2010 xảy ra 7 vụ, năm học 2010 - 2011 xảy ra 4 vụ học sinh đánh nhau dẫn đến chết ngƣời ở trong và ngoài trƣờng học). Các nhà trƣờng đã xử lý kỷ luật khiển trách 881 học sinh, cảnh cáo 1.558 học sinh, buộc thôi học có thời hạn (3 ngày, 1 tuần, 1 năm học) 735 học sinh. (Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội, 2012). Trƣớc diễn biến phức tạp của hành vi bạo lực học đƣờng, ngày 17/07/2017, Thủ tƣớng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số: 80/2017/NĐ-CP “Quy định về môi trƣờng giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đƣờng”, đây là nghị định đầu tiên của Chính phủ trực tiếp đề cập đến việc phòng, chống bạo lực học đƣờng. Điều lo ngại hơn nữa là trƣớc những hành vi bạo lực ấy, rất nhiều ngƣời thấy thờ ơ, vô cảm, không những không can ngăn mà còn sử dụng điện thoại di động quay các clip rồi tung lên mạng xã hội để “câu view, câu like”. Có thể nói, bạo lực học đƣờng đƣợc xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trƣớc hết, do các em học sinh chƣa đƣợc giáo dục đầy đủ về đạo đức, nhân cách, lối sống và chƣa có đủ kỹ năng để ứng phó, giải quyết các tình huống xảy ra hằng ngày. Cùng với đó, do sự thay đổi về tâm sinh lý lứa tuổi nên các em luôn muốn khẳng định mình, dễ dẫn đến những hành vi thiếu kiểm soát và thiếu kiềm chế bản thân. Trƣớc thực trạng nêu trên các nhà quản lý củacác trƣờng trên địa bàn huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phƣớc đang rất lúng túng trong việc quản lý, tìm ra các biện pháp nhằm quản lý tình trạng bạo lực học đƣờng. Các nhà trƣờng đã có nhiều biện pháp mạnh, mang tính chất áp đặt để “bắt buộc” học sinh phải “ngoan ngoãn” hơn, nhƣng rất tiếc tình hình vẫn chƣa cải thiện đƣợc nhiều. Một trong những giải pháp hiệu quả, mang tính nhân văn cao hiện nay đang đƣợc áp dụng ở nhiều nƣớc nhằm hạn chế tình trạng bạo lực học đƣờng thông qua vai trò quản lý là việc quản lý theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh đó là dựa trên nguyên tắc
  • 17. 3 vì lợi ích tốt nhất của học sinh, không làm tổn thƣơng đến thể xác và tinh thần của các em, tạo điều kiện tốt nhất để các em sửa chữa khuyết điểm và rèn luyện, động viên, khuyến khích, hỗ trợ, nuôi dƣỡng lòng ham học dẫn đến ý thức kỷ luật một cách tự giác, nâng cao năng lực và lòng tin của học sinh vào giáo viên. Tuy nhiên, trong thực tiễn, hiện tƣợng “bạo lực học đƣờng” vẫn đang là nỗi bức xúc, chƣa làm cho phụ huynh học sinh an tâm và những ai quan tâm tới sự nghiệp giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ phải suy nghĩ. Trong khi đó hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đƣờng trong học sinh nói chung, học sinh trung học cơ sở huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phƣớc nói riêng chƣa đƣợc tổ chức tiến hành và quản lý chặt chẽ, nên hiệu quả hoạt động này chƣa cao. Đây chính là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng bạo lực học đƣờng trong học sinh trung học cơ sở trên địa bàn có nguy cơ bùng nổ và lan rộng. Do đó, để đẩy mạnh việc giáo dục phòng, chống bạo lực học đƣờng cho học sinh ở các trƣờng trung học cở sở có hiệu quả cần có sự quan tâm của các cấp, sự chỉ đạo đồng bộ của mỗi nhà trƣờng và đặc biệt là sự nỗ lực học hỏi, rút kinh nghiệm của bản thân mỗi cán bộ quản lý, giáo viên. Với kiến thức và kinh nghiệm có hạn tác giả chỉ nghiên cứu mức độ bạo lực diễn ra giữa học sinh với học sinh. Xuất phát từ những lí do trên và mong muốn đóng góp cho sự phát triển giáo dục địa phƣơng, ngƣời nghiên cứu chọn đề tài: “Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đường theo định hướng phát triển năng lực học sinh tại các trường trung học cơ sở huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước” làm luận văn tốt nghiệp. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đƣờng theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh tại các trƣờng trung học cơ sở huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phƣớc, luận văn đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đƣờng theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh phù hợp với điều kiện, tình hình địa phƣơng. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đƣờng theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh tại các trƣờng THCS huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phƣớc. 3.2. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đƣờng theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh các trƣờng THCS.
  • 18. 4 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục chống bạo lực học đƣờng theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh các trƣờng trung học cơ sở. 4.2. Khảo sát thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đƣờng theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh tại các trƣờng trung học cơ sở huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phƣớc. 4.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đƣờng theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh tại các trƣờng trung học cơ sở huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phƣớc. 5. Giả thuyết khoa học Công tác quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đƣờng theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh tại các trƣờng trung học cơ sở huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phƣớcvẫn còn một số bất cập, hạn chế nhƣ bất cập, hạn chế trong việc lập kế hoạch, trong việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện và thiếu đồng bộ trong công tác chỉ đạo, kiểm tra đánh giá. Từ đó nếu đánh giá đúng thực trạng thì sẽ đề xuất đƣợc những biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đƣờng theo định hƣớng phát triển năng lực cho học sinh một cách khả thi, đảm bảo tính khoa học, có tính cần thiết thì sẽ sớm khắc phục đƣợc những hạn chế trong công tác quản lý hoạt động phòng chống bạo lực học đƣờng tại các trƣờng THCS huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phƣớc. 6. Phạm vi nghiên cứu Do điều kiện hạn chế, luận văn giới hạn phạm vi: 6.1. Về thời gian nghiên cứu: Từ năm học 2017-2018 đến năm học 2018-2019; 6.2. Về địa bàn nghiên cứu: 13 trƣờng THCS thuộc huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phƣớc; 6.3. Về đối tượng khảo sát: CBQL, GV, CMHS và HS ở các trƣờng trên địa bàn huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phƣớc; 7. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp luận 7.1.1. Quan điểm hệ thống – cấu trúc Quan điểm hệ thống cấu trúc nghiên cứu hiện tƣợng một cách toàn diện, trên nhiều mặt, dựa vào việc phân tích các đối tƣợng thành các bộ phận. Xác định mối quan
  • 19. 5 hệ hữu cơ giữa các yếu tố của hệ thống để tìm ra quy luật phát triển. Qua cách tiếp cận quan điểm này, ngƣời nghiên cứu tìm hiểu đƣợc mối liên hệ chặt chẽ giữa quản lí hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đƣờng theo định hƣớng phát triển năng lực của học sinh với quản lí các hoạt động khác trong nhà trƣờng. Thông qua việc nghiên cứu, quan điểm hệ thống - cấu trúc giúp ngƣời nghiên cứu tìm hiểu chính xác thực trạng công tác quản lí hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đƣờng theo định hƣớng phát triển năng lực của học sinh với các nội dung cụ thể tại trƣờng THCS trên địa bàn huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phƣớc. 7.1.2. Quan điểm logic – lịch sử Tìm hiểu hoạt động dục phòng chống bạo lực học đƣờng theo định hƣớng phát triển năng lực của học sinh và công tác quản lí hoạt động dục phòng chống bạo lực học đƣờng theo định hƣớng phát triển năng lực của học sinh ở trƣờng THCS trên địa bàn huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phƣớc trong điều kiện lịch sử cụ thể. Quan điểm này giúp ngƣời nghiên cứu xác định phạm vi không gian, thời gian và điều kiện cụ thể về việc quản lí hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đƣờng theo định hƣớng phát triển năng lực của học sinh tại các trƣờng THCS trên địa bàn huyện. Từ đó, điều tra thu thập số liệu chính xác, đúng với mục đích nghiên cứu đề tài, trình bày công trình nghiên cứu theo một trình tự hợp lý. 7.1.3. Quan điểm thực tiễn Nghiên cứu thực trạng quản lí hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đƣờng theo định hƣớng phát triển năng lực của học sinh tại trƣờng THCS tại huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phƣớc, xuất phát từ thực tiễn của công tác quản lí hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đƣờng theo định hƣớng phát triển năng lực của học sinh trên địa bàn huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phƣớc để thấy đƣợc những tồn tại, khó khăn trong công tác quản lí hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đƣờng theo định hƣớng phát triển năng lực của học sinh tại các cơ sở giáo dục, từ đó đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trong công tác quản lí hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đƣờng theo định hƣớng phát triển năng lực của học sinh phù hợp với thực tiễn. 7.2. Phương pháp nghiên cứu 7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận nhằm phân tích, tổng hợp, khái quát hóa các nguồn tài liệu, văn bản trong và ngoài nƣớc để tìm hiểu các khái niệm, các thuật ngữ, liên quan
  • 20. 6 đến đề tài nhƣ: Bạo lực học đƣờng, phòng ngừa bạo lực học đƣờng, định hƣớng phát triển năng lực học sinh, hoạt động phòng chống BLHĐ, quản lý hoạt động phòng chống BLHĐ theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh trên cơ sở đó tổng hợp kiến thức để tạo rahệ thống, thấy đƣợc mối quan hệ biện chứng giữa các vấn đề lý luận, từ đó hiểu đƣợc đầy đủ, toàn diện các khái niệm, các thuật ngữ liên quan đến đề tài. 7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Mục đích điều tra: ngƣời nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi để thu thập số liệu, dữ liệu về thực trạng quản lý hoạt động phòng chống BLHĐ theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh dƣới sự điều hành, lãnh đạo của hiệu trƣởng các trƣờng THCS trên địa bàn huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phƣớc. Nội dung điều tra: thu thập thông tin về thực trạng quản lí hoạt động phòng chống BLHĐ theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh và công tác quản lí hoạt động này. Tác giả còn sử dụng bảng hỏi để khảo sát tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động phòng chống BLHĐ theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh tại các trƣờng THCS trên địa bàn huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phƣớc mà đề tài đề xuất. Cách thức điều tra: xây dựng mẫu phiếu hỏi dành cho đối tƣợng khảo sát. Đối tƣợng khảo sát: Hiệu trƣởng, Phó hiệu trƣởng, PHHS, Giáo viên, Học sinh 7.2.2.2. Phương pháp phỏng vấn: Mục đích phỏng vấn: Nhằm khẳng định những vấn đề đƣợc trả lời trong phiếu điều tra và thu thập thêm thông tin cho những vấn đề còn chƣa đƣợc trả lời rõ ràng trong số liệu điều tra. Đây là phƣơng pháp bổ trợ cho phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi. Nội dung phỏng vấn: thuận lợi, khó khăn trong quản lí hoạt động phòng chống BLHĐ theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh cũng nhƣ thực trạng quản lí hoạt động phòng chống BLHĐ theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh của hiệu trƣởng các trƣờng THCS trên địa bàn huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phƣớc. Cách thức phỏng vấn: ngƣời nghiên cứu chọn mẫu phỏng vấn một số cán bộ quản lí và giáo viên, phụ huynh học sinh ở các trƣờng trên địa bàn huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phƣớc. Số lƣợng ngƣời đƣợc phỏng vấn gồm 10 CBQL và 05 phụ huynh học sinh. Dữ liệu phỏng vấn sẽ đƣợc dùng vào việc đối chiếu, so sánh để làm rõ kết quả điều tra về thực trạng quản lí hoạt động phòng chống BLHĐ theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh tại trƣờng THCS trên địa bàn huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phƣớc.
  • 21. 7 7.2.2.3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm giáo dục: Tập trung nghiên cứu, phân tích văn bản chỉ đạo của các cấp quản lí liên quan đến quản lí hoạt động phòng chống BLHĐ theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh, nghiên cứu các hồ sơ quản lý, nội quy, quy định, kế hoạch, báo cáo… tài liệu lƣu trữ của nhà trƣờng về quản lí hoạt động phòng chống BLHĐ theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh tại trƣờng THCS trên địa bàn huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phƣớc. - Mục đích: nhằm thu thập thông tin về công tác quản lí hoạt động phòng chống BLHĐ theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh của nhà trƣờng; công tác theo dõi xây dựng kế hoạch quản lí hoạt động phòng chống BLHĐ theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh của hiệu trƣởng. - Nội dung: nghiên cứu hồ sơ lƣu trữ của nhà trƣờng, kết quả quản lí hoạt động phòng chống BLHĐ theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh, báo cáo của hiệu trƣởng từng tháng, học kỳ… - Cách tiến hành: đọc và phân tích các dữ liệu, số liệu trong các hồ sơ, tài liệu. Từ đó, tác giả phân tích những thuận lợi, khó khăn trong quá trình quản lí hoạt động phòng chống BLHĐ theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh. 7.2.3. Nhóm phương pháp xử lý dữ liệu - Ngƣời nghiên cứu sử dụng phần mềm xử lí thống kê SPSS for Windows phiên bản 20.0 để xử lí các thông tin thu thập đƣợc từ phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi trong quá trình nghiên cứu về quản lí hoạt động phòng chống BLHĐ theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh tại trƣờng THCS trên địa bàn huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phƣớc. - Đối với dữ liệu định tính, các cuộc phỏng vấn sẽ đƣợc phân tích bằng phƣơng pháp trích lọc nội dung theo từng phần nghiên cứu. Các nội dung này đƣợc sử dụng phối hợp với dữ liệu định lƣợng để làm rõ hơn thực trạng nghiên cứu. 8. Ý nghĩa của đề tài 8.1. Về mặt lý luận Làm sáng tỏ và hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về bạo lực học đƣờng, phòng chống bạo lực học đƣờng và hoạt động quản lý phòng chống bạo lực học đƣờng nhằm định hƣớng phát triển năng lực cho học sinh ở các trƣờng THCS thuộc huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phƣớc.
  • 22. 8 8 2. Về mặt thực tiễn Khảo sát, đánh giá, phân tích thực trạng hoạt động quản lý phòng chống bạo lực học đƣờng, công tác quản lý của hiệu trƣởng và của GV trong việc phòng chống bạo lực học đƣờng, đánh giá những yếu tố ảnh hƣởng đến bạo lực học đƣờng ở các trƣờng THCS trên địa bàn huyệnHớn Quản, tỉnh Bình Phƣớc. 9. Bố cục luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, Phụ lục, Tài liệu tham khảo, Nội dung chính của luận văn đƣợc trình bày trong 3 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đƣờng theo định hƣớng phát triển năng lực cho học sinh trƣờng trung học cơ sở. Chƣơng 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đƣờng theo định hƣớng phát triển năng lực cho học sinh ở các trƣờng trung học cơ sởhuyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phƣớc. Chƣơng 3: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đƣờng theo định hƣớng phát triển năng lực cho học sinh ở các trƣờng trung học cơ sở huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phƣớc.
  • 23. 9 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƢỜNG THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TRƢỜNG TRUNG HỌC CỞ SỞ 1.1. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu về quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đƣờng tại các trƣờng trung học cơ sở. 1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới Bạo lực học đƣờng là vấn nạn xảy ra ở hầu khắp các quốc gia thuộc các châu lục khác nhau trên thế giới. Đây cũng là đề tài mà nhiều nƣớc trên thế giới nghiên cứu để phòng chống, ngăn chặn. Tình trạng bạo lực trong trƣờng học đƣợc các nhà nghiên cứu phƣơng Tây và Mỹ đặc biệt quan tâm có thể kể đến một số công trình tiêu biểu nhƣ sau: Theo Trung tâm Thống kê Quốc gia về Giáo dục Mỹ, bạo lực học đƣờng là một vấn đề nghiêm trọng. Năm 2007, một cuộc điều tra toàn quốc đƣợc tiến hành hai năm một lần bởi Trung tâm Ngăn chặn và Kiểm soát Dịch bệnh (CDC), kết quả cho thấy, có 5.9% học sinh mang theo một loại vũ khí (nhƣ súng, dao, vân vân) vào trƣờng học trong 30 ngày trƣớc thời điểm điều tra. Tỷ lệ này ở nam lớn gấp ba lần nữ. Một cuộc thăm dò thực hiện ở trẻ có độ tuổi 12-17 cho kết quả các em đều thừa nhận bạo lực đang gia tăng ở trƣờng học của mình. Mỗi tháng, có 282.000 học sinh ở các trƣờng trung học cơ sở Mỹ bị tấn công.( Nguyễn Văn Tƣờng, 2016) Đảng bảo thủ nƣớc Anh (2007) công bố kết quả nghiên cứu của mình trong lúc lo ngại về nạn bạo lực học đƣờng ở nƣớc này đang tăng cao. Kết quả cho thấy, trung bình một ngày các trƣờng học ở Anh xảy ra khoảng 40 vụ gây gổ buộc cảnh sát phải can thiệp. Trong năm học 2007, cảnh sát buộc phải xuất hiện tại trƣờng học hơn 7.300 lần. Nhƣng thực tế trên toàn nƣớc Anh, bạo lực học đƣờng có thể lên đến hơn 10.000 vụ, 17 do khoảng 1/3 nhân viên cảnh sát quên nhập dữ liệu. Đây là dữ liệu trên đƣợc tổng hợp từ 25/39 đồn cảnh sát trung tâm của nƣớc Anh.(Ngọc Hải, 2008) Ở Trung Quốc, trong “Báo cáo phân tích tổng thể tình hình những sự cố an toàn trƣờng học ở học sinh trung học và tiểu học năm 2006” do Bộ giáo dục Trung Quốc công bố cho thấy, năm 2006 trong những sự cố an toàn đƣợc đƣa lên báo, thì có đến 25% những vụ việc đó xảy ra trong trƣờng học, chủ yếu là những vụ việc gây thƣơng tích do đánh nhau (chiếm 56%), do dùng chất gây nổ, sử dụng dao, phóng hỏa, xâm hại tình
  • 24. 10 dục… Ngoài ra, theo Trung tâm điều trị bệnh tật của thành phố Thẩm Quyến (2009), trong báo cáo “Nghiên cứu phòng chống thƣơng tích trẻ em” gửi lên “Đại hội tuyên truyền phòng chống ngƣợc đãi trẻ em trên toàn thế giới” cho thấy, trong vòng 1 năm, có 48.7% học sinh ở thành phố Thẩm Quyến cảm thấy không an toàn khi đến trƣờng cũng nhƣ tan trƣờng, có 15.8% học sinh đã từng đánh nhau, trong đó những vụ việc đánh nhau của học sinh THCS là nghiêm trọng nhất; có 49.7% học sinh cấp 2 không cảm thấy an toàn; có 21.8% học sinh đã từng đánh nhau.(Chen Erping, 2009) Tổ chức phát triển cộng đồng tập trung vào trẻ em Plan International và Trung tâm nghiên cứu quốc tế về phụ nữ (ICRW) vừa công bố báo cáo về tình trạng bạo lực trong các trƣờng học ở châu Á (2015). Báo cáo dựa trên kết quả nghiên cứu và khảo sát thực tế với 9.000 học sinh ở lứa tuổi từ 12-17, các giáo viên, hiệu trƣởng, phụ huynh... tại 5 quốc gia (Campuchia, Việt Nam, Indonesia, Pakistan và Nepal), thực hiện từ tháng 10/2013 đến tháng 3/2014. Theo báo cáo này, tình trạng bạo lực trong các trƣờng học châu Á đang ở mức báo động. Trung bình cứ 10 học sinh thì có 7 em từng trải nghiệm bạo lực học đƣờng. Quốc gia có tỉ lệ học sinh hứng chịu nạn bạo lực cao nhất là Indonesia (84%); thấp nhất là Pakistan với 43%. Chỉ tính trong 6 tháng 18 (10/2013-3/2014), số học sinh bị bạo lực (ở mọi hình thức: tinh thần, thể xác...) tại trƣờng học của Indonesia là 75%. Việt Nam đứng thứ hai với 71%.(Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc, 2018) 1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam Ở Việt Nam, có thể điểm qua một số kết quả nghiên cứu tiêu biểu nhƣ: Nguyễn Thị Mai Hƣơng (2013), chỉ ra nhu cầu tiếp nhận thông tin trong giao tiếp với bạn bè cùng trang lứa của học sinh THCS có hành vi bạolực học đƣờng ở Thị xã Phú Thọ.(Nguyễn Thị Mai Hƣơng, 2013) Đinh Anh Tuấn (2015) tiếp cận từ góc độ xã hội học để khảo sát thực trạng bạo lực học đƣờng của 496 học sinh tại 8 trƣờng THCS và THPT ở TP Quy Nhơn (Bình Định), kết quả cho thấy đại đa số học sinh bị bạo lực tinh thần, một số ít học sinh bị tấn công bằng hung khí, khi chứng kiến hành vi bạo lực học đƣơng đa số học sinh bàng quan, một số ít có can thiệp nhƣng ở mức vừa phải, đặc biệt là hơn 80% học sinh cho rằng hành vi bạo lực học đƣờng có xuất phát từ game online và phim ảnh.(Đinh Anh Tuấn, 2015) Trần Văn Công và cộng sự đã nghiên cứu thực trạng hành vi gây hấn ở học sinh THCS với 4 biểu hiện: gây gấn bằng lời nói; gây hấn với bản thân; gây hấn với đồ vật;
  • 25. 11 gây hấn với ngƣời khác. Trong đó mức độ gây hấn cao nhất thuộc về các hành vi gây hấn bằng lời nói.(Trần Văn Công và cộng sự, 2016) Trần Công Thuận (2015) công bố kết quả nghiên cứu “Bạo lực học đƣờng qua nghiên cứu và khảo sát” cho thấy trung bình trong số 10 học sinh, thì có tới 4 học sinh có những hành vi vi phạm liên quan đến bạo lực học đƣờng. Nghiên cứu cũng tìm hiểu nhận thức của học sinh, phụ huynh và thầy cô về hành vi bạo lực học đƣờng, phân tích nguyên nhân và đề xuất các giải pháp đối với bạo lực học đƣờng.( LM. Philipphê Trần Công Thuận, 2015) Có thể nói, các công trình nghiên cứu về bạo lực học đƣờng trên thế giới và trong nƣớc đã giải quyết 3 nội hàm của bạo lực học đƣờng, gồm thực trạng bạo lực học đƣờng; các hành vi lệch chuẩn dẫn tới bạo lực học đƣờng và các hình thức biểu hiện của bạo lực học đƣờng. Từ việc khảo sát các môi trƣờng bạo lực học đƣờng cụ thể, các nghiên cứu đã bƣớc đầu đƣa ra những phƣơng pháp, cách thức tổng quát cho việc ngăn ngừa, giảm thiểu hành vi bạo lực học đƣờng gắn với từng nhóm đối tƣợng. Từ kết quả nghiên cứu, khảo sát, các công trình nói trên đã mổ xẻ thực trạng, phân tích nguyên nhân và báo động vấn nạn bạo lực học đƣờng có xu hƣớng gia tăng nhanh. Bạo lực học đƣờng xảy ra ở mọi lứa tuổi, cấp học và từ trƣờng học đến bên ngoài cổng trƣờng. Đặc biệt là nó thể hiện chiều hƣớng trẻ hóa, nữ hóa và hành vi bạo lực không có giới hạn trong quan hệ bạn bè, giữa học sinh với giáo viên và ngƣợc lại. Hậu quả do bạo lực học đƣờng gây ra rất lớn. Nó không chỉ ảnh hƣởng đến tâm sinh lý học sinh mà còn đe dọa môi trƣờng học đƣờng, gây bất ổn xã hội. Để can thiệp thành công, giảm thiểu các hành vi dẫn đến bạo lực từ thể xác đến tinh thần của nạn nhân, các nghiên cứu đều thống nhất cần phải: phối hợp chặt chẽ giữa nhà trƣờng, gia đình, xã hội; nâng cao nhận thức và giúp học sinh điều chỉnh hành vi, hóa giải những mâu thuẫn, hiềm khích phát sinh; tạo môi trƣờng học đƣờng an toàn; đầu tƣ các trung tâm tƣ vấn, tham vấn học đƣờng; đào tạo đội ngũ giáo viên tƣ vấn chuyên nghiệp; mở rộng sân chơi lành mạnh, tăng cƣờng hoạt động ngoại khóa, trang bị kỹ năng sống… Tóm lại, các công trình nghiên cứu về bạo lực học đƣờng và quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đƣờng rất phong phú, đa dạng. Tuy nhiên trên địa bàn huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phƣớc chƣa có công trình nào nghiên cứu về việc quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đƣờng theo định hƣớng phát triển năng lực
  • 26. 12 cho học sinhở các trƣờng trung học cơ sở huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phƣớc từ góc độ quản lý giáo dục. Trên cơ sở xử lý những số liệu thống kê địa phƣơng, khai thác những tài liệu, tham khảo và kế thừa kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trƣớc, luận văn “Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đường theo định hướng phát triển năng lực học sinh tại các trường trung học cơ sở huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước” là công trình đầu tiên nghiên cứu về đề tài này. 1.2. Một số khái niệm cơ bản 1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục 1.2.1.1. Khái niệm quản lý Quản lý là một trong những loại hình hoạt động quan trọng nhất của con ngƣời. Khoa học quản lý xuất hiện cùng với sự phát triển của xã hội loài ngƣời. Là một phạm trù tồn tại khách quan, ra đời tất yếu do nhu cầu của một chế độ xã hội, mọi tổ chức, một quốc gia, mọi thời đại, khoa học quản lý là một lĩnh vực lao động trí tuệ và thực tiễn phức tạp của con ngƣời nhằm điều khiển lao động, thúc đẩy sự phát triển của xã hội trên tất cả các phƣơng diện, mang tính lịch sử, tính giai cấp và tính dân tộc. Theo quan điểm điều khiển học: Quản lý là chức năng của những hệ có tổ chức, với bản chất khác nhau: sinh học, xã hội, kỹ thuật,… nó bảo toàn cấu trúc các hệ, duy trì chế độ hoạt động. Quản lý là một động tác hợp quy luật khách quan. Ở nƣớc ngoài, một số tác giả khái niệm nhƣ sau: Các Mác đã viết: "Tất cả mọi loại lao động xã hội trực tiếp hay laođộng chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất khác với sự vận động của những khí quan độc lập của nó. Một người độc tấu vĩ cầm thì tự điều khiển lấy hoạt động của mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng”.(Các Mác và Ph.Ăng-ghen, 2002) Còn Fredrich Winslow Taylor (1856 - 1915) khẳng định: "Quản lý làbiết được chính xác điều người khác muốn làm và sau đó hiểu được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất" (Trƣờng Quản lý cán bộ giáo dục TW2, 2002) Trong cuốn “Quản lý nguồn nhân lực”, Paul Herscy và Ken Blane Heard lại coi “Quản lý là một quá trình cùng làm việc giữa nhà quản lý và người bịquản lý, nhằm
  • 27. 13 thông qua hoạt động cá nhân, của nhóm, huy động các nguồn lực khác để đạt được mục tiêu của tổ chức”(Nguyễn Ngọc Quang) Các ông Thomas.J.Robins và Wayned Morrison lại cho rằng: "Quản lý làmột nghề nhưng cũng là một nghệ thuật, một khoa học" (Nguyễn Hữu Huân, 1999) Ở Việt Nam có một số khái niệm quản lý nhƣ sau: Theo từ điển Tiếng Việt - Viện Ngôn ngữ học định nghĩa: "Quản lý làtrông coi, giữ gìn theo những yêu cầu nhất định. Là tổ chức và điều hành các hoạt động theo những yêu cầu nhất định". (Hoàng Phê, 2010) Theo giáo sƣ Hà Hồ Sĩ: "Quản lý là một hoạt động có định hướng, có tổchức, lựa chọn trong các đối tượng có thể dựa trên các thông tin về tình trạng của đối tượng được ổn định và làm cho nó phát triển tới mục đích đã định. Quản lý là sự tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra" (Hà Hồ Sĩ, 2001) Tác giả Đặng Vũ Hoạt và Hà Thế Ngữ cũng cho rằng: “Quản lý là một quátrình định hướng, quá trình có mục đích, quản lý có hệ thống là quá trình tác động đến hệ thống nhằm đạt được những mục tiêu nhất định. Những mục tiêu này đặc trưng cho trạng thái mới của hệ thống mà người quản lý mong muốn” (Hà Thế Ngữ, 2001) Từ những khái niệm trên, có thể rút ra kết luận, quản lý bao giờ cũng làmột tác động hƣớng tới đích, có mục tiêu xác định. Quản lý thể hiện mối quan hệ giữa hai bộ phận là chủ thể quản lý và đối tƣợng quản lý. Đây là quan hệ ra lệnh - phục tùng, không đồng cấp và có tính bắt buộc. Quản lý là sự tác động tất cả các chức năng quản lýtạo nên nội dung của quá trình quản lý. Trong một chu trình quản lý, các chức năng kế tiếp nhau và độc lập với nhau chỉ mang tính tƣơng đối bởi vì một số chức năng có thể diễn ra đồng thời hoặc kết hợp với việc thực hiện các chức năng khác. Chu trình đó đƣợc thể hiện qua sơ đồ sau: mang tính chủ quan nhƣng phải phù hợp với quy luật khách quan, có khả năng thích nghi giữa chủ thể quản lý với đối tƣợng quản lý và ngƣợc lại. 1.2.1.2. Khái niệm quản lý giáo dục Theo tác giả M.I.Kondacov:“Quản lí giáo dục là tập hợp những biện pháp kế hoạch hóa, nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của cơ quan trong hệ thống giáo dục để tiếp tục phát triển, mở rộng hệ thống cả về số lượng cũng như chất lượng”(M.I. Kondacov, 1984)
  • 28. 14 Tác giả Đặng Quốc Bảo khái quát “Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quát là hoạt động điều hành phối hợp của các lực lƣợng xã hội nhằm thúc đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu xã hội”(Đặng Quốc Bảo, 1997). Tác giả Phạm Minh Hạc cũng nhấn mạnh “Quản lý giáo dục là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp qui luật của chủ thể quản lý (hệ giáo dục) nhằm làm cho hệ vận hành theo đƣờng lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện đƣợc các tính chất của nhà trƣờng xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học- giáo dục thế hệ trẻ, đƣa hệ thống giáo dục tới mục tiêu dự kiến lên trạng thái mới về chất”(Phạm Minh Hạc , 1986). Vì vậy khái niệm quản lý giáo dục có thể hiểu nhƣ sau:Quản lý giáo dục là những tác động có hệ thống, có mục đích, hợp quy luật và chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các mắt xích của hệ thống giáo dục, nhằm đảm bảo cho hệ thống giáo dục vận hành, phát triển, thực hiện mục tiêu của nền giáo dục. Góc độ vi mô chủ thể quản lý giáo dục là chủ thể quản lý nhà trƣờng (hiệu trƣởng), đối tƣợng của quản lý là các quá trình dạy học, quá trình giáo dục và các thành tố tham gia vào quá trình đó (giáo viên, học sinh, các lực lƣợng khác, cơ sở vật chất, tài chính,…), vì vậy khái niệm quản lý giáo dục có thể hiểu nhƣ sau:Quản lý nhà trường là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhà trường giúp cho nhà trường vận hành theo đường lối, quan điểm giáo dục của Đảng, thực hiện các mục tiêu, tính chất của nhà trường Việt nam đó là hình thành phát triển nhân cách người học theo yêu cầu của xã hội. 1.2.2. Khái niệm Bạo lực; Bạo lực học đường; Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đường, năng lực con người. 1.2.2.1. Bạo lực Bạo lực là hành vi sử dụng sức mạnh thể chất với mục đích gây thƣơng vong, tổn hại một ai đó. Bạo lực thể chất có thể là điểm tột đỉnh của các cuộc xung đột. 1.2.2.2. Bạo lực học đường Là hệ thống xâu chuỗi lời nói, hành vi mang tính miệt thị, đe doạ, dùng sức mạnh thể chất để khủng bố ngƣời khác (thƣờng xảy ra giữa trò với trò, giữa thầy với trò và ngƣợc lại thậm trí giữa thầy với thầy), để lại thƣơng tích trên cơ thể, thậm chí dẫn đến tử vong, đặc biệt là gây tổn thƣơng đến tƣ tƣởng, tình cảm, tạo cú sốc về tâm,
  • 29. 15 sinh lý cho những đối tƣợng trực tiếp tham gia vào quá trình giáo dục ở nhà trƣờng cũng nhƣ đối với những ngƣời quan tâm tới sự nghiệp giáo dục. Theo nghiên cứu về bạo lực học đƣờng ở nhiều quốc gia, bên cạnh thuật ngữ bạo lực học đƣờng, ngƣời ta thƣờng nói đến thuật ngữ bắt nạt học đƣờng. Bắt nạt học đƣờng cũng là một phần của bạo lực học đƣờng và thậm chí nhiều lúc ngƣời ta còn đồng nhất giữa bắt nạt học đƣờng và bạo lực học đƣờng. Dan Olweus, trong cuốn "Bắt nạt trong trƣờng học, chúng ta biết gì và chúng ta có thể làm gì" đã đƣa ra định nghĩa theo một cách chung nhất: bắt nạt trong trƣờng học nhƣ một "hành vi tiêu cực được lặp đi lặp lại, có ý định xấucủa một hay nhiều học sinh nhằm trực tiếp chống lại một học sinh, người có khó khăn trong việc bảo vệ bản thân" (Quỳnh Trang, 2010) Milton Keynes (1989) định nghĩa: "Bắt nạt là một hành động lặp đi lặplại một cách hiếu chiến để cố ý làm tổn thương về tinh thần hoặc thể xác cho người khác. Bắt nạt là đặc trưng của một cá nhân hành xử theo một cách nào đó để đạt được quyền lực trên người khác” (Ngô Minh Oanh, 2014) Ở Việt Nam, có nhiều tác giả nghiên cứu và đƣa ra quan điểm của mình về bạo lực học đƣờng, có tác giả xem bạo lực học đƣờng là hành vi lệch lạc, trái với chuẩn mực đạo đức và quy tắc của nhà trƣờng. Theo nghiên cứu của tác giả Đỗ Thị Nga thì “bạo lực học đƣờng” là những hành vi cố ý, sử dụng vũ lực hoặc quyền lực của học sinh hoặc giáo viên đối với những học sinh, giáo viên hoặc những ngƣời khác và ngƣơc lại. Đó có thể là những hành vi bạo lực về thể xác, bạo lực về tinh thần, bạo lực về tình dục, bạo lực ngôn ngữ, những bắt ép về tài chính hoặc những hành vi khác có thể gây ra những tổn thƣơng về mặt tinh thần hoặc thể xác của ngƣời bị hại" (Nguyễn Minh Đức và nnk, 2011) Theo tác giả Phan Mai Hƣờng “Bạo lực học đường là thuật ngữ dùng đểchỉ những hành vi bạo lực trong môi trường học đường, hoặc những hành vi bạo lực của lứa tuổi học đường. Bao gồm hàng loạt các hành vi bạo lực với các mức độ khác nhau, từ không lời đến có lời, từ hành động đơn giản đến những hành động thù địch, gây hấn, phá phách, gây tổn thương tâm lý, thậm chí tổn hại đến thể chất của người khác”. Đây là một định nghĩa khá cụ thể vềbạo lực học đƣờng trên bình diện hành vi và hậu quả của nó.(Nguyễn Thanh Bình và Nguyễn Thị Mai Lan, 2013) Tóm lại, Bạo lực học đƣờng đƣợc hiểu là hành vi xâm hại có chủ ý, có ý đồ, thƣờng gây hậu quả nghiêm trọng và xảy ra trong phạm vi trong nhà trƣờng, nếu nhìn từ
  • 30. 16 góc độ lấy học sinh làm trung tâm thì bạo lực học đƣờng là sự xâm hại của học sinh đối với học sinh, sự xâm hại của học sinh đối với ngƣời bên ngoài nhà trƣờng và ngƣợc lại, là sự xâm hại của giáo viên đối với học sinh và ngƣợc lại… Bạo lực ấy xâm hại đến sức khỏe hoặc danh dự của ngƣời bị hại. Bạo lực không chỉ xảy ra trong phạm vi nhà trƣờng mà nhiều khi xảy ra bên ngoài nhà trƣờng. 1.2.2.3. Hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đường đường theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh trường THCS Là hoạt động tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của ngƣời học, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong cơ sở giáo dục, gia đình ngƣời học và cộng đồng về mối nguy hiểm và hậu quả của bạo lực học đƣờng, đồng thời nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, trách nhiệm của nhà trƣờng, gia đình và cộng đồng trong việc giáo dục học sinh; tăng cƣờng phòng, chống bạo lực học đƣờng và thực hiện theo nguyên tắc lấy phòng ngừa, ngăn chặn là chính; thực hiện các biện pháp giáo dục, vận động và can thiệp của nhà trƣờng, gia đình và cộng đồng, bảo vệ sức khoẻ, tính mạng của học sinh, xử lý kịp thời các hành vi bạo lực học đƣờng từ đó định hƣớng phát triển năng lực cần thiết cho học sinh thông qua các hoạt động giáo dục. 1.2.2.4. Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đường đường theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh trường THCS. Có thể hiểu quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đƣờng định hƣớng phát triển năng lực học sinh là hệ thống các tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý nhà trƣờng trong việc giáo dục đạo đức học sinh nhằm tăng cƣờng phòng chống bạo lực học đƣờng và thực hiện theo nguyên tắc lấy phòng ngừa, ngăn chặn là chính; thực hiện các biện pháp giáo dục, vận động và can thiệp của nhà trƣờng, gia đình và cộng đồng, bảo vệ sức khoẻ, tính mạng của học sinh, xử lý kịp thời các hành vi bạo lực học đƣờng góp phần định hƣớng phát triển năng lực cho học sinh. Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đƣờng định hƣớng phát triển năng lực học sinh ở trƣờng THCS bao gồm nhiều nội dung, nhƣ quản lý việc lập kế hoạch hoạt động giáo dục phòng, chống bạo lực học đƣờng; quản lý nội dung hoạt động giáo dục phòng, chống bạo lực học đƣờng; quản lý các con đƣờng phòng, chống bạo lực học đƣờng; tổ chức các lực lƣợng tham gia giáo dục phòng, chống bạo lực học đƣờng và kiểm tra, đánh giá hoạt động quản lý giáo dục phòng, chống bạo lực học đƣờng.
  • 31. 17 Mục tiêu của việc quản lý hoạt động giáo dục phòng, chống bạo lực học đƣờng theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh ở các nhà trƣờng là:Nhằm mục đích giáo dục, trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng, chống xâm hại ngƣời học; phòng, chống bạo lực học đƣờng; bạo lực trẻ em trên môi trƣờng mạng cho ngƣời học, cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên của cơ sở giáo dục và gia đình ngƣời học; giáo dục, tƣ vấn kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ cho ngƣời học đồng thới ngăn chặn những thái độ, hành vi sai lệch với chuẩn mực xã hội, giữ cho môi trƣờng giáo dục lành mạnh, nhằm thực hiện phong trào "Xây dựng trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực" đạt hiệu quả, góp phần hoàn thành mục tiêu giáo dục của Đảng và Nhà nƣớc ta trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nƣớc. 1.2.2.5. Nhóm Năng lực của học sinh Theo từ điển Tiếng Việt: Năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó hoặc Năng lực là khả năng huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng để thực hiện thành công một loại công việc trong một bối cảnh nhất định. Năng lực gồm có năng lực chung và năng lực đặc thù. Năng lực chung là năng lực cơ bản cần thiết mà bất cứ ngƣời nào cũng cần phải có để sống và học tập, làm việc. Năng lực đặc thù thể hiện trên từng lĩnh vực khác nhau nhƣ năng lực đặc thù môn học là năng lực đƣợc hình thành và phát triển do đặc điểm của môn học đó tạo nên. Theo Dự thảo Chƣơng trình tổng thể ngày 14/3/2017- Bộ Giáo dục và Đào tạo: Những năng lực chung, đƣợc tất cả các môn học và hoạt động giáo dục góp phần hình thành, phát triển: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Những năng lực chuyên môn, đƣợc hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định: năng lực ngôn ngữ, tính toán, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, công nghệ, tin học, thẩm mỹ, thể chất. 1.3. Lý luận về hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đƣờng theo định hƣớng phát triển năng lực cho học sinh trƣờng THCS 1.3.1. Trường Trung học cơ sở trong hệ thống giáo dục quốc dân Trƣờng Trung học cơ sở là một bậc học trong hệ thống giáo dục ở Việt Nam và hầu hết các quốc gia trên thế giới hiện nay còn đƣợc gọi là cấp II, trên bậc Tiểu học và dƣới bậc Trung học phổ thông. Trung học cơ sở kéo dài 4 năm (từ lớp 6 đến lớp 9) hay 3 năm (từ lớp 7 đến lớp 9 - Chẳng hạn nhƣ hệ thống giáo dục Nhật Bản). Thông thƣờng, độ
  • 32. 18 tuổi học sinh ở trƣờng Trung học cơ sở là từ 11 (hoặc 12) tuổi đến 15 tuổi. Trƣớc đây, để tốt nghiệp Trung học cơ sở, học sinh phải vƣợt qua một kì thi tốt nghiệp vào cuối lớp 9 nhƣng kể từ năm học 2005-2006 thì kì thi đã chính thức bị bãi bỏ. Muốn theo học tiếp trình độ cao hơn (cấp Trung học phổ thông) học sinh phải tham dự các kỳ thi tuyển sinh. Trƣờng Trung học cơ sở đƣợc bố trí tại từng xã, phƣờng, thị trấn. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn có một số xã không có trƣờng Trung học cơ sở. Đó thƣờng là các xã ở vùng sâu, vùng xa hoặc hải đảo. Theo quy định trong Luật Ngân sách Nhà nƣớc, đầu tƣ xây dựng trƣờng Trung học cơ sở cũng nhƣ trƣờng Tiểu học thuộc trách nhiệm của chính quyền cấp quận, huyện. 1.3.2. Đặc điểm của học sinh trung học cơ sở Giai đoạn học sinh THCS là giai đoạn có nhiều biến động trong quá trình phát triển tâm sinh lí, đặc biệt là những thay đổi về tâm lí cá nhân và tâm lí xã hội. Điều này đƣợc thể hiện ở những điểm sau: (Dƣơng Thị Diệu Hoa, 2011) Thứ nhất, đây là thời kỳ quá độ từ tuổi thơ sang tuổi trƣởng thành, thời kỳ trẻ ở “ngã ba đƣờng” của sự phát triển. Trong đó có rất nhiều khả năng, nhiều phƣơng án, nhiều con đƣờng để mỗi trẻ em phát triển thành một cá nhân độc lập. Trong thời kỳ này, nếu sự phát triển đƣợc định hƣớng đúng, đƣợc tạo thuận lợi thì trẻ em có nhiều cơ hội sẽ trở thành những cá nhân thành đạt, công dân tốt. Ngƣợc lại, nếu không đƣợc định hƣớng đúng, hay bị tác động bởi các yếu tố tiêu cực thì sẽ xuất hiện hàng loạt nguy cơ dẫn trẻ em đến bên bờ của sự phát triển lệch lạc về nhận thức, thái độ, hành vi và nhân cách; Thứ hai, đây là thời kỳ mà tính tích cực xã hội của trẻ em đƣợc phát triển mạnh mẽ, đặc biệt trong việc thiết lập các quan hệ bình đẳng với ngƣời lớn và bạn ngang hàng, trong việc lĩnh hội các chuẩn mực và giá trị xã hội, thiết kế tƣơng lai của bản thân và những kế hoạch hành động cá nhân tƣơng ứng; Thứ ba, trong suốt giai đoạn thiếu niên trẻ em luôn diễn ra sự cấu tạo lại, cải tổ lại hoặc hình thành các cấu trúc mới về thể chất, sinh lý, tƣơng tác xã hội, hành vi, tâm lí, nhân cách. Từ đó hình thành cơ sở nền tảng và vạch chiều hƣớng cho sự trƣởng thành thực thụ của cá nhân; Thứ tƣ, đây cũng giai đoạn phát triển nhiều khó khăn, phức tạp và đầy mâu thuẫn của đời ngƣời. Ngay các tên gọi của thời kỳ này nhƣ “thời kỳ quá độ”, “giai đoạn bứt phá”, “giai đoạn khủng hoảng” đã nói lên tính phức tạp và quan trọng của giai đoạn tuổi thiếu
  • 33. 19 Hiểu rõ vị trí và ý nghĩa của giai đoạn phát triển tâm lý thiếu niên, giúp chúng ta có cách đối xử đúng đắn và giáo dục để các em có một nhân cách toàn diện. Thông qua đó định hƣớng phát triển năng lực phù hợp cho học sinh. 1.3.3. Mục tiêu quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đường đường theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh trường THCS Quản lý hoạt động phòng chống bạo lực học đƣờng theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh ở các trƣờng THCS nhằm mục đích ngăn chặn GV và HS có những thái độ, hành vi sai lệch với chuẩn mực xã hội, giữ cho môi trƣờng giáo dục lành mạnh, nhằm thực hiện phong trào "Xây dựng trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực" đạt hiệu quả, góp phần hoàn thành mục tiêu giáo dục của Đảng và Nhà nƣớc ta trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nƣớc. Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đƣờng theo định hƣớng phát triển năng lực cho học sinh ở các trƣờng THCS nhằm góp phần cho học sinh thấy đƣợc tác hại của bạo lực học đƣờng, từ đó có ý thức đấu tranh với những hành vi sai trái, tích cực phát hiện những biểu hiện mất đoàn kết, thông tin kịp thời đến thầy cô, cha mẹ học sinh để ngăn ngừa không để tình trạng đánh nhau, mất đoàn kết xảy ra. Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đƣờng theo định hƣớng phát triển năng lực cho học sinh ở các trƣờng THCS góp phần tăng cƣờng kỷ cƣơng, kỷ luật trong trƣờng học, xây dựng môi trƣờng giáo dục lành mạnh, xây dựng mối quan hệ thầy - trò, trò với trò ngày càng gắn bó, thân thiết, trƣờng học thật sự là "Trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực" để nhà trƣờng hoàn thành mục tiêu giáo dục đề ra. Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đƣờng theo định hƣớng phát triển năng lực cho học sinh ở các trƣờng THCS sẽ giúp những học sinh có hành vi chƣa đúng, chƣa phù hợp nhận thức đƣợc hành vi sai trái của mình, tự giác sửa chữa lỗi lầm, hình thành những thái độ, hành vi đúng, phù hợp từ đó định hƣớng phát triển năng lực của học sinh góp phần xây dựng niềm tin của phụ huynh học sinh, gia đình học sinh vào nhà trƣờng. Đồng thời phòng chống bạo lực học đƣờng theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh góp phần tạo niềm tin trong xã hội, bởi trật tự, an toàn trong xã hội đƣợc bảo đảm, giảm đi nỗi bức xúc của dƣ luận, nhân dân tin tƣởng ở môi trƣờng giáo dục thân thiện, con ngƣời thực sự đƣợc rèn luyện trở thành ngƣời có tài, có đức, có nhân cách. 1.3.4. Nội dung giáo dục phòng chống bạo lực học đường đường theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh ở các trường trung học cơ sở.
  • 34. 20 Giáo dục phòng chống bạo lực học đƣờng nhằm giúp học sinh tăng cƣờng khả năng nhận diện các biểu hiện và nguyên nhân của bạo lực học đƣờng, nhất là trong giai đoạn tiền bạo lực: bắt nạt lẫn nhau, cƣỡng chế lấy đồ của nhau, dùng lời nói đe nẹt, dọa nạt,… chuẩn bị cho học sinh sự sẵn sàng về tâm lý đấu tranh chống lại bạo lực và các biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn. Nhận thức đúng là cơ sở để hành động, bởi vì để ngăn chặn bạo lực, phải hiểu biết về bản chất của bạo lực và những biểu hiện của nó trong mỗi giai đoạn. Cần tập trung vào các nội dung giáo dục sau: Giáo dục việc nhận diện các hành vi bạo lực học đƣờng: hành vi, lời nói, cử chỉ … Giáo dục ý thức chấp hành nội quy trƣờng, lớp, ý thức chấp hành pháp luật. Giáo dục ý thức đấu tranh với các biểu hiện, hành vi bạo lực học đƣờng. Giáo dục học sinh cách giải quyết mâu thuẫn không giải quyết đƣợc thì nhờ bạn bè, thầy cô giải quyết. Giáo dục ý thức xây dựng trƣờng học thân thiện, bạn bè tƣơng thân tƣơng ái giúp đỡ lẫn nhau. Từ những nội dung giáo dục nêu trên góp phần nâng cao nhận thức cho học sinh về nguy cơ và hậu quả của bạo lực học đƣờng. Những tổn thƣơng về tinh thần, sức khỏe và vật chất của học sinh, cả những em chủ mƣu gây ra và những em bị hại là khôn lƣờng từ đó định hƣớng cho học sinh phát triển năng lực hợp tác và giao tiếp. 1.3.5. Các phương pháp giáo dục phòng, chống bạo lực học đường đường theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh ở các trường trung học cơ sở Phòng chống bạo lực học đƣờng ở các trƣờng THCS phải đƣợc các cán bộ quản lý trƣờng học, các thầy cô giáo và học sinh chủ động tham gia tích cực và thƣờng xuyên, đƣợc thực hiện mọi nơi, mọi lúc, đồng thời đƣợc các cấp, các ngành, các bậc phụ huynh học sinh phối hợp thực hiện. Tập trung ở một số các phƣơng pháp sau: Giảng giải cho học sinh nhận thức những hành vi xử sự đúng sai khi xảy ra va chạm, mâu thuẫn. Đàm thoại trực tiếp giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với học sinh khi xẩy ra mâu thuẫn. Kể những câu chuyện về các tình huống có mâu thuẫn trong cuộc sống để học sinh tự rút ra bài học cho mình. Nêu những gƣơng tốt về hành vi phòng, chống bạo lực học đƣờng. Khen thƣởng những tập thể, cá nhân có việc làm tốt về phòng, chống BLHĐ.
  • 35. 21 Có những kỷ luật nghiêm khắc đối với những HS có các hành vi BLHĐ, đồng thời cũng tạo điều kiện cho các em có cơ hội để sửa chữa khuyết điểm của mình đồng thời định hƣớng để các em phát triển năng lực hợp tác và giao tiếp. 1.3.6. Các hình thức tổ chức giáo dục phòng chống bạo lực học đường đường theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh ở các trường Trung học cơ sở. Trong quá trình giáo dục thì giáo dục phòng chống BLHĐ là một bộ phận của quá trình giáo dục tổng thể, nó đƣợc tiến hành thông qua những hình thức tổ chức sau: Thông qua việc dạy học các bộ môn khoa học cơ bản làm cho ngƣời đƣợc giáo dục tự giác chiếm lĩnh một cách có hệ thống những khái niệm đạo đức, nhân cách. Các môn khoa học xã hội và nhân văn nhƣ: Văn học, Lịch sử, Giáo dục công dân,… có tiềm năng to lớn trong việc giáo dục nhân cách cho ngƣời học. Những kiến thức các bộ môn khoa học này có liên quan đến nhận thức những chuẩn mực giá trị đạo đức và liên quan đến thái độ và cách ứng xử, hành vi trong phòng, chống BLHĐ. Các môn khoa học tự nhiên cũng góp phần giáo dục nhân cách HS. Nó có tác dụng giúp ngƣời học hình thành thế giới quan duy vật biện chứng, những phẩm chất xã hội nhƣ: Con đƣờng tƣ duy hợp lý, tác phong làm việc, coi trọng nhân cách và ý thức nâng cao kiến thức xã hội… Các môn khoa học khác nhƣ: Giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng… tạo cơ hội để ngƣời học phát triển những xúc cảm, rèn luyện ý chí kiên cƣờng, lòng dũng cảm, những bổn phận và nghĩa vụ của ngƣời công dân, giảm thiểu các hành vi không đúng chuẩn mực xã hội. Thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp nhƣ các hoạt động đoàn thể và hoạt động xã hội. Dựa vào đặc điểm tâm lý của học sinh là rất thích hoạt động, năng động và hứng thú với các hoạt động phong trào, vì vậy cần phải tổ chức các hoạt động theo từng chủ đề, mang nội dung giáo dục và phù hợp với đặc điểm tâm lý của học sinh để lôi cuốn họ tham gia, thông qua đó giáo dục phòng, chống BLHĐ cho học sinh. Các hoạt động này đƣợc tổ chức bởi các lực lƣợng giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng, bao gồm: Chính quyền, Đoàn thể, các câu lạc bộ,… Mỗi tổ chức đều có vai trò quan trọng trong việc giáo dục phòng chống BLHĐ cho học sinh. Giáo dục phòng chống BLHĐ cho học sinh thông qua con đƣờng tự rèn luyện, tự tu dƣỡng, tự giáo dục của bản thân mỗi học sinh. Mỗi học sinh từ chỗ là đối tƣợng của quá trình giáo dục phòng chống BLHĐ sẽ trở thành chủ thể của quá trình giáo dục phòng, chống BLHĐ. Đặc biệt đối với học sinh THCS, ở các em đã có những hiểu biết nhất định
  • 36. 22 về những kiến thức tự nhiên, xã hội, về mối quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời thì nhà giáo dục cần khơi dậy và kích thích họ tự giác, tự giáo dục bản thân là chính. Giáo dục phòng chống BLHĐ cho học sinh thông qua sự gƣơng mẫu của ngƣời thầy. Hình ảnh của ngƣời thầy trên bục giảng, trong những buổi sinh hoạt mang tính tập thể của nhà trƣờng hoặc ngay trong đời sống hàng ngày và những ứng xử trong các tình huống sƣ phạm có ý nghĩa giáo dục cho học sinh thiết thực nhất. Chính vì vậy, mỗi thầy cô giáo phải thực sự là một tấm gƣơng sáng về đạo đức cho học sinh noi theo. Các hình thức tổ chức giáo dục phòng chống BLHĐ nói trên muốn đạt kết quả phải đƣợc thực hiện với sự phối hợp hài hoà. Các lực lƣợng giáo dục phải thực sự quan tâm và thực hiện theo đúng chức năng và nhiệm vụ của mình. Trong đó, giáo dục cho học sinh tự giác thực hiện việc tự giáo dục là hình thức cơ bản. Có nhƣ vậy những mục tiêu của giáo dục phòng, chống BLHĐ mới đạt kết quả cao. 1.3.7. Giáo dục học sinh trường Trung học cơ sở theo định hướng phát triển năng lực. Hiện nay có nhiều quan niệm về năng lực, theo OECD: Năng lực là khả năng đáp ứng một cách hiệu quả những yêu cầu phức hợp trong một bối cảnh cụ thể; theo Chƣơng trình giáo dục phổ thông mới năm 2018: Năng lực là thuộc tính cá nhân đƣợc hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con ngƣời huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác nhƣ hứng thú, niềm tin, ý chí,... thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể. (Chƣơng trình giáo dục phổ thông năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo.) Với cách hiểu nhƣ trên về năng lực, việc dạy học thay vì chỉ dừng ở hƣớng tới mục tiêu dạy học hình thành kiến thức, kĩ năng và thái độ tích cực ở HS thì còn hƣớng tới mục tiêu xa hơn đó là trên cơ sở kiến thức, kĩ năng đƣợc hình thành, phát triển khả năng thực hiện các hành động có ý nghĩa đối với ngƣời học. Nói một cách khác việc dạy học định hƣớng phát triển năng lực về bản chất không thay thế mà chỉ mở rộng hoạt động dạy học hƣớng nội dung bằng cách tạo một môi trƣờng, bối cảnh cụ thể để HS đƣợc thực hiện các hoạt động vận dụng kiến thức, sử dụng kĩ năng và thể hiện thái độ của mình. Cụ thể ở luận văn này chúng ta chú trọng nghiên cứu năng lực hợp tác và giao tiếp cho học sinh nhằm giúp học sinh dần hoàn thiện bản thân từ đó tránh xa bạo lực phần nào góp phần vào việc ngăn chặn BLHĐ. Để giáo dục học sinh định hƣớng đúng cách cần
  • 37. 23 xác định mục đích, nội dung, phƣơng tiện và thái độ giao tiếp cụ thể nhƣ sau: (Chƣơng trình giáo dục phổ thông năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo). - Biết đặt ra mục đích giao tiếp và hiểu đƣợc vai trò quan trọng của việc đặt mục tiêu trƣớc khi giao tiếp. - Hiểu đƣợc nội dung và phƣơng thức giao tiếp cần phù hợp với mục đích giao tiếp và biết vận dụng để giao tiếp hiệu quả. - Tiếp nhận đƣợc các văn bản về những vấn đề đơn giản của đời sống, khoa học, nghệ thuật, có sử dụng ngôn ngữ kết hợp với biểu đồ, số liệu, công thức, ký hiệu. -Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với biểu đồ, số liệu, công thức, ký hiệu để trình bày thông tin, ý tƣởng và thảo luận những vấn đề đơn giản về đời sống, khoa học, nghệ thuật. - Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp; nhận biết đƣợc ngữ cảnh giao tiếp và đặc điểm, thái độ của đối tƣợng giao tiếp 1.4. Lý luận về quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đƣờng theo định hƣớng phát triển năng lực cho học sinh trƣờng THCS 1.4.1. Lập kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đường đường theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh trường THCS Lập kế hoạch là quá trình xác định các mục tiêu và lựa chọn các phƣơng thức để để đạt các mục tiêu đó (Trần Thị Tuyết Mai, 2016). Tất cả những ngƣời quản lý nói chung và quản lý giáo dục trong nhà trƣờng nói riêng đều phải làm công việc hoạch định. Quản lý hoạt động giáo dục phòng, chống bạo lực học đƣờng theo định hƣớng phát triển năng lực cho học sinh là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ hệ thống kế hoạch hoạt động của nhà trƣờng THCS. Với công tác xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục phòng, chống bạo lực học đƣờng theo định hƣớng phát triển năng lực cho học sinh ở trƣờng THCS, Ban Giám hiệu - đứng đầu là Hiệu trƣởng nhà trƣờng có các nhiệm vụ sau: Xác định mục tiêu, các nhiệm vụ cơ bản của nhà trƣờng, của các đơn vị và cá nhân trong trƣờng cần phải hoàn thành trong kỳ kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục phòng, chống bạo lực học đƣờng theo định hƣớng phát triển năng lực cho học sinh chú ý phát triển năng lực hợp tác và giao tiếp. Chỉ ra các điều kiện mà nhà trƣờng cần và có thể đáp ứng cho các đơn vị và cá nhân trong trƣờng để thực hiện việc quản lý hoạt động giáo dục phòng, chống bạo lực học đƣờng theo định hƣớng phát triển năng lực cho học sinh. Tìm kiếm và khai thác những