SlideShare a Scribd company logo
1 of 104
Download to read offline
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
…….o0o…….
LUẬN VĂN THẠC SĨ
TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
DO GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CỦA
DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM - THỰC TRẠNG
VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
Ngành: Luật kinh tế
NGUYỄN VĂN HIẾU
Hà Nội, năm 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
DO GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CỦA
DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM - THỰC TRẠNG
VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
Ngành: Luật kinh tế
Mã số : 8380107
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Văn Hiếu
Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Minh Thư
Hà Nội, năm 2022
i
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đề tài của luận văn này là công trình nghiên cứu độc lập
của tác giả dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Minh Thư, các tài liệu, số liệu tác
giả sử dụng đều được ghi chép rõ ràng và tuân thủ theo quy định. Kết quả nghiên
cứu của luận văn chưa được công bố trên các ấn phẩm, bài báo khoa học.
Tác giả xin cam đoan những điều trên là đúng sự thật, nếu có sai sót tác giả
xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Tác giả
Nguyễn Văn Hiếu
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, trước hết tôi xin cảm ơn TS.Nguyễn Minh Thư
đã nhiệt tình hướng dẫn tôi từ cách tiếp cận đề tài đến kiến thức để tôi có thể hoàn
thành luận văn. Ngoài ra, tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô Khoa Luật, Khoa
Sau đại học Trường Đại học Ngoại thương đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn
thành luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các giáo sư, giảng viên tham gia
khóa học Thạc sĩ kinh tế đã truyền đạt những kiến thức vô cùng phong phú và quý
giá cho tôi trong suốt quá trình học tập.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp đã ủng
hộ, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................... ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................. vi
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN................................. vii
LỜI NÓI ĐẦU ...........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: LÍ LUẬN CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT
HẠI DO GÂY ÔNMT CỦA DOANH NGHIỆP ....................................................7
1.1. Khái niệm và đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô
nhiễm môi trường của doanh nghiệp...................................................................7
1.1.1. Khái niệm về gây ô nhiễm môi trường và trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do gây gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp.....................................7
1.1.2. Đặc điểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây gây ô nhiễm môi
trường của doanh nghiệp..................................................................................14
1.2. Căn cứ pháp sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi
trường của doanh nghiệp ....................................................................................16
1.2.1. Có hành vi, sự kiện gây thiệt hại ô nhiễm môi trường của doanh
nghiệp.................................................................................................................16
1.2.2. Có thiệt hại gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp.......................18
1.2.3. Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi, sự kiện gây thiệt hại ô nhiễm
môi trường của doanh nghiệp và thiệt hại xảy ra............................................19
1.2.4. Có yếu tố lỗi của doanh nghiệp (không bắt buộc).................................20
1.3. Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp .....................22
1.3.1. Trên thế giới.............................................................................................22
1.3.2. Ở Việt Nam ..............................................................................................23
1.4. Một số vấn đề pháp lý về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô
nhiễm môi trường của doanh nghiệp.................................................................26
1.4.1. Chủ thể tham gia quan hệ pháp luật bồi thường thiệt hại do gây ô
nhiễm môi trường của doanh nghiệp...............................................................26
iv
1.4.2. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh
nghiệp.................................................................................................................30
1.4.3. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô
nhiễm môi trường của doanh nghiệp...............................................................31
Kết luận chương 1 ...................................................................................................33
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ TRÁCH NHIỆM
BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CỦA
DOANH NGHIỆP ...................................................................................................34
2.1. Quy định pháp luật Việt Nam về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp .....................34
2.1.1. Quy định pháp luật Việt Nam về hành vi, sự kiện trái pháp luật gây
thiệt hại ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp .............................................34
2.1.2. Quy định pháp luật về thiệt hại do ô nhiễm môi trường .......................37
2.1.3. Quy định pháp luật về mối quan hệ nhân quả giữa hành vi, sự kiện gây
thiệt hại do ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp ........................................45
2.1.4. Quy định pháp luật về yếu tố lỗi của doanh nghiệp (không bắt buộc).48
2.2. Quy định pháp luật Việt Nam về chủ thể tham gia quan hệ pháp luật về
trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp....50
2.2.1. Quy định của pháp luật Việt Nam về chủ thể được bồi thường thiệt hại .50
2.2.2. Quy định pháp luật Việt Nam về chủ thể có trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp .................................54
2.2.3. Quy định pháp luật về chủ thể yêu cầu trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp..........................................55
2.3. Quy định pháp luật Việt Nam về nguyên tắc bồi thường thiệt hại do gây
ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp..............................................................59
2.3.1. Quy định pháp luật về nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền.....59
2.3.2. Quy định pháp luật về nguyên tắc phòng ngừa.....................................62
2.3.3. Quy định pháp luật nguyên tắc đảm bảo hiệu lực pháp luật ................63
2.3.4. Quy định về nguyên tắc đảm bảo phát triển bền vững..........................64
v
2.4. Quy định pháp luật Việt Nam về thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường
thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp...................................65
2.5. Đánh giá chung của pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp. ..........................................67
2.5.1. Những kết quả đạt được..........................................................................67
2.5.2. Hạn chế và nguyên nhân ........................................................................69
Kết luận chương 2 ...................................................................................................72
CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ
TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO GÂY Ô NHIỄM MÔI
TRƯỜNG CỦA DOANH NGHIỆP.......................................................................73
3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp..........................................73
3.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp...................................76
3.2.1. Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp ....................76
3.2.2. Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về các chủ thể tham gia quan hệ pháp
luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của
doanh nghiệp .....................................................................................................78
3.2.3. Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về nguyên tắc bồi thường thiệt hại do
gây ô nhiẽm môi trường của doanh nghiệp .....................................................83
3.2.4. Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thời hiệu khởi kiện.........................86
3.3. Một số đề xuất và kiến nghị .........................................................................87
3.3.1. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam.......................................................87
3.3.2. Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước..................................................88
Kết luận chương 3 ...................................................................................................90
KẾT LUẬN..............................................................................................................91
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................93
vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BTTH Bồi thường thiệt hại
BLDS Bộ luật dân sự
BVMT Bảo vệ môi trường
DN Doanh nghiệp
NĐ - CP Nghị định Chính phủ
ÔNMT Ô nhiễm môi trường
TNBTTH Trách nhiệm BTTH
XĐTH Xác định thiệt hại
vii
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN
Đề tài: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của
doanh nghiệp Việt Nam - Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật.
Học viên: Nguyễn Văn Hiếu
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Minh Thư
1. Mục đích: Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận chung về TNBTTH nói
chung, và TNBTTH do gây ÔNMT của doanh nghiệp và thực tiễn thực hiện pháp
luật về TNBTTH do ÔNMT gây ra của doanh nghiệp tại cơ quan nhà nước, doanh
nghiệp gây ÔNMT và người bị thiệt hại trong thời gian qua, luận văn đề xuất những
kiến nghị nhằm:
+ Góp phần xây dựng và hoàn thiện pháp luật Việt Nam hiện hành về
TNBTTH nói chung và TNBTTH do ÔNMT của doanh nghiệp nói riêng.
+ Đề xuất các kiến nghị nhằm tháo gỡ, khó khăn và các giải pháp nâng cao
hiệu quả hoạt động áp dụng pháp luật về TNBTTH do gây ô nhiễm môi trường của
doanh nghiệp tại Việt Nam
2. Nội dung nghiên cứu: Luận văn gồm 3 chương với nội dung chính như
sau:
Chương 1: Lí luận chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hai do gây ÔNMT
của doanh nghiệp Việt Nam.
Chương 2: Thực trạng pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây
ÔNMT của doanh nghiệp.
Chương 3: Kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do ÔNMT của doanh nghiệp
3. Kết luận: Đề tài đề cập đến những vấn đề lý luận chung về hành vi của
doanh nghiệp trong bảo vệ môi trường, trên cơ sở này phân tích thực trạng việc thực
hiện pháp luật về bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp. Phân tích thực trạng
khung pháp lý xử lý ÔNMT do gây ÔNMT, việc áp dụng pháp luật về ÔNMT của
viii
các doanh nghiệp, các cơ quan, đơn vị nhà nước có liên quan và thực tiễn giải quyết
các tranh chấp liên quan đến ÔNMT. Như vậy, luận văn đã chỉ ra những vướng mắc,
khó khăn trong quá trình thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường của các doanh
nghiệp, từ đó đưa ra những kiến nghị và giải pháp thiết thực.
1
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Môi trường và vấn đề bảo vệ môi trường hiện tại là vấn đề nóng bỏng, là sự
bận tâm của các quốc gia và cộng đồng quốc tế. Với chính sách mở cửa và hội nhập
kinh tế thế giới, Việt Nam đã có những bước phát triển quan trọng về nhiều mặt.
Tuy nhiên, là một nước đang phát triển, Việt Nam cũng đứng trước những nguy cơ,
thách thức lớn về môi trường như các nước trên thế giới, cụ thể: ở Việt Nam sự cố
Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh năm 2016 đã làm
ÔNMT biển 4 tỉnh Miền Trung đặc biệt nghiêm trọng, làm hệ sinh vật biển chết bất
thường và kéo theo hàng loạt những thiệt hại cho người dân tại 4 tỉnh trên và một số
vụ việc gây ÔNMT nghiệm trọng trên thế giới như: sự cố tràn dầu vịnh Mexico của
tập đoàn dầu khí British Petroleum (BP). vào năm 2010, vụ tràn dầu bắt nguồn từ
một vụ nổ tại giàn khoan Deepwater Horizon của tập đoàn dầu khí British
Petroleum ngoài khơi nước Mỹ đã làm 11 người thiệt mạng. Sự cố khiến hơn 100
triệu thùng dầu chảy ra ngoài và tàn phá bờ biển các bang miền Nam nước Mỹ, từ
Florida đến Texas, hàng loạt sinh vật biển chết với số lượng lớn. Tại bang Louisiana
năm 2014, số lượng cá heo mũi chai được phát hiện chết cao gấp 4 lần mức kỷ lục
trong lịch sử, hàng chục nghìn con rùa biển nhỏ đã chết sau thảm hoạ và số lượng tổ
rùa trong khu vực tiếp tục giảm mạnh… Trong khi đó trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do làm ÔNMT mặc dù đã được quy định trong nhiều văn bản quy phạm pháp
luật khác nhau nhưng hiệu quả thực thi trên thực tế lại không cao. Cùng với đó là số
lượng và tốc độ tăng trưởng nhanh của cơ sở sản xuất kinh doanh đã tạo ra áp lực
rất lớn lên môi trường và đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải có biện pháp và chính
sách để bảo vệ môi trường. Pháp luật về bảo vệ môi trường từ năm 1993 đã sớm
đưa ra những nguyên tắc bảo vệ môi trường, các quy định về phòng, chống, khắc
phục ÔNMT, trách nhiệm hành chính và trách nhiệm dân sự trong lĩnh vực bảo vệ
môi trường, tiếp tục được hoàn thiện hơn qua các đạo luật Bảo vệ môi trường năm
2005, Luật bảo vệ môi trường năm 2014 và các Bộ luật dân sự qua các thời kỳ.
Thậm chí đến Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã có những
quy định về trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân gây ÔNMT nhưng các vụ việc
2
ÔNMT không có chiều hướng giảm mà thậm chí còn gia tăng về số lượng và mức
độ thiệt hại. Một trong các nguyên nhân lý giải cho thực trạng nói trên là xuất phát
từ nghịch lý người gây ÔNMT đôi khi lại nhận được những lợi nhuận khổng lồ từ
hành vi của mình mà bất chấp thiệt hại cho các chủ thể khác. Pháp luật quy định
nguyên tắc người gây ô nhiễm, suy thoái môi trường phải khắc phục, BTTH và
trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, vấn đề người gây ÔNMT
phải trả bao nhiêu lại phụ thuộc vào quá trình xác định kết quả, lượng giá thiệt hại,
trong khi quy định pháp luật về vấn đề này ở nước ta vẫn còn nhiều thiếu sót, bất
cập cần phải được điều chỉnh, hoàn thiện để các nguyên tắc BTTH được đảm bảo.
Hiện nay, TNBTTH làm ÔNMT mặc dù đã được quy định trong nhiều văn
bản quy phạm pháp luật khác nhau nhưng hiệu quả thực thi trên thực tế lại không
cao. Do đó, việc nghiên cứu các quy định liên quan đến TNBTTH do làm ÔNMT
của cơ sở sản xuất kinh doanh và kết quả áp dụng các quy định này trong thực tiễn
có thể cung cấp cho người đọc hình dung bức tranh tổng quát thực trạng pháp luật
Việt Nam về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ÔNMT của các cơ sở sản xuất
kinh doanh, qua đó nhận diện những vấn đề còn tồn tại, hạn chế và đưa ra những
kiến nghị cần thiết để hoàn thiện pháp luật.
Từ những lý do trên đây, tác giả lựa chọn đề tài “Trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do ÔNMT của DN tại Việt Nam – Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện pháp
luật” làm luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nước ta hiện đang bước vào công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất
nước và đương nhiên đi kèm với sự phát triển là sự ÔNMT. ÔNMT ảnh hưởng đã
và đang trực tiếp đến cuộc sống của con người, nhưng vấn đề do làm ÔNMT đang
là một vấn đề đòi hỏi nhiều sự quan tâm để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp cho
chủ thể chịu thiệt hại và đây cũng là một bài toán khó và không rõ ràng. Các nghiên
cứu về TNBTTH do ÔNMT đã đã nhận được sự quan tâm nghiên cứu của các luật
gia, cũng như những người làm công tác thực tiễn trong lĩnh vực quản lý môi
trường. Ở các mức độ và phạm vi khác nhau, đã có một số công trình và tài liệu đề
3
cập đến vấn đề này, như: Bồi thường thiệt hại do ÔNMT, suy thoái môi trường gây
ra – Thực trạng và phương hướng hoàn thiện, Khóa luận tốt nghiệp, trường Đại học
Luật thành phố Hồ Chí Minh; Bùi Đức Hiển (2010); Những vấn đề pháp lý về xác
định thiệt hại do hành vi làm ÔNMT ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ luật học,
Trường Đại học quốc gia Hà Nội, “Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường theo
pháp luật dân sự Việt Nam” Luận văn cao học của thạc sỹ Chu Thu Hiền, Khoa
Luật trường Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011;
Những công trình nghiên cứu trên đã có những đóng góp nhất định cho quá
trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về TNBTTH ngoài hợp đồng và đều giới
thiệu một cách khái quát về pháp luật BTTH do làm ÔNMT, mà chưa đi sâu vào
phân tích cơ sở lý luận, thực tiễn của vấn đề cũng như được viết ở thời điểm pháp
luật bảo vệ môi trường 2005 còn hiệu lực và có nhiều quan điểm đã được hoàn thiện
trong Luật Bảo vệ môi trường 2014. Bên cạnh đó, các tài liệu kể trên mặc dù đã
nêu được thực trạng của quy định pháp luật về BTTH do làm ÔNMT và một số
kiến nghị mà Việt Nam có thể tiếp thu để sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật,
nhưng vẫn chưa có sự phân tích cụ thể, toàn diện hệ thống pháp luật của Việt Nam
về vấn đề này cũng như thực trạng áp dụng pháp luật trong thời gian vừa qua, đặc
biệt trong bối cảnh hiệu quả thực thi những quy định về TNBTTH do làm ÔNMT
của các DN hiện nay lại không đạt được kết quả cao.
Dưới góc độ khoa học pháp lý, chế định BTTH cũng được nhiều nhà khoa
học pháp lý ngoài nước quan tâm nghiên cứu ở các cấp độ khác nhau, những công
trình của một số tác giả về các vấn đề liên quan đến đề tài này như: Viet Nam Forest
Protection And Development Fund,“Newsletter Payment for Forest Environmental
Services”,2016; International Union For Conservation of Nature (IUCN),
“Application of the ecosystem, Approach to Wetlands in Vietnam”, 2008.
Ngoài ra, các công trình này chỉ giới hạn trong việc giải thích các quy định của
pháp luật về bảo vệ môi trường do ô nhiễm và suy thoái môi trường gây ra trong
pháp luật của nước ngoài như Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu, Nhật Bản và Hoa Kỳ
mà chưa được phân tích một cách hệ thống và cụ thể. Bên cạnh những mặt tích cực
4
đạt được, sau khi Luật Bảo vệ môi trường 2014 có hiệu lực, nhiều hạn chế, bất cập
của lĩnh vực BTTH do ÔNMT cũng được đưa ra làm đề tài cần giải quyết.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu
- Mục đích: Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận của pháp luật về
TNBTTH nói chung, và pháp luật về TNBTTH do ÔNMT gây ra của doanh nghiệp
và thực tiễn thực hiện pháp luật về TNBTTH do ÔNMT gây ra của doanh nghiệp tại
cơ quan nhà nước, doanh nghiệp gây ÔNMT và người bị thiệt hại trong thời gian
qua, luận văn đề xuất những kiến nghị nhằm:
+ Góp phần xây dựng và hoàn thiện pháp luật Việt Nam hiện hành về
TNBTTH nói chung và TNBTTH do ÔNMT của doanh nghiệp nói riêng.
+ Đề xuất các kiến nghị nhằm tháo gỡ, khó khăn và các giải pháp nâng cao
hiệu quả hoạt động áp dụng pháp luật về TNBTTH do gây ô nhiễm môi trường của
doanh nghiệp tại Việt Nam
- Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn cần làm sáng tỏ các
nhiệm vụ sau:
+ Đưa ra các khái niệm, đặc điểm cơ bản về TNBTTH do làm ô nhiễm môi
trường.
+ Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về TNBTTH do làm ÔNMT của
doanh nghiệp.
+ Đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp
luật TNBTTH do làm ÔNMT của doanh nghiệp.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Các tài liệu mang tính lý luận và thực tiễn về TNBTTH do làm ÔNMT; hệ
thống văn bản pháp luật thực thi của Việt Nam về TNBTTH do làm ÔNMT; các lý
thuyết về khoa học môi trường và kinh nghiệm thế giới về xây dựng pháp luật
BTTTH do ÔNMT.
5
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu trong giai đoạn 2018 - 2022.
Về không gian nghiên cứu: Do thời gian và tính chất của đề tài, tác giả chỉ tập
trung nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam và thực tiễn áp dụng các quy
định của pháp luật Việt Nam trong các doanh nghiệp Việt Nam. . .
Đề tài đề cập đến những vấn đề lý luận chung và thực trạng của pháp luật Việt
Nam về ÔNMT do doanh nghiệp gây ra.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
Cơ sở phương pháp luận của luận văn là triết học Mác - Lênin, nhất là phép
duy vật biện chứng. Trong quá trình nghiên cứu, tiếp thu quan điểm của Đảng và
Nhà nước về chính sách kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường cũng như các nội
dung có liên quan đến đề tài.
Cụ thể: Tại chương 1: tác giả sử dụng phương pháp thu thập thông tin, phương
pháp tổng hợp để thu thập các vấn đề lý luận liên quan đến đề tài trong các công
trình nghiên cứu trước đây, báo, tạp chí, sách tham khảo, tạp chí khoa học, các
trang web.
Tại chương 2: phương pháp phân tích, phương pháp diễn dịch, phương pháp
quy nạp, tổng hợp được sử dụng để phân tích thực trạng quy định của pháp luật,
thực tiễn thực hiện pháp luật về TNBTTH do gây ÔNMT của doanh nghiệp.
Tại chương 3: trên cơ sở thực tiễn quy định của pháp luật và thực hiện pháp
luật, luận văn sử dụng phương pháp dự báo để đưa ra các kiến nghị, giải pháp để
hoàn thiện quy định của pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về
TNBTTH do gây ÔNMT của DN.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Đề tài sau khi được hoàn thiện có thể là tài liệu để các cơ quan chức năng
tham khảo khi thực tiễn giải quyết các vấn đề liên quan đến trách nhiệm trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ÔNMT và cũng có thể được sử dụng làm tài liệu
tham khảo tại các cơ sở đào tạo và nghiên cứu về luật học hoặc có giá trị tham khảo
6
đối với các cơ quan xây dựng và thực thi pháp luật trong quá trình xây dựng, hoàn
thiện pháp luật trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ÔNMT ở Việt Nam.
7. Kết cấu của luật văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn này
gồm 3 chương, nội dung chính như sau:
Chương 1, Lí luận chung về trách nhiệm BTTH do gây ÔNMT của các doanh
nghiệp Việt Nam.
Chương 2, Thực trạng pháp luật Việt Nam về trách nhiệm BTTH do ÔNMT
của doanh nghiệp
Chương 3, Kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về trách nhiệm BTTH do
ÔNMT của doanh nghiệp.
7
CHƯƠNG 1: LÍ LUẬN CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT
HẠI DO GÂY ÔNMT CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Khái niệm và đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô
nhiễm môi trường của doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm về gây ô nhiễm môi trường và trách nhiệm bồi thường thiệt hại
do gây gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp
1.1.1.1. Khái niệm gây ô nhiễm môi trường
Hiện nay, vấn đề ô nhiễm mỗi trường đang là vấn đề nhức nhối đối với mỗi
quốc gia. Không riêng gì Việt Nam, mỗi quốc gia, mỗi nước, mỗi địa điểm đều xảy
ra tình trang ô nhiễm. Không ít thì nhiều, không ô nhiễm không khí thì ô nhiễm
nguồn nước, không ô nhiễm nguồn đất thì ô nhiễm tiếng ồn,…
Ô nhiễm môi trường là một hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, cùng với
nó là các tính chất vật lý, sinh học, hóa học của môi trường bị thay đổi gây tác hại
tới sức khỏe của con người và các sinh vật khác trong tự nhiên. Ô nhiễm môi
trường chủ yếu do hoạt động xả thải từ đời sống, sinh hoạt, sản xuất của con người
gây ra. Ngoài ra, ô nhiễm còn do một số hoạt động từ tự nhiên khác có các tác động
tới môi trường theo hướng tiêu cực. Vấn đề nguyên nhân biến đổi khí hậu ở việt
nam đang rất được quan tâm.
Trong cuộc sống không ngừng phát triển hiện nay, vấn đề ô nhiễm mỗi
trường đang là vấn đề nhức nhối đối với nhà nhà, người người. Không chỉ riêng ở
Việt Nam, tại mỗi quốc gia, mỗi nước, mỗi địa phương đều xảy ra tình trang ô
nhiễm. Có thể là ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm môi trường nước, ô
nhiễm biển…
Các nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường.
Một là, nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường do các yếu tố tự nhiên
Sạt lở đất đồi núi, bờ sông cuốn vào dòng nước bùn, đất, mùn,… làm giảm
chất lượng của nước.
Khói bụi từ sự phun trào núi lửa theo nước mưa rơi xuống.
8
Ô nhiễm môi trường nước cũng là do sự hòa tan nhiều chất muối khoáng có
nồng độ quá cao, trong đó có chất gây ung thư như Asen, Fluor và các chất kim loại
nặng…
Sự phân hủy xác các sinh vật sống thành chất hữu cơ bị ngấm xuống đất, lâu
dần ngấm tới mạch nước ngầm, hoặc xác chết các sinh vật trôi nổi cũng khiến
nguồn nước bị ô nhiễm trực tiếp. Đặc biệt, với một hệ thống nối liền của các dòng
chảy ao hồ, kênh rạch,…khi các thiên tai, thảm họa thiên nhiên xảy ra như lũ lụt,
mưa bão,…rác thải sẽ dễ dàng bị cuốn trôi và phát tán nhanh chóng, khó khống chế.
Hai là, nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường do tác nhân con người
- Từ sinh hoạt hàng ngày gây ra ô nhiễm môi trường: hàng ngày, con người sử
dụng nước cho rất nhiều hoạt động khác nhau, từ các cá nhân đến các cơ quan,
khách sạn, nhà hàng, bệnh viện; nước từ các hoạt động này đều chứa các chất thải
với thành phần dễ phân hủy, dầu mỡ, chất rắn, vi khuẩn thường không được xử lý
mà thải trực tiếp ra các ao, hồ, sông,…
- Chất thải nông nghiệp góp phần gây ra ô nhiễm môi trường lớn: các chất thải
từ phân, nước tiểu gia súc, phân bón, hóa chất,…thường không được thu gom, xử lý.
Những chất này có thể gây ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm.
- Chất thải công nghiệp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng: công nghiệp
hóa, hiện đại hóa từ lâu đã trở thành xu hướng phát triển chung của mỗi quốc gia.
Lượng chất thải từ các hoạt động này là vô cùng lớn thành phần có sự khác biệt với
mỗi ngành nghề sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên mức độ gây nguy hiểm thì tất cả
đều có.
Ba là, do các chất thải từ phương tiện giao thông
Trong tổng lượng chất thải gây ô nhiễm môi trường, khí thải từ các phương
tiện giao thông cơ giới đường bộ chiếm vị trí hàng đầu hiện nay. Trong các loại
phương tiện tham gia giao thông, xe mô tô, xe gắn máy chiếm tỷ lệ lớn nhất và cũng
là nguồn chất thải gây ô nhiễm lớn nhất.
9
Bởi theo các chuyên gia thì các phương tiện giao thông sử dụng loại xăng và
dầu diesel làm nhiên liệu, quá trình rò rỉ, bốc hơi cũng như đốt cháy nhiên liệu dẫn
tới phát sinh nhiều các loại khí độc như: VOC, Benzen, Toluen…
Bốn là, ô nhiễm môi trường do chất thải ở các xí nghiệp nhà máy
Do chi phí đầu tư các trang thiết bị, ứng dụng xử lý chất thải, khí thải không
hề nhỏ nên rất ít công ty có biện pháp xử lý, hoặc thậm chí họ có xây dựng các khu
vực xử lý thì vẫn có một phần nào đó được xả trực tiếp ra môi trường do lượng chất
thải quá lớn, không xử lý hết được.
Năm là, ô nhiễm môi trường do chất độc hóa học, chất bảo vê thực vật
Đặc biệt, các loại thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng rộng rãi.
Chai lọ, bao, bao bì để chứa các loại thuốc này sau khi sử dụng hay được người
dùng vất lung tung, thậm chí vất trực tiếp xuống nước. Lượng hoá chất tồn dư sẽ
ảnh hưởng đến chất lượng nước khi nó ngấm vào nước ngầm cũng như đất ở nơi đó.
Sáu là, sử dụng các nguyên liệu hóa thạch để đun nấu
CO2 chính là nguyên nhân chính gây nên hiệu ứng nhà kính hàng đầu, được
mô tả như là ô nhiễm khí hậu tồi tệ nhất. Và hiện nay hàng tỷ tấn CO2 được thải ra
hàng năm tới môi trường bằng việc đốt các nhiên liệu hóa thạch. Hiện nay nồng độ
CO2 trong khí quyển của trái đất ngày một tăng, vì thế cần có những biện pháp để
giảm thiểu khí này ra ngoài môi trường sống.
Bảy là, nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường do phóng xạ
Chất phóng xạ cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường,
chúng được tạo ra bởi các vụ nổ hạt nhân, chiến tranh và các quá trình tự nhiên
như phân rã phóng xạ của radon.
Dưới góc độ pháp lý, “Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần
môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi
trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật”; Dưới góc độ sinh học, khái
niệm ÔNMT là hiện tượng môi trường tự nhiên bị nhiễm bẩn, đồng thời các tính
chất vật lý, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại đối với đời
10
sống của con người và các sinh vật khác. Trong đó, (i) quy chuẩn kỹ thuật môi
trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm
lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản bắt buộc áp
dụng để bảo vệ môi trường và (ii) tiêu chuẩn môi trường là giới hạn của các thông
số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có
trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được các cơ quan nhà nước và các
tổ chức công bố dưới dạng văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường.
Trên thế giới, ÔNMT cũng được hiểu là sự biến đổi của thành phần môi
trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khỏe của con người, đến sự phát triển
bình thường của sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các công trình
nghiên cứu tuy không đưa ra khái niệm về ÔNMT nói chung nhưng cũng đưa ra
được định nghĩa về “ô nhiễm” đối với từng thành phần môi trường cụ thể. Bên cạnh
đó trên thế giới, ÔNMT trường cũng được hiểu là sự biến đổi của thành phần môi
trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khỏe của con người, đến sự phát triển
bình thường của sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các công trình
nghiên cứu tuy không đưa ra khái niệm về ô nhiễm môi trường nói chung nhưng
cũng đưa ra được định nghĩa về “ô nhiễm” đối với từng thành phần môi trường cụ
thể.
1.1.1.2. Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây gây ô nhiễm môi
trường của doanh nghiệp
Một là, trách nhiệm BTTH do gây ÔNMT là cơ sở pháp lí quan trọng để bảo
vệ quyền và lợi ích của các chủ thể bị thiệt hại. Khi môi trường bị xâm phạm thì
cũng chính là lúc mà những lợi ích vật chất lẫn tinh thần của tổ chức, cá nhân bị
tổn hại nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của họ, đe dọa sự sống lẫn
khả năng kinh tế của các gia đình. Thực tế đó đời hỏi phải có cơ chế thích hợp để
có thể bù đắp lại những thiệt hại mà người dân đã gánh chịu và chế định bồi
thường thiệt hại đã thực hiện được điều đó. Bồi thường thiệt hại yêu cầu các chủ
thể gây hại phải thực hiện nghiêm túc trách nhiệm bồi hoàn những thiệt hại mà
mình đã gây ra cho môi trường và tính mạng, sức khỏe, tài sản cũng như những lợi
11
ích hợp pháp khác của chủ thể bị thiệt hại. Qua đó, giúp cho chủ thể bị thiệt hại có
thể khôi phục, bù đắp được phần nào tổn thất do môi trường bị xâm phạm gây ra,
nhằm bảo đảm được một cuộc sống ổn định và mang lại sự ấm no, bình yên cho
chính bản thân cũng như gia đình họ.
Chẳng hạn, các sự cố tràn dầu xảy ra ô nhiễm nặng cho các dòng sông lớn
dẫn đến tình trạng cá, tôm chết hàng loạt và đã ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn sống
chính cũng như đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của cư dân vùng ven biển.
Thông qua chế định bồi thường thiệt hại, người dân có thể quy kết trách nhiệm bồi
thường thiệt hại cho các chủ tàu nhằm bù đắp lại những thiệt hại do sự cố tràn dầu
gây ra. Từ đó, chế định bồi thường thiệt hại về môi trường có ý nghĩa thiết thực
trong việc bảo vệ đời sống, tính mạng, sức khỏe và là cơ sở vững chắc để công dân
thực hiện tốt các quyền cơ bản của mình. Do vậy, cần phải tăng cường hoạt động
phổ biến pháp luật liên quan đến vấn đề bồi thường thiệt hại môi trường sâu rộng
trong Nhân dân để người dân có thể nhận thức và chủ động bảo vệ quyền, lợi ích
của mình khi bị xâm phạm. Đồng thời, đòi hỏi Nhà nước cần phải có cơ chế thức
hợp và hiệu quả để bảo đảm cho người dân có khả năng thực hiện tốt các quyền
công dân của mình, nhất là quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi
trường.
Hai là, TNBTTH về môi trường là một công cụ hữu hiệu nhằm ngăn chặn
hành vi vi phạm pháp luật môi trường. Trong điều kiện các chế tài xử phạt vi phạm
pháp luật môi trường còn nhiều bất cập với mức xử phạt vi phạm hành chính theo
luật định còn quá thấp so với khoản lợi nhuận mà các chủ thể đạt được từ việc xâm
phạm môi trường; các quy định xử lý hình sự trong lĩnh vực môi trường thiếu tính
khả thi đã làm cho số vụ việc vi phạm pháp luật môi trường bị xử lý hình sự còn
hạn chế thì chế định bồi thường thiệt hại về môi trường có ý nghĩa quan trọng hơn
bao giờ hết. Bởi, trách nhiệm bồi thường thiệt hại được đặt ra không căn cứ trên
một mức giới hạn bồi thường nào cả, mà theo đó, chủ thể gây ra thiệt hại bao nhiêu
thì cũng phải có trách nhiệm bồi thường tương đương với giá trị đó bấy nhiêu. Như
vậy, đây có thể được xem là quy định nghiêm khắc đối với chủ thể vi phạm, vì mục
đích cuối cùng và cũng là mục đích quan trọng nhất thúc đẩy các chủ thể thực hiện
12
hành vi xâm phạm môi trường là lợi ích vật chất, trong khi đó, với đặc trưng của
chế định bồi thường thiệt hại thì rõ ràng con số lợi nhuận mà các chủ thể gây thiệt
hại nhận được trong trường hợp này bằng không và thậm chí còn có giá trị âm khi
họ phải có nghĩa vụ bồi hoàn lại toàn bộ những tổn thất mà mình đã gây ra. Mặt
khác, khi đối diện với trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì cũng là lúc mà các chủ
thể (nhất là các chủ thể sản xuất – kinh doanh) phải gánh chịu thiệt hại về uy tín
doanh nghiệp cũng như danh tiếng sản phẩm, và thậm chí sản phẩm của họ còn
đứng trước nguy cơ bị người dân “tẩy chay”. Hơn nữa, họ còn phải mất không ít
thời gian, tiền bạc khi tham gia giải quyết các tranh chấp có liên quan. Và từ những
so sánh vật chất ấy, những tác động tài chính mà trách nhiệm bồi thường thiệt hại
mang lại đã tạo ra khả năng rất lớn trong việc răn đe, ngăn chặn các chủ thể vi phạm
pháp luật môi trường và định hướng hành vi, thái độ xử của họ mang tính tích cực
hơn, thân thiện hơn đối với môi trường xung quanh.
Ba là, chế định TNBTTH do ô nhiễm môi trường góp phần bảo đảm công
bằng xã hội. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phân phối
thu nhập và phúc lợi về cơ bản được tiến hành theo năng lực thị trường với phương
châm “làm theo năng lực, hưởng theo lao động. Tuy nhiên, bản thân thị trường
không có khả năng giải quyết bất công xã hội và những vấn đề về ô nhiễm môi
trường. Vì vậy, Nhà nước với tư cách là chủ thể quản lý xã hội cần can thiệp để điều
hòa các lợi ích, giữ vững ổn định xã hội. Và chế định TNBTTH về môi trường là
một trong những công cụ quản lý nhà nước không thể thiếu trong việc thực hiện
mục tiêu bảo đảm công bằng xã hội. Với trách nhiệm bồi thường thiệt hại, chủ thể
gây ra thiệt hại buộc phải có nghĩa vụ bù đắp, khôi phục lại những thiệt hại đã gây
ra. Điều đó có nghĩa rằng, để thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại, đòi hỏi chủ
thể gây thiệt hại phải lấy nguồn tài chính của mình ra để bồi hoàn lại những thiệt hại
mà các chủ thể bị thiệt hại phải gánh chịu. Qua đó, hoàn trả lại sự công bằng về lợi
ích giữa các bên chủ thể, bảo đảm phân phối thu nhập cũng như phúc lợi một cách
tương xứng trong xã hội. Mặt khác, bồi thường thiệt hại cũng bao hàm cả việc yêu
cầu các chủ thể gây thiệt hại bù đắp những tổn thất mà môi trường đã bị ảnh hưởng
từ hành vi xâm phạm, qua đó hoàn trả lại môi trường sống trong lành cũng như cuộc
13
sống ấm no, ổn định cho người dân. Đây chính là sự bảo đảm công bằng trong khả
năng hưởng thụ những lợi ích có được từ môi trường giữa các chủ thể trong xã hội,
cụ thể là giữa người dân ở khu vực bị ô nhiễm và người dân ở khu vực có môi
trường trong sạch. Ngoài ra, chế định bồi thường thiệt hại cũng tạo ra sự công bằng
giữa các chủ thể sản xuất – kinh doanh trên thương trường với nhau, bởi, nó sẽ tạo
ra sự cân bằng vê lợi ích giữa nhóm chủ thể đã bỏ chi phí ra để thực hiện tốt các
cam kết bảo vệ môi trường (như đầu tư cho hệ thống xử lý nước thải, …) và nhóm
chủ thể thu lợi ích từ hành vi xâm phạm môi trường (thông qua việc quy định mức
bồi thường luôn tương xứng với thiệt hại xảy ra”, thì các chủ thể này gần như không
thu được lợi ích nào từ hành vi vi phạm pháp luật môi trường).
Cuối cùng, TNBTTH về môi trường có ý nghĩa thiết thực trong việc nâng cao
nhận thức của công dân đối với các vấn đề môi trường. Một khi công tác giải quyết
bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường được thực hiện có hiệu quả, người dân
sẽ có những nhận thức sâu sắc và có những cơ sở pháp lí lẫn cơ sở thực tiễn vững
chắc để thực hiện yêu cầu bồi thường thiệt hại môi trường của mình hơn. Khi đó, tất
yếu họ sẽ quan tâm đến chất lượng môi trường xung quanh nhiều hơn, xem môi
trường mà mình đang sinh sống hiện ở trong tình trạng thế nào, có ảnh hướng đến
đời sống của mình hay không, để có những hành động bảo vệ quyền và lợi ích bản
thân một cách kịp thời. Hơn thế, khi trách nhiệm bồi thường thiệt hại tác động mạnh
mẽ đến khả năng tài chính của các chủ thế sản xuất – kinh doanh của mình. Do đó,
dù đứng ở góc độ chủ thể gây thiệt hại hay chủ thể bị thiệt hại, thì chế định bồi
thường thiệt hại để làm cho họ có sự quan tâm nhất định đến các vấn đề về môi
trường trong xã hội. Để đạt được ý nghĩa trên thì một lần nữa yêu cầu công tác giải
quyết bồi thường thiệt hại về môi trường được phát huy đầy đủ tác dụng và đúng
bản chất của nó. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào nhận thức và khả năng quản lý
nhà nước trong lĩnh vực môi trường của các cá nhân, cơ quan có thẩm quyền.1
1
https://sosmoitruong.com/khai-niem-ve-boi-thuong-thiet-hai-do-o-nhiem-moi-truong-gay-ra/
14
1.1.2. Đặc điểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây gây ô nhiễm môi trường
của doanh nghiệp
TNBTTH do làm ÔNMT của doanh nghiệp ngoài những đặc điểm chung của
TNBTTH ngoài hợp đồng như: (1) loại trách nhiệm dân sự phát sinh trên cơ sở do
pháp luật quy định, dưới tác động trực tiếp của các quy phạm pháp luật, khi có hành
vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại; (2) căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường
thiệt hại cụ thể như: yếu tố có thiệt hại xảy ra trên thực tế; phải có hành vi vi
phạm những quy định của pháp luật; trách nhiệm BTTH chỉ phát sinh khi có đủ
các điều kiện do pháp luật quy định. (3) 4 điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng; (4) cơ sở pháp lý của việc truy cứu trách nhiệm
bồi thường là quyết định do cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền ban
hành trên cơ sở xem xét, quyết định vụ việc vi phạm pháp luật đã có hiệu lực
pháp luật. (5) các biện pháp thực hiện của TNBTTH phải được áp dụng đúng
theo các thủ tục, trình tự do pháp luật quy định. Thi TNBTTH do gây ÔNMT của
doanh nghiệp còn có những điểm khác biệt sau như:
Một là, cơ sở pháp lý: đây là loại trách nhiệm phát sinh dưới tác động trực
tiếp của các quy phạm pháp luật mà không cần có sự thỏa thuận trước của các
chủ thể; chịu sự điều chỉnh của Hiến pháp, pháp luật Dân sự, pháp luật về Môi
trường.
Hai là, chủ thể bị thiệt hại cụ thể của các hành vi vi phạm pháp luật và chủ
thể gây thiệt hại thường có sự bất cân xứng về khả năng tiếp cận pháp luật để
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Trong thực tế, chủ thể gây thiệt hại
thường là các công ty, doanh nghiệp, trong khi đó, chủ thể bị thiệt hại đa phần là
người dân. Trong tương quan lực lượng giữa chủ thể gây thiệt hại và chủ thể bị
thiệt hại, phía chủ thể gây thiệt hại thường có tiềm lực kinh tế, trình độ chuyên
môn, kỹ thuật, khả năng sử dụng luật sư... tốt hơn so với chủ thể bị hại. Bên cạnh
đó, số lượng chủ thể bị thiệt hại trong mỗi vụ việc thường là nhiều, giữa những
chủ thể bị thiệt hại thường không có mối liên kết chặt chẽ, tuy tổng thiệt hại
những chủ thể bị thiệt hại gánh chịu có thể là rất lớn.
15
Ba là, trong các vụ việc gây thiệt hại cho môi trường, bên cạnh thiệt hại là
các tổ chức, cá nhân cụ thể phải gánh chịu, luôn có một thứ thiệt hại mà cộng
đồng phải gánh chịu, đó là thiệt hại cho môi trường.
Bốn là, việc làm rõ, chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi
phạm pháp luật và hậu quả mà chủ thể bị thiệt hại và cộng đồng phải gánh chịu
rất phức tạp và khó thực hiện.
Năm là, nhiều vụ việc xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong
thực tế cho thấy, các hành vi gây ô nhiễm, suy thoái môi trường có thể gây
những thiệt hại trên một diện rất rộng, với số lượng nạn nhân rất lớn, thuộc thẩm
quyền xử lý, tài phán của nhiều cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác nhau.
Chính vì vậy, khó xác định cơ quan hay Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết vụ
việc.
Sáu là, việc thu thập, xác định chứng cứ chứng minh thiệt hại, chứng minh
hành vi vi phạm, việc giám định, tình trạng môi trường, giám định thiệt hại trong
các vụ việc về môi trường thường phức tạp, tốn kém, đòi hỏi trình độ khoa học
và công nghệ cao.
Bảy là, chủ thể gây thiệt hại trong các vụ việc do hành vi làm ÔNMT trong
nhiều trường hợp không phải chỉ là một doanh nghiệp, một nhà máy mà có thể là
nhiều doanh nghiệp, nhiều nhà máy, nhiều cơ sở sản xuất trong cụm công nghiệp
hoặc có vị trí gần nhau trên địa phương đó. Thực tế ấy cho thấy, việc xác định
“tỷ lệ” gây thiệt hại, hậu quả của từng chủ thể gây ra, để quy trách nhiệm cho
công bằng, hợp lý, chuẩn xác là công việc hết sức khó khăn, đòi hỏi hệ thống
quan trắc phức tạp. Như vậy, có thể nói rằng, trách nhiệm BTTH do gây ÔNMT
là hình thức trách nhiệm dân sự nhằm buộc bên có hành vi vi phạm pháp luật về
bảo vệ môi trường, gây ra thiệt hại phải có trách nhiệm khắc phục hậu quả, bù
đắp, đền bù tổn thất về vật chất và tinh thần của các cá nhân, tổ chức bị thiệt hại
do hành vi vi phạm pháp luật của mình gây ra.
16
1.2. Căn cứ pháp sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi
trường của doanh nghiệp
Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại là những yếu tố, là cơ sở
để xác định trách nhiệm bồi thường, người được bồi thường và người phải bồi
thường. Theo quy định của pháp luật hiện nay thì điều kiện phát sinh trách nhiệm
bồi thường thiệt hại phải hội tụ đủ 4 yếu tố như sau:
1.2.1. Có hành vi, sự kiện gây thiệt hại ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp
Có 15 hành vi bị nghiêm cấm theo Điều 7 Luật Bảo vệ Môi trường 2005,
nhưng cũng có những hành vi cố ý và vô ý của các doanh nghiệp hủy hoại môi
trường, đó là hành vi vi phạm môi trường và là hành vi vi phạm pháp luật. Các
thông lệ mà hầu hết các doanh nghiệp ở Việt Nam đang vi phạm là các yêu cầu
được ghi trong các quy định về đánh giá tác động môi trường hoặc báo cáo đánh giá
tác động môi trường. Hoặc các quy định liên quan đến bảo vệ tài nguyên thiên
nhiên: bảo vệ rừng, khai thác và buôn bán động thực vật quý hiếm. Vi phạm quy
định về đa dạng sinh học và Bảo tồn thiên nhiên: Các vấn đề không tuân thủ các
quy định về sức khỏe cộng đồng, chẳng hạn như các quy định về vận chuyển và xử
lý chất thải, rác thải. Quy định về tiếng ồn và độ rung quy định về lưu giữ và sử
dụng các chất ô nhiễm. Vi phạm quy định về phòng ngừa và xử lý sự cố môi trường
trong tìm kiếm, thăm dò, phát triển và giao thông vận tải.
Thiệt hại về môi trường có thể do tai nạn hoặc do bất cẩn trong sản xuất kinh
doanh gây ra các sự cố về môi trường và không phải mọi hành vi vi phạm pháp luật
về môi trường đều gây ra thiên tai mà chỉ xảy ra khi tác hại của một yếu tố nào đó
v.v. Vì vậy, mọi người phải tôn trọng các quyền về tính mạng, sức khoẻ, danh dự,
uy tín, tài sản của mọi công dân và tổ chức, không bao giờ được có những hành vi
làm phương hại đến các quyền tuyệt đối đó.
Hành vi, sự kiện gây thiệt hại thường biểu hiện dưới dạng hành động, đối tượng
đã thực hiện một hành động mà lẽ ra không được thực hiện. Câu hỏi về hành vi, sự
kiện sai trái được thể hiện dưới dạng thiếu sót, liệu chúng có được áp dụng hay không,
vẫn là một vấn đề gây tranh cãi và phức tạp. .) Nhưng rất khó để buộc người đó phải
17
yêu cầu bồi thường. Sơ suất trong trách nhiệm dân sự là điều kiện để xác định trách
nhiệm pháp lý, nhưng mức độ lỗi và hình thức lỗi không có ý nghĩa quan trọng trong
việc xác định trách nhiệm pháp lý.
Một hành động gây ra thiệt hại có thể là hợp pháp nếu nó được thực hiện theo
nghĩa vụ pháp lý hoặc được thi hành một cách chuyên nghiệp.
Một số hành vi phổ biến hơn có thể được liệt kê như:
Các hành vi, sự kiện vi phạm điều cấm của Luật Bảo vệ môi trường 2014: Hủy
hoại và khai thác tài nguyên thiên nhiên trái phép; Khai thác tài nguyên sinh vật
bằng các phương tiện, công cụ, phương pháp hủy diệt, không đúng thời vụ và sản
lượng theo quy định của pháp luật; Phá hoại, xâm lược chiếm dụng trái phép di sản
thiên nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên; Xâm lược công khai quy trình, thiết bị,
phương tiện hoạt động bảo vệ môi trường; Công việc sống bất hợp pháp tại khu vực
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định được chỉ định là khu vực hạn chế
do mức độ nguy hiểm môi trường đối với trẻ em; Che giấu hành vi hủy hoại môi
trường, cản trở hoạt động bảo vệ môi trường môi trường, làm sai lệch thông tin dẫn
đến hậu quả xấu cho môi trường; Lạm dụng chức vụ, quyền hạn, vượt quyền, thiếu
trách nhiệm của người có thẩm quyền làm trái các quy định về quản lý môi trường.
Vi phạm các quy định về vệ sinh công cộng: Vận chuyển, chôn cất chất độc hại,
chất phóng xạ, chất thải và các chất độc hại khác không đúng quy trình kỹ thuật bảo
vệ môi trường; Vứt bỏ chất thải chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn kỹ sư môi trường;
chất độc hại, phóng xạ và các chất độc hại khác vào đất, nước và không khí; Đưa
vào nguồn nước các hóa chất, chất độc hại chất thải, vi sinh vật chưa được kiểm tra
và các tác nhân có hại khác đối với con người con người và sinh vật; Phát thải khói,
bụi, khí có chất độc hại, mùi hôi vào không khí; phát ra bức xạ, chất phóng xạ, chất
ion hóa vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trường học; Gây tiếng ồn, độ rung vượt
quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
Xác định các hành vi, sự kiện trái pháp luật gây thiệt hại trong TNBTTH do
ÔNMT là một chủ đề vừa dễ vừa khó. Về nguyên tắc thì dễ nhưng trên thực tế thì
khó vì vấn đề này chỉ có thể được giải quyết trong từng trường hợp cụ thể tùy thuộc
18
vào từng Tòa án. Có thể có sự do dự và thậm chí sợ hãi trong quá trình xác định các
hành vi, sự kiện trái pháp luật gây thiệt hại đến môi trường, nhưng Tòa án vẫn phải
xử lý TNBTTH do các doanh nghiệp gây ra. Như đã thấy, các hoạt động của doanh
nghiệp luôn được thực hiện thông qua các hoạt động của các cá nhân. Tuy nhiên,
không phải lúc nào cũng có thể xác định được cán bộ hoặc công nhân nào trong một
doanh nghiệp đã thực hiện các hành động gây thiệt hại đến môi trường, làm lo
nhiễm môi trường. Không chỉ những hànhvi, sự kiện gây thiệt hại đến môi trường
do một cá nhân cụ thể gây ra mà các doanh nghiệp nói chung đều là đối tượng gây
ÔNMT. Do đó, một hành vi gây thiệt hại có thể là bất kỳ hành vi, sự kiện nào mà
người gây ÔNMT không thể xác định rõ ràng.
1.2.2. Có thiệt hại gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp
Thiệt hại xảy ra là tiền đề quan trọng của việc yêu cầu BTTH, là yếu cấu
thành cơ bản của yêu cầu trách nhiệm theo mục đích áp dụng trách nhiệm là khôi
phục tình trạng của tài sản cho đối tượng bị thiệt hại, vì vậy nếu không có thiệt hại,
không yêu cầu bồi thường mặc dù tất cả các điều khoản trường hợp khác. “Thiệt
hại” thường được hiểu là sự giảm sút lợi ích vật chất hoặc tinh thần của một người
do gây ra tổn hại cho người khác và được xác định cố định bởi một số tiền. Ở góc
độ xã hội, khi thiệt hại xảy ra, ảnh hưởng đến các quan hệ xã hội được pháp luật
thừa nhận và bảo vệ. Dưới góc độ pháp lý, thiệt hại là việc các hành vi vi phạm
pháp luật đã gây ra thiệt hại, làm hư hỏng, hủy hoại tài sản, xâm phạm quyền và lợi
ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, Nhà nước. Thiệt hại do ô nhiễm môi trường
bao gồm thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản của con người cũng như thiệt hại
về thiên nhiên, môi trường. Thiệt hại đối với môi trường như thiệt hại về nguồn
nước, ô nhiễm do chất thải độc hại, thiệt hại nghiêm trọng về động thực vật, giảm
diện tích rừng ... và thiệt hại về tài sản có liên quan đến việc người dân bị mất lợi
ích liên quan đến việc không sử dụng, không phát triển, và nếu ô nhiễm là một dạng
thấp hơn, nó có thể được sử dụng để ngăn ngừa và sửa chữa những thiệt hại gây ra.
Ngoài chi phí, có những hạn chế trong việc sử dụng và phát triển của thuộc tính tài
sản bởi ÔNMT. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm hại còn phải bao gồm chi phí hợp lý
để điều trị, nuôi dạy, phục hồi sức khoẻ, mất hoặc suy giảm chức năng. Nó ảnh
19
hưởng không nhỏ đến thu nhập thực tế của nạn nhân, mà còn ảnh hưởng đến quyền
lợi của người chăm sóc nạn nhân, tâm lý và kinh tế. Về thiệt hại về người, thiệt hại
này có thể xảy ra trong trường hợp xảy ra sự cố môi trường như tràn dầu, nổ xăng,
cháy rừng ... Chi phí này đã bao gồm tất cả các chi phí cứu hộ, bồi dưỡng và chăm
sóc nó. Từ chi phí mai táng đến tiền cấp dưỡng cho những người mà nạn nhân có
nghĩa vụ cấp dưỡng. Đặt tại một khu vực ô nhiễm làm giảm thiệt hại kinh tế như
doanh thu và lợi nhuận của công ty. Do đó, trong trường hợp có thiệt hại xảy ra,
trách nhiệm pháp lý luôn gắn liền với nhu cầu đảm bảo sự hài lòng của nạn nhân
một cách tự nhiên nhất có thể nhằm giảm thiểu tổn thất và rủi ro của họ.
1.2.3. Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi, sự kiện gây thiệt hại ô nhiễm môi
trường của doanh nghiệp và thiệt hại xảy ra
Thiệt hại xảy ra do hành vi, sự kiện trái pháp luật hoặc ngược lại, hành vi trái
pháp luật là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại xảy ra.
Hành vi, sự kiện vi phạm pháp luật về môi trường phải là nguyên nhân trực
tiếp gây ra sự suy giảm chức năng và tính hữu ích của môi trường, gây ra thiệt hại
vì tính mạng con người, sức khoẻ, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức tổ chức và
cá nhân.
Nguyên nhân là sự tác động qua lại giữa các mặt của hiện tượng, còn tác dụng
là làm thay đổi sự vật, hiện tượng đó hoặc làm thay đổi sự vật, hiện tượng khác.
Đối với TNBTTH ngoài hợp đồng thì hành vi trái pháp luật được coi là
nguyên nhân và thiệt hại được coi là hậu quả. Theo nguyên tắc chung, hành vi vi
phạm pháp luật xảy ra trước, và thiệt hại đến sau. Trong đó, cần xác định chắc chắn
mối quan hệ nhân quả của thiệt hại ngoài hợp đồng, là cơ sở để xác định mức
BTTH. Vì vậy, chúng ta cần một cái nhìn tổng thể về đánh giá khiên cưỡng, suy
luận chủ quan và duy ý chí. Phải đảm bảo rằng thiệt hại xảy ra là kết quả tất yếu của
hành động và ngược lại. "Thiệt hại gây ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái
pháp luật, hoặc ngược lại. Hành vi trái pháp luật là nguyên nhân trực tiếp hoặc kết
luận của thiệt hại."
20
Trong trường hợp khiếu nại về môi trường, không dễ để xác định mối liên hệ
nhân quả giữa thiệt hại và gian lận môi trường. Điều này là do thiệt hại thực tế do vi
phạm pháp luật gây ra, nhưng thiệt hại về môi trường có thể do ô nhiễm, suy thoái
hoặc do các nguyên nhân tự nhiên gây ra. Xác định mối quan hệ nguyên nhân - kết
quả giữa hành vi gây ô nhiễm môi trường và thiệt hại. Thiệt hại là một trong những
yếu tố cấu thành trách nhiệm bồi thường do ÔNMT, vì vậy, nếu không xác định
được mối quan hệ này thì không thể hoàn thành trách nhiệm bồi thường của mình
mặc dù có thể xác định được mức độ thiệt hại, xác định mối quan hệ nhân quả giữa
hành vi làm ÔNMT và thiệt hại có thể gây ra hiểu rằng, với những hành vi làm
ÔNMT như vậy, thiệt hại xảy ra là không thể tránh khỏi và ngược lại, nếu không có
những hành vi làm ÔNMT nêu trên thì sẽ không bị thiệt mà tác hại xảy ra.
Nếu hành vi hủy hoại môi trường xảy ra trong một thời gian dài thì rất khó xác
định nguyên nhân nếu tính đến thời điểm thu thập chứng cứ chưa đạt được mức độ
thiệt hại ban đầu, hoặc các hành động có thể gây ra các loại thiệt hại khác nhau với
các mức độ khác nhau có thể khó xác định nguyên nhân. Nếu khó xác định được
quan hệ nhân quả trên thì phải xác định nguyên nhân trực tiếp hoặc quyết định nhất
của thiệt hại gây ra, chỉ xác định được đặc điểm kỹ thuật và pháp lý 2
.
1.2.4. Có yếu tố lỗi của doanh nghiệp (không bắt buộc)
Về nguyên tắc, một người bị áp dụng một chế tài pháp lí (cưỡng chế của Nhà
nước) thì họ phải có hành vi vi phạm pháp luật do lỗi cố ý hoặc vô ý. Tuy nhiên,
trong quan hệ dân sự có những trường hợp ngoại lệ là người không có hành vi trái
pháp luật, không có lỗi vẫn phải chịu trách nhiệm dân sự. Doanh nghiệp gây thiệt
hại phải chịu trách nhiệm dân sự khi có yếu tố lỗi, có khả năng nhận thức và làm
chủ được hành vi gây lỗi của mình, tuy nhiên yếu tố lỗi cũng là một trọng bốn
điều kiện phát sinh trách nhiệm dan sự nói chung và đối với việc gây ÔNMT nói
riêng nhưng không bắt buộc. Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, thiệt hại về môi
trường do hành vi làm ÔNMT gây ra chỉ được loại trừ nếu người bị thiệt hại có lỗi
và được điều chỉnh theo quy định của pháp luật.
2
https://luatduonggia.vn/dieu-kien-phat-sinh-trach-nhiem-boi-thuong-thiet-hai-do-lam-o-nhiem-moi-truong/
21
Khi nhiều tổ chức, cá nhân cùng gây ra thiệt hại thì việc xác định rõ trách nhiệm
của người gây ra thiệt hại là rất quan trọng, với mục đích xác định rõ hơn trách nhiệm
của người gây ô nhiễm để xác định cơ chế bồi thường. Cũng có thể hiểu rằng nếu nạn
nhân không có lỗi thì người gây ra ÔNMT phải chịu trách nhiệm, điều này bảo vệ triệt
để lợi ích của người bị thiệt hại trước sự xâm hại của người khác.
Mọi đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật gây ÔNMT sẽ đều được cho là có lỗi
và phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình. Nói cách khác, nếu người bị thiệt
hại không có lỗi thì luôn phải bồi thường luôn đặt ra đối với những người vi phạm pháp
luật về môi trường và gây ra thiệt hại có lỗi hoặc không do lỗi của chủ thể xâm phạm
môi trường và là nguyên nhân trực tiếp cũng như nguyên nhân sâu xa gây thiệt hại. Hành
vi gây ÔNMT là nguyên nhân trực tiếp làm hủy hoại môi trường đã làm ảnh hưởng trực
tiếp đến cuộc sống và gây thiệt hại cho sự sống của muôn loài. Xét về mối quan hệ
nguyên nhân và kết quả, mối quan hệ mang tính phổ biến môi trường, hành vi xâm phạm
môi trường là nguyên nhân của hai loại thiệt hại, một mặt là thiệt hại cho môi trường,
mặt khác gây thiệt hại cho chủ thể chịu tác động của môi trường và bị thiệt hại.
“Chủ thể làm ô nhiễm môi trường mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy
định của pháp luật, kể cả trường hợp chủ thể đó không có lỗi”3
Có thể thấy luật không quy định rõ yếu tố lỗi, nhưng theo quan điểm của tác giả đối
với yếu tố lỗi trong TNBTTH do gây ÔNMT thì không mấy có ý nghĩa quan trọng
nhưng theo quan điểm của tác giả đối với yếu tố lỗi trong trách nhiệm BTTH do làm ô
nhiễm môi trường thì không mấy có ý nghĩa quan trọng, có thể hiểu BTTH trong lĩnh
vực môi trường là trách nhiệm khách quan, cụ thể là chủ thể vi phạm luật bảo vệ môi
trường và nguyên nhân của nó là gây thiệt hại được cho là do sơ suất và phải chịu trách
nhiệm thường xuyên. Quy định này rất quan trọng, đặc biệt là ở thời điểm hiện tại ở
nhiều nơi con người sống trong môi trường ô nhiễm gây thiệt hại lớn về tính mạng, sức
khỏe và tài sản nhưng lại không thể xác định nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Ví
dụ, trách nhiệm bồi thường không được loại trừ nếu: Không có trách nhiệm đối với
người vi phạm (trừ khi thiệt hại hoàn toàn phải gánh chịu) do hoàn toàn cố ý của người
bị hại, do điều kiện, trường hợp bất khả kháng. Trường hợp này được áp dụng khi xét xử
3
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Quyen-dan-su/Bo-luat-dan-su-2015-296215.aspx
22
trách nhiệm BTTH do thiệt hại gây ra. Từ các nguồn cực kỳ nguy hiểm như chất nổ, chất
dễ cháy hoặc chất độc, bức xạ, lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện hạt nhân ... gây ô
nhiễm môi trường gây hại cho môi trường và những người khác. Hoặc trường hợp thiệt
hại xảy ra do tích tụ và cộng dồn của chất thải, ảnh hưởng đến môi trường nhưng không
có hành vi vi phạm pháp luật. Luật đối tượng bồi thường được xác định như trường hợp
ban đầu do quá trình xây dựng các công trình của Nhà nước gây ra. Có thể được nhìn
thấy trong trường hợp này, chủ thể bồi thường thiệt hại là Nhà nước.
Vì vậy, căn cứ để phát sinh trách nhiệm bồi thường do công tác bảo vệ môi
trường có ba căn cứ: Có thiệt hại thì hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật
quan hệ nhân quả giữa hành vi xâm hại môi trường và thiệt hại xảy ra. Những điều
này được liên kết chặt chẽ với nhau trong một thể thống nhất. Do đó, khi xem xét
trách nhiệm bồi thường do bảo vệ môi trường của chủ thể nào thì phải xem xét cả
ba yếu tố. Còn căn cứ yếu tố lỗi của doanh nghiệp không phải là căn cứ làm phát
sinh trách nhiệm BTTH mà lỗi của chủ thể trong trách nhiệm BTTH chỉ là căn cứ
để xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường do đó không bắt buộc.
1.3. Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp
1.3.1. Trên thế giới
Trong suốt nhiều thế kỷ, các tòa án luật của Anh-Mỹ đã công nhận nguyên tắc
"sic utere" bắt nguồn từ luật La Mã rằng: không ai có quyền gây ra tổn hại có thể
thấy trước cho người khác4
. Trong lĩnh vực luật môi trường quốc tế, nguyên tắc “sic
utere” lần đầu tiên được Tòa Trọng tài công nhận trong vụ Trail Smelter (1926)5
quy định: Các chủ lò luyện kim loại Canada phải bồi thường cho nông dân ở bang
Washington (Hoa Kỳ) vì đã đổ chất thải làm hư hỏng lúa của họ.
Năm 1972, đại diện của 113 quốc gia đã họp tại Stockholm và công nhận "sic
utere" là nguyên tắc số 22 trong Tuyên bố Stockholm rằng: "Các quốc gia sẽ hợp
4
https://papers.ssrn.com/sol3/cf_dev/AbsByAuth.cfm?per_id=340625 Robert V. Percival, Liability for
Environmental Harm and Emerging Global Environmental Law, 2009.
5
Vụ án lò nung kim loại tại Trail,https://legal.un.org/riaa/cases/vol_III/1905-1982.pdf
23
tác để phát triển hơn nữa luật pháp quốc tế liên quan đến trách nhiệm và bồi thường
cho các nạn nhân của ô nhiễm và các thiệt hại môi trường khác”6
.
Năm 1972 và 1974, "Nguyên tắc trả tiền cho người ngoài cuộc" lần đầu tiên
được đề xuất bởi Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Nguyên tắc
“người gây ô nhiễm phải trả tiền” năm 1972 quy định người gây ô nhiễm phải trả
phí cho mọi biện pháp phục hồi môi trường bị ô nhiễm. Năm 1974, nguyên tắc này
được mở rộng, ngoài phí khắc phục môi trường, bên gây ô nhiễm còn phải bồi
thường cho những nạn nhân bị thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm của mình. Năm
1980, Hoa Kỳ đã công nhận nguyên tắc "người gây ô nhiễm trả tiền" trong Đạo luật
về trách nhiệm pháp lý, bồi thường và trách nhiệm môi trường (CERCLA)7
. Từ
hàng chục năm trước, Hoa Kỳ đã có những chính sách điều tiết về quản lý chất thải
nên các cơ chế trên vẫn chưa đủ sức răn đe trong trường hợp không có cơ chế bồi
thường. Đến năm 1992, Hội nghị Liên hợp quốc về môi trường và phát triển tại
Braxin đã đồng ý theo đuổi các nguyên tắc của Luật môi trường quốc tế, bao gồm
nguyên tắc "người gây ô nhiễm phải trả tiền". Nguyên tắc này được thể hiện trong
nguyên tắc 13, trong đó yêu cầu các quốc gia xây dựng Luật bồi thường để giải
quyết thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra và trong nguyên tắc 16, khuyến khích
các quốc gia nội luật hóa chi phí môi trường8
.
Năm 2004, Liên minh Châu Âu (EU) đã ban hành Chỉ thị về trách nhiệm môi
trường 2004/35/EC (Chỉ thị về trách nhiệm môi trường) để ngăn ngừa và phục hồi
sau những thiệt hại về môi trường dựa trên nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả
tiền”9
.
1.3.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, Luật môi trường xuất hiện chậm, có thể nói, trong hệ thống pháp
Luật Việt Nam hiện nay, Luật môi trường là lĩnh vực mới nhất. Vì vậy, lịch sử phát
6
UN General Assembly, United Nations Conference on the Human Environment, 15 December 1972,
A/RES/2994, https://www.refworld.org/docid/3b00f1c840.html.
7
Đạo luật về trách nhiệm pháp lý, bồi thường và phản ứng toàn diện về môi trường (CERCLA) được pháp
điển hóa nằm trong Chương 103, Bộ luật Hoa Kỳ, https://www.law.cornell.edu/uscode/text/42/chapter-103,
8
UN General Assembly, United Nations Conference on Environment and Development, Rio Declaration on
Environment and Development, https://www.iau-hesd.net/sites/default/files/documents/rio_e.pdf,
9
UN General Assembly, United Nations Conference on Environment and Development, Rio Declaration on
Environment and Development, https://www.iau-hesd.net/sites/default/files/documents/rio_e.pdf.
24
triển của Luật môi trường không chứa đựng những phân kỳ, thăng trầm phức tạp
như một số lĩnh vực Luật khác.
+ Các quy phạm pháp luật về môi trường thời kỳ này được ban hành chủ yếu dưới
dạng các văn bản dưới luật. Trừ Điều 36 của Hiến pháp 1980, tất cả các quy định còn lại
đều được ban hành trong các nghị định, nghị quyết, thông tư, chỉ thị của Chính phủ.
Chế định TNBTTH do gây ÔNMT bắt đầu được thể chế hóa và áp dụng từ
năm 1995 và được quy định tại Điều 268, Điều 628 Bộ luật Dân sự 1995 và đã
được hoàn thiện hơn trong những năm gần đây, các văn bản pháp luật sau này như
Bộ luật Dân sự 2005, Bộ luật Dân sự 2015, Luật Bảo vệ môi trường 2005, Luật Bảo
vệ môi trường 2014 và các văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành. Do đó có thể thấy
lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
được chia thành 2 giai đoạn như sau:
+ Giai đoạn trước năm 1995
Tại Điều 70 và Điều 73 Hiến pháp 1980 quy định người bị thiệt hại có quyền
được bồi thường, do đó có thể thấy Hiến pháp năm 1980 cũng đã quy định về việc
bảo vệ tính mạng tài sản , danh dự của người bị thiệt hại, bên cạnh đó cũng đã xác
định mọi hành vi xâm phạm quyền lợi chính đáng của con người được kịp thời sửa
chữa và xử lý nghiểm trọng.
Tại Điều 74 Hiến pháp năm 1992 cũng quy định mọi hành vi xâm phạm quyền và
lợi ích họp pháp của tập thể và của công dân phải được xử lý nghiêm minh, người bị thiệt
hại có quyền được bồi thường về vật chất và phục hồi danh dự.
Tuy nhiên thì trong Luật lại chưa quy định về việc bồi thường thiệt hại do gây
ÔNMT, do đó việc gây ÔNMT của các doanh nghiệp chưa được xử lý một cách chặt chẽ
và nghiêm minh, dẫn đến việc gây ÔNMT của các doanh nghiệp và không chịu trách
nhiệm bồi thường thiệt hại. Năm 1993, văn bản pháp lý đầu tiên được ban hành ghi nhận
rõ ràng về TNBTTH do gây ÔNMT được thể thiện tại Luật Bảo vê môi trường. Các quy
định trong Luật đã tạo lên một hành lang pháp lý bảo vệ cho người bị thiệt hại do ÔNMT
gây lên.
25
+ Giai đoạn 1995 cho đến nay
Bộ luât Dân sự năm 1995 được ban hành và có hiệu lực từ ngày 1/7/1996 đánh
dấu một bước phát triển lớn trong quá trình lập pháp của Nhà nước ta. Bộ Luật dân
sự năm 1995 ra đời đã khẳng định được TNBTTH của các chủ thể có hành vi gây
ÔNMT tại Điều 610 quy định về nguyên tắc BTTH, Điều 611 quy định về năng lực
chịu trách BTTH của cá nhân và các điều 612 đến 616 quy định về xác định thiệt
hại…Điều 628 của Bộ Luật quy định trách nhiệm BTTH của các chủ thể có hành vi
gây ÔNMT.
Ngày 14/6/2005 Quốc hội khoá XI kì họp thứ 7 đã thông Bộ luật Dân sự năm
2005, có hiệu lực từ ngày 01/01/2006. So với Bộ luật dân sự 1995, Bộ luật Dân sự
năm 2005 có nhiều điểm mới tiến bộ, nhiều quy định cụ thể và tuơng thích với pháp
luật và thông lệ quốc tế hơn. Bộ luật dân sự năm 2005 tiếp tục kế thừa, phát triển
quy định về BTTH do làm ÔNMT được quy định tại Điều 628 Bộ Luật dân sự năm
1995 theo hướng mở rộng quy định về trách nhiệm bồi thường của cá nhân, pháp
nhân, các chủ thể khác khi có hành vi vi phạm pháp luật làm ÔNMT gây thiệt hại kể
cả trong những trường hợp người gây ÔNMT không có lỗi. Bên cạnh đó, tại các
Điều 4,42,49,93 của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 và một số Luật chuyên
ngành khác như Luật Tài nguyên nước năm 1998, Luật Khoáng sản cũng có những
quy định về TNBTTH do làm ÔNMT nói chung và trong quá trình sử dụng các
thành phần môi trường nói riêng.
Bộ Luật dân sự sửa đổi (BLDS năm 2015) đã được thông qua tại Kỳ họp thứ 10,
Quốc hội khóa XIII ngày 24-11-2015, gồm 27 chương, 689 điều. Điều 602 BLDS 2015
đã trực tiếp quy định chủ thể gây ô nhiễm mà gây thiệt hại thì phải chịu trách nhiệm bồi
thường, kể cả khi người đó không có lỗi. Do đó, người gây ô nhiễm chỉ có thể tạo ra lý
do không lỗi, lỗi vô ý, hoặc thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình để được
giảm mức bồi thường
Bộ luật Dân sự 2015 với nhiều quy định về trách nhiệm dân sự do không thực
hiện đúng nghĩa vụ nhằm bảo đảm an toàn, công khai, công bằng trong quan hệ dân
sự cũng như giải quyết các vụ án dân sự. Cụ thể, cá nhân, pháp nhân không thực
26
hiện đúng nghĩa vụ sẽ bị coi là có lỗi và phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường
hợp chủ thể này có căn cứ để được miễn trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ theo quy
định của Luật này. quy định của Bộ luật dân sự.
Bên yêu cầu BTTH phải áp dụng các biện pháp cần thiết và hợp lý để hạn chế thiệt
hại mà mình có thể gây ra. Trường hợp người bị thiệt hại chậm áp dụng các biện pháp
cần thiết, hợp lý để giảm thiểu thiệt hại của mình thì người gây thiệt hại có quyền yêu
cầu giảm mức bồi thường tương ứng với mức thiệt hại đáng lẽ phải thực hiện. thiệt hại có
thể được hạn chế. Trong trường hợp không thực hiện đúng nghĩa vụ mà thiệt hại xảy ra
một phần do lỗi của người bị thiệt hại thì người gây thiệt hại có quyền yêu cầu giảm mức
bồi thường tùy theo mức độ lỗi của người bị thiệt hại. Trường hợp bên vi phạm chứng
minh được việc không thực hiện đúng nghĩa vụ là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn
toàn do lỗi của bên bị vi phạm thì bên vi phạm không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ
trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Tại Điều 585 của Bộ Luật cũng quy định một số điều về nguyên tắc BTTH hay
Điều 586, 589 đến 593 quy định về năng lực chịu TNBTTH của cá nhân, về xác định
thiệt hại. Qua đó có thể thấy đây chính là cơ sở cho việc giải quyết các yêu cầu BTTH do
gây ÔNMT. Cũng từ các Điều khoản mới của Bộ Luật dân sự 2015 cho tháy đây là hành
lang pháp lý để người bị thiệt hại do ÔNMT gây ra được bảo vệ và cũng là chế tài cho
các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét trách nhiệm đối với các doanh nghiệp gây
ÔNMT mang lại thiệt hại cho người khác.
1.4. Một số vấn đề pháp lý về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm
môi trường của doanh nghiệp
1.4.1. Chủ thể tham gia quan hệ pháp luật bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm
môi trường của doanh nghiệp
Chủ thể tham gia quan hệ thiệt hại về môi trường do hành vi gây ÔNMT của
doanh nghiệp phải là chủ thể cụ thể tham gia quan hệ thiệt hại về môi trường.
TNBTTH do Bộ TNMT gây ra bao gồm:
27
(1) Đối tượng được bồi thường (bên bị vi phạm).
(2) Chủ thể có trách nhiệm, nghĩa vụ yêu cầu bồi thường (doanh nghiệp phải
chịu trách nhiệm về hành vi gây thiệt hại do ÔNMT).
(3) Chủ thể có quyền yêu cầu BTTH.
a. Chủ thể được bồi thường:
Về đối tượng yêu cầu bồi thường, không có quy định cụ thể nào quy định trực tiếp
ai là người nhận yêu cầu bồi thường, nhưng qua các quy định của pháp luật về xác định
thiệt hại, theo họ, chủ thể nhận yêu cầu bồi thường chính là những người bị thiệt hại,
người bị thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật của doanh nghiệp gây ra và người bị thiệt
hại gián tiếp là người được nạn nhân chăm sóc, nuôi dưỡng, thân nhân của người bị thiệt
hại về tinh thần do ÔNMT gây ra. Cụ thể: Thiệt hại về tài sản, sức khỏe thì những người
được bồi thường bao gồm: Người bị suy giảm sức khỏe được bồi thường: Thực tế
sức khỏe con người là vô giá nên tổn thất thực tế không phải là tài sản mà là chi phí
cần thiết để họ điều trị, chăm sóc, phục hồi sức khỏe. Mất sức khỏe và chức năng
của nạn nhân…
Người chăm sóc người bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm môi trường do đó phải nhận
chăm sóc và giảm thu nhập thực tế so với trước khi xảy ra sự kiện gây thiệt hại.
Người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng: trong thời
gian người bị thiệt hại mất khả năng lao động dẫn đến không thể tiếp tục thực hiện
các nghĩa vụ này, chỉ trong trường hợp không có khả năng lao động dẫn đến không
thể tiếp tục chỉ thực hiện các nghĩa vụ này trong trường hợp những người này
không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Thiệt hại về tính mạng: trong trường hợp này, người trực tiếp bị thiệt hại
không còn, tuy nhiên nếu họ phải điều trị trước khi chết thì họ cũng được hưởng các
khoản chi phí cứu chữa, chăm sóc. Sau khi chết, người được bồi thường là người
thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, không có những người này là người mà
người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người trực tiếp chăm sóc người bị thiệt hại.
Những người này có thể được bồi thường những tổn thất về tình cảm do cái chết của
người bị thương gây ra. Người bị thiệt hại khi còn sống có nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp
28
dưỡng, chăm sóc mà danh dự, nhân phẩm, uy tín bị thiệt hại thì người bị thiệt hại được
bồi thường.
b. Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường do làm ÔNMT của doanh nghiệp
Nghĩa vụ yêu cầu BTTH là một loại quan hệ dân sự mà một người xâm phạm tính
mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của
người khác mà gây thiệt hại phải BTTH do mình gây ra. Trong quan hệ nghĩa vụ này,
chủ thể tham gia có thể là con người hoặc pháp nhân. Bên có nghĩa vụ là doanh nghiệp
tham gia nghĩa vụ của họ có thể là chung, riêng hoặc một phần tùy thuộc vào điều kiện,
hoàn cảnh và đối tượng của hành vi xâm hại. Bộ luật Dân sự 2015 chỉ quy định chủ thể
làm ÔNMT mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Như vậy,
theo quy định này thì mọi chủ thể (kể cả cá nhân và pháp nhân) làm ÔNMT mà gây thiệt
hại thì phải chịu trách nhiệm. Đây là quy định rất phù hợp, vì đặt ra nguyên tắc BTTH
ngoài hợp đồng cho chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật mà gây thiệt hại. Việc xác
định chính xác chủ thể phải chịu TNBTTH cần dựa trên hành vi gây ra thiệt hại. Tức là
chủ thể trực tiếp thực hiện hành vi gây ÔNMT thỏa mãn 3 điều kiện phát sinh thiên tai
(xảy ra thiệt hại; hành vi trái pháp luật gây thiệt hại; có mối quan hệ nhân quả giữa các
hành vi trái pháp luật) thì TNBTTH thuộc về chủ thể trực tiếp thực hiện hành vi vi phạm
pháp luật về môi trường và phải bồi thường. Chủ thể của hành vi bảo vệ môi trường có
thể là bất kỳ chủ thể nào: cá nhân, pháp nhân, cơ quan nhà nước ... Bộ luật Dân sự quy
định năng lực chịu trách nhiệm thương tật của cá nhân (Điều 586 Bộ luật Dân sự 2015)
không quy định năng lực bồi thường của pháp nhân. Vì xuất phát từ năng lực chủ thể của
cá nhân khi tham gia quan hệ dân sự nên Bộ luật dân sự quy định năng lực hành vi, tình
trạng tài sản và khả năng bồi thường của cá nhân.
Đối với chủ thể chịu trách nhiệm BTTH do gây ÔNMT là doanh nghiệp gây
ÔNMT thì không quy định năng lực chịu TNBTTH, vì theo quy định, năng lực pháp luật
dân sự của doanh nghiệp phát sinh từ khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết
định thành lập. Thành lập hoặc chấp thuận thành lập, theo quy định, doanh nghiệp phải
đăng ký hoạt động nên năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh kể từ thời
điểm ghi vào sổ đăng ký, năng lực pháp luật dân sự của doanh nghiệp chấm dứt kể từ
ngày đăng ký kể từ ngày doanh nghiệp chấm dứt hoạt động. Chủ thể chịu trách nhiệm
29
BTTH do gây ÔNMT là doanh nghiệp thì không có quy định nào về khả năng chịu trách
nhiệm. Sở dĩ như vậy bởi theo quy định, năng lực pháp luật dân sự của doanh nghiệp
được phát sinh kể từ thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành
lập. Thành lập hoặc chấp thuận thành lập, theo quy định, doanh nghiệp phải đăng ký hoạt
động nên năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ khi được ghi vào sổ đăng
ký, năng lực pháp luật dân sự của doanh nghiệp bắt đầu từ ngày đăng ký kể từ ngày
doanh nghiệp ngừng hoạt động. Khi doanh nghiệp chỉ coi trọng lợi nhuận trước mắt
mà không nghiêm túc thi hành luật pháp trong bảo vệ môi trường thì xã hội, người
dân và thế hệ sau sẽ phải gánh chịu hậu quả do sự ÔNMT của chính những doanh
nghiệp này gây ra. Ngày nay doanh nghiệp không thể coi vấn đề môi trường là
ngoại vi, không quan trọng hay không cần thiết trong mọi họat động của mình nữa,
mà bảo vệ môi trường trong doanh nghiệp có ảnh hưởng vào mục tiêu chủ yếu
của doanh nghiệp, đó là mức lãi doanh thu tài chánh trong hạch toán các sản phẩm
của doanh nghiệp. Có trách nhiệm về môi trường không những làm hình ảnh và sản
phẩm của doanh nghiệp được người tiêu dùng đánh giá cao và thương hiệu có giá trị
mà còn có thể giảm đi giá thành tiết kiệm được nhiên liệu, giảm giá hoạt động của
doanh nghiệp.
c. Chủ thể có quyền yêu cầu bồi thường: Trong trường hợp có thiệt hại về tính
mạng, sức khỏe, tài sản thì áp dụng các nguyên tắc chung để xác định đối tượng
được bồi thường. Tuy nhiên, ÔNMT không chỉ gây hại cho một người hay một số
người mà thường gây hại cho môi trường chung. Ở Việt Nam, theo Hiến pháp (Điều
53 Hiến pháp 2013) “đất đai, tài nguyên nước, khoáng sản, tài nguyên biển, không
gian và tài nguyên thiên nhiên thuộc sở hữu toàn dân thông qua nhà nước là chủ sở
hữu và quản lý thống nhất. Với tư cách đại diện chủ sở hữu các thành phần chính
của môi trường, nhà nước không trực tiếp sử dụng các thành phần chính của môi
trường và tài nguyên thiên nhiên mà chuyển giao cho tổ chức, cá nhân sử dụng”.
Trường hợp các thành phần của môi trường được giao cho tổ chức, cá nhân sử dụng
thì trong pháp luật phải xác định thiệt hại đối với môi trường thuộc đối tượng nhà
nước phải bồi thường (đối với toàn bộ tài sản công) hay tổ chức, cá nhân trực tiếp
sử dụng các thành phần của môi trường? Do đó, đối với các trường hợp gây ÔNMT,
30
gây thiệt hại cho các thành phần môi trường thuộc sở hữu toàn dân mà nhà nước
chưa giao cho ai quản lý, sử dụng bền vững hoặc các thành phần không thể phân
chia của môi trường như hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên, động vật hoang dã,…
với tư cách là đại diện của toàn dân tộc, nhà nước là đại diện cho người bị thiệt hại,
chủ thể có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, luật cũng cần quy định rõ
ai hoặc cơ quan nào sẽ có quyền đưa ra các yêu cầu bồi thường trong trường hợp vi
phạm các thành phần môi trường này. Nếu pháp luật không quy định cụ thể về vấn
đề này thì dễ dẫn đến hai xu hướng, hoặc sẽ không có ai nhân danh nhà nước thực
hiện quyền khởi kiện, hoặc sẽ có hai chủ thể trở lên tại cùng thời gian cho rằng
mình là người đại diện theo pháp luật của nhà nước để thực hiện quyền khởi kiện
đòi bồi thường, khi đó sẽ rất khó khăn cho quá trình giải quyết tranh chấp. Vì vậy
khi xác định chủ thể có quyền yêu cầu BTTH thì BLDS năm 2015 đã đưa ra các
quy định tương đối khái quát, đặc biệt là không còn chia ra đâu là các trường hợp có
quyền yêu cầu BTTH do cá nhân hay đâu là pháp nhân hoặc chủ thể khác như trước.
BLDS 2015 nêu rõ người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự,
nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác mà gây thiệt
hại thì được bồi thường. Vì lý do này, không chỉ cá nhân mà tổ chức cũng có quyền
yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật của doanh nghiệp gây
ÔNMT. Một trong những vấn đề là phân biệt giữa người được bồi thường và người
có quyền yêu cầu bồi thường. Về lý thuyết, người được bồi thường đương nhiên là
người có quyền yêu cầu bồi thường. Tuy nhiên, đặc biệt trong lĩnh vực môi trường,
người yêu cầu bồi thường không nhất thiết phải là người được bồi thường, vì
ÔNMT thường gây ra tác hại không chỉ cho một hoặc nhiều người mà còn cho môi
trường nói chung. Trong môi trường chung ở đây, chỉ có cơ quan pháp luật mới có
quyền yêu cầu bồi thường.
1.4.2. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh
nghiệp
Các nguyên tắc cơ bản về bồi thường thiệt hại do ÔNMT bao gồm:
31
(1) Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải chịu trách nhiệm bồi thường, được
viết tắt là PPP (Polluter pays principle) là một nguyên tắc cơ bản trong pháp luật về
bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường.
(2) Nguyên tắc phòng ngừ (principle of preventive action) là một nguyên tắc
quan trọng trong pháp luật về bảo vệ môi trường, bởi lẽ có những hậu quả môi
trường không khắc phục được mà chỉ có thể phòng ngừa. Phòng ngừa được hiểu là
việc chủ động ngăn chặn nhằm loại bỏ những nguyên nhân có thể gây ra những rủi
ro gây nguy hại đối với môi trường trước khi những rủi ro đó xảyra. Mục đích của
nguyên tắc phòng ngừa là nhằm ngăn ngừa những rủi ro mà con người có thể gây ra
cho môi trường, giảm thiểu chi phí được sử dụng để khắc phục hậu quả do hành vi
gây ÔNMT, bảo vệ môi trường và phát triển nền kinh tế bền vững.
(3) Nguyên tắc có hiệu quả pháp lý: Nguyên tắc đảm bảo hiệu quả về luật
pháp được hiểu là sự hiệu quả trong việc điều chỉnh nhóm các quan hệ xã hội của
một văn bản quy phạm pháp luật được ban hành. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả
của pháp luật trong pháp luật về môi trường đòi hỏi các quy phạm pháp luật về
môitrường phải có tính khả thi và đạt được hiệu quả cao, hạn chế và giảm thiểu
hành vi gây ÔNMT cũng như thiệt hại xảy ra do hành vi gây ÔNMT.
(4) Nguyên tắc phát triển bền vững: Nguyên tắc đảm bảo phát triển bền vững
được định nghĩa là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu của hiện tại mà không làm ảnh
hưởng đến khả năng của các thế hệ tương lai trong việc đáp ứng các nhu cầu của
chính họ. Phát triển bền vững nhằm tập trung các nỗ lực bảo vệ môi trường nhằm
cải thiện điều kiện sống của con người.
1.4.3. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô
nhiễm môi trường của doanh nghiệp
Pháp luật quy định thời hiệu khởi kiện yêu cầu BTTH do gây ÔNMT của doanh
nghiệp là thời hạn mà chủ thể có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân
sự bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình, lợi ích không bị xâm phạm và có quyền khởi
kiện ngay từ ngày đầu tiên của thời hiệu, kết thúc vào cuối ngày cuối cùng của thời
hiệu. Tuy nhiên, việc quy định thời hiệu khởi kiện đối với các vụ việc liên quan đến
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Luận văn: Bồi thường thiệt hại theo pháp luật lao động, HOT
Luận văn: Bồi thường thiệt hại theo pháp luật lao động, HOTLuận văn: Bồi thường thiệt hại theo pháp luật lao động, HOT
Luận văn: Bồi thường thiệt hại theo pháp luật lao động, HOT
 
Đề tài: Vai trò của ý thức pháp luật với việc thực hiện pháp luật
Đề tài: Vai trò của ý thức pháp luật với việc thực hiện pháp luậtĐề tài: Vai trò của ý thức pháp luật với việc thực hiện pháp luật
Đề tài: Vai trò của ý thức pháp luật với việc thực hiện pháp luật
 
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật tại tỉnh Thanh Hoá, HAY
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật tại tỉnh Thanh Hoá, HAYLuận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật tại tỉnh Thanh Hoá, HAY
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật tại tỉnh Thanh Hoá, HAY
 
Đè tài: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong Luật hình sự Việt Nam
Đè tài: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong Luật hình sự Việt NamĐè tài: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong Luật hình sự Việt Nam
Đè tài: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong Luật hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trườngLuận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường
 
Luận văn: Bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số, 9đ
Luận văn: Bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số, 9đLuận văn: Bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số, 9đ
Luận văn: Bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số, 9đ
 
Liệt Kê 200 Các Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Kinh Tế , Điểm Cao
Liệt Kê 200 Các Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Kinh Tế , Điểm CaoLiệt Kê 200 Các Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Kinh Tế , Điểm Cao
Liệt Kê 200 Các Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Kinh Tế , Điểm Cao
 
Luận văn: Cơ chế bồi thường nhà nước cho người bị oan, HOT
Luận văn: Cơ chế bồi thường nhà nước cho người bị oan, HOTLuận văn: Cơ chế bồi thường nhà nước cho người bị oan, HOT
Luận văn: Cơ chế bồi thường nhà nước cho người bị oan, HOT
 
Pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất thực phẩm
Pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất thực phẩmPháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất thực phẩm
Pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất thực phẩm
 
Đề tài: Pháp luật về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, HOT
Đề tài: Pháp luật về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, HOTĐề tài: Pháp luật về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, HOT
Đề tài: Pháp luật về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, HOT
 
Luận văn: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong kinh doanh, 9đ
Luận văn: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong kinh doanh, 9đLuận văn: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong kinh doanh, 9đ
Luận văn: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong kinh doanh, 9đ
 
Luận văn: Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất bảo đảm tiền vay
Luận văn: Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất bảo đảm tiền vayLuận văn: Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất bảo đảm tiền vay
Luận văn: Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất bảo đảm tiền vay
 
Luận văn: Pháp luật về thuê đất ở Việt Nam hiện nay, HOT
Luận văn: Pháp luật về thuê đất ở Việt Nam hiện nay, HOTLuận văn: Pháp luật về thuê đất ở Việt Nam hiện nay, HOT
Luận văn: Pháp luật về thuê đất ở Việt Nam hiện nay, HOT
 
Luận văn: Xử lý vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, HOT
Luận văn: Xử lý vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, HOTLuận văn: Xử lý vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, HOT
Luận văn: Xử lý vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, HOT
 
BÀI MẪU Khóa luận: Pháp luật về bảo vệ môi trường biển,9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận: Pháp luật về bảo vệ môi trường biển,9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận: Pháp luật về bảo vệ môi trường biển,9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận: Pháp luật về bảo vệ môi trường biển,9 ĐIỂM
 
Luận văn: Pháp luật về giải quyết việc làm tại Quảng Bình, HOT
Luận văn: Pháp luật về giải quyết việc làm tại Quảng Bình, HOTLuận văn: Pháp luật về giải quyết việc làm tại Quảng Bình, HOT
Luận văn: Pháp luật về giải quyết việc làm tại Quảng Bình, HOT
 
Luận văn: Đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần, HAY
Luận văn: Đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần, HAYLuận văn: Đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần, HAY
Luận văn: Đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần, HAY
 
Luận văn: Cấp dưỡng sau ly hôn theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận văn: Cấp dưỡng sau ly hôn theo pháp luật Việt Nam, HAYLuận văn: Cấp dưỡng sau ly hôn theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận văn: Cấp dưỡng sau ly hôn theo pháp luật Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất tại Hà Nội
Luận văn: Pháp luật về hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất tại Hà NộiLuận văn: Pháp luật về hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất tại Hà Nội
Luận văn: Pháp luật về hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất tại Hà Nội
 
Luận văn: Kết hôn theo Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam, HAY
Luận văn: Kết hôn theo Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam, HAYLuận văn: Kết hôn theo Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam, HAY
Luận văn: Kết hôn theo Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam, HAY
 

Similar to Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp

Luận án: Những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong đầu tư trực tiếp nước ngo...
Luận án: Những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong đầu tư trực tiếp nước ngo...Luận án: Những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong đầu tư trực tiếp nước ngo...
Luận án: Những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong đầu tư trực tiếp nước ngo...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Baocaothuctaptaichinhdoanhnghiep 121126021432-phpapp01
Baocaothuctaptaichinhdoanhnghiep 121126021432-phpapp01Baocaothuctaptaichinhdoanhnghiep 121126021432-phpapp01
Baocaothuctaptaichinhdoanhnghiep 121126021432-phpapp01Long Nguyễn
 
Bảo Vệ Quyền Lợi Của Cổ Đông Thiểu Số Trong Công Ty Cổ Phần Theo Ph...
Bảo Vệ Quyền Lợi Của Cổ Đông Thiểu Số Trong Công Ty Cổ Phần Theo Ph...Bảo Vệ Quyền Lợi Của Cổ Đông Thiểu Số Trong Công Ty Cổ Phần Theo Ph...
Bảo Vệ Quyền Lợi Của Cổ Đông Thiểu Số Trong Công Ty Cổ Phần Theo Ph...Nhận Viết Thuê Đề Tài Zalo: 0934.573.149
 
Quy trình cho vay và thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại agribank chi nhánh b...
Quy trình cho vay và thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại agribank chi nhánh b...Quy trình cho vay và thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại agribank chi nhánh b...
Quy trình cho vay và thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại agribank chi nhánh b...jackjohn45
 
Tạo động lực lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và dịch vụ t...
Tạo động lực lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và dịch vụ t...Tạo động lực lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và dịch vụ t...
Tạo động lực lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và dịch vụ t...jackjohn45
 
Giao trinh luat hanh chinh 1
Giao trinh luat hanh chinh 1Giao trinh luat hanh chinh 1
Giao trinh luat hanh chinh 1liemphungthanh
 
Đề tài Đánh giá hiện trạng công tác xử lý tranh chấp môi trường ngoài tòa án ...
Đề tài Đánh giá hiện trạng công tác xử lý tranh chấp môi trường ngoài tòa án ...Đề tài Đánh giá hiện trạng công tác xử lý tranh chấp môi trường ngoài tòa án ...
Đề tài Đánh giá hiện trạng công tác xử lý tranh chấp môi trường ngoài tòa án ...Thư viện Tài liệu mẫu
 

Similar to Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp (20)

Luận án: Những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong đầu tư trực tiếp nước ngo...
Luận án: Những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong đầu tư trực tiếp nước ngo...Luận án: Những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong đầu tư trực tiếp nước ngo...
Luận án: Những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong đầu tư trực tiếp nước ngo...
 
Baocaothuctaptaichinhdoanhnghiep 121126021432-phpapp01
Baocaothuctaptaichinhdoanhnghiep 121126021432-phpapp01Baocaothuctaptaichinhdoanhnghiep 121126021432-phpapp01
Baocaothuctaptaichinhdoanhnghiep 121126021432-phpapp01
 
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp giao dịch đảm bảo, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp giao dịch đảm bảo, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp giao dịch đảm bảo, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp giao dịch đảm bảo, HAY, 9 ĐIỂM
 
BÀI MẪU Khóa luận rủi ro tín dung, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận rủi ro tín dung, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận rủi ro tín dung, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận rủi ro tín dung, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luận án: Ngành giầy da, dệt may, điện tử tại tỉnh Bình Dương
Luận án: Ngành giầy da, dệt may, điện tử tại tỉnh Bình DươngLuận án: Ngành giầy da, dệt may, điện tử tại tỉnh Bình Dương
Luận án: Ngành giầy da, dệt may, điện tử tại tỉnh Bình Dương
 
Luận Văn Tạo Động Lực Lao Động Cho Công Nhân Sản Xuất Tại Công Ty Vận Tải
Luận Văn Tạo Động Lực Lao Động Cho Công Nhân Sản Xuất Tại Công Ty Vận Tải Luận Văn Tạo Động Lực Lao Động Cho Công Nhân Sản Xuất Tại Công Ty Vận Tải
Luận Văn Tạo Động Lực Lao Động Cho Công Nhân Sản Xuất Tại Công Ty Vận Tải
 
Bảo Vệ Quyền Lợi Của Cổ Đông Thiểu Số Trong Công Ty Cổ Phần Theo Ph...
Bảo Vệ Quyền Lợi Của Cổ Đông Thiểu Số Trong Công Ty Cổ Phần Theo Ph...Bảo Vệ Quyền Lợi Của Cổ Đông Thiểu Số Trong Công Ty Cổ Phần Theo Ph...
Bảo Vệ Quyền Lợi Của Cổ Đông Thiểu Số Trong Công Ty Cổ Phần Theo Ph...
 
Quản lý Công ty cổ phần theo quy định của pháp luật Việt Nam - Thực trạng và ...
Quản lý Công ty cổ phần theo quy định của pháp luật Việt Nam - Thực trạng và ...Quản lý Công ty cổ phần theo quy định của pháp luật Việt Nam - Thực trạng và ...
Quản lý Công ty cổ phần theo quy định của pháp luật Việt Nam - Thực trạng và ...
 
Pháp luật về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng lao động
Pháp luật về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng lao độngPháp luật về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng lao động
Pháp luật về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng lao động
 
Luận văn: Các biện pháp khuyến khích theo Luật Đầu tư, HAY
Luận văn: Các biện pháp khuyến khích theo Luật Đầu tư, HAYLuận văn: Các biện pháp khuyến khích theo Luật Đầu tư, HAY
Luận văn: Các biện pháp khuyến khích theo Luật Đầu tư, HAY
 
Quy trình cho vay và thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại agribank chi nhánh b...
Quy trình cho vay và thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại agribank chi nhánh b...Quy trình cho vay và thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại agribank chi nhánh b...
Quy trình cho vay và thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại agribank chi nhánh b...
 
Luận văn: Gian lận trong báo cáo tài chính của các công ty xây dựng niêm yết ...
Luận văn: Gian lận trong báo cáo tài chính của các công ty xây dựng niêm yết ...Luận văn: Gian lận trong báo cáo tài chính của các công ty xây dựng niêm yết ...
Luận văn: Gian lận trong báo cáo tài chính của các công ty xây dựng niêm yết ...
 
Tạo động lực lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và dịch vụ t...
Tạo động lực lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và dịch vụ t...Tạo động lực lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và dịch vụ t...
Tạo động lực lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và dịch vụ t...
 
Giao trinh luat hanh chinh 1
Giao trinh luat hanh chinh 1Giao trinh luat hanh chinh 1
Giao trinh luat hanh chinh 1
 
Đề tài: Hiện trạng công tác xử lý tranh chấp môi trường ngoài tòa án
Đề tài: Hiện trạng công tác xử lý tranh chấp môi trường ngoài tòa ánĐề tài: Hiện trạng công tác xử lý tranh chấp môi trường ngoài tòa án
Đề tài: Hiện trạng công tác xử lý tranh chấp môi trường ngoài tòa án
 
Đề tài Đánh giá hiện trạng công tác xử lý tranh chấp môi trường ngoài tòa án ...
Đề tài Đánh giá hiện trạng công tác xử lý tranh chấp môi trường ngoài tòa án ...Đề tài Đánh giá hiện trạng công tác xử lý tranh chấp môi trường ngoài tòa án ...
Đề tài Đánh giá hiện trạng công tác xử lý tranh chấp môi trường ngoài tòa án ...
 
Luận Văn Pháp Luật Về Huy Động Vốn Lĩnh Vực Chứng Khoán
Luận Văn Pháp Luật Về Huy Động Vốn Lĩnh Vực Chứng KhoánLuận Văn Pháp Luật Về Huy Động Vốn Lĩnh Vực Chứng Khoán
Luận Văn Pháp Luật Về Huy Động Vốn Lĩnh Vực Chứng Khoán
 
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty xuất nhập khẩu khoáng sản
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty xuất nhập khẩu khoáng sảnLuận văn: Kế toán quản trị tại công ty xuất nhập khẩu khoáng sản
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty xuất nhập khẩu khoáng sản
 
Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Công thương tro...
Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Công thương tro...Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Công thương tro...
Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Công thương tro...
 
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Bảo hiểm Trường Đại học Ngoại Thương.doc
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Bảo hiểm Trường Đại học Ngoại Thương.docKhóa luận tốt nghiệp Khoa Bảo hiểm Trường Đại học Ngoại Thương.doc
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Bảo hiểm Trường Đại học Ngoại Thương.doc
 

More from OnTimeVitThu

Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công tyLuận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công tyOnTimeVitThu
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VNLuận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VNOnTimeVitThu
 
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...OnTimeVitThu
 
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...OnTimeVitThu
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bảnLuận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bảnOnTimeVitThu
 
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...OnTimeVitThu
 
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật BảnTiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật BảnOnTimeVitThu
 
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dínhTiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dínhOnTimeVitThu
 
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAOTIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAOOnTimeVitThu
 
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍOnTimeVitThu
 
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍOnTimeVitThu
 
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍOnTimeVitThu
 
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...OnTimeVitThu
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...OnTimeVitThu
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...OnTimeVitThu
 
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công tyLuận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công tyOnTimeVitThu
 
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần OnTimeVitThu
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...OnTimeVitThu
 
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...OnTimeVitThu
 
Khóa luận: Phát triển hoạt động môi giới bất động sản tại Công ty bất động sản
Khóa luận: Phát triển hoạt động môi giới bất động sản tại Công ty bất động sản Khóa luận: Phát triển hoạt động môi giới bất động sản tại Công ty bất động sản
Khóa luận: Phát triển hoạt động môi giới bất động sản tại Công ty bất động sản OnTimeVitThu
 

More from OnTimeVitThu (20)

Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công tyLuận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VNLuận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
 
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
 
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bảnLuận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
 
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
 
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật BảnTiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
 
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dínhTiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
 
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAOTIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
 
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
 
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
 
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
 
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
 
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công tyLuận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
 
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
 
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
 
Khóa luận: Phát triển hoạt động môi giới bất động sản tại Công ty bất động sản
Khóa luận: Phát triển hoạt động môi giới bất động sản tại Công ty bất động sản Khóa luận: Phát triển hoạt động môi giới bất động sản tại Công ty bất động sản
Khóa luận: Phát triển hoạt động môi giới bất động sản tại Công ty bất động sản
 

Recently uploaded

BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 

Recently uploaded (19)

BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 

Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG …….o0o……. LUẬN VĂN THẠC SĨ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CỦA DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT Ngành: Luật kinh tế NGUYỄN VĂN HIẾU Hà Nội, năm 2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CỦA DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT Ngành: Luật kinh tế Mã số : 8380107 Họ và tên sinh viên: Nguyễn Văn Hiếu Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Minh Thư Hà Nội, năm 2022
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đề tài của luận văn này là công trình nghiên cứu độc lập của tác giả dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Minh Thư, các tài liệu, số liệu tác giả sử dụng đều được ghi chép rõ ràng và tuân thủ theo quy định. Kết quả nghiên cứu của luận văn chưa được công bố trên các ấn phẩm, bài báo khoa học. Tác giả xin cam đoan những điều trên là đúng sự thật, nếu có sai sót tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tác giả Nguyễn Văn Hiếu
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, trước hết tôi xin cảm ơn TS.Nguyễn Minh Thư đã nhiệt tình hướng dẫn tôi từ cách tiếp cận đề tài đến kiến thức để tôi có thể hoàn thành luận văn. Ngoài ra, tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô Khoa Luật, Khoa Sau đại học Trường Đại học Ngoại thương đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các giáo sư, giảng viên tham gia khóa học Thạc sĩ kinh tế đã truyền đạt những kiến thức vô cùng phong phú và quý giá cho tôi trong suốt quá trình học tập. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp đã ủng hộ, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
  • 5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN........................................................................................................... ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................. vi TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN................................. vii LỜI NÓI ĐẦU ...........................................................................................................1 CHƯƠNG 1: LÍ LUẬN CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO GÂY ÔNMT CỦA DOANH NGHIỆP ....................................................7 1.1. Khái niệm và đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp...................................................................7 1.1.1. Khái niệm về gây ô nhiễm môi trường và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp.....................................7 1.1.2. Đặc điểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp..................................................................................14 1.2. Căn cứ pháp sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp ....................................................................................16 1.2.1. Có hành vi, sự kiện gây thiệt hại ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp.................................................................................................................16 1.2.2. Có thiệt hại gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp.......................18 1.2.3. Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi, sự kiện gây thiệt hại ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp và thiệt hại xảy ra............................................19 1.2.4. Có yếu tố lỗi của doanh nghiệp (không bắt buộc).................................20 1.3. Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp .....................22 1.3.1. Trên thế giới.............................................................................................22 1.3.2. Ở Việt Nam ..............................................................................................23 1.4. Một số vấn đề pháp lý về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp.................................................................26 1.4.1. Chủ thể tham gia quan hệ pháp luật bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp...............................................................26
  • 6. iv 1.4.2. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp.................................................................................................................30 1.4.3. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp...............................................................31 Kết luận chương 1 ...................................................................................................33 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CỦA DOANH NGHIỆP ...................................................................................................34 2.1. Quy định pháp luật Việt Nam về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp .....................34 2.1.1. Quy định pháp luật Việt Nam về hành vi, sự kiện trái pháp luật gây thiệt hại ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp .............................................34 2.1.2. Quy định pháp luật về thiệt hại do ô nhiễm môi trường .......................37 2.1.3. Quy định pháp luật về mối quan hệ nhân quả giữa hành vi, sự kiện gây thiệt hại do ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp ........................................45 2.1.4. Quy định pháp luật về yếu tố lỗi của doanh nghiệp (không bắt buộc).48 2.2. Quy định pháp luật Việt Nam về chủ thể tham gia quan hệ pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp....50 2.2.1. Quy định của pháp luật Việt Nam về chủ thể được bồi thường thiệt hại .50 2.2.2. Quy định pháp luật Việt Nam về chủ thể có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp .................................54 2.2.3. Quy định pháp luật về chủ thể yêu cầu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp..........................................55 2.3. Quy định pháp luật Việt Nam về nguyên tắc bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp..............................................................59 2.3.1. Quy định pháp luật về nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền.....59 2.3.2. Quy định pháp luật về nguyên tắc phòng ngừa.....................................62 2.3.3. Quy định pháp luật nguyên tắc đảm bảo hiệu lực pháp luật ................63 2.3.4. Quy định về nguyên tắc đảm bảo phát triển bền vững..........................64
  • 7. v 2.4. Quy định pháp luật Việt Nam về thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp...................................65 2.5. Đánh giá chung của pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp. ..........................................67 2.5.1. Những kết quả đạt được..........................................................................67 2.5.2. Hạn chế và nguyên nhân ........................................................................69 Kết luận chương 2 ...................................................................................................72 CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CỦA DOANH NGHIỆP.......................................................................73 3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp..........................................73 3.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp...................................76 3.2.1. Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp ....................76 3.2.2. Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp .....................................................................................................78 3.2.3. Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về nguyên tắc bồi thường thiệt hại do gây ô nhiẽm môi trường của doanh nghiệp .....................................................83 3.2.4. Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thời hiệu khởi kiện.........................86 3.3. Một số đề xuất và kiến nghị .........................................................................87 3.3.1. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam.......................................................87 3.3.2. Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước..................................................88 Kết luận chương 3 ...................................................................................................90 KẾT LUẬN..............................................................................................................91 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................93
  • 8. vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BTTH Bồi thường thiệt hại BLDS Bộ luật dân sự BVMT Bảo vệ môi trường DN Doanh nghiệp NĐ - CP Nghị định Chính phủ ÔNMT Ô nhiễm môi trường TNBTTH Trách nhiệm BTTH XĐTH Xác định thiệt hại
  • 9. vii TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN Đề tài: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp Việt Nam - Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật. Học viên: Nguyễn Văn Hiếu Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Minh Thư 1. Mục đích: Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận chung về TNBTTH nói chung, và TNBTTH do gây ÔNMT của doanh nghiệp và thực tiễn thực hiện pháp luật về TNBTTH do ÔNMT gây ra của doanh nghiệp tại cơ quan nhà nước, doanh nghiệp gây ÔNMT và người bị thiệt hại trong thời gian qua, luận văn đề xuất những kiến nghị nhằm: + Góp phần xây dựng và hoàn thiện pháp luật Việt Nam hiện hành về TNBTTH nói chung và TNBTTH do ÔNMT của doanh nghiệp nói riêng. + Đề xuất các kiến nghị nhằm tháo gỡ, khó khăn và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động áp dụng pháp luật về TNBTTH do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp tại Việt Nam 2. Nội dung nghiên cứu: Luận văn gồm 3 chương với nội dung chính như sau: Chương 1: Lí luận chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hai do gây ÔNMT của doanh nghiệp Việt Nam. Chương 2: Thực trạng pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ÔNMT của doanh nghiệp. Chương 3: Kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ÔNMT của doanh nghiệp 3. Kết luận: Đề tài đề cập đến những vấn đề lý luận chung về hành vi của doanh nghiệp trong bảo vệ môi trường, trên cơ sở này phân tích thực trạng việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp. Phân tích thực trạng khung pháp lý xử lý ÔNMT do gây ÔNMT, việc áp dụng pháp luật về ÔNMT của
  • 10. viii các doanh nghiệp, các cơ quan, đơn vị nhà nước có liên quan và thực tiễn giải quyết các tranh chấp liên quan đến ÔNMT. Như vậy, luận văn đã chỉ ra những vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp, từ đó đưa ra những kiến nghị và giải pháp thiết thực.
  • 11. 1 LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Môi trường và vấn đề bảo vệ môi trường hiện tại là vấn đề nóng bỏng, là sự bận tâm của các quốc gia và cộng đồng quốc tế. Với chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế thế giới, Việt Nam đã có những bước phát triển quan trọng về nhiều mặt. Tuy nhiên, là một nước đang phát triển, Việt Nam cũng đứng trước những nguy cơ, thách thức lớn về môi trường như các nước trên thế giới, cụ thể: ở Việt Nam sự cố Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh năm 2016 đã làm ÔNMT biển 4 tỉnh Miền Trung đặc biệt nghiêm trọng, làm hệ sinh vật biển chết bất thường và kéo theo hàng loạt những thiệt hại cho người dân tại 4 tỉnh trên và một số vụ việc gây ÔNMT nghiệm trọng trên thế giới như: sự cố tràn dầu vịnh Mexico của tập đoàn dầu khí British Petroleum (BP). vào năm 2010, vụ tràn dầu bắt nguồn từ một vụ nổ tại giàn khoan Deepwater Horizon của tập đoàn dầu khí British Petroleum ngoài khơi nước Mỹ đã làm 11 người thiệt mạng. Sự cố khiến hơn 100 triệu thùng dầu chảy ra ngoài và tàn phá bờ biển các bang miền Nam nước Mỹ, từ Florida đến Texas, hàng loạt sinh vật biển chết với số lượng lớn. Tại bang Louisiana năm 2014, số lượng cá heo mũi chai được phát hiện chết cao gấp 4 lần mức kỷ lục trong lịch sử, hàng chục nghìn con rùa biển nhỏ đã chết sau thảm hoạ và số lượng tổ rùa trong khu vực tiếp tục giảm mạnh… Trong khi đó trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ÔNMT mặc dù đã được quy định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau nhưng hiệu quả thực thi trên thực tế lại không cao. Cùng với đó là số lượng và tốc độ tăng trưởng nhanh của cơ sở sản xuất kinh doanh đã tạo ra áp lực rất lớn lên môi trường và đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải có biện pháp và chính sách để bảo vệ môi trường. Pháp luật về bảo vệ môi trường từ năm 1993 đã sớm đưa ra những nguyên tắc bảo vệ môi trường, các quy định về phòng, chống, khắc phục ÔNMT, trách nhiệm hành chính và trách nhiệm dân sự trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, tiếp tục được hoàn thiện hơn qua các đạo luật Bảo vệ môi trường năm 2005, Luật bảo vệ môi trường năm 2014 và các Bộ luật dân sự qua các thời kỳ. Thậm chí đến Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã có những quy định về trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân gây ÔNMT nhưng các vụ việc
  • 12. 2 ÔNMT không có chiều hướng giảm mà thậm chí còn gia tăng về số lượng và mức độ thiệt hại. Một trong các nguyên nhân lý giải cho thực trạng nói trên là xuất phát từ nghịch lý người gây ÔNMT đôi khi lại nhận được những lợi nhuận khổng lồ từ hành vi của mình mà bất chấp thiệt hại cho các chủ thể khác. Pháp luật quy định nguyên tắc người gây ô nhiễm, suy thoái môi trường phải khắc phục, BTTH và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, vấn đề người gây ÔNMT phải trả bao nhiêu lại phụ thuộc vào quá trình xác định kết quả, lượng giá thiệt hại, trong khi quy định pháp luật về vấn đề này ở nước ta vẫn còn nhiều thiếu sót, bất cập cần phải được điều chỉnh, hoàn thiện để các nguyên tắc BTTH được đảm bảo. Hiện nay, TNBTTH làm ÔNMT mặc dù đã được quy định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau nhưng hiệu quả thực thi trên thực tế lại không cao. Do đó, việc nghiên cứu các quy định liên quan đến TNBTTH do làm ÔNMT của cơ sở sản xuất kinh doanh và kết quả áp dụng các quy định này trong thực tiễn có thể cung cấp cho người đọc hình dung bức tranh tổng quát thực trạng pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ÔNMT của các cơ sở sản xuất kinh doanh, qua đó nhận diện những vấn đề còn tồn tại, hạn chế và đưa ra những kiến nghị cần thiết để hoàn thiện pháp luật. Từ những lý do trên đây, tác giả lựa chọn đề tài “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ÔNMT của DN tại Việt Nam – Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật” làm luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Nước ta hiện đang bước vào công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước và đương nhiên đi kèm với sự phát triển là sự ÔNMT. ÔNMT ảnh hưởng đã và đang trực tiếp đến cuộc sống của con người, nhưng vấn đề do làm ÔNMT đang là một vấn đề đòi hỏi nhiều sự quan tâm để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp cho chủ thể chịu thiệt hại và đây cũng là một bài toán khó và không rõ ràng. Các nghiên cứu về TNBTTH do ÔNMT đã đã nhận được sự quan tâm nghiên cứu của các luật gia, cũng như những người làm công tác thực tiễn trong lĩnh vực quản lý môi trường. Ở các mức độ và phạm vi khác nhau, đã có một số công trình và tài liệu đề
  • 13. 3 cập đến vấn đề này, như: Bồi thường thiệt hại do ÔNMT, suy thoái môi trường gây ra – Thực trạng và phương hướng hoàn thiện, Khóa luận tốt nghiệp, trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh; Bùi Đức Hiển (2010); Những vấn đề pháp lý về xác định thiệt hại do hành vi làm ÔNMT ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học quốc gia Hà Nội, “Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường theo pháp luật dân sự Việt Nam” Luận văn cao học của thạc sỹ Chu Thu Hiền, Khoa Luật trường Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011; Những công trình nghiên cứu trên đã có những đóng góp nhất định cho quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về TNBTTH ngoài hợp đồng và đều giới thiệu một cách khái quát về pháp luật BTTH do làm ÔNMT, mà chưa đi sâu vào phân tích cơ sở lý luận, thực tiễn của vấn đề cũng như được viết ở thời điểm pháp luật bảo vệ môi trường 2005 còn hiệu lực và có nhiều quan điểm đã được hoàn thiện trong Luật Bảo vệ môi trường 2014. Bên cạnh đó, các tài liệu kể trên mặc dù đã nêu được thực trạng của quy định pháp luật về BTTH do làm ÔNMT và một số kiến nghị mà Việt Nam có thể tiếp thu để sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật, nhưng vẫn chưa có sự phân tích cụ thể, toàn diện hệ thống pháp luật của Việt Nam về vấn đề này cũng như thực trạng áp dụng pháp luật trong thời gian vừa qua, đặc biệt trong bối cảnh hiệu quả thực thi những quy định về TNBTTH do làm ÔNMT của các DN hiện nay lại không đạt được kết quả cao. Dưới góc độ khoa học pháp lý, chế định BTTH cũng được nhiều nhà khoa học pháp lý ngoài nước quan tâm nghiên cứu ở các cấp độ khác nhau, những công trình của một số tác giả về các vấn đề liên quan đến đề tài này như: Viet Nam Forest Protection And Development Fund,“Newsletter Payment for Forest Environmental Services”,2016; International Union For Conservation of Nature (IUCN), “Application of the ecosystem, Approach to Wetlands in Vietnam”, 2008. Ngoài ra, các công trình này chỉ giới hạn trong việc giải thích các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường do ô nhiễm và suy thoái môi trường gây ra trong pháp luật của nước ngoài như Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu, Nhật Bản và Hoa Kỳ mà chưa được phân tích một cách hệ thống và cụ thể. Bên cạnh những mặt tích cực
  • 14. 4 đạt được, sau khi Luật Bảo vệ môi trường 2014 có hiệu lực, nhiều hạn chế, bất cập của lĩnh vực BTTH do ÔNMT cũng được đưa ra làm đề tài cần giải quyết. 3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu - Mục đích: Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận của pháp luật về TNBTTH nói chung, và pháp luật về TNBTTH do ÔNMT gây ra của doanh nghiệp và thực tiễn thực hiện pháp luật về TNBTTH do ÔNMT gây ra của doanh nghiệp tại cơ quan nhà nước, doanh nghiệp gây ÔNMT và người bị thiệt hại trong thời gian qua, luận văn đề xuất những kiến nghị nhằm: + Góp phần xây dựng và hoàn thiện pháp luật Việt Nam hiện hành về TNBTTH nói chung và TNBTTH do ÔNMT của doanh nghiệp nói riêng. + Đề xuất các kiến nghị nhằm tháo gỡ, khó khăn và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động áp dụng pháp luật về TNBTTH do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp tại Việt Nam - Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn cần làm sáng tỏ các nhiệm vụ sau: + Đưa ra các khái niệm, đặc điểm cơ bản về TNBTTH do làm ô nhiễm môi trường. + Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về TNBTTH do làm ÔNMT của doanh nghiệp. + Đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật TNBTTH do làm ÔNMT của doanh nghiệp. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Các tài liệu mang tính lý luận và thực tiễn về TNBTTH do làm ÔNMT; hệ thống văn bản pháp luật thực thi của Việt Nam về TNBTTH do làm ÔNMT; các lý thuyết về khoa học môi trường và kinh nghiệm thế giới về xây dựng pháp luật BTTTH do ÔNMT.
  • 15. 5 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về thời gian nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu trong giai đoạn 2018 - 2022. Về không gian nghiên cứu: Do thời gian và tính chất của đề tài, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam và thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật Việt Nam trong các doanh nghiệp Việt Nam. . . Đề tài đề cập đến những vấn đề lý luận chung và thực trạng của pháp luật Việt Nam về ÔNMT do doanh nghiệp gây ra. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài Cơ sở phương pháp luận của luận văn là triết học Mác - Lênin, nhất là phép duy vật biện chứng. Trong quá trình nghiên cứu, tiếp thu quan điểm của Đảng và Nhà nước về chính sách kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường cũng như các nội dung có liên quan đến đề tài. Cụ thể: Tại chương 1: tác giả sử dụng phương pháp thu thập thông tin, phương pháp tổng hợp để thu thập các vấn đề lý luận liên quan đến đề tài trong các công trình nghiên cứu trước đây, báo, tạp chí, sách tham khảo, tạp chí khoa học, các trang web. Tại chương 2: phương pháp phân tích, phương pháp diễn dịch, phương pháp quy nạp, tổng hợp được sử dụng để phân tích thực trạng quy định của pháp luật, thực tiễn thực hiện pháp luật về TNBTTH do gây ÔNMT của doanh nghiệp. Tại chương 3: trên cơ sở thực tiễn quy định của pháp luật và thực hiện pháp luật, luận văn sử dụng phương pháp dự báo để đưa ra các kiến nghị, giải pháp để hoàn thiện quy định của pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về TNBTTH do gây ÔNMT của DN. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Đề tài sau khi được hoàn thiện có thể là tài liệu để các cơ quan chức năng tham khảo khi thực tiễn giải quyết các vấn đề liên quan đến trách nhiệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ÔNMT và cũng có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo tại các cơ sở đào tạo và nghiên cứu về luật học hoặc có giá trị tham khảo
  • 16. 6 đối với các cơ quan xây dựng và thực thi pháp luật trong quá trình xây dựng, hoàn thiện pháp luật trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ÔNMT ở Việt Nam. 7. Kết cấu của luật văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn này gồm 3 chương, nội dung chính như sau: Chương 1, Lí luận chung về trách nhiệm BTTH do gây ÔNMT của các doanh nghiệp Việt Nam. Chương 2, Thực trạng pháp luật Việt Nam về trách nhiệm BTTH do ÔNMT của doanh nghiệp Chương 3, Kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về trách nhiệm BTTH do ÔNMT của doanh nghiệp.
  • 17. 7 CHƯƠNG 1: LÍ LUẬN CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO GÂY ÔNMT CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Khái niệm và đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm về gây ô nhiễm môi trường và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp 1.1.1.1. Khái niệm gây ô nhiễm môi trường Hiện nay, vấn đề ô nhiễm mỗi trường đang là vấn đề nhức nhối đối với mỗi quốc gia. Không riêng gì Việt Nam, mỗi quốc gia, mỗi nước, mỗi địa điểm đều xảy ra tình trang ô nhiễm. Không ít thì nhiều, không ô nhiễm không khí thì ô nhiễm nguồn nước, không ô nhiễm nguồn đất thì ô nhiễm tiếng ồn,… Ô nhiễm môi trường là một hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, cùng với nó là các tính chất vật lý, sinh học, hóa học của môi trường bị thay đổi gây tác hại tới sức khỏe của con người và các sinh vật khác trong tự nhiên. Ô nhiễm môi trường chủ yếu do hoạt động xả thải từ đời sống, sinh hoạt, sản xuất của con người gây ra. Ngoài ra, ô nhiễm còn do một số hoạt động từ tự nhiên khác có các tác động tới môi trường theo hướng tiêu cực. Vấn đề nguyên nhân biến đổi khí hậu ở việt nam đang rất được quan tâm. Trong cuộc sống không ngừng phát triển hiện nay, vấn đề ô nhiễm mỗi trường đang là vấn đề nhức nhối đối với nhà nhà, người người. Không chỉ riêng ở Việt Nam, tại mỗi quốc gia, mỗi nước, mỗi địa phương đều xảy ra tình trang ô nhiễm. Có thể là ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm môi trường nước, ô nhiễm biển… Các nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường. Một là, nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường do các yếu tố tự nhiên Sạt lở đất đồi núi, bờ sông cuốn vào dòng nước bùn, đất, mùn,… làm giảm chất lượng của nước. Khói bụi từ sự phun trào núi lửa theo nước mưa rơi xuống.
  • 18. 8 Ô nhiễm môi trường nước cũng là do sự hòa tan nhiều chất muối khoáng có nồng độ quá cao, trong đó có chất gây ung thư như Asen, Fluor và các chất kim loại nặng… Sự phân hủy xác các sinh vật sống thành chất hữu cơ bị ngấm xuống đất, lâu dần ngấm tới mạch nước ngầm, hoặc xác chết các sinh vật trôi nổi cũng khiến nguồn nước bị ô nhiễm trực tiếp. Đặc biệt, với một hệ thống nối liền của các dòng chảy ao hồ, kênh rạch,…khi các thiên tai, thảm họa thiên nhiên xảy ra như lũ lụt, mưa bão,…rác thải sẽ dễ dàng bị cuốn trôi và phát tán nhanh chóng, khó khống chế. Hai là, nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường do tác nhân con người - Từ sinh hoạt hàng ngày gây ra ô nhiễm môi trường: hàng ngày, con người sử dụng nước cho rất nhiều hoạt động khác nhau, từ các cá nhân đến các cơ quan, khách sạn, nhà hàng, bệnh viện; nước từ các hoạt động này đều chứa các chất thải với thành phần dễ phân hủy, dầu mỡ, chất rắn, vi khuẩn thường không được xử lý mà thải trực tiếp ra các ao, hồ, sông,… - Chất thải nông nghiệp góp phần gây ra ô nhiễm môi trường lớn: các chất thải từ phân, nước tiểu gia súc, phân bón, hóa chất,…thường không được thu gom, xử lý. Những chất này có thể gây ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm. - Chất thải công nghiệp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng: công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ lâu đã trở thành xu hướng phát triển chung của mỗi quốc gia. Lượng chất thải từ các hoạt động này là vô cùng lớn thành phần có sự khác biệt với mỗi ngành nghề sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên mức độ gây nguy hiểm thì tất cả đều có. Ba là, do các chất thải từ phương tiện giao thông Trong tổng lượng chất thải gây ô nhiễm môi trường, khí thải từ các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ chiếm vị trí hàng đầu hiện nay. Trong các loại phương tiện tham gia giao thông, xe mô tô, xe gắn máy chiếm tỷ lệ lớn nhất và cũng là nguồn chất thải gây ô nhiễm lớn nhất.
  • 19. 9 Bởi theo các chuyên gia thì các phương tiện giao thông sử dụng loại xăng và dầu diesel làm nhiên liệu, quá trình rò rỉ, bốc hơi cũng như đốt cháy nhiên liệu dẫn tới phát sinh nhiều các loại khí độc như: VOC, Benzen, Toluen… Bốn là, ô nhiễm môi trường do chất thải ở các xí nghiệp nhà máy Do chi phí đầu tư các trang thiết bị, ứng dụng xử lý chất thải, khí thải không hề nhỏ nên rất ít công ty có biện pháp xử lý, hoặc thậm chí họ có xây dựng các khu vực xử lý thì vẫn có một phần nào đó được xả trực tiếp ra môi trường do lượng chất thải quá lớn, không xử lý hết được. Năm là, ô nhiễm môi trường do chất độc hóa học, chất bảo vê thực vật Đặc biệt, các loại thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng rộng rãi. Chai lọ, bao, bao bì để chứa các loại thuốc này sau khi sử dụng hay được người dùng vất lung tung, thậm chí vất trực tiếp xuống nước. Lượng hoá chất tồn dư sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nước khi nó ngấm vào nước ngầm cũng như đất ở nơi đó. Sáu là, sử dụng các nguyên liệu hóa thạch để đun nấu CO2 chính là nguyên nhân chính gây nên hiệu ứng nhà kính hàng đầu, được mô tả như là ô nhiễm khí hậu tồi tệ nhất. Và hiện nay hàng tỷ tấn CO2 được thải ra hàng năm tới môi trường bằng việc đốt các nhiên liệu hóa thạch. Hiện nay nồng độ CO2 trong khí quyển của trái đất ngày một tăng, vì thế cần có những biện pháp để giảm thiểu khí này ra ngoài môi trường sống. Bảy là, nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường do phóng xạ Chất phóng xạ cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường, chúng được tạo ra bởi các vụ nổ hạt nhân, chiến tranh và các quá trình tự nhiên như phân rã phóng xạ của radon. Dưới góc độ pháp lý, “Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật”; Dưới góc độ sinh học, khái niệm ÔNMT là hiện tượng môi trường tự nhiên bị nhiễm bẩn, đồng thời các tính chất vật lý, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại đối với đời
  • 20. 10 sống của con người và các sinh vật khác. Trong đó, (i) quy chuẩn kỹ thuật môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản bắt buộc áp dụng để bảo vệ môi trường và (ii) tiêu chuẩn môi trường là giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được các cơ quan nhà nước và các tổ chức công bố dưới dạng văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường. Trên thế giới, ÔNMT cũng được hiểu là sự biến đổi của thành phần môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khỏe của con người, đến sự phát triển bình thường của sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các công trình nghiên cứu tuy không đưa ra khái niệm về ÔNMT nói chung nhưng cũng đưa ra được định nghĩa về “ô nhiễm” đối với từng thành phần môi trường cụ thể. Bên cạnh đó trên thế giới, ÔNMT trường cũng được hiểu là sự biến đổi của thành phần môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khỏe của con người, đến sự phát triển bình thường của sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các công trình nghiên cứu tuy không đưa ra khái niệm về ô nhiễm môi trường nói chung nhưng cũng đưa ra được định nghĩa về “ô nhiễm” đối với từng thành phần môi trường cụ thể. 1.1.1.2. Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp Một là, trách nhiệm BTTH do gây ÔNMT là cơ sở pháp lí quan trọng để bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ thể bị thiệt hại. Khi môi trường bị xâm phạm thì cũng chính là lúc mà những lợi ích vật chất lẫn tinh thần của tổ chức, cá nhân bị tổn hại nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của họ, đe dọa sự sống lẫn khả năng kinh tế của các gia đình. Thực tế đó đời hỏi phải có cơ chế thích hợp để có thể bù đắp lại những thiệt hại mà người dân đã gánh chịu và chế định bồi thường thiệt hại đã thực hiện được điều đó. Bồi thường thiệt hại yêu cầu các chủ thể gây hại phải thực hiện nghiêm túc trách nhiệm bồi hoàn những thiệt hại mà mình đã gây ra cho môi trường và tính mạng, sức khỏe, tài sản cũng như những lợi
  • 21. 11 ích hợp pháp khác của chủ thể bị thiệt hại. Qua đó, giúp cho chủ thể bị thiệt hại có thể khôi phục, bù đắp được phần nào tổn thất do môi trường bị xâm phạm gây ra, nhằm bảo đảm được một cuộc sống ổn định và mang lại sự ấm no, bình yên cho chính bản thân cũng như gia đình họ. Chẳng hạn, các sự cố tràn dầu xảy ra ô nhiễm nặng cho các dòng sông lớn dẫn đến tình trạng cá, tôm chết hàng loạt và đã ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn sống chính cũng như đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của cư dân vùng ven biển. Thông qua chế định bồi thường thiệt hại, người dân có thể quy kết trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho các chủ tàu nhằm bù đắp lại những thiệt hại do sự cố tràn dầu gây ra. Từ đó, chế định bồi thường thiệt hại về môi trường có ý nghĩa thiết thực trong việc bảo vệ đời sống, tính mạng, sức khỏe và là cơ sở vững chắc để công dân thực hiện tốt các quyền cơ bản của mình. Do vậy, cần phải tăng cường hoạt động phổ biến pháp luật liên quan đến vấn đề bồi thường thiệt hại môi trường sâu rộng trong Nhân dân để người dân có thể nhận thức và chủ động bảo vệ quyền, lợi ích của mình khi bị xâm phạm. Đồng thời, đòi hỏi Nhà nước cần phải có cơ chế thức hợp và hiệu quả để bảo đảm cho người dân có khả năng thực hiện tốt các quyền công dân của mình, nhất là quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường. Hai là, TNBTTH về môi trường là một công cụ hữu hiệu nhằm ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật môi trường. Trong điều kiện các chế tài xử phạt vi phạm pháp luật môi trường còn nhiều bất cập với mức xử phạt vi phạm hành chính theo luật định còn quá thấp so với khoản lợi nhuận mà các chủ thể đạt được từ việc xâm phạm môi trường; các quy định xử lý hình sự trong lĩnh vực môi trường thiếu tính khả thi đã làm cho số vụ việc vi phạm pháp luật môi trường bị xử lý hình sự còn hạn chế thì chế định bồi thường thiệt hại về môi trường có ý nghĩa quan trọng hơn bao giờ hết. Bởi, trách nhiệm bồi thường thiệt hại được đặt ra không căn cứ trên một mức giới hạn bồi thường nào cả, mà theo đó, chủ thể gây ra thiệt hại bao nhiêu thì cũng phải có trách nhiệm bồi thường tương đương với giá trị đó bấy nhiêu. Như vậy, đây có thể được xem là quy định nghiêm khắc đối với chủ thể vi phạm, vì mục đích cuối cùng và cũng là mục đích quan trọng nhất thúc đẩy các chủ thể thực hiện
  • 22. 12 hành vi xâm phạm môi trường là lợi ích vật chất, trong khi đó, với đặc trưng của chế định bồi thường thiệt hại thì rõ ràng con số lợi nhuận mà các chủ thể gây thiệt hại nhận được trong trường hợp này bằng không và thậm chí còn có giá trị âm khi họ phải có nghĩa vụ bồi hoàn lại toàn bộ những tổn thất mà mình đã gây ra. Mặt khác, khi đối diện với trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì cũng là lúc mà các chủ thể (nhất là các chủ thể sản xuất – kinh doanh) phải gánh chịu thiệt hại về uy tín doanh nghiệp cũng như danh tiếng sản phẩm, và thậm chí sản phẩm của họ còn đứng trước nguy cơ bị người dân “tẩy chay”. Hơn nữa, họ còn phải mất không ít thời gian, tiền bạc khi tham gia giải quyết các tranh chấp có liên quan. Và từ những so sánh vật chất ấy, những tác động tài chính mà trách nhiệm bồi thường thiệt hại mang lại đã tạo ra khả năng rất lớn trong việc răn đe, ngăn chặn các chủ thể vi phạm pháp luật môi trường và định hướng hành vi, thái độ xử của họ mang tính tích cực hơn, thân thiện hơn đối với môi trường xung quanh. Ba là, chế định TNBTTH do ô nhiễm môi trường góp phần bảo đảm công bằng xã hội. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phân phối thu nhập và phúc lợi về cơ bản được tiến hành theo năng lực thị trường với phương châm “làm theo năng lực, hưởng theo lao động. Tuy nhiên, bản thân thị trường không có khả năng giải quyết bất công xã hội và những vấn đề về ô nhiễm môi trường. Vì vậy, Nhà nước với tư cách là chủ thể quản lý xã hội cần can thiệp để điều hòa các lợi ích, giữ vững ổn định xã hội. Và chế định TNBTTH về môi trường là một trong những công cụ quản lý nhà nước không thể thiếu trong việc thực hiện mục tiêu bảo đảm công bằng xã hội. Với trách nhiệm bồi thường thiệt hại, chủ thể gây ra thiệt hại buộc phải có nghĩa vụ bù đắp, khôi phục lại những thiệt hại đã gây ra. Điều đó có nghĩa rằng, để thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại, đòi hỏi chủ thể gây thiệt hại phải lấy nguồn tài chính của mình ra để bồi hoàn lại những thiệt hại mà các chủ thể bị thiệt hại phải gánh chịu. Qua đó, hoàn trả lại sự công bằng về lợi ích giữa các bên chủ thể, bảo đảm phân phối thu nhập cũng như phúc lợi một cách tương xứng trong xã hội. Mặt khác, bồi thường thiệt hại cũng bao hàm cả việc yêu cầu các chủ thể gây thiệt hại bù đắp những tổn thất mà môi trường đã bị ảnh hưởng từ hành vi xâm phạm, qua đó hoàn trả lại môi trường sống trong lành cũng như cuộc
  • 23. 13 sống ấm no, ổn định cho người dân. Đây chính là sự bảo đảm công bằng trong khả năng hưởng thụ những lợi ích có được từ môi trường giữa các chủ thể trong xã hội, cụ thể là giữa người dân ở khu vực bị ô nhiễm và người dân ở khu vực có môi trường trong sạch. Ngoài ra, chế định bồi thường thiệt hại cũng tạo ra sự công bằng giữa các chủ thể sản xuất – kinh doanh trên thương trường với nhau, bởi, nó sẽ tạo ra sự cân bằng vê lợi ích giữa nhóm chủ thể đã bỏ chi phí ra để thực hiện tốt các cam kết bảo vệ môi trường (như đầu tư cho hệ thống xử lý nước thải, …) và nhóm chủ thể thu lợi ích từ hành vi xâm phạm môi trường (thông qua việc quy định mức bồi thường luôn tương xứng với thiệt hại xảy ra”, thì các chủ thể này gần như không thu được lợi ích nào từ hành vi vi phạm pháp luật môi trường). Cuối cùng, TNBTTH về môi trường có ý nghĩa thiết thực trong việc nâng cao nhận thức của công dân đối với các vấn đề môi trường. Một khi công tác giải quyết bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường được thực hiện có hiệu quả, người dân sẽ có những nhận thức sâu sắc và có những cơ sở pháp lí lẫn cơ sở thực tiễn vững chắc để thực hiện yêu cầu bồi thường thiệt hại môi trường của mình hơn. Khi đó, tất yếu họ sẽ quan tâm đến chất lượng môi trường xung quanh nhiều hơn, xem môi trường mà mình đang sinh sống hiện ở trong tình trạng thế nào, có ảnh hướng đến đời sống của mình hay không, để có những hành động bảo vệ quyền và lợi ích bản thân một cách kịp thời. Hơn thế, khi trách nhiệm bồi thường thiệt hại tác động mạnh mẽ đến khả năng tài chính của các chủ thế sản xuất – kinh doanh của mình. Do đó, dù đứng ở góc độ chủ thể gây thiệt hại hay chủ thể bị thiệt hại, thì chế định bồi thường thiệt hại để làm cho họ có sự quan tâm nhất định đến các vấn đề về môi trường trong xã hội. Để đạt được ý nghĩa trên thì một lần nữa yêu cầu công tác giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường được phát huy đầy đủ tác dụng và đúng bản chất của nó. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào nhận thức và khả năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực môi trường của các cá nhân, cơ quan có thẩm quyền.1 1 https://sosmoitruong.com/khai-niem-ve-boi-thuong-thiet-hai-do-o-nhiem-moi-truong-gay-ra/
  • 24. 14 1.1.2. Đặc điểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp TNBTTH do làm ÔNMT của doanh nghiệp ngoài những đặc điểm chung của TNBTTH ngoài hợp đồng như: (1) loại trách nhiệm dân sự phát sinh trên cơ sở do pháp luật quy định, dưới tác động trực tiếp của các quy phạm pháp luật, khi có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại; (2) căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại cụ thể như: yếu tố có thiệt hại xảy ra trên thực tế; phải có hành vi vi phạm những quy định của pháp luật; trách nhiệm BTTH chỉ phát sinh khi có đủ các điều kiện do pháp luật quy định. (3) 4 điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; (4) cơ sở pháp lý của việc truy cứu trách nhiệm bồi thường là quyết định do cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền ban hành trên cơ sở xem xét, quyết định vụ việc vi phạm pháp luật đã có hiệu lực pháp luật. (5) các biện pháp thực hiện của TNBTTH phải được áp dụng đúng theo các thủ tục, trình tự do pháp luật quy định. Thi TNBTTH do gây ÔNMT của doanh nghiệp còn có những điểm khác biệt sau như: Một là, cơ sở pháp lý: đây là loại trách nhiệm phát sinh dưới tác động trực tiếp của các quy phạm pháp luật mà không cần có sự thỏa thuận trước của các chủ thể; chịu sự điều chỉnh của Hiến pháp, pháp luật Dân sự, pháp luật về Môi trường. Hai là, chủ thể bị thiệt hại cụ thể của các hành vi vi phạm pháp luật và chủ thể gây thiệt hại thường có sự bất cân xứng về khả năng tiếp cận pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Trong thực tế, chủ thể gây thiệt hại thường là các công ty, doanh nghiệp, trong khi đó, chủ thể bị thiệt hại đa phần là người dân. Trong tương quan lực lượng giữa chủ thể gây thiệt hại và chủ thể bị thiệt hại, phía chủ thể gây thiệt hại thường có tiềm lực kinh tế, trình độ chuyên môn, kỹ thuật, khả năng sử dụng luật sư... tốt hơn so với chủ thể bị hại. Bên cạnh đó, số lượng chủ thể bị thiệt hại trong mỗi vụ việc thường là nhiều, giữa những chủ thể bị thiệt hại thường không có mối liên kết chặt chẽ, tuy tổng thiệt hại những chủ thể bị thiệt hại gánh chịu có thể là rất lớn.
  • 25. 15 Ba là, trong các vụ việc gây thiệt hại cho môi trường, bên cạnh thiệt hại là các tổ chức, cá nhân cụ thể phải gánh chịu, luôn có một thứ thiệt hại mà cộng đồng phải gánh chịu, đó là thiệt hại cho môi trường. Bốn là, việc làm rõ, chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật và hậu quả mà chủ thể bị thiệt hại và cộng đồng phải gánh chịu rất phức tạp và khó thực hiện. Năm là, nhiều vụ việc xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong thực tế cho thấy, các hành vi gây ô nhiễm, suy thoái môi trường có thể gây những thiệt hại trên một diện rất rộng, với số lượng nạn nhân rất lớn, thuộc thẩm quyền xử lý, tài phán của nhiều cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác nhau. Chính vì vậy, khó xác định cơ quan hay Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết vụ việc. Sáu là, việc thu thập, xác định chứng cứ chứng minh thiệt hại, chứng minh hành vi vi phạm, việc giám định, tình trạng môi trường, giám định thiệt hại trong các vụ việc về môi trường thường phức tạp, tốn kém, đòi hỏi trình độ khoa học và công nghệ cao. Bảy là, chủ thể gây thiệt hại trong các vụ việc do hành vi làm ÔNMT trong nhiều trường hợp không phải chỉ là một doanh nghiệp, một nhà máy mà có thể là nhiều doanh nghiệp, nhiều nhà máy, nhiều cơ sở sản xuất trong cụm công nghiệp hoặc có vị trí gần nhau trên địa phương đó. Thực tế ấy cho thấy, việc xác định “tỷ lệ” gây thiệt hại, hậu quả của từng chủ thể gây ra, để quy trách nhiệm cho công bằng, hợp lý, chuẩn xác là công việc hết sức khó khăn, đòi hỏi hệ thống quan trắc phức tạp. Như vậy, có thể nói rằng, trách nhiệm BTTH do gây ÔNMT là hình thức trách nhiệm dân sự nhằm buộc bên có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, gây ra thiệt hại phải có trách nhiệm khắc phục hậu quả, bù đắp, đền bù tổn thất về vật chất và tinh thần của các cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật của mình gây ra.
  • 26. 16 1.2. Căn cứ pháp sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại là những yếu tố, là cơ sở để xác định trách nhiệm bồi thường, người được bồi thường và người phải bồi thường. Theo quy định của pháp luật hiện nay thì điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại phải hội tụ đủ 4 yếu tố như sau: 1.2.1. Có hành vi, sự kiện gây thiệt hại ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp Có 15 hành vi bị nghiêm cấm theo Điều 7 Luật Bảo vệ Môi trường 2005, nhưng cũng có những hành vi cố ý và vô ý của các doanh nghiệp hủy hoại môi trường, đó là hành vi vi phạm môi trường và là hành vi vi phạm pháp luật. Các thông lệ mà hầu hết các doanh nghiệp ở Việt Nam đang vi phạm là các yêu cầu được ghi trong các quy định về đánh giá tác động môi trường hoặc báo cáo đánh giá tác động môi trường. Hoặc các quy định liên quan đến bảo vệ tài nguyên thiên nhiên: bảo vệ rừng, khai thác và buôn bán động thực vật quý hiếm. Vi phạm quy định về đa dạng sinh học và Bảo tồn thiên nhiên: Các vấn đề không tuân thủ các quy định về sức khỏe cộng đồng, chẳng hạn như các quy định về vận chuyển và xử lý chất thải, rác thải. Quy định về tiếng ồn và độ rung quy định về lưu giữ và sử dụng các chất ô nhiễm. Vi phạm quy định về phòng ngừa và xử lý sự cố môi trường trong tìm kiếm, thăm dò, phát triển và giao thông vận tải. Thiệt hại về môi trường có thể do tai nạn hoặc do bất cẩn trong sản xuất kinh doanh gây ra các sự cố về môi trường và không phải mọi hành vi vi phạm pháp luật về môi trường đều gây ra thiên tai mà chỉ xảy ra khi tác hại của một yếu tố nào đó v.v. Vì vậy, mọi người phải tôn trọng các quyền về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, tài sản của mọi công dân và tổ chức, không bao giờ được có những hành vi làm phương hại đến các quyền tuyệt đối đó. Hành vi, sự kiện gây thiệt hại thường biểu hiện dưới dạng hành động, đối tượng đã thực hiện một hành động mà lẽ ra không được thực hiện. Câu hỏi về hành vi, sự kiện sai trái được thể hiện dưới dạng thiếu sót, liệu chúng có được áp dụng hay không, vẫn là một vấn đề gây tranh cãi và phức tạp. .) Nhưng rất khó để buộc người đó phải
  • 27. 17 yêu cầu bồi thường. Sơ suất trong trách nhiệm dân sự là điều kiện để xác định trách nhiệm pháp lý, nhưng mức độ lỗi và hình thức lỗi không có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định trách nhiệm pháp lý. Một hành động gây ra thiệt hại có thể là hợp pháp nếu nó được thực hiện theo nghĩa vụ pháp lý hoặc được thi hành một cách chuyên nghiệp. Một số hành vi phổ biến hơn có thể được liệt kê như: Các hành vi, sự kiện vi phạm điều cấm của Luật Bảo vệ môi trường 2014: Hủy hoại và khai thác tài nguyên thiên nhiên trái phép; Khai thác tài nguyên sinh vật bằng các phương tiện, công cụ, phương pháp hủy diệt, không đúng thời vụ và sản lượng theo quy định của pháp luật; Phá hoại, xâm lược chiếm dụng trái phép di sản thiên nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên; Xâm lược công khai quy trình, thiết bị, phương tiện hoạt động bảo vệ môi trường; Công việc sống bất hợp pháp tại khu vực được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định được chỉ định là khu vực hạn chế do mức độ nguy hiểm môi trường đối với trẻ em; Che giấu hành vi hủy hoại môi trường, cản trở hoạt động bảo vệ môi trường môi trường, làm sai lệch thông tin dẫn đến hậu quả xấu cho môi trường; Lạm dụng chức vụ, quyền hạn, vượt quyền, thiếu trách nhiệm của người có thẩm quyền làm trái các quy định về quản lý môi trường. Vi phạm các quy định về vệ sinh công cộng: Vận chuyển, chôn cất chất độc hại, chất phóng xạ, chất thải và các chất độc hại khác không đúng quy trình kỹ thuật bảo vệ môi trường; Vứt bỏ chất thải chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn kỹ sư môi trường; chất độc hại, phóng xạ và các chất độc hại khác vào đất, nước và không khí; Đưa vào nguồn nước các hóa chất, chất độc hại chất thải, vi sinh vật chưa được kiểm tra và các tác nhân có hại khác đối với con người con người và sinh vật; Phát thải khói, bụi, khí có chất độc hại, mùi hôi vào không khí; phát ra bức xạ, chất phóng xạ, chất ion hóa vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trường học; Gây tiếng ồn, độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Xác định các hành vi, sự kiện trái pháp luật gây thiệt hại trong TNBTTH do ÔNMT là một chủ đề vừa dễ vừa khó. Về nguyên tắc thì dễ nhưng trên thực tế thì khó vì vấn đề này chỉ có thể được giải quyết trong từng trường hợp cụ thể tùy thuộc
  • 28. 18 vào từng Tòa án. Có thể có sự do dự và thậm chí sợ hãi trong quá trình xác định các hành vi, sự kiện trái pháp luật gây thiệt hại đến môi trường, nhưng Tòa án vẫn phải xử lý TNBTTH do các doanh nghiệp gây ra. Như đã thấy, các hoạt động của doanh nghiệp luôn được thực hiện thông qua các hoạt động của các cá nhân. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có thể xác định được cán bộ hoặc công nhân nào trong một doanh nghiệp đã thực hiện các hành động gây thiệt hại đến môi trường, làm lo nhiễm môi trường. Không chỉ những hànhvi, sự kiện gây thiệt hại đến môi trường do một cá nhân cụ thể gây ra mà các doanh nghiệp nói chung đều là đối tượng gây ÔNMT. Do đó, một hành vi gây thiệt hại có thể là bất kỳ hành vi, sự kiện nào mà người gây ÔNMT không thể xác định rõ ràng. 1.2.2. Có thiệt hại gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp Thiệt hại xảy ra là tiền đề quan trọng của việc yêu cầu BTTH, là yếu cấu thành cơ bản của yêu cầu trách nhiệm theo mục đích áp dụng trách nhiệm là khôi phục tình trạng của tài sản cho đối tượng bị thiệt hại, vì vậy nếu không có thiệt hại, không yêu cầu bồi thường mặc dù tất cả các điều khoản trường hợp khác. “Thiệt hại” thường được hiểu là sự giảm sút lợi ích vật chất hoặc tinh thần của một người do gây ra tổn hại cho người khác và được xác định cố định bởi một số tiền. Ở góc độ xã hội, khi thiệt hại xảy ra, ảnh hưởng đến các quan hệ xã hội được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Dưới góc độ pháp lý, thiệt hại là việc các hành vi vi phạm pháp luật đã gây ra thiệt hại, làm hư hỏng, hủy hoại tài sản, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, Nhà nước. Thiệt hại do ô nhiễm môi trường bao gồm thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản của con người cũng như thiệt hại về thiên nhiên, môi trường. Thiệt hại đối với môi trường như thiệt hại về nguồn nước, ô nhiễm do chất thải độc hại, thiệt hại nghiêm trọng về động thực vật, giảm diện tích rừng ... và thiệt hại về tài sản có liên quan đến việc người dân bị mất lợi ích liên quan đến việc không sử dụng, không phát triển, và nếu ô nhiễm là một dạng thấp hơn, nó có thể được sử dụng để ngăn ngừa và sửa chữa những thiệt hại gây ra. Ngoài chi phí, có những hạn chế trong việc sử dụng và phát triển của thuộc tính tài sản bởi ÔNMT. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm hại còn phải bao gồm chi phí hợp lý để điều trị, nuôi dạy, phục hồi sức khoẻ, mất hoặc suy giảm chức năng. Nó ảnh
  • 29. 19 hưởng không nhỏ đến thu nhập thực tế của nạn nhân, mà còn ảnh hưởng đến quyền lợi của người chăm sóc nạn nhân, tâm lý và kinh tế. Về thiệt hại về người, thiệt hại này có thể xảy ra trong trường hợp xảy ra sự cố môi trường như tràn dầu, nổ xăng, cháy rừng ... Chi phí này đã bao gồm tất cả các chi phí cứu hộ, bồi dưỡng và chăm sóc nó. Từ chi phí mai táng đến tiền cấp dưỡng cho những người mà nạn nhân có nghĩa vụ cấp dưỡng. Đặt tại một khu vực ô nhiễm làm giảm thiệt hại kinh tế như doanh thu và lợi nhuận của công ty. Do đó, trong trường hợp có thiệt hại xảy ra, trách nhiệm pháp lý luôn gắn liền với nhu cầu đảm bảo sự hài lòng của nạn nhân một cách tự nhiên nhất có thể nhằm giảm thiểu tổn thất và rủi ro của họ. 1.2.3. Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi, sự kiện gây thiệt hại ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp và thiệt hại xảy ra Thiệt hại xảy ra do hành vi, sự kiện trái pháp luật hoặc ngược lại, hành vi trái pháp luật là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại xảy ra. Hành vi, sự kiện vi phạm pháp luật về môi trường phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra sự suy giảm chức năng và tính hữu ích của môi trường, gây ra thiệt hại vì tính mạng con người, sức khoẻ, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức tổ chức và cá nhân. Nguyên nhân là sự tác động qua lại giữa các mặt của hiện tượng, còn tác dụng là làm thay đổi sự vật, hiện tượng đó hoặc làm thay đổi sự vật, hiện tượng khác. Đối với TNBTTH ngoài hợp đồng thì hành vi trái pháp luật được coi là nguyên nhân và thiệt hại được coi là hậu quả. Theo nguyên tắc chung, hành vi vi phạm pháp luật xảy ra trước, và thiệt hại đến sau. Trong đó, cần xác định chắc chắn mối quan hệ nhân quả của thiệt hại ngoài hợp đồng, là cơ sở để xác định mức BTTH. Vì vậy, chúng ta cần một cái nhìn tổng thể về đánh giá khiên cưỡng, suy luận chủ quan và duy ý chí. Phải đảm bảo rằng thiệt hại xảy ra là kết quả tất yếu của hành động và ngược lại. "Thiệt hại gây ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật, hoặc ngược lại. Hành vi trái pháp luật là nguyên nhân trực tiếp hoặc kết luận của thiệt hại."
  • 30. 20 Trong trường hợp khiếu nại về môi trường, không dễ để xác định mối liên hệ nhân quả giữa thiệt hại và gian lận môi trường. Điều này là do thiệt hại thực tế do vi phạm pháp luật gây ra, nhưng thiệt hại về môi trường có thể do ô nhiễm, suy thoái hoặc do các nguyên nhân tự nhiên gây ra. Xác định mối quan hệ nguyên nhân - kết quả giữa hành vi gây ô nhiễm môi trường và thiệt hại. Thiệt hại là một trong những yếu tố cấu thành trách nhiệm bồi thường do ÔNMT, vì vậy, nếu không xác định được mối quan hệ này thì không thể hoàn thành trách nhiệm bồi thường của mình mặc dù có thể xác định được mức độ thiệt hại, xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi làm ÔNMT và thiệt hại có thể gây ra hiểu rằng, với những hành vi làm ÔNMT như vậy, thiệt hại xảy ra là không thể tránh khỏi và ngược lại, nếu không có những hành vi làm ÔNMT nêu trên thì sẽ không bị thiệt mà tác hại xảy ra. Nếu hành vi hủy hoại môi trường xảy ra trong một thời gian dài thì rất khó xác định nguyên nhân nếu tính đến thời điểm thu thập chứng cứ chưa đạt được mức độ thiệt hại ban đầu, hoặc các hành động có thể gây ra các loại thiệt hại khác nhau với các mức độ khác nhau có thể khó xác định nguyên nhân. Nếu khó xác định được quan hệ nhân quả trên thì phải xác định nguyên nhân trực tiếp hoặc quyết định nhất của thiệt hại gây ra, chỉ xác định được đặc điểm kỹ thuật và pháp lý 2 . 1.2.4. Có yếu tố lỗi của doanh nghiệp (không bắt buộc) Về nguyên tắc, một người bị áp dụng một chế tài pháp lí (cưỡng chế của Nhà nước) thì họ phải có hành vi vi phạm pháp luật do lỗi cố ý hoặc vô ý. Tuy nhiên, trong quan hệ dân sự có những trường hợp ngoại lệ là người không có hành vi trái pháp luật, không có lỗi vẫn phải chịu trách nhiệm dân sự. Doanh nghiệp gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm dân sự khi có yếu tố lỗi, có khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi gây lỗi của mình, tuy nhiên yếu tố lỗi cũng là một trọng bốn điều kiện phát sinh trách nhiệm dan sự nói chung và đối với việc gây ÔNMT nói riêng nhưng không bắt buộc. Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, thiệt hại về môi trường do hành vi làm ÔNMT gây ra chỉ được loại trừ nếu người bị thiệt hại có lỗi và được điều chỉnh theo quy định của pháp luật. 2 https://luatduonggia.vn/dieu-kien-phat-sinh-trach-nhiem-boi-thuong-thiet-hai-do-lam-o-nhiem-moi-truong/
  • 31. 21 Khi nhiều tổ chức, cá nhân cùng gây ra thiệt hại thì việc xác định rõ trách nhiệm của người gây ra thiệt hại là rất quan trọng, với mục đích xác định rõ hơn trách nhiệm của người gây ô nhiễm để xác định cơ chế bồi thường. Cũng có thể hiểu rằng nếu nạn nhân không có lỗi thì người gây ra ÔNMT phải chịu trách nhiệm, điều này bảo vệ triệt để lợi ích của người bị thiệt hại trước sự xâm hại của người khác. Mọi đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật gây ÔNMT sẽ đều được cho là có lỗi và phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình. Nói cách khác, nếu người bị thiệt hại không có lỗi thì luôn phải bồi thường luôn đặt ra đối với những người vi phạm pháp luật về môi trường và gây ra thiệt hại có lỗi hoặc không do lỗi của chủ thể xâm phạm môi trường và là nguyên nhân trực tiếp cũng như nguyên nhân sâu xa gây thiệt hại. Hành vi gây ÔNMT là nguyên nhân trực tiếp làm hủy hoại môi trường đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và gây thiệt hại cho sự sống của muôn loài. Xét về mối quan hệ nguyên nhân và kết quả, mối quan hệ mang tính phổ biến môi trường, hành vi xâm phạm môi trường là nguyên nhân của hai loại thiệt hại, một mặt là thiệt hại cho môi trường, mặt khác gây thiệt hại cho chủ thể chịu tác động của môi trường và bị thiệt hại. “Chủ thể làm ô nhiễm môi trường mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp chủ thể đó không có lỗi”3 Có thể thấy luật không quy định rõ yếu tố lỗi, nhưng theo quan điểm của tác giả đối với yếu tố lỗi trong TNBTTH do gây ÔNMT thì không mấy có ý nghĩa quan trọng nhưng theo quan điểm của tác giả đối với yếu tố lỗi trong trách nhiệm BTTH do làm ô nhiễm môi trường thì không mấy có ý nghĩa quan trọng, có thể hiểu BTTH trong lĩnh vực môi trường là trách nhiệm khách quan, cụ thể là chủ thể vi phạm luật bảo vệ môi trường và nguyên nhân của nó là gây thiệt hại được cho là do sơ suất và phải chịu trách nhiệm thường xuyên. Quy định này rất quan trọng, đặc biệt là ở thời điểm hiện tại ở nhiều nơi con người sống trong môi trường ô nhiễm gây thiệt hại lớn về tính mạng, sức khỏe và tài sản nhưng lại không thể xác định nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Ví dụ, trách nhiệm bồi thường không được loại trừ nếu: Không có trách nhiệm đối với người vi phạm (trừ khi thiệt hại hoàn toàn phải gánh chịu) do hoàn toàn cố ý của người bị hại, do điều kiện, trường hợp bất khả kháng. Trường hợp này được áp dụng khi xét xử 3 https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Quyen-dan-su/Bo-luat-dan-su-2015-296215.aspx
  • 32. 22 trách nhiệm BTTH do thiệt hại gây ra. Từ các nguồn cực kỳ nguy hiểm như chất nổ, chất dễ cháy hoặc chất độc, bức xạ, lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện hạt nhân ... gây ô nhiễm môi trường gây hại cho môi trường và những người khác. Hoặc trường hợp thiệt hại xảy ra do tích tụ và cộng dồn của chất thải, ảnh hưởng đến môi trường nhưng không có hành vi vi phạm pháp luật. Luật đối tượng bồi thường được xác định như trường hợp ban đầu do quá trình xây dựng các công trình của Nhà nước gây ra. Có thể được nhìn thấy trong trường hợp này, chủ thể bồi thường thiệt hại là Nhà nước. Vì vậy, căn cứ để phát sinh trách nhiệm bồi thường do công tác bảo vệ môi trường có ba căn cứ: Có thiệt hại thì hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật quan hệ nhân quả giữa hành vi xâm hại môi trường và thiệt hại xảy ra. Những điều này được liên kết chặt chẽ với nhau trong một thể thống nhất. Do đó, khi xem xét trách nhiệm bồi thường do bảo vệ môi trường của chủ thể nào thì phải xem xét cả ba yếu tố. Còn căn cứ yếu tố lỗi của doanh nghiệp không phải là căn cứ làm phát sinh trách nhiệm BTTH mà lỗi của chủ thể trong trách nhiệm BTTH chỉ là căn cứ để xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường do đó không bắt buộc. 1.3. Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp 1.3.1. Trên thế giới Trong suốt nhiều thế kỷ, các tòa án luật của Anh-Mỹ đã công nhận nguyên tắc "sic utere" bắt nguồn từ luật La Mã rằng: không ai có quyền gây ra tổn hại có thể thấy trước cho người khác4 . Trong lĩnh vực luật môi trường quốc tế, nguyên tắc “sic utere” lần đầu tiên được Tòa Trọng tài công nhận trong vụ Trail Smelter (1926)5 quy định: Các chủ lò luyện kim loại Canada phải bồi thường cho nông dân ở bang Washington (Hoa Kỳ) vì đã đổ chất thải làm hư hỏng lúa của họ. Năm 1972, đại diện của 113 quốc gia đã họp tại Stockholm và công nhận "sic utere" là nguyên tắc số 22 trong Tuyên bố Stockholm rằng: "Các quốc gia sẽ hợp 4 https://papers.ssrn.com/sol3/cf_dev/AbsByAuth.cfm?per_id=340625 Robert V. Percival, Liability for Environmental Harm and Emerging Global Environmental Law, 2009. 5 Vụ án lò nung kim loại tại Trail,https://legal.un.org/riaa/cases/vol_III/1905-1982.pdf
  • 33. 23 tác để phát triển hơn nữa luật pháp quốc tế liên quan đến trách nhiệm và bồi thường cho các nạn nhân của ô nhiễm và các thiệt hại môi trường khác”6 . Năm 1972 và 1974, "Nguyên tắc trả tiền cho người ngoài cuộc" lần đầu tiên được đề xuất bởi Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền” năm 1972 quy định người gây ô nhiễm phải trả phí cho mọi biện pháp phục hồi môi trường bị ô nhiễm. Năm 1974, nguyên tắc này được mở rộng, ngoài phí khắc phục môi trường, bên gây ô nhiễm còn phải bồi thường cho những nạn nhân bị thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm của mình. Năm 1980, Hoa Kỳ đã công nhận nguyên tắc "người gây ô nhiễm trả tiền" trong Đạo luật về trách nhiệm pháp lý, bồi thường và trách nhiệm môi trường (CERCLA)7 . Từ hàng chục năm trước, Hoa Kỳ đã có những chính sách điều tiết về quản lý chất thải nên các cơ chế trên vẫn chưa đủ sức răn đe trong trường hợp không có cơ chế bồi thường. Đến năm 1992, Hội nghị Liên hợp quốc về môi trường và phát triển tại Braxin đã đồng ý theo đuổi các nguyên tắc của Luật môi trường quốc tế, bao gồm nguyên tắc "người gây ô nhiễm phải trả tiền". Nguyên tắc này được thể hiện trong nguyên tắc 13, trong đó yêu cầu các quốc gia xây dựng Luật bồi thường để giải quyết thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra và trong nguyên tắc 16, khuyến khích các quốc gia nội luật hóa chi phí môi trường8 . Năm 2004, Liên minh Châu Âu (EU) đã ban hành Chỉ thị về trách nhiệm môi trường 2004/35/EC (Chỉ thị về trách nhiệm môi trường) để ngăn ngừa và phục hồi sau những thiệt hại về môi trường dựa trên nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”9 . 1.3.2. Ở Việt Nam Ở Việt Nam, Luật môi trường xuất hiện chậm, có thể nói, trong hệ thống pháp Luật Việt Nam hiện nay, Luật môi trường là lĩnh vực mới nhất. Vì vậy, lịch sử phát 6 UN General Assembly, United Nations Conference on the Human Environment, 15 December 1972, A/RES/2994, https://www.refworld.org/docid/3b00f1c840.html. 7 Đạo luật về trách nhiệm pháp lý, bồi thường và phản ứng toàn diện về môi trường (CERCLA) được pháp điển hóa nằm trong Chương 103, Bộ luật Hoa Kỳ, https://www.law.cornell.edu/uscode/text/42/chapter-103, 8 UN General Assembly, United Nations Conference on Environment and Development, Rio Declaration on Environment and Development, https://www.iau-hesd.net/sites/default/files/documents/rio_e.pdf, 9 UN General Assembly, United Nations Conference on Environment and Development, Rio Declaration on Environment and Development, https://www.iau-hesd.net/sites/default/files/documents/rio_e.pdf.
  • 34. 24 triển của Luật môi trường không chứa đựng những phân kỳ, thăng trầm phức tạp như một số lĩnh vực Luật khác. + Các quy phạm pháp luật về môi trường thời kỳ này được ban hành chủ yếu dưới dạng các văn bản dưới luật. Trừ Điều 36 của Hiến pháp 1980, tất cả các quy định còn lại đều được ban hành trong các nghị định, nghị quyết, thông tư, chỉ thị của Chính phủ. Chế định TNBTTH do gây ÔNMT bắt đầu được thể chế hóa và áp dụng từ năm 1995 và được quy định tại Điều 268, Điều 628 Bộ luật Dân sự 1995 và đã được hoàn thiện hơn trong những năm gần đây, các văn bản pháp luật sau này như Bộ luật Dân sự 2005, Bộ luật Dân sự 2015, Luật Bảo vệ môi trường 2005, Luật Bảo vệ môi trường 2014 và các văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành. Do đó có thể thấy lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại được chia thành 2 giai đoạn như sau: + Giai đoạn trước năm 1995 Tại Điều 70 và Điều 73 Hiến pháp 1980 quy định người bị thiệt hại có quyền được bồi thường, do đó có thể thấy Hiến pháp năm 1980 cũng đã quy định về việc bảo vệ tính mạng tài sản , danh dự của người bị thiệt hại, bên cạnh đó cũng đã xác định mọi hành vi xâm phạm quyền lợi chính đáng của con người được kịp thời sửa chữa và xử lý nghiểm trọng. Tại Điều 74 Hiến pháp năm 1992 cũng quy định mọi hành vi xâm phạm quyền và lợi ích họp pháp của tập thể và của công dân phải được xử lý nghiêm minh, người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất và phục hồi danh dự. Tuy nhiên thì trong Luật lại chưa quy định về việc bồi thường thiệt hại do gây ÔNMT, do đó việc gây ÔNMT của các doanh nghiệp chưa được xử lý một cách chặt chẽ và nghiêm minh, dẫn đến việc gây ÔNMT của các doanh nghiệp và không chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Năm 1993, văn bản pháp lý đầu tiên được ban hành ghi nhận rõ ràng về TNBTTH do gây ÔNMT được thể thiện tại Luật Bảo vê môi trường. Các quy định trong Luật đã tạo lên một hành lang pháp lý bảo vệ cho người bị thiệt hại do ÔNMT gây lên.
  • 35. 25 + Giai đoạn 1995 cho đến nay Bộ luât Dân sự năm 1995 được ban hành và có hiệu lực từ ngày 1/7/1996 đánh dấu một bước phát triển lớn trong quá trình lập pháp của Nhà nước ta. Bộ Luật dân sự năm 1995 ra đời đã khẳng định được TNBTTH của các chủ thể có hành vi gây ÔNMT tại Điều 610 quy định về nguyên tắc BTTH, Điều 611 quy định về năng lực chịu trách BTTH của cá nhân và các điều 612 đến 616 quy định về xác định thiệt hại…Điều 628 của Bộ Luật quy định trách nhiệm BTTH của các chủ thể có hành vi gây ÔNMT. Ngày 14/6/2005 Quốc hội khoá XI kì họp thứ 7 đã thông Bộ luật Dân sự năm 2005, có hiệu lực từ ngày 01/01/2006. So với Bộ luật dân sự 1995, Bộ luật Dân sự năm 2005 có nhiều điểm mới tiến bộ, nhiều quy định cụ thể và tuơng thích với pháp luật và thông lệ quốc tế hơn. Bộ luật dân sự năm 2005 tiếp tục kế thừa, phát triển quy định về BTTH do làm ÔNMT được quy định tại Điều 628 Bộ Luật dân sự năm 1995 theo hướng mở rộng quy định về trách nhiệm bồi thường của cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác khi có hành vi vi phạm pháp luật làm ÔNMT gây thiệt hại kể cả trong những trường hợp người gây ÔNMT không có lỗi. Bên cạnh đó, tại các Điều 4,42,49,93 của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 và một số Luật chuyên ngành khác như Luật Tài nguyên nước năm 1998, Luật Khoáng sản cũng có những quy định về TNBTTH do làm ÔNMT nói chung và trong quá trình sử dụng các thành phần môi trường nói riêng. Bộ Luật dân sự sửa đổi (BLDS năm 2015) đã được thông qua tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII ngày 24-11-2015, gồm 27 chương, 689 điều. Điều 602 BLDS 2015 đã trực tiếp quy định chủ thể gây ô nhiễm mà gây thiệt hại thì phải chịu trách nhiệm bồi thường, kể cả khi người đó không có lỗi. Do đó, người gây ô nhiễm chỉ có thể tạo ra lý do không lỗi, lỗi vô ý, hoặc thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình để được giảm mức bồi thường Bộ luật Dân sự 2015 với nhiều quy định về trách nhiệm dân sự do không thực hiện đúng nghĩa vụ nhằm bảo đảm an toàn, công khai, công bằng trong quan hệ dân sự cũng như giải quyết các vụ án dân sự. Cụ thể, cá nhân, pháp nhân không thực
  • 36. 26 hiện đúng nghĩa vụ sẽ bị coi là có lỗi và phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp chủ thể này có căn cứ để được miễn trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật này. quy định của Bộ luật dân sự. Bên yêu cầu BTTH phải áp dụng các biện pháp cần thiết và hợp lý để hạn chế thiệt hại mà mình có thể gây ra. Trường hợp người bị thiệt hại chậm áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để giảm thiểu thiệt hại của mình thì người gây thiệt hại có quyền yêu cầu giảm mức bồi thường tương ứng với mức thiệt hại đáng lẽ phải thực hiện. thiệt hại có thể được hạn chế. Trong trường hợp không thực hiện đúng nghĩa vụ mà thiệt hại xảy ra một phần do lỗi của người bị thiệt hại thì người gây thiệt hại có quyền yêu cầu giảm mức bồi thường tùy theo mức độ lỗi của người bị thiệt hại. Trường hợp bên vi phạm chứng minh được việc không thực hiện đúng nghĩa vụ là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị vi phạm thì bên vi phạm không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Tại Điều 585 của Bộ Luật cũng quy định một số điều về nguyên tắc BTTH hay Điều 586, 589 đến 593 quy định về năng lực chịu TNBTTH của cá nhân, về xác định thiệt hại. Qua đó có thể thấy đây chính là cơ sở cho việc giải quyết các yêu cầu BTTH do gây ÔNMT. Cũng từ các Điều khoản mới của Bộ Luật dân sự 2015 cho tháy đây là hành lang pháp lý để người bị thiệt hại do ÔNMT gây ra được bảo vệ và cũng là chế tài cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét trách nhiệm đối với các doanh nghiệp gây ÔNMT mang lại thiệt hại cho người khác. 1.4. Một số vấn đề pháp lý về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp 1.4.1. Chủ thể tham gia quan hệ pháp luật bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp Chủ thể tham gia quan hệ thiệt hại về môi trường do hành vi gây ÔNMT của doanh nghiệp phải là chủ thể cụ thể tham gia quan hệ thiệt hại về môi trường. TNBTTH do Bộ TNMT gây ra bao gồm:
  • 37. 27 (1) Đối tượng được bồi thường (bên bị vi phạm). (2) Chủ thể có trách nhiệm, nghĩa vụ yêu cầu bồi thường (doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về hành vi gây thiệt hại do ÔNMT). (3) Chủ thể có quyền yêu cầu BTTH. a. Chủ thể được bồi thường: Về đối tượng yêu cầu bồi thường, không có quy định cụ thể nào quy định trực tiếp ai là người nhận yêu cầu bồi thường, nhưng qua các quy định của pháp luật về xác định thiệt hại, theo họ, chủ thể nhận yêu cầu bồi thường chính là những người bị thiệt hại, người bị thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật của doanh nghiệp gây ra và người bị thiệt hại gián tiếp là người được nạn nhân chăm sóc, nuôi dưỡng, thân nhân của người bị thiệt hại về tinh thần do ÔNMT gây ra. Cụ thể: Thiệt hại về tài sản, sức khỏe thì những người được bồi thường bao gồm: Người bị suy giảm sức khỏe được bồi thường: Thực tế sức khỏe con người là vô giá nên tổn thất thực tế không phải là tài sản mà là chi phí cần thiết để họ điều trị, chăm sóc, phục hồi sức khỏe. Mất sức khỏe và chức năng của nạn nhân… Người chăm sóc người bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm môi trường do đó phải nhận chăm sóc và giảm thu nhập thực tế so với trước khi xảy ra sự kiện gây thiệt hại. Người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng: trong thời gian người bị thiệt hại mất khả năng lao động dẫn đến không thể tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ này, chỉ trong trường hợp không có khả năng lao động dẫn đến không thể tiếp tục chỉ thực hiện các nghĩa vụ này trong trường hợp những người này không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Thiệt hại về tính mạng: trong trường hợp này, người trực tiếp bị thiệt hại không còn, tuy nhiên nếu họ phải điều trị trước khi chết thì họ cũng được hưởng các khoản chi phí cứu chữa, chăm sóc. Sau khi chết, người được bồi thường là người thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, không có những người này là người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người trực tiếp chăm sóc người bị thiệt hại. Những người này có thể được bồi thường những tổn thất về tình cảm do cái chết của người bị thương gây ra. Người bị thiệt hại khi còn sống có nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp
  • 38. 28 dưỡng, chăm sóc mà danh dự, nhân phẩm, uy tín bị thiệt hại thì người bị thiệt hại được bồi thường. b. Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường do làm ÔNMT của doanh nghiệp Nghĩa vụ yêu cầu BTTH là một loại quan hệ dân sự mà một người xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác mà gây thiệt hại phải BTTH do mình gây ra. Trong quan hệ nghĩa vụ này, chủ thể tham gia có thể là con người hoặc pháp nhân. Bên có nghĩa vụ là doanh nghiệp tham gia nghĩa vụ của họ có thể là chung, riêng hoặc một phần tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh và đối tượng của hành vi xâm hại. Bộ luật Dân sự 2015 chỉ quy định chủ thể làm ÔNMT mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Như vậy, theo quy định này thì mọi chủ thể (kể cả cá nhân và pháp nhân) làm ÔNMT mà gây thiệt hại thì phải chịu trách nhiệm. Đây là quy định rất phù hợp, vì đặt ra nguyên tắc BTTH ngoài hợp đồng cho chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật mà gây thiệt hại. Việc xác định chính xác chủ thể phải chịu TNBTTH cần dựa trên hành vi gây ra thiệt hại. Tức là chủ thể trực tiếp thực hiện hành vi gây ÔNMT thỏa mãn 3 điều kiện phát sinh thiên tai (xảy ra thiệt hại; hành vi trái pháp luật gây thiệt hại; có mối quan hệ nhân quả giữa các hành vi trái pháp luật) thì TNBTTH thuộc về chủ thể trực tiếp thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về môi trường và phải bồi thường. Chủ thể của hành vi bảo vệ môi trường có thể là bất kỳ chủ thể nào: cá nhân, pháp nhân, cơ quan nhà nước ... Bộ luật Dân sự quy định năng lực chịu trách nhiệm thương tật của cá nhân (Điều 586 Bộ luật Dân sự 2015) không quy định năng lực bồi thường của pháp nhân. Vì xuất phát từ năng lực chủ thể của cá nhân khi tham gia quan hệ dân sự nên Bộ luật dân sự quy định năng lực hành vi, tình trạng tài sản và khả năng bồi thường của cá nhân. Đối với chủ thể chịu trách nhiệm BTTH do gây ÔNMT là doanh nghiệp gây ÔNMT thì không quy định năng lực chịu TNBTTH, vì theo quy định, năng lực pháp luật dân sự của doanh nghiệp phát sinh từ khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập. Thành lập hoặc chấp thuận thành lập, theo quy định, doanh nghiệp phải đăng ký hoạt động nên năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh kể từ thời điểm ghi vào sổ đăng ký, năng lực pháp luật dân sự của doanh nghiệp chấm dứt kể từ ngày đăng ký kể từ ngày doanh nghiệp chấm dứt hoạt động. Chủ thể chịu trách nhiệm
  • 39. 29 BTTH do gây ÔNMT là doanh nghiệp thì không có quy định nào về khả năng chịu trách nhiệm. Sở dĩ như vậy bởi theo quy định, năng lực pháp luật dân sự của doanh nghiệp được phát sinh kể từ thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập. Thành lập hoặc chấp thuận thành lập, theo quy định, doanh nghiệp phải đăng ký hoạt động nên năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ khi được ghi vào sổ đăng ký, năng lực pháp luật dân sự của doanh nghiệp bắt đầu từ ngày đăng ký kể từ ngày doanh nghiệp ngừng hoạt động. Khi doanh nghiệp chỉ coi trọng lợi nhuận trước mắt mà không nghiêm túc thi hành luật pháp trong bảo vệ môi trường thì xã hội, người dân và thế hệ sau sẽ phải gánh chịu hậu quả do sự ÔNMT của chính những doanh nghiệp này gây ra. Ngày nay doanh nghiệp không thể coi vấn đề môi trường là ngoại vi, không quan trọng hay không cần thiết trong mọi họat động của mình nữa, mà bảo vệ môi trường trong doanh nghiệp có ảnh hưởng vào mục tiêu chủ yếu của doanh nghiệp, đó là mức lãi doanh thu tài chánh trong hạch toán các sản phẩm của doanh nghiệp. Có trách nhiệm về môi trường không những làm hình ảnh và sản phẩm của doanh nghiệp được người tiêu dùng đánh giá cao và thương hiệu có giá trị mà còn có thể giảm đi giá thành tiết kiệm được nhiên liệu, giảm giá hoạt động của doanh nghiệp. c. Chủ thể có quyền yêu cầu bồi thường: Trong trường hợp có thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản thì áp dụng các nguyên tắc chung để xác định đối tượng được bồi thường. Tuy nhiên, ÔNMT không chỉ gây hại cho một người hay một số người mà thường gây hại cho môi trường chung. Ở Việt Nam, theo Hiến pháp (Điều 53 Hiến pháp 2013) “đất đai, tài nguyên nước, khoáng sản, tài nguyên biển, không gian và tài nguyên thiên nhiên thuộc sở hữu toàn dân thông qua nhà nước là chủ sở hữu và quản lý thống nhất. Với tư cách đại diện chủ sở hữu các thành phần chính của môi trường, nhà nước không trực tiếp sử dụng các thành phần chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên mà chuyển giao cho tổ chức, cá nhân sử dụng”. Trường hợp các thành phần của môi trường được giao cho tổ chức, cá nhân sử dụng thì trong pháp luật phải xác định thiệt hại đối với môi trường thuộc đối tượng nhà nước phải bồi thường (đối với toàn bộ tài sản công) hay tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng các thành phần của môi trường? Do đó, đối với các trường hợp gây ÔNMT,
  • 40. 30 gây thiệt hại cho các thành phần môi trường thuộc sở hữu toàn dân mà nhà nước chưa giao cho ai quản lý, sử dụng bền vững hoặc các thành phần không thể phân chia của môi trường như hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên, động vật hoang dã,… với tư cách là đại diện của toàn dân tộc, nhà nước là đại diện cho người bị thiệt hại, chủ thể có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, luật cũng cần quy định rõ ai hoặc cơ quan nào sẽ có quyền đưa ra các yêu cầu bồi thường trong trường hợp vi phạm các thành phần môi trường này. Nếu pháp luật không quy định cụ thể về vấn đề này thì dễ dẫn đến hai xu hướng, hoặc sẽ không có ai nhân danh nhà nước thực hiện quyền khởi kiện, hoặc sẽ có hai chủ thể trở lên tại cùng thời gian cho rằng mình là người đại diện theo pháp luật của nhà nước để thực hiện quyền khởi kiện đòi bồi thường, khi đó sẽ rất khó khăn cho quá trình giải quyết tranh chấp. Vì vậy khi xác định chủ thể có quyền yêu cầu BTTH thì BLDS năm 2015 đã đưa ra các quy định tương đối khái quát, đặc biệt là không còn chia ra đâu là các trường hợp có quyền yêu cầu BTTH do cá nhân hay đâu là pháp nhân hoặc chủ thể khác như trước. BLDS 2015 nêu rõ người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác mà gây thiệt hại thì được bồi thường. Vì lý do này, không chỉ cá nhân mà tổ chức cũng có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật của doanh nghiệp gây ÔNMT. Một trong những vấn đề là phân biệt giữa người được bồi thường và người có quyền yêu cầu bồi thường. Về lý thuyết, người được bồi thường đương nhiên là người có quyền yêu cầu bồi thường. Tuy nhiên, đặc biệt trong lĩnh vực môi trường, người yêu cầu bồi thường không nhất thiết phải là người được bồi thường, vì ÔNMT thường gây ra tác hại không chỉ cho một hoặc nhiều người mà còn cho môi trường nói chung. Trong môi trường chung ở đây, chỉ có cơ quan pháp luật mới có quyền yêu cầu bồi thường. 1.4.2. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp Các nguyên tắc cơ bản về bồi thường thiệt hại do ÔNMT bao gồm:
  • 41. 31 (1) Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải chịu trách nhiệm bồi thường, được viết tắt là PPP (Polluter pays principle) là một nguyên tắc cơ bản trong pháp luật về bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường. (2) Nguyên tắc phòng ngừ (principle of preventive action) là một nguyên tắc quan trọng trong pháp luật về bảo vệ môi trường, bởi lẽ có những hậu quả môi trường không khắc phục được mà chỉ có thể phòng ngừa. Phòng ngừa được hiểu là việc chủ động ngăn chặn nhằm loại bỏ những nguyên nhân có thể gây ra những rủi ro gây nguy hại đối với môi trường trước khi những rủi ro đó xảyra. Mục đích của nguyên tắc phòng ngừa là nhằm ngăn ngừa những rủi ro mà con người có thể gây ra cho môi trường, giảm thiểu chi phí được sử dụng để khắc phục hậu quả do hành vi gây ÔNMT, bảo vệ môi trường và phát triển nền kinh tế bền vững. (3) Nguyên tắc có hiệu quả pháp lý: Nguyên tắc đảm bảo hiệu quả về luật pháp được hiểu là sự hiệu quả trong việc điều chỉnh nhóm các quan hệ xã hội của một văn bản quy phạm pháp luật được ban hành. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả của pháp luật trong pháp luật về môi trường đòi hỏi các quy phạm pháp luật về môitrường phải có tính khả thi và đạt được hiệu quả cao, hạn chế và giảm thiểu hành vi gây ÔNMT cũng như thiệt hại xảy ra do hành vi gây ÔNMT. (4) Nguyên tắc phát triển bền vững: Nguyên tắc đảm bảo phát triển bền vững được định nghĩa là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu của hiện tại mà không làm ảnh hưởng đến khả năng của các thế hệ tương lai trong việc đáp ứng các nhu cầu của chính họ. Phát triển bền vững nhằm tập trung các nỗ lực bảo vệ môi trường nhằm cải thiện điều kiện sống của con người. 1.4.3. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp Pháp luật quy định thời hiệu khởi kiện yêu cầu BTTH do gây ÔNMT của doanh nghiệp là thời hạn mà chủ thể có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình, lợi ích không bị xâm phạm và có quyền khởi kiện ngay từ ngày đầu tiên của thời hiệu, kết thúc vào cuối ngày cuối cùng của thời hiệu. Tuy nhiên, việc quy định thời hiệu khởi kiện đối với các vụ việc liên quan đến