SlideShare a Scribd company logo
1 of 43
1
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG
SỐNG TRONG MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 3
MÃ TÀI LIỆU: 80074
ZALO: 0917.193.864
Dịch vụ viết bài điểm cao : luanvantrust.com
2
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Hiện nay, nội dung giáo dục kỹ năng sống đã được nhiều quốc gia trên thế
giới đưa vào dạy cho học sinh trong các trường phổ thông dưới nhiều hình thức
khác nhau. Chương trình hành động Dakar về Giáo dục cho mọi người đã đặt ra
trách nhiệm cho mỗi quốc gia phải đảm bảo cho người học được tiếp cận với
chương trình giáo dục kỹ năng sống phù hợp và kỹ năng sống cần được coi như
một nội dung của chất lượng giáo dục.
Ở Việt Nam, để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng
nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp cộng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp
ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học, giáo dục phổ
thông đã và đang được đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột của giáo dục thế kỷ
XXI, mà thực chất là cách tiếp cận kỹ năng sống đó là: “Học để biết Học để làm,
Học để tự khẳng định mình và Học để cùng chung sống”. Mục tiêu giáo dục toàn
diện thế hệ trẻ là trang bị kiến thức, trang bị những năng lực cần thiết cho các em
học sinh làm cho các em: Giỏi về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về
tâm hồn, trong sáng về đạo đức.
Nội dunggiáo dục kỹ năng sốngđược tíchhợp trongmộtsố mônhọc và hoạt
động giáo dục có tiềm năng trong trường phổ thông. Việc giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh phổ thông còn được thực hiện thông qua nhiều chương trình, dự án
như: Giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục phòng chống HIV/AIDS, giáo dục
phòngchốngma túy, giáo dục phòngtránhtai nạn thương tích,...Đặc biệt, rèn luyện
kỹ năng sốngcho học sinh được xác định là một trong những nội dung cơ bản của
phongtrào thi đua: “ Xâydựng trườnghọcthân thiện, học sinh tích cực” trong các
trường phổ thông, giai đoạn 2008 - 2013 do Bộ giáo dục và đào tạo chỉ đạo.
Học sinh Tiểu học là những học sinh ở lứa tuổi nhi đồng, các em mới đang
hình thành và phát triển các phẩm chất nhân cách, những thói quen cơ bản chưa
có tính ổn định mà đang được hình thành và củng cố. Do đó việc giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh Tiểu học nhằm giúp các em có thể sống một cách an
toàn, mạnh khỏe là việc làm cần thiết. Môn Đạo đức là môn học có thế mạnh
trong việc tích hợp và lồng ghép với giáo dục kỹ năng sống, đây là nội dung môn
3
học chiếm ưu thế giúp các nhà giáo có thể tích hợp một cách hoàn toàn hoặc
từng phần nội dung bài học Đạo đức với nội dung giáo dục kỹ năng sống.
Đạo đức là môn học dược dạy xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 5 ở trường Tiểu
học nhằm giáo dục cho học sinh bước đầu biết cách sống và ứng xử phù hợp với
các chuẩn mực xã hội. Đó là môn học có tiềm năng to lớn trong việc giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh. Việc giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo đức nhằm
bước đầu trang bị cho học sinh các kỹ năng sống cần thiết, phù hợp với lứa tuổi
tiểu học, giúp các em biết sồng và ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ với
người thân, bạn bè, xã hội,...giúp các em biết sống có khoa học, có mục đích để
trở thành người con ngoan, trò giỏi và là người công dân tốt của xã hội.
Do đặc trưng của môn học nên môn Đạo đức lớp 3 có khả năng giáo dục
nhiều kỹ năng cho học sinh như: Kỹ năng giao tiếp; kỹ năng tự nhận thức; kỹ
năng xác định giá trị; kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề; kỹ năng tư duy
phê phán, kỹ năng từ chối; kỹ năng hợp tác; kỹ năng đặt mục tiêu; kỹ năng tìm
kiếm và xử lí thông tin về các vấn đề, hiện tượng trong đời sống thực tiễn có liên
quan đến các chuẩn mực đạo đức, pháp luật đã học. Chương trình môn Đạo đức
lớp 3 bao gồm 14 bài được thiết kế theo các chủ đề: Gia đình, nhà trường, bản
thân và môi trường. Trong mỗi chủ đề có những nội dung bài học cụ thể gắn liền
với mẫu và quy tắc hành vi, gắn liền với các chuẩn mực đạo đức, với việc giáo
dục quyền và bổn phận của trẻ em trong gia đình, nhà trường, xã hội.
Với những lý do trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp giáo
dục kỹ năng sống trong môn Đạo đức lớp 3” tại trường Tiểu học Phấn Mễ 1.
2. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu lý luận và thực trạng giáo dục kỹ năng sống thông qua dayk
học môn Đạo đức lớp 3 trường Tiểu học Phấn Mễ 1. Từ đó đề xuất các biện pháp
giáo dục kỹ năng sống giúp học sinh ý thức được giá trị của bản thân trong trong
mối quan hệ xã hội, giúp học sinh hiểu biết thể chất, tinh thần mình, có hành vi,
thói quen ứng xử có văn hóa, hiểu biết và chấp hành pháp luật. Giúp học sinh có
đủ khả năng tự thích ứng với môi trường xung quanh, tự chủ, độc lập, tự tin khi
giải quyết công việc.
3. Phạm vi nghiên cứu:
4
- Phạm vi về quy mô: Là vấn đề giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo đức
lớp 3 trường Tiểu học Phấn Mễ 1.
- Phạm vi về không gian: Toànbộ học sinh lớp 3 trường Tiểu học Phấn Mễ 1.
- Phạm vi về thời gian: Từ tháng 8 năm 2012 đến tháng 5 năm 2013.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông
qua môn Đạo đức lớp 3.
- Nghiên cứu thực trạng của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 3
trường Tiểu học Phấn Mễ 1.
- Đề xuất một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 3
trường Tiểu học Phấn Mễ 1.
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết: Thông qua đọc tài liệu, sách
báo, tạp chí và các tài liệu khác có liên quan đến đề tài.
- Phương pháp quan sát:
+ Quan sát học sinh: Thông qua các giờ học môn Đạo đức (lời nói, hành
động, nét mặt, cử chỉ,...).
+ Quan sát giáo viên: Dự giờ và quan sát giờ dạy Đạo đức của giáo viên.
- Phương pháp đàm thoại: Trực tiếp trò chuyện với giáo viên, học sinh để
tìm hiểu nhận thức như thế nào về vai trò, ý nghĩa của kỹ năng sống, việc thực
hiện các kỹ năng sống như thế nào trong môn Đạo đức lớp 3.
- Phương pháp điều tra: Lấy ý kiến của giáo viên, học sinh để thu thập
thông tin cần nghiên cứu.
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Gặp các giáo viên có kinh nghiệm,
các nhà quản lý giỏi xin ý kiến, trao đổi về những vấn đề có liên quan đến đề tài.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Để kiểm nghiệm tính khoa học, tính
khả thi của các biện pháp đã đề xuất.
- Phương pháp thống kê toán học.
6. Đóng góp mới của đề tài:
Giáo dục ký năng sống cho học sinh Tiểu học nhằm: Trang bị cho csc em
những kiến thức hiểu biết về một chuẩn mực về hành vi Đạo đức và pháp luật
trong mối qua hệ của các em với những tình huống cụ thể, những lời nói, việc làm
của bản thân với những người thân trong gia đình, bạn bè và côngviệc của lớp, của
5
trường; với Bác Hồ và những người có công với đất nước, với dân tộc ; với hàng
xóm láng giềng với bạn bè quốc tế với cây trồng vật nuôi và nguồn nước.
Giúp các em học tập, rèn luyện những kỹ năng nói, nhận xét, đứng trước
tập thể, lựa chọn, thực hiện hành vi ứng xử và quyết đoán.
Giúp các em có thái độ trách nhiệm đối với những lời nói, việc làm của
bản thân, tự tin vào khả năng của bản thân, yêu thương ông bà, cha mẹ, anh chị
em, bạn bè, biết ơn Bác Hồ, các thương binh liệt sĩ, biết đoàn kết với bạn bè, biết
bảo vệ môi trường.
Giúp các em phát triển kỹ năng cá nhân, kỹ năng nhóm, kỹ năng tập thể,
xác định rõ giá trị của bản thân và tập thể, sống tự tin, có trách nhiệm với chính
mình và xã hội. Giúp các em có thể giải quyết tốt các nhiệm vụ học tập, rèn luyện
đặt ra trong cuộc sống hằng ngày, giúp các em tự chủ, tự tin trong cuộc sống, các
em có thể sống an toàn, khỏe mạnh trong một xã hội luôn biến đổi.
7. Kế hoạch nghiên cứu:
* Từ tháng 8/2012 đến tháng 11/2012: Giai đoạn chuẩn bị nghiên cứu đề tài.
+ Đăng ký tên đề tài sáng kiến kinh ngiệm;
+ Lập đề cương, lập kế hoạch triển khai nghiên cứu.
* Từ tháng 12/2012 đến tháng 01/2013: Giai đoạn nghiên cứu đề tài.
+ Sưu tài liệu, số liệu để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài;
+ Sử lý số liệu qua điều tra, nghiên cứu thực tế,...
+ Tiến hành thực ngiệm.
* Từ tháng 02/2013 đến tháng 4/2013: Giai đoạn soạn thảo và viết đề tài..
+ Viết nháp.
+ Sửa bản thảo sau khi tiếp thu ý kiến của đồng nghiệp, chuyên gia,...
+ Viết sạch công trình.
+ Bảo vệ ở hội đồng khoa học trường.
+ Hoàn chỉnh văn bản sau khi tiếp thu ý kiến của hội đồng khoa trường.
PHẦN II: NỘI DUNG
6
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH
I. Lịch sử của vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học:
Kỹ năng sống và vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho con người đã xuất hiện
và được nhiều người quan tâm từ xa xưa như học ăn, học nói, học gói, học mở,
học dăm ba chữ để làm người, học để đối nhân xử thế, học để đối phó với thiên
nhiên. Đó là những kỹ năng đơn giản nhất mang tính chất kinh nghiệm, phù hợp
với đời sống và giai cấp của xã hội ở những thời điểm khác nhau.
Kỹ năng sống có chủ yếu trong các chương trình hành động của UNESCO
(Tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục của Liên hợp quốc), WHO (tổ chức y tế
thế giới), UNICEF (quỹ Nhi đồng Liên Hiệp quốc) cũng như trong các chương
trình hành động của các tổ chức xã hội trong và ngoài nước. Trong tài liệu giáo
dục kỹ năng sống, các tác giả chủ yếu xây dựng hệ thống các kỹ năng của từng
loại hoạt động, mô tả chân dung các kỹ năng cụ thể và các điều kiện, quy trình
hình thành và phát triển hệ thống các kỹ năng đó.
Giáo dục kỹ năng sống ở Lào được bắt đầu quan tâm từ năm 1997 với cách
tiếp cận nội dung quan tâm đến giáo dục phòng chống HIV/AIDS được tích hợp
trong chương trình giáo dục chính quy. Năm 2001 giáo dục kỹ năng sống ở Lào
được mở rộng sang các lĩnh vực như giáo dục dân số, giới tính, sức khỏe sinh
sản, vệ sinh cá nhân, giáo dục môi trường, v.v…
Giáo dục kỹ năng sống ở Campuchia được xem xét dưới góc độ năng lực
sống của con người, kỹ năng làm việc vì vậy giáo dục kỹ năng sống được triển
khai theo hướng là giáo dục các kỹ năng cơ bản cho con người trong cuộc sống
hàng ngày và kỹ năng nghề nghiệp.
Giáo dục kỹ năng sống ở Malaysia được xem xét và nghiên cứu dưới ba
góc độ: các kỹ năng thao tác bằng tay, kỹ năng thương mại và đấu thầu, kỹ năng
sống trong đời sống gia đình.
Ở Ấn Độ: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh được xem xét dưới góc độ
giúp cho con người sống một cách lành mạnh về thể chất và tinh thần, nhằm phát
triển năng lực con người. Các kỹ năng sống được khai thác giáo dục là các kỹ
7
năng: Giải quyết vấn đề, tư duy phê phán, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ra quyết
định, kỹ năng quan hệ lien nhân cách, v.v…
Từnăm học 2002- 2003 ở Việt Nam đãđược thực hiện đổi mới giáo dục phổ
thông(từtiểu học đếntrunghọc cơ sở)trongcả nước. Trong chương trình Tiểu học
đổimới đãhướngđếngiáo dục kỹnăng sốngthôngqualồngghép mộtsố mônhọc có
tiềm năng như:Đạo đức,Tựnhiên và Xã hội(lớp 1,2,3) và môn Khoa học (lớp 4,5).
Kỹ năng sốngđượcgiáo dục thôngquamộtsốchủđề:“Conngườivà sứckhỏe” - Đề
tài cấp bộ Ts. Nguyễn Thanh Bình nghiên cứu về thực trạng kỹ năng sống cho học
sinh và đề xuất một số giải pháp về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Nhìn chung, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đã được các nước trên thế
giới và Việt Nam quan tâm khai thác, nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau,
nhưng với vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho học sinh nói chung và giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh lớp 3 thông qua môn Đạo đức ở trường Tiểu học nói
riêng là vấn đề cần thiết cho các em trong quá trình học tập.
II. Quan niệm về kỹ năng sống:
Khi quan niệm về kỹ năng sống có rất nhiều quan niệm khác nhau, một số
tổ chức quốc tế đã định nghĩa khái niệm kỹ năng sống như sau:
- Theo tổ chức Y tế thế giới, kỹ năng sống là khả năng để có hành vi thích
ứng, tích cực, giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách
thức của cuộc sống hang ngày. Đó là những kỹ năng mang tính tâm lý xã hội và
kỹ năng giáo tiệp được vận dụng trong những tình huống hang ngày để tương tác
một cách hiệu quả với người khác và giải quyết có hiệu quả những vấn đề, những
tình huống trong cuộc sống.
- Theo chương trình giáo dục kỹ năng sống của Quỹ nhi đồng Liên hiệp
quốc (UNIEF, 1996), kỹ năng sống là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành
hành vi mới. Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, hình
thành thái độ kỹ năng.
- Theo tổ chức giáo dục, khoahọc và văn hóaLiên Hợp Quốc (UNESCO),kỹ
năng sốnggắn với bốntrụ cộtcủagiáo dục, đó là: “Họcđểbiết” gồmcác kỹ năng tư
duy (tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề, nhận thức
8
được hậu quả); “Học để làm người” gồm các kỹ năng cá nhân (ứng phó với căng
thẳng, kiểm soátcảmxúc, tự nhận thức, tự tin,…); “Học để sống với người khác”
gồm các kỹ năng xã hội (giáo tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc
theo nhóm, thể hiện sựcảm thông); “Họcđểlàm” gồmkỹ năng thực hiện công việc
và các nhiệm vụ (kỹ năng đặt mục tiêu, kỹ năng đảm nhận trách nhiệm,…)
- Các nhà giáo dục Thái Lan xem kỹ năng sống là thực tính hay năng lực
tâm lý xã hội giúp cá nhân đương đầu với tất cả tình huống hang ngày một cách
có hiệu quả và có thể đáp ứng với hoàn cảnh tương lai để có thể sống hạnh phúc.
- Người Ấn Độ hiểu kỹ năng sống là những khả năng tăng cường sự lành
mạnh về tinh thần và năng lực của con người, gồm có: Kỹ năng giải quyết vấn
đề, tư duy phê phán, tư duy sang tạo, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán, kỹ
năng đối phó với tình trạng căng thẳng, kỹ năng từ chối, kỹ năng kiên định, hài
hòa và kỹ năng ra quyết định.
Từ những quan niệm trên, có thể thấy kỹ năng sống bao gồm một loạt các
kỹ năng cụ thể, cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của con người. Bản chất của
kỹ năng sống là kỹ năng tự quản lý bản than và kỹ năng xã hội cần thiết để cá
nhân tự lực trong cuộc sống, học tập, làm việc hiệu quả. Nói cách khác, kỹ năng
sống là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với
những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tich cực trước các tình huống
của cuộc sống.
* Phân loại kỹ năng sống:
Kỹ năng sống được chia thành hai loại: Kỹ năng cơ bản và kỹ năng nâng
cao. Kỹ năng cơ bản gồm kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, múa hát, đi, đứng,
nhảy,v.v…Kỹ năng nâng cao là sự kế thừa và phát triển các kỹ năng cơ bản dưới
một dạng thức mới hơn. Nó bao gồm các kỹ năng tư duy logic, sáng tạo, suy nghĩ
nhiều chiều, phân tích, tổng hợp, so sánh, nêu khái niệm, đặt câu hỏi, v.v…Ở
Tiểu học, đối với các lớp đầu cấp, kỹ năng cơ bản được xem trọng, còn các lớp
cuối cấp nâng dần cho các em về kỹ năng nâng cao. Theo đó, chúng ta cần tập
trung rèn luyện cho các em hai nhóm kỹ năng sống sau:
- Nhóm kỹ năng giao tiếp - hòa nhập cuộc sống:
9
+ Các em biết giới thiệu về bản than, gia đình, về trường lớp và bạn bè,
thầy cô giáo.
+ Biết chào hỏi lễ phép trong nhà trường, ở gia đình và nơi công cộng;
+ Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi. Thực tế trong nhà trường, thông qua môn
Đạo đức, các hoạt động tập thể học sinh được dạy cách lễ phép nhưng khi đi vào
thực tế, nhiều em thiếu kỹ năng giao tiếp, không có thói quen chào hỏi, tự giới
thiệu mình với người khác, thậm chí có nhiều em còn không dám nói hoặc không
biết nói lời xin lỗi khi các em làm sai;
+ Biết phân biệt hành vi đúng sai, phòng tránh tai nạn. Đây là kỹ năng
quan trọng mà không phải em nào cũng xử lỹ được nếu chúng ta không rèn luyện
thường ngày.
- Nhóm kỹ năng trong học tập, lao động - vui chơi giải trí:
+ Các kỹ năng nghe, đọc, nói, viết, kỹ năng quan sát, kỹ năng đưa ra ý kiến
chia sẻ trong nhóm;
+ Kỹ năng giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh nơi công cộng;
+ Kỹ năng kiểm soát tình cảm, kỹ năng kìm chế thói hư tật xấu sở thích cá
nhân có hại cho bản thân và người khác;
+ Kỹ năng hoạt động nhóm trong học tập, vui chơi và lao động.
Tuy nhiên, trên thực tế, các kỹ năng sống thường không hoàn toàn tách rời
nhau mà có liên quan chặt chẽ đến nhau.
III. Tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong
nhà trường:
3.1.Kỹ năng sống thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội:
Thực tế cho thấy, có khoảng cách giữa nhận thức và hành vi của con
người, có nhận thức đúng chưa chắc đã có hành vi đúng.
Ví dụ: Nhiều người biết hút thuốc lá là có hại cho sức khỏe, có thể dẫn đến
ung thư vòm họng, ung thư phổi,…nhưng họ vẫn hút thuốc; có những người là
luật sư, công an, thẩm phán,…có hiểu biết rất rõ về pháp luật nhưng vẫn vi phạm
pháp luật;…Đó chính là vì họ thiếu kỹ năng sống.
10
Có thể nói kỹ năng sống chính là những nhịp cầu giúp con người biến kiến
thức thành thái độ, hành vi và thói quen tích cự, lành mạnh. Người có kỹ năng
sống phù hợp sẽ luôn vững vàng trước những khó khăn, thử thách; biết ứng xử,
giải quyết vấn đề một cách tích cực và phù hợp; họ thường thành công hơn trong
cuộc sống, luôn yêu đời và làm chủ cuộc sống của chính mình. Ngược lại, người
thiếu kỹ năng sống thường bị vấp váp, dễ bị thất bại trong cuộc sống. Ví dụ:
Người không có kỹ năng ra quyết định sẽ dễ mắc sai lầm hoặc chậm trễ trong
việc đưa ra quyết định và phải trả giá cho quyết định sai lầm của mình; người
không có kỹ năng ứng phó với căng thẳng sẽ hay bị căng thẳng hơn những người
khác và thường có cách ứng phó tiêu cực, làm ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe,
học tập, công việc của bản thân. Hoặc người không có kỹ năng giao tiếp sẽ khó
khăn hơn trong xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh, sẽ
khó khăn hơn trong hợp tác cùng làm việc, giải quyết những nhiệm vụ chung.
Không những thúc đẩy sự phát triển cá nhân, kỹ năng sống còn góp phần
thúc đẩy sự phát triển của xã hội, gúp ngăn ngừa các vấn đề xã hội và bảo vệ
quyền con người. Việc thiếu kỹ năng sống của cá nhân là một nguyên nhân làm
nảy sinh nhiều vấn đề xã hội khác như: nghiện rượu, nghiện ma túy, mại dâm, cờ
bạc…Việc giáo dục kỹ năng sống sẽ thúc đẩy những hành vi mang tính xã hội
tích cực, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống xã hội. Giáo dục kỹ năng sống còn
giải quyết một cách tích cực nhu cầu và quyền con người, quyền công dân được
ghi trong luật pháp Việt Nam và quốc tế.
3.2. Giáo dục kỹ năng sống là yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ:
Giáo dục kỹ năng sống càng trở nên cấp thiết đối với thế hệ trẻ, bởi vì:
- Các em chính là những chủ nhân tương lai của đất nước, là những người
sẽ quyết định sự phát triển của đất nước trong những năm tới. Nếu không có kỹ
năng sống, các em sẽ không thể thực hiện tốt trách nhiệm đối với bản thân, gia
đình, cộng đồng và đất nước.
- Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách,
giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu
sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động…Đặc biệt là
11
trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cơ chế thị trường hiện nay, thế hệ trẻ thường
xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực, luôn được đặt
vào hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với những khó khăn,
thách thức, những áp lực tiêu cực. Nếu không được giáo dục kỹ năng sống, nếu
thiếu kỹ năng sống, các em sẽ dễ bị lôi kéo vào những hành vi tiêu cực, bạo lực,
vào lối sống ích kỷ, lai căng, thực dụng, dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách.
Một trong các nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng tiêu cực của một bộ phận học
sinh phổ thông trong thời gian vừa qua như: nghiện hút, bạo lực học đường, đua
xe máy, ăn chơi sa đọa,…chính là do các em thiếu những kỹ năng sống cần thiết
như: kỹ năng xác định giá trị, kỹ năng từ chối, kỹ năng kiên định, kỹ năng ra
quyết định, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng thương lượng, kỹ năng giao tiếp…
Vì vậy, việc giáo dục kỹ năng sống cho thế hệ trẻ là rất cần thiết, giúp các
em rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng, Tổ
quốc; giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc
sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè, sống tíchcực, chủ động,
an toàn, hài hòa, lành mạnh.
3.3. Khả năng giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo đức ở tiểu học:
Là môn học được dạy từ lớp 1 đến lớp 5 ở trường tiểu học, môn Đạo đức
nhằm giáo dục học sinh bước đầu biết cách sống và ứng xử phù hợp với các
chuẩn mực xã hội. Dạy học môn Đạo đức kết hợp hài hòa giữa việc trang bị kiến
thức với bồi dưỡng tình cảm, niềm tin và hình thành kỹ năng, hành vi cho học
sinh. Chương trình môn Đạo đức bao gồm một hệ thống các chuẩn mực hành vi
đạo đức và pháp luật cơ bản, phù hợp với bản thân, với người khác, với công
việc, với cộng đồng, đất nước, nhân loại, với môi trường tự nhiên.
Bản thân nội dungmôn Đạo đức đã chứa đựng nhiều nội dung liên quan đến
kỹ năng sống như: kỹ năng giao tiếp, ứng xử (với ông bà, cha mẹ, anh chị em, bạn
bè, thầy cô giáo và mọi người xung quanh); kỹ năng bày tỏ ý kiến của bản thân, kỹ
năng ra quyết định và giải quyết vấn đề phùhợp với lứa tuổi(trongcác tình huống ở
gia đình, nhà trường, xã hội); kỹ năng giữ gìn vệ sinh cá nhân, kỹ năng tự phục vụ
12
và tự quản lý thời gian, kỹ năng xử lý thông tin về các vấn đề trong thực tiễn đời
sống ở nhà trường, cộng đồng có liên quan đến chuẩn mực hành vi đạo đức.
Khả năng giáo dục kỹ năng sống của môn Đạo đức không những thể hiện ở
nội dung môn học mà còn được thể hiện ở phương pháp dạy học đặc trưng của
môn học. Để các chuẩn mực đạo đức, pháp luật xã hội trở thành tình cảm, niềm tin,
hành vi và thói quen của học sinh, phương pháp dạy học môn Đạo đức đã được đổi
mới theo hướng phát huy tính tíchcực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Quả trình
dạy học tiết đạo đức là quá trình tổ chức cho học sinh thực hiện các hoạt động học
tập phong phú, đa dạng như: kể chuyện theo tranh; quan sát tranh ảnh, băng hình,
tiểu phẩm; phân tích, xử lý tình huống; chơitrò chơi, đóng tiểu phẩm, múa hát, đọc
thơ, vẽ tranh, tô màu tranh,…Thông qua các hoạt động đó, sự tương tác giữa giáo
viên - học sinh, học sinh - giáo viên được tăng cường và học sinh có thể tự phát
hiện và chiếm lĩnh tri thức mới. Các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực như:
theo nhóm, theo dự án, nghiên cứu trường hợp điển hình, giải quyết vấn đề, đóng
vai, trò chơi, động não, hỏi chuyên gia,…và chính thông qua việc sử dụng các
phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực đó, học sinh đã được tạo cơ hội để thực
hành, trải nghiệm nhiều kỹ năng sống cần thiết, phù hợp với lứa tuổi.
3.4. Mục tiêu giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo Đức
Việc giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo đức nhằm bước đầu trang bị
cho học sinh các kỹ năng sống cần thiết, phù hợp với lứa tuổi tiểu học, giúp các
em biết sống và ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ với những người thân
trong gia đình, với thầy cô giáo, bạn bè và những người xung quanh; với cộng
động, quê hương, đất nước, với môi trường tự nhiên; giúp các em bước đầu biết
sống tích cực, chủ động, có mục đích, có kế hoạch, tự trọng, tự tin, có kỷ luật,
biết hợp tác, giản dị, tiết kiệm, gọn gang, ngăn nắp, vệ sinh,…để trở thành con
ngoan trong gia đình, học sinh tích cực của nhà trường, công dân tốt của xã hội.
13
Chương 2
THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH
THÔNG QUA MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 3
I. Vài nét về khách thể điều tra:
Để khảo sát thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh của nhà trương,
tôi tiến hành khảo sát khối lớp 3 đó là:
*Lớp 3A: Do nhà giáo Bàng Thị Hoàng Hạnh làm chủ nhiệm có 30 học sinh.
Những thành tích nổi bật trong năm học vừa qua là:
- Lớp tiên tiến xuất sắc
- Có 1 học sinh đạt giải cấp tỉnh;
- Có 3 học sinh đạt giải cấp huyện;
- Có 17 học sinh giỏi cấp trường; 8 học sinh tiên tiến.
*Lớp 3B: Do nhà giáo Phạm Thị Kim Oanh làm chủ nhiệm có 30 học sinh.
Những thành tích nổi bật trong năm học vừa qua là:
- Lớp tiên tiến xuất sắc
- Có 1 học sinh đạt giải cấp huyện;
- Có 17 học sinh giỏi cấp trường; 7 học sinh tiên tiến.
*Lớp 3C: Do nhà giáo Đỗ Thị Thúy làm chủ nhiệm có 29 học sinh.
Những thành tích nổi bật trong năm học vừa qua là:
- Lớp tiên tiến xuất sắc
- Có 1 học sinh đạt giải cấp huyện;
- Có 12 học sinh giỏi cấp trường; 10 học sinh tiên tiến.
Với những thành tích nổi bật trên, đội ngũ giáo viên của khối 3 đều thường
xuyên quantâm đến chất lượng dạy và chất lượng giáo dục toàn diện học sinh, đặc
biệt quantâm đếnviệc giáo dục kỹ năngsốngcho học sinh. Đây là một trong những
yếu tố thuận lợi cho việc triển khai chươngtrìnhgiáo dục kỹnăng sốngcho học sinh.
II. Thực trạng giáo dục kỹnăng sống cho học sinh trong môn Đạo đức lớp 3:
2.1. Nhậnthứccủa giáoviên trong việcgiáodục kỹ năng sống cho học sinh
Gặp trực tiếp 3 giáo viên chủ nhiệm của 3 lớp nêu trên tôi nhận thấy cả 3
nhà giáo đều có ý kiến rằng: giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là việc làm rất
14
cần thiết trong xã hội hiện nay, nhằm giúp học sinh có thể thích ứng với cuộc
sống không ngừng biến đổi và chủ động sáng tạo trước những thay đổi của môi
trường sống.
Trong cuộc sống hàng ngày mỗi chúng ta phải đối mặt với rất nhiều tình
huống, có những tình huống rất đơn giản nhưng ngược lại có những tình huống lại
rất phức tạp đòi hỏi con người ta phải có một kỹ năng sống tối thiểu. Qua điều tra
nghiên cứu nhận thức của giáo viên về vai trò, ý nghĩa của kỹ năng sống có 100%
giáo viên đều đánh giá kỹ năng sống có vai trò, ỹ nghĩa rất quan trọng cho mỗi cá
nhân học sinh. Khi tôi tiến hành phỏng vấn cô giáo Bàng Thị Hoàng Hạnh - Khối
trưởng khối lớp 3 cô trả lời rằng: Trong hoàn cảnh hội nhập hiện nay và hướng tới
thực hiện 4 mục tiêu lớn mà giáo dục đề ra đó là:
- Học để biết, đòi hỏi người học phải giỏi về tri thức.
- Học để làm, đòi hổi người học không những chỉ giỏi về tri thức mà còn
thành thạo về kỹ năng thực hành.
- Học để chung sống, đòi hỏi người học phải có kỹ năng sống, kỹ năng hòa
nhập, kỹ năng hợp tác.
- Học để làm người, đòi hỏi người học phải có sự hội tụ của tất cả các mục
tiêu nêu trên.
Do việc trang bịcho học sinh vốntri thức về kỹ năng sống là vấn đề rất quan
trọng cần được quan tâm ngay từ khi trẻ mới sinh và thường xuyên phát triển trong
suốtcuộc đờiconngười, đốivới học sinh tiểu học lại càng cần thiết vì nó góp phần
hình thành những giá trị nhân cách gốc cho học sinh.
2.2. Nhận thức của học sinh về kỹ năng sống
Tôi tiến hành hỏi một số học sinh của khối 3 về kỹ năng sống như:
Em có được nghe thấy kỹ năng sống không?
Em có biết kỹ năng sống là gì không?
Em có quan tâm đến việc rèn luyện kỹ năng sống cho mình không? v.v
Thôngquatrò chuyệnvới các em tôinhận thấy các em đều đã có những nhận
thức cơ bản về kỹ năng sốngnhư em Trần Xuân Hiển lớp 3A nói rằng: Em đã được
nghe các cô giáo nói nhiều về kỹ năng sống, em hiểu kỹ năng sống là kỹ năng giao
15
tiếp, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng đặt vấn đề, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng
nói trước đông người, v.v
Khi tôitiến hành khảo sát thực trạng thái độ của học sinh lớp 3 về việc tham
gia xử lý tình huống qua môn Đạo đức, kết quả thu được như sau:
Học sinh
Lớp 3A Lớp 3B Lớp 3C Tổng cộng
Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ
Rất thích 21 70.0 19 63.3 17 58.6 57 64,1
Thích 5 16.7 7 23.3 6 20.7 18 20.2
Bình thường 4 13.3 3 10.0 4 13.7 11 11.2
Không thích 0 0.0 1 3.3 2 6.8 3 3.4
Thái độ tham gia xử lý tình huống trong môn Đạo đức lớp 3
Nhìn vào bảng số liệu tôi thấy 57 học sinh (chiếm 64.1%) các em rất thích tham
gia xử lý những tình huống trong bài học đạo đức, có 20.2% các em thích tham gia xử
lý tình huống, như vậy có thể khẳng định phần lớn học sinh lớp 3 đều thích và rất thích
tham gia xử lý tình huống. Đây là một thông tin rất quan trọng bởi hiệu quả của việc
giáo dục kỹ năng sống nói chung, kỹ năng xử lý tình huống nói riêng phụ thuộc không
nhỏ vào hứng thú tập luyện và rèn luyện của học sinh đặc biệt lớp 3A có 86.7% học
sinh thích và rất thích tham gia xử ký tình huống chiếm tỉ lệ cao nhất trong lớp 3. Tuy
nhiên bên cạnh đó vẫn còn tỉ lệ học sinh có thái độ không thích còn chiếm tỉ lệ 3.4%,
như vậy hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho họ sinh chưa được các em tham gia một
cách triệt để với thái độ tích cực và tự giác. Khi được hỏi vì sao mà các em có nhận
thức như vậy? Các em trả lời rằng: Chúng em rất thích tham gia xử lý tình huống trong
các bài học đạo đức nhưng do lớp em tương đối đông nên chúng em ít được trực tiếp
tham gia nên chỉ thấy bình thường thôi. Bên cạnh đó còn có một số nguyên nhân học
sinh không có thái độ tích cực tham gia xr lý tình huống là do thái độ ngại tham gia, biết
nhưng không dám nói, nhút nhát khi đứng trước đông người.
Để hiểu sâu về thái độ của các em tôi đã tiến hành khảo sát câu hỏi: Mức độ
tham gia xử lý tìnhhuống thông quadạy học môn Đạo đức được thực hiện như thế
nào? Kết quả thu được như sau:
16
Mức độ
Lớp 3A Lớp 3B Lớp 3C Tổng cộng
Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ
Thường xuyên 9 30.0 8 26.7 5 17.2 22 24.7
Không thường
xuyên
20 66.7 20 66.7 21 72.4 61 68.5
Không tham gia 1 3.3 2 6.7 3 10.3 6 6.7
Mức độ tham gia xử lý tình huống trong môn Đạo đức lớp 3
Qua bảng số liệu ta thấy, thực trạng học sinh được trực tiếp tham gia xử lý
tìnhhuống là không được thường xuyên chiếm tỉ lệ 68.5% do vậy đây cũng là một
trongnhững nguyên nhân dẫn tới học sinh bị yếu về kỹ năng xử lý tình huống. Mới
chỉ có 24.7% học sinhđược tham gia xử lý tìnhhuống một cáchthườngxuyên. Mức
không thường xuyên chiếm tỉ lệ khá cao.
Qua kết quả khảo sát trên tôi có nhận xét: môi trường tập luyện, rèn luyện kỹ
năng sống của học sinh chưa tốt, giáo viên chưa thu hút được học sinh tham gia vào các
hoạt động rèn luyện kỹ năng sống. Tỉ lệ học sinh thường xuyên tham gia rèn luyện kỹ
năng sống là thấp (chiếm 24.7%). Đặc biệt vẫn còn có số lượng học sinh chưa bao giờ
tham gia xử lý tình huống chiếm tỉ lệ 6.7%. Từ đó tôi khẳng định vấn đề đặt ra trong
các giờ học chiếm ưu thế trong giáo dục kỹ năng sống, các buổi sinh hoạt ngoại khóa,
hoặc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường, giáo viên cần có những
biện pháp đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp giáo dục, các hình thức tổ chức
giáo dục đểtạo môi trường tập luyện, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.
2.3. Thựctrạngvềnộidung giáodụckỹnăng sống qua môn Đạo đức lớp 3
Trong quá trình dạy môn Đạo đức giáo viên đã quan tâm đến việc giúp học
sinh biết đềxuất cáchgiải quyết, xử lý tình huống đãđặtra, biết phântíchcáilợi, cái
hại của từng cách xử lí, biết kiên định với cách lựa chọn mà các em cho là đúng.
Như vậy, trong quá trình dạy học môn Đạo đức lớp 3, nội dung giáo dục kỹ năng
sốngcho học sinhđã được giáo viên quan tâm và thực hiện. Để tìm hiểu sâu về vấn
đề này tôi đã xây dựng phiếu điều tra như sau:
Môn Đạo đức có thể tích hợp với nội dung giáo dục kỹ năng sống vì:
a. Nội dung môn Đạo đức gắn liền với giáo dục kỹ năng sống.
b. Mục tiêu, nội dung môn Đạo đức gắn liền với mục tiêu giáo dục kỹ năng sống.
17
c. Nộidung bài học Đạo đức cóthểrút ra những kết luận về giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh.
d. Các lí do khác.
Tóm lại, qua tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 3
thông qua môn Đạo tôi có nhận xét như sau:
- Phần lớn giáo viên đều nhận thức đúngvề tầm quan trọng của việc giáo dục
kỹ năng sốngcho học sinh, đa số giáo viên đều cho rằng cần thiết phải giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh một cách thường xuyên.
- Giáo viên đã quan tâm giáo dục kỹ năng sống cho học sinh nhưng phương
pháp, hình thức thực hiện còn hạn chế, đặc biệt là môi trường rèn luyện kỹ năng
sống cho học sinh chưa được quan tâm.
- Tínhtự chủ trongviệc xử lý tình huống chưa cao, học sinh còn thiếu tự tin,
nhút nhát khi xử lý tình huống, vì vậy phầnlớn các em không tự quyết định mà phụ
thuộc vào ý kiến của bạn, nhóm bạn.
- Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc thực hiện kỹ năng sống của học sinh
chưa cao, thiếu tự tin do chưa có sự kết hợp giữa nhà trường - Gia đình trong việc
giáo dục kỹ năng sống. Gia đìnhphảiđóngvai trò nền tảng để tiến hành giáo dục kỹ
năng sốngcho học sinh, nhưng thực tế cho thấy hầu hết các gia đình hiện nay chưa
quan tâm đến điều đó là ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh trong nhà trường. Do giáo viên chưa có thói quen rèn kỹ năng sống cho học
sinh trong các giờ lên lớp mà chủyếu quantâm tới việc trang bịkiến thức và một số
kỹ năng thực hành của nộidung chươngtrình dạy học đã xây dựng. Các hoạt động
ngoại khóa theo môn học nhằm giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ít được nhà
trường và giáo viên quan tâm.
18
Chương 3
MỘT SỐ BIỆN PHÁP VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
I. Mộtsố biện pháp giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo đức lớp 3:
1.1. Thống nhấtgiữa các lực lượng trong việc thực hiện nội dung giáo dục
kỹ năng sống.
Cần có một quan điểm chỉ đạo có tính chất pháp lí về tích hợp nội dung
giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua môn Đạo đức.
Các cấp quản lí giáo dục, nhà trường cần có văn bản chỉ đạo thống nhất về
tích hợp nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 3 thông qua môn Đạo
đức đến từng giáo viên để mỗi giáo viên có kế hoạch dạy học theo hướng tích
hợp nội dung dạy môn Đạo đức với nội dung tích hợp giáo dục kỹ năng sống.
Bồi dưỡng năng lực giáo dục kỹ năng cho giáo viên thông qua các cuộc hội
thảo, sinh hoạt chuyên đề nhằm tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Hướng dẫn chỉ đạo giáo viên tích hợp giáo dục kỹ năng sống qua các hình
thức cụ thể sau:
- Tíchhợp hoàn toàn nội dung bài học với nội dung giáo dục kỹ năng sống.
- Tíchhợp từng phần nội dung bài học với nội dung giáo dục kỹ năng sống.
- Rút ra kết luận về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua nội
dung bài học.
Giáo viên cần phải có nhận thức đúng về ý nghĩa, tầm quan trọng của giáo
dục kỹ năng sống trên cơ sở đó có biện pháp và phương pháp cũng như hình thức
phù hợp nhằm tích hợp nội dung giáo dục kỹ năng sống một cách hiệu quả.
Gia đìnhvà các lực lượng xã hội cần có sự phối hợp đắc lực với nhà trường
trong việc giáo dục kỹ năng sống thông qua dạy học môn Đạo đức để giáo dục
nhân cách cho học sinh. Trong đó giáo viên là lực lượng nòng cốt, vì vậy giáo viên
phải là người mẫu mực về kỹ năng sống để cho học sinh học tập và làm theo.
1.2.Tạomôitrườngthuậnlợiđểhọc sinh có cơ hội rèn luyện kỹ năng sống.
Môi trường hoạtđộnglà toàn bộ những điều kiện vật chất và tinh thần diễn ra
xung quanh, là nơi diễn ra hoạt độnghọc tập và rèn luyện của học sinh. Môi trường
hoạt động tốt là môi trường mà ở đó, học sinh được thoải mái, tự tin thực hiện các
19
hoạt động của mình, được tôn trọng, được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình,
được nghe, được làm và xem người khác cùng làm với đầy đủ các điều kiện hỗ trợ.
Môi trường hoạt động bao gồm cả môi trường vật chất và môi trường tinh thần.
Môi trường vật chất bao gồm tổng thể những yếu tố vật chất đảm bảo cho
các hoạt động được diễn ra một cách thuận lợi, như cấu trúc không gian, sự sắp
xếp, bố trí các đồ dung, trang thiết bị, phương tiện, tài liệu phục vụ cho các hoạt
động phong phú của học sinh trong quá trình học tập.
Môi trường tinh thần là những mối quan hệ, những tương tác xảy ra giữa các
chủ thể trong quả trình thực hiện các hoạt động học tập và rèn luyện bao gồm mối
quan hệ giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với học sinh và giữa học sinh với
nhiệm vụ của hoạt động. Môi trường góp phần tạo nên động cơ, mục đích, hứng
thú, phương tiện thực hiện hoạt độngcho học sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc
tiến hành các hoạt động hình thành và phát triển kỹ năng sống cho học sinh.
Tạo môi trường hoạt động cho học sinh thực chất là quá trình đảm bảo
những điều kiện về vật chất và tinh thần cần thiết phục vụ cho việc thực hiện các
hoạt động của học sinh được diễn ra đat hiệu quả cao nhất. Việc tạo lập môi
trường hoạt động cho học sinh cần có sự phối hợp chặt chẽ của các lực lượng
giáo dục trong và ngoài nhà trường. Trong quá trình dạy học trên lớp, giáo viên
có thể tiến hành các kỹ thuật sau để tạo lập môi trường hoạt động cho học sinh:
- Thông báo cho học sinh kế hoạch của bài học, chương trình học, tiết học.
- Thiết lập các định hướng bài học, chương học, tiết học, mục tiêu rèn
luyện kỹ năng sống cho học sinh.
- Thông báo đề cương bài học một cách rõ ràng, cách thức tiến hành,
những nội dung sẽ được đề cập, những biện pháp cần tiến hành và các quy tắc cơ
bản cần tuân theo.
- Sửdụngphươngpháp “Phávỡtảngbăng”,hoặc“làmnóng”bằngcách cung
cấp những thông tin cho học sinh, đưa ra những tình huống giả định cho học sinh.
- Sử dụng các biện pháp như “tấn công não”, giải quyết các bài tập tình
huống hoặc sử dụng một mẩu chuyện hay một đoạn video, một hệ thống những
câu hỏi mang tính vấn đề,…nhằm kích thích hứng thú học tập của học sinh.
20
Trong các hoạt động dạy học môn Đạo đức cần phối hợp giữa các lực
lượng giáo dục, giữa nhà trường - gia đình - xã hội để tạo lập môi trường hoạt
động cho học sinh thông qua các biện pháp sau:
- Giáo viên cần quan tâm tới mọi mặt của đời sống các thành viên trong lớp.
- Giáo viên cần tạo lập được một đội ngũ tự quản có phẩm chất và năng lực
tốt, có khả năng kết nối các thành viên trong lớp với các hoạt động chung.
- Xây dựng các phong trào hoạt động chung phù hợp với sở thích, nguyện
vọng của học sinh phù hợp với lứa tuổi, phù hợp với thực tiễn; Tạo điều kiện để
các em vận dụng kiến thức đã được lĩnh hội vào việc giải quyết các tình huống cụ
thể trong bài học để từ đó có những quyết định đúng.
- Trang bị đầy đủ các phương tiện, cơ sở vật chất cho các hoạt động của
học sinh như phòng học có các trang thiết bị dạy học hiện đại, các điều kiện về
sân chơi, các phòng chức năng để tổ chức các hoạt động tập thể.
- Có sự phối hợp chặt chẽ của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường
trong việc tổ chức các hoạt động cho học sinh, các hoạt động phải đa dạng và liên tục.
- Học sinh cần tự giác, tích cực tham gia các hoạt động không chỉ để giải
trí mà còn để phát triển những kỹ năng cần thiết cho bản thân.
Giáo viên cần có biện pháp nhằm khuyến khích học sinh thay đổi thói quen
hành vi theo chiều hướng tích cực, giúp các em chấp nhận sự thay đổi và sẵn
sang thực hiện sự thay đổi theo định hướng của giáo viên và nội dung rèn luyện.
1.3. Thiết kế bài tập thực hành kỹ năng sống trong quá trình dạy học môn
Đạo đức để rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.
Bài tập thực hành kỹ năng sống là loại bài tập do giáo viên thiết kế nhằm
tạo lập môi trường, tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm, thể nghiệm thái độ, quan
điểm và hành vi ứng xử của mình trước các vấn đề của cuộc sống.
Bài tập thực hành kỹ năng sống được thực hành trong quá trình học môn
Đạo đức là thông qua mục tiêu nội dung bài học giáo viên tích hợp nội dung giáo
dục kỹ năng sống trên cơ sở đó thiết kế các bài tập vận dụng tri thức học sinh đã
học để xử lí các tình huống thường gặp hàng ngày. Bài tập thực hành kỹ năng
sống có thể tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau như:
21
- Bài tập dưới dạng một trò chơi đóng vai;
- Bài tập dưới dạng một tình huống cần xử lí;
- Bài tập dưới dạng một câu chuyện chưa có hồi kết đòi hỏi người đọc,
người nghe phải quyết định hay cách ứng xử của mình;
- Cũng có thể bài tập là một bài khảo sát xâm nhập thực tế hay viết một bài
luận sau khi quan sát thực tế.
Quy trình xây dựng bài tập thực hành và sử dụng bài tập thực hành:
Bước 1: Nghiên cứu mục tiêu, nôi dung bài học đạo đức để lựa chọn kỹ
năng sống cần tích hợp giáo dục:
- Giáo viên cần nắm vững mục tiêu bài đạo đưc: Về kiến thức, kỹ năng,
thái độ;
- Nắm vững nội dung cơ bản của bài học, các chủ đề trong chương trình
môn Đạo đức để tìm hiểu khả năng tích hợp nội dung kỹ năng sống cho học sinh.
- Xác định những nội dung cơ bản cho bài học cần thực hành nhằm củng
cố, vận dụng kiến thức để rèn luyện kỹ năng sống.
Bước 2: Lựa chọn hình thức để thực hiện bài tập thực hành.
Giáo viên căn cứ vào nội dung kiến thức của bài đạo đức để lựa chọn dạng
bài tập cho phù hợp. Các dạng bài tập giáo viên có thể lựa chọnlà các bài tập sau:
- Bài tập dưới dạng trò chơi đóng vai;
- Bài tập dưới dạng xử lí tình huống;
- Bài tập dưới dạng viết tiếp câu chuyện chưa có hồi kết,…
Bước 3: Thiết kế câu chuyện có chứa đựng nội dung rèn luyện kỹ năng
sống phù hợp với nội dung bài học đạo đức.
Bài tập được lựa chọn phải có khả năng củng cố kiến thức bài học đạo đức
đồngthờiphảirèn luyện kỹ năng sốngcho học sinh. Nội dung bài tập phải phù hợp
vớiđặc điểmtrìnhđộ nhậnthức củahọc sinh, phùhợp vớithờigian dànhcho bàihọc.
Bước 4: Thực hiện tích hợp với nội dung của bài học trong phần tiết 2 của
bài học đạo đức là rèn kỹ năng, hành vi.
Bước 5: Đánh giá nhận xét kết quả tham gia thực hành kỹ năng hành vi của
học sinh và nhóm học sinh.
22
Điều kiện để thực hiện các bước trên là:
- Giáo viên phải nắm vững nội dung từng bài học môn Đạo đức lớp 3;
- Xác định rõ các kỹ năng sống cần hình thành cho học sinh trong quả trình
dạy học môn Đạo đức lớp 3.
- Thiết kế bài tập phù hợp với mục tiêu bài học và phù hợp với đặc điểm
tâm lí lứa tuổi học sinh;
- Giáo viên phải có nghệ thuật và kỹ thuật dạy học để thu hút học sinh tích
cực tham gia thực hành;
- Gắn việc đánh giá nội dung bài học với việc đánh giá kỹ năng sống của
học sinh thông qua hoạt động thực hành kỹ năng sống.
1.4. Đổi mới phương pháp dạy học môn Đạo đức theo hướng tăng cường
rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh:
Dạy học Đạo đức cần đi từ quyền và bổn phận của trẻ em. Với cách tiếp
cận đó đòi hỏi việc dạy học môn Đạo đức phải nhẹ nhàng, sinh động, tránh áp
đặt, thông tin một chiều hay cứng nhắc, nhàm chán.
Dạy học môn Đạo đức cần được tích hợp với giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh và được tiến hành với các phương pháp nhằm tăng cường tổ chức hoạt
động cho phù hợp, huy động được vốn sống, vốn kinh nghiệm của học sinh, giúp
học sinh tự khám phá tri thức, tự rèn luyện kỹ năng, hành vi của bản thân. Thông
qua việc sử dụng, vận dụng các phương pháp dạy học môn Đạo đức có khả năng
tích cực hóa các hoạt động của học sinh, nhằm giúp học sinh lĩnh hội nội dung
bài học một cách nhẹ nhàng, sinh động thông qua các hoạt động: Trò chơi, đóng
vai, xử lí tình huống, kể chuyện theo tranh, xây dựng phần kết của câu chuyện
mở, đánh giá và tự đánh giá về hành vi của bản thân và những người xung quanh
dựa vào chuẩn mực, mẫu hành vi, tìm hiểu các sự kiện hiện tượng, các thực trạng
hoạt động của một số cơ sở có liên quan đến chủ đề nội dung học tập và rèn
luyện kỹ năng sống.
Các phương pháp dạy học môn Đạo đức phải gắn liền với cuộc sống thực
tế của học sinh, các chuyện kể được sử dụng, các tình huống được xây dựng, các
tranh ảnh thiết kế và sử dụng, các tình huống đóng vai phải phù hợp với cuộc
23
sống diễn ra của học sinh trong các mối quan hệ của các em ở gia đình, nhà
trường, xã hội. Giáo viên cần phải căn cứ vào mục tiêu nội dung bài học, căn cứ
vào kỹ năng sống cần rèn luyện và thực hành cho học sinh để lựa chọn phương
pháp dạy học trong các phương pháp sau và vận dụng nó một cách sáng tạo:
- Phương pháp động não; - Phương pháp nêu vấn đề;
- Phương pháp đóng vai; - Phương pháp dự án;
- Phương pháp trò chơi; - Phương pháp kể chuyện;
- Phương pháp thảo luận nhóm; - Phương pháp trực quan
- Phương pháp trực quan; - Phương pháp nêu gương.
Mỗi phương pháp dạy học trên đều có thế mạnh khác nhau trong việc khai
thác vốn sống, vốn kinh nghiệm của học sinh, nó có khả năng phù hợp với mục
tiêu và nội dung bài học đáp ứng với khả năng trong quá trình dạy học. Do đó
giáo viên có thể lựa chọn phương pháp và vận dụng các phương pháp dạy học
khác nhau đối với từng bài học nhằm tăng cường rèn luyện kỹ năng sống cho học
sinh. Điều kiện để đổi mới phương pháp dạy học môn Đạo đức theo hướng tăng
cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là:
- Giáo viên phải hiểu rõ đổi mới phương pháp dạy học là sự vận dụng phối hợp
một cách linh hoạt sáng tạo giữa phương pháp dạy học truyền thống với các phương
pháp dạy học hiện đại có có khảnăng khai thác vốn sống, vốn kinh nghiệm của học sinh
- Giáo viên phải hình dung được quy trình rèn luyện kỹ năng sống cho học
sinh là phải được dựa trên cơ sở trang bị vốn kiến thức kinh nghiệm rồi mới tiến
hành rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.
- Giáo viên phải hướng dẫn được cho học sinh cách học tập, cách rèn luyện
kỹ năng sống và nội dung rèn luyện, cách thức tự kiểm tra, tự đánh giá.
- Giáo viên phải tạo được môi trường học tập, rèn luyện cho học sinh nhằm
thu hút học sinh tham gia một cách tích cực, sáng tạo.
Trong dạy học môn Đạo đức giáo viên cần tăng cường sử dụng các tình
huống hay bài tập thực hành nhằm tăng cường rèn luyện kỹ năng sống cho học
sinh thông qua các tình huống, các bài tập thực hành giúp học sinh củng cố mở
rộng kiến thức đã học.
24
Ví dụ: Khi dạy bài “Chăm sóc ông bà, cha mẹ” ở tiết 1 giáo viên có thể
cho học sinh đàm thoại một số câu hỏi để học sinh hiểu được: Tại sao chúng ta
phải chăm sóc ông bà, cha mẹ? Chăm sóc ông bà, cha mẹ em phải làm gì? Cho
học sinh liên hệ bản thân mình đã chăm sóc ông bà, cha mẹ chưa? Nếu đã chăm
sóc thì em đã chăm sóc như thế nào? Trong nhiều trường hợp khác nhau giáo
viên phải lựa chọn cách giảng dạy khác nhau, cho các tổ nhóm sưu tầm câu
chuyện, tranh ảnh phục vụ bài giảng của giáo viên thì học sinh dễ nắm chắc nội
dung của bài mới.
Còn tiết thực hành thì giáo viên hướng dẫn học sinh biết áp dụng những
kiến thức vừa học vào thực tế cuộc sống chăm sóc ông bà, cha mẹ như thế nào?
Kể cả lúc khỏe mạnh, lúc đi chơi xa, đi công tác và nhất là lúc ốm đau, bệnh tật
bằng những việc làm cụ thể của mình qua việc nhận diện hành vi sai, qua tranh
ảnh, cùng nhau giải quyết tình huống hoặc các em có thể gặp trong sinh hoạt
hằng ngày, giúp các em có những đối xử đúng mực, bộc lộ được tình cảm đạo
đức, hành vi đạo đức của mình đối xử với ông bà, cha mẹ người đã sinh ra và
nuôi dưỡng mình. Ví dụ: Cho học sinh đóng tiểu phẩm “Chăm sóc bà khi bà bị
ốm”, “bố mẹ đi công tác vắng”. Hoặc xử lí tình huống: “Bốđi công tác xa về, hay
ông bà nội (ngoại) ở quê lên chơi”.
Thường xuyên nêu các tấm gương tốt ở lớp, ở trường cho em noi theo hoặc
tấm gương qua các câu chuyện, qua báo Thiếu niên nhi đồng.
Ví dụ: Trong lớp có có bạn Hà, bố mẹ bỏ nhau khi bạn còn nhỏ. Hà ở với
bà, bà Hà đã già, bà phải làm lụng vất vả để nuôi Hà ăn học. Hà rất chăm ngoan,
học giỏi. Ngoài giờ học ra Hà thường xuyên giúp bà quét nhà, nhặt rau, nấu
cơm,… Lúc bà ốm Hà nấu cháo, pha sữa, lấy thuốc cho bà uống để bà chóng
khỏi. Các em nên học tập bạn Hà lớp mình.
1.5. Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Đạo
đức gắn liền với đánh giá kỹ năng sống của học sinh:
Kiểm tra, đánh giá là một khâu trong quá trình dạy học và giáo dục học
sinh. Kiểm tra, đánh giá nếu làm tốt sẽ tạo động lực cho quá trình dạy học và quá
trình giáo dục phát triển không ngừng. Giữa nội dung dạy học môn Đạo đức với
25
phương pháp kiểm tra, đánh giá có mối quan hệ mật thiết với nhau, khi nội dung
dạy học môn Đạo đức đổi mới theo hướng tích hợp nội dung giáo dục kỹ năng
sống thì phương pháp kiểm tra, đánh giá cần có sự thay đổi theo hương tích hợp
nhằm tạo động lực cho học sinh, kích thích học sinh tích cực học tập, rèn luyện
để không ngừng tự hoàn thiện nhân cách.
Mục tiêu đánh giá môn học phải gắn với mục tiêu đánh giá kỹ năng sống
cho học sinh. Vì vậy, chuẩn đánh giá, tiêu chí để nhận xét kết quả học tập môn
Đạo đức của học sinh lớp 3 phải gắn với kỹ năng sống. Phương pháp đánh giá,
nhận xét gắn liền với các phương pháp quan sát, thực nghiệm, trắc nghiệm, dự
án, nghiên cứu sản phẩm của học sinh đó là sản phẩm giao tiếp, ứng xử của học
sinh trong các mối quan hệ ở gia đình, nhà trường, xã hội. Tiến hành đánh giá
học sinh ở mọi lúc, mọi chỗ trong mọi mối quan hệ của học sinh ở gia đình, nhà
trường, xã hội.
Khi tiến hành kiểm tra, đánh giá giáo viên cần nắm vững quy chế kiểm tra,
đánh giá môn Đạo đức do Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành. Giáo viên phải có
nhận thức đúng về tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, có kỹ
năng quan sát, nhận xét, thu thập thông tin về việc rèn luyện kỹ năng sống và rèn
luyện Đạo đức cho học sinh. Tíchhợp tiêu chí đánh giá kỹ năng sốngtrong tiêu chí
đánh giá của môn học Đạo đức trong chương trình dạy học môn Đạo đức lớp 3.
Tóm lại, giữa các biện pháp giáo dục kỹ năng sống nêu trên có mối quan
hệ thống nhất với nhau, nó ràng buộc lẫn nhau, bổ sung kết quả cho nhau và là
điều kiện của nhau nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh tiểu học. Trong đó biện pháp thống nhất các lực lượng trong việc
tích hợp nội dung giáo dục kỹ năng sống qua dạy học môn Đạo đức, đổi mới
phương pháp dạy học môn Đạo đức theo hướng tăng cường giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh, thiết kế bài tập thực hành để rèn luyện kỹ năng sống cho học
sinh là ba biện pháp nòng cốt, biện pháp tạo môi trường là biện pháp có tính chất
điều kiện; biện pháp đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá có tính chất tạo
động lực cho quá trình giáo dục kỹ năng sống được thực hiện và phát triển.
26
MỘT SỐ BÀI SOẠN MINH HỌA MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 3
Bài 3
TỰ LÀM LẤY VIỆC CỦA MÌNH
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Học xong bài này học sinh có khả năng:
- Kể được tên một số việc mà học sinh lớp 3 có thể tự làm lấy.
- Nêu được ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình.
- Biết tự làm lấy những việc của mình ở nhà, ở trường.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
- Kĩ năng quản lí thời gian học tập, sinh hoạt hợp lí
- Kĩ năng lập kế hoạch công việc để sử dụng thời gian hiệu quả
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
- Động não - Thảo luận nhóm
- Nói tự nhủ - Đóng vai
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Một số đồ dùng chuẩn bị cho đóng vai (dùng cho hoạt động 5)
- Các thẻ màu xanh, đỏ, trắng (dùng cho hoạt động 6)
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Khám phá
Hoạt động 1: Động não
Mục tiêu: Học sinh biết được một số việc có thể tự làm được phù hợp với
lứa tuổi.
Cách tiến hành:
1. Giáo viên nêu yêu cầu: mỗi em hãy nêu một việc làm ở nhà hay ở
trường mà các em có thể tự làm lấy được.
2. Học sinh nêu các việc theo yêu cầu.
3. Giáo viên ghi các công việc HS nêu thành các nhóm lên bảng.
4. Kết luận: Có rất nhiều việc ở nhà, ở trường, lớp mà các em có thể tự làm
lấy được. Chẳng hạn: Tự học, tự làm bài tập, rửa mặt, đánh răng và vệ sinh thân
thể; làm sạch, đẹp trường lớp, quét nhà, rửa ấm chén và các công việc gia đình
khác phù hợp với lứa tuổi…
2. Kết nối
Hoạt động 2: Xử lý tình huống
27
Mục tiêu: HS biết một biểu hiện của tự làm lấy việc của mình
Cách tiến hành:
1. Giáo viên nêu tình huống:
- Trong giờ luyện tập có một bài toán khó, Thành loay hoay mãi chưa làm
được. Thấy vậy, Minh đưa bài làm của mình cho bạn chép. Nếu là Thành, em có
suy nghĩ gì và sẽ làm gì?
2. Các cặp trao đổi, bày tỏ quan điểm của cá nhân.
3. Cả lớp thảo luận, lựa chọn cách giải quyết đúng là Thành cần phải cố
gắng tự làm lấy bài tập, không nên chép bài của bạn.
4. Kết luận: Trong cuộc sống hàng ngày, ai cũng có công việc của mình và
mỗi người cần phải biết tự làm lấy việc của mình.
3. Thực hành, luyện tập
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm
Mục tiêu: HS bước đầu hình thành kĩ năng giải quyết tình huống có liên
quan đến tự làm lấy việc của mình.
Cách tiến hành: Giáo viên chia nhóm, cử nhóm trưởng.
1. Giáo viên nêu tình huống:
Hùng đang viết báo tường chuẩn bị cho kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam -
20/11 thì Hà đến chơi. Hà bảo Hùng: Tớ khá môn Tiếng Việt hơn cậu để tớ viết
hộ, còn cậu giỏi toán thì giải giúp tớ các bài tập.
Em suynghĩ gì về lời đềnghị củaHà? Nếu em là Hùng em sẽ làm gì? Vì sao?
2. Các nhóm thảo luận
- Đại diện một vài nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác trao
đổi, nêu các cách giải quyết khác.
3. Kết luận: Đề nghị của Hà là không đúng, cả hai cần phải tự làm lấy việc
của mình. Cố gắng tự làm lấy việc của mình sẽ giúp em mau tiến bộ.
Hoạt động 4: Liên hệ thực tế
Mục tiêu: Học sinh tự đánh giá được về những công việc mà bản thân đã
làm được.
Cách tiến hành
1. Giáo viên nêu yêu cầu :
- Mỗi em hãy nêu những công việc mà bản thân đã tự làm được?
- Các em đã thực hiện những việc đó như thế nào?
- Cảm nghĩ của các em khi hoàn thành công việc?
28
2. Học sinh thực hiện hoạt động.
3. Giáo viên mời một số học sinh trình bày trước lớp.
4. Giáo viên kết luận:
- Nhiều em đã biết và đã tự làm được những việc của mình rất tốt.
- Còn một số em đã làm được nhưng cònít. Các em cần phải cố gắng thêm
để mau tiến bộ.
Hoạt động 5: Đóng vai
Mục tiêu: Học sinh được trải nghiệm khi thực hiện một số hành động và
bày tỏ thái độ phù hợp trong việc tự làm lấy công việc của mình.
Cách tiến hành
1. Giáo viên chia lớp thành 4 - 6 nhóm.
2. Giáo viên nêu tình huống và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận,
đóng vai xử lý một trong các tình huống dưới đây:
Tình huống 1: Ăn cơm xong, mẹ phân công Minh quét nhà, nhưng mải
xem Ti vi nên nhờ bố làm hộ.
+ Nếu em là Minh, em sẽ làm gì?
+ Nếu cần một lời khuyên, em sẽ nói gì với bạn Minh?
Tình huống 2: Bích và Thắng được phân công trực nhật lớp. Bích nói với
Thắng: tớ sẽlàm trực nhật giúp nếu cậu nhắc bàitớ tronggiờ kiểm tra toán hôm nay.
Bạn thắng nên ứng xử thế nào trong tình huống này?
3. Các nhóm thảo luận, phân công đóng vai xử lý tình huống.
4. Các nhóm thực hiện đóng vai trước lớp.
5. Giáo viên kết luận:
- Ở tình huống 1, Minh nên thực hiện nhiệm vụ của mình; em nên nói với
Minh: Bạn nên tự quét nhà vì đó là việc mà bạn được giao.
- Ở tình huống 2, Thắng sẽ cùng làm trực nhật cùng với Bích và hứa sẽ
giúp đỡ Bích học toán tốt hơn.
Hoạt động 6: Bày tỏ thái độ
Mục tiêu: Học sinh biết bày tỏ thái độ về một số ý kiến liên quan.
Cách tiến hành:
1. Giáo viên treo lên bảng nội dung các ý kiến và hướng dẫn học sinh cách
giơ thẻ mầu bày tỏ thái độ:
a) Làm lấy việc của mình là tự trọng và giúp em mau tiến bộ;
b) Biết lập kế hoạch, phân công nhiệm vụ trong nhóm là một biểu hiện tự
làm lấy việc của mình;
29
c) Chỉ cần tự làm lấy việc của mình nếu đó là việc mình thích;
d)Trẻ em có quyền tham gia ýkiến về những vấn đềliên quan tới việc của mình;
đ. Trẻ em có thể tự quyết định mọi việc của mình;
e. Vì mỗi người đều tự làm lấy việc của mình, nên không cần giúp đỡ hay
hợp tác với người khác.
2. Yêu cầu Học sinh đọc từng ý kiến và giơ thẻ bày tỏ thái độ.
3. Trao đổi về lí do vì sao lại tán thành/không tán thành/lưỡng lự.
- các ý kiến đồng ý gắn một bông hoa đỏ, các ý kiến không đồng ý gắn một
bông hoa xanh.
4. Giáo viên gắn các bông hoa màu xanh trước các ý kiến a, b, d; gắn các
bông hoa màu đỏ trước các ý kiến c, đ, e và kết luận:
Nên tán thành các ý kiến a, b, d; không tán thành các ý kiến c, đ, e.
Kết luận chung: Trong học tập, lao động, sinh hoạt ở nhà, ở trường, ở lớp,
các em cần tự làm lấy các công việc của mình. Như vậy, em mới mau tiến bộ và
được mọi người yêu quý.
4. Vận dụng
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu cụ thể các công việc sẽ tự làm ở nhà.
- Mỗi học sinh sẽ lập danh sách những công việc đó ra một tờ giấy ghi tên
mình và nộp cho cô giáo cuối giờ học.
- Học sinh thực hiện các công việc đã nêu.
Bài 6
TÍCH CỰC THAM GIA VIỆC LỚP, VIỆC TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Học xong bài này học sinh có khả năng:
- Tham gia việc lớp, việc trường vừa là quyền, vừa là bổn phận của học sinh.
- Tự giác tham gia việc lớp, việc trường phù hợp với khả năng và hoàn
thành tốt những nhiệm vụ được phân công.
- Biết nhắc nhở bạn bè cùng tích cực tham gia việc lớp, việc trường.
- Quý trọng các bạn tích cực tham gia việc lớp, việc trường.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
- Kĩ năng lắng nghe tích cực ý kiến lớp và tập thể;
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng của mình về các việc trong lớp;
- Kĩ năng tự trọng và đảm nhận trách nhiệm khi nhận việc của lớp giao.
30
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
- Động não; - Thảo luận;
- Dự án; - Bài viết nửa trang.
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Tranh tình huống, hoặc clip do học sinh đóng tiểu phẩm.
- Các bài hát về chủ đề nhà trường
- Các thẻ màu dùng cho hoạt động 1, tiết 2
- Các băng giấy về nội dung bày tỏ ý kiến, hoạt động 1, tiết 2
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Tiết 1
1. Kh¸m ph¸
* Khởi động: Học sinh hát (hoặc nghe băng) Em yêu trường em.
- Giáo viên trao đổi với học sinh:
+ Nội dung bài hát nói về điều gì?
+ Các em hãy tìm những từ của bài hát nói về các đồ dùng và phương tiện
giúp các em học tập tốt?
- Giáo viên: Nội dung bài hát nói về ngôi trường, lớp học của chúng ta, nói
về niềm vui được đến trường, ở đó có thầy giáo, cô giáo, có bạn bè,... Sách vở,
bàn ghế, bảng và trường lớp,... là những đồ dùng, phương tiện và các điều kiện
giúp các em học tập được tốt. Để học tập được tốt, các em cần phải có trách
nhiệm chăm lo, bảo vệ, giữ gìn trường lớp của mình luôn sạch đẹp,... Vì vậy các
em phải tích cực tham gia việc lớp, việc trường.
Hoạt động 1: Động não
Mụctiêu: Khai thác kinh nghiệm, hiểu biết của học sinh về việc lớp việc trường.
Cách tiến hành :
1. Giáo viên nêu yêu cầu:
- Mỗi em hãy nêu tên một việc lớp, việc trường phù hợp với lứa tuổi các em?
2. Học sinh nêu các việc lớp, việc trường:
- Giáo viên ghi lên bảng sau đó phân tích cho học sinh được đâu là những
việc trường phù hợp với lứa tuổi các em.
3. Giáo viên chốt lại và dẫn vào bài: Các em đã nêu được tên một số việc
lớp, việc trường. Điều quan trọng là thái độ của các em đối với các công việc này
như thế nào. Để biết được điều đó chúng ta cùng nhau tìm hiểu tình huống sau:
2. Kết nối
Hoạt động 1: Đóng vai xử lý tình huống
31
Mục tiêu: Học sinh biết được một biểu hiện của sự tích cực tham gia việc
lớp, việc trường.
Cách tiến hành:
1. Giáo viên chia nhóm, cử nhóm trưởng. Giáo viên treo tranh, yêu cầu các
nhóm quan sát tranh sau đó thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Mô tả tranh tình huống;
- Thảo luận đưa ra cách xử lý, sau đó đóng vai thể hiện cách xử lý của
nhóm mình.
Nội dung tình huống:
Trong khi cả lớp đang tổng vệ sinh sân trường, bạn thì cuốc đất, bạn thì
trồng hoa,... riêng Thu lại ghétai rủ Huyền bỏ đi nhảydây. Theo bạn, bạn Huyền
có thể làm gì? Vì sao?
2. Các nhóm thảo luận, phân công đóng vai.
3. Đại diện các nhóm lên mô tả tranh, trình bày cách xử lý tình huống của
nhóm mình, sau đó đóng vai thể hiện. Giáo viên ghi tóm tắt các cách xử lý của
các nhóm lên bảng.
- Trao đổichung cả lớp về các cáchđóngvaixử lý tình huống của các nhóm.
4. Giáo viên kết luận: Tổng vệ sinh trường, lớp là một việc lớp, việc
trường. Tất cả học sinh đều phải có trách nhiệm tham gia. Trong tình huống trên,
cách xử lý tốt nhất là Huyền nên khuyên Thu hãy ở lại cùng cả lớp làm tổng vệ
sinh, sau đó đi chơi cũng không muộn.
3. Thực hành, luyện tập
Hoạt động 2: Đánh giá hành vi
Mục tiêu: Học sinh bước đầu biết đánh giá, phân biệt các hành vi đúng và
chưa đúng trong các tình huống có liên quan tới việc lớp, việc trường.
Cách tiến hành:
1. Giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh, hướng dẫn học sinh thực hiện
hoạt động:
Nội dung phiếu hoạt động:
Em hãy ghi vào ô chữ Đ trước các cách ứng xử đúng và chữ S trước các
cách ứng xử chưa đúng.
- Nội dung tình huống:
a) Trong khi cả lớp đang họp bàn việc tổ chức kỉ niệm ngày nhà giáo Việt
Nam 20/11 thì Nam bỏ ra ngoài chơi.
32
b) Nhân ngày 8/3, các bạn trai trong lớp rủ nhau chuẩn bị những món quà
nhỏ để chúc mừng cô giáo và các bạn gái.
c) Tối nay Hùng được tổ phân công giúp Mai học môn toán, nhưng trên
TV có phim hay nên Hùng không đến được
d) Hôm nay Lan đến lớp sớm, thấy lớp chưa sạch sẽ, mặc dù không phải
phiên trực nhật lớp, Lan vẫn quét dọn lớp sạch sẽ.
2. Học sinh làm việc cá nhân.
3. Giáo viên mời một vài em lên trình bày trước lớp.
4. Giáo viên kết luận:
- Việc làm của các bạn trong các tình huống b) và d) là đúng.
- Việc làm của các bạn Nam và Hùng trong các tình huống a) và c)là chưa đúng.
Tiết 2
Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến
Mụctiêu: Học sinh được trải nghiệm qua một số ýkiến về việc lớp việc trường.
Cách tiến hành:
1. Giáo viên đính 1 băng giấy có nội dung bày tỏ ý kiến lên bẳng, hướng
dẫn học sinh cách bày tỏ bằng thẻ màu.
a) Trẻ em có quyền và bổn phận tham gia các việc lớp, việc trường phù
hợp với lứa tuổi.
b) Tham gia việc lớp, việc trường mang lại niềm vui cho em.
c) Chỉ nên tham gia các việc lớp, việc trường mà em thích.
d) Chỉ nên tham gia các việc lớp, việc trường mà em được phân công, còn
những việc khác không cần thiết.
2. Giáo viên mời học sinh đọc từng nội dung và cho học sinh bày tỏ ý kiến.
- Sau mỗi lần bày tỏ ý kiến, giáo viên hướng dẫn học sinh trao đổi về lý do
tán thành, không tán thành, lưỡng lự trước mỗi ý kiến sau đó kết luận ngay sự
đúng, chưa đúng của mỗi ý kiến.
3. Giáo viên kết luận:
+ Các ý kiến a), b) là đúng;
+ Các ý kiến c), d) chưa đúng.
4. Vận dụng
Hoạt động 4: Đăng kí tham gia việc lớp, việc trường
Mụctiêu: Học sinh thể hiện tính chủ động, tíchcực tham gia việc lớp, việc trường
Cách tiến hành:
1. Giáo viên phát cho mỗi học sinh một tờ giấy nhỏ, nêu yêu cầu:
33
Các em suy nghĩ và ghi vào giấy tên những việc lớp, việc trường mà em
thích và có khả năng tham gia. Sau đó bỏ vào một chiếc hộp chung của lớp.
2. Học sinh thực hiện hoạt động.
3. Giáo viên mời một học sinh mở hộp và đọc các ý kiến của các bạn, giáo
viên ghi lên bảng thành các nhóm công việc.
Trên cơ sở các nhóm công việc, GV chia lớp thành các nhóm, phân công
nhóm trưởng, thư kí nhóm và nêu yêu cầu hoạt động :
Các nhóm thảo luận, lập kế hoạch hoạt động và phân công các thành viên
thực hiện công việc đã đăng kí.
4. Các nhóm thảo luận lập kế hoạch hoạt động.
5. Các nhóm cử đại diện trình bày kế hoạch và cam kết thực hiện tốt công
việc được giao. Các nhóm khác góp ý vào chương trình kế hoạch của nhóm bạn.
6. Giáo viên góp ý và chốt lại chương trình, kế hoạch của từng nhóm, động
viên khuyến khích học sinh tích cực hoàn thành kế hoạch đã xây dựng.
Kết luận chung:
Tham gia các việc lớp, việc trường phù hợp với lứa tuổi một cách tích cực,
có trách nhiệm là các em đang bảo vệ quyền được học tập và thực hiện phận của
mỗi học sinh.
Hoạt động 5: Thực hiện kế hoạch
- Các nhóm thực hiện công việc theo chương trình, kế hoạch đã xây dựng
và được thông qua tại lớp.
- Chuẩn bị cho buổi báo cáo kết quả thực hiện chương trình, kế hoạch.
34
II. Kết quả đạt được:
Với các biện pháp trên tôi thấy đa số học sinh đã biết tham gia tranh luận,
nói ra những khó khăn của bản thân, nhiều học sinh biết giáo tiếp theo những quy
tắc tối thiểu trong gia đình và ngoài xã hội. Nhiều học sinh đã có kỹ năng tự phục
vụ cho bản thân, kỹ năng làm một số việc đơn giản như dọn dẹp sắp xếp bàn học,
phòng học, nhà cửa,...Đặc biệt một số em xử lí được một số tình huống đơn giản
trong cuộc sống, bớt rụt rè, tự tin trong giáo tiếp, có bản lĩnh để vượt qua mội khó
khăn. Bên cạnh đó người giáo viên có một cách dạy học để giúp các em có kỹ
năng sống, tạo cho trẻ khả năng tư duy, có óc phân tích, suy xét, suy đoán, tự tin
trong học tập, công việc, trong ứng xử với các vấn đề của cuộc sống.
Dưới đây là bảng tổng hợp số liệu so sánh, đối chứng một số kỹ năng sống
của học sinh khối lớp 3 năm học 2012 - 2013 như sau:
Các kĩ
năng
sống
ĐẦU NĂM HỌC CUỐI NĂM HỌC
Tốt T. Bình Chưa tốt Tốt T. Bình Chưa
tốt
SL % SL % SL % SL % SL % SL %
Giao tiếp 9 10,1 36 40,4 44 49,4 36 40,4 45 50,6 8 9,0
Xử lí tình
huống
11 12,4 11 12,4 67 75,3 42 47,2 45 50,6 2 2,2
Nhận
thức
45 50,6 22 24,7 22 24,7 72 80,9 17 19,1 0 0
Ra quyết
định
23 25,8 21 23,6 45 50,6 68 76,4 19 21,3 2 2,2
Hợp tác 49 55,1 25 28,5 15 16,8 66 74,2 20 22,5 3 3,4
Đặt vấn đề 15 16,8 38 42,2 46 51,7 64 71,9 25 28,1 0 0
Thương
lượng
26 29,2 26 29,2 37 41,6 71 79,8 18 20,2 0 0
Qua bảng số liệu trên tôi thấy các biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh được các đồngchí giáo viên áp dụng trong môn Đạo đức lớp 3 đã có hiệu quả.
Qua thực tế cho thấy việc sử dụng các biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh thông qua môn Đạo đức lớp 3 trong nhà trường là điều kiện cần thiết, có tác
dụng tốt đến việc rèn kỹ năng sống cho học sinh, tác động tốt đến việc hình thành
35
nhân cách của trẻ, mang tính nhân văn, giúp trẻ phát triển toàn diên trở thành
những công dân tốt, phù hợp với quá trình phát triển của xá hội hiện nay.
III. Bài học kinh nghiệm:
Các biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua môn Đạo đức
lớp 3 bao gồm:
- Thống nhất giữa các lực lượng trong việc triển khai thực hiện nội
dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua dạy môn Đạo đức lớp 3
là gia đình và các lực lượng xã hội cần có sự phối hợp đắc lực với nhà
trường trong việc giáo dục kỹ năng sống thông qua dạy học môn Đạo đức để
giáo dục nhân cách cho học sinh. Trong đó giáo viên là lực lượng nòng cốt,
vì vậy giáo viên phải là người mẫu mực về kỹ năng sống để học sinh học
tập và noi theo.
- Tạo môi trường thuận lợi để học sinh có cơ hội rèn luyện kỹ năng sống là
quá trình đảm bảo những điều kiện về cơ sở vật chất và tinh thần cần thiết phục
vụ cho việc thực hiện các hoạt động của học sinh được diễn ra đạt hiệu quả cao
nhất. Việc tạo lập môi trường hoạt động của học sinh cần có sự phối hợp chặt chẽ
của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.
- Thiết kế bài tập thực hành kỹ năng sống trong quá trình dạy học môn
Đạo đức để rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh là loại bài tập do giáo viên
thiết kế nhằm tạo môi trường, tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm, thể nghiệm
thái độ, quan điểm và hành vi ứng xử của mình trước các vấn đề của cuộc sống
hàng ngày.
- Đổi mới phương pháp dạy học môn Đạo đức theo hướng tăng cường
rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh là dạy học đạo đức cần đi từ quyền và
bổn phận của trẻ em. Với cách tiếp cận đó đòi hỏi việc dạy đạo đức phải nhẹ
nhàng, sinh động tránh áp đặt, thông tin một chiều hay cứng nhắc. nhàm
chán. Dạy học đạo đức cần phải được tích hợp với giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh và được tiến hành với các phương pháp nhằm tăng cường tổ chức
hoạt động cho học sinh và huy động được vốn sống, vốn kinh nghiệm, giúp
học sinh tự khám phá tri thức, tự rèn luyện kỹ năng, hành vi.
36
- Đổi mới phương pháp điều tra, đánh giá kết quả học tập môn Đạo đức
gắn liền với đánh giá kỹ năng sống của học sinh là một khâu trong quá trình
dạy học và quá trình giáo dục học sinh. Kiểm tra, đánh giá nếu làm tốt sẽ tạo
động lực cho quá trình dạy học và quá trình giáo dục vận động phát triển
không ngừng. Giữa nội dung dạy học đạo đức với phương pháp kiểm tra,
đánh giá có quan hệ mật thiết với nhau, khi nội dung dạy học đạo đức đổi
mới theo hướng tích hợp nội dung giáo dục giáo dục kỹ năng sống thì
phương pháp kiểm tra, đánh giá cần có sự thay đổi theo hướng tích hợp nhằm
tạo động lực cho học sinh, kích thích học sinh tích cực học tập rèn luyện để
không ngừng rèn luyện hân cách.
Giữa các biện pháp giáo dục kỹ năng sống nêu trên có mối quan hệ mật
thiết với nhau, nó bổ sung kết quả cho nhau và là điều kiện của nhau cùng thực
hiện tốt mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học.
37
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học là một vấn đề vô cùng quan
trọng nhằm giúp học sinh rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, gia
đình, cộng đồng; giúp các em có khả năng ứng phó tích cực, chủ động, an toàn,
hài hòa, lành mạnh.
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua dạy học môn Đạo đức là
hoạt động hướng dẫn, chỉ đạo của giáo viên trong quá trình dạy học đạo đức tác
động lên học sinh nhằm giúp học sinh lựa chọn hay tự đưa ra hàng loạt những
quyết định, kết luận đứng trước những yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong học tập hay
trong cuộc sống.
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học không thể hình thành
trong “ngày một, ngày hai” mà đòi hỏi phải có cả một quá trình: nhận thức -
hình thành thái độ - thay đổi hành vi. Thay đổi hành vi, thái độ và giá trị ở
từng con người là một quá trình khó khăn, do đó các nhà giáo dục cần kiên trì
chờ đợi và tổ chức các hoạt động liên tục để học sinh duy trì hành vi mới và
có thói quen mới. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học cần thực hiện
ở mọi lúc, mọi nơi và thực hiện càng sớm càng tốt đối với trẻ em. Môi trường
giáo dục được tổ chức nhằm tạo cơ hội cho học sinh áp dụng kiến thức và kỹ
năng vào các tình huống “thực” trong cuộc sống. Việc giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh một trong những nội dung cơ bản của phong trào thi đua “xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các nhà trường phổ
thông giai đoạn 2008 - 2013 do Bộ Giáo dục và đào tạo chỉ đạo. Kỹ năng
sống rất đa dạng và mang đặc trưng vùng miền đòi hỏi người giáo viên phải
vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo cho phù hợp với nhu cầu, trình độ của
học sinh và đặc điểm, hoàn cảnh của nhà trường, địa phương. Giáo dục kỹ
năng sống không phải chỉ là công việc của giáo viên, nhà trường mà là của cả
xã hội, cộng đồng. Có như vậy mới đào tạo ra được những thế hệ trẻ phát
38
triển toàn diện, chuẩn bị tốt cho việc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước và hội nhập Quốc tế.
2. Khuyến nghị:
2.1. Đối với nhà trường:
Cần có những biện pháp chỉ đạo thống nhất các lực lượng giáo dục nhằm
tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học.
Tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên về nội
dung phương pháp, hình thức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Chỉ đạo đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học môn Đạo đức
lớp 3 theo hướng tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Tăng cường cơ sở vật chất trường học tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình
giáo dục kỹ năng sống của giáo viên đạt hiệu quả cao, tăng cường công tác kiểm
tra, giám sát hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học.
2.2. Đối với giáo viên:
Giáo viên cần có nhận thức đúng về vai trò, ý nghĩa của giáo dục kỹ
năng sống, nội dung giáo dục, cách thức và biện pháp giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh.
Giáo viên cần phải có chuẩn mực về kỹ năng sống, phương pháp và kỹ
năng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học.
3.3. Đối với học sinh:
Nhận thức đúng về tầm quan trọng của việc học tập và rèn luyện kỹ năng
sống. Tự chủ trong rèn luyện kỹ năng sống, mạnh dạn hơn nữa trong việc xử lý
tình huống và ra quyết định trong các giờ học và khi tham gia các hoạt động giáo
dục do giáo viên và nhà trường tổ chức. Tích cực rèn luyện kỹ năng sống trong
mọi mối quan hệ ở gia đình, nhà trương, xã hội.
39
TµI LIÖU THAM KH¶O
1. Đặng Thành Hưng: Dạy học hiện đại, lí luận, biên pháp kĩ thuật, NXB Đại
học quốc gia Hà Nội, 2002
2. Phan Trọng Ngọ: Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường.
Nhà xuất bản Đại học sư phạm, 2005
3. Nguyễn Thị Oanh: kỹ năng sống cho tuổi vị thành niên. NXB trẻ, 2005.
4. Phạm Hồng Quang: Môi trường giáo dục, Đề tài khoa học giáo dục,
trường Đại học sư phạm - ĐH Thái Nguyên, 2005.
5. Nguyễn Tiến Đạt: Khái niệm ”kỹ năng” và khái niệm ”kỹ xảo trong đào
tạo kỹ thuật và nghề nghiệp”, tạp chí phát triển Giáo dục, 2006
6. Lưu Thu Thủy(chủbiên): Giáo trìnhĐạo đức lớp 3, NXB Giáo dục, 2006.
7. Nguyễn Thanh Bình: Giáo trình Giáo dục kỹ năng sống, NXB Đại học
sư phạm Hà Nội, 2007.
8. Nguyễn Thị Tính: Giáo trình phương pháp dạy học Đạo đức trường Tiểu
học, NXB Đại học Thái Nguyên, 2008.
9. Giáo dục kỹ năng sống trong các môn học ở tiểu học: NXB Giáo dục
Việt Nam, 2010.
10. Lưu Thu Thủy(chủbiên):Bài tập thực hànhkỹ năng sốnglớp 3, NXB Đại
học sư phạm, 2011
11. Tập san nghiên cứu giáo dục năm 2002 - 2003 - 2004 - 2005. Bộ giáo
dục và đào tạo.
12. Trang www.moet.gov.vn của Bộ giáo dục và đào tạo.
Phấn Mễ, ngày20 tháng 5 năm 2013
XÁC NHẬN ĐƠN VỊ NGƯỜI THỰC HIỆN
Nguyễn Thị Lương Nguyễn Thị Bình
40
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN PHÚ LƯƠNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
HỘI ĐỒNG THI ĐUA TH PHẤN MỄ1 Đọc lập - Tự do - Hạnh phúc
THẨM ĐỊNH ĐỀ TÀI SKKN
PHIẾU THẨM ĐỊNH ĐỀ TÀI, SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIÁO DỤC
NĂM HỌC 2012 - 2013
(Hội dồng thẩm định cấp trường)
- Tên đề tài: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo đức lớp 3.
- Tên tác giả: Nguyễn Thị Bình
- Chức vụ: Phó hiệu trưởng. Đơn vị: Trường tiểu học Phấn Mễ 1
Các
yêu cầu
Các tiêu chí chấm
điểm
Điểm tối
đa
Điểm
chấm
Những giải thích cơ bản
Trong quá trình chấm
Nội
dung
(90đ)
1. Tính mới 15 điểm
2. Tính hiệu quả 15 điểm
3. Tính khoa học 15 điểm
4. Tính ổn định 15 điểm
5. Tính ứng dụng 15 điểm
6. Tính tối ưu 15 điểm
Tổng nội dung 90 điểm
Hình
thức
(10đ)
1. Bố cục theo yêu
cầu, khoa học, văn
phong trong sáng,
đúng chính tả
5 điểm
2. Các yêu cầu bắt
buộc về thể thức
5 điểm
Tổng điểm 10 điểm
- Tổng cộng điểm đề tài:…………..điểm
- Xếp loại: …………………………….
Ngày…..tháng5 năm 2013
Ngườichấm
41
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN PHÚ LƯƠNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
HỘI ĐỒNG THI ĐUA TH PHẤN MỄ1 Đọc lập - Tự do - Hạnh phúc
THẨM ĐỊNH ĐỀ TÀI SKKN
PHIẾU THẨM ĐỊNH ĐỀ TÀI, SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIÁO DỤC
NĂM HỌC 2012 - 2013
(Hội dồng thẩm định cấp huyện)
- Tên đề tài: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo đức lớp 3.
- Tên tác giả: Nguyễn Thị Bình
- Chức vụ: Phó hiệu trưởng. Đơn vị: Trường tiểu học Phấn Mễ 1
Các
yêu cầu
Các tiêu chí chấm
điểm
Điểm tối
đa
Điểm
chấm
Những giải thích cơ bản
Trong quá trình chấm
Nội
dung
(90đ)
1. Tính mới 15 điểm
2. Tính hiệu quả 15 điểm
3. Tính khoa học 15 điểm
4. Tính ổn định 15 điểm
5. Tính ứng dụng 15 điểm
6. Tính tối ưu 15 điểm
Tổng nội dung 90 điểm
Hình
thức
(10đ)
1. Bố cục theo yêu
cầu, khoa học, văn
phong trong sáng,
đúng chính tả
5 điểm
2. Các yêu cầu bắt
buộc về thể thức
5 điểm
Tổng điểm 10 điểm
- Tổng cộng điểm đề tài:…………..điểm
- Xếp loại: …………………………….
Ngày…..tháng…. năm 2013
Ngườichấm
42
MỤC LỤC
TT NỘI DUNG Trang
PHẦN I: MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đíchnghiên cứu 2
3 Phạm vi nghiên cứu 3
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
5 Phương pháp nghiên cứu 3
6 Đóng góp mới của đề tài 3
7 Kế hoạch nghiên cứu 4
PHẦN II: NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC KNS
I Lịch sử của vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho học sinh TH 5
II Quan niệm về kỹ năng sống 6
III Tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống… 8
3.1 Kỹ năng sống thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội 8
3.2 Giáo dục kỹ năng sống là yêu cầu cấp thiết đốivới thế hệ trẻ 9
3.3 Khả năng giáo dục kỹ năng sốngtrong môn Đạo đức ở tiểu học 10
3.4 Mục tiêu giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo đức 11
Chương 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG…
I Vài nét về kháchthể điều tra 12
II Thực trạng giáo dục KNS cho HS trong môn Đạo đức lớp 3 12
2.1 Nhận thức của giáo viên trong việc giáo dục kỹ năng sống… 12
2.2 Nhận thức của học sinh về kỹ năng sông 13
2.3 Thực trạng về nội dung giáo dục kỹ năng sống qua môn Đạo đức lớp 3 15
Chương 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯƠC
I Một số biện pháp giáo dụ KNS trong môn Đạo đức lớp 3 17
1.1 Thống nhất giữa các lực lượng trong việc thực hiện nội dung… 17
1.2 Tạo môi trường thuận lợi để học sinh có cơ hội rèn luyện KNS 17
1.3 Thiết kế bài tập thực hành KNS trong quá trình dạy môn Đạo đức 19
1.4 Đổi mới phương pháp dạy học môn Đạo đức theo hướng… 21
1.5 Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập… 23
MỘT SỐ BÀI SOẠN MINH HỌA MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 3
Bài 3: Tự làm lấy việc của mình 25
Bài 6: Tíchcực tham gia việc lớp, việc trường 28
II Kết quả đạt được 33
III Bài học kinh nghiệm 34
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1 Kết luận 36
2 Khuyến nghị 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO 38
43
Phiếu thẩm định đề tài Hội đồng thẩm định cấp trường 39
Phiếu thẩm định đề tài Hội đồng thẩm định cấp huyện 40

More Related Content

What's hot

Kế hoạch bài dạy dự án
Kế hoạch bài dạy dự ánKế hoạch bài dạy dự án
Kế hoạch bài dạy dự ánMira Koi
 
VĂN HỌC THIẾU NHI.pdf
VĂN HỌC THIẾU NHI.pdfVĂN HỌC THIẾU NHI.pdf
VĂN HỌC THIẾU NHI.pdfjackjohn45
 
Sử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu học
Sử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu họcSử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu học
Sử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu họcBình Hoàng
 
Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...
Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...
Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Xây dựng tình huống dạy học chủ đề Con người và sức khỏe trong môn ...
Luận văn: Xây dựng tình huống dạy học chủ đề Con người và sức khỏe trong môn ...Luận văn: Xây dựng tình huống dạy học chủ đề Con người và sức khỏe trong môn ...
Luận văn: Xây dựng tình huống dạy học chủ đề Con người và sức khỏe trong môn ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận án: Dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 4, 5 theo tiếp cận năng lực
Luận án: Dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 4, 5 theo tiếp cận năng lựcLuận án: Dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 4, 5 theo tiếp cận năng lực
Luận án: Dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 4, 5 theo tiếp cận năng lựcDịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG
GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNGGIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG
GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNGMcTr14
 
Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường t...
Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường t...Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường t...
Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường t...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Giáo Trình Giáo Dục Tích Hợp Ở Bậc Học Mầm Non
Giáo Trình Giáo Dục Tích Hợp Ở Bậc Học Mầm Non Giáo Trình Giáo Dục Tích Hợp Ở Bậc Học Mầm Non
Giáo Trình Giáo Dục Tích Hợp Ở Bậc Học Mầm Non nataliej4
 
Nâng cao hiệu quả thực hành về văn kể chuyện trong phân môn Tập làm văn cho H...
Nâng cao hiệu quả thực hành về văn kể chuyện trong phân môn Tập làm văn cho H...Nâng cao hiệu quả thực hành về văn kể chuyện trong phân môn Tập làm văn cho H...
Nâng cao hiệu quả thực hành về văn kể chuyện trong phân môn Tập làm văn cho H...hieu anh
 
Luận án: Ứng phó với hành vi bạo lực học đường của học sinh - Gửi miễn phí qu...
Luận án: Ứng phó với hành vi bạo lực học đường của học sinh - Gửi miễn phí qu...Luận án: Ứng phó với hành vi bạo lực học đường của học sinh - Gửi miễn phí qu...
Luận án: Ứng phó với hành vi bạo lực học đường của học sinh - Gửi miễn phí qu...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận Văn Thạc Sĩ Giáo Dục Học về giáo dục phẩm chất cho học sinh
Luận Văn Thạc Sĩ Giáo Dục Học về giáo dục phẩm chất cho học sinhLuận Văn Thạc Sĩ Giáo Dục Học về giáo dục phẩm chất cho học sinh
Luận Văn Thạc Sĩ Giáo Dục Học về giáo dục phẩm chất cho học sinhDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

What's hot (20)

Luận văn: Xây dựng dự án học tập chủ đề động vật cho học sinh tiểu học
Luận văn: Xây dựng dự án học tập chủ đề động vật cho học sinh tiểu họcLuận văn: Xây dựng dự án học tập chủ đề động vật cho học sinh tiểu học
Luận văn: Xây dựng dự án học tập chủ đề động vật cho học sinh tiểu học
 
Kế hoạch bài dạy dự án
Kế hoạch bài dạy dự ánKế hoạch bài dạy dự án
Kế hoạch bài dạy dự án
 
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 4 và 5
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 4 và 5Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 4 và 5
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 4 và 5
 
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống của Hiệu trưởng, HOT
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống của Hiệu trưởng, HOTLuận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống của Hiệu trưởng, HOT
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống của Hiệu trưởng, HOT
 
Luận văn: Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông thông...
Luận văn: Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông thông...Luận văn: Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông thông...
Luận văn: Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông thông...
 
VĂN HỌC THIẾU NHI.pdf
VĂN HỌC THIẾU NHI.pdfVĂN HỌC THIẾU NHI.pdf
VĂN HỌC THIẾU NHI.pdf
 
Luận văn: Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học cơ sở
Luận văn: Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học cơ sởLuận văn: Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học cơ sở
Luận văn: Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học cơ sở
 
Sử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu học
Sử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu họcSử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu học
Sử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu học
 
Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...
Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...
Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...
 
Luận văn: Xây dựng tình huống dạy học chủ đề Con người và sức khỏe trong môn ...
Luận văn: Xây dựng tình huống dạy học chủ đề Con người và sức khỏe trong môn ...Luận văn: Xây dựng tình huống dạy học chủ đề Con người và sức khỏe trong môn ...
Luận văn: Xây dựng tình huống dạy học chủ đề Con người và sức khỏe trong môn ...
 
Luận án: Dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 4, 5 theo tiếp cận năng lực
Luận án: Dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 4, 5 theo tiếp cận năng lựcLuận án: Dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 4, 5 theo tiếp cận năng lực
Luận án: Dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 4, 5 theo tiếp cận năng lực
 
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...
 
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...
 
GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG
GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNGGIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG
GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG
 
Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường t...
Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường t...Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường t...
Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường t...
 
Giáo Trình Giáo Dục Tích Hợp Ở Bậc Học Mầm Non
Giáo Trình Giáo Dục Tích Hợp Ở Bậc Học Mầm Non Giáo Trình Giáo Dục Tích Hợp Ở Bậc Học Mầm Non
Giáo Trình Giáo Dục Tích Hợp Ở Bậc Học Mầm Non
 
Nâng cao hiệu quả thực hành về văn kể chuyện trong phân môn Tập làm văn cho H...
Nâng cao hiệu quả thực hành về văn kể chuyện trong phân môn Tập làm văn cho H...Nâng cao hiệu quả thực hành về văn kể chuyện trong phân môn Tập làm văn cho H...
Nâng cao hiệu quả thực hành về văn kể chuyện trong phân môn Tập làm văn cho H...
 
Luận án: Ứng phó với hành vi bạo lực học đường của học sinh - Gửi miễn phí qu...
Luận án: Ứng phó với hành vi bạo lực học đường của học sinh - Gửi miễn phí qu...Luận án: Ứng phó với hành vi bạo lực học đường của học sinh - Gửi miễn phí qu...
Luận án: Ứng phó với hành vi bạo lực học đường của học sinh - Gửi miễn phí qu...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Giáo Dục Học về giáo dục phẩm chất cho học sinh
Luận Văn Thạc Sĩ Giáo Dục Học về giáo dục phẩm chất cho học sinhLuận Văn Thạc Sĩ Giáo Dục Học về giáo dục phẩm chất cho học sinh
Luận Văn Thạc Sĩ Giáo Dục Học về giáo dục phẩm chất cho học sinh
 
Luận văn: Quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS TP Đông Hà
Luận văn: Quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS TP Đông HàLuận văn: Quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS TP Đông Hà
Luận văn: Quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS TP Đông Hà
 

Similar to Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo đức lớp 3

Giáo dục nếp sống thanh lịch – văn minh thông qua môn đạo đức cho học sinh lớ...
Giáo dục nếp sống thanh lịch – văn minh thông qua môn đạo đức cho học sinh lớ...Giáo dục nếp sống thanh lịch – văn minh thông qua môn đạo đức cho học sinh lớ...
Giáo dục nếp sống thanh lịch – văn minh thông qua môn đạo đức cho học sinh lớ...HanaTiti
 
Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở trên địa...
Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở trên địa...Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở trên địa...
Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở trên địa...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
VÂN IN 3.6.doc
VÂN IN  3.6.docVÂN IN  3.6.doc
VÂN IN 3.6.docHHongThu4
 
Khoá Luận Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngo...
Khoá Luận Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngo...Khoá Luận Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngo...
Khoá Luận Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngo...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
De thi va dap an thi giao vien gioih huỵen1
De thi va dap an thi giao vien gioih huỵen1De thi va dap an thi giao vien gioih huỵen1
De thi va dap an thi giao vien gioih huỵen1tieuhocvn .info
 
ĐỀ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP HUYỆN THỦY NGUYÊN BẬC TIỂU HỌC, NĂM HỌC 2012 –...
ĐỀ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP HUYỆN THỦY NGUYÊN BẬC TIỂU HỌC, NĂM HỌC 2012  –...ĐỀ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP HUYỆN THỦY NGUYÊN BẬC TIỂU HỌC, NĂM HỌC 2012  –...
ĐỀ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP HUYỆN THỦY NGUYÊN BẬC TIỂU HỌC, NĂM HỌC 2012 –...tieuhocvn .info
 
Giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên trong giảng dạy môn Sin...
Giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên trong giảng dạy môn Sin...Giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên trong giảng dạy môn Sin...
Giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên trong giảng dạy môn Sin...NuioKila
 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"Học Tập Long An
 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"Học Tập Long An
 
Chuyên Đề Rèn Kỹ Năng Sống Cho Học Sinh Thông Qua Các Hoạt Động Giáo Dục Ngoà...
Chuyên Đề Rèn Kỹ Năng Sống Cho Học Sinh Thông Qua Các Hoạt Động Giáo Dục Ngoà...Chuyên Đề Rèn Kỹ Năng Sống Cho Học Sinh Thông Qua Các Hoạt Động Giáo Dục Ngoà...
Chuyên Đề Rèn Kỹ Năng Sống Cho Học Sinh Thông Qua Các Hoạt Động Giáo Dục Ngoà...nataliej4
 
Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS
Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS
Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS nataliej4
 
Tapchiso22 pdf 10
Tapchiso22 pdf 10Tapchiso22 pdf 10
Tapchiso22 pdf 10Khanh Le
 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC MÔ...
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC MÔ...SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC MÔ...
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp.pdf
Sáng kiến Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp.pdfSáng kiến Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp.pdf
Sáng kiến Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp.pdfHanaTiti
 

Similar to Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo đức lớp 3 (20)

Một Số Biện Pháp Giáo Dục Kỹ Năng Sống Trong Môn Đạo Đức Lớp 3
Một Số Biện Pháp Giáo Dục Kỹ Năng Sống Trong Môn Đạo Đức Lớp 3Một Số Biện Pháp Giáo Dục Kỹ Năng Sống Trong Môn Đạo Đức Lớp 3
Một Số Biện Pháp Giáo Dục Kỹ Năng Sống Trong Môn Đạo Đức Lớp 3
 
Giáo dục nếp sống thanh lịch – văn minh thông qua môn đạo đức cho học sinh lớ...
Giáo dục nếp sống thanh lịch – văn minh thông qua môn đạo đức cho học sinh lớ...Giáo dục nếp sống thanh lịch – văn minh thông qua môn đạo đức cho học sinh lớ...
Giáo dục nếp sống thanh lịch – văn minh thông qua môn đạo đức cho học sinh lớ...
 
Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở...
Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở...Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở...
Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở...
 
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCSLuận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
 
Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở trên địa...
Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở trên địa...Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở trên địa...
Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở trên địa...
 
VÂN IN 3.6.doc
VÂN IN  3.6.docVÂN IN  3.6.doc
VÂN IN 3.6.doc
 
Khoá Luận Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngo...
Khoá Luận Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngo...Khoá Luận Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngo...
Khoá Luận Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngo...
 
De thi va dap an thi giao vien gioih huỵen1
De thi va dap an thi giao vien gioih huỵen1De thi va dap an thi giao vien gioih huỵen1
De thi va dap an thi giao vien gioih huỵen1
 
ĐỀ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP HUYỆN THỦY NGUYÊN BẬC TIỂU HỌC, NĂM HỌC 2012 –...
ĐỀ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP HUYỆN THỦY NGUYÊN BẬC TIỂU HỌC, NĂM HỌC 2012  –...ĐỀ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP HUYỆN THỦY NGUYÊN BẬC TIỂU HỌC, NĂM HỌC 2012  –...
ĐỀ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP HUYỆN THỦY NGUYÊN BẬC TIỂU HỌC, NĂM HỌC 2012 –...
 
Giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên trong giảng dạy môn Sin...
Giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên trong giảng dạy môn Sin...Giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên trong giảng dạy môn Sin...
Giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên trong giảng dạy môn Sin...
 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"
 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"
 
Luận án: Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
Luận án: Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh THPTLuận án: Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
Luận án: Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
 
Chuyên Đề Rèn Kỹ Năng Sống Cho Học Sinh Thông Qua Các Hoạt Động Giáo Dục Ngoà...
Chuyên Đề Rèn Kỹ Năng Sống Cho Học Sinh Thông Qua Các Hoạt Động Giáo Dục Ngoà...Chuyên Đề Rèn Kỹ Năng Sống Cho Học Sinh Thông Qua Các Hoạt Động Giáo Dục Ngoà...
Chuyên Đề Rèn Kỹ Năng Sống Cho Học Sinh Thông Qua Các Hoạt Động Giáo Dục Ngoà...
 
Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS
Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS
Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS
 
Tapchiso22 pdf 10
Tapchiso22 pdf 10Tapchiso22 pdf 10
Tapchiso22 pdf 10
 
nhóm 5B-DH11STHB.docx
nhóm 5B-DH11STHB.docxnhóm 5B-DH11STHB.docx
nhóm 5B-DH11STHB.docx
 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC MÔ...
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC MÔ...SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC MÔ...
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC MÔ...
 
Sáng kiến Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp.pdf
Sáng kiến Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp.pdfSáng kiến Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp.pdf
Sáng kiến Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp.pdf
 
Biện pháp của Hiệu trưởng trong quản lý giáo dục cho học sinh, 9đ
Biện pháp của Hiệu trưởng trong quản lý giáo dục cho học sinh, 9đBiện pháp của Hiệu trưởng trong quản lý giáo dục cho học sinh, 9đ
Biện pháp của Hiệu trưởng trong quản lý giáo dục cho học sinh, 9đ
 

More from luanvantrust

Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...luanvantrust
 
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...luanvantrust
 
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...luanvantrust
 
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang ChilePhân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chileluanvantrust
 
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải NamPhân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Namluanvantrust
 
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt NamPhân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Namluanvantrust
 
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...luanvantrust
 
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...luanvantrust
 
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXMĐẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXMluanvantrust
 
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...luanvantrust
 
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tửTối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tửluanvantrust
 
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ WatchkingdomỨng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdomluanvantrust
 
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...luanvantrust
 
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...luanvantrust
 
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh ViênNgôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viênluanvantrust
 
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...luanvantrust
 
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ ConandoHoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conandoluanvantrust
 
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn LangVăn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Langluanvantrust
 
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...luanvantrust
 
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands CoffeeChiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffeeluanvantrust
 

More from luanvantrust (20)

Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
 
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
 
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
 
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang ChilePhân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
 
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải NamPhân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
 
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt NamPhân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
 
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
 
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
 
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXMĐẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
 
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
 
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tửTối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
 
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ WatchkingdomỨng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
 
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
 
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
 
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh ViênNgôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
 
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
 
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ ConandoHoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
 
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn LangVăn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
 
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
 
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands CoffeeChiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
 

Recently uploaded

Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 

Recently uploaded (20)

Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 

Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo đức lớp 3

  • 1. 1 MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG TRONG MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 3 MÃ TÀI LIỆU: 80074 ZALO: 0917.193.864 Dịch vụ viết bài điểm cao : luanvantrust.com
  • 2. 2 PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Hiện nay, nội dung giáo dục kỹ năng sống đã được nhiều quốc gia trên thế giới đưa vào dạy cho học sinh trong các trường phổ thông dưới nhiều hình thức khác nhau. Chương trình hành động Dakar về Giáo dục cho mọi người đã đặt ra trách nhiệm cho mỗi quốc gia phải đảm bảo cho người học được tiếp cận với chương trình giáo dục kỹ năng sống phù hợp và kỹ năng sống cần được coi như một nội dung của chất lượng giáo dục. Ở Việt Nam, để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp cộng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học, giáo dục phổ thông đã và đang được đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột của giáo dục thế kỷ XXI, mà thực chất là cách tiếp cận kỹ năng sống đó là: “Học để biết Học để làm, Học để tự khẳng định mình và Học để cùng chung sống”. Mục tiêu giáo dục toàn diện thế hệ trẻ là trang bị kiến thức, trang bị những năng lực cần thiết cho các em học sinh làm cho các em: Giỏi về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tâm hồn, trong sáng về đạo đức. Nội dunggiáo dục kỹ năng sốngđược tíchhợp trongmộtsố mônhọc và hoạt động giáo dục có tiềm năng trong trường phổ thông. Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông còn được thực hiện thông qua nhiều chương trình, dự án như: Giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục phòng chống HIV/AIDS, giáo dục phòngchốngma túy, giáo dục phòngtránhtai nạn thương tích,...Đặc biệt, rèn luyện kỹ năng sốngcho học sinh được xác định là một trong những nội dung cơ bản của phongtrào thi đua: “ Xâydựng trườnghọcthân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông, giai đoạn 2008 - 2013 do Bộ giáo dục và đào tạo chỉ đạo. Học sinh Tiểu học là những học sinh ở lứa tuổi nhi đồng, các em mới đang hình thành và phát triển các phẩm chất nhân cách, những thói quen cơ bản chưa có tính ổn định mà đang được hình thành và củng cố. Do đó việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học nhằm giúp các em có thể sống một cách an toàn, mạnh khỏe là việc làm cần thiết. Môn Đạo đức là môn học có thế mạnh trong việc tích hợp và lồng ghép với giáo dục kỹ năng sống, đây là nội dung môn
  • 3. 3 học chiếm ưu thế giúp các nhà giáo có thể tích hợp một cách hoàn toàn hoặc từng phần nội dung bài học Đạo đức với nội dung giáo dục kỹ năng sống. Đạo đức là môn học dược dạy xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 5 ở trường Tiểu học nhằm giáo dục cho học sinh bước đầu biết cách sống và ứng xử phù hợp với các chuẩn mực xã hội. Đó là môn học có tiềm năng to lớn trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Việc giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo đức nhằm bước đầu trang bị cho học sinh các kỹ năng sống cần thiết, phù hợp với lứa tuổi tiểu học, giúp các em biết sồng và ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ với người thân, bạn bè, xã hội,...giúp các em biết sống có khoa học, có mục đích để trở thành người con ngoan, trò giỏi và là người công dân tốt của xã hội. Do đặc trưng của môn học nên môn Đạo đức lớp 3 có khả năng giáo dục nhiều kỹ năng cho học sinh như: Kỹ năng giao tiếp; kỹ năng tự nhận thức; kỹ năng xác định giá trị; kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề; kỹ năng tư duy phê phán, kỹ năng từ chối; kỹ năng hợp tác; kỹ năng đặt mục tiêu; kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về các vấn đề, hiện tượng trong đời sống thực tiễn có liên quan đến các chuẩn mực đạo đức, pháp luật đã học. Chương trình môn Đạo đức lớp 3 bao gồm 14 bài được thiết kế theo các chủ đề: Gia đình, nhà trường, bản thân và môi trường. Trong mỗi chủ đề có những nội dung bài học cụ thể gắn liền với mẫu và quy tắc hành vi, gắn liền với các chuẩn mực đạo đức, với việc giáo dục quyền và bổn phận của trẻ em trong gia đình, nhà trường, xã hội. Với những lý do trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo đức lớp 3” tại trường Tiểu học Phấn Mễ 1. 2. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu lý luận và thực trạng giáo dục kỹ năng sống thông qua dayk học môn Đạo đức lớp 3 trường Tiểu học Phấn Mễ 1. Từ đó đề xuất các biện pháp giáo dục kỹ năng sống giúp học sinh ý thức được giá trị của bản thân trong trong mối quan hệ xã hội, giúp học sinh hiểu biết thể chất, tinh thần mình, có hành vi, thói quen ứng xử có văn hóa, hiểu biết và chấp hành pháp luật. Giúp học sinh có đủ khả năng tự thích ứng với môi trường xung quanh, tự chủ, độc lập, tự tin khi giải quyết công việc. 3. Phạm vi nghiên cứu:
  • 4. 4 - Phạm vi về quy mô: Là vấn đề giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo đức lớp 3 trường Tiểu học Phấn Mễ 1. - Phạm vi về không gian: Toànbộ học sinh lớp 3 trường Tiểu học Phấn Mễ 1. - Phạm vi về thời gian: Từ tháng 8 năm 2012 đến tháng 5 năm 2013. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu cơ sở lý luận của giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua môn Đạo đức lớp 3. - Nghiên cứu thực trạng của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 3 trường Tiểu học Phấn Mễ 1. - Đề xuất một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 3 trường Tiểu học Phấn Mễ 1. 5. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết: Thông qua đọc tài liệu, sách báo, tạp chí và các tài liệu khác có liên quan đến đề tài. - Phương pháp quan sát: + Quan sát học sinh: Thông qua các giờ học môn Đạo đức (lời nói, hành động, nét mặt, cử chỉ,...). + Quan sát giáo viên: Dự giờ và quan sát giờ dạy Đạo đức của giáo viên. - Phương pháp đàm thoại: Trực tiếp trò chuyện với giáo viên, học sinh để tìm hiểu nhận thức như thế nào về vai trò, ý nghĩa của kỹ năng sống, việc thực hiện các kỹ năng sống như thế nào trong môn Đạo đức lớp 3. - Phương pháp điều tra: Lấy ý kiến của giáo viên, học sinh để thu thập thông tin cần nghiên cứu. - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Gặp các giáo viên có kinh nghiệm, các nhà quản lý giỏi xin ý kiến, trao đổi về những vấn đề có liên quan đến đề tài. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Để kiểm nghiệm tính khoa học, tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất. - Phương pháp thống kê toán học. 6. Đóng góp mới của đề tài: Giáo dục ký năng sống cho học sinh Tiểu học nhằm: Trang bị cho csc em những kiến thức hiểu biết về một chuẩn mực về hành vi Đạo đức và pháp luật trong mối qua hệ của các em với những tình huống cụ thể, những lời nói, việc làm của bản thân với những người thân trong gia đình, bạn bè và côngviệc của lớp, của
  • 5. 5 trường; với Bác Hồ và những người có công với đất nước, với dân tộc ; với hàng xóm láng giềng với bạn bè quốc tế với cây trồng vật nuôi và nguồn nước. Giúp các em học tập, rèn luyện những kỹ năng nói, nhận xét, đứng trước tập thể, lựa chọn, thực hiện hành vi ứng xử và quyết đoán. Giúp các em có thái độ trách nhiệm đối với những lời nói, việc làm của bản thân, tự tin vào khả năng của bản thân, yêu thương ông bà, cha mẹ, anh chị em, bạn bè, biết ơn Bác Hồ, các thương binh liệt sĩ, biết đoàn kết với bạn bè, biết bảo vệ môi trường. Giúp các em phát triển kỹ năng cá nhân, kỹ năng nhóm, kỹ năng tập thể, xác định rõ giá trị của bản thân và tập thể, sống tự tin, có trách nhiệm với chính mình và xã hội. Giúp các em có thể giải quyết tốt các nhiệm vụ học tập, rèn luyện đặt ra trong cuộc sống hằng ngày, giúp các em tự chủ, tự tin trong cuộc sống, các em có thể sống an toàn, khỏe mạnh trong một xã hội luôn biến đổi. 7. Kế hoạch nghiên cứu: * Từ tháng 8/2012 đến tháng 11/2012: Giai đoạn chuẩn bị nghiên cứu đề tài. + Đăng ký tên đề tài sáng kiến kinh ngiệm; + Lập đề cương, lập kế hoạch triển khai nghiên cứu. * Từ tháng 12/2012 đến tháng 01/2013: Giai đoạn nghiên cứu đề tài. + Sưu tài liệu, số liệu để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài; + Sử lý số liệu qua điều tra, nghiên cứu thực tế,... + Tiến hành thực ngiệm. * Từ tháng 02/2013 đến tháng 4/2013: Giai đoạn soạn thảo và viết đề tài.. + Viết nháp. + Sửa bản thảo sau khi tiếp thu ý kiến của đồng nghiệp, chuyên gia,... + Viết sạch công trình. + Bảo vệ ở hội đồng khoa học trường. + Hoàn chỉnh văn bản sau khi tiếp thu ý kiến của hội đồng khoa trường. PHẦN II: NỘI DUNG
  • 6. 6 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH I. Lịch sử của vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học: Kỹ năng sống và vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho con người đã xuất hiện và được nhiều người quan tâm từ xa xưa như học ăn, học nói, học gói, học mở, học dăm ba chữ để làm người, học để đối nhân xử thế, học để đối phó với thiên nhiên. Đó là những kỹ năng đơn giản nhất mang tính chất kinh nghiệm, phù hợp với đời sống và giai cấp của xã hội ở những thời điểm khác nhau. Kỹ năng sống có chủ yếu trong các chương trình hành động của UNESCO (Tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục của Liên hợp quốc), WHO (tổ chức y tế thế giới), UNICEF (quỹ Nhi đồng Liên Hiệp quốc) cũng như trong các chương trình hành động của các tổ chức xã hội trong và ngoài nước. Trong tài liệu giáo dục kỹ năng sống, các tác giả chủ yếu xây dựng hệ thống các kỹ năng của từng loại hoạt động, mô tả chân dung các kỹ năng cụ thể và các điều kiện, quy trình hình thành và phát triển hệ thống các kỹ năng đó. Giáo dục kỹ năng sống ở Lào được bắt đầu quan tâm từ năm 1997 với cách tiếp cận nội dung quan tâm đến giáo dục phòng chống HIV/AIDS được tích hợp trong chương trình giáo dục chính quy. Năm 2001 giáo dục kỹ năng sống ở Lào được mở rộng sang các lĩnh vực như giáo dục dân số, giới tính, sức khỏe sinh sản, vệ sinh cá nhân, giáo dục môi trường, v.v… Giáo dục kỹ năng sống ở Campuchia được xem xét dưới góc độ năng lực sống của con người, kỹ năng làm việc vì vậy giáo dục kỹ năng sống được triển khai theo hướng là giáo dục các kỹ năng cơ bản cho con người trong cuộc sống hàng ngày và kỹ năng nghề nghiệp. Giáo dục kỹ năng sống ở Malaysia được xem xét và nghiên cứu dưới ba góc độ: các kỹ năng thao tác bằng tay, kỹ năng thương mại và đấu thầu, kỹ năng sống trong đời sống gia đình. Ở Ấn Độ: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh được xem xét dưới góc độ giúp cho con người sống một cách lành mạnh về thể chất và tinh thần, nhằm phát triển năng lực con người. Các kỹ năng sống được khai thác giáo dục là các kỹ
  • 7. 7 năng: Giải quyết vấn đề, tư duy phê phán, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng quan hệ lien nhân cách, v.v… Từnăm học 2002- 2003 ở Việt Nam đãđược thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông(từtiểu học đếntrunghọc cơ sở)trongcả nước. Trong chương trình Tiểu học đổimới đãhướngđếngiáo dục kỹnăng sốngthôngqualồngghép mộtsố mônhọc có tiềm năng như:Đạo đức,Tựnhiên và Xã hội(lớp 1,2,3) và môn Khoa học (lớp 4,5). Kỹ năng sốngđượcgiáo dục thôngquamộtsốchủđề:“Conngườivà sứckhỏe” - Đề tài cấp bộ Ts. Nguyễn Thanh Bình nghiên cứu về thực trạng kỹ năng sống cho học sinh và đề xuất một số giải pháp về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Nhìn chung, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đã được các nước trên thế giới và Việt Nam quan tâm khai thác, nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau, nhưng với vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho học sinh nói chung và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 3 thông qua môn Đạo đức ở trường Tiểu học nói riêng là vấn đề cần thiết cho các em trong quá trình học tập. II. Quan niệm về kỹ năng sống: Khi quan niệm về kỹ năng sống có rất nhiều quan niệm khác nhau, một số tổ chức quốc tế đã định nghĩa khái niệm kỹ năng sống như sau: - Theo tổ chức Y tế thế giới, kỹ năng sống là khả năng để có hành vi thích ứng, tích cực, giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hang ngày. Đó là những kỹ năng mang tính tâm lý xã hội và kỹ năng giáo tiệp được vận dụng trong những tình huống hang ngày để tương tác một cách hiệu quả với người khác và giải quyết có hiệu quả những vấn đề, những tình huống trong cuộc sống. - Theo chương trình giáo dục kỹ năng sống của Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc (UNIEF, 1996), kỹ năng sống là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới. Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ kỹ năng. - Theo tổ chức giáo dục, khoahọc và văn hóaLiên Hợp Quốc (UNESCO),kỹ năng sốnggắn với bốntrụ cộtcủagiáo dục, đó là: “Họcđểbiết” gồmcác kỹ năng tư duy (tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề, nhận thức
  • 8. 8 được hậu quả); “Học để làm người” gồm các kỹ năng cá nhân (ứng phó với căng thẳng, kiểm soátcảmxúc, tự nhận thức, tự tin,…); “Học để sống với người khác” gồm các kỹ năng xã hội (giáo tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện sựcảm thông); “Họcđểlàm” gồmkỹ năng thực hiện công việc và các nhiệm vụ (kỹ năng đặt mục tiêu, kỹ năng đảm nhận trách nhiệm,…) - Các nhà giáo dục Thái Lan xem kỹ năng sống là thực tính hay năng lực tâm lý xã hội giúp cá nhân đương đầu với tất cả tình huống hang ngày một cách có hiệu quả và có thể đáp ứng với hoàn cảnh tương lai để có thể sống hạnh phúc. - Người Ấn Độ hiểu kỹ năng sống là những khả năng tăng cường sự lành mạnh về tinh thần và năng lực của con người, gồm có: Kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy phê phán, tư duy sang tạo, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán, kỹ năng đối phó với tình trạng căng thẳng, kỹ năng từ chối, kỹ năng kiên định, hài hòa và kỹ năng ra quyết định. Từ những quan niệm trên, có thể thấy kỹ năng sống bao gồm một loạt các kỹ năng cụ thể, cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của con người. Bản chất của kỹ năng sống là kỹ năng tự quản lý bản than và kỹ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập, làm việc hiệu quả. Nói cách khác, kỹ năng sống là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tich cực trước các tình huống của cuộc sống. * Phân loại kỹ năng sống: Kỹ năng sống được chia thành hai loại: Kỹ năng cơ bản và kỹ năng nâng cao. Kỹ năng cơ bản gồm kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, múa hát, đi, đứng, nhảy,v.v…Kỹ năng nâng cao là sự kế thừa và phát triển các kỹ năng cơ bản dưới một dạng thức mới hơn. Nó bao gồm các kỹ năng tư duy logic, sáng tạo, suy nghĩ nhiều chiều, phân tích, tổng hợp, so sánh, nêu khái niệm, đặt câu hỏi, v.v…Ở Tiểu học, đối với các lớp đầu cấp, kỹ năng cơ bản được xem trọng, còn các lớp cuối cấp nâng dần cho các em về kỹ năng nâng cao. Theo đó, chúng ta cần tập trung rèn luyện cho các em hai nhóm kỹ năng sống sau: - Nhóm kỹ năng giao tiếp - hòa nhập cuộc sống:
  • 9. 9 + Các em biết giới thiệu về bản than, gia đình, về trường lớp và bạn bè, thầy cô giáo. + Biết chào hỏi lễ phép trong nhà trường, ở gia đình và nơi công cộng; + Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi. Thực tế trong nhà trường, thông qua môn Đạo đức, các hoạt động tập thể học sinh được dạy cách lễ phép nhưng khi đi vào thực tế, nhiều em thiếu kỹ năng giao tiếp, không có thói quen chào hỏi, tự giới thiệu mình với người khác, thậm chí có nhiều em còn không dám nói hoặc không biết nói lời xin lỗi khi các em làm sai; + Biết phân biệt hành vi đúng sai, phòng tránh tai nạn. Đây là kỹ năng quan trọng mà không phải em nào cũng xử lỹ được nếu chúng ta không rèn luyện thường ngày. - Nhóm kỹ năng trong học tập, lao động - vui chơi giải trí: + Các kỹ năng nghe, đọc, nói, viết, kỹ năng quan sát, kỹ năng đưa ra ý kiến chia sẻ trong nhóm; + Kỹ năng giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh nơi công cộng; + Kỹ năng kiểm soát tình cảm, kỹ năng kìm chế thói hư tật xấu sở thích cá nhân có hại cho bản thân và người khác; + Kỹ năng hoạt động nhóm trong học tập, vui chơi và lao động. Tuy nhiên, trên thực tế, các kỹ năng sống thường không hoàn toàn tách rời nhau mà có liên quan chặt chẽ đến nhau. III. Tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường: 3.1.Kỹ năng sống thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội: Thực tế cho thấy, có khoảng cách giữa nhận thức và hành vi của con người, có nhận thức đúng chưa chắc đã có hành vi đúng. Ví dụ: Nhiều người biết hút thuốc lá là có hại cho sức khỏe, có thể dẫn đến ung thư vòm họng, ung thư phổi,…nhưng họ vẫn hút thuốc; có những người là luật sư, công an, thẩm phán,…có hiểu biết rất rõ về pháp luật nhưng vẫn vi phạm pháp luật;…Đó chính là vì họ thiếu kỹ năng sống.
  • 10. 10 Có thể nói kỹ năng sống chính là những nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành vi và thói quen tích cự, lành mạnh. Người có kỹ năng sống phù hợp sẽ luôn vững vàng trước những khó khăn, thử thách; biết ứng xử, giải quyết vấn đề một cách tích cực và phù hợp; họ thường thành công hơn trong cuộc sống, luôn yêu đời và làm chủ cuộc sống của chính mình. Ngược lại, người thiếu kỹ năng sống thường bị vấp váp, dễ bị thất bại trong cuộc sống. Ví dụ: Người không có kỹ năng ra quyết định sẽ dễ mắc sai lầm hoặc chậm trễ trong việc đưa ra quyết định và phải trả giá cho quyết định sai lầm của mình; người không có kỹ năng ứng phó với căng thẳng sẽ hay bị căng thẳng hơn những người khác và thường có cách ứng phó tiêu cực, làm ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, học tập, công việc của bản thân. Hoặc người không có kỹ năng giao tiếp sẽ khó khăn hơn trong xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh, sẽ khó khăn hơn trong hợp tác cùng làm việc, giải quyết những nhiệm vụ chung. Không những thúc đẩy sự phát triển cá nhân, kỹ năng sống còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội, gúp ngăn ngừa các vấn đề xã hội và bảo vệ quyền con người. Việc thiếu kỹ năng sống của cá nhân là một nguyên nhân làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội khác như: nghiện rượu, nghiện ma túy, mại dâm, cờ bạc…Việc giáo dục kỹ năng sống sẽ thúc đẩy những hành vi mang tính xã hội tích cực, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống xã hội. Giáo dục kỹ năng sống còn giải quyết một cách tích cực nhu cầu và quyền con người, quyền công dân được ghi trong luật pháp Việt Nam và quốc tế. 3.2. Giáo dục kỹ năng sống là yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ: Giáo dục kỹ năng sống càng trở nên cấp thiết đối với thế hệ trẻ, bởi vì: - Các em chính là những chủ nhân tương lai của đất nước, là những người sẽ quyết định sự phát triển của đất nước trong những năm tới. Nếu không có kỹ năng sống, các em sẽ không thể thực hiện tốt trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và đất nước. - Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động…Đặc biệt là
  • 11. 11 trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cơ chế thị trường hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực, luôn được đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với những khó khăn, thách thức, những áp lực tiêu cực. Nếu không được giáo dục kỹ năng sống, nếu thiếu kỹ năng sống, các em sẽ dễ bị lôi kéo vào những hành vi tiêu cực, bạo lực, vào lối sống ích kỷ, lai căng, thực dụng, dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách. Một trong các nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng tiêu cực của một bộ phận học sinh phổ thông trong thời gian vừa qua như: nghiện hút, bạo lực học đường, đua xe máy, ăn chơi sa đọa,…chính là do các em thiếu những kỹ năng sống cần thiết như: kỹ năng xác định giá trị, kỹ năng từ chối, kỹ năng kiên định, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng thương lượng, kỹ năng giao tiếp… Vì vậy, việc giáo dục kỹ năng sống cho thế hệ trẻ là rất cần thiết, giúp các em rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng, Tổ quốc; giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè, sống tíchcực, chủ động, an toàn, hài hòa, lành mạnh. 3.3. Khả năng giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo đức ở tiểu học: Là môn học được dạy từ lớp 1 đến lớp 5 ở trường tiểu học, môn Đạo đức nhằm giáo dục học sinh bước đầu biết cách sống và ứng xử phù hợp với các chuẩn mực xã hội. Dạy học môn Đạo đức kết hợp hài hòa giữa việc trang bị kiến thức với bồi dưỡng tình cảm, niềm tin và hình thành kỹ năng, hành vi cho học sinh. Chương trình môn Đạo đức bao gồm một hệ thống các chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp luật cơ bản, phù hợp với bản thân, với người khác, với công việc, với cộng đồng, đất nước, nhân loại, với môi trường tự nhiên. Bản thân nội dungmôn Đạo đức đã chứa đựng nhiều nội dung liên quan đến kỹ năng sống như: kỹ năng giao tiếp, ứng xử (với ông bà, cha mẹ, anh chị em, bạn bè, thầy cô giáo và mọi người xung quanh); kỹ năng bày tỏ ý kiến của bản thân, kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề phùhợp với lứa tuổi(trongcác tình huống ở gia đình, nhà trường, xã hội); kỹ năng giữ gìn vệ sinh cá nhân, kỹ năng tự phục vụ
  • 12. 12 và tự quản lý thời gian, kỹ năng xử lý thông tin về các vấn đề trong thực tiễn đời sống ở nhà trường, cộng đồng có liên quan đến chuẩn mực hành vi đạo đức. Khả năng giáo dục kỹ năng sống của môn Đạo đức không những thể hiện ở nội dung môn học mà còn được thể hiện ở phương pháp dạy học đặc trưng của môn học. Để các chuẩn mực đạo đức, pháp luật xã hội trở thành tình cảm, niềm tin, hành vi và thói quen của học sinh, phương pháp dạy học môn Đạo đức đã được đổi mới theo hướng phát huy tính tíchcực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Quả trình dạy học tiết đạo đức là quá trình tổ chức cho học sinh thực hiện các hoạt động học tập phong phú, đa dạng như: kể chuyện theo tranh; quan sát tranh ảnh, băng hình, tiểu phẩm; phân tích, xử lý tình huống; chơitrò chơi, đóng tiểu phẩm, múa hát, đọc thơ, vẽ tranh, tô màu tranh,…Thông qua các hoạt động đó, sự tương tác giữa giáo viên - học sinh, học sinh - giáo viên được tăng cường và học sinh có thể tự phát hiện và chiếm lĩnh tri thức mới. Các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực như: theo nhóm, theo dự án, nghiên cứu trường hợp điển hình, giải quyết vấn đề, đóng vai, trò chơi, động não, hỏi chuyên gia,…và chính thông qua việc sử dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực đó, học sinh đã được tạo cơ hội để thực hành, trải nghiệm nhiều kỹ năng sống cần thiết, phù hợp với lứa tuổi. 3.4. Mục tiêu giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo Đức Việc giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo đức nhằm bước đầu trang bị cho học sinh các kỹ năng sống cần thiết, phù hợp với lứa tuổi tiểu học, giúp các em biết sống và ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ với những người thân trong gia đình, với thầy cô giáo, bạn bè và những người xung quanh; với cộng động, quê hương, đất nước, với môi trường tự nhiên; giúp các em bước đầu biết sống tích cực, chủ động, có mục đích, có kế hoạch, tự trọng, tự tin, có kỷ luật, biết hợp tác, giản dị, tiết kiệm, gọn gang, ngăn nắp, vệ sinh,…để trở thành con ngoan trong gia đình, học sinh tích cực của nhà trường, công dân tốt của xã hội.
  • 13. 13 Chương 2 THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THÔNG QUA MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 3 I. Vài nét về khách thể điều tra: Để khảo sát thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh của nhà trương, tôi tiến hành khảo sát khối lớp 3 đó là: *Lớp 3A: Do nhà giáo Bàng Thị Hoàng Hạnh làm chủ nhiệm có 30 học sinh. Những thành tích nổi bật trong năm học vừa qua là: - Lớp tiên tiến xuất sắc - Có 1 học sinh đạt giải cấp tỉnh; - Có 3 học sinh đạt giải cấp huyện; - Có 17 học sinh giỏi cấp trường; 8 học sinh tiên tiến. *Lớp 3B: Do nhà giáo Phạm Thị Kim Oanh làm chủ nhiệm có 30 học sinh. Những thành tích nổi bật trong năm học vừa qua là: - Lớp tiên tiến xuất sắc - Có 1 học sinh đạt giải cấp huyện; - Có 17 học sinh giỏi cấp trường; 7 học sinh tiên tiến. *Lớp 3C: Do nhà giáo Đỗ Thị Thúy làm chủ nhiệm có 29 học sinh. Những thành tích nổi bật trong năm học vừa qua là: - Lớp tiên tiến xuất sắc - Có 1 học sinh đạt giải cấp huyện; - Có 12 học sinh giỏi cấp trường; 10 học sinh tiên tiến. Với những thành tích nổi bật trên, đội ngũ giáo viên của khối 3 đều thường xuyên quantâm đến chất lượng dạy và chất lượng giáo dục toàn diện học sinh, đặc biệt quantâm đếnviệc giáo dục kỹ năngsốngcho học sinh. Đây là một trong những yếu tố thuận lợi cho việc triển khai chươngtrìnhgiáo dục kỹnăng sốngcho học sinh. II. Thực trạng giáo dục kỹnăng sống cho học sinh trong môn Đạo đức lớp 3: 2.1. Nhậnthứccủa giáoviên trong việcgiáodục kỹ năng sống cho học sinh Gặp trực tiếp 3 giáo viên chủ nhiệm của 3 lớp nêu trên tôi nhận thấy cả 3 nhà giáo đều có ý kiến rằng: giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là việc làm rất
  • 14. 14 cần thiết trong xã hội hiện nay, nhằm giúp học sinh có thể thích ứng với cuộc sống không ngừng biến đổi và chủ động sáng tạo trước những thay đổi của môi trường sống. Trong cuộc sống hàng ngày mỗi chúng ta phải đối mặt với rất nhiều tình huống, có những tình huống rất đơn giản nhưng ngược lại có những tình huống lại rất phức tạp đòi hỏi con người ta phải có một kỹ năng sống tối thiểu. Qua điều tra nghiên cứu nhận thức của giáo viên về vai trò, ý nghĩa của kỹ năng sống có 100% giáo viên đều đánh giá kỹ năng sống có vai trò, ỹ nghĩa rất quan trọng cho mỗi cá nhân học sinh. Khi tôi tiến hành phỏng vấn cô giáo Bàng Thị Hoàng Hạnh - Khối trưởng khối lớp 3 cô trả lời rằng: Trong hoàn cảnh hội nhập hiện nay và hướng tới thực hiện 4 mục tiêu lớn mà giáo dục đề ra đó là: - Học để biết, đòi hỏi người học phải giỏi về tri thức. - Học để làm, đòi hổi người học không những chỉ giỏi về tri thức mà còn thành thạo về kỹ năng thực hành. - Học để chung sống, đòi hỏi người học phải có kỹ năng sống, kỹ năng hòa nhập, kỹ năng hợp tác. - Học để làm người, đòi hỏi người học phải có sự hội tụ của tất cả các mục tiêu nêu trên. Do việc trang bịcho học sinh vốntri thức về kỹ năng sống là vấn đề rất quan trọng cần được quan tâm ngay từ khi trẻ mới sinh và thường xuyên phát triển trong suốtcuộc đờiconngười, đốivới học sinh tiểu học lại càng cần thiết vì nó góp phần hình thành những giá trị nhân cách gốc cho học sinh. 2.2. Nhận thức của học sinh về kỹ năng sống Tôi tiến hành hỏi một số học sinh của khối 3 về kỹ năng sống như: Em có được nghe thấy kỹ năng sống không? Em có biết kỹ năng sống là gì không? Em có quan tâm đến việc rèn luyện kỹ năng sống cho mình không? v.v Thôngquatrò chuyệnvới các em tôinhận thấy các em đều đã có những nhận thức cơ bản về kỹ năng sốngnhư em Trần Xuân Hiển lớp 3A nói rằng: Em đã được nghe các cô giáo nói nhiều về kỹ năng sống, em hiểu kỹ năng sống là kỹ năng giao
  • 15. 15 tiếp, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng đặt vấn đề, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng nói trước đông người, v.v Khi tôitiến hành khảo sát thực trạng thái độ của học sinh lớp 3 về việc tham gia xử lý tình huống qua môn Đạo đức, kết quả thu được như sau: Học sinh Lớp 3A Lớp 3B Lớp 3C Tổng cộng Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Rất thích 21 70.0 19 63.3 17 58.6 57 64,1 Thích 5 16.7 7 23.3 6 20.7 18 20.2 Bình thường 4 13.3 3 10.0 4 13.7 11 11.2 Không thích 0 0.0 1 3.3 2 6.8 3 3.4 Thái độ tham gia xử lý tình huống trong môn Đạo đức lớp 3 Nhìn vào bảng số liệu tôi thấy 57 học sinh (chiếm 64.1%) các em rất thích tham gia xử lý những tình huống trong bài học đạo đức, có 20.2% các em thích tham gia xử lý tình huống, như vậy có thể khẳng định phần lớn học sinh lớp 3 đều thích và rất thích tham gia xử lý tình huống. Đây là một thông tin rất quan trọng bởi hiệu quả của việc giáo dục kỹ năng sống nói chung, kỹ năng xử lý tình huống nói riêng phụ thuộc không nhỏ vào hứng thú tập luyện và rèn luyện của học sinh đặc biệt lớp 3A có 86.7% học sinh thích và rất thích tham gia xử ký tình huống chiếm tỉ lệ cao nhất trong lớp 3. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn tỉ lệ học sinh có thái độ không thích còn chiếm tỉ lệ 3.4%, như vậy hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho họ sinh chưa được các em tham gia một cách triệt để với thái độ tích cực và tự giác. Khi được hỏi vì sao mà các em có nhận thức như vậy? Các em trả lời rằng: Chúng em rất thích tham gia xử lý tình huống trong các bài học đạo đức nhưng do lớp em tương đối đông nên chúng em ít được trực tiếp tham gia nên chỉ thấy bình thường thôi. Bên cạnh đó còn có một số nguyên nhân học sinh không có thái độ tích cực tham gia xr lý tình huống là do thái độ ngại tham gia, biết nhưng không dám nói, nhút nhát khi đứng trước đông người. Để hiểu sâu về thái độ của các em tôi đã tiến hành khảo sát câu hỏi: Mức độ tham gia xử lý tìnhhuống thông quadạy học môn Đạo đức được thực hiện như thế nào? Kết quả thu được như sau:
  • 16. 16 Mức độ Lớp 3A Lớp 3B Lớp 3C Tổng cộng Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Thường xuyên 9 30.0 8 26.7 5 17.2 22 24.7 Không thường xuyên 20 66.7 20 66.7 21 72.4 61 68.5 Không tham gia 1 3.3 2 6.7 3 10.3 6 6.7 Mức độ tham gia xử lý tình huống trong môn Đạo đức lớp 3 Qua bảng số liệu ta thấy, thực trạng học sinh được trực tiếp tham gia xử lý tìnhhuống là không được thường xuyên chiếm tỉ lệ 68.5% do vậy đây cũng là một trongnhững nguyên nhân dẫn tới học sinh bị yếu về kỹ năng xử lý tình huống. Mới chỉ có 24.7% học sinhđược tham gia xử lý tìnhhuống một cáchthườngxuyên. Mức không thường xuyên chiếm tỉ lệ khá cao. Qua kết quả khảo sát trên tôi có nhận xét: môi trường tập luyện, rèn luyện kỹ năng sống của học sinh chưa tốt, giáo viên chưa thu hút được học sinh tham gia vào các hoạt động rèn luyện kỹ năng sống. Tỉ lệ học sinh thường xuyên tham gia rèn luyện kỹ năng sống là thấp (chiếm 24.7%). Đặc biệt vẫn còn có số lượng học sinh chưa bao giờ tham gia xử lý tình huống chiếm tỉ lệ 6.7%. Từ đó tôi khẳng định vấn đề đặt ra trong các giờ học chiếm ưu thế trong giáo dục kỹ năng sống, các buổi sinh hoạt ngoại khóa, hoặc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường, giáo viên cần có những biện pháp đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp giáo dục, các hình thức tổ chức giáo dục đểtạo môi trường tập luyện, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. 2.3. Thựctrạngvềnộidung giáodụckỹnăng sống qua môn Đạo đức lớp 3 Trong quá trình dạy môn Đạo đức giáo viên đã quan tâm đến việc giúp học sinh biết đềxuất cáchgiải quyết, xử lý tình huống đãđặtra, biết phântíchcáilợi, cái hại của từng cách xử lí, biết kiên định với cách lựa chọn mà các em cho là đúng. Như vậy, trong quá trình dạy học môn Đạo đức lớp 3, nội dung giáo dục kỹ năng sốngcho học sinhđã được giáo viên quan tâm và thực hiện. Để tìm hiểu sâu về vấn đề này tôi đã xây dựng phiếu điều tra như sau: Môn Đạo đức có thể tích hợp với nội dung giáo dục kỹ năng sống vì: a. Nội dung môn Đạo đức gắn liền với giáo dục kỹ năng sống. b. Mục tiêu, nội dung môn Đạo đức gắn liền với mục tiêu giáo dục kỹ năng sống.
  • 17. 17 c. Nộidung bài học Đạo đức cóthểrút ra những kết luận về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. d. Các lí do khác. Tóm lại, qua tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 3 thông qua môn Đạo tôi có nhận xét như sau: - Phần lớn giáo viên đều nhận thức đúngvề tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sốngcho học sinh, đa số giáo viên đều cho rằng cần thiết phải giáo dục kỹ năng sống cho học sinh một cách thường xuyên. - Giáo viên đã quan tâm giáo dục kỹ năng sống cho học sinh nhưng phương pháp, hình thức thực hiện còn hạn chế, đặc biệt là môi trường rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh chưa được quan tâm. - Tínhtự chủ trongviệc xử lý tình huống chưa cao, học sinh còn thiếu tự tin, nhút nhát khi xử lý tình huống, vì vậy phầnlớn các em không tự quyết định mà phụ thuộc vào ý kiến của bạn, nhóm bạn. - Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc thực hiện kỹ năng sống của học sinh chưa cao, thiếu tự tin do chưa có sự kết hợp giữa nhà trường - Gia đình trong việc giáo dục kỹ năng sống. Gia đìnhphảiđóngvai trò nền tảng để tiến hành giáo dục kỹ năng sốngcho học sinh, nhưng thực tế cho thấy hầu hết các gia đình hiện nay chưa quan tâm đến điều đó là ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường. Do giáo viên chưa có thói quen rèn kỹ năng sống cho học sinh trong các giờ lên lớp mà chủyếu quantâm tới việc trang bịkiến thức và một số kỹ năng thực hành của nộidung chươngtrình dạy học đã xây dựng. Các hoạt động ngoại khóa theo môn học nhằm giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ít được nhà trường và giáo viên quan tâm.
  • 18. 18 Chương 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC I. Mộtsố biện pháp giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo đức lớp 3: 1.1. Thống nhấtgiữa các lực lượng trong việc thực hiện nội dung giáo dục kỹ năng sống. Cần có một quan điểm chỉ đạo có tính chất pháp lí về tích hợp nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua môn Đạo đức. Các cấp quản lí giáo dục, nhà trường cần có văn bản chỉ đạo thống nhất về tích hợp nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 3 thông qua môn Đạo đức đến từng giáo viên để mỗi giáo viên có kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp nội dung dạy môn Đạo đức với nội dung tích hợp giáo dục kỹ năng sống. Bồi dưỡng năng lực giáo dục kỹ năng cho giáo viên thông qua các cuộc hội thảo, sinh hoạt chuyên đề nhằm tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Hướng dẫn chỉ đạo giáo viên tích hợp giáo dục kỹ năng sống qua các hình thức cụ thể sau: - Tíchhợp hoàn toàn nội dung bài học với nội dung giáo dục kỹ năng sống. - Tíchhợp từng phần nội dung bài học với nội dung giáo dục kỹ năng sống. - Rút ra kết luận về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua nội dung bài học. Giáo viên cần phải có nhận thức đúng về ý nghĩa, tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống trên cơ sở đó có biện pháp và phương pháp cũng như hình thức phù hợp nhằm tích hợp nội dung giáo dục kỹ năng sống một cách hiệu quả. Gia đìnhvà các lực lượng xã hội cần có sự phối hợp đắc lực với nhà trường trong việc giáo dục kỹ năng sống thông qua dạy học môn Đạo đức để giáo dục nhân cách cho học sinh. Trong đó giáo viên là lực lượng nòng cốt, vì vậy giáo viên phải là người mẫu mực về kỹ năng sống để cho học sinh học tập và làm theo. 1.2.Tạomôitrườngthuậnlợiđểhọc sinh có cơ hội rèn luyện kỹ năng sống. Môi trường hoạtđộnglà toàn bộ những điều kiện vật chất và tinh thần diễn ra xung quanh, là nơi diễn ra hoạt độnghọc tập và rèn luyện của học sinh. Môi trường hoạt động tốt là môi trường mà ở đó, học sinh được thoải mái, tự tin thực hiện các
  • 19. 19 hoạt động của mình, được tôn trọng, được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình, được nghe, được làm và xem người khác cùng làm với đầy đủ các điều kiện hỗ trợ. Môi trường hoạt động bao gồm cả môi trường vật chất và môi trường tinh thần. Môi trường vật chất bao gồm tổng thể những yếu tố vật chất đảm bảo cho các hoạt động được diễn ra một cách thuận lợi, như cấu trúc không gian, sự sắp xếp, bố trí các đồ dung, trang thiết bị, phương tiện, tài liệu phục vụ cho các hoạt động phong phú của học sinh trong quá trình học tập. Môi trường tinh thần là những mối quan hệ, những tương tác xảy ra giữa các chủ thể trong quả trình thực hiện các hoạt động học tập và rèn luyện bao gồm mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với học sinh và giữa học sinh với nhiệm vụ của hoạt động. Môi trường góp phần tạo nên động cơ, mục đích, hứng thú, phương tiện thực hiện hoạt độngcho học sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiến hành các hoạt động hình thành và phát triển kỹ năng sống cho học sinh. Tạo môi trường hoạt động cho học sinh thực chất là quá trình đảm bảo những điều kiện về vật chất và tinh thần cần thiết phục vụ cho việc thực hiện các hoạt động của học sinh được diễn ra đat hiệu quả cao nhất. Việc tạo lập môi trường hoạt động cho học sinh cần có sự phối hợp chặt chẽ của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Trong quá trình dạy học trên lớp, giáo viên có thể tiến hành các kỹ thuật sau để tạo lập môi trường hoạt động cho học sinh: - Thông báo cho học sinh kế hoạch của bài học, chương trình học, tiết học. - Thiết lập các định hướng bài học, chương học, tiết học, mục tiêu rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. - Thông báo đề cương bài học một cách rõ ràng, cách thức tiến hành, những nội dung sẽ được đề cập, những biện pháp cần tiến hành và các quy tắc cơ bản cần tuân theo. - Sửdụngphươngpháp “Phávỡtảngbăng”,hoặc“làmnóng”bằngcách cung cấp những thông tin cho học sinh, đưa ra những tình huống giả định cho học sinh. - Sử dụng các biện pháp như “tấn công não”, giải quyết các bài tập tình huống hoặc sử dụng một mẩu chuyện hay một đoạn video, một hệ thống những câu hỏi mang tính vấn đề,…nhằm kích thích hứng thú học tập của học sinh.
  • 20. 20 Trong các hoạt động dạy học môn Đạo đức cần phối hợp giữa các lực lượng giáo dục, giữa nhà trường - gia đình - xã hội để tạo lập môi trường hoạt động cho học sinh thông qua các biện pháp sau: - Giáo viên cần quan tâm tới mọi mặt của đời sống các thành viên trong lớp. - Giáo viên cần tạo lập được một đội ngũ tự quản có phẩm chất và năng lực tốt, có khả năng kết nối các thành viên trong lớp với các hoạt động chung. - Xây dựng các phong trào hoạt động chung phù hợp với sở thích, nguyện vọng của học sinh phù hợp với lứa tuổi, phù hợp với thực tiễn; Tạo điều kiện để các em vận dụng kiến thức đã được lĩnh hội vào việc giải quyết các tình huống cụ thể trong bài học để từ đó có những quyết định đúng. - Trang bị đầy đủ các phương tiện, cơ sở vật chất cho các hoạt động của học sinh như phòng học có các trang thiết bị dạy học hiện đại, các điều kiện về sân chơi, các phòng chức năng để tổ chức các hoạt động tập thể. - Có sự phối hợp chặt chẽ của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường trong việc tổ chức các hoạt động cho học sinh, các hoạt động phải đa dạng và liên tục. - Học sinh cần tự giác, tích cực tham gia các hoạt động không chỉ để giải trí mà còn để phát triển những kỹ năng cần thiết cho bản thân. Giáo viên cần có biện pháp nhằm khuyến khích học sinh thay đổi thói quen hành vi theo chiều hướng tích cực, giúp các em chấp nhận sự thay đổi và sẵn sang thực hiện sự thay đổi theo định hướng của giáo viên và nội dung rèn luyện. 1.3. Thiết kế bài tập thực hành kỹ năng sống trong quá trình dạy học môn Đạo đức để rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Bài tập thực hành kỹ năng sống là loại bài tập do giáo viên thiết kế nhằm tạo lập môi trường, tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm, thể nghiệm thái độ, quan điểm và hành vi ứng xử của mình trước các vấn đề của cuộc sống. Bài tập thực hành kỹ năng sống được thực hành trong quá trình học môn Đạo đức là thông qua mục tiêu nội dung bài học giáo viên tích hợp nội dung giáo dục kỹ năng sống trên cơ sở đó thiết kế các bài tập vận dụng tri thức học sinh đã học để xử lí các tình huống thường gặp hàng ngày. Bài tập thực hành kỹ năng sống có thể tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau như:
  • 21. 21 - Bài tập dưới dạng một trò chơi đóng vai; - Bài tập dưới dạng một tình huống cần xử lí; - Bài tập dưới dạng một câu chuyện chưa có hồi kết đòi hỏi người đọc, người nghe phải quyết định hay cách ứng xử của mình; - Cũng có thể bài tập là một bài khảo sát xâm nhập thực tế hay viết một bài luận sau khi quan sát thực tế. Quy trình xây dựng bài tập thực hành và sử dụng bài tập thực hành: Bước 1: Nghiên cứu mục tiêu, nôi dung bài học đạo đức để lựa chọn kỹ năng sống cần tích hợp giáo dục: - Giáo viên cần nắm vững mục tiêu bài đạo đưc: Về kiến thức, kỹ năng, thái độ; - Nắm vững nội dung cơ bản của bài học, các chủ đề trong chương trình môn Đạo đức để tìm hiểu khả năng tích hợp nội dung kỹ năng sống cho học sinh. - Xác định những nội dung cơ bản cho bài học cần thực hành nhằm củng cố, vận dụng kiến thức để rèn luyện kỹ năng sống. Bước 2: Lựa chọn hình thức để thực hiện bài tập thực hành. Giáo viên căn cứ vào nội dung kiến thức của bài đạo đức để lựa chọn dạng bài tập cho phù hợp. Các dạng bài tập giáo viên có thể lựa chọnlà các bài tập sau: - Bài tập dưới dạng trò chơi đóng vai; - Bài tập dưới dạng xử lí tình huống; - Bài tập dưới dạng viết tiếp câu chuyện chưa có hồi kết,… Bước 3: Thiết kế câu chuyện có chứa đựng nội dung rèn luyện kỹ năng sống phù hợp với nội dung bài học đạo đức. Bài tập được lựa chọn phải có khả năng củng cố kiến thức bài học đạo đức đồngthờiphảirèn luyện kỹ năng sốngcho học sinh. Nội dung bài tập phải phù hợp vớiđặc điểmtrìnhđộ nhậnthức củahọc sinh, phùhợp vớithờigian dànhcho bàihọc. Bước 4: Thực hiện tích hợp với nội dung của bài học trong phần tiết 2 của bài học đạo đức là rèn kỹ năng, hành vi. Bước 5: Đánh giá nhận xét kết quả tham gia thực hành kỹ năng hành vi của học sinh và nhóm học sinh.
  • 22. 22 Điều kiện để thực hiện các bước trên là: - Giáo viên phải nắm vững nội dung từng bài học môn Đạo đức lớp 3; - Xác định rõ các kỹ năng sống cần hình thành cho học sinh trong quả trình dạy học môn Đạo đức lớp 3. - Thiết kế bài tập phù hợp với mục tiêu bài học và phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh; - Giáo viên phải có nghệ thuật và kỹ thuật dạy học để thu hút học sinh tích cực tham gia thực hành; - Gắn việc đánh giá nội dung bài học với việc đánh giá kỹ năng sống của học sinh thông qua hoạt động thực hành kỹ năng sống. 1.4. Đổi mới phương pháp dạy học môn Đạo đức theo hướng tăng cường rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh: Dạy học Đạo đức cần đi từ quyền và bổn phận của trẻ em. Với cách tiếp cận đó đòi hỏi việc dạy học môn Đạo đức phải nhẹ nhàng, sinh động, tránh áp đặt, thông tin một chiều hay cứng nhắc, nhàm chán. Dạy học môn Đạo đức cần được tích hợp với giáo dục kỹ năng sống cho học sinh và được tiến hành với các phương pháp nhằm tăng cường tổ chức hoạt động cho phù hợp, huy động được vốn sống, vốn kinh nghiệm của học sinh, giúp học sinh tự khám phá tri thức, tự rèn luyện kỹ năng, hành vi của bản thân. Thông qua việc sử dụng, vận dụng các phương pháp dạy học môn Đạo đức có khả năng tích cực hóa các hoạt động của học sinh, nhằm giúp học sinh lĩnh hội nội dung bài học một cách nhẹ nhàng, sinh động thông qua các hoạt động: Trò chơi, đóng vai, xử lí tình huống, kể chuyện theo tranh, xây dựng phần kết của câu chuyện mở, đánh giá và tự đánh giá về hành vi của bản thân và những người xung quanh dựa vào chuẩn mực, mẫu hành vi, tìm hiểu các sự kiện hiện tượng, các thực trạng hoạt động của một số cơ sở có liên quan đến chủ đề nội dung học tập và rèn luyện kỹ năng sống. Các phương pháp dạy học môn Đạo đức phải gắn liền với cuộc sống thực tế của học sinh, các chuyện kể được sử dụng, các tình huống được xây dựng, các tranh ảnh thiết kế và sử dụng, các tình huống đóng vai phải phù hợp với cuộc
  • 23. 23 sống diễn ra của học sinh trong các mối quan hệ của các em ở gia đình, nhà trường, xã hội. Giáo viên cần phải căn cứ vào mục tiêu nội dung bài học, căn cứ vào kỹ năng sống cần rèn luyện và thực hành cho học sinh để lựa chọn phương pháp dạy học trong các phương pháp sau và vận dụng nó một cách sáng tạo: - Phương pháp động não; - Phương pháp nêu vấn đề; - Phương pháp đóng vai; - Phương pháp dự án; - Phương pháp trò chơi; - Phương pháp kể chuyện; - Phương pháp thảo luận nhóm; - Phương pháp trực quan - Phương pháp trực quan; - Phương pháp nêu gương. Mỗi phương pháp dạy học trên đều có thế mạnh khác nhau trong việc khai thác vốn sống, vốn kinh nghiệm của học sinh, nó có khả năng phù hợp với mục tiêu và nội dung bài học đáp ứng với khả năng trong quá trình dạy học. Do đó giáo viên có thể lựa chọn phương pháp và vận dụng các phương pháp dạy học khác nhau đối với từng bài học nhằm tăng cường rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Điều kiện để đổi mới phương pháp dạy học môn Đạo đức theo hướng tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là: - Giáo viên phải hiểu rõ đổi mới phương pháp dạy học là sự vận dụng phối hợp một cách linh hoạt sáng tạo giữa phương pháp dạy học truyền thống với các phương pháp dạy học hiện đại có có khảnăng khai thác vốn sống, vốn kinh nghiệm của học sinh - Giáo viên phải hình dung được quy trình rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh là phải được dựa trên cơ sở trang bị vốn kiến thức kinh nghiệm rồi mới tiến hành rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. - Giáo viên phải hướng dẫn được cho học sinh cách học tập, cách rèn luyện kỹ năng sống và nội dung rèn luyện, cách thức tự kiểm tra, tự đánh giá. - Giáo viên phải tạo được môi trường học tập, rèn luyện cho học sinh nhằm thu hút học sinh tham gia một cách tích cực, sáng tạo. Trong dạy học môn Đạo đức giáo viên cần tăng cường sử dụng các tình huống hay bài tập thực hành nhằm tăng cường rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh thông qua các tình huống, các bài tập thực hành giúp học sinh củng cố mở rộng kiến thức đã học.
  • 24. 24 Ví dụ: Khi dạy bài “Chăm sóc ông bà, cha mẹ” ở tiết 1 giáo viên có thể cho học sinh đàm thoại một số câu hỏi để học sinh hiểu được: Tại sao chúng ta phải chăm sóc ông bà, cha mẹ? Chăm sóc ông bà, cha mẹ em phải làm gì? Cho học sinh liên hệ bản thân mình đã chăm sóc ông bà, cha mẹ chưa? Nếu đã chăm sóc thì em đã chăm sóc như thế nào? Trong nhiều trường hợp khác nhau giáo viên phải lựa chọn cách giảng dạy khác nhau, cho các tổ nhóm sưu tầm câu chuyện, tranh ảnh phục vụ bài giảng của giáo viên thì học sinh dễ nắm chắc nội dung của bài mới. Còn tiết thực hành thì giáo viên hướng dẫn học sinh biết áp dụng những kiến thức vừa học vào thực tế cuộc sống chăm sóc ông bà, cha mẹ như thế nào? Kể cả lúc khỏe mạnh, lúc đi chơi xa, đi công tác và nhất là lúc ốm đau, bệnh tật bằng những việc làm cụ thể của mình qua việc nhận diện hành vi sai, qua tranh ảnh, cùng nhau giải quyết tình huống hoặc các em có thể gặp trong sinh hoạt hằng ngày, giúp các em có những đối xử đúng mực, bộc lộ được tình cảm đạo đức, hành vi đạo đức của mình đối xử với ông bà, cha mẹ người đã sinh ra và nuôi dưỡng mình. Ví dụ: Cho học sinh đóng tiểu phẩm “Chăm sóc bà khi bà bị ốm”, “bố mẹ đi công tác vắng”. Hoặc xử lí tình huống: “Bốđi công tác xa về, hay ông bà nội (ngoại) ở quê lên chơi”. Thường xuyên nêu các tấm gương tốt ở lớp, ở trường cho em noi theo hoặc tấm gương qua các câu chuyện, qua báo Thiếu niên nhi đồng. Ví dụ: Trong lớp có có bạn Hà, bố mẹ bỏ nhau khi bạn còn nhỏ. Hà ở với bà, bà Hà đã già, bà phải làm lụng vất vả để nuôi Hà ăn học. Hà rất chăm ngoan, học giỏi. Ngoài giờ học ra Hà thường xuyên giúp bà quét nhà, nhặt rau, nấu cơm,… Lúc bà ốm Hà nấu cháo, pha sữa, lấy thuốc cho bà uống để bà chóng khỏi. Các em nên học tập bạn Hà lớp mình. 1.5. Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Đạo đức gắn liền với đánh giá kỹ năng sống của học sinh: Kiểm tra, đánh giá là một khâu trong quá trình dạy học và giáo dục học sinh. Kiểm tra, đánh giá nếu làm tốt sẽ tạo động lực cho quá trình dạy học và quá trình giáo dục phát triển không ngừng. Giữa nội dung dạy học môn Đạo đức với
  • 25. 25 phương pháp kiểm tra, đánh giá có mối quan hệ mật thiết với nhau, khi nội dung dạy học môn Đạo đức đổi mới theo hướng tích hợp nội dung giáo dục kỹ năng sống thì phương pháp kiểm tra, đánh giá cần có sự thay đổi theo hương tích hợp nhằm tạo động lực cho học sinh, kích thích học sinh tích cực học tập, rèn luyện để không ngừng tự hoàn thiện nhân cách. Mục tiêu đánh giá môn học phải gắn với mục tiêu đánh giá kỹ năng sống cho học sinh. Vì vậy, chuẩn đánh giá, tiêu chí để nhận xét kết quả học tập môn Đạo đức của học sinh lớp 3 phải gắn với kỹ năng sống. Phương pháp đánh giá, nhận xét gắn liền với các phương pháp quan sát, thực nghiệm, trắc nghiệm, dự án, nghiên cứu sản phẩm của học sinh đó là sản phẩm giao tiếp, ứng xử của học sinh trong các mối quan hệ ở gia đình, nhà trường, xã hội. Tiến hành đánh giá học sinh ở mọi lúc, mọi chỗ trong mọi mối quan hệ của học sinh ở gia đình, nhà trường, xã hội. Khi tiến hành kiểm tra, đánh giá giáo viên cần nắm vững quy chế kiểm tra, đánh giá môn Đạo đức do Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành. Giáo viên phải có nhận thức đúng về tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, có kỹ năng quan sát, nhận xét, thu thập thông tin về việc rèn luyện kỹ năng sống và rèn luyện Đạo đức cho học sinh. Tíchhợp tiêu chí đánh giá kỹ năng sốngtrong tiêu chí đánh giá của môn học Đạo đức trong chương trình dạy học môn Đạo đức lớp 3. Tóm lại, giữa các biện pháp giáo dục kỹ năng sống nêu trên có mối quan hệ thống nhất với nhau, nó ràng buộc lẫn nhau, bổ sung kết quả cho nhau và là điều kiện của nhau nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học. Trong đó biện pháp thống nhất các lực lượng trong việc tích hợp nội dung giáo dục kỹ năng sống qua dạy học môn Đạo đức, đổi mới phương pháp dạy học môn Đạo đức theo hướng tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, thiết kế bài tập thực hành để rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh là ba biện pháp nòng cốt, biện pháp tạo môi trường là biện pháp có tính chất điều kiện; biện pháp đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá có tính chất tạo động lực cho quá trình giáo dục kỹ năng sống được thực hiện và phát triển.
  • 26. 26 MỘT SỐ BÀI SOẠN MINH HỌA MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 3 Bài 3 TỰ LÀM LẤY VIỆC CỦA MÌNH I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học xong bài này học sinh có khả năng: - Kể được tên một số việc mà học sinh lớp 3 có thể tự làm lấy. - Nêu được ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình. - Biết tự làm lấy những việc của mình ở nhà, ở trường. II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI - Kĩ năng quản lí thời gian học tập, sinh hoạt hợp lí - Kĩ năng lập kế hoạch công việc để sử dụng thời gian hiệu quả III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG - Động não - Thảo luận nhóm - Nói tự nhủ - Đóng vai IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Một số đồ dùng chuẩn bị cho đóng vai (dùng cho hoạt động 5) - Các thẻ màu xanh, đỏ, trắng (dùng cho hoạt động 6) V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Khám phá Hoạt động 1: Động não Mục tiêu: Học sinh biết được một số việc có thể tự làm được phù hợp với lứa tuổi. Cách tiến hành: 1. Giáo viên nêu yêu cầu: mỗi em hãy nêu một việc làm ở nhà hay ở trường mà các em có thể tự làm lấy được. 2. Học sinh nêu các việc theo yêu cầu. 3. Giáo viên ghi các công việc HS nêu thành các nhóm lên bảng. 4. Kết luận: Có rất nhiều việc ở nhà, ở trường, lớp mà các em có thể tự làm lấy được. Chẳng hạn: Tự học, tự làm bài tập, rửa mặt, đánh răng và vệ sinh thân thể; làm sạch, đẹp trường lớp, quét nhà, rửa ấm chén và các công việc gia đình khác phù hợp với lứa tuổi… 2. Kết nối Hoạt động 2: Xử lý tình huống
  • 27. 27 Mục tiêu: HS biết một biểu hiện của tự làm lấy việc của mình Cách tiến hành: 1. Giáo viên nêu tình huống: - Trong giờ luyện tập có một bài toán khó, Thành loay hoay mãi chưa làm được. Thấy vậy, Minh đưa bài làm của mình cho bạn chép. Nếu là Thành, em có suy nghĩ gì và sẽ làm gì? 2. Các cặp trao đổi, bày tỏ quan điểm của cá nhân. 3. Cả lớp thảo luận, lựa chọn cách giải quyết đúng là Thành cần phải cố gắng tự làm lấy bài tập, không nên chép bài của bạn. 4. Kết luận: Trong cuộc sống hàng ngày, ai cũng có công việc của mình và mỗi người cần phải biết tự làm lấy việc của mình. 3. Thực hành, luyện tập Hoạt động 3: Thảo luận nhóm Mục tiêu: HS bước đầu hình thành kĩ năng giải quyết tình huống có liên quan đến tự làm lấy việc của mình. Cách tiến hành: Giáo viên chia nhóm, cử nhóm trưởng. 1. Giáo viên nêu tình huống: Hùng đang viết báo tường chuẩn bị cho kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam - 20/11 thì Hà đến chơi. Hà bảo Hùng: Tớ khá môn Tiếng Việt hơn cậu để tớ viết hộ, còn cậu giỏi toán thì giải giúp tớ các bài tập. Em suynghĩ gì về lời đềnghị củaHà? Nếu em là Hùng em sẽ làm gì? Vì sao? 2. Các nhóm thảo luận - Đại diện một vài nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác trao đổi, nêu các cách giải quyết khác. 3. Kết luận: Đề nghị của Hà là không đúng, cả hai cần phải tự làm lấy việc của mình. Cố gắng tự làm lấy việc của mình sẽ giúp em mau tiến bộ. Hoạt động 4: Liên hệ thực tế Mục tiêu: Học sinh tự đánh giá được về những công việc mà bản thân đã làm được. Cách tiến hành 1. Giáo viên nêu yêu cầu : - Mỗi em hãy nêu những công việc mà bản thân đã tự làm được? - Các em đã thực hiện những việc đó như thế nào? - Cảm nghĩ của các em khi hoàn thành công việc?
  • 28. 28 2. Học sinh thực hiện hoạt động. 3. Giáo viên mời một số học sinh trình bày trước lớp. 4. Giáo viên kết luận: - Nhiều em đã biết và đã tự làm được những việc của mình rất tốt. - Còn một số em đã làm được nhưng cònít. Các em cần phải cố gắng thêm để mau tiến bộ. Hoạt động 5: Đóng vai Mục tiêu: Học sinh được trải nghiệm khi thực hiện một số hành động và bày tỏ thái độ phù hợp trong việc tự làm lấy công việc của mình. Cách tiến hành 1. Giáo viên chia lớp thành 4 - 6 nhóm. 2. Giáo viên nêu tình huống và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận, đóng vai xử lý một trong các tình huống dưới đây: Tình huống 1: Ăn cơm xong, mẹ phân công Minh quét nhà, nhưng mải xem Ti vi nên nhờ bố làm hộ. + Nếu em là Minh, em sẽ làm gì? + Nếu cần một lời khuyên, em sẽ nói gì với bạn Minh? Tình huống 2: Bích và Thắng được phân công trực nhật lớp. Bích nói với Thắng: tớ sẽlàm trực nhật giúp nếu cậu nhắc bàitớ tronggiờ kiểm tra toán hôm nay. Bạn thắng nên ứng xử thế nào trong tình huống này? 3. Các nhóm thảo luận, phân công đóng vai xử lý tình huống. 4. Các nhóm thực hiện đóng vai trước lớp. 5. Giáo viên kết luận: - Ở tình huống 1, Minh nên thực hiện nhiệm vụ của mình; em nên nói với Minh: Bạn nên tự quét nhà vì đó là việc mà bạn được giao. - Ở tình huống 2, Thắng sẽ cùng làm trực nhật cùng với Bích và hứa sẽ giúp đỡ Bích học toán tốt hơn. Hoạt động 6: Bày tỏ thái độ Mục tiêu: Học sinh biết bày tỏ thái độ về một số ý kiến liên quan. Cách tiến hành: 1. Giáo viên treo lên bảng nội dung các ý kiến và hướng dẫn học sinh cách giơ thẻ mầu bày tỏ thái độ: a) Làm lấy việc của mình là tự trọng và giúp em mau tiến bộ; b) Biết lập kế hoạch, phân công nhiệm vụ trong nhóm là một biểu hiện tự làm lấy việc của mình;
  • 29. 29 c) Chỉ cần tự làm lấy việc của mình nếu đó là việc mình thích; d)Trẻ em có quyền tham gia ýkiến về những vấn đềliên quan tới việc của mình; đ. Trẻ em có thể tự quyết định mọi việc của mình; e. Vì mỗi người đều tự làm lấy việc của mình, nên không cần giúp đỡ hay hợp tác với người khác. 2. Yêu cầu Học sinh đọc từng ý kiến và giơ thẻ bày tỏ thái độ. 3. Trao đổi về lí do vì sao lại tán thành/không tán thành/lưỡng lự. - các ý kiến đồng ý gắn một bông hoa đỏ, các ý kiến không đồng ý gắn một bông hoa xanh. 4. Giáo viên gắn các bông hoa màu xanh trước các ý kiến a, b, d; gắn các bông hoa màu đỏ trước các ý kiến c, đ, e và kết luận: Nên tán thành các ý kiến a, b, d; không tán thành các ý kiến c, đ, e. Kết luận chung: Trong học tập, lao động, sinh hoạt ở nhà, ở trường, ở lớp, các em cần tự làm lấy các công việc của mình. Như vậy, em mới mau tiến bộ và được mọi người yêu quý. 4. Vận dụng - Giáo viên yêu cầu học sinh nêu cụ thể các công việc sẽ tự làm ở nhà. - Mỗi học sinh sẽ lập danh sách những công việc đó ra một tờ giấy ghi tên mình và nộp cho cô giáo cuối giờ học. - Học sinh thực hiện các công việc đã nêu. Bài 6 TÍCH CỰC THAM GIA VIỆC LỚP, VIỆC TRƯỜNG I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Học xong bài này học sinh có khả năng: - Tham gia việc lớp, việc trường vừa là quyền, vừa là bổn phận của học sinh. - Tự giác tham gia việc lớp, việc trường phù hợp với khả năng và hoàn thành tốt những nhiệm vụ được phân công. - Biết nhắc nhở bạn bè cùng tích cực tham gia việc lớp, việc trường. - Quý trọng các bạn tích cực tham gia việc lớp, việc trường. II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI - Kĩ năng lắng nghe tích cực ý kiến lớp và tập thể; - Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng của mình về các việc trong lớp; - Kĩ năng tự trọng và đảm nhận trách nhiệm khi nhận việc của lớp giao.
  • 30. 30 III. CÁC PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG - Động não; - Thảo luận; - Dự án; - Bài viết nửa trang. IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Tranh tình huống, hoặc clip do học sinh đóng tiểu phẩm. - Các bài hát về chủ đề nhà trường - Các thẻ màu dùng cho hoạt động 1, tiết 2 - Các băng giấy về nội dung bày tỏ ý kiến, hoạt động 1, tiết 2 V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Tiết 1 1. Kh¸m ph¸ * Khởi động: Học sinh hát (hoặc nghe băng) Em yêu trường em. - Giáo viên trao đổi với học sinh: + Nội dung bài hát nói về điều gì? + Các em hãy tìm những từ của bài hát nói về các đồ dùng và phương tiện giúp các em học tập tốt? - Giáo viên: Nội dung bài hát nói về ngôi trường, lớp học của chúng ta, nói về niềm vui được đến trường, ở đó có thầy giáo, cô giáo, có bạn bè,... Sách vở, bàn ghế, bảng và trường lớp,... là những đồ dùng, phương tiện và các điều kiện giúp các em học tập được tốt. Để học tập được tốt, các em cần phải có trách nhiệm chăm lo, bảo vệ, giữ gìn trường lớp của mình luôn sạch đẹp,... Vì vậy các em phải tích cực tham gia việc lớp, việc trường. Hoạt động 1: Động não Mụctiêu: Khai thác kinh nghiệm, hiểu biết của học sinh về việc lớp việc trường. Cách tiến hành : 1. Giáo viên nêu yêu cầu: - Mỗi em hãy nêu tên một việc lớp, việc trường phù hợp với lứa tuổi các em? 2. Học sinh nêu các việc lớp, việc trường: - Giáo viên ghi lên bảng sau đó phân tích cho học sinh được đâu là những việc trường phù hợp với lứa tuổi các em. 3. Giáo viên chốt lại và dẫn vào bài: Các em đã nêu được tên một số việc lớp, việc trường. Điều quan trọng là thái độ của các em đối với các công việc này như thế nào. Để biết được điều đó chúng ta cùng nhau tìm hiểu tình huống sau: 2. Kết nối Hoạt động 1: Đóng vai xử lý tình huống
  • 31. 31 Mục tiêu: Học sinh biết được một biểu hiện của sự tích cực tham gia việc lớp, việc trường. Cách tiến hành: 1. Giáo viên chia nhóm, cử nhóm trưởng. Giáo viên treo tranh, yêu cầu các nhóm quan sát tranh sau đó thực hiện các nhiệm vụ sau: - Mô tả tranh tình huống; - Thảo luận đưa ra cách xử lý, sau đó đóng vai thể hiện cách xử lý của nhóm mình. Nội dung tình huống: Trong khi cả lớp đang tổng vệ sinh sân trường, bạn thì cuốc đất, bạn thì trồng hoa,... riêng Thu lại ghétai rủ Huyền bỏ đi nhảydây. Theo bạn, bạn Huyền có thể làm gì? Vì sao? 2. Các nhóm thảo luận, phân công đóng vai. 3. Đại diện các nhóm lên mô tả tranh, trình bày cách xử lý tình huống của nhóm mình, sau đó đóng vai thể hiện. Giáo viên ghi tóm tắt các cách xử lý của các nhóm lên bảng. - Trao đổichung cả lớp về các cáchđóngvaixử lý tình huống của các nhóm. 4. Giáo viên kết luận: Tổng vệ sinh trường, lớp là một việc lớp, việc trường. Tất cả học sinh đều phải có trách nhiệm tham gia. Trong tình huống trên, cách xử lý tốt nhất là Huyền nên khuyên Thu hãy ở lại cùng cả lớp làm tổng vệ sinh, sau đó đi chơi cũng không muộn. 3. Thực hành, luyện tập Hoạt động 2: Đánh giá hành vi Mục tiêu: Học sinh bước đầu biết đánh giá, phân biệt các hành vi đúng và chưa đúng trong các tình huống có liên quan tới việc lớp, việc trường. Cách tiến hành: 1. Giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh, hướng dẫn học sinh thực hiện hoạt động: Nội dung phiếu hoạt động: Em hãy ghi vào ô chữ Đ trước các cách ứng xử đúng và chữ S trước các cách ứng xử chưa đúng. - Nội dung tình huống: a) Trong khi cả lớp đang họp bàn việc tổ chức kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 thì Nam bỏ ra ngoài chơi.
  • 32. 32 b) Nhân ngày 8/3, các bạn trai trong lớp rủ nhau chuẩn bị những món quà nhỏ để chúc mừng cô giáo và các bạn gái. c) Tối nay Hùng được tổ phân công giúp Mai học môn toán, nhưng trên TV có phim hay nên Hùng không đến được d) Hôm nay Lan đến lớp sớm, thấy lớp chưa sạch sẽ, mặc dù không phải phiên trực nhật lớp, Lan vẫn quét dọn lớp sạch sẽ. 2. Học sinh làm việc cá nhân. 3. Giáo viên mời một vài em lên trình bày trước lớp. 4. Giáo viên kết luận: - Việc làm của các bạn trong các tình huống b) và d) là đúng. - Việc làm của các bạn Nam và Hùng trong các tình huống a) và c)là chưa đúng. Tiết 2 Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến Mụctiêu: Học sinh được trải nghiệm qua một số ýkiến về việc lớp việc trường. Cách tiến hành: 1. Giáo viên đính 1 băng giấy có nội dung bày tỏ ý kiến lên bẳng, hướng dẫn học sinh cách bày tỏ bằng thẻ màu. a) Trẻ em có quyền và bổn phận tham gia các việc lớp, việc trường phù hợp với lứa tuổi. b) Tham gia việc lớp, việc trường mang lại niềm vui cho em. c) Chỉ nên tham gia các việc lớp, việc trường mà em thích. d) Chỉ nên tham gia các việc lớp, việc trường mà em được phân công, còn những việc khác không cần thiết. 2. Giáo viên mời học sinh đọc từng nội dung và cho học sinh bày tỏ ý kiến. - Sau mỗi lần bày tỏ ý kiến, giáo viên hướng dẫn học sinh trao đổi về lý do tán thành, không tán thành, lưỡng lự trước mỗi ý kiến sau đó kết luận ngay sự đúng, chưa đúng của mỗi ý kiến. 3. Giáo viên kết luận: + Các ý kiến a), b) là đúng; + Các ý kiến c), d) chưa đúng. 4. Vận dụng Hoạt động 4: Đăng kí tham gia việc lớp, việc trường Mụctiêu: Học sinh thể hiện tính chủ động, tíchcực tham gia việc lớp, việc trường Cách tiến hành: 1. Giáo viên phát cho mỗi học sinh một tờ giấy nhỏ, nêu yêu cầu:
  • 33. 33 Các em suy nghĩ và ghi vào giấy tên những việc lớp, việc trường mà em thích và có khả năng tham gia. Sau đó bỏ vào một chiếc hộp chung của lớp. 2. Học sinh thực hiện hoạt động. 3. Giáo viên mời một học sinh mở hộp và đọc các ý kiến của các bạn, giáo viên ghi lên bảng thành các nhóm công việc. Trên cơ sở các nhóm công việc, GV chia lớp thành các nhóm, phân công nhóm trưởng, thư kí nhóm và nêu yêu cầu hoạt động : Các nhóm thảo luận, lập kế hoạch hoạt động và phân công các thành viên thực hiện công việc đã đăng kí. 4. Các nhóm thảo luận lập kế hoạch hoạt động. 5. Các nhóm cử đại diện trình bày kế hoạch và cam kết thực hiện tốt công việc được giao. Các nhóm khác góp ý vào chương trình kế hoạch của nhóm bạn. 6. Giáo viên góp ý và chốt lại chương trình, kế hoạch của từng nhóm, động viên khuyến khích học sinh tích cực hoàn thành kế hoạch đã xây dựng. Kết luận chung: Tham gia các việc lớp, việc trường phù hợp với lứa tuổi một cách tích cực, có trách nhiệm là các em đang bảo vệ quyền được học tập và thực hiện phận của mỗi học sinh. Hoạt động 5: Thực hiện kế hoạch - Các nhóm thực hiện công việc theo chương trình, kế hoạch đã xây dựng và được thông qua tại lớp. - Chuẩn bị cho buổi báo cáo kết quả thực hiện chương trình, kế hoạch.
  • 34. 34 II. Kết quả đạt được: Với các biện pháp trên tôi thấy đa số học sinh đã biết tham gia tranh luận, nói ra những khó khăn của bản thân, nhiều học sinh biết giáo tiếp theo những quy tắc tối thiểu trong gia đình và ngoài xã hội. Nhiều học sinh đã có kỹ năng tự phục vụ cho bản thân, kỹ năng làm một số việc đơn giản như dọn dẹp sắp xếp bàn học, phòng học, nhà cửa,...Đặc biệt một số em xử lí được một số tình huống đơn giản trong cuộc sống, bớt rụt rè, tự tin trong giáo tiếp, có bản lĩnh để vượt qua mội khó khăn. Bên cạnh đó người giáo viên có một cách dạy học để giúp các em có kỹ năng sống, tạo cho trẻ khả năng tư duy, có óc phân tích, suy xét, suy đoán, tự tin trong học tập, công việc, trong ứng xử với các vấn đề của cuộc sống. Dưới đây là bảng tổng hợp số liệu so sánh, đối chứng một số kỹ năng sống của học sinh khối lớp 3 năm học 2012 - 2013 như sau: Các kĩ năng sống ĐẦU NĂM HỌC CUỐI NĂM HỌC Tốt T. Bình Chưa tốt Tốt T. Bình Chưa tốt SL % SL % SL % SL % SL % SL % Giao tiếp 9 10,1 36 40,4 44 49,4 36 40,4 45 50,6 8 9,0 Xử lí tình huống 11 12,4 11 12,4 67 75,3 42 47,2 45 50,6 2 2,2 Nhận thức 45 50,6 22 24,7 22 24,7 72 80,9 17 19,1 0 0 Ra quyết định 23 25,8 21 23,6 45 50,6 68 76,4 19 21,3 2 2,2 Hợp tác 49 55,1 25 28,5 15 16,8 66 74,2 20 22,5 3 3,4 Đặt vấn đề 15 16,8 38 42,2 46 51,7 64 71,9 25 28,1 0 0 Thương lượng 26 29,2 26 29,2 37 41,6 71 79,8 18 20,2 0 0 Qua bảng số liệu trên tôi thấy các biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh được các đồngchí giáo viên áp dụng trong môn Đạo đức lớp 3 đã có hiệu quả. Qua thực tế cho thấy việc sử dụng các biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua môn Đạo đức lớp 3 trong nhà trường là điều kiện cần thiết, có tác dụng tốt đến việc rèn kỹ năng sống cho học sinh, tác động tốt đến việc hình thành
  • 35. 35 nhân cách của trẻ, mang tính nhân văn, giúp trẻ phát triển toàn diên trở thành những công dân tốt, phù hợp với quá trình phát triển của xá hội hiện nay. III. Bài học kinh nghiệm: Các biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua môn Đạo đức lớp 3 bao gồm: - Thống nhất giữa các lực lượng trong việc triển khai thực hiện nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua dạy môn Đạo đức lớp 3 là gia đình và các lực lượng xã hội cần có sự phối hợp đắc lực với nhà trường trong việc giáo dục kỹ năng sống thông qua dạy học môn Đạo đức để giáo dục nhân cách cho học sinh. Trong đó giáo viên là lực lượng nòng cốt, vì vậy giáo viên phải là người mẫu mực về kỹ năng sống để học sinh học tập và noi theo. - Tạo môi trường thuận lợi để học sinh có cơ hội rèn luyện kỹ năng sống là quá trình đảm bảo những điều kiện về cơ sở vật chất và tinh thần cần thiết phục vụ cho việc thực hiện các hoạt động của học sinh được diễn ra đạt hiệu quả cao nhất. Việc tạo lập môi trường hoạt động của học sinh cần có sự phối hợp chặt chẽ của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. - Thiết kế bài tập thực hành kỹ năng sống trong quá trình dạy học môn Đạo đức để rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh là loại bài tập do giáo viên thiết kế nhằm tạo môi trường, tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm, thể nghiệm thái độ, quan điểm và hành vi ứng xử của mình trước các vấn đề của cuộc sống hàng ngày. - Đổi mới phương pháp dạy học môn Đạo đức theo hướng tăng cường rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh là dạy học đạo đức cần đi từ quyền và bổn phận của trẻ em. Với cách tiếp cận đó đòi hỏi việc dạy đạo đức phải nhẹ nhàng, sinh động tránh áp đặt, thông tin một chiều hay cứng nhắc. nhàm chán. Dạy học đạo đức cần phải được tích hợp với giáo dục kỹ năng sống cho học sinh và được tiến hành với các phương pháp nhằm tăng cường tổ chức hoạt động cho học sinh và huy động được vốn sống, vốn kinh nghiệm, giúp học sinh tự khám phá tri thức, tự rèn luyện kỹ năng, hành vi.
  • 36. 36 - Đổi mới phương pháp điều tra, đánh giá kết quả học tập môn Đạo đức gắn liền với đánh giá kỹ năng sống của học sinh là một khâu trong quá trình dạy học và quá trình giáo dục học sinh. Kiểm tra, đánh giá nếu làm tốt sẽ tạo động lực cho quá trình dạy học và quá trình giáo dục vận động phát triển không ngừng. Giữa nội dung dạy học đạo đức với phương pháp kiểm tra, đánh giá có quan hệ mật thiết với nhau, khi nội dung dạy học đạo đức đổi mới theo hướng tích hợp nội dung giáo dục giáo dục kỹ năng sống thì phương pháp kiểm tra, đánh giá cần có sự thay đổi theo hướng tích hợp nhằm tạo động lực cho học sinh, kích thích học sinh tích cực học tập rèn luyện để không ngừng rèn luyện hân cách. Giữa các biện pháp giáo dục kỹ năng sống nêu trên có mối quan hệ mật thiết với nhau, nó bổ sung kết quả cho nhau và là điều kiện của nhau cùng thực hiện tốt mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học.
  • 37. 37 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học là một vấn đề vô cùng quan trọng nhằm giúp học sinh rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng; giúp các em có khả năng ứng phó tích cực, chủ động, an toàn, hài hòa, lành mạnh. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua dạy học môn Đạo đức là hoạt động hướng dẫn, chỉ đạo của giáo viên trong quá trình dạy học đạo đức tác động lên học sinh nhằm giúp học sinh lựa chọn hay tự đưa ra hàng loạt những quyết định, kết luận đứng trước những yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong học tập hay trong cuộc sống. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học không thể hình thành trong “ngày một, ngày hai” mà đòi hỏi phải có cả một quá trình: nhận thức - hình thành thái độ - thay đổi hành vi. Thay đổi hành vi, thái độ và giá trị ở từng con người là một quá trình khó khăn, do đó các nhà giáo dục cần kiên trì chờ đợi và tổ chức các hoạt động liên tục để học sinh duy trì hành vi mới và có thói quen mới. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học cần thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi và thực hiện càng sớm càng tốt đối với trẻ em. Môi trường giáo dục được tổ chức nhằm tạo cơ hội cho học sinh áp dụng kiến thức và kỹ năng vào các tình huống “thực” trong cuộc sống. Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh một trong những nội dung cơ bản của phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các nhà trường phổ thông giai đoạn 2008 - 2013 do Bộ Giáo dục và đào tạo chỉ đạo. Kỹ năng sống rất đa dạng và mang đặc trưng vùng miền đòi hỏi người giáo viên phải vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo cho phù hợp với nhu cầu, trình độ của học sinh và đặc điểm, hoàn cảnh của nhà trường, địa phương. Giáo dục kỹ năng sống không phải chỉ là công việc của giáo viên, nhà trường mà là của cả xã hội, cộng đồng. Có như vậy mới đào tạo ra được những thế hệ trẻ phát
  • 38. 38 triển toàn diện, chuẩn bị tốt cho việc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập Quốc tế. 2. Khuyến nghị: 2.1. Đối với nhà trường: Cần có những biện pháp chỉ đạo thống nhất các lực lượng giáo dục nhằm tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học. Tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên về nội dung phương pháp, hình thức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Chỉ đạo đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học môn Đạo đức lớp 3 theo hướng tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Tăng cường cơ sở vật chất trường học tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình giáo dục kỹ năng sống của giáo viên đạt hiệu quả cao, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học. 2.2. Đối với giáo viên: Giáo viên cần có nhận thức đúng về vai trò, ý nghĩa của giáo dục kỹ năng sống, nội dung giáo dục, cách thức và biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Giáo viên cần phải có chuẩn mực về kỹ năng sống, phương pháp và kỹ năng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học. 3.3. Đối với học sinh: Nhận thức đúng về tầm quan trọng của việc học tập và rèn luyện kỹ năng sống. Tự chủ trong rèn luyện kỹ năng sống, mạnh dạn hơn nữa trong việc xử lý tình huống và ra quyết định trong các giờ học và khi tham gia các hoạt động giáo dục do giáo viên và nhà trường tổ chức. Tích cực rèn luyện kỹ năng sống trong mọi mối quan hệ ở gia đình, nhà trương, xã hội.
  • 39. 39 TµI LIÖU THAM KH¶O 1. Đặng Thành Hưng: Dạy học hiện đại, lí luận, biên pháp kĩ thuật, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2002 2. Phan Trọng Ngọ: Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường. Nhà xuất bản Đại học sư phạm, 2005 3. Nguyễn Thị Oanh: kỹ năng sống cho tuổi vị thành niên. NXB trẻ, 2005. 4. Phạm Hồng Quang: Môi trường giáo dục, Đề tài khoa học giáo dục, trường Đại học sư phạm - ĐH Thái Nguyên, 2005. 5. Nguyễn Tiến Đạt: Khái niệm ”kỹ năng” và khái niệm ”kỹ xảo trong đào tạo kỹ thuật và nghề nghiệp”, tạp chí phát triển Giáo dục, 2006 6. Lưu Thu Thủy(chủbiên): Giáo trìnhĐạo đức lớp 3, NXB Giáo dục, 2006. 7. Nguyễn Thanh Bình: Giáo trình Giáo dục kỹ năng sống, NXB Đại học sư phạm Hà Nội, 2007. 8. Nguyễn Thị Tính: Giáo trình phương pháp dạy học Đạo đức trường Tiểu học, NXB Đại học Thái Nguyên, 2008. 9. Giáo dục kỹ năng sống trong các môn học ở tiểu học: NXB Giáo dục Việt Nam, 2010. 10. Lưu Thu Thủy(chủbiên):Bài tập thực hànhkỹ năng sốnglớp 3, NXB Đại học sư phạm, 2011 11. Tập san nghiên cứu giáo dục năm 2002 - 2003 - 2004 - 2005. Bộ giáo dục và đào tạo. 12. Trang www.moet.gov.vn của Bộ giáo dục và đào tạo. Phấn Mễ, ngày20 tháng 5 năm 2013 XÁC NHẬN ĐƠN VỊ NGƯỜI THỰC HIỆN Nguyễn Thị Lương Nguyễn Thị Bình
  • 40. 40 PHÒNG GD&ĐT HUYỆN PHÚ LƯƠNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HỘI ĐỒNG THI ĐUA TH PHẤN MỄ1 Đọc lập - Tự do - Hạnh phúc THẨM ĐỊNH ĐỀ TÀI SKKN PHIẾU THẨM ĐỊNH ĐỀ TÀI, SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIÁO DỤC NĂM HỌC 2012 - 2013 (Hội dồng thẩm định cấp trường) - Tên đề tài: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo đức lớp 3. - Tên tác giả: Nguyễn Thị Bình - Chức vụ: Phó hiệu trưởng. Đơn vị: Trường tiểu học Phấn Mễ 1 Các yêu cầu Các tiêu chí chấm điểm Điểm tối đa Điểm chấm Những giải thích cơ bản Trong quá trình chấm Nội dung (90đ) 1. Tính mới 15 điểm 2. Tính hiệu quả 15 điểm 3. Tính khoa học 15 điểm 4. Tính ổn định 15 điểm 5. Tính ứng dụng 15 điểm 6. Tính tối ưu 15 điểm Tổng nội dung 90 điểm Hình thức (10đ) 1. Bố cục theo yêu cầu, khoa học, văn phong trong sáng, đúng chính tả 5 điểm 2. Các yêu cầu bắt buộc về thể thức 5 điểm Tổng điểm 10 điểm - Tổng cộng điểm đề tài:…………..điểm - Xếp loại: ……………………………. Ngày…..tháng5 năm 2013 Ngườichấm
  • 41. 41 PHÒNG GD&ĐT HUYỆN PHÚ LƯƠNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HỘI ĐỒNG THI ĐUA TH PHẤN MỄ1 Đọc lập - Tự do - Hạnh phúc THẨM ĐỊNH ĐỀ TÀI SKKN PHIẾU THẨM ĐỊNH ĐỀ TÀI, SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIÁO DỤC NĂM HỌC 2012 - 2013 (Hội dồng thẩm định cấp huyện) - Tên đề tài: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo đức lớp 3. - Tên tác giả: Nguyễn Thị Bình - Chức vụ: Phó hiệu trưởng. Đơn vị: Trường tiểu học Phấn Mễ 1 Các yêu cầu Các tiêu chí chấm điểm Điểm tối đa Điểm chấm Những giải thích cơ bản Trong quá trình chấm Nội dung (90đ) 1. Tính mới 15 điểm 2. Tính hiệu quả 15 điểm 3. Tính khoa học 15 điểm 4. Tính ổn định 15 điểm 5. Tính ứng dụng 15 điểm 6. Tính tối ưu 15 điểm Tổng nội dung 90 điểm Hình thức (10đ) 1. Bố cục theo yêu cầu, khoa học, văn phong trong sáng, đúng chính tả 5 điểm 2. Các yêu cầu bắt buộc về thể thức 5 điểm Tổng điểm 10 điểm - Tổng cộng điểm đề tài:…………..điểm - Xếp loại: ……………………………. Ngày…..tháng…. năm 2013 Ngườichấm
  • 42. 42 MỤC LỤC TT NỘI DUNG Trang PHẦN I: MỞ ĐẦU 1 1 Lý do chọn đề tài 1 2 Mục đíchnghiên cứu 2 3 Phạm vi nghiên cứu 3 4 Nhiệm vụ nghiên cứu 3 5 Phương pháp nghiên cứu 3 6 Đóng góp mới của đề tài 3 7 Kế hoạch nghiên cứu 4 PHẦN II: NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC KNS I Lịch sử của vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho học sinh TH 5 II Quan niệm về kỹ năng sống 6 III Tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống… 8 3.1 Kỹ năng sống thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội 8 3.2 Giáo dục kỹ năng sống là yêu cầu cấp thiết đốivới thế hệ trẻ 9 3.3 Khả năng giáo dục kỹ năng sốngtrong môn Đạo đức ở tiểu học 10 3.4 Mục tiêu giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo đức 11 Chương 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG… I Vài nét về kháchthể điều tra 12 II Thực trạng giáo dục KNS cho HS trong môn Đạo đức lớp 3 12 2.1 Nhận thức của giáo viên trong việc giáo dục kỹ năng sống… 12 2.2 Nhận thức của học sinh về kỹ năng sông 13 2.3 Thực trạng về nội dung giáo dục kỹ năng sống qua môn Đạo đức lớp 3 15 Chương 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯƠC I Một số biện pháp giáo dụ KNS trong môn Đạo đức lớp 3 17 1.1 Thống nhất giữa các lực lượng trong việc thực hiện nội dung… 17 1.2 Tạo môi trường thuận lợi để học sinh có cơ hội rèn luyện KNS 17 1.3 Thiết kế bài tập thực hành KNS trong quá trình dạy môn Đạo đức 19 1.4 Đổi mới phương pháp dạy học môn Đạo đức theo hướng… 21 1.5 Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập… 23 MỘT SỐ BÀI SOẠN MINH HỌA MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 3 Bài 3: Tự làm lấy việc của mình 25 Bài 6: Tíchcực tham gia việc lớp, việc trường 28 II Kết quả đạt được 33 III Bài học kinh nghiệm 34 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1 Kết luận 36 2 Khuyến nghị 37 TÀI LIỆU THAM KHẢO 38
  • 43. 43 Phiếu thẩm định đề tài Hội đồng thẩm định cấp trường 39 Phiếu thẩm định đề tài Hội đồng thẩm định cấp huyện 40