SlideShare a Scribd company logo
1 of 117
i
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
ĐẶNG THỊ KIM PHƢỢNG
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC
Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
THÀNH PHỐ LONG XUYÊN, TỈNH AN GIANG
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60140114
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THEO ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. PHAN MINH TIẾN
Thừa Thiên Huế, năm 2018
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Đặng Thị Kim Phượng, cam đoan rằng: Những kết quả nghiên cứu
được trình bày trong luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn của PGS - Tiến sĩ Phan Minh Tiến; những kết quả nghiên cứu của các
tác giả khác và các số liệu được sử dụng trong luận văn đều có trích dẫn đầy đủ.
Huế, tháng 4 năm 2018
TÁC GIẢ
Đặng Thị Kim Phƣợng
iii
LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn, sự giúp đỡ nhiệt
tình với các đồng chí Trưởng, phó phòng, chuyên viên các phòng ban chuyên môn
thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang; cảm ơn các đồng chí CBQL và GV các
trường THPT trên địa bàn thành phố Long Xuyên đã tham gia đóng góp ý kiến,
cung cấp thông tin cho tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Với tấm lòng biết ơn sâu sắc tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành của mình
tới thầy giáo hướng dẫn PGS-Tiến sĩ Phan Minh Tiến đã tận tình hướng dẫn, giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau sại học và sự giảng
dạy nhiệt tình của các thầy giáo, cô giáo trong thời gian học tập và nghiên cứu đã
trang bị cho tôi những kiến thức quý giá.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã động viên giúp
đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Do thời gian và khả năng có hạn, luận văn khó có thể tránh khỏi những hạn
chế. Kính mong được sự đóng góp, chỉ bảo của các thầy cô trong hội đồng khoa
học, bạn bè và đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 5 năm 2018
TÁC GIẢ
Đặng Thị Kim Phƣợng
1
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa ...............................................................................................................i
Lời cam đoan...............................................................................................................ii
Lời cảm ơn ................................................................................................................ iii
MỤC LỤC...................................................................................................................1
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT......................................................................................5
DANH MỤC CÁC BẢNG..........................................................................................6
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................7
1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................7
2. Mục đích nghiên cứu...............................................................................................9
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ........................................................................9
4. Giả thuyết khoa học ................................................................................................9
5. Nhiệm vụ nghiên cứu..............................................................................................9
6. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................9
7. Phạm vi nghiên cứu...............................................................................................10
NỘI DUNG ..............................................................................................................11
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI HOÁ
GIÁO DỤC Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ....................................11
1.1. Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề..................................................................11
1.2. Các khái niệm cơ bản.........................................................................................14
1.2.1. Xã hội hóa giáo dục.........................................................................................14
1.2.2. Quản lý............................................................................................................17
1.2.3. Quản lý giáo dục .............................................................................................18
1.2.4. Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục .............................................................19
1.3. Lí luận về công tác xã hội hoá giáo dục ở trường THPT...................................20
1.3.1. Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác xã hội hoá giáo dục.....20
1.3.2. Ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác xã hội hoá giáo dục ở trường THPT ..22
1.3.3. Mục tiêu công tác xã hội hóa giáo dục ở trường THPT..................................25
1.3.4. Những nguyên tắc cơ bản của công tác xã hội hoá giáo dục ở trường THPT....26
1.3.5. Nội dung cơ bản của công tác xã hội hoá giáo dục ở trường THPT...............27
2
1.4. Quản lí công tác xã hội hóa giáo dục của Hiệu trưởng trường THPT ...............31
1.4.1. Tầm quan trọng của việc quản lí công tác xã hội hoá giáo dục......................31
1.4.2. Vị trí, vai trò, nhiệm vụ và quyền hạn của người Hiệu trưởng trường THPT 33
1.4.3. Nội dung quản lý công tác xã hội hoá giáo dục của Hiệu trưởng trường THPT ...34
1.4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công tác xã hội hoá giáo dục ở trường
THPT học..................................................................................................................38
Tiểu kết chương 1......................................................................................................41
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI HOÁ GIÁO DỤC Ở
CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG, THÀNH PHỐ LONG XUYÊN,
TỈNH AN GIANG ....................................................................................................42
2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và giáo dục - đào tạo của Thành phố
Long Xuyên...............................................................................................................42
2.1.1. Điều kiện tự nhiên và dân cư ..........................................................................42
2.1.2. Kinh tế - xã hội................................................................................................42
2.1.3. Khái quát chung về giáo dục và đào tạo thành phố Long Xuyên ...................43
2.2. Khái quát về quá trình khảo sát thực trạng ........................................................52
2.2.1. Mục đích khảo sát ...........................................................................................52
2.2.2. Nội dung khảo sát............................................................................................52
2.2.3. Đối tượng khảo sát ..........................................................................................52
2.2.4. Địa bàn khảo sát..............................................................................................52
2.2.5. Phương pháp khảo sát .....................................................................................52
2.3. Thực trạng công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học phổ thông,
Thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang ...................................................................52
2.3.1. Những chủ trương chính sách của địa phương và ngành giáo dục đối với công
tác xã hội hoá giáo dục trường trung học phổ thông.................................................52
2.3.2. Về nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn
thể, nhân dân và cán bộ quản lý giáo dục đối với công tác xã hội hoá giáo dục...........54
2.3.3. Thực trạng công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường THPT thành phố Long Xuyên,
tỉnh An Giang..............................................................................................................58
3
2.4. Thực trạng quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường THPT thành phố
Long Xuyên, tỉnh An Giang......................................................................................63
2.4.1. Thực trạng quản lý xây dựng kế hoạch xã hội hóa giáo dục...........................64
2.4.2. Thực trạng quản lý tổ chức thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục...............65
2.4.3. Thực trạng quản lí việc chỉ đạo, giám sát công tác xã hội hóa giáo dục ........66
2.4.4. Thực trạng quản lý việc kiểm tra, đánh giá công tác XHHGD.......................66
2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường
THPT thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang..........................................................67
2.5.1. Đánh giá chung ...............................................................................................67
2.5.2. Nguyên nhân thực trạng..................................................................................70
Tiểu kết Chương 2.....................................................................................................72
Chƣơng 3. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI HOÁ GIÁO DỤC
Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG, THÀNH PHỐ LONG XUYÊN,
TỈNH AN GIANG ....................................................................................................73
3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp......................................................................73
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ ..................................................................73
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn, khả thi ....................................................73
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả..................................................................74
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa....................................................................74
3.2. Các biện pháp quản lí công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường THPT thành
phố Long Xuyên, tỉnh An Giang...............................................................................74
3.2.1. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức về
công tác XHHGD cho các ngành, các lực lượng xã hội, cán bộ, giáo viên, học sinh
ở các trường THPT....................................................................................................74
3.2.2. Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý công tác xã hội hoá giáo dục ở trường THPT..79
3.2.3. Kế hoạch hóa công tác xã hội hoá giáo dục ở trường trung học phổ thông....81
3.2.4. Tổ chức thực hiện công tác XHHGD có hiệu quả ..........................................83
3.2.5.Tăng cường việc giám sát, chỉ đạo công tác XHHGD.....................................86
3.2.6. Nâng cao hiệu quả việc kiểm tra, đánh giá công tác XHHGD .......................88
3.2.7. Tổ chức các điều kiện hỗ trợ công tác xã hội hoá giáo dục............................91
4
3.2.8. Mối quan hệ giữa các biện pháp .....................................................................92
3.3. Khảo nghiệm nhận thức về tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp đề xuất....94
3.4.1. Đối tượng khảo nghiệm...................................................................................94
3.4.2. Kết quả khảo nghiệm ......................................................................................94
Tiểu kết chương 3......................................................................................................95
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.........................................................................96
1. KẾT LUẬN...........................................................................................................96
2. KHUYẾN NGHỊ...................................................................................................97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................99
PHỤ LỤC
5
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt Viết đầy đủ
BCHTW Ban chấp hành Trung ương
CBQL Cán bộ quản lý
CNH Công nghiệp hoá
ĐCSVN Đảng Cộng sản Việt Nam
GD Giáo dục
GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo
HĐH Hiện đại hóa
HĐND Hội đồng nhân dân
KT-XH Kinh tế xã hội
QLGD Quản lý giáo dục
THPT Trung học phổ thông
TW Trung ương
UBND Ủy ban nhân dân
XHCN Xã hội chủ nghĩa
XHH Xã hội hóa
XHHGD Xã hội hóa giáo dục
6
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Hệ thống các trường trên địa bàn tỉnh An Giang, năm học 2016 - 2017......44
Bảng 2.2: Thống kê xếp loại học lực hạnh kiểm cuối năm học 2016-2017 .............50
Bảng 2.3: Trình độ đội ngũ CB, GV các trường THPT trên địa bàn thành phố
Long Xuyên .............................................................................................50
Bảng 2.4: Kết quả trưng cầu ý kiến về tầm quan trọng của công tác XHHGD........55
Bảng 2.5: Nhận thức về mục tiêu của XHHGD ở các trường THPT .......................55
Bảng 2.6: Nhận thức về lợi ích của công tác XHHGD ở các trường THPT.............56
Bảng 2.7: Quan điểm về công tác XHHGD..............................................................57
Bảng 2.8: Nhận thức về XHHGD trong giai đoạn hiện nay .....................................57
Bảng 2.9: Kết quả ý kiến đánh giá về việc thực hiện công tác XHHGD ở các trường
THPT thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang thời gian qua ..................58
Bảng 2.10: Kết quả đánh giá về tổ chức Đại hội giáo dục........................................60
Bảng 2.11: Kết quả đánh giá về hoạt động của Hội đồng giáo dục..........................60
Bảng 2.12: Kết quả đánh giá về hoạt động của Ban ĐDCMHS trường ...................61
Bảng 2.13: Kết quả đánh giá về mức độ tham gia của các ban ngành vào các hoạt
động giáo dục của địa phương.................................................................62
Bảng 2.14: Kết quả khảo sát về công tác quản lý của Hiệu trưởng các trường THPT
đối với công tác XHHGD........................................................................63
Bảng 3.1: Tổng hợp kết quả về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp......94
7
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục có vai trò hết sức to lớn, là trụ cột của một quốc gia ảnh hưởng đến
sự tồn vong của dân tộc. Nền giáo dục tốt sẽ góp phần tạo dựng, bảo vệ giá trị nhân
bản làm nền tảng cho xã hội hưng thịnh.
Trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay, thế giới ngày càng trở nên “phẳng”,
mọi thứ đều giống nhau, vai trò của giáo dục càng đặc biệt quan trọng. Giáo dục
góp phần nâng cao dân trí quốc gia; giáo dục còn góp phần tạo ra hệ thống giá trị xã
hội mới, tạo ra tài sản quý giá nhất của con người và xã hội là tri thức. Nhà nước
quan tâm đến giáo dục bằng việc thực hiện các chủ trương, chính sách đầu tư cho
giáo dục nhằm tạo điều kiện, cơ hội học tập cho tất cả mọi người, đảm bảo cho mọi
người được học tập thường xuyên, liên tục, suốt đời.
Nghị quyết Trung ương hai khóa VIII xác định: Giáo dục - Đào tạo là quốc
sách hàng đầu, là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Phát
triển giáo dục là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và của toàn xã hội, trong đó
đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt, giữ vai trò quyết
định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã khẳng định: “Tiếp tục đổi mới
cơ chế quản lý giáo dục, đào tạo trên tinh thần tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách
nhiệm của các cơ sở giáo dục đào tạo… Hoàn thiện cơ chế, chính sách xã hội hóa giáo
dục, đào tạo trên cả ba phương diện: động viên các nguồn lực trong xã hội; phát huy vai
trò giám sát của cộng đồng; khuyến khích các hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây
dựng xã hội học tập, tạo điều kiện để người dân được học tập suốt đời. Nâng cao hiệu
quả hợp tác quốc tế trong giáo dục, đào tạo”. do đó, hơn lúc nào hết công tác XHHGD
phải trở thành phong trào rộng lớn, mạnh mẽ tạo điều kiện cho sự phát triển đáp ứng
được mục tiêu chiến lược của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Xã hội hóa giáo dục (XHHGD) là việc vận động xã hội tham gia vào sự
nghiệp giáo dục, nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, từng bước
nâng cao mức hưởng thụ về giáo dục. XHH và đa dạng hóa các hình thức hoạt động
giáo dục là mở rộng các nguồn đầu tư, khai thác các tiềm năng về nhân lực, vật lực,
trí lực trong xã hội để phát triển giáo dục; phát huy và sử dụng có hiệu quả các
8
nguồn lực của nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động giáo dục và phát
huy vai trò, ảnh hưởng của giáo dục đối với xã hội.
XHHGD không có nghĩa là giảm nhẹ trách nhiệm và sự đầu tư của nhà nước
mà trái lại, nhà nước thường xuyên tìm thêm các nguồn thu để tăng tỉ lệ ngân sách
cho các hoạt động giáo dục, đồng thời quản lý tốt để nâng cao hiệu quả sử dụng
nguồn kinh phí đó. Chính phủ đã ban hành Quyết định 90/CP; Nghị quyết
05/2005/NQ-CP, Nghị định 73/1999/NĐ-CP về chính sách khuyến khích XHH đối
với các hoạt động trong giáo dục và các lĩnh vực xã hội khác. Qua đó cho thầy lâu
nay, công tác XHHGD luôn được Đảng, nhà nước, các cấp lãnh đạo địa phương
quan tâm triển khai thực hiện.
Giáo dục luôn là vấn đề trung tâm của đời sống xã hội và là yếu tố quyết định
tương lai của mỗi con người và của cả xã hội. Thực trạng của nền giáo dục Việt Nam
hiện nay đặt ra vấn đề cần phải cải cách giáo dục và XHHGD là một trong những giải
pháp quan trọng để thực hiện điều đó. XHHGD là tinh thần, là nội dung quan trọng
nhất của cải cách giáo dục, đảm bảo sự thành công của cải cách giáo dục.
Đối với các trường THPT, XHHGD vừa là chủ trương, vừa là giải pháp để
các trường tham mưu với địa phương trong việc huy động mọi nguồn lực phục vụ
cho các hoạt động giáo dục, tạo điều kiện cho nhà trường ngày càng phát triển, đáp
ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông trong giai đoạn hiện nay.
Trong thực tế, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang trong những năm qua có
sự phát triển và mở rộng về trường học cũng như số lượng học sinh. Tuy nhiên, các
nhà quản lý giáo dục chưa tập trung đúng mức để khai thác các nguồn lực mà chỉ
chú trọng vào những đóng góp của phụ huynh học sinh. Công tác XHHGD ở các
trường THPT đã có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được một số kết quả nhất
định. Nhiều gia đình quan tâm, chăm lo việc học tập con em; ngày càng có nhiều đơn
vị, cá nhân quan tâm, ủng hộ cho sự phát triển cơ sở vật chất trong các đơn vị trường
học. Tuy nhiên, công tác xã hội hóa vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Việc huy động
các nguồn lực tham gia XHHGD ở mỗi trường chưa đồng bộ; chưa có sự tổng kết,
đánh giá, so sánh, rút kinh nghiệm để tìm giải pháp quản lý phù hợp để công tác này
đạt được hiệu quả cao.
Trên địa bàn thành phố Long Xuyên, đến nay chưa có công trình nghiên cứu
khoa học nào về công tác XHHGD, đặc biệt là về công tác quản lý XHHGD của
hiệu trưởng các trường THPT.
9
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Biện
pháp quản lý công tác XHHGD ở các trƣờng THPT ở thành phố Long Xuyên,
tỉnh An Giang”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, khảo sát, đánh giá thực trạng về công tác
XHHGD và quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT thành phố Long Xuyên,
tỉnh An Giang, đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác
XHHGD ở trường THPT, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Công tác quản lý ở trường THPT.
3.2.Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý công tác XHHGD của hiệu trưởng ở các trường THPT
thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.
4. Giả thuyết khoa học
Công tác XHHGD ở các trường THPT thành phố Long Xuyên, tỉnh An
Giang trong thời gian qua đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng vẫn còn
những hạn chế và bất cập trong công tác tổ chức, quản lý, hiệu quả chưa cao. Chất
lượng, hiệu quả của hoạt động này sẽ được nâng cao nếu hiệu trưởng các tường
THPT xây dựng và thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý khoa học, phù hợp với
điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý công tác XHHHGD ở trường THPT.
5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác XHHGD và quản lý công tác
XHHGD ở các trường THPT thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.
5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng XHHGD các
trường THPT thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận:
Sử dụng các phương pháp: phân tích - tổng hợp, phân loại tài liệu, hệ thống
hóa, khái quát hoá các tài liệu có liên quan để xây dựng cơ sở lý luận về quản lý
công tác XHHHGD ở trường THPT.
10
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Sử dụng các phương pháp điều tra; Phương pháp tổng kết kinh nghiệm;
Phương pháp phỏng vấn; Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia…để khảo sát, đánh
giá thực trạng công tác XHHGD và quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT
thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang và khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của
các biện pháp quản lý được đề xuất.
6.3. Phương pháp thống kê toán học
Nhằm xử lý kết quả nghiên cứu.
7. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài này nghiên cứu thực trạng công tác XHHGD và quản lý công tác
XHHGD ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Long Xuyên, bao gồm: Trường
THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu, THPT Long Xuyên, THPT Thực hành sư phạm,
THPT Nguyễn Công Trứ , THPT Mỹ Hòa Hưng.
Đối tượng khảo sát: Ban giám hiệu các trường THPT; Các tổ trưởng chuyên
môn và một số giáo viên; PHHS.
11
NỘI DUNG
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI HOÁ GIÁO DỤC
Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề
Xã hội hoá giáo dục không phải là vấn đề hoàn toàn mới. Đó là bước phát
triển của một chủ trương giáo dục được thực thi qua nhiều năm. Ở nước ngoài, công
tác XHHGD đã được quan tâm và nghiên cứu từ rất sớm. Các nước Trung Quốc,
Ấn Độ, Singapo đến Pháp, Nga, Đức…đều khẳng định XHHGD “là vấn đề vô cùng
quan trọng”. Trong quá trình toàn cầu hóa ngày nay, nhiều quốc gia phương Tây
càng chú trọng phát triển giáo dục, coi đó là một nhiệm vụ quan trọng của nhà nước
trong việc giữ gìn bản sắc dân tộc. Họ ý thức rất rõ rằng, trong thế giới ngày càng
trở nên “phẳng” và mọi thứ đều giống nhau, một dân tộc muốn “nhận diện” được so
với các dân tộc khác chỉ có thể dựa vào bản sắc dân tộc và nếu bản sắc dân tộc
không còn thì điều đó đồng nghĩa với thảm họa dân tộc ấy sẽ bị xóa sổ, hòa tan.
Ở Đức, trong hội đồng xét chọn chương trình của trường cũng như ở cấp thành
phố, ngoài thành phần thầy cô, bắt buộc phải có đại diện học sinh tham gia. Ngoài ra,
mỗi trường đều có một hội đồng riêng của học sinh, sinh viên (để đánh giá, góp ý cho
nhà trường về chương trình, phương pháp giảng dạy…) và vì nó giúp cho nhà nước
thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình nên hoạt động của hội đồng này cũng nằm trong
số đối tượng mà nhà nước có nghĩa vụ hỗ trợ, đặc biệt là về mặt tài chính. [24]
Ở Việt Nam lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm việc mở
mang dân trí, chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. Người đánh giá rất cao vai trò của
giáo dục đối với sự hưng thịnh của đất nước, với nhiệm vụ cực kỳ trọng đại là nâng
cao dân đức, mở mang dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, là động lực
của sự phát triển, đưa nước nhà tiến tới giàu mạnh, dân chủ, văn minh, sánh vai với
các cường quốc năm châu.
Bác Hồ kính yêu luôn dành tình cảm đặc biệt cho các em thiếu niên, nhi
đồng - thế hệ trẻ của đất nước. Với Người, thế hệ trẻ chính là những mầm non, là
niềm hi vọng cho đất nước phát triển tiến bộ, văn minh, hiện đại. Trong bức thư Bác
gửi học sinh trong ngày khai trường vào tháng 9/1945 ngay sau ngày Bác đọc Bản
Tuyên ngôn Độc lập, Bác viết: Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn,
12
ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta,
làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến
thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều: “Non sông Việt Nam có
trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh
vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở
công học tập của các em”. Vì vậy chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm, là
tình thương và hạnh phúc của mỗi người, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng.
Trải qua nhiều thời kỳ, nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau, XHHGD ở nước ta
đã có những bước phát triển mới; nhất là từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời lãnh
đạo Cách mạng tháng 8 thành công, quan điểm giáo dục của Đảng và Bác Hồ đã
được khởi xướng và dấy lên nhiều phong trào học tập rầm rộ. Khẩu hiệu “Diệt giặc
dốt” và sắc lệnh thành lập “Nha bình dân học vụ” của Chính phủ đã mở đầu cho nền
giáo dục của dân, do dân và vì dân. Tư tưởng giáo dục của Hồ Chủ Tịch có tính
thuyết phục cao và đem lại hiệu quả to lớn. Hình thức tổ chức dạy - học được thực
hiện theo khẩu hiệu hành động: “Người biết chữ dạy người chưa biết, chồng dạy vợ,
cha dạy con”. Ai biết chữ đều có thể tham gia dạy bình dân học vụ. Quan điểm giáo
dục của Đảng và Bác Hồ đã thực sự đi vào lòng dân và đã khơi dậy truyền thống hiếu
học của dân tộc, tạo nên một sức mạnh tổng hợp vượt qua mọi khó khăn thử thách để
“Ai cũng được học hành”. Từ đó Đảng và nhân dân ta đã ý thức sâu sắc lời dạy của
Bác Hồ: “Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người”.
Tuy ở trong hoàn cảnh đất nước với nhiều khó khăn, thử thách, Đảng và nhân dân ta
đang phải đương đầu với nhiều giặc: giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm nhưng nền
giáo dục Việt Nam do Bác Hồ khởi xướng đã phát triển một bước khá dài và mạnh
mẽ, huy động được sự đóng góp to lớn của toàn xã hội.
Sau cuộc kháng chiến chống Mỹ thắng lợi, đất nước độc lập, thống nhất,
Đảng và Chính phủ đã có nhiều nỗ lực đầu tư phát triển giáo dục nhưng do cơ chế
tập trung, quan liêu bao cấp, tổ chức thực hiện còn máy móc nên chưa phát huy hết
tiềm năng sẵn có để phát triển, việc phát triển XHHGD là điều cần thiết để nền GD
nước nhà ngày càng phát triển. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là nhà nước
chuyển giao hay phó thác nhiệm vụ hiến định của mình cho các cá nhân, tổ chức,
doanh nghiệp, mà là tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia vào giáo dục, sao cho nó
đáp ứng tốt nhất nhu cầu của mọi thành viên trong xã hội, sao cho ai cũng được đến
trường, ai cũng có điều kiện hưởng cơ hội vào đời như nhau. Chính vì vậy, Luật
13
Giáo dục năm 2005 (Điều 12) có quy định: Phát triển giáo dục, xây dựng xã hội học
tập là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong
phát triển sự nghiệp giáo dục; thực hiện đa dạng hoá các loại hình trường và hình
thức giáo dục; huy động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự
nghiệp giáo dục. Mọi tổ chức, gia đình và công dân có trách nhiệm chăm lo sự
nghiệp giáo dục, phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng
môi trường giáo dục lành mạnh và an toàn [29].
Bên cạnh những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nêu trên, các
nhà khoa học, nhà quản lý giáo dục nước ta cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu
về XHHGD. Tác giả Phạm Minh Hạc: “Xã hội hóa công tác giáo dục, một con
đường phát triển giáo dục của nước ta” [14,tr.16]. Trong tác phẩm “Giáo dục Việt
Nam trước ngưỡng của thế kỷ XX”, tác giả Phạm Minh Hạc nêu rõ: “Sự nghiệp
giáo dục không chỉ là của Nhà nước mà là của toàn xã hội. Mọi người cùng làm
giáo dục, Nhà nước và xã hội, Trung ương và địa phương cùng làm giáo dục”
[14,tr.330-331].
Tác giả Phạm Tất Dong trong cuốn “Xã hội hóa công tác giáo dục” đã làm rõ
nội hàm khái niệm XHH công tác giáo dục và coi XHH là một khái niệm đã vận
động trong thực tiễn đấu tranh cách mạng ở Việt Nam, qua mỗi giai đoạn, khái niệm
đó lại được phát triển thêm, nội hàm phong phú hơn. Ông đã nhấn mạnh: “Với tư
cách là nhân tố mới của sự phát triển giáo dục, tư tưởng “xã hội hóa” công tác giáo
dục lại tạo ra những điều kiện để xuất hiện những nhân tố mới trong các quá trình
vận động đi lên của phong trào giáo dục”.
Vấn đề XHHGD đã được đề cập, nghiên cứu trên nhiều phương diện, cả về
lý luận lẫn thực tiễn ở trong nước và các nước trên thế giới. Thời gian qua đã có
nhiều công trình nghiên cứu về công tác XHHGD của các nhà khoa học, nhà quản
lý; nhiều luận văn thạc sĩ QLGD cũng đã quan tâm nghiên cứu về vấn đề này như
“Biện pháp quản lý công tác XHHGD Mầm non ở Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng
Nai” của tác giả Đỗ Văn Cang; “Biện pháp quản lý công tác XHHGD của Hiệu
trưởng các trường THCS Thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên” của tác giả Phạm Thị
Tô Điểm… .Tuy nhiên đó là những vấn đề đúc kết mang tính khái quát hoặc cụ thể
gắn liền với công tác quản lý ở từng địa phương mang tính riêng biệt. Ở tỉnh An
Giang nói chung, thành phố Long Xuyên nói riêng, vấn đề XHHGD ở trường THPT
đến nay vẫn chưa có tác giả nào nghiên cứu.
14
1.2. Các khái niệm cơ bản
1.2.1. Xã hội hóa giáo dục
XHHGD là việc thực hiện mối liên hệ phổ biến giữa hoạt động GD và cộng
đồng xã hội, làm cho GD phát triển phù hợp với sự phát triển xã hội. XHHGD là
cách nói gọn của XHH công tác GD với nội hàm là phương thức, cách thức, phương
châm, cách làm GD, tổ chức và quản lý giáo dục. XHHGD là một chiến lược trong
đường lối GD của Đảng, là một trong ba tiêu chí: chuẩn hóa, hiện đại hóa và XHH
GD của Việt Nam hiện nay. Đồng thời XHHGD cũng là một trong các giải pháp cơ
bản để thực hiện chiến lược GD và nâng cao chất lượng GD.
Xã hội hoá giáo dục cũng là quá trình trao đổi những kinh nghiệm, đổi mới
nội dung chương trình, phương pháp, hình thức, phương tiện giáo dục một cách phù
hợp với đối tượng và điều kiện nước ta. Xã hội hoá giáo dục cũng là quá trình mở
rộng phạm vi giáo dục, nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục ở quy mô
quốc gia, khu vực và quốc tế. Việc coi trọng chăm lo giáo dục chính trị, tư tưởng,
đạo đức, lối sống, văn hoá... của các tổ chức chính trị - xã hội, các hội, đoàn thể, các
thôn xóm, tổ dân phố, cộng đồng dân cư thực chất là xã hội hoá giáo dục, là các tổ
chức này tham gia vào quá trình giáo dục.
Đặc điểm của XHHGD là mở rộng quy mô, mở rộng trách nhiệm giáo dục,
chuyển hướng từ giáo dục tinh hoa thành giáo dục đại chúng, giáo dục cho mọi
người và tiến tới một xã hội học tập. Hoạt động GD từ chỗ là trách nhiệm của ngành
GD, do Nhà nước đảm trách trở thành trách nhiệm của mọi cá nhân, tập thể, cộng
đồng cùng chăm lo. XHHGD là quá trình tăng cường tính xã hội của GD lên tầm
cao hơn, đa phương hóa nguồn lực, đa dạng hóa các loại hình đào tạo, cộng đồng
hóa trách nhiệm.
XHHGD là quá trình giáo dục gia nhập và hòa nhập xã hội vào cộng đồng,
đồng thời xã hội tiếp nhận giáo dục như là công việc của mình, do mình và vì mình.
Như vậy, XHHGD là thực hiện mối liên hệ phổ biến, có tính quy luật giữa giáo dục
và cộng đồng xã hội. Thiết lập các mối quan hệ làm cho giáo dục phù hợp với sự
phát triển xã hội. XHHGD bao gồm hai nội dung: mọi người có nghĩa vụ chăm lo
giáo dục và giáo dục phục vụ mọi người. Hai nội dung trên nêu rõ hai yêu cầu của
XHHGD là phải XHH trách nhiệm, nhiệm vụ của cộng đồng xã hội đối với giáo
dục, đồng thời phải XHH quyền lợi về giáo dục đối với mọi người.
Khi bàn về công tác giáo dục, Hồ Chủ tịch đã dạy: “Giáo dục là sự nghiệp
15
của quần chúng, cần phải phát huy đầy đủ dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng quan
hệ thật tốt, đoàn kết thật chặt chẽ giữa thầy với thầy, giữa thầy với trò, giữa học trò
với nhau, giữa cán bộ các cấp, giữa nhà trường với nhân dân để hoàn thành nhiệm
vụ…” [23, tr.258]. Vì vậy, không thể hiểu xã hội hóa giáo dục như một phương
châm hành động khi đất nước còn nghèo, điều kiện đầu tư cho giáo dục còn quá eo
hẹp. XHHGD là một quan điểm chỉ đạo của Đảng đối với sự nghiệp phát triển giáo
dục nhằm làm cho hoạt động giáo dục thực sự là sự nghiệp của dân, do dân, vì dân
gắn với các quá trình phát triển và tiến bộ xã hội...
Khi đề cập đến khái niệm XHHGD đã có nhiều ý kiến khác nhau:
Nhà xã hội học Pháp Emile Durkheim (1858-1917) là một trong số rất ít
người đầu tiên sử dụng thuật ngữ “xã hội hóa”. Theo ông giáo dục vừa có chức
năng phân hóa vừa có chức năng xã hội hóa;
Tác giả Phạm Minh Hạc chỉ ra rằng XHHGD là: “Làm cho xã hội nhận rõ trách
nhiệm của GD, GD phục vụ đắc lực cho phát triển KT-XH, thực hiện việc kết hợp GD
trong nhà trường và ngoài nhà trường, tạo điều kiện để GD kết hợp với lao động, học đi
đôi với hành; XHHGD có quan hệ hữu cơ với dân chủ hóa GD” [14, tr.18].
Hoàn thiện quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục quốc dân, các cấp học,
đẩy mạnh xã hội hóa các đơn vị sự nghiệp công lập có khả năng tự bảo đảm toàn bộ
chi phí hoạt động theo hướng tiếp tục đẩy mạnh việc giao quyền tự chủ, tự chịu
trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, nhân sự. Khuyến khích thành lập các
tổ chức cung ứng dịch vụ công thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo. Bên cạnh việc
củng cố các trường công lập giữ vai trò chủ đạo, lấy đó làm nòng cốt, cần mở ra
nhiều hình thức giáo dục, phát triển các loại hình trường ngoài công lập, tạo cơ hội
cho mọi người dân nâng cao trình độ, tiếp cận được tri thức mới, tiến bộ khoa học
kỹ thuật; sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng để phát triển giáo dục từ xa...
Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các loại trường, lớp bán công,
dân lập, tư thục tại thành phố, thị xã, thị trấn và những vùng có kinh tế thuận lợi.
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI khẳng định: “Hoàn thiện cơ
chế, chính sách xã hội hoá giáo dục, đào tạo trên cả ba phương diện: động viên các
nguồn lực trong xã hội; phát huy vai trò giám sát của cộng đồng; khuyến khích các
hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, tạo điều kiện để người
dân được học tập suốt đời” [13, tr.15]
Theo tác giả Bùi Minh Hiền: “XHHGD trước hết phải được hiểu là một sự
16
nghiệp rộng lớn, đầy trách nhiệm và sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các cơ quan,
đoàn thể, các tổ chức kinh tế, xã hội và toàn dân chăm lo cho phát triển giáo dục và đào
tạo không những chỉ đối với thế hệ trẻ mà tất cả mọi người công dân Việt Nam không
phân biệt già, trẻ, nam, nữ, giàu, nghèo, dân tộc, cương vị, vị trí xã hội và dù ở đâu
(thành thị, nông thôn, vùng núi, hải đảo, các vùng khó khăn, xa xôi, hẻo lánh...) ai ai
muốn học, muốn học gì, muốn học bằng cách nào, học như thế nào phù hợp với hoàn
cảnh, năng lực của mình nhất, cũng tạo điều kiện tốt nhất có được để học” [16, tr.343].
Tác giả Lê Quốc Hùng nhận định XHHGD nhìn từ góc độ pháp luật thì nó là
điều kiện cần thiết và tất yếu để phát triển giáo dục và đào tạo, XHHGD là chủ
trương đúng đắn, mang tính chiến lược của Đảng. “Xã hội hóa giáo dục là chính
sách huy động mọi nguồn lực của nhân dân, của các tổ chức kinh tế-xã hội tham gia
vào sự nghiệp giáo dục, đầu tư vào hoạt động giáo dục trên cơ sở phù hợp với khả
năng tài chính và trình độ chuyên môn nhằm xây dựng xã hội học tập” [17, tr.17];
Như vậy, XHHGD được hiểu khái quát là quá trình toàn thể quần chúng
nhân dân cùng tham gia vào sự nghiệp GD, làm cho hoạt động GD trong nhà
trường trở thành công việc chung của toàn xã hội để thu hút mọi thành phần, thành
viên trong xã hội tích cực tham gia vào hoạt động GD. [32];
XHHGD là cuộc vận động lớn trong xã hội có sự lãnh đạo chặt chẽ của
Đảng, sự quản lý của Nhà nước và vai trò nòng cốt của ngành giáo dục. Để từ đó
mọi người có cơ hội được hưởng quyền lợi về giáo dục, được học tập, học tập suốt
đời, xây dựng một xã hội học tập nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước.
XHHGD là việc thực hiện mối liên hệ phổ biến giữa hoạt động giáo dục và
cộng đồng xã hội, là làm cho giáo dục phù hợp với sự phát triển của xã hội, thích
ứng với xã hội;
XHHGD là mở rộng quy mô, mở rộng trách nhiệm giáo dục, chuyển hướng
từ giáo dục tinh hoa thành giáo dục đại chúng, giáo dục cho mọi người, xây dựng xã
hội học tập;
Sự nghiệp giáo dục từ chỗ là trách nhiệm của ngành giáo dục, của nhà nước
đến mọi cá nhân, tập thể, cộng đồng cùng chăm lo. Điều đó tạo nên sức mạnh tổng
hợp và động lực mới, tính công bằng xã hội của giáo dục.
Trong hoạt động thực tiễn, cần phân biệt rõ tính chất xã hội của GD và
XHHGD, nếu không có định hướng rõ ràng thì bản thân hoạt động GD vẫn có tính
17
chất xã hội một cách tự phát nhưng không thể đạt tới trình độ XHH đích thực theo ý
nghĩa xã hội và nhân văn của nó. Cần xác định rõ ràng: nội hàm XHHGD nói ở đây
thuộc phạm trù phương thức, phương châm, cách làm GD, thuộc phương thức tổ
chức và QLGD đúng với bản chất và nội dung XHH đã nêu.
1.2.2. Quản lý
Có nhiều quan điểm tiếp cận quản lý như: quan điểm tiếp cận lịch sử, tiếp
cận phân tích tổng hợp, tiếp cận mục tiêu, tiếp cận hệ thống...
Tác giả Nguyễn Ngọc Quang khẳng định: Quản lý là sự tác động có tổ chức,
có định hướng của chủ thể QL đến đối tượng QL nhằm sử dụng có hiệu quả nhất
các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống để đạt mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến
động của môi trường [27, tr.42].
Theo tác giả Phan Văn Kha: QL là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo
và kiểm tra công việc của các thành viên thuộc một hệ thống đơn vị và việc sử dụng
các hệ thống nguồn lực phù hợp để đạt được các mục đích đã định.
Xét QL với tư cách là một hành động, tác giả Vũ Ngọc Hải cho rằng: QL là
sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể QL tới đối tượng QL nhằm đạt
mục tiêu đề ra [15].
Xét theo chức năng QL, hoạt động QL thường được định nghĩa: QL là quá
trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng)
kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra.
F.W.Taylor cho rằng: “Quản lý là nghệ thuật biết rõ ràng, chính xác cái gì cần
phải làm và làm cái đó như thế nào, bằng phương pháp tốt nhất, rẻ nhất” [9, tr.89]
Các Mác khẳng định: Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động
chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cần có một sự lãnh đạo
để điều hoà những hoạt động cá nhân và thực hiện chức năng chung phát sinh từ
mọi vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất khác với sự vận động của những khí quan
độc lập của nó. Một người độc tấu vĩ cầm thì tự mình điều khiển lấy mình, còn một
dàn nhạc thì cần có nhạc trưởng [5, tr.342]
Tác giả Trần Kiểm quan niệm: “Quản lý nhằm phối hợp nỗ lực của nhiều
người, sao cho mục tiêu của từng cá nhân biến thành những thành tựu của xã hội”
[19, tr.8].
Tác giả Đặng Quốc Bảo cho rằng: “Công tác QL lãnh đạo một tổ chức xét
cho cùng là việc thực hiện hai quá trình liên hệ chặc chẽ với nhau: Quản và Lý. Quá
18
trình “Quản” gồm sự coi sóc, giữ gìn, duy trì hệ thống ở trạng thái ổn định; quá
trình “Lý” gồm những việc sửa sang, sắp xếp, đổi mới đưa vào hệ phát triển”
Như vậy, QL không chỉ là một khoa học mà còn là một nghệ thuật trong đó
hoạt động QL vừa có tính chất khách quan, vừa mang tính chủ quan, vừa có tính
pháp luật Nhà nước, vừa có tính xã hội rộng rãi... chúng là những mặt đối lập trong
một thể thống nhất.
1.2.3. Quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục là sự tác động của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý
trong lĩnh vực công tác giáo dục. Nói một cách đầy đủ hơn, QLGD là hệ thống
những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý trong hệ
thống giáo dục, là sự điều hành hệ thống giáo dục quốc dân, các cơ sở giáo dục
nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
QLGD là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công
tác giáo dục theo yêu cầu phát triển xã hội.
Theo P.V.Khuđôminxky: “ Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống, có kế
hoạch, có ý thức và có mục đích của các chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến
tất cả các khâu của hệ thống (Bộ Giáo dục & Đào tạo đến nhà trường) nhằm mục
đích đảm bảo việc giáo dục Cộng sản chủ nghĩa cho thế hệ trẻ, bảo đảm sự phát
triển toàn diện, hài hoà của họ”[9, tr.5]
Theo M.I.Kondakop: “Quản lý giáo dục là tập hợp những biện pháp tổ chức,
phương pháp, kế hoạch hoá, tài chính, cung tiêu... nhằm đảm bảo sự vận hành bình
thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục, bảo đảm sự tiếp tục phát triển và
mở rộng cả về mặt số lượng cũng như chất lượng” [18, tr.17]
Theo tác giả Trần Kiểm, ở cấp độ vĩ mô: “Quản lý giáo dục được hiểu là hệ
thống những tác động tự giác, có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp
quy luật của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể học sinh,
cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện
có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường [19, tr.21].
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý giáo dục là hệ thống những tác
động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý, nhằm làm cho hệ
vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính
chất của nhà trường Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình
dạy học - giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ thống giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên
19
trạng thái mới về chất” [27, tr.35];
Tác giả Đặng Quốc Bảo: “Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quát là hoạt
động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác giáo dục
thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội” [1, tr.17].
Như vậy, có thể hiểu QLGD là: Sự tác động có tổ chức, có định hướng phù
hợp với quy luật khách quan của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đưa
hoạt động giáo dục ở từng cơ sở và của toàn bộ hệ thống giáo dục đạt tới mục tiêu
đã định.
Trong QLGD, chủ thể quản lý chính là bộ máy quản lý các cấp; đối tượng
quản lý chính là nguồn nhân lực, cơ sở vật chất và các hoạt động thực hiện chức
năng của giáo dục và đào tạo. Như thế, sự tác động từ chủ thể quản lý đến khách thể
quản lý, có thể từ người quản lý đơn vị cơ sở giáo dục đến các đối tượng quản lý là
người dạy, người học, CSVC hoặc là sự tác động giữa các cấp QLGD từ Trung
ương đến địa phương.
QLGD bao gồm các vấn đề cơ bản sau:
+ Xây dựng và thực hiện chính sách, chiến lược và quy hoạch, kế hoạch phát
triển giáo dục;
+ Ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục,
ban hành điều lệ nhà trường;
+ Quy định mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục, tiêu chuẩn nhà giáo,
CSVC, trang thiết bị trường học;
+ Tổ chức bộ máy QLGD;
+ Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo viên;
+ Huy động quản lý sử dụng các nguồn lực;
QLGD được phân công theo các nguyên tắc khác nhau, theo địa bàn lãnh
thổ, theo chuyên môn kỹ thuật, theo mục tiêu quản lý.
Tóm lại, quản lý giáo dục là một dạng của quản lý xã hội, trong đó diễn ra
những hoạt động phù hợp với hiện thực khách quan của chủ thể quản lý đến đối
tượng quản lý được thực hiện trong lĩnh vực giáo dục, nhằm thay đổi hay tạo ra hiệu
quả cần thiết cho sự ổn định và phát triển giáo dục, đáp ứng yêu cầu mà xã hội đặt ra.
1.2.4. Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục
Từ bản chất của XHHGD và quản lý, có thể xác định: Quản lý công tác
XHHGD là sự tác động có ý thức của người quản lý lên các hoạt động XHHGD,
20
làm cho nó tiến triển theo ý muốn của nhà quản lý giáo dục, phù hợp với định
hướng, mục tiêu của nền giáo dục nước nhà.
XHHGD là một trong những nhân tố quan trọng trong việc triển khai thực
hiện mục tiêu, chương trình, cũng như kế hoạch hóa các loại hình GD. XHHGD
phải đảm bảo sự nhà nước thống nhất quản lý, sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm của
các cơ sở GD. Quản lý công tác XHHGD là quản lý nguồn đầu tư từ ngân sách do
nhà nước cấp và các nguồn kinh phí khác từ sự đóng góp tự nguyện của các tổ chức,
cá nhân cho sự phát triển giáo dục; để đảm bảo tốt công tác XHHGD phải có sự
tham gia của nhân dân và của cả hệ thống chính trị từ cơ sở, tham gia hoạch định
công tác XHHGD. Công tác quản lý hoạt động XHHGD bao gồm việc xây dựng
chiến lược; chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác XHHGD. Trong điều kiện đổi mới
GD hiện nay, để nâng cao được chất lượng GD việc thực hiện tốt công tác quản lý
XHHGD là một nhiệm vụ quan trọng trong trường học.
1.3. Lí luận về công tác xã hội hoá giáo dục ở trƣờng THPT
1.3.1. Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác xã hội hoá
giáo dục
Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, Đảng và Nhà nước luôn khẳng định
trong mọi chủ trương, chính sách từ trước đến nay là phải huy động toàn xã hội làm
giáo dục, thể hiện sâu sắc tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Giáo dục là sự
nghiệp của quần chúng. Cần phải phát huy đầy đủ tính dân chủ XHCN, xây dựng
mối quan hệ thật tốt, đoàn kết giữa thầy và trò, giữa trò với nhau, giữa cán bộ các
cấp, giữa nhà trường và nhân dân để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ đó” [22, tr.258].
Nghị quyết TW 2 (Khóa VIII) của Đảng đã khẳng định: “Phát triển giáo dục
là sự nghiệp của toàn xã hội, của Nhà nước và mỗi cộng đồng, từng gia đình và mỗi
công dân. Kết hợp giáo dục học đường, giáo dục gia đình, giáo dục xã hội” [10].
Nghị quyết TW 6 (Khóa IX) của Đảng tiếp tục khẳng định: “Xây dựng xã
hội học tập, coi giáo dục là sự nghiệp của toàn dân và XHHGD là một giải pháp
quan trọng để tiếp tục phát triển giáo dục.” [12].
Văn kiện Đại hội IX (2001) của Đảng khẳng định: “ Tăng cường đầu tư từ
ngân sách nhà nước và đẩy mạnh XHHGD” [11]. Nghị quyết TW6 khóa IX tiếp tục
khẳng định: “Đẩy mạnh XHHGD, xây dựng xã hội học tập, coi GD là sự nghiệp của
toàn dân và XHHGD là một giải pháp quan trọng để tiếp tục phát triển giáo dục”.
Nghị quyết 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 [6] và Nghị định số: 69/NĐ-CP
21
ngày 30/5/2008 [7] của Chính phủ đã cụ thể hóa quan điểm: XHHGD là quá trình
giáo dục hóa xã hội, vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của
toàn xã hội vào phát triển sự nghiệp giáo dục, làm cho xã hội trở thành một xã hội
học tập; tạo lập và phát triển môi trường giáo dục lành mạnh; là đa dạng hóa sự đầu
tư vào các loại hình giáo dục, các hình thức giáo dục dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự
quản lý của Nhà nước.
Luật GD 2005: “Phát triển GD, xây dựng xã hội học tập là sự nghiệp của Nhà
nước, của toàn dân. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp GD; thực
hiện đa dạng hóa các loại hình trường và các hình thức GD; khuyến khích, huy động
và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp GD” [29]
Trong Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo 2011- 2020 [3], Chính phủ
đã chỉ rõ: XHHGD là quá trình làm cho mọi người có nghĩa vụ xây dựng và tạo
điều kiện cho giáo dục, tham gia vào sự nghiệp giáo dục; đổi mới căn bản, toàn diện
để chấn hưng giáo dục và đào tạo thành một nền giáo dục thực tiễn, đại chúng và
hiệu quả theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập
quốc tế; tạo bước phát triển mạnh về phát triển nguồn lực.
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã đề ra: “Đẩy
mạnh xã hội hóa giáo dục và đào tạo… bổ sung chính sách ưu đãi để phát triển các
trường ngoài công lập và các trung tâm học tập cộng đồng. Có lộ trình cụ thể cho
việc chuyển đổi một số cơ sở GD, đào tạo công lập sang dân lập, tư thục…” [13].
Nghị quyết hội nghị lần thứ 8 BCH TW Đảng khóa XI tiếp tục khẳng định
về quan điểm chỉ đạo đối với GD&ĐT: Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu,
là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư
phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế
- xã hội. Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề
lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung,
phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh
đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo
dục đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học;
đổi mới tất cả các bậc học, ngành học. [25, Tr2].
Hiến Pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội thông
qua ngày 28/11/2013, Điều 61 ghi rõ: “Phát triển GD là quốc sách hàng đầu nhằm
nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Nhà nước ưu tiên
22
đầu tư và thu hút các nguồn đầu tư khác cho GD; chăm lo giáo dục mầm non; đảm
bảo giáo dục tiểu học là bắt buộc, Nhà nước không thu học phí; từng bước phổ cập
giáo dục trung học; phát triển giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp; thực hiện
chính sách học bổng, học phí hợp lý. Nhà nước ưu tiên phát triển giáo dục ở miền
núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
ưu tiên sử dụng, phát triển nhân tài; tạo điều kiện để người khuyết tật và người
nghèo được học văn hóa và học nghề”. [28, Tr 12].
Trên cơ sở quan điểm của Đảng và Nhà nước, Chính phủ đã ban hành các
văn bản về chính sách khuyến khích và đẩy mạnh công tác XHHGD và các lĩnh vực
xã hội khác, đó là:
Nghị quyết số 90/CP ngày 21 tháng 8 năm 1997 về phương hướng và chủ
trương XHH các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá.
Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 19 tháng 8 năm 1999 về chính sách
khuyến khích xã hội hoá đối với hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao.
Nghị định số 53/2006/NĐ-CP, ngày 25/5/2006 của Chính phủ về chính sách
khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập .
Nghị định số 69/2008/NĐ-CP, ngày 30/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ về
chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục,
dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường [7]. Trong đó, quan tâm thực hiện các
chính sách cho thuê, xây dựng cơ sở vật chất, các chính sách ưu đãi về tín dụng, huy
động vốn… tạo điều kiện cho địa phương, các tổ chức và cá nhân tham gia. Nhằm
đa dạng hóa các loại hình trường lớp, xây dựng cơ sở vật chất, huy động, duy trì sĩ
số học sinh, giáo dục đạo đức cho học sinh, thực hiện công tác phổ cập giáo dục.
Như vậy, có thể khẳng định, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến công tác
XHHGD; luôn nhất quán quan điểm về phát triển giáo dục và đào tạo theo phương
châm xã hội hoá; thực hiện tốt công tác XHHGD để huy động sức mạnh tổng hợp
của toàn xã hội chăm lo cho sự phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo, làm tiền đề
để phát triển đất nước và hội nhập quốc tế.
1.3.2. Ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác xã hội hoá giáo dục ở trường THPT
XHHGD là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Chủ trương đó đã
trở thành một cuộc vận động lớn mang lại hiệu quả thiết thực. Điều quan trọng nhất
trong công tác XHHGD là tạo một cơ chế, phối hợp tối ưu giữa chính quyền; địa
phương và ngành GD&ĐT. Giáo dục là một nhu cầu không thể thiếu của xã hội.
23
XHHGD chính là trả lại đầy đủ tính chất xã hội của giáo dục cho giáo dục. XHHGD
để khơi dậy truyền thống hiếu học lẫn tiềm năng của con người, phát triển sự nghiệp
giáo dục và tiến tới xây dựng một xã hội học tập. Đảng ta đã xác định: “Giáo dục là
sự nghiệp của quần chúng”,“Nhà nước và nhân dân cùng làm giáo dục”.
XHHGD tiếp tục khẳng định quan điểm: Giáo dục là sự nghiệp của quần
chúng, đề cao một nền giáo dục của dân, do dân, vì dân. Làm cho xã hội nhận thức
sâu sắc hơn về vị trí, vai trò của GD. GD chính là nhân tố quan trọng đảm bảo cho
sự tồn tại và phát triển của xã hội. GD đóng vai trò “trồng người”, là cơ sở phát
triển KT-XH của đất nước, của địa phương. Từ đó, góp phần nâng cao nhận thức về
trách nhiệm của mỗi người, của xã hội đối với sự phát triển GD và đó cũng chính là
cơ sở để giáo dục đầu tư, phát triển đúng hướng.
XHHGD làm cho xã hội nhận thức đúng đắn về vị trí vai trò của giáo dục
cũng như về thực trạng giáo dục của từng địa phương; đồng thời nhận thức rõ hơn
về trách nhiệm của xã hội đối với giáo dục và chỉ có sự tham gia của toàn xã hội
mới đảm bảo cho giáo dục phát triển có chất lượng và hiệu quả
XHHGD sẽ huy động được nhiều nguồn lực như: nhân lực, vật lực, tài lực,
cho sự phát triển giáo dục. Huy động nguồn nhân lực là chiến lược dựa vào con
người, tạo điều kiện thuận lợi để mọi cá nhân, các lực lượng phát huy năng lực, chủ
động tự giác cống hiến vào các hoạt động giáo dục. Huy động nguồn vật lực là tạo
ra sự hỗ trợ các điều kiện vật chất và tinh thần cho các hoạt động giáo dục. Huy
động nguồn lực phát triển giáo dục là điều kiện cần thiết. Hàng năm, ngân sách nhà
nước dành cho giáo dục đều tăng nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành.
Vì thế, việc huy động được nhiều nguồn tài chính trong nhân dân, trong xã hội để
phát triển giáo dục là yêu cầu của XHHGD.
XHHGD góp phần nâng cao chất lượng GD&ĐT. Chính XHHGD tạo nên
những điều kiện thuận lợi về cả tinh thần và vật chất để nâng cao chất lượng giáo
dục cũng như góp phần hoàn thiện nội dung, chương trình, phương pháp … tạo
chuyển biến tích cực về chất lượng của giáo dục.
XHHGD tạo ra một xã hội học tập, một động lực thực hiện mục tiêu giáo dục.
XHHGD tạo điều kiện và cơ hội học tập cho mọi người để từ đó hình thành nên một
xã hội, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
XHHGD sẽ phát huy được sự hợp tác, hỗ trợ của nhiều ngành chuyên môn
qua việc liên thông với thị trường bên ngoài, tạo điều kiện cho GD&ĐT mở rộng
24
phạm vi hoạt động; có môi trường thuận lợi để phát triển vững chắc, đúng hướng
nhằm đào tạo những con người thích ứng với xã hội, thích ứng với nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang cần.
XHHGD góp phần nâng cao chất lượng GD&ĐT. Thông qua việc huy động
toàn xã hội tham gia vào việc cụ thể hóa mục tiêu, cải tiến nội dung và phương pháp
GD, tạo điều kiện tăng cường cơ sở vật chất, kết hợp ba môi trường GD: nhà trường
-gia đình - xã hội để tạo nên sản phẩm GD. XHHGD là phương thức đặc biệt, vừa
thực hiện, vừa tự kiểm tra, đánh giá. Do vậy, hoạt động GD - dạy học luôn luôn
được cải tiến đổi mới, góp phần làm cho chất lượng GD được nâng cao.
XHHGD sẽ tạo điều kiện thực hiện dân chủ hóa và công bằng trong giáo
dục. Thực hiện dân chủ hóa là nhằm xóa bỏ tính khép kín của hệ thống giáo dục nhà
trường để xây dựng nền giáo dục đại chúng của dân, do dân và vì dân. Phải thật
công bằng, minh bạch trong việc thực hiện các chính sách, chế độ và mọi hoạt động
giáo dục trong nhà trường cũng như trong ngành giáo dục. Tác giả Đặng Quốc Bảo
cho rằng: Xã hội hóa giáo dục gắn liền với dân chủ hóa giáo dục. Chỉ có thể thực
hiện xã hội hóa giáo dục khi xã hội có một nền dân chủ, hiện thân nhân văn và nền
dân chủ này được quán triệt trong đời sống giáo dục; mọi người dân có quyền được
đi học, học được (tức là được lĩnh hội một nền giáo dục phù hợp với hoàn cảnh khả
năng của mình) và được phát triển tài năng. [2, tr.6].
XHHGD và dân chủ hóa GD là hai phạm trù có mối liên hệ mật thiết và biện
chứng. XHHGD là con đường để thực hiện dân chủ hóa GD, ngược lại nhờ dân chủ
hóa GD mà các thành phần xã hội tham gia vào sự nghiệp phát triển GD ngày càng
đông đảo, đa dạng, phong phú, rộng khắp, làm cho sự nghiệp GD trở thành sự
nghiệp của toàn xã hội. Đẩy mạnh XHHGD, thực hiện tốt dân chủ hóa GD là cơ hội
tốt nhất để thu hút mọi cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước đầu tư cho GD. Tác giả
Đặng Quốc Bảo cho rằng: “XHHGD gắn liền với dân chủ hóa giáo dục. Chỉ có thể
thực hiện XHHGD khi xã hội có một nền dân chủ, hiện thân nhân văn và nền dân
chủ này được quán triệt trong đời sống giáo dục; mọi người dân có quyền được đi
học, học được và được phát triển tài năng”.
XHHGD góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp để GD phục vụ có hiệu quả
cho sự nghiệp phát triển KT-XH. Có thể khẳng định, đời sống KT-XH quy định
trình độ phát triển của GD, ngược lại GD có nhiệm vụ nâng cao nhận thức, đời sống
vật chất, tinh thần của nhân dân. Mục tiêu của GD xuất phát từ mục tiêu KT-XH, kế
25
hoạch phát triển GD nằm trong kế hoạch phát triển KT-XH. Do đó, giáo dục muốn
phát huy được sức mạnh đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH thì GD phải bám sát
mục tiêu, kế hoạch, nhiệm vụ tăng trưởng KT-XH của địa phương để xây dựng và
thực hiện nhiệm vụ GD và phải được phản ánh bằng con người được đào tạo.
XHHGD là yếu tố, là giải pháp để nâng cao chất lượng GD đáp ứng yêu cầu phát
triển KT-XH của địa phương.
XHHGD góp phần làm cho môi trường văn hóa của địa phương (nhà
trường), trong sạch, lành mạnh, thân thiện, thuận lợi cho việc xây dựng và thực hiện
kỷ cương, nề nếp góp phần nâng cao chất lượng GD, tạo niềm tin cho cộng đồng.
Công tác XHHGD không chỉ có vai trò thúc đẩy sự nghiệp GD&ĐT phát
triển mà còn có vai trò tích cực trong việc hình thành nhân cách con người. Thực
hiện tốt công tác XHHGD tức là đã huy động được toàn xã hội làm giáo dục, điều
đó giúp cho mọi người có đủ năng lực, phẩm chất để tham gia vào các hoạt động xã
hội đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng đất nước.
1.3.3. Mục tiêu công tác xã hội hóa giáo dục ở trường THPT
Mục tiêu của công tác XHHGD ở trường THPT là nhằm tăng nguồn lực, mở
rộng quy mô, hình thức tổ chức, loại hình giáo dục, thực hiện mục tiêu giáo dục đáp
ứng những yêu cầu và hoạt động giáo dục trong nền kinh tế thị trường, tạo nguồn
nhân lực có chất lượng phục vụ cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Là làm cho
công tác XHHGD ngày càng phát triển và trở thành động lực thúc đẩy phát triển
GD, góp phần giảm bớt khó khăn về mặt tài chính cho nhà nước đồng thời đưa hoạt
động XHH đi đúng hướng, duy trì và phát triển bền vững.
Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục XHCN, của dân, do dân và vì dân,
cho nên ở bất cứ loại hình đào tạo nào, cấp học nào cũng gắn liền với đời sống nhân
dân. Đảng ta luôn khẳng định: Giáo dục là sự nghiệp của toàn dân. Vì thế mà chủ
trương toàn dân, toàn xã hội chăm lo cho sự nghiệp giáo dục ngày càng trở thành
phong trào rộng lớn và phát triển mạnh mẽ. Trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay,
cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ và nhận thức tầm quan trọng của nền
kinh tế tri thức đã làm tăng nhu cầu học tập của mọi người; do đó mà công tác
XHHGD thể hiện tư tưởng chiến lược, coi sức mạnh của toàn xã hội là điều kiện
không thể thiếu để phát triển giáo dục có chất lượng hiệu quả.
Mục tiêu cụ thể của công tác XHHGD ở trường THPT là:
- Xây dựng môi trường học tập lành mạnh, vận động toàn dân chăm sóc thế
26
hệ trẻ, phối hợp chặt chẽ GD trong nhà trường với GD gia đình và GD ngoài xã hội,
tăng cường trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, tổ chức đoàn thể, tổ
chức KT-XH của gia đình, của từng người dân đối với sự nghiệp GD;
- Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, các hình thức học tập trên cơ sở củng cố
các loại hình công lập, lấy đó làm hệ thống nòng cốt của hệ thống GD quốc dân,
tích cực phát triển các loại hình ngoài công lập để tạo thêm cơ hội học tập, nâng cao
trình độ cho mọi người, trước hết là cho thế hệ trẻ;
- Tăng cường nguồn đầu tư ngân sách Nhà nước và mở rộng nguồn đầu tư
khác. Khai thác triệt để và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong xã hội để phát
triển GD;
- Tiếp tục cụ thể hóa thể chế, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về
thực hiện XHHGD;
- Xây dựng xã hội học tập và xã hội tham gia trực tiếp vào sự nghiệp phát
triển GD.
Trong quá trình đó, Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong sự phát triển GD,
thực hiện đa dạng hóa các loại hình trường và các hình thức GD nhằm hướng đến
xây dựng nền GD dành cho mọi người, tạo cơ hội để cho mọi người ở mọi lứa tuổi
đều có điều kiện tham gia học tập thường xuyên, học suốt đời.
Quản lý tốt công tác XHHGD sẽ tạo điều kiện để phát huy tối đa vai trò và
tác dụng của giáo dục trong đời sống xã hội, tạo sự gắn kết cộng đồng trách nhiệm
ngày càng chặt chẽ giữa nhà trường - gia đình và xã hội.
1.3.4. Những nguyên tắc cơ bản của công tác xã hội hoá giáo dục ở trường
THPT
1.3.4.1. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và quyền chủ
động của cơ sở giáo dục
Đảng ta có vai trò hết sức to lớn là lãnh đạo toàn diện trên cả ba mặt: Chính
trị, tư tưởng và tổ chức; lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị, các lĩnh vực trong đời
sống xã hội, trong đó có giáo dục và hoạt động xã hội hóa công tác giáo dục. Đảng
đề ra chủ trương, đường lối, nghị quyết về phát triển KH-XH. Nhà nước thể chế hóa
chủ trương đường lối của Đảng thành chính sách pháp luật. Ngành GD và nhà
trường là cơ quan chuyên môn, căn cứ vào những định hướng của Đảng, quy định
Nhà nước về hoạt động GD nói chung và công tác XHHGD nói riêng, nhất là căn
cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương mình để xác định mục tiêu, nhiệm vụ, nhu
27
cầu, phương án, kế hoạch phù hợp. Chủ động tham mưu, đề xuất với cấp ủy, chính
quyền tổ chức thực hiện công tác XHHGD để phát triển GD&ĐT một cách có hiệu
quả, bền vững.
1.3.4.2. Đảm bảo phát huy quyền làm chủ của nhân dân
Tại điều 2 Hiến pháp nước CHXHCNVN, ngày 28/11/2013 đã khẳng định
Nhà nước ta là nhà nước “... do nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc
về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông
dân và đội ngũ trí thức ”. [28]
XHHGD phải đảm bảo phát huy quyền làm chủ nhân dân trong việc phát
triển sự nghiệp giáo dục. Công tác XHHGD có thành công hay không trước hết phải
thực hiện tốt việc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Việc đảm bảo thông
tin truyền thông, công khai hóa các hoạt động XHHGD là để người dân thể hiện vai
trò vừa là chủ thể vừa là đối tượng. Có như vậy thì người dân sẽ hiểu, tự giác và
tích cực tham gia. Đây là nguyên tắc rất quan trọng cần phải thực hiện xuyên suốt
nhằm đảm bảo phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tạo động lực cho sự phát triển
nền giáo dục tiên tiến.
1.3.4.3. Đảm bảo tính pháp chế
XHHGD về bản chất là một cuộc vận động toàn xã hội làm công tác GD
nhưng phải được vận hành trong khuôn khổ pháp lý, tuân thủ pháp luật. Hiện nay,
chúng ta đang thực hiện công tác XHHGD trong nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN, nên các chủ thể hoạt động XHHGD cần phải được trang bị kiến thức pháp
luật để đảm bảo cho sự đầu tư đúng mức, phù hợp đối với GD mà không ảnh hưởng
đến pháp luật. Như vậy thì mục đích, ý nghĩa, chủ trương, chính sách XHHGD mới
đạt hiệu quả, đảm bảo tính đồng bộ và tạo sự chuyển biến mạnh mẽ cho sự phát
triển giáo dục.
1.3.5. Nội dung cơ bản của công tác xã hội hoá giáo dục ở trường THPT
1.3.5.1. Giáo dục hóa xã hội
Đây là nội dung cơ bản của XHHGD nhằm xây dựng một phong trào toàn xã
hội học tập. Học tập là quyền lợi đồng thời là trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi người
với bản thân, gia đình, cộng đồng và đất nước. Mọi người trong xã hội cần phải nỗ
lực học tập để nâng cao kiến thức, năng lực làm việc, năng lực hợp tác và để tự
khẳng định mình. Tổ chức khoa học, giáo dục và văn hóa Liên hợp quốc
(UNESCO) đã đưa ra bốn trụ cột của việc học trong thời đại nền kinh tế tri thức là “
28
Học để biết, học để làm việc, học để chung sống và học để tự khẳng định mình”.
Để thực hiện giáo dục hóa xã hội, Đảng ta đã đề ra nhiệm vụ: “Phát triển
giáo dục không chính quy, các hình thức học tập cộng đồng ở các xã, phường gắn
với nhu cầu thực tế của đời sống kinh tế - xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi
người có thể học tập suốt đời, hướng tới xã hội học tập”. [3, Tr.2].
1.3.5.2. Huy động các lực lượng xã hội tham gia xây dựng môi trường thuận lợi cho
việc phát triển nhà trường
Công tác XHHGD thực chất là nội dung huy động các lực lượng xã hội tham
gia xây dựng môi trường thuận lợi trong việc phát triển nhà trường.
Môi trường chính là toàn bộ các yếu tố, các điều kiện xung quanh ảnh hưởng
đến con người, ảnh hưởng đến nhà trường. “Tác dụng của môi trường đến dạy học còn
đặt ra dưới dạng chung như: yêu cầu xã hội đặt ra cho nhà trường; hoặc môi trường
được xem như là điều kiện kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến nhà trường” [30, tr.118].
Gia đình là nền tảng trong việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh.
“Gia đình là tế bào xã hội, là cái nôi thân yêu nuôi dưỡng cả đời người, là môi
trường quan trọng giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách” [13]. Chính vì vậy,
cần nhấn mạnh tiềm năng giáo dục gia đình cùng với họ tộc.
Xã hội là môi trường luôn tác động đến việc phát triển nhân cách học sinh,
góp phần giúp học sinh nhận biết các chuẩn mực của xã hội. Vì vậy, các tổ chức xã
hội, cơ quan Nhà nước cần quan tâm chăm lo giúp đỡ để các gia đình có điều kiện
tối thiểu cho việc giáo dục thế hệ trẻ.
Ngoài ra, môi trường thiên nhiên cũng rất quý giá, có tác động đến việc hình
thành những phẩm chất tốt đẹp trong nhân cách học sinh.
Môi trường nhà trường, môi trường gia đình và môi trường xã hội tốt đẹp sẽ
tạo nên môi trường giáo dục ngày càng hoàn thiện, góp phần nâng cao hiệu quả giáo
dục nhà trường phổ thông là rất quan trọng và cần thiết.
1.3.5.3. Huy động nhân dân, các tổ chức đoàn thể xã hội tham gia thực hiện các chỉ
tiêu, kế hoạch giáo dục của nhà trường
Huy động nhân dân, các tổ chức đoàn thể xã hội tham gia thực hiện các chỉ
tiêu, kế hoạch phát triển GD ở các trường TH gồm những nội dung sau:
Tạo điều kiện thuận lợi, cơ hội cho mọi đối tượng học sinh trong địa bàn
phường được đảm bảo quyền học tập của mình;
Huy động 80 % học sinh TNTHCS vào lớp 10;
29
Vận động học sinh bỏ học đến trường, duy trì và đảm bảo số lượng;
Vận động học sinh khuyết tật tham gia hòa nhập cộng đồng;
Thực hiện tốt công tác phổ cập, đảm bảo học sinh trong độ tuổi học hết THPT.
Việc thực hiện các chỉ tiêu, kế hoạch nêu trên không chỉ là trách nhiệm của
nhà trường mà còn là trách nhiệm của cả cộng đồng, trong đó cấp ủy, chính quyền
địa phương cần phải có chủ trương, nghị quyết, kế hoạch cụ thể để lãnh đạo, chỉ đạo
và tổ chức thực hiện. Phải phân công trách nhiệm cho từng tổ chức, cá nhân phụ
trách, đồng thời huy động và tập hợp các lực lượng xã hội tham gia trực tiếp hoặc
gián tiếp vào việc thực hiện các chỉ tiêu, kế hoạch của nhà trường.
Xây dựng nền kinh tế tri thức là xu thế phát triển của xã hội hiện nay nhằm
thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Việc huy động các nguồn lực
của xã hội nói chung đóng góp cho sự nghiệp GD là nội dung có tính toàn diện,
trong đó huy động nguồn lực chất xám tham gia vào công tác XHHGD là rất quan
trọng và cần thiết, cần phải được quan tâm chú trọng nhằm tạo ra phong trào học tập
sâu rộng trong xã hội đáp ứng quyền được hưởng thụ GD của mọi người.
1.3.5.4. Huy động cộng đồng đầu tư nguồn lực cho mục tiêu và yêu cầu phát triển
các trường THPT
Huy động tiềm năng của cộng đồng hỗ trợ cho quá trình tổ chức giáo dục và
phát triển trường THPT, cần tập trung xây dựng và hoàn thiện dần cơ chế phối hợp
giữa nhà trường, gia đình và các lực lượng xã hội trong việc tổ chức tham gia cùng
làm giáo dục; phân bổ và sử dụng hợp lý nguồn ngân sách nhà nước và tiềm năng
xã hội; mở rộng khả năng đóng góp của mọi người cho GDTHPT; tổ chức các hoạt
động, phong trào để tạo động lực trong việc huy động sự đóng góp của xã hội để
phát triển GDTHPT; phát huy truyền thống họ tộc, lễ hội và cá nhân; đẩy mạnh hợp
tác quốc tế về GDTHPT.
Nguồn lực của cộng đồng nói chung rất phong phú cho mục tiêu này, nếu
nhà trường biết khai thác đúng đắn và có hiệu quả.
1.3.5.5. Huy động các lực lượng tham gia vào việc đa dạng hóa các hình thức học
tập, phát triển quy mô giáo dục
Trong xu thế hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa như hiện nay thì việc đa dạng
hóa các hình thức học tập và các loại hình nhà trường, phát triển quy mô GD là một
yêu cầu tất yếu.
Việc đa dạng hóa các hình thức học tập thông qua hình thức nhà trường phối
30
hợp cùng chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội, đoàn thể đứng ra tổ chức các
lớp học không chính quy nhằm thu hút, tạo điều kiện cho các em được tham gia học
tập theo khả năng, điều kiện, hoàn cảnh… nhất là những em có hoàn cảnh đặc biệt
khó khăn. Hình thức phổ biến hiện nay như: các trung tâm học tập cộng đồng, lớp
học tình thương …Các lực lượng xã hội cùng với nhà trường tham gia vào quá trình
GD, đa dạng hóa các hình thức học tập góp phần làm cho mọi người có cơ hội học
tập, học tập thường xuyên, học tập suốt đời và đây cũng chính là một trong những
nội dung quan trọng trong công tác XHHGD.
Điều 48, Luật GD 2005 nêu: “Nhà trường trong hệ thống GD quốc dân được
tổ chức theo các loại hình trường lớp, công lập, dân lập, tư thục. Đồng thời cho phép
GD theo phương thức chính quy và GD thường xuyên; hình thức học tập trung, học
tại chức và học từ xa, tự học có hướng dẫn, trong đó phải lấy loại hình trường công
lập, GD chính quy giữ vai trò nòng cốt, chủ đạo chi phối trong toàn bộ hệ thống GD”.
Như vậy, các lực lượng xã hội và cá nhân có thể tham gia trực tiếp vào quá
trình GD bằng cách tổ chức các cơ sở GD ngoài công lập. XHHGD chính là xây
dựng hệ thống GD mở, tạo cơ hội cho mọi người tham gia GD và GD cho mọi
người thường xuyên, liên tục, góp phần quan trọng vào việc phát triển GD và làm
giảm gánh nặng đầu tư của Nhà nước. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, chúng ta
đang tiếp tục củng cố vững chắc phổ cập giáo dục TH, Trung học cơ sở, tiến tới phổ
cập Trung học phổ thông thực hiện mục đích nâng cao dân trí, việc đa dạng hóa các
loại hình học tập sẽ góp phần quan trọng phát triển quy mô GD.
1.3.5.6. Đa dạng hóa các nguồn lực cho xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học
Trong bối cảnh kinh tế, xã hội còn khó khăn, việc huy động các nguồn lực
của xã hội cho quá trình xây dựng các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ hoạt động
của nhà trường là việc làm hết sức cần thiết. Bên cạnh việc sử dụng có hiệu quả
nguồn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, cần phải tiến hành khai thác triệt để các
nguồn đầu tư khác ở trong nước cũng như nước ngoài (nhân lực, vật lực, tài lực)
phục vụ cho sự phát triển giáo dục.
Ngoài ba nguồn lực đã nêu, ngày nay người ta còn nói đến hai nguồn lực:
Tâm lực và tin lực.
“Tâm lực” có thể hiểu là tấm lòng, là tâm huyết của nhân dân của cộng đồng,
của cha mẹ học sinh mong muốn hiến kế cho sự phát triển nhà trường.
“Tin lực” là các thông tin về khoa học giáo dục mà các gia đình học sinh
31
hoặc những người hiểu biết trong cộng đồng mang đến cho nhà trường.
Sự phát triển của thông tin ngày nay đa dạng và diễn ra với tốc độ nhanh
chóng. Các thầy cô giáo cần phải được cập nhật, tự học tập, tự nghiên cứu để nâng
cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.
Nguồn lực của cộng đồng nói chung rất phong phú, nếu nhà trường biết khai
thác đúng đắn và có hiệu quả.
1.3.5.7. Phát huy vai trò của nhà trường đối với xã hội
Việc huy động các lực lượng xã hội tham gia vào các hoạt động XHHGD có
vai trò của nhà trường; tuy nhiên, vấn đề quan trọng hơn là nhà trường cần phải thể
hiện ảnh hưởng của mình đối với cộng đồng, địa phương.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, nhà trường phải thể hiện đầy đủ tính chủ
động và sáng tạo, vai trò trung tâm nòng cốt trong XHH công tác giáo dục. Trước
hết, nhà trường cần xây dựng cho mình thực sự trở thành một trung tâm văn hóa
lành mạnh, đi đầu và đóng vai trò chủ đạo trong các phong trào giáo dục ở địa
phương như: Giáo dục môi trường, giáo dục dân số, tuyên truyền phòng chống các
tệ nạn xã hội, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, khuyến học, khuyến tài… là lực
lượng nòng cốt trong việc kết hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
Để tiến hành XHH hoạt động GD cần phải tạo ra được một phong trào học
tập sâu rộng trong địa bàn dân cư theo nhiều hình thức. Động viên, khuyến khích và
khơi dậy tinh thần học tập của mọi người; thực hiện việc học tập suốt đời để làm
việc tốt hơn, thu nhập cao hơn và có cuộc sống tốt hơn nhất là những người trong
độ tuổi lao động. Tham mưu, đề xuất với cấp ủy, chính quyền vận động nhân dân
quan tâm chăm lo giáo dục thế hệ trẻ; tạo ra môi trường GD lành mạnh, nâng cao ý
thức trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của cộng đồng trong việc tham gia
XHHGD, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu GD đề ra cũng như phát huy vai trò, ảnh
hưởng của nhà trường đối với cộng đồng xã hội ở địa phương.
1.4. Quản lí công tác xã hội hóa giáo dục của Hiệu trƣởng trƣờng THPT
1.4.1. Tầm quan trọng của việc quản lí công tác xã hội hoá giáo dục
Quản lí công tác XHHGD của Hiệu trưởng là việc làm mang tầm quan trọng
lớn vì công tác XHHGD mang tính quần chúng, cộng đồng, vì phúc lợi XH có liên
quan trực tiếp đến nhiều người, vấn đề XHHGD đa dạng và mang tính nhạy cảm.
Để tạo hành lang pháp lý cho các nguồn lực của xã hội đầu tư nhiều hơn vào giáo
dục, đào tạo và tạo thuận lợi cho các cơ sở giáo dục được hưởng chính sách ưu đãi
32
xã hội, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 69/2008/NĐ-CP về chính sách khuyến
khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn
hóa, thể thao, môi trường; Nghị định số 59/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 69/2008/NĐ-CP cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Trong
đó, nhà đầu tư thực hiện xã hội hóa được hưởng nhiều chính sách ưu đãi, như được
Nhà nước giao đất, cho thuê đất đã hoàn thành giải phóng mặt bằng; được hỗ trợ
kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với các dự án đầu tư đã tự thực hiện
công tác đền bù, giải phóng mặt bằng; được hưởng mức ưu đãi về thuế thu nhập
doanh nghiệp; được tham gia cung cấp các dịch vụ công do Nhà nước tài trợ, đặt
hàng; tham gia đấu thầu nhận các hợp đồng, dự án sử dụng nguồn vốn trong và
ngoài nước phù hợp với chức năng, nhiệm vụ hoạt động theo quy định của pháp
luật; được đối xử bình đẳng đối với các sản phẩm và dịch vụ của cơ sở thực hiện xã
hội hóa,... Để phát triển giáo dục mầm non khu công nghiệp, khu chế xuất, Thủ
tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 404/QĐ-TTg, ngày 20-3-2014, về phê
duyệt Đề án hỗ trợ phát triển nhóm trẻ độc lập tư thục khu vực khu công nghiệp,
khu chế xuất đến năm 2020.
Về chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): cùng với việc ký kết
các hiệp định song phương giữa các quốc gia, các điều ước quốc tế và cam kết hạn
chế đối xử quốc gia trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo khi Việt Nam gia nhập Tổ
chức Thương mại thế giới (WTO), ngày 26-9-2012 Chính phủ đã ban hành Nghị
định số 73/2012/NĐ-CP quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực
giáo dục.
Thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo được thực hiện
theo các hình thức khác nhau, như công nhận văn bằng, thành lập cơ sở giáo dục,
đào tạo theo hình thức liên doanh; hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc theo hình thức
100% vốn nước ngoài để thực hiện các hoạt động giáo dục cho người nước ngoài
hiện đang công tác có thời hạn tại Việt Nam; giáo dục bậc phổ thông trung học cho
người nước ngoài và người Việt Nam; đào tạo trung học chuyên nghiệp, dạy ngoại
ngữ, dạy nghề, đào tạo cao đẳng, đại học và sau đại học cho người nước ngoài và
người Việt Nam thuộc các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, công nghệ, khoa học tự
nhiên, khoa học quản lý kinh tế, ngôn ngữ; thành lập văn phòng đại diện giáo dục
nước ngoài tại Việt Nam.
Với những định hướng khuyến khích xã hội hóa giáo dục nêu trên, giáo dục
33
mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học ngoài công
lập trong những năm qua đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần nâng tỷ lệ
huy động trẻ, học sinh trong độ tuổi ra lớp, phổ cập giáo dục, đào tạo nguồn nhân
lực, phát triển loại hình trường, lớp, chương trình chất lượng cao đáp ứng nhu cầu
học tập của người dân, giảm gánh nặng cho ngân sách. Qua đó ta thấy các văn bản,
Nghị định do Chính phủ đã ban hành luôn luôn đúng và phù hợp với tình hình thực
tế. Quản lý công tác XHHGD là quản lý nguồn đầu tư từ ngân sách do nhà nước cấp
và các nguồn kinh phí khác từ sự đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân cho
sự phát triển giáo dục; để đảm bảo tốt công tác XHHGD phải có sự tham gia của
nhân dân và của cả hệ thống chính trị từ cơ sở, tham gia hoạch định công tác
XHHGD. Công tác quản lý hoạt động XHHGD bao gồm việc xây dựng chiến lược;
chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác XHHGD. Trong điều kiện đổi mới GD hiện
nay, để nâng cao được chất lượng GD việc thực hiện tốt công tác quản lý XHHGD
là một nhiệm vụ quan trọng trong trường học. Trên thực tế nhà lãnh đạo thực hiện
các văn bản, nghị định là đa dạng. Mỗi người có một quan điểm khác nhau, một
cách nghĩ và cách làm khác nhau thậm chí có những quan điểm lệch lạc không đi
đúng hướng nên phải có biện pháp kiểm tra, uốn nắn quản lí chặt chẽ việc thực hiện
các văn bản, Nghị định do Chính phủ ban hành. Bởi vì nếu QL một cách máy móc,
cứng nhắc sẽ rơi vào tình trạng hành chính hóa, làm thui chột tính năng động của
hoạt động XHH. Nếu QL quá dễ dãi, giản đơn sẽ đẩy hoạt động XHH vào những sai
lầm, nhất là huy động các nguồn thu.
1.4.2. Vị trí, vai trò, nhiệm vụ và quyền hạn của người Hiệu trưởng trường THPT
Căn cứ theo Thông tư số 12/2011/TT-BGD&ĐT ngày 28/3/2011 của Bộ
Giáo dục & Đạo tạo: Vị trí, vai trò, nhiệm vụ của Hiệu trưởng trường THPT: được
qui định tại Điều 18, 19 của Điều lệ trường trung học: [5].
Hiệu trưởng trường THPT là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lí các
hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường. Hiệu trưởng do Giám đốc Sở
Giáo dục và Đào tạo bổ nhiệm đối với trường THPT công lập, công nhận đối với
trường THPT tư thục theo quy trình bổ nhiệm hoặc công nhận Hiệu trưởng của cấp
có thẩm quyền.
Người được bổ nhiệm hoặc công nhận làm Hiệu trưởng trường THPT phải
đạt chuẩn hiệu trưởng trường THPT.
Nhiệm kì của Hiệu trưởng trường THPT là 5 năm. Sau 5 năm, Hiệu trưởng
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang

More Related Content

What's hot

Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...
Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...
Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...jackjohn45
 
Đề tài: Biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh ...
Đề tài: Biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh ...Đề tài: Biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh ...
Đề tài: Biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...
Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...
Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Xây dựng hệ thống bài tập nhận thức âm thanh hỗ trợ trị liệu cho học sinh lớp...
Xây dựng hệ thống bài tập nhận thức âm thanh hỗ trợ trị liệu cho học sinh lớp...Xây dựng hệ thống bài tập nhận thức âm thanh hỗ trợ trị liệu cho học sinh lớp...
Xây dựng hệ thống bài tập nhận thức âm thanh hỗ trợ trị liệu cho học sinh lớp...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...https://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (10)

Luận văn: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng của các trường tiểu học
Luận văn: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng của các trường tiểu họcLuận văn: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng của các trường tiểu học
Luận văn: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng của các trường tiểu học
 
Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS huyện Vapi
Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS huyện VapiLuận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS huyện Vapi
Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS huyện Vapi
 
Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...
Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...
Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...
 
Đề tài: Biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh ...
Đề tài: Biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh ...Đề tài: Biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh ...
Đề tài: Biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh ...
 
Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...
Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...
Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...
 
Luận văn: Quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường tiểu học
Luận văn: Quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường tiểu họcLuận văn: Quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường tiểu học
Luận văn: Quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường tiểu học
 
Phương pháp Bàn tay nặn bột nâng cao hiệu quả học tập của học sinh khiếm thính
Phương pháp Bàn tay nặn bột nâng cao hiệu quả học tập của học sinh khiếm thínhPhương pháp Bàn tay nặn bột nâng cao hiệu quả học tập của học sinh khiếm thính
Phương pháp Bàn tay nặn bột nâng cao hiệu quả học tập của học sinh khiếm thính
 
Luận văn: Quản lý bồi dưỡng đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Y tế\
Luận văn: Quản lý bồi dưỡng đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Y tế\Luận văn: Quản lý bồi dưỡng đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Y tế\
Luận văn: Quản lý bồi dưỡng đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Y tế\
 
Xây dựng hệ thống bài tập nhận thức âm thanh hỗ trợ trị liệu cho học sinh lớp...
Xây dựng hệ thống bài tập nhận thức âm thanh hỗ trợ trị liệu cho học sinh lớp...Xây dựng hệ thống bài tập nhận thức âm thanh hỗ trợ trị liệu cho học sinh lớp...
Xây dựng hệ thống bài tập nhận thức âm thanh hỗ trợ trị liệu cho học sinh lớp...
 
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...
 

Similar to Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang

Luận văn: Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giáo viên các trường THPT...
Luận văn: Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giáo viên các trường THPT...Luận văn: Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giáo viên các trường THPT...
Luận văn: Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giáo viên các trường THPT...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Biện pháp quản lí công tác xây dựng xã hội học tập ở thành phố Long Xuyên, tỉ...
Biện pháp quản lí công tác xây dựng xã hội học tập ở thành phố Long Xuyên, tỉ...Biện pháp quản lí công tác xây dựng xã hội học tập ở thành phố Long Xuyên, tỉ...
Biện pháp quản lí công tác xây dựng xã hội học tập ở thành phố Long Xuyên, tỉ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo đại học hình thức vừa làm vừa họ...
Luận văn: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo đại học hình thức vừa làm vừa họ...Luận văn: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo đại học hình thức vừa làm vừa họ...
Luận văn: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo đại học hình thức vừa làm vừa họ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Th s31 011_thực hiện chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trườ...
Th s31 011_thực hiện chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trườ...Th s31 011_thực hiện chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trườ...
Th s31 011_thực hiện chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trườ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Biện pháp xây dựng trường THPT đạt chuẩn quốc gia ở huyện An Phú, t...
Luận văn: Biện pháp xây dựng trường THPT đạt chuẩn quốc gia ở huyện An Phú, t...Luận văn: Biện pháp xây dựng trường THPT đạt chuẩn quốc gia ở huyện An Phú, t...
Luận văn: Biện pháp xây dựng trường THPT đạt chuẩn quốc gia ở huyện An Phú, t...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
LUẬN VĂN: QUẢN LÝ SỰ PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VỚI GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG ...
LUẬN VĂN: QUẢN LÝ SỰ PHỐI HỢP  GIỮA NHÀ TRƯỜNG VỚI GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG  ...LUẬN VĂN: QUẢN LÝ SỰ PHỐI HỢP  GIỮA NHÀ TRƯỜNG VỚI GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG  ...
LUẬN VĂN: QUẢN LÝ SỰ PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VỚI GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG ...OnTimeVitThu
 
Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương nitơ - photpho nhằm nân...
Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương nitơ - photpho nhằm nân...Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương nitơ - photpho nhằm nân...
Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương nitơ - photpho nhằm nân...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung học cơ s...
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung học cơ s...Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung học cơ s...
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung học cơ s...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Y tế...
Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Y tế...Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Y tế...
Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Y tế...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

Similar to Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang (20)

Luận văn: Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giáo viên các trường THPT...
Luận văn: Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giáo viên các trường THPT...Luận văn: Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giáo viên các trường THPT...
Luận văn: Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giáo viên các trường THPT...
 
Luận văn: Biện pháp quản lí HĐDH của hiệu trưởng các trường THCS huyện Gio Li...
Luận văn: Biện pháp quản lí HĐDH của hiệu trưởng các trường THCS huyện Gio Li...Luận văn: Biện pháp quản lí HĐDH của hiệu trưởng các trường THCS huyện Gio Li...
Luận văn: Biện pháp quản lí HĐDH của hiệu trưởng các trường THCS huyện Gio Li...
 
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh các trườ...
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh các trườ...Luận văn: Biện pháp quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh các trườ...
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh các trườ...
 
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học si...
Luận văn:  Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học si...Luận văn:  Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học si...
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học si...
 
Luận văn: Biện pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ tuổi mầm non tại thành ph...
Luận văn: Biện pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ tuổi mầm non tại thành ph...Luận văn: Biện pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ tuổi mầm non tại thành ph...
Luận văn: Biện pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ tuổi mầm non tại thành ph...
 
Biện pháp quản lí công tác xây dựng xã hội học tập ở thành phố Long Xuyên, tỉ...
Biện pháp quản lí công tác xây dựng xã hội học tập ở thành phố Long Xuyên, tỉ...Biện pháp quản lí công tác xây dựng xã hội học tập ở thành phố Long Xuyên, tỉ...
Biện pháp quản lí công tác xây dựng xã hội học tập ở thành phố Long Xuyên, tỉ...
 
Luận văn: Quản lí công tác xây dựng xã hội học tập ở TP Long Xuyên
Luận văn: Quản lí công tác xây dựng xã hội học tập ở TP Long XuyênLuận văn: Quản lí công tác xây dựng xã hội học tập ở TP Long Xuyên
Luận văn: Quản lí công tác xây dựng xã hội học tập ở TP Long Xuyên
 
Luận văn: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo đại học hình thức vừa làm vừa họ...
Luận văn: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo đại học hình thức vừa làm vừa họ...Luận văn: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo đại học hình thức vừa làm vừa họ...
Luận văn: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo đại học hình thức vừa làm vừa họ...
 
Luận văn: Quản lý liên kết đào tạo đại học hình thức vừa làm vừa học
Luận văn: Quản lý liên kết đào tạo đại học hình thức vừa làm vừa họcLuận văn: Quản lý liên kết đào tạo đại học hình thức vừa làm vừa học
Luận văn: Quản lý liên kết đào tạo đại học hình thức vừa làm vừa học
 
Th s31 011_thực hiện chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trườ...
Th s31 011_thực hiện chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trườ...Th s31 011_thực hiện chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trườ...
Th s31 011_thực hiện chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trườ...
 
Luận văn: Biện pháp xây dựng trường THPT đạt chuẩn quốc gia ở huyện An Phú, t...
Luận văn: Biện pháp xây dựng trường THPT đạt chuẩn quốc gia ở huyện An Phú, t...Luận văn: Biện pháp xây dựng trường THPT đạt chuẩn quốc gia ở huyện An Phú, t...
Luận văn: Biện pháp xây dựng trường THPT đạt chuẩn quốc gia ở huyện An Phú, t...
 
LUẬN VĂN: QUẢN LÝ SỰ PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VỚI GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG ...
LUẬN VĂN: QUẢN LÝ SỰ PHỐI HỢP  GIỮA NHÀ TRƯỜNG VỚI GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG  ...LUẬN VĂN: QUẢN LÝ SỰ PHỐI HỢP  GIỮA NHÀ TRƯỜNG VỚI GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG  ...
LUẬN VĂN: QUẢN LÝ SỰ PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VỚI GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG ...
 
Luận văn: Sử dụng bài tập chương nitơ - photpho nâng cao năng lực tư duy
Luận văn: Sử dụng bài tập chương nitơ - photpho nâng cao năng lực tư duyLuận văn: Sử dụng bài tập chương nitơ - photpho nâng cao năng lực tư duy
Luận văn: Sử dụng bài tập chương nitơ - photpho nâng cao năng lực tư duy
 
Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương nitơ - photpho nhằm nân...
Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương nitơ - photpho nhằm nân...Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương nitơ - photpho nhằm nân...
Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương nitơ - photpho nhằm nân...
 
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung học cơ s...
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung học cơ s...Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung học cơ s...
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung học cơ s...
 
Luận văn: Quản lý dạy học tiếng Anh ở các trường THCS huyện Hải Lăng
Luận văn: Quản lý dạy học tiếng Anh ở các trường THCS huyện Hải LăngLuận văn: Quản lý dạy học tiếng Anh ở các trường THCS huyện Hải Lăng
Luận văn: Quản lý dạy học tiếng Anh ở các trường THCS huyện Hải Lăng
 
Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Y tế...
Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Y tế...Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Y tế...
Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Y tế...
 
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí...
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí...Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí...
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí...
 
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí nghiệm
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí nghiệmPhát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí nghiệm
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí nghiệm
 
Luận văn: Quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn của Hiệu trưởng THPT
Luận văn: Quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn của Hiệu trưởng THPTLuận văn: Quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn của Hiệu trưởng THPT
Luận văn: Quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn của Hiệu trưởng THPT
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxDungxPeach
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietNguyễn Quang Huy
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 

Recently uploaded (20)

Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 

Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang

  • 1. i ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ĐẶNG THỊ KIM PHƢỢNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ LONG XUYÊN, TỈNH AN GIANG Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 60140114 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THEO ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. PHAN MINH TIẾN Thừa Thiên Huế, năm 2018
  • 2. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Đặng Thị Kim Phượng, cam đoan rằng: Những kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS - Tiến sĩ Phan Minh Tiến; những kết quả nghiên cứu của các tác giả khác và các số liệu được sử dụng trong luận văn đều có trích dẫn đầy đủ. Huế, tháng 4 năm 2018 TÁC GIẢ Đặng Thị Kim Phƣợng
  • 3. iii LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn, sự giúp đỡ nhiệt tình với các đồng chí Trưởng, phó phòng, chuyên viên các phòng ban chuyên môn thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang; cảm ơn các đồng chí CBQL và GV các trường THPT trên địa bàn thành phố Long Xuyên đã tham gia đóng góp ý kiến, cung cấp thông tin cho tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Với tấm lòng biết ơn sâu sắc tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành của mình tới thầy giáo hướng dẫn PGS-Tiến sĩ Phan Minh Tiến đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau sại học và sự giảng dạy nhiệt tình của các thầy giáo, cô giáo trong thời gian học tập và nghiên cứu đã trang bị cho tôi những kiến thức quý giá. Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Do thời gian và khả năng có hạn, luận văn khó có thể tránh khỏi những hạn chế. Kính mong được sự đóng góp, chỉ bảo của các thầy cô trong hội đồng khoa học, bạn bè và đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn! Huế, tháng 5 năm 2018 TÁC GIẢ Đặng Thị Kim Phƣợng
  • 4. 1 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa ...............................................................................................................i Lời cam đoan...............................................................................................................ii Lời cảm ơn ................................................................................................................ iii MỤC LỤC...................................................................................................................1 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT......................................................................................5 DANH MỤC CÁC BẢNG..........................................................................................6 MỞ ĐẦU ....................................................................................................................7 1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................7 2. Mục đích nghiên cứu...............................................................................................9 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ........................................................................9 4. Giả thuyết khoa học ................................................................................................9 5. Nhiệm vụ nghiên cứu..............................................................................................9 6. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................9 7. Phạm vi nghiên cứu...............................................................................................10 NỘI DUNG ..............................................................................................................11 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI HOÁ GIÁO DỤC Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ....................................11 1.1. Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề..................................................................11 1.2. Các khái niệm cơ bản.........................................................................................14 1.2.1. Xã hội hóa giáo dục.........................................................................................14 1.2.2. Quản lý............................................................................................................17 1.2.3. Quản lý giáo dục .............................................................................................18 1.2.4. Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục .............................................................19 1.3. Lí luận về công tác xã hội hoá giáo dục ở trường THPT...................................20 1.3.1. Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác xã hội hoá giáo dục.....20 1.3.2. Ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác xã hội hoá giáo dục ở trường THPT ..22 1.3.3. Mục tiêu công tác xã hội hóa giáo dục ở trường THPT..................................25 1.3.4. Những nguyên tắc cơ bản của công tác xã hội hoá giáo dục ở trường THPT....26 1.3.5. Nội dung cơ bản của công tác xã hội hoá giáo dục ở trường THPT...............27
  • 5. 2 1.4. Quản lí công tác xã hội hóa giáo dục của Hiệu trưởng trường THPT ...............31 1.4.1. Tầm quan trọng của việc quản lí công tác xã hội hoá giáo dục......................31 1.4.2. Vị trí, vai trò, nhiệm vụ và quyền hạn của người Hiệu trưởng trường THPT 33 1.4.3. Nội dung quản lý công tác xã hội hoá giáo dục của Hiệu trưởng trường THPT ...34 1.4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công tác xã hội hoá giáo dục ở trường THPT học..................................................................................................................38 Tiểu kết chương 1......................................................................................................41 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI HOÁ GIÁO DỤC Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG, THÀNH PHỐ LONG XUYÊN, TỈNH AN GIANG ....................................................................................................42 2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và giáo dục - đào tạo của Thành phố Long Xuyên...............................................................................................................42 2.1.1. Điều kiện tự nhiên và dân cư ..........................................................................42 2.1.2. Kinh tế - xã hội................................................................................................42 2.1.3. Khái quát chung về giáo dục và đào tạo thành phố Long Xuyên ...................43 2.2. Khái quát về quá trình khảo sát thực trạng ........................................................52 2.2.1. Mục đích khảo sát ...........................................................................................52 2.2.2. Nội dung khảo sát............................................................................................52 2.2.3. Đối tượng khảo sát ..........................................................................................52 2.2.4. Địa bàn khảo sát..............................................................................................52 2.2.5. Phương pháp khảo sát .....................................................................................52 2.3. Thực trạng công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học phổ thông, Thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang ...................................................................52 2.3.1. Những chủ trương chính sách của địa phương và ngành giáo dục đối với công tác xã hội hoá giáo dục trường trung học phổ thông.................................................52 2.3.2. Về nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể, nhân dân và cán bộ quản lý giáo dục đối với công tác xã hội hoá giáo dục...........54 2.3.3. Thực trạng công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường THPT thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang..............................................................................................................58
  • 6. 3 2.4. Thực trạng quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường THPT thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang......................................................................................63 2.4.1. Thực trạng quản lý xây dựng kế hoạch xã hội hóa giáo dục...........................64 2.4.2. Thực trạng quản lý tổ chức thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục...............65 2.4.3. Thực trạng quản lí việc chỉ đạo, giám sát công tác xã hội hóa giáo dục ........66 2.4.4. Thực trạng quản lý việc kiểm tra, đánh giá công tác XHHGD.......................66 2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường THPT thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang..........................................................67 2.5.1. Đánh giá chung ...............................................................................................67 2.5.2. Nguyên nhân thực trạng..................................................................................70 Tiểu kết Chương 2.....................................................................................................72 Chƣơng 3. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI HOÁ GIÁO DỤC Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG, THÀNH PHỐ LONG XUYÊN, TỈNH AN GIANG ....................................................................................................73 3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp......................................................................73 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ ..................................................................73 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn, khả thi ....................................................73 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả..................................................................74 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa....................................................................74 3.2. Các biện pháp quản lí công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường THPT thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang...............................................................................74 3.2.1. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức về công tác XHHGD cho các ngành, các lực lượng xã hội, cán bộ, giáo viên, học sinh ở các trường THPT....................................................................................................74 3.2.2. Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý công tác xã hội hoá giáo dục ở trường THPT..79 3.2.3. Kế hoạch hóa công tác xã hội hoá giáo dục ở trường trung học phổ thông....81 3.2.4. Tổ chức thực hiện công tác XHHGD có hiệu quả ..........................................83 3.2.5.Tăng cường việc giám sát, chỉ đạo công tác XHHGD.....................................86 3.2.6. Nâng cao hiệu quả việc kiểm tra, đánh giá công tác XHHGD .......................88 3.2.7. Tổ chức các điều kiện hỗ trợ công tác xã hội hoá giáo dục............................91
  • 7. 4 3.2.8. Mối quan hệ giữa các biện pháp .....................................................................92 3.3. Khảo nghiệm nhận thức về tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp đề xuất....94 3.4.1. Đối tượng khảo nghiệm...................................................................................94 3.4.2. Kết quả khảo nghiệm ......................................................................................94 Tiểu kết chương 3......................................................................................................95 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.........................................................................96 1. KẾT LUẬN...........................................................................................................96 2. KHUYẾN NGHỊ...................................................................................................97 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................99 PHỤ LỤC
  • 8. 5 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ BCHTW Ban chấp hành Trung ương CBQL Cán bộ quản lý CNH Công nghiệp hoá ĐCSVN Đảng Cộng sản Việt Nam GD Giáo dục GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo HĐH Hiện đại hóa HĐND Hội đồng nhân dân KT-XH Kinh tế xã hội QLGD Quản lý giáo dục THPT Trung học phổ thông TW Trung ương UBND Ủy ban nhân dân XHCN Xã hội chủ nghĩa XHH Xã hội hóa XHHGD Xã hội hóa giáo dục
  • 9. 6 DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Hệ thống các trường trên địa bàn tỉnh An Giang, năm học 2016 - 2017......44 Bảng 2.2: Thống kê xếp loại học lực hạnh kiểm cuối năm học 2016-2017 .............50 Bảng 2.3: Trình độ đội ngũ CB, GV các trường THPT trên địa bàn thành phố Long Xuyên .............................................................................................50 Bảng 2.4: Kết quả trưng cầu ý kiến về tầm quan trọng của công tác XHHGD........55 Bảng 2.5: Nhận thức về mục tiêu của XHHGD ở các trường THPT .......................55 Bảng 2.6: Nhận thức về lợi ích của công tác XHHGD ở các trường THPT.............56 Bảng 2.7: Quan điểm về công tác XHHGD..............................................................57 Bảng 2.8: Nhận thức về XHHGD trong giai đoạn hiện nay .....................................57 Bảng 2.9: Kết quả ý kiến đánh giá về việc thực hiện công tác XHHGD ở các trường THPT thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang thời gian qua ..................58 Bảng 2.10: Kết quả đánh giá về tổ chức Đại hội giáo dục........................................60 Bảng 2.11: Kết quả đánh giá về hoạt động của Hội đồng giáo dục..........................60 Bảng 2.12: Kết quả đánh giá về hoạt động của Ban ĐDCMHS trường ...................61 Bảng 2.13: Kết quả đánh giá về mức độ tham gia của các ban ngành vào các hoạt động giáo dục của địa phương.................................................................62 Bảng 2.14: Kết quả khảo sát về công tác quản lý của Hiệu trưởng các trường THPT đối với công tác XHHGD........................................................................63 Bảng 3.1: Tổng hợp kết quả về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp......94
  • 10. 7 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục có vai trò hết sức to lớn, là trụ cột của một quốc gia ảnh hưởng đến sự tồn vong của dân tộc. Nền giáo dục tốt sẽ góp phần tạo dựng, bảo vệ giá trị nhân bản làm nền tảng cho xã hội hưng thịnh. Trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay, thế giới ngày càng trở nên “phẳng”, mọi thứ đều giống nhau, vai trò của giáo dục càng đặc biệt quan trọng. Giáo dục góp phần nâng cao dân trí quốc gia; giáo dục còn góp phần tạo ra hệ thống giá trị xã hội mới, tạo ra tài sản quý giá nhất của con người và xã hội là tri thức. Nhà nước quan tâm đến giáo dục bằng việc thực hiện các chủ trương, chính sách đầu tư cho giáo dục nhằm tạo điều kiện, cơ hội học tập cho tất cả mọi người, đảm bảo cho mọi người được học tập thường xuyên, liên tục, suốt đời. Nghị quyết Trung ương hai khóa VIII xác định: Giáo dục - Đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Phát triển giáo dục là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và của toàn xã hội, trong đó đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt, giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã khẳng định: “Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, đào tạo trên tinh thần tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục đào tạo… Hoàn thiện cơ chế, chính sách xã hội hóa giáo dục, đào tạo trên cả ba phương diện: động viên các nguồn lực trong xã hội; phát huy vai trò giám sát của cộng đồng; khuyến khích các hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, tạo điều kiện để người dân được học tập suốt đời. Nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong giáo dục, đào tạo”. do đó, hơn lúc nào hết công tác XHHGD phải trở thành phong trào rộng lớn, mạnh mẽ tạo điều kiện cho sự phát triển đáp ứng được mục tiêu chiến lược của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Xã hội hóa giáo dục (XHHGD) là việc vận động xã hội tham gia vào sự nghiệp giáo dục, nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, từng bước nâng cao mức hưởng thụ về giáo dục. XHH và đa dạng hóa các hình thức hoạt động giáo dục là mở rộng các nguồn đầu tư, khai thác các tiềm năng về nhân lực, vật lực, trí lực trong xã hội để phát triển giáo dục; phát huy và sử dụng có hiệu quả các
  • 11. 8 nguồn lực của nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động giáo dục và phát huy vai trò, ảnh hưởng của giáo dục đối với xã hội. XHHGD không có nghĩa là giảm nhẹ trách nhiệm và sự đầu tư của nhà nước mà trái lại, nhà nước thường xuyên tìm thêm các nguồn thu để tăng tỉ lệ ngân sách cho các hoạt động giáo dục, đồng thời quản lý tốt để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn kinh phí đó. Chính phủ đã ban hành Quyết định 90/CP; Nghị quyết 05/2005/NQ-CP, Nghị định 73/1999/NĐ-CP về chính sách khuyến khích XHH đối với các hoạt động trong giáo dục và các lĩnh vực xã hội khác. Qua đó cho thầy lâu nay, công tác XHHGD luôn được Đảng, nhà nước, các cấp lãnh đạo địa phương quan tâm triển khai thực hiện. Giáo dục luôn là vấn đề trung tâm của đời sống xã hội và là yếu tố quyết định tương lai của mỗi con người và của cả xã hội. Thực trạng của nền giáo dục Việt Nam hiện nay đặt ra vấn đề cần phải cải cách giáo dục và XHHGD là một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện điều đó. XHHGD là tinh thần, là nội dung quan trọng nhất của cải cách giáo dục, đảm bảo sự thành công của cải cách giáo dục. Đối với các trường THPT, XHHGD vừa là chủ trương, vừa là giải pháp để các trường tham mưu với địa phương trong việc huy động mọi nguồn lực phục vụ cho các hoạt động giáo dục, tạo điều kiện cho nhà trường ngày càng phát triển, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông trong giai đoạn hiện nay. Trong thực tế, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang trong những năm qua có sự phát triển và mở rộng về trường học cũng như số lượng học sinh. Tuy nhiên, các nhà quản lý giáo dục chưa tập trung đúng mức để khai thác các nguồn lực mà chỉ chú trọng vào những đóng góp của phụ huynh học sinh. Công tác XHHGD ở các trường THPT đã có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được một số kết quả nhất định. Nhiều gia đình quan tâm, chăm lo việc học tập con em; ngày càng có nhiều đơn vị, cá nhân quan tâm, ủng hộ cho sự phát triển cơ sở vật chất trong các đơn vị trường học. Tuy nhiên, công tác xã hội hóa vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Việc huy động các nguồn lực tham gia XHHGD ở mỗi trường chưa đồng bộ; chưa có sự tổng kết, đánh giá, so sánh, rút kinh nghiệm để tìm giải pháp quản lý phù hợp để công tác này đạt được hiệu quả cao. Trên địa bàn thành phố Long Xuyên, đến nay chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào về công tác XHHGD, đặc biệt là về công tác quản lý XHHGD của hiệu trưởng các trường THPT.
  • 12. 9 Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trƣờng THPT ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang”. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, khảo sát, đánh giá thực trạng về công tác XHHGD và quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang, đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác XHHGD ở trường THPT, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Công tác quản lý ở trường THPT. 3.2.Đối tượng nghiên cứu Biện pháp quản lý công tác XHHGD của hiệu trưởng ở các trường THPT thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. 4. Giả thuyết khoa học Công tác XHHGD ở các trường THPT thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang trong thời gian qua đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng vẫn còn những hạn chế và bất cập trong công tác tổ chức, quản lý, hiệu quả chưa cao. Chất lượng, hiệu quả của hoạt động này sẽ được nâng cao nếu hiệu trưởng các tường THPT xây dựng và thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý khoa học, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý công tác XHHHGD ở trường THPT. 5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác XHHGD và quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. 5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng XHHGD các trường THPT thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: Sử dụng các phương pháp: phân tích - tổng hợp, phân loại tài liệu, hệ thống hóa, khái quát hoá các tài liệu có liên quan để xây dựng cơ sở lý luận về quản lý công tác XHHHGD ở trường THPT.
  • 13. 10 6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn Sử dụng các phương pháp điều tra; Phương pháp tổng kết kinh nghiệm; Phương pháp phỏng vấn; Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia…để khảo sát, đánh giá thực trạng công tác XHHGD và quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang và khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp quản lý được đề xuất. 6.3. Phương pháp thống kê toán học Nhằm xử lý kết quả nghiên cứu. 7. Phạm vi nghiên cứu Đề tài này nghiên cứu thực trạng công tác XHHGD và quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Long Xuyên, bao gồm: Trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu, THPT Long Xuyên, THPT Thực hành sư phạm, THPT Nguyễn Công Trứ , THPT Mỹ Hòa Hưng. Đối tượng khảo sát: Ban giám hiệu các trường THPT; Các tổ trưởng chuyên môn và một số giáo viên; PHHS.
  • 14. 11 NỘI DUNG Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI HOÁ GIÁO DỤC Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1. Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề Xã hội hoá giáo dục không phải là vấn đề hoàn toàn mới. Đó là bước phát triển của một chủ trương giáo dục được thực thi qua nhiều năm. Ở nước ngoài, công tác XHHGD đã được quan tâm và nghiên cứu từ rất sớm. Các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Singapo đến Pháp, Nga, Đức…đều khẳng định XHHGD “là vấn đề vô cùng quan trọng”. Trong quá trình toàn cầu hóa ngày nay, nhiều quốc gia phương Tây càng chú trọng phát triển giáo dục, coi đó là một nhiệm vụ quan trọng của nhà nước trong việc giữ gìn bản sắc dân tộc. Họ ý thức rất rõ rằng, trong thế giới ngày càng trở nên “phẳng” và mọi thứ đều giống nhau, một dân tộc muốn “nhận diện” được so với các dân tộc khác chỉ có thể dựa vào bản sắc dân tộc và nếu bản sắc dân tộc không còn thì điều đó đồng nghĩa với thảm họa dân tộc ấy sẽ bị xóa sổ, hòa tan. Ở Đức, trong hội đồng xét chọn chương trình của trường cũng như ở cấp thành phố, ngoài thành phần thầy cô, bắt buộc phải có đại diện học sinh tham gia. Ngoài ra, mỗi trường đều có một hội đồng riêng của học sinh, sinh viên (để đánh giá, góp ý cho nhà trường về chương trình, phương pháp giảng dạy…) và vì nó giúp cho nhà nước thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình nên hoạt động của hội đồng này cũng nằm trong số đối tượng mà nhà nước có nghĩa vụ hỗ trợ, đặc biệt là về mặt tài chính. [24] Ở Việt Nam lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm việc mở mang dân trí, chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. Người đánh giá rất cao vai trò của giáo dục đối với sự hưng thịnh của đất nước, với nhiệm vụ cực kỳ trọng đại là nâng cao dân đức, mở mang dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, là động lực của sự phát triển, đưa nước nhà tiến tới giàu mạnh, dân chủ, văn minh, sánh vai với các cường quốc năm châu. Bác Hồ kính yêu luôn dành tình cảm đặc biệt cho các em thiếu niên, nhi đồng - thế hệ trẻ của đất nước. Với Người, thế hệ trẻ chính là những mầm non, là niềm hi vọng cho đất nước phát triển tiến bộ, văn minh, hiện đại. Trong bức thư Bác gửi học sinh trong ngày khai trường vào tháng 9/1945 ngay sau ngày Bác đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập, Bác viết: Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn,
  • 15. 12 ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Vì vậy chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm, là tình thương và hạnh phúc của mỗi người, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng. Trải qua nhiều thời kỳ, nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau, XHHGD ở nước ta đã có những bước phát triển mới; nhất là từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời lãnh đạo Cách mạng tháng 8 thành công, quan điểm giáo dục của Đảng và Bác Hồ đã được khởi xướng và dấy lên nhiều phong trào học tập rầm rộ. Khẩu hiệu “Diệt giặc dốt” và sắc lệnh thành lập “Nha bình dân học vụ” của Chính phủ đã mở đầu cho nền giáo dục của dân, do dân và vì dân. Tư tưởng giáo dục của Hồ Chủ Tịch có tính thuyết phục cao và đem lại hiệu quả to lớn. Hình thức tổ chức dạy - học được thực hiện theo khẩu hiệu hành động: “Người biết chữ dạy người chưa biết, chồng dạy vợ, cha dạy con”. Ai biết chữ đều có thể tham gia dạy bình dân học vụ. Quan điểm giáo dục của Đảng và Bác Hồ đã thực sự đi vào lòng dân và đã khơi dậy truyền thống hiếu học của dân tộc, tạo nên một sức mạnh tổng hợp vượt qua mọi khó khăn thử thách để “Ai cũng được học hành”. Từ đó Đảng và nhân dân ta đã ý thức sâu sắc lời dạy của Bác Hồ: “Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người”. Tuy ở trong hoàn cảnh đất nước với nhiều khó khăn, thử thách, Đảng và nhân dân ta đang phải đương đầu với nhiều giặc: giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm nhưng nền giáo dục Việt Nam do Bác Hồ khởi xướng đã phát triển một bước khá dài và mạnh mẽ, huy động được sự đóng góp to lớn của toàn xã hội. Sau cuộc kháng chiến chống Mỹ thắng lợi, đất nước độc lập, thống nhất, Đảng và Chính phủ đã có nhiều nỗ lực đầu tư phát triển giáo dục nhưng do cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp, tổ chức thực hiện còn máy móc nên chưa phát huy hết tiềm năng sẵn có để phát triển, việc phát triển XHHGD là điều cần thiết để nền GD nước nhà ngày càng phát triển. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là nhà nước chuyển giao hay phó thác nhiệm vụ hiến định của mình cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, mà là tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia vào giáo dục, sao cho nó đáp ứng tốt nhất nhu cầu của mọi thành viên trong xã hội, sao cho ai cũng được đến trường, ai cũng có điều kiện hưởng cơ hội vào đời như nhau. Chính vì vậy, Luật
  • 16. 13 Giáo dục năm 2005 (Điều 12) có quy định: Phát triển giáo dục, xây dựng xã hội học tập là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục; thực hiện đa dạng hoá các loại hình trường và hình thức giáo dục; huy động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục. Mọi tổ chức, gia đình và công dân có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và an toàn [29]. Bên cạnh những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nêu trên, các nhà khoa học, nhà quản lý giáo dục nước ta cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về XHHGD. Tác giả Phạm Minh Hạc: “Xã hội hóa công tác giáo dục, một con đường phát triển giáo dục của nước ta” [14,tr.16]. Trong tác phẩm “Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng của thế kỷ XX”, tác giả Phạm Minh Hạc nêu rõ: “Sự nghiệp giáo dục không chỉ là của Nhà nước mà là của toàn xã hội. Mọi người cùng làm giáo dục, Nhà nước và xã hội, Trung ương và địa phương cùng làm giáo dục” [14,tr.330-331]. Tác giả Phạm Tất Dong trong cuốn “Xã hội hóa công tác giáo dục” đã làm rõ nội hàm khái niệm XHH công tác giáo dục và coi XHH là một khái niệm đã vận động trong thực tiễn đấu tranh cách mạng ở Việt Nam, qua mỗi giai đoạn, khái niệm đó lại được phát triển thêm, nội hàm phong phú hơn. Ông đã nhấn mạnh: “Với tư cách là nhân tố mới của sự phát triển giáo dục, tư tưởng “xã hội hóa” công tác giáo dục lại tạo ra những điều kiện để xuất hiện những nhân tố mới trong các quá trình vận động đi lên của phong trào giáo dục”. Vấn đề XHHGD đã được đề cập, nghiên cứu trên nhiều phương diện, cả về lý luận lẫn thực tiễn ở trong nước và các nước trên thế giới. Thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu về công tác XHHGD của các nhà khoa học, nhà quản lý; nhiều luận văn thạc sĩ QLGD cũng đã quan tâm nghiên cứu về vấn đề này như “Biện pháp quản lý công tác XHHGD Mầm non ở Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai” của tác giả Đỗ Văn Cang; “Biện pháp quản lý công tác XHHGD của Hiệu trưởng các trường THCS Thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên” của tác giả Phạm Thị Tô Điểm… .Tuy nhiên đó là những vấn đề đúc kết mang tính khái quát hoặc cụ thể gắn liền với công tác quản lý ở từng địa phương mang tính riêng biệt. Ở tỉnh An Giang nói chung, thành phố Long Xuyên nói riêng, vấn đề XHHGD ở trường THPT đến nay vẫn chưa có tác giả nào nghiên cứu.
  • 17. 14 1.2. Các khái niệm cơ bản 1.2.1. Xã hội hóa giáo dục XHHGD là việc thực hiện mối liên hệ phổ biến giữa hoạt động GD và cộng đồng xã hội, làm cho GD phát triển phù hợp với sự phát triển xã hội. XHHGD là cách nói gọn của XHH công tác GD với nội hàm là phương thức, cách thức, phương châm, cách làm GD, tổ chức và quản lý giáo dục. XHHGD là một chiến lược trong đường lối GD của Đảng, là một trong ba tiêu chí: chuẩn hóa, hiện đại hóa và XHH GD của Việt Nam hiện nay. Đồng thời XHHGD cũng là một trong các giải pháp cơ bản để thực hiện chiến lược GD và nâng cao chất lượng GD. Xã hội hoá giáo dục cũng là quá trình trao đổi những kinh nghiệm, đổi mới nội dung chương trình, phương pháp, hình thức, phương tiện giáo dục một cách phù hợp với đối tượng và điều kiện nước ta. Xã hội hoá giáo dục cũng là quá trình mở rộng phạm vi giáo dục, nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục ở quy mô quốc gia, khu vực và quốc tế. Việc coi trọng chăm lo giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, văn hoá... của các tổ chức chính trị - xã hội, các hội, đoàn thể, các thôn xóm, tổ dân phố, cộng đồng dân cư thực chất là xã hội hoá giáo dục, là các tổ chức này tham gia vào quá trình giáo dục. Đặc điểm của XHHGD là mở rộng quy mô, mở rộng trách nhiệm giáo dục, chuyển hướng từ giáo dục tinh hoa thành giáo dục đại chúng, giáo dục cho mọi người và tiến tới một xã hội học tập. Hoạt động GD từ chỗ là trách nhiệm của ngành GD, do Nhà nước đảm trách trở thành trách nhiệm của mọi cá nhân, tập thể, cộng đồng cùng chăm lo. XHHGD là quá trình tăng cường tính xã hội của GD lên tầm cao hơn, đa phương hóa nguồn lực, đa dạng hóa các loại hình đào tạo, cộng đồng hóa trách nhiệm. XHHGD là quá trình giáo dục gia nhập và hòa nhập xã hội vào cộng đồng, đồng thời xã hội tiếp nhận giáo dục như là công việc của mình, do mình và vì mình. Như vậy, XHHGD là thực hiện mối liên hệ phổ biến, có tính quy luật giữa giáo dục và cộng đồng xã hội. Thiết lập các mối quan hệ làm cho giáo dục phù hợp với sự phát triển xã hội. XHHGD bao gồm hai nội dung: mọi người có nghĩa vụ chăm lo giáo dục và giáo dục phục vụ mọi người. Hai nội dung trên nêu rõ hai yêu cầu của XHHGD là phải XHH trách nhiệm, nhiệm vụ của cộng đồng xã hội đối với giáo dục, đồng thời phải XHH quyền lợi về giáo dục đối với mọi người. Khi bàn về công tác giáo dục, Hồ Chủ tịch đã dạy: “Giáo dục là sự nghiệp
  • 18. 15 của quần chúng, cần phải phát huy đầy đủ dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng quan hệ thật tốt, đoàn kết thật chặt chẽ giữa thầy với thầy, giữa thầy với trò, giữa học trò với nhau, giữa cán bộ các cấp, giữa nhà trường với nhân dân để hoàn thành nhiệm vụ…” [23, tr.258]. Vì vậy, không thể hiểu xã hội hóa giáo dục như một phương châm hành động khi đất nước còn nghèo, điều kiện đầu tư cho giáo dục còn quá eo hẹp. XHHGD là một quan điểm chỉ đạo của Đảng đối với sự nghiệp phát triển giáo dục nhằm làm cho hoạt động giáo dục thực sự là sự nghiệp của dân, do dân, vì dân gắn với các quá trình phát triển và tiến bộ xã hội... Khi đề cập đến khái niệm XHHGD đã có nhiều ý kiến khác nhau: Nhà xã hội học Pháp Emile Durkheim (1858-1917) là một trong số rất ít người đầu tiên sử dụng thuật ngữ “xã hội hóa”. Theo ông giáo dục vừa có chức năng phân hóa vừa có chức năng xã hội hóa; Tác giả Phạm Minh Hạc chỉ ra rằng XHHGD là: “Làm cho xã hội nhận rõ trách nhiệm của GD, GD phục vụ đắc lực cho phát triển KT-XH, thực hiện việc kết hợp GD trong nhà trường và ngoài nhà trường, tạo điều kiện để GD kết hợp với lao động, học đi đôi với hành; XHHGD có quan hệ hữu cơ với dân chủ hóa GD” [14, tr.18]. Hoàn thiện quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục quốc dân, các cấp học, đẩy mạnh xã hội hóa các đơn vị sự nghiệp công lập có khả năng tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động theo hướng tiếp tục đẩy mạnh việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, nhân sự. Khuyến khích thành lập các tổ chức cung ứng dịch vụ công thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo. Bên cạnh việc củng cố các trường công lập giữ vai trò chủ đạo, lấy đó làm nòng cốt, cần mở ra nhiều hình thức giáo dục, phát triển các loại hình trường ngoài công lập, tạo cơ hội cho mọi người dân nâng cao trình độ, tiếp cận được tri thức mới, tiến bộ khoa học kỹ thuật; sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng để phát triển giáo dục từ xa... Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các loại trường, lớp bán công, dân lập, tư thục tại thành phố, thị xã, thị trấn và những vùng có kinh tế thuận lợi. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI khẳng định: “Hoàn thiện cơ chế, chính sách xã hội hoá giáo dục, đào tạo trên cả ba phương diện: động viên các nguồn lực trong xã hội; phát huy vai trò giám sát của cộng đồng; khuyến khích các hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, tạo điều kiện để người dân được học tập suốt đời” [13, tr.15] Theo tác giả Bùi Minh Hiền: “XHHGD trước hết phải được hiểu là một sự
  • 19. 16 nghiệp rộng lớn, đầy trách nhiệm và sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các cơ quan, đoàn thể, các tổ chức kinh tế, xã hội và toàn dân chăm lo cho phát triển giáo dục và đào tạo không những chỉ đối với thế hệ trẻ mà tất cả mọi người công dân Việt Nam không phân biệt già, trẻ, nam, nữ, giàu, nghèo, dân tộc, cương vị, vị trí xã hội và dù ở đâu (thành thị, nông thôn, vùng núi, hải đảo, các vùng khó khăn, xa xôi, hẻo lánh...) ai ai muốn học, muốn học gì, muốn học bằng cách nào, học như thế nào phù hợp với hoàn cảnh, năng lực của mình nhất, cũng tạo điều kiện tốt nhất có được để học” [16, tr.343]. Tác giả Lê Quốc Hùng nhận định XHHGD nhìn từ góc độ pháp luật thì nó là điều kiện cần thiết và tất yếu để phát triển giáo dục và đào tạo, XHHGD là chủ trương đúng đắn, mang tính chiến lược của Đảng. “Xã hội hóa giáo dục là chính sách huy động mọi nguồn lực của nhân dân, của các tổ chức kinh tế-xã hội tham gia vào sự nghiệp giáo dục, đầu tư vào hoạt động giáo dục trên cơ sở phù hợp với khả năng tài chính và trình độ chuyên môn nhằm xây dựng xã hội học tập” [17, tr.17]; Như vậy, XHHGD được hiểu khái quát là quá trình toàn thể quần chúng nhân dân cùng tham gia vào sự nghiệp GD, làm cho hoạt động GD trong nhà trường trở thành công việc chung của toàn xã hội để thu hút mọi thành phần, thành viên trong xã hội tích cực tham gia vào hoạt động GD. [32]; XHHGD là cuộc vận động lớn trong xã hội có sự lãnh đạo chặt chẽ của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và vai trò nòng cốt của ngành giáo dục. Để từ đó mọi người có cơ hội được hưởng quyền lợi về giáo dục, được học tập, học tập suốt đời, xây dựng một xã hội học tập nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. XHHGD là việc thực hiện mối liên hệ phổ biến giữa hoạt động giáo dục và cộng đồng xã hội, là làm cho giáo dục phù hợp với sự phát triển của xã hội, thích ứng với xã hội; XHHGD là mở rộng quy mô, mở rộng trách nhiệm giáo dục, chuyển hướng từ giáo dục tinh hoa thành giáo dục đại chúng, giáo dục cho mọi người, xây dựng xã hội học tập; Sự nghiệp giáo dục từ chỗ là trách nhiệm của ngành giáo dục, của nhà nước đến mọi cá nhân, tập thể, cộng đồng cùng chăm lo. Điều đó tạo nên sức mạnh tổng hợp và động lực mới, tính công bằng xã hội của giáo dục. Trong hoạt động thực tiễn, cần phân biệt rõ tính chất xã hội của GD và XHHGD, nếu không có định hướng rõ ràng thì bản thân hoạt động GD vẫn có tính
  • 20. 17 chất xã hội một cách tự phát nhưng không thể đạt tới trình độ XHH đích thực theo ý nghĩa xã hội và nhân văn của nó. Cần xác định rõ ràng: nội hàm XHHGD nói ở đây thuộc phạm trù phương thức, phương châm, cách làm GD, thuộc phương thức tổ chức và QLGD đúng với bản chất và nội dung XHH đã nêu. 1.2.2. Quản lý Có nhiều quan điểm tiếp cận quản lý như: quan điểm tiếp cận lịch sử, tiếp cận phân tích tổng hợp, tiếp cận mục tiêu, tiếp cận hệ thống... Tác giả Nguyễn Ngọc Quang khẳng định: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể QL đến đối tượng QL nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống để đạt mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường [27, tr.42]. Theo tác giả Phan Văn Kha: QL là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra công việc của các thành viên thuộc một hệ thống đơn vị và việc sử dụng các hệ thống nguồn lực phù hợp để đạt được các mục đích đã định. Xét QL với tư cách là một hành động, tác giả Vũ Ngọc Hải cho rằng: QL là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể QL tới đối tượng QL nhằm đạt mục tiêu đề ra [15]. Xét theo chức năng QL, hoạt động QL thường được định nghĩa: QL là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra. F.W.Taylor cho rằng: “Quản lý là nghệ thuật biết rõ ràng, chính xác cái gì cần phải làm và làm cái đó như thế nào, bằng phương pháp tốt nhất, rẻ nhất” [9, tr.89] Các Mác khẳng định: Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cần có một sự lãnh đạo để điều hoà những hoạt động cá nhân và thực hiện chức năng chung phát sinh từ mọi vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất khác với sự vận động của những khí quan độc lập của nó. Một người độc tấu vĩ cầm thì tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần có nhạc trưởng [5, tr.342] Tác giả Trần Kiểm quan niệm: “Quản lý nhằm phối hợp nỗ lực của nhiều người, sao cho mục tiêu của từng cá nhân biến thành những thành tựu của xã hội” [19, tr.8]. Tác giả Đặng Quốc Bảo cho rằng: “Công tác QL lãnh đạo một tổ chức xét cho cùng là việc thực hiện hai quá trình liên hệ chặc chẽ với nhau: Quản và Lý. Quá
  • 21. 18 trình “Quản” gồm sự coi sóc, giữ gìn, duy trì hệ thống ở trạng thái ổn định; quá trình “Lý” gồm những việc sửa sang, sắp xếp, đổi mới đưa vào hệ phát triển” Như vậy, QL không chỉ là một khoa học mà còn là một nghệ thuật trong đó hoạt động QL vừa có tính chất khách quan, vừa mang tính chủ quan, vừa có tính pháp luật Nhà nước, vừa có tính xã hội rộng rãi... chúng là những mặt đối lập trong một thể thống nhất. 1.2.3. Quản lý giáo dục Quản lý giáo dục là sự tác động của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong lĩnh vực công tác giáo dục. Nói một cách đầy đủ hơn, QLGD là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý trong hệ thống giáo dục, là sự điều hành hệ thống giáo dục quốc dân, các cơ sở giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. QLGD là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác giáo dục theo yêu cầu phát triển xã hội. Theo P.V.Khuđôminxky: “ Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và có mục đích của các chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu của hệ thống (Bộ Giáo dục & Đào tạo đến nhà trường) nhằm mục đích đảm bảo việc giáo dục Cộng sản chủ nghĩa cho thế hệ trẻ, bảo đảm sự phát triển toàn diện, hài hoà của họ”[9, tr.5] Theo M.I.Kondakop: “Quản lý giáo dục là tập hợp những biện pháp tổ chức, phương pháp, kế hoạch hoá, tài chính, cung tiêu... nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục, bảo đảm sự tiếp tục phát triển và mở rộng cả về mặt số lượng cũng như chất lượng” [18, tr.17] Theo tác giả Trần Kiểm, ở cấp độ vĩ mô: “Quản lý giáo dục được hiểu là hệ thống những tác động tự giác, có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường [19, tr.21]. Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý, nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học - giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ thống giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên
  • 22. 19 trạng thái mới về chất” [27, tr.35]; Tác giả Đặng Quốc Bảo: “Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quát là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác giáo dục thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội” [1, tr.17]. Như vậy, có thể hiểu QLGD là: Sự tác động có tổ chức, có định hướng phù hợp với quy luật khách quan của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đưa hoạt động giáo dục ở từng cơ sở và của toàn bộ hệ thống giáo dục đạt tới mục tiêu đã định. Trong QLGD, chủ thể quản lý chính là bộ máy quản lý các cấp; đối tượng quản lý chính là nguồn nhân lực, cơ sở vật chất và các hoạt động thực hiện chức năng của giáo dục và đào tạo. Như thế, sự tác động từ chủ thể quản lý đến khách thể quản lý, có thể từ người quản lý đơn vị cơ sở giáo dục đến các đối tượng quản lý là người dạy, người học, CSVC hoặc là sự tác động giữa các cấp QLGD từ Trung ương đến địa phương. QLGD bao gồm các vấn đề cơ bản sau: + Xây dựng và thực hiện chính sách, chiến lược và quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục; + Ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục, ban hành điều lệ nhà trường; + Quy định mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục, tiêu chuẩn nhà giáo, CSVC, trang thiết bị trường học; + Tổ chức bộ máy QLGD; + Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo viên; + Huy động quản lý sử dụng các nguồn lực; QLGD được phân công theo các nguyên tắc khác nhau, theo địa bàn lãnh thổ, theo chuyên môn kỹ thuật, theo mục tiêu quản lý. Tóm lại, quản lý giáo dục là một dạng của quản lý xã hội, trong đó diễn ra những hoạt động phù hợp với hiện thực khách quan của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý được thực hiện trong lĩnh vực giáo dục, nhằm thay đổi hay tạo ra hiệu quả cần thiết cho sự ổn định và phát triển giáo dục, đáp ứng yêu cầu mà xã hội đặt ra. 1.2.4. Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục Từ bản chất của XHHGD và quản lý, có thể xác định: Quản lý công tác XHHGD là sự tác động có ý thức của người quản lý lên các hoạt động XHHGD,
  • 23. 20 làm cho nó tiến triển theo ý muốn của nhà quản lý giáo dục, phù hợp với định hướng, mục tiêu của nền giáo dục nước nhà. XHHGD là một trong những nhân tố quan trọng trong việc triển khai thực hiện mục tiêu, chương trình, cũng như kế hoạch hóa các loại hình GD. XHHGD phải đảm bảo sự nhà nước thống nhất quản lý, sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở GD. Quản lý công tác XHHGD là quản lý nguồn đầu tư từ ngân sách do nhà nước cấp và các nguồn kinh phí khác từ sự đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân cho sự phát triển giáo dục; để đảm bảo tốt công tác XHHGD phải có sự tham gia của nhân dân và của cả hệ thống chính trị từ cơ sở, tham gia hoạch định công tác XHHGD. Công tác quản lý hoạt động XHHGD bao gồm việc xây dựng chiến lược; chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác XHHGD. Trong điều kiện đổi mới GD hiện nay, để nâng cao được chất lượng GD việc thực hiện tốt công tác quản lý XHHGD là một nhiệm vụ quan trọng trong trường học. 1.3. Lí luận về công tác xã hội hoá giáo dục ở trƣờng THPT 1.3.1. Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác xã hội hoá giáo dục Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, Đảng và Nhà nước luôn khẳng định trong mọi chủ trương, chính sách từ trước đến nay là phải huy động toàn xã hội làm giáo dục, thể hiện sâu sắc tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng. Cần phải phát huy đầy đủ tính dân chủ XHCN, xây dựng mối quan hệ thật tốt, đoàn kết giữa thầy và trò, giữa trò với nhau, giữa cán bộ các cấp, giữa nhà trường và nhân dân để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ đó” [22, tr.258]. Nghị quyết TW 2 (Khóa VIII) của Đảng đã khẳng định: “Phát triển giáo dục là sự nghiệp của toàn xã hội, của Nhà nước và mỗi cộng đồng, từng gia đình và mỗi công dân. Kết hợp giáo dục học đường, giáo dục gia đình, giáo dục xã hội” [10]. Nghị quyết TW 6 (Khóa IX) của Đảng tiếp tục khẳng định: “Xây dựng xã hội học tập, coi giáo dục là sự nghiệp của toàn dân và XHHGD là một giải pháp quan trọng để tiếp tục phát triển giáo dục.” [12]. Văn kiện Đại hội IX (2001) của Đảng khẳng định: “ Tăng cường đầu tư từ ngân sách nhà nước và đẩy mạnh XHHGD” [11]. Nghị quyết TW6 khóa IX tiếp tục khẳng định: “Đẩy mạnh XHHGD, xây dựng xã hội học tập, coi GD là sự nghiệp của toàn dân và XHHGD là một giải pháp quan trọng để tiếp tục phát triển giáo dục”. Nghị quyết 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 [6] và Nghị định số: 69/NĐ-CP
  • 24. 21 ngày 30/5/2008 [7] của Chính phủ đã cụ thể hóa quan điểm: XHHGD là quá trình giáo dục hóa xã hội, vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội vào phát triển sự nghiệp giáo dục, làm cho xã hội trở thành một xã hội học tập; tạo lập và phát triển môi trường giáo dục lành mạnh; là đa dạng hóa sự đầu tư vào các loại hình giáo dục, các hình thức giáo dục dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước. Luật GD 2005: “Phát triển GD, xây dựng xã hội học tập là sự nghiệp của Nhà nước, của toàn dân. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp GD; thực hiện đa dạng hóa các loại hình trường và các hình thức GD; khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp GD” [29] Trong Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo 2011- 2020 [3], Chính phủ đã chỉ rõ: XHHGD là quá trình làm cho mọi người có nghĩa vụ xây dựng và tạo điều kiện cho giáo dục, tham gia vào sự nghiệp giáo dục; đổi mới căn bản, toàn diện để chấn hưng giáo dục và đào tạo thành một nền giáo dục thực tiễn, đại chúng và hiệu quả theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; tạo bước phát triển mạnh về phát triển nguồn lực. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã đề ra: “Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục và đào tạo… bổ sung chính sách ưu đãi để phát triển các trường ngoài công lập và các trung tâm học tập cộng đồng. Có lộ trình cụ thể cho việc chuyển đổi một số cơ sở GD, đào tạo công lập sang dân lập, tư thục…” [13]. Nghị quyết hội nghị lần thứ 8 BCH TW Đảng khóa XI tiếp tục khẳng định về quan điểm chỉ đạo đối với GD&ĐT: Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới tất cả các bậc học, ngành học. [25, Tr2]. Hiến Pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 28/11/2013, Điều 61 ghi rõ: “Phát triển GD là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Nhà nước ưu tiên
  • 25. 22 đầu tư và thu hút các nguồn đầu tư khác cho GD; chăm lo giáo dục mầm non; đảm bảo giáo dục tiểu học là bắt buộc, Nhà nước không thu học phí; từng bước phổ cập giáo dục trung học; phát triển giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp; thực hiện chính sách học bổng, học phí hợp lý. Nhà nước ưu tiên phát triển giáo dục ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; ưu tiên sử dụng, phát triển nhân tài; tạo điều kiện để người khuyết tật và người nghèo được học văn hóa và học nghề”. [28, Tr 12]. Trên cơ sở quan điểm của Đảng và Nhà nước, Chính phủ đã ban hành các văn bản về chính sách khuyến khích và đẩy mạnh công tác XHHGD và các lĩnh vực xã hội khác, đó là: Nghị quyết số 90/CP ngày 21 tháng 8 năm 1997 về phương hướng và chủ trương XHH các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá. Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 19 tháng 8 năm 1999 về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao. Nghị định số 53/2006/NĐ-CP, ngày 25/5/2006 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập . Nghị định số 69/2008/NĐ-CP, ngày 30/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường [7]. Trong đó, quan tâm thực hiện các chính sách cho thuê, xây dựng cơ sở vật chất, các chính sách ưu đãi về tín dụng, huy động vốn… tạo điều kiện cho địa phương, các tổ chức và cá nhân tham gia. Nhằm đa dạng hóa các loại hình trường lớp, xây dựng cơ sở vật chất, huy động, duy trì sĩ số học sinh, giáo dục đạo đức cho học sinh, thực hiện công tác phổ cập giáo dục. Như vậy, có thể khẳng định, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến công tác XHHGD; luôn nhất quán quan điểm về phát triển giáo dục và đào tạo theo phương châm xã hội hoá; thực hiện tốt công tác XHHGD để huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội chăm lo cho sự phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo, làm tiền đề để phát triển đất nước và hội nhập quốc tế. 1.3.2. Ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác xã hội hoá giáo dục ở trường THPT XHHGD là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Chủ trương đó đã trở thành một cuộc vận động lớn mang lại hiệu quả thiết thực. Điều quan trọng nhất trong công tác XHHGD là tạo một cơ chế, phối hợp tối ưu giữa chính quyền; địa phương và ngành GD&ĐT. Giáo dục là một nhu cầu không thể thiếu của xã hội.
  • 26. 23 XHHGD chính là trả lại đầy đủ tính chất xã hội của giáo dục cho giáo dục. XHHGD để khơi dậy truyền thống hiếu học lẫn tiềm năng của con người, phát triển sự nghiệp giáo dục và tiến tới xây dựng một xã hội học tập. Đảng ta đã xác định: “Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng”,“Nhà nước và nhân dân cùng làm giáo dục”. XHHGD tiếp tục khẳng định quan điểm: Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng, đề cao một nền giáo dục của dân, do dân, vì dân. Làm cho xã hội nhận thức sâu sắc hơn về vị trí, vai trò của GD. GD chính là nhân tố quan trọng đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của xã hội. GD đóng vai trò “trồng người”, là cơ sở phát triển KT-XH của đất nước, của địa phương. Từ đó, góp phần nâng cao nhận thức về trách nhiệm của mỗi người, của xã hội đối với sự phát triển GD và đó cũng chính là cơ sở để giáo dục đầu tư, phát triển đúng hướng. XHHGD làm cho xã hội nhận thức đúng đắn về vị trí vai trò của giáo dục cũng như về thực trạng giáo dục của từng địa phương; đồng thời nhận thức rõ hơn về trách nhiệm của xã hội đối với giáo dục và chỉ có sự tham gia của toàn xã hội mới đảm bảo cho giáo dục phát triển có chất lượng và hiệu quả XHHGD sẽ huy động được nhiều nguồn lực như: nhân lực, vật lực, tài lực, cho sự phát triển giáo dục. Huy động nguồn nhân lực là chiến lược dựa vào con người, tạo điều kiện thuận lợi để mọi cá nhân, các lực lượng phát huy năng lực, chủ động tự giác cống hiến vào các hoạt động giáo dục. Huy động nguồn vật lực là tạo ra sự hỗ trợ các điều kiện vật chất và tinh thần cho các hoạt động giáo dục. Huy động nguồn lực phát triển giáo dục là điều kiện cần thiết. Hàng năm, ngân sách nhà nước dành cho giáo dục đều tăng nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành. Vì thế, việc huy động được nhiều nguồn tài chính trong nhân dân, trong xã hội để phát triển giáo dục là yêu cầu của XHHGD. XHHGD góp phần nâng cao chất lượng GD&ĐT. Chính XHHGD tạo nên những điều kiện thuận lợi về cả tinh thần và vật chất để nâng cao chất lượng giáo dục cũng như góp phần hoàn thiện nội dung, chương trình, phương pháp … tạo chuyển biến tích cực về chất lượng của giáo dục. XHHGD tạo ra một xã hội học tập, một động lực thực hiện mục tiêu giáo dục. XHHGD tạo điều kiện và cơ hội học tập cho mọi người để từ đó hình thành nên một xã hội, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. XHHGD sẽ phát huy được sự hợp tác, hỗ trợ của nhiều ngành chuyên môn qua việc liên thông với thị trường bên ngoài, tạo điều kiện cho GD&ĐT mở rộng
  • 27. 24 phạm vi hoạt động; có môi trường thuận lợi để phát triển vững chắc, đúng hướng nhằm đào tạo những con người thích ứng với xã hội, thích ứng với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang cần. XHHGD góp phần nâng cao chất lượng GD&ĐT. Thông qua việc huy động toàn xã hội tham gia vào việc cụ thể hóa mục tiêu, cải tiến nội dung và phương pháp GD, tạo điều kiện tăng cường cơ sở vật chất, kết hợp ba môi trường GD: nhà trường -gia đình - xã hội để tạo nên sản phẩm GD. XHHGD là phương thức đặc biệt, vừa thực hiện, vừa tự kiểm tra, đánh giá. Do vậy, hoạt động GD - dạy học luôn luôn được cải tiến đổi mới, góp phần làm cho chất lượng GD được nâng cao. XHHGD sẽ tạo điều kiện thực hiện dân chủ hóa và công bằng trong giáo dục. Thực hiện dân chủ hóa là nhằm xóa bỏ tính khép kín của hệ thống giáo dục nhà trường để xây dựng nền giáo dục đại chúng của dân, do dân và vì dân. Phải thật công bằng, minh bạch trong việc thực hiện các chính sách, chế độ và mọi hoạt động giáo dục trong nhà trường cũng như trong ngành giáo dục. Tác giả Đặng Quốc Bảo cho rằng: Xã hội hóa giáo dục gắn liền với dân chủ hóa giáo dục. Chỉ có thể thực hiện xã hội hóa giáo dục khi xã hội có một nền dân chủ, hiện thân nhân văn và nền dân chủ này được quán triệt trong đời sống giáo dục; mọi người dân có quyền được đi học, học được (tức là được lĩnh hội một nền giáo dục phù hợp với hoàn cảnh khả năng của mình) và được phát triển tài năng. [2, tr.6]. XHHGD và dân chủ hóa GD là hai phạm trù có mối liên hệ mật thiết và biện chứng. XHHGD là con đường để thực hiện dân chủ hóa GD, ngược lại nhờ dân chủ hóa GD mà các thành phần xã hội tham gia vào sự nghiệp phát triển GD ngày càng đông đảo, đa dạng, phong phú, rộng khắp, làm cho sự nghiệp GD trở thành sự nghiệp của toàn xã hội. Đẩy mạnh XHHGD, thực hiện tốt dân chủ hóa GD là cơ hội tốt nhất để thu hút mọi cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước đầu tư cho GD. Tác giả Đặng Quốc Bảo cho rằng: “XHHGD gắn liền với dân chủ hóa giáo dục. Chỉ có thể thực hiện XHHGD khi xã hội có một nền dân chủ, hiện thân nhân văn và nền dân chủ này được quán triệt trong đời sống giáo dục; mọi người dân có quyền được đi học, học được và được phát triển tài năng”. XHHGD góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp để GD phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp phát triển KT-XH. Có thể khẳng định, đời sống KT-XH quy định trình độ phát triển của GD, ngược lại GD có nhiệm vụ nâng cao nhận thức, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Mục tiêu của GD xuất phát từ mục tiêu KT-XH, kế
  • 28. 25 hoạch phát triển GD nằm trong kế hoạch phát triển KT-XH. Do đó, giáo dục muốn phát huy được sức mạnh đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH thì GD phải bám sát mục tiêu, kế hoạch, nhiệm vụ tăng trưởng KT-XH của địa phương để xây dựng và thực hiện nhiệm vụ GD và phải được phản ánh bằng con người được đào tạo. XHHGD là yếu tố, là giải pháp để nâng cao chất lượng GD đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH của địa phương. XHHGD góp phần làm cho môi trường văn hóa của địa phương (nhà trường), trong sạch, lành mạnh, thân thiện, thuận lợi cho việc xây dựng và thực hiện kỷ cương, nề nếp góp phần nâng cao chất lượng GD, tạo niềm tin cho cộng đồng. Công tác XHHGD không chỉ có vai trò thúc đẩy sự nghiệp GD&ĐT phát triển mà còn có vai trò tích cực trong việc hình thành nhân cách con người. Thực hiện tốt công tác XHHGD tức là đã huy động được toàn xã hội làm giáo dục, điều đó giúp cho mọi người có đủ năng lực, phẩm chất để tham gia vào các hoạt động xã hội đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng đất nước. 1.3.3. Mục tiêu công tác xã hội hóa giáo dục ở trường THPT Mục tiêu của công tác XHHGD ở trường THPT là nhằm tăng nguồn lực, mở rộng quy mô, hình thức tổ chức, loại hình giáo dục, thực hiện mục tiêu giáo dục đáp ứng những yêu cầu và hoạt động giáo dục trong nền kinh tế thị trường, tạo nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Là làm cho công tác XHHGD ngày càng phát triển và trở thành động lực thúc đẩy phát triển GD, góp phần giảm bớt khó khăn về mặt tài chính cho nhà nước đồng thời đưa hoạt động XHH đi đúng hướng, duy trì và phát triển bền vững. Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục XHCN, của dân, do dân và vì dân, cho nên ở bất cứ loại hình đào tạo nào, cấp học nào cũng gắn liền với đời sống nhân dân. Đảng ta luôn khẳng định: Giáo dục là sự nghiệp của toàn dân. Vì thế mà chủ trương toàn dân, toàn xã hội chăm lo cho sự nghiệp giáo dục ngày càng trở thành phong trào rộng lớn và phát triển mạnh mẽ. Trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ và nhận thức tầm quan trọng của nền kinh tế tri thức đã làm tăng nhu cầu học tập của mọi người; do đó mà công tác XHHGD thể hiện tư tưởng chiến lược, coi sức mạnh của toàn xã hội là điều kiện không thể thiếu để phát triển giáo dục có chất lượng hiệu quả. Mục tiêu cụ thể của công tác XHHGD ở trường THPT là: - Xây dựng môi trường học tập lành mạnh, vận động toàn dân chăm sóc thế
  • 29. 26 hệ trẻ, phối hợp chặt chẽ GD trong nhà trường với GD gia đình và GD ngoài xã hội, tăng cường trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, tổ chức đoàn thể, tổ chức KT-XH của gia đình, của từng người dân đối với sự nghiệp GD; - Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, các hình thức học tập trên cơ sở củng cố các loại hình công lập, lấy đó làm hệ thống nòng cốt của hệ thống GD quốc dân, tích cực phát triển các loại hình ngoài công lập để tạo thêm cơ hội học tập, nâng cao trình độ cho mọi người, trước hết là cho thế hệ trẻ; - Tăng cường nguồn đầu tư ngân sách Nhà nước và mở rộng nguồn đầu tư khác. Khai thác triệt để và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong xã hội để phát triển GD; - Tiếp tục cụ thể hóa thể chế, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về thực hiện XHHGD; - Xây dựng xã hội học tập và xã hội tham gia trực tiếp vào sự nghiệp phát triển GD. Trong quá trình đó, Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong sự phát triển GD, thực hiện đa dạng hóa các loại hình trường và các hình thức GD nhằm hướng đến xây dựng nền GD dành cho mọi người, tạo cơ hội để cho mọi người ở mọi lứa tuổi đều có điều kiện tham gia học tập thường xuyên, học suốt đời. Quản lý tốt công tác XHHGD sẽ tạo điều kiện để phát huy tối đa vai trò và tác dụng của giáo dục trong đời sống xã hội, tạo sự gắn kết cộng đồng trách nhiệm ngày càng chặt chẽ giữa nhà trường - gia đình và xã hội. 1.3.4. Những nguyên tắc cơ bản của công tác xã hội hoá giáo dục ở trường THPT 1.3.4.1. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và quyền chủ động của cơ sở giáo dục Đảng ta có vai trò hết sức to lớn là lãnh đạo toàn diện trên cả ba mặt: Chính trị, tư tưởng và tổ chức; lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị, các lĩnh vực trong đời sống xã hội, trong đó có giáo dục và hoạt động xã hội hóa công tác giáo dục. Đảng đề ra chủ trương, đường lối, nghị quyết về phát triển KH-XH. Nhà nước thể chế hóa chủ trương đường lối của Đảng thành chính sách pháp luật. Ngành GD và nhà trường là cơ quan chuyên môn, căn cứ vào những định hướng của Đảng, quy định Nhà nước về hoạt động GD nói chung và công tác XHHGD nói riêng, nhất là căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương mình để xác định mục tiêu, nhiệm vụ, nhu
  • 30. 27 cầu, phương án, kế hoạch phù hợp. Chủ động tham mưu, đề xuất với cấp ủy, chính quyền tổ chức thực hiện công tác XHHGD để phát triển GD&ĐT một cách có hiệu quả, bền vững. 1.3.4.2. Đảm bảo phát huy quyền làm chủ của nhân dân Tại điều 2 Hiến pháp nước CHXHCNVN, ngày 28/11/2013 đã khẳng định Nhà nước ta là nhà nước “... do nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức ”. [28] XHHGD phải đảm bảo phát huy quyền làm chủ nhân dân trong việc phát triển sự nghiệp giáo dục. Công tác XHHGD có thành công hay không trước hết phải thực hiện tốt việc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Việc đảm bảo thông tin truyền thông, công khai hóa các hoạt động XHHGD là để người dân thể hiện vai trò vừa là chủ thể vừa là đối tượng. Có như vậy thì người dân sẽ hiểu, tự giác và tích cực tham gia. Đây là nguyên tắc rất quan trọng cần phải thực hiện xuyên suốt nhằm đảm bảo phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tạo động lực cho sự phát triển nền giáo dục tiên tiến. 1.3.4.3. Đảm bảo tính pháp chế XHHGD về bản chất là một cuộc vận động toàn xã hội làm công tác GD nhưng phải được vận hành trong khuôn khổ pháp lý, tuân thủ pháp luật. Hiện nay, chúng ta đang thực hiện công tác XHHGD trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, nên các chủ thể hoạt động XHHGD cần phải được trang bị kiến thức pháp luật để đảm bảo cho sự đầu tư đúng mức, phù hợp đối với GD mà không ảnh hưởng đến pháp luật. Như vậy thì mục đích, ý nghĩa, chủ trương, chính sách XHHGD mới đạt hiệu quả, đảm bảo tính đồng bộ và tạo sự chuyển biến mạnh mẽ cho sự phát triển giáo dục. 1.3.5. Nội dung cơ bản của công tác xã hội hoá giáo dục ở trường THPT 1.3.5.1. Giáo dục hóa xã hội Đây là nội dung cơ bản của XHHGD nhằm xây dựng một phong trào toàn xã hội học tập. Học tập là quyền lợi đồng thời là trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi người với bản thân, gia đình, cộng đồng và đất nước. Mọi người trong xã hội cần phải nỗ lực học tập để nâng cao kiến thức, năng lực làm việc, năng lực hợp tác và để tự khẳng định mình. Tổ chức khoa học, giáo dục và văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã đưa ra bốn trụ cột của việc học trong thời đại nền kinh tế tri thức là “
  • 31. 28 Học để biết, học để làm việc, học để chung sống và học để tự khẳng định mình”. Để thực hiện giáo dục hóa xã hội, Đảng ta đã đề ra nhiệm vụ: “Phát triển giáo dục không chính quy, các hình thức học tập cộng đồng ở các xã, phường gắn với nhu cầu thực tế của đời sống kinh tế - xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người có thể học tập suốt đời, hướng tới xã hội học tập”. [3, Tr.2]. 1.3.5.2. Huy động các lực lượng xã hội tham gia xây dựng môi trường thuận lợi cho việc phát triển nhà trường Công tác XHHGD thực chất là nội dung huy động các lực lượng xã hội tham gia xây dựng môi trường thuận lợi trong việc phát triển nhà trường. Môi trường chính là toàn bộ các yếu tố, các điều kiện xung quanh ảnh hưởng đến con người, ảnh hưởng đến nhà trường. “Tác dụng của môi trường đến dạy học còn đặt ra dưới dạng chung như: yêu cầu xã hội đặt ra cho nhà trường; hoặc môi trường được xem như là điều kiện kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến nhà trường” [30, tr.118]. Gia đình là nền tảng trong việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. “Gia đình là tế bào xã hội, là cái nôi thân yêu nuôi dưỡng cả đời người, là môi trường quan trọng giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách” [13]. Chính vì vậy, cần nhấn mạnh tiềm năng giáo dục gia đình cùng với họ tộc. Xã hội là môi trường luôn tác động đến việc phát triển nhân cách học sinh, góp phần giúp học sinh nhận biết các chuẩn mực của xã hội. Vì vậy, các tổ chức xã hội, cơ quan Nhà nước cần quan tâm chăm lo giúp đỡ để các gia đình có điều kiện tối thiểu cho việc giáo dục thế hệ trẻ. Ngoài ra, môi trường thiên nhiên cũng rất quý giá, có tác động đến việc hình thành những phẩm chất tốt đẹp trong nhân cách học sinh. Môi trường nhà trường, môi trường gia đình và môi trường xã hội tốt đẹp sẽ tạo nên môi trường giáo dục ngày càng hoàn thiện, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục nhà trường phổ thông là rất quan trọng và cần thiết. 1.3.5.3. Huy động nhân dân, các tổ chức đoàn thể xã hội tham gia thực hiện các chỉ tiêu, kế hoạch giáo dục của nhà trường Huy động nhân dân, các tổ chức đoàn thể xã hội tham gia thực hiện các chỉ tiêu, kế hoạch phát triển GD ở các trường TH gồm những nội dung sau: Tạo điều kiện thuận lợi, cơ hội cho mọi đối tượng học sinh trong địa bàn phường được đảm bảo quyền học tập của mình; Huy động 80 % học sinh TNTHCS vào lớp 10;
  • 32. 29 Vận động học sinh bỏ học đến trường, duy trì và đảm bảo số lượng; Vận động học sinh khuyết tật tham gia hòa nhập cộng đồng; Thực hiện tốt công tác phổ cập, đảm bảo học sinh trong độ tuổi học hết THPT. Việc thực hiện các chỉ tiêu, kế hoạch nêu trên không chỉ là trách nhiệm của nhà trường mà còn là trách nhiệm của cả cộng đồng, trong đó cấp ủy, chính quyền địa phương cần phải có chủ trương, nghị quyết, kế hoạch cụ thể để lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Phải phân công trách nhiệm cho từng tổ chức, cá nhân phụ trách, đồng thời huy động và tập hợp các lực lượng xã hội tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc thực hiện các chỉ tiêu, kế hoạch của nhà trường. Xây dựng nền kinh tế tri thức là xu thế phát triển của xã hội hiện nay nhằm thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Việc huy động các nguồn lực của xã hội nói chung đóng góp cho sự nghiệp GD là nội dung có tính toàn diện, trong đó huy động nguồn lực chất xám tham gia vào công tác XHHGD là rất quan trọng và cần thiết, cần phải được quan tâm chú trọng nhằm tạo ra phong trào học tập sâu rộng trong xã hội đáp ứng quyền được hưởng thụ GD của mọi người. 1.3.5.4. Huy động cộng đồng đầu tư nguồn lực cho mục tiêu và yêu cầu phát triển các trường THPT Huy động tiềm năng của cộng đồng hỗ trợ cho quá trình tổ chức giáo dục và phát triển trường THPT, cần tập trung xây dựng và hoàn thiện dần cơ chế phối hợp giữa nhà trường, gia đình và các lực lượng xã hội trong việc tổ chức tham gia cùng làm giáo dục; phân bổ và sử dụng hợp lý nguồn ngân sách nhà nước và tiềm năng xã hội; mở rộng khả năng đóng góp của mọi người cho GDTHPT; tổ chức các hoạt động, phong trào để tạo động lực trong việc huy động sự đóng góp của xã hội để phát triển GDTHPT; phát huy truyền thống họ tộc, lễ hội và cá nhân; đẩy mạnh hợp tác quốc tế về GDTHPT. Nguồn lực của cộng đồng nói chung rất phong phú cho mục tiêu này, nếu nhà trường biết khai thác đúng đắn và có hiệu quả. 1.3.5.5. Huy động các lực lượng tham gia vào việc đa dạng hóa các hình thức học tập, phát triển quy mô giáo dục Trong xu thế hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa như hiện nay thì việc đa dạng hóa các hình thức học tập và các loại hình nhà trường, phát triển quy mô GD là một yêu cầu tất yếu. Việc đa dạng hóa các hình thức học tập thông qua hình thức nhà trường phối
  • 33. 30 hợp cùng chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội, đoàn thể đứng ra tổ chức các lớp học không chính quy nhằm thu hút, tạo điều kiện cho các em được tham gia học tập theo khả năng, điều kiện, hoàn cảnh… nhất là những em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Hình thức phổ biến hiện nay như: các trung tâm học tập cộng đồng, lớp học tình thương …Các lực lượng xã hội cùng với nhà trường tham gia vào quá trình GD, đa dạng hóa các hình thức học tập góp phần làm cho mọi người có cơ hội học tập, học tập thường xuyên, học tập suốt đời và đây cũng chính là một trong những nội dung quan trọng trong công tác XHHGD. Điều 48, Luật GD 2005 nêu: “Nhà trường trong hệ thống GD quốc dân được tổ chức theo các loại hình trường lớp, công lập, dân lập, tư thục. Đồng thời cho phép GD theo phương thức chính quy và GD thường xuyên; hình thức học tập trung, học tại chức và học từ xa, tự học có hướng dẫn, trong đó phải lấy loại hình trường công lập, GD chính quy giữ vai trò nòng cốt, chủ đạo chi phối trong toàn bộ hệ thống GD”. Như vậy, các lực lượng xã hội và cá nhân có thể tham gia trực tiếp vào quá trình GD bằng cách tổ chức các cơ sở GD ngoài công lập. XHHGD chính là xây dựng hệ thống GD mở, tạo cơ hội cho mọi người tham gia GD và GD cho mọi người thường xuyên, liên tục, góp phần quan trọng vào việc phát triển GD và làm giảm gánh nặng đầu tư của Nhà nước. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, chúng ta đang tiếp tục củng cố vững chắc phổ cập giáo dục TH, Trung học cơ sở, tiến tới phổ cập Trung học phổ thông thực hiện mục đích nâng cao dân trí, việc đa dạng hóa các loại hình học tập sẽ góp phần quan trọng phát triển quy mô GD. 1.3.5.6. Đa dạng hóa các nguồn lực cho xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học Trong bối cảnh kinh tế, xã hội còn khó khăn, việc huy động các nguồn lực của xã hội cho quá trình xây dựng các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ hoạt động của nhà trường là việc làm hết sức cần thiết. Bên cạnh việc sử dụng có hiệu quả nguồn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, cần phải tiến hành khai thác triệt để các nguồn đầu tư khác ở trong nước cũng như nước ngoài (nhân lực, vật lực, tài lực) phục vụ cho sự phát triển giáo dục. Ngoài ba nguồn lực đã nêu, ngày nay người ta còn nói đến hai nguồn lực: Tâm lực và tin lực. “Tâm lực” có thể hiểu là tấm lòng, là tâm huyết của nhân dân của cộng đồng, của cha mẹ học sinh mong muốn hiến kế cho sự phát triển nhà trường. “Tin lực” là các thông tin về khoa học giáo dục mà các gia đình học sinh
  • 34. 31 hoặc những người hiểu biết trong cộng đồng mang đến cho nhà trường. Sự phát triển của thông tin ngày nay đa dạng và diễn ra với tốc độ nhanh chóng. Các thầy cô giáo cần phải được cập nhật, tự học tập, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Nguồn lực của cộng đồng nói chung rất phong phú, nếu nhà trường biết khai thác đúng đắn và có hiệu quả. 1.3.5.7. Phát huy vai trò của nhà trường đối với xã hội Việc huy động các lực lượng xã hội tham gia vào các hoạt động XHHGD có vai trò của nhà trường; tuy nhiên, vấn đề quan trọng hơn là nhà trường cần phải thể hiện ảnh hưởng của mình đối với cộng đồng, địa phương. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nhà trường phải thể hiện đầy đủ tính chủ động và sáng tạo, vai trò trung tâm nòng cốt trong XHH công tác giáo dục. Trước hết, nhà trường cần xây dựng cho mình thực sự trở thành một trung tâm văn hóa lành mạnh, đi đầu và đóng vai trò chủ đạo trong các phong trào giáo dục ở địa phương như: Giáo dục môi trường, giáo dục dân số, tuyên truyền phòng chống các tệ nạn xã hội, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, khuyến học, khuyến tài… là lực lượng nòng cốt trong việc kết hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Để tiến hành XHH hoạt động GD cần phải tạo ra được một phong trào học tập sâu rộng trong địa bàn dân cư theo nhiều hình thức. Động viên, khuyến khích và khơi dậy tinh thần học tập của mọi người; thực hiện việc học tập suốt đời để làm việc tốt hơn, thu nhập cao hơn và có cuộc sống tốt hơn nhất là những người trong độ tuổi lao động. Tham mưu, đề xuất với cấp ủy, chính quyền vận động nhân dân quan tâm chăm lo giáo dục thế hệ trẻ; tạo ra môi trường GD lành mạnh, nâng cao ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của cộng đồng trong việc tham gia XHHGD, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu GD đề ra cũng như phát huy vai trò, ảnh hưởng của nhà trường đối với cộng đồng xã hội ở địa phương. 1.4. Quản lí công tác xã hội hóa giáo dục của Hiệu trƣởng trƣờng THPT 1.4.1. Tầm quan trọng của việc quản lí công tác xã hội hoá giáo dục Quản lí công tác XHHGD của Hiệu trưởng là việc làm mang tầm quan trọng lớn vì công tác XHHGD mang tính quần chúng, cộng đồng, vì phúc lợi XH có liên quan trực tiếp đến nhiều người, vấn đề XHHGD đa dạng và mang tính nhạy cảm. Để tạo hành lang pháp lý cho các nguồn lực của xã hội đầu tư nhiều hơn vào giáo dục, đào tạo và tạo thuận lợi cho các cơ sở giáo dục được hưởng chính sách ưu đãi
  • 35. 32 xã hội, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 69/2008/NĐ-CP về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường; Nghị định số 59/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 69/2008/NĐ-CP cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Trong đó, nhà đầu tư thực hiện xã hội hóa được hưởng nhiều chính sách ưu đãi, như được Nhà nước giao đất, cho thuê đất đã hoàn thành giải phóng mặt bằng; được hỗ trợ kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với các dự án đầu tư đã tự thực hiện công tác đền bù, giải phóng mặt bằng; được hưởng mức ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp; được tham gia cung cấp các dịch vụ công do Nhà nước tài trợ, đặt hàng; tham gia đấu thầu nhận các hợp đồng, dự án sử dụng nguồn vốn trong và ngoài nước phù hợp với chức năng, nhiệm vụ hoạt động theo quy định của pháp luật; được đối xử bình đẳng đối với các sản phẩm và dịch vụ của cơ sở thực hiện xã hội hóa,... Để phát triển giáo dục mầm non khu công nghiệp, khu chế xuất, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 404/QĐ-TTg, ngày 20-3-2014, về phê duyệt Đề án hỗ trợ phát triển nhóm trẻ độc lập tư thục khu vực khu công nghiệp, khu chế xuất đến năm 2020. Về chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): cùng với việc ký kết các hiệp định song phương giữa các quốc gia, các điều ước quốc tế và cam kết hạn chế đối xử quốc gia trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), ngày 26-9-2012 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 73/2012/NĐ-CP quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục. Thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo được thực hiện theo các hình thức khác nhau, như công nhận văn bằng, thành lập cơ sở giáo dục, đào tạo theo hình thức liên doanh; hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc theo hình thức 100% vốn nước ngoài để thực hiện các hoạt động giáo dục cho người nước ngoài hiện đang công tác có thời hạn tại Việt Nam; giáo dục bậc phổ thông trung học cho người nước ngoài và người Việt Nam; đào tạo trung học chuyên nghiệp, dạy ngoại ngữ, dạy nghề, đào tạo cao đẳng, đại học và sau đại học cho người nước ngoài và người Việt Nam thuộc các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, công nghệ, khoa học tự nhiên, khoa học quản lý kinh tế, ngôn ngữ; thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam. Với những định hướng khuyến khích xã hội hóa giáo dục nêu trên, giáo dục
  • 36. 33 mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học ngoài công lập trong những năm qua đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần nâng tỷ lệ huy động trẻ, học sinh trong độ tuổi ra lớp, phổ cập giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển loại hình trường, lớp, chương trình chất lượng cao đáp ứng nhu cầu học tập của người dân, giảm gánh nặng cho ngân sách. Qua đó ta thấy các văn bản, Nghị định do Chính phủ đã ban hành luôn luôn đúng và phù hợp với tình hình thực tế. Quản lý công tác XHHGD là quản lý nguồn đầu tư từ ngân sách do nhà nước cấp và các nguồn kinh phí khác từ sự đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân cho sự phát triển giáo dục; để đảm bảo tốt công tác XHHGD phải có sự tham gia của nhân dân và của cả hệ thống chính trị từ cơ sở, tham gia hoạch định công tác XHHGD. Công tác quản lý hoạt động XHHGD bao gồm việc xây dựng chiến lược; chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác XHHGD. Trong điều kiện đổi mới GD hiện nay, để nâng cao được chất lượng GD việc thực hiện tốt công tác quản lý XHHGD là một nhiệm vụ quan trọng trong trường học. Trên thực tế nhà lãnh đạo thực hiện các văn bản, nghị định là đa dạng. Mỗi người có một quan điểm khác nhau, một cách nghĩ và cách làm khác nhau thậm chí có những quan điểm lệch lạc không đi đúng hướng nên phải có biện pháp kiểm tra, uốn nắn quản lí chặt chẽ việc thực hiện các văn bản, Nghị định do Chính phủ ban hành. Bởi vì nếu QL một cách máy móc, cứng nhắc sẽ rơi vào tình trạng hành chính hóa, làm thui chột tính năng động của hoạt động XHH. Nếu QL quá dễ dãi, giản đơn sẽ đẩy hoạt động XHH vào những sai lầm, nhất là huy động các nguồn thu. 1.4.2. Vị trí, vai trò, nhiệm vụ và quyền hạn của người Hiệu trưởng trường THPT Căn cứ theo Thông tư số 12/2011/TT-BGD&ĐT ngày 28/3/2011 của Bộ Giáo dục & Đạo tạo: Vị trí, vai trò, nhiệm vụ của Hiệu trưởng trường THPT: được qui định tại Điều 18, 19 của Điều lệ trường trung học: [5]. Hiệu trưởng trường THPT là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lí các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường. Hiệu trưởng do Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo bổ nhiệm đối với trường THPT công lập, công nhận đối với trường THPT tư thục theo quy trình bổ nhiệm hoặc công nhận Hiệu trưởng của cấp có thẩm quyền. Người được bổ nhiệm hoặc công nhận làm Hiệu trưởng trường THPT phải đạt chuẩn hiệu trưởng trường THPT. Nhiệm kì của Hiệu trưởng trường THPT là 5 năm. Sau 5 năm, Hiệu trưởng