SlideShare a Scribd company logo
1 of 104
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
---------------
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
VŨ TUYÊN HOÀNG
PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH
VỀ DI SẢN DÙNG VÀO VIỆC THỜ CÚNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2021
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
---------------
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
VŨ TUYÊN HOÀNG
PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH
VỀ DI SẢN DÙNG VÀO VIỆC THỜ CÚNG
Chuyên ngành: Luật Dân sự và tố tụng dân sự
Mã ngành: 60380103
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜIHƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐẶNG THANH HOA
TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2021
LỜI CAM ĐOAN
Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, trích
dẫn và bản án trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Các kết
quả nghiên cứu khoa học nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công
trình nào khác. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm với những cam đoan trên.
TÁC GIẢ
Vũ Tuyên Hoàng
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
CHỮ CÁI VIẾT TẮT/ KÝ HIỆU NỘI DUNG
QTHL Quốc triều hình luật
HVLL Hoàng Việt Luật lệ
DLGY Dân luật Giản yếu
DLBK Dân luật Bắc kỳ
DLTK Dân luật Trung kỳ
PLTK Pháp lệnh thừa kế
BLDS Bộ luật dân sự
DSDTC Di sản dùng vào việc thờ cúng
TAND Tòa án nhân dân
MỤC LỤC
Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..............................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ...........................................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu....................................................................................................2
3. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài......................................................5
4. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................................5
5. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................6
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn............................................................6
7. Kết cấu của luận văn.....................................................................................................7
Chương 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ DI SẢN DÙNG VÀO VIỆC THỜ CÚNG ...8
1.1. Khái niệm thờ cúng, di sản dùng vào việc thờ cúng ...........................................8
1.1.1. Khái niệm về thờ cúng..............................................................................................8
1.1.2. Khái niệm di sản thừa kế .......................................................................................10
1.1.3. Khái niệm di sản dùng vào việc thờ cúng ............................................................11
1.2. Đặc điểm của di sản dùng vào việc thờ cúng thờ cúng ....................................12
1.3. Ý nghĩa phong tục thờ cúng của người Việt Nam.............................................14
1.4. Quy định của pháp luật dân sự Việt Nam về di sản dùng vào việc thờ cúng
qua các thời kỳ..................................................................................................................15
1.4.1. Thời kỳ trước năm 1945.........................................................................................15
1.4.2. Thời kỳ từ năm 1945 đến trước năm 1990 ..........................................................25
1.4.3. Thời kỳ từ năm 1990 đến 1/7/1996.......................................................................27
1.4.4. Thời kỳ từ 01/7/1996 cho đến nay ........................................................................28
1.5. Quy định về di sản dùng để thờ cúng của một số nước trên thế giới ...........30
Chương 2. THỰC TIỄN QUY ĐỊNH DI SẢN DÙNG VÀO VIỆC THỜ CÚNG
TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH ...................................................33
2.1. Căn cứ xác lập di sản dùng vào việc thờ cúng ...................................................33
2.2. Di sản dùng vào việc thờ cúng ...............................................................................35
MỤC LỤC
Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
2.2.1. Tỉ lệ di sản dùng vào việc thờ cúng ......................................................................35
2.2.2. Loại tài sản dùng vào việc thờ cúng.....................................................................38
2.3. Người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng ....................................................39
2.3.1. Người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng được chỉ định theo di chúc......39
2.3.2. Người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng do những người thừa kế giao
hoặc cử quản lý..................................................................................................................40
2.3.3. Quyền và nghĩa vụ của người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng.............44
2.4. Căn cứ chấm dứt di sản dùng vào việc thờ cúng...............................................48
2.5. Hạn chế quyền của người để lại di sản dùng vào việc thờ cúng.....................53
Chương 3. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ
DI SẢN DÙNG VÀO VIỆC THỜ CÚNG...................................................................58
3.1. Thực trạng áp dụng pháp luật về di sản dùng vào việc thờ cúng..................58
3.1.1. Căn cứ phát sinh di sản dùng vào việc thờ cúng ................................................58
3.1.2. Người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng .....................................................66
3.1.3. Căn cứ chấm dứt di sản dùng vào việc thờ cúng ................................................73
3.2. Kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về di sản dùng
vào việc thờ cúng..............................................................................................................77
3.2.1. Căn cứ xác lập di sản dùng vào việc thờ cúng....................................................78
3.2.2. Tỉ lệ di sản dùng vào việc thờ cúng ......................................................................79
3.2.3. Người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng .....................................................83
3.2.4. Căn cứ chấm dứt di sản dùng vào việc thờ cúng ................................................85
3.2.5. Hạn chế quyền của người để lại di sản dùng vào việc thờ cúng.......................88
KẾT LUẬN........................................................................................................................89
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................................90
PHỤ LỤC...........................................................................................................................98
1
Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong phong tục của người Việt, thờ cúng ông bà tổ tiên từ lâu đã trở thành
một thứ tín ngưỡng quan trọng và là một trong những thành tố đặc biệt tạo nên bản
sắc văn hóa Việt Nam nhằm tỏ lòng tôn kính đối với người đã mất và giáo dục cho
thế hệ sau về công ơn của thế hệ trước. Phong tục này được thể hiện dưới nhiều
hình thức đa dạng, như việc dành một khoảng không gian thờ trong nhà để thờ ông
bà, tổ tiên, thổ công, tổ địa, hay xây các nhà thờ họ, thờ làng hoặc lưu giữ những
cuốn gia phả của dòng họ để hàng năm vào các ngày lễ lớn, giỗ, chạp...
Từ ý nghĩa đặc biệt của phong tục thờ cúng đối với đời sống tâm linh người
Việt, pháp luật Việt Nam từ xưa đến nay luôn thể hiện sự tôn trọng và bảo vệ tín
ngưỡng đó, thể hiện trong các bộ cổ luật như Bộ luật Hồng Đức (Quốc Triều Hình
Luật), Bộ luật Gia Long (Hoàng Việt Luật Lệ) và hai bộ luật Dân sự Bắc kỳ, Trung
kỳ ghi nhận về di sản thờ cúng thông qua các quy định về “Phụng tự”, “Hương
hỏa”, “Lập thừa tự”... Kế thừa tinh thần đó, Nhà nước ta từ khi thành lập đến nay,
đều ghi nhận chế định về di sản thờ cúng trong các văn bản luật, mà cụ thể ở Pháp
lệnh thừa kế năm 1990, Bộ luật dân sự các năm 1995, năm 2005 và năm 2015.
Trong Bộ luật dân sự năm 2015 hiện hành, mặc dù có sự ghi nhận đối với di
sản thờ cúng, nhưng sự ghi nhận này chỉ gói gọn trong một điều luật, đây thực chất
chỉ là sự kế thừa quy định đã tồn tại trong Bộ luật dân sự năm 1995 và 2005. Trong
khi đó, việc giải quyết tranh chấp về thừa kế đặt ra rất nhiều vấn đề cần giải quyết,
mà nếu chỉ với nội dung quy định tại một điều luật như hiện nay sẽ không đủ căn cứ
để giải quyết một số vấn đề như: các căn cứ xác lập DSDTC từ người thừa kế góp
hoặc do người để lại di sản tặng cho có điều kiện trước khi chết, tỷ lệ di sản và loại
tài sản dùng vào việc thờ cúng; căn cứ xác định, thay đổi, chấm dứt người được
giao quản lý phần DSDTC; việc chấm dứt DSDTC do những người thừa kế thỏa
thuận, hay do di sản thờ cúng không còn.
Khi nghiên cứu thực tiễn xét xử, tỉ lệ các tranh chấp liên quan đến vấn đề di
sản dùng để thờ cúng so với những loại án dân sự khác là không nhiều. Tuy nhiên,
như đã trình bày ở trên, vấn đề này còn nhiều khía cạnh pháp lý mà pháp luật hiện
2
Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
nay chưa có quy định cụ thể, kéo theo nhiều nhiều quan điểm khác nhau về hướng
giải quyết. Dẫn đến khó khăn trong việc tiếp cận pháp luật của người dân, cũng như
có sự khác biệt trong giải pháp áp dụng pháp luật, việc giữ gìn và bảo vệ nét đẹp
của phong tục này cũng vì vậy mà không được đảm bảo. Xuất phát từ ý nghĩa của
một phong tục lâu đời trong đời sống người Việt, cũng như là quy định tương đối
đặc trưng trong hệ thống pháp luật Việt Nam so với thế thới
Tìm hiểu các công trình khoa học nghiên cứu về thừa kế từ trước đến nay, mặc
dù có nhiều tác giả đã nghiên cứu các khía cạnh khác nhau, nhưng vấn đề DSDTC
rất ít khi được xem xét để nghiên cứu một cách tập trung và đa số đều là các công
trình được thực hiện trước khi BLDS 2015 có hiệu lực, mặc dù đây là phong tục đặc
sắc của người Việt không chỉ trong đời sống tinh thần mà cả trong pháp luật. Do
vậy, tác giả chọn đề tài “Pháp luật Việt Nam hiện hành về di sản dùng vào việc
thờ cúng” để nghiên cứu nhằm phân tích, đánh giá quy định pháp luật trong cổ luật
và pháp luật ngày nay về DSDTC dưới góc độ lý luận và thực tiễn, cũng như thực
trạng giải quyết các tranh chấp liên quan, để từ đó tìm ra những giải pháp hoàn thiện
pháp luật.
2. Tình hình nghiên cứu
DSDTC được điều chỉnh trong pháp luật dân sự, nhưng được quy định rất hạn
chế khi chỉ gói gọn trong một điều luật, vì vậy các công trình nghiên cứu thường
nghiên cứu dưới góc độ là một phần nhỏ trong chế định thừa kế, chỉ có một số rất ít
các công trình nghiên cứu dưới góc độ là vấn đề chính, cụ thể như sau:
Thứ nhất, các công trình nghiên cứu một cách tổng hợp, tóm lược về pháp luật
dân sự, từ những vấn đề chung, mang tính chất nền tảng lý luận như phạm vi điều
chỉnh, đối tượng điều chỉnh, lịch sử pháp luật qua các thời kỳ đến những vấn đề cụ
thể về chủ thể, tài sản, hợp đồng,... Trong đó, DSDTC thường được lồng ghép nội
dung trong thừa kế theo di chúc, là một phần thừa kế. Các công trình này gồm: Giáo
trình Luật Dân sự (2020) của Trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh, NXB.
Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh; Giáo trình pháp luật về tài sản, quyền sở hữu
tài sản và thừa kế (2019) của Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, NXB.
Hồng Đức; Giáo trình luật dân sự (2018) của Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB.
3
Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Công an nhân dân; Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam (2016) của Trường đại học
Kiểm sát Hà Nội, NXB. Chính trị Quốc gia - Sự thật; Giáo trình Luật dân sự (2014)
của Trường Đại học Kinh tế - Luật thành phố Hồ Chí Minh, NXB. Đại học quốc gia
TP.HCM.
Một số công trình nghiên cứu riêng về chế định thừa kế, một phần nhỏ trong
đó đề cập quy định DSDTC dưới góc độ lịch sử, ý nghĩa của nó và ảnh hưởng đến
quá trình phân chia di sản, một số công trình phân tích khái quát về một vài nội
dung còn hạn chế dưới góc độ lý luận và thực tiễn như: Luật Dân sự Việt Nam bình
giải và áp dụng - Luật Thừa kế của tác giả Phùng Trung Tập (2017), NXB. Hà Nội;
Thừa kế trong pháp luật dân sự Việt Nam của tác giả Nguyễn Văn Huy (2017),
NXB. Tư pháp; Luật thừa kế Việt Nam - Bản án và bình luận bản án của tác giả Đỗ
Văn Đại (2016), NXB Hồng Đức - Hội Luật Gia Việt Nam; Pháp luật về thừa kế và
thực tiễn giải quyết tranh chấp của Phạm Văn Tuyết & Lê Kim Giang (2013), NXB.
Tư pháp; Thừa kế theo pháp luật của công dân Việt Nam từ năm 1945 đến nay của
tác giả Phùng Trung tập (2004), NXB Tư pháp.
Ngoài ra, một số công trình khác nghiên cứu theo hướng bình luận những quy
định mới trong Bộ luật dân sự năm 2015. Đối với vấn đề DSDTC, đa số công trình
nêu khá tóm lược và là những vấn đề đã tồn tại từ quy định cũ như: Bình luận khoa
học bộ luật dân sự của tác giả Nguyễn Minh Tuấn (chủ biên, 2016), NXB. Tư pháp;
Bình Luận khoa học Bộ luật dân sự năm 2015 của tác giả Nguyễn Văn Cừ và Trần
Thị Huệ (chủ biên, 2016), NXB. Công An Nhân Dân; Bình luận khoa học những
điểm mới của Bộ Luật dân sự năm 2015 của tác giả Đỗ Văn Đại (2016), NXB.
Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam.
Thứ hai, các công trình nghiên cứu dưới hình thức bài viết tạp chí chuyên
ngành, tập trung phân tích một hoặc một số vấn đề về lịch sử hình thành, hạn chế
trong cách quy định và phương hướng hoàn thiện pháp luật. Đây là những nội dung
có giá trị tham khảo, nghiên cứu nhưng phạm vi rất hẹp, chưa có tính khái quát cao,
một công trình được công bố trước thời điểm Bộ luật dân sự 2015 có hiệu lực. Có
thể kể đến như: “Di sản dùng vào việc thờ cúng - Nhìn từ góc độ thực tiễn xét xử và
thi hành án” của Cao Anh Nguyên (2018), Tạp chí Tòa án nhân dân, số 1/2018, tr
4
Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
39- 41, 48; “Hoàn thiện quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng trong dự thảo
BLDS (sửa đổi)” của Hồ Thị Vân Anh (2015), Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số
4/2015, tr. 42 - 47; “Góp ý dự thảo BLDS (sửa đổi) về phần thừa kế theo di chúc”
của tác giả Hoàng Thị Loan (2015), Tạp chí luật học, số 6/2015, tr. 149 - 156;
“Những vấn đề đặt ra về vấn đề thừa kế khi sửa đổi BLDS” của tác giả Phạm Văn
Bằng (2014), Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 5/2014, tr. 32 - 44; “Bất cập trong
quy định của Bộ luật dân sự về di sản thờ cúng” của tác giả Trần Thị Huệ (2014),
Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 7/2014, tr. 41 - 45; “Từ quy định về di sản dùng
vào việc thờ cúng và di tặng” của tác giả Phùng Trung Tập (2013), Tạp chí Nghiên
cứu lập pháp, số 9/2013, tr. 31 - 42; “Một số điểm bất cập về chế định thừa kế cần
được sửa đổi, bổ sung trong Bộ luật Dân sự năm 2005” của tác giả Trần Thị Huệ
(2013), Tạp chí Tòa án nhân dân, số 11/2013, tr. 34 - 38.
Thứ ba, các công trình nghiên cứu chuyên sâu dưới hình thức luận văn rất
hạn chế, gần như các công trình này đều được nghiên cứu trước khi Bộ luật dân sự
2015 có hiệu lực, hơn nữa, các vấn đề được nghiên cứu có phần chưa cụ thể, cách
phân tích và giải quyết vấn đề cũng gặp nhiều quan điểm trái chiều. ví dụ như đề
tài “Di sản thờ cúng theo pháp luật Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Phương
Thủy (2014), Luận văn thạc sỹ luật, Đại học Quốc gia Hà Nội; đề tài “Di sản dùng
vào việc thờ cúng theo pháp luật Việt Nam” của tác giả Võ Thị Cẩm Tú (2013),
Luận văn thạc sỹ luật, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh; đề tài “Di sản dùng
vào việc thờ cúng theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành” của tác giả
Tống Viết Nam (2012), Luận văn thạc sỹ luật, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội;
“Di sản dùng vào việc thờ cúng theo pháp luật Việt Nam” của tác giả Lê Quang
Hậu (2007), Luận văn thạc sỹ luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Đề tài “Pháp luật về di tặng, di sản dùng vào việc thờ cúng” của tác giả Trịnh
Thị Bích Ngân (2018), Luận văn thạc sỹ luật, Trường Đại học Kinh tế - Luật thành
phố Hồ Chí Minh là luận văn duy nhất được thực hiện sau khi Bộ luật dân sự 2015
có hiệu lực. Tuy nhiên nội dung nghiên cứu bao gồm cả vấn đề về di tặng nên tác
giả chưa nghiên cứu sâu sắc và chi tiết về DSDTC. Bên cạnh đó, giải pháp mà tác
giả đưa ra cũng chỉ dừng ở việc định hướng mà chưa có giải pháp cụ thể.
5
Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Các công trình nghiên cứu, bài báo trên là nguồn tài liệu chuyên ngành rất có
giá trị khi phần nào thể hiện rõ cơ sở lí luận, thực trạng pháp luật và thực tiễn áp
dụng quy định DSDTC. Một số công trình đã chỉ rõ yêu cầu về một chế định thờ
cúng cụ thể hơn trong pháp luật dân sự, cũng như đề xuất một số định hướng, giải
pháp nhằm khắc phục những bất cập của pháp luật dân sự hiện nay về loại di sản
đặc biệt này. Tuy nhiên, một số công trình nghiên cứu trong môi trường pháp luật
cũ, một số khác chỉ tập trung nghiên cứu số ít vấn đề tồn tại hoặc bình luận ngắn
gọn về loại di sản đặc biệt này. Hiện tại cũng chưa có công trình nghiên cứu chuyên
sâu và toàn diện về DSDTC dưới góc độ là mỹ tục của dân tộc, quy định đặc trưng
của Việt Nam so với pháp luật thế giới cần được lưu giữ và chế định còn nhiều dang
dở cần phải hoàn thiện trước những hạn chế trong cách quy định và yêu cầu thực
tiễn thông qua các vụ án cụ thể.
3. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
Luận văn được nghiên cứu nhằm mục đích tìm hiểu những giá trị và nội dung
của việc để lại DSDTC, cách phong tục này được ghi nhận trong pháp luật Việt
Nam qua các thời kỳ phong kiến, Pháp thuộc, trước và sau giải phóng, để từ đó làm
rõ nhận thức của xã hội và pháp luật về tầm quan trọng của di sản vào việc thờ
cúng.
Luận văn còn tập trung nghiên cứu, phân tích các quy định hiện hành về thờ
cúng trong Bộ luật dân sự năm 2015, nhằm phát hiện những bất cập, hạn chế trong
các quy định của luật cũng như thực tế việc áp dụng các quy định này trong thực
tiễn xét xử, từ đó đóng góp những giải pháp giúp giải quyết những bất hợp lý còn
tồn tại trong lý luận và thực tiễn của vấn đề DSDTC.
4. Phạm vi nghiên cứu
Với mục đích nghiên cứu trên, luận văn sẽ nghiên cứu vấn đề di sản dùng để
thờ cúng dưới cả góc độ lý luận và thực tiễn.
Ở góc độ lý luận, luận văn làm rõ và thống nhất các khái niệm liên quan, tìm
hiểu ý nghĩa của tín ngưỡng thờ cúng và sự ảnh hưởng của nó đến quy định của
pháp luật trong các thời kỳ khác nhau, thể hiện ở các văn bản luật có liên quan.
Luận văn cũng phân tích những điểm đặc biệt của các văn bản luật này, trong đó,
6
Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
tập trung chủ yếu vào Bộ luật dân sự năm 2015 hiện hành, đồng thời có liên hệ với
pháp luật của một số nước tương đồng về văn hóa thờ cúng tổ tiên như Việt Nam để
củng cố thêm cơ sở lý luận.
Ở góc độ thực tiễn, luận văn sẽ nghiên cứu một số các bản án thực tế trong
thời gian gần đây để phân tích, từ đó tìm ra những vướng mắc cần sự điều chỉnh của
pháp luật.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của luận văn dựa trên cơ sở các phương pháp cơ bản
của khoa học chuyên ngành luật học, cụ thể như sau:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp là phương pháp nền tảng, sử dụng cho
toàn bộ quá trình nghiên cứu đề tài. Trong đó, phương pháp phân tích áp dụng trong
quá trình nghiên cứu các tài liệu, công trình nghiên cứu đã được công bố, các bản án
có hiệu lực, các quan điểm khác nhau; phương pháp tổng hợp liên kết những nội
dung đã phân tích để rút ra kết luận, nhằm có cái nhìn tổng quan đối với khái niệm,
ý nghĩa, quy định pháp luật, thực tiễn xét xử của vấn đề DSDTC.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu các quy định của pháp luật đối với vấn đề
DSDTC trong hệ thống pháp luật Việt Nam từ trước đến nay trong cổ luật lẫn pháp
luật hiện đại, và so sánh với pháp luật nước ngoài, để từ đó tìm ra những điểm
giống, điểm khác làm cơ sở cho việc phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp lịch sử áp dụng trong nghiên cứu sự hình thành và phát triển
của quy định DSDTC, thông qua các bộ dân luật trong suốt chiều dài lịch sử lập
pháp của Việt Nam, từ đó rút ra bản chất và quy luật phát triển của quy định
DSDTC.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Đề tài “Pháp luật Việt Nam hiện hành về di sản dùng vào việc thờ cúng” là
một trong số ít những công trình nghiên cứu chuyên sâu về DSDTC tại Việt Nam.
Thông qua kết quả nghiên cứu, Luận văn giúp cung cấp một cách tổng quan những
nội dung về khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của phong tục thờ cúng trong đời sống
người Việt, để từ đó khẳng định giá trị phong tục này trong đời sống xã hội và pháp
luật. Ngoài ra, luận văn cũng dành phần lớn nội dung để nghiên cứu, phân tích, bình
7
Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
luận các quy định của pháp luật từ trước đến nay, kết hợp với một số vụ án xảy ra
trên thực tế, đồng thời tìm hiểu về pháp luật nước ngoài. Vì vậy, Luận văn này hỗ
trợ cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập.
Ngoài ra, các kết quả nghiên cứu và giải pháp đưa ra trong phạm vi luận văn
này có giá trị tham khảo nhằm hoàn thiện chế định DSDTC trong pháp luật dân sự
Việt Nam hiện nay, tạo điều kiện cho một phong tục tốt đẹp tiếp tục được phát huy,
đồng thời có giá trị thực đối với Tòa án trong việc xét xử và người dân trong việc
thực hiện quy định của pháp luật để bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Lý luận chung về di sản dùng vào việc thờ cúng
Chương 2. Thực tiễn quy định di sản dùng vào việc thờ cúng trong pháp luật
Việt Nam hiện hành
Chương 3. Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về di sản dùng vào
việc thờ cúng.
8
Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Chương 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ DI SẢN DÙNG VÀO VIỆC THỜ CÚNG
1.1. Khái niệm thờ cúng, di sản dùng vào việc thờ cúng
1.1.1. Khái niệm về thờ cúng
Với lịch sử ngàn năm dựng nước và giữ nước, người Việt từ xưa đến nay có
thể được xem là một trong số các dân tộc trên thế giới có đời sống văn hóa, tinh
thần đa dạng, phong phú, trong đó thờ cúng là một trong những phong tục tiêu biểu.
Tín ngưỡng này tồn tại và kéo dài xuyên suốt trong lịch sử Việt Nam. Đó cũng là lí
do để pháp luật dân sự luôn dành riêng những quy định điều chỉnh đặc thù về di sản
thờ cúng.
Mặc dù đã có từ lâu, nhưng truyền thống thờ cúng cho đến nay vẫn đang còn
nhiều ý kiến khác nhau về loại hình của nó, một số nhà nghiên cứu cho rằng thờ
cúng tổ tiên là một loại phong tục, một số khác lại cho đó là luật tục, cũng có quan
điểm đó là một loại tôn giáo hay tín ngưỡng, ví dụ như:
Tác giả Phan Kế Bính và Toan Ánh1 coi thờ cúng là một loại tục, Phan Kế
Bính khẳng định: “Xét cái tục phụng sự tổ tiên của ta rất là thành kính, ấy cũng là
một lòng bất vong bản, ấy cũng là một việc nghĩa của người”2. Trong khi đó, tác giả
X.A. Tocarev lại coi đây là một loại tôn giáo, ông khẳng định: “Sự thờ cúng tổ tiên
là một hình thức tôn giáo, từ lâu đã được thừa nhận trong khoa học”3. Đây cũng là
quan điểm được tác giả Đặng Nghiêm Vạn đồng tình và lý giải thêm: “Không có tổ
chức chặt chẽ, nhưng dường như toàn bộ cộng đồng quan niệm tiến hành các lễ thức
giống nhau và là tâm linh chủ yếu của cộng đồng là lực hút các yếu tố ngoại sinh
hay là những yếu tố gia nhập vào các tôn giáo khác”4. Không đồng ý với quan điểm
trên, có tác giả Mai Thanh Hải5 và Hà Đình Cầu, trong đó nhà nghiên cứu Hà Đình
Cầu khẳng định: “Việc Thờ cúng tổ tiên không phải là một tôn giáo mà là một luật
1 Toan Ánh (1991), Phong tục Việt Nam (thờ cúng tổ tiên), NXB KHXH, Hà Nội, tr.5.
2 Phan Kế Bính (2005), Việt Nam phong tục,NXB Văn Học, Hà Nội, tr. 22.
3 X.A Tôcarev (1994), Các hình thức tôn giáo sơ khai và sự phát triển của chúng, NXB CTQG, Hà
Nội, tr 32.
4 Đặng Nghiêm Vạn (1996), Về tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam hiện nay, NXB KHXH, Hà Nội, tr 29.
5 Mai Thanh Hải (2006), Từ điển tín ngưỡng tôn giáo Thế giới và Việt Nam, Nxb Văn hóa - Thông tin,
Hà Nội, tr 603.
9
Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
tục”. Một số nhà nghiên cứu khác như Trần Ngọc Thêm6, Phan Đại Doãn hay
Huyền Giang7 lại quan niệm thờ cúng tổ tiên như một tín ngưỡng gắn liền với sự
củng cố quan hệ họ hàng, gia đình.
Mặc dù có nhiều quan điểm cần tiếp tục nghiên cứu về việc xem thờ cúng tổ
tiên là một loại tục, luật tục hay tôn giáo, tín ngưỡng, nhưng theo quan điểm của tác
giả, trong phạm vi luận văn này, thờ cúng nên được nghiên cứu dưới góc độ là một
trong những mỹ tục của dân tộc nhằm giáo dục thế hệ sau nhớ công ơn của thế hệ
trước. Từ ý nghĩa đó, luật pháp phải được quy định làm sao để vừa điều chỉnh quan
hệ xã hội liên quan đến việc để lại di sản thờ cúng một cách hợp tình, hợp lý, vừa
phát huy được những truyền thống tốt đẹp của dân tộc từ xưa đến nay.
Phân tích dưới góc độ từ ngữ, khái niệm về “thờ cúng” cũng tồn tại nhiều quan
điểm khác nhau. Theo Từ điển Tiếng Việt, “thờ cúng” được giải thích là hoạt động
nhằm “Tỏ lòng tôn kính thần thánh, vật thiêng hoặc linh hồn người chết bằng hình
thức lễ nghi cúng bái theo phong tục hoặc tín ngưỡng”8. Phân tích một cách rõ ràng
hơn, theo tác giả Trần Đăng Sinh: “Thờ cúng là hoạt động có ý thức của con người,
là tổng thể phức hợp những yếu tố: ý thức về tổ tiên, biểu tượng về tổ tiên và lễ nghi
thờ cúng trong không gian thờ cúng. Thờ là yếu tố thuộc ý thức về tổ tiên, là tâm
linh, tình cảm, hướng về cội nguồn của con cháu. Thờ tổ tiên là sự thể hiện lòng
thành kính, biết ơn, tưởng nhớ tổ tiên. Đồng thời cũng là sự thể hiện niềm tin vào sự
che chở, bảo hộ, trợ giúp của tổ tiên”9.
Từ những phân tích ở trên, có thể đưa ra khái niệm về thờ cúng tổ tiên như
sau: Thờ cúng tổ tiên là hoạt động có ý thức của con người nhằm bày tỏ lòng thành
kính, biết ơn đến tổ tiên, đồng thời là sự cầu mong sự che chở, trợ giúp của tổ tiên
trong cuộc sống thường ngày, đặc biệt trong những công việc mang tính trọng đại
hay một sự kiện quan trọng.
6 Trần Ngọc Thêm (1996), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB TP HCM, Hồ Chí Minh, tr 280.
7 Hà Văn Tăng & Trương Thìn (1999), Tín ngưỡng và mê tín, NXB Thanh niên, Hà Nội, tr 149-150.
8 Viện Ngôn ngữ học (1998), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng- Trung tâm từ điển học, Hà Nội - Đà
Nẵng, tr 921.
9 Trần Đăng Sinh (2001), Những khía cạnh triết học trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt
ở đồng bằng Bắc bộ hiện nay, Luận án Tiến sỹ Triết học, Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, tr 28.
10
Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
1.1.2. Khái niệm di sản thừa kế
Theo Từ điển tiếng Việt, “di sản” có hai nghĩa: thứ nhất là “tài sản của người
chết để lại. Hưởng di sản của cha mẹ”; thứ hai là “cái của thời trước để lại. Kế thừa
di sản văn hoá. Kinh tế, văn hóa lạc hậu là di sản của chế độ cũ”10. Như vậy, theo
Từ điển tiếng Việt, di sản được liệt kê gồm hai loại: một là tài sản, những thứ hữu
hình được để lại từ những người đời trước (cha mẹ, ông bà,...) và hai là di sản dưới
dạng phi vật chất cũng được để lại từ đời trước nhưng với ý nghĩa trừu tượng hơn
như kinh tế, văn hóa. Thực tế khi nghiên cứu, có rất nhiều loại di sản khác nhau, tùy
thuộc vào nội dung và mục đích nghiên cứu, ví dụ như di sản địa chất - được nghiên
cứu dưới góc độ môi trường, khoáng sản; di sản thiên nhiên, di sản văn hóa vật thể,
di sản văn hóa phi vật thể - được nghiên cứu dưới góc độ là di tích lịch sử - văn hóa,
danh lam thắng cảnh tiêu biểu. Tuy nhiên, trong phạm vi luận văn, tác giả chỉ tập
trung nghiên cứu về di sản dưới góc độ là tài sản hữu hình được để lại cho thế hệ
sau theo quy định của pháp luật về thừa kế.
Giải thích nghĩa theo phạm vi trên, Từ điển Luật học định nghĩa về di sản theo
hướng vừa giải nghĩa, vừa liệt kê. Cụ thể, di sản là “Tài sản của người đã chết để lại
cho những người thừa kế. Di sản thừa kế bao gồm: tài sản riêng của người chết,
phần tài sản của người đã chết trong khối tài sản chung với người khác, quyền sử
dụng đất theo quy định của pháp luật dân sự và đất đai”11. Tương tự, Từ điển Luật
học cũng ghi nhận di sản là “Tài sản của người chết để lại”. Cũng cần nói thêm
rằng, trước đây trong cuốn Từ điển bách khoa Việt Nam, các tác giả cho rằng di sản
của những người thừa kế bao gồm cả “nghĩa vụ về tài sản (như phải trả nợ, phải trả
công lao động hoặc bồi thường thiệt hại)”12. Theo tác giả, cách định nghĩa như trên
là chưa phù hợp, bởi hai lý do sau:
Một là, tài sản đã được các tác giả thống nhất định nghĩa là tài sản do người
chết để lại, và khi đã nói đến tài sản tức là đã đề cập đến những vật hoặc quyền tài
10 Viện Ngôn ngữ học (2003), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng - Trung tâm từ điển học, tr 254.
11 Viện khoa học pháp lý (2006), Từ điển Luật học, NXB Từ điển bách khoa & NXB Tư pháp, Hà
Nội, tr 216.
12 Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam (1995), Từ điển Bách khoa Việt
Nam, Trung tâm biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam, Hà Nội, tr 667.
11
Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
sản mang lại giá trị cho người sở hữu/ người sử dụng, trong khi nghĩa vụ về tài sản
lại không mang về giá trị cho người phải thực hiện nghĩa vụ đó.
Hai là, quy định của pháp luật chỉ liệt kê vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài
sản là tài sản, do vậy trong thừa kế nói chung, di sản phải được hiểu là phần tài sản
còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ chứ không bao hàm cả nghĩa vụ tài sản.
Dưới góc độ pháp luật, chỉ đến khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời,
nội dung di sản thừa kế mới được quy định, cụ thể theo Thông tư số 594/NCPL
ngày 27/8/1968 và Thông tư số 81-TANDTC ngày 24/7/1981 của Tòa án nhân dân
tối cao, di sản thừa kế bao gồm những quyền sở hữu cá nhân về tài sản và cả những
quyền tài sản và nghĩa vụ tài sản phát sinh do người chết để lại13. Đến khi Pháp lệnh
thừa kế 1990 có hiệu lực, nghĩa vụ về tài sản của người để lại thừa kế mới được loại
bỏ ra khỏi di sản thừa kế14. Hiện nay, Bộ luật dân sự các năm 1995, 2005 và 2015
đều ghi nhận di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người
chết trong tài sản chung với người khác.
Mặc dù pháp luật dân sự hiện nay khi ghi nhận về di sản đã không còn theo
hướng định nghĩa, mà chỉ liệt kê các loại tài sản được xem là di sản. Nhưng với
những tìm hiểu và phân tích ở trên, di sản thừa kế có thể được hiểu là toàn bộ tài
sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người chết để lại, là đối tượng của quan hệ
pháp luật liên quan đến việc dịch chuyển tài sản của người đó sang cho những
người hưởng thừa kế được nhà nước công nhận và bảo hộ15.
1.1.3. Khái niệm di sản dùng vào việc thờ cúng
Mặc dù là hoạt động đã có truyền thống lâu đời, không những được ghi nhận
trong đời sống xã hội mà cả trong pháp luật, nhưng khi bàn về khái niệm DSDTC,
không dễ để tìm thấy giải nghĩa chính thống cho thuật ngữ này. Thật vậy, thuật ngữ
này thường được ghi nhận và định nghĩa một cách riêng rẽ gồm “di sản” và “thờ
13 Phùng Trung tập (2004), Thừa kế theo pháp luật của công dân Việt Nam từ năm 1945 đến nay,
NXB Tư pháp, Hà Nội, tr 368.
14 Điều 4 Pháp lệnh thừa kế năm 1990: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của
người chết trong khối tài sản chung với người khác, quyền về tài sản do người chết để lại”.
15 Học viện Tư pháp (2007), Giáo trình luật dân sự, NXB CAND, Hà Nội, tr 517.
Trường Đại học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình luật dân sự - Tập 1, NXB CAND, Hà Nội, tr 300.
12
Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
cúng” thay vì “di sản dùng vào việc thờ cúng”. Và ngay cả trong hệ thống các văn
bản pháp luật từ xưa đến nay, khái niệm di sản thờ cúng chỉ được nhắc tới rất hạn
chế trong một số văn bản như Bộ dân luật Bắc kỳ và Bộ dân luật Trung kỳ dưới tên
gọi khác của nó là “hương hỏa”16 với nhận định là tài sản “dùng để thờ cúng một
người và vợ hay chồng cùng là gia tiên bên nội người ấy”, nguyên nhân về sự hạn
chế này có lẽ xuất phát từ tính phổ biến của nó trong xã hội Việt Nam từ trước đến
nay, nên không nhất thiết phải có một điều luật quy định riêng về khái niệm này.
Tuy nhiên, từ khái niệm về di sản và thờ cúng đã phân tích ở trên, có thể kết
luận rằng DSDTC là một loại di sản đặc biệt nằm trong mối liên hệ với di sản thừa
kế, thể hiện ở việc DSDTC chỉ là “một phần của khối di sản do người chết để lại
nhưng phần di sản này không được áp dụng chia theo di chúc hoặc chia theo pháp
luật như di sản thường. Di sản thờ cúng không được chia thừa kế và không thuộc về
người thừa kế nào”17 mà sẽ được giao cho một hoặc một số người (trong đa số
trường hợp là những người cùng dòng họ, con cháu trong gia đình) chịu trách nhiệm
quản lý và tổ chức các hoạt động thờ, cúng bái vào những dịp lễ. Và như vậy, di sản
thờ cúng lúc này chỉ được dùng vào một mục đích duy nhất là thờ cúng người đã
mất hay dòng họ, tổ tiên.
1.2. Đặc điểm của di sản dùng vào việc thờ cúng thờ cúng
Là một dạng đặc biệt của di sản thừa kế nói chung, DSDTC cũng mang những
đặc điểm chung của di sản. Tuy nhiên, với mục đích riêng biệt của mình, loại di sản
này cũng có những điểm đặc trưng riêng, cụ thể:
Thứ nhất, DSDTC chỉ xuất hiện khi người chết có di chúc để lại DSDTC. Thật
vậy, không giống như di sản thông thường có thể được phân chia dù có ý chí của
người để lại di sản hay không, dưới hình thức chia theo di chúc hoặc theo pháp luật,
16 Điều thứ 394 Bộ dân luật Bắc kỳ quy định: “Hương hỏa là phần động sản hay bất động sản dùng để
thờ cúng một người và vợ hay chồng cùng là gia tiên bên nội người ấy. Hương hoả là gồmcả các tài sản có
thể sinh lời để giữ việc phụng thờ dù người mệnh một thuộc về tôn giáo nào mặc lòng”.
Điều thứ 400 Bộ Dân luật Trung kỳ quy định: “Của hương hỏa là một phần động sản hay bất động sản
trong gia tài dùng để thờ cúng một người và vợ hay chồng cùng là gia tiên bên nội người ấy. Những tài sản gì
có thể sanh lợi dễ, dùng về việc phụng thờ đều có thể lấy để lập hương hoả, dù người mệnh một thuộc về tôn
giáo nào cũng vậy”.
17 Học viện Tư pháp (2007), Giáo trình luật dân sự, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, tr 538.
13
Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
di sản thờ cúng phụ thuộc hoàn toàn vào ý chí của người có tài sản, thực tế quy định
của pháp luật hiện nay cũng coi đây là một lựa chọn tùy nghi. Tuy nhiên, cần nói
thêm rằng, việc hình thành tài sản dùng vào việc thờ cúng không nhất thiết phải
hình thành từ con đường di chúc, mà còn có thể thông qua việc quyên góp di sản từ
những người thừa kế hay được tặng cho có điều kiện trước khi người có tài sản qua
đời. Người có tài sản ở đây được hiểu theo phạm vi rộng, đó có thể là người để lại
di sản, cũng có thể là những người thừa kế hay người thân thích khác của người đã
mất. Nhưng dù xuất hiện với căn cứ nào, thì tài sản nêu trên cũng chỉ dùng vào một
mục đích duy nhất - thờ cúng.
Thứ hai, tài sản là DSDTC về nguyên tắc không thể chuyển nhượng hoặc phân
chia. Đặc điểm này xuất phát từ mục đích của di sản thờ cúng, theo đó, người để lại
di sản xác định di sản thờ cúng là di sản đặc biệt cho những người được chỉ định
quản lý, duy trì sử dụng làm nơi thờ cúng hoặc phục vụ việc thờ cúng nhằm tưởng
nhớ đến bản thân họ hoặc gia đình, dòng tộc và về bản chất, tài sản này không thuộc
về một cá nhân nào mà thuộc sở hữu của cả gia đình. Do vậy, khi nói về chuyển
nhượng, di sản này chỉ được chuyển nhượng dưới góc độ quản lý di sản chứ không
theo góc độ là chủ sở hữu (đối với động sản) hay chủ thể có quyền sử dụng (đối với
bất động sản). Đây cũng là quan điểm được ghi nhận trong BLDS hiện nay, khi quy
định về di sản thờ cúng không được chia thừa kế và phải giao cho người quản lý di
sản. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp ngoại lệ mà DSDTC vẫn bị định đoạt khi
di sản đó chấm dứt việc dùng để thờ cúng theo Điều 645 BLDS và ngay cả trường
hợp những người đồng thừa kế thống nhất về việc định đoạt tài sản.
Thứ ba, di sản thờ cúng chỉ xuất hiện khi người để lại di sản chết đi nếu việc
để lại di sản không làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể khác.
Quyền của cá nhân trong việc để lại DSDTC được pháp luật công nhận và bảo hộ,
tuy nhiên, nguyên tắc chung của BLDS yêu cầu việc thực hiện quyền dân sự nói
chung không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng,
14
Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
quyền và lợi ích hợp pháp của người khác18. Do vậy, trường hợp người để lại
DSDTC làm ảnh hưởng đến các quyền lợi, lợi ích nói trên thì về nguyên tắc, không
được công nhận và không có giá trị thực hiện trên thực tế, phần tài sản này phải
được sử dụng để đảm bảo quyền, nghĩa vụ của người có quyền và lợi ích hợp pháp
khác.
1.3. Ý nghĩa phong tục thờ cúng của người Việt Nam
“Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt, một hiện
tượng lịch sử - xã hội và văn hóa thuộc đời sống tinh thần [...] được hình thành từ
rất sớm và còn tồn tại lâu dài trong xã hội”19. Xét về bản chất, tục lệ thờ cúng là một
mỹ tục, chỉ khi người thờ cúng không có hiểu biết và không làm đúng ý nghĩa thì
thờ cúng mới trở thành một hình thức mê tín, dị đoan, theo tác giả, phong tục thờ
cúng mang những giá trị tích cực sau đây:
Một là, phong tục thờ cúng thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Bản
sắc này được thể hiện và khẳng định trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, qua
các thời kì từ nhà nước phong kiến đến nay, không có sự phân biệt tầng lớp, giai
cấp, thờ cúng luôn là lễ nghi có vị trí đặc biệt trong đời sống tinh thần của người
Việt. Câu tục ngữ từ xa xưa: “Khôn ngoan nhớ đức cha ông/ Làm nên phải đoái tổ
tông phụng thờ/ Đạo làm con chớ hững hờ/ Phải đem hiếu kính mà thờ tổ tiên” đã
nói lên sự bền vững ấy của phong tục dân tộc.
Hai là, phong tục thờ cúng thể hiện đạo đức truyền thống của người Việt.
Không phải ngẫu nhiên mà thờ cúng tổ tiên là phong tục tập quán đặc trưng của
phương Đông nói chung và người Việt nói riêng, với hệ thống tư tưởng nền tảng
của Nho giáo, Đạo giáo hay Phật giáo, thờ cúng tổ tiên từ lâu luôn được xem là biểu
tượng của đạo lý làm người đối với nguồn cội của mình. Từ đó, tấm lòng hiếu thảo,
lòng biết ơn không chỉ dừng lại trong suy nghĩ, hay trong lời giảng đạo mà thực sự
sống trong mỗi người Việt, được thể hiện cụ thể thành những nghi thức cúng bái
18 Khoản 4 Điều 3 BLDS 2015 quy định: “4. Việc xác lập, thực hiện, chấmdứt quyền, nghĩa vụ dân sự
không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người
khác”.
19 Trần Đăng Sinh (2001), Nguồn gốc và bản chất của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, Tạp chí Triết học
(số 1), tr 43.
15
Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
thường xuyên vào những dịp giỗ, tết,...
Ngày nay, Việt Nam đang định hướng xây dựng một xã hội văn minh hiện đại,
nhưng trong đó vẫn đảm bảo giữ được truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Theo đó, có
nhiều phương thức để giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa quyền thống, “tuy nhiên,
trong chế độ pháp quyền, pháp luật là phương thức được sử dụng phổ biến và có
hiệu quả. Bởi vì pháp luật chứa đựng những giá trị phổ quát, thiết lập khuôn khổ,
quy tắc cho hành vi của các chủ thể. Đối với các giá trị văn hóa truyền thống, pháp
luật là phương tiện bảo vệ và giữ gìn, phát huy các giá trị đó thông qua việc thể chế
hóa các quan điểm, chủ trương chính sách của Đảng cầm quyền và Nhà nước về xây
dựng nền văn hóa tiến bộ thành các quy tắc xử sự có tính chất bắt buộc chung. Do
vậy, cần phải xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật về
văn hóa nói riêng, trong đó phải bảo đảm phát huy các giá trị văn hóa truyền thống,
coi đó là nguồn cổ vũ, là động lực to lớn, là mục tiêu cốt lõi để xây dựng và phát
triển nền văn hóa Việt Nam đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước”20.
1.4. Quy định của pháp luật dân sự Việt Nam về di sản dùng vào việc thờ
cúng qua các thời kỳ
1.4.1. Thời kỳ trước năm 1945
1.4.1.1. Thời kỳ phong kiến trước năm 1884
Trong nghìn năm lịch sử tồn tại và phát triển, pháp luật từ lâu đã chứng minh
được vai trò quan trọng của mình trong việc cai trị và điều hành đất nước. Do vậy,
dù ở kiểu nhà nước nào, pháp luật cũng đều được quan tâm xây dựng, ở thời kỳ
phong kiến, Quốc triều Hình luật và Hoàng Việt Luật lệ là hai bộ luật cổ tiêu biểu
nhất được xây dựng và ban hành trong lịch sử Việt Nam.
*Pháp luật thời Lê - Quốc triều Hình luật
Quốc triều Hình luật21 là bộ luật cổ được ban hành năm 1483 dưới thời vua Lê
Thánh Tông, gồm 722 điều, chia thành 12 chương, 6 quyển. Theo đánh giá của các
20 Hồ Thanh Hớn (2018), Vai trò của pháp luật trong trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền
thống,Nghiên cứu lập pháp (số 7), tr 16 - 21.
21 Hay còn gọi là Bộ luật Hồng Đức, đến thời Lê trung hưng, bộ luật này được ban hành lại, bổ sung
thêm và đổi tên thành Lê triều hình luật.
16
Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
nhà nghiên cứu trong và ngoài nước “Quốc triều Hình luật là thành tựu có giá trị
đặc biệt quan trọng trong lịch sử pháp luật Việt Nam”22 và “được ban hành trong
giai đoạn phát triển mạnh mẽ của chế độ phong kiến trung ương tập quyền, Quốc
triều Hình luật không chỉ là bộ luật chính thức của Việt Nam dưới thời Lê Sơ, mà
còn được các triều đại khác sau này sử dụng cho đến hết thế kỷ XVIII”23. Nội dung
về thừa kế, hương hỏa được quy định tại quyển 3, chương Điền sản. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, về căn cứ xác lập di sản dùng vào việc thờ cúng. QTHL cho phép
người để lại di sản viết di chúc để định đoạt tài sản của mình, bao gồm cả việc để
lại DSDTC, đây cũng là hình thức được pháp luật thời Lê khuyến khích24, và nếu
đã có “lệnh và chúc thư thì phải theo đúng, trái thì phải mất phần mình”25. Trường
hợp người để lại di sản không có di chúc hoặc người để lại di sản là trưởng họ
đang quản lý đất thờ cúng của dòng họ thì việc để lại một phần di sản để thờ cúng
tổ tiên lúc này được xem là một nghĩa vụ bắt buộc, không phụ thuộc vào thỏa
thuận của những người thừa kế khi phân chia di sản26.
Thứ hai, về tỉ lệ di sản dùng vào việc thờ cúng. Trong Quốc triều Hình luật,
pháp luật về hương hỏa không quy định quá nhiều về trường hợp người để lại di
sản có chúc thư, những nội dung xung quanh chúc thư chỉ dừng lại ở mức khuyến
khích lập và ghi nhận về việc “phải theo đúng”. Như vậy, trường hợp người để lại
di sản có chúc thư ghi nhận về tỉ lệ DSDTC thì phải theo ý chí của họ, trừ trường
hợp họ là trưởng họ được giao việc quản lý hương hỏa. Ngược lại, khi người để lại
di sản không có di chúc thì tỉ lệ hương hỏa lúc này phải là 1/20 khối di sản. Quy
định này phù hợp với xã hội lúc bấy giờ, khi tài sản hương hỏa chỉ là điền sản nên
việc chia di sản thành 1/20 là khả thi và dễ dàng hơn rất nhiều so với những loại
hình tài sản để lại thừa kế như ngày nay.
Thứ ba, loại di sản dùng vào việc thờ cúng. Nói đến tài sản, các quy định của
22 Xem thêm Lời nói đầu trong cuốn Quốc triều hình luật, NXB Pháp lý, Hà Nội, 1991.
23 Trần Quốc Vượng & Hà Văn Tấn (1960), Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam (tập 2), NXB Giáo
dục, Hà Nội, tr 159.
24 Điều 390 Quốc triều Hình luật: “Người làm cha mẹ phải liệu tuổi già mà lâp sẵn chúc thư”.
25 Điều 388 Quốc triều Hình luật.
26 Điều 388 Quốc triều Hình luật.
17
Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
pháp luật trong triều đại nhà Lê đều ghi nhận chủ yếu về tài sản quan trọng nhất
lúc bấy giờ - điền sản (đất đai). Có thể nói, đất đai trong giai đoạn này là tài sản rất
quan trọng, bị ảnh hưởng bởi nền nông nghiệp lúa nước mà trong đó, đất đai là tư
liệu sản xuất chính.
Thứ tư, về người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng. Mặc dù Điều 388
QTHL ghi nhận về việc con cháu phải tuân thủ đúng chúc thư của người đã mất,
nhưng ý chí của người để lại chúc thư vẫn phải tuân thủ theo những yêu cầu mang
tính nguyên tắc của QTHL, một trong số đó là việc lựa chọn người quản lý di sản:
Đối với phần ruộng hương hỏa thờ cúng cha, mẹ, tổ tiên, về nguyên tắc, được
giao cho người con trai trưởng của vợ cả, con cả chết trước thì giao cho cháu
trưởng. Trường hợp không có cháu trưởng thì di sản thờ cúng mới giao cho con thứ.
Nếu vợ cả không có con trai thì chọn “người con nào tốt của vợ lẽ”. Sau khi con trai
trưởng chết, mà chưa có con thì đất hương hỏa được giao lại cho người con trai thứ.
Đặc biệt, trường hợp gia đình không có con trai thì có thể giao cho con gái trưởng27.
Sau khi người quản lý di sản đầu tiên qua đời, việc xác định những người quản
lý di sản tiếp theo cũng được QTHL quy định khá chi tiết, nhằm đảm bảo di sản thờ
cúng tiếp tục được duy trì qua các thế hệ, chẳng hạn như quy định tại Điều 391,
Điều 39328 hay tại Điều 395 QTHL29. Xa hơn, tại Điều 398 QTHL còn xác định đời
thứ ba của người quản lý di sản. Khi đến đời cháu trưởng của “tằng tổ” (cụ bốn đời
- người để lại hương hỏa) không sinh được con trai thì sau khi cháu trưởng qua đời,
hương hỏa lúc này được giao về cho con trai, cháu trai người con thứ của tằng tổ để
“làm rõ cái nghĩa tôn kính tổ tiên”.
Ngoài ra, việc thay thế người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng cũng được
pháp luật thời Lê điều chỉnh. Những trường hợp thay đổi người quản lý di sản thời
27 Điều 389 Quốc triều Hình luật.
28 Điều 393 Quốc triều Hình luật: “Người cha lấy vợ trước sinh được một con trai, phần hương hỏa đã
giao cho giữ; nhưng người con trai ấy lại chỉ sinh được một con gái, mà cha có vợ lẽ hay nàng hầu lại sinh
được một trai nhưng lại bị cố tật, người con cố tật ấy sinh được cháu trai, thì ruộng đất hương hỏa phải giao
cho người cháu trai con kẻ cố tật, để tỏ ra rằng dòng họ không thể tuyệt”.
29 Điều 395 Quốc triều Hình luật: “Cha mẹ sinh được hai con trai, người con trai trưởng chỉ sinh con
gái, con thứ lại có con trai, thì phần hương hỏa giao cho con trai người con thứ; nhưng con trai người con thứ
chỉ sinh cháu gái, thì phần hương hỏa trước kia lại phải giao trả cho con gái người con trưởng”.
18
Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
kì này bao gồm: (1) Trường hợp người con trưởng “hư hỏng hay bị tật nặng không
thể giữ việc thờ cúng”30, (2) Trường hợp người con trai trưởng hay cháu trai trưởng
“nghèo đói phải xiêu dạt nơi khác, bỏ việc thờ cúng đã lâu năm”31.
Thứ năm, về căn cứ chấm dứt di sản dùng vào việc thờ cúng. Với tính chất là
lễ nghi rất được coi trọng thể hiện bấy giờ, pháp luật thời Lê chỉ cho phép chấm dứt
việc để tang và thờ cúng ở đời thứ năm. Tuy nhiên, ngay cả khi không để tang hay
thờ cúng, hương hỏa cũng không được phép chia nhau “để tránh sự tranh giành”32,
hay trường hợp “con cháu nghèo khó, cũng không được đem bán làm trái luật”33.
Cơ sở để chấm dứt di sản dùng vào việc thờ cúng, đồng thời cũng là quy định
duy nhất về hạn chế quyền đối với người để lại hương hỏa được ghi nhận tại Điều
390 QTHL, phần hương hỏa được phép “tùy tiện mà chia”, không phụ thuộc vào ý
chí của người để lại hương hỏa, khi những người thừa kế nhiều nhưng số lượng
ruộng ít. Tuy nhiên, để được chia phần hương hỏa này, QTHL còn đòi hỏi giữa các
con cháu thuận tình và không có sự tranh giành.
Có thể thấy rằng, Bộ luật Hồng Đức chứa đựng “các điều luật về hương hỏa
nhiều gấp đôi các điều luật về thừa kế thông thường, nói lên sự quan tâm của nhà
nước phong kiến đối với việc thờ phụng tổ tiên và nối dõi tông đường, đồng thời
cũng nói lên một đặc trưng trong đời sống gia đình người Việt là sự tồn tại của gia
đình gắn với tín ngưỡng về thờ cúng các tiền nhân đã khuất bóng”34. Và mặc dù đây
là những quy định hết sức sơ khai và mang nặng tư tưởng Nho giáo lễ nghi, cũng
như nội dung và cách thức trình bày còn rất hạn chế, nhưng ở góc độ nào đó, những
quy định này vẫn có những giá trị tích cực mà pháp luật ngày nay có thể tham khảo,
nghiên cứu để góp phần xây dựng hệ thống pháp luật.
*Pháp luật thời Nguyễn - Hoàng Việt luật lệ
30 Điều 392 Quốc triều Hình luật.
31 Điều 394 Quốc triều Hình luật.
32 Điều 399 Quốc triều Hình luật.
33 Điều 400 Quốc triều Hình luật.
34 Phạm Kim Anh (2009), Di sản dành vào việc thờ cúng - quy định của pháp luật và kiến nghị hoàn
thiện pháp luật, Hội thảo khoa học pháp luật thừa kế ở Việt Namtừ thế kỷ XVđến nay, do Khoa Luật Dân sự
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh tổ chức ngày 30/9/2009, tr2.
19
Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Năm 1815, bộ Hoàng Việt Luật lệ35 chính thức ra đời. Về nội dung, HVLL
gồm 398 điều, chia thành 22 quyển, cùng với QTHL thời Lê, HVLL được đánh giá
là một bộ luật đầy đủ và hoàn chỉnh của nền cổ luật Việt Nam36. Tuy nhiên, các nhà
nghiên cứu nhận định HVLL có sự tham khảo, sao chép từ bộ luật nhà Mãn Thanh
(Trung Quốc), tác giả Nguyễn Thị Thu Thủy xác định “chỉ có khoảng trên dưới 50
điều lệ là của riêng nhà Nguyễn, một số điều lệ có thay đổi chút ít về mặt nội dung
hay mức hình phạt. Còn lại, khoảng hơn 300 điều lệ là sao chép nguyên xi từ Đại
Thanh luật lệ”37, tuy nhiên “có nhiều phần đã được chỉnh sửa và lược bỏ cho phù
hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam lúc bấy giờ”38.
So với thời Lê, pháp luật thời Nguyễn có rất ít chế định về vấn đề thừa kế.
Trong tác phẩm Cổ luật Việt Nam lược khảo, tác giả Vũ Văn Mẫu nhận định Bộ
luật Gia Long “không có những điều khoản liên can đến hương hỏa, đến chúc thư,
đến các điều kiện về giá thú, đến chế độ tài sản của vợ chồng...”39, cụ thể như sau:
Về căn cứ xác lập di sản dùng vào việc thờ cúng, Điều 83 Luật Gia Long quy
định “phải để dành một phần di sản của người quá cố để lập hương hỏa”40. Như
vậy, việc để lại di sản hương hỏa được xem là nghĩa vụ bắt buộc thời kì này.
Về tỉ lệ di sản dùng vào việc thờ cúng, nếu như luật nhà Lê quy định mức tối
đa phần hương hỏa mà người chết để lại là 1/20 tổng giá trị tài sản của người đó, thì
tại Lệnh năm thứ 4 đời Thiệu Trị, phần hương hỏa được tăng lên thành 3/10 tổng
giá trị di sản, nhưng có giới hạn trong phạm vi 3000 quan tiền hoặc 30 mẫu ruộng.
Tuy nhiên, trường hợp di sản thừa kế có giá trị không đáng kể thì có thể để toàn bộ
di sản thừa kế làm phần hương hỏa.
Về loại tài sản dùng vào việc thờ cúng, tương tự như pháp luật thời Lê, tài sản
hương hỏa trong giai đoạn này chỉ được đề cập là điền sản. Đây cũng là kết luận tác
35 Còn gọi là Bộ luật Gia Long - theo niên hiệu của vua Nguyễn Ánh.
36 Nguyễn Q. Thắng (2002), Lược khảo Hoàng Việt Luật lệ, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội, tr 7.
37 Nguyễn Thị Thu Thủy (2011), Về mối quan hệ giữa “Hoàng Việt luật lệ” và “Đại Thanh luật lệ”,
Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc (số 7), tr 78.
38 Nguyễn Q. Thắng (2002), Lược khảo Hoàng Việt Luật lệ, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội, tr 15,
16
39 Vũ Văn Mẫu (1971), Cổ luật Việt Nam lược khảo - Quyển thứ nhất,NXB Sài Gòn, tr 243 - 244.
40 Vũ Thị Hồng Vân (chủ biên, 2016), Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam - Trường đại học Kiểm sát
Hà Nội, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội tr 492.
20
Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
giả Cao Anh Nguyên: “Theo Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ thì tài sản
hương hỏa chỉ là ruộng đất”41.
Về người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng, Điều 76 Hoàng Việt luật lệ
ghi nhận: “Lễ thờ tổ tiên rất coi trọng. Con lớn, nhỏ, dòng đích, dòng nhánh đều là
con. Nhưng trước hết phải lập trưởng tử dòng đích. Nếu người này có sự cố gì đó
mới lập con kế dòng đích làm trưởng tử”42. Như vậy, có thể thấy việc thờ cúng tổ
tiên trong giai đoạn này vẫn là một nguyên tắc bắt buộc. Hơn nữa, người được giữ
hương hỏa để thờ cúng tổ tiên là con trai trưởng dòng đích, nếu không có con trai
hoặc người này có vấn đề gì thì con kế dòng đích mới được giữ hương hỏa để thực
hiện việc thờ cúng tổ tiên.
Mặc dù là bộ luật tham khảo rất nhiều từ luật Mãn Thanh, cũng như “Bộ luật
Gia Long quy định chưa đến 10 điều luật về thừa kế, không có những quy định rõ
ràng về hương hỏa như Bộ luật Hồng Đức, nhiều vấn đề về thừa kế có quy định
trong Bộ luật Hồng Đức mà Bộ luật Gia Long không có”43. Nhưng với ý nghĩa là
một trong những bộ luật lớn nhất, hoàn chỉnh và đầy đủ dưới chế độ phong kiến.
Pháp luật về thời kì này vẫn có ý nghĩa quan trọng với xã hội đương thời, không chỉ
là bài học kinh nghiệm sâu sắc và quý giá cho hệ thống pháp luật đương đại, mà còn
mang giá trị tham khảo cho các nhà làm luật trong hoạt động xây dựng pháp luật.
1.4.1.2. Thời kỳ Pháp thuộc từ năm 1884 đến năm 1945
Thời kỳ Pháp thuộc kéo dài 61 năm, bắt đầu từ năm 1884 đến năm 1945, Việt
Nam lúc này bị chia cắt thành ba xứ riêng biệt với ba cơ cấu hành chính riêng, bao
gồm: xứ thuộc địa Nam Kỳ và hai xứ bảo hộ Bắc kỳ, Trung kỳ, nên pháp luật thời
kì này cũng cùng lúc ba bộ dân luật khác nhau. Tác giả Trần Văn Liêm nhận định
“người Pháp đô hộ Việt Nam có toàn quyền ban hành luật lệ, nhưng đã giữ nguyên
41 Cao Anh Nguyên (2018), Di sản dùng vào việc thờ cúng - Nhìn từ góc độ thực tiễn xét xử và thi
hành án, Tạp chí Tòa án nhân dân (số 1), tr 39.
42 Điều 76 Hoàng Việt luật lệ, Viện sử học Việt Nam (2000), Cổ luật Việt Nam - Quốc triều Hình luật
và Hoàng Việt luật lệ, NXB Giáo dục, Hà Nội.
43 Phạm Kim Anh (2009), Di sản dành vào việc thờ cúng - Qui định của pháp luật và kiến nghị hoàn
thiện pháp luật, Tài liệu hội thảo Pháp luật thừa kế ở Việt nam từ thế kỷ XV đến nay, Trường Đại học Luật
TP. Hồ Chí Minh, tr 2.
21
Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
phong tục Việt Nam, nhất là vấn đề liên quan tới gia đình”44.
*Về Bộ dân luật Giản yếu năm 1883
Bộ Dân luật Giản yếu năm 1883 được đánh giá là “theo đúng bộ dân luật
Pháp, một bộ luật có tính cách cá nhân rõ rệt, khác hẳn tinh thần pháp luật truyền
thống Việt Nam”45, thể hiện ở bố cục trình bày lẫn nội dung các điều khoản đều
giống quyển thứ nhất của Bộ luật Dân sự Napoleon năm 1804.
Về nội dung, Bộ dân luật Giản yếu chỉ gồm 10 Thiên nói về nhân thân, hộ
tịch, năng lực, giá thú, tử hệ. Không hề có các quy định về thừa kế, hôn sản hay
nghĩa vụ khế ước. Chính bởi sự thiếu sót này mà trong quá trình áp dụng, các Tòa
án Pháp thời xưa phải sử dụng luật Gia Long ra tìm giải pháp cho các vấn đề không
được quy định trong Dân luật Giản yếu. Trường hợp ngay cả luật Gia Long cũng
thiếu sót, thì phải sử dụng đến cả luật Hồng Đức để tham khảo. Do vậy, có thể đánh
giá rằng, Bộ dân luật Giản yếu thời kì này không có nhiều giá trị trong việc nghiên
cứu các quy định liên quan đến chế định thừa kế nói chung, cũng như chế định về
để lại DSDTC nói riêng.
*Bộ dân luật Bắc kỳ năm 1931
Bộ dân luật Bắc Kỳ có tổng cộng 1455 điều, trong đó các nội dung về thừa kế
được quy định tại quyển 1, thiên thứ XI bên cạnh các vấn đề về quốc tịch, hộ tịch,
hôn nhân gia đình. Đây được xem là nội dung “đặc sắc hơn cả. Trong quyển này ta
thấy rõ sự cố gắng của nhà làm luật muốn theo sát các phong tục truyền thống của
ta, nhất là trong các vấn đề tổ chức gia đình và thừa kế”46.
Về nội dung, cũng giống như Bộ dân luật Giản yếu áp dụng tại Nam Kỳ, Bộ
luật dân sự Bắc Kỳ xây dựng dựa trên nền tảng của Bộ luật dân sự Pháp ban hành
năm 1804. Tuy nhiên, không sao chép một cách cục bộ như Bộ dân luật Giản yếu,
Bộ dân sự Bắc kỳ có nhiều điểm hoàn thiện hơn, không chỉ thể hiện ở số lượng điều
luật mà còn thể hiện ở việc đã có sự kế thừa các phong tục, tập quán truyền thống
của các dân tộc Việt Nam lúc bấy giờ. Đối với DSDTC, Bộ dân luật Bắc kỳ có quy
44 Trần Văn Liêm (1972), Dân - luật (Quyển I - Dân luật nhập môn), Sài Gòn, tr 136.
45 Vũ Văn Mẫu (1961), Dân luật khái luận, NXB Bộ Quốc gia Giáo dục,Hà Nội, tr 283.
46 Vũ Văn Mẫu (1961), Dân luật khái luận, NXB Bộ Quốc gia Giáo dục,Hà Nội, tr 288.
22
Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
định một số nội dung đáng chú ý như sau:
Thứ nhất, về căn cứ xác lập di sản dùng vào việc thờ cúng. DLBK thừa nhận
hai căn cứ xác lập DSDTC gồm: sự thể hiện ý chí của người để lại di sản (Điều 385
DLBK) và mở rộng đối với cả những người có tài sản khác muốn lập hương hỏa
cho người đã mất (Điều 403, Điều 404 DLBK). Ngoài ra, pháp luật thời kỳ này
không bắt buộc cá nhân phải để DSDTC.
Về hình thức xác lập di sản dùng vào việc thờ cúng, DLBK cho phép được thể
hiện dưới nhiều dạng khác nhau, DLBK không hạn chế loại giấy tờ, đó có thể là
chúc thư - như quy định ngày nay, hoặc giấy chia gia tài, chứng thư riêng hoặc bất
kì loại “giấy má” nào, miễn là được làm trước khi người để lại di sản qua và đảm
bảo hình thức được quy định (ví dụ yêu cầu những người phải ký tên47).
Thứ hai, về tỉ lệ di sản dùng vào việc thờ cúng, bộ DLBK tiếp tục ghi nhận
mức tối đa cho việc để lại DSDTC. Theo Điều 398, tỉ lệ được ấn định tối đa là 1/5
giá trị tài sản và không bị hạn chế theo số lượng người thừa kế. Ngoài mức này,
DLBK không quy định bổ sung mức tối đa theo giá tiền hoặc diện tích đất như quy
định trước đây ở HVLL.
Thứ ba, về loại tài sản dùng vào việc thờ cúng. So với pháp luật thời kì phong
kiến, từ việc chỉ ghi nhận một loại tài sản dùng vào việc thờ cúng duy nhất là điền
sản thì tại Điều 294 DLBK đã ghi nhận về việc “Hương hỏa là phần động sản hay
bất động sản”. Như vậy, hương hỏa có thể là bất kì loại tài sản nào, đó có thể là bất
động sản (như điền sản theo quy định trước đây nhưng không chỉ ruộng đất mà còn
có thể là đất ở, vườn cây trồng,...), hoặc cũng có thể là các động sản như bộ đồ
cúng, lư hương, đỉnh đồng..., kể cả các tài sản không dùng để thờ cúng mà dùng để
“sinh lời để giữ việc phụng thờ”.
Thứ tư, về người quản lý di sản thờ cúng. DLBK xác định khá chặt chẽ, khi
chia thành hai trường hợp: có người thừa kế tự nhiên về việc phụng tự, gọi là đích
tử hay đích tôn - tức những người đương nhiên được chọn làm người quản lý theo
các quy định của DLBK và trường hợp không có người thừa kế tự nhiên, những
47 Điều 396 Dân luật Bắc kỳ.
23
Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
người thừa kế hoặc hội đồng gia tộc sẽ cử ra người thừa tự hoặc kế tự; nếu không
thể xác định theo hai cách trên, Tòa án đệ nhị cấp sẽ là người đứng ra xác định
(Điều 411 DLBK). Với hướng xây dựng luật như trên, các quy định về việc xác
định người quản lý di sản cũng chính là quy định về cách duy trì DSDTC, khi thể
hiện sự chuyển giao hương hỏa từ đời thừa tự thứ nhất cho các đời sau.
Một vấn đề khác liên quan đến người ăn hương hỏa theo DLBK, là người ăn
hương hỏa có thể bị truất quyền nếu họ thuộc một trong các trường hợp sau: bỏ hẳn
việc phụng tự, sao nhãng quá về phận sự phụng thờ, tội bất hiếu hoặc bị án trọng
tội. Theo DLBK, các trường hợp bị truất quyền được quy định một cách cụ thể và
không phụ thuộc một cách chủ quan vào những người thừa kế như quy định của
BLDS hiện nay.
Ngoài các vấn đề trên, quyền và nghĩa vụ của người ăn hương hỏa cũng là quy
định được DLBK quan tâm. Theo đó, quyền của người ăn hương hỏa đối với tài sản
đó được quy định khá rộng, từ Điều 422 đến Điều 432, với phạm vi quyền gần như
chủ sở hữu (trừ quyền định đoạt) khi có quyền chiếm hữu, sử dụng, hưởng hoa lợi,
lợi tức và ngay cả việc cho thuê lại hương hỏa cũng được ghi nhận, miễn là có dành
một phần từ đường để thờ cúng. Bên cạnh quyền, DLBK cũng quy định những
nghĩa vụ của người ăn hương hỏa gắn liền với hương hỏa đó, như nghĩa vụ về việc
sửa sang, canh tác ruộng đất, các loại thuế dịch liên quan,... trong phạm vi lợi tức
được hưởng sau khi trừ đi những chi tiêu phải chịu về việc phụng tự.
Thứ năm, về căn cứ chấm dứt di sản dùng vào việc thờ cúng, gồm ba trường
hợp gồm: Khi trong họ không còn người đàn ông nào làm thừa kế nữa; khi cải dụng
những tài sản về hương hỏa do đại hội đồng gia tộc quyết định và khi toàn thể tài
sản về hương hỏa bị phá hủy. Tuy nhiên, đối với trường hợp do đại hội đồng gia tộc
quyết định, việc phát mại chỉ được thực hiện khi đã qua năm đời tế tự (Điều 436
DLBK).
Ngoài quy định về hương hỏa, DLBK còn có hai chế định khá đặc biệt hiện
nay không còn tồn tại trong pháp luật, đó là hậu điền và kỵ điền. Trong đó:
Nội dung về kỵ điền quy định từ Điều 437 đến Điều 442 DLBK, được hiểu là
những bất động sản trích từ khối di sản để cúng giỗ chính người lập kỵ điền hoặc
24
Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
một người khác trong gia tộc. Không giống hương hỏa, số tài sản lập kỵ điền chỉ
được trong phạm vi 1/10 tài sản của người lập kỵ điền, việc xác định người quản lý
cũng được người để lại kỵ điền lựa chọn một cách tự do, có thể giao cho cá nhân
hoặc giao cho cả họ hoặc một ngành. Một nội dung khác, khác biệt với hương hỏa
là việc chấm dứt phần tài sản kỵ điền có phần dễ dàng hơn nếu “vì duyên cớ thích
đáng và đã do hội đồng gia tộc quyết định, thì kỵ điền có thể đem phát mại hoặc
đánh đổi được” (Điều 440 DLBK). Ngoài ra, các nội dung về hình thức lập, quyền
lợi và nghĩa vụ của người quản lý được thực hiện tương tự như hương hỏa.
Hậu điền được DLBK ghi nhận từ Điều 443 đến Điều 448, được hiểu là phần
bất động sản do một người lập ra để cúng vào chùa hoặc thôn, xóm, làng xã để cúng
giỗ người lập ra hậu điền hoặc cha mẹ ông bà nội ngoại người đó theo ngày định
sẵn. Hậu điền có thể lấy lại được nếu người hưởng hậu điền không thi hành nghĩa
vụ hoặc có thể cho đi nếu người lập hậu điện hoặc con cháu người đó đồng ý.
Mặc dù không được DLBK giải thích về lý do tồn tại của kỵ điền và hậu điền
bên cạnh chế định hương hỏa một cách cụ thể, nhưng theo tác giả Phùng Trung Tập,
hậu điền xảy ra “trong trường hợp một người vì không có con, cháu, khi còn sống
đã hiến ruộng đất cho dòng họ hoặc cho làng để làm công ích với mục đích khi
người hiến ruộng đất chết thì dòng họ hoặc làng sẽ cúng giỗ người này”, còn “kỵ
điền là tài sản dùng vào việc thờ cúng, được hình thành do một người không có con
trai nên con gái mua ruộng để hiến cho dòng họ của người cha hoặc cho làng với
mục đích dòng họ hoặc làng có nghĩa vụ cúng giỗ cho cha, mẹ của người con gái đã
hiến ruộng đó”48.
*Bộ dân luật Trung kỳ năm 1936
Bộ luật dân sự Trung kỳ gồm 5 quyển được ban hành bởi nhiều Dụ trong
khoảng thời gian từ năm 1936 đến năm 1939. Trong quá trình soạn thảo Bộ luật dân
sự Trung Kỳ, các nhà làm luật đã dựa trên khuôn mẫu về cả nội dung lẫn hình thức
của Bộ dân luật Bắc Kỳ năm 1931. Do vậy, DLTK được đánh giá là “gần như chép
48 Phùng Trung Tập (2013), Từ quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng và di tặng, Tạp chí Nghiên
cứu lập pháp (số 9), tr 32.
25
Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
lại BLDS Bắc Kỳ năm 1931 với một vài sửa đổi không lớn”49. Tuy DLTK cũng có
một vài điểm khác biệt so với DLBK, nhưng nhìn chung những khác biệt này chủ
yếu nằm ở hình thức trình bày, phần nội dung thay đổi nhất nằm ở các quy định về
khế ước và nghĩa vụ trong DLTK do phần này được phỏng theo dân luật Pháp - vốn
được quy định rất tỉ mỉ và kĩ càng.
Về tinh thần, bộ DLTK cũng như DLBK có nhiều điều khoản phản ánh được
phong tục cổ truyền Việt Nam, trong đó có việc ghi nhận về việc để lại hương hỏa
hay kỵ điền, hậu điền. Tuy nhiên, với việc ghi nhận gần như toàn bộ những nội
dung trong DLBK, những quy định về di sản thờ cúng ở DLTK không có quá nhiều
khác biệt hay đặc điểm riêng biệt, do vậy tác giả không phân tích thêm nội dung này
trong DLTK.
1.4.2. Thời kỳ từ năm 1945 đến trước năm 1990
Hệ thống pháp luật nói chung cũng như pháp luật về di sản thừa kế nói riêng
trong giai đoạn từ năm 1945 đến năm trước năm 1990 được chia làm hai giai đoạn
rõ rệt, cụ thể như sau:
Giai đoạn thứ nhất từ năm 1945 đến năm 1980, đây là giai đoạn nước Việt
Nam dân chủ cộng hòa mới được thành lập, yêu cầu về việc điều hành đất nước
phải được thể chế hóa bằng các quy định của pháp luật được đặt ra hết sức cấp
bách. Do vậy, ngày 10/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 47 cho
phép tạm sử dụng một số luật lệ hiện hành ở ba miền Bắc - Trung - Nam50 cho đến
khi ban hành những bộ luật duy nhất cho toàn quốc nếu “những luật lệ ấy không trái
với nguyên tắc độc lập của nước Việt Nam và chính thể dân chủ cộng hòa”51. Do
vậy, các quy định về thừa kế nói chung, cũng như DSDTC nói chung tương tự như
49 Ngô Huy Cương (2016), Sự ảnh hưởng của pháp luật Pháp tới luật tư ở Việt Nam, Tạp chí Nghiên
cứu lập pháp (số 12), tr 9.
50 Bộ Dân luật Bắc Kỳ năm 1931, Bộ Dân luật Trung Kỳ (Hoàng Việt Trung Kỳ Hộ luật) năm1936 và
Bộ luật Dân sự Nam kỳ giản yếu năm 1883.
51 Điều 1 Sắc lệnh số 47 ngày 10/10/1945 của Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hòa quy
định: “Cho đến khi ban hành những bộ luật pháp duy nhất cho toàn cõi nước Việt Nam, các luật lệ hiện hành
ở Bắc, Trung và Nam bộ vẫn tạm thời giữ nguyên như cũ, nếu những luật lệ ấy không trái với những điều
thay đổi ấn định trong sắc lệnh này”.
26
Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
thời kì trước.
Đến khi Thông tư số 19/VHH-HS ngày 30/6/1955 của Bộ Tư pháp52 yêu cầu
các tòa án không nên áp dụng luật lệ của đế quốc và phong kiến, việc sử dụng ba bộ
dân luật trên mới chấm dứt. Lúc này, pháp luật thừa kế cũng như pháp luật dân sự
nói chung được điều chỉnh dựa trên việc “áp dụng luật pháp của nước Việt Nam dân
chủ cộng hòa đã ban hành từ trước đến giờ (luật, sắc lệnh, nghị định, thông tư…)
đường lối chính sách của Đảng và Chính phủ, án lệ của các tòa án, của Tòa án Tối
cao. Trường hợp không giải quyết được thì sẽ báo cáo lên Toà án Tối cao để có ý
kiến giúp đỡ”53.
Cũng cần nói thêm rằng, trong giai đoạn này, tồn tại sự ra đời của hai Hiến
pháp vào các năm 1946 và 1959. Trong đó, Hiến pháp năm 1946 ra đời mặc dù ghi
nhận về quyền tư hữu tài sản của cá nhân nhưng các quyền về thừa kế trong giai
đoạn này vẫn chưa được quy định54. Chỉ đến khi Hiến pháp năm 1959 ra đời, mặc
dù vẫn có sự giới hạn quyền sở hữu cá nhân trong phạm vi các tư liệu tiêu dùng,
nhưng nguyên tắc thừa kế lần đầu tiên được khẳng định trong luật của nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa55.
Giai đoạn thứ hai từ năm 1980 đến trước năm 1990 đánh dấu bằng sự ra đời
của Hiến pháp 1980, trong đó có khẳng định “Pháp luật bảo hộ quyền thừa kế tài
sản của công dân”56. Cụ thể hóa nguyên tắc này, Tòa án nhân dân Tối cao, đã ban
hành Thông tư số 81/TANDTC ngày 24/7/1981 hướng dẫn giải quyết tranh chấp về
thừa kế, trong đó có hướng dẫn giải quyết tranh chấp về nhà thờ họ57. Tuy nhiên,
52 Sau đó được nhắc lại bởi Chỉ thị số 772-TATC ngày 10/07/1959 của Tòa án nhân dân tối cao.
53 Chỉ thị số 772-TATC ngày 10/07/1959 của Tòa án nhân dân tối cao về vấn đề đình chỉ áp dụng luật
pháp cũ của đế quốc và phong kiến.
54 Điều thứ 12 Hiến pháp năm 1946 quy định: “Quyền tư hữu tài sản của công dân Việt Nam được bảo
đảm”.
55 Điều 19 Hiến pháp năm 1959 quy định: “Nhà nước chiếu theo pháp luật bảo hộ quyền thừa kế tài
sản tư hữu của công dân”.
56 Điều 27 Hiến pháp năm 1980.
57 Thông tư số 81/TANDTC ngày 24/7/1981 của Tòa án nhân dân tối cao tại mục II.2 về Nhà thờ họ
quy định: “- Nhà thờ có từ lâu đời hoặc nhà thờ do các thành viên trong họ đóng góp công sức và tiền của
xây dựng nên là tài sản thuộc quyền sở hữu chung của những người trong họ, nên không thể trở thành di sản
của người trưởng họ (hoặc của bất cứ cá nhân nào). Nếu có tranh chấp thì giải quyết theo nguyện vọng chung
của các thành viên trong họ.
27
Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
nhìn nhận một cách khách quan, pháp luật về thừa kế trong thời kỳ này không được
quan tâm nhiều, điều này có thể được lý giải do đất nước đang và vừa trải qua cuộc
chiến tranh khốc liệt.
1.4.3. Thời kỳ từ năm 1990 đến 1/7/1996
Nếu như pháp luật thời kỳ phong kiến hay Pháp thuộc dành rất nhiều quy định
để điều chỉnh về di sản hương hỏa, thì đến thời kì thành lập nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa, vấn đề DSDTC chỉ còn được quy định tại một điều luật duy nhất. Không
những thế, thay vì duy trì thì nội dung của điều luật dường như chỉ chú trọng đến
việc chấm dứt DSDTC.
Theo Pháp lệnh thừa kế năm 1990, quy định về DSDTC chỉ được ghi nhận tại
Điều 2158, mà với quy định này, có thể kết luận một số nội dung như sau:
Thứ nhất, căn cứ xác lập di sản dùng vào việc thờ cúng không còn mang tính
bắt buộc như thời kỳ phong kiến, nhưng có sự hạn chế hơn về các khả năng xác lập
so với pháp luật thời kỳ Pháp thuộc, cụ thể, DSDTC chỉ phát sinh trong trường hợp
người để lại di sản có di chúc. Tuy nhiên, cũng không quy định rõ là phải thể hiện
việc để lại di sản thờ cúng trong di chúc hay có thể thể hiện trong các loại văn bản
khác.
Thứ hai, PLTK 1990 coi di sản dùng vào việc thờ cúng là di sản chưa chia, và
như vậy, việc ghi nhận này cũng ngầm khẳng định rằng di sản thờ cúng thực chất
cũng là di sản và dù sớm hay muộn cũng sẽ bị chia. Điều này khác hẳn so với quan
niệm trước đây, khi việc lưu giữ và tiếp nối di sản thờ cúng luôn là vấn đề được
quan tâm. Và quả thực, trong PLTK 1990, các trường hợp chấm dứt di sản thờ cúng
được thực hiện một cách khá dễ dàng, khi “việc thờ cúng không được thực hiện
- Nhà thờ do người trưởng họ bỏ tiền riêng xây dựng rồi cho họ mượn làmnơi thờ cúng hoặc nhà của
người trưởng họ được dành ra một phần diện tích để làm nơi thờ cúng vẫn thuộc quyền sở hữu của người
trưởng họ. Nếu người trưởng họ chết thì nhà này là di sản thừa kế”.
58 Điều 21 Pháp lệnh thừa kế năm 1990: “Nếu người lập di chúc có để lại di sản dùng vào việc thờ
cúng thì di sản đó được coi như là di sản chưa chia. Khi việc thờ cúng không được thực hiện theo di chúc thì
những người thừa kế của người để lại di sản dùng vào việc thờ cúng có quyền hưởng di sản đó. Nếu những
người thừa kế đó đều đã chết, thì di sản thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những
người thừa kế theo pháp luật quy định tại Điều 25, Điều 26 của Pháp lệnh này”.
28
Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
theo di chúc”, việc không thực hiện ở đây có thể bắt nguồn từ lí do khách quan (di
sản bị mất mát, tiêu hủy) hoặc cũng có thể vì lý do khách quan (những người thừa
kế không muốn thờ cúng). Lúc này, người được hưởng di sản thờ cúng là những
người thừa kế, nếu những người thừa kế đã chết thì di sản thuộc về người quản lý di
sản hợp pháp trong số những người thừa kế theo pháp luật (theo hàng thừa kế) và
người thừa kế thế vị.
Ngoài những nội dung trên, Pháp lệnh thừa kế năm 1990 không điều chỉnh
thêm bất kì vấn đề nào về di sản thờ cúng. Sự bổ sung nội dung của Nghị quyết số
02/HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ngày 19/10/1990 hướng
dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh thừa kế năm 1990 sau đó cũng chỉ làm
rõ thêm về phạm vi được yêu cầu chia di sản thờ cúng là trong thời hiệu khởi kiện,
ngoài ra không giải thích gì thêm. Dưới góc độ lập pháp, đây là lỗ hổng rất lớn
trong việc xử lý các tình huống pháp lý có thể xảy ra, bao gồm: tỉ lệ DSDTC, xác
định người quản lý di sản, quyền và nghĩa vụ của người quản lý di sản, cách thức
duy trì và lựa chọn người quản lý tiếp theo,... Tuy nhiên, xét dưới góc độ xã hội lúc
bấy giờ, việc quy định hạn chế việc để lại DSDTC dường như có sự hợp lý nhất
định, khi đất nước cần tập trung nguồn lực để xây dựng đất nước.
1.4.4. Thời kỳ từ 01/7/1996 cho đến nay
Trước năm 1996, các văn bản pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự chủ yếu tồn
tại ở dạng Pháp lệnh, do vậy, sự điều chỉnh của các văn bản này được thực hiện một
cách khá cục bộ, rời rạc. Mặc dù đây là những văn bản có ý nghĩa rất quan trọng
trong giai đoạn đầu, khi đất nước chưa thể xây dựng được một văn bản hợp nhất,
hoàn chỉnh. “Tuy nhiên, so với nhu cầu của các giao lưu dân sự của xã hội thấy vẫn
còn có nhiều vấn đề rất cơ bản trong đời sống dân sự chưa được pháp luật điều
chỉnh. Điều này đã gây không ít khó khăn cho hoạt động dân sự không những của
các công dân mà cả các tổ chức kinh tế quốc doanh, tập thể, và đặc biệt cho các cơ
quan xét xử có chức năng giải quyết kịp thời, đúng đắn các tranh chấp tài sản và
29
Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
nhân thân phi tài sản trong đời sống dân sự”59, do vậy, yêu cầu phải có một Bộ luật
chung điều chỉnh lĩnh vực dân sự đặt ra cấp thiết hơn bao giờ hết.
Trên tinh thần đó, Bộ luật Dân sự đầu tiên được ban hành ngày 01/7/1996,
đánh dấu một bước tiến mới trong lịch sử lập pháp Việt Nam. Sau đó là sự ra đời
của lần lượt các BLDS vào năm 2005, và mới đây nhất là BLDS năm 2015. Mặc dù
đã qua ba lần ban hành BLDS, nhưng nhìn chung, quy định về DSDTC kế thừa gần
như toàn bộ quy định của PLTK năm 1990. Và từ BLDS năm 2005 trở đi, ngoài
một số thay đổi đơn giản về hình thức, câu từ thì hoàn toàn không có sự khác biệt
về nội dung. Do vậy, việc phân tích các quy định này sẽ được trình bày rõ hơn tại
Chương 2 của luận văn, khi tác giả phân tích các vấn đề của BLDS 2015 hiện hành.
Tuy nhiên, tổng kết một số nội dung tiêu biểu so với PLTK 1990, BLDS thời kì sau
này có một số thay đổi đáng chú ý như sau:
Thứ nhất, có sự thay đổi trong tư tưởng lập pháp khi xây dựng quy định về di
sản thờ cúng, từ việc coi đây là “di sản chưa chia” sang khẳng định “phần di sản đó
không được chia thừa kế”. Như vậy, di sản thờ cúng đã quay về đúng với bản chất
và mục đích của nó: là di sản dành riêng cho thờ cúng, tách biệt hẳn với di sản thừa
kế khác và có khả năng duy trì qua các thế hệ.
Thứ hai, để đảm bảo cho việc duy trì di sản thờ cúng, kể từ BLDS năm 1995,
các nhà làm luật đã bổ sung về việc lựa chọn người quản lý, đồng thời giảm bớt
trường hợp chấm dứt DSDTC.
Được đánh giá là có nhiều điểm tiến bộ hơn so với PLTK năm 1990, nhưng
với số lượng và nội dung điều luật để quy định về một phong tục truyền thống của
dân tộc dường như còn khá khiêm tốn, khiêm tốn ngay cả với hệ thống pháp luật
thời kì phong kiến và Pháp thuộc. Do vậy, chế định di sản dùng vào việc thừa kế về
mặt lập pháp vẫn tồn tại nhiều điểm bất cập và những lỗ hổng cần có sự nghiên cứu
thấu đáo, cụ thể hơn, để từ đó có hướng xử lý chặt chẽ, rõ ràng nhằm xây dựng chế
59 Tờ trình của Chính phủ về dự án Bộ luật dân sự năm 1995 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, Văn kiện Quốc hội toàn tập - Tập VIII (1992-1997) Quyển 2 1994-1995.
https://quochoi.vn/tulieuquochoi/anpham/Pages/anpham.aspx?AnPhamItemID=1947
30
Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
định về DSDTC đúng với giá trị lịch sử và tầm vóc của nó trong đời sống xã hội,
tinh thần người Việt.
1.5. Quy định về di sản dùng để thờ cúng của một số nước trên thế giới
Nghiên cứu pháp luật của Việt Nam từ xưa đến nay, có thể thấy “việc để lại di
sản thờ cúng, hay tục lệ thường gọi là hương hỏa, đã được pháp luật điều chỉnh từ
rất lâu ở Việt Nam”60. Tuy nhiên, khi đối chiếu với các hệ thống dân luật lớn của
thế giới như Bộ luật dân sự Pháp, Bộ luật dân sự Đức, Bộ luật dân sự Nga và ngay
cả Bộ luật dân sự của nước có lịch sử, chế độ chính trị tương đồng là Trung Quốc
trong cổ luật61 lẫn pháp luật hiện đại, tác giả hầu như không tìm thấy những quy
định tương tự. Đây cũng là lý do khiến một số tác giả nhận định: “Di sản dùng vào
việc thờ cúng dường như là một đặc thù của Việt Nam vì trong nhiều hệ thống pháp
luật trên thế giới không thấy xuất hiện chế định này”62. Để giải thích cho vấn đề
này, có thể xét dưới hai góc độ là xã hội và tư tưởng lập pháp như sau:
Về mặt xã hội, với sự ảnh hưởng của vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên mà ngay
từ xa xưa, nền văn hóa giữa phương Đông và phương Tây luôn có sự khác biệt rõ
rệt. Chính từ khác biệt này đã sản sinh ra những tín ngưỡng và phong tục khác nhau.
Ở phương Tây, người dân chủ yếu theo đạo Thiên chúa, họ tôn sùng và thờ chúa
Jesus một cách tuyệt đối. Kinh Thánh răn dạy giáo dân không được thờ phụng hay
cầu nguyện với người đã chết, sự thờ phụng chỉ dành độc nhất cho chúa, và việc thờ
cúng người đã mất làm lối sống tội lỗi của đời trước có thể để lại các ảnh hưởng xấu
cho nhiều đời sau63. Mặt khác, người phương Tây cũng quan niệm về việc chỉ tổ
chức kỉ niệm những ngày sinh nhật, còn khi người đã chết thì không còn gì để kỉ
60 Vũ Thị Hồng Vân (chủ biên, 2016), Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam - Trường đại học Kiểm sát
Hà Nội, NXB. Chính trị Quốc gia sự thật, Hà Nội, tr 492.
61 Theo Nguyễn Ngọc Điện (2001), Bình luận khoa học về Thừa kế trong Luật Dân sự Việt Nam,
NXB. Trẻ, Hồ Chí Minh, tr 243: “Di sản thờ cúng cũng là một chế định độc đáo của cổ luật Việt Namso với
luật cổ Trung Quốc: trong hệ thống sau này thừa kế việc thờ cúng gắn liền với thừa kế tài sản chứ không chịu
sự chi phối của các quy tắc riêng”.
62 Trịnh Thị Bích Ngân (2018), Luận văn thạc sỹ, Pháp luật về di tặng, di sản dùng vào việc thờ cúng,
tr 18.
Đỗ Văn Đại (2016), Luật thừa kế Việt Nam - Bản án và bình luận bản án (tập 2), NXB Hồng Đức -
Hội Luật Gia Việt Nam, tr 17.
63 Kinh thánh Exod 20:5; và Acts 7:51-52.
Luận Văn Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành Về Di Sản Dùng Vào Việc Thờ Cúng.docx
Luận Văn Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành Về Di Sản Dùng Vào Việc Thờ Cúng.docx
Luận Văn Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành Về Di Sản Dùng Vào Việc Thờ Cúng.docx
Luận Văn Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành Về Di Sản Dùng Vào Việc Thờ Cúng.docx
Luận Văn Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành Về Di Sản Dùng Vào Việc Thờ Cúng.docx
Luận Văn Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành Về Di Sản Dùng Vào Việc Thờ Cúng.docx
Luận Văn Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành Về Di Sản Dùng Vào Việc Thờ Cúng.docx
Luận Văn Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành Về Di Sản Dùng Vào Việc Thờ Cúng.docx
Luận Văn Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành Về Di Sản Dùng Vào Việc Thờ Cúng.docx
Luận Văn Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành Về Di Sản Dùng Vào Việc Thờ Cúng.docx
Luận Văn Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành Về Di Sản Dùng Vào Việc Thờ Cúng.docx
Luận Văn Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành Về Di Sản Dùng Vào Việc Thờ Cúng.docx
Luận Văn Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành Về Di Sản Dùng Vào Việc Thờ Cúng.docx
Luận Văn Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành Về Di Sản Dùng Vào Việc Thờ Cúng.docx
Luận Văn Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành Về Di Sản Dùng Vào Việc Thờ Cúng.docx
Luận Văn Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành Về Di Sản Dùng Vào Việc Thờ Cúng.docx
Luận Văn Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành Về Di Sản Dùng Vào Việc Thờ Cúng.docx
Luận Văn Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành Về Di Sản Dùng Vào Việc Thờ Cúng.docx
Luận Văn Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành Về Di Sản Dùng Vào Việc Thờ Cúng.docx
Luận Văn Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành Về Di Sản Dùng Vào Việc Thờ Cúng.docx
Luận Văn Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành Về Di Sản Dùng Vào Việc Thờ Cúng.docx
Luận Văn Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành Về Di Sản Dùng Vào Việc Thờ Cúng.docx
Luận Văn Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành Về Di Sản Dùng Vào Việc Thờ Cúng.docx
Luận Văn Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành Về Di Sản Dùng Vào Việc Thờ Cúng.docx
Luận Văn Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành Về Di Sản Dùng Vào Việc Thờ Cúng.docx
Luận Văn Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành Về Di Sản Dùng Vào Việc Thờ Cúng.docx
Luận Văn Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành Về Di Sản Dùng Vào Việc Thờ Cúng.docx
Luận Văn Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành Về Di Sản Dùng Vào Việc Thờ Cúng.docx
Luận Văn Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành Về Di Sản Dùng Vào Việc Thờ Cúng.docx
Luận Văn Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành Về Di Sản Dùng Vào Việc Thờ Cúng.docx
Luận Văn Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành Về Di Sản Dùng Vào Việc Thờ Cúng.docx
Luận Văn Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành Về Di Sản Dùng Vào Việc Thờ Cúng.docx
Luận Văn Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành Về Di Sản Dùng Vào Việc Thờ Cúng.docx
Luận Văn Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành Về Di Sản Dùng Vào Việc Thờ Cúng.docx
Luận Văn Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành Về Di Sản Dùng Vào Việc Thờ Cúng.docx
Luận Văn Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành Về Di Sản Dùng Vào Việc Thờ Cúng.docx
Luận Văn Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành Về Di Sản Dùng Vào Việc Thờ Cúng.docx
Luận Văn Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành Về Di Sản Dùng Vào Việc Thờ Cúng.docx
Luận Văn Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành Về Di Sản Dùng Vào Việc Thờ Cúng.docx
Luận Văn Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành Về Di Sản Dùng Vào Việc Thờ Cúng.docx
Luận Văn Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành Về Di Sản Dùng Vào Việc Thờ Cúng.docx
Luận Văn Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành Về Di Sản Dùng Vào Việc Thờ Cúng.docx
Luận Văn Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành Về Di Sản Dùng Vào Việc Thờ Cúng.docx
Luận Văn Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành Về Di Sản Dùng Vào Việc Thờ Cúng.docx
Luận Văn Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành Về Di Sản Dùng Vào Việc Thờ Cúng.docx
Luận Văn Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành Về Di Sản Dùng Vào Việc Thờ Cúng.docx
Luận Văn Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành Về Di Sản Dùng Vào Việc Thờ Cúng.docx
Luận Văn Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành Về Di Sản Dùng Vào Việc Thờ Cúng.docx
Luận Văn Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành Về Di Sản Dùng Vào Việc Thờ Cúng.docx
Luận Văn Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành Về Di Sản Dùng Vào Việc Thờ Cúng.docx
Luận Văn Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành Về Di Sản Dùng Vào Việc Thờ Cúng.docx
Luận Văn Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành Về Di Sản Dùng Vào Việc Thờ Cúng.docx
Luận Văn Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành Về Di Sản Dùng Vào Việc Thờ Cúng.docx
Luận Văn Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành Về Di Sản Dùng Vào Việc Thờ Cúng.docx
Luận Văn Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành Về Di Sản Dùng Vào Việc Thờ Cúng.docx
Luận Văn Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành Về Di Sản Dùng Vào Việc Thờ Cúng.docx
Luận Văn Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành Về Di Sản Dùng Vào Việc Thờ Cúng.docx
Luận Văn Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành Về Di Sản Dùng Vào Việc Thờ Cúng.docx
Luận Văn Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành Về Di Sản Dùng Vào Việc Thờ Cúng.docx
Luận Văn Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành Về Di Sản Dùng Vào Việc Thờ Cúng.docx
Luận Văn Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành Về Di Sản Dùng Vào Việc Thờ Cúng.docx
Luận Văn Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành Về Di Sản Dùng Vào Việc Thờ Cúng.docx
Luận Văn Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành Về Di Sản Dùng Vào Việc Thờ Cúng.docx
Luận Văn Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành Về Di Sản Dùng Vào Việc Thờ Cúng.docx
Luận Văn Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành Về Di Sản Dùng Vào Việc Thờ Cúng.docx
Luận Văn Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành Về Di Sản Dùng Vào Việc Thờ Cúng.docx
Luận Văn Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành Về Di Sản Dùng Vào Việc Thờ Cúng.docx
Luận Văn Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành Về Di Sản Dùng Vào Việc Thờ Cúng.docx

More Related Content

What's hot

Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdfGiáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdfMan_Ebook
 
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt NamChuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt NamNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
MẪU ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
MẪU ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆPMẪU ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
MẪU ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆPNguyễn Công Huy
 
Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường trong hoạt động sản xuất
Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường trong hoạt động sản xuấtBồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường trong hoạt động sản xuất
Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường trong hoạt động sản xuấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

What's hot (20)

Luận văn: Quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở Việt Nam
Luận văn: Quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở Việt NamLuận văn: Quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở Việt Nam
Luận văn: Quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở Việt Nam
 
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdfGiáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
 
Đề tài: Tiểu luận môn quản lý hành chính nhà nước, HAY
Đề tài: Tiểu luận môn quản lý hành chính nhà nước, HAYĐề tài: Tiểu luận môn quản lý hành chính nhà nước, HAY
Đề tài: Tiểu luận môn quản lý hành chính nhà nước, HAY
 
Luận văn: Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo, HOT
Luận văn: Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo, HOTLuận văn: Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo, HOT
Luận văn: Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo, HOT
 
Liệt Kê 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Tại Ubnd Xã, Điểm Cao
Liệt Kê 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Tại Ubnd Xã, Điểm CaoLiệt Kê 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Tại Ubnd Xã, Điểm Cao
Liệt Kê 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Tại Ubnd Xã, Điểm Cao
 
Luận văn: Giải quyết vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài, HAY
Luận văn: Giải quyết vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài, HAYLuận văn: Giải quyết vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài, HAY
Luận văn: Giải quyết vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài, HAY
 
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt NamChuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
 
Luận văn: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn, HAY
Luận văn: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn, HAYLuận văn: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn, HAY
Luận văn: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn, HAY
 
Luận văn: Bảo đảm thực thi quyền lợi của người tiêu dùng, HAY
Luận văn: Bảo đảm thực thi quyền lợi của người tiêu dùng, HAYLuận văn: Bảo đảm thực thi quyền lợi của người tiêu dùng, HAY
Luận văn: Bảo đảm thực thi quyền lợi của người tiêu dùng, HAY
 
Luận văn: Giao dịch dân sự vô hiệu do lừa dối theo pháp luật, HAY
Luận văn: Giao dịch dân sự vô hiệu do lừa dối theo pháp luật, HAYLuận văn: Giao dịch dân sự vô hiệu do lừa dối theo pháp luật, HAY
Luận văn: Giao dịch dân sự vô hiệu do lừa dối theo pháp luật, HAY
 
Luận văn: Thực hiện pháp luật về quyền sử dụng đất, HOT
Luận văn: Thực hiện pháp luật về quyền sử dụng đất, HOTLuận văn: Thực hiện pháp luật về quyền sử dụng đất, HOT
Luận văn: Thực hiện pháp luật về quyền sử dụng đất, HOT
 
MẪU ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
MẪU ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆPMẪU ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
MẪU ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
 
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch thương mại điện tử
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch thương mại điện tửBảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch thương mại điện tử
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch thương mại điện tử
 
Đề tài: Các tội xâm phạm bí mật nhà nước theo pháp Luật, HAY
Đề tài: Các tội xâm phạm bí mật nhà nước theo pháp Luật, HAYĐề tài: Các tội xâm phạm bí mật nhà nước theo pháp Luật, HAY
Đề tài: Các tội xâm phạm bí mật nhà nước theo pháp Luật, HAY
 
Khóa Luận Pháp Luật Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi, 9 Điểm.docx
Khóa Luận Pháp Luật Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi, 9 Điểm.docxKhóa Luận Pháp Luật Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi, 9 Điểm.docx
Khóa Luận Pháp Luật Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi, 9 Điểm.docx
 
Luận văn: Nuôi con nuôi thực tế trong Luật nuôi con nuôi, HOT
Luận văn: Nuôi con nuôi thực tế trong Luật nuôi con nuôi, HOTLuận văn: Nuôi con nuôi thực tế trong Luật nuôi con nuôi, HOT
Luận văn: Nuôi con nuôi thực tế trong Luật nuôi con nuôi, HOT
 
Luận văn: Cấp, thông báo, tống đạt văn bản tố tụng, HAY, 9đ
Luận văn: Cấp, thông báo, tống đạt văn bản tố tụng, HAY, 9đLuận văn: Cấp, thông báo, tống đạt văn bản tố tụng, HAY, 9đ
Luận văn: Cấp, thông báo, tống đạt văn bản tố tụng, HAY, 9đ
 
Đề tài: Kiểm soát hôn nhân cận huyết thống theo pháp luật, HOT
Đề tài: Kiểm soát hôn nhân cận huyết thống theo pháp luật, HOTĐề tài: Kiểm soát hôn nhân cận huyết thống theo pháp luật, HOT
Đề tài: Kiểm soát hôn nhân cận huyết thống theo pháp luật, HOT
 
Đề tài: Các điều kiện nuôi con nuôi theo Luật nuôi con nuôi, HOT
Đề tài: Các điều kiện nuôi con nuôi theo Luật nuôi con nuôi, HOTĐề tài: Các điều kiện nuôi con nuôi theo Luật nuôi con nuôi, HOT
Đề tài: Các điều kiện nuôi con nuôi theo Luật nuôi con nuôi, HOT
 
Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường trong hoạt động sản xuất
Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường trong hoạt động sản xuấtBồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường trong hoạt động sản xuất
Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường trong hoạt động sản xuất
 

Similar to Luận Văn Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành Về Di Sản Dùng Vào Việc Thờ Cúng.docx

Điều Kiện Có Hiệu Lực Của Di Chúc Miệng Theo Quy Định Của Bộ Luật Dân Sự Việt...
Điều Kiện Có Hiệu Lực Của Di Chúc Miệng Theo Quy Định Của Bộ Luật Dân Sự Việt...Điều Kiện Có Hiệu Lực Của Di Chúc Miệng Theo Quy Định Của Bộ Luật Dân Sự Việt...
Điều Kiện Có Hiệu Lực Của Di Chúc Miệng Theo Quy Định Của Bộ Luật Dân Sự Việt...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

Similar to Luận Văn Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành Về Di Sản Dùng Vào Việc Thờ Cúng.docx (20)

Chuyên đề Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân Và Gia Đình.doc
Chuyên đề Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân Và Gia Đình.docChuyên đề Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân Và Gia Đình.doc
Chuyên đề Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân Và Gia Đình.doc
 
Dư luận xã hội đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật ở nước ta hiện na...
Dư luận xã hội đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật ở nước ta hiện na...Dư luận xã hội đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật ở nước ta hiện na...
Dư luận xã hội đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật ở nước ta hiện na...
 
Lịch sử và xu hướng phát triển của hiến pháp các nước hồi giáo trong khu vực ...
Lịch sử và xu hướng phát triển của hiến pháp các nước hồi giáo trong khu vực ...Lịch sử và xu hướng phát triển của hiến pháp các nước hồi giáo trong khu vực ...
Lịch sử và xu hướng phát triển của hiến pháp các nước hồi giáo trong khu vực ...
 
Báo cáo thực tập chia tài sản chung của vợ chồng theo pháp luật VN.docx
Báo cáo thực tập chia tài sản chung của vợ chồng theo pháp luật VN.docxBáo cáo thực tập chia tài sản chung của vợ chồng theo pháp luật VN.docx
Báo cáo thực tập chia tài sản chung của vợ chồng theo pháp luật VN.docx
 
Áp dụng pháp luật của TAND trong giải quyết án hôn nhân và gia đình qua thực ...
Áp dụng pháp luật của TAND trong giải quyết án hôn nhân và gia đình qua thực ...Áp dụng pháp luật của TAND trong giải quyết án hôn nhân và gia đình qua thực ...
Áp dụng pháp luật của TAND trong giải quyết án hôn nhân và gia đình qua thực ...
 
Giải pháp bảo đảm quyền con người của phạm nhân theo pháp luật Việt Nam.doc
Giải pháp bảo đảm quyền con người của phạm nhân theo pháp luật Việt Nam.docGiải pháp bảo đảm quyền con người của phạm nhân theo pháp luật Việt Nam.doc
Giải pháp bảo đảm quyền con người của phạm nhân theo pháp luật Việt Nam.doc
 
Luận Văn Quyền Bình Đẳng Giữa Vợ Và Chồng Theo Luật Hôn Nhân.doc
Luận Văn Quyền Bình Đẳng Giữa Vợ Và Chồng Theo Luật Hôn Nhân.docLuận Văn Quyền Bình Đẳng Giữa Vợ Và Chồng Theo Luật Hôn Nhân.doc
Luận Văn Quyền Bình Đẳng Giữa Vợ Và Chồng Theo Luật Hôn Nhân.doc
 
Quyền Của Người Lập Di Chúc Theo Pháp Luật, HOT.doc
Quyền Của Người Lập Di Chúc Theo Pháp Luật, HOT.docQuyền Của Người Lập Di Chúc Theo Pháp Luật, HOT.doc
Quyền Của Người Lập Di Chúc Theo Pháp Luật, HOT.doc
 
Điều Kiện Có Hiệu Lực Của Di Chúc Miệng Theo Quy Định Của Bộ Luật Dân Sự Việt...
Điều Kiện Có Hiệu Lực Của Di Chúc Miệng Theo Quy Định Của Bộ Luật Dân Sự Việt...Điều Kiện Có Hiệu Lực Của Di Chúc Miệng Theo Quy Định Của Bộ Luật Dân Sự Việt...
Điều Kiện Có Hiệu Lực Của Di Chúc Miệng Theo Quy Định Của Bộ Luật Dân Sự Việt...
 
Đề Tài Tranh Chấp Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Khi Ly Hôn.docx
Đề Tài Tranh Chấp Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Khi Ly Hôn.docxĐề Tài Tranh Chấp Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Khi Ly Hôn.docx
Đề Tài Tranh Chấp Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Khi Ly Hôn.docx
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Bất Động Sản Liền Kề Luật Dân Sự 2015.docx
Khóa Luận Tốt Nghiệp Bất Động Sản Liền Kề Luật Dân Sự 2015.docxKhóa Luận Tốt Nghiệp Bất Động Sản Liền Kề Luật Dân Sự 2015.docx
Khóa Luận Tốt Nghiệp Bất Động Sản Liền Kề Luật Dân Sự 2015.docx
 
Những bất cập trong chế định thừa kế của Bộ luật dân sự 2005, HAY
Những bất cập trong chế định thừa kế của Bộ luật dân sự 2005, HAYNhững bất cập trong chế định thừa kế của Bộ luật dân sự 2005, HAY
Những bất cập trong chế định thừa kế của Bộ luật dân sự 2005, HAY
 
Phân chia di sản thừa kế - Những vấn đề lý luận và thực tiễn.doc
Phân chia di sản thừa kế - Những vấn đề lý luận và thực tiễn.docPhân chia di sản thừa kế - Những vấn đề lý luận và thực tiễn.doc
Phân chia di sản thừa kế - Những vấn đề lý luận và thực tiễn.doc
 
Nầng Cao Hiệu Quả Quản Lý Hộ Tịch Trên Địa Bàn Xã Hùng Mỹ.doc
Nầng Cao Hiệu Quả Quản Lý Hộ Tịch Trên Địa Bàn Xã Hùng Mỹ.docNầng Cao Hiệu Quả Quản Lý Hộ Tịch Trên Địa Bàn Xã Hùng Mỹ.doc
Nầng Cao Hiệu Quả Quản Lý Hộ Tịch Trên Địa Bàn Xã Hùng Mỹ.doc
 
Thực tiễn áp dụng và phương hướng hoàn thiện pháp luật về diện và hàng thừa k...
Thực tiễn áp dụng và phương hướng hoàn thiện pháp luật về diện và hàng thừa k...Thực tiễn áp dụng và phương hướng hoàn thiện pháp luật về diện và hàng thừa k...
Thực tiễn áp dụng và phương hướng hoàn thiện pháp luật về diện và hàng thừa k...
 
Thừa kế theo pháp luật - một số vấn đề lý luận và thực tiễn.doc
Thừa kế theo pháp luật - một số vấn đề lý luận và thực tiễn.docThừa kế theo pháp luật - một số vấn đề lý luận và thực tiễn.doc
Thừa kế theo pháp luật - một số vấn đề lý luận và thực tiễn.doc
 
Luận văn: Quyền của người lập di chúc theo pháp luật, HOT
Luận văn: Quyền của người lập di chúc theo pháp luật, HOTLuận văn: Quyền của người lập di chúc theo pháp luật, HOT
Luận văn: Quyền của người lập di chúc theo pháp luật, HOT
 
Giải quyết tranh chấp đất đai khi bồi thường giải phóng mặt bằng.doc
Giải quyết tranh chấp đất đai khi bồi thường giải phóng mặt bằng.docGiải quyết tranh chấp đất đai khi bồi thường giải phóng mặt bằng.doc
Giải quyết tranh chấp đất đai khi bồi thường giải phóng mặt bằng.doc
 
Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con khi ly hôn lý luận và th...
Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con khi ly hôn lý luận và th...Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con khi ly hôn lý luận và th...
Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con khi ly hôn lý luận và th...
 
Thừa kế và giải quyết các tranh chấp về quyền thừa kế theo di chúc - lý luận...
Thừa kế và giải quyết các tranh chấp về quyền thừa kế theo di chúc -  lý luận...Thừa kế và giải quyết các tranh chấp về quyền thừa kế theo di chúc -  lý luận...
Thừa kế và giải quyết các tranh chấp về quyền thừa kế theo di chúc - lý luận...
 

More from Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói Zalo/Tele: 0917.193.864

Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Sử Dụng Dịch Vụ ...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Sử Dụng Dịch Vụ ...Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Sử Dụng Dịch Vụ ...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Sử Dụng Dịch Vụ ...Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói Zalo/Tele: 0917.193.864
 
Khóa Luận Ảnh Hưởng Của Các Yếu Tố Dịch Vụ Đến Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Tại...
Khóa Luận Ảnh Hưởng Của Các Yếu Tố Dịch Vụ Đến Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Tại...Khóa Luận Ảnh Hưởng Của Các Yếu Tố Dịch Vụ Đến Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Tại...
Khóa Luận Ảnh Hưởng Của Các Yếu Tố Dịch Vụ Đến Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Tại...Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói Zalo/Tele: 0917.193.864
 

More from Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói Zalo/Tele: 0917.193.864 (20)

Field Report Recruitment Procedure At Sconnect Limited Company.docx
Field Report Recruitment Procedure At Sconnect Limited Company.docxField Report Recruitment Procedure At Sconnect Limited Company.docx
Field Report Recruitment Procedure At Sconnect Limited Company.docx
 
Internship Report The Analysis Of Orporate Culture Of Sun Inc Vietnam.docx
Internship Report The Analysis Of  Orporate Culture Of Sun Inc Vietnam.docxInternship Report The Analysis Of  Orporate Culture Of Sun Inc Vietnam.docx
Internship Report The Analysis Of Orporate Culture Of Sun Inc Vietnam.docx
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Khách Du Lịch Quốc Tế.doc
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Khách Du Lịch Quốc Tế.docLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Khách Du Lịch Quốc Tế.doc
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Khách Du Lịch Quốc Tế.doc
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Sử Dụng Dịch Vụ ...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Sử Dụng Dịch Vụ ...Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Sử Dụng Dịch Vụ ...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Sử Dụng Dịch Vụ ...
 
Khóa Luận Quy Trình Kế Toán Bán Hàng Tại Công Ty Đông Nam Á.docx
Khóa Luận Quy Trình Kế Toán Bán Hàng Tại Công Ty Đông Nam Á.docxKhóa Luận Quy Trình Kế Toán Bán Hàng Tại Công Ty Đông Nam Á.docx
Khóa Luận Quy Trình Kế Toán Bán Hàng Tại Công Ty Đông Nam Á.docx
 
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Công Ty Du Lịch...
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Công Ty Du Lịch...Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Công Ty Du Lịch...
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Công Ty Du Lịch...
 
Khóa Luận Ảnh Hưởng Của Các Yếu Tố Dịch Vụ Đến Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Tại...
Khóa Luận Ảnh Hưởng Của Các Yếu Tố Dịch Vụ Đến Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Tại...Khóa Luận Ảnh Hưởng Của Các Yếu Tố Dịch Vụ Đến Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Tại...
Khóa Luận Ảnh Hưởng Của Các Yếu Tố Dịch Vụ Đến Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Tại...
 
Bài Tiểu Luận Môn Học Lý Luận Chung Về Nhà Nước Và Pháp Luật.docx
Bài Tiểu Luận Môn Học Lý Luận Chung Về Nhà Nước Và Pháp Luật.docxBài Tiểu Luận Môn Học Lý Luận Chung Về Nhà Nước Và Pháp Luật.docx
Bài Tiểu Luận Môn Học Lý Luận Chung Về Nhà Nước Và Pháp Luật.docx
 
Tiểu Luận Phân tích việc đo lường, đánh giá tài sãn của công ty cổ phần h...
Tiểu Luận Phân tích việc đo lường, đánh giá tài sãn của công ty cổ phần h...Tiểu Luận Phân tích việc đo lường, đánh giá tài sãn của công ty cổ phần h...
Tiểu Luận Phân tích việc đo lường, đánh giá tài sãn của công ty cổ phần h...
 
Khóa Luận Cơ Sở Lý Luận Về Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Trong Doanh Nghiệp.docx
Khóa Luận Cơ Sở Lý Luận Về Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Trong Doanh Nghiệp.docxKhóa Luận Cơ Sở Lý Luận Về Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Trong Doanh Nghiệp.docx
Khóa Luận Cơ Sở Lý Luận Về Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Trong Doanh Nghiệp.docx
 
Báo Cáo Kiến Tập Tại Ngân Hàng Agribank– Chi Nhánh Tây Hồ.docx
Báo Cáo Kiến Tập Tại Ngân Hàng Agribank– Chi Nhánh Tây Hồ.docxBáo Cáo Kiến Tập Tại Ngân Hàng Agribank– Chi Nhánh Tây Hồ.docx
Báo Cáo Kiến Tập Tại Ngân Hàng Agribank– Chi Nhánh Tây Hồ.docx
 
Khóa Luận Hoạt Động Marketing Cho Triển Lãm Công Nghiệp Và Sản Xuất Việt Nam ...
Khóa Luận Hoạt Động Marketing Cho Triển Lãm Công Nghiệp Và Sản Xuất Việt Nam ...Khóa Luận Hoạt Động Marketing Cho Triển Lãm Công Nghiệp Và Sản Xuất Việt Nam ...
Khóa Luận Hoạt Động Marketing Cho Triển Lãm Công Nghiệp Và Sản Xuất Việt Nam ...
 
Khóa Luận Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Khách Sạn Continental Saigon...
Khóa Luận Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Khách Sạn Continental Saigon...Khóa Luận Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Khách Sạn Continental Saigon...
Khóa Luận Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Khách Sạn Continental Saigon...
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Đến Tp Hcm Làm Việc Của Sinh Viên.docx
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Đến Tp Hcm Làm Việc Của Sinh Viên.docxLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Đến Tp Hcm Làm Việc Của Sinh Viên.docx
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Đến Tp Hcm Làm Việc Của Sinh Viên.docx
 
Báo Cáo Tổ Chức Thực Hiện Nghiệp Vụ Giao Nhận Hàng Hóa Kinh Doanh Nhập Khẩu B...
Báo Cáo Tổ Chức Thực Hiện Nghiệp Vụ Giao Nhận Hàng Hóa Kinh Doanh Nhập Khẩu B...Báo Cáo Tổ Chức Thực Hiện Nghiệp Vụ Giao Nhận Hàng Hóa Kinh Doanh Nhập Khẩu B...
Báo Cáo Tổ Chức Thực Hiện Nghiệp Vụ Giao Nhận Hàng Hóa Kinh Doanh Nhập Khẩu B...
 
Tiểu Luận Tình Huống Giải Quyết Tranh Chấp Quyền Sử Dụng Đất.docx
Tiểu Luận Tình Huống Giải Quyết Tranh Chấp Quyền Sử Dụng Đất.docxTiểu Luận Tình Huống Giải Quyết Tranh Chấp Quyền Sử Dụng Đất.docx
Tiểu Luận Tình Huống Giải Quyết Tranh Chấp Quyền Sử Dụng Đất.docx
 
Luận Văn Tác Động Của Chất Lượng Website Bán Lẻ Trực Tuyến Đến Lòng Trung Thà...
Luận Văn Tác Động Của Chất Lượng Website Bán Lẻ Trực Tuyến Đến Lòng Trung Thà...Luận Văn Tác Động Của Chất Lượng Website Bán Lẻ Trực Tuyến Đến Lòng Trung Thà...
Luận Văn Tác Động Của Chất Lượng Website Bán Lẻ Trực Tuyến Đến Lòng Trung Thà...
 
Khóa Luận Pháp Luật Về Hợp Đồng Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất.docx
Khóa Luận Pháp Luật Về Hợp Đồng Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất.docxKhóa Luận Pháp Luật Về Hợp Đồng Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất.docx
Khóa Luận Pháp Luật Về Hợp Đồng Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất.docx
 
Báo Cáo Nâng Cao Hiệu Quả Quy Trình Xuất Khẩu Đậu Xanh Nguyên Hạt Sang Thị Tr...
Báo Cáo Nâng Cao Hiệu Quả Quy Trình Xuất Khẩu Đậu Xanh Nguyên Hạt Sang Thị Tr...Báo Cáo Nâng Cao Hiệu Quả Quy Trình Xuất Khẩu Đậu Xanh Nguyên Hạt Sang Thị Tr...
Báo Cáo Nâng Cao Hiệu Quả Quy Trình Xuất Khẩu Đậu Xanh Nguyên Hạt Sang Thị Tr...
 
Khóa Luận Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Giao Nhận Nhập Khẩu Hàng Nguyên Contain...
Khóa Luận Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Giao Nhận Nhập Khẩu Hàng Nguyên Contain...Khóa Luận Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Giao Nhận Nhập Khẩu Hàng Nguyên Contain...
Khóa Luận Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Giao Nhận Nhập Khẩu Hàng Nguyên Contain...
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Luận Văn Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành Về Di Sản Dùng Vào Việc Thờ Cúng.docx

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT --------------- Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 VŨ TUYÊN HOÀNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ DI SẢN DÙNG VÀO VIỆC THỜ CÚNG LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2021
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT --------------- Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 VŨ TUYÊN HOÀNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ DI SẢN DÙNG VÀO VIỆC THỜ CÚNG Chuyên ngành: Luật Dân sự và tố tụng dân sự Mã ngành: 60380103 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜIHƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐẶNG THANH HOA TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2021
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, trích dẫn và bản án trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Các kết quả nghiên cứu khoa học nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm với những cam đoan trên. TÁC GIẢ Vũ Tuyên Hoàng
  • 4. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 CHỮ CÁI VIẾT TẮT/ KÝ HIỆU NỘI DUNG QTHL Quốc triều hình luật HVLL Hoàng Việt Luật lệ DLGY Dân luật Giản yếu DLBK Dân luật Bắc kỳ DLTK Dân luật Trung kỳ PLTK Pháp lệnh thừa kế BLDS Bộ luật dân sự DSDTC Di sản dùng vào việc thờ cúng TAND Tòa án nhân dân
  • 5. MỤC LỤC Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT MỤC LỤC MỞ ĐẦU ..............................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ...........................................................................................................1 2. Tình hình nghiên cứu....................................................................................................2 3. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài......................................................5 4. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................................5 5. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................6 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn............................................................6 7. Kết cấu của luận văn.....................................................................................................7 Chương 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ DI SẢN DÙNG VÀO VIỆC THỜ CÚNG ...8 1.1. Khái niệm thờ cúng, di sản dùng vào việc thờ cúng ...........................................8 1.1.1. Khái niệm về thờ cúng..............................................................................................8 1.1.2. Khái niệm di sản thừa kế .......................................................................................10 1.1.3. Khái niệm di sản dùng vào việc thờ cúng ............................................................11 1.2. Đặc điểm của di sản dùng vào việc thờ cúng thờ cúng ....................................12 1.3. Ý nghĩa phong tục thờ cúng của người Việt Nam.............................................14 1.4. Quy định của pháp luật dân sự Việt Nam về di sản dùng vào việc thờ cúng qua các thời kỳ..................................................................................................................15 1.4.1. Thời kỳ trước năm 1945.........................................................................................15 1.4.2. Thời kỳ từ năm 1945 đến trước năm 1990 ..........................................................25 1.4.3. Thời kỳ từ năm 1990 đến 1/7/1996.......................................................................27 1.4.4. Thời kỳ từ 01/7/1996 cho đến nay ........................................................................28 1.5. Quy định về di sản dùng để thờ cúng của một số nước trên thế giới ...........30 Chương 2. THỰC TIỄN QUY ĐỊNH DI SẢN DÙNG VÀO VIỆC THỜ CÚNG TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH ...................................................33 2.1. Căn cứ xác lập di sản dùng vào việc thờ cúng ...................................................33 2.2. Di sản dùng vào việc thờ cúng ...............................................................................35
  • 6. MỤC LỤC Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 2.2.1. Tỉ lệ di sản dùng vào việc thờ cúng ......................................................................35 2.2.2. Loại tài sản dùng vào việc thờ cúng.....................................................................38 2.3. Người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng ....................................................39 2.3.1. Người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng được chỉ định theo di chúc......39 2.3.2. Người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng do những người thừa kế giao hoặc cử quản lý..................................................................................................................40 2.3.3. Quyền và nghĩa vụ của người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng.............44 2.4. Căn cứ chấm dứt di sản dùng vào việc thờ cúng...............................................48 2.5. Hạn chế quyền của người để lại di sản dùng vào việc thờ cúng.....................53 Chương 3. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ DI SẢN DÙNG VÀO VIỆC THỜ CÚNG...................................................................58 3.1. Thực trạng áp dụng pháp luật về di sản dùng vào việc thờ cúng..................58 3.1.1. Căn cứ phát sinh di sản dùng vào việc thờ cúng ................................................58 3.1.2. Người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng .....................................................66 3.1.3. Căn cứ chấm dứt di sản dùng vào việc thờ cúng ................................................73 3.2. Kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về di sản dùng vào việc thờ cúng..............................................................................................................77 3.2.1. Căn cứ xác lập di sản dùng vào việc thờ cúng....................................................78 3.2.2. Tỉ lệ di sản dùng vào việc thờ cúng ......................................................................79 3.2.3. Người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng .....................................................83 3.2.4. Căn cứ chấm dứt di sản dùng vào việc thờ cúng ................................................85 3.2.5. Hạn chế quyền của người để lại di sản dùng vào việc thờ cúng.......................88 KẾT LUẬN........................................................................................................................89 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................................90 PHỤ LỤC...........................................................................................................................98
  • 7. 1 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong phong tục của người Việt, thờ cúng ông bà tổ tiên từ lâu đã trở thành một thứ tín ngưỡng quan trọng và là một trong những thành tố đặc biệt tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam nhằm tỏ lòng tôn kính đối với người đã mất và giáo dục cho thế hệ sau về công ơn của thế hệ trước. Phong tục này được thể hiện dưới nhiều hình thức đa dạng, như việc dành một khoảng không gian thờ trong nhà để thờ ông bà, tổ tiên, thổ công, tổ địa, hay xây các nhà thờ họ, thờ làng hoặc lưu giữ những cuốn gia phả của dòng họ để hàng năm vào các ngày lễ lớn, giỗ, chạp... Từ ý nghĩa đặc biệt của phong tục thờ cúng đối với đời sống tâm linh người Việt, pháp luật Việt Nam từ xưa đến nay luôn thể hiện sự tôn trọng và bảo vệ tín ngưỡng đó, thể hiện trong các bộ cổ luật như Bộ luật Hồng Đức (Quốc Triều Hình Luật), Bộ luật Gia Long (Hoàng Việt Luật Lệ) và hai bộ luật Dân sự Bắc kỳ, Trung kỳ ghi nhận về di sản thờ cúng thông qua các quy định về “Phụng tự”, “Hương hỏa”, “Lập thừa tự”... Kế thừa tinh thần đó, Nhà nước ta từ khi thành lập đến nay, đều ghi nhận chế định về di sản thờ cúng trong các văn bản luật, mà cụ thể ở Pháp lệnh thừa kế năm 1990, Bộ luật dân sự các năm 1995, năm 2005 và năm 2015. Trong Bộ luật dân sự năm 2015 hiện hành, mặc dù có sự ghi nhận đối với di sản thờ cúng, nhưng sự ghi nhận này chỉ gói gọn trong một điều luật, đây thực chất chỉ là sự kế thừa quy định đã tồn tại trong Bộ luật dân sự năm 1995 và 2005. Trong khi đó, việc giải quyết tranh chấp về thừa kế đặt ra rất nhiều vấn đề cần giải quyết, mà nếu chỉ với nội dung quy định tại một điều luật như hiện nay sẽ không đủ căn cứ để giải quyết một số vấn đề như: các căn cứ xác lập DSDTC từ người thừa kế góp hoặc do người để lại di sản tặng cho có điều kiện trước khi chết, tỷ lệ di sản và loại tài sản dùng vào việc thờ cúng; căn cứ xác định, thay đổi, chấm dứt người được giao quản lý phần DSDTC; việc chấm dứt DSDTC do những người thừa kế thỏa thuận, hay do di sản thờ cúng không còn. Khi nghiên cứu thực tiễn xét xử, tỉ lệ các tranh chấp liên quan đến vấn đề di sản dùng để thờ cúng so với những loại án dân sự khác là không nhiều. Tuy nhiên, như đã trình bày ở trên, vấn đề này còn nhiều khía cạnh pháp lý mà pháp luật hiện
  • 8. 2 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 nay chưa có quy định cụ thể, kéo theo nhiều nhiều quan điểm khác nhau về hướng giải quyết. Dẫn đến khó khăn trong việc tiếp cận pháp luật của người dân, cũng như có sự khác biệt trong giải pháp áp dụng pháp luật, việc giữ gìn và bảo vệ nét đẹp của phong tục này cũng vì vậy mà không được đảm bảo. Xuất phát từ ý nghĩa của một phong tục lâu đời trong đời sống người Việt, cũng như là quy định tương đối đặc trưng trong hệ thống pháp luật Việt Nam so với thế thới Tìm hiểu các công trình khoa học nghiên cứu về thừa kế từ trước đến nay, mặc dù có nhiều tác giả đã nghiên cứu các khía cạnh khác nhau, nhưng vấn đề DSDTC rất ít khi được xem xét để nghiên cứu một cách tập trung và đa số đều là các công trình được thực hiện trước khi BLDS 2015 có hiệu lực, mặc dù đây là phong tục đặc sắc của người Việt không chỉ trong đời sống tinh thần mà cả trong pháp luật. Do vậy, tác giả chọn đề tài “Pháp luật Việt Nam hiện hành về di sản dùng vào việc thờ cúng” để nghiên cứu nhằm phân tích, đánh giá quy định pháp luật trong cổ luật và pháp luật ngày nay về DSDTC dưới góc độ lý luận và thực tiễn, cũng như thực trạng giải quyết các tranh chấp liên quan, để từ đó tìm ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật. 2. Tình hình nghiên cứu DSDTC được điều chỉnh trong pháp luật dân sự, nhưng được quy định rất hạn chế khi chỉ gói gọn trong một điều luật, vì vậy các công trình nghiên cứu thường nghiên cứu dưới góc độ là một phần nhỏ trong chế định thừa kế, chỉ có một số rất ít các công trình nghiên cứu dưới góc độ là vấn đề chính, cụ thể như sau: Thứ nhất, các công trình nghiên cứu một cách tổng hợp, tóm lược về pháp luật dân sự, từ những vấn đề chung, mang tính chất nền tảng lý luận như phạm vi điều chỉnh, đối tượng điều chỉnh, lịch sử pháp luật qua các thời kỳ đến những vấn đề cụ thể về chủ thể, tài sản, hợp đồng,... Trong đó, DSDTC thường được lồng ghép nội dung trong thừa kế theo di chúc, là một phần thừa kế. Các công trình này gồm: Giáo trình Luật Dân sự (2020) của Trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh, NXB. Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh; Giáo trình pháp luật về tài sản, quyền sở hữu tài sản và thừa kế (2019) của Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, NXB. Hồng Đức; Giáo trình luật dân sự (2018) của Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB.
  • 9. 3 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Công an nhân dân; Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam (2016) của Trường đại học Kiểm sát Hà Nội, NXB. Chính trị Quốc gia - Sự thật; Giáo trình Luật dân sự (2014) của Trường Đại học Kinh tế - Luật thành phố Hồ Chí Minh, NXB. Đại học quốc gia TP.HCM. Một số công trình nghiên cứu riêng về chế định thừa kế, một phần nhỏ trong đó đề cập quy định DSDTC dưới góc độ lịch sử, ý nghĩa của nó và ảnh hưởng đến quá trình phân chia di sản, một số công trình phân tích khái quát về một vài nội dung còn hạn chế dưới góc độ lý luận và thực tiễn như: Luật Dân sự Việt Nam bình giải và áp dụng - Luật Thừa kế của tác giả Phùng Trung Tập (2017), NXB. Hà Nội; Thừa kế trong pháp luật dân sự Việt Nam của tác giả Nguyễn Văn Huy (2017), NXB. Tư pháp; Luật thừa kế Việt Nam - Bản án và bình luận bản án của tác giả Đỗ Văn Đại (2016), NXB Hồng Đức - Hội Luật Gia Việt Nam; Pháp luật về thừa kế và thực tiễn giải quyết tranh chấp của Phạm Văn Tuyết & Lê Kim Giang (2013), NXB. Tư pháp; Thừa kế theo pháp luật của công dân Việt Nam từ năm 1945 đến nay của tác giả Phùng Trung tập (2004), NXB Tư pháp. Ngoài ra, một số công trình khác nghiên cứu theo hướng bình luận những quy định mới trong Bộ luật dân sự năm 2015. Đối với vấn đề DSDTC, đa số công trình nêu khá tóm lược và là những vấn đề đã tồn tại từ quy định cũ như: Bình luận khoa học bộ luật dân sự của tác giả Nguyễn Minh Tuấn (chủ biên, 2016), NXB. Tư pháp; Bình Luận khoa học Bộ luật dân sự năm 2015 của tác giả Nguyễn Văn Cừ và Trần Thị Huệ (chủ biên, 2016), NXB. Công An Nhân Dân; Bình luận khoa học những điểm mới của Bộ Luật dân sự năm 2015 của tác giả Đỗ Văn Đại (2016), NXB. Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam. Thứ hai, các công trình nghiên cứu dưới hình thức bài viết tạp chí chuyên ngành, tập trung phân tích một hoặc một số vấn đề về lịch sử hình thành, hạn chế trong cách quy định và phương hướng hoàn thiện pháp luật. Đây là những nội dung có giá trị tham khảo, nghiên cứu nhưng phạm vi rất hẹp, chưa có tính khái quát cao, một công trình được công bố trước thời điểm Bộ luật dân sự 2015 có hiệu lực. Có thể kể đến như: “Di sản dùng vào việc thờ cúng - Nhìn từ góc độ thực tiễn xét xử và thi hành án” của Cao Anh Nguyên (2018), Tạp chí Tòa án nhân dân, số 1/2018, tr
  • 10. 4 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 39- 41, 48; “Hoàn thiện quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng trong dự thảo BLDS (sửa đổi)” của Hồ Thị Vân Anh (2015), Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 4/2015, tr. 42 - 47; “Góp ý dự thảo BLDS (sửa đổi) về phần thừa kế theo di chúc” của tác giả Hoàng Thị Loan (2015), Tạp chí luật học, số 6/2015, tr. 149 - 156; “Những vấn đề đặt ra về vấn đề thừa kế khi sửa đổi BLDS” của tác giả Phạm Văn Bằng (2014), Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 5/2014, tr. 32 - 44; “Bất cập trong quy định của Bộ luật dân sự về di sản thờ cúng” của tác giả Trần Thị Huệ (2014), Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 7/2014, tr. 41 - 45; “Từ quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng và di tặng” của tác giả Phùng Trung Tập (2013), Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 9/2013, tr. 31 - 42; “Một số điểm bất cập về chế định thừa kế cần được sửa đổi, bổ sung trong Bộ luật Dân sự năm 2005” của tác giả Trần Thị Huệ (2013), Tạp chí Tòa án nhân dân, số 11/2013, tr. 34 - 38. Thứ ba, các công trình nghiên cứu chuyên sâu dưới hình thức luận văn rất hạn chế, gần như các công trình này đều được nghiên cứu trước khi Bộ luật dân sự 2015 có hiệu lực, hơn nữa, các vấn đề được nghiên cứu có phần chưa cụ thể, cách phân tích và giải quyết vấn đề cũng gặp nhiều quan điểm trái chiều. ví dụ như đề tài “Di sản thờ cúng theo pháp luật Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Phương Thủy (2014), Luận văn thạc sỹ luật, Đại học Quốc gia Hà Nội; đề tài “Di sản dùng vào việc thờ cúng theo pháp luật Việt Nam” của tác giả Võ Thị Cẩm Tú (2013), Luận văn thạc sỹ luật, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh; đề tài “Di sản dùng vào việc thờ cúng theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành” của tác giả Tống Viết Nam (2012), Luận văn thạc sỹ luật, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội; “Di sản dùng vào việc thờ cúng theo pháp luật Việt Nam” của tác giả Lê Quang Hậu (2007), Luận văn thạc sỹ luật, Đại học Quốc gia Hà Nội. Đề tài “Pháp luật về di tặng, di sản dùng vào việc thờ cúng” của tác giả Trịnh Thị Bích Ngân (2018), Luận văn thạc sỹ luật, Trường Đại học Kinh tế - Luật thành phố Hồ Chí Minh là luận văn duy nhất được thực hiện sau khi Bộ luật dân sự 2015 có hiệu lực. Tuy nhiên nội dung nghiên cứu bao gồm cả vấn đề về di tặng nên tác giả chưa nghiên cứu sâu sắc và chi tiết về DSDTC. Bên cạnh đó, giải pháp mà tác giả đưa ra cũng chỉ dừng ở việc định hướng mà chưa có giải pháp cụ thể.
  • 11. 5 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Các công trình nghiên cứu, bài báo trên là nguồn tài liệu chuyên ngành rất có giá trị khi phần nào thể hiện rõ cơ sở lí luận, thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng quy định DSDTC. Một số công trình đã chỉ rõ yêu cầu về một chế định thờ cúng cụ thể hơn trong pháp luật dân sự, cũng như đề xuất một số định hướng, giải pháp nhằm khắc phục những bất cập của pháp luật dân sự hiện nay về loại di sản đặc biệt này. Tuy nhiên, một số công trình nghiên cứu trong môi trường pháp luật cũ, một số khác chỉ tập trung nghiên cứu số ít vấn đề tồn tại hoặc bình luận ngắn gọn về loại di sản đặc biệt này. Hiện tại cũng chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện về DSDTC dưới góc độ là mỹ tục của dân tộc, quy định đặc trưng của Việt Nam so với pháp luật thế giới cần được lưu giữ và chế định còn nhiều dang dở cần phải hoàn thiện trước những hạn chế trong cách quy định và yêu cầu thực tiễn thông qua các vụ án cụ thể. 3. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài Luận văn được nghiên cứu nhằm mục đích tìm hiểu những giá trị và nội dung của việc để lại DSDTC, cách phong tục này được ghi nhận trong pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ phong kiến, Pháp thuộc, trước và sau giải phóng, để từ đó làm rõ nhận thức của xã hội và pháp luật về tầm quan trọng của di sản vào việc thờ cúng. Luận văn còn tập trung nghiên cứu, phân tích các quy định hiện hành về thờ cúng trong Bộ luật dân sự năm 2015, nhằm phát hiện những bất cập, hạn chế trong các quy định của luật cũng như thực tế việc áp dụng các quy định này trong thực tiễn xét xử, từ đó đóng góp những giải pháp giúp giải quyết những bất hợp lý còn tồn tại trong lý luận và thực tiễn của vấn đề DSDTC. 4. Phạm vi nghiên cứu Với mục đích nghiên cứu trên, luận văn sẽ nghiên cứu vấn đề di sản dùng để thờ cúng dưới cả góc độ lý luận và thực tiễn. Ở góc độ lý luận, luận văn làm rõ và thống nhất các khái niệm liên quan, tìm hiểu ý nghĩa của tín ngưỡng thờ cúng và sự ảnh hưởng của nó đến quy định của pháp luật trong các thời kỳ khác nhau, thể hiện ở các văn bản luật có liên quan. Luận văn cũng phân tích những điểm đặc biệt của các văn bản luật này, trong đó,
  • 12. 6 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 tập trung chủ yếu vào Bộ luật dân sự năm 2015 hiện hành, đồng thời có liên hệ với pháp luật của một số nước tương đồng về văn hóa thờ cúng tổ tiên như Việt Nam để củng cố thêm cơ sở lý luận. Ở góc độ thực tiễn, luận văn sẽ nghiên cứu một số các bản án thực tế trong thời gian gần đây để phân tích, từ đó tìm ra những vướng mắc cần sự điều chỉnh của pháp luật. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu của luận văn dựa trên cơ sở các phương pháp cơ bản của khoa học chuyên ngành luật học, cụ thể như sau: - Phương pháp phân tích và tổng hợp là phương pháp nền tảng, sử dụng cho toàn bộ quá trình nghiên cứu đề tài. Trong đó, phương pháp phân tích áp dụng trong quá trình nghiên cứu các tài liệu, công trình nghiên cứu đã được công bố, các bản án có hiệu lực, các quan điểm khác nhau; phương pháp tổng hợp liên kết những nội dung đã phân tích để rút ra kết luận, nhằm có cái nhìn tổng quan đối với khái niệm, ý nghĩa, quy định pháp luật, thực tiễn xét xử của vấn đề DSDTC. - Phương pháp so sánh, đối chiếu các quy định của pháp luật đối với vấn đề DSDTC trong hệ thống pháp luật Việt Nam từ trước đến nay trong cổ luật lẫn pháp luật hiện đại, và so sánh với pháp luật nước ngoài, để từ đó tìm ra những điểm giống, điểm khác làm cơ sở cho việc phân tích, tổng hợp. - Phương pháp lịch sử áp dụng trong nghiên cứu sự hình thành và phát triển của quy định DSDTC, thông qua các bộ dân luật trong suốt chiều dài lịch sử lập pháp của Việt Nam, từ đó rút ra bản chất và quy luật phát triển của quy định DSDTC. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn Đề tài “Pháp luật Việt Nam hiện hành về di sản dùng vào việc thờ cúng” là một trong số ít những công trình nghiên cứu chuyên sâu về DSDTC tại Việt Nam. Thông qua kết quả nghiên cứu, Luận văn giúp cung cấp một cách tổng quan những nội dung về khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của phong tục thờ cúng trong đời sống người Việt, để từ đó khẳng định giá trị phong tục này trong đời sống xã hội và pháp luật. Ngoài ra, luận văn cũng dành phần lớn nội dung để nghiên cứu, phân tích, bình
  • 13. 7 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 luận các quy định của pháp luật từ trước đến nay, kết hợp với một số vụ án xảy ra trên thực tế, đồng thời tìm hiểu về pháp luật nước ngoài. Vì vậy, Luận văn này hỗ trợ cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập. Ngoài ra, các kết quả nghiên cứu và giải pháp đưa ra trong phạm vi luận văn này có giá trị tham khảo nhằm hoàn thiện chế định DSDTC trong pháp luật dân sự Việt Nam hiện nay, tạo điều kiện cho một phong tục tốt đẹp tiếp tục được phát huy, đồng thời có giá trị thực đối với Tòa án trong việc xét xử và người dân trong việc thực hiện quy định của pháp luật để bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của mình. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1. Lý luận chung về di sản dùng vào việc thờ cúng Chương 2. Thực tiễn quy định di sản dùng vào việc thờ cúng trong pháp luật Việt Nam hiện hành Chương 3. Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về di sản dùng vào việc thờ cúng.
  • 14. 8 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Chương 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ DI SẢN DÙNG VÀO VIỆC THỜ CÚNG 1.1. Khái niệm thờ cúng, di sản dùng vào việc thờ cúng 1.1.1. Khái niệm về thờ cúng Với lịch sử ngàn năm dựng nước và giữ nước, người Việt từ xưa đến nay có thể được xem là một trong số các dân tộc trên thế giới có đời sống văn hóa, tinh thần đa dạng, phong phú, trong đó thờ cúng là một trong những phong tục tiêu biểu. Tín ngưỡng này tồn tại và kéo dài xuyên suốt trong lịch sử Việt Nam. Đó cũng là lí do để pháp luật dân sự luôn dành riêng những quy định điều chỉnh đặc thù về di sản thờ cúng. Mặc dù đã có từ lâu, nhưng truyền thống thờ cúng cho đến nay vẫn đang còn nhiều ý kiến khác nhau về loại hình của nó, một số nhà nghiên cứu cho rằng thờ cúng tổ tiên là một loại phong tục, một số khác lại cho đó là luật tục, cũng có quan điểm đó là một loại tôn giáo hay tín ngưỡng, ví dụ như: Tác giả Phan Kế Bính và Toan Ánh1 coi thờ cúng là một loại tục, Phan Kế Bính khẳng định: “Xét cái tục phụng sự tổ tiên của ta rất là thành kính, ấy cũng là một lòng bất vong bản, ấy cũng là một việc nghĩa của người”2. Trong khi đó, tác giả X.A. Tocarev lại coi đây là một loại tôn giáo, ông khẳng định: “Sự thờ cúng tổ tiên là một hình thức tôn giáo, từ lâu đã được thừa nhận trong khoa học”3. Đây cũng là quan điểm được tác giả Đặng Nghiêm Vạn đồng tình và lý giải thêm: “Không có tổ chức chặt chẽ, nhưng dường như toàn bộ cộng đồng quan niệm tiến hành các lễ thức giống nhau và là tâm linh chủ yếu của cộng đồng là lực hút các yếu tố ngoại sinh hay là những yếu tố gia nhập vào các tôn giáo khác”4. Không đồng ý với quan điểm trên, có tác giả Mai Thanh Hải5 và Hà Đình Cầu, trong đó nhà nghiên cứu Hà Đình Cầu khẳng định: “Việc Thờ cúng tổ tiên không phải là một tôn giáo mà là một luật 1 Toan Ánh (1991), Phong tục Việt Nam (thờ cúng tổ tiên), NXB KHXH, Hà Nội, tr.5. 2 Phan Kế Bính (2005), Việt Nam phong tục,NXB Văn Học, Hà Nội, tr. 22. 3 X.A Tôcarev (1994), Các hình thức tôn giáo sơ khai và sự phát triển của chúng, NXB CTQG, Hà Nội, tr 32. 4 Đặng Nghiêm Vạn (1996), Về tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam hiện nay, NXB KHXH, Hà Nội, tr 29. 5 Mai Thanh Hải (2006), Từ điển tín ngưỡng tôn giáo Thế giới và Việt Nam, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, tr 603.
  • 15. 9 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 tục”. Một số nhà nghiên cứu khác như Trần Ngọc Thêm6, Phan Đại Doãn hay Huyền Giang7 lại quan niệm thờ cúng tổ tiên như một tín ngưỡng gắn liền với sự củng cố quan hệ họ hàng, gia đình. Mặc dù có nhiều quan điểm cần tiếp tục nghiên cứu về việc xem thờ cúng tổ tiên là một loại tục, luật tục hay tôn giáo, tín ngưỡng, nhưng theo quan điểm của tác giả, trong phạm vi luận văn này, thờ cúng nên được nghiên cứu dưới góc độ là một trong những mỹ tục của dân tộc nhằm giáo dục thế hệ sau nhớ công ơn của thế hệ trước. Từ ý nghĩa đó, luật pháp phải được quy định làm sao để vừa điều chỉnh quan hệ xã hội liên quan đến việc để lại di sản thờ cúng một cách hợp tình, hợp lý, vừa phát huy được những truyền thống tốt đẹp của dân tộc từ xưa đến nay. Phân tích dưới góc độ từ ngữ, khái niệm về “thờ cúng” cũng tồn tại nhiều quan điểm khác nhau. Theo Từ điển Tiếng Việt, “thờ cúng” được giải thích là hoạt động nhằm “Tỏ lòng tôn kính thần thánh, vật thiêng hoặc linh hồn người chết bằng hình thức lễ nghi cúng bái theo phong tục hoặc tín ngưỡng”8. Phân tích một cách rõ ràng hơn, theo tác giả Trần Đăng Sinh: “Thờ cúng là hoạt động có ý thức của con người, là tổng thể phức hợp những yếu tố: ý thức về tổ tiên, biểu tượng về tổ tiên và lễ nghi thờ cúng trong không gian thờ cúng. Thờ là yếu tố thuộc ý thức về tổ tiên, là tâm linh, tình cảm, hướng về cội nguồn của con cháu. Thờ tổ tiên là sự thể hiện lòng thành kính, biết ơn, tưởng nhớ tổ tiên. Đồng thời cũng là sự thể hiện niềm tin vào sự che chở, bảo hộ, trợ giúp của tổ tiên”9. Từ những phân tích ở trên, có thể đưa ra khái niệm về thờ cúng tổ tiên như sau: Thờ cúng tổ tiên là hoạt động có ý thức của con người nhằm bày tỏ lòng thành kính, biết ơn đến tổ tiên, đồng thời là sự cầu mong sự che chở, trợ giúp của tổ tiên trong cuộc sống thường ngày, đặc biệt trong những công việc mang tính trọng đại hay một sự kiện quan trọng. 6 Trần Ngọc Thêm (1996), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB TP HCM, Hồ Chí Minh, tr 280. 7 Hà Văn Tăng & Trương Thìn (1999), Tín ngưỡng và mê tín, NXB Thanh niên, Hà Nội, tr 149-150. 8 Viện Ngôn ngữ học (1998), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng- Trung tâm từ điển học, Hà Nội - Đà Nẵng, tr 921. 9 Trần Đăng Sinh (2001), Những khía cạnh triết học trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở đồng bằng Bắc bộ hiện nay, Luận án Tiến sỹ Triết học, Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, tr 28.
  • 16. 10 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 1.1.2. Khái niệm di sản thừa kế Theo Từ điển tiếng Việt, “di sản” có hai nghĩa: thứ nhất là “tài sản của người chết để lại. Hưởng di sản của cha mẹ”; thứ hai là “cái của thời trước để lại. Kế thừa di sản văn hoá. Kinh tế, văn hóa lạc hậu là di sản của chế độ cũ”10. Như vậy, theo Từ điển tiếng Việt, di sản được liệt kê gồm hai loại: một là tài sản, những thứ hữu hình được để lại từ những người đời trước (cha mẹ, ông bà,...) và hai là di sản dưới dạng phi vật chất cũng được để lại từ đời trước nhưng với ý nghĩa trừu tượng hơn như kinh tế, văn hóa. Thực tế khi nghiên cứu, có rất nhiều loại di sản khác nhau, tùy thuộc vào nội dung và mục đích nghiên cứu, ví dụ như di sản địa chất - được nghiên cứu dưới góc độ môi trường, khoáng sản; di sản thiên nhiên, di sản văn hóa vật thể, di sản văn hóa phi vật thể - được nghiên cứu dưới góc độ là di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh tiêu biểu. Tuy nhiên, trong phạm vi luận văn, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu về di sản dưới góc độ là tài sản hữu hình được để lại cho thế hệ sau theo quy định của pháp luật về thừa kế. Giải thích nghĩa theo phạm vi trên, Từ điển Luật học định nghĩa về di sản theo hướng vừa giải nghĩa, vừa liệt kê. Cụ thể, di sản là “Tài sản của người đã chết để lại cho những người thừa kế. Di sản thừa kế bao gồm: tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người đã chết trong khối tài sản chung với người khác, quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật dân sự và đất đai”11. Tương tự, Từ điển Luật học cũng ghi nhận di sản là “Tài sản của người chết để lại”. Cũng cần nói thêm rằng, trước đây trong cuốn Từ điển bách khoa Việt Nam, các tác giả cho rằng di sản của những người thừa kế bao gồm cả “nghĩa vụ về tài sản (như phải trả nợ, phải trả công lao động hoặc bồi thường thiệt hại)”12. Theo tác giả, cách định nghĩa như trên là chưa phù hợp, bởi hai lý do sau: Một là, tài sản đã được các tác giả thống nhất định nghĩa là tài sản do người chết để lại, và khi đã nói đến tài sản tức là đã đề cập đến những vật hoặc quyền tài 10 Viện Ngôn ngữ học (2003), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng - Trung tâm từ điển học, tr 254. 11 Viện khoa học pháp lý (2006), Từ điển Luật học, NXB Từ điển bách khoa & NXB Tư pháp, Hà Nội, tr 216. 12 Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam (1995), Từ điển Bách khoa Việt Nam, Trung tâm biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam, Hà Nội, tr 667.
  • 17. 11 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 sản mang lại giá trị cho người sở hữu/ người sử dụng, trong khi nghĩa vụ về tài sản lại không mang về giá trị cho người phải thực hiện nghĩa vụ đó. Hai là, quy định của pháp luật chỉ liệt kê vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản là tài sản, do vậy trong thừa kế nói chung, di sản phải được hiểu là phần tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ chứ không bao hàm cả nghĩa vụ tài sản. Dưới góc độ pháp luật, chỉ đến khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, nội dung di sản thừa kế mới được quy định, cụ thể theo Thông tư số 594/NCPL ngày 27/8/1968 và Thông tư số 81-TANDTC ngày 24/7/1981 của Tòa án nhân dân tối cao, di sản thừa kế bao gồm những quyền sở hữu cá nhân về tài sản và cả những quyền tài sản và nghĩa vụ tài sản phát sinh do người chết để lại13. Đến khi Pháp lệnh thừa kế 1990 có hiệu lực, nghĩa vụ về tài sản của người để lại thừa kế mới được loại bỏ ra khỏi di sản thừa kế14. Hiện nay, Bộ luật dân sự các năm 1995, 2005 và 2015 đều ghi nhận di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác. Mặc dù pháp luật dân sự hiện nay khi ghi nhận về di sản đã không còn theo hướng định nghĩa, mà chỉ liệt kê các loại tài sản được xem là di sản. Nhưng với những tìm hiểu và phân tích ở trên, di sản thừa kế có thể được hiểu là toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người chết để lại, là đối tượng của quan hệ pháp luật liên quan đến việc dịch chuyển tài sản của người đó sang cho những người hưởng thừa kế được nhà nước công nhận và bảo hộ15. 1.1.3. Khái niệm di sản dùng vào việc thờ cúng Mặc dù là hoạt động đã có truyền thống lâu đời, không những được ghi nhận trong đời sống xã hội mà cả trong pháp luật, nhưng khi bàn về khái niệm DSDTC, không dễ để tìm thấy giải nghĩa chính thống cho thuật ngữ này. Thật vậy, thuật ngữ này thường được ghi nhận và định nghĩa một cách riêng rẽ gồm “di sản” và “thờ 13 Phùng Trung tập (2004), Thừa kế theo pháp luật của công dân Việt Nam từ năm 1945 đến nay, NXB Tư pháp, Hà Nội, tr 368. 14 Điều 4 Pháp lệnh thừa kế năm 1990: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác, quyền về tài sản do người chết để lại”. 15 Học viện Tư pháp (2007), Giáo trình luật dân sự, NXB CAND, Hà Nội, tr 517. Trường Đại học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình luật dân sự - Tập 1, NXB CAND, Hà Nội, tr 300.
  • 18. 12 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 cúng” thay vì “di sản dùng vào việc thờ cúng”. Và ngay cả trong hệ thống các văn bản pháp luật từ xưa đến nay, khái niệm di sản thờ cúng chỉ được nhắc tới rất hạn chế trong một số văn bản như Bộ dân luật Bắc kỳ và Bộ dân luật Trung kỳ dưới tên gọi khác của nó là “hương hỏa”16 với nhận định là tài sản “dùng để thờ cúng một người và vợ hay chồng cùng là gia tiên bên nội người ấy”, nguyên nhân về sự hạn chế này có lẽ xuất phát từ tính phổ biến của nó trong xã hội Việt Nam từ trước đến nay, nên không nhất thiết phải có một điều luật quy định riêng về khái niệm này. Tuy nhiên, từ khái niệm về di sản và thờ cúng đã phân tích ở trên, có thể kết luận rằng DSDTC là một loại di sản đặc biệt nằm trong mối liên hệ với di sản thừa kế, thể hiện ở việc DSDTC chỉ là “một phần của khối di sản do người chết để lại nhưng phần di sản này không được áp dụng chia theo di chúc hoặc chia theo pháp luật như di sản thường. Di sản thờ cúng không được chia thừa kế và không thuộc về người thừa kế nào”17 mà sẽ được giao cho một hoặc một số người (trong đa số trường hợp là những người cùng dòng họ, con cháu trong gia đình) chịu trách nhiệm quản lý và tổ chức các hoạt động thờ, cúng bái vào những dịp lễ. Và như vậy, di sản thờ cúng lúc này chỉ được dùng vào một mục đích duy nhất là thờ cúng người đã mất hay dòng họ, tổ tiên. 1.2. Đặc điểm của di sản dùng vào việc thờ cúng thờ cúng Là một dạng đặc biệt của di sản thừa kế nói chung, DSDTC cũng mang những đặc điểm chung của di sản. Tuy nhiên, với mục đích riêng biệt của mình, loại di sản này cũng có những điểm đặc trưng riêng, cụ thể: Thứ nhất, DSDTC chỉ xuất hiện khi người chết có di chúc để lại DSDTC. Thật vậy, không giống như di sản thông thường có thể được phân chia dù có ý chí của người để lại di sản hay không, dưới hình thức chia theo di chúc hoặc theo pháp luật, 16 Điều thứ 394 Bộ dân luật Bắc kỳ quy định: “Hương hỏa là phần động sản hay bất động sản dùng để thờ cúng một người và vợ hay chồng cùng là gia tiên bên nội người ấy. Hương hoả là gồmcả các tài sản có thể sinh lời để giữ việc phụng thờ dù người mệnh một thuộc về tôn giáo nào mặc lòng”. Điều thứ 400 Bộ Dân luật Trung kỳ quy định: “Của hương hỏa là một phần động sản hay bất động sản trong gia tài dùng để thờ cúng một người và vợ hay chồng cùng là gia tiên bên nội người ấy. Những tài sản gì có thể sanh lợi dễ, dùng về việc phụng thờ đều có thể lấy để lập hương hoả, dù người mệnh một thuộc về tôn giáo nào cũng vậy”. 17 Học viện Tư pháp (2007), Giáo trình luật dân sự, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, tr 538.
  • 19. 13 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 di sản thờ cúng phụ thuộc hoàn toàn vào ý chí của người có tài sản, thực tế quy định của pháp luật hiện nay cũng coi đây là một lựa chọn tùy nghi. Tuy nhiên, cần nói thêm rằng, việc hình thành tài sản dùng vào việc thờ cúng không nhất thiết phải hình thành từ con đường di chúc, mà còn có thể thông qua việc quyên góp di sản từ những người thừa kế hay được tặng cho có điều kiện trước khi người có tài sản qua đời. Người có tài sản ở đây được hiểu theo phạm vi rộng, đó có thể là người để lại di sản, cũng có thể là những người thừa kế hay người thân thích khác của người đã mất. Nhưng dù xuất hiện với căn cứ nào, thì tài sản nêu trên cũng chỉ dùng vào một mục đích duy nhất - thờ cúng. Thứ hai, tài sản là DSDTC về nguyên tắc không thể chuyển nhượng hoặc phân chia. Đặc điểm này xuất phát từ mục đích của di sản thờ cúng, theo đó, người để lại di sản xác định di sản thờ cúng là di sản đặc biệt cho những người được chỉ định quản lý, duy trì sử dụng làm nơi thờ cúng hoặc phục vụ việc thờ cúng nhằm tưởng nhớ đến bản thân họ hoặc gia đình, dòng tộc và về bản chất, tài sản này không thuộc về một cá nhân nào mà thuộc sở hữu của cả gia đình. Do vậy, khi nói về chuyển nhượng, di sản này chỉ được chuyển nhượng dưới góc độ quản lý di sản chứ không theo góc độ là chủ sở hữu (đối với động sản) hay chủ thể có quyền sử dụng (đối với bất động sản). Đây cũng là quan điểm được ghi nhận trong BLDS hiện nay, khi quy định về di sản thờ cúng không được chia thừa kế và phải giao cho người quản lý di sản. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp ngoại lệ mà DSDTC vẫn bị định đoạt khi di sản đó chấm dứt việc dùng để thờ cúng theo Điều 645 BLDS và ngay cả trường hợp những người đồng thừa kế thống nhất về việc định đoạt tài sản. Thứ ba, di sản thờ cúng chỉ xuất hiện khi người để lại di sản chết đi nếu việc để lại di sản không làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể khác. Quyền của cá nhân trong việc để lại DSDTC được pháp luật công nhận và bảo hộ, tuy nhiên, nguyên tắc chung của BLDS yêu cầu việc thực hiện quyền dân sự nói chung không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng,
  • 20. 14 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 quyền và lợi ích hợp pháp của người khác18. Do vậy, trường hợp người để lại DSDTC làm ảnh hưởng đến các quyền lợi, lợi ích nói trên thì về nguyên tắc, không được công nhận và không có giá trị thực hiện trên thực tế, phần tài sản này phải được sử dụng để đảm bảo quyền, nghĩa vụ của người có quyền và lợi ích hợp pháp khác. 1.3. Ý nghĩa phong tục thờ cúng của người Việt Nam “Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt, một hiện tượng lịch sử - xã hội và văn hóa thuộc đời sống tinh thần [...] được hình thành từ rất sớm và còn tồn tại lâu dài trong xã hội”19. Xét về bản chất, tục lệ thờ cúng là một mỹ tục, chỉ khi người thờ cúng không có hiểu biết và không làm đúng ý nghĩa thì thờ cúng mới trở thành một hình thức mê tín, dị đoan, theo tác giả, phong tục thờ cúng mang những giá trị tích cực sau đây: Một là, phong tục thờ cúng thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Bản sắc này được thể hiện và khẳng định trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, qua các thời kì từ nhà nước phong kiến đến nay, không có sự phân biệt tầng lớp, giai cấp, thờ cúng luôn là lễ nghi có vị trí đặc biệt trong đời sống tinh thần của người Việt. Câu tục ngữ từ xa xưa: “Khôn ngoan nhớ đức cha ông/ Làm nên phải đoái tổ tông phụng thờ/ Đạo làm con chớ hững hờ/ Phải đem hiếu kính mà thờ tổ tiên” đã nói lên sự bền vững ấy của phong tục dân tộc. Hai là, phong tục thờ cúng thể hiện đạo đức truyền thống của người Việt. Không phải ngẫu nhiên mà thờ cúng tổ tiên là phong tục tập quán đặc trưng của phương Đông nói chung và người Việt nói riêng, với hệ thống tư tưởng nền tảng của Nho giáo, Đạo giáo hay Phật giáo, thờ cúng tổ tiên từ lâu luôn được xem là biểu tượng của đạo lý làm người đối với nguồn cội của mình. Từ đó, tấm lòng hiếu thảo, lòng biết ơn không chỉ dừng lại trong suy nghĩ, hay trong lời giảng đạo mà thực sự sống trong mỗi người Việt, được thể hiện cụ thể thành những nghi thức cúng bái 18 Khoản 4 Điều 3 BLDS 2015 quy định: “4. Việc xác lập, thực hiện, chấmdứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác”. 19 Trần Đăng Sinh (2001), Nguồn gốc và bản chất của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, Tạp chí Triết học (số 1), tr 43.
  • 21. 15 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 thường xuyên vào những dịp giỗ, tết,... Ngày nay, Việt Nam đang định hướng xây dựng một xã hội văn minh hiện đại, nhưng trong đó vẫn đảm bảo giữ được truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Theo đó, có nhiều phương thức để giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa quyền thống, “tuy nhiên, trong chế độ pháp quyền, pháp luật là phương thức được sử dụng phổ biến và có hiệu quả. Bởi vì pháp luật chứa đựng những giá trị phổ quát, thiết lập khuôn khổ, quy tắc cho hành vi của các chủ thể. Đối với các giá trị văn hóa truyền thống, pháp luật là phương tiện bảo vệ và giữ gìn, phát huy các giá trị đó thông qua việc thể chế hóa các quan điểm, chủ trương chính sách của Đảng cầm quyền và Nhà nước về xây dựng nền văn hóa tiến bộ thành các quy tắc xử sự có tính chất bắt buộc chung. Do vậy, cần phải xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật về văn hóa nói riêng, trong đó phải bảo đảm phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, coi đó là nguồn cổ vũ, là động lực to lớn, là mục tiêu cốt lõi để xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước”20. 1.4. Quy định của pháp luật dân sự Việt Nam về di sản dùng vào việc thờ cúng qua các thời kỳ 1.4.1. Thời kỳ trước năm 1945 1.4.1.1. Thời kỳ phong kiến trước năm 1884 Trong nghìn năm lịch sử tồn tại và phát triển, pháp luật từ lâu đã chứng minh được vai trò quan trọng của mình trong việc cai trị và điều hành đất nước. Do vậy, dù ở kiểu nhà nước nào, pháp luật cũng đều được quan tâm xây dựng, ở thời kỳ phong kiến, Quốc triều Hình luật và Hoàng Việt Luật lệ là hai bộ luật cổ tiêu biểu nhất được xây dựng và ban hành trong lịch sử Việt Nam. *Pháp luật thời Lê - Quốc triều Hình luật Quốc triều Hình luật21 là bộ luật cổ được ban hành năm 1483 dưới thời vua Lê Thánh Tông, gồm 722 điều, chia thành 12 chương, 6 quyển. Theo đánh giá của các 20 Hồ Thanh Hớn (2018), Vai trò của pháp luật trong trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống,Nghiên cứu lập pháp (số 7), tr 16 - 21. 21 Hay còn gọi là Bộ luật Hồng Đức, đến thời Lê trung hưng, bộ luật này được ban hành lại, bổ sung thêm và đổi tên thành Lê triều hình luật.
  • 22. 16 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 nhà nghiên cứu trong và ngoài nước “Quốc triều Hình luật là thành tựu có giá trị đặc biệt quan trọng trong lịch sử pháp luật Việt Nam”22 và “được ban hành trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ của chế độ phong kiến trung ương tập quyền, Quốc triều Hình luật không chỉ là bộ luật chính thức của Việt Nam dưới thời Lê Sơ, mà còn được các triều đại khác sau này sử dụng cho đến hết thế kỷ XVIII”23. Nội dung về thừa kế, hương hỏa được quy định tại quyển 3, chương Điền sản. Cụ thể như sau: Thứ nhất, về căn cứ xác lập di sản dùng vào việc thờ cúng. QTHL cho phép người để lại di sản viết di chúc để định đoạt tài sản của mình, bao gồm cả việc để lại DSDTC, đây cũng là hình thức được pháp luật thời Lê khuyến khích24, và nếu đã có “lệnh và chúc thư thì phải theo đúng, trái thì phải mất phần mình”25. Trường hợp người để lại di sản không có di chúc hoặc người để lại di sản là trưởng họ đang quản lý đất thờ cúng của dòng họ thì việc để lại một phần di sản để thờ cúng tổ tiên lúc này được xem là một nghĩa vụ bắt buộc, không phụ thuộc vào thỏa thuận của những người thừa kế khi phân chia di sản26. Thứ hai, về tỉ lệ di sản dùng vào việc thờ cúng. Trong Quốc triều Hình luật, pháp luật về hương hỏa không quy định quá nhiều về trường hợp người để lại di sản có chúc thư, những nội dung xung quanh chúc thư chỉ dừng lại ở mức khuyến khích lập và ghi nhận về việc “phải theo đúng”. Như vậy, trường hợp người để lại di sản có chúc thư ghi nhận về tỉ lệ DSDTC thì phải theo ý chí của họ, trừ trường hợp họ là trưởng họ được giao việc quản lý hương hỏa. Ngược lại, khi người để lại di sản không có di chúc thì tỉ lệ hương hỏa lúc này phải là 1/20 khối di sản. Quy định này phù hợp với xã hội lúc bấy giờ, khi tài sản hương hỏa chỉ là điền sản nên việc chia di sản thành 1/20 là khả thi và dễ dàng hơn rất nhiều so với những loại hình tài sản để lại thừa kế như ngày nay. Thứ ba, loại di sản dùng vào việc thờ cúng. Nói đến tài sản, các quy định của 22 Xem thêm Lời nói đầu trong cuốn Quốc triều hình luật, NXB Pháp lý, Hà Nội, 1991. 23 Trần Quốc Vượng & Hà Văn Tấn (1960), Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam (tập 2), NXB Giáo dục, Hà Nội, tr 159. 24 Điều 390 Quốc triều Hình luật: “Người làm cha mẹ phải liệu tuổi già mà lâp sẵn chúc thư”. 25 Điều 388 Quốc triều Hình luật. 26 Điều 388 Quốc triều Hình luật.
  • 23. 17 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 pháp luật trong triều đại nhà Lê đều ghi nhận chủ yếu về tài sản quan trọng nhất lúc bấy giờ - điền sản (đất đai). Có thể nói, đất đai trong giai đoạn này là tài sản rất quan trọng, bị ảnh hưởng bởi nền nông nghiệp lúa nước mà trong đó, đất đai là tư liệu sản xuất chính. Thứ tư, về người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng. Mặc dù Điều 388 QTHL ghi nhận về việc con cháu phải tuân thủ đúng chúc thư của người đã mất, nhưng ý chí của người để lại chúc thư vẫn phải tuân thủ theo những yêu cầu mang tính nguyên tắc của QTHL, một trong số đó là việc lựa chọn người quản lý di sản: Đối với phần ruộng hương hỏa thờ cúng cha, mẹ, tổ tiên, về nguyên tắc, được giao cho người con trai trưởng của vợ cả, con cả chết trước thì giao cho cháu trưởng. Trường hợp không có cháu trưởng thì di sản thờ cúng mới giao cho con thứ. Nếu vợ cả không có con trai thì chọn “người con nào tốt của vợ lẽ”. Sau khi con trai trưởng chết, mà chưa có con thì đất hương hỏa được giao lại cho người con trai thứ. Đặc biệt, trường hợp gia đình không có con trai thì có thể giao cho con gái trưởng27. Sau khi người quản lý di sản đầu tiên qua đời, việc xác định những người quản lý di sản tiếp theo cũng được QTHL quy định khá chi tiết, nhằm đảm bảo di sản thờ cúng tiếp tục được duy trì qua các thế hệ, chẳng hạn như quy định tại Điều 391, Điều 39328 hay tại Điều 395 QTHL29. Xa hơn, tại Điều 398 QTHL còn xác định đời thứ ba của người quản lý di sản. Khi đến đời cháu trưởng của “tằng tổ” (cụ bốn đời - người để lại hương hỏa) không sinh được con trai thì sau khi cháu trưởng qua đời, hương hỏa lúc này được giao về cho con trai, cháu trai người con thứ của tằng tổ để “làm rõ cái nghĩa tôn kính tổ tiên”. Ngoài ra, việc thay thế người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng cũng được pháp luật thời Lê điều chỉnh. Những trường hợp thay đổi người quản lý di sản thời 27 Điều 389 Quốc triều Hình luật. 28 Điều 393 Quốc triều Hình luật: “Người cha lấy vợ trước sinh được một con trai, phần hương hỏa đã giao cho giữ; nhưng người con trai ấy lại chỉ sinh được một con gái, mà cha có vợ lẽ hay nàng hầu lại sinh được một trai nhưng lại bị cố tật, người con cố tật ấy sinh được cháu trai, thì ruộng đất hương hỏa phải giao cho người cháu trai con kẻ cố tật, để tỏ ra rằng dòng họ không thể tuyệt”. 29 Điều 395 Quốc triều Hình luật: “Cha mẹ sinh được hai con trai, người con trai trưởng chỉ sinh con gái, con thứ lại có con trai, thì phần hương hỏa giao cho con trai người con thứ; nhưng con trai người con thứ chỉ sinh cháu gái, thì phần hương hỏa trước kia lại phải giao trả cho con gái người con trưởng”.
  • 24. 18 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 kì này bao gồm: (1) Trường hợp người con trưởng “hư hỏng hay bị tật nặng không thể giữ việc thờ cúng”30, (2) Trường hợp người con trai trưởng hay cháu trai trưởng “nghèo đói phải xiêu dạt nơi khác, bỏ việc thờ cúng đã lâu năm”31. Thứ năm, về căn cứ chấm dứt di sản dùng vào việc thờ cúng. Với tính chất là lễ nghi rất được coi trọng thể hiện bấy giờ, pháp luật thời Lê chỉ cho phép chấm dứt việc để tang và thờ cúng ở đời thứ năm. Tuy nhiên, ngay cả khi không để tang hay thờ cúng, hương hỏa cũng không được phép chia nhau “để tránh sự tranh giành”32, hay trường hợp “con cháu nghèo khó, cũng không được đem bán làm trái luật”33. Cơ sở để chấm dứt di sản dùng vào việc thờ cúng, đồng thời cũng là quy định duy nhất về hạn chế quyền đối với người để lại hương hỏa được ghi nhận tại Điều 390 QTHL, phần hương hỏa được phép “tùy tiện mà chia”, không phụ thuộc vào ý chí của người để lại hương hỏa, khi những người thừa kế nhiều nhưng số lượng ruộng ít. Tuy nhiên, để được chia phần hương hỏa này, QTHL còn đòi hỏi giữa các con cháu thuận tình và không có sự tranh giành. Có thể thấy rằng, Bộ luật Hồng Đức chứa đựng “các điều luật về hương hỏa nhiều gấp đôi các điều luật về thừa kế thông thường, nói lên sự quan tâm của nhà nước phong kiến đối với việc thờ phụng tổ tiên và nối dõi tông đường, đồng thời cũng nói lên một đặc trưng trong đời sống gia đình người Việt là sự tồn tại của gia đình gắn với tín ngưỡng về thờ cúng các tiền nhân đã khuất bóng”34. Và mặc dù đây là những quy định hết sức sơ khai và mang nặng tư tưởng Nho giáo lễ nghi, cũng như nội dung và cách thức trình bày còn rất hạn chế, nhưng ở góc độ nào đó, những quy định này vẫn có những giá trị tích cực mà pháp luật ngày nay có thể tham khảo, nghiên cứu để góp phần xây dựng hệ thống pháp luật. *Pháp luật thời Nguyễn - Hoàng Việt luật lệ 30 Điều 392 Quốc triều Hình luật. 31 Điều 394 Quốc triều Hình luật. 32 Điều 399 Quốc triều Hình luật. 33 Điều 400 Quốc triều Hình luật. 34 Phạm Kim Anh (2009), Di sản dành vào việc thờ cúng - quy định của pháp luật và kiến nghị hoàn thiện pháp luật, Hội thảo khoa học pháp luật thừa kế ở Việt Namtừ thế kỷ XVđến nay, do Khoa Luật Dân sự Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh tổ chức ngày 30/9/2009, tr2.
  • 25. 19 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Năm 1815, bộ Hoàng Việt Luật lệ35 chính thức ra đời. Về nội dung, HVLL gồm 398 điều, chia thành 22 quyển, cùng với QTHL thời Lê, HVLL được đánh giá là một bộ luật đầy đủ và hoàn chỉnh của nền cổ luật Việt Nam36. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu nhận định HVLL có sự tham khảo, sao chép từ bộ luật nhà Mãn Thanh (Trung Quốc), tác giả Nguyễn Thị Thu Thủy xác định “chỉ có khoảng trên dưới 50 điều lệ là của riêng nhà Nguyễn, một số điều lệ có thay đổi chút ít về mặt nội dung hay mức hình phạt. Còn lại, khoảng hơn 300 điều lệ là sao chép nguyên xi từ Đại Thanh luật lệ”37, tuy nhiên “có nhiều phần đã được chỉnh sửa và lược bỏ cho phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam lúc bấy giờ”38. So với thời Lê, pháp luật thời Nguyễn có rất ít chế định về vấn đề thừa kế. Trong tác phẩm Cổ luật Việt Nam lược khảo, tác giả Vũ Văn Mẫu nhận định Bộ luật Gia Long “không có những điều khoản liên can đến hương hỏa, đến chúc thư, đến các điều kiện về giá thú, đến chế độ tài sản của vợ chồng...”39, cụ thể như sau: Về căn cứ xác lập di sản dùng vào việc thờ cúng, Điều 83 Luật Gia Long quy định “phải để dành một phần di sản của người quá cố để lập hương hỏa”40. Như vậy, việc để lại di sản hương hỏa được xem là nghĩa vụ bắt buộc thời kì này. Về tỉ lệ di sản dùng vào việc thờ cúng, nếu như luật nhà Lê quy định mức tối đa phần hương hỏa mà người chết để lại là 1/20 tổng giá trị tài sản của người đó, thì tại Lệnh năm thứ 4 đời Thiệu Trị, phần hương hỏa được tăng lên thành 3/10 tổng giá trị di sản, nhưng có giới hạn trong phạm vi 3000 quan tiền hoặc 30 mẫu ruộng. Tuy nhiên, trường hợp di sản thừa kế có giá trị không đáng kể thì có thể để toàn bộ di sản thừa kế làm phần hương hỏa. Về loại tài sản dùng vào việc thờ cúng, tương tự như pháp luật thời Lê, tài sản hương hỏa trong giai đoạn này chỉ được đề cập là điền sản. Đây cũng là kết luận tác 35 Còn gọi là Bộ luật Gia Long - theo niên hiệu của vua Nguyễn Ánh. 36 Nguyễn Q. Thắng (2002), Lược khảo Hoàng Việt Luật lệ, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội, tr 7. 37 Nguyễn Thị Thu Thủy (2011), Về mối quan hệ giữa “Hoàng Việt luật lệ” và “Đại Thanh luật lệ”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc (số 7), tr 78. 38 Nguyễn Q. Thắng (2002), Lược khảo Hoàng Việt Luật lệ, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội, tr 15, 16 39 Vũ Văn Mẫu (1971), Cổ luật Việt Nam lược khảo - Quyển thứ nhất,NXB Sài Gòn, tr 243 - 244. 40 Vũ Thị Hồng Vân (chủ biên, 2016), Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam - Trường đại học Kiểm sát Hà Nội, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội tr 492.
  • 26. 20 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 giả Cao Anh Nguyên: “Theo Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ thì tài sản hương hỏa chỉ là ruộng đất”41. Về người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng, Điều 76 Hoàng Việt luật lệ ghi nhận: “Lễ thờ tổ tiên rất coi trọng. Con lớn, nhỏ, dòng đích, dòng nhánh đều là con. Nhưng trước hết phải lập trưởng tử dòng đích. Nếu người này có sự cố gì đó mới lập con kế dòng đích làm trưởng tử”42. Như vậy, có thể thấy việc thờ cúng tổ tiên trong giai đoạn này vẫn là một nguyên tắc bắt buộc. Hơn nữa, người được giữ hương hỏa để thờ cúng tổ tiên là con trai trưởng dòng đích, nếu không có con trai hoặc người này có vấn đề gì thì con kế dòng đích mới được giữ hương hỏa để thực hiện việc thờ cúng tổ tiên. Mặc dù là bộ luật tham khảo rất nhiều từ luật Mãn Thanh, cũng như “Bộ luật Gia Long quy định chưa đến 10 điều luật về thừa kế, không có những quy định rõ ràng về hương hỏa như Bộ luật Hồng Đức, nhiều vấn đề về thừa kế có quy định trong Bộ luật Hồng Đức mà Bộ luật Gia Long không có”43. Nhưng với ý nghĩa là một trong những bộ luật lớn nhất, hoàn chỉnh và đầy đủ dưới chế độ phong kiến. Pháp luật về thời kì này vẫn có ý nghĩa quan trọng với xã hội đương thời, không chỉ là bài học kinh nghiệm sâu sắc và quý giá cho hệ thống pháp luật đương đại, mà còn mang giá trị tham khảo cho các nhà làm luật trong hoạt động xây dựng pháp luật. 1.4.1.2. Thời kỳ Pháp thuộc từ năm 1884 đến năm 1945 Thời kỳ Pháp thuộc kéo dài 61 năm, bắt đầu từ năm 1884 đến năm 1945, Việt Nam lúc này bị chia cắt thành ba xứ riêng biệt với ba cơ cấu hành chính riêng, bao gồm: xứ thuộc địa Nam Kỳ và hai xứ bảo hộ Bắc kỳ, Trung kỳ, nên pháp luật thời kì này cũng cùng lúc ba bộ dân luật khác nhau. Tác giả Trần Văn Liêm nhận định “người Pháp đô hộ Việt Nam có toàn quyền ban hành luật lệ, nhưng đã giữ nguyên 41 Cao Anh Nguyên (2018), Di sản dùng vào việc thờ cúng - Nhìn từ góc độ thực tiễn xét xử và thi hành án, Tạp chí Tòa án nhân dân (số 1), tr 39. 42 Điều 76 Hoàng Việt luật lệ, Viện sử học Việt Nam (2000), Cổ luật Việt Nam - Quốc triều Hình luật và Hoàng Việt luật lệ, NXB Giáo dục, Hà Nội. 43 Phạm Kim Anh (2009), Di sản dành vào việc thờ cúng - Qui định của pháp luật và kiến nghị hoàn thiện pháp luật, Tài liệu hội thảo Pháp luật thừa kế ở Việt nam từ thế kỷ XV đến nay, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, tr 2.
  • 27. 21 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 phong tục Việt Nam, nhất là vấn đề liên quan tới gia đình”44. *Về Bộ dân luật Giản yếu năm 1883 Bộ Dân luật Giản yếu năm 1883 được đánh giá là “theo đúng bộ dân luật Pháp, một bộ luật có tính cách cá nhân rõ rệt, khác hẳn tinh thần pháp luật truyền thống Việt Nam”45, thể hiện ở bố cục trình bày lẫn nội dung các điều khoản đều giống quyển thứ nhất của Bộ luật Dân sự Napoleon năm 1804. Về nội dung, Bộ dân luật Giản yếu chỉ gồm 10 Thiên nói về nhân thân, hộ tịch, năng lực, giá thú, tử hệ. Không hề có các quy định về thừa kế, hôn sản hay nghĩa vụ khế ước. Chính bởi sự thiếu sót này mà trong quá trình áp dụng, các Tòa án Pháp thời xưa phải sử dụng luật Gia Long ra tìm giải pháp cho các vấn đề không được quy định trong Dân luật Giản yếu. Trường hợp ngay cả luật Gia Long cũng thiếu sót, thì phải sử dụng đến cả luật Hồng Đức để tham khảo. Do vậy, có thể đánh giá rằng, Bộ dân luật Giản yếu thời kì này không có nhiều giá trị trong việc nghiên cứu các quy định liên quan đến chế định thừa kế nói chung, cũng như chế định về để lại DSDTC nói riêng. *Bộ dân luật Bắc kỳ năm 1931 Bộ dân luật Bắc Kỳ có tổng cộng 1455 điều, trong đó các nội dung về thừa kế được quy định tại quyển 1, thiên thứ XI bên cạnh các vấn đề về quốc tịch, hộ tịch, hôn nhân gia đình. Đây được xem là nội dung “đặc sắc hơn cả. Trong quyển này ta thấy rõ sự cố gắng của nhà làm luật muốn theo sát các phong tục truyền thống của ta, nhất là trong các vấn đề tổ chức gia đình và thừa kế”46. Về nội dung, cũng giống như Bộ dân luật Giản yếu áp dụng tại Nam Kỳ, Bộ luật dân sự Bắc Kỳ xây dựng dựa trên nền tảng của Bộ luật dân sự Pháp ban hành năm 1804. Tuy nhiên, không sao chép một cách cục bộ như Bộ dân luật Giản yếu, Bộ dân sự Bắc kỳ có nhiều điểm hoàn thiện hơn, không chỉ thể hiện ở số lượng điều luật mà còn thể hiện ở việc đã có sự kế thừa các phong tục, tập quán truyền thống của các dân tộc Việt Nam lúc bấy giờ. Đối với DSDTC, Bộ dân luật Bắc kỳ có quy 44 Trần Văn Liêm (1972), Dân - luật (Quyển I - Dân luật nhập môn), Sài Gòn, tr 136. 45 Vũ Văn Mẫu (1961), Dân luật khái luận, NXB Bộ Quốc gia Giáo dục,Hà Nội, tr 283. 46 Vũ Văn Mẫu (1961), Dân luật khái luận, NXB Bộ Quốc gia Giáo dục,Hà Nội, tr 288.
  • 28. 22 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 định một số nội dung đáng chú ý như sau: Thứ nhất, về căn cứ xác lập di sản dùng vào việc thờ cúng. DLBK thừa nhận hai căn cứ xác lập DSDTC gồm: sự thể hiện ý chí của người để lại di sản (Điều 385 DLBK) và mở rộng đối với cả những người có tài sản khác muốn lập hương hỏa cho người đã mất (Điều 403, Điều 404 DLBK). Ngoài ra, pháp luật thời kỳ này không bắt buộc cá nhân phải để DSDTC. Về hình thức xác lập di sản dùng vào việc thờ cúng, DLBK cho phép được thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau, DLBK không hạn chế loại giấy tờ, đó có thể là chúc thư - như quy định ngày nay, hoặc giấy chia gia tài, chứng thư riêng hoặc bất kì loại “giấy má” nào, miễn là được làm trước khi người để lại di sản qua và đảm bảo hình thức được quy định (ví dụ yêu cầu những người phải ký tên47). Thứ hai, về tỉ lệ di sản dùng vào việc thờ cúng, bộ DLBK tiếp tục ghi nhận mức tối đa cho việc để lại DSDTC. Theo Điều 398, tỉ lệ được ấn định tối đa là 1/5 giá trị tài sản và không bị hạn chế theo số lượng người thừa kế. Ngoài mức này, DLBK không quy định bổ sung mức tối đa theo giá tiền hoặc diện tích đất như quy định trước đây ở HVLL. Thứ ba, về loại tài sản dùng vào việc thờ cúng. So với pháp luật thời kì phong kiến, từ việc chỉ ghi nhận một loại tài sản dùng vào việc thờ cúng duy nhất là điền sản thì tại Điều 294 DLBK đã ghi nhận về việc “Hương hỏa là phần động sản hay bất động sản”. Như vậy, hương hỏa có thể là bất kì loại tài sản nào, đó có thể là bất động sản (như điền sản theo quy định trước đây nhưng không chỉ ruộng đất mà còn có thể là đất ở, vườn cây trồng,...), hoặc cũng có thể là các động sản như bộ đồ cúng, lư hương, đỉnh đồng..., kể cả các tài sản không dùng để thờ cúng mà dùng để “sinh lời để giữ việc phụng thờ”. Thứ tư, về người quản lý di sản thờ cúng. DLBK xác định khá chặt chẽ, khi chia thành hai trường hợp: có người thừa kế tự nhiên về việc phụng tự, gọi là đích tử hay đích tôn - tức những người đương nhiên được chọn làm người quản lý theo các quy định của DLBK và trường hợp không có người thừa kế tự nhiên, những 47 Điều 396 Dân luật Bắc kỳ.
  • 29. 23 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 người thừa kế hoặc hội đồng gia tộc sẽ cử ra người thừa tự hoặc kế tự; nếu không thể xác định theo hai cách trên, Tòa án đệ nhị cấp sẽ là người đứng ra xác định (Điều 411 DLBK). Với hướng xây dựng luật như trên, các quy định về việc xác định người quản lý di sản cũng chính là quy định về cách duy trì DSDTC, khi thể hiện sự chuyển giao hương hỏa từ đời thừa tự thứ nhất cho các đời sau. Một vấn đề khác liên quan đến người ăn hương hỏa theo DLBK, là người ăn hương hỏa có thể bị truất quyền nếu họ thuộc một trong các trường hợp sau: bỏ hẳn việc phụng tự, sao nhãng quá về phận sự phụng thờ, tội bất hiếu hoặc bị án trọng tội. Theo DLBK, các trường hợp bị truất quyền được quy định một cách cụ thể và không phụ thuộc một cách chủ quan vào những người thừa kế như quy định của BLDS hiện nay. Ngoài các vấn đề trên, quyền và nghĩa vụ của người ăn hương hỏa cũng là quy định được DLBK quan tâm. Theo đó, quyền của người ăn hương hỏa đối với tài sản đó được quy định khá rộng, từ Điều 422 đến Điều 432, với phạm vi quyền gần như chủ sở hữu (trừ quyền định đoạt) khi có quyền chiếm hữu, sử dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức và ngay cả việc cho thuê lại hương hỏa cũng được ghi nhận, miễn là có dành một phần từ đường để thờ cúng. Bên cạnh quyền, DLBK cũng quy định những nghĩa vụ của người ăn hương hỏa gắn liền với hương hỏa đó, như nghĩa vụ về việc sửa sang, canh tác ruộng đất, các loại thuế dịch liên quan,... trong phạm vi lợi tức được hưởng sau khi trừ đi những chi tiêu phải chịu về việc phụng tự. Thứ năm, về căn cứ chấm dứt di sản dùng vào việc thờ cúng, gồm ba trường hợp gồm: Khi trong họ không còn người đàn ông nào làm thừa kế nữa; khi cải dụng những tài sản về hương hỏa do đại hội đồng gia tộc quyết định và khi toàn thể tài sản về hương hỏa bị phá hủy. Tuy nhiên, đối với trường hợp do đại hội đồng gia tộc quyết định, việc phát mại chỉ được thực hiện khi đã qua năm đời tế tự (Điều 436 DLBK). Ngoài quy định về hương hỏa, DLBK còn có hai chế định khá đặc biệt hiện nay không còn tồn tại trong pháp luật, đó là hậu điền và kỵ điền. Trong đó: Nội dung về kỵ điền quy định từ Điều 437 đến Điều 442 DLBK, được hiểu là những bất động sản trích từ khối di sản để cúng giỗ chính người lập kỵ điền hoặc
  • 30. 24 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 một người khác trong gia tộc. Không giống hương hỏa, số tài sản lập kỵ điền chỉ được trong phạm vi 1/10 tài sản của người lập kỵ điền, việc xác định người quản lý cũng được người để lại kỵ điền lựa chọn một cách tự do, có thể giao cho cá nhân hoặc giao cho cả họ hoặc một ngành. Một nội dung khác, khác biệt với hương hỏa là việc chấm dứt phần tài sản kỵ điền có phần dễ dàng hơn nếu “vì duyên cớ thích đáng và đã do hội đồng gia tộc quyết định, thì kỵ điền có thể đem phát mại hoặc đánh đổi được” (Điều 440 DLBK). Ngoài ra, các nội dung về hình thức lập, quyền lợi và nghĩa vụ của người quản lý được thực hiện tương tự như hương hỏa. Hậu điền được DLBK ghi nhận từ Điều 443 đến Điều 448, được hiểu là phần bất động sản do một người lập ra để cúng vào chùa hoặc thôn, xóm, làng xã để cúng giỗ người lập ra hậu điền hoặc cha mẹ ông bà nội ngoại người đó theo ngày định sẵn. Hậu điền có thể lấy lại được nếu người hưởng hậu điền không thi hành nghĩa vụ hoặc có thể cho đi nếu người lập hậu điện hoặc con cháu người đó đồng ý. Mặc dù không được DLBK giải thích về lý do tồn tại của kỵ điền và hậu điền bên cạnh chế định hương hỏa một cách cụ thể, nhưng theo tác giả Phùng Trung Tập, hậu điền xảy ra “trong trường hợp một người vì không có con, cháu, khi còn sống đã hiến ruộng đất cho dòng họ hoặc cho làng để làm công ích với mục đích khi người hiến ruộng đất chết thì dòng họ hoặc làng sẽ cúng giỗ người này”, còn “kỵ điền là tài sản dùng vào việc thờ cúng, được hình thành do một người không có con trai nên con gái mua ruộng để hiến cho dòng họ của người cha hoặc cho làng với mục đích dòng họ hoặc làng có nghĩa vụ cúng giỗ cho cha, mẹ của người con gái đã hiến ruộng đó”48. *Bộ dân luật Trung kỳ năm 1936 Bộ luật dân sự Trung kỳ gồm 5 quyển được ban hành bởi nhiều Dụ trong khoảng thời gian từ năm 1936 đến năm 1939. Trong quá trình soạn thảo Bộ luật dân sự Trung Kỳ, các nhà làm luật đã dựa trên khuôn mẫu về cả nội dung lẫn hình thức của Bộ dân luật Bắc Kỳ năm 1931. Do vậy, DLTK được đánh giá là “gần như chép 48 Phùng Trung Tập (2013), Từ quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng và di tặng, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp (số 9), tr 32.
  • 31. 25 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 lại BLDS Bắc Kỳ năm 1931 với một vài sửa đổi không lớn”49. Tuy DLTK cũng có một vài điểm khác biệt so với DLBK, nhưng nhìn chung những khác biệt này chủ yếu nằm ở hình thức trình bày, phần nội dung thay đổi nhất nằm ở các quy định về khế ước và nghĩa vụ trong DLTK do phần này được phỏng theo dân luật Pháp - vốn được quy định rất tỉ mỉ và kĩ càng. Về tinh thần, bộ DLTK cũng như DLBK có nhiều điều khoản phản ánh được phong tục cổ truyền Việt Nam, trong đó có việc ghi nhận về việc để lại hương hỏa hay kỵ điền, hậu điền. Tuy nhiên, với việc ghi nhận gần như toàn bộ những nội dung trong DLBK, những quy định về di sản thờ cúng ở DLTK không có quá nhiều khác biệt hay đặc điểm riêng biệt, do vậy tác giả không phân tích thêm nội dung này trong DLTK. 1.4.2. Thời kỳ từ năm 1945 đến trước năm 1990 Hệ thống pháp luật nói chung cũng như pháp luật về di sản thừa kế nói riêng trong giai đoạn từ năm 1945 đến năm trước năm 1990 được chia làm hai giai đoạn rõ rệt, cụ thể như sau: Giai đoạn thứ nhất từ năm 1945 đến năm 1980, đây là giai đoạn nước Việt Nam dân chủ cộng hòa mới được thành lập, yêu cầu về việc điều hành đất nước phải được thể chế hóa bằng các quy định của pháp luật được đặt ra hết sức cấp bách. Do vậy, ngày 10/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 47 cho phép tạm sử dụng một số luật lệ hiện hành ở ba miền Bắc - Trung - Nam50 cho đến khi ban hành những bộ luật duy nhất cho toàn quốc nếu “những luật lệ ấy không trái với nguyên tắc độc lập của nước Việt Nam và chính thể dân chủ cộng hòa”51. Do vậy, các quy định về thừa kế nói chung, cũng như DSDTC nói chung tương tự như 49 Ngô Huy Cương (2016), Sự ảnh hưởng của pháp luật Pháp tới luật tư ở Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp (số 12), tr 9. 50 Bộ Dân luật Bắc Kỳ năm 1931, Bộ Dân luật Trung Kỳ (Hoàng Việt Trung Kỳ Hộ luật) năm1936 và Bộ luật Dân sự Nam kỳ giản yếu năm 1883. 51 Điều 1 Sắc lệnh số 47 ngày 10/10/1945 của Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hòa quy định: “Cho đến khi ban hành những bộ luật pháp duy nhất cho toàn cõi nước Việt Nam, các luật lệ hiện hành ở Bắc, Trung và Nam bộ vẫn tạm thời giữ nguyên như cũ, nếu những luật lệ ấy không trái với những điều thay đổi ấn định trong sắc lệnh này”.
  • 32. 26 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 thời kì trước. Đến khi Thông tư số 19/VHH-HS ngày 30/6/1955 của Bộ Tư pháp52 yêu cầu các tòa án không nên áp dụng luật lệ của đế quốc và phong kiến, việc sử dụng ba bộ dân luật trên mới chấm dứt. Lúc này, pháp luật thừa kế cũng như pháp luật dân sự nói chung được điều chỉnh dựa trên việc “áp dụng luật pháp của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ban hành từ trước đến giờ (luật, sắc lệnh, nghị định, thông tư…) đường lối chính sách của Đảng và Chính phủ, án lệ của các tòa án, của Tòa án Tối cao. Trường hợp không giải quyết được thì sẽ báo cáo lên Toà án Tối cao để có ý kiến giúp đỡ”53. Cũng cần nói thêm rằng, trong giai đoạn này, tồn tại sự ra đời của hai Hiến pháp vào các năm 1946 và 1959. Trong đó, Hiến pháp năm 1946 ra đời mặc dù ghi nhận về quyền tư hữu tài sản của cá nhân nhưng các quyền về thừa kế trong giai đoạn này vẫn chưa được quy định54. Chỉ đến khi Hiến pháp năm 1959 ra đời, mặc dù vẫn có sự giới hạn quyền sở hữu cá nhân trong phạm vi các tư liệu tiêu dùng, nhưng nguyên tắc thừa kế lần đầu tiên được khẳng định trong luật của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa55. Giai đoạn thứ hai từ năm 1980 đến trước năm 1990 đánh dấu bằng sự ra đời của Hiến pháp 1980, trong đó có khẳng định “Pháp luật bảo hộ quyền thừa kế tài sản của công dân”56. Cụ thể hóa nguyên tắc này, Tòa án nhân dân Tối cao, đã ban hành Thông tư số 81/TANDTC ngày 24/7/1981 hướng dẫn giải quyết tranh chấp về thừa kế, trong đó có hướng dẫn giải quyết tranh chấp về nhà thờ họ57. Tuy nhiên, 52 Sau đó được nhắc lại bởi Chỉ thị số 772-TATC ngày 10/07/1959 của Tòa án nhân dân tối cao. 53 Chỉ thị số 772-TATC ngày 10/07/1959 của Tòa án nhân dân tối cao về vấn đề đình chỉ áp dụng luật pháp cũ của đế quốc và phong kiến. 54 Điều thứ 12 Hiến pháp năm 1946 quy định: “Quyền tư hữu tài sản của công dân Việt Nam được bảo đảm”. 55 Điều 19 Hiến pháp năm 1959 quy định: “Nhà nước chiếu theo pháp luật bảo hộ quyền thừa kế tài sản tư hữu của công dân”. 56 Điều 27 Hiến pháp năm 1980. 57 Thông tư số 81/TANDTC ngày 24/7/1981 của Tòa án nhân dân tối cao tại mục II.2 về Nhà thờ họ quy định: “- Nhà thờ có từ lâu đời hoặc nhà thờ do các thành viên trong họ đóng góp công sức và tiền của xây dựng nên là tài sản thuộc quyền sở hữu chung của những người trong họ, nên không thể trở thành di sản của người trưởng họ (hoặc của bất cứ cá nhân nào). Nếu có tranh chấp thì giải quyết theo nguyện vọng chung của các thành viên trong họ.
  • 33. 27 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 nhìn nhận một cách khách quan, pháp luật về thừa kế trong thời kỳ này không được quan tâm nhiều, điều này có thể được lý giải do đất nước đang và vừa trải qua cuộc chiến tranh khốc liệt. 1.4.3. Thời kỳ từ năm 1990 đến 1/7/1996 Nếu như pháp luật thời kỳ phong kiến hay Pháp thuộc dành rất nhiều quy định để điều chỉnh về di sản hương hỏa, thì đến thời kì thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, vấn đề DSDTC chỉ còn được quy định tại một điều luật duy nhất. Không những thế, thay vì duy trì thì nội dung của điều luật dường như chỉ chú trọng đến việc chấm dứt DSDTC. Theo Pháp lệnh thừa kế năm 1990, quy định về DSDTC chỉ được ghi nhận tại Điều 2158, mà với quy định này, có thể kết luận một số nội dung như sau: Thứ nhất, căn cứ xác lập di sản dùng vào việc thờ cúng không còn mang tính bắt buộc như thời kỳ phong kiến, nhưng có sự hạn chế hơn về các khả năng xác lập so với pháp luật thời kỳ Pháp thuộc, cụ thể, DSDTC chỉ phát sinh trong trường hợp người để lại di sản có di chúc. Tuy nhiên, cũng không quy định rõ là phải thể hiện việc để lại di sản thờ cúng trong di chúc hay có thể thể hiện trong các loại văn bản khác. Thứ hai, PLTK 1990 coi di sản dùng vào việc thờ cúng là di sản chưa chia, và như vậy, việc ghi nhận này cũng ngầm khẳng định rằng di sản thờ cúng thực chất cũng là di sản và dù sớm hay muộn cũng sẽ bị chia. Điều này khác hẳn so với quan niệm trước đây, khi việc lưu giữ và tiếp nối di sản thờ cúng luôn là vấn đề được quan tâm. Và quả thực, trong PLTK 1990, các trường hợp chấm dứt di sản thờ cúng được thực hiện một cách khá dễ dàng, khi “việc thờ cúng không được thực hiện - Nhà thờ do người trưởng họ bỏ tiền riêng xây dựng rồi cho họ mượn làmnơi thờ cúng hoặc nhà của người trưởng họ được dành ra một phần diện tích để làm nơi thờ cúng vẫn thuộc quyền sở hữu của người trưởng họ. Nếu người trưởng họ chết thì nhà này là di sản thừa kế”. 58 Điều 21 Pháp lệnh thừa kế năm 1990: “Nếu người lập di chúc có để lại di sản dùng vào việc thờ cúng thì di sản đó được coi như là di sản chưa chia. Khi việc thờ cúng không được thực hiện theo di chúc thì những người thừa kế của người để lại di sản dùng vào việc thờ cúng có quyền hưởng di sản đó. Nếu những người thừa kế đó đều đã chết, thì di sản thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thừa kế theo pháp luật quy định tại Điều 25, Điều 26 của Pháp lệnh này”.
  • 34. 28 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 theo di chúc”, việc không thực hiện ở đây có thể bắt nguồn từ lí do khách quan (di sản bị mất mát, tiêu hủy) hoặc cũng có thể vì lý do khách quan (những người thừa kế không muốn thờ cúng). Lúc này, người được hưởng di sản thờ cúng là những người thừa kế, nếu những người thừa kế đã chết thì di sản thuộc về người quản lý di sản hợp pháp trong số những người thừa kế theo pháp luật (theo hàng thừa kế) và người thừa kế thế vị. Ngoài những nội dung trên, Pháp lệnh thừa kế năm 1990 không điều chỉnh thêm bất kì vấn đề nào về di sản thờ cúng. Sự bổ sung nội dung của Nghị quyết số 02/HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ngày 19/10/1990 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh thừa kế năm 1990 sau đó cũng chỉ làm rõ thêm về phạm vi được yêu cầu chia di sản thờ cúng là trong thời hiệu khởi kiện, ngoài ra không giải thích gì thêm. Dưới góc độ lập pháp, đây là lỗ hổng rất lớn trong việc xử lý các tình huống pháp lý có thể xảy ra, bao gồm: tỉ lệ DSDTC, xác định người quản lý di sản, quyền và nghĩa vụ của người quản lý di sản, cách thức duy trì và lựa chọn người quản lý tiếp theo,... Tuy nhiên, xét dưới góc độ xã hội lúc bấy giờ, việc quy định hạn chế việc để lại DSDTC dường như có sự hợp lý nhất định, khi đất nước cần tập trung nguồn lực để xây dựng đất nước. 1.4.4. Thời kỳ từ 01/7/1996 cho đến nay Trước năm 1996, các văn bản pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự chủ yếu tồn tại ở dạng Pháp lệnh, do vậy, sự điều chỉnh của các văn bản này được thực hiện một cách khá cục bộ, rời rạc. Mặc dù đây là những văn bản có ý nghĩa rất quan trọng trong giai đoạn đầu, khi đất nước chưa thể xây dựng được một văn bản hợp nhất, hoàn chỉnh. “Tuy nhiên, so với nhu cầu của các giao lưu dân sự của xã hội thấy vẫn còn có nhiều vấn đề rất cơ bản trong đời sống dân sự chưa được pháp luật điều chỉnh. Điều này đã gây không ít khó khăn cho hoạt động dân sự không những của các công dân mà cả các tổ chức kinh tế quốc doanh, tập thể, và đặc biệt cho các cơ quan xét xử có chức năng giải quyết kịp thời, đúng đắn các tranh chấp tài sản và
  • 35. 29 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 nhân thân phi tài sản trong đời sống dân sự”59, do vậy, yêu cầu phải có một Bộ luật chung điều chỉnh lĩnh vực dân sự đặt ra cấp thiết hơn bao giờ hết. Trên tinh thần đó, Bộ luật Dân sự đầu tiên được ban hành ngày 01/7/1996, đánh dấu một bước tiến mới trong lịch sử lập pháp Việt Nam. Sau đó là sự ra đời của lần lượt các BLDS vào năm 2005, và mới đây nhất là BLDS năm 2015. Mặc dù đã qua ba lần ban hành BLDS, nhưng nhìn chung, quy định về DSDTC kế thừa gần như toàn bộ quy định của PLTK năm 1990. Và từ BLDS năm 2005 trở đi, ngoài một số thay đổi đơn giản về hình thức, câu từ thì hoàn toàn không có sự khác biệt về nội dung. Do vậy, việc phân tích các quy định này sẽ được trình bày rõ hơn tại Chương 2 của luận văn, khi tác giả phân tích các vấn đề của BLDS 2015 hiện hành. Tuy nhiên, tổng kết một số nội dung tiêu biểu so với PLTK 1990, BLDS thời kì sau này có một số thay đổi đáng chú ý như sau: Thứ nhất, có sự thay đổi trong tư tưởng lập pháp khi xây dựng quy định về di sản thờ cúng, từ việc coi đây là “di sản chưa chia” sang khẳng định “phần di sản đó không được chia thừa kế”. Như vậy, di sản thờ cúng đã quay về đúng với bản chất và mục đích của nó: là di sản dành riêng cho thờ cúng, tách biệt hẳn với di sản thừa kế khác và có khả năng duy trì qua các thế hệ. Thứ hai, để đảm bảo cho việc duy trì di sản thờ cúng, kể từ BLDS năm 1995, các nhà làm luật đã bổ sung về việc lựa chọn người quản lý, đồng thời giảm bớt trường hợp chấm dứt DSDTC. Được đánh giá là có nhiều điểm tiến bộ hơn so với PLTK năm 1990, nhưng với số lượng và nội dung điều luật để quy định về một phong tục truyền thống của dân tộc dường như còn khá khiêm tốn, khiêm tốn ngay cả với hệ thống pháp luật thời kì phong kiến và Pháp thuộc. Do vậy, chế định di sản dùng vào việc thừa kế về mặt lập pháp vẫn tồn tại nhiều điểm bất cập và những lỗ hổng cần có sự nghiên cứu thấu đáo, cụ thể hơn, để từ đó có hướng xử lý chặt chẽ, rõ ràng nhằm xây dựng chế 59 Tờ trình của Chính phủ về dự án Bộ luật dân sự năm 1995 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Văn kiện Quốc hội toàn tập - Tập VIII (1992-1997) Quyển 2 1994-1995. https://quochoi.vn/tulieuquochoi/anpham/Pages/anpham.aspx?AnPhamItemID=1947
  • 36. 30 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 định về DSDTC đúng với giá trị lịch sử và tầm vóc của nó trong đời sống xã hội, tinh thần người Việt. 1.5. Quy định về di sản dùng để thờ cúng của một số nước trên thế giới Nghiên cứu pháp luật của Việt Nam từ xưa đến nay, có thể thấy “việc để lại di sản thờ cúng, hay tục lệ thường gọi là hương hỏa, đã được pháp luật điều chỉnh từ rất lâu ở Việt Nam”60. Tuy nhiên, khi đối chiếu với các hệ thống dân luật lớn của thế giới như Bộ luật dân sự Pháp, Bộ luật dân sự Đức, Bộ luật dân sự Nga và ngay cả Bộ luật dân sự của nước có lịch sử, chế độ chính trị tương đồng là Trung Quốc trong cổ luật61 lẫn pháp luật hiện đại, tác giả hầu như không tìm thấy những quy định tương tự. Đây cũng là lý do khiến một số tác giả nhận định: “Di sản dùng vào việc thờ cúng dường như là một đặc thù của Việt Nam vì trong nhiều hệ thống pháp luật trên thế giới không thấy xuất hiện chế định này”62. Để giải thích cho vấn đề này, có thể xét dưới hai góc độ là xã hội và tư tưởng lập pháp như sau: Về mặt xã hội, với sự ảnh hưởng của vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên mà ngay từ xa xưa, nền văn hóa giữa phương Đông và phương Tây luôn có sự khác biệt rõ rệt. Chính từ khác biệt này đã sản sinh ra những tín ngưỡng và phong tục khác nhau. Ở phương Tây, người dân chủ yếu theo đạo Thiên chúa, họ tôn sùng và thờ chúa Jesus một cách tuyệt đối. Kinh Thánh răn dạy giáo dân không được thờ phụng hay cầu nguyện với người đã chết, sự thờ phụng chỉ dành độc nhất cho chúa, và việc thờ cúng người đã mất làm lối sống tội lỗi của đời trước có thể để lại các ảnh hưởng xấu cho nhiều đời sau63. Mặt khác, người phương Tây cũng quan niệm về việc chỉ tổ chức kỉ niệm những ngày sinh nhật, còn khi người đã chết thì không còn gì để kỉ 60 Vũ Thị Hồng Vân (chủ biên, 2016), Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam - Trường đại học Kiểm sát Hà Nội, NXB. Chính trị Quốc gia sự thật, Hà Nội, tr 492. 61 Theo Nguyễn Ngọc Điện (2001), Bình luận khoa học về Thừa kế trong Luật Dân sự Việt Nam, NXB. Trẻ, Hồ Chí Minh, tr 243: “Di sản thờ cúng cũng là một chế định độc đáo của cổ luật Việt Namso với luật cổ Trung Quốc: trong hệ thống sau này thừa kế việc thờ cúng gắn liền với thừa kế tài sản chứ không chịu sự chi phối của các quy tắc riêng”. 62 Trịnh Thị Bích Ngân (2018), Luận văn thạc sỹ, Pháp luật về di tặng, di sản dùng vào việc thờ cúng, tr 18. Đỗ Văn Đại (2016), Luật thừa kế Việt Nam - Bản án và bình luận bản án (tập 2), NXB Hồng Đức - Hội Luật Gia Việt Nam, tr 17. 63 Kinh thánh Exod 20:5; và Acts 7:51-52.