SlideShare a Scribd company logo
1 of 78
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGÔ THỊ THU HƢƠNG
DƢ LUẬN XÃ HỘI ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG
VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGÔ THỊ THU HƢƠNG
DƢ LUẬN XÃ HỘI ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG
VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Chuyên ngành : Lí luận và lịch sử nhà nƣớc và pháp luật
Mã số :60380101
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS. Đỗ Thị Ngọc Tuyết
HÀ NỘI
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin
cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả
các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể
bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƢỜI CAM ĐOAN
Ngô Thị Thu Hƣơng
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy cô đã giảng
dạy trong chương trình Cao học chuyên ngành Lí luận và lịch sử nhà nước và
pháp luật tại Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội đã truyền đạt cho em những
kiến thức hữu ích về pháp luật làm cơ sở cho em thực hiện tốt luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Đỗ Thị Ngọc Tuyết đã tận tình hướng dẫn
em trong quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Hội đồng chấm luận văn Thạc sĩ Khoa Luật,
Đại học Quốc gia Hà Nội đã đưa ra những ý kiến đóng góp quý báu để tôi hoàn
thành luận văn của mình.
Cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn tạo điều kiện tốt nhất cho
tôi trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện luận văn.
Hà Nội, tháng 02, năm 2015
Tác giả luận văn
Ngô Thị Thu Hƣơng
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DƢ LUẬN XÃ HỘI VÀ
VAI TRÕ CỦA DƢ LUẬN XÃ HỘI VỚI VIỆC XÂY DỰNG VÀ
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT................................................................................ 7
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DƢ LUẬN XÃ HỘI ...................................................7
1.1.1 Định nghĩa dư luận xã hội............................................................................ 7
1.1.2. Sự hình thành và phát triển của dư luận xã hội........................................... 9
1.1.3. Tính chất của dư luận xã hội.....................................................................11
1.2. HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG PHÁP LUẬT....................................................................19
1.2.1. Khái niệm và các đặc điểm cơ bản của hoạt động xây dựng pháp luật ....19
1.2.2. Các giai đoạn cơ bản và các nguyên tắc cơ bản của hoạt động xây dựng pháp
luật.......................................................................................................................21
1.3. HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT...................................................................22
1.3.1. Khái niệm và dấu hiệu cơ bản của hoạt động thực hiện pháp luật ...........22
1.3.2. Các hình thức thực hiện pháp luật.............................................................26
1.4. MỐI QUAN HỆ VÀ VAI TRÕ CỦA DƢ LUẬN XÃ HỘI VỚI VIỆC XÂY DỰNG VÀ
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT ...................................................................................................27
1.4.1. Mối quan hệ của dư luận xã hội với việc xây dựng và thực hiện pháp luật .. 27
1.4.2. Vai trò của dư luận xã hội với việc xây dựng và thực hiện pháp luật ......30
CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG DƢ LUẬN XÃ HỘI VỚI VIỆC XÂY
DỰNG VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT..........................................................38
2.1. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ THỰC TRẠNG VIỆC XÂY DỰNG VÀ THỰC
HIỆN PHÁP LUẬT ................................................................................................................38
2.1.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam hiện nay ..................... 38
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
2.1.2. Thực trạng việc xây dựng và thực hiện pháp luật ở nước ta trong giai đoạn
hiện nay. ..............................................................................................................46
2.2. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC QUA VIỆC PHÁT HUY VAI TRÕ CỦA DƢ LUẬN
XÃ HỘI TRONG VIỆC XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT Ở NƢỚC TA
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY........................................................................................54
2.2.1. Trong lĩnh vực xây dựng pháp luật...........................................................54
2.2.2. Trong lĩnh vực thực hiện pháp luật...........................................................57
2.3. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VỀ DƢ LUẬN XÃ HỘI VỚI VIỆC XÂY DỰNG VÀ THỰC
HIỆN PHÁP LUẬT. ...............................................................................................................62
2.3.1. Những đóng góp tích cực của dư luận xã hội với việc xây dựng và thực hiện
pháp luật. .............................................................................................................62
2.3.2. Những mặt hạn chế của dư luận xã hội trong việc xây dựng và thực hiện
pháp luật. .............................................................................................................64
CHƢƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO VAI TRÕ
CỦA DƢ LUẬN XÃ HỘI ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN
PHÁP LUẬT......................................................................................................71
3.1. CÁC GIẢI PHÁP TẠO ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI CHO SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT
TRIỂN, TÁC ĐỘNG CỦA DƢ LUẬN XÃ HỘI ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG VÀ THỰC
HIỆN PHÁP LUẬT ................................................................................................................71
3.1.1. Thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển ..........................................................71
3.1.2. Phát huy và mở rộng nền dân chủ xã hội..................................................73
3.1.3. Tạo lập bầu không khí tâm lý xã hội lành mạnh.......................................81
3.1.4. Đảm bảo sự an toàn cho chủ thể của dư luận xã hội khi phản ánh các hiện
tượng tiêu cực, vi phạm pháp luật.......................................................................83
3.1.5. Cải tiến phương pháp, cách thức phổ biến giáo dục, pháp luật ................84
3.1.6. Phát huy vai trò của truyền thông đại chúng.............................................87
3.2. TIẾP TỤC PHÁT HUY VAI TRÕ CỦA DƢ LUẬN XÃ HỘI ĐỐI VỚI VIỆC XÂY
DỰNG VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT................................................................................92
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
3.2.1. Tổ chức điều tra, thăm dò dư luận xã hội trong lĩnh vực xây dựng và thực
hiện pháp luật ......................................................................................................93
3.2. Sử dụng các kết quả thăm dò dư luận xã hội vào việc xây dựng và thực hiện
pháp luật ..............................................................................................................95
KẾT LUẬN ......................................................................................................101
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................103
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Dư luận xã hội là một hiện tượng tâm lý xã hội đặc biệt. Nó thể hiện tâm
trạng xã hội, phản ánh sự đánh giá của các nhóm xã hội, của quần chúng nhân
dân nói chung về các hiện tượng đại diện cho lợi ích xã hội cấp bách trên cơ sở
các quan hệ xã hội đang tồn tại và những vấn đề mà họ quan tâm. Dư luận xã hội
xuất hiện và tồn tại cùng với sự xuất hiện và tồn tại của xã hội loài người, cùng
với vai trò ngày càng tăng của quần chúng nhân dân trong lịch sử. Bởi vì quần
chúng nhân dân không chỉ là người sản xuất ra mọi giá trị vật chất, tinh thần,
đồng thời họ cũng là người mang dư luận xã hội. Vì vậy, có thể nói rằng, trong
mọi thời đại, dư luận xã hội đều có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của xã hội.
Xây dựng và thực hiện pháp luật là hai mặt hoạt động cơ bản của nền
quản trị quốc gia. Chúng ta chỉ có thể xây dựng và thiết lập nền quản trị quốc gia
hữu hiệu khi cả hoạt động xây dựng pháp luật và hoạt động thực hiện pháp luật
đều hiệu quả. Mặc dù vậy, với Việt Nam, nền quản trị quốc gia vẫn còn không ít
vấn đề trong hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật. Theo các nhà nghiên
cứu ở Việt Nam, dù có những bước cải thiện nhất định trong những năm gần
đây, nhưng chất lượng hoạt động xây dựng pháp luật vẫn “chưa đạt yêu cầu”
[24, tr63-64], chưa tương thích với tính chất của một nền kinh tế thị trường mở
cửa, hội nhập, yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, chưa
đạt được các “chuẩn” của hội nhập kinh tế quốc tế.
Dư luận xã hội và hoạt động xây dựng, thực hiện pháp luật là hai hiện
tượng xã hội khác nhau nhưng giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ. Dư luận xã
hội góp phần hoàn thiện việc xây dựng và thực hiện pháp luật, đồng thời việc
1
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
xây dựng và thực hiện pháp luật cũng phản ánh dư luận xã hội. Nhà nước sử
dụng pháp luật làm công cụ để quản lí xã hội nhưng mỗi một bộ luật ra đời đều
được dư luận xã hội kiểm chứng. Nếu dư luận xã hội tán thành, chắc chắn việc
thực hiện pháp luật sẽ có hiệu quả. Nếu dư luận xã hội không tán thành, nhà
nước sẽ phải nghiên cứu để điều chỉnh cho phù hợp.
Trong công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam hiện nay, việc tiếp tục tìm kiếm những mô hình mới nhằm phát huy vai trò
của quần chúng nhân dân và các tổ chức xã hội thông qua dư luận xã hội đối với
quá trình hoạch định và tổ chức thực thi đường lối, chính sách pháp luật của
Đảng và Nhà nước là một yêu cầu cấp bách cả về lý luận và thực tiễn. Phát huy
vai trò của dư luận xã hội đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật là một
trong những việc làm đáp ứng được đòi hỏi đó.
Những căn cứ lí luận và yêu cầu thực tiễn nêu trên là lí do thuyết phục
người viết lựa chọn vấn đề “Dư luận xã hội đối với việc xây dựng và thực hiện
pháp luật ở nước ta hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu
Dư luận xã hội và hoạt động xây dựng, thực hiện pháp luật là những vấn
đề khoa học không mới. Từ lâu, nó đã được nghiên cứu và càng ngày càng được
quan tâm nhiều hơn. Bởi như chúng ta đã khẳng định, đây là những hoạt động có
ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên, “Dư luận xã hội
với việc xây dựng và thực hiện pháp luật” là vấn đề chưa có một công trình
khoa học nào nghiên cứu đầy đủ và toàn diện. Tìm hiểu tình hình nghiên cứu,
chỉ có thể thấy một số công trình và bài viết gián tiếp đề cập đến vấn đề này, cụ
thể là:
Trong đề tài khoa học cấp bộ “Phát huy vai trò của dư luận xã hội trong sự
nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay” [20] do PTS. Lương Khắc Hiếu chủ nhiệm,
2
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
các tác giả đã trình bày rất chi tiết, cụ thể về bản chất, vai trò của dư luận xã hội
cũng như đề xuất các giải pháp phát huy vai trò của dư luận xã hội ở nước ta hiện
nay. Phạm vi của đề tài khoa học rất rộng, chủ yếu viết về vai trò của dư luận xã
hội và đề xuất các giải pháp phát huy vai trò của dư luận xã hội ở nước ta. Nội dung
của đề tài khoa học này đã ít nhiều đề cập đến vai trò của dư luận xã hội với việc
xây dựng và thực hiện pháp luật. Từ trang 40 đến trang 49, đề tài đã làm rõ vai trò
của dư luận xã hội trong Chủ nghĩa xã hội, tác giả viết, dư luận xã hội là “nhân tố
điều chỉnh các mối quan hệ giữa con người với con người và giáo dục con người
hoàn thiện nhân cách [20, tr.40], “là điều kiện để quần chúng nhân dân phát huy
quyền làm chủ và mở rộng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa [20, tr.42], “là phương
tiện để tăng cường mối liên hệ chặt chẽ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân”[20,
tr.46]. Từ những nhận định khái quát nêu trên, chúng ta cũng có thể phần nào hiểu
vai trò của dư luận xã hội với việc xây dựng và thực hiện pháp luật. Xét về bản
chất, hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật thực chất cũng là hoạt động nhằm
điều chỉnh các mối quan hệ giữa con người với con người, giáo dục con người theo
định hướng phát triển xã hội. Đảng, Nhà nước sử dụng pháp luật làm công cụ để
quản lý nhà nước, quản lý xã hội nên vai trò của dư luận xã hội với việc phát huy
quyền làm chủ và mở rộng nền dân chủ hay tăng cường mối liên hệ giữa Đảng, Nhà
nước với nhân dân cũng chính là đóng góp của dư luận xã hội với việc xây dựng và
thực hiện pháp luật.
Không tìm hiểu về vai trò của dư luận xã hội với việc xây dựng, thực hiện
pháp luật nhưng TS. Trần Thị Hồng Thúy và ThS. Ngọ Văn Nhân trong cuốn
“Tác động của dư luận xã hội đối với ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ cấp cơ
sở” [44] đã nghiên cứu sâu về mối quan hệ giữa dư luận xã hội với
ý thức pháp luật, đồng thời hai tác giả cũng đưa ra các giải pháp nhằm phát huy
vai trò của dư luận xã hội trong việc nâng cao ý thức pháp luật của đội ngũ cán
bộ cấp cơ sở. Phạm vi nghiên cứu của đề tài đã được giới hạn rất rõ
3
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
nhưng ít nhiều cũng có mối liên quan với vấn đề mà chúng tôi lựa chọn, nghiên
cứu.
Tạp chí Giáo dục lý luận, số 9/2004 có bài “Dư luận xã hội và pháp luật”
của Nguyễn Văn Luyện [25]và Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 2/2006 có bài
“Dư luận xã hội và quyết định của nhà nước” [23, tr.8-11] của Nguyễn Hữu
Khiển. Hai bài báo đều có điểm chung là nhấn mạnh tác động của dư luận xã hội
đối với việc ra quyết định của các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nước.
Các công trình nghiên cứu của các tác giả trên đây dù không nghiên cứu
trực tiếp vấn đề “Dư luận xã hội đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật ở
Việt Nam hiện nay”, song những kết quả nghiên cứu đó chính là gợi ý dẫn dắt
chúng tôi tìm đến đề tài của luận văn.
Trên cơ sở tìm hiểu tình hình nghiên cứu đề tài, có thể khẳng định rằng
đến thời điểm này, chưa có đề tài nào trực tiếp nghiên cứu về “Dư luận xã hội
đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật ở Việt Nam hiện nay”. Bởi vậy,
luận văn không có sự trùng lặp với bất cứ đề tài nào đã được nghiên cứu trước
đây. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai luận văn, chúng tôi có tham khảo
thành tựu của những nhà làm khoa học đi trước. Từ sự kế thừa và tiếp tục tìm
hiểu, chúng tôi mong muốn góp thêm một tiếng nói trong việc nghiên cứu vấn
đề này dưới góc độ của khoa học lí luận và lịch sử về nhà nước và pháp luật.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên
cứu Đối tƣợng nghiên cứu
Dư luận xã hội.
Hoạt động xây dựng pháp luật ở Việt Nam hiện nay.
Hoạt động thực hiện pháp luật ở Việt Nam hiện nay.
4
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Mối quan hệ giữa dư luận xã hội với việc xây dựng và thực hiện pháp luật
ở Việt Nam hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu
“Dư luận xã hội đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật ở Việt Nam
hiện nay” là một đề tài rộng. Vì thế khi thực hiện, trên cơ sở lí luận về dư luận
xã hội, hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật ở Việt Nam hiện nay và dựa
trên thực trạng vấn đề, chúng tôi chủ yếu tập trung vào việc tìm hiểu những tác
động của dư luận xã hội với việc xây dựng và thực hiện pháp luật ở Việt Nam.
Từ đó chúng tôi đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao vai trò của dư luận
xã hội đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật.
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Mục đích của luận văn là nghiên cứu làm rõ hơn vai trò của dư luận xã
hội và thực trạng của hoạt động này trong việc xây dựng pháp luật và thực hiện
pháp luật, đồng thời nêu ra những giải pháp nhằm phát huy hơn nữa vai trò của
dư luận xã hội với việc xây dựng và thực hiện pháp luật ở Việt Nam trong điều
kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa .
Để thực hiện mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ:
 Nghiên cứu một số vấn đề lí luận về dư luận xã hội.

 Phân tích vai trò của dư luận xã hội với việc xây dựng và thực hiện
pháp luật.

 Làm rõ thực trạng của dư luận xã hội trong việc xây dựng và thực
hiện pháp luật.

 Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao vai trò của dư luận xã
hội với việc xây dựng và thực hiện pháp luật.
5. Phƣơng pháp nghiên của luận văn
5
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Thực hiện đề tài này, tác giả dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ
nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật. Trên cơ sở
tìm hiểu, nghiên cứu những tài liệu thông qua các phương tiện truyền thông, báo
chí, các công trình nghiên cứu có liên quan.
Quá trình nghiên cứu đề tài cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu
khoa học như: phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so
sánh.
6. Những đóng góp của luận văn
- Luận văn đã khái quát được những vấn đề lý luận cơ bản về dư luận xã
hội trong việc xây dựng và thực hiện pháp luật.
- Đánh giá được các mặt tích cực, hạn chế và những đóng góp của dư luận
xã hội trong việc xây dựng và thực hiện pháp luật.
- Đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao vai trò của dư luận xã hội
đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật trong điều kiện xây dựng Nhà nước
pháp quyền Việt Nam hiện nay.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về dư luận xã hội và vai trò của
dư luận xã hội với việc xây dựng và thực hiện pháp luật.
Chương 2: Thực trạng dư luận xã hội với việc xây dựng và thực hiện pháp
luật.
Chương 3: Một số giải pháp góp phần nâng cao vai trò của dư luận xã hội
đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật.
6
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DƢ LUẬN XÃ HỘI VÀ
VAI TRÕ CỦA DƢ LUẬN XÃ HỘI VỚI VIỆC
XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DƢ LUẬN XÃ HỘI
1.1.1 Định nghĩa dƣ luận xã hội
Thuật ngữ dư luận xã hội được hình thành từ rất sớm nhưng phải đến thế
kỉ 12 nó mới được sử dụng lần đầu tiên bởi một nhà văn người Anh tên là
J.Solsbery. Trong tiếng Anh, thuật ngữ này được ghép bởi hai từ: Public (công
khai, công chúng) và Opinion (ý kiến, quan điểm). Trong tiếng Việt, thuật ngữ
“dư luận xã hội” còn được gọi theo những cách khác như công luận hay dư luận
công chúng.
Hiện nay, thuật ngữ “dư luận xã hội” được sử dụng nhiều trong đời sống
xã hội, trên các phương tiện thông tin đại chúng và trong một số ngành khoa học
như chính trị học, triết học, xã hội học… Sau đây là một số quan điểm, định
nghĩa về dư luận xã hội:
Các nhà nghiên cứu dư luận xã hội ở Liên Xô (trước đây) nhấn mạnh
tới sự phán xét, đánh giá chung của các nhóm xã hội đối với các vấn đề
quan tâm:
Dư luận xã hội là tổng thể các ý kiến, trong đó chủ yếu là các ý kiến thể
hiện sự phán xét, đánh giá, sự nhận định (bằng lời hoặc không bằng lời), phản
ánh ý nghĩa của các thực tế, quá trình, hiện tượng, sự kiện đối với các tập thể,
giai cấp, xã hội nói chung và thái độ công khai hoặc che đậy của các nhóm xã
hội lớn, nhỏ đối với các vấn đề của cuộc sống xã hội có động chạm đến các lợi
ích chung của họ (B.K. Paderin) [39, tr.40] hoặc dư luận xã hội là “sự phán xét
7
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
thể hiện sự đánh giá và thái độ của mọi người đối với các hiện tượng của đời
sống xã hội”[39, tr.40-41].
Nhiều nhà nghiên cứu Mỹ cũng nêu ra các định nghĩa tương tự. Theo
Young (1923): “Công luận là sự phán xét đánh giá của các cộng đồng xã hội
đối các vấn đề có tầm quan trọng, được hình thành sau khi có sự tranh luận
công khai”[44, tr18]. Định nghĩa của Childs (1965) tuy đơn giản nhưng rất phổ
biến trong giới nghiên cứu Mỹ: “Công luận là tập hợp các ý kiến cá nhân ở bất
kì nơi đâu mà chúng ta có thể tìm được”[44, tr.18].
Các nhà nghiên cứu Việt Nam định nghĩa:
Dư luận xã hội là một dạng đặc biệt của ý thức xã hội, được biểu hiện
bằng chính kiến cụ thể thuộc một nhóm đông người hoặc tập thể tầng lớp, giai
cấp, nhiều khi là cả một cộng đồng (địa phương, cả nước, khu vực, cộng đồng
thế giới…) đối với những vấn đề mà họ quan tâm; Dư luận xã hội là sự biểu hiện
trạng thái ý thức xã hội của một cộng đồng người nào đó, là sự phán xét, đánh
giá của đại đa số trong cộng đồng người đối với các sự kiện, hiện tượng, quá
trình xã hội có liên quan đến nhu cầu, lợi ích của họ trong một thời điểm nhất
định”; “Dư luận xã hội là tập hợp các luồng ý kiến cá nhân trước các vấn đề, sự
kiện, hiện tượng có tính thời sự [39, tr.41-42].
Trong các định nghĩa này, các tác giả nhấn mạnh đến công luận xã hội
như một dạng biểu hiện của ý thức xã hội, coi công luận xã hội là một lĩnh vực
của tinh thần, của xã hội nhưng có liên hệ chặt chẽ với hoạt động thực tiễn của
xã hội. Phải có sự quan tâm của số đông người đối với cùng một vấn đề mới có
thể hình thành dư luận xã hội và căn nguyên của dư luận xã hội xuất phát từ nhu
cầu và lợi ích của cá nhân trong cộng đồng ở một thời điểm nhất định.
Các định nghĩa, quan niệm về dư luận xã hội nói trên được đưa ra trong
hoàn cảnh và thời kì lịch sử khác nhau và mỗi nhà nghiên cứu lại có cách tiếp
8
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
cận, quan điểm, định hướng sử dụng khác nhau nên cách đưa ra định nghĩa của
mỗi người cũng khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta thấy các học giả đều có quan
điểm chung rằng điều kiện để có dư luận xã hội cần phải có: một vấn đề xảy ra
trong xã hội; một số lượng lớn cá nhân thể hiện ý kiến về vấn đề trên; một vài
dạng nhất trí chung trong số ít nhất một vài dư luận về vấn đề trên và sự nhất trí
chung này phải trực tiếp hoặc gián tiếp tạo nên ảnh hưởng.
Dư luận xã hội là hiện tượng đời sống xã hội phức tạp. Bởi vậy, các định
nghĩa về nó rất phong phú. Tuy nhiên, để định hướng cho việc triển khai luận
văn, tác giả đưa ra khái niệm về dư luận xã hội như sau: Dư luận xã hội là một
dạng biểu hiện của ý thức xã hội, phản ánh thái độ phản ứng của đa số cá nhân
trong xã hội đối với các hiện tượng, sự kiện xã hội và quá trình xã hội trong
những thời gian và không gian xã hội cụ thể.
1.1.2. Sự hình thành và phát triển của dƣ luận xã hội
Dư luận xã hội được hình thành qua kênh giao tiếp cá nhân và kênh giao
tiếp đại chúng. Khi chưa có các phương tiện thông tin đại chúng, sự tiếp nhận
vấn đề xã hội, sự hình thành, biến đổi và định hình ý kiến cũng chỉ qua giao tiếp
cá nhân. Với những vấn đề đặc biệt nhạy cảm và quan trọng đối với cá nhân,
thông tin được truyền qua mạng giao tiếp xã hội với tốc độ nhanh chóng không
kém gì so với giao tiếp đại chúng.
Khi các phương tiện thông tin đại chúng phát triển, dư luận xã hội được
hình thành, biến đổi và phổ biến nhanh hơn. Nhờ những phương tiện kỹ thuật
hiện đại, một thông điệp có thể được chuyển tải cùng một lúc hoặc nguyên dạng
đến hàng triệu, thậm chí hàng tỷ con người. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng
để tạo ra phản ứng tương tự nhau, hoặc giống nhau về vấn đề mà thông tin đại
chúng đề cập đến.
Quá trình hình thành dư luận xã hội trải qua các bước sau:
9
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Bước một: Giai đoạn dư luận xã hội hình thành thuộc ý thức cá nhân. Các
cá nhân trong cộng đồng xã hội được tiếp xúc, làm quen, đuợc trực tiếp chứng
kiến hoặc nghe kể lại về các sự việc, sự kiện, hiện tượng xảy ra trong xã hội. Họ
tìm kiếm, sưu tập thêm các thông tin, trao đổi với nhau về nó, từ đó nảy sinh các
suy nghĩ, tình cảm, ý kiến bước đầu về nội dung, tính chất của các sự việc, sự
kiện. Nhưng lúc này, các suy nghĩ, tình cảm, ý kiến bước đầu là thuộc về mỗi
người, thuộc lĩnh vực ý thức cá nhân.
Bước hai: Giai đoạn trao đổi thông tin giữa mọi nguời.
Các ý kiến cá nhân được trao đổi, chia sẻ, bàn luận với nhau trong nhóm
xã hội. Cơ sở cho quá trình thảo luận này là lợi ích chung của cả nhóm và hệ
thống các giá trị, chuẩn mực xã hội đang chi phối các khuôn mẫu tư duy và
khuôn mẫu hành vi của các thành viên trong nhóm. Thông qua quá trình trao
đổi, bàn luận các suy nghĩ, các ý kiến xung quanh đối tượng của dư luận mà ý
kiến đã được trao đổi, chuyển dần từ lĩnh vực ý thức cá nhân sang lĩnh vực ý
thức xã hội.
Bước ba: Giai đoạn tranh luận có tính chất tập thể về các vấn đề quan
trọng.
Ở giai đoạn này, các thông tin, vấn đề không quan trọng, không phù hợp
hoặc những “thông tin nhiễu” về đối tượng sẽ bị lược bỏ. Các nhóm trao đổi,
tranh luận với nhau về những nội dung quan trọng, đưa ra các ý kiến khác nhau
và thống nhất lại xung quanh các quan điểm cơ bản để cùng tìm đến những điểm
chung trong quan điểm và ý kiến. Từ đó mà hình thành các phán xét, đánh giá
chung thỏa mãn được ý chí của đại đa số các thành viên trong cộng đồng người.
Cơ sở cho quá trình tranh luận này vẫn là lợi ích chung và hệ thống các giá trị,
chuẩn mực xã hội chung cùng được các nhóm xã hội chia sẻ và thừa nhận.
Bước bốn: Giai đoạn đi từ dư luận xã hội đến hành động thực tiễn.
10
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Nếu như luồng dư luận xã hội chỉ hình thành một cách thuần túy rồi để
đấy, chẳng có vai trò, tác dụng gì đối với cộng đồng thì có lẽ nó chỉ là hiện
tượng vô nghĩa. Trên thực tế vấn đề không chỉ dừng lại ở đấy. Từ sự phán xét
đánh giá chung, các nhóm xã hội và cộng đồng xã hội đi tới hành động thống
nhất, nêu lên những kiến nghị, những biện pháp về hoạt động thực tiễn của họ
trước thực tế cuộc sống nhất định.
Như vậy dư luận xã hội là sản phẩm của quá trình giao tiếp xã hội. Không
có sự trao đổi, bàn bạc, thảo luận, thậm chí va đập các ý kiến với nhau thì không
thể có ý kiến phán xét, đánh giá chung được đông đảo mọi người chia sẻ, tán
thành và ủng hộ.
Quá trình phát triển dư luận xã hội là một quá trình biện chứng. Bởi vì sự
phát triển của dư luận xã hội là một quá trình có sự phát sinh, tồn tại, phát triển
và tiêu vong. Sự kết thúc của một quá trình này là sự khởi đầu cho một quá trình
khác. Dư luận xã hội cũng có thể tăng cường về cường độ theo hướng càng ngày
càng mạnh hơn nếu vấn đề không được giải quyết.
Trong quá trình hình thành và phát triển, dư luận xã hội phụ thuộc vào
nhiều điều kiện, yếu tố khác nhau, cả chủ quan và khách quan về kinh tế, chính
trị, văn hóa, xã hội, trình độ nhận thức… Có thể kể đến những yếu tố chính tác
động đến sự hình thành, phát triển của dư luận xã hội, đó là: Tính chất của các
sự việc, sự kiện, hiện tượng xã hội, quá trình xã hội đang diễn ra trong xã hội; hệ
tư tưởng, trình độ học vấn, kiến thức, hiểu biết, kinh nghiệm thực tế xã hội của
con người; thông tin đại chúng; những nhân tố thuộc về tâm lí xã hội; hoàn cảnh
sinh hoạt chính trị - xã hội; các phong tục tập quán, hệ thống các giá trị, chuẩn
mực xã hội đang hiện hành trong xã hội.
1.1.3. Tính chất của dƣ luận xã hội
11
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Tính chất là đặc điểm riêng của sự vật, hiện tượng, giúp phân biệt nó với
những sự vật, hiện tượng khác loại. Dư luận xã hội là một hiện tượng tâm lý xã
hội. Quá trình hình thành, phát triển của nó bộc lộ các tính chất sau:
Thứ nhất, tính khuynh hướng
Thái độ của dư luận xã hội đối với mỗi sự kiện, hiện tượng, quá trình xã
hội có thể khái quát theo các khuynh hướng nhất định: tán thành, phản đối hay
lưỡng lự, chưa rõ thái độ. Cũng có thể phân chia dư luận xã hội theo các khuynh
hướng như tích cực, tiêu cực, tiến bộ, lạc hậu...Ở mỗi khuynh hướng, thái độ tán
thành hoặc phản đối có thể phân chia theo các mức độ cụ thể như: thái độ rất tán
thành, tán thành, lưỡng lự, phản đối, rất phản đối, chẳng hạn khi Chính phủ
quyết định tăng giá xăng, giá điện thì dư luận xã hội ngay lập tức sẽ có sự phản
đối, nếu ngược lại sẽ được dư luận ủng hộ.
Tính khuynh hướng cũng biểu thị sự thống nhất và xung đột của dư luận
xã hội. Xét theo các mức độ tán thành hoặc phản đối được nêu ở trên, nếu đồ thị
phân bố dư luận xã hội hình chữ U thì biểu thị sự xung đột, còn nếu theo hình
chữ L thì biểu thị sự thống nhất. Biểu đồ dư luận xã hội có dạng phân bố hình
chữ U khi trong xã hội có hai quan điểm mâu thuẫn, đối lập nhau về một sự
kiện, hiện tượng. Trong xã hội, nếu thái độ của dư luận xã hội đối với phần lớn
các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội, đều có dạng phân bố hình chữ U thì điều đó
có nghĩa xã hội đã đứng bên bờ vực nội chiến. Nếu biểu đồ có dạng phân bố
hình chữ L chứng tỏ quan điểm có tỷ lệ người ủng hộ cao.
Lấy ví dụ việc phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài. Có nhiều
luồng dư luận trái ngược nhau về vấn đề này. Ở trong nước, nhiều ý kiến phản
đối việc phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài, vì họ cho rằng đó thực
chất là việc buôn bán phụ nữ. Nhưng cũng có rất nhiều ý kiến ủng hộ, cho rằng
hôn nhân với người khác quốc tịch trong bối cảnh nước ta quan hệ đa phương,
12
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
hội nhập là chuyện bình thường. Hai luồng quan niệm trái ngược nhau trước
hiện tượng phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước người là biểu hiện của biểu
đồ dư luận xã hội hình chữ U.
Hầu hết người dân đều rất đồng tình khi Bộ Giáo dục – Đào tạo quyết
định tổ chức thi tuyển sinh đại học theo cụm tỉnh để giảm tải việc thí sinh dồn về
các thành phố lớn như Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, hay việc
người dân ủng hộ khi chính phủ tăng lương cơ bản…là biểu hiện của biểu đồ dư
luận xã hội hình chữ L.
Thứ hai, tính lợi ích
Để trở thành đối tượng của dư luận xã hội, các sự kiện hiện tượng xã hội
đang diễn ra phải được xem xét từ góc độ mối quan hệ mật thiết của các nhóm
khác nhau trong xã hội.
Lợi ích vật chất được nhận thức rõ nét khi các hiện tượng diễn ra trong xã
hội có liên quan chặt chẽ đến hoạt động kinh tế và sự ổn định cuộc sống của
đông đảo người dân. Ví dụ: Chính sách của Chính phủ về việc trợ cấp tiền cho
các hộ nghèo, phân phát gạo cho người dân một số vùng quê nghèo vào dịp Tết
được người dân ở đó rất quan tâm, vì nó liên quan trực tiếp đến lợi ích, quyền
lợi của họ…
Lợi ích tinh thần được đề cập đến khi các vấn đề đang diễn ra đụng chạm
đến hệ thống các giá trị chuẩn mực xã hội, các phong tục tập quán, khuôn mẫu
hành vi và ứng xử văn hóa của nhóm xã hội, của cộng đồng, của dân tộc. Ví dụ:
Sự việc giàn khoan 981 của Trung Quốc đặt ở thềm lục địa vùng biển của Việt
Nam tạo ra luồng dư luận phản đối mạnh mẽ không chỉ ở Việt Nam mà còn ở
nhiều nước trên thế giới, vì nhân dân Việt Nam nhận thức rất rõ rằng đó là hành
động xâm hại đến chủ quyền Việt Nam, còn nhân dân các nước trên thế giới
13
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
hiểu rằng hành động đó của Trung Quốc là hành động khiêu khích, đe dọa đến
hòa bình, an ninh khu vực và thế giới.
Lợi ích mới chỉ là điều kiện cần để thúc đẩy tạo ra dư luận xã hội. Điều
kiện đủ ở đây chính là sự nhận thức của các nhóm xã hội về lợi ích của mình và
mối quan hệ giữa chúng với các sự kiện, hiện tượng, quá trình xã hội đang diễn
ra. Về vấn đề này, cần chú ý hai điểm sau:
Bản thân nhận thức về lợi ích là một tiến trình biến đổi và phát triển giữa
cá nhân và xã hội, giữa tính vật chất và tính tinh thần, giữa tính trước mắt và tính
lâu dài.
Quá trình trao đổi, thảo luận ý kiến để dẫn đến dư luận xã hội là quá trình
giải quyết mâu thuẫn lợi ích. Trong công việc này, nhóm xã hội nào có sự tổ
chức tốt thành lực lượng thì nhóm đó sẽ thành công hơn trong việc bảo vệ quan
điểm, lợi ích của mình và ngược lại.
Thứ ba, tính lan truyền
Dư luận xã hội được coi như một biểu hiện của hành vi tập thể, một hiện
tượng được các nhà xã hội học rất quan tâm. Cơ sở của bất kỳ một hành vi tập
thể nào cũng là hiệu ứng phản xạ quay vòng, trong đó khởi điểm từ một cá nhân
hay nhóm nhỏ sẽ gây nên chuỗi các kích thích của các cá nhân khác, nhóm khác.
Để duy trì được chuỗi kích thích này luôn cần có các nhân tố tác động lên cơ chế
hoạt động tâm lý của cá nhân và nhóm. Đối với dư luận xã hội, các nhân tố tác
động đó có thể được coi là các thông tin bằng các hình ảnh, âm thanh sống động
trực tiếp có tính thời sự. Dưới tác động của các luồng thông tin này, các nhóm
công chúng khác nhau sẽ cùng được lôi cuốn vào quá trình bày tỏ sự quan tâm
của mình thông qua các hoạt động trao đổi, bàn bạc, tìm kiếm thông tin, cùng
chia sẻ trạng thái tâm lý của mình với người xung quanh. Ví dụ: tháng 5/ 2003,
hàng loạt tấm hình chụp cảnh binh lính Anh làm nhục tù nhân Iraq tại trại
14
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Sọt Bánh Mì ở Basra, Iraq, đã lôi cuốn sự quan tâm, bàn luận của mọi người dân
trên thế giới về vấn đề này. Sự kiện diễn ra ở Iraq nhưng sự lan truyền thông tin,
thái độ, đánh giá của mọi người dân Việt Nam và các nước trên thế giới về sự
kiện này rất mạnh mẽ.
Thứ tư, tính bền vững tương đối và tính dễ biến đổi
Dư luận xã hội vừa có tính bền vững tương đối lại vừa có tính dễ biến đổi.
Có những dư luận xã hội chỉ qua một đêm là thay đổi, nhưng cũng có những dư
luận xã hội qua hàng thập niên vẫn không thay đổi. Tính bền vững của dư luận
xã hội phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Đối với những sự kiện, hiện tượng hay các
quá trình quen thuộc, dư luận xã hội thường rất bền vững. Dư luận xã hội sẽ
không bao giờ thay đổi trong việc khẳng định: một nền kinh tế sẽ bị “chết” nếu
đóng khép, không hội nhập, không tuân theo các quy luật của nền kinh tế thị
trường.
Đối với những vấn đề mới nảy sinh, dư luận xã hội thường dễ thay đổi.
Cái mới lúc đầu chỉ được số ít thừa nhận và do đó dễ bị đa số phản đối. Nhưng
ý kiến của đa số nhanh chóng, dễ dàng thay đổi khi cái mới vươn lên khẳng định
mình trong cuộc sống. Ví dụ: Thời kì bắt đầu chính sách đổi mới ở nước ta,
chính sách khoán nông nghiệp ở nước ta còn xa lạ trong đại bộ phận nhân dân,
cán bộ lãnh đạo, thậm chí có những nơi, một số cán bộ chủ trương thực hiện mô
hình này bị phản đối gay gắt. Nhưng dần dần chính sách đổi mới phát huy tác
dụng, tích cực thì được người dân và cán bộ đồng tình thực hiện.
Tính biến đổi của dư luận xã hội thường được xem xét trên hai phương
diện sau:
Một là, dư luận xã hội biến đổi theo không gian và môi trường văn hóa.
Sự phán xét và đánh giá của dư luận xã hội về bất kỳ sự kiện, hiện tượng, hay
quá trình xã hội nào cũng phụ thuộc vào hệ thống giá trị, chuẩn mực đang tồn
15
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
tại trong nền văn hóa của cộng đồng người. Với cùng một sự việc, sự kiện xảy
ra, dư luận xã hội của các cộng đồng người khác nhau lại thể hiện sự phán xét
khác nhau. Ví dụ: Ở Việt Nam, bò được xem là một con vật nuôi, cung cấp sức
kéo, lấy sữa, lấy thịt, thịt bò là món ăn ưa thích, nhưng đối với người dân Ấn Độ
theo đạo Hindu thì bò được coi là loài vật thiêng, kể cả khi chúng quấy nhiễu tới
cuộc sống của họ và việc tín đồ ăn thịt bò sẽ bị dư luận xã hội lên án gay gắt.
Hai là, dư luận xã hội biến đổi theo thời gian. Cùng với sự phát triển của
xã hội, nhiều giá trị, chuẩn mực văn hóa, phong tục tập quán biến đổi ngay trong
một nền văn hóa – xã hội, dẫn đến sự thay đổi trong cách nhìn nhận, đánh giá
của dư luận xã hội. Ví dụ: Dư luận xã hội nước ta một thời lên án những bài thơ,
bài hát mang âm hưởng buồn của Trịnh Công Sơn, những áng văn viết về ẩm
thực của Nguyễn Tuân thì nay những tác phẩm nghệ thuật đó được dư luận xã
hội chấp nhận và thậm chí còn ca ngợi.
Ngoài việc phụ thuộc vào bối cảnh cụ thể, dư luận xã hội còn biến đổi
theo đối tượng của các phán xét, đánh giá khi công chúng phát hiện thêm các
mối liên quan giữa đối tượng ban đầu với các sự kiện, hiện tượng, quá trình diễn
ra kèm theo nó. Mặt khác, xuất phát từ các phán xét đánh giá bằng lời, dư luận
xã hội có thể chuyển hóa thành các hành động mang tính tự phát hoặc có tổ chức
để thể hiện thái độ đồng tình hay phản đối của mình. Ví dụ: Dư luận xã hội cảm
thông, đồng cảm với hoàn cảnh của những trẻ em mồ côi, tật nguyền (thể hiện
bằng ý kiến), đồng thời chính những người dân đã quyên góp từ thiện (thể hiện
bằng hành động) để giúp đỡ những trẻ em rơi vào hoàn cảnh này.
Thứ năm, tính tiềm ẩn
Dư luận xã hội về những vấn đề của đời sống xã hội có thể ở trạng thái
tiềm ẩn, không bộc lộ bằng lời, “dư luận của đa số im lặng”. Trong những xã hội
16
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
thiếu dân chủ, dư luận xã hội đích thực thường tồn tại dưới dạng tiềm ẩn. Ví dụ:
Trong các chế độ độc tài, phát xít, hệ tư tưởng pháp luật của nó thường mất đi
tính dân chủ, tính khoa học và tính xã hội, thông tin pháp lý bị bưng bít, các
quyền cơ bản của con người bị chà đạp, xóa bỏ. Trong xã hội cũng thường có dư
luận xã hội tiềm ẩn về những sự việc, sự kiện sắp tới, chưa xảy ra hiện thời,
chưa cấp bách. Ví dụ: Nếu như có một dự báo về việc trái đất sẽ nổ tung sau
1000 năm nữa, thì hiện tại chưa có nhiều bàn luận, nhưng tiềm ẩn về một sự
“bùng nổ dư luận” khi gần tới cái mốc mà trái đất sẽ nổ tung.
Thứ sáu, tính tương đối trong khả năng phản ánh thực tế của dư luận xã
hội
Sự phản ánh thực tế xã hội của dư luận xã hội có thể đúng (đúng nhiều,
đúng ít) có thể sai (sai ít, sai nhiều). Dù có đúng đến mấy thì dư luận xã hội vẫn
có những hạn chế, không nên tuyệt đối hóa nhận thức của dư luận xã hội. Dù có
sai đến mấy, trong dư luận xã hội cũng có những hạt nhân hợp lý, không thể coi
thường được.
Ví dụ: Đã tồn tại quan niệm rằng: có thế giới của người sống (“trần gian”)
thì cũng có thế giới của những người đã mất (“âm phủ”), nhiều người đã phủ
nhận hoàn toàn quan niệm này, cho rằng con người ta “chết là hết”, điều đó cũng
có vẻ hợp lý vì đứng trên lập trường của khoa học sinh học. Nhưng ý kiến cho
rằng có thế giới của người đã chết cũng không thể nói là không có căn cứ, khi
nhiều năm gần đây, câu chuyện của các nhà ngoại cảm làm công tác đi tìm mộ
liệt sỹ đã khiến chúng ta phải cân nhắc.
Chân lý của dư luận xã hội không phụ thuộc vào tính chất phổ biến của
nó. Không phải lúc nào dư luận của đại đa số cũng đúng hơn dư luận của thiểu
số. Cái mới, lúc đầu thường chỉ có một số người nhận thấy do đó dễ bị đa số
phản đối. Đối với những vấn đề trừu tượng, phức tạp, dư luận của giới trí thức,
17
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
của những người có trình độ học vấn cao thường chín chắn hơn so với những
người có trình độ học vấn thấp.
Qua phân tích những nội dung nêu trên về dư luận xã hội, có thể rút ra
bản chất của dƣ luận xã hội như sau:
Dư luận xã hội là một trong những trạng thái ý thức xã hội. Bởi vì dư luận
xã hội biểu thị thái độ của mọi người đối với các hiện tượng thực tế xã hội.
Trong trạng thái ý thức xã hội đó, các thành phần trí tuệ, cảm xúc và ý chí kết
hợp thành một khối biểu hiện như một chỉnh thể thống nhất. Với tư cách là một
chỉnh thể, dư luận xã hội được thể hiện dưới hình thức tán thành hoặc không tán
thành với các hành vi và biểu hiện của con người.
Dư luận xã hội bao giờ cũng phản ánh lợi ích của các nhóm xã hội. Bởi
như chúng ta đã biết dư luận xã hội được hình thành là kết quả của quá trình
thảo luận công khai của các cá nhân, các nhóm xã hội về các sự kiện, hiện
tượng, quá trình xã hội diễn ra. Những hiện tượng, quá trình này đều có ảnh
hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến lợi ích chung của nhóm, cộng đồng. Mỗi cá
nhân khi gia nhập vào một nhóm xã hội, một cộng đồng nào đó đều nhằm thỏa
mãn những lợi ích, nhu cầu nhất định của mình. Lợi ích của cá nhân lại luôn có
mối quan hệ chặt chẽ với lợi ích của nhóm, nơi cá nhân tiến hành hoạt động
sống, làm việc của mình với lợi ích của cộng đồng, xã hội.
Dư luận xã hội là một hiện tượng xã hội đặc biệt hàm chứa mâu thuẫn
biện chứng giữa cái riêng và cái chung. Một mặt trong dư luận xã hội có sự hiện
diện của các ý kiến cá nhân, những cá nhân này tham gia tích cực vào quá trình
bàn bạc, thảo luận, va đập ý kiến của mình với người khác về một sự kiện, hiện
tượng nào đó trong xã hội. Mặt khác, dư luận xã hội lại không phải là sự tổng
hợp máy móc các ý kiến cá nhân mà được coi như sự tích hợp, đại
18
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
diện của các ý kiến đó. Dư luận xã hội trong trạng thái toàn vẹn của nó không
còn là ý kiến cá nhân mà là ý kiến đã được đông đảo cá nhân chia sẻ và ủng hộ.
Tính chất mâu thuẫn của dư luận xã hội còn thể hiện ở chỗ nó vừa là thái
độ tinh thần vừa là thái độ tinh thần thực tiễn, là biểu hiện của ý thức xã hội. Với
tư cách là thái dộ tinh thần, nó được biểu hiện chủ yếu thông qua các phán xét
đánh giá về các sự kiện, hiện tượng thực tế song dư luận xã hội được hình thành
theo các vấn đề còn đòi hỏi phải có sự giải quyết, tức phải có sự chuyển hóa từ
lời nói đến hành động. Khi đó thái độ tinh thần sẽ trở thành phương tiện của hoạt
động thực tiễn, là sự đồng nhất của cái chủ quan và khách quan. Do đó, dư luận
xã hội sẽ quyết định hành động và các biểu hiện hành vi nhất định của các cá
nhân, nhóm xã hội. Chính vì vậy, các nhà nghiên cứu cho rằng dư luận xã hội
không chỉ dừng lại ở việc phát biểu ý kiến, nhận định, đánh giá mà còn thể hiện
bằng các hành động cụ thể nhằm củng cố hỗ trợ cho các phán xét, đánh giá của
mình. Chính đặc điểm này là cơ sở nhận định dư luận xã hội như là trạng thái
tinh thần thực tiễn, là cầu nối giữa ý thức xã hội và hành động xã hội.
1.2. HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG PHÁP LUẬT
1.2.1. Khái niệm và các đặc điểm cơ bản của hoạt động xây dựng pháp luật
Khái niệm
Có rất nhiều các quan niệm, cách hiểu khác nhau về xây dựng pháp luật.
Theo nghĩa hẹp: xây dựng pháp luật chỉ bao gồm các công việc ban hành, thông
qua văn bản quy phạm pháp luật. Theo nghĩa rộng: xây dựng pháp luật bao gồm
rất nhiều các hoạt động từ chuẩn bị, soạn thảo dự án văn bản quy phạm pháp luật
đến các khâu tiếp theo…Quan điểm được thừa nhận chung là quan điểm xây
dựng pháp luật theo nghĩa rộng. Vì thực tế để có được một văn bản quy phạm
pháp luật, cần phải trải qua một quá trình khó khăn phức tạp với sự tham gia của
nhiều chủ thể khác nhau, nhiều công đoạn khác nhau.
19
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Một định nghĩa đã được xem là phổ biến về xây dựng pháp luật như sau:
Xây dựng pháp luật là một trong những hình thức đặc biệt quan trọng, cơ
bản nhất của hoạt động nhà nước, nhằm ban hành, sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ
các quy phạm pháp luật, được thực hiện trên cơ sở nhận thức các nhu cầu khách
quan của xã hội, các lợi ích xã hội. Xây dựng pháp luật được thực hiện theo
những nguyên tắc, trình tự và thủ tục pháp lí nhất định nhằm đưa ý chí nhà nước
của nhân dân lên thành các quy phạm pháp luật [30, tr.476-477]
Một số đặc điểm cơ bản của hoạt động xây dựng pháp luật
Thứ nhất, xây dựng pháp luật là một hình thức hoạt động mang tính
quyền lực nhà nước, được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
theo luật định nhằm đưa ý chí nhà nước của nhân dân lên thành pháp luật;
Thứ hai, xây dựng pháp luật là một trong ba hình thức hoạt động pháp lý
cơ bản về thực hiện các chức năng nhà nước, đó là: xây dựng pháp luật, tổ chức
thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật;
Thứ ba, xây dựng pháp luật là hoạt động mang tính sáng tạo. Đây là hoạt
động nhận thức các nhu cầu khách quan của thực tiễn xã hội cần được pháp luật
điều chỉnh, đặc biệt là xác định các vấn đề về lợi ích, lợi ích chính đáng của cá
nhân, lợi ích cộng đồng và lợi ích toàn xã hội;
Thứ tư, xây dựng pháp luật được tiến hành theo các trình tự, thủ tục pháp
lí và các hình thức thể hiện theo luật định. Xây dựng pháp luật là quá trình bao
gồm hàng loạt các giai đoạn kế tiếp nhau theo trật tự logic nhất định và có sự
tham gia của rất nhiều chủ thể, từ các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các
chuyên gia trong từng lĩnh vực, các tổ chức chính trị - xã hội, các tầng lớp nhân
dân…;
Thứ năm, xây dựng pháp luật là giai đoạn đầu tiên của quá trình điều
chỉnh pháp luật. Một cách khái quát nhất, điều chỉnh pháp luật là sự tác động có
20
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
định hướng lên các quan hệ xã hội được thực hiện thông qua các phương tiện
pháp lí đặc thù nhằm trật tự hoá các quan hệ xã hội theo những mục đích, yêu
cầu của nhà nước phù hợp với thực tiễn xã hội;
Thứ sáu, xây dựng pháp luật phải được tiến hành theo những nguyên tắc
và yêu cầu kĩ thuật pháp lí nhằm đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, tính khoa
học, khách quan, phổ thông, dễ tiếp cận trong việc tìm hiểu và áp dụng pháp
luật.
1.2.2. Các giai đoạn cơ bản và các nguyên tắc cơ bản của hoạt động xây
dựng pháp luật
Các giai đoạn cơ bản của hoạt động xây dựng pháp luật
Giai đoạn thứ nhất là đề xuất về sự cần thiết ban hành văn bản quy phạm
pháp luật mới (hoặc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ), thông qua quyết định về soạn
thảo dự án văn bản pháp luật liên quan.
Giai đoạn thứ hai là soạn thảo dự án văn bản quy phạm pháp luật. Giai
đoạn này bao gồm rất nhiều công việc: xây dựng mô hình, cơ cấu của văn bản
pháp luật, soạn thảo dự án.
Giai đoạn thứ ba là thảo luận và thông qua dự án ở cơ quan có thẩm quyền
xây dựng pháp luật. Đây là giai đoạn quan trọng của quá trình xây dựng pháp luật.
Giai đoạn thứ tư là công bố văn bản quy phạm pháp luật, là giai đoạn cuối
cùng của quá trình xây dựng pháp luật.
Các nguyên tắc cơ bản của hoạt động xây dựng pháp luật
Hoạt động xây dựng pháp luật được thực hiện trên những nguyên tắc cơ
bản sau:
Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng
21
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước có nhiệm vụ thể chế hóa đường lối,
chính sách của Đảng thành các quy định pháp luật. Sự lãnh đạo của Đảng phải
được đảm bảo trong tất cả các giai đoạn của quá trình xây dựng pháp luật, đồng
thời cũng phải tránh các biểu hiện sai lệch như các tổ chức Đảng can thiệp vào
các công việc chuyên môn của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc sự chỉ
đạo của cấp ủy Đảng không đúng với đường lối của Đảng.
Nguyên tắc khách quan
Xây dựng pháp luật là quá trình hoạt động để đưa cuộc sống vào các văn
bản pháp luật. Do vậy, các cơ quan có thẩm quyền xây dựng pháp luật phải căn
cứ vào thực tiễn xã hội, nghiên cứu, khảo sát, phân tích những điều kiện, các
nhu cầu cần điều chỉnh bằng pháp luật. Sự phù hợp với thực tiễn chính là điều
kiện đặc biệt quan trọng để đảm bảo cho văn bản quy phạm pháp luật sau khi
được ban hành đi vào cuộc sống, được người dân đồng tình, tiếp nhận.
Nguyên tắc dân chủ
Tính dân chủ của hoạt động xây dựng pháp luật được thể hiện ở sự tham
gia rộng rãi của của các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà doanh nghiệp,
các tổ chức xã hội và các đối tượng nhân dân vào việc góp ý kiến cho các dự án
pháp luật.
Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa
Các văn bản quy phạm pháp luật phải được ban hành trong giới hạn thẩm
quyền của các cơ quan pháp luật, phù hợp Hiến pháp, pháp luật. Các cơ quan có
thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật có nghĩa vụ tuân thủ đúng
trình tự, thủ tục, hình thức thể hiện các văn bản quy phạm pháp luật đã được quy
định.
1.3. HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
1.3.1. Khái niệm và dấu hiệu cơ bản của hoạt động thực hiện pháp luật
22
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Khái niệm thực hiện pháp luật
Thực hiện pháp luật là hoạt động có vai trò hiện thực hóa các quy định
của pháp luật, biến các quy định pháp luật từ trong văn bản thành cách xử sự
thực tế hợp pháp của các chủ thể khi tham gia vào những quan hệ pháp luật cụ
thể. Thông qua hoạt động thực hiện pháp luật, mục đích của nhà nước khi ban
hành pháp luật được hiện thực hóa, nhờ đó nhà nước có thể điều hành và quản lí
xã hội, có thể thiết lập và giữ trật tự xã hội trong những lĩnh vực nhất định. Do
tầm quan trọng như vậy mà thực hiện pháp luật trở thành một trong những khái
niệm cơ bản của khoa học pháp lý, được đề cập đến trong các giáo trình lí luận
chung về nhà nước và pháp luật của các cơ sở đào tạo luật học. Trong một số
giáo trình đều có chung khái niệm là: “Thực hiện pháp luật là một quá trình
hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống,
trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật”[30,
tr.494].
Quan niệm trên về thực hiện pháp luật đã được sử dụng và phổ biến rộng
rãi. Tuy nhiên, khi sử dụng định nghĩa này, cần chú ý một số vấn đề sau:
Một là, không phải tất cả các hành vi thực hiện pháp luật đều là một quá
trình hoạt động. Theo từ điển tiếng Việt, từ “quá trình” được giải thích là “trình
tự phát triển, diễn biến của một sự việc nào đó”. Như vậy, khi nói quá trình hoạt
động thì chúng ta hiểu nó là một xâu chuỗi các hoạt động diễn ra theo một trình
tự nhất định. Nhưng có những trường hợp thực hiện pháp luật chỉ là những hành
vi đơn lẻ, chẳng hạn hành vi không sang đường khi thấy đèn đỏ, hành vi mua
thức ăn ngoài chợ…
Hai là, không phải trong tất cả các trường hợp, chủ thể thực hiện pháp luật
đều nhằm mục đích đưa pháp luật vào cuộc sống mà đa số các chủ thể đều nhằm
thực hiện những mục đích riêng của mình.
23
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Thực hiện pháp luật là hành vi (hành động hoặc không hành động) của
con người phù hợp với những quy định của pháp luật. Nói khác đi, tất cả những
hoạt động nào của con người, của các tổ chức mà thực hiện phù hợp với quy
định của pháp luật thì đều được coi là biểu hiện của việc thực hiện thực tế các
quy phạm pháp luật; Hành vi hợp pháp có thể được thực hiện trên cơ sở nhận
thức sâu sắc của chủ thể là cần thiết phải xử sự như vậy và do vậy họ tự giác làm
theo. Cũng có thể chúng được thực hiện do ảnh hưởng của những người xung
quanh (thấy người khác làm như thế thì cũng làm theo) chứ bản thân người thực
hiện hành vi đó chưa hoặc không nhận thức được đầy đủ tại sao phải làm như
vậy. Còn có thể có những hành vi hợp pháp được thực hiện do kết quả của việc
áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước hoặc do sợ bị áp dụng những biện
pháp đó[30, tr494].
Hai điều lưu ý trên cho chúng ta thấy chỉ những hành vi hợp pháp được
thực hiện trên cơ sở nhận thức sâu sắc của chủ thể mới được coi là chủ thể có
mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống còn những
hành vi hợp pháp được thực hiện trong trường hợp chủ thể chưa hoặc không
nhận thức được tại sao phải làm như vậy hoặc do kết quả của việc cưỡng chế thì
không thể coi là có mục đích đưa các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống.
Vì vậy, chúng ta cũng có thể hiểu đơn giản rằng: thực hiện pháp luật là hành vi
(hành động hoặc không hành động) hợp pháp của chủ thể có năng lực hành vi
pháp luật.
Một số dấu hiệu cơ bản của thực hiện pháp luật
Quá trình tìm hiểu và phân tích khái niệm thực hiện pháp luật ở trên cho
chúng ta thấy thực hiện pháp luật có một số dấu hiệu cơ bản dưới đây:
Thứ nhất, thực hiện pháp luật phải là hành vi xác định hay xử sự thực tế
của con người. Mục đích của pháp luật là để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo
24
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
hướng mà nó mong muốn. Các quan hệ xã hội đều được thể hiện thông qua cách
xử sự của con người. Vì thế, nhà nước đặt ra pháp luật để quy định quyền và
nghĩa vụ pháp lí cho các chủ thể tham gia vào một hoạt động xã hội nhất định.
Qua đó, nhà nước có thể tác động lên các quan hệ xã hội, điều chỉnh chúng theo
chiều hướng mà nhà nước mong muốn. Do đó nhà nước chỉ điều chỉnh được
hành vi của con người chứ không thể điều chỉnh tất cả những suy nghĩ, tư tưởng
của họ. Như thế, để xác định ai đó có thực hiện pháp luật hay không, chúng ta
chỉ có thể căn cứ vào hành vi xác định hay xử sự thực tế của họ rồi đối chiếu với
các quy định cụ thể của pháp luật. Hành vi thực hiện pháp luật của chủ thể có
thể thể hiện dưới dạng hành động, chẳng hạn đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao
thông bằng xe máy, kí kết các hợp đồng mua bán… nhưng cũng có thể thể hiện
dưới dạng không hành động tức là không thực hiện những cử chỉ, động tác, lời
nói, ví dụ như không vượt đèn đỏ, không đi vào đường ngược chiều, không đi
quá tốc độ cho phép…
Thứ hai, thực hiện pháp luật phải là những hành vi hợp pháp, phù hợp với
yêu cầu, đòi hỏi của pháp luật. Thực hiện pháp luật là hiện thực hóa các quy
định của pháp luật, làm cho các yêu cầu, đòi hỏi của nhà nước đối với các chủ
thể khác trở thành hiện thực, tức là làm cho các quy định của pháp luật từ trong
văn bản thành cách xử sự thực tế của các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ
pháp luật. Vì vậy, những hành vi trái pháp luật không bao giờ có thể coi là thực
hiện pháp luật.
Thứ ba, thực hiện pháp luật phải là xử sự của các chủ thể có năng lực
hành vi pháp luật, tức là xử sự của chủ thể có khả năng bằng hành vi của chính
mình xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lí của mình. Pháp luật chỉ
có thể điều chỉnh xử sự của các chủ thể có khả năng nhận thức, với các chủ thể
không có khả năng nhận thức thì các quy định của pháp luật hoàn toàn vô tác
dụng. Song không phải tất cả các chủ thể có khả năng nhận thức đều có thể được
25
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
coi là có năng lực hành vi pháp luật. Một chủ thể cụ thể chỉ có thể được coi là có
năng lực hành vi pháp luật khi có đủ những điều kiện nhất định. Mỗi chủ thể
khác nhau sẽ có những điều kiện khác nhau. Đối với chủ thể là tổ chức thì sẽ có
năng lực hành vi pháp luật từ khi nó được thành lập hoặc được công nhận. Đối
với chủ thể là cá nhân thì điều kiện đó là độ tuổi và khả năng nhận thức của chủ
thể. Độ tuổi đó là khác nhau trong mỗi trường hợp cụ thể tùy theo quy định của
pháp luật.Trong nhiều quan hệ pháp luật, cá nhân sẽ được coi là có năng lực
hành vi pháp luật khi họ đủ 6 tuổi trở lên và có trí tuệ phát triển bình thường.
Nhưng có những quan hệ pháp luật, độ tuổi phải được quy định cao hơn.
Do yêu cầu của nhà nước đối với các chủ thể được thể hiện trong các quy
định của pháp luật là rất đa dạng nên cách thức thực hiện các quy định đó cũng
khác nhau, có thể là bằng hành động hoặc không bằng hành động. Điều này
được thể hiện rõ khi chúng ta tìm hiểu về các hình thức thực hiện pháp luật.
1.3.2. Các hình thức thực hiện pháp luật
Các quy phạm pháp luật rất đa dạng, phong phú cho nên hình thức thực
hiện chúng cũng rất đa dạng, phong phú. Căn cứ vào tính chất của các hoạt động
thực hiện pháp luật, khoa học pháp lý đã xác định có những hình thức thực hiện
pháp luật sau:
Tuân theo (tuân thủ) pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật, trong
đó các chủ thể pháp luật kiềm chế không tiến hành những hoạt động mà pháp
luật ngăn cấm.
Thi hành (chấp hành) pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật, trong
đó các chủ thể pháp luật thực hiện nghĩa vụ pháp lí của mình bằng hành dộng tích
cực. Những quy phạm pháp luật bắt buộc (những quy phạm quy định nghĩa vụ phải
thực hiện những hành vi tích cực nhất định) được thực hiện ở hình thức này.
26
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Sử dụng pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó tất cả
các chủ thể pháp luật thực hiện quyền chủ thể của mình (thực hiện những hành
vi mà pháp luật cho phép). Những quy phạm pháp luật quy định các quyền và tự
do dân chủ của công dân được thực hiện ở hình thức này. Hình thức sử dụng
pháp luật khác với hình thức chấp hành pháp luật ở chỗ chủ thể pháp luật có thể
thực hiện hoặc không thực hiện quyền được pháp luật cho phép theo ý chí của
mình, chứ không bị bắt buộc phải thực hiện.
Áp dụng pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật trong đó Nhà
nước thông qua các cơ quan có thẩm quyền hoặc nhà chức trách tổ chức cho các
chủ thể pháp luật căn cứ vào các quy định của pháp luật ra các quy định làm
phát sinh, thay đổi hoặc đình chỉ hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể.
Trong trường hợp này, các chủ thể pháp luật thực hiện các quy định của pháp
luật có sự can thiệp của Nhà nước.
Nếu như tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật và sử dụng pháp luật là
những hình thức mà mọi chủ thể pháp luật đều có thể thực hiện thì áp dụng pháp
luật là hình thức luôn luôn có sự tham gia của Nhà nước thông qua các cơ quan
hoặc nhà chức trách có thẩm quyền.
1.4. MỐI QUAN HỆ VÀ VAI TRÕ CỦA DƢ LUẬN XÃ HỘI VỚI VIỆC XÂY
DỰNG VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
1.4.1. Mối quan hệ của dƣ luận xã hội với việc xây dựng và thực hiện pháp
luật
Trong mọi thời đại dư luận xã hội luôn mang trong mình nguồn sức mạnh
to lớn ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội. Bởi vì nó là một hiện tượng xã
hội đặc biệt, nó thể hiện tâm trạng xã hội, phản ánh sự đánh giá của các nhóm xã
hội, của quần chúng nhân dân. Quần chúng nhân dân không chỉ là chủ thể tạo ra
giá trị vật chất, giá trị tinh thần cho xã hội mà chính nó cũng mang dư luận xã
27
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
hội. Lịch sử đã chứng minh vai trò to lớn của quần chúng nhân dân. Vì thế mà
nó cũng khẳng định vai trò của dư luận xã hội.
Pháp luật là một hệ thống các qui tắc xử sự có tính bắt buộc chung do nhà
nước đặt ra hoặc thừa nhận. Nó thể hiện ý chí của nhà nước, của giai cấp thống
trị trên cơ sở ghi nhận các nhu cầu về lợi ích của toàn xã hội, được đảm bảo thực
hiện bằng nhà nước nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội với mục đích trật tự và
ổn định xã hội.
Dư luận xã hội và pháp luật là hai hiện tượng xã hội khác nhau nhưng
giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ. Điều này được thể hiện ở chỗ dư luận xã
hội góp phần hoàn thiện việc xây dựng và thực hiện pháp luật. Với tư cách là
một hiện tượng xã hội, dư luận xã hội phản ánh tồn tại xã hội nói chung, đồng
thời phản ánh các sự kiện, hiện tượng pháp lí xảy ra trong đời sống xã hội. Sự
bàn luận, trao đổi ý kiến giữa các thành viên trong xã hội về các sự kiện, hiện
tượng pháp lý đưa tới kết quả là họ đạt tới sự nhận thức chung, thống nhất trong
các phán xét, đánh giá về sự việc, sự kiện pháp lý. Trên cơ sở của sự phán xét,
đánh giá về các sự kiện, hiện tượng pháp luật diễn ra trong đời sống xã hội, dư
luận làm nảy sinh trong nhận thức của người những khái niệm cơ sở, mang tính
bề ngoài, ngẫu nhiên và sau đó là những tri thức phản ánh đúng đắn bản chất của
các hiện tượng pháp lý. Từ đó hình thành những quan niệm, quan điểm, tư tưởng
phản ánh những vấn đề có liên quan đến pháp luật và các hiện tượng pháp luật
một cách sâu sắc, có tính hệ thống trong xã hội. Chẳng hạn, xuất phát từ hiện
tượng kết hôn đồng giới trong xã hội ngày càng nhiều mà dư luận xã hội thay
đổi thái độ từ phản đối sang cảm thông. Lúc đầu người ta cho rằng việc kết hôn
đồng giới là trái thuần phong, mĩ tục của người Việt. Nhưng dù được thừa nhận
hay không thì những người đồng giới vẫn cứ kết hôn với nhau. Trở lại ví dụ sự
việc đám cưới làm rúng động dư luận của cặp đồng tính M và L ở VP vào năm
2010, sau khi đám cưới này diễn ra người ta thấy các cặp đồng tính không
28
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
những không sợ dư luận mà ngược lại, họ kết hôn công khai, thậm chí còn tổ
chức một cách hoành tráng. Dư luận xã hội nhận thấy rằng dù xã hội không
muốn tình trạng này diễn ra nhưng thực tế vẫn có một bộ phận người đồng giới
trong xã hội và họ có quyền được chứng minh nhân thân, quyền được hưởng
hạnh phúc cá nhân, hưởng phúc lợi của xã hội cũng như làm tròn nghĩa vụ công
dân với xã hội. Vì vậy, dư luận xã hội cảm thông với họ, các diễn đàn dành cho
người đồng tính hoạt động công khai, nhiều chương trình truyền hình về người
đồng tính phát sóng… Trước hiện tượng kết hôn đồng tính trong xã hội ngày
càng nhiều và dư luận xã hội ngày càng bảo vệ quyền lợi cho người đồng tính,
Bộ Tư pháp đã họp với các bộ ngành hữu quan về việc dự thảo, góp ý, sửa đổi
Luật Hôn nhân và Gia đình trong đó có đề xuất thừa nhận kết hôn đồng giới.
Mặc dù luật pháp Việt Nam chưa công nhận kết hôn đồng giới nhưng ít nhất
trong luật cũng không “cấm” việc kết hôn đồng giới. Khi dư luận xã hội ngày
càng “cởi mở” thì có thể một ngày không xa người đồng tính ở Việt Nam sẽ có
hi vọng được pháp luật thừa nhận.
Dư luận xã hội góp phần hoàn thiện việc xây dựng và thực hiện pháp luật,
đồng thời việc xây dựng và thực hiện pháp luật cũng phản ánh dư luận xã hội.
Nhà nước sử dụng pháp luật làm công cụ để quản lí xã hội nhưng mỗi một bộ
luật ra đời đều được dư luận xã hội kiểm chứng. Nếu dư luận xã hội tán thành,
chắc chắn việc thực hiện pháp luật sẽ được người dân hưởng ứng. Nếu dư luận
xã hội không tán thành, nhà nước sẽ phải điều chỉnh sao cho phù hợp. Vào năm
2012, Thành phố Hà Nội ban hành quyết định về việc điều chỉnh giờ làm việc,
học tập và kinh doanh trên địa bàn Thủ đô nhưng khi quyết định được đưa vào
thực hiện thì không được dư luận đồng tình. Vì vậy, Thành phố Hà Nội đã phải
hủy bỏ quyết định đó.
Như vậy, dư luận xã hội có thể hoan nghênh, chào đón, ủng hộ một văn bản
pháp luật nào đó, ngược lại cũng có thể phản đối việc ban hành quy định pháp
29
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
luật cụ thể nào đó. Vì vậy, các cơ quan nhà nước khi ban hành bất kỳ một quy
định pháp luật cụ thể nào đó mang tính nhạy cảm thì cần tiến hành thăm dò dư
luận xã hội về vấn đề đó, nắm bắt được phản ứng của xã hội là ủng hộ hay phản
đối, những băn khoăn, thắc mắc của xã hội là gì. Dư luận xã hội phản ánh tâm
tư, nguyện vọng của đại đa số dân chúng về những vấn đề mà họ quan tâm. Pháp
luật do nhà nước đặt ra để quản lí xã hội, để xây dựng một xã hội có kỉ cương
nhằm đảm bảo quyền lợi cho người dân và để người dân yên tâm sống, làm việc,
mưu cầu hạnh phúc. Suy cho cùng thì pháp luật được nhà nước đặt ra để bảo vệ
chế độ, bảo vệ nhân dân. Do đó, pháp luật không thể đi ngược lại dư luận xã hội
tiến bộ, phù hợp. Thực tế cũng cho thấy những qui định pháp luật đi ngược với
dư luận xã hội thì khi áp dụng trong cuộc sống sẽ không đạt được kết quả mong
muốn và cơ quan có thẩm quyền sẽ phải chỉnh sửa trong thời gian sớm nhất.
1.4.2. Vai trò của dƣ luận xã hội với việc xây dựng và thực hiện pháp luật
Vai trò của dư luận xã hội với việc xây dựng pháp luật
Thứ nhất, dư luận xã hội là sự thể hiện lợi ích chung thông qua tiếng nói
chung của nhân dân, nên nó là điều kiện cần thiết đề các tầng lớp nhân dân phát
huy quyền làm chủ, mở rộng nền dân chủ xã hội, tích cực tham gia vào hoạt
động xây dựng pháp luật. Như đã nói ở trên, các tầng lớp nhân dân là chủ thể
rộng rãi của hoạt động xây dựng pháp luật. Hiến pháp của Nhà nước ta đã khẳng
định nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, đồng thời, thiết lập cơ
chế đảm bảo sao cho việc thực thi quyền lực nhà nước phục vụ cho lợi ích của
nhân dân và luôn đảm bảo sự kiểm soát của nhân dân. Dưới chế độ ta, nhân dân
thực hiện quyền lực nhà nước thông qua hai hình thức cơ bản là dân chủ trực
tiếp và dân chủ đại diện. Dân chủ trực tiếp là hình thức nhân dân trực tiếp thể
hiện ý chí và nguyện vọng của mình. Đây là hình thức hữu hiệu tạo cho nhân
dân, với tính cách là chủ thể tối cao và duy nhất của quyền lực nhà nước, khả
năng tham gia tích cực và chủ động vào các hoạt động của Nhà nước, trong đó
30
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
có hoạt động xây dựng pháp luật. Dân chủ đại diện là hình thức cơ bản mà thông
qua đó, nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước, vận hành theo quy định của
Hiến pháp. Theo cơ chế này, nhân dân bầu ra cơ quan đại diện. Cơ quan đại diện
trực tiếp nhận quyền lực từ nhân dân, bởi vậy theo qui định của Hiến pháp năm
2013: Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, Hội đồng nhân dân là
cơ quan quyền lực của nhà nước ở địa phương.
Thứ hai, dư luận xã hội là nguồn thông tin phản hồi có ý nghĩa rất quan
trọng và thiết thực đối với quá trình xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật
và văn bản quy phạm pháp luật dưới luật, đối với việc ban hành các quyết định
của các cá nhân, nhà chức trách có thẩm quyền. Để có được các văn bản pháp
luật sát thực tế, các văn bản quyết định quản lý hành chính nhà nước đúng đắn,
có tính khả thi cao, trước khi xây dựng, các cơ quan lập pháp, cơ quan quản lý
phải nắm bắt được thực trạng tư tưởng, tâm lý của các đối tượng xã hội mà văn
bản pháp luật, quyết định nhằm vào. Mọi chủ trương, chính sách pháp luật khó
có thể trở thành hiện thực nếu không hợp lòng dân, không được nhân dân ủng
hộ. Nhờ phản ánh khách quan, trung thực và khả năng dự báo chính xác tình
hình cũng như nắm bắt tâm trạng, tư tưởng, thái độ, nguyện vọng của các tầng
lớp xã hội trước các sự kiện, hiện tượng, vấn đề xã hội, đặc biệt là các vấn đề có
liên quan đến sự lãnh đạo quản lí đất nước, các báo cáo tổng hợp, phân tích tình
hình dư luận xã hội là căn cứ thông tin quan trọng phục vụ quá trình soạn thảo,
ban hành tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của nhà nước. Các cơ
quan lãnh đạo, quản lý đất nước khó có thể ban hành các chủ trương, chính sách
sát thực, có tính khả thi nếu không nắm chắc được tâm trạng, tư tưởng của đối
tượng có liên quan đến các chủ trương, chính sách đó. Công tác nghiên cứu dư
luận xã hội giúp các cơ quan lãnh đạo, quản lý giải đáp các câu hỏi như: các vấn
đề bức xúc mà thực tiễn đất nước (hoặc địa phương, ngành) đòi hỏi phải giải
quyết là gì? Các chủ trương, quyết sách dự định được ban hành (của cơ quan
31
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
lãnh đạo quản lí) có được người dân ủng hộ không? Nếu không thì tại sao? Có
cần dừng việc thông qua không? Nếu không dừng thì cần có các biện pháp thông
tin, tuyên truyền cụ thể gì để tạo sự ủng hộ của nhân dân?...
Khi đã có được các dự án luật, các thông tin phản hồi lại càng quan trọng.
Mọi vướng mắc, lệch lạc trong quá trình triển khai thực hiện các văn bản pháp
luật, do nhiều yếu tố khó lường trước, đều được bộc lộ qua dư luận xã hội. Dư
luận xã hội là một trong những cơ sở thông tin phản hồi giúp cơ quan nhà nước
có thẩm quyền đưa ra các văn bản, quyết định phù hợp lòng dân. Dư luận xã hội
có tác dụng phát hiện những thiếu hụt, những khe hở trong các văn bản quy
phạm pháp luật giúp cho Nhà nước có biện pháp sửa đổi, bổ sung và điều chỉnh
một cách kịp thời các văn bản pháp luật còn khiếm khuyết, tháo gỡ các vướng
mắc, khó khăn phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện pháp luật.
Thứ ba, dư luận xã hội không mang tính pháp lý nhưng nó lại có sức
mạnh rất to lớn trong việc định hướng và điều chỉnh hành vi, hoạt động của các
thành viên trong xã hội. Sự định hướng và điều chỉnh thể hiện ở chỗ dư luận xã
hội tìm cách tạo sức ép để sắp xếp các quan hệ và các hành vi cho phù hợp với
trật tự hiện hữu. Như vậy, dư luận xã hội thực hiện chức năng điều hòa đối với
các quan hệ, hành vi mà nó coi là “lệch chuẩn”. Theo quan điểm của trường phái
chức năng thì hệ thống xã hội luôn vận hành với một sự tự điều chỉnh để hệ
thống có thể thích nghi và tồn tại dài lâu. Trong quá trình tự điều chỉnh đó, dư
luận xã hội đóng một vai trò khá quan trọng. Cũng bằng những cảnh báo về tinh
thần (chứ không bằng vũ lực như các cơ chế điều chỉnh chính thức) dư luận xã
hội sẽ làm cho những cá nhân hoặc nhóm có hành vi “lệch chuẩn” có cảm giác
nhóm họ là thiểu số bị lên án. Điều này tạo ra những sức ép từ bên trong (mặt
tâm lý) và từ bên ngoài (mặt xã hội) đối với các chủ thể này. Nhờ đó dư luận xã
hội có thể đẩy các hành vi sai lệch về vị trí hành vi hợp chuẩn, được phép. Tuy
nhiên, có những hành vi “lệch chuẩn” nhưng lại là mầm mống của sự tiến bộ,
32
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
bằng sức mạnh của mình đã vượt qua được sự kiềm chế của dư luận xã hội để
hình thành những chuẩn mực xã hội mới và từ đó mở ra những phạm vi mới của
hành động. Nhưng khi hành vi này ra khỏi phạm vi được phép thì dư luận xã hội
lại gây sức ép mạnh hơn để buộc hành vi này quay lại phạm vi ban đầu. Điều đó
có nghĩa là sự điều chỉnh thiếu chọn lọc của dư luận xã hội đối với hành vi “lệch
chuẩn” mang tính chất tiến bộ sẽ khiến cho những hành vi này bị thui chột, làm
nhụt ý chí của những chủ thể thực hiện nó. Vì vậy, trong hoạt động xây dựng
pháp luật, các cá nhân, nhà chức trách có thẩm quyền, với tư cách chủ thể xây
dựng pháp luật, cần phải biết lắng nghe dư luận xã hội một cách nghiêm túc và
phân tích nó một cách khoa học để có thể rút ra được những quan hệ xã hội đang
cần có pháp luật điều chỉnh. Nhờ đó, Nhà nước có thể ban hành pháp luật một
cách kịp thời, đồng bộ và hiệu quả; tác động đúng phạm vi, đúng đối tượng cần
điều chỉnh; góp phần tăng cường vai trò và hiệu lực của công tác quản lý xã hội
bằng pháp luật.
Vai trò của dư luận xã hội với việc thực hiện pháp luật
Dư luận xã hội có tác động mạnh mẽ tới hoạt động thực hiện pháp luật.
Vai trò của dư luận xã hội với việc thực hiện pháp luật được thể hiện như sau:
Một là, dư luận xã hội góp phần hình thành ý thức pháp luật, điều chỉnh
hành vi pháp lí cho công dân. Dư luận xã hội gắn liền với ý chí của cộng đồng,
của các nhóm xã hội nên nó có tác động mạnh mẽ đến suy nghĩ và hành động
của các cá nhân. Trong một chừng mực nhất định, người ta có thể không sợ
trừng phạt của pháp luật khi thực hiện những hành vi sai trái, phạm pháp nhưng
lại rất sợ sự phê phán, lên án của dư luận xã hội - một thứ “luật bất thành văn”.
Trong điều kiện xã hội có nền dân chủ rộng rãi, dư luận xã hội được coi là
phương tiện kiểm tra xã hội đối với ý thức pháp luật và hành vi pháp luật của
mỗi người. Dưới áp lực của dư luận xã hội, mỗi người luôn phải xem xét, suy
nghĩ, kiểm định trước khi thực hiện một hành vi pháp luật nào đó. Những câu
33
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
hỏi luôn phải được mỗi người đặt ra, như hành vi đó đúng hay sai? Có phù hợp
với các chuẩn mực pháp luật hiện hành không? Nếu thực hiện thì có được dư
luận xã hội ủng hộ, đồng tình hay sẽ bị dư luận xã hội lên án? Nhờ đó, ý thức
tôn trọng, tuân thủ pháp luật trong mỗi chủ thể cũng được nâng lên một bước.
Thông qua dư luận xã hội, con người sẽ ý thức được đâu là hành vi vi phạm
pháp luật cần lên án hoặc đâu là những hành vi hợp pháp cần được khích lên, cổ
vũ động viên. Chẳng hạn, những vụ vi phạm pháp luật hình sự đặc biệt nghiêm
trọng như giết người dã man, xâm hại an ninh quốc gia,… đã gây xôn xao dư
luận trong xã hội, khiến cho dư luận xã hội hết sức căm phẫn, đòi trừng phạt
nghiêm khắc kẻ phạm tội. Trên cơ sở dư luận xã hội, cá nhân sẽ tự điều chỉnh
hành vi của mình cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội, với chuẩn mực
pháp luật. trải qua một thời gian nhất định, các cá nhân sẽ tự cảm nhận được
những điều nên làm hay không nên làm. Như vậy dư luận xã hội đã có vai trò
hình thành ý thức pháp luật, điều chỉnh hành vi pháp lí cho con người.
Hai là, dư luận xã hội có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, giáo dục
pháp luật, nâng cao việc chấp hành tuân thủ pháp luật cho công dân. Trong cấu
trúc của dư luận xã hội luôn có mặt tất cả các thành phần, các yếu tố cấu thành ý
thức xã hội như nhận thức, tình cảm, ý chí, tâm lí xã hội, hệ tư rưởng, ý thức
chính trị, ý thức pháp luật, ý thức đạo đức… Bất cứ khi nào, có một sự việc, sự
kiện, hiện tượng xã hội nào đó có đụng chạm đến lợi ích của cộng đồng xã hội
và thu hút được sự quan tâm, chú ý của họ thì khi đó sẽ nảy sinh dư luận xã hội.
Ví dụ: Khi quyền lợi của quốc gia, của dân tộc bị xâm hại thì dư luận xã hội lên
án, phản đối gay gắt các cá nhân, tổ chức có hành vi xâm phạm đến lợi ích quốc
gia, dân tộc, cụ thể như việc Trung Quốc đưa giàn khoan 981 vào vùng biển
thuộc thềm lục địa của Việt Nam đã bị nhân dân Việt Nam phản đối gay gắt. Xét
ở góc độ ý thức pháp luật, dư luận xã hội lan truyền càng rộng càng làm cho mọi
người trong xã hội nhận thức sâu sắc hơn những vấn đề mang tính bản chất của
34
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
pháp luật và các hiện tượng pháp luật. Do đó, dư luận xã hội có vai trò to lớn
trong việc phổ biến, tuyên truyền những giá trị pháp luật, các tư tưởng, quan
điểm pháp luật đến với các chủ thể trong xã hội, trong đó có từng cá nhân con
người.
Ba là, dư luận xã hội có vai trò tư vấn, giám sát các cơ quan thực thi và
bảo vệ pháp luật. Một trong những chức năng cơ bản của dư luận xã hội là chức
năng tư vấn, giám sát. Chức năng giám sát, tư vấn của dư luận xã hội được thể
hiện rõ nét nhất khi đối tượng phán xét của dư luận xã hội là các hoạt động của
cơ quan nhà nước, chính quyền các cấp, trong đó có hoạt động thực thi và bảo
vệ pháp luật. Dư luận xã hội thực hiện chức năng tư vấn, giám sát đối với các
hoạt động này.
Thực tế cho thấy những nguyên nhân làm nảy sinh dư luận xã hội có thể
bắt đầu từ bộ máy chính quyền hay các vấn đề xã hội, quá trình xã hội có liên
quan đến chính phủ hoặc một nhóm công chúng. Thông qua các khâu trung gian,
dư luận xã hội ít nhiều cũng chịu sự chi phối của các yếu tố kiểm duyệt. Trong
xã hội dân chủ, truyền thông đại chúng (một trong những phương tiện trung
gian) được xem là cơ quan quyền lực thứ tư (sau lập pháp, hành pháp và tư
pháp). Những phương tiện trung gian này truyền tải thông tin từ dư luận xã hội
về các vấn đề, sự kiện xã hội để bày tỏ thái độ của đám đông, điều đó cũng có
nghĩa rằng, nó điều chỉnh thái độ của nhóm thiểu số, giám sát những hướng suy
nghĩ và hành động của nhóm thiểu số thông qua phán xét và đánh giá. Dư luận
xã hội có chức năng giám sát các hoạt động của các cơ quan quyền lực, các tổ
chức xã hội để phù hợp với lợi ích đa số. Trong những năm đổi mới, chúng ta có
khẩu hiệu “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Khẩu hiệu này khẳng định
nhân dân (công chúng) có quyền bày tỏ ý kiến đối với các công việc trong xã
hội, giám sát sự hoạt động của các cơ quan chính phủ.
35
Dư luận xã hội đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay.doc
Dư luận xã hội đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay.doc
Dư luận xã hội đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay.doc
Dư luận xã hội đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay.doc
Dư luận xã hội đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay.doc
Dư luận xã hội đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay.doc
Dư luận xã hội đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay.doc
Dư luận xã hội đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay.doc
Dư luận xã hội đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay.doc
Dư luận xã hội đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay.doc
Dư luận xã hội đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay.doc
Dư luận xã hội đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay.doc
Dư luận xã hội đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay.doc
Dư luận xã hội đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay.doc
Dư luận xã hội đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay.doc
Dư luận xã hội đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay.doc
Dư luận xã hội đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay.doc
Dư luận xã hội đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay.doc
Dư luận xã hội đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay.doc
Dư luận xã hội đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay.doc
Dư luận xã hội đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay.doc
Dư luận xã hội đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay.doc
Dư luận xã hội đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay.doc
Dư luận xã hội đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay.doc
Dư luận xã hội đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay.doc
Dư luận xã hội đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay.doc
Dư luận xã hội đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay.doc
Dư luận xã hội đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay.doc
Dư luận xã hội đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay.doc
Dư luận xã hội đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay.doc
Dư luận xã hội đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay.doc
Dư luận xã hội đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay.doc
Dư luận xã hội đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay.doc
Dư luận xã hội đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay.doc
Dư luận xã hội đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay.doc
Dư luận xã hội đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay.doc

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, 9đ
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, 9đLuận văn: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, 9đ
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, 9đ
 
Luận án: Thực hiện nguyên tắc Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân
Luận án: Thực hiện nguyên tắc Đảng gắn bó mật thiết với nhân dânLuận án: Thực hiện nguyên tắc Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân
Luận án: Thực hiện nguyên tắc Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân
 
List 904+ Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Xây Dựng Đảng – Điểm Cao Nh...
List 904+ Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Xây Dựng Đảng – Điểm Cao Nh...List 904+ Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Xây Dựng Đảng – Điểm Cao Nh...
List 904+ Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Xây Dựng Đảng – Điểm Cao Nh...
 
Luận án: Công tác dân vận ở Tây Nguyên từ 2001 đến 2010, HAY
Luận án: Công tác dân vận ở Tây Nguyên từ 2001 đến 2010, HAYLuận án: Công tác dân vận ở Tây Nguyên từ 2001 đến 2010, HAY
Luận án: Công tác dân vận ở Tây Nguyên từ 2001 đến 2010, HAY
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của UBND cấp xã tại Tp. HCM
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của UBND cấp xã tại Tp. HCMLuận văn: Tổ chức và hoạt động của UBND cấp xã tại Tp. HCM
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của UBND cấp xã tại Tp. HCM
 
Luận văn: Quản lý trong lĩnh vực khai sinh tại tỉnh Bến Tre, HAY
Luận văn: Quản lý trong lĩnh vực khai sinh tại tỉnh Bến Tre, HAYLuận văn: Quản lý trong lĩnh vực khai sinh tại tỉnh Bến Tre, HAY
Luận văn: Quản lý trong lĩnh vực khai sinh tại tỉnh Bến Tre, HAY
 
Luận án: Tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Thái Bình, HAY - Gửi miễn p...
Luận án: Tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Thái Bình, HAY - Gửi miễn p...Luận án: Tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Thái Bình, HAY - Gửi miễn p...
Luận án: Tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Thái Bình, HAY - Gửi miễn p...
 
Đề tài: Tổ chức và hoạt dộng của cơ quan chính quyền địa phương
Đề tài: Tổ chức và hoạt dộng của cơ quan chính quyền địa phươngĐề tài: Tổ chức và hoạt dộng của cơ quan chính quyền địa phương
Đề tài: Tổ chức và hoạt dộng của cơ quan chính quyền địa phương
 
Luận văn: Quản lý hộ tịch - qua thực tiễn Hải Phòng, HAY
Luận văn: Quản lý hộ tịch - qua thực tiễn Hải Phòng, HAYLuận văn: Quản lý hộ tịch - qua thực tiễn Hải Phòng, HAY
Luận văn: Quản lý hộ tịch - qua thực tiễn Hải Phòng, HAY
 
Luận án: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia xây dựng Đảng, HAY - Gửi miễn phí...
Luận án: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia xây dựng Đảng, HAY - Gửi miễn phí...Luận án: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia xây dựng Đảng, HAY - Gửi miễn phí...
Luận án: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia xây dựng Đảng, HAY - Gửi miễn phí...
 
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Cấp Xã ...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Cấp Xã ...Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Cấp Xã ...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Cấp Xã ...
 
Tính tối cao của hiến pháp
Tính tối cao của hiến phápTính tối cao của hiến pháp
Tính tối cao của hiến pháp
 
Luận văn: Quyền kinh tế, văn hóa, xã hội qua bản Hiến pháp, HOT
Luận văn: Quyền kinh tế, văn hóa, xã hội qua bản Hiến pháp, HOTLuận văn: Quyền kinh tế, văn hóa, xã hội qua bản Hiến pháp, HOT
Luận văn: Quyền kinh tế, văn hóa, xã hội qua bản Hiến pháp, HOT
 
Luận văn: Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh tại Tây Ninh
Luận văn: Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh tại Tây NinhLuận văn: Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh tại Tây Ninh
Luận văn: Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh tại Tây Ninh
 
Luận văn: Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở, HOT
Luận văn: Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở, HOTLuận văn: Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở, HOT
Luận văn: Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở, HOT
 
Vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội -...
Vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội  -...Vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội  -...
Vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội -...
 
Quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn Thành phố Hồ C...
Quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn Thành phố Hồ C...Quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn Thành phố Hồ C...
Quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn Thành phố Hồ C...
 
Đề tài: Ban hành văn bản hành chính tại UBND quận Nam Từ Liêm
Đề tài: Ban hành văn bản hành chính tại UBND quận Nam Từ LiêmĐề tài: Ban hành văn bản hành chính tại UBND quận Nam Từ Liêm
Đề tài: Ban hành văn bản hành chính tại UBND quận Nam Từ Liêm
 
Luận văn: Xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nước
Luận văn: Xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nướcLuận văn: Xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nước
Luận văn: Xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nước
 
Luận án: Quản lý pháp luật các cơ sở khám chữa bệnh tư, HAY
Luận án: Quản lý pháp luật các cơ sở khám chữa bệnh tư, HAYLuận án: Quản lý pháp luật các cơ sở khám chữa bệnh tư, HAY
Luận án: Quản lý pháp luật các cơ sở khám chữa bệnh tư, HAY
 

Similar to Dư luận xã hội đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay.doc

Similar to Dư luận xã hội đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay.doc (20)

Khóa luận tốt nghiệp - Giải thích pháp luật ở Việt Nam hiện nay.doc
Khóa luận tốt nghiệp - Giải thích pháp luật ở Việt Nam hiện nay.docKhóa luận tốt nghiệp - Giải thích pháp luật ở Việt Nam hiện nay.doc
Khóa luận tốt nghiệp - Giải thích pháp luật ở Việt Nam hiện nay.doc
 
Lịch sử và xu hướng phát triển của hiến pháp các nước hồi giáo trong khu vực ...
Lịch sử và xu hướng phát triển của hiến pháp các nước hồi giáo trong khu vực ...Lịch sử và xu hướng phát triển của hiến pháp các nước hồi giáo trong khu vực ...
Lịch sử và xu hướng phát triển của hiến pháp các nước hồi giáo trong khu vực ...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Phổ Biến, Giáo Dục Pháp Luật Cho Thanh Niên.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Phổ Biến, Giáo Dục Pháp Luật Cho Thanh Niên.docLuận Văn Thạc Sĩ Phổ Biến, Giáo Dục Pháp Luật Cho Thanh Niên.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Phổ Biến, Giáo Dục Pháp Luật Cho Thanh Niên.doc
 
Luận văn Quản lý nhà nước về đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh.doc
Luận văn Quản lý nhà nước về đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh.docLuận văn Quản lý nhà nước về đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh.doc
Luận văn Quản lý nhà nước về đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh.doc
 
Giải Pháp Hoàn Thiện Pháp Luật Về Chấm Dứt Hợp Đồng Lao Động.docx
Giải Pháp Hoàn Thiện Pháp Luật Về Chấm Dứt Hợp Đồng Lao Động.docxGiải Pháp Hoàn Thiện Pháp Luật Về Chấm Dứt Hợp Đồng Lao Động.docx
Giải Pháp Hoàn Thiện Pháp Luật Về Chấm Dứt Hợp Đồng Lao Động.docx
 
Tổ chức thực hiện pháp luật về công chức - từ thực tiễn huyện Thanh Oai, Hà N...
Tổ chức thực hiện pháp luật về công chức - từ thực tiễn huyện Thanh Oai, Hà N...Tổ chức thực hiện pháp luật về công chức - từ thực tiễn huyện Thanh Oai, Hà N...
Tổ chức thực hiện pháp luật về công chức - từ thực tiễn huyện Thanh Oai, Hà N...
 
Báo cáo thực tập chia tài sản chung của vợ chồng theo pháp luật VN.docx
Báo cáo thực tập chia tài sản chung của vợ chồng theo pháp luật VN.docxBáo cáo thực tập chia tài sản chung của vợ chồng theo pháp luật VN.docx
Báo cáo thực tập chia tài sản chung của vợ chồng theo pháp luật VN.docx
 
Luận Văn Pháp Luật Về Tổ Chức Và Quản Lý Công Ty Cổ Phần.doc
Luận Văn Pháp Luật Về Tổ Chức Và Quản Lý Công Ty Cổ Phần.docLuận Văn Pháp Luật Về Tổ Chức Và Quản Lý Công Ty Cổ Phần.doc
Luận Văn Pháp Luật Về Tổ Chức Và Quản Lý Công Ty Cổ Phần.doc
 
Chính sách nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học trong thời kỳ hội nhập quốc tế ...
Chính sách nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học trong thời kỳ hội nhập quốc tế ...Chính sách nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học trong thời kỳ hội nhập quốc tế ...
Chính sách nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học trong thời kỳ hội nhập quốc tế ...
 
Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực tư pháp tại uỷ ban nhân dân thị xã...
Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực tư pháp tại uỷ ban nhân dân thị xã...Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực tư pháp tại uỷ ban nhân dân thị xã...
Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực tư pháp tại uỷ ban nhân dân thị xã...
 
Áp dụng pháp luật của TAND trong giải quyết án hôn nhân và gia đình qua thực ...
Áp dụng pháp luật của TAND trong giải quyết án hôn nhân và gia đình qua thực ...Áp dụng pháp luật của TAND trong giải quyết án hôn nhân và gia đình qua thực ...
Áp dụng pháp luật của TAND trong giải quyết án hôn nhân và gia đình qua thực ...
 
Sự tác động của dư luận xã hội đối với việc thực hiện pháp luật ở Việt Nam hi...
Sự tác động của dư luận xã hội đối với việc thực hiện pháp luật ở Việt Nam hi...Sự tác động của dư luận xã hội đối với việc thực hiện pháp luật ở Việt Nam hi...
Sự tác động của dư luận xã hội đối với việc thực hiện pháp luật ở Việt Nam hi...
 
Quyền của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị ở Tỉnh Phú Yên.doc
Quyền của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị ở Tỉnh Phú Yên.docQuyền của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị ở Tỉnh Phú Yên.doc
Quyền của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị ở Tỉnh Phú Yên.doc
 
Luận Văn Quyền Bình Đẳng Giữa Vợ Và Chồng Theo Luật Hôn Nhân.doc
Luận Văn Quyền Bình Đẳng Giữa Vợ Và Chồng Theo Luật Hôn Nhân.docLuận Văn Quyền Bình Đẳng Giữa Vợ Và Chồng Theo Luật Hôn Nhân.doc
Luận Văn Quyền Bình Đẳng Giữa Vợ Và Chồng Theo Luật Hôn Nhân.doc
 
Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các tổ chức hành nghề công chứng tại ...
Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các tổ chức hành nghề công chứng tại ...Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các tổ chức hành nghề công chứng tại ...
Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các tổ chức hành nghề công chứng tại ...
 
Luận Văn Pháp Luật Việt Nam Về Khuyến Mại Mới Nhất.doc
Luận Văn Pháp Luật Việt Nam Về Khuyến Mại Mới Nhất.docLuận Văn Pháp Luật Việt Nam Về Khuyến Mại Mới Nhất.doc
Luận Văn Pháp Luật Việt Nam Về Khuyến Mại Mới Nhất.doc
 
Khóa luận Pháp luật quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam.doc
Khóa luận Pháp luật quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam.docKhóa luận Pháp luật quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam.doc
Khóa luận Pháp luật quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam.doc
 
Thực tiễn áp dụng và phương hướng hoàn thiện pháp luật về diện và hàng thừa k...
Thực tiễn áp dụng và phương hướng hoàn thiện pháp luật về diện và hàng thừa k...Thực tiễn áp dụng và phương hướng hoàn thiện pháp luật về diện và hàng thừa k...
Thực tiễn áp dụng và phương hướng hoàn thiện pháp luật về diện và hàng thừa k...
 
Giải Quyết Các Tranh Chấp Về Hôn Nhân Và Gia Đình Của Tand (Qua Thực Tiễn Tại...
Giải Quyết Các Tranh Chấp Về Hôn Nhân Và Gia Đình Của Tand (Qua Thực Tiễn Tại...Giải Quyết Các Tranh Chấp Về Hôn Nhân Và Gia Đình Của Tand (Qua Thực Tiễn Tại...
Giải Quyết Các Tranh Chấp Về Hôn Nhân Và Gia Đình Của Tand (Qua Thực Tiễn Tại...
 
Pháp Luật Về Thành Lập Và Quản Lý Điều Hành Doanh Nghiệp Khoa Học Và Công Ngh...
Pháp Luật Về Thành Lập Và Quản Lý Điều Hành Doanh Nghiệp Khoa Học Và Công Ngh...Pháp Luật Về Thành Lập Và Quản Lý Điều Hành Doanh Nghiệp Khoa Học Và Công Ngh...
Pháp Luật Về Thành Lập Và Quản Lý Điều Hành Doanh Nghiệp Khoa Học Và Công Ngh...
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn An Ninh Mạng, Hay Nhất.docx
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn An Ninh Mạng, Hay Nhất.docxDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn An Ninh Mạng, Hay Nhất.docx
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn An Ninh Mạng, Hay Nhất.docx
 
171 Đề Tài Luận Văn Du Lịch Tâm Linh, Từ Trường Đại Học.docx
171 Đề Tài Luận Văn Du Lịch Tâm Linh, Từ Trường Đại Học.docx171 Đề Tài Luận Văn Du Lịch Tâm Linh, Từ Trường Đại Học.docx
171 Đề Tài Luận Văn Du Lịch Tâm Linh, Từ Trường Đại Học.docx
 
195 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Sư Phạm Mầm Non, Mới Nhất.docx
195 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Sư Phạm Mầm Non, Mới Nhất.docx195 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Sư Phạm Mầm Non, Mới Nhất.docx
195 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Sư Phạm Mầm Non, Mới Nhất.docx
 
171 Đề Tài Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ, Điểm Cao.docx
171 Đề Tài Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ, Điểm Cao.docx171 Đề Tài Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ, Điểm Cao.docx
171 Đề Tài Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ, Điểm Cao.docx
 
Xem Ngay 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Thành Ngữ, 9 Điểm.docx
Xem Ngay 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Thành Ngữ, 9 Điểm.docxXem Ngay 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Thành Ngữ, 9 Điểm.docx
Xem Ngay 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Thành Ngữ, 9 Điểm.docx
 
Combo 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Thừa Kế, Tuyển Chọn 10 Điểm.docx
Combo 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Thừa Kế, Tuyển Chọn 10 Điểm.docxCombo 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Thừa Kế, Tuyển Chọn 10 Điểm.docx
Combo 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Thừa Kế, Tuyển Chọn 10 Điểm.docx
 
180 Đề Tài Luận Văn Nghiên Cứu Khoa Học, Hay Nhất.docx
180 Đề Tài Luận Văn Nghiên Cứu Khoa Học, Hay Nhất.docx180 Đề Tài Luận Văn Nghiên Cứu Khoa Học, Hay Nhất.docx
180 Đề Tài Luận Văn Nghiên Cứu Khoa Học, Hay Nhất.docx
 
200 Đề Tài Luận Văn Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
200 Đề Tài Luận Văn Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng, Từ Sinh Viên Giỏi.docx200 Đề Tài Luận Văn Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
200 Đề Tài Luận Văn Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
 
Tuyển Chọn 201 Đề Tài Luận Văn Dịch Vụ Công, 9 Điểm.docx
Tuyển Chọn 201 Đề Tài Luận Văn Dịch Vụ Công, 9 Điểm.docxTuyển Chọn 201 Đề Tài Luận Văn Dịch Vụ Công, 9 Điểm.docx
Tuyển Chọn 201 Đề Tài Luận Văn Dịch Vụ Công, 9 Điểm.docx
 
List 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Mầm Non, 9 Điểm.docx
List 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Mầm Non, 9 Điểm.docxList 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Mầm Non, 9 Điểm.docx
List 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Mầm Non, 9 Điểm.docx
 
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về An Ninh Mạng, Mới Nhất.docx
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về An Ninh Mạng, Mới Nhất.docxTuyển Chọn 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về An Ninh Mạng, Mới Nhất.docx
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về An Ninh Mạng, Mới Nhất.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU.docx
 
Tải Free Tiểu luận về công ty đa quốc gia 9 điểm.docx
Tải Free Tiểu luận về công ty đa quốc gia 9 điểm.docxTải Free Tiểu luận về công ty đa quốc gia 9 điểm.docx
Tải Free Tiểu luận về công ty đa quốc gia 9 điểm.docx
 
DOWNLOAD FREE - Tiểu luận về bảo hiểm y tế.doc
DOWNLOAD FREE - Tiểu luận về bảo hiểm y tế.docDOWNLOAD FREE - Tiểu luận về bảo hiểm y tế.doc
DOWNLOAD FREE - Tiểu luận về bảo hiểm y tế.doc
 
Tải miễn phí - TIỂU LUẬN VỀ KINH TẾ HỌC 9 điểm.doc
Tải miễn phí - TIỂU LUẬN VỀ KINH TẾ HỌC 9 điểm.docTải miễn phí - TIỂU LUẬN VỀ KINH TẾ HỌC 9 điểm.doc
Tải miễn phí - TIỂU LUẬN VỀ KINH TẾ HỌC 9 điểm.doc
 
Tiểu luận về kỹ năng giao tiếp của sinh viên 9 điểm.doc
Tiểu luận về kỹ năng giao tiếp của sinh viên 9 điểm.docTiểu luận về kỹ năng giao tiếp của sinh viên 9 điểm.doc
Tiểu luận về kỹ năng giao tiếp của sinh viên 9 điểm.doc
 
Tải miễn phí - Tiểu luận về ngân hàng thương mại.docx
Tải miễn phí - Tiểu luận về ngân hàng thương mại.docxTải miễn phí - Tiểu luận về ngân hàng thương mại.docx
Tải miễn phí - Tiểu luận về ngân hàng thương mại.docx
 
TIỂU LUẬN MÔN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 9 điểm.doc
TIỂU LUẬN MÔN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 9 điểm.docTIỂU LUẬN MÔN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 9 điểm.doc
TIỂU LUẬN MÔN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 9 điểm.doc
 
Tiểu luận chế định thừa kế trong bộ luật dân sự.doc
Tiểu luận chế định thừa kế trong bộ luật dân sự.docTiểu luận chế định thừa kế trong bộ luật dân sự.doc
Tiểu luận chế định thừa kế trong bộ luật dân sự.doc
 
Tiểu luận về nền văn hóa bản sắc dân tộc Việt Nam.doc
Tiểu luận về nền văn hóa bản sắc dân tộc Việt Nam.docTiểu luận về nền văn hóa bản sắc dân tộc Việt Nam.doc
Tiểu luận về nền văn hóa bản sắc dân tộc Việt Nam.doc
 

Recently uploaded

SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 

Dư luận xã hội đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay.doc

  • 1. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGÔ THỊ THU HƢƠNG DƢ LUẬN XÃ HỘI ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI
  • 2. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGÔ THỊ THU HƢƠNG DƢ LUẬN XÃ HỘI ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành : Lí luận và lịch sử nhà nƣớc và pháp luật Mã số :60380101 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Đỗ Thị Ngọc Tuyết HÀ NỘI
  • 3. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN Ngô Thị Thu Hƣơng
  • 4. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy cô đã giảng dạy trong chương trình Cao học chuyên ngành Lí luận và lịch sử nhà nước và pháp luật tại Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội đã truyền đạt cho em những kiến thức hữu ích về pháp luật làm cơ sở cho em thực hiện tốt luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Đỗ Thị Ngọc Tuyết đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn Hội đồng chấm luận văn Thạc sĩ Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội đã đưa ra những ý kiến đóng góp quý báu để tôi hoàn thành luận văn của mình. Cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện luận văn. Hà Nội, tháng 02, năm 2015 Tác giả luận văn Ngô Thị Thu Hƣơng
  • 5. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DƢ LUẬN XÃ HỘI VÀ VAI TRÕ CỦA DƢ LUẬN XÃ HỘI VỚI VIỆC XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT................................................................................ 7 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DƢ LUẬN XÃ HỘI ...................................................7 1.1.1 Định nghĩa dư luận xã hội............................................................................ 7 1.1.2. Sự hình thành và phát triển của dư luận xã hội........................................... 9 1.1.3. Tính chất của dư luận xã hội.....................................................................11 1.2. HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG PHÁP LUẬT....................................................................19 1.2.1. Khái niệm và các đặc điểm cơ bản của hoạt động xây dựng pháp luật ....19 1.2.2. Các giai đoạn cơ bản và các nguyên tắc cơ bản của hoạt động xây dựng pháp luật.......................................................................................................................21 1.3. HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT...................................................................22 1.3.1. Khái niệm và dấu hiệu cơ bản của hoạt động thực hiện pháp luật ...........22 1.3.2. Các hình thức thực hiện pháp luật.............................................................26 1.4. MỐI QUAN HỆ VÀ VAI TRÕ CỦA DƢ LUẬN XÃ HỘI VỚI VIỆC XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT ...................................................................................................27 1.4.1. Mối quan hệ của dư luận xã hội với việc xây dựng và thực hiện pháp luật .. 27 1.4.2. Vai trò của dư luận xã hội với việc xây dựng và thực hiện pháp luật ......30 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG DƢ LUẬN XÃ HỘI VỚI VIỆC XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT..........................................................38 2.1. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ THỰC TRẠNG VIỆC XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT ................................................................................................................38 2.1.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam hiện nay ..................... 38
  • 6. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 2.1.2. Thực trạng việc xây dựng và thực hiện pháp luật ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. ..............................................................................................................46 2.2. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC QUA VIỆC PHÁT HUY VAI TRÕ CỦA DƢ LUẬN XÃ HỘI TRONG VIỆC XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT Ở NƢỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY........................................................................................54 2.2.1. Trong lĩnh vực xây dựng pháp luật...........................................................54 2.2.2. Trong lĩnh vực thực hiện pháp luật...........................................................57 2.3. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VỀ DƢ LUẬN XÃ HỘI VỚI VIỆC XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT. ...............................................................................................................62 2.3.1. Những đóng góp tích cực của dư luận xã hội với việc xây dựng và thực hiện pháp luật. .............................................................................................................62 2.3.2. Những mặt hạn chế của dư luận xã hội trong việc xây dựng và thực hiện pháp luật. .............................................................................................................64 CHƢƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO VAI TRÕ CỦA DƢ LUẬN XÃ HỘI ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT......................................................................................................71 3.1. CÁC GIẢI PHÁP TẠO ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI CHO SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN, TÁC ĐỘNG CỦA DƢ LUẬN XÃ HỘI ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT ................................................................................................................71 3.1.1. Thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển ..........................................................71 3.1.2. Phát huy và mở rộng nền dân chủ xã hội..................................................73 3.1.3. Tạo lập bầu không khí tâm lý xã hội lành mạnh.......................................81 3.1.4. Đảm bảo sự an toàn cho chủ thể của dư luận xã hội khi phản ánh các hiện tượng tiêu cực, vi phạm pháp luật.......................................................................83 3.1.5. Cải tiến phương pháp, cách thức phổ biến giáo dục, pháp luật ................84 3.1.6. Phát huy vai trò của truyền thông đại chúng.............................................87 3.2. TIẾP TỤC PHÁT HUY VAI TRÕ CỦA DƢ LUẬN XÃ HỘI ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT................................................................................92
  • 7. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 3.2.1. Tổ chức điều tra, thăm dò dư luận xã hội trong lĩnh vực xây dựng và thực hiện pháp luật ......................................................................................................93 3.2. Sử dụng các kết quả thăm dò dư luận xã hội vào việc xây dựng và thực hiện pháp luật ..............................................................................................................95 KẾT LUẬN ......................................................................................................101 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................103
  • 8. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Dư luận xã hội là một hiện tượng tâm lý xã hội đặc biệt. Nó thể hiện tâm trạng xã hội, phản ánh sự đánh giá của các nhóm xã hội, của quần chúng nhân dân nói chung về các hiện tượng đại diện cho lợi ích xã hội cấp bách trên cơ sở các quan hệ xã hội đang tồn tại và những vấn đề mà họ quan tâm. Dư luận xã hội xuất hiện và tồn tại cùng với sự xuất hiện và tồn tại của xã hội loài người, cùng với vai trò ngày càng tăng của quần chúng nhân dân trong lịch sử. Bởi vì quần chúng nhân dân không chỉ là người sản xuất ra mọi giá trị vật chất, tinh thần, đồng thời họ cũng là người mang dư luận xã hội. Vì vậy, có thể nói rằng, trong mọi thời đại, dư luận xã hội đều có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của xã hội. Xây dựng và thực hiện pháp luật là hai mặt hoạt động cơ bản của nền quản trị quốc gia. Chúng ta chỉ có thể xây dựng và thiết lập nền quản trị quốc gia hữu hiệu khi cả hoạt động xây dựng pháp luật và hoạt động thực hiện pháp luật đều hiệu quả. Mặc dù vậy, với Việt Nam, nền quản trị quốc gia vẫn còn không ít vấn đề trong hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật. Theo các nhà nghiên cứu ở Việt Nam, dù có những bước cải thiện nhất định trong những năm gần đây, nhưng chất lượng hoạt động xây dựng pháp luật vẫn “chưa đạt yêu cầu” [24, tr63-64], chưa tương thích với tính chất của một nền kinh tế thị trường mở cửa, hội nhập, yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, chưa đạt được các “chuẩn” của hội nhập kinh tế quốc tế. Dư luận xã hội và hoạt động xây dựng, thực hiện pháp luật là hai hiện tượng xã hội khác nhau nhưng giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ. Dư luận xã hội góp phần hoàn thiện việc xây dựng và thực hiện pháp luật, đồng thời việc 1
  • 9. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 xây dựng và thực hiện pháp luật cũng phản ánh dư luận xã hội. Nhà nước sử dụng pháp luật làm công cụ để quản lí xã hội nhưng mỗi một bộ luật ra đời đều được dư luận xã hội kiểm chứng. Nếu dư luận xã hội tán thành, chắc chắn việc thực hiện pháp luật sẽ có hiệu quả. Nếu dư luận xã hội không tán thành, nhà nước sẽ phải nghiên cứu để điều chỉnh cho phù hợp. Trong công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay, việc tiếp tục tìm kiếm những mô hình mới nhằm phát huy vai trò của quần chúng nhân dân và các tổ chức xã hội thông qua dư luận xã hội đối với quá trình hoạch định và tổ chức thực thi đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước là một yêu cầu cấp bách cả về lý luận và thực tiễn. Phát huy vai trò của dư luận xã hội đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật là một trong những việc làm đáp ứng được đòi hỏi đó. Những căn cứ lí luận và yêu cầu thực tiễn nêu trên là lí do thuyết phục người viết lựa chọn vấn đề “Dư luận xã hội đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học. 2. Tình hình nghiên cứu Dư luận xã hội và hoạt động xây dựng, thực hiện pháp luật là những vấn đề khoa học không mới. Từ lâu, nó đã được nghiên cứu và càng ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Bởi như chúng ta đã khẳng định, đây là những hoạt động có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên, “Dư luận xã hội với việc xây dựng và thực hiện pháp luật” là vấn đề chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu đầy đủ và toàn diện. Tìm hiểu tình hình nghiên cứu, chỉ có thể thấy một số công trình và bài viết gián tiếp đề cập đến vấn đề này, cụ thể là: Trong đề tài khoa học cấp bộ “Phát huy vai trò của dư luận xã hội trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay” [20] do PTS. Lương Khắc Hiếu chủ nhiệm, 2
  • 10. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 các tác giả đã trình bày rất chi tiết, cụ thể về bản chất, vai trò của dư luận xã hội cũng như đề xuất các giải pháp phát huy vai trò của dư luận xã hội ở nước ta hiện nay. Phạm vi của đề tài khoa học rất rộng, chủ yếu viết về vai trò của dư luận xã hội và đề xuất các giải pháp phát huy vai trò của dư luận xã hội ở nước ta. Nội dung của đề tài khoa học này đã ít nhiều đề cập đến vai trò của dư luận xã hội với việc xây dựng và thực hiện pháp luật. Từ trang 40 đến trang 49, đề tài đã làm rõ vai trò của dư luận xã hội trong Chủ nghĩa xã hội, tác giả viết, dư luận xã hội là “nhân tố điều chỉnh các mối quan hệ giữa con người với con người và giáo dục con người hoàn thiện nhân cách [20, tr.40], “là điều kiện để quần chúng nhân dân phát huy quyền làm chủ và mở rộng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa [20, tr.42], “là phương tiện để tăng cường mối liên hệ chặt chẽ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân”[20, tr.46]. Từ những nhận định khái quát nêu trên, chúng ta cũng có thể phần nào hiểu vai trò của dư luận xã hội với việc xây dựng và thực hiện pháp luật. Xét về bản chất, hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật thực chất cũng là hoạt động nhằm điều chỉnh các mối quan hệ giữa con người với con người, giáo dục con người theo định hướng phát triển xã hội. Đảng, Nhà nước sử dụng pháp luật làm công cụ để quản lý nhà nước, quản lý xã hội nên vai trò của dư luận xã hội với việc phát huy quyền làm chủ và mở rộng nền dân chủ hay tăng cường mối liên hệ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân cũng chính là đóng góp của dư luận xã hội với việc xây dựng và thực hiện pháp luật. Không tìm hiểu về vai trò của dư luận xã hội với việc xây dựng, thực hiện pháp luật nhưng TS. Trần Thị Hồng Thúy và ThS. Ngọ Văn Nhân trong cuốn “Tác động của dư luận xã hội đối với ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở” [44] đã nghiên cứu sâu về mối quan hệ giữa dư luận xã hội với ý thức pháp luật, đồng thời hai tác giả cũng đưa ra các giải pháp nhằm phát huy vai trò của dư luận xã hội trong việc nâng cao ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở. Phạm vi nghiên cứu của đề tài đã được giới hạn rất rõ 3
  • 11. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 nhưng ít nhiều cũng có mối liên quan với vấn đề mà chúng tôi lựa chọn, nghiên cứu. Tạp chí Giáo dục lý luận, số 9/2004 có bài “Dư luận xã hội và pháp luật” của Nguyễn Văn Luyện [25]và Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 2/2006 có bài “Dư luận xã hội và quyết định của nhà nước” [23, tr.8-11] của Nguyễn Hữu Khiển. Hai bài báo đều có điểm chung là nhấn mạnh tác động của dư luận xã hội đối với việc ra quyết định của các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Các công trình nghiên cứu của các tác giả trên đây dù không nghiên cứu trực tiếp vấn đề “Dư luận xã hội đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật ở Việt Nam hiện nay”, song những kết quả nghiên cứu đó chính là gợi ý dẫn dắt chúng tôi tìm đến đề tài của luận văn. Trên cơ sở tìm hiểu tình hình nghiên cứu đề tài, có thể khẳng định rằng đến thời điểm này, chưa có đề tài nào trực tiếp nghiên cứu về “Dư luận xã hội đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật ở Việt Nam hiện nay”. Bởi vậy, luận văn không có sự trùng lặp với bất cứ đề tài nào đã được nghiên cứu trước đây. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai luận văn, chúng tôi có tham khảo thành tựu của những nhà làm khoa học đi trước. Từ sự kế thừa và tiếp tục tìm hiểu, chúng tôi mong muốn góp thêm một tiếng nói trong việc nghiên cứu vấn đề này dưới góc độ của khoa học lí luận và lịch sử về nhà nước và pháp luật. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu Dư luận xã hội. Hoạt động xây dựng pháp luật ở Việt Nam hiện nay. Hoạt động thực hiện pháp luật ở Việt Nam hiện nay. 4
  • 12. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Mối quan hệ giữa dư luận xã hội với việc xây dựng và thực hiện pháp luật ở Việt Nam hiện nay. Phạm vi nghiên cứu “Dư luận xã hội đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật ở Việt Nam hiện nay” là một đề tài rộng. Vì thế khi thực hiện, trên cơ sở lí luận về dư luận xã hội, hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật ở Việt Nam hiện nay và dựa trên thực trạng vấn đề, chúng tôi chủ yếu tập trung vào việc tìm hiểu những tác động của dư luận xã hội với việc xây dựng và thực hiện pháp luật ở Việt Nam. Từ đó chúng tôi đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao vai trò của dư luận xã hội đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật. 4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn Mục đích của luận văn là nghiên cứu làm rõ hơn vai trò của dư luận xã hội và thực trạng của hoạt động này trong việc xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật, đồng thời nêu ra những giải pháp nhằm phát huy hơn nữa vai trò của dư luận xã hội với việc xây dựng và thực hiện pháp luật ở Việt Nam trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa . Để thực hiện mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ:  Nghiên cứu một số vấn đề lí luận về dư luận xã hội.   Phân tích vai trò của dư luận xã hội với việc xây dựng và thực hiện pháp luật.   Làm rõ thực trạng của dư luận xã hội trong việc xây dựng và thực hiện pháp luật.   Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao vai trò của dư luận xã hội với việc xây dựng và thực hiện pháp luật. 5. Phƣơng pháp nghiên của luận văn 5
  • 13. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Thực hiện đề tài này, tác giả dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật. Trên cơ sở tìm hiểu, nghiên cứu những tài liệu thông qua các phương tiện truyền thông, báo chí, các công trình nghiên cứu có liên quan. Quá trình nghiên cứu đề tài cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học như: phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh. 6. Những đóng góp của luận văn - Luận văn đã khái quát được những vấn đề lý luận cơ bản về dư luận xã hội trong việc xây dựng và thực hiện pháp luật. - Đánh giá được các mặt tích cực, hạn chế và những đóng góp của dư luận xã hội trong việc xây dựng và thực hiện pháp luật. - Đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao vai trò của dư luận xã hội đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm có 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về dư luận xã hội và vai trò của dư luận xã hội với việc xây dựng và thực hiện pháp luật. Chương 2: Thực trạng dư luận xã hội với việc xây dựng và thực hiện pháp luật. Chương 3: Một số giải pháp góp phần nâng cao vai trò của dư luận xã hội đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật. 6
  • 14. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DƢ LUẬN XÃ HỘI VÀ VAI TRÕ CỦA DƢ LUẬN XÃ HỘI VỚI VIỆC XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DƢ LUẬN XÃ HỘI 1.1.1 Định nghĩa dƣ luận xã hội Thuật ngữ dư luận xã hội được hình thành từ rất sớm nhưng phải đến thế kỉ 12 nó mới được sử dụng lần đầu tiên bởi một nhà văn người Anh tên là J.Solsbery. Trong tiếng Anh, thuật ngữ này được ghép bởi hai từ: Public (công khai, công chúng) và Opinion (ý kiến, quan điểm). Trong tiếng Việt, thuật ngữ “dư luận xã hội” còn được gọi theo những cách khác như công luận hay dư luận công chúng. Hiện nay, thuật ngữ “dư luận xã hội” được sử dụng nhiều trong đời sống xã hội, trên các phương tiện thông tin đại chúng và trong một số ngành khoa học như chính trị học, triết học, xã hội học… Sau đây là một số quan điểm, định nghĩa về dư luận xã hội: Các nhà nghiên cứu dư luận xã hội ở Liên Xô (trước đây) nhấn mạnh tới sự phán xét, đánh giá chung của các nhóm xã hội đối với các vấn đề quan tâm: Dư luận xã hội là tổng thể các ý kiến, trong đó chủ yếu là các ý kiến thể hiện sự phán xét, đánh giá, sự nhận định (bằng lời hoặc không bằng lời), phản ánh ý nghĩa của các thực tế, quá trình, hiện tượng, sự kiện đối với các tập thể, giai cấp, xã hội nói chung và thái độ công khai hoặc che đậy của các nhóm xã hội lớn, nhỏ đối với các vấn đề của cuộc sống xã hội có động chạm đến các lợi ích chung của họ (B.K. Paderin) [39, tr.40] hoặc dư luận xã hội là “sự phán xét 7
  • 15. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 thể hiện sự đánh giá và thái độ của mọi người đối với các hiện tượng của đời sống xã hội”[39, tr.40-41]. Nhiều nhà nghiên cứu Mỹ cũng nêu ra các định nghĩa tương tự. Theo Young (1923): “Công luận là sự phán xét đánh giá của các cộng đồng xã hội đối các vấn đề có tầm quan trọng, được hình thành sau khi có sự tranh luận công khai”[44, tr18]. Định nghĩa của Childs (1965) tuy đơn giản nhưng rất phổ biến trong giới nghiên cứu Mỹ: “Công luận là tập hợp các ý kiến cá nhân ở bất kì nơi đâu mà chúng ta có thể tìm được”[44, tr.18]. Các nhà nghiên cứu Việt Nam định nghĩa: Dư luận xã hội là một dạng đặc biệt của ý thức xã hội, được biểu hiện bằng chính kiến cụ thể thuộc một nhóm đông người hoặc tập thể tầng lớp, giai cấp, nhiều khi là cả một cộng đồng (địa phương, cả nước, khu vực, cộng đồng thế giới…) đối với những vấn đề mà họ quan tâm; Dư luận xã hội là sự biểu hiện trạng thái ý thức xã hội của một cộng đồng người nào đó, là sự phán xét, đánh giá của đại đa số trong cộng đồng người đối với các sự kiện, hiện tượng, quá trình xã hội có liên quan đến nhu cầu, lợi ích của họ trong một thời điểm nhất định”; “Dư luận xã hội là tập hợp các luồng ý kiến cá nhân trước các vấn đề, sự kiện, hiện tượng có tính thời sự [39, tr.41-42]. Trong các định nghĩa này, các tác giả nhấn mạnh đến công luận xã hội như một dạng biểu hiện của ý thức xã hội, coi công luận xã hội là một lĩnh vực của tinh thần, của xã hội nhưng có liên hệ chặt chẽ với hoạt động thực tiễn của xã hội. Phải có sự quan tâm của số đông người đối với cùng một vấn đề mới có thể hình thành dư luận xã hội và căn nguyên của dư luận xã hội xuất phát từ nhu cầu và lợi ích của cá nhân trong cộng đồng ở một thời điểm nhất định. Các định nghĩa, quan niệm về dư luận xã hội nói trên được đưa ra trong hoàn cảnh và thời kì lịch sử khác nhau và mỗi nhà nghiên cứu lại có cách tiếp 8
  • 16. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 cận, quan điểm, định hướng sử dụng khác nhau nên cách đưa ra định nghĩa của mỗi người cũng khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta thấy các học giả đều có quan điểm chung rằng điều kiện để có dư luận xã hội cần phải có: một vấn đề xảy ra trong xã hội; một số lượng lớn cá nhân thể hiện ý kiến về vấn đề trên; một vài dạng nhất trí chung trong số ít nhất một vài dư luận về vấn đề trên và sự nhất trí chung này phải trực tiếp hoặc gián tiếp tạo nên ảnh hưởng. Dư luận xã hội là hiện tượng đời sống xã hội phức tạp. Bởi vậy, các định nghĩa về nó rất phong phú. Tuy nhiên, để định hướng cho việc triển khai luận văn, tác giả đưa ra khái niệm về dư luận xã hội như sau: Dư luận xã hội là một dạng biểu hiện của ý thức xã hội, phản ánh thái độ phản ứng của đa số cá nhân trong xã hội đối với các hiện tượng, sự kiện xã hội và quá trình xã hội trong những thời gian và không gian xã hội cụ thể. 1.1.2. Sự hình thành và phát triển của dƣ luận xã hội Dư luận xã hội được hình thành qua kênh giao tiếp cá nhân và kênh giao tiếp đại chúng. Khi chưa có các phương tiện thông tin đại chúng, sự tiếp nhận vấn đề xã hội, sự hình thành, biến đổi và định hình ý kiến cũng chỉ qua giao tiếp cá nhân. Với những vấn đề đặc biệt nhạy cảm và quan trọng đối với cá nhân, thông tin được truyền qua mạng giao tiếp xã hội với tốc độ nhanh chóng không kém gì so với giao tiếp đại chúng. Khi các phương tiện thông tin đại chúng phát triển, dư luận xã hội được hình thành, biến đổi và phổ biến nhanh hơn. Nhờ những phương tiện kỹ thuật hiện đại, một thông điệp có thể được chuyển tải cùng một lúc hoặc nguyên dạng đến hàng triệu, thậm chí hàng tỷ con người. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng để tạo ra phản ứng tương tự nhau, hoặc giống nhau về vấn đề mà thông tin đại chúng đề cập đến. Quá trình hình thành dư luận xã hội trải qua các bước sau: 9
  • 17. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Bước một: Giai đoạn dư luận xã hội hình thành thuộc ý thức cá nhân. Các cá nhân trong cộng đồng xã hội được tiếp xúc, làm quen, đuợc trực tiếp chứng kiến hoặc nghe kể lại về các sự việc, sự kiện, hiện tượng xảy ra trong xã hội. Họ tìm kiếm, sưu tập thêm các thông tin, trao đổi với nhau về nó, từ đó nảy sinh các suy nghĩ, tình cảm, ý kiến bước đầu về nội dung, tính chất của các sự việc, sự kiện. Nhưng lúc này, các suy nghĩ, tình cảm, ý kiến bước đầu là thuộc về mỗi người, thuộc lĩnh vực ý thức cá nhân. Bước hai: Giai đoạn trao đổi thông tin giữa mọi nguời. Các ý kiến cá nhân được trao đổi, chia sẻ, bàn luận với nhau trong nhóm xã hội. Cơ sở cho quá trình thảo luận này là lợi ích chung của cả nhóm và hệ thống các giá trị, chuẩn mực xã hội đang chi phối các khuôn mẫu tư duy và khuôn mẫu hành vi của các thành viên trong nhóm. Thông qua quá trình trao đổi, bàn luận các suy nghĩ, các ý kiến xung quanh đối tượng của dư luận mà ý kiến đã được trao đổi, chuyển dần từ lĩnh vực ý thức cá nhân sang lĩnh vực ý thức xã hội. Bước ba: Giai đoạn tranh luận có tính chất tập thể về các vấn đề quan trọng. Ở giai đoạn này, các thông tin, vấn đề không quan trọng, không phù hợp hoặc những “thông tin nhiễu” về đối tượng sẽ bị lược bỏ. Các nhóm trao đổi, tranh luận với nhau về những nội dung quan trọng, đưa ra các ý kiến khác nhau và thống nhất lại xung quanh các quan điểm cơ bản để cùng tìm đến những điểm chung trong quan điểm và ý kiến. Từ đó mà hình thành các phán xét, đánh giá chung thỏa mãn được ý chí của đại đa số các thành viên trong cộng đồng người. Cơ sở cho quá trình tranh luận này vẫn là lợi ích chung và hệ thống các giá trị, chuẩn mực xã hội chung cùng được các nhóm xã hội chia sẻ và thừa nhận. Bước bốn: Giai đoạn đi từ dư luận xã hội đến hành động thực tiễn. 10
  • 18. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Nếu như luồng dư luận xã hội chỉ hình thành một cách thuần túy rồi để đấy, chẳng có vai trò, tác dụng gì đối với cộng đồng thì có lẽ nó chỉ là hiện tượng vô nghĩa. Trên thực tế vấn đề không chỉ dừng lại ở đấy. Từ sự phán xét đánh giá chung, các nhóm xã hội và cộng đồng xã hội đi tới hành động thống nhất, nêu lên những kiến nghị, những biện pháp về hoạt động thực tiễn của họ trước thực tế cuộc sống nhất định. Như vậy dư luận xã hội là sản phẩm của quá trình giao tiếp xã hội. Không có sự trao đổi, bàn bạc, thảo luận, thậm chí va đập các ý kiến với nhau thì không thể có ý kiến phán xét, đánh giá chung được đông đảo mọi người chia sẻ, tán thành và ủng hộ. Quá trình phát triển dư luận xã hội là một quá trình biện chứng. Bởi vì sự phát triển của dư luận xã hội là một quá trình có sự phát sinh, tồn tại, phát triển và tiêu vong. Sự kết thúc của một quá trình này là sự khởi đầu cho một quá trình khác. Dư luận xã hội cũng có thể tăng cường về cường độ theo hướng càng ngày càng mạnh hơn nếu vấn đề không được giải quyết. Trong quá trình hình thành và phát triển, dư luận xã hội phụ thuộc vào nhiều điều kiện, yếu tố khác nhau, cả chủ quan và khách quan về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, trình độ nhận thức… Có thể kể đến những yếu tố chính tác động đến sự hình thành, phát triển của dư luận xã hội, đó là: Tính chất của các sự việc, sự kiện, hiện tượng xã hội, quá trình xã hội đang diễn ra trong xã hội; hệ tư tưởng, trình độ học vấn, kiến thức, hiểu biết, kinh nghiệm thực tế xã hội của con người; thông tin đại chúng; những nhân tố thuộc về tâm lí xã hội; hoàn cảnh sinh hoạt chính trị - xã hội; các phong tục tập quán, hệ thống các giá trị, chuẩn mực xã hội đang hiện hành trong xã hội. 1.1.3. Tính chất của dƣ luận xã hội 11
  • 19. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Tính chất là đặc điểm riêng của sự vật, hiện tượng, giúp phân biệt nó với những sự vật, hiện tượng khác loại. Dư luận xã hội là một hiện tượng tâm lý xã hội. Quá trình hình thành, phát triển của nó bộc lộ các tính chất sau: Thứ nhất, tính khuynh hướng Thái độ của dư luận xã hội đối với mỗi sự kiện, hiện tượng, quá trình xã hội có thể khái quát theo các khuynh hướng nhất định: tán thành, phản đối hay lưỡng lự, chưa rõ thái độ. Cũng có thể phân chia dư luận xã hội theo các khuynh hướng như tích cực, tiêu cực, tiến bộ, lạc hậu...Ở mỗi khuynh hướng, thái độ tán thành hoặc phản đối có thể phân chia theo các mức độ cụ thể như: thái độ rất tán thành, tán thành, lưỡng lự, phản đối, rất phản đối, chẳng hạn khi Chính phủ quyết định tăng giá xăng, giá điện thì dư luận xã hội ngay lập tức sẽ có sự phản đối, nếu ngược lại sẽ được dư luận ủng hộ. Tính khuynh hướng cũng biểu thị sự thống nhất và xung đột của dư luận xã hội. Xét theo các mức độ tán thành hoặc phản đối được nêu ở trên, nếu đồ thị phân bố dư luận xã hội hình chữ U thì biểu thị sự xung đột, còn nếu theo hình chữ L thì biểu thị sự thống nhất. Biểu đồ dư luận xã hội có dạng phân bố hình chữ U khi trong xã hội có hai quan điểm mâu thuẫn, đối lập nhau về một sự kiện, hiện tượng. Trong xã hội, nếu thái độ của dư luận xã hội đối với phần lớn các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội, đều có dạng phân bố hình chữ U thì điều đó có nghĩa xã hội đã đứng bên bờ vực nội chiến. Nếu biểu đồ có dạng phân bố hình chữ L chứng tỏ quan điểm có tỷ lệ người ủng hộ cao. Lấy ví dụ việc phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài. Có nhiều luồng dư luận trái ngược nhau về vấn đề này. Ở trong nước, nhiều ý kiến phản đối việc phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài, vì họ cho rằng đó thực chất là việc buôn bán phụ nữ. Nhưng cũng có rất nhiều ý kiến ủng hộ, cho rằng hôn nhân với người khác quốc tịch trong bối cảnh nước ta quan hệ đa phương, 12
  • 20. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 hội nhập là chuyện bình thường. Hai luồng quan niệm trái ngược nhau trước hiện tượng phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước người là biểu hiện của biểu đồ dư luận xã hội hình chữ U. Hầu hết người dân đều rất đồng tình khi Bộ Giáo dục – Đào tạo quyết định tổ chức thi tuyển sinh đại học theo cụm tỉnh để giảm tải việc thí sinh dồn về các thành phố lớn như Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, hay việc người dân ủng hộ khi chính phủ tăng lương cơ bản…là biểu hiện của biểu đồ dư luận xã hội hình chữ L. Thứ hai, tính lợi ích Để trở thành đối tượng của dư luận xã hội, các sự kiện hiện tượng xã hội đang diễn ra phải được xem xét từ góc độ mối quan hệ mật thiết của các nhóm khác nhau trong xã hội. Lợi ích vật chất được nhận thức rõ nét khi các hiện tượng diễn ra trong xã hội có liên quan chặt chẽ đến hoạt động kinh tế và sự ổn định cuộc sống của đông đảo người dân. Ví dụ: Chính sách của Chính phủ về việc trợ cấp tiền cho các hộ nghèo, phân phát gạo cho người dân một số vùng quê nghèo vào dịp Tết được người dân ở đó rất quan tâm, vì nó liên quan trực tiếp đến lợi ích, quyền lợi của họ… Lợi ích tinh thần được đề cập đến khi các vấn đề đang diễn ra đụng chạm đến hệ thống các giá trị chuẩn mực xã hội, các phong tục tập quán, khuôn mẫu hành vi và ứng xử văn hóa của nhóm xã hội, của cộng đồng, của dân tộc. Ví dụ: Sự việc giàn khoan 981 của Trung Quốc đặt ở thềm lục địa vùng biển của Việt Nam tạo ra luồng dư luận phản đối mạnh mẽ không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới, vì nhân dân Việt Nam nhận thức rất rõ rằng đó là hành động xâm hại đến chủ quyền Việt Nam, còn nhân dân các nước trên thế giới 13
  • 21. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 hiểu rằng hành động đó của Trung Quốc là hành động khiêu khích, đe dọa đến hòa bình, an ninh khu vực và thế giới. Lợi ích mới chỉ là điều kiện cần để thúc đẩy tạo ra dư luận xã hội. Điều kiện đủ ở đây chính là sự nhận thức của các nhóm xã hội về lợi ích của mình và mối quan hệ giữa chúng với các sự kiện, hiện tượng, quá trình xã hội đang diễn ra. Về vấn đề này, cần chú ý hai điểm sau: Bản thân nhận thức về lợi ích là một tiến trình biến đổi và phát triển giữa cá nhân và xã hội, giữa tính vật chất và tính tinh thần, giữa tính trước mắt và tính lâu dài. Quá trình trao đổi, thảo luận ý kiến để dẫn đến dư luận xã hội là quá trình giải quyết mâu thuẫn lợi ích. Trong công việc này, nhóm xã hội nào có sự tổ chức tốt thành lực lượng thì nhóm đó sẽ thành công hơn trong việc bảo vệ quan điểm, lợi ích của mình và ngược lại. Thứ ba, tính lan truyền Dư luận xã hội được coi như một biểu hiện của hành vi tập thể, một hiện tượng được các nhà xã hội học rất quan tâm. Cơ sở của bất kỳ một hành vi tập thể nào cũng là hiệu ứng phản xạ quay vòng, trong đó khởi điểm từ một cá nhân hay nhóm nhỏ sẽ gây nên chuỗi các kích thích của các cá nhân khác, nhóm khác. Để duy trì được chuỗi kích thích này luôn cần có các nhân tố tác động lên cơ chế hoạt động tâm lý của cá nhân và nhóm. Đối với dư luận xã hội, các nhân tố tác động đó có thể được coi là các thông tin bằng các hình ảnh, âm thanh sống động trực tiếp có tính thời sự. Dưới tác động của các luồng thông tin này, các nhóm công chúng khác nhau sẽ cùng được lôi cuốn vào quá trình bày tỏ sự quan tâm của mình thông qua các hoạt động trao đổi, bàn bạc, tìm kiếm thông tin, cùng chia sẻ trạng thái tâm lý của mình với người xung quanh. Ví dụ: tháng 5/ 2003, hàng loạt tấm hình chụp cảnh binh lính Anh làm nhục tù nhân Iraq tại trại 14
  • 22. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Sọt Bánh Mì ở Basra, Iraq, đã lôi cuốn sự quan tâm, bàn luận của mọi người dân trên thế giới về vấn đề này. Sự kiện diễn ra ở Iraq nhưng sự lan truyền thông tin, thái độ, đánh giá của mọi người dân Việt Nam và các nước trên thế giới về sự kiện này rất mạnh mẽ. Thứ tư, tính bền vững tương đối và tính dễ biến đổi Dư luận xã hội vừa có tính bền vững tương đối lại vừa có tính dễ biến đổi. Có những dư luận xã hội chỉ qua một đêm là thay đổi, nhưng cũng có những dư luận xã hội qua hàng thập niên vẫn không thay đổi. Tính bền vững của dư luận xã hội phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Đối với những sự kiện, hiện tượng hay các quá trình quen thuộc, dư luận xã hội thường rất bền vững. Dư luận xã hội sẽ không bao giờ thay đổi trong việc khẳng định: một nền kinh tế sẽ bị “chết” nếu đóng khép, không hội nhập, không tuân theo các quy luật của nền kinh tế thị trường. Đối với những vấn đề mới nảy sinh, dư luận xã hội thường dễ thay đổi. Cái mới lúc đầu chỉ được số ít thừa nhận và do đó dễ bị đa số phản đối. Nhưng ý kiến của đa số nhanh chóng, dễ dàng thay đổi khi cái mới vươn lên khẳng định mình trong cuộc sống. Ví dụ: Thời kì bắt đầu chính sách đổi mới ở nước ta, chính sách khoán nông nghiệp ở nước ta còn xa lạ trong đại bộ phận nhân dân, cán bộ lãnh đạo, thậm chí có những nơi, một số cán bộ chủ trương thực hiện mô hình này bị phản đối gay gắt. Nhưng dần dần chính sách đổi mới phát huy tác dụng, tích cực thì được người dân và cán bộ đồng tình thực hiện. Tính biến đổi của dư luận xã hội thường được xem xét trên hai phương diện sau: Một là, dư luận xã hội biến đổi theo không gian và môi trường văn hóa. Sự phán xét và đánh giá của dư luận xã hội về bất kỳ sự kiện, hiện tượng, hay quá trình xã hội nào cũng phụ thuộc vào hệ thống giá trị, chuẩn mực đang tồn 15
  • 23. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 tại trong nền văn hóa của cộng đồng người. Với cùng một sự việc, sự kiện xảy ra, dư luận xã hội của các cộng đồng người khác nhau lại thể hiện sự phán xét khác nhau. Ví dụ: Ở Việt Nam, bò được xem là một con vật nuôi, cung cấp sức kéo, lấy sữa, lấy thịt, thịt bò là món ăn ưa thích, nhưng đối với người dân Ấn Độ theo đạo Hindu thì bò được coi là loài vật thiêng, kể cả khi chúng quấy nhiễu tới cuộc sống của họ và việc tín đồ ăn thịt bò sẽ bị dư luận xã hội lên án gay gắt. Hai là, dư luận xã hội biến đổi theo thời gian. Cùng với sự phát triển của xã hội, nhiều giá trị, chuẩn mực văn hóa, phong tục tập quán biến đổi ngay trong một nền văn hóa – xã hội, dẫn đến sự thay đổi trong cách nhìn nhận, đánh giá của dư luận xã hội. Ví dụ: Dư luận xã hội nước ta một thời lên án những bài thơ, bài hát mang âm hưởng buồn của Trịnh Công Sơn, những áng văn viết về ẩm thực của Nguyễn Tuân thì nay những tác phẩm nghệ thuật đó được dư luận xã hội chấp nhận và thậm chí còn ca ngợi. Ngoài việc phụ thuộc vào bối cảnh cụ thể, dư luận xã hội còn biến đổi theo đối tượng của các phán xét, đánh giá khi công chúng phát hiện thêm các mối liên quan giữa đối tượng ban đầu với các sự kiện, hiện tượng, quá trình diễn ra kèm theo nó. Mặt khác, xuất phát từ các phán xét đánh giá bằng lời, dư luận xã hội có thể chuyển hóa thành các hành động mang tính tự phát hoặc có tổ chức để thể hiện thái độ đồng tình hay phản đối của mình. Ví dụ: Dư luận xã hội cảm thông, đồng cảm với hoàn cảnh của những trẻ em mồ côi, tật nguyền (thể hiện bằng ý kiến), đồng thời chính những người dân đã quyên góp từ thiện (thể hiện bằng hành động) để giúp đỡ những trẻ em rơi vào hoàn cảnh này. Thứ năm, tính tiềm ẩn Dư luận xã hội về những vấn đề của đời sống xã hội có thể ở trạng thái tiềm ẩn, không bộc lộ bằng lời, “dư luận của đa số im lặng”. Trong những xã hội 16
  • 24. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 thiếu dân chủ, dư luận xã hội đích thực thường tồn tại dưới dạng tiềm ẩn. Ví dụ: Trong các chế độ độc tài, phát xít, hệ tư tưởng pháp luật của nó thường mất đi tính dân chủ, tính khoa học và tính xã hội, thông tin pháp lý bị bưng bít, các quyền cơ bản của con người bị chà đạp, xóa bỏ. Trong xã hội cũng thường có dư luận xã hội tiềm ẩn về những sự việc, sự kiện sắp tới, chưa xảy ra hiện thời, chưa cấp bách. Ví dụ: Nếu như có một dự báo về việc trái đất sẽ nổ tung sau 1000 năm nữa, thì hiện tại chưa có nhiều bàn luận, nhưng tiềm ẩn về một sự “bùng nổ dư luận” khi gần tới cái mốc mà trái đất sẽ nổ tung. Thứ sáu, tính tương đối trong khả năng phản ánh thực tế của dư luận xã hội Sự phản ánh thực tế xã hội của dư luận xã hội có thể đúng (đúng nhiều, đúng ít) có thể sai (sai ít, sai nhiều). Dù có đúng đến mấy thì dư luận xã hội vẫn có những hạn chế, không nên tuyệt đối hóa nhận thức của dư luận xã hội. Dù có sai đến mấy, trong dư luận xã hội cũng có những hạt nhân hợp lý, không thể coi thường được. Ví dụ: Đã tồn tại quan niệm rằng: có thế giới của người sống (“trần gian”) thì cũng có thế giới của những người đã mất (“âm phủ”), nhiều người đã phủ nhận hoàn toàn quan niệm này, cho rằng con người ta “chết là hết”, điều đó cũng có vẻ hợp lý vì đứng trên lập trường của khoa học sinh học. Nhưng ý kiến cho rằng có thế giới của người đã chết cũng không thể nói là không có căn cứ, khi nhiều năm gần đây, câu chuyện của các nhà ngoại cảm làm công tác đi tìm mộ liệt sỹ đã khiến chúng ta phải cân nhắc. Chân lý của dư luận xã hội không phụ thuộc vào tính chất phổ biến của nó. Không phải lúc nào dư luận của đại đa số cũng đúng hơn dư luận của thiểu số. Cái mới, lúc đầu thường chỉ có một số người nhận thấy do đó dễ bị đa số phản đối. Đối với những vấn đề trừu tượng, phức tạp, dư luận của giới trí thức, 17
  • 25. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 của những người có trình độ học vấn cao thường chín chắn hơn so với những người có trình độ học vấn thấp. Qua phân tích những nội dung nêu trên về dư luận xã hội, có thể rút ra bản chất của dƣ luận xã hội như sau: Dư luận xã hội là một trong những trạng thái ý thức xã hội. Bởi vì dư luận xã hội biểu thị thái độ của mọi người đối với các hiện tượng thực tế xã hội. Trong trạng thái ý thức xã hội đó, các thành phần trí tuệ, cảm xúc và ý chí kết hợp thành một khối biểu hiện như một chỉnh thể thống nhất. Với tư cách là một chỉnh thể, dư luận xã hội được thể hiện dưới hình thức tán thành hoặc không tán thành với các hành vi và biểu hiện của con người. Dư luận xã hội bao giờ cũng phản ánh lợi ích của các nhóm xã hội. Bởi như chúng ta đã biết dư luận xã hội được hình thành là kết quả của quá trình thảo luận công khai của các cá nhân, các nhóm xã hội về các sự kiện, hiện tượng, quá trình xã hội diễn ra. Những hiện tượng, quá trình này đều có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến lợi ích chung của nhóm, cộng đồng. Mỗi cá nhân khi gia nhập vào một nhóm xã hội, một cộng đồng nào đó đều nhằm thỏa mãn những lợi ích, nhu cầu nhất định của mình. Lợi ích của cá nhân lại luôn có mối quan hệ chặt chẽ với lợi ích của nhóm, nơi cá nhân tiến hành hoạt động sống, làm việc của mình với lợi ích của cộng đồng, xã hội. Dư luận xã hội là một hiện tượng xã hội đặc biệt hàm chứa mâu thuẫn biện chứng giữa cái riêng và cái chung. Một mặt trong dư luận xã hội có sự hiện diện của các ý kiến cá nhân, những cá nhân này tham gia tích cực vào quá trình bàn bạc, thảo luận, va đập ý kiến của mình với người khác về một sự kiện, hiện tượng nào đó trong xã hội. Mặt khác, dư luận xã hội lại không phải là sự tổng hợp máy móc các ý kiến cá nhân mà được coi như sự tích hợp, đại 18
  • 26. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 diện của các ý kiến đó. Dư luận xã hội trong trạng thái toàn vẹn của nó không còn là ý kiến cá nhân mà là ý kiến đã được đông đảo cá nhân chia sẻ và ủng hộ. Tính chất mâu thuẫn của dư luận xã hội còn thể hiện ở chỗ nó vừa là thái độ tinh thần vừa là thái độ tinh thần thực tiễn, là biểu hiện của ý thức xã hội. Với tư cách là thái dộ tinh thần, nó được biểu hiện chủ yếu thông qua các phán xét đánh giá về các sự kiện, hiện tượng thực tế song dư luận xã hội được hình thành theo các vấn đề còn đòi hỏi phải có sự giải quyết, tức phải có sự chuyển hóa từ lời nói đến hành động. Khi đó thái độ tinh thần sẽ trở thành phương tiện của hoạt động thực tiễn, là sự đồng nhất của cái chủ quan và khách quan. Do đó, dư luận xã hội sẽ quyết định hành động và các biểu hiện hành vi nhất định của các cá nhân, nhóm xã hội. Chính vì vậy, các nhà nghiên cứu cho rằng dư luận xã hội không chỉ dừng lại ở việc phát biểu ý kiến, nhận định, đánh giá mà còn thể hiện bằng các hành động cụ thể nhằm củng cố hỗ trợ cho các phán xét, đánh giá của mình. Chính đặc điểm này là cơ sở nhận định dư luận xã hội như là trạng thái tinh thần thực tiễn, là cầu nối giữa ý thức xã hội và hành động xã hội. 1.2. HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG PHÁP LUẬT 1.2.1. Khái niệm và các đặc điểm cơ bản của hoạt động xây dựng pháp luật Khái niệm Có rất nhiều các quan niệm, cách hiểu khác nhau về xây dựng pháp luật. Theo nghĩa hẹp: xây dựng pháp luật chỉ bao gồm các công việc ban hành, thông qua văn bản quy phạm pháp luật. Theo nghĩa rộng: xây dựng pháp luật bao gồm rất nhiều các hoạt động từ chuẩn bị, soạn thảo dự án văn bản quy phạm pháp luật đến các khâu tiếp theo…Quan điểm được thừa nhận chung là quan điểm xây dựng pháp luật theo nghĩa rộng. Vì thực tế để có được một văn bản quy phạm pháp luật, cần phải trải qua một quá trình khó khăn phức tạp với sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau, nhiều công đoạn khác nhau. 19
  • 27. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Một định nghĩa đã được xem là phổ biến về xây dựng pháp luật như sau: Xây dựng pháp luật là một trong những hình thức đặc biệt quan trọng, cơ bản nhất của hoạt động nhà nước, nhằm ban hành, sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ các quy phạm pháp luật, được thực hiện trên cơ sở nhận thức các nhu cầu khách quan của xã hội, các lợi ích xã hội. Xây dựng pháp luật được thực hiện theo những nguyên tắc, trình tự và thủ tục pháp lí nhất định nhằm đưa ý chí nhà nước của nhân dân lên thành các quy phạm pháp luật [30, tr.476-477] Một số đặc điểm cơ bản của hoạt động xây dựng pháp luật Thứ nhất, xây dựng pháp luật là một hình thức hoạt động mang tính quyền lực nhà nước, được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo luật định nhằm đưa ý chí nhà nước của nhân dân lên thành pháp luật; Thứ hai, xây dựng pháp luật là một trong ba hình thức hoạt động pháp lý cơ bản về thực hiện các chức năng nhà nước, đó là: xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật; Thứ ba, xây dựng pháp luật là hoạt động mang tính sáng tạo. Đây là hoạt động nhận thức các nhu cầu khách quan của thực tiễn xã hội cần được pháp luật điều chỉnh, đặc biệt là xác định các vấn đề về lợi ích, lợi ích chính đáng của cá nhân, lợi ích cộng đồng và lợi ích toàn xã hội; Thứ tư, xây dựng pháp luật được tiến hành theo các trình tự, thủ tục pháp lí và các hình thức thể hiện theo luật định. Xây dựng pháp luật là quá trình bao gồm hàng loạt các giai đoạn kế tiếp nhau theo trật tự logic nhất định và có sự tham gia của rất nhiều chủ thể, từ các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các chuyên gia trong từng lĩnh vực, các tổ chức chính trị - xã hội, các tầng lớp nhân dân…; Thứ năm, xây dựng pháp luật là giai đoạn đầu tiên của quá trình điều chỉnh pháp luật. Một cách khái quát nhất, điều chỉnh pháp luật là sự tác động có 20
  • 28. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 định hướng lên các quan hệ xã hội được thực hiện thông qua các phương tiện pháp lí đặc thù nhằm trật tự hoá các quan hệ xã hội theo những mục đích, yêu cầu của nhà nước phù hợp với thực tiễn xã hội; Thứ sáu, xây dựng pháp luật phải được tiến hành theo những nguyên tắc và yêu cầu kĩ thuật pháp lí nhằm đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, tính khoa học, khách quan, phổ thông, dễ tiếp cận trong việc tìm hiểu và áp dụng pháp luật. 1.2.2. Các giai đoạn cơ bản và các nguyên tắc cơ bản của hoạt động xây dựng pháp luật Các giai đoạn cơ bản của hoạt động xây dựng pháp luật Giai đoạn thứ nhất là đề xuất về sự cần thiết ban hành văn bản quy phạm pháp luật mới (hoặc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ), thông qua quyết định về soạn thảo dự án văn bản pháp luật liên quan. Giai đoạn thứ hai là soạn thảo dự án văn bản quy phạm pháp luật. Giai đoạn này bao gồm rất nhiều công việc: xây dựng mô hình, cơ cấu của văn bản pháp luật, soạn thảo dự án. Giai đoạn thứ ba là thảo luận và thông qua dự án ở cơ quan có thẩm quyền xây dựng pháp luật. Đây là giai đoạn quan trọng của quá trình xây dựng pháp luật. Giai đoạn thứ tư là công bố văn bản quy phạm pháp luật, là giai đoạn cuối cùng của quá trình xây dựng pháp luật. Các nguyên tắc cơ bản của hoạt động xây dựng pháp luật Hoạt động xây dựng pháp luật được thực hiện trên những nguyên tắc cơ bản sau: Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng 21
  • 29. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước có nhiệm vụ thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng thành các quy định pháp luật. Sự lãnh đạo của Đảng phải được đảm bảo trong tất cả các giai đoạn của quá trình xây dựng pháp luật, đồng thời cũng phải tránh các biểu hiện sai lệch như các tổ chức Đảng can thiệp vào các công việc chuyên môn của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc sự chỉ đạo của cấp ủy Đảng không đúng với đường lối của Đảng. Nguyên tắc khách quan Xây dựng pháp luật là quá trình hoạt động để đưa cuộc sống vào các văn bản pháp luật. Do vậy, các cơ quan có thẩm quyền xây dựng pháp luật phải căn cứ vào thực tiễn xã hội, nghiên cứu, khảo sát, phân tích những điều kiện, các nhu cầu cần điều chỉnh bằng pháp luật. Sự phù hợp với thực tiễn chính là điều kiện đặc biệt quan trọng để đảm bảo cho văn bản quy phạm pháp luật sau khi được ban hành đi vào cuộc sống, được người dân đồng tình, tiếp nhận. Nguyên tắc dân chủ Tính dân chủ của hoạt động xây dựng pháp luật được thể hiện ở sự tham gia rộng rãi của của các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và các đối tượng nhân dân vào việc góp ý kiến cho các dự án pháp luật. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa Các văn bản quy phạm pháp luật phải được ban hành trong giới hạn thẩm quyền của các cơ quan pháp luật, phù hợp Hiến pháp, pháp luật. Các cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật có nghĩa vụ tuân thủ đúng trình tự, thủ tục, hình thức thể hiện các văn bản quy phạm pháp luật đã được quy định. 1.3. HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT 1.3.1. Khái niệm và dấu hiệu cơ bản của hoạt động thực hiện pháp luật 22
  • 30. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Khái niệm thực hiện pháp luật Thực hiện pháp luật là hoạt động có vai trò hiện thực hóa các quy định của pháp luật, biến các quy định pháp luật từ trong văn bản thành cách xử sự thực tế hợp pháp của các chủ thể khi tham gia vào những quan hệ pháp luật cụ thể. Thông qua hoạt động thực hiện pháp luật, mục đích của nhà nước khi ban hành pháp luật được hiện thực hóa, nhờ đó nhà nước có thể điều hành và quản lí xã hội, có thể thiết lập và giữ trật tự xã hội trong những lĩnh vực nhất định. Do tầm quan trọng như vậy mà thực hiện pháp luật trở thành một trong những khái niệm cơ bản của khoa học pháp lý, được đề cập đến trong các giáo trình lí luận chung về nhà nước và pháp luật của các cơ sở đào tạo luật học. Trong một số giáo trình đều có chung khái niệm là: “Thực hiện pháp luật là một quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật”[30, tr.494]. Quan niệm trên về thực hiện pháp luật đã được sử dụng và phổ biến rộng rãi. Tuy nhiên, khi sử dụng định nghĩa này, cần chú ý một số vấn đề sau: Một là, không phải tất cả các hành vi thực hiện pháp luật đều là một quá trình hoạt động. Theo từ điển tiếng Việt, từ “quá trình” được giải thích là “trình tự phát triển, diễn biến của một sự việc nào đó”. Như vậy, khi nói quá trình hoạt động thì chúng ta hiểu nó là một xâu chuỗi các hoạt động diễn ra theo một trình tự nhất định. Nhưng có những trường hợp thực hiện pháp luật chỉ là những hành vi đơn lẻ, chẳng hạn hành vi không sang đường khi thấy đèn đỏ, hành vi mua thức ăn ngoài chợ… Hai là, không phải trong tất cả các trường hợp, chủ thể thực hiện pháp luật đều nhằm mục đích đưa pháp luật vào cuộc sống mà đa số các chủ thể đều nhằm thực hiện những mục đích riêng của mình. 23
  • 31. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Thực hiện pháp luật là hành vi (hành động hoặc không hành động) của con người phù hợp với những quy định của pháp luật. Nói khác đi, tất cả những hoạt động nào của con người, của các tổ chức mà thực hiện phù hợp với quy định của pháp luật thì đều được coi là biểu hiện của việc thực hiện thực tế các quy phạm pháp luật; Hành vi hợp pháp có thể được thực hiện trên cơ sở nhận thức sâu sắc của chủ thể là cần thiết phải xử sự như vậy và do vậy họ tự giác làm theo. Cũng có thể chúng được thực hiện do ảnh hưởng của những người xung quanh (thấy người khác làm như thế thì cũng làm theo) chứ bản thân người thực hiện hành vi đó chưa hoặc không nhận thức được đầy đủ tại sao phải làm như vậy. Còn có thể có những hành vi hợp pháp được thực hiện do kết quả của việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước hoặc do sợ bị áp dụng những biện pháp đó[30, tr494]. Hai điều lưu ý trên cho chúng ta thấy chỉ những hành vi hợp pháp được thực hiện trên cơ sở nhận thức sâu sắc của chủ thể mới được coi là chủ thể có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống còn những hành vi hợp pháp được thực hiện trong trường hợp chủ thể chưa hoặc không nhận thức được tại sao phải làm như vậy hoặc do kết quả của việc cưỡng chế thì không thể coi là có mục đích đưa các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống. Vì vậy, chúng ta cũng có thể hiểu đơn giản rằng: thực hiện pháp luật là hành vi (hành động hoặc không hành động) hợp pháp của chủ thể có năng lực hành vi pháp luật. Một số dấu hiệu cơ bản của thực hiện pháp luật Quá trình tìm hiểu và phân tích khái niệm thực hiện pháp luật ở trên cho chúng ta thấy thực hiện pháp luật có một số dấu hiệu cơ bản dưới đây: Thứ nhất, thực hiện pháp luật phải là hành vi xác định hay xử sự thực tế của con người. Mục đích của pháp luật là để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo 24
  • 32. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 hướng mà nó mong muốn. Các quan hệ xã hội đều được thể hiện thông qua cách xử sự của con người. Vì thế, nhà nước đặt ra pháp luật để quy định quyền và nghĩa vụ pháp lí cho các chủ thể tham gia vào một hoạt động xã hội nhất định. Qua đó, nhà nước có thể tác động lên các quan hệ xã hội, điều chỉnh chúng theo chiều hướng mà nhà nước mong muốn. Do đó nhà nước chỉ điều chỉnh được hành vi của con người chứ không thể điều chỉnh tất cả những suy nghĩ, tư tưởng của họ. Như thế, để xác định ai đó có thực hiện pháp luật hay không, chúng ta chỉ có thể căn cứ vào hành vi xác định hay xử sự thực tế của họ rồi đối chiếu với các quy định cụ thể của pháp luật. Hành vi thực hiện pháp luật của chủ thể có thể thể hiện dưới dạng hành động, chẳng hạn đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe máy, kí kết các hợp đồng mua bán… nhưng cũng có thể thể hiện dưới dạng không hành động tức là không thực hiện những cử chỉ, động tác, lời nói, ví dụ như không vượt đèn đỏ, không đi vào đường ngược chiều, không đi quá tốc độ cho phép… Thứ hai, thực hiện pháp luật phải là những hành vi hợp pháp, phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của pháp luật. Thực hiện pháp luật là hiện thực hóa các quy định của pháp luật, làm cho các yêu cầu, đòi hỏi của nhà nước đối với các chủ thể khác trở thành hiện thực, tức là làm cho các quy định của pháp luật từ trong văn bản thành cách xử sự thực tế của các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ pháp luật. Vì vậy, những hành vi trái pháp luật không bao giờ có thể coi là thực hiện pháp luật. Thứ ba, thực hiện pháp luật phải là xử sự của các chủ thể có năng lực hành vi pháp luật, tức là xử sự của chủ thể có khả năng bằng hành vi của chính mình xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lí của mình. Pháp luật chỉ có thể điều chỉnh xử sự của các chủ thể có khả năng nhận thức, với các chủ thể không có khả năng nhận thức thì các quy định của pháp luật hoàn toàn vô tác dụng. Song không phải tất cả các chủ thể có khả năng nhận thức đều có thể được 25
  • 33. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 coi là có năng lực hành vi pháp luật. Một chủ thể cụ thể chỉ có thể được coi là có năng lực hành vi pháp luật khi có đủ những điều kiện nhất định. Mỗi chủ thể khác nhau sẽ có những điều kiện khác nhau. Đối với chủ thể là tổ chức thì sẽ có năng lực hành vi pháp luật từ khi nó được thành lập hoặc được công nhận. Đối với chủ thể là cá nhân thì điều kiện đó là độ tuổi và khả năng nhận thức của chủ thể. Độ tuổi đó là khác nhau trong mỗi trường hợp cụ thể tùy theo quy định của pháp luật.Trong nhiều quan hệ pháp luật, cá nhân sẽ được coi là có năng lực hành vi pháp luật khi họ đủ 6 tuổi trở lên và có trí tuệ phát triển bình thường. Nhưng có những quan hệ pháp luật, độ tuổi phải được quy định cao hơn. Do yêu cầu của nhà nước đối với các chủ thể được thể hiện trong các quy định của pháp luật là rất đa dạng nên cách thức thực hiện các quy định đó cũng khác nhau, có thể là bằng hành động hoặc không bằng hành động. Điều này được thể hiện rõ khi chúng ta tìm hiểu về các hình thức thực hiện pháp luật. 1.3.2. Các hình thức thực hiện pháp luật Các quy phạm pháp luật rất đa dạng, phong phú cho nên hình thức thực hiện chúng cũng rất đa dạng, phong phú. Căn cứ vào tính chất của các hoạt động thực hiện pháp luật, khoa học pháp lý đã xác định có những hình thức thực hiện pháp luật sau: Tuân theo (tuân thủ) pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật kiềm chế không tiến hành những hoạt động mà pháp luật ngăn cấm. Thi hành (chấp hành) pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện nghĩa vụ pháp lí của mình bằng hành dộng tích cực. Những quy phạm pháp luật bắt buộc (những quy phạm quy định nghĩa vụ phải thực hiện những hành vi tích cực nhất định) được thực hiện ở hình thức này. 26
  • 34. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Sử dụng pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó tất cả các chủ thể pháp luật thực hiện quyền chủ thể của mình (thực hiện những hành vi mà pháp luật cho phép). Những quy phạm pháp luật quy định các quyền và tự do dân chủ của công dân được thực hiện ở hình thức này. Hình thức sử dụng pháp luật khác với hình thức chấp hành pháp luật ở chỗ chủ thể pháp luật có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền được pháp luật cho phép theo ý chí của mình, chứ không bị bắt buộc phải thực hiện. Áp dụng pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật trong đó Nhà nước thông qua các cơ quan có thẩm quyền hoặc nhà chức trách tổ chức cho các chủ thể pháp luật căn cứ vào các quy định của pháp luật ra các quy định làm phát sinh, thay đổi hoặc đình chỉ hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể. Trong trường hợp này, các chủ thể pháp luật thực hiện các quy định của pháp luật có sự can thiệp của Nhà nước. Nếu như tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật và sử dụng pháp luật là những hình thức mà mọi chủ thể pháp luật đều có thể thực hiện thì áp dụng pháp luật là hình thức luôn luôn có sự tham gia của Nhà nước thông qua các cơ quan hoặc nhà chức trách có thẩm quyền. 1.4. MỐI QUAN HỆ VÀ VAI TRÕ CỦA DƢ LUẬN XÃ HỘI VỚI VIỆC XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT 1.4.1. Mối quan hệ của dƣ luận xã hội với việc xây dựng và thực hiện pháp luật Trong mọi thời đại dư luận xã hội luôn mang trong mình nguồn sức mạnh to lớn ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội. Bởi vì nó là một hiện tượng xã hội đặc biệt, nó thể hiện tâm trạng xã hội, phản ánh sự đánh giá của các nhóm xã hội, của quần chúng nhân dân. Quần chúng nhân dân không chỉ là chủ thể tạo ra giá trị vật chất, giá trị tinh thần cho xã hội mà chính nó cũng mang dư luận xã 27
  • 35. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 hội. Lịch sử đã chứng minh vai trò to lớn của quần chúng nhân dân. Vì thế mà nó cũng khẳng định vai trò của dư luận xã hội. Pháp luật là một hệ thống các qui tắc xử sự có tính bắt buộc chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận. Nó thể hiện ý chí của nhà nước, của giai cấp thống trị trên cơ sở ghi nhận các nhu cầu về lợi ích của toàn xã hội, được đảm bảo thực hiện bằng nhà nước nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội với mục đích trật tự và ổn định xã hội. Dư luận xã hội và pháp luật là hai hiện tượng xã hội khác nhau nhưng giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ. Điều này được thể hiện ở chỗ dư luận xã hội góp phần hoàn thiện việc xây dựng và thực hiện pháp luật. Với tư cách là một hiện tượng xã hội, dư luận xã hội phản ánh tồn tại xã hội nói chung, đồng thời phản ánh các sự kiện, hiện tượng pháp lí xảy ra trong đời sống xã hội. Sự bàn luận, trao đổi ý kiến giữa các thành viên trong xã hội về các sự kiện, hiện tượng pháp lý đưa tới kết quả là họ đạt tới sự nhận thức chung, thống nhất trong các phán xét, đánh giá về sự việc, sự kiện pháp lý. Trên cơ sở của sự phán xét, đánh giá về các sự kiện, hiện tượng pháp luật diễn ra trong đời sống xã hội, dư luận làm nảy sinh trong nhận thức của người những khái niệm cơ sở, mang tính bề ngoài, ngẫu nhiên và sau đó là những tri thức phản ánh đúng đắn bản chất của các hiện tượng pháp lý. Từ đó hình thành những quan niệm, quan điểm, tư tưởng phản ánh những vấn đề có liên quan đến pháp luật và các hiện tượng pháp luật một cách sâu sắc, có tính hệ thống trong xã hội. Chẳng hạn, xuất phát từ hiện tượng kết hôn đồng giới trong xã hội ngày càng nhiều mà dư luận xã hội thay đổi thái độ từ phản đối sang cảm thông. Lúc đầu người ta cho rằng việc kết hôn đồng giới là trái thuần phong, mĩ tục của người Việt. Nhưng dù được thừa nhận hay không thì những người đồng giới vẫn cứ kết hôn với nhau. Trở lại ví dụ sự việc đám cưới làm rúng động dư luận của cặp đồng tính M và L ở VP vào năm 2010, sau khi đám cưới này diễn ra người ta thấy các cặp đồng tính không 28
  • 36. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 những không sợ dư luận mà ngược lại, họ kết hôn công khai, thậm chí còn tổ chức một cách hoành tráng. Dư luận xã hội nhận thấy rằng dù xã hội không muốn tình trạng này diễn ra nhưng thực tế vẫn có một bộ phận người đồng giới trong xã hội và họ có quyền được chứng minh nhân thân, quyền được hưởng hạnh phúc cá nhân, hưởng phúc lợi của xã hội cũng như làm tròn nghĩa vụ công dân với xã hội. Vì vậy, dư luận xã hội cảm thông với họ, các diễn đàn dành cho người đồng tính hoạt động công khai, nhiều chương trình truyền hình về người đồng tính phát sóng… Trước hiện tượng kết hôn đồng tính trong xã hội ngày càng nhiều và dư luận xã hội ngày càng bảo vệ quyền lợi cho người đồng tính, Bộ Tư pháp đã họp với các bộ ngành hữu quan về việc dự thảo, góp ý, sửa đổi Luật Hôn nhân và Gia đình trong đó có đề xuất thừa nhận kết hôn đồng giới. Mặc dù luật pháp Việt Nam chưa công nhận kết hôn đồng giới nhưng ít nhất trong luật cũng không “cấm” việc kết hôn đồng giới. Khi dư luận xã hội ngày càng “cởi mở” thì có thể một ngày không xa người đồng tính ở Việt Nam sẽ có hi vọng được pháp luật thừa nhận. Dư luận xã hội góp phần hoàn thiện việc xây dựng và thực hiện pháp luật, đồng thời việc xây dựng và thực hiện pháp luật cũng phản ánh dư luận xã hội. Nhà nước sử dụng pháp luật làm công cụ để quản lí xã hội nhưng mỗi một bộ luật ra đời đều được dư luận xã hội kiểm chứng. Nếu dư luận xã hội tán thành, chắc chắn việc thực hiện pháp luật sẽ được người dân hưởng ứng. Nếu dư luận xã hội không tán thành, nhà nước sẽ phải điều chỉnh sao cho phù hợp. Vào năm 2012, Thành phố Hà Nội ban hành quyết định về việc điều chỉnh giờ làm việc, học tập và kinh doanh trên địa bàn Thủ đô nhưng khi quyết định được đưa vào thực hiện thì không được dư luận đồng tình. Vì vậy, Thành phố Hà Nội đã phải hủy bỏ quyết định đó. Như vậy, dư luận xã hội có thể hoan nghênh, chào đón, ủng hộ một văn bản pháp luật nào đó, ngược lại cũng có thể phản đối việc ban hành quy định pháp 29
  • 37. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 luật cụ thể nào đó. Vì vậy, các cơ quan nhà nước khi ban hành bất kỳ một quy định pháp luật cụ thể nào đó mang tính nhạy cảm thì cần tiến hành thăm dò dư luận xã hội về vấn đề đó, nắm bắt được phản ứng của xã hội là ủng hộ hay phản đối, những băn khoăn, thắc mắc của xã hội là gì. Dư luận xã hội phản ánh tâm tư, nguyện vọng của đại đa số dân chúng về những vấn đề mà họ quan tâm. Pháp luật do nhà nước đặt ra để quản lí xã hội, để xây dựng một xã hội có kỉ cương nhằm đảm bảo quyền lợi cho người dân và để người dân yên tâm sống, làm việc, mưu cầu hạnh phúc. Suy cho cùng thì pháp luật được nhà nước đặt ra để bảo vệ chế độ, bảo vệ nhân dân. Do đó, pháp luật không thể đi ngược lại dư luận xã hội tiến bộ, phù hợp. Thực tế cũng cho thấy những qui định pháp luật đi ngược với dư luận xã hội thì khi áp dụng trong cuộc sống sẽ không đạt được kết quả mong muốn và cơ quan có thẩm quyền sẽ phải chỉnh sửa trong thời gian sớm nhất. 1.4.2. Vai trò của dƣ luận xã hội với việc xây dựng và thực hiện pháp luật Vai trò của dư luận xã hội với việc xây dựng pháp luật Thứ nhất, dư luận xã hội là sự thể hiện lợi ích chung thông qua tiếng nói chung của nhân dân, nên nó là điều kiện cần thiết đề các tầng lớp nhân dân phát huy quyền làm chủ, mở rộng nền dân chủ xã hội, tích cực tham gia vào hoạt động xây dựng pháp luật. Như đã nói ở trên, các tầng lớp nhân dân là chủ thể rộng rãi của hoạt động xây dựng pháp luật. Hiến pháp của Nhà nước ta đã khẳng định nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, đồng thời, thiết lập cơ chế đảm bảo sao cho việc thực thi quyền lực nhà nước phục vụ cho lợi ích của nhân dân và luôn đảm bảo sự kiểm soát của nhân dân. Dưới chế độ ta, nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua hai hình thức cơ bản là dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện. Dân chủ trực tiếp là hình thức nhân dân trực tiếp thể hiện ý chí và nguyện vọng của mình. Đây là hình thức hữu hiệu tạo cho nhân dân, với tính cách là chủ thể tối cao và duy nhất của quyền lực nhà nước, khả năng tham gia tích cực và chủ động vào các hoạt động của Nhà nước, trong đó 30
  • 38. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 có hoạt động xây dựng pháp luật. Dân chủ đại diện là hình thức cơ bản mà thông qua đó, nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước, vận hành theo quy định của Hiến pháp. Theo cơ chế này, nhân dân bầu ra cơ quan đại diện. Cơ quan đại diện trực tiếp nhận quyền lực từ nhân dân, bởi vậy theo qui định của Hiến pháp năm 2013: Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực của nhà nước ở địa phương. Thứ hai, dư luận xã hội là nguồn thông tin phản hồi có ý nghĩa rất quan trọng và thiết thực đối với quá trình xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản quy phạm pháp luật dưới luật, đối với việc ban hành các quyết định của các cá nhân, nhà chức trách có thẩm quyền. Để có được các văn bản pháp luật sát thực tế, các văn bản quyết định quản lý hành chính nhà nước đúng đắn, có tính khả thi cao, trước khi xây dựng, các cơ quan lập pháp, cơ quan quản lý phải nắm bắt được thực trạng tư tưởng, tâm lý của các đối tượng xã hội mà văn bản pháp luật, quyết định nhằm vào. Mọi chủ trương, chính sách pháp luật khó có thể trở thành hiện thực nếu không hợp lòng dân, không được nhân dân ủng hộ. Nhờ phản ánh khách quan, trung thực và khả năng dự báo chính xác tình hình cũng như nắm bắt tâm trạng, tư tưởng, thái độ, nguyện vọng của các tầng lớp xã hội trước các sự kiện, hiện tượng, vấn đề xã hội, đặc biệt là các vấn đề có liên quan đến sự lãnh đạo quản lí đất nước, các báo cáo tổng hợp, phân tích tình hình dư luận xã hội là căn cứ thông tin quan trọng phục vụ quá trình soạn thảo, ban hành tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của nhà nước. Các cơ quan lãnh đạo, quản lý đất nước khó có thể ban hành các chủ trương, chính sách sát thực, có tính khả thi nếu không nắm chắc được tâm trạng, tư tưởng của đối tượng có liên quan đến các chủ trương, chính sách đó. Công tác nghiên cứu dư luận xã hội giúp các cơ quan lãnh đạo, quản lý giải đáp các câu hỏi như: các vấn đề bức xúc mà thực tiễn đất nước (hoặc địa phương, ngành) đòi hỏi phải giải quyết là gì? Các chủ trương, quyết sách dự định được ban hành (của cơ quan 31
  • 39. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 lãnh đạo quản lí) có được người dân ủng hộ không? Nếu không thì tại sao? Có cần dừng việc thông qua không? Nếu không dừng thì cần có các biện pháp thông tin, tuyên truyền cụ thể gì để tạo sự ủng hộ của nhân dân?... Khi đã có được các dự án luật, các thông tin phản hồi lại càng quan trọng. Mọi vướng mắc, lệch lạc trong quá trình triển khai thực hiện các văn bản pháp luật, do nhiều yếu tố khó lường trước, đều được bộc lộ qua dư luận xã hội. Dư luận xã hội là một trong những cơ sở thông tin phản hồi giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền đưa ra các văn bản, quyết định phù hợp lòng dân. Dư luận xã hội có tác dụng phát hiện những thiếu hụt, những khe hở trong các văn bản quy phạm pháp luật giúp cho Nhà nước có biện pháp sửa đổi, bổ sung và điều chỉnh một cách kịp thời các văn bản pháp luật còn khiếm khuyết, tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện pháp luật. Thứ ba, dư luận xã hội không mang tính pháp lý nhưng nó lại có sức mạnh rất to lớn trong việc định hướng và điều chỉnh hành vi, hoạt động của các thành viên trong xã hội. Sự định hướng và điều chỉnh thể hiện ở chỗ dư luận xã hội tìm cách tạo sức ép để sắp xếp các quan hệ và các hành vi cho phù hợp với trật tự hiện hữu. Như vậy, dư luận xã hội thực hiện chức năng điều hòa đối với các quan hệ, hành vi mà nó coi là “lệch chuẩn”. Theo quan điểm của trường phái chức năng thì hệ thống xã hội luôn vận hành với một sự tự điều chỉnh để hệ thống có thể thích nghi và tồn tại dài lâu. Trong quá trình tự điều chỉnh đó, dư luận xã hội đóng một vai trò khá quan trọng. Cũng bằng những cảnh báo về tinh thần (chứ không bằng vũ lực như các cơ chế điều chỉnh chính thức) dư luận xã hội sẽ làm cho những cá nhân hoặc nhóm có hành vi “lệch chuẩn” có cảm giác nhóm họ là thiểu số bị lên án. Điều này tạo ra những sức ép từ bên trong (mặt tâm lý) và từ bên ngoài (mặt xã hội) đối với các chủ thể này. Nhờ đó dư luận xã hội có thể đẩy các hành vi sai lệch về vị trí hành vi hợp chuẩn, được phép. Tuy nhiên, có những hành vi “lệch chuẩn” nhưng lại là mầm mống của sự tiến bộ, 32
  • 40. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 bằng sức mạnh của mình đã vượt qua được sự kiềm chế của dư luận xã hội để hình thành những chuẩn mực xã hội mới và từ đó mở ra những phạm vi mới của hành động. Nhưng khi hành vi này ra khỏi phạm vi được phép thì dư luận xã hội lại gây sức ép mạnh hơn để buộc hành vi này quay lại phạm vi ban đầu. Điều đó có nghĩa là sự điều chỉnh thiếu chọn lọc của dư luận xã hội đối với hành vi “lệch chuẩn” mang tính chất tiến bộ sẽ khiến cho những hành vi này bị thui chột, làm nhụt ý chí của những chủ thể thực hiện nó. Vì vậy, trong hoạt động xây dựng pháp luật, các cá nhân, nhà chức trách có thẩm quyền, với tư cách chủ thể xây dựng pháp luật, cần phải biết lắng nghe dư luận xã hội một cách nghiêm túc và phân tích nó một cách khoa học để có thể rút ra được những quan hệ xã hội đang cần có pháp luật điều chỉnh. Nhờ đó, Nhà nước có thể ban hành pháp luật một cách kịp thời, đồng bộ và hiệu quả; tác động đúng phạm vi, đúng đối tượng cần điều chỉnh; góp phần tăng cường vai trò và hiệu lực của công tác quản lý xã hội bằng pháp luật. Vai trò của dư luận xã hội với việc thực hiện pháp luật Dư luận xã hội có tác động mạnh mẽ tới hoạt động thực hiện pháp luật. Vai trò của dư luận xã hội với việc thực hiện pháp luật được thể hiện như sau: Một là, dư luận xã hội góp phần hình thành ý thức pháp luật, điều chỉnh hành vi pháp lí cho công dân. Dư luận xã hội gắn liền với ý chí của cộng đồng, của các nhóm xã hội nên nó có tác động mạnh mẽ đến suy nghĩ và hành động của các cá nhân. Trong một chừng mực nhất định, người ta có thể không sợ trừng phạt của pháp luật khi thực hiện những hành vi sai trái, phạm pháp nhưng lại rất sợ sự phê phán, lên án của dư luận xã hội - một thứ “luật bất thành văn”. Trong điều kiện xã hội có nền dân chủ rộng rãi, dư luận xã hội được coi là phương tiện kiểm tra xã hội đối với ý thức pháp luật và hành vi pháp luật của mỗi người. Dưới áp lực của dư luận xã hội, mỗi người luôn phải xem xét, suy nghĩ, kiểm định trước khi thực hiện một hành vi pháp luật nào đó. Những câu 33
  • 41. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 hỏi luôn phải được mỗi người đặt ra, như hành vi đó đúng hay sai? Có phù hợp với các chuẩn mực pháp luật hiện hành không? Nếu thực hiện thì có được dư luận xã hội ủng hộ, đồng tình hay sẽ bị dư luận xã hội lên án? Nhờ đó, ý thức tôn trọng, tuân thủ pháp luật trong mỗi chủ thể cũng được nâng lên một bước. Thông qua dư luận xã hội, con người sẽ ý thức được đâu là hành vi vi phạm pháp luật cần lên án hoặc đâu là những hành vi hợp pháp cần được khích lên, cổ vũ động viên. Chẳng hạn, những vụ vi phạm pháp luật hình sự đặc biệt nghiêm trọng như giết người dã man, xâm hại an ninh quốc gia,… đã gây xôn xao dư luận trong xã hội, khiến cho dư luận xã hội hết sức căm phẫn, đòi trừng phạt nghiêm khắc kẻ phạm tội. Trên cơ sở dư luận xã hội, cá nhân sẽ tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội, với chuẩn mực pháp luật. trải qua một thời gian nhất định, các cá nhân sẽ tự cảm nhận được những điều nên làm hay không nên làm. Như vậy dư luận xã hội đã có vai trò hình thành ý thức pháp luật, điều chỉnh hành vi pháp lí cho con người. Hai là, dư luận xã hội có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, giáo dục pháp luật, nâng cao việc chấp hành tuân thủ pháp luật cho công dân. Trong cấu trúc của dư luận xã hội luôn có mặt tất cả các thành phần, các yếu tố cấu thành ý thức xã hội như nhận thức, tình cảm, ý chí, tâm lí xã hội, hệ tư rưởng, ý thức chính trị, ý thức pháp luật, ý thức đạo đức… Bất cứ khi nào, có một sự việc, sự kiện, hiện tượng xã hội nào đó có đụng chạm đến lợi ích của cộng đồng xã hội và thu hút được sự quan tâm, chú ý của họ thì khi đó sẽ nảy sinh dư luận xã hội. Ví dụ: Khi quyền lợi của quốc gia, của dân tộc bị xâm hại thì dư luận xã hội lên án, phản đối gay gắt các cá nhân, tổ chức có hành vi xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, cụ thể như việc Trung Quốc đưa giàn khoan 981 vào vùng biển thuộc thềm lục địa của Việt Nam đã bị nhân dân Việt Nam phản đối gay gắt. Xét ở góc độ ý thức pháp luật, dư luận xã hội lan truyền càng rộng càng làm cho mọi người trong xã hội nhận thức sâu sắc hơn những vấn đề mang tính bản chất của 34
  • 42. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 pháp luật và các hiện tượng pháp luật. Do đó, dư luận xã hội có vai trò to lớn trong việc phổ biến, tuyên truyền những giá trị pháp luật, các tư tưởng, quan điểm pháp luật đến với các chủ thể trong xã hội, trong đó có từng cá nhân con người. Ba là, dư luận xã hội có vai trò tư vấn, giám sát các cơ quan thực thi và bảo vệ pháp luật. Một trong những chức năng cơ bản của dư luận xã hội là chức năng tư vấn, giám sát. Chức năng giám sát, tư vấn của dư luận xã hội được thể hiện rõ nét nhất khi đối tượng phán xét của dư luận xã hội là các hoạt động của cơ quan nhà nước, chính quyền các cấp, trong đó có hoạt động thực thi và bảo vệ pháp luật. Dư luận xã hội thực hiện chức năng tư vấn, giám sát đối với các hoạt động này. Thực tế cho thấy những nguyên nhân làm nảy sinh dư luận xã hội có thể bắt đầu từ bộ máy chính quyền hay các vấn đề xã hội, quá trình xã hội có liên quan đến chính phủ hoặc một nhóm công chúng. Thông qua các khâu trung gian, dư luận xã hội ít nhiều cũng chịu sự chi phối của các yếu tố kiểm duyệt. Trong xã hội dân chủ, truyền thông đại chúng (một trong những phương tiện trung gian) được xem là cơ quan quyền lực thứ tư (sau lập pháp, hành pháp và tư pháp). Những phương tiện trung gian này truyền tải thông tin từ dư luận xã hội về các vấn đề, sự kiện xã hội để bày tỏ thái độ của đám đông, điều đó cũng có nghĩa rằng, nó điều chỉnh thái độ của nhóm thiểu số, giám sát những hướng suy nghĩ và hành động của nhóm thiểu số thông qua phán xét và đánh giá. Dư luận xã hội có chức năng giám sát các hoạt động của các cơ quan quyền lực, các tổ chức xã hội để phù hợp với lợi ích đa số. Trong những năm đổi mới, chúng ta có khẩu hiệu “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Khẩu hiệu này khẳng định nhân dân (công chúng) có quyền bày tỏ ý kiến đối với các công việc trong xã hội, giám sát sự hoạt động của các cơ quan chính phủ. 35