SlideShare a Scribd company logo
1 of 552
Download to read offline
GIÁO TRĨNH
QUỐC TẾ
(Quyển 1)
Ịlipilllljllll||
VNGỎ 28 8 0 . 0 002
NHÀ XUẤT BẢN HÓNG Đức
Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬTTHÀNH PHổ Hổ CHÍ MINH
GIÁO TRÌNH & TẬP BÀI GIẢNG
Dùng cho chương trình đào tạo cử nhân đại học luật
Đã phát hành
Giáo trình
01. Bầu cử trong nhà nước pháp quyển (Dùng cho cả sau ĐH)
02. Công pháp quốc tế - Quyển 1
03. Công pháp quốc tế - Quyển 2
04. Kỹ năng nghiên cứu và lập luận
05. Kỹ thuật soạn thảo văn bản
06. Những quy định chung về luật dân sự
07. Luật Hình sựViệt Nam - Phán chung
08. Luật Hình sự Việt Nam - Phẩn các tội phạm - Quyển 1
09. Luật Hình sự Việt Nam - Phẩn các tội phạm - Quyển 2
10. Luật Hôn nhân & gia đình Việt Nam
11. Luật Đất đai
12. Luật Lao động
13. Luật Thuế
14. Luật Ngân hàng
15. Luật Sở hữu trí tuệ
16. Luật Tố tụng dân sự Việt Nam
17. Luật Tố tụng hành chính Việt Nam
18. Luật Tố tụng hình sự Việt Nam
19. Luật Hành chính Việt Nam
20. Luật Hiến pháp Việt Nam
21. Luật Thương mại quốc tế - Phẩn I
22. Luật Thương mại quốc tế - Phần II
23. Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới
24. Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam
25. Pháp luật đại cương
26. Pháp luật vể hợp đóng và bổi thường thiệt
hại ngoài hợp đổng
27. Pháp luật vé tài sản, quyển sở hữu tài sản
và quyển thừa kế
28. Pháp luật vé thương mại hàng hóa và dịch vụ
29. Pháp luật vể cạnh tranh và giải quyết tranh
chấp thương mại
30. Pháp luật về chủ thể kinh doanh
31. Tâm lý học đại cương
32. Tội phạm học
33. Tư pháp quốc tế
34. Xã hội học đại cương
Tập bàỉ giảng
01. Đại cương văn hóa Việt Nam
02. Giám định pháp y t
03. Logic học
04. Lý luận vể nhà nước
05. Lý luận vế pháp luật
06. Lịch sử vàn minh thế giới
07. Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam
sắp phát hành:
-GT Luật Mỏi trường
08. Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới
09. Pháp luật vể công chứng luật sư
10. Pháp luật thanh tra, khiếu nại và tố cáo
11. Tin học đại cương MOS - WORD
Moi chi úeỉ xin Hen /lé. Trung tám học liệu, Trường Đại học Luật TP.HCM
l<mcj trét Klui (', sò 02. Nguyỏn Tát Thanh, p
.12 0 .4,Tp Ho Chi Minh -Điện thoại: 028. 89400989 (149-150)
http://nhtisar.h.hcrrmla'.v ođu.vn
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
GIÁO TRÌNH
CÔNG PHÁP QUỐC TÉ
(Quyển 1)
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NH«N
THƯ VIỆN
VN(j că-SSO
. oL
m
NHÀ XUẨT BẢN HÒNG ĐÚC
IIỘI LUẬT GIA VIỆT NAM
Chủ biên
TS Trần Thị Thùy Dương
ThS Nguyễn Thị Yên
Biên soạn
Chương I
TS Trần Thị Thùy Dương
TS Tràn Thăng Long
Chương II
TS Ngô Hữu Phước
Chương III
TS Trần Thăng Long
Chương IV
TS Ngô Hữu Phước
Chương V
TS Ngô Hữu Phước
Chương VI
TS Trần Thăng Long - CN Hà Thị Hạnh
Chương VII
ThS Nguyễn Thị Vân Huyền - ThS Lê Đức Phương
Chương VIII
Tràn Thăng Long •]
Chương IX ị
TS Trần Thăng Long - ThS Nguyễn Ngọc Lâm
Chương X '
TS Nguyễn Thị Phương Hoa
Chương XI
TS Trần Thăng Long
Chương XII
TS Trần Việt Dung - TS Tràn Phú Vinh - ThS Lê Tấn Phát
Chương XIII
ThS Nguyễn Thị Yên
Chương XIV
TS Trần Thăng Long - ThS Nguyễn Thị Yên
LỜI NÓI ĐẦU
Nhằm mục đích nâng cao chất lượng đào tạo và cải tiến
phương pháp giảng dạy tại Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí
Minh, Nhà trường tổ chức biên soạn Giảo trình Công pháp
quốc tế.
Nội dung của Giáo trình Công pháp quốc tế bao gồm: lv
luận chung về luật quốc tế, nguồn của luật quốc tế, chủ thể cùa
luật quốc tế, lãnh thổ và biên giới quốc gia, luật biển quốc tế,
dân cư trong luật quốc tế, luật ngoại giao và lãnh sự (Quyển
1), luật về các tổ chức quốc tế liên chính phủ, luật quốc tế về
quyền con người, luật hình sự quốc tế, luật môi trường quốc
tế, luật kinh tế quốc tế, giải quyết tranh chấp trong luật quốc
tế, trách nhiệm pháp lý quốc tế (Quyển 2).
Giáo trình Công pháp quốc tế chắc chắn sẽ còn khiếm
khuyết; mong bạn đọc góp ý để lần xuất bản tới, giáo trình
được hoàn thiện hơn.
Thư từ, ý kiến đóng góp xin được gửi tới: Phòng Đào
tạo, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, số 2,
Nguyễn Tất Thành, Quận 4, TP Hồ Chí Minh; Điện thoại:
08.39400.723 - 08.37266.333.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẶT TP. HỒ CHÍ MINH
ỏ
MỤC LỤC
(Quyển 1)
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ LUẬT QUỐC TẾ.........16
I. Khái niệm luật quốc tế.............................................................16
1.1. Định nghĩa luật quốc tế...........................................................17
1.2. Thuật ngữ « luật quốc tế » ......................................................19
1.3. Phân biệt « công pháp quốc tế » và « tư pháp quốc tế »....20
1.4. Quy phạm pháp luật quốc tế .................................................. 22
II. Đặc trưng cửa luật quốc tế ........................................................25
2.1. Những khác biệt cơ bản của luật quốc tế so với luật
quốc gia............................................................................................25
2.2. Bản chất của luật quốc tế ........................................................31
2.3. Tranh luận về sự tồn tại của luật quốc tế ..............................32
2.4. Vai trò của luật quốc tế .......................................................... 39
III. Lịch sử phát triển của luật quốc tế..........................................41
3.1. Luật quốc tế thời kỳ cổ đ ạ i.....................................................41
3.2. Luật quốc tế thời kỳ trung đại................................................ 44
3.3. Luật quốc tế thời kỳ cận đại....................................................47
3.4. Luật quốc tế thời kỳ hiện đại..................................................51
3.5. Xu hướng phát triển của luật quốc tế thời kỳ hiện đại........60
IV. Quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia...........................62
4.1. Phạm vi điều chỉnh của luật quốc tế và luật quốc gia.........63
4.2. Quan hệ thứ bậc giữa luật quốc tế và luật quốc gia............ 66
4.3. Tương tác giữa luật quốc tế và luật quốc gia.......................70
5
V. Một số nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế..........................76
5.1. Cơ,sở pháp lý và đặc điểm của các nguyên tắc cơ bản của
luật quôc tê....................................................................................... 76
5.2. Nội dung của một số nguyên tắc cơ bản của luật quốc té...81
CHƯƠNG II: NGUỒN CỦA LUẬT QUỐC TẾ........................91
I. Lý luận chung về nguồn của luật quốc tế..............................91
1.1. Khái niệm nguồn của luật quốc tế .........................................91
1.2. Các loại nguồn của luật quốc tế.............................................92
II. Điều ước quốc tế .......................................................................94
2.1. Khái niệm điều ước quốc tế..................................................94
2.2. Phân loại điều ước quốc tế...................................................96
2.3. Tên gọi, ngôn ngữ và cấu trúc củađiều ước quốc tế ............97
2.4. Quy trình ký kết điều ước quốc tế .........................................99
2.5. Gia nhập điều ước quốc tế ...................................................112
2.6. Bảo lưu điều ước quốc tế .....................................................114
2.7. Hiệu lực của điều ước quốc tế ............................................ 120
2.8. Giải thích, công bố đăng ký và thực hiện điều ước
quốc tế.............................................................................................130
2.9. Mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia... 135
III. Tập quán quốc tế..................................................................... 148
3.1. Khái niệm tập quán quốc tế ..................................................148
3.2. Điều kiên trở thành nguồn luật quốc tế của tập quán quốc tế
........................................................... ....................................!.....149
3.3. So sánh điều ước quốc tế với tập quán quốc tế................. 151
IV. Các nguyên tắc pháp luật chung được các dân tộc văn minh
thừa nhận......................................................;................................155
4.1. Khái niệm các nguyên tắc pháp luật chung.......................155
4.2. Vai trò cùa các nguyên tắc pháp luật chung......................156
6
V. Các phương tiện bổ trợ nguồn luật quốc tế........................ 157
5.1. Các nghị quyết xét xử của Tòa án Công lý quốc tế ..........157
5.2. Các học thuyết về luật quốc tế .............................................158
CHƯƠNG III: CHỦ THÊ CỦA LUẬT QUỐC T Ế ................ 165
I. Khái niệm chủ thể của luật quốc tế ........................................ 165
II. Quốc gia - chủ thể cơ bản của luật quốc tế.......................... 170
2.1. Các yếu tố cấu thành quốc gia với tư cách là chủ thể của luật
quốc tế.........................................7................................................. 172
2.2. Các quyền và nghĩa vụ quốc tế cơ bản của quốc gia........181
2.3. Công nhận quốc tế đối với quốc gia....................................183
2.4. Vấn đề kế thừa của quốc gia trong luật quốc tế................ 201
III. Các dân tộc đang đấu tranh giành quyền dân tộc
tự quyết........................................................................................... 212
3.1. Khái niệm dân tộc và nguyên tắc quyền dân tộc
tự quyết........................................................................................... 212
3.2. Quyền năng chủ thể và quyền cơ bản của các dân tộc đang
đấu tranh giành độc lập........*.......................................................216
IV. Tổ chức quốc tế liên chính phủ............................................ 217
4.1. Khái niệm................................................................................217
4.2. Quyền năng cơ bản của tổ chức quốc tế liên chính phủ ...219
V. Thực thể đặc biệt trong luật quốc tế - Tòa thánh Vatican....220
CHƯƠNG IV: LÃNH THỔ VÀ BIÊN GIỚI QUỐC GIA ....225
I. Những vấn đề pháp lý cơ bản về lãnh thổ quốc g ia .........225
1.1. Khái niệm về lãnh thổ........................................................... 225
1.2. Phân loại lãnh thổ trong luật qũổc tế .................................. 227
1.3. Lãnh thổ quốc gia trong luật quốc tế .................................. 228
1.4. Chủ quyền quốc gia đổi với lãnh thổ.................................. 235
7
1.5. Thay đôi và xác lập chủ quyền quốc gia đối với
lãnh thổ.........................................................................................243
1.6. Sơ lược về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa........... 251
II. Những vấn đề pháp lý cơ bản về biên giới quốc gia........259
2.1. Khái niệm, các bộ phận cấu thành và kiểu biên giới
quốc gia......................................................................................... 259
2.2. Hoạch định biên giới quốc gia............................................ 266
2.3. Quy chế pháp lý của biên giới quốc gia.............................273
2.4. Khái quát về biên giới Việt Nam với các nước
láng giềng......................................................................................277
CHƯƠNG V: LUẬT BIỂN QUỐC TẾ.....................................298
I. Khái quát về luật biển quốc tế ............................................ 298
1.1. Khái niệm luật biển quốc tế .................................................298
1.2. Nguồn của luật biển quốc tế ................................................304
1.3. Các nguyên tắc của luật biển quốc tế..................................311
II. Các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia.............................315
2.1. Nội thủy.................................................................................315
2.2. Lãnh hải.................................................................................348
III. Các vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán
của quốc gia..................................................................................361
3.1. Vùng tiếp giáp lãnh hải........................................................ 361
3.2. Vùng đặc quyền kinh tế ....................................................... 365
3.3. Thềm lục địa......................................................................... 376
3.4. Phân định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục đ ịa.......... 383
IV. Biển quốc tế và đáy đại dương............................................ 396
4.1. Biển quốc tế ...........................................................................396
4.2. Đáy đại dương (La zone).....................................................400
8
CHƯƠNG VI: DÂN c ư TRONG LUẬT QUỐC TẾ............. 409
I. Khái niệm và địa vị pháp lý của dân c ư ...............................409
1.1. Định nghĩa dân cư trong luật quốc tế.................................409
1.2. Quy định địa vị pháp lý của dân c ư ....................................411
II. Một số vấn đề pháp lý về quốc tịch....................................... 417
2.1. Khái niệm quốc tịch...............................................................417
2.2. Các cách thức có quốc tịch................................................. 424
2.3. Bằng chứng về việc có quốc tịch.........................................436
2.4. Chấm dứt mối quan hệ quốc tịch.........................................436
2.5. Hai quốc tịch........................................................................... 440
2.6. Không quốc tịch (stateless)...................................................444
III. Địa vị pháp lý của người nước ngoài, cư trú chính trị và
bảo hộ công dân..............................................................................447
3.1. Địa vị pháp lý của người nước ngoài.................................. 448
3.2. Cư trú chính trị........................................................................453
3.3. Bảo hộ công dân (Bảo hộ ngoại giao)................................. 455
CHƯƠNG VII: LUẬT NGOẠI GIAO VÀ LÃNH s ự ...........480
I. Khái quát về luật ngoại giao và lãnh s ự ...............................480
1.1. Khái niệm luật ngoại giao và lãnh s ự ..................................480
1.2. Nguồn của luật ngoại giao lãnh sự.......................................482
1.3. Các nguyên tắc của luật ngoại giao và lãnh sự..................485
1.4. Hệ thống cơ quan quan hệ đối ngoại của nhà nước.......... 490
II. Cơ quan đại diện ngoại giao................................................. 499
2.1. Khái niệm và phân loại cơ quan đại diện ngoại giao......499
9
2.2. Chức năng của cơ quan đại diện ngoại giao.....................501
2.3. Cấp, hàm và chức vụ ngoại giao........................................ 504
2.4. Trình tự bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan đại diện
ngoại giao.......................................................................................507
2.5. Khởi đầu và kết thúc chức vụ của người đứng đầu cơ quan
đại diện ngoại giao.................................................. ....509
2.6. Thành viên của cơ quan đại diện ngoại giao......................510
2.7. Đoàn ngoại giao.....................................................................512
2.8. Quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao.....................................513
III. Cơ quan lãnh sự ......................................................................525
3.1. Khái niệm, chức năng của cơ quan lãnh sự .......................525
3.2. Cấp của cơ quan lãnh sự và người đứng đầu
cơ quan lãnh sự............................................................................. 529
3.3. Bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan lãnh sự.......................530
3.4. Cơ cấu tổ chức và thành viên của cơ quan lãnh sự...........531
3.5. Khởi đầu và kết thúc chức năng lãnh sự............................532
3.6. Lãnh sự danh dự.....................................................................533
3.7 Đoàn lãnh sự .......................................................................... 535
3.8. Quyền ưu đãi và miễn trừ lãnh sự........................................536
IV. Phái đoàn đại diện của các quốc gia tại các tò chức quốc tế,
phái đoàn đại diện cua tổ chức quốc tế tại các quốc gia..........540
4.1. Phái đoàn đại diện của các quôc gia tại các tô chức
quốc tế.............................................................................................540
4.2. Phái đoàn đại diện của tổ chức quốc tế tại các quốc gia..... 545
10
DANH MỤC CÁC TỪ VIÉT TẮT
ADB: Ngân hàng phát triển châu Á (Asia Development Bank)
ALADI: Hội liên kết Mỹ - Latinh {Latin American Intégration
Association)
APEC: Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương
(Asia Pacific Economie Coopération)
ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á {Association o f
South East Asian Nations)
AU: Liên minh châu Phi {African Union)
CARICOM: Cộng đồng kinh tế Caribe {Caribean Communitỳ)
cAT: Công ước chống tra tấn và các hình thức trừng phạt và đối
xừ tàn bạo, vô nhân đạo hay hạ nhục khác {Convention against
Torture)
CEDAW: Công ước về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xừ
chống lại phụ nữ {Committee on the Elimination of
Discrimination against Women)
CEEAC: Cộng đồng kinh tế các nước Trung Phi {Communauté
Economique des États d ’
Afrique)
CHLB: Cộng hòa liên bang
CHND: Cộng hòa nhân dân
CHXHCN: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
CITES: Công ước về Buôn bán quốc tế các loại động thực vật
hoang dã nguy cấp (Convention on International Trade in
Endangered Species ofWild Fauna and Flora)
CMEA: Hội đồng tương trợ kinh tế {Council of Mutual
Economie Assistance)
11
COPAL: Liên minh những nước sản xuất ca cao (.Alliance of
Cocoa Producing Countries)
CRC: Công ước về quyền trẻ em (Convention on the Rights o f
the Child)
CSCE: Hội nghị về An ninh và Hợp tác ở châu Âu (Conference
on Security and Co-operation in Europe)
CSW: ủy ban về địa vị phụ nữ (Commission on the Status of
Women)
ĐHĐ: Đại Hội đồng
ĐHĐ: Đại hội đồng
EAEC: Cộng đồng châu Âu về năng lượng nguyên tử {European
Atomic Energy Commừnity)
ECOCAS: Cộng đồng Kinh tế Trung Phi {Economic Community
o f Central African States)
ECOSOC: Hội đồng kinh tế xã hội {Economic and Social
Council)
ECOWAS: Cộng đồng kinh tế các nước Tầy Phi {Economic
Community of West African States)
ECOWAS: Cộng đồng Kinh té Tây Phi {Economic Community
of West African States)
ECSC: Cộng đồng châu Âu về than và thép {European Coal and
Steel Community)
EEC: Cộng đồng kinh tế châu Âu {European Economic
Community)
EFTA: Khu vực thưcmg mại tự do châu Âu {European Free
Trade Association)
EU: Liên minh châu Âu {European Union)
FAO: Tổ chức nông lưcmg {Food and Agriculture Organization)
12
GATT: Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch (General
Agreement on Trade and Tariffs)
HĐBA: Hội đồng Bảo an
HĐKTXH: Hội đồng Kinh tế Xã hội
IAEA: Tổ chức Năng lượng Nguyên tử Thế giới (International
Atomic Energy Agency)
ICC: Tòa án hình sự quốc tế (International Criminal Court)
ICCPR: Công ước quốc tế về quyền dân sự, chính trị
(International Covenant on Civil and Political Rights)
ICERD: Công ước quốc tế về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối
xừ vê chủng tộc (International Convention on the Elimination of
All Forms o fRacial Discrimination)
ICESCR: Công ước quốc tế về quyền kinh tế, xã hội, văn hóa
{International Covenant on Economic, Social and Cultural
Rights)
ICJ: Tòa án Công lý quốc tế (International Court o fJustice)
ICPPED: Công ước quốc tế về bảo vệ tất cả mọi người khỏi bị
đưa đi mất tích {International Convention for the Protection o f
All Personsfrom Enforced Disappearance)
ICRMW: Công ước quốc tế về bảo vệ quyền của mọi người lao
động di trú và các thành viên của gia đình họ {Convention on the
Protection o f the Rights o fAll Migrant Workers and Members of
Their Families)
ICRPD: Công ước về quyền của những người khuyết tật
{Convention on the Rights o fPersons with Disabilities)
ICSID: Trung tâm Quốc tế về Giải quyết các tranh chấp về đầu
tư {International Centre for the Settlement o f Investment
Disputes)
13
ILO: Tô chức lao động quốc tế (International Labor
Organization)
IMCO: Tổ chức Tư vấn hàng hải quốc tế {International Maritime
Consultative Organization)
IMF: Quỹ Tiền tệ Quốc tế {International Monetary Fund)
IMO: Tổ chức Hàng hải Quốc tế {International Maritime
Organization)
ITLOS: Tòa án Quốc tế về Luật biển {International Tribunalfor
the Law ofthe Sea)
ITU: Liên minh điện tín thế giới {International Telegraph Union)
IUCN: Liên minh Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên {International
Unionfor the Conservation ofNature)
LHQ: Liên hợp quốc
MARPOL: Công ước về Ngăn chặn ô nhiễm biển từ tàu thuyền
{International Convention for the Prevention of Pollution from
Ships)
MERCOSUR: Khối Thị trường chung Nam Mỹ {Mercado
Común del Sur)
NATO: Khối Quân sự Bắc Đại Tây Dương {North Atlantic
Treaty Organization)
Nxb: Nhà xuất bản
OAS: Tổ chức các nước châu Mỹ {Organizations of American
States)
OAU: Tổ chức thống nhất Châu Phi {Organization of African
Unity)
OECD: Tổ chức hợp tác về kinh tế và phát triển {Organisation
for Economic Co-operation and Development)
14
OPEC: Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (Organization o f
Petroleum Exporting Countries)
PCA: Tòa Trọng tài Thường trực của Hội Quốc liên (Permanent
Court o fArbitration)
TACLQT: Tòa án công lý quốc tế
TAQT: Tòa án quốc tế
UDHR: Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người năm 1948
(Universal Declaration o fHuman Rights)
UIC: Liên hiệp vận tải đường sắt quốc tế {International Union o f
Raiways)
UNDP: Chưcmg trình phát triển của Liên hợp quốc (United
Nations ’Development Programme)
UNEP: Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc (United
Nations ’Environment Programme)
UNESCO: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên
hợp quôc {United Nations’ Educational, Scientific and Cidtural
Organization)
UNICEF: Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc {The United Nations’
Children’
s Fund)
UNIDO: Tổ chức Phát triển Công nghiệp của Liên hợp quốc
{The United Nations’Industrial Development Organization)
UPU: Liên minh bưu chính thế giới {Universal Postal Union)
WB: Ngân hàng Thế giới {WorldBank)
WHO: Tổ chức y tế thế giới {WorldHealth Organization)
WTO: Tổ chức thương mại thế giới {World Trade Organization)
XHCN: Xã hội chủ nghĩa
15
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VÈ LUẬT QUÓC TẾ
Khi các quốc gia hình thành, các quan hệ liên quốc gia
cũng đồng thời xuất hiện. Những quan hệ này tồn tại song song
với các quan hệ phát sinh trong phạm vi lãnh thổ của các quốc
gia. Các quốc gia sử dụng công cụ pháp luật để điều chinh các
quan hệ xã hội phát sinh trong phạm vi lãnh thổ của mình nhằm
phục vụ cho lợi ích của giai cấp thống trị cũng như đảm bảo sự
ổn định của trật tự xã hội. Tổng thể các nguyên tắc và quy phạm
này tạo thành hệ thống pháp luật quốc gia. Trong khi đó, quan hệ
giữa các quốc gia, với đặc trưng là quan hệ giữa những thực thể
có chủ quyền, cần được điều chỉnh bởi một hệ thống các quy
phạm có bản chất khảc với các quy phạm pháp luật quốc gia. Hệ
thống các quy phạm này được gọi là hệ thống pháp luật quốc tế.
Để nắm bắt những nét chung nhất về hệ thống pháp luật
quốc tế, trước hết cần trả lời câu hỏi luật quốc tế là gì (I) và luật
quốc tế có những đặc trưng nổi bật nào (II). Những nguyên tắc
và quy phạm của luật quốc tế ngày nay là kết quả của nhiều thế
kỷ hình thành, kế thừa và phát triển (III). Được xây dựng và phát
triển dựa trên một số nguyên tắc mang tính cơ bản (V), luật quốc
tế có quan hệ tương tác mạnh mẽ với luật quốc gia (IV).
I. KHÁI NIỆM LUẬT QUÓC TÉ
Có nhiều cách để định nghĩa luật quốc tế (1.1) nhưng
nhìn chung, thuật ngữ «luật quốc tế» hàm ý luật giữa các
quốc gia (1.2). cần chú ý rằng thuật ngữ «công pháp quôc
tế» cũng thường được dùng để chỉ luật quốc tế, nhăm phân
biệt luật này với «tư pháp quốc tế» (1.3). Luật quốc tế được
cấu thành bởi những «hạt nhân», đó chính là các quy phạm
pháp luật quốc tể (1.4).
16
1.1. Định nghĩa luật quốc tế
Luật quốc tế có thể được định nghĩa theo nhiều cách khác
nhau, tùy thuộc vào thời điểm, bối cảnh định nghĩa cũng như
quan điểm của tác giả định nghĩa. Nhìn chung, việc xây dựng
khái niệm luật quốc tế thường được tiếp cận từ phưong diện đối
tượng điều chỉnh, quy trình xây dựng, chủ thể xây dựng và tiêu
chuẩn để công nhận quy phạm luật quốc tế.
Khi xem xét tranh chấp Lotus giữa Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ.
Tòa Công lý thường trực quốc tế đưa ra định nghĩa sau vê luật
quốc tế: «Luật quốc tế điều chinh quan hệ giữa các quốc gia độc
lập. Các quy định của luật có giả trị bắt buộc đổi với các quốc
gia bởi chúng bẳt nguồn từ chỉnh ý chí của họ thể hiện trong các
công ước (điều ước) hoặc qua các thông lệ được công nhận một
cách rộng rãi, thể hiện những quy tắc pháp lý thành lập nhằm
điều chinh quan hệ giữa những cộng đồng độc lập cùng tồn tại
với nhau hoặc nhằm đạt đến những mục đích chung.».' Định
nghĩa trên có ý nghĩa quan trọng khi ra đời (năm 1927) và ngày
nay vẫn còn một số giá trị nhất định. Tuy nhiên, đây chỉ là một
trong rất nhiều định nghĩa khác nhau về luật quốc tế.
Căn cứ trên đối tượng điều chỉnh của luật quôc tê, luật
quốc tế được định nghĩa «... bao gồm các quy định và nguyên tắc
có tỉnh áp dụng chung nhằm điều chinh các hành vi của quôc gia
và tổ chức quốc tế cũng như mồi quan hệ giữa chúng với nhau
(ỉnter se), cũng như điều chỉnh một số quan hệ của họ với các cả
nhăn hoặc pháp nhân»} Tưong tự, một sô học giả luật quôc tê
định nghĩa luật quốc tế là «một ngành luật tổng hợp các nguyên
tắc và quy phạm pháp luật điều chỉnh chù yếu các quan hệ chinh
1Lotus (Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ), PCJ Judgment, 1927.
<http://www.worldcourts.com/pcij/eng/decisions/1927.09.07_lotus.htm>.
2 Theo bàn Trình bày (lần thứ ba) về luật liên quan đến quan hệ đối ngoại của
Học viện Luật Hoa Kỳ.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
THƯ VIỆN
V M ổr ¿ m ô - o l
17
trị hoặc các khỉa cạnh chỉnh trị của các quan hệ khác giữa các
quôc gia với nhau cũng như giữa các quốc gia và các chủ thế
phái sinh và đặc biệt khác của luật quốc tể»} Luật quốc tế còn
có thể được định nghĩa một cách đơn giản là tập hợp các quy tắc
điều chỉnh các mối quan hệ giữa các quốc gia và các chủ thể
khác3
4 hoặc luật áp dụng cho xã hội quốc tế.5
Nhẩn mạnh quy trình xây dựng, chủ thể xây dựng, đối
tượng điều chỉnh và tiêu chuẩn để công nhận quy phạm luật quốc
tế, một số học giả định nghĩa luật quốc tế là «hệ thong các
nguyên tẳc và quy phạm pháp luật, được các quốc gia và các chủ
thể khác của luật quốc tể thỏa thuận xây dựng nên, trên cơ sở tự
nguyện và bình đẳng nhằm điều chỉnh những quan hệ phát sinh
giữa các quổc gia và các chủ thể khác trong mọi lĩnh vực cùa
đời sống xã hội».6
7
Một trong những định nghĩa có thể coi là phản ánh đầy đủ
nhất bản chất và những đặc trưng cơ bản của luật quốc tế, giúp
phân biệt luật quốc tế với luật quốc gia và hiện được sử dụng
rộng rãi trong các giáo trình luật quốc tế của Việt Nam thuộc về
giáo sư G.I. Tunkin, theo đó luật quốc tế là “Tông thể những quy
phạm được tạo ra bởi thỏa thuận giữa những quôc gia thuộc các
hệ thống xã hội khác nhau, phản ánh ý chỉ hòa hợp của các quốc
gia và có đặc tỉnh dân chủ chung, điều chỉnh quan hệ giữa các
quốc gia với nhau trong quá trình đẩu tranh và hợp tác theo
hướng đảm bảo hòa bình và cùng tồn tại hòa bình, tự do và sự
độc lập của các dân tộc, và trong trường hợp cân thỉêt được đảm
3Nguyễn Hồng Thao, Giáo trình luật quốc tế, Nxb. Giáo dục, 1999, tr. 12.
4 Raymond Guillien & Jean Vincent, Từ vựng thuật ngữ pháp lý (Lexique des
termesjuridiques), Dalloz, in lần thứ 13, 2001,. tr. 219.
5Nguyễn Quốc Định, Patrick Daillier, Alain Pellet, Công pháp quốc tế (Droit
internationalpublic), LGDJ, Paris, 2002, tr. 3.
6 Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật quốc tế, Nxb. Công an nhân dân,
2007, tr. 8.
7 , t
18 -
bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế một cách riêng lẻ hoặc
tập thể bởi các quốc gia’’.1
Nhìn dưới góc độ pháp lý, một định nghĩa luật quốc tế nói
chung cần thể hiện những vấn đề cơ bản như: chủ thể và đối
tượng điều chỉnh của luật quốc tế, phương thức hình thành các
nguyên tăc và quy phạm luật quôc tê, phương thức thực thi và
bảo đảm thi hành các nguyên tắc và quy phạm này. Dựa trên
những tiêu chí này, định nghĩa của giáo sư Tunkin là tương đôi
thích hợp, mặc dù còn chưa đầy đủ ở chỗ chỉ đề cập đến quốc gia
là chủ thể của luật quốc tế.
Như vậy, ta có thể đi đến kết luận luật quốc tế là hệ thống
các nguyên tắc và quy phạm pháp luật do các chủ thể của luật
quôc tê (bao gồm quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tê)
thỏa thuận xây dựng nên trên cơ sở tự nguyên và bình đảng
nhăm điêu chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các chủ thề luật
quôc tê với nhau trong mọi lĩnh vực của đời sổng quốc tế và
được đảm bảo thực hiện bởi chỉnh các chủ thể đó.
1.2. Thuật ngữ «luật quốc tế»
Vê mặt lịch sử, thuật ngữ «luật quốc tế» được sử dụng
ngày naỵ có nguồn gốc từ thuật ngữ tiếng Anh «international
ỉaw» xuât hiện năm 1780 trong cuôn sách của Bentham Giới
thiệu các nguyên tẩc của đạo đức và pháp luật. Ý nghĩa của từ
này là «luật giữa các dân tộc» còn được thể hiện qua những thuật
ngữ tương tự được sử dụng trong nhiều ngôn ngữ. Chẳng hạn,
droit International (tiếng Pháp), derecho internacional (tiếng
Tây Ban Nha), Meotcòvnapoốìioe npatso (tiếng Nga). Thuật ngữ
của Bentham thực tế chính là thuật ngữ có nguồn gốc latin jus
ínter gentes được Vitoria dùng vào thế kỷ XVI và được nhắc lại
bởi luật gia người Anh Zouch vào năm 1650, sau này đã được
quan chưởng ấn (Chancellor) Aguesseau dịch vào đầu thế kỷ7
7 G. I. Tunkin, Lý thuyết về luật quốc tế (Theory of International Law) (bản
dịch và lời giới thiệu cùa William E Butler), London 1974 tr. 251.
19
XVII là «luật giữa các dân tộc». Vào năm 1795, học giả người
Đức Kant đã thay thế từ «dân tộc» bằng «quốc gia» trong thuật
ngữ «luật quốc tế». Từ đó, «luật giữa các dân tộc» được hiểu như
luật điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia, hay luật liên quốc
gia.8 Ý nghĩa này thể hiện trong thuật ngữ S3 |ỉõ 'ìíz W- được sử
dụng ngày nay trong tiếng Trung Quốc (H (quo): quốc gia, đất
nước; P
Ê
F(ji): giữa (các sự vật với nhau); ÌẾ # (fa lu): pháp luật)
và «luật quốc tế» ở tiếng Việt.
Cần thêm rằng, trước khi Bentham giới thiệu thuật ngữ
luật quốc tế, một thuật ngữ khác, Jus gentium (luật của các dân
tộc) cũng được sử dụng và thậm chí vẫn được đề cập cho đến
ngày nay. Thậm chí, thuật ngữ jus gentium còn được một số
người hiểu là đồng nghĩa với jus inter gentes hay luật quốc tế.
Tuy nhiên, nội hàm'của hai thuật ngữ trên không trùng hợp, bởi
lẽ jus inter gentes được hiểu là «luật giữa các dân tộc» trong khi
jus gentium thể hiện ý « luật chung của các dân tộc ».
1.3. Phân biệt «công pháp quốc tế» và «tư pháp quốc tế»
Từ những năm đầu thế kỷ XIX, tính từ « công» {public)
bắt đầu được thêm vào trước cụm từ « luật quốc tế » để phân biệt
giữa hệ thống luật quốc tế hay còn được gọi là « công pháp quốc
tế » với « tư pháp quốc tê »,9 Việc đưa từ « công » hay « công
pháp » trước từ « quốc tế » nhằm mục đích nhấn mạnh sự khác
biệt giữa « công pháp quốc tế » và « tư pháp quốc tế ». Điểm
khác biệt thứ nhất và cơ bản giữa công pháp quốc tế và tư pháp
quốc tế là đối tượng điều chỉnh. Công pháp quốc tế điều chỉnh
quan hệ (chủ yêu) giữa các quôc gia, trong khi đó tư pháp quôc
tế điều chỉnh quan hệ giữa các cá nhân và pháp nhân. Quan hệ
điêu chỉnh bởi công pháp quôc tê mang tính chât « công » trong
khi các quan hệ điêu chỉnh bởi tư pháp quôc tê lại mang tính chât
8 Nguyễn Quốc Định, Patrick Daillier, Alain Pellet, Công pháp quốc tế (Droit
international public), LGDJ, Paris, 2002, tr. 36.
9 Thuật ngữ « tư pháp quốc tế » được dùng lần đầu năm 1843 tại Pháp bời
Foelix trong cuốn Điều ước về tư pháp quốc tế.
20
« tư » bao gồm các quan hệ dân sự mang yếu tố nước ngoài, liên
quan đến sự khác biệt về quốc tịch của các chủ thể liên quan, địa
điểm diễn ra quan hệ... Ngoài ra, một số điểm khác biệt cơ bản
khác giữa công pháp và tư pháp quốc tế là: về chủ thể, chủ thể
chủ yếu của công pháp quốc tế là các quốc gia, tổ chức quốc tế,
vùng lãnh thổ có quy chế đặc biệt ; trong khi chủ thể chủ yếu của
tư pháp quốc tế là các cá nhân và pháp nhân (quốc gia chỉ là chủ
thệ đặc biệt). Vê phương pháp điêu chỉnh, công pháp quôc tê
điêu chỉnh băng phương pháp thỏa thuận, bình đăng trong khi tư
pháp quốc tế áp dụng phương pháp thực chất và phương pháp
xung đột. về biện pháp thực thi luật, các biện pháp áp dụng
trong công pháp quốc tế có thể mang tính chính trị, kinh tê, vũ
lực trong khi biện pháp áp dụng trong tư pháp quốc tế thường là
các bôi thường thiệt hại mang tính tài sản.10
Ngoài ra, trong khoa học luật quốc tể tồn tại sự tranh luận
vê vị trí của « công pháp quốc tế» và « tư pháp quốc tế ». Chẳng
hạn, có quan điểm cho rằng tư pháp quốc tế chỉ là một nhánh của
luật quôc gia, còn công pháp quốc tế mới thật sự là luật quôc tê.
Trên thực tê, hai ngành luật trên không hoàn toàn tách biệt và
việc tách bạch giữa công pháp quốc tế và tư pháp quốc tế là thiếu
cơ sở. Thậm chí, chúng có khuynh hướng tương tác với nhau
ngày càng nhiêu. Trong nhiều trường họp, công pháp quôc tê có
sự đan xen với tư pháp quốc tế. Điều này thể hiện ờ chỗ các điêu
ước quôc tê, các tập quán quốc tê điêu chỉnh quan hệ tư pháp
quôc tế. Bên cạnh đó, các cá nhân, pháp nhân cũng có khuynh
hướng ngày càng phát triển những quan hệ với các quốc gia nước
ngoài. Một số tác giả, như Georges Scelle, còn cho ràng chỉ có
một luật quôc tê, được chia ra thành hai nhánh: luật quôc tê tư
(quốc tế tư pháp) và luật quốc tế công (quốc tế công pháp).1
1
10Xem các tác giả Lê Thị Nam Giang, Tưpháp quốc tế, Nxb Đại học quốc gia
TP. Hồ Chí Minh, 2007, tr. 38; Ngô Hữu Phước, Luật quốc tế, Nxb. Chính trị
quốc gia, 2010, tr. 22 —23.
1
1 Georges Scelle, trích bởi Nguyễn Quốc Định, Patrick Daillier, Alain Pellet,
Công pháp quốc tế (Droit international public), LGDJ, Paris, 2002, tr. 37.
21
Điều này dẫn đến việc thuật ngữ «quốc tế công pháp » được sử
dụng trong một số văn bản; Hiến pháp Cộng hòa Pháp 1946 là
một ví dụ. Tuy nhiên, nhìn chung trong khoa học pháp lý quốc tế
có sự phân biệt rõ rệt giữa công pháp quốc tế và tư pháp quốc tế.
Hiện nay, ngoài chủ thể chủ yếu là quốc gia, còn có ngàỵ
càng nhiều những chủ thể khác, nổi bật nhất là các tổ chức quốc té,
tham gia vào các quan hệ quôc íê. Do đó, luật quôc tê không còn
đon thuân là luật điêu chỉnh quan hệ giữa các quôc gia. Mặc dù vậy,
thuật ngữ « luật quốc tế » vẫn còn tiếp tục được áp dụng do vai trò
trung tâm của các quốc gia trong hoạt động của xã hội quốc tế.
1.4. Quy phạm pháp luật quốc tế
Quy phạm pháp luật quốc tế là bộ phận cấu thành nhỏ nhất
của luật quôc tê (1.4.1). Các quy phạm này có thê được chia thành
nhiều nhóm khác nhau, dựa trên những tiêu chí khác nhau (1.4.2).
1.4.1. Khải niệm quy phạm pháp luật quốc tế
Quy phạm pháp luật quốc tế được hiểu như là những quy
tắc xử sự do các chủ thể của luật quốc tế thỏa thuận xây dụng
nên hoặc cùng nhau thừa nhận giá trị pháp lý. Các quy tắc đó ghi
nhận các quyền và nghĩa vụ pháp lý cũng như khả năng gánh
chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế của các chủ thế của luật quốc
tế. Chúng có giá trị ràng buộc đổi với các chủ thể luật quốc tế và
là công cụ để điều chỉnh các quan hệ quốc tế.
Các quy phạm quốc tế là cơ sở pháp lý để đánh giả tính
hợp pháp của các hành vi của các chủ thể của luật quốc tế khi
tham gia vào các quan hệ pháp luật quốc tế. Sự vi phạm các quy
phạm luật quốc tế là cơ sở để xác định trách nhiệm pháp lý
quốc tế. Quy phạm luật quốc tế được xem là thành tố nhỏ nhất,
hạt nhân của hệ thống luật quốc tê. Trên cơ sở các quy phạm
luật quốc tế, các chế định luật quốc tế và các ngành cúa luật
quốc tế được hình thành căn cứ vào từng loại quan hệ pháp luật
quốc tế cụ thể mà những quy phạm trong chế định, ngành luật
đó điều chỉnh.
22
Trong quan hệ quốc tế, ngoài các quy phạm luật quốc tế
còn có các quy tắc ứng xử, thông lệ, lễ nhượng quốc tế, các quy
phạm đạo đức, chính trị quốc tế. Những quy tắc này có vai trò
tích cực trong việc góp phần điều chỉnh hoạt động của các chủ
thể luật quốc tế với nhau và thường tồn tại trong các quan hệ
quốc tế về nghi lễ ngoại giao hoặc các quan hệ đối ngoại khác.
Khác với các quy phạm luật quốc tế, chúng không có hiệu lực
bắt buộc đối với các chủ thể của luật quốc tế.
1.4.2. Phân loại quyphạm pháp luật quốc tế
Các quy phạm luật quốc tế có thể được phân loại dựa vào
các tiêu chí sau đây:
Thứ nhắt, căn cứ vào nội dung và vị trí trong hệ thống luật
quốc tế, có các nguyên tắc và quy phạm thông thường. Trong đó
các nguyên tăc là những quy phạm chứa đựng nội dung cô đọng,
có vai trò quan trọng nhất và có giá trị pháp lý cao hom so với các
quy phạm thông thường.
Thứ hai, căn cứ vào phạm vi tác động của các quy phạm
(không gian tác động) có quy phạm luật quốc tế phổ cập và quy
phạm luật quốc tế khu vực. Các quy phạm phổ cập được ghi
nhận trong các điều ước đa phưomg mang tính toàn cầu, trong đó
có sự tham gia của đại đa số các quốc gia và các chủ thê khác
của luật quốc tế trên toàn thế giới. Những quy phạm này có hiệu
lực pháp lý bắt buộc chung, và việc xây dựng và thay đổi chúng
được cả cộng đồng quốc tế tham gia thực hiện. Các quy phạm
khu vực do một nhóm các quốc gia, chủ thể nhất định của luật
quốc tế xây dựng hoặc tham gia. Chúng chỉ có giá trị pháp lý băt
buộc đối với các quốc gia, chủ thê đó.
Thứ ba, căn cứ vào giá trị pháp lý có quy phạm mệnh lệnh
(Jus cogens) và quy phạm tùy nghi. Trong đó các quy phạm jus
cogens tồn tại dưới dạng điêu ước và cả tập quán. Các quy phạm
jus cogens có giá trị hiệu lực tuyệt đôi trong tât cả các lĩnh vực
của quan hệ quốc tế, có giá trị pháp lý trên phạm vi toàn cầu và
23
là thước đo giá trị pháp lý cho các loại quy phạm khác. Tính chất
tối cao vê giá trị pháp lý của những quy phạm này còn thê hiện ở
việc các chủ thể của luật quốc tế không có quyền loại bỏ chúng
ngay cả khi có sự thỏa thuận giữa họ với nhau.
Các quy phạm tùy nghi là những quy phạm cho phép các
chủ thể luật quốc tế có khả năng tự mình xác định phạm vi quyền
và nghĩa vụ giữa các bên và khả năng áp dụng riêng phù hợp với
hoàn cảnh thực tê, ví dụ như các quy phạm vê xác định chiêu
rộng lãnh hải của một quốc gia ven biển trong Công ước về luật
biển 1982. Các quy phạm loại này nêu nhiêu cách xử sự khác
nhau để các chủ thể áp dụng cho từng điêu kiện, hoàn cảnh cụ
thể và do đó, các chủ thể có khả năng áp dụng linh hoạt hơn so
với các quy phạmjus cogens. >
Thứ tư, căn cứ vào phương thức hình thành và hình thức
tồn tại có quy phạm điều ước và quy phạm tập quán.
Lý luận về quy phạm luật quốc tế cũng đông thời giúp
phân biệt giữa chúng với các quy phạm chính trị quôc tê và quy
phạm đạo đức quốc tế.
Các quy phạm chính trị quốc tế cũng là kết quả của sự thỏa
thuận, thống nhât ý chí giữa các chủ thê luật quôc tê trên cơ sở
hiểu biết, tin cậy, tôn trọng lẫn nhau. Những quy phạm chính trị
thường được quy định trọng các tuyên bố của các quốc gia hoặc
trong các văn kiện chính trị của hội nghị, tô chức quôc tê.1
2Khác
với các quy phạm luật quốc tế, các quy phạm chính trị không có
tính chất bắt buộc, do đó việc thực hiện chúng mang tính mềm
dẻo và linh hoạt hơn và phụ thuộc rất nhiêu vào thiện chí của các
bên khi tuân thủ. Một quốc gia có thể đông thời ràng buộc mình
với các quy phạm chính trị và quy phạm luật quôc tê, tuy nhiên
khi có sự xung đột giữa các quy phạm này thì áp dụng quy phạm
luật quốc tế để xác định quyền và nghĩa vụ cụ thê của quôc gia,
1
2 Ví dụ như Tuyên bố hòa hợp ASEAN ký tại Bali năm 1976, Tuyên bố về
cách ứng xù của các bên ở biển Đông năm 2002.
24
căn cứ vào đó để xác định trách nhiệm pháp lý quốc tế trong
trường hợp có sự vi phạm.
Quy phạm đạo đức quốc tế là những quy phạm hình thành
trong thực tiễn quan hệ quốc tế dựa trên các chuẩn mực đạo đức
quốc tế. Các quy phạm đạo đức thường thể hiện trong các lĩnh
vực như y tế, nhân đạo, giáo dục... được các quốc gia thừa nhận
và tuân thủ trên tinh thần tự nguyện và thiện chí. Cũng như các
quy phạm chính trị, các quy phạm loại này không có giá trị pháp
lý bắt buộc. Mặc dù vậy, các quy phạm đạo đức cũng có khá
năng trở thành quy phạm luật quốc tế một khi các chủ thể thỏa
thuận và thống nhất thừa nhận giá trị và vai ừò ảnh hưởng của
chúng trong quan hệ quốc tế.
II. ĐẶC TRƯNG CỦA LUẬT QUÓC TÉ
Với tư cách là một hệ thống pháp luật độc lập, luật quốc tế
có những diêm khác biệt rõ ràng nêu lây những đặc diêm của luật
quốc gia làm chuân mực để xem xét và đánh giá. Chính vì vậy, hệ
thống pháp luật quốc tế có thể được coi là một hệ thống luật rất
« khác biệt » hay « đặc biệt » so với hệ thống pháp luật quốc gia
(2.1). Những khác biệt đó, cũng như bản chất thỏa thuận của luật
quốc tế (2.2) là lý do khiến một số người có thể nhận định rằng
luật quốc tế không tồn tại (2.3). Dù sao đi nữa, ngày nay, không ai
còn có thê phủ nhận vai trò quan trọng của luật quốc tê (2.4).
2.1. Những khác biệt cơ bản của luật quốc tế so vói luật
quốc gia
Thứ nhất, về đổi tượng điều chỉnh, nếu đối tượng điệu
chỉnh của luật quốc gia là quan hệ giữa các chủ thê của luật quôc
gia thì đối tượng điều chỉnh của luật quốc tế là quan hệ giữa các
chủ thể của luật quốc tế. Luật quốc gia thường được hiêu là luật
điều chỉnh quan hệ giữa các chủ thể: nhà nước, cá nhân, pháp
nhân ở trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia. Trong khi đó,
luật quốc tế chủ yếu điều chỉnh quan hệ quốc tế, giữa các quôc
gia, các tổ chức quốc tế và các chủ thế khác của luật quốc tê. ơ
25
đây cần phân biệt quan hệ này với các quan hệ dân sự có yếu tố
nước ngoài được thiết lập giữa các cá nhân, pháp nhân có quốc
tịch khác nhau được điều chỉnh bởi tư pháp quốc tế.
Khi đề cập sự khác biệt giữa hai hệ thống pháp luật quốc tế
và pháp luật quốc gia thì tính chất « liên quốc gia » thương được
nhắc đến như một tiêu chí cơ bản. Đặc trưng về đối tương điều
chinh của luật quốc tế hàm chứa hai yếu tố chính. Môt là, các
quan hệ thuộc điêu chỉnh của luật quốc tế là những quan hệ phát
sinh ương mọi lĩnh vực chính trị, kinh tê, xã hội vượt khỏi phạm
vi lãnh thổ của các quốc gia. Hai là, những quan hệ này là những
quan hệ chỉ phát sinh giữa các quốc gia và các chủ thể khác của
luật quốc tế mà thôi.
Thứ hai, về phương thức'xây dựngpháp luật, nếu như luật
quốc gia thường được xây dựng bởi một cơ quan làm luật là cơ
quan quyền lực cao nhất của quốc gia, đại diện cho ý chí của
nhân dân thì luật quốc tế được xây dựng thông qua sự thỏa thuận
và thừa nhận của các chủ thể của luật quốc tế trển cơ sở tự
nguyện, bình đăng. Điêu này cũng có nghĩa là không tồn tại một
cơ quan lập pháp quốc tế chung giống như cơ quan lập pháp
quôc gia. Cơ sở của vân đê này^ là quan hệ quôc tế trước tiên và
cơ bản là quan hệ giữa các quôc gia, đây là những thực thể có
chủ quyền và bình đăng vê phương diện pháp lý. Chính vì lẽ đó
không thể có sự tôn tại của một cơ quan tập trung có chức năng
lập pháp quốc tế để ban hành, ấn định các quy phạm pháp luật
ràng buộc các chủ thê của luật quôc tê. Sự tôn tại của một cơ
quan lập pháp quốc tế như vậy không phản ánh được bản chất
của luật quốc tế lả sự thỏa thuận, thống nhất về ý chí giữa các
chủ thể luật quốc tế.
Ngoài ra, việc không tồn tại một cơ quan lập pháp quốc tế
chung có thể dẫn đến những sỵr khác biệt về cấu truc của hai hệ
thống pháp luật. Trong luật quốc gia, các quy phạm pháp luật có
thể được sắp xêp theo thứ bậc tương đối rõ ràng. Ví dụ, hiến
pháp có giá trị cao nhât trong hệ thống văn bản luật, kế đến là
26
các luật và văn bản dưới luật. Hay trong các quốc gia theo hệ
thông thông luật, các quy định xuât phát từ án lệ của tòa cấp
càng cao sẽ có giá trị càng lớn. Trong khi đó, các quy phạm
trong luật quôc tê không được ban hành bởi một cơ quan lập
pháp quôc tê, do đó hệ thống pháp luật quốc tế là một tổng thể
các quy phạm mà trong đó không có sự sắp xếp một cách hệ
thông, có thứ bậc, vị trí rõ ràng như trong hệ thống pháp luật
quôc gia. Bản thân khoản 3 Điều 38 Quy chế của Tòa án Công lý
quôc tê vê các loại nguồn của luật quốc tể cũng không xác định
một cách rõ ràng thứ bậc của các loại nguồn.
Mặc dù vậy, trong luật quốc tế vẫn có sự phân chia thứ bậc
dựa trên những nguyên tắc cơ bản của luật điều ước quốc tế như
nguyên tăc « luật sau ưu tiên hơn luật trước» (/ex posterior derogat
priori), hoặc « luật riêng ưu tiên hơn luật chung » (lex specialis
derogat generali), hoặc việc áp dụng một cách ưu tiên quy phạm
điêu ước so với quy phạm tập quán quốc tế. Thêm vào đó, theo
Điêu 53 và 62 của Công ước Vienna về luật điều ước quốc tê,
những quy phạm jus cogens là các « quy phạm bắt buộc cua pháp
luật quôc tê... không thể vi phạm » và làm cho các điều ước vi
phạm nó trờ nên vô hiệu. Sở dĩ giải pháp này được đưa ra là vì dựa
trên ý chí của các quốc gia, các điều ước quốc tế được xây dựng
trên nhiêu lĩnh vực, tại nhiều thời điểm khác nhau, có phạm vi điêu
chỉnh nhiều lúc chồng lấn nhau. Điều này dẫn đến khả năng xung
đột trong việc lựa chọn, áp dụng và giải thích luật cũng như tạo khó
khăn khi xét xử tranh chấp giữa các chủ thể của luật quốc tế.
Thứ ba, về chủ thế của luật, nếu chủ thể của pháp luật quôc
gia là nhà nước (đại diện bởi các cơ quan công quyền), các cá
nhân, pháp nhân thì chù thể cùa pháp luật quốc tế là các quốc gia,
tổ chức quốc tế liên chính phủ, các dân tộc đang đấu tranh giành
quyền tự quyết và một sổ vùng lãnh thổ có quy chế đặc biệt. Sự
khác biệt rõ rệt giữa hai hệ thống pháp luật này còn được thể hiện
qua vị trí và vai trò của từng loại chủ thể tham gia quan hệ pháp
27
luật mà mỗi hệ thống điều chỉnh. Trong pháp luật quốc gia, cá
nhân và pháp nhân là hai chủ thể cơ bản và chủ yếu nhất có khả
năng tham gia vào hầu hết các quan hệ pháp luật. Quốc gia/nhà
nước trong luật quốc gia chỉ có sự tham gia nhất định vào một số
quan hệ pháp luật đặc thù như hành chính, hình sự hoặc thậm chí
trong quan hệ pháp luật dân sự với tư cách là một chủ thể đặc biệt.
Trong pháp luật quốc tế, quốc gia là một chủ thể cơ bản và chủ
yếu tham gia vào tất cả các quan hệ pháp luật quốc tế. Cho đến
nay, về nguyên tắc, luật quốc tế hiện đại vẫn không thừa nhận tư
cách chủ thể luật quốc tế của các cá nhân và pháp nhân.
Cũng cần phải thấy ràng, quan hệ giữa các chủ thể của luật
quốc gia có sự bất bình đẳng: quốc gia là chủ thể đặc biệt, có
quyền quan trọng trong việc cíii phối, xác lập địa vị pháp lý của
các chủ thể còn lại, thông qua việc thiết lập các quy tắc pháp lý
mà các chủ thể này buộc phải tuân thủ. Đây chỉnh là quyền tối
cao của quốc gia trong việc tổ chức, quản lý xã hội. Trong khi
đó, các chủ thể chù yếu của luật quốc tế - các quốc gia - có quan
hệ bình đẳng, không phụ thuộc vào chế độ chính trị, diện tích,
dân số, trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Trong luật
quốc tế, không chủ thể nào có vai trò giống như nhà nước trong
luật quốc gia. Do đó, các quy phạm của luật quốc tế chỉ có thể
được ra đời và thực hiện nếu chính các chủ thể của luật quốc tế
tự nguyện xây dựng hoặc thông qua.
Thứ tư, về phương thức thực thi pháp luật, việc thực thi
pháp luật quốc gia được thực hiện một cách tập trung, thống
nhất, thông qua hoạt động và phối họp của hệ thống các cơ quan
nhà nước có thẩm quyền như quân đội, cơ quan kiểm sát, cơ
quan tòa án, cảnh sát, nhà tù. Hệ thống các cơ quan này được lập
ra nhằm đảm bảo thi hành pháp luật cũng như đảm bảo cho pháp
luật được tôn trọng bởi tất cả các cá nhân và tổ chức trong quốc
gia đó. Hệ thống cơ quan với những đặc điểm như trên không tồn
28
tại trong quan hệ pháp luật quốc tế. Nói cách khác, trong luật
quốc tế không có một hệ thống các cơ quan chuyên biệt và tập
trung làm nhiệm vụ đảm bảo thi hành luật quốc tế. về mặt lý
luận, quan hệ quốc tế trước tiên và chủ yếu là quan hệ giữa các
quốc gia độc lập có chủ quyền và bình đẳng với nhau về pháp lý,
do đó việc tồn tại một hệ thống cơ quan đảm bảo thi hành hoặc
cưỡng chế thi hành luật quốc tế tập trung sẽ được hiểu như vi
phạm đến sự bình đẳng giữa các quốc gia. Mặt khác, hệ thống
các nguyên tắc và quy phạm của luật quốc tế là do chính các
quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế xây dựng nên trên
cơ sở tự nguyện, thông qua đấu tranh và thương lượng, chính vì
vậy, việc tuân thủ các nguyên tắc và quy phạm pháp luật quôc tê
này cũng dựa trên cơ sở tự nguyện. Sự cưỡng chế thi hành luật
quốc tế nếu có cũng phải do chính các quốc gia và các chủ thê
khác của luật quốc tế thực hiện. Do đó, không thể cho rằng trong
luật quốc tế không tồn tại các biện pháp chế tài. Điểm khác biệt
so với luật quốc gia là ở chỗ, các biện pháp chế tài cá thể (như tự
vệ, trả đũa hợp pháp, trừng phạt) hoặc tập thể (như trừng phạt
phi vũ trang hoặc vũ trang) là do chính các chủ thể luật quôc tê
tự thực hiện.
Trường hợp việc cưỡng chế thực hiện pháp luật quôc tê
được tiến hành bời một cơ quan chuyên biệt, ví dụ như LHQ,
cũng không thể được xem là một bằng chúng cho thây sự tôn tại
của một cơ quan cưỡng chế tập trung, bởi lẽ khi này, tô chức
LHQ thực thi nhiệm vụ đó trên cơ sở sự cho phép/trao quyên của
chính các quốc gia thành viên để nhằm đạt đến mục tiêu cao cả là
bảo vệ hòa bình và an ninh thế giới.1
3
1
3 Điều 24 Hiến chương LHỌ quy định :
« Đê đảm báo cho LHQ hành dộng nhanh chóng và có hiệu quà, các thìmh
viên LHQ trao cho Hội đồng Bão an trách nhiệm chinh trong sự nghiệp duy
trì hòa bình và an ninh quốc tế và thừa nhận rằng, khi lctm những nghĩa vụ do
29
Luật quốc tế thông thường ghi nhận quyền của quốc gia bị
thiệt hại trong việc khởi kiện một quốc gia khác do có hành vi vi
phạm pháp luật quốc tế. Quyền khởi kiện được thừa nhận không
chỉ đối với quốc gia bị thiệt hại mà còn đối với tất cả các quôc
gia nếu sự vi phạm đó làm phương hại đến lợi ích chung của
nhân loại. Đây được coi là một quyền lợi chung của mọi quôc gia
(ergơ omnes).u Hiện nay, chức năng đảm bảo tuân thủ pháp luật
quốc tế có thể được thực hiện thông qua những kênh khác nhau.
Chẳng hạn, các quy định của Hiến chương LHQ được đảm bảo
thực hiện bời các cơ chế quy định tại chính Hiến chương. Đặc
biệt, Hội đồng Bảo an có chức năng hành động trong những
trường hợp có vi phạm nghiêm trọng và kéo dài đối với quyền
con người. Việc Hội đồng thông qua các nghị quyết thành lập hai
tòa hình sự quốc tế đối voi các trường hợp Nam Tư cũ và
Rwanda nhàm trừng phạt các hành vi xâm phạm nghiêm trọng
quyên con người là ví dụ thê hiện vai trò tích cực của Hội đồng
Bảo an trong lĩnh vực này vào thời kỳ sau chiến tranh lạnh. Bên
cạnh đó, nhiều điều ước quốc tế cũng quy định những cơ chế xét
xử bắt buộc để giải quyết tranh chấp liên quan đến điều ước. Có
thể kể đến Cơ quan giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương1
4
trách nhiệm ấy đặt ra, thì Mội đồng Bảo an hành động với tư cách thay mặt
cho các thành viên cùa LHQ;
Trong khi thực hiện những nghĩa vụ đó, Hội đồng Bảo an hành động theo
đúng những mttc đích và nguyên tặc cùa LHQ. Những quyền hạn nhat định
được trao cho Hội đông Bảo an đê Hội đông Báo an có thế làm tròn những
nghĩa vụ ẩy, được quy định ớ các chương VI, Vlỉ. VIII và XII...»
14 Quyền này được khẳng định tại phán quyết của Tòa án Quốc tế trong vụ
Công ty máy kéo, đèn và năng lượng Barcelona (Barcelona Traction, Light
and Power Company) giữa Bi và Tây Ban Nha năm 1972 nhu sau: « cần
phân biệt giữa nghĩa vụ cùa các quôc gia đôi với cộng đông quác tê nói chung
và nghĩa vụ phát sinh đối với một quôc gia khác trong lĩnh vực bảo hộ ngoại
giao. Bới về mặt bàn chất, những nghĩa vụ chung đôi với cộng đồng quốc tế là
môi quan tâm cùa tất cà các quôc gia. Vê tâm quan trọng của các quyên liên
quan, tất cà các quốc gia được coi là đểu có một lợi ích pháp lý trong sự bào
vệ cùa họ, chúng là những quyên lợi chung ("erga omnesj ».
30
mại thế giới (World Trade Organization, WTO), Tòa công lý của
châu Âu, Tòa công lý của các quốc gia Caribean và một số cơ
quan giải quyết tranh chấp khác. Ngoài ra, có thể kể đến Tòa án
hình sự quốc tế, có trách nhiệm xét xử và trừng phạt những cá
nhân chịu trách nhiệm về những vi phạm nghiêm trọng nhất đối
với luật nhân quyền và nhân đạo quốc tế.
Như vậy, liên quan đến vấn đề đảm bảo thi hành pháp luật,
điểm quan trọng nhất là hệ thống các nguyên tắc và quy phạm
của luật quốc tế trong đa số trường hợp được thực thi bởi sự tự
nguyện của các quốc gia. vấn đề đặt ra là: hậu quả từ việc không
tuân thủ luật quốc tế là gì? Có thể thấy, việc không thực thi luật
quốc tế có thể dẫn đến những hậu quả rất bất lợi cho quốc gia
như: (i) danh dự của quốc gia bị ảnh hưởng; (ii) trên cơ sở
nguyên tắc có đi có lại, các quốc gia bị thiệt hại sẽ không áp
dụng nghĩa vụ của mình đối với quốc gia bị vi phạm; (iii) các
quôc gia bị thiệt hại có thể sẽ áp dụng hành vi trả đũa... Dư luận
của nhân dân trên thế giới (trong và ngoài quốc gia có hành vi
liên quan) cũng góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy sự tôn
trọng luật quốc tế các của quốc gia.1
5
2.2. Bản chất của luật quốc tế
Bản chất của luật quốc tế chính là sự thỏa thuận ý chí giữa
các chủ thể của luật quốc tế, chủ yếu là các quốc gia độc lập,
bình đẳng về chủ quyền. Sự thỏa thuận giữa các quốc gia sụy cho
cùng đều nhằm hướng đến và phục vụ cho lợi ích của quôc gia,
cũng chính là của giai cấp cầm quyền. Vì vậy, có thê nói răng
luật quốc tế luôn phản ánh sự đấu tranh và nhân nhượng, thỏa
hiệp và thương lượng giữa các quốc gia mà mục đích chính là
nhàm phục V ỊI cho lợi ích của giai' cấp cầm quyền ở mỗi quôc
gia. Bất kỳ vấn đề nào cần được điều chỉnh bằng các quy phạm
1
5Xem chương Trách nhiệm pháp !ý quốc tể của giáo trình này.
31
luật quốc tế đều là kết quả của quá trình đấu tranh và thương
lượng đó. Điều này được phản ánh một cách rõ nét thông qua
việc ghi nhận và xây dựng những quy phạm điều chỉnh những
lĩnh vực mới của quan hệ quốc tế như việc đàm phán và thông
qua Công ước của LHQ về luật biển năm 1982;16 quá trình ghi
nhận những nguyên tắc của luật môi trường quốc tế17 cũng như
các quy tắc điều chỉnh hoạt động hàng không dân dụng và chinh
phục khoảng không vũ trụ. Thực tê cho thây trong hệ thông các
nguyên tắc và quy phạm luật quốc tế, các quy phạm tùy nghi
chiếm đa số. Đây cũng là cơ sở để khẳng định bản chất của luật
quốc tế là sự thỏa thuận.
Bản chất thỏa thuận, thống nhất ý chí, hài hòa lợi ích của
các quốc gia giúp làm sáng’tỏ thực tế rằng pháp luật quốc tế có
sự liên hệ với pháp luật quốc gia mà ờ đó luật quốc gia đóng vai
trò xuất phát điểm. Chính vì vậy, không thể phủ nhận quan điểm
cho rằng nhiều quy phạm pháp luật quốc tế có nguồn gốc từ pháp
luật quốc gia bởi chính các quốc gia khi xây dựng pháp luật quốc
tế đã cố gắng đưa tư tưởng pháp lý chỉ đạo, nguyên tắc và quy
định của pháp luật nước mình vào trong quá trình đàm phán. Và
điều này cũng giúp làm sáng tỏ thực tế là ảnh hưởng của những
nước lớn, mạnh đến quá trình hình thành và phát triển luật quốc
tế dường như khó tránh khỏi.
2.3. Tranh luận về sự tần tại của luật quốc tế
Những đặc trưng của luật quốc tế khiến cho đến tận hôm
nay, nhất là khi khủng hoảng trong quan hệ liên quốc gia diễn ra
trên nhiều bình diện, câu hỏi « Luật quốc tế - tồn tại hay không
tồn tại? » tưởng như đã được giải quyết dứt khoát, đôi khi vẫn bị
đặt ra. Điều này xuất phát từ câu hỏi liệu « quốc gia » - một chủ
16Xem chuơng Luật Biển quốc tế của giáo trình này.
17Xem chương Luật Môi trường quôc tê cùa giáo trình này.
32
thể hùng mạnh với chủ quyền của mình có thể bị ràng buộc bởi
các quy phạm « luật quốc tế » hay không? Thêm vào đó, thực
tiễn tồn tại của các cuộc chiến tranh, của bạo lực và khủng hoảng
trên phạm vi quốc tế khiến cho sự ngờ vực về hiệu lực, thậm chí
sự tồn tại của hệ thống quy phạm điều chỉnh quan hệ giữa các
quốc gia dường như có cơ sở. Cuối cùng, sự thiếu vắng của cấu
trúc quy phạm tương đương với cấu trúc luật quốc gia khiến
người ta nghi ngờ liệu luật quốc tế có phải là một hệ thống quy
phạm thực sự?
Một số học giả luật quốc tế đưa ra quan điểm cứng nhắc để
giải quyết những câu hỏi trên. Theo đó, một xã hội điều chỉnh bởi
pháp luật phải thỏa mãn 3 điều kiện: có một cơ quan làm luật, có
hệ thống tòa án để áp dụng luật nhằm điều chỉnh các tranh chấp và
có cơ quan cảnh sát để trừng phạt mỗi khi có vi phạm pháp luật
xảy ra. Pháp luật quốc gia tồn tại và được tôn trọng bởi trong mọi
quốc gia đều có những yếu tố nói trên. Từ đó, các học giả này nghi
ngờ sự tôn tại của luật quốc tế, bởi trong xã hội quốc tế không tôn
tại bộ ba: nhà làm luật - tòa án - cảnh sát.1
8
Một số khác, như tác giả Adolf Lasson và Hans J.
Morgenthau người Đức, Lundstedt người Thụy Điển, Raymond
Aron người Pháp lại cho ràng: quan hệ giữa các quốc gia được
giải quyết dựa trên sức mạnh và chủ quyền quốc gia, do đó khi
muốn, quốc gia có quyền tuyên bố chiến tranh. Các điều ước
quôc tê không tạo nên một hành lang pháp lý ổn định mà chỉ thê
hiện một cách tạm thời tương quan sức mạnh giữa các quôc gia.
Mọi quốc gia, nếu có sức mạnh đủ để áp đặt ý chí của mình, đêu
có thể phá bỏ một cách đơn phương những điều ước quốc tế đi
ngược lại lợi ích của mình. Dè dặt. hơn, có tác giả, như John
1
8 Georges Scelle là một trong những tác già thuộc trường phái này. Xem tông
hợp cùa Nguyễn Quốc Định, Patrick Dail'ier, Alain Pellet, Công pháp quốc tê
(Droit international public), LGDJ, Paris, 2002, tr. 85 —86.
33
Austin người Anh, cho rằng cái gọi là « luật quốc tế » chỉ là một
tập hợp những quy tắc đạo đức quốc tể.1
9
Trái lại, một số học giả20 lại cho rằng luật quốc tế chỉ là
một bộ phận của luật quốc gia áp dụng trong quan hệ đối ngoại.
Nói cách khác, luật công chia ra làm hai nhánh: ngoài luật công
điều chỉnh quan hệ quốc nội còn có một bộ phận luật công khác
áp dụng cho quan hệ đôi ngoại và đây chính là « luật quốc tế ».
Những người theo trường phái này (trường phái Bonn của
Seyden, cha con Zorn, Jauffmann, Wendel và của Decencière -
Ferrandière, Georges Burdeau của Pháp) lập luận công pháp áp
dụng cho quan hệ đôi ngoại do quốc gia xây dựng nên bởi lẽ
không có chủ thê nào cao hơn quốc gia. Hơn nữa, công pháp áp
dụng cho quan hệ đôi ngoại còn có thể được xếp vào một bộ
phận của luật hiên pháp. Luật này quy định các cơ quan nhà
nước có thâm quyên đại diện quôc gia trong quan hệ với các
quốc gia khác, ký kết các điều ước quốc tế và điều chỉnh các thủ
tục để khiến các điều ước này có giá trị bắt buộc.
Mặc dầu vậy, khoa học pháp lý quốc tế khẳng định sự tồn
tại của hệ thống luật quốc tế. Quan điểm này được lý giải bởi
một số lý do:
Thứ nhất, sự tồn tại của luật quốc tế được chứng minh trên
thực tiễn. Chính sự tôn tại của hệ thống luật quốc tế cho đến
ngày nay là kết quả của quá trình xây dựng, phát triển và áp dung
luật quốc tế một cách lâu dài và liên tục. Sự tồn tại của luât quốc
tế còn được thể hiện ờ chồ nó được các quốc gia, cũng như các
nhà chính trị, các tổ chức quốc tế thừa nhận và viện dẫn. Thưc tế
cho thấy các quốc gia ngày nay thường rất quan tâm đến luật
quốc tế khi thực hiện các chính sách đối ngoại của mình. Sự tồn
tại của các nguyên tăc và quy phạm pháp luật quốc tế làm giảm
19Idem, tr. 86-87.
20 Idem.
34
tại của các nguyên tắc và quy phạm pháp luật quốc tế làm giảm
thiêu khả năng lợi dụng sức mạnh hoặc cố tình vi phạm của một
số quốc gia. Mặc dù tính hiệu quả và khách quan của việc áp
dụng luật quốc tế là vấn đề còn tranh cãi, thực tiễn quan hệ quốc
tế, đặc biệt trong thời kỳ chiến tranh lạnh, cho thấy sự tồn tại tích
cực của luật quốc tế. Điều này được minh chứng qua việc luật
quốc tế ngăn chặn các nguy cơ chiến tranh hoặc xung đột vũ
trang, các thảm họa hạt nhân cũng như giúp dàn xếp các mâu
thuẫn, bất đồng thông qua các phương thức giải quyết tranh chấp
quốc tế sẵn có trong luật quốc té.21 Nói cách khác, luật quốc tế
tồn tại bởi nó được thừa nhận bởi các quốc gia, những chủ thể
phải tuân theo luật quốc tế; và các thẩm phán quốc gia hay quốc
tế, những người phải đảm bảo sự thực hiện luật quốc tế.
Sự thừa nhận luật quốc tế của các quốc gia được biểu hiện
qua nhiêu phương thức khác nhau. Hiến pháp của nhiều quôc gia
thê hiện sự thừa nhận này.22 Trong các quan hệ quôc tê, các quôc
gia đêu sử dụng những quy tắc của luật quốc tế làm cơ sờ cho
quan diêm của mình. Trong Bộ ngoại giao các nước đêu có bộ
phận chuyên về pháp luật quốc tế.
Một thực tế khác là các quốc gia tham gia ngày càng đông
đảo vào các tổ chức quốc tế và nhất là vào hệ thống LHQ. Một
trong những nghĩa vụ nền tảng có ý nghĩa bắt buộc đối với thành
viên của các tổ chức này, đó là tôn trọng luật quốc tế. Lời mờ
21 Những tranh chấp quốc tế trong thời kỳ chiến tranh lạnh điển hình là cuộc
khùng hoàng Cuba 1962, chiến tranh Á Rập —Israel 1967, xung đột biên giới
Liên Xô —Trung Quốc 1969, chiến tranh biên giới Trung Quôc —An Độ
1962...
22 Ví dụ, Điều 25 cùa Hiến pháp CHXHCN Việt Nam năm 1992 quỵ định :
«Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vốn, công
nghệ vào Việt Nam phù hợp vớt pháp luật Việt Nam, pháp luật và thông lệ
quốc tế... ». Lời mờ đầu cùa Hiến pháp CH Pháp ghi nhận: « Cộng hòa Pháp,
trung thành với truyền thống cùa mình, tuân thủ quốc tế công pháp... ». Điêu
10 Hiến pháp Ý khăng định: « Trật tự pháp lý cùa Ỷ tuân thú các quy tắc cĩta
luật quốc tế được công nhận rộng rãi... »
35
đầu của Hiến chương LHQ 1947 ghi nhận: « Chúng tôi, nhân
dân các nước liên hiệp lại quyết tâm (...) tạo mọi điều kiện cần
thiết để giữ gìn công lý và tôn trọng những nghĩa vụ do những
điêu ước và các nguồn khác của luật quôc tê đặt ra (...) ». Sự
thừa nhận luật quốc tế của các quốc gia dẫn đến việc luật quốc tế
được áp dụng bởi các tòa án quốc nội, và việc áp dụng luật quốc
tế là lý do tồn tại của các tòa án quốc tế. Ví dụ, Điều 38 Quy chế
Tòa án công lý (TACL) của LHQ khẳng định Tòa án có chức
năng « giải quyết phù hợp với luật quốc tế các vụ tranh chấp
được chuyển đến Tòa án... ».
Thứ hai, về lý luận, quan điểm cho rằng luật quốc tế không
tồn tại bởi không có cơ quan làm luật và hệ thống đảm bảo thi
hành luật như tòa án, quân đội, cảnh sát trong quan hệ quốc tế
mang tính thiển cận và cứng nhắc. Mặc dù không có một cơ quan
thống nhất và chuyên biệt để ban hành luật quốc tế, cũng như bất
cứ hệ thống quy phạm luật nào khác, luật quốc tế vẫn được xây
dựng thông qua một quá trình chính thức với sự tham gia cùa các
quốc gia trong tư cách vừa là chủ thể xây dựng, vừa là đổi tượng
điều chỉnh của luật quốc tế. Đông thời, ở những mức độ khác
nhau, việc đảm bảo áp dụng luật quôc tế vẫn được thực hiện bởi
các cơ quan giải quyết tranh chấp. Cơ quan giải quyết tranh chấp
của WTO là một trong những ví dụ điên hình của sự hiệu quả
trong việc đảm bảo áp dụng luật quôc tê. Cuối cùng, quan điểm
cho rằng chỉ có luật khi có cơ quan làm luật và hệ thống cơ quan
đảm bảo thi hành là không vững chăc. Trước kia, trong xã hội
phong kiến, luật cũng không được làm ra bời một cơ quan lập
pháp có quyền lực cao nhất mà được xây dựng thông qua thỏa
thuận giữa các lãnh chúa. Chưa kê đên việc ngày nay, nhiều quy
phạm luật quốc tế cũng được bảo đảm thi hành thông qua những
cơ chế rất hiệu quả. Luật của Liên minh châu Âu là một ví dụ.
Thứ ba, quan điểm theo đó, quan hệ giữa các quốc gia chỉ
được điều chỉnh bời sức mạnh rõ ràng mang tính phiến diện. Mặc
36
dù tương quan sức mạnh đóng vai trò quan trọng trong thực tiễn
quan hệ giữa các quốc gia, điều này cũng không đủ tạo cơ sở để
kết luận rằng luật quốc tế không tồn tại. Trên thực tiễn, sự tồn tại
và phát triển của hệ thống pháp luật quốc tế, đặc biệt là luật quốc
tê hiện đại cho thấy, không phải lúc nào những nước lớn cũng có
thê dễ dàng áp đặt ý chí của mình đối với các nước nhỏ. Điều
này được thể hiện qua kết quả của một số vụ kiện trong đó các
nước nhỏ đã vận dụng luật quốc tế để bảo vệ quyền lợi của mình,
góp phần đem lại sự công bằng trong quan hệ quốc tế. Vụ
Nicaragua kiện Mỹ năm 1986 là một minh chứng cụ thể. Một
minh chứng nữa là sự tham gia tích cực của các quốc gia đang
phát triển vào quá trình giải quyết tranh chấp tại WTO. Trong
nhiêu vụ kiện, các quốc gia này đã giành thắng lợi trước những
cường quốc kinh tế hàng đầu như Mỹ và Liên minh châu Âu.
Thứ tư, nhìn vào quá trình phát triển của luật quốc tế,
khăng định sự thiếu vắng của cơ chế cảnh sát và trừng phạt trong
quan hệ quốc tế cũng ngày càng trở nên lỗi thời. Luật quốc tế
hiện đại cấm các quốc gia đơn phương sử dụng vũ lực để tự thi
hành luật. Đồng thời, một số cơ chế trừng phạt trong luật quôc tê
đã được ra đời và có hiệu lực nhất định. Có thể kể đến các quỵ
định tại Chương VII của Hiến chương LHQ, tại Bản ghi nhớ vê
thủ tục và cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO hay trong luật
của một số tổ chức khu vực. Cũng cần khẳng định ràng, mặc dù
một quốc gia vi phạm luật quốc tế không thể bị trừng phạt theo
các cách thức như trong pháp luật quốc gia, ví dụ như kết án và
áp dụng hình phạt tù, nhưng sự vi phạm này hoàn toàn có thê dân
đên hậu quả quốc gia vi phạm đó sẽ bị lên án. tẩy chay, thậm chí
bị cấm vận trong các quan hệ quốc tế. Điều này rõ ràng ảnh
hưởng không nhỏ đến quyết định của quốc gia trong việc tuân
thủ luật quốc tế. Cuối cùng, vê mặt lý luận, việc tôn tại cơ chê
trìmg phạt là nhằm góp phần đảm bảo hiệu lực của các quy phạm
pháp luật quốc tế mà không phải là điều kiện cho sự tồn tại của
các quy phạm này. Một số ngành luật quốc gia, chẳng hạn như
37
luật hiến pháp, hầu như không có quy định về cơ chế trừng phạt.
Tuy nhiên, không ai bàn cãi về sự tồn tại của các ngành luật này.
Vấn đề đặt ra là làm thế nào để dung hòa giữa sự tồn tại
của luật quốc tế và chủ quyền của các quốc gia? Trong xã hội
quốc tế, các quốc gia có chủ quyền cùng tồn tại một cách bình
đẳng và mỗi quốc gia đều mong muốn sử dụng tối đa mọi quyền
chủ quyền của mình. Trong bối cảnh này, những quy phạm để
điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia là vô cùng cần thiết. Thậm
chí, có thể nói, sự ra đời củạ các quy phạm đó là hệ quả của việc
thực thi chủ quyền quốc gia. Bởi lẽ một quốc gia không thể thực
hiện đầy đủ chủ quyền của mình nếu hoàn toàn bị cô lập. Một
quốc gia có chủ quyền có nghĩa là quốc gia đó không thể bị chi
phối bời quốc gia khác, tuỳ nhiên quốc gia phải tuân theo một số
quy tắc tối thiểu để đảm bảo rằng các quốc gia khác cũng được
hưởng những quyền lợi của mình.23 Như vậy, sự tồn tại của chủ
quyền quốc gia không loại trừ sự tồn tại của luật quốc tế mà sẽ
trở thành một yếu tố không thể bỏ qua khi nghiên cứu luật quốc
tế. Sự tồn tại của chủ quyền chỉ khiến cho quan hệ quốc tế ngày
nay mang đậm tính hợp tác thay vì phụ thuộc.
Nói tóm lại, luật quốc tế có những đặc trưng khác biệt với
luật quốc gia. Những điểm khác biệt giữa luật quốc tế và luật
quốc gia đều khởi nguồn từ yếu tố chủ quyền của các quốc gia.
Việc áp đặt những đặc trưng của luật quốc gia và dùng chúng
làm thước đo để đánh giá luật quốc tế và sự tồn tại của luật quốc
tế là hoàn toàn khập khiễng và không phù hợp. Nếu như có một
cơ quan đứng trên các quốc gia, làm và thực thi luật điều chỉnh
quan hệ giữa các quốc gia thì luật quốc tế sẽ không còn tồn tại:
khi đó, luật quốc tể lại đóng vai trò của một loại luật liên bang.
Chính những điểm khác biệt của luật quốc tế so với luật quốc gia
23 Nguyễn Quốc Định, Patrick Daillier, Alain Pellet, Công pháp quốc tế (Droit
international public), LGDJ, Paris, 2002, tr. 83.
38
như đã phân tích ở trên tạo ra những đặc trưng của hệ thống pháp
luật này.
2.4. Vai trò của luật quốc tế
Như đã trình bày ở trên, việc luật quốc tế ra đời, tồn tại và
phát triển là hệ quả quan trọng của việc thực thi chủ quyền quốc
gia. Để đảm bảo sự cùng tồn tại của các quốc gia có chủ quyên
ngang nhau, cần có luật quốc tế. Để các quốc gia có thể cùng tôn
tại trong hòa bình và thịnh vượng, chủ quyền quốc gia không thể
được thực hiện một cách tuyệt đối và quốc gia không thể không
chịu phục tùng bất cứ trật tự nào. Quốc gia phải tuân thủ những
quy định tối thiểu để đảm bảo tôn trọng quyền của các quốc gia
khác. Việc đưa ra những quy định tối thiểu này chính là mục tiêu
và cũng là vai trò của luật quốc tế.
Vai trò của luật quốc tế có thể được tóm gọn ở ba nội dung
cơ bản24:
Thír nhất, luật quốc tế điều chỉnh hành vi của các quôc gia
trong quan hệ quốc tế, đặc biệt khi có ưanh chấp phát sinh giữa
các quốc gia liên quan đến những lĩnh vực mà luật quốc tế điêu
chỉnh. Những nguyên tắc và quy phạm của luật quốc tê là do chính
các quốc gia và các chủ thể khác không ngừng xây dựng và hoàn
thiện. Những quy định của luật quốc tế có giá trị như những chuần
mực chung có tính bắt buộc để các quốc gia tuân thủ và kiêm chê
những hành vi đi ngược lại lợi ích chung của cộng đông quôc tê.
Luật quốc tế đưa ra các quy định về việc giải quyêt các tranh châp,
giảm thiểu các tranh chấp, cấm sử dụng vũ lực, do đó nó chính là
công cụ, nhân tố quan trọng nhất để bảo vệ hòa bình và an ninh
quốc tế. Trong trường hợp xấu nhất, khi có chiến tranh xảy ra, luật
quốc tế cũng dự trù các quy tắc về hành vi của các bên, nhăm
24 Xem Alina Kaczorowska, Công pháp cptốc tế (Public international law), 4lh
édition, Routledge, London, New York, 2010, tr. 19.
39
tránh vi phạm nhân quyền và nhân đạo. Những ví dụ có thể nêu ra
ờ đây là tập quán quốc tế điều chỉnh hành vi của các bên tham
chiến, các Công ước La Haye và Geneva 1949, cũng như những
Nghị định thư đi kèm các công ước này. Trên thực tế, các quy tắc
mang tính quốc tế đề cập tại các văn bản nói trên đều được ghi
nhận trong sách giáo khoa về luật quân sự của các nước và được
áp dụng bởi các chỉ huy quân đội.
Thứ hai, luật quốc tế tạo điều kiện cho việc cùng tồn tại
giữa các quốc gia, chủ thể chủ yếu của luật quốc tế, thông qua
các điều ước quốc tế và các thỏa thuận khác. Một trong các ví dụ
của vai trò này của luật quốc tế là các quy định về lãnh thẻ và
biên giới, luật về vùng biển và vùng tròi. Ngoài ra, luật quốc tế
ngày nay còn thể hiện vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự
phát triển các quan hệ hợp tác quốc tế, đặc biệt là quan hệ kinh tế
quốc tế, thúc đẩy cộng đồng quốc tế phát triển theo hướng ngày
càng văn minh.
Thứ ba, luật quốc tế tạo ra hành lang pháp lý cho các quan
hệ hợp tác giữa các quốc gia. Xét về mặt lý luận, để đạt được lợi
ích mong muốn khi tham gia quan hệ quốc tế, các quốc gia luôn
luôn cần hợp tác với nhau. Việc phát triển lĩnh vực bưu chính
viễn thông, phòng chống tội phạm quốc tế, phòng chống dịch
bệnh, tự do hóa thưcmg mại quốc tế, bảo vệ môi trường... liên
quan đến lợi ích của tất cả các quốc gia và chỉ có thể được thực
hiện một cách hiệu quả nêu có một cơ chê hợp tác liên quốc gia
hữu hiệu. Việc xây dựng và thực hiện cơ chế đó được điều chỉnh
bởi luật quốc tế. Ví dụ điển hình nhất của hiện tượng này là mô
hình họp tác, liên kết giữa các quốc gia thuộc Liên minh châu
Âu. Trong nhiều trường hợp (nhất là ở lĩnh vực thương mại,
chính sách nông nghiệp), Liên minh châu Âu có thể có tiếng nói
đại diện và thay thế cho tiếng nói của các quốc gia thành viên
trên trường quốc tế. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, vai trò của luật
40
quốc tế trong việc điều chỉnh quan hệ họp tác giữa các quốc gia
đang ngày càng trờ nên quan trọng.
III. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA LUẬT QUỐC TÉ
Nhiều nguyên tắc quan trọng trong luật quôc tê cũng như
cấu trúc của hệ thống luật này chỉ có thê được giải thích tren cơ
sở nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triên của luật quoc te.
Có nhiều cách phân chia các giai đoạn trong lịch sử phát trien
của luật quốc tế. Ở đây, chúng ta sử dụng cách phân chia dựa
trên những giai đoạn phát triển quan trọng nhât của lịch sử: thơi
kỳ cổ đại (3.1), trung đại (3.2), cận đại (3.3) và hiện đại (3.4).
Những thời kỳ này đánh dấu những bước ngoặt lớn của quá trinh
phát triển của luật quốc tế. Mỗi bước ngoặt đó cũng được the
hiện thông qua sự ra đời, phát triển và tàn lụi hoặc hôi sinh cua
các trường phái luật quốc tế. Nhiều trường phái vân còn anh
hưởng mạnh mẽ đến khoa học luật quốc tế và chính sách đoi
ngoại của các quốc gia ngày nay. Chúng cũng tác động không
nhỏ đến xu hướng phát triển của luật quốc tế trong thời kỳ hiẹn
đại (3.5).
3.1. Luật quốc tế thời kỳ cổ đại
Thời kỳ cổ đại, luật quốc tế được manh nha hình thành,
với bàng chứng rõ ràng là một số điêu ước được ky ket. Chang
hạn như điều ước ký vào khoảng năm 2100 trước công nguyên
giữa người đứng dầu của hai thành phô nhỏ Lagash và Umma tại
vùng Lưỡng Hà.25 Sau đó, khoảng năm 1400 trước công nguyên
hiệp định về hòa bình, liên minh và dân độ đã được Pharaon Ai
Cập Rameses II kỷ với với quốc vương Cheta. Hiệp định nay
công nhận chủ quyền về lãnh thô của người đứng đau quoc gia
đối với một số vùng miền, quy àịnh việc dân độ những nguơi tỊ
25 Hiện nay là vị trí của lãnh thổ Iraq, đông Syria, Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ và
Tây Nam Iran).
41
nạn và trao đổi đại sứ. Các đế chế Ai Cập, Lưỡng Hà, Ba Tư,
Assyria và Chaldea cũng như các quốc gia quân chủ Do Thái và
các vương quốc Phoenicia đã ký nhiều hiệp định dựa trên nguyên
tắc bình đẳng ký kết, nguyên tắc pacta sunt servanda (các thỏa
thuận phải được tôn trọng, hay nguyên tắc tôn ừọng các cam kết
quốc tế) và nguyên tắc bonafides (ngay tình).26
Sự phát triển của luật quốc tế sau đó đã trở nên sôi động
hơn vào thời Hy Lạp cổ đại ữong khoảng từ 1100 đến 146 trước
công nguyên. Ở thời kỳ này, các nhà nước Hy Lạp cổ đại có nhu
cầu xây dựng một số quy định nhằm điều chỉnh quan hệ giữa các
đô thị nhỏ của mình với nhau. Một mặt, Hy Lạp tiếp thu kỹ thuật
xây dựng điều ước và nghệ thuật ngoại giao từ phương Đông. Mặt
khác, Hy Lạp phát triển các quy định về trọng tài quốc tế và ưu đãi
giữa các quốc gia (proxeny). Một số quy tắc liên quan đến chế độ
đối xừ trong thời kỳ chiến tranh, tuy mang tỉnh tôn giáo nhưng
được các đô thị của Hy Lạp tuân thủ, cũng được hình thành.
Trước giai đoạn bành trướng của mình, La Mã - một trong
những nền văn minh có ảnh hưởng lớn nhất, cũng đã ký các điều
ước với các đô thị Latin năm xung quanh Roma, trong đó công
nhận thẩm quyên của các tòa án của nhau cũng như ghi nhận thỏa
thuận về hợp tác. Sau đó đế quốc La Mã áp dụng các quy phạm
jus fetiale (luật về đàm phán và ngoại giao) và jus gentium (luật
điều chỉnh giữa các dần tộc) trong quan hệ đối ngoại của mình. Cụ
thể, jus fetiale bao gồm những quy định mang tính tôn giáo điều
chỉnh quan hệ đối ngoại của La Mã cũng như việc tuyên chiến
đồng thời ghi nhận sự bất khả xâm phạm đối với các đại sứ và
bước đầu phân biệt giữa chiến tranh chính đáng và không chính
đáng. Jus gentium điều chỉnh mối quan hệ giữa công dân La Mã
và người nước ngoài. Sau nàyJus gentium trờ thành một bộ phận
26 Xem Nguyễn Quốc Định, Patrick Daillier, Alain Pellet, Công pháp quốc tế
(Droit internationalpublic), LGDJ, Paris, 2002, tr. 41 - 82.
42
quan trọng của luật La Mã, có ảnh hưởng lớn đối với luật của châu
Âu và thông qua đó, đối với luật quốc tế.
về khoa học pháp lý, trong thời kỳ này, trường phái « luật
tự nhiên » được người La Mã phát triển. Theo trường phái này,
luật là sản phẩm của những « lý do chính đáng » xuât phát từ bản
chất của con người và xã hội, và do đó, phải được áp dụng trên
toàn thế giới: « Luật thực sự là lý do chính đáng phù hợp với tự
nhiên ; nó phải được áp dụng rộng rãi, không thay đôi và mãi
mãi trường tồn (...) Ở đây không có khác biệt giữa luật tại Roma
và luật tại Athens, hoặc những luật khác nhau trong hiện tại hay
tương lai, mà chỉ cỏ một luật trường tồn và bất biên sẽ cỏ giá trị
với tất cả mọi dân tộc vào mọi thời điểm » (Cicero trong cuôn
Nền dân chù, De República). Quan điểm về luật tự nhiên cũng
được coi là mầm mổng của nhân quyền ngày nay.
Tại phưcmg Đông vào thời gian này, học thuyết của Không
Phu Tử về quan hệ xã hội ở tầm mức toàn cầu cũng được phô
biến. Khổng Phu Tử tin vào sự tồn tại của một luật chung cơ bản
trên toàn cầu. Luật này buộc con người phải hành động phù hợp
với thiên nhiên để phục vụ cho xã hội. Không Phu Tử cho răng
sự hài hòa này phải ngự trị không chỉ trong xã hội của từng dân
tộc, mà cả trong quan hệ giữa các dân tộc. Trong bôi cảnh chien
tranh không ngừng vào thời điểm đó, quan điểm của Không Phu
Tử có thể được coi là một trong những lời kêu gọi đâu tien ve
việc duy trì hòa bình và phát triển quan hệ cộng sinh hài hòa giữa
các dân tộc trên toàn thế giới.27
Tóm lại, luật quốc tế thời kỳ cô dại mới^ chi băt đâu hình
thành. Mặc dù vậy, với sự xuất hiện của các điêu ước quôc tê va
hoạt động ngoại giao cũng như việc công nhận những nguyên tăc
mang tính nền tảng như pacta sunt servando, nên móng của các
27 Idem.
43
ngành luật truyền thống là luật điều ước quốc tế và luật ngoại
giao và lãnh sự đã được xây dựng.
3.2. Luật quốc tế thòi kỳ trung đại
Thời kỳ trung đại bắt đầu từ khi đế quốc Tây La Mã sụp
đổ (năm 476 sau công nguyên). Nhiều thế kỷ sau đó, châu Âu
chìm đắm trong những cuộc chiến liên miên, ảnh hưởng không ít
đến sự phát triển của luật quốc tế. Khoảng thế kỷ VIII, các thực
thể quân chủ dần dần được hình thành. Tuy nhiên, phải đến thế
kỷ XI, những quan hệ thật sự mang tính chất quốc tế mới một lần
nữa khởi sắc nhờ giao thưomg xuyên quốc gia ngày càng nhiều.
Đây cũng là giai đoạn Giáo hoàng và Thánh chế La Mã có
ảnh hưởng rất lớn trên toàn lãnh thổ phương Tây. Cả hai thế lực
trên đều cho ràng mình có quyên tôi cao. Để bảo vệ quyền lực
của mình, các nhà vua thời bấy giờ phải vừa dối phó với các chư
hầu bên trong, vừa đối phó với Giáo hoàng và Thánh chế ở bên
ngoài. Đến thế kỷ XIV, cuộc cạnh tranh giữa Giáo hoàng và
Thánh chế khiến cả hai bên cùng suy yếu và quốc gia lên ngôi.
Trong bối cảnh đỏ, luật quốc tế về chiến tranh và hòa bình
phát triển mạnh. Dưới ảnh hưởng của quan điểm Thiên chúa
giáo, chiến tranh được chia ra hai loại: chiến tranh chính nghĩa
và phi nghĩa. Đồng thời, các biện pháp hòa bình giải quyết tranh
chấp (nhất là thông qua ký kết điều ước quốc tế và sử dụng trọng
tài) nhằm loại bò nguy cơ chiến tranh được củng cố và áp dụng.
Với sự phát triển mạnh mẽ cùa quan hệ ngoại giao, các
nước thành lập Bộ Ngoại giao cũng như các đại sứ quán và lãnh
sự quán, thống nhất các quy tăc vê bảo hộ ngoại giao.
Cũng vào thời kỳ trung đại, hai lĩnh vực luật quốc tế được
phát triển mạnh nhằm điều chỉnh những vân đề xuyên quốc gia,
đó là ỉex mercatorỉa (luật thương mại) và luật tập quán hàng hải
quốc tế. Lex mercatoria được xây dựng trong bối cành thế kỷ thứ
44
X, kill các thương nhân đi khắp châu Âu nhằm mua bán hàng
hóa, khiến cho việc xây dựng khung pháp lý chung điều chỉnh
quan hệ này trở thành cần thiết. Do đó, chính các thương nhân
châu Âu đã xây dựng hệ thống quy tắc lex mercatoria, được áp
dụng bởi những tòa đặc biệt nhằm giải quyết những tranh chấp
liên quan đến các thương nhân. Hoạt động hàng hải ngoài biển
khơi —nơi không thuộc chủ quyền của bất cứ quốc gia nào - trở
nên mạnh mẽ và đòi hỏi được điều chỉnh bởi những quy tắc pháp
lý. Các quy tắc về hàng hải được ghi nhận trong văn bản luật của
một sổ quốc gia (bộ Rolls o f Oleron của đế quốc Byzantine, ra
đời vào thế kỷ 12; cuốn English Black book của Admiralty, cuốn
Maritime Code của Visbv ra đời vào thế kỷ 12; cuốn Consolato
del Mare ra đời tại Barcelona vào thế kỷ 13) đã được chấp nhận
rộng rãi tại chầu Âu như tập quán hàng hải quốc tế.
Trong khoa học pháp lý, thời kỳ trung đại, khái niệm
quyền quốc gia - dân tộc được nhắc đến nhiều. Đáp ứng nhu cầu
của các đô thị - quốc gia tại Ý trong việc tìm cơ sở pháp lý để đòi
quyền độc lập, trường phái luật Ý đại diện bởi hai học giả
Bartolus (1 3 1 4 - 1357) và Baldus (1 3 2 7 - 1400) ra đời. Theo các
học giả này, luật giữa các quốc gia là luật tự nhiên mang tính phô
cập và được áp dụng một cách bình đẳng. Thế kỷ 15 là thời
hoàng kim của trường phái do học giả nổi tiếng người Ý Niccolò
Macchiavelli (1469 - 1527) khởi xướng.28 Theo ông, khi phải lựa
chọn giữa một bên là luật và đạo đức và bên kia là việc duy trì
quyền lực hoặc quốc gia khi đối địch với kẻ thù bên ngoài, lợi
ích của quốc gia (State reason) phải được đặt lên trên luật và đạo
đức. Hệ quả là sự đề cao quan điểm lợi ích quốc gia được sử
28 Macchiavelli đã đưa ra những lời khuyên về việc đạt và duy trì quyên lực
chính trị trong cuốn Hoàng từ (// Principe) viết cho Hoàng tứ Lorenzo de’
Medici, người đứng đầu Florence.
45
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf

More Related Content

What's hot

Tổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đề
Tổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đềTổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đề
Tổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đềThanh Trúc Lưu Hoàng
 
Luận văn: Vấn đề nhượng quyền thương mại tại Việt Nam, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Vấn đề nhượng quyền thương mại tại Việt Nam, 9 ĐIỂM!Luận văn: Vấn đề nhượng quyền thương mại tại Việt Nam, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Vấn đề nhượng quyền thương mại tại Việt Nam, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG TRONG KINH DOANH, THƯƠNG MẠI
PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG TRONG KINH DOANH, THƯƠNG MẠIPHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG TRONG KINH DOANH, THƯƠNG MẠI
PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG TRONG KINH DOANH, THƯƠNG MẠIDong Nguyen
 
Câu hỏi ôn tập môn luật ngân hàng có dan an
Câu hỏi ôn tập môn luật ngân hàng có dan anCâu hỏi ôn tập môn luật ngân hàng có dan an
Câu hỏi ôn tập môn luật ngân hàng có dan ananh hieu
 
Hướng dẫn học tập môn Luật thương mại quốc tế (có đáp án tham khảo)
Hướng dẫn học tập môn Luật thương mại quốc tế (có đáp án tham khảo)Hướng dẫn học tập môn Luật thương mại quốc tế (có đáp án tham khảo)
Hướng dẫn học tập môn Luật thương mại quốc tế (có đáp án tham khảo)nataliej4
 

What's hot (20)

Tổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đề
Tổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đềTổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đề
Tổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đề
 
Luận văn: Giải quyết hòa bình tranh chấp quốc tế hiện nay, HAY
Luận văn: Giải quyết hòa bình tranh chấp quốc tế hiện nay, HAYLuận văn: Giải quyết hòa bình tranh chấp quốc tế hiện nay, HAY
Luận văn: Giải quyết hòa bình tranh chấp quốc tế hiện nay, HAY
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá trong WTO
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá trong WTOLuận văn: Giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá trong WTO
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá trong WTO
 
Luận văn: Vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền an tử, HOT
Luận văn: Vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền an tử, HOTLuận văn: Vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền an tử, HOT
Luận văn: Vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền an tử, HOT
 
Luận văn: Chế tài Hủy hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, 9đ
Luận văn: Chế tài Hủy hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, 9đLuận văn: Chế tài Hủy hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, 9đ
Luận văn: Chế tài Hủy hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, 9đ
 
Luận văn: Vấn đề nhượng quyền thương mại tại Việt Nam, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Vấn đề nhượng quyền thương mại tại Việt Nam, 9 ĐIỂM!Luận văn: Vấn đề nhượng quyền thương mại tại Việt Nam, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Vấn đề nhượng quyền thương mại tại Việt Nam, 9 ĐIỂM!
 
PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG TRONG KINH DOANH, THƯƠNG MẠI
PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG TRONG KINH DOANH, THƯƠNG MẠIPHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG TRONG KINH DOANH, THƯƠNG MẠI
PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG TRONG KINH DOANH, THƯƠNG MẠI
 
Câu hỏi ôn tập môn luật ngân hàng có dan an
Câu hỏi ôn tập môn luật ngân hàng có dan anCâu hỏi ôn tập môn luật ngân hàng có dan an
Câu hỏi ôn tập môn luật ngân hàng có dan an
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài vụ việc
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài vụ việcLuận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài vụ việc
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài vụ việc
 
Luận văn: Bảo đảm thực thi quyền lợi của người tiêu dùng, HAY
Luận văn: Bảo đảm thực thi quyền lợi của người tiêu dùng, HAYLuận văn: Bảo đảm thực thi quyền lợi của người tiêu dùng, HAY
Luận văn: Bảo đảm thực thi quyền lợi của người tiêu dùng, HAY
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên biển
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên biểnLuận văn: Giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên biển
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên biển
 
Luận văn: Giao kết hợp đồng thương mại theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Giao kết hợp đồng thương mại theo pháp luật Việt NamLuận văn: Giao kết hợp đồng thương mại theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Giao kết hợp đồng thương mại theo pháp luật Việt Nam
 
Đề tài: Nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế, HOT
Đề tài: Nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế, HOTĐề tài: Nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế, HOT
Đề tài: Nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế, HOT
 
Hướng dẫn học tập môn Luật thương mại quốc tế (có đáp án tham khảo)
Hướng dẫn học tập môn Luật thương mại quốc tế (có đáp án tham khảo)Hướng dẫn học tập môn Luật thương mại quốc tế (có đáp án tham khảo)
Hướng dẫn học tập môn Luật thương mại quốc tế (có đáp án tham khảo)
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải, 9đ
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải, 9đLuận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải, 9đ
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải, 9đ
 
Luận văn: Kết hôn đồng giới theo pháp luật một số quốc gia, HOT
Luận văn: Kết hôn đồng giới theo pháp luật một số quốc gia, HOTLuận văn: Kết hôn đồng giới theo pháp luật một số quốc gia, HOT
Luận văn: Kết hôn đồng giới theo pháp luật một số quốc gia, HOT
 
Đề tài: Pháp luật về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, HOT
Đề tài: Pháp luật về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, HOTĐề tài: Pháp luật về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, HOT
Đề tài: Pháp luật về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, HOT
 
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, HAY
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, HAYLuận văn: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, HAY
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, HAY
 
Luận văn: Quyền của người đồng tính chuyển giới theo pháp luật
Luận văn: Quyền của người đồng tính chuyển giới theo pháp luậtLuận văn: Quyền của người đồng tính chuyển giới theo pháp luật
Luận văn: Quyền của người đồng tính chuyển giới theo pháp luật
 
Luận văn: Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng, HOT
Luận văn: Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng, HOTLuận văn: Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng, HOT
Luận văn: Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng, HOT
 

Similar to Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf

Khóa luận Quyền an tử và vấn đề hợp pháp hóa na tử ở Việt Nam
Khóa luận Quyền an tử và vấn đề hợp pháp hóa na tử ở Việt NamKhóa luận Quyền an tử và vấn đề hợp pháp hóa na tử ở Việt Nam
Khóa luận Quyền an tử và vấn đề hợp pháp hóa na tử ở Việt NamDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

Similar to Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf (20)

Luận văn: Nguyên tắc nhân tạo trong quy chế Rome 1998, HOT
Luận văn: Nguyên tắc nhân tạo trong quy chế Rome 1998, HOTLuận văn: Nguyên tắc nhân tạo trong quy chế Rome 1998, HOT
Luận văn: Nguyên tắc nhân tạo trong quy chế Rome 1998, HOT
 
Luận văn: Quy trình tố tụng theo quy chế của ICC, HOT
Luận văn: Quy trình tố tụng theo quy chế của ICC, HOTLuận văn: Quy trình tố tụng theo quy chế của ICC, HOT
Luận văn: Quy trình tố tụng theo quy chế của ICC, HOT
 
Đề tài: Pháp luật về phương thức nhờ thu trong thanh toán, HOT
Đề tài: Pháp luật về phương thức nhờ thu trong thanh toán, HOTĐề tài: Pháp luật về phương thức nhờ thu trong thanh toán, HOT
Đề tài: Pháp luật về phương thức nhờ thu trong thanh toán, HOT
 
Luận văn: Tội vu khống trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội vu khống trong luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Tội vu khống trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội vu khống trong luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Bảo vệ quyền con người bằng chế định hình phạt, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền con người bằng chế định hình phạt, HOTLuận văn: Bảo vệ quyền con người bằng chế định hình phạt, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền con người bằng chế định hình phạt, HOT
 
Bảo vệ quyền con người bằng các chế định về chấp hành hình phạt
Bảo vệ quyền con người bằng các chế định về chấp hành hình phạtBảo vệ quyền con người bằng các chế định về chấp hành hình phạt
Bảo vệ quyền con người bằng các chế định về chấp hành hình phạt
 
Luận văn: Độc lập tư pháp và bảo đảm quyền con người, HAY
Luận văn: Độc lập tư pháp và bảo đảm quyền con người, HAYLuận văn: Độc lập tư pháp và bảo đảm quyền con người, HAY
Luận văn: Độc lập tư pháp và bảo đảm quyền con người, HAY
 
Đề tài: Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân, HAY
Đề tài: Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân, HAYĐề tài: Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân, HAY
Đề tài: Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân, HAY
 
Luận văn: Bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật
Luận văn: Bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luậtLuận văn: Bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật
Luận văn: Bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật
 
Luận văn: Nguyên tắc xử lý về hình sự trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Nguyên tắc xử lý về hình sự trong luật hình sự Việt NamLuận văn: Nguyên tắc xử lý về hình sự trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Nguyên tắc xử lý về hình sự trong luật hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Nguyên tắc xử lý về hình sự trong luật hình sự, HAY
Luận văn: Nguyên tắc xử lý về hình sự trong luật hình sự, HAYLuận văn: Nguyên tắc xử lý về hình sự trong luật hình sự, HAY
Luận văn: Nguyên tắc xử lý về hình sự trong luật hình sự, HAY
 
Khóa luận Quyền an tử và vấn đề hợp pháp hóa na tử ở Việt Nam
Khóa luận Quyền an tử và vấn đề hợp pháp hóa na tử ở Việt NamKhóa luận Quyền an tử và vấn đề hợp pháp hóa na tử ở Việt Nam
Khóa luận Quyền an tử và vấn đề hợp pháp hóa na tử ở Việt Nam
 
Đề tài: Quyền con người trong luật hình sự theo luật quốc tế, HAY
Đề tài: Quyền con người trong luật hình sự theo luật quốc tế, HAYĐề tài: Quyền con người trong luật hình sự theo luật quốc tế, HAY
Đề tài: Quyền con người trong luật hình sự theo luật quốc tế, HAY
 
Luận văn: Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, HAY
Luận văn: Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, HAYLuận văn: Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, HAY
Luận văn: Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, HAY
 
Đề tài: Bảo vệ quyền con người bằng các quy phạm về tội phạm, HAY
Đề tài: Bảo vệ quyền con người bằng các quy phạm về tội phạm, HAYĐề tài: Bảo vệ quyền con người bằng các quy phạm về tội phạm, HAY
Đề tài: Bảo vệ quyền con người bằng các quy phạm về tội phạm, HAY
 
Luận văn: Thẩm quyền của tòa án hình sự quốc tế, HAY
Luận văn: Thẩm quyền của tòa án hình sự quốc tế, HAYLuận văn: Thẩm quyền của tòa án hình sự quốc tế, HAY
Luận văn: Thẩm quyền của tòa án hình sự quốc tế, HAY
 
Thẩm quyền của tòa án hình sự quốc tế và gia nhập của Việt Nam
Thẩm quyền của tòa án hình sự quốc tế và gia nhập của Việt NamThẩm quyền của tòa án hình sự quốc tế và gia nhập của Việt Nam
Thẩm quyền của tòa án hình sự quốc tế và gia nhập của Việt Nam
 
Luận văn: Thẩm quyền của tòa án hình sự quốc tế, HOT
Luận văn: Thẩm quyền của tòa án hình sự quốc tế, HOTLuận văn: Thẩm quyền của tòa án hình sự quốc tế, HOT
Luận văn: Thẩm quyền của tòa án hình sự quốc tế, HOT
 
Luận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt NamLuận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Tái phạm, tái phạm nguy hiểm theo Bộ luật hình sự, HAY
Luận văn: Tái phạm, tái phạm nguy hiểm theo Bộ luật hình sự, HAY Luận văn: Tái phạm, tái phạm nguy hiểm theo Bộ luật hình sự, HAY
Luận văn: Tái phạm, tái phạm nguy hiểm theo Bộ luật hình sự, HAY
 

More from Man_Ebook

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfMan_Ebook
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docMan_Ebook
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 

More from Man_Ebook (20)

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 

Recently uploaded

cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 

Recently uploaded (20)

cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 

Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf

  • 1. GIÁO TRĨNH QUỐC TẾ (Quyển 1) Ịlipilllljllll|| VNGỎ 28 8 0 . 0 002 NHÀ XUẤT BẢN HÓNG Đức
  • 2. Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬTTHÀNH PHổ Hổ CHÍ MINH GIÁO TRÌNH & TẬP BÀI GIẢNG Dùng cho chương trình đào tạo cử nhân đại học luật Đã phát hành Giáo trình 01. Bầu cử trong nhà nước pháp quyển (Dùng cho cả sau ĐH) 02. Công pháp quốc tế - Quyển 1 03. Công pháp quốc tế - Quyển 2 04. Kỹ năng nghiên cứu và lập luận 05. Kỹ thuật soạn thảo văn bản 06. Những quy định chung về luật dân sự 07. Luật Hình sựViệt Nam - Phán chung 08. Luật Hình sự Việt Nam - Phẩn các tội phạm - Quyển 1 09. Luật Hình sự Việt Nam - Phẩn các tội phạm - Quyển 2 10. Luật Hôn nhân & gia đình Việt Nam 11. Luật Đất đai 12. Luật Lao động 13. Luật Thuế 14. Luật Ngân hàng 15. Luật Sở hữu trí tuệ 16. Luật Tố tụng dân sự Việt Nam 17. Luật Tố tụng hành chính Việt Nam 18. Luật Tố tụng hình sự Việt Nam 19. Luật Hành chính Việt Nam 20. Luật Hiến pháp Việt Nam 21. Luật Thương mại quốc tế - Phẩn I 22. Luật Thương mại quốc tế - Phần II 23. Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới 24. Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam 25. Pháp luật đại cương 26. Pháp luật vể hợp đóng và bổi thường thiệt hại ngoài hợp đổng 27. Pháp luật vé tài sản, quyển sở hữu tài sản và quyển thừa kế 28. Pháp luật vé thương mại hàng hóa và dịch vụ 29. Pháp luật vể cạnh tranh và giải quyết tranh chấp thương mại 30. Pháp luật về chủ thể kinh doanh 31. Tâm lý học đại cương 32. Tội phạm học 33. Tư pháp quốc tế 34. Xã hội học đại cương Tập bàỉ giảng 01. Đại cương văn hóa Việt Nam 02. Giám định pháp y t 03. Logic học 04. Lý luận vể nhà nước 05. Lý luận vế pháp luật 06. Lịch sử vàn minh thế giới 07. Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam sắp phát hành: -GT Luật Mỏi trường 08. Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới 09. Pháp luật vể công chứng luật sư 10. Pháp luật thanh tra, khiếu nại và tố cáo 11. Tin học đại cương MOS - WORD Moi chi úeỉ xin Hen /lé. Trung tám học liệu, Trường Đại học Luật TP.HCM l<mcj trét Klui (', sò 02. Nguyỏn Tát Thanh, p .12 0 .4,Tp Ho Chi Minh -Điện thoại: 028. 89400989 (149-150) http://nhtisar.h.hcrrmla'.v ođu.vn
  • 3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH GIÁO TRÌNH CÔNG PHÁP QUỐC TÉ (Quyển 1) TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NH«N THƯ VIỆN VN(j că-SSO . oL m NHÀ XUẨT BẢN HÒNG ĐÚC IIỘI LUẬT GIA VIỆT NAM
  • 4. Chủ biên TS Trần Thị Thùy Dương ThS Nguyễn Thị Yên Biên soạn Chương I TS Trần Thị Thùy Dương TS Tràn Thăng Long Chương II TS Ngô Hữu Phước Chương III TS Trần Thăng Long Chương IV TS Ngô Hữu Phước Chương V TS Ngô Hữu Phước Chương VI TS Trần Thăng Long - CN Hà Thị Hạnh Chương VII ThS Nguyễn Thị Vân Huyền - ThS Lê Đức Phương Chương VIII Tràn Thăng Long •] Chương IX ị TS Trần Thăng Long - ThS Nguyễn Ngọc Lâm Chương X ' TS Nguyễn Thị Phương Hoa Chương XI TS Trần Thăng Long Chương XII TS Trần Việt Dung - TS Tràn Phú Vinh - ThS Lê Tấn Phát Chương XIII ThS Nguyễn Thị Yên Chương XIV TS Trần Thăng Long - ThS Nguyễn Thị Yên
  • 5. LỜI NÓI ĐẦU Nhằm mục đích nâng cao chất lượng đào tạo và cải tiến phương pháp giảng dạy tại Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, Nhà trường tổ chức biên soạn Giảo trình Công pháp quốc tế. Nội dung của Giáo trình Công pháp quốc tế bao gồm: lv luận chung về luật quốc tế, nguồn của luật quốc tế, chủ thể cùa luật quốc tế, lãnh thổ và biên giới quốc gia, luật biển quốc tế, dân cư trong luật quốc tế, luật ngoại giao và lãnh sự (Quyển 1), luật về các tổ chức quốc tế liên chính phủ, luật quốc tế về quyền con người, luật hình sự quốc tế, luật môi trường quốc tế, luật kinh tế quốc tế, giải quyết tranh chấp trong luật quốc tế, trách nhiệm pháp lý quốc tế (Quyển 2). Giáo trình Công pháp quốc tế chắc chắn sẽ còn khiếm khuyết; mong bạn đọc góp ý để lần xuất bản tới, giáo trình được hoàn thiện hơn. Thư từ, ý kiến đóng góp xin được gửi tới: Phòng Đào tạo, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, số 2, Nguyễn Tất Thành, Quận 4, TP Hồ Chí Minh; Điện thoại: 08.39400.723 - 08.37266.333. TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẶT TP. HỒ CHÍ MINH ỏ
  • 6. MỤC LỤC (Quyển 1) CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ LUẬT QUỐC TẾ.........16 I. Khái niệm luật quốc tế.............................................................16 1.1. Định nghĩa luật quốc tế...........................................................17 1.2. Thuật ngữ « luật quốc tế » ......................................................19 1.3. Phân biệt « công pháp quốc tế » và « tư pháp quốc tế »....20 1.4. Quy phạm pháp luật quốc tế .................................................. 22 II. Đặc trưng cửa luật quốc tế ........................................................25 2.1. Những khác biệt cơ bản của luật quốc tế so với luật quốc gia............................................................................................25 2.2. Bản chất của luật quốc tế ........................................................31 2.3. Tranh luận về sự tồn tại của luật quốc tế ..............................32 2.4. Vai trò của luật quốc tế .......................................................... 39 III. Lịch sử phát triển của luật quốc tế..........................................41 3.1. Luật quốc tế thời kỳ cổ đ ạ i.....................................................41 3.2. Luật quốc tế thời kỳ trung đại................................................ 44 3.3. Luật quốc tế thời kỳ cận đại....................................................47 3.4. Luật quốc tế thời kỳ hiện đại..................................................51 3.5. Xu hướng phát triển của luật quốc tế thời kỳ hiện đại........60 IV. Quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia...........................62 4.1. Phạm vi điều chỉnh của luật quốc tế và luật quốc gia.........63 4.2. Quan hệ thứ bậc giữa luật quốc tế và luật quốc gia............ 66 4.3. Tương tác giữa luật quốc tế và luật quốc gia.......................70 5
  • 7. V. Một số nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế..........................76 5.1. Cơ,sở pháp lý và đặc điểm của các nguyên tắc cơ bản của luật quôc tê....................................................................................... 76 5.2. Nội dung của một số nguyên tắc cơ bản của luật quốc té...81 CHƯƠNG II: NGUỒN CỦA LUẬT QUỐC TẾ........................91 I. Lý luận chung về nguồn của luật quốc tế..............................91 1.1. Khái niệm nguồn của luật quốc tế .........................................91 1.2. Các loại nguồn của luật quốc tế.............................................92 II. Điều ước quốc tế .......................................................................94 2.1. Khái niệm điều ước quốc tế..................................................94 2.2. Phân loại điều ước quốc tế...................................................96 2.3. Tên gọi, ngôn ngữ và cấu trúc củađiều ước quốc tế ............97 2.4. Quy trình ký kết điều ước quốc tế .........................................99 2.5. Gia nhập điều ước quốc tế ...................................................112 2.6. Bảo lưu điều ước quốc tế .....................................................114 2.7. Hiệu lực của điều ước quốc tế ............................................ 120 2.8. Giải thích, công bố đăng ký và thực hiện điều ước quốc tế.............................................................................................130 2.9. Mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia... 135 III. Tập quán quốc tế..................................................................... 148 3.1. Khái niệm tập quán quốc tế ..................................................148 3.2. Điều kiên trở thành nguồn luật quốc tế của tập quán quốc tế ........................................................... ....................................!.....149 3.3. So sánh điều ước quốc tế với tập quán quốc tế................. 151 IV. Các nguyên tắc pháp luật chung được các dân tộc văn minh thừa nhận......................................................;................................155 4.1. Khái niệm các nguyên tắc pháp luật chung.......................155 4.2. Vai trò cùa các nguyên tắc pháp luật chung......................156 6
  • 8. V. Các phương tiện bổ trợ nguồn luật quốc tế........................ 157 5.1. Các nghị quyết xét xử của Tòa án Công lý quốc tế ..........157 5.2. Các học thuyết về luật quốc tế .............................................158 CHƯƠNG III: CHỦ THÊ CỦA LUẬT QUỐC T Ế ................ 165 I. Khái niệm chủ thể của luật quốc tế ........................................ 165 II. Quốc gia - chủ thể cơ bản của luật quốc tế.......................... 170 2.1. Các yếu tố cấu thành quốc gia với tư cách là chủ thể của luật quốc tế.........................................7................................................. 172 2.2. Các quyền và nghĩa vụ quốc tế cơ bản của quốc gia........181 2.3. Công nhận quốc tế đối với quốc gia....................................183 2.4. Vấn đề kế thừa của quốc gia trong luật quốc tế................ 201 III. Các dân tộc đang đấu tranh giành quyền dân tộc tự quyết........................................................................................... 212 3.1. Khái niệm dân tộc và nguyên tắc quyền dân tộc tự quyết........................................................................................... 212 3.2. Quyền năng chủ thể và quyền cơ bản của các dân tộc đang đấu tranh giành độc lập........*.......................................................216 IV. Tổ chức quốc tế liên chính phủ............................................ 217 4.1. Khái niệm................................................................................217 4.2. Quyền năng cơ bản của tổ chức quốc tế liên chính phủ ...219 V. Thực thể đặc biệt trong luật quốc tế - Tòa thánh Vatican....220 CHƯƠNG IV: LÃNH THỔ VÀ BIÊN GIỚI QUỐC GIA ....225 I. Những vấn đề pháp lý cơ bản về lãnh thổ quốc g ia .........225 1.1. Khái niệm về lãnh thổ........................................................... 225 1.2. Phân loại lãnh thổ trong luật qũổc tế .................................. 227 1.3. Lãnh thổ quốc gia trong luật quốc tế .................................. 228 1.4. Chủ quyền quốc gia đổi với lãnh thổ.................................. 235 7
  • 9. 1.5. Thay đôi và xác lập chủ quyền quốc gia đối với lãnh thổ.........................................................................................243 1.6. Sơ lược về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa........... 251 II. Những vấn đề pháp lý cơ bản về biên giới quốc gia........259 2.1. Khái niệm, các bộ phận cấu thành và kiểu biên giới quốc gia......................................................................................... 259 2.2. Hoạch định biên giới quốc gia............................................ 266 2.3. Quy chế pháp lý của biên giới quốc gia.............................273 2.4. Khái quát về biên giới Việt Nam với các nước láng giềng......................................................................................277 CHƯƠNG V: LUẬT BIỂN QUỐC TẾ.....................................298 I. Khái quát về luật biển quốc tế ............................................ 298 1.1. Khái niệm luật biển quốc tế .................................................298 1.2. Nguồn của luật biển quốc tế ................................................304 1.3. Các nguyên tắc của luật biển quốc tế..................................311 II. Các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia.............................315 2.1. Nội thủy.................................................................................315 2.2. Lãnh hải.................................................................................348 III. Các vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia..................................................................................361 3.1. Vùng tiếp giáp lãnh hải........................................................ 361 3.2. Vùng đặc quyền kinh tế ....................................................... 365 3.3. Thềm lục địa......................................................................... 376 3.4. Phân định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục đ ịa.......... 383 IV. Biển quốc tế và đáy đại dương............................................ 396 4.1. Biển quốc tế ...........................................................................396 4.2. Đáy đại dương (La zone).....................................................400 8
  • 10. CHƯƠNG VI: DÂN c ư TRONG LUẬT QUỐC TẾ............. 409 I. Khái niệm và địa vị pháp lý của dân c ư ...............................409 1.1. Định nghĩa dân cư trong luật quốc tế.................................409 1.2. Quy định địa vị pháp lý của dân c ư ....................................411 II. Một số vấn đề pháp lý về quốc tịch....................................... 417 2.1. Khái niệm quốc tịch...............................................................417 2.2. Các cách thức có quốc tịch................................................. 424 2.3. Bằng chứng về việc có quốc tịch.........................................436 2.4. Chấm dứt mối quan hệ quốc tịch.........................................436 2.5. Hai quốc tịch........................................................................... 440 2.6. Không quốc tịch (stateless)...................................................444 III. Địa vị pháp lý của người nước ngoài, cư trú chính trị và bảo hộ công dân..............................................................................447 3.1. Địa vị pháp lý của người nước ngoài.................................. 448 3.2. Cư trú chính trị........................................................................453 3.3. Bảo hộ công dân (Bảo hộ ngoại giao)................................. 455 CHƯƠNG VII: LUẬT NGOẠI GIAO VÀ LÃNH s ự ...........480 I. Khái quát về luật ngoại giao và lãnh s ự ...............................480 1.1. Khái niệm luật ngoại giao và lãnh s ự ..................................480 1.2. Nguồn của luật ngoại giao lãnh sự.......................................482 1.3. Các nguyên tắc của luật ngoại giao và lãnh sự..................485 1.4. Hệ thống cơ quan quan hệ đối ngoại của nhà nước.......... 490 II. Cơ quan đại diện ngoại giao................................................. 499 2.1. Khái niệm và phân loại cơ quan đại diện ngoại giao......499 9
  • 11. 2.2. Chức năng của cơ quan đại diện ngoại giao.....................501 2.3. Cấp, hàm và chức vụ ngoại giao........................................ 504 2.4. Trình tự bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao.......................................................................................507 2.5. Khởi đầu và kết thúc chức vụ của người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao.................................................. ....509 2.6. Thành viên của cơ quan đại diện ngoại giao......................510 2.7. Đoàn ngoại giao.....................................................................512 2.8. Quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao.....................................513 III. Cơ quan lãnh sự ......................................................................525 3.1. Khái niệm, chức năng của cơ quan lãnh sự .......................525 3.2. Cấp của cơ quan lãnh sự và người đứng đầu cơ quan lãnh sự............................................................................. 529 3.3. Bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan lãnh sự.......................530 3.4. Cơ cấu tổ chức và thành viên của cơ quan lãnh sự...........531 3.5. Khởi đầu và kết thúc chức năng lãnh sự............................532 3.6. Lãnh sự danh dự.....................................................................533 3.7 Đoàn lãnh sự .......................................................................... 535 3.8. Quyền ưu đãi và miễn trừ lãnh sự........................................536 IV. Phái đoàn đại diện của các quốc gia tại các tò chức quốc tế, phái đoàn đại diện cua tổ chức quốc tế tại các quốc gia..........540 4.1. Phái đoàn đại diện của các quôc gia tại các tô chức quốc tế.............................................................................................540 4.2. Phái đoàn đại diện của tổ chức quốc tế tại các quốc gia..... 545 10
  • 12. DANH MỤC CÁC TỪ VIÉT TẮT ADB: Ngân hàng phát triển châu Á (Asia Development Bank) ALADI: Hội liên kết Mỹ - Latinh {Latin American Intégration Association) APEC: Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (Asia Pacific Economie Coopération) ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á {Association o f South East Asian Nations) AU: Liên minh châu Phi {African Union) CARICOM: Cộng đồng kinh tế Caribe {Caribean Communitỳ) cAT: Công ước chống tra tấn và các hình thức trừng phạt và đối xừ tàn bạo, vô nhân đạo hay hạ nhục khác {Convention against Torture) CEDAW: Công ước về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xừ chống lại phụ nữ {Committee on the Elimination of Discrimination against Women) CEEAC: Cộng đồng kinh tế các nước Trung Phi {Communauté Economique des États d ’ Afrique) CHLB: Cộng hòa liên bang CHND: Cộng hòa nhân dân CHXHCN: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa CITES: Công ước về Buôn bán quốc tế các loại động thực vật hoang dã nguy cấp (Convention on International Trade in Endangered Species ofWild Fauna and Flora) CMEA: Hội đồng tương trợ kinh tế {Council of Mutual Economie Assistance) 11
  • 13. COPAL: Liên minh những nước sản xuất ca cao (.Alliance of Cocoa Producing Countries) CRC: Công ước về quyền trẻ em (Convention on the Rights o f the Child) CSCE: Hội nghị về An ninh và Hợp tác ở châu Âu (Conference on Security and Co-operation in Europe) CSW: ủy ban về địa vị phụ nữ (Commission on the Status of Women) ĐHĐ: Đại Hội đồng ĐHĐ: Đại hội đồng EAEC: Cộng đồng châu Âu về năng lượng nguyên tử {European Atomic Energy Commừnity) ECOCAS: Cộng đồng Kinh tế Trung Phi {Economic Community o f Central African States) ECOSOC: Hội đồng kinh tế xã hội {Economic and Social Council) ECOWAS: Cộng đồng kinh tế các nước Tầy Phi {Economic Community of West African States) ECOWAS: Cộng đồng Kinh té Tây Phi {Economic Community of West African States) ECSC: Cộng đồng châu Âu về than và thép {European Coal and Steel Community) EEC: Cộng đồng kinh tế châu Âu {European Economic Community) EFTA: Khu vực thưcmg mại tự do châu Âu {European Free Trade Association) EU: Liên minh châu Âu {European Union) FAO: Tổ chức nông lưcmg {Food and Agriculture Organization) 12
  • 14. GATT: Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch (General Agreement on Trade and Tariffs) HĐBA: Hội đồng Bảo an HĐKTXH: Hội đồng Kinh tế Xã hội IAEA: Tổ chức Năng lượng Nguyên tử Thế giới (International Atomic Energy Agency) ICC: Tòa án hình sự quốc tế (International Criminal Court) ICCPR: Công ước quốc tế về quyền dân sự, chính trị (International Covenant on Civil and Political Rights) ICERD: Công ước quốc tế về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xừ vê chủng tộc (International Convention on the Elimination of All Forms o fRacial Discrimination) ICESCR: Công ước quốc tế về quyền kinh tế, xã hội, văn hóa {International Covenant on Economic, Social and Cultural Rights) ICJ: Tòa án Công lý quốc tế (International Court o fJustice) ICPPED: Công ước quốc tế về bảo vệ tất cả mọi người khỏi bị đưa đi mất tích {International Convention for the Protection o f All Personsfrom Enforced Disappearance) ICRMW: Công ước quốc tế về bảo vệ quyền của mọi người lao động di trú và các thành viên của gia đình họ {Convention on the Protection o f the Rights o fAll Migrant Workers and Members of Their Families) ICRPD: Công ước về quyền của những người khuyết tật {Convention on the Rights o fPersons with Disabilities) ICSID: Trung tâm Quốc tế về Giải quyết các tranh chấp về đầu tư {International Centre for the Settlement o f Investment Disputes) 13
  • 15. ILO: Tô chức lao động quốc tế (International Labor Organization) IMCO: Tổ chức Tư vấn hàng hải quốc tế {International Maritime Consultative Organization) IMF: Quỹ Tiền tệ Quốc tế {International Monetary Fund) IMO: Tổ chức Hàng hải Quốc tế {International Maritime Organization) ITLOS: Tòa án Quốc tế về Luật biển {International Tribunalfor the Law ofthe Sea) ITU: Liên minh điện tín thế giới {International Telegraph Union) IUCN: Liên minh Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên {International Unionfor the Conservation ofNature) LHQ: Liên hợp quốc MARPOL: Công ước về Ngăn chặn ô nhiễm biển từ tàu thuyền {International Convention for the Prevention of Pollution from Ships) MERCOSUR: Khối Thị trường chung Nam Mỹ {Mercado Común del Sur) NATO: Khối Quân sự Bắc Đại Tây Dương {North Atlantic Treaty Organization) Nxb: Nhà xuất bản OAS: Tổ chức các nước châu Mỹ {Organizations of American States) OAU: Tổ chức thống nhất Châu Phi {Organization of African Unity) OECD: Tổ chức hợp tác về kinh tế và phát triển {Organisation for Economic Co-operation and Development) 14
  • 16. OPEC: Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (Organization o f Petroleum Exporting Countries) PCA: Tòa Trọng tài Thường trực của Hội Quốc liên (Permanent Court o fArbitration) TACLQT: Tòa án công lý quốc tế TAQT: Tòa án quốc tế UDHR: Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người năm 1948 (Universal Declaration o fHuman Rights) UIC: Liên hiệp vận tải đường sắt quốc tế {International Union o f Raiways) UNDP: Chưcmg trình phát triển của Liên hợp quốc (United Nations ’Development Programme) UNEP: Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc (United Nations ’Environment Programme) UNESCO: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quôc {United Nations’ Educational, Scientific and Cidtural Organization) UNICEF: Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc {The United Nations’ Children’ s Fund) UNIDO: Tổ chức Phát triển Công nghiệp của Liên hợp quốc {The United Nations’Industrial Development Organization) UPU: Liên minh bưu chính thế giới {Universal Postal Union) WB: Ngân hàng Thế giới {WorldBank) WHO: Tổ chức y tế thế giới {WorldHealth Organization) WTO: Tổ chức thương mại thế giới {World Trade Organization) XHCN: Xã hội chủ nghĩa 15
  • 17. CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VÈ LUẬT QUÓC TẾ Khi các quốc gia hình thành, các quan hệ liên quốc gia cũng đồng thời xuất hiện. Những quan hệ này tồn tại song song với các quan hệ phát sinh trong phạm vi lãnh thổ của các quốc gia. Các quốc gia sử dụng công cụ pháp luật để điều chinh các quan hệ xã hội phát sinh trong phạm vi lãnh thổ của mình nhằm phục vụ cho lợi ích của giai cấp thống trị cũng như đảm bảo sự ổn định của trật tự xã hội. Tổng thể các nguyên tắc và quy phạm này tạo thành hệ thống pháp luật quốc gia. Trong khi đó, quan hệ giữa các quốc gia, với đặc trưng là quan hệ giữa những thực thể có chủ quyền, cần được điều chỉnh bởi một hệ thống các quy phạm có bản chất khảc với các quy phạm pháp luật quốc gia. Hệ thống các quy phạm này được gọi là hệ thống pháp luật quốc tế. Để nắm bắt những nét chung nhất về hệ thống pháp luật quốc tế, trước hết cần trả lời câu hỏi luật quốc tế là gì (I) và luật quốc tế có những đặc trưng nổi bật nào (II). Những nguyên tắc và quy phạm của luật quốc tế ngày nay là kết quả của nhiều thế kỷ hình thành, kế thừa và phát triển (III). Được xây dựng và phát triển dựa trên một số nguyên tắc mang tính cơ bản (V), luật quốc tế có quan hệ tương tác mạnh mẽ với luật quốc gia (IV). I. KHÁI NIỆM LUẬT QUÓC TÉ Có nhiều cách để định nghĩa luật quốc tế (1.1) nhưng nhìn chung, thuật ngữ «luật quốc tế» hàm ý luật giữa các quốc gia (1.2). cần chú ý rằng thuật ngữ «công pháp quôc tế» cũng thường được dùng để chỉ luật quốc tế, nhăm phân biệt luật này với «tư pháp quốc tế» (1.3). Luật quốc tế được cấu thành bởi những «hạt nhân», đó chính là các quy phạm pháp luật quốc tể (1.4). 16
  • 18. 1.1. Định nghĩa luật quốc tế Luật quốc tế có thể được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào thời điểm, bối cảnh định nghĩa cũng như quan điểm của tác giả định nghĩa. Nhìn chung, việc xây dựng khái niệm luật quốc tế thường được tiếp cận từ phưong diện đối tượng điều chỉnh, quy trình xây dựng, chủ thể xây dựng và tiêu chuẩn để công nhận quy phạm luật quốc tế. Khi xem xét tranh chấp Lotus giữa Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ. Tòa Công lý thường trực quốc tế đưa ra định nghĩa sau vê luật quốc tế: «Luật quốc tế điều chinh quan hệ giữa các quốc gia độc lập. Các quy định của luật có giả trị bắt buộc đổi với các quốc gia bởi chúng bẳt nguồn từ chỉnh ý chí của họ thể hiện trong các công ước (điều ước) hoặc qua các thông lệ được công nhận một cách rộng rãi, thể hiện những quy tắc pháp lý thành lập nhằm điều chinh quan hệ giữa những cộng đồng độc lập cùng tồn tại với nhau hoặc nhằm đạt đến những mục đích chung.».' Định nghĩa trên có ý nghĩa quan trọng khi ra đời (năm 1927) và ngày nay vẫn còn một số giá trị nhất định. Tuy nhiên, đây chỉ là một trong rất nhiều định nghĩa khác nhau về luật quốc tế. Căn cứ trên đối tượng điều chỉnh của luật quôc tê, luật quốc tế được định nghĩa «... bao gồm các quy định và nguyên tắc có tỉnh áp dụng chung nhằm điều chinh các hành vi của quôc gia và tổ chức quốc tế cũng như mồi quan hệ giữa chúng với nhau (ỉnter se), cũng như điều chỉnh một số quan hệ của họ với các cả nhăn hoặc pháp nhân»} Tưong tự, một sô học giả luật quôc tê định nghĩa luật quốc tế là «một ngành luật tổng hợp các nguyên tắc và quy phạm pháp luật điều chỉnh chù yếu các quan hệ chinh 1Lotus (Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ), PCJ Judgment, 1927. <http://www.worldcourts.com/pcij/eng/decisions/1927.09.07_lotus.htm>. 2 Theo bàn Trình bày (lần thứ ba) về luật liên quan đến quan hệ đối ngoại của Học viện Luật Hoa Kỳ. TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN THƯ VIỆN V M ổr ¿ m ô - o l 17
  • 19. trị hoặc các khỉa cạnh chỉnh trị của các quan hệ khác giữa các quôc gia với nhau cũng như giữa các quốc gia và các chủ thế phái sinh và đặc biệt khác của luật quốc tể»} Luật quốc tế còn có thể được định nghĩa một cách đơn giản là tập hợp các quy tắc điều chỉnh các mối quan hệ giữa các quốc gia và các chủ thể khác3 4 hoặc luật áp dụng cho xã hội quốc tế.5 Nhẩn mạnh quy trình xây dựng, chủ thể xây dựng, đối tượng điều chỉnh và tiêu chuẩn để công nhận quy phạm luật quốc tế, một số học giả định nghĩa luật quốc tế là «hệ thong các nguyên tẳc và quy phạm pháp luật, được các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tể thỏa thuận xây dựng nên, trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng nhằm điều chỉnh những quan hệ phát sinh giữa các quổc gia và các chủ thể khác trong mọi lĩnh vực cùa đời sống xã hội».6 7 Một trong những định nghĩa có thể coi là phản ánh đầy đủ nhất bản chất và những đặc trưng cơ bản của luật quốc tế, giúp phân biệt luật quốc tế với luật quốc gia và hiện được sử dụng rộng rãi trong các giáo trình luật quốc tế của Việt Nam thuộc về giáo sư G.I. Tunkin, theo đó luật quốc tế là “Tông thể những quy phạm được tạo ra bởi thỏa thuận giữa những quôc gia thuộc các hệ thống xã hội khác nhau, phản ánh ý chỉ hòa hợp của các quốc gia và có đặc tỉnh dân chủ chung, điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia với nhau trong quá trình đẩu tranh và hợp tác theo hướng đảm bảo hòa bình và cùng tồn tại hòa bình, tự do và sự độc lập của các dân tộc, và trong trường hợp cân thỉêt được đảm 3Nguyễn Hồng Thao, Giáo trình luật quốc tế, Nxb. Giáo dục, 1999, tr. 12. 4 Raymond Guillien & Jean Vincent, Từ vựng thuật ngữ pháp lý (Lexique des termesjuridiques), Dalloz, in lần thứ 13, 2001,. tr. 219. 5Nguyễn Quốc Định, Patrick Daillier, Alain Pellet, Công pháp quốc tế (Droit internationalpublic), LGDJ, Paris, 2002, tr. 3. 6 Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật quốc tế, Nxb. Công an nhân dân, 2007, tr. 8. 7 , t 18 -
  • 20. bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế một cách riêng lẻ hoặc tập thể bởi các quốc gia’’.1 Nhìn dưới góc độ pháp lý, một định nghĩa luật quốc tế nói chung cần thể hiện những vấn đề cơ bản như: chủ thể và đối tượng điều chỉnh của luật quốc tế, phương thức hình thành các nguyên tăc và quy phạm luật quôc tê, phương thức thực thi và bảo đảm thi hành các nguyên tắc và quy phạm này. Dựa trên những tiêu chí này, định nghĩa của giáo sư Tunkin là tương đôi thích hợp, mặc dù còn chưa đầy đủ ở chỗ chỉ đề cập đến quốc gia là chủ thể của luật quốc tế. Như vậy, ta có thể đi đến kết luận luật quốc tế là hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật do các chủ thể của luật quôc tê (bao gồm quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tê) thỏa thuận xây dựng nên trên cơ sở tự nguyên và bình đảng nhăm điêu chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các chủ thề luật quôc tê với nhau trong mọi lĩnh vực của đời sổng quốc tế và được đảm bảo thực hiện bởi chỉnh các chủ thể đó. 1.2. Thuật ngữ «luật quốc tế» Vê mặt lịch sử, thuật ngữ «luật quốc tế» được sử dụng ngày naỵ có nguồn gốc từ thuật ngữ tiếng Anh «international ỉaw» xuât hiện năm 1780 trong cuôn sách của Bentham Giới thiệu các nguyên tẩc của đạo đức và pháp luật. Ý nghĩa của từ này là «luật giữa các dân tộc» còn được thể hiện qua những thuật ngữ tương tự được sử dụng trong nhiều ngôn ngữ. Chẳng hạn, droit International (tiếng Pháp), derecho internacional (tiếng Tây Ban Nha), Meotcòvnapoốìioe npatso (tiếng Nga). Thuật ngữ của Bentham thực tế chính là thuật ngữ có nguồn gốc latin jus ínter gentes được Vitoria dùng vào thế kỷ XVI và được nhắc lại bởi luật gia người Anh Zouch vào năm 1650, sau này đã được quan chưởng ấn (Chancellor) Aguesseau dịch vào đầu thế kỷ7 7 G. I. Tunkin, Lý thuyết về luật quốc tế (Theory of International Law) (bản dịch và lời giới thiệu cùa William E Butler), London 1974 tr. 251. 19
  • 21. XVII là «luật giữa các dân tộc». Vào năm 1795, học giả người Đức Kant đã thay thế từ «dân tộc» bằng «quốc gia» trong thuật ngữ «luật quốc tế». Từ đó, «luật giữa các dân tộc» được hiểu như luật điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia, hay luật liên quốc gia.8 Ý nghĩa này thể hiện trong thuật ngữ S3 |ỉõ 'ìíz W- được sử dụng ngày nay trong tiếng Trung Quốc (H (quo): quốc gia, đất nước; P Ê F(ji): giữa (các sự vật với nhau); ÌẾ # (fa lu): pháp luật) và «luật quốc tế» ở tiếng Việt. Cần thêm rằng, trước khi Bentham giới thiệu thuật ngữ luật quốc tế, một thuật ngữ khác, Jus gentium (luật của các dân tộc) cũng được sử dụng và thậm chí vẫn được đề cập cho đến ngày nay. Thậm chí, thuật ngữ jus gentium còn được một số người hiểu là đồng nghĩa với jus inter gentes hay luật quốc tế. Tuy nhiên, nội hàm'của hai thuật ngữ trên không trùng hợp, bởi lẽ jus inter gentes được hiểu là «luật giữa các dân tộc» trong khi jus gentium thể hiện ý « luật chung của các dân tộc ». 1.3. Phân biệt «công pháp quốc tế» và «tư pháp quốc tế» Từ những năm đầu thế kỷ XIX, tính từ « công» {public) bắt đầu được thêm vào trước cụm từ « luật quốc tế » để phân biệt giữa hệ thống luật quốc tế hay còn được gọi là « công pháp quốc tế » với « tư pháp quốc tê »,9 Việc đưa từ « công » hay « công pháp » trước từ « quốc tế » nhằm mục đích nhấn mạnh sự khác biệt giữa « công pháp quốc tế » và « tư pháp quốc tế ». Điểm khác biệt thứ nhất và cơ bản giữa công pháp quốc tế và tư pháp quốc tế là đối tượng điều chỉnh. Công pháp quốc tế điều chỉnh quan hệ (chủ yêu) giữa các quôc gia, trong khi đó tư pháp quôc tế điều chỉnh quan hệ giữa các cá nhân và pháp nhân. Quan hệ điêu chỉnh bởi công pháp quôc tê mang tính chât « công » trong khi các quan hệ điêu chỉnh bởi tư pháp quôc tê lại mang tính chât 8 Nguyễn Quốc Định, Patrick Daillier, Alain Pellet, Công pháp quốc tế (Droit international public), LGDJ, Paris, 2002, tr. 36. 9 Thuật ngữ « tư pháp quốc tế » được dùng lần đầu năm 1843 tại Pháp bời Foelix trong cuốn Điều ước về tư pháp quốc tế. 20
  • 22. « tư » bao gồm các quan hệ dân sự mang yếu tố nước ngoài, liên quan đến sự khác biệt về quốc tịch của các chủ thể liên quan, địa điểm diễn ra quan hệ... Ngoài ra, một số điểm khác biệt cơ bản khác giữa công pháp và tư pháp quốc tế là: về chủ thể, chủ thể chủ yếu của công pháp quốc tế là các quốc gia, tổ chức quốc tế, vùng lãnh thổ có quy chế đặc biệt ; trong khi chủ thể chủ yếu của tư pháp quốc tế là các cá nhân và pháp nhân (quốc gia chỉ là chủ thệ đặc biệt). Vê phương pháp điêu chỉnh, công pháp quôc tê điêu chỉnh băng phương pháp thỏa thuận, bình đăng trong khi tư pháp quốc tế áp dụng phương pháp thực chất và phương pháp xung đột. về biện pháp thực thi luật, các biện pháp áp dụng trong công pháp quốc tế có thể mang tính chính trị, kinh tê, vũ lực trong khi biện pháp áp dụng trong tư pháp quốc tế thường là các bôi thường thiệt hại mang tính tài sản.10 Ngoài ra, trong khoa học luật quốc tể tồn tại sự tranh luận vê vị trí của « công pháp quốc tế» và « tư pháp quốc tế ». Chẳng hạn, có quan điểm cho rằng tư pháp quốc tế chỉ là một nhánh của luật quôc gia, còn công pháp quốc tế mới thật sự là luật quôc tê. Trên thực tê, hai ngành luật trên không hoàn toàn tách biệt và việc tách bạch giữa công pháp quốc tế và tư pháp quốc tế là thiếu cơ sở. Thậm chí, chúng có khuynh hướng tương tác với nhau ngày càng nhiêu. Trong nhiều trường họp, công pháp quôc tê có sự đan xen với tư pháp quốc tế. Điều này thể hiện ờ chỗ các điêu ước quôc tê, các tập quán quốc tê điêu chỉnh quan hệ tư pháp quôc tế. Bên cạnh đó, các cá nhân, pháp nhân cũng có khuynh hướng ngày càng phát triển những quan hệ với các quốc gia nước ngoài. Một số tác giả, như Georges Scelle, còn cho ràng chỉ có một luật quôc tê, được chia ra thành hai nhánh: luật quôc tê tư (quốc tế tư pháp) và luật quốc tế công (quốc tế công pháp).1 1 10Xem các tác giả Lê Thị Nam Giang, Tưpháp quốc tế, Nxb Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2007, tr. 38; Ngô Hữu Phước, Luật quốc tế, Nxb. Chính trị quốc gia, 2010, tr. 22 —23. 1 1 Georges Scelle, trích bởi Nguyễn Quốc Định, Patrick Daillier, Alain Pellet, Công pháp quốc tế (Droit international public), LGDJ, Paris, 2002, tr. 37. 21
  • 23. Điều này dẫn đến việc thuật ngữ «quốc tế công pháp » được sử dụng trong một số văn bản; Hiến pháp Cộng hòa Pháp 1946 là một ví dụ. Tuy nhiên, nhìn chung trong khoa học pháp lý quốc tế có sự phân biệt rõ rệt giữa công pháp quốc tế và tư pháp quốc tế. Hiện nay, ngoài chủ thể chủ yếu là quốc gia, còn có ngàỵ càng nhiều những chủ thể khác, nổi bật nhất là các tổ chức quốc té, tham gia vào các quan hệ quôc íê. Do đó, luật quôc tê không còn đon thuân là luật điêu chỉnh quan hệ giữa các quôc gia. Mặc dù vậy, thuật ngữ « luật quốc tế » vẫn còn tiếp tục được áp dụng do vai trò trung tâm của các quốc gia trong hoạt động của xã hội quốc tế. 1.4. Quy phạm pháp luật quốc tế Quy phạm pháp luật quốc tế là bộ phận cấu thành nhỏ nhất của luật quôc tê (1.4.1). Các quy phạm này có thê được chia thành nhiều nhóm khác nhau, dựa trên những tiêu chí khác nhau (1.4.2). 1.4.1. Khải niệm quy phạm pháp luật quốc tế Quy phạm pháp luật quốc tế được hiểu như là những quy tắc xử sự do các chủ thể của luật quốc tế thỏa thuận xây dụng nên hoặc cùng nhau thừa nhận giá trị pháp lý. Các quy tắc đó ghi nhận các quyền và nghĩa vụ pháp lý cũng như khả năng gánh chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế của các chủ thế của luật quốc tế. Chúng có giá trị ràng buộc đổi với các chủ thể luật quốc tế và là công cụ để điều chỉnh các quan hệ quốc tế. Các quy phạm quốc tế là cơ sở pháp lý để đánh giả tính hợp pháp của các hành vi của các chủ thể của luật quốc tế khi tham gia vào các quan hệ pháp luật quốc tế. Sự vi phạm các quy phạm luật quốc tế là cơ sở để xác định trách nhiệm pháp lý quốc tế. Quy phạm luật quốc tế được xem là thành tố nhỏ nhất, hạt nhân của hệ thống luật quốc tê. Trên cơ sở các quy phạm luật quốc tế, các chế định luật quốc tế và các ngành cúa luật quốc tế được hình thành căn cứ vào từng loại quan hệ pháp luật quốc tế cụ thể mà những quy phạm trong chế định, ngành luật đó điều chỉnh. 22
  • 24. Trong quan hệ quốc tế, ngoài các quy phạm luật quốc tế còn có các quy tắc ứng xử, thông lệ, lễ nhượng quốc tế, các quy phạm đạo đức, chính trị quốc tế. Những quy tắc này có vai trò tích cực trong việc góp phần điều chỉnh hoạt động của các chủ thể luật quốc tế với nhau và thường tồn tại trong các quan hệ quốc tế về nghi lễ ngoại giao hoặc các quan hệ đối ngoại khác. Khác với các quy phạm luật quốc tế, chúng không có hiệu lực bắt buộc đối với các chủ thể của luật quốc tế. 1.4.2. Phân loại quyphạm pháp luật quốc tế Các quy phạm luật quốc tế có thể được phân loại dựa vào các tiêu chí sau đây: Thứ nhắt, căn cứ vào nội dung và vị trí trong hệ thống luật quốc tế, có các nguyên tắc và quy phạm thông thường. Trong đó các nguyên tăc là những quy phạm chứa đựng nội dung cô đọng, có vai trò quan trọng nhất và có giá trị pháp lý cao hom so với các quy phạm thông thường. Thứ hai, căn cứ vào phạm vi tác động của các quy phạm (không gian tác động) có quy phạm luật quốc tế phổ cập và quy phạm luật quốc tế khu vực. Các quy phạm phổ cập được ghi nhận trong các điều ước đa phưomg mang tính toàn cầu, trong đó có sự tham gia của đại đa số các quốc gia và các chủ thê khác của luật quốc tế trên toàn thế giới. Những quy phạm này có hiệu lực pháp lý bắt buộc chung, và việc xây dựng và thay đổi chúng được cả cộng đồng quốc tế tham gia thực hiện. Các quy phạm khu vực do một nhóm các quốc gia, chủ thể nhất định của luật quốc tế xây dựng hoặc tham gia. Chúng chỉ có giá trị pháp lý băt buộc đối với các quốc gia, chủ thê đó. Thứ ba, căn cứ vào giá trị pháp lý có quy phạm mệnh lệnh (Jus cogens) và quy phạm tùy nghi. Trong đó các quy phạm jus cogens tồn tại dưới dạng điêu ước và cả tập quán. Các quy phạm jus cogens có giá trị hiệu lực tuyệt đôi trong tât cả các lĩnh vực của quan hệ quốc tế, có giá trị pháp lý trên phạm vi toàn cầu và 23
  • 25. là thước đo giá trị pháp lý cho các loại quy phạm khác. Tính chất tối cao vê giá trị pháp lý của những quy phạm này còn thê hiện ở việc các chủ thể của luật quốc tế không có quyền loại bỏ chúng ngay cả khi có sự thỏa thuận giữa họ với nhau. Các quy phạm tùy nghi là những quy phạm cho phép các chủ thể luật quốc tế có khả năng tự mình xác định phạm vi quyền và nghĩa vụ giữa các bên và khả năng áp dụng riêng phù hợp với hoàn cảnh thực tê, ví dụ như các quy phạm vê xác định chiêu rộng lãnh hải của một quốc gia ven biển trong Công ước về luật biển 1982. Các quy phạm loại này nêu nhiêu cách xử sự khác nhau để các chủ thể áp dụng cho từng điêu kiện, hoàn cảnh cụ thể và do đó, các chủ thể có khả năng áp dụng linh hoạt hơn so với các quy phạmjus cogens. > Thứ tư, căn cứ vào phương thức hình thành và hình thức tồn tại có quy phạm điều ước và quy phạm tập quán. Lý luận về quy phạm luật quốc tế cũng đông thời giúp phân biệt giữa chúng với các quy phạm chính trị quôc tê và quy phạm đạo đức quốc tế. Các quy phạm chính trị quốc tế cũng là kết quả của sự thỏa thuận, thống nhât ý chí giữa các chủ thê luật quôc tê trên cơ sở hiểu biết, tin cậy, tôn trọng lẫn nhau. Những quy phạm chính trị thường được quy định trọng các tuyên bố của các quốc gia hoặc trong các văn kiện chính trị của hội nghị, tô chức quôc tê.1 2Khác với các quy phạm luật quốc tế, các quy phạm chính trị không có tính chất bắt buộc, do đó việc thực hiện chúng mang tính mềm dẻo và linh hoạt hơn và phụ thuộc rất nhiêu vào thiện chí của các bên khi tuân thủ. Một quốc gia có thể đông thời ràng buộc mình với các quy phạm chính trị và quy phạm luật quôc tê, tuy nhiên khi có sự xung đột giữa các quy phạm này thì áp dụng quy phạm luật quốc tế để xác định quyền và nghĩa vụ cụ thê của quôc gia, 1 2 Ví dụ như Tuyên bố hòa hợp ASEAN ký tại Bali năm 1976, Tuyên bố về cách ứng xù của các bên ở biển Đông năm 2002. 24
  • 26. căn cứ vào đó để xác định trách nhiệm pháp lý quốc tế trong trường hợp có sự vi phạm. Quy phạm đạo đức quốc tế là những quy phạm hình thành trong thực tiễn quan hệ quốc tế dựa trên các chuẩn mực đạo đức quốc tế. Các quy phạm đạo đức thường thể hiện trong các lĩnh vực như y tế, nhân đạo, giáo dục... được các quốc gia thừa nhận và tuân thủ trên tinh thần tự nguyện và thiện chí. Cũng như các quy phạm chính trị, các quy phạm loại này không có giá trị pháp lý bắt buộc. Mặc dù vậy, các quy phạm đạo đức cũng có khá năng trở thành quy phạm luật quốc tế một khi các chủ thể thỏa thuận và thống nhất thừa nhận giá trị và vai ừò ảnh hưởng của chúng trong quan hệ quốc tế. II. ĐẶC TRƯNG CỦA LUẬT QUÓC TÉ Với tư cách là một hệ thống pháp luật độc lập, luật quốc tế có những diêm khác biệt rõ ràng nêu lây những đặc diêm của luật quốc gia làm chuân mực để xem xét và đánh giá. Chính vì vậy, hệ thống pháp luật quốc tế có thể được coi là một hệ thống luật rất « khác biệt » hay « đặc biệt » so với hệ thống pháp luật quốc gia (2.1). Những khác biệt đó, cũng như bản chất thỏa thuận của luật quốc tế (2.2) là lý do khiến một số người có thể nhận định rằng luật quốc tế không tồn tại (2.3). Dù sao đi nữa, ngày nay, không ai còn có thê phủ nhận vai trò quan trọng của luật quốc tê (2.4). 2.1. Những khác biệt cơ bản của luật quốc tế so vói luật quốc gia Thứ nhất, về đổi tượng điều chỉnh, nếu đối tượng điệu chỉnh của luật quốc gia là quan hệ giữa các chủ thê của luật quôc gia thì đối tượng điều chỉnh của luật quốc tế là quan hệ giữa các chủ thể của luật quốc tế. Luật quốc gia thường được hiêu là luật điều chỉnh quan hệ giữa các chủ thể: nhà nước, cá nhân, pháp nhân ở trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia. Trong khi đó, luật quốc tế chủ yếu điều chỉnh quan hệ quốc tế, giữa các quôc gia, các tổ chức quốc tế và các chủ thế khác của luật quốc tê. ơ 25
  • 27. đây cần phân biệt quan hệ này với các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được thiết lập giữa các cá nhân, pháp nhân có quốc tịch khác nhau được điều chỉnh bởi tư pháp quốc tế. Khi đề cập sự khác biệt giữa hai hệ thống pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia thì tính chất « liên quốc gia » thương được nhắc đến như một tiêu chí cơ bản. Đặc trưng về đối tương điều chinh của luật quốc tế hàm chứa hai yếu tố chính. Môt là, các quan hệ thuộc điêu chỉnh của luật quốc tế là những quan hệ phát sinh ương mọi lĩnh vực chính trị, kinh tê, xã hội vượt khỏi phạm vi lãnh thổ của các quốc gia. Hai là, những quan hệ này là những quan hệ chỉ phát sinh giữa các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế mà thôi. Thứ hai, về phương thức'xây dựngpháp luật, nếu như luật quốc gia thường được xây dựng bởi một cơ quan làm luật là cơ quan quyền lực cao nhất của quốc gia, đại diện cho ý chí của nhân dân thì luật quốc tế được xây dựng thông qua sự thỏa thuận và thừa nhận của các chủ thể của luật quốc tế trển cơ sở tự nguyện, bình đăng. Điêu này cũng có nghĩa là không tồn tại một cơ quan lập pháp quốc tế chung giống như cơ quan lập pháp quôc gia. Cơ sở của vân đê này^ là quan hệ quôc tế trước tiên và cơ bản là quan hệ giữa các quôc gia, đây là những thực thể có chủ quyền và bình đăng vê phương diện pháp lý. Chính vì lẽ đó không thể có sự tôn tại của một cơ quan tập trung có chức năng lập pháp quốc tế để ban hành, ấn định các quy phạm pháp luật ràng buộc các chủ thê của luật quôc tê. Sự tôn tại của một cơ quan lập pháp quốc tế như vậy không phản ánh được bản chất của luật quốc tế lả sự thỏa thuận, thống nhất về ý chí giữa các chủ thể luật quốc tế. Ngoài ra, việc không tồn tại một cơ quan lập pháp quốc tế chung có thể dẫn đến những sỵr khác biệt về cấu truc của hai hệ thống pháp luật. Trong luật quốc gia, các quy phạm pháp luật có thể được sắp xêp theo thứ bậc tương đối rõ ràng. Ví dụ, hiến pháp có giá trị cao nhât trong hệ thống văn bản luật, kế đến là 26
  • 28. các luật và văn bản dưới luật. Hay trong các quốc gia theo hệ thông thông luật, các quy định xuât phát từ án lệ của tòa cấp càng cao sẽ có giá trị càng lớn. Trong khi đó, các quy phạm trong luật quôc tê không được ban hành bởi một cơ quan lập pháp quôc tê, do đó hệ thống pháp luật quốc tế là một tổng thể các quy phạm mà trong đó không có sự sắp xếp một cách hệ thông, có thứ bậc, vị trí rõ ràng như trong hệ thống pháp luật quôc gia. Bản thân khoản 3 Điều 38 Quy chế của Tòa án Công lý quôc tê vê các loại nguồn của luật quốc tể cũng không xác định một cách rõ ràng thứ bậc của các loại nguồn. Mặc dù vậy, trong luật quốc tế vẫn có sự phân chia thứ bậc dựa trên những nguyên tắc cơ bản của luật điều ước quốc tế như nguyên tăc « luật sau ưu tiên hơn luật trước» (/ex posterior derogat priori), hoặc « luật riêng ưu tiên hơn luật chung » (lex specialis derogat generali), hoặc việc áp dụng một cách ưu tiên quy phạm điêu ước so với quy phạm tập quán quốc tế. Thêm vào đó, theo Điêu 53 và 62 của Công ước Vienna về luật điều ước quốc tê, những quy phạm jus cogens là các « quy phạm bắt buộc cua pháp luật quôc tê... không thể vi phạm » và làm cho các điều ước vi phạm nó trờ nên vô hiệu. Sở dĩ giải pháp này được đưa ra là vì dựa trên ý chí của các quốc gia, các điều ước quốc tế được xây dựng trên nhiêu lĩnh vực, tại nhiều thời điểm khác nhau, có phạm vi điêu chỉnh nhiều lúc chồng lấn nhau. Điều này dẫn đến khả năng xung đột trong việc lựa chọn, áp dụng và giải thích luật cũng như tạo khó khăn khi xét xử tranh chấp giữa các chủ thể của luật quốc tế. Thứ ba, về chủ thế của luật, nếu chủ thể của pháp luật quôc gia là nhà nước (đại diện bởi các cơ quan công quyền), các cá nhân, pháp nhân thì chù thể cùa pháp luật quốc tế là các quốc gia, tổ chức quốc tế liên chính phủ, các dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết và một sổ vùng lãnh thổ có quy chế đặc biệt. Sự khác biệt rõ rệt giữa hai hệ thống pháp luật này còn được thể hiện qua vị trí và vai trò của từng loại chủ thể tham gia quan hệ pháp 27
  • 29. luật mà mỗi hệ thống điều chỉnh. Trong pháp luật quốc gia, cá nhân và pháp nhân là hai chủ thể cơ bản và chủ yếu nhất có khả năng tham gia vào hầu hết các quan hệ pháp luật. Quốc gia/nhà nước trong luật quốc gia chỉ có sự tham gia nhất định vào một số quan hệ pháp luật đặc thù như hành chính, hình sự hoặc thậm chí trong quan hệ pháp luật dân sự với tư cách là một chủ thể đặc biệt. Trong pháp luật quốc tế, quốc gia là một chủ thể cơ bản và chủ yếu tham gia vào tất cả các quan hệ pháp luật quốc tế. Cho đến nay, về nguyên tắc, luật quốc tế hiện đại vẫn không thừa nhận tư cách chủ thể luật quốc tế của các cá nhân và pháp nhân. Cũng cần phải thấy ràng, quan hệ giữa các chủ thể của luật quốc gia có sự bất bình đẳng: quốc gia là chủ thể đặc biệt, có quyền quan trọng trong việc cíii phối, xác lập địa vị pháp lý của các chủ thể còn lại, thông qua việc thiết lập các quy tắc pháp lý mà các chủ thể này buộc phải tuân thủ. Đây chỉnh là quyền tối cao của quốc gia trong việc tổ chức, quản lý xã hội. Trong khi đó, các chủ thể chù yếu của luật quốc tế - các quốc gia - có quan hệ bình đẳng, không phụ thuộc vào chế độ chính trị, diện tích, dân số, trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Trong luật quốc tế, không chủ thể nào có vai trò giống như nhà nước trong luật quốc gia. Do đó, các quy phạm của luật quốc tế chỉ có thể được ra đời và thực hiện nếu chính các chủ thể của luật quốc tế tự nguyện xây dựng hoặc thông qua. Thứ tư, về phương thức thực thi pháp luật, việc thực thi pháp luật quốc gia được thực hiện một cách tập trung, thống nhất, thông qua hoạt động và phối họp của hệ thống các cơ quan nhà nước có thẩm quyền như quân đội, cơ quan kiểm sát, cơ quan tòa án, cảnh sát, nhà tù. Hệ thống các cơ quan này được lập ra nhằm đảm bảo thi hành pháp luật cũng như đảm bảo cho pháp luật được tôn trọng bởi tất cả các cá nhân và tổ chức trong quốc gia đó. Hệ thống cơ quan với những đặc điểm như trên không tồn 28
  • 30. tại trong quan hệ pháp luật quốc tế. Nói cách khác, trong luật quốc tế không có một hệ thống các cơ quan chuyên biệt và tập trung làm nhiệm vụ đảm bảo thi hành luật quốc tế. về mặt lý luận, quan hệ quốc tế trước tiên và chủ yếu là quan hệ giữa các quốc gia độc lập có chủ quyền và bình đẳng với nhau về pháp lý, do đó việc tồn tại một hệ thống cơ quan đảm bảo thi hành hoặc cưỡng chế thi hành luật quốc tế tập trung sẽ được hiểu như vi phạm đến sự bình đẳng giữa các quốc gia. Mặt khác, hệ thống các nguyên tắc và quy phạm của luật quốc tế là do chính các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế xây dựng nên trên cơ sở tự nguyện, thông qua đấu tranh và thương lượng, chính vì vậy, việc tuân thủ các nguyên tắc và quy phạm pháp luật quôc tê này cũng dựa trên cơ sở tự nguyện. Sự cưỡng chế thi hành luật quốc tế nếu có cũng phải do chính các quốc gia và các chủ thê khác của luật quốc tế thực hiện. Do đó, không thể cho rằng trong luật quốc tế không tồn tại các biện pháp chế tài. Điểm khác biệt so với luật quốc gia là ở chỗ, các biện pháp chế tài cá thể (như tự vệ, trả đũa hợp pháp, trừng phạt) hoặc tập thể (như trừng phạt phi vũ trang hoặc vũ trang) là do chính các chủ thể luật quôc tê tự thực hiện. Trường hợp việc cưỡng chế thực hiện pháp luật quôc tê được tiến hành bời một cơ quan chuyên biệt, ví dụ như LHQ, cũng không thể được xem là một bằng chúng cho thây sự tôn tại của một cơ quan cưỡng chế tập trung, bởi lẽ khi này, tô chức LHQ thực thi nhiệm vụ đó trên cơ sở sự cho phép/trao quyên của chính các quốc gia thành viên để nhằm đạt đến mục tiêu cao cả là bảo vệ hòa bình và an ninh thế giới.1 3 1 3 Điều 24 Hiến chương LHỌ quy định : « Đê đảm báo cho LHQ hành dộng nhanh chóng và có hiệu quà, các thìmh viên LHQ trao cho Hội đồng Bão an trách nhiệm chinh trong sự nghiệp duy trì hòa bình và an ninh quốc tế và thừa nhận rằng, khi lctm những nghĩa vụ do 29
  • 31. Luật quốc tế thông thường ghi nhận quyền của quốc gia bị thiệt hại trong việc khởi kiện một quốc gia khác do có hành vi vi phạm pháp luật quốc tế. Quyền khởi kiện được thừa nhận không chỉ đối với quốc gia bị thiệt hại mà còn đối với tất cả các quôc gia nếu sự vi phạm đó làm phương hại đến lợi ích chung của nhân loại. Đây được coi là một quyền lợi chung của mọi quôc gia (ergơ omnes).u Hiện nay, chức năng đảm bảo tuân thủ pháp luật quốc tế có thể được thực hiện thông qua những kênh khác nhau. Chẳng hạn, các quy định của Hiến chương LHQ được đảm bảo thực hiện bời các cơ chế quy định tại chính Hiến chương. Đặc biệt, Hội đồng Bảo an có chức năng hành động trong những trường hợp có vi phạm nghiêm trọng và kéo dài đối với quyền con người. Việc Hội đồng thông qua các nghị quyết thành lập hai tòa hình sự quốc tế đối voi các trường hợp Nam Tư cũ và Rwanda nhàm trừng phạt các hành vi xâm phạm nghiêm trọng quyên con người là ví dụ thê hiện vai trò tích cực của Hội đồng Bảo an trong lĩnh vực này vào thời kỳ sau chiến tranh lạnh. Bên cạnh đó, nhiều điều ước quốc tế cũng quy định những cơ chế xét xử bắt buộc để giải quyết tranh chấp liên quan đến điều ước. Có thể kể đến Cơ quan giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương1 4 trách nhiệm ấy đặt ra, thì Mội đồng Bảo an hành động với tư cách thay mặt cho các thành viên cùa LHQ; Trong khi thực hiện những nghĩa vụ đó, Hội đồng Bảo an hành động theo đúng những mttc đích và nguyên tặc cùa LHQ. Những quyền hạn nhat định được trao cho Hội đông Bảo an đê Hội đông Báo an có thế làm tròn những nghĩa vụ ẩy, được quy định ớ các chương VI, Vlỉ. VIII và XII...» 14 Quyền này được khẳng định tại phán quyết của Tòa án Quốc tế trong vụ Công ty máy kéo, đèn và năng lượng Barcelona (Barcelona Traction, Light and Power Company) giữa Bi và Tây Ban Nha năm 1972 nhu sau: « cần phân biệt giữa nghĩa vụ cùa các quôc gia đôi với cộng đông quác tê nói chung và nghĩa vụ phát sinh đối với một quôc gia khác trong lĩnh vực bảo hộ ngoại giao. Bới về mặt bàn chất, những nghĩa vụ chung đôi với cộng đồng quốc tế là môi quan tâm cùa tất cà các quôc gia. Vê tâm quan trọng của các quyên liên quan, tất cà các quốc gia được coi là đểu có một lợi ích pháp lý trong sự bào vệ cùa họ, chúng là những quyên lợi chung ("erga omnesj ». 30
  • 32. mại thế giới (World Trade Organization, WTO), Tòa công lý của châu Âu, Tòa công lý của các quốc gia Caribean và một số cơ quan giải quyết tranh chấp khác. Ngoài ra, có thể kể đến Tòa án hình sự quốc tế, có trách nhiệm xét xử và trừng phạt những cá nhân chịu trách nhiệm về những vi phạm nghiêm trọng nhất đối với luật nhân quyền và nhân đạo quốc tế. Như vậy, liên quan đến vấn đề đảm bảo thi hành pháp luật, điểm quan trọng nhất là hệ thống các nguyên tắc và quy phạm của luật quốc tế trong đa số trường hợp được thực thi bởi sự tự nguyện của các quốc gia. vấn đề đặt ra là: hậu quả từ việc không tuân thủ luật quốc tế là gì? Có thể thấy, việc không thực thi luật quốc tế có thể dẫn đến những hậu quả rất bất lợi cho quốc gia như: (i) danh dự của quốc gia bị ảnh hưởng; (ii) trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại, các quốc gia bị thiệt hại sẽ không áp dụng nghĩa vụ của mình đối với quốc gia bị vi phạm; (iii) các quôc gia bị thiệt hại có thể sẽ áp dụng hành vi trả đũa... Dư luận của nhân dân trên thế giới (trong và ngoài quốc gia có hành vi liên quan) cũng góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy sự tôn trọng luật quốc tế các của quốc gia.1 5 2.2. Bản chất của luật quốc tế Bản chất của luật quốc tế chính là sự thỏa thuận ý chí giữa các chủ thể của luật quốc tế, chủ yếu là các quốc gia độc lập, bình đẳng về chủ quyền. Sự thỏa thuận giữa các quốc gia sụy cho cùng đều nhằm hướng đến và phục vụ cho lợi ích của quôc gia, cũng chính là của giai cấp cầm quyền. Vì vậy, có thê nói răng luật quốc tế luôn phản ánh sự đấu tranh và nhân nhượng, thỏa hiệp và thương lượng giữa các quốc gia mà mục đích chính là nhàm phục V ỊI cho lợi ích của giai' cấp cầm quyền ở mỗi quôc gia. Bất kỳ vấn đề nào cần được điều chỉnh bằng các quy phạm 1 5Xem chương Trách nhiệm pháp !ý quốc tể của giáo trình này. 31
  • 33. luật quốc tế đều là kết quả của quá trình đấu tranh và thương lượng đó. Điều này được phản ánh một cách rõ nét thông qua việc ghi nhận và xây dựng những quy phạm điều chỉnh những lĩnh vực mới của quan hệ quốc tế như việc đàm phán và thông qua Công ước của LHQ về luật biển năm 1982;16 quá trình ghi nhận những nguyên tắc của luật môi trường quốc tế17 cũng như các quy tắc điều chỉnh hoạt động hàng không dân dụng và chinh phục khoảng không vũ trụ. Thực tê cho thây trong hệ thông các nguyên tắc và quy phạm luật quốc tế, các quy phạm tùy nghi chiếm đa số. Đây cũng là cơ sở để khẳng định bản chất của luật quốc tế là sự thỏa thuận. Bản chất thỏa thuận, thống nhất ý chí, hài hòa lợi ích của các quốc gia giúp làm sáng’tỏ thực tế rằng pháp luật quốc tế có sự liên hệ với pháp luật quốc gia mà ờ đó luật quốc gia đóng vai trò xuất phát điểm. Chính vì vậy, không thể phủ nhận quan điểm cho rằng nhiều quy phạm pháp luật quốc tế có nguồn gốc từ pháp luật quốc gia bởi chính các quốc gia khi xây dựng pháp luật quốc tế đã cố gắng đưa tư tưởng pháp lý chỉ đạo, nguyên tắc và quy định của pháp luật nước mình vào trong quá trình đàm phán. Và điều này cũng giúp làm sáng tỏ thực tế là ảnh hưởng của những nước lớn, mạnh đến quá trình hình thành và phát triển luật quốc tế dường như khó tránh khỏi. 2.3. Tranh luận về sự tần tại của luật quốc tế Những đặc trưng của luật quốc tế khiến cho đến tận hôm nay, nhất là khi khủng hoảng trong quan hệ liên quốc gia diễn ra trên nhiều bình diện, câu hỏi « Luật quốc tế - tồn tại hay không tồn tại? » tưởng như đã được giải quyết dứt khoát, đôi khi vẫn bị đặt ra. Điều này xuất phát từ câu hỏi liệu « quốc gia » - một chủ 16Xem chuơng Luật Biển quốc tế của giáo trình này. 17Xem chương Luật Môi trường quôc tê cùa giáo trình này. 32
  • 34. thể hùng mạnh với chủ quyền của mình có thể bị ràng buộc bởi các quy phạm « luật quốc tế » hay không? Thêm vào đó, thực tiễn tồn tại của các cuộc chiến tranh, của bạo lực và khủng hoảng trên phạm vi quốc tế khiến cho sự ngờ vực về hiệu lực, thậm chí sự tồn tại của hệ thống quy phạm điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia dường như có cơ sở. Cuối cùng, sự thiếu vắng của cấu trúc quy phạm tương đương với cấu trúc luật quốc gia khiến người ta nghi ngờ liệu luật quốc tế có phải là một hệ thống quy phạm thực sự? Một số học giả luật quốc tế đưa ra quan điểm cứng nhắc để giải quyết những câu hỏi trên. Theo đó, một xã hội điều chỉnh bởi pháp luật phải thỏa mãn 3 điều kiện: có một cơ quan làm luật, có hệ thống tòa án để áp dụng luật nhằm điều chỉnh các tranh chấp và có cơ quan cảnh sát để trừng phạt mỗi khi có vi phạm pháp luật xảy ra. Pháp luật quốc gia tồn tại và được tôn trọng bởi trong mọi quốc gia đều có những yếu tố nói trên. Từ đó, các học giả này nghi ngờ sự tôn tại của luật quốc tế, bởi trong xã hội quốc tế không tôn tại bộ ba: nhà làm luật - tòa án - cảnh sát.1 8 Một số khác, như tác giả Adolf Lasson và Hans J. Morgenthau người Đức, Lundstedt người Thụy Điển, Raymond Aron người Pháp lại cho ràng: quan hệ giữa các quốc gia được giải quyết dựa trên sức mạnh và chủ quyền quốc gia, do đó khi muốn, quốc gia có quyền tuyên bố chiến tranh. Các điều ước quôc tê không tạo nên một hành lang pháp lý ổn định mà chỉ thê hiện một cách tạm thời tương quan sức mạnh giữa các quôc gia. Mọi quốc gia, nếu có sức mạnh đủ để áp đặt ý chí của mình, đêu có thể phá bỏ một cách đơn phương những điều ước quốc tế đi ngược lại lợi ích của mình. Dè dặt. hơn, có tác giả, như John 1 8 Georges Scelle là một trong những tác già thuộc trường phái này. Xem tông hợp cùa Nguyễn Quốc Định, Patrick Dail'ier, Alain Pellet, Công pháp quốc tê (Droit international public), LGDJ, Paris, 2002, tr. 85 —86. 33
  • 35. Austin người Anh, cho rằng cái gọi là « luật quốc tế » chỉ là một tập hợp những quy tắc đạo đức quốc tể.1 9 Trái lại, một số học giả20 lại cho rằng luật quốc tế chỉ là một bộ phận của luật quốc gia áp dụng trong quan hệ đối ngoại. Nói cách khác, luật công chia ra làm hai nhánh: ngoài luật công điều chỉnh quan hệ quốc nội còn có một bộ phận luật công khác áp dụng cho quan hệ đôi ngoại và đây chính là « luật quốc tế ». Những người theo trường phái này (trường phái Bonn của Seyden, cha con Zorn, Jauffmann, Wendel và của Decencière - Ferrandière, Georges Burdeau của Pháp) lập luận công pháp áp dụng cho quan hệ đôi ngoại do quốc gia xây dựng nên bởi lẽ không có chủ thê nào cao hơn quốc gia. Hơn nữa, công pháp áp dụng cho quan hệ đôi ngoại còn có thể được xếp vào một bộ phận của luật hiên pháp. Luật này quy định các cơ quan nhà nước có thâm quyên đại diện quôc gia trong quan hệ với các quốc gia khác, ký kết các điều ước quốc tế và điều chỉnh các thủ tục để khiến các điều ước này có giá trị bắt buộc. Mặc dầu vậy, khoa học pháp lý quốc tế khẳng định sự tồn tại của hệ thống luật quốc tế. Quan điểm này được lý giải bởi một số lý do: Thứ nhất, sự tồn tại của luật quốc tế được chứng minh trên thực tiễn. Chính sự tôn tại của hệ thống luật quốc tế cho đến ngày nay là kết quả của quá trình xây dựng, phát triển và áp dung luật quốc tế một cách lâu dài và liên tục. Sự tồn tại của luât quốc tế còn được thể hiện ờ chồ nó được các quốc gia, cũng như các nhà chính trị, các tổ chức quốc tế thừa nhận và viện dẫn. Thưc tế cho thấy các quốc gia ngày nay thường rất quan tâm đến luật quốc tế khi thực hiện các chính sách đối ngoại của mình. Sự tồn tại của các nguyên tăc và quy phạm pháp luật quốc tế làm giảm 19Idem, tr. 86-87. 20 Idem. 34
  • 36. tại của các nguyên tắc và quy phạm pháp luật quốc tế làm giảm thiêu khả năng lợi dụng sức mạnh hoặc cố tình vi phạm của một số quốc gia. Mặc dù tính hiệu quả và khách quan của việc áp dụng luật quốc tế là vấn đề còn tranh cãi, thực tiễn quan hệ quốc tế, đặc biệt trong thời kỳ chiến tranh lạnh, cho thấy sự tồn tại tích cực của luật quốc tế. Điều này được minh chứng qua việc luật quốc tế ngăn chặn các nguy cơ chiến tranh hoặc xung đột vũ trang, các thảm họa hạt nhân cũng như giúp dàn xếp các mâu thuẫn, bất đồng thông qua các phương thức giải quyết tranh chấp quốc tế sẵn có trong luật quốc té.21 Nói cách khác, luật quốc tế tồn tại bởi nó được thừa nhận bởi các quốc gia, những chủ thể phải tuân theo luật quốc tế; và các thẩm phán quốc gia hay quốc tế, những người phải đảm bảo sự thực hiện luật quốc tế. Sự thừa nhận luật quốc tế của các quốc gia được biểu hiện qua nhiêu phương thức khác nhau. Hiến pháp của nhiều quôc gia thê hiện sự thừa nhận này.22 Trong các quan hệ quôc tê, các quôc gia đêu sử dụng những quy tắc của luật quốc tế làm cơ sờ cho quan diêm của mình. Trong Bộ ngoại giao các nước đêu có bộ phận chuyên về pháp luật quốc tế. Một thực tế khác là các quốc gia tham gia ngày càng đông đảo vào các tổ chức quốc tế và nhất là vào hệ thống LHQ. Một trong những nghĩa vụ nền tảng có ý nghĩa bắt buộc đối với thành viên của các tổ chức này, đó là tôn trọng luật quốc tế. Lời mờ 21 Những tranh chấp quốc tế trong thời kỳ chiến tranh lạnh điển hình là cuộc khùng hoàng Cuba 1962, chiến tranh Á Rập —Israel 1967, xung đột biên giới Liên Xô —Trung Quốc 1969, chiến tranh biên giới Trung Quôc —An Độ 1962... 22 Ví dụ, Điều 25 cùa Hiến pháp CHXHCN Việt Nam năm 1992 quỵ định : «Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vốn, công nghệ vào Việt Nam phù hợp vớt pháp luật Việt Nam, pháp luật và thông lệ quốc tế... ». Lời mờ đầu cùa Hiến pháp CH Pháp ghi nhận: « Cộng hòa Pháp, trung thành với truyền thống cùa mình, tuân thủ quốc tế công pháp... ». Điêu 10 Hiến pháp Ý khăng định: « Trật tự pháp lý cùa Ỷ tuân thú các quy tắc cĩta luật quốc tế được công nhận rộng rãi... » 35
  • 37. đầu của Hiến chương LHQ 1947 ghi nhận: « Chúng tôi, nhân dân các nước liên hiệp lại quyết tâm (...) tạo mọi điều kiện cần thiết để giữ gìn công lý và tôn trọng những nghĩa vụ do những điêu ước và các nguồn khác của luật quôc tê đặt ra (...) ». Sự thừa nhận luật quốc tế của các quốc gia dẫn đến việc luật quốc tế được áp dụng bởi các tòa án quốc nội, và việc áp dụng luật quốc tế là lý do tồn tại của các tòa án quốc tế. Ví dụ, Điều 38 Quy chế Tòa án công lý (TACL) của LHQ khẳng định Tòa án có chức năng « giải quyết phù hợp với luật quốc tế các vụ tranh chấp được chuyển đến Tòa án... ». Thứ hai, về lý luận, quan điểm cho rằng luật quốc tế không tồn tại bởi không có cơ quan làm luật và hệ thống đảm bảo thi hành luật như tòa án, quân đội, cảnh sát trong quan hệ quốc tế mang tính thiển cận và cứng nhắc. Mặc dù không có một cơ quan thống nhất và chuyên biệt để ban hành luật quốc tế, cũng như bất cứ hệ thống quy phạm luật nào khác, luật quốc tế vẫn được xây dựng thông qua một quá trình chính thức với sự tham gia cùa các quốc gia trong tư cách vừa là chủ thể xây dựng, vừa là đổi tượng điều chỉnh của luật quốc tế. Đông thời, ở những mức độ khác nhau, việc đảm bảo áp dụng luật quôc tế vẫn được thực hiện bởi các cơ quan giải quyết tranh chấp. Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO là một trong những ví dụ điên hình của sự hiệu quả trong việc đảm bảo áp dụng luật quôc tê. Cuối cùng, quan điểm cho rằng chỉ có luật khi có cơ quan làm luật và hệ thống cơ quan đảm bảo thi hành là không vững chăc. Trước kia, trong xã hội phong kiến, luật cũng không được làm ra bời một cơ quan lập pháp có quyền lực cao nhất mà được xây dựng thông qua thỏa thuận giữa các lãnh chúa. Chưa kê đên việc ngày nay, nhiều quy phạm luật quốc tế cũng được bảo đảm thi hành thông qua những cơ chế rất hiệu quả. Luật của Liên minh châu Âu là một ví dụ. Thứ ba, quan điểm theo đó, quan hệ giữa các quốc gia chỉ được điều chỉnh bời sức mạnh rõ ràng mang tính phiến diện. Mặc 36
  • 38. dù tương quan sức mạnh đóng vai trò quan trọng trong thực tiễn quan hệ giữa các quốc gia, điều này cũng không đủ tạo cơ sở để kết luận rằng luật quốc tế không tồn tại. Trên thực tiễn, sự tồn tại và phát triển của hệ thống pháp luật quốc tế, đặc biệt là luật quốc tê hiện đại cho thấy, không phải lúc nào những nước lớn cũng có thê dễ dàng áp đặt ý chí của mình đối với các nước nhỏ. Điều này được thể hiện qua kết quả của một số vụ kiện trong đó các nước nhỏ đã vận dụng luật quốc tế để bảo vệ quyền lợi của mình, góp phần đem lại sự công bằng trong quan hệ quốc tế. Vụ Nicaragua kiện Mỹ năm 1986 là một minh chứng cụ thể. Một minh chứng nữa là sự tham gia tích cực của các quốc gia đang phát triển vào quá trình giải quyết tranh chấp tại WTO. Trong nhiêu vụ kiện, các quốc gia này đã giành thắng lợi trước những cường quốc kinh tế hàng đầu như Mỹ và Liên minh châu Âu. Thứ tư, nhìn vào quá trình phát triển của luật quốc tế, khăng định sự thiếu vắng của cơ chế cảnh sát và trừng phạt trong quan hệ quốc tế cũng ngày càng trở nên lỗi thời. Luật quốc tế hiện đại cấm các quốc gia đơn phương sử dụng vũ lực để tự thi hành luật. Đồng thời, một số cơ chế trừng phạt trong luật quôc tê đã được ra đời và có hiệu lực nhất định. Có thể kể đến các quỵ định tại Chương VII của Hiến chương LHQ, tại Bản ghi nhớ vê thủ tục và cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO hay trong luật của một số tổ chức khu vực. Cũng cần khẳng định ràng, mặc dù một quốc gia vi phạm luật quốc tế không thể bị trừng phạt theo các cách thức như trong pháp luật quốc gia, ví dụ như kết án và áp dụng hình phạt tù, nhưng sự vi phạm này hoàn toàn có thê dân đên hậu quả quốc gia vi phạm đó sẽ bị lên án. tẩy chay, thậm chí bị cấm vận trong các quan hệ quốc tế. Điều này rõ ràng ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định của quốc gia trong việc tuân thủ luật quốc tế. Cuối cùng, vê mặt lý luận, việc tôn tại cơ chê trìmg phạt là nhằm góp phần đảm bảo hiệu lực của các quy phạm pháp luật quốc tế mà không phải là điều kiện cho sự tồn tại của các quy phạm này. Một số ngành luật quốc gia, chẳng hạn như 37
  • 39. luật hiến pháp, hầu như không có quy định về cơ chế trừng phạt. Tuy nhiên, không ai bàn cãi về sự tồn tại của các ngành luật này. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để dung hòa giữa sự tồn tại của luật quốc tế và chủ quyền của các quốc gia? Trong xã hội quốc tế, các quốc gia có chủ quyền cùng tồn tại một cách bình đẳng và mỗi quốc gia đều mong muốn sử dụng tối đa mọi quyền chủ quyền của mình. Trong bối cảnh này, những quy phạm để điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia là vô cùng cần thiết. Thậm chí, có thể nói, sự ra đời củạ các quy phạm đó là hệ quả của việc thực thi chủ quyền quốc gia. Bởi lẽ một quốc gia không thể thực hiện đầy đủ chủ quyền của mình nếu hoàn toàn bị cô lập. Một quốc gia có chủ quyền có nghĩa là quốc gia đó không thể bị chi phối bời quốc gia khác, tuỳ nhiên quốc gia phải tuân theo một số quy tắc tối thiểu để đảm bảo rằng các quốc gia khác cũng được hưởng những quyền lợi của mình.23 Như vậy, sự tồn tại của chủ quyền quốc gia không loại trừ sự tồn tại của luật quốc tế mà sẽ trở thành một yếu tố không thể bỏ qua khi nghiên cứu luật quốc tế. Sự tồn tại của chủ quyền chỉ khiến cho quan hệ quốc tế ngày nay mang đậm tính hợp tác thay vì phụ thuộc. Nói tóm lại, luật quốc tế có những đặc trưng khác biệt với luật quốc gia. Những điểm khác biệt giữa luật quốc tế và luật quốc gia đều khởi nguồn từ yếu tố chủ quyền của các quốc gia. Việc áp đặt những đặc trưng của luật quốc gia và dùng chúng làm thước đo để đánh giá luật quốc tế và sự tồn tại của luật quốc tế là hoàn toàn khập khiễng và không phù hợp. Nếu như có một cơ quan đứng trên các quốc gia, làm và thực thi luật điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia thì luật quốc tế sẽ không còn tồn tại: khi đó, luật quốc tể lại đóng vai trò của một loại luật liên bang. Chính những điểm khác biệt của luật quốc tế so với luật quốc gia 23 Nguyễn Quốc Định, Patrick Daillier, Alain Pellet, Công pháp quốc tế (Droit international public), LGDJ, Paris, 2002, tr. 83. 38
  • 40. như đã phân tích ở trên tạo ra những đặc trưng của hệ thống pháp luật này. 2.4. Vai trò của luật quốc tế Như đã trình bày ở trên, việc luật quốc tế ra đời, tồn tại và phát triển là hệ quả quan trọng của việc thực thi chủ quyền quốc gia. Để đảm bảo sự cùng tồn tại của các quốc gia có chủ quyên ngang nhau, cần có luật quốc tế. Để các quốc gia có thể cùng tôn tại trong hòa bình và thịnh vượng, chủ quyền quốc gia không thể được thực hiện một cách tuyệt đối và quốc gia không thể không chịu phục tùng bất cứ trật tự nào. Quốc gia phải tuân thủ những quy định tối thiểu để đảm bảo tôn trọng quyền của các quốc gia khác. Việc đưa ra những quy định tối thiểu này chính là mục tiêu và cũng là vai trò của luật quốc tế. Vai trò của luật quốc tế có thể được tóm gọn ở ba nội dung cơ bản24: Thír nhất, luật quốc tế điều chỉnh hành vi của các quôc gia trong quan hệ quốc tế, đặc biệt khi có ưanh chấp phát sinh giữa các quốc gia liên quan đến những lĩnh vực mà luật quốc tế điêu chỉnh. Những nguyên tắc và quy phạm của luật quốc tê là do chính các quốc gia và các chủ thể khác không ngừng xây dựng và hoàn thiện. Những quy định của luật quốc tế có giá trị như những chuần mực chung có tính bắt buộc để các quốc gia tuân thủ và kiêm chê những hành vi đi ngược lại lợi ích chung của cộng đông quôc tê. Luật quốc tế đưa ra các quy định về việc giải quyêt các tranh châp, giảm thiểu các tranh chấp, cấm sử dụng vũ lực, do đó nó chính là công cụ, nhân tố quan trọng nhất để bảo vệ hòa bình và an ninh quốc tế. Trong trường hợp xấu nhất, khi có chiến tranh xảy ra, luật quốc tế cũng dự trù các quy tắc về hành vi của các bên, nhăm 24 Xem Alina Kaczorowska, Công pháp cptốc tế (Public international law), 4lh édition, Routledge, London, New York, 2010, tr. 19. 39
  • 41. tránh vi phạm nhân quyền và nhân đạo. Những ví dụ có thể nêu ra ờ đây là tập quán quốc tế điều chỉnh hành vi của các bên tham chiến, các Công ước La Haye và Geneva 1949, cũng như những Nghị định thư đi kèm các công ước này. Trên thực tế, các quy tắc mang tính quốc tế đề cập tại các văn bản nói trên đều được ghi nhận trong sách giáo khoa về luật quân sự của các nước và được áp dụng bởi các chỉ huy quân đội. Thứ hai, luật quốc tế tạo điều kiện cho việc cùng tồn tại giữa các quốc gia, chủ thể chủ yếu của luật quốc tế, thông qua các điều ước quốc tế và các thỏa thuận khác. Một trong các ví dụ của vai trò này của luật quốc tế là các quy định về lãnh thẻ và biên giới, luật về vùng biển và vùng tròi. Ngoài ra, luật quốc tế ngày nay còn thể hiện vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển các quan hệ hợp tác quốc tế, đặc biệt là quan hệ kinh tế quốc tế, thúc đẩy cộng đồng quốc tế phát triển theo hướng ngày càng văn minh. Thứ ba, luật quốc tế tạo ra hành lang pháp lý cho các quan hệ hợp tác giữa các quốc gia. Xét về mặt lý luận, để đạt được lợi ích mong muốn khi tham gia quan hệ quốc tế, các quốc gia luôn luôn cần hợp tác với nhau. Việc phát triển lĩnh vực bưu chính viễn thông, phòng chống tội phạm quốc tế, phòng chống dịch bệnh, tự do hóa thưcmg mại quốc tế, bảo vệ môi trường... liên quan đến lợi ích của tất cả các quốc gia và chỉ có thể được thực hiện một cách hiệu quả nêu có một cơ chê hợp tác liên quốc gia hữu hiệu. Việc xây dựng và thực hiện cơ chế đó được điều chỉnh bởi luật quốc tế. Ví dụ điển hình nhất của hiện tượng này là mô hình họp tác, liên kết giữa các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu. Trong nhiều trường hợp (nhất là ở lĩnh vực thương mại, chính sách nông nghiệp), Liên minh châu Âu có thể có tiếng nói đại diện và thay thế cho tiếng nói của các quốc gia thành viên trên trường quốc tế. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, vai trò của luật 40
  • 42. quốc tế trong việc điều chỉnh quan hệ họp tác giữa các quốc gia đang ngày càng trờ nên quan trọng. III. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA LUẬT QUỐC TÉ Nhiều nguyên tắc quan trọng trong luật quôc tê cũng như cấu trúc của hệ thống luật này chỉ có thê được giải thích tren cơ sở nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triên của luật quoc te. Có nhiều cách phân chia các giai đoạn trong lịch sử phát trien của luật quốc tế. Ở đây, chúng ta sử dụng cách phân chia dựa trên những giai đoạn phát triển quan trọng nhât của lịch sử: thơi kỳ cổ đại (3.1), trung đại (3.2), cận đại (3.3) và hiện đại (3.4). Những thời kỳ này đánh dấu những bước ngoặt lớn của quá trinh phát triển của luật quốc tế. Mỗi bước ngoặt đó cũng được the hiện thông qua sự ra đời, phát triển và tàn lụi hoặc hôi sinh cua các trường phái luật quốc tế. Nhiều trường phái vân còn anh hưởng mạnh mẽ đến khoa học luật quốc tế và chính sách đoi ngoại của các quốc gia ngày nay. Chúng cũng tác động không nhỏ đến xu hướng phát triển của luật quốc tế trong thời kỳ hiẹn đại (3.5). 3.1. Luật quốc tế thời kỳ cổ đại Thời kỳ cổ đại, luật quốc tế được manh nha hình thành, với bàng chứng rõ ràng là một số điêu ước được ky ket. Chang hạn như điều ước ký vào khoảng năm 2100 trước công nguyên giữa người đứng dầu của hai thành phô nhỏ Lagash và Umma tại vùng Lưỡng Hà.25 Sau đó, khoảng năm 1400 trước công nguyên hiệp định về hòa bình, liên minh và dân độ đã được Pharaon Ai Cập Rameses II kỷ với với quốc vương Cheta. Hiệp định nay công nhận chủ quyền về lãnh thô của người đứng đau quoc gia đối với một số vùng miền, quy àịnh việc dân độ những nguơi tỊ 25 Hiện nay là vị trí của lãnh thổ Iraq, đông Syria, Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ và Tây Nam Iran). 41
  • 43. nạn và trao đổi đại sứ. Các đế chế Ai Cập, Lưỡng Hà, Ba Tư, Assyria và Chaldea cũng như các quốc gia quân chủ Do Thái và các vương quốc Phoenicia đã ký nhiều hiệp định dựa trên nguyên tắc bình đẳng ký kết, nguyên tắc pacta sunt servanda (các thỏa thuận phải được tôn trọng, hay nguyên tắc tôn ừọng các cam kết quốc tế) và nguyên tắc bonafides (ngay tình).26 Sự phát triển của luật quốc tế sau đó đã trở nên sôi động hơn vào thời Hy Lạp cổ đại ữong khoảng từ 1100 đến 146 trước công nguyên. Ở thời kỳ này, các nhà nước Hy Lạp cổ đại có nhu cầu xây dựng một số quy định nhằm điều chỉnh quan hệ giữa các đô thị nhỏ của mình với nhau. Một mặt, Hy Lạp tiếp thu kỹ thuật xây dựng điều ước và nghệ thuật ngoại giao từ phương Đông. Mặt khác, Hy Lạp phát triển các quy định về trọng tài quốc tế và ưu đãi giữa các quốc gia (proxeny). Một số quy tắc liên quan đến chế độ đối xừ trong thời kỳ chiến tranh, tuy mang tỉnh tôn giáo nhưng được các đô thị của Hy Lạp tuân thủ, cũng được hình thành. Trước giai đoạn bành trướng của mình, La Mã - một trong những nền văn minh có ảnh hưởng lớn nhất, cũng đã ký các điều ước với các đô thị Latin năm xung quanh Roma, trong đó công nhận thẩm quyên của các tòa án của nhau cũng như ghi nhận thỏa thuận về hợp tác. Sau đó đế quốc La Mã áp dụng các quy phạm jus fetiale (luật về đàm phán và ngoại giao) và jus gentium (luật điều chỉnh giữa các dần tộc) trong quan hệ đối ngoại của mình. Cụ thể, jus fetiale bao gồm những quy định mang tính tôn giáo điều chỉnh quan hệ đối ngoại của La Mã cũng như việc tuyên chiến đồng thời ghi nhận sự bất khả xâm phạm đối với các đại sứ và bước đầu phân biệt giữa chiến tranh chính đáng và không chính đáng. Jus gentium điều chỉnh mối quan hệ giữa công dân La Mã và người nước ngoài. Sau nàyJus gentium trờ thành một bộ phận 26 Xem Nguyễn Quốc Định, Patrick Daillier, Alain Pellet, Công pháp quốc tế (Droit internationalpublic), LGDJ, Paris, 2002, tr. 41 - 82. 42
  • 44. quan trọng của luật La Mã, có ảnh hưởng lớn đối với luật của châu Âu và thông qua đó, đối với luật quốc tế. về khoa học pháp lý, trong thời kỳ này, trường phái « luật tự nhiên » được người La Mã phát triển. Theo trường phái này, luật là sản phẩm của những « lý do chính đáng » xuât phát từ bản chất của con người và xã hội, và do đó, phải được áp dụng trên toàn thế giới: « Luật thực sự là lý do chính đáng phù hợp với tự nhiên ; nó phải được áp dụng rộng rãi, không thay đôi và mãi mãi trường tồn (...) Ở đây không có khác biệt giữa luật tại Roma và luật tại Athens, hoặc những luật khác nhau trong hiện tại hay tương lai, mà chỉ cỏ một luật trường tồn và bất biên sẽ cỏ giá trị với tất cả mọi dân tộc vào mọi thời điểm » (Cicero trong cuôn Nền dân chù, De República). Quan điểm về luật tự nhiên cũng được coi là mầm mổng của nhân quyền ngày nay. Tại phưcmg Đông vào thời gian này, học thuyết của Không Phu Tử về quan hệ xã hội ở tầm mức toàn cầu cũng được phô biến. Khổng Phu Tử tin vào sự tồn tại của một luật chung cơ bản trên toàn cầu. Luật này buộc con người phải hành động phù hợp với thiên nhiên để phục vụ cho xã hội. Không Phu Tử cho răng sự hài hòa này phải ngự trị không chỉ trong xã hội của từng dân tộc, mà cả trong quan hệ giữa các dân tộc. Trong bôi cảnh chien tranh không ngừng vào thời điểm đó, quan điểm của Không Phu Tử có thể được coi là một trong những lời kêu gọi đâu tien ve việc duy trì hòa bình và phát triển quan hệ cộng sinh hài hòa giữa các dân tộc trên toàn thế giới.27 Tóm lại, luật quốc tế thời kỳ cô dại mới^ chi băt đâu hình thành. Mặc dù vậy, với sự xuất hiện của các điêu ước quôc tê va hoạt động ngoại giao cũng như việc công nhận những nguyên tăc mang tính nền tảng như pacta sunt servando, nên móng của các 27 Idem. 43
  • 45. ngành luật truyền thống là luật điều ước quốc tế và luật ngoại giao và lãnh sự đã được xây dựng. 3.2. Luật quốc tế thòi kỳ trung đại Thời kỳ trung đại bắt đầu từ khi đế quốc Tây La Mã sụp đổ (năm 476 sau công nguyên). Nhiều thế kỷ sau đó, châu Âu chìm đắm trong những cuộc chiến liên miên, ảnh hưởng không ít đến sự phát triển của luật quốc tế. Khoảng thế kỷ VIII, các thực thể quân chủ dần dần được hình thành. Tuy nhiên, phải đến thế kỷ XI, những quan hệ thật sự mang tính chất quốc tế mới một lần nữa khởi sắc nhờ giao thưomg xuyên quốc gia ngày càng nhiều. Đây cũng là giai đoạn Giáo hoàng và Thánh chế La Mã có ảnh hưởng rất lớn trên toàn lãnh thổ phương Tây. Cả hai thế lực trên đều cho ràng mình có quyên tôi cao. Để bảo vệ quyền lực của mình, các nhà vua thời bấy giờ phải vừa dối phó với các chư hầu bên trong, vừa đối phó với Giáo hoàng và Thánh chế ở bên ngoài. Đến thế kỷ XIV, cuộc cạnh tranh giữa Giáo hoàng và Thánh chế khiến cả hai bên cùng suy yếu và quốc gia lên ngôi. Trong bối cảnh đỏ, luật quốc tế về chiến tranh và hòa bình phát triển mạnh. Dưới ảnh hưởng của quan điểm Thiên chúa giáo, chiến tranh được chia ra hai loại: chiến tranh chính nghĩa và phi nghĩa. Đồng thời, các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp (nhất là thông qua ký kết điều ước quốc tế và sử dụng trọng tài) nhằm loại bò nguy cơ chiến tranh được củng cố và áp dụng. Với sự phát triển mạnh mẽ cùa quan hệ ngoại giao, các nước thành lập Bộ Ngoại giao cũng như các đại sứ quán và lãnh sự quán, thống nhất các quy tăc vê bảo hộ ngoại giao. Cũng vào thời kỳ trung đại, hai lĩnh vực luật quốc tế được phát triển mạnh nhằm điều chỉnh những vân đề xuyên quốc gia, đó là ỉex mercatorỉa (luật thương mại) và luật tập quán hàng hải quốc tế. Lex mercatoria được xây dựng trong bối cành thế kỷ thứ 44
  • 46. X, kill các thương nhân đi khắp châu Âu nhằm mua bán hàng hóa, khiến cho việc xây dựng khung pháp lý chung điều chỉnh quan hệ này trở thành cần thiết. Do đó, chính các thương nhân châu Âu đã xây dựng hệ thống quy tắc lex mercatoria, được áp dụng bởi những tòa đặc biệt nhằm giải quyết những tranh chấp liên quan đến các thương nhân. Hoạt động hàng hải ngoài biển khơi —nơi không thuộc chủ quyền của bất cứ quốc gia nào - trở nên mạnh mẽ và đòi hỏi được điều chỉnh bởi những quy tắc pháp lý. Các quy tắc về hàng hải được ghi nhận trong văn bản luật của một sổ quốc gia (bộ Rolls o f Oleron của đế quốc Byzantine, ra đời vào thế kỷ 12; cuốn English Black book của Admiralty, cuốn Maritime Code của Visbv ra đời vào thế kỷ 12; cuốn Consolato del Mare ra đời tại Barcelona vào thế kỷ 13) đã được chấp nhận rộng rãi tại chầu Âu như tập quán hàng hải quốc tế. Trong khoa học pháp lý, thời kỳ trung đại, khái niệm quyền quốc gia - dân tộc được nhắc đến nhiều. Đáp ứng nhu cầu của các đô thị - quốc gia tại Ý trong việc tìm cơ sở pháp lý để đòi quyền độc lập, trường phái luật Ý đại diện bởi hai học giả Bartolus (1 3 1 4 - 1357) và Baldus (1 3 2 7 - 1400) ra đời. Theo các học giả này, luật giữa các quốc gia là luật tự nhiên mang tính phô cập và được áp dụng một cách bình đẳng. Thế kỷ 15 là thời hoàng kim của trường phái do học giả nổi tiếng người Ý Niccolò Macchiavelli (1469 - 1527) khởi xướng.28 Theo ông, khi phải lựa chọn giữa một bên là luật và đạo đức và bên kia là việc duy trì quyền lực hoặc quốc gia khi đối địch với kẻ thù bên ngoài, lợi ích của quốc gia (State reason) phải được đặt lên trên luật và đạo đức. Hệ quả là sự đề cao quan điểm lợi ích quốc gia được sử 28 Macchiavelli đã đưa ra những lời khuyên về việc đạt và duy trì quyên lực chính trị trong cuốn Hoàng từ (// Principe) viết cho Hoàng tứ Lorenzo de’ Medici, người đứng đầu Florence. 45