SlideShare a Scribd company logo
1 of 31
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN CỦA PHỤ
NỮ TRONG LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ
1.1. Khái niệm, đặc điểm, nội dung quyền của phụ nữ trong lĩnh vực chính
trị
1.1.1. Khái niệm quyền của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị
1.1.1.1. Quyền của phụ nữ
Khái niệm quyền con người từ lâu đã được sử dụng rộng rãi trong nghiên
cứu cũng như trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, có nhiều trường phái khác nhau
khi tiếp cận khái niệm quyền con người. Chẳng hạn, trường phái pháp luật tự
nhiên thí cho rằng quyền con người là đặc quyền tự nhiên, khẳng định quyền
con người là tự nhiên, vốn có, nhằm đối lập, phủ nhận quyền con người do
vương quyền và thần quyền ban phát, tặng cho. Trường phái pháp luật thực
định cho rằng, quyền con người là sự cho phép và khả năng hành động của con
người do các quốc gia ghi nhận trong pháp luật quốc gia hoặc thừa nhận với tư
cách thành viên của các Điều ước pháp lý quốc tế về quyền con người. Cũng
có quan niệm cho rằng, con người cũng như quyền con người là tổng hoà các
mối quan hệ xã hội, quyền con người không phải là một khái niệm trừu tượng,
cũng không chỉ là quyền cá nhân con người mang tình tự nhiên, bẩm sinh mà
luôn gắn liền với cuộc đấu tranh chống áp bức bóc lột, chống bất công trong xã
hội, chịu sự giới hạn của chế độ kinh tế, đặc biệt là chế độ chình trị – nhà nước...
Khái niệm quyền con người vẫn còn tiếp tục được nghiên cứu và tranh
luận nhưng qua nghiên cứu ý kiến của các nhà khoa học, về cơ bản có thể thống
nhất với cách hiểu sau: Quyền con người là những quyền tự nhiên, vốn có của
con người, được pháp luật ghi nhận và điều chỉnh, thể hiện mối quan hệ giữa
mỗi cá nhân với nhà nước và với những cá nhân khác.
10
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Từ định nghĩa trên, có thể thấy, thuộc tình cơ bản của quyền con người
là những giá trị gắn với mỗi con người, vừa với tư cách là cá nhân, vừa với tư
cách là thành viên xã hội. Giá trị đó phải được xã hội hoá bằng cách thể chế
hoá thành các quyền năng cụ thể, có tình phổ cập, cần thiết cho mọi người. Nói
cách khác, quyền con người là một trong những giá trị xã hội tổng hợp, có tình
hiện thực, tình phổ biến và tình đặc thù, được ghi nhận bởi pháp luật quốc gia
và pháp luật quốc tế.
Lịch sử chứng minh vai trò to lớn của nhận thức về quyền con người đối
với sự phát triển của nền văn minh nhân loại. Quyền con người là mục tiêu của
cả loài người, được các quốc gia đề cập nhiều trong mối quan hệ chình trị, kinh
tế, và đối ngoại. Sự phát triển của mọi mặt của đời sống xã hội, tạo dựng các
giá trị vật chất và tinh thần đều nhằm phục vụ con người, hiện thực hóa các
quyền con người nhằm mục đìch tôn vinh chình phẩm giá con người. Khi con
người được tôn trọng, bảo vệ, quyền con người góp phần quan trọng vào sự
phát triển kinh tế - xã hội, tiếp tục bồi đắp những giá trị hiện có, vừa tạo lập nên
những giá trị mới cho nhân loại.
Ngày nay, quyền con người được ghi nhận trong hệ thống các văn kiện
chình trị - pháp lý quốc tế, khu vực và quốc gia với những cam kết mạnh mẽ
của các quốc gia về việc tôn trọng, thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người.
Nếu căn cứ vào tình chất của các quyền con người được ghi nhận trong các văn
bản hợp thành Bộ luật nhân quyền quốc tế thí quyền con người được chia thành
những nhóm chình sau:
- Các quyền chình trị bao gồm: Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã
hội; quyền bầu cử, ứng cử, quyền bính đẳng nam nữ, quyền tự do tìn ngưỡng,
quyền tự do ngôn luận, quyền tự do báo chì…
- Các quyền dân sự bao gồm: Quyền tự do đi lại cư trú trong nước, quyền
ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước; quyền bất khả xâm phạm về thân thể,
quyền được an toàn về thư tìn, điện thoại, quyền khiếu nại, tố cáo…
11
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
- Các quyền trong lĩnh vực kinh tế – xã hội bao gồm: Quyền lao động,
quyền tự do kinh doanh, quyền được bảo hộ hôn nhân và gia đính, quyền sở
hữu hợp pháp và quyền thừa kế, được bảo vệ sức khoẻ, quyền được giáo dục
đào tạo, quyền nghiên cứu, phát minh… và một số quyền mang tình chất ưu
tiên như quyền trẻ em, quyền người già, người cô đơn không nơi nương tựa.
Phụ nữ là nhóm con người chiếm hơn nửa gia đính nhân loại, giữ một vị
trì đặc biệt quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của gia đính nhân loại. Phụ
nữ có những phẩm chất riêng về tâm sinh lý và cần được bảo vệ. Theo đó, phụ
nữ được hưởng tất cả những quyền con người cơ bản kèm theo những đảm bảo
đặc biệt trong quá trính thực hiện các quyền con người gắn với tình đặc thù của
nhóm người này. Như vậy, khi tiếp cận khái niệm quyền của phụ nữ, quyền con
người được hiểu theo nghĩa xác định hơn, nó phản ánh những quyền cụ thể của
một đối tượng cụ thể. Quyền của phụ nữ được quy định trong pháp luật luôn có
sự xem xét những yếu tố về tâm sinh lý của giới nữ, quan điểm về thuần phong
mỹ tục, về văn hoá của một dân tộc… để xây dựng nên một khung quy tắc về
hành vi ứng xử quan hệ giao tiếp giữa người nam và người nữ, sao cho vừa thể
hiện lối sống bính đẳng văn minh đồng thời vẫn giữ được nét đẹp truyền thống,
tránh xảy ra sự xung đột và biến đổi xã hội gay gắt. Do đó quyền của phụ nữ
không chỉ được hiểu đơn thuần như quyền con người nhưng cũng không thể
tách rời quyền con người. Trong hệ thống quyền con người, quyền của phụ nữ
là một bộ phận hợp thành quan trọng, tuy nhiên không mang ý nghĩa là những
quyền riêng có của phụ nữ. Với tư cách là con người, phụ nữ được hưởng mọi
quyền tự nhiên thuộc về con người. Mặc dù vậy, vốn được xem là nhóm yếu
thế do vẫn tồn tại nhiều phân biệt mang tình giới nên quá trính hiện thực hóa
các quyền của phụ nữ cần phải đi kèm những biện pháp đảm bảo đặc biệt để
chắc chắn rằng các quyền của phụ nữ không bị xâm hại.
12
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Từ đó, có thể đưa ra cách hiểu về quyền của phụ nữ như sau: Quyền của
phụ nữ là quyền con người gắn với những đặc quyền được pháp luật ghi nhận,
điều chỉnh để phụ nữ có thể quyết định được những gì thuộc về họ và được tôn
trọng, bảo vệ những quyền đó.
1.1.1.2. Quyền của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị
Chình trị là một khái niệm có nội dung rất phong phú. Ví vậy, đã có khá
nhiều quan niệm về chình trị được nêu ra, phản ánh các góc độ tiếp cận khác
nhau.
Tiếp cận từ góc độ quyền lực, chình trị được hiểu là ”Sự tham gia vào
các công việc nhà nước, sự quy định các hình thức, nội dung và nhiệm vụ hoạt
động của nhà nước. Lĩnh vực thể hiện của chính trị rất rộng, bao gồm vấn đề
về chế độ nhà nước, về quản lý đất nước, về đấu tranh giai cấp, đấu tranh đảng
phái, lãnh đạo giai cấp... các quan hệ giai cấp, các lợi ích căn bản của giai cấp
được bộc lộ ra từ chính trị. Đồng thời chính trị còn biểu hiện quan hệ giữa các
dân tộc và các quốc gia” [35, tr. 161]. Chình trị có thể được hiểu là một chế độ
nhà nước, theo đó có chế độ chình trị dân chủ hoặc chế độ chình trị phi dân
chủ. Chình trị cũng có thể được hiểu là mối quan hệ giữa các lực lượng, đảng
phái trong xã hội hướng tới mục tiêu tranh giành quyền lực nhà nước. Trong
các xã hội hiện đại, chình trị biểu hiện cụ thể ở sự tham gia và mối quan hệ giữa
các thành viên trong xã hội vào công việc của nhà nước, của xã hội nhằm đảm
bảo quyền lực nhân dân. Ví vậy, xét đến cùng thí chình trị là thái độ đối với con
người và quyền lực. Mối quan hệ chình trị và quyền con người là mối quan hệ
giữa những hiện tượng thuộc thượng tầng kiến trúc vốn bị quyết định bởi tồn
tại xã hội nhất định. Chình trị phải gắn với quyền con người và quyền con người
phải được ưu tiên trong hoạch định và đường lối chình trị. Sự kết hợp giữa nội
dung của chình trị với bản chất của quyền con người chình là cơ sở dẫn đến sự
thừa nhận về quyền chình trị.
13
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Cũng đã có nhiều cách hiểu khác nhau về quyền chình trị.
Trong giáo trính đại cương phục vụ công tác nghiên cứu và giảng dạy
của trường Waynesboro ở bang Pennsylvania (Mỹ), quyền chình trị được định
nghĩa một cách đơn giản là ”những yêu cầu pháp lý của công dân được tham
gia trong chính quyền và được đối xử công bằng” [53]. Cách hiểu này cho thấy
quyền chình trị trước hết là một quyền pháp lý, được thừa nhận và bảo vệ bằng
pháp luật. Cách hiểu này cũng bao hàm quan niệm cho rằng quyền chình trị chỉ
gắn với những cá nhân có tư cách công dân.
Theo Từ điển Luật học Mỹ (Black Law Dictionary) quyền chình trị “Là
những quyền có thể được thực hiện trong quá trình thành lập hay quản lý chính
quyền. Các quyền của công dân được xác lập hoặc công nhận bởi Hiến pháp dành
cho họ quyền tham gia trực tiếp hay gián tiếp trong việc thành lập hoặc trong
quản lý chính quyền” ” [51, tr. 1159]. Định nghĩa này tiếp cận về mặt pháp lý đối
với quyền chình trị, ví trước tiên nó là ”quyền của công dân”, và ”được xác lập
hoặc công nhận bởi Hiến pháp”. Tuy nhiên, theo cách hiểu này thí phạm vi quyền
chình trị tương đối hẹp ví nó chỉ bao gồm: quyền tham gia trực tiếp hay gián tiếp
trong việc thành lập hoặc trong quản lý chình quyền.
Từ điển Luật học do nhà xuất bản Từ điển bách khoa Việt Nam ấn hành
năm 1999 cho rằng “Quyền chính trị là quyền tham gia quản lý nhà nước của
công dân. Đó là quyền quan trọng nhất của công dân, đảm bảo cho công dân
thực hiện quyền làm chủ nhà nước, làm chủ xã hội được thực hiện bằng nhiều
hình thức khác nhau như công dân có quyền bầu cử, quyền ứng cử vào các cơ
quan quyền lực nhà nước. Nhân dân có quyền đóng góp ý kiến vào việc xác
định các chính sách để xây dựng và phát triển mọi mặt kinh tế, văn hóa, xã hội,
an ninh quốc phòng, đối nội, đối ngoại của đất nước. Nhân dân có quyền tham
gia xây dựng pháp luật, tham gia giám sát các hoạt động của cơ quan nhà
nước, biểu quyết khi nhà nước trưng cầu dân ý” [53.tr.415]. Cách quan
14
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
niệm này khá sâu sắc và toàn diện, thể hiện nội dung cụ thể của quyền chình trị
trong số các quyền con người. Tuy nhiên, định nghĩa này chưa đề cập đến việc
quyền chình trị được đảm bảo như thế nào trong thực tiễn.
Tổng hợp các cách quan niệm và căn cứ vào bản chất của quyền con
người, có thể đưa ra khái niệm về quyền chình trị như sau: Quyền chính trị là
một trong những bộ phận quyền quan trọng nhất của công dân, được Hiến pháp
và pháp luật bảo vệ, xác lập năng lực pháp lý của công dân trong việc tham
gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội.
Trong nội hàm của khái niệm nêu trên có hai yếu tố rất quan trọng. Đó
là (i) quyền chình trị thuộc về công dân và được Hiến pháp, pháp luật ghi nhận,
và (ii) quyền chình trị thể hiện ở việc tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào quản
lý nhà nước, quản lý xã hội. Tăng cường sự tham gia trực tiếp và gián tiếp của
công dân vào quản lý nhà nước và quản lý xã hội chình là tăng cường chế độ
dân chủ trong xã hội, bảo đảm sự tham gia rộng rãi của mọi giới, không có bất
cứ sự phân biệt đối xử nào. Trực tiếp tham gia quản lý nhà nước và quản lý xã
hội là việc công dân đảm nhiệm các cương vị trong bộ máy nhà nước, các tổ
chức xã hội, đồng thời trực tiếp quyết định hay trực tiếp thực hiện các chình
sách và pháp luật. Gián tiếp tham gia quản lý nhà nước và xã hội là việc công
dân thông qua các cơ quan đại diện của nhà nước, tổ chức xã hội để bày tỏ ý
kiến, quan điểm vào việc xây dựng và hoạch định chình sách, pháp luật, giám
sát tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước.
Cách hiểu về quyền chình trị cho phép đưa ra định nghĩa về quyền của
phụ nữ trong lĩnh vực chình trị. Theo đó, [Quyền của phụ nữ trong lĩnh vực
chính trị là một trong những bộ phận quyền công dân quan trọng nhất được
Hiến pháp và pháp luật bảo vệ, xác lập năng lực pháp lý của phụ nữ với nam
giới trong việc bình đẳng tham gia trực tiếp và gián tiếp vào quản lý nhà nước,
quản lý xã hội].
15
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
1.1.2. Đặc điểm quyền của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị
1.1.2.1. Quyền của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị là một nhóm quyền cơ bản
của con người
Quyền chình trị là một bộ phận cấu thành quyền con người, đó là nhóm
quyền chung, mang ý nghĩa rộng nhưng là quyền cơ bản trong quyền con người.
Trong nhóm quyền chình trị của con người luôn bao gồm quyền chình trị của
phụ nữ. Việc xác lập quyền của phụ nữ trong lĩnh vực chình trị không chỉ thể
hiện ở hiến pháp của mỗi nước mà còn thể hiện là quy định trong nhiều văn bản
pháp luật khác nhằm mục đìch bảo đảm, bảo vệ quyền tham gia chình trị của
phụ nữ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Như vậy, quyền của phụ nữ trong lĩnh
vực chình trị là quyền tổng hợp, thuộc nhóm quyền chình trị của con người là
sự tổng hợp của nhiều quy phạm pháp luật thuộc các lĩnh vực khác nhau nhằm
bảo vệ và bảo đảm quyền chình trị của phụ nữ được thực hiện trên thực tế và
hiệu quả.
1.1.2.2. Quyền của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị là quyền chịu nhiều tác động
của các yếu tố về giới, yếu tố dân tộc, kinh tế, pháp luật..
Dù đã được thể hiện trong nhiều văn kiện chình trị - pháp lý quốc tế và
quốc gia và trải qua một qúa trính lịch sử, nhưng quyền của phụ nữ trong lĩnh
vực chình trị khác với nhóm quyền khác ở chỗ chịu nhiều tác động bởi các yếu
tố về giới, yếu tố dân tộc, kinh tế, pháp luật...nên việc thực hiện quyền tham gia
chình trị của phụ nữ ở các quốc gia có sự khác nhau về số lượng và chất lượng.
1.1.2.3. Quyền của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị là sự kết hợp hài hòa giữa
các quy định pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia, là biểu hiện của sự tiếp
thu tư tưởng tiến bộ của pháp luật quốc tế về quyền tham gia chính trị của phụ
nữ kết hợp với điều kiện văn hóa, kinh tế...của mỗi quốc gia, được pháp luật
quốc gia ghi nhận cho nhóm phụ nữ - công dân của quốc gia đó.
16
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Bảo đảm quyền tham gia chình trị của phụ nữ không chỉ là mối quan tâm
và trách nhiệm của riêng một quốc gia nào riêng biệt, nó đã trở thành nghĩa vụ
và trách nhiệm chung của cả cộng đồng quốc tế. Cộng đồng quốc tế đã thông
qua nhiều văn kiện chình trị - pháp lý thể hiện tư tưởng tiến bộ của nhân loại
về giải phóng phụ nữ, bảo đảm sự bính đẳng và nâng cao địa vị của phụ nữ. Từ
đó đặt ra các yêu cầu mang tình bắt buộc hoặc khuyến nghị đối với mỗi quốc
gia khi ghi nhận và thực hiện quyền chình trị của phụ nữ - công dân của quốc
gia đó.
1.1.2.4. Quyền của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị ở Việt Nam sớm được thừa
nhận và bảo đảm thực hiện.
Ngày 3 tháng 9 năm 1945, ngay sau khi Nhà nước ta giành được độc lập,
tại phiên họp Chình phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chì Minh đã nói: “Tôi đề nghị
chính phủ tổ chức càng sớm càng hay cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông
đều phiếu. Tất cả công dân trai gái 18 tuổi đều có quyền bầu cử và ứng cử,
không phân biệt giàu nghèo, tôn giáo, dòng giống”…[16, tr.8]. Như vậy, phụ
nữ Việt Nam đã sớm được công nhận quyền tham gia chình trị ngay trong cuộc
Tổng tuyển cử đầu tiên của dân tộc. Đồng thời, nhiều phụ nữ đã tham gia vào
Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp ngay từ khóa đầu tiên sau khi thành
lập nước, tạo nền tảng cho sự thực hiện quyền bính đẳng về chình trị cho phụ
nữ Việt Nam. Hiến pháp năm 1946 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quy
định tại Điều 9: “Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện”. “Mọi
công dân đều bình đẳng về quyền trên mọi phương diện chính trị, kinh tế, văn
hóa”. Những quy định trên đánh dấu bước một, là nền tảng quan trọng xác lập
về địa vị của người phụ nữ Việt Nam. Trên cơ sở những nguyên tắc hiến định
của Hiến Pháp năm 1946, các quy định về quyền tham gia bính đẳng của phụ
nữ trên lĩnh vực chình trị không ngừng được mở rộng và bổ sung qua các bản
Hiến pháp năm1959, 1980, 1992 và 2013.
17
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
1.1.2.5. Quyền của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị ở Việt Nam có phạm vi rộng.
Trong số những văn kiện pháp lý quốc tế quy định trực tiếp hoặc
gián tiếp về quyền chình trị của phụ nữ, Việt Nam đã gia nhập và phê chuẩn hai
công ước quan trọng nhất có liên quan là: Công ước ICCPR (Công ước Quốc
tế về các Quyền Dân sự và Chình trị, tiếng Anh: International Covenant on
Civil and Political Rights, viết tắt: ICCPR, là một công ước quốc tế do Đại hội
đồng Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 16 tháng 12 năm 1966 và có hiệu lực từ
ngày 23 tháng 03 năm 1976, nêu tổng quan các quyền dân sự và chình trị cơ
bản của con người) và Công ước CEDAW (Công ước loại bỏ mọi hính thức
phân biệt đối xử với phụ nữ, tiếng Anh: Convention on the Elimination of all
Forms of Discrimination against Women, viết tắt là CEDAW, là một công ước
quốc tế được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc chấp thuận năm 1979). Trong quá
trính xây dựng pháp luật, Nhà nước Việt Nam luôn xem xét khả năng thể chế
hóa những quy định tiến bộ của pháp luật quốc tế vào hệ thống pháp luật quốc
gia. Bên cạnh đó, khi xây dựng pháp luật, chúng ta cũng dựa vào đặc thù truyền
thống văn hóa của Việt Nam để điều chỉnh và thông qua những quy định pháp
luật phù hợp. Chình ví thế, ghi nhận của pháp luật Việt Nam về quyền chình trị
của phụ nữ thể hiện tư tưởng tiến bộ, phù hợp với hoàn cảnh thực tế và mang ý
nghĩa nhân văn sâu sắc. Các quy phạm pháp luật về quyền tham gia chình trị
của phụ nữ trong hệ thống pháp luật Việt Nam thể hiện rõ phạm vi rộng, hàm
chứa các quyền chình trị cơ bản của con người đã được gia đính nhân loại thừa
nhận chung. Trong những năm gần đây, những chủ trương, chình sách, pháp
luật của Đảng và Nhà nước ta đã tạo ra một bước chuyển biến mới cả về lượng
và chất trong việc bảo đảm sự bính đẳng trong quyền chình trị của phụ nữ ở
nước ta.
18
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
1.1.3. Nội dung quyền của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị
Đề cập nội dung quyền chình trị của phụ nữ thực chất là đề cập sự ghi
nhận của pháp luật về năng lực và tư cách pháp lý bính đẳng của phụ nữ trong
lĩnh vực chình trị. Theo đó, nội dung quyền chình trị của phụ nữ bao gồm:
1.1.3.1. Quyền bầu cử, ứng cử của phụ nữ
Quyền bầu cử, ứng cử là một quyền nằm trong nhóm quyền chình trị,
bao gồm quyền đề cử, bỏ phiếu và quyền được bầu vào cơ quan đại diện. Quyền
bầu cử, ứng cử của công dân được xem là một quyền không thể thiếu trong đời
sống chình trị. Đây là một trong những quyền chình trị quan trọng của phụ nữ.
Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ghi nhận địa
vị pháp lý bính đẳng giữa nam và nữ bằng việc khẳng định: “Tất cả công dân
Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật, đều được tham gia chính quyền và
công cuộc kiến quốc tùy theo tài năng và đức hạnh của mình” và “Đàn bà
ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện” [18, tr.8].
Hiến pháp năm 2013 đã hiến định sâu sắc hơn quyền của phụ nữ trên cơ
sở kế thừa và phát triển các quy định của Hiến pháp năm 1992 và các Hiến pháp
trước đó. Tại Chương II Hiến pháp năm 2013 đã hiến định các quyền con người
nói chung và quyền của phụ nữ nói riêng. Quyền của phụ nữ được quy định từ
điều 14 đến điều 49. Điều 27 - Hiến pháp năm 2013 xác định rõ: “Công dân đủ
18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc
hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định”. Vấn đề
này được quy định rõ tại Điều 2 Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội
Đồng nhân dân năm 2015.
Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội Đồng nhân dân năm 2015
cũng đã có các điều khoản riêng (Khoản 3 Điều 8 và Khoản 1, 2 Điều 9) quy
định các vấn đề liên quan đến việc cơ cấu số lượng nữ Đại biểu Quốc hội
19
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
và đại biểu Hội Đồng nhân dân các cấp phải bảo đảm có ìt nhất 35% tổng số
người trong danh sách chình thức những người ứng cử đại biểu Quốc Hội và
đại biểu Hội Đồng nhân dân các cấp là phụ nữ. Đây là việc làm rất cần thiết ví
đối với Việt Nam do ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo để lại vẫn còn có sự
định kiến “Trọng nam khinh nữ”. Việc đặt ra tỷ lệ nữ Đại biểu Quốc hội và đại
biểu Hội Đồng nhân dân các cấp đã tạo cho phụ nữ bính đẳng với nam giới,
bính đẳng trong bầu cử, ứng cử.
Bên cạnh việc khẳng định sự bính đẳng giữa phụ nữ và nam giới về bầu
cử và ứng cử, pháp luật hiện hành còn một số quy định khác nhằm đảm bảo
quyền bầu cử và ứng cử của công dân nói chung và phụ nữ nói riêng trên thực
tế. Bộ luật hính sự hiện hành của Việt Nam năm 2015 quy định "Người nào lừa
gạt, mua chuộc, cưỡng ép hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở công dân thực hiện
quyền bầu cử, quyền ứng cử ...thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam
giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm" (Điều 160); "Người nào
vì lý do giới mà thực hiện hành vi dưới bất kỳ hình thức nào cản trở người khác
tham gia hoạt động trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, ....đã bị xử
lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi
này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến
50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm" (Điều 165).
Những quy định này hết sức cần thiết và đã góp phần tìch cực vào việc đảm
bảo thực hiện quyền bầu cử và ứng cử của công dân, đặc biệt là phụ nữ.
Như vậy, theo pháp luật Việt Nam, trong việc tham gia vào đời sống
chình trị của đất nước, phụ nữ luôn được nhín nhận ở vị trì công dân ngang với
nam giới. Điều này có nghĩa là phụ nữ được hưởng tất cả các quyền mà công
dân có, và không có sự phân biệt đối xử khác với nam giới trong việc bầu cử,
ứng cử vào các cơ quan nhà nước, phụ nữ được đảm bảo thực hiện quyền bầu
cử, ứng cử theo quy định pháp luật.
20
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
1.1.3.2. Quyền bỏ phiếu trưng cầu dân ý của phụ nữ
Điều 29, Hiến pháp 2013 quy định "Công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền
biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân". Cơ bản đây là một cuộc bỏ
phiếu trực tiếp mà trong đó những người đủ 18 tuổi trở lên bỏ phiếu thể hiện sự
đồng ý hay không đồng ý khi được hỏi ý kiến về một vấn đề cụ thể. Đó có thể
là việc thông qua một bản Hiến pháp mới hoặc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp hiện
hành hoặc một chình sách cụ thể của Nhà nước. Trưng cầu dân ý nhằm mục
đìch hỏi ý kiến nhân dân về một vấn đề quan trọng của đất nước và nhân dân
thể hiện chình kiến của mính thông qua việc bỏ phiếu đồng ý hoặc không đồng
ý. Đây được xem là một hính thức thực hiện dân chủ trực tiếp, người dân nói
chung và phụ nữ nói riêng có quyền tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến, thể
hiện ý chì của mính thông qua lá phiếu một cách trực tiếp về các chủ trương
chình sách, pháp luật của Nhà Nước, hay một vấn đề quan trọng của đất nước,
góp phần làm cho những quyết sách của Đảng và Nhà nước phù hợp với thực
tế và lòng dân.
1.1.3.3. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của phụ nữ
Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của phụ nữ là một trong
những quyền con người quan trọng nhất của phụ nữ, được Hiến pháp và pháp
luật bảo vệ; nó xác lập năng lực pháp lý bính đẳng của phụ nữ với nam giới
trong việc tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trính quản lý nhà nước,
quản lý xã hội.
Điều 28, Hiến pháp 2013 quy định: [Công dân có quyền tham gia quản
lý Nhà nước và xã hội về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước". "Nhà
nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công
khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân".
“Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ
đại diện thông qua Quốc Hội, Hội đồng nhân dân và
21
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
thông qua các cơ quan khác của nhà nước”] [30, Điều 6]. Đây chình là cách
thức nhân dân sử dụng để thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
Với tư cách công dân, phụ nữ thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã
hội bằng cách:
- Với hính thức trực tiếp, phụ nữ tham gia ứng cử vào đại biểu Quốc Hội
và Hội đồng nhân dân các cấp khi có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo luật định.
Bằng việc trở thành Đại biểu Quốc Hội và Hội đồng nhân dân các cấp, phụ nữ
có thể tham gia trực tiếp quản lý nhà nước thông qua việc thực hiện nhiệm vụ
và quyền hạn của mính. Hoặc bằng hính thức gián tiếp, thông qua các đại diện
do chình Nhân dân lựa chọn. Công dân Việt Nam có đủ điều kiện theo quy định
của pháp luật sẽ bầu ra đại biểu của mính là các Đại biểu Quốc hội và Đại biểu
Hội đồng nhân dân các cấp. Các đại biểu này sẽ thay mặt nhân dân trực tiếp
tham gia vào các hoạt động xây dựng, quản lý và bảo vệ đất nước. Hay nói cách
khác bằng việc bầu cử, mỗi phụ nữ đã ủy nhiệm quyền quản lý nhà nước của
mính cho người đại diện là các đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân.
- Phụ nữ tham gia hoạt động trong các cơ quan nhà nước. Tùy theo năng
lực, trính độ chuyên môn, nghiệp vụ, phụ nữ được tuyển dụng vào các cơ quan
nhà nước hoặc được bổ nhiệm vào những chức vụ trong bộ máy nhà nước. Khi
đó, phụ nữ có những điều kiện và khả năng thuận lợi để trực tiếp tham gia quản
lý nhà nước.
- Phụ nữ tham gia góp ý kiến xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
Trong qua trính xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan, tổ chức chủ
trí soạn thảo và cơ quan tổ chức hữu quan có trách nhiệm tạo điều kiện để các
cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân tham gia góp ý kiến về dự thảo văn bản, tổ
chức lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản. Đồng thời
giống như quyền và trách nhiệm công dân, phụ nữ cũng có quyền và
22
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
trách nhiệm đóng góp ý kiến, phản ánh với nhà nước về những vướng mắc, bất
cập, không phù hợp các văn bản pháp luật trong quá trính thể hiện để Nhà nước
sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện và bảo đảm tốt hơn về quyền và lợi ìch công dân.
- Phụ nữ tham gia góp ý kiến đối với hoạt động của cơ quan nhà nước,
phát biểu ý kiến về các vấn đề quản lý nhà nước, về nội dung các quyết định
quản lý. Quyền hạn này của phụ nữ được thực hiện thông qua các phương tiện
thông tin đại chúng, gửi ý kiến góp ý đối với cơ quan có thẩm quyền.
- Phụ nữ tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước,
đấu tranh với tệ quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, lãng phì và những
hiện tượng tiêu cực trong bộ máy nhà nước. Tham gia bàn bạc và quyết định
trực tiếp những vấn đề liên quan đến đời sống ở cơ sở. Thực hiện khiếu nại, tố
cáo những việc làm sai trái của các cơ quan nhà nước và các cơ quan và công
chức nhà nước.
Những cách thức, hoạt động trên của phụ nữ góp phần bảo đảm và phát
huy một cách tốt nhất quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của phụ nữ.
1.1.3.4. Quyền tham gia các tổ chức chính trị - xã hội của phụ nữ
Quyền tham gia các tổ chức chình trị - xã hội là sự thể hiện vai trò, vị trì
của phụ nữ trong các tổ chức chình trị - xã hội không có phân biệt đối xử. Theo
Luật của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Điều lệ của các đoàn thể như
Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu
chiến binh và Điều lệ của các tổ chức chình trị xã hội khác đều không có bất cứ
một điều khoản nào phân biệt hoặc hạn chế hội viên là giới nữ hoặc trở thành
lãnh đạo của các tổ chức đó. Vì dụ như Điều 1 của Điều lệ Tổng Liên đoàn Lao
động Việt Nam quy định về điều kiện trở thành đoàn viên công đoàn như sau:
Tất cả công nhân, lao động Việt Nam không phân biệt nghề nghiệp, nam nữ,
tìn ngưỡng, đủ tuổi làm công trong các doanh
23
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
nghiệp, các đơn vị sự nghiệp và các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội...nếu
tán thành Điều lệ Công đoàn Việt Nam...thí được gia nhập Công đoàn... Hay,
Điều 5 tại Điều lệ của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam quy định về điều
kiện kết nạp hội viên như sau: Công dân Việt Nam, là thanh niên Việt Nam từ
15 đến 35 tuổi, không phân biệt nam, nữ, dân tộc, tôn giáo, thành phần xã
hội...nếu tự nguyện gia nhập Hội thí được xét công nhận là hội viên. Thông qua
các quy định trên, có thể thấy điều kiện gia nhập các Hội rất bính đẳng, không
có bất cứ điều kiện riêng hay các thủ tục phức tạp nào gây khó khăn cho công
dân nói chung hay phụ nữ nói riêng. Phụ nữ có quyền tham gia bất cứ Hội nào
nếu họ có nguyện vọng và đủ điều kiện. Đồng thời, họ có thể tự ứng cử hoặc
được đề cử vào chức danh lãnh đạo của các Hội nếu đáp ứng yêu cầu của các
Hội.
Như vậy, nhín vào các quy định của các tổ chức chình trị xã hội và các
tổ chức xã hội- nghề nghiệp, có thể thấy Việt Nam là một nước có cơ sở pháp
lý thuận lợi, tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia các tổ chức này trên cơ sở bính
đẳng với nam giới.
1.1.3.5. Quyền tự do hội họp, lập hội, biểu tình của phụ nữ
Điều 25 Hiến pháp năm 2013 quy định [Công dân có quyền tự do ngôn
luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình...]. Việc thực
hiện các quyền này còn được Việt Nam quy định ở nhiều văn bản pháp luật
trước đó, như: Sắc lệnh số 102/SL/L004 ngày 20-5-1957, Bộ luật Dân sự Việt
Nam năm 2005, Luật Tổ chức chình phủ, Nghị định số 45/2010/NĐ-CP, Nghị
định số 33/2012/NĐ-CP của Chình phủ về tổ chức, hoạt động và quản lý
hội…Đây là một trong những quyền tự do dân chủ của công dân được Nhà
nước ghi nhận và bảo đảm thực hiện. Phụ nữ với tư cách là công dân, phụ nữ
có quyền thực hiện các quyền này, quyền hội họp để thảo luận, bàn bạc góp ý
kiến về các vấn đề chung của Nhà nước, của xã hội; có quyền lập hội các tổ
24
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
chức tự nguyện, tổ chức có cùng ngành nghề, cùng sở thìch, cùng giới, có chung
mục đìch tập hợp, đoàn kết hội viên, hoạt động thường xuyên, không vụ lợi
nhằm bảo vệ quyền, lợi ìch hợp pháp của hội, hội viên, của cộng đồng, hỗ trợ
nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước, được tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật; có quyền tụ
họp đông đảo hoặc diễu hành trên đường phố để biểu tính bày tỏ ý chì, nguyện
vọng, bày tỏ quan điểm ủng hộ hoặc phản đối về một vấn đề công cộng nào đó
hoặc biểu dương lực lượng chung...hoạt động theo quy định pháp luật, ví mục
đìch lợi ìch của Nhà nước, xã hội, quyền, lợi ìch hợp pháp của tổ chức, công
dân.
1.2. Điều chỉnh pháp luật về quyền của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị
Phụ nữ với tư cách là công dân cũng có đầy đủ những quyền như một
công dân, trong đó có quyền chình trị. Tuy nhiên, do đặc thù của nhóm và những
định kiến của xã hội nên phụ nữ còn gặp nhiều trở ngại, khó khăn khi tham gia
vào đời sống chình trị, tham gia quản lý nhà nước và hoạt động xã hội. Chình
ví vậy, ngoài những quy định chung về quyền con người, quyền công dân, pháp
luật cần có những quy định riêng bảo đảm cho phụ nữ có thể thực hiện được
các quyền chình trị của mính.
Pháp luật về quyền của phụ nữ trong lĩnh vực chình trị là tổng thể các
quy định trong hệ thống pháp luật nhằm ghi nhận, bảo đảm, bảo vệ quyền chình
trị của phụ nữ trên cơ sở bính đẳng và không phân biệt đối xử.
1.2.1. Pháp luật quốc tế về quyền của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị
Dưới góc độ pháp luật quốc tế, những quy định liên quan trực tiếp và
gián tiếp đến quyền của phụ nữ trong lĩnh vực chình trị có thể tím thấy trong
nhiều công ước quốc tế về quyền con người như: Hiến chương Liên hợp quốc,
Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền năm 1948 (UDHR), Công ước về các quyền
chình trị của phụ nữ năm 1952, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và
25
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
chình trị năm 1966 (ICCPR), Công ước về xóa bỏ các hính thức phân biệt đối
xử với phụ nữ năm 1979 (CEDAW)…
Hiến chương Liên Hợp quốc là văn bản pháp luật quốc tế đầu tiên, xác
định rõ mục tiêu hành động là bảo đảm quyền con người, khuyến khìch sự tiến
bộ xã hội và nâng cao điều kiện sống trong nền tự do rộng rãi, khuyến khìch
phát triển sự tôn trọng các quyền con người và các quyền tự do cơ bản cho mọi
người, không phân biệt chủng tộc, nam, nữ, ngôn ngữ hoặc tôn giáo. Quyền con
người là phạm trù tổng hợp gồm các quyền và tự do của con người, trong đó có
quyền chình trị. Các quyền vốn quan trọng như nhau, gắn bó chặt chẽ với nhau,
tồn tại trong cùng một tổng thể, vừa là tiền đề vừa là kết quả của nhau. Như
vậy, khi thực hiện quyền con người, trước hết phải xem xét đến việc thực hiện
quyền bính đẳng giới và nội dung về bính đẳng giới được thể hiện trong quyền
con người.
Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền năm 1948 là bản tuyên ngôn về các
quyền cơ bản của con người, trong đó đầu tiên là đảm bảo quyền bính đẳng giới
được xác lập tại Điều 2 “Mọi người đều được hưởng các quyền tự do nêu trong
bản tuyên ngôn này, không có bất kì sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu
da, giới tính, tôn giáo, chính kiến hay quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc hay
xã hội, giống nòi hay các tình trạng khác”. Ví bính đẳng giới là cơ sở để thực
hiện các quyền khác, trong đó có quyền chình trị. Điều 21 của Tuyên ngôn,
quyền chình trị được hiểu là “Mọi người đều có quyền tham gia vào việc điều
hành xứ sở của mình, một cách trực tiếp hay qua các đại biểu được tuyển chọn
một cách tự do. Ý muốn của người dân phải là nền tảng của quyền lực chính
quyền. Ý muốn này phải được thể hiện qua các cuộc bầu cử định kỳ và thực sự,
bằng phiếu kín, qua phương thức phổ thông và bình đẳng đầu phiếu, hay các
phương thức tương đương của bầu cử tự do”, mọi người có quyền tự do hội
họp, lập hội, đề đạt ý kiến.... Như vậy, phụ nữ cũng như
26
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
nam giới được bính đẳng cùng tham gia vào mọi hoạt động của đời sống chình
trị - xã hội, đồng thời cùng được thừa hưởng mọi thành quả của tiến bộ xã hội,
đó chình là biểu hiện sinh động năng lực làm chủ xã hội của nam giới và nữ
giới, tham gia đóng góp vào các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Công ước về các quyền chình trị của phụ nữ năm 1952 là công ước quy
định riêng biệt quyền chình trị của phụ nữ trên cơ sở thực hiện các nguyên tắc
bính đẳng giữa nam và nữ được nêu trong Hiến chương Liên hợp quốc và Tuyên
ngôn quốc tế nhân quyền. Công ước Thừa nhận rằng: Mọi người có quyền tham
gia vào chính phủ của nước mình một cách gián tiếp hoặc thông qua các đại
diện do họ tự do lựa chọn, và có quyền tiếp cận bình đẳng với dịch vụ công
cộng của nước mình. Công ước xác lập quyền chình trị của phụ nữ như: "Phụ
nữ có quyền bỏ phiếu trong mọi cuộc bầu cử trên cơ sở bình đẳng với nam giới,
không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào” (Điều 1); "Phụ nữ có quyền được bầu
vào mọi cơ quan nhà nước do dân cử được thành lập theo quy định của pháp
luật quốc gia, trên cơ sở bình đẳng với nam giới, không có bất kỳ sự phân biệt
đối xử nào”(Điều 2); "Phụ nữ có quyền làm việc tại các cơ quan nhà nước và
thực hiện mọi chức năng công quyền theo quy định của pháp luật, trên cơ sở
bình đẳng với nam giới, không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào”(Điều 3). Như
vậy, Công ước xác lập quyền của phụ nữ được bính đẳng với nam giới trong
việc tham gia vào các công việc của Chình phủ mà không bị bất kỳ một trở ngại
nào.
Công ước quốc tế về quyền chình trị và dân sự năm 1966, quyền chình
trị là những nhu cầu, những lợi ìch chình trị tự nhiên vốn có và khách quan của
con người, quyền tự do ý kiến và biểu đạt, quyền tự do lập hội, hội họp một
cách hòa bính, quyền tham gia vào đời sống chình trị. Hiểu theo nghĩa này,
quyền chình trị là một bộ phận cấu thành trong nội dung quyền con người. Như
vậy, khi đề cập đến các quyền con người về chình trị trước hết
27
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
người ta đề cập đến quyền tự do và bính đẳng. Để một cá nhân có thể tự do,
bính đẳng, cá nhân đó phải có đầy đủ năng lực chủ thể pháp luật, có quyền tự
do ý chì và các quyền khác.
Công ước CEDAW là văn kiện pháp lý chuyên biệt quy định về các
quyền con người của phụ nữ. Công ước có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với
phụ nữ ví nó thực hiện hóa các quyền con người của phụ nữ trong đó có quyền
chình trị, Công ước xác định cách thức, biện pháp loại trừ những sự phân biệt
đối xử với phụ nữ trong việc thụ hưởng các quyền con người đã được thừa nhận
nhưng trên thực tế họ chưa được hưởng. Quyền chình trị của phụ nữ được xác
lập tại Điều 7 của CEDAW gồm: Tham gia bỏ phiếu trong mọi cuộc bầu cử và
trưng cầu dân ý, được quyền ứng cử vào tất cả các cơ quan dân cử; Được tham
gia xây dựng và thực hiện các chính sách của chính phủ, tham gia vào bộ máy
và các chức vụ nhà nước ở mọi cấp chính quyền; Tham gia vào các tổ chức xã
hội và hiệp hội phi chính phủ liên quan đến đời sống công cộng và chính trị
của đất nước. Điều này đòi hỏi các quốc gia thành viên tham gia Công ước phải
áp dụng mọi biện pháp thìch hợp nhằm xóa bỏ sự phân biệt đối xử với phụ nữ
trong đời sống chình trị và cộng đồng của đất nước và đặc biệt là phải đảm bảo
cho phụ nữ, trên cơ sở bính đẳng với nam giới, được thụ hưởng các quyền đó.
Theo tinh thần của Công ước CEDAW có 3 nguyên tắc cần tuân thủ để
bảo đảm thực thi các quyền con người, trong đó có quyền chình trị, đó là:
Nguyên tắc bính đẳng giới, nguyên tắc không phân biệt đối xử, nguyên tắc trách
nhiệm quốc gia. Ba nguyên tắc trên được xem là chuẩn mực khi xem xét việc
đảm bảo thực thi bất cứ quyền nào của phụ nữ, trong đó có quyền chình trị.
Ngoài ra, việc thực hiện các quyền của phụ nữ phải đảm bảo thực hiện quyền
dân chủ cả về trực tiếp và gián tiếp trong xã hội trên thực tế. Đó là việc phụ nữ
bính đẳng với nam giới được trực tiếp tham gia vào toàn bộ quá trính
28
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
quản lý nhà nước, từ khâu xây dựng, hoạch định chình sách đến việc triển khai
cụ thể, hoặc trực tiếp tham gia giám sát, kiểm tra hoạt động của các cơ quan
công quyền thực hiện quyền lực được giao. Thực hiện quyền dân chủ ở cơ sở
thể hiện ở chỗ phụ nữ được tham gia góp ý kiến bằng nhiều hính thức vào các
vấn đề liên quan đến đời sống cộng đồng và những vấn đề liên quan đến quyền
và lợi ìch của phụ nữ. Hính thức dân chủ gián tiếp là phụ nữ tham gia bầu cử
người đại diện và ứng cử vào các cơ quan dân cử, cơ quan đại diện quyền lực
nhà nước.
1.2.2. Pháp luật Việt Nam về quyền của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị
Ở Việt Nam, đối với phụ nữ, Đảng và Nhà nước ta luôn dành sự quan
tâm đặc biệt cho phụ nữ, bảo vệ lợi ìch chình đáng của phụ nữ trên mọi mặt của
đời sống chình trị-xã hội. Trong Luận cương Chình trị năm 1930 của Đảng, tư
tưởng giải phóng phụ nữ và tôn trọng quyền lợi của phụ nữ đã được ghi nhận,
trở thành tuyên ngôn đầu tiên về quyền bính đẳng nam nữ, phụ nữ được công
nhận ngang hàng với nam giới về mặt chình trị. Trong toàn bộ quá trính lãnh
đạo cách mạng Việt Nam, tư tưởng chỉ đạo nhất quán và xuyên suốt của Đảng
ta là bảo đảm quyền bính đẳng và không phân biệt đối xử với phụ nữ. Tư tưởng
này cũng được thể chế hóa trong Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước, biến
nó trở thành chuẩn mực, quy tắc xử xự bắt buộc chung đối với toàn xã hội.
1.2.2.1. Hiến định quyền chính trị của phụ nữ
Tháng 10/1946 bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng
hòa chình thức được ban hành, quyền bính đẳng giữa nam và nữ được công
nhận tại Điều thứ 9 “Đàn bà ngang quyền đàn ông về mọi phương diện”. Quyền
chình trị của phụ nữ với tư cách là công dân được xác lập tại Điều thứ 6 “Tất
cả công dân Việt Nam đều ngang quyền về mọi phương diện: chính trị, kinh tế,
văn hoá”; Điều thứ 7“Tất cả công dân Việt Nam đều bình đẳng trước
29
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
pháp luật, đều được tham gia chính quyền và công cuộc kiến quốc tuỳ theo tài
năng và đức hạnh của mình”; Điều thứ 21“Nhân dân có quyền phúc quyết về
Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia”... Có thể nói, quy
định của Hiến pháp năm 1946 có ý nghĩa rất lớn trong bối cảnh nước Việt Nam
dân chủ cộng hòa vừa mới được thành lập, góp phần phá tan xiềng xìch tư tưởng
“trọng nam khinh nữ” của chế độ phong kiến và chế độ thuộc địa nửa phong
kiến đã ngự trị hàng ngàn năm qua.
Điều 24 Hiến pháp năm 1959 quy định: “Phụ nữ nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa có quyền bình đẳng với nam giới về các mặt sinh hoạt chính trị, kinh
tế, văn hóa, xã hội và gia đình’’. Như vậy so với Hiến pháp năm 1946, Hiến
pháp năm 1959 đã cụ thể hóa hơn các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực chình trị
mà người phụ nữ được quyền bính đẳng với nam giới. Quyền chình trị được
ghi nhận với tư cách là công dân: Từ mười tám tuổi trở lên đều có quyền bầu
cử, từ hai mốt tuổi trở lên đều có quyền ứng cử, có các quyền tự do ngôn luận,
báo chí, hội họp, lập hội và biểu tình. Nhà nước bảo đảm những điều kiện vật
chất cần thiết để công dân được hưởng các quyền đó. Đó là sự ghi nhận, trân
trọng và đảm bảo của toàn xã hội đối với công dân, là động lực khuyến khìch
phụ nữ vươn lên, có trách nhiệm, nghĩa vụ làm chủ nước nhà.
Kế thừa bản Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 khẳng định:“Mọi
công dân đều bình đẳng trước pháp luật” (Điều 55); “Công dân nữ và nam có
quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, xã hội và gia đình”. Hiến pháp
năm 1980 tiếp tục khẳng định quyền bính đẳng giới của công dân nam, nữ trong
xã hội. Trên cơ sở đó, quyền chình trị của phụ nữ với tư cách là công dân được
xác định. Điều 56 “Công dân có quyền tham gia quản lý công việc của Nhà
nước và của xã hội”; Điều 57 “Công dân không phân biệt dân tộc, nam nữ,
thành phần xã hội, tín ngưỡng tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời
hạn cư trú, từ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử
30
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
và từ 21 tuổi trở lên đều có thể được bầu vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các
cấp". Ngoài ra Hiến pháp còn có các quy định nghiêm cấm mọi hành vi phân
biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ, quan tâm đến lao động
nữ trên các lĩnh vực. Đặc biệt quy định nhà nước và xã hội tạo điều kiện để phụ
nữ nâng cao trính độ mọi mặt, không ngừng phát huy vai trò của mính trong xã
hội... Có thể khẳng định, Hiến pháp năm 1980 quyền của công dân Việt Nam
nói chung, quyền bính đẳng giới và quyền chình trị của phụ nữ nói riêng đã
được khẳng định ở tầm cao hơn, cụ thể hơn.
Hiến pháp năm 1992 là bản Hiến pháp trong thời kỳ đổi mới, phát huy
vai trò của con người, vai trò của công dân bước vào thời kỳ mới. Hiến pháp
quy định "các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá và xã hội
được tôn trọng" (Điều 50). Kế thừa Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992 nhấn
mạnh quy định bảo vệ quyền bính đẳng của người phụ nữ:“Nghiêm cấm mọi
hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ”(Điều 63).
Theo Hiến pháp, với tư cách là công dân bính đẳng trước pháp luật, quyền chình
trị của phụ nữ được ghi nhận là các quyền ứng cử, bầu cử, tự do ngôn luận, tự
do thông tin, hội họp, lập hội... Đặc biệt tại điều 53 “Công dân có quyền tham
gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả
nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan Nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước
tổ chức trưng cầu ý dân”. Nhà nước và xã hội tạo điều kiện để phụ nữ nâng cao
trính độ mọi mặt, không ngừng phát huy vai trò của mính trong xã hội. Có thể
nói, bản Hiến pháp năm 1992 thể chế hóa đầy đủ hơn, sâu sắc hơn quan điểm
của Đảng và nhà nước ta về quyền con người, đề cao chủ quyền nhân dân, phát
huy dân chủ xã hội chủ nghĩa và đảm bảo tất cả quyền lực nhà nước thuộc về
nhân dân... nhằm phát huy sức mạnh, nguồn lực của các tầng lớp nhân dân bước
vào thời kỳ mới
31
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Hiến pháp năm 2013 có sự phát triển thể hiện tầm quan trọng về quyền
con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, trong đó có quyền bính
đẳng giới, quyền chình trị của phụ nữ với tư cách là một công dân. Hiến pháp
năm 2013 khẳng định: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền
con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được
công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật…” (Điều
14); “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử
trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội” (Điều 16); “Công
dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và
cơ hội bình đẳng giới. Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ
phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội. Nghiêm cấm phân
biệt đối xử về giới”(Điều 26). “Công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và
đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực
hiện các quyền này do luật định” (Điều 27); "Công dân đủ 18 tuổi trở lên có
quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân" (Điều 29); "Công dân
có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội về các vấn đề của cơ sở, địa
phương và cả nước". "Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý
nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến,
kiến nghị của công dân" (Điều 28); “Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước
bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc Hội, Hội đồng
nhân dân và thông qua các cơ quan khác của nhà nước” [30, Điều 6]; "Công
dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập
hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định" (Điều 25).
Các điều khoản trên được quy định trong Hiến pháp đã tạo cơ sở pháp lý cho
việc xác lập quyền bính đẳng của nam giới và nữ giới trong mọi lĩnh vực của
đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực chình trị.
32
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
1.2.2.2. Quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật về quyền chính trị và
cơ chế đảm bảo quyền chính trị của phụ nữ
Trên quan điểm về bính đẳng giới nói chung, quyền chình trị nói riêng
được khẳng định trong Hiến pháp nước ta đã được thể chế hóa trong các văn
bản pháp luật Việt Nam trong quá trính xây dựng nhà nước pháp quyền dân chủ
nhân dân nhằm phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thời đại.
Năm 2006, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Bính đẳng giới, trong
đó, Điều 11 ghi nhận bính đẳng trong lĩnh vực chình trị, bao gồm: Bình đẳng
trong tham gia quản lý nhà nước, tham gia hoạt động xã hội; Bình đẳng trong
tham gia xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng hoặc quy
định, quy chế của cơ quan, tổ chức; Bình đẳng trong việc tự ứng cử và được
giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; tự ứng cử và
được giới thiệu ứng cử vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức
xã hội - nghề nghiệp; Bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề
bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lý, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức. Ngoài ra
còn quy định các biện pháp thúc đẩy bính đẳng giới trong lĩnh vực chình trị bao
gồm: Bảo đảm tỷ lệ thích đáng nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân
dân phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới; Bảo đảm tỷ lệ nữ thích
đáng trong bổ nhiệm các chức danh trong cơ quan nhà nước phù hợp với mục
tiêu quốc gia về bình đẳng giới.
Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội Đồng nhân dân năm 2015
quy định quyền bính đẳng của công dân nam và nữ về quyền bầu cử và ứng cử
đại biểu Quốc Hội và đại biểu Hội Đồng nhân dân các cấp: “Công dân đủ 18
tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc
hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định”. Đồng
thời, để đảm bảo tỷ lệ nữ tham gia đại biểu Quốc Hội và đại biểu Hội
33
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Đồng nhân dân các cấp, Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội Đồng
nhân dân năm 2015 cũng đã quy định các vấn đề liên quan đến việc cơ cấu số
lượng nữ Đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội Đồng nhân dân các cấp phải bảo
đảm có ìt nhất 35% tổng số người trong danh sách chình thức những người ứng
cử đại biểu Quốc Hội và đại biểu Hội Đồng nhân dân các cấp là phụ nữ (Khoản
3 Điều 8 và Khoản 1, 2 Điều 9). Đây cũng chình là biện pháp để đảm bảo quyền
chình trị của phụ nữ mà Việt Nam đã cam kết quốc tế về thực hiện Công ước
CEDAW cũng như các Công ước quốc tế khác.
Bên cạnh còn có các văn bản pháp luật quy định những biện pháp nghiêm
minh nhằm bảo vệ quyền chình trị của phụ nữ như: Bộ Luật Dân sự, Bộ Luật
Tố tụng hính sự, Luật xử lý vi phạm hành chình,...Đặc biệt, Bộ luật hính sự
hiện hành của Việt Nam năm 2015 quy định "Người nào lừa gạt, mua chuộc,
cưỡng ép hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở công dân thực hiện quyền bầu cử,
quyền ứng cử hoặc trưng cầu ý dân thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không
giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm" (Điều 160); "Người
nào vì lý do giới mà thực hiện hành vi dưới bất kỳ hình thức nào cản trở người
khác tham gia hoạt động trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, ....đã
bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi
này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến
50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm" (Điều 165).
Những quy định của các văn bản pháp luật trên là cơ sở bảo vệ về mặt pháp lý
ngăn ngừa sự phân biệt, đối xử với phụ nữ trong đời sống chình trị nói riêng,
trong các lĩnh vực của đời sống xã hội nói chung.
Ngoài ra, còn có các văn bản dưới luật cụ thể hóa về bảo đảm quyền
chình trị của phụ nữ, như: Nghị định 56/2012/NĐ-CP ngày 16/7/2012 của
Chình phủ về trách nhiệm của các bộ, ngành, ủy ban nhân dân các cấp trong
việc đảm bảo các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tham gia quản lý nhà
34
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
nước; Quyết định số 2351/QĐ-TTg ngày 24/12/2010 của Thủ tướng chình phủ
về Chiến lược quốc gia về Bính đẳng giới giai đoạn 2011- 2020; Quyết định số
1696/QĐ-TTg ngày 02/10/2015 của Thủ tướng chình phủ về phê duyệt Chương
trính hành động quốc gia về Bính đẳng giới giai đoạn 2016-2020; Nghị quyết
số 11/NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chình trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước...
Như vậy, quyền chình trị của phụ nữ đã có một cơ sở pháp lý đầy đủ và
toàn diện từ việc xác lập đến việc bảo vệ bằng pháp luật về quyền chình trị của
phụ nữ, đồng thời cũng đảm bảo cam kết quốc tế trong việc bảo đảm quyền của
phụ nữ trên 3 nguyên tắc của công ước CEDAW, đó là nguyên tắc bính đẳng
giới, nguyên tắc không phân biệt đối xử và nguyên tắc trách nhiệm quốc gia.
1.3. Các điều kiện đảm bảo quyền của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị
1.3.1. Điều kiện chính trị
Điều kiện chình trị là toàn bộ các yếu tố tạo nên đời sống chình trị của
xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, bao gồm môi trường chình trị, hệ
thống các chuẩn mực chình trị, chủ trương, đường lối, chình sách của Đảng và
quá trính tổ chức thực hiện chúng; các quan hệ chình trị và ý thức chình trị;
hoạt động của hệ thống chình trị; cùng với đó là nền dân chủ xã hội và bầu
không khì chình trị - xã hội. Điều kiện chình trị chình là môi trường chình trị,
đó là điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn đối với hoạt động thực hiện pháp luật.
Ở Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng duy nhất lãnh đạo
nhà nước Việt Nam là Nhà nước thực sự của nhân dân, do nhân dân và ví nhân
dân. Đảng lãnh đạo bằng việc đề ra chủ trương, đường lối chình trị là nhằm xây
dựng và bảo vệ lãnh thổ, bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng nền kinh tế phát
triển, nền dân chủ thực sự. Ví vậy, đường lối chình trị đó phải được thể chế hóa
trong Hiến pháp và pháp luật. Hiến pháp quy định chế độ chình
35
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
trị, tổ chức hoạt động của các cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội, quyền và
nghĩa vụ cơ bản của công dân. Đó chình là cơ sở pháp lý để xây dựng một xã
hội có cơ cấu tổ chức và chế độ chình trị hướng tới tôn trọng, bảo vệ quyền con
người, quyền bính đẳng giới và quyền chình trị. Để thực hiện mục tiêu “dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các chủ trương, chình sách
của Đảng về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo đảm quyền con người,
quyền bính đẳng, quyền chình trị… trở thành hiện thực trong cuộc sống xã hội
thí sự lãnh đạo của Đảng phải được thể chế hóa thành pháp luật.
Ở nước ta, Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà
nước và xã hội. Do vậy, sự lãnh đạo của Đảng có vai trò quan trọng trong việc
định hướng, chỉ đạo sự tham gia chình trị của phụ nữ. Từ rất sớm, trong cương
lĩnh chình trị đầu tiên của Đảng đã quan tâm đến quyền lợi chình trị của các
tầng lớp nhân dân trong đó có phụ nữ. Các Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc
cũng đều từng bước khẳng định vị thế, vai trò của phụ nữ trong đời sống xã hội.
Đồng thời cả hệ thống chình trị đã quan tâm đến sự tiến bộ của phụ nữ và đã
thành lập Ban Ví sự tiến bộ của phụ nữ. Đây là môi trường chình trị thuận lợi
tác động đến việc bảo đảm quyền chình trị của phụ nữ.
1.3.2. Điều kiện nhận thức
Để đảm bảo sự bính đẳng và những quyền lợi chình đáng của phụ nữ,
một trong những thách thức lớn đối với phụ nữ Việt Nam cần phải nhận thức
được rằng bản thân người phụ nữ phải vượt qua định kiến giới từ ngàn xưa vẫn
còn tồn tại trong xã hội. Phụ nữ cần phải phát huy vai trò năng lực của mính,
vượt qua các rào cản từ phìa cộng đồng, gia đính và bản thân để cùng với nam
giới tham gia ý kiến về các vấn đề của quốc gia. Người phụ nữ phải vào cuộc,
phải tự mính nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, tự mính đề
xuất những tâm tư, nguyện vọng, tự mính khẳng định năng lực và vị trì của
mính ở các góc độ khác nhau từ cộng đồng đến quốc gia và quốc tế.
36
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Để làm được điều này, người phụ nữ phải nỗ lực rất nhiều, phải vượt qua chình
mính, vượt qua những định kiến giới.
Bên cạnh đó, người phụ nữ cũng rất cần sự quan tâm của Đảng và Nhà
nước, gia đính và toàn xã hội nhín nhận về vai trò vị trì của phụ nữ một cách
đầy đủ và đúng đắn, có những chình sách thiết thực khuyến khìch, tăng cường,
phát huy vai trò và vị trì của phụ nữ, trao quyền thật sự cho phụ nữ để phụ nữ
được tham gia vào đời sống chình trị, xã hội.
1.3.3. Điều kiện pháp lý
Bảo đảm quyền chình trị của phụ nữ là một quá trính, phụ thuộc vào tổng
thể nhiều điều kiện khác nhau như kinh tế, chình trị, văn hóa, pháp luật…trong
đó, pháp luật có vai trò quan trọng hàng đầu. Pháp luật là phương tiện chình
thức hóa các giá trị của quyền con người, quyền bính đẳng giới, quyền chình
trị. Các quyền đó được thể chế hóa và mang tình bắt buộc, được thừa nhận và
bảo vệ. Pháp luật không chỉ ghi nhận các quyền chình trị của phụ nữ mà còn
xác định trách nhiệm của Nhà nước và các thiết chế chình trị - xã hội khác,
đồng thời tạo ra các bảo đảm trong quá trính hiện thực hóa các quyền chình trị
của phụ nữ. Pháp luật là cơ sở, là căn cứ để công dân đánh giá, kiểm tra, đối
chiếu các hành vi từ phìa Nhà nước và các thành viên trong xã hội, đấu tranh
bảo vệ các quyền và lợi ìch hợp pháp của mính. Như vậy, với chức năng là công
cụ để nhà nước quản lý, bảo vệ các giá trị xã hội và bảo đảm công bằng xã hội,
pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc xác lập quyền chình trị của
phụ nữ trong xã hội. Pháp luật còn có vai trò quan trọng tạo tiền đề cho phụ nữ
thực hiện các quyền chình trị được pháp luật đã ghi nhận.
1.3.4. Điều kiện xã hội
Tình chất, mức độ của nền dân chủ xã hội có ảnh hưởng quan trọng tới
hoạt động thực hiện pháp luật. Nền dân chủ rộng rãi, thông tin đa dạng, phong
37
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
phú, nhiều chiều sẽ giúp các tầng lớp xã hội thẳng thắn công khai, cởi mở bày
tỏ chình kiến, quan điểm của mính đối với pháp luật và các cơ quan thực thi
pháp luật trong quá trính thực hiện quyền chình trị nói chung, quyền chình trị
của phụ nữ nói riêng.
Việc thực hiện các chình sách xã hội, đảm bảo các nguyên tắc của công
bằng xã hội có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc thực hiện pháp luật. Nó
là điều kiện cần thiết cho sự ổn định chình trị, tăng cường pháp chế và đoàn kết
mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội; củng cố ý thức của con người về cái chung
trong các lợi ìch, lý tưởng của họ, khơi dậy thái độ tìch cực của quần chúng đối
với việc tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật; nhờ đó, ý
thức tôn trọng, chấp hành pháp luật cũng được nâng lên một bước và việc thực
hiện pháp luật của các chủ thể trở nên tự giác và chủ động hơn.
Trong xã hội hiện đại, phụ nữ Việt Nam có vị thế và vai trò quan trọng,
là nhân vật không thể thiếu trong các hoạt động xã hội. Do nhận thức đầy đủ về
vị trì quan trọng của mính, phần lớn phụ nữ Việt Nam ngày nay đã chủ động
khắc phục khó khăn, vượt qua nhiều mặc cảm, tự ti, nỗ lực phấn đấu để vươn
lên nâng cao trính độ năng lực, tìch cực học tập để hoàn thiện mính đáp ứng
với yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao của xã hội.
1.3.5. Điều kiện kinh tế
Điều kiện kinh tế hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tổng thể các yếu tố, hoàn
cảnh về kinh tế xã hội, hệ thống chình sách kinh tế... Yếu tố kinh tế là nền tảng
của sự nhận thức hiểu biết về quyền con người, quyền công dân, đồng thời là
cơ sở để hiện thực hóa các quy định pháp luật về quyền con người, quyền công
dân.
Điều kiện kinh tế có ảnh hưởng rất quan trọng đến lợi ìch và do đó, tác
động đến tư tưởng, quan điểm, thái độ, niềm tin của các tầng lớp nhân dân đối
với pháp luật. Khi nền kinh tế phát triển, đời sống vật chất của các tầng lớp
38
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
dân cư được cải thiện, lợi ìch kinh tế được đảm bảo thí nhân dân sẽ phấn khởi
tin tưởng vào đường lối kinh tế, chình sách pháp luật, sự lãnh đạo của Đảng và
hoạt động điều hành, quản lý của Nhà Nước. Khi đó, niềm tin của các chủ thể
đối với pháp luật được củng cố. Quá trính thực hiện quyền con người sẽ mang
tình tìch cực, thuận chiều, phù hợp với các giá trị, chuẩn mực pháp luật hiện
hành. Khi kinh tế phát triển, đời sống vật chất, tinh thần được cải thiện, các cán
bộ, công chức nhà nước, các tầng lớp nhân dân có điều kiện mua sắm các
phương tiện nghe, nhín, có điều kiện thỏa mãn các nhu cầu thông tin đa dạng
và cập nhật. Các chương trính phổ biến, giáo dục pháp luật và quyền con người
sẽ dễ dàng đến được với đông đảo cán bộ và nhân dân. Điều đó giúp cho hoạt
động thực hiện pháp luật của các chủ thể mang tình tìch cực, tự giác. Khi kinh
tế chậm phát triển, thu nhập thấp, tính trạng thất nghiệp gia tăng, lợi ìch kinh tế
không được đảm bảo, đời sống của cán bộ nhân dân gặp khó khăn thí tư tưởng
sẽ diễn biến phức tạp, cái xấu có cơ hội nảy sinh, tác động tiêu cực tới nhận
thức và thực hiện quyền chình trị của công dân.
39
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Tiểu kết chương 1
Quyền chình trị thuộc hệ thống các quyền con người và là một trong
những quyền quan trọng nhất của con người.
Phụ nữ vốn là nhóm người dễ bị tổn thương, có tâm sinh lý đặc biệt và
chịu nhiều định kiến của xã hội. Ví vậy, bảo đảm quyền của phụ nữ, trong đó
có quyền chình trị của phụ nữ là một trong những dấu hiệu nhận biết của một
xã hội văn minh, hiện đại, dân chủ, nhân quyền.
Quyền của phụ nữ trong lĩnh vực chình trị được pháp luật quốc tế ghi
nhận ở các tầng nấc khác nhau.
Ở Việt Nam, quyền chình trị của công dân nói chung và của phụ nữ nói
riêng được Hiến pháp và pháp luật ghi nhận, bảo đảm và bảo vệ. Phụ nữ có
quyền bính đẳng trong đời sống chình trị. Như các công dân khác, phụ nữ có
quyền ứng cử, bầu cử, tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận
và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả
nước, tham gia biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.
Để quyền chình trị của phụ nữ được hiện thực hóa, cần có những điều
kiện đảm bảo. Các điều kiện đó bao gồm các phương diện: chình trị, nhận thức,
kinh tế, xã hội....Theo đó, việc tạo lập các điều kiện để thực hiện các
quyền chình trị của phụ nữ là trách nhiệm của Nhà nước và xã hội, cần phải
được triển khai theo những lộ trính phù hợp.

More Related Content

Similar to Cơ sở lý luận và pháp luật về quyền của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị.docx

Similar to Cơ sở lý luận và pháp luật về quyền của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị.docx (20)

Tiểu Luận Quan Điểm Của Triết Học Mác-Lênin Về Con Người.docx
Tiểu Luận Quan Điểm Của Triết Học Mác-Lênin Về Con Người.docxTiểu Luận Quan Điểm Của Triết Học Mác-Lênin Về Con Người.docx
Tiểu Luận Quan Điểm Của Triết Học Mác-Lênin Về Con Người.docx
 
Tiểu Luận Quan Điểm Của Triết Học Mác-Lênin Về Con Người.docx
Tiểu Luận Quan Điểm Của Triết Học Mác-Lênin Về Con Người.docxTiểu Luận Quan Điểm Của Triết Học Mác-Lênin Về Con Người.docx
Tiểu Luận Quan Điểm Của Triết Học Mác-Lênin Về Con Người.docx
 
Luận Văn Tốt Nghiệp Quyền Đối Với Họ, Tên – Một Số Vấn Đề Lý Luận Và Thực ...
Luận Văn Tốt Nghiệp Quyền Đối Với Họ, Tên – Một Số Vấn Đề Lý Luận Và Thực ...Luận Văn Tốt Nghiệp Quyền Đối Với Họ, Tên – Một Số Vấn Đề Lý Luận Và Thực ...
Luận Văn Tốt Nghiệp Quyền Đối Với Họ, Tên – Một Số Vấn Đề Lý Luận Và Thực ...
 
Cơ Sở Lý Luận Giáo Dục Pháp Luật Từ Thực Tiễn Tỉnh Cà Mau.
Cơ Sở Lý Luận Giáo Dục Pháp Luật Từ Thực Tiễn Tỉnh Cà Mau.Cơ Sở Lý Luận Giáo Dục Pháp Luật Từ Thực Tiễn Tỉnh Cà Mau.
Cơ Sở Lý Luận Giáo Dục Pháp Luật Từ Thực Tiễn Tỉnh Cà Mau.
 
Cơ sở lý luận, pháp luật về thực hiện dân chủ ở xã, thị trấn.docx
Cơ sở lý luận, pháp luật về thực hiện dân chủ ở xã, thị trấn.docxCơ sở lý luận, pháp luật về thực hiện dân chủ ở xã, thị trấn.docx
Cơ sở lý luận, pháp luật về thực hiện dân chủ ở xã, thị trấn.docx
 
Cơ sở lý luận về xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam.docx
Cơ sở lý luận về xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam.docxCơ sở lý luận về xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam.docx
Cơ sở lý luận về xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam.docx
 
Cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.docx
Cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.docxCơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.docx
Cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.docx
 
Cơ sở lý luận và pháp lý về bảo vệ quyền công dân của phạm nhân.docx
Cơ sở lý luận và pháp lý về bảo vệ quyền công dân của phạm nhân.docxCơ sở lý luận và pháp lý về bảo vệ quyền công dân của phạm nhân.docx
Cơ sở lý luận và pháp lý về bảo vệ quyền công dân của phạm nhân.docx
 
Bài giảng: Con người chính trị - TS Bùi Việt Hương
Bài giảng: Con người chính trị - TS Bùi Việt HươngBài giảng: Con người chính trị - TS Bùi Việt Hương
Bài giảng: Con người chính trị - TS Bùi Việt Hương
 
BÀI MẪU tiểu luận môn quản lý nhà nước, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU tiểu luận môn quản lý nhà nước, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU tiểu luận môn quản lý nhà nước, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU tiểu luận môn quản lý nhà nước, HAY, 9 ĐIỂM
 
Tóm lược về Dân chủ
Tóm lược về Dân chủTóm lược về Dân chủ
Tóm lược về Dân chủ
 
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Tốt Nghiệp Trường Đại Học Đà Lạt
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Tốt Nghiệp Trường Đại Học Đà LạtCơ Sở Lý Luận Khoá Luận Tốt Nghiệp Trường Đại Học Đà Lạt
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Tốt Nghiệp Trường Đại Học Đà Lạt
 
Cơ sở lý luận của việc hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới.docx
Cơ sở lý luận của việc hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới.docxCơ sở lý luận của việc hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới.docx
Cơ sở lý luận của việc hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới.docx
 
Cơ sở lý luận về vai trò của viện kiểm sát trong bảo vệ quyền công dân.docx
Cơ sở lý luận về vai trò của viện kiểm sát trong bảo vệ quyền công dân.docxCơ sở lý luận về vai trò của viện kiểm sát trong bảo vệ quyền công dân.docx
Cơ sở lý luận về vai trò của viện kiểm sát trong bảo vệ quyền công dân.docx
 
Cơ sở lý luận về những bảo đảm pháp lý đối với quyền trẻ em trong điều kiện x...
Cơ sở lý luận về những bảo đảm pháp lý đối với quyền trẻ em trong điều kiện x...Cơ sở lý luận về những bảo đảm pháp lý đối với quyền trẻ em trong điều kiện x...
Cơ sở lý luận về những bảo đảm pháp lý đối với quyền trẻ em trong điều kiện x...
 
11. QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN_1.pptx
11. QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN_1.pptx11. QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN_1.pptx
11. QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN_1.pptx
 
Luận văn: Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người, 9 ĐIỂMLuận văn: Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người, 9 ĐIỂM
 
Tiểu Luận Tư Tưởng Hồ Chí Minh Quan Điểm Của Chủ Tịch Hồ Chí Minh Về Vấn Đề D...
Tiểu Luận Tư Tưởng Hồ Chí Minh Quan Điểm Của Chủ Tịch Hồ Chí Minh Về Vấn Đề D...Tiểu Luận Tư Tưởng Hồ Chí Minh Quan Điểm Của Chủ Tịch Hồ Chí Minh Về Vấn Đề D...
Tiểu Luận Tư Tưởng Hồ Chí Minh Quan Điểm Của Chủ Tịch Hồ Chí Minh Về Vấn Đề D...
 
Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền của lao động nữ và pháp luật về bảo vệ quyền củ...
Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền của lao động nữ và pháp luật về bảo vệ quyền củ...Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền của lao động nữ và pháp luật về bảo vệ quyền củ...
Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền của lao động nữ và pháp luật về bảo vệ quyền củ...
 
Cơ sở lý luận về trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm nhân phẩm, danh...
Cơ sở lý luận về trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm nhân phẩm, danh...Cơ sở lý luận về trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm nhân phẩm, danh...
Cơ sở lý luận về trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm nhân phẩm, danh...
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍 (20)

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại khách s...
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại khách s...Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại khách s...
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại khách s...
 
Nghiên cứu về phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm của các doanh nghiệ...
Nghiên cứu về phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm của các doanh nghiệ...Nghiên cứu về phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm của các doanh nghiệ...
Nghiên cứu về phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm của các doanh nghiệ...
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU.docx
 
Cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng phục vụ tại bộ phận đón tiếp của k...
Cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng phục vụ tại bộ phận đón tiếp của k...Cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng phục vụ tại bộ phận đón tiếp của k...
Cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng phục vụ tại bộ phận đón tiếp của k...
 
Cơ sở lý luận về phát triển thị trƣờng khách inbound dưới góc độ marketing củ...
Cơ sở lý luận về phát triển thị trƣờng khách inbound dưới góc độ marketing củ...Cơ sở lý luận về phát triển thị trƣờng khách inbound dưới góc độ marketing củ...
Cơ sở lý luận về phát triển thị trƣờng khách inbound dưới góc độ marketing củ...
 
Cơ sở lý luận về thị trường và sử dụng marketing nhằm mở rộng thị trường của ...
Cơ sở lý luận về thị trường và sử dụng marketing nhằm mở rộng thị trường của ...Cơ sở lý luận về thị trường và sử dụng marketing nhằm mở rộng thị trường của ...
Cơ sở lý luận về thị trường và sử dụng marketing nhằm mở rộng thị trường của ...
 
Tính toán thiết kế chế tạo và vận hành thử nghiệm hệ thống cấp đông I-Q-F thẳ...
Tính toán thiết kế chế tạo và vận hành thử nghiệm hệ thống cấp đông I-Q-F thẳ...Tính toán thiết kế chế tạo và vận hành thử nghiệm hệ thống cấp đông I-Q-F thẳ...
Tính toán thiết kế chế tạo và vận hành thử nghiệm hệ thống cấp đông I-Q-F thẳ...
 
Tính toán, thiết kế máy sấy bơm nhiệt sấy thanh long cắt lát với năng suất 20...
Tính toán, thiết kế máy sấy bơm nhiệt sấy thanh long cắt lát với năng suất 20...Tính toán, thiết kế máy sấy bơm nhiệt sấy thanh long cắt lát với năng suất 20...
Tính toán, thiết kế máy sấy bơm nhiệt sấy thanh long cắt lát với năng suất 20...
 
Nghiên cứu nhiệt phân gỗ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm than hoa.doc
Nghiên cứu nhiệt phân gỗ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm than hoa.docNghiên cứu nhiệt phân gỗ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm than hoa.doc
Nghiên cứu nhiệt phân gỗ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm than hoa.doc
 
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối ...
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối ...Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối ...
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối ...
 
Nghiên cứu ứng dụng hệ điều khiển dự báo để điều khiển mức nước bao hơi của n...
Nghiên cứu ứng dụng hệ điều khiển dự báo để điều khiển mức nước bao hơi của n...Nghiên cứu ứng dụng hệ điều khiển dự báo để điều khiển mức nước bao hơi của n...
Nghiên cứu ứng dụng hệ điều khiển dự báo để điều khiển mức nước bao hơi của n...
 
ĐỒ ÁN - BÁO CÁO MÔ HÌNH KHO LẠNH DÀN TRẢI.doc
ĐỒ ÁN - BÁO CÁO MÔ HÌNH KHO LẠNH DÀN TRẢI.docĐỒ ÁN - BÁO CÁO MÔ HÌNH KHO LẠNH DÀN TRẢI.doc
ĐỒ ÁN - BÁO CÁO MÔ HÌNH KHO LẠNH DÀN TRẢI.doc
 
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết kế máy sấy khoai lang năng suất 100 kg mẻ.doc
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết kế máy sấy khoai lang năng suất 100 kg mẻ.docĐỒ ÁN - Tính toán thiết kế máy sấy khoai lang năng suất 100 kg mẻ.doc
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết kế máy sấy khoai lang năng suất 100 kg mẻ.doc
 
Đồ án tốt nghiệp - Sấy bã mía, 9 điểm.doc
Đồ án tốt nghiệp - Sấy bã mía, 9 điểm.docĐồ án tốt nghiệp - Sấy bã mía, 9 điểm.doc
Đồ án tốt nghiệp - Sấy bã mía, 9 điểm.doc
 
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu.doc
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu.docHoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu.doc
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu.doc
 
ĐỒ ÁN - Điều khiển lưu lượng không khí trong phòng sạch thông qua biến tần.doc
ĐỒ ÁN - Điều khiển lưu lượng không khí trong phòng sạch thông qua biến tần.docĐỒ ÁN - Điều khiển lưu lượng không khí trong phòng sạch thông qua biến tần.doc
ĐỒ ÁN - Điều khiển lưu lượng không khí trong phòng sạch thông qua biến tần.doc
 
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết bị sấy nấm kểu sấy hầm, năng suất nhập liệu 650kgmẻ.doc
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết bị sấy nấm kểu sấy hầm, năng suất nhập liệu 650kgmẻ.docĐỒ ÁN - Tính toán thiết bị sấy nấm kểu sấy hầm, năng suất nhập liệu 650kgmẻ.doc
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết bị sấy nấm kểu sấy hầm, năng suất nhập liệu 650kgmẻ.doc
 
Thiết kế nhà máy sản xuất bia năng suất 91,8 triệu lít sản phẩm năm.docx
Thiết kế nhà máy sản xuất bia năng suất 91,8 triệu lít sản phẩm năm.docxThiết kế nhà máy sản xuất bia năng suất 91,8 triệu lít sản phẩm năm.docx
Thiết kế nhà máy sản xuất bia năng suất 91,8 triệu lít sản phẩm năm.docx
 
Tính toán thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy cà phê nhân theo năng suất nhậ...
Tính toán thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy cà phê nhân theo năng suất nhậ...Tính toán thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy cà phê nhân theo năng suất nhậ...
Tính toán thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy cà phê nhân theo năng suất nhậ...
 
Thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy bắp với năng suất 800 kgh.docx
Thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy bắp với năng suất 800 kgh.docxThiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy bắp với năng suất 800 kgh.docx
Thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy bắp với năng suất 800 kgh.docx
 

Recently uploaded

Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 

Recently uploaded (20)

Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
 

Cơ sở lý luận và pháp luật về quyền của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị.docx

  • 1. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN CỦA PHỤ NỮ TRONG LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ 1.1. Khái niệm, đặc điểm, nội dung quyền của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị 1.1.1. Khái niệm quyền của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị 1.1.1.1. Quyền của phụ nữ Khái niệm quyền con người từ lâu đã được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu cũng như trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, có nhiều trường phái khác nhau khi tiếp cận khái niệm quyền con người. Chẳng hạn, trường phái pháp luật tự nhiên thí cho rằng quyền con người là đặc quyền tự nhiên, khẳng định quyền con người là tự nhiên, vốn có, nhằm đối lập, phủ nhận quyền con người do vương quyền và thần quyền ban phát, tặng cho. Trường phái pháp luật thực định cho rằng, quyền con người là sự cho phép và khả năng hành động của con người do các quốc gia ghi nhận trong pháp luật quốc gia hoặc thừa nhận với tư cách thành viên của các Điều ước pháp lý quốc tế về quyền con người. Cũng có quan niệm cho rằng, con người cũng như quyền con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội, quyền con người không phải là một khái niệm trừu tượng, cũng không chỉ là quyền cá nhân con người mang tình tự nhiên, bẩm sinh mà luôn gắn liền với cuộc đấu tranh chống áp bức bóc lột, chống bất công trong xã hội, chịu sự giới hạn của chế độ kinh tế, đặc biệt là chế độ chình trị – nhà nước... Khái niệm quyền con người vẫn còn tiếp tục được nghiên cứu và tranh luận nhưng qua nghiên cứu ý kiến của các nhà khoa học, về cơ bản có thể thống nhất với cách hiểu sau: Quyền con người là những quyền tự nhiên, vốn có của con người, được pháp luật ghi nhận và điều chỉnh, thể hiện mối quan hệ giữa mỗi cá nhân với nhà nước và với những cá nhân khác. 10
  • 2. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Từ định nghĩa trên, có thể thấy, thuộc tình cơ bản của quyền con người là những giá trị gắn với mỗi con người, vừa với tư cách là cá nhân, vừa với tư cách là thành viên xã hội. Giá trị đó phải được xã hội hoá bằng cách thể chế hoá thành các quyền năng cụ thể, có tình phổ cập, cần thiết cho mọi người. Nói cách khác, quyền con người là một trong những giá trị xã hội tổng hợp, có tình hiện thực, tình phổ biến và tình đặc thù, được ghi nhận bởi pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế. Lịch sử chứng minh vai trò to lớn của nhận thức về quyền con người đối với sự phát triển của nền văn minh nhân loại. Quyền con người là mục tiêu của cả loài người, được các quốc gia đề cập nhiều trong mối quan hệ chình trị, kinh tế, và đối ngoại. Sự phát triển của mọi mặt của đời sống xã hội, tạo dựng các giá trị vật chất và tinh thần đều nhằm phục vụ con người, hiện thực hóa các quyền con người nhằm mục đìch tôn vinh chình phẩm giá con người. Khi con người được tôn trọng, bảo vệ, quyền con người góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội, tiếp tục bồi đắp những giá trị hiện có, vừa tạo lập nên những giá trị mới cho nhân loại. Ngày nay, quyền con người được ghi nhận trong hệ thống các văn kiện chình trị - pháp lý quốc tế, khu vực và quốc gia với những cam kết mạnh mẽ của các quốc gia về việc tôn trọng, thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người. Nếu căn cứ vào tình chất của các quyền con người được ghi nhận trong các văn bản hợp thành Bộ luật nhân quyền quốc tế thí quyền con người được chia thành những nhóm chình sau: - Các quyền chình trị bao gồm: Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội; quyền bầu cử, ứng cử, quyền bính đẳng nam nữ, quyền tự do tìn ngưỡng, quyền tự do ngôn luận, quyền tự do báo chì… - Các quyền dân sự bao gồm: Quyền tự do đi lại cư trú trong nước, quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước; quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền được an toàn về thư tìn, điện thoại, quyền khiếu nại, tố cáo… 11
  • 3. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 - Các quyền trong lĩnh vực kinh tế – xã hội bao gồm: Quyền lao động, quyền tự do kinh doanh, quyền được bảo hộ hôn nhân và gia đính, quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế, được bảo vệ sức khoẻ, quyền được giáo dục đào tạo, quyền nghiên cứu, phát minh… và một số quyền mang tình chất ưu tiên như quyền trẻ em, quyền người già, người cô đơn không nơi nương tựa. Phụ nữ là nhóm con người chiếm hơn nửa gia đính nhân loại, giữ một vị trì đặc biệt quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của gia đính nhân loại. Phụ nữ có những phẩm chất riêng về tâm sinh lý và cần được bảo vệ. Theo đó, phụ nữ được hưởng tất cả những quyền con người cơ bản kèm theo những đảm bảo đặc biệt trong quá trính thực hiện các quyền con người gắn với tình đặc thù của nhóm người này. Như vậy, khi tiếp cận khái niệm quyền của phụ nữ, quyền con người được hiểu theo nghĩa xác định hơn, nó phản ánh những quyền cụ thể của một đối tượng cụ thể. Quyền của phụ nữ được quy định trong pháp luật luôn có sự xem xét những yếu tố về tâm sinh lý của giới nữ, quan điểm về thuần phong mỹ tục, về văn hoá của một dân tộc… để xây dựng nên một khung quy tắc về hành vi ứng xử quan hệ giao tiếp giữa người nam và người nữ, sao cho vừa thể hiện lối sống bính đẳng văn minh đồng thời vẫn giữ được nét đẹp truyền thống, tránh xảy ra sự xung đột và biến đổi xã hội gay gắt. Do đó quyền của phụ nữ không chỉ được hiểu đơn thuần như quyền con người nhưng cũng không thể tách rời quyền con người. Trong hệ thống quyền con người, quyền của phụ nữ là một bộ phận hợp thành quan trọng, tuy nhiên không mang ý nghĩa là những quyền riêng có của phụ nữ. Với tư cách là con người, phụ nữ được hưởng mọi quyền tự nhiên thuộc về con người. Mặc dù vậy, vốn được xem là nhóm yếu thế do vẫn tồn tại nhiều phân biệt mang tình giới nên quá trính hiện thực hóa các quyền của phụ nữ cần phải đi kèm những biện pháp đảm bảo đặc biệt để chắc chắn rằng các quyền của phụ nữ không bị xâm hại. 12
  • 4. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Từ đó, có thể đưa ra cách hiểu về quyền của phụ nữ như sau: Quyền của phụ nữ là quyền con người gắn với những đặc quyền được pháp luật ghi nhận, điều chỉnh để phụ nữ có thể quyết định được những gì thuộc về họ và được tôn trọng, bảo vệ những quyền đó. 1.1.1.2. Quyền của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị Chình trị là một khái niệm có nội dung rất phong phú. Ví vậy, đã có khá nhiều quan niệm về chình trị được nêu ra, phản ánh các góc độ tiếp cận khác nhau. Tiếp cận từ góc độ quyền lực, chình trị được hiểu là ”Sự tham gia vào các công việc nhà nước, sự quy định các hình thức, nội dung và nhiệm vụ hoạt động của nhà nước. Lĩnh vực thể hiện của chính trị rất rộng, bao gồm vấn đề về chế độ nhà nước, về quản lý đất nước, về đấu tranh giai cấp, đấu tranh đảng phái, lãnh đạo giai cấp... các quan hệ giai cấp, các lợi ích căn bản của giai cấp được bộc lộ ra từ chính trị. Đồng thời chính trị còn biểu hiện quan hệ giữa các dân tộc và các quốc gia” [35, tr. 161]. Chình trị có thể được hiểu là một chế độ nhà nước, theo đó có chế độ chình trị dân chủ hoặc chế độ chình trị phi dân chủ. Chình trị cũng có thể được hiểu là mối quan hệ giữa các lực lượng, đảng phái trong xã hội hướng tới mục tiêu tranh giành quyền lực nhà nước. Trong các xã hội hiện đại, chình trị biểu hiện cụ thể ở sự tham gia và mối quan hệ giữa các thành viên trong xã hội vào công việc của nhà nước, của xã hội nhằm đảm bảo quyền lực nhân dân. Ví vậy, xét đến cùng thí chình trị là thái độ đối với con người và quyền lực. Mối quan hệ chình trị và quyền con người là mối quan hệ giữa những hiện tượng thuộc thượng tầng kiến trúc vốn bị quyết định bởi tồn tại xã hội nhất định. Chình trị phải gắn với quyền con người và quyền con người phải được ưu tiên trong hoạch định và đường lối chình trị. Sự kết hợp giữa nội dung của chình trị với bản chất của quyền con người chình là cơ sở dẫn đến sự thừa nhận về quyền chình trị. 13
  • 5. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Cũng đã có nhiều cách hiểu khác nhau về quyền chình trị. Trong giáo trính đại cương phục vụ công tác nghiên cứu và giảng dạy của trường Waynesboro ở bang Pennsylvania (Mỹ), quyền chình trị được định nghĩa một cách đơn giản là ”những yêu cầu pháp lý của công dân được tham gia trong chính quyền và được đối xử công bằng” [53]. Cách hiểu này cho thấy quyền chình trị trước hết là một quyền pháp lý, được thừa nhận và bảo vệ bằng pháp luật. Cách hiểu này cũng bao hàm quan niệm cho rằng quyền chình trị chỉ gắn với những cá nhân có tư cách công dân. Theo Từ điển Luật học Mỹ (Black Law Dictionary) quyền chình trị “Là những quyền có thể được thực hiện trong quá trình thành lập hay quản lý chính quyền. Các quyền của công dân được xác lập hoặc công nhận bởi Hiến pháp dành cho họ quyền tham gia trực tiếp hay gián tiếp trong việc thành lập hoặc trong quản lý chính quyền” ” [51, tr. 1159]. Định nghĩa này tiếp cận về mặt pháp lý đối với quyền chình trị, ví trước tiên nó là ”quyền của công dân”, và ”được xác lập hoặc công nhận bởi Hiến pháp”. Tuy nhiên, theo cách hiểu này thí phạm vi quyền chình trị tương đối hẹp ví nó chỉ bao gồm: quyền tham gia trực tiếp hay gián tiếp trong việc thành lập hoặc trong quản lý chình quyền. Từ điển Luật học do nhà xuất bản Từ điển bách khoa Việt Nam ấn hành năm 1999 cho rằng “Quyền chính trị là quyền tham gia quản lý nhà nước của công dân. Đó là quyền quan trọng nhất của công dân, đảm bảo cho công dân thực hiện quyền làm chủ nhà nước, làm chủ xã hội được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau như công dân có quyền bầu cử, quyền ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước. Nhân dân có quyền đóng góp ý kiến vào việc xác định các chính sách để xây dựng và phát triển mọi mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng, đối nội, đối ngoại của đất nước. Nhân dân có quyền tham gia xây dựng pháp luật, tham gia giám sát các hoạt động của cơ quan nhà nước, biểu quyết khi nhà nước trưng cầu dân ý” [53.tr.415]. Cách quan 14
  • 6. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 niệm này khá sâu sắc và toàn diện, thể hiện nội dung cụ thể của quyền chình trị trong số các quyền con người. Tuy nhiên, định nghĩa này chưa đề cập đến việc quyền chình trị được đảm bảo như thế nào trong thực tiễn. Tổng hợp các cách quan niệm và căn cứ vào bản chất của quyền con người, có thể đưa ra khái niệm về quyền chình trị như sau: Quyền chính trị là một trong những bộ phận quyền quan trọng nhất của công dân, được Hiến pháp và pháp luật bảo vệ, xác lập năng lực pháp lý của công dân trong việc tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Trong nội hàm của khái niệm nêu trên có hai yếu tố rất quan trọng. Đó là (i) quyền chình trị thuộc về công dân và được Hiến pháp, pháp luật ghi nhận, và (ii) quyền chình trị thể hiện ở việc tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Tăng cường sự tham gia trực tiếp và gián tiếp của công dân vào quản lý nhà nước và quản lý xã hội chình là tăng cường chế độ dân chủ trong xã hội, bảo đảm sự tham gia rộng rãi của mọi giới, không có bất cứ sự phân biệt đối xử nào. Trực tiếp tham gia quản lý nhà nước và quản lý xã hội là việc công dân đảm nhiệm các cương vị trong bộ máy nhà nước, các tổ chức xã hội, đồng thời trực tiếp quyết định hay trực tiếp thực hiện các chình sách và pháp luật. Gián tiếp tham gia quản lý nhà nước và xã hội là việc công dân thông qua các cơ quan đại diện của nhà nước, tổ chức xã hội để bày tỏ ý kiến, quan điểm vào việc xây dựng và hoạch định chình sách, pháp luật, giám sát tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước. Cách hiểu về quyền chình trị cho phép đưa ra định nghĩa về quyền của phụ nữ trong lĩnh vực chình trị. Theo đó, [Quyền của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị là một trong những bộ phận quyền công dân quan trọng nhất được Hiến pháp và pháp luật bảo vệ, xác lập năng lực pháp lý của phụ nữ với nam giới trong việc bình đẳng tham gia trực tiếp và gián tiếp vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội]. 15
  • 7. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 1.1.2. Đặc điểm quyền của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị 1.1.2.1. Quyền của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị là một nhóm quyền cơ bản của con người Quyền chình trị là một bộ phận cấu thành quyền con người, đó là nhóm quyền chung, mang ý nghĩa rộng nhưng là quyền cơ bản trong quyền con người. Trong nhóm quyền chình trị của con người luôn bao gồm quyền chình trị của phụ nữ. Việc xác lập quyền của phụ nữ trong lĩnh vực chình trị không chỉ thể hiện ở hiến pháp của mỗi nước mà còn thể hiện là quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác nhằm mục đìch bảo đảm, bảo vệ quyền tham gia chình trị của phụ nữ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Như vậy, quyền của phụ nữ trong lĩnh vực chình trị là quyền tổng hợp, thuộc nhóm quyền chình trị của con người là sự tổng hợp của nhiều quy phạm pháp luật thuộc các lĩnh vực khác nhau nhằm bảo vệ và bảo đảm quyền chình trị của phụ nữ được thực hiện trên thực tế và hiệu quả. 1.1.2.2. Quyền của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị là quyền chịu nhiều tác động của các yếu tố về giới, yếu tố dân tộc, kinh tế, pháp luật.. Dù đã được thể hiện trong nhiều văn kiện chình trị - pháp lý quốc tế và quốc gia và trải qua một qúa trính lịch sử, nhưng quyền của phụ nữ trong lĩnh vực chình trị khác với nhóm quyền khác ở chỗ chịu nhiều tác động bởi các yếu tố về giới, yếu tố dân tộc, kinh tế, pháp luật...nên việc thực hiện quyền tham gia chình trị của phụ nữ ở các quốc gia có sự khác nhau về số lượng và chất lượng. 1.1.2.3. Quyền của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị là sự kết hợp hài hòa giữa các quy định pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia, là biểu hiện của sự tiếp thu tư tưởng tiến bộ của pháp luật quốc tế về quyền tham gia chính trị của phụ nữ kết hợp với điều kiện văn hóa, kinh tế...của mỗi quốc gia, được pháp luật quốc gia ghi nhận cho nhóm phụ nữ - công dân của quốc gia đó. 16
  • 8. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Bảo đảm quyền tham gia chình trị của phụ nữ không chỉ là mối quan tâm và trách nhiệm của riêng một quốc gia nào riêng biệt, nó đã trở thành nghĩa vụ và trách nhiệm chung của cả cộng đồng quốc tế. Cộng đồng quốc tế đã thông qua nhiều văn kiện chình trị - pháp lý thể hiện tư tưởng tiến bộ của nhân loại về giải phóng phụ nữ, bảo đảm sự bính đẳng và nâng cao địa vị của phụ nữ. Từ đó đặt ra các yêu cầu mang tình bắt buộc hoặc khuyến nghị đối với mỗi quốc gia khi ghi nhận và thực hiện quyền chình trị của phụ nữ - công dân của quốc gia đó. 1.1.2.4. Quyền của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị ở Việt Nam sớm được thừa nhận và bảo đảm thực hiện. Ngày 3 tháng 9 năm 1945, ngay sau khi Nhà nước ta giành được độc lập, tại phiên họp Chình phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chì Minh đã nói: “Tôi đề nghị chính phủ tổ chức càng sớm càng hay cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đều phiếu. Tất cả công dân trai gái 18 tuổi đều có quyền bầu cử và ứng cử, không phân biệt giàu nghèo, tôn giáo, dòng giống”…[16, tr.8]. Như vậy, phụ nữ Việt Nam đã sớm được công nhận quyền tham gia chình trị ngay trong cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của dân tộc. Đồng thời, nhiều phụ nữ đã tham gia vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp ngay từ khóa đầu tiên sau khi thành lập nước, tạo nền tảng cho sự thực hiện quyền bính đẳng về chình trị cho phụ nữ Việt Nam. Hiến pháp năm 1946 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quy định tại Điều 9: “Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện”. “Mọi công dân đều bình đẳng về quyền trên mọi phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa”. Những quy định trên đánh dấu bước một, là nền tảng quan trọng xác lập về địa vị của người phụ nữ Việt Nam. Trên cơ sở những nguyên tắc hiến định của Hiến Pháp năm 1946, các quy định về quyền tham gia bính đẳng của phụ nữ trên lĩnh vực chình trị không ngừng được mở rộng và bổ sung qua các bản Hiến pháp năm1959, 1980, 1992 và 2013. 17
  • 9. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 1.1.2.5. Quyền của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị ở Việt Nam có phạm vi rộng. Trong số những văn kiện pháp lý quốc tế quy định trực tiếp hoặc gián tiếp về quyền chình trị của phụ nữ, Việt Nam đã gia nhập và phê chuẩn hai công ước quan trọng nhất có liên quan là: Công ước ICCPR (Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chình trị, tiếng Anh: International Covenant on Civil and Political Rights, viết tắt: ICCPR, là một công ước quốc tế do Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 16 tháng 12 năm 1966 và có hiệu lực từ ngày 23 tháng 03 năm 1976, nêu tổng quan các quyền dân sự và chình trị cơ bản của con người) và Công ước CEDAW (Công ước loại bỏ mọi hính thức phân biệt đối xử với phụ nữ, tiếng Anh: Convention on the Elimination of all Forms of Discrimination against Women, viết tắt là CEDAW, là một công ước quốc tế được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc chấp thuận năm 1979). Trong quá trính xây dựng pháp luật, Nhà nước Việt Nam luôn xem xét khả năng thể chế hóa những quy định tiến bộ của pháp luật quốc tế vào hệ thống pháp luật quốc gia. Bên cạnh đó, khi xây dựng pháp luật, chúng ta cũng dựa vào đặc thù truyền thống văn hóa của Việt Nam để điều chỉnh và thông qua những quy định pháp luật phù hợp. Chình ví thế, ghi nhận của pháp luật Việt Nam về quyền chình trị của phụ nữ thể hiện tư tưởng tiến bộ, phù hợp với hoàn cảnh thực tế và mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Các quy phạm pháp luật về quyền tham gia chình trị của phụ nữ trong hệ thống pháp luật Việt Nam thể hiện rõ phạm vi rộng, hàm chứa các quyền chình trị cơ bản của con người đã được gia đính nhân loại thừa nhận chung. Trong những năm gần đây, những chủ trương, chình sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước ta đã tạo ra một bước chuyển biến mới cả về lượng và chất trong việc bảo đảm sự bính đẳng trong quyền chình trị của phụ nữ ở nước ta. 18
  • 10. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 1.1.3. Nội dung quyền của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị Đề cập nội dung quyền chình trị của phụ nữ thực chất là đề cập sự ghi nhận của pháp luật về năng lực và tư cách pháp lý bính đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực chình trị. Theo đó, nội dung quyền chình trị của phụ nữ bao gồm: 1.1.3.1. Quyền bầu cử, ứng cử của phụ nữ Quyền bầu cử, ứng cử là một quyền nằm trong nhóm quyền chình trị, bao gồm quyền đề cử, bỏ phiếu và quyền được bầu vào cơ quan đại diện. Quyền bầu cử, ứng cử của công dân được xem là một quyền không thể thiếu trong đời sống chình trị. Đây là một trong những quyền chình trị quan trọng của phụ nữ. Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ghi nhận địa vị pháp lý bính đẳng giữa nam và nữ bằng việc khẳng định: “Tất cả công dân Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật, đều được tham gia chính quyền và công cuộc kiến quốc tùy theo tài năng và đức hạnh của mình” và “Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện” [18, tr.8]. Hiến pháp năm 2013 đã hiến định sâu sắc hơn quyền của phụ nữ trên cơ sở kế thừa và phát triển các quy định của Hiến pháp năm 1992 và các Hiến pháp trước đó. Tại Chương II Hiến pháp năm 2013 đã hiến định các quyền con người nói chung và quyền của phụ nữ nói riêng. Quyền của phụ nữ được quy định từ điều 14 đến điều 49. Điều 27 - Hiến pháp năm 2013 xác định rõ: “Công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định”. Vấn đề này được quy định rõ tại Điều 2 Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội Đồng nhân dân năm 2015. Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội Đồng nhân dân năm 2015 cũng đã có các điều khoản riêng (Khoản 3 Điều 8 và Khoản 1, 2 Điều 9) quy định các vấn đề liên quan đến việc cơ cấu số lượng nữ Đại biểu Quốc hội 19
  • 11. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 và đại biểu Hội Đồng nhân dân các cấp phải bảo đảm có ìt nhất 35% tổng số người trong danh sách chình thức những người ứng cử đại biểu Quốc Hội và đại biểu Hội Đồng nhân dân các cấp là phụ nữ. Đây là việc làm rất cần thiết ví đối với Việt Nam do ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo để lại vẫn còn có sự định kiến “Trọng nam khinh nữ”. Việc đặt ra tỷ lệ nữ Đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội Đồng nhân dân các cấp đã tạo cho phụ nữ bính đẳng với nam giới, bính đẳng trong bầu cử, ứng cử. Bên cạnh việc khẳng định sự bính đẳng giữa phụ nữ và nam giới về bầu cử và ứng cử, pháp luật hiện hành còn một số quy định khác nhằm đảm bảo quyền bầu cử và ứng cử của công dân nói chung và phụ nữ nói riêng trên thực tế. Bộ luật hính sự hiện hành của Việt Nam năm 2015 quy định "Người nào lừa gạt, mua chuộc, cưỡng ép hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở công dân thực hiện quyền bầu cử, quyền ứng cử ...thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm" (Điều 160); "Người nào vì lý do giới mà thực hiện hành vi dưới bất kỳ hình thức nào cản trở người khác tham gia hoạt động trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, ....đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm" (Điều 165). Những quy định này hết sức cần thiết và đã góp phần tìch cực vào việc đảm bảo thực hiện quyền bầu cử và ứng cử của công dân, đặc biệt là phụ nữ. Như vậy, theo pháp luật Việt Nam, trong việc tham gia vào đời sống chình trị của đất nước, phụ nữ luôn được nhín nhận ở vị trì công dân ngang với nam giới. Điều này có nghĩa là phụ nữ được hưởng tất cả các quyền mà công dân có, và không có sự phân biệt đối xử khác với nam giới trong việc bầu cử, ứng cử vào các cơ quan nhà nước, phụ nữ được đảm bảo thực hiện quyền bầu cử, ứng cử theo quy định pháp luật. 20
  • 12. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 1.1.3.2. Quyền bỏ phiếu trưng cầu dân ý của phụ nữ Điều 29, Hiến pháp 2013 quy định "Công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân". Cơ bản đây là một cuộc bỏ phiếu trực tiếp mà trong đó những người đủ 18 tuổi trở lên bỏ phiếu thể hiện sự đồng ý hay không đồng ý khi được hỏi ý kiến về một vấn đề cụ thể. Đó có thể là việc thông qua một bản Hiến pháp mới hoặc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp hiện hành hoặc một chình sách cụ thể của Nhà nước. Trưng cầu dân ý nhằm mục đìch hỏi ý kiến nhân dân về một vấn đề quan trọng của đất nước và nhân dân thể hiện chình kiến của mính thông qua việc bỏ phiếu đồng ý hoặc không đồng ý. Đây được xem là một hính thức thực hiện dân chủ trực tiếp, người dân nói chung và phụ nữ nói riêng có quyền tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến, thể hiện ý chì của mính thông qua lá phiếu một cách trực tiếp về các chủ trương chình sách, pháp luật của Nhà Nước, hay một vấn đề quan trọng của đất nước, góp phần làm cho những quyết sách của Đảng và Nhà nước phù hợp với thực tế và lòng dân. 1.1.3.3. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của phụ nữ Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của phụ nữ là một trong những quyền con người quan trọng nhất của phụ nữ, được Hiến pháp và pháp luật bảo vệ; nó xác lập năng lực pháp lý bính đẳng của phụ nữ với nam giới trong việc tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trính quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Điều 28, Hiến pháp 2013 quy định: [Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước". "Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân". “Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc Hội, Hội đồng nhân dân và 21
  • 13. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 thông qua các cơ quan khác của nhà nước”] [30, Điều 6]. Đây chình là cách thức nhân dân sử dụng để thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội. Với tư cách công dân, phụ nữ thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội bằng cách: - Với hính thức trực tiếp, phụ nữ tham gia ứng cử vào đại biểu Quốc Hội và Hội đồng nhân dân các cấp khi có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo luật định. Bằng việc trở thành Đại biểu Quốc Hội và Hội đồng nhân dân các cấp, phụ nữ có thể tham gia trực tiếp quản lý nhà nước thông qua việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mính. Hoặc bằng hính thức gián tiếp, thông qua các đại diện do chình Nhân dân lựa chọn. Công dân Việt Nam có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật sẽ bầu ra đại biểu của mính là các Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Các đại biểu này sẽ thay mặt nhân dân trực tiếp tham gia vào các hoạt động xây dựng, quản lý và bảo vệ đất nước. Hay nói cách khác bằng việc bầu cử, mỗi phụ nữ đã ủy nhiệm quyền quản lý nhà nước của mính cho người đại diện là các đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân. - Phụ nữ tham gia hoạt động trong các cơ quan nhà nước. Tùy theo năng lực, trính độ chuyên môn, nghiệp vụ, phụ nữ được tuyển dụng vào các cơ quan nhà nước hoặc được bổ nhiệm vào những chức vụ trong bộ máy nhà nước. Khi đó, phụ nữ có những điều kiện và khả năng thuận lợi để trực tiếp tham gia quản lý nhà nước. - Phụ nữ tham gia góp ý kiến xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Trong qua trính xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan, tổ chức chủ trí soạn thảo và cơ quan tổ chức hữu quan có trách nhiệm tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân tham gia góp ý kiến về dự thảo văn bản, tổ chức lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản. Đồng thời giống như quyền và trách nhiệm công dân, phụ nữ cũng có quyền và 22
  • 14. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 trách nhiệm đóng góp ý kiến, phản ánh với nhà nước về những vướng mắc, bất cập, không phù hợp các văn bản pháp luật trong quá trính thể hiện để Nhà nước sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện và bảo đảm tốt hơn về quyền và lợi ìch công dân. - Phụ nữ tham gia góp ý kiến đối với hoạt động của cơ quan nhà nước, phát biểu ý kiến về các vấn đề quản lý nhà nước, về nội dung các quyết định quản lý. Quyền hạn này của phụ nữ được thực hiện thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, gửi ý kiến góp ý đối với cơ quan có thẩm quyền. - Phụ nữ tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước, đấu tranh với tệ quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, lãng phì và những hiện tượng tiêu cực trong bộ máy nhà nước. Tham gia bàn bạc và quyết định trực tiếp những vấn đề liên quan đến đời sống ở cơ sở. Thực hiện khiếu nại, tố cáo những việc làm sai trái của các cơ quan nhà nước và các cơ quan và công chức nhà nước. Những cách thức, hoạt động trên của phụ nữ góp phần bảo đảm và phát huy một cách tốt nhất quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của phụ nữ. 1.1.3.4. Quyền tham gia các tổ chức chính trị - xã hội của phụ nữ Quyền tham gia các tổ chức chình trị - xã hội là sự thể hiện vai trò, vị trì của phụ nữ trong các tổ chức chình trị - xã hội không có phân biệt đối xử. Theo Luật của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Điều lệ của các đoàn thể như Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Điều lệ của các tổ chức chình trị xã hội khác đều không có bất cứ một điều khoản nào phân biệt hoặc hạn chế hội viên là giới nữ hoặc trở thành lãnh đạo của các tổ chức đó. Vì dụ như Điều 1 của Điều lệ Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quy định về điều kiện trở thành đoàn viên công đoàn như sau: Tất cả công nhân, lao động Việt Nam không phân biệt nghề nghiệp, nam nữ, tìn ngưỡng, đủ tuổi làm công trong các doanh 23
  • 15. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 nghiệp, các đơn vị sự nghiệp và các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội...nếu tán thành Điều lệ Công đoàn Việt Nam...thí được gia nhập Công đoàn... Hay, Điều 5 tại Điều lệ của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam quy định về điều kiện kết nạp hội viên như sau: Công dân Việt Nam, là thanh niên Việt Nam từ 15 đến 35 tuổi, không phân biệt nam, nữ, dân tộc, tôn giáo, thành phần xã hội...nếu tự nguyện gia nhập Hội thí được xét công nhận là hội viên. Thông qua các quy định trên, có thể thấy điều kiện gia nhập các Hội rất bính đẳng, không có bất cứ điều kiện riêng hay các thủ tục phức tạp nào gây khó khăn cho công dân nói chung hay phụ nữ nói riêng. Phụ nữ có quyền tham gia bất cứ Hội nào nếu họ có nguyện vọng và đủ điều kiện. Đồng thời, họ có thể tự ứng cử hoặc được đề cử vào chức danh lãnh đạo của các Hội nếu đáp ứng yêu cầu của các Hội. Như vậy, nhín vào các quy định của các tổ chức chình trị xã hội và các tổ chức xã hội- nghề nghiệp, có thể thấy Việt Nam là một nước có cơ sở pháp lý thuận lợi, tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia các tổ chức này trên cơ sở bính đẳng với nam giới. 1.1.3.5. Quyền tự do hội họp, lập hội, biểu tình của phụ nữ Điều 25 Hiến pháp năm 2013 quy định [Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình...]. Việc thực hiện các quyền này còn được Việt Nam quy định ở nhiều văn bản pháp luật trước đó, như: Sắc lệnh số 102/SL/L004 ngày 20-5-1957, Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005, Luật Tổ chức chình phủ, Nghị định số 45/2010/NĐ-CP, Nghị định số 33/2012/NĐ-CP của Chình phủ về tổ chức, hoạt động và quản lý hội…Đây là một trong những quyền tự do dân chủ của công dân được Nhà nước ghi nhận và bảo đảm thực hiện. Phụ nữ với tư cách là công dân, phụ nữ có quyền thực hiện các quyền này, quyền hội họp để thảo luận, bàn bạc góp ý kiến về các vấn đề chung của Nhà nước, của xã hội; có quyền lập hội các tổ 24
  • 16. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 chức tự nguyện, tổ chức có cùng ngành nghề, cùng sở thìch, cùng giới, có chung mục đìch tập hợp, đoàn kết hội viên, hoạt động thường xuyên, không vụ lợi nhằm bảo vệ quyền, lợi ìch hợp pháp của hội, hội viên, của cộng đồng, hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, được tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật; có quyền tụ họp đông đảo hoặc diễu hành trên đường phố để biểu tính bày tỏ ý chì, nguyện vọng, bày tỏ quan điểm ủng hộ hoặc phản đối về một vấn đề công cộng nào đó hoặc biểu dương lực lượng chung...hoạt động theo quy định pháp luật, ví mục đìch lợi ìch của Nhà nước, xã hội, quyền, lợi ìch hợp pháp của tổ chức, công dân. 1.2. Điều chỉnh pháp luật về quyền của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị Phụ nữ với tư cách là công dân cũng có đầy đủ những quyền như một công dân, trong đó có quyền chình trị. Tuy nhiên, do đặc thù của nhóm và những định kiến của xã hội nên phụ nữ còn gặp nhiều trở ngại, khó khăn khi tham gia vào đời sống chình trị, tham gia quản lý nhà nước và hoạt động xã hội. Chình ví vậy, ngoài những quy định chung về quyền con người, quyền công dân, pháp luật cần có những quy định riêng bảo đảm cho phụ nữ có thể thực hiện được các quyền chình trị của mính. Pháp luật về quyền của phụ nữ trong lĩnh vực chình trị là tổng thể các quy định trong hệ thống pháp luật nhằm ghi nhận, bảo đảm, bảo vệ quyền chình trị của phụ nữ trên cơ sở bính đẳng và không phân biệt đối xử. 1.2.1. Pháp luật quốc tế về quyền của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị Dưới góc độ pháp luật quốc tế, những quy định liên quan trực tiếp và gián tiếp đến quyền của phụ nữ trong lĩnh vực chình trị có thể tím thấy trong nhiều công ước quốc tế về quyền con người như: Hiến chương Liên hợp quốc, Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền năm 1948 (UDHR), Công ước về các quyền chình trị của phụ nữ năm 1952, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và 25
  • 17. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 chình trị năm 1966 (ICCPR), Công ước về xóa bỏ các hính thức phân biệt đối xử với phụ nữ năm 1979 (CEDAW)… Hiến chương Liên Hợp quốc là văn bản pháp luật quốc tế đầu tiên, xác định rõ mục tiêu hành động là bảo đảm quyền con người, khuyến khìch sự tiến bộ xã hội và nâng cao điều kiện sống trong nền tự do rộng rãi, khuyến khìch phát triển sự tôn trọng các quyền con người và các quyền tự do cơ bản cho mọi người, không phân biệt chủng tộc, nam, nữ, ngôn ngữ hoặc tôn giáo. Quyền con người là phạm trù tổng hợp gồm các quyền và tự do của con người, trong đó có quyền chình trị. Các quyền vốn quan trọng như nhau, gắn bó chặt chẽ với nhau, tồn tại trong cùng một tổng thể, vừa là tiền đề vừa là kết quả của nhau. Như vậy, khi thực hiện quyền con người, trước hết phải xem xét đến việc thực hiện quyền bính đẳng giới và nội dung về bính đẳng giới được thể hiện trong quyền con người. Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền năm 1948 là bản tuyên ngôn về các quyền cơ bản của con người, trong đó đầu tiên là đảm bảo quyền bính đẳng giới được xác lập tại Điều 2 “Mọi người đều được hưởng các quyền tự do nêu trong bản tuyên ngôn này, không có bất kì sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính, tôn giáo, chính kiến hay quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc hay xã hội, giống nòi hay các tình trạng khác”. Ví bính đẳng giới là cơ sở để thực hiện các quyền khác, trong đó có quyền chình trị. Điều 21 của Tuyên ngôn, quyền chình trị được hiểu là “Mọi người đều có quyền tham gia vào việc điều hành xứ sở của mình, một cách trực tiếp hay qua các đại biểu được tuyển chọn một cách tự do. Ý muốn của người dân phải là nền tảng của quyền lực chính quyền. Ý muốn này phải được thể hiện qua các cuộc bầu cử định kỳ và thực sự, bằng phiếu kín, qua phương thức phổ thông và bình đẳng đầu phiếu, hay các phương thức tương đương của bầu cử tự do”, mọi người có quyền tự do hội họp, lập hội, đề đạt ý kiến.... Như vậy, phụ nữ cũng như 26
  • 18. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 nam giới được bính đẳng cùng tham gia vào mọi hoạt động của đời sống chình trị - xã hội, đồng thời cùng được thừa hưởng mọi thành quả của tiến bộ xã hội, đó chình là biểu hiện sinh động năng lực làm chủ xã hội của nam giới và nữ giới, tham gia đóng góp vào các lĩnh vực của đời sống xã hội. Công ước về các quyền chình trị của phụ nữ năm 1952 là công ước quy định riêng biệt quyền chình trị của phụ nữ trên cơ sở thực hiện các nguyên tắc bính đẳng giữa nam và nữ được nêu trong Hiến chương Liên hợp quốc và Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền. Công ước Thừa nhận rằng: Mọi người có quyền tham gia vào chính phủ của nước mình một cách gián tiếp hoặc thông qua các đại diện do họ tự do lựa chọn, và có quyền tiếp cận bình đẳng với dịch vụ công cộng của nước mình. Công ước xác lập quyền chình trị của phụ nữ như: "Phụ nữ có quyền bỏ phiếu trong mọi cuộc bầu cử trên cơ sở bình đẳng với nam giới, không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào” (Điều 1); "Phụ nữ có quyền được bầu vào mọi cơ quan nhà nước do dân cử được thành lập theo quy định của pháp luật quốc gia, trên cơ sở bình đẳng với nam giới, không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào”(Điều 2); "Phụ nữ có quyền làm việc tại các cơ quan nhà nước và thực hiện mọi chức năng công quyền theo quy định của pháp luật, trên cơ sở bình đẳng với nam giới, không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào”(Điều 3). Như vậy, Công ước xác lập quyền của phụ nữ được bính đẳng với nam giới trong việc tham gia vào các công việc của Chình phủ mà không bị bất kỳ một trở ngại nào. Công ước quốc tế về quyền chình trị và dân sự năm 1966, quyền chình trị là những nhu cầu, những lợi ìch chình trị tự nhiên vốn có và khách quan của con người, quyền tự do ý kiến và biểu đạt, quyền tự do lập hội, hội họp một cách hòa bính, quyền tham gia vào đời sống chình trị. Hiểu theo nghĩa này, quyền chình trị là một bộ phận cấu thành trong nội dung quyền con người. Như vậy, khi đề cập đến các quyền con người về chình trị trước hết 27
  • 19. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 người ta đề cập đến quyền tự do và bính đẳng. Để một cá nhân có thể tự do, bính đẳng, cá nhân đó phải có đầy đủ năng lực chủ thể pháp luật, có quyền tự do ý chì và các quyền khác. Công ước CEDAW là văn kiện pháp lý chuyên biệt quy định về các quyền con người của phụ nữ. Công ước có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với phụ nữ ví nó thực hiện hóa các quyền con người của phụ nữ trong đó có quyền chình trị, Công ước xác định cách thức, biện pháp loại trừ những sự phân biệt đối xử với phụ nữ trong việc thụ hưởng các quyền con người đã được thừa nhận nhưng trên thực tế họ chưa được hưởng. Quyền chình trị của phụ nữ được xác lập tại Điều 7 của CEDAW gồm: Tham gia bỏ phiếu trong mọi cuộc bầu cử và trưng cầu dân ý, được quyền ứng cử vào tất cả các cơ quan dân cử; Được tham gia xây dựng và thực hiện các chính sách của chính phủ, tham gia vào bộ máy và các chức vụ nhà nước ở mọi cấp chính quyền; Tham gia vào các tổ chức xã hội và hiệp hội phi chính phủ liên quan đến đời sống công cộng và chính trị của đất nước. Điều này đòi hỏi các quốc gia thành viên tham gia Công ước phải áp dụng mọi biện pháp thìch hợp nhằm xóa bỏ sự phân biệt đối xử với phụ nữ trong đời sống chình trị và cộng đồng của đất nước và đặc biệt là phải đảm bảo cho phụ nữ, trên cơ sở bính đẳng với nam giới, được thụ hưởng các quyền đó. Theo tinh thần của Công ước CEDAW có 3 nguyên tắc cần tuân thủ để bảo đảm thực thi các quyền con người, trong đó có quyền chình trị, đó là: Nguyên tắc bính đẳng giới, nguyên tắc không phân biệt đối xử, nguyên tắc trách nhiệm quốc gia. Ba nguyên tắc trên được xem là chuẩn mực khi xem xét việc đảm bảo thực thi bất cứ quyền nào của phụ nữ, trong đó có quyền chình trị. Ngoài ra, việc thực hiện các quyền của phụ nữ phải đảm bảo thực hiện quyền dân chủ cả về trực tiếp và gián tiếp trong xã hội trên thực tế. Đó là việc phụ nữ bính đẳng với nam giới được trực tiếp tham gia vào toàn bộ quá trính 28
  • 20. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 quản lý nhà nước, từ khâu xây dựng, hoạch định chình sách đến việc triển khai cụ thể, hoặc trực tiếp tham gia giám sát, kiểm tra hoạt động của các cơ quan công quyền thực hiện quyền lực được giao. Thực hiện quyền dân chủ ở cơ sở thể hiện ở chỗ phụ nữ được tham gia góp ý kiến bằng nhiều hính thức vào các vấn đề liên quan đến đời sống cộng đồng và những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ìch của phụ nữ. Hính thức dân chủ gián tiếp là phụ nữ tham gia bầu cử người đại diện và ứng cử vào các cơ quan dân cử, cơ quan đại diện quyền lực nhà nước. 1.2.2. Pháp luật Việt Nam về quyền của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị Ở Việt Nam, đối với phụ nữ, Đảng và Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho phụ nữ, bảo vệ lợi ìch chình đáng của phụ nữ trên mọi mặt của đời sống chình trị-xã hội. Trong Luận cương Chình trị năm 1930 của Đảng, tư tưởng giải phóng phụ nữ và tôn trọng quyền lợi của phụ nữ đã được ghi nhận, trở thành tuyên ngôn đầu tiên về quyền bính đẳng nam nữ, phụ nữ được công nhận ngang hàng với nam giới về mặt chình trị. Trong toàn bộ quá trính lãnh đạo cách mạng Việt Nam, tư tưởng chỉ đạo nhất quán và xuyên suốt của Đảng ta là bảo đảm quyền bính đẳng và không phân biệt đối xử với phụ nữ. Tư tưởng này cũng được thể chế hóa trong Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước, biến nó trở thành chuẩn mực, quy tắc xử xự bắt buộc chung đối với toàn xã hội. 1.2.2.1. Hiến định quyền chính trị của phụ nữ Tháng 10/1946 bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa chình thức được ban hành, quyền bính đẳng giữa nam và nữ được công nhận tại Điều thứ 9 “Đàn bà ngang quyền đàn ông về mọi phương diện”. Quyền chình trị của phụ nữ với tư cách là công dân được xác lập tại Điều thứ 6 “Tất cả công dân Việt Nam đều ngang quyền về mọi phương diện: chính trị, kinh tế, văn hoá”; Điều thứ 7“Tất cả công dân Việt Nam đều bình đẳng trước 29
  • 21. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 pháp luật, đều được tham gia chính quyền và công cuộc kiến quốc tuỳ theo tài năng và đức hạnh của mình”; Điều thứ 21“Nhân dân có quyền phúc quyết về Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia”... Có thể nói, quy định của Hiến pháp năm 1946 có ý nghĩa rất lớn trong bối cảnh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa vừa mới được thành lập, góp phần phá tan xiềng xìch tư tưởng “trọng nam khinh nữ” của chế độ phong kiến và chế độ thuộc địa nửa phong kiến đã ngự trị hàng ngàn năm qua. Điều 24 Hiến pháp năm 1959 quy định: “Phụ nữ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa có quyền bình đẳng với nam giới về các mặt sinh hoạt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình’’. Như vậy so với Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959 đã cụ thể hóa hơn các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực chình trị mà người phụ nữ được quyền bính đẳng với nam giới. Quyền chình trị được ghi nhận với tư cách là công dân: Từ mười tám tuổi trở lên đều có quyền bầu cử, từ hai mốt tuổi trở lên đều có quyền ứng cử, có các quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, lập hội và biểu tình. Nhà nước bảo đảm những điều kiện vật chất cần thiết để công dân được hưởng các quyền đó. Đó là sự ghi nhận, trân trọng và đảm bảo của toàn xã hội đối với công dân, là động lực khuyến khìch phụ nữ vươn lên, có trách nhiệm, nghĩa vụ làm chủ nước nhà. Kế thừa bản Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 khẳng định:“Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật” (Điều 55); “Công dân nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, xã hội và gia đình”. Hiến pháp năm 1980 tiếp tục khẳng định quyền bính đẳng giới của công dân nam, nữ trong xã hội. Trên cơ sở đó, quyền chình trị của phụ nữ với tư cách là công dân được xác định. Điều 56 “Công dân có quyền tham gia quản lý công việc của Nhà nước và của xã hội”; Điều 57 “Công dân không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, từ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử 30
  • 22. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 và từ 21 tuổi trở lên đều có thể được bầu vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp". Ngoài ra Hiến pháp còn có các quy định nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ, quan tâm đến lao động nữ trên các lĩnh vực. Đặc biệt quy định nhà nước và xã hội tạo điều kiện để phụ nữ nâng cao trính độ mọi mặt, không ngừng phát huy vai trò của mính trong xã hội... Có thể khẳng định, Hiến pháp năm 1980 quyền của công dân Việt Nam nói chung, quyền bính đẳng giới và quyền chình trị của phụ nữ nói riêng đã được khẳng định ở tầm cao hơn, cụ thể hơn. Hiến pháp năm 1992 là bản Hiến pháp trong thời kỳ đổi mới, phát huy vai trò của con người, vai trò của công dân bước vào thời kỳ mới. Hiến pháp quy định "các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá và xã hội được tôn trọng" (Điều 50). Kế thừa Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992 nhấn mạnh quy định bảo vệ quyền bính đẳng của người phụ nữ:“Nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ”(Điều 63). Theo Hiến pháp, với tư cách là công dân bính đẳng trước pháp luật, quyền chình trị của phụ nữ được ghi nhận là các quyền ứng cử, bầu cử, tự do ngôn luận, tự do thông tin, hội họp, lập hội... Đặc biệt tại điều 53 “Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan Nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân”. Nhà nước và xã hội tạo điều kiện để phụ nữ nâng cao trính độ mọi mặt, không ngừng phát huy vai trò của mính trong xã hội. Có thể nói, bản Hiến pháp năm 1992 thể chế hóa đầy đủ hơn, sâu sắc hơn quan điểm của Đảng và nhà nước ta về quyền con người, đề cao chủ quyền nhân dân, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa và đảm bảo tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân... nhằm phát huy sức mạnh, nguồn lực của các tầng lớp nhân dân bước vào thời kỳ mới 31
  • 23. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Hiến pháp năm 2013 có sự phát triển thể hiện tầm quan trọng về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, trong đó có quyền bính đẳng giới, quyền chình trị của phụ nữ với tư cách là một công dân. Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật…” (Điều 14); “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội” (Điều 16); “Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới. Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội. Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới”(Điều 26). “Công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định” (Điều 27); "Công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân" (Điều 29); "Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước". "Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân" (Điều 28); “Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc Hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của nhà nước” [30, Điều 6]; "Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định" (Điều 25). Các điều khoản trên được quy định trong Hiến pháp đã tạo cơ sở pháp lý cho việc xác lập quyền bính đẳng của nam giới và nữ giới trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực chình trị. 32
  • 24. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 1.2.2.2. Quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật về quyền chính trị và cơ chế đảm bảo quyền chính trị của phụ nữ Trên quan điểm về bính đẳng giới nói chung, quyền chình trị nói riêng được khẳng định trong Hiến pháp nước ta đã được thể chế hóa trong các văn bản pháp luật Việt Nam trong quá trính xây dựng nhà nước pháp quyền dân chủ nhân dân nhằm phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thời đại. Năm 2006, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Bính đẳng giới, trong đó, Điều 11 ghi nhận bính đẳng trong lĩnh vực chình trị, bao gồm: Bình đẳng trong tham gia quản lý nhà nước, tham gia hoạt động xã hội; Bình đẳng trong tham gia xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng hoặc quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức; Bình đẳng trong việc tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; Bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lý, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức. Ngoài ra còn quy định các biện pháp thúc đẩy bính đẳng giới trong lĩnh vực chình trị bao gồm: Bảo đảm tỷ lệ thích đáng nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới; Bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng trong bổ nhiệm các chức danh trong cơ quan nhà nước phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới. Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội Đồng nhân dân năm 2015 quy định quyền bính đẳng của công dân nam và nữ về quyền bầu cử và ứng cử đại biểu Quốc Hội và đại biểu Hội Đồng nhân dân các cấp: “Công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định”. Đồng thời, để đảm bảo tỷ lệ nữ tham gia đại biểu Quốc Hội và đại biểu Hội 33
  • 25. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Đồng nhân dân các cấp, Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội Đồng nhân dân năm 2015 cũng đã quy định các vấn đề liên quan đến việc cơ cấu số lượng nữ Đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội Đồng nhân dân các cấp phải bảo đảm có ìt nhất 35% tổng số người trong danh sách chình thức những người ứng cử đại biểu Quốc Hội và đại biểu Hội Đồng nhân dân các cấp là phụ nữ (Khoản 3 Điều 8 và Khoản 1, 2 Điều 9). Đây cũng chình là biện pháp để đảm bảo quyền chình trị của phụ nữ mà Việt Nam đã cam kết quốc tế về thực hiện Công ước CEDAW cũng như các Công ước quốc tế khác. Bên cạnh còn có các văn bản pháp luật quy định những biện pháp nghiêm minh nhằm bảo vệ quyền chình trị của phụ nữ như: Bộ Luật Dân sự, Bộ Luật Tố tụng hính sự, Luật xử lý vi phạm hành chình,...Đặc biệt, Bộ luật hính sự hiện hành của Việt Nam năm 2015 quy định "Người nào lừa gạt, mua chuộc, cưỡng ép hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở công dân thực hiện quyền bầu cử, quyền ứng cử hoặc trưng cầu ý dân thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm" (Điều 160); "Người nào vì lý do giới mà thực hiện hành vi dưới bất kỳ hình thức nào cản trở người khác tham gia hoạt động trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, ....đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm" (Điều 165). Những quy định của các văn bản pháp luật trên là cơ sở bảo vệ về mặt pháp lý ngăn ngừa sự phân biệt, đối xử với phụ nữ trong đời sống chình trị nói riêng, trong các lĩnh vực của đời sống xã hội nói chung. Ngoài ra, còn có các văn bản dưới luật cụ thể hóa về bảo đảm quyền chình trị của phụ nữ, như: Nghị định 56/2012/NĐ-CP ngày 16/7/2012 của Chình phủ về trách nhiệm của các bộ, ngành, ủy ban nhân dân các cấp trong việc đảm bảo các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tham gia quản lý nhà 34
  • 26. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 nước; Quyết định số 2351/QĐ-TTg ngày 24/12/2010 của Thủ tướng chình phủ về Chiến lược quốc gia về Bính đẳng giới giai đoạn 2011- 2020; Quyết định số 1696/QĐ-TTg ngày 02/10/2015 của Thủ tướng chình phủ về phê duyệt Chương trính hành động quốc gia về Bính đẳng giới giai đoạn 2016-2020; Nghị quyết số 11/NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chình trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước... Như vậy, quyền chình trị của phụ nữ đã có một cơ sở pháp lý đầy đủ và toàn diện từ việc xác lập đến việc bảo vệ bằng pháp luật về quyền chình trị của phụ nữ, đồng thời cũng đảm bảo cam kết quốc tế trong việc bảo đảm quyền của phụ nữ trên 3 nguyên tắc của công ước CEDAW, đó là nguyên tắc bính đẳng giới, nguyên tắc không phân biệt đối xử và nguyên tắc trách nhiệm quốc gia. 1.3. Các điều kiện đảm bảo quyền của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị 1.3.1. Điều kiện chính trị Điều kiện chình trị là toàn bộ các yếu tố tạo nên đời sống chình trị của xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, bao gồm môi trường chình trị, hệ thống các chuẩn mực chình trị, chủ trương, đường lối, chình sách của Đảng và quá trính tổ chức thực hiện chúng; các quan hệ chình trị và ý thức chình trị; hoạt động của hệ thống chình trị; cùng với đó là nền dân chủ xã hội và bầu không khì chình trị - xã hội. Điều kiện chình trị chình là môi trường chình trị, đó là điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn đối với hoạt động thực hiện pháp luật. Ở Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng duy nhất lãnh đạo nhà nước Việt Nam là Nhà nước thực sự của nhân dân, do nhân dân và ví nhân dân. Đảng lãnh đạo bằng việc đề ra chủ trương, đường lối chình trị là nhằm xây dựng và bảo vệ lãnh thổ, bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng nền kinh tế phát triển, nền dân chủ thực sự. Ví vậy, đường lối chình trị đó phải được thể chế hóa trong Hiến pháp và pháp luật. Hiến pháp quy định chế độ chình 35
  • 27. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 trị, tổ chức hoạt động của các cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Đó chình là cơ sở pháp lý để xây dựng một xã hội có cơ cấu tổ chức và chế độ chình trị hướng tới tôn trọng, bảo vệ quyền con người, quyền bính đẳng giới và quyền chình trị. Để thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các chủ trương, chình sách của Đảng về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo đảm quyền con người, quyền bính đẳng, quyền chình trị… trở thành hiện thực trong cuộc sống xã hội thí sự lãnh đạo của Đảng phải được thể chế hóa thành pháp luật. Ở nước ta, Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Do vậy, sự lãnh đạo của Đảng có vai trò quan trọng trong việc định hướng, chỉ đạo sự tham gia chình trị của phụ nữ. Từ rất sớm, trong cương lĩnh chình trị đầu tiên của Đảng đã quan tâm đến quyền lợi chình trị của các tầng lớp nhân dân trong đó có phụ nữ. Các Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc cũng đều từng bước khẳng định vị thế, vai trò của phụ nữ trong đời sống xã hội. Đồng thời cả hệ thống chình trị đã quan tâm đến sự tiến bộ của phụ nữ và đã thành lập Ban Ví sự tiến bộ của phụ nữ. Đây là môi trường chình trị thuận lợi tác động đến việc bảo đảm quyền chình trị của phụ nữ. 1.3.2. Điều kiện nhận thức Để đảm bảo sự bính đẳng và những quyền lợi chình đáng của phụ nữ, một trong những thách thức lớn đối với phụ nữ Việt Nam cần phải nhận thức được rằng bản thân người phụ nữ phải vượt qua định kiến giới từ ngàn xưa vẫn còn tồn tại trong xã hội. Phụ nữ cần phải phát huy vai trò năng lực của mính, vượt qua các rào cản từ phìa cộng đồng, gia đính và bản thân để cùng với nam giới tham gia ý kiến về các vấn đề của quốc gia. Người phụ nữ phải vào cuộc, phải tự mính nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, tự mính đề xuất những tâm tư, nguyện vọng, tự mính khẳng định năng lực và vị trì của mính ở các góc độ khác nhau từ cộng đồng đến quốc gia và quốc tế. 36
  • 28. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Để làm được điều này, người phụ nữ phải nỗ lực rất nhiều, phải vượt qua chình mính, vượt qua những định kiến giới. Bên cạnh đó, người phụ nữ cũng rất cần sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, gia đính và toàn xã hội nhín nhận về vai trò vị trì của phụ nữ một cách đầy đủ và đúng đắn, có những chình sách thiết thực khuyến khìch, tăng cường, phát huy vai trò và vị trì của phụ nữ, trao quyền thật sự cho phụ nữ để phụ nữ được tham gia vào đời sống chình trị, xã hội. 1.3.3. Điều kiện pháp lý Bảo đảm quyền chình trị của phụ nữ là một quá trính, phụ thuộc vào tổng thể nhiều điều kiện khác nhau như kinh tế, chình trị, văn hóa, pháp luật…trong đó, pháp luật có vai trò quan trọng hàng đầu. Pháp luật là phương tiện chình thức hóa các giá trị của quyền con người, quyền bính đẳng giới, quyền chình trị. Các quyền đó được thể chế hóa và mang tình bắt buộc, được thừa nhận và bảo vệ. Pháp luật không chỉ ghi nhận các quyền chình trị của phụ nữ mà còn xác định trách nhiệm của Nhà nước và các thiết chế chình trị - xã hội khác, đồng thời tạo ra các bảo đảm trong quá trính hiện thực hóa các quyền chình trị của phụ nữ. Pháp luật là cơ sở, là căn cứ để công dân đánh giá, kiểm tra, đối chiếu các hành vi từ phìa Nhà nước và các thành viên trong xã hội, đấu tranh bảo vệ các quyền và lợi ìch hợp pháp của mính. Như vậy, với chức năng là công cụ để nhà nước quản lý, bảo vệ các giá trị xã hội và bảo đảm công bằng xã hội, pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc xác lập quyền chình trị của phụ nữ trong xã hội. Pháp luật còn có vai trò quan trọng tạo tiền đề cho phụ nữ thực hiện các quyền chình trị được pháp luật đã ghi nhận. 1.3.4. Điều kiện xã hội Tình chất, mức độ của nền dân chủ xã hội có ảnh hưởng quan trọng tới hoạt động thực hiện pháp luật. Nền dân chủ rộng rãi, thông tin đa dạng, phong 37
  • 29. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 phú, nhiều chiều sẽ giúp các tầng lớp xã hội thẳng thắn công khai, cởi mở bày tỏ chình kiến, quan điểm của mính đối với pháp luật và các cơ quan thực thi pháp luật trong quá trính thực hiện quyền chình trị nói chung, quyền chình trị của phụ nữ nói riêng. Việc thực hiện các chình sách xã hội, đảm bảo các nguyên tắc của công bằng xã hội có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc thực hiện pháp luật. Nó là điều kiện cần thiết cho sự ổn định chình trị, tăng cường pháp chế và đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội; củng cố ý thức của con người về cái chung trong các lợi ìch, lý tưởng của họ, khơi dậy thái độ tìch cực của quần chúng đối với việc tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật; nhờ đó, ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật cũng được nâng lên một bước và việc thực hiện pháp luật của các chủ thể trở nên tự giác và chủ động hơn. Trong xã hội hiện đại, phụ nữ Việt Nam có vị thế và vai trò quan trọng, là nhân vật không thể thiếu trong các hoạt động xã hội. Do nhận thức đầy đủ về vị trì quan trọng của mính, phần lớn phụ nữ Việt Nam ngày nay đã chủ động khắc phục khó khăn, vượt qua nhiều mặc cảm, tự ti, nỗ lực phấn đấu để vươn lên nâng cao trính độ năng lực, tìch cực học tập để hoàn thiện mính đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao của xã hội. 1.3.5. Điều kiện kinh tế Điều kiện kinh tế hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tổng thể các yếu tố, hoàn cảnh về kinh tế xã hội, hệ thống chình sách kinh tế... Yếu tố kinh tế là nền tảng của sự nhận thức hiểu biết về quyền con người, quyền công dân, đồng thời là cơ sở để hiện thực hóa các quy định pháp luật về quyền con người, quyền công dân. Điều kiện kinh tế có ảnh hưởng rất quan trọng đến lợi ìch và do đó, tác động đến tư tưởng, quan điểm, thái độ, niềm tin của các tầng lớp nhân dân đối với pháp luật. Khi nền kinh tế phát triển, đời sống vật chất của các tầng lớp 38
  • 30. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 dân cư được cải thiện, lợi ìch kinh tế được đảm bảo thí nhân dân sẽ phấn khởi tin tưởng vào đường lối kinh tế, chình sách pháp luật, sự lãnh đạo của Đảng và hoạt động điều hành, quản lý của Nhà Nước. Khi đó, niềm tin của các chủ thể đối với pháp luật được củng cố. Quá trính thực hiện quyền con người sẽ mang tình tìch cực, thuận chiều, phù hợp với các giá trị, chuẩn mực pháp luật hiện hành. Khi kinh tế phát triển, đời sống vật chất, tinh thần được cải thiện, các cán bộ, công chức nhà nước, các tầng lớp nhân dân có điều kiện mua sắm các phương tiện nghe, nhín, có điều kiện thỏa mãn các nhu cầu thông tin đa dạng và cập nhật. Các chương trính phổ biến, giáo dục pháp luật và quyền con người sẽ dễ dàng đến được với đông đảo cán bộ và nhân dân. Điều đó giúp cho hoạt động thực hiện pháp luật của các chủ thể mang tình tìch cực, tự giác. Khi kinh tế chậm phát triển, thu nhập thấp, tính trạng thất nghiệp gia tăng, lợi ìch kinh tế không được đảm bảo, đời sống của cán bộ nhân dân gặp khó khăn thí tư tưởng sẽ diễn biến phức tạp, cái xấu có cơ hội nảy sinh, tác động tiêu cực tới nhận thức và thực hiện quyền chình trị của công dân. 39
  • 31. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Tiểu kết chương 1 Quyền chình trị thuộc hệ thống các quyền con người và là một trong những quyền quan trọng nhất của con người. Phụ nữ vốn là nhóm người dễ bị tổn thương, có tâm sinh lý đặc biệt và chịu nhiều định kiến của xã hội. Ví vậy, bảo đảm quyền của phụ nữ, trong đó có quyền chình trị của phụ nữ là một trong những dấu hiệu nhận biết của một xã hội văn minh, hiện đại, dân chủ, nhân quyền. Quyền của phụ nữ trong lĩnh vực chình trị được pháp luật quốc tế ghi nhận ở các tầng nấc khác nhau. Ở Việt Nam, quyền chình trị của công dân nói chung và của phụ nữ nói riêng được Hiến pháp và pháp luật ghi nhận, bảo đảm và bảo vệ. Phụ nữ có quyền bính đẳng trong đời sống chình trị. Như các công dân khác, phụ nữ có quyền ứng cử, bầu cử, tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước, tham gia biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân. Để quyền chình trị của phụ nữ được hiện thực hóa, cần có những điều kiện đảm bảo. Các điều kiện đó bao gồm các phương diện: chình trị, nhận thức, kinh tế, xã hội....Theo đó, việc tạo lập các điều kiện để thực hiện các quyền chình trị của phụ nữ là trách nhiệm của Nhà nước và xã hội, cần phải được triển khai theo những lộ trính phù hợp.