SlideShare a Scribd company logo
1 of 31
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI CỦA
PHẠM NHÂN BẰNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
1.1. Khái niệm bảo đảm quyền con người của phạm nhân bằng pháp
luật
1.1.1. Khái niệm quyền con người của phạm nhân
Quyền là cái mà pháp luật, xã hội phong tục hay lẽ phải cho phép hưởng
thụ, vận dụng, thi hành và khi thiếu được yêu cầu để có, nếu bị tước đoạt có thể
đòi hỏi để giành lại. Như vậy, để được coi là quyền và được bảo vệ cần có sự
thể hiện thái độ của xã hội và luật pháp. Hay nói cách khác, những quyền tự
nhiên vốn có của con người như quyền sống, quyền tư do cá nhân, quyền mưu
cầu hạnh phúc và các lợi ích, nhu cầu khác trở thành quyền khi được xã hội,
luật pháp ghi nhận và đảm bảo thực hiện.
Quyền con người là sự kết tinh những giá trị cao đẹp nhất của nền văn
hóa nhân loại, được hình thành với sự đóng góp của tất cả các quốc gia, dân
tộc, giai cấp tầng lớp và cá nhân con người trên trái đất thông qua một quá trình
phát triển lịch sử lâu dài. Tuy nhiên, cho đến nay cách hiểu về khái niệm quyền
con người vẫn chưa được thống nhất. Theo Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc
về quyền con người (OHCHR) được trích dẫn bởi các nhà nghiên cứu đã định
nghĩa "Quyền con người là những bảo đảm pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo
vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà
làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép và tư do cơ bản của con
người".
Ở Việt Nam, một số định nghĩa về quyền con người do một số chuyên
gia, cơ quan nghiên cứu từng nên ra, quyền con người thường được hiểu là
những nhu cầu lợi ích tự nhiên, vốn có và khách quan của con người được ghi
7
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế.
Nghĩa là nhìn từ góc độ nào và cấp độ nào thì quyền con người cũng được xác
định như là những chuẩn mực được cộng đồng quốc tế thừa nhận và tuân thủ.
Những chuẩn mực này kết tinh những giá trị nhân văn của toàn nhân loại, chỉ
áp dụng với con người, cho tất cả mọi người. Nhờ những chuẩn mực này mà
mọi thành viên của cộng đồng nhân loại được bảo vệ nhân phẩm và có điều
kiện phát triển đầy đủ các năng lực của cá nhân với tư cách là một con người.
Cho dù cách nhìn nhận có những khác biệt nhất định thì quyền con người vẫn
là những giá trị cao cả cần được tôn trong và bảo vệ trong mọi xã hội và trong
mọi giai đoạn lịch sử [17, tr.42].
Đối với phạm nhân đang chấp hành án phạt tù cũng vậy, những nhu cầu,
lợi ích của họ là những quyền họ đương nhiên có với tư cách là một thực thể tự
nhiên. Bởi vì họ là con người nên họ được hưởng những quyền đó và Nhà nước
phải có trách nhiệm trong việc đảm bảo những quyền đó của phạm nhân. Bất
kể mức độ phạm tội hay lý do bị bắt giam, phạm nhân vẫn được giữ nguyên
quyền con người của mình và được pháp luật bảo vệ. Một con người được coi
là phạm nhân khi họ phạm tội bị kết án phạt tù và được đưa đến trại giam để
chấp hành bản án, đồng thời với việc trở thành phạm nhân họ có một địa vị
pháp lý hoàn toàn khác với các công dân bình thường ngoài xã hội. Tòa án hay
bất cứ cơ quan tư pháp nào thụ lý hồ sơ của họ có thể tuyên bố tước quyền tự
do nhưng không thể phủ nhận quyền con người của họ. Ngoài những quyền
chung của người chấp hành án phạm nhân còn có các quyền riêng được pháp
luật quy định. Trước hết, phạm nhân được hưởng các quyền công dân trừ những
quyền bị pháp luật hoặc Tòa án tước đã ghi trong bản án, quyết định của Tòa
án. Đó là quyền sống; quyền được học tập văn hóa, học nghề; quyền lao động;
quyền bình đẳng; quyền được bảo đảm an ninh xã hội; quyền không bị đối xử
tàn bạo, vô nhân đạo; quyền bất khả xâm phạm về thân thể;
8
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình; quyền khiếu nại , tố cáo; quyền được
bảo vệ, chăm sóc sức khỏe ; quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa,
tham gia vào đời sống văn hóa.
Tuy nhiên, khi bị kết án phạt tù nghĩa là sẽ bị tước quyền tự do và phạm
nhân có những quyền bị mất, bị hạn chế như sau:
Một số quyền bị hạn chế: Quyền gặp gỡ gia đình (Tuyên ngôn toàn thế
giới về Nhân quyền, Điều 12); Quyền hưởng cuộc sống gia đình của các bà mẹ
và trẻ em đòi hỏi phải có một chế độ đặc biệt. (Khoản 2 Điều 25 Tuyên ngôn
toàn thế giới về Nhân quyền); quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các
hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác
Một số quyền bị mất: Quyền tự do đi lại và tự do cư trú (Tuyên ngôn
Nhân quyền, Điều 13), Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí (Tuyên ngôn Nhân
quyền, Điều 19); Quyền hội họp và lập hội (Tuyên ngôn toàn thế giới về Nhân
quyền, Điều 20); quyền tự do kinh doanh; Quyền bầu cử, ứng cử và tham gia
quản lý nhà nước (Tuyên ngôn toàn thế giới về Nhân quyền, Điều 21), đây cũng
là một trong những quyền mà phạm nhân là người chưa thành niên, người nước
ngoài không có [50, p.32].
Từ những phân tích trên có thể rút ra khái niệm "quyền của phạm nhân
là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có cần phải đảm bảo của phạm nhân
trong tổ chức thực hiện thi hành án phạt tù và phải được thể hiện trong các quy
định của pháp luật".
Như vậy, dù bị cầm tù phạm nhân vẫn là những con người và có những
quyền cơ bản của con người, tuy nhiên quyền của phạm nhân bị hạn chế hơn so
với quyền con người. Và quyền của phạm nhân chỉ xuất hiện khi người bị kết
án phạt tù được coi là phạm nhân, đó là khi họ được trại giam, phân trại giam,
nhà tạm giữ thuộc cơ quan thi hành án hình sự tiếp nhận để thi hành án phạt tù
đến thời điểm họ được trả tự do.
9
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
1.1.2. Khái niệm bảo đảm các quyền con người của phạm nhân bằng
pháp luật
Trong lời nói đầu Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền năm 1948 đã
khẳng định "Điều cốt yếu là các quyền con người phải được bảo vệ bằng pháp
luật" [18]. Quyền con người dù là quyền tự nhiên hay quyền pháp lý thì để đảm
bảo trong thực tiễn cũng cần có pháp luật. Con người cùng với các quyền con
người luôn là đối tượng phản ánh của hệ thống pháp luật. Và cũng chỉ có thông
qua pháp luật các quyền con người mới được ghi nhận, bảo vệ và thúc đẩy một
cách có hiệu quả nhất. Quyền của phạm nhân cũng vậy, nhưng cụ thể bảo vệ quyền
của phạm nhân trong pháp luật thi hành án hình sự là như thế nào ?
Từ góc độ tổ chức Nhà nước, PGS. TS. Đinh Văn Mậu cho rằng quyền
con người được bảo đảm:
a) Thông qua mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân do
pháp luật quy định; b) Thông qua hệ thống các cơ quan quyền lực
Nhà nước như cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp, Tòa án và Viện
kiểm sát; c) Bằng việc hoàn thiện tổ chức Nhà nước như đổi mới tổ
chức thực hiện thẩm quyền Quốc hội, cải cách nền hành chính Nhà
nước, cải cách tư pháp và nâng cao trách nhiệm của Nhà nước trong
việc bảo đảm, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân trong
cơ chế thị trường và dân chủ hóa xã hội [31, tr.82-111].
PGS. TS Trần Ngọc Đường cho rằng những bảo đảm pháp lý trong việc
thực hiện quyền con người bao gồm:
Hệ thống thống nhất về mặt pháp lý cơ chế pháp lý bảo đảm
thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý thông qua hệ thống cơ quan
quyền lực Nhà nước, thông qua hệ thống cơ quan hành pháp, thông
qua hệ thống cơ quan tư pháp, thông qua mặt trận Tổ quốc Việt
10
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Nam; thông qua mối quan hệ giữa Nhà nước và cá nhân; thông qua
hành vi hợp pháp và trình độ văn hóa pháp lý của mỗi cá nhân công
dân [21, tr.111-178].
Việc bảo vệ và tôn trọng các quyền con người của phạm nhân chính là
thành quả của loài người trong các cuộc đấu tranh bền bỉ, với phương châm mọi
người bị mất tự do đều được đối xử nhân đạo và tôn trọng đối với nhân phẩm
vốn có của con người [28, Điều 10]. Ở Việt Nam, việc nhận thức, ghi nhận và
bảo vệ trên thực tế các quyền của phạm nhân là thể hiện qua lịch sử phát triển
của pháp luật quốc gia. Đồng thời việc bảo vệ các quyền này luôn được đề cập
trong những quan điểm, tư tưởng, chỉ đạo:
Trong đấu tranh chống các tệ nạn xã hội, phải kết hợp chặt chẽ
giữa đấu tranh chống tội phạm và phòng ngừa tội phạm; coi trọng các
biện pháp phòng ngừa; xây dựng chương trình quốc gia về phòng ngừa
tội phạm, có ngân sách dành cho chương trình đó. Thực hiện nghiêm
các hình phạt do luật định đối với kẻ phạm tội; đồng thời tích cực giáo
dục kết hợp với dạy nghề và tổ chức lao động sản xuất, cải thiện các
điều kiện giam giữ để cải tạo, cảm hóa phạm nhân, tạo điều kiện đưa họ
trở lại làm ăn lương thiện. Ngăn chặn và nghiêm trị các hành vi ngược
đãi, ức hiếp người bị giam [2].
Tăng cường và đổi mới công tác cảm hóa, giáo dục giúp đỡ
những người phạm tội được đặc xá, tha tù, người mắc tệ nạn xã hội
tại cộng đồng và tại các trại giam, cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục,
trường giáo dưỡng với những hình thức phù hợp. Quan tâm hỗ trợ
những người lầm lỗi đã cải tạo tốt để sớm ổn định cuộc sống, tái hòa
nhập cộng đồng [3].
Từ ý nghĩa thực tiễn rất quan trọng của pháp luật thi hành án hình sự là
nhằm bảo vệ các quyền và tự do của con người và của công dân với tư cách là
11
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
những giá trị xã hội cao quý nhất được thừa nhận chung của nền văn minh
nhân loại. TSKH. GS Lê Cảm đã đưa ra khái niệm:
Bảo vệ quyền con người bằng pháp luật thi hành án hình sự
trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền là sự điều chỉnh đầy
đủ về mặt lập pháp, sự thực thi chính xác về mặt hành pháp và sự
đảm bảo tối đa về mặt tư pháp các quy định của pháp luật thi hành án
hình sự để làm cho các quy định đó phù hợp với các nguyên tắc và
các quy phạm tương ứng của pháp luật quốc tế trong lĩnh vực tư pháp
hình sự, được tuân thủ, chấp hành và áp dụng một cách nghiêm chỉnh,
thống nhất và triệt để bởi các cơ quan bảo vệ pháp luật, cũng như
những người có chức vụ của các cơ quan này trong thực tiễn thi hành
án hình sự, đồng thời góp phần tạo nên lòng tin của công dân vào sự
nghiêm minh của pháp chế, tính minh bạch và sự bình đẳng của pháp
luật, sức mạnh và uy tín của bộ máy công quyền, tính nhân đạo và
dân chủ của XHDS và nhà nước pháp quyền [10, tr.406-407].
Từ các quan điểm khác nhau về bảo vệ và đảm bảo thực hiện quyền con
người trong Nhà nước Pháp quyền, trong hệ thống Tư pháp hình sự nói chung
và trong pháp luật thi hành án hình sự nói riêng ta có thể rút ra đặc điểm việc
bảo vệ quyền của phạm nhân trong pháp luật thi hành án hình sự như sau:
Trước hết trong quá trình lập pháp, quyền của phạm nhân phải được ghi
nhận đầy đủ trong pháp luật, quá trình thực thi pháp luật phải đảm bảo chính
xác và tuân thủ chặt chẽ những quy định.
Bảo vệ quyền của phạm nhân trong pháp luật thi hành án hình sự chính
là việc thực hiện những nguyên tắc, những thừa nhận chung trong pháp luật thi
hành án hình sự như nguyên tắc pháp chế, nguyên tắc nhân đạo,... nhằm
12
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
đảm bảo sự phù hợp với pháp luật quốc gia và các chuẩn mực quốc tế về bảo
vệ quyển của phạm nhân.
Bảo vệ quyền của phạm nhân trong pháp luật thi hành án hình sự là làm
cho những quy định của pháp luật thi hành án hình sự về quyền của phạm nhân
được tuân thủ, chấp hành, áp dụng một cách triệt để, nghiêm minh, thống nhất
thông qua các cơ quan thi hành án hình sự.
Bảo vệ quyền của phạm nhân trong pháp luật thi hành án hình sự còn
nhằm mục đích tạo dựng niềm tin trong nhân dân vào sự nghiêm minh của pháp
chế, minh bạch, bình đẳng của pháp luật và sự uy tín của bộ máy nhà nước nói
chung và cơ quan thi hành án hình sự nói riêng.
Thi hành án phạt tù là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định
buộc phạm nhân phải chịu sự quản lý, giam giữ, giáo dục, cải tạo để họ trở
thành có ích cho xã hội. Từ những quan điểm trên cho thấy: Phạm nhân là các
công dân có vị trí pháp lý đặc biệt. Chính vị trí này là cơ sở để các cơ quan thi
hành án phạt tù áp dụng các biện pháp cưỡng chế và giáo dục đặc thù đối với
họ, nhằm mục đích giáo dục họ trở thành người lương thiện. Việc họ bị giam
giữ trong trại giam không có nghĩa chỉ là để trừng phạt, bảo đảm an toàn cho
xã hội mà mục đích chủ yếu là giáo dục họ trở thành người lương thiện, có ích
cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các qui tắc của cuộc sống XHCN,
ngăn ngừa họ phạm tội.
Bảo đảm quyền của phạm nhân trong pháp luật thi hành án hình sự phải
là nội dung được quy định trong luật có tính khả thi và được thực hiện có hiệu
quả trên thực tế.
Từ những đặc điểm trên có thể đưa ra khái niệm "Bảo đảm quyền con
người của phạm nhân theo pháp luật là sự điều chỉnh, ghi nhận đầy đủ trong
quá trình lập pháp, sự đảm bảo thực thi chính xác trong hành pháp, tư pháp và
được tuân thủ, thực hiện một cách có hiệu quả trên thực tế các quyền của người
đang chấp hành án phạt tù có thời hạn và tù chung thân”.
13
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
1.2. Những nhóm quyền con người của phạm nhân cần được bảo đảm
Trong thực tiễn công tác tổ chức thi hành hình phạt tù, việc hiểu rõ người
đang chấp hành hình phạt tù có những quyền gì, những quyền gì của công dân
họ bị tước bỏ hoặc bị hạn chế và nghĩa vụ thế nào có ý nghĩa cực kỳ quan trọng
đối với cơ quan thi hành án. Điều quan trọng được thể hiện ở chỗ, nó không chỉ
dừng lại ở mức độ nhận thức, mà còn thể hiện trong việc vận dụng các quy định
của pháp luật trong công tác quản lý, giáo dục người phạm tội hướng tới mục
đích trả về cho xã hội những con người hoàn lương. Đồng thời trên cơ sở đó
tiến hành các biện pháp quản lý, giáo dục, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi
phạm pháp luật.
Có thể khái quát các quyền cơ bản của phạm nhân cần được bảo vệ thành
6 nhóm quyền sau:
 An toàn về thân thể và tôn trọng nhân phẩm: bao gồm cấm tra tấn, đối
xử tàn ác, vô nhân đạo; việc nhập trại và phân loại phạm nhân; bảo đảm an
toàn, trật tự an ninh;

 Quyền được bảo đảm mức sống tiêu chuẩn đầy đủ (điều kiện sống):
bao gồm nơi ở, lương thực, thực phẩm, chỗ ngủ;

 Quyền về y tế: bao gồm quyền của phạm nhân tiếp cận dịch vụ y tế;
điều kiện vệ sinh;

 Sử dụng thời gian trong trại giam hữu ích nhất: việc lao động, giáo
dục, văn hóa, tôn giáo, học nghề, chuẩn bị cho việc tái hòa nhập;

 Quyền liên lạc với bên ngoài, vấn đề giam kín và biệt giam;

 Quyền khiếu nại;
Các tiểu mục dưới đây sẽ lần lượt phân tích, làm rõ thêm về các nhóm
quyền này. Cũng cần lưu ý rằng, ở đây chủ yếu khái quát những quyền cơ bản
của mọi phạm nhân, đối với một số nhóm phạm nhân đặc biệt, yếu thế hơn
(chưa thành niên, phụ nữ, người nước ngoài,...) cũng có một số mối quan tâm
14
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
đặc thù đã được các văn bản pháp luật quốc tế nêu lên (chẳng hạn như trong
Phần II của QTTCTT, trong Các Quy tắc của Liên hợp quốc bảo vệ người chưa
thành niên bị tước tự do -1990, Các Quy tắc đối xử đối với phạm nhân nữ và
các biện pháp không giam giữ đối với phụ nữ phạm pháp - 2010,...).
1.2.1. An toàn về thân thể và tôn trọng nhân phẩm
1.2.1.1. Cấm tra tấn
Điều 5 của Tuyên bố chung về quyền con người của Liên Hợp Quốc
(UDHR) quy định rằng không ai phải chịu đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô
nhân đạo hoặc hạ nhục. Quy định này được cụ thể hóa trong Công ước về các
quyền chính trị và dân sự của Liên Hợp Quốc (ICCPR), Công ước chống tra
tấn (1984) và một số văn kiện pháp lý khác.Quyền này là một trong số ít các
quyền tuyệt đối mà các quốc gia không thể đặt ra bất kỳ giới hạn nào đối với
quyền này. Trong mọi hoàn cảnh, không thể tạm đình chỉ hay ngưng áp dụng
quyền này.
Nghĩa vụ đối xử nhân đạo với những người bị tước tự do bao gồm việc
tuân thủ các quy định về cấm tra tấn, đối xử hay trừng phạt tàn bạo, vô nhân
đạo hoặc sử dụng họ vào các thí nghiệm y tế hay khoa học mà trái với ý muốn
của họ, theo như quy định ở Điều 7 ICCPR (đoạn 3). Đối xử nhân đạo và với
sự tôn trọng nhân phẩm của những người bị tước tự do là một nguyên tắc cơ
bản về quyền con người trong tố tụng hình sự mà đã được áp dụng rộng rãi trên
thế giới. Các quốc gia thành viên phải áp dụng nguyên tắc này như một yêu cầu
tối thiểu, không phụ thuộc vào nguồn lực sẵn có của quốc gia và không mang
tính phân biệt đối xử dưới bất kỳ hình thức nào (đoạn 4).
Công ước chống tra tấn (CAT), tại Điều 1, đưa ra định nghĩa tra tấn là: bất
kỳ hành vi nào cố ý gây đau đớn hoặc khổ đau nghiêm trọng về thể xác hay tinh
thần cho một người, vì những mục đích như lấy thông tin hoặc lời thú tội từ người
đó hay một người thứ ba, hoặc để trừng phạt người đó vì một hành vi
15
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
mà người đó hay người thứ ba thực hiện hay bị nghi ngờ đã thực hiện, hoặc để
đe dọa hay ép buộc người đó hay người thứ ba, hoặc vì bất kỳ một lý do nào
khác dựa trên sự phân biệt đối xử dưới mọi hình thức, khi nỗi đau đớn và khổ
đau đó do một công chức hay người nào khác hành động với tư cách chính thức
gây ra, hay với sự xúi giục, đồng tình hay ưng thuận của một công chức. Khái
niệm tra tấn không bao gồm những đau đớn hoặc đau khổ xuất phát từ, gắn liền
với, hoặc có liên quan đến, các biện pháp trừng phạt hợp pháp.
Đối xử hoặc trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo và hạ nhục (hạ thấp nhân
phẩm)(cruel, inhumane, and degrading treatment - được gọi tắt là CIDT)
thường được coi là gây ra mức độ đau đớn thấp hơn so với tra tấn. Trong thực
tế, người ta thường căn cứ vào mức độ nghiêm trọng của sự đau đớn về thể chất
hay tinh thần, cộng với các yếu tố khác (thời gian, không gian,...) để phân biệt
giữa tra tấn và CIDT. Khoản 1 Điều 16 của CAT cũng đã xác định:
Mỗi quốc gia thành viên cam kết ngăn ngừa trên lãnh thổ thuộc
quyền tài phán của mình những hành vi đối xử hoặc trừng phạt tàn
ác, vô nhân đạo và hạ nhục khác mà chưa đến mức tra tấn như định
nghĩa ở Điều 1, khi những hành vi này do một công chức hay người
nào khác hành động với tư cách chính thức thực hiện, hoặc do xúi
giục, đồng tình hay ưng thuận.
Trong ICCPR, tại Điều 7, cũng đã chi tiết hóa quyền được bảo vệ khỏi
bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục. Điều 7
ICCPR nêu rõ không ai có thể bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn ác, vô nhân
đạo hoặc hạ nhục; không ai có thể bị sử dụng để làm thí nghiệm y học hoặc
khoa học mà không có sự đồng ý tự nguyện của người đó. Một số khía cạnh
liên quan đến nội dung Điều 7 ICCPR đã được Ủy ban Nhân quyền (HRC, cơ
quan giám sát việc thực thi ICCPR) phân tích, đầu tiên là trong Bình luận chung
số 7 (thông qua tại kỳ họp lần thứ 16 năm 1982 của Ủy ban),
16
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
và sau đó được sửa đổi và bổ sung trong Bình luận chung số 20 (thông qua tại
kỳ họp lần thứ 44 năm 1992 của Ủy ban).
Để bảo vệ cá nhân, trong đó có các phạm nhân khỏi bị tra tấn, theo
Công ước chống tra tấn, các quốc gia có những nghĩa vụ chính sau đây:
 Phải thực thi các biện pháp phòng ngừa tra tấn. Khẳng định tra tấn
không thể được biện minh trong mọi hoàn cảnh (quyền được bảo vệ chống lại
tra tấn là một quyền không thể bị giới hạn), kể cả khi có chỉ đạo của cấp trên
hoặc cơ quan có thẩm quyền - Điều 2.
 Cấm trục xuất các cá nhân đến một quốc gia nơi mà có bằng chứng để
cho rằng họ sẽ có nguy cơ bị tra tấn (nguyên tắc này được gọi là không trao
trả) - Điều 3.
 Phải xác định tra tấn là các tội phạm trong pháp luật quốc gia và trừng
phạt thủ phạm tra tấn - Điều 4.

 Phải xác lập thẩm quyền pháp lý phổ quát, truy tố hoặc dẫn độ thủ
phạm của tra tấn để truy cứu tại quốc gia khác - Điều 5.
 Phải thực thi thẩm quyền pháp lý phổ quát như nêu tại Điều 5 (điều tra,
giam giữ, thẩm vấn, xét xử, coi tra tấn là loại tội phạm có thể dẫn độ) -
Điều 6 đến 8.
 Phải phổ biến thông tin về cấm tra tấn, tập huấn, đào tạo cho các lực
lượng thực thi pháp luật và những người khác về lĩnh vực này - Điều 10.
 Phải thường xuyên rà soát các quy định về thẩm vấn và chế độ giam
giữ nhằm chống lại tra tấn - Điều 11.

 Bảo đảm điều tra nhanh chóng và khách quan các hành vi tra tấn đã
xảy ra - Điều 12.
 Bảo đảm nạn nhân của tra tấn quyền có khiếu nại được giải quyết,
được bảo vệ và bồi thường - Điều 13 - 14.
 Cấm sử dụng lời khai có được do tra tấn - Điều 15.
17
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
 Phải ngăn chặn nhân viên công quyền thực hiện hoặc đồng lõa với các
hành vi đối xử tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ nhục khác - Điều 16.
Trong Tập hợp các nguyên tắc bảo vệ tất cả những người bị giam hay bị
cầm tù dưới bất kỳ hình thức nào (1988), Nguyên tắc 6 cũng đồng thời cấm tra
tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục đối với những
người bị giam hay cầm tù.
Bộ quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của Liên Hợp Quốc (QTTCTT) mặc dù
không đề cập trực tiếp đến tra tấn, đối xử vô nhân đạo, nhưng đã nêu lên nguyên
tắc căn bản rằng bản thân việc tước tự do của phạm nhân đã tạo ra nỗi khổ đối
với họ, do đó, nhà tù không thể tùy tiện làm trầm trọng thêm tình trạng của họ
(đoạn 56).
1.2.1.2. Việc nhập trại và phân loại phạm nhân
QTTCTT quy định chi tiết về việc đăng ký. Theo đó, ở mọi nơi có người
bị phạt tù đều phải có sổ đăng ký theo dõi bắt buộc có đánh số trang và ghi chép
về mỗi tù nhân nhận vào:Thông tin liên quan đến danh tính; Nguyên nhân bắt
giữ và cơ quan có thẩm quyền bắt giữ; Ngày giờ tiếp nhận và trả tự do. Không
được phép tiếp nhận ai vào tù nếu không có lệnh bắt giam hợp pháp và các chi
tiết của lệnh bắt giam phải được ghi nhận trước vào sổ đăng ký (đoạn 7).
Phân loại phạm nhân, các loại tù nhân khác nhau phải được giam trong
các nhà tù hoặc các khu riêng biệt của nhà tù có tính đến độ tuổi, giới tính, lý
lịch phạm tội, lý do Pháp lý của việc giam giữ và những điều cần thiết trong
đối xử với họ. Bởi vậy: nam và nữ phải được giam giữ riêng càng xa càng tốt
trong các nhà tù riêng. Trong một nhà tù tiếp nhận cả nam và nữ thì khu dành
cho nữ phải hoàn toàn riêng biệt; phải tách riêng những tù nhân chưa xét xử
khỏi các tù nhân đã bị kết án; tù nhân thanh thiếu nên phải được giam tách riêng
với tù nhân là người trưởng thành (đoạn 8).
18
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
HRC, trong Bình luận chung 21, cũng đã khuyến nghị các quốc gia nên
xác định tất cả những người dưới 18 tuổi được coi là chưa thành niên trong tố
tụng hình sự. Việc đối xử phù hợp với lứa tuổi và tư cách pháp lý của người
chưa thành niên nêu ở Khoản 3 Điều 10 phải thể hiện ở những yếu tố như: điều
kiện giam giữ tốt hơn phạm nhân đã thành niên; giờ lao động ngắn hơn; được
liên lạc với người thân,... Văn kiện của Liên hợp quốc được sử dụng để làm tiêu
chuẩn đánh giá việc thực hiện và để lập báo cáo quốc gia trong vấn đề này là
Các quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của Liên hợp quốc về hoạt động tư pháp với
người chưa thành niên (Các quy tắc Bắc Kinh, 1985) (đoạn 5).
Liên quan đến phụ nữ, Bình luận chung số 28 của HRC, tại đoạn 15,
khẳng định nghĩa vụ chủ động của nhà nước trong trường hợp đối xử với phụ
nữ bị tước tự do, đặc biệt khi họ có thai và sinh con:
Liên quan đến các Điều 7 và 10 (ICCPR), các quốc gia cần
cung cấp tất cả thông tin liên quan để đảm bảo rằng các quyền của cá
nhân bị tước tự do phải được bảo vệ với những điều kiện bình đẳng
giữa nam và nữ. Cụ thể, các quốc gia cần báo cáo về việc cách ly
nam giới và phụ nữ trong tù, về việc phụ nữ được canh gác chỉ bởi
quản giáo nữ. Các quốc gia cũng cần báo cáo về việc tuân thủ nguyên
tắc là nam giới chưa thành niên bị kết án sẽ được cách ly với những
người lớn và sự khác biệt trong việc đối xử giữa phụ nữ và nam giới
bị tước tự do, cũng như việc tái hòa nhập hay những chương trình
giáo dục và thăm nuôi của gia đình áp dụng với họ. Phụ nữ có thai bị
tước tự do cần nhận được đối xử nhân đạo và tôn trọng nhân phẩm ở
mọi nơi, mọi lúc, và cụ thể là trong khi sinh và chăm sóc trẻ sơ sinh;
các quốc gia cần báo cáo về những điều kiện đảm bảo thực hiện quy
định này và về việc chăm sóc sức khỏe và y tế cho các bà mẹ và trẻ
em.
19
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Các Quy tắc đối xử đối với phạm nhân nữ cũng nhấn mạnh cần chú ý đặc
biệt đến thủ tục nhập trại của phạm nhân nữ, trẻ em (Quy tắc 2).
1.2.1.3. An toàn, trật tự an ninh
Để bảo đảm cho các phạm nhân cũng như cán bộ của cơ sở giam giữ, các
trại giam có nghĩa vụ duy trì an toàn và trật tự an ninh. Một số khía cạnh cụ thể
của việc duy trì an toàn và trật tự an ninh đã được QTTCTT đề cập đến.
Lạm dụng các dụng cụ như cùm, khóa diễn ra tương đối phổ biến tại
nhiều quốc gia. Về dụng cụ giam giữ, đoạn 33 của QTTCTT có quy định:
Không bao giờ được dùng các dụng cụ giam giữ như cũi, xiềng, xích, cùm tay
và cùm chân để trừng phạt. Hơn nữa, không được sử dụng cùm hay xích để
giam giữ. Không được dùng các dụng cụ giam giữ khác ngoại trừ những trường
hợp sau: Để đề phòng tù nhân chạy trốn khi di chuyển, nhưng chúng phải được
tháo ra khi tù nhân đến trước một cơ quan xét xử hay cơ quan quản lý,... Đoạn
34 đề ra yêu cầu về thủ tục áp dụng: Hình thức và cách thức sử dụng các dụng
cụ giam giữ phải do ban quản lý trung ương của nhà tù quyết định. Cạnh đó,
không được sử dụng những dụng cụ như vậy quá thời gian thật sự cần thiết.
Nhấn mạnh khía cạnh không được lạm dụng các biện pháp duy trì trật
tự, QTTCTT lưu ý "kỷ luật và trật tự phải được duy trì chặt chẽ nhưng không
được vượt quá giới hạn cần thiết cho việc giam giữ an toàn và cho một đời sống
cộng đồng có trật tự" (đoạn 27).
1.2.1.4. Các biện pháp kỷ luật
Giống như một xã hội thu nhỏ, các nhà tù cũng có những sự vi phạm nội
quy nội bộ, do đó, cũng cần có những chế tài, biện pháp kỷ luật nhất định. Tuy
nhiên, do sự khép kín của các cơ sở giam giữ, việc kỷ luật rất dễ bị lạm dụng, quá
khắc nghiệt đối với tù nhân. QTTCTT có quy định không được sử dụng bất cứ tù
nhân nào để phục vụ nhà tù dưới mọi hình thức kỷ luật (đoạn 28.a).
20
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Về thẩm quyền, QTTCTT quy định rằng việc xác định: a. Hành vi cấu
thành vi phạm kỷ luật; b. Hình thức và thời gian trừng phạt có thể áp dụng; c.
Cơ quan có thẩm quyền ấn định hình phạt như vậy đều phải được xác định bằng
pháp luật hoặc quy định của một cơ quan quản lý có thẩm quyền.
Về thủ tục, không tù nhân nào bị trừng phạt trừ khi người đó đã được
thông báo về vi phạm mà họ bị nghi là đã gây ra, và đã có một cơ hội thực sự
để tự bào chữa (đoạn 30).
Áp dụng các biện pháp kỷ luật vẫn phải trên nguyên tắc tôn trọng phẩm
giá con người và các quyền tuyệt đối. Đoạn 31 QTTCTT quy định: nhục hình,
hình phạt bằng cách nhốt vào buồng tối và tất cả những hình phạt độc ác, vô
nhân đạo hay hạ thấp nhân phẩm với tư cách là những hình phạt cho các tội vi
phạm kỷ luật phải bị cấm hoàn toàn.
Không bao giờ được áp dụng hình phạt giam kín hoặc cắt bớt khẩu phần
ăn trừ khi cán bộ y tế đã khám cho tù nhân và xác nhận bằng văn bản rằng tù
nhân đó chịu đựng được. Hàng ngày, cán bộ y tế phải thăm các tù nhân đang
chịu hình phạt như vậy và phải kiến nghị với giám đốc nếu thấy việc chất dứt
hay thay đổi hình phạt là cần thiết xuất phát từ lý do sức khỏe thể chất hay tâm
thần (đoạn 32).
1.2.2. Quyền được bảo đảm mức sống tiêu chuẩn đầy đủ (điều kiện sống)
Tuyên ngôn nhân quyền, tại Điều 25, tuyên bố quyền của mọi người được
có một mức sống thích đáng cho bản thân và gia đình mình, bao gồm các khía
cạnh về ăn, mặc, nhà ở. ICESCR, tại khoản 1, Điều 11 tái khẳng định quyền
này, và đòi hỏi mọi người phải được hưởng sự không ngừng cải thiện điều kiện
sống. Khoản 2 Điều 11 này còn khẳng định quyền của mọi người không bị đói.
Dưới đây sẽ đi vào chi tiết hơn vào ba khía cạnh của quyền có một mức
sống thích đáng, hay nói cách khác là được bảo đảm điều kiện sống tối thiểu, bao
gồm: 1) Nơi ở; 2) Lương thực, thực phẩm và nước sạch; 3) Quần áo và nơi ngủ.
21
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
1.2.2.1. Nơi ở
QTTCTT có quy định về việc nơi ở: Ở nơi nào mà chỗ ngủ là buồng hoặc
phòng cá nhân thì vào buổi tối, mỗi tù nhân phải được ở trong một buồng hay
phòng của chính người đó. Nếu vì những lý do đặc biệt, chẳng hạn như tạm thời
có quá đông tù nhân, thì việc ban quản lý trung ương của nhà tù thực hiện một
ngoại lệ đối với quy tắc này là cần thiết. Không nên có hai tù nhân trong một
phòng hay một buồng. Ở nơi nào sử dụng phòng tập thể thì tù nhân phải được
lựa chọn cẩn thận để phù hợp cho việc kết giao giữa họ với nhau trong những
điều kiện đó. Phải có sự giám sát thường xuyên vào buổi tối theo đúng bản chất
của loại nhà tù này (đoạn 9).
Mọi nơi ăn chốn ở cho tù nhân và đặc biệt là nơi ngủ phải đáp ứng được các
yêu cầu về y tế, có chú ý đúng mức đến các điều kiện khí hậu và đặc biệt là các
điều kiện về dung tích không khí, diện tích sàn tối thiểu, ánh sáng, sưởi ấm và
thông hơi (đoạn 10). Cửa sổ phải đủ lớn để tù nhân có thể đọc hoặc lao động được
dưới ánh sáng tự nhiên, phải được xây sao cho không khí trong lành có thể vào
được, dù có đường thông hơi nhân tạo hay không. Phải cung cấp đủ ánh sáng nhân
tạo để tù nhân có thể đọc và làm việc mà không hại đến thị lực. Cán bộ y tế phải
thường xuyên kiểm tra và kiến nghị giám đốc nhà tù về: Điều kiện vệ sinh, sưởi
ấm, ánh sáng và thông gió của nhà tù (đoạn 11 và 12).
1.2.2.2. Lương thực, thực phẩm và nước sạch
Trong Bình luận chung số 12 về quyền có lương thực, thực phẩm ở mức
thích đáng (Điều 11 ICESCR), Ủy ban các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (cơ
quan giám sát việc thực thi ICESCR) đã làm rõ: Quyền được hưởng lương thực,
thực phẩm thích đáng được hiện thực hóa khi tất cả mọi người, dù là nam, nữ,
người lớn hay trẻ em, một mình hay cùng với các cá nhân khác trong cộng đồng,
bất kỳ lúc nào cũng được có thể tiếp cận hoặc có đủ phương tiện để mua lương
thực, thực phẩm. Như vậy, quyền được hưởng lương thực,
22
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
thực phẩm thích đáng (the right to adequate food) không thể được giải thích
theo nghĩa hẹp với nghĩa có một lượng tối thiểu về năng lượng, chất đạm và các
chất dinh dưỡng cụ thể khác,... (đoạn 6). Nội dung cốt lõi của quyền cólương
thực, thực phẩm thích đáng hàm ý nguồn cung sẵn có về lương thực, thực phẩm
cả về số lượng và chất lượng đủ thỏa mãn nhu cầu ăn uống của các cá nhân;
lương thực, thực phẩm đó không độc hại và được chấp nhận trong từng nền văn
hóa nhất định. Lương thực, thực phẩm đó được cung cấp thông qua những cách
thức bền vững và không làm ảnh hưởng đến việc thụ hưởng các quyền con
người khác (đoạn 8). Không có các chất độc hại đặt ra những yêu cầu về an
toàn lương thực, thực phẩm và các biện pháp phòng ngừa kể cả từ phía nhà
nước và tư nhân nhằm ngăn chặn khả năng gây bệnh do nạn làm giả và/hoặc vệ
sinh môi trường kém hoặc do thực hiện không đúng qui trình trong các công
đoạn khác nhau của dây chuyền sản xuất lương thực, thực phẩm; cũng cần phải
thận trọng trong việc xác định, phòng tránh hoặc loại bỏ các độc tố phát sinh
một cách tự nhiên trong lương thực, thực phẩm.
Bảo đảm Quyền về nước sạch, trong Bình luận chung số 15 của Ủy ban
các quyền kinh tế , xã hội và văn hóa về quyền có nước sạch (Điều 11 và 12
ICESCR) đã đặc biệt nhấn mạnh đến quyền tiếp cận nước của các nhóm yếu
thế: Trong khi quyền tiếp cận với nước đươc ̣áp dung̣cho tất cảmoịngười , các
quốc gia th ành viên Công ước cần dành sư ̣chúýđăc ̣biêṭđến những cá nhân
vànhóm cótruyền thống phải đối măṭvới những khókhăn trong viêc ̣hưởng thụ
quyền này, bao gồm phu ̣nữ, trẻ em, các nhóm thiểu số, các dân tộc bản địa,
người ti nạṇ, người tim̀ kiếm qui chếti nạṇ , những người mất nơi ở , người
lao động nhâp̣cư , tù nhân và nghi phạm bị tạm giam . Cụ thể, các quốc
gia thành viên cần thưc ̣hiêṇ các biện pháp đểđảm bảo rằng : Các tù nhân và
nghi phaṃ bị t ạm giam cần đươc ̣cung cấp môṭlương̣nước sạch đủ cho nhu
cầu cánhân hàng ngày theo quy đinḥ của luâṭnhân quyền quốc tếvàNhững qui
tắc tối thiểu của Liên hơp̣quốc vềđối xử với tùnhân (điểm g, đoạn 16).
23
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
QTTCTT còn đòi hỏi về sự sẵn có của nước uống cho mọi tù nhân bất
cứ khi nào họ cần và việc cung cấp thức ăn theo thời gian, hình thức phù hợp.
Cụ thể, vào những giờ thường lệ, mỗi tù nhân phải được ban quản lý nhà tù
cung cấp những thức ăn đủ dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe và thể lực, đủ chất
và được chuẩn bị và phục vụ chu đáo (đoạn 20).
Cán bộ y tế phải thường xuyên kiểm tra và kiến nghị giám đốc nhà tù về
số lượng, chất lượng, việc chuẩn bị và phục vụ thức ăn (điểm a, đoạn 26).
1.2.2.3. Quần áo và nơi ngủ
Về quần áo, trang phục của phạm nhân, QTTCTT quy định mỗi tù nhân
không được phép mặc quần áo của mình thì phải được cung cấp quần áo vừa
với người, phù hợp với khí hậu và đủ để giữ sức khỏe. Những quần áo này
không được thể hiện sự hạ nhục hay lăng mạ. Tất cả quần áo phải được giặt
sạch và cất giữ trong điều kiện phù hợp. Quần áo lót phải được thay và giặt
càng thường xuyên càng tốt để giữ vệ sinh. Trong những trường hợp ngoại lệ,
bất cứ khi nào một tù nhân được chuyển đi khỏi nhà tù vì lý do được phép nào
đó, người đó phải được phép mặc quần áo riêng của mình hay quần áo khác để
không ai biết mình là tù nhân (đoạn 17).
Về nơi ngủ và chăn đệm, tùy theo tiêu chuẩn quốc gia hay địa phương
mà mọi tù nhân phải được cung cấp một giường riêng, có chăn đệm riêng và
đủ dùng, đã được giặt sạch khi phát, được cất giữ tốt và thay đổi thường xuyên
nhằm bảo đảm sạch sẽ (đoạn 19).
Cán bộ y tế phải thường xuyên kiểm tra và kiến nghị giám đốc nhà tù về
sự phù hợp và sạch sẽ của quần áo và giường đệm của tù nhân (điểm a, đoạn
26)
1.2.3. Quyền về y tế
Sức khỏe có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mọi cá nhân, bao gồm
một số khía cạnh như tiếp cận dịch vụ y tế, điều kiện y tế nơi giam giữ, chăm
24
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
sóc sức khỏe các trường hợp đặc biệt, vệ sinh và luyện tập thể thao,... sẽ được
phân tích dưới đây.
1.2.3.1. Quyền của phạm nhân tiếp cận dịch vụ y tế
Mọi phạm nhân đều có quyền được khám sức khỏe và tiếp cận dịch vụ y
tế. Về điều này, QTTCTT quy định cán bộ y tế phải chăm sóc sức khỏe thể chất
và tâm thần của tù nhân và cần trông nom hàng ngày mọi tù nhân bị ốm, tất cả
những ai kêu ốm, và bất kỳ tù nhân nào mà cán bộ y tế đặc biệt thấy cần. Cán
bộ y tế phải báo cáo cho giám đốc nhà tù bất cứ khi nào người đó thấy sức khỏe
thể chất hay tâm thần của một tù nhân đã hay sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng do
tiếp tục ở tù, hoặc do bất kỳ điều kiện nào trong tù (đoạn 25).
1.2.3.2. Điều kiện y tế nơi giam giữ
QTTCTT quy định cán bộ y tế phải thường xuyên kiểm tra và kiến nghị
giám đốc nhà tù về số lượng, chất lượng, việc chuẩn bị và phục vụ thức ăn; tình
trạng vệ sinh của nhà tù và tù nhân; điều kiện vệ sinh, sưởi ấm, ánh sáng và
thông gió của nhà tù; sự phù hợp và sạch sẽ của quần áo và giường đệm của tù
nhân; theo dõi những quy định về rèn luyện thân thể và thể thao, trong các
trường hợp không có nhân viên kỹ thuật phụ trách những hoạt động này (đoạn
26).
Cán bộ y tế phải thăm và khám cho mọi tù nhân ngay sau khi họ được
nhận vào tù và sau đó khi cần thiết, với mục đích đặc biệt là để phát hiện ốm
đau về thể chất hay tâm thần và tiến hành mọi biện pháp cần thiết; để cách ly
tù nhân bị nghi ngờ là mắc bệnh truyền nhiễm hoặc dễ lây; để thông báo các sự
cố về thể chất hay tâm thần có thể cản trở việc tái hòa nhập xã hội và để xác
định khả năng lao động thể lực của mỗi tù nhân (đoạn 24).
1.2.3.3. Chăm sóc sức khỏe các trường hợp đặc biệt
QTTCTT có quy định tại mỗi nhà tù phải có ít nhất là một cán bộ y tế có
đủ trình độ, có một số kiến thức về tâm sinh lý cung cấp dịch vụ. Các dịch
25
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
vụ y tế cần được tổ chức trong mối quan hệ chặt chẽ với cơ quan quản lý y tế
chung của cộng đồng hay của quốc gia. Dịch vụ y tế phải bao gồm chuyên môn
tâm thần để chẩn đoán, và trong một số trường hợp thích đáng, điều trị những
trạng thái thần kinh không bình thường (điểm a, đoạn 22).
Các tù nhân bị ốm và cần được điều trị đặc biệt phải được chuyển sang
những nhà tù chuyên biệt hoặc chuyển tới các bệnh viện dân sự. Ở nhà tù nào
có tiện nghi bệnh viện, trang thiết bị và thuốc men của nhà tù đó phải đáp ứng
được yêu cầu về chăm sóc y tế và điều trị cho tù nhân bị ốm, và phải có đội ngũ
nhân viên được đào tạo thích hợp. Phải có dịch vụ của nhân viên nha khoa có
trình độ dành cho mọi tù nhân (điểm b và c, đoạn 22).
1.2.3.4. Vệ sinh
QTTCTT quy định khu vệ sinh phải thỏa đáng để mọi tù nhân có thể đáp
ứng được nhu cầu tự nhiên khi cần thiết và phải sạch, tươm tất.Phải có chỗ tắm
thỏa đáng sao cho mỗi tù nhân có thể và buộc phải tắm ở nhiệt độ phù hợp với
khí hậu, ở mức thường xuyên cần thiết cho việc giữ vệ sinh chung tùy theo mùa
và vùng địa lý, nhưng phải tắm ít nhất một tuần một lần trong điều kiện khí hậu
ôn hòa. Tất cả những bộ phận của nhà tù thường xuyên có tù nhân phải được
bảo quản thích hợp và phải luôn thật sạch sẽ (các đoạn 12, 13 và 14).
Về vệ sinh cá nhân, QTTCTT quy định các tù nhân bắt buộc phải giữ bản
thân sạch sẽ, và để thực hiện mục tiêu này, họ phải được cung cấp nước và đồ
dùng vệ sinh cần thiết để giữ gìn sức khỏe và sự sạch sẽ (đoạn 15). Để các tù
nhân có thể giữ được bề ngoài gọn gàng tương ứng với sự tự trọng của họ, phải
cung cấp cho họ những tiện nghi để chăm sóc râu và tóc một cách thích hợp, và
tù nhân nam phải được thường xuyên cạo râu (đoạn 16).
Các Quy tắc đối xử đối với phạm nhân nữ nhấn mạnh thêm nhu cầu vệ
sinh cá nhân của phụ nữ (khăn vệ sinh, nước sạch,...) (Quy tắc 5).
26
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
1.2.3.5. Luyện tập thể thao
Về thể dục và thể thao, QTTCTT có quy định mọi tù nhân không được
lao động bên ngoài phải có ít nhất một giờ tập thể dục thích hợp ở ngoài trời
hàng ngày nếu thời tiết cho phép. Tù nhân trẻ tuổi và những người khác ở lứa
tuổi và có thể lực phù hợp phải được tập luyện thể lực và giải trí trong thời gian
tập thể dục. Các nhà tù phải có đủ không gian và trang thiết bị phục vụ mục
đích này (đoạn 21).
1.2.4. Sử dụng thời gian trong trại giam hữu ích nhất
Với tinh thần nhân đạo và tôn trọng nhân phẩm con người, QTTCTT xác
định mục đích hình phạt giam giữ là nhằm mục đích bảo vệ xã hội nhằm chống
lại tội phạm, và mục đích này chỉ có thể đạt được nếu thời gian ngồi tù được sử
dụng để bảo đảm, trong khả năng lớn nhất, rằng khi người phạm tội trở về thì
họ sẵn sang, có khả năng sống theo pháp luật và nuôi sống bản thân (đoạn 58).
QTTCTT còn khuyến nghị các nhà tù phải giảm đến mức thấp nhất những khác
biệt với thế giới bên ngoài, có những bước cần thiết đế bảo đảm cho tù nhân
quay lại dần dần với đời sống xã hội (đoạn 60). Dưới đây, các khía cạnh lao
động, giáo dục, các hoạt động văn hóa, tôn giáo, chuẩn bị cho việc trả tự do,...
sẽ được phân tích sâu.
1.2.4.1. Lao động
Đoạn 71 của QTTCTT quy định lao động nhà tù không được mang tính
chất khổ sai. Mọi tù nhân đang chấp hành án đều phải lao động, tùy thuộc vào
sức khỏe thể chất và tâm thần của họ, do cán bộ y tế xác định. Trong phạm vi
cho phép, công việc được cung cấp phải nhằm duy trì hoặc làm tăng khả năng
tù nhân có thể kiếm sống một cách trung thực sau khi được thả. Phải có đào tạo
nghề trong các công việc hữu ích cho tù nhân để họ có thể kiếm sống bằng nghề
đó, đặc biệt là cho những tù nhân trẻ tuổi. Trong giới hạn phù hợp với việc chọn
lựa nghề thích hợp và với những yêu cầu về quản lý và kỷ luật nhà tù, tù nhân
phải có thể được chọn loại công việc mà họ muốn làm.
27
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Cách tổ chức và những phương pháp làm việc trong nhà tù phải càng giống
càng tốt với các công việc tương tự ngoài nhà tù, để chuẩn bị cho tù nhân những
điều kiện của cuộc sống có nghề nghiệp bình thường sau này. Tuy nhiên, những
lợi ích của tù nhân và của việc đào tạo nghề cho họ phải không được sử dụng vào
mục đích kiếm lợi cho một ngành công nghiệp trong nhà tù (đoạn 72).
Đoạn 74 đòi hỏi các biện pháp phòng ngừa để đảm bảo an toàn và sức
khỏe cho người lao động tự do cũng phải được chú ý đến, với cùng mức độ như
vậy, trong nhà tù. Phải có những quy định bảo đảm cho tù nhân đề phòng tai
nạn lao động, kể cả bệnh nghề nghiệp, với những điều khoản không kém thuận
lợi hơn so với quy định pháp luật áp dụng đối với người lao động tự do.
Số giờ làm việc tối đa hàng ngày và hàng tuần của tù nhân phải được ấn
định bởi pháp luật hoặc các quy định hành chính, có tính đến quy tắc và tập quán
địa phương liên quan tới việc sử dụng lao động tự do. Với số giờ được ấn định
như vậy, phải có ít nhất một ngày nghỉ mỗi tuần và có đủ thời gian dành cho giáo
dục và những hoạt động cần thiết khác với tư cách là một phần trong việc đối xử
với tù nhân và việc tái hòa nhập xã hội của họ (đoạn 75).
Phải có một chế độ trả công thỏa đáng đối với công việc của tù nhân.
Theo chế độ đó, tù nhân phải được phép sử dụng ít nhất một phần thu nhập của
họ để mua những đồ đạc được chấp thuận để họ sử dụng riêng và để gửi một
phần thu nhập của họ cho gia đình. Chế độ đó cũng cho phép ban quản lý nhà
tù dành một phần trong thu nhập để thành lập một quỹ tiết kiệm và sẽ được trao
cho người tù khi họ được thả (đoạn 76).
1.2.4.2. Giáo dục và các hoạt động văn hóa
Về giáo dục, đoạn 77 QTTCTT có quy định Phải có quy định về việc ưu
tiên giáo dục cho tất cả những tù nhân có khả năng hưởng lợi ích từ giáo dục,
kể cả các giáo lý tín ngưỡng ở những quốc gia có thể thực hiện được điều này.
Giáo dục cho người mù chữ và tù nhân trẻ là bắt buộc và ban quản lý nhà
28
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
tù phải chú ý đặc biệt đến việc này. Nếu có thể được, giáo dục cho tù nhân phải
được kết hợp với hệ thống giáo dục của quốc gia đó, sao cho sau khi được thả,
họ có thể tiếp tục việc học tập mà không gặp khó khăn.
Các hoạt động giải trí và văn hóa phải có ở mọi nhà tù để phục vụ cho
sức khỏe thể chất và tâm thần của tù nhân (đoạn 78).
Việc đọc sách và thư viện có vai trò giúp phạm nhân tự học và giải trí.
Mọi nhà tù phải có thư viện để cho mọi loại tù nhân sử dụng, có đủ sách giải
trí và sách hướng dẫn, và tù nhân phải được khuyến khích tận dụng thư viện
(đoạn 40).
1.2.4.3. Tôn giáo
Tự do tín ngưỡng và tôn giáo là những quyền dân sự thiết yếu được
UDHR, ICCPR và một số văn kiện quốc tế khác bảo vệ. Về tín ngưỡng, tôn
giáo, QTTCTT quy định tương đối cụ thể.
Nếu nhà tù có đủ số tù nhân cùng theo một tín ngưỡng thì một đại diện
đủ tư cách của tín ngưỡng đó phải được chỉ định hoặc chấp thuận. Nếu số lượng
tù nhân là thỏa đáng và nếu điều kiện cho phép thì cần thỏa thuận để người đại
diện đó làm việc toàn thời gian (điểm a, đoạn 41). Người đại diện đủ tư cách
được chỉ định hoặc chấp thuận này phải được phép tổ chức hành lễ thường
xuyên và được đi thăm tù nhân theo tín ngưỡng của người đó một cách riêng tư
vào những thời điểm thích hợp. Không được từ chối cho bất kỳ tù nhân nào tiếp
xúc với đại diện đủ tư cách của một tín ngưỡng. Mặt khác, nếu bất kỳ tù nhân
nào phản đối sự viếng thăm của bất kỳ đại diện của một tôn giáo nào thì thái độ
của tù nhân đó phải được tôn trọng hoàn toàn.
Trong chừng mực có thể thực hiện được, mọi tù nhân phải được thỏa
mãn những nhu cầu đời sống tín ngưỡng bằng việc tham gia các buổi lễ tổ chức
trong nhà tù, được sở hữu sách kinh của tôn giáo và giáo phái của người đó
(đoạn 42).
29
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
1.2.4.4. Chuẩn bị cho việc trả tự do
QTTCTT quy định từ khi tù nhân bắt đầu chấp hành án, phải quan tâm
tới tương lai sau khi họ được thả.Họ được khuyến khích và giúp đỡ để duy trì
và thiết lập những quan hệ như vậy với những người và tổ chức ngoài nhà tù
nếu điều đó thúc đẩy lợi ích tốt nhất của gia đình họ và sự tái hòa nhập xã hội
của riêng họ (đoạn 80).
Theo đoạn 81 QTTCTT, các dịch vụ và các tổ chức thuộc chính phủ hay
ngoài chính phủ giúp đỡ người ra tù để họ tái lập lại vị trí của mình trong xã
hội, trong chừng mực có thể và cần thiết, phải đảm bảo rằng người ra tù phải
được cấp những tài liệu thích hợp và những giấy tờ chứng minh cần thiết, phải
có nhà ở và công việc làm thích hợp, phải có đầy đủ quần áo phù hợp theo mùa
và khí hậu, phải có đủ phương tiện để đi đến nơi họ ở và duy trì cuộc sống của
bản thân trong khoảng thời gian ngay sau khi được thả. Các đại diện được chấp
nhận của những tổ chức đó phải có sự tiếp cận cần thiết với nhà tù và tù nhân,
phải bàn bạc về tương lai của tù nhân ngay từ những ngày đầu chịu án.
1.2.5. Quyền liên lạc với bên ngoài, vấn đề giam kín và biệt giam
Con người là một "động vật xã hội" có nhu cầu giao tiếp với đồng loại,
việc tước đoạt quyền giao tiếp với những người xung quanh của một cá nhân
làm tổn hại tới tinh thần, sức khỏe cũng như phẩm giá của người đó. Hơn thế,
việc gặp gỡ hay liên lạc với những người khác có ý nghĩa tạo ra sự minh bạch,
hạn chế sự vi phạm các quyền khác của cá nhân.
Trong một số vụ việc khiếu nại chống lại Urugoay, HRC kết luận rằng
việc giam cô lập không ai biết đến (incommunicado detention, tức giam kín,
không có sự liên lạc với bên ngoài, còn gọi là "giam cấm cố") trong "một vài
tháng" là cấu thành vi phạm Điều 10 (1). Thời gian ngắn nhất trong số các vụ
đó, trong vụ Arzuaga Gilboa kiện Urugoay, HRC đã kết luận rằng có vi phạm
30
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
là 15 ngày. Đến nay, chưa có khiếu nại nào đề nghị HRC đánh giá về thời hạn
giam ngắn hơn. Một vụ giam không ai biết đến trong thời gian 8 tháng đã được
Ủy ban kết luận là vi phạm Điều 7 (tra tấn, trừng phạt, đối xử tàn ác, vô nhân
đạo hoặc hạ nhục). Trong vụ Kang kiện Hàn Quốc (878/99), HRC cho rằng 13
năm biệt giam (solitary confinement, giam một mình một phòng), là "một biện
pháp mức độ nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến cá nhân, cần có sự lý giải
nghiêm túc nhất và chi tiết nhất" và đã kết luận việc này cấu thành vi phạm
Điều 10 (1). Tuy nhiên, cần chú ý là phán quyết này không nhắc gì đến Điều 7,
mặc dù thời gian biệt giam rất lâu. Điều đó là bởi đương sự không bị giam cô
lập không ai biết đến (incommunicado) và khiếu nại của đương sự chỉ dựa vào
Điều 10 (1) chứ không phải Điều 7.
Trong Nhận xét kết luận đối với Đan Mạch (năm 2000), HRC đã đề cập
đến biệt giam như sau:
12. Ủy ban đặc biệt quan tâm đến việc áp dụng biệt giam rộng
rãi đối với những người bị giam sau khi kết án, và đặc biệt đối với
những người bị tạm giam chờ xét xử hoặc tuyên án. Ủy ban cho rằng
biệt giam là một hình phạt hà khắc gây ra những hậu quả nghiêm
trọng về tinh thần và chỉ có thể biện minh trong những trường hợp
nhu cầu khẩn cấp; việc sử dụng biệt giam ngoài những trường hợp
ngoại lệ và trong thời hạn nhất định là không phù hợp với khoản 1,
Điều 10 của Công ước. Đan Mạch cần xem xét lại việc áp dụng biệt
giam và bảo đảm rằng phương thức này chỉ được áp dụng trong
những tình huống cấp thiết.
Phần lớn tính "vô nhân đạo" của biệt giam và việc giam cô lập không ai
biết đến xuất phát từ việc người bị giam không thể liên lạc với thân nhân ở bên
ngoài. Tầm quan trọng của liên lạc với gia đình và bạn bè bên ngoài được làm
rõ trong vụ Angel Estrella kiện Urugoay (mã số 74/80). Vụ việc này liên
31
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
quan đến việc kiểm duyệt thư của tù nhân, mặc dù HRC thừa nhận rằng việc áp
dụng các biện pháp giám sát và kiểm duyệt thư từ của các tù nhân là bình
thường. Tuy nhiên, HRC nhấn mạnh:
…Điều 17 của Công ước quy định rằng "không ai bị can thiệp
tùy tiện hoặc bất hợp pháp vào thư tín của mình". Điều này đòi hỏi
rằng các biện pháp giám sát và kiểm duyệt đó phải đáp ứng những
bảo đảm pháp lý chống lại sự áp dụng tùy tiện,... Hơn thế, mức độ áp
dụng phải phù hợp với các tiêu chuẩn về đối xử nhận đạo đối với
người bị giam theo yêu cầu tại Điều 10 (1) của Công ước. Đặc biệt,
các tù nhân cần được cho phép liên lạc, dưới sự giám sát, với gia đình
và bạn bè của họ theo định kỳ bằng thư tín cũng như bằng các chuyến
thăm.
Tương tự, hành động từ chối việc gửi thư cho gia đình của tù nhân cũng
bị coi là vi phạm Điều 10 (1), theo như kết luận của HRC đưa ra trong vụ
Kulomin kiện Hungary (mã số 521/92).
Về tiếp xúc với thế giới bên ngoài, QTTCTT quy định tù nhân phải được
phép tiếp xúc với gia đình và bạn bè tốt của họ vào những thời gian thường lệ,
cả bằng thư từ lẫn thăm viếng, dưới sự giám sát cần thiết (đoạn 37).
Tù nhân là người nước ngoài phải được tạo điều kiện thuận lợi một cách
thỏa đáng để tiếp xúc với các đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự của quốc gia của
tù nhân đó. Tù nhân là công dân của một quốc gia không có đại diện ngoại giao
hay lãnh sự ở quốc gia giam giữ và là người tỵ nạn hay người không có quốc
tịch phải được phép tiếp xúc với đại diện ngoại giao của quốc gia chịu trách
nhiệm về quyền lợi của họ hay với bất kỳ cơ quan quốc gia hay quốc tế nào có
nhiệm vụ bảo vệ những người như vậy (đoạn 38).
Tù nhân phải thường xuyên được biết những tin tức quan trọng thông
qua việc đọc báo, tạp chí định kỳ hay những ấn phẩm đặc biệt của nhà tù,
32
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
thông qua nghe đài, diễn thuyết hay bất kỳ biện pháp tương tự nào do ban
quản lý nhà tù cho phép và kiểm soát (đoạn 39).
1.3. Bảo đảm quyền của phạm nhân ở một số nước trên thế giới
1.3.1. Bảo đảm quyền của phạm nhân ở Nhật Bản
Ở Nhật Bản, thi hành hình phạt ở dạng tước quyền tự do được điều chỉnh
bằng Luật về nhà tù năm 1908. Ngoài ra có nhiều bổ sung đáng kể cho Luật
này được ban hành vào năm 1933 bằng một sắc lệnh của Bộ trưởng về giáo dục
tiến bộ trong các cơ quan chấp hành hình phạt. Sau gần 20 năm nghiên cứu về
vấn đề cải cách, đến năm 1976 Bộ Tư pháp mới soạn thảo xong
dự thảo những cơ sở cải cách Luật về nhà tù. Dự thảo này đã ghi nhận trong
pháp luật quyền và nghĩa vụ của tù nhân [48, tr.216-221].
Trong quá trình cải tạo những người đang bị giam giữ trong các cơ quan
chấp hành hình phạt người ta áp dụng rất nhiều những biện pháp khác nhau.
Theo quy định, việc tự do di chuyển của tù nhân trong các trại cải tạo bị hạn
chế. Tuy nhiên pháp luật Nhật Bản hiện hành không giải thích sự hạn chế đó
đến mức nào về những quyền gì của tù nhân bị tước đoạt. Và vì thế trong quá
trình đối xử với tù nhân và việc xử phạt kỳ luật tù nhân được thực hiện vô hạn
độ. Tình trạng đó đã bị các nhà khoa học pháp lý phê phán kịch liệt, vì sự phê
phán đó mà trong các dự án Luật về các cơ quan hình sự cũng điều chỉnh cả chế
định quyền con người, chỉ rõ những quyền mà tù nhân phải có như: Quyền mua
sắm quần áo cho mình, mua thức ăn, các đồ nhu yếu phẩm,...
Chế độ giam giữ: Người ta tiến hành phân loại tù nhân theo lai lịch tội
phạm, theo thời gian của hình phạt, tình trạng sức khỏe và các đặc điểm cá nhân
khác.
Chế độ lao động: Ở Nhật Bản lao động chân tay chiếm vị trí có bản trong
giáo dục cải tạo phạm nhân. Họ cho rằng sử dụng lao động chân tay trong nhà tù
là nhằm thay đổi thói quen sống ăn bám ở ngoài xã hội của phạm nhân,
33
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
hình thành sự tôn trong lao động và giáo dục nghề nghiệp cho họ. Trên cơ sở
đó, tù nhân được bảo đảm ngày làm việc tám giờ và tuần làm việc 44 giờ, có sự
kiểm tra giám sát về an toàn lao động. Tuy nhiên, Ở Nhật Bản không trả công
cho lao động trong tù, tù nhân được hưởng một khoản tối thiểu.
Chế độ miễn giảm hình phạt trước thời hạn: Luật xem xét chế định tha
miễn thi hành hình phạt hoàn toàn cho những người đã hối cải và chấp hành
hình phạt được 1/3 thời gian trong trường hợp tù có thời hạn và hơn 10 năm
trong trường hợp hình phạt tù chung thân.
Chế độ "tiếp xúc mở": Để giúp cho tù nhân tái hòa nhập cộng đồng và
giữ mối quan hệ với thế giới xung quanh, động viên người đó tự cải tạo. Ở Nhật
người ta hệ thống "giao tiếp tự do" hay "tiếp xúc mở", đó là hệ thống giao tiếp
đối xử với phạm nhân trong đó phạm nhân được bố trí trong nhà tù "mở" nơi
không có hàng rào, lính gác, các phương tiện phòng chống trốn trại. Công tác
giáo dục và cải tạo được thực hiện trong một điều kiện tương đối tự do. Và để
thực hiện hệ thống đó người ta áp dụng nhiều ở dạng đưa người đang cải tạo
vào lao động nông nghiệp ngoài khu vực trại cải tạo. Hiện tại, hệ thống tiếp xúc
mở chủ yếu áp dụng cho những phạm nhân vị tước quyền tự do các tội phạm
về giao thông.
1.3.2. Bảo vệ quyền của phạm nhân ở Hoa Kỳ
Mỹ hệ thống trại giam liên bang được quản lý bởi Cục trại giam Liên
bang (Federal Bureau of Prisons - FBP), cơ quan này được thành lập vào năm
1930 nhằm mục đích quản lý 12 trại giam liên bang vào lúc đó. Đến nay, Cục
điều hành 116 cơ sở giam giữ, 6 văn phòng khu vực, quản lý hơn 200.000 phạm
nhân. Cục hiện nay có khoảng gần 40.000 nhân viên, bao gồm đội ngũ bảo đảm
an ninh và cung cấp các dịch vụ y tế, giáo dục cho phạm nhân.
Các quyền của phạm nhân tại Mỹ được bảo đảm bởi Hiến pháp và các
đạo luật. Mặc dù phạm nhân không có toàn bộ các quyền hiến định. Nhưng
34
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
một số quyền cơ bản được bảo đảm bởi Hiến pháp, chẳng hạn như: quyền không
bị trừng phạt tàn ác và vô nhân đạo (quy định tại tu chính án số 8). Những quy
định này bảo đảm cho phạm nhân có được một mức sống tối thiểu. Cạnh đó,
phạm nhân còn có những quyền khác như quyền: khiếu nại hành chính, quyền
đối xử bình đẳng. Luật mẫu về kết án và cải tạo quy định rằng người bị giam
giữ được bảo vệ khỏi sự kỳ thị trên cơ sở chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, giới
tính. Phạm nhân cũng có các quyền về ngôn luận và tôn giáo ở mức độ giới hạn
nhất định.
Ở phạm vi liên bang còn có một số đạo luật bảo vệ quyền của phạm nhân.
Luật về các quyền dân sự của những người bị giam giữ (The Civil Right
of Insitutionalized Person Act - CRIPA, 42. U.S.C 1997) ủy quyền cho Tổng
trưởng lý tiến hành điều tra và truy tố các vụ việc liên quan đến điều kiện giam
giữ tại các tiểu bang hoặc các cơ sở giam giữ tại địa phương khác (không bao
gồm các cơ sở tư nhân), xác minh xem có sự vi phạm các quyền cơ bản của
phạm nhân hay không. Luật về cải cách khiếu kiện trong trại giam (Prison
Litigation Refom Act), được Tổng thống Bill Clinton ký ban hành vào ngày 26
tháng 4 năm 1996, là một đạo luật rất chi tiết, có những quy định về thủ tục để
phạm nhân có thể khiếu kiện.
1.3.3. Bảo vệ quyền của phạm nhân ở Cộng hòa Liên Bang Đức
Cộng hòa Liên bang Đức có đạo luật riêng về thi hành hình phạt tù, với
tên gọi Luật về thi hành hình phạt tù và các biện pháp tái hòa nhập và phòng
ngừa liên quan đến việc tước tự do (Luật về nhà tù). Đạo luật này có các quy
định chi tiết liên quan đến các lĩnh vực như: nơi ở, lương thực, việc thăm gặp,
thư tín, việc rời khỏi nhà tù trong các trường hợp đặc biệt, học nghề, thực hành
tôn giáo, dịch vụ y tế, hoạt động giải trí, các biện pháp kỷ luật và trật tự. Đạo
luật này còn có các quy định riêng đối với tù nhân nữ, chẳng hạn liên quan đến
trường hợp mang thai và sinh đẻ.
35
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Điều đặc biệt là, mặc dù được điều chỉnh bởi luật liên bang, hệ thống nhà
tù của Đức được điều hành bởi các tiểu bang. Các cơ quan điều hành trại
giam,nằm trong bộ tư pháp của các tiểu bang, có thẩm quyền về tổ chức hệ
thống trại giam, chịu trách nhiệm về ngân sách, đào tạo nhân sự, cải tạo phạm
nhân. Các cơ quan này còn có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo, thực
hiện việc thanh tra các trại giam. Như vậy, mối quan hệ trực tiếp, không có cơ
quan trung gian giữa Bộ Tư pháp và các trại giam khiến cho việc đưa ra các
quyết định nhanh chóng và cơ quan quản lý (cấp bộ) gần với các trại giam.
Liên quan đến chống tra tấn, Bộ luật Hình sự Đức đến gần đây vẫn chưa
có một định nghĩa toàn diện về tra tấn. Hành vi có thể đến mức tra tấn có thể bị
truy tố về tội tra tấn có thể bị truy tố về tội cưỡng ép (Điều 240), hoặc gây tổn
hại đến sức khỏe bởi công chức (Điều 340) và ép cung/cưỡng ép lấy lời khai
(Điều 343). Cạnh đó, vào năm 2002, Luật về các tội phạm vi phạm luật quốc tế
(Code of Crimes against International Law - CCIL) đã quy định các tội phạm
cụ thể liên quan đến tra tấn vi phạm luật quốc tế được pháp điển hóa trong Quy
chế Rome về Tòa án hình sự quốc tế. Bao gồm các tội tra tấn trong hoàn cảnh
diệt chủng (Mục 6 (1), số 2, CCIL), tra tấn như là một tội phạm chiến tranh
trong bối cảnh xung đột vũ trang (Mục 8 (1), số 3, CCIL) và tra tấn như là một
tội ác chống nhân loại trong bối cảnh tấn công thường dân (Mục 7 (1), số 5,
CCIL). Tuy nhiên, CCIL lại không áp dụng ngoài các bối cảnh trên đây, do đó
các hành vi tra tấn chỉ bị xử lý như các dạng xâm phạm, tổn hại đến thân thể
[53].
1.3.4. Bảo vệ quyền của phạm nhân ở Anh
Tại Anh, hệ thống nhà tù được quản lý bởi Cơ quan nhà tù Hoàng gia
(Her Majesty’s Prison Service), đặt dưới sự điều hành của Cơ quan quản lý tội
phạm quốc gia (National Offender Management Service) - một cơ quan thuộc
Chính phủ. Cơ quan nhà tù Hoàng gia quản lý hầu hết các nhà tù tại Anh và
36
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
xứ Wales, trong khi tại Scotland và Bắc Ireland có hệ thống cơ quan quản lý
nhà tù riêng. Tổng Giám đốc của Cơ quan quản lý tội phạm quốc gia là người
điều hành cao nhất của hệ thống trại giam. Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm
báo cáo trước Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Mục đích của Cơ quan nhà tù Hoàng gia
được nêu là hướng đến việc "phục vụ cộng đồng bằng việc giam giữ những
người đã bị tòa án kết tội; chăm sóc họ với lòng nhân ái và giúp họ có cuộc
sống tuân thủ pháp luật và hữu ích trong thời gian bị giam giữ và sau khi được
thả". Năm 2009 hệ thống nhà tù tại Anh có 131 trại giam (bao gồm 11 trại giam
tư nhân).Đến cuối năm 2010 hệ thống trại giam có khoảng 90.000 phạm nhân.
Các quyền của phạm nhân hiện được điều chỉnh chủ yếu bởi Luật trại
giam (Prison Act, 1952) và Các quy tắc Trại giam (Prison Rules, 1999). Hai
văn kiện này, dù tương đối ngắn gọn, bên cạnh việc quy định tổ chức, chế độ
quản lý, điều hành, một số tội phạm liên quan, đã liệt kê một số quyền căn bản
của phạm nhân và nêu một số quyền tuyệt đối (như an toàn về thân thể,...)
[55]. Ngoài ra, việc phân loại hình phạt, phạm nhân còn phải căn cứ vào Luật
tư pháp hình sự (Criminal Justice Act, 2003) (thay thế cho Luật tư pháp hình sự
năm 1991).
Cạnh đó, Luật nhân quyền (1998, có hiệu lực từ 1/10/2000) có giá trị
quan trọng hàng đầu trong việc bảo vệ các quyền con người tại Anh quốc.Về
nội dung, đạo luật này dẫn chiếu đến và coi Công ước nhân quyền châu Âu
(ECHR, 1950) có thể áp dụng trực tiếp. Điều 3 của ECHR quy định không ai
phải chịu tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn ác hoặc vô nhân đạo. Quy định cấm
này có tính cách tuyệt đối. Tòa án của Anh trong vụ việc Chahal (Chahal v
United Kingdom - App.22414/93, phán quyết vào ngày 15/11/1996) đã tái
khẳng định tính chất tuyệt đối của cấm tra tấn.

More Related Content

Similar to Cơ sở lý luận về bảo đảm quyền con người của phạm nhân bằng các quy định của pháp luật.docx

Câu hỏi hiến pháp 2013 chính thức
Câu hỏi hiến pháp 2013 chính thứcCâu hỏi hiến pháp 2013 chính thức
Câu hỏi hiến pháp 2013 chính thứcHuong Huynh
 
Bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong tố tụng hì...
Bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong tố tụng hì...Bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong tố tụng hì...
Bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong tố tụng hì...jackjohn45
 
Vai trò của tư pháp trong việc bảo vệ quyền con người ở Việt Nam
Vai trò của tư pháp trong việc bảo vệ quyền con người ở Việt NamVai trò của tư pháp trong việc bảo vệ quyền con người ở Việt Nam
Vai trò của tư pháp trong việc bảo vệ quyền con người ở Việt Namhieu anh
 

Similar to Cơ sở lý luận về bảo đảm quyền con người của phạm nhân bằng các quy định của pháp luật.docx (20)

Cơ sở lý luận và pháp lý về bảo vệ quyền công dân của phạm nhân.docx
Cơ sở lý luận và pháp lý về bảo vệ quyền công dân của phạm nhân.docxCơ sở lý luận và pháp lý về bảo vệ quyền công dân của phạm nhân.docx
Cơ sở lý luận và pháp lý về bảo vệ quyền công dân của phạm nhân.docx
 
Quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù
Quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tùQuyền của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù
Quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù
 
Cơ sở lý luận về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.docx
Cơ sở lý luận về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.docxCơ sở lý luận về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.docx
Cơ sở lý luận về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.docx
 
Bảo vệ quyền con người trong biện pháp tạm giữ, tạm giam, HAY
Bảo vệ quyền con người trong biện pháp tạm giữ, tạm giam, HAYBảo vệ quyền con người trong biện pháp tạm giữ, tạm giam, HAY
Bảo vệ quyền con người trong biện pháp tạm giữ, tạm giam, HAY
 
Đấu tranh phòng chống tội phạm vệ quyền, lợi ích của công dân
Đấu tranh phòng chống tội phạm vệ quyền, lợi ích của công dânĐấu tranh phòng chống tội phạm vệ quyền, lợi ích của công dân
Đấu tranh phòng chống tội phạm vệ quyền, lợi ích của công dân
 
Cơ sở lý luận về phòng vệ chính đáng.docx
Cơ sở lý luận về phòng vệ chính đáng.docxCơ sở lý luận về phòng vệ chính đáng.docx
Cơ sở lý luận về phòng vệ chính đáng.docx
 
Cơ sở lý luận về những bảo đảm pháp lý đối với quyền trẻ em trong điều kiện x...
Cơ sở lý luận về những bảo đảm pháp lý đối với quyền trẻ em trong điều kiện x...Cơ sở lý luận về những bảo đảm pháp lý đối với quyền trẻ em trong điều kiện x...
Cơ sở lý luận về những bảo đảm pháp lý đối với quyền trẻ em trong điều kiện x...
 
Quyền an tử và vấn đề hợp pháp hóa an tử ở Việt Nam.doc
Quyền an tử và vấn đề hợp pháp hóa an tử ở Việt Nam.docQuyền an tử và vấn đề hợp pháp hóa an tử ở Việt Nam.doc
Quyền an tử và vấn đề hợp pháp hóa an tử ở Việt Nam.doc
 
Cơ sở lý luận về quyền tự định đoạt của đương sự trong giải quyết vụ án dân s...
Cơ sở lý luận về quyền tự định đoạt của đương sự trong giải quyết vụ án dân s...Cơ sở lý luận về quyền tự định đoạt của đương sự trong giải quyết vụ án dân s...
Cơ sở lý luận về quyền tự định đoạt của đương sự trong giải quyết vụ án dân s...
 
Quyền con người của người bị buộc tội theo luật Tố tụng Hình sự
Quyền con người của người bị buộc tội theo luật Tố tụng Hình sựQuyền con người của người bị buộc tội theo luật Tố tụng Hình sự
Quyền con người của người bị buộc tội theo luật Tố tụng Hình sự
 
Cơ sở lý luận về vai trò của viện kiểm sát trong bảo vệ quyền công dân.docx
Cơ sở lý luận về vai trò của viện kiểm sát trong bảo vệ quyền công dân.docxCơ sở lý luận về vai trò của viện kiểm sát trong bảo vệ quyền công dân.docx
Cơ sở lý luận về vai trò của viện kiểm sát trong bảo vệ quyền công dân.docx
 
Cơ sở lý luận về trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm nhân phẩm, danh...
Cơ sở lý luận về trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm nhân phẩm, danh...Cơ sở lý luận về trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm nhân phẩm, danh...
Cơ sở lý luận về trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm nhân phẩm, danh...
 
Câu hỏi hiến pháp 2013 chính thức
Câu hỏi hiến pháp 2013 chính thứcCâu hỏi hiến pháp 2013 chính thức
Câu hỏi hiến pháp 2013 chính thức
 
Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền sở hữu theo pháp luật dân sự Việt Nam.docx
Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền sở hữu theo pháp luật dân sự Việt Nam.docxCơ sở lý luận về bảo vệ quyền sở hữu theo pháp luật dân sự Việt Nam.docx
Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền sở hữu theo pháp luật dân sự Việt Nam.docx
 
Học Kỳ Tố Tụng Hình Sự Quyền Và Nghĩa Vụ Của Người Bào Chữa
Học Kỳ Tố Tụng Hình Sự Quyền Và Nghĩa Vụ Của Người Bào ChữaHọc Kỳ Tố Tụng Hình Sự Quyền Và Nghĩa Vụ Của Người Bào Chữa
Học Kỳ Tố Tụng Hình Sự Quyền Và Nghĩa Vụ Của Người Bào Chữa
 
Luận án: Người bị hại chưa thành niên trong các vụ án hình sự
Luận án: Người bị hại chưa thành niên trong các vụ án hình sựLuận án: Người bị hại chưa thành niên trong các vụ án hình sự
Luận án: Người bị hại chưa thành niên trong các vụ án hình sự
 
Học Kỳ Tố Tụng Hình Sự Quyền Và Nghĩa Vụ Của Người Bào Chữa
Học Kỳ Tố Tụng Hình Sự Quyền Và Nghĩa Vụ Của Người Bào ChữaHọc Kỳ Tố Tụng Hình Sự Quyền Và Nghĩa Vụ Của Người Bào Chữa
Học Kỳ Tố Tụng Hình Sự Quyền Và Nghĩa Vụ Của Người Bào Chữa
 
Bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong tố tụng hì...
Bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong tố tụng hì...Bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong tố tụng hì...
Bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong tố tụng hì...
 
Luận văn: Vai trò của tư pháp trong bảo vệ quyền con người, HOT
Luận văn: Vai trò của tư pháp trong bảo vệ quyền con người, HOTLuận văn: Vai trò của tư pháp trong bảo vệ quyền con người, HOT
Luận văn: Vai trò của tư pháp trong bảo vệ quyền con người, HOT
 
Vai trò của tư pháp trong việc bảo vệ quyền con người ở Việt Nam
Vai trò của tư pháp trong việc bảo vệ quyền con người ở Việt NamVai trò của tư pháp trong việc bảo vệ quyền con người ở Việt Nam
Vai trò của tư pháp trong việc bảo vệ quyền con người ở Việt Nam
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍 (20)

Cơ sở lý luận về quản trị hàng tồn kho.docx
Cơ sở lý luận về quản trị hàng tồn kho.docxCơ sở lý luận về quản trị hàng tồn kho.docx
Cơ sở lý luận về quản trị hàng tồn kho.docx
 
Cơ sở lý luận về công tác quản trị nhân sự.docx
Cơ sở lý luận về công tác quản trị nhân sự.docxCơ sở lý luận về công tác quản trị nhân sự.docx
Cơ sở lý luận về công tác quản trị nhân sự.docx
 
Cơ sở lý luận về công tác lưu trữ.docx
Cơ sở lý luận về công tác lưu trữ.docxCơ sở lý luận về công tác lưu trữ.docx
Cơ sở lý luận về công tác lưu trữ.docx
 
Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.docxCơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.docx
 
Cơ sở lý luận về động lực làm việc của người lao động.docx
Cơ sở lý luận về động lực làm việc của người lao động.docxCơ sở lý luận về động lực làm việc của người lao động.docx
Cơ sở lý luận về động lực làm việc của người lao động.docx
 
Cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các doan...
Cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các doan...Cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các doan...
Cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các doan...
 
Cơ sở lý luận về an toàn vệ sinh lao động và pháp luật điều chỉnh an toàn vệ ...
Cơ sở lý luận về an toàn vệ sinh lao động và pháp luật điều chỉnh an toàn vệ ...Cơ sở lý luận về an toàn vệ sinh lao động và pháp luật điều chỉnh an toàn vệ ...
Cơ sở lý luận về an toàn vệ sinh lao động và pháp luật điều chỉnh an toàn vệ ...
 
Cơ sở lý luận về đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay.docx
Cơ sở lý luận về đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay.docxCơ sở lý luận về đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay.docx
Cơ sở lý luận về đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay.docx
 
Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền của lao động nữ và pháp luật về bảo vệ quyền củ...
Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền của lao động nữ và pháp luật về bảo vệ quyền củ...Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền của lao động nữ và pháp luật về bảo vệ quyền củ...
Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền của lao động nữ và pháp luật về bảo vệ quyền củ...
 
Cơ sở lý luận về hoạt động ban hành văn bản hành chính tại ủy ban nhân dân qu...
Cơ sở lý luận về hoạt động ban hành văn bản hành chính tại ủy ban nhân dân qu...Cơ sở lý luận về hoạt động ban hành văn bản hành chính tại ủy ban nhân dân qu...
Cơ sở lý luận về hoạt động ban hành văn bản hành chính tại ủy ban nhân dân qu...
 
Cơ sở lý luận về kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của vi...
Cơ sở lý luận về kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của vi...Cơ sở lý luận về kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của vi...
Cơ sở lý luận về kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của vi...
 
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí.docxCơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí.docx
 
Cơ sở lý luận về cơ chế “một cửa” của ủy ban nhân dân quận.docx
Cơ sở lý luận về cơ chế “một cửa” của ủy ban nhân dân quận.docxCơ sở lý luận về cơ chế “một cửa” của ủy ban nhân dân quận.docx
Cơ sở lý luận về cơ chế “một cửa” của ủy ban nhân dân quận.docx
 
Cơ sở lý luận về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở.docx
Cơ sở lý luận về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở.docxCơ sở lý luận về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở.docx
Cơ sở lý luận về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở.docx
 
Cơ sở lí luận về quản lí thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội cấp...
Cơ sở lí luận về quản lí thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội cấp...Cơ sở lí luận về quản lí thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội cấp...
Cơ sở lí luận về quản lí thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội cấp...
 
Cơ Sở Lý Thuyết Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính.docx
Cơ Sở Lý Thuyết Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính.docxCơ Sở Lý Thuyết Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính.docx
Cơ Sở Lý Thuyết Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính.docx
 
Cơ sở lý luận của vấn đề thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật về giáo d...
Cơ sở lý luận của vấn đề thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật về giáo d...Cơ sở lý luận của vấn đề thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật về giáo d...
Cơ sở lý luận của vấn đề thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật về giáo d...
 
Cơ sở lý thuyết về tài sản ngắn hạn, sử dụng tài sản ngắn hạn và quản lý tài ...
Cơ sở lý thuyết về tài sản ngắn hạn, sử dụng tài sản ngắn hạn và quản lý tài ...Cơ sở lý thuyết về tài sản ngắn hạn, sử dụng tài sản ngắn hạn và quản lý tài ...
Cơ sở lý thuyết về tài sản ngắn hạn, sử dụng tài sản ngắn hạn và quản lý tài ...
 
Cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường và phát triển thị trường.docx
Cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường và phát triển thị trường.docxCơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường và phát triển thị trường.docx
Cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường và phát triển thị trường.docx
 
Cơ Sở Lý Luận Về Chất Lượng Tiệc Buffet.docx
Cơ Sở Lý Luận Về Chất Lượng Tiệc Buffet.docxCơ Sở Lý Luận Về Chất Lượng Tiệc Buffet.docx
Cơ Sở Lý Luận Về Chất Lượng Tiệc Buffet.docx
 

Recently uploaded

ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdflevanthu03031984
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phươnglamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpaminh0502
 
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh AnPhân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh Anlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Namlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họchelenafalet
 
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng HàLuận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hàlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viênKỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viênKhanh Nguyen Hoang Bao
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...VnTh47
 
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haingTonH1
 

Recently uploaded (20)

ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
 
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh AnPhân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
 
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng HàLuận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viênKỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
 

Cơ sở lý luận về bảo đảm quyền con người của phạm nhân bằng các quy định của pháp luật.docx

  • 1. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI CỦA PHẠM NHÂN BẰNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT 1.1. Khái niệm bảo đảm quyền con người của phạm nhân bằng pháp luật 1.1.1. Khái niệm quyền con người của phạm nhân Quyền là cái mà pháp luật, xã hội phong tục hay lẽ phải cho phép hưởng thụ, vận dụng, thi hành và khi thiếu được yêu cầu để có, nếu bị tước đoạt có thể đòi hỏi để giành lại. Như vậy, để được coi là quyền và được bảo vệ cần có sự thể hiện thái độ của xã hội và luật pháp. Hay nói cách khác, những quyền tự nhiên vốn có của con người như quyền sống, quyền tư do cá nhân, quyền mưu cầu hạnh phúc và các lợi ích, nhu cầu khác trở thành quyền khi được xã hội, luật pháp ghi nhận và đảm bảo thực hiện. Quyền con người là sự kết tinh những giá trị cao đẹp nhất của nền văn hóa nhân loại, được hình thành với sự đóng góp của tất cả các quốc gia, dân tộc, giai cấp tầng lớp và cá nhân con người trên trái đất thông qua một quá trình phát triển lịch sử lâu dài. Tuy nhiên, cho đến nay cách hiểu về khái niệm quyền con người vẫn chưa được thống nhất. Theo Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc về quyền con người (OHCHR) được trích dẫn bởi các nhà nghiên cứu đã định nghĩa "Quyền con người là những bảo đảm pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép và tư do cơ bản của con người". Ở Việt Nam, một số định nghĩa về quyền con người do một số chuyên gia, cơ quan nghiên cứu từng nên ra, quyền con người thường được hiểu là những nhu cầu lợi ích tự nhiên, vốn có và khách quan của con người được ghi 7
  • 2. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế. Nghĩa là nhìn từ góc độ nào và cấp độ nào thì quyền con người cũng được xác định như là những chuẩn mực được cộng đồng quốc tế thừa nhận và tuân thủ. Những chuẩn mực này kết tinh những giá trị nhân văn của toàn nhân loại, chỉ áp dụng với con người, cho tất cả mọi người. Nhờ những chuẩn mực này mà mọi thành viên của cộng đồng nhân loại được bảo vệ nhân phẩm và có điều kiện phát triển đầy đủ các năng lực của cá nhân với tư cách là một con người. Cho dù cách nhìn nhận có những khác biệt nhất định thì quyền con người vẫn là những giá trị cao cả cần được tôn trong và bảo vệ trong mọi xã hội và trong mọi giai đoạn lịch sử [17, tr.42]. Đối với phạm nhân đang chấp hành án phạt tù cũng vậy, những nhu cầu, lợi ích của họ là những quyền họ đương nhiên có với tư cách là một thực thể tự nhiên. Bởi vì họ là con người nên họ được hưởng những quyền đó và Nhà nước phải có trách nhiệm trong việc đảm bảo những quyền đó của phạm nhân. Bất kể mức độ phạm tội hay lý do bị bắt giam, phạm nhân vẫn được giữ nguyên quyền con người của mình và được pháp luật bảo vệ. Một con người được coi là phạm nhân khi họ phạm tội bị kết án phạt tù và được đưa đến trại giam để chấp hành bản án, đồng thời với việc trở thành phạm nhân họ có một địa vị pháp lý hoàn toàn khác với các công dân bình thường ngoài xã hội. Tòa án hay bất cứ cơ quan tư pháp nào thụ lý hồ sơ của họ có thể tuyên bố tước quyền tự do nhưng không thể phủ nhận quyền con người của họ. Ngoài những quyền chung của người chấp hành án phạm nhân còn có các quyền riêng được pháp luật quy định. Trước hết, phạm nhân được hưởng các quyền công dân trừ những quyền bị pháp luật hoặc Tòa án tước đã ghi trong bản án, quyết định của Tòa án. Đó là quyền sống; quyền được học tập văn hóa, học nghề; quyền lao động; quyền bình đẳng; quyền được bảo đảm an ninh xã hội; quyền không bị đối xử tàn bạo, vô nhân đạo; quyền bất khả xâm phạm về thân thể; 8
  • 3. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình; quyền khiếu nại , tố cáo; quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe ; quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa, tham gia vào đời sống văn hóa. Tuy nhiên, khi bị kết án phạt tù nghĩa là sẽ bị tước quyền tự do và phạm nhân có những quyền bị mất, bị hạn chế như sau: Một số quyền bị hạn chế: Quyền gặp gỡ gia đình (Tuyên ngôn toàn thế giới về Nhân quyền, Điều 12); Quyền hưởng cuộc sống gia đình của các bà mẹ và trẻ em đòi hỏi phải có một chế độ đặc biệt. (Khoản 2 Điều 25 Tuyên ngôn toàn thế giới về Nhân quyền); quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác Một số quyền bị mất: Quyền tự do đi lại và tự do cư trú (Tuyên ngôn Nhân quyền, Điều 13), Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí (Tuyên ngôn Nhân quyền, Điều 19); Quyền hội họp và lập hội (Tuyên ngôn toàn thế giới về Nhân quyền, Điều 20); quyền tự do kinh doanh; Quyền bầu cử, ứng cử và tham gia quản lý nhà nước (Tuyên ngôn toàn thế giới về Nhân quyền, Điều 21), đây cũng là một trong những quyền mà phạm nhân là người chưa thành niên, người nước ngoài không có [50, p.32]. Từ những phân tích trên có thể rút ra khái niệm "quyền của phạm nhân là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có cần phải đảm bảo của phạm nhân trong tổ chức thực hiện thi hành án phạt tù và phải được thể hiện trong các quy định của pháp luật". Như vậy, dù bị cầm tù phạm nhân vẫn là những con người và có những quyền cơ bản của con người, tuy nhiên quyền của phạm nhân bị hạn chế hơn so với quyền con người. Và quyền của phạm nhân chỉ xuất hiện khi người bị kết án phạt tù được coi là phạm nhân, đó là khi họ được trại giam, phân trại giam, nhà tạm giữ thuộc cơ quan thi hành án hình sự tiếp nhận để thi hành án phạt tù đến thời điểm họ được trả tự do. 9
  • 4. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 1.1.2. Khái niệm bảo đảm các quyền con người của phạm nhân bằng pháp luật Trong lời nói đầu Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền năm 1948 đã khẳng định "Điều cốt yếu là các quyền con người phải được bảo vệ bằng pháp luật" [18]. Quyền con người dù là quyền tự nhiên hay quyền pháp lý thì để đảm bảo trong thực tiễn cũng cần có pháp luật. Con người cùng với các quyền con người luôn là đối tượng phản ánh của hệ thống pháp luật. Và cũng chỉ có thông qua pháp luật các quyền con người mới được ghi nhận, bảo vệ và thúc đẩy một cách có hiệu quả nhất. Quyền của phạm nhân cũng vậy, nhưng cụ thể bảo vệ quyền của phạm nhân trong pháp luật thi hành án hình sự là như thế nào ? Từ góc độ tổ chức Nhà nước, PGS. TS. Đinh Văn Mậu cho rằng quyền con người được bảo đảm: a) Thông qua mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân do pháp luật quy định; b) Thông qua hệ thống các cơ quan quyền lực Nhà nước như cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp, Tòa án và Viện kiểm sát; c) Bằng việc hoàn thiện tổ chức Nhà nước như đổi mới tổ chức thực hiện thẩm quyền Quốc hội, cải cách nền hành chính Nhà nước, cải cách tư pháp và nâng cao trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân trong cơ chế thị trường và dân chủ hóa xã hội [31, tr.82-111]. PGS. TS Trần Ngọc Đường cho rằng những bảo đảm pháp lý trong việc thực hiện quyền con người bao gồm: Hệ thống thống nhất về mặt pháp lý cơ chế pháp lý bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý thông qua hệ thống cơ quan quyền lực Nhà nước, thông qua hệ thống cơ quan hành pháp, thông qua hệ thống cơ quan tư pháp, thông qua mặt trận Tổ quốc Việt 10
  • 5. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Nam; thông qua mối quan hệ giữa Nhà nước và cá nhân; thông qua hành vi hợp pháp và trình độ văn hóa pháp lý của mỗi cá nhân công dân [21, tr.111-178]. Việc bảo vệ và tôn trọng các quyền con người của phạm nhân chính là thành quả của loài người trong các cuộc đấu tranh bền bỉ, với phương châm mọi người bị mất tự do đều được đối xử nhân đạo và tôn trọng đối với nhân phẩm vốn có của con người [28, Điều 10]. Ở Việt Nam, việc nhận thức, ghi nhận và bảo vệ trên thực tế các quyền của phạm nhân là thể hiện qua lịch sử phát triển của pháp luật quốc gia. Đồng thời việc bảo vệ các quyền này luôn được đề cập trong những quan điểm, tư tưởng, chỉ đạo: Trong đấu tranh chống các tệ nạn xã hội, phải kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh chống tội phạm và phòng ngừa tội phạm; coi trọng các biện pháp phòng ngừa; xây dựng chương trình quốc gia về phòng ngừa tội phạm, có ngân sách dành cho chương trình đó. Thực hiện nghiêm các hình phạt do luật định đối với kẻ phạm tội; đồng thời tích cực giáo dục kết hợp với dạy nghề và tổ chức lao động sản xuất, cải thiện các điều kiện giam giữ để cải tạo, cảm hóa phạm nhân, tạo điều kiện đưa họ trở lại làm ăn lương thiện. Ngăn chặn và nghiêm trị các hành vi ngược đãi, ức hiếp người bị giam [2]. Tăng cường và đổi mới công tác cảm hóa, giáo dục giúp đỡ những người phạm tội được đặc xá, tha tù, người mắc tệ nạn xã hội tại cộng đồng và tại các trại giam, cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng với những hình thức phù hợp. Quan tâm hỗ trợ những người lầm lỗi đã cải tạo tốt để sớm ổn định cuộc sống, tái hòa nhập cộng đồng [3]. Từ ý nghĩa thực tiễn rất quan trọng của pháp luật thi hành án hình sự là nhằm bảo vệ các quyền và tự do của con người và của công dân với tư cách là 11
  • 6. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 những giá trị xã hội cao quý nhất được thừa nhận chung của nền văn minh nhân loại. TSKH. GS Lê Cảm đã đưa ra khái niệm: Bảo vệ quyền con người bằng pháp luật thi hành án hình sự trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền là sự điều chỉnh đầy đủ về mặt lập pháp, sự thực thi chính xác về mặt hành pháp và sự đảm bảo tối đa về mặt tư pháp các quy định của pháp luật thi hành án hình sự để làm cho các quy định đó phù hợp với các nguyên tắc và các quy phạm tương ứng của pháp luật quốc tế trong lĩnh vực tư pháp hình sự, được tuân thủ, chấp hành và áp dụng một cách nghiêm chỉnh, thống nhất và triệt để bởi các cơ quan bảo vệ pháp luật, cũng như những người có chức vụ của các cơ quan này trong thực tiễn thi hành án hình sự, đồng thời góp phần tạo nên lòng tin của công dân vào sự nghiêm minh của pháp chế, tính minh bạch và sự bình đẳng của pháp luật, sức mạnh và uy tín của bộ máy công quyền, tính nhân đạo và dân chủ của XHDS và nhà nước pháp quyền [10, tr.406-407]. Từ các quan điểm khác nhau về bảo vệ và đảm bảo thực hiện quyền con người trong Nhà nước Pháp quyền, trong hệ thống Tư pháp hình sự nói chung và trong pháp luật thi hành án hình sự nói riêng ta có thể rút ra đặc điểm việc bảo vệ quyền của phạm nhân trong pháp luật thi hành án hình sự như sau: Trước hết trong quá trình lập pháp, quyền của phạm nhân phải được ghi nhận đầy đủ trong pháp luật, quá trình thực thi pháp luật phải đảm bảo chính xác và tuân thủ chặt chẽ những quy định. Bảo vệ quyền của phạm nhân trong pháp luật thi hành án hình sự chính là việc thực hiện những nguyên tắc, những thừa nhận chung trong pháp luật thi hành án hình sự như nguyên tắc pháp chế, nguyên tắc nhân đạo,... nhằm 12
  • 7. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 đảm bảo sự phù hợp với pháp luật quốc gia và các chuẩn mực quốc tế về bảo vệ quyển của phạm nhân. Bảo vệ quyền của phạm nhân trong pháp luật thi hành án hình sự là làm cho những quy định của pháp luật thi hành án hình sự về quyền của phạm nhân được tuân thủ, chấp hành, áp dụng một cách triệt để, nghiêm minh, thống nhất thông qua các cơ quan thi hành án hình sự. Bảo vệ quyền của phạm nhân trong pháp luật thi hành án hình sự còn nhằm mục đích tạo dựng niềm tin trong nhân dân vào sự nghiêm minh của pháp chế, minh bạch, bình đẳng của pháp luật và sự uy tín của bộ máy nhà nước nói chung và cơ quan thi hành án hình sự nói riêng. Thi hành án phạt tù là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định buộc phạm nhân phải chịu sự quản lý, giam giữ, giáo dục, cải tạo để họ trở thành có ích cho xã hội. Từ những quan điểm trên cho thấy: Phạm nhân là các công dân có vị trí pháp lý đặc biệt. Chính vị trí này là cơ sở để các cơ quan thi hành án phạt tù áp dụng các biện pháp cưỡng chế và giáo dục đặc thù đối với họ, nhằm mục đích giáo dục họ trở thành người lương thiện. Việc họ bị giam giữ trong trại giam không có nghĩa chỉ là để trừng phạt, bảo đảm an toàn cho xã hội mà mục đích chủ yếu là giáo dục họ trở thành người lương thiện, có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các qui tắc của cuộc sống XHCN, ngăn ngừa họ phạm tội. Bảo đảm quyền của phạm nhân trong pháp luật thi hành án hình sự phải là nội dung được quy định trong luật có tính khả thi và được thực hiện có hiệu quả trên thực tế. Từ những đặc điểm trên có thể đưa ra khái niệm "Bảo đảm quyền con người của phạm nhân theo pháp luật là sự điều chỉnh, ghi nhận đầy đủ trong quá trình lập pháp, sự đảm bảo thực thi chính xác trong hành pháp, tư pháp và được tuân thủ, thực hiện một cách có hiệu quả trên thực tế các quyền của người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn và tù chung thân”. 13
  • 8. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 1.2. Những nhóm quyền con người của phạm nhân cần được bảo đảm Trong thực tiễn công tác tổ chức thi hành hình phạt tù, việc hiểu rõ người đang chấp hành hình phạt tù có những quyền gì, những quyền gì của công dân họ bị tước bỏ hoặc bị hạn chế và nghĩa vụ thế nào có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với cơ quan thi hành án. Điều quan trọng được thể hiện ở chỗ, nó không chỉ dừng lại ở mức độ nhận thức, mà còn thể hiện trong việc vận dụng các quy định của pháp luật trong công tác quản lý, giáo dục người phạm tội hướng tới mục đích trả về cho xã hội những con người hoàn lương. Đồng thời trên cơ sở đó tiến hành các biện pháp quản lý, giáo dục, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật. Có thể khái quát các quyền cơ bản của phạm nhân cần được bảo vệ thành 6 nhóm quyền sau:  An toàn về thân thể và tôn trọng nhân phẩm: bao gồm cấm tra tấn, đối xử tàn ác, vô nhân đạo; việc nhập trại và phân loại phạm nhân; bảo đảm an toàn, trật tự an ninh;   Quyền được bảo đảm mức sống tiêu chuẩn đầy đủ (điều kiện sống): bao gồm nơi ở, lương thực, thực phẩm, chỗ ngủ;   Quyền về y tế: bao gồm quyền của phạm nhân tiếp cận dịch vụ y tế; điều kiện vệ sinh;   Sử dụng thời gian trong trại giam hữu ích nhất: việc lao động, giáo dục, văn hóa, tôn giáo, học nghề, chuẩn bị cho việc tái hòa nhập;   Quyền liên lạc với bên ngoài, vấn đề giam kín và biệt giam;   Quyền khiếu nại; Các tiểu mục dưới đây sẽ lần lượt phân tích, làm rõ thêm về các nhóm quyền này. Cũng cần lưu ý rằng, ở đây chủ yếu khái quát những quyền cơ bản của mọi phạm nhân, đối với một số nhóm phạm nhân đặc biệt, yếu thế hơn (chưa thành niên, phụ nữ, người nước ngoài,...) cũng có một số mối quan tâm 14
  • 9. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 đặc thù đã được các văn bản pháp luật quốc tế nêu lên (chẳng hạn như trong Phần II của QTTCTT, trong Các Quy tắc của Liên hợp quốc bảo vệ người chưa thành niên bị tước tự do -1990, Các Quy tắc đối xử đối với phạm nhân nữ và các biện pháp không giam giữ đối với phụ nữ phạm pháp - 2010,...). 1.2.1. An toàn về thân thể và tôn trọng nhân phẩm 1.2.1.1. Cấm tra tấn Điều 5 của Tuyên bố chung về quyền con người của Liên Hợp Quốc (UDHR) quy định rằng không ai phải chịu đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục. Quy định này được cụ thể hóa trong Công ước về các quyền chính trị và dân sự của Liên Hợp Quốc (ICCPR), Công ước chống tra tấn (1984) và một số văn kiện pháp lý khác.Quyền này là một trong số ít các quyền tuyệt đối mà các quốc gia không thể đặt ra bất kỳ giới hạn nào đối với quyền này. Trong mọi hoàn cảnh, không thể tạm đình chỉ hay ngưng áp dụng quyền này. Nghĩa vụ đối xử nhân đạo với những người bị tước tự do bao gồm việc tuân thủ các quy định về cấm tra tấn, đối xử hay trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc sử dụng họ vào các thí nghiệm y tế hay khoa học mà trái với ý muốn của họ, theo như quy định ở Điều 7 ICCPR (đoạn 3). Đối xử nhân đạo và với sự tôn trọng nhân phẩm của những người bị tước tự do là một nguyên tắc cơ bản về quyền con người trong tố tụng hình sự mà đã được áp dụng rộng rãi trên thế giới. Các quốc gia thành viên phải áp dụng nguyên tắc này như một yêu cầu tối thiểu, không phụ thuộc vào nguồn lực sẵn có của quốc gia và không mang tính phân biệt đối xử dưới bất kỳ hình thức nào (đoạn 4). Công ước chống tra tấn (CAT), tại Điều 1, đưa ra định nghĩa tra tấn là: bất kỳ hành vi nào cố ý gây đau đớn hoặc khổ đau nghiêm trọng về thể xác hay tinh thần cho một người, vì những mục đích như lấy thông tin hoặc lời thú tội từ người đó hay một người thứ ba, hoặc để trừng phạt người đó vì một hành vi 15
  • 10. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 mà người đó hay người thứ ba thực hiện hay bị nghi ngờ đã thực hiện, hoặc để đe dọa hay ép buộc người đó hay người thứ ba, hoặc vì bất kỳ một lý do nào khác dựa trên sự phân biệt đối xử dưới mọi hình thức, khi nỗi đau đớn và khổ đau đó do một công chức hay người nào khác hành động với tư cách chính thức gây ra, hay với sự xúi giục, đồng tình hay ưng thuận của một công chức. Khái niệm tra tấn không bao gồm những đau đớn hoặc đau khổ xuất phát từ, gắn liền với, hoặc có liên quan đến, các biện pháp trừng phạt hợp pháp. Đối xử hoặc trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo và hạ nhục (hạ thấp nhân phẩm)(cruel, inhumane, and degrading treatment - được gọi tắt là CIDT) thường được coi là gây ra mức độ đau đớn thấp hơn so với tra tấn. Trong thực tế, người ta thường căn cứ vào mức độ nghiêm trọng của sự đau đớn về thể chất hay tinh thần, cộng với các yếu tố khác (thời gian, không gian,...) để phân biệt giữa tra tấn và CIDT. Khoản 1 Điều 16 của CAT cũng đã xác định: Mỗi quốc gia thành viên cam kết ngăn ngừa trên lãnh thổ thuộc quyền tài phán của mình những hành vi đối xử hoặc trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo và hạ nhục khác mà chưa đến mức tra tấn như định nghĩa ở Điều 1, khi những hành vi này do một công chức hay người nào khác hành động với tư cách chính thức thực hiện, hoặc do xúi giục, đồng tình hay ưng thuận. Trong ICCPR, tại Điều 7, cũng đã chi tiết hóa quyền được bảo vệ khỏi bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục. Điều 7 ICCPR nêu rõ không ai có thể bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ nhục; không ai có thể bị sử dụng để làm thí nghiệm y học hoặc khoa học mà không có sự đồng ý tự nguyện của người đó. Một số khía cạnh liên quan đến nội dung Điều 7 ICCPR đã được Ủy ban Nhân quyền (HRC, cơ quan giám sát việc thực thi ICCPR) phân tích, đầu tiên là trong Bình luận chung số 7 (thông qua tại kỳ họp lần thứ 16 năm 1982 của Ủy ban), 16
  • 11. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 và sau đó được sửa đổi và bổ sung trong Bình luận chung số 20 (thông qua tại kỳ họp lần thứ 44 năm 1992 của Ủy ban). Để bảo vệ cá nhân, trong đó có các phạm nhân khỏi bị tra tấn, theo Công ước chống tra tấn, các quốc gia có những nghĩa vụ chính sau đây:  Phải thực thi các biện pháp phòng ngừa tra tấn. Khẳng định tra tấn không thể được biện minh trong mọi hoàn cảnh (quyền được bảo vệ chống lại tra tấn là một quyền không thể bị giới hạn), kể cả khi có chỉ đạo của cấp trên hoặc cơ quan có thẩm quyền - Điều 2.  Cấm trục xuất các cá nhân đến một quốc gia nơi mà có bằng chứng để cho rằng họ sẽ có nguy cơ bị tra tấn (nguyên tắc này được gọi là không trao trả) - Điều 3.  Phải xác định tra tấn là các tội phạm trong pháp luật quốc gia và trừng phạt thủ phạm tra tấn - Điều 4.   Phải xác lập thẩm quyền pháp lý phổ quát, truy tố hoặc dẫn độ thủ phạm của tra tấn để truy cứu tại quốc gia khác - Điều 5.  Phải thực thi thẩm quyền pháp lý phổ quát như nêu tại Điều 5 (điều tra, giam giữ, thẩm vấn, xét xử, coi tra tấn là loại tội phạm có thể dẫn độ) - Điều 6 đến 8.  Phải phổ biến thông tin về cấm tra tấn, tập huấn, đào tạo cho các lực lượng thực thi pháp luật và những người khác về lĩnh vực này - Điều 10.  Phải thường xuyên rà soát các quy định về thẩm vấn và chế độ giam giữ nhằm chống lại tra tấn - Điều 11.   Bảo đảm điều tra nhanh chóng và khách quan các hành vi tra tấn đã xảy ra - Điều 12.  Bảo đảm nạn nhân của tra tấn quyền có khiếu nại được giải quyết, được bảo vệ và bồi thường - Điều 13 - 14.  Cấm sử dụng lời khai có được do tra tấn - Điều 15. 17
  • 12. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149  Phải ngăn chặn nhân viên công quyền thực hiện hoặc đồng lõa với các hành vi đối xử tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ nhục khác - Điều 16. Trong Tập hợp các nguyên tắc bảo vệ tất cả những người bị giam hay bị cầm tù dưới bất kỳ hình thức nào (1988), Nguyên tắc 6 cũng đồng thời cấm tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục đối với những người bị giam hay cầm tù. Bộ quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của Liên Hợp Quốc (QTTCTT) mặc dù không đề cập trực tiếp đến tra tấn, đối xử vô nhân đạo, nhưng đã nêu lên nguyên tắc căn bản rằng bản thân việc tước tự do của phạm nhân đã tạo ra nỗi khổ đối với họ, do đó, nhà tù không thể tùy tiện làm trầm trọng thêm tình trạng của họ (đoạn 56). 1.2.1.2. Việc nhập trại và phân loại phạm nhân QTTCTT quy định chi tiết về việc đăng ký. Theo đó, ở mọi nơi có người bị phạt tù đều phải có sổ đăng ký theo dõi bắt buộc có đánh số trang và ghi chép về mỗi tù nhân nhận vào:Thông tin liên quan đến danh tính; Nguyên nhân bắt giữ và cơ quan có thẩm quyền bắt giữ; Ngày giờ tiếp nhận và trả tự do. Không được phép tiếp nhận ai vào tù nếu không có lệnh bắt giam hợp pháp và các chi tiết của lệnh bắt giam phải được ghi nhận trước vào sổ đăng ký (đoạn 7). Phân loại phạm nhân, các loại tù nhân khác nhau phải được giam trong các nhà tù hoặc các khu riêng biệt của nhà tù có tính đến độ tuổi, giới tính, lý lịch phạm tội, lý do Pháp lý của việc giam giữ và những điều cần thiết trong đối xử với họ. Bởi vậy: nam và nữ phải được giam giữ riêng càng xa càng tốt trong các nhà tù riêng. Trong một nhà tù tiếp nhận cả nam và nữ thì khu dành cho nữ phải hoàn toàn riêng biệt; phải tách riêng những tù nhân chưa xét xử khỏi các tù nhân đã bị kết án; tù nhân thanh thiếu nên phải được giam tách riêng với tù nhân là người trưởng thành (đoạn 8). 18
  • 13. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 HRC, trong Bình luận chung 21, cũng đã khuyến nghị các quốc gia nên xác định tất cả những người dưới 18 tuổi được coi là chưa thành niên trong tố tụng hình sự. Việc đối xử phù hợp với lứa tuổi và tư cách pháp lý của người chưa thành niên nêu ở Khoản 3 Điều 10 phải thể hiện ở những yếu tố như: điều kiện giam giữ tốt hơn phạm nhân đã thành niên; giờ lao động ngắn hơn; được liên lạc với người thân,... Văn kiện của Liên hợp quốc được sử dụng để làm tiêu chuẩn đánh giá việc thực hiện và để lập báo cáo quốc gia trong vấn đề này là Các quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của Liên hợp quốc về hoạt động tư pháp với người chưa thành niên (Các quy tắc Bắc Kinh, 1985) (đoạn 5). Liên quan đến phụ nữ, Bình luận chung số 28 của HRC, tại đoạn 15, khẳng định nghĩa vụ chủ động của nhà nước trong trường hợp đối xử với phụ nữ bị tước tự do, đặc biệt khi họ có thai và sinh con: Liên quan đến các Điều 7 và 10 (ICCPR), các quốc gia cần cung cấp tất cả thông tin liên quan để đảm bảo rằng các quyền của cá nhân bị tước tự do phải được bảo vệ với những điều kiện bình đẳng giữa nam và nữ. Cụ thể, các quốc gia cần báo cáo về việc cách ly nam giới và phụ nữ trong tù, về việc phụ nữ được canh gác chỉ bởi quản giáo nữ. Các quốc gia cũng cần báo cáo về việc tuân thủ nguyên tắc là nam giới chưa thành niên bị kết án sẽ được cách ly với những người lớn và sự khác biệt trong việc đối xử giữa phụ nữ và nam giới bị tước tự do, cũng như việc tái hòa nhập hay những chương trình giáo dục và thăm nuôi của gia đình áp dụng với họ. Phụ nữ có thai bị tước tự do cần nhận được đối xử nhân đạo và tôn trọng nhân phẩm ở mọi nơi, mọi lúc, và cụ thể là trong khi sinh và chăm sóc trẻ sơ sinh; các quốc gia cần báo cáo về những điều kiện đảm bảo thực hiện quy định này và về việc chăm sóc sức khỏe và y tế cho các bà mẹ và trẻ em. 19
  • 14. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Các Quy tắc đối xử đối với phạm nhân nữ cũng nhấn mạnh cần chú ý đặc biệt đến thủ tục nhập trại của phạm nhân nữ, trẻ em (Quy tắc 2). 1.2.1.3. An toàn, trật tự an ninh Để bảo đảm cho các phạm nhân cũng như cán bộ của cơ sở giam giữ, các trại giam có nghĩa vụ duy trì an toàn và trật tự an ninh. Một số khía cạnh cụ thể của việc duy trì an toàn và trật tự an ninh đã được QTTCTT đề cập đến. Lạm dụng các dụng cụ như cùm, khóa diễn ra tương đối phổ biến tại nhiều quốc gia. Về dụng cụ giam giữ, đoạn 33 của QTTCTT có quy định: Không bao giờ được dùng các dụng cụ giam giữ như cũi, xiềng, xích, cùm tay và cùm chân để trừng phạt. Hơn nữa, không được sử dụng cùm hay xích để giam giữ. Không được dùng các dụng cụ giam giữ khác ngoại trừ những trường hợp sau: Để đề phòng tù nhân chạy trốn khi di chuyển, nhưng chúng phải được tháo ra khi tù nhân đến trước một cơ quan xét xử hay cơ quan quản lý,... Đoạn 34 đề ra yêu cầu về thủ tục áp dụng: Hình thức và cách thức sử dụng các dụng cụ giam giữ phải do ban quản lý trung ương của nhà tù quyết định. Cạnh đó, không được sử dụng những dụng cụ như vậy quá thời gian thật sự cần thiết. Nhấn mạnh khía cạnh không được lạm dụng các biện pháp duy trì trật tự, QTTCTT lưu ý "kỷ luật và trật tự phải được duy trì chặt chẽ nhưng không được vượt quá giới hạn cần thiết cho việc giam giữ an toàn và cho một đời sống cộng đồng có trật tự" (đoạn 27). 1.2.1.4. Các biện pháp kỷ luật Giống như một xã hội thu nhỏ, các nhà tù cũng có những sự vi phạm nội quy nội bộ, do đó, cũng cần có những chế tài, biện pháp kỷ luật nhất định. Tuy nhiên, do sự khép kín của các cơ sở giam giữ, việc kỷ luật rất dễ bị lạm dụng, quá khắc nghiệt đối với tù nhân. QTTCTT có quy định không được sử dụng bất cứ tù nhân nào để phục vụ nhà tù dưới mọi hình thức kỷ luật (đoạn 28.a). 20
  • 15. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Về thẩm quyền, QTTCTT quy định rằng việc xác định: a. Hành vi cấu thành vi phạm kỷ luật; b. Hình thức và thời gian trừng phạt có thể áp dụng; c. Cơ quan có thẩm quyền ấn định hình phạt như vậy đều phải được xác định bằng pháp luật hoặc quy định của một cơ quan quản lý có thẩm quyền. Về thủ tục, không tù nhân nào bị trừng phạt trừ khi người đó đã được thông báo về vi phạm mà họ bị nghi là đã gây ra, và đã có một cơ hội thực sự để tự bào chữa (đoạn 30). Áp dụng các biện pháp kỷ luật vẫn phải trên nguyên tắc tôn trọng phẩm giá con người và các quyền tuyệt đối. Đoạn 31 QTTCTT quy định: nhục hình, hình phạt bằng cách nhốt vào buồng tối và tất cả những hình phạt độc ác, vô nhân đạo hay hạ thấp nhân phẩm với tư cách là những hình phạt cho các tội vi phạm kỷ luật phải bị cấm hoàn toàn. Không bao giờ được áp dụng hình phạt giam kín hoặc cắt bớt khẩu phần ăn trừ khi cán bộ y tế đã khám cho tù nhân và xác nhận bằng văn bản rằng tù nhân đó chịu đựng được. Hàng ngày, cán bộ y tế phải thăm các tù nhân đang chịu hình phạt như vậy và phải kiến nghị với giám đốc nếu thấy việc chất dứt hay thay đổi hình phạt là cần thiết xuất phát từ lý do sức khỏe thể chất hay tâm thần (đoạn 32). 1.2.2. Quyền được bảo đảm mức sống tiêu chuẩn đầy đủ (điều kiện sống) Tuyên ngôn nhân quyền, tại Điều 25, tuyên bố quyền của mọi người được có một mức sống thích đáng cho bản thân và gia đình mình, bao gồm các khía cạnh về ăn, mặc, nhà ở. ICESCR, tại khoản 1, Điều 11 tái khẳng định quyền này, và đòi hỏi mọi người phải được hưởng sự không ngừng cải thiện điều kiện sống. Khoản 2 Điều 11 này còn khẳng định quyền của mọi người không bị đói. Dưới đây sẽ đi vào chi tiết hơn vào ba khía cạnh của quyền có một mức sống thích đáng, hay nói cách khác là được bảo đảm điều kiện sống tối thiểu, bao gồm: 1) Nơi ở; 2) Lương thực, thực phẩm và nước sạch; 3) Quần áo và nơi ngủ. 21
  • 16. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 1.2.2.1. Nơi ở QTTCTT có quy định về việc nơi ở: Ở nơi nào mà chỗ ngủ là buồng hoặc phòng cá nhân thì vào buổi tối, mỗi tù nhân phải được ở trong một buồng hay phòng của chính người đó. Nếu vì những lý do đặc biệt, chẳng hạn như tạm thời có quá đông tù nhân, thì việc ban quản lý trung ương của nhà tù thực hiện một ngoại lệ đối với quy tắc này là cần thiết. Không nên có hai tù nhân trong một phòng hay một buồng. Ở nơi nào sử dụng phòng tập thể thì tù nhân phải được lựa chọn cẩn thận để phù hợp cho việc kết giao giữa họ với nhau trong những điều kiện đó. Phải có sự giám sát thường xuyên vào buổi tối theo đúng bản chất của loại nhà tù này (đoạn 9). Mọi nơi ăn chốn ở cho tù nhân và đặc biệt là nơi ngủ phải đáp ứng được các yêu cầu về y tế, có chú ý đúng mức đến các điều kiện khí hậu và đặc biệt là các điều kiện về dung tích không khí, diện tích sàn tối thiểu, ánh sáng, sưởi ấm và thông hơi (đoạn 10). Cửa sổ phải đủ lớn để tù nhân có thể đọc hoặc lao động được dưới ánh sáng tự nhiên, phải được xây sao cho không khí trong lành có thể vào được, dù có đường thông hơi nhân tạo hay không. Phải cung cấp đủ ánh sáng nhân tạo để tù nhân có thể đọc và làm việc mà không hại đến thị lực. Cán bộ y tế phải thường xuyên kiểm tra và kiến nghị giám đốc nhà tù về: Điều kiện vệ sinh, sưởi ấm, ánh sáng và thông gió của nhà tù (đoạn 11 và 12). 1.2.2.2. Lương thực, thực phẩm và nước sạch Trong Bình luận chung số 12 về quyền có lương thực, thực phẩm ở mức thích đáng (Điều 11 ICESCR), Ủy ban các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (cơ quan giám sát việc thực thi ICESCR) đã làm rõ: Quyền được hưởng lương thực, thực phẩm thích đáng được hiện thực hóa khi tất cả mọi người, dù là nam, nữ, người lớn hay trẻ em, một mình hay cùng với các cá nhân khác trong cộng đồng, bất kỳ lúc nào cũng được có thể tiếp cận hoặc có đủ phương tiện để mua lương thực, thực phẩm. Như vậy, quyền được hưởng lương thực, 22
  • 17. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 thực phẩm thích đáng (the right to adequate food) không thể được giải thích theo nghĩa hẹp với nghĩa có một lượng tối thiểu về năng lượng, chất đạm và các chất dinh dưỡng cụ thể khác,... (đoạn 6). Nội dung cốt lõi của quyền cólương thực, thực phẩm thích đáng hàm ý nguồn cung sẵn có về lương thực, thực phẩm cả về số lượng và chất lượng đủ thỏa mãn nhu cầu ăn uống của các cá nhân; lương thực, thực phẩm đó không độc hại và được chấp nhận trong từng nền văn hóa nhất định. Lương thực, thực phẩm đó được cung cấp thông qua những cách thức bền vững và không làm ảnh hưởng đến việc thụ hưởng các quyền con người khác (đoạn 8). Không có các chất độc hại đặt ra những yêu cầu về an toàn lương thực, thực phẩm và các biện pháp phòng ngừa kể cả từ phía nhà nước và tư nhân nhằm ngăn chặn khả năng gây bệnh do nạn làm giả và/hoặc vệ sinh môi trường kém hoặc do thực hiện không đúng qui trình trong các công đoạn khác nhau của dây chuyền sản xuất lương thực, thực phẩm; cũng cần phải thận trọng trong việc xác định, phòng tránh hoặc loại bỏ các độc tố phát sinh một cách tự nhiên trong lương thực, thực phẩm. Bảo đảm Quyền về nước sạch, trong Bình luận chung số 15 của Ủy ban các quyền kinh tế , xã hội và văn hóa về quyền có nước sạch (Điều 11 và 12 ICESCR) đã đặc biệt nhấn mạnh đến quyền tiếp cận nước của các nhóm yếu thế: Trong khi quyền tiếp cận với nước đươc ̣áp dung̣cho tất cảmoịngười , các quốc gia th ành viên Công ước cần dành sư ̣chúýđăc ̣biêṭđến những cá nhân vànhóm cótruyền thống phải đối măṭvới những khókhăn trong viêc ̣hưởng thụ quyền này, bao gồm phu ̣nữ, trẻ em, các nhóm thiểu số, các dân tộc bản địa, người ti nạṇ, người tim̀ kiếm qui chếti nạṇ , những người mất nơi ở , người lao động nhâp̣cư , tù nhân và nghi phạm bị tạm giam . Cụ thể, các quốc gia thành viên cần thưc ̣hiêṇ các biện pháp đểđảm bảo rằng : Các tù nhân và nghi phaṃ bị t ạm giam cần đươc ̣cung cấp môṭlương̣nước sạch đủ cho nhu cầu cánhân hàng ngày theo quy đinḥ của luâṭnhân quyền quốc tếvàNhững qui tắc tối thiểu của Liên hơp̣quốc vềđối xử với tùnhân (điểm g, đoạn 16). 23
  • 18. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 QTTCTT còn đòi hỏi về sự sẵn có của nước uống cho mọi tù nhân bất cứ khi nào họ cần và việc cung cấp thức ăn theo thời gian, hình thức phù hợp. Cụ thể, vào những giờ thường lệ, mỗi tù nhân phải được ban quản lý nhà tù cung cấp những thức ăn đủ dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe và thể lực, đủ chất và được chuẩn bị và phục vụ chu đáo (đoạn 20). Cán bộ y tế phải thường xuyên kiểm tra và kiến nghị giám đốc nhà tù về số lượng, chất lượng, việc chuẩn bị và phục vụ thức ăn (điểm a, đoạn 26). 1.2.2.3. Quần áo và nơi ngủ Về quần áo, trang phục của phạm nhân, QTTCTT quy định mỗi tù nhân không được phép mặc quần áo của mình thì phải được cung cấp quần áo vừa với người, phù hợp với khí hậu và đủ để giữ sức khỏe. Những quần áo này không được thể hiện sự hạ nhục hay lăng mạ. Tất cả quần áo phải được giặt sạch và cất giữ trong điều kiện phù hợp. Quần áo lót phải được thay và giặt càng thường xuyên càng tốt để giữ vệ sinh. Trong những trường hợp ngoại lệ, bất cứ khi nào một tù nhân được chuyển đi khỏi nhà tù vì lý do được phép nào đó, người đó phải được phép mặc quần áo riêng của mình hay quần áo khác để không ai biết mình là tù nhân (đoạn 17). Về nơi ngủ và chăn đệm, tùy theo tiêu chuẩn quốc gia hay địa phương mà mọi tù nhân phải được cung cấp một giường riêng, có chăn đệm riêng và đủ dùng, đã được giặt sạch khi phát, được cất giữ tốt và thay đổi thường xuyên nhằm bảo đảm sạch sẽ (đoạn 19). Cán bộ y tế phải thường xuyên kiểm tra và kiến nghị giám đốc nhà tù về sự phù hợp và sạch sẽ của quần áo và giường đệm của tù nhân (điểm a, đoạn 26) 1.2.3. Quyền về y tế Sức khỏe có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mọi cá nhân, bao gồm một số khía cạnh như tiếp cận dịch vụ y tế, điều kiện y tế nơi giam giữ, chăm 24
  • 19. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 sóc sức khỏe các trường hợp đặc biệt, vệ sinh và luyện tập thể thao,... sẽ được phân tích dưới đây. 1.2.3.1. Quyền của phạm nhân tiếp cận dịch vụ y tế Mọi phạm nhân đều có quyền được khám sức khỏe và tiếp cận dịch vụ y tế. Về điều này, QTTCTT quy định cán bộ y tế phải chăm sóc sức khỏe thể chất và tâm thần của tù nhân và cần trông nom hàng ngày mọi tù nhân bị ốm, tất cả những ai kêu ốm, và bất kỳ tù nhân nào mà cán bộ y tế đặc biệt thấy cần. Cán bộ y tế phải báo cáo cho giám đốc nhà tù bất cứ khi nào người đó thấy sức khỏe thể chất hay tâm thần của một tù nhân đã hay sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng do tiếp tục ở tù, hoặc do bất kỳ điều kiện nào trong tù (đoạn 25). 1.2.3.2. Điều kiện y tế nơi giam giữ QTTCTT quy định cán bộ y tế phải thường xuyên kiểm tra và kiến nghị giám đốc nhà tù về số lượng, chất lượng, việc chuẩn bị và phục vụ thức ăn; tình trạng vệ sinh của nhà tù và tù nhân; điều kiện vệ sinh, sưởi ấm, ánh sáng và thông gió của nhà tù; sự phù hợp và sạch sẽ của quần áo và giường đệm của tù nhân; theo dõi những quy định về rèn luyện thân thể và thể thao, trong các trường hợp không có nhân viên kỹ thuật phụ trách những hoạt động này (đoạn 26). Cán bộ y tế phải thăm và khám cho mọi tù nhân ngay sau khi họ được nhận vào tù và sau đó khi cần thiết, với mục đích đặc biệt là để phát hiện ốm đau về thể chất hay tâm thần và tiến hành mọi biện pháp cần thiết; để cách ly tù nhân bị nghi ngờ là mắc bệnh truyền nhiễm hoặc dễ lây; để thông báo các sự cố về thể chất hay tâm thần có thể cản trở việc tái hòa nhập xã hội và để xác định khả năng lao động thể lực của mỗi tù nhân (đoạn 24). 1.2.3.3. Chăm sóc sức khỏe các trường hợp đặc biệt QTTCTT có quy định tại mỗi nhà tù phải có ít nhất là một cán bộ y tế có đủ trình độ, có một số kiến thức về tâm sinh lý cung cấp dịch vụ. Các dịch 25
  • 20. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 vụ y tế cần được tổ chức trong mối quan hệ chặt chẽ với cơ quan quản lý y tế chung của cộng đồng hay của quốc gia. Dịch vụ y tế phải bao gồm chuyên môn tâm thần để chẩn đoán, và trong một số trường hợp thích đáng, điều trị những trạng thái thần kinh không bình thường (điểm a, đoạn 22). Các tù nhân bị ốm và cần được điều trị đặc biệt phải được chuyển sang những nhà tù chuyên biệt hoặc chuyển tới các bệnh viện dân sự. Ở nhà tù nào có tiện nghi bệnh viện, trang thiết bị và thuốc men của nhà tù đó phải đáp ứng được yêu cầu về chăm sóc y tế và điều trị cho tù nhân bị ốm, và phải có đội ngũ nhân viên được đào tạo thích hợp. Phải có dịch vụ của nhân viên nha khoa có trình độ dành cho mọi tù nhân (điểm b và c, đoạn 22). 1.2.3.4. Vệ sinh QTTCTT quy định khu vệ sinh phải thỏa đáng để mọi tù nhân có thể đáp ứng được nhu cầu tự nhiên khi cần thiết và phải sạch, tươm tất.Phải có chỗ tắm thỏa đáng sao cho mỗi tù nhân có thể và buộc phải tắm ở nhiệt độ phù hợp với khí hậu, ở mức thường xuyên cần thiết cho việc giữ vệ sinh chung tùy theo mùa và vùng địa lý, nhưng phải tắm ít nhất một tuần một lần trong điều kiện khí hậu ôn hòa. Tất cả những bộ phận của nhà tù thường xuyên có tù nhân phải được bảo quản thích hợp và phải luôn thật sạch sẽ (các đoạn 12, 13 và 14). Về vệ sinh cá nhân, QTTCTT quy định các tù nhân bắt buộc phải giữ bản thân sạch sẽ, và để thực hiện mục tiêu này, họ phải được cung cấp nước và đồ dùng vệ sinh cần thiết để giữ gìn sức khỏe và sự sạch sẽ (đoạn 15). Để các tù nhân có thể giữ được bề ngoài gọn gàng tương ứng với sự tự trọng của họ, phải cung cấp cho họ những tiện nghi để chăm sóc râu và tóc một cách thích hợp, và tù nhân nam phải được thường xuyên cạo râu (đoạn 16). Các Quy tắc đối xử đối với phạm nhân nữ nhấn mạnh thêm nhu cầu vệ sinh cá nhân của phụ nữ (khăn vệ sinh, nước sạch,...) (Quy tắc 5). 26
  • 21. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 1.2.3.5. Luyện tập thể thao Về thể dục và thể thao, QTTCTT có quy định mọi tù nhân không được lao động bên ngoài phải có ít nhất một giờ tập thể dục thích hợp ở ngoài trời hàng ngày nếu thời tiết cho phép. Tù nhân trẻ tuổi và những người khác ở lứa tuổi và có thể lực phù hợp phải được tập luyện thể lực và giải trí trong thời gian tập thể dục. Các nhà tù phải có đủ không gian và trang thiết bị phục vụ mục đích này (đoạn 21). 1.2.4. Sử dụng thời gian trong trại giam hữu ích nhất Với tinh thần nhân đạo và tôn trọng nhân phẩm con người, QTTCTT xác định mục đích hình phạt giam giữ là nhằm mục đích bảo vệ xã hội nhằm chống lại tội phạm, và mục đích này chỉ có thể đạt được nếu thời gian ngồi tù được sử dụng để bảo đảm, trong khả năng lớn nhất, rằng khi người phạm tội trở về thì họ sẵn sang, có khả năng sống theo pháp luật và nuôi sống bản thân (đoạn 58). QTTCTT còn khuyến nghị các nhà tù phải giảm đến mức thấp nhất những khác biệt với thế giới bên ngoài, có những bước cần thiết đế bảo đảm cho tù nhân quay lại dần dần với đời sống xã hội (đoạn 60). Dưới đây, các khía cạnh lao động, giáo dục, các hoạt động văn hóa, tôn giáo, chuẩn bị cho việc trả tự do,... sẽ được phân tích sâu. 1.2.4.1. Lao động Đoạn 71 của QTTCTT quy định lao động nhà tù không được mang tính chất khổ sai. Mọi tù nhân đang chấp hành án đều phải lao động, tùy thuộc vào sức khỏe thể chất và tâm thần của họ, do cán bộ y tế xác định. Trong phạm vi cho phép, công việc được cung cấp phải nhằm duy trì hoặc làm tăng khả năng tù nhân có thể kiếm sống một cách trung thực sau khi được thả. Phải có đào tạo nghề trong các công việc hữu ích cho tù nhân để họ có thể kiếm sống bằng nghề đó, đặc biệt là cho những tù nhân trẻ tuổi. Trong giới hạn phù hợp với việc chọn lựa nghề thích hợp và với những yêu cầu về quản lý và kỷ luật nhà tù, tù nhân phải có thể được chọn loại công việc mà họ muốn làm. 27
  • 22. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Cách tổ chức và những phương pháp làm việc trong nhà tù phải càng giống càng tốt với các công việc tương tự ngoài nhà tù, để chuẩn bị cho tù nhân những điều kiện của cuộc sống có nghề nghiệp bình thường sau này. Tuy nhiên, những lợi ích của tù nhân và của việc đào tạo nghề cho họ phải không được sử dụng vào mục đích kiếm lợi cho một ngành công nghiệp trong nhà tù (đoạn 72). Đoạn 74 đòi hỏi các biện pháp phòng ngừa để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho người lao động tự do cũng phải được chú ý đến, với cùng mức độ như vậy, trong nhà tù. Phải có những quy định bảo đảm cho tù nhân đề phòng tai nạn lao động, kể cả bệnh nghề nghiệp, với những điều khoản không kém thuận lợi hơn so với quy định pháp luật áp dụng đối với người lao động tự do. Số giờ làm việc tối đa hàng ngày và hàng tuần của tù nhân phải được ấn định bởi pháp luật hoặc các quy định hành chính, có tính đến quy tắc và tập quán địa phương liên quan tới việc sử dụng lao động tự do. Với số giờ được ấn định như vậy, phải có ít nhất một ngày nghỉ mỗi tuần và có đủ thời gian dành cho giáo dục và những hoạt động cần thiết khác với tư cách là một phần trong việc đối xử với tù nhân và việc tái hòa nhập xã hội của họ (đoạn 75). Phải có một chế độ trả công thỏa đáng đối với công việc của tù nhân. Theo chế độ đó, tù nhân phải được phép sử dụng ít nhất một phần thu nhập của họ để mua những đồ đạc được chấp thuận để họ sử dụng riêng và để gửi một phần thu nhập của họ cho gia đình. Chế độ đó cũng cho phép ban quản lý nhà tù dành một phần trong thu nhập để thành lập một quỹ tiết kiệm và sẽ được trao cho người tù khi họ được thả (đoạn 76). 1.2.4.2. Giáo dục và các hoạt động văn hóa Về giáo dục, đoạn 77 QTTCTT có quy định Phải có quy định về việc ưu tiên giáo dục cho tất cả những tù nhân có khả năng hưởng lợi ích từ giáo dục, kể cả các giáo lý tín ngưỡng ở những quốc gia có thể thực hiện được điều này. Giáo dục cho người mù chữ và tù nhân trẻ là bắt buộc và ban quản lý nhà 28
  • 23. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 tù phải chú ý đặc biệt đến việc này. Nếu có thể được, giáo dục cho tù nhân phải được kết hợp với hệ thống giáo dục của quốc gia đó, sao cho sau khi được thả, họ có thể tiếp tục việc học tập mà không gặp khó khăn. Các hoạt động giải trí và văn hóa phải có ở mọi nhà tù để phục vụ cho sức khỏe thể chất và tâm thần của tù nhân (đoạn 78). Việc đọc sách và thư viện có vai trò giúp phạm nhân tự học và giải trí. Mọi nhà tù phải có thư viện để cho mọi loại tù nhân sử dụng, có đủ sách giải trí và sách hướng dẫn, và tù nhân phải được khuyến khích tận dụng thư viện (đoạn 40). 1.2.4.3. Tôn giáo Tự do tín ngưỡng và tôn giáo là những quyền dân sự thiết yếu được UDHR, ICCPR và một số văn kiện quốc tế khác bảo vệ. Về tín ngưỡng, tôn giáo, QTTCTT quy định tương đối cụ thể. Nếu nhà tù có đủ số tù nhân cùng theo một tín ngưỡng thì một đại diện đủ tư cách của tín ngưỡng đó phải được chỉ định hoặc chấp thuận. Nếu số lượng tù nhân là thỏa đáng và nếu điều kiện cho phép thì cần thỏa thuận để người đại diện đó làm việc toàn thời gian (điểm a, đoạn 41). Người đại diện đủ tư cách được chỉ định hoặc chấp thuận này phải được phép tổ chức hành lễ thường xuyên và được đi thăm tù nhân theo tín ngưỡng của người đó một cách riêng tư vào những thời điểm thích hợp. Không được từ chối cho bất kỳ tù nhân nào tiếp xúc với đại diện đủ tư cách của một tín ngưỡng. Mặt khác, nếu bất kỳ tù nhân nào phản đối sự viếng thăm của bất kỳ đại diện của một tôn giáo nào thì thái độ của tù nhân đó phải được tôn trọng hoàn toàn. Trong chừng mực có thể thực hiện được, mọi tù nhân phải được thỏa mãn những nhu cầu đời sống tín ngưỡng bằng việc tham gia các buổi lễ tổ chức trong nhà tù, được sở hữu sách kinh của tôn giáo và giáo phái của người đó (đoạn 42). 29
  • 24. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 1.2.4.4. Chuẩn bị cho việc trả tự do QTTCTT quy định từ khi tù nhân bắt đầu chấp hành án, phải quan tâm tới tương lai sau khi họ được thả.Họ được khuyến khích và giúp đỡ để duy trì và thiết lập những quan hệ như vậy với những người và tổ chức ngoài nhà tù nếu điều đó thúc đẩy lợi ích tốt nhất của gia đình họ và sự tái hòa nhập xã hội của riêng họ (đoạn 80). Theo đoạn 81 QTTCTT, các dịch vụ và các tổ chức thuộc chính phủ hay ngoài chính phủ giúp đỡ người ra tù để họ tái lập lại vị trí của mình trong xã hội, trong chừng mực có thể và cần thiết, phải đảm bảo rằng người ra tù phải được cấp những tài liệu thích hợp và những giấy tờ chứng minh cần thiết, phải có nhà ở và công việc làm thích hợp, phải có đầy đủ quần áo phù hợp theo mùa và khí hậu, phải có đủ phương tiện để đi đến nơi họ ở và duy trì cuộc sống của bản thân trong khoảng thời gian ngay sau khi được thả. Các đại diện được chấp nhận của những tổ chức đó phải có sự tiếp cận cần thiết với nhà tù và tù nhân, phải bàn bạc về tương lai của tù nhân ngay từ những ngày đầu chịu án. 1.2.5. Quyền liên lạc với bên ngoài, vấn đề giam kín và biệt giam Con người là một "động vật xã hội" có nhu cầu giao tiếp với đồng loại, việc tước đoạt quyền giao tiếp với những người xung quanh của một cá nhân làm tổn hại tới tinh thần, sức khỏe cũng như phẩm giá của người đó. Hơn thế, việc gặp gỡ hay liên lạc với những người khác có ý nghĩa tạo ra sự minh bạch, hạn chế sự vi phạm các quyền khác của cá nhân. Trong một số vụ việc khiếu nại chống lại Urugoay, HRC kết luận rằng việc giam cô lập không ai biết đến (incommunicado detention, tức giam kín, không có sự liên lạc với bên ngoài, còn gọi là "giam cấm cố") trong "một vài tháng" là cấu thành vi phạm Điều 10 (1). Thời gian ngắn nhất trong số các vụ đó, trong vụ Arzuaga Gilboa kiện Urugoay, HRC đã kết luận rằng có vi phạm 30
  • 25. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 là 15 ngày. Đến nay, chưa có khiếu nại nào đề nghị HRC đánh giá về thời hạn giam ngắn hơn. Một vụ giam không ai biết đến trong thời gian 8 tháng đã được Ủy ban kết luận là vi phạm Điều 7 (tra tấn, trừng phạt, đối xử tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ nhục). Trong vụ Kang kiện Hàn Quốc (878/99), HRC cho rằng 13 năm biệt giam (solitary confinement, giam một mình một phòng), là "một biện pháp mức độ nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến cá nhân, cần có sự lý giải nghiêm túc nhất và chi tiết nhất" và đã kết luận việc này cấu thành vi phạm Điều 10 (1). Tuy nhiên, cần chú ý là phán quyết này không nhắc gì đến Điều 7, mặc dù thời gian biệt giam rất lâu. Điều đó là bởi đương sự không bị giam cô lập không ai biết đến (incommunicado) và khiếu nại của đương sự chỉ dựa vào Điều 10 (1) chứ không phải Điều 7. Trong Nhận xét kết luận đối với Đan Mạch (năm 2000), HRC đã đề cập đến biệt giam như sau: 12. Ủy ban đặc biệt quan tâm đến việc áp dụng biệt giam rộng rãi đối với những người bị giam sau khi kết án, và đặc biệt đối với những người bị tạm giam chờ xét xử hoặc tuyên án. Ủy ban cho rằng biệt giam là một hình phạt hà khắc gây ra những hậu quả nghiêm trọng về tinh thần và chỉ có thể biện minh trong những trường hợp nhu cầu khẩn cấp; việc sử dụng biệt giam ngoài những trường hợp ngoại lệ và trong thời hạn nhất định là không phù hợp với khoản 1, Điều 10 của Công ước. Đan Mạch cần xem xét lại việc áp dụng biệt giam và bảo đảm rằng phương thức này chỉ được áp dụng trong những tình huống cấp thiết. Phần lớn tính "vô nhân đạo" của biệt giam và việc giam cô lập không ai biết đến xuất phát từ việc người bị giam không thể liên lạc với thân nhân ở bên ngoài. Tầm quan trọng của liên lạc với gia đình và bạn bè bên ngoài được làm rõ trong vụ Angel Estrella kiện Urugoay (mã số 74/80). Vụ việc này liên 31
  • 26. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 quan đến việc kiểm duyệt thư của tù nhân, mặc dù HRC thừa nhận rằng việc áp dụng các biện pháp giám sát và kiểm duyệt thư từ của các tù nhân là bình thường. Tuy nhiên, HRC nhấn mạnh: …Điều 17 của Công ước quy định rằng "không ai bị can thiệp tùy tiện hoặc bất hợp pháp vào thư tín của mình". Điều này đòi hỏi rằng các biện pháp giám sát và kiểm duyệt đó phải đáp ứng những bảo đảm pháp lý chống lại sự áp dụng tùy tiện,... Hơn thế, mức độ áp dụng phải phù hợp với các tiêu chuẩn về đối xử nhận đạo đối với người bị giam theo yêu cầu tại Điều 10 (1) của Công ước. Đặc biệt, các tù nhân cần được cho phép liên lạc, dưới sự giám sát, với gia đình và bạn bè của họ theo định kỳ bằng thư tín cũng như bằng các chuyến thăm. Tương tự, hành động từ chối việc gửi thư cho gia đình của tù nhân cũng bị coi là vi phạm Điều 10 (1), theo như kết luận của HRC đưa ra trong vụ Kulomin kiện Hungary (mã số 521/92). Về tiếp xúc với thế giới bên ngoài, QTTCTT quy định tù nhân phải được phép tiếp xúc với gia đình và bạn bè tốt của họ vào những thời gian thường lệ, cả bằng thư từ lẫn thăm viếng, dưới sự giám sát cần thiết (đoạn 37). Tù nhân là người nước ngoài phải được tạo điều kiện thuận lợi một cách thỏa đáng để tiếp xúc với các đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự của quốc gia của tù nhân đó. Tù nhân là công dân của một quốc gia không có đại diện ngoại giao hay lãnh sự ở quốc gia giam giữ và là người tỵ nạn hay người không có quốc tịch phải được phép tiếp xúc với đại diện ngoại giao của quốc gia chịu trách nhiệm về quyền lợi của họ hay với bất kỳ cơ quan quốc gia hay quốc tế nào có nhiệm vụ bảo vệ những người như vậy (đoạn 38). Tù nhân phải thường xuyên được biết những tin tức quan trọng thông qua việc đọc báo, tạp chí định kỳ hay những ấn phẩm đặc biệt của nhà tù, 32
  • 27. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 thông qua nghe đài, diễn thuyết hay bất kỳ biện pháp tương tự nào do ban quản lý nhà tù cho phép và kiểm soát (đoạn 39). 1.3. Bảo đảm quyền của phạm nhân ở một số nước trên thế giới 1.3.1. Bảo đảm quyền của phạm nhân ở Nhật Bản Ở Nhật Bản, thi hành hình phạt ở dạng tước quyền tự do được điều chỉnh bằng Luật về nhà tù năm 1908. Ngoài ra có nhiều bổ sung đáng kể cho Luật này được ban hành vào năm 1933 bằng một sắc lệnh của Bộ trưởng về giáo dục tiến bộ trong các cơ quan chấp hành hình phạt. Sau gần 20 năm nghiên cứu về vấn đề cải cách, đến năm 1976 Bộ Tư pháp mới soạn thảo xong dự thảo những cơ sở cải cách Luật về nhà tù. Dự thảo này đã ghi nhận trong pháp luật quyền và nghĩa vụ của tù nhân [48, tr.216-221]. Trong quá trình cải tạo những người đang bị giam giữ trong các cơ quan chấp hành hình phạt người ta áp dụng rất nhiều những biện pháp khác nhau. Theo quy định, việc tự do di chuyển của tù nhân trong các trại cải tạo bị hạn chế. Tuy nhiên pháp luật Nhật Bản hiện hành không giải thích sự hạn chế đó đến mức nào về những quyền gì của tù nhân bị tước đoạt. Và vì thế trong quá trình đối xử với tù nhân và việc xử phạt kỳ luật tù nhân được thực hiện vô hạn độ. Tình trạng đó đã bị các nhà khoa học pháp lý phê phán kịch liệt, vì sự phê phán đó mà trong các dự án Luật về các cơ quan hình sự cũng điều chỉnh cả chế định quyền con người, chỉ rõ những quyền mà tù nhân phải có như: Quyền mua sắm quần áo cho mình, mua thức ăn, các đồ nhu yếu phẩm,... Chế độ giam giữ: Người ta tiến hành phân loại tù nhân theo lai lịch tội phạm, theo thời gian của hình phạt, tình trạng sức khỏe và các đặc điểm cá nhân khác. Chế độ lao động: Ở Nhật Bản lao động chân tay chiếm vị trí có bản trong giáo dục cải tạo phạm nhân. Họ cho rằng sử dụng lao động chân tay trong nhà tù là nhằm thay đổi thói quen sống ăn bám ở ngoài xã hội của phạm nhân, 33
  • 28. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 hình thành sự tôn trong lao động và giáo dục nghề nghiệp cho họ. Trên cơ sở đó, tù nhân được bảo đảm ngày làm việc tám giờ và tuần làm việc 44 giờ, có sự kiểm tra giám sát về an toàn lao động. Tuy nhiên, Ở Nhật Bản không trả công cho lao động trong tù, tù nhân được hưởng một khoản tối thiểu. Chế độ miễn giảm hình phạt trước thời hạn: Luật xem xét chế định tha miễn thi hành hình phạt hoàn toàn cho những người đã hối cải và chấp hành hình phạt được 1/3 thời gian trong trường hợp tù có thời hạn và hơn 10 năm trong trường hợp hình phạt tù chung thân. Chế độ "tiếp xúc mở": Để giúp cho tù nhân tái hòa nhập cộng đồng và giữ mối quan hệ với thế giới xung quanh, động viên người đó tự cải tạo. Ở Nhật người ta hệ thống "giao tiếp tự do" hay "tiếp xúc mở", đó là hệ thống giao tiếp đối xử với phạm nhân trong đó phạm nhân được bố trí trong nhà tù "mở" nơi không có hàng rào, lính gác, các phương tiện phòng chống trốn trại. Công tác giáo dục và cải tạo được thực hiện trong một điều kiện tương đối tự do. Và để thực hiện hệ thống đó người ta áp dụng nhiều ở dạng đưa người đang cải tạo vào lao động nông nghiệp ngoài khu vực trại cải tạo. Hiện tại, hệ thống tiếp xúc mở chủ yếu áp dụng cho những phạm nhân vị tước quyền tự do các tội phạm về giao thông. 1.3.2. Bảo vệ quyền của phạm nhân ở Hoa Kỳ Mỹ hệ thống trại giam liên bang được quản lý bởi Cục trại giam Liên bang (Federal Bureau of Prisons - FBP), cơ quan này được thành lập vào năm 1930 nhằm mục đích quản lý 12 trại giam liên bang vào lúc đó. Đến nay, Cục điều hành 116 cơ sở giam giữ, 6 văn phòng khu vực, quản lý hơn 200.000 phạm nhân. Cục hiện nay có khoảng gần 40.000 nhân viên, bao gồm đội ngũ bảo đảm an ninh và cung cấp các dịch vụ y tế, giáo dục cho phạm nhân. Các quyền của phạm nhân tại Mỹ được bảo đảm bởi Hiến pháp và các đạo luật. Mặc dù phạm nhân không có toàn bộ các quyền hiến định. Nhưng 34
  • 29. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 một số quyền cơ bản được bảo đảm bởi Hiến pháp, chẳng hạn như: quyền không bị trừng phạt tàn ác và vô nhân đạo (quy định tại tu chính án số 8). Những quy định này bảo đảm cho phạm nhân có được một mức sống tối thiểu. Cạnh đó, phạm nhân còn có những quyền khác như quyền: khiếu nại hành chính, quyền đối xử bình đẳng. Luật mẫu về kết án và cải tạo quy định rằng người bị giam giữ được bảo vệ khỏi sự kỳ thị trên cơ sở chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, giới tính. Phạm nhân cũng có các quyền về ngôn luận và tôn giáo ở mức độ giới hạn nhất định. Ở phạm vi liên bang còn có một số đạo luật bảo vệ quyền của phạm nhân. Luật về các quyền dân sự của những người bị giam giữ (The Civil Right of Insitutionalized Person Act - CRIPA, 42. U.S.C 1997) ủy quyền cho Tổng trưởng lý tiến hành điều tra và truy tố các vụ việc liên quan đến điều kiện giam giữ tại các tiểu bang hoặc các cơ sở giam giữ tại địa phương khác (không bao gồm các cơ sở tư nhân), xác minh xem có sự vi phạm các quyền cơ bản của phạm nhân hay không. Luật về cải cách khiếu kiện trong trại giam (Prison Litigation Refom Act), được Tổng thống Bill Clinton ký ban hành vào ngày 26 tháng 4 năm 1996, là một đạo luật rất chi tiết, có những quy định về thủ tục để phạm nhân có thể khiếu kiện. 1.3.3. Bảo vệ quyền của phạm nhân ở Cộng hòa Liên Bang Đức Cộng hòa Liên bang Đức có đạo luật riêng về thi hành hình phạt tù, với tên gọi Luật về thi hành hình phạt tù và các biện pháp tái hòa nhập và phòng ngừa liên quan đến việc tước tự do (Luật về nhà tù). Đạo luật này có các quy định chi tiết liên quan đến các lĩnh vực như: nơi ở, lương thực, việc thăm gặp, thư tín, việc rời khỏi nhà tù trong các trường hợp đặc biệt, học nghề, thực hành tôn giáo, dịch vụ y tế, hoạt động giải trí, các biện pháp kỷ luật và trật tự. Đạo luật này còn có các quy định riêng đối với tù nhân nữ, chẳng hạn liên quan đến trường hợp mang thai và sinh đẻ. 35
  • 30. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Điều đặc biệt là, mặc dù được điều chỉnh bởi luật liên bang, hệ thống nhà tù của Đức được điều hành bởi các tiểu bang. Các cơ quan điều hành trại giam,nằm trong bộ tư pháp của các tiểu bang, có thẩm quyền về tổ chức hệ thống trại giam, chịu trách nhiệm về ngân sách, đào tạo nhân sự, cải tạo phạm nhân. Các cơ quan này còn có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo, thực hiện việc thanh tra các trại giam. Như vậy, mối quan hệ trực tiếp, không có cơ quan trung gian giữa Bộ Tư pháp và các trại giam khiến cho việc đưa ra các quyết định nhanh chóng và cơ quan quản lý (cấp bộ) gần với các trại giam. Liên quan đến chống tra tấn, Bộ luật Hình sự Đức đến gần đây vẫn chưa có một định nghĩa toàn diện về tra tấn. Hành vi có thể đến mức tra tấn có thể bị truy tố về tội tra tấn có thể bị truy tố về tội cưỡng ép (Điều 240), hoặc gây tổn hại đến sức khỏe bởi công chức (Điều 340) và ép cung/cưỡng ép lấy lời khai (Điều 343). Cạnh đó, vào năm 2002, Luật về các tội phạm vi phạm luật quốc tế (Code of Crimes against International Law - CCIL) đã quy định các tội phạm cụ thể liên quan đến tra tấn vi phạm luật quốc tế được pháp điển hóa trong Quy chế Rome về Tòa án hình sự quốc tế. Bao gồm các tội tra tấn trong hoàn cảnh diệt chủng (Mục 6 (1), số 2, CCIL), tra tấn như là một tội phạm chiến tranh trong bối cảnh xung đột vũ trang (Mục 8 (1), số 3, CCIL) và tra tấn như là một tội ác chống nhân loại trong bối cảnh tấn công thường dân (Mục 7 (1), số 5, CCIL). Tuy nhiên, CCIL lại không áp dụng ngoài các bối cảnh trên đây, do đó các hành vi tra tấn chỉ bị xử lý như các dạng xâm phạm, tổn hại đến thân thể [53]. 1.3.4. Bảo vệ quyền của phạm nhân ở Anh Tại Anh, hệ thống nhà tù được quản lý bởi Cơ quan nhà tù Hoàng gia (Her Majesty’s Prison Service), đặt dưới sự điều hành của Cơ quan quản lý tội phạm quốc gia (National Offender Management Service) - một cơ quan thuộc Chính phủ. Cơ quan nhà tù Hoàng gia quản lý hầu hết các nhà tù tại Anh và 36
  • 31. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 xứ Wales, trong khi tại Scotland và Bắc Ireland có hệ thống cơ quan quản lý nhà tù riêng. Tổng Giám đốc của Cơ quan quản lý tội phạm quốc gia là người điều hành cao nhất của hệ thống trại giam. Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm báo cáo trước Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Mục đích của Cơ quan nhà tù Hoàng gia được nêu là hướng đến việc "phục vụ cộng đồng bằng việc giam giữ những người đã bị tòa án kết tội; chăm sóc họ với lòng nhân ái và giúp họ có cuộc sống tuân thủ pháp luật và hữu ích trong thời gian bị giam giữ và sau khi được thả". Năm 2009 hệ thống nhà tù tại Anh có 131 trại giam (bao gồm 11 trại giam tư nhân).Đến cuối năm 2010 hệ thống trại giam có khoảng 90.000 phạm nhân. Các quyền của phạm nhân hiện được điều chỉnh chủ yếu bởi Luật trại giam (Prison Act, 1952) và Các quy tắc Trại giam (Prison Rules, 1999). Hai văn kiện này, dù tương đối ngắn gọn, bên cạnh việc quy định tổ chức, chế độ quản lý, điều hành, một số tội phạm liên quan, đã liệt kê một số quyền căn bản của phạm nhân và nêu một số quyền tuyệt đối (như an toàn về thân thể,...) [55]. Ngoài ra, việc phân loại hình phạt, phạm nhân còn phải căn cứ vào Luật tư pháp hình sự (Criminal Justice Act, 2003) (thay thế cho Luật tư pháp hình sự năm 1991). Cạnh đó, Luật nhân quyền (1998, có hiệu lực từ 1/10/2000) có giá trị quan trọng hàng đầu trong việc bảo vệ các quyền con người tại Anh quốc.Về nội dung, đạo luật này dẫn chiếu đến và coi Công ước nhân quyền châu Âu (ECHR, 1950) có thể áp dụng trực tiếp. Điều 3 của ECHR quy định không ai phải chịu tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn ác hoặc vô nhân đạo. Quy định cấm này có tính cách tuyệt đối. Tòa án của Anh trong vụ việc Chahal (Chahal v United Kingdom - App.22414/93, phán quyết vào ngày 15/11/1996) đã tái khẳng định tính chất tuyệt đối của cấm tra tấn.