SlideShare a Scribd company logo
1 of 120
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
VŨ NAM HẢI
TƢ TƢỞNG CƠ BẢN CỦA PHẬT GIÁO VỀ
QUYỀN CON NGƢỜI VÀ GIÁ TRỊ KẾ
THỪA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Tải miễn phí kết bạn Zalo:0917 193 864
Dịch vụ viết luận văn chất lượng
Website: luanvantrust.com
Zalo/Tele: 0917 193 864
Mail: baocaothuctapnet@gmail.com
Chuyên ngành: Pháp luật về quyền con ngƣời
Mã số: Chuyên ngành đào tạo thí điểm
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Vũ Nam Hải
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mụccác chữ viết tắt
MỞ ĐẦU...................................................................................................1
Chƣơng 1: KHÁI QUÁT VỀ QUYỀN CON NGƢỜI VÀ VỀ PHẬT GIÁO8
1.1. Khái quát về những nội dung và định hƣớng giá trị cơ bản
của tƣ tƣởng quyền conngƣời ....................................................8
1.2. Khái quát về Phật giáo................................................................18
1.2.1. Khái quát về lịch sử Phật giáo........................................................18
1.2.2. Khái quát về lịch sử Phật giáo Việt Nam........................................21
1.2.3. Khái quát tư tưởng, triết lí Phật giáo liên quan đến tư tưởng
quyền con người ...........................................................................23
1.3. Sự tƣơng đồng của Phật giáo và tƣ tƣởng về quyền con ngƣời 25
1.3.1. Nhân sinh quan Phật giáo ..............................................................25
1.3.2. Tư tưởng về nhà nước và xã hội trong kinh điển Phật giáo ..............27
Chƣơng 2: TƢ TƢỞNG PHẬT GIÁO VỀ MỘT SỐ QUYỀN VÀ TỰ
DO CỦA CON NGƢỜI.............................................................34
2.1. Quyền sống .................................................................................34
2.2. Quyền không bị tra tấn...............................................................45
2.3. Vấn đề quyền tự do, bình đẳng...................................................47
2.4. Vấn đề không phân biệt đối xử ...................................................51
2.5. Vấn đề dân chủ ...........................................................................57
2.6. Quyền tự do tƣ tƣởng, tín ngƣỡng, tôn giáo .............................63
Chƣơng 3: NHỮNG GIÁ TRỊ TRONG TƢ TƢỞNG CỦA PHẬT
GIÁO VỀ QUYỀN CON NGƢỜI CÓ THỂ KẾ THỪA,
PHÁT HUY Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 71
3.1. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản
Việt Nam về quyền conngƣời và về việc phát huy các giá trị
nhân văn của Phật giáo trong đời sống xã hội 71
3.1.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt
Nam về quyền conngười 71
3.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt
Nam về việc phát huy các giá trị nhân văn của Phật giáo 78
3.2. Tƣ tƣởng Phật giáo với việc xây dựng nền văn hóa nhân quyền79
3.2.1. Nền văn hóa nhân quyền ...............................................................79
3.2.2. Phật giáo Việt Nam tham gia xây dựng nền văn hóa nhân quyền.....84
3.3. Tƣ tƣởng Phật giáo trong việc giáo dục, xây dựng lối sống
đạo đức và có ý thức chấp hành pháp luật 88
3.3.1. Phật giáo Việt Nam góp phần giáo dục đạo đức xã hội....................88
3.3.2. Phật giáo Việt Nam xây dựng ý thức chấp hành pháp luật ...............94
3.4. Kế thừa đạo đức nhân văn của Phật giáo trong công tác
phòng ngừa vi phạm pháp luật và cảm hóa, cảitạo ngƣờivi
phạm pháp luật 96
3.4.1. Phật giáo Việt Nam tham gia phòng ngừa vi phạm pháp luật...........96
3.4.2. Phật giáo Việt Nam tham gia cải tạo người vi phạm pháp luật.........97
3.5. Tƣ tƣởng Phật giáo với phƣơng pháp hóa giải xung đột xã
hội liên quan đến quyền conngƣời 98
3.5.1. Tiếp cận theo hướng tích cực, bền vững .........................................98
3.5.2. Phương pháp giải quyết theo xu hướng hợp tác, thúc đẩy “dần
dần”, “mang tính chương trình”................................................... 100
KẾT LUẬN........................................................................................... 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................... 110
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CAT
GHPGVN
HRC
ICCPR
ICESCR
ICRC
ILO
MTTQVN
UDHR
Công ước chống tra tấn
Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Ủy ban Quyền conngười
Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị
Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa
Hội Chữ Thập đỏ quốc tế
Tổ chức Lao động quốc tế
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Tuyên ngôn thế giới về quyền conngười
MỞ ĐẦU
1. Tính cấpthiết của đề tài
Quyền con người (Nhân quyền - Human Rights) là một phạm trù đa
diện và có nhiều định nghĩa, các nhà nghiên cứu cho rằng quyền con người đã
tồn tại ngay từ buổi ban sơ trong lịch sử xã hội loài người; mặc dù có nhiều ý
kiến đánh giá và cách giải thích khác nhau, nhưng phải đến sau Chiến tranh
thế giới lần thứ hai (1945), khái niệm “quyền con người” mới thực sự được đề
cập rộng rãi trong cộng đồng nhân loại.
Theo dòng chảy lịch sử tư tưởng nhân loại nói chung, lịch sử tư tưởng,
triết lí về quyền con người nói riêng, có thể thấy rằng những giá trị phản ánh
về quyền con người đã tồn tại trong đời sống xã hội loài người từ nhiều thế kỷ
trước đây, mặc dù không được nói đến trong cụm từ “quyền con người”
nhưng những giá trị của quyền con người, ở những mức độ khác nhau đã
được nêu ra trong những tác phẩm của các triết gia, các nhà tư tưởng lớn, nó
xuất hiện và tồn tại trong giáo điều và quy định của các tôn giáo, trong pháp
luật của các quốc gia, biểu hiện trong văn hóa truyền thống của nhiều dân tộc
khác nhau…
Quyền con người là phổ quát, là giá trị chung của nhân loại, đảm bảo
quyền con người là mục tiêu hướng đến của tất cả các quốc gia trên thế giới.
Tuy nhiên, để quyền con người được tôn trọng và đảm bảo trên thực tế là một
quá trình và cần có sự tham gia của nhiều thành tố trong xã hội.
Ngày nay, chúng ta thấy rằng tư tưởng, triết lí Phật giáo không xa rời
thực tiễn mà trái lại Phật giáo nói đến những vấn đề gắn bó mật thiết với cuộc
sống của con người. Chúng ta hãy cùng xem xét những lời nói của Đức Phật
về những vấn đề như: Tôn trọng và bảo vệ sinh mạng của con người cũng như
mọi loài, không được đối xử bất công, không được hành hạ về thể xác lẫn tinh
1
thần của con người, con người được quyền có đầy đủ thức ăn, nhà ở, được
chăm sóc sức khỏe và được quyền học tập đầy đủ; con người được tự do ngôn
luận và tự do trình bày ý kiến của mình. Hơn thế nữa, với lòng từ bi và trí tuệ
của mình, Đức Phật còn hướng dẫn mọi người phát huy lòng từ bi nơi tự tâm
của mỗi người, cần phải quan tâm, giúp đỡ và bảo vệ những người gặp khó
khăn như người khuyết tật, trẻ em, phụ nữ, người yếu thế để họ có thể hòa
nhập với cuộc sống xã hội. Những tư tưởng đó được phản ánh ở nhiều phần
khác nhau trong Kinh, Luật, Luận (là ba bộ phận cấu thành hệ thống kinh
điển, giáo lí của Phật giáo); những tư tưởng về quyền con người trong Phật
giáo giúp cho chúng ta nhận thức sâu sắc hơn những giá trị tốt đẹp trong văn
hóa Phật giáo, từ đó ứng dụng vào cuộc sống của mình cũng như đóng góp
trong việc xây dựng xã hội tốt đẹp, văn minh, nơi mà quyền con người được
tôn trọng và bảo đảm.
Chúng ta hiểu và thừa nhận rằng, bảo vệ quyền con người không chỉ
bằng hệ thống pháp luật, mà nó còn là phát huy tổng hợp các giá trị tốt đẹp
tồn tại trong xã hội, một nền tảng xã hội được xây dựng dựa trên những giá trị
xuất phát từ phẩm giá của con người là điều kiện tốt để quyền con người được
tôn trọng và đảm bảo.
Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị (năm 1990) về công tác tôn giáo khẳng
định: Tôn giáo là vấn đề còn tồn tại lâu dài. Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu
tinh thần của một bộ phận nhân dân. Đạođức tôn giáo có nhiều điều phù hợp
với công cuộc xây dựng xã hội mới.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội
(Bổ sung, phát triển năm 2011) của Đảng ta đã nêu rõ: “Xây dựng nền văn
hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống
nhấttrong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ;
làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội,
2
trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của
pháttriển. Kế thừa và pháthuynhững truyền thống văn hóa tốt đẹp của cộng
đồng các dân tộc Việt Nam, tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, xây
dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, vì lợi ích chân chính và phẩm
giá con người” [8]; „„Con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng
thời là chủ thể phát triển. Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, gắn quyền
con người với quyền và lợi ích của dân tộc, đất nước và quyền làm chủ của
nhân dân. Kết hợp và phát huy đầy đủ vai trò của xã hội, gia đình, nhà
trường, từng tập thể lao động, các đoàn thể và cộng đồng dân cư trong việc
chăm lo, xây dựng con người Việt Nam giàu lòng yêu nước, có ý thức làm
chủ, trách nhiệm công dân; có tri thức, sức khỏe, lao động giỏi; sống có văn
hóa, nghĩa tình; có tinh thần quốc tế chân chính. Xây dựng gia đình no ấm,
tiến bộ, hạnh phúc, thật sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trường
quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách” [8].
Bên cạnh việc từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật, xây dựng Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; chúng ta cần khai thác, phát huy những
giá trị tích cực, tốt đẹp của truyền thống văn hóa của dân tộc, trong đó có
những giá trị của tư tưởng Phật giáo, những giá trị của văn hóa Phật giáo để
góp phần xây dựng một nền văn hóa nhân quyền.
Nghiên cứu lịch sử tư tưởng, triết lí về quyền con người giúp cho chúng
ta nhận thấy những giá trị về quyền con người tồn tại ở đâu, giá trị quyền con
người được chứa đựng trong những giá trị văn hóa hay tôn giáo nào, đã và
đang hiện hữu trong đời sống xã hội loài người. Từ đó gợi cho chúng ta ý
tưởng rằng, việc thúc đẩy và đảm bảo quyền con người cũng chính là tiếp tục
phát huy hơn nữa những giá trị quyền con người chứa đựng trong các giá trị
văn hóa ấy, mà ở đây tác giả tập trung nói đến là những giá trị trong tư tưởng,
triết lí của Phật giáo.
3
Với những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Tư tưởng cơ bản của Phật
giáovề quyền con người và giá trị kế thừa ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài
thạc sĩ của mình, với mục đích làm rõ một số tư tưởng, triết lí của Phật giáo
về quyền con người, bổ sung vào hệ thống lí luận về lịch sử tư tưởng, triết lí
của nhân loại về quyền con người; góp phần phát huy những giá trị tích cực
của Phật giáo trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người trong thời đại
ngày nay.
2. Tình hình nghiên cứu
Ngày nay, khi nói đến Phật giáo, không ai có thể phủ nhận hay bàn cãi
về giá trị nhân văn, nhân đạo của Phật giáo cũng như cảm nhận sự gần gũi của
những tư tưởng, triết lí, văn hóa Phật giáo trong cuộc sống. Có thể thấy rằng,
mặc dù trong giáo lí, kinh điển Phật giáo không nói đến cụm từ “quyền con
người” song vấn đề tôn trọng quyền con người hoàn toàn không xa lạ gì đối
với Đạo Phật.
Tư tưởng, triết lí Phật giáo về quyền con người là một chủ đề tuy không
mới; tuy nhiên, việc nghiên cứu sâu sắc vấn đề này hầu như còn hạn chế,
trong một số bài viết của các tu sỹ Phật giáo như: TS.Lê Mạnh Thát, TS.Thích
Nhật Từ, TS.Thích Đồng Bổn và một số học giả khác ở trong và ngoài nước,
thường tiếp cận dưới dạng phân tích về triết lí Phật giáo liên quan đến một số
vấn đề cụ thể trong cuộc sống, và các vấn đề này ít nhiều tương đồng với nội
hàm của một số quyền con người theo luật nhân quyền quốc tế hiện nay, các
tác giả hầu như đều xuất phát từ quan điểm “Phật giáo nhập thế” và để chứng
minh, làm rõ hơn quan điểm này; chưa có nhiều bài viết và nghiên cứu để làm
rõ về lí luận cũng như việc vận dụng tư tưởng, triết lí, nguyên tắc về quyền
con người trong Đạo Phật vào cuộc sống, gắn với việc thúc đẩy và bảo đảm
quyền con người.
Bên cạnh đó, những nghiên cứu trước đây về mối liên hệ giữa Phật giáo
4
và quyền con người thường xảy ra việc những nhà nghiên cứu chỉ tập trung
vào những diễn đạt riêng lẻ trong giải thích của họ về kinh điển Phật giáo, nên
gây hạn chế việc tìm ra những nguyên tắc và tư tưởng của Phật giáo về quyền
con người. Đến nay, chưa thấy luận văn thạc sĩ nào tiếp cận chủ đề này dưới
góc độ quyền con người.
Mặc dù kinh điển Phật giáo được viết vào thời cổ đại và không có sự
nối kết trực tiếp với những khái niệm, tư tưởng hiện đại về quyền con người
như trong Luật nhân quyền quốc tế. Tác giả cố gắng nghiên cứu và chỉ ra, tìm
ra những nguyên tắc và tư tưởng về quyền con người mà kinh điển Phật giáo
chuyển tải. Để hướng đến việc khai thác trong đó những ứng dụng hữu ích.
Bởi vì Phật giáo đã và đang tồn tại đầy sức sống trong thế giới của chúng ta.
Với cách tiếp cận những giá trị quyền con người trong Phật giáo, tác
giả muốn tiếp cận nghiên cứu và làm rõ những tư tưởng quyền con người “đã
có”, đó là những tư tưởng quyền con người đã và đang tồn tại trong đời sống
Phật giáo, với mong muốn nhìn nhận vấn đề quyền con người gần gũi hơn,
sáng tỏ nội dung quyền con người là giá trị chung của nhân loại, thực sự tồn
tại phổ biến trong đời sống của con người; đồng thời cũng góp phần phê phán
những góc nhìn thiếu tích cực liên quan đến sự tranh luận về “những giá trị
châu Á” và quyền con người.
3. Mục đích, phạm vi nghiên cứu
Trình bày, phân tích có hệ thống tư tưởng, triết lí quyền con người
trong Phật giáo; góp phần bổ sung và làm sáng tỏ thêm về lịch sử tư tưởng,
triết lí về quyền con người; thể hiện tính phổ biến của quyền con người; để
chứng minh rằng các giá trị quyền con người đã và đang tồn tại trong đời sống
xã hội, mà cụ thể ở đây là trong đời sống và văn hóa Phật giáo.
Bổ sung lí luận về lịch sử tư tưởng, triết lí về quyền con người qua tư
tưởng, triết lí, nguyên tắc của Phật giáo về vấn đề quyền con người.
5
Đề xuất một số giải pháp góp phần thúc đẩy và bảo vệ quyền con người
trong thực tiễn đời sống; bên cạnh việc nghiên cứu, tiếp thu những thành tựu
phát triển của pháp luật quốc tế về quyền con người thì việc phát huy những
giá trị quyền con người trong văn hóa Phật giáo nói riêng cũng có tác dụng
góp phần xây dựng một nền văn hóa nhân quyền, nó có ưu thế riêng và dễ
được xã hội phương Đông tiếp nhận và phát triển. Góp phần hoàn thiện pháp
luật về quyền con người ở Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu, tác giả tập trung phân tích các kinh điển, giáo lí
của Phật giáo Đại thừa là chủ yếu. Trong đó tập trung vào việc giải thích các
quy định của Phật giáo có liên quan đến các quyền và tự do cơ bản của con
người. Nghiên cứu tư tưởng Phật giáo dưới góc độ khoa học pháp lí về nhà
nước và pháp luật nói chung, pháp luật về quyền con người nói riêng.
4. Cơ sở lí luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận: Chủ nghĩa Mác-
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa; quan điểm, đường lối, chính sách
của Đảng và Nhà nước ta về quyền con người và xây dựng nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Tác giả xem xét vấn đề quyền con người từ quan điểm triết học về luật,
để nhận diện những giá trị quyền con người được chia sẻ bởi hệ tư tưởng Phật
giáo. Tiếp cận từ sự liên hệ giữa quyền con người khởi phát từ nhân phẩm, ý
nghĩa của nhân phẩm trong tư tưởng Phật giáo.
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Phân tích - tổng hợp,
xã hội học, so sánh, đánh giá để làm sáng tỏ những vấn đề liên quan. Luận
văn cũng khai thác thông tin tư liệu của các bài viết khoa học và công trình
nghiên cứu đã công bố để chứng minh cho các luận điểm.
5. Kết quả nghiên cứu và ý nghĩa của luận văn
Bổ sung hệ thống lí luận về lịch sử tư tưởng, triết lí về quyền con
6
người. Hệ thống hóa các nghiên cứu về quyền con người trong Phật giáo.
Các kết quả của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ việc
nghiên cứu, giảng dạy và học tập trong các cơ sở đào tạo pháp luật về quyền
con người. Có đóng góp nhất định trong xây dựng nền văn hóa nhân quyền và
phương pháp giải quyết hòa bình các xung đột xã hội, các bất đồng liên quan
đến tôn trọng và bảo vệ quyền con người.
6. Kết cấu của luận văn
Luận văn này gồm phần mở đầu, ba chương và phần kết luận.
- Chương 1: Kháiquátvề quyền con ngườivà về Phậtgiáo
- Chương 2: Tư tưởng Phật giáo về một số quyền và tự do của con người
- Chương 3: Những giá trị trong tư tưởng của Phậtgiáo về quyền con
người có thể kế thừa, pháthuy ở Việt Nam hiện nay
7
Chƣơng 1
KHÁI QUÁT VỀ QUYỀN CON NGƢỜI
VÀ VỀ PHẬT GIÁO
1.1. Khái quát về những nội dung và định hƣớng giá trị cơ bản của
tƣ tƣởng quyền con ngƣời
Quyền con người (hay nhân quyền - human rights) là một phạm trù đa
diện, do đó trên thực tế đã có nhiều định nghĩa khác nhau. Theo định nghĩa
của Văn phòng Cao ủy Liên Hợp Quốc về quyền con người (Office of High
Commissioner for Human Rights - OHCHR), quyền con người là những bảo
đảm pháp lí toàn cầu (universal legal guarantees) có tác dụng bảo vệ các cá
nhân và các nhóm chống lại những hành động (actions) hoặc sự bỏ mặc
(omissions) mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép
(entitlements) và tự do cơ bản (fundamental freedoms) của con người.
Bên cạnh định nghĩa kể trên, một định nghĩa khác cũng thường được
trích dẫn, theo đó, quyền con người là những sự được phép (entitlements) mà
tất cả thành viên của cộng đồng nhân loại, không phân biệt giới tính, chủng
tộc, tôn giáo, địa vị xã hội...; đều có ngaytừ khi sinh ra, đơn giản chỉ vì họ là
con người. Định nghĩa này mang dấu ấn của học thuyết về các quyền tự nhiên.
Ở Việt Nam, đã có những định nghĩa về quyền con người do một số cơ
quan nghiên cứu và chuyên gia từng nêu ra. Những định nghĩa này cũng
không hoàn toàn giống nhau, nhưng xét chung, quyền con người thường được
hiểu là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có của con người được ghi nhận
và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lí quốc tế.
Như vậy, nhìn ở góc độ nào và ở cấp độ nào thì quyền con người cũng
được xác định như là những chuẩn mực được cộng đồng quốc tế thừa nhận và
tuân thủ. Những chuẩn mực này kết tinh những giá trị nhân văn của toàn nhân
8
loại, chỉ áp dụng với con người, cho tất cả mọi người. Nhờ có những chuẩn
mực này, mọi thành viên trong gia đình nhân loại mới được bảo vệ nhân
phẩm và mới có điều kiện phát triển đầy đủ các năng lực của cá nhân với tư
cách là một con người. Cho dù cách nhìn nhận có những khác biệt nhất định,
một điều rõ ràng là quyền con người là những giá trị cao cả cần được tôn
trọng và bảo vệ trong mọi xã hội và trong mọi giai đoạn lịch sử.
Về nguồn gốc của quyền con người, có hai trường phái cơ bản đưa ra
hai quan điểm trái ngược nhau. Những người theo học thuyết về quyền tự
nhiên (natural rights) cho rằng quyền con người là những gì bẩm sinh, vốn có
mà mọi cá nhân sinh ra đều được hưởng chỉ đơn giản bởi họ là thành viên của
gia đình nhân loại. Các quyền con người, do đó, không phụ thuộc vào phong
tục, tập quán, truyền thống văn hóa hay ý chí của bất cứ cá nhân, giai cấp,
tầng lớp, tổ chức, cộng đồng hay nhà nước nào. Vì vậy, không một chủ thể
nào, kể cả các nhà nước, có thể ban phát hay tước bỏ các quyền con người
bẩm sinh, vốn có của các cá nhân.
Ngược lại, học thuyết về các quyền pháp lí (legal rights) cho rằng, các
quyền con người không phải là những gì bẩm sinh, vốn có một cách tự nhiên
mà phải do các nhà nước xác định và pháp điển hóa thành các quy phạm pháp
luật. Như vậy, theo học thuyết về quyền pháp lí, phạm vi, giới hạn và ở góc
độ nhất định, cả thời hạn hiệu lực của các quyền con người phụ thuộc vào ý
chí của tầng lớp thống trị và các yếu tố như phong tục, tập quán, truyền thống
văn hóa... của các xã hội. Ở đây, trong khi các quyền tự nhiên có tính đồng
nhất trong mọi hoàn cảnh (universal), mọi thời điểm, thì các quyền pháp lí
mang tính chất khác biệt tương đối về mặt văn hóa và chính trị (culturally and
politically relative).
Học thuyết về quyền tự nhiên đã được đề cập từ khá sớm bởi nhiều học
giả. Cụ thể, từ thời Hy Lạp cổ đại, nhà triết học Zeno (333-264 TCN) đã phát
9
biểu rằng, không một ai sinh ra đã phải làm nô lệ. Địa vị nô lệ là do họ bị tước
đoạt tự do vốn có của con người. Rõ ràng ở đây theo Zeno, quyền là một
người tự do là một quyền bẩm sinh của con người. Tư tưởng này sau đó được
nhiều triết gia tái khẳng định và phát triển, trong đó tiêu biểu như Thomas
Hobbes (1588-1679), John Locke (1632-1704) và Thomas Paine (1731-1809).
Thomas Hobbes cho rằng quyền tự nhiên cốt yếu của con người là được sử
dụng quyền lực của chính mình để bảo đảm cuộc sống của bản thân mình, và
do đó, được làm bất cứ điều gì mà mình cho là đúng đắn và hợp lí. Trong các
tác phẩm của mình, John Locke cho rằng các chính phủ chẳng qua chỉ là một
dạng “khế ước xã hội” giữa những kẻ cai trị và những người bị trị, trong đó
những người bị trị (đa số công dân) tự nguyện kí vào bản khế ước này với kì
vọng và mong muốn sử dụng chính phủ như là một thiết chế để bảo vệ các
“quyền tự nhiên” của họ chứ không phải để ban phát và quy định các quyền
cho họ. Từ cách tiếp cận đó, John Locke cho rằng các chính phủ chỉ có thể
“chínhdanh” hay “hợp pháp” khi thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy các
quyền bẩm sinh, vốn có của công dân. Còn Thomas Paine, trong tác phẩm nổi
tiếng Các quyền của con người (Rights of Man, 1791) thì nhấn mạnh rằng các
quyền không thể được ban phát bởi bất kì chính phủ nào, bởi lẽ điều đó đồng
thời cho phép các chính phủ được rút lại các quyền ấy theo ý chí của họ. Như
thế, Thomas Paine đã gián tiếp khẳng định rằng các quyền của con người là
những giá trị tự nhiên.
Cho đến nay, cuộc tranh luận về nguồn gốc của quyền con người vẫn
còn tiếp tục, nhân loại vẫn đang bị chia rẽ bởi vấn đề này. Việc phân định tính
chất đúng, sai, hợp lí và không hợp lí của hai học thuyết kể trên là không đơn
giản do chúng liên quan đến một phạm vi rộng lớn các vấn đề triết học, chính
trị, xã hội, đạo đức, pháp lí… Mặc dù vậy, dường như quan điểm cực đoan
phủ nhận hoàn toàn bất cứ học thuyết nào trong hai học thuyết kể trên đều
10
không phù hợp, bởi lẽ trong khi về hình thức, hầu hết các văn kiện pháp luật
của các quốc gia đều thể hiện các quyền con người là các quyền pháp lí, thì
trong Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người năm 1948 và một số văn
kiện pháp luật ở một số quốc gia, quyền con người được khẳng định một cách
rõ ràng là các quyền tự nhiên, vốn có và không thể tước bỏ được của mọi cá
nhân. Cụ thể, ở góc độ quốc tế, Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người
(đoạn 1, Lời nói đầu) nêu rằng:… thừa nhận phẩm giá vốn có và các quyền
bình đẳng và không thể tách rời của mọi thành viên trong gia đình nhân loại.
Ở góc độ quốc gia, Tuyên ngôn Độc lập của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (năm
1776) nêu rằng:... mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa ban
cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong đó có quyền sống,
quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc… Những tuyên bố này về sau được
tái khẳng định trong bản Tuyên ngôn Dân quyền và Quyền con người năm
1789 của nước Pháp và bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1945 của Việt Nam.
Theo nhận thức chung của cộng đồng quốc tế, quyền con người có các
tính chất cơ bản đó là: Tính phổ biến, tính không thể tước bỏ, tính không thể
phân chia, tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau, cụ thể như sau:
Tính phổ biến (universal)
Tính phổ biến của quyền con người thể hiện ở chỗ quyền con người là
những gì bẩm sinh, vốn có của con người và được áp dụng bình đẳng cho tất
cả mọi thành viên trong gia đình nhân loại, không có sự phân biệt đối xử vì
bất cứ lí do gì, chẳng hạn như về chủng tộc, dân tộc, giới tính, tôn giáo, độ
tuổi, thành phần xuất thân...
Liên quan đến tính chất này, cần thấy là bản chất của sự bình đẳng về
quyền con người không có nghĩa là cào bằng mức độ hưởng thụ các quyền, mà là
bình đẳng về tư cách chủ thể của quyền con người. Ở đây, mọi thành viên của
nhân loại đều được công nhận có các quyền con người, song mức độ hưởng
11
thụ các quyền phụ thuộc vào năng lực của cá nhân từng người, cũng như vào
hoàn cảnh chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá… mà người đó đang sống.
Tính không thể tước bỏ (inalienable)
Tính không thể tước bỏ của quyền con người thể hiện ở chỗ các quyền
con người không thể bị tước đoạt hay hạn chế một cách tùy tiện bởi bất cứ
chủ thể nào, kể cả các cơ quan và quan chức nhà nước. Ở đây, khía cạnh “tuỳ
tiện” nói đến giới hạn của vấn đề. Nó cho thấy không phải lúc nào quyền con
người cũng “không thể bị tước bỏ”. Bởi vì trong một số trường hợp, chẳng
hạn như khi một người phạm một tội ác thì có thể bị tước tự do theo pháp
luật, thậm chí bị tước quyền sống.
Tính không thể phân chia (indivisible)
Tính không thể phân chia của quyền con người bắt nguồn từ nhận thức
rằng các quyền con người đều có tầm quan trọng như nhau, nên về nguyên tắc
không có quyền nào được coi là có giá trị cao hơn quyền nào. Việc tước bỏ
hay hạn chế bất kì quyền con người nào đều tác động tiêu cực đến nhân phẩm,
giá trị và sự phát triển của con người.
Tuy nhiên, tính chất không thể phân chia không hàm ý rằng mọi quyền
con người đều cần phải được chú ý quan tâm với mức độ giống hệt nhau trong
mọi hoàn cảnh. Trong từng bối cảnh cụ thể, cần và có thể ưu tiên thực hiện
một số quyền nhất định, miễn là phải dựa trên những yêu cầu thực tế của việc
bảo đảm các quyền đó chứ không phải dựa trên sự đánh giá về giá trị của các
quyền đó. Ví dụ, trong bối cảnh dịch bệnh đe dọa hoặc với những người bị
bệnh tật, quyền được ưu tiên thực hiện là quyền được chăm sóc y tế; còntrong
bối cảnh nạn đói, quyền được ưu tiên phải là quyền về lương thực, thực
phẩm… Ở góc độ rộng hơn, trong một số hoàn cảnh, cần ưu tiên thực hiện
quyền của một số nhóm xã hội dễ bị tổn thương trong khi vẫn tôn trọng quyền
của tất cả các nhóm khác. Điều này không có nghĩa là bởi các quyền được ưu
12
tiên thực hiện có giá trị cao hơn các quyền khác, mà là bởi các quyền đó trong
thực tế đang bị đe dọa hoặc bị vi phạm nhiều hơn so với các quyền khác.
Tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau (interrelated, interdependent)
Tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau của quyền con người thể hiện ở chỗ
việc bảo đảm các quyền con người, toàn bộ hoặc một phần, nằm trong mối
liên hệ phụ thuộc và tác động lẫn nhau. Sự vi phạm một quyền sẽ trực tiếp
hoặc gián tiếp gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc bảo đảm các quyền khác.
Ngược lại, tiến bộ trong việc bảo đảm một quyền sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp
tác động tích cực đến việc bảo đảm các quyền khác.
Thực tế cho thấy, để bảo đảm các quyền bầu cử, ứng cử (các quyền
chính trị cơ bản), cần đồng thời bảo đảm một loạt quyền kinh tế, xã hội, văn
hóa khác có liên quan như quyền được giáo dục, quyền được chăm sóc y tế,
quyền có mức sống thích đáng... vì nếu không như vậy, các quyền bầu cử,
ứng cử rất ít có ý nghĩa với những người đói khổ, bệnh tật hay mù chữ. Tương
tự, việc bảo đảm các quyền kinh tế, xã hội, văn hoá đều gắn liền với sự phát
triển của các quyền dân sự, chính trị, bởi kết quả của việc bảo đảm các quyền
dân sự, chính trị chính là sự ổn định, lành mạnh và hiệu quả trong quản lý nhà
nước, quản lý xã hội - yếu tố nền tảng để thúc đẩy các điều kiện sống về kinh
tế, xã hội, văn hoá của mọi người.
Có quan điểm cho rằng, những tư tưởng đầu tiên về quyền con người
thể hiện trong các luật lệ của chiến tranh, mà luật lệ của chiến tranh thì lâu
đời như bản thân chiến tranh và chiến tranh thì lâu đời như cuộc sống trên
trái đất. Như vậy, tư tưởng về quyền con người xuất hiện từ thời tiền sử. Tuy
nhiên, ở trình độ phát triển của thời tiền sử, có lẽ con người mới chỉ có những
ý niệm, chứ chưa thể có những tư tưởng (với ý nghĩa là những quan điểm
hoặc hệ thống quan điểm rõ ràng về một sự vật, hiện tượng nhất định) về
quyền con người. Bởi vậy, quan điểm tỏ ra phù hợp hơn đó là, tư tưởng quyền
13
con người được khởi thủy từ khi trên trái đất xuất hiện những nền văn minh
cổ đại, mà một trong đó là nền văn minh rực rỡ ở Trung Đông (khoảng năm
3.000 - 1.500 trước CN). Chính trong nền văn minh này, nhà vua Hammurabi
xứ Babylon đã ban hành một đạo luật có tên là Bộ luật Hammurabi (khoảng
năm 1780 TCN) với câu tuyên bố nổi tiếng, theo đó, mục đích của đức vua
khi thiết lập ra đạo luật này là để: Ngăn ngừa nhữngkẻ mạnh áp bức kẻ yếu,...
làm cho người cô quả có nơi nương tựa ở thành Babilon,...đem lại hạnh phúc
chân chính và đặt nền thống trị nhân từ cho mọi thần dân trên vương quốc.
Cho đến thời điểm hiện nay, xét từ những góc độ tính toàn vẹn, nguyên
bản, nội dung và niên đại, Bộ luật Hammurabi có thể coi là văn bản pháp luật
thành văn đầu tiên của nhân loại nói đến quyền con người. Ngoài Bộ luật
Hammurabi, vấn đề quyền con người còn sớm được đề cập trong nhiều văn
bản pháp luật cổ khác của thế giới, trong đó tiêu biểu như Bộ luật của vua
Cyrus Đại đế ban hành vào khoảng các năm 576 - 529 TCN; Bộ luật do nhà
vua Ashoka (Ashoka's Edicts) ban hành vào khoảng các năm 272 - 231; Hiến
pháp Medina (the Constitution of Medina) do nhà tiên tri Muhammad sáng
lập vào năm 622; Đại Hiến chương Magna Carta (năm 1215) và Bộ luật về
quyền (năm 1689) của nước Anh; Tuyên ngôn về các quyền của con người và
của công dân (năm 1789) của nước Pháp; Tuyên ngôn Độc lập (năm 1776) và
Bộ luật về các quyền (năm 1789) của nước Mỹ…
Tuy nhiên, trong lịch sử phát triển của nhân loại, các tư tưởng về quyền
con người không chỉ được thể hiện trong các đạo luật, mà còn được phản ánh
một cách sâu sắc và cụ thể trong các tư tưởng, học thuyết tôn giáo, chính trị
và pháp lí.
Xét về các học thuyết tôn giáo, tư tưởng về quyền con người từ lâu đã
được thấm nhuần trong giáo lí của hầu hết các tôn giáo trên thế giới. Trên
thực tế, trong số những tài liệu được cho là cổ xưa và toàn diện nhất xét về tư
14
tưởng quyền con người mà nhân loại còn giữ lại được cho đến ngày nay;
ngoài đạo luật Hammurabi và bộ Văn tuyển Nho giáo (Luận ngữ), các tài liệu
còn lại đều là những kinh điển của tôn giáo, bao gồm: Kinh Vệ Đà của đạo
Hinđu ở Ấn Độ, Kinh Phật của đạo Phật; Kinh Thánh của đạo Thiên chúa và
Kinh Kôran của đạo Hồi.
Thời kỳ Phục hưng ở châu Âu là giai đoạn phát triển rực rỡ của các tư
tưởng, học thuyết về quyền con người. Tại đây, trong các thế kỷ XVII -
XVIII, nhiều nhà triết học mà tiêu biểu như Thomas Hobbes (1588-1679),
John Locke (1632-1704), Thomas Paine (1731-1809), Georg Wilhelm
Friedrich Hegel (1770-1831), John Stuart Mill (1806-1873), Henry David
Thoreau (1817-1862)... đã đưa ra những luận giải về rất nhiều vấn đề lí luận
cơ bản của quyền con người, đặc biệt là về các quyền tự nhiên và quyền pháp
lí.
Những tư tưởng triết học về quyền con người ở châu Âu thời kì Phục
hưng đã có ảnh hưởng quan trọng đến sự ra đời của những văn bản pháp luật
về quyền con người ở nhiều quốc gia của châu lục này, đặc biệt là hai cuộc
cách mạng nổi tiếng thế giới nổ ra vào cuối những năm 1700 ở Mỹ và Pháp.
Hai cuộc cách mạng này đã có những tác động rất to lớn vào sự phát triển của
tư tưởng và quá trình lập pháp về quyền con người không chỉ ở hai nước Mỹ
và Pháp mà còn trên toàn thế giới. Trong cuộc cách mạng thứ nhất, mười ba
thuộc địa ở Bắc Mỹ đã tuyên bố độc lập với đế chế Anh vào năm 1776, thông
qua một văn bản có tên là Tuyên ngôn độc lập, trong đó khẳng định rằng: Mọi
người sinh ra đều bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể
xâm phạm được, trong những quyền đó có quyền được sống, quyền tự do và
quyền mưu cầu hạnh phúc. Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ có
thể coi là sự xác nhận chính thức đầu tiên trên phương diện nhà nước về
quyền con người.
15
Trong cuộc cách mạng thứ hai, nhân dân Pháp, mà chủ yếu là thợ
thuyền, trí thức và một số thị dân, đã đứng lên lật đổ chế độ phong kiến, thành
lập nền cộng hoà đầu tiên vào năm 1789, đồng thời công bố bản Tuyên ngôn
về nhân quyền và dân quyền nổi tiếng của nước Pháp. Điều 1 bản Tuyên ngôn
này khẳng định: Người ta sinh ra và sống tự do và bình đẳng về các quyền.
Không dừng lại ở những nguyên tắc như Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của
nước Mỹ, Tuyên ngôn về nhân quyền và dân quyền năm 1789 đã xác định
một loạt quyền cơ bản của con người như quyền tự do và bình đẳng, quyền sở
hữu, quyền được bảo đảm an ninh và chống áp bức, quyền bình đẳng trước
pháp luật, quyền không bị bắt giữ trái phép, quyền được coi là vô tội cho đến
khi bị chứng minh là phạm tội, quyền tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng, quyền
tự do ngôn luận, quyền tham gia ý kiến vào công việc nhà nước, đồng thời đề
cập đến những biện pháp cụ thể nhằm bảo đảm thực hiện các quyền này.
Tuy nhiên, quyền con người chỉ thực sự nổi lên như một vấn đề ở tầm
quốc tế từ những năm đầu của thế kỷ XIX, cùng với cuộc đấu tranh nhằm xoá
bỏ chế độ nô lệ và buôn bán nô lệ diễn ra rất mạnh mẽ và liên tục tới tận cuối
thế kỉ đó và phong trào đấu tranh đòi cải thiện điều kiện sống cho người lao
động và bảo vệ nạn nhân trong các cuộc xung đột vũ trang trên thế giới. Vào
năm 1864, Hội nghị ngoại giao quốc tế đầu tiên họp ở Giơnevơ (Thụy Sĩ) đã
thông qua Công ước về cải thiện điều kiện của người bị thương trong các
cuộc chiến tranh trên bộ (Công ước Giơnevơ thứ I). Năm 1899, Hội nghị hòa
bình quốc tế họp ở La Hay (Hà Lan) đã thông qua Công ước về các luật lệ và
tập quán trong chiến tranh. Đây là những văn kiện đầu tiên của luật nhân đạo
quốc tế - ngành luật mà tuy chỉ giới hạn trong việc bảo vệ những nạn nhân
chiến tranh trong hoàn cảnh xung đột vũ trang, nhưng chứa đựng những giá
trị và quy phạm có quan hệ chặt chẽ với luật nhân quyền quốc tế ở giai đoạn
sau này.
16
Vào những năm đầu của thế kỷ XIX, Hội Quốc Liên và Tổ chức Lao
động quốc tế (ILO) được thành lập đã nâng nhận thức và các hoạt động về
quyền con người lên một mức độ mới. Trong Điều lệ của mình, Tổ chức Lao
động quốc tế khẳng định, hoà bình trên thế giới chỉ có thể thành hiện thực nếu
bảo đảm được công bằng xã hội cho tất cả mọi người. Trong Thỏa ước của
Hội Quốc Liên, các nước thành viên tuyên bố chấp nhận nghĩa vụ bảo đảm,
duy trì sự công bằng và các điều kiện nhân đạo về lao động cho đàn ông, phụ
nữ và trẻ em cũng như bảo đảm sự đối xử xứng đáng với những người bản xứ
tại các thuộc địa của họ. Cũng trong thời kì này, một loạt văn kiện khác của
luật nhân đạo quốc tế đã được thông qua trong Hội nghị La Hay, tại các Hội
nghị của Hội Chữ Thập đỏ quốc tế (ICRC) và của Hội Quốc Liên, bổ sung
những bảo đảm rộng rãi hơn với các quyền con người trong hoàn cảnh chiến
tranh và xung đột vũ trang.
Cuộc Cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới nổ ra ở nước Nga vào
tháng Mười năm 1917 đã mở ra một chương mới trong lịch sử chính trị quốc
tế, đồng thời tạo ra những biến chuyển quan trọng trong tư tưởng và thực tiễn
về quyền con người. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống các nước
xã hội chủ nghĩa trong những thập kỷ 1940 đến 1980 của thế kỷ trước, các
quyền kinh tế, xã hội, văn hóa được đề cao, và đặc biệt, các quyền độc lập và
tự quyết của các dân tộc được cổ vũ. Đây là những quyền con người mà trước
đó đã không hoặc ít được đề cập trên các diễn đàn quốc tế.
Sau Chiến tranh Thế giới thứ II, việc Liên Hợp Quốc ra đời, thông qua
Hiến chương (ngày 24/10/1945), Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con
người (ngày 10/12/1948) và hai công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính
trị và kinh tế, xã hội, văn hóa (năm 1966) đã chính thức khai sinh ra ngành
luật quốc tế về quyền con người, đặt nền móng cho việc tạo dựng một nền văn
hoá quyền con người - nền văn hoá mới và chung của mọi dân tộc trên trái
17
đất. Mặc dù ngay sau khi Liên Hợp Quốc được thành lập cho đến cuối thập kỷ
1970, cuộc Chiến tranh Lạnh trên thế giới phần nào ảnh hưởng đến những nỗ
lực quốc tế trên lĩnh vực này, song cho đến ngày nay, một hệ thống hàng trăm
văn kiện quốc tế về quyền con người đã được thông qua, một cơ chế quốc tế
về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người đã được hình thành đã biến quyền con
người thành một trong các yếu tố chính chi phối các quan hệ quốc tế.
Hội nghị thế giới về quyền con người năm 1993 tại Viên (thủ đô nước
Áo) đánh dấu một bước ngoặt trong những nỗ lực thúc đẩy các quyền con
người trên thế giới sau những trì trệ ở thời kì Chiến tranh Lạnh. Hội nghị đã
khẳng định mối liên hệ không thể tách rời giữa dân chủ, phát triển và quyền
con người, cũng như giữa các quyền con người về dân sự, chính trị và kinh tế,
xã hội, văn hóa. Hội nghị đã thông qua Tuyên bố Viên kèm theo Chương trình
hành động chung về quyền con người với những mục tiêu cụ thể và những
biện pháp mới để thúc đẩy và bảo vệ các quyền của phụ nữ, trẻ em, người bản
địa, cũng như để tăng cường năng lực của hệ thống Liên Hợp Quốc trong việc
giám sát sự tuân thủ các chuẩn mực quốc tế về quyền con người trên thế giới.
Sau Hội nghị Viên, những phát triển lớn trên lĩnh vực quyền con người
ở phạm vi quốc tế bao gồm việc thành lập các tòa án hình sự quốc tế lâm thời
và thường trực để xét xử các tội ác chiến tranh, tội ác chống nhân loại, tội diệt
chủng và tội xâm lược và đặc biệt là việc thành lập Hội đồng Liên Hợp Quốc
về quyền con người (năm 2006, thay thế cho Ủy ban của Liên Hợp Quốc về
quyền con người). Những phát triển mới này đã làm cho cuộc đấu tranh vì
quyền con người thực sự phát triển trên phạm vi toàn cầu với cơ sở pháp lí
vững chắc, được mở rộng không ngừng cả về nội dung và mức độ bảo đảm.
1.2. Khái quát về Phật giáo
1.2.1. Khái quátvềlịch sử Phật giáo
Phật giáo ra đời ở Ấn Độ, một trong những cái nôi của nền văn minh
18
sớm nhất và rực rỡ nhất trên thế giới, là một tôn giáo lớn của thế giới, đồng
thời cũng là một học thuyết mang đậm tính triết lí sâu sắc.
Ấn Độ thời bấy giờ là một quốc gia đất rộng người đông, có sự phân
hóa giai cấp và mâu thuẫn giai cấp trong xã hội rất gay gắt. Đạo Bà la môn
phát triển cực thịnh về mặt tôn giáo lẫn vị trí chính trị trong xã hội. Xã hội Ấn
Độ khi ấy bị phân hóa thành bốn giai cấp với quyền lợi, địa vị và nghĩa vụ rất
khác biệt là:
Tầng lớp Bà la môn (Brahmanas), bao gồm tăng lữ, những người hoạt
động tôn giáo chuyên nghiệp.
Tầng lớp Sát đế lợi (Ksastryas), gồm vua, quan và võ sĩ.
Tầng lớp Vệ xá (Vaisyas), gồm dân tự do, làm nông nghiệp, buôn bán,
thợ thủ công.
Tầng lớp Thủ đà la (Soudras), chiếm đa số, là con cháu của các bộ lạc bại
trận trong chiến tranh, người phá sản, người không có tư liệu sản xuất, nô lệ.
Sự phân biệt đẳng cấp này thể hiện trong nhiều mặt, thể hiện nổi bật
hơn cả là sự bất bình đẳng, sự phân biệt đối xử về quyền lợi kinh tế, địa vị xã
hội, quan hệ giao tiếp, đi lại, ăn mặc, sinh hoạt tôn giáo. Hai tầng lớp đầu trở
thành giai cấp thống trị và bóc lột, trong đó nổi bật là đặc quyền đặc lợi của
tầng lớp Bà la môn, tầng lớp được coi là cao quý, trong sạch nhất, sánh vai
với thần thánh. Trong khi tầng lớp Thủ đà la ở vị trí tận cùng trong xã hội,
làm nô lệ cho các tầng lớp trên.
Phật giáo ra đời gắn liền với người sáng lập là thái tử Tất Đạt Đa
(Gautama Siddhattha), sinh năm 563 trước Công nguyên, con trai vua Tịnh
Phạn (Shuddhodana) thuộc bộ tộc Thích Ca (Sa Kya), trị vì vương quốc Ca tì
la vệ (Kapilavaxtu) ở vùng trung lưu sông Hằng, phía Nam nước Nepan ngày
nay. Là con trai duy nhất nên thái tử được vua cha và hoàng hậu rất yêu
thương, được sống trong môi trường giàu sang và được mọi người tránh cho
19
những nỗi âu lo phiền não. Tuổi trẻ Tất Đạt Đa không rời khỏi hoàng cung,
chỉ bận rộn với việc vui chơi, yến tiệc, học hành, lễ bái. Thái tử không thấy và
biết những sự cực nhọc, xấu xa, bất hạnh trong cuộc sống xã hội; không để ý
đến cảnh đói khát, bệnh tật, già yếu và chết chóc bi thương của người dân.
Năm 17 tuổi, Tất Đạt Đa kết duyên cùng công chúa Da Du Đà La, sinh
được một con trai là La Hầu La, khi ấy Tất Đạt Đa mới có điều kiện tiếp xúc
với xã hội hiện thực bên ngoài hoàng cung.
Khi đi ra ngoài hoàng cung, Tất Đạt Đa chứng kiến những hoàn cảnh:
Người già yếu còm cõi, người bị bệnh tật giày vò, những xác chết. Tất Đạt Đa
nhận thấy rằng con người sinh ra, già yếu, bệnh tật và chết đi là những điều
bất hạnh không tránh khỏi.
Sau này, Tất Đạt Đa gặp một tu sĩ nghèo với nét mặt dung dị, thanh
thản khác thường và quyết định noi theo vị tu sĩ ấy. Khi 29 tuổi, Tất Đạt Đa
rời bỏ hoàng cung, từ chối giàu sang và quyền lực để vào ở ẩn trong núi Tuyết
Sơn tu tập khổ hạnh ép xác. Trong sáu năm kiên trì tu tập vẫn không đạt chính
quả như mong muốn, Tất Đạt Đa hiểu rằng cả cuộc sống giàu sang vật chất,
thỏa mãn dục vọng lẫn cuộc sống khổ hạnh ép xác đều không mang lại thành
tựu tu tập: Cuộc sống thứ nhất là tầm thường vô ích, cuộc sống thứ hai cũng
tối tăm, vô nghĩa. Con đường đúng đắn phải là “con đường trung đạo”, con
đường tự mình đào sâu suy nghĩ để nhận thức chân lí, con đường dẫn tới sự
yên tĩnh và bừng sáng của tâm hồn trí tuệ. Sau bốn mươi chín ngày thiền định
dưới gốc cây Bồ Đề, Tất Đạt Đa đã giác ngộ chân lí, thấu hiểu được bản chất
của tồn tại, nguồn gốc của khổ đau và con đường giải thoát cho chúng sinh.
Từ đó, Đức Phật chu du khắp lưu vực sông Hằng và truyền bá tư tưởng của
ngài, dần dần lan rộng ra nhiều vùng của Ấn Độ. Đức Phật viên tịch (chết)
năm 80 tuổi.
20
1.2.2. Khái quátvềlịch sử Phật giáoViệtNam
Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ hơn 2000 năm trước (khoảng năm
240 trước Công nguyên), qua hai con đường là đường biển và đường bộ, từ
các quốc gia Ấn Độ, Trung Quốc, trong đó Phật giáo du nhập vào từ Ấn Độ
trước khi được du nhập từ Trung Quốc.
Phật giáo từ Ấn Độ, theo những thương nhân buôn bán bằng đường
biển, lợi dụng luồng gió thổi định kì hai lần một năm, phù hợp với hai mùa
mưa nắng ở khu vực Đông Nam Á, dùng thuyền buồm xuất phát từ các hải
cảng vùng Nam Ấn, rồi qua Srilanca, Indonexia để đến Việt Nam. Con đường
này còn được gọi bằng cái tên con đường gia vị. Trong các chuyến đi viễn
dương ấy, các thương nhân Ấn Độ thường đưa theo một hay hai tu sĩ Phật
giáo để cầu nguyện cho thủy thủ đoàn. Nhờ đó, các tăng sĩ đã truyền bá Phật
giáo vào các dân tộc ở Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Giao Châu khi
ấy, có trị sở là Luy Lâu (thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh ngày nay)
vốn là nơi nghỉ chân giao lưu của các thương thuyền thời bấy giờ, chính
Mahoda, con vua A Dục (Asoka) đã truyền Phật giáo vào Việt Nam năm 240
trước Công nguyên. Thời ấy, nhiều thuyền buôn Ấn Độ đã cập bến Đồ Sơn
(Hải Phòng) và hàng năm, trong thời gian chờ gió mùa Đông Bắc để trở về
Ấn Độ, họ lên bờ xây dựng những Phật tháp để lễ Phật. Đến thế kỉ I sau Công
nguyên, Luy Lâu đã là một trung tâm Phật giáo hưng thịnh với những bảo
tháp, kinh sách và nhiều tăng sĩ Phật giáo. Ảnh hưởng trực tiếp Phật giáo từ
Ấn Độ còn để lại dấu ấn trong ngôn ngữ, tiêu biểu là chữ Buddha (Phật) được
phiên âm ra tiếng Việt là Bụt, từ Bụt xuất hiện phổ biến trong các loại hình
văn hóa dân gian Việt Nam.
Từ Trung Quốc, bằng đường bộ, Phật giáo được truyền vào Việt Nam.
Không bao lâu, Phật giáo Bắc tông đã chiếm ưu thế và thay đổi chỗ đứng của
Phật giáo Nam tông; thời đó nổi lên là ba tông phái Phật giáo từ Trung Quốc
là Thiền Tông, Tịnh Độ Tông và Mật Tông đã được truyền vào Việt Nam.
21
Thời kì nhà Đường (619 - 907), Phật giáo cực thịnh ở Trung Quốc,
Thiền Tông Trung Quốc càng có điều kiện truyền mạnh sang Việt Nam, sự
ảnh hưởng mạnh mẽ này còn được thể hiện trong các ngôi chùa ở miền Bắc
hiện nay, hầu hết đều thờ Bồ Đề Đạt Ma, người Ấn Độ, vị tổ sư dòng Thiền
Trung Quốc.
Từ thế kỉ X đến thế kỉ XIV là giai đoạn cực thịnh của Phật giáo Việt
Nam, đạt đến đỉnh cao ở triều đại nhà Lý và nhà Trần. Giai đoạn này, Phật
giáo phát triển mạnh và có ảnh hưởng sâu sắc đến hầu hết các lĩnh vực trong
đời sống xã hội, nhất là về tư tưởng, đạo đức, văn học, kiến trúc. Nhiều vị cao
tăng trở thành quốc sư và là cố vấn của các vị vua về mặt chính trị, ngoại
giao, quân sự, kinh tế như Thiền sư Đỗ Thuận, Thiền sư Vạn Hạnh, Từ Lộ.
Do đó, Phật giáo thời kì này còn được coi là quốc giáo.
Đến nay, Phật giáo là tôn giáo có lượng tín đồ phật tử lớn nhất ở Việt
Nam, hơn mười triệu người, qua hơn 2000 năm tồn tại trên mảnh đất Việt
Nam, có lúc thịnh đạt, có lúc suy vi, tiếp nhận văn hóa Việt và được cải biến,
hòa trộn vào đời sống của người dân Việt, tiếp thu ảnh hưởng của cả hai phía
Phật giáo Ấn Độ và Phật giáo Trung Quốc, Phật giáo Việt Nam ngày nay hội
tụ cả hai dòng chính là Phật giáo Đại thừa và Phật giáo Tiểu thừa, chịu ảnh
hưởng của ba tông phái lớn là Thiền Tông, Tịnh Độ Tông và Mật Tông. Phật
giáo Việt Nam đã tạo dựng cho mình một truyền thống gắn bó với dân tộc,
đóng góp tích cực trong xây dựng nền văn hóa dân tộc.
Với những giá trị đạo đức, nhân văn và hòa bình của Phật giáo, xuất
phát từ tấm gương của Đức Phật, theo đề nghị của 34 quốc gia có truyền
thống Phật giáo: Ngày 15 tháng 12 năm 1999, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc
tại phiên họp thứ 54 đã chính thức công nhận Lễ Vesak (ngày lễ kỉ niệm tam
hợp của Đức Phật - ngày rằm tháng Tư âm lịch: Ngày Phật ra đời, ngày Phật
thành đạo, ngày Phật viên tịch) là một lễ hội văn hóa, tôn giáo quốc tế của
22
Liên Hợp Quốc và những hoạt động kỉ niệm sẽ được tổ chức hàng năm tại trụ
sở và các văn phòng khu vực của Liên Hợp Quốc từ năm 2000. Năm 2001,
Ngày Liên Hợp Quốc Vesak (The United Nations day of Vesak) được kỉ niệm
lần đầu tiên tại Trụ sở Liên Hợp Quốc tại New York với sự tham gia của đại
biểu 34 quốc gia. Khuyến khích các quốc gia có truyền thống Phật giáo đồng
tổ chức kỉ niệm Ngày Liên Hợp Quốc Vesak hàng năm. Mục đích là truyền bá
ngày càng rộng rãi thông điệp hòa bình dựa trên giáo lí Từ bi - Trí tuệ của
Đức Phật; điều quan trọng nữa là nhằm phát huy những nguyên lí Phật giáo
nhập thế về những hoạt động xã hội, đóng góp trong vai trò lãnh đạo về vấn
đề đạo đức và luân lí, đặc biệt là về công bằng xã hội, tôn trọng các cơ hội
bình đẳng, quản trị tốt và minh bạch. Chính phủ Việt Nam đã một lần đăng
cai tổ chức Đại lễ kỉ niệm Ngày Liên Hợp Quốc Vesak vào năm 2008.
1.2.3. Khái quáttư tưởng, triết lí Phật giáoliên quan đến tư tưởng
quyền con người
Hầu hết giáo lí Phật giáo đều nhằm mục đích giáo dục con người để có
thái độ sống, hành vi ứng xử và cách thích nghi với hoàn cảnh sống, bao hàm
những giá trị sống và kĩ năng sống không ngoài mục đích giúp con người “li
khổ đắc lạc” (xa lìa khổ đau, đạt được niềm vui an lạc).
Giáo lí Tứ diệu đế là giáo lí căn bản nhằm mở ra nhận thức sâu sắc về
sự thật bản chất đời sống (Khổ đế); nguyên nhân dẫn đến những khổ đau mà
con người phải chịu, không ai có thể tránh khỏi (Tập đế); chỉ ra nguồn an lạc,
hạnh phúc chân thật, vững bền không còn bóng dáng của khổ đau (Diệt đế) và
con đường đạt được nguồn chân hạnh phúc đó (Đạo đế).
Trong đó, Đạo đế là phần thực hành căn bản của Tứ diệu đế, mà cốt lõi
là Bát chánh đạo, gồm: Chánh kiến, Chánh tư duy (Nhận thức sâu sắc, thấu
đáo về bản chất đời sống, quan niệm sống đúng đắn, tích cực, làm tư tưởng
chủ đạo cho tư duy và hành động); Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng
23
(Những kĩ năng sống và làm việc được hình thành trên cơ sở nhận thức hiểu
biết đúng đắn và kinh nghiệm tu tập rèn luyện, trao dồi, thực hành các thiện
pháp bằng suy nghĩ, lời nói và hành động); Chánh tinh tấn (Tính năng động,
tích cực trong cuộc sống); Chánh niệm, Chánh định (Khả năng làm chủ bản
thân, làm chủ cảm xúc, tình cảm, tâm lí, khả năm kiểm soát tốt tư duy, ngôn
ngữ, hành động).
Giáo lí Tam vô lậu học (Ba môn tu học để không còn phiền não đưa
đến sự sa đọa vào con đường khổ) của Phật giáo dạy về những giá trị đạo đức
giúp con người hoàn thiện và nâng cao phẩm giới (Giới); giúp con người làm
chủ cảm xúc, tình cảm, tâm lí (Định); có khả năng thích nghi, ứng phó và giải
quyết các vấn đề cá nhân và xã hội một cách hiệu quả trên cơ sở nhân duyên,
kết quả (Tuệ). Giới, Định, Tuệ chẳng những giúp cho con người hoàn thiện
nhân cách, đạt được những giá trị chân, thiện, mỹ trong cuộc sống, mà còn
giúp con người vượt lên trên lối sống tầm thường.
Lục hòa là sáu nguyên tắc sống hòa hợp Đức Phật dạy hàng xuất gia (tu
sĩ chuyên nghiệp) nhằm xây dựng đời sống tu hành hòa mục, tịnh lạc, giúp
giáo đoàn tăng thịnh; tuy nhiên, tư tưởng Lục hòa cũng mang lại lợi ích lớn
cho bất cứ đời sống tập thể nào biết vận dụng, thực thi nó.
“Lục hòa gồm: Thân hòa đồng trú (sống chung hòa hợp, tôn trọng lẫn
nhau trên tinh thần bình đẳng, tương thân tương ái, không phân biệt đối xử,
không thành kiến, tị hiềm), khẩu hòa vô tranh (lời nói từ ái, thuận hòa, không
tranh đấu hơn thua, không xúc phạm, không làm tổn thương người khác), ý
hòa đồng duyệt (biết trao đổi, hội ý tiến đến hòa hợp, đồng thuận, không tranh
chấp hơn thua, không thành kiến, oán thù), giới hòa đồng tu (cùng nhau thực
hành, duy trì giới pháp, giữ gìn những chuẩn mực đạo đức, thực hành và giúp
đỡ nhau trong việc trau dồi phẩm cách, đức hạnh, hoàn thiện bản thân), kiến
hòa đồng giải (cùng nhau hướng đến kiến thức đúng, chân lí, quy luật để tư
24
tưởng, nhận thức hòa hợp không còn dị biệt), lợi hòa đồng quân (cùng chia sẻ
với nhau một cách đồng đều, bình đẳng về phương diện vật chất cũng như
những thụ hưởng tinh thần, cùng chia sẻ trên tinh thần hòa đồng ái kính).
Mục đích Phật giáo là “đào luyện con người thành bi, trí, dũng”. Bi là
tôn trọng quyền sống của người khác. Trí là hành động sáng suốt lợi lạc.
Dũng là quyết tâm quả cảm hành động. Dũng không có bi và trí thì sẽ thành
tàn ác và manh động. Trí không có bi và dũng thì sẽ thành gian xảo và mộng
tưởng. Bi không có trí và dũng sẽ thành tình cảm và nhút nhát. Bi là tư cách
tiến hóa, trí là tri thức tiến hoá, dũng là năng lực tiến hoá. Con người như thế
là con người mới, căn bản của xã hội mới.
Đặc điểm của Phật giáo là “kiến thiết một xã hội mới” mà căn bản là con
người mới. Cho nên tranh đấu cho xã hội mới ấy, là phải chiến thắng chính mình
trước hết. Con người tự chiến thắng con người, nghĩa là cái “nhân cũ” (bóc lột,
đàn áp, độc tài, xâm lược) không còn nữa, thì kết quả được cái “quả mới” là một
xã hội mới. Trong xã hội ấy, quyền sống tuyệt đối bình đẳng như sự sống: Bình
đẳng trong nhiệm vụ, bình đẳng trong hưởng thụ.” [18]
1.3. Sự tƣơng đồng của Phật giáo và tƣ tƣởng về quyền conngƣời
1.3.1. Nhân sinh quan Phậtgiáo
Nhân sinh quan là toàn bộ những quan điểm chung nhất về cuộc sống
của con người, nhân sinh quan đề ra và giải đáp những vấn đề như con người
sinh ra để làm gì? Lẽ sống của con người là gì? Sống như thế nào cho xứng
đáng với con người? Nhân sinh quan nói lên quan niệm của con người về bản
chất, mục đích của cuộc sống, về thái độ và hành vi của con người trong cuộc
sống.
Nhân sinh quan có tính giai cấp, trong xã hội có giai cấp, mỗi giai cấp
có nhân sinh quan riêng, nhân sinh quan của giai cấp bóc lột nói lên nguyện
vọng muốn bóc lột được thật nhiều sức lao động của kẻ khác, nhân sinh quan
25
của giai cấp bị bóc lột nói lên nguyện vọng, mong muốn phản kháng giai cấp
bóc lột để giành quyền sống; đó là bởi lẽ nhân sinh quan là một bộ phận của ý
thức tư tưởng. Cũng như mọi ý thức tư tưởng khác, nhân sinh quan phản ánh
tồn tại xã hội, nghĩa là phản ánh địa vị giai cấp của con người trong sản xuất
xã hội. Trong xã hội có các giai cấp khác nhau, địa vị khác nhau, trong hệ
thống sản xuất xã hội có quan hệ khác nhau về tư liệu sản xuất, có vai trò
khác nhau trong tính chất lao động xã hội, có thu nhập và phương thức hưởng
thụ khác nhau. Nghĩa là địa vị xã hội và lợi ích khác nhau, nhân sinh quan
phản ánh những điều kiện sinh hoạt vật chất là khác nhau, mang tính giai cấp
Chỉ trong xã hội cộng sản, khi không còn giai cấp, khi mà mọi người có địa vị
và lợi ích như nhau trong sản xuất xã hội thì mới có một nhân sinh quan
không có tính giai cấp.
Nhân sinh quan là vấn đề quan trọng đối với con người. Trong cuộc sống,
con người luôn suy nghĩ về cuộc sống của chính mình và không lúc nào ngừng
hoạt động để phục vụ cho cuộc sống của mình. Nhân sinh quan là toàn bộ những
kinh nghiệm, cách nhìn nhận chung nhất về cuộc sống, cho nên nó cũng là những
tư tưởng chỉ đạo suy nghĩ và hành động của con người, là nguồn gốc của mỗi suy
nghĩ và hành động đó. Nhân sinh quan của mỗi con người là một phạm trù rộng,
với tư cách là hình thái ý thức, tư tưởng, trong mỗi giai cấp, mỗi cộng đồng
người và thậm chí trong mỗi người đều tồn tại những kiểu nhân sinh quan khác
nhau tương xứng với các hình thái ý thức xã hội khác nhau. Như vậy thì, không
chỉ có nhân sinh quan nói chung mà còn có nhân sinh quan cụ thể của từng hình
thái ý thức, tư tưởng của con người như nhân sinh quan huyền thoại, nhân sinh
quan triết học, nhân sinh quan tôn giáo.
Nhân sinh quan tôn giáo được đặt trong mối quan hệ với thế giới quan
tôn giáo, nhân sinh quan tôn giáo được hiểu là toàn bộ những quan niệm
chung nhất của tôn giáo về cuộc sống của con người nhằm giải đáp cho con
người những vấn đề về lẽ sống và định hướng niềm tin vào sự giải thoát.
26
Theo đó, nhân sinh quan Phật giáo là toàn bộ những quan niệm chung
nhất của Phật giáo về con người, cuộc sống của con người, bản chất của con
người, là sự khổ và thái độ, hành vi tu tập của con người nhằm mục đích giải
thoát để đạt tới Niết bàn. Nhân sinh quan Phật giáo giải đáp các vấn đề: Con
người là gì? Từ đâu sinh ra? Chết rồi đi đâu? Vị trí của con người, quan niệm
về tự do, bình đẳng, khổ, giải thoát…
Phật giáo quan niệm con người là trung tâm điểm của xã hội loài
người. Phật giáo không nói duy tâm, không nói duy vật, mà tất cả đều do
người phát sinh và đều phát sinh vì người. Trong thế giới loài người này
không có gì tự nhiên sinh ra hay từ hư không rơi xuống, mà đều do năng lực
hoạt động của con người tạo thành. Năng lực hoạt động của con người tạo tác
chi phối tất cả. Tất cả khổ hay vui, thoái hóa hay tiến hóa, là đều do con người
dã man hay văn minh. Người là chúa tể của xã hội loài người, xã hội loài
người không thể có chúa trời thứ hai. Cho nên muốn cải tạo xã hội, căn bản là
phải cải tạo con người, cải tạo tâm bệnh con người. Tâm bệnh con người nếu
còn độc tài, tham lam, thì xã hội loài người là địa ngục; tâm bệnh con người
được đối trị rồi thì hoạt động con người rất sáng suốt mà xã hội con người, kết
quả của hoạt động ấy, cũng rất cực lạc.
1.3.2. Tưtưởng về nhà nước và xã hội trong kinhđiển Phật giáo
Nghĩa vụ của Nhà nước (10 đức tính của một Quốc vương)
“Kinh Dasa Rija-Dharma, Đức Phật nói 10 đức tính phải có của một vị
quốc vương là:
Bác ái (Dàna): Bổn phận của quốc vương là bảo vệ, săn sóc đời sống
của nhân dân, giúp dân no cơm áo ấm, thuốc men, nhà cửa…
Đạo đức (Sila): Quân vương cũng như quan chức khác, phải giữ gìn
đạo đức cá nhân, làm gương sáng cho dân.
Ban thưởng (Pariccàga): Cho những quan chức thanh liêm, hết lòng
phục vụ nhân dân, trung thành với đất nước.
27
Thẳng thắn (Ajjvan): Hành xử thẳng thắn, không dùng phương thức bá
đạo để đạt mục đích.
Hòa nhã (Majjivan): Cương quyết mà nhu hòa, nhu hòa nhưng không
yếu đuối, ủy mị.
Tự kiểm (Tapam): Kiểm soát năm giác quan, không để dục vọng làm
mờ tâm, không bị lôi cuốn vào những thị hiếu dục lạc.
Không oán thù (Akkodha): Không thù ghét những người lầm lỗi và
người muốn hại mình, hành động bằng tình yêu thương và độ lượng.
Không bạo động (Akhimsa): Tự kiềm chế, không theo đòi những thú
giải trí có tính cách bạo động, hại người và sinh vật.
Nhẫn nhục, kiên nhẫn (Khanti): Luôn kiên cường, nhẫn nhục trong mọi
hoàn cảnh. Kiên nhẫn, biết tha lỗi, khoan dung, hiểu biết. Vua phải có khả
năng chịu đựng những thử thách, những khó khăn, và những lời nhục mạ mà
không giận; nhục mạ mà còn không giận, chắc hẳn những sự phê bình, chỉ
trích, nhất là những phê bình, chỉ trích xây dựng sẽ luôn có điều kiện tồn tại
trong xã hội ấy. Đó cũng là nội hàm của một nền dân chủ.
Hỉ xả (Alhodhata): Rộng lượng và bình đẳng. Vua không được chống
lại ý muốn của dân, không ngăn cản một biện pháp nào có lợi cho hạnh phúc
của dân chúng. Nói một cách khác, vua phải hòa hợp với dân. Với ý nghĩa và
phẩm chất đó, thì không thiếu gì biện pháp để cụ thể hóa tư tưởng này như là
thực hiện sự dân chủ thực sự trong xã hội.” [18]
Đức Phật nói rằng: Người cai trị dân phảicó lòng nhân ái thương dân,
giúp đỡ những ngườinghèo khó, ban thưởng xứng đáng cho chúng quan lại
biết phụcvụ nhân dân, cácquan phảithựchành hạnh cần, kiệm, liêm, chính,
sống đời đạm bạc, không phungphíngân quỹquốcgia, phải thực hành hạnh
bình đẳng, xem dân như mình, cùng tuân thủ pháp luật.
Tư tưởng Phật giáo về một xã hội lí tưởng, chính là một xã hội trong đó
28
sự bình đẳng, dân chủ và quyền con người được tôn trọng, tiến bộ đạo đức và
tâm linh được khuyến khích và người dân quan tâm đến đời sống đạo đức. Đó
là một xã hội giúp đỡ cho người thiếu thốn, làm mạnh mẽ những người yếu
thế, đem hoà hợp lại cho những người không hoà hợp, mang hạnh phúc và
ánh sáng lại cho những người đau khổ và tăm tối.
Những điều Đức Phật dạy là hướng đến sự lợi lạc thiết thực cho hết
thảy mọi chúng sinh. Mối quan tâm chính của Ngài là xoá bỏ bệnh tật và đau
khổ của con người, mang lại từ bi cho mình và cho người. Ngài dạy cho mọi
người sự tịnh hoá tư tưởng, dạy cách diệt trừ đau khổ và buồn phiền, cách
vượt qua sầu muộn, cách đạt đến con đường chứng ngộ Niết bàn. Do vậy Ngài
được mô tả là một người xuất hiện trên thế gian vì phúc lợi, an lạc và hạnh
phúc cho nhiều người, vì lòng từ bi đối với thế gian, vì điều tốt đẹp và lợi ích
cho loài người.
“Những đặc điểm quan trọng của một xã hội lí tưởng đã được khắc họa
trong tư tưởng Phật giáo.
Một xã hội lí tưởng: Nội dung giáo lí Phật giáo có thể được tóm tắt hay
nhất trong ba điều đạo đức sau: Tránh làm điều ác, tu tập điều lành và tịnh
hoá tâm mình. Đức Phật khuyến khích mọi thành viên trong xã hội tuân giữ
năm điều đạo đức (ngũ giới) hay mười con đường thiện nghiệp (thập thiện),
và sống một đời phù hợp với tám đạo thánh (bát chính đạo) để xây dựng một
xã hội có căn bản đạo đức. Mỗi công dân của xã hội này được khuyên nên
nghĩ và làm những điều gì tốt cho mình và cho người, đưa đến phúc lợi, an lạc
và hạnh phúc cho toàn xã hội và loài người.
Một xã hội hợp lí: Lời dạy của Đức Phật được xem là siêu việt thời
gian, kêu gọi con người đến để thấy và kiểm chứng, đưa con người đi lên, và
được chính con người chấp nhận. Điều Đức Phật dạy cho đệ tử, ngày nay
được biết đến trong tam tạng kinh điển (Kinh, Luật, Luận), là những điều hợp
29
lí và gắn liền với thực tế. Nó mang đến lợi lạc, tốt đẹp, nhân từ, lợi ích và có
liên quan đến những vấn đề của con người. Đức Phật khích lệ con người tu
tập ý chí tự do, sống một đời hợp lí, để nhìn mọi sự vật hiện tượng đúng như
bản chất của chúng. Giá trị con người, ý chí, nỗ lực, tiềm năng, trách nhiệm
và phẩm giá con người nằm ngay trong chính họ. Đức Phật khuyên con người
nên đến với giáo lí của Ngài chỉ sau khi đã xem xét kĩ lưỡng tính chất và giá
trị của nó, và thấy nó đem đến an lạc và hạnh phúc.
Một xã hội có văn hoá: Giáo lí Phật giáo nhằm mang lại sự phát triển
hay làm tăng tiến nhân cách con người. Đức Phật đưa ra sự giáo huấn về thân
và tâm, làm lợi lạc cho cá nhân con người cũng như cho toàn xã hội trong đó
con người sinh sống. Qua cách giáo huấn về thân, tức chế phục các giác quan,
trong khi giáo huấn về tâm, tức là tu tập tâm và những điều thuộc về tâm (tâm
sở), đạt tới trạng thái điềm tĩnh, mà mọi cảm xúc quấy nhiễu, vui hay buồn, và
những chấp thủ vào cảm xúc đều được hoàn toàn loại bỏ.
Một xã hội công bằng: Sự công bằng và phúc lợi xã hội là hai nét chính
của xã hội lí tưởng của Phật giáo. Đó là một xã hội trong đó mọi hoạt động
gồm nông nghiệp và công nghiệp sẽ công bằng nhờ vào những phương thức
chính đáng. Tất cả các nhóm người trong xã hội như là cha mẹ và con cái, vợ
và chồng, thầy và trò, chủ và tớ, bạn bè, đồng nghiệp, người cư sĩ và người
lãnh đạo tôn giáo…, đều thực hiện tốt những bổn phận và trách nhiệm của bản
thân. Ngay cả vua hay nhà lãnh đạo đất nước cũng tự mình trau dồi trong
“mười bổn phận của nhà vua”, để mang đến phúc lợi, hạnh phúc và hoà bình
cho nhân dân và đất nước của mình. Trong khuôn khổ một xã hội công bằng
này, mọi người đều có một cuộc sống chính đáng một cách chân thành, lương
thiện và tránh mọi phương tiện sinh sống bất chính. Mọi người kiếm sống hay
làm giàu bằng năng lực, sự cố gắng và sức mạnh của chính mình theo con
đường hợp pháp và chân chính. Đức Phật nói rằng: Sự chân chính là điều tốt
nhất cho mọi người trong kiếp này và kiếp sau.
30
Một xã hội bình đẳng: Đức Phật chủ trương một xã hội bình đẳng,
trong đó tất cả mọi người đều bình đẳng về đạo đức, tâm linh và xã hội. Đức
Phật giảng về bình đẳng giữa người với người, thiết lập một cơ chế dân chủ
trong tăng đoàn. Ngài loại trừ sự phân chia giai cấp và đánh giá con người
không theo giai cấp họ sinh ra hay địa vị xã hội, dòng giống, màu da hay giới
tính, mà đánh giá con người theo cách cư xử đạo đức của họ. Tăng đoàn do
Đức Phật thiết lập là tổ chức hoà hợp đầu tiên trong lịch sử loài người, mà
trong đó chấp nhận tất cả thành viên thuộc bốn giai cấp (Tăng lữ, Vua quan,
dân thường, nô lệ) mà không có sự kỳ thị nào.
Một xã hội nhân bản: Phật giáo quan niệm, con người là một sự kết hợp
của các thành phần tâm lí và vật lí. Con người là tạo chủ duy nhất và tác giả
của chính đời mình và thế giới, chịu sự chi phối của luật nhân quả nghiệp báo.
Đức Phật thiết lập nên xã hội, ở đó sự đau khổ của con người được giảm thiểu
hay chấm dứt. Lời thuyết giảng của Đức Phật liên quan chủ yếu đến lòng từ,
bi, bố thí và công bằng giữa người với người.
Một xã hội vị tha: Cấu trúc lí tưởng của Phật giáo được đặt căn bản trên
việc coi trọng đạo đức, ở đó mọi tư tưởng và hành động ích kỉ vì mình đều
được xoá bỏ. Xã hội mà Đức Phật muốn đưa ra là xã hội vì sự lợi lạc cho
nhiều người và hạnh phúc cho nhiều người, phù hợp với nguyên tắc chính
pháp của Phật giáo. Xã hội lí tưởng của Phật giáo là một xã hội không có sự
xung đột quyền lợi riêng tư và quyền lợi cộng đồng, quyền lợi cộng đồng nên
được đặt trước quyền lợi riêng tư cá nhân. Tuy nhiên, sự hy sinh quyền lợi
riêng tư không giống với sự huỷ bỏ quyền tự trị của con người.
Một xã hội hòa hợp: Đối với một xã hội hòa hợp và thịnh vượng, Đức
Phật đặt ra bảy nền tảng cho cộng đồng cư sĩ, và bảy nền tảng cho tăng đoàn.
Ngài nói rằng, con người nên sống với đồng loại của mình trong cung cách
hòa hợp, bằng cách tránh sự dèm pha người khác. Mặt khác, Ngài khuyên nên
31
kính trọng, tôn vinh và hỗ trợ những người sống phù hợp chính pháp. Ở đây
trong bất kì đoàn thể nào mọi thành viên nên sống trong hòa hợp, nhã nhặn,
không tranh cãi, giống như sữa hoà với nước, nhìn nhau với cặp mắt thân ái.
Một xã hội quân bình: Xã hội được Đức Phật đề cao là xã hội tránh
được hai lối sống cực đoan. Một là tự hành xác thường được các người tu ẩn
dật thực hành, họ tin lầm rằng sự chịu đựng đau đớn căng thẳng của thân thể
sẽ dẫn đến giải thoát, trong khi cái thứ hai là sự phóng dật quá độ trong dục
lạc. Họ không nhìn thấy những hình thức hạnh phúc cao cả hơn, như hạnh
phúc của những cấp thiền định. Mọi thành viên trong xã hội nên sống cuộc
đời trung đạo, gồm tám yếu tố để mang lại an lạc, hạnh phúc và sự giải thoát
thực sự cho mình và cho người khác. Trong một xã hội lí tưởng như thế, con
người được khuyên nên sống một đời có sức khoẻ tốt, có được một khả năng
ứng dụng những điều đã học và với một đường lối trung đạo thích hợp cho sự
nỗ lực trong cuộc sống.” [38]
Đây là một xã hội trong đó tất cả mọi công dân đều sống đời chân chính
và có trách nhiệm cao, trong khi người lãnh đạo hay quản lí xã hội nên xây
dựng một nền kinh tế vững vàng, nền giáo dục đúng tiêu chuẩn, công bằng để
cho người dân tin cậy, tự tin, nỗ lực, siêng năng, lương thiện, đạo đức, cao
thượng và khoan dung. Còn về môi trường sống, người dân có được sự kết
giao tốt với các đoàn thể, có đời sống quân bình, giữ được quan hệ tốt đẹp với
người khác và đóng góp vào sự an lạc, hạnh phúc của xã hội. Những người
lãnh đạo và quần chúng nên dùng những phương tiện tốt để đạt hạnh phúc cho
mình và cho người khác trong việc tạo ra một thế giới không có tham, sân, si.
Với tư cách là một nhà cải cách xã hội trong ý nghĩa đạo đức, Đức Phật
loại bỏ hệ thống xã hội dựa trên giai cấp của Bà la môn, một hình thái xã hội bóc
lột kinh tế đối với quần chúng của những nhà làm tôn giáo và những nhóm chính
32
trị. Tách rời địa vị xã hội của con người khỏi nguồn gốc sinh ra, Đức Phật kết
hợp nó với nghiệp báo đạo đức có chủ tâm của con người. Theo lí thuyết này,
chính sự phát triển đạo đức và tâm linh của con người làm cho họ trở nên đạo
đức và xứng đáng được tôn trọng; ngược lại chính cái động cơ xấu xa và
những việc làm ác độc của con người làm cho họ trở thành một kẻ đáng lên án
chứ không phải do nguồn gốc sinh ra, bối cảnh gia đình hay địa vị xã hội.
Mô hình xã hội lí tưởng của Phật giáo dựa trên sự bình đẳng, chân
chính và đạo đức. Những khó khăn và những tội ác trong xã hội được coi như
là sinh ra từ sự tham ái và những điều kiện không tốt đẹp của đời sống. Tội ác
và hình phạt do đó được nhìn từ viễn cảnh cải cách để đạt đến một giải pháp
hữu hiệu, hoặc ít ra là kiểm soát được nó. Thêm vào đó, những nguyên tắc
hòa hợp và đoàn kết nêu trên chính là nhằm góp phần xây dựng một xã hội
của những người có kỉ luật và tự tin vào chính mình. Họ là những con người
có trách nhiệm về sự an lạc, tiến bộ và hạnh phúc của chính mình cũng như
của người khác.
Một xã hội như thế thì chắc chắn đã đảm bảo ở mức độ cao những tiêu
chuẩn về quyền con người trong Luật nhân quyền quốc tế ngày nay. Và quan
trọng nhất theo chúng tôi, tư tưởng Phật giáo góp phần, hướng tới xây dựng
một nền đạo đức cho con người mà một xã hội, với những người dân có được
các phẩm chất đạo đức ấy, nhất định sẽ đóng góp tích cực vào việc tôn trọng
và bảo đảm quyền con người.
33
Chƣơng 2
TƢ TƢỞNG PHẬT GIÁO VỀ MỘT SỐ QUYỀN
VÀ TỰ DO CỦA CON NGƢỜI
2.1. Quyền sống
Theo Khoản 1 Điều 6 ICCPR, mọi người đều có quyền cố hữu là được
sống, không ai có thể bị tước mạng sống một cách tùy tiện. Quyền sống là cơ
sở cho tất cả các quyền con người.
Chỉ được phép áp dụng hình phạt tử hình đối với những tội ác nghiêm
trọng nhất.
Bình luận chung số 6 của HRC thông qua tại phiên họp lần thứ 16 năm
1982 nói rõ thêm, quyền sống là một quyền cơ bản của con người mà trong
bất kì hoàn cảnh nào, kể cả trong tình trạng khẩn cấp của quốc gia cũng không
thể bị vi phạm. Thêm nữa, một trong các nguy cơ phổ biến đe dọa quyền sống
là chiến tranh và các tội phạm nghiêm trọng như diệt chủng hay tội phạm
chống nhân loại. Vì thế, việc chống chiến tranh và các tội phạm này cũng là
sự bảo đảm quyền sống, nghĩa là nó có mối liên hệ với nghĩa vụ cấm các hoạt
động tuyên truyền chiến tranh và kích động hận thù, bạo lực.
Đồng thời, các quốc gia có nghĩa vụ hạn chế sử dụng hình phạt tử hình,
chỉ có thể được áp dụng hình phạt này với những tội ác nghiêm trọng nhất, việc
giới hạn áp dụng hình phạt này được coi là một hình thức bảo đảm quyền sống.
Trong tư tưởng Phật giáo, Đức Phật khuyên không nên sát sinh vì rằng
mọi chúng sinh sợ hãi hình phạt, đối với mọi loài hữu tình sự sống là quý nhất
trên đời. Giới thứ nhất của một cư sĩ phải thọ trì là kính trọng sự sống, không
sát hại chúng sinh. Dù là một Bà la môn cần phải xứng đáng với danh xưng,
một vị Thánh phải xứng đáng với Thánh vị, đó là phải thực hiện sự kính trọng
đời sống này một cách toàn diện và đầy đủ.
34
Đặc điểm “tôn trọng sự sống” trong tư tưởng Phật giáo thể hiện là
không sát sinh, thực hành ăn chay, đó chính là những điều tượng trưng cụ thể
cho đặc điểm ấy. Phật giáo xem sự sống trên tất cả. Hết thảy cái gì gọi là có
giá trị là phải bảo vệ sự sống ấy. Giết sự sống để nuôi sự sống là mê muội mà
vì tham sống nên hại sự sống cũng là vô minh. Cho nên tôn trọng sự sống
không những bằng cách giúp nhau để sống còn, mà còn có khi phải hi sinh sự
sống để bảo vệ sự sống, nghĩa là có khi tiêu cực như ăn chay để cứu muôn
loài, có khi tích cực như “thay khổ cho chúng sinh” để cứu vạn loại. Phật giáo
đặc biệt chú trọng và nêu cao chủ nghĩa lợi tha, nhưng chữ “lợi” ấy là phải
hướng về mục đích tôn trọng sự sống.
Kinh Tăng Chi của Phật giáo nói rằng: Sát sinh tạo ra sợ hãi hận thù
ngay trong hiện tại, tạo ra sợ hãi hận thù trong tương lai, khiến tâm cảm thọ
khổ ưu. Từ bỏ sát sinh, không tạo ra sợ hãi hận thù trong hiện tại, không tạo ra
sợ hãi hận thù trong tương lai, không khiến tâm cảm thọ khổ ưu. Người từ bỏ
sát sinh làm lắng dịu sợ hãi hận thù.
“Mọi người sợ hình phạt,
Mọi người sợ tử vong,
Lấy mình làm ví dụ,
Không giết, không bảo giết” [3].
Đức Phật nói về đặc điểm của những vị A-la-hán như sau: Cho đến trọn
đời, các vị A-la-hán đoạn tận sát sinh, từ bỏ sát sinh, bỏ trượng, bỏ kiếm, có
lòng từ, sống thương xót đến hạnh phúc tất cả chúng sinh và loài hữu tình.
Đức Phật nhắc điều này để làm gương cho phật tử, cho những người chưa đạt
được mức A-la-hán noi theo mà tu tập.
“Bỏ trượng đốichúng sinh,
Yếu kém hay kiên cường,
Không giết, không bảo giết,
Ta gọi Bà la môn” [3].
35
Kinh Tăng Chi có nêu nội dung như sau: Ở đây, này các Tỷ kheo,
Thánh đệ tử đoạn tận sát sinh, từ bỏ sát sinh. Này các Tỷ kheo, Thánh đệ tử từ
bỏ sát sinh, đem (sự) không sợ hãi cho vô lượng chúng sinh, đem (sự) không
hận thù cho vô lượng chúng sinh, đem (sự) không hại cho vô lượng chúng
sinh; sau khi cho vô lượng chúng sinh, không sợ hãi, không hận thù, không
hại, vị ấy sẽ được san sẻ vô lượng không sợ hãi, không hận thù, không hại.
Này các Tỷ kheo, đây là bố thí thứ nhất, là đại bố thí, được biết là tối sơ, được
biết là lâu ngày, không bị những Sa-môn, Bà la môn có trí khinh thường.
- Về hình phạt tử hình
Liên quan chặt chẽ đến quyền sống trong Luật nhân quyền quốc tế là
vấn đề hình phạt tử hình. Hình phạt tử hình là chế tài hình sự nghiêm khắc
nhất được áp dụng đối với những hành vi phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.
Hình phạt này được áp dụng từ xa xưa trong xã hội loài người và hiện vẫn
được quy định trong pháp luật và thực thi ở nhiều nước.
Cùng với sự phát triển của xã hội loài người và của nhà nước, pháp luật
qua từng giai đoạn cụ thể, hình phạt tử hình được áp dụng với các tội phạm
khác nhau, được thi hành với nhiều cách thức, song cùng với mục đích trừng
trị người phạm tội, răn đe và phòng ngừa vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, sang
đến thế kỉ XX và cùng với sự tiến bộ của xã hội ngày nay, hình phạt tử hình
đã được nhìn nhận dưới góc độ quyền con người với sự thay đổi theo xu
hướng phổ biến là hạn chế, tiến tới xóa bỏ việc áp dụng hình phạt này đối với
con người.
Vấn đề hình phạt tử hình được quy định trong Điều 6 ICCPR, theo đó
thì: Ở những nước mà hình phạt tử hình chưa được xóa bỏ thì chỉ được phép
áp dụng hình phạt này đối với những tội ác nghiêm trọng nhất, căn cứ vào luật
pháp hiện hành tại thời điểm tội phạm được thực hiện và không được trái với
những quy định của Công ước này và của Công ước về ngăn ngừa và trừng trị
36
tội diệt chủng. Hình phạt tử hình chỉ được thi hành trên cơ sở bản án đã có
hiệu lực pháp luật, do một tòa án có thẩm quyền phán quyết. Không được
phép tuyên hình phạt tử hình với người phạm tội dưới 18 tuổi và không được
thi hành án tử hình đối với phụ nữ đang mang thai. Bất kì người nào bị kết án
tử hình đều có quyền xin ân giảm hoặc xin thay đổi mức hình phạt. Việc ân
xá, ân giảm hoặc chuyển đổi hình phạt tử hình có thể được áp dụng đối với
mọi trường hợp. Không một quy định nào trong điều này có thể được viện dẫn
để trì hoãn hoặc ngăn cản việc xóa bỏ hình phạt tử hình tại bất kì quốc gia
thành viên nào của Công ước.
Nghị định thư tùy chọn thứ hai năm 1999 về việc xóa bỏ hình phạt tử
hình, bổ sung ICCPR nêu rằng, việc bãi bỏ hình phạt tử hình góp phần nâng
cao nhân phẩm và thúc đẩy sự phát triển tiến bộ các quyền con người; khẳng
định việc bãi bỏ hình phạt tử hình được coi là sự tiến bộ trong việc hưởng thụ
quyền sống.
Theo Điều 1 Nghị định thư tùy chọn thứ hai năm 1999 về việc xóa bỏ hình
phạt tử hình, bổ sung ICCPR: Không một người nào thuộc phạm vi quyền tài
phán của một quốc gia thành viên Nghị định thư này có thể bị hành quyết. Mỗi
quốc gia thành viên Nghị định thư sẽ tiến hành tất cả những biện pháp cần thiết
để bãi bỏ hình phạt tử hình trong phạm vi quyền tài phán của mình.
Nghị quyết 2005/59 ngày 20/4/2005 của Ủy ban Quyền con người Liên
Hợp Quốc về vấn đề hình phạt tử hình, kêu gọi tất cả các quốc gia còn duy trì
hình phạt tử hình, thực hiện việc: Xóa bỏ hoàn toàn hình phạt này, đồng thời
đình chỉ việc thi hành các hình phạt tử hình đã tuyên; Tiến tới hạn chế số
lượng những tội phạm có thể tuyên hình phạt tử hình và ít nhất là không mở
rộng việc áp dụng hình phạt tử hình tới những tội phạm mà hiện không áp
dụng hình phạt này.
Nghị quyết số 62/149 ngày 18/12/2007 của Đại hội đồng Liên Hợp
37
Quốc về việc tạm ngừng thi hành án tử hình nêu rõ: Xét rằng việc sử dụng
hình phạt tử hình làm tổn hại nhân phẩm con người và khẳng định việc đình
chỉ áp dụng hình phạt tử hình sẽ góp phần tăng cường và thúc đẩy sự phát
triển các quyền con người, rằng không có chứng cứ rõ ràng nào chứng tỏ hình
phạt tử hình có tác dụng ngăn chặn tội phạm và bất kì những sai sót nào trong
việc áp dụng hình phạt này đều không thể lấy lại và đền bù được.
Phong trào vận động xóa bỏ án tử hình trên thế giới đã thực sự mạnh
mẽ từ đầu thập niên 1990 và trung tâm là ở châu Âu, với nòng cốt của cuộc
vận động là các tổ chức quốc tế, trong đó bao gồm Liên Hợp Quốc và nhiều tổ
chức liên chính phủ như Hội đồng châu Âu, Liên minh châu Âu, OSCE, Tổ
chức các nước châu Mỹ, Liên minh châu Phi. Cụ thể như việc Nghị viện châu
Âu đã ra nghị quyết về hình phạt tử hình trên thế giới và xác định Ngày châu
Âu phản đối hình phạt tử hình; Liên minh châu Âu đã ban hành chính sách về
kết nạp thành viên mới trong đó yêu cầu các quốc gia muốn gia nhập khối này
phải xóa bỏ hình phạt tử hình. Tháng 5 năm 2002, Liên minh thế giới phản
đối hình phạt tử hình được thành lập tại Rôma, tập hợp hàng ngàn tổ chức phi
chính phủ đang vận động xóa bỏ hình phạt tử hình trên thế giới, lấy ngày
10/10 hàng năm là “Ngày thế giới phản đối hình phạt tử hình”.
Vào thời điểm đầu thế kỉ XX, chỉ có ba quốc gia xóa bỏ hình phạt tử
hình đối với tất cả tội phạm (Côxta Rica, Venexuela, Xan Marinô); tuy nhiên,
đến đầu thế kỉ XXI, đã có hai phần ba số quốc gia trên thế giới đã xóa bỏ hình
phạt này trong pháp luật hoặc trên thực tế. Cụ thể như khu vực châu Âu không
còn quốc gia nào áp dụng hình phạt tử hình, ở châu Phi chỉ còn 6/53 quốc gia
áp dụng hình phạt này.
Mục tiêu chung và cuối cùng của phong trào phản đối hình phạt tử hình
là vận động các quốc gia xóa bỏ hoàn toàn hình phạt này, thay thế nó bằng
những hình phạt khác không tước đoạt tính mạng của người phạm tội. Những
38
mục tiêu gần hơn là vận động các quốc gia giảm số tội danh có thể bị kết án
tử hình, giảm hoặc hoãn không thi hành án tử hình trên thực tế, nhân đạo hóa
các biện pháp thi hành án, đảm bảo công bằng trong xét xử, công khai thông
tin về việc áp dụng hình phạt tử hình.
Có thể thấy rằng, phong trào vận động xóa bỏ hình phạt tử hình dường
như bắt nguồn và cổ vũ cho tinh thần nhân đạo, khoan dung - là giá trị văn
hóa có trong mọi nền văn minh, mọi tôn giáo và mọi dân tộc trên thế giới. Đó
là cơ sở quan trọng để hiện thực hóa niềm tin loại bỏ hình phạt tử hình trên
thế giới, đảm bảo tốt hơn quyền con người.
Những tổ chức tham gia tích cực vào phong trào toàn cầu vận động xóa
bỏ hình phạt tử hình cho rằng, hình phạt tử hình không đem lại “sự kết thúc”
cho những đau khổ của các nạn nhân và gia đình nạn nhân, mà sự tha thứ,
lòng khoan dung mới làm được điều đó; đồng thời các tổ chức này chọn lựa
cách tiếp cận theo hướng ủng hộ những biện pháp “phục hồi” như tạo lập
mạng lưới giúp đỡ lẫn nhau giữa những người cùng cảnh ngộ, tổ chức những
hoạt động hòa giải giữa những nạn nhân, gia đình nạn nhân với người phạm
tội, gia đình người phạm tội.
Tư tưởng Phật giáo và hình phạt tử hình: Phật giáo không phải là hệ
thống các quy phạm pháp luật nhưng dưới góc độ nhân phẩm, tư tưởng Phật
giáo thể hiện rõ sự tôn trọng tính mạng của con người và vì con người. Phật
giáo quan niệm bản chất con người cơ bản là thiện và mọi người đều có khả
năng trở thành Phật, đó chính là khả năng hướng thiện kể cả khi đã mắc vào
tội lỗi hay có hành động sai trái. Do vậy, các biện pháp trừng phạt dành cho
người phạm tội cần được thực hiện với tinh thần cảm thông và dựa trên quan
điểm phục hồi. Người đứng đầu Phật giáo Tây Tạng là Đạt Lai Lạt Ma thứ
mười bốn - Tenzin Gyatso đã từng tuyên bố ủng hộ việc ngừng thực hiện hình
phạt tử hình và nhấn mạnh, mặc dù để thực hiện chức năng ngăn chặn tội
39
Luận văn: Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người, 9 ĐIỂM

More Related Content

What's hot

Triết học nho giáo và ảnh hưởng của triết học nho giáo đến nền văn hóa truyền...
Triết học nho giáo và ảnh hưởng của triết học nho giáo đến nền văn hóa truyền...Triết học nho giáo và ảnh hưởng của triết học nho giáo đến nền văn hóa truyền...
Triết học nho giáo và ảnh hưởng của triết học nho giáo đến nền văn hóa truyền...
Huynh Loc
 
Đề Tài “những tư tưởng cơ bản của nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với nền vă...
Đề Tài “những tư tưởng cơ bản của nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với nền vă...Đề Tài “những tư tưởng cơ bản của nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với nền vă...
Đề Tài “những tư tưởng cơ bản của nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với nền vă...
Huynh Loc
 
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt namTư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Man_Ebook
 
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm
Lam Pham
 
Nguồn gốc tu tuong ho chi minh
Nguồn gốc tu tuong ho chi minhNguồn gốc tu tuong ho chi minh
Nguồn gốc tu tuong ho chi minh
Vũ Thanh
 

What's hot (20)

Khóa luận Ảnh hưởng của phật giáo đến đời sống xã hội, con người việt nam.docx
Khóa luận Ảnh hưởng của phật giáo đến đời sống xã hội, con người việt nam.docxKhóa luận Ảnh hưởng của phật giáo đến đời sống xã hội, con người việt nam.docx
Khóa luận Ảnh hưởng của phật giáo đến đời sống xã hội, con người việt nam.docx
 
Ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho giáo xây dựng Nhà nước, HAY - Gửi miễn ph...
Ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho giáo xây dựng Nhà nước, HAY - Gửi miễn ph...Ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho giáo xây dựng Nhà nước, HAY - Gửi miễn ph...
Ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho giáo xây dựng Nhà nước, HAY - Gửi miễn ph...
 
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoaLuận văn: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa
 
TIỂU LUẬN ẢNH HƯỞNG CỦA TÔN GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG XÃ HỘI VIỆT NAM
TIỂU LUẬN ẢNH HƯỞNG CỦA TÔN GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG XÃ HỘI VIỆT NAMTIỂU LUẬN ẢNH HƯỞNG CỦA TÔN GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG XÃ HỘI VIỆT NAM
TIỂU LUẬN ẢNH HƯỞNG CỦA TÔN GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG XÃ HỘI VIỆT NAM
 
Triết học nho giáo và ảnh hưởng của triết học nho giáo đến nền văn hóa truyền...
Triết học nho giáo và ảnh hưởng của triết học nho giáo đến nền văn hóa truyền...Triết học nho giáo và ảnh hưởng của triết học nho giáo đến nền văn hóa truyền...
Triết học nho giáo và ảnh hưởng của triết học nho giáo đến nền văn hóa truyền...
 
Đề Tài “những tư tưởng cơ bản của nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với nền vă...
Đề Tài “những tư tưởng cơ bản của nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với nền vă...Đề Tài “những tư tưởng cơ bản của nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với nền vă...
Đề Tài “những tư tưởng cơ bản của nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với nền vă...
 
BÀI THU HOẠCH THĂM QUAN THỰC TẾ BẢO TÀNG.pdf
BÀI THU HOẠCH THĂM QUAN THỰC TẾ BẢO TÀNG.pdfBÀI THU HOẠCH THĂM QUAN THỰC TẾ BẢO TÀNG.pdf
BÀI THU HOẠCH THĂM QUAN THỰC TẾ BẢO TÀNG.pdf
 
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niênLuận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
 
Luận văn: Tư tưởng Nho, Phật của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ
Luận văn: Tư tưởng Nho, Phật của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn DữLuận văn: Tư tưởng Nho, Phật của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ
Luận văn: Tư tưởng Nho, Phật của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ
 
Đề tài: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu
Đề tài: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Minh ChâuĐề tài: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu
Đề tài: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu
 
Tiểu Luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người mới
Tiểu Luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người mớiTiểu Luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người mới
Tiểu Luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người mới
 
Luận văn: Quyền con người và giáo dục quyền con người, HOT
Luận văn: Quyền con người và giáo dục quyền con người, HOTLuận văn: Quyền con người và giáo dục quyền con người, HOT
Luận văn: Quyền con người và giáo dục quyền con người, HOT
 
Luận án: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác giáo dục chủ nghĩa yêu ...
Luận án: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác giáo dục chủ nghĩa yêu ...Luận án: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác giáo dục chủ nghĩa yêu ...
Luận án: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác giáo dục chủ nghĩa yêu ...
 
Luận văn: Xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, HAY
Luận văn: Xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, HAYLuận văn: Xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, HAY
Luận văn: Xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, HAY
 
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt namTư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Gia Lai, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Gia Lai, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Gia Lai, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Gia Lai, HAY
 
Tiểu luận triết học
Tiểu luận triết họcTiểu luận triết học
Tiểu luận triết học
 
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm
 
Nguồn gốc tu tuong ho chi minh
Nguồn gốc tu tuong ho chi minhNguồn gốc tu tuong ho chi minh
Nguồn gốc tu tuong ho chi minh
 
Đề tài nét tương đồng và khác biệt trong văn hóa mặc, ĐIỂM 8
Đề tài  nét tương đồng và khác biệt trong văn hóa mặc, ĐIỂM 8Đề tài  nét tương đồng và khác biệt trong văn hóa mặc, ĐIỂM 8
Đề tài nét tương đồng và khác biệt trong văn hóa mặc, ĐIỂM 8
 

Similar to Luận văn: Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người, 9 ĐIỂM

Tư tưởng triết học của nguyễn trãi đặc điểm và giá trị lịch sử
Tư tưởng triết học của nguyễn trãi   đặc điểm và giá trị lịch sửTư tưởng triết học của nguyễn trãi   đặc điểm và giá trị lịch sử
Tư tưởng triết học của nguyễn trãi đặc điểm và giá trị lịch sử
Man_Ebook
 

Similar to Luận văn: Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người, 9 ĐIỂM (20)

Luận văn: Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người
Luận văn: Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con ngườiLuận văn: Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người
Luận văn: Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người
 
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp về tôn giáo, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp về tôn giáo, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp về tôn giáo, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp về tôn giáo, HAY, 9 ĐIỂM
 
Khái lược quan điểm của một số tôn giáo lớn về quyền con người.pdf
Khái lược quan điểm của một số tôn giáo lớn về quyền con người.pdfKhái lược quan điểm của một số tôn giáo lớn về quyền con người.pdf
Khái lược quan điểm của một số tôn giáo lớn về quyền con người.pdf
 
Luận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - Trần
Luận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - TrầnLuận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - Trần
Luận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - Trần
 
Khái lược quan điểm của một số tôn giáo lớn về quyền con người.doc
Khái lược quan điểm của một số tôn giáo lớn về quyền con người.docKhái lược quan điểm của một số tôn giáo lớn về quyền con người.doc
Khái lược quan điểm của một số tôn giáo lớn về quyền con người.doc
 
Luận văn: Giải pháp xây dựng văn hoá nhân quyền ở Việt Nam
Luận văn: Giải pháp xây dựng văn hoá nhân quyền ở Việt NamLuận văn: Giải pháp xây dựng văn hoá nhân quyền ở Việt Nam
Luận văn: Giải pháp xây dựng văn hoá nhân quyền ở Việt Nam
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thố...
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thố...Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thố...
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thố...
 
Bảo đảm quyền con người trong pháp luật phong kiến Việt Nam
Bảo đảm quyền con người trong pháp luật phong kiến Việt NamBảo đảm quyền con người trong pháp luật phong kiến Việt Nam
Bảo đảm quyền con người trong pháp luật phong kiến Việt Nam
 
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền của phụ nữ, HAY
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền của phụ nữ, HAYLuận văn: Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền của phụ nữ, HAY
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền của phụ nữ, HAY
 
Vai trò của hệ thống chính trị trong quyền làm chủ của nhân dân, HAY - Gửi mi...
Vai trò của hệ thống chính trị trong quyền làm chủ của nhân dân, HAY - Gửi mi...Vai trò của hệ thống chính trị trong quyền làm chủ của nhân dân, HAY - Gửi mi...
Vai trò của hệ thống chính trị trong quyền làm chủ của nhân dân, HAY - Gửi mi...
 
Luận văn: Quy chế dân chủ ở cơ sở các trường THPT tỉnh Bình Thuận
Luận văn: Quy chế dân chủ ở cơ sở các trường THPT tỉnh Bình ThuậnLuận văn: Quy chế dân chủ ở cơ sở các trường THPT tỉnh Bình Thuận
Luận văn: Quy chế dân chủ ở cơ sở các trường THPT tỉnh Bình Thuận
 
Tu tuong hcm
Tu tuong hcmTu tuong hcm
Tu tuong hcm
 
Tiểu Luận Chính Trị Và Phát Triển Xã Hội - Con Đường Phát Triển Theo Định Hướ...
Tiểu Luận Chính Trị Và Phát Triển Xã Hội - Con Đường Phát Triển Theo Định Hướ...Tiểu Luận Chính Trị Và Phát Triển Xã Hội - Con Đường Phát Triển Theo Định Hướ...
Tiểu Luận Chính Trị Và Phát Triển Xã Hội - Con Đường Phát Triển Theo Định Hướ...
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo tại tỉnh Bình Dương - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo tại tỉnh Bình Dương  - Gửi miễn phí qu...Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo tại tỉnh Bình Dương  - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo tại tỉnh Bình Dương - Gửi miễn phí qu...
 
Luận văn: Quyền kinh tế, văn hóa, xã hội qua bản Hiến pháp, HOT
Luận văn: Quyền kinh tế, văn hóa, xã hội qua bản Hiến pháp, HOTLuận văn: Quyền kinh tế, văn hóa, xã hội qua bản Hiến pháp, HOT
Luận văn: Quyền kinh tế, văn hóa, xã hội qua bản Hiến pháp, HOT
 
Tư tưởng triết học của nguyễn trãi đặc điểm và giá trị lịch sử
Tư tưởng triết học của nguyễn trãi   đặc điểm và giá trị lịch sửTư tưởng triết học của nguyễn trãi   đặc điểm và giá trị lịch sử
Tư tưởng triết học của nguyễn trãi đặc điểm và giá trị lịch sử
 
Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh_ Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giữ gìn và phá...
Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh_ Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giữ gìn và phá...Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh_ Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giữ gìn và phá...
Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh_ Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giữ gìn và phá...
 
Luận văn: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong công tác tôn giáo, 9đ
Luận văn: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong công tác tôn giáo, 9đLuận văn: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong công tác tôn giáo, 9đ
Luận văn: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong công tác tôn giáo, 9đ
 
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong công tác tôn giáo ở Hải Phòng
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong công tác tôn giáo ở Hải PhòngMặt trận Tổ quốc Việt Nam trong công tác tôn giáo ở Hải Phòng
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong công tác tôn giáo ở Hải Phòng
 
Xahoikhoahoc.tieuluan.docx
Xahoikhoahoc.tieuluan.docxXahoikhoahoc.tieuluan.docx
Xahoikhoahoc.tieuluan.docx
 

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default (20)

Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAYKhóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAYBài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDVBài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
 
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAYBáo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
 
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAYKhóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAYBài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAYBài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAYTiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAYBài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAYBài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAYBài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAYBài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAYTiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAYBài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂMBài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
 
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAYBài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAYBài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAYBài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
 
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nayTiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
 
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAYTiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
 

Recently uploaded

C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 

Recently uploaded (20)

ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 

Luận văn: Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người, 9 ĐIỂM

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT VŨ NAM HẢI TƢ TƢỞNG CƠ BẢN CỦA PHẬT GIÁO VỀ QUYỀN CON NGƢỜI VÀ GIÁ TRỊ KẾ THỪA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Tải miễn phí kết bạn Zalo:0917 193 864 Dịch vụ viết luận văn chất lượng Website: luanvantrust.com Zalo/Tele: 0917 193 864 Mail: baocaothuctapnet@gmail.com Chuyên ngành: Pháp luật về quyền con ngƣời Mã số: Chuyên ngành đào tạo thí điểm LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Vũ Nam Hải
  • 3. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mụccác chữ viết tắt MỞ ĐẦU...................................................................................................1 Chƣơng 1: KHÁI QUÁT VỀ QUYỀN CON NGƢỜI VÀ VỀ PHẬT GIÁO8 1.1. Khái quát về những nội dung và định hƣớng giá trị cơ bản của tƣ tƣởng quyền conngƣời ....................................................8 1.2. Khái quát về Phật giáo................................................................18 1.2.1. Khái quát về lịch sử Phật giáo........................................................18 1.2.2. Khái quát về lịch sử Phật giáo Việt Nam........................................21 1.2.3. Khái quát tư tưởng, triết lí Phật giáo liên quan đến tư tưởng quyền con người ...........................................................................23 1.3. Sự tƣơng đồng của Phật giáo và tƣ tƣởng về quyền con ngƣời 25 1.3.1. Nhân sinh quan Phật giáo ..............................................................25 1.3.2. Tư tưởng về nhà nước và xã hội trong kinh điển Phật giáo ..............27 Chƣơng 2: TƢ TƢỞNG PHẬT GIÁO VỀ MỘT SỐ QUYỀN VÀ TỰ DO CỦA CON NGƢỜI.............................................................34 2.1. Quyền sống .................................................................................34 2.2. Quyền không bị tra tấn...............................................................45 2.3. Vấn đề quyền tự do, bình đẳng...................................................47 2.4. Vấn đề không phân biệt đối xử ...................................................51 2.5. Vấn đề dân chủ ...........................................................................57 2.6. Quyền tự do tƣ tƣởng, tín ngƣỡng, tôn giáo .............................63
  • 4. Chƣơng 3: NHỮNG GIÁ TRỊ TRONG TƢ TƢỞNG CỦA PHẬT GIÁO VỀ QUYỀN CON NGƢỜI CÓ THỂ KẾ THỪA, PHÁT HUY Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 71 3.1. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về quyền conngƣời và về việc phát huy các giá trị nhân văn của Phật giáo trong đời sống xã hội 71 3.1.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về quyền conngười 71 3.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về việc phát huy các giá trị nhân văn của Phật giáo 78 3.2. Tƣ tƣởng Phật giáo với việc xây dựng nền văn hóa nhân quyền79 3.2.1. Nền văn hóa nhân quyền ...............................................................79 3.2.2. Phật giáo Việt Nam tham gia xây dựng nền văn hóa nhân quyền.....84 3.3. Tƣ tƣởng Phật giáo trong việc giáo dục, xây dựng lối sống đạo đức và có ý thức chấp hành pháp luật 88 3.3.1. Phật giáo Việt Nam góp phần giáo dục đạo đức xã hội....................88 3.3.2. Phật giáo Việt Nam xây dựng ý thức chấp hành pháp luật ...............94 3.4. Kế thừa đạo đức nhân văn của Phật giáo trong công tác phòng ngừa vi phạm pháp luật và cảm hóa, cảitạo ngƣờivi phạm pháp luật 96 3.4.1. Phật giáo Việt Nam tham gia phòng ngừa vi phạm pháp luật...........96 3.4.2. Phật giáo Việt Nam tham gia cải tạo người vi phạm pháp luật.........97 3.5. Tƣ tƣởng Phật giáo với phƣơng pháp hóa giải xung đột xã hội liên quan đến quyền conngƣời 98 3.5.1. Tiếp cận theo hướng tích cực, bền vững .........................................98 3.5.2. Phương pháp giải quyết theo xu hướng hợp tác, thúc đẩy “dần dần”, “mang tính chương trình”................................................... 100 KẾT LUẬN........................................................................................... 107 TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................... 110 PHỤ LỤC
  • 5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CAT GHPGVN HRC ICCPR ICESCR ICRC ILO MTTQVN UDHR Công ước chống tra tấn Giáo hội Phật giáo Việt Nam Ủy ban Quyền conngười Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa Hội Chữ Thập đỏ quốc tế Tổ chức Lao động quốc tế Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Tuyên ngôn thế giới về quyền conngười
  • 6. MỞ ĐẦU 1. Tính cấpthiết của đề tài Quyền con người (Nhân quyền - Human Rights) là một phạm trù đa diện và có nhiều định nghĩa, các nhà nghiên cứu cho rằng quyền con người đã tồn tại ngay từ buổi ban sơ trong lịch sử xã hội loài người; mặc dù có nhiều ý kiến đánh giá và cách giải thích khác nhau, nhưng phải đến sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1945), khái niệm “quyền con người” mới thực sự được đề cập rộng rãi trong cộng đồng nhân loại. Theo dòng chảy lịch sử tư tưởng nhân loại nói chung, lịch sử tư tưởng, triết lí về quyền con người nói riêng, có thể thấy rằng những giá trị phản ánh về quyền con người đã tồn tại trong đời sống xã hội loài người từ nhiều thế kỷ trước đây, mặc dù không được nói đến trong cụm từ “quyền con người” nhưng những giá trị của quyền con người, ở những mức độ khác nhau đã được nêu ra trong những tác phẩm của các triết gia, các nhà tư tưởng lớn, nó xuất hiện và tồn tại trong giáo điều và quy định của các tôn giáo, trong pháp luật của các quốc gia, biểu hiện trong văn hóa truyền thống của nhiều dân tộc khác nhau… Quyền con người là phổ quát, là giá trị chung của nhân loại, đảm bảo quyền con người là mục tiêu hướng đến của tất cả các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, để quyền con người được tôn trọng và đảm bảo trên thực tế là một quá trình và cần có sự tham gia của nhiều thành tố trong xã hội. Ngày nay, chúng ta thấy rằng tư tưởng, triết lí Phật giáo không xa rời thực tiễn mà trái lại Phật giáo nói đến những vấn đề gắn bó mật thiết với cuộc sống của con người. Chúng ta hãy cùng xem xét những lời nói của Đức Phật về những vấn đề như: Tôn trọng và bảo vệ sinh mạng của con người cũng như mọi loài, không được đối xử bất công, không được hành hạ về thể xác lẫn tinh 1
  • 7. thần của con người, con người được quyền có đầy đủ thức ăn, nhà ở, được chăm sóc sức khỏe và được quyền học tập đầy đủ; con người được tự do ngôn luận và tự do trình bày ý kiến của mình. Hơn thế nữa, với lòng từ bi và trí tuệ của mình, Đức Phật còn hướng dẫn mọi người phát huy lòng từ bi nơi tự tâm của mỗi người, cần phải quan tâm, giúp đỡ và bảo vệ những người gặp khó khăn như người khuyết tật, trẻ em, phụ nữ, người yếu thế để họ có thể hòa nhập với cuộc sống xã hội. Những tư tưởng đó được phản ánh ở nhiều phần khác nhau trong Kinh, Luật, Luận (là ba bộ phận cấu thành hệ thống kinh điển, giáo lí của Phật giáo); những tư tưởng về quyền con người trong Phật giáo giúp cho chúng ta nhận thức sâu sắc hơn những giá trị tốt đẹp trong văn hóa Phật giáo, từ đó ứng dụng vào cuộc sống của mình cũng như đóng góp trong việc xây dựng xã hội tốt đẹp, văn minh, nơi mà quyền con người được tôn trọng và bảo đảm. Chúng ta hiểu và thừa nhận rằng, bảo vệ quyền con người không chỉ bằng hệ thống pháp luật, mà nó còn là phát huy tổng hợp các giá trị tốt đẹp tồn tại trong xã hội, một nền tảng xã hội được xây dựng dựa trên những giá trị xuất phát từ phẩm giá của con người là điều kiện tốt để quyền con người được tôn trọng và đảm bảo. Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị (năm 1990) về công tác tôn giáo khẳng định: Tôn giáo là vấn đề còn tồn tại lâu dài. Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Đạođức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) của Đảng ta đã nêu rõ: “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhấttrong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ; làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, 2
  • 8. trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của pháttriển. Kế thừa và pháthuynhững truyền thống văn hóa tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người” [8]; „„Con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển. Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người với quyền và lợi ích của dân tộc, đất nước và quyền làm chủ của nhân dân. Kết hợp và phát huy đầy đủ vai trò của xã hội, gia đình, nhà trường, từng tập thể lao động, các đoàn thể và cộng đồng dân cư trong việc chăm lo, xây dựng con người Việt Nam giàu lòng yêu nước, có ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân; có tri thức, sức khỏe, lao động giỏi; sống có văn hóa, nghĩa tình; có tinh thần quốc tế chân chính. Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, thật sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách” [8]. Bên cạnh việc từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; chúng ta cần khai thác, phát huy những giá trị tích cực, tốt đẹp của truyền thống văn hóa của dân tộc, trong đó có những giá trị của tư tưởng Phật giáo, những giá trị của văn hóa Phật giáo để góp phần xây dựng một nền văn hóa nhân quyền. Nghiên cứu lịch sử tư tưởng, triết lí về quyền con người giúp cho chúng ta nhận thấy những giá trị về quyền con người tồn tại ở đâu, giá trị quyền con người được chứa đựng trong những giá trị văn hóa hay tôn giáo nào, đã và đang hiện hữu trong đời sống xã hội loài người. Từ đó gợi cho chúng ta ý tưởng rằng, việc thúc đẩy và đảm bảo quyền con người cũng chính là tiếp tục phát huy hơn nữa những giá trị quyền con người chứa đựng trong các giá trị văn hóa ấy, mà ở đây tác giả tập trung nói đến là những giá trị trong tư tưởng, triết lí của Phật giáo. 3
  • 9. Với những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Tư tưởng cơ bản của Phật giáovề quyền con người và giá trị kế thừa ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài thạc sĩ của mình, với mục đích làm rõ một số tư tưởng, triết lí của Phật giáo về quyền con người, bổ sung vào hệ thống lí luận về lịch sử tư tưởng, triết lí của nhân loại về quyền con người; góp phần phát huy những giá trị tích cực của Phật giáo trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người trong thời đại ngày nay. 2. Tình hình nghiên cứu Ngày nay, khi nói đến Phật giáo, không ai có thể phủ nhận hay bàn cãi về giá trị nhân văn, nhân đạo của Phật giáo cũng như cảm nhận sự gần gũi của những tư tưởng, triết lí, văn hóa Phật giáo trong cuộc sống. Có thể thấy rằng, mặc dù trong giáo lí, kinh điển Phật giáo không nói đến cụm từ “quyền con người” song vấn đề tôn trọng quyền con người hoàn toàn không xa lạ gì đối với Đạo Phật. Tư tưởng, triết lí Phật giáo về quyền con người là một chủ đề tuy không mới; tuy nhiên, việc nghiên cứu sâu sắc vấn đề này hầu như còn hạn chế, trong một số bài viết của các tu sỹ Phật giáo như: TS.Lê Mạnh Thát, TS.Thích Nhật Từ, TS.Thích Đồng Bổn và một số học giả khác ở trong và ngoài nước, thường tiếp cận dưới dạng phân tích về triết lí Phật giáo liên quan đến một số vấn đề cụ thể trong cuộc sống, và các vấn đề này ít nhiều tương đồng với nội hàm của một số quyền con người theo luật nhân quyền quốc tế hiện nay, các tác giả hầu như đều xuất phát từ quan điểm “Phật giáo nhập thế” và để chứng minh, làm rõ hơn quan điểm này; chưa có nhiều bài viết và nghiên cứu để làm rõ về lí luận cũng như việc vận dụng tư tưởng, triết lí, nguyên tắc về quyền con người trong Đạo Phật vào cuộc sống, gắn với việc thúc đẩy và bảo đảm quyền con người. Bên cạnh đó, những nghiên cứu trước đây về mối liên hệ giữa Phật giáo 4
  • 10. và quyền con người thường xảy ra việc những nhà nghiên cứu chỉ tập trung vào những diễn đạt riêng lẻ trong giải thích của họ về kinh điển Phật giáo, nên gây hạn chế việc tìm ra những nguyên tắc và tư tưởng của Phật giáo về quyền con người. Đến nay, chưa thấy luận văn thạc sĩ nào tiếp cận chủ đề này dưới góc độ quyền con người. Mặc dù kinh điển Phật giáo được viết vào thời cổ đại và không có sự nối kết trực tiếp với những khái niệm, tư tưởng hiện đại về quyền con người như trong Luật nhân quyền quốc tế. Tác giả cố gắng nghiên cứu và chỉ ra, tìm ra những nguyên tắc và tư tưởng về quyền con người mà kinh điển Phật giáo chuyển tải. Để hướng đến việc khai thác trong đó những ứng dụng hữu ích. Bởi vì Phật giáo đã và đang tồn tại đầy sức sống trong thế giới của chúng ta. Với cách tiếp cận những giá trị quyền con người trong Phật giáo, tác giả muốn tiếp cận nghiên cứu và làm rõ những tư tưởng quyền con người “đã có”, đó là những tư tưởng quyền con người đã và đang tồn tại trong đời sống Phật giáo, với mong muốn nhìn nhận vấn đề quyền con người gần gũi hơn, sáng tỏ nội dung quyền con người là giá trị chung của nhân loại, thực sự tồn tại phổ biến trong đời sống của con người; đồng thời cũng góp phần phê phán những góc nhìn thiếu tích cực liên quan đến sự tranh luận về “những giá trị châu Á” và quyền con người. 3. Mục đích, phạm vi nghiên cứu Trình bày, phân tích có hệ thống tư tưởng, triết lí quyền con người trong Phật giáo; góp phần bổ sung và làm sáng tỏ thêm về lịch sử tư tưởng, triết lí về quyền con người; thể hiện tính phổ biến của quyền con người; để chứng minh rằng các giá trị quyền con người đã và đang tồn tại trong đời sống xã hội, mà cụ thể ở đây là trong đời sống và văn hóa Phật giáo. Bổ sung lí luận về lịch sử tư tưởng, triết lí về quyền con người qua tư tưởng, triết lí, nguyên tắc của Phật giáo về vấn đề quyền con người. 5
  • 11. Đề xuất một số giải pháp góp phần thúc đẩy và bảo vệ quyền con người trong thực tiễn đời sống; bên cạnh việc nghiên cứu, tiếp thu những thành tựu phát triển của pháp luật quốc tế về quyền con người thì việc phát huy những giá trị quyền con người trong văn hóa Phật giáo nói riêng cũng có tác dụng góp phần xây dựng một nền văn hóa nhân quyền, nó có ưu thế riêng và dễ được xã hội phương Đông tiếp nhận và phát triển. Góp phần hoàn thiện pháp luật về quyền con người ở Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu, tác giả tập trung phân tích các kinh điển, giáo lí của Phật giáo Đại thừa là chủ yếu. Trong đó tập trung vào việc giải thích các quy định của Phật giáo có liên quan đến các quyền và tự do cơ bản của con người. Nghiên cứu tư tưởng Phật giáo dưới góc độ khoa học pháp lí về nhà nước và pháp luật nói chung, pháp luật về quyền con người nói riêng. 4. Cơ sở lí luận và phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận: Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa; quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về quyền con người và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Tác giả xem xét vấn đề quyền con người từ quan điểm triết học về luật, để nhận diện những giá trị quyền con người được chia sẻ bởi hệ tư tưởng Phật giáo. Tiếp cận từ sự liên hệ giữa quyền con người khởi phát từ nhân phẩm, ý nghĩa của nhân phẩm trong tư tưởng Phật giáo. Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Phân tích - tổng hợp, xã hội học, so sánh, đánh giá để làm sáng tỏ những vấn đề liên quan. Luận văn cũng khai thác thông tin tư liệu của các bài viết khoa học và công trình nghiên cứu đã công bố để chứng minh cho các luận điểm. 5. Kết quả nghiên cứu và ý nghĩa của luận văn Bổ sung hệ thống lí luận về lịch sử tư tưởng, triết lí về quyền con 6
  • 12. người. Hệ thống hóa các nghiên cứu về quyền con người trong Phật giáo. Các kết quả của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập trong các cơ sở đào tạo pháp luật về quyền con người. Có đóng góp nhất định trong xây dựng nền văn hóa nhân quyền và phương pháp giải quyết hòa bình các xung đột xã hội, các bất đồng liên quan đến tôn trọng và bảo vệ quyền con người. 6. Kết cấu của luận văn Luận văn này gồm phần mở đầu, ba chương và phần kết luận. - Chương 1: Kháiquátvề quyền con ngườivà về Phậtgiáo - Chương 2: Tư tưởng Phật giáo về một số quyền và tự do của con người - Chương 3: Những giá trị trong tư tưởng của Phậtgiáo về quyền con người có thể kế thừa, pháthuy ở Việt Nam hiện nay 7
  • 13. Chƣơng 1 KHÁI QUÁT VỀ QUYỀN CON NGƢỜI VÀ VỀ PHẬT GIÁO 1.1. Khái quát về những nội dung và định hƣớng giá trị cơ bản của tƣ tƣởng quyền con ngƣời Quyền con người (hay nhân quyền - human rights) là một phạm trù đa diện, do đó trên thực tế đã có nhiều định nghĩa khác nhau. Theo định nghĩa của Văn phòng Cao ủy Liên Hợp Quốc về quyền con người (Office of High Commissioner for Human Rights - OHCHR), quyền con người là những bảo đảm pháp lí toàn cầu (universal legal guarantees) có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động (actions) hoặc sự bỏ mặc (omissions) mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép (entitlements) và tự do cơ bản (fundamental freedoms) của con người. Bên cạnh định nghĩa kể trên, một định nghĩa khác cũng thường được trích dẫn, theo đó, quyền con người là những sự được phép (entitlements) mà tất cả thành viên của cộng đồng nhân loại, không phân biệt giới tính, chủng tộc, tôn giáo, địa vị xã hội...; đều có ngaytừ khi sinh ra, đơn giản chỉ vì họ là con người. Định nghĩa này mang dấu ấn của học thuyết về các quyền tự nhiên. Ở Việt Nam, đã có những định nghĩa về quyền con người do một số cơ quan nghiên cứu và chuyên gia từng nêu ra. Những định nghĩa này cũng không hoàn toàn giống nhau, nhưng xét chung, quyền con người thường được hiểu là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lí quốc tế. Như vậy, nhìn ở góc độ nào và ở cấp độ nào thì quyền con người cũng được xác định như là những chuẩn mực được cộng đồng quốc tế thừa nhận và tuân thủ. Những chuẩn mực này kết tinh những giá trị nhân văn của toàn nhân 8
  • 14. loại, chỉ áp dụng với con người, cho tất cả mọi người. Nhờ có những chuẩn mực này, mọi thành viên trong gia đình nhân loại mới được bảo vệ nhân phẩm và mới có điều kiện phát triển đầy đủ các năng lực của cá nhân với tư cách là một con người. Cho dù cách nhìn nhận có những khác biệt nhất định, một điều rõ ràng là quyền con người là những giá trị cao cả cần được tôn trọng và bảo vệ trong mọi xã hội và trong mọi giai đoạn lịch sử. Về nguồn gốc của quyền con người, có hai trường phái cơ bản đưa ra hai quan điểm trái ngược nhau. Những người theo học thuyết về quyền tự nhiên (natural rights) cho rằng quyền con người là những gì bẩm sinh, vốn có mà mọi cá nhân sinh ra đều được hưởng chỉ đơn giản bởi họ là thành viên của gia đình nhân loại. Các quyền con người, do đó, không phụ thuộc vào phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa hay ý chí của bất cứ cá nhân, giai cấp, tầng lớp, tổ chức, cộng đồng hay nhà nước nào. Vì vậy, không một chủ thể nào, kể cả các nhà nước, có thể ban phát hay tước bỏ các quyền con người bẩm sinh, vốn có của các cá nhân. Ngược lại, học thuyết về các quyền pháp lí (legal rights) cho rằng, các quyền con người không phải là những gì bẩm sinh, vốn có một cách tự nhiên mà phải do các nhà nước xác định và pháp điển hóa thành các quy phạm pháp luật. Như vậy, theo học thuyết về quyền pháp lí, phạm vi, giới hạn và ở góc độ nhất định, cả thời hạn hiệu lực của các quyền con người phụ thuộc vào ý chí của tầng lớp thống trị và các yếu tố như phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa... của các xã hội. Ở đây, trong khi các quyền tự nhiên có tính đồng nhất trong mọi hoàn cảnh (universal), mọi thời điểm, thì các quyền pháp lí mang tính chất khác biệt tương đối về mặt văn hóa và chính trị (culturally and politically relative). Học thuyết về quyền tự nhiên đã được đề cập từ khá sớm bởi nhiều học giả. Cụ thể, từ thời Hy Lạp cổ đại, nhà triết học Zeno (333-264 TCN) đã phát 9
  • 15. biểu rằng, không một ai sinh ra đã phải làm nô lệ. Địa vị nô lệ là do họ bị tước đoạt tự do vốn có của con người. Rõ ràng ở đây theo Zeno, quyền là một người tự do là một quyền bẩm sinh của con người. Tư tưởng này sau đó được nhiều triết gia tái khẳng định và phát triển, trong đó tiêu biểu như Thomas Hobbes (1588-1679), John Locke (1632-1704) và Thomas Paine (1731-1809). Thomas Hobbes cho rằng quyền tự nhiên cốt yếu của con người là được sử dụng quyền lực của chính mình để bảo đảm cuộc sống của bản thân mình, và do đó, được làm bất cứ điều gì mà mình cho là đúng đắn và hợp lí. Trong các tác phẩm của mình, John Locke cho rằng các chính phủ chẳng qua chỉ là một dạng “khế ước xã hội” giữa những kẻ cai trị và những người bị trị, trong đó những người bị trị (đa số công dân) tự nguyện kí vào bản khế ước này với kì vọng và mong muốn sử dụng chính phủ như là một thiết chế để bảo vệ các “quyền tự nhiên” của họ chứ không phải để ban phát và quy định các quyền cho họ. Từ cách tiếp cận đó, John Locke cho rằng các chính phủ chỉ có thể “chínhdanh” hay “hợp pháp” khi thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy các quyền bẩm sinh, vốn có của công dân. Còn Thomas Paine, trong tác phẩm nổi tiếng Các quyền của con người (Rights of Man, 1791) thì nhấn mạnh rằng các quyền không thể được ban phát bởi bất kì chính phủ nào, bởi lẽ điều đó đồng thời cho phép các chính phủ được rút lại các quyền ấy theo ý chí của họ. Như thế, Thomas Paine đã gián tiếp khẳng định rằng các quyền của con người là những giá trị tự nhiên. Cho đến nay, cuộc tranh luận về nguồn gốc của quyền con người vẫn còn tiếp tục, nhân loại vẫn đang bị chia rẽ bởi vấn đề này. Việc phân định tính chất đúng, sai, hợp lí và không hợp lí của hai học thuyết kể trên là không đơn giản do chúng liên quan đến một phạm vi rộng lớn các vấn đề triết học, chính trị, xã hội, đạo đức, pháp lí… Mặc dù vậy, dường như quan điểm cực đoan phủ nhận hoàn toàn bất cứ học thuyết nào trong hai học thuyết kể trên đều 10
  • 16. không phù hợp, bởi lẽ trong khi về hình thức, hầu hết các văn kiện pháp luật của các quốc gia đều thể hiện các quyền con người là các quyền pháp lí, thì trong Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người năm 1948 và một số văn kiện pháp luật ở một số quốc gia, quyền con người được khẳng định một cách rõ ràng là các quyền tự nhiên, vốn có và không thể tước bỏ được của mọi cá nhân. Cụ thể, ở góc độ quốc tế, Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người (đoạn 1, Lời nói đầu) nêu rằng:… thừa nhận phẩm giá vốn có và các quyền bình đẳng và không thể tách rời của mọi thành viên trong gia đình nhân loại. Ở góc độ quốc gia, Tuyên ngôn Độc lập của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (năm 1776) nêu rằng:... mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa ban cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong đó có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc… Những tuyên bố này về sau được tái khẳng định trong bản Tuyên ngôn Dân quyền và Quyền con người năm 1789 của nước Pháp và bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1945 của Việt Nam. Theo nhận thức chung của cộng đồng quốc tế, quyền con người có các tính chất cơ bản đó là: Tính phổ biến, tính không thể tước bỏ, tính không thể phân chia, tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau, cụ thể như sau: Tính phổ biến (universal) Tính phổ biến của quyền con người thể hiện ở chỗ quyền con người là những gì bẩm sinh, vốn có của con người và được áp dụng bình đẳng cho tất cả mọi thành viên trong gia đình nhân loại, không có sự phân biệt đối xử vì bất cứ lí do gì, chẳng hạn như về chủng tộc, dân tộc, giới tính, tôn giáo, độ tuổi, thành phần xuất thân... Liên quan đến tính chất này, cần thấy là bản chất của sự bình đẳng về quyền con người không có nghĩa là cào bằng mức độ hưởng thụ các quyền, mà là bình đẳng về tư cách chủ thể của quyền con người. Ở đây, mọi thành viên của nhân loại đều được công nhận có các quyền con người, song mức độ hưởng 11
  • 17. thụ các quyền phụ thuộc vào năng lực của cá nhân từng người, cũng như vào hoàn cảnh chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá… mà người đó đang sống. Tính không thể tước bỏ (inalienable) Tính không thể tước bỏ của quyền con người thể hiện ở chỗ các quyền con người không thể bị tước đoạt hay hạn chế một cách tùy tiện bởi bất cứ chủ thể nào, kể cả các cơ quan và quan chức nhà nước. Ở đây, khía cạnh “tuỳ tiện” nói đến giới hạn của vấn đề. Nó cho thấy không phải lúc nào quyền con người cũng “không thể bị tước bỏ”. Bởi vì trong một số trường hợp, chẳng hạn như khi một người phạm một tội ác thì có thể bị tước tự do theo pháp luật, thậm chí bị tước quyền sống. Tính không thể phân chia (indivisible) Tính không thể phân chia của quyền con người bắt nguồn từ nhận thức rằng các quyền con người đều có tầm quan trọng như nhau, nên về nguyên tắc không có quyền nào được coi là có giá trị cao hơn quyền nào. Việc tước bỏ hay hạn chế bất kì quyền con người nào đều tác động tiêu cực đến nhân phẩm, giá trị và sự phát triển của con người. Tuy nhiên, tính chất không thể phân chia không hàm ý rằng mọi quyền con người đều cần phải được chú ý quan tâm với mức độ giống hệt nhau trong mọi hoàn cảnh. Trong từng bối cảnh cụ thể, cần và có thể ưu tiên thực hiện một số quyền nhất định, miễn là phải dựa trên những yêu cầu thực tế của việc bảo đảm các quyền đó chứ không phải dựa trên sự đánh giá về giá trị của các quyền đó. Ví dụ, trong bối cảnh dịch bệnh đe dọa hoặc với những người bị bệnh tật, quyền được ưu tiên thực hiện là quyền được chăm sóc y tế; còntrong bối cảnh nạn đói, quyền được ưu tiên phải là quyền về lương thực, thực phẩm… Ở góc độ rộng hơn, trong một số hoàn cảnh, cần ưu tiên thực hiện quyền của một số nhóm xã hội dễ bị tổn thương trong khi vẫn tôn trọng quyền của tất cả các nhóm khác. Điều này không có nghĩa là bởi các quyền được ưu 12
  • 18. tiên thực hiện có giá trị cao hơn các quyền khác, mà là bởi các quyền đó trong thực tế đang bị đe dọa hoặc bị vi phạm nhiều hơn so với các quyền khác. Tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau (interrelated, interdependent) Tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau của quyền con người thể hiện ở chỗ việc bảo đảm các quyền con người, toàn bộ hoặc một phần, nằm trong mối liên hệ phụ thuộc và tác động lẫn nhau. Sự vi phạm một quyền sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc bảo đảm các quyền khác. Ngược lại, tiến bộ trong việc bảo đảm một quyền sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp tác động tích cực đến việc bảo đảm các quyền khác. Thực tế cho thấy, để bảo đảm các quyền bầu cử, ứng cử (các quyền chính trị cơ bản), cần đồng thời bảo đảm một loạt quyền kinh tế, xã hội, văn hóa khác có liên quan như quyền được giáo dục, quyền được chăm sóc y tế, quyền có mức sống thích đáng... vì nếu không như vậy, các quyền bầu cử, ứng cử rất ít có ý nghĩa với những người đói khổ, bệnh tật hay mù chữ. Tương tự, việc bảo đảm các quyền kinh tế, xã hội, văn hoá đều gắn liền với sự phát triển của các quyền dân sự, chính trị, bởi kết quả của việc bảo đảm các quyền dân sự, chính trị chính là sự ổn định, lành mạnh và hiệu quả trong quản lý nhà nước, quản lý xã hội - yếu tố nền tảng để thúc đẩy các điều kiện sống về kinh tế, xã hội, văn hoá của mọi người. Có quan điểm cho rằng, những tư tưởng đầu tiên về quyền con người thể hiện trong các luật lệ của chiến tranh, mà luật lệ của chiến tranh thì lâu đời như bản thân chiến tranh và chiến tranh thì lâu đời như cuộc sống trên trái đất. Như vậy, tư tưởng về quyền con người xuất hiện từ thời tiền sử. Tuy nhiên, ở trình độ phát triển của thời tiền sử, có lẽ con người mới chỉ có những ý niệm, chứ chưa thể có những tư tưởng (với ý nghĩa là những quan điểm hoặc hệ thống quan điểm rõ ràng về một sự vật, hiện tượng nhất định) về quyền con người. Bởi vậy, quan điểm tỏ ra phù hợp hơn đó là, tư tưởng quyền 13
  • 19. con người được khởi thủy từ khi trên trái đất xuất hiện những nền văn minh cổ đại, mà một trong đó là nền văn minh rực rỡ ở Trung Đông (khoảng năm 3.000 - 1.500 trước CN). Chính trong nền văn minh này, nhà vua Hammurabi xứ Babylon đã ban hành một đạo luật có tên là Bộ luật Hammurabi (khoảng năm 1780 TCN) với câu tuyên bố nổi tiếng, theo đó, mục đích của đức vua khi thiết lập ra đạo luật này là để: Ngăn ngừa nhữngkẻ mạnh áp bức kẻ yếu,... làm cho người cô quả có nơi nương tựa ở thành Babilon,...đem lại hạnh phúc chân chính và đặt nền thống trị nhân từ cho mọi thần dân trên vương quốc. Cho đến thời điểm hiện nay, xét từ những góc độ tính toàn vẹn, nguyên bản, nội dung và niên đại, Bộ luật Hammurabi có thể coi là văn bản pháp luật thành văn đầu tiên của nhân loại nói đến quyền con người. Ngoài Bộ luật Hammurabi, vấn đề quyền con người còn sớm được đề cập trong nhiều văn bản pháp luật cổ khác của thế giới, trong đó tiêu biểu như Bộ luật của vua Cyrus Đại đế ban hành vào khoảng các năm 576 - 529 TCN; Bộ luật do nhà vua Ashoka (Ashoka's Edicts) ban hành vào khoảng các năm 272 - 231; Hiến pháp Medina (the Constitution of Medina) do nhà tiên tri Muhammad sáng lập vào năm 622; Đại Hiến chương Magna Carta (năm 1215) và Bộ luật về quyền (năm 1689) của nước Anh; Tuyên ngôn về các quyền của con người và của công dân (năm 1789) của nước Pháp; Tuyên ngôn Độc lập (năm 1776) và Bộ luật về các quyền (năm 1789) của nước Mỹ… Tuy nhiên, trong lịch sử phát triển của nhân loại, các tư tưởng về quyền con người không chỉ được thể hiện trong các đạo luật, mà còn được phản ánh một cách sâu sắc và cụ thể trong các tư tưởng, học thuyết tôn giáo, chính trị và pháp lí. Xét về các học thuyết tôn giáo, tư tưởng về quyền con người từ lâu đã được thấm nhuần trong giáo lí của hầu hết các tôn giáo trên thế giới. Trên thực tế, trong số những tài liệu được cho là cổ xưa và toàn diện nhất xét về tư 14
  • 20. tưởng quyền con người mà nhân loại còn giữ lại được cho đến ngày nay; ngoài đạo luật Hammurabi và bộ Văn tuyển Nho giáo (Luận ngữ), các tài liệu còn lại đều là những kinh điển của tôn giáo, bao gồm: Kinh Vệ Đà của đạo Hinđu ở Ấn Độ, Kinh Phật của đạo Phật; Kinh Thánh của đạo Thiên chúa và Kinh Kôran của đạo Hồi. Thời kỳ Phục hưng ở châu Âu là giai đoạn phát triển rực rỡ của các tư tưởng, học thuyết về quyền con người. Tại đây, trong các thế kỷ XVII - XVIII, nhiều nhà triết học mà tiêu biểu như Thomas Hobbes (1588-1679), John Locke (1632-1704), Thomas Paine (1731-1809), Georg Wilhelm Friedrich Hegel (1770-1831), John Stuart Mill (1806-1873), Henry David Thoreau (1817-1862)... đã đưa ra những luận giải về rất nhiều vấn đề lí luận cơ bản của quyền con người, đặc biệt là về các quyền tự nhiên và quyền pháp lí. Những tư tưởng triết học về quyền con người ở châu Âu thời kì Phục hưng đã có ảnh hưởng quan trọng đến sự ra đời của những văn bản pháp luật về quyền con người ở nhiều quốc gia của châu lục này, đặc biệt là hai cuộc cách mạng nổi tiếng thế giới nổ ra vào cuối những năm 1700 ở Mỹ và Pháp. Hai cuộc cách mạng này đã có những tác động rất to lớn vào sự phát triển của tư tưởng và quá trình lập pháp về quyền con người không chỉ ở hai nước Mỹ và Pháp mà còn trên toàn thế giới. Trong cuộc cách mạng thứ nhất, mười ba thuộc địa ở Bắc Mỹ đã tuyên bố độc lập với đế chế Anh vào năm 1776, thông qua một văn bản có tên là Tuyên ngôn độc lập, trong đó khẳng định rằng: Mọi người sinh ra đều bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền đó có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ có thể coi là sự xác nhận chính thức đầu tiên trên phương diện nhà nước về quyền con người. 15
  • 21. Trong cuộc cách mạng thứ hai, nhân dân Pháp, mà chủ yếu là thợ thuyền, trí thức và một số thị dân, đã đứng lên lật đổ chế độ phong kiến, thành lập nền cộng hoà đầu tiên vào năm 1789, đồng thời công bố bản Tuyên ngôn về nhân quyền và dân quyền nổi tiếng của nước Pháp. Điều 1 bản Tuyên ngôn này khẳng định: Người ta sinh ra và sống tự do và bình đẳng về các quyền. Không dừng lại ở những nguyên tắc như Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ, Tuyên ngôn về nhân quyền và dân quyền năm 1789 đã xác định một loạt quyền cơ bản của con người như quyền tự do và bình đẳng, quyền sở hữu, quyền được bảo đảm an ninh và chống áp bức, quyền bình đẳng trước pháp luật, quyền không bị bắt giữ trái phép, quyền được coi là vô tội cho đến khi bị chứng minh là phạm tội, quyền tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng, quyền tự do ngôn luận, quyền tham gia ý kiến vào công việc nhà nước, đồng thời đề cập đến những biện pháp cụ thể nhằm bảo đảm thực hiện các quyền này. Tuy nhiên, quyền con người chỉ thực sự nổi lên như một vấn đề ở tầm quốc tế từ những năm đầu của thế kỷ XIX, cùng với cuộc đấu tranh nhằm xoá bỏ chế độ nô lệ và buôn bán nô lệ diễn ra rất mạnh mẽ và liên tục tới tận cuối thế kỉ đó và phong trào đấu tranh đòi cải thiện điều kiện sống cho người lao động và bảo vệ nạn nhân trong các cuộc xung đột vũ trang trên thế giới. Vào năm 1864, Hội nghị ngoại giao quốc tế đầu tiên họp ở Giơnevơ (Thụy Sĩ) đã thông qua Công ước về cải thiện điều kiện của người bị thương trong các cuộc chiến tranh trên bộ (Công ước Giơnevơ thứ I). Năm 1899, Hội nghị hòa bình quốc tế họp ở La Hay (Hà Lan) đã thông qua Công ước về các luật lệ và tập quán trong chiến tranh. Đây là những văn kiện đầu tiên của luật nhân đạo quốc tế - ngành luật mà tuy chỉ giới hạn trong việc bảo vệ những nạn nhân chiến tranh trong hoàn cảnh xung đột vũ trang, nhưng chứa đựng những giá trị và quy phạm có quan hệ chặt chẽ với luật nhân quyền quốc tế ở giai đoạn sau này. 16
  • 22. Vào những năm đầu của thế kỷ XIX, Hội Quốc Liên và Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) được thành lập đã nâng nhận thức và các hoạt động về quyền con người lên một mức độ mới. Trong Điều lệ của mình, Tổ chức Lao động quốc tế khẳng định, hoà bình trên thế giới chỉ có thể thành hiện thực nếu bảo đảm được công bằng xã hội cho tất cả mọi người. Trong Thỏa ước của Hội Quốc Liên, các nước thành viên tuyên bố chấp nhận nghĩa vụ bảo đảm, duy trì sự công bằng và các điều kiện nhân đạo về lao động cho đàn ông, phụ nữ và trẻ em cũng như bảo đảm sự đối xử xứng đáng với những người bản xứ tại các thuộc địa của họ. Cũng trong thời kì này, một loạt văn kiện khác của luật nhân đạo quốc tế đã được thông qua trong Hội nghị La Hay, tại các Hội nghị của Hội Chữ Thập đỏ quốc tế (ICRC) và của Hội Quốc Liên, bổ sung những bảo đảm rộng rãi hơn với các quyền con người trong hoàn cảnh chiến tranh và xung đột vũ trang. Cuộc Cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới nổ ra ở nước Nga vào tháng Mười năm 1917 đã mở ra một chương mới trong lịch sử chính trị quốc tế, đồng thời tạo ra những biến chuyển quan trọng trong tư tưởng và thực tiễn về quyền con người. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa trong những thập kỷ 1940 đến 1980 của thế kỷ trước, các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa được đề cao, và đặc biệt, các quyền độc lập và tự quyết của các dân tộc được cổ vũ. Đây là những quyền con người mà trước đó đã không hoặc ít được đề cập trên các diễn đàn quốc tế. Sau Chiến tranh Thế giới thứ II, việc Liên Hợp Quốc ra đời, thông qua Hiến chương (ngày 24/10/1945), Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người (ngày 10/12/1948) và hai công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị và kinh tế, xã hội, văn hóa (năm 1966) đã chính thức khai sinh ra ngành luật quốc tế về quyền con người, đặt nền móng cho việc tạo dựng một nền văn hoá quyền con người - nền văn hoá mới và chung của mọi dân tộc trên trái 17
  • 23. đất. Mặc dù ngay sau khi Liên Hợp Quốc được thành lập cho đến cuối thập kỷ 1970, cuộc Chiến tranh Lạnh trên thế giới phần nào ảnh hưởng đến những nỗ lực quốc tế trên lĩnh vực này, song cho đến ngày nay, một hệ thống hàng trăm văn kiện quốc tế về quyền con người đã được thông qua, một cơ chế quốc tế về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người đã được hình thành đã biến quyền con người thành một trong các yếu tố chính chi phối các quan hệ quốc tế. Hội nghị thế giới về quyền con người năm 1993 tại Viên (thủ đô nước Áo) đánh dấu một bước ngoặt trong những nỗ lực thúc đẩy các quyền con người trên thế giới sau những trì trệ ở thời kì Chiến tranh Lạnh. Hội nghị đã khẳng định mối liên hệ không thể tách rời giữa dân chủ, phát triển và quyền con người, cũng như giữa các quyền con người về dân sự, chính trị và kinh tế, xã hội, văn hóa. Hội nghị đã thông qua Tuyên bố Viên kèm theo Chương trình hành động chung về quyền con người với những mục tiêu cụ thể và những biện pháp mới để thúc đẩy và bảo vệ các quyền của phụ nữ, trẻ em, người bản địa, cũng như để tăng cường năng lực của hệ thống Liên Hợp Quốc trong việc giám sát sự tuân thủ các chuẩn mực quốc tế về quyền con người trên thế giới. Sau Hội nghị Viên, những phát triển lớn trên lĩnh vực quyền con người ở phạm vi quốc tế bao gồm việc thành lập các tòa án hình sự quốc tế lâm thời và thường trực để xét xử các tội ác chiến tranh, tội ác chống nhân loại, tội diệt chủng và tội xâm lược và đặc biệt là việc thành lập Hội đồng Liên Hợp Quốc về quyền con người (năm 2006, thay thế cho Ủy ban của Liên Hợp Quốc về quyền con người). Những phát triển mới này đã làm cho cuộc đấu tranh vì quyền con người thực sự phát triển trên phạm vi toàn cầu với cơ sở pháp lí vững chắc, được mở rộng không ngừng cả về nội dung và mức độ bảo đảm. 1.2. Khái quát về Phật giáo 1.2.1. Khái quátvềlịch sử Phật giáo Phật giáo ra đời ở Ấn Độ, một trong những cái nôi của nền văn minh 18
  • 24. sớm nhất và rực rỡ nhất trên thế giới, là một tôn giáo lớn của thế giới, đồng thời cũng là một học thuyết mang đậm tính triết lí sâu sắc. Ấn Độ thời bấy giờ là một quốc gia đất rộng người đông, có sự phân hóa giai cấp và mâu thuẫn giai cấp trong xã hội rất gay gắt. Đạo Bà la môn phát triển cực thịnh về mặt tôn giáo lẫn vị trí chính trị trong xã hội. Xã hội Ấn Độ khi ấy bị phân hóa thành bốn giai cấp với quyền lợi, địa vị và nghĩa vụ rất khác biệt là: Tầng lớp Bà la môn (Brahmanas), bao gồm tăng lữ, những người hoạt động tôn giáo chuyên nghiệp. Tầng lớp Sát đế lợi (Ksastryas), gồm vua, quan và võ sĩ. Tầng lớp Vệ xá (Vaisyas), gồm dân tự do, làm nông nghiệp, buôn bán, thợ thủ công. Tầng lớp Thủ đà la (Soudras), chiếm đa số, là con cháu của các bộ lạc bại trận trong chiến tranh, người phá sản, người không có tư liệu sản xuất, nô lệ. Sự phân biệt đẳng cấp này thể hiện trong nhiều mặt, thể hiện nổi bật hơn cả là sự bất bình đẳng, sự phân biệt đối xử về quyền lợi kinh tế, địa vị xã hội, quan hệ giao tiếp, đi lại, ăn mặc, sinh hoạt tôn giáo. Hai tầng lớp đầu trở thành giai cấp thống trị và bóc lột, trong đó nổi bật là đặc quyền đặc lợi của tầng lớp Bà la môn, tầng lớp được coi là cao quý, trong sạch nhất, sánh vai với thần thánh. Trong khi tầng lớp Thủ đà la ở vị trí tận cùng trong xã hội, làm nô lệ cho các tầng lớp trên. Phật giáo ra đời gắn liền với người sáng lập là thái tử Tất Đạt Đa (Gautama Siddhattha), sinh năm 563 trước Công nguyên, con trai vua Tịnh Phạn (Shuddhodana) thuộc bộ tộc Thích Ca (Sa Kya), trị vì vương quốc Ca tì la vệ (Kapilavaxtu) ở vùng trung lưu sông Hằng, phía Nam nước Nepan ngày nay. Là con trai duy nhất nên thái tử được vua cha và hoàng hậu rất yêu thương, được sống trong môi trường giàu sang và được mọi người tránh cho 19
  • 25. những nỗi âu lo phiền não. Tuổi trẻ Tất Đạt Đa không rời khỏi hoàng cung, chỉ bận rộn với việc vui chơi, yến tiệc, học hành, lễ bái. Thái tử không thấy và biết những sự cực nhọc, xấu xa, bất hạnh trong cuộc sống xã hội; không để ý đến cảnh đói khát, bệnh tật, già yếu và chết chóc bi thương của người dân. Năm 17 tuổi, Tất Đạt Đa kết duyên cùng công chúa Da Du Đà La, sinh được một con trai là La Hầu La, khi ấy Tất Đạt Đa mới có điều kiện tiếp xúc với xã hội hiện thực bên ngoài hoàng cung. Khi đi ra ngoài hoàng cung, Tất Đạt Đa chứng kiến những hoàn cảnh: Người già yếu còm cõi, người bị bệnh tật giày vò, những xác chết. Tất Đạt Đa nhận thấy rằng con người sinh ra, già yếu, bệnh tật và chết đi là những điều bất hạnh không tránh khỏi. Sau này, Tất Đạt Đa gặp một tu sĩ nghèo với nét mặt dung dị, thanh thản khác thường và quyết định noi theo vị tu sĩ ấy. Khi 29 tuổi, Tất Đạt Đa rời bỏ hoàng cung, từ chối giàu sang và quyền lực để vào ở ẩn trong núi Tuyết Sơn tu tập khổ hạnh ép xác. Trong sáu năm kiên trì tu tập vẫn không đạt chính quả như mong muốn, Tất Đạt Đa hiểu rằng cả cuộc sống giàu sang vật chất, thỏa mãn dục vọng lẫn cuộc sống khổ hạnh ép xác đều không mang lại thành tựu tu tập: Cuộc sống thứ nhất là tầm thường vô ích, cuộc sống thứ hai cũng tối tăm, vô nghĩa. Con đường đúng đắn phải là “con đường trung đạo”, con đường tự mình đào sâu suy nghĩ để nhận thức chân lí, con đường dẫn tới sự yên tĩnh và bừng sáng của tâm hồn trí tuệ. Sau bốn mươi chín ngày thiền định dưới gốc cây Bồ Đề, Tất Đạt Đa đã giác ngộ chân lí, thấu hiểu được bản chất của tồn tại, nguồn gốc của khổ đau và con đường giải thoát cho chúng sinh. Từ đó, Đức Phật chu du khắp lưu vực sông Hằng và truyền bá tư tưởng của ngài, dần dần lan rộng ra nhiều vùng của Ấn Độ. Đức Phật viên tịch (chết) năm 80 tuổi. 20
  • 26. 1.2.2. Khái quátvềlịch sử Phật giáoViệtNam Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ hơn 2000 năm trước (khoảng năm 240 trước Công nguyên), qua hai con đường là đường biển và đường bộ, từ các quốc gia Ấn Độ, Trung Quốc, trong đó Phật giáo du nhập vào từ Ấn Độ trước khi được du nhập từ Trung Quốc. Phật giáo từ Ấn Độ, theo những thương nhân buôn bán bằng đường biển, lợi dụng luồng gió thổi định kì hai lần một năm, phù hợp với hai mùa mưa nắng ở khu vực Đông Nam Á, dùng thuyền buồm xuất phát từ các hải cảng vùng Nam Ấn, rồi qua Srilanca, Indonexia để đến Việt Nam. Con đường này còn được gọi bằng cái tên con đường gia vị. Trong các chuyến đi viễn dương ấy, các thương nhân Ấn Độ thường đưa theo một hay hai tu sĩ Phật giáo để cầu nguyện cho thủy thủ đoàn. Nhờ đó, các tăng sĩ đã truyền bá Phật giáo vào các dân tộc ở Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Giao Châu khi ấy, có trị sở là Luy Lâu (thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh ngày nay) vốn là nơi nghỉ chân giao lưu của các thương thuyền thời bấy giờ, chính Mahoda, con vua A Dục (Asoka) đã truyền Phật giáo vào Việt Nam năm 240 trước Công nguyên. Thời ấy, nhiều thuyền buôn Ấn Độ đã cập bến Đồ Sơn (Hải Phòng) và hàng năm, trong thời gian chờ gió mùa Đông Bắc để trở về Ấn Độ, họ lên bờ xây dựng những Phật tháp để lễ Phật. Đến thế kỉ I sau Công nguyên, Luy Lâu đã là một trung tâm Phật giáo hưng thịnh với những bảo tháp, kinh sách và nhiều tăng sĩ Phật giáo. Ảnh hưởng trực tiếp Phật giáo từ Ấn Độ còn để lại dấu ấn trong ngôn ngữ, tiêu biểu là chữ Buddha (Phật) được phiên âm ra tiếng Việt là Bụt, từ Bụt xuất hiện phổ biến trong các loại hình văn hóa dân gian Việt Nam. Từ Trung Quốc, bằng đường bộ, Phật giáo được truyền vào Việt Nam. Không bao lâu, Phật giáo Bắc tông đã chiếm ưu thế và thay đổi chỗ đứng của Phật giáo Nam tông; thời đó nổi lên là ba tông phái Phật giáo từ Trung Quốc là Thiền Tông, Tịnh Độ Tông và Mật Tông đã được truyền vào Việt Nam. 21
  • 27. Thời kì nhà Đường (619 - 907), Phật giáo cực thịnh ở Trung Quốc, Thiền Tông Trung Quốc càng có điều kiện truyền mạnh sang Việt Nam, sự ảnh hưởng mạnh mẽ này còn được thể hiện trong các ngôi chùa ở miền Bắc hiện nay, hầu hết đều thờ Bồ Đề Đạt Ma, người Ấn Độ, vị tổ sư dòng Thiền Trung Quốc. Từ thế kỉ X đến thế kỉ XIV là giai đoạn cực thịnh của Phật giáo Việt Nam, đạt đến đỉnh cao ở triều đại nhà Lý và nhà Trần. Giai đoạn này, Phật giáo phát triển mạnh và có ảnh hưởng sâu sắc đến hầu hết các lĩnh vực trong đời sống xã hội, nhất là về tư tưởng, đạo đức, văn học, kiến trúc. Nhiều vị cao tăng trở thành quốc sư và là cố vấn của các vị vua về mặt chính trị, ngoại giao, quân sự, kinh tế như Thiền sư Đỗ Thuận, Thiền sư Vạn Hạnh, Từ Lộ. Do đó, Phật giáo thời kì này còn được coi là quốc giáo. Đến nay, Phật giáo là tôn giáo có lượng tín đồ phật tử lớn nhất ở Việt Nam, hơn mười triệu người, qua hơn 2000 năm tồn tại trên mảnh đất Việt Nam, có lúc thịnh đạt, có lúc suy vi, tiếp nhận văn hóa Việt và được cải biến, hòa trộn vào đời sống của người dân Việt, tiếp thu ảnh hưởng của cả hai phía Phật giáo Ấn Độ và Phật giáo Trung Quốc, Phật giáo Việt Nam ngày nay hội tụ cả hai dòng chính là Phật giáo Đại thừa và Phật giáo Tiểu thừa, chịu ảnh hưởng của ba tông phái lớn là Thiền Tông, Tịnh Độ Tông và Mật Tông. Phật giáo Việt Nam đã tạo dựng cho mình một truyền thống gắn bó với dân tộc, đóng góp tích cực trong xây dựng nền văn hóa dân tộc. Với những giá trị đạo đức, nhân văn và hòa bình của Phật giáo, xuất phát từ tấm gương của Đức Phật, theo đề nghị của 34 quốc gia có truyền thống Phật giáo: Ngày 15 tháng 12 năm 1999, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tại phiên họp thứ 54 đã chính thức công nhận Lễ Vesak (ngày lễ kỉ niệm tam hợp của Đức Phật - ngày rằm tháng Tư âm lịch: Ngày Phật ra đời, ngày Phật thành đạo, ngày Phật viên tịch) là một lễ hội văn hóa, tôn giáo quốc tế của 22
  • 28. Liên Hợp Quốc và những hoạt động kỉ niệm sẽ được tổ chức hàng năm tại trụ sở và các văn phòng khu vực của Liên Hợp Quốc từ năm 2000. Năm 2001, Ngày Liên Hợp Quốc Vesak (The United Nations day of Vesak) được kỉ niệm lần đầu tiên tại Trụ sở Liên Hợp Quốc tại New York với sự tham gia của đại biểu 34 quốc gia. Khuyến khích các quốc gia có truyền thống Phật giáo đồng tổ chức kỉ niệm Ngày Liên Hợp Quốc Vesak hàng năm. Mục đích là truyền bá ngày càng rộng rãi thông điệp hòa bình dựa trên giáo lí Từ bi - Trí tuệ của Đức Phật; điều quan trọng nữa là nhằm phát huy những nguyên lí Phật giáo nhập thế về những hoạt động xã hội, đóng góp trong vai trò lãnh đạo về vấn đề đạo đức và luân lí, đặc biệt là về công bằng xã hội, tôn trọng các cơ hội bình đẳng, quản trị tốt và minh bạch. Chính phủ Việt Nam đã một lần đăng cai tổ chức Đại lễ kỉ niệm Ngày Liên Hợp Quốc Vesak vào năm 2008. 1.2.3. Khái quáttư tưởng, triết lí Phật giáoliên quan đến tư tưởng quyền con người Hầu hết giáo lí Phật giáo đều nhằm mục đích giáo dục con người để có thái độ sống, hành vi ứng xử và cách thích nghi với hoàn cảnh sống, bao hàm những giá trị sống và kĩ năng sống không ngoài mục đích giúp con người “li khổ đắc lạc” (xa lìa khổ đau, đạt được niềm vui an lạc). Giáo lí Tứ diệu đế là giáo lí căn bản nhằm mở ra nhận thức sâu sắc về sự thật bản chất đời sống (Khổ đế); nguyên nhân dẫn đến những khổ đau mà con người phải chịu, không ai có thể tránh khỏi (Tập đế); chỉ ra nguồn an lạc, hạnh phúc chân thật, vững bền không còn bóng dáng của khổ đau (Diệt đế) và con đường đạt được nguồn chân hạnh phúc đó (Đạo đế). Trong đó, Đạo đế là phần thực hành căn bản của Tứ diệu đế, mà cốt lõi là Bát chánh đạo, gồm: Chánh kiến, Chánh tư duy (Nhận thức sâu sắc, thấu đáo về bản chất đời sống, quan niệm sống đúng đắn, tích cực, làm tư tưởng chủ đạo cho tư duy và hành động); Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng 23
  • 29. (Những kĩ năng sống và làm việc được hình thành trên cơ sở nhận thức hiểu biết đúng đắn và kinh nghiệm tu tập rèn luyện, trao dồi, thực hành các thiện pháp bằng suy nghĩ, lời nói và hành động); Chánh tinh tấn (Tính năng động, tích cực trong cuộc sống); Chánh niệm, Chánh định (Khả năng làm chủ bản thân, làm chủ cảm xúc, tình cảm, tâm lí, khả năm kiểm soát tốt tư duy, ngôn ngữ, hành động). Giáo lí Tam vô lậu học (Ba môn tu học để không còn phiền não đưa đến sự sa đọa vào con đường khổ) của Phật giáo dạy về những giá trị đạo đức giúp con người hoàn thiện và nâng cao phẩm giới (Giới); giúp con người làm chủ cảm xúc, tình cảm, tâm lí (Định); có khả năng thích nghi, ứng phó và giải quyết các vấn đề cá nhân và xã hội một cách hiệu quả trên cơ sở nhân duyên, kết quả (Tuệ). Giới, Định, Tuệ chẳng những giúp cho con người hoàn thiện nhân cách, đạt được những giá trị chân, thiện, mỹ trong cuộc sống, mà còn giúp con người vượt lên trên lối sống tầm thường. Lục hòa là sáu nguyên tắc sống hòa hợp Đức Phật dạy hàng xuất gia (tu sĩ chuyên nghiệp) nhằm xây dựng đời sống tu hành hòa mục, tịnh lạc, giúp giáo đoàn tăng thịnh; tuy nhiên, tư tưởng Lục hòa cũng mang lại lợi ích lớn cho bất cứ đời sống tập thể nào biết vận dụng, thực thi nó. “Lục hòa gồm: Thân hòa đồng trú (sống chung hòa hợp, tôn trọng lẫn nhau trên tinh thần bình đẳng, tương thân tương ái, không phân biệt đối xử, không thành kiến, tị hiềm), khẩu hòa vô tranh (lời nói từ ái, thuận hòa, không tranh đấu hơn thua, không xúc phạm, không làm tổn thương người khác), ý hòa đồng duyệt (biết trao đổi, hội ý tiến đến hòa hợp, đồng thuận, không tranh chấp hơn thua, không thành kiến, oán thù), giới hòa đồng tu (cùng nhau thực hành, duy trì giới pháp, giữ gìn những chuẩn mực đạo đức, thực hành và giúp đỡ nhau trong việc trau dồi phẩm cách, đức hạnh, hoàn thiện bản thân), kiến hòa đồng giải (cùng nhau hướng đến kiến thức đúng, chân lí, quy luật để tư 24
  • 30. tưởng, nhận thức hòa hợp không còn dị biệt), lợi hòa đồng quân (cùng chia sẻ với nhau một cách đồng đều, bình đẳng về phương diện vật chất cũng như những thụ hưởng tinh thần, cùng chia sẻ trên tinh thần hòa đồng ái kính). Mục đích Phật giáo là “đào luyện con người thành bi, trí, dũng”. Bi là tôn trọng quyền sống của người khác. Trí là hành động sáng suốt lợi lạc. Dũng là quyết tâm quả cảm hành động. Dũng không có bi và trí thì sẽ thành tàn ác và manh động. Trí không có bi và dũng thì sẽ thành gian xảo và mộng tưởng. Bi không có trí và dũng sẽ thành tình cảm và nhút nhát. Bi là tư cách tiến hóa, trí là tri thức tiến hoá, dũng là năng lực tiến hoá. Con người như thế là con người mới, căn bản của xã hội mới. Đặc điểm của Phật giáo là “kiến thiết một xã hội mới” mà căn bản là con người mới. Cho nên tranh đấu cho xã hội mới ấy, là phải chiến thắng chính mình trước hết. Con người tự chiến thắng con người, nghĩa là cái “nhân cũ” (bóc lột, đàn áp, độc tài, xâm lược) không còn nữa, thì kết quả được cái “quả mới” là một xã hội mới. Trong xã hội ấy, quyền sống tuyệt đối bình đẳng như sự sống: Bình đẳng trong nhiệm vụ, bình đẳng trong hưởng thụ.” [18] 1.3. Sự tƣơng đồng của Phật giáo và tƣ tƣởng về quyền conngƣời 1.3.1. Nhân sinh quan Phậtgiáo Nhân sinh quan là toàn bộ những quan điểm chung nhất về cuộc sống của con người, nhân sinh quan đề ra và giải đáp những vấn đề như con người sinh ra để làm gì? Lẽ sống của con người là gì? Sống như thế nào cho xứng đáng với con người? Nhân sinh quan nói lên quan niệm của con người về bản chất, mục đích của cuộc sống, về thái độ và hành vi của con người trong cuộc sống. Nhân sinh quan có tính giai cấp, trong xã hội có giai cấp, mỗi giai cấp có nhân sinh quan riêng, nhân sinh quan của giai cấp bóc lột nói lên nguyện vọng muốn bóc lột được thật nhiều sức lao động của kẻ khác, nhân sinh quan 25
  • 31. của giai cấp bị bóc lột nói lên nguyện vọng, mong muốn phản kháng giai cấp bóc lột để giành quyền sống; đó là bởi lẽ nhân sinh quan là một bộ phận của ý thức tư tưởng. Cũng như mọi ý thức tư tưởng khác, nhân sinh quan phản ánh tồn tại xã hội, nghĩa là phản ánh địa vị giai cấp của con người trong sản xuất xã hội. Trong xã hội có các giai cấp khác nhau, địa vị khác nhau, trong hệ thống sản xuất xã hội có quan hệ khác nhau về tư liệu sản xuất, có vai trò khác nhau trong tính chất lao động xã hội, có thu nhập và phương thức hưởng thụ khác nhau. Nghĩa là địa vị xã hội và lợi ích khác nhau, nhân sinh quan phản ánh những điều kiện sinh hoạt vật chất là khác nhau, mang tính giai cấp Chỉ trong xã hội cộng sản, khi không còn giai cấp, khi mà mọi người có địa vị và lợi ích như nhau trong sản xuất xã hội thì mới có một nhân sinh quan không có tính giai cấp. Nhân sinh quan là vấn đề quan trọng đối với con người. Trong cuộc sống, con người luôn suy nghĩ về cuộc sống của chính mình và không lúc nào ngừng hoạt động để phục vụ cho cuộc sống của mình. Nhân sinh quan là toàn bộ những kinh nghiệm, cách nhìn nhận chung nhất về cuộc sống, cho nên nó cũng là những tư tưởng chỉ đạo suy nghĩ và hành động của con người, là nguồn gốc của mỗi suy nghĩ và hành động đó. Nhân sinh quan của mỗi con người là một phạm trù rộng, với tư cách là hình thái ý thức, tư tưởng, trong mỗi giai cấp, mỗi cộng đồng người và thậm chí trong mỗi người đều tồn tại những kiểu nhân sinh quan khác nhau tương xứng với các hình thái ý thức xã hội khác nhau. Như vậy thì, không chỉ có nhân sinh quan nói chung mà còn có nhân sinh quan cụ thể của từng hình thái ý thức, tư tưởng của con người như nhân sinh quan huyền thoại, nhân sinh quan triết học, nhân sinh quan tôn giáo. Nhân sinh quan tôn giáo được đặt trong mối quan hệ với thế giới quan tôn giáo, nhân sinh quan tôn giáo được hiểu là toàn bộ những quan niệm chung nhất của tôn giáo về cuộc sống của con người nhằm giải đáp cho con người những vấn đề về lẽ sống và định hướng niềm tin vào sự giải thoát. 26
  • 32. Theo đó, nhân sinh quan Phật giáo là toàn bộ những quan niệm chung nhất của Phật giáo về con người, cuộc sống của con người, bản chất của con người, là sự khổ và thái độ, hành vi tu tập của con người nhằm mục đích giải thoát để đạt tới Niết bàn. Nhân sinh quan Phật giáo giải đáp các vấn đề: Con người là gì? Từ đâu sinh ra? Chết rồi đi đâu? Vị trí của con người, quan niệm về tự do, bình đẳng, khổ, giải thoát… Phật giáo quan niệm con người là trung tâm điểm của xã hội loài người. Phật giáo không nói duy tâm, không nói duy vật, mà tất cả đều do người phát sinh và đều phát sinh vì người. Trong thế giới loài người này không có gì tự nhiên sinh ra hay từ hư không rơi xuống, mà đều do năng lực hoạt động của con người tạo thành. Năng lực hoạt động của con người tạo tác chi phối tất cả. Tất cả khổ hay vui, thoái hóa hay tiến hóa, là đều do con người dã man hay văn minh. Người là chúa tể của xã hội loài người, xã hội loài người không thể có chúa trời thứ hai. Cho nên muốn cải tạo xã hội, căn bản là phải cải tạo con người, cải tạo tâm bệnh con người. Tâm bệnh con người nếu còn độc tài, tham lam, thì xã hội loài người là địa ngục; tâm bệnh con người được đối trị rồi thì hoạt động con người rất sáng suốt mà xã hội con người, kết quả của hoạt động ấy, cũng rất cực lạc. 1.3.2. Tưtưởng về nhà nước và xã hội trong kinhđiển Phật giáo Nghĩa vụ của Nhà nước (10 đức tính của một Quốc vương) “Kinh Dasa Rija-Dharma, Đức Phật nói 10 đức tính phải có của một vị quốc vương là: Bác ái (Dàna): Bổn phận của quốc vương là bảo vệ, săn sóc đời sống của nhân dân, giúp dân no cơm áo ấm, thuốc men, nhà cửa… Đạo đức (Sila): Quân vương cũng như quan chức khác, phải giữ gìn đạo đức cá nhân, làm gương sáng cho dân. Ban thưởng (Pariccàga): Cho những quan chức thanh liêm, hết lòng phục vụ nhân dân, trung thành với đất nước. 27
  • 33. Thẳng thắn (Ajjvan): Hành xử thẳng thắn, không dùng phương thức bá đạo để đạt mục đích. Hòa nhã (Majjivan): Cương quyết mà nhu hòa, nhu hòa nhưng không yếu đuối, ủy mị. Tự kiểm (Tapam): Kiểm soát năm giác quan, không để dục vọng làm mờ tâm, không bị lôi cuốn vào những thị hiếu dục lạc. Không oán thù (Akkodha): Không thù ghét những người lầm lỗi và người muốn hại mình, hành động bằng tình yêu thương và độ lượng. Không bạo động (Akhimsa): Tự kiềm chế, không theo đòi những thú giải trí có tính cách bạo động, hại người và sinh vật. Nhẫn nhục, kiên nhẫn (Khanti): Luôn kiên cường, nhẫn nhục trong mọi hoàn cảnh. Kiên nhẫn, biết tha lỗi, khoan dung, hiểu biết. Vua phải có khả năng chịu đựng những thử thách, những khó khăn, và những lời nhục mạ mà không giận; nhục mạ mà còn không giận, chắc hẳn những sự phê bình, chỉ trích, nhất là những phê bình, chỉ trích xây dựng sẽ luôn có điều kiện tồn tại trong xã hội ấy. Đó cũng là nội hàm của một nền dân chủ. Hỉ xả (Alhodhata): Rộng lượng và bình đẳng. Vua không được chống lại ý muốn của dân, không ngăn cản một biện pháp nào có lợi cho hạnh phúc của dân chúng. Nói một cách khác, vua phải hòa hợp với dân. Với ý nghĩa và phẩm chất đó, thì không thiếu gì biện pháp để cụ thể hóa tư tưởng này như là thực hiện sự dân chủ thực sự trong xã hội.” [18] Đức Phật nói rằng: Người cai trị dân phảicó lòng nhân ái thương dân, giúp đỡ những ngườinghèo khó, ban thưởng xứng đáng cho chúng quan lại biết phụcvụ nhân dân, cácquan phảithựchành hạnh cần, kiệm, liêm, chính, sống đời đạm bạc, không phungphíngân quỹquốcgia, phải thực hành hạnh bình đẳng, xem dân như mình, cùng tuân thủ pháp luật. Tư tưởng Phật giáo về một xã hội lí tưởng, chính là một xã hội trong đó 28
  • 34. sự bình đẳng, dân chủ và quyền con người được tôn trọng, tiến bộ đạo đức và tâm linh được khuyến khích và người dân quan tâm đến đời sống đạo đức. Đó là một xã hội giúp đỡ cho người thiếu thốn, làm mạnh mẽ những người yếu thế, đem hoà hợp lại cho những người không hoà hợp, mang hạnh phúc và ánh sáng lại cho những người đau khổ và tăm tối. Những điều Đức Phật dạy là hướng đến sự lợi lạc thiết thực cho hết thảy mọi chúng sinh. Mối quan tâm chính của Ngài là xoá bỏ bệnh tật và đau khổ của con người, mang lại từ bi cho mình và cho người. Ngài dạy cho mọi người sự tịnh hoá tư tưởng, dạy cách diệt trừ đau khổ và buồn phiền, cách vượt qua sầu muộn, cách đạt đến con đường chứng ngộ Niết bàn. Do vậy Ngài được mô tả là một người xuất hiện trên thế gian vì phúc lợi, an lạc và hạnh phúc cho nhiều người, vì lòng từ bi đối với thế gian, vì điều tốt đẹp và lợi ích cho loài người. “Những đặc điểm quan trọng của một xã hội lí tưởng đã được khắc họa trong tư tưởng Phật giáo. Một xã hội lí tưởng: Nội dung giáo lí Phật giáo có thể được tóm tắt hay nhất trong ba điều đạo đức sau: Tránh làm điều ác, tu tập điều lành và tịnh hoá tâm mình. Đức Phật khuyến khích mọi thành viên trong xã hội tuân giữ năm điều đạo đức (ngũ giới) hay mười con đường thiện nghiệp (thập thiện), và sống một đời phù hợp với tám đạo thánh (bát chính đạo) để xây dựng một xã hội có căn bản đạo đức. Mỗi công dân của xã hội này được khuyên nên nghĩ và làm những điều gì tốt cho mình và cho người, đưa đến phúc lợi, an lạc và hạnh phúc cho toàn xã hội và loài người. Một xã hội hợp lí: Lời dạy của Đức Phật được xem là siêu việt thời gian, kêu gọi con người đến để thấy và kiểm chứng, đưa con người đi lên, và được chính con người chấp nhận. Điều Đức Phật dạy cho đệ tử, ngày nay được biết đến trong tam tạng kinh điển (Kinh, Luật, Luận), là những điều hợp 29
  • 35. lí và gắn liền với thực tế. Nó mang đến lợi lạc, tốt đẹp, nhân từ, lợi ích và có liên quan đến những vấn đề của con người. Đức Phật khích lệ con người tu tập ý chí tự do, sống một đời hợp lí, để nhìn mọi sự vật hiện tượng đúng như bản chất của chúng. Giá trị con người, ý chí, nỗ lực, tiềm năng, trách nhiệm và phẩm giá con người nằm ngay trong chính họ. Đức Phật khuyên con người nên đến với giáo lí của Ngài chỉ sau khi đã xem xét kĩ lưỡng tính chất và giá trị của nó, và thấy nó đem đến an lạc và hạnh phúc. Một xã hội có văn hoá: Giáo lí Phật giáo nhằm mang lại sự phát triển hay làm tăng tiến nhân cách con người. Đức Phật đưa ra sự giáo huấn về thân và tâm, làm lợi lạc cho cá nhân con người cũng như cho toàn xã hội trong đó con người sinh sống. Qua cách giáo huấn về thân, tức chế phục các giác quan, trong khi giáo huấn về tâm, tức là tu tập tâm và những điều thuộc về tâm (tâm sở), đạt tới trạng thái điềm tĩnh, mà mọi cảm xúc quấy nhiễu, vui hay buồn, và những chấp thủ vào cảm xúc đều được hoàn toàn loại bỏ. Một xã hội công bằng: Sự công bằng và phúc lợi xã hội là hai nét chính của xã hội lí tưởng của Phật giáo. Đó là một xã hội trong đó mọi hoạt động gồm nông nghiệp và công nghiệp sẽ công bằng nhờ vào những phương thức chính đáng. Tất cả các nhóm người trong xã hội như là cha mẹ và con cái, vợ và chồng, thầy và trò, chủ và tớ, bạn bè, đồng nghiệp, người cư sĩ và người lãnh đạo tôn giáo…, đều thực hiện tốt những bổn phận và trách nhiệm của bản thân. Ngay cả vua hay nhà lãnh đạo đất nước cũng tự mình trau dồi trong “mười bổn phận của nhà vua”, để mang đến phúc lợi, hạnh phúc và hoà bình cho nhân dân và đất nước của mình. Trong khuôn khổ một xã hội công bằng này, mọi người đều có một cuộc sống chính đáng một cách chân thành, lương thiện và tránh mọi phương tiện sinh sống bất chính. Mọi người kiếm sống hay làm giàu bằng năng lực, sự cố gắng và sức mạnh của chính mình theo con đường hợp pháp và chân chính. Đức Phật nói rằng: Sự chân chính là điều tốt nhất cho mọi người trong kiếp này và kiếp sau. 30
  • 36. Một xã hội bình đẳng: Đức Phật chủ trương một xã hội bình đẳng, trong đó tất cả mọi người đều bình đẳng về đạo đức, tâm linh và xã hội. Đức Phật giảng về bình đẳng giữa người với người, thiết lập một cơ chế dân chủ trong tăng đoàn. Ngài loại trừ sự phân chia giai cấp và đánh giá con người không theo giai cấp họ sinh ra hay địa vị xã hội, dòng giống, màu da hay giới tính, mà đánh giá con người theo cách cư xử đạo đức của họ. Tăng đoàn do Đức Phật thiết lập là tổ chức hoà hợp đầu tiên trong lịch sử loài người, mà trong đó chấp nhận tất cả thành viên thuộc bốn giai cấp (Tăng lữ, Vua quan, dân thường, nô lệ) mà không có sự kỳ thị nào. Một xã hội nhân bản: Phật giáo quan niệm, con người là một sự kết hợp của các thành phần tâm lí và vật lí. Con người là tạo chủ duy nhất và tác giả của chính đời mình và thế giới, chịu sự chi phối của luật nhân quả nghiệp báo. Đức Phật thiết lập nên xã hội, ở đó sự đau khổ của con người được giảm thiểu hay chấm dứt. Lời thuyết giảng của Đức Phật liên quan chủ yếu đến lòng từ, bi, bố thí và công bằng giữa người với người. Một xã hội vị tha: Cấu trúc lí tưởng của Phật giáo được đặt căn bản trên việc coi trọng đạo đức, ở đó mọi tư tưởng và hành động ích kỉ vì mình đều được xoá bỏ. Xã hội mà Đức Phật muốn đưa ra là xã hội vì sự lợi lạc cho nhiều người và hạnh phúc cho nhiều người, phù hợp với nguyên tắc chính pháp của Phật giáo. Xã hội lí tưởng của Phật giáo là một xã hội không có sự xung đột quyền lợi riêng tư và quyền lợi cộng đồng, quyền lợi cộng đồng nên được đặt trước quyền lợi riêng tư cá nhân. Tuy nhiên, sự hy sinh quyền lợi riêng tư không giống với sự huỷ bỏ quyền tự trị của con người. Một xã hội hòa hợp: Đối với một xã hội hòa hợp và thịnh vượng, Đức Phật đặt ra bảy nền tảng cho cộng đồng cư sĩ, và bảy nền tảng cho tăng đoàn. Ngài nói rằng, con người nên sống với đồng loại của mình trong cung cách hòa hợp, bằng cách tránh sự dèm pha người khác. Mặt khác, Ngài khuyên nên 31
  • 37. kính trọng, tôn vinh và hỗ trợ những người sống phù hợp chính pháp. Ở đây trong bất kì đoàn thể nào mọi thành viên nên sống trong hòa hợp, nhã nhặn, không tranh cãi, giống như sữa hoà với nước, nhìn nhau với cặp mắt thân ái. Một xã hội quân bình: Xã hội được Đức Phật đề cao là xã hội tránh được hai lối sống cực đoan. Một là tự hành xác thường được các người tu ẩn dật thực hành, họ tin lầm rằng sự chịu đựng đau đớn căng thẳng của thân thể sẽ dẫn đến giải thoát, trong khi cái thứ hai là sự phóng dật quá độ trong dục lạc. Họ không nhìn thấy những hình thức hạnh phúc cao cả hơn, như hạnh phúc của những cấp thiền định. Mọi thành viên trong xã hội nên sống cuộc đời trung đạo, gồm tám yếu tố để mang lại an lạc, hạnh phúc và sự giải thoát thực sự cho mình và cho người khác. Trong một xã hội lí tưởng như thế, con người được khuyên nên sống một đời có sức khoẻ tốt, có được một khả năng ứng dụng những điều đã học và với một đường lối trung đạo thích hợp cho sự nỗ lực trong cuộc sống.” [38] Đây là một xã hội trong đó tất cả mọi công dân đều sống đời chân chính và có trách nhiệm cao, trong khi người lãnh đạo hay quản lí xã hội nên xây dựng một nền kinh tế vững vàng, nền giáo dục đúng tiêu chuẩn, công bằng để cho người dân tin cậy, tự tin, nỗ lực, siêng năng, lương thiện, đạo đức, cao thượng và khoan dung. Còn về môi trường sống, người dân có được sự kết giao tốt với các đoàn thể, có đời sống quân bình, giữ được quan hệ tốt đẹp với người khác và đóng góp vào sự an lạc, hạnh phúc của xã hội. Những người lãnh đạo và quần chúng nên dùng những phương tiện tốt để đạt hạnh phúc cho mình và cho người khác trong việc tạo ra một thế giới không có tham, sân, si. Với tư cách là một nhà cải cách xã hội trong ý nghĩa đạo đức, Đức Phật loại bỏ hệ thống xã hội dựa trên giai cấp của Bà la môn, một hình thái xã hội bóc lột kinh tế đối với quần chúng của những nhà làm tôn giáo và những nhóm chính 32
  • 38. trị. Tách rời địa vị xã hội của con người khỏi nguồn gốc sinh ra, Đức Phật kết hợp nó với nghiệp báo đạo đức có chủ tâm của con người. Theo lí thuyết này, chính sự phát triển đạo đức và tâm linh của con người làm cho họ trở nên đạo đức và xứng đáng được tôn trọng; ngược lại chính cái động cơ xấu xa và những việc làm ác độc của con người làm cho họ trở thành một kẻ đáng lên án chứ không phải do nguồn gốc sinh ra, bối cảnh gia đình hay địa vị xã hội. Mô hình xã hội lí tưởng của Phật giáo dựa trên sự bình đẳng, chân chính và đạo đức. Những khó khăn và những tội ác trong xã hội được coi như là sinh ra từ sự tham ái và những điều kiện không tốt đẹp của đời sống. Tội ác và hình phạt do đó được nhìn từ viễn cảnh cải cách để đạt đến một giải pháp hữu hiệu, hoặc ít ra là kiểm soát được nó. Thêm vào đó, những nguyên tắc hòa hợp và đoàn kết nêu trên chính là nhằm góp phần xây dựng một xã hội của những người có kỉ luật và tự tin vào chính mình. Họ là những con người có trách nhiệm về sự an lạc, tiến bộ và hạnh phúc của chính mình cũng như của người khác. Một xã hội như thế thì chắc chắn đã đảm bảo ở mức độ cao những tiêu chuẩn về quyền con người trong Luật nhân quyền quốc tế ngày nay. Và quan trọng nhất theo chúng tôi, tư tưởng Phật giáo góp phần, hướng tới xây dựng một nền đạo đức cho con người mà một xã hội, với những người dân có được các phẩm chất đạo đức ấy, nhất định sẽ đóng góp tích cực vào việc tôn trọng và bảo đảm quyền con người. 33
  • 39. Chƣơng 2 TƢ TƢỞNG PHẬT GIÁO VỀ MỘT SỐ QUYỀN VÀ TỰ DO CỦA CON NGƢỜI 2.1. Quyền sống Theo Khoản 1 Điều 6 ICCPR, mọi người đều có quyền cố hữu là được sống, không ai có thể bị tước mạng sống một cách tùy tiện. Quyền sống là cơ sở cho tất cả các quyền con người. Chỉ được phép áp dụng hình phạt tử hình đối với những tội ác nghiêm trọng nhất. Bình luận chung số 6 của HRC thông qua tại phiên họp lần thứ 16 năm 1982 nói rõ thêm, quyền sống là một quyền cơ bản của con người mà trong bất kì hoàn cảnh nào, kể cả trong tình trạng khẩn cấp của quốc gia cũng không thể bị vi phạm. Thêm nữa, một trong các nguy cơ phổ biến đe dọa quyền sống là chiến tranh và các tội phạm nghiêm trọng như diệt chủng hay tội phạm chống nhân loại. Vì thế, việc chống chiến tranh và các tội phạm này cũng là sự bảo đảm quyền sống, nghĩa là nó có mối liên hệ với nghĩa vụ cấm các hoạt động tuyên truyền chiến tranh và kích động hận thù, bạo lực. Đồng thời, các quốc gia có nghĩa vụ hạn chế sử dụng hình phạt tử hình, chỉ có thể được áp dụng hình phạt này với những tội ác nghiêm trọng nhất, việc giới hạn áp dụng hình phạt này được coi là một hình thức bảo đảm quyền sống. Trong tư tưởng Phật giáo, Đức Phật khuyên không nên sát sinh vì rằng mọi chúng sinh sợ hãi hình phạt, đối với mọi loài hữu tình sự sống là quý nhất trên đời. Giới thứ nhất của một cư sĩ phải thọ trì là kính trọng sự sống, không sát hại chúng sinh. Dù là một Bà la môn cần phải xứng đáng với danh xưng, một vị Thánh phải xứng đáng với Thánh vị, đó là phải thực hiện sự kính trọng đời sống này một cách toàn diện và đầy đủ. 34
  • 40. Đặc điểm “tôn trọng sự sống” trong tư tưởng Phật giáo thể hiện là không sát sinh, thực hành ăn chay, đó chính là những điều tượng trưng cụ thể cho đặc điểm ấy. Phật giáo xem sự sống trên tất cả. Hết thảy cái gì gọi là có giá trị là phải bảo vệ sự sống ấy. Giết sự sống để nuôi sự sống là mê muội mà vì tham sống nên hại sự sống cũng là vô minh. Cho nên tôn trọng sự sống không những bằng cách giúp nhau để sống còn, mà còn có khi phải hi sinh sự sống để bảo vệ sự sống, nghĩa là có khi tiêu cực như ăn chay để cứu muôn loài, có khi tích cực như “thay khổ cho chúng sinh” để cứu vạn loại. Phật giáo đặc biệt chú trọng và nêu cao chủ nghĩa lợi tha, nhưng chữ “lợi” ấy là phải hướng về mục đích tôn trọng sự sống. Kinh Tăng Chi của Phật giáo nói rằng: Sát sinh tạo ra sợ hãi hận thù ngay trong hiện tại, tạo ra sợ hãi hận thù trong tương lai, khiến tâm cảm thọ khổ ưu. Từ bỏ sát sinh, không tạo ra sợ hãi hận thù trong hiện tại, không tạo ra sợ hãi hận thù trong tương lai, không khiến tâm cảm thọ khổ ưu. Người từ bỏ sát sinh làm lắng dịu sợ hãi hận thù. “Mọi người sợ hình phạt, Mọi người sợ tử vong, Lấy mình làm ví dụ, Không giết, không bảo giết” [3]. Đức Phật nói về đặc điểm của những vị A-la-hán như sau: Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán đoạn tận sát sinh, từ bỏ sát sinh, bỏ trượng, bỏ kiếm, có lòng từ, sống thương xót đến hạnh phúc tất cả chúng sinh và loài hữu tình. Đức Phật nhắc điều này để làm gương cho phật tử, cho những người chưa đạt được mức A-la-hán noi theo mà tu tập. “Bỏ trượng đốichúng sinh, Yếu kém hay kiên cường, Không giết, không bảo giết, Ta gọi Bà la môn” [3]. 35
  • 41. Kinh Tăng Chi có nêu nội dung như sau: Ở đây, này các Tỷ kheo, Thánh đệ tử đoạn tận sát sinh, từ bỏ sát sinh. Này các Tỷ kheo, Thánh đệ tử từ bỏ sát sinh, đem (sự) không sợ hãi cho vô lượng chúng sinh, đem (sự) không hận thù cho vô lượng chúng sinh, đem (sự) không hại cho vô lượng chúng sinh; sau khi cho vô lượng chúng sinh, không sợ hãi, không hận thù, không hại, vị ấy sẽ được san sẻ vô lượng không sợ hãi, không hận thù, không hại. Này các Tỷ kheo, đây là bố thí thứ nhất, là đại bố thí, được biết là tối sơ, được biết là lâu ngày, không bị những Sa-môn, Bà la môn có trí khinh thường. - Về hình phạt tử hình Liên quan chặt chẽ đến quyền sống trong Luật nhân quyền quốc tế là vấn đề hình phạt tử hình. Hình phạt tử hình là chế tài hình sự nghiêm khắc nhất được áp dụng đối với những hành vi phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Hình phạt này được áp dụng từ xa xưa trong xã hội loài người và hiện vẫn được quy định trong pháp luật và thực thi ở nhiều nước. Cùng với sự phát triển của xã hội loài người và của nhà nước, pháp luật qua từng giai đoạn cụ thể, hình phạt tử hình được áp dụng với các tội phạm khác nhau, được thi hành với nhiều cách thức, song cùng với mục đích trừng trị người phạm tội, răn đe và phòng ngừa vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, sang đến thế kỉ XX và cùng với sự tiến bộ của xã hội ngày nay, hình phạt tử hình đã được nhìn nhận dưới góc độ quyền con người với sự thay đổi theo xu hướng phổ biến là hạn chế, tiến tới xóa bỏ việc áp dụng hình phạt này đối với con người. Vấn đề hình phạt tử hình được quy định trong Điều 6 ICCPR, theo đó thì: Ở những nước mà hình phạt tử hình chưa được xóa bỏ thì chỉ được phép áp dụng hình phạt này đối với những tội ác nghiêm trọng nhất, căn cứ vào luật pháp hiện hành tại thời điểm tội phạm được thực hiện và không được trái với những quy định của Công ước này và của Công ước về ngăn ngừa và trừng trị 36
  • 42. tội diệt chủng. Hình phạt tử hình chỉ được thi hành trên cơ sở bản án đã có hiệu lực pháp luật, do một tòa án có thẩm quyền phán quyết. Không được phép tuyên hình phạt tử hình với người phạm tội dưới 18 tuổi và không được thi hành án tử hình đối với phụ nữ đang mang thai. Bất kì người nào bị kết án tử hình đều có quyền xin ân giảm hoặc xin thay đổi mức hình phạt. Việc ân xá, ân giảm hoặc chuyển đổi hình phạt tử hình có thể được áp dụng đối với mọi trường hợp. Không một quy định nào trong điều này có thể được viện dẫn để trì hoãn hoặc ngăn cản việc xóa bỏ hình phạt tử hình tại bất kì quốc gia thành viên nào của Công ước. Nghị định thư tùy chọn thứ hai năm 1999 về việc xóa bỏ hình phạt tử hình, bổ sung ICCPR nêu rằng, việc bãi bỏ hình phạt tử hình góp phần nâng cao nhân phẩm và thúc đẩy sự phát triển tiến bộ các quyền con người; khẳng định việc bãi bỏ hình phạt tử hình được coi là sự tiến bộ trong việc hưởng thụ quyền sống. Theo Điều 1 Nghị định thư tùy chọn thứ hai năm 1999 về việc xóa bỏ hình phạt tử hình, bổ sung ICCPR: Không một người nào thuộc phạm vi quyền tài phán của một quốc gia thành viên Nghị định thư này có thể bị hành quyết. Mỗi quốc gia thành viên Nghị định thư sẽ tiến hành tất cả những biện pháp cần thiết để bãi bỏ hình phạt tử hình trong phạm vi quyền tài phán của mình. Nghị quyết 2005/59 ngày 20/4/2005 của Ủy ban Quyền con người Liên Hợp Quốc về vấn đề hình phạt tử hình, kêu gọi tất cả các quốc gia còn duy trì hình phạt tử hình, thực hiện việc: Xóa bỏ hoàn toàn hình phạt này, đồng thời đình chỉ việc thi hành các hình phạt tử hình đã tuyên; Tiến tới hạn chế số lượng những tội phạm có thể tuyên hình phạt tử hình và ít nhất là không mở rộng việc áp dụng hình phạt tử hình tới những tội phạm mà hiện không áp dụng hình phạt này. Nghị quyết số 62/149 ngày 18/12/2007 của Đại hội đồng Liên Hợp 37
  • 43. Quốc về việc tạm ngừng thi hành án tử hình nêu rõ: Xét rằng việc sử dụng hình phạt tử hình làm tổn hại nhân phẩm con người và khẳng định việc đình chỉ áp dụng hình phạt tử hình sẽ góp phần tăng cường và thúc đẩy sự phát triển các quyền con người, rằng không có chứng cứ rõ ràng nào chứng tỏ hình phạt tử hình có tác dụng ngăn chặn tội phạm và bất kì những sai sót nào trong việc áp dụng hình phạt này đều không thể lấy lại và đền bù được. Phong trào vận động xóa bỏ án tử hình trên thế giới đã thực sự mạnh mẽ từ đầu thập niên 1990 và trung tâm là ở châu Âu, với nòng cốt của cuộc vận động là các tổ chức quốc tế, trong đó bao gồm Liên Hợp Quốc và nhiều tổ chức liên chính phủ như Hội đồng châu Âu, Liên minh châu Âu, OSCE, Tổ chức các nước châu Mỹ, Liên minh châu Phi. Cụ thể như việc Nghị viện châu Âu đã ra nghị quyết về hình phạt tử hình trên thế giới và xác định Ngày châu Âu phản đối hình phạt tử hình; Liên minh châu Âu đã ban hành chính sách về kết nạp thành viên mới trong đó yêu cầu các quốc gia muốn gia nhập khối này phải xóa bỏ hình phạt tử hình. Tháng 5 năm 2002, Liên minh thế giới phản đối hình phạt tử hình được thành lập tại Rôma, tập hợp hàng ngàn tổ chức phi chính phủ đang vận động xóa bỏ hình phạt tử hình trên thế giới, lấy ngày 10/10 hàng năm là “Ngày thế giới phản đối hình phạt tử hình”. Vào thời điểm đầu thế kỉ XX, chỉ có ba quốc gia xóa bỏ hình phạt tử hình đối với tất cả tội phạm (Côxta Rica, Venexuela, Xan Marinô); tuy nhiên, đến đầu thế kỉ XXI, đã có hai phần ba số quốc gia trên thế giới đã xóa bỏ hình phạt này trong pháp luật hoặc trên thực tế. Cụ thể như khu vực châu Âu không còn quốc gia nào áp dụng hình phạt tử hình, ở châu Phi chỉ còn 6/53 quốc gia áp dụng hình phạt này. Mục tiêu chung và cuối cùng của phong trào phản đối hình phạt tử hình là vận động các quốc gia xóa bỏ hoàn toàn hình phạt này, thay thế nó bằng những hình phạt khác không tước đoạt tính mạng của người phạm tội. Những 38
  • 44. mục tiêu gần hơn là vận động các quốc gia giảm số tội danh có thể bị kết án tử hình, giảm hoặc hoãn không thi hành án tử hình trên thực tế, nhân đạo hóa các biện pháp thi hành án, đảm bảo công bằng trong xét xử, công khai thông tin về việc áp dụng hình phạt tử hình. Có thể thấy rằng, phong trào vận động xóa bỏ hình phạt tử hình dường như bắt nguồn và cổ vũ cho tinh thần nhân đạo, khoan dung - là giá trị văn hóa có trong mọi nền văn minh, mọi tôn giáo và mọi dân tộc trên thế giới. Đó là cơ sở quan trọng để hiện thực hóa niềm tin loại bỏ hình phạt tử hình trên thế giới, đảm bảo tốt hơn quyền con người. Những tổ chức tham gia tích cực vào phong trào toàn cầu vận động xóa bỏ hình phạt tử hình cho rằng, hình phạt tử hình không đem lại “sự kết thúc” cho những đau khổ của các nạn nhân và gia đình nạn nhân, mà sự tha thứ, lòng khoan dung mới làm được điều đó; đồng thời các tổ chức này chọn lựa cách tiếp cận theo hướng ủng hộ những biện pháp “phục hồi” như tạo lập mạng lưới giúp đỡ lẫn nhau giữa những người cùng cảnh ngộ, tổ chức những hoạt động hòa giải giữa những nạn nhân, gia đình nạn nhân với người phạm tội, gia đình người phạm tội. Tư tưởng Phật giáo và hình phạt tử hình: Phật giáo không phải là hệ thống các quy phạm pháp luật nhưng dưới góc độ nhân phẩm, tư tưởng Phật giáo thể hiện rõ sự tôn trọng tính mạng của con người và vì con người. Phật giáo quan niệm bản chất con người cơ bản là thiện và mọi người đều có khả năng trở thành Phật, đó chính là khả năng hướng thiện kể cả khi đã mắc vào tội lỗi hay có hành động sai trái. Do vậy, các biện pháp trừng phạt dành cho người phạm tội cần được thực hiện với tinh thần cảm thông và dựa trên quan điểm phục hồi. Người đứng đầu Phật giáo Tây Tạng là Đạt Lai Lạt Ma thứ mười bốn - Tenzin Gyatso đã từng tuyên bố ủng hộ việc ngừng thực hiện hình phạt tử hình và nhấn mạnh, mặc dù để thực hiện chức năng ngăn chặn tội 39