SlideShare a Scribd company logo
1 of 23
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
NHỮNG VẪN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ QUYỀN TỰ DO
KINH DOANH TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM
1.1. KHÁI NIỆM VỀ QUYỀN TỰ DO KINH DOANH, BẢO VỆ QUYỀN TỰ
DO KINH DOANH TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM
1.1.1. Khái niệm, nội dung của quyền tự do kinh doanh
1.1.1.1. Khái niệm kinh doanh
Ngay từ thời kỳ cổ đại con người đã biết đến các hoạt động giao thương
buôn bán, lịch sử nhân loại đã ghi nhận sự lớn mạnh của các các thành bang
thuộc vùng Hy Lạp, Địa Trung Hải, kéo theo đó là thương mại phát triển vô
cùng rực rỡ. Ở Châu Á việc giao thương buôn bán nổi tiếng với con đường tơ
lụa bắt đầu từ Phúc Châu, Hàng Châu, Bắc Kinh (Trung Quốc) qua Mông Cổ,
Ấn Độ, Afghanistan, Kazakhstan, Iran, Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, xung quanh
vùng Địa Trung Hải và đến tận châu Âu. Con đường cũng đi đến cả Hàn Quốc
và Nhật Bản. Nó có chiều dài khoảng 7 ngàn km, trải dài trên nhiều vùng lãnh
thổ rộng lớn.
Như vậy, có thể thấy lịch sử cổ đại là minh chứng rõ nét nhất để đánh
giá vai trò của thương mại trong việc phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội. Ngày
nay, trong xã hội hiện đại, kinh doanh càng thể hiện rõ vai trò không thể thay
thế của mình trong việc thúc đẩy kinh tế phát triển, nó là hệ thống đòn bẩy, đôi
khi còn là cứu cánh cho cả một nền kinh tế có thể khắc phục được những hạn
chế về tài nguyên để đưa đất nước đến phồn thịnh, chúng ta có thể nhìn thấy sự
lớn mạnh của Singapor, Hồng Kông, Nhật Bản… là những minh chứng hùng
hồn nhất.
Đối với dân tộc Việt Nam, bên cạnh nghề nông thuần túy chúng ta cũng
tự hào trong lịch sử dân tộc việc giao thương, buôn bán đã có từ rất lâu
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
đời, trong các di chỉ khảo cổ tại Óc Eo, Hội An, Vân Đồn… chúng ta đã tìm
thấy những đồng tiền cổ, vật dụng bằng đồng của Châu Âu qua đó cho thấy
việc giao lưu buôn bán với nhiều quốc gia khác đã xuất hiện từ rất lâu đời. Bên
cạnh đó, chúng ta có thể ngắm nhìn các trung tâm thương mại cổ như: Phố
Hiến, Vân Đồn, Hội An, Thăng Long… Tuy nhiên, trong một xã hội trọng nông
ức thương, duy trì chính sách bế quan tỏa cảng nên chúng ta không có một nền
thương mại phát triển rực rỡ, kéo theo nó là một nền kinh tế chủ yếu là thuần
nông, dựa vào thiên nhiên tự cấp tự túc.
Qua những dẫn chứng nêu trên, chúng ta có thể thấy được vai trò đòn
bẩy của tự do kinh doanh. Bởi vậy, dù dưới bất kỳ hình thức chính trị nào thì
việc thúc đẩy kinh doanh, phát huy vai trò của đội ngũ thương nhân là một trong
những nhân tố quyết định để phát triển kinh tế đất nước.
Dưới góc độ kinh tế, kinh doanh là một phạm trù gắn liền với sản xuất
hàng hóa, là tổng thể các hình thức, phương thức và biện pháp nhằm tổ chức
các hoạt động kinh tế, phản ánh quan hệ giữa người với người trong quá trình
sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng của cải vật chất xã hội nhằm mục đích
thu về một giá trị lớn hơn giá trị đã bỏ ra ban đầu.
Với quan niệm đó, kinh doanh được chia thành nhiều kiểu,
chế độ, lĩnh vực khác nhau như kinh doanh trong nền sản xuất hàng
hóa giản đơn, kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, kinh doanh
trong tư bản chủ nghĩa, kinh doanh trong xã hội chủ nghĩa, kinh
doanh trong công nghiệp, kinh doanh trong nông nghiệp, kinh doanh
vận tải… [9, tr. 12].
Tuy nhiên, dù phân chia thế nào thì về cơ bản mục đích của kinh doanh
là làm tăng thêm giá trị vật chất cho xã hội và đối với từng nhà kinh doanh thì
đó chính là lợi nhuận. Nhưng không bao gồm tất cả các hoạt động kinh doanh,
bởi nhiều lĩnh vực kinh doanh, nhiều nhà kinh doanh đặt mục tiêu phi lợi nhuận
như: việc kinh doanh mang mục đích xã hội, giữ gìn, bảo vệ những giá trị văn
hóa…
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Ở Việt Nam trước đây trong thời gian nền kinh tế được đặt trong cơ chế,
kế hoạch hóa, tập trung bao cấp. Chúng ta chỉ quen với các khái niệm: kế hoạch
năm năm lần thứ nhất, hợp tác, mậu dịch…còn khái niệm kinh doanh rất ít được
đề cập. Hiện nay, dưới quyết tâm đổi mới nền kinh tế đất nước, phát triển một
nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, các
hoạt động kinh doanh diễn ra thường xuyên, quyền kinh doanh là một quyền
Hiến định thì khái niệm kinh doanh không còn quá xa lạ đối với đại đa số quần
chúng nhân dân.
Khoản 2, Điều 4 Luật doanh nghiệp năm 2005 định nghĩa kinh doanh
như sau: "2. Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các
công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung
ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi" [40].
Như vậy, theo như khái niệm nêu trên thì kinh doanh được hiểu một
cách đầy đủ và đúng đắn bao gồm tất cả các hoạt động như: đầu tư, sản xuất,
trao đổi, dịch vụ nếu các hoạt động này nhằm mục đích sinh lợi. Hoạt động này
không nhất thiết phải bao gồm tất cả các công đoạn để đạt kết quả cuối cùng
mà chỉ cần một trong các hoạt động nêu trên là đủ, miễn sao hoạt động đó mang
tính sinh lợi. Với khái niệm này thì kinh doanh có nội dung rộng và tính khái
quát cao. Tuy nhiên, trong tư tưởng của những nhà làm luật thì khái niệm kinh
doanh mang tính "duy lợi", cũng có những điểm chưa thỏa đáng. Bởi, nhiều nhà
kinh doanh đưa tiêu chí hoạt động của mình mang tính xã hội, phục vụ lợi ích
cộng đồng ví dụ các doanh nghiệp công ích (bảo vệ môi trường, bảo vệ văn hóa
…).
1.1.1.2. Khái niệm quyền tự do kinh doanh
Bản chất thật sự của tự do là sự lựa chọn. Đối với tự nhiên
con người có quyền lựa chọn những đối tượng mà mình thủ đắc bởi
họ là chủ thể của thế giới. Tuy nhiên, ngày nay vấn đề này có nhiều
khác biệt bởi sự hạn chế cho sự tồn tại chung của cộng đồng. Đối với
nhau con người có quyền lựa chọn cách thức ứng xử và trao đổi
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
các đối tượng phục vụ cho nhu cầu vật chất và tinh thần của mình,
đồng thời cũng nhằm bảo đảm cho sự tồn tại chung của cộng đồng,
sự lựa chọn này cũng bị những hạn chế nhất định [8, tr. 13].
Quyền tự do kinh doanh là một bộ phận hợp thành trong hệ thống các
quyền tự do của công dân. Để có quan niệm đúng đắn về nó, trước hết cần tìm
hiểu để nhận thức đầy đủ nội hàm các khái niệm quyền con người, quyền công
dân nói chung dưới góc độ lịch sử. Mỗi bước phát triển của lịch sử xã hội loài
người đều gắn liền với cuộc đấu tranh giai cấp, cách mạng xã hội nhằm giải
phóng con người.
Trong lịch sử tư tưởng nhân loại có các quan niệm khác nhau về sự ra
đời, bản chất của quyền con người. Trước khi có học thuyết "pháp luật tự nhiên"
ra đời, lịch sử nhân loại đã từng có quan niệm (tuy ít và còn rời rạc) cho rằng
con người mang thuộc tính tự nhiên, con người ra đời đương nhiên có quyền tự
do. Quyền tự do của con người không do ai ban phát. Quyền con người ra đời
trước pháp luật và nhà nước. Trong điều kiện lịch sử cụ thể đó quan niệm này
thể hiện khát vọng tự do của con người.
Đến thế kỷ XVII, XVIII các nhà tư tưởng, nhà cải cách lỗi lạc như
Locke, Rousseau… đã đưa ra học thuyết "pháp luật tự nhiên". Theo quan niệm
của thuyết này thì quyền con người là đặc quyền tự nhiên, đứng trên cao hơn
pháp luật nhà nước. Thuyết pháp luật tự nhiên ra đời để chống lại, phủ nhận
quyền lực, pháp luật của nhà nước quân chủ phong kiến, luật lệ của nhà thờ
thiên chúa giáo. Thuyết pháp luật tự nhiên mang giá trị nhân bản, nhân đạo sâu
sắc. Nó đưa ra những tư tưởng, nguyên tắc để bảo vệ quyền cá nhân của con
người trước quyền lực nhà nước.
Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin cũng luôn đặt con người cũng
như quyền con người trong tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Quyền tự do của
con người là khái niệm mang tính lịch sử, hình thành và phát triển trong cuộc
đấu tranh giai cấp vì sự tiến bộ xã hội, chịu sự chi phối của chế độ kinh tế, chế
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
độ chính trị. Quyền tự do của con người phản ánh mối quan hệ giữa nhà nước
và cá nhân. Với quan niệm đó quyền con người được xem là giá trị được nhà
nước ghi nhận và bảo vệ bằng pháp luật thì mới trở thành hiện thực.
Một mặt quyền con người mang thuộc tính tự nhiên, do đó không cần
ai ban tặng. Mặt khác, khi chưa được Nhà nước quy phạm hóa bằng pháp luật
thì các quyền con người chưa được xã hội thừa nhận. Vai trò của Nhà nước
chính là chỗ đáp ứng được nhu cầu về quyền cá nhân con người trong xã hội,
biết phát hiện nhu cầu hiện thực của việc xuất hiện quyền con người để sớm thể
chế hóa và bảo vệ bằng pháp luật.
Ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, quyền con người ít được nói
đến, được mặc nhiên đồng nhất với quyền công dân. Việc đồng nhất như vậy
là chưa chính xác bởi vì quyền con người có nội hàm rộng hơn quyền công dân,
ví dụ như con người có thể bị hạn chế quyền công dân nhưng quyền con người
với tư cách là một thực thể tự nhiên thì họ không thể bị hạn chế. Bởi vậy, không
thể đồng nhất quyền con người với quyền công dân là một.
Nhận thức được rõ quy luật vận động, trong Hiến pháp năm 1992 của
nước ta (được sửa đổi bổ sung năm 2001) đã ghi nhận quyền con người là một
quyền Hiến định: "Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con
người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội được tôn trọng, thể hiện
ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật" [32]. Như
vậy, có thể khẳng định rằng việc ghi nhận và bảo đảm thực hiện tốt các quyền
công dân cũng chính là đã thực hiện nội dung cơ bản của quyền con người.
Các quyền tự do của công dân rất đa dạng, liên quan đến mọi mặt của
đời sống xã hội. Trong hệ thống các quyền tự do đó thì quyền tự do kinh doanh
có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Giá trị to lớn của quyền tự do kinh doanh thể
hiện ở chỗ nó là tự do trong hoạt động kinh tế. Hoạt động kinh tế luôn giữ vị
trí trung tâm trong đời sống xã hội, quyết định các hoạt động khác.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Từ quan niệm chung về quyền tự do của con người, cho phép chúng ta
khẳng định: quyền tự do kinh doanh là một phạm trù pháp lý. Dưới góc độ này,
quyền tự do kinh doanh được hiểu theo nghĩa chủ quan và khách quan:
- Dưới góc độ chủ quan hay là nhìn dưới góc độ quyền chủ
thể thì quyền tự do kinh doanh được hiểu là khả năng hành động một
cách có ý thức của cá nhân, tổ chức trong quá trình hoạt động sản
xuất kinh doanh.
- Dưới góc độ khách quan hoặc được xem xét dưới góc độ
một chế định pháp luật thì quyền tự do kinh doanh là hệ thống các
quy phạm pháp luật và những bảo đảm pháp lý do Nhà nước ban hành
nhằm tạo điều kiện cho các cá nhân hay tổ chức thực hiện quyền được
tự do kinh doanh [9, tr. 19-20].
1.1.2. Khái niệm và các thiết chế bảo vệ quyền tự do kinh doanh
trong pháp luật Việt Nam
Như trên đã phân tích thì quyền tự do kinh doanh suy đến cùng là quyền
của con người, mặt khác đó là trách nhiệm của các cơ quan nhà nước khi thực
hiện chức năng quản lý của mình phải tôn trọng, bảo vệ những quyền của chủ
thể kinh doanh. Hai mặt này tồn tại thống nhất trong chế định pháp lý tự do
kinh doanh. Nếu chỉ thừa nhận những quyền của chủ thể mà không bảo đảm
cho nó những điều kiện để thực hiện thì quyền đó cũng chỉ mang tính hình thức.
Sẽ không tồn tại quyền tự do kinh doanh của các chủ thể nếu nó không được
pháp luật thừa nhận và bảo vệ.
Đối với pháp luật nước ta, tùy thuộc vào điều kiện hoàn cảnh lịch sử cụ
thể mà việc bảo vệ quyền tự do kinh doanh từng bước được hình thành và quan
trọng hơn nó trở thành một quyền Hiến định. Hiến pháp năm 1946 quy định:
"Quyền tư hữu tài sản của Công dân Việt Nam được bảo đảm" [28]. Tiếp đó,
Điều 18 Hiến pháp năm 1959 cũng quy định: "Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu
của Công dân về của cải, thu về nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở và
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
các thứ vật dụng riêng khác" [29]. Đến Hiến pháp năm 1980, những quy định
về sở hữu tài sản được thể hiện khá rõ ở Điều 27: "Nhà nước bảo hộ quyền sở
hữu của Công dân về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh
hoạt, những công cụ sản xuất dùng trong những trường hợp được phép lao động
riêng lẻ. Pháp luật bảo hộ quyền thừa kế tài sản của công dân" [30]. Đặc biệt,
Hiến pháp 1992 quyền tự do kinh doanh và bảo vệ quyền này được quy định cụ
thể: "Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật" [32]
và "công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư
liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp hoặc
trong các tổ chức kinh tế khác" [32].
Như vậy, tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của lịch sử thì trách
nhiệm bảo vệ quyền tự do kinh doanh được pháp luật từng bước thừa nhận.
Thực tế ở nước ta đã chứng minh việc bảo vệ quyền tự do kinh doanh góp phần
tạo đà tăng trưởng cho nền kinh tế đất nước. Kể từ sau khi đổi mới đến nay có
thể nói nền kinh tế nước ta đã có nhiều bước phát triển vượt bậc, mọi mặt trong
đời sống xã hội đều thay đổi. Người dân được kinh doanh những gì mà pháp
luật không cấm, bên cạnh việc quy định quyền tự do kinh doanh là một quyền
Hiến định thì pháp luật chuyên ngành cũng xây dựng những cơ chế để bảo vệ
quyền năng này như: pháp luật về hình sự quy định những chế tài, hình phạt
nghiêm khắc nhất nhằm bảo vệ quyền tự do kinh doanh, pháp luật về dân sự, kinh
tế đều có những quy định để cụ thể hóa quyền năng đặc biệt này.
Do đó, từ những đánh giá, phân tích nêu trên có thể khái quát định nghĩa
về bảo vệ quyền tự do kinh doanh trong pháp luật Việt Nam như sau: bảo vệ
quyền tự do kinh doanh theo pháp luật Việt Nam là hệ thống các quy phạm
pháp luật và các thiết chế do Nhà nước xây dựng nhằm bảo vệ và tạo điều kiện
cho các cá nhân, pháp nhân tiến hành hoạt động kinh doanh một cách thuận
lợi nhất.
Để quyền tự do kinh doanh được bảo vệ thì việc đầu tiên đó là nó phải
được pháp luật ghi nhận, ở nước ta hiện nay, quyền tự do kinh doanh trở
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
thành quyền hiến định, tức là nó được ghi nhận trong văn bản có giá trị pháp
luật cao nhất, là nguồn cho hệ thống pháp luật chuyên ngành triển khai và mở
rộng. Quyền tự do kinh doanh của công dân bao gồm một số quyền năng cơ
bản sau: công dân có quyền tư hữu tài sản, quyền tự do thành lập doanh nghiệp,
quyền tự do giao kết hợp đồng, quyền tự do cạnh tranh, quyền tự do lựa chọn
phương thức giải quyết tranh chấp...Như vậy, căn cứ để xác lập nên các thiết
chế nhằm bảo vệ quyền tự do kinh doanh trước hết đó là việc quyền năng này
phải được pháp luật thừa nhận.
Tiếp đó, Nhà nước xác lập các cơ chế tự bảo vệ cho các chủ thể trong
hoạt động kinh doanh. Để bảo vệ quyền này hơn ai hết mà chính là các nhà đầu
tư phải là người đầu tiên có trách nhiệm bảo vệ quyền tự do kinh doanh của
mình khi bị xâm phạm. Pháp luật hiện nay cho phép các chủ thể được dùng
nhiều phương thức tự bảo vệ mình khi bị xâm phạm đến quyền tự do kinh doanh
như: thương lượng, hòa giải, các thiết chế hành chính hoặc thông qua con đường
tài phán. Tuy nhiên, trên thực tế thì phần lớn các hành vi xâm phạm quyền tự
do kinh doanh ở nước ta hiện nay lại do chính cơ quan Nhà nước tác động lên
các chủ thể và trong nhiều trường hợp chính pháp luật lại là rào cản lớn nhất
cho hoạt tự do kinh doanh. Đơn cử như việc quy định về năng lực nhà thầu
trong đấu thầu, các đơn vị mời thầu tự đưa ra một số quy định về năng lực nhà
thầu để hạn chế bớt khả năng trúng thầu của các đơn vị khác nhằm đưa những
nhà thầu được chỉ định từ trước trúng thầu. Trong trường hợp này, do pháp luật
có quy định chưa rõ ràng về tiêu chí, năng lực nhà thầu nên các đơn vị mời thầu
sẽ lách qua khe hở của pháp luật, gây bất lợi cho các chủ thể khác, đây chính là
một dạng cạnh tranh không lành mạnh mà rào cản lớn nhất lại xuất phát từ chính
quy định của pháp luật.
Bên cạnh hình thức tự bảo vệ, pháp luật còn xây dựng thiết chế bảo vệ
quyền tự do kinh doanh bằng biện pháp hành chính. Với phương thức này thì
chủ thể có quyền yêu cầu, đề nghị cơ quan quản lý Nhà nước có biện pháp ngăn
chặn các chủ thể khác xâm phạm đến quyền tự do kinh doanh của mình.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Tuy nhiên, trên thực tế quyền tự do kinh doanh thường bị xâm phạm bởi chính
các cơ quan quyền lực của Nhà nước, ví dụ như hoạt động ghi mã ngành trong
lĩnh vực đăng ký kinh doanh, cơ quan đăng ký kinh doanh chỉ ghi nhận ngành
nghề kinh doanh có trong hệ thống mã ngành của Việt Nam mà không ghi nhận
những ngành nghề không có trong hệ thống. Đây là hành vi xâm phạm nghiêm
trọng quyền tự do kinh doanh, đối với việc này, giải pháp tốt nhất đó là chính
phủ phải chỉ đạo cơ quan có trách nhiệm bãi bỏ ngay những quy định về ghi mã
ngành, tôn trọng tiêu chí “công dân được làm những gì pháp luật không cấm.
Mặt khác, ngoài việc thiết lập cơ chế bảo đảm cho công dân thực hiện
quyền tự do kinh doanh, nhà nước phải thiết lập các thiết chế bảo vệ quyền tự
do kinh doanh tránh sự vi phạm từ chính nhà nước, các cơ quan nhà nước, các
tổ chức xã hội, công dân, bởi vậy, việc xây dựng hệ thống cơ quan tư pháp mà
trung tâm đó là Tòa án được hết sức chú trọng. Thông qua tòa án, các chủ thể
có quyền khởi kiện chính các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân khác khi
xâm phạm quyền tự do kinh doanh của mình. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay
việc khởi kiện hành chính tương đối khó khăn, những quy định này thường
mang tính hình thức, bởi cơ quan hành chính và cơ quan tư pháp không có sự
tách biệt, vẫn có những mối quan hệ chi phối khiến cho việc xét xử khó khăn
và phần bất lợi thường nghiêng về các nhà kinh doanh.
Bên cạnh những cách thức để bảo vệ quyền tự do kinh doanh nêu trên,
một thiết chế khác đó là các nhà đầu tư có quyền sử dụng pháp luật quốc tế
hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam có tham gia hoặc là thành viên để bảo vệ
quyền tự do kinh doanh. Trong một số trường hợp liên quan đến thương mại
quốc tế thì các chủ thể có quyền được áp dụng pháp luật quốc tế hoặc sử dụng
trọng tài quốc tế để giải quyết tranh chấp, các lĩnh vực thường xuyên được ưu
tiên sử dụng pháp luật quốc tế như: tranh chấp liên quan đến vận tải đường biển,
mua bán hàng hóa, hàng không dân dụng... mà có một bên chủ thể có quốc tịch
nước ngoài.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Như vậy, mặc dù còn một số hạn chế nhưng về cơ bản trong hệ thống
pháp luật ở nước ta hiện nay, Nhà nước đã xây dựng nên các thiết chế để bảo
vệ, cổ vũ cho quyền tự do kinh doanh. Việc bảo vệ quyền năng này chính là
đòn bẩy để thúc đẩy nền kinh tế phát triển, thể hiện được sự đúng đắn của công
cuộc đổi mới, củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
1.2. NỘI DUNG, ĐẶC ĐIỂM, Ý NGHĨA CỦA BẢO VỆ QUYỀN TỰ DO
KINH DOANH TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM
1.2.1. Nội dung của việc bảo vệ quyền tự do kinh doanh
Nội dung của việc bảo vệ quyền tự do kinh doanh thực chất là biện pháp
Nhà nước bằng chính sách pháp luật của mình bảo vệ các chủ thể tiến hành hoạt
động kinh doanh một cách hiệu quả nhất. Nội dung của quyền tự do kinh doanh
đã được phân tích ở trên, vậy việc bảo vệ quyền năng này cũng được pháp luật
xác định như sau:
- Bảo vệ quyền tư hữu về tài sản
Quyền tư hữu về tài sản là một trong những quyền cơ bản, quan trọng
nhất của công dân nên pháp luật của bất kỳ quốc gia nào cũng có những quy
định để bảo vệ quyền tư hữu. Theo quy định của pháp luật nước ta hiện nay thì
việc bảo vệ quyền tư hữu được thực hiện ở hai mức độ. Một mặt, nhà nước quy
định phạm vi những quyền năng của chủ sở hữu đối với tài sản, tạo cơ sở pháp
lý vững chắc để chủ sở hữu tài sản thực hiện các quyền sở hữu của mình một
cách an toàn, đầy đủ nhất. Mặt khác, nhà nước quy định những biện pháp pháp
lý cụ thể để dựa vào đó, chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp bảo vệ quyền
sở hữu của mình.
Quyền tư hữu được nhà nước và pháp luật bảo vệ bằng cách nó được
ghi nhận trong Hiến pháp và trở thành quyền hiến định. Bên cạnh đó, quyền
năng này còn được bảo vệ bằng các biện pháp dân sự, hình sự, hành chính. Như
vậy, nội dung quan trọng nhất của việc bảo vệ quyền tư hữu về tài sản là pháp
luật quy định những cơ sở pháp lý để chủ sở hữu thực hiện quyền sở
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
hữu, đồng thời cũng ghi nhận những biện pháp để dựa vào đó chủ sở hữu có
thể bảo vệ tài sản của mình.
- Bảo vệ quyền tự do thành lập doanh nghiệp
Với nguyên tắc tự do kinh doanh trong nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, việc thành lập doanh nghiệp được coi là quyền cơ bản
của nhà đầu tư. Tuy nhiên việc thành lập doanh nghiệp có tác động không nhỏ
đến lợi ích của xã hội. Vì vậy thành lập doanh nghiệp phải được thực hiện trong
khuân khổ của pháp luật. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì nội dung
của việc bảo vệ quyền tự do thành lập doanh nghiệp ở nước ta hiện nay được
ghi nhận theo các cách sau:
Một là, pháp luật đảm bảo quyền tự do kinh doanh của chủ đầu tư như:
mở rộng các đối tượng được thành lập doanh nghiệp, các nhà đầu tư được phép
lựa chọn loại hình, địa điểm, ngành nghề kinh doanh, đảm bảo nguyên tắc nhà
đầu tư được "kinh doanh những gì pháp luật không cấm".
Hai là, pháp luật đảm bảo yêu cầu của quản lý nhà nước đối với hoạt
động doanh nghiệp như: cấm hoặc hạn chế các chủ thể kinh doanh một số ngành
nghề nhất định, trong quá trình kinh doanh các nhà đầu tư hoặc cả những cơ
quan được giao nhiệm vụ quản lý hoạt động thành lập doanh nghiệp nếu có
dấu hiệu vi phạm pháp luật có thể bị áp dụng các chế tài xử phạt vi phạm hành
chính hoặc nghiêm khắc hơn đó là có thể bị xử lý về mặt hình sự.
- Bảo vệ quyền tự do giao kết hợp đồng
Quyền tự do hợp đồng được coi là bộ phận cấu thành quan trọng là biểu
hiện sinh động nhất của quyền tự do kinh doanh. Việc ghi nhận và bảo vệ
quyền tự do hợp đồng có tác động to lớn đến quyền tự do kinh doanh, theo quy
định của pháp luật hiện hành thì bảo vệ quyền tự do giao kết hợp đồng có nội
dung cơ bản gồm:
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Thứ nhất, pháp luật đưa ra những quy định ghi nhận quyền của các chủ
thể trong việc tự do giao kết hợp đồng như: quyền tự do lựa chọn nội dung,
hình thức của hợp đồng, tự do lựa chọn các đối tác, lựa chọn phương thức giải
quyết tranh chấp hợp đồng…
Thứ hai, pháp luật đưa ra những quy định bắt buộc các chủ thể khi giao
kết hợp đồng phải tuân theo khi giao kết hợp đồng như: điều kiện về hình thức
hợp đồng, đưa ra các quy định về điều cấm giao kết hợp đồng, các chế tài đối
trong hợp đồng.
- Bảo vệ quyền tự do cạnh tranh trong hoạt động kinh tế
Nền kinh tế Việt Nam với mục tiêu phát triển kinh tế thị trường theo
định hướng xã hội chủ nghĩa, do đó chúng ta buộc phải tuân theo quy luật của
nền kinh tế thị trường mà trong đó quy luật cạnh tranh là một thành tố cơ bản
không thể tách rời. Pháp luật về bảo vệ quyền tự do cạnh tranh của nước ta hiện
nay bao gồm một số nội dung sau: một là, những công cụ đảm bảo cho cạnh
tranh diễn ra công bằng, hai là, những công cụ pháp luật được xây dựng để
kiểm soát chống độc quyền. Bởi vậy, nội dung bảo vệ quyền tự do cạnh tranh
chính là đảm bảo các điều kiện để cạnh tranh diễn ra lành mạnh và kiểm soát
chống việc độc quyền trong kinh doanh.
- Bảo vệ quyền tự do định đoạt trong việc giải quyết tranh chấp
Dưới tác động của quy luật cạnh tranh và sự tự do hóa các hoạt động
kinh tế, mâu thuẫn phát sinh trong hoạt động kinh tế nảy sinh ngày càng nhiều.
Nội dung cơ bản của việc bảo vệ quyền tự do định đoạt trong giải quyết tranh
chấp được quy định trong pháp luật nước ta gồm các vấn đề chủ yếu sau: pháp
luật cho phép chủ thể tham gia quan hệ tranh chấp được tự do thỏa thuận
phương pháp giải quyết tranh chấp có thể bằng thương lượng, hòa giải, thông
qua trọng tài thương mại hoặc giải quyết tranh chấp bằng con đường Tòa án.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1.2.2. Đặc điểm của bảo vệ quyền tự do kinh doanh
- Quyền tự do kinh doanh được bảo vệ bởi toàn bộ hệ thống pháp luật
nước ta
Toàn bộ hệ thống pháp luật của nước ta bao gồm tổng thể các quy phạm
pháp luật, mục tiêu, định hướng pháp luật đều đề cao vai trò vị trí của việc bảo
vệ quyền tự do kinh doanh. Trong hệ thống các quy phạm pháp luật đều ghi
nhận quyền của chủ thể khi tham gia các hoạt động kinh doanh, các biện pháp
bảo vệ quyền tự do kinh doanh khi bị xâm phạm. Bên cạnh đó, mục tiêu và định
hướng của pháp luật của nước ta hiện nay là hướng tới một xã hội pháp quyền
xã hội chủ nghĩa, đảm bảo quyền công dân và quyền con người, mặt khác bảo
vệ quyền tự do kinh doanh là một bộ phận hợp thành của quyền công dân, do
đó có thể khẳng định rằng quyền tự do kinh doanh được bảo vệ bởi toàn bộ hệ
thống pháp luật của nước ta.
- Quyền tự do kinhdoanh đượcbảo vệ bởihệ thống pháp luật chuyênngành
Ngoài việc quyền tự do kinh doanh được bảo vệ bởi toàn bộ hệ thống pháp
luật như đã trình bày ở trên thì đối với mỗi ngành luật riêng biệt, quyềnnăng này
cũng được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Trong Hiến pháp, quyền tự do kinh doanh
được xác định là một quyền hiến định, pháp luật hình sự quy định về tội phạm và
những hình phạt nghiêm khắc đối với các chủ thể có hành vi cấu thành tội danh
xâm phạm đến quyền tự do kinh doanh. Ngành luật hành chính quy định biện pháp
bảo vệ quyền tự do kinh doanh khi có hành vi xâm phạm đến nhóm quyền này.
Pháp luật về kinh tế hiện nay cho phép nhiều đối tượng tham gia hoạt động kinh
doanh, có quyền lựa chọn các hình thức, địa điểm, mô hình kinh doanh, tự do giao
kết, thực hiện hợp đồng, tự lựa chọn phương pháp giải quyết tranh chấp.
- Bảo vệ quyền tự do kinh doanh có sự tham gia của hệ thống các cơ
quan nhà nước gồm cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp, cơ quan tư pháp
Thứ nhất, trong hoạt động lập pháp thì Quốc hội là cơ quan quyền lực
cao nhất, đại diện cho quyền lực nhân dân, Quốc hội ban hành pháp luật để
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
điều chỉnh mọi quan hệ xã hội trong đó có nhóm quan hệ về bảo vệ quyền tự
do kinh doanh.
Bên cạnh đó, việc bảo vệ quyền tự do kinh doanh của các cơ quan quyền
lực còn thể hiện ở chức năng giám sát các cơ quan khác. Các cơ quan hành
chính, tư pháp ở trung ương có trách nhiệm báo cáo trước Quốc hội về hoạt
động của mình. Ở địa phương thì Ủy ban nhân dân các cấp, Tòa án trong quá
trình thực hiện những nhiệm vụ được giao có trách nhiệm báo cáo hoạt động
của mình trước cơ quan quyền lực ở địa phương.
Thứ hai, trong hoạt động thi hành pháp luật thì các cơ quan hành chính
trong phạm vi quyền hạn của mình có trách nhiệm hướng dẫn và thi hành các
quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền tự do kinh doanh. Hơn nữa, các cơ
quan hành chính được trao nhiệm vụ đại diện cho Nhà nước tham gia vào quản
lý xã hội trong từng lĩnh vực cụ thể ví dụ như: cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ
quan Công an, Hải quan… đều có trách nhiệm duy trì và bảo vệ quyền tự do
kinh doanh của công dân.
Thứ ba, trong lĩnh vực bảo vệ pháp luật các cơ quan như Tòa án, Viện
kiểm sát có trách nhiệm Nhân danh nhà nước đưa ra các phán quyết, các quyết
định để bảo vệ quyền tự do kinh doanh. Bên cạnh đó, các cơ quan này còn ban
hành những văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn trình tự, thủ tục, đường lối
xét xử để các chủ thể khác căn cứ vào đó có quyền đưa ra yêu cầu để cơ quan
xét xử bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khi bị xâm phạm.
- Sự tham gia của các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức
xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, của cá nhân trong hoạt động bảo vệ quyền
tự do kinh doanh
Các tổ chức khác trong phạm vi và quyền hạn của mình có trách nhiệm
tham gia bảo vệ quyền tự do kinh doanh bằng cách:
Các tổ chức này có thể tham gia đóng góp ý kiến đối với các dự thảo
luật, có quyền đưa ra các yêu cầu kiến nghị đối với các cơ quan nhà nước về
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong giai
đoạn hiện nay những tổ chức nghề nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc
bảo vệ quyền tự do kinh doanh, những tổ chức này trong phạm vi quyền hạn
của mình có thể dùng các biện pháp khác nhau như khởi kiện, khiếu nại, đưa ra
các ý kiến để bảo vệ quyền tự do kinh doanh.
Bên cạnh đó, theo quy định của pháp luật hiện hành thì cá nhân có thể
bảo vệ quyền tự do kinh doanh bằng cách: tham gia đóng góp ý kiến xây dựng
pháp luật, khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm của cá nhân, cơ quan, tổ chức
nếu những chủ thể này xâm phạm đến quyền tự do kinh doanh.
1.2.3. Ý nghĩa của bảo vệ quyền tự do kinh doanh
Bảo vệ quyền tự do kinh doanh suy đến cùng là bảo vệ quyền con người,
đảm bảo cho cá nhân được tự do mưu cầu hạnh phúc, phát huy hết năng lực bản
thân làm giàu cho gia đình và xã hội. Nó là một trong những tiêu chí để đánh
giá mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân, chỉ có một chế độ chính trị dân
chủ thực sự thì quyền con người mới được bảo vệ. Đồng thời, bảo vệ quyền tự
do kinh doanh cũng chính là đòn bẩy để thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Không
thể có kinh tế thị trường nếu như kinh doanh không được chú trọng, sự lột xác
của nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua là minh chứng hùng hồn nhất
của việc mở rộng, bảo đảm quyền tự do kinh doanh.
- Ý nghĩa về mặt chính trị
Thứ nhất, bảo vệ quyền tự do kinh doanh thể hiện sự tự do dân chủ
trong xã hội.
Xét dưới góc độ chính trị thì bảo vệ quyền tự do kinh doanh là “một
trong những biểu hiện của chế độ tự do, dân chủ, bình đẳng - những khái niệm
được coi là nền tảng triết lý của xã hội tiến bộ” [9, tr. 43]. Quyền tự do kinh
doanh là một bộ phận cấu thành nên quyền tự do dân chủ, việc ghi nhận và bảo
vệ quyền tự do kinh doanh góp phần tạo nên những đảm bảo về mặt pháp lý
cho việc bảo vệ quyền con người.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Thứ hai, thể hiện được sự phù hợp giữa đường lối, chủ trương và pháp
luật với kinh tế.
Việc bảo vệ quyền tự do kinh doanh thể hiện sự phù hợp giữa pháp luật
và kinh tế. Quyền tự do kinh doanh không thể có cơ hội phát triển trong một xã
hội hỗn độn, không có trật tự. Pháp luật là hành lang pháp lý quan trọng nhất
để bảo vệ nhóm quyền này.
Thứ ba, thể hiện được sự đúng đắn của con đường đổi mới, khẳng định
được niềm tin của công dân vào Nhà nước.
Sau khi hệ thống xã hội chủ nghĩa tan rã, trước bối cảnh nền kinh tế đất
nước gặp muôn vàn khó khăn, có nhiều nghi vấn xung quanh việc liệu Việt
Nam có đủ sức mạnh để vượt qua khủng hoảng và hoàn thành định hướng xã
hội chủ nghĩa hay không? Bằng hàng loạt hành động, dưới sự lãnh đạo Đảng
và Nhà nước, kết hợp với sức mạnh của dân tộc đã giải đáp câu hỏi đó, đưa đất
nước có những bước tiến mới, đảm bảo đời sống nhân dân ấm no, từng bước
giải quyết khó khăn. Công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, trong đó có những
quyết sách mang tính chiến lược, nhằm bảo vệ, cổ vũ quyền tự do kinh doanh
góp phần không nhỏ vào công cuộc đổi mới. Củng cố thêm niềm tin vào chủ
nghĩa xã hội.
- Ý nghĩa về mặt kinh tế
Chúng ta phải khẳng định rằng: không có tự do kinh doanh thì không
thể có sự phát triển kinh tế. Lịch sử Việt Nam đã chứng minh rõ nét việc này,
trong các triều đại phong kiến trước đây, chúng ta chủ yếu sử dụng chính sách
phát triển kinh tế “trọng nông, ức thương”, tầng lớp thương nhân thường bị coi
là “con buôn”, là tầng lớp không được coi trọng trong xã hội. Với lối tư duy
như vậy nên ở nước ta các thành phố không thể phát triển mạnh để trở thành
các trung tâm thương mại, các hoạt động sản xuất, lối sống của các thành phố
này không khác xa là mấy so với nông thôn.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Gần đây nhất đó là thời kỳ kinh tế tập trung, bao cấp, mọi hoạt động
kinh doanh đều rất hạn chế, các doanh nghiệp chủ yếu do Nhà nước quản lý,
hoạt động sản xuất đều do Nhà nước chi phối, thành phần kinh tế tư nhân không
có điều kiện để phát triển, điều này dẫn đến thực trạng đó là nền kinh tế đất
nước bị tụt hậu nghiêm trọng so với các quốc gia trong khu vực.
Từ khi thực hiện đường lối đổi mới thực chất là phát huy và mở rộng
dân chủ đời sống xã hội nói chung, đời sống kinh tế nói riêng, mà biểu hiện cụ
thể và sinh động là tôn trọng và bảo đảm quyền tự do kinh doanh, nền kinh tế
nước ta có nhiều khởi sắc về thế và lực.
Như vậy, từ những phân tích, đánh giá nêu trên, chúng ta có thể thấy
được vai trò và sức mạnh của việc đảm bảo quyền tự do kinh doanh. Một trong
những tiền đề đưa đến những thay đổi hiện nay của nền kinh tế Việt Nam chính
là việc đề cao quyền tự do kinh doanh, các chủ thể được phép kinh doanh những
gì mà pháp luật không cấm.
1.3.NHỮNGYẾUTỐTÁCĐỘNGĐẾNBẢOVỆQUYỀNTỰDOKINHDOANH
Qua nghiên cứu ở mức khái quát có thể nhận thấy bảo vệ quyền tự do
kinh doanh nói riêng và quyền tự do của con người nói chung phụ thuộc vào
nhiều yếu tố, bao gồm các vấn đề sau đây.
1.3.1. Thể chế chính trị
Trong lịch sử nhân loại từ khi có nhà nước đến nay, giai cấp thống trị
đã dùng nhiều “phương pháp và thủ đoạn để thực hiện quyền lực nhà nước”
[9, tr. 37]. Suy đến cùng thì Nhà nước là hình thức (phương thức) tổ chức xã
hội có giai cấp, là tổ chức quyền lực chính trị công cộng đặc biệt, có chức năng
quản lý xã hội để phục vụ lợi ích cho giai cấp thống trị và thực hiện những hoạt
động chung nảy sinh từ bản chất của xã hội. Bởi vậy, ở thể chếchính trị nào thì
giai cấp thống trị cũng đưa ra những chính sách nhằm bảo vệ địa vị thống trị của
giai cấp mình. Đối với chế độ dân chủ thì quyền con người, quyền
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
công dân được chăm lo và bảo vệ. Ngược lại với chế độ phản dân chủ thì quyền
con người bị xem nhẹ và không được pháp luật bảo vệ. Đối với nước ta hiện
nay, nhận thức một cách đầy đủ, khách quan và toàn diện Đảng và Nhà nước
đã chăm lo sâu sắc đến đời sống của nhân dân, mở rộng các quyền tự do dân
chủ, trong đó có quyền tự do kinh doanh. Tại Điều 57 Hiến pháp năm 1992 đã
quy định: "Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật" [32].
Như vậy, thể chế chính trị là nhân tố tiên quyết và có ảnh hưởng trực tiếp đến
quyền cơ bản của con người nói chung và quyền tự do kinh doanh nói riêng,
không có một chế độ tiến bộ thì không có một xã hội dân chủ.
1.3.2. Cơ chế quản lý kinh tế
“Cơ chế kinh tế là phương thức vận động của nền kinh tế, nó mang tính
khách quan. Cơ chế quản lý kinh tế là phương thức tác động của Nhà nước do
đó nó mang tính chủ quan. Nhà nước tác động vào nền kinh tế thông qua cơ
chế kinh tế chứ không trực tiếp tác động vào nền kinh tế” [9, tr. 39].
Trước đây chúng ta duy trì chế độ kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp,
Nhà nước chỉ thừa nhận hai hình thức sở hữu là sở hữu tập thể và sở hữu toàn
dân. Nhà nước nghiễm nhiên trở thành một ông chủ lớn, quản lý mọi mặt của
việc kinh doanh. Do đó, trong cơ chế quản lý tập trung, bao cấp, quyền tự do kinh
doanh của công dân không được thừa nhận và bảo vệ. Hậu quả đó là một nền
kinh tế trì trệ, lạc hậu, đời sống nhân dân không được chăm lo đúng mức. Cùng
với việc phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà
nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, diện mạo kinh tế của Việt Nam đã có sự
thay đổi nhanh chóng. Chúng ta đã tiến hành đổi mới toàn diện, nền kinh tế thị
trường dưới định hướng xã hội chủ nghĩa với những đặc trưng cơ bản sau:
- Quan hệ giữa các chủ thể kinh tế mang hình thức tiền tệ.
- Các nguồn lực được phân bổ khách quan thông qua các tác động của
quy luật thị trường gồm: quy luật giá trị, quy luật giá trị gia tăng, quy luật cạnh
tranh, quy luật cung cầu.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
- Giá trị gia tăng, lợi nhuận tối đa trở thành động lực bên trong chi phối
các hoạt động của doanh nghiệp.
- Đa dạng hóa các hình thức sở hữu, mở cửa hội nhập nền kinh tế, kinh
tế thị trường có đặc trưng riêng về văn hóa.
Sự thay đổi cơ chế quản lý kinh tế đã tác động mạnh mẽ đến sự phát
triển nền kinh tế của đất nước. Các quyền tự do kinh doanh của công dân được
thừa nhận và bảo vệ - Điều này được khẳng định trong Hiến pháp năm 1992.
Quy định của Hiến pháp đã được cụ thể hóa bằng Luật Doanh nghiệp năm 2005
đã khẳng định những bảo đảm của nhà nước đối với chủ sở hữu doanh nghiệp:
Nhà nước công nhận sự tồn tại lâu dài và phát triển của các
loại hình doanh nghiệp được quy định trong Luật này; bảo đảm sự
bình đẳng trước pháp luật của các doanh nghiệp không phân biệt hình
thức sở hữu và thành phần kinh tế; thừa nhận tính sinh lợi hợp pháp
của hoạt động kinh doanh [40, Điều 5].
Như vậy, qua trình bày nêu trên chúng ta có thể thấy được cơ chế quản lý
kinh tế có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền tự do kinh doanh của công dân.
1.4. BẢO VỆ QUYỀN TỰ DO KINH DOANH TRONG PHÁP LUẬT CỦA
MỘT SỐ NƯỚC, NHỮNG KINH NGHIỆM VIỆT NAM CÓ THỂ TIẾP THU
1.4.1. Bảo vệ quyền tự do kinh doanh trong Bộ luật Dân sự Nhật Bản
Bộ luật Dân sự Nhật Bản có hiệu lực từ năm 1889 là văn bản pháp luật
tổng hợp gồm các quy định pháp luật cơ bản, quan trọng nhất trong quan hệ
dân sự. Việc soạn thảo Bộ luật Dân sự bắt đầu từ những năm đầu tiên của triều
đại Meyji (từ 1868 - 1912). Ngày 16/6/1898 Bộ luật Dân sự có hiệu lực pháp
luật. Bộ luật này được sửa đổi bổ sung vào năm 1899, năm 1947, năm 1962,
năm 1971, Bộ luật này bao gồm 5 phần: Phần chung, Quyền về tài sản, Nghĩa
vụ, Gia đình và thừa kế.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, xin được đánh giá về một số quy
định liên quan đến hình thức hợp đồng và việc giải thích "trật tự công, đạo đức
xã hội" So sánh hai quy định này với các quy định tương ứng trong Bộ luật Dân
sự Việt Nam năm 2005 nhằm thấy được sự khác biệt căn bản.
Thứ nhất, quy định về hình thức giao dịch trong pháp luật dân sự Nhật
Bản.
Xét từ góc độ hình thức thể hiện ý chí thì giao dịch dân sự có thể chia
thành giao dịch có hình thức bắt buộc và giao dịch không có hình thức bắt buộc.
Loại thứ nhất là các giao dịch phải được thể hiện bằng hình thức văn bản hoặc
theo hình thức khác, loại thứ hai có thể có bất kỳ hình thức nào và quan trọng
là có tồn tại sự thể hiện ý chí. Nguyên tắc tự do giao dịch dân sự được thừa
nhận cả việc lựa chọn hình thức giao kết. Mặc dù Nhà nước yêu cầu tuân thủ
hình thức đặc biệt thì giao dịch pháp lý vẫn hoàn toàn có đặc điểm chung là
không theo một hình thức bắt buộc nào. Ngày nay có một số giao dịch phải có
hình thức nhất định nhằm lưu ý các bên thận trọng hơn khi giao dịch và nhằm
đảm bảo tính rõ ràng của giao dịch ví dụ như: Kết hôn (Điều 739 Bộ luật Dân
sự), Di chúc (Điều 976), Điều lệ của doanh nghiệp (Điều 37), Văn bản thành
lập doanh nghiệp (Điều 39)…
Bộ luật Dân sự Nhật Bản và pháp luật chuyên ngành đã quy định rõ đối
với loại giao dịch nào phải tuân theo hình thức cụ thể. Điều này khác biệt so
với dân luật của Việt Nam đã không quy định cụ thể loại giao dịch nào buộc
phải theo hình thức, bởi vậy trên thực tế xét xử có rất nhiều hợp đồng Tòa án
buộc phải tuyên vô hiệu khi có vi phạm về hình thức.
Thứ hai, giao dịch dân sự vi phạm trật tự công cộng và đạo đức xã hội.
Trong pháp luật dân sự của Nhật Bản đã dựa vào án lệ và khoa học pháp
lý để xác định được phạm vi của hành vi "vi phạm đạo đức", ví dụ như các hành
vi sau đây: Vi phạm nguyên tắc đạo đức; vi phạm nguyên tắc công
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
bằng; lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của người khác vì mục đích thu lợi bất
chính; hạn chế quyền tự do của người khác; giao dịch pháp lý đầu cơ...
Đối với pháp luật của nước ta, không áp dụng án lệ trong hoạt động xét
xử và cũng chưa xác định cụ thể phạm vi thế nào là vi phạm đạo đức xã hội nên
trong thực tiễn xét xử và ngay trong hoạt động kinh doanh cũng gây khó khăn
cho các thẩm phán và các thương nhân.
Như vậy, từ việc xác định rõ các giao dịch loại nào buộc phải tuân theo
một hình thức cụ thể cùng với việc áp dụng án lệ trong hoạt động giải thích
pháp luật nên tạo được sự minh bạch trong pháp luật. Điều này có vai trò rất
lớn đối với tự do kinh doanh, các chủ thể tham gia kinh doanh có thể dễ dàng
căn cứ vào quy định của pháp luật để thực hiện đúng và đầy đủ mọi yêu cầu
nhằm tránh việc các giao dịch bị Tòa án tuyên bố vô hiệu.
1.4.2. Bảo vệ quyền tự do kinh doanh trong định hướng kinh tế thị
trường của Trung Quốc
Quan niệm kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc rất rõ
ràng, Trung Quốc đề ra quan niệm kinh tế thị trường có hai mặt:
Một là, nó tương đương với kinh tế kế hoạch truyền thống của chủ nghĩa
xã hội.
Hai là, nó tương đương với kinh tế thị trường của chủ nghĩa tư bản.
Trung Quốc đã rất thành công với mô hình xây dựng cơ chế kinh doanh
của chủ thể thị trường, lấy việc tự chịu lỗ, lãi của xí nghiệp làm cơ sở, lấy việc
đáp ứng nhu cầu của quốc gia và thị trường làm mục đích, xí nghiệp quyết định
và điều tiết cơ chế vận hành của hoạt động sản xuất kinh doanh. Xí nghiệp với
tư cách là chủ thể thị trường, cho nên cơ chế kinh doanh của nó là một hệ thống
lớn hoàn chỉnh, bao quát.
Trung Quốc đã chú trọng việc cải cách các xí nghiệp trở thành các xí
nghiệp hiện đại trên cơ sở nền sản xuất hàng hóa, người kinh doanh thực sự
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
độc lập. Trọng tâm của xí nghiệp hiện đại là làm cho nó trở thành một thực thể
pháp nhân có tên gọi phù hợp với thực tế. Họ đã tách quyền sở hữu và quyền
kinh doanh ra, tuy nhiên hai nhóm này vẫn dựa vào nhau. Cơ sở lý luận của
việc thiết lập này là đưa ra quyền sở hữu tư liệu sản xuất thuộc về cơ quan nhà
nước và quyền kinh doanh được trao cho các giám đốc trên thực tế được gọi là
"lưỡng quyền phân ly", nó là sự ràng buộc mạnh mẽ, nhà nước không tham gia
vào hoạt động kinh doanh của các xí nghiệp, can thiệp vào sản xuất kinh doanh,
giao trả quyền kinh doanh thực sự cho xí nghiệp. Buộc trách nhiệm cho người
kinh doanh là cải biến mọi hoạt động của xí nghiệp dưới cơ chế truyền thống,
cải biến tình trạng rập khuôn mệnh lệnh của cấp trên. Việc thực hiện "lưỡng
quyền phân ly" đã làm cho các xí nghiệp của Trung Quốc thoát khỏi vị trí phụ
thuộc vào cơ chế hành chính, biến nó thành một thực thể sống và hoàn toàn đủ
sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường.
1.4.3. Kinh nghiệm Việt Nam có thể tiếp thu
Qua việc nghiên cứu pháp luật về bảo vệ quyền tự do kinh doanh của
một số nước có nền kinh tế phát triển, chúng ta có thể áp dụng và tiếp thu kinh
nghiệm để góp phần thúc đẩy quyền tự do kinh doanh như:
Một là, quy định cụ thể, rõ ràng trong hệ thống luật dân sự về hình thức,
nội dung giao dịch, để khi phát sinh tranh chấp các chủ thể tham gia giải quyết
có đầy đủ cơ sở để đánh giá tính hợp pháp của giao dịch.
Hai là, trong việc quản lý các doanh nghiệp nhà nước, tách quyền sở
hữu tư liệu sản xuất của nhà nước với quyền kinh doanh, không can thiệp quá
sâu vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời buộc người đứng
đầu chịu trách nhiệm cá nhân trong việc đại diện cho nhà nước quản lý doanh
nghiệp.
Ba là, trong quá trình xét xử hệ cho phép được áp dụng án lệ, Cơ quan
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
tư pháp và Quốc hội cần pháp điển hóa các án lệ làm căn cứ áp dụng trên thực
tiễn.

More Related Content

Similar to Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền tự do kinh doanh trong pháp luật Việt Nam.docx

Câu hỏi đường lối
Câu hỏi đường lốiCâu hỏi đường lối
Câu hỏi đường lối
huyentrangnh3
 
Cơ sở lý luận và thực tiễn xã hội hóa hoạt động cung ứng dịch vụ công về đo đ...
Cơ sở lý luận và thực tiễn xã hội hóa hoạt động cung ứng dịch vụ công về đo đ...Cơ sở lý luận và thực tiễn xã hội hóa hoạt động cung ứng dịch vụ công về đo đ...
Cơ sở lý luận và thực tiễn xã hội hóa hoạt động cung ứng dịch vụ công về đo đ...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 

Similar to Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền tự do kinh doanh trong pháp luật Việt Nam.docx (20)

Cơ sở lý luận về phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên.docx
Cơ sở lý luận về phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên.docxCơ sở lý luận về phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên.docx
Cơ sở lý luận về phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên.docx
 
Tiểu Luận Lý Luận Pháp Luật Thương Mại Và Dịch Vụ.docx
Tiểu Luận Lý Luận Pháp Luật Thương Mại Và Dịch Vụ.docxTiểu Luận Lý Luận Pháp Luật Thương Mại Và Dịch Vụ.docx
Tiểu Luận Lý Luận Pháp Luật Thương Mại Và Dịch Vụ.docx
 
Quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam.docx
Quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam.docxQuyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam.docx
Quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam.docx
 
Cơ sở lý luận về phòng chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay.docx
Cơ sở lý luận về phòng chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay.docxCơ sở lý luận về phòng chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay.docx
Cơ sở lý luận về phòng chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay.docx
 
Cơ Sở Lý Luận Giáo Dục Pháp Luật Đối Với Thanh Niên Từ Thực Tiễn Thành Phố...
Cơ Sở Lý Luận Giáo Dục Pháp Luật Đối Với Thanh Niên Từ Thực Tiễn Thành Phố...Cơ Sở Lý Luận Giáo Dục Pháp Luật Đối Với Thanh Niên Từ Thực Tiễn Thành Phố...
Cơ Sở Lý Luận Giáo Dục Pháp Luật Đối Với Thanh Niên Từ Thực Tiễn Thành Phố...
 
Tiểu Luận Chính Trị Và Phát Triển Xã Hội - Con Đường Phát Triển Theo Định Hướ...
Tiểu Luận Chính Trị Và Phát Triển Xã Hội - Con Đường Phát Triển Theo Định Hướ...Tiểu Luận Chính Trị Và Phát Triển Xã Hội - Con Đường Phát Triển Theo Định Hướ...
Tiểu Luận Chính Trị Và Phát Triển Xã Hội - Con Đường Phát Triển Theo Định Hướ...
 
Luận văn: Quyền kinh tế, văn hóa, xã hội qua bản Hiến pháp, HOT
Luận văn: Quyền kinh tế, văn hóa, xã hội qua bản Hiến pháp, HOTLuận văn: Quyền kinh tế, văn hóa, xã hội qua bản Hiến pháp, HOT
Luận văn: Quyền kinh tế, văn hóa, xã hội qua bản Hiến pháp, HOT
 
Vận Dụng Tư Tưởng Nhà Nước Vì Dân Thời Kỳ Khai Sáng Vào Việc Xây Dựng Nhà Nướ...
Vận Dụng Tư Tưởng Nhà Nước Vì Dân Thời Kỳ Khai Sáng Vào Việc Xây Dựng Nhà Nướ...Vận Dụng Tư Tưởng Nhà Nước Vì Dân Thời Kỳ Khai Sáng Vào Việc Xây Dựng Nhà Nướ...
Vận Dụng Tư Tưởng Nhà Nước Vì Dân Thời Kỳ Khai Sáng Vào Việc Xây Dựng Nhà Nướ...
 
Tiểu luận về xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN.doc
Tiểu luận về xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN.docTiểu luận về xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN.doc
Tiểu luận về xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN.doc
 
Câu hỏi đường lối
Câu hỏi đường lốiCâu hỏi đường lối
Câu hỏi đường lối
 
Tu tuong hcm
Tu tuong hcmTu tuong hcm
Tu tuong hcm
 
Cơ sở lý luận về vai trò của viện kiểm sát trong bảo vệ quyền công dân.docx
Cơ sở lý luận về vai trò của viện kiểm sát trong bảo vệ quyền công dân.docxCơ sở lý luận về vai trò của viện kiểm sát trong bảo vệ quyền công dân.docx
Cơ sở lý luận về vai trò của viện kiểm sát trong bảo vệ quyền công dân.docx
 
Cnxh (3)
Cnxh (3)Cnxh (3)
Cnxh (3)
 
Vấn đề thực hiện dân chủ ở nông thôn Hải Phòng hiện nay.pdf
Vấn đề thực hiện dân chủ ở nông thôn Hải Phòng hiện nay.pdfVấn đề thực hiện dân chủ ở nông thôn Hải Phòng hiện nay.pdf
Vấn đề thực hiện dân chủ ở nông thôn Hải Phòng hiện nay.pdf
 
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp về tôn giáo, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp về tôn giáo, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp về tôn giáo, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp về tôn giáo, HAY, 9 ĐIỂM
 
Cơ sở lý luận về quyền tự do lập hội trong pháp luật quốc tế.docx
Cơ sở lý luận về quyền tự do lập hội trong pháp luật quốc tế.docxCơ sở lý luận về quyền tự do lập hội trong pháp luật quốc tế.docx
Cơ sở lý luận về quyền tự do lập hội trong pháp luật quốc tế.docx
 
Van hoa quan ly
Van hoa quan lyVan hoa quan ly
Van hoa quan ly
 
Cơ sở lý luận và thực tiễn xã hội hóa hoạt động cung ứng dịch vụ công về đo đ...
Cơ sở lý luận và thực tiễn xã hội hóa hoạt động cung ứng dịch vụ công về đo đ...Cơ sở lý luận và thực tiễn xã hội hóa hoạt động cung ứng dịch vụ công về đo đ...
Cơ sở lý luận và thực tiễn xã hội hóa hoạt động cung ứng dịch vụ công về đo đ...
 
Đề cương môn chính trị đợt 2.2017docx
Đề cương môn chính trị đợt 2.2017docxĐề cương môn chính trị đợt 2.2017docx
Đề cương môn chính trị đợt 2.2017docx
 
Tiểu luận tình huống quản lý nhà nước_ Không đăng ký khai sinh hậu quả và trá...
Tiểu luận tình huống quản lý nhà nước_ Không đăng ký khai sinh hậu quả và trá...Tiểu luận tình huống quản lý nhà nước_ Không đăng ký khai sinh hậu quả và trá...
Tiểu luận tình huống quản lý nhà nước_ Không đăng ký khai sinh hậu quả và trá...
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn An Ninh Mạng, Hay Nhất.docx
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn An Ninh Mạng, Hay Nhất.docxDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn An Ninh Mạng, Hay Nhất.docx
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn An Ninh Mạng, Hay Nhất.docx
 
171 Đề Tài Luận Văn Du Lịch Tâm Linh, Từ Trường Đại Học.docx
171 Đề Tài Luận Văn Du Lịch Tâm Linh, Từ Trường Đại Học.docx171 Đề Tài Luận Văn Du Lịch Tâm Linh, Từ Trường Đại Học.docx
171 Đề Tài Luận Văn Du Lịch Tâm Linh, Từ Trường Đại Học.docx
 
195 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Sư Phạm Mầm Non, Mới Nhất.docx
195 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Sư Phạm Mầm Non, Mới Nhất.docx195 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Sư Phạm Mầm Non, Mới Nhất.docx
195 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Sư Phạm Mầm Non, Mới Nhất.docx
 
171 Đề Tài Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ, Điểm Cao.docx
171 Đề Tài Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ, Điểm Cao.docx171 Đề Tài Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ, Điểm Cao.docx
171 Đề Tài Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ, Điểm Cao.docx
 
Xem Ngay 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Thành Ngữ, 9 Điểm.docx
Xem Ngay 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Thành Ngữ, 9 Điểm.docxXem Ngay 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Thành Ngữ, 9 Điểm.docx
Xem Ngay 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Thành Ngữ, 9 Điểm.docx
 
Combo 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Thừa Kế, Tuyển Chọn 10 Điểm.docx
Combo 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Thừa Kế, Tuyển Chọn 10 Điểm.docxCombo 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Thừa Kế, Tuyển Chọn 10 Điểm.docx
Combo 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Thừa Kế, Tuyển Chọn 10 Điểm.docx
 
180 Đề Tài Luận Văn Nghiên Cứu Khoa Học, Hay Nhất.docx
180 Đề Tài Luận Văn Nghiên Cứu Khoa Học, Hay Nhất.docx180 Đề Tài Luận Văn Nghiên Cứu Khoa Học, Hay Nhất.docx
180 Đề Tài Luận Văn Nghiên Cứu Khoa Học, Hay Nhất.docx
 
200 Đề Tài Luận Văn Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
200 Đề Tài Luận Văn Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng, Từ Sinh Viên Giỏi.docx200 Đề Tài Luận Văn Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
200 Đề Tài Luận Văn Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
 
Tuyển Chọn 201 Đề Tài Luận Văn Dịch Vụ Công, 9 Điểm.docx
Tuyển Chọn 201 Đề Tài Luận Văn Dịch Vụ Công, 9 Điểm.docxTuyển Chọn 201 Đề Tài Luận Văn Dịch Vụ Công, 9 Điểm.docx
Tuyển Chọn 201 Đề Tài Luận Văn Dịch Vụ Công, 9 Điểm.docx
 
List 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Mầm Non, 9 Điểm.docx
List 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Mầm Non, 9 Điểm.docxList 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Mầm Non, 9 Điểm.docx
List 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Mầm Non, 9 Điểm.docx
 
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về An Ninh Mạng, Mới Nhất.docx
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về An Ninh Mạng, Mới Nhất.docxTuyển Chọn 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về An Ninh Mạng, Mới Nhất.docx
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về An Ninh Mạng, Mới Nhất.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU.docx
 
Tải Free Tiểu luận về công ty đa quốc gia 9 điểm.docx
Tải Free Tiểu luận về công ty đa quốc gia 9 điểm.docxTải Free Tiểu luận về công ty đa quốc gia 9 điểm.docx
Tải Free Tiểu luận về công ty đa quốc gia 9 điểm.docx
 
DOWNLOAD FREE - Tiểu luận về bảo hiểm y tế.doc
DOWNLOAD FREE - Tiểu luận về bảo hiểm y tế.docDOWNLOAD FREE - Tiểu luận về bảo hiểm y tế.doc
DOWNLOAD FREE - Tiểu luận về bảo hiểm y tế.doc
 
Tải miễn phí - TIỂU LUẬN VỀ KINH TẾ HỌC 9 điểm.doc
Tải miễn phí - TIỂU LUẬN VỀ KINH TẾ HỌC 9 điểm.docTải miễn phí - TIỂU LUẬN VỀ KINH TẾ HỌC 9 điểm.doc
Tải miễn phí - TIỂU LUẬN VỀ KINH TẾ HỌC 9 điểm.doc
 
Tiểu luận về kỹ năng giao tiếp của sinh viên 9 điểm.doc
Tiểu luận về kỹ năng giao tiếp của sinh viên 9 điểm.docTiểu luận về kỹ năng giao tiếp của sinh viên 9 điểm.doc
Tiểu luận về kỹ năng giao tiếp của sinh viên 9 điểm.doc
 
Tải miễn phí - Tiểu luận về ngân hàng thương mại.docx
Tải miễn phí - Tiểu luận về ngân hàng thương mại.docxTải miễn phí - Tiểu luận về ngân hàng thương mại.docx
Tải miễn phí - Tiểu luận về ngân hàng thương mại.docx
 
TIỂU LUẬN MÔN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 9 điểm.doc
TIỂU LUẬN MÔN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 9 điểm.docTIỂU LUẬN MÔN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 9 điểm.doc
TIỂU LUẬN MÔN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 9 điểm.doc
 
Tiểu luận chế định thừa kế trong bộ luật dân sự.doc
Tiểu luận chế định thừa kế trong bộ luật dân sự.docTiểu luận chế định thừa kế trong bộ luật dân sự.doc
Tiểu luận chế định thừa kế trong bộ luật dân sự.doc
 
Tiểu luận về nền văn hóa bản sắc dân tộc Việt Nam.doc
Tiểu luận về nền văn hóa bản sắc dân tộc Việt Nam.docTiểu luận về nền văn hóa bản sắc dân tộc Việt Nam.doc
Tiểu luận về nền văn hóa bản sắc dân tộc Việt Nam.doc
 

Recently uploaded

Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshareTẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
HuyBo25
 

Recently uploaded (20)

Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshareTẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 

Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền tự do kinh doanh trong pháp luật Việt Nam.docx

  • 1. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 NHỮNG VẪN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ QUYỀN TỰ DO KINH DOANH TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM 1.1. KHÁI NIỆM VỀ QUYỀN TỰ DO KINH DOANH, BẢO VỆ QUYỀN TỰ DO KINH DOANH TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM 1.1.1. Khái niệm, nội dung của quyền tự do kinh doanh 1.1.1.1. Khái niệm kinh doanh Ngay từ thời kỳ cổ đại con người đã biết đến các hoạt động giao thương buôn bán, lịch sử nhân loại đã ghi nhận sự lớn mạnh của các các thành bang thuộc vùng Hy Lạp, Địa Trung Hải, kéo theo đó là thương mại phát triển vô cùng rực rỡ. Ở Châu Á việc giao thương buôn bán nổi tiếng với con đường tơ lụa bắt đầu từ Phúc Châu, Hàng Châu, Bắc Kinh (Trung Quốc) qua Mông Cổ, Ấn Độ, Afghanistan, Kazakhstan, Iran, Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, xung quanh vùng Địa Trung Hải và đến tận châu Âu. Con đường cũng đi đến cả Hàn Quốc và Nhật Bản. Nó có chiều dài khoảng 7 ngàn km, trải dài trên nhiều vùng lãnh thổ rộng lớn. Như vậy, có thể thấy lịch sử cổ đại là minh chứng rõ nét nhất để đánh giá vai trò của thương mại trong việc phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội. Ngày nay, trong xã hội hiện đại, kinh doanh càng thể hiện rõ vai trò không thể thay thế của mình trong việc thúc đẩy kinh tế phát triển, nó là hệ thống đòn bẩy, đôi khi còn là cứu cánh cho cả một nền kinh tế có thể khắc phục được những hạn chế về tài nguyên để đưa đất nước đến phồn thịnh, chúng ta có thể nhìn thấy sự lớn mạnh của Singapor, Hồng Kông, Nhật Bản… là những minh chứng hùng hồn nhất. Đối với dân tộc Việt Nam, bên cạnh nghề nông thuần túy chúng ta cũng tự hào trong lịch sử dân tộc việc giao thương, buôn bán đã có từ rất lâu
  • 2. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 đời, trong các di chỉ khảo cổ tại Óc Eo, Hội An, Vân Đồn… chúng ta đã tìm thấy những đồng tiền cổ, vật dụng bằng đồng của Châu Âu qua đó cho thấy việc giao lưu buôn bán với nhiều quốc gia khác đã xuất hiện từ rất lâu đời. Bên cạnh đó, chúng ta có thể ngắm nhìn các trung tâm thương mại cổ như: Phố Hiến, Vân Đồn, Hội An, Thăng Long… Tuy nhiên, trong một xã hội trọng nông ức thương, duy trì chính sách bế quan tỏa cảng nên chúng ta không có một nền thương mại phát triển rực rỡ, kéo theo nó là một nền kinh tế chủ yếu là thuần nông, dựa vào thiên nhiên tự cấp tự túc. Qua những dẫn chứng nêu trên, chúng ta có thể thấy được vai trò đòn bẩy của tự do kinh doanh. Bởi vậy, dù dưới bất kỳ hình thức chính trị nào thì việc thúc đẩy kinh doanh, phát huy vai trò của đội ngũ thương nhân là một trong những nhân tố quyết định để phát triển kinh tế đất nước. Dưới góc độ kinh tế, kinh doanh là một phạm trù gắn liền với sản xuất hàng hóa, là tổng thể các hình thức, phương thức và biện pháp nhằm tổ chức các hoạt động kinh tế, phản ánh quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng của cải vật chất xã hội nhằm mục đích thu về một giá trị lớn hơn giá trị đã bỏ ra ban đầu. Với quan niệm đó, kinh doanh được chia thành nhiều kiểu, chế độ, lĩnh vực khác nhau như kinh doanh trong nền sản xuất hàng hóa giản đơn, kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, kinh doanh trong tư bản chủ nghĩa, kinh doanh trong xã hội chủ nghĩa, kinh doanh trong công nghiệp, kinh doanh trong nông nghiệp, kinh doanh vận tải… [9, tr. 12]. Tuy nhiên, dù phân chia thế nào thì về cơ bản mục đích của kinh doanh là làm tăng thêm giá trị vật chất cho xã hội và đối với từng nhà kinh doanh thì đó chính là lợi nhuận. Nhưng không bao gồm tất cả các hoạt động kinh doanh, bởi nhiều lĩnh vực kinh doanh, nhiều nhà kinh doanh đặt mục tiêu phi lợi nhuận như: việc kinh doanh mang mục đích xã hội, giữ gìn, bảo vệ những giá trị văn hóa…
  • 3. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Ở Việt Nam trước đây trong thời gian nền kinh tế được đặt trong cơ chế, kế hoạch hóa, tập trung bao cấp. Chúng ta chỉ quen với các khái niệm: kế hoạch năm năm lần thứ nhất, hợp tác, mậu dịch…còn khái niệm kinh doanh rất ít được đề cập. Hiện nay, dưới quyết tâm đổi mới nền kinh tế đất nước, phát triển một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, các hoạt động kinh doanh diễn ra thường xuyên, quyền kinh doanh là một quyền Hiến định thì khái niệm kinh doanh không còn quá xa lạ đối với đại đa số quần chúng nhân dân. Khoản 2, Điều 4 Luật doanh nghiệp năm 2005 định nghĩa kinh doanh như sau: "2. Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi" [40]. Như vậy, theo như khái niệm nêu trên thì kinh doanh được hiểu một cách đầy đủ và đúng đắn bao gồm tất cả các hoạt động như: đầu tư, sản xuất, trao đổi, dịch vụ nếu các hoạt động này nhằm mục đích sinh lợi. Hoạt động này không nhất thiết phải bao gồm tất cả các công đoạn để đạt kết quả cuối cùng mà chỉ cần một trong các hoạt động nêu trên là đủ, miễn sao hoạt động đó mang tính sinh lợi. Với khái niệm này thì kinh doanh có nội dung rộng và tính khái quát cao. Tuy nhiên, trong tư tưởng của những nhà làm luật thì khái niệm kinh doanh mang tính "duy lợi", cũng có những điểm chưa thỏa đáng. Bởi, nhiều nhà kinh doanh đưa tiêu chí hoạt động của mình mang tính xã hội, phục vụ lợi ích cộng đồng ví dụ các doanh nghiệp công ích (bảo vệ môi trường, bảo vệ văn hóa …). 1.1.1.2. Khái niệm quyền tự do kinh doanh Bản chất thật sự của tự do là sự lựa chọn. Đối với tự nhiên con người có quyền lựa chọn những đối tượng mà mình thủ đắc bởi họ là chủ thể của thế giới. Tuy nhiên, ngày nay vấn đề này có nhiều khác biệt bởi sự hạn chế cho sự tồn tại chung của cộng đồng. Đối với nhau con người có quyền lựa chọn cách thức ứng xử và trao đổi
  • 4. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 các đối tượng phục vụ cho nhu cầu vật chất và tinh thần của mình, đồng thời cũng nhằm bảo đảm cho sự tồn tại chung của cộng đồng, sự lựa chọn này cũng bị những hạn chế nhất định [8, tr. 13]. Quyền tự do kinh doanh là một bộ phận hợp thành trong hệ thống các quyền tự do của công dân. Để có quan niệm đúng đắn về nó, trước hết cần tìm hiểu để nhận thức đầy đủ nội hàm các khái niệm quyền con người, quyền công dân nói chung dưới góc độ lịch sử. Mỗi bước phát triển của lịch sử xã hội loài người đều gắn liền với cuộc đấu tranh giai cấp, cách mạng xã hội nhằm giải phóng con người. Trong lịch sử tư tưởng nhân loại có các quan niệm khác nhau về sự ra đời, bản chất của quyền con người. Trước khi có học thuyết "pháp luật tự nhiên" ra đời, lịch sử nhân loại đã từng có quan niệm (tuy ít và còn rời rạc) cho rằng con người mang thuộc tính tự nhiên, con người ra đời đương nhiên có quyền tự do. Quyền tự do của con người không do ai ban phát. Quyền con người ra đời trước pháp luật và nhà nước. Trong điều kiện lịch sử cụ thể đó quan niệm này thể hiện khát vọng tự do của con người. Đến thế kỷ XVII, XVIII các nhà tư tưởng, nhà cải cách lỗi lạc như Locke, Rousseau… đã đưa ra học thuyết "pháp luật tự nhiên". Theo quan niệm của thuyết này thì quyền con người là đặc quyền tự nhiên, đứng trên cao hơn pháp luật nhà nước. Thuyết pháp luật tự nhiên ra đời để chống lại, phủ nhận quyền lực, pháp luật của nhà nước quân chủ phong kiến, luật lệ của nhà thờ thiên chúa giáo. Thuyết pháp luật tự nhiên mang giá trị nhân bản, nhân đạo sâu sắc. Nó đưa ra những tư tưởng, nguyên tắc để bảo vệ quyền cá nhân của con người trước quyền lực nhà nước. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin cũng luôn đặt con người cũng như quyền con người trong tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Quyền tự do của con người là khái niệm mang tính lịch sử, hình thành và phát triển trong cuộc đấu tranh giai cấp vì sự tiến bộ xã hội, chịu sự chi phối của chế độ kinh tế, chế
  • 5. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 độ chính trị. Quyền tự do của con người phản ánh mối quan hệ giữa nhà nước và cá nhân. Với quan niệm đó quyền con người được xem là giá trị được nhà nước ghi nhận và bảo vệ bằng pháp luật thì mới trở thành hiện thực. Một mặt quyền con người mang thuộc tính tự nhiên, do đó không cần ai ban tặng. Mặt khác, khi chưa được Nhà nước quy phạm hóa bằng pháp luật thì các quyền con người chưa được xã hội thừa nhận. Vai trò của Nhà nước chính là chỗ đáp ứng được nhu cầu về quyền cá nhân con người trong xã hội, biết phát hiện nhu cầu hiện thực của việc xuất hiện quyền con người để sớm thể chế hóa và bảo vệ bằng pháp luật. Ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, quyền con người ít được nói đến, được mặc nhiên đồng nhất với quyền công dân. Việc đồng nhất như vậy là chưa chính xác bởi vì quyền con người có nội hàm rộng hơn quyền công dân, ví dụ như con người có thể bị hạn chế quyền công dân nhưng quyền con người với tư cách là một thực thể tự nhiên thì họ không thể bị hạn chế. Bởi vậy, không thể đồng nhất quyền con người với quyền công dân là một. Nhận thức được rõ quy luật vận động, trong Hiến pháp năm 1992 của nước ta (được sửa đổi bổ sung năm 2001) đã ghi nhận quyền con người là một quyền Hiến định: "Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật" [32]. Như vậy, có thể khẳng định rằng việc ghi nhận và bảo đảm thực hiện tốt các quyền công dân cũng chính là đã thực hiện nội dung cơ bản của quyền con người. Các quyền tự do của công dân rất đa dạng, liên quan đến mọi mặt của đời sống xã hội. Trong hệ thống các quyền tự do đó thì quyền tự do kinh doanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Giá trị to lớn của quyền tự do kinh doanh thể hiện ở chỗ nó là tự do trong hoạt động kinh tế. Hoạt động kinh tế luôn giữ vị trí trung tâm trong đời sống xã hội, quyết định các hoạt động khác.
  • 6. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Từ quan niệm chung về quyền tự do của con người, cho phép chúng ta khẳng định: quyền tự do kinh doanh là một phạm trù pháp lý. Dưới góc độ này, quyền tự do kinh doanh được hiểu theo nghĩa chủ quan và khách quan: - Dưới góc độ chủ quan hay là nhìn dưới góc độ quyền chủ thể thì quyền tự do kinh doanh được hiểu là khả năng hành động một cách có ý thức của cá nhân, tổ chức trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. - Dưới góc độ khách quan hoặc được xem xét dưới góc độ một chế định pháp luật thì quyền tự do kinh doanh là hệ thống các quy phạm pháp luật và những bảo đảm pháp lý do Nhà nước ban hành nhằm tạo điều kiện cho các cá nhân hay tổ chức thực hiện quyền được tự do kinh doanh [9, tr. 19-20]. 1.1.2. Khái niệm và các thiết chế bảo vệ quyền tự do kinh doanh trong pháp luật Việt Nam Như trên đã phân tích thì quyền tự do kinh doanh suy đến cùng là quyền của con người, mặt khác đó là trách nhiệm của các cơ quan nhà nước khi thực hiện chức năng quản lý của mình phải tôn trọng, bảo vệ những quyền của chủ thể kinh doanh. Hai mặt này tồn tại thống nhất trong chế định pháp lý tự do kinh doanh. Nếu chỉ thừa nhận những quyền của chủ thể mà không bảo đảm cho nó những điều kiện để thực hiện thì quyền đó cũng chỉ mang tính hình thức. Sẽ không tồn tại quyền tự do kinh doanh của các chủ thể nếu nó không được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Đối với pháp luật nước ta, tùy thuộc vào điều kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể mà việc bảo vệ quyền tự do kinh doanh từng bước được hình thành và quan trọng hơn nó trở thành một quyền Hiến định. Hiến pháp năm 1946 quy định: "Quyền tư hữu tài sản của Công dân Việt Nam được bảo đảm" [28]. Tiếp đó, Điều 18 Hiến pháp năm 1959 cũng quy định: "Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu của Công dân về của cải, thu về nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở và
  • 7. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 các thứ vật dụng riêng khác" [29]. Đến Hiến pháp năm 1980, những quy định về sở hữu tài sản được thể hiện khá rõ ở Điều 27: "Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu của Công dân về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, những công cụ sản xuất dùng trong những trường hợp được phép lao động riêng lẻ. Pháp luật bảo hộ quyền thừa kế tài sản của công dân" [30]. Đặc biệt, Hiến pháp 1992 quyền tự do kinh doanh và bảo vệ quyền này được quy định cụ thể: "Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật" [32] và "công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác" [32]. Như vậy, tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của lịch sử thì trách nhiệm bảo vệ quyền tự do kinh doanh được pháp luật từng bước thừa nhận. Thực tế ở nước ta đã chứng minh việc bảo vệ quyền tự do kinh doanh góp phần tạo đà tăng trưởng cho nền kinh tế đất nước. Kể từ sau khi đổi mới đến nay có thể nói nền kinh tế nước ta đã có nhiều bước phát triển vượt bậc, mọi mặt trong đời sống xã hội đều thay đổi. Người dân được kinh doanh những gì mà pháp luật không cấm, bên cạnh việc quy định quyền tự do kinh doanh là một quyền Hiến định thì pháp luật chuyên ngành cũng xây dựng những cơ chế để bảo vệ quyền năng này như: pháp luật về hình sự quy định những chế tài, hình phạt nghiêm khắc nhất nhằm bảo vệ quyền tự do kinh doanh, pháp luật về dân sự, kinh tế đều có những quy định để cụ thể hóa quyền năng đặc biệt này. Do đó, từ những đánh giá, phân tích nêu trên có thể khái quát định nghĩa về bảo vệ quyền tự do kinh doanh trong pháp luật Việt Nam như sau: bảo vệ quyền tự do kinh doanh theo pháp luật Việt Nam là hệ thống các quy phạm pháp luật và các thiết chế do Nhà nước xây dựng nhằm bảo vệ và tạo điều kiện cho các cá nhân, pháp nhân tiến hành hoạt động kinh doanh một cách thuận lợi nhất. Để quyền tự do kinh doanh được bảo vệ thì việc đầu tiên đó là nó phải được pháp luật ghi nhận, ở nước ta hiện nay, quyền tự do kinh doanh trở
  • 8. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 thành quyền hiến định, tức là nó được ghi nhận trong văn bản có giá trị pháp luật cao nhất, là nguồn cho hệ thống pháp luật chuyên ngành triển khai và mở rộng. Quyền tự do kinh doanh của công dân bao gồm một số quyền năng cơ bản sau: công dân có quyền tư hữu tài sản, quyền tự do thành lập doanh nghiệp, quyền tự do giao kết hợp đồng, quyền tự do cạnh tranh, quyền tự do lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp...Như vậy, căn cứ để xác lập nên các thiết chế nhằm bảo vệ quyền tự do kinh doanh trước hết đó là việc quyền năng này phải được pháp luật thừa nhận. Tiếp đó, Nhà nước xác lập các cơ chế tự bảo vệ cho các chủ thể trong hoạt động kinh doanh. Để bảo vệ quyền này hơn ai hết mà chính là các nhà đầu tư phải là người đầu tiên có trách nhiệm bảo vệ quyền tự do kinh doanh của mình khi bị xâm phạm. Pháp luật hiện nay cho phép các chủ thể được dùng nhiều phương thức tự bảo vệ mình khi bị xâm phạm đến quyền tự do kinh doanh như: thương lượng, hòa giải, các thiết chế hành chính hoặc thông qua con đường tài phán. Tuy nhiên, trên thực tế thì phần lớn các hành vi xâm phạm quyền tự do kinh doanh ở nước ta hiện nay lại do chính cơ quan Nhà nước tác động lên các chủ thể và trong nhiều trường hợp chính pháp luật lại là rào cản lớn nhất cho hoạt tự do kinh doanh. Đơn cử như việc quy định về năng lực nhà thầu trong đấu thầu, các đơn vị mời thầu tự đưa ra một số quy định về năng lực nhà thầu để hạn chế bớt khả năng trúng thầu của các đơn vị khác nhằm đưa những nhà thầu được chỉ định từ trước trúng thầu. Trong trường hợp này, do pháp luật có quy định chưa rõ ràng về tiêu chí, năng lực nhà thầu nên các đơn vị mời thầu sẽ lách qua khe hở của pháp luật, gây bất lợi cho các chủ thể khác, đây chính là một dạng cạnh tranh không lành mạnh mà rào cản lớn nhất lại xuất phát từ chính quy định của pháp luật. Bên cạnh hình thức tự bảo vệ, pháp luật còn xây dựng thiết chế bảo vệ quyền tự do kinh doanh bằng biện pháp hành chính. Với phương thức này thì chủ thể có quyền yêu cầu, đề nghị cơ quan quản lý Nhà nước có biện pháp ngăn chặn các chủ thể khác xâm phạm đến quyền tự do kinh doanh của mình.
  • 9. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Tuy nhiên, trên thực tế quyền tự do kinh doanh thường bị xâm phạm bởi chính các cơ quan quyền lực của Nhà nước, ví dụ như hoạt động ghi mã ngành trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh, cơ quan đăng ký kinh doanh chỉ ghi nhận ngành nghề kinh doanh có trong hệ thống mã ngành của Việt Nam mà không ghi nhận những ngành nghề không có trong hệ thống. Đây là hành vi xâm phạm nghiêm trọng quyền tự do kinh doanh, đối với việc này, giải pháp tốt nhất đó là chính phủ phải chỉ đạo cơ quan có trách nhiệm bãi bỏ ngay những quy định về ghi mã ngành, tôn trọng tiêu chí “công dân được làm những gì pháp luật không cấm. Mặt khác, ngoài việc thiết lập cơ chế bảo đảm cho công dân thực hiện quyền tự do kinh doanh, nhà nước phải thiết lập các thiết chế bảo vệ quyền tự do kinh doanh tránh sự vi phạm từ chính nhà nước, các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, công dân, bởi vậy, việc xây dựng hệ thống cơ quan tư pháp mà trung tâm đó là Tòa án được hết sức chú trọng. Thông qua tòa án, các chủ thể có quyền khởi kiện chính các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân khác khi xâm phạm quyền tự do kinh doanh của mình. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay việc khởi kiện hành chính tương đối khó khăn, những quy định này thường mang tính hình thức, bởi cơ quan hành chính và cơ quan tư pháp không có sự tách biệt, vẫn có những mối quan hệ chi phối khiến cho việc xét xử khó khăn và phần bất lợi thường nghiêng về các nhà kinh doanh. Bên cạnh những cách thức để bảo vệ quyền tự do kinh doanh nêu trên, một thiết chế khác đó là các nhà đầu tư có quyền sử dụng pháp luật quốc tế hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam có tham gia hoặc là thành viên để bảo vệ quyền tự do kinh doanh. Trong một số trường hợp liên quan đến thương mại quốc tế thì các chủ thể có quyền được áp dụng pháp luật quốc tế hoặc sử dụng trọng tài quốc tế để giải quyết tranh chấp, các lĩnh vực thường xuyên được ưu tiên sử dụng pháp luật quốc tế như: tranh chấp liên quan đến vận tải đường biển, mua bán hàng hóa, hàng không dân dụng... mà có một bên chủ thể có quốc tịch nước ngoài.
  • 10. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Như vậy, mặc dù còn một số hạn chế nhưng về cơ bản trong hệ thống pháp luật ở nước ta hiện nay, Nhà nước đã xây dựng nên các thiết chế để bảo vệ, cổ vũ cho quyền tự do kinh doanh. Việc bảo vệ quyền năng này chính là đòn bẩy để thúc đẩy nền kinh tế phát triển, thể hiện được sự đúng đắn của công cuộc đổi mới, củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. 1.2. NỘI DUNG, ĐẶC ĐIỂM, Ý NGHĨA CỦA BẢO VỆ QUYỀN TỰ DO KINH DOANH TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM 1.2.1. Nội dung của việc bảo vệ quyền tự do kinh doanh Nội dung của việc bảo vệ quyền tự do kinh doanh thực chất là biện pháp Nhà nước bằng chính sách pháp luật của mình bảo vệ các chủ thể tiến hành hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả nhất. Nội dung của quyền tự do kinh doanh đã được phân tích ở trên, vậy việc bảo vệ quyền năng này cũng được pháp luật xác định như sau: - Bảo vệ quyền tư hữu về tài sản Quyền tư hữu về tài sản là một trong những quyền cơ bản, quan trọng nhất của công dân nên pháp luật của bất kỳ quốc gia nào cũng có những quy định để bảo vệ quyền tư hữu. Theo quy định của pháp luật nước ta hiện nay thì việc bảo vệ quyền tư hữu được thực hiện ở hai mức độ. Một mặt, nhà nước quy định phạm vi những quyền năng của chủ sở hữu đối với tài sản, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để chủ sở hữu tài sản thực hiện các quyền sở hữu của mình một cách an toàn, đầy đủ nhất. Mặt khác, nhà nước quy định những biện pháp pháp lý cụ thể để dựa vào đó, chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp bảo vệ quyền sở hữu của mình. Quyền tư hữu được nhà nước và pháp luật bảo vệ bằng cách nó được ghi nhận trong Hiến pháp và trở thành quyền hiến định. Bên cạnh đó, quyền năng này còn được bảo vệ bằng các biện pháp dân sự, hình sự, hành chính. Như vậy, nội dung quan trọng nhất của việc bảo vệ quyền tư hữu về tài sản là pháp luật quy định những cơ sở pháp lý để chủ sở hữu thực hiện quyền sở
  • 11. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 hữu, đồng thời cũng ghi nhận những biện pháp để dựa vào đó chủ sở hữu có thể bảo vệ tài sản của mình. - Bảo vệ quyền tự do thành lập doanh nghiệp Với nguyên tắc tự do kinh doanh trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, việc thành lập doanh nghiệp được coi là quyền cơ bản của nhà đầu tư. Tuy nhiên việc thành lập doanh nghiệp có tác động không nhỏ đến lợi ích của xã hội. Vì vậy thành lập doanh nghiệp phải được thực hiện trong khuân khổ của pháp luật. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì nội dung của việc bảo vệ quyền tự do thành lập doanh nghiệp ở nước ta hiện nay được ghi nhận theo các cách sau: Một là, pháp luật đảm bảo quyền tự do kinh doanh của chủ đầu tư như: mở rộng các đối tượng được thành lập doanh nghiệp, các nhà đầu tư được phép lựa chọn loại hình, địa điểm, ngành nghề kinh doanh, đảm bảo nguyên tắc nhà đầu tư được "kinh doanh những gì pháp luật không cấm". Hai là, pháp luật đảm bảo yêu cầu của quản lý nhà nước đối với hoạt động doanh nghiệp như: cấm hoặc hạn chế các chủ thể kinh doanh một số ngành nghề nhất định, trong quá trình kinh doanh các nhà đầu tư hoặc cả những cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý hoạt động thành lập doanh nghiệp nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật có thể bị áp dụng các chế tài xử phạt vi phạm hành chính hoặc nghiêm khắc hơn đó là có thể bị xử lý về mặt hình sự. - Bảo vệ quyền tự do giao kết hợp đồng Quyền tự do hợp đồng được coi là bộ phận cấu thành quan trọng là biểu hiện sinh động nhất của quyền tự do kinh doanh. Việc ghi nhận và bảo vệ quyền tự do hợp đồng có tác động to lớn đến quyền tự do kinh doanh, theo quy định của pháp luật hiện hành thì bảo vệ quyền tự do giao kết hợp đồng có nội dung cơ bản gồm:
  • 12. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Thứ nhất, pháp luật đưa ra những quy định ghi nhận quyền của các chủ thể trong việc tự do giao kết hợp đồng như: quyền tự do lựa chọn nội dung, hình thức của hợp đồng, tự do lựa chọn các đối tác, lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng… Thứ hai, pháp luật đưa ra những quy định bắt buộc các chủ thể khi giao kết hợp đồng phải tuân theo khi giao kết hợp đồng như: điều kiện về hình thức hợp đồng, đưa ra các quy định về điều cấm giao kết hợp đồng, các chế tài đối trong hợp đồng. - Bảo vệ quyền tự do cạnh tranh trong hoạt động kinh tế Nền kinh tế Việt Nam với mục tiêu phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, do đó chúng ta buộc phải tuân theo quy luật của nền kinh tế thị trường mà trong đó quy luật cạnh tranh là một thành tố cơ bản không thể tách rời. Pháp luật về bảo vệ quyền tự do cạnh tranh của nước ta hiện nay bao gồm một số nội dung sau: một là, những công cụ đảm bảo cho cạnh tranh diễn ra công bằng, hai là, những công cụ pháp luật được xây dựng để kiểm soát chống độc quyền. Bởi vậy, nội dung bảo vệ quyền tự do cạnh tranh chính là đảm bảo các điều kiện để cạnh tranh diễn ra lành mạnh và kiểm soát chống việc độc quyền trong kinh doanh. - Bảo vệ quyền tự do định đoạt trong việc giải quyết tranh chấp Dưới tác động của quy luật cạnh tranh và sự tự do hóa các hoạt động kinh tế, mâu thuẫn phát sinh trong hoạt động kinh tế nảy sinh ngày càng nhiều. Nội dung cơ bản của việc bảo vệ quyền tự do định đoạt trong giải quyết tranh chấp được quy định trong pháp luật nước ta gồm các vấn đề chủ yếu sau: pháp luật cho phép chủ thể tham gia quan hệ tranh chấp được tự do thỏa thuận phương pháp giải quyết tranh chấp có thể bằng thương lượng, hòa giải, thông qua trọng tài thương mại hoặc giải quyết tranh chấp bằng con đường Tòa án.
  • 13. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1.2.2. Đặc điểm của bảo vệ quyền tự do kinh doanh - Quyền tự do kinh doanh được bảo vệ bởi toàn bộ hệ thống pháp luật nước ta Toàn bộ hệ thống pháp luật của nước ta bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật, mục tiêu, định hướng pháp luật đều đề cao vai trò vị trí của việc bảo vệ quyền tự do kinh doanh. Trong hệ thống các quy phạm pháp luật đều ghi nhận quyền của chủ thể khi tham gia các hoạt động kinh doanh, các biện pháp bảo vệ quyền tự do kinh doanh khi bị xâm phạm. Bên cạnh đó, mục tiêu và định hướng của pháp luật của nước ta hiện nay là hướng tới một xã hội pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đảm bảo quyền công dân và quyền con người, mặt khác bảo vệ quyền tự do kinh doanh là một bộ phận hợp thành của quyền công dân, do đó có thể khẳng định rằng quyền tự do kinh doanh được bảo vệ bởi toàn bộ hệ thống pháp luật của nước ta. - Quyền tự do kinhdoanh đượcbảo vệ bởihệ thống pháp luật chuyênngành Ngoài việc quyền tự do kinh doanh được bảo vệ bởi toàn bộ hệ thống pháp luật như đã trình bày ở trên thì đối với mỗi ngành luật riêng biệt, quyềnnăng này cũng được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Trong Hiến pháp, quyền tự do kinh doanh được xác định là một quyền hiến định, pháp luật hình sự quy định về tội phạm và những hình phạt nghiêm khắc đối với các chủ thể có hành vi cấu thành tội danh xâm phạm đến quyền tự do kinh doanh. Ngành luật hành chính quy định biện pháp bảo vệ quyền tự do kinh doanh khi có hành vi xâm phạm đến nhóm quyền này. Pháp luật về kinh tế hiện nay cho phép nhiều đối tượng tham gia hoạt động kinh doanh, có quyền lựa chọn các hình thức, địa điểm, mô hình kinh doanh, tự do giao kết, thực hiện hợp đồng, tự lựa chọn phương pháp giải quyết tranh chấp. - Bảo vệ quyền tự do kinh doanh có sự tham gia của hệ thống các cơ quan nhà nước gồm cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp, cơ quan tư pháp Thứ nhất, trong hoạt động lập pháp thì Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, đại diện cho quyền lực nhân dân, Quốc hội ban hành pháp luật để
  • 14. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 điều chỉnh mọi quan hệ xã hội trong đó có nhóm quan hệ về bảo vệ quyền tự do kinh doanh. Bên cạnh đó, việc bảo vệ quyền tự do kinh doanh của các cơ quan quyền lực còn thể hiện ở chức năng giám sát các cơ quan khác. Các cơ quan hành chính, tư pháp ở trung ương có trách nhiệm báo cáo trước Quốc hội về hoạt động của mình. Ở địa phương thì Ủy ban nhân dân các cấp, Tòa án trong quá trình thực hiện những nhiệm vụ được giao có trách nhiệm báo cáo hoạt động của mình trước cơ quan quyền lực ở địa phương. Thứ hai, trong hoạt động thi hành pháp luật thì các cơ quan hành chính trong phạm vi quyền hạn của mình có trách nhiệm hướng dẫn và thi hành các quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền tự do kinh doanh. Hơn nữa, các cơ quan hành chính được trao nhiệm vụ đại diện cho Nhà nước tham gia vào quản lý xã hội trong từng lĩnh vực cụ thể ví dụ như: cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan Công an, Hải quan… đều có trách nhiệm duy trì và bảo vệ quyền tự do kinh doanh của công dân. Thứ ba, trong lĩnh vực bảo vệ pháp luật các cơ quan như Tòa án, Viện kiểm sát có trách nhiệm Nhân danh nhà nước đưa ra các phán quyết, các quyết định để bảo vệ quyền tự do kinh doanh. Bên cạnh đó, các cơ quan này còn ban hành những văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn trình tự, thủ tục, đường lối xét xử để các chủ thể khác căn cứ vào đó có quyền đưa ra yêu cầu để cơ quan xét xử bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khi bị xâm phạm. - Sự tham gia của các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, của cá nhân trong hoạt động bảo vệ quyền tự do kinh doanh Các tổ chức khác trong phạm vi và quyền hạn của mình có trách nhiệm tham gia bảo vệ quyền tự do kinh doanh bằng cách: Các tổ chức này có thể tham gia đóng góp ý kiến đối với các dự thảo luật, có quyền đưa ra các yêu cầu kiến nghị đối với các cơ quan nhà nước về
  • 15. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong giai đoạn hiện nay những tổ chức nghề nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền tự do kinh doanh, những tổ chức này trong phạm vi quyền hạn của mình có thể dùng các biện pháp khác nhau như khởi kiện, khiếu nại, đưa ra các ý kiến để bảo vệ quyền tự do kinh doanh. Bên cạnh đó, theo quy định của pháp luật hiện hành thì cá nhân có thể bảo vệ quyền tự do kinh doanh bằng cách: tham gia đóng góp ý kiến xây dựng pháp luật, khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm của cá nhân, cơ quan, tổ chức nếu những chủ thể này xâm phạm đến quyền tự do kinh doanh. 1.2.3. Ý nghĩa của bảo vệ quyền tự do kinh doanh Bảo vệ quyền tự do kinh doanh suy đến cùng là bảo vệ quyền con người, đảm bảo cho cá nhân được tự do mưu cầu hạnh phúc, phát huy hết năng lực bản thân làm giàu cho gia đình và xã hội. Nó là một trong những tiêu chí để đánh giá mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân, chỉ có một chế độ chính trị dân chủ thực sự thì quyền con người mới được bảo vệ. Đồng thời, bảo vệ quyền tự do kinh doanh cũng chính là đòn bẩy để thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Không thể có kinh tế thị trường nếu như kinh doanh không được chú trọng, sự lột xác của nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua là minh chứng hùng hồn nhất của việc mở rộng, bảo đảm quyền tự do kinh doanh. - Ý nghĩa về mặt chính trị Thứ nhất, bảo vệ quyền tự do kinh doanh thể hiện sự tự do dân chủ trong xã hội. Xét dưới góc độ chính trị thì bảo vệ quyền tự do kinh doanh là “một trong những biểu hiện của chế độ tự do, dân chủ, bình đẳng - những khái niệm được coi là nền tảng triết lý của xã hội tiến bộ” [9, tr. 43]. Quyền tự do kinh doanh là một bộ phận cấu thành nên quyền tự do dân chủ, việc ghi nhận và bảo vệ quyền tự do kinh doanh góp phần tạo nên những đảm bảo về mặt pháp lý cho việc bảo vệ quyền con người.
  • 16. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Thứ hai, thể hiện được sự phù hợp giữa đường lối, chủ trương và pháp luật với kinh tế. Việc bảo vệ quyền tự do kinh doanh thể hiện sự phù hợp giữa pháp luật và kinh tế. Quyền tự do kinh doanh không thể có cơ hội phát triển trong một xã hội hỗn độn, không có trật tự. Pháp luật là hành lang pháp lý quan trọng nhất để bảo vệ nhóm quyền này. Thứ ba, thể hiện được sự đúng đắn của con đường đổi mới, khẳng định được niềm tin của công dân vào Nhà nước. Sau khi hệ thống xã hội chủ nghĩa tan rã, trước bối cảnh nền kinh tế đất nước gặp muôn vàn khó khăn, có nhiều nghi vấn xung quanh việc liệu Việt Nam có đủ sức mạnh để vượt qua khủng hoảng và hoàn thành định hướng xã hội chủ nghĩa hay không? Bằng hàng loạt hành động, dưới sự lãnh đạo Đảng và Nhà nước, kết hợp với sức mạnh của dân tộc đã giải đáp câu hỏi đó, đưa đất nước có những bước tiến mới, đảm bảo đời sống nhân dân ấm no, từng bước giải quyết khó khăn. Công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, trong đó có những quyết sách mang tính chiến lược, nhằm bảo vệ, cổ vũ quyền tự do kinh doanh góp phần không nhỏ vào công cuộc đổi mới. Củng cố thêm niềm tin vào chủ nghĩa xã hội. - Ý nghĩa về mặt kinh tế Chúng ta phải khẳng định rằng: không có tự do kinh doanh thì không thể có sự phát triển kinh tế. Lịch sử Việt Nam đã chứng minh rõ nét việc này, trong các triều đại phong kiến trước đây, chúng ta chủ yếu sử dụng chính sách phát triển kinh tế “trọng nông, ức thương”, tầng lớp thương nhân thường bị coi là “con buôn”, là tầng lớp không được coi trọng trong xã hội. Với lối tư duy như vậy nên ở nước ta các thành phố không thể phát triển mạnh để trở thành các trung tâm thương mại, các hoạt động sản xuất, lối sống của các thành phố này không khác xa là mấy so với nông thôn.
  • 17. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Gần đây nhất đó là thời kỳ kinh tế tập trung, bao cấp, mọi hoạt động kinh doanh đều rất hạn chế, các doanh nghiệp chủ yếu do Nhà nước quản lý, hoạt động sản xuất đều do Nhà nước chi phối, thành phần kinh tế tư nhân không có điều kiện để phát triển, điều này dẫn đến thực trạng đó là nền kinh tế đất nước bị tụt hậu nghiêm trọng so với các quốc gia trong khu vực. Từ khi thực hiện đường lối đổi mới thực chất là phát huy và mở rộng dân chủ đời sống xã hội nói chung, đời sống kinh tế nói riêng, mà biểu hiện cụ thể và sinh động là tôn trọng và bảo đảm quyền tự do kinh doanh, nền kinh tế nước ta có nhiều khởi sắc về thế và lực. Như vậy, từ những phân tích, đánh giá nêu trên, chúng ta có thể thấy được vai trò và sức mạnh của việc đảm bảo quyền tự do kinh doanh. Một trong những tiền đề đưa đến những thay đổi hiện nay của nền kinh tế Việt Nam chính là việc đề cao quyền tự do kinh doanh, các chủ thể được phép kinh doanh những gì mà pháp luật không cấm. 1.3.NHỮNGYẾUTỐTÁCĐỘNGĐẾNBẢOVỆQUYỀNTỰDOKINHDOANH Qua nghiên cứu ở mức khái quát có thể nhận thấy bảo vệ quyền tự do kinh doanh nói riêng và quyền tự do của con người nói chung phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm các vấn đề sau đây. 1.3.1. Thể chế chính trị Trong lịch sử nhân loại từ khi có nhà nước đến nay, giai cấp thống trị đã dùng nhiều “phương pháp và thủ đoạn để thực hiện quyền lực nhà nước” [9, tr. 37]. Suy đến cùng thì Nhà nước là hình thức (phương thức) tổ chức xã hội có giai cấp, là tổ chức quyền lực chính trị công cộng đặc biệt, có chức năng quản lý xã hội để phục vụ lợi ích cho giai cấp thống trị và thực hiện những hoạt động chung nảy sinh từ bản chất của xã hội. Bởi vậy, ở thể chếchính trị nào thì giai cấp thống trị cũng đưa ra những chính sách nhằm bảo vệ địa vị thống trị của giai cấp mình. Đối với chế độ dân chủ thì quyền con người, quyền
  • 18. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 công dân được chăm lo và bảo vệ. Ngược lại với chế độ phản dân chủ thì quyền con người bị xem nhẹ và không được pháp luật bảo vệ. Đối với nước ta hiện nay, nhận thức một cách đầy đủ, khách quan và toàn diện Đảng và Nhà nước đã chăm lo sâu sắc đến đời sống của nhân dân, mở rộng các quyền tự do dân chủ, trong đó có quyền tự do kinh doanh. Tại Điều 57 Hiến pháp năm 1992 đã quy định: "Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật" [32]. Như vậy, thể chế chính trị là nhân tố tiên quyết và có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền cơ bản của con người nói chung và quyền tự do kinh doanh nói riêng, không có một chế độ tiến bộ thì không có một xã hội dân chủ. 1.3.2. Cơ chế quản lý kinh tế “Cơ chế kinh tế là phương thức vận động của nền kinh tế, nó mang tính khách quan. Cơ chế quản lý kinh tế là phương thức tác động của Nhà nước do đó nó mang tính chủ quan. Nhà nước tác động vào nền kinh tế thông qua cơ chế kinh tế chứ không trực tiếp tác động vào nền kinh tế” [9, tr. 39]. Trước đây chúng ta duy trì chế độ kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp, Nhà nước chỉ thừa nhận hai hình thức sở hữu là sở hữu tập thể và sở hữu toàn dân. Nhà nước nghiễm nhiên trở thành một ông chủ lớn, quản lý mọi mặt của việc kinh doanh. Do đó, trong cơ chế quản lý tập trung, bao cấp, quyền tự do kinh doanh của công dân không được thừa nhận và bảo vệ. Hậu quả đó là một nền kinh tế trì trệ, lạc hậu, đời sống nhân dân không được chăm lo đúng mức. Cùng với việc phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, diện mạo kinh tế của Việt Nam đã có sự thay đổi nhanh chóng. Chúng ta đã tiến hành đổi mới toàn diện, nền kinh tế thị trường dưới định hướng xã hội chủ nghĩa với những đặc trưng cơ bản sau: - Quan hệ giữa các chủ thể kinh tế mang hình thức tiền tệ. - Các nguồn lực được phân bổ khách quan thông qua các tác động của quy luật thị trường gồm: quy luật giá trị, quy luật giá trị gia tăng, quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu.
  • 19. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 - Giá trị gia tăng, lợi nhuận tối đa trở thành động lực bên trong chi phối các hoạt động của doanh nghiệp. - Đa dạng hóa các hình thức sở hữu, mở cửa hội nhập nền kinh tế, kinh tế thị trường có đặc trưng riêng về văn hóa. Sự thay đổi cơ chế quản lý kinh tế đã tác động mạnh mẽ đến sự phát triển nền kinh tế của đất nước. Các quyền tự do kinh doanh của công dân được thừa nhận và bảo vệ - Điều này được khẳng định trong Hiến pháp năm 1992. Quy định của Hiến pháp đã được cụ thể hóa bằng Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã khẳng định những bảo đảm của nhà nước đối với chủ sở hữu doanh nghiệp: Nhà nước công nhận sự tồn tại lâu dài và phát triển của các loại hình doanh nghiệp được quy định trong Luật này; bảo đảm sự bình đẳng trước pháp luật của các doanh nghiệp không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế; thừa nhận tính sinh lợi hợp pháp của hoạt động kinh doanh [40, Điều 5]. Như vậy, qua trình bày nêu trên chúng ta có thể thấy được cơ chế quản lý kinh tế có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền tự do kinh doanh của công dân. 1.4. BẢO VỆ QUYỀN TỰ DO KINH DOANH TRONG PHÁP LUẬT CỦA MỘT SỐ NƯỚC, NHỮNG KINH NGHIỆM VIỆT NAM CÓ THỂ TIẾP THU 1.4.1. Bảo vệ quyền tự do kinh doanh trong Bộ luật Dân sự Nhật Bản Bộ luật Dân sự Nhật Bản có hiệu lực từ năm 1889 là văn bản pháp luật tổng hợp gồm các quy định pháp luật cơ bản, quan trọng nhất trong quan hệ dân sự. Việc soạn thảo Bộ luật Dân sự bắt đầu từ những năm đầu tiên của triều đại Meyji (từ 1868 - 1912). Ngày 16/6/1898 Bộ luật Dân sự có hiệu lực pháp luật. Bộ luật này được sửa đổi bổ sung vào năm 1899, năm 1947, năm 1962, năm 1971, Bộ luật này bao gồm 5 phần: Phần chung, Quyền về tài sản, Nghĩa vụ, Gia đình và thừa kế.
  • 20. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, xin được đánh giá về một số quy định liên quan đến hình thức hợp đồng và việc giải thích "trật tự công, đạo đức xã hội" So sánh hai quy định này với các quy định tương ứng trong Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005 nhằm thấy được sự khác biệt căn bản. Thứ nhất, quy định về hình thức giao dịch trong pháp luật dân sự Nhật Bản. Xét từ góc độ hình thức thể hiện ý chí thì giao dịch dân sự có thể chia thành giao dịch có hình thức bắt buộc và giao dịch không có hình thức bắt buộc. Loại thứ nhất là các giao dịch phải được thể hiện bằng hình thức văn bản hoặc theo hình thức khác, loại thứ hai có thể có bất kỳ hình thức nào và quan trọng là có tồn tại sự thể hiện ý chí. Nguyên tắc tự do giao dịch dân sự được thừa nhận cả việc lựa chọn hình thức giao kết. Mặc dù Nhà nước yêu cầu tuân thủ hình thức đặc biệt thì giao dịch pháp lý vẫn hoàn toàn có đặc điểm chung là không theo một hình thức bắt buộc nào. Ngày nay có một số giao dịch phải có hình thức nhất định nhằm lưu ý các bên thận trọng hơn khi giao dịch và nhằm đảm bảo tính rõ ràng của giao dịch ví dụ như: Kết hôn (Điều 739 Bộ luật Dân sự), Di chúc (Điều 976), Điều lệ của doanh nghiệp (Điều 37), Văn bản thành lập doanh nghiệp (Điều 39)… Bộ luật Dân sự Nhật Bản và pháp luật chuyên ngành đã quy định rõ đối với loại giao dịch nào phải tuân theo hình thức cụ thể. Điều này khác biệt so với dân luật của Việt Nam đã không quy định cụ thể loại giao dịch nào buộc phải theo hình thức, bởi vậy trên thực tế xét xử có rất nhiều hợp đồng Tòa án buộc phải tuyên vô hiệu khi có vi phạm về hình thức. Thứ hai, giao dịch dân sự vi phạm trật tự công cộng và đạo đức xã hội. Trong pháp luật dân sự của Nhật Bản đã dựa vào án lệ và khoa học pháp lý để xác định được phạm vi của hành vi "vi phạm đạo đức", ví dụ như các hành vi sau đây: Vi phạm nguyên tắc đạo đức; vi phạm nguyên tắc công
  • 21. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 bằng; lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của người khác vì mục đích thu lợi bất chính; hạn chế quyền tự do của người khác; giao dịch pháp lý đầu cơ... Đối với pháp luật của nước ta, không áp dụng án lệ trong hoạt động xét xử và cũng chưa xác định cụ thể phạm vi thế nào là vi phạm đạo đức xã hội nên trong thực tiễn xét xử và ngay trong hoạt động kinh doanh cũng gây khó khăn cho các thẩm phán và các thương nhân. Như vậy, từ việc xác định rõ các giao dịch loại nào buộc phải tuân theo một hình thức cụ thể cùng với việc áp dụng án lệ trong hoạt động giải thích pháp luật nên tạo được sự minh bạch trong pháp luật. Điều này có vai trò rất lớn đối với tự do kinh doanh, các chủ thể tham gia kinh doanh có thể dễ dàng căn cứ vào quy định của pháp luật để thực hiện đúng và đầy đủ mọi yêu cầu nhằm tránh việc các giao dịch bị Tòa án tuyên bố vô hiệu. 1.4.2. Bảo vệ quyền tự do kinh doanh trong định hướng kinh tế thị trường của Trung Quốc Quan niệm kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc rất rõ ràng, Trung Quốc đề ra quan niệm kinh tế thị trường có hai mặt: Một là, nó tương đương với kinh tế kế hoạch truyền thống của chủ nghĩa xã hội. Hai là, nó tương đương với kinh tế thị trường của chủ nghĩa tư bản. Trung Quốc đã rất thành công với mô hình xây dựng cơ chế kinh doanh của chủ thể thị trường, lấy việc tự chịu lỗ, lãi của xí nghiệp làm cơ sở, lấy việc đáp ứng nhu cầu của quốc gia và thị trường làm mục đích, xí nghiệp quyết định và điều tiết cơ chế vận hành của hoạt động sản xuất kinh doanh. Xí nghiệp với tư cách là chủ thể thị trường, cho nên cơ chế kinh doanh của nó là một hệ thống lớn hoàn chỉnh, bao quát. Trung Quốc đã chú trọng việc cải cách các xí nghiệp trở thành các xí nghiệp hiện đại trên cơ sở nền sản xuất hàng hóa, người kinh doanh thực sự
  • 22. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 độc lập. Trọng tâm của xí nghiệp hiện đại là làm cho nó trở thành một thực thể pháp nhân có tên gọi phù hợp với thực tế. Họ đã tách quyền sở hữu và quyền kinh doanh ra, tuy nhiên hai nhóm này vẫn dựa vào nhau. Cơ sở lý luận của việc thiết lập này là đưa ra quyền sở hữu tư liệu sản xuất thuộc về cơ quan nhà nước và quyền kinh doanh được trao cho các giám đốc trên thực tế được gọi là "lưỡng quyền phân ly", nó là sự ràng buộc mạnh mẽ, nhà nước không tham gia vào hoạt động kinh doanh của các xí nghiệp, can thiệp vào sản xuất kinh doanh, giao trả quyền kinh doanh thực sự cho xí nghiệp. Buộc trách nhiệm cho người kinh doanh là cải biến mọi hoạt động của xí nghiệp dưới cơ chế truyền thống, cải biến tình trạng rập khuôn mệnh lệnh của cấp trên. Việc thực hiện "lưỡng quyền phân ly" đã làm cho các xí nghiệp của Trung Quốc thoát khỏi vị trí phụ thuộc vào cơ chế hành chính, biến nó thành một thực thể sống và hoàn toàn đủ sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường. 1.4.3. Kinh nghiệm Việt Nam có thể tiếp thu Qua việc nghiên cứu pháp luật về bảo vệ quyền tự do kinh doanh của một số nước có nền kinh tế phát triển, chúng ta có thể áp dụng và tiếp thu kinh nghiệm để góp phần thúc đẩy quyền tự do kinh doanh như: Một là, quy định cụ thể, rõ ràng trong hệ thống luật dân sự về hình thức, nội dung giao dịch, để khi phát sinh tranh chấp các chủ thể tham gia giải quyết có đầy đủ cơ sở để đánh giá tính hợp pháp của giao dịch. Hai là, trong việc quản lý các doanh nghiệp nhà nước, tách quyền sở hữu tư liệu sản xuất của nhà nước với quyền kinh doanh, không can thiệp quá sâu vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời buộc người đứng đầu chịu trách nhiệm cá nhân trong việc đại diện cho nhà nước quản lý doanh nghiệp. Ba là, trong quá trình xét xử hệ cho phép được áp dụng án lệ, Cơ quan
  • 23. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 tư pháp và Quốc hội cần pháp điển hóa các án lệ làm căn cứ áp dụng trên thực tiễn.