SlideShare a Scribd company logo
1 of 67
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC
KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH 
NGUYỄN THỊ NGOẠN
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ
LỆ ĐÓNG THUẾ CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT
TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP.HCM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC
KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH 
NGUYỄN THỊ NGOẠN
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ
LỆ ĐÓNG THUẾ CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT
TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP.HCM
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Hướng dẫn khoa học : TS. LÊ ĐẠT CHÍ

Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ “Nghiên cứu các yếu tố tác động đến tỷ
lệ đóng thuế của các công ty niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành Phố
Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn khoa
học của TS. Lê Đạt Chí
Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công
bố bất kỳ hình thức nào trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho
việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác
nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng
một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức
khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc.
TP.HCM, ngày … tháng …năm …
Tác giả luận văn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................................i
MỤC LỤC.......................................................................................................................ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..........................................................................................v
DANH MỤC BẢNG......................................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ ...........................................................................vi
TÓM TẮT LUẬN VĂN ...............................................................................................vii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU...................................................................1
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ...................................................................... 1
1.2. MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI................................ 2
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................2
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu ...........................................................................................2
1.3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.................................................... 2
1.3.1. Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................................2
1.3.2. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................2
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................................... 3
1.5. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI....................................................................................... 3
TÓM TẮT CHƯƠNG 1..................................................................................................5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...............................................................................6
2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT.......................................................................................... 6
2.1.1. Quản trị công ty (Corporate governance) .........................................................6
2.1.2. Vấn đề đại diện (agency problem)......................................................... 7
2.1.3. Các yếu tố tác động đến tỷ lệ đóng thuế TNDN...............................................7
2.1.3.1. Các yếu tố tài chính của công ty ......................................................... 7
2.1.3.2. Các yếu tố quản trị công ty ............................................................... 10
2.3. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY ..........................................................14
2.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới...........................................................................14
2.3.2. Các nghiên cứu trong nước.............................................................................16
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
TÓM TẮT CHƯƠNG 2................................................................................................18
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................19
3.2. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ................................................................................19
3.3. MÔ TẢ BIẾN VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU...........................................19
3.3.1. Tỷ lệ đóng thuế TNDN (ETR)........................................................................19
3.3.2. Các yếu tố tài chính của công ty.....................................................................20
3.3.2.1. Quy mô công ty (SIZE)..................................................................... 21
3.3.2.2. Đòn bẩy tài chính (LEV)................................................................... 21
3.3.2.3. Cơ cấu tài sản.................................................................................... 22
3.3.2.4. Khả năng sinh lợi (ROA) .................................................................. 24
3.3.2.5. Giá trị thị trường (MB) ..................................................................... 24
3.3.3. Các yếu tố quản trị công ty .............................................................................25
3.3.3.1. Cấu trúc quyền sở hữu ...................................................................... 25
3.3.3.2. Thành phần của ban giám đốc .......................................................... 27
3.4. MÔ TẢ CÁCH CHỌN MẪU VÀ THU THẬP DỮ LIỆU................................30
3.5. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU............................................................................32
TÓM TẮT CHƯƠNG 3................................................................................................38
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN......................................39
4.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................................39
4.1.1. Thống kê mô tả ...............................................................................................39
4.1.2. Phân tích mối tương quan giữa các biến.........................................................41
4.1.3. Kết quả hồi quy và các kiểm định...................................................................42
4.1.4. Kiểm định lựa chọn Mô hình..........................................................................43
4.1.5. Kiểm định vi phạm giả thuyết.........................................................................44
4.1.5.1. Kiểm định đa cộng tuyến .................................................................. 44
4.1.5.2. Kiểm định phương sai thay đổi......................................................... 45
4.1.5.3. Kiểm định tự tương quan .................................................................. 45
4.1.5.4. Kiểm định phân phối chuẩn phần dư ................................................ 45
4.1.6. Hồi quy mô hình theo phương pháp GLS.......................................................47
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
4.1.7. Kết quả mô hình hồi quy.................................................................................47
4.2. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................49
4.2.1. Các nhân tố có ý nghĩa thống kê.....................................................................49
4.2.1.1. Quy mô công ty................................................................................. 49
4.2.1.2. Đòn bẩy tài chính .............................................................................. 50
4.2.1.3. Chi phí đầu tư và phát triển............................................................... 51
4.2.1.4. Khả năng sinh lợi .............................................................................. 51
4.2.1.5. Giá trị thị trường ............................................................................... 52
4.2.1.6. Tỷ lệ sở hữu....................................................................................... 53
4.2.1.7. Số thành viên Hội đồng Quản trị ...................................................... 53
4.2.1.8. Số thành viên Hội đồng Quản trị không điều hành công ty.............. 54
4.2.2. Các nhân tố không có ý nghĩa thống kê..........................................................55
4.2.2.1. Quy mô vốn chủ sở hữu.................................................................... 55
4.2.2.2. Hàng tồn kho..................................................................................... 55
4.2.2.3. Tập trung sở hữu ............................................................................... 55
TÓM TẮT CHƯƠNG 4................................................................................................57
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.........................................................58
5.1. KẾT LUẬN........................................................................................................58
5.2. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ................................................................................59
5.3. HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ....................................61
5.3.1. Hạn chế của đề tài...........................................................................................61
5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo............................................................................61
TÓM TẮT CHƯƠNG 5................................................................................................63
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... xi
PHỤ LỤC
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
FEM Fixed Effect Mode Phương pháp tác động cố định
FTA Free trade agreement Hiệp định thương mại tự do
GLS Generalized Least Squares
Phương pháp bình phương tối thiểu
tổng quát
POOLED OLS Pooled Ordinal Least Square Bình phương tối thiểu thông thường
REM Random Effect Model Phương pháp tác động ngẫu nhiên
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.2: Mô tả biến.....................................................................................................28
Bảng 4.1: Thống kê mô tả.............................................................................................39
Bảng 4.2: Mối tương quan giữa các biến ......................................................................41
Bảng 4.4: Kết quả hồi quy mô hình 1 ...........................................................................42
Bảng 4.5: Kết quả hồi quy mô hình 2 ...........................................................................43
Bảng 4.6: Kiểm định lựa chọn mô hình ........................................................................43
Bảng 4.7: Kiểm định đa cộng tuyến..............................................................................44
Bảng 4.8: Kiểm định phương sai thay đổi ....................................................................45
Bàng 4.9: Kiểm định tự tương quan..............................................................................45
Bảng 4.10: Kết quả ước lượng mô hình theo phương pháp GLS .................................47
Bảng 4.11: Kết quả nghiên cứu với giả thuyết kỳ vọng................................................49
DANH MỤC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu.....................................................................................32
Biểu đồ 4.1: Phân phối chuẩn phần dư mô hình 1 ........................................................46
Biểu đồ 4.2: Phân phối chuẩn phần dư mô hình 2 ........................................................46
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Các yếu tố tác động đến tỷ lệ đóng thuế TNDN, đề tài nghiên cứu 7 yếu tố đặc
trưng của công ty bao gồm quy mô công ty, đòn bẩy tài chính, quy mô vốn chủ sở
hữu, hàng tồn kho, chi phí đầu tư và phát triển, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản, giá
trị thị trường và 4 yếu tố quản trị công ty là tỷ lệ sở hữu của cổ đông lớn, tập trung
sở hữu, số thành viên Hội đồng Quản trị, số thành viên Hội đồng Quản trị không
điều hành. Dữ liệu được sử dụng là dữ liệu bảng và được lấy theo năm bao gồm 200
CTCP niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh, thời gian
nghiên cứu từ năm 2012 đến năm 2016. Sau quá trình phân tích và kiểm định các
khuyết tật của mô hình, đề tài đã sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng
quát (GLS).
Kết quả nghiên cứu cho thấy, quy mô công ty, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản,
tỷ lệ sở hữu, số thành viên Hội đồng Quản trị có tác động cùng chiều với tỷ lệ đóng
thuế TNDN. Ngược lại, đòn bẩy tài chính, chi phí đầu tư và phát triển, giá trị thị
trường, số thành viên Hội đồng Quản trị không điều hành có tác động ngược chiều
với tỷ lệ đóng thuế TNDN. Trong khi đó, quy mô vốn chủ sở hữu, hàng tồn kho, tập
trung sở hữu không có ý nghĩa thống kê.
Từ khóa: Tỷ lệ đóng thuế TNDN, quy mô công ty, tỷ suất sinh lời, quy mô
vốn chủ sở hữu, đòn bẩy tài chính, công ty niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng
khoán Thành Phố Hồ Chí Minh, …
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Thuế suất công ty là một công cụ của chính sách tài khóa và là một nguồn thu
quan trọng để phát triển các chính sách công của Chính phủ. Tuy nhiên, việc tăng
thuế ảnh hưởng đến lợi nhuận công ty và sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước
ngoài. Do đó, việc nghiên cứu các yếu tố tài chính của công ty cũng như vai trò của
quản trị công ty tác động đến tỷ lệ đóng thuế TNDN của công ty là hữu ích cho các
nhà quản lý công ty và các nhà hoạch định chính sách.
Nếu thuế là một yếu tố quan trọng cho các chính sách kinh tế vĩ mô, tỷ lệ đóng
thuế TNDN cũng không kém phần quan trọng đối với các quyết định chiến lược của
công ty. Theo Graham (2003), tỷ lệ đóng thuế TNDN có thể ảnh hưởng đến quyết
định của công ty về các khía cạnh liên quan khác như cấu trúc vốn, chính sách chi
trả và quản lý rủi ro. Robinson và cộng sự (2010) thuế của công ty được phân loại là
chi phí, việc giảm tỷ lệ đóng thuế TNDN sẽ góp phần tăng lợi nhuận của công ty.
Mục đích chính của công ty là gia tăng giá trị cho cổ đông, chính vì thế nghiên
cứu các yếu tố tác động đến tỷ lệ đóng thuế TNDN để có giải pháp làm giảm thuế
phải nộp là phù hợp với mục tiêu của công ty. Vì vậy, việc nghiên cứu các yếu tố tài
chính và vai trò của quản trị công ty tác động đến tỷ lệ đóng thuế TNDN là hết sức
cần thiết.
Đã có nhiều tác giả nghiên cứu sự tác động của các yếu tố tài chính đến tỷ lệ
đóng thuế TNDN như Gupta và Newberry (1997), Desai và Dharmapala (2006),
Dyreng và cộng sự (2008), Hanlon và cộng sự (2010), Minick and Noga (2010),
Armstrong et. al. (2012). Ngoài ra còn có các nghiên cứu về vai trò của quản trị
công ty đến tỷ lệ đóng thuế TNDN như nghiên cứu của Minick và Noga (2010).
Chính vì những lý do đó tác giả quyết định nghiên cứu đề tài “ Nghiên cứu các
yếu tố tác động đến tỷ lệ đóng thuế của các công ty niêm yết tại Sở Giao dịch
Chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh ”, nhằm mục đích xác định các yếu tố tài
chính của công ty cũng như vai trò của quản trị công ty tác động đến tỷ lệ đóng thuế
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
2
TNDN và từ đó đưa ra các khuyến nghị để giúp các nhà quản lý công ty giảm thuế
phải nộp và góp phần tối đa hóa giá trị công ty, mang lại lợi ích cho cổ đông.
1.2. MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu thứ nhất của nghiên cứu là xác định các yếu tố tài chính cũng như vai
trò của quản trị công ty tác động đến tỷ lệ đóng thuế TNDN của các công ty niêm
yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh.
Mục tiêu thứ hai là đánh giá mức độ tác động các yếu tố tài chính cũng như
vai trò của quản trị công ty đến tỷ lệ đóng thuế TNDN của các công ty niêm yết tại
Sở Giao dịch Chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh.
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu
Với mục tiêu nghiên cứu như trên, nghiên cứu tập trung trả lời các câu hỏi
nghiên cứu:
(i) Các yếu tố tác động đến tỷ lệ đóng thuế TNDN của các công ty niêm yết tại
Sở Giao dịch Chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh là gì ?
(ii) Chiều hướng tác động và mức độ tác động của các yếu tố đến tỷ lệ đóng
thuế TNDN của các công ty niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành Phố Hồ
Chí Minh ?
1.3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1.3.1. Phạm vi nghiên cứu
Không gian nghiên cứu, đề tài nghiên cứu được giới hạn trong phạm vi các
công ty niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh Việt Nam.
Dữ liệu nghiên cứu bao gồm 200 công ty niêm yết tại tại Sở Giao dịch Chứng khoán
Thành Phố Hồ Chí Minh Việt Nam. Thời gian nghiên cứu, dữ liệu được thu thập từ
năm 2012 đến năm 2016. Các công ty được lựa chọn trong mẫu là các công ty niêm
yết không thuộc nhóm có cấu trúc tài chính đặc thù như ngân hàng, bảo hiểm, các
công ty chứng khoán.
1.3.2. Đối tượng nghiên cứu
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
3
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là các yếu tố tài chính và vai trò của quản
trị công ty tác động đến tỷ lệ đóng thuế TNDN của các công ty niêm yết tại Sở Giao
dịch Chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng bằng phần mềm Eviews 8.1
chạy mô hình hồi quy để ước lượng và kiểm định, từ đó xác định chiều hướng và
mức độ tác động của các yếu tố đến tỷ lệ đóng thuế TNDN của các công ty niêm yết
tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh.
Cụ thể, trước hết tác giả phân tích hồi quy dữ liệu bảng theo phương pháp bình
phương nhỏ nhất (POOLED OLS), phương pháp tác động ngẫu nhiên (REM),
phương pháp tác động cố định (FEM). Trên cơ sở hồi quy dữ liệu bảng, tác giả sử
dụng kiểm định F-test, kiểm định Hausman và kiểm định Breusch – Pagan
Lagrangian để lựa chọn mô hình phù hợp. Kế đến, tác giả sử dụng mô hình theo
phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng quát (GLS) để khắc phục các khuyết tật
của mô hình, đặc biệt là khuyết tật phương sai của sai số thay đổi xảy ra trong mô
hình.
1.5. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI
Bố cục của đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu các yếu tố tác động đến tỷ lệ đóng
thuế của các công ty niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành Phố Hồ Chí
Minh” được chia làm 5 chương như sau:
Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu, chương này tác giả trình bày về tính cấp
thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu, phương
pháp nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết, ở chương này tác giả trình bày tổng quan cơ sở lý
thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới cũng như trong nước.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu, ở chương này tác giả sẽ trình bày mô
hình và các giả thuyết nghiên cứu, mô tả dữ liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên
cứu.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
4
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận, tác giả trình bày về kết quả phân
tích hồi quy của mô hình và thảo luận kết quả nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận và khuyến nghị, trong chương này tác giả tóm tắt lại kết
quả nghiên cứu của đề tài và đưa ra một số khuyến nghị, hạn chế và hướng nghiên
cứu tiếp theo của đề tài.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
5
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Trong chương này tác giả đã giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu, trong
đó trình bày về tính cấp thiết của đề tài, tình hình nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu,
câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý
nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn, cuối cùng là kết cấu của luận văn.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1.1. Quản trị công ty (Corporate governance)
Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch đã xác định động lực phổ biến nhất về sức
mạnh của quản trị công ty chính là sở hữu. Cấu trúc sở hữu không minh bạch, mâu
thuẫn nhau hoặc không ổn định có thể cản trở việc thiết lập hệ thống quản trị công
ty hiệu quả, do chúng tạo ra những điểm yếu trong mối quan hệ giữa người đại diện
(nhà quản lý ) và người chủ (cổ đông).
Sự khó khăn trong việc tạo lập một Hội đồng Quản trị độc lập là thách thức
của quản trị công ty trong các công ty cổ phần. Tại một số quốc gia, Hội đồng Quản
trị tồn tại bởi vì đó là yêu cầu pháp lý, nhưng trong thực tế có thể chỉ mang tính
hình thức, trong đó các cổ đông không có được mối quan hệ với nhà quản lý. Quản
trị công ty yếu kém có thể dẫn đến các giao dịch với các bên liên quan, thường tồn
tại ở các công ty cổ phần có sở hữu gia đình, khi cổ đông lớn chuyển dịch các nguồn
lực và lợi nhuận của công ty cho các công ty “sân sau”, dẫn đến thiệt hại cho các cổ
đông thiểu số.
Cơ chế thưởng cho nhà quản lý là một vấn đề quan trọng trong quản trị công
ty cổ phần. Các nhà quản lý nhận được các khoản thưởng dựa trên các hiệu quả
ngắn hạn thường có xu hướng theo đuổi các chiến lược đầu tư rủi ro hơn, gia tăng
đòn bẩy tài chính, vì điều này sẽ làm tăng giá cổ phiếu. Tuy nhiên, việc sở hữu cổ
phần của nhà quản lý có thể gây ra hai hiệu ứng trái ngược giữa tỷ lệ sở hữu quản trị
với giá trị công ty: Hiệu ứng hội tụ lợi ích (convergence of interest effect) cho rằng
khi nhà quản lý đồng thời là cổ đông thì lợi ích sẽ giao thoa mạnh với nhau, và dẫn
đến tương quan dương giữa giá trị công ty và sở hữu quản trị, còn hiệu ứng “ngăn
chặn” (“entrenchment” effect) cho rằng với một tỷ lệ sở hữu cao, nhà quản lý không
mất đi vị trí của mình, do đó không sợ bị trừng phạt khi dịch chuyển lợi ích cổ đông
về cho cá nhân, từ đó làm giảm giá trị công ty.
Mục đích chính của nhà quản lý là tối đa hóa giá trị tài sản cho cổ đông do đó
các công ty có thể phải đối mặt với mâu thuẫn giữa lợi ích của cổ đông và lợi ích
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
7
của các nhà quản lý (Jensen và Meckling, 1976). Các nỗ lực giảm tỷ lệ đóng thuế
TNDN của nhà quản lý mang lại giá trị cho cổ đông, cho nên các nhà quản lý có thể
hành xử nhằm mục đích giảm tỷ lệ đóng thuế TNDN. Theo Desai và Dharmapala
(2006) các nhà quản lý có thể che giấu việc theo đuổi các hoạt động tư lợi thông qua
mục tiêu giảm thuế. Có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của Quản trị công ty đối với
tỷ lệ đóng thuế TNDN (Chen và cộng sự, 2010, Minick và Noga, 2010, Armstrong
và cộng sự, 2012, Wahab và Holland, 2012, Badertscher và cộng sự, 2013, Vieira,
2013).
2.1.2. Vấn đề đại diện (agency problem)
Lý thuyết đại diện có nguồn gốc từ lý thuyết kinh tế. Vào đầu những năm
1970, các nhà kinh tế đã nghiên cứu về việc phân chia rủi ro giữa người ủy quyền và
người đại diện. Người ủy quyền là các cổ đông hay chủ sở hữu công ty, trong khi đó
người đại diện là người được thuê bởi người ủy quyền và đại diện cho người ủy
quyền quản lý, điều hành hoạt động của công ty. Đáng lẽ ra người ủy quyền và
người đại diện đều phải hướng đến mục tiêu chung của toàn công ty, tuy nhiên xuất
phát từ hành vi và thái độ đối với rủi ro khác nhau nên họ có mục tiêu và sự phân
công lao động cũng khác nhau. Người đại diện có thể không vì lợi ích cao nhất của
người ủy quyền khi họ có lợi thế về thông tin hơn người ủy quyền và có những lợi
ích khác với lợi ích của người ủy quyền. Ðiều đó sẽ dẫn đến những hành vi cơ hội
của người đại. Ðể hạn chế rủi ro này, người ủy quyền sẽ sử dụng hệ thống thông tin
quy chế chi tiêu, thủ tục báo cáo, các cấp bậc quản trị; hoặc là người ủy quyền giao
phó công việc cho người đại diện và kiểm soát việc thực hiện cũng như kết quả
công việc đó thông qua một hợp đồng. Tuy nhiên hành vi cơ hội của người đại diện
vẫn sẽ xảy ra gọi là rủi ro đạo đức.
Giảm sự xung đột về lợi ích của nhà quản trị và cổ đông sẽ làm cho nhà quản
trị hành xử và đưa ra các quyết định quản trị tốt hơn từ đó tối đa lợi ích cho cổ đông
và giảm chi phí đại diện.
2.1.3. Các yếu tố tác động đến tỷ lệ đóng thuế TNDN
2.1.3.1. Các yếu tố tài chính của công ty
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
8
 Quy mô công ty (SIZE)
Theo lý thuyết chi phí của Zimmerman (1983) các công ty có quy mô lớn có tỷ
lệ đóng thuế TNDN cao hơn. Thuế thu nhập công ty là chi phí mà công ty phải trả
để tài trợ cho Chính phủ sử dụng vào các mục đích hỗ trợ kinh tế - xã hội. Tỷ lệ
đóng thuế TNDN cao cho thấy sự thành công của các công ty. Các công ty lớn sẽ
thành công hơn so với các công ty nhỏ vì thế phải chịu tỷ lệ đóng thuế TNDN cao
hơn. Hơn nữa, các công ty lớn sẽ phải chịu sự kiểm tra kỹ lưỡng của cơ quan thuế,
do đó, các công ty lớn sẽ có gánh nặng thuế cao hơn so với các công ty có quy mô
nhỏ hơn. Các nghiên cứu cho thấy quy mô công ty có tác động cùng chiều với tỷ lệ
đóng thuế TNDN như nghiên cứu của Rego (2003), Vieira (2013), Kraft (2014).
Theo lý thuyết cạnh tranh của Siegfried (1972), cho rằng các công ty có quy mô lớn
thì có nhiều nguồn lực để quản lý và xây dựng kế hoạch thuế, vì thế làm giảm tỷ lệ
đóng thuế TNDN. Tương tự, Dyreng et al. (2008) và Richardson và Lanis, (2007)
tìm thấy mối quan hệ ngược chiều giữa quy mô công ty và tỷ lệ đóng thuế TNDN.
Ngoài ra, Gupta và Newberry (1997) nghiên cứu mối quan hệ giữa quy mô công ty
và tỷ lệ đóng thuế TNDN và đưa ra Luật về Cải cách Thuế năm 1986 cho thấy quy
mô công ty và tỷ lệ đóng thuế TNDN của các công ty không liên quan khi quan sát
mối quan hệ này theo thời gian. Holland (1998) phân tích các công ty Anh cũng
thấy mối quan hệ lẫn nhau giữa quy mô công ty và tỷ lệ đóng thuế TNDN tùy theo
ngành nghề kinh doanh của các công ty.
 Đòn bẩy tài chính (LEV)
Việc phân tích cấu trúc vốn là cơ sở để nghiên cứu các yếu tố nào có thể ảnh
hưởng đến tỷ lệ đóng thuế TNDN của công ty. Công ty có thể huy động nguồn vốn
từ nợ hoặc vốn chủ sở hữu. Nếu một công ty quyết định huy động vốn chủ sở hữu,
đây là giải pháp thay thế cho việc sử dụng nợ với chi phí rẻ hơn nhưng sẽ làm pha
loãng quyền kiểm soát công ty. Hơn nữa, việc sử dụng vốn chủ sở hữu công ty sẽ
không tận dụng được lá chắn thuế từ chi phí lãi vay, dẫn đến công ty thích vay nợ
thay vì sử dụng vốn chủ sở hữu. Theo Kraft (2014), các quyết định về tài chính của
các công ty có ảnh hưởng đến lợi ích của cổ đông và lợi ích của các nhà quản lý.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
9
Nếu nhà quản lý sử dụng đòn bẩy tài chính cao, công ty sẽ phụ thuộc vào chủ nợ và
bị hạn chế bởi những điều khoản của chủ nợ, điều này làm giảm sự chủ động để đưa
ra các quyết định đầu tư hiệu quả để tối đa hóa giá trị tài sản cho cổ đông, thay vào
đó là mục đích khai thác các lợi ích cá nhân.
Richardson và Lanis (2007) và Kraft (2014) tìm thấy một mối quan hệ ngược
chiều giữa đòn bẩy tài chính và tỷ lệ đóng thuế TNDN của công ty. Do công ty tận
dụng được lá chắn thuế từ việc vay nợ.
 Quy mô vốn chủ sở hữu (CAP)
Cùng với quyết định nguồn vốn thì quyết định đầu tư cũng là yếu tố quan
trọng ảnh hưởng đến tỷ lệ đóng thuế TNDN của công ty. Như đã chỉ ra bởi Hanlon
et al. (2010), thuế suất ảnh hưởng đến việc tính toán giá trị hiện tại của một khoản
đầu tư của công ty và gián tiếp ảnh hưởng đến tỷ lệ đóng thuế TNDN của công ty.
Cũng như lá chắn thuế từ chi phí lãi vay, khấu hao được xem như là lá chắn thuế phi
nợ và giúp công ty tiết kiệm thuế. Hơn nữa, các công ty hưởng lợi nhiều hơn từ
khấu hao khi tuổi thọ của tài sản dài hơn thời gian khấu hao (Richardson và Lanis,
2007). Các công ty có nhiều vốn hơn có thể dễ dàng quản lý thuế bằng cách lựa
chọn phương pháp khấu hao nhanh hay chậm. Gupta và Newberry (1997) cho thấy
vốn chủ sở hữu và chi phí R & D có mối quan hệ ngược chiều đến ETR.
 Hàng tồn kho (INV)
Tương tự, hàng tồn kho có mối quan hệ ngược chiều với tỷ lệ đóng thuế
TNDN là do tác động thay thế giữa đầu tư hàng tồn kho và đầu tư vốn (Richardson
và Lanis, 2007 và Gupta và Newberry , 1997). Hàng tồn kho cao sẽ làm tăng các chi
phí liên qua đến tồn kho như: chi phí về vốn, chi phí kho, thuế và bảo hiểm, chi phí
hao hụt, hư hỏng điều này sẽ làm giảm lợi nhuận của công ty và gián tiếp làm giảm
tỷ lệ đóng thuế TNDN. Derashid và Zhang (2003) cũng cho thấy có mối quan hệ
ngược chiều giữa tồn kho và tỷ lệ đóng thuế TNDN. Tuy nhiên, nghiên cứu của
Rodríguez và Arias (2014) về các yếu tố quyết định đến tỷ lệ đóng thuế TNDN ở
các quốc gia BRIC cho thấy mối liên kết tích cực giữa hàng tồn kho và tỷ lệ đóng
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
10
thuế TNDN. Kraft (2014) cho rằng tồn kho không có tác động đến tỷ lệ đóng thuế
TNDN.
 Chi phí đầu tư và phát triển (RD)
Chi phí đầu tư và phát triển (R & D) là một khía cạnh khác liên quan đến
quyết định đầu tư của các công ty góp phần giảm mức thuế phải nộp. Có rất nhiều
ưu đãi từ các cơ quan thuế nhằm thúc đẩy đầu tư như các chương trình nghiên cứu
và phát triển dựa trên các ưu đãi về thuế và ưu đãi tín dụng khác nhau (Hanlon et
al., 2010). Theo đó, đầu tư vào chi phí đầu tư và phát triển sẽ làm giảm tỷ lệ đóng
thuế TNDN (Richardson và Lanis, 2007).
 Khả năng sinh lợi (ROA)
Khả năng sinh lợi có ảnh hưởng đến tỷ lệ đóng thuế TNDN. Các công ty có
khả năng sinh lợi cao sẽ có lợi nhuận trước thuế cao hơn, và do đó phải đóng thuế
nhiều hơn. Mối quan hệ cùng chiều giữa khả năng sinh lợi và tỷ lệ đóng thuế TNDN
đã được Gupta và Newberry (1997), Richardson và Lanis (2007), Minick và Noga
(2010) và Armstrong et al. (2012) tìm thấy. Ngược lại, nghiên cứu của Manzon và
Plesko (2002), Rego (2003) cho thấy công ty có khả năng sinh lợi cao là do hưởng
lợi từ việc miễn thuế, tận dụng lá chắn thuế từ việc vay nợ, công ty có kế hoạch
quản lý thuế tốt, lựa chọn phương pháp khấu hao phù hợp từ đó làm gia tăng khả
năng sinh lợi và làm giảm tỷ lệ đóng thuế TNDN phải nộp. Derashid và Zhang
(2003) và Kraft (2014) cho thấy mối quan hệ ngược chiều giữa khả năng sinh lợi và
tỷ lệ đóng thuế TNDN.
 Giá trị thị trường (MB)
Giá trị thị trường thể hiện sự kỳ vọng của nhà đầu tư vào triển vọng phát triển
của công ty. Giá trị thị trường cao cho thấy công ty hoạt động hiệu quả, thu nhập
trước thuế tăng và dẫn đến công ty phải nộp thuế nhiều hơn. Ribeiro (2015) đã tìm
thấy mối quan hệ cùng chiều giữa giá thị trường với tỷ lệ đóng thuế TNDN.
2.1.3.2. Các yếu tố quản trị công ty
 Tỷ lệ sở hữu (INS _ OWN)
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
11
Sự mâu thuẫn lợi ích giữa chủ sở hữu và nhà quản lý là một trong những lý do
chính cho sự tồn tại của các vấn đề đại diện (Jensen và Meckling, 1976). Như đã đề
cập ở trên, các nhà quản lý có thể không muốn giảm tỷ lệ đóng thuế TNDN để tăng
lợi ích cho cổ đông vì điều này không làm gia tăng lợi ích cho nhà quản lý. Một cơ
chế quản trị tạo sự gắn kết lợi ích của các nhà quản lý với lợi ích của các cổ đông sẽ
giúp làm giảm các vấn đề đại diện như là tăng quyền sở hữu cổ phiếu của nhà quản
lý. Florackis (2008) đã chỉ ra rằng việc gắn kết lợi ích của cổ đông và nhà quản lý sẽ
làm nhà quản lý hành xử vì lợi ích chung và ra các quyết định nhằm mục đích tối đa
hóa giá trị công ty. Nếu các nhà quản lý nắm giữ một tỷ trọng đáng kể cổ phần, việc
giảm tỷ lệ đóng thuế TNDN cũng sẽ có lợi cho nhà quản lý và do đó nhà quản lý sẽ
có động cơ để đưa ra các quyết định góp phần giảm tỷ lệ đóng thuế TNDN.
Trái ngược với quan điểm này, Badertscher et al. (2013) lập luận rằng các
công ty thuộc sở hữu của nhà quản lý hay nhà quản lý nắm giữ 1 lượng cổ phiếu
nhất định thì nhà quản lý có ít động cơ giảm tỷ lệ đóng thuế TNDN vì các nhà quản
lý không thích đầu tư vào các hoạt động rủi ro (các hành động trốn thuế). Trong
nghiên cứu này, tác giả chỉ quan tâm đến các hoạt động quản lý thuế nhằm mục đích
giảm tỷ lệ đóng thuế TNDN bằng các quy tắc kế toán và tài chính khác nhau chứ
không phải các hoạt động trốn thuế hoặc bất hợp pháp cho nên tác giả sẽ không theo
quan điểm của Badertscher et al. (2013) khi xem các hành động giảm thuế là rủi ro.
Mặc dù quyền sở hữu của nhà quản lý sẽ làm giảm vấn đề đại diện và nhà quản lý sẽ
hành xử và ra các quyết định quản trị nhằm mục đích tối đa hóa giá trị công ty. Tuy
nhiên, cũng có nghiên cứu chỉ ra rằng nếu nhà quản lý có quá nhiều quyền lực thì họ
sẽ hành động theo sở thích của mình (Fraile và Fradejas, 2014). Khi quyền quản lý
của nhà quản lý quá cao, cổ đông gặp khó khăn trong việc theo dõi hành vi của các
nhà quản lý vì các nhà quản lý có quyền kiểm soát nhiều hơn và sẽ không quan tâm
đến lợi ích và áp lực được tạo ra từ phía của các cổ đông (Ozkan and Ozkan, 2004).
Do đó, mức độ sở hữu của nhà quản lý cao góp phần làm tăng hiệu quả hoạt động
của công ty và giảm thiểu nguy cơ quản lý không hiệu quả. Bằng cách nghiên cứu
mối quan hệ giữa quyền sở hữu của nhà quản lý và chi phí
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
12
đại diện, Florackis (2008) nhận thấy rằng nhà quản lý sở hữu hơn 10 phần trăm sẽ
làm giảm chi phí đại diện và gia tăng hiệu quả quản lý. Huang và cộng sự (2010)
cũng nhận thấy rằng sự giám sát của cổ đông sẽ chỉ có hiệu quả nếu quyền sở hữu
quản lý không quá cao.
 Tập trung sở hữu (OWN_CONC)
Quyền sở hữu tập trung cũng là một cách khác để giảm các vấn đề đại diện.
Theo Florackis (2008), các cổ đông nhỏ có ít động cơ để theo dõi các nhà quản lý,
nhưng nếu họ sở hữu một cổ phần đáng kể thì họ sẽ quan tâm đến các quyết định
quản trị của nhà quản lý. Các cổ đông sẽ tự chịu chi phí liên quan đến hoạt động
giám sát nhà quản lý, do đó, những cổ đông có quyền sở hữu lớn sẽ chủ động giám
sát nhà quản lý. Bằng cách này, các nhà quản lý sẽ thận trọng hơn trong các quyết
định quản trị và do đó giúp làm giảm các vấn đề đại diện giữa các cổ đông và các
nhà quản lý (Ozkan và Ozkan, 2004). Tuy nhiên, các công ty có cổ đông nắm giữ cổ
phần lớn có thể sẽ phải đối mặt với những vấn đề đại diện giữa các cổ đông lớn và
thiểu số (Shleifer và Vishny, 1997). Theo Fraile và Fradejas (2014), tập trung quyền
sở hữu có thể ảnh hưởng đến việc chủ động theo dõi hành vi của người quản lý của
cổ đông. Như vậy, sự tập trung quyền sở hữu có thể đóng góp vào các hoạt động tối
đa hóa giá trị và làm giảm các vấn đề đại diện, hoặc làm gia tăng các mâu thuẫn đại
diện giữa các cổ đông lớn và cổ đông thiểu số.
Một khía cạnh quan trọng khác mà tác giả xem xét khi nghiên cứu tác của
Quản trị công ty liên quan đến thành phần của ban giám đốc.
 Số thành viên Hội đồng Quản trị (BOARD)
Theo Adams et al. (2010) Hội đồng Quản trị nên có hành động hướng đến mục
tiêu cuối cùng của công ty là tối đa hóa giá trị cho cổ đông. Theo Fama và Jensen
(1983) Hội đồng Quản trị là một hệ thống quyết định, có quyền phê duyệt và giám
sát các quyết định quan trọng của công ty. Cơ chế Quản trị công ty tốt có tác động
tích cực đến tỷ lệ đóng thuế TNDN thông qua việc giảm các xung đột đại diện. Hội
đồng Quản trị có thể giảm thiểu vấn đề đại diện thông qua vai trò giám sát của mình
và từ đó làm giảm tỷ lệ đóng thuế TNDN. Các đặc tính của ban giám đốc
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
13
được nghiên cứu nhiều nhất là quy mô và thành phần của nó. Theo nghiên cứu trước
đây, quy mô hội đồng có thể tác động tích cực đến hiệu quả Quản trị công ty
(Wahab và Holland, 2012). Quy mô Hội đồng Quản trị lớn sẽ mang đến hiệu quả tốt
hơn, tận dụng các kỹ năng, chuyên môn và kinh nghiệm của các thành viên, góp
phần đưa ra một lời khuyên tốt hơn về các quyết định mang tính chiến lược. Quy
mô Hội đồng Quản trị lớn có thể có tầm nhìn rộng hơn về môi trường kinh tế và có
thể dễ dàng nhận ra các cơ hội kinh doanh (Pearce và Zahara, 1991). Theo
Eisenberg et al. (1998) lại cho rằng quy mô Hội đồng Quản trị lớn thì dẫn đến sự
mâu thuẫn và không thống nhất ý kiến giữa các thành viên trong việc kiểm soát,
quản lý do đó làm giảm hiệu quả quản lý. Với các Hội đồng Quản trị có quy mô lớn,
cũng khó khăn hơn để đạt được sự nhất trí về các quyết định có thể làm mất cơ hội
đầu tư quan trọng. Yermack (1996) nghiên cứu mối quan hệ giữa quy mô Hội đồng
Quản trị và giá trị công ty cho thấy rằng các công ty có quy mô Hội đồng Quản trị
nhỏ thì có giá trị cao hơn.
 Số thành viên Hội đồng Quản trị không điều hành công ty
(NON_EXEC)
Thành phần Hội đồng Quản trị không tham gia điều hành công ty cũng không
kém phần quan trọng và tác động đến quản trị công ty. Hội đồng Quản trị bao gồm
là thành viên Hội đồng Quản trị không hành (bên ngoài) và thành viên Hội đồng
Quản trị có điều hành (bên trong). Theo Florackis (2008) Hội đồng Quản trị có số
thành viên không điều hành nhiều hơn thì sẽ quản lý hiệu quả hơn. Ozkan và Ozkan
(2004) cũng cho rằng các giám đốc bên ngoài được bổ nhiệm với mục đích hành
động vì lợi ích của cổ đông hơn, sẽ góp phần cải thiện quá trình ra quyết định của
Hội đồng Quản trị và để bảo vệ lợi ích của cổ đông. Fama và Jensen (1983) cũng
cho rằng các giám đốc bên ngoài có thể hành động như là người hòa giải cho những
bất đồng của các nhà quản lý nội bộ; các giám đốc bên ngoài có thể kiểm soát sự
cạnh tranh không lành mạnh của các nhà quản lý cấp cao vì thế sẽ giảm bớt các vấn
đề về đại diện và từ đó làm tăng hiệu quả quản lý.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
14
Một lập luận ngược lại cho rằng thành viên Hội đồng Quản trị không điều
hành có ít thông tin hơn về công ty và sẽ không chủ động theo dõi, kiểm soát các
nhà quản lý (Florackis, 2008). Do đó, thành viên điều hành công ty được coi là
thành viên quan trọng của Hội đồng Quản trị bởi vì họ có nhiều thông tin giá trị về
tình hình hoạt động của công ty.
2.3. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY
2.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới
 Kraft (2014)
Kraft nghiên cứu các yếu tố quyết định tỷ lệ đóng thuế (ETRs) của các công ty
Đức. Kết quả cho thấy quy mô công ty, tăng trưởng và dòng tiền tự do có tác động
cùng chiều với tỷ lệ đóng thuế. Ngược lại, đòn bẩy tài chính có tác động ngược chiều
với tỷ lệ đóng thuế. Hơn nữa, nghiên cứu này còn cho thấy công ty có lợi nhuận nhiều
sẽ quản lý thuế tốt hơn chính vì thế tỷ lệ đóng thuế sẽ thấp hơn. Ngoài ra, nghiên cứu
này cũng cho thấy rằng các công ty đa quốc gia có nhiều khả năng giảm gánh nặng
thuế, vì thế tỷ lệ đóng thuế ở các công ty đa quốc gia thấp hơn. Cải cách thuế của Đức
năm 2008 có ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ lệ đóng thuế của các công ty Đức. Đối với
nhiều công ty có vay nợ, đòn bẩy có tác động ngược chiều với tỷ lệ đóng thuế.
 Vieira (2013)
Vieira nghiên cứu tác động của Quản trị công ty tác động đến tỷ lệ đóng thuế
của công ty. Dữ liệu nghiên cứu bao gồm 1500 công ty từ năm 1990 đến năm 2006.
Tác giả sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS). Quyền sở hữu của cổ
đông có tác động khác nhau đến thuế, tùy thuộc vào mức thuế cao hay thấp. Trong
nghiên cứu này, thứ nhất, tác giả phân tích mối quan hệ giữa Quản trị công ty và tỷ
lệ đóng thuế hiện tại. Thứ hai, nghiên cứu chia ra hai nhóm công ty: công ty nộp
thuế cao và công ty nộp thuế thấp. Kết quả cho thấy quyền sở hữu của cổ đông cao
làm giảm gánh nặng thuế. Tuy nhiên, quyền sở hữu của cổ đông có ảnh hưởng đáng
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
15
kể đến các công ty có tỷ lệ đóng thuế cao và không tác động đối với các công ty có
tỷ lệ đóng thuế thấp.
 Ribeiro (2015)
Ribeiro nghiên cứu các yếu tố tác động đến tỷ lệ đóng thuế (ETR) giúp cho
các nhà đầu tư, nhà quản lý và cổ đông tiết kiệm thuế phải nộp. Hơn nữa, giúp cơ
quan thuế và các nhà hoạch định chính sách biết được các yếu tố tác động đến tỷ lệ
đóng thuế và có những chính sách quản lý phù hợp. Mẫu nghiên cứu bao 704 công
ty phi tài chính niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán London từ năm 2010 đến
năm 2013. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp bình phương nhỏ
nhất tổng quát GLS. Kết quả của tác giả cho thấy các công ty lớn hơn và có lợi
nhuận cao hơn sẽ có tỷ lệ đóng thuế cao hơn. Ngược lại, vốn chủ sở hữu, đòn bẩy
tài chính và chi phí đầu tư và phát triển R & D có có tác động ngược chiều với tỷ lệ
đóng thuế. Về cơ cấu sở hữu và thành phần ban quản trị, kết quả của tác giả cho
thấy quyền sở hữu góp phần giảm tỷ lệ đóng thuế. Mặt khác, các công ty độc lập
hơn trong sự kiểm soát của cổ đông lại có tỷ lệ đóng thuế cao hơn. Hơn nữa, số
lượng thành viên Hội đồng Quản trị và số thành viên Hội đồng Quản trị không có
điều hành lại có tác động cùng chiều với tỷ lệ đóng thuế.
Như vậy, nhìn chung có nhiều nghiên cứu trên thế giới về sự tác động của các
yếu tố tài chính cũng như các yếu tố quản trị đến tỷ lệ đóng thuế TND của công ty.
Cụ thể, tác giả sẽ tóm tắt như sau:
Quy mô công ty, hàng tồn kho, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản, giá trị thị
trường, tỷ lệ sở hữu , tập trung sở hữu, , số thành viên Hội đồng Quản trị và số
thành viên Hội đồng Quản trị không điều hành có tác động cùng chiều đến tỷ lệ
đóng thuế thông qua các nghiên cứu của Kraft (2014), Vieira (2013). Ngược lại, các
yếu tố như quy mô công ty, đòn bẩy tài chính, quy mô vốn chủ sở hữu, hàng tồn
kho, chi phí đầu tư và phát triển, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản, tỷ lệ sở hữu, tập
trung sở hữu có tác động ngược chiều với tỷ lệ đóng thuế thông qua các nghiên cứu
của Kraft (2014), Vieira (2013). Trong khi đó, nghiên cứu của Kraft (2014) cũng
cho thấy kết quả rằng quy mô công ty và hàng tồn kho không có ý nghĩa thống kê.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
16
 Richardson và Lanis (2007)
Richardson và Lanis nghiên cứu các yếu tố quyết định sự thay đổi về thuế suất
và cải cách thuế của doanh nghiệp: Bằng chứng từ Úc. Dữ liệu nghiên cứu bao gồm
92 công ty. Phương pháp nghiên cứu được sự dụng là phương pháp ước lượng mô
hình theo phương pháp bình phương nhỏ nhất ( OLS). Kết quả nghiên cứu cho thấy
quy mô công ty (Size), đòn bẩy tài chính (Lev), quy mô vốn chủ sở hữu (Cint), Chi
phí đầu tư và phát triển (Rdint), Khả năng sinh lợi (Roa) và Cải cách thuế (Tref) có
tác động ngược chiều với tỷ lệ đóng thuế. Ngược lại, hàng tồn kho (Invint) lại có tác
động cùng chiều với tỷ lệ động thuế.
 Gupta và Newberry (1997)
Gupta và Newberry nghiên cứu các yếu tố quyết định sự thay đổi về tỷ lệ đóng
thuế của doanh nghiệp: Bằng chứng từ dữ liệu theo chiều dọc. Dữ liệu nghiên cứu
bao gồm 823 công ty trong giai đoạn 1982 – 1985 và 915 công ty trong giai đoạn
1987 – 1990. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là hồi quy mô hình theo
phương pháp tác động cố định (FEM). Trong giai đoạn 1982 – 1985, kết quả nghiên
cứu cho thấy quy mô công ty (Size), hàng tồn kho (Invint) và khả năng sinh lợi
(Roa) có tác động cùng chiều với tỷ lệ đóng thuế. Ngược lại, đòn bẩy tài chính
(Lev), quy mô vốn chủ (Capint), chi phí đầu tư và phát triển (Rdint) có tác động
ngược chiều với tỷ lệ đóng thuế.
Trong giai đoạn 1987 – 1990, kết quả nghiên cứu cho thấy hàng tồn kho (Invint)
và khả năng sinh lợi (Roa) có tác động cùng chiều với tỷ lệ đóng thuế. Ngược lại,
quy mô công ty (Size), đòn bẩy tài chính (Lev), quy mô vốn chủ (Capint) có tác
động ngược chiều với tỷ lệ đóng thuế. Trong khi đó, chi phí đầu tư và phát triển
(Rdint) không có ý nghĩa thống kê.
2.3.2. Các nghiên cứu trong nước
Theo như sự tìm hiểu và nghiên cứu của tác giả vẫn chưa có công trình nghiên
cứu nào về tỷ lệ đóng thuế (ETR) được thực hiện ở Việt Nam. Trong nghiên cứu
này của tác giả, tác giả sẽ nghiên cứu các yếu tố tài chính tác động đến tỷ lệ đóng
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
17
thuế và nghiên cứu vai trò của quản trị công ty đến tỷ lệ đóng thuế nhằm tìm ra các
giải pháp giúp cho các công ty tiết kiệm thuế phải nộp.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
18
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Chương 2 trình bày khái quát cơ sở lý thuyết đã hình thành nên nền tảng của
các nghiên cứu thực nghiệm, trình bày một số nghiên cứu trước về những yếu tố tài
chính và hiệu quả hoạt động cũng như vai trò của quản trị công ty đến tỷ lệ đóng
thuế. Các nghiên cứu trước đây vẫn chưa có sự đồng thuận chung và sự chưa thống
nhất này có thể do đặc điểm của nền kinh tế, thời gian nghiên cứu ở từng khu vực,
quốc gia là khác nhau, trong chương 3 tiếp theo tác giả sẽ giới thiệu chi tiết phương
pháp để thực hiện nghiên cứu trong điều kiện ở Việt Nam.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
19
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu về các yếu tố tác động đến tỷ lệ đóng
thuế TNDN (ETR). Tuy nhiên sau khi xem xét cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu
thực nghiệm trước đó, tác giả quyết định kế thừa nghiên cứu của Ribeiro (2015) làm
nghiên cứu gốc để thực hiện nghiên cứu của mình vì nghiên cứu phản ánh khá đầy
đủ các yếu tố tài chính cũng như vai trò của quản trị công ty đến tỷ lệ đóng thuế
TNDN. Tác giả kế thừa nghiên cứu của Ribeiro (2015) vì các lý do sau:
Đối tượng nghiên cứu của tác giả là các công ty phi tài chính niêm yết trên Sở
Giao dịch chứng khoán TP.HCM phù hợp với nghiên cứu của Ribeiro.
Mục tiêu nghiên cứu của tác giả là xác định và đo lường sự tác động của các
yếu tố tài chính và vai trò của quản trị công ty đến tỷ lệ đóng thuế TNDN phù hợp
với mục tiêu nghiên cứu của Ribeiro (2015).
Mô hình hồi quy có dạng:
ETR1 = β0 + β1 SIZEit + β2 LEVit + β3 CAPit + β4 INVit + β5 RDit + β6 ROAit + β7
MBit + β8 INS _ OWNit + β9 OWN_CONCit + β10 BOARDit + β11NON_EXECit + εit
ETR2 = β0 + β1 SIZEit + β2 LEVit + β3 CAPit + β4 INVit + β5 RDit + β6 ROAit + β7
MBit + β8 INS _ OWNit + β9 OWN_CONCit + β10 BOARDit + β11NON_EXECit + εit
Trong đó: Biến phụ thuộc là tỷ lệ đóng thuế TNDN (ETR1) và tỷ lệ đóng thuế
TNDN (ETR2). Biến độc lập là quy mô công ty (SIZE), đòn bẩy tài chính (LEV),
quy mô vốn chủ sở hữu (CAP), hàng tồn kho (INV), chi phí đầu tư và phát triển
(RD), khả năng sinh lợi (ROA), giá trị thị trường (MB), tỷ lệ sở hữu (INS _ OWN),
tập trung sở hữu (OWN_CONC), số thành viên Hội đồng Quản trị (BOARD), số
thành viên Hội đồng Quản trị không điều hành công ty (NON_EXEC) và ε là các
biến chưa được xác định.
3.3. MÔ TẢ BIẾN VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
3.3.1. Tỷ lệ đóng thuế TNDN (ETR)
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
20
Việc nghiên cứu các yếu tố quyết định tỷ lệ đóng thuế TNDN cũng như sự tác
động của các yếu tố tài chính và vai trò của quản trị công ty đến tỷ lệ đóng thuế
TNDN. Chi phí thuế thu nhập công ty bao gồm chi phí thuế thu nhập hiện hành và
chi phí thuế thu nhập hoãn lại. Ở phần tử số, theo Gupta và Newberry (1997) và
Rego (2003) chỉ sử dụng chi phí thuế thu nhập hiện hành. Tuy nhiên, chi phí thuế
thu nhập hoãn lại sẽ cho kết quả chính xác hơn vì chi phí hoãn lại phản ánh ảnh
hưởng của các đặc tính cụ thể của công ty đối với gánh nặng thuế (Richardson và
Lanis, 2007, Chen et al. , 2010, Minick và Noga, 2010, Armstrong et al. ,2012 và
Kraft, 2014). Ở phần mẫu số, theo các nhà nghiên cứu trước đây như Gupta và
Newberry (1997) và Richardson và Lanis (2007) có thể chọn lợi nhuận trước thuế
hoặc dòng tiền từ các hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, việc chọn lợi nhuận trước
thuế không phải là một biện pháp tốt vì cả tử số và mẫu số được tính sau khi điều
chỉnh thuế, chúng ta không thể quan sát tác động của ưu đãi thuế đối với tỷ lệ đóng
thuế TNDN. Do đó, tác giả sẽ tính tỷ lệ đóng thuế TNDN theo hai trường hợp là lợi
nhuận trước thuế và dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh là mẫu số. Trên
thực tế, như Zimmerman (1983), sử dụng dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh
doanh để kiểm soát sự khác biệt có thể xảy ra từ các phương pháp kế toán khác
nhau, phản ánh các ưu đãi về thuế liên quan đến quy mô có thể dẫn đến giảm thuế.
ETR1 = Thuế thu nhập doanh nghiệp
Lợi nhuận trước thuế
Thuế thu nhập doanh nghiệp
ETR2 =
Dòng tiền hoạt động
Theo Gupta và Newberry (1997) và Kraft (2014) đã áp dụng một số giới hạn
cho tỷ lệ đóng thuế TNDN (ETR) nằm giữa 0% và 100%. Nếu tỷ lệ đóng thuế
TNDN là âm, tác giả xác định ETR là 0%, hạn chế này xem xét khả năng hoàn thuế.
Mặt khác, nếu tỷ lệ đóng thuế TNDN lớn hơn 1, tác giả xác định ETR là 100%.
3.3.2. Các yếu tố tài chính của công ty
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
21
3.3.2.1. Quy mô công ty (SIZE)
Để đo lường quy mô công ty tác giả sử dụng biến SIZE được tính bằng
logarithm tự nhiên của tổng tài sản. Biến quy mô công ty được sử dụng trong các
nghiên cứu của Gupta và Newberry (1997), Richardson và Lanis (2007), Minick
and Noga (2010), Vieira (2013).
SIZE = Ln(Tổng tài sản)
Các công ty lớn sẽ thành công hơn so với các công ty nhỏ vì thế phải chịu tỷ lệ
đóng thuế TNDN cao hơn. Các công ty lớn sẽ phải chịu sự kiểm tra kỹ lưỡng của cơ
quan thuế, do đó việc trốn thuế hay dùng kỹ thuật kế toán để tăng chi phí và từ đó
làm giảm tiền đóng thuế sẽ khó hơn. Các nghiên cứu cho thấy quy mô công ty có
tác động cùng chiều với tỷ lệ đóng thuế TNDN như nghiên cứu thực nghiệm của
Rego (2003), Vieira (2013), Kraft (2014).
Trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước tác giả đặt giả thuyết như sau:
H1: Quy mô công ty có tác động cùng chiều với tỷ lệ đóng thuế TNDN.
3.3.2.2. Đòn bẩy tài chính (LEV)
Để đánh giá ảnh hưởng của lá chắn thuế đến tỷ lệ đóng thuế TNDN tác giả sử
dụng biến đòn bẩy tài chính và được đo lường bằng tỷ số giữa nợ dài hạn trên vốn
chủ sở hữu. Biến đòn bẩy tài chính được sử dụng trong các nghiên cứu của Chen và
cộng sự (2010), Huang và các cộng sự (2010) và Armstrong et al. (2012).
Nợ dài hạn
LEV =
Vốn chủ sở hữu
Sử dụng nợ sẽ giúp công ty tận dụng được lá chắn thuế từ chi phí lãi vay.
Chính vì thế, các công ty sử dụng nhiều nợ sẽ làm tăng chi phí và làm giảm tỷ lệ
đóng thuế. Các nghiên cứu cho thấy đòn bẩy tài chính có tác động ngược chiều với
tỷ lệ đóng thuế TNDN như nghiên cứu của Richardson và Lanis (2007) và Kraft
(2014).
Trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước tác giả đặt giả thuyết như sau:
H2: Đòn bẩy tài chính có tác động ngược chiều với tỷ lệ đóng thuế TNDN.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
22
3.3.2.3. Cơ cấu tài sản
 Quy mô vốn chủ sở hữu (CAP)
Để đánh giá sự tác động của quy mô vốn chủ sở hữu đến tỷ lệ đóng thuế
TNDN tác giả sử dụng biến quy mô vốn chủ sở hữu và được đo lường bằng quy mô
vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản.
Vốn chủ sở hữu
CAP =
Tổng tài sản
Cũng như lá chắn thuế từ chi phí lãi vay, khấu hao được xem như là lá chắn
thuế phi nợ và giúp công ty tiết kiệm thuế. Các công ty có nhiều vốn hơn có thể dễ
dàng quản lý thuế bằng cách lựa chọn phương pháp khấu hao nhanh hay chậm.
Gupta và Newberry (1997) cho thấy vốn chủ sở hữu có mối quan hệ ngược chiều
đến tỷ lệ đóng thuế TNDN.
Trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước tác giả đặt giả thuyết như sau:
H3: Quy mô vốn chủ sở hữu có tác động ngược chiều với tỷ lệ đóng thuế
TNDN.
 Hàng tồn kho (INV)
Trong cơ cấu tài sản hàng tồn kho cũng là yếu tố quan trọng và có tác động
đáng kể đến tỷ lệ đóng thuế TNDN. Để đánh giá sự tác động của hàng tồn kho đến
tỷ lệ đóng thuế TNDN tác giả sử dụng biến INV và được đo lường bằng hàng tồn
kho trên tổng tài sản.
Hàng tồn kho
INV =
Tổng tài sản
Tác động thay thế giữa đầu tư hàng tồn kho và đầu tư vốn (Richardson và
Lanis, 2007 và Gupta và Newberry , 1997). Hàng tồn kho cao sẽ làm tăng các chi
phí liên qua đến tồn kho như: chi phí về vốn, chi phí kho, thuế và bảo hiểm, chi phí
hao hụt, hư hỏng điều này sẽ làm giảm lợi nhuận của công ty và gián tiếp làm giảm
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
23
tỷ lệ đóng thuế TNDN. Derashid và Zhang (2003) cho thấy có mối quan hệ ngược
chiều giữa tồn kho và tỷ lệ đóng thuế TNDN.
Trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước tác giả đặt giả thuyết như sau:
H4: Hàng tồn kho có tác động ngược chiều với tỷ lệ đóng thuế TNDN.
 Chi phí đầu tư và phát triển (RD)
Chi phí đầu tư và phát triển là yếu tố quan trọng và tác động đến triển vọng
phát triển trong tương lai của công ty. Một công ty có phát minh, sáng kiến mới
trong lĩnh vực kinh doanh sẽ là lợi thế cạnh tranh giúp cho công ty chiếm lĩnh thị
trường. Chỉ số này được đo lường bằng chi phí đầu tư và phát triển trên tổng doanh
thu.
Chi phí đầu tư và phát triển
RD =
Tổng doanh thu
Lợi nhuận sau thuế sẽ được giữ lại để tái đầu tư và làm quỹ, trong đó có quỹ
đầu tư và phát triển nhằm tạo điều kiện cho công ty chủ động mở rộng sản xuất kinh
doanh, cải thiện điều kiện làm việc, dự phòng những rủi ro, tổn thất do thiên tai, hỏa
hoạn. Quỹ đầu tư phát triển được dùng vào các mục đích sau: Đầu tư mở rộng và
phát triển kinh doanh; Đổi mới, thay thế hoàn chỉnh máy móc thiết bị, dây chuyền
công nghệ, nghiên cứu áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật; Đổi mới trang thiết bị
và điều kiện làm việc trong công ty; Nghiên cứu khoa học, đào tạo và nâng cao trình
độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ cho công nhân viên trong công ty; Bổ sung
vốn. Việc đầu tư và phát triển giúp công ty gia tăng được trình độ chuyên môn và
tiềm năng phát triển trong tương lai. Hơn nữa, có nhiều ưu đãi từ các cơ quan thuế
nhằm thúc đẩy đầu tư vào R & D như các chương trình nghiên cứu và phát triển dựa
trên các ưu đãi về thuế và ưu đãi tín dụng khác nhau. Theo đó, đầu tư vào chi phí
đầu tư và phát triển sẽ làm tăng chi phí và từ đó làm giảm tỷ lệ đóng thuế TNDN.
Nhưng trong tương lại, việc đầu tư sẽ giúp công ty có nhiều cơ hội phát triển hơn.
Các nghiên cứu cho thấy chi phí đầu tư và phát triển có tác động ngược
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
24
chiều với tỷ lệ đóng thuế TNDN là Richardson và Lanis (2007) và Hanlon et al
(2010).
Trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước tác giả đặt giả thuyết như sau:
H5: Chi phí đầu tư và phát triển có tác động ngược chiều với tỷ lệ đóng thuế
TNDN.
3.3.2.4. Khả năng sinh lợi (ROA)
Tỷ số này đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của công ty và
được đo lường bằng lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản. Nó cho biết 100 đồng tài
sản thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Hệ số này cho biết một đồng
tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Hệ số này càng cao thể hiện sự sắp
xếp, phân bổ và quản lý tài sản càng hợp lý và hiệu quả.
Lợi nhuận sau thuế
ROA =
Tổng tài sản
Các công ty có khả năng sinh lợi cao sẽ có lợi nhuận trước thuế cao hơn, và do
đó phải trả đóng thuế nhiều hơn. Hiệu quả sử dụng tài sản tốt giúp công ty giảm
được chi phí liên quan đến tài sản sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh từ đó
gia tăng lợi nhuận. Từ đó công ty sẽ phải đóng thuế nhiều hơn và làm tăng tỷ lệ
đóng thuế TNDN. Các nghiên cứu cho thấy Khả năng sinh lợi có tác động cùng
chiều với tỷ lệ đóng thuế TNDN như Gupta và Newberry (1997), Richardson và
Lanis (2007), Minick và Noga (2010) và Armstrong et al. (2012).
Trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước tác giả đặt giả thuyết như sau:
H6: Khả năng sinh lợi có tác động cùng chiều với tỷ lệ đóng thuế TNDN.
3.3.2.5. Giá trị thị trường (MB)
Ngoài các biến liên quan đến đặc điểm tài chính và hoạt động của các công ty,
nhiều nghiên cứu đã sử dụng tỷ lệ giá thị trường trên giá trị sổ sách là một đặc điểm
riêng biệt về kỳ vọng của thị trường đối với giá cổ phiếu và có tác động mạnh đến tỷ
lệ đóng thuế TNDN. Giá thị trường là mức giá mà người mua và người bán xác lập
khi thực hiện giao dịch cổ phiếu đó. Trong một TTCK hiệu quả, giá thị trường
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
25
phản ánh đầy đủ mọi yếu tố liên quan tới doanh nghiệp. Bởi vậy, giá thị trường thể
hiện giá trị thực của các tài sản cơ sở của doanh nghiệp. Chỉ số này khá giống với
chỉ số Tobin's Q. Biến giá trị thị trường được sử dụng trong các nghiên cứu của
Chen et al. (2010), Armstrong và cộng sự (2012), Kraft (2014). Tỷ số này phản ánh
sự đánh giá của thị trường vào triển vọng tương lại của công ty. Tỷ số này lớn hơn 1
và càng cao có nghĩa là thị trường kỳ vọng tốt và đánh giá cao triển vọng tương lai
của công ty và ngược lại.
Giá trị thị trường
MB =
Giá trị sổ sách
Ribeiro (2015) đã tìm thấy mối quan hệ cùng chiều giữa giá thị trường với tỷ
lệ đóng thuế TNDN.
Trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước tác giả đặt giả thuyết như sau:
H7: Giá trị thị trường có tác động cùng chiều với tỷ lệ đóng thuế TNDN.
3.3.3. Các yếu tố quản trị công ty
3.3.3.1. Cấu trúc quyền sở hữu
 Tỷ lệ sở hữu (INS _ OWN)
Tỷ lệ sở hữu được đo lường bằng tỷ trọng vốn sở hữu của các cổ đông là cá
nhân hoặc tổ chức trong nước có sở hữu từ 5% trở lên (không đại diện cho nhà
nước) trên tổng vốn chủ sở hữu. Biến tỷ lệ sở hữu của cổ đông tổ chứ này cũng
được sử dụng trong các nghiên cứu của Hoàng và các cộng sự (2010) và Vieira
(2013).
Số cổ phiếu của cổ đông nắm giữ > 5%
INS_OWN =
Số cổ phiếu đang lưu hành.
Để giải quyết vấn đề mâu thuẫn lợi ích giữa chủ sở hữu và nhà quản lý dẫn
đến các vấn đề đại diện. Tăng quyền sở hữu cổ của các nhà quản lý sẽ giúp làm
giảm các vấn đề đại diện. Việc gắn kết lợi ích của cổ đông và nhà quản lý sẽ làm
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
26
nhà quản lý hành xử vì lợi ích chung và ra các quyết định nhằm mục đích tối đa hóa
giá trị công ty. Chính vì thế, việc tỷ lệ sở hữu của cổ đông lớn càng cao trong đó có
sở hữu của các nhà quản lý thì vấn đề đại diện được giải quyết và nhà quản lý tập
trung và ra các quyết định gia tăng lợi nhuận của công ty. Mặc khác, cổ đông lớn
không quản lý sẽ có trách nhiệm giám sát các nhà quản lý, đóng góp ý kiến để đảm
bảo lợi ích từ việc tối đa lợi nhuận của công ty. Chính vì thế, tỷ lệ sở hữu cổ đông
lớn làm tăng tỷ lệ đóng thuế TNDN. Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sở hữu có tác động
cùng chiều với tỷ lệ đóng thuế TNDN như Florackis (2008).
Trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước tác giả đặt giả thuyết như sau:
H8: Tỷ lệ sở hữu có tác động cùng chiều với tỷ lệ đóng thuế TNDN.
 Tập trung sở hữu (OWN_CONC)
Theo Florackis (2008), mức độ tập trung quyền sở hữu được đo lường bằng 1
nếu không có cổ đông nắm giữ trên 20% số cổ phiếu đang lưu hành và bằng 0 trong
trường hợp ngược lại .
OWN_CONC = Bằng 1, nếu không có cổ đông nắm giữ trên 20%, bằng 0
trường hợp ngược lại.
Quyền sở hữu tập trung cũng là một cách khác để giảm các vấn đề đại diện.
Theo Florackis (2008), các cổ đông nhỏ có ít động cơ để theo dõi các nhà quản lý,
nhưng nếu họ sở hữu một cổ phần đáng kể thì họ sẽ quan tâm đến các quyết định
quản trị của nhà quản lý. Các cổ đông sẽ tự chịu chi phí liên quan đến hoạt động
giám sát nhà quản lý, do đó, những cổ đông có quyền sở hữu lớn sẽ chủ động giám
sát nhà quản lý. Bằng cách này, các nhà quản lý sẽ thận trọng hơn trong các quyết
định quản trị và do đó giúp làm giảm các vấn đề đại diện giữa các cổ đông và các
nhà quản lý (Ozkan và Ozkan, 2004). Tuy nhiên, các công ty có cổ đông nắm giữ cổ
phần lớn có thể sẽ phải đối mặt với những vấn đề đại diện giữa các cổ đông lớn và
thiểu số (Shleifer và Vishny, 1997). Theo Fraile và Fradejas (2014), tập trung quyền
sở hữu có thể ảnh hưởng đến việc chủ động theo dõi hành vi của người quản lý của
cổ đông. Như vậy, sự tập trung quyền sở hữu có thể đóng góp vào các hoạt động tối
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
27
đa hóa giá trị và làm giảm các vấn đề đại diện, hoặc làm gia tăng các mâu thuẫn đại
diện giữa các cổ đông lớn và cổ đông thiểu số.
Trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước tác giả đặt giả thuyết như sau:
H9: Tập trung sở hữu có tác động cùng chiều với tỷ lệ đóng thuế TNDN.
3.3.3.2. Thành phần của ban giám đốc
Một khía cạnh quan trọng khác mà tác giả xem xét khi nghiên cứu tác của
Quản trị công ty liên quan đến thành phần của ban giám đốc.
 Số thành viên Hội đồng Quản trị (BOARD)
Số thành viên Hội đồng Quản trị là tổng số thành viên Hội đồng Quản trị hiện
tại, biến này được sử dụng trong nghiên cứu của Yermack (1996), Eisenberg và
cộng sự (1998), Minick và Noga (2010), Lanis và Richardson (2011), Wahab và
Holland (2012). Số lượng thành viên Hội đồng Quản trị ít nhất là năm (05) người và
nhiều nhất là mười một (11) người, trong đó khoảng một phần ba tổng số thành viên
Hội đồng Quản trị là thành viên độc lập không điều hành.
BOARD = Số thành viên Hội đồng Quản trị
Theo Adams et al. (2010) Hội đồng Quản trị nên có hành động hướng đến mục
tiêu cuối cùng của công ty là tối đa hóa giá trị cho cổ đông. Hội đồng Quản trị có
thể giảm thiểu vấn đề đại diện thông qua vai trò giám sát của mình. Quy mô Hội
đồng Quản trị lớn sẽ mang đến hiệu quả tốt hơn, tận dụng các kỹ năng, chuyên môn
và kinh nghiệm của các thành viên, góp phần đưa ra một lời khuyên tốt hơn về các
quyết định mang tính chiến lược. Quy mô Hội đồng Quản trị lớn có thể có tầm nhìn
rộng hơn về môi trường kinh tế và có thể dễ dàng nhận ra các cơ hội kinh doanh.
Chính vì thế hội đồng quản trị có nhiều thành viên giúp quản trị tốt hơn và đưa ra
các quyết định đầu tư đúng đắn từ đó tối đa hóa lợi nhuận và làm tăng tỷ lệ đóng
thuế TNDN. Các nghiên cứu cho thấy Số thành viên Hội đồng Quản trị có tác động
cùng chiều với tỷ lệ đóng thuế TNDN như Adams et al. (2010), Pearce và Zahara
(1991).
Trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước tác giả đặt giả thuyết như sau:
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
28
H10: Số thành viên Hội đồng Quản trị có tác động cùng chiều với tỷ lệ đóng
thuế TNDN.
 Số thành viên Hội đồng Quản trị không điều hành công ty
(NON_EXEC)
Số thành viên Hội đồng Quản trị không điều hành công ty (NON_EXEC) được
đo lường bằng tỷ số giữa số thành viên Hội đồng Quản trị không điều hành công ty
và số thành viên Hội đồng Quản trị để đo lường sự độc lập của Hội đồng Quản trị
có thể tác động đến tỷ lệ đóng thuế TNDN. Biến này được sử dụng trong các nghiên
cứu của Florackis (2008), Lanis và Richardson (2011) và Wahab và Holland (2012).
Số thành viên hội đồng quản trị không điều hành
NON_EXEC =
Số thành viên hội đồng quản trị
Hội đồng Quản trị có số thành viên không điều hành nhiều hơn thì sẽ quản lý
hiệu quả hơn, hành động vì lợi ích của cổ đông hơn. Việc sử dụng nợ để gia tăng lợi
ích cho cổ đông sẽ được ưu tiên, từ đó làm tăng chi phí từ lá chắn thuế và giảm tỷ lệ
đóng thuế TNDN. Một lập luận khác cho rằng thành viên Hội đồng Quản trị không
điều hành có ít thông tin hơn về công ty và sẽ không chủ động theo dõi, kiểm soát
các nhà quản lý. Do đó, thành viên điều hành công ty được coi là thành viên quan
trọng của Hội đồng Quản trị bởi vì họ có nhiều thông tin giá trị về tình hình hoạt
động của công ty. Chính vì thế, việc có quá nhiều thành viên Hội đồng Quản trị
không điều hành công ty sẽ làm giảm hiệu quả quản lý và từ đó làm giảm lợi nhuận
của công ty dẫn đến tỷ lệ đóng thuế TNDN giảm. Nghiên cứu cho thấy số thành
viên Hội đồng Quản trị không điều hành có tác động ngược chiều với tỷ lệ đóng
thuế TNDN là Florackis (2008).
Trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước tác giả đặt giả thuyết như sau:
H11: Số thành viên Hội đồng Quản trị không điều hành có tác động ngược
chiều với tỷ lệ đóng thuế TNDN.
Bảng 3.2: Mô tả biến
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
29
Tên biến Đo lường Nguồn dữ liệu Dấu kỳ vọng
Biến tỷ lệ đóng thuế TNDN
Tỷ lệ đóng thuế Thuế TNDN/ Lợi nhuận
TNDN (ETR 1) trước thuế
Tỷ lệ đóng thuế Thuế TNDN / Dòng tiền
TNDN (ETR 2) hoạt động
Các biến đặc trưng công ty
Quy mô công ty
Ln(Tổng tài sản) Báo cáo tài chính +
(SIZE)
Đòn bẩy tài Nợ dài hạn / Vốn chủ sở
Báo cáo tài chính -
chính (LEV) hữu
Quy mô vốn chủ Vốn chủ sở hữu / Tổng tài
Báo cáo tài chính -
sở hữu (CAP) sản
Hàng tồn kho
Hàng tồn kho / Tổng tài sản Báo cáo tài chính -
(INV)
Chi phí đầu tư
Chi phí đầu tư và phát triển
và phát triển Báo cáo tài chính -
/ Tổng doanh thu
(RD)
Tỷ suất sinh lời
Lợi nhuận sau thuế / Tổng
trên tổng tài sản Báo cáo tài chính +
tài sản
(ROA)
Giá trị thị trường Giá trị thị trường / Giá trị
Báo cáo tài chính +
(MB) sổ sách
Các biến quản trị công ty
Tỷ lệ sở hữu
Số cổ phiếu của cổ đông Báo cáo tài chính
nắm giữ > 5% / Số cổ phiếu (Phần thuyết +
(INS_OWN)
đang lưu hành. minh BCTC)
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
30
Tên biến Đo lường Nguồn dữ liệu Dấu kỳ vọng
Bằng 1 nếu không có cổ
Báo cáo tài chính
Tập trung sở hữu đông nắm giữ trên 20% số
(Phần thuyết +
(OWN_CONC) cổ phần lưu hành; 0 ngược
minh BCTC)
lại
Số thành viên
Thành viên Hội đồng Quản
Báo cáo tài chính
Hội đồng Quản (Phần thuyết +
trị
trị(BOARD) minh BCTC)
Số thành viên
Số thành viên Hội đồng
Hội đồng Quản Báo cáo tài chính
Quản trị không điều hành
trị không điều (Phần thuyết -
công ty / Số thành viên Hội
hành minh BCTC)
đồng Quản trị
(NON_EXEC)
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
3.4. MÔ TẢ CÁCH CHỌN MẪU VÀ THU THẬP DỮ LIỆU
Để kiểm định sự tác động các yếu tố tài chính và vai trò của quản trị công ty
đến tỷ lệ đóng thuế TNDN của các công ty niêm yết tại Việt nam tác giả sử dụng
mẫu nghiên cứu bao gồm 200 công ty phi tài chính được Sở Giao dịch Chứng khoán
Thành Phố Hồ Chí Minh (HOSE) trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2016. Các
công ty này có quy mô tài sản khác nhau, thuộc nhiều ngành nghề, lĩnh vực hoạt
động khác nhau, do vậy có thể đảm bảo tính đại diện cho các công ty trong nền kinh
tế. Do bảng cân đối tài sản của các công ty trong lĩnh vực tài chính (ngân hàng,
công ty bảo hiểm và quỹ đầu tư) có cấu trúc đặc thù, khác biệt lớn so với các công
ty phi tài chính, vì vậy các công ty tài chính sẽ không có trong mẫu nghiên cứu.
Việc sử dụng dữ liệu bảng có nhiều lợi thế so với các dạng dữ liệu khác như dữ
liệu theo chuỗi thời gian, dữ liệu chéo. Thứ nhất, dữ liệu bảng cho phép nghiên cứu sự
khác biệt giữa các đơn vị chéo (công ty) mà trước đây người ta thường sử dụng biến giả
(dummy). Thứ hai, dữ liệu bảng nâng cao được số lượng quan sát của mẫu và phần nào
khắc phục được hiện tượng đa cộng tuyến. Thứ ba, dữ liệu bảng chứa đựng nhiều thông
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
31
tin hơn các dạng dữ liệu khác, giúp tác giả có thể nghiên cứu được động thái sự thay
đổi của các đơn vị chéo theo thời gian.
Dữ liệu thống kê được thu thập và tổng hợp từ các bảng báo cáo tài chính của
các công ty. Dữ liệu trong bài nghiên cứu là dữ liệu bảng ba chiều với các chiều:
năm, công ty và nhân tố. Đây là dạng dữ liệu bảng (data panel) mà để tiến hành hồi
quy cần những phương pháp chuyên biệt.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
32
3.5. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
Bước 1: Thống kê mô tả
Bước 2: Phân tích ma trận tương quan giữa các biến
Bước 3: Hồi quy mô hình theo phương pháp POOLED OLS, FEM, REM
Bước 4: Kiểm định lựa chọn Mô hình
Kiểm định để lựa chọn POOLED OLS và FEM
Kiểm định Hausman để lựa chọn giữa mô hình FEM và REM
Bước 5: Kiểm định các khuyết tật của Mô hình
Kiểm định đa cộng tuyến
Kiểm định phương sai của sai số thay đổi
Kiểm định tự tương quan
Kiểm định phân phối chuẩn phần dư
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu
Bước 1: Thống kê mô tả
Tác giả sử dụng phần mềm Eviews 8.1 để thống kê mô tả nhằm xác định
những đặc tính cơ bản như tên biến, số mẫu quan sát, giá trị trung bình, trung vị, giá
trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất và độ lệch chuẩn.
Bước 2: Phân tích ma trận tương quan giữa các biến
Một trong số các giả định của hồi quy tuyến tính là không có tương quan giữa
các biến độc lập, và khi giả thuyết này bị vi phạm thì hiện tượng đa cộng tuyến xảy
ra. Hậu quả là các biến bị đa cộng tuyến sẽ bị mất đi ý nghĩa trong mô hình hoặc hệ
số hồi quy có thể bị sai dấu, đa cộng tuyến nghiêm trọng hơn (đa cộng tuyến hoàn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
33
hảo) sẽ không thể ước lượng được mô hình. Do đó, việc phân tích tương quan giữa
các biến trong mô hình là rất cần thiết, phân tích tương quan được thực hiện thông
qua ma trận tương quan. Nhưng ma trận tương quan lại mắc phải nhược điểm là chỉ
phát hiện được tương quan cặp, không phát hiện được tương quan nhóm. Vì vậy,
ngoài ma trận tương quan còn có thể sử dụng nhân tử phóng đại phương sai (VIF)
sẽ giúp phân tích tương quan nhóm tốt hơn.
Bước 3: Chạy mô hình theo phương pháp POOLED OLS, FEM, REM
Tác giả chạy mô hình hồi quy lần lượt theo các phương pháp POOLED OLS,
FEM, REM. Mô hình hồi quy theo phương pháp bình phương nhỏ nhất (POOLED
OLS) là để xác định những yếu tố nào thực sự tác động đến tỷ suất sinh lời của các
công ty. Mô hình hồi quy theo phương pháp tác động cố định (FEM) với giả định
rằng mỗi công ty đều có những đặc điểm riêng biệt có thể tác động đến các biến độc
lập. Mô hình hồi quy theo phương pháp tác động ngẫu nhiên (REM) phân tích mối
tương quan giữa phần sai số của mỗi công ty với các biến độc lập, qua đó có thể
kiểm soát được các đặc điểm riêng biệt giữa các công ty.
Bước 4: Kiểm định lựa chọn Mô hình
Để lựa chọn ra một mô hình phù hợp nhất trong ba mô hình trên tác giả tiến
hành kiểm định so sánh giữa mô hình theo các phương pháp POOLED OLS và
FEM, FEM và REM đối với dữ liệu bảng. Kiểm định đầu tiên được dùng là kiểm
định F (kiểm định Redundant) để so sánh lựa chọn theo phương pháp POOLED
OLS hay FEM, với giả định H0: chọn mô hình theo phương pháp POOLED OLS,
nếu P-value < 0,05 thì bác bỏ H0, kết luận chọn mô hình theo phương pháp FEM,
ngược lại thì chọn mô hình theo phương pháp POOLED OLS. Kiểm định thứ hai là
kiểm định Hausman dùng để so sánh giữa FEM và REM, với giả định H0: chọn mô
hình theo phương pháp REM, nếu kết quả kiểm định cho thấy P-value < 0,05 thì bác
bỏ H0, kết luận mô hình theo phương pháp FEM phù hợp hơn và ngược lại thì ta
chọn phương pháp REM.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
34
Bước 5: Kiểm định các khuyết tật của Mô hình
Theo lý thuyết có nhiều phương pháp kiểm định nhưng tác giả sử dụng một số
phương pháp kiểm định phù hợp với mô hình. Các phương pháp kiểm định được sử
dụng trong bài viết này là:
- Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến
Đầu tiên, tác giả kiểm định đa cộng tuyến, hiện tượng này có thể dẫn tới một
số hậu quả là các ước lượng bị chệch, dấu các hệ số hồi quy thay đổi so với thực tế,
giá trị thống kê t nhỏ, khoảng tin cậy rộng dẫn đến không có ý nghĩa.
Có 3 cách phát hiện đa cộng tuyến là:
Thứ nhất, hệ số R2
cao, nhưng tỷ số t-statistic thấp. Hoặc, hệ số tương quan
giữa các biến độc lập cao, nếu lớn hơn 0,8 thì có thể chắc chắn có đa cộng tuyến.
Thứ hai, sử dụng mô hình hồi quy phụ. Đầu tiên, tác giả ước lượng mô hình
hồi quy phụ giữa một biến độc lập bất kỳ với các biến độc lập còn lại. Sau đó, để
kiểm tra đa cộng tuyến tác giả dùng phương pháp kiểm định tham số để kiểm tra sự
ảnh hưởng của các biến độc lập.
Thứ ba, sử dụng nhân tử phóng đại phương sai (VIF). Tốc độ gia tăng của
phương sai và hiệp phương sai có thể thấy qua nhân tử phóng đại phương sai gắn
liền với biến Xi, ký hiệu là VIF(Xi). VIF(Xi) được thiết lập dựa trên cơ sở của hệ số
xác định R2
, trong hồi quy của biến Xi với các biến khác như sau:
Theo lý thuyết nếu hệ số VIF ≥ 10 thì có hiện tượng đa cộng tuyến giữa hai
biến độc lập trong mô hình.
Cách xử lý hiện tượng đa cộng tuyến (nếu có) bằng các phương pháp như sử
dụng thông tin tiên nghiệm, tăng kích thước mẫu, bỏ biến.
- Kiểm định phương sai của sai số thay đổi
Một trong những giả thiết quan trọng của mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển
là phương sai của từng yếu tố ngẫu nhiên Ui là một số không đổi và bằng σ2
. Đây là
giả thiết phương sai không thay đổi, tức là, phương sai bằng nhau. Khi có phương
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
35
sai thay đổi, các ước lượng OLS (phương pháp bình phương nhỏ nhất) không hiệu
quả. Hiện tượng này cho thấy mức độ phân tán không như nhau của giá trị biến phụ
thuộc quan sát được xung quanh đường hồi quy. Chính vì hiện tượng này có ảnh
hưởng khá nghiêm trọng đến kết quả nghiên cứu nên tác giả thực hiện kiểm định
phương sai của sai số thay đổi bằng một trong các kiểm định như Breusch-Pagan-
Godfrey, Harvey, Glejser, hoặc White. Trong các kiểm định thì kiểm định White
được sử dụng phổ biến nhất. Các kiểm định này được tiến hành trên mô hình hồi
quy phụ với cặp giả thiết của kiểm định là H0: phương sai của sai số ngẫu nhiên của
mô hình không đổi và H1: phương sai của sai số ngẫu nhiên của mô hình thay đổi.
Nếu H0 đúng thì thống kê nR2
có phân phối xấp xỉ với phân phối Chi – bình
phương với k bậc tự do. Nếu Prob(Chi-Square) < 0,05 thì bác bỏ giả thiết H0, nghĩa
là có hiện tượng phương sai thay đổi trong mô hình.
Để khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi, tác giả sử dụng phương pháp
bình phương nhỏ nhất có trọng số (WLS) trong phương pháp bình phương nhỏ nhất
tổng quát khả thi (FGLS).
- Kiểm định tự tương quan
Tự tương quan là sự tương quan giữa các thành phần của dãy quan sát theo
thời gian hoặc không gian. Khi có tự tương quan, các ước lượng OLS (phương pháp
bình phương nhỏ nhất) không hiệu quả. Vì vậy, một trong những giả thuyết quan
trọng của mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển là các sai số ngẫu nhiên Ui trong hàm
hồi quy tổng thể không xảy ra hiện tượng tự tương quan. Có nhiều cách phát hiện tự
tương quan như phương pháp đồ thị, kiểm định Durbin-Watson, kiểm định Berusch-
Godfrey…
Đối với kiểm định Durbin – Watson:
Kiểm định tương quan bậc nhất
Đặt giả thuyết: H0: p = 0; H1: p ≠ 0
Nếu d <du hoặc (4 – d) < du thì bác bỏ giả thuyết H0 và chấp nhận H1, nghĩa là
có tự tương quan dương hoặc âm. Tuy nhiên kiểm định Durbin-Watson vẫn có
khuyết điểm: cỡ mẫu n lớn thì các giá trị dL, du không có trong bảng, để khắc
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
36
phụcccc nhược điểm này thì có thể kiểm định Durbin-Watson theo kinh nghiệm:
Nếu 1 < d < 3 thì kết luận mô hình không có tự tương quan.
Đối với kiểm định Berusch-Godfrey:
Giả thuyết:
H0: ρ1 = 0 (không có tự tương quan bậc 1)
H1: ρ1 khác 0 (có tự tương quan bậc 1)
Nếu P-Value < a = 5% thì ta bác bỏ giả thuyết H0. Tức có tự tương quan bậc 1.
Nếu P-Value > a = 5% thì ta chấp nhận H0. Tức là không có tự tương quan bậc
1.
Để khắc phục hiện tượng tự tương quan, tác giả sử dụng thủ tục lặp Cochrane
–
Orcutt hai bước trong phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng quát (GLS)
bằng cách thêm AR(1) vào mô hình hồi quy nếu mô hình có tự tương quan bậc 1
hoặc cả AR(1),
AR(2) vào mô hình hồi quy nếu mô hình có tự tương quan bậc 2.
- Kiểm định phân phối chuẩn phần dư
Hồi quy tuyến tính đa biến yêu cầu các biến liên tục và phần dư phải có phân
phối chuẩn. Đây là một giả định quan trọng, tuy nhiên, nhiều nhà thống kê học cho
rằng tính chất phân phối chuẩn của phần dư mới là điều kiện quan trọng nhất. Tính
chất phân phối chuẩn của phần dư là điều kiện để các giá trị mức ý nghĩa (p-value)
trong các kiểm định thống kê như T-test, F-test có ý nghĩa.
Có nhiều cách để nhận biết một phân phối chuẩn trong SPSS. Đơn giản nhất là
xem biều đồ với đường cong chuẩn (Histograms with normal curve) với dạng hình
chuông đối xứng với tần số cao nhất nằm ngay giữa và các tần số thấp dần nằm ở 2
bên. Trị trung bình (mean) và trung vị (mediane) gần bằng nhau và độ xiên
(skewness) gần bằng zero.
Vẽ biểu đồ xác suất chuẩn (normal Q-Q plot). Phân phối chuẩn khi biểu đồ xác
suất này có quan hệ tuyến tính (đường thẳng).
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
37
Dùng phép kiểm định Kolmogorov-Smirnov khi cỡ mẫu lớn hơn 50 hoặc phép
kiểm Shapiro-Wilk khi cỡ mẫu nhỏ hơn 50. Được coi là có phân phối chuẩn khi
mức ý nghĩa (Sig.) lớn hơn 0,05.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
38
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Chương 3 đã trình bày mô hình nghiên cứu, cách tính toán các biến trong
mô hình và đưa ra giả thuyết nghiên cứu, các phương pháp phân tích dữ liệu và
kiểm định cũng như cách thu thập dữ liệu cho việc nghiên cứu. Chương 4 tiếp theo
sẽ trình bày kết quả nghiên cứu với những phân tích và các kiểm định cần thiết.
Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Lệ Đóng Thuế Của Các Công Ty Niêm Yết Tại Sở Giao Dịch Chứng Khoán.doc
Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Lệ Đóng Thuế Của Các Công Ty Niêm Yết Tại Sở Giao Dịch Chứng Khoán.doc
Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Lệ Đóng Thuế Của Các Công Ty Niêm Yết Tại Sở Giao Dịch Chứng Khoán.doc
Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Lệ Đóng Thuế Của Các Công Ty Niêm Yết Tại Sở Giao Dịch Chứng Khoán.doc
Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Lệ Đóng Thuế Của Các Công Ty Niêm Yết Tại Sở Giao Dịch Chứng Khoán.doc
Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Lệ Đóng Thuế Của Các Công Ty Niêm Yết Tại Sở Giao Dịch Chứng Khoán.doc
Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Lệ Đóng Thuế Của Các Công Ty Niêm Yết Tại Sở Giao Dịch Chứng Khoán.doc
Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Lệ Đóng Thuế Của Các Công Ty Niêm Yết Tại Sở Giao Dịch Chứng Khoán.doc
Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Lệ Đóng Thuế Của Các Công Ty Niêm Yết Tại Sở Giao Dịch Chứng Khoán.doc
Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Lệ Đóng Thuế Của Các Công Ty Niêm Yết Tại Sở Giao Dịch Chứng Khoán.doc
Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Lệ Đóng Thuế Của Các Công Ty Niêm Yết Tại Sở Giao Dịch Chứng Khoán.doc
Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Lệ Đóng Thuế Của Các Công Ty Niêm Yết Tại Sở Giao Dịch Chứng Khoán.doc
Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Lệ Đóng Thuế Của Các Công Ty Niêm Yết Tại Sở Giao Dịch Chứng Khoán.doc
Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Lệ Đóng Thuế Của Các Công Ty Niêm Yết Tại Sở Giao Dịch Chứng Khoán.doc
Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Lệ Đóng Thuế Của Các Công Ty Niêm Yết Tại Sở Giao Dịch Chứng Khoán.doc
Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Lệ Đóng Thuế Của Các Công Ty Niêm Yết Tại Sở Giao Dịch Chứng Khoán.doc
Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Lệ Đóng Thuế Của Các Công Ty Niêm Yết Tại Sở Giao Dịch Chứng Khoán.doc
Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Lệ Đóng Thuế Của Các Công Ty Niêm Yết Tại Sở Giao Dịch Chứng Khoán.doc
Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Lệ Đóng Thuế Của Các Công Ty Niêm Yết Tại Sở Giao Dịch Chứng Khoán.doc
Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Lệ Đóng Thuế Của Các Công Ty Niêm Yết Tại Sở Giao Dịch Chứng Khoán.doc

More Related Content

Similar to Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Lệ Đóng Thuế Của Các Công Ty Niêm Yết Tại Sở Giao Dịch Chứng Khoán.doc

Similar to Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Lệ Đóng Thuế Của Các Công Ty Niêm Yết Tại Sở Giao Dịch Chứng Khoán.doc (20)

Đánh Giá Sinh Kế Của Các Hộ Dân Bị Ảnh Hưởng Từ Dự Án Làm Đường 991B.doc
Đánh Giá Sinh Kế Của Các Hộ Dân Bị Ảnh Hưởng Từ Dự Án Làm Đường 991B.docĐánh Giá Sinh Kế Của Các Hộ Dân Bị Ảnh Hưởng Từ Dự Án Làm Đường 991B.doc
Đánh Giá Sinh Kế Của Các Hộ Dân Bị Ảnh Hưởng Từ Dự Án Làm Đường 991B.doc
 
Luận Văn Tác Động Của Fdi Đến Việc Làm Tại Các Địa Phương Ở Việt Nam.doc
Luận Văn Tác Động Của Fdi Đến Việc Làm Tại Các Địa Phương Ở Việt Nam.docLuận Văn Tác Động Của Fdi Đến Việc Làm Tại Các Địa Phương Ở Việt Nam.doc
Luận Văn Tác Động Của Fdi Đến Việc Làm Tại Các Địa Phương Ở Việt Nam.doc
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Trong Công Việc Của Người Lao Động.doc
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Trong Công Việc Của Người Lao Động.docCác Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Trong Công Việc Của Người Lao Động.doc
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Trong Công Việc Của Người Lao Động.doc
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Công Tác Kế Toán Quản Trị Của Các Ngân Hàng...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Công Tác Kế Toán Quản Trị Của Các Ngân Hàng...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Công Tác Kế Toán Quản Trị Của Các Ngân Hàng...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Công Tác Kế Toán Quản Trị Của Các Ngân Hàng...
 
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tránh Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp.doc
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tránh Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp.docLuận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tránh Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp.doc
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tránh Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp.doc
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Trang Phục Qua Mạng Của Giới Trẻ.doc
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Trang Phục Qua Mạng Của Giới Trẻ.docCác Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Trang Phục Qua Mạng Của Giới Trẻ.doc
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Trang Phục Qua Mạng Của Giới Trẻ.doc
 
Các nhân Tố tác Động Đến Công Tác Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Công Ty Niêm Yế...
Các nhân Tố tác Động Đến Công Tác Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Công Ty Niêm Yế...Các nhân Tố tác Động Đến Công Tác Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Công Ty Niêm Yế...
Các nhân Tố tác Động Đến Công Tác Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Công Ty Niêm Yế...
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Giá Chứng Khoán Việt Nam.doc
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Giá Chứng Khoán Việt Nam.docLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Giá Chứng Khoán Việt Nam.doc
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Giá Chứng Khoán Việt Nam.doc
 
Luận Văn Tác Động Tiền Lương Lên Dự Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
Luận Văn Tác Động Tiền Lương Lên Dự Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.docLuận Văn Tác Động Tiền Lương Lên Dự Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
Luận Văn Tác Động Tiền Lương Lên Dự Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Hành Vi Công Dân Trong Tổ Chức Ới Kết Quả Làm Việc Của...
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Hành Vi Công Dân Trong Tổ Chức Ới Kết Quả Làm Việc Của...Luận Văn Ảnh Hưởng Của Hành Vi Công Dân Trong Tổ Chức Ới Kết Quả Làm Việc Của...
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Hành Vi Công Dân Trong Tổ Chức Ới Kết Quả Làm Việc Của...
 
Luận Văn Tác Động Của Phong Cách Lãnh Đạo Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Nhân ...
Luận Văn Tác Động Của Phong Cách Lãnh Đạo Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Nhân ...Luận Văn Tác Động Của Phong Cách Lãnh Đạo Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Nhân ...
Luận Văn Tác Động Của Phong Cách Lãnh Đạo Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Nhân ...
 
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Giá Trị Thương Hiệu Bưởi Da Xanh.doc
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Giá Trị Thương Hiệu Bưởi Da Xanh.docLuận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Giá Trị Thương Hiệu Bưởi Da Xanh.doc
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Giá Trị Thương Hiệu Bưởi Da Xanh.doc
 
Ảnh Hưởng Của Trải Nghiệm Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng Đến Ý Định Nghỉ Việc C...
Ảnh Hưởng Của Trải Nghiệm Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng Đến Ý Định Nghỉ Việc C...Ảnh Hưởng Của Trải Nghiệm Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng Đến Ý Định Nghỉ Việc C...
Ảnh Hưởng Của Trải Nghiệm Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng Đến Ý Định Nghỉ Việc C...
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Người Lao Động Với Tổ Chức.doc
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Người Lao Động Với Tổ Chức.docLuận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Người Lao Động Với Tổ Chức.doc
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Người Lao Động Với Tổ Chức.doc
 
Tác Động Của Thu Nhập Lên Hạnh Phúc Của Người Dân Tại Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Tác Động Của Thu Nhập Lên Hạnh Phúc Của Người Dân Tại Thành Phố Hồ Chí Minh.docTác Động Của Thu Nhập Lên Hạnh Phúc Của Người Dân Tại Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Tác Động Của Thu Nhập Lên Hạnh Phúc Của Người Dân Tại Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
 
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài.doc
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài.docLuận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài.doc
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài.doc
 
Giải Pháp Hoàn Thiện Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Ngân Hàng Ngoại Thương.doc
Giải Pháp Hoàn Thiện Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Ngân Hàng Ngoại Thương.docGiải Pháp Hoàn Thiện Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Ngân Hàng Ngoại Thương.doc
Giải Pháp Hoàn Thiện Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Ngân Hàng Ngoại Thương.doc
 
Luận Văn Ứng Dụng Hoàn Thiện Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Basel II.doc
Luận Văn Ứng Dụng Hoàn Thiện Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Basel II.docLuận Văn Ứng Dụng Hoàn Thiện Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Basel II.doc
Luận Văn Ứng Dụng Hoàn Thiện Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Basel II.doc
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Chọn Homestay Làm Nơi Lưu Trú Khi Du Lịch.doc
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Chọn Homestay Làm Nơi Lưu Trú Khi Du Lịch.docCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Chọn Homestay Làm Nơi Lưu Trú Khi Du Lịch.doc
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Chọn Homestay Làm Nơi Lưu Trú Khi Du Lịch.doc
 
Ảnh Hưởng Của Rủi Ro Đạo Đức Của Cổ Đông Kiểm Soát Đến Hạn Chế Tài Chính Và C...
Ảnh Hưởng Của Rủi Ro Đạo Đức Của Cổ Đông Kiểm Soát Đến Hạn Chế Tài Chính Và C...Ảnh Hưởng Của Rủi Ro Đạo Đức Của Cổ Đông Kiểm Soát Đến Hạn Chế Tài Chính Và C...
Ảnh Hưởng Của Rủi Ro Đạo Đức Của Cổ Đông Kiểm Soát Đến Hạn Chế Tài Chính Và C...
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 (20)

Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Của Nhân Viên Đối Với Sự Thay Đổi Của Tổ Chứ...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Của Nhân Viên Đối Với Sự Thay Đổi Của Tổ Chứ...Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Của Nhân Viên Đối Với Sự Thay Đổi Của Tổ Chứ...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Của Nhân Viên Đối Với Sự Thay Đổi Của Tổ Chứ...
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Tham Gia Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện .doc
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Tham Gia Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện .docCác Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Tham Gia Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện .doc
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Tham Gia Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện .doc
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Tránh Thuế Của Các Doanh Nghiệp Niêm Yết.doc
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Tránh Thuế Của Các Doanh Nghiệp Niêm Yết.docCác Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Tránh Thuế Của Các Doanh Nghiệp Niêm Yết.doc
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Tránh Thuế Của Các Doanh Nghiệp Niêm Yết.doc
 
Bài Thu Hoạch Nghiên Cứu Thực Tế Phát Triển Du Lịch Ninh Thuận.doc
Bài Thu Hoạch Nghiên Cứu Thực Tế Phát Triển Du Lịch Ninh Thuận.docBài Thu Hoạch Nghiên Cứu Thực Tế Phát Triển Du Lịch Ninh Thuận.doc
Bài Thu Hoạch Nghiên Cứu Thực Tế Phát Triển Du Lịch Ninh Thuận.doc
 
Tác Động Của Nguyên Tắc Thận Trọng Đến Giá Trị Hợp Lý Của Các Công Ty Niêm Yế...
Tác Động Của Nguyên Tắc Thận Trọng Đến Giá Trị Hợp Lý Của Các Công Ty Niêm Yế...Tác Động Của Nguyên Tắc Thận Trọng Đến Giá Trị Hợp Lý Của Các Công Ty Niêm Yế...
Tác Động Của Nguyên Tắc Thận Trọng Đến Giá Trị Hợp Lý Của Các Công Ty Niêm Yế...
 
Sự Ảnh Hưởng Của Công Bằng Trong Tổ Chức Đến Hành Vi Công Dân Của Nhân Viên.doc
Sự Ảnh Hưởng Của Công Bằng Trong Tổ Chức Đến Hành Vi Công Dân Của Nhân Viên.docSự Ảnh Hưởng Của Công Bằng Trong Tổ Chức Đến Hành Vi Công Dân Của Nhân Viên.doc
Sự Ảnh Hưởng Của Công Bằng Trong Tổ Chức Đến Hành Vi Công Dân Của Nhân Viên.doc
 
Cấu Trúc Tài Chính Có Ảnh Hưởng Mối Tương Quan Giữa Tỷ Giá Và Giá Chứng Khoán...
Cấu Trúc Tài Chính Có Ảnh Hưởng Mối Tương Quan Giữa Tỷ Giá Và Giá Chứng Khoán...Cấu Trúc Tài Chính Có Ảnh Hưởng Mối Tương Quan Giữa Tỷ Giá Và Giá Chứng Khoán...
Cấu Trúc Tài Chính Có Ảnh Hưởng Mối Tương Quan Giữa Tỷ Giá Và Giá Chứng Khoán...
 
Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Khám Chữa Bệnh Ở Bệ...
Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Khám Chữa Bệnh Ở Bệ...Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Khám Chữa Bệnh Ở Bệ...
Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Khám Chữa Bệnh Ở Bệ...
 
Hoạt Động Tư Vấn Đầu Tư Thông Qua Mua Bán Sáp Nhập Doanh Nghiệp.doc
Hoạt Động Tư Vấn Đầu Tư Thông Qua Mua Bán Sáp Nhập Doanh Nghiệp.docHoạt Động Tư Vấn Đầu Tư Thông Qua Mua Bán Sáp Nhập Doanh Nghiệp.doc
Hoạt Động Tư Vấn Đầu Tư Thông Qua Mua Bán Sáp Nhập Doanh Nghiệp.doc
 
Quyền Của Người Khuyết Tật Trong Việc Thành Lập Doanh Nghiệp Xã Hội Theo Pháp...
Quyền Của Người Khuyết Tật Trong Việc Thành Lập Doanh Nghiệp Xã Hội Theo Pháp...Quyền Của Người Khuyết Tật Trong Việc Thành Lập Doanh Nghiệp Xã Hội Theo Pháp...
Quyền Của Người Khuyết Tật Trong Việc Thành Lập Doanh Nghiệp Xã Hội Theo Pháp...
 
Tác Động Của Chi Chính Phủ Trong Lĩnh Vực Y Tế Và Giáo Dục Đến Chỉ Số HDI Ở C...
Tác Động Của Chi Chính Phủ Trong Lĩnh Vực Y Tế Và Giáo Dục Đến Chỉ Số HDI Ở C...Tác Động Của Chi Chính Phủ Trong Lĩnh Vực Y Tế Và Giáo Dục Đến Chỉ Số HDI Ở C...
Tác Động Của Chi Chính Phủ Trong Lĩnh Vực Y Tế Và Giáo Dục Đến Chỉ Số HDI Ở C...
 
Giải pháp phát triển kênh phân phối cho sản phẩm đèn led nội thất đối với khá...
Giải pháp phát triển kênh phân phối cho sản phẩm đèn led nội thất đối với khá...Giải pháp phát triển kênh phân phối cho sản phẩm đèn led nội thất đối với khá...
Giải pháp phát triển kênh phân phối cho sản phẩm đèn led nội thất đối với khá...
 
Luận Văn Tác Động Của Vốn Xã Hội Đến Đa Dạng Hóa Thu Nhập Hộ Gia Đình Nông Th...
Luận Văn Tác Động Của Vốn Xã Hội Đến Đa Dạng Hóa Thu Nhập Hộ Gia Đình Nông Th...Luận Văn Tác Động Của Vốn Xã Hội Đến Đa Dạng Hóa Thu Nhập Hộ Gia Đình Nông Th...
Luận Văn Tác Động Của Vốn Xã Hội Đến Đa Dạng Hóa Thu Nhập Hộ Gia Đình Nông Th...
 
Chất Lượng Thể Chế, Chìa Khóa Cho Sự Phát Triển Kinh Tế Của Các Quốc Gia Châu...
Chất Lượng Thể Chế, Chìa Khóa Cho Sự Phát Triển Kinh Tế Của Các Quốc Gia Châu...Chất Lượng Thể Chế, Chìa Khóa Cho Sự Phát Triển Kinh Tế Của Các Quốc Gia Châu...
Chất Lượng Thể Chế, Chìa Khóa Cho Sự Phát Triển Kinh Tế Của Các Quốc Gia Châu...
 
Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Của Ngân Hàng Thương Mại V...
Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Của Ngân Hàng Thương Mại V...Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Của Ngân Hàng Thương Mại V...
Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Của Ngân Hàng Thương Mại V...
 
Một số giải pháp hoàn thiện chiến lược marketing mix xuất khẩu hàng dệt may c...
Một số giải pháp hoàn thiện chiến lược marketing mix xuất khẩu hàng dệt may c...Một số giải pháp hoàn thiện chiến lược marketing mix xuất khẩu hàng dệt may c...
Một số giải pháp hoàn thiện chiến lược marketing mix xuất khẩu hàng dệt may c...
 
Mối Quan Hệ Giữa Vốn Tự Có Và Rủi Ro Của Các Ngân Hàng Thương Mại Tại Việt Na...
Mối Quan Hệ Giữa Vốn Tự Có Và Rủi Ro Của Các Ngân Hàng Thương Mại Tại Việt Na...Mối Quan Hệ Giữa Vốn Tự Có Và Rủi Ro Của Các Ngân Hàng Thương Mại Tại Việt Na...
Mối Quan Hệ Giữa Vốn Tự Có Và Rủi Ro Của Các Ngân Hàng Thương Mại Tại Việt Na...
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ P...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ P...Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ P...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ P...
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Dự Định Duy Trì Tham Gia Hệ Thống Nhượng Quyền Thươn...
Các Nhân Tố Tác Động Đến Dự Định Duy Trì Tham Gia Hệ Thống Nhượng Quyền Thươn...Các Nhân Tố Tác Động Đến Dự Định Duy Trì Tham Gia Hệ Thống Nhượng Quyền Thươn...
Các Nhân Tố Tác Động Đến Dự Định Duy Trì Tham Gia Hệ Thống Nhượng Quyền Thươn...
 
Giải Pháp Nâng Cao Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Nhân Viên Tại Công Ty Tnhh Cosco...
Giải Pháp Nâng Cao Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Nhân Viên Tại Công Ty Tnhh Cosco...Giải Pháp Nâng Cao Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Nhân Viên Tại Công Ty Tnhh Cosco...
Giải Pháp Nâng Cao Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Nhân Viên Tại Công Ty Tnhh Cosco...
 

Recently uploaded

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (19)

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Lệ Đóng Thuế Của Các Công Ty Niêm Yết Tại Sở Giao Dịch Chứng Khoán.doc

  • 1. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH  NGUYỄN THỊ NGOẠN NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ LỆ ĐÓNG THUẾ CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP.HCM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ 
  • 2. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH  NGUYỄN THỊ NGOẠN NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ LỆ ĐÓNG THUẾ CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP.HCM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Hướng dẫn khoa học : TS. LÊ ĐẠT CHÍ 
  • 3. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ “Nghiên cứu các yếu tố tác động đến tỷ lệ đóng thuế của các công ty niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn khoa học của TS. Lê Đạt Chí Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố bất kỳ hình thức nào trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc. TP.HCM, ngày … tháng …năm … Tác giả luận văn
  • 4. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................................i MỤC LỤC.......................................................................................................................ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..........................................................................................v DANH MỤC BẢNG......................................................................................................vi DANH MỤC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ ...........................................................................vi TÓM TẮT LUẬN VĂN ...............................................................................................vii CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU...................................................................1 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ...................................................................... 1 1.2. MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI................................ 2 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................2 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu ...........................................................................................2 1.3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.................................................... 2 1.3.1. Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................................2 1.3.2. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................2 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................................... 3 1.5. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI....................................................................................... 3 TÓM TẮT CHƯƠNG 1..................................................................................................5 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...............................................................................6 2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT.......................................................................................... 6 2.1.1. Quản trị công ty (Corporate governance) .........................................................6 2.1.2. Vấn đề đại diện (agency problem)......................................................... 7 2.1.3. Các yếu tố tác động đến tỷ lệ đóng thuế TNDN...............................................7 2.1.3.1. Các yếu tố tài chính của công ty ......................................................... 7 2.1.3.2. Các yếu tố quản trị công ty ............................................................... 10 2.3. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY ..........................................................14 2.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới...........................................................................14 2.3.2. Các nghiên cứu trong nước.............................................................................16
  • 5. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 TÓM TẮT CHƯƠNG 2................................................................................................18 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................19 3.2. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ................................................................................19 3.3. MÔ TẢ BIẾN VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU...........................................19 3.3.1. Tỷ lệ đóng thuế TNDN (ETR)........................................................................19 3.3.2. Các yếu tố tài chính của công ty.....................................................................20 3.3.2.1. Quy mô công ty (SIZE)..................................................................... 21 3.3.2.2. Đòn bẩy tài chính (LEV)................................................................... 21 3.3.2.3. Cơ cấu tài sản.................................................................................... 22 3.3.2.4. Khả năng sinh lợi (ROA) .................................................................. 24 3.3.2.5. Giá trị thị trường (MB) ..................................................................... 24 3.3.3. Các yếu tố quản trị công ty .............................................................................25 3.3.3.1. Cấu trúc quyền sở hữu ...................................................................... 25 3.3.3.2. Thành phần của ban giám đốc .......................................................... 27 3.4. MÔ TẢ CÁCH CHỌN MẪU VÀ THU THẬP DỮ LIỆU................................30 3.5. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU............................................................................32 TÓM TẮT CHƯƠNG 3................................................................................................38 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN......................................39 4.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................................39 4.1.1. Thống kê mô tả ...............................................................................................39 4.1.2. Phân tích mối tương quan giữa các biến.........................................................41 4.1.3. Kết quả hồi quy và các kiểm định...................................................................42 4.1.4. Kiểm định lựa chọn Mô hình..........................................................................43 4.1.5. Kiểm định vi phạm giả thuyết.........................................................................44 4.1.5.1. Kiểm định đa cộng tuyến .................................................................. 44 4.1.5.2. Kiểm định phương sai thay đổi......................................................... 45 4.1.5.3. Kiểm định tự tương quan .................................................................. 45 4.1.5.4. Kiểm định phân phối chuẩn phần dư ................................................ 45 4.1.6. Hồi quy mô hình theo phương pháp GLS.......................................................47
  • 6. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 4.1.7. Kết quả mô hình hồi quy.................................................................................47 4.2. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................49 4.2.1. Các nhân tố có ý nghĩa thống kê.....................................................................49 4.2.1.1. Quy mô công ty................................................................................. 49 4.2.1.2. Đòn bẩy tài chính .............................................................................. 50 4.2.1.3. Chi phí đầu tư và phát triển............................................................... 51 4.2.1.4. Khả năng sinh lợi .............................................................................. 51 4.2.1.5. Giá trị thị trường ............................................................................... 52 4.2.1.6. Tỷ lệ sở hữu....................................................................................... 53 4.2.1.7. Số thành viên Hội đồng Quản trị ...................................................... 53 4.2.1.8. Số thành viên Hội đồng Quản trị không điều hành công ty.............. 54 4.2.2. Các nhân tố không có ý nghĩa thống kê..........................................................55 4.2.2.1. Quy mô vốn chủ sở hữu.................................................................... 55 4.2.2.2. Hàng tồn kho..................................................................................... 55 4.2.2.3. Tập trung sở hữu ............................................................................... 55 TÓM TẮT CHƯƠNG 4................................................................................................57 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.........................................................58 5.1. KẾT LUẬN........................................................................................................58 5.2. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ................................................................................59 5.3. HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ....................................61 5.3.1. Hạn chế của đề tài...........................................................................................61 5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo............................................................................61 TÓM TẮT CHƯƠNG 5................................................................................................63 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... xi PHỤ LỤC
  • 7. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt FEM Fixed Effect Mode Phương pháp tác động cố định FTA Free trade agreement Hiệp định thương mại tự do GLS Generalized Least Squares Phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát POOLED OLS Pooled Ordinal Least Square Bình phương tối thiểu thông thường REM Random Effect Model Phương pháp tác động ngẫu nhiên
  • 8. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC BẢNG Bảng 3.2: Mô tả biến.....................................................................................................28 Bảng 4.1: Thống kê mô tả.............................................................................................39 Bảng 4.2: Mối tương quan giữa các biến ......................................................................41 Bảng 4.4: Kết quả hồi quy mô hình 1 ...........................................................................42 Bảng 4.5: Kết quả hồi quy mô hình 2 ...........................................................................43 Bảng 4.6: Kiểm định lựa chọn mô hình ........................................................................43 Bảng 4.7: Kiểm định đa cộng tuyến..............................................................................44 Bảng 4.8: Kiểm định phương sai thay đổi ....................................................................45 Bàng 4.9: Kiểm định tự tương quan..............................................................................45 Bảng 4.10: Kết quả ước lượng mô hình theo phương pháp GLS .................................47 Bảng 4.11: Kết quả nghiên cứu với giả thuyết kỳ vọng................................................49 DANH MỤC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu.....................................................................................32 Biểu đồ 4.1: Phân phối chuẩn phần dư mô hình 1 ........................................................46 Biểu đồ 4.2: Phân phối chuẩn phần dư mô hình 2 ........................................................46
  • 9. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 TÓM TẮT LUẬN VĂN Các yếu tố tác động đến tỷ lệ đóng thuế TNDN, đề tài nghiên cứu 7 yếu tố đặc trưng của công ty bao gồm quy mô công ty, đòn bẩy tài chính, quy mô vốn chủ sở hữu, hàng tồn kho, chi phí đầu tư và phát triển, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản, giá trị thị trường và 4 yếu tố quản trị công ty là tỷ lệ sở hữu của cổ đông lớn, tập trung sở hữu, số thành viên Hội đồng Quản trị, số thành viên Hội đồng Quản trị không điều hành. Dữ liệu được sử dụng là dữ liệu bảng và được lấy theo năm bao gồm 200 CTCP niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh, thời gian nghiên cứu từ năm 2012 đến năm 2016. Sau quá trình phân tích và kiểm định các khuyết tật của mô hình, đề tài đã sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng quát (GLS). Kết quả nghiên cứu cho thấy, quy mô công ty, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản, tỷ lệ sở hữu, số thành viên Hội đồng Quản trị có tác động cùng chiều với tỷ lệ đóng thuế TNDN. Ngược lại, đòn bẩy tài chính, chi phí đầu tư và phát triển, giá trị thị trường, số thành viên Hội đồng Quản trị không điều hành có tác động ngược chiều với tỷ lệ đóng thuế TNDN. Trong khi đó, quy mô vốn chủ sở hữu, hàng tồn kho, tập trung sở hữu không có ý nghĩa thống kê. Từ khóa: Tỷ lệ đóng thuế TNDN, quy mô công ty, tỷ suất sinh lời, quy mô vốn chủ sở hữu, đòn bẩy tài chính, công ty niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh, …
  • 10. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Thuế suất công ty là một công cụ của chính sách tài khóa và là một nguồn thu quan trọng để phát triển các chính sách công của Chính phủ. Tuy nhiên, việc tăng thuế ảnh hưởng đến lợi nhuận công ty và sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Do đó, việc nghiên cứu các yếu tố tài chính của công ty cũng như vai trò của quản trị công ty tác động đến tỷ lệ đóng thuế TNDN của công ty là hữu ích cho các nhà quản lý công ty và các nhà hoạch định chính sách. Nếu thuế là một yếu tố quan trọng cho các chính sách kinh tế vĩ mô, tỷ lệ đóng thuế TNDN cũng không kém phần quan trọng đối với các quyết định chiến lược của công ty. Theo Graham (2003), tỷ lệ đóng thuế TNDN có thể ảnh hưởng đến quyết định của công ty về các khía cạnh liên quan khác như cấu trúc vốn, chính sách chi trả và quản lý rủi ro. Robinson và cộng sự (2010) thuế của công ty được phân loại là chi phí, việc giảm tỷ lệ đóng thuế TNDN sẽ góp phần tăng lợi nhuận của công ty. Mục đích chính của công ty là gia tăng giá trị cho cổ đông, chính vì thế nghiên cứu các yếu tố tác động đến tỷ lệ đóng thuế TNDN để có giải pháp làm giảm thuế phải nộp là phù hợp với mục tiêu của công ty. Vì vậy, việc nghiên cứu các yếu tố tài chính và vai trò của quản trị công ty tác động đến tỷ lệ đóng thuế TNDN là hết sức cần thiết. Đã có nhiều tác giả nghiên cứu sự tác động của các yếu tố tài chính đến tỷ lệ đóng thuế TNDN như Gupta và Newberry (1997), Desai và Dharmapala (2006), Dyreng và cộng sự (2008), Hanlon và cộng sự (2010), Minick and Noga (2010), Armstrong et. al. (2012). Ngoài ra còn có các nghiên cứu về vai trò của quản trị công ty đến tỷ lệ đóng thuế TNDN như nghiên cứu của Minick và Noga (2010). Chính vì những lý do đó tác giả quyết định nghiên cứu đề tài “ Nghiên cứu các yếu tố tác động đến tỷ lệ đóng thuế của các công ty niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh ”, nhằm mục đích xác định các yếu tố tài chính của công ty cũng như vai trò của quản trị công ty tác động đến tỷ lệ đóng thuế
  • 11. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 2 TNDN và từ đó đưa ra các khuyến nghị để giúp các nhà quản lý công ty giảm thuế phải nộp và góp phần tối đa hóa giá trị công ty, mang lại lợi ích cho cổ đông. 1.2. MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu thứ nhất của nghiên cứu là xác định các yếu tố tài chính cũng như vai trò của quản trị công ty tác động đến tỷ lệ đóng thuế TNDN của các công ty niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh. Mục tiêu thứ hai là đánh giá mức độ tác động các yếu tố tài chính cũng như vai trò của quản trị công ty đến tỷ lệ đóng thuế TNDN của các công ty niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh. 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu Với mục tiêu nghiên cứu như trên, nghiên cứu tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu: (i) Các yếu tố tác động đến tỷ lệ đóng thuế TNDN của các công ty niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh là gì ? (ii) Chiều hướng tác động và mức độ tác động của các yếu tố đến tỷ lệ đóng thuế TNDN của các công ty niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh ? 1.3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 1.3.1. Phạm vi nghiên cứu Không gian nghiên cứu, đề tài nghiên cứu được giới hạn trong phạm vi các công ty niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh Việt Nam. Dữ liệu nghiên cứu bao gồm 200 công ty niêm yết tại tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh Việt Nam. Thời gian nghiên cứu, dữ liệu được thu thập từ năm 2012 đến năm 2016. Các công ty được lựa chọn trong mẫu là các công ty niêm yết không thuộc nhóm có cấu trúc tài chính đặc thù như ngân hàng, bảo hiểm, các công ty chứng khoán. 1.3.2. Đối tượng nghiên cứu
  • 12. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 3 Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là các yếu tố tài chính và vai trò của quản trị công ty tác động đến tỷ lệ đóng thuế TNDN của các công ty niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh. 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng bằng phần mềm Eviews 8.1 chạy mô hình hồi quy để ước lượng và kiểm định, từ đó xác định chiều hướng và mức độ tác động của các yếu tố đến tỷ lệ đóng thuế TNDN của các công ty niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh. Cụ thể, trước hết tác giả phân tích hồi quy dữ liệu bảng theo phương pháp bình phương nhỏ nhất (POOLED OLS), phương pháp tác động ngẫu nhiên (REM), phương pháp tác động cố định (FEM). Trên cơ sở hồi quy dữ liệu bảng, tác giả sử dụng kiểm định F-test, kiểm định Hausman và kiểm định Breusch – Pagan Lagrangian để lựa chọn mô hình phù hợp. Kế đến, tác giả sử dụng mô hình theo phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng quát (GLS) để khắc phục các khuyết tật của mô hình, đặc biệt là khuyết tật phương sai của sai số thay đổi xảy ra trong mô hình. 1.5. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI Bố cục của đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu các yếu tố tác động đến tỷ lệ đóng thuế của các công ty niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh” được chia làm 5 chương như sau: Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu, chương này tác giả trình bày về tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý thuyết, ở chương này tác giả trình bày tổng quan cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới cũng như trong nước. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu, ở chương này tác giả sẽ trình bày mô hình và các giả thuyết nghiên cứu, mô tả dữ liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu.
  • 13. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 4 Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận, tác giả trình bày về kết quả phân tích hồi quy của mô hình và thảo luận kết quả nghiên cứu. Chương 5: Kết luận và khuyến nghị, trong chương này tác giả tóm tắt lại kết quả nghiên cứu của đề tài và đưa ra một số khuyến nghị, hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài.
  • 14. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 5 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Trong chương này tác giả đã giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu, trong đó trình bày về tính cấp thiết của đề tài, tình hình nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn, cuối cùng là kết cấu của luận văn.
  • 15. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 6 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1.1. Quản trị công ty (Corporate governance) Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch đã xác định động lực phổ biến nhất về sức mạnh của quản trị công ty chính là sở hữu. Cấu trúc sở hữu không minh bạch, mâu thuẫn nhau hoặc không ổn định có thể cản trở việc thiết lập hệ thống quản trị công ty hiệu quả, do chúng tạo ra những điểm yếu trong mối quan hệ giữa người đại diện (nhà quản lý ) và người chủ (cổ đông). Sự khó khăn trong việc tạo lập một Hội đồng Quản trị độc lập là thách thức của quản trị công ty trong các công ty cổ phần. Tại một số quốc gia, Hội đồng Quản trị tồn tại bởi vì đó là yêu cầu pháp lý, nhưng trong thực tế có thể chỉ mang tính hình thức, trong đó các cổ đông không có được mối quan hệ với nhà quản lý. Quản trị công ty yếu kém có thể dẫn đến các giao dịch với các bên liên quan, thường tồn tại ở các công ty cổ phần có sở hữu gia đình, khi cổ đông lớn chuyển dịch các nguồn lực và lợi nhuận của công ty cho các công ty “sân sau”, dẫn đến thiệt hại cho các cổ đông thiểu số. Cơ chế thưởng cho nhà quản lý là một vấn đề quan trọng trong quản trị công ty cổ phần. Các nhà quản lý nhận được các khoản thưởng dựa trên các hiệu quả ngắn hạn thường có xu hướng theo đuổi các chiến lược đầu tư rủi ro hơn, gia tăng đòn bẩy tài chính, vì điều này sẽ làm tăng giá cổ phiếu. Tuy nhiên, việc sở hữu cổ phần của nhà quản lý có thể gây ra hai hiệu ứng trái ngược giữa tỷ lệ sở hữu quản trị với giá trị công ty: Hiệu ứng hội tụ lợi ích (convergence of interest effect) cho rằng khi nhà quản lý đồng thời là cổ đông thì lợi ích sẽ giao thoa mạnh với nhau, và dẫn đến tương quan dương giữa giá trị công ty và sở hữu quản trị, còn hiệu ứng “ngăn chặn” (“entrenchment” effect) cho rằng với một tỷ lệ sở hữu cao, nhà quản lý không mất đi vị trí của mình, do đó không sợ bị trừng phạt khi dịch chuyển lợi ích cổ đông về cho cá nhân, từ đó làm giảm giá trị công ty. Mục đích chính của nhà quản lý là tối đa hóa giá trị tài sản cho cổ đông do đó các công ty có thể phải đối mặt với mâu thuẫn giữa lợi ích của cổ đông và lợi ích
  • 16. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 7 của các nhà quản lý (Jensen và Meckling, 1976). Các nỗ lực giảm tỷ lệ đóng thuế TNDN của nhà quản lý mang lại giá trị cho cổ đông, cho nên các nhà quản lý có thể hành xử nhằm mục đích giảm tỷ lệ đóng thuế TNDN. Theo Desai và Dharmapala (2006) các nhà quản lý có thể che giấu việc theo đuổi các hoạt động tư lợi thông qua mục tiêu giảm thuế. Có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của Quản trị công ty đối với tỷ lệ đóng thuế TNDN (Chen và cộng sự, 2010, Minick và Noga, 2010, Armstrong và cộng sự, 2012, Wahab và Holland, 2012, Badertscher và cộng sự, 2013, Vieira, 2013). 2.1.2. Vấn đề đại diện (agency problem) Lý thuyết đại diện có nguồn gốc từ lý thuyết kinh tế. Vào đầu những năm 1970, các nhà kinh tế đã nghiên cứu về việc phân chia rủi ro giữa người ủy quyền và người đại diện. Người ủy quyền là các cổ đông hay chủ sở hữu công ty, trong khi đó người đại diện là người được thuê bởi người ủy quyền và đại diện cho người ủy quyền quản lý, điều hành hoạt động của công ty. Đáng lẽ ra người ủy quyền và người đại diện đều phải hướng đến mục tiêu chung của toàn công ty, tuy nhiên xuất phát từ hành vi và thái độ đối với rủi ro khác nhau nên họ có mục tiêu và sự phân công lao động cũng khác nhau. Người đại diện có thể không vì lợi ích cao nhất của người ủy quyền khi họ có lợi thế về thông tin hơn người ủy quyền và có những lợi ích khác với lợi ích của người ủy quyền. Ðiều đó sẽ dẫn đến những hành vi cơ hội của người đại. Ðể hạn chế rủi ro này, người ủy quyền sẽ sử dụng hệ thống thông tin quy chế chi tiêu, thủ tục báo cáo, các cấp bậc quản trị; hoặc là người ủy quyền giao phó công việc cho người đại diện và kiểm soát việc thực hiện cũng như kết quả công việc đó thông qua một hợp đồng. Tuy nhiên hành vi cơ hội của người đại diện vẫn sẽ xảy ra gọi là rủi ro đạo đức. Giảm sự xung đột về lợi ích của nhà quản trị và cổ đông sẽ làm cho nhà quản trị hành xử và đưa ra các quyết định quản trị tốt hơn từ đó tối đa lợi ích cho cổ đông và giảm chi phí đại diện. 2.1.3. Các yếu tố tác động đến tỷ lệ đóng thuế TNDN 2.1.3.1. Các yếu tố tài chính của công ty
  • 17. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 8  Quy mô công ty (SIZE) Theo lý thuyết chi phí của Zimmerman (1983) các công ty có quy mô lớn có tỷ lệ đóng thuế TNDN cao hơn. Thuế thu nhập công ty là chi phí mà công ty phải trả để tài trợ cho Chính phủ sử dụng vào các mục đích hỗ trợ kinh tế - xã hội. Tỷ lệ đóng thuế TNDN cao cho thấy sự thành công của các công ty. Các công ty lớn sẽ thành công hơn so với các công ty nhỏ vì thế phải chịu tỷ lệ đóng thuế TNDN cao hơn. Hơn nữa, các công ty lớn sẽ phải chịu sự kiểm tra kỹ lưỡng của cơ quan thuế, do đó, các công ty lớn sẽ có gánh nặng thuế cao hơn so với các công ty có quy mô nhỏ hơn. Các nghiên cứu cho thấy quy mô công ty có tác động cùng chiều với tỷ lệ đóng thuế TNDN như nghiên cứu của Rego (2003), Vieira (2013), Kraft (2014). Theo lý thuyết cạnh tranh của Siegfried (1972), cho rằng các công ty có quy mô lớn thì có nhiều nguồn lực để quản lý và xây dựng kế hoạch thuế, vì thế làm giảm tỷ lệ đóng thuế TNDN. Tương tự, Dyreng et al. (2008) và Richardson và Lanis, (2007) tìm thấy mối quan hệ ngược chiều giữa quy mô công ty và tỷ lệ đóng thuế TNDN. Ngoài ra, Gupta và Newberry (1997) nghiên cứu mối quan hệ giữa quy mô công ty và tỷ lệ đóng thuế TNDN và đưa ra Luật về Cải cách Thuế năm 1986 cho thấy quy mô công ty và tỷ lệ đóng thuế TNDN của các công ty không liên quan khi quan sát mối quan hệ này theo thời gian. Holland (1998) phân tích các công ty Anh cũng thấy mối quan hệ lẫn nhau giữa quy mô công ty và tỷ lệ đóng thuế TNDN tùy theo ngành nghề kinh doanh của các công ty.  Đòn bẩy tài chính (LEV) Việc phân tích cấu trúc vốn là cơ sở để nghiên cứu các yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ đóng thuế TNDN của công ty. Công ty có thể huy động nguồn vốn từ nợ hoặc vốn chủ sở hữu. Nếu một công ty quyết định huy động vốn chủ sở hữu, đây là giải pháp thay thế cho việc sử dụng nợ với chi phí rẻ hơn nhưng sẽ làm pha loãng quyền kiểm soát công ty. Hơn nữa, việc sử dụng vốn chủ sở hữu công ty sẽ không tận dụng được lá chắn thuế từ chi phí lãi vay, dẫn đến công ty thích vay nợ thay vì sử dụng vốn chủ sở hữu. Theo Kraft (2014), các quyết định về tài chính của các công ty có ảnh hưởng đến lợi ích của cổ đông và lợi ích của các nhà quản lý.
  • 18. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 9 Nếu nhà quản lý sử dụng đòn bẩy tài chính cao, công ty sẽ phụ thuộc vào chủ nợ và bị hạn chế bởi những điều khoản của chủ nợ, điều này làm giảm sự chủ động để đưa ra các quyết định đầu tư hiệu quả để tối đa hóa giá trị tài sản cho cổ đông, thay vào đó là mục đích khai thác các lợi ích cá nhân. Richardson và Lanis (2007) và Kraft (2014) tìm thấy một mối quan hệ ngược chiều giữa đòn bẩy tài chính và tỷ lệ đóng thuế TNDN của công ty. Do công ty tận dụng được lá chắn thuế từ việc vay nợ.  Quy mô vốn chủ sở hữu (CAP) Cùng với quyết định nguồn vốn thì quyết định đầu tư cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tỷ lệ đóng thuế TNDN của công ty. Như đã chỉ ra bởi Hanlon et al. (2010), thuế suất ảnh hưởng đến việc tính toán giá trị hiện tại của một khoản đầu tư của công ty và gián tiếp ảnh hưởng đến tỷ lệ đóng thuế TNDN của công ty. Cũng như lá chắn thuế từ chi phí lãi vay, khấu hao được xem như là lá chắn thuế phi nợ và giúp công ty tiết kiệm thuế. Hơn nữa, các công ty hưởng lợi nhiều hơn từ khấu hao khi tuổi thọ của tài sản dài hơn thời gian khấu hao (Richardson và Lanis, 2007). Các công ty có nhiều vốn hơn có thể dễ dàng quản lý thuế bằng cách lựa chọn phương pháp khấu hao nhanh hay chậm. Gupta và Newberry (1997) cho thấy vốn chủ sở hữu và chi phí R & D có mối quan hệ ngược chiều đến ETR.  Hàng tồn kho (INV) Tương tự, hàng tồn kho có mối quan hệ ngược chiều với tỷ lệ đóng thuế TNDN là do tác động thay thế giữa đầu tư hàng tồn kho và đầu tư vốn (Richardson và Lanis, 2007 và Gupta và Newberry , 1997). Hàng tồn kho cao sẽ làm tăng các chi phí liên qua đến tồn kho như: chi phí về vốn, chi phí kho, thuế và bảo hiểm, chi phí hao hụt, hư hỏng điều này sẽ làm giảm lợi nhuận của công ty và gián tiếp làm giảm tỷ lệ đóng thuế TNDN. Derashid và Zhang (2003) cũng cho thấy có mối quan hệ ngược chiều giữa tồn kho và tỷ lệ đóng thuế TNDN. Tuy nhiên, nghiên cứu của Rodríguez và Arias (2014) về các yếu tố quyết định đến tỷ lệ đóng thuế TNDN ở các quốc gia BRIC cho thấy mối liên kết tích cực giữa hàng tồn kho và tỷ lệ đóng
  • 19. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 10 thuế TNDN. Kraft (2014) cho rằng tồn kho không có tác động đến tỷ lệ đóng thuế TNDN.  Chi phí đầu tư và phát triển (RD) Chi phí đầu tư và phát triển (R & D) là một khía cạnh khác liên quan đến quyết định đầu tư của các công ty góp phần giảm mức thuế phải nộp. Có rất nhiều ưu đãi từ các cơ quan thuế nhằm thúc đẩy đầu tư như các chương trình nghiên cứu và phát triển dựa trên các ưu đãi về thuế và ưu đãi tín dụng khác nhau (Hanlon et al., 2010). Theo đó, đầu tư vào chi phí đầu tư và phát triển sẽ làm giảm tỷ lệ đóng thuế TNDN (Richardson và Lanis, 2007).  Khả năng sinh lợi (ROA) Khả năng sinh lợi có ảnh hưởng đến tỷ lệ đóng thuế TNDN. Các công ty có khả năng sinh lợi cao sẽ có lợi nhuận trước thuế cao hơn, và do đó phải đóng thuế nhiều hơn. Mối quan hệ cùng chiều giữa khả năng sinh lợi và tỷ lệ đóng thuế TNDN đã được Gupta và Newberry (1997), Richardson và Lanis (2007), Minick và Noga (2010) và Armstrong et al. (2012) tìm thấy. Ngược lại, nghiên cứu của Manzon và Plesko (2002), Rego (2003) cho thấy công ty có khả năng sinh lợi cao là do hưởng lợi từ việc miễn thuế, tận dụng lá chắn thuế từ việc vay nợ, công ty có kế hoạch quản lý thuế tốt, lựa chọn phương pháp khấu hao phù hợp từ đó làm gia tăng khả năng sinh lợi và làm giảm tỷ lệ đóng thuế TNDN phải nộp. Derashid và Zhang (2003) và Kraft (2014) cho thấy mối quan hệ ngược chiều giữa khả năng sinh lợi và tỷ lệ đóng thuế TNDN.  Giá trị thị trường (MB) Giá trị thị trường thể hiện sự kỳ vọng của nhà đầu tư vào triển vọng phát triển của công ty. Giá trị thị trường cao cho thấy công ty hoạt động hiệu quả, thu nhập trước thuế tăng và dẫn đến công ty phải nộp thuế nhiều hơn. Ribeiro (2015) đã tìm thấy mối quan hệ cùng chiều giữa giá thị trường với tỷ lệ đóng thuế TNDN. 2.1.3.2. Các yếu tố quản trị công ty  Tỷ lệ sở hữu (INS _ OWN)
  • 20. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 11 Sự mâu thuẫn lợi ích giữa chủ sở hữu và nhà quản lý là một trong những lý do chính cho sự tồn tại của các vấn đề đại diện (Jensen và Meckling, 1976). Như đã đề cập ở trên, các nhà quản lý có thể không muốn giảm tỷ lệ đóng thuế TNDN để tăng lợi ích cho cổ đông vì điều này không làm gia tăng lợi ích cho nhà quản lý. Một cơ chế quản trị tạo sự gắn kết lợi ích của các nhà quản lý với lợi ích của các cổ đông sẽ giúp làm giảm các vấn đề đại diện như là tăng quyền sở hữu cổ phiếu của nhà quản lý. Florackis (2008) đã chỉ ra rằng việc gắn kết lợi ích của cổ đông và nhà quản lý sẽ làm nhà quản lý hành xử vì lợi ích chung và ra các quyết định nhằm mục đích tối đa hóa giá trị công ty. Nếu các nhà quản lý nắm giữ một tỷ trọng đáng kể cổ phần, việc giảm tỷ lệ đóng thuế TNDN cũng sẽ có lợi cho nhà quản lý và do đó nhà quản lý sẽ có động cơ để đưa ra các quyết định góp phần giảm tỷ lệ đóng thuế TNDN. Trái ngược với quan điểm này, Badertscher et al. (2013) lập luận rằng các công ty thuộc sở hữu của nhà quản lý hay nhà quản lý nắm giữ 1 lượng cổ phiếu nhất định thì nhà quản lý có ít động cơ giảm tỷ lệ đóng thuế TNDN vì các nhà quản lý không thích đầu tư vào các hoạt động rủi ro (các hành động trốn thuế). Trong nghiên cứu này, tác giả chỉ quan tâm đến các hoạt động quản lý thuế nhằm mục đích giảm tỷ lệ đóng thuế TNDN bằng các quy tắc kế toán và tài chính khác nhau chứ không phải các hoạt động trốn thuế hoặc bất hợp pháp cho nên tác giả sẽ không theo quan điểm của Badertscher et al. (2013) khi xem các hành động giảm thuế là rủi ro. Mặc dù quyền sở hữu của nhà quản lý sẽ làm giảm vấn đề đại diện và nhà quản lý sẽ hành xử và ra các quyết định quản trị nhằm mục đích tối đa hóa giá trị công ty. Tuy nhiên, cũng có nghiên cứu chỉ ra rằng nếu nhà quản lý có quá nhiều quyền lực thì họ sẽ hành động theo sở thích của mình (Fraile và Fradejas, 2014). Khi quyền quản lý của nhà quản lý quá cao, cổ đông gặp khó khăn trong việc theo dõi hành vi của các nhà quản lý vì các nhà quản lý có quyền kiểm soát nhiều hơn và sẽ không quan tâm đến lợi ích và áp lực được tạo ra từ phía của các cổ đông (Ozkan and Ozkan, 2004). Do đó, mức độ sở hữu của nhà quản lý cao góp phần làm tăng hiệu quả hoạt động của công ty và giảm thiểu nguy cơ quản lý không hiệu quả. Bằng cách nghiên cứu mối quan hệ giữa quyền sở hữu của nhà quản lý và chi phí
  • 21. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 12 đại diện, Florackis (2008) nhận thấy rằng nhà quản lý sở hữu hơn 10 phần trăm sẽ làm giảm chi phí đại diện và gia tăng hiệu quả quản lý. Huang và cộng sự (2010) cũng nhận thấy rằng sự giám sát của cổ đông sẽ chỉ có hiệu quả nếu quyền sở hữu quản lý không quá cao.  Tập trung sở hữu (OWN_CONC) Quyền sở hữu tập trung cũng là một cách khác để giảm các vấn đề đại diện. Theo Florackis (2008), các cổ đông nhỏ có ít động cơ để theo dõi các nhà quản lý, nhưng nếu họ sở hữu một cổ phần đáng kể thì họ sẽ quan tâm đến các quyết định quản trị của nhà quản lý. Các cổ đông sẽ tự chịu chi phí liên quan đến hoạt động giám sát nhà quản lý, do đó, những cổ đông có quyền sở hữu lớn sẽ chủ động giám sát nhà quản lý. Bằng cách này, các nhà quản lý sẽ thận trọng hơn trong các quyết định quản trị và do đó giúp làm giảm các vấn đề đại diện giữa các cổ đông và các nhà quản lý (Ozkan và Ozkan, 2004). Tuy nhiên, các công ty có cổ đông nắm giữ cổ phần lớn có thể sẽ phải đối mặt với những vấn đề đại diện giữa các cổ đông lớn và thiểu số (Shleifer và Vishny, 1997). Theo Fraile và Fradejas (2014), tập trung quyền sở hữu có thể ảnh hưởng đến việc chủ động theo dõi hành vi của người quản lý của cổ đông. Như vậy, sự tập trung quyền sở hữu có thể đóng góp vào các hoạt động tối đa hóa giá trị và làm giảm các vấn đề đại diện, hoặc làm gia tăng các mâu thuẫn đại diện giữa các cổ đông lớn và cổ đông thiểu số. Một khía cạnh quan trọng khác mà tác giả xem xét khi nghiên cứu tác của Quản trị công ty liên quan đến thành phần của ban giám đốc.  Số thành viên Hội đồng Quản trị (BOARD) Theo Adams et al. (2010) Hội đồng Quản trị nên có hành động hướng đến mục tiêu cuối cùng của công ty là tối đa hóa giá trị cho cổ đông. Theo Fama và Jensen (1983) Hội đồng Quản trị là một hệ thống quyết định, có quyền phê duyệt và giám sát các quyết định quan trọng của công ty. Cơ chế Quản trị công ty tốt có tác động tích cực đến tỷ lệ đóng thuế TNDN thông qua việc giảm các xung đột đại diện. Hội đồng Quản trị có thể giảm thiểu vấn đề đại diện thông qua vai trò giám sát của mình và từ đó làm giảm tỷ lệ đóng thuế TNDN. Các đặc tính của ban giám đốc
  • 22. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 13 được nghiên cứu nhiều nhất là quy mô và thành phần của nó. Theo nghiên cứu trước đây, quy mô hội đồng có thể tác động tích cực đến hiệu quả Quản trị công ty (Wahab và Holland, 2012). Quy mô Hội đồng Quản trị lớn sẽ mang đến hiệu quả tốt hơn, tận dụng các kỹ năng, chuyên môn và kinh nghiệm của các thành viên, góp phần đưa ra một lời khuyên tốt hơn về các quyết định mang tính chiến lược. Quy mô Hội đồng Quản trị lớn có thể có tầm nhìn rộng hơn về môi trường kinh tế và có thể dễ dàng nhận ra các cơ hội kinh doanh (Pearce và Zahara, 1991). Theo Eisenberg et al. (1998) lại cho rằng quy mô Hội đồng Quản trị lớn thì dẫn đến sự mâu thuẫn và không thống nhất ý kiến giữa các thành viên trong việc kiểm soát, quản lý do đó làm giảm hiệu quả quản lý. Với các Hội đồng Quản trị có quy mô lớn, cũng khó khăn hơn để đạt được sự nhất trí về các quyết định có thể làm mất cơ hội đầu tư quan trọng. Yermack (1996) nghiên cứu mối quan hệ giữa quy mô Hội đồng Quản trị và giá trị công ty cho thấy rằng các công ty có quy mô Hội đồng Quản trị nhỏ thì có giá trị cao hơn.  Số thành viên Hội đồng Quản trị không điều hành công ty (NON_EXEC) Thành phần Hội đồng Quản trị không tham gia điều hành công ty cũng không kém phần quan trọng và tác động đến quản trị công ty. Hội đồng Quản trị bao gồm là thành viên Hội đồng Quản trị không hành (bên ngoài) và thành viên Hội đồng Quản trị có điều hành (bên trong). Theo Florackis (2008) Hội đồng Quản trị có số thành viên không điều hành nhiều hơn thì sẽ quản lý hiệu quả hơn. Ozkan và Ozkan (2004) cũng cho rằng các giám đốc bên ngoài được bổ nhiệm với mục đích hành động vì lợi ích của cổ đông hơn, sẽ góp phần cải thiện quá trình ra quyết định của Hội đồng Quản trị và để bảo vệ lợi ích của cổ đông. Fama và Jensen (1983) cũng cho rằng các giám đốc bên ngoài có thể hành động như là người hòa giải cho những bất đồng của các nhà quản lý nội bộ; các giám đốc bên ngoài có thể kiểm soát sự cạnh tranh không lành mạnh của các nhà quản lý cấp cao vì thế sẽ giảm bớt các vấn đề về đại diện và từ đó làm tăng hiệu quả quản lý.
  • 23. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 14 Một lập luận ngược lại cho rằng thành viên Hội đồng Quản trị không điều hành có ít thông tin hơn về công ty và sẽ không chủ động theo dõi, kiểm soát các nhà quản lý (Florackis, 2008). Do đó, thành viên điều hành công ty được coi là thành viên quan trọng của Hội đồng Quản trị bởi vì họ có nhiều thông tin giá trị về tình hình hoạt động của công ty. 2.3. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 2.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới  Kraft (2014) Kraft nghiên cứu các yếu tố quyết định tỷ lệ đóng thuế (ETRs) của các công ty Đức. Kết quả cho thấy quy mô công ty, tăng trưởng và dòng tiền tự do có tác động cùng chiều với tỷ lệ đóng thuế. Ngược lại, đòn bẩy tài chính có tác động ngược chiều với tỷ lệ đóng thuế. Hơn nữa, nghiên cứu này còn cho thấy công ty có lợi nhuận nhiều sẽ quản lý thuế tốt hơn chính vì thế tỷ lệ đóng thuế sẽ thấp hơn. Ngoài ra, nghiên cứu này cũng cho thấy rằng các công ty đa quốc gia có nhiều khả năng giảm gánh nặng thuế, vì thế tỷ lệ đóng thuế ở các công ty đa quốc gia thấp hơn. Cải cách thuế của Đức năm 2008 có ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ lệ đóng thuế của các công ty Đức. Đối với nhiều công ty có vay nợ, đòn bẩy có tác động ngược chiều với tỷ lệ đóng thuế.  Vieira (2013) Vieira nghiên cứu tác động của Quản trị công ty tác động đến tỷ lệ đóng thuế của công ty. Dữ liệu nghiên cứu bao gồm 1500 công ty từ năm 1990 đến năm 2006. Tác giả sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS). Quyền sở hữu của cổ đông có tác động khác nhau đến thuế, tùy thuộc vào mức thuế cao hay thấp. Trong nghiên cứu này, thứ nhất, tác giả phân tích mối quan hệ giữa Quản trị công ty và tỷ lệ đóng thuế hiện tại. Thứ hai, nghiên cứu chia ra hai nhóm công ty: công ty nộp thuế cao và công ty nộp thuế thấp. Kết quả cho thấy quyền sở hữu của cổ đông cao làm giảm gánh nặng thuế. Tuy nhiên, quyền sở hữu của cổ đông có ảnh hưởng đáng
  • 24. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 15 kể đến các công ty có tỷ lệ đóng thuế cao và không tác động đối với các công ty có tỷ lệ đóng thuế thấp.  Ribeiro (2015) Ribeiro nghiên cứu các yếu tố tác động đến tỷ lệ đóng thuế (ETR) giúp cho các nhà đầu tư, nhà quản lý và cổ đông tiết kiệm thuế phải nộp. Hơn nữa, giúp cơ quan thuế và các nhà hoạch định chính sách biết được các yếu tố tác động đến tỷ lệ đóng thuế và có những chính sách quản lý phù hợp. Mẫu nghiên cứu bao 704 công ty phi tài chính niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán London từ năm 2010 đến năm 2013. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng quát GLS. Kết quả của tác giả cho thấy các công ty lớn hơn và có lợi nhuận cao hơn sẽ có tỷ lệ đóng thuế cao hơn. Ngược lại, vốn chủ sở hữu, đòn bẩy tài chính và chi phí đầu tư và phát triển R & D có có tác động ngược chiều với tỷ lệ đóng thuế. Về cơ cấu sở hữu và thành phần ban quản trị, kết quả của tác giả cho thấy quyền sở hữu góp phần giảm tỷ lệ đóng thuế. Mặt khác, các công ty độc lập hơn trong sự kiểm soát của cổ đông lại có tỷ lệ đóng thuế cao hơn. Hơn nữa, số lượng thành viên Hội đồng Quản trị và số thành viên Hội đồng Quản trị không có điều hành lại có tác động cùng chiều với tỷ lệ đóng thuế. Như vậy, nhìn chung có nhiều nghiên cứu trên thế giới về sự tác động của các yếu tố tài chính cũng như các yếu tố quản trị đến tỷ lệ đóng thuế TND của công ty. Cụ thể, tác giả sẽ tóm tắt như sau: Quy mô công ty, hàng tồn kho, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản, giá trị thị trường, tỷ lệ sở hữu , tập trung sở hữu, , số thành viên Hội đồng Quản trị và số thành viên Hội đồng Quản trị không điều hành có tác động cùng chiều đến tỷ lệ đóng thuế thông qua các nghiên cứu của Kraft (2014), Vieira (2013). Ngược lại, các yếu tố như quy mô công ty, đòn bẩy tài chính, quy mô vốn chủ sở hữu, hàng tồn kho, chi phí đầu tư và phát triển, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản, tỷ lệ sở hữu, tập trung sở hữu có tác động ngược chiều với tỷ lệ đóng thuế thông qua các nghiên cứu của Kraft (2014), Vieira (2013). Trong khi đó, nghiên cứu của Kraft (2014) cũng cho thấy kết quả rằng quy mô công ty và hàng tồn kho không có ý nghĩa thống kê.
  • 25. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 16  Richardson và Lanis (2007) Richardson và Lanis nghiên cứu các yếu tố quyết định sự thay đổi về thuế suất và cải cách thuế của doanh nghiệp: Bằng chứng từ Úc. Dữ liệu nghiên cứu bao gồm 92 công ty. Phương pháp nghiên cứu được sự dụng là phương pháp ước lượng mô hình theo phương pháp bình phương nhỏ nhất ( OLS). Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô công ty (Size), đòn bẩy tài chính (Lev), quy mô vốn chủ sở hữu (Cint), Chi phí đầu tư và phát triển (Rdint), Khả năng sinh lợi (Roa) và Cải cách thuế (Tref) có tác động ngược chiều với tỷ lệ đóng thuế. Ngược lại, hàng tồn kho (Invint) lại có tác động cùng chiều với tỷ lệ động thuế.  Gupta và Newberry (1997) Gupta và Newberry nghiên cứu các yếu tố quyết định sự thay đổi về tỷ lệ đóng thuế của doanh nghiệp: Bằng chứng từ dữ liệu theo chiều dọc. Dữ liệu nghiên cứu bao gồm 823 công ty trong giai đoạn 1982 – 1985 và 915 công ty trong giai đoạn 1987 – 1990. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là hồi quy mô hình theo phương pháp tác động cố định (FEM). Trong giai đoạn 1982 – 1985, kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô công ty (Size), hàng tồn kho (Invint) và khả năng sinh lợi (Roa) có tác động cùng chiều với tỷ lệ đóng thuế. Ngược lại, đòn bẩy tài chính (Lev), quy mô vốn chủ (Capint), chi phí đầu tư và phát triển (Rdint) có tác động ngược chiều với tỷ lệ đóng thuế. Trong giai đoạn 1987 – 1990, kết quả nghiên cứu cho thấy hàng tồn kho (Invint) và khả năng sinh lợi (Roa) có tác động cùng chiều với tỷ lệ đóng thuế. Ngược lại, quy mô công ty (Size), đòn bẩy tài chính (Lev), quy mô vốn chủ (Capint) có tác động ngược chiều với tỷ lệ đóng thuế. Trong khi đó, chi phí đầu tư và phát triển (Rdint) không có ý nghĩa thống kê. 2.3.2. Các nghiên cứu trong nước Theo như sự tìm hiểu và nghiên cứu của tác giả vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào về tỷ lệ đóng thuế (ETR) được thực hiện ở Việt Nam. Trong nghiên cứu này của tác giả, tác giả sẽ nghiên cứu các yếu tố tài chính tác động đến tỷ lệ đóng
  • 26. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 17 thuế và nghiên cứu vai trò của quản trị công ty đến tỷ lệ đóng thuế nhằm tìm ra các giải pháp giúp cho các công ty tiết kiệm thuế phải nộp.
  • 27. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 18 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 Chương 2 trình bày khái quát cơ sở lý thuyết đã hình thành nên nền tảng của các nghiên cứu thực nghiệm, trình bày một số nghiên cứu trước về những yếu tố tài chính và hiệu quả hoạt động cũng như vai trò của quản trị công ty đến tỷ lệ đóng thuế. Các nghiên cứu trước đây vẫn chưa có sự đồng thuận chung và sự chưa thống nhất này có thể do đặc điểm của nền kinh tế, thời gian nghiên cứu ở từng khu vực, quốc gia là khác nhau, trong chương 3 tiếp theo tác giả sẽ giới thiệu chi tiết phương pháp để thực hiện nghiên cứu trong điều kiện ở Việt Nam.
  • 28. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 19 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu về các yếu tố tác động đến tỷ lệ đóng thuế TNDN (ETR). Tuy nhiên sau khi xem xét cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm trước đó, tác giả quyết định kế thừa nghiên cứu của Ribeiro (2015) làm nghiên cứu gốc để thực hiện nghiên cứu của mình vì nghiên cứu phản ánh khá đầy đủ các yếu tố tài chính cũng như vai trò của quản trị công ty đến tỷ lệ đóng thuế TNDN. Tác giả kế thừa nghiên cứu của Ribeiro (2015) vì các lý do sau: Đối tượng nghiên cứu của tác giả là các công ty phi tài chính niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM phù hợp với nghiên cứu của Ribeiro. Mục tiêu nghiên cứu của tác giả là xác định và đo lường sự tác động của các yếu tố tài chính và vai trò của quản trị công ty đến tỷ lệ đóng thuế TNDN phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của Ribeiro (2015). Mô hình hồi quy có dạng: ETR1 = β0 + β1 SIZEit + β2 LEVit + β3 CAPit + β4 INVit + β5 RDit + β6 ROAit + β7 MBit + β8 INS _ OWNit + β9 OWN_CONCit + β10 BOARDit + β11NON_EXECit + εit ETR2 = β0 + β1 SIZEit + β2 LEVit + β3 CAPit + β4 INVit + β5 RDit + β6 ROAit + β7 MBit + β8 INS _ OWNit + β9 OWN_CONCit + β10 BOARDit + β11NON_EXECit + εit Trong đó: Biến phụ thuộc là tỷ lệ đóng thuế TNDN (ETR1) và tỷ lệ đóng thuế TNDN (ETR2). Biến độc lập là quy mô công ty (SIZE), đòn bẩy tài chính (LEV), quy mô vốn chủ sở hữu (CAP), hàng tồn kho (INV), chi phí đầu tư và phát triển (RD), khả năng sinh lợi (ROA), giá trị thị trường (MB), tỷ lệ sở hữu (INS _ OWN), tập trung sở hữu (OWN_CONC), số thành viên Hội đồng Quản trị (BOARD), số thành viên Hội đồng Quản trị không điều hành công ty (NON_EXEC) và ε là các biến chưa được xác định. 3.3. MÔ TẢ BIẾN VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 3.3.1. Tỷ lệ đóng thuế TNDN (ETR)
  • 29. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 20 Việc nghiên cứu các yếu tố quyết định tỷ lệ đóng thuế TNDN cũng như sự tác động của các yếu tố tài chính và vai trò của quản trị công ty đến tỷ lệ đóng thuế TNDN. Chi phí thuế thu nhập công ty bao gồm chi phí thuế thu nhập hiện hành và chi phí thuế thu nhập hoãn lại. Ở phần tử số, theo Gupta và Newberry (1997) và Rego (2003) chỉ sử dụng chi phí thuế thu nhập hiện hành. Tuy nhiên, chi phí thuế thu nhập hoãn lại sẽ cho kết quả chính xác hơn vì chi phí hoãn lại phản ánh ảnh hưởng của các đặc tính cụ thể của công ty đối với gánh nặng thuế (Richardson và Lanis, 2007, Chen et al. , 2010, Minick và Noga, 2010, Armstrong et al. ,2012 và Kraft, 2014). Ở phần mẫu số, theo các nhà nghiên cứu trước đây như Gupta và Newberry (1997) và Richardson và Lanis (2007) có thể chọn lợi nhuận trước thuế hoặc dòng tiền từ các hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, việc chọn lợi nhuận trước thuế không phải là một biện pháp tốt vì cả tử số và mẫu số được tính sau khi điều chỉnh thuế, chúng ta không thể quan sát tác động của ưu đãi thuế đối với tỷ lệ đóng thuế TNDN. Do đó, tác giả sẽ tính tỷ lệ đóng thuế TNDN theo hai trường hợp là lợi nhuận trước thuế và dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh là mẫu số. Trên thực tế, như Zimmerman (1983), sử dụng dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh để kiểm soát sự khác biệt có thể xảy ra từ các phương pháp kế toán khác nhau, phản ánh các ưu đãi về thuế liên quan đến quy mô có thể dẫn đến giảm thuế. ETR1 = Thuế thu nhập doanh nghiệp Lợi nhuận trước thuế Thuế thu nhập doanh nghiệp ETR2 = Dòng tiền hoạt động Theo Gupta và Newberry (1997) và Kraft (2014) đã áp dụng một số giới hạn cho tỷ lệ đóng thuế TNDN (ETR) nằm giữa 0% và 100%. Nếu tỷ lệ đóng thuế TNDN là âm, tác giả xác định ETR là 0%, hạn chế này xem xét khả năng hoàn thuế. Mặt khác, nếu tỷ lệ đóng thuế TNDN lớn hơn 1, tác giả xác định ETR là 100%. 3.3.2. Các yếu tố tài chính của công ty
  • 30. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 21 3.3.2.1. Quy mô công ty (SIZE) Để đo lường quy mô công ty tác giả sử dụng biến SIZE được tính bằng logarithm tự nhiên của tổng tài sản. Biến quy mô công ty được sử dụng trong các nghiên cứu của Gupta và Newberry (1997), Richardson và Lanis (2007), Minick and Noga (2010), Vieira (2013). SIZE = Ln(Tổng tài sản) Các công ty lớn sẽ thành công hơn so với các công ty nhỏ vì thế phải chịu tỷ lệ đóng thuế TNDN cao hơn. Các công ty lớn sẽ phải chịu sự kiểm tra kỹ lưỡng của cơ quan thuế, do đó việc trốn thuế hay dùng kỹ thuật kế toán để tăng chi phí và từ đó làm giảm tiền đóng thuế sẽ khó hơn. Các nghiên cứu cho thấy quy mô công ty có tác động cùng chiều với tỷ lệ đóng thuế TNDN như nghiên cứu thực nghiệm của Rego (2003), Vieira (2013), Kraft (2014). Trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước tác giả đặt giả thuyết như sau: H1: Quy mô công ty có tác động cùng chiều với tỷ lệ đóng thuế TNDN. 3.3.2.2. Đòn bẩy tài chính (LEV) Để đánh giá ảnh hưởng của lá chắn thuế đến tỷ lệ đóng thuế TNDN tác giả sử dụng biến đòn bẩy tài chính và được đo lường bằng tỷ số giữa nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu. Biến đòn bẩy tài chính được sử dụng trong các nghiên cứu của Chen và cộng sự (2010), Huang và các cộng sự (2010) và Armstrong et al. (2012). Nợ dài hạn LEV = Vốn chủ sở hữu Sử dụng nợ sẽ giúp công ty tận dụng được lá chắn thuế từ chi phí lãi vay. Chính vì thế, các công ty sử dụng nhiều nợ sẽ làm tăng chi phí và làm giảm tỷ lệ đóng thuế. Các nghiên cứu cho thấy đòn bẩy tài chính có tác động ngược chiều với tỷ lệ đóng thuế TNDN như nghiên cứu của Richardson và Lanis (2007) và Kraft (2014). Trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước tác giả đặt giả thuyết như sau: H2: Đòn bẩy tài chính có tác động ngược chiều với tỷ lệ đóng thuế TNDN.
  • 31. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 22 3.3.2.3. Cơ cấu tài sản  Quy mô vốn chủ sở hữu (CAP) Để đánh giá sự tác động của quy mô vốn chủ sở hữu đến tỷ lệ đóng thuế TNDN tác giả sử dụng biến quy mô vốn chủ sở hữu và được đo lường bằng quy mô vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản. Vốn chủ sở hữu CAP = Tổng tài sản Cũng như lá chắn thuế từ chi phí lãi vay, khấu hao được xem như là lá chắn thuế phi nợ và giúp công ty tiết kiệm thuế. Các công ty có nhiều vốn hơn có thể dễ dàng quản lý thuế bằng cách lựa chọn phương pháp khấu hao nhanh hay chậm. Gupta và Newberry (1997) cho thấy vốn chủ sở hữu có mối quan hệ ngược chiều đến tỷ lệ đóng thuế TNDN. Trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước tác giả đặt giả thuyết như sau: H3: Quy mô vốn chủ sở hữu có tác động ngược chiều với tỷ lệ đóng thuế TNDN.  Hàng tồn kho (INV) Trong cơ cấu tài sản hàng tồn kho cũng là yếu tố quan trọng và có tác động đáng kể đến tỷ lệ đóng thuế TNDN. Để đánh giá sự tác động của hàng tồn kho đến tỷ lệ đóng thuế TNDN tác giả sử dụng biến INV và được đo lường bằng hàng tồn kho trên tổng tài sản. Hàng tồn kho INV = Tổng tài sản Tác động thay thế giữa đầu tư hàng tồn kho và đầu tư vốn (Richardson và Lanis, 2007 và Gupta và Newberry , 1997). Hàng tồn kho cao sẽ làm tăng các chi phí liên qua đến tồn kho như: chi phí về vốn, chi phí kho, thuế và bảo hiểm, chi phí hao hụt, hư hỏng điều này sẽ làm giảm lợi nhuận của công ty và gián tiếp làm giảm
  • 32. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 23 tỷ lệ đóng thuế TNDN. Derashid và Zhang (2003) cho thấy có mối quan hệ ngược chiều giữa tồn kho và tỷ lệ đóng thuế TNDN. Trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước tác giả đặt giả thuyết như sau: H4: Hàng tồn kho có tác động ngược chiều với tỷ lệ đóng thuế TNDN.  Chi phí đầu tư và phát triển (RD) Chi phí đầu tư và phát triển là yếu tố quan trọng và tác động đến triển vọng phát triển trong tương lai của công ty. Một công ty có phát minh, sáng kiến mới trong lĩnh vực kinh doanh sẽ là lợi thế cạnh tranh giúp cho công ty chiếm lĩnh thị trường. Chỉ số này được đo lường bằng chi phí đầu tư và phát triển trên tổng doanh thu. Chi phí đầu tư và phát triển RD = Tổng doanh thu Lợi nhuận sau thuế sẽ được giữ lại để tái đầu tư và làm quỹ, trong đó có quỹ đầu tư và phát triển nhằm tạo điều kiện cho công ty chủ động mở rộng sản xuất kinh doanh, cải thiện điều kiện làm việc, dự phòng những rủi ro, tổn thất do thiên tai, hỏa hoạn. Quỹ đầu tư phát triển được dùng vào các mục đích sau: Đầu tư mở rộng và phát triển kinh doanh; Đổi mới, thay thế hoàn chỉnh máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ, nghiên cứu áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật; Đổi mới trang thiết bị và điều kiện làm việc trong công ty; Nghiên cứu khoa học, đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ cho công nhân viên trong công ty; Bổ sung vốn. Việc đầu tư và phát triển giúp công ty gia tăng được trình độ chuyên môn và tiềm năng phát triển trong tương lai. Hơn nữa, có nhiều ưu đãi từ các cơ quan thuế nhằm thúc đẩy đầu tư vào R & D như các chương trình nghiên cứu và phát triển dựa trên các ưu đãi về thuế và ưu đãi tín dụng khác nhau. Theo đó, đầu tư vào chi phí đầu tư và phát triển sẽ làm tăng chi phí và từ đó làm giảm tỷ lệ đóng thuế TNDN. Nhưng trong tương lại, việc đầu tư sẽ giúp công ty có nhiều cơ hội phát triển hơn. Các nghiên cứu cho thấy chi phí đầu tư và phát triển có tác động ngược
  • 33. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 24 chiều với tỷ lệ đóng thuế TNDN là Richardson và Lanis (2007) và Hanlon et al (2010). Trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước tác giả đặt giả thuyết như sau: H5: Chi phí đầu tư và phát triển có tác động ngược chiều với tỷ lệ đóng thuế TNDN. 3.3.2.4. Khả năng sinh lợi (ROA) Tỷ số này đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của công ty và được đo lường bằng lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản. Nó cho biết 100 đồng tài sản thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Hệ số này cho biết một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Hệ số này càng cao thể hiện sự sắp xếp, phân bổ và quản lý tài sản càng hợp lý và hiệu quả. Lợi nhuận sau thuế ROA = Tổng tài sản Các công ty có khả năng sinh lợi cao sẽ có lợi nhuận trước thuế cao hơn, và do đó phải trả đóng thuế nhiều hơn. Hiệu quả sử dụng tài sản tốt giúp công ty giảm được chi phí liên quan đến tài sản sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh từ đó gia tăng lợi nhuận. Từ đó công ty sẽ phải đóng thuế nhiều hơn và làm tăng tỷ lệ đóng thuế TNDN. Các nghiên cứu cho thấy Khả năng sinh lợi có tác động cùng chiều với tỷ lệ đóng thuế TNDN như Gupta và Newberry (1997), Richardson và Lanis (2007), Minick và Noga (2010) và Armstrong et al. (2012). Trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước tác giả đặt giả thuyết như sau: H6: Khả năng sinh lợi có tác động cùng chiều với tỷ lệ đóng thuế TNDN. 3.3.2.5. Giá trị thị trường (MB) Ngoài các biến liên quan đến đặc điểm tài chính và hoạt động của các công ty, nhiều nghiên cứu đã sử dụng tỷ lệ giá thị trường trên giá trị sổ sách là một đặc điểm riêng biệt về kỳ vọng của thị trường đối với giá cổ phiếu và có tác động mạnh đến tỷ lệ đóng thuế TNDN. Giá thị trường là mức giá mà người mua và người bán xác lập khi thực hiện giao dịch cổ phiếu đó. Trong một TTCK hiệu quả, giá thị trường
  • 34. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 25 phản ánh đầy đủ mọi yếu tố liên quan tới doanh nghiệp. Bởi vậy, giá thị trường thể hiện giá trị thực của các tài sản cơ sở của doanh nghiệp. Chỉ số này khá giống với chỉ số Tobin's Q. Biến giá trị thị trường được sử dụng trong các nghiên cứu của Chen et al. (2010), Armstrong và cộng sự (2012), Kraft (2014). Tỷ số này phản ánh sự đánh giá của thị trường vào triển vọng tương lại của công ty. Tỷ số này lớn hơn 1 và càng cao có nghĩa là thị trường kỳ vọng tốt và đánh giá cao triển vọng tương lai của công ty và ngược lại. Giá trị thị trường MB = Giá trị sổ sách Ribeiro (2015) đã tìm thấy mối quan hệ cùng chiều giữa giá thị trường với tỷ lệ đóng thuế TNDN. Trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước tác giả đặt giả thuyết như sau: H7: Giá trị thị trường có tác động cùng chiều với tỷ lệ đóng thuế TNDN. 3.3.3. Các yếu tố quản trị công ty 3.3.3.1. Cấu trúc quyền sở hữu  Tỷ lệ sở hữu (INS _ OWN) Tỷ lệ sở hữu được đo lường bằng tỷ trọng vốn sở hữu của các cổ đông là cá nhân hoặc tổ chức trong nước có sở hữu từ 5% trở lên (không đại diện cho nhà nước) trên tổng vốn chủ sở hữu. Biến tỷ lệ sở hữu của cổ đông tổ chứ này cũng được sử dụng trong các nghiên cứu của Hoàng và các cộng sự (2010) và Vieira (2013). Số cổ phiếu của cổ đông nắm giữ > 5% INS_OWN = Số cổ phiếu đang lưu hành. Để giải quyết vấn đề mâu thuẫn lợi ích giữa chủ sở hữu và nhà quản lý dẫn đến các vấn đề đại diện. Tăng quyền sở hữu cổ của các nhà quản lý sẽ giúp làm giảm các vấn đề đại diện. Việc gắn kết lợi ích của cổ đông và nhà quản lý sẽ làm
  • 35. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 26 nhà quản lý hành xử vì lợi ích chung và ra các quyết định nhằm mục đích tối đa hóa giá trị công ty. Chính vì thế, việc tỷ lệ sở hữu của cổ đông lớn càng cao trong đó có sở hữu của các nhà quản lý thì vấn đề đại diện được giải quyết và nhà quản lý tập trung và ra các quyết định gia tăng lợi nhuận của công ty. Mặc khác, cổ đông lớn không quản lý sẽ có trách nhiệm giám sát các nhà quản lý, đóng góp ý kiến để đảm bảo lợi ích từ việc tối đa lợi nhuận của công ty. Chính vì thế, tỷ lệ sở hữu cổ đông lớn làm tăng tỷ lệ đóng thuế TNDN. Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sở hữu có tác động cùng chiều với tỷ lệ đóng thuế TNDN như Florackis (2008). Trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước tác giả đặt giả thuyết như sau: H8: Tỷ lệ sở hữu có tác động cùng chiều với tỷ lệ đóng thuế TNDN.  Tập trung sở hữu (OWN_CONC) Theo Florackis (2008), mức độ tập trung quyền sở hữu được đo lường bằng 1 nếu không có cổ đông nắm giữ trên 20% số cổ phiếu đang lưu hành và bằng 0 trong trường hợp ngược lại . OWN_CONC = Bằng 1, nếu không có cổ đông nắm giữ trên 20%, bằng 0 trường hợp ngược lại. Quyền sở hữu tập trung cũng là một cách khác để giảm các vấn đề đại diện. Theo Florackis (2008), các cổ đông nhỏ có ít động cơ để theo dõi các nhà quản lý, nhưng nếu họ sở hữu một cổ phần đáng kể thì họ sẽ quan tâm đến các quyết định quản trị của nhà quản lý. Các cổ đông sẽ tự chịu chi phí liên quan đến hoạt động giám sát nhà quản lý, do đó, những cổ đông có quyền sở hữu lớn sẽ chủ động giám sát nhà quản lý. Bằng cách này, các nhà quản lý sẽ thận trọng hơn trong các quyết định quản trị và do đó giúp làm giảm các vấn đề đại diện giữa các cổ đông và các nhà quản lý (Ozkan và Ozkan, 2004). Tuy nhiên, các công ty có cổ đông nắm giữ cổ phần lớn có thể sẽ phải đối mặt với những vấn đề đại diện giữa các cổ đông lớn và thiểu số (Shleifer và Vishny, 1997). Theo Fraile và Fradejas (2014), tập trung quyền sở hữu có thể ảnh hưởng đến việc chủ động theo dõi hành vi của người quản lý của cổ đông. Như vậy, sự tập trung quyền sở hữu có thể đóng góp vào các hoạt động tối
  • 36. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 27 đa hóa giá trị và làm giảm các vấn đề đại diện, hoặc làm gia tăng các mâu thuẫn đại diện giữa các cổ đông lớn và cổ đông thiểu số. Trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước tác giả đặt giả thuyết như sau: H9: Tập trung sở hữu có tác động cùng chiều với tỷ lệ đóng thuế TNDN. 3.3.3.2. Thành phần của ban giám đốc Một khía cạnh quan trọng khác mà tác giả xem xét khi nghiên cứu tác của Quản trị công ty liên quan đến thành phần của ban giám đốc.  Số thành viên Hội đồng Quản trị (BOARD) Số thành viên Hội đồng Quản trị là tổng số thành viên Hội đồng Quản trị hiện tại, biến này được sử dụng trong nghiên cứu của Yermack (1996), Eisenberg và cộng sự (1998), Minick và Noga (2010), Lanis và Richardson (2011), Wahab và Holland (2012). Số lượng thành viên Hội đồng Quản trị ít nhất là năm (05) người và nhiều nhất là mười một (11) người, trong đó khoảng một phần ba tổng số thành viên Hội đồng Quản trị là thành viên độc lập không điều hành. BOARD = Số thành viên Hội đồng Quản trị Theo Adams et al. (2010) Hội đồng Quản trị nên có hành động hướng đến mục tiêu cuối cùng của công ty là tối đa hóa giá trị cho cổ đông. Hội đồng Quản trị có thể giảm thiểu vấn đề đại diện thông qua vai trò giám sát của mình. Quy mô Hội đồng Quản trị lớn sẽ mang đến hiệu quả tốt hơn, tận dụng các kỹ năng, chuyên môn và kinh nghiệm của các thành viên, góp phần đưa ra một lời khuyên tốt hơn về các quyết định mang tính chiến lược. Quy mô Hội đồng Quản trị lớn có thể có tầm nhìn rộng hơn về môi trường kinh tế và có thể dễ dàng nhận ra các cơ hội kinh doanh. Chính vì thế hội đồng quản trị có nhiều thành viên giúp quản trị tốt hơn và đưa ra các quyết định đầu tư đúng đắn từ đó tối đa hóa lợi nhuận và làm tăng tỷ lệ đóng thuế TNDN. Các nghiên cứu cho thấy Số thành viên Hội đồng Quản trị có tác động cùng chiều với tỷ lệ đóng thuế TNDN như Adams et al. (2010), Pearce và Zahara (1991). Trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước tác giả đặt giả thuyết như sau:
  • 37. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 28 H10: Số thành viên Hội đồng Quản trị có tác động cùng chiều với tỷ lệ đóng thuế TNDN.  Số thành viên Hội đồng Quản trị không điều hành công ty (NON_EXEC) Số thành viên Hội đồng Quản trị không điều hành công ty (NON_EXEC) được đo lường bằng tỷ số giữa số thành viên Hội đồng Quản trị không điều hành công ty và số thành viên Hội đồng Quản trị để đo lường sự độc lập của Hội đồng Quản trị có thể tác động đến tỷ lệ đóng thuế TNDN. Biến này được sử dụng trong các nghiên cứu của Florackis (2008), Lanis và Richardson (2011) và Wahab và Holland (2012). Số thành viên hội đồng quản trị không điều hành NON_EXEC = Số thành viên hội đồng quản trị Hội đồng Quản trị có số thành viên không điều hành nhiều hơn thì sẽ quản lý hiệu quả hơn, hành động vì lợi ích của cổ đông hơn. Việc sử dụng nợ để gia tăng lợi ích cho cổ đông sẽ được ưu tiên, từ đó làm tăng chi phí từ lá chắn thuế và giảm tỷ lệ đóng thuế TNDN. Một lập luận khác cho rằng thành viên Hội đồng Quản trị không điều hành có ít thông tin hơn về công ty và sẽ không chủ động theo dõi, kiểm soát các nhà quản lý. Do đó, thành viên điều hành công ty được coi là thành viên quan trọng của Hội đồng Quản trị bởi vì họ có nhiều thông tin giá trị về tình hình hoạt động của công ty. Chính vì thế, việc có quá nhiều thành viên Hội đồng Quản trị không điều hành công ty sẽ làm giảm hiệu quả quản lý và từ đó làm giảm lợi nhuận của công ty dẫn đến tỷ lệ đóng thuế TNDN giảm. Nghiên cứu cho thấy số thành viên Hội đồng Quản trị không điều hành có tác động ngược chiều với tỷ lệ đóng thuế TNDN là Florackis (2008). Trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước tác giả đặt giả thuyết như sau: H11: Số thành viên Hội đồng Quản trị không điều hành có tác động ngược chiều với tỷ lệ đóng thuế TNDN. Bảng 3.2: Mô tả biến
  • 38. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 29 Tên biến Đo lường Nguồn dữ liệu Dấu kỳ vọng Biến tỷ lệ đóng thuế TNDN Tỷ lệ đóng thuế Thuế TNDN/ Lợi nhuận TNDN (ETR 1) trước thuế Tỷ lệ đóng thuế Thuế TNDN / Dòng tiền TNDN (ETR 2) hoạt động Các biến đặc trưng công ty Quy mô công ty Ln(Tổng tài sản) Báo cáo tài chính + (SIZE) Đòn bẩy tài Nợ dài hạn / Vốn chủ sở Báo cáo tài chính - chính (LEV) hữu Quy mô vốn chủ Vốn chủ sở hữu / Tổng tài Báo cáo tài chính - sở hữu (CAP) sản Hàng tồn kho Hàng tồn kho / Tổng tài sản Báo cáo tài chính - (INV) Chi phí đầu tư Chi phí đầu tư và phát triển và phát triển Báo cáo tài chính - / Tổng doanh thu (RD) Tỷ suất sinh lời Lợi nhuận sau thuế / Tổng trên tổng tài sản Báo cáo tài chính + tài sản (ROA) Giá trị thị trường Giá trị thị trường / Giá trị Báo cáo tài chính + (MB) sổ sách Các biến quản trị công ty Tỷ lệ sở hữu Số cổ phiếu của cổ đông Báo cáo tài chính nắm giữ > 5% / Số cổ phiếu (Phần thuyết + (INS_OWN) đang lưu hành. minh BCTC)
  • 39. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 30 Tên biến Đo lường Nguồn dữ liệu Dấu kỳ vọng Bằng 1 nếu không có cổ Báo cáo tài chính Tập trung sở hữu đông nắm giữ trên 20% số (Phần thuyết + (OWN_CONC) cổ phần lưu hành; 0 ngược minh BCTC) lại Số thành viên Thành viên Hội đồng Quản Báo cáo tài chính Hội đồng Quản (Phần thuyết + trị trị(BOARD) minh BCTC) Số thành viên Số thành viên Hội đồng Hội đồng Quản Báo cáo tài chính Quản trị không điều hành trị không điều (Phần thuyết - công ty / Số thành viên Hội hành minh BCTC) đồng Quản trị (NON_EXEC) (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) 3.4. MÔ TẢ CÁCH CHỌN MẪU VÀ THU THẬP DỮ LIỆU Để kiểm định sự tác động các yếu tố tài chính và vai trò của quản trị công ty đến tỷ lệ đóng thuế TNDN của các công ty niêm yết tại Việt nam tác giả sử dụng mẫu nghiên cứu bao gồm 200 công ty phi tài chính được Sở Giao dịch Chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh (HOSE) trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2016. Các công ty này có quy mô tài sản khác nhau, thuộc nhiều ngành nghề, lĩnh vực hoạt động khác nhau, do vậy có thể đảm bảo tính đại diện cho các công ty trong nền kinh tế. Do bảng cân đối tài sản của các công ty trong lĩnh vực tài chính (ngân hàng, công ty bảo hiểm và quỹ đầu tư) có cấu trúc đặc thù, khác biệt lớn so với các công ty phi tài chính, vì vậy các công ty tài chính sẽ không có trong mẫu nghiên cứu. Việc sử dụng dữ liệu bảng có nhiều lợi thế so với các dạng dữ liệu khác như dữ liệu theo chuỗi thời gian, dữ liệu chéo. Thứ nhất, dữ liệu bảng cho phép nghiên cứu sự khác biệt giữa các đơn vị chéo (công ty) mà trước đây người ta thường sử dụng biến giả (dummy). Thứ hai, dữ liệu bảng nâng cao được số lượng quan sát của mẫu và phần nào khắc phục được hiện tượng đa cộng tuyến. Thứ ba, dữ liệu bảng chứa đựng nhiều thông
  • 40. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 31 tin hơn các dạng dữ liệu khác, giúp tác giả có thể nghiên cứu được động thái sự thay đổi của các đơn vị chéo theo thời gian. Dữ liệu thống kê được thu thập và tổng hợp từ các bảng báo cáo tài chính của các công ty. Dữ liệu trong bài nghiên cứu là dữ liệu bảng ba chiều với các chiều: năm, công ty và nhân tố. Đây là dạng dữ liệu bảng (data panel) mà để tiến hành hồi quy cần những phương pháp chuyên biệt.
  • 41. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 32 3.5. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU Bước 1: Thống kê mô tả Bước 2: Phân tích ma trận tương quan giữa các biến Bước 3: Hồi quy mô hình theo phương pháp POOLED OLS, FEM, REM Bước 4: Kiểm định lựa chọn Mô hình Kiểm định để lựa chọn POOLED OLS và FEM Kiểm định Hausman để lựa chọn giữa mô hình FEM và REM Bước 5: Kiểm định các khuyết tật của Mô hình Kiểm định đa cộng tuyến Kiểm định phương sai của sai số thay đổi Kiểm định tự tương quan Kiểm định phân phối chuẩn phần dư Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu Bước 1: Thống kê mô tả Tác giả sử dụng phần mềm Eviews 8.1 để thống kê mô tả nhằm xác định những đặc tính cơ bản như tên biến, số mẫu quan sát, giá trị trung bình, trung vị, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất và độ lệch chuẩn. Bước 2: Phân tích ma trận tương quan giữa các biến Một trong số các giả định của hồi quy tuyến tính là không có tương quan giữa các biến độc lập, và khi giả thuyết này bị vi phạm thì hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra. Hậu quả là các biến bị đa cộng tuyến sẽ bị mất đi ý nghĩa trong mô hình hoặc hệ số hồi quy có thể bị sai dấu, đa cộng tuyến nghiêm trọng hơn (đa cộng tuyến hoàn
  • 42. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 33 hảo) sẽ không thể ước lượng được mô hình. Do đó, việc phân tích tương quan giữa các biến trong mô hình là rất cần thiết, phân tích tương quan được thực hiện thông qua ma trận tương quan. Nhưng ma trận tương quan lại mắc phải nhược điểm là chỉ phát hiện được tương quan cặp, không phát hiện được tương quan nhóm. Vì vậy, ngoài ma trận tương quan còn có thể sử dụng nhân tử phóng đại phương sai (VIF) sẽ giúp phân tích tương quan nhóm tốt hơn. Bước 3: Chạy mô hình theo phương pháp POOLED OLS, FEM, REM Tác giả chạy mô hình hồi quy lần lượt theo các phương pháp POOLED OLS, FEM, REM. Mô hình hồi quy theo phương pháp bình phương nhỏ nhất (POOLED OLS) là để xác định những yếu tố nào thực sự tác động đến tỷ suất sinh lời của các công ty. Mô hình hồi quy theo phương pháp tác động cố định (FEM) với giả định rằng mỗi công ty đều có những đặc điểm riêng biệt có thể tác động đến các biến độc lập. Mô hình hồi quy theo phương pháp tác động ngẫu nhiên (REM) phân tích mối tương quan giữa phần sai số của mỗi công ty với các biến độc lập, qua đó có thể kiểm soát được các đặc điểm riêng biệt giữa các công ty. Bước 4: Kiểm định lựa chọn Mô hình Để lựa chọn ra một mô hình phù hợp nhất trong ba mô hình trên tác giả tiến hành kiểm định so sánh giữa mô hình theo các phương pháp POOLED OLS và FEM, FEM và REM đối với dữ liệu bảng. Kiểm định đầu tiên được dùng là kiểm định F (kiểm định Redundant) để so sánh lựa chọn theo phương pháp POOLED OLS hay FEM, với giả định H0: chọn mô hình theo phương pháp POOLED OLS, nếu P-value < 0,05 thì bác bỏ H0, kết luận chọn mô hình theo phương pháp FEM, ngược lại thì chọn mô hình theo phương pháp POOLED OLS. Kiểm định thứ hai là kiểm định Hausman dùng để so sánh giữa FEM và REM, với giả định H0: chọn mô hình theo phương pháp REM, nếu kết quả kiểm định cho thấy P-value < 0,05 thì bác bỏ H0, kết luận mô hình theo phương pháp FEM phù hợp hơn và ngược lại thì ta chọn phương pháp REM.
  • 43. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 34 Bước 5: Kiểm định các khuyết tật của Mô hình Theo lý thuyết có nhiều phương pháp kiểm định nhưng tác giả sử dụng một số phương pháp kiểm định phù hợp với mô hình. Các phương pháp kiểm định được sử dụng trong bài viết này là: - Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến Đầu tiên, tác giả kiểm định đa cộng tuyến, hiện tượng này có thể dẫn tới một số hậu quả là các ước lượng bị chệch, dấu các hệ số hồi quy thay đổi so với thực tế, giá trị thống kê t nhỏ, khoảng tin cậy rộng dẫn đến không có ý nghĩa. Có 3 cách phát hiện đa cộng tuyến là: Thứ nhất, hệ số R2 cao, nhưng tỷ số t-statistic thấp. Hoặc, hệ số tương quan giữa các biến độc lập cao, nếu lớn hơn 0,8 thì có thể chắc chắn có đa cộng tuyến. Thứ hai, sử dụng mô hình hồi quy phụ. Đầu tiên, tác giả ước lượng mô hình hồi quy phụ giữa một biến độc lập bất kỳ với các biến độc lập còn lại. Sau đó, để kiểm tra đa cộng tuyến tác giả dùng phương pháp kiểm định tham số để kiểm tra sự ảnh hưởng của các biến độc lập. Thứ ba, sử dụng nhân tử phóng đại phương sai (VIF). Tốc độ gia tăng của phương sai và hiệp phương sai có thể thấy qua nhân tử phóng đại phương sai gắn liền với biến Xi, ký hiệu là VIF(Xi). VIF(Xi) được thiết lập dựa trên cơ sở của hệ số xác định R2 , trong hồi quy của biến Xi với các biến khác như sau: Theo lý thuyết nếu hệ số VIF ≥ 10 thì có hiện tượng đa cộng tuyến giữa hai biến độc lập trong mô hình. Cách xử lý hiện tượng đa cộng tuyến (nếu có) bằng các phương pháp như sử dụng thông tin tiên nghiệm, tăng kích thước mẫu, bỏ biến. - Kiểm định phương sai của sai số thay đổi Một trong những giả thiết quan trọng của mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển là phương sai của từng yếu tố ngẫu nhiên Ui là một số không đổi và bằng σ2 . Đây là giả thiết phương sai không thay đổi, tức là, phương sai bằng nhau. Khi có phương
  • 44. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 35 sai thay đổi, các ước lượng OLS (phương pháp bình phương nhỏ nhất) không hiệu quả. Hiện tượng này cho thấy mức độ phân tán không như nhau của giá trị biến phụ thuộc quan sát được xung quanh đường hồi quy. Chính vì hiện tượng này có ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến kết quả nghiên cứu nên tác giả thực hiện kiểm định phương sai của sai số thay đổi bằng một trong các kiểm định như Breusch-Pagan- Godfrey, Harvey, Glejser, hoặc White. Trong các kiểm định thì kiểm định White được sử dụng phổ biến nhất. Các kiểm định này được tiến hành trên mô hình hồi quy phụ với cặp giả thiết của kiểm định là H0: phương sai của sai số ngẫu nhiên của mô hình không đổi và H1: phương sai của sai số ngẫu nhiên của mô hình thay đổi. Nếu H0 đúng thì thống kê nR2 có phân phối xấp xỉ với phân phối Chi – bình phương với k bậc tự do. Nếu Prob(Chi-Square) < 0,05 thì bác bỏ giả thiết H0, nghĩa là có hiện tượng phương sai thay đổi trong mô hình. Để khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi, tác giả sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất có trọng số (WLS) trong phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng quát khả thi (FGLS). - Kiểm định tự tương quan Tự tương quan là sự tương quan giữa các thành phần của dãy quan sát theo thời gian hoặc không gian. Khi có tự tương quan, các ước lượng OLS (phương pháp bình phương nhỏ nhất) không hiệu quả. Vì vậy, một trong những giả thuyết quan trọng của mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển là các sai số ngẫu nhiên Ui trong hàm hồi quy tổng thể không xảy ra hiện tượng tự tương quan. Có nhiều cách phát hiện tự tương quan như phương pháp đồ thị, kiểm định Durbin-Watson, kiểm định Berusch- Godfrey… Đối với kiểm định Durbin – Watson: Kiểm định tương quan bậc nhất Đặt giả thuyết: H0: p = 0; H1: p ≠ 0 Nếu d <du hoặc (4 – d) < du thì bác bỏ giả thuyết H0 và chấp nhận H1, nghĩa là có tự tương quan dương hoặc âm. Tuy nhiên kiểm định Durbin-Watson vẫn có khuyết điểm: cỡ mẫu n lớn thì các giá trị dL, du không có trong bảng, để khắc
  • 45. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 36 phụcccc nhược điểm này thì có thể kiểm định Durbin-Watson theo kinh nghiệm: Nếu 1 < d < 3 thì kết luận mô hình không có tự tương quan. Đối với kiểm định Berusch-Godfrey: Giả thuyết: H0: ρ1 = 0 (không có tự tương quan bậc 1) H1: ρ1 khác 0 (có tự tương quan bậc 1) Nếu P-Value < a = 5% thì ta bác bỏ giả thuyết H0. Tức có tự tương quan bậc 1. Nếu P-Value > a = 5% thì ta chấp nhận H0. Tức là không có tự tương quan bậc 1. Để khắc phục hiện tượng tự tương quan, tác giả sử dụng thủ tục lặp Cochrane – Orcutt hai bước trong phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng quát (GLS) bằng cách thêm AR(1) vào mô hình hồi quy nếu mô hình có tự tương quan bậc 1 hoặc cả AR(1), AR(2) vào mô hình hồi quy nếu mô hình có tự tương quan bậc 2. - Kiểm định phân phối chuẩn phần dư Hồi quy tuyến tính đa biến yêu cầu các biến liên tục và phần dư phải có phân phối chuẩn. Đây là một giả định quan trọng, tuy nhiên, nhiều nhà thống kê học cho rằng tính chất phân phối chuẩn của phần dư mới là điều kiện quan trọng nhất. Tính chất phân phối chuẩn của phần dư là điều kiện để các giá trị mức ý nghĩa (p-value) trong các kiểm định thống kê như T-test, F-test có ý nghĩa. Có nhiều cách để nhận biết một phân phối chuẩn trong SPSS. Đơn giản nhất là xem biều đồ với đường cong chuẩn (Histograms with normal curve) với dạng hình chuông đối xứng với tần số cao nhất nằm ngay giữa và các tần số thấp dần nằm ở 2 bên. Trị trung bình (mean) và trung vị (mediane) gần bằng nhau và độ xiên (skewness) gần bằng zero. Vẽ biểu đồ xác suất chuẩn (normal Q-Q plot). Phân phối chuẩn khi biểu đồ xác suất này có quan hệ tuyến tính (đường thẳng).
  • 46. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 37 Dùng phép kiểm định Kolmogorov-Smirnov khi cỡ mẫu lớn hơn 50 hoặc phép kiểm Shapiro-Wilk khi cỡ mẫu nhỏ hơn 50. Được coi là có phân phối chuẩn khi mức ý nghĩa (Sig.) lớn hơn 0,05.
  • 47. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 38 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 Chương 3 đã trình bày mô hình nghiên cứu, cách tính toán các biến trong mô hình và đưa ra giả thuyết nghiên cứu, các phương pháp phân tích dữ liệu và kiểm định cũng như cách thu thập dữ liệu cho việc nghiên cứu. Chương 4 tiếp theo sẽ trình bày kết quả nghiên cứu với những phân tích và các kiểm định cần thiết.