SlideShare a Scribd company logo
1 of 65
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
VŨ THỊ CẨM GIANG
QUYỀN CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT TRONG VIỆC
THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP XÃ HỘI THEO PHÁP
LUẬT VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
VŨ THỊ CẨM GIANG
QUYỀN CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT TRONG VIỆC
THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP XÃ HỘI THEO
PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số: 8380107
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ VĂN HƯNG
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Vũ Thị Cẩm Giang, mã số học viên 7701250455A, là học viên
lớp Cao học Luật Khóa 25 chuyên ngành Luật kinh tế, Khoa Luật, Trường
Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh, là tác giả của Luận văn thạc sĩ luật học với
đề tài “Quyền của người khuyết tật trong việc thành lập doanh nghiệp xã
hội theo pháp luật Việt Nam” (sau đây gọi tắt là “Luận văn”).
Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung được trình bày trong Luận văn này là
kết quả nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Lê Văn
Hưng. Trong Luận văn có sử dụng, trích dẫn một số ý kiến, quan điểm khoa học
của một số tác giả. Các thông tin này đều được trích dẫn nguồn cụ thể, chính
xác và có thể kiểm chứng. Các số liệu, thông tin được sử dụng trong Luận văn
là hoàn toàn khách quan và trung thực.
Học viên thực hiện
Vũ Thị Cẩm Giang
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT
HIỆN HÀNH VỀ DOANH NGHIỆP XÃ HỘI ...................................................... 5
1.1 Lý luận về doanh nghiệp xã hội ............................................................................ 5
1.1.1 Khái niệm về doanh nghiệp xã hội............................................................ 5
1.1.2 Đặc điểm cơ bản của doanh nghiệp xã hội ............................................... 6
1.1.3 Các loại hình doanh nghiệp xã hội ............................................................ 8
1.1.4 Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp xã hội ...................... 11
1.1.5 Phân biệt giữa doanh nghiệp xã hội, doanh nghiệp truyền thống và tổ chức
từ thiện ...................................................................................................... 19
1.1.6 Phân biệt giữa doanh nghiệp xã hội và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
................................................................................................................... 20
1.2 Các quy định pháp luật hiện hành về doanh nghiệp xã hội .................................. 21
1.2.1 Quy định về doanh nghiệp xã hội trước khi ban hành Luật doanh nghiệp
2014 ........................................................................................................... 21
1.2.2 Quy định về doanh nghiệp xã hội khi ban hành Luật doanh nghiệp 2014 23
1.2.3 Những quy định liên quan đến Luật doanh nghiệp 2014 và Nghị định
96/2015 ...................................................................................................... 27
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT
TRONG VIỆC THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP XÃ HỘI……………………...38
2.1 Người khuyết tật ................................................................................................... 38
2.2 Thực tiễn về doanh nghiệp xã hội cho người khuyết tật ....................................... 42
2.2.1 Việt Nam ................................................................................................... 42
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
2.2.2 Thế giới...................................................................................................................................47
2.3 Những vướng mắc về quy định của pháp luật hiện hành ................................................53
2.3.1 Thuận lợi.................................................................................................................................53
2.3.2 Những bất cập của quy định hiện hành.....................................................................55
2.4 Kiến nghị/đề xuất..............................................................................................................................63
2.4.1 Hoàn thiện về quy định pháp luật...............................................................................63
2.4.2 Tăng cường thực thi thể chế, pháp luật.....................................................................64
2.4.3 Đa dạng hóa loại hình doanh nghiệp xã hội............................................................65
2.4.4 Xác định trách nhiệm của các doanh nghiệp xã hội............................................66
2.4.5 Xây dựng hệ thống cơ quan chuyên trách quản lý doanh nghiệp xã hội .. 67
2.4.6 Sự hỗ trợ của Nhà nước ...................................................................................................68
KẾT LUẬN................................................................................................................................................69
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết Tiếng Anh Tiếng Việt
tắt
1 OECD Organization for Economic Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
Co-operation and
Development
2 CSIP Comprehensive Strategic Tổ chức Hỗ trợ sáng kiến phục vụ
Improvement Plan cộng đồng
3 NGO Non-governmental Tổ chức phi chính phủ
organization
4 NPO Nonprofit organization Tổ chức phi lợi nhuận
5 FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
6 ODA Official Development Hỗ trợ phát triển chính thức
Assistance
7 CSR Corporate Social Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Responsibility
8 DDA Disability Discrimination Đạo luật chống phân biệt đối xử với
Act người khuyết tật
9 ADA Americans with Disabilities Đạo luật về người khuyết tật của Hoa
Act of 1990 Kỳ năm 1990
10 WHO World Health Organization Tổ chức Y tế thế giới
11 CRS Catholic Relief Services Tổ Chức Cứu Trợ Nhân Đạo
12 WIOA The workforce innovation Đạo luật về Cơ hội Cải tiến và Lao
and opportunity act động
13 NCCD Văn phòng Điều phối các hoạt động hỗ
trợ người tàn tật Việt Nam
14 IPC Tổ chức từ thiện và được trao vị thế
của Tổ chức Nhân quyền
15 TYM Tổ chức Tài chính vi mô TNHH Một
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
16 CEP
thành viên Tình Thương
Tổ chức tài chính vi mô trách nhiệm
hữu hạn một thành viên cho người lao
động nghèo tự tạo việc làm (Tên gọi
tắt: Tổ chức tài chính vi mô CEP)
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu
(1) Aiken, M., 2010
(2) Ani Casimir and Ejiofor Samuel, 2015. Social Work and the Challenge of
Entrepreneurship
(3) Bộ luật Dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 33/2005/QH11
ngày 14/06/2005.
(4) Bộ luật Dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 91/2015/QH13
ngày 24/11/2015.
(5) Disability Employment Statistics, United States Department of Labor, Offce of
Disability Employment Policy (August 2016), accessed Octorber 12,2016,
https://www.dol.gov/odep/”
(6) Đỗ Văn Đại (2016, trang 101). Bình luận khoa học những điểm mới của Bộ luật
Dân sự năm 2015. Nhà xuất bản Hồng Đức
(7) Elkington J. và Hartigan P., 2008. Sức mạnh của những người phi lý. Nhà xuất
bản Lao động - Xã hội
(8) Freer Spreckley, 1981. Social Audit – A Management Tool for Co-operative
Working. Beechwood College”
(9) Gary Siperstein, Neil Romano, Aamanda Mohler, and Robin Parker, “A National
Survey of Consumer Attitudes Towards Companies that Hire People with
Disabilities”, Journal of Vocational Rehabilitation 24, no. (2006): 3-9”
(10) Luật Đầu tư của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 59/2005/QH11
ngày 19/11/2005.
(11) Luật Đầu tư của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 67/2014/QH13
ngày 26/11/2014.
(12) Luật dạy nghề của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 76/2006/QH11
ngày 29/11/2006
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
(13) Luật Doanh Nghiệp 2014 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số
68/2014/QH13 ngày 26/11/2014
(14) Luật người khuyết tật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số
51/2010/QH12 ngày 17/06/2010
(15) Nghị định 177/1999/NĐ-CP ngày 22/12/1999 về việc ban hành Quy chế Tổ chức
và hoạt động của Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện
(16) Nghị định 35-HĐBT ngày 28/01/1992 về công tác quản lý khoa học và công
nghệ
(17) Nghị định 71/1998/NĐ-CP ngày 08-9-1998 về việc ban hành Quy chế thực hiện
dân chủ trong hoạt động của cơ quan
(18) Nghị định 96/2015/NĐ-CP ngày 19/10/2015 quy định chi tiết một số điều của
Luật Doanh nghiệp
(19) Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 9/11/2006 về Quy chế quản lý và sử dụng
nguồn hỗ trợ phát triển chính thức
(20) Nghị định số 148/2007/NĐ-CP ngày 25/9/2007 về tổ chức, hoạt động của quỹ xã
hội, quỹ từ thiện
(21) Nghị định số 79/2003/NĐ-CP ngày 07/07/2003 về việc thực hiện dân chủ ở cấp
xã
(22) Nghị định số 93/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về quản lý và sử
dụng nguồn vốn viện trợ phi chính phủ nước ngoài
(23) Nghị định số 93/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 về Quy chế quản lý và sử dụng
viện trợ phi chính phủ nước ngoài
(24) Nguyễn Đình Cung và cộng sự (2012, trang 10, 53-60). Doanh nghiệp xã hội tại
Việt Nam - Khái niệm, bối cảnh và chính sách. Hà Nội”
(25) Nguyễn Thị Yến (2015, trang 73). Doanh nghiệp xã hội và giải pháp phát triển
doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam. Tạp chí Luật học số 11
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
(26) Phạm Duy Nghĩa (2010, trang 29). Giáo trình Luật kinh tế. Nhà xuất bản Công
an nhân dân.”
(27) Phan Thị Thanh Thủy (2015, trang 25-26). Doanh nghiệp xã hội theo Luật
Doanh nghiệp năm 2014. Tạp chí Dân chủ và pháp luật số 6 (279)
(28) Phan Thị Thanh Thủy (2015, trang 25-26). Doanh nghiệp xã hội theo Luật
Doanh nghiệp năm 2014. Tạp chí Dân chủ và pháp luật số 6 (279)
(29) Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 Hướng dẫn thi hành Nghị định số
218/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu
nhập doanh nghiệp
(30) Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015 Hướng dẫn về thuế thu nhập doanh
nghiệp tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa
đổi bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số
điều của Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014, Thông tư số
119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014, Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày
10/10/2014 của Bộ Tài chính
(31) Thông tư số 04/2016/TT-BKHT ngày 17/05/2016 quy định các biểu mẫu văn bản
sử dụng trong đăng ký doanh nghiệp xã hội theo Nghị định 96/2015/NĐ-CP ngày
19/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều luật doanh nghiệp
(32) Thông tư số 225/2010/TT-BTC ngày 31/12/2010, quy định chế độ quản lý tài
chính nhà nước đối với viện trợ không hoàn lại của nước ngoài thuộc nguồn thu
ngân sách nhà nước
(33) Trường Đại học Luật Hà Nội (2016, trang 29). Giáo trình Luật Thương mại, Tập
1. Nhà xuất bản Công an nhân dân,”
(34) Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2016, trang 26). Giáo trình Pháp
luật về chủ thể kinh doanh. Nhà xuất bản Hồng Đức
(35) Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2016, trang 31). Giáo trình Pháp
luật về chủ thể kinh doanh. Nhà xuất bản Hồng Đức
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
(36) Võ Sỹ Mạnh (2015, trang 50). Doanh nghiệp xã hội theo quy định của Luật
Doanh nghiệp năm 2014 nhìn từ góc độ quyền tự do kinh doanh. Hội thảo Luật
Doanh nghiệp và Luật Đầu tư năm 2014 - Trường Đại học Luật thành phố Hồ
Chí Minh
Các trang web
(37) http://csip.vn/chi-tiet/koto-chinh-thuc-duoc-cong-nhan-la-doanh-nghiep-xa-hoi-
dau-tien-tai-viet-nam-150.html
(38) http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/DT_DUTHAO_LUAT/View_Detai
l.aspx?ItemID=753&TabIndex=2, 2014
(39) http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/DT_DUTHAO_LUAT/View_Detai
l.aspx?ItemID=753&TabIndex=2
(40) http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Xa-hoi/867311/kho-khan-tao-viec-lam-cho-
nguoi-khuyet-tat
(41) http://www.dankinhte.vn/vien-tro-khong-hoan-lai-la-gi
(42) http://www.khoaqhqt.edu.vn/news/172-Nhin-lai-nen-kinh-te-Viet-Nam-sau-25-
nam-doi-moi.html
(43) http://www.nhandan.com.vn/cuoituan/item/30777002-thao-go-rao-can-chinh-
sach-doi-voi-nguoi-khuyet-tat.html
(44) https://www.britishcouncil.vn/sites/default/files/dnxh-tai-viet-nam-khai-niem-
boi-canh-chinh-sach
(45) http://www.socialenterprisebuzz.com/2012/08/23/a-new-social-enterprise-for-
people-with-disabilities-opens-in-singapore
(46) http://www.woods.org/2016/11/01/social-enterprise-creating-employment-
opportunities-people-disabilities
(47) https://vi.wikipedia.org/wiki/
(48) https://www.britishcouncil.vn/sites/default/files/social-enterprise-in-vietnam-
concept-context-policies
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
(49) https://www.theguardian.com/social-enterprise-network/2012/jul/03/social-
enterprises-employing-disabled-people
(50) Social_enterprise in the uk -
https://www.britishcouncil.org/sites/default/files/social_enterprise_in_the_uk_fin
al_web_spreads
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Bối cảnh nghiên cứu
Cả nước hiện có khoảng 6% dân số là người khuyết tật, 80% người khuyết tật
ở thành thị và 70% người khuyết tật ở nông thôn sống dựa vào gia đình, người
thân và trợ cấp xã hội, 24% ở nhà tạm, 41% người khuyết tật từ 6 tuổi trở lên
không biết chữ và 93% từ 16 tuổi trở lên không có chuyên môn, nghề nghiệp,
75% số người có khả năng lao động tham gia làm kinh tế, trong đó có tới 42%
phải tự tạo việc làm1
, người khuyết tật đặc biệt nặng và nặng chiếm khoảng
28,9%, khoảng 58% người khuyết tật là nữ, 28,3% người khuyết tật là trẻ em,
khoảng 10% người khuyết tật thuộc hộ nghèo…2
Lần đầu tiên, doanh nghiệp xã hội được công nhận chính thức về mặt pháp lý,
Luật Doanh nghiệp năm 20143
đã thừa nhận sự tồn tại của doanh nghiệp xã
hội. Doanh nghiệp xã hội được định nghĩa là doanh nghiệp hoạt động theo cơ
chế thị trường với triết lý kinh doanh gắn liền với xây dựng cuộc sống bền
vững, giải quyết các vấn đề xã hội thay vì lợi nhuận thuần tuý.
Đồng thời hàng loạt các vấn đề xã hội nảy sinh và chưa giải quyết được hết
như bạo lực xã hội, lối sống không lành mạnh, stress của dân đô thị, giáo dục,
y tế quá tải và bất hợp lý, thực phẩm an toàn, xử lý rác thải, ô nhiễm không
khí, tiết kiệm năng lượng, bảo tồn văn hóa…. thì sự đồng hành của doanh
nghiệp cùng với Chính phủ phần nào giải quyết được những vấn đề gốc rễ sâu
xa là vấn đề xã hội làm cho cộng đồng trở nên nhân văn hơn.
Bên cạnh sự chủ động của mỗi cá nhân khi khởi nghiệp góp phần giải quyết
các vấn đề nhân văn, sẽ hình thành các cầu nối cộng đồng hoạt động phi vụ
lợi, nhằm chia sẻ kiến thức, liên kết các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có
1
“Truy cập tại: http://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/thong-tin-khac.aspx”
2
“Truy cập tại: http://www.molisa.gov.vn/vi/Pages/chitiettin.aspx”
3
“Điều 10 – Luật Doanh nghiệp 2014”
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
2
cùng tâm huyết hướng tới xây dựng doanh nghiệp xã hội theo xu hướng chung
của quốc tế, gia tăng khả năng tiếp cận các nguồn lực hỗ trợ, nhằm khai thác
tối đa nguồn lực của khối tư nhân, đầu tư để giải quyết các vấn đề của xã hội
và môi trường như Mạng lưới doanh nghiệp xã hội Việt Nam (VSEN) và
Mạng lưới học giả doanh nghiệp xã hội Việt Nam (VSES).
Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Quyền của người khuyết tật trong việc thành
lập doanh nghiệp xã hội theo pháp luật Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp
chương trình thạc sĩ Luật học, chuyên ngành luật kinh tế, với mong muốn góp
phần làm sáng tỏ các vấn đề vướng mắc khi thực hiện pháp luật về doanh
nghiệp xã hội cho người khuyết tật tại Việt Nam, từ đó đề xuất một vài ý kiến
nhằm góp phần hoàn thiện các quy định pháp luật trong lĩnh vực có liên quan.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Khi chọn đề tài, tác giả mong muốn cung cấp được cái nhìn tổng thể về các
quy định pháp luật hiện hành về các doanh nghiệp xã hội tạo điều kiện cho
người khuyết tật hòa nhập với cuộc sống, nhằm phát hiện những hạn chế trong
các quy định pháp luật làm cản trở người khuyết tật hòa nhập vào xã hội, từ đó
đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật để khắc phục được các vấn đề hạn chế
trong thực tiễn.
3. Vấn đề nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu đề ra nêu trên, luận văn nghiên cứu các vấn đề sau đây:
- Làm rõ một số vấn đề lý luận về doanh nghiệp xã hội như: các khái niệm
cơ bản, đặc điểm, cách thức phân loại và quá trình hình thành và phát triển
của doanh nghiệp xã hội.
- Phân tích các quy định của pháp luật hiện hành về doanh nghiệp xã hội
trước và sau khi ban hành Luật doanh nghiệp 2014 (so sánh với một số văn
bản pháp luật có liên quan đến doanh nghiệp xã hội).
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
3
- Phân tích một số vấn đề thực tiễn về doanh nghiệp xã hội cho người
khuyết tật (có so sánh giữa Việt Nam và một số nước tiêu biểu trên thế
giới)
- Làm rõ những vướng mắc về quy định của pháp luật hiện hành ảnh hưởng
đến hoạt động của doanh nghiệp xã hội cho người khuyết tật bao gồm
những thuận lợi và hạn chế của những quy định pháp luật.
- Đề xuất định hướng và giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật có liên
quan này để từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người khuyết tật
có cơ hội hòa nhập vào xã hội.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn xác định đối tượng nghiên cứu chính là các quy định của pháp luật
Việt Nam liên quan về vấn đề của doanh nghiệp xã hội đối với người khuyết
tật...
5. Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài luận văn được thực hiện nhằm trả lời cho các câu hỏi:
- Các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam về doanh nghiệp xã hội
như thế nào? So sánh với quan niệm ở các nước khác trên thế giới?
- Pháp luật liên quan đến doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam có đáp ứng được
nhu cầu giải quyết việc làm trong yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích chính
đáng khi người khuyết tật hòa nhập vào xã hội hay không?
6. Phương pháp nghiên cứu
Để làm rõ các vấn đề nghiên cứu, luận văn được thực hiện trên cơ sở đi từ lý
luận đến phân tích các quy định pháp luật có liên quan, nêu lên được các vấn
đề còn tồn tại của những quy định này để có các kiến nghị, đề xuất.
Để thực hiện được điều này, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu:
khái quát hoá, thống kê số liệu, diễn giải kết hợp với phân tích các luận điểm
với các dẫn chứng thực tế, tổng hợp các kiến thức thực tế, cụ thể như:
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
4
- Phương pháp phân tích, khái quát hóa được sử dụng để làm rõ các nội dung
về lý luận doanh nghiệp xã hội.
- Phương pháp phân tích, đối chiếu… được sử dụng để làm rõ các quy định
của pháp luật hiện hành về doanh nghiệp xã hội.
- Các phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp kết hợp với các dẫn chứng
thực tế… được sử dụng để làm rõ các vấn đề thực tiễn về quyền của người
khuyết tật trong việc thành lập doanh nghiệp xã hội theo pháp luật Việt
Nam.
- Tiến hành đánh giá và đưa ra các nhận xét, đề xuất để góp phần hoàn thiện
quy định pháp luật (nếu do pháp luật không quy định) hoặc kiến nghị với
các cơ quan pháp luật thay đổi cách thực hiện (nếu bất cập từ phía người
thực thi pháp luật) hoặc rút kinh ngiệm từ doanh nghiệp, của cộng đồng và
của chính người khuyết tật.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm hai chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận và các quy định pháp luật hiện hành về
doanh nghiệp xã hội.
Chương 2: Thực trạng về tổ chức hoạt động của doanh nghiệp xã hội cho
người khuyết tật tại Việt Nam.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
5
CHƯƠNG 1.
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIỆN
HÀNH VỀ DOANH NGHIỆP XÃ HỘI
1.1. Lý luận về doanh nghiệp xã hội
1.1.1. Khái niệm về doanh nghiệp xã hội
Các cơ quan chính phủ ở châu Á có quan điểm rằng: “Doanh nghiệp xã
hội là doanh nghiệp được thành lập nhằm tạo cơ hội đào tạo và việc làm
cho các đối tượng yếu thế”.4
Trong khi đó, Chính phủ Anh có khái niệm về doanh nghiệp xã hội như
sau: “Doanh nghiệp xã hội là một mô hình kinh doanh được thành lập
nhằm thực hiện các mục tiêu xã hội, và sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư
cho mục tiêu đó hoặc cho cộng đồng, thay vì tối đa hóa lợi nhuận cho
cổ đông hoặc chủ sở hữu”.
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD)5
: “Doanh nghiệp
xã hội là những tổ chức hoạt động dưới nhiều hình thức pháp lý khác
nhau, nhằm theo đuổi cả hai mục tiêu xã hội và kinh tế. Doanh nghiệp
xã hội thường cung cấp các dịch vụ xã hội và việc làm cho các nhóm
yếu thế ở cả thành thị và nông thôn. Ngoài ra, doanh nghiệp xã hội còn
cung cấp các dịch vụ cộng đồng trên các lĩnh vực giáo dục, văn hóa,
môi trường”.6
Theo Tổ chức Hỗ trợ sáng kiến phục vụ cộng đồng (CSIP): “Doanh
nghiệp xã hội là một khái niệm dùng để chỉ hoạt động của các doanh
nhân xã hội dưới nhiều hình thức khác nhau tùy thuộc vào mục đích và
điều kiện hoạt động cụ thể; doanh nghiệp lấy lợi ích xã hội làm mục
4
“ Truy cập tại: https://www.britishcouncil.vn/sites/default/files/social-enterprise-in-vietnam-concept-context-
policies”
5
“OECD: có mục đích là để tìm ra các chính sách phát triển kinh tế cùng phúc lợi của người dân. Truy cập
tại: https://vi.wikipedia.org/wiki/Tổ_chức_hợp_tác_và_phát_triển_kinh_tế”
6
“ Truy cập tại: https://www.britishcouncil.vn/sites/default/files/social-enterprise-in-vietnam-concept-context-
policies”
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
6
tiêu chủ đạo, được dẫn dắt bởi tinh thần doanh nhân nhằm đạt được cả
mục tiêu xã hội, môi trường và kinh tế”.7
Doanh nghiệp xã hội là một tổ chức áp dụng các chiến lược thương mại
để tối đa hóa sự cải thiện về phúc lợi của con người và môi trường - có
thể bao gồm tối đa hóa tác động xã hội cùng với lợi nhuận cho các cổ
đông bên ngoài. Các doanh nghiệp xã hội có thể được cấu trúc như một
tổ chức vì lợi nhuận hoặc phi lợi nhuận và có thể có hình thức (tùy
thuộc vào quốc gia mà tổ chức đó tồn tại và các hình thức pháp lý có
sẵn) của một tổ chức hợp tác, một doanh nghiệp xã hội, một công ty
phúc lợi, một công ty sở hữu cộng đồng hoặc một tổ chức từ thiện. Điều
khác biệt giữa các doanh nghiệp xã hội là sứ mệnh xã hội của họ là cốt
lõi cho thành công của họ như là lợi nhuận tiềm năng.
1.1.2. Đặc điểm cơ bản của doanh nghiệp xã hội
- Thứ nhất là định hướng của doanh nghiệp: Việc kinh doanh luôn đề
cập đến các vấn đề xã hội như: bảo vệ các giá trị văn hoá, tôn trọng
các mối quan hệ xã hội, bảo vệ môi trường, cứu trợ, hiến tặng,
quyên góp, trợ giúp cho người túng thiếu và giải quyết xung đột gia
đình, cộng đồng..., trực tiếp giải quyết các vấn đề này và góp phần
nâng cao giá trị cho toàn xã hội. Điều đó có nghĩa là các doanh
nghiệp xã hội đóng góp vào việc bảo vệ và quảng bá những điều tốt
đẹp và những giá trị xã hội, nhưng không phải là các “tổ chức từ
thiện” hay "các tổ chức cứu trợ".
- Thứ hai là mục tiêu xã hội: Doanh nghiệp xã hội mang đến những
giá trị tốt đẹp cho toàn xã hội chính là lợi thế của họ so với các
doanh nghiệp khác. Đó là những giá trị tốt đẹp thể hiện trong tình
cảm giữa người với người, các quy tắc ứng xử, các chuẩn mực và
7
“ Truy cập tại: https://www.britishcouncil.vn/sites/default/files/social-enterprise-in-vietnam-concept-context-
policies.pdf”
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
7
đạo đức trong xã hội... Vì vậy, các doanh nghiệp xã hội luôn được
người dân tôn trọng và ủng hộ cho các hoạt động của họ như cứu
trợ, từ thiện, đóng góp để hỗ trợ người dân trong vùng thiên tai.
- Thứ ba là sở hữu xã hội: Cũng giống như các doanh nghiệp khác,
doanh nghiệp xã hội tạo ra doanh thu đáng kể từ các hoạt động kinh
doanh. Điều này gần giống với các doanh nghiệp sản xuất hoặc kinh
doanh hoặc cả các tổ chức phi lợi nhuận hoặc doanh nghiệp với mục
đích lợi nhuận. Tuy nhiên, các doanh nhân xã hội có quyền kinh
doanh để bù đắp chi phí và phát triển các giá trị xã hội, không chỉ để
tối đa hóa lợi nhuận. Do đó, họ cũng cần phải có một chiến lược
hoạt động chung và chiến lược phát triển tổng thể khác về cơ bản so
với một doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận.
Như vậy, các doanh nghiệp xã hội có phạm vi hoạt động khá rộng rãi và
được kết nối với nhau với sự tham gia của nhiều đối tượng khác nhau.
Sự tồn tại của nó liên quan đến các vấn đề xã hội và mục tiêu cơ bản
của nó không phải là lợi nhuận mà là để bảo vệ và phát triển các giá trị
xã hội, làm tăng thêm hệ số giá trị xã hội, chẳng hạn như giải quyết các
vấn đề xã hội phức tạp mà các doanh nghiệp hoặc các tổ chức lợi nhuận
không thực hiện vì họ không nhằm mục đích tối đa hóa lợi nhuận.
Các doanh nghiệp xã hội có chức năng độc lập nhưng phụ thuộc rất
nhiều vào sự hỗ trợ của dư luận, chính phủ, cộng đồng và các bên liên
quan khác. Từ những đặc điểm trên, quản lý doanh nghiệp xã hội có thể
rất phức tạp vì phải đạt được các mục tiêu xã hội và tài chính trong khi
các mục tiêu xã hội được ưu tiên cao nhất.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
8
1.1.3. Các loại hình doanh nghiệp xã hội8
1.1.3.1. Doanh nghiệp xã hội phi lợi nhuận(Non-profit Social
Enterprises)
Các doanh nghiệp xã hội phi lợi nhuận thường hoạt động dưới hình thức
các trung tâm, hiệp hội, quỹ, câu lạc bộ, nhóm tự nguyện/nhóm người
khuyết tật, nhóm người sống với HIV/AIDS. Hầu hết các doanh nghiệp
xã hội phi lợi nhuận được phát triển từ các Tổ chức phi chính phủ
(NGO)9
. Tuy hình thức khá giống với các tổ chức này nhưng các doanh
nghiệp phi lợi nhuận lại đưa ra các giải pháp cạnh tranh cao để giải
quyết nhu cầu xã hội cụ thể, thu hút vốn đầu tư từ các cá nhân và tổ
chức vì tác động xã hội.
Các doanh nghiệp xã hội có thể được chia thành ba nhóm dựa trên
phương thức hoạt động, mục tiêu xã hội và kinh phí:
- Các doanh nghiệp xã hội cung cấp các dịch vụ và sản phẩm có hiệu
quả cao trong việc giải quyết các vấn đề xã hội và phần lớn do một
bên thứ ba tài trợ, thường là một nhà đầu tư cộng đồng hoặc xã hội.
Nói cách khác, loại hình doanh nghiệp xã hội này là một nhân viên
độc lập, tự làm chủ, xúc tác, kết nối và có trách nhiệm với xã hội.
- Hoạt động kinh doanh nhằm mục đích đưa hàng hóa/dịch vụ công
đến những người khó khăn nhất về kinh tế và dễ bị tổn thương
không có điều kiện tiếp cận hoặc không có khả năng chi trả các dịch
vụ ở mức giá bình thường. Mục tiêu của họ là đáp ứng nhu cầu và
8
“Nguyễn Đình Cung và cộng sự, 2012. Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam - Khái niệm, bối cảnh và chính sách.
Hà Nội”
9
“NGO: là một tổ chức không thuộc về bất cứ chính phủ nào. Mặc dù về mặt kỹ thuật, định nghĩa cũng có thể bao
hàm các tổ chức phi lợi nhuận, thuật ngữ này thường giới hạn để chỉ các tổ chức xã hội và văn hoá mà mục tiêu
chính không phải là thương mại. Một điểm nổi bật nhất của các tổ chức phi chính phủ là việc các tổ chức này tạo ra
những hệ thống gắn kết và mạng lưới kết nối những cá nhân xuyên quốc gia. Truy cập tại:
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tổ_chức_phi_chính_phủ”
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
9
quyền lợi của người đang bị bỏ qua bởi các mô hình và cơ chế kinh
doanh hiện tại10
.
1.1.3.2. Doanh nghiệp xã hội không vì lợi nhuận (Not-for-profit Social
Enterprises)
Hầu hết các doanh nghiệp này được thành lập bởi các doanh nhân xã
hội, ngay từ đầu, các doanh nghiệp này đã xác định rõ ràng sự kết hợp
bền vững của xã hội với kinh tế. Lợi nhuận chủ yếu dành cho việc sử
dụng tái đầu tư hoặc để mở rộng tác động xã hội của doanh nghiệp.
Việc đưa ra các giải pháp sáng tạo và thúc đẩy thị trường để giải quyết
các vấn đề xã hội và những thách thức về môi trường là một sự khởi
đầu khác biệt từ các tổ chức từ thiện hoặc tổ chức truyền thông xã hội
thường xuyên.
Các doanh nghiệp xã hội phi lợi nhuận thường đăng ký dưới hình thức
công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn được hoạt động theo
Luật Doanh nghiệp. Lý do để các doanh nghiệp này đăng ký hoạt động
như một công ty vì họ không muốn xã hội nghĩ họ “ăn xin” trong quỹ từ
thiện của cộng đồng. Họ tạo ra giá trị vật chất từ những hàng hoá và
dịch vụ phong phú mà họ cung cấp cho cộng đồng. Ngoài ra, làm việc
như các công ty giúp họ tiếp cận nhiều cơ hội kinh doanh và vốn khác
nhau hơn là hoạt động từ thiện. Tuy nhiên, do theo đuổi sứ mệnh đặc
biệt nên các doanh nghiệp xã hội này phải đối mặt với một số thách
thức cụ thể so với các doanh nghiệp thông thường khác:
- Các mục tiêu xã hội không cho phép họ "tối đa hoá" lợi nhuận dưới
bất kỳ hình thức nào. Vì vậy, "tối ưu hóa" lợi nhuận là phương châm
hoạt động của các doanh nghiệp này. Ngoài những chi phí kinh
doanh như doanh nghiệp thông thường, doanh nghiệp xã hội phải
chi tiêu lớn cho "chi phí xã hội". Do tính chất "hỗn hợp", các doanh
10
“Elkington J. và Hartigan P., 2008. Sức mạnh của những người phi lý. Nhà xuất bản Lao động - Xã hội
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
10
nghiệp xã hội thường có nguồn vốn đầu tư đa dạng như các khoản
vay ưu đãi dưới hình thức các khoản vay lãi suất thấp, cổ tức xã hội,
hoặc các khoản tài trợ không hoàn lại. Tuy nhiên, không có quy
định rõ ràng về việc nhận các khoản trợ cấp và các khoản vay ưu đãi
từ các nhà đầu tư xã hội đang làm cho các doanh nghiệp bối rối do
giải thích thuế và kế toán doanh nghiệp.
- Các doanh nhân xã hội áp dụng một thước đo hiệu suất khác với
doanh nghiệp điển hình. Giá trị xã hội mà nó mang lại cho cộng
đồng là giá trị tối đa phải được đo và ghi lại chi tiết.
1.1.3.3. Doanh nghiệp có định hướng xã hội, có lợi nhuận (Social
Business Ventures)
Đây là mô hình này rất phổ biến trong lĩnh vực tài chính vi mô như quỹ
của Tổ chức Tài chính vi mô TNHH Một thành viên Tình Thương
(TYM)11
và Tổ chức tài chính vi mô trách nhiệm hữu hạn một thành
viên cho người lao động nghèo tự tạo việc làm (CEP). Một số điểm đặc
biệt của các tổ chức này là:
- Mục tiêu chính của các doanh nghiệp xã hội không phải là tối đa
hóa lợi nhuận cho các cổ đông, mà là mục tiêu vì xã hội và môi
trường mà tất cả các cổ đông đều có chung những giá trị chung. Đa
số doanh thu tạo ra để tái đầu tư hoặc trợ cấp cho các nhóm người
có thu nhập thấp, chính vì điều này, doanh nghiệp xã hội có thể dễ
dàng tiếp cận và mang đến nhiều lợi ích cho cộng đồng người thiệt
thòi và cho toàn xã hội.
- Các doanh nghiệp thường tìm kiếm các nhà đầu tư quan tâm đến cả
lợi ích vật chất và lợi ích xã hội. Họ ít có khả năng sử dụng các
11
“TYM: là tổ chức tài chính vi mô chính thức đầu tiên tại Việt Nam do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam thành lập
với sứ mệnh Cải thiện chất lượng cuộc sống của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp, đặc biệt ưu tiên phụ nữ
nghèo, yếu thế thông qua các dịch vụ tài chính và phi tài chính, tạo cơ hội cho phụ nữ tham gia vào các hoạt động
kinh tế và xã hội, góp phần nâng cao vị thế của người phụ nữ. Truy cập tại: http://tymfund.org.vn/news-62-62/gioi-
thieu.html”
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
11
khoản trợ cấp không hoàn lại cho các hoạt động kinh doanh chính.
Các doanh nghiệp xã hội này thường hoạt động theo hình thức: công
ty trách nhiệm hữu hạn, hợp tác xã, tổ chức tài chính vi mô.
1.1.4. Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp xã hội
1.1.4.1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp xã hội
trên thế giới
Doanh nghiệp xã hội có bề dày lịch sử khá lâu đời trên thế giới, loại
hình doanh nghiệp này được tồn tại dưới nhiều tên gọi, hình thức và
những đặc điểm khác nhau12
. Mô tả đầu tiên về doanh nghiệp xã hội là
một tổ chức kinh doanh tự chủ về tài chính, hoạt động theo phương
thức có trách nhiệm với xã hội và môi trường, được Freer Spreckley
đưa ra tại Anh vào năm 1978 và sau đó được viết thành một ấn phẩm
vào năm 198113
.
Vương quốc Anh là nơi mà doanh nghiệp xã hội ra đời sớm nhất và các
phong trào doanh nghiệp xã hội phát triển nhiều nhất. Mô hình doanh
nghiệp xã hội đầu tiên xuất hiện ở London vào năm 1665 khi xảy ra một
đại dịch lớn. Đại dịch này đã tàn phá nhiều gia đình giàu có, khiến cho
những ông chủ trong ngành công nghiệp và các doanh nghiệp lần lượt
rút khỏi thành phố, để lại một số lượng lớn người thất nghiệp trong đó
có rất nhiều người lao động nghèo khổ. Trong hoàn cảnh đó, Thomas
Firmin đã sử dụng vốn cá nhân để thành lập một nhà máy, cung cấp vật
liệu cho nhà máy hoạt động, tạo ra và duy trì việc làm cho 1.700 công
nhân. Ngay từ khi mới thành lập, ông đã tuyên bố rằng nhà máy không
vì mục tiêu lợi nhuận và lợi nhuận sẽ được đưa vào các tổ chức từ thiện.
12
“Aiken, M., 2010
13
“Freer Spreckley, 1981. Social Audit – A Management Tool for Co-operative Working. Beechwood College”
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
12
Vào cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19, một số ít các doanh nghiệp xã hội
ở Anh có thể được chia thành hai nhóm:
- Thứ nhất, người giàu có đã thay đổi quan điểm của họ về hoạt động
từ thiện. Thay vì tạo ra đóng góp vật chất dễ bị tổn thất, họ chuyển
sang các chương trình làm việc để các nhóm học hỏi và có thể duy
trì việc làm và nguồn thu nhập, trở thành "thành viên hữu ích của đất
nước". Khoản vay tài chính vi mô đầu tiên của Anh (chủ yếu là
khoản cho vay bằng thiết bị sản xuất) được thành lập tại Bath14
.
Trường học về việc kéo sợi, dệt và chế tạo cho người mù nghèo, đây
là mô hình doanh nghiệp xã hội đầu tiên trong lĩnh vực giáo dục, đã
được mở ra ở Liverpool năm 1790. Một số sáng kiến xã hội khác
như đào tạo hàng hải, nghề mộc cho trẻ em, sử dụng cà phê từ các
cửa hàng cà phê cũng đã được ghi lại trong giai đoạn này. Cụ thể,
các dự án nhà ở xã hội đầu tiên đã đi theo mô hình doanh nghiệp xã
hội với lợi nhuận tối đa 5% được nhà đầu tư chấp nhận.
- Thứ hai, người lao động có nhiều quyền lợi hơn trong việc ký kết
hợp đồng lao động và lần đầu tiên họ được làm chủ các kế hoạch
kinh doanh cũng như phân phối lợi nhuận và mang lại lợi ích cho
toàn thể cộng đồng, cũng như việc phân bổ quyền bầu cử, tổ chức
kinh doanh cho tất cả các thành viên. Trên thực tế, nhiều thư viện và
viện bảo tàng ở Châu Âu và Bắc Mỹ thường kinh doanh đồ lưu
niệm, đấu giá nhằm gây quỹ cho các lĩnh vực hoạt động chính của
họ. Mặc dù không điển hình, nhưng đây cũng có thể được xem là sự
khởi đầu từ rất sớm của các hoạt động xã hội (doanh nghiệp xã hội).
14
“Bath: là thành phố ở hạt lễ nghi Somerset ở tây nam nước Anh. Thành phố có cự ly 156 km về phía tây Luân
Đôn và 21 km về phía đông nam Bristol. Dân số thành phố là 83.992 người. Thành phố đã được lập làm một khu
nghỉ dưỡng với tên gọi Latin, Aquae Sulis ("nước của Sulis") bởi những người La Mã vào năm 43, họ cho xây các
phòng tắm La Mã và một ngôi đền ở các đồi bao quanh của Bath trong thung lũng sông Avon xung quanh các suối
nước nóng, là các suối nước nóng duy nhất xuất hiện tự nhiên ở Vương quốc Anh. Thành phố có công trình Royal
Crescent. Thành phố Bath được đưa vào danh sách di sản thế giới năm 1987. Truy cập tại:
https://vi.wikipedia.org/wiki/Bath,_Somerset”
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
13
Tuy vậy, các doanh nghiệp xã hội chỉ thực sự phát triển từ khi Thủ
tướng Anh Margaret Thatcher15
lên nắm quyền vào năm 1979. Bà chủ
trương thu hẹp vai trò của Nhà nước và lập luận rằng “Nhà nước không
nên trực tiếp tham gia vào việc cung cấp phúc lợi xã hội vì cùng với sự
tăng trưởng của xã hội dân sự cho thấy rằng vai trò duy nhất của Nhà
nước không đủ để giải quyết các vấn đề xã hội ngày càng gia tăng cả về
số lượng và mức độ phức tạp. Nhà nước không chỉ phải chia sẻ trách
nhiệm của mình trong việc cung cấp phúc lợi xã hội mà còn là khu vực
xã hội dân sự như một đối tác chính trong giải quyết các vấn đề xã
hội”16
.
Nước Anh hiện là nhà tiên phong trong sự vận động của các doanh
nghiệp xã hội trên thế giới. Chính phủ Anh ước tính có khoảng 70.000
doanh nghiệp xã hội ở Anh, sử dụng hơn hai triệu người và đóng góp
hơn 24 tỷ bảng Anh cho nền kinh tế Anh. Ngành này đã tăng trưởng
đáng kể trong 10 năm qua và tiếp tục tăng trưởng nhanh bất chấp những
điều kiện kinh tế khó khăn.17
Năm 2002, Bộ Công thương Anh Quốc (DTI) công bố Chiến lược của
Chính phủ Anh đối với các doanh nghiệp xã hội.
Năm 2005, thêm một hình thức hợp pháp mới dành cho các doanh
nghiệp xã hội được gọi là Công ty Lợi ích Cộng đồng (CIC). Đây là lần
đầu tiên trong 100 năm trở lại đây, nước Anh có thêm một loại hình
15
“Margaret Hilda Thatcher - Nữ Nam tước Thatcher (13/10/1925 – 08/04/2013), còn được mệnh danh là người
đàn bà thép (iron lady), là một chính khách người Anh, luật sư và nhà hóa học. Bà là lãnh tụ Đảng Bảo thủ Anh từ
năm 1975 đến 1990, Thủ tướng Anh trong suốt thập niên 1980 và là người phụ nữ đầu tiên giữ hai chức vụ đó.
Nhiệm kỳ thủ tướng của bà dài nhất trong lịch sử Anh kể từ năm 1827. Là một chính khách quan trọng trong lịch
sử đương đại Anh, bà được nhiều người ngưỡng mộ cũng như bị nhiều người chống đối”
16
“Truy cập tại: https://www.britishcouncil.vn/sites/default/files/dnxh-tai-viet-nam-khai-niem-boi-canh-chinh-
sach”
17
“Truy cập tại: https://www.britishcouncil.org/sites/default/files/social enterprise in the uk final web
spreads”
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
14
doanh nghiệp được bổ sung và luật hóa18
. Tất nhiên, doanh nghiệp xã
hội vẫn có thể lựa chọn hoạt động và đăng ký dưới nhiều loại hình
doanh nghiệp khác nhau như các công ty trách nhiệm hữu hạn, các tổ
chức phi chính phủ, các quỹ ...
Trong năm 2010, Chính phủ Anh ra mắt chương trình Big Society,
trong đó việc hỗ trợ sự phát triển của các Hợp tác xã, Quỹ Tương hổ,
Quỹ từ thiện và Doanh nghiệp xã hội được xếp vào những chính sách
được ưu tiên hàng đầu. Trong ba thập niên qua, phong trào doanh
nghiệp xã hội đã phát triển vượt ra khỏi biên giới quốc gia và đã trở
thành một phong trào xã hội toàn cầu về quy mô và ảnh hưởng.
Hiện tại không có con số chính xác về số doanh nghiệp xã hội đang
hoạt động ở nhiều nước do mô hình chung của các doanh nghiệp xã hội
đã được công nhận rộng rãi nhưng nội dung và tiêu chí cụ thể để xác
định việc phân loại doanh nghiệp xã hội có những quan điểm khác nhau
tùy thuộc vào mức độ phát triển, đặc điểm kinh tế xã hội của từng quốc
gia và thậm chí là mục tiêu chính sách của từng chính phủ.
1.1.4.2. Sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp xã hội tại Việt
Nam
 Giai đoạn trước năm 1986
Trong hệ thống quy hoạch tập trung hóa kinh tế, nhà nước là cơ quan
duy nhất đảm bảo cung cấp các dịch vụ xã hội cho công dân. Sự hoạt
động của các tổ chức chính trị - xã hội như Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh
niên... luôn dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản và các tổ chức này là
những kênh duy nhất để cá nhân tham gia các hoạt động của cộng đồng.
Trong thời kỳ này, các hình thức tổ chức xã hội hoạt động độc lập với
chính phủ như các tổ chức phi chính phủ không được phép hoạt động ở
18
“Ani Casimir and Ejiofor Samuel, 2015. Social Work and the Challenge of Entrepreneurship
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
15
Việt Nam mà thay vào đó, Nhà nước chỉ công nhận hai ngành kinh tế
mũi nhọn của đất nước đó là kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể.
Trong bối cảnh đó, Hợp tác xã là hình thức tổ chức kinh tế - xã hội duy
nhất được thiết lập với tinh thần cộng đồng: Hợp tác, sẻ chia và vì lợi
ích chung. Hợp tác xã được coi là thuộc quyền sở hữu của cộng đồng,
đồng thời hoạt động như các đơn vị kinh tế độc lập. Do đó, mô hình
hợp tác xã có thể được coi là mô hình doanh nghiệp xã hội sớm nhất tại
Việt Nam.
Đa số hợp tác xã được thành lập trong giai đoạn này để tạo việc làm và
hỗ trợ cho các đối tượng yếu thế trong xã hội, chủ yếu là người khuyết
tật để có được chất lượng cuộc sống tốt hơn. Hầu hết các hợp tác xã này
hoạt động trong ngành tiểu thủ công nghiệp như mây tre, thêu, đan và
hàng may mặc... vì đây được xem là công việc thích hợp cho sức khoẻ
và điều kiện làm việc của người khuyết tật.
 Giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2010
Mặc dù doanh nghiệp xã hội đã xuất hiện dưới hình thức hợp tác xã
trong một thời gian dài nhưng hoạt động kinh doanh cho các mục tiêu
xã hội với tất cả các đặc điểm cơ bản của mô hình doanh nhiệp xã hội
chỉ bắt đầu phát triển kể từ khi thực hiện chính sách Đổi mới vào năm
1986. Đây là cột mốc quan trọng đánh dấu sự công nhận của các khu
vực kinh tế mới như kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế tư bản tư nhân và
chủ doanh nghiệp nhỏ. Vì vậy, vai trò tích cực của cá nhân và cộng
đồng trong việc cung cấp và trao đổi dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của
người dân đã được công nhận và phát triển.
Chính sách mở cửa dẫn đến sự tăng trưởng ngoạn mục của đầu tư trực
tiếp nước ngoài (FDI)19
và viện trợ phát triển quốc tế (ODA)20
. Những
19
“FDI: xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu
hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài
chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
16
hoạt động này không chỉ mang lại nhiều vốn hỗ trợ phát triển đất nước, mà
còn trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức về phát triển xã hội đã
mang lại những mô hình mới và phương pháp mà Việt Nam có thể áp
dụng. Vào ngày 03/2/1994, Tổng thống Hoa Kỳ - Ông Bill Clinton – đã
công bố quyết định bãi bỏ lệnh cấm vận thương mại đối với Việt Nam,
hàng trăm tổ chức phát triển quốc tế và nhân đạo đã đến Việt Nam với số
lượng lớn viện trợ không hoàn lại. Chỉ trong giai đoạn 2005-2010, tổng số
ODA cam kết đối với Việt Nam là 31 tỷ đô la Mỹ21
.
Trong giai đoạn này, nhà nước đã thông qua nhiều chính sách mở, tạo
ra một khuôn khổ pháp lý cho sự phát triển của các tổ chức kinh tế và
xã hội phi nhà nước. Nghị định 71/1998/NĐ-CP ngày 08/09/1998 về
dân chủ ở cơ sở và các văn bản quy phạm pháp luật khác, lần đầu tiên
chính thức khuyến khích sự tham gia của các tổ chức xã hội và công
dân trong quá trình xây dựng, thực hiện và giám sát thực hiện chính
sách trong cộng đồng.
Nhà nước đã có những bước tiến để thúc đẩy sự hợp tác giữa các tổ
chức khác nhau, đặc biệt thông qua việc củng cố các tổ chức xã hội và
chính trị (các tổ chức quần chúng) để thúc đẩy sự tham gia của người
dân vào quá trình xây dựng và phát triển cộng đồng. Nghị định 35-
HĐBT ngày 28/01/1992 về công tác quản lý khoa học và công nghệ
các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là "công ty mẹ" và các
tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty". Truy cập tại: https://vi.wikipedia.org/wiki/đầu tư
trực tiếp nước ngoài”
20
“ODA: Là một hình thức đầu tư nước ngoài. Gọi là Hỗ trợ bởi vì các khoản đầu tư này thường là các khoản cho
vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp với thời gian vay dài, đôi khi còn gọi là viện trợ. Gọi là Phát triển vì mục tiêu
danh nghĩa của các khoản đầu tư này là phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi ở nước được đầu tư. Gọi là Chính
thức, vì nó thường là cho Nhà nước vay. Ưu điểm của ODA: Lãi suất thấp, thời gian cho vay/thời gian ân hạn dài,
luôn có một phần viện trợ không hoàn lại”
“Viện trợ không hoàn lại là một phần của ODA, là một hình thức đầu tư nước ngoài. Việc viện trợ không
hoàn lại luôn có điều kiện ràng buộc về kinh tế, chính trị. Nước viện trợ luôn đưa ra các điều kiện đi kèm,
nước được viện trợ luôn xem xét và thỏa thuận lại điều kiện sao cho cả 2 đều có lợi. Viện trợ không hoàn lại
thường được thực hiện ưu tiên cho các nước đang phát triển, có thu nhập thấp. Viện trợ thường tập trung vào
các nhu cầu có tính chất xã hội (văn hoá, giáo dục, sức khoẻ, dân số, xoá đói giảm nghèo…)”
21
“Truy cập tại: http://www.khoaqhqt.edu.vn/news/172-Nhin-lai-nen-kinh-te-Viet-Nam-sau-25-nam-doi-moi.html”
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
17
(Nghị định của Hội đồng Bộ trưởng) đưa ra một số biện pháp nhằm
thúc đẩy việc thành lập các tổ chức khoa học và công nghệ của các cá
nhân.
Nghị định 177/1999/NĐ-CP ngày 22/12/1999 về việc ban hành Quy chế
Tổ chức và hoạt động của Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện và Nghị định
148/2007/NĐ-CP ngày 25/9/2007 về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội,
quỹ từ thiện sau đó xây dựng cơ sở cho việc thành lập quỹ xã hội, quỹ
từ thiện ... Vai trò của các tổ chức cộng đồng đặc biệt nhấn mạnh trong
việc cung cấp các dịch vụ cơ bản cho cộng đồng như quản lý tài nguyên
nước, xóa đói giảm nghèo, chăm sóc sức khoẻ ban đầu, giáo dục phổ
thông và bảo vệ môi trường.
Hơn nữa, tại Việt Nam có hàng ngàn tổ chức cộng đồng như nhà văn
hoá, câu lạc bộ, tổ chức kinh doanh các tổ chức đoàn thể như hội phụ
nữ, hội cựu chiến binh, hội người khuyết tật…và hàng ngàn đơn vị khác
đang cung cấp phúc lợi xã hội các dịch vụ như chất thải, quản lý nguồn
nước... Các tổ chức này có những đặc điểm nhất định của doanh nghiệp
xã hội và có thể chuyển thành các doanh nghiệp xã hội trong tương lai.
Đi đôi với chính sách mở cửa và đổi mới toàn diện, nhà nước cũng đã
thực hiện các cải cách trong lĩnh vực dịch vụ công bằng cách tiếp cận
xã hội hóa, kêu gọi sự đầu tư và tham gia của tất cả các thành phần kinh
tế, cá nhân và tập thể chia sẻ gánh nặng trong việc cung cấp dịch vụ
công, lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, giáo dục và chăm sóc sức khoẻ
cộng đồng.
Một số lượng lớn các cơ sở giáo dục ngoài nhà nước, các cơ sở chăm
sóc sức khoẻ, văn hoá và nghệ thuật được thành lập theo chính sách này
đã giải quyết một phần vấn đề xã hội và đáp ứng được nhu cầu cơ bản
của người dân.
 Giai đoạn từ năm 2010 đến nay
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
18
Việc Việt Nam bước vào ngưỡng cửa của một quốc gia có thu nhập
trung bình thấp đã mở ra một cơ hội phát triển mới cho đất nước. Điều
đó có nghĩa là nguồn vốn trong nền kinh tế Việt Nam đã dồi dào và chủ
động hơn trước, tình trạng nghèo đói đã được cải thiện đáng kể cho
phần lớn dân số. Tuy nhiên, điều này cũng dẫn đến sự thay đổi chính
sách hỗ trợ nhân đạo và phát triển xã hội của các quốc gia và tổ chức
quốc tế tại Việt Nam.
Sức mạnh của doanh nghiệp xã hội là khả năng giải quyết cả mục tiêu
xã hội và kinh tế trong đó các mục tiêu xã hội là mục tiêu chính. Đạt
được các mục tiêu kinh tế là phương tiện để đạt được các mục tiêu xã
hội một cách bền vững ở quy mô lớn.
Tại Việt Nam, doanh nghiệp xã hội lần đầu tiên được quy định tại Điều
10 Luật Doanh nghiệp năm 2014. Theo đó, doanh nghiệp xã hội là
doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật Việt
Nam; mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì
lợi ích cộng đồng; sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm của
doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường
như đã đăng ký.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
19
1.1.5. Phân biệt giữa doanh nghiệp xã hội, doanh nghiệp truyền thống và
tổ chức từ thiện
Doanh nghiệp
Tổ chức từ thiện/
Doanh nghiệp xã hội Tổ chức phi
truyền thống
chính phủ
- Các tổ chức - Công ty TNHH -NGO
Hình - Doanh nghiệp - Công ty Cổ phần -NPO22
thức - Công ty Hợp - Quỹ từ thiện
pháp danh
lý - Doanh nghiệp tư
nhân
Hoạt động kinh doanh Tối đa hóa lợi Lợi ích xã hội
mang lại lợi nhuận nhuận thuần túy
nhằm duy trì và phát
Mục
triển các hoạt động
với mục đích đóng
đích
góp cho sự phát triển
của xã hội thông qua
các sản phẩm dịch vụ
của mình.
Giải Hoạt động kinh doanh Chiến lược kinh Các chương trình
pháp doanh từ thiện
Hiệu Tạo ra cả giá trị xã hội Tạo giá trị kinh tế Tạo giá trị xã hội
quả và giá trị kinh tế
Nguồn Tài trợ và doanh thu Doanh thu Tài trợ
vốn
22
“NPO: là tổ chức không phân phối các quỹ thặng dư của nó cho các cá thể hay cổ đông mà sử dụng các quỹ này
để tài trợ cho các mục tiêu hướng tới của tổ chức nhằm mục đích hướng tới cho toàn xã hội. Truy cập tại:
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tổ_chức_phi_lợi_nhuận”
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
20
Tái đầu tư cho tổ Lợi nhuận chia Trực tiếp phục
Lợi chức, mở rộng quy mô cho cổ đông và vụ cho các hoạt
nhuận hoạt động, phân phối chủ sở hữu động xã hội
cho cộng đồng
- Nhà đầu tư xã hội - Cổ đông - Nhà tài trợ
Giải - Khách hàng - Chủ sở hữu - Đối tượng hưởng
trình - Đối tượng hưởng lợi - Khách hàng lợi
- Cộng đồng - Cộng đồng - Công chúng
1.1.6. Phân biệt giữa Doanh nghiệp xã hội và Trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp (CSR)
Mọi người thường hay bị nhầm lẫn doanh nghiệp xã hội là CSR. Trên
thực tế, đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, doanh nghiệp xã hội
là mô hình kinh doanh, còn CSR là xu hướng huy động sự hỗ trợ xã hội.
CSR là một phong trào tự vận động, tự nâng cao nhận thức trong doanh
nghiệp để đảm bảo hoạt động kinh doanh được thực hiện theo các tiêu
chuẩn đạo đức kinh doanh. Phong trào CSR yêu cầu các doanh nghiệp
ứng xử một cách có trách nhiệm đối với người lao động, khách hàng,
cộng đồng và môi trường như là một “công dân của xã hội” (corporate
citizenship)
CSR bao gồm 4 tầng:
- Về trách nhiệm cơ bản nhất, doanh nghiệp cần đảm bảo được lợi
nhuận cho doanh nghiệp, thu nhập ổn định cho người lao động và
lợi tức cho cổ đông.
- Thứ hai, doanh nghiệp cần phải có trách nhiệm tuân thủ đầy đủ các
quy định pháp luật tại nơi doanh nghiệp đăng ký hoạt động.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
21
- Trách nhiệm thứ ba cũng là trọng tâm của CSR mà bất kỳ doanh
nghiệp nào cũng cần phải tuân thủ đó là đạo đức kinh doanh về điều
kiện làm việc cho người lao động, trong chất lượng dịch vụ và chất
lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường và vì lợi ích cộng đồng.
- Cuối cùng, từ thiện thường được coi là trách nhiệm tùy chọn. Tuy
nhiên, nhiều doanh nghiệp sử dụng trách nhiệm này như một công
cụ để PR cho doanh nghiệp, trong khi vẫn chưa hoàn thành các trách
nhiệm cơ bản.
Như vậy, có thể thấy CSR và doanh nghiệp xã hội là hai khái niệm
hoàn toàn độc lập. CSR chỉ làm các doanh nghiệp tốt hơn mà không
thay đổi bản chất và mô hình của doanh nghiệp. Trong khi đó, doanh
nghiệp xã hội là các mô hình kinh doanh có tính chất hoạt động khác
với các doanh nghiệp truyền thống.
1.2. Các quy định pháp luật hiện hành về doanh nghiệp xã hội
1.2.1. Quy định về doanh nghiệp xã hội trước khi ban hành Luật Doanh
Nghiệp 2014 ngày 26/11/2014 (Luật Doanh nghiệp 2014)
Trước khi ban hành Luật Doanh nghiệp 2014, nhiều loại hình doanh
nghiệp, tổ chức có mục tiêu xã hội tương tự như các doanh nghiệp xã
hội đã được thành lập và hoạt động theo luật pháp Việt Nam có tên gọi
và các hình thức khác nhau.
Nghị định số 71/1998 /NĐ-CP ngày 08/09/1998 của Chính phủ về Quy
chế dân chủ cơ sở (Nghị định số 71/1998/NĐ-CP) và văn bản quy phạm
pháp luật năm 1998 Chính thức đầu tiên chính thức khuyến khích sự
tham gia của xã hội dân sự và công dân trong quá trình xây dựng, thực
hiện và giám sát việc thực hiện chính sách trong cộng đồng. Nghị định
số 35-HĐBT ngày 28/02/1992 về quản lý khoa học đã đưa ra một số
biện pháp thúc đẩy thành lập các tổ chức khoa học và công nghệ cá thể.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
22
Nghị định 177/1999/NĐ-CP ngày 22/12/1999 của Chính phủ về Quy
chế tổ chức và hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện (Nghị định
177/1999 NĐ-CP) và Nghị định 148/2007/NĐ-CP ngày 25/09/2007 về
việc tổ chức và hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện thay thế Nghị
định 177/1999 NĐ-CP, tạo cơ sở cho việc thành lập quỹ xã hội, quỹ từ
thiện ... Trong các Nghị định nêu trên, vai trò của các tổ chức cộng
đồng đặc biệt quan tâm đến việc cung cấp các dịch vụ cơ bản cho cộng
đồng như quản lý tài nguyên nước, giảm nghèo, chăm sóc sức khoẻ ban
đầu, phổ cập giáo dục, bảo vệ môi trường. Nhà nước đặc biệt quan tâm
và khuyến khích sự hợp tác giữa các tổ chức phi chính phủ trong và
ngoài nước và chính quyền địa phương.
Nói chung, các nghị định quan trọng trong giai đoạn này làm cơ sở cho
việc quản lý nhà nước của các tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam. Nghị
định số 79/2003/NĐ-CP ngày 07/07/2003 của Chính phủ về việc thực
hiện dân chủ ở cấp xã (Nghị định 79/2003/NĐ-CP) đã thể chế hoá sự
tham gia của người dân địa phương, các tổ chức cộng đồng và các tổ
chức của người nghèo trong các hoạt động phát triển của xã. Luật Hợp
tác xã công nhận rằng một hợp tác xã là một tổ chức tự nguyện hoạt
động như một đơn vị kinh tế độc lập. Luật Khoa học và Công nghệ
công nhận các hiệp hội chuyên ngành là các cơ quan dịch vụ độc lập,
đây là lựa chọn duy nhất cho hầu hết các tổ chức phi chính phủ. Sự
phức tạp của các quy định hiện hành và các quy định liên quan đến vấn
đề này có thể là một thách thức đối với tính hợp pháp của doanh nghiệp
xã hội đã được bắt đầu.
Như vậy, có thể thấy trong giai đoạn trước khi Luật Doanh nghiệp 2014
được ban hành, các vấn đề liên quan đến các tổ chức tương tự như
doanh nghiệp xã hội đã được ghi nhận trong các văn bản pháp luật ở
Việt Nam. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, các doanh nghiệp vẫn giữ
được tổ chức và hoạt động như các doanh nghiệp truyền thống theo quy
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
23
định của Luật Doanh nghiệp 1999 và 2005. Sự cần thiết phải có một
khung pháp lý vững chắc cho sự ra đời và sự phát triển của doanh
nghiệp xã hội là một vấn đề cấp bách ở Việt Nam.
1.2.2. Quy định về doanh nghiệp xã hội từ khi ban hành Luật Doanh
Nghiệp 2014
Doanh nghiệp xã hội là một thuật ngữ pháp lý mới ở Việt Nam và đang
thu hút sự chú ý của các nhà hoạch định chính sách và các nhà nghiên
cứu pháp luật. Hiện tại, tình trạng pháp lý của doanh nghiệp xã hội
được quy định tại Điều 10 Luật Doanh nghiệp 2014 và Nghị định số
96/2015/NĐ-CP. Khung pháp lý của doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam
vẫn còn rất mới và đòi hỏi cần phải cải tiến và hoàn thiện hơn nữa.
Lần đầu tiên, doanh nghiệp xã hội được công nhận chính thức về mặt
pháp lý, Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã thừa nhận sự tồn tại của
doanh nghiệp xã hội tại Điều 10 Luật này với quy định như sau:
“Điều 10. Tiêu chí, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội
1. Doanh nghiệp xã hội phải đáp ứng các tiêu chí sau đây:
a) Là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của Luật
này;
b) Mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi
ích cộng đồng;
c) Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp để
tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký.
2. Ngoài các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp theo quy định của
Luật này, doanh nghiệp xã hội có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Duy trì mục tiêu và điều kiện quy định tại điểm b và điểm c khoản 1
Điều này trong suốt quá trình hoạt động; trường hợp doanh nghiệp
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
24
đang hoạt động muốn chuyển thành doanh nghiệp xã hội hoặc doanh
nghiệp xã hội muốn từ bỏ mục tiêu xã hội, môi trường, không sử dụng
lợi nhuận để tái đầu tư thì doanh nghiệp phải thông báo với cơ quan có
thẩm quyền để tiến hành các thủ tục theo quy định của pháp luật;
b) Chủ sở hữu doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp xã hội được
xem xét, tạo thuận lợi và hỗ trợ trong việc cấp giấy phép, chứng chỉ và
giấy chứng nhận có liên quan theo quy định của pháp luật;
c) Được huy động và nhận tài trợ dưới các hình thức khác nhau từ các
cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ và các tổ chức khác của
Việt Nam và nước ngoài để bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động
của doanh nghiệp;
d) Không được sử dụng các khoản tài trợ huy động được cho mục đích
khác ngoài bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động để giải quyết
vấn đề xã hội, môi trường mà doanh nghiệp đã đăng ký;
đ) Trường hợp được nhận các ưu đãi, hỗ trợ, doanh nghiệp xã hội phải
định kỳ hằng năm báo cáo cơ quan có thẩm quyền về tình hình hoạt
động của doanh nghiệp.
3. Nhà nước có chính sách khuyến khích, hỗ trợ và thúc đẩy phát triển
doanh nghiệp xã hội.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”
Theo quy định của điều khoản này thì doanh nghiệp xã hội là doanh
nghiệp được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014.
Mục tiêu của hoạt động này là giải quyết các vấn đề xã hội và môi
trường vì lợi ích của xã hội, cộng đồng. Các doanh nghiệp xã hội sử
dụng ít nhất 51% lợi nhuận gộp hàng năm để tái đầu tư để đạt được các
mục tiêu xã hội và môi trường đã được đăng ký. Ngoài các quyền và
nghĩa vụ của doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp năm 2014, doanh
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
25
nghiệp xã hội còn có một số quyền và nghĩa vụ quy định tại Khoản 2
Điều 10 Luật Doanh nghiệp. Cụ thể như sau:
- Duy trì mục tiêu, điều kiện của chủ doanh nghiệp, người quản lý
doanh nghiệp xã hội trong suốt thời gian hoạt động; trường hợp
doanh nghiệp hoạt động kinh doanh muốn chuyển đổi thành doanh
nghiệp xã hội, doanh nghiệp xã hội có nhu cầu từ bỏ mục tiêu xã
hội, môi trường và không sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư, doanh
nghiệp phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành các thủ
tục theo quy định của pháp luật.
- Chủ sở hữu doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp xã hội được
xem xét, tạo điều kiện và hỗ trợ việc cấp giấy phép, chứng chỉ, giấy
chứng nhận có liên quan theo quy định của pháp luật.
- Có thể huy động và nhận tài trợ từ các cá nhân, doanh nghiệp, các tổ
chức phi chính phủ và các tổ chức khác ở Việt Nam và nước ngoài
để trang trải chi phí quản lý và vận hành kinh doanh.
- Việc sử dụng các quỹ huy động vào các mục đích khác ngoài việc
bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động phải được sử dụng để
giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường mà doanh nghiệp đã
đăng ký.
- Trường hợp được hưởng ưu đãi, hỗ trợ, doanh nghiệp xã hội phải
báo cáo với cơ quan có thẩm quyền về hoạt động của doanh nghiệp
hàng năm.
- Nhà nước có chính sách khuyến khích, hỗ trợ và phát triển doanh
nghiệp xã hội.
Doanh nghiệp xã hội và doanh nghiệp thông thường có đặc điểm giống
nhau là được tổ chức theo bốn loại hình doanh nghiệp: cổ phần, trách
nhiệm hữu hạn, tư nhân, đối tác phải thực hiện nghĩa vụ thuế và các
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
26
nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu
một doanh nghiệp bình thường, mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận, một
doanh nghiệp xã hội để đạt được mục tiêu cuối cùng của phát triển xã
hội hoặc bảo vệ môi trường thông qua việc sử dụng phương thức hoạt
động như một doanh nghiệp. Theo quy định tại Điều 10 Luật Doanh
nghiệp sửa đổi năm 2014, doanh nghiệp xã hội phải sử dụng ít nhất 51%
lợi nhuận hàng năm để tái đầu tư để đạt được các mục tiêu xã hội và
môi trường đã được đăng ký.
Ngoài các quy định về đăng ký doanh nghiệp xã hội; công bố và chấm
dứt cam kết đối với các mục tiêu xã hội và môi trường, chuyển đổi, chia
tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể doanh nghiệp xã hội... đáng chú ý là
doanh nghiệp xã hội được nhận tài trợ phi chính phủ nước ngoài và các
hỗ trợ tài chính khác bằng tài sản, tài chính hoặc hỗ trợ kỹ thuật từ các
cá nhân, cơ quan, tổ chức khác để đạt được mục tiêu giải quyết các vấn
đề xã hội và môi trường. Đây là một nút quan trọng, tháo gỡ cơ chế huy
động nguồn lực, giúp các doanh nghiệp xã hội trở thành một đối tượng
có thể đóng góp cùng với nhà nước để giải quyết các vấn đề xã hội hiện
tại và các vấn đề về môi trường. Thực tế chứng minh rằng nhiều doanh
nghiệp xã hội được tạo điều kiện đã phát triển tốt và mang lại nhiều lợi
ích cho cộng đồng.
Ví dụ: Công ty TNHH Thủ công Mai (Mai Vietnamese Handicrafts-
MVH)
MVH là một doanh nghiệp nhỏ thành công do hai cán bộ xã hội thành
lập năm 1990 tại TP.HCM. MHV đã tiếp cận và làm việc với những
người thợ thủ công (70% là phụ nữ nghèo) ở các vùng nông thôn xa xôi
để đào tạo và tạo việc làm cho họ, để hiện đại hóa và tăng cường sự
phát triển xã hội giá trị hàng hoá, hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam
trên thị trường quốc tế. Là một trong 8 thành viên của Tổ chức Thương
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
27
mại Công bằng Thế giới (WFTO), MVH đang làm việc với 21 nhóm,
trong đó có hơn 1.100 thợ thủ công chủ yếu ở các tỉnh phía Nam (bình
quân 3,4 triệu đồng/người/tháng). Mục tiêu của MVH là tạo thu nhập
và nâng cao khả năng tự lập của người nghèo và chịu thiệt thòi. MHV
đã trở thành một doanh nghiệp xã hội có lợi nhuận với doanh thu
khoảng 1,7 triệu USD (2008). Tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu đạt 10%
và toàn bộ lợi nhuận được tái đầu tư cho các hoạt động phát triển cộng
đồng.23
Đối với các doanh nghiệp xã hội hoạt động phải có ưu đãi, hỗ trợ, đầu
tư, thuế và quỹ đất; hỗ trợ tài chính, nguồn nhân lực; phát triển nguồn
tài chính để giúp các doanh nghiệp xã hội phát triển.
Về vốn, các doanh nghiệp xã hội có thể tìm cách kháng cáo, thu hút các
khoản vay và có bảo đảm từ thiện hoặc chính phủ; phát hành nợ bằng
vốn chủ sở hữu với việc phát hành nợ cho nhà đầu tư và nhà đầu tư
nhận lợi nhuận dựa trên hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
xã hội.
1.2.3. Những quy định liên quan đến doanh nghiệp xã hội của Luật Doanh
Nghiệp 2014 và Nghị định 96/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số
điều của Luật Doanh nghiệp ngày 19/10/2015 (Nghị định 96/2015)
1.2.3.1. Đăng ký thành lập doanh nghiệp xã hội24
Có thể thấy được Luật Doanh nghiệp 2014 không xem doanh nghiệp xã
hội là một loại hình doanh nghiệp có tính đặc thù riêng mà xem nó
giống như là một doanh nghiệp thông thường. Vì vậy, doanh nghiệp xã
hội vẫn được tổ chức và hoạt động theo một trong các loại hình doanh
23
“Nguồn: Case study- Mai Vietnamese Handicrafts, Growing Inclusive markets, UNDP 2011”
24
“Điểm a Khoản 1 Điều 10 Luật Doanh nghiệp năm 2014 ngày 26/11/2014”
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
28
nghiệp sau đây: Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công
ty hợp danh và Doanh nghiệp tư nhân.25
Bởi vì doanh nghiệp xã hội cũng là một doanh nghiệp, nên việc thành
lập doanh nghiệp xã hội phải được “doanh nhân xã hội” (là người bỏ
vốn để đầu tư vốn để thành lập doanh nghiệp xã hội) tuân theo các thủ
tục pháp lý thông thường để thành lập nên một doanh nghiệp trong các
loại hình doanh nghiệp đã được thiết kế theo Luật Doanh nghiệp năm
2014. Theo đó, hoạt động kinh doanh là việc thực hiện liên tục một
hoặc nhiều giai đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu dùng
hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ trên thị trường vì mục đích tạo ra lợi
nhuận.
Từ định nghĩa doanh nghiệp và theo quan niệm truyền thống trong khoa
học pháp lý ở nước ta, chính yếu tố “nhằm mục đích sinh lợi” là yếu tố
căn bản, quyết định đến sự ra đời và hoạt động của doanh nghiệp, “một
thuộc tính không thể tách rời của doanh nghiệp”26
và là “đích cuối cùng
của các nhà kinh doanh”27
. Từ quan điểm đó, mục đích chính của việc
thành lập doanh nghiệp là tạo ra lợi nhuận cho các nhà đầu tư trong
doanh nghiệp, chứ không phải là việc giải quyết các vấn đề xã hội vì lợi
ích của cộng đồng. Vì thế mà có quan điểm cho rằng: “định nghĩa kinh
doanh ở nước ta quá nhấn mạnh chủ nghĩa duy lợi, người soạn luật đã
không khái quát được những doanh nghiệp không vì mục đích tìm kiếm
lợi nhuận”.28
Mặt khác, với định nghĩa "doanh nghiệp" thì mục đích thành lập doanh
nghiệp là thực hiện chức năng về kinh doanh, mục tiêu chính là tạo ra
25
“Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Báo cáo số 798/BC-UBTVQH13 ngày 24/11/2014 về tiếp thu, chỉnh lý, giải trình
dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi). Truy cập tại: http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/DT
DUTHAOLUAT”
26
“Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2016, trang 26). Giáo trình Pháp luật về chủ thể kinh doanh.
Nhà xuất bản Hồng Đức
27
“Trường Đại học Luật Hà Nội (2016, trang 29). Giáo trình Luật Thương mại, Tập 1. Nhà xuất bản Công an nhân
dân,”
28
“Phạm Duy Nghĩa (2010, trang 29). Giáo trình Luật kinh tế. Nhà xuất bản Công an nhân dân.”
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
29
lợi nhuận cho các nhà đầu tư đầu tư vào doanh nghiệp, đã được Điều 75
Bộ luật dân sự năm 2015 xếp vào nhóm pháp nhân thương mại. Trong
khi đó, theo Điều 76 Bộ luật Dân sự năm 2015, thì doanh nghiệp xã hội
là một pháp nhân phi thương mại, “vẫn có thể tìm kiếm lợi nhuận
nhưng đó không là mục tiêu chính và điều quan trọng là nếu có lợi
nhuận thì không được chia cho các thành viên”29
. Theo Luật Doanh
nghiệp 2014, các doanh nghiệp xã hội lại được xếp vào nhóm "doanh
nghiệp", nghĩa là doanh nghiệp xã hội phải là một pháp nhân thương
mại. Nhưng dường như theo tinh thần của Bộ luật dân sự năm 2015 thì
các doanh nghiệp xã hội là một lĩnh vực vượt ra ngoài khái niệm doanh
nghiệp, tạo ra mâu thuẫn với Luật Doanh nghiệp 2014.
“Điều 4 - Nghị định 96/2015 về đăng ký doanh nghiệp xã hội, quy
định:
1. Doanh nghiệp xã hội thực hiện đăng ký doanh nghiệp theo trình tự,
thủ tục và hồ sơ tương ứng đối với từng loại hình doanh nghiệp quy
định tại Luật Doanh nghiệp.
2. Tên doanh nghiệp xã hội được đặt theo quy định tại các Điều 38, 39,
40 và 42 Luật Doanh nghiệp và có thể bổ sung thêm cụm từ “xã hội”
vào tên riêng của doanh nghiệp.”
Hiện tại, thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội đã được quy định trong
Luật Doanh nghiệp năm 2014. Doanh nghiệp xã hội cũng có tên riêng,
dựa trên các tiêu chuẩn về tên doanh nghiệp được pháp luật quy định,
các doanh nhân xã hội sẽ chủ động quyết định đặt tên doanh nghiệp xã
hội. Cụm từ "xã hội" có thể được thêm vào tên của một doanh nghiệp
xã hội30
. Các quy định có thể bổ sung cụm từ "xã hội" vào danh nghĩa
29
“Đỗ Văn Đại (2016, trang 101). Bình luận khoa học những điểm mới của Bộ luật Dân sự năm 2015. Nhà xuất
bản Hồng Đức
30
“Khoản 2 Điều 4 Nghị định 96/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp ngày
19/10/2015”
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
30
các doanh nghiệp xã hội là một tiêu chuẩn tùy ý, người sáng lập doanh
nghiệp xã hội tự quyết định.
1.2.3.2. Mục tiêu hoạt động để giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường
vì lợi ích cộng đồng.
Theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 10 Luật Doanh nghiệp 2014:
“Mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi
ích cộng đồng”.
Các doanh nghiệp xã hội hoạt động với mục đích giải quyết các vấn đề
xã hội và môi trường vì lợi ích của cộng đồng. Các vấn đề xã hội là
động lực để thúc đẩy các doanh nhân xã hội thành lập doanh nghiệp xã
hội và sử dụng phương án kinh doanh để giải quyết các vấn đề xã hội,
bao gồm:
- Bảo vệ môi trường,
- Bảo vệ và đáp ứng các quyền cơ bản của con người thông qua việc
tạo ra công ăn việc làm cho các nhóm người khó hòa nhập, dễ bị tổn
thương, chẳng hạn là những người nghèo, người khuyết tật…
- Cung cấp các dịch vụ y tế, giáo dục, cung cấp nước sạch, xử lý chất
thải, ô nhiễm...
Theo Nghị định 96/2015, về mặt pháp lý, doanh nghiệp xã hội phải
thông báo cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường cho cơ quan
đăng ký kinh doanh, để công khai trên Cổng thông tin Quốc gia về đăng
ký doanh nghiệp khi thành lập doanh nghiệp hoặc trong quá trình hoạt
động31
. Thông qua hành vi pháp lý này, một doanh nghiệp thông
thường sẽ khoác lên mình chiếc áo doanh nghiệp xã hội, từ đó Nhà
nước và xã hội có thể nhận biết được địa vị pháp lý của doanh nghiệp
xã hội, kèm theo đó là các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội.
31
“Khoản 1 Điều 5 Nghị định 96/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp ngày
19/10/2015”
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
31
Tiêu chí này góp phần giúp chúng ta có cơ sở để phân biệt doanh
nghiệp xã hội với các doanh nghiệp thông thường khác. Cụ thể, đối với
doanh nghiệp khác, các nhà đầu tư dựa vào thị trường để tìm ra nhu cầu
của khách hàng, từ đó lên kế hoạch, chiến lược đầu tư, sản xuất, kinh
doanh hàng hóa và cung ứng dịch vụ để đạt được mục đích cuối cùng là
lợi nhuận.
Trong khi đó, đối với doanh nghiệp xã hội thì yếu tố “sinh lợi” không
phải là yếu tố quyết định đến sự ra đời của doanh nghiệp, mà chính từ
các vấn đề đang tồn tại trong xã hội. Các vấn đề xã hội trở thành động
lực để doanh nhân xã hội tìm kiếm và quyết định mô hình kinh doanh
phù hợp. Khi vấn đề xã hội được giải quyết thì mục đích của doanh
nghiệp xã hội đã đạt được, dù đôi khi chính doanh nghiệp xã hội không
thu về được lợi nhuận, thậm chí còn bị thua lỗ.
Như vậy, doanh nghiệp thông thường và doanh nghiệp xã hội là các
doanh nghiệp hoạt động theo cơ chế thị trường, nghĩa là phải có doanh
thu và lợi nhuận, tuy nhiên chúng khác nhau về bản chất và đích đến,
cho nên có quan điểm cho rằng: “Doanh nghiệp xã hội có thể có lợi
nhuận, thậm chí cần lợi nhuận để phục vụ mục tiêu xã hội nhưng không
“vì lợi nhuận” mà “vì xã hội””.32
1.2.3.3. Doanh nghiệp xã hội sử dụng phần lớn lợi nhuận để tái đầu tư
nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường
Doanh nghiệp xã hội là doanh nghiệp có lợi nhuận không phân phối
như các doanh nghiệp thông thường. Lợi nhuận mà doanh nghiệp thu
được từ các hoạt động sản xuất kinh doanh được sử dụng để tái đầu tư
vào doanh nghiệp nhằm giải quyết các vấn đề xã hội mà doanh nghiệp
xã hội đang theo đuổi. Tiêu chí sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư, phục vụ
32
“Võ Sỹ Mạnh (2015, trang 50). Doanh nghiệp xã hội theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014 nhìn từ
góc độ quyền tự do kinh doanh. Hội thảo Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư năm 2014 - Trường Đại học Luật
thành phố Hồ Chí Minh
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
32
cho các mục tiêu xã hội là điểm phân biệt doanh nghiệp xã hội với các
doanh nghiệp thông thường khác, thể hiện rõ nét về tiêu chí "xã hội".
Theo Điểm c Khoản 1 Điều 10 Luật Doanh nghiệp 201433
, doanh
nghiệp xã hội phải sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hàng năm để tái
đầu tư nhằm đạt được mục tiêu xã hội và môi trường như đã đăng ký.
“Con số 51%” là nhằm mục đích tạo điều kiện, cơ hội cho doanh nghiệp
xã hội huy động vốn kinh doanh từ các nhà đầu tư, thành viên, cổ đông
khác bằng việc bảo đảm có phần cổ tức nhất định cho các nhà đầu tư
này, qua đó góp phần phát triển bền vững cho doanh nghiệp xã hội.34
Mục tiêu của việc giải quyết các lợi ích xã hội, môi trường và cộng
đồng là sứ mệnh lớn lao của các doanh nghiệp xã hội làm cho doanh
nghiệp xã hội khác với doanh nghiệp thông thường và cũng không phải
tổ chức từ thiện. Các doanh nghiệp xã hội được đặc trưng bởi "lai ghép"
giữa doanh nghiệp thông thường và tổ chức từ thiện35
. Do đó, doanh
nghiệp xã hội là một mô hình kết hợp hài hòa về cả hình thức lẫn nội
dung của hai tổ chức này, xem kinh doanh là lĩnh vực chính, nhưng
không vì lợi nhuận mà là để giải quyết các vấn đề xã hội, vì thế, hầu hết
lợi nhuận được sử dụng để phục vụ xã hội và môi trường.
Ngoài ra, doanh nghiệp xã hội cũng có một số đặc điểm chung với các
doanh nghiệp công ích, cả hai đều hướng tới mục tiêu phục vụ nhu cầu
của xã hội, đều cung cấp sản phẩm là các dịch vụ mang tính chất phục
vụ lợi ích chung của xã hội như cung cấp nước sạch, dọn rác thải, bảo
33
“Điểm c Khoản 1 Điều 10 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định: Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hàng năm của
doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký”
34
“Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Báo cáo số 761/BC-UBTVQH13 ngày 28/10/2014 về tiếp thu, chỉnh lý, giải trình
Dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi)”
Nguồn: http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/DT_DUTHAO_LUAT/”
35
“Nguyễn Đình Cung và cộng sự (2012, trang 10). Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam - Khái niệm, bối cảnh và
chính sách. Hà Nội”
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
33
vệ môi trường…36
. Ở một giới hạn nhất định, các doanh nghiệp này có
thể được xếp chung vào nhóm doanh nghiệp có cùng mục đích hoạt
động chủ yếu37
. Tuy nhiên, về bản chất doanh nghiệp xã hội được
thành lập tự nguyện bởi các doanh nhân xã hội, doanh nghiệp xã hội
mang tính ổn định, nhất quán, được quyết định bởi mục tiêu xã hội,
không phụ thuộc vào tính chất của sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp
cung cấp. Trong khi đó, doanh nghiệp công ích được Nhà nước thành
lập nên để sản xuất, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích theo
phương thức giao nhiệm vụ và được hưởng các ưu đãi đặc biệt.38
1.2.3.4. Doanh nghiệp xã hội được tiếp nhận viện trợ, nhận sự tài trợ
của các tổ chức, cá nhân khác
“Điểm c Khoản 2 Điều 10 quy định: Được huy động và nhận tài trợ
dưới các hình thức khác nhau từ các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức
phi chính phủ và các tổ chức khác của Việt Nam và nước ngoài để bù
đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động của doanh nghiệp”
Các doanh nghiệp xã hội được huy động và nhận tài trợ theo quy định
tại Luật doanh nghiệp 2014. Theo nghiên cứu và đánh giá của Viện
Quản lý Kinh tế Trung ương, các doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam còn
tương đối non trẻ, được hình thành từ ý tưởng cá nhân, với vốn đầu tư
ban đầu chủ yếu từ sự đóng góp của các thành viên sáng lập. Các doanh
nghiệp xã hội được mô tả không vì lợi nhuận, kinh doanh tại các thị
trường có rủi ro cao, lợi nhuận tài chính lại thấp, do đó không hấp dẫn
được các nhà đầu tư thương mại, cùng với đó là chi phí đầu tư cho nhân
sự, quản lý của doanh nghiệp xã hội lại lớn hơn so với mức trung
36
“Phan Thị Thanh Thủy (2015, trang 25-26). Doanh nghiệp xã hội theo Luật Doanh nghiệp năm 2014. Tạp chí
Dân chủ và pháp luật số 6 (279)
37
“Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2016, trang 31). Giáo trình Pháp luật về chủ thể kinh doanh.
Nhà xuất bản Hồng Đức
38
“Phan Thị Thanh Thủy (2015, trang 25-26). Doanh nghiệp xã hội theo Luật Doanh nghiệp năm 2014. Tạp chí
Dân chủ và pháp luật số 6 (279)
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
34
bình39
. Do đó, doanh nghiệp xã hội đang phải đối mặt với nhiều khó
khăn về tài chính, vì vậy sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân khác để
bù đắp cho một phần chi phí quản lý và chi phí hoạt động của doanh
nghiệp xã hội là điều rất cần thiết.
“Điểm d Khoản 2 Điều 10: Không được sử dụng các khoản tài trợ huy
động được cho mục đích khác ngoài bù đắp chi phí quản lý và chi phí
hoạt động để giải quyết vấn đề xã hội, môi trường mà doanh nghiệp đã
đăng ký”
Doanh nghiệp xã hội không được sử dụng nguồn huy động vào các mục
đích khác ngoài việc bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động để giải
quyết các vấn đề xã hội và môi trường mà doanh nghiệp đã đăng ký. Về
cơ bản, nguồn vốn huy động của doanh nghiệp xã hội từ các nhà tài trợ
không phải là tài sản thuộc sở hữu của các doanh nghiệp xã hội, do đó
quyết định sử dụng khoản trợ cấp đó như thế nào còn gặp phải rất nhiều
hạn chế.
Nghị định 96/2015, quy định tại: “Điều 3. Tiếp nhận viện trợ, tài trợ
1. Doanh nghiệp xã hội tiếp nhận viện trợ phi chính phủ nước ngoài để
thực hiện mục tiêu giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường theo quy
định của pháp luật về tiếp nhận viện trợ phi chính phủ nước ngoài.
2. Ngoài các khoản viện trợ quy định tại Khoản 1 Điều này, doanh
nghiệp xã hội được tiếp nhận tài trợ bằng tài sản, tài chính hoặc hỗ trợ
kỹ thuật từ các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong nước và tổ chức nước
ngoài đã đăng ký hoạt động tại Việt Nam để thực hiện mục tiêu giải
quyết vấn đề xã hội, môi trường”
Theo Điều luật của Nghị định có quy định: doanh nghiệp xã hội trong
quá trình hoạt động được phép nhận viện trợ phi chính phủ nước ngoài
39
“Nguyễn Đình Cung và cộng sự (2012, trang 53-60). Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam - Khái niệm, bối cảnh và
chính sách. Hà Nội”
Quyền Của Người Khuyết Tật Trong Việc Thành Lập Doanh Nghiệp Xã Hội Theo Pháp Luật Việt Nam.doc
Quyền Của Người Khuyết Tật Trong Việc Thành Lập Doanh Nghiệp Xã Hội Theo Pháp Luật Việt Nam.doc
Quyền Của Người Khuyết Tật Trong Việc Thành Lập Doanh Nghiệp Xã Hội Theo Pháp Luật Việt Nam.doc
Quyền Của Người Khuyết Tật Trong Việc Thành Lập Doanh Nghiệp Xã Hội Theo Pháp Luật Việt Nam.doc
Quyền Của Người Khuyết Tật Trong Việc Thành Lập Doanh Nghiệp Xã Hội Theo Pháp Luật Việt Nam.doc
Quyền Của Người Khuyết Tật Trong Việc Thành Lập Doanh Nghiệp Xã Hội Theo Pháp Luật Việt Nam.doc
Quyền Của Người Khuyết Tật Trong Việc Thành Lập Doanh Nghiệp Xã Hội Theo Pháp Luật Việt Nam.doc
Quyền Của Người Khuyết Tật Trong Việc Thành Lập Doanh Nghiệp Xã Hội Theo Pháp Luật Việt Nam.doc
Quyền Của Người Khuyết Tật Trong Việc Thành Lập Doanh Nghiệp Xã Hội Theo Pháp Luật Việt Nam.doc
Quyền Của Người Khuyết Tật Trong Việc Thành Lập Doanh Nghiệp Xã Hội Theo Pháp Luật Việt Nam.doc
Quyền Của Người Khuyết Tật Trong Việc Thành Lập Doanh Nghiệp Xã Hội Theo Pháp Luật Việt Nam.doc
Quyền Của Người Khuyết Tật Trong Việc Thành Lập Doanh Nghiệp Xã Hội Theo Pháp Luật Việt Nam.doc
Quyền Của Người Khuyết Tật Trong Việc Thành Lập Doanh Nghiệp Xã Hội Theo Pháp Luật Việt Nam.doc
Quyền Của Người Khuyết Tật Trong Việc Thành Lập Doanh Nghiệp Xã Hội Theo Pháp Luật Việt Nam.doc
Quyền Của Người Khuyết Tật Trong Việc Thành Lập Doanh Nghiệp Xã Hội Theo Pháp Luật Việt Nam.doc
Quyền Của Người Khuyết Tật Trong Việc Thành Lập Doanh Nghiệp Xã Hội Theo Pháp Luật Việt Nam.doc
Quyền Của Người Khuyết Tật Trong Việc Thành Lập Doanh Nghiệp Xã Hội Theo Pháp Luật Việt Nam.doc
Quyền Của Người Khuyết Tật Trong Việc Thành Lập Doanh Nghiệp Xã Hội Theo Pháp Luật Việt Nam.doc
Quyền Của Người Khuyết Tật Trong Việc Thành Lập Doanh Nghiệp Xã Hội Theo Pháp Luật Việt Nam.doc

More Related Content

Similar to Quyền Của Người Khuyết Tật Trong Việc Thành Lập Doanh Nghiệp Xã Hội Theo Pháp Luật Việt Nam.doc

Similar to Quyền Của Người Khuyết Tật Trong Việc Thành Lập Doanh Nghiệp Xã Hội Theo Pháp Luật Việt Nam.doc (20)

Áp dụng pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động từ thực tiễn tại công ty chiếu...
Áp dụng pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động từ thực tiễn tại công ty chiếu...Áp dụng pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động từ thực tiễn tại công ty chiếu...
Áp dụng pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động từ thực tiễn tại công ty chiếu...
 
Bảo vệ quyền của lao động nữ trong pháp luật lao động Việt Nam.doc
Bảo vệ quyền của lao động nữ trong pháp luật lao động Việt Nam.docBảo vệ quyền của lao động nữ trong pháp luật lao động Việt Nam.doc
Bảo vệ quyền của lao động nữ trong pháp luật lao động Việt Nam.doc
 
Xác Định Các Yếu Tố Rủi Ro Trọng Yếu Trong Hợp Tác Công Tư Ngành Y Tế Tại Tp ...
Xác Định Các Yếu Tố Rủi Ro Trọng Yếu Trong Hợp Tác Công Tư Ngành Y Tế Tại Tp ...Xác Định Các Yếu Tố Rủi Ro Trọng Yếu Trong Hợp Tác Công Tư Ngành Y Tế Tại Tp ...
Xác Định Các Yếu Tố Rủi Ro Trọng Yếu Trong Hợp Tác Công Tư Ngành Y Tế Tại Tp ...
 
Luận văn thạc sĩ Cải cách hành chính từ thực tiễn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng N...
Luận văn thạc sĩ Cải cách hành chính từ thực tiễn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng N...Luận văn thạc sĩ Cải cách hành chính từ thực tiễn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng N...
Luận văn thạc sĩ Cải cách hành chính từ thực tiễn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng N...
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG.doc
LUẬN VĂN THẠC SĨ  PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG.docLUẬN VĂN THẠC SĨ  PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG.doc
LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG.doc
 
Cơ chế tổ chức và hoạt động của các ủy ban giám sát công ước về quyền con ngư...
Cơ chế tổ chức và hoạt động của các ủy ban giám sát công ước về quyền con ngư...Cơ chế tổ chức và hoạt động của các ủy ban giám sát công ước về quyền con ngư...
Cơ chế tổ chức và hoạt động của các ủy ban giám sát công ước về quyền con ngư...
 
Khóa luận tốt nghiệp - Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.doc
Khóa luận tốt nghiệp - Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.docKhóa luận tốt nghiệp - Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.doc
Khóa luận tốt nghiệp - Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.doc
 
Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên ở đô thị - Từ thực tiễn thành phố...
Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên ở đô thị - Từ thực tiễn thành phố...Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên ở đô thị - Từ thực tiễn thành phố...
Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên ở đô thị - Từ thực tiễn thành phố...
 
Thực trạng pháp luật về bảo trợ xã hội và thực tiễn thực hiện pháp luật về bả...
Thực trạng pháp luật về bảo trợ xã hội và thực tiễn thực hiện pháp luật về bả...Thực trạng pháp luật về bảo trợ xã hội và thực tiễn thực hiện pháp luật về bả...
Thực trạng pháp luật về bảo trợ xã hội và thực tiễn thực hiện pháp luật về bả...
 
Luận Văn Tác Động Của Vốn Xã Hội Đến Đa Dạng Hóa Thu Nhập Hộ Gia Đình Nông Th...
Luận Văn Tác Động Của Vốn Xã Hội Đến Đa Dạng Hóa Thu Nhập Hộ Gia Đình Nông Th...Luận Văn Tác Động Của Vốn Xã Hội Đến Đa Dạng Hóa Thu Nhập Hộ Gia Đình Nông Th...
Luận Văn Tác Động Của Vốn Xã Hội Đến Đa Dạng Hóa Thu Nhập Hộ Gia Đình Nông Th...
 
Giao kết và thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý từ thực tiễn tỉnh Tây Ninh.doc
Giao kết và thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý từ thực tiễn tỉnh Tây Ninh.docGiao kết và thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý từ thực tiễn tỉnh Tây Ninh.doc
Giao kết và thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý từ thực tiễn tỉnh Tây Ninh.doc
 
Luận văn thạc sĩ - Bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật tại Việt Nam hiện nay.doc
Luận văn thạc sĩ - Bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật tại Việt Nam hiện nay.docLuận văn thạc sĩ - Bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật tại Việt Nam hiện nay.doc
Luận văn thạc sĩ - Bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật tại Việt Nam hiện nay.doc
 
Cơ chế “một cửa” tại ủy ban nhân dân quận – từ thực tiễn quận cầu giấy, thành...
Cơ chế “một cửa” tại ủy ban nhân dân quận – từ thực tiễn quận cầu giấy, thành...Cơ chế “một cửa” tại ủy ban nhân dân quận – từ thực tiễn quận cầu giấy, thành...
Cơ chế “một cửa” tại ủy ban nhân dân quận – từ thực tiễn quận cầu giấy, thành...
 
Quyền tự do cư trú của công dân ở tỉnh Lào Cai, HAY
Quyền tự do cư trú của công dân ở tỉnh Lào Cai, HAYQuyền tự do cư trú của công dân ở tỉnh Lào Cai, HAY
Quyền tự do cư trú của công dân ở tỉnh Lào Cai, HAY
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Hộ Tịch, 9 điểm
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Hộ Tịch, 9 điểmLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Hộ Tịch, 9 điểm
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Hộ Tịch, 9 điểm
 
Luận Văn Thạc Sĩ Phân Cấp Nguồn Thu Và Nhiệm Vụ Chi Cho Ngân Sách Cấp Xã.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Phân Cấp Nguồn Thu Và Nhiệm Vụ Chi Cho Ngân Sách Cấp Xã.docLuận Văn Thạc Sĩ Phân Cấp Nguồn Thu Và Nhiệm Vụ Chi Cho Ngân Sách Cấp Xã.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Phân Cấp Nguồn Thu Và Nhiệm Vụ Chi Cho Ngân Sách Cấp Xã.doc
 
Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam Hiện Nay.docx
Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam Hiện Nay.docxLuận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam Hiện Nay.docx
Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam Hiện Nay.docx
 
Giải pháp cải cách thủ tục hành chính tại ủy ban nhân dân huyện Kim Động.docx
Giải pháp cải cách thủ tục hành chính tại ủy ban nhân dân huyện Kim Động.docxGiải pháp cải cách thủ tục hành chính tại ủy ban nhân dân huyện Kim Động.docx
Giải pháp cải cách thủ tục hành chính tại ủy ban nhân dân huyện Kim Động.docx
 
Quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam.docx
Quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam.docxQuyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam.docx
Quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam.docx
 
Đề tài: Pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở, Hà Nội, HOT
Đề tài: Pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở, Hà Nội, HOTĐề tài: Pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở, Hà Nội, HOT
Đề tài: Pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở, Hà Nội, HOT
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 (20)

Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Của Nhân Viên Đối Với Sự Thay Đổi Của Tổ Chứ...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Của Nhân Viên Đối Với Sự Thay Đổi Của Tổ Chứ...Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Của Nhân Viên Đối Với Sự Thay Đổi Của Tổ Chứ...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Của Nhân Viên Đối Với Sự Thay Đổi Của Tổ Chứ...
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Tham Gia Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện .doc
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Tham Gia Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện .docCác Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Tham Gia Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện .doc
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Tham Gia Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện .doc
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Tránh Thuế Của Các Doanh Nghiệp Niêm Yết.doc
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Tránh Thuế Của Các Doanh Nghiệp Niêm Yết.docCác Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Tránh Thuế Của Các Doanh Nghiệp Niêm Yết.doc
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Tránh Thuế Của Các Doanh Nghiệp Niêm Yết.doc
 
Bài Thu Hoạch Nghiên Cứu Thực Tế Phát Triển Du Lịch Ninh Thuận.doc
Bài Thu Hoạch Nghiên Cứu Thực Tế Phát Triển Du Lịch Ninh Thuận.docBài Thu Hoạch Nghiên Cứu Thực Tế Phát Triển Du Lịch Ninh Thuận.doc
Bài Thu Hoạch Nghiên Cứu Thực Tế Phát Triển Du Lịch Ninh Thuận.doc
 
Tác Động Của Tăng Trưởng Doanh Thu Đến Thành Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp.doc
Tác Động Của Tăng Trưởng Doanh Thu Đến Thành Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp.docTác Động Của Tăng Trưởng Doanh Thu Đến Thành Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp.doc
Tác Động Của Tăng Trưởng Doanh Thu Đến Thành Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp.doc
 
Tác Động Của Nguyên Tắc Thận Trọng Đến Giá Trị Hợp Lý Của Các Công Ty Niêm Yế...
Tác Động Của Nguyên Tắc Thận Trọng Đến Giá Trị Hợp Lý Của Các Công Ty Niêm Yế...Tác Động Của Nguyên Tắc Thận Trọng Đến Giá Trị Hợp Lý Của Các Công Ty Niêm Yế...
Tác Động Của Nguyên Tắc Thận Trọng Đến Giá Trị Hợp Lý Của Các Công Ty Niêm Yế...
 
Sự Ảnh Hưởng Của Công Bằng Trong Tổ Chức Đến Hành Vi Công Dân Của Nhân Viên.doc
Sự Ảnh Hưởng Của Công Bằng Trong Tổ Chức Đến Hành Vi Công Dân Của Nhân Viên.docSự Ảnh Hưởng Của Công Bằng Trong Tổ Chức Đến Hành Vi Công Dân Của Nhân Viên.doc
Sự Ảnh Hưởng Của Công Bằng Trong Tổ Chức Đến Hành Vi Công Dân Của Nhân Viên.doc
 
Cấu Trúc Tài Chính Có Ảnh Hưởng Mối Tương Quan Giữa Tỷ Giá Và Giá Chứng Khoán...
Cấu Trúc Tài Chính Có Ảnh Hưởng Mối Tương Quan Giữa Tỷ Giá Và Giá Chứng Khoán...Cấu Trúc Tài Chính Có Ảnh Hưởng Mối Tương Quan Giữa Tỷ Giá Và Giá Chứng Khoán...
Cấu Trúc Tài Chính Có Ảnh Hưởng Mối Tương Quan Giữa Tỷ Giá Và Giá Chứng Khoán...
 
Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Khám Chữa Bệnh Ở Bệ...
Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Khám Chữa Bệnh Ở Bệ...Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Khám Chữa Bệnh Ở Bệ...
Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Khám Chữa Bệnh Ở Bệ...
 
Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Lệ Đóng Thuế Của Các Công Ty Niêm Yết Tại Sở Giao ...
Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Lệ Đóng Thuế Của Các Công Ty Niêm Yết Tại Sở Giao ...Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Lệ Đóng Thuế Của Các Công Ty Niêm Yết Tại Sở Giao ...
Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Lệ Đóng Thuế Của Các Công Ty Niêm Yết Tại Sở Giao ...
 
Hoạt Động Tư Vấn Đầu Tư Thông Qua Mua Bán Sáp Nhập Doanh Nghiệp.doc
Hoạt Động Tư Vấn Đầu Tư Thông Qua Mua Bán Sáp Nhập Doanh Nghiệp.docHoạt Động Tư Vấn Đầu Tư Thông Qua Mua Bán Sáp Nhập Doanh Nghiệp.doc
Hoạt Động Tư Vấn Đầu Tư Thông Qua Mua Bán Sáp Nhập Doanh Nghiệp.doc
 
Tác Động Của Chi Chính Phủ Trong Lĩnh Vực Y Tế Và Giáo Dục Đến Chỉ Số HDI Ở C...
Tác Động Của Chi Chính Phủ Trong Lĩnh Vực Y Tế Và Giáo Dục Đến Chỉ Số HDI Ở C...Tác Động Của Chi Chính Phủ Trong Lĩnh Vực Y Tế Và Giáo Dục Đến Chỉ Số HDI Ở C...
Tác Động Của Chi Chính Phủ Trong Lĩnh Vực Y Tế Và Giáo Dục Đến Chỉ Số HDI Ở C...
 
Giải pháp phát triển kênh phân phối cho sản phẩm đèn led nội thất đối với khá...
Giải pháp phát triển kênh phân phối cho sản phẩm đèn led nội thất đối với khá...Giải pháp phát triển kênh phân phối cho sản phẩm đèn led nội thất đối với khá...
Giải pháp phát triển kênh phân phối cho sản phẩm đèn led nội thất đối với khá...
 
Chất Lượng Thể Chế, Chìa Khóa Cho Sự Phát Triển Kinh Tế Của Các Quốc Gia Châu...
Chất Lượng Thể Chế, Chìa Khóa Cho Sự Phát Triển Kinh Tế Của Các Quốc Gia Châu...Chất Lượng Thể Chế, Chìa Khóa Cho Sự Phát Triển Kinh Tế Của Các Quốc Gia Châu...
Chất Lượng Thể Chế, Chìa Khóa Cho Sự Phát Triển Kinh Tế Của Các Quốc Gia Châu...
 
Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Của Ngân Hàng Thương Mại V...
Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Của Ngân Hàng Thương Mại V...Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Của Ngân Hàng Thương Mại V...
Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Của Ngân Hàng Thương Mại V...
 
Một số giải pháp hoàn thiện chiến lược marketing mix xuất khẩu hàng dệt may c...
Một số giải pháp hoàn thiện chiến lược marketing mix xuất khẩu hàng dệt may c...Một số giải pháp hoàn thiện chiến lược marketing mix xuất khẩu hàng dệt may c...
Một số giải pháp hoàn thiện chiến lược marketing mix xuất khẩu hàng dệt may c...
 
Mối Quan Hệ Giữa Vốn Tự Có Và Rủi Ro Của Các Ngân Hàng Thương Mại Tại Việt Na...
Mối Quan Hệ Giữa Vốn Tự Có Và Rủi Ro Của Các Ngân Hàng Thương Mại Tại Việt Na...Mối Quan Hệ Giữa Vốn Tự Có Và Rủi Ro Của Các Ngân Hàng Thương Mại Tại Việt Na...
Mối Quan Hệ Giữa Vốn Tự Có Và Rủi Ro Của Các Ngân Hàng Thương Mại Tại Việt Na...
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ P...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ P...Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ P...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ P...
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Dự Định Duy Trì Tham Gia Hệ Thống Nhượng Quyền Thươn...
Các Nhân Tố Tác Động Đến Dự Định Duy Trì Tham Gia Hệ Thống Nhượng Quyền Thươn...Các Nhân Tố Tác Động Đến Dự Định Duy Trì Tham Gia Hệ Thống Nhượng Quyền Thươn...
Các Nhân Tố Tác Động Đến Dự Định Duy Trì Tham Gia Hệ Thống Nhượng Quyền Thươn...
 
Giải Pháp Nâng Cao Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Nhân Viên Tại Công Ty Tnhh Cosco...
Giải Pháp Nâng Cao Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Nhân Viên Tại Công Ty Tnhh Cosco...Giải Pháp Nâng Cao Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Nhân Viên Tại Công Ty Tnhh Cosco...
Giải Pháp Nâng Cao Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Nhân Viên Tại Công Ty Tnhh Cosco...
 

Recently uploaded

bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 

Recently uploaded (19)

bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 

Quyền Của Người Khuyết Tật Trong Việc Thành Lập Doanh Nghiệp Xã Hội Theo Pháp Luật Việt Nam.doc

  • 1. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH VŨ THỊ CẨM GIANG QUYỀN CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT TRONG VIỆC THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP XÃ HỘI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
  • 2. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH VŨ THỊ CẨM GIANG QUYỀN CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT TRONG VIỆC THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP XÃ HỘI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: 8380107 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ VĂN HƯNG
  • 3. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Vũ Thị Cẩm Giang, mã số học viên 7701250455A, là học viên lớp Cao học Luật Khóa 25 chuyên ngành Luật kinh tế, Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh, là tác giả của Luận văn thạc sĩ luật học với đề tài “Quyền của người khuyết tật trong việc thành lập doanh nghiệp xã hội theo pháp luật Việt Nam” (sau đây gọi tắt là “Luận văn”). Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung được trình bày trong Luận văn này là kết quả nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Lê Văn Hưng. Trong Luận văn có sử dụng, trích dẫn một số ý kiến, quan điểm khoa học của một số tác giả. Các thông tin này đều được trích dẫn nguồn cụ thể, chính xác và có thể kiểm chứng. Các số liệu, thông tin được sử dụng trong Luận văn là hoàn toàn khách quan và trung thực. Học viên thực hiện Vũ Thị Cẩm Giang
  • 4. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ DOANH NGHIỆP XÃ HỘI ...................................................... 5 1.1 Lý luận về doanh nghiệp xã hội ............................................................................ 5 1.1.1 Khái niệm về doanh nghiệp xã hội............................................................ 5 1.1.2 Đặc điểm cơ bản của doanh nghiệp xã hội ............................................... 6 1.1.3 Các loại hình doanh nghiệp xã hội ............................................................ 8 1.1.4 Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp xã hội ...................... 11 1.1.5 Phân biệt giữa doanh nghiệp xã hội, doanh nghiệp truyền thống và tổ chức từ thiện ...................................................................................................... 19 1.1.6 Phân biệt giữa doanh nghiệp xã hội và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ................................................................................................................... 20 1.2 Các quy định pháp luật hiện hành về doanh nghiệp xã hội .................................. 21 1.2.1 Quy định về doanh nghiệp xã hội trước khi ban hành Luật doanh nghiệp 2014 ........................................................................................................... 21 1.2.2 Quy định về doanh nghiệp xã hội khi ban hành Luật doanh nghiệp 2014 23 1.2.3 Những quy định liên quan đến Luật doanh nghiệp 2014 và Nghị định 96/2015 ...................................................................................................... 27 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT TRONG VIỆC THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP XÃ HỘI……………………...38 2.1 Người khuyết tật ................................................................................................... 38 2.2 Thực tiễn về doanh nghiệp xã hội cho người khuyết tật ....................................... 42 2.2.1 Việt Nam ................................................................................................... 42
  • 5. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 2.2.2 Thế giới...................................................................................................................................47 2.3 Những vướng mắc về quy định của pháp luật hiện hành ................................................53 2.3.1 Thuận lợi.................................................................................................................................53 2.3.2 Những bất cập của quy định hiện hành.....................................................................55 2.4 Kiến nghị/đề xuất..............................................................................................................................63 2.4.1 Hoàn thiện về quy định pháp luật...............................................................................63 2.4.2 Tăng cường thực thi thể chế, pháp luật.....................................................................64 2.4.3 Đa dạng hóa loại hình doanh nghiệp xã hội............................................................65 2.4.4 Xác định trách nhiệm của các doanh nghiệp xã hội............................................66 2.4.5 Xây dựng hệ thống cơ quan chuyên trách quản lý doanh nghiệp xã hội .. 67 2.4.6 Sự hỗ trợ của Nhà nước ...................................................................................................68 KẾT LUẬN................................................................................................................................................69 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 6. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết Tiếng Anh Tiếng Việt tắt 1 OECD Organization for Economic Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế Co-operation and Development 2 CSIP Comprehensive Strategic Tổ chức Hỗ trợ sáng kiến phục vụ Improvement Plan cộng đồng 3 NGO Non-governmental Tổ chức phi chính phủ organization 4 NPO Nonprofit organization Tổ chức phi lợi nhuận 5 FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài 6 ODA Official Development Hỗ trợ phát triển chính thức Assistance 7 CSR Corporate Social Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Responsibility 8 DDA Disability Discrimination Đạo luật chống phân biệt đối xử với Act người khuyết tật 9 ADA Americans with Disabilities Đạo luật về người khuyết tật của Hoa Act of 1990 Kỳ năm 1990 10 WHO World Health Organization Tổ chức Y tế thế giới 11 CRS Catholic Relief Services Tổ Chức Cứu Trợ Nhân Đạo 12 WIOA The workforce innovation Đạo luật về Cơ hội Cải tiến và Lao and opportunity act động 13 NCCD Văn phòng Điều phối các hoạt động hỗ trợ người tàn tật Việt Nam 14 IPC Tổ chức từ thiện và được trao vị thế của Tổ chức Nhân quyền 15 TYM Tổ chức Tài chính vi mô TNHH Một
  • 7. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 16 CEP thành viên Tình Thương Tổ chức tài chính vi mô trách nhiệm hữu hạn một thành viên cho người lao động nghèo tự tạo việc làm (Tên gọi tắt: Tổ chức tài chính vi mô CEP)
  • 8. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu (1) Aiken, M., 2010 (2) Ani Casimir and Ejiofor Samuel, 2015. Social Work and the Challenge of Entrepreneurship (3) Bộ luật Dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 33/2005/QH11 ngày 14/06/2005. (4) Bộ luật Dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015. (5) Disability Employment Statistics, United States Department of Labor, Offce of Disability Employment Policy (August 2016), accessed Octorber 12,2016, https://www.dol.gov/odep/” (6) Đỗ Văn Đại (2016, trang 101). Bình luận khoa học những điểm mới của Bộ luật Dân sự năm 2015. Nhà xuất bản Hồng Đức (7) Elkington J. và Hartigan P., 2008. Sức mạnh của những người phi lý. Nhà xuất bản Lao động - Xã hội (8) Freer Spreckley, 1981. Social Audit – A Management Tool for Co-operative Working. Beechwood College” (9) Gary Siperstein, Neil Romano, Aamanda Mohler, and Robin Parker, “A National Survey of Consumer Attitudes Towards Companies that Hire People with Disabilities”, Journal of Vocational Rehabilitation 24, no. (2006): 3-9” (10) Luật Đầu tư của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 59/2005/QH11 ngày 19/11/2005. (11) Luật Đầu tư của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014. (12) Luật dạy nghề của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 76/2006/QH11 ngày 29/11/2006
  • 9. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 (13) Luật Doanh Nghiệp 2014 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014 (14) Luật người khuyết tật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 51/2010/QH12 ngày 17/06/2010 (15) Nghị định 177/1999/NĐ-CP ngày 22/12/1999 về việc ban hành Quy chế Tổ chức và hoạt động của Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện (16) Nghị định 35-HĐBT ngày 28/01/1992 về công tác quản lý khoa học và công nghệ (17) Nghị định 71/1998/NĐ-CP ngày 08-9-1998 về việc ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan (18) Nghị định 96/2015/NĐ-CP ngày 19/10/2015 quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp (19) Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 9/11/2006 về Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (20) Nghị định số 148/2007/NĐ-CP ngày 25/9/2007 về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện (21) Nghị định số 79/2003/NĐ-CP ngày 07/07/2003 về việc thực hiện dân chủ ở cấp xã (22) Nghị định số 93/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về quản lý và sử dụng nguồn vốn viện trợ phi chính phủ nước ngoài (23) Nghị định số 93/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 về Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài (24) Nguyễn Đình Cung và cộng sự (2012, trang 10, 53-60). Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam - Khái niệm, bối cảnh và chính sách. Hà Nội” (25) Nguyễn Thị Yến (2015, trang 73). Doanh nghiệp xã hội và giải pháp phát triển doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam. Tạp chí Luật học số 11
  • 10. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 (26) Phạm Duy Nghĩa (2010, trang 29). Giáo trình Luật kinh tế. Nhà xuất bản Công an nhân dân.” (27) Phan Thị Thanh Thủy (2015, trang 25-26). Doanh nghiệp xã hội theo Luật Doanh nghiệp năm 2014. Tạp chí Dân chủ và pháp luật số 6 (279) (28) Phan Thị Thanh Thủy (2015, trang 25-26). Doanh nghiệp xã hội theo Luật Doanh nghiệp năm 2014. Tạp chí Dân chủ và pháp luật số 6 (279) (29) Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 Hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (30) Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015 Hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014, Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014, Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính (31) Thông tư số 04/2016/TT-BKHT ngày 17/05/2016 quy định các biểu mẫu văn bản sử dụng trong đăng ký doanh nghiệp xã hội theo Nghị định 96/2015/NĐ-CP ngày 19/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều luật doanh nghiệp (32) Thông tư số 225/2010/TT-BTC ngày 31/12/2010, quy định chế độ quản lý tài chính nhà nước đối với viện trợ không hoàn lại của nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước (33) Trường Đại học Luật Hà Nội (2016, trang 29). Giáo trình Luật Thương mại, Tập 1. Nhà xuất bản Công an nhân dân,” (34) Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2016, trang 26). Giáo trình Pháp luật về chủ thể kinh doanh. Nhà xuất bản Hồng Đức (35) Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2016, trang 31). Giáo trình Pháp luật về chủ thể kinh doanh. Nhà xuất bản Hồng Đức
  • 11. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 (36) Võ Sỹ Mạnh (2015, trang 50). Doanh nghiệp xã hội theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014 nhìn từ góc độ quyền tự do kinh doanh. Hội thảo Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư năm 2014 - Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh Các trang web (37) http://csip.vn/chi-tiet/koto-chinh-thuc-duoc-cong-nhan-la-doanh-nghiep-xa-hoi- dau-tien-tai-viet-nam-150.html (38) http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/DT_DUTHAO_LUAT/View_Detai l.aspx?ItemID=753&TabIndex=2, 2014 (39) http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/DT_DUTHAO_LUAT/View_Detai l.aspx?ItemID=753&TabIndex=2 (40) http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Xa-hoi/867311/kho-khan-tao-viec-lam-cho- nguoi-khuyet-tat (41) http://www.dankinhte.vn/vien-tro-khong-hoan-lai-la-gi (42) http://www.khoaqhqt.edu.vn/news/172-Nhin-lai-nen-kinh-te-Viet-Nam-sau-25- nam-doi-moi.html (43) http://www.nhandan.com.vn/cuoituan/item/30777002-thao-go-rao-can-chinh- sach-doi-voi-nguoi-khuyet-tat.html (44) https://www.britishcouncil.vn/sites/default/files/dnxh-tai-viet-nam-khai-niem- boi-canh-chinh-sach (45) http://www.socialenterprisebuzz.com/2012/08/23/a-new-social-enterprise-for- people-with-disabilities-opens-in-singapore (46) http://www.woods.org/2016/11/01/social-enterprise-creating-employment- opportunities-people-disabilities (47) https://vi.wikipedia.org/wiki/ (48) https://www.britishcouncil.vn/sites/default/files/social-enterprise-in-vietnam- concept-context-policies
  • 12. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 (49) https://www.theguardian.com/social-enterprise-network/2012/jul/03/social- enterprises-employing-disabled-people (50) Social_enterprise in the uk - https://www.britishcouncil.org/sites/default/files/social_enterprise_in_the_uk_fin al_web_spreads
  • 13. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Bối cảnh nghiên cứu Cả nước hiện có khoảng 6% dân số là người khuyết tật, 80% người khuyết tật ở thành thị và 70% người khuyết tật ở nông thôn sống dựa vào gia đình, người thân và trợ cấp xã hội, 24% ở nhà tạm, 41% người khuyết tật từ 6 tuổi trở lên không biết chữ và 93% từ 16 tuổi trở lên không có chuyên môn, nghề nghiệp, 75% số người có khả năng lao động tham gia làm kinh tế, trong đó có tới 42% phải tự tạo việc làm1 , người khuyết tật đặc biệt nặng và nặng chiếm khoảng 28,9%, khoảng 58% người khuyết tật là nữ, 28,3% người khuyết tật là trẻ em, khoảng 10% người khuyết tật thuộc hộ nghèo…2 Lần đầu tiên, doanh nghiệp xã hội được công nhận chính thức về mặt pháp lý, Luật Doanh nghiệp năm 20143 đã thừa nhận sự tồn tại của doanh nghiệp xã hội. Doanh nghiệp xã hội được định nghĩa là doanh nghiệp hoạt động theo cơ chế thị trường với triết lý kinh doanh gắn liền với xây dựng cuộc sống bền vững, giải quyết các vấn đề xã hội thay vì lợi nhuận thuần tuý. Đồng thời hàng loạt các vấn đề xã hội nảy sinh và chưa giải quyết được hết như bạo lực xã hội, lối sống không lành mạnh, stress của dân đô thị, giáo dục, y tế quá tải và bất hợp lý, thực phẩm an toàn, xử lý rác thải, ô nhiễm không khí, tiết kiệm năng lượng, bảo tồn văn hóa…. thì sự đồng hành của doanh nghiệp cùng với Chính phủ phần nào giải quyết được những vấn đề gốc rễ sâu xa là vấn đề xã hội làm cho cộng đồng trở nên nhân văn hơn. Bên cạnh sự chủ động của mỗi cá nhân khi khởi nghiệp góp phần giải quyết các vấn đề nhân văn, sẽ hình thành các cầu nối cộng đồng hoạt động phi vụ lợi, nhằm chia sẻ kiến thức, liên kết các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có 1 “Truy cập tại: http://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/thong-tin-khac.aspx” 2 “Truy cập tại: http://www.molisa.gov.vn/vi/Pages/chitiettin.aspx” 3 “Điều 10 – Luật Doanh nghiệp 2014”
  • 14. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 2 cùng tâm huyết hướng tới xây dựng doanh nghiệp xã hội theo xu hướng chung của quốc tế, gia tăng khả năng tiếp cận các nguồn lực hỗ trợ, nhằm khai thác tối đa nguồn lực của khối tư nhân, đầu tư để giải quyết các vấn đề của xã hội và môi trường như Mạng lưới doanh nghiệp xã hội Việt Nam (VSEN) và Mạng lưới học giả doanh nghiệp xã hội Việt Nam (VSES). Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Quyền của người khuyết tật trong việc thành lập doanh nghiệp xã hội theo pháp luật Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp chương trình thạc sĩ Luật học, chuyên ngành luật kinh tế, với mong muốn góp phần làm sáng tỏ các vấn đề vướng mắc khi thực hiện pháp luật về doanh nghiệp xã hội cho người khuyết tật tại Việt Nam, từ đó đề xuất một vài ý kiến nhằm góp phần hoàn thiện các quy định pháp luật trong lĩnh vực có liên quan. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Khi chọn đề tài, tác giả mong muốn cung cấp được cái nhìn tổng thể về các quy định pháp luật hiện hành về các doanh nghiệp xã hội tạo điều kiện cho người khuyết tật hòa nhập với cuộc sống, nhằm phát hiện những hạn chế trong các quy định pháp luật làm cản trở người khuyết tật hòa nhập vào xã hội, từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật để khắc phục được các vấn đề hạn chế trong thực tiễn. 3. Vấn đề nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu đề ra nêu trên, luận văn nghiên cứu các vấn đề sau đây: - Làm rõ một số vấn đề lý luận về doanh nghiệp xã hội như: các khái niệm cơ bản, đặc điểm, cách thức phân loại và quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp xã hội. - Phân tích các quy định của pháp luật hiện hành về doanh nghiệp xã hội trước và sau khi ban hành Luật doanh nghiệp 2014 (so sánh với một số văn bản pháp luật có liên quan đến doanh nghiệp xã hội).
  • 15. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 3 - Phân tích một số vấn đề thực tiễn về doanh nghiệp xã hội cho người khuyết tật (có so sánh giữa Việt Nam và một số nước tiêu biểu trên thế giới) - Làm rõ những vướng mắc về quy định của pháp luật hiện hành ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp xã hội cho người khuyết tật bao gồm những thuận lợi và hạn chế của những quy định pháp luật. - Đề xuất định hướng và giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật có liên quan này để từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người khuyết tật có cơ hội hòa nhập vào xã hội. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận văn xác định đối tượng nghiên cứu chính là các quy định của pháp luật Việt Nam liên quan về vấn đề của doanh nghiệp xã hội đối với người khuyết tật... 5. Câu hỏi nghiên cứu Đề tài luận văn được thực hiện nhằm trả lời cho các câu hỏi: - Các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam về doanh nghiệp xã hội như thế nào? So sánh với quan niệm ở các nước khác trên thế giới? - Pháp luật liên quan đến doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam có đáp ứng được nhu cầu giải quyết việc làm trong yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng khi người khuyết tật hòa nhập vào xã hội hay không? 6. Phương pháp nghiên cứu Để làm rõ các vấn đề nghiên cứu, luận văn được thực hiện trên cơ sở đi từ lý luận đến phân tích các quy định pháp luật có liên quan, nêu lên được các vấn đề còn tồn tại của những quy định này để có các kiến nghị, đề xuất. Để thực hiện được điều này, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu: khái quát hoá, thống kê số liệu, diễn giải kết hợp với phân tích các luận điểm với các dẫn chứng thực tế, tổng hợp các kiến thức thực tế, cụ thể như:
  • 16. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 4 - Phương pháp phân tích, khái quát hóa được sử dụng để làm rõ các nội dung về lý luận doanh nghiệp xã hội. - Phương pháp phân tích, đối chiếu… được sử dụng để làm rõ các quy định của pháp luật hiện hành về doanh nghiệp xã hội. - Các phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp kết hợp với các dẫn chứng thực tế… được sử dụng để làm rõ các vấn đề thực tiễn về quyền của người khuyết tật trong việc thành lập doanh nghiệp xã hội theo pháp luật Việt Nam. - Tiến hành đánh giá và đưa ra các nhận xét, đề xuất để góp phần hoàn thiện quy định pháp luật (nếu do pháp luật không quy định) hoặc kiến nghị với các cơ quan pháp luật thay đổi cách thực hiện (nếu bất cập từ phía người thực thi pháp luật) hoặc rút kinh ngiệm từ doanh nghiệp, của cộng đồng và của chính người khuyết tật. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm hai chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận và các quy định pháp luật hiện hành về doanh nghiệp xã hội. Chương 2: Thực trạng về tổ chức hoạt động của doanh nghiệp xã hội cho người khuyết tật tại Việt Nam.
  • 17. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 5 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ DOANH NGHIỆP XÃ HỘI 1.1. Lý luận về doanh nghiệp xã hội 1.1.1. Khái niệm về doanh nghiệp xã hội Các cơ quan chính phủ ở châu Á có quan điểm rằng: “Doanh nghiệp xã hội là doanh nghiệp được thành lập nhằm tạo cơ hội đào tạo và việc làm cho các đối tượng yếu thế”.4 Trong khi đó, Chính phủ Anh có khái niệm về doanh nghiệp xã hội như sau: “Doanh nghiệp xã hội là một mô hình kinh doanh được thành lập nhằm thực hiện các mục tiêu xã hội, và sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư cho mục tiêu đó hoặc cho cộng đồng, thay vì tối đa hóa lợi nhuận cho cổ đông hoặc chủ sở hữu”. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD)5 : “Doanh nghiệp xã hội là những tổ chức hoạt động dưới nhiều hình thức pháp lý khác nhau, nhằm theo đuổi cả hai mục tiêu xã hội và kinh tế. Doanh nghiệp xã hội thường cung cấp các dịch vụ xã hội và việc làm cho các nhóm yếu thế ở cả thành thị và nông thôn. Ngoài ra, doanh nghiệp xã hội còn cung cấp các dịch vụ cộng đồng trên các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, môi trường”.6 Theo Tổ chức Hỗ trợ sáng kiến phục vụ cộng đồng (CSIP): “Doanh nghiệp xã hội là một khái niệm dùng để chỉ hoạt động của các doanh nhân xã hội dưới nhiều hình thức khác nhau tùy thuộc vào mục đích và điều kiện hoạt động cụ thể; doanh nghiệp lấy lợi ích xã hội làm mục 4 “ Truy cập tại: https://www.britishcouncil.vn/sites/default/files/social-enterprise-in-vietnam-concept-context- policies” 5 “OECD: có mục đích là để tìm ra các chính sách phát triển kinh tế cùng phúc lợi của người dân. Truy cập tại: https://vi.wikipedia.org/wiki/Tổ_chức_hợp_tác_và_phát_triển_kinh_tế” 6 “ Truy cập tại: https://www.britishcouncil.vn/sites/default/files/social-enterprise-in-vietnam-concept-context- policies”
  • 18. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 6 tiêu chủ đạo, được dẫn dắt bởi tinh thần doanh nhân nhằm đạt được cả mục tiêu xã hội, môi trường và kinh tế”.7 Doanh nghiệp xã hội là một tổ chức áp dụng các chiến lược thương mại để tối đa hóa sự cải thiện về phúc lợi của con người và môi trường - có thể bao gồm tối đa hóa tác động xã hội cùng với lợi nhuận cho các cổ đông bên ngoài. Các doanh nghiệp xã hội có thể được cấu trúc như một tổ chức vì lợi nhuận hoặc phi lợi nhuận và có thể có hình thức (tùy thuộc vào quốc gia mà tổ chức đó tồn tại và các hình thức pháp lý có sẵn) của một tổ chức hợp tác, một doanh nghiệp xã hội, một công ty phúc lợi, một công ty sở hữu cộng đồng hoặc một tổ chức từ thiện. Điều khác biệt giữa các doanh nghiệp xã hội là sứ mệnh xã hội của họ là cốt lõi cho thành công của họ như là lợi nhuận tiềm năng. 1.1.2. Đặc điểm cơ bản của doanh nghiệp xã hội - Thứ nhất là định hướng của doanh nghiệp: Việc kinh doanh luôn đề cập đến các vấn đề xã hội như: bảo vệ các giá trị văn hoá, tôn trọng các mối quan hệ xã hội, bảo vệ môi trường, cứu trợ, hiến tặng, quyên góp, trợ giúp cho người túng thiếu và giải quyết xung đột gia đình, cộng đồng..., trực tiếp giải quyết các vấn đề này và góp phần nâng cao giá trị cho toàn xã hội. Điều đó có nghĩa là các doanh nghiệp xã hội đóng góp vào việc bảo vệ và quảng bá những điều tốt đẹp và những giá trị xã hội, nhưng không phải là các “tổ chức từ thiện” hay "các tổ chức cứu trợ". - Thứ hai là mục tiêu xã hội: Doanh nghiệp xã hội mang đến những giá trị tốt đẹp cho toàn xã hội chính là lợi thế của họ so với các doanh nghiệp khác. Đó là những giá trị tốt đẹp thể hiện trong tình cảm giữa người với người, các quy tắc ứng xử, các chuẩn mực và 7 “ Truy cập tại: https://www.britishcouncil.vn/sites/default/files/social-enterprise-in-vietnam-concept-context- policies.pdf”
  • 19. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 7 đạo đức trong xã hội... Vì vậy, các doanh nghiệp xã hội luôn được người dân tôn trọng và ủng hộ cho các hoạt động của họ như cứu trợ, từ thiện, đóng góp để hỗ trợ người dân trong vùng thiên tai. - Thứ ba là sở hữu xã hội: Cũng giống như các doanh nghiệp khác, doanh nghiệp xã hội tạo ra doanh thu đáng kể từ các hoạt động kinh doanh. Điều này gần giống với các doanh nghiệp sản xuất hoặc kinh doanh hoặc cả các tổ chức phi lợi nhuận hoặc doanh nghiệp với mục đích lợi nhuận. Tuy nhiên, các doanh nhân xã hội có quyền kinh doanh để bù đắp chi phí và phát triển các giá trị xã hội, không chỉ để tối đa hóa lợi nhuận. Do đó, họ cũng cần phải có một chiến lược hoạt động chung và chiến lược phát triển tổng thể khác về cơ bản so với một doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận. Như vậy, các doanh nghiệp xã hội có phạm vi hoạt động khá rộng rãi và được kết nối với nhau với sự tham gia của nhiều đối tượng khác nhau. Sự tồn tại của nó liên quan đến các vấn đề xã hội và mục tiêu cơ bản của nó không phải là lợi nhuận mà là để bảo vệ và phát triển các giá trị xã hội, làm tăng thêm hệ số giá trị xã hội, chẳng hạn như giải quyết các vấn đề xã hội phức tạp mà các doanh nghiệp hoặc các tổ chức lợi nhuận không thực hiện vì họ không nhằm mục đích tối đa hóa lợi nhuận. Các doanh nghiệp xã hội có chức năng độc lập nhưng phụ thuộc rất nhiều vào sự hỗ trợ của dư luận, chính phủ, cộng đồng và các bên liên quan khác. Từ những đặc điểm trên, quản lý doanh nghiệp xã hội có thể rất phức tạp vì phải đạt được các mục tiêu xã hội và tài chính trong khi các mục tiêu xã hội được ưu tiên cao nhất.
  • 20. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 8 1.1.3. Các loại hình doanh nghiệp xã hội8 1.1.3.1. Doanh nghiệp xã hội phi lợi nhuận(Non-profit Social Enterprises) Các doanh nghiệp xã hội phi lợi nhuận thường hoạt động dưới hình thức các trung tâm, hiệp hội, quỹ, câu lạc bộ, nhóm tự nguyện/nhóm người khuyết tật, nhóm người sống với HIV/AIDS. Hầu hết các doanh nghiệp xã hội phi lợi nhuận được phát triển từ các Tổ chức phi chính phủ (NGO)9 . Tuy hình thức khá giống với các tổ chức này nhưng các doanh nghiệp phi lợi nhuận lại đưa ra các giải pháp cạnh tranh cao để giải quyết nhu cầu xã hội cụ thể, thu hút vốn đầu tư từ các cá nhân và tổ chức vì tác động xã hội. Các doanh nghiệp xã hội có thể được chia thành ba nhóm dựa trên phương thức hoạt động, mục tiêu xã hội và kinh phí: - Các doanh nghiệp xã hội cung cấp các dịch vụ và sản phẩm có hiệu quả cao trong việc giải quyết các vấn đề xã hội và phần lớn do một bên thứ ba tài trợ, thường là một nhà đầu tư cộng đồng hoặc xã hội. Nói cách khác, loại hình doanh nghiệp xã hội này là một nhân viên độc lập, tự làm chủ, xúc tác, kết nối và có trách nhiệm với xã hội. - Hoạt động kinh doanh nhằm mục đích đưa hàng hóa/dịch vụ công đến những người khó khăn nhất về kinh tế và dễ bị tổn thương không có điều kiện tiếp cận hoặc không có khả năng chi trả các dịch vụ ở mức giá bình thường. Mục tiêu của họ là đáp ứng nhu cầu và 8 “Nguyễn Đình Cung và cộng sự, 2012. Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam - Khái niệm, bối cảnh và chính sách. Hà Nội” 9 “NGO: là một tổ chức không thuộc về bất cứ chính phủ nào. Mặc dù về mặt kỹ thuật, định nghĩa cũng có thể bao hàm các tổ chức phi lợi nhuận, thuật ngữ này thường giới hạn để chỉ các tổ chức xã hội và văn hoá mà mục tiêu chính không phải là thương mại. Một điểm nổi bật nhất của các tổ chức phi chính phủ là việc các tổ chức này tạo ra những hệ thống gắn kết và mạng lưới kết nối những cá nhân xuyên quốc gia. Truy cập tại: https://vi.wikipedia.org/wiki/Tổ_chức_phi_chính_phủ”
  • 21. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 9 quyền lợi của người đang bị bỏ qua bởi các mô hình và cơ chế kinh doanh hiện tại10 . 1.1.3.2. Doanh nghiệp xã hội không vì lợi nhuận (Not-for-profit Social Enterprises) Hầu hết các doanh nghiệp này được thành lập bởi các doanh nhân xã hội, ngay từ đầu, các doanh nghiệp này đã xác định rõ ràng sự kết hợp bền vững của xã hội với kinh tế. Lợi nhuận chủ yếu dành cho việc sử dụng tái đầu tư hoặc để mở rộng tác động xã hội của doanh nghiệp. Việc đưa ra các giải pháp sáng tạo và thúc đẩy thị trường để giải quyết các vấn đề xã hội và những thách thức về môi trường là một sự khởi đầu khác biệt từ các tổ chức từ thiện hoặc tổ chức truyền thông xã hội thường xuyên. Các doanh nghiệp xã hội phi lợi nhuận thường đăng ký dưới hình thức công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn được hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Lý do để các doanh nghiệp này đăng ký hoạt động như một công ty vì họ không muốn xã hội nghĩ họ “ăn xin” trong quỹ từ thiện của cộng đồng. Họ tạo ra giá trị vật chất từ những hàng hoá và dịch vụ phong phú mà họ cung cấp cho cộng đồng. Ngoài ra, làm việc như các công ty giúp họ tiếp cận nhiều cơ hội kinh doanh và vốn khác nhau hơn là hoạt động từ thiện. Tuy nhiên, do theo đuổi sứ mệnh đặc biệt nên các doanh nghiệp xã hội này phải đối mặt với một số thách thức cụ thể so với các doanh nghiệp thông thường khác: - Các mục tiêu xã hội không cho phép họ "tối đa hoá" lợi nhuận dưới bất kỳ hình thức nào. Vì vậy, "tối ưu hóa" lợi nhuận là phương châm hoạt động của các doanh nghiệp này. Ngoài những chi phí kinh doanh như doanh nghiệp thông thường, doanh nghiệp xã hội phải chi tiêu lớn cho "chi phí xã hội". Do tính chất "hỗn hợp", các doanh 10 “Elkington J. và Hartigan P., 2008. Sức mạnh của những người phi lý. Nhà xuất bản Lao động - Xã hội
  • 22. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 10 nghiệp xã hội thường có nguồn vốn đầu tư đa dạng như các khoản vay ưu đãi dưới hình thức các khoản vay lãi suất thấp, cổ tức xã hội, hoặc các khoản tài trợ không hoàn lại. Tuy nhiên, không có quy định rõ ràng về việc nhận các khoản trợ cấp và các khoản vay ưu đãi từ các nhà đầu tư xã hội đang làm cho các doanh nghiệp bối rối do giải thích thuế và kế toán doanh nghiệp. - Các doanh nhân xã hội áp dụng một thước đo hiệu suất khác với doanh nghiệp điển hình. Giá trị xã hội mà nó mang lại cho cộng đồng là giá trị tối đa phải được đo và ghi lại chi tiết. 1.1.3.3. Doanh nghiệp có định hướng xã hội, có lợi nhuận (Social Business Ventures) Đây là mô hình này rất phổ biến trong lĩnh vực tài chính vi mô như quỹ của Tổ chức Tài chính vi mô TNHH Một thành viên Tình Thương (TYM)11 và Tổ chức tài chính vi mô trách nhiệm hữu hạn một thành viên cho người lao động nghèo tự tạo việc làm (CEP). Một số điểm đặc biệt của các tổ chức này là: - Mục tiêu chính của các doanh nghiệp xã hội không phải là tối đa hóa lợi nhuận cho các cổ đông, mà là mục tiêu vì xã hội và môi trường mà tất cả các cổ đông đều có chung những giá trị chung. Đa số doanh thu tạo ra để tái đầu tư hoặc trợ cấp cho các nhóm người có thu nhập thấp, chính vì điều này, doanh nghiệp xã hội có thể dễ dàng tiếp cận và mang đến nhiều lợi ích cho cộng đồng người thiệt thòi và cho toàn xã hội. - Các doanh nghiệp thường tìm kiếm các nhà đầu tư quan tâm đến cả lợi ích vật chất và lợi ích xã hội. Họ ít có khả năng sử dụng các 11 “TYM: là tổ chức tài chính vi mô chính thức đầu tiên tại Việt Nam do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam thành lập với sứ mệnh Cải thiện chất lượng cuộc sống của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp, đặc biệt ưu tiên phụ nữ nghèo, yếu thế thông qua các dịch vụ tài chính và phi tài chính, tạo cơ hội cho phụ nữ tham gia vào các hoạt động kinh tế và xã hội, góp phần nâng cao vị thế của người phụ nữ. Truy cập tại: http://tymfund.org.vn/news-62-62/gioi- thieu.html”
  • 23. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 11 khoản trợ cấp không hoàn lại cho các hoạt động kinh doanh chính. Các doanh nghiệp xã hội này thường hoạt động theo hình thức: công ty trách nhiệm hữu hạn, hợp tác xã, tổ chức tài chính vi mô. 1.1.4. Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp xã hội 1.1.4.1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp xã hội trên thế giới Doanh nghiệp xã hội có bề dày lịch sử khá lâu đời trên thế giới, loại hình doanh nghiệp này được tồn tại dưới nhiều tên gọi, hình thức và những đặc điểm khác nhau12 . Mô tả đầu tiên về doanh nghiệp xã hội là một tổ chức kinh doanh tự chủ về tài chính, hoạt động theo phương thức có trách nhiệm với xã hội và môi trường, được Freer Spreckley đưa ra tại Anh vào năm 1978 và sau đó được viết thành một ấn phẩm vào năm 198113 . Vương quốc Anh là nơi mà doanh nghiệp xã hội ra đời sớm nhất và các phong trào doanh nghiệp xã hội phát triển nhiều nhất. Mô hình doanh nghiệp xã hội đầu tiên xuất hiện ở London vào năm 1665 khi xảy ra một đại dịch lớn. Đại dịch này đã tàn phá nhiều gia đình giàu có, khiến cho những ông chủ trong ngành công nghiệp và các doanh nghiệp lần lượt rút khỏi thành phố, để lại một số lượng lớn người thất nghiệp trong đó có rất nhiều người lao động nghèo khổ. Trong hoàn cảnh đó, Thomas Firmin đã sử dụng vốn cá nhân để thành lập một nhà máy, cung cấp vật liệu cho nhà máy hoạt động, tạo ra và duy trì việc làm cho 1.700 công nhân. Ngay từ khi mới thành lập, ông đã tuyên bố rằng nhà máy không vì mục tiêu lợi nhuận và lợi nhuận sẽ được đưa vào các tổ chức từ thiện. 12 “Aiken, M., 2010 13 “Freer Spreckley, 1981. Social Audit – A Management Tool for Co-operative Working. Beechwood College”
  • 24. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 12 Vào cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19, một số ít các doanh nghiệp xã hội ở Anh có thể được chia thành hai nhóm: - Thứ nhất, người giàu có đã thay đổi quan điểm của họ về hoạt động từ thiện. Thay vì tạo ra đóng góp vật chất dễ bị tổn thất, họ chuyển sang các chương trình làm việc để các nhóm học hỏi và có thể duy trì việc làm và nguồn thu nhập, trở thành "thành viên hữu ích của đất nước". Khoản vay tài chính vi mô đầu tiên của Anh (chủ yếu là khoản cho vay bằng thiết bị sản xuất) được thành lập tại Bath14 . Trường học về việc kéo sợi, dệt và chế tạo cho người mù nghèo, đây là mô hình doanh nghiệp xã hội đầu tiên trong lĩnh vực giáo dục, đã được mở ra ở Liverpool năm 1790. Một số sáng kiến xã hội khác như đào tạo hàng hải, nghề mộc cho trẻ em, sử dụng cà phê từ các cửa hàng cà phê cũng đã được ghi lại trong giai đoạn này. Cụ thể, các dự án nhà ở xã hội đầu tiên đã đi theo mô hình doanh nghiệp xã hội với lợi nhuận tối đa 5% được nhà đầu tư chấp nhận. - Thứ hai, người lao động có nhiều quyền lợi hơn trong việc ký kết hợp đồng lao động và lần đầu tiên họ được làm chủ các kế hoạch kinh doanh cũng như phân phối lợi nhuận và mang lại lợi ích cho toàn thể cộng đồng, cũng như việc phân bổ quyền bầu cử, tổ chức kinh doanh cho tất cả các thành viên. Trên thực tế, nhiều thư viện và viện bảo tàng ở Châu Âu và Bắc Mỹ thường kinh doanh đồ lưu niệm, đấu giá nhằm gây quỹ cho các lĩnh vực hoạt động chính của họ. Mặc dù không điển hình, nhưng đây cũng có thể được xem là sự khởi đầu từ rất sớm của các hoạt động xã hội (doanh nghiệp xã hội). 14 “Bath: là thành phố ở hạt lễ nghi Somerset ở tây nam nước Anh. Thành phố có cự ly 156 km về phía tây Luân Đôn và 21 km về phía đông nam Bristol. Dân số thành phố là 83.992 người. Thành phố đã được lập làm một khu nghỉ dưỡng với tên gọi Latin, Aquae Sulis ("nước của Sulis") bởi những người La Mã vào năm 43, họ cho xây các phòng tắm La Mã và một ngôi đền ở các đồi bao quanh của Bath trong thung lũng sông Avon xung quanh các suối nước nóng, là các suối nước nóng duy nhất xuất hiện tự nhiên ở Vương quốc Anh. Thành phố có công trình Royal Crescent. Thành phố Bath được đưa vào danh sách di sản thế giới năm 1987. Truy cập tại: https://vi.wikipedia.org/wiki/Bath,_Somerset”
  • 25. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 13 Tuy vậy, các doanh nghiệp xã hội chỉ thực sự phát triển từ khi Thủ tướng Anh Margaret Thatcher15 lên nắm quyền vào năm 1979. Bà chủ trương thu hẹp vai trò của Nhà nước và lập luận rằng “Nhà nước không nên trực tiếp tham gia vào việc cung cấp phúc lợi xã hội vì cùng với sự tăng trưởng của xã hội dân sự cho thấy rằng vai trò duy nhất của Nhà nước không đủ để giải quyết các vấn đề xã hội ngày càng gia tăng cả về số lượng và mức độ phức tạp. Nhà nước không chỉ phải chia sẻ trách nhiệm của mình trong việc cung cấp phúc lợi xã hội mà còn là khu vực xã hội dân sự như một đối tác chính trong giải quyết các vấn đề xã hội”16 . Nước Anh hiện là nhà tiên phong trong sự vận động của các doanh nghiệp xã hội trên thế giới. Chính phủ Anh ước tính có khoảng 70.000 doanh nghiệp xã hội ở Anh, sử dụng hơn hai triệu người và đóng góp hơn 24 tỷ bảng Anh cho nền kinh tế Anh. Ngành này đã tăng trưởng đáng kể trong 10 năm qua và tiếp tục tăng trưởng nhanh bất chấp những điều kiện kinh tế khó khăn.17 Năm 2002, Bộ Công thương Anh Quốc (DTI) công bố Chiến lược của Chính phủ Anh đối với các doanh nghiệp xã hội. Năm 2005, thêm một hình thức hợp pháp mới dành cho các doanh nghiệp xã hội được gọi là Công ty Lợi ích Cộng đồng (CIC). Đây là lần đầu tiên trong 100 năm trở lại đây, nước Anh có thêm một loại hình 15 “Margaret Hilda Thatcher - Nữ Nam tước Thatcher (13/10/1925 – 08/04/2013), còn được mệnh danh là người đàn bà thép (iron lady), là một chính khách người Anh, luật sư và nhà hóa học. Bà là lãnh tụ Đảng Bảo thủ Anh từ năm 1975 đến 1990, Thủ tướng Anh trong suốt thập niên 1980 và là người phụ nữ đầu tiên giữ hai chức vụ đó. Nhiệm kỳ thủ tướng của bà dài nhất trong lịch sử Anh kể từ năm 1827. Là một chính khách quan trọng trong lịch sử đương đại Anh, bà được nhiều người ngưỡng mộ cũng như bị nhiều người chống đối” 16 “Truy cập tại: https://www.britishcouncil.vn/sites/default/files/dnxh-tai-viet-nam-khai-niem-boi-canh-chinh- sach” 17 “Truy cập tại: https://www.britishcouncil.org/sites/default/files/social enterprise in the uk final web spreads”
  • 26. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 14 doanh nghiệp được bổ sung và luật hóa18 . Tất nhiên, doanh nghiệp xã hội vẫn có thể lựa chọn hoạt động và đăng ký dưới nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau như các công ty trách nhiệm hữu hạn, các tổ chức phi chính phủ, các quỹ ... Trong năm 2010, Chính phủ Anh ra mắt chương trình Big Society, trong đó việc hỗ trợ sự phát triển của các Hợp tác xã, Quỹ Tương hổ, Quỹ từ thiện và Doanh nghiệp xã hội được xếp vào những chính sách được ưu tiên hàng đầu. Trong ba thập niên qua, phong trào doanh nghiệp xã hội đã phát triển vượt ra khỏi biên giới quốc gia và đã trở thành một phong trào xã hội toàn cầu về quy mô và ảnh hưởng. Hiện tại không có con số chính xác về số doanh nghiệp xã hội đang hoạt động ở nhiều nước do mô hình chung của các doanh nghiệp xã hội đã được công nhận rộng rãi nhưng nội dung và tiêu chí cụ thể để xác định việc phân loại doanh nghiệp xã hội có những quan điểm khác nhau tùy thuộc vào mức độ phát triển, đặc điểm kinh tế xã hội của từng quốc gia và thậm chí là mục tiêu chính sách của từng chính phủ. 1.1.4.2. Sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam  Giai đoạn trước năm 1986 Trong hệ thống quy hoạch tập trung hóa kinh tế, nhà nước là cơ quan duy nhất đảm bảo cung cấp các dịch vụ xã hội cho công dân. Sự hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội như Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên... luôn dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản và các tổ chức này là những kênh duy nhất để cá nhân tham gia các hoạt động của cộng đồng. Trong thời kỳ này, các hình thức tổ chức xã hội hoạt động độc lập với chính phủ như các tổ chức phi chính phủ không được phép hoạt động ở 18 “Ani Casimir and Ejiofor Samuel, 2015. Social Work and the Challenge of Entrepreneurship
  • 27. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 15 Việt Nam mà thay vào đó, Nhà nước chỉ công nhận hai ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước đó là kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể. Trong bối cảnh đó, Hợp tác xã là hình thức tổ chức kinh tế - xã hội duy nhất được thiết lập với tinh thần cộng đồng: Hợp tác, sẻ chia và vì lợi ích chung. Hợp tác xã được coi là thuộc quyền sở hữu của cộng đồng, đồng thời hoạt động như các đơn vị kinh tế độc lập. Do đó, mô hình hợp tác xã có thể được coi là mô hình doanh nghiệp xã hội sớm nhất tại Việt Nam. Đa số hợp tác xã được thành lập trong giai đoạn này để tạo việc làm và hỗ trợ cho các đối tượng yếu thế trong xã hội, chủ yếu là người khuyết tật để có được chất lượng cuộc sống tốt hơn. Hầu hết các hợp tác xã này hoạt động trong ngành tiểu thủ công nghiệp như mây tre, thêu, đan và hàng may mặc... vì đây được xem là công việc thích hợp cho sức khoẻ và điều kiện làm việc của người khuyết tật.  Giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2010 Mặc dù doanh nghiệp xã hội đã xuất hiện dưới hình thức hợp tác xã trong một thời gian dài nhưng hoạt động kinh doanh cho các mục tiêu xã hội với tất cả các đặc điểm cơ bản của mô hình doanh nhiệp xã hội chỉ bắt đầu phát triển kể từ khi thực hiện chính sách Đổi mới vào năm 1986. Đây là cột mốc quan trọng đánh dấu sự công nhận của các khu vực kinh tế mới như kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế tư bản tư nhân và chủ doanh nghiệp nhỏ. Vì vậy, vai trò tích cực của cá nhân và cộng đồng trong việc cung cấp và trao đổi dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của người dân đã được công nhận và phát triển. Chính sách mở cửa dẫn đến sự tăng trưởng ngoạn mục của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)19 và viện trợ phát triển quốc tế (ODA)20 . Những 19 “FDI: xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là
  • 28. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 16 hoạt động này không chỉ mang lại nhiều vốn hỗ trợ phát triển đất nước, mà còn trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức về phát triển xã hội đã mang lại những mô hình mới và phương pháp mà Việt Nam có thể áp dụng. Vào ngày 03/2/1994, Tổng thống Hoa Kỳ - Ông Bill Clinton – đã công bố quyết định bãi bỏ lệnh cấm vận thương mại đối với Việt Nam, hàng trăm tổ chức phát triển quốc tế và nhân đạo đã đến Việt Nam với số lượng lớn viện trợ không hoàn lại. Chỉ trong giai đoạn 2005-2010, tổng số ODA cam kết đối với Việt Nam là 31 tỷ đô la Mỹ21 . Trong giai đoạn này, nhà nước đã thông qua nhiều chính sách mở, tạo ra một khuôn khổ pháp lý cho sự phát triển của các tổ chức kinh tế và xã hội phi nhà nước. Nghị định 71/1998/NĐ-CP ngày 08/09/1998 về dân chủ ở cơ sở và các văn bản quy phạm pháp luật khác, lần đầu tiên chính thức khuyến khích sự tham gia của các tổ chức xã hội và công dân trong quá trình xây dựng, thực hiện và giám sát thực hiện chính sách trong cộng đồng. Nhà nước đã có những bước tiến để thúc đẩy sự hợp tác giữa các tổ chức khác nhau, đặc biệt thông qua việc củng cố các tổ chức xã hội và chính trị (các tổ chức quần chúng) để thúc đẩy sự tham gia của người dân vào quá trình xây dựng và phát triển cộng đồng. Nghị định 35- HĐBT ngày 28/01/1992 về công tác quản lý khoa học và công nghệ các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty". Truy cập tại: https://vi.wikipedia.org/wiki/đầu tư trực tiếp nước ngoài” 20 “ODA: Là một hình thức đầu tư nước ngoài. Gọi là Hỗ trợ bởi vì các khoản đầu tư này thường là các khoản cho vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp với thời gian vay dài, đôi khi còn gọi là viện trợ. Gọi là Phát triển vì mục tiêu danh nghĩa của các khoản đầu tư này là phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi ở nước được đầu tư. Gọi là Chính thức, vì nó thường là cho Nhà nước vay. Ưu điểm của ODA: Lãi suất thấp, thời gian cho vay/thời gian ân hạn dài, luôn có một phần viện trợ không hoàn lại” “Viện trợ không hoàn lại là một phần của ODA, là một hình thức đầu tư nước ngoài. Việc viện trợ không hoàn lại luôn có điều kiện ràng buộc về kinh tế, chính trị. Nước viện trợ luôn đưa ra các điều kiện đi kèm, nước được viện trợ luôn xem xét và thỏa thuận lại điều kiện sao cho cả 2 đều có lợi. Viện trợ không hoàn lại thường được thực hiện ưu tiên cho các nước đang phát triển, có thu nhập thấp. Viện trợ thường tập trung vào các nhu cầu có tính chất xã hội (văn hoá, giáo dục, sức khoẻ, dân số, xoá đói giảm nghèo…)” 21 “Truy cập tại: http://www.khoaqhqt.edu.vn/news/172-Nhin-lai-nen-kinh-te-Viet-Nam-sau-25-nam-doi-moi.html”
  • 29. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 17 (Nghị định của Hội đồng Bộ trưởng) đưa ra một số biện pháp nhằm thúc đẩy việc thành lập các tổ chức khoa học và công nghệ của các cá nhân. Nghị định 177/1999/NĐ-CP ngày 22/12/1999 về việc ban hành Quy chế Tổ chức và hoạt động của Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện và Nghị định 148/2007/NĐ-CP ngày 25/9/2007 về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện sau đó xây dựng cơ sở cho việc thành lập quỹ xã hội, quỹ từ thiện ... Vai trò của các tổ chức cộng đồng đặc biệt nhấn mạnh trong việc cung cấp các dịch vụ cơ bản cho cộng đồng như quản lý tài nguyên nước, xóa đói giảm nghèo, chăm sóc sức khoẻ ban đầu, giáo dục phổ thông và bảo vệ môi trường. Hơn nữa, tại Việt Nam có hàng ngàn tổ chức cộng đồng như nhà văn hoá, câu lạc bộ, tổ chức kinh doanh các tổ chức đoàn thể như hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, hội người khuyết tật…và hàng ngàn đơn vị khác đang cung cấp phúc lợi xã hội các dịch vụ như chất thải, quản lý nguồn nước... Các tổ chức này có những đặc điểm nhất định của doanh nghiệp xã hội và có thể chuyển thành các doanh nghiệp xã hội trong tương lai. Đi đôi với chính sách mở cửa và đổi mới toàn diện, nhà nước cũng đã thực hiện các cải cách trong lĩnh vực dịch vụ công bằng cách tiếp cận xã hội hóa, kêu gọi sự đầu tư và tham gia của tất cả các thành phần kinh tế, cá nhân và tập thể chia sẻ gánh nặng trong việc cung cấp dịch vụ công, lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, giáo dục và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Một số lượng lớn các cơ sở giáo dục ngoài nhà nước, các cơ sở chăm sóc sức khoẻ, văn hoá và nghệ thuật được thành lập theo chính sách này đã giải quyết một phần vấn đề xã hội và đáp ứng được nhu cầu cơ bản của người dân.  Giai đoạn từ năm 2010 đến nay
  • 30. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 18 Việc Việt Nam bước vào ngưỡng cửa của một quốc gia có thu nhập trung bình thấp đã mở ra một cơ hội phát triển mới cho đất nước. Điều đó có nghĩa là nguồn vốn trong nền kinh tế Việt Nam đã dồi dào và chủ động hơn trước, tình trạng nghèo đói đã được cải thiện đáng kể cho phần lớn dân số. Tuy nhiên, điều này cũng dẫn đến sự thay đổi chính sách hỗ trợ nhân đạo và phát triển xã hội của các quốc gia và tổ chức quốc tế tại Việt Nam. Sức mạnh của doanh nghiệp xã hội là khả năng giải quyết cả mục tiêu xã hội và kinh tế trong đó các mục tiêu xã hội là mục tiêu chính. Đạt được các mục tiêu kinh tế là phương tiện để đạt được các mục tiêu xã hội một cách bền vững ở quy mô lớn. Tại Việt Nam, doanh nghiệp xã hội lần đầu tiên được quy định tại Điều 10 Luật Doanh nghiệp năm 2014. Theo đó, doanh nghiệp xã hội là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam; mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng; sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký.
  • 31. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 19 1.1.5. Phân biệt giữa doanh nghiệp xã hội, doanh nghiệp truyền thống và tổ chức từ thiện Doanh nghiệp Tổ chức từ thiện/ Doanh nghiệp xã hội Tổ chức phi truyền thống chính phủ - Các tổ chức - Công ty TNHH -NGO Hình - Doanh nghiệp - Công ty Cổ phần -NPO22 thức - Công ty Hợp - Quỹ từ thiện pháp danh lý - Doanh nghiệp tư nhân Hoạt động kinh doanh Tối đa hóa lợi Lợi ích xã hội mang lại lợi nhuận nhuận thuần túy nhằm duy trì và phát Mục triển các hoạt động với mục đích đóng đích góp cho sự phát triển của xã hội thông qua các sản phẩm dịch vụ của mình. Giải Hoạt động kinh doanh Chiến lược kinh Các chương trình pháp doanh từ thiện Hiệu Tạo ra cả giá trị xã hội Tạo giá trị kinh tế Tạo giá trị xã hội quả và giá trị kinh tế Nguồn Tài trợ và doanh thu Doanh thu Tài trợ vốn 22 “NPO: là tổ chức không phân phối các quỹ thặng dư của nó cho các cá thể hay cổ đông mà sử dụng các quỹ này để tài trợ cho các mục tiêu hướng tới của tổ chức nhằm mục đích hướng tới cho toàn xã hội. Truy cập tại: https://vi.wikipedia.org/wiki/Tổ_chức_phi_lợi_nhuận”
  • 32. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 20 Tái đầu tư cho tổ Lợi nhuận chia Trực tiếp phục Lợi chức, mở rộng quy mô cho cổ đông và vụ cho các hoạt nhuận hoạt động, phân phối chủ sở hữu động xã hội cho cộng đồng - Nhà đầu tư xã hội - Cổ đông - Nhà tài trợ Giải - Khách hàng - Chủ sở hữu - Đối tượng hưởng trình - Đối tượng hưởng lợi - Khách hàng lợi - Cộng đồng - Cộng đồng - Công chúng 1.1.6. Phân biệt giữa Doanh nghiệp xã hội và Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) Mọi người thường hay bị nhầm lẫn doanh nghiệp xã hội là CSR. Trên thực tế, đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, doanh nghiệp xã hội là mô hình kinh doanh, còn CSR là xu hướng huy động sự hỗ trợ xã hội. CSR là một phong trào tự vận động, tự nâng cao nhận thức trong doanh nghiệp để đảm bảo hoạt động kinh doanh được thực hiện theo các tiêu chuẩn đạo đức kinh doanh. Phong trào CSR yêu cầu các doanh nghiệp ứng xử một cách có trách nhiệm đối với người lao động, khách hàng, cộng đồng và môi trường như là một “công dân của xã hội” (corporate citizenship) CSR bao gồm 4 tầng: - Về trách nhiệm cơ bản nhất, doanh nghiệp cần đảm bảo được lợi nhuận cho doanh nghiệp, thu nhập ổn định cho người lao động và lợi tức cho cổ đông. - Thứ hai, doanh nghiệp cần phải có trách nhiệm tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật tại nơi doanh nghiệp đăng ký hoạt động.
  • 33. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 21 - Trách nhiệm thứ ba cũng là trọng tâm của CSR mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần phải tuân thủ đó là đạo đức kinh doanh về điều kiện làm việc cho người lao động, trong chất lượng dịch vụ và chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường và vì lợi ích cộng đồng. - Cuối cùng, từ thiện thường được coi là trách nhiệm tùy chọn. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp sử dụng trách nhiệm này như một công cụ để PR cho doanh nghiệp, trong khi vẫn chưa hoàn thành các trách nhiệm cơ bản. Như vậy, có thể thấy CSR và doanh nghiệp xã hội là hai khái niệm hoàn toàn độc lập. CSR chỉ làm các doanh nghiệp tốt hơn mà không thay đổi bản chất và mô hình của doanh nghiệp. Trong khi đó, doanh nghiệp xã hội là các mô hình kinh doanh có tính chất hoạt động khác với các doanh nghiệp truyền thống. 1.2. Các quy định pháp luật hiện hành về doanh nghiệp xã hội 1.2.1. Quy định về doanh nghiệp xã hội trước khi ban hành Luật Doanh Nghiệp 2014 ngày 26/11/2014 (Luật Doanh nghiệp 2014) Trước khi ban hành Luật Doanh nghiệp 2014, nhiều loại hình doanh nghiệp, tổ chức có mục tiêu xã hội tương tự như các doanh nghiệp xã hội đã được thành lập và hoạt động theo luật pháp Việt Nam có tên gọi và các hình thức khác nhau. Nghị định số 71/1998 /NĐ-CP ngày 08/09/1998 của Chính phủ về Quy chế dân chủ cơ sở (Nghị định số 71/1998/NĐ-CP) và văn bản quy phạm pháp luật năm 1998 Chính thức đầu tiên chính thức khuyến khích sự tham gia của xã hội dân sự và công dân trong quá trình xây dựng, thực hiện và giám sát việc thực hiện chính sách trong cộng đồng. Nghị định số 35-HĐBT ngày 28/02/1992 về quản lý khoa học đã đưa ra một số biện pháp thúc đẩy thành lập các tổ chức khoa học và công nghệ cá thể.
  • 34. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 22 Nghị định 177/1999/NĐ-CP ngày 22/12/1999 của Chính phủ về Quy chế tổ chức và hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện (Nghị định 177/1999 NĐ-CP) và Nghị định 148/2007/NĐ-CP ngày 25/09/2007 về việc tổ chức và hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện thay thế Nghị định 177/1999 NĐ-CP, tạo cơ sở cho việc thành lập quỹ xã hội, quỹ từ thiện ... Trong các Nghị định nêu trên, vai trò của các tổ chức cộng đồng đặc biệt quan tâm đến việc cung cấp các dịch vụ cơ bản cho cộng đồng như quản lý tài nguyên nước, giảm nghèo, chăm sóc sức khoẻ ban đầu, phổ cập giáo dục, bảo vệ môi trường. Nhà nước đặc biệt quan tâm và khuyến khích sự hợp tác giữa các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước và chính quyền địa phương. Nói chung, các nghị định quan trọng trong giai đoạn này làm cơ sở cho việc quản lý nhà nước của các tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam. Nghị định số 79/2003/NĐ-CP ngày 07/07/2003 của Chính phủ về việc thực hiện dân chủ ở cấp xã (Nghị định 79/2003/NĐ-CP) đã thể chế hoá sự tham gia của người dân địa phương, các tổ chức cộng đồng và các tổ chức của người nghèo trong các hoạt động phát triển của xã. Luật Hợp tác xã công nhận rằng một hợp tác xã là một tổ chức tự nguyện hoạt động như một đơn vị kinh tế độc lập. Luật Khoa học và Công nghệ công nhận các hiệp hội chuyên ngành là các cơ quan dịch vụ độc lập, đây là lựa chọn duy nhất cho hầu hết các tổ chức phi chính phủ. Sự phức tạp của các quy định hiện hành và các quy định liên quan đến vấn đề này có thể là một thách thức đối với tính hợp pháp của doanh nghiệp xã hội đã được bắt đầu. Như vậy, có thể thấy trong giai đoạn trước khi Luật Doanh nghiệp 2014 được ban hành, các vấn đề liên quan đến các tổ chức tương tự như doanh nghiệp xã hội đã được ghi nhận trong các văn bản pháp luật ở Việt Nam. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, các doanh nghiệp vẫn giữ được tổ chức và hoạt động như các doanh nghiệp truyền thống theo quy
  • 35. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 23 định của Luật Doanh nghiệp 1999 và 2005. Sự cần thiết phải có một khung pháp lý vững chắc cho sự ra đời và sự phát triển của doanh nghiệp xã hội là một vấn đề cấp bách ở Việt Nam. 1.2.2. Quy định về doanh nghiệp xã hội từ khi ban hành Luật Doanh Nghiệp 2014 Doanh nghiệp xã hội là một thuật ngữ pháp lý mới ở Việt Nam và đang thu hút sự chú ý của các nhà hoạch định chính sách và các nhà nghiên cứu pháp luật. Hiện tại, tình trạng pháp lý của doanh nghiệp xã hội được quy định tại Điều 10 Luật Doanh nghiệp 2014 và Nghị định số 96/2015/NĐ-CP. Khung pháp lý của doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam vẫn còn rất mới và đòi hỏi cần phải cải tiến và hoàn thiện hơn nữa. Lần đầu tiên, doanh nghiệp xã hội được công nhận chính thức về mặt pháp lý, Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã thừa nhận sự tồn tại của doanh nghiệp xã hội tại Điều 10 Luật này với quy định như sau: “Điều 10. Tiêu chí, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội 1. Doanh nghiệp xã hội phải đáp ứng các tiêu chí sau đây: a) Là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của Luật này; b) Mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng; c) Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký. 2. Ngoài các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp theo quy định của Luật này, doanh nghiệp xã hội có các quyền và nghĩa vụ sau đây: a) Duy trì mục tiêu và điều kiện quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này trong suốt quá trình hoạt động; trường hợp doanh nghiệp
  • 36. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 24 đang hoạt động muốn chuyển thành doanh nghiệp xã hội hoặc doanh nghiệp xã hội muốn từ bỏ mục tiêu xã hội, môi trường, không sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư thì doanh nghiệp phải thông báo với cơ quan có thẩm quyền để tiến hành các thủ tục theo quy định của pháp luật; b) Chủ sở hữu doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp xã hội được xem xét, tạo thuận lợi và hỗ trợ trong việc cấp giấy phép, chứng chỉ và giấy chứng nhận có liên quan theo quy định của pháp luật; c) Được huy động và nhận tài trợ dưới các hình thức khác nhau từ các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ và các tổ chức khác của Việt Nam và nước ngoài để bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động của doanh nghiệp; d) Không được sử dụng các khoản tài trợ huy động được cho mục đích khác ngoài bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động để giải quyết vấn đề xã hội, môi trường mà doanh nghiệp đã đăng ký; đ) Trường hợp được nhận các ưu đãi, hỗ trợ, doanh nghiệp xã hội phải định kỳ hằng năm báo cáo cơ quan có thẩm quyền về tình hình hoạt động của doanh nghiệp. 3. Nhà nước có chính sách khuyến khích, hỗ trợ và thúc đẩy phát triển doanh nghiệp xã hội. 4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.” Theo quy định của điều khoản này thì doanh nghiệp xã hội là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014. Mục tiêu của hoạt động này là giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường vì lợi ích của xã hội, cộng đồng. Các doanh nghiệp xã hội sử dụng ít nhất 51% lợi nhuận gộp hàng năm để tái đầu tư để đạt được các mục tiêu xã hội và môi trường đã được đăng ký. Ngoài các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp năm 2014, doanh
  • 37. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 25 nghiệp xã hội còn có một số quyền và nghĩa vụ quy định tại Khoản 2 Điều 10 Luật Doanh nghiệp. Cụ thể như sau: - Duy trì mục tiêu, điều kiện của chủ doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp xã hội trong suốt thời gian hoạt động; trường hợp doanh nghiệp hoạt động kinh doanh muốn chuyển đổi thành doanh nghiệp xã hội, doanh nghiệp xã hội có nhu cầu từ bỏ mục tiêu xã hội, môi trường và không sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư, doanh nghiệp phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành các thủ tục theo quy định của pháp luật. - Chủ sở hữu doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp xã hội được xem xét, tạo điều kiện và hỗ trợ việc cấp giấy phép, chứng chỉ, giấy chứng nhận có liên quan theo quy định của pháp luật. - Có thể huy động và nhận tài trợ từ các cá nhân, doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức khác ở Việt Nam và nước ngoài để trang trải chi phí quản lý và vận hành kinh doanh. - Việc sử dụng các quỹ huy động vào các mục đích khác ngoài việc bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động phải được sử dụng để giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường mà doanh nghiệp đã đăng ký. - Trường hợp được hưởng ưu đãi, hỗ trợ, doanh nghiệp xã hội phải báo cáo với cơ quan có thẩm quyền về hoạt động của doanh nghiệp hàng năm. - Nhà nước có chính sách khuyến khích, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp xã hội. Doanh nghiệp xã hội và doanh nghiệp thông thường có đặc điểm giống nhau là được tổ chức theo bốn loại hình doanh nghiệp: cổ phần, trách nhiệm hữu hạn, tư nhân, đối tác phải thực hiện nghĩa vụ thuế và các
  • 38. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 26 nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu một doanh nghiệp bình thường, mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận, một doanh nghiệp xã hội để đạt được mục tiêu cuối cùng của phát triển xã hội hoặc bảo vệ môi trường thông qua việc sử dụng phương thức hoạt động như một doanh nghiệp. Theo quy định tại Điều 10 Luật Doanh nghiệp sửa đổi năm 2014, doanh nghiệp xã hội phải sử dụng ít nhất 51% lợi nhuận hàng năm để tái đầu tư để đạt được các mục tiêu xã hội và môi trường đã được đăng ký. Ngoài các quy định về đăng ký doanh nghiệp xã hội; công bố và chấm dứt cam kết đối với các mục tiêu xã hội và môi trường, chuyển đổi, chia tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể doanh nghiệp xã hội... đáng chú ý là doanh nghiệp xã hội được nhận tài trợ phi chính phủ nước ngoài và các hỗ trợ tài chính khác bằng tài sản, tài chính hoặc hỗ trợ kỹ thuật từ các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác để đạt được mục tiêu giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường. Đây là một nút quan trọng, tháo gỡ cơ chế huy động nguồn lực, giúp các doanh nghiệp xã hội trở thành một đối tượng có thể đóng góp cùng với nhà nước để giải quyết các vấn đề xã hội hiện tại và các vấn đề về môi trường. Thực tế chứng minh rằng nhiều doanh nghiệp xã hội được tạo điều kiện đã phát triển tốt và mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng. Ví dụ: Công ty TNHH Thủ công Mai (Mai Vietnamese Handicrafts- MVH) MVH là một doanh nghiệp nhỏ thành công do hai cán bộ xã hội thành lập năm 1990 tại TP.HCM. MHV đã tiếp cận và làm việc với những người thợ thủ công (70% là phụ nữ nghèo) ở các vùng nông thôn xa xôi để đào tạo và tạo việc làm cho họ, để hiện đại hóa và tăng cường sự phát triển xã hội giá trị hàng hoá, hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam trên thị trường quốc tế. Là một trong 8 thành viên của Tổ chức Thương
  • 39. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 27 mại Công bằng Thế giới (WFTO), MVH đang làm việc với 21 nhóm, trong đó có hơn 1.100 thợ thủ công chủ yếu ở các tỉnh phía Nam (bình quân 3,4 triệu đồng/người/tháng). Mục tiêu của MVH là tạo thu nhập và nâng cao khả năng tự lập của người nghèo và chịu thiệt thòi. MHV đã trở thành một doanh nghiệp xã hội có lợi nhuận với doanh thu khoảng 1,7 triệu USD (2008). Tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu đạt 10% và toàn bộ lợi nhuận được tái đầu tư cho các hoạt động phát triển cộng đồng.23 Đối với các doanh nghiệp xã hội hoạt động phải có ưu đãi, hỗ trợ, đầu tư, thuế và quỹ đất; hỗ trợ tài chính, nguồn nhân lực; phát triển nguồn tài chính để giúp các doanh nghiệp xã hội phát triển. Về vốn, các doanh nghiệp xã hội có thể tìm cách kháng cáo, thu hút các khoản vay và có bảo đảm từ thiện hoặc chính phủ; phát hành nợ bằng vốn chủ sở hữu với việc phát hành nợ cho nhà đầu tư và nhà đầu tư nhận lợi nhuận dựa trên hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xã hội. 1.2.3. Những quy định liên quan đến doanh nghiệp xã hội của Luật Doanh Nghiệp 2014 và Nghị định 96/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp ngày 19/10/2015 (Nghị định 96/2015) 1.2.3.1. Đăng ký thành lập doanh nghiệp xã hội24 Có thể thấy được Luật Doanh nghiệp 2014 không xem doanh nghiệp xã hội là một loại hình doanh nghiệp có tính đặc thù riêng mà xem nó giống như là một doanh nghiệp thông thường. Vì vậy, doanh nghiệp xã hội vẫn được tổ chức và hoạt động theo một trong các loại hình doanh 23 “Nguồn: Case study- Mai Vietnamese Handicrafts, Growing Inclusive markets, UNDP 2011” 24 “Điểm a Khoản 1 Điều 10 Luật Doanh nghiệp năm 2014 ngày 26/11/2014”
  • 40. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 28 nghiệp sau đây: Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty hợp danh và Doanh nghiệp tư nhân.25 Bởi vì doanh nghiệp xã hội cũng là một doanh nghiệp, nên việc thành lập doanh nghiệp xã hội phải được “doanh nhân xã hội” (là người bỏ vốn để đầu tư vốn để thành lập doanh nghiệp xã hội) tuân theo các thủ tục pháp lý thông thường để thành lập nên một doanh nghiệp trong các loại hình doanh nghiệp đã được thiết kế theo Luật Doanh nghiệp năm 2014. Theo đó, hoạt động kinh doanh là việc thực hiện liên tục một hoặc nhiều giai đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu dùng hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ trên thị trường vì mục đích tạo ra lợi nhuận. Từ định nghĩa doanh nghiệp và theo quan niệm truyền thống trong khoa học pháp lý ở nước ta, chính yếu tố “nhằm mục đích sinh lợi” là yếu tố căn bản, quyết định đến sự ra đời và hoạt động của doanh nghiệp, “một thuộc tính không thể tách rời của doanh nghiệp”26 và là “đích cuối cùng của các nhà kinh doanh”27 . Từ quan điểm đó, mục đích chính của việc thành lập doanh nghiệp là tạo ra lợi nhuận cho các nhà đầu tư trong doanh nghiệp, chứ không phải là việc giải quyết các vấn đề xã hội vì lợi ích của cộng đồng. Vì thế mà có quan điểm cho rằng: “định nghĩa kinh doanh ở nước ta quá nhấn mạnh chủ nghĩa duy lợi, người soạn luật đã không khái quát được những doanh nghiệp không vì mục đích tìm kiếm lợi nhuận”.28 Mặt khác, với định nghĩa "doanh nghiệp" thì mục đích thành lập doanh nghiệp là thực hiện chức năng về kinh doanh, mục tiêu chính là tạo ra 25 “Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Báo cáo số 798/BC-UBTVQH13 ngày 24/11/2014 về tiếp thu, chỉnh lý, giải trình dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi). Truy cập tại: http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/DT DUTHAOLUAT” 26 “Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2016, trang 26). Giáo trình Pháp luật về chủ thể kinh doanh. Nhà xuất bản Hồng Đức 27 “Trường Đại học Luật Hà Nội (2016, trang 29). Giáo trình Luật Thương mại, Tập 1. Nhà xuất bản Công an nhân dân,” 28 “Phạm Duy Nghĩa (2010, trang 29). Giáo trình Luật kinh tế. Nhà xuất bản Công an nhân dân.”
  • 41. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 29 lợi nhuận cho các nhà đầu tư đầu tư vào doanh nghiệp, đã được Điều 75 Bộ luật dân sự năm 2015 xếp vào nhóm pháp nhân thương mại. Trong khi đó, theo Điều 76 Bộ luật Dân sự năm 2015, thì doanh nghiệp xã hội là một pháp nhân phi thương mại, “vẫn có thể tìm kiếm lợi nhuận nhưng đó không là mục tiêu chính và điều quan trọng là nếu có lợi nhuận thì không được chia cho các thành viên”29 . Theo Luật Doanh nghiệp 2014, các doanh nghiệp xã hội lại được xếp vào nhóm "doanh nghiệp", nghĩa là doanh nghiệp xã hội phải là một pháp nhân thương mại. Nhưng dường như theo tinh thần của Bộ luật dân sự năm 2015 thì các doanh nghiệp xã hội là một lĩnh vực vượt ra ngoài khái niệm doanh nghiệp, tạo ra mâu thuẫn với Luật Doanh nghiệp 2014. “Điều 4 - Nghị định 96/2015 về đăng ký doanh nghiệp xã hội, quy định: 1. Doanh nghiệp xã hội thực hiện đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và hồ sơ tương ứng đối với từng loại hình doanh nghiệp quy định tại Luật Doanh nghiệp. 2. Tên doanh nghiệp xã hội được đặt theo quy định tại các Điều 38, 39, 40 và 42 Luật Doanh nghiệp và có thể bổ sung thêm cụm từ “xã hội” vào tên riêng của doanh nghiệp.” Hiện tại, thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội đã được quy định trong Luật Doanh nghiệp năm 2014. Doanh nghiệp xã hội cũng có tên riêng, dựa trên các tiêu chuẩn về tên doanh nghiệp được pháp luật quy định, các doanh nhân xã hội sẽ chủ động quyết định đặt tên doanh nghiệp xã hội. Cụm từ "xã hội" có thể được thêm vào tên của một doanh nghiệp xã hội30 . Các quy định có thể bổ sung cụm từ "xã hội" vào danh nghĩa 29 “Đỗ Văn Đại (2016, trang 101). Bình luận khoa học những điểm mới của Bộ luật Dân sự năm 2015. Nhà xuất bản Hồng Đức 30 “Khoản 2 Điều 4 Nghị định 96/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp ngày 19/10/2015”
  • 42. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 30 các doanh nghiệp xã hội là một tiêu chuẩn tùy ý, người sáng lập doanh nghiệp xã hội tự quyết định. 1.2.3.2. Mục tiêu hoạt động để giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng. Theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 10 Luật Doanh nghiệp 2014: “Mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng”. Các doanh nghiệp xã hội hoạt động với mục đích giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường vì lợi ích của cộng đồng. Các vấn đề xã hội là động lực để thúc đẩy các doanh nhân xã hội thành lập doanh nghiệp xã hội và sử dụng phương án kinh doanh để giải quyết các vấn đề xã hội, bao gồm: - Bảo vệ môi trường, - Bảo vệ và đáp ứng các quyền cơ bản của con người thông qua việc tạo ra công ăn việc làm cho các nhóm người khó hòa nhập, dễ bị tổn thương, chẳng hạn là những người nghèo, người khuyết tật… - Cung cấp các dịch vụ y tế, giáo dục, cung cấp nước sạch, xử lý chất thải, ô nhiễm... Theo Nghị định 96/2015, về mặt pháp lý, doanh nghiệp xã hội phải thông báo cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường cho cơ quan đăng ký kinh doanh, để công khai trên Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp khi thành lập doanh nghiệp hoặc trong quá trình hoạt động31 . Thông qua hành vi pháp lý này, một doanh nghiệp thông thường sẽ khoác lên mình chiếc áo doanh nghiệp xã hội, từ đó Nhà nước và xã hội có thể nhận biết được địa vị pháp lý của doanh nghiệp xã hội, kèm theo đó là các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội. 31 “Khoản 1 Điều 5 Nghị định 96/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp ngày 19/10/2015”
  • 43. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 31 Tiêu chí này góp phần giúp chúng ta có cơ sở để phân biệt doanh nghiệp xã hội với các doanh nghiệp thông thường khác. Cụ thể, đối với doanh nghiệp khác, các nhà đầu tư dựa vào thị trường để tìm ra nhu cầu của khách hàng, từ đó lên kế hoạch, chiến lược đầu tư, sản xuất, kinh doanh hàng hóa và cung ứng dịch vụ để đạt được mục đích cuối cùng là lợi nhuận. Trong khi đó, đối với doanh nghiệp xã hội thì yếu tố “sinh lợi” không phải là yếu tố quyết định đến sự ra đời của doanh nghiệp, mà chính từ các vấn đề đang tồn tại trong xã hội. Các vấn đề xã hội trở thành động lực để doanh nhân xã hội tìm kiếm và quyết định mô hình kinh doanh phù hợp. Khi vấn đề xã hội được giải quyết thì mục đích của doanh nghiệp xã hội đã đạt được, dù đôi khi chính doanh nghiệp xã hội không thu về được lợi nhuận, thậm chí còn bị thua lỗ. Như vậy, doanh nghiệp thông thường và doanh nghiệp xã hội là các doanh nghiệp hoạt động theo cơ chế thị trường, nghĩa là phải có doanh thu và lợi nhuận, tuy nhiên chúng khác nhau về bản chất và đích đến, cho nên có quan điểm cho rằng: “Doanh nghiệp xã hội có thể có lợi nhuận, thậm chí cần lợi nhuận để phục vụ mục tiêu xã hội nhưng không “vì lợi nhuận” mà “vì xã hội””.32 1.2.3.3. Doanh nghiệp xã hội sử dụng phần lớn lợi nhuận để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường Doanh nghiệp xã hội là doanh nghiệp có lợi nhuận không phân phối như các doanh nghiệp thông thường. Lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được từ các hoạt động sản xuất kinh doanh được sử dụng để tái đầu tư vào doanh nghiệp nhằm giải quyết các vấn đề xã hội mà doanh nghiệp xã hội đang theo đuổi. Tiêu chí sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư, phục vụ 32 “Võ Sỹ Mạnh (2015, trang 50). Doanh nghiệp xã hội theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014 nhìn từ góc độ quyền tự do kinh doanh. Hội thảo Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư năm 2014 - Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh
  • 44. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 32 cho các mục tiêu xã hội là điểm phân biệt doanh nghiệp xã hội với các doanh nghiệp thông thường khác, thể hiện rõ nét về tiêu chí "xã hội". Theo Điểm c Khoản 1 Điều 10 Luật Doanh nghiệp 201433 , doanh nghiệp xã hội phải sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hàng năm để tái đầu tư nhằm đạt được mục tiêu xã hội và môi trường như đã đăng ký. “Con số 51%” là nhằm mục đích tạo điều kiện, cơ hội cho doanh nghiệp xã hội huy động vốn kinh doanh từ các nhà đầu tư, thành viên, cổ đông khác bằng việc bảo đảm có phần cổ tức nhất định cho các nhà đầu tư này, qua đó góp phần phát triển bền vững cho doanh nghiệp xã hội.34 Mục tiêu của việc giải quyết các lợi ích xã hội, môi trường và cộng đồng là sứ mệnh lớn lao của các doanh nghiệp xã hội làm cho doanh nghiệp xã hội khác với doanh nghiệp thông thường và cũng không phải tổ chức từ thiện. Các doanh nghiệp xã hội được đặc trưng bởi "lai ghép" giữa doanh nghiệp thông thường và tổ chức từ thiện35 . Do đó, doanh nghiệp xã hội là một mô hình kết hợp hài hòa về cả hình thức lẫn nội dung của hai tổ chức này, xem kinh doanh là lĩnh vực chính, nhưng không vì lợi nhuận mà là để giải quyết các vấn đề xã hội, vì thế, hầu hết lợi nhuận được sử dụng để phục vụ xã hội và môi trường. Ngoài ra, doanh nghiệp xã hội cũng có một số đặc điểm chung với các doanh nghiệp công ích, cả hai đều hướng tới mục tiêu phục vụ nhu cầu của xã hội, đều cung cấp sản phẩm là các dịch vụ mang tính chất phục vụ lợi ích chung của xã hội như cung cấp nước sạch, dọn rác thải, bảo 33 “Điểm c Khoản 1 Điều 10 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định: Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hàng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký” 34 “Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Báo cáo số 761/BC-UBTVQH13 ngày 28/10/2014 về tiếp thu, chỉnh lý, giải trình Dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi)” Nguồn: http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/DT_DUTHAO_LUAT/” 35 “Nguyễn Đình Cung và cộng sự (2012, trang 10). Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam - Khái niệm, bối cảnh và chính sách. Hà Nội”
  • 45. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 33 vệ môi trường…36 . Ở một giới hạn nhất định, các doanh nghiệp này có thể được xếp chung vào nhóm doanh nghiệp có cùng mục đích hoạt động chủ yếu37 . Tuy nhiên, về bản chất doanh nghiệp xã hội được thành lập tự nguyện bởi các doanh nhân xã hội, doanh nghiệp xã hội mang tính ổn định, nhất quán, được quyết định bởi mục tiêu xã hội, không phụ thuộc vào tính chất của sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Trong khi đó, doanh nghiệp công ích được Nhà nước thành lập nên để sản xuất, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích theo phương thức giao nhiệm vụ và được hưởng các ưu đãi đặc biệt.38 1.2.3.4. Doanh nghiệp xã hội được tiếp nhận viện trợ, nhận sự tài trợ của các tổ chức, cá nhân khác “Điểm c Khoản 2 Điều 10 quy định: Được huy động và nhận tài trợ dưới các hình thức khác nhau từ các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ và các tổ chức khác của Việt Nam và nước ngoài để bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động của doanh nghiệp” Các doanh nghiệp xã hội được huy động và nhận tài trợ theo quy định tại Luật doanh nghiệp 2014. Theo nghiên cứu và đánh giá của Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, các doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam còn tương đối non trẻ, được hình thành từ ý tưởng cá nhân, với vốn đầu tư ban đầu chủ yếu từ sự đóng góp của các thành viên sáng lập. Các doanh nghiệp xã hội được mô tả không vì lợi nhuận, kinh doanh tại các thị trường có rủi ro cao, lợi nhuận tài chính lại thấp, do đó không hấp dẫn được các nhà đầu tư thương mại, cùng với đó là chi phí đầu tư cho nhân sự, quản lý của doanh nghiệp xã hội lại lớn hơn so với mức trung 36 “Phan Thị Thanh Thủy (2015, trang 25-26). Doanh nghiệp xã hội theo Luật Doanh nghiệp năm 2014. Tạp chí Dân chủ và pháp luật số 6 (279) 37 “Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2016, trang 31). Giáo trình Pháp luật về chủ thể kinh doanh. Nhà xuất bản Hồng Đức 38 “Phan Thị Thanh Thủy (2015, trang 25-26). Doanh nghiệp xã hội theo Luật Doanh nghiệp năm 2014. Tạp chí Dân chủ và pháp luật số 6 (279)
  • 46. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 34 bình39 . Do đó, doanh nghiệp xã hội đang phải đối mặt với nhiều khó khăn về tài chính, vì vậy sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân khác để bù đắp cho một phần chi phí quản lý và chi phí hoạt động của doanh nghiệp xã hội là điều rất cần thiết. “Điểm d Khoản 2 Điều 10: Không được sử dụng các khoản tài trợ huy động được cho mục đích khác ngoài bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động để giải quyết vấn đề xã hội, môi trường mà doanh nghiệp đã đăng ký” Doanh nghiệp xã hội không được sử dụng nguồn huy động vào các mục đích khác ngoài việc bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động để giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường mà doanh nghiệp đã đăng ký. Về cơ bản, nguồn vốn huy động của doanh nghiệp xã hội từ các nhà tài trợ không phải là tài sản thuộc sở hữu của các doanh nghiệp xã hội, do đó quyết định sử dụng khoản trợ cấp đó như thế nào còn gặp phải rất nhiều hạn chế. Nghị định 96/2015, quy định tại: “Điều 3. Tiếp nhận viện trợ, tài trợ 1. Doanh nghiệp xã hội tiếp nhận viện trợ phi chính phủ nước ngoài để thực hiện mục tiêu giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường theo quy định của pháp luật về tiếp nhận viện trợ phi chính phủ nước ngoài. 2. Ngoài các khoản viện trợ quy định tại Khoản 1 Điều này, doanh nghiệp xã hội được tiếp nhận tài trợ bằng tài sản, tài chính hoặc hỗ trợ kỹ thuật từ các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong nước và tổ chức nước ngoài đã đăng ký hoạt động tại Việt Nam để thực hiện mục tiêu giải quyết vấn đề xã hội, môi trường” Theo Điều luật của Nghị định có quy định: doanh nghiệp xã hội trong quá trình hoạt động được phép nhận viện trợ phi chính phủ nước ngoài 39 “Nguyễn Đình Cung và cộng sự (2012, trang 53-60). Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam - Khái niệm, bối cảnh và chính sách. Hà Nội”