SlideShare a Scribd company logo
1 of 130
Download to read offline
TỔ CHỨC HỌC VÀ SINH
LÝ HỌC CỦA DA 1
TỔ CHỨC HỌC CỦA DA 2
I. ĐẠI CƯƠNG
▪Da bao bọc hoàn toàn mặt ngoài cơ thể
(trừ: niêm mạc mắt, mũi, miệng, hậu
môn, cơ quan sinh dục)
▪Vai trò: bảo vệ, xúc giác
▪Da chiếm 15% trọng lượng
▪S da ở người lớn 1 – 1.5m2
▪Cấu tạo thay đổi theo: tuổi, phái tính,
nghề nghiệp,…
3
ĐẠI CƯƠNG
Cấu trúc da gồm 3 tầng:
▪Tầng ngoài cùng: Thượng bì
▪Tầng giữa: Bì
▪Tầng dưới: Hạ bì
Lớp bì
Lớp thượng
bì
4
Thượng bì có nguồn gốc từ ngoại bì
Bì và hạ bì có nguồn gốc từ trung mô.
II. THƯỢNG BÌ
▪Là lớp tế bào không có mạch
máu
▪Mỏng nhất ở mí mắt
▪Dày nhất ở lòng bàn tay, bàn chân
▪Cấu tạo gồm 4 lớp từ trong ra
ngoài: Lớp đáy, gai, hạt, sừng
5
THƯỢNG BÌ
1. LỚP ĐÁY
▪Còn gọi là lớp sinh sản
▪Gồm 1 hàng tế bào
▪Xen kẽ các tế bào đáy có hắc
tố bào (tế bào sáng có tua).
▪Trung bình 10 tế bào đáy có 1
hắc tố bào
Hắc tố bào
6
7
THƯỢNG BÌ
1. LỚP ĐÁY
Chức năng:
▪Sinh sản tế bào mới
▪Hắc tố bào sản xuất ra hắc tố
(melanin)
8
THƯỢNG BÌ
1. LỚP ĐÁY
Yếu tố ảnh hưởng sự hình thành
melanin:
▪ TKTV (ức chế tạo khi nó bị kích thích)
▪ Tia cực tím
▪ Chất hóa học => ↗ tạo melanin
▪ Vitamin C => ↘ tạo melanin
▪ Bức xạ ion
9
BỨC XẠ
• Về cơ bản là năng lượng được lan truyền dưới dạng
sóng hoặc hạt
•Có 2 loại:
+ Bức xạ không ion hóa (Non-Ionizing Radiation)
+ Bức xạ ion hóa (Ionizing Radiation)
10
BỨC XẠ
• Có 2 loại:
+ Bức xạ không ion hóa: ánh sáng nhìn thấy, tia hồng
ngoại, vi sóng (lò vi ba), sóng radio, …=> vô hại
+ Bức xạ ion hóa: tia gamma, tia x, bức xạ từ nhà máy
điện hạt nhân và từ vũ khí hạt nhân,…
11
PHƠI NHIỄM BỨC XẠ ION HÓA
•Mức độ thấp: không hại
•Mức độ cao: gây hại
+ Gây ung thư
+ Biến nước/cơ thể => hydro peroxid (một
chất oxy hóa rất độc)
12
THƯỢNG BÌ
2. LỚP GAI
▪Còn gọi là lớp Malpighi
▪Là lớp dày nhất thượng bì
▪Các tế bào liên kết chặt nhờ
cầu nối liên bào
Lớp gai
13
THƯỢNG BÌ
3. LỚP HẠT
▪ Có từ 2 – 4 lớp tế bào
▪ Tế bào chất chứa nhiều hạt kerato
– hyalin màu tím đậm
▪ Là lớp cuối cùng còn nhân và cầu
nối
▪ Không có niêm mạc Lớp hạt
14
THƯỢNG BÌ
4. LỚP SỪNG
▪Là lớp ngoài cùng của thượng bì
▪Tiếp xúc với môi trường
▪Gồm những tế bào không nhân
▪Có hiện tượng bong tróc liên tục.
Lớp sừng
15
III. BÌ
▪ Nằm giữa thượng bì và mô mỡ
dưới da
▪ Tiếp giáp thượng bì là màng đáy
▪ Cấu tạo gồm: Mô bì, Mạch
máu, Mạch bạch huyết và Thần
kinh
BÌ
16
BÌ
1. MÔ BÌ
Bì cấu tạo gồm 3 phần:
▪Sợi: sợi keo, sợi đàn hồi, sợi lưới
▪Chất căn bản: trong suốt, nằm giữa các tế bào
▪Tế bào:
Tế bào sợi → lên sẹo
Mô bào → bảo vệ cơ thể
Dưỡng bào (tế bào mast)
17
BÌ
2. MẠCH MÁU
▪Gồm: động mạch nhỏ, tĩnh
mạch nhỏ và mao mạch
▪Xếp thành 2 hệ thống: hệ thống
nông ở nhú bì, hệ thống sâu gần
hạ bì.
▪Mạch máu phân bố nhiều ở: vùng
mặt, môi, gan bàn tay, da vùng
sinh dục và quanh hậu môn.
18
BÌ
3. MẠCH BẠCH HUYẾT VÀ THẦN KINH
▪Mạch BH: có 2 hệ thống nông,
sâu
▪TK: phân bố TK bởi TK não
tủy hơn là thực vật
- TK cảm giác: sờ, áp, đau, nhiệt,
ngứa,….
- TK giao cảm: điều khiển mạch
máu, cơ nang lông, tuyến mồ hôi
19
4. CÁC PHẦN PHỤ CỦA THƯỢNG BÌ
▪ Tuyến mồ hôi
▪ Tuyến bã
▪ Lông, tóc, móng
20
IV. HẠ BÌ
▪Nằm giữa trung bì và cân hoặc màng
xương.
▪Là tổ chức đặc biệt, hóa thành mô
mỡ
21
22
SINH LÝ HỌC CỦA DA 23
ĐẠI CƯƠNG
CHE CHỞ
CHỨC NĂNG
CỦA DA
ĐIỀU HÒA
THÂN NHIỆT
HẤP THU
NHẬN CẢM
GIÁC
CHUYỂN
HÓA
BÀI TIẾT
24
1. CHE CHỞ
Chống VK, tác nhân cơ học, vật lý, hóa học do:
▪ Bền chắc: nhiều sợi đàn hồi, mỡ dưới da.
▪ Mang điện tích âm
▪ Melanin ngăn tia cực tím
▪ Trung hòa hay giảm các chất độc hay vi khuẩn
▪ Màng nhũ tương: tránh tác động của nhiệt độ môi trường
25
2. ĐIỀU HÒA THÂN NHIỆT
▪ Là chức năng chủ yếu
▪ Thông qua cơ chế tiết mồ hôi
▪ Lớp sừng có khả năng cách nhiệt
▪Khi kích thích cực độ, da có thể tiết 2 lít/h.
▪Bài tiết mồ hôi phụ thuộc: tuổi, giới, khí hậu, thói
quen ăn mặc,…
26
3. HẤP THU
▪Da không thấm nước do có màng nhũ tương bảo vệ
▪Thuốc tan/nước, không bốc hơi không hấp thu qua da
▪Chất tan/cồn: eosin, tím gentian, Iode hấp thu qua da
▪Thuốc dễ bay hơi: Iode, thủy ngân, methyl salicylate
(NSAID), salicylic acid dễ hấp thu qua da.
27
4. BÀI TIẾT
▪Tuyến mồ hôi: mồ hôi làm da mềm mại, giữ cân
bằng lớp nước mỡ (màng nhũ tương) trên da,
diệt VK và chống nấm nhờ pH acid của mồ hôi.
▪Tuyến bã: chất bã làm da không thấm nước, ngăn
bốc hơi nước, làm da mềm mại, chống nhiễm
khuẩn, chống nấm.
28
5. CHUYỂN HÓA
▪Giữ 9% nước của cơ thể
▪Là nơi chứa nhiều muối của cơ thể
▪Khi tiêm NaCl ưu trương, da giữ 50% lượng muối
▪Chuyển hóa đạm, đường, mỡ
▪Tổng hợp men: amylase, lipase, men oxy hóa, acid béo và
vitamin D
▪Một số Vitamin thấy ở da: PP, B6, C, A, pathotenic acid (B5)
29
6. THU NHẬN CẢM GIÁC
▪Cảm giác: sờ, nhiệt độ, đau, ngứa
▪Vùng nhạy cảm: Vú, ngực, bụng, mũi, tai
▪Khi da bị tổn thương: cảm giác nóng lạnh tồn tại lâu nhất,
phục hồi sớm nhất
▪Các điểm thu nhận cảm giác đau phát triển nhiều hơn các
điểm khác
▪Chức năng cảm giác ảnh hưởng bởi pH của da
30
KẾT LUẬN
- Da bảo vệ cơ thể, đáp ứng với mọi thay đổi bên ngoài.
- Da nhạy cảm với sự thay đổi của các cơ quan bên trong.
→ Da là một tấm gương phản ảnh thay đổi của nội tạng.
31
NHIỄM TRÙNG DA DO
VI TRÙNG THƯỜNG
122/10/2019 NHIỂM TRÙNG DA
ĐẠI CƯƠNG
❖Nhiễm trùng da có thể nguyên phát, hay thứ
phát
❖Có thể gây tổn thương nông, sâu, khu trú
❖Viêm da mủ, thường cao nhất mùa hè
❖Tác nhân gây bệnh: thường gặp liên cầu
khuẩn, 50% trường hợp kết hợp liên cầu và
tụ cầu.
222/10/2019 NHIỂM TRÙNG DA Staphylococus aureus
Streptococcus pyogens
BỆNH NHIỄM TRÙNG
NGOÀI NANG LÔNG
322/10/2019 NHIỂM TRÙNG DA
CHỐC LÂY
Đại cương:
❖Là bệnh da tự tiêm nhiễm.
❖Không miễn dịch, rất lây.
❖Thường gặp ở trẻ em - thiếu
vệ sinh, thiếu dinh dưỡng.
422/10/2019 NHIỂM TRÙNG DA
Thương tổn căn bản:
❖Mụn nước có quầng viêm đỏ
chung quanh
❖Mụn nước → mụn mủ → bể và
khô → mài vàng mật ong với viền
mủ đặc trưng.
❖Các thương tổn phân bố thành
hình đa cung rất đặc trưng.
CHỐC LÂY
Vị trí:
❖Thường gặp vùng da hở.
Nguyên nhân:
❖Staphylococus aureus chiếm
60 – 70%,
❖Streptococcus pyogens hay kết
hợp cả hai.
522/10/2019 NHIỂM TRÙNG DA
Chẩn đoán:
❖Dựa vào thương tổn căn bản: mụn
nước, bóng nước đóng mài vàng mật
ong
❖Diễn tiến nhanh ở trẻ em.
CHỐC LÂY
Phân biệt:
❖Chàm: mụn nước trên nền hồng
ban, ngứa, giới hạn rõ, không
tẩm nhuận, rỉ nước, đóng mài.
❖Thủy đậu: mụn nước trong,
lõm ở giữa, thương tổn nhiều lứa
tuổi khác nhau.
622/10/2019 NHIỂM TRÙNG DA
Biến chứng:
❖Viêm cầu thận cấp: do liên cầu
khuẩn, xảy ra sau 3 tuần
❖Hội chứng da bỏng do nhiễm
tụ cầu: do tụ cầu khuẩn, ở trẻ sơ
sinh, xảy ra sau 3 ngày bị nhiễm
trùng cục bộ
CHỐC LÂY
Điều trị cục bộ:
❖Ngâm rửa bằng thuốc tím pha loãng
❖Khi mài mềm, gỡ ra, rửa sạch mủ,
lau khô chấm dung dịch Milian, Eosin
hay Castellani.
❖Dùng kháng sinh dạng mỡ:
Fucidin® (acid fusidique),
Bactroban® ( mupirocin ), ...
722/10/2019 NHIỂM TRÙNG DA
Điều trị toàn thân:
❖Kháng sinh: nhóm
Macrolides ( Erythromycin,
Azithromycin, ...), nhóm
cephalosporin.
❖Điều trị kéo dài 7 – 10 ngày.
CHỐC BÓNG NƯỚC
❖Còn gọi là chốc tụ cầu
❖Gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ còn bú
❖Bệnh có thể lây thành dịch, nhất là trong các nhà trẻ
❖Biểu hiện: nhiều bóng nước chùng, tạo thành những vết
trợt nông hình đa cung.
❖Tác nhân gây bệnh: tụ cầu nhóm I hay nhóm II type 71.
❖Điều trị: như chốc lây.
822/10/2019 NHIỂM TRÙNG DA
VIÊM KẼ
❖Thường gặp mùa nóng ẩm, cơ địa béo phì, trẻ còn bú.
❖Hồng ban giới hạn tương đối rõ, nứt lở, rỉ dịch mủ.
Kèm theo rác bỏng và ngứa
❖Có thể gây chàm hóa.
❖Vị trí: các nếp da dính vào nhau, vùng sau tai, nếp cổ,
....
❖Nguyên nhân: Liên cầu, tụ cầu. Pseudomonas hoặc
Corynebacteria
922/10/2019 NHIỂM TRÙNG DA
BỆNH NHIỄM TRÙNG
NANG LÔNG
1022/10/2019 NHIỂM TRÙNG DA
VIÊM NANG LÔNG
Lâm sàng:
❖Mụn mủ, sẩn, sẩn mụn mủ ở nang lông, chung quanh có
quần viêm đỏ,có thể thấy sợi lông xuyên qua.
❖Vị trí thường gặp: da đầu, mặt, nách, vùng mu, mặt duỗi tứ
chi, nhưng bất cứ vùng lông nào cũng có thể bị.
❖Bệnh thường ngứa (nhất là vùng đầu, mặt ) và hay tái phát.
1122/10/2019 NHIỂM TRÙNG DA
VIÊM NANG LÔNG
Nguyên nhân:
Thường do tụ cầu vàng.
Điều trị:
Nếu có biến chứng
chàm hóa thì điều trị
chàm trước.
1222/10/2019 NHIỂM TRÙNG DA
VIÊM NANG LÔNG
Điều trị tại chỗ:
❖Thoa kháng sinh mỡ
Fucidin® (acid fusidique),
Bactroban®( mupirocin ),...
❖Ở da đầu, mặt, nách có thể
thoa dung dịch lưu huỳnh 5%.
1322/10/2019 NHIỂM TRÙNG DA
Điều trị toàn thân:
❖Kháng sinh nhóm Macrolides,
Bactrim.
❖Kháng histamin giảm ngứa,
giảm tiết dịch
❖Bổ sung sinh tố C, B...
NHỌT
Lâm sàng:
❖Nhọt: viêm sâu quanh nang lông, cục sưng cứng, đau, sờ
nóng → nung mủ với ngòi màu vàng và hoại tử trung tâm.
❖Nhọt cụm: gồm nhiều nhọt tập hợp mủ bên dưới nhưng các
ngòi riêng lẻ.
❖Nhọt tái phát: cơ địa đái tháo đường, suy giảm miễn dịch.
1422/10/2019 NHIỂM TRÙNG DA
NHỌT
Vị trí:
❖Thường ở da đầu, mặt, cổ,
mông.
❖Nhọt cụm thường gáy và lưng.
❖Nhọt ở mũi, môi trên gây tắc
nghẽn xoang, viêm màng não
1522/10/2019 NHIỂM TRÙNG DA
NHỌT
Nguyên nhân:
❖Thường do tụ cầu vàng.
Yếu tố thuận lợi:
❖Chấn thương
❖Nghiện rượu
❖ Suy giảm miễn dịch
❖ Đái tháo đường.
❖ Suy dinh dưỡng.
1622/10/2019 NHIỂM TRÙNG DA
NHỌT
Điều trị tại chỗ:
❖Đắp gạc ướt ấm hoặc ngâm thuốc tím pha loãng với nước ấm.
❖Thoa mỡ kháng sinh Fucidin®( acid fusidique ),Bactroban®(
mupirocin ),...
❖Không được nặn, rạch sớm. Rạch hay dẫn lưu khi mủ đã khu trú.
Toàn thân:
❖Kháng sinh: Erythromycin, cefpodoxim,...
1722/10/2019 NHIỂM TRÙNG DA
VIÊM MÔ TẾ BÀO
❖Là quá trình viêm nung mủ mô dưới da.
❖Biểu hiện:
Hồng ban và đau, hồng ban lan ra, sưng phù, trở nên
thâm nhiễm ấn lõm.
Vùng trung tâm có thể thành cục và hoại tử.
Sốt, lạnh run, khó chịu và hạch có thể gặp.
1822/10/2019 NHIỂM TRÙNG DA
VIÊM MÔ TẾ BÀO
❖Nguyên nhân: Staphylococus aureus, Streptococcus pyogens, chấn
thương là một yếu tố thuận lợi.
1922/10/2019 NHIỂM TRÙNG DA
VIÊM MÔ TẾ BÀO
Điều trị tại chỗ:
❖Đắp gạc ướt ấm hoặc ngâm thuốc tím pha loãng với nước
ấm.
❖Nếu có áp xe thì rạch, dẫn lưu.
Toàn thân:
❖Kháng sinh: docloxacillin, cephalexin, cefpodoxim...
2022/10/2019 NHIỂM TRÙNG DA
BỆNH GHẺ
122/10/2019 BỆNH GHẺ
ĐẠI CƯƠNG
❖Là bệnh lây.
❖Phổ biến nhất ở Việt nam, chiếm 3.9%
điều trị tại BV da liễu TP. HCM
❖Thường gặp trẻ em và phụ nữ
❖Do Sarcoptes scabiei (cái ghẻ)gây ra
❖WHO: là bệnh lây qua đường tình dục.
22/10/2019 BỆNH GHẺ 2
ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁI GHẺ
❖Con đực chết sau khi di giống
❖Sống bằng cách đào hầm dưới da (giữa lớp sừng và lớp hạt)
❖Sống # 30 ngày, đẻ trứng sau vài giờ đào hầm
❖Trứng thành ấu trùng trong vòng 10 ngày
❖Hoạt động về đêm, chết khi ra bên ngoài 3 – 4 ngày
❖Lây chủ yếu người qua người.
❖Tập trung thường ở bàn tay, cổ tay.
322/10/2019 BỆNH GHẺ
TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
Ủ BỆNH: Trung bình: 2 – 8 ngày
Triệu chứng cơ năng: ngứa
❖Ngứa nhiều về đêm
❖Ngứa vùng da non nhiều
❖Xung quanh có nhiều người bị ngứa
❖Mức độ ngứa tùy theo mỗi người
22/10/2019 BỆNH GHẺ 4
TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
Triệu chứng thực thể: 3 loại
Có giá trị chẩn đoán: Rãnh ghẻ: cái ghẻ đào hầm, đi tiêu ngay trên
da nên có màu nâu, dài vài mm, hơi cộm, mụn nước là nơi cái ghẻ ở
22/10/2019 BỆNH GHẺ 5
TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
Giúp chẩn đoán:
❖Mụn nước: nằm rải rác, trắng đục, vùng da
non.
❖Sẩn cục hay sẩn mụn nước: Đặc hiệu hơn
mụn nước, gặp ở nách, bìu giúp chẩn đoán.
22/10/2019 BỆNH GHẺ 6
Không đặc hiệu nhưng thường gặp
❖Dấu gãi
❖Vết chàm hóa
TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
VỊ TRÍ SANG THƯƠNG
❖Sang thương ở khắp người trừ mặt
❖Thường gặp ở vùng da non: kẻ ngón tay, mặt trước cổ tay, quanh
rốn, nếp dưới rốn, đầu vú, da đùi, da bộ phận sinh dục, nách...
DỊCH TỄ HỌC
❖Có nhiều người xung quanh cùng bệnh.
722/10/2019 BỆNH GHẺ
CHẨN ĐOÁN
CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH
❖Tìm thấy cái ghẻ ở sang thương, nhưng ít làm
CÁC KỸ THUẬT XN TÌM CÁI GHẺ
❖Cạo da
❖Dùng kim tách cái ghẻ
❖Sinh thiết thượng bì
822/10/2019 BỆNH GHẺ
CHẨN ĐOÁN
CHẨN ĐOÁN PHỎNG ĐỊNH:
Khả năng đúng > 90%:
❖Tính chất sang thương da: rãnh ghẻ, sẩn ngứa, mụn nước
❖Vị trí sang thương: không ở mặt, có vùng da non.
❖Ngứa: nhiều về đêm
❖Xung quanh có nhiều người bị bệnh ghẻ.
922/10/2019 BỆNH GHẺ
ĐIỀU TRỊ
NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ:
1. Chẩn đoán sớm, điều trị thích hợp, tránh biến chứng.
2. Điều trị cho người tiếp xúc mắc bệnh.
3. Vệ sinh quần áo cá nhân tránh lây lan cho cộng đồng, tái
nhiễm.
4. Bôi thuốc đúng cách.
1022/10/2019 BỆNH GHẺ
ĐIỀU TRỊ
THUỐC:
❖Chủ yếu là thuốc bôi
❖Không dùng Corticoides
❖Thuốc uống : ghẻ nặng không dùng được thuốc sớm
❖Giảm ngứa: kháng Histamin H1 thường uống buổi tối.
1122/10/2019 BỆNH GHẺ
ĐIỀU TRỊ
CÁCH BÔI THUỐC GHẺ
❖Tắm với nước tím pha loãng (1/4.000 – 1/10.000), ấm
❖Bôi xà phòng toàn thân chú ý nếp gấp, rửa sạch với nước tím loãng ấm
❖Thoa thuốc đặc trị toàn thân trừ đầu 1 lần/ ngày vào buổi tối, mặc quần
áo sạch và 24h sau tắm lại
❖Sau 3 – 5 ngày điều trị, không nổi sang thương, ngứa tồn tại sau 2 tuần.
22/10/2019 BỆNH GHẺ 12
ĐIỀU TRỊ
DIỆT NGUỒN LÂY:
❖Quần áo nên giặc sau 1 tuần: vì cái ghẻ chết sau khi ra
ngoài môi trường.
❖Quần áo nên đun sôi: 80 – 90o C trong 5 phút: vì cái ghẻ
chết ở 60oC.
❖Điều trị cho cả người xung quanh bị ngứa.
1322/10/2019 BỆNH GHẺ
PHÒNG BỆNH
1. Vệ sinh hàng ngày với xà phòng ở kẻ tay, các nếp.
2. Khi có người nhà bị ngứa vào ban đêm nên kiểm tra ghẻ
3. Tránh tiếp xúc với người bị ghẻ.
4. Nếu đã bị ghẻ nên tránh tiếp xúc người xung quanh, tránh
lây cho cộng dồng.
5. Nếu có biến chứng phải trị bệnh chuyên khoa
6. Khi hết biến chứng mới nên trị ghẻ.
1422/10/2019 BỆNH GHẺ
MÀY ĐAY
10/22/2019 MÀY DAY 1
ĐẠI CƯƠNG
❖Mày đay là một bệnh phổ biến. Gặp ở mọi lứa tuổi.
❖Tỉ lệ mắc bệnh ở nước ta khoảng 10 – 15%.
❖Bệnh do nhiều nguyên nhân gây nên có khi dễ dàng nhận biết
nhưng đa số rất khó tìm.
❖Mày đay mạn tính chủ yếu xảy ra ở người lớn, gặp ở nữ nhiều hơn
nam ( nữ gấp 2 lần nam ).
❖Mày đay mạn tính có xu hướng diễn biến lui bệnh, hay tái phát
thường nặng hơn về đêm.
10/22/2019 MÀY DAY 2
CƠ CHẾ SINH BỆNH
❖Histamin đóng vai trò chủ yếu.
❖Histamin có nguồn gốc từ thức ăn.
❖Được sản xuất, tích lũy và giải phóng từ
Tế bào vón.
Bạch cầu đa nhân ưa kiềm...
❖Các chất trung gian gây dãn mạch và phù gồm: Prostaglandin,
Leucotrien C, D, E.
→ điều trị chủ yếu dùng kháng Histamin và loại bỏ nguyên nhân.
10/22/2019 MÀY DAY 3
NGUYÊN NHÂN
DO THỨC ĂN:
❖Là nguyên nhân thường gặp.
10/22/2019 MÀY DAY 4
NGUYÊN NHÂN
DO THUỐC
10/22/2019 MÀY DAY 5
NGUYÊN NHÂN
10/22/2019 MÀY DAY 6
VI TRÙNG VIRUS
NGUYÊN NHÂN
DO KÝ SINH TRÙNG
❖Mày đay thường kéo dài.
10/22/2019 MÀY DAY 7
GIUN LƯƠN GIUN KIM GIUN ĐŨA
10/22/2019 MÀY DAY 8
NGUYÊN NHÂN
DO YẾU TỐ VẬT LÝ
❖Mày đay xuất hiện do lạnh, do nóng, do chấn thương.
DO BỆNH ÁC TÍNH
❖Mày đay có thể phối hợp với bệnh ung thư, Hodgkin.
DO TÁC NHÂN TÂM LÝ – SINH LÝ
❖Chấn động tâm lý mạnh, gắng sức, xúc động có thể xuất
hiện mày đay.
10/22/2019 MÀY DAY 9
LÂM SÀNG
THƯƠNG TỔN CĂN BẢN
❖Sẩn phù nổi gờ trên da, kích thước thay đổi từ vài mm đến
10 – 20cm hoặc lớn hơn.
❖Thương tổn có thể một vùng hay lan tỏa toàn bộ cơ thể.
❖Triệu chứng ngứa thường hằng định, có thể có cảm giác tê
hoặc như kiến bò.
10/22/2019 MÀY DAY 10
10/22/2019 MÀY DAY 11
SẨN PHÙ
LÂM SÀNG
DIỄN TIẾN
❖Các thương tổn xuất hiện đột ngột, tồn tại vài phút hay vài giờ rối biến
mất không để lại dấu vết.
❖Thường gặp ở thân mình, mông, ngực, lòng bàn tay, lòng bàn chân.
❖Các triệu chứng khác có thế gặp: hắt hơi, suyễn, đau bụng.
❖Phù thanh quản gây thở khò khè gặp khi mày đay nặng gây ảnh
hưởng đến tính mạng, cần phải điều trị khẩn cấp.
10/22/2019 MÀY DAY 12
PHÂN LOẠI
Theo diễn tiến mày đay được chia thành:
MÀY ĐAY CẤP
❖Diễn tiến nhanh
❖Xuất hiện trong vài giờ, vài ngày sau đó biến mất.
MÀY ĐAY MẠN
❖Mày đay kéo dài trên 6 tuần.
❖Nguyên nhân thường phức tạp
10/22/2019 MÀY DAY 13
CHẨN ĐOÁN
CHẦN ĐOÁN XÁC ĐỊNH
❖Sẩn phù
❖Ngứa
❖Các triệu chứng xuất hiện và
biến mất đột ngột trong vài phút,
vài giờ không để lại dấu vết.
10/22/2019 MÀY DAY 14
CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT
❖Hồng ban nút
❖Lupus ban đỏ cấp
❖Hội chứng Henoch – Schoenlein.
ĐIỀU TRỊ
MÀY ĐAY CẤP
❖Cần loại trừ yếu tố nguyên nhân nếu có.
Điều trị tại chỗ
❖Chống ngứa bằng đắp methol, giấm phenol 1 – 2%
❖Kháng Histamin tại chổ ít gây hiệu quả, dễ gây nhạy cảm.
Điều trị toàn thân
❖Kháng Histamin H1
❖Corticoide chỉ sử dụng trong cơn nặng.
10/22/2019 MÀY DAY 15
ĐIỀU TRỊ
MÀY ĐAY MẠN HAY TÁI PHÁT
❖Điều trị thường khó khăn vì do nhiều nguyên nhân phối hợp
❖Dùng thuốc kéo dài ít nhất 3 tháng, sau đó ngưng thuốc từ từ
❖Trong tất cả các trường hợp cần tránh rượu, các thức ăn có
màu, các thức ăn lên men.
10/22/2019 MÀY DAY 16
BỆNH VI NẤM
22/10/2019 BỆNH VI NẤM 1
ĐẠI CƯƠNG
Nấm da là bệnh lý thường gặp
Do vi nấm sợi tơ gây ra:
❖Ephidermophyton.
❖Microsporum.
❖Trichophyton.
Chúng tấn công vào chất keratin của da, lông, tóc, móng ở
người.
22/10/2019 BỆNH VI NẤM 2
22/10/2019 BỆNH VI NẤM 3
Microsporum Canis
Epidermophyton
Trichophyton Species
ĐẠI CƯƠNG
Đường lây:
❖Người qua người (Trichophyton rubrum, T. interdigitale ).
❖Lây từ súc vật qua người ( Microsporum canis )
❖Từ đất qua người ít gặp.
Tuổi: trẻ con hay bị nấm da đầu, người trẻ hay bị viêm kẽ.
Yếu tố thuận lợi:
❖Người bị suy giảm miễn dịch
❖Suy giảm miễn dịch tại chỗ
22/10/2019 BỆNH VI NẤM 4
DỊCH TỄ HỌC
Các loại nấm thường gây bệnh:
22/10/2019 BỆNH VI NẤM 5
Nấm gây bệnh Tóc Lông Móng Da
Microsporum + + - +
Trichophyton + + + +
Ephidermophyton - - + +
NẤM CHÂN
NGUYÊN NHÂN
❖Ephidermophyton,
❖Trichophyton
❖Đôi khi do Microsporum.
22/10/2019 BỆNH VI NẤM 6
YẾU TỐ THUẬN LỢI
❖Bàn chân ẩm ướt.
❖Sự lưu thông máu ở chi trì trệ.
❖Đi giày kín không thay vớ thường xuyên.
NẤM CHÂN
● Thể tróc vẩy khô:
❖Ở lòng bàn chân, gót chân và cạnh bàn chân
❖Những mảng da dày màu đỏ, trên phủ vẩy
mịn, nhỏ
● Thể mụn nước:
❖Ở rìa các ngón chân, lòng bàn chân
❖Mụn nước sâu tập trung thành đám.
22/10/2019 BỆNH VI NẤM 7
NẤM CHÂN
● Thể viêm kẽ:
❖Thường kẽ hẹp ( ngón 3, ngón 4 )
❖Da kẽ chân mủn trắng, dưới lớp da
mủn là nền đỏ ướt.
❖Có khi có vết nứt kẽ chân.
22/10/2019 BỆNH VI NẤM 8
NẤM CHÂN
CHẨN ĐOÁN
❖Các vị trí bị nấm có thể lầm với chàm, vẩy nến,...
❖Chẩn đoán xác định: cạo tìm nấm trực tiếp tại thương tổn.
22/10/2019 BỆNH VI NẤM 9
NẤM CHÂN
ĐIỀU TRỊ
● Nếu có bội nhiễm
❖Uống kháng sinh: Tetracyline 1g/ngày x 7 ngày hay
Erythromycine 1g/ngày x 7 ngày,...
❖Thoa Milian, Eosine 2% khi bội nhiễm
❖Thoa kháng nấm: Actinomycose, kem mỡ Griseofulvine.
22/10/2019 BỆNH VI NẤM 10
NẤM CHÂN
ĐIỀU TRỊ
❖Sau khi hết sang thương trên lâm sàng (hết sang thương da,
cạo tìm nấm âm tính) => tiếp tục thoa thuốc tối thiểu 1 tuần.
● Nếu nhiều sang thương
❖Uống Griseofulvine 1g/ngày (người lớn) uống sau bữa ăn
trong 1 tháng.
22/10/2019 BỆNH VI NẤM 11
NẤM CHÂN
TIẾN TRIỂN
❖Dai dẳng hay tái phát
❖Tái nhiễm do bệnh nhân tiếp xúc lại với vật dụng, nền nhà, cát
bị nhiễm.
PHÒNG NGỪA
❖Giữ chân khô ráo, thay vớ mỗi ngày, vớ phải được giặt, luột.
❖Tránh đi chân đất.
22/10/2019 BỆNH VI NẤM 12
NẤM BẸN
NGUYÊN NHÂN
❖ Ephidermophyton
❖Trichophyton
22/10/2019 BỆNH VI NẤM 13
NẤM BẸN
TRIỆU CHỨNG
❖Các đốm tròn, đa cung giới hạn rõ, teo da.
❖Có tiến triển ly tâm: Rìa có mụn nước, trung tâm không
hay ít bóng nước hơn.
❖Ngứa nhiều khi ra mồ hôi nhiều.
❖Bắt đầu từ một bên bẹn, nấm lang sang bên kia, lên xương
mu, ra kẽ mông, thắt lưng....
22/10/2019 BỆNH VI NẤM 14
NẤM BẸN
Chẩn đoán
❖Dựa vào lâm sàng
❖Cạo tìm nấm trực tiếp ở rìa sang thương.
ĐIỀU TRỊ
❖Bôi thuốc kháng nấm
❖Trường hợp nhiều phải uống thuốc kháng nấm.
PHÒNG BỆNH
❖Không tắm giặt, dùng chung đồ tắm, quần áo lót với người bệnh.
❖Ủi mặt trái quần áo.
22/10/2019 BỆNH VI NẤM 15
NẤM THÂN ( HẮC LÀO )
Nấm gây bệnh ở vùng da không có lông tóc rậm.
NGUYÊN NHÂN
❖Do Trichophyton.
❖Do Microsporum
22/10/2019 BỆNH VI NẤM 16
NẤM THÂN ( HẮC LÀO )
LÂM SÀNG
❖Hồng ban giới hạn rõ hình bầu
dục, đa cung, có bóng nước ở rìa,
trung tâm lành, teo da.
❖Ranh giới rõ rệt có bờ viền, trên
bờ viền có những mụn nước nhỏ.
22/10/2019 BỆNH VI NẤM 17
NẤM THÂN ( HẮC LÀO )
CHẨN ĐOÁN
❖Dựa vào lâm sàng
❖Cạo tìm nấm trực tiếp ở rìa
sang thương
22/10/2019 BỆNH VI NẤM 18
PHÂN BIỆT
❖Phong củ: không ngứa
❖Vẩy phấn hồng
❖Chàm tiếp xúc
NẤM THÂN ( HẮC LÀO )
ĐIỀU TRỊ
❖Bôi thuốc kháng nấm
❖Trường hợp nhiều phải uống thuốc kháng nấm.
PHÒNG NGỪA
❖Không mặc chung quần áo.
❖Ủi mặt trái quần áo để tránh tái phát.
22/10/2019 BỆNH VI NẤM 19
NẤM MÓNG
NGUYÊN NHÂN
❖Thường do Trichophyton gây ra
LÂM SÀNG
❖Bắt đầu từ bờ tự do hay hai cạnh bên
móng.
❖Móng mất bóng, dòn, dày lên và có
màu bẩn, dưới móng có nhiều bột vụng,
có thể có viêm quanh móng.
22/10/2019 BỆNH VI NẤM 20
NẤM MÓNG
XÉT NGHIỆM
❖Cạo bột vụng dưới móng,
cho lên lam, nhỏ 1 – 2 giọt
KOH 10 – 20%, soi tươi dưới
kính hiển vi thấy sợi tơ nấm.
❖Để định loại chủng nấm phải
nuôi cấy trên môi trường
Sabouraud.
22/10/2019 BỆNH VI NẤM 21
CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT
Vẩy nến móng:
❖Kèm tổn thương trên da.
❖Xét nghiệm không tìm thấy nấm.
Loạn dưỡng móng:
❖Dày móng,móng vuốt, bóc tách
móng.
NẤM MÓNG
ĐIỀU TRỊ
Tổn thương nhẹ:
❖Ngâm móng, cạo phần móng bệnh, chấm cồn Iod 10%,
BSI 3%, kem chống nấm
❖Kết hợp uống kháng nấm Griseofulvine, Nizoral.
Tổn thương toàn bộ móng:
❖Bóc móng kết hợp uống kháng nấm.
22/10/2019 BỆNH VI NẤM 22
BỆNH LANG BEN
NGUYÊN NHÂN
Do vi nấm Pityrosporum orbiculaire gây ra
Các yếu tố thuận lợi cho sự gây bệnh:
❖Lượng Cortisone trong người tăng cao
❖Điều trị corticoide lâu ngày
❖Tăng độ ẩm bề mặt da, tiết chất bã nhờn nhiều.
22/10/2019 BỆNH VI NẤM 23
BỆNH LANG BEN
LÂM SÀNG
❖Sang thương cơ bản ở vùng không phơi ra
ánh sáng: dát màu cà phê sữa, vàng nhạt, nâu,
đỏ, đen... vì thế có tên bệnh vẩy phấn nhiều
màu.
❖Trên bề mặt dát có vẩy. Hình thể và kích
thước của dát biến thiên từ nhỏ lấm tấm đến
những mãng lớn có bờ quanh co như bản đồ.
22/10/2019 BỆNH VI NẤM 24
BỆNH LANG BEN
LÂM SÀNG
❖Vị trí: cổ, ngực, mạn sườn, phía trong cánh tay. Có thể lan
rộng lan ra bụng, lưng, mặt, phía trong đùi.
❖Bình thường ít hay không ngứa. Khi mồ hôi ra gây ngứa
nhiều.
❖Bệnh dai dẳng dễ tái phát.
22/10/2019 BỆNH VI NẤM 25
BỆNH LANG BEN
CHẨN ĐOÁN
❖Dựa vào lâm sàng
❖Cận lâm sàng: cạo vẩy, nhỏ
KOH, soi kính hiển vi tìm
thấy nấm.
22/10/2019 BỆNH VI NẤM 26
CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT
Bạch biến:
❖Dát trắng, không vẩy, tăng sắc
tố xung quanh.
Phong bất định:
❖Không vẩy, không ngứa,
không tìm thấy nấm.
BỆNH LANG BEN
ĐIỀU TRỊ
❖Bôi da bằng dung dịch BSI 1- 2%, ASA 1 – 2% kéo dài 2 –
3 tuần.
❖Tắm xà phòng Sastis, Nizoral
❖Bôi kem Lamisil (terbinafine), nizoral.
❖Uống thuốc kháng nấm Nizoral,...
22/10/2019 BỆNH VI NẤM 27
Trời nắng nóng, phòng chống tia UV thế
nào?
16/02/2019 06:28 GMT+7
TTO - Sài Gòn nói riêng và Nam Bộ nói chung đang trong những ngày nắng gắt.
Bạn cần chuẩn bị gì để chống lại tia UV nguy hại?
• Nam Bộ xuất hiện nắng nóng, đề phòng bệnh da, mắt do tia UV
• Hà Nội mùa đông sao lại nắng nóng giộp da?
• Chúng ta có bị cháy nắng vào mùa đông?
Các loại tia UV có có thể tác động đến da - Ảnh: New Scientist
Không chỉ khi trời nắng, tia UV (tia cực tím, tia tử ngoại) luôn có mặt ở các thời điểm
trong ngày: sáng, chiều, tối, thậm chí khi nhiều mây, hay có mưa. Tuy nhiên, cường độ
mạnh nhất của loại tia này từ 10-15h mỗi ngày.
Theo trang CNN, tia UV có 3 loại: A, B, C, trong đó bức xạ có bước sóng từ 315-380nm
thuộc loại A, bức xạ có bước sóng 280-315nm thuộc loại B, bức xạ từ 100-280nm thuộc
loại C.
Tia UV loại A có thể xuyên qua mây mù, không khí, gây lão hóa da, trong khi đó tia loại
B có thể gây say nắng, tổn thương hoặc làm đen da. Thông thường, con người tiếp xúc
phần lớn với tia loại A (khoảng 90%), tiếp đó là tia loại B (khoảng 10%).
Nguy hiểm nhất là tia UV loại C có thể gây ung thư da, tuy nhiên tầng ozon đã chặn lại
trước khi chúng vào khí quyển Trái đất.
Dưới đây là một số biện pháp giúp hạn chế ảnh hưởng của tia UV:
Mặc trang phục chống nắng
Những chiếc nón rộng vành sẽ che chắn cho bạn khi đi ra ngoài trời nắng - Ảnh: Alamy
Trước hết, cần đội nón có vành rộng hơn 2,5cm và có khả năng phủ được 2/3 khuôn
mặt. Trong trường hợp đi bộ, có thể che dù để hạn chế tác động của ánh sáng.
Kế đó là đeo khẩu trang, ngoài tác dụng chống khói bụi còn giúp tránh được phần lớn tia
cực tím.
Nên chọn khẩu trang phủ kín mặt có màu đen, sậm bởi có thể chống nắng đến 90%,
trong khi khẩu trang màu sáng chỉ có tác dụng 60%.
Trong khi đó, khẩu trang y tế thường quá mỏng và chỉ có thể cản bụi, không hiệu quả
trong việc chống nắng và tia UV.
Bên cạnh đó có thể trang bị thêm quần áo dài, hay áo khoác, nhất là khi phải di chuyển
xa.
Bôi kem dưỡng da
Kem chống nắng là một công cụ hữu hiệu chống lại tia UV - Ảnh: CORBIS
Theo trang Cancer.org, kem chống nắng thường có các nhân tố bảo vệ da khỏi ánh nắng
mặt trời (viết tắt là: SPF), có khả năng chống lại tia UV.
Chỉ số SPF càng cao, thời gian bảo vệ càng được lâu, tuy nhiên nếu quá cao sẽ gây kích
ứng da. Nếu bôi kem chống nắng khi đi ra ngoài, tốt nhất bạn nên chọn loại phổ rộng
(Broad Spectrum) để bảo vệ làn da khỏi tia UV đồng thời ở cả 2 loại A và B.
Cần lưu ý bôi kem chống nắng từ 20-30 phút trước khi ra ngoài trời. Kem chống nắng
chỉ có tác dụng 2-3 tiếng, sau đó cần rửa mặt và thoa lại kem. Đặc biệt, cần bôi lại kem
chống nắng sau mỗi 30-60 phút khi hoạt động mạnh, ra nhiều mồ hôi hoặc ở dưới nước.
Nếu để kem chống nắng trên da quá lâu mà không thoa lại sẽ càng dễ gây bắt nắng.
Kính chống nắng
Có thể trang bị thêm những loại kính chống tia UV khi ra ngoài trời nắng - Ảnh: Alamy
Theo trang Wiki How, mắt người cũng là một trong những bộ phận nhạy cảm và dễ tổn
thương với tia UV nếu không được bảo vệ đúng cách.
Do đó, nếu phải đi ngoài trời nắng gắt, nhất là khi đi xa, bạn nên đeo kính có khả năng
chống cả tia UV loại A và loại B.
Trước khi mua kính, cần kiểm tra kính có ghi chỉ số chống tia UV hay không, nếu có thì
xem tỉ lệ khoảng bao nhiêu phần trăm theo tiêu chuẩn UV ANSI để cân nhắc lựa chọn.
Đồng thời, kính chống nắng nên có kích thước lớn, che được toàn bộ vùng mắt, vừa giúp
cản tia UV vừa giúp bảo vệ mắt khỏi gió, bụi.
Giải mã bí mật về độ bền của hình
xăm trên cơ thể người
18/03/2018 19:52 GMT+7
TTO - Vì sao màu mực xăm trên cơ thể chúng ta lại không mất đi trong khi những
tế bào da luôn chết đi và lần lượt được thay mới? Bí ẩn đó đã được giải đáp.
• 11.100 USD cho một hình xăm quảng cáo
• Ứng cử viên tổng thống đầy... hình xăm
• Chuyện hình xăm của gái mại dâm Mỹ
Hình xăm tôn giáo tại đền Wat Ban Phra, gần thủ đô Bangkok, Thái Lan - Ảnh: REUTERS
Các chuyên gia tại TP Marseille (Pháp) đã nghiên cứu hiện tượng màu mực xăm trên
cơ thể chúng ta lại không mất đi trong khi những tế bào da luôn chết đi và lần lượt
được thay mới. Khám phá này rất hữu ích trong việc tìm ra phương pháp tẩy sạch triệt
để những hình xăm không mong muốn.
Vì sao những hình xăm luôn tồn tại rất lâu trên da trong khi những tế bào của lớp bì,
nơi hấp thụ màu mực xăm, thì chết đi rất nhanh chóng?
Một nhóm chuyên gia Pháp tại Trung tâm miễn dịch học Marseille-Luminy đã làm sáng
tỏ vấn đề, mở ra hy vọng cho những ai muốn phá bỏ hình xăm trên cơ thể.
Nhóm nghiên cứu do hai chuyên gia Sandrine Henri và Bernard Malissen chủ trì và kết
quả đã được công bố trên tạp chí khoa học The Journal of Experimental Medicine.
Cho đến hiện nay, giới chuyên môn luôn thiên về lập luận rằng màu mực xăm lên da sẽ
"nhuộm thẫm" các sợi nguyên bào, là các tế bào tạo thành lớp bì (là tầng giữa của cấu
tạo dưới da gồm 3 tầng là thượng bì, bì và hạ bì).
Và trên thực tế, các tế bào của lớp bì, nơi mực xăm tập trung vào đó, chính là những
đại thực bào, là những tế bào thuộc hệ miễn dịch có chức năng "chộp" những vật thể lạ
xâm nhập vào cơ thể.
Do phân tử mực được các đại thực bào mới hình thành hấp thụ lại nên hình xăm vẫn còn nguyên vẹn
trong cả giai đoạn trước (bên trái) và sau (bên phải) khi các đại thực bào của lớp bì bị phá hủy. Thực
nghiệm trên chuột - Ảnh: Marseille-Luminy
Tuy nhiên, cả hai loại tế bào này - sợi nguyên bào và đại thực bào - đều có vòng đời rất
ngắn, đại thực bào chỉ sống được khoảng 20 ngày, chúng luôn được thay mới trong
suốt cuộc đời của chúng ta.
Các chuyên gia tại Marseille đã bắt tay vào nghiên cứu các đại thực bào trong lớp bì
của loài chuột da thẫm màu và đã phát hiện ra hiện tượng sắc tố đen (hắc tố, melanin)
đã được các đại thực bào hấp thụ lại sau khi các tế bào tạo ra hắc tố chết đi. Từ đó, họ
đã nảy ra ý tưởng kiểm tra xem một quá trình tương tự như thế có thể diễn ra đối với
màu mực xăm hay không.
Những chiếc đuôi chuột được xăm hình
Để làm điều này, nhóm chuyên gia đã sử dụng một dòng chuột đã được biến đổi gen
có khả năng phá hủy các đại thực bào hiện hữu trong lớp bì của chúng.
Họ đã tạo ra một kháng thể có khả năng nhận biết và tự kết nối đặc biệt với các đại
thực bào, rồi ghép vào kháng thể đó một độc tố nhằm tiêu diệt đại thực bào.
Và kết quả là vài tuần sau khi các đại thực bào bị tiêu diệt, chúng đã được thay thế mới
bởi các đại thực bào "con" do nguyên tủy bào (tế bào non trong tủy xương) tạo ra.
Bước đầu, nhóm nghiên cứu đã xăm màu lên đuôi chuột và nhận thấy rằng chỉ có các
đại thực bào của lớp bì hấp thụ sắc tố mà thôi.
Kế đến, họ đã phá hủy các tế bào đại thực bào đó và nhận thấy rằng hình xăm trên
đuôi chuột vẫn không thay đổi.
Chuyên gia Sandrine Henri nhận xét: "Các phân tử sắc tố có kích thước quá lớn nên
chúng khó bị phân tán mỏng ra trên diện rộng mà vẫn loanh quanh tại một chỗ và sau
đó đã bị các đại thực bào mới tạo thành hấp thụ lại".
Sắc tố xanh được các đại thực bào của lớp bì hấp thụ (trái), rồi được phóng thích ra sau khi đại thực bào
chết đi (giữa) nhưng 90 ngày sau, sắc tố đó đã được các đại thực bào mới hình thành “bắt” lại (phải) -
Ảnh: Marseille-Luminy
Cho nên, đây là một quy trình khép kín diễn ra bên trong lớp bì: đại thực bào hấp thụ
sắc tố, sau đó chúng chết đi sau khi đã "kịp" chuyển sắc tố đó lại cho các đại thực bào
mới bên cạnh, và trình tự như thế cứ tiếp diễn...
Điều này đã được minh chứng khi nhóm nghiên cứu bóc tách lớp da đang có hình xăm
từ một con chuột này rồi cấy ghép lớp da đó vào một con chuột khác không có hình
xăm, thì 6 tuần sau, đa số các đại thực bào có chứa mực xăm đã được tái tạo trọn vẹn
trên cơ thể con chuột tiếp nhận, chứ không phải trên cơ thể con chuột cho hình xăm.
Theo hai chuyên gia Bernard Malissen và Sandrine Henri, những bằng chứng thực
nghiệm nói trên là tiền đề quan trọng giúp cải tiến phương pháp xóa hình xăm trong
tương lai.
Họ đề xuất bắn những chùm tia laser mạnh đánh thẳng vào các đại thực bào đang có
mực xăm, nhiều lần liên tục như thế để phá hủy chúng và đồng thời để tán nhỏ lớp sắc
tố ra, thậm chí phải phá hủy cả những tế bào chung quanh.
Chuyên gia Sandrine Henri giải thích: "Ý tưởng của chúng tôi là sử dụng kháng thể
chuyên biệt có chứa độc tố để phá hủy đại thực bào kết hợp với kỹ thuật bắn tia laser.
Chúng tôi đã phát triển được một kháng thể cho chuột và sẽ nghiên cứu chế tạo ra
kháng thể dùng cho người. Việc tập trung phá hủy đại thực bào trong một phạm vi rất
khu trú nhằm tránh các sắc tố sau khi bị tán nhỏ sẽ được đại thực bào mới sinh hấp thụ
lại, và như vậy chúng sẽ dễ dàng bị dẫn lưu ra khỏi cơ thể qua hệ mạch bạch huyết".
Đây là một hy vọng lớn cho những ai muốn tẩy sạch vĩnh viễn những hình xăm cũ mà
mình muốn "vứt" đi.
TÌM HIỂU TÁC DỤNG VÀ ỨNG DỤNG CỦA ÁNH SÁNG TRONG ĐIỀU TRỊ
VÀ CHĂM SÓC DA
http://www.benhvien103.vn/vietnamese/thong-tin-y-hoc/tim-hieu-tac-dung-va-ung-dung-cua-
anh-sang-trong-dieu-tri-va-cham-soc-da/563.prt
I. ĐẠI CƯƠNG
- Nghiên cứu tác dụng sinh học của ánh sáng là sự nghiên cứu phản ứng của tia tử ngoại (UV) và bức xạ nhìn thấy
đối với tổ chức da.
- Quang sinh học bao gồm đáp ứng sinh học của da đối với ánh nắng mặt trời, chủ yếu gồm sự hấp thụ bức xạ
không ion hóa của các phân tử da. Ánh sáng mặt trời gây nên cả tác động có lợi và tác động có hại đến da cơ thể.
- Ứng dụng ánh sáng trong điều trị bệnh da đã có từ lâu
II. ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA ÁNH SÁNG
2.1 Bức xạ điện từ
- Bức xạ ion hóa: Bước sóng ngắn hơn 10 nm có thể ion hóa phân tử (lấy bỏ điện tử)
- Bức xạ không ion hóa: Bước sóng dài hơn 100 nm, năng lượng của ánh sáng này không đủ gây ion hóa nguyên tử.
+ Bức xạ cực tím (UV) chỉ gồm một lượng nhỏ trong phổ điện từ. Ngoài ra, còn có các sóng radio, vi sóng, bức xạ
hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy, và bức xạ gamma. Tia cực tím được chia thành:
+ UVA: 400 nm – 320 nm
+ UVA1: 340 nm – 400 nm
+ UVA2: 320 nm – 340 nm
+ UVB: 320 nm – 290 nm
+ UVC: 290 nm – 200 nm
- Ánh sáng nhìn thấy: bước sóng từ 400 – 760 nm
- Tia UV và ánh sáng nhìn thấy đóng vai trò quan trọng trong đáp ứng quang sinh học. Bức xạ UV chiếm khoảng 5%
bức xạ mặt trời chiếu tới trái đất. Trong đó, 95 – 98% là UVA và 2 – 5% là UVB.
2.2 Tia cực tím
2.2.1 UVC
- UVC (200 – 290): UVC không được phát hiện trong ánh nắng mặt trời chiếu xuống trái đất là vì chúng đã được tầng
ozon và hạt nước trong khí quyển lọc. Ngoài ra, UVC còn được gọi với cái tên “bức xạ tiệt trùng”, được dùng diệt
các vi sinh vật, hoặc có tên là “tia cực tím bước sóng ngắn”, do là tia có bước sóng ngắn nhất trong bức xạ cực
tím.
- Tác động:
+ Phản ứng đỏ da, liều đỏ da tối thiểu (MED) khoảng 15 – 20 mJ/cm2
.
+ Tăng tổng hợp melanin (ít tác động bằng UVA và UVB)
+ Phản ứng đỏ da xuất hiện tối đa 6 – 8 giờ sau chiếu tia.
+ Hấp thụ bởi lớp tế bào sừng và hạt của thượng bì, không đâm xuyên xuống trung bì.
2.2.2 UVB
- UVB (290 – 320): UVB là bức xạ cực tím có tác dụng sinh học lớn nhất. Khi da chúng ta tiếp xúc với ánh nắng mặt
trời thì UVB là bức xạ chủ yếu gây phản ứng đỏ da. Ngoài ra, UVB còn được gọi với các tên là “tia cựu tím bước
sóng trung bình” hay “bức xạ cực tím gây bỏng da”
- Tác động:
+ Phản ứng bỏng da.
+ Tăng sắc tố da (tăng tổng hợp melanin và thâm da)
+ Liều đỏ da tối thiểu (MED) khoảng 20 – 60 mJ/cm2
. Cường độ UVB giảm ở vĩ tuyến 0 – 90 độ bắc và nam.
+ Đối với những người da sáng, MED khác biệt ở từng vùng, như 10 phút ở vùng xích đạo; 10 – 15 phút ở cùng ôn
đới và 15 – 20 phút ở vĩ độ 25 – 30 cực bắc và nam.
2.2.3 UVA
- UVA (320 – 400): là bức xạ cực tím có bước sóng dài nhất và có tác động sinh học ít hơn UVB, nhưng UVA cũng
gây một phần phản ứng đỏ da do ánh nắng mặt trời. Ngoài ra, UVA còn được gọi là “bức xạ cực tím bước sóng
dài”, hay “bức xạ cực tím gần”, hay “ánh sáng đen”.
- Tác động:
+ Phản ứng tăng sắc tố tức thì (IPD: immediate pigmented reaction), xuất hiện trong quá trình chiếu tia.
+ Phản ứng tăng sắc tố chậm: xuất hiện 2 -3 ngày sau chiếu tia.
+ Phản ứng bỏng da: ít hơn 1000 lần so với tác động của UVB.
+ Liều đỏ da tiếu thiểu (MED: minimal erythema dose): khoảng 20 – 60 J/cm2.
+ Làm biến đổi DNA (hình thành thymidine dimers) và protein (phản ứng tạo cầu nối).
1. Ánh sáng nhìn thấy
- Về ngôn ngữ học: “ánh sáng” có nghĩa là bức xạ nhìn thấy, hoặc bức xạ mà bằng mắt thường chúng ta có thể nhìn
thấy. Dải ánh sáng nhìn thấy thường được tính từ 400 nm đến 760 nm; mặc dù võng mặc của chúng ta có thể cảm
nhận được bước sóng ngắn tới 350 nm.
- Dải ánh sáng nhìn thấy được chia là 6 vùng màu khác nhau là tím, xanh lục, xanh lá cây, vàng, da cam và đỏ
- Tác động
+ Gây bệnh lý da tăng nhạy cảm ánh nắng
+ Viêm da khi có mặt của các chất hoá học cụ thể (ví dụ: porphyrin, hoặc một số chất màu)
1. Ánh sáng hồng ngoại
- Bước sóng > 760 nm
- Tác động
+ Ở liều cao, ánh sáng nhìn thầy có thể gây bỏng nắng và thoái hóa da
+ Phối hợp cùng với tia cực tím gây ung thư da.
III. BIẾN ĐỔI CỦA DA VỚI TIA CỰC TÍM
3.1 Đáp ứng sinh học với ánh sáng
Tất cả các quá trình sinh học đều liên quan đến biến đổi hóa học trước đó. Do vậy, phản ứng quang hóa phải xảy ra
trước phản ứng quang sinh học. Ánh sáng khi chiếu vào da có thể được hấp thụ, tán xạ, khúc xạ. Nhưng chỉ có ánh
sáng nào được hấp thu thì mới gây biến đổi quang sinh học. Quá trình đáp ứng quang sinh học của ánh sáng đối với
da được trình bày qua sơ đồ sau:
3.2 Biến đổi cấp tính
- Tổng hợp Vitamin D
- Phản ứng bỏng nắng (sunburn)
- Xạm nắng, tăng sắc tố
+ Thâm sắc tố tức thì (Immediate pigment darkening)
+ Xạm da chậm (delay tanning)
- Dày lớp sừng, thượng bì, trung bì
- Giảm miễn dịch tại chỗ và toàn thân
- Tách móng do ánh nắng
3.3 Biến đổi mạn tính
- Ung thư
- Lão hóa da do ánh sáng
IV. ĐIỀU TRỊ BỆNH DA BẰNG ÁNH SÁNG
4.1 Định nghĩa
- Điều trị bệnh da bằng ánh sáng là phương pháp sử dụng ánh sáng (chủ yếu là tia cực tím) để điều trị bệnh da
- Quang trị liệu là phương pháp điều trị sử dụng ánh sáng tương tác với chất/phân tử nội sinh nhạy cảm ánh sáng
- Quang hóa trị liệu là phương pháp điều trị sử dụng ánh sáng tương tác với chất/phân tử ngoại sinh nhạy cảm ánh
sáng
- Quang động lực là phương pháp sử dụng chất nhạy cảm ánh sáng, oxy và ánh sáng để gây nên phản ứng quang
hóa phá hủy tế bào ung thư.
4.2 Quang trị liệu và quang hóa trị liệu
4.2.1 Chỉ định
- Vảy nến
- Bạch biến
- Ung thư lympho T ở da
- Viêm da cơ địa
- Bệnh tế bào mastocyte (Mày đay sắc tố…)
- Rụng tóc thể mảng
- Bệnh da ánh sáng (PMLE, mày đay ánh nắng, …)
- Lichen phẳng
- Á vảy nến thể giọt (Pityriasis Lichenoides Chronica)
- Sẩn cục
- Xơ cứng bì khu trú
4.2.2 Chống chỉ định
* Tuyệt đối
- Phụ nữ có thai và cho con bú (phương pháp PUVA), không có chống chỉ định ở phương pháp UVB.
- Tiền sử u da
- Bệnh có rối loạn sửa chữa DNA (xeroderma pigmentosum, hội chứng Cockayne).
- Tiền sử điều trị trước đó bằng tia xạ, arsenic
- Lupus ban đỏ hệ thống.
* Tương đối
- Một số bệnh có thể bị nặng lên khi chiếu UV, như: Pemphigus và pemphigoid…
- Đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch.
- Bệnh Porphyrie, dày sừng ánh sáng
- Bệnh lý gan thận nặng
- Đục nhân mắt
- Điều trị quá 2000J hoặc 250 lần chiếu.
4.2.3 Tác dụng phụ
* Cấp tính
- Đỏ da, dát bỏng, bọng nước.
- Nôn, buồn nôn (đối với Psoralen dạng uống)
- Ngứa.
- Chóng mặt, đau đầu
- Viêm da dầu, trứng cá.
* Mạn tính
- Thoái hóa da: teo da, rối loạn sắc tố, dày sừng ánh sáng.
- Dát tăng sắc tố
- Ung thư da hắc tố và không hắc tố
- Đục thuỷ tinh thể
4.2.4 UVB dải rộng (BBUVB)
- Phương pháp sử dụng tia tử ngoại bước sóng trung bình 290 – 320 nm
- Khả năng đâm xuyên của UVB ít, do vậy chủ yếu tác động vào lớp thượng bì.
- Tác dụng đỏ da nhiều, dễ có tác dụng phụ
4.2.5 UVB dải hẹp (NBUVB)
- Parrish và cộng sự chứng minh rằng ánh sáng có bước sóng ngắn hơn 295nm không có tác dụng trong điều trị vảy
nến. Trong khi đó, bước sóng ở khoảng 300nm đến 313nm có tác dụng nhất.
- Phương pháp sử dụng tia tử ngoại ở bước sóng 311 ± 1nm
- So sánh UVB dải hẹp với phương pháp UVB dải rộng trong điều trị vảy nến
+ Hiệu quả điều trị cao hơn, với tỷ lệ sạch tổn thương là 70-80%
+ Liều điều trị khởi đầu thấp hơn
+ Thời gian chiếu hàng tuần ít hơn
+ Hạn chế tác dụng phụ
4.2.6 UVA1
- Sử dụng bức xạ cực tím có bước sóng là 340 – 400nm
- Khả năng xâm nhập sâu xuống trung bì và tác động đến tế bào sợi, lympho T
- Không gây phản ứng đỏ da
4.2.7 Quang hóa trị liệu PUVA
- Phương pháp điều trị sử dụng chất nhạy cảm ánh sáng (Psoralen) và tia bức xạ không ion hóa có bước sóng dài
(UVA)
- Các dạng Psoralen:
+ 8-MOP (8-Methoxypsoralen)
+ 5-MOP (5-Methoxypsoralen)
+ TMP (4,5’,8-trimethylpsoralen)
- Các dạng điều trị PUVA
+ PUVA sử dụng uống Psoralen
Uống Methoxsalen (8-MOP; Oxsoralen-Ultra; Puvasoralen) với liều 0,4 mg/kg trong bữa ăn, trước khi chiếu 1,5 – 2
giờ
+ Tác dụng phụ là buồn nôn và nôn, đau đầu, chóng mặt, viêm gan nhiễm độc, sốt, ban đỏ dị ứng.
PUVA sử dụng bôi Psoralen
+ Chỉ định cho trẻ < 10 tuổi
+ Trong trường hợp bệnh nhân có chống chỉ định với Psoralen đường uống
+ Thuốc bôi: Ultrameladinin 0,3%, Khellin 2%, dầu Bergamote 25%.
PUVA sử dụng tắm Psoralen
+ Sử dụng 8-MOP hoặc TMP
+ Tắm trước khi chiếu 15 – 20 phút
+ Ưu điểm là thời gian chiếu ngắn và không tác dụng phụ dạ dày ruột, gan…
- Số lần chiếu trong tuần 2, 3 hoặc 4 lần/tuần.
4.2.8 Điều trị kết hợp
- Phác đồ Goeckerman: Bôi dẫn xuất thân đá à chiếu bức xạ cực tím UVA hoặc UVB à bôi dẫn xuất than đá.
- Phác đồ Ingram: tắm bằng dẫn xuất than đá à chiếu UVB à bôi Dithranol
- Re-PUVA: Điều trị Retinoid trong 1-2 tháng và tiếp theo là PUVA
- Điều trị ánh sáng có thể phối hợp với các phương pháp bôi và toàn thân khác.
4.3 Điều trị quang động lực (Photodynamic therapy)
- Chất nhạy cảm ánh sáng là thuốc được sử dụng ở dạng bôi tại chỗ, uống hoặc tiêm tĩnh mạch như Aminolevulinic
acid (ALA)…
- Trong cơ thể, các chất này tập trung với nồng độ cao ở tế bào ung thư và chỉ gây nên phản ứng khi có ánh sáng
với bước sóng phù hợp chiếu trực tiếp lên vùng da mà ở đó có tổn thương ung thư.
- Phản ứng quang động lực giữa chất nhạy cảm ánh sáng, ánh sáng, và oxy có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư.
- Chỉ định
+ Dày sừng ánh nắng ở mặt và da đầu
+ Ung thư tế bào đáy
+ Bệnh Bowen
+ Mycosis fungoides
+ Sarcome Kaposi
+ Vảy nến
4.4 Quang lọc máu ngoài cơ thể (Extracorporeal photopheresis)
- Phương pháp sử dụng bức xạ cực tím chiếu trực tiếp vào máu của bệnh nhân nhằm phá hủy tế bào lympho T bất
thường, kích thích sản xuất tế bào T ức chế đặc hiệu, và sản xuất các cytokine INF, IL-1, IL-6
- Chỉ định
+ Hội chứng Sezary
+ Bệnh tự miễn như: xơ cứng bì toàn thể, Pemphigus vulgaris, viêm khớp dạng thấp.
- Quá trình điều trị:
+ Máu được lấy ra khỏi cơ thể
+ Chiếu bức xạ UV
+ Truyền lại cơ thể sau khi chiếu
4.5 Một số phương pháp mới
4.5.1 Laser excimer
- Ánh sáng laser có bước sóng 308nm
- Chỉ định:
+ Vảy nến thể khu trú, đảo ngược, mụn mủ lòng bàn tay – bàn chân, thể móng
+ Bạch biến
4.5.2 Ánh sáng xanh và đỏ trong điều trị trứng cá
- Tác dụng diệt P. acne
- Ánh sáng xanh và ánh sáng đỏ
- Chiếu 15 phút/ngày trong 12 tuần
Thượng tá, thạc sỹ Vũ Văn Tiến - Phó CN Bộ môn Da liễu
Đăng tin lúc 09:13 ngày 29-12-2014
Từng loại da mặt đều có 'bí kíp' làm
cho tươi tắn, rạng rỡ
01/11/2017 11:25 GMT+7
TTO - Da mặt lại là nơi chịu tác động của môi trường bên ngoài (ánh nắng, nhiệt
độ, độ ẩm, chất ô nhiễm trong không khí,...) nhiều nhất. Do đó chúng ta phải luôn
chăm sóc da cẩn thận để tái tạo lại sự cân bằng, tươi mát của da mặt.
• Laser và ánh sáng - phương pháp chăm sóc da 'gây bão'?
• Xông mặt coi chừng hư da
• Đừng quá lạm dụng mặt nạ dưỡng da
Mỗi loại da có cách chăm sóc khác nhau
Chăm sóc phù hợp tính chất loại da
Da bình thường: mịn màng, lỗ chân lông nhỏ, dễ dùng nhiều loại mỹ phẩm.
Cần duy trì độ ẩm do da và từng bước tăng khả năng bảo vệ của da chống các tác
nhân tấn công từ bên ngoài.
Buổi sáng: rửa mặt nhẹ nhàng bằng nước máy, thấm lau khô, bôi một lớp creme giữ
ẩm nhẹ, kem chống nắng tùy theo yêu cầu công việc.
Buổi tối: rửa mặt bằng xà phòng chứa tinh dầu hay bằng sữa rửa mặt nhẹ, thích hợp để
sử dụng lâu dài, bôi một lớp kem dưỡng da tùy từng tình trạng da và kỳ vọng của mỗi
người.
Da nhờn: dễ nhờn do tuyến bã hoạt động mạnh, khó dùng mỹ phẩm bôi mặt.
Cần loại bỏ cảm giác nhờn bên ngoài; lựa chọn các loại gel hay xà phòng có chất
kháng khuẩn hay chống nhờn (muối nhôm, muối kẽm), hoặc các sản phẩm phải không
chứa mỡ (oil free) để sử dụng.
Buổi sáng : sử dụng gel có tạo bọt hay xà phòng da liễu loại nhẹ. Sả nước sạch, lau
khô. Bôi một lớp dung dịch làm se nhẹ lỗ chân lông sau đó một lớp creme giữ ẩm nhẹ
và không có dầu. Tùy trường hợp, có thể sử dụng creme trang điểm "dầu trong nước"
có tác dụng làm giảm độ bóng của da hay creme chống nắng dành cho da nhờn.
Buổi tối: rửa mặt với gel kháng khuẩn thích hợp, xà phòng da liễu hay sữa tẩy trang
cho da nhờn. Sả sạch bằng nước máy, lau nhẹ, bôi dung dịch làm se lỗ chân lông.
Da khô: luôn khô, dễ bong vẩy do tuyến bã hoạt động kém, thích hợp dùng kem giữ
ẩm, kem dưỡng da.
Cần tẩy trang da mặt cẩn thận và luôn giữ độ ẩm cho da. "Cung cấp nước cho da"
bằng các loại creme có chứa dầu trong những ngày cuối tuần. Tránh sử dụng các dung
dịch làm se lỗ chân lông, các dung dịch có chứa cồn và các loại xà phòng cổ điển vì sẽ
gây hại cho da.
Buổi sáng: rửa mặt bằng nước khoáng, thỉnh thoảng có thể xông hơi nước ấm. Lau khô
và bôi một lớp creme giữ ẩm loại nhũ tương "nước trong dầu". Có thể trang điểm đặc
biệt cho da khô.
Buổi tối: rửa mặt với sữa tẩy trang thích hợp, sả sạch bằng nước ấm, lau thấm khô
(không cọ sát), bôi creme giữ ẩm có chứa các chất làm ẩm.
Da hỗn hợp: có 2 vùng da khác nhau trên mặt, vùng trán - mũi - cằm bị nhờn, vùng má
bị khô hay bình thường.
Cần chăm sóc da tùy từng vùng, mỗi tuần môt lần đắp mặt nạ giữ ẩm trên vùng da khô
và mặt nạ chống nhờn ở vùng giữa mặt.
Buổi sáng và tối: thực hiện chăm sóc như đối với da khô trên toàn bộ mặt. Bôi dung
dịch se lỗ chân lông có tính cồn nhẹ trên những vùng da nhờn (vùng chữ T).
Da nhạy cảm: dễ bị kích ứng hoặc dị ứng với các yếu tố bên ngoài, rất khó dùng mỹ
phẩm.
1 SPF = 15 phút là khoảng thời gian chống nắng tối đa của sản phẩm nếu bạn thoa đúng độ dày
2mg/cm2 kem lên da. Ví dụ 15 SPF = 3 giờ 45 phút, có nghĩa sau 3 giờ 45 phút bạn phải thoa lại vì kem
đã hết tác dụng. Khi chỉ số SPF tăng gấp hai lần không có nghĩa là khả năng chống tia UV tăng gấp hai.
Ví dụ, kem chống nắng có SPF 15 có thể hấp thu tối đa 93% tia UV, trong khi kem chống nắng có SPF
30 có thể hấp thu tối đa 97% tia UV.
Lựa chọn sản phẩm chăm sóc da
Kem chống nắng: Giúp ngăn ngừa bỏng nắng, viêm da dị ứng ánh nắng; giúp da rám
nắng trông khỏe mạnh; giảm nguy cơ ung thư, giảm lão hóa da.
Nên chọn kem chống nắng có chỉ số SPF (Sun Protection Factor) > 30 và phổ hấp thu
tia tử ngoại rộng (hấp thu UVB lẫn UVA).
Sản phẩm rửa sạch: Giúp rửa sạch các tác nhân gây mụn trứng cá và lão hóa da như
bụi bẩn, mồ hôi, chất nhờn, tế bào da chết, vi sinh vật,…; có độ pH thích hợp với da và
thành phần không chứa những chất kích ứng da; tạo cảm giác nhẹ nhàng, êm dịu khi
sử dụng.
Các loại xà phòng:
+ Xà phòng có khả năng tạo bọt, tẩy rửa và diệt khuẩn: có độ pH khá cao, khoảng 9-10.
Độ pH này cao hơn nhiều so với độ pH của da (khoảng 5,5). Hậu quả sẽ gây kích thích
da và làm mất nước, đặc biệt đối với da khô hay da nhạy cảm.
+ Xà phòng có ít màu và mùi hương (giảm nguy cơ dị ứng): Trong trường hợp rửa mặt
nhiều lần hay chống khô cho da thì nên dùng xà phòng loại này giàu tinh dầu olive hay
dầu hạnh nhân.
+ Xà phòng da liễu (les syndets) được sản xuất từ các thành phần tổng hợp, có độ axit
cao hơn (pH khoảng 4-7) tương đương với pH da, thích hợp cho mọi loại da.
+ Xà phòng nước (cremes hay gel rửa mặt) có chất lượng tương tự xà phòng da liễu.
Một số loại có thêm chất kháng khuẩn, chỉ sử dụng cho các trường hợp da nhiễm trùng.
Tất cả các dạng dung dịch, khi sử dụng phải pha loãng, nếu không sẽ có nguy cơ kích
ứng.
+ Sữa rửa mặt có ít chất tẩy rửa hơn và cũng có tác dụng rửa tốt như xà phòng. Đây là
dạng huyền dịch "dầu trong nước" tôn trọng độ cân bằng của da. Loại này phải được sả
nước sạch (nước máy, nước khoáng hay phun sương nước ấm). Bất lợi là giá cao.
Rửa mặt 2 lần vào buổi sáng thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ với sữa rửa mặt là bước đầu tiên trong
công cuộc làm trắng da, giúp da được sạch sẽ, loại sạch bụi bẩn và dễ dàng tiếp nhận những bước
dưỡng da, chăm sóc da đặc biệt sau đó
Sản phẩm giữ ẩm: Giúp cải thiện hình dáng và sự mịn màng của da bằng cách tác
động lên lớp sừng để làm giảm bong vẩy và tăng độ mềm mại của da; ngăn ngừa viêm
da kích ứng - dị ứng do các hóa chất.
Sản phẩm dưỡng da: Ngoài hỗn hợp giữ ẩm còn chứa các thành phần khác tùy mục
đích của từng sản phẩm:
- Các vitamin A, C, E, beta-carotene… để làm giảm tiến trình lão hóa da.
- Các chất tiêu sừng (AHA, BHA) nhằm giúp mỏng lớp sừng, tăng sinh các lớp còn lại
của thượng bì, tăng tổng hợp sợi liên kết, da sáng hồng, đàn hồi và ít nhăn hơn; ngoài
ra còn có tác dụng trị mụn trứng cá.
- Các chất chống nắng để ngừa tổn thương da do ánh nắng và lão hóa da.
Chất tẩy trắng da:
- Hydroquinone với nồng độ thấp trong một số mỹ phẩm dùng để làm trắng da, chữa
sẹo tăng sắc tố…; với nồng độ cao dùng để điều trị xạm da, cần có sự kê toa của bác
sĩ.
- Ngoài ra có axit azelaic, axit kojic, các chất chống oxy hoá, chiết xuất thảo dược…
TS.BS. LÊ THÁI VÂN THANH

More Related Content

What's hot

NHIỄM TRÙNG DA
NHIỄM TRÙNG DANHIỄM TRÙNG DA
NHIỄM TRÙNG DASoM
 
Sư dung thuoc thoa trong da lieu
Sư dung thuoc thoa trong da lieuSư dung thuoc thoa trong da lieu
Sư dung thuoc thoa trong da lieuSauDaiHocYHGD
 
PEMPHIGUS THÔNG THƯỜNG
PEMPHIGUS THÔNG THƯỜNGPEMPHIGUS THÔNG THƯỜNG
PEMPHIGUS THÔNG THƯỜNGSoM
 
BỆNH CHÀM
BỆNH CHÀMBỆNH CHÀM
BỆNH CHÀMSoM
 
NHIỄM TRÙNG DA (VIÊM DA MỦ)
NHIỄM TRÙNG DA (VIÊM DA MỦ)NHIỄM TRÙNG DA (VIÊM DA MỦ)
NHIỄM TRÙNG DA (VIÊM DA MỦ)SoM
 
Chàm - Viêm da cơ địa - 2019 - Đại học Y dược TPHCM
Chàm - Viêm da cơ địa - 2019 - Đại học Y dược TPHCMChàm - Viêm da cơ địa - 2019 - Đại học Y dược TPHCM
Chàm - Viêm da cơ địa - 2019 - Đại học Y dược TPHCMUpdate Y học
 
BỆNH PHONG
BỆNH PHONGBỆNH PHONG
BỆNH PHONGSoM
 
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN BÓNG NƯỚC
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN BÓNG NƯỚCTIẾP CẬN BỆNH NHÂN BÓNG NƯỚC
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN BÓNG NƯỚCSoM
 
THUỐC BÔI NGOÀI DA VÀ CÁCH SỬ DỤNG
THUỐC BÔI NGOÀI DA VÀ CÁCH SỬ DỤNGTHUỐC BÔI NGOÀI DA VÀ CÁCH SỬ DỤNG
THUỐC BÔI NGOÀI DA VÀ CÁCH SỬ DỤNGSoM
 
BỆNH PHONG
BỆNH PHONGBỆNH PHONG
BỆNH PHONGSoM
 
BỆNH GIANG MAI
BỆNH GIANG MAIBỆNH GIANG MAI
BỆNH GIANG MAISoM
 
TIẾP CẬN THEO HỘI CHỨNG LOÉT SINH DỤC
TIẾP CẬN THEO HỘI CHỨNG LOÉT SINH DỤCTIẾP CẬN THEO HỘI CHỨNG LOÉT SINH DỤC
TIẾP CẬN THEO HỘI CHỨNG LOÉT SINH DỤCSoM
 
UNG THƯ KHOANG MIỆNG - FB
UNG THƯ KHOANG MIỆNG - FBUNG THƯ KHOANG MIỆNG - FB
UNG THƯ KHOANG MIỆNG - FBLê Phong Vũ
 
BỆNH VẨY NẾN : NGUYÊN NHÂN, CHẨN ĐOÁN & ĐIỀU TRỊ
BỆNH VẨY NẾN : NGUYÊN NHÂN, CHẨN ĐOÁN & ĐIỀU TRỊBỆNH VẨY NẾN : NGUYÊN NHÂN, CHẨN ĐOÁN & ĐIỀU TRỊ
BỆNH VẨY NẾN : NGUYÊN NHÂN, CHẨN ĐOÁN & ĐIỀU TRỊSoM
 
UNG THƯ VÒM MŨI HỌNG
UNG THƯ VÒM MŨI HỌNGUNG THƯ VÒM MŨI HỌNG
UNG THƯ VÒM MŨI HỌNGSoM
 
NHIỄM TRÙNG DA
NHIỄM TRÙNG DANHIỄM TRÙNG DA
NHIỄM TRÙNG DASoM
 
Chẩn đoán - điều trị lậu cầu
Chẩn đoán - điều trị lậu cầuChẩn đoán - điều trị lậu cầu
Chẩn đoán - điều trị lậu cầuSauDaiHocYHGD
 
XỬ TRÍ LỒNG GHÉP TRẺ BỆNH (2018) IMCI.ppt
XỬ TRÍ LỒNG GHÉP TRẺ BỆNH (2018) IMCI.pptXỬ TRÍ LỒNG GHÉP TRẺ BỆNH (2018) IMCI.ppt
XỬ TRÍ LỒNG GHÉP TRẺ BỆNH (2018) IMCI.pptSoM
 

What's hot (20)

NHIỄM TRÙNG DA
NHIỄM TRÙNG DANHIỄM TRÙNG DA
NHIỄM TRÙNG DA
 
Sư dung thuoc thoa trong da lieu
Sư dung thuoc thoa trong da lieuSư dung thuoc thoa trong da lieu
Sư dung thuoc thoa trong da lieu
 
PEMPHIGUS THÔNG THƯỜNG
PEMPHIGUS THÔNG THƯỜNGPEMPHIGUS THÔNG THƯỜNG
PEMPHIGUS THÔNG THƯỜNG
 
BỆNH CHÀM
BỆNH CHÀMBỆNH CHÀM
BỆNH CHÀM
 
NHIỄM TRÙNG DA (VIÊM DA MỦ)
NHIỄM TRÙNG DA (VIÊM DA MỦ)NHIỄM TRÙNG DA (VIÊM DA MỦ)
NHIỄM TRÙNG DA (VIÊM DA MỦ)
 
Cham
ChamCham
Cham
 
Chàm - Viêm da cơ địa - 2019 - Đại học Y dược TPHCM
Chàm - Viêm da cơ địa - 2019 - Đại học Y dược TPHCMChàm - Viêm da cơ địa - 2019 - Đại học Y dược TPHCM
Chàm - Viêm da cơ địa - 2019 - Đại học Y dược TPHCM
 
BỆNH PHONG
BỆNH PHONGBỆNH PHONG
BỆNH PHONG
 
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN BÓNG NƯỚC
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN BÓNG NƯỚCTIẾP CẬN BỆNH NHÂN BÓNG NƯỚC
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN BÓNG NƯỚC
 
Bg 9 u bieu mo lien ket
Bg 9 u bieu mo   lien ketBg 9 u bieu mo   lien ket
Bg 9 u bieu mo lien ket
 
THUỐC BÔI NGOÀI DA VÀ CÁCH SỬ DỤNG
THUỐC BÔI NGOÀI DA VÀ CÁCH SỬ DỤNGTHUỐC BÔI NGOÀI DA VÀ CÁCH SỬ DỤNG
THUỐC BÔI NGOÀI DA VÀ CÁCH SỬ DỤNG
 
BỆNH PHONG
BỆNH PHONGBỆNH PHONG
BỆNH PHONG
 
BỆNH GIANG MAI
BỆNH GIANG MAIBỆNH GIANG MAI
BỆNH GIANG MAI
 
TIẾP CẬN THEO HỘI CHỨNG LOÉT SINH DỤC
TIẾP CẬN THEO HỘI CHỨNG LOÉT SINH DỤCTIẾP CẬN THEO HỘI CHỨNG LOÉT SINH DỤC
TIẾP CẬN THEO HỘI CHỨNG LOÉT SINH DỤC
 
UNG THƯ KHOANG MIỆNG - FB
UNG THƯ KHOANG MIỆNG - FBUNG THƯ KHOANG MIỆNG - FB
UNG THƯ KHOANG MIỆNG - FB
 
BỆNH VẨY NẾN : NGUYÊN NHÂN, CHẨN ĐOÁN & ĐIỀU TRỊ
BỆNH VẨY NẾN : NGUYÊN NHÂN, CHẨN ĐOÁN & ĐIỀU TRỊBỆNH VẨY NẾN : NGUYÊN NHÂN, CHẨN ĐOÁN & ĐIỀU TRỊ
BỆNH VẨY NẾN : NGUYÊN NHÂN, CHẨN ĐOÁN & ĐIỀU TRỊ
 
UNG THƯ VÒM MŨI HỌNG
UNG THƯ VÒM MŨI HỌNGUNG THƯ VÒM MŨI HỌNG
UNG THƯ VÒM MŨI HỌNG
 
NHIỄM TRÙNG DA
NHIỄM TRÙNG DANHIỄM TRÙNG DA
NHIỄM TRÙNG DA
 
Chẩn đoán - điều trị lậu cầu
Chẩn đoán - điều trị lậu cầuChẩn đoán - điều trị lậu cầu
Chẩn đoán - điều trị lậu cầu
 
XỬ TRÍ LỒNG GHÉP TRẺ BỆNH (2018) IMCI.ppt
XỬ TRÍ LỒNG GHÉP TRẺ BỆNH (2018) IMCI.pptXỬ TRÍ LỒNG GHÉP TRẺ BỆNH (2018) IMCI.ppt
XỬ TRÍ LỒNG GHÉP TRẺ BỆNH (2018) IMCI.ppt
 

Similar to Benh hoc da lieu

Nhiễm trùng da thường gặp - 2019 - Đại học Y dược TPHCM
Nhiễm trùng da thường gặp - 2019 - Đại học Y dược TPHCMNhiễm trùng da thường gặp - 2019 - Đại học Y dược TPHCM
Nhiễm trùng da thường gặp - 2019 - Đại học Y dược TPHCMUpdate Y học
 
Bệnh ngoài da 22.6.2010
Bệnh ngoài da 22.6.2010Bệnh ngoài da 22.6.2010
Bệnh ngoài da 22.6.2010LE HAI TRIEU
 
NẤM DA - TS BS TRẦN NGỌC ÁNH.pptx
NẤM DA - TS BS TRẦN NGỌC ÁNH.pptxNẤM DA - TS BS TRẦN NGỌC ÁNH.pptx
NẤM DA - TS BS TRẦN NGỌC ÁNH.pptxDuy Phan
 
SOẠN VLGM BG.pptx
SOẠN VLGM BG.pptxSOẠN VLGM BG.pptx
SOẠN VLGM BG.pptxMai Chu
 
GIẢI PHẪU BỆNH MẮT TAI DA
GIẢI PHẪU BỆNH MẮT TAI DAGIẢI PHẪU BỆNH MẮT TAI DA
GIẢI PHẪU BỆNH MẮT TAI DASoM
 
File 5615dcb039846
File 5615dcb039846File 5615dcb039846
File 5615dcb039846Phi Phi
 
GIẢI PHẪU BỆNH MẮT TAI DA
GIẢI PHẪU BỆNH MẮT TAI DAGIẢI PHẪU BỆNH MẮT TAI DA
GIẢI PHẪU BỆNH MẮT TAI DASoM
 
GIẢI PHẪU BỆNH HỌC MẮT TAI DA
GIẢI PHẪU BỆNH HỌC MẮT TAI DAGIẢI PHẪU BỆNH HỌC MẮT TAI DA
GIẢI PHẪU BỆNH HỌC MẮT TAI DASoM
 
bệnh da mãn tính
bệnh da mãn tínhbệnh da mãn tính
bệnh da mãn tínhThanh Liem Vo
 
Bệnh thủy đậu - 2019 - Đại học Y dược TPHCM
Bệnh thủy đậu - 2019 - Đại học Y dược TPHCMBệnh thủy đậu - 2019 - Đại học Y dược TPHCM
Bệnh thủy đậu - 2019 - Đại học Y dược TPHCMUpdate Y học
 
Bệnh da mạn tính trong chăm sóc ban dau
Bệnh da mạn tính trong chăm sóc ban dauBệnh da mạn tính trong chăm sóc ban dau
Bệnh da mạn tính trong chăm sóc ban dauminhphuongpnt07
 
Vi Nấm
Vi NấmVi Nấm
Vi NấmMo Giac
 
Bệnh mắt hột
Bệnh mắt hộtBệnh mắt hột
Bệnh mắt hộtĐào Đức
 
Bài giảng bệnh chàm
Bài giảng bệnh chàmBài giảng bệnh chàm
Bài giảng bệnh chàmjackjohn45
 

Similar to Benh hoc da lieu (20)

Nhiễm trùng da thường gặp - 2019 - Đại học Y dược TPHCM
Nhiễm trùng da thường gặp - 2019 - Đại học Y dược TPHCMNhiễm trùng da thường gặp - 2019 - Đại học Y dược TPHCM
Nhiễm trùng da thường gặp - 2019 - Đại học Y dược TPHCM
 
Bệnh ngoài da 22.6.2010
Bệnh ngoài da 22.6.2010Bệnh ngoài da 22.6.2010
Bệnh ngoài da 22.6.2010
 
NẤM DA - TS BS TRẦN NGỌC ÁNH.pptx
NẤM DA - TS BS TRẦN NGỌC ÁNH.pptxNẤM DA - TS BS TRẦN NGỌC ÁNH.pptx
NẤM DA - TS BS TRẦN NGỌC ÁNH.pptx
 
3.Lupus.ppt
3.Lupus.ppt3.Lupus.ppt
3.Lupus.ppt
 
SOẠN VLGM BG.pptx
SOẠN VLGM BG.pptxSOẠN VLGM BG.pptx
SOẠN VLGM BG.pptx
 
GIẢI PHẪU BỆNH MẮT TAI DA
GIẢI PHẪU BỆNH MẮT TAI DAGIẢI PHẪU BỆNH MẮT TAI DA
GIẢI PHẪU BỆNH MẮT TAI DA
 
File 5615dcb039846
File 5615dcb039846File 5615dcb039846
File 5615dcb039846
 
GIẢI PHẪU BỆNH MẮT TAI DA
GIẢI PHẪU BỆNH MẮT TAI DAGIẢI PHẪU BỆNH MẮT TAI DA
GIẢI PHẪU BỆNH MẮT TAI DA
 
GIẢI PHẪU BỆNH HỌC MẮT TAI DA
GIẢI PHẪU BỆNH HỌC MẮT TAI DAGIẢI PHẪU BỆNH HỌC MẮT TAI DA
GIẢI PHẪU BỆNH HỌC MẮT TAI DA
 
ĐDTT+Y5.pdf
ĐDTT+Y5.pdfĐDTT+Y5.pdf
ĐDTT+Y5.pdf
 
Phat ban o tre em
Phat ban o tre emPhat ban o tre em
Phat ban o tre em
 
NHIEM+TRUNG+DA.ppt
NHIEM+TRUNG+DA.pptNHIEM+TRUNG+DA.ppt
NHIEM+TRUNG+DA.ppt
 
DA.pptx
DA.pptxDA.pptx
DA.pptx
 
bệnh da mãn tính
bệnh da mãn tínhbệnh da mãn tính
bệnh da mãn tính
 
Bệnh thủy đậu - 2019 - Đại học Y dược TPHCM
Bệnh thủy đậu - 2019 - Đại học Y dược TPHCMBệnh thủy đậu - 2019 - Đại học Y dược TPHCM
Bệnh thủy đậu - 2019 - Đại học Y dược TPHCM
 
Bệnh da mạn tính trong chăm sóc ban dau
Bệnh da mạn tính trong chăm sóc ban dauBệnh da mạn tính trong chăm sóc ban dau
Bệnh da mạn tính trong chăm sóc ban dau
 
Benh ghe
Benh gheBenh ghe
Benh ghe
 
Vi Nấm
Vi NấmVi Nấm
Vi Nấm
 
Bệnh mắt hột
Bệnh mắt hộtBệnh mắt hột
Bệnh mắt hột
 
Bài giảng bệnh chàm
Bài giảng bệnh chàmBài giảng bệnh chàm
Bài giảng bệnh chàm
 

More from Danh Lợi Huỳnh (20)

Dược Động Học Của Thuốc
Dược Động Học Của ThuốcDược Động Học Của Thuốc
Dược Động Học Của Thuốc
 
Đại Cương Về Hóa Dược - Dược Lý Học
Đại Cương Về Hóa Dược - Dược Lý HọcĐại Cương Về Hóa Dược - Dược Lý Học
Đại Cương Về Hóa Dược - Dược Lý Học
 
Phuong phap tao phuc
Phuong phap tao phucPhuong phap tao phuc
Phuong phap tao phuc
 
Phuong phap ket tua
Phuong phap ket tuaPhuong phap ket tua
Phuong phap ket tua
 
Phuong phap oxy hoa khu
Phuong phap oxy hoa khuPhuong phap oxy hoa khu
Phuong phap oxy hoa khu
 
Phuong phap acid base
Phuong phap acid basePhuong phap acid base
Phuong phap acid base
 
Phuong phap phan tich the tich
Phuong phap phan tich the tichPhuong phap phan tich the tich
Phuong phap phan tich the tich
 
Phuong phap khoi luong
Phuong phap khoi luongPhuong phap khoi luong
Phuong phap khoi luong
 
Can bang hoa hoc
Can bang hoa hocCan bang hoa hoc
Can bang hoa hoc
 
Dung dich va nong do
Dung dich va nong doDung dich va nong do
Dung dich va nong do
 
Xu ly so lieu thong ke
Xu ly so lieu thong keXu ly so lieu thong ke
Xu ly so lieu thong ke
 
Dai cuong hoa phan tich
Dai cuong hoa phan tichDai cuong hoa phan tich
Dai cuong hoa phan tich
 
Hóa Phân Tích Định Lượng
Hóa Phân Tích Định LượngHóa Phân Tích Định Lượng
Hóa Phân Tích Định Lượng
 
Hat
HatHat
Hat
 
Qua
QuaQua
Qua
 
Sinh san tv
Sinh san tvSinh san tv
Sinh san tv
 
Hoa
HoaHoa
Hoa
 
Lá Cây
Lá CâyLá Cây
Lá Cây
 
Rễ Cây
Rễ CâyRễ Cây
Rễ Cây
 
Thân Cây
Thân CâyThân Cây
Thân Cây
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 

Benh hoc da lieu

  • 1. TỔ CHỨC HỌC VÀ SINH LÝ HỌC CỦA DA 1
  • 2. TỔ CHỨC HỌC CỦA DA 2
  • 3. I. ĐẠI CƯƠNG ▪Da bao bọc hoàn toàn mặt ngoài cơ thể (trừ: niêm mạc mắt, mũi, miệng, hậu môn, cơ quan sinh dục) ▪Vai trò: bảo vệ, xúc giác ▪Da chiếm 15% trọng lượng ▪S da ở người lớn 1 – 1.5m2 ▪Cấu tạo thay đổi theo: tuổi, phái tính, nghề nghiệp,… 3
  • 4. ĐẠI CƯƠNG Cấu trúc da gồm 3 tầng: ▪Tầng ngoài cùng: Thượng bì ▪Tầng giữa: Bì ▪Tầng dưới: Hạ bì Lớp bì Lớp thượng bì 4 Thượng bì có nguồn gốc từ ngoại bì Bì và hạ bì có nguồn gốc từ trung mô.
  • 5. II. THƯỢNG BÌ ▪Là lớp tế bào không có mạch máu ▪Mỏng nhất ở mí mắt ▪Dày nhất ở lòng bàn tay, bàn chân ▪Cấu tạo gồm 4 lớp từ trong ra ngoài: Lớp đáy, gai, hạt, sừng 5
  • 6. THƯỢNG BÌ 1. LỚP ĐÁY ▪Còn gọi là lớp sinh sản ▪Gồm 1 hàng tế bào ▪Xen kẽ các tế bào đáy có hắc tố bào (tế bào sáng có tua). ▪Trung bình 10 tế bào đáy có 1 hắc tố bào Hắc tố bào 6
  • 7. 7
  • 8. THƯỢNG BÌ 1. LỚP ĐÁY Chức năng: ▪Sinh sản tế bào mới ▪Hắc tố bào sản xuất ra hắc tố (melanin) 8
  • 9. THƯỢNG BÌ 1. LỚP ĐÁY Yếu tố ảnh hưởng sự hình thành melanin: ▪ TKTV (ức chế tạo khi nó bị kích thích) ▪ Tia cực tím ▪ Chất hóa học => ↗ tạo melanin ▪ Vitamin C => ↘ tạo melanin ▪ Bức xạ ion 9
  • 10. BỨC XẠ • Về cơ bản là năng lượng được lan truyền dưới dạng sóng hoặc hạt •Có 2 loại: + Bức xạ không ion hóa (Non-Ionizing Radiation) + Bức xạ ion hóa (Ionizing Radiation) 10
  • 11. BỨC XẠ • Có 2 loại: + Bức xạ không ion hóa: ánh sáng nhìn thấy, tia hồng ngoại, vi sóng (lò vi ba), sóng radio, …=> vô hại + Bức xạ ion hóa: tia gamma, tia x, bức xạ từ nhà máy điện hạt nhân và từ vũ khí hạt nhân,… 11
  • 12. PHƠI NHIỄM BỨC XẠ ION HÓA •Mức độ thấp: không hại •Mức độ cao: gây hại + Gây ung thư + Biến nước/cơ thể => hydro peroxid (một chất oxy hóa rất độc) 12
  • 13. THƯỢNG BÌ 2. LỚP GAI ▪Còn gọi là lớp Malpighi ▪Là lớp dày nhất thượng bì ▪Các tế bào liên kết chặt nhờ cầu nối liên bào Lớp gai 13
  • 14. THƯỢNG BÌ 3. LỚP HẠT ▪ Có từ 2 – 4 lớp tế bào ▪ Tế bào chất chứa nhiều hạt kerato – hyalin màu tím đậm ▪ Là lớp cuối cùng còn nhân và cầu nối ▪ Không có niêm mạc Lớp hạt 14
  • 15. THƯỢNG BÌ 4. LỚP SỪNG ▪Là lớp ngoài cùng của thượng bì ▪Tiếp xúc với môi trường ▪Gồm những tế bào không nhân ▪Có hiện tượng bong tróc liên tục. Lớp sừng 15
  • 16. III. BÌ ▪ Nằm giữa thượng bì và mô mỡ dưới da ▪ Tiếp giáp thượng bì là màng đáy ▪ Cấu tạo gồm: Mô bì, Mạch máu, Mạch bạch huyết và Thần kinh BÌ 16
  • 17. BÌ 1. MÔ BÌ Bì cấu tạo gồm 3 phần: ▪Sợi: sợi keo, sợi đàn hồi, sợi lưới ▪Chất căn bản: trong suốt, nằm giữa các tế bào ▪Tế bào: Tế bào sợi → lên sẹo Mô bào → bảo vệ cơ thể Dưỡng bào (tế bào mast) 17
  • 18. BÌ 2. MẠCH MÁU ▪Gồm: động mạch nhỏ, tĩnh mạch nhỏ và mao mạch ▪Xếp thành 2 hệ thống: hệ thống nông ở nhú bì, hệ thống sâu gần hạ bì. ▪Mạch máu phân bố nhiều ở: vùng mặt, môi, gan bàn tay, da vùng sinh dục và quanh hậu môn. 18
  • 19. BÌ 3. MẠCH BẠCH HUYẾT VÀ THẦN KINH ▪Mạch BH: có 2 hệ thống nông, sâu ▪TK: phân bố TK bởi TK não tủy hơn là thực vật - TK cảm giác: sờ, áp, đau, nhiệt, ngứa,…. - TK giao cảm: điều khiển mạch máu, cơ nang lông, tuyến mồ hôi 19
  • 20. 4. CÁC PHẦN PHỤ CỦA THƯỢNG BÌ ▪ Tuyến mồ hôi ▪ Tuyến bã ▪ Lông, tóc, móng 20
  • 21. IV. HẠ BÌ ▪Nằm giữa trung bì và cân hoặc màng xương. ▪Là tổ chức đặc biệt, hóa thành mô mỡ 21
  • 22. 22
  • 23. SINH LÝ HỌC CỦA DA 23
  • 24. ĐẠI CƯƠNG CHE CHỞ CHỨC NĂNG CỦA DA ĐIỀU HÒA THÂN NHIỆT HẤP THU NHẬN CẢM GIÁC CHUYỂN HÓA BÀI TIẾT 24
  • 25. 1. CHE CHỞ Chống VK, tác nhân cơ học, vật lý, hóa học do: ▪ Bền chắc: nhiều sợi đàn hồi, mỡ dưới da. ▪ Mang điện tích âm ▪ Melanin ngăn tia cực tím ▪ Trung hòa hay giảm các chất độc hay vi khuẩn ▪ Màng nhũ tương: tránh tác động của nhiệt độ môi trường 25
  • 26. 2. ĐIỀU HÒA THÂN NHIỆT ▪ Là chức năng chủ yếu ▪ Thông qua cơ chế tiết mồ hôi ▪ Lớp sừng có khả năng cách nhiệt ▪Khi kích thích cực độ, da có thể tiết 2 lít/h. ▪Bài tiết mồ hôi phụ thuộc: tuổi, giới, khí hậu, thói quen ăn mặc,… 26
  • 27. 3. HẤP THU ▪Da không thấm nước do có màng nhũ tương bảo vệ ▪Thuốc tan/nước, không bốc hơi không hấp thu qua da ▪Chất tan/cồn: eosin, tím gentian, Iode hấp thu qua da ▪Thuốc dễ bay hơi: Iode, thủy ngân, methyl salicylate (NSAID), salicylic acid dễ hấp thu qua da. 27
  • 28. 4. BÀI TIẾT ▪Tuyến mồ hôi: mồ hôi làm da mềm mại, giữ cân bằng lớp nước mỡ (màng nhũ tương) trên da, diệt VK và chống nấm nhờ pH acid của mồ hôi. ▪Tuyến bã: chất bã làm da không thấm nước, ngăn bốc hơi nước, làm da mềm mại, chống nhiễm khuẩn, chống nấm. 28
  • 29. 5. CHUYỂN HÓA ▪Giữ 9% nước của cơ thể ▪Là nơi chứa nhiều muối của cơ thể ▪Khi tiêm NaCl ưu trương, da giữ 50% lượng muối ▪Chuyển hóa đạm, đường, mỡ ▪Tổng hợp men: amylase, lipase, men oxy hóa, acid béo và vitamin D ▪Một số Vitamin thấy ở da: PP, B6, C, A, pathotenic acid (B5) 29
  • 30. 6. THU NHẬN CẢM GIÁC ▪Cảm giác: sờ, nhiệt độ, đau, ngứa ▪Vùng nhạy cảm: Vú, ngực, bụng, mũi, tai ▪Khi da bị tổn thương: cảm giác nóng lạnh tồn tại lâu nhất, phục hồi sớm nhất ▪Các điểm thu nhận cảm giác đau phát triển nhiều hơn các điểm khác ▪Chức năng cảm giác ảnh hưởng bởi pH của da 30
  • 31. KẾT LUẬN - Da bảo vệ cơ thể, đáp ứng với mọi thay đổi bên ngoài. - Da nhạy cảm với sự thay đổi của các cơ quan bên trong. → Da là một tấm gương phản ảnh thay đổi của nội tạng. 31
  • 32. NHIỄM TRÙNG DA DO VI TRÙNG THƯỜNG 122/10/2019 NHIỂM TRÙNG DA
  • 33. ĐẠI CƯƠNG ❖Nhiễm trùng da có thể nguyên phát, hay thứ phát ❖Có thể gây tổn thương nông, sâu, khu trú ❖Viêm da mủ, thường cao nhất mùa hè ❖Tác nhân gây bệnh: thường gặp liên cầu khuẩn, 50% trường hợp kết hợp liên cầu và tụ cầu. 222/10/2019 NHIỂM TRÙNG DA Staphylococus aureus Streptococcus pyogens
  • 34. BỆNH NHIỄM TRÙNG NGOÀI NANG LÔNG 322/10/2019 NHIỂM TRÙNG DA
  • 35. CHỐC LÂY Đại cương: ❖Là bệnh da tự tiêm nhiễm. ❖Không miễn dịch, rất lây. ❖Thường gặp ở trẻ em - thiếu vệ sinh, thiếu dinh dưỡng. 422/10/2019 NHIỂM TRÙNG DA Thương tổn căn bản: ❖Mụn nước có quầng viêm đỏ chung quanh ❖Mụn nước → mụn mủ → bể và khô → mài vàng mật ong với viền mủ đặc trưng. ❖Các thương tổn phân bố thành hình đa cung rất đặc trưng.
  • 36. CHỐC LÂY Vị trí: ❖Thường gặp vùng da hở. Nguyên nhân: ❖Staphylococus aureus chiếm 60 – 70%, ❖Streptococcus pyogens hay kết hợp cả hai. 522/10/2019 NHIỂM TRÙNG DA Chẩn đoán: ❖Dựa vào thương tổn căn bản: mụn nước, bóng nước đóng mài vàng mật ong ❖Diễn tiến nhanh ở trẻ em.
  • 37. CHỐC LÂY Phân biệt: ❖Chàm: mụn nước trên nền hồng ban, ngứa, giới hạn rõ, không tẩm nhuận, rỉ nước, đóng mài. ❖Thủy đậu: mụn nước trong, lõm ở giữa, thương tổn nhiều lứa tuổi khác nhau. 622/10/2019 NHIỂM TRÙNG DA Biến chứng: ❖Viêm cầu thận cấp: do liên cầu khuẩn, xảy ra sau 3 tuần ❖Hội chứng da bỏng do nhiễm tụ cầu: do tụ cầu khuẩn, ở trẻ sơ sinh, xảy ra sau 3 ngày bị nhiễm trùng cục bộ
  • 38. CHỐC LÂY Điều trị cục bộ: ❖Ngâm rửa bằng thuốc tím pha loãng ❖Khi mài mềm, gỡ ra, rửa sạch mủ, lau khô chấm dung dịch Milian, Eosin hay Castellani. ❖Dùng kháng sinh dạng mỡ: Fucidin® (acid fusidique), Bactroban® ( mupirocin ), ... 722/10/2019 NHIỂM TRÙNG DA Điều trị toàn thân: ❖Kháng sinh: nhóm Macrolides ( Erythromycin, Azithromycin, ...), nhóm cephalosporin. ❖Điều trị kéo dài 7 – 10 ngày.
  • 39. CHỐC BÓNG NƯỚC ❖Còn gọi là chốc tụ cầu ❖Gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ còn bú ❖Bệnh có thể lây thành dịch, nhất là trong các nhà trẻ ❖Biểu hiện: nhiều bóng nước chùng, tạo thành những vết trợt nông hình đa cung. ❖Tác nhân gây bệnh: tụ cầu nhóm I hay nhóm II type 71. ❖Điều trị: như chốc lây. 822/10/2019 NHIỂM TRÙNG DA
  • 40. VIÊM KẼ ❖Thường gặp mùa nóng ẩm, cơ địa béo phì, trẻ còn bú. ❖Hồng ban giới hạn tương đối rõ, nứt lở, rỉ dịch mủ. Kèm theo rác bỏng và ngứa ❖Có thể gây chàm hóa. ❖Vị trí: các nếp da dính vào nhau, vùng sau tai, nếp cổ, .... ❖Nguyên nhân: Liên cầu, tụ cầu. Pseudomonas hoặc Corynebacteria 922/10/2019 NHIỂM TRÙNG DA
  • 41. BỆNH NHIỄM TRÙNG NANG LÔNG 1022/10/2019 NHIỂM TRÙNG DA
  • 42. VIÊM NANG LÔNG Lâm sàng: ❖Mụn mủ, sẩn, sẩn mụn mủ ở nang lông, chung quanh có quần viêm đỏ,có thể thấy sợi lông xuyên qua. ❖Vị trí thường gặp: da đầu, mặt, nách, vùng mu, mặt duỗi tứ chi, nhưng bất cứ vùng lông nào cũng có thể bị. ❖Bệnh thường ngứa (nhất là vùng đầu, mặt ) và hay tái phát. 1122/10/2019 NHIỂM TRÙNG DA
  • 43. VIÊM NANG LÔNG Nguyên nhân: Thường do tụ cầu vàng. Điều trị: Nếu có biến chứng chàm hóa thì điều trị chàm trước. 1222/10/2019 NHIỂM TRÙNG DA
  • 44. VIÊM NANG LÔNG Điều trị tại chỗ: ❖Thoa kháng sinh mỡ Fucidin® (acid fusidique), Bactroban®( mupirocin ),... ❖Ở da đầu, mặt, nách có thể thoa dung dịch lưu huỳnh 5%. 1322/10/2019 NHIỂM TRÙNG DA Điều trị toàn thân: ❖Kháng sinh nhóm Macrolides, Bactrim. ❖Kháng histamin giảm ngứa, giảm tiết dịch ❖Bổ sung sinh tố C, B...
  • 45. NHỌT Lâm sàng: ❖Nhọt: viêm sâu quanh nang lông, cục sưng cứng, đau, sờ nóng → nung mủ với ngòi màu vàng và hoại tử trung tâm. ❖Nhọt cụm: gồm nhiều nhọt tập hợp mủ bên dưới nhưng các ngòi riêng lẻ. ❖Nhọt tái phát: cơ địa đái tháo đường, suy giảm miễn dịch. 1422/10/2019 NHIỂM TRÙNG DA
  • 46. NHỌT Vị trí: ❖Thường ở da đầu, mặt, cổ, mông. ❖Nhọt cụm thường gáy và lưng. ❖Nhọt ở mũi, môi trên gây tắc nghẽn xoang, viêm màng não 1522/10/2019 NHIỂM TRÙNG DA
  • 47. NHỌT Nguyên nhân: ❖Thường do tụ cầu vàng. Yếu tố thuận lợi: ❖Chấn thương ❖Nghiện rượu ❖ Suy giảm miễn dịch ❖ Đái tháo đường. ❖ Suy dinh dưỡng. 1622/10/2019 NHIỂM TRÙNG DA
  • 48. NHỌT Điều trị tại chỗ: ❖Đắp gạc ướt ấm hoặc ngâm thuốc tím pha loãng với nước ấm. ❖Thoa mỡ kháng sinh Fucidin®( acid fusidique ),Bactroban®( mupirocin ),... ❖Không được nặn, rạch sớm. Rạch hay dẫn lưu khi mủ đã khu trú. Toàn thân: ❖Kháng sinh: Erythromycin, cefpodoxim,... 1722/10/2019 NHIỂM TRÙNG DA
  • 49. VIÊM MÔ TẾ BÀO ❖Là quá trình viêm nung mủ mô dưới da. ❖Biểu hiện: Hồng ban và đau, hồng ban lan ra, sưng phù, trở nên thâm nhiễm ấn lõm. Vùng trung tâm có thể thành cục và hoại tử. Sốt, lạnh run, khó chịu và hạch có thể gặp. 1822/10/2019 NHIỂM TRÙNG DA
  • 50. VIÊM MÔ TẾ BÀO ❖Nguyên nhân: Staphylococus aureus, Streptococcus pyogens, chấn thương là một yếu tố thuận lợi. 1922/10/2019 NHIỂM TRÙNG DA
  • 51. VIÊM MÔ TẾ BÀO Điều trị tại chỗ: ❖Đắp gạc ướt ấm hoặc ngâm thuốc tím pha loãng với nước ấm. ❖Nếu có áp xe thì rạch, dẫn lưu. Toàn thân: ❖Kháng sinh: docloxacillin, cephalexin, cefpodoxim... 2022/10/2019 NHIỂM TRÙNG DA
  • 53. ĐẠI CƯƠNG ❖Là bệnh lây. ❖Phổ biến nhất ở Việt nam, chiếm 3.9% điều trị tại BV da liễu TP. HCM ❖Thường gặp trẻ em và phụ nữ ❖Do Sarcoptes scabiei (cái ghẻ)gây ra ❖WHO: là bệnh lây qua đường tình dục. 22/10/2019 BỆNH GHẺ 2
  • 54. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁI GHẺ ❖Con đực chết sau khi di giống ❖Sống bằng cách đào hầm dưới da (giữa lớp sừng và lớp hạt) ❖Sống # 30 ngày, đẻ trứng sau vài giờ đào hầm ❖Trứng thành ấu trùng trong vòng 10 ngày ❖Hoạt động về đêm, chết khi ra bên ngoài 3 – 4 ngày ❖Lây chủ yếu người qua người. ❖Tập trung thường ở bàn tay, cổ tay. 322/10/2019 BỆNH GHẺ
  • 55. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG Ủ BỆNH: Trung bình: 2 – 8 ngày Triệu chứng cơ năng: ngứa ❖Ngứa nhiều về đêm ❖Ngứa vùng da non nhiều ❖Xung quanh có nhiều người bị ngứa ❖Mức độ ngứa tùy theo mỗi người 22/10/2019 BỆNH GHẺ 4
  • 56. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG Triệu chứng thực thể: 3 loại Có giá trị chẩn đoán: Rãnh ghẻ: cái ghẻ đào hầm, đi tiêu ngay trên da nên có màu nâu, dài vài mm, hơi cộm, mụn nước là nơi cái ghẻ ở 22/10/2019 BỆNH GHẺ 5
  • 57. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG Giúp chẩn đoán: ❖Mụn nước: nằm rải rác, trắng đục, vùng da non. ❖Sẩn cục hay sẩn mụn nước: Đặc hiệu hơn mụn nước, gặp ở nách, bìu giúp chẩn đoán. 22/10/2019 BỆNH GHẺ 6 Không đặc hiệu nhưng thường gặp ❖Dấu gãi ❖Vết chàm hóa
  • 58. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG VỊ TRÍ SANG THƯƠNG ❖Sang thương ở khắp người trừ mặt ❖Thường gặp ở vùng da non: kẻ ngón tay, mặt trước cổ tay, quanh rốn, nếp dưới rốn, đầu vú, da đùi, da bộ phận sinh dục, nách... DỊCH TỄ HỌC ❖Có nhiều người xung quanh cùng bệnh. 722/10/2019 BỆNH GHẺ
  • 59. CHẨN ĐOÁN CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH ❖Tìm thấy cái ghẻ ở sang thương, nhưng ít làm CÁC KỸ THUẬT XN TÌM CÁI GHẺ ❖Cạo da ❖Dùng kim tách cái ghẻ ❖Sinh thiết thượng bì 822/10/2019 BỆNH GHẺ
  • 60. CHẨN ĐOÁN CHẨN ĐOÁN PHỎNG ĐỊNH: Khả năng đúng > 90%: ❖Tính chất sang thương da: rãnh ghẻ, sẩn ngứa, mụn nước ❖Vị trí sang thương: không ở mặt, có vùng da non. ❖Ngứa: nhiều về đêm ❖Xung quanh có nhiều người bị bệnh ghẻ. 922/10/2019 BỆNH GHẺ
  • 61. ĐIỀU TRỊ NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ: 1. Chẩn đoán sớm, điều trị thích hợp, tránh biến chứng. 2. Điều trị cho người tiếp xúc mắc bệnh. 3. Vệ sinh quần áo cá nhân tránh lây lan cho cộng đồng, tái nhiễm. 4. Bôi thuốc đúng cách. 1022/10/2019 BỆNH GHẺ
  • 62. ĐIỀU TRỊ THUỐC: ❖Chủ yếu là thuốc bôi ❖Không dùng Corticoides ❖Thuốc uống : ghẻ nặng không dùng được thuốc sớm ❖Giảm ngứa: kháng Histamin H1 thường uống buổi tối. 1122/10/2019 BỆNH GHẺ
  • 63. ĐIỀU TRỊ CÁCH BÔI THUỐC GHẺ ❖Tắm với nước tím pha loãng (1/4.000 – 1/10.000), ấm ❖Bôi xà phòng toàn thân chú ý nếp gấp, rửa sạch với nước tím loãng ấm ❖Thoa thuốc đặc trị toàn thân trừ đầu 1 lần/ ngày vào buổi tối, mặc quần áo sạch và 24h sau tắm lại ❖Sau 3 – 5 ngày điều trị, không nổi sang thương, ngứa tồn tại sau 2 tuần. 22/10/2019 BỆNH GHẺ 12
  • 64. ĐIỀU TRỊ DIỆT NGUỒN LÂY: ❖Quần áo nên giặc sau 1 tuần: vì cái ghẻ chết sau khi ra ngoài môi trường. ❖Quần áo nên đun sôi: 80 – 90o C trong 5 phút: vì cái ghẻ chết ở 60oC. ❖Điều trị cho cả người xung quanh bị ngứa. 1322/10/2019 BỆNH GHẺ
  • 65. PHÒNG BỆNH 1. Vệ sinh hàng ngày với xà phòng ở kẻ tay, các nếp. 2. Khi có người nhà bị ngứa vào ban đêm nên kiểm tra ghẻ 3. Tránh tiếp xúc với người bị ghẻ. 4. Nếu đã bị ghẻ nên tránh tiếp xúc người xung quanh, tránh lây cho cộng dồng. 5. Nếu có biến chứng phải trị bệnh chuyên khoa 6. Khi hết biến chứng mới nên trị ghẻ. 1422/10/2019 BỆNH GHẺ
  • 67. ĐẠI CƯƠNG ❖Mày đay là một bệnh phổ biến. Gặp ở mọi lứa tuổi. ❖Tỉ lệ mắc bệnh ở nước ta khoảng 10 – 15%. ❖Bệnh do nhiều nguyên nhân gây nên có khi dễ dàng nhận biết nhưng đa số rất khó tìm. ❖Mày đay mạn tính chủ yếu xảy ra ở người lớn, gặp ở nữ nhiều hơn nam ( nữ gấp 2 lần nam ). ❖Mày đay mạn tính có xu hướng diễn biến lui bệnh, hay tái phát thường nặng hơn về đêm. 10/22/2019 MÀY DAY 2
  • 68. CƠ CHẾ SINH BỆNH ❖Histamin đóng vai trò chủ yếu. ❖Histamin có nguồn gốc từ thức ăn. ❖Được sản xuất, tích lũy và giải phóng từ Tế bào vón. Bạch cầu đa nhân ưa kiềm... ❖Các chất trung gian gây dãn mạch và phù gồm: Prostaglandin, Leucotrien C, D, E. → điều trị chủ yếu dùng kháng Histamin và loại bỏ nguyên nhân. 10/22/2019 MÀY DAY 3
  • 69. NGUYÊN NHÂN DO THỨC ĂN: ❖Là nguyên nhân thường gặp. 10/22/2019 MÀY DAY 4
  • 71. NGUYÊN NHÂN 10/22/2019 MÀY DAY 6 VI TRÙNG VIRUS
  • 72. NGUYÊN NHÂN DO KÝ SINH TRÙNG ❖Mày đay thường kéo dài. 10/22/2019 MÀY DAY 7 GIUN LƯƠN GIUN KIM GIUN ĐŨA
  • 74. NGUYÊN NHÂN DO YẾU TỐ VẬT LÝ ❖Mày đay xuất hiện do lạnh, do nóng, do chấn thương. DO BỆNH ÁC TÍNH ❖Mày đay có thể phối hợp với bệnh ung thư, Hodgkin. DO TÁC NHÂN TÂM LÝ – SINH LÝ ❖Chấn động tâm lý mạnh, gắng sức, xúc động có thể xuất hiện mày đay. 10/22/2019 MÀY DAY 9
  • 75. LÂM SÀNG THƯƠNG TỔN CĂN BẢN ❖Sẩn phù nổi gờ trên da, kích thước thay đổi từ vài mm đến 10 – 20cm hoặc lớn hơn. ❖Thương tổn có thể một vùng hay lan tỏa toàn bộ cơ thể. ❖Triệu chứng ngứa thường hằng định, có thể có cảm giác tê hoặc như kiến bò. 10/22/2019 MÀY DAY 10
  • 76. 10/22/2019 MÀY DAY 11 SẨN PHÙ
  • 77. LÂM SÀNG DIỄN TIẾN ❖Các thương tổn xuất hiện đột ngột, tồn tại vài phút hay vài giờ rối biến mất không để lại dấu vết. ❖Thường gặp ở thân mình, mông, ngực, lòng bàn tay, lòng bàn chân. ❖Các triệu chứng khác có thế gặp: hắt hơi, suyễn, đau bụng. ❖Phù thanh quản gây thở khò khè gặp khi mày đay nặng gây ảnh hưởng đến tính mạng, cần phải điều trị khẩn cấp. 10/22/2019 MÀY DAY 12
  • 78. PHÂN LOẠI Theo diễn tiến mày đay được chia thành: MÀY ĐAY CẤP ❖Diễn tiến nhanh ❖Xuất hiện trong vài giờ, vài ngày sau đó biến mất. MÀY ĐAY MẠN ❖Mày đay kéo dài trên 6 tuần. ❖Nguyên nhân thường phức tạp 10/22/2019 MÀY DAY 13
  • 79. CHẨN ĐOÁN CHẦN ĐOÁN XÁC ĐỊNH ❖Sẩn phù ❖Ngứa ❖Các triệu chứng xuất hiện và biến mất đột ngột trong vài phút, vài giờ không để lại dấu vết. 10/22/2019 MÀY DAY 14 CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT ❖Hồng ban nút ❖Lupus ban đỏ cấp ❖Hội chứng Henoch – Schoenlein.
  • 80. ĐIỀU TRỊ MÀY ĐAY CẤP ❖Cần loại trừ yếu tố nguyên nhân nếu có. Điều trị tại chỗ ❖Chống ngứa bằng đắp methol, giấm phenol 1 – 2% ❖Kháng Histamin tại chổ ít gây hiệu quả, dễ gây nhạy cảm. Điều trị toàn thân ❖Kháng Histamin H1 ❖Corticoide chỉ sử dụng trong cơn nặng. 10/22/2019 MÀY DAY 15
  • 81. ĐIỀU TRỊ MÀY ĐAY MẠN HAY TÁI PHÁT ❖Điều trị thường khó khăn vì do nhiều nguyên nhân phối hợp ❖Dùng thuốc kéo dài ít nhất 3 tháng, sau đó ngưng thuốc từ từ ❖Trong tất cả các trường hợp cần tránh rượu, các thức ăn có màu, các thức ăn lên men. 10/22/2019 MÀY DAY 16
  • 82. BỆNH VI NẤM 22/10/2019 BỆNH VI NẤM 1
  • 83. ĐẠI CƯƠNG Nấm da là bệnh lý thường gặp Do vi nấm sợi tơ gây ra: ❖Ephidermophyton. ❖Microsporum. ❖Trichophyton. Chúng tấn công vào chất keratin của da, lông, tóc, móng ở người. 22/10/2019 BỆNH VI NẤM 2
  • 84. 22/10/2019 BỆNH VI NẤM 3 Microsporum Canis Epidermophyton Trichophyton Species
  • 85. ĐẠI CƯƠNG Đường lây: ❖Người qua người (Trichophyton rubrum, T. interdigitale ). ❖Lây từ súc vật qua người ( Microsporum canis ) ❖Từ đất qua người ít gặp. Tuổi: trẻ con hay bị nấm da đầu, người trẻ hay bị viêm kẽ. Yếu tố thuận lợi: ❖Người bị suy giảm miễn dịch ❖Suy giảm miễn dịch tại chỗ 22/10/2019 BỆNH VI NẤM 4
  • 86. DỊCH TỄ HỌC Các loại nấm thường gây bệnh: 22/10/2019 BỆNH VI NẤM 5 Nấm gây bệnh Tóc Lông Móng Da Microsporum + + - + Trichophyton + + + + Ephidermophyton - - + +
  • 87. NẤM CHÂN NGUYÊN NHÂN ❖Ephidermophyton, ❖Trichophyton ❖Đôi khi do Microsporum. 22/10/2019 BỆNH VI NẤM 6 YẾU TỐ THUẬN LỢI ❖Bàn chân ẩm ướt. ❖Sự lưu thông máu ở chi trì trệ. ❖Đi giày kín không thay vớ thường xuyên.
  • 88. NẤM CHÂN ● Thể tróc vẩy khô: ❖Ở lòng bàn chân, gót chân và cạnh bàn chân ❖Những mảng da dày màu đỏ, trên phủ vẩy mịn, nhỏ ● Thể mụn nước: ❖Ở rìa các ngón chân, lòng bàn chân ❖Mụn nước sâu tập trung thành đám. 22/10/2019 BỆNH VI NẤM 7
  • 89. NẤM CHÂN ● Thể viêm kẽ: ❖Thường kẽ hẹp ( ngón 3, ngón 4 ) ❖Da kẽ chân mủn trắng, dưới lớp da mủn là nền đỏ ướt. ❖Có khi có vết nứt kẽ chân. 22/10/2019 BỆNH VI NẤM 8
  • 90. NẤM CHÂN CHẨN ĐOÁN ❖Các vị trí bị nấm có thể lầm với chàm, vẩy nến,... ❖Chẩn đoán xác định: cạo tìm nấm trực tiếp tại thương tổn. 22/10/2019 BỆNH VI NẤM 9
  • 91. NẤM CHÂN ĐIỀU TRỊ ● Nếu có bội nhiễm ❖Uống kháng sinh: Tetracyline 1g/ngày x 7 ngày hay Erythromycine 1g/ngày x 7 ngày,... ❖Thoa Milian, Eosine 2% khi bội nhiễm ❖Thoa kháng nấm: Actinomycose, kem mỡ Griseofulvine. 22/10/2019 BỆNH VI NẤM 10
  • 92. NẤM CHÂN ĐIỀU TRỊ ❖Sau khi hết sang thương trên lâm sàng (hết sang thương da, cạo tìm nấm âm tính) => tiếp tục thoa thuốc tối thiểu 1 tuần. ● Nếu nhiều sang thương ❖Uống Griseofulvine 1g/ngày (người lớn) uống sau bữa ăn trong 1 tháng. 22/10/2019 BỆNH VI NẤM 11
  • 93. NẤM CHÂN TIẾN TRIỂN ❖Dai dẳng hay tái phát ❖Tái nhiễm do bệnh nhân tiếp xúc lại với vật dụng, nền nhà, cát bị nhiễm. PHÒNG NGỪA ❖Giữ chân khô ráo, thay vớ mỗi ngày, vớ phải được giặt, luột. ❖Tránh đi chân đất. 22/10/2019 BỆNH VI NẤM 12
  • 94. NẤM BẸN NGUYÊN NHÂN ❖ Ephidermophyton ❖Trichophyton 22/10/2019 BỆNH VI NẤM 13
  • 95. NẤM BẸN TRIỆU CHỨNG ❖Các đốm tròn, đa cung giới hạn rõ, teo da. ❖Có tiến triển ly tâm: Rìa có mụn nước, trung tâm không hay ít bóng nước hơn. ❖Ngứa nhiều khi ra mồ hôi nhiều. ❖Bắt đầu từ một bên bẹn, nấm lang sang bên kia, lên xương mu, ra kẽ mông, thắt lưng.... 22/10/2019 BỆNH VI NẤM 14
  • 96. NẤM BẸN Chẩn đoán ❖Dựa vào lâm sàng ❖Cạo tìm nấm trực tiếp ở rìa sang thương. ĐIỀU TRỊ ❖Bôi thuốc kháng nấm ❖Trường hợp nhiều phải uống thuốc kháng nấm. PHÒNG BỆNH ❖Không tắm giặt, dùng chung đồ tắm, quần áo lót với người bệnh. ❖Ủi mặt trái quần áo. 22/10/2019 BỆNH VI NẤM 15
  • 97. NẤM THÂN ( HẮC LÀO ) Nấm gây bệnh ở vùng da không có lông tóc rậm. NGUYÊN NHÂN ❖Do Trichophyton. ❖Do Microsporum 22/10/2019 BỆNH VI NẤM 16
  • 98. NẤM THÂN ( HẮC LÀO ) LÂM SÀNG ❖Hồng ban giới hạn rõ hình bầu dục, đa cung, có bóng nước ở rìa, trung tâm lành, teo da. ❖Ranh giới rõ rệt có bờ viền, trên bờ viền có những mụn nước nhỏ. 22/10/2019 BỆNH VI NẤM 17
  • 99. NẤM THÂN ( HẮC LÀO ) CHẨN ĐOÁN ❖Dựa vào lâm sàng ❖Cạo tìm nấm trực tiếp ở rìa sang thương 22/10/2019 BỆNH VI NẤM 18 PHÂN BIỆT ❖Phong củ: không ngứa ❖Vẩy phấn hồng ❖Chàm tiếp xúc
  • 100. NẤM THÂN ( HẮC LÀO ) ĐIỀU TRỊ ❖Bôi thuốc kháng nấm ❖Trường hợp nhiều phải uống thuốc kháng nấm. PHÒNG NGỪA ❖Không mặc chung quần áo. ❖Ủi mặt trái quần áo để tránh tái phát. 22/10/2019 BỆNH VI NẤM 19
  • 101. NẤM MÓNG NGUYÊN NHÂN ❖Thường do Trichophyton gây ra LÂM SÀNG ❖Bắt đầu từ bờ tự do hay hai cạnh bên móng. ❖Móng mất bóng, dòn, dày lên và có màu bẩn, dưới móng có nhiều bột vụng, có thể có viêm quanh móng. 22/10/2019 BỆNH VI NẤM 20
  • 102. NẤM MÓNG XÉT NGHIỆM ❖Cạo bột vụng dưới móng, cho lên lam, nhỏ 1 – 2 giọt KOH 10 – 20%, soi tươi dưới kính hiển vi thấy sợi tơ nấm. ❖Để định loại chủng nấm phải nuôi cấy trên môi trường Sabouraud. 22/10/2019 BỆNH VI NẤM 21 CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT Vẩy nến móng: ❖Kèm tổn thương trên da. ❖Xét nghiệm không tìm thấy nấm. Loạn dưỡng móng: ❖Dày móng,móng vuốt, bóc tách móng.
  • 103. NẤM MÓNG ĐIỀU TRỊ Tổn thương nhẹ: ❖Ngâm móng, cạo phần móng bệnh, chấm cồn Iod 10%, BSI 3%, kem chống nấm ❖Kết hợp uống kháng nấm Griseofulvine, Nizoral. Tổn thương toàn bộ móng: ❖Bóc móng kết hợp uống kháng nấm. 22/10/2019 BỆNH VI NẤM 22
  • 104. BỆNH LANG BEN NGUYÊN NHÂN Do vi nấm Pityrosporum orbiculaire gây ra Các yếu tố thuận lợi cho sự gây bệnh: ❖Lượng Cortisone trong người tăng cao ❖Điều trị corticoide lâu ngày ❖Tăng độ ẩm bề mặt da, tiết chất bã nhờn nhiều. 22/10/2019 BỆNH VI NẤM 23
  • 105. BỆNH LANG BEN LÂM SÀNG ❖Sang thương cơ bản ở vùng không phơi ra ánh sáng: dát màu cà phê sữa, vàng nhạt, nâu, đỏ, đen... vì thế có tên bệnh vẩy phấn nhiều màu. ❖Trên bề mặt dát có vẩy. Hình thể và kích thước của dát biến thiên từ nhỏ lấm tấm đến những mãng lớn có bờ quanh co như bản đồ. 22/10/2019 BỆNH VI NẤM 24
  • 106. BỆNH LANG BEN LÂM SÀNG ❖Vị trí: cổ, ngực, mạn sườn, phía trong cánh tay. Có thể lan rộng lan ra bụng, lưng, mặt, phía trong đùi. ❖Bình thường ít hay không ngứa. Khi mồ hôi ra gây ngứa nhiều. ❖Bệnh dai dẳng dễ tái phát. 22/10/2019 BỆNH VI NẤM 25
  • 107. BỆNH LANG BEN CHẨN ĐOÁN ❖Dựa vào lâm sàng ❖Cận lâm sàng: cạo vẩy, nhỏ KOH, soi kính hiển vi tìm thấy nấm. 22/10/2019 BỆNH VI NẤM 26 CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT Bạch biến: ❖Dát trắng, không vẩy, tăng sắc tố xung quanh. Phong bất định: ❖Không vẩy, không ngứa, không tìm thấy nấm.
  • 108. BỆNH LANG BEN ĐIỀU TRỊ ❖Bôi da bằng dung dịch BSI 1- 2%, ASA 1 – 2% kéo dài 2 – 3 tuần. ❖Tắm xà phòng Sastis, Nizoral ❖Bôi kem Lamisil (terbinafine), nizoral. ❖Uống thuốc kháng nấm Nizoral,... 22/10/2019 BỆNH VI NẤM 27
  • 109. Trời nắng nóng, phòng chống tia UV thế nào? 16/02/2019 06:28 GMT+7 TTO - Sài Gòn nói riêng và Nam Bộ nói chung đang trong những ngày nắng gắt. Bạn cần chuẩn bị gì để chống lại tia UV nguy hại? • Nam Bộ xuất hiện nắng nóng, đề phòng bệnh da, mắt do tia UV • Hà Nội mùa đông sao lại nắng nóng giộp da? • Chúng ta có bị cháy nắng vào mùa đông? Các loại tia UV có có thể tác động đến da - Ảnh: New Scientist Không chỉ khi trời nắng, tia UV (tia cực tím, tia tử ngoại) luôn có mặt ở các thời điểm trong ngày: sáng, chiều, tối, thậm chí khi nhiều mây, hay có mưa. Tuy nhiên, cường độ mạnh nhất của loại tia này từ 10-15h mỗi ngày.
  • 110. Theo trang CNN, tia UV có 3 loại: A, B, C, trong đó bức xạ có bước sóng từ 315-380nm thuộc loại A, bức xạ có bước sóng 280-315nm thuộc loại B, bức xạ từ 100-280nm thuộc loại C. Tia UV loại A có thể xuyên qua mây mù, không khí, gây lão hóa da, trong khi đó tia loại B có thể gây say nắng, tổn thương hoặc làm đen da. Thông thường, con người tiếp xúc phần lớn với tia loại A (khoảng 90%), tiếp đó là tia loại B (khoảng 10%). Nguy hiểm nhất là tia UV loại C có thể gây ung thư da, tuy nhiên tầng ozon đã chặn lại trước khi chúng vào khí quyển Trái đất. Dưới đây là một số biện pháp giúp hạn chế ảnh hưởng của tia UV: Mặc trang phục chống nắng Những chiếc nón rộng vành sẽ che chắn cho bạn khi đi ra ngoài trời nắng - Ảnh: Alamy Trước hết, cần đội nón có vành rộng hơn 2,5cm và có khả năng phủ được 2/3 khuôn mặt. Trong trường hợp đi bộ, có thể che dù để hạn chế tác động của ánh sáng. Kế đó là đeo khẩu trang, ngoài tác dụng chống khói bụi còn giúp tránh được phần lớn tia cực tím. Nên chọn khẩu trang phủ kín mặt có màu đen, sậm bởi có thể chống nắng đến 90%, trong khi khẩu trang màu sáng chỉ có tác dụng 60%.
  • 111. Trong khi đó, khẩu trang y tế thường quá mỏng và chỉ có thể cản bụi, không hiệu quả trong việc chống nắng và tia UV. Bên cạnh đó có thể trang bị thêm quần áo dài, hay áo khoác, nhất là khi phải di chuyển xa. Bôi kem dưỡng da Kem chống nắng là một công cụ hữu hiệu chống lại tia UV - Ảnh: CORBIS Theo trang Cancer.org, kem chống nắng thường có các nhân tố bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời (viết tắt là: SPF), có khả năng chống lại tia UV. Chỉ số SPF càng cao, thời gian bảo vệ càng được lâu, tuy nhiên nếu quá cao sẽ gây kích ứng da. Nếu bôi kem chống nắng khi đi ra ngoài, tốt nhất bạn nên chọn loại phổ rộng (Broad Spectrum) để bảo vệ làn da khỏi tia UV đồng thời ở cả 2 loại A và B. Cần lưu ý bôi kem chống nắng từ 20-30 phút trước khi ra ngoài trời. Kem chống nắng chỉ có tác dụng 2-3 tiếng, sau đó cần rửa mặt và thoa lại kem. Đặc biệt, cần bôi lại kem chống nắng sau mỗi 30-60 phút khi hoạt động mạnh, ra nhiều mồ hôi hoặc ở dưới nước. Nếu để kem chống nắng trên da quá lâu mà không thoa lại sẽ càng dễ gây bắt nắng.
  • 112. Kính chống nắng Có thể trang bị thêm những loại kính chống tia UV khi ra ngoài trời nắng - Ảnh: Alamy Theo trang Wiki How, mắt người cũng là một trong những bộ phận nhạy cảm và dễ tổn thương với tia UV nếu không được bảo vệ đúng cách. Do đó, nếu phải đi ngoài trời nắng gắt, nhất là khi đi xa, bạn nên đeo kính có khả năng chống cả tia UV loại A và loại B. Trước khi mua kính, cần kiểm tra kính có ghi chỉ số chống tia UV hay không, nếu có thì xem tỉ lệ khoảng bao nhiêu phần trăm theo tiêu chuẩn UV ANSI để cân nhắc lựa chọn. Đồng thời, kính chống nắng nên có kích thước lớn, che được toàn bộ vùng mắt, vừa giúp cản tia UV vừa giúp bảo vệ mắt khỏi gió, bụi.
  • 113. Giải mã bí mật về độ bền của hình xăm trên cơ thể người 18/03/2018 19:52 GMT+7 TTO - Vì sao màu mực xăm trên cơ thể chúng ta lại không mất đi trong khi những tế bào da luôn chết đi và lần lượt được thay mới? Bí ẩn đó đã được giải đáp. • 11.100 USD cho một hình xăm quảng cáo • Ứng cử viên tổng thống đầy... hình xăm • Chuyện hình xăm của gái mại dâm Mỹ Hình xăm tôn giáo tại đền Wat Ban Phra, gần thủ đô Bangkok, Thái Lan - Ảnh: REUTERS Các chuyên gia tại TP Marseille (Pháp) đã nghiên cứu hiện tượng màu mực xăm trên cơ thể chúng ta lại không mất đi trong khi những tế bào da luôn chết đi và lần lượt được thay mới. Khám phá này rất hữu ích trong việc tìm ra phương pháp tẩy sạch triệt để những hình xăm không mong muốn. Vì sao những hình xăm luôn tồn tại rất lâu trên da trong khi những tế bào của lớp bì, nơi hấp thụ màu mực xăm, thì chết đi rất nhanh chóng?
  • 114. Một nhóm chuyên gia Pháp tại Trung tâm miễn dịch học Marseille-Luminy đã làm sáng tỏ vấn đề, mở ra hy vọng cho những ai muốn phá bỏ hình xăm trên cơ thể. Nhóm nghiên cứu do hai chuyên gia Sandrine Henri và Bernard Malissen chủ trì và kết quả đã được công bố trên tạp chí khoa học The Journal of Experimental Medicine. Cho đến hiện nay, giới chuyên môn luôn thiên về lập luận rằng màu mực xăm lên da sẽ "nhuộm thẫm" các sợi nguyên bào, là các tế bào tạo thành lớp bì (là tầng giữa của cấu tạo dưới da gồm 3 tầng là thượng bì, bì và hạ bì). Và trên thực tế, các tế bào của lớp bì, nơi mực xăm tập trung vào đó, chính là những đại thực bào, là những tế bào thuộc hệ miễn dịch có chức năng "chộp" những vật thể lạ xâm nhập vào cơ thể. Do phân tử mực được các đại thực bào mới hình thành hấp thụ lại nên hình xăm vẫn còn nguyên vẹn trong cả giai đoạn trước (bên trái) và sau (bên phải) khi các đại thực bào của lớp bì bị phá hủy. Thực nghiệm trên chuột - Ảnh: Marseille-Luminy
  • 115. Tuy nhiên, cả hai loại tế bào này - sợi nguyên bào và đại thực bào - đều có vòng đời rất ngắn, đại thực bào chỉ sống được khoảng 20 ngày, chúng luôn được thay mới trong suốt cuộc đời của chúng ta. Các chuyên gia tại Marseille đã bắt tay vào nghiên cứu các đại thực bào trong lớp bì của loài chuột da thẫm màu và đã phát hiện ra hiện tượng sắc tố đen (hắc tố, melanin) đã được các đại thực bào hấp thụ lại sau khi các tế bào tạo ra hắc tố chết đi. Từ đó, họ đã nảy ra ý tưởng kiểm tra xem một quá trình tương tự như thế có thể diễn ra đối với màu mực xăm hay không. Những chiếc đuôi chuột được xăm hình Để làm điều này, nhóm chuyên gia đã sử dụng một dòng chuột đã được biến đổi gen có khả năng phá hủy các đại thực bào hiện hữu trong lớp bì của chúng. Họ đã tạo ra một kháng thể có khả năng nhận biết và tự kết nối đặc biệt với các đại thực bào, rồi ghép vào kháng thể đó một độc tố nhằm tiêu diệt đại thực bào. Và kết quả là vài tuần sau khi các đại thực bào bị tiêu diệt, chúng đã được thay thế mới bởi các đại thực bào "con" do nguyên tủy bào (tế bào non trong tủy xương) tạo ra. Bước đầu, nhóm nghiên cứu đã xăm màu lên đuôi chuột và nhận thấy rằng chỉ có các đại thực bào của lớp bì hấp thụ sắc tố mà thôi. Kế đến, họ đã phá hủy các tế bào đại thực bào đó và nhận thấy rằng hình xăm trên đuôi chuột vẫn không thay đổi. Chuyên gia Sandrine Henri nhận xét: "Các phân tử sắc tố có kích thước quá lớn nên chúng khó bị phân tán mỏng ra trên diện rộng mà vẫn loanh quanh tại một chỗ và sau đó đã bị các đại thực bào mới tạo thành hấp thụ lại". Sắc tố xanh được các đại thực bào của lớp bì hấp thụ (trái), rồi được phóng thích ra sau khi đại thực bào chết đi (giữa) nhưng 90 ngày sau, sắc tố đó đã được các đại thực bào mới hình thành “bắt” lại (phải) - Ảnh: Marseille-Luminy Cho nên, đây là một quy trình khép kín diễn ra bên trong lớp bì: đại thực bào hấp thụ sắc tố, sau đó chúng chết đi sau khi đã "kịp" chuyển sắc tố đó lại cho các đại thực bào mới bên cạnh, và trình tự như thế cứ tiếp diễn... Điều này đã được minh chứng khi nhóm nghiên cứu bóc tách lớp da đang có hình xăm từ một con chuột này rồi cấy ghép lớp da đó vào một con chuột khác không có hình
  • 116. xăm, thì 6 tuần sau, đa số các đại thực bào có chứa mực xăm đã được tái tạo trọn vẹn trên cơ thể con chuột tiếp nhận, chứ không phải trên cơ thể con chuột cho hình xăm. Theo hai chuyên gia Bernard Malissen và Sandrine Henri, những bằng chứng thực nghiệm nói trên là tiền đề quan trọng giúp cải tiến phương pháp xóa hình xăm trong tương lai. Họ đề xuất bắn những chùm tia laser mạnh đánh thẳng vào các đại thực bào đang có mực xăm, nhiều lần liên tục như thế để phá hủy chúng và đồng thời để tán nhỏ lớp sắc tố ra, thậm chí phải phá hủy cả những tế bào chung quanh. Chuyên gia Sandrine Henri giải thích: "Ý tưởng của chúng tôi là sử dụng kháng thể chuyên biệt có chứa độc tố để phá hủy đại thực bào kết hợp với kỹ thuật bắn tia laser. Chúng tôi đã phát triển được một kháng thể cho chuột và sẽ nghiên cứu chế tạo ra kháng thể dùng cho người. Việc tập trung phá hủy đại thực bào trong một phạm vi rất khu trú nhằm tránh các sắc tố sau khi bị tán nhỏ sẽ được đại thực bào mới sinh hấp thụ lại, và như vậy chúng sẽ dễ dàng bị dẫn lưu ra khỏi cơ thể qua hệ mạch bạch huyết". Đây là một hy vọng lớn cho những ai muốn tẩy sạch vĩnh viễn những hình xăm cũ mà mình muốn "vứt" đi.
  • 117. TÌM HIỂU TÁC DỤNG VÀ ỨNG DỤNG CỦA ÁNH SÁNG TRONG ĐIỀU TRỊ VÀ CHĂM SÓC DA http://www.benhvien103.vn/vietnamese/thong-tin-y-hoc/tim-hieu-tac-dung-va-ung-dung-cua- anh-sang-trong-dieu-tri-va-cham-soc-da/563.prt I. ĐẠI CƯƠNG - Nghiên cứu tác dụng sinh học của ánh sáng là sự nghiên cứu phản ứng của tia tử ngoại (UV) và bức xạ nhìn thấy đối với tổ chức da. - Quang sinh học bao gồm đáp ứng sinh học của da đối với ánh nắng mặt trời, chủ yếu gồm sự hấp thụ bức xạ không ion hóa của các phân tử da. Ánh sáng mặt trời gây nên cả tác động có lợi và tác động có hại đến da cơ thể. - Ứng dụng ánh sáng trong điều trị bệnh da đã có từ lâu II. ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA ÁNH SÁNG 2.1 Bức xạ điện từ - Bức xạ ion hóa: Bước sóng ngắn hơn 10 nm có thể ion hóa phân tử (lấy bỏ điện tử) - Bức xạ không ion hóa: Bước sóng dài hơn 100 nm, năng lượng của ánh sáng này không đủ gây ion hóa nguyên tử. + Bức xạ cực tím (UV) chỉ gồm một lượng nhỏ trong phổ điện từ. Ngoài ra, còn có các sóng radio, vi sóng, bức xạ hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy, và bức xạ gamma. Tia cực tím được chia thành: + UVA: 400 nm – 320 nm
  • 118. + UVA1: 340 nm – 400 nm + UVA2: 320 nm – 340 nm + UVB: 320 nm – 290 nm + UVC: 290 nm – 200 nm - Ánh sáng nhìn thấy: bước sóng từ 400 – 760 nm - Tia UV và ánh sáng nhìn thấy đóng vai trò quan trọng trong đáp ứng quang sinh học. Bức xạ UV chiếm khoảng 5% bức xạ mặt trời chiếu tới trái đất. Trong đó, 95 – 98% là UVA và 2 – 5% là UVB. 2.2 Tia cực tím 2.2.1 UVC - UVC (200 – 290): UVC không được phát hiện trong ánh nắng mặt trời chiếu xuống trái đất là vì chúng đã được tầng ozon và hạt nước trong khí quyển lọc. Ngoài ra, UVC còn được gọi với cái tên “bức xạ tiệt trùng”, được dùng diệt các vi sinh vật, hoặc có tên là “tia cực tím bước sóng ngắn”, do là tia có bước sóng ngắn nhất trong bức xạ cực tím. - Tác động: + Phản ứng đỏ da, liều đỏ da tối thiểu (MED) khoảng 15 – 20 mJ/cm2 . + Tăng tổng hợp melanin (ít tác động bằng UVA và UVB) + Phản ứng đỏ da xuất hiện tối đa 6 – 8 giờ sau chiếu tia. + Hấp thụ bởi lớp tế bào sừng và hạt của thượng bì, không đâm xuyên xuống trung bì. 2.2.2 UVB - UVB (290 – 320): UVB là bức xạ cực tím có tác dụng sinh học lớn nhất. Khi da chúng ta tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thì UVB là bức xạ chủ yếu gây phản ứng đỏ da. Ngoài ra, UVB còn được gọi với các tên là “tia cựu tím bước sóng trung bình” hay “bức xạ cực tím gây bỏng da” - Tác động: + Phản ứng bỏng da. + Tăng sắc tố da (tăng tổng hợp melanin và thâm da) + Liều đỏ da tối thiểu (MED) khoảng 20 – 60 mJ/cm2 . Cường độ UVB giảm ở vĩ tuyến 0 – 90 độ bắc và nam. + Đối với những người da sáng, MED khác biệt ở từng vùng, như 10 phút ở vùng xích đạo; 10 – 15 phút ở cùng ôn đới và 15 – 20 phút ở vĩ độ 25 – 30 cực bắc và nam. 2.2.3 UVA - UVA (320 – 400): là bức xạ cực tím có bước sóng dài nhất và có tác động sinh học ít hơn UVB, nhưng UVA cũng gây một phần phản ứng đỏ da do ánh nắng mặt trời. Ngoài ra, UVA còn được gọi là “bức xạ cực tím bước sóng
  • 119. dài”, hay “bức xạ cực tím gần”, hay “ánh sáng đen”. - Tác động: + Phản ứng tăng sắc tố tức thì (IPD: immediate pigmented reaction), xuất hiện trong quá trình chiếu tia. + Phản ứng tăng sắc tố chậm: xuất hiện 2 -3 ngày sau chiếu tia. + Phản ứng bỏng da: ít hơn 1000 lần so với tác động của UVB. + Liều đỏ da tiếu thiểu (MED: minimal erythema dose): khoảng 20 – 60 J/cm2. + Làm biến đổi DNA (hình thành thymidine dimers) và protein (phản ứng tạo cầu nối). 1. Ánh sáng nhìn thấy - Về ngôn ngữ học: “ánh sáng” có nghĩa là bức xạ nhìn thấy, hoặc bức xạ mà bằng mắt thường chúng ta có thể nhìn thấy. Dải ánh sáng nhìn thấy thường được tính từ 400 nm đến 760 nm; mặc dù võng mặc của chúng ta có thể cảm nhận được bước sóng ngắn tới 350 nm. - Dải ánh sáng nhìn thấy được chia là 6 vùng màu khác nhau là tím, xanh lục, xanh lá cây, vàng, da cam và đỏ - Tác động + Gây bệnh lý da tăng nhạy cảm ánh nắng + Viêm da khi có mặt của các chất hoá học cụ thể (ví dụ: porphyrin, hoặc một số chất màu) 1. Ánh sáng hồng ngoại - Bước sóng > 760 nm - Tác động + Ở liều cao, ánh sáng nhìn thầy có thể gây bỏng nắng và thoái hóa da + Phối hợp cùng với tia cực tím gây ung thư da.
  • 120. III. BIẾN ĐỔI CỦA DA VỚI TIA CỰC TÍM 3.1 Đáp ứng sinh học với ánh sáng Tất cả các quá trình sinh học đều liên quan đến biến đổi hóa học trước đó. Do vậy, phản ứng quang hóa phải xảy ra trước phản ứng quang sinh học. Ánh sáng khi chiếu vào da có thể được hấp thụ, tán xạ, khúc xạ. Nhưng chỉ có ánh sáng nào được hấp thu thì mới gây biến đổi quang sinh học. Quá trình đáp ứng quang sinh học của ánh sáng đối với da được trình bày qua sơ đồ sau: 3.2 Biến đổi cấp tính - Tổng hợp Vitamin D - Phản ứng bỏng nắng (sunburn) - Xạm nắng, tăng sắc tố + Thâm sắc tố tức thì (Immediate pigment darkening) + Xạm da chậm (delay tanning) - Dày lớp sừng, thượng bì, trung bì - Giảm miễn dịch tại chỗ và toàn thân - Tách móng do ánh nắng
  • 121. 3.3 Biến đổi mạn tính - Ung thư - Lão hóa da do ánh sáng IV. ĐIỀU TRỊ BỆNH DA BẰNG ÁNH SÁNG 4.1 Định nghĩa - Điều trị bệnh da bằng ánh sáng là phương pháp sử dụng ánh sáng (chủ yếu là tia cực tím) để điều trị bệnh da - Quang trị liệu là phương pháp điều trị sử dụng ánh sáng tương tác với chất/phân tử nội sinh nhạy cảm ánh sáng - Quang hóa trị liệu là phương pháp điều trị sử dụng ánh sáng tương tác với chất/phân tử ngoại sinh nhạy cảm ánh sáng - Quang động lực là phương pháp sử dụng chất nhạy cảm ánh sáng, oxy và ánh sáng để gây nên phản ứng quang hóa phá hủy tế bào ung thư. 4.2 Quang trị liệu và quang hóa trị liệu 4.2.1 Chỉ định - Vảy nến - Bạch biến - Ung thư lympho T ở da - Viêm da cơ địa - Bệnh tế bào mastocyte (Mày đay sắc tố…) - Rụng tóc thể mảng - Bệnh da ánh sáng (PMLE, mày đay ánh nắng, …) - Lichen phẳng - Á vảy nến thể giọt (Pityriasis Lichenoides Chronica) - Sẩn cục - Xơ cứng bì khu trú 4.2.2 Chống chỉ định * Tuyệt đối - Phụ nữ có thai và cho con bú (phương pháp PUVA), không có chống chỉ định ở phương pháp UVB. - Tiền sử u da
  • 122. - Bệnh có rối loạn sửa chữa DNA (xeroderma pigmentosum, hội chứng Cockayne). - Tiền sử điều trị trước đó bằng tia xạ, arsenic - Lupus ban đỏ hệ thống. * Tương đối - Một số bệnh có thể bị nặng lên khi chiếu UV, như: Pemphigus và pemphigoid… - Đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch. - Bệnh Porphyrie, dày sừng ánh sáng - Bệnh lý gan thận nặng - Đục nhân mắt - Điều trị quá 2000J hoặc 250 lần chiếu. 4.2.3 Tác dụng phụ * Cấp tính - Đỏ da, dát bỏng, bọng nước. - Nôn, buồn nôn (đối với Psoralen dạng uống) - Ngứa. - Chóng mặt, đau đầu - Viêm da dầu, trứng cá. * Mạn tính - Thoái hóa da: teo da, rối loạn sắc tố, dày sừng ánh sáng. - Dát tăng sắc tố - Ung thư da hắc tố và không hắc tố - Đục thuỷ tinh thể 4.2.4 UVB dải rộng (BBUVB) - Phương pháp sử dụng tia tử ngoại bước sóng trung bình 290 – 320 nm - Khả năng đâm xuyên của UVB ít, do vậy chủ yếu tác động vào lớp thượng bì. - Tác dụng đỏ da nhiều, dễ có tác dụng phụ 4.2.5 UVB dải hẹp (NBUVB) - Parrish và cộng sự chứng minh rằng ánh sáng có bước sóng ngắn hơn 295nm không có tác dụng trong điều trị vảy
  • 123. nến. Trong khi đó, bước sóng ở khoảng 300nm đến 313nm có tác dụng nhất. - Phương pháp sử dụng tia tử ngoại ở bước sóng 311 ± 1nm - So sánh UVB dải hẹp với phương pháp UVB dải rộng trong điều trị vảy nến + Hiệu quả điều trị cao hơn, với tỷ lệ sạch tổn thương là 70-80% + Liều điều trị khởi đầu thấp hơn + Thời gian chiếu hàng tuần ít hơn + Hạn chế tác dụng phụ 4.2.6 UVA1 - Sử dụng bức xạ cực tím có bước sóng là 340 – 400nm - Khả năng xâm nhập sâu xuống trung bì và tác động đến tế bào sợi, lympho T - Không gây phản ứng đỏ da 4.2.7 Quang hóa trị liệu PUVA - Phương pháp điều trị sử dụng chất nhạy cảm ánh sáng (Psoralen) và tia bức xạ không ion hóa có bước sóng dài (UVA) - Các dạng Psoralen: + 8-MOP (8-Methoxypsoralen) + 5-MOP (5-Methoxypsoralen) + TMP (4,5’,8-trimethylpsoralen) - Các dạng điều trị PUVA + PUVA sử dụng uống Psoralen Uống Methoxsalen (8-MOP; Oxsoralen-Ultra; Puvasoralen) với liều 0,4 mg/kg trong bữa ăn, trước khi chiếu 1,5 – 2 giờ + Tác dụng phụ là buồn nôn và nôn, đau đầu, chóng mặt, viêm gan nhiễm độc, sốt, ban đỏ dị ứng. PUVA sử dụng bôi Psoralen + Chỉ định cho trẻ < 10 tuổi + Trong trường hợp bệnh nhân có chống chỉ định với Psoralen đường uống + Thuốc bôi: Ultrameladinin 0,3%, Khellin 2%, dầu Bergamote 25%. PUVA sử dụng tắm Psoralen + Sử dụng 8-MOP hoặc TMP + Tắm trước khi chiếu 15 – 20 phút + Ưu điểm là thời gian chiếu ngắn và không tác dụng phụ dạ dày ruột, gan… - Số lần chiếu trong tuần 2, 3 hoặc 4 lần/tuần.
  • 124. 4.2.8 Điều trị kết hợp - Phác đồ Goeckerman: Bôi dẫn xuất thân đá à chiếu bức xạ cực tím UVA hoặc UVB à bôi dẫn xuất than đá. - Phác đồ Ingram: tắm bằng dẫn xuất than đá à chiếu UVB à bôi Dithranol - Re-PUVA: Điều trị Retinoid trong 1-2 tháng và tiếp theo là PUVA - Điều trị ánh sáng có thể phối hợp với các phương pháp bôi và toàn thân khác. 4.3 Điều trị quang động lực (Photodynamic therapy) - Chất nhạy cảm ánh sáng là thuốc được sử dụng ở dạng bôi tại chỗ, uống hoặc tiêm tĩnh mạch như Aminolevulinic acid (ALA)… - Trong cơ thể, các chất này tập trung với nồng độ cao ở tế bào ung thư và chỉ gây nên phản ứng khi có ánh sáng với bước sóng phù hợp chiếu trực tiếp lên vùng da mà ở đó có tổn thương ung thư. - Phản ứng quang động lực giữa chất nhạy cảm ánh sáng, ánh sáng, và oxy có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư. - Chỉ định + Dày sừng ánh nắng ở mặt và da đầu + Ung thư tế bào đáy + Bệnh Bowen + Mycosis fungoides + Sarcome Kaposi + Vảy nến 4.4 Quang lọc máu ngoài cơ thể (Extracorporeal photopheresis) - Phương pháp sử dụng bức xạ cực tím chiếu trực tiếp vào máu của bệnh nhân nhằm phá hủy tế bào lympho T bất thường, kích thích sản xuất tế bào T ức chế đặc hiệu, và sản xuất các cytokine INF, IL-1, IL-6 - Chỉ định + Hội chứng Sezary + Bệnh tự miễn như: xơ cứng bì toàn thể, Pemphigus vulgaris, viêm khớp dạng thấp. - Quá trình điều trị: + Máu được lấy ra khỏi cơ thể + Chiếu bức xạ UV + Truyền lại cơ thể sau khi chiếu 4.5 Một số phương pháp mới 4.5.1 Laser excimer
  • 125. - Ánh sáng laser có bước sóng 308nm - Chỉ định: + Vảy nến thể khu trú, đảo ngược, mụn mủ lòng bàn tay – bàn chân, thể móng + Bạch biến 4.5.2 Ánh sáng xanh và đỏ trong điều trị trứng cá - Tác dụng diệt P. acne - Ánh sáng xanh và ánh sáng đỏ - Chiếu 15 phút/ngày trong 12 tuần Thượng tá, thạc sỹ Vũ Văn Tiến - Phó CN Bộ môn Da liễu Đăng tin lúc 09:13 ngày 29-12-2014
  • 126. Từng loại da mặt đều có 'bí kíp' làm cho tươi tắn, rạng rỡ 01/11/2017 11:25 GMT+7 TTO - Da mặt lại là nơi chịu tác động của môi trường bên ngoài (ánh nắng, nhiệt độ, độ ẩm, chất ô nhiễm trong không khí,...) nhiều nhất. Do đó chúng ta phải luôn chăm sóc da cẩn thận để tái tạo lại sự cân bằng, tươi mát của da mặt. • Laser và ánh sáng - phương pháp chăm sóc da 'gây bão'? • Xông mặt coi chừng hư da • Đừng quá lạm dụng mặt nạ dưỡng da Mỗi loại da có cách chăm sóc khác nhau Chăm sóc phù hợp tính chất loại da Da bình thường: mịn màng, lỗ chân lông nhỏ, dễ dùng nhiều loại mỹ phẩm. Cần duy trì độ ẩm do da và từng bước tăng khả năng bảo vệ của da chống các tác nhân tấn công từ bên ngoài. Buổi sáng: rửa mặt nhẹ nhàng bằng nước máy, thấm lau khô, bôi một lớp creme giữ ẩm nhẹ, kem chống nắng tùy theo yêu cầu công việc. Buổi tối: rửa mặt bằng xà phòng chứa tinh dầu hay bằng sữa rửa mặt nhẹ, thích hợp để sử dụng lâu dài, bôi một lớp kem dưỡng da tùy từng tình trạng da và kỳ vọng của mỗi người.
  • 127. Da nhờn: dễ nhờn do tuyến bã hoạt động mạnh, khó dùng mỹ phẩm bôi mặt. Cần loại bỏ cảm giác nhờn bên ngoài; lựa chọn các loại gel hay xà phòng có chất kháng khuẩn hay chống nhờn (muối nhôm, muối kẽm), hoặc các sản phẩm phải không chứa mỡ (oil free) để sử dụng. Buổi sáng : sử dụng gel có tạo bọt hay xà phòng da liễu loại nhẹ. Sả nước sạch, lau khô. Bôi một lớp dung dịch làm se nhẹ lỗ chân lông sau đó một lớp creme giữ ẩm nhẹ và không có dầu. Tùy trường hợp, có thể sử dụng creme trang điểm "dầu trong nước" có tác dụng làm giảm độ bóng của da hay creme chống nắng dành cho da nhờn. Buổi tối: rửa mặt với gel kháng khuẩn thích hợp, xà phòng da liễu hay sữa tẩy trang cho da nhờn. Sả sạch bằng nước máy, lau nhẹ, bôi dung dịch làm se lỗ chân lông. Da khô: luôn khô, dễ bong vẩy do tuyến bã hoạt động kém, thích hợp dùng kem giữ ẩm, kem dưỡng da. Cần tẩy trang da mặt cẩn thận và luôn giữ độ ẩm cho da. "Cung cấp nước cho da" bằng các loại creme có chứa dầu trong những ngày cuối tuần. Tránh sử dụng các dung dịch làm se lỗ chân lông, các dung dịch có chứa cồn và các loại xà phòng cổ điển vì sẽ gây hại cho da. Buổi sáng: rửa mặt bằng nước khoáng, thỉnh thoảng có thể xông hơi nước ấm. Lau khô và bôi một lớp creme giữ ẩm loại nhũ tương "nước trong dầu". Có thể trang điểm đặc biệt cho da khô. Buổi tối: rửa mặt với sữa tẩy trang thích hợp, sả sạch bằng nước ấm, lau thấm khô (không cọ sát), bôi creme giữ ẩm có chứa các chất làm ẩm. Da hỗn hợp: có 2 vùng da khác nhau trên mặt, vùng trán - mũi - cằm bị nhờn, vùng má bị khô hay bình thường. Cần chăm sóc da tùy từng vùng, mỗi tuần môt lần đắp mặt nạ giữ ẩm trên vùng da khô và mặt nạ chống nhờn ở vùng giữa mặt. Buổi sáng và tối: thực hiện chăm sóc như đối với da khô trên toàn bộ mặt. Bôi dung dịch se lỗ chân lông có tính cồn nhẹ trên những vùng da nhờn (vùng chữ T). Da nhạy cảm: dễ bị kích ứng hoặc dị ứng với các yếu tố bên ngoài, rất khó dùng mỹ phẩm.
  • 128. 1 SPF = 15 phút là khoảng thời gian chống nắng tối đa của sản phẩm nếu bạn thoa đúng độ dày 2mg/cm2 kem lên da. Ví dụ 15 SPF = 3 giờ 45 phút, có nghĩa sau 3 giờ 45 phút bạn phải thoa lại vì kem đã hết tác dụng. Khi chỉ số SPF tăng gấp hai lần không có nghĩa là khả năng chống tia UV tăng gấp hai. Ví dụ, kem chống nắng có SPF 15 có thể hấp thu tối đa 93% tia UV, trong khi kem chống nắng có SPF 30 có thể hấp thu tối đa 97% tia UV. Lựa chọn sản phẩm chăm sóc da Kem chống nắng: Giúp ngăn ngừa bỏng nắng, viêm da dị ứng ánh nắng; giúp da rám nắng trông khỏe mạnh; giảm nguy cơ ung thư, giảm lão hóa da. Nên chọn kem chống nắng có chỉ số SPF (Sun Protection Factor) > 30 và phổ hấp thu tia tử ngoại rộng (hấp thu UVB lẫn UVA). Sản phẩm rửa sạch: Giúp rửa sạch các tác nhân gây mụn trứng cá và lão hóa da như bụi bẩn, mồ hôi, chất nhờn, tế bào da chết, vi sinh vật,…; có độ pH thích hợp với da và thành phần không chứa những chất kích ứng da; tạo cảm giác nhẹ nhàng, êm dịu khi sử dụng. Các loại xà phòng: + Xà phòng có khả năng tạo bọt, tẩy rửa và diệt khuẩn: có độ pH khá cao, khoảng 9-10. Độ pH này cao hơn nhiều so với độ pH của da (khoảng 5,5). Hậu quả sẽ gây kích thích da và làm mất nước, đặc biệt đối với da khô hay da nhạy cảm. + Xà phòng có ít màu và mùi hương (giảm nguy cơ dị ứng): Trong trường hợp rửa mặt nhiều lần hay chống khô cho da thì nên dùng xà phòng loại này giàu tinh dầu olive hay dầu hạnh nhân. + Xà phòng da liễu (les syndets) được sản xuất từ các thành phần tổng hợp, có độ axit cao hơn (pH khoảng 4-7) tương đương với pH da, thích hợp cho mọi loại da. + Xà phòng nước (cremes hay gel rửa mặt) có chất lượng tương tự xà phòng da liễu. Một số loại có thêm chất kháng khuẩn, chỉ sử dụng cho các trường hợp da nhiễm trùng. Tất cả các dạng dung dịch, khi sử dụng phải pha loãng, nếu không sẽ có nguy cơ kích ứng.
  • 129. + Sữa rửa mặt có ít chất tẩy rửa hơn và cũng có tác dụng rửa tốt như xà phòng. Đây là dạng huyền dịch "dầu trong nước" tôn trọng độ cân bằng của da. Loại này phải được sả nước sạch (nước máy, nước khoáng hay phun sương nước ấm). Bất lợi là giá cao. Rửa mặt 2 lần vào buổi sáng thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ với sữa rửa mặt là bước đầu tiên trong công cuộc làm trắng da, giúp da được sạch sẽ, loại sạch bụi bẩn và dễ dàng tiếp nhận những bước dưỡng da, chăm sóc da đặc biệt sau đó Sản phẩm giữ ẩm: Giúp cải thiện hình dáng và sự mịn màng của da bằng cách tác động lên lớp sừng để làm giảm bong vẩy và tăng độ mềm mại của da; ngăn ngừa viêm da kích ứng - dị ứng do các hóa chất. Sản phẩm dưỡng da: Ngoài hỗn hợp giữ ẩm còn chứa các thành phần khác tùy mục đích của từng sản phẩm: - Các vitamin A, C, E, beta-carotene… để làm giảm tiến trình lão hóa da. - Các chất tiêu sừng (AHA, BHA) nhằm giúp mỏng lớp sừng, tăng sinh các lớp còn lại của thượng bì, tăng tổng hợp sợi liên kết, da sáng hồng, đàn hồi và ít nhăn hơn; ngoài ra còn có tác dụng trị mụn trứng cá. - Các chất chống nắng để ngừa tổn thương da do ánh nắng và lão hóa da. Chất tẩy trắng da:
  • 130. - Hydroquinone với nồng độ thấp trong một số mỹ phẩm dùng để làm trắng da, chữa sẹo tăng sắc tố…; với nồng độ cao dùng để điều trị xạm da, cần có sự kê toa của bác sĩ. - Ngoài ra có axit azelaic, axit kojic, các chất chống oxy hoá, chiết xuất thảo dược… TS.BS. LÊ THÁI VÂN THANH