SlideShare a Scribd company logo
1 of 86
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN VĂN DƯƠNG
NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA HÌNH SỰ VIỆT NAM
THỜI KỲ PHONG KIẾN
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2023
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN VĂN DƯƠNG
NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU
CỦA HÌNH SỰ VIỆT NAM THỜI KỲ PHONG KIẾN
Chuyên ngành : Luật hình sự
Mã số :603840
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: GS.TSKH Lê Văn Cảm
HÀ NỘI - 2023
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA LUẬT HÌNH SỰ 6
VIỆT NAM THỜI NGÔ, ĐINH, TIỀN LÊ, LÝ VÀ TRẦN
(Từ thế kỷ X đến thế kỷ XV)
1.1. Những đặc điểm chủ yếu của luật hình sự thời Ngô, Đinh, 6
Tiền Lê
1.2. Những đặc điểm chủ yếu của luật hình sự thời nhà Lý (2323 - 1225) 9
1.3. Những đặc điểm chủ yếu của luật hình sự thời nhà Trần 17
(1225 - 1400)
Chương 2: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA LUẬT HÌNH SỰ 23
VIỆT NAM THỜI HẬU LÊ (Từ thế kỷ XV đến cuối
thế kỷ XVIII)
2.1. Hệ thống pháp luật hình sự việt nam thời Hậu Lê 23
2.2. Các đặc điểm pháp lý hình sự được quy định trong Quốc triều 31
Hình luật
2.2.1. Vấn đề hiệu lực của đạo luật hình sự 31
2.2.2. Về vấn đề tội phạm 34
2.2.3. Vấn đề "Lỗi" được quy định trong Quốc triều Hình luật 41
2.2.4. Trách nhiệm hình sự đối với tập thể được quy định trong 45
Quốc triều Hình luật
2.2.5. Về các giai đoạn thực hiện tội phạm được quy định trong 47
Quốc triều Hình luật
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
2.2.6. Về vấn đề đồng phạm 48
2.2.7. Những trường hợp loại trừ tính chất tội phạm của hành vi 50
2.2.8. Những quy định về hệ thống hình phạt của Quốc triều Hình luật 54
2.2.9. Nguyên tắc nhân đạo được phản ánh trong Quốc triều Hình luật 59
Chương 3: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA LUẬT HÌNH 71
SỰ VIỆT NAM THỜI NGUYỄN {Từ đầu thế kỷ
XIX đến khi thựcdân Pháp xâm lược nước ta
(năm 1958)}
3.1. Hệ thống pháp luật hình sự thời nhà Nguyễn 71
3.2. Một số đặc điểm chủ yếu của luật hình sự nhà Nguyễn (Từ 72
đầu thế kỷ XIX đến năm 1858)
KẾT LUẬN 79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
Chương 1
NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
THỜI NGÔ, ĐINH, TIỀN LÊ, LÝ VÀ TRẦN
(Từ thế kỷ X đến thế kỷ XV)
1.1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA LUẬT HÌNH SỰ THỜI NGÔ,
ĐINH, TIỀN LÊ
Năm 938, sau khi đánh bại quân Nam Hán, Ngô Quyền đã đem lại nền
độc lập, tự chủ cho đất nước. Ông cho định đô ở Cổ Loa, phục hồi, phát triển nền
kinh tế, xã hội và thiết lập các thiết chế chính trị, pháp luật để cai trị đất nước.
Tuy nhiên, thời kỳ này thì các văn bản liên quan đến pháp luật nước ta không
còn nhiều, chúng đã bị quân xâm lược nhà Minh cướp mất, đến nay không còn
để lại gì nên việc nghiên cứu rất khó khăn, chúng ta chỉ biết vài nét về các hình
phạt nặng nề được sử dụng ở thời kỳ này, như để trấn áp những kẻ chống đối,
nhà Đinh dùng những hình phạt khốc liệt như đặt vạc dầu lớn giữa sân triều, nuôi
hổ dữ trong cũi và quy định: Ai có tội sẽ bị bỏ vào vạc dầu nấu hay cho hổ ăn.
Theo lời Tống Cảo, sứ nhà Tống sang ta năm 990 thì dưới thời Tiền Lê quan lại
tả hữu có lỗi nhỏ cũng bị giết, hoặc bị đánh từ 230 đến 200 roi. Bọn quan lại
giúp việc, ai hỏi việc gì làm phật ý quan trên cũng bị đánh từ 30 đến 50 roi, truất
xuống làm lính gác cổng, khi hết giận cho gọi về phục chức cũ.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, năm 2302, Lê Hoàn bắt đầu định luật lệ.
Căn cứ vào ghi chép này, một số người cho rằng có thể thời đó đã có bộ luật
thành văn. Nhưng nhiều ý kiến thiên về giả thiết là Lê Hoàn có ý định ban
hành một bộ luật nhưng dự định đó chưa thành hiện thực. Đến thời Lê Long
Đĩnh, nhà vua thường áp dụng những hình phạt giết người dã man, tàn bạo
như: thiêu người, xẻo thịt cho chết dần (lăng trì), giam người vào nhà tù dưới
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
nước (thủy lao) để cho nước triều dâng lên làm ngập chết, bắt trèo cây rồi ở
dưới chặt cho cây đổ, róc mía trên đầu nhà sư…
6
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
Các hình phạt trên đây được định ra như thế nào, theo một quy chế
thành văn ra sao chúng ta chưa rõ. Tuy vậy, vào thời kỳ này pháp luật tồn tại
dưới hình thức tục lệ còn rất phổ biến và đóng vai trò rất quan trọng trong xã
hội.
Có thể nói, tính chất đàn áp khắc nghiệt cao độ của hình pháp trong
thời kỳ này thể hiện rõ trong hình phạt dưới các triều Đinh và Tiền Lê. Các
triều đại này coi tội phạm hóa các hành vi đe dọa quyền lực của triều đình là
sự tiếp tục và hỗ trợ cho cuộc đấu tranh quân sự chống lại những tàn dư của
nạn cát cứ diễn ra trước đó, nhằm ổn định, thống nhất đất nước.
Tính chất khắc nghiệt của luật hình sự thời Ngô, Đinh, Tiền Lê là có
lý do của nó. Tình hình chính trị, xã hội của quốc gia Đại Cồ Việt trong thời
kỳ này là không ổn định, khi Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán, đem lại
nền tự chủ cho đất nước, ông đã cố gắng thiết lập một chế độ chính trị vững
vàng nhằm cai trị đất nước nhưng khi ông mất đi, đất nước rơi vào cảnh loạn
lạc, cát cứ. Mặc dù, Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân nhưng việc tập trung
quyền lực vào triều đình còn yếu, việc này thể hiện ở chỗ, kinh đô Hoa Lư của
hai triều Đinh, Tiền Lê, kinh đô này nằm giữa một thung lũng đá vôi thuộc
huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, nó chỉ mang tính chất một thành trì quân sự,
dễ phòng thủ trước các cuộc tấn công nhưng không có sự giao lưu với toàn bộ
đất nước. Do tính chất của hai triều Đinh và Tiền Lê là những triều đại mang
tính chất quân sự như vậy nên pháp luật của những triều đại này là pháp luật
của binh quyền. Sự cai trị chủ yếu là của cá nhân chuyên quyền, pháp luật
chưa được chú ý. Sự tồn tại ngắn ngủi của hai triều đại này cũng làm cho việc
xây dựng và áp dụng pháp luật không có được vị trí như nó vốn có. Tuy vậy,
tôi rất đồng ý với quan điểm của GS.TSKH Lê Cảm khi cho rằng:
Những người trị vì nước ta trước thế kỷ XI đã có thể áp
dụng các đạo luật của đế chế Trung Hoa thời nhà Đường (618 -
7
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
907) để bảo vệ cho các lợi ích của giai cấp phong kiến, vì trong giai
đoạn này Bộ luật nhà Đường của đế chế Trung Hoa đã có ảnh
hưởng đáng kể đến sự hình thành hệ thống pháp luật của các nước
Viễn Đông như Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam, v.v.... Ví dụ: theo
các nhà nghiên cứu về lịch sử pháp luật Nhật Bản thì Bộ luật hình
sự phong kiến Taikho (Taikhoritsu) của đất nước này được ban
hành vào đầu thế kỷ thứ XIII (702 - 718) là bản sao hoàn toàn Bộ
luật hình sự nhà Đường [1].
Đại Cồ Việt lúc bấy giờ vừa thoát khỏi ách đô hộ nghìn năm của
Trung Hoa phong kiến, mà như chúng ta đã biết đế chế Đường là đế chế phát
triển nhất trong lịch sử phong kiến Trung Hoa. Vì vậy, một nước nhỏ như Đại
Cồ Việt, hơn nữa vừa thoát khỏi ách đô hộ nên bị ảnh hưởng bởi pháp luật đời
Đường cũng là điều dễ hiểu.
Nghiên cứu pháp luật hình sự trong giai đoạn này là một điều rất khó
khăn bởi những lý do lịch sử. Tất cả các văn bản pháp luật trong thời kỳ này
không còn và các sử gia cũng không ghi lại điều gì, chúng ta chỉ có thể nghiên
cứu pháp luật thời kỳ này qua sự ảnh hưởng của pháp luật đời Đường, Tống
của Trung Hoa phong kiến đối với Việt Nam thời kỳ đó. Mặc dù không để lại
một văn bản nào ghi nhận rằng thời kỳ đó các triều đại đã xây dựng luật thành
văn hay chưa nhưng với những phân tích trên có thể cho phép chúng ta suy
luận rằng thời kỳ này đã sử dụng pháp luật thành văn tuy rằng nó không được
phổ biến rộng rãi do hoàn cảnh lịch sử của Việt Nam lúc đó. Thời kỳ đầu của
quá trình đem lại nền độc lập, tự chủ nước nhà nên việc ổn định, phát triển đất
nước là công việc hết sức khó khăn nên việc tồn tại những hình phạt hà khắc
là cần thiết để đảm bảo ổn định cho đất nước. Pháp luật là một công cụ để ổn
định và phát triển xã hội nên tùy thuộc từng hoàn cảnh, điều kiện của mỗi thời
kỳ mà nó tồn tại để nó phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của thời kỳ đó.
8
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
1.2. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA LUẬT HÌNH SỰ THỜI NHÀ LÝ
(2323 - 1225)
Triều Tiền Lê đã có những cống hiến to lớn vào sự nghiệp dựng nước
và giữ nước, nhưng dưới thời Lê Long Đĩnh, vua sa đọa không đủ năng lực
điều khiển đất nước, lòng dân ly tán. Vì vậy, sau khi Lê Long Đĩnh chết (năm
2309) triều đình đã suy tôn một người khác họ là Lý Công Uẩn lập ra triều
Lý, mở ra một giai đoạn mới của lịch sử dân tộc, giai đoạn xây dựng đất nước
với quy mô lớn, đặt nền tảng vững chắc cho sự phát triển của dân tộc.
Ngay sau khi dời đô về Thăng Long, nhà Lý đã tiến hành hàng loạt
các biện pháp nhằm phát triển kinh tế, văn hóa của đất nước, thi hành nhiều
chính sách củng cố quyền lực của nhà nước tập quyền. Chế độ sở hữu nhà
nước về ruộng đất chiếm ưu thế trong xã hội và là cơ sở quan trọng của chế
độ trung ương tập quyền. Đại bộ phận ruộng đất lúc đó là ruộng đất của công
xã, các công xã còn bảo lưu được nhiều quyền tự trị. Ruộng đất của công xã
do công xã quản lý và phân phối cho các thành viên cày cấy. Kinh tế đã có
những bước phát triển to lớn, dân số gia tăng nên công cuộc khẩn hoang và
xây dựng các công trình thủy lợi diễn ra với tần suất, quy mô lớn. Cùng với sự
phát triển của nông nghiệp là sự phát triển của thương nghiệp, nhà Lý cho lập
trang Vân Đồn làm nơi trao đổi với thương nhân nước ngoài.
Các triều vua đời Lý đã từng bước mở mang bờ cõi về phía nam và đánh
bại cuộc xâm lược của nhà Tống, giữ vững nền độc lập của dân tộc, đồng thời
chăm lo, củng cố chính quyền, bước đầu xây dựng hệ thống pháp luật.
Cùng với sự phát triển của chế độ trung ương tập quyền, đến thời Lý,
hoạt động lập pháp của nhà nước đã bắt đầu phát triển, được thể chế hóa và
quy định chặt chẽ. Các thời Ngô - Đinh - Tiền Lê pháp luật chưa thấy quy
định thành văn (ít nhất cho tới thời điểm này chúng ta chưa biết đến). Năm
2342, Lý Thái Tông sai quan trung thư: "San định luật lệ, châm chước những
điều thời thế thông dụng, xếp thành môn loại, biên rõ điều mục làm thành
9
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
quyển Hình thư của một triều đại cho mọi người dễ hiểu. Sách làm xong, có
chiếu ban hành, nhân dân lấy làm tiện" [22].
Bộ luật Hình thư thời Lý có ba quyển, đây là bộ luật thành văn đầu
tiên của nước ta, đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử pháp luật Việt Nam,
chứng tỏ bộ máy nhà nước trung ương tập quyền đã có tính chất tương đối ổn
định và đã được xây dựng với các thiết chế tương đối hoàn thiện của nó.
Sau khi ban bố Hình Thư, các triều vua Lý tiếp tục ban hành những luật,
lệ, chiếu, chỉ, sắc về hình sự. Pháp luật của các triều vua đời Lý có đặc điểm:
- Bảo vệ nhà nước trung ương tập quyền, đặc biệt pháp luật thời kỳ này
đã hạn chế thế lực của tầng lớp quan lại, quý tộc nhằm tập trung quyền lực vào
tay hoàng đế. Luật quy định: Những tên trộm cướp trốn tránh đã bắt được mà lại
bị nhà thế gia chiếm đoạt thì nhà thế gia ấy cùng tội với người trốn.
- Được hình thành dựa trên nền tảng pháp luật hai triều đại phong kiến
Trung Hoa là Đường và Tống, luật hình sự triều Lý đương nhiên lĩnh hội các
chế định pháp luật của đế chế Trung Hoa (trong Bộ luật nhà Đường năm 653
và Bộ luật nhà Tống năm 936) như: chế định ngũ hình với năm hình phạt cổ
điển (xuy, trượng, đồ, lưu, tử); chế định chuộc tội bằng tiền, chế định trách
nhiệm hình sự tập thể…) [2].
- Kẻ lại đi bắt trộm cướp, bắt được rồi mà giữ lại ở nhà mình, không
dẫn đến quan, thì phạt đánh 80 trượng. Năm 2342 dưới triều vua Lý Thái
Tông niên hiệu Minh Đạo đã quy định về thể lệ chuộc tội: Những người già
trên 70 tuổi và trẻ em dưới 15 tuổi, những người có nhược tật, những người có
họ nhà vua và có công lớn nếu phạm tội có thể chuộc bằng tiền trừ tội Thập
ác. Tội Thập ác là: Phản quốc, đại nghịch, giết vua, giết cha mẹ, nổi loạn,
phản bội, hung ác bạo nghịch, không có đạo đức, bất kính, bất hiếu, loạn luân.
Năm 2371 dưới triều vua Lý Thái Tông niên hiệu Thần Vũ có quy định thêm
là, người được nộp tiền chuộc tội phải tùy theo tội nặng hay nhẹ mà bắt nộp
tiền it hay nhiều khác nhau.
23
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
Đối với luật hình sự nhà Lý thì tội nào cũng có thể cho chuộc bằng
tiền trừ tội Thập ác. Ở đây có nổi lên một vấn đề là: thời Lý, đạo Phật là tôn
giáo chủ đạo, là quốc đạo của nước Đại Việt, các nhà sư thời kỳ này có thể
được phong chức quốc sư tham gia triều chính nhưng khi quy định các hành
vi trong tội Thập ác ta có thể thấy một số hành vi như: đại nghịch, bất kính,
bất hiếu… là những hành vi mang tính chất của Nho giáo (năm 2370 mới xây
dựng Văn Miếu và mở Quốc tử giám). Đây là sự kết hợp hài hòa giữa đạo
Phật và Nho giáo tại Việt Nam, môi trường sống và điều kiện của Đại Việt đã
làm cho sự khác biệt của các trường phái triết học, tư tưởng phải dung hòa với
nhau, không nghiêng quá về phía nào, chỉ có tại Việt Nam các tôn giáo mới
chung sống với nhau, cùng tồn tại theo kiểu Tam giáo đồng đường.
Quy định tội Thập ác không được nộp tiền chuộc là để bảo vệ nhà
nước trung ương tập quyền, những hành động chống đối, phá hoại nhà nước
bị xếp vào những tội đứng đầu trong Thập ác là phản bội Tổ quốc, giết vua,
mưu loạn. Để bảo vệ hoàng thành, cung cấm, nhà Lý ban hành những điều
cấm nghiêm ngặt trong cung. Năm 2360, Lý Anh Tông ra xuống chiếu cấm
bọn hoạn quan không được tự tiện vào trong cung, ai phạm thì bị tội chết. Nếu
(canh giữ) không cẩn thận để người khác vào cung cũng bị tội như thế.
Cấm các quan trong triều không được đi lại nhà các vương hầu, ở
trong cung cấm không được hội họp nhau năm, ba người bàn luận chê bai, ai
phạm thì trị tội. Kẻ nào phạm việc qua lại bên ngoài phía đầu hành lang chứa
khí giới của đô Phụng quốc vệ thì xử 80 trượng, tội đồ; nếu vào trong hành
lang ấy thì xử tử. Lính Phụng {quốc} vệ ở trong hành lang ấy có chiếu chỉ
mới được cầm khí giới, không có chiếu chỉ mà tự tiện mang khí giới đi quá ra
ngoài phía đầu (hành lang) thì xử tử.
Luật hình thời Lý bảo vệ triệt để tư liệu sản xuất của xã hội nông nghiệp
lúa nước là ruộng đất và công cụ lao động của nó là gia súc lớn (trâu, bò).
11
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
Lý Nhân Tông, năm Hội Tường Đại Khánh thứ 8 (1117), định rõ lệnh về
tội trộm và giết trâu. Chiếu nói: "Những kẻ trộm và giết trâu thì xử 80 trượng
đày làm khao giáp còn vợ thì xử 80 trượng đày làm tang thất phụ, lại phải đền
trâu cho người bị mất. Nhà láng giềng không tố cáo bị 80 trượng" [23].
Năm Quý Hợi {Đại Định} năm thứ 4 (1143), mùa xuân, tháng 2, vua
Lý Anh Tông xuống chiếu thiên hạ từ nay về sau cứ ba nhà làm một bảo,
không được mổ riêng bò trâu, nếu có việc cúng tế phải tâu xin được chỉ rồi
mới cho mổ, kẻ làm trái thì trị tội nặng, láng giềng không cáo giác cũng xử
cùng tội. "Trâu là vật quan trọng cho việc cày cấy, làm lợi cho người không ít.
Từ nay về sau ba nhà làm một bảo, không được giết trâu ăn thịt, ai làm trái thì
trị tội theo hình luật" [23].
Tháng 9, xuống chiếu rằng, các nhà quyền thế ngoài đầm ao của mình
không được ngăn cấm xằng bậy, làm trái thì có tội. Tháng 9, xuống chiếu
rằng, các nhà quyền thế ngoài đầm ao của mình không được ngăn cấm xằng
bậy, làm trái thì có tội. Tháng 6 nhuận, xuống chiếu cho các ty xử án, kẻ nào
tranh bậy không hợp điều luật pháp chế thì xử 60 trượng.
Cấm dân chúng mùa xuân không được chặt cây.
Luật hình sự thời nhà Lý bảo vệ sức lao động chính của xã hội đó là
dân đinh, đây là nguồn lao động chính làm ra của cải cho xã hội. Vì vậy, phải
bảo vệ một cách triệt để mới giữ được sức lao động chính của xã hội. Lý Anh
Tông, năm thứ 23 (1162) xuống chiếu rằng: "Kẻ nào tự thiến thì xử 80 trượng,
thích vào cánh tay 23 chữ".
Năm 1146, Lý Anh Tông hoàng đế niên hiệu Đại Định ra lệnh: khi
tuyển lính bổ sung cho cấm quân phải chọn những hộ lớn, ai làm trái bị trị tội.
Năm 2343, Lý Thái Tông hoàng đế niên hiệu Minh Đạo xuống chiếu:
cấm bán hoàng nam của dân làm nô bộc tư gia, cấm các quan không được ẩn
giấu đại nam, cứ mười hộ thành một bảo, nếu một người vi phạm thì cả mười
hộ cùng chịu tội.
12
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
Năm thứ 23 (1162) vua Lý Anh Tông niên hiệu Thiệu Minh quy định:
Người nào tự thiến thì xử 80 trượng, thích vào cánh tay 80 chữ.
Tháng 12. Định rõ lại pháp luật về tội đào ngũ.
Theo luật lệ định trước:
Phàm các quan chức hễ ai bỏ trốn, phạt 230 trượng, thích 50
chữ vào mặt, và phải tội đồ. Quân lính đào ngũ mà cướp của cải đồ
vật của người khác, phạt 230 trượng, thích 30 chữ vào mặt. Người
giữ trấn hay trại mà bỏ trốn, cũng bắt tội như vậy. Quân lính bỏ trốn
hơn một năm, phạt 230 trượng, thích 50 chữ vào mặt. Người nào bỏ
trốn không theo xa giá khi vua đi chơi, phạt 230 trượng, thích 23
chữ vào mặt. Nay định rõ lại điều lệ về lệnh cấm: Quân lính bỏ trốn
thì phải khép vào một tội trong ba hạng tội lưu Kẻ coi ngục không
được sai khiến tù nhân làm việc riêng của mình, nếu kẻ nào vi
phạm, phạt 80 trượng và bắt đi phối dịch [23].
Ở đây có một số vấn đề chúng ta cần lưu ý:
1/ Hình luật thời Lý định tội theo hành vi khách quan của người phạm
tội. Người phạm tội không biết do vô ý hay cố ý không quan trọng mà luật
quy định khi vào trường hợp đó anh bắt buộc phải biết (người vợ có thể không
biết nên không tố cáo việc trộm trâu nhưng do chồng chị ta trộm trâu nên chị
ta cũng phải chịu tội).
Khi quy định hành vi không tố giác tội phạm và hành vi che giấu tội
phạm với tính chất là những cấu thành tội phạm độc lập, hình luật triều Lý đã
chỉ rõ mặt khách quan của tội phạm, tức là chỉ chỉ ra mặt bên ngoài của tội
phạm bao gồm các dấu hiệu biểu hiện tội phạm diễn ra trong thế giới khách
quan, đó chính là hành vi của tội phạm, hình luật nhà Lý không chú ý tới mặt
chủ quan của tội phạm, tức là không quan tâm tới thái độ của chủ thể phạm tội
đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả của hành vi đó.
13
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
Cách quy định như vậy, có những ưu điểm nhất định của nó, nó cho
phép những người áp dụng pháp luật dễ dàng áp dụng các quy định của hình
luật, bởi lẽ, người bị coi là phạm tội chỉ cần có hành vi xâm phạm tới các điều
luật được hình luật quy định coi như là có tội. Nhược điểm của cách quy định
này là sự áp dụng tùy tiện từ phía các cơ quan nhà nước hay của những nhà áp
dụng pháp luật đối với người dân. Khi các cơ quan áp dụng pháp luật mới
thấy có dấu hiệu của hành vi phạm tội là có thể áp dụng ngay lập tức các quy
định của hình luật mà không cần phải điều tra, xét hỏi. Đó chính là bản chất
của luật hình sự phong kiến nói chung.
2/ Ba nhà thành một bảo, mười nhà thành một bảo nhà Lý đã bước đầu
xác định trách nhiệm tập thể đối với hành vi phạm tội. Có thể các nhà làm luật
thời kỳ này không có ý tưởng về khoa học pháp lý nhưng rõ ràng, khoa học
phải phát triển trên cơ sở thực tiễn, chỉ có thực tiễn mới chứng minh được tính
đúng đắn của lý thuyết. Sự ràng buộc trách nhiệm của các liên gia với nhau là
rất chặt chẽ và nghiêm khắc nếu xảy ra sự kiện pháp lý mà nhà nước cấm.
Việc xác định trách nhiệm tập thể đối với "bảo" là một vấn đề mà khoa học
pháp lý hiện đại cần nghiên cứu và làm sáng tỏ. Quy định ba nhà thành một
bảo, mười nhà thành một bảo là học tập từ cách quy định của Bộ luật nhà
Đường, đã được Đại Việt hóa cho phù hợp với thực trạng xã hội của Việt
Nam. Có thể nói đây là sự bắt đầu của việc xác định trách nhiệm hình sự đối
với pháp nhân như khoa học luật hình sự hiện đại nêu ra. Tôi thấy rằng việc
xác định lỗi của "bảo" là một kinh nghiệm hay mà chúng ta nên học tập khi
xây dựng Bộ luật hình sự mới. Tất nhiên, ta không thể áp dụng một cách
khiên cưỡng cái mà ông cha ta đã làm nhưng đó là kinh nghiệm và nó tồn tại
cho đến năm 1945. Các triều đại sau vẫn đưa điều này vào các bộ luật của
mình. Như vậy, nó phải phù hợp với xã hội thời kỳ đó thì nó mới tồn tại được.
Đây là một vấn đề mà pháp luật hiện đại của Việt Nam cần lưu ý. Học tập
những ưu điểm của pháp luật nhà Đường và đem nó Việt hóa là một ý tưởng
độc đáo của pháp luật nhà Lý. Nhà Lý và nhà Đường có một điểm chung, đó
14
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
là vua của hai triều đại này rất sùng đạo Phật, Phật giáo trở thành quốc giáo
của hai đất nước Đại Việt và Trung Hoa dưới hai triều đại này, khác với nhà
Tống khi lấy Nho giáo làm quốc đạo. Chính vì sự gần gũi về tôn giáo nên có
thể thấy việc học tập thể chế chính trị và pháp luật của nhà Lý đối với nhà
Đường là điều đương nhiên nhưng việc học tập đó không phải là giáo điều mà
là có chọn lọc cho phù hợp với phong tục và truyền thống của Đại Việt.
3/ Việc giữ gìn, bảo vệ môi trường sống của con người đã được chú ý
và nâng lên thành luật. Đây là một điều mà pháp luật Việt Nam hiện đại và cả
pháp luật của các quốc gia khác chưa làm được. Vấn đề này đã được ông cha
ta nêu ra cách đây 2300 năm. Rõ ràng, đây là một vấn đề đáng được quan tâm.
Theo số liệu mới nhất từ Tổng cục Thống kê và Bộ Nông nghiệp và phát triển
nông thôn thì diện tich rừng nước ta chỉ còn hơn 30% diện tích của cả nước;
năm 1945 khi mới giành được độc lập thì diện tích rừng của nước ta chiếm
gần 50% diện tích của cả nước. Chúng ta đều biết rằng năm Thần Vũ thứ nhất
đời vua Lý Thánh Tông (năm 2360), chúa nước Chiêm đem dâng ba châu là
Địa Lý, Minh Linh, Bố Chính để chuộc tội..
Như vậy, là diện tích chỉ bằng
một nửa nước Việt Nam hiện đại và phần rất lớn là núi rừng, thời kỳ này các
tỉnh Hòa Bình, Phú Thọ, Thái Nguyên, Tuyên Quang… hầu như không có dân
sinh sống mà chỉ các các quan đi trấn ải. Nói như vậy để chúng ta thấy rằng,
mặc dù diện tích rừng lớn như vậy nhưng ông cha ta vẫn phải giữ gìn và nâng
lên thành luật rất nghiêm. Chúng ta không có cách lý giải nào để chứng tỏ
được các vị hoàng đế này nắm bắt được các nguyên lý của khoa học tự nhiên,
biết được tác dụng của cây xanh đối với môi trường sống của con người,
nhưng thực tế là việc nâng lên thành luật để bảo vệ cây xanh là ý tưởng đi
trước thời đại cả nghìn năm trong khi đó hiện nay chúng ta đang rất khó khăn
trong việc bảo vệ và phát triển rừng, nạn phá rừng lấy gỗ không chỉ bởi người
dân, mà ngay cả trong nhận thức của các cơ quan nhà nước, những người có
trách nhiệm bảo vệ rừng. Trong thảm họa biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay,
Việt Nam là một trong năm quốc gia bị ảnh hưởng nhất. Phải chăng,
15
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
chúng ta nên học tập cách làm của cha ông đối với việc bảo vệ môi sinh, có
chế tài đủ mạnh để bảo vệ và phát triển rừng.
4/ Về hình phạt: Các văn bản pháp luật thời kỳ này không còn nữa,
chúng ta chỉ có thể biết qua những bộ sử mà các sử gia của các triều đại sau
để lại nên về phần hình phạt tôi chỉ có thể liệt kê ra đây một số hình phạt mà
thôi:
Hình phạt tử hình; trong hình phạt tử hình có phân ra mấy loại như sau:
+ Tội nhân bị đóng lên một tấm ván, đem bêu chợ rồi mới đem ra
pháp trường tùng xẻo (xẻo từng miếng thịt trên người sau mỗi tiếng trống);
+ Tội nhân bị chôn người xuống đất chỉ để lộ ra cái đầu, rồi buộc đầu
vào một cây tre uốn cong ở bên cạnh. Khi xử tử, người ta lấy dao sắc chém
đầu, đầu của tội nhân sẽ bị treo trên cành tre.
+ Tội nhân bị cắt thịt, róc xương ở chốn đông người;
Các hình thức để thi hành hình phạt tử hình thời kỳ này rất dã man,
làm cho người bị phạt phải chết trong đau đớn và có tính chất răn đe, giáo dục
đối với những người khác rất cao.
Hình phạt chặt chân, chặt tay đối với những kẻ trộm cắp tài sản;
- Trượng: Tội nhân bị đánh bằng gậy;
- Lưu: Tội nhân bị lưu đày ra các xứ xa;
- Phạt tiền.
Luật hình thời nhà Lý là pháp luật bảo vệ quyền lợi của nhà nước
trung ương tập quyền và của tầng lớp quý tộc quan liêu, củng cố chế độ đẳng
cấp, bảo vệ tư hữu. Nhưng rõ ràng là luật hình sự thời nhà Lý có những quy
định rất tốt nhằm bảo vệ và phát triển sản xuất nhất là sản xuất nông
nghiệp.Luật hình sự thời kỳ này đã phản ánh thực tiễn đời sống xã hội lúc Đại
Việt lúc bấy giờ. Nông nghiệp là trụ cột của nền kinh tế Đại Việt vì thế bảo vệ
16
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
sự phát triển của nông nghiệp cũng là bảo vệ sự phát triển của quốc gia, làm
cho quốc gia vững mạnh.
1.3. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA LUẬT HÌNH SỰ THỜI NHÀ
TRẦN (1225 - 1400)
Cuối thế kỷ XII, dầu thế kỷ XIII, nhà Lý bước vào thời kỳ suy yếu,
nội bộ có nhiều mâu thuẫn, việc tranh giành quyền lực giữa các phe phái trong
triều đình làm tê liệt các hoạt động nhà nước, các thế lực phong kiến cát cứ
trỗi dậy. Trong khoảng hai mươi năm đầu thế kỷ XIII, đất nước lâm vào cảnh
loạn lạc do những cuộc chiến tranh đẫm máu giữa các phe phái phong kiến
gây ra.
Trong cuộc chiến tranh giữa các phe phái phong kiến, thế lực họ Trần
dần dần phát triển và trở thành lực lượng mạnh nhất. Cuối cùng họ Trần đã
khống chế được chính quyền trung ương đang hấp hối và chiến thắng được
các thế lực phong kiến cát cứ khác. Với sự biến ngày 23 tháng 01 năm 1226
triều Lý đã phải rời bỏ vũ đài chính trị để nhường chỗ cho một vương triều
mới: triều Trần.
Trên nền tảng vững chắc đã được xây dựng từ thời Lý, triều Trần tiếp
tục công việc dựng nước và giữ nước. Dưới thời Trần ruộng đất tư hữu phát
triển mạnh, chế độ thuế khóa được quy định trên cơ sở chế độ sở hữu ruộng
đất. Bên cạnh sự phát triển nông nghiệp, công thương nghiệp cũng được phục
hồi, một số ngành nghề thủ công nghiệp tiếp tục phát triển. Năm 1226, Trần
Thái Tông quy định chế độ tiền tệ; thương cảng Vân Đồn được phát triển dưới
thời Lý nay càng phát triển. Dưới thời Trần, hoạt động pháp luật ngày càng
tăng cường, năm Canh Dần (Kiến Trung) năm thứ 5 (1230), (Tống Thiệu
Đinh năm thứ 3). Mùa xuân, tháng 3, khảo xét các luật lệ của triều trước, soạn
thành Quốc triều thống chế và sửa đổi hình luật lễ nghi, gồm 20 quyển. Năm
1244 lại định hình luật một lần nữa; năm 1341, Trần Dụ Tông
17
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
cho Nguyễn Trung Ngạn và Trương Hán Siêu cùng soạn ra hình thư một
quyển để ban hành.
Trần Thái Tông, năm Kiến Trung thứ 6 (1230), định phép tội đồ: "Tội
nặng thì đày làm Tảo điền hoành, thích 06 chữ vào mặt, cho ra ở Tảo xã, mỗi
người phải cày 03 mẫu ruộng công, hằng năm thu thóc nộp 300 thăng. Người
bị đày làm lính Lao thành thì thích 04 chữ vào trán, bắt đi phát cỏ ở Thăng
Long thành và Phượng Thành và bốn sương quân".
Trần Anh Tông, năm Hưng Long thứ 17 (1309), mùa đông, tháng 23,
xử trị tội đại nghịch. Theo lệ cũ, phàm kẻ có tội thì bị tước họ chỉ gọi tên (Ví
dụ: Bấy giờ án đại nghịch xử 04 người tội chết, trong đó có tên Hân vì trước
có công to nên được miễn, chỉ bị xóa tên trong sổ; xử 06 người lưu ra châu Ác
Thủy - châu này ở huyện Yên Bang, bị lưu ra đây không bao giờ về được;
trong đó có tên Lệ, người dòng họ xa của vua, được miễn thích chữ vào mặt;
xử 04 người lưu viễn châu, có tên Ma Lệnh cùng với vợ thú tội trước được tha
tội).
Trần Minh Tông, năm Đại Khánh thứ 2 (1315), tháng 5, chiếu rằng:
"Phàm cha con, vợ chồng và gia nô không được kiện cáo nhau".
Đây là một quy định nhằm bảo vệ chế độ phụ quyền theo tư tưởng
Nho giáo. Thời kỳ Lý - Trần, Phật giáo là tôn giáo chủ đạo, các vị hoàng đế
thời kỳ này sau khi truyền ngôi cho các vị thế tử thường xuất gia. Nhưng rõ
ràng, Phật giáo không có bản chất là một học thuyết có tính chính trị, nó thuần
túy là một tôn giáo, khuyên con người rời xa mọi cuộc đấu tranh giai cấp, xóa
bỏ ranh giới giữa các giai tầng trong xã hội, nó tạo ra một kiểu bình đẳng
tương đối giữa các tầng lớp trong xã hội, chủ trương một xã hội đại đồng. Vì
vậy, nó không phù hợp với ý thức của giai cấp thống trị vì không bảo đảm
được tôn ti trật tự của xã hội phong kiến. Sự phân biệt đẳng cấp trong pháp
luật thời Trần rất nổi bật. Cùng một tội danh nhưng người phạm tội là hoàng
thân, quốc thích thì bị xử nhẹ hơn quan lại và dân đinh. Sử cũ còn ghi lại
18
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
nhiều sự kiện, ví dụ Trần Lão cùng với gia nô tên Mãnh viết thư nặc danh phỉ
báng triều đình, mặc dù là kẻ chủ mưu nhưng vì thuộc hoàng tộc nên Trần
Lão được chuộc 2300 quan tiền, đồ làm binh, còn gia nô Mãnh là đồng phạm
thì bị xử lăng trì ở chợ Đông.
Luật hình sự thời Trần bảo vệ sự bất bình đẳng trong xã hội. Việc
chuộc tội bằng tiền đã tạo ra sự lộng hành của giới quý tộc và những người
giàu có đối với đông đảo nhân dân. Chế độ hình phạt thời nhà Trần rất hà
khắc, thời kỳ này chế độ ngũ hình (xuy, đồ, trượng, đồ, lưu, tử) được áp dụng
rộng rãi và được bổ sung thêm hàng loạt các hình phạt có tính chất đầy đọa
thân thể, lăng nhục, xúc phạm con người như chặt chân, ngón chân, ngón tay,
thích chữ vào mặt, bắt làm nô tỳ cho người khác. Theo Lịch triều hiến chương
loại chí thì: "Hình pháp nhà Lý khoan rộng và hình pháp nhà Trần nghiêm
khắc". Luật hình sự thời nhà Trần đặc biệt bảo vệ chế độ tư hữu ruộng đất,
năm 1245 Trần Thái Tông ban hành chính sách bán ruộng công thành ruộng
tư. Sở dĩ, luật hình sự thời kỳ nhà Trần nghiêm khắc như vậy theo tôi có một
số lý do sau:
- Nhà Trần lên nắm quyền lực với vai trò là ngoại thích, họ hiểu rõ cái
giá phải trả cho việc nhẹ tay với các đối thủ. Do vậy, hình luật hà khắc là một
trong những biện pháp mà nhà Trần áp dụng.
- Thời kỳ đầu nhà Trần lên nắm quyền, Đại Việt bị chia rẽ với nạn cát
cứ của các thế lực phong kiến địa phương. Ngoài ra, các thân vương nhà Lý
vẫn còn binh quyền trong tay nên nhà Trần phải mạnh tay trấn áp.
Luật hình sự thời kỳ Lý - Trần, không định nghĩa cụ thể tội phạm là
gì. Mà xác định trực tiếp những hành vi nào là phạm tội và xử lý chúng như
thế nào. Có thể nói, luật hình sự nhà Lý, nhà Trần không có tính khái quát cao
mà mang tính trực tiếp điều chỉnh những hành vi nào xâm phạm đến lợi ích
của xã hội, của nhà nước trung ương tập quyền. Điều này là phù hợp trong
hoàn cảnh xã hội lúc đó, trong một xã hội nhỏ (Đại Việt thời kỳ đó rất
19
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
nhỏ chỉ bằng một nửa Việt Nam hiện nay về diện tích và dân số ước chừng
hơn một triệu người) thì điều chỉnh bằng việc luật đưa ra trực tiếp vấn đề cần
điều chỉnh là rất hợp lý. Ở một quốc gia nhỏ thì dễ quản lý hơn bằng cách đề
cập tới từng vấn đề trực tiếp, không quá trừu tượng và khái quát trong cách
suy nghĩ, thực hành là yếu tố quan trọng cho sự khả thi của các quy định pháp
luật.
Hai triều đại Lý - Trần tồn tại gần 400 năm trong lịch sử Việt Nam từ
đầu thế kỷ XI tới đầu thế kỷ XV, đây là hai triều đại xác định đường đi của
dân tộc Việt Nam, qua 2300 năm đô hộ phong kiến phương bắc, trải qua thời
kỳ cát cứ, loạn lạc của các triều Ngô, Đinh, Tiền Lê. Dân tộc Việt Nam đã
định hướng được sự phát triển của mình trên mọi lĩnh vực, trong đó có pháp
luật, ba bộ luật là Hình thư thời Lý(2342), Quốc triều Hình luật thời Trần
(1230) và Hình thư (1341) có thể nói là ba bộ luật thành văn đầu tiên của
nước ta, tuy chúng không còn tồn tại được cho đến ngày nay (khi nhà Minh
sang xâm chiếm nước ta, chúng đã tìm cách đồng hóa dân tộc Việt, mà điều
quan trong nhất là đồng hóa về mặt văn hóa, chúng đã cướp mọi sách vở, kho
tàng văn hóa của dân tộc ta trong đó có ba bộ luật kể trên) nhưng chúng vẫn
có ảnh hưởng nhất định cho các triều đại sau, là tấm gương cho các triều đại
sau này soi vào.
Tóm lại, các văn bản về pháp luật thời kỳ Lý - Trần không còn, chúng
ta chỉ biết được qua các bộ sử do người đời sau biên soạn lại, nói như Phan
Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí:
Hình pháp các đời Lý - Trần, không thể biết rõ từng điều tỉ
mỉ kỹ càng. Buổi đầu định hướng ra luật cách tưởng cũng là dùng
theo chế độ các đời Đường - Tống, song trong khoảng rộng,
nghiêm, nhiều lúc có châm chước. Nay, lược lại những điều đã thấy
trong sử, lần lượt chép ra để có thể biết được đại khái [22].
20
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Tóm lại, mặc dù nguồn tư liệu về luật hình sự Việt Nam thời kỳ phong
kiến trước thế kỷ XIX còn rất nhiều tản mạn và hầu như không còn nhưng
trên những nét cơ bản từ các nguồn sử liệu cũ ta rút ra kết luận sau:
a/ Pháp luật bảo vệ sự bất bình đẳng trong xã hội. Việc chuộc tội bằng
tiền đã tạo ra sự lộng hành của tầng lớp quan lại, quý tộc và những người giàu
có đối với đông đảo quần chúng nhân dân. Dân chúng bị đối xử hà khắc, việc
vi phạm các quy định về ăn mặc, xây dựng nhà cửa như những người thuộc
tầng lớp trên xã hội bị pháp luật trừng trị rất nặng.
b/ Nguyên tắc trách nhiệm hình sự tập thể được áp dụng trong một số
trường hợp. Theo An Nam chí lược thì pháp luật thời Lý cũng như thời Trần,
nguyên tắc trách nhiệm hình sự tập thể được quy định chặt chẽ: mười hộ hợp
thành một bảo để kiểm soát lẫn nhau và cùng phải chịu trách nhiệm hình sự
khi một người nào đó trong bảo phạm tội.
c/ Chế độ hình phạt hà khắc. Thời kỳ này chế độ ngũ hình cổ điển
(xuy, trượng, đồ, lưu, tử) được áp dụng rộng rãi và bổ sung thêm hàng loạt
các hình phạt khác có tính chất đầy đọa thân thể, lăng nhục, xúc phạm con
người như chặt ngón chân, ngón tay, thích chữ vào mặt, chôn sống, bắt làm nô
tỳ cho người khác.
d/ Pháp luật thời kỳ này, trước hết bảo vệ quyền lợi chính trị và kinh tế
của vua quan và các tầng lớp trên của xã hội. Việc quy định các tội thập ác
phản ánh rất rõ điều này. Phạm tội thập ác không được phép chuộc tội và bị
xử rất nặng. Trong mười tội có năm tội là những hành vi xâm phạm đến sự an
toàn và tính mạng của triều đình, vua quan. Cũng cần phải nói thêm rằng dưới
thời Lý, Trần có tồn tại Hoàng tộc pháp nhằm bảo đảm sự trường tồn của
dòng họ và vương triều. Sử cũ còn ghi lại sự tích hội đền Đồng Cổ ngày 04
tháng 4 hàng năm, bắt nguồn từ sự biến tam vương tranh giành ngôi vua khi
Lý Thái Tổ mất. Trong ngày đó, các quan lại phải có mặt ở đền này để tuyên
21
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
thệ: "Làm con bất hiếu, làm tôi bất trung xin thần minh giết chết" Các quan ai
vắng mặt bị phạt 50 trượng.
đ/ Pháp luật thời kỳ nhà Ngô, Đinh, Tiền Lê có một quy chế thành văn
ra sao chúng ta chưa rõ. Đến thời kỳ Lý - Trần, pháp luật bảo vệ trật tự luân lý
theo tinh thần Nho giáo và trật tự đẳng cấp trong xã hội. Pháp luật Lý - Trần
cấm nô tỳ lấy không được kết hôn với con cái của dân tự do, không được xăm
mình như dân tự do, không được xây dựng nhà cửa, ăn, mặc như quan lại.
e/ Pháp luật thừa nhận và bảo vệ chế độ tư hữu. Từ thời Lý và nhất là
thời nhà Trần, các tội trộm cắp, xâm phạm tài sản của nhà nước, của dân bị xử
phạt rất nặng.
22
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
Chương 2
NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU
CỦA LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM THỜI HẬU LÊ
(Từ thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XVIII)
2.1. HỆ THỐNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM THỜI HẬU LÊ
Từ năm 1406 đến năm 1427 đất nước ta bị nhà Minh (Trung quốc) đô
hộ, năm 1427, Lê Lợi - một địa chủ vùng Thọ Xuân - Thanh Hóa đã lãnh đạo
quân, dân Đại Việt giành được độc lập và lập ra vương triều Lê (thường gọi là
Hậu Lê để phân biệt với triều Tiền Lê tồn tại vào thế kỷ X).
Các triều vua đầu của nhà Hậu Lê đã ra sức hàn gắn vết thương chiến
tranh, ổn định trật tự xã hội, củng cố chính quyền, đẩy mạnh sự phát triển
kinh tế - văn hóa và toàn bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Trên lĩnh vực kinh tế, đã có những chuyển biến quan trọng mà trước
hết là chế độ ruộng đất. Thời kỳ này, đã cơ bản xóa bỏ chế độ điền trang, thái
ấp đã tồn tại từ thời nhà Trần. Thay thế cho chế độ phong cấp thái ấp là chế
độ cấp lộc điền. Lộc điền chỉ được cấp tạm thời và chỉ được lấy hoa lợi. Đồng
thời, năm 1429 nhà Lê còn ban hành chế độ quân điền; đến năm 1477 chính
sách quân điền mới lại được ban hành dưới thời Hồng Đức, quy định cách
phân phối và sử dụng ruộng đất công của công xã, theo đó tất cả mọi người
dân tự do, từ vợ con những người bị đồ, lưu cho đến quan lại tam phẩm đều
được hưởng ruộng khẩu phần ở xã. Điều đáng chú ý là, binh lính được ưu đãi
nhất trong phép quân điền, vì họ là tầng lớp đảm nhiệm công việc nặng nề, là
lực lượng đang bảo vệ triều đại thống trị mà không được hưởng lương bổng
theo chế độ "ngụ binh ư nông". Người nông dân thực chất là người tá điền của
nhà nước và phải chịu những nghĩa vụ như nộp tô, thuế, lao dịch và đi lính.
Chế độ này một mặt vẫn bảo tồn chế độ công xã, nhưng mặt khác lại biến
23
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
công xã thành cơ sở bóc lột của nhà nước trung ương. Đó là bước hủy bỏ dần
dần quyền tự trị của công xã, đẩy mạnh quá trình phong kiến hóa cơ cấu xã
hội Việt Nam.
Thời Hậu Lê, chế độ tư hữu về ruộng đất của giai cấp địa chủ phát
triển mạnh. Pháp luật quy định rõ việc mua bán và thừa kế ruộng đất, miễn
thuế ruộng tư và ban hành nhiều điều luật nhằm hợp pháp hóa việc chiếm đoạt
và tập trung ruộng đất của giai cấp địa chủ. Quan hệ bóc lột tô tức dựa trên cơ
sở chiếm hữu ruộng đất phong kiến và kinh tế tiểu nông tư hữu trở thành phổ
biến. Nhà Lê đã theo luật của các triều đại trước để lại lệ giữ đất và hạn chuộc
ruộng (30 năm với người trong họ và 20 năm đối với người ngoài họ) nhằm
tạo điều kiện cho địa chủ có thể mua chuộc ruộng đất của nông dân nghèo.
Nhà nước ban hành nhiều biện pháp phát triển sức sản xuất nông nghiệp, mở
mang việc khai hoang, đắp và bảo vệ đê điều, chăm lo công tác thủy lợi, chính
sách "ngụ binh ư nông" được thực hiện một cách triệt để hơn.
Nho giáo giành được địa vị thống trị và trở thành hệ tư tưởng chính
thống (mà rường cột của nó là tam cương, ngũ thường), chính quyền phong
kiến nhà Hậu Lê lấy Nho giáo làm chuẩn mực trong việc thống trị và xây
dựng các thiết chế chính trị, pháp luật, văn hóa.
Do nhu cầu phát triển của nhà nước phong kiến trung ương tập quyền,
các hoạt động lập pháp của nhà Lê được đẩy mạnh và thể hiện trên nhiều lĩnh
vực của đời sống xã hội. Các hoạt động lập pháp của nhà Hậu Lê nhằm xác
định ý chí của giai cấp phong kiến. Thế kỷ XV được coi là cái mốc hết sức
quan trọng trong lịch sử pháp quyền Việt Nam, nhằm đáp ứng những nhu cầu
phát triển trong giai đoạn xác lập và phát triển mạnh mẽ của chế độ phong
kiến. Hoạt động lập pháp thời kỳ này diễn ra rất sôi động. Quá trình xây dựng
hệ thống pháp luật của thời kỳ này được bắt đầu từ Lê Thái Tổ đến thời Lê
Thánh Tông và đánh dấu bằng sự ra đời của Bộ luật Hồng Đức. Ngay sau khi
lên ngôi, năm 1428, Lê Lợi đã cùng một số đại thần bàn định về một số luật lệ
24
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
về kiện tụng và phân chia ruộng đất công làng xã, một số quy định về hình
phạt và ân xá…Dưới thời Lê Thái Tông, một số nguyên tắc xét xử kiện cáo và
một số điều luật nghiêm cấm nạn hối lộ, hoạt động giao thiệp với nước ngoài
được xây dựng thêm. Năm 1449, Lê Nhân Tông ban hành 14 điều luật khẳng
định và bảo vệ quyền tư hữu ruộng đất, quy định nguyên tắc xét xử những
hành vi xâm phạm đến quyền tư hữu đó. Sang thời Lê Thánh Tông, triều đình
ban hành nhiều quy định về việc trấn áp các hành vi chống đối, làm nguy hại
đến nền an ninh quốc gia và địa vị thống trị của giai cấp phong kiến, về việc
bảo vệ tôn ty, trật tự, đạo đức theo tinh thần Nho giáo.
Với những hoạt động lập pháp tích cực nói trên, triều Hậu Lê đã để lại
những thành tựu đáng kể trên lĩnh vực luật pháp và điển chế. Trong đó có thể
kể đến một số công trình tiêu biểu như: Quốc triều Hình luật (còn gọi là Lê
triều hình luật hay Bộ luật Hồng đức) gồm 06 quyển, Luật thư gồm 06 quyển
do Nguyễn Trãi soạn năm 1440-1442, Quốc triều luật lệnh gồm 06 quyển do
Phan Phu Tiên soạn năm 1440-1442, Lê triều quan chế soạn năm 1471, Thiên
nam dư hạ tập soạn năm 1483, Hồng Đức thiện chính thư soạn năm 1470-
1497…
Trong số những công trình luật pháp kể trên thì Quốc triều Hình luật
được coi là bộ luật quan trọng và chính thống nhất không chỉ trong thời Lê sơ
mà còn đối với cả triều Hậu Lê nói chung. Cho đến nay thời điểm khởi thảo
cũng như thời điểm hoàn chỉnh của bộ luật này vẫn còn nhiều ý kiến khác
nhau. Theo Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí và theo nhiều
nguồn tư liệu cũng như quan điểm thống nhất của nhiều nhà nghiên cứu, bộ
luật được ban hành vào thời Lê Thánh Tông (năm 1483 - niên hiệu Hồng
Đức), trên cơ sở sưu tập tất cả các điều luật, các văn bản pháp luật đã được
ban hành trong các đời vua trước, được sửa đổi, bổ sung và san định lại cho
hoàn chỉnh. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng bộ luật này có thể được soạn
thảo và ban hành sớm hơn cụ thể là từ thời Lê Thái Tổ và không ngừng được
25
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
các triều vua kế tiếp bổ sung, hoàn chỉnh trong đó có những đóng góp to lớn
của vua Lê Thánh Tông.
Văn bản của bộ luật này là một trong những thư tịch cổ nhất hiện còn
được lưu trữ tại Viện nghiên cứu Hán-Nôm (Hà Nội). Tại đây có hai bản in
ván khắc đều có tên là Quốc triều Hình luật. Ngoài ra còn có một bộ sách
chép tay tuy có tên gọi là Lê triều hình luật, nhưng nội dung của nó lại là
bản sao lại của Quốc triều Hình luật (nhà Hậu Lê) và chép vào thời gian sau
này.
Trong đó bản Quốc triều Hình luật mang ký hiệu A.341 là bản in ván
khắc hoàn chỉnh hơn cả và được coi là văn bản có giá trị nhất. Bộ luật trong
sách này gồm 6 quyển, in ván khắc trên giấy bản, tổng cộng gồm 129 tờ đóng
chung thành một cuốn. Sách không ghi tên tác giả, không có dấu hiệu niên đại
soạn thảo hay niên đại in ấn và cũng không có lời tựa hoặc các chú dẫn khác.
Bìa nguyên bản cuốn sách đã mất, được thay thế bằng một tờ bìa viết 4 chữ
Hán là Quốc triều Hình luật bằng bút lông. Nội dung của bộ luật này đã được
Phan Huy Chú ghi chép lại trong phần Hình luật chí của Lịch triều hiến
chương loại chí, nhưng thiếu so với cuốn sách này 143 điều trong tổng số
722 điều.
Từ đầu thế kỷ 20, Quốc triều Hình luật đã được khảo dịch sang tiếng
Pháp. Đến năm 1956, nó mới được dịch sang quốc ngữ lần đầu tiên (bản dịch
của trường luật khoa đại học do Lương Thần Cao Nãi Quang phiên âm, và
dịch nghĩa, Nguyễn Sĩ Giác hiệu đính, Vũ Văn Mẫu viết lời tựa, nhà in
Nguyễn Văn Của, Sài Gòn, 1956). Gần đây, Viện Sử học Việt Nam đã dịch
thuật lại cho chuẩn xác hơn. (Nhà xuất bản Pháp lý, Hà Nội - 1991).
Một số học giả Pháp, khi khảo dịch và nghiên cứu cho rằng nó có tên
là Lê triều hình luật và nó là Lê triều điều luật được in năm 1777 (Cảnh
Hưng thứ 38) mà Phan Huy Chú đã ghi lại trong Lịch triều hiến chương loại
chí sau khi họ nghiên cứu thiên Hình luật chí trong cuốn sách này của ông
26
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
cũng như bản chép tay của Quốc triều Hình luật. Theo Vũ Văn Mẫu, Quốc
triều Hình luật được ban bố lần đầu tiên trong khoảng niên hiệu Hồng Đức
(1470-1497) và có lẽ vào thời gian cuối của niên hiệu này. Ý kiến của Vũ Văn
Mẫu chủ yếu dựa vào ý kiến của Phan Huy Chú viết về việc ban hành dưới
thời Lê, bộ Hồng Đức hình luật và lời đề tựa của vua Gia Long triều Nguyễn
cho bộ Hoàng Việt luật lệ, trong đó ông đánh giá rất cao bộ luật cổ này và gọi
nó là bộ luật Hồng Đức.
Theo Viện Sử học Việt Nam, Quốc triều Hình luật được khởi thảo từ
thời Lê Thái Tổ, sau đó tiếp tục được bổ sung dưới các triều Lê Thái Tông và
Lê Nhân Tông. Tới thời Lê Thánh Tông thì bộ luật được hoàn chỉnh. Các ý
kiến này chủ yếu dựa vào Đại Việt sử ký toàn thư với ghi chép là năm Thái
Hòa thứ 7 (1449), vua Lê Nhân Tông đã bổ sung thêm vào bộ hình luật
chương điền sản gồm 14 điều. Ngoài ra, qua các sử sách khác và qua các lần
in khắc ván (với những điểm khác nhau về nội dung của các văn bản), các bổ
sung và tên gọi các đơn vị hành chính ghi trong bộ luật v.v có thể nhận thấy
bộ luật này được soạn thảo, bổ sung, hiệu đính qua nhiều đời vua triều Lê.
Lê Thánh Tông, năm Hồng Đức thứ năm (1474), mùa xuân tháng 3,
dụ các quan Thừa tuyên và phủ, châu, huyện các xứ trong nước rằng: "Đặt
luật để hết gian xảo, sao còn dung kẻ coi thường pháp luật? Đặt quan để hết
kiện tụng, sao còn tệ bán rẻ chức quan? Việc cấm chấp nếu không nghiêm,
mối tranh giành sao dẹp được!" [22].
Giống như các bộ luật phong kiến khác, luật Hồng Đức thể hiện rõ bản
chất giai cấp của nó. Mục tiêu hàng đầu của nó là để bảo vệ vương quyền, địa
vị và quyền lợi của giai cấp phong kiến, củng cố trật tự xã hội và gia đình gia
trưởng phong kiến. Nó là sự pháp điển hóa tư tưởng chính trị và đạo đức Nho
giáo. Tuy vậy, không thể phủ nhận các điểm đặc sắc và tiến bộ của nó. Các
vua nhà Lê, kể từ vua Lê Thái Tổ (1428-1433) sau khi lên ngôi đều đề cao
Nho học. Thời Lê các bộ kinh điển và sách vở liên quan tới Nho giáo
27
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
được du nhập từ Trung Hoa và được phổ biến rộng rãi, vì vậy Nho giáo có
điều kiện để trở thành cơ sở lý luận cho các nhà soạn thảo luật pháp thời Lê.
Sở dĩ thời Lê đặc biệt là dưới thời cai trị của vua Lê Thánh Tông được đánh
giá là thời kỳ hưng thịnh nhất trong thời kỳ phong kiến ở Việt Nam vì thỏa
mãn 3 yếu tố: có một vị minh quân; hệ thống quan lại có tài và có đức; và có
một hệ thống pháp luật nghiêm minh. Đây là một thời kỳ dài nhà nước rất
mạnh, về lợi ích dân tộc duy trì một khoảng thời gian rất dài vắng bóng xâm
lược, từ năm 1427 - 1789 không có chiến tranh, đủ sức để mở rộng cương vực
về phía Nam.
Có thể nhận thấy luật pháp thời kỳ nào cũng đề cập đến vấn đề bảo vệ
chủ quyền quốc gia, song với Quốc triều Hình luật, bảo vệ chủ quyền quốc
gia là xuất phát từ yêu cầu bảo vệ chế độ vương quyền của Nho giáo. Quốc
triều Hình luật đã thể chế quan điểm chính danh của Nho giáo nhằm buộc
quan lại thực hiện đúng chức năng chỉ là tư vấn, phụ tá và thực thi quyền lực
của nhà vua theo đúng cương vị của mình. Điều 233 qui định quan lại có
nghĩa vụ tuyệt đối trung thành với nhà vua ở cương vị bề tôi như: nghĩa vụ tôn
kính nhà vua (Điều 232, 125, 126...); Nghĩa vụ thực hiện mệnh lệnh của nhà
vua một cách nhanh chóng, cẩn trọng (Điều 119, 122, 123); Nghĩa vụ phải
làm tròn bổn phận ở cương vị được giao và không vượt quá chức phận (Điều
121, 124, 174, 326, 521).
Quốc triều Hình luật qui định nghiêm ngặt các nghi thức tế lễ trong
triều ở Điều 234, 235, 236, 238, 239 và trừng phạt những hành vi bất kính với
nhà vua ở Điều 118, 125, 126, 136; trừng phạt những hành vi tiếm lễ xâm hại
đến đặc quyền chỉ thuộc về nhà vua ở Điều 114, 135 nhằm bảo vệ và đề cao lễ
vua tôi. Chính sách trọng nông của triều Lê được thể hiện rất rõ nét trong
Quốc triều Hình luật, nó trừng phạt rất nặng các tội như phá hoại đê điều
(điều 596), chặt phá cây cối và lúa má của người khác (điều 601), tự tiện giết
trâu ngựa (điều 580). Nông nghiệp là nguồn thu quan trọng nhất của Đại Việt
28
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
trong thời kỳ này vì vậy, bảo vệ sự phát triển nông nghiệp cũng là bảo vệ nền
kinh tế của đất nước.
Vượt lên những hạn chế về tính giai cấp, căn cứ vào hiệu quả thực tế
của việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước lúc bấy giờ cho thấy nhà
Lê, đặc biệt dưới thời vua Lê Thánh Tông đã xây dựng được một bộ máy
hoàn bị nhất trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, phát huy được sức
mạnh tập thể - một bộ máy mà trên dưới đồng lòng, vua ra vua - bề tôi ra bề
tôi.
Luật Hồng Đức tiếp thụ nhiều thành tựu lập pháp của Trung Hoa, chịu
ảnh hưởng của cả luật pháp nhà Đường và nhà Minh. Tuy vậy, nó có những
điểm không giống với các bộ luật của nhà nước phong kiến Trung Quốc cả về
nội dung lẫn bố cục.
Về bố cục, bộ Đường luật có 500 điều chia thành 12 chương (Danh lệ,
Vệ cấm, Chức chế, Hộ hôn, Khai khố, Thiện hưng, Đạo tặc, Đấu tụng, Trá ngụy,
Tạp luật, Bộ vong, Đoán ngục) trong 30 quyển. Có thể thấy, trong luật Hồng
Đức các quy định về các nhóm tội tình dục và các vấn đề ruộng đất được quy
định riêng biệt và cụ thể hơn. Ngoài ra, trong điều kiện của một xã hội nông
nghiệp lúa nước, tuyệt đại đa số cư dân sống trong các làng với nhiều phong tục
tập quán được hình thành từ lâu đời, cho nên khi xây dựng pháp luật, các nhà
làm luật triều Lê đã ý thức được rằng, nếu duy trì cứng nhắc các nguyên lý của
Nho giáo và áp dụng cứng nhắc các điều luật từ Trung Quốc vào sẽ dẫn đến mâu
thuẫn giữa hệ tư tưởng Nho giáo và luật với phong tục cổ truyền. Vì vậy các nhà
lập pháp triều Lê đã có những châm chước nhất định khi xây dựng hệ thống pháp
luật. Bộ Quốc triều Hình luật đã luật hóa nhiều tập quán, lễ nghi khi những tập
quán, lễ nghi đó không làm phương hại đến lợi ích của nhà nước tập quyền. Bộ
luật nhà Lê đã chấp nhận nhiều phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc nên nhiều
điều khoản đã được sửa đổi cho phù hợp với phong tục Việt Nam. Có thể thấy
điều đó trong quy định tại Điều 2
29
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
của Quốc triều Hình luật. quan niệm về Thập ác được sao chép từ các bộ luật
của Trung Quốc nhưng có những sửa đổi nhất định. Ví dụ theo pháp luật
Trung Quốc, việc con cháu tách ra khỏi ông bà cha mẹ sẽ bị quy tội bất hiếu.
Thì tại Điều 2 của Quốc triều Hình luật thì việc con cháu chia tách tài sản ra ở
riêng không bị coi là bất hiếu, điều này phù hợp với phong tục Việt Nam, vì
theo phong tục của ta, con cháu được phép tách ra ở riêng ngay cả khi cha mẹ
còn sống. Do sự kết hợp các phong tục tập quán lâu đời của Việt Nam với đạo
đức Nho giáo, hòa nhập chúng vào hệ thống pháp luật của triều đình, phát huy
các phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc mà pháp luật triều Lê sơ đã có một
sức sống mãnh liệt trong dân gian. Sự ảnh hưởng của nó còn kéo dài cho đến
pháp luật thời Nguyễn sau này.
Căn cứ vào bản in ván khắc hiện còn lưu giữ tại Viện Hán - Nôm Hà
Nội (kí hiệu A. 341) đã được dịch ra chữ quốc ngữ thì bộ luật gồm 722 điều,
chia làm 06 quyển. Cơ cấu của bộ luật như sau:
- Phần đầu của bộ luật có 03 đồ biểu quy định về kích thước các hình
cụ, tang phục và việc để tang.
- Chương Danh lệ: 49 điều quy định về những vấn đề cơ bản có tính
chất chi phối nội dung các chương điều khác (quy định về thập ác, ngũ hình,
bát nghị, chuộc tội bằng tiền v.v).
- Chương Vệ cấm: 47 điều quy định về việc bảo vệ cung cấm, kinh
thành và các tội về cấm vệ.
- Chương Vi chế: 144 điều quy định về hình phạt cho các hành vi sai
trái của quan lại, các tội về chức vụ.
- Chương Quân chính: 43 điều quy định về sự trừng phạt các hành vi
sai trái của tướng, sĩ, các tội quân sự.
- Chương Hộ hôn: 58 điều quy định về hộ tịch, hộ khẩu, hôn nhân-gia
đình và các tội phạm trong các lĩnh vực này.
30
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
- Chương Điền sản: 59 điều, trong đó 32 điều ban đầu và 27 điều bổ
sung sau (14 điều về điền sản mới tăng thêm, 4 điều về luật hương hỏa, 9 điều
về châm chước bổ sung luật hương hỏa) quy định về ruộng đất, thừa kế,
hương hỏa và các tội phạm trong lĩnh vực này.
- Chương Thông gian: 23 điều quy định về các tội phạm tình dục.
- Chương Đạo tặc: 54 điều quy định về các tội trộm cướp, giết người
và một số tội chính trị như phản nước hại vua.
- Chương Đấu tụng: 50 điều quy định về các nhóm tội đánh nhau (ẩu
đả) và các tội vu cáo, lăng mạ v.v.
- Chương Trá ngụy: 38 điều quy định các tội giả mạo, lừa dối.
- Chương Tạp luật: 92 điều quy định về các tội không thuộc các nhóm
tội danh trên đây.
- Chương Bộ vong: 13 điều quy định về việc bắt tội phạm chạy trốn và
các tội thuộc lĩnh vực này.
- Chương Đoán ngục: 65 điều quy định về việc xử án, giam giữ can
phạm và các tội phạm trong lĩnh vực này.
2.2. CÁC ĐẶC ĐIỂM PHÁP LÝ HÌNH SỰ ĐƢỢC QUY ĐỊNH TRONG
QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT
2.2.1. Vấn đề hiệu lực của đạo luật hình sự
Vấn đề hiệu lực của đạo luật hình sự đã được điều chỉnh về mặt lập
pháp tương đối đầy đủ trong Quốc triều Hình luật thời Lê.
Điều 14 quy định:
Các quan có trách nhiệm cai quản viên chức hay quân dân
mà phạm tội do sơ suất, sai lầm, thì từ tội lưu trở xuống cho chuộc
tiền. Phạm tội trong khi chưa làm quan đến khi làm quan (nghĩa là
có phẩm hàm từ lục phẩm trở lên) việc mới phát, phạm tội khi ở
31
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
chức thấp, đến khi thăng chức việc mới phất" đều cho giảm tội một
bậc… [36].
Điều 17 quy định:
Phàm lúc phạm tội chưa già, chưa có tật, mà khi việc phát lộ
thì đến tuổi già hay có tật thì cũng xử như người già và người tần
tật. Những người trong khi đương chịu tội đồ mà đến tuổi già hoặc
trở nên tàn tật thì cũng xử như thế. Phạm tội trong khi còn nhỏ, đến
khi lớn việc mới phát lộ cũng được luận tội như trẻ nhỏ [36].
Điều 15 quy định: "Những người bị đồ lưu đi đường mà gặp lệnh ân
xá thì đều được xá theo luật".
Qua quy định của ba điều luật trên trong Quốc triều Hình luật thời Lê
đã có quy định rất chặt chẽ về hiệu lực của đạo luật hình sự đối với việc tính
thời gian phạm tội. Quy định tại Điều 14 và Điều 17 cho phép quan xử án
được tính thời điểm phạm tội của người phạm tội nhẹ hơn so với hành vi thực
tế mà họ phạm tội, nghĩa là người phạm tội được hưởng nguyên tắc nhân đạo
cho dù họ phạm tội trong lúc trẻ nhưng khi bị phát hiện thì họ đã già, trong
trường hợp đó họ được xử như người già. Liên kết với quy định tại Điều 16:
…Người từ 80 tuổi trở lên, 23 tuổi trở xuống và người tàn
tật nặng (như điên cuồng, giồ dại, cụt cả tay chân, mù cả hai mắt)
mà phạm tội phản nghịch, giết người, đáng xử tử thì phải tâu thỉnh
lên vua. Những người ấy phạm tội ăn trộm hay đánh người bị
thương cũng cho chuộc; ngoài ra các tội khác miễn luận. Người từ
90 tuổi trở lên và 7 tuổi trở xuống, dù phạm tội tử cũng không gia
hình [36].
Sự logic của vấn đề là ở chỗ hiệu lực của đạo luật hình sự mà cụ thể
của Quốc triều Hình luật thời Lê rất có lợi cho người đã có hành vi phạm tội
và phải nói là rất nhân đạo đối với các trường hợp đã nêu.
32
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
Các điều luật trên cho chúng ta thấy hiệu lực về thời gian của đạo luật
hình sự. Việc áp dụng các điều luật về hiệu lực của đạo luật hình sự theo thời
gian được quy định trong Quốc triều Hình luật thời Lê có những nguyên tắc
sau:
- Việc tính thời gian phạm tội chỉ căn cứ vào thời điểm thực hiện hành
vi và không phụ thuộc vào thời điểm xảy ra hậu quả do hành vi gây nên.
- Đối với chủ thể của tội phạm thì áp dụng điều luật hiện hành tại thời
điểm người đó phạm tội.
- Nếu thời gian nào áp dụng điều luật đó có lợi cho người phạm tội thì
áp dụng thời gian đó, không phụ thuộc vào hậu quả của hành vi phạm tội.
Về hiệu lực của đạo luật hình sự theo không gian thì Quốc triều Hình
luật thời Lê quy định.
Điều 40 quy định: "Những người thuộc dân tộc ngoài giáo hóa, mà
đồng loại phạm tội với nhau thì xử trị theo tục lệ của họ. Nếu phạm tội với
người khác loài thì xử theo pháp luật".
Đây là quy định rất nhân văn của Quốc triều Hình luật, nếu chỉ xét
riêng về phương diện hiệu lực của đạo luật hình sự về mặt không gian thì có
thể quy định này chưa được rõ ràng lắm theo tiêu chí của khoa học pháp lý
hình sự hiện đại nhưng quy định này chứng tỏ sự khôn khéo của những người
làm luật khi chọn lựa quy phạm để điều chỉnh những mâu thuẫn trong nhân
dân. Điều luật đã nhận định rằng trong trường hợp thứ nhất khi mà những
người dân tộc thiểu số phạm tội với nhau thì phải được xử theo phong tục, tập
quán của họ, nghĩa là nhà làm luật đã cho pháp luật thành văn của quốc gia
đứng ngoài lề sự kiện pháp lý nảy sinh giữa những người đồng tông, đồng tộc.
Ở trường hợp thứ hai, nhà làm luật đã cho pháp luật quốc gia can thiệp khi
một trong hai chủ thể là người Kinh (như chúng tôi hiểu).
33
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
2.2.2. Về vấn đề tội phạm
Tội phạm là một hiện tượng xã hội - pháp lý gắn liền với sự ra đời của
nhà nước và pháp luật, cũng như với sự xuất hiện của sở hữu tư nhân và sự
phân chia giai cấp trong xã hội.
Vấn đề đầu tiên mà luật hình sự hiện đại đề cập là xác định nội dung
của khái niệm tội phạm qua việc định nghĩa khái niệm này. Các định nghĩa
tuy khác nhau - có định nghĩa là định nghĩa về nội dung và có định nghĩa là
định nghĩa về hình thức nhưng đều thể hiện được quan điểm chính thức về tội
phạm. Điều 8 Bộ luật hình sự Việt Nam là điều luật định nghĩa khái niệm tội
phạm và là định nghĩa tội phạm về nội dung.
Quốc triều Hình luật nhà Lê không ghi nhận định nghĩa pháp lý của
khái niệm tội phạm mà chỉ quy định những hành vi nguy hiểm cho xã hội, cho
chế độ phong kiến là tội phạm và phải chịu hình phạt. Một số hành vi mà
ngày nay chúng ta gọi là vi phạm đạo đức thì thời kỳ đó cũng bị coi là tội
phạm.
Khi nghiên cứu các quy định về tội phạm trong Quốc triều Hình luật
thời Lê ta có thể thấy một số nét chủ yếu sau:
a/ Mười tội đặc biệt nghiêm trọng (Thập ác) đã được các nhà làm luật
thời kỳ này tách riêng ra và ghi nhận định nghĩa pháp lý của khái niệm từng
tội này - mưu phản, mưu đại nghịch, mua bạn, ác nghịch, bất đạo, đại bất
kính, bất hiếu, bất mục, bất nghĩa, nội loạn.
b/ Dấu hiệu duy nhất bị nhà làm luật coi là Thập ác - tính chất nguy
hiểm cho xã hội không chỉ của hành vi mà cả ý định phạm tội [23].
Về các nhóm tội phạm trong Quốc triều Hình luật nhà Lê có thể phân
ra như sau:
1/ Nhóm tội phạm thuộc tội Thập ác gồm có:
+ Mưu phản (mưu làm hại xã tắc);
34
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
+ Mưu đại nghịch (mưu phá hủy tôn miếu, lăng tẩm và cung điện của
nhà vua);
+ Mưu bạn (mưu phản nước theo giặc);
+ Mưu ác nghịch (đánh hoặc mưu giết ông bà, bố mẹ, chú bác, thím
cô, anh chị, ông bà ngoại và ông bà cha mẹ chồng);
+ Bất đạo (giết một nhà đến ba người không đến tội chết, chặt tay
chân người, bỏ thuốc độc, dùng ma thuật hại người);
+ Đại bất kính (lấy trộm đồ thờ ở lăng miếu, đồ phục dụng, xe kiệu
của vua, lấy trộm hoặc làm giả ấn tín của vua, chế thuốc cho vua dung mà
không theo đúng đơn thuốc, đề phong bì lên vua mà sai lầm, làm cơm cho vua
lầm phải món kiêng, vô ý để thuyền kiệu của vua đi không được vững chắc,
chê bai vua bằng những lời có hại tình lý, cùng là đối với sứ của vua mà
không có lễ như đối với đại thần);
+ Bất hiếu (tố cáo hay chửi mắng ông bà, cha mẹ, ông bà cha mẹ
chồng, trái lời cha mẹ dạy bảo, bỏ không cung nuôi cha mẹ, có tang cha mẹ
mà lấy vợ lấy chồng, chơi vui mà bỏ tang phục, ông bà cha mẹ chết mà giấu
không chịu tang hay ông bà cha mẹ còn mà nói dối là chết);
+ Bất mục (mưu giết hay đem bán người trong thân thuộc mà mình
phải để tang từ bậc thứ năm trở lên, đánh hoặc kiện chồng và những người tôn
trưởng phải để tang từ bậc thứ ba trở lên hay những người thân thích hàng
trên mình phải để tang vào bậc thứ tư);
+ Bất nghĩa (giết trưởng quan sở thuộc của mình, giết quan ty tại
chức, giết thày học mình đương theo học, binh lính giết trưởng quan bản bộ,
cùng là (đàn bà) nghe tin chồng chết giấu không chịu tang, chơi vui bỏ tang
phục và lấy chồng khác);
+ Mười là nội loạn {thông dâm với người trong họ phải để tang từ bậc
thứ tư trở lên hay với vợ lẽ của cha, của ông, cả người đàn bà bằng lòng tư
thông (cũng phạm tội ác ấy)}.
35
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
Đây là nhóm tội gồm có mười tội nặng nhất xâm hại đến quyền lực
của vua, đến sự tồn tại của nhà nước, đến sự tồn vong của quốc gia, xâm hại
tới những quan hệ xã hội quan trọng nhất theo quan điểm của Nho giáo. Thời
kỳ nhà Lê, Nho giáo giành địa vị thống trị, trở thành hệ tư tưởng chính thống,
chính quyền lấy Nho giáo làm chuẩn mực trong việc xây dựng các thiết chế
chính trị, văn hóa, pháp luật. Tại chương Hiệt Củ trong sách Đại Học có viết:
Bình thiên hạ ở chỗ trị nước mình có nghĩa là muốn thiên hạ
thái bình thì phải lãnh đạo tốt đất nước mình. Nếu người trên có
hiếu với cha mẹ, thì trong nhân dân nhất định dấy lên một tập quán,
phong tục hiếu kính cha mẹ. Nếu người trên tôn trọng bậc huynh
trưởng, thì trong nhân dân nhất định dấy lên một phong tục tập quán
tôn trọng anh, em. Nếu bề trên thật lòng thương xót kẻ côi cút cô
đơn góa bụa, thì nhân dân cũng thương xót kẻ côi cút cô đơn góa
bụa. Vì vậy, người quân tử phải nắm vững đạo noi theo khuân phép
này [46].
Chính vì lấy Nho giáo làm chuẩn mực mà rường cột của nó là tam
cương, ngũ thường nên những người phạm tội Thập ác phải chịu hình phạt
cao nhất và dù thuộc diện bát nghị cũng không được chiếu cố và không được
chuộc tội bằng tiền.
2/ Nhóm các tội khác:
- Nhóm các tội được quy định trong chương Cấm Vệ bao gồm các
hành vi xâm phạm tới hoàng thành, cung điện, tài sản của vua và hoàng tộc
được quy định từ điều 50 tới điều 68.
- Nhóm các tội quy đinh trong chương Quan cấm bao gồm các hành vi
xâm phạm tới biên giới quốc gia, vượt biên trái phép, buôn lậu những hàng
quốc cấm. Có thể nói những điều quy định trong chương này của Quốc triều
Hình luật nhà Lê là rất chặt chẽ, bảo đảm sự nghiêm minh của pháp luật, bảo
vệ từng tấc đất của quốc gia, các tài nguyên quý báu của đất nước.
36
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
Tại Điều 71 quy định "Bán ruộng đất ở biên cương cho người ngoại
quốc thì xử chém";
Tại Điều 72 quy định: "Bán nô tỳ và voi ngựa cho người ngoại quốc
thì xử chém. Quan thường xã biết mà không cáo lên thì xử giảm tội một bậc.
Quan lộ trấn huyện cố ý dung túng thì xử như kẻ phạm tội; nếu vì không biết
thì xử biếm phạt".
Tại Điều 81 Bộ luật hình sự năm 1999 của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam quy định:
Người nào xâm nhập lãnh thổ, có hành động làm sai lệch
đường biên giới quốc gia hoặc có hành động khác nhằm gây
phương hại cho an ninh lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, thì bị phạt như sau:
1. Người tổ chức, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả
nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm
hoặc tù chung thân;
2. Người đồng phạm khác thì bị phạt tù từ năm năm đến
mười lăm năm [34].
Khi so sánh các điều luật của Quốc triều Hình luật và điều 81 Bộ luật
hình sự năm 1999 thì ta thấy các quy định tại Quốc triều Hình luật rõ ràng và
cụ thể hơn, nghiêm khắc hơn trong việc giữ gìn, bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Nhóm các tội được quy định trong chương Quân chính nhằm xử phạt
đối với các tội của tướng sĩ và binh lính như: tướng không chịu rèn quân,
không chống nổi giặc, tiết lộ việc quân cơ, lính xung trận không theo hiệu
lệnh, đào ngũ, bỏ trốn, mất binh khí.
Nhóm các tội quy định trong chương Thông gian và Đạo tặc là các tội
xâm phạm tới chế độ tư hữu tài sản, danh dự, nhân phẩm, tính mạng của
người khác.
37
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
Đây là nhóm tội có nhiều điều luật quy định nhất, các điều luật này rất
rõ ràng, việc áp dụng vào thực tiễn rất dễ thực hiện hầu như không cần phải
hướng dẫn như các đạo luật của Việt Nam hiện nay. Tại luật đánh nhau, kiện
cáo, gian dối Điều 466 quy định:
Đánh nhau mà đánh người (nghĩa là đánh bằng tay chân) thì
xử 60 trượng; đánh bị thương hay dùng vật gì để đánh thì xử 80
trượng. Đánh nhau mà đánh người đến gãy răng, sứt tai, chột một
mắt, gãy ngón chân, giập xương, hay dùng nước sôi và lửa làm cho
người ta bị bỏng, cùng là dứt tóc người ta, đều xử đồ khao đinh; Lấy
đồ bẩn thỉu ném vào đầu mặt người ta thì xử biếm 2 tư; đổ vào
miệng mũi thì biếm 3 tư. Đánh gãy 2 răng, 2 ngón tay trở lên thì xử
tội đồ làm tượng phường binh. Lấy gươm giáo đâm chém người,
dẫu không trúng cũng phải lưu đi châu gần (người quyền quý phạm
tội thì xử tội biếm). Nếu đâm chém bị thương và làm đứt gân, chột 2
mắt, đọa thai thì xử tội lưu đi châu xa. Nếu trong khi đương xét hỏi,
người bị thương lại bình phục, thì tội nhân được giảm tội 2 bậc. Nếu
đánh bị thương 2 người trở lên và nhân bị thương mà thành cố tật,
hay đánh đứt lưỡi, hủy hoại âm, dương vật đều xử tội giảo; và phải
đền tiền thương tổn như lệ định… [36].
Đây chính là cách qui định chế tài dưới dạng chế tài cố định. Nghĩa là
với mỗi một vi phạm cụ thể thì có một hình phạt cụ thể tương ứng; mức độ
tăng nặng hay giảm nhẹ cũng được quy định ngay sau đó một cách cụ thể, rõ
ràng. Với chế tài cố định này, nó đã đảm bảo tính chính xác trong việc áp
dụng luật của các cơ quan nhà nước, tránh được sự tùy tiện trong việc áp dụng
luật.
Cách quy định chế tài cố định có ưu điểm là tránh được sự tùy tiện trong
việc áp dụng pháp luật từ phía các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng có
một nhược điểm rất lớn đó là khi các cơ quan nhà nước bị bó khung trong việc
38
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
áp dụng, không có được sự sáng tạo và hậu quả là dẫn đến sự quan liêu từ
phía các cơ quan này. Có một thực tế lịch sử là, bộ máy quan lại của triều Lê
sơ là rất cồng kềnh, không có sự uyển chuyển, nhịp nhàng khi giải quyết công
việc, khi có biến nó xoay chuyển rất chậm, triều Lê sơ chỉ tồn tại 90 năm, các
vua sau đời vua Lê Thánh Tông không có một cải cách nào đáng kể, tôi xin
trích dẫn câu nói của vua Lê Hiển Tông - người kế nghiệp của vua Lê Thánh
Tông: "Đức Thánh Tông đã làm hết rồi, ta còn gì phải làm nữa" [7].
Quốc triều Hình luật nhà Lê không quy định thế nào thế nào là tội
phạm, mà chỉ quy định những hành vi nào nguy hiểm cho xã hội, chế độ
phong kiến là tội phạm và phải chịu hình phạt. khi so sánh với định nghĩa tội
phạm của pháp luật hình sự Việt nam hiện nay và của một số quốc gia khác, ta
thấy quy định này khá gần với quy định của pháp luật hình sự của Cộng hòa
Liên bang Đức, Trong lý luận luật hình sự Cộng hũa Liờn bang Đức quan
điểm phổ biến và được thừa nhận chung về khái niệm tội phạm - tội phạm là
hành vi trái pháp luật, có tính chất lỗi, phù hợp với các dấu hiệu của một cấu
thành và bị cấm bằng việc đe dọa áp dụng hình phạt.
Theo quan điểm của tôi, tội phạm được quy định trong Quốc triều
Hình luật nhà Lê là quan điểm tiếp cận với quan điểm về tội phạm của pháp
luật hiện đại về tội phạm, nó cho thấy các nhà làm luật thời kỳ này chỉ thấy
rằng, tội phạm là hành vi xâm phạm vào những điều cấm của luật hình, và
những trường hợp loại trừ tính chất tội phạm của hành vi được đề cập đến trực
tiếp trong điều luật.
Qua các điều luật cụ thể có thể khái quát qua niệm của nhà làm luật về
tội phạm trong Quốc triều Hình luật như sau:
- Nhà làm luật thời kỳ này quan niệm về tội phạm theo hướng thiên về
dấu hiệu hình thức của tội phạm. Biểu hiện rõ nét nhất của quan niệm này là ở
chỗ nhà làm luật đã bắt đầu trong Bộ luật bằng việc quy định tại điều luật đầu
tiên 05 loại hình phạt có thể được áp dụng. Trong đó mô tả cụ thể nội dung
39
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
của 05 loại hình phạt này. Đó là các hình phạt xuy, đồ, trượng, lưu, tử. Tương
ứng với năm loại hình phạt này là 05 loại tội được thừa nhận trong Bộ luật. Đó là
tội xuy, đồ, trượng, lưu, tử. Các quy định tiếp theo của Bộ luật về trách nhiệm
hình sự đều dựa theo cách phân loại này. Đó là các Điều 4, 5, 14, 15, 16 v.v...
Cách phân loại này không chỉ coi hình phạt là tiêu chí duy nhất để phân biệt giữa
các loại tội phạm mà còn gắn tên từng loại tội phạm với chính những loại hình
phạt. Ở đây, trong chừng mực nhất định có thể nói rằng đã có sự đồng nhất giữa
tội phạm và hình phạt. Dấu hiệu hình thức khác của tội phạm được thừa nhận
trong Quốc triều Hình luật là dấu hiệu "được quy định trong luật". Tuy là dấu
hiệu hình thức nhưng việc thừa nhận dấu hiệu này đã khẳng định sự hiện diện
của nguyên tắc "không có luật thì không có tội" (vô luật bất thành hình) - một
biểu hiện của nguyên tắc pháp chế trong Quốc triều Hình luật. Quốc triều Hình
luật không có điều luật cụ thể quy định trực tiếp về vấn đề này nhưng việc quy
định xử phạt quan xử án trong trường hợp có hành vi "tự mình xét xử"(Điều 683)
hoặc "xử án không đúng luật" (Điều 686) hoặc "… đã có chính điều, lại tự ý
thêm bớt bậy hay viện dẫn điều khác…" (Điều 722) đã gián tiếp khẳng định dấu
hiệu "được quy định trong luật". Đặc biệt, Điều 685 quy định: "Những sắc chế
của vua luận tội gì, chỉ là xét xử nhất thời, chứ không phải là sắc lệnh vĩnh viễn,
thì không được viện dẫn sắc lệnh ấy mà xử đoán việc sau. Nếu ai viện ra xét xử,
không đúng thì khép vào tội cố ý làm sai luật".
- Quốc triều Hình luật không có điều luật khẳng định dấu hiệu nội
dung của tội phạm như Bộ luật hình sự hiện nay. Nhưng các quy định về tội
phạm trong Bộ luật này thể hiện rằng tội phạm xâm phạm trước hết đến sự an
toàn, bất khả xâm phạm của chế độ quân chủ triều Lê, mà trước hết là sự an
toàn của nhà vua và hoàng cung, xâm phạm trật tự, kỷ cương, đạo đức xã hội
theo quan điểm Nho giáo, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, tài
sản…Đó là hành vi nguy hiểm cho xã hội ở mức độ khác nhau.
- Quốc triều Hình luật không phân biệt mức độ của tính nguy hiểm
của tội phạm với mức độ của tính nguy hiểm của những hành vi mà theo luật
40
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
hiện đại chỉ là vi phạm đạo đức hoặc vi phạm hành chính, kỷ luật… Theo quy
định của Bộ luật này thì tất cả các hành vi nói trên đều bị coi là tội phạm,
không phụ thuộc vào mức độ của tính nguy hiểm.
Như vậy, khái niệm tội phạm trong Quốc triều Hình luật rộng hơn
nhiều so với khái niệm tội phạm trong Bộ luật hình sự hiện nay. Trong Bộ luật
hình sự hiện nay, chỉ có hành vi của con người và hành vi đó phải có mức độ
nguy hiểm đáng kể nhất định mới bị coi là tội phạm. Còn theo quy định tại
Quốc triều Hình luật thì không những không xét đến mức độ của tính nguy
hiểm mà trong một số lĩnh vực cần bảo vệ đặc biệt, còn bị coi là tội phạm
ngay từ khi chủ thể có "mưu".
2.2.3. Vấn đề "Lỗi" đƣợc quy định trong Quốc triều Hình luật
Như chúng ta đã biết Lỗi trong luật hình sự là chế định trung tâm và
có thể coi là vô cùng phức tạp, bởi nó thể hiện bản chất tâm lý của người
phạm tội đối với hành vi phạm tội của mình kể từ khi chuẩn bị, bắt đầu và
thực hiện hành vi phạm tội cũng như đối với hậu quả của hành vi đó.
Trong pháp luật hình sự Việt Nam hiện đại thì có thể đưa ra khái niệm
chung về lỗi như sau: Lỗi hình sự là mặt chủ quan của tội phạm và là một
trong những điều kiện bắt buộc của trách nhiệm hình sự, đồng thời là thái độ
tâm lý của người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi trách nhiệm hình
sự đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm mà người đó thực
hiện và hậu quả do hành vi đó gây nên dưới hình thức cố ý hoặc vô ý [3].
Đây có thể coi là khái niệm đầy đủ nhất về lỗi trong pháp luật hình sự
Việt Nam hiện nay.
Vậy Lỗi trong pháp luật hình sự của các triều đại phong kiến Việt nam
cụ thể là trong Quốc triều Hình luật nhà Lê được hiểu như thế nào?
Pháp luật hình sự thời kỳ này mà cụ thể là pháp luật hình sự trong bộ
Quốc triều Hình luật nhà Lê không đưa ra một khái niệm khái quát về lỗi mà
chỉ đề cập đến hai hình thức lỗi cố ý và vô ý. Tại điều 479 quy định:
41
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
Đánh nhau đến chết người thì xử giảo. Đánh chết người
bằng đồ sắc nhọn hay có ý giết thì xử chém. Dù vì đánh nhau mà
dùng đồ nhọn sắc, nếu đánh giết người thì xử như tội cố ý giết. Nếu
không phải đánh nhau mà đánh người bị thương, thì xử hơn tội
đánh nhau đánh người bị thương một bậc. Dù nhân đánh nhau,
nhưng sau khi đã thôi mà đánh giết người hay đánh bị thương, thì
xử theo luật cố ý giết hay cố ý đánh bị thương (đã thôi nghĩa là sau
khi tức giận đánh nhau, mỗi kẻ đi một ngả, không ai bị thương, mà
kẻ này trở lại đánh giết kẻ kia hay đánh bị thương) [36].
Tại Điều 508 quy định:
Trong khi đánh nhau mà đánh lầm phải người đứng bên bị
thương hay đến chết, thì xử kém tội đánh nhau chết người hay bị
thương một bậc. Nếu người kia vì cớ ngã mà chết hay bị thương thì
xử như tội đùa nghịch giết người hay đánh người bị thương. Nếu
lầm lỡ đánh chết hay bị thương người đánh giúp mình thì đều xử
giảm hai bậc [36].
Tại Điều 523 quy định:
Vì lầm lỡ giết người hay làm bị thương thì đều tùy việc mà
xử giảm. (Đây là nói tới những việc xảy ra tai mắt không kịp nhận
thấy, tư tưởng không nghĩ tới, thí dụ cùng nhau nhấc vật nặng, sức
không đỡ nổi, trèo lên cao, đi chỗ hiểm, cùng là nhân đánh cầm thú,
đều là việc lầm lỡ)". Các nhà làm luật thời kỳ này quy định trực tiếp
luôn những hành vi nào được coi là vô ý, chúng ta có thể thấy được
điều này quy định tại điều 523: Những việc xảy ra tai mắt không
kịp nhận thấy, tư tưởng không nghĩ tới…Đây cũng là điều luật duy
nhất trong bộ Quốc triều Hình luật nhà Lê cho quan xử án được tùy
việc mà giảm mà không đề cập trực tiếp tới việc giảm bao nhiêu,
khung hình phạt nào [36].
42
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
Khi định tội danh đối với tội phạm do luật quy định, nếu muốn giảm
nhẹ tính chất của nó mặc dù đó là tội nặng và nếu nó được thực hiện một cách
vô ý thì có thể coi đó là một tội nhẹ, hoặc nếu muốn tăng nặng tính chất của
nó mặc dù đó là tội nhẹ và nếu bó được thực hiện một cách cố ý - thì có thể
coi đó là một tội nặng. Bằng quy phạm này, nhà làm luật đã giao cho quan xử
án toàn quyền tùy nghi để coi bất kỳ tội phạm nào không được ghi nhận trong
luật là tội "nhẹ" hay "nặng" mà chỉ cần căn cứ vào một điều kiện duy nhất -
hình thức lỗi (vô ý hay cố ý) của tội phạm được thực hiện.
Tại Điều 47, quy định rõ:
Phạm tội tuy cùng tội danh, nhưng cố ý và lầm lỗi thì có
phân biệt. Cần phải xét rõ tội nặng, nhẹ mà gia giảm, không nên câu
nệ luật thường, để cho được hợp với ý nghĩa của hình điển: Khoan
thứ kẻ lầm lỗi, dù tội lớn cũng không kể; xử trị kẻ cố phạm, dù tội
nhỏ cũng không tha (Hựu quá vô đại, hình cố vô tiểu) [36].
Nhà làm luật thời kỳ này đã đề cập đến hai hình thức lỗi khi quy định
sự khác nhau của tội cố ý hoặc vô ý; trong một số cấu thành tội phạm có quy
định rõ từng hình lỗi như cố ý giết người hoặc gây thương tích, có sự ghi nhận
định nghĩa pháp lý của các tình tiết dẫn đến hành vi vô ý làm chết người hoặc
vô ý gây thương tích - do việc đó xảy ra ngoài ý muốn của người phạm tội
[2]. Cách quy định này rất gần với cách quy định về lỗi cố ý và lỗi vô ý của
pháp luật hình sự hiện đại.
Tại Điều 4 và Điều 46 của Bộ luật hình sự năm 1999 của nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không có một khoản nào nói về việc giảm
trách nhiệm hình sự đối với người vô ý phạm tội mặc dù có nhiều điều luật cụ
thể quy định việc khi áp dụng pháp luật là nhẹ hơn so với lỗi cố ý nhưng rõ
ràng trong kỹ thuật lập pháp, chúng ta không đưa vấn đề này thành nguyên tắc
là một sai sót bởi lẽ, chế định lỗi được coi là chế định quan trọng bậc nhất, nó
là cơ sở cho việc phân hóa trách nhiệm hình sự.
43
Luận Văn Thạc Sĩ Những Đặc Điểm Chủ Yếu Của Hình Sự Việt Nam Thời Kỳ Phong Kiến.
Luận Văn Thạc Sĩ Những Đặc Điểm Chủ Yếu Của Hình Sự Việt Nam Thời Kỳ Phong Kiến.
Luận Văn Thạc Sĩ Những Đặc Điểm Chủ Yếu Của Hình Sự Việt Nam Thời Kỳ Phong Kiến.
Luận Văn Thạc Sĩ Những Đặc Điểm Chủ Yếu Của Hình Sự Việt Nam Thời Kỳ Phong Kiến.
Luận Văn Thạc Sĩ Những Đặc Điểm Chủ Yếu Của Hình Sự Việt Nam Thời Kỳ Phong Kiến.
Luận Văn Thạc Sĩ Những Đặc Điểm Chủ Yếu Của Hình Sự Việt Nam Thời Kỳ Phong Kiến.
Luận Văn Thạc Sĩ Những Đặc Điểm Chủ Yếu Của Hình Sự Việt Nam Thời Kỳ Phong Kiến.
Luận Văn Thạc Sĩ Những Đặc Điểm Chủ Yếu Của Hình Sự Việt Nam Thời Kỳ Phong Kiến.
Luận Văn Thạc Sĩ Những Đặc Điểm Chủ Yếu Của Hình Sự Việt Nam Thời Kỳ Phong Kiến.
Luận Văn Thạc Sĩ Những Đặc Điểm Chủ Yếu Của Hình Sự Việt Nam Thời Kỳ Phong Kiến.
Luận Văn Thạc Sĩ Những Đặc Điểm Chủ Yếu Của Hình Sự Việt Nam Thời Kỳ Phong Kiến.
Luận Văn Thạc Sĩ Những Đặc Điểm Chủ Yếu Của Hình Sự Việt Nam Thời Kỳ Phong Kiến.
Luận Văn Thạc Sĩ Những Đặc Điểm Chủ Yếu Của Hình Sự Việt Nam Thời Kỳ Phong Kiến.
Luận Văn Thạc Sĩ Những Đặc Điểm Chủ Yếu Của Hình Sự Việt Nam Thời Kỳ Phong Kiến.
Luận Văn Thạc Sĩ Những Đặc Điểm Chủ Yếu Của Hình Sự Việt Nam Thời Kỳ Phong Kiến.
Luận Văn Thạc Sĩ Những Đặc Điểm Chủ Yếu Của Hình Sự Việt Nam Thời Kỳ Phong Kiến.
Luận Văn Thạc Sĩ Những Đặc Điểm Chủ Yếu Của Hình Sự Việt Nam Thời Kỳ Phong Kiến.
Luận Văn Thạc Sĩ Những Đặc Điểm Chủ Yếu Của Hình Sự Việt Nam Thời Kỳ Phong Kiến.
Luận Văn Thạc Sĩ Những Đặc Điểm Chủ Yếu Của Hình Sự Việt Nam Thời Kỳ Phong Kiến.
Luận Văn Thạc Sĩ Những Đặc Điểm Chủ Yếu Của Hình Sự Việt Nam Thời Kỳ Phong Kiến.
Luận Văn Thạc Sĩ Những Đặc Điểm Chủ Yếu Của Hình Sự Việt Nam Thời Kỳ Phong Kiến.
Luận Văn Thạc Sĩ Những Đặc Điểm Chủ Yếu Của Hình Sự Việt Nam Thời Kỳ Phong Kiến.
Luận Văn Thạc Sĩ Những Đặc Điểm Chủ Yếu Của Hình Sự Việt Nam Thời Kỳ Phong Kiến.
Luận Văn Thạc Sĩ Những Đặc Điểm Chủ Yếu Của Hình Sự Việt Nam Thời Kỳ Phong Kiến.
Luận Văn Thạc Sĩ Những Đặc Điểm Chủ Yếu Của Hình Sự Việt Nam Thời Kỳ Phong Kiến.
Luận Văn Thạc Sĩ Những Đặc Điểm Chủ Yếu Của Hình Sự Việt Nam Thời Kỳ Phong Kiến.
Luận Văn Thạc Sĩ Những Đặc Điểm Chủ Yếu Của Hình Sự Việt Nam Thời Kỳ Phong Kiến.
Luận Văn Thạc Sĩ Những Đặc Điểm Chủ Yếu Của Hình Sự Việt Nam Thời Kỳ Phong Kiến.
Luận Văn Thạc Sĩ Những Đặc Điểm Chủ Yếu Của Hình Sự Việt Nam Thời Kỳ Phong Kiến.
Luận Văn Thạc Sĩ Những Đặc Điểm Chủ Yếu Của Hình Sự Việt Nam Thời Kỳ Phong Kiến.
Luận Văn Thạc Sĩ Những Đặc Điểm Chủ Yếu Của Hình Sự Việt Nam Thời Kỳ Phong Kiến.
Luận Văn Thạc Sĩ Những Đặc Điểm Chủ Yếu Của Hình Sự Việt Nam Thời Kỳ Phong Kiến.
Luận Văn Thạc Sĩ Những Đặc Điểm Chủ Yếu Của Hình Sự Việt Nam Thời Kỳ Phong Kiến.
Luận Văn Thạc Sĩ Những Đặc Điểm Chủ Yếu Của Hình Sự Việt Nam Thời Kỳ Phong Kiến.
Luận Văn Thạc Sĩ Những Đặc Điểm Chủ Yếu Của Hình Sự Việt Nam Thời Kỳ Phong Kiến.
Luận Văn Thạc Sĩ Những Đặc Điểm Chủ Yếu Của Hình Sự Việt Nam Thời Kỳ Phong Kiến.
Luận Văn Thạc Sĩ Những Đặc Điểm Chủ Yếu Của Hình Sự Việt Nam Thời Kỳ Phong Kiến.
Luận Văn Thạc Sĩ Những Đặc Điểm Chủ Yếu Của Hình Sự Việt Nam Thời Kỳ Phong Kiến.
Luận Văn Thạc Sĩ Những Đặc Điểm Chủ Yếu Của Hình Sự Việt Nam Thời Kỳ Phong Kiến.
Luận Văn Thạc Sĩ Những Đặc Điểm Chủ Yếu Của Hình Sự Việt Nam Thời Kỳ Phong Kiến.
Luận Văn Thạc Sĩ Những Đặc Điểm Chủ Yếu Của Hình Sự Việt Nam Thời Kỳ Phong Kiến.
Luận Văn Thạc Sĩ Những Đặc Điểm Chủ Yếu Của Hình Sự Việt Nam Thời Kỳ Phong Kiến.
Luận Văn Thạc Sĩ Những Đặc Điểm Chủ Yếu Của Hình Sự Việt Nam Thời Kỳ Phong Kiến.

More Related Content

Similar to Luận Văn Thạc Sĩ Những Đặc Điểm Chủ Yếu Của Hình Sự Việt Nam Thời Kỳ Phong Kiến.

Đại cương lịch sử VN - nhóm 2.pptx
Đại cương lịch sử VN - nhóm 2.pptxĐại cương lịch sử VN - nhóm 2.pptx
Đại cương lịch sử VN - nhóm 2.pptx
pmphuc
 
Tiểu luận shtt nhóm 26 (nhật bản)
Tiểu luận shtt   nhóm 26 (nhật bản)Tiểu luận shtt   nhóm 26 (nhật bản)
Tiểu luận shtt nhóm 26 (nhật bản)
zazazu_lynk
 

Similar to Luận Văn Thạc Sĩ Những Đặc Điểm Chủ Yếu Của Hình Sự Việt Nam Thời Kỳ Phong Kiến. (20)

GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CẢ NĂM 2024 - LỊCH SỬ 11 (POWERPOINT + WORD) - SÁCH ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CẢ NĂM 2024 - LỊCH SỬ 11 (POWERPOINT + WORD) - SÁCH ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CẢ NĂM 2024 - LỊCH SỬ 11 (POWERPOINT + WORD) - SÁCH ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CẢ NĂM 2024 - LỊCH SỬ 11 (POWERPOINT + WORD) - SÁCH ...
 
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Tốt Nghiệp Trường Đại Học Đà Lạt
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Tốt Nghiệp Trường Đại Học Đà LạtCơ Sở Lý Luận Khoá Luận Tốt Nghiệp Trường Đại Học Đà Lạt
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Tốt Nghiệp Trường Đại Học Đà Lạt
 
Lịch sử phát triển các quy định về hình phạt tù có thời hạn, HAY
Lịch sử phát triển các quy định về hình phạt tù có thời hạn, HAYLịch sử phát triển các quy định về hình phạt tù có thời hạn, HAY
Lịch sử phát triển các quy định về hình phạt tù có thời hạn, HAY
 
Luận Văn Thừa Kế Quyền Sử Dụng Đất Theo Pháp Luật Việt Nam.
Luận Văn Thừa Kế Quyền Sử Dụng Đất Theo Pháp Luật Việt Nam.Luận Văn Thừa Kế Quyền Sử Dụng Đất Theo Pháp Luật Việt Nam.
Luận Văn Thừa Kế Quyền Sử Dụng Đất Theo Pháp Luật Việt Nam.
 
Đại cương lịch sử VN - nhóm 2.pptx
Đại cương lịch sử VN - nhóm 2.pptxĐại cương lịch sử VN - nhóm 2.pptx
Đại cương lịch sử VN - nhóm 2.pptx
 
Luận văn: Vận dụng thừa kế pháp luật thời nhà Lê, nhà Nguyễn
Luận văn: Vận dụng thừa kế pháp luật thời nhà Lê, nhà NguyễnLuận văn: Vận dụng thừa kế pháp luật thời nhà Lê, nhà Nguyễn
Luận văn: Vận dụng thừa kế pháp luật thời nhà Lê, nhà Nguyễn
 
Luận án: Pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn, HAY, 9đ
Luận án: Pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn, HAY, 9đLuận án: Pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn, HAY, 9đ
Luận án: Pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn, HAY, 9đ
 
Việt nam sử lược
Việt nam sử lượcViệt nam sử lược
Việt nam sử lược
 
Việt Nam sử lược
Việt Nam sử lược Việt Nam sử lược
Việt Nam sử lược
 
Bảo vệ quyền lợi phụ nữ theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014.doc
Bảo vệ quyền lợi phụ nữ theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014.docBảo vệ quyền lợi phụ nữ theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014.doc
Bảo vệ quyền lợi phụ nữ theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014.doc
 
Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền tự do kinh doanh trong pháp luật Việt Nam.docx
Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền tự do kinh doanh trong pháp luật Việt Nam.docxCơ sở lý luận về bảo vệ quyền tự do kinh doanh trong pháp luật Việt Nam.docx
Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền tự do kinh doanh trong pháp luật Việt Nam.docx
 
Luận văn: Bộ luật Hồng Đức và những giá trị của nó, HOT
Luận văn: Bộ luật Hồng Đức và những giá trị của nó, HOTLuận văn: Bộ luật Hồng Đức và những giá trị của nó, HOT
Luận văn: Bộ luật Hồng Đức và những giá trị của nó, HOT
 
Luận văn: Bộ luật Hồng Đức nội dung cơ bản và giá trị đương đại
Luận văn: Bộ luật Hồng Đức nội dung cơ bản và giá trị đương đạiLuận văn: Bộ luật Hồng Đức nội dung cơ bản và giá trị đương đại
Luận văn: Bộ luật Hồng Đức nội dung cơ bản và giá trị đương đại
 
Tiểu luận Pháp Luật đại cương Trình bày và so sánh các kiểu pháp luật trong l...
Tiểu luận Pháp Luật đại cương Trình bày và so sánh các kiểu pháp luật trong l...Tiểu luận Pháp Luật đại cương Trình bày và so sánh các kiểu pháp luật trong l...
Tiểu luận Pháp Luật đại cương Trình bày và so sánh các kiểu pháp luật trong l...
 
Pháp Luật Tư Sản Trong Quản Lí Xã Hội Tư Sản Hiện Nay.doc
Pháp Luật Tư Sản Trong Quản Lí Xã Hội Tư Sản Hiện Nay.docPháp Luật Tư Sản Trong Quản Lí Xã Hội Tư Sản Hiện Nay.doc
Pháp Luật Tư Sản Trong Quản Lí Xã Hội Tư Sản Hiện Nay.doc
 
Pháp Luật Về Tư Sản Dưới Góc Nhìn Triết Học.doc
Pháp Luật Về Tư Sản Dưới Góc Nhìn Triết Học.docPháp Luật Về Tư Sản Dưới Góc Nhìn Triết Học.doc
Pháp Luật Về Tư Sản Dưới Góc Nhìn Triết Học.doc
 
Quy dinh phap luat ve chao ban chung khoan va nhung bai viet khac
Quy dinh phap luat ve chao ban chung khoan va nhung bai viet khacQuy dinh phap luat ve chao ban chung khoan va nhung bai viet khac
Quy dinh phap luat ve chao ban chung khoan va nhung bai viet khac
 
BÀI GIẢNG MÔN LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT.pdf
BÀI GIẢNG MÔN LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT.pdfBÀI GIẢNG MÔN LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT.pdf
BÀI GIẢNG MÔN LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT.pdf
 
Tiểu luận shtt nhóm 26 (nhật bản)
Tiểu luận shtt   nhóm 26 (nhật bản)Tiểu luận shtt   nhóm 26 (nhật bản)
Tiểu luận shtt nhóm 26 (nhật bản)
 
Cơ Sở Lý Luận Bảo Vệ Quyền Tự Do Kinh Doanh Theo Pháp Luật Việt Nam.
Cơ Sở Lý Luận  Bảo Vệ Quyền Tự Do Kinh Doanh Theo Pháp Luật Việt Nam.Cơ Sở Lý Luận  Bảo Vệ Quyền Tự Do Kinh Doanh Theo Pháp Luật Việt Nam.
Cơ Sở Lý Luận Bảo Vệ Quyền Tự Do Kinh Doanh Theo Pháp Luật Việt Nam.
 

More from Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài 0934.573.149 / Luanvantot.com

More from Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài 0934.573.149 / Luanvantot.com (20)

Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Tổ Chức Kế Toán Tại Bệnh Viện Tâm Thần Trung Ương I.
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Tổ Chức Kế Toán Tại Bệnh Viện Tâm Thần Trung Ương I.Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Tổ Chức Kế Toán Tại Bệnh Viện Tâm Thần Trung Ương I.
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Tổ Chức Kế Toán Tại Bệnh Viện Tâm Thần Trung Ương I.
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Tổng Công Ty Xây D...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Tổng Công Ty Xây D...Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Tổng Công Ty Xây D...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Tổng Công Ty Xây D...
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Đào Tạo Nhân Lực Quản Lý Khoa Học Và Công Nghệ Thu...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Đào Tạo Nhân Lực Quản Lý Khoa Học Và Công Nghệ Thu...Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Đào Tạo Nhân Lực Quản Lý Khoa Học Và Công Nghệ Thu...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Đào Tạo Nhân Lực Quản Lý Khoa Học Và Công Nghệ Thu...
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Cấu Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Tại Công ...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Cấu Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Tại Công ...Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Cấu Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Tại Công ...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Cấu Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Tại Công ...
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Tạo Động Lực Lao Động Tại Trung Tâm Dịch Vụ Việc Làm
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Tạo Động Lực Lao Động Tại Trung Tâm Dịch Vụ Việc LàmCơ Sở Lý Luận Luận Văn Tạo Động Lực Lao Động Tại Trung Tâm Dịch Vụ Việc Làm
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Tạo Động Lực Lao Động Tại Trung Tâm Dịch Vụ Việc Làm
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Tổng Công Ty 319 ...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Tổng Công Ty 319 ...Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Tổng Công Ty 319 ...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Tổng Công Ty 319 ...
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty Bia.
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty Bia.Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty Bia.
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty Bia.
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Sử Dụng Lao Động Tại Công Ty Cổ Phần Luxdecor Việt...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Sử Dụng Lao Động Tại Công Ty Cổ Phần Luxdecor Việt...Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Sử Dụng Lao Động Tại Công Ty Cổ Phần Luxdecor Việt...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Sử Dụng Lao Động Tại Công Ty Cổ Phần Luxdecor Việt...
 
Cơ Sở Lý Luận Tuyển Dụng Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phần Hawee Cơ Điện.
Cơ Sở Lý Luận Tuyển Dụng Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phần Hawee Cơ Điện.Cơ Sở Lý Luận Tuyển Dụng Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phần Hawee Cơ Điện.
Cơ Sở Lý Luận Tuyển Dụng Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phần Hawee Cơ Điện.
 
Cơ Sở Lý Luận Tham Gia Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện Hiện Nay Của Người Lao Động
Cơ Sở Lý Luận Tham Gia Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện Hiện Nay Của Người Lao ĐộngCơ Sở Lý Luận Tham Gia Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện Hiện Nay Của Người Lao Động
Cơ Sở Lý Luận Tham Gia Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện Hiện Nay Của Người Lao Động
 
Cơ Sở Lý Luận Tuyển Dụng Nhân Lực Trong Doanh Nghiệp.
Cơ Sở Lý Luận Tuyển Dụng Nhân Lực Trong Doanh Nghiệp.Cơ Sở Lý Luận Tuyển Dụng Nhân Lực Trong Doanh Nghiệp.
Cơ Sở Lý Luận Tuyển Dụng Nhân Lực Trong Doanh Nghiệp.
 
Cơ Sở Lý Luận Tổ Chức Và Quản Lý Công Tác Văn Thư Tại Văn Phòng Hđnd Và Ubnd
Cơ Sở Lý Luận Tổ Chức Và Quản Lý Công Tác Văn Thư Tại Văn Phòng Hđnd Và UbndCơ Sở Lý Luận Tổ Chức Và Quản Lý Công Tác Văn Thư Tại Văn Phòng Hđnd Và Ubnd
Cơ Sở Lý Luận Tổ Chức Và Quản Lý Công Tác Văn Thư Tại Văn Phòng Hđnd Và Ubnd
 
Cơ Sở Lý Luận Nhân Thân Người Dưới 23 Tuổi Phạm Tội Cướp Giật Tài Sản Trên...
Cơ Sở Lý Luận Nhân Thân Người Dưới 23 Tuổi Phạm Tội Cướp Giật Tài Sản Trên...Cơ Sở Lý Luận Nhân Thân Người Dưới 23 Tuổi Phạm Tội Cướp Giật Tài Sản Trên...
Cơ Sở Lý Luận Nhân Thân Người Dưới 23 Tuổi Phạm Tội Cướp Giật Tài Sản Trên...
 
Cơ Sở Lý Luận Nguyên Nhân Và Điều Kiện Của Tội Vi Phạm Qui Định Về Tham Gi...
Cơ Sở Lý Luận Nguyên Nhân Và Điều Kiện Của Tội Vi Phạm Qui Định Về Tham Gi...Cơ Sở Lý Luận Nguyên Nhân Và Điều Kiện Của Tội Vi Phạm Qui Định Về Tham Gi...
Cơ Sở Lý Luận Nguyên Nhân Và Điều Kiện Của Tội Vi Phạm Qui Định Về Tham Gi...
 
Cơ Sở Lý Luận Nhân Thân Người Phạm Tội Cố Ý Gây Thương Tích Hoặc Gây Tổn H...
Cơ Sở Lý Luận Nhân Thân Người Phạm Tội Cố Ý Gây Thương Tích Hoặc Gây Tổn H...Cơ Sở Lý Luận Nhân Thân Người Phạm Tội Cố Ý Gây Thương Tích Hoặc Gây Tổn H...
Cơ Sở Lý Luận Nhân Thân Người Phạm Tội Cố Ý Gây Thương Tích Hoặc Gây Tổn H...
 
Cơ SỞ Lý Luận Nghiên Cứu Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Của Cán Bộ Công Chứ...
Cơ SỞ Lý Luận Nghiên Cứu Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Của Cán Bộ Công Chứ...Cơ SỞ Lý Luận Nghiên Cứu Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Của Cán Bộ Công Chứ...
Cơ SỞ Lý Luận Nghiên Cứu Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Của Cán Bộ Công Chứ...
 
Cơ Sở Lý Luận Nguyên Nhân Và Điều Kiện Của Tình Hình Tội Lừa Đảo Chiếm Đoạ...
Cơ Sở Lý Luận Nguyên Nhân Và Điều Kiện Của Tình Hình Tội Lừa Đảo Chiếm Đoạ...Cơ Sở Lý Luận Nguyên Nhân Và Điều Kiện Của Tình Hình Tội Lừa Đảo Chiếm Đoạ...
Cơ Sở Lý Luận Nguyên Nhân Và Điều Kiện Của Tình Hình Tội Lừa Đảo Chiếm Đoạ...
 
Cơ Sở Lý Luận Soạn Thảo Và Ban Hành Văn Bản Hành Chính Tại Trung Tâm Lưu Trữ
Cơ Sở Lý Luận Soạn Thảo Và Ban Hành Văn Bản Hành Chính Tại Trung Tâm Lưu TrữCơ Sở Lý Luận Soạn Thảo Và Ban Hành Văn Bản Hành Chính Tại Trung Tâm Lưu Trữ
Cơ Sở Lý Luận Soạn Thảo Và Ban Hành Văn Bản Hành Chính Tại Trung Tâm Lưu Trữ
 
Cơ Sở Lý Luận Tổ Chức Kế Toán Tại Trường Cao Đẳng Viglacera.
Cơ Sở Lý Luận Tổ Chức Kế Toán Tại Trường Cao Đẳng Viglacera.Cơ Sở Lý Luận Tổ Chức Kế Toán Tại Trường Cao Đẳng Viglacera.
Cơ Sở Lý Luận Tổ Chức Kế Toán Tại Trường Cao Đẳng Viglacera.
 
Cơ Sở Lý Luận Sử Dụng Đồ Dùng Trực Quan Trong Dạy Học Hình Học Lớp 4.
Cơ Sở Lý Luận Sử Dụng Đồ Dùng Trực Quan Trong Dạy Học Hình Học Lớp 4.Cơ Sở Lý Luận Sử Dụng Đồ Dùng Trực Quan Trong Dạy Học Hình Học Lớp 4.
Cơ Sở Lý Luận Sử Dụng Đồ Dùng Trực Quan Trong Dạy Học Hình Học Lớp 4.
 

Recently uploaded

ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
levanthu03031984
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
mskellyworkmail
 

Recently uploaded (20)

NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
 
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 

Luận Văn Thạc Sĩ Những Đặc Điểm Chủ Yếu Của Hình Sự Việt Nam Thời Kỳ Phong Kiến.

  • 1. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN VĂN DƯƠNG NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA HÌNH SỰ VIỆT NAM THỜI KỲ PHONG KIẾN LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2023
  • 2. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN VĂN DƯƠNG NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA HÌNH SỰ VIỆT NAM THỜI KỲ PHONG KIẾN Chuyên ngành : Luật hình sự Mã số :603840 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: GS.TSKH Lê Văn Cảm HÀ NỘI - 2023
  • 3. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục MỞ ĐẦU 1 Chương 1: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA LUẬT HÌNH SỰ 6 VIỆT NAM THỜI NGÔ, ĐINH, TIỀN LÊ, LÝ VÀ TRẦN (Từ thế kỷ X đến thế kỷ XV) 1.1. Những đặc điểm chủ yếu của luật hình sự thời Ngô, Đinh, 6 Tiền Lê 1.2. Những đặc điểm chủ yếu của luật hình sự thời nhà Lý (2323 - 1225) 9 1.3. Những đặc điểm chủ yếu của luật hình sự thời nhà Trần 17 (1225 - 1400) Chương 2: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA LUẬT HÌNH SỰ 23 VIỆT NAM THỜI HẬU LÊ (Từ thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XVIII) 2.1. Hệ thống pháp luật hình sự việt nam thời Hậu Lê 23 2.2. Các đặc điểm pháp lý hình sự được quy định trong Quốc triều 31 Hình luật 2.2.1. Vấn đề hiệu lực của đạo luật hình sự 31 2.2.2. Về vấn đề tội phạm 34 2.2.3. Vấn đề "Lỗi" được quy định trong Quốc triều Hình luật 41 2.2.4. Trách nhiệm hình sự đối với tập thể được quy định trong 45 Quốc triều Hình luật 2.2.5. Về các giai đoạn thực hiện tội phạm được quy định trong 47 Quốc triều Hình luật
  • 4. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM 2.2.6. Về vấn đề đồng phạm 48 2.2.7. Những trường hợp loại trừ tính chất tội phạm của hành vi 50 2.2.8. Những quy định về hệ thống hình phạt của Quốc triều Hình luật 54 2.2.9. Nguyên tắc nhân đạo được phản ánh trong Quốc triều Hình luật 59 Chương 3: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA LUẬT HÌNH 71 SỰ VIỆT NAM THỜI NGUYỄN {Từ đầu thế kỷ XIX đến khi thựcdân Pháp xâm lược nước ta (năm 1958)} 3.1. Hệ thống pháp luật hình sự thời nhà Nguyễn 71 3.2. Một số đặc điểm chủ yếu của luật hình sự nhà Nguyễn (Từ 72 đầu thế kỷ XIX đến năm 1858) KẾT LUẬN 79 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
  • 5. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM Chương 1 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM THỜI NGÔ, ĐINH, TIỀN LÊ, LÝ VÀ TRẦN (Từ thế kỷ X đến thế kỷ XV) 1.1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA LUẬT HÌNH SỰ THỜI NGÔ, ĐINH, TIỀN LÊ Năm 938, sau khi đánh bại quân Nam Hán, Ngô Quyền đã đem lại nền độc lập, tự chủ cho đất nước. Ông cho định đô ở Cổ Loa, phục hồi, phát triển nền kinh tế, xã hội và thiết lập các thiết chế chính trị, pháp luật để cai trị đất nước. Tuy nhiên, thời kỳ này thì các văn bản liên quan đến pháp luật nước ta không còn nhiều, chúng đã bị quân xâm lược nhà Minh cướp mất, đến nay không còn để lại gì nên việc nghiên cứu rất khó khăn, chúng ta chỉ biết vài nét về các hình phạt nặng nề được sử dụng ở thời kỳ này, như để trấn áp những kẻ chống đối, nhà Đinh dùng những hình phạt khốc liệt như đặt vạc dầu lớn giữa sân triều, nuôi hổ dữ trong cũi và quy định: Ai có tội sẽ bị bỏ vào vạc dầu nấu hay cho hổ ăn. Theo lời Tống Cảo, sứ nhà Tống sang ta năm 990 thì dưới thời Tiền Lê quan lại tả hữu có lỗi nhỏ cũng bị giết, hoặc bị đánh từ 230 đến 200 roi. Bọn quan lại giúp việc, ai hỏi việc gì làm phật ý quan trên cũng bị đánh từ 30 đến 50 roi, truất xuống làm lính gác cổng, khi hết giận cho gọi về phục chức cũ. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, năm 2302, Lê Hoàn bắt đầu định luật lệ. Căn cứ vào ghi chép này, một số người cho rằng có thể thời đó đã có bộ luật thành văn. Nhưng nhiều ý kiến thiên về giả thiết là Lê Hoàn có ý định ban hành một bộ luật nhưng dự định đó chưa thành hiện thực. Đến thời Lê Long Đĩnh, nhà vua thường áp dụng những hình phạt giết người dã man, tàn bạo như: thiêu người, xẻo thịt cho chết dần (lăng trì), giam người vào nhà tù dưới
  • 6. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM nước (thủy lao) để cho nước triều dâng lên làm ngập chết, bắt trèo cây rồi ở dưới chặt cho cây đổ, róc mía trên đầu nhà sư… 6
  • 7. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM Các hình phạt trên đây được định ra như thế nào, theo một quy chế thành văn ra sao chúng ta chưa rõ. Tuy vậy, vào thời kỳ này pháp luật tồn tại dưới hình thức tục lệ còn rất phổ biến và đóng vai trò rất quan trọng trong xã hội. Có thể nói, tính chất đàn áp khắc nghiệt cao độ của hình pháp trong thời kỳ này thể hiện rõ trong hình phạt dưới các triều Đinh và Tiền Lê. Các triều đại này coi tội phạm hóa các hành vi đe dọa quyền lực của triều đình là sự tiếp tục và hỗ trợ cho cuộc đấu tranh quân sự chống lại những tàn dư của nạn cát cứ diễn ra trước đó, nhằm ổn định, thống nhất đất nước. Tính chất khắc nghiệt của luật hình sự thời Ngô, Đinh, Tiền Lê là có lý do của nó. Tình hình chính trị, xã hội của quốc gia Đại Cồ Việt trong thời kỳ này là không ổn định, khi Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán, đem lại nền tự chủ cho đất nước, ông đã cố gắng thiết lập một chế độ chính trị vững vàng nhằm cai trị đất nước nhưng khi ông mất đi, đất nước rơi vào cảnh loạn lạc, cát cứ. Mặc dù, Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân nhưng việc tập trung quyền lực vào triều đình còn yếu, việc này thể hiện ở chỗ, kinh đô Hoa Lư của hai triều Đinh, Tiền Lê, kinh đô này nằm giữa một thung lũng đá vôi thuộc huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, nó chỉ mang tính chất một thành trì quân sự, dễ phòng thủ trước các cuộc tấn công nhưng không có sự giao lưu với toàn bộ đất nước. Do tính chất của hai triều Đinh và Tiền Lê là những triều đại mang tính chất quân sự như vậy nên pháp luật của những triều đại này là pháp luật của binh quyền. Sự cai trị chủ yếu là của cá nhân chuyên quyền, pháp luật chưa được chú ý. Sự tồn tại ngắn ngủi của hai triều đại này cũng làm cho việc xây dựng và áp dụng pháp luật không có được vị trí như nó vốn có. Tuy vậy, tôi rất đồng ý với quan điểm của GS.TSKH Lê Cảm khi cho rằng: Những người trị vì nước ta trước thế kỷ XI đã có thể áp dụng các đạo luật của đế chế Trung Hoa thời nhà Đường (618 - 7
  • 8. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM 907) để bảo vệ cho các lợi ích của giai cấp phong kiến, vì trong giai đoạn này Bộ luật nhà Đường của đế chế Trung Hoa đã có ảnh hưởng đáng kể đến sự hình thành hệ thống pháp luật của các nước Viễn Đông như Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam, v.v.... Ví dụ: theo các nhà nghiên cứu về lịch sử pháp luật Nhật Bản thì Bộ luật hình sự phong kiến Taikho (Taikhoritsu) của đất nước này được ban hành vào đầu thế kỷ thứ XIII (702 - 718) là bản sao hoàn toàn Bộ luật hình sự nhà Đường [1]. Đại Cồ Việt lúc bấy giờ vừa thoát khỏi ách đô hộ nghìn năm của Trung Hoa phong kiến, mà như chúng ta đã biết đế chế Đường là đế chế phát triển nhất trong lịch sử phong kiến Trung Hoa. Vì vậy, một nước nhỏ như Đại Cồ Việt, hơn nữa vừa thoát khỏi ách đô hộ nên bị ảnh hưởng bởi pháp luật đời Đường cũng là điều dễ hiểu. Nghiên cứu pháp luật hình sự trong giai đoạn này là một điều rất khó khăn bởi những lý do lịch sử. Tất cả các văn bản pháp luật trong thời kỳ này không còn và các sử gia cũng không ghi lại điều gì, chúng ta chỉ có thể nghiên cứu pháp luật thời kỳ này qua sự ảnh hưởng của pháp luật đời Đường, Tống của Trung Hoa phong kiến đối với Việt Nam thời kỳ đó. Mặc dù không để lại một văn bản nào ghi nhận rằng thời kỳ đó các triều đại đã xây dựng luật thành văn hay chưa nhưng với những phân tích trên có thể cho phép chúng ta suy luận rằng thời kỳ này đã sử dụng pháp luật thành văn tuy rằng nó không được phổ biến rộng rãi do hoàn cảnh lịch sử của Việt Nam lúc đó. Thời kỳ đầu của quá trình đem lại nền độc lập, tự chủ nước nhà nên việc ổn định, phát triển đất nước là công việc hết sức khó khăn nên việc tồn tại những hình phạt hà khắc là cần thiết để đảm bảo ổn định cho đất nước. Pháp luật là một công cụ để ổn định và phát triển xã hội nên tùy thuộc từng hoàn cảnh, điều kiện của mỗi thời kỳ mà nó tồn tại để nó phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của thời kỳ đó. 8
  • 9. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM 1.2. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA LUẬT HÌNH SỰ THỜI NHÀ LÝ (2323 - 1225) Triều Tiền Lê đã có những cống hiến to lớn vào sự nghiệp dựng nước và giữ nước, nhưng dưới thời Lê Long Đĩnh, vua sa đọa không đủ năng lực điều khiển đất nước, lòng dân ly tán. Vì vậy, sau khi Lê Long Đĩnh chết (năm 2309) triều đình đã suy tôn một người khác họ là Lý Công Uẩn lập ra triều Lý, mở ra một giai đoạn mới của lịch sử dân tộc, giai đoạn xây dựng đất nước với quy mô lớn, đặt nền tảng vững chắc cho sự phát triển của dân tộc. Ngay sau khi dời đô về Thăng Long, nhà Lý đã tiến hành hàng loạt các biện pháp nhằm phát triển kinh tế, văn hóa của đất nước, thi hành nhiều chính sách củng cố quyền lực của nhà nước tập quyền. Chế độ sở hữu nhà nước về ruộng đất chiếm ưu thế trong xã hội và là cơ sở quan trọng của chế độ trung ương tập quyền. Đại bộ phận ruộng đất lúc đó là ruộng đất của công xã, các công xã còn bảo lưu được nhiều quyền tự trị. Ruộng đất của công xã do công xã quản lý và phân phối cho các thành viên cày cấy. Kinh tế đã có những bước phát triển to lớn, dân số gia tăng nên công cuộc khẩn hoang và xây dựng các công trình thủy lợi diễn ra với tần suất, quy mô lớn. Cùng với sự phát triển của nông nghiệp là sự phát triển của thương nghiệp, nhà Lý cho lập trang Vân Đồn làm nơi trao đổi với thương nhân nước ngoài. Các triều vua đời Lý đã từng bước mở mang bờ cõi về phía nam và đánh bại cuộc xâm lược của nhà Tống, giữ vững nền độc lập của dân tộc, đồng thời chăm lo, củng cố chính quyền, bước đầu xây dựng hệ thống pháp luật. Cùng với sự phát triển của chế độ trung ương tập quyền, đến thời Lý, hoạt động lập pháp của nhà nước đã bắt đầu phát triển, được thể chế hóa và quy định chặt chẽ. Các thời Ngô - Đinh - Tiền Lê pháp luật chưa thấy quy định thành văn (ít nhất cho tới thời điểm này chúng ta chưa biết đến). Năm 2342, Lý Thái Tông sai quan trung thư: "San định luật lệ, châm chước những điều thời thế thông dụng, xếp thành môn loại, biên rõ điều mục làm thành 9
  • 10. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM quyển Hình thư của một triều đại cho mọi người dễ hiểu. Sách làm xong, có chiếu ban hành, nhân dân lấy làm tiện" [22]. Bộ luật Hình thư thời Lý có ba quyển, đây là bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta, đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử pháp luật Việt Nam, chứng tỏ bộ máy nhà nước trung ương tập quyền đã có tính chất tương đối ổn định và đã được xây dựng với các thiết chế tương đối hoàn thiện của nó. Sau khi ban bố Hình Thư, các triều vua Lý tiếp tục ban hành những luật, lệ, chiếu, chỉ, sắc về hình sự. Pháp luật của các triều vua đời Lý có đặc điểm: - Bảo vệ nhà nước trung ương tập quyền, đặc biệt pháp luật thời kỳ này đã hạn chế thế lực của tầng lớp quan lại, quý tộc nhằm tập trung quyền lực vào tay hoàng đế. Luật quy định: Những tên trộm cướp trốn tránh đã bắt được mà lại bị nhà thế gia chiếm đoạt thì nhà thế gia ấy cùng tội với người trốn. - Được hình thành dựa trên nền tảng pháp luật hai triều đại phong kiến Trung Hoa là Đường và Tống, luật hình sự triều Lý đương nhiên lĩnh hội các chế định pháp luật của đế chế Trung Hoa (trong Bộ luật nhà Đường năm 653 và Bộ luật nhà Tống năm 936) như: chế định ngũ hình với năm hình phạt cổ điển (xuy, trượng, đồ, lưu, tử); chế định chuộc tội bằng tiền, chế định trách nhiệm hình sự tập thể…) [2]. - Kẻ lại đi bắt trộm cướp, bắt được rồi mà giữ lại ở nhà mình, không dẫn đến quan, thì phạt đánh 80 trượng. Năm 2342 dưới triều vua Lý Thái Tông niên hiệu Minh Đạo đã quy định về thể lệ chuộc tội: Những người già trên 70 tuổi và trẻ em dưới 15 tuổi, những người có nhược tật, những người có họ nhà vua và có công lớn nếu phạm tội có thể chuộc bằng tiền trừ tội Thập ác. Tội Thập ác là: Phản quốc, đại nghịch, giết vua, giết cha mẹ, nổi loạn, phản bội, hung ác bạo nghịch, không có đạo đức, bất kính, bất hiếu, loạn luân. Năm 2371 dưới triều vua Lý Thái Tông niên hiệu Thần Vũ có quy định thêm là, người được nộp tiền chuộc tội phải tùy theo tội nặng hay nhẹ mà bắt nộp tiền it hay nhiều khác nhau. 23
  • 11. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM Đối với luật hình sự nhà Lý thì tội nào cũng có thể cho chuộc bằng tiền trừ tội Thập ác. Ở đây có nổi lên một vấn đề là: thời Lý, đạo Phật là tôn giáo chủ đạo, là quốc đạo của nước Đại Việt, các nhà sư thời kỳ này có thể được phong chức quốc sư tham gia triều chính nhưng khi quy định các hành vi trong tội Thập ác ta có thể thấy một số hành vi như: đại nghịch, bất kính, bất hiếu… là những hành vi mang tính chất của Nho giáo (năm 2370 mới xây dựng Văn Miếu và mở Quốc tử giám). Đây là sự kết hợp hài hòa giữa đạo Phật và Nho giáo tại Việt Nam, môi trường sống và điều kiện của Đại Việt đã làm cho sự khác biệt của các trường phái triết học, tư tưởng phải dung hòa với nhau, không nghiêng quá về phía nào, chỉ có tại Việt Nam các tôn giáo mới chung sống với nhau, cùng tồn tại theo kiểu Tam giáo đồng đường. Quy định tội Thập ác không được nộp tiền chuộc là để bảo vệ nhà nước trung ương tập quyền, những hành động chống đối, phá hoại nhà nước bị xếp vào những tội đứng đầu trong Thập ác là phản bội Tổ quốc, giết vua, mưu loạn. Để bảo vệ hoàng thành, cung cấm, nhà Lý ban hành những điều cấm nghiêm ngặt trong cung. Năm 2360, Lý Anh Tông ra xuống chiếu cấm bọn hoạn quan không được tự tiện vào trong cung, ai phạm thì bị tội chết. Nếu (canh giữ) không cẩn thận để người khác vào cung cũng bị tội như thế. Cấm các quan trong triều không được đi lại nhà các vương hầu, ở trong cung cấm không được hội họp nhau năm, ba người bàn luận chê bai, ai phạm thì trị tội. Kẻ nào phạm việc qua lại bên ngoài phía đầu hành lang chứa khí giới của đô Phụng quốc vệ thì xử 80 trượng, tội đồ; nếu vào trong hành lang ấy thì xử tử. Lính Phụng {quốc} vệ ở trong hành lang ấy có chiếu chỉ mới được cầm khí giới, không có chiếu chỉ mà tự tiện mang khí giới đi quá ra ngoài phía đầu (hành lang) thì xử tử. Luật hình thời Lý bảo vệ triệt để tư liệu sản xuất của xã hội nông nghiệp lúa nước là ruộng đất và công cụ lao động của nó là gia súc lớn (trâu, bò). 11
  • 12. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM Lý Nhân Tông, năm Hội Tường Đại Khánh thứ 8 (1117), định rõ lệnh về tội trộm và giết trâu. Chiếu nói: "Những kẻ trộm và giết trâu thì xử 80 trượng đày làm khao giáp còn vợ thì xử 80 trượng đày làm tang thất phụ, lại phải đền trâu cho người bị mất. Nhà láng giềng không tố cáo bị 80 trượng" [23]. Năm Quý Hợi {Đại Định} năm thứ 4 (1143), mùa xuân, tháng 2, vua Lý Anh Tông xuống chiếu thiên hạ từ nay về sau cứ ba nhà làm một bảo, không được mổ riêng bò trâu, nếu có việc cúng tế phải tâu xin được chỉ rồi mới cho mổ, kẻ làm trái thì trị tội nặng, láng giềng không cáo giác cũng xử cùng tội. "Trâu là vật quan trọng cho việc cày cấy, làm lợi cho người không ít. Từ nay về sau ba nhà làm một bảo, không được giết trâu ăn thịt, ai làm trái thì trị tội theo hình luật" [23]. Tháng 9, xuống chiếu rằng, các nhà quyền thế ngoài đầm ao của mình không được ngăn cấm xằng bậy, làm trái thì có tội. Tháng 9, xuống chiếu rằng, các nhà quyền thế ngoài đầm ao của mình không được ngăn cấm xằng bậy, làm trái thì có tội. Tháng 6 nhuận, xuống chiếu cho các ty xử án, kẻ nào tranh bậy không hợp điều luật pháp chế thì xử 60 trượng. Cấm dân chúng mùa xuân không được chặt cây. Luật hình sự thời nhà Lý bảo vệ sức lao động chính của xã hội đó là dân đinh, đây là nguồn lao động chính làm ra của cải cho xã hội. Vì vậy, phải bảo vệ một cách triệt để mới giữ được sức lao động chính của xã hội. Lý Anh Tông, năm thứ 23 (1162) xuống chiếu rằng: "Kẻ nào tự thiến thì xử 80 trượng, thích vào cánh tay 23 chữ". Năm 1146, Lý Anh Tông hoàng đế niên hiệu Đại Định ra lệnh: khi tuyển lính bổ sung cho cấm quân phải chọn những hộ lớn, ai làm trái bị trị tội. Năm 2343, Lý Thái Tông hoàng đế niên hiệu Minh Đạo xuống chiếu: cấm bán hoàng nam của dân làm nô bộc tư gia, cấm các quan không được ẩn giấu đại nam, cứ mười hộ thành một bảo, nếu một người vi phạm thì cả mười hộ cùng chịu tội. 12
  • 13. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM Năm thứ 23 (1162) vua Lý Anh Tông niên hiệu Thiệu Minh quy định: Người nào tự thiến thì xử 80 trượng, thích vào cánh tay 80 chữ. Tháng 12. Định rõ lại pháp luật về tội đào ngũ. Theo luật lệ định trước: Phàm các quan chức hễ ai bỏ trốn, phạt 230 trượng, thích 50 chữ vào mặt, và phải tội đồ. Quân lính đào ngũ mà cướp của cải đồ vật của người khác, phạt 230 trượng, thích 30 chữ vào mặt. Người giữ trấn hay trại mà bỏ trốn, cũng bắt tội như vậy. Quân lính bỏ trốn hơn một năm, phạt 230 trượng, thích 50 chữ vào mặt. Người nào bỏ trốn không theo xa giá khi vua đi chơi, phạt 230 trượng, thích 23 chữ vào mặt. Nay định rõ lại điều lệ về lệnh cấm: Quân lính bỏ trốn thì phải khép vào một tội trong ba hạng tội lưu Kẻ coi ngục không được sai khiến tù nhân làm việc riêng của mình, nếu kẻ nào vi phạm, phạt 80 trượng và bắt đi phối dịch [23]. Ở đây có một số vấn đề chúng ta cần lưu ý: 1/ Hình luật thời Lý định tội theo hành vi khách quan của người phạm tội. Người phạm tội không biết do vô ý hay cố ý không quan trọng mà luật quy định khi vào trường hợp đó anh bắt buộc phải biết (người vợ có thể không biết nên không tố cáo việc trộm trâu nhưng do chồng chị ta trộm trâu nên chị ta cũng phải chịu tội). Khi quy định hành vi không tố giác tội phạm và hành vi che giấu tội phạm với tính chất là những cấu thành tội phạm độc lập, hình luật triều Lý đã chỉ rõ mặt khách quan của tội phạm, tức là chỉ chỉ ra mặt bên ngoài của tội phạm bao gồm các dấu hiệu biểu hiện tội phạm diễn ra trong thế giới khách quan, đó chính là hành vi của tội phạm, hình luật nhà Lý không chú ý tới mặt chủ quan của tội phạm, tức là không quan tâm tới thái độ của chủ thể phạm tội đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả của hành vi đó. 13
  • 14. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM Cách quy định như vậy, có những ưu điểm nhất định của nó, nó cho phép những người áp dụng pháp luật dễ dàng áp dụng các quy định của hình luật, bởi lẽ, người bị coi là phạm tội chỉ cần có hành vi xâm phạm tới các điều luật được hình luật quy định coi như là có tội. Nhược điểm của cách quy định này là sự áp dụng tùy tiện từ phía các cơ quan nhà nước hay của những nhà áp dụng pháp luật đối với người dân. Khi các cơ quan áp dụng pháp luật mới thấy có dấu hiệu của hành vi phạm tội là có thể áp dụng ngay lập tức các quy định của hình luật mà không cần phải điều tra, xét hỏi. Đó chính là bản chất của luật hình sự phong kiến nói chung. 2/ Ba nhà thành một bảo, mười nhà thành một bảo nhà Lý đã bước đầu xác định trách nhiệm tập thể đối với hành vi phạm tội. Có thể các nhà làm luật thời kỳ này không có ý tưởng về khoa học pháp lý nhưng rõ ràng, khoa học phải phát triển trên cơ sở thực tiễn, chỉ có thực tiễn mới chứng minh được tính đúng đắn của lý thuyết. Sự ràng buộc trách nhiệm của các liên gia với nhau là rất chặt chẽ và nghiêm khắc nếu xảy ra sự kiện pháp lý mà nhà nước cấm. Việc xác định trách nhiệm tập thể đối với "bảo" là một vấn đề mà khoa học pháp lý hiện đại cần nghiên cứu và làm sáng tỏ. Quy định ba nhà thành một bảo, mười nhà thành một bảo là học tập từ cách quy định của Bộ luật nhà Đường, đã được Đại Việt hóa cho phù hợp với thực trạng xã hội của Việt Nam. Có thể nói đây là sự bắt đầu của việc xác định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân như khoa học luật hình sự hiện đại nêu ra. Tôi thấy rằng việc xác định lỗi của "bảo" là một kinh nghiệm hay mà chúng ta nên học tập khi xây dựng Bộ luật hình sự mới. Tất nhiên, ta không thể áp dụng một cách khiên cưỡng cái mà ông cha ta đã làm nhưng đó là kinh nghiệm và nó tồn tại cho đến năm 1945. Các triều đại sau vẫn đưa điều này vào các bộ luật của mình. Như vậy, nó phải phù hợp với xã hội thời kỳ đó thì nó mới tồn tại được. Đây là một vấn đề mà pháp luật hiện đại của Việt Nam cần lưu ý. Học tập những ưu điểm của pháp luật nhà Đường và đem nó Việt hóa là một ý tưởng độc đáo của pháp luật nhà Lý. Nhà Lý và nhà Đường có một điểm chung, đó 14
  • 15. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM là vua của hai triều đại này rất sùng đạo Phật, Phật giáo trở thành quốc giáo của hai đất nước Đại Việt và Trung Hoa dưới hai triều đại này, khác với nhà Tống khi lấy Nho giáo làm quốc đạo. Chính vì sự gần gũi về tôn giáo nên có thể thấy việc học tập thể chế chính trị và pháp luật của nhà Lý đối với nhà Đường là điều đương nhiên nhưng việc học tập đó không phải là giáo điều mà là có chọn lọc cho phù hợp với phong tục và truyền thống của Đại Việt. 3/ Việc giữ gìn, bảo vệ môi trường sống của con người đã được chú ý và nâng lên thành luật. Đây là một điều mà pháp luật Việt Nam hiện đại và cả pháp luật của các quốc gia khác chưa làm được. Vấn đề này đã được ông cha ta nêu ra cách đây 2300 năm. Rõ ràng, đây là một vấn đề đáng được quan tâm. Theo số liệu mới nhất từ Tổng cục Thống kê và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn thì diện tich rừng nước ta chỉ còn hơn 30% diện tích của cả nước; năm 1945 khi mới giành được độc lập thì diện tích rừng của nước ta chiếm gần 50% diện tích của cả nước. Chúng ta đều biết rằng năm Thần Vũ thứ nhất đời vua Lý Thánh Tông (năm 2360), chúa nước Chiêm đem dâng ba châu là Địa Lý, Minh Linh, Bố Chính để chuộc tội.. Như vậy, là diện tích chỉ bằng một nửa nước Việt Nam hiện đại và phần rất lớn là núi rừng, thời kỳ này các tỉnh Hòa Bình, Phú Thọ, Thái Nguyên, Tuyên Quang… hầu như không có dân sinh sống mà chỉ các các quan đi trấn ải. Nói như vậy để chúng ta thấy rằng, mặc dù diện tích rừng lớn như vậy nhưng ông cha ta vẫn phải giữ gìn và nâng lên thành luật rất nghiêm. Chúng ta không có cách lý giải nào để chứng tỏ được các vị hoàng đế này nắm bắt được các nguyên lý của khoa học tự nhiên, biết được tác dụng của cây xanh đối với môi trường sống của con người, nhưng thực tế là việc nâng lên thành luật để bảo vệ cây xanh là ý tưởng đi trước thời đại cả nghìn năm trong khi đó hiện nay chúng ta đang rất khó khăn trong việc bảo vệ và phát triển rừng, nạn phá rừng lấy gỗ không chỉ bởi người dân, mà ngay cả trong nhận thức của các cơ quan nhà nước, những người có trách nhiệm bảo vệ rừng. Trong thảm họa biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay, Việt Nam là một trong năm quốc gia bị ảnh hưởng nhất. Phải chăng, 15
  • 16. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM chúng ta nên học tập cách làm của cha ông đối với việc bảo vệ môi sinh, có chế tài đủ mạnh để bảo vệ và phát triển rừng. 4/ Về hình phạt: Các văn bản pháp luật thời kỳ này không còn nữa, chúng ta chỉ có thể biết qua những bộ sử mà các sử gia của các triều đại sau để lại nên về phần hình phạt tôi chỉ có thể liệt kê ra đây một số hình phạt mà thôi: Hình phạt tử hình; trong hình phạt tử hình có phân ra mấy loại như sau: + Tội nhân bị đóng lên một tấm ván, đem bêu chợ rồi mới đem ra pháp trường tùng xẻo (xẻo từng miếng thịt trên người sau mỗi tiếng trống); + Tội nhân bị chôn người xuống đất chỉ để lộ ra cái đầu, rồi buộc đầu vào một cây tre uốn cong ở bên cạnh. Khi xử tử, người ta lấy dao sắc chém đầu, đầu của tội nhân sẽ bị treo trên cành tre. + Tội nhân bị cắt thịt, róc xương ở chốn đông người; Các hình thức để thi hành hình phạt tử hình thời kỳ này rất dã man, làm cho người bị phạt phải chết trong đau đớn và có tính chất răn đe, giáo dục đối với những người khác rất cao. Hình phạt chặt chân, chặt tay đối với những kẻ trộm cắp tài sản; - Trượng: Tội nhân bị đánh bằng gậy; - Lưu: Tội nhân bị lưu đày ra các xứ xa; - Phạt tiền. Luật hình thời nhà Lý là pháp luật bảo vệ quyền lợi của nhà nước trung ương tập quyền và của tầng lớp quý tộc quan liêu, củng cố chế độ đẳng cấp, bảo vệ tư hữu. Nhưng rõ ràng là luật hình sự thời nhà Lý có những quy định rất tốt nhằm bảo vệ và phát triển sản xuất nhất là sản xuất nông nghiệp.Luật hình sự thời kỳ này đã phản ánh thực tiễn đời sống xã hội lúc Đại Việt lúc bấy giờ. Nông nghiệp là trụ cột của nền kinh tế Đại Việt vì thế bảo vệ 16
  • 17. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM sự phát triển của nông nghiệp cũng là bảo vệ sự phát triển của quốc gia, làm cho quốc gia vững mạnh. 1.3. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA LUẬT HÌNH SỰ THỜI NHÀ TRẦN (1225 - 1400) Cuối thế kỷ XII, dầu thế kỷ XIII, nhà Lý bước vào thời kỳ suy yếu, nội bộ có nhiều mâu thuẫn, việc tranh giành quyền lực giữa các phe phái trong triều đình làm tê liệt các hoạt động nhà nước, các thế lực phong kiến cát cứ trỗi dậy. Trong khoảng hai mươi năm đầu thế kỷ XIII, đất nước lâm vào cảnh loạn lạc do những cuộc chiến tranh đẫm máu giữa các phe phái phong kiến gây ra. Trong cuộc chiến tranh giữa các phe phái phong kiến, thế lực họ Trần dần dần phát triển và trở thành lực lượng mạnh nhất. Cuối cùng họ Trần đã khống chế được chính quyền trung ương đang hấp hối và chiến thắng được các thế lực phong kiến cát cứ khác. Với sự biến ngày 23 tháng 01 năm 1226 triều Lý đã phải rời bỏ vũ đài chính trị để nhường chỗ cho một vương triều mới: triều Trần. Trên nền tảng vững chắc đã được xây dựng từ thời Lý, triều Trần tiếp tục công việc dựng nước và giữ nước. Dưới thời Trần ruộng đất tư hữu phát triển mạnh, chế độ thuế khóa được quy định trên cơ sở chế độ sở hữu ruộng đất. Bên cạnh sự phát triển nông nghiệp, công thương nghiệp cũng được phục hồi, một số ngành nghề thủ công nghiệp tiếp tục phát triển. Năm 1226, Trần Thái Tông quy định chế độ tiền tệ; thương cảng Vân Đồn được phát triển dưới thời Lý nay càng phát triển. Dưới thời Trần, hoạt động pháp luật ngày càng tăng cường, năm Canh Dần (Kiến Trung) năm thứ 5 (1230), (Tống Thiệu Đinh năm thứ 3). Mùa xuân, tháng 3, khảo xét các luật lệ của triều trước, soạn thành Quốc triều thống chế và sửa đổi hình luật lễ nghi, gồm 20 quyển. Năm 1244 lại định hình luật một lần nữa; năm 1341, Trần Dụ Tông 17
  • 18. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM cho Nguyễn Trung Ngạn và Trương Hán Siêu cùng soạn ra hình thư một quyển để ban hành. Trần Thái Tông, năm Kiến Trung thứ 6 (1230), định phép tội đồ: "Tội nặng thì đày làm Tảo điền hoành, thích 06 chữ vào mặt, cho ra ở Tảo xã, mỗi người phải cày 03 mẫu ruộng công, hằng năm thu thóc nộp 300 thăng. Người bị đày làm lính Lao thành thì thích 04 chữ vào trán, bắt đi phát cỏ ở Thăng Long thành và Phượng Thành và bốn sương quân". Trần Anh Tông, năm Hưng Long thứ 17 (1309), mùa đông, tháng 23, xử trị tội đại nghịch. Theo lệ cũ, phàm kẻ có tội thì bị tước họ chỉ gọi tên (Ví dụ: Bấy giờ án đại nghịch xử 04 người tội chết, trong đó có tên Hân vì trước có công to nên được miễn, chỉ bị xóa tên trong sổ; xử 06 người lưu ra châu Ác Thủy - châu này ở huyện Yên Bang, bị lưu ra đây không bao giờ về được; trong đó có tên Lệ, người dòng họ xa của vua, được miễn thích chữ vào mặt; xử 04 người lưu viễn châu, có tên Ma Lệnh cùng với vợ thú tội trước được tha tội). Trần Minh Tông, năm Đại Khánh thứ 2 (1315), tháng 5, chiếu rằng: "Phàm cha con, vợ chồng và gia nô không được kiện cáo nhau". Đây là một quy định nhằm bảo vệ chế độ phụ quyền theo tư tưởng Nho giáo. Thời kỳ Lý - Trần, Phật giáo là tôn giáo chủ đạo, các vị hoàng đế thời kỳ này sau khi truyền ngôi cho các vị thế tử thường xuất gia. Nhưng rõ ràng, Phật giáo không có bản chất là một học thuyết có tính chính trị, nó thuần túy là một tôn giáo, khuyên con người rời xa mọi cuộc đấu tranh giai cấp, xóa bỏ ranh giới giữa các giai tầng trong xã hội, nó tạo ra một kiểu bình đẳng tương đối giữa các tầng lớp trong xã hội, chủ trương một xã hội đại đồng. Vì vậy, nó không phù hợp với ý thức của giai cấp thống trị vì không bảo đảm được tôn ti trật tự của xã hội phong kiến. Sự phân biệt đẳng cấp trong pháp luật thời Trần rất nổi bật. Cùng một tội danh nhưng người phạm tội là hoàng thân, quốc thích thì bị xử nhẹ hơn quan lại và dân đinh. Sử cũ còn ghi lại 18
  • 19. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM nhiều sự kiện, ví dụ Trần Lão cùng với gia nô tên Mãnh viết thư nặc danh phỉ báng triều đình, mặc dù là kẻ chủ mưu nhưng vì thuộc hoàng tộc nên Trần Lão được chuộc 2300 quan tiền, đồ làm binh, còn gia nô Mãnh là đồng phạm thì bị xử lăng trì ở chợ Đông. Luật hình sự thời Trần bảo vệ sự bất bình đẳng trong xã hội. Việc chuộc tội bằng tiền đã tạo ra sự lộng hành của giới quý tộc và những người giàu có đối với đông đảo nhân dân. Chế độ hình phạt thời nhà Trần rất hà khắc, thời kỳ này chế độ ngũ hình (xuy, đồ, trượng, đồ, lưu, tử) được áp dụng rộng rãi và được bổ sung thêm hàng loạt các hình phạt có tính chất đầy đọa thân thể, lăng nhục, xúc phạm con người như chặt chân, ngón chân, ngón tay, thích chữ vào mặt, bắt làm nô tỳ cho người khác. Theo Lịch triều hiến chương loại chí thì: "Hình pháp nhà Lý khoan rộng và hình pháp nhà Trần nghiêm khắc". Luật hình sự thời nhà Trần đặc biệt bảo vệ chế độ tư hữu ruộng đất, năm 1245 Trần Thái Tông ban hành chính sách bán ruộng công thành ruộng tư. Sở dĩ, luật hình sự thời kỳ nhà Trần nghiêm khắc như vậy theo tôi có một số lý do sau: - Nhà Trần lên nắm quyền lực với vai trò là ngoại thích, họ hiểu rõ cái giá phải trả cho việc nhẹ tay với các đối thủ. Do vậy, hình luật hà khắc là một trong những biện pháp mà nhà Trần áp dụng. - Thời kỳ đầu nhà Trần lên nắm quyền, Đại Việt bị chia rẽ với nạn cát cứ của các thế lực phong kiến địa phương. Ngoài ra, các thân vương nhà Lý vẫn còn binh quyền trong tay nên nhà Trần phải mạnh tay trấn áp. Luật hình sự thời kỳ Lý - Trần, không định nghĩa cụ thể tội phạm là gì. Mà xác định trực tiếp những hành vi nào là phạm tội và xử lý chúng như thế nào. Có thể nói, luật hình sự nhà Lý, nhà Trần không có tính khái quát cao mà mang tính trực tiếp điều chỉnh những hành vi nào xâm phạm đến lợi ích của xã hội, của nhà nước trung ương tập quyền. Điều này là phù hợp trong hoàn cảnh xã hội lúc đó, trong một xã hội nhỏ (Đại Việt thời kỳ đó rất 19
  • 20. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM nhỏ chỉ bằng một nửa Việt Nam hiện nay về diện tích và dân số ước chừng hơn một triệu người) thì điều chỉnh bằng việc luật đưa ra trực tiếp vấn đề cần điều chỉnh là rất hợp lý. Ở một quốc gia nhỏ thì dễ quản lý hơn bằng cách đề cập tới từng vấn đề trực tiếp, không quá trừu tượng và khái quát trong cách suy nghĩ, thực hành là yếu tố quan trọng cho sự khả thi của các quy định pháp luật. Hai triều đại Lý - Trần tồn tại gần 400 năm trong lịch sử Việt Nam từ đầu thế kỷ XI tới đầu thế kỷ XV, đây là hai triều đại xác định đường đi của dân tộc Việt Nam, qua 2300 năm đô hộ phong kiến phương bắc, trải qua thời kỳ cát cứ, loạn lạc của các triều Ngô, Đinh, Tiền Lê. Dân tộc Việt Nam đã định hướng được sự phát triển của mình trên mọi lĩnh vực, trong đó có pháp luật, ba bộ luật là Hình thư thời Lý(2342), Quốc triều Hình luật thời Trần (1230) và Hình thư (1341) có thể nói là ba bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta, tuy chúng không còn tồn tại được cho đến ngày nay (khi nhà Minh sang xâm chiếm nước ta, chúng đã tìm cách đồng hóa dân tộc Việt, mà điều quan trong nhất là đồng hóa về mặt văn hóa, chúng đã cướp mọi sách vở, kho tàng văn hóa của dân tộc ta trong đó có ba bộ luật kể trên) nhưng chúng vẫn có ảnh hưởng nhất định cho các triều đại sau, là tấm gương cho các triều đại sau này soi vào. Tóm lại, các văn bản về pháp luật thời kỳ Lý - Trần không còn, chúng ta chỉ biết được qua các bộ sử do người đời sau biên soạn lại, nói như Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí: Hình pháp các đời Lý - Trần, không thể biết rõ từng điều tỉ mỉ kỹ càng. Buổi đầu định hướng ra luật cách tưởng cũng là dùng theo chế độ các đời Đường - Tống, song trong khoảng rộng, nghiêm, nhiều lúc có châm chước. Nay, lược lại những điều đã thấy trong sử, lần lượt chép ra để có thể biết được đại khái [22]. 20
  • 21. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Tóm lại, mặc dù nguồn tư liệu về luật hình sự Việt Nam thời kỳ phong kiến trước thế kỷ XIX còn rất nhiều tản mạn và hầu như không còn nhưng trên những nét cơ bản từ các nguồn sử liệu cũ ta rút ra kết luận sau: a/ Pháp luật bảo vệ sự bất bình đẳng trong xã hội. Việc chuộc tội bằng tiền đã tạo ra sự lộng hành của tầng lớp quan lại, quý tộc và những người giàu có đối với đông đảo quần chúng nhân dân. Dân chúng bị đối xử hà khắc, việc vi phạm các quy định về ăn mặc, xây dựng nhà cửa như những người thuộc tầng lớp trên xã hội bị pháp luật trừng trị rất nặng. b/ Nguyên tắc trách nhiệm hình sự tập thể được áp dụng trong một số trường hợp. Theo An Nam chí lược thì pháp luật thời Lý cũng như thời Trần, nguyên tắc trách nhiệm hình sự tập thể được quy định chặt chẽ: mười hộ hợp thành một bảo để kiểm soát lẫn nhau và cùng phải chịu trách nhiệm hình sự khi một người nào đó trong bảo phạm tội. c/ Chế độ hình phạt hà khắc. Thời kỳ này chế độ ngũ hình cổ điển (xuy, trượng, đồ, lưu, tử) được áp dụng rộng rãi và bổ sung thêm hàng loạt các hình phạt khác có tính chất đầy đọa thân thể, lăng nhục, xúc phạm con người như chặt ngón chân, ngón tay, thích chữ vào mặt, chôn sống, bắt làm nô tỳ cho người khác. d/ Pháp luật thời kỳ này, trước hết bảo vệ quyền lợi chính trị và kinh tế của vua quan và các tầng lớp trên của xã hội. Việc quy định các tội thập ác phản ánh rất rõ điều này. Phạm tội thập ác không được phép chuộc tội và bị xử rất nặng. Trong mười tội có năm tội là những hành vi xâm phạm đến sự an toàn và tính mạng của triều đình, vua quan. Cũng cần phải nói thêm rằng dưới thời Lý, Trần có tồn tại Hoàng tộc pháp nhằm bảo đảm sự trường tồn của dòng họ và vương triều. Sử cũ còn ghi lại sự tích hội đền Đồng Cổ ngày 04 tháng 4 hàng năm, bắt nguồn từ sự biến tam vương tranh giành ngôi vua khi Lý Thái Tổ mất. Trong ngày đó, các quan lại phải có mặt ở đền này để tuyên 21
  • 22. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM thệ: "Làm con bất hiếu, làm tôi bất trung xin thần minh giết chết" Các quan ai vắng mặt bị phạt 50 trượng. đ/ Pháp luật thời kỳ nhà Ngô, Đinh, Tiền Lê có một quy chế thành văn ra sao chúng ta chưa rõ. Đến thời kỳ Lý - Trần, pháp luật bảo vệ trật tự luân lý theo tinh thần Nho giáo và trật tự đẳng cấp trong xã hội. Pháp luật Lý - Trần cấm nô tỳ lấy không được kết hôn với con cái của dân tự do, không được xăm mình như dân tự do, không được xây dựng nhà cửa, ăn, mặc như quan lại. e/ Pháp luật thừa nhận và bảo vệ chế độ tư hữu. Từ thời Lý và nhất là thời nhà Trần, các tội trộm cắp, xâm phạm tài sản của nhà nước, của dân bị xử phạt rất nặng. 22
  • 23. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM Chương 2 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM THỜI HẬU LÊ (Từ thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XVIII) 2.1. HỆ THỐNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM THỜI HẬU LÊ Từ năm 1406 đến năm 1427 đất nước ta bị nhà Minh (Trung quốc) đô hộ, năm 1427, Lê Lợi - một địa chủ vùng Thọ Xuân - Thanh Hóa đã lãnh đạo quân, dân Đại Việt giành được độc lập và lập ra vương triều Lê (thường gọi là Hậu Lê để phân biệt với triều Tiền Lê tồn tại vào thế kỷ X). Các triều vua đầu của nhà Hậu Lê đã ra sức hàn gắn vết thương chiến tranh, ổn định trật tự xã hội, củng cố chính quyền, đẩy mạnh sự phát triển kinh tế - văn hóa và toàn bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trên lĩnh vực kinh tế, đã có những chuyển biến quan trọng mà trước hết là chế độ ruộng đất. Thời kỳ này, đã cơ bản xóa bỏ chế độ điền trang, thái ấp đã tồn tại từ thời nhà Trần. Thay thế cho chế độ phong cấp thái ấp là chế độ cấp lộc điền. Lộc điền chỉ được cấp tạm thời và chỉ được lấy hoa lợi. Đồng thời, năm 1429 nhà Lê còn ban hành chế độ quân điền; đến năm 1477 chính sách quân điền mới lại được ban hành dưới thời Hồng Đức, quy định cách phân phối và sử dụng ruộng đất công của công xã, theo đó tất cả mọi người dân tự do, từ vợ con những người bị đồ, lưu cho đến quan lại tam phẩm đều được hưởng ruộng khẩu phần ở xã. Điều đáng chú ý là, binh lính được ưu đãi nhất trong phép quân điền, vì họ là tầng lớp đảm nhiệm công việc nặng nề, là lực lượng đang bảo vệ triều đại thống trị mà không được hưởng lương bổng theo chế độ "ngụ binh ư nông". Người nông dân thực chất là người tá điền của nhà nước và phải chịu những nghĩa vụ như nộp tô, thuế, lao dịch và đi lính. Chế độ này một mặt vẫn bảo tồn chế độ công xã, nhưng mặt khác lại biến 23
  • 24. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM công xã thành cơ sở bóc lột của nhà nước trung ương. Đó là bước hủy bỏ dần dần quyền tự trị của công xã, đẩy mạnh quá trình phong kiến hóa cơ cấu xã hội Việt Nam. Thời Hậu Lê, chế độ tư hữu về ruộng đất của giai cấp địa chủ phát triển mạnh. Pháp luật quy định rõ việc mua bán và thừa kế ruộng đất, miễn thuế ruộng tư và ban hành nhiều điều luật nhằm hợp pháp hóa việc chiếm đoạt và tập trung ruộng đất của giai cấp địa chủ. Quan hệ bóc lột tô tức dựa trên cơ sở chiếm hữu ruộng đất phong kiến và kinh tế tiểu nông tư hữu trở thành phổ biến. Nhà Lê đã theo luật của các triều đại trước để lại lệ giữ đất và hạn chuộc ruộng (30 năm với người trong họ và 20 năm đối với người ngoài họ) nhằm tạo điều kiện cho địa chủ có thể mua chuộc ruộng đất của nông dân nghèo. Nhà nước ban hành nhiều biện pháp phát triển sức sản xuất nông nghiệp, mở mang việc khai hoang, đắp và bảo vệ đê điều, chăm lo công tác thủy lợi, chính sách "ngụ binh ư nông" được thực hiện một cách triệt để hơn. Nho giáo giành được địa vị thống trị và trở thành hệ tư tưởng chính thống (mà rường cột của nó là tam cương, ngũ thường), chính quyền phong kiến nhà Hậu Lê lấy Nho giáo làm chuẩn mực trong việc thống trị và xây dựng các thiết chế chính trị, pháp luật, văn hóa. Do nhu cầu phát triển của nhà nước phong kiến trung ương tập quyền, các hoạt động lập pháp của nhà Lê được đẩy mạnh và thể hiện trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Các hoạt động lập pháp của nhà Hậu Lê nhằm xác định ý chí của giai cấp phong kiến. Thế kỷ XV được coi là cái mốc hết sức quan trọng trong lịch sử pháp quyền Việt Nam, nhằm đáp ứng những nhu cầu phát triển trong giai đoạn xác lập và phát triển mạnh mẽ của chế độ phong kiến. Hoạt động lập pháp thời kỳ này diễn ra rất sôi động. Quá trình xây dựng hệ thống pháp luật của thời kỳ này được bắt đầu từ Lê Thái Tổ đến thời Lê Thánh Tông và đánh dấu bằng sự ra đời của Bộ luật Hồng Đức. Ngay sau khi lên ngôi, năm 1428, Lê Lợi đã cùng một số đại thần bàn định về một số luật lệ 24
  • 25. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM về kiện tụng và phân chia ruộng đất công làng xã, một số quy định về hình phạt và ân xá…Dưới thời Lê Thái Tông, một số nguyên tắc xét xử kiện cáo và một số điều luật nghiêm cấm nạn hối lộ, hoạt động giao thiệp với nước ngoài được xây dựng thêm. Năm 1449, Lê Nhân Tông ban hành 14 điều luật khẳng định và bảo vệ quyền tư hữu ruộng đất, quy định nguyên tắc xét xử những hành vi xâm phạm đến quyền tư hữu đó. Sang thời Lê Thánh Tông, triều đình ban hành nhiều quy định về việc trấn áp các hành vi chống đối, làm nguy hại đến nền an ninh quốc gia và địa vị thống trị của giai cấp phong kiến, về việc bảo vệ tôn ty, trật tự, đạo đức theo tinh thần Nho giáo. Với những hoạt động lập pháp tích cực nói trên, triều Hậu Lê đã để lại những thành tựu đáng kể trên lĩnh vực luật pháp và điển chế. Trong đó có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như: Quốc triều Hình luật (còn gọi là Lê triều hình luật hay Bộ luật Hồng đức) gồm 06 quyển, Luật thư gồm 06 quyển do Nguyễn Trãi soạn năm 1440-1442, Quốc triều luật lệnh gồm 06 quyển do Phan Phu Tiên soạn năm 1440-1442, Lê triều quan chế soạn năm 1471, Thiên nam dư hạ tập soạn năm 1483, Hồng Đức thiện chính thư soạn năm 1470- 1497… Trong số những công trình luật pháp kể trên thì Quốc triều Hình luật được coi là bộ luật quan trọng và chính thống nhất không chỉ trong thời Lê sơ mà còn đối với cả triều Hậu Lê nói chung. Cho đến nay thời điểm khởi thảo cũng như thời điểm hoàn chỉnh của bộ luật này vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. Theo Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí và theo nhiều nguồn tư liệu cũng như quan điểm thống nhất của nhiều nhà nghiên cứu, bộ luật được ban hành vào thời Lê Thánh Tông (năm 1483 - niên hiệu Hồng Đức), trên cơ sở sưu tập tất cả các điều luật, các văn bản pháp luật đã được ban hành trong các đời vua trước, được sửa đổi, bổ sung và san định lại cho hoàn chỉnh. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng bộ luật này có thể được soạn thảo và ban hành sớm hơn cụ thể là từ thời Lê Thái Tổ và không ngừng được 25
  • 26. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM các triều vua kế tiếp bổ sung, hoàn chỉnh trong đó có những đóng góp to lớn của vua Lê Thánh Tông. Văn bản của bộ luật này là một trong những thư tịch cổ nhất hiện còn được lưu trữ tại Viện nghiên cứu Hán-Nôm (Hà Nội). Tại đây có hai bản in ván khắc đều có tên là Quốc triều Hình luật. Ngoài ra còn có một bộ sách chép tay tuy có tên gọi là Lê triều hình luật, nhưng nội dung của nó lại là bản sao lại của Quốc triều Hình luật (nhà Hậu Lê) và chép vào thời gian sau này. Trong đó bản Quốc triều Hình luật mang ký hiệu A.341 là bản in ván khắc hoàn chỉnh hơn cả và được coi là văn bản có giá trị nhất. Bộ luật trong sách này gồm 6 quyển, in ván khắc trên giấy bản, tổng cộng gồm 129 tờ đóng chung thành một cuốn. Sách không ghi tên tác giả, không có dấu hiệu niên đại soạn thảo hay niên đại in ấn và cũng không có lời tựa hoặc các chú dẫn khác. Bìa nguyên bản cuốn sách đã mất, được thay thế bằng một tờ bìa viết 4 chữ Hán là Quốc triều Hình luật bằng bút lông. Nội dung của bộ luật này đã được Phan Huy Chú ghi chép lại trong phần Hình luật chí của Lịch triều hiến chương loại chí, nhưng thiếu so với cuốn sách này 143 điều trong tổng số 722 điều. Từ đầu thế kỷ 20, Quốc triều Hình luật đã được khảo dịch sang tiếng Pháp. Đến năm 1956, nó mới được dịch sang quốc ngữ lần đầu tiên (bản dịch của trường luật khoa đại học do Lương Thần Cao Nãi Quang phiên âm, và dịch nghĩa, Nguyễn Sĩ Giác hiệu đính, Vũ Văn Mẫu viết lời tựa, nhà in Nguyễn Văn Của, Sài Gòn, 1956). Gần đây, Viện Sử học Việt Nam đã dịch thuật lại cho chuẩn xác hơn. (Nhà xuất bản Pháp lý, Hà Nội - 1991). Một số học giả Pháp, khi khảo dịch và nghiên cứu cho rằng nó có tên là Lê triều hình luật và nó là Lê triều điều luật được in năm 1777 (Cảnh Hưng thứ 38) mà Phan Huy Chú đã ghi lại trong Lịch triều hiến chương loại chí sau khi họ nghiên cứu thiên Hình luật chí trong cuốn sách này của ông 26
  • 27. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM cũng như bản chép tay của Quốc triều Hình luật. Theo Vũ Văn Mẫu, Quốc triều Hình luật được ban bố lần đầu tiên trong khoảng niên hiệu Hồng Đức (1470-1497) và có lẽ vào thời gian cuối của niên hiệu này. Ý kiến của Vũ Văn Mẫu chủ yếu dựa vào ý kiến của Phan Huy Chú viết về việc ban hành dưới thời Lê, bộ Hồng Đức hình luật và lời đề tựa của vua Gia Long triều Nguyễn cho bộ Hoàng Việt luật lệ, trong đó ông đánh giá rất cao bộ luật cổ này và gọi nó là bộ luật Hồng Đức. Theo Viện Sử học Việt Nam, Quốc triều Hình luật được khởi thảo từ thời Lê Thái Tổ, sau đó tiếp tục được bổ sung dưới các triều Lê Thái Tông và Lê Nhân Tông. Tới thời Lê Thánh Tông thì bộ luật được hoàn chỉnh. Các ý kiến này chủ yếu dựa vào Đại Việt sử ký toàn thư với ghi chép là năm Thái Hòa thứ 7 (1449), vua Lê Nhân Tông đã bổ sung thêm vào bộ hình luật chương điền sản gồm 14 điều. Ngoài ra, qua các sử sách khác và qua các lần in khắc ván (với những điểm khác nhau về nội dung của các văn bản), các bổ sung và tên gọi các đơn vị hành chính ghi trong bộ luật v.v có thể nhận thấy bộ luật này được soạn thảo, bổ sung, hiệu đính qua nhiều đời vua triều Lê. Lê Thánh Tông, năm Hồng Đức thứ năm (1474), mùa xuân tháng 3, dụ các quan Thừa tuyên và phủ, châu, huyện các xứ trong nước rằng: "Đặt luật để hết gian xảo, sao còn dung kẻ coi thường pháp luật? Đặt quan để hết kiện tụng, sao còn tệ bán rẻ chức quan? Việc cấm chấp nếu không nghiêm, mối tranh giành sao dẹp được!" [22]. Giống như các bộ luật phong kiến khác, luật Hồng Đức thể hiện rõ bản chất giai cấp của nó. Mục tiêu hàng đầu của nó là để bảo vệ vương quyền, địa vị và quyền lợi của giai cấp phong kiến, củng cố trật tự xã hội và gia đình gia trưởng phong kiến. Nó là sự pháp điển hóa tư tưởng chính trị và đạo đức Nho giáo. Tuy vậy, không thể phủ nhận các điểm đặc sắc và tiến bộ của nó. Các vua nhà Lê, kể từ vua Lê Thái Tổ (1428-1433) sau khi lên ngôi đều đề cao Nho học. Thời Lê các bộ kinh điển và sách vở liên quan tới Nho giáo 27
  • 28. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM được du nhập từ Trung Hoa và được phổ biến rộng rãi, vì vậy Nho giáo có điều kiện để trở thành cơ sở lý luận cho các nhà soạn thảo luật pháp thời Lê. Sở dĩ thời Lê đặc biệt là dưới thời cai trị của vua Lê Thánh Tông được đánh giá là thời kỳ hưng thịnh nhất trong thời kỳ phong kiến ở Việt Nam vì thỏa mãn 3 yếu tố: có một vị minh quân; hệ thống quan lại có tài và có đức; và có một hệ thống pháp luật nghiêm minh. Đây là một thời kỳ dài nhà nước rất mạnh, về lợi ích dân tộc duy trì một khoảng thời gian rất dài vắng bóng xâm lược, từ năm 1427 - 1789 không có chiến tranh, đủ sức để mở rộng cương vực về phía Nam. Có thể nhận thấy luật pháp thời kỳ nào cũng đề cập đến vấn đề bảo vệ chủ quyền quốc gia, song với Quốc triều Hình luật, bảo vệ chủ quyền quốc gia là xuất phát từ yêu cầu bảo vệ chế độ vương quyền của Nho giáo. Quốc triều Hình luật đã thể chế quan điểm chính danh của Nho giáo nhằm buộc quan lại thực hiện đúng chức năng chỉ là tư vấn, phụ tá và thực thi quyền lực của nhà vua theo đúng cương vị của mình. Điều 233 qui định quan lại có nghĩa vụ tuyệt đối trung thành với nhà vua ở cương vị bề tôi như: nghĩa vụ tôn kính nhà vua (Điều 232, 125, 126...); Nghĩa vụ thực hiện mệnh lệnh của nhà vua một cách nhanh chóng, cẩn trọng (Điều 119, 122, 123); Nghĩa vụ phải làm tròn bổn phận ở cương vị được giao và không vượt quá chức phận (Điều 121, 124, 174, 326, 521). Quốc triều Hình luật qui định nghiêm ngặt các nghi thức tế lễ trong triều ở Điều 234, 235, 236, 238, 239 và trừng phạt những hành vi bất kính với nhà vua ở Điều 118, 125, 126, 136; trừng phạt những hành vi tiếm lễ xâm hại đến đặc quyền chỉ thuộc về nhà vua ở Điều 114, 135 nhằm bảo vệ và đề cao lễ vua tôi. Chính sách trọng nông của triều Lê được thể hiện rất rõ nét trong Quốc triều Hình luật, nó trừng phạt rất nặng các tội như phá hoại đê điều (điều 596), chặt phá cây cối và lúa má của người khác (điều 601), tự tiện giết trâu ngựa (điều 580). Nông nghiệp là nguồn thu quan trọng nhất của Đại Việt 28
  • 29. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM trong thời kỳ này vì vậy, bảo vệ sự phát triển nông nghiệp cũng là bảo vệ nền kinh tế của đất nước. Vượt lên những hạn chế về tính giai cấp, căn cứ vào hiệu quả thực tế của việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước lúc bấy giờ cho thấy nhà Lê, đặc biệt dưới thời vua Lê Thánh Tông đã xây dựng được một bộ máy hoàn bị nhất trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, phát huy được sức mạnh tập thể - một bộ máy mà trên dưới đồng lòng, vua ra vua - bề tôi ra bề tôi. Luật Hồng Đức tiếp thụ nhiều thành tựu lập pháp của Trung Hoa, chịu ảnh hưởng của cả luật pháp nhà Đường và nhà Minh. Tuy vậy, nó có những điểm không giống với các bộ luật của nhà nước phong kiến Trung Quốc cả về nội dung lẫn bố cục. Về bố cục, bộ Đường luật có 500 điều chia thành 12 chương (Danh lệ, Vệ cấm, Chức chế, Hộ hôn, Khai khố, Thiện hưng, Đạo tặc, Đấu tụng, Trá ngụy, Tạp luật, Bộ vong, Đoán ngục) trong 30 quyển. Có thể thấy, trong luật Hồng Đức các quy định về các nhóm tội tình dục và các vấn đề ruộng đất được quy định riêng biệt và cụ thể hơn. Ngoài ra, trong điều kiện của một xã hội nông nghiệp lúa nước, tuyệt đại đa số cư dân sống trong các làng với nhiều phong tục tập quán được hình thành từ lâu đời, cho nên khi xây dựng pháp luật, các nhà làm luật triều Lê đã ý thức được rằng, nếu duy trì cứng nhắc các nguyên lý của Nho giáo và áp dụng cứng nhắc các điều luật từ Trung Quốc vào sẽ dẫn đến mâu thuẫn giữa hệ tư tưởng Nho giáo và luật với phong tục cổ truyền. Vì vậy các nhà lập pháp triều Lê đã có những châm chước nhất định khi xây dựng hệ thống pháp luật. Bộ Quốc triều Hình luật đã luật hóa nhiều tập quán, lễ nghi khi những tập quán, lễ nghi đó không làm phương hại đến lợi ích của nhà nước tập quyền. Bộ luật nhà Lê đã chấp nhận nhiều phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc nên nhiều điều khoản đã được sửa đổi cho phù hợp với phong tục Việt Nam. Có thể thấy điều đó trong quy định tại Điều 2 29
  • 30. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM của Quốc triều Hình luật. quan niệm về Thập ác được sao chép từ các bộ luật của Trung Quốc nhưng có những sửa đổi nhất định. Ví dụ theo pháp luật Trung Quốc, việc con cháu tách ra khỏi ông bà cha mẹ sẽ bị quy tội bất hiếu. Thì tại Điều 2 của Quốc triều Hình luật thì việc con cháu chia tách tài sản ra ở riêng không bị coi là bất hiếu, điều này phù hợp với phong tục Việt Nam, vì theo phong tục của ta, con cháu được phép tách ra ở riêng ngay cả khi cha mẹ còn sống. Do sự kết hợp các phong tục tập quán lâu đời của Việt Nam với đạo đức Nho giáo, hòa nhập chúng vào hệ thống pháp luật của triều đình, phát huy các phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc mà pháp luật triều Lê sơ đã có một sức sống mãnh liệt trong dân gian. Sự ảnh hưởng của nó còn kéo dài cho đến pháp luật thời Nguyễn sau này. Căn cứ vào bản in ván khắc hiện còn lưu giữ tại Viện Hán - Nôm Hà Nội (kí hiệu A. 341) đã được dịch ra chữ quốc ngữ thì bộ luật gồm 722 điều, chia làm 06 quyển. Cơ cấu của bộ luật như sau: - Phần đầu của bộ luật có 03 đồ biểu quy định về kích thước các hình cụ, tang phục và việc để tang. - Chương Danh lệ: 49 điều quy định về những vấn đề cơ bản có tính chất chi phối nội dung các chương điều khác (quy định về thập ác, ngũ hình, bát nghị, chuộc tội bằng tiền v.v). - Chương Vệ cấm: 47 điều quy định về việc bảo vệ cung cấm, kinh thành và các tội về cấm vệ. - Chương Vi chế: 144 điều quy định về hình phạt cho các hành vi sai trái của quan lại, các tội về chức vụ. - Chương Quân chính: 43 điều quy định về sự trừng phạt các hành vi sai trái của tướng, sĩ, các tội quân sự. - Chương Hộ hôn: 58 điều quy định về hộ tịch, hộ khẩu, hôn nhân-gia đình và các tội phạm trong các lĩnh vực này. 30
  • 31. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM - Chương Điền sản: 59 điều, trong đó 32 điều ban đầu và 27 điều bổ sung sau (14 điều về điền sản mới tăng thêm, 4 điều về luật hương hỏa, 9 điều về châm chước bổ sung luật hương hỏa) quy định về ruộng đất, thừa kế, hương hỏa và các tội phạm trong lĩnh vực này. - Chương Thông gian: 23 điều quy định về các tội phạm tình dục. - Chương Đạo tặc: 54 điều quy định về các tội trộm cướp, giết người và một số tội chính trị như phản nước hại vua. - Chương Đấu tụng: 50 điều quy định về các nhóm tội đánh nhau (ẩu đả) và các tội vu cáo, lăng mạ v.v. - Chương Trá ngụy: 38 điều quy định các tội giả mạo, lừa dối. - Chương Tạp luật: 92 điều quy định về các tội không thuộc các nhóm tội danh trên đây. - Chương Bộ vong: 13 điều quy định về việc bắt tội phạm chạy trốn và các tội thuộc lĩnh vực này. - Chương Đoán ngục: 65 điều quy định về việc xử án, giam giữ can phạm và các tội phạm trong lĩnh vực này. 2.2. CÁC ĐẶC ĐIỂM PHÁP LÝ HÌNH SỰ ĐƢỢC QUY ĐỊNH TRONG QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT 2.2.1. Vấn đề hiệu lực của đạo luật hình sự Vấn đề hiệu lực của đạo luật hình sự đã được điều chỉnh về mặt lập pháp tương đối đầy đủ trong Quốc triều Hình luật thời Lê. Điều 14 quy định: Các quan có trách nhiệm cai quản viên chức hay quân dân mà phạm tội do sơ suất, sai lầm, thì từ tội lưu trở xuống cho chuộc tiền. Phạm tội trong khi chưa làm quan đến khi làm quan (nghĩa là có phẩm hàm từ lục phẩm trở lên) việc mới phát, phạm tội khi ở 31
  • 32. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM chức thấp, đến khi thăng chức việc mới phất" đều cho giảm tội một bậc… [36]. Điều 17 quy định: Phàm lúc phạm tội chưa già, chưa có tật, mà khi việc phát lộ thì đến tuổi già hay có tật thì cũng xử như người già và người tần tật. Những người trong khi đương chịu tội đồ mà đến tuổi già hoặc trở nên tàn tật thì cũng xử như thế. Phạm tội trong khi còn nhỏ, đến khi lớn việc mới phát lộ cũng được luận tội như trẻ nhỏ [36]. Điều 15 quy định: "Những người bị đồ lưu đi đường mà gặp lệnh ân xá thì đều được xá theo luật". Qua quy định của ba điều luật trên trong Quốc triều Hình luật thời Lê đã có quy định rất chặt chẽ về hiệu lực của đạo luật hình sự đối với việc tính thời gian phạm tội. Quy định tại Điều 14 và Điều 17 cho phép quan xử án được tính thời điểm phạm tội của người phạm tội nhẹ hơn so với hành vi thực tế mà họ phạm tội, nghĩa là người phạm tội được hưởng nguyên tắc nhân đạo cho dù họ phạm tội trong lúc trẻ nhưng khi bị phát hiện thì họ đã già, trong trường hợp đó họ được xử như người già. Liên kết với quy định tại Điều 16: …Người từ 80 tuổi trở lên, 23 tuổi trở xuống và người tàn tật nặng (như điên cuồng, giồ dại, cụt cả tay chân, mù cả hai mắt) mà phạm tội phản nghịch, giết người, đáng xử tử thì phải tâu thỉnh lên vua. Những người ấy phạm tội ăn trộm hay đánh người bị thương cũng cho chuộc; ngoài ra các tội khác miễn luận. Người từ 90 tuổi trở lên và 7 tuổi trở xuống, dù phạm tội tử cũng không gia hình [36]. Sự logic của vấn đề là ở chỗ hiệu lực của đạo luật hình sự mà cụ thể của Quốc triều Hình luật thời Lê rất có lợi cho người đã có hành vi phạm tội và phải nói là rất nhân đạo đối với các trường hợp đã nêu. 32
  • 33. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM Các điều luật trên cho chúng ta thấy hiệu lực về thời gian của đạo luật hình sự. Việc áp dụng các điều luật về hiệu lực của đạo luật hình sự theo thời gian được quy định trong Quốc triều Hình luật thời Lê có những nguyên tắc sau: - Việc tính thời gian phạm tội chỉ căn cứ vào thời điểm thực hiện hành vi và không phụ thuộc vào thời điểm xảy ra hậu quả do hành vi gây nên. - Đối với chủ thể của tội phạm thì áp dụng điều luật hiện hành tại thời điểm người đó phạm tội. - Nếu thời gian nào áp dụng điều luật đó có lợi cho người phạm tội thì áp dụng thời gian đó, không phụ thuộc vào hậu quả của hành vi phạm tội. Về hiệu lực của đạo luật hình sự theo không gian thì Quốc triều Hình luật thời Lê quy định. Điều 40 quy định: "Những người thuộc dân tộc ngoài giáo hóa, mà đồng loại phạm tội với nhau thì xử trị theo tục lệ của họ. Nếu phạm tội với người khác loài thì xử theo pháp luật". Đây là quy định rất nhân văn của Quốc triều Hình luật, nếu chỉ xét riêng về phương diện hiệu lực của đạo luật hình sự về mặt không gian thì có thể quy định này chưa được rõ ràng lắm theo tiêu chí của khoa học pháp lý hình sự hiện đại nhưng quy định này chứng tỏ sự khôn khéo của những người làm luật khi chọn lựa quy phạm để điều chỉnh những mâu thuẫn trong nhân dân. Điều luật đã nhận định rằng trong trường hợp thứ nhất khi mà những người dân tộc thiểu số phạm tội với nhau thì phải được xử theo phong tục, tập quán của họ, nghĩa là nhà làm luật đã cho pháp luật thành văn của quốc gia đứng ngoài lề sự kiện pháp lý nảy sinh giữa những người đồng tông, đồng tộc. Ở trường hợp thứ hai, nhà làm luật đã cho pháp luật quốc gia can thiệp khi một trong hai chủ thể là người Kinh (như chúng tôi hiểu). 33
  • 34. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM 2.2.2. Về vấn đề tội phạm Tội phạm là một hiện tượng xã hội - pháp lý gắn liền với sự ra đời của nhà nước và pháp luật, cũng như với sự xuất hiện của sở hữu tư nhân và sự phân chia giai cấp trong xã hội. Vấn đề đầu tiên mà luật hình sự hiện đại đề cập là xác định nội dung của khái niệm tội phạm qua việc định nghĩa khái niệm này. Các định nghĩa tuy khác nhau - có định nghĩa là định nghĩa về nội dung và có định nghĩa là định nghĩa về hình thức nhưng đều thể hiện được quan điểm chính thức về tội phạm. Điều 8 Bộ luật hình sự Việt Nam là điều luật định nghĩa khái niệm tội phạm và là định nghĩa tội phạm về nội dung. Quốc triều Hình luật nhà Lê không ghi nhận định nghĩa pháp lý của khái niệm tội phạm mà chỉ quy định những hành vi nguy hiểm cho xã hội, cho chế độ phong kiến là tội phạm và phải chịu hình phạt. Một số hành vi mà ngày nay chúng ta gọi là vi phạm đạo đức thì thời kỳ đó cũng bị coi là tội phạm. Khi nghiên cứu các quy định về tội phạm trong Quốc triều Hình luật thời Lê ta có thể thấy một số nét chủ yếu sau: a/ Mười tội đặc biệt nghiêm trọng (Thập ác) đã được các nhà làm luật thời kỳ này tách riêng ra và ghi nhận định nghĩa pháp lý của khái niệm từng tội này - mưu phản, mưu đại nghịch, mua bạn, ác nghịch, bất đạo, đại bất kính, bất hiếu, bất mục, bất nghĩa, nội loạn. b/ Dấu hiệu duy nhất bị nhà làm luật coi là Thập ác - tính chất nguy hiểm cho xã hội không chỉ của hành vi mà cả ý định phạm tội [23]. Về các nhóm tội phạm trong Quốc triều Hình luật nhà Lê có thể phân ra như sau: 1/ Nhóm tội phạm thuộc tội Thập ác gồm có: + Mưu phản (mưu làm hại xã tắc); 34
  • 35. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM + Mưu đại nghịch (mưu phá hủy tôn miếu, lăng tẩm và cung điện của nhà vua); + Mưu bạn (mưu phản nước theo giặc); + Mưu ác nghịch (đánh hoặc mưu giết ông bà, bố mẹ, chú bác, thím cô, anh chị, ông bà ngoại và ông bà cha mẹ chồng); + Bất đạo (giết một nhà đến ba người không đến tội chết, chặt tay chân người, bỏ thuốc độc, dùng ma thuật hại người); + Đại bất kính (lấy trộm đồ thờ ở lăng miếu, đồ phục dụng, xe kiệu của vua, lấy trộm hoặc làm giả ấn tín của vua, chế thuốc cho vua dung mà không theo đúng đơn thuốc, đề phong bì lên vua mà sai lầm, làm cơm cho vua lầm phải món kiêng, vô ý để thuyền kiệu của vua đi không được vững chắc, chê bai vua bằng những lời có hại tình lý, cùng là đối với sứ của vua mà không có lễ như đối với đại thần); + Bất hiếu (tố cáo hay chửi mắng ông bà, cha mẹ, ông bà cha mẹ chồng, trái lời cha mẹ dạy bảo, bỏ không cung nuôi cha mẹ, có tang cha mẹ mà lấy vợ lấy chồng, chơi vui mà bỏ tang phục, ông bà cha mẹ chết mà giấu không chịu tang hay ông bà cha mẹ còn mà nói dối là chết); + Bất mục (mưu giết hay đem bán người trong thân thuộc mà mình phải để tang từ bậc thứ năm trở lên, đánh hoặc kiện chồng và những người tôn trưởng phải để tang từ bậc thứ ba trở lên hay những người thân thích hàng trên mình phải để tang vào bậc thứ tư); + Bất nghĩa (giết trưởng quan sở thuộc của mình, giết quan ty tại chức, giết thày học mình đương theo học, binh lính giết trưởng quan bản bộ, cùng là (đàn bà) nghe tin chồng chết giấu không chịu tang, chơi vui bỏ tang phục và lấy chồng khác); + Mười là nội loạn {thông dâm với người trong họ phải để tang từ bậc thứ tư trở lên hay với vợ lẽ của cha, của ông, cả người đàn bà bằng lòng tư thông (cũng phạm tội ác ấy)}. 35
  • 36. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM Đây là nhóm tội gồm có mười tội nặng nhất xâm hại đến quyền lực của vua, đến sự tồn tại của nhà nước, đến sự tồn vong của quốc gia, xâm hại tới những quan hệ xã hội quan trọng nhất theo quan điểm của Nho giáo. Thời kỳ nhà Lê, Nho giáo giành địa vị thống trị, trở thành hệ tư tưởng chính thống, chính quyền lấy Nho giáo làm chuẩn mực trong việc xây dựng các thiết chế chính trị, văn hóa, pháp luật. Tại chương Hiệt Củ trong sách Đại Học có viết: Bình thiên hạ ở chỗ trị nước mình có nghĩa là muốn thiên hạ thái bình thì phải lãnh đạo tốt đất nước mình. Nếu người trên có hiếu với cha mẹ, thì trong nhân dân nhất định dấy lên một tập quán, phong tục hiếu kính cha mẹ. Nếu người trên tôn trọng bậc huynh trưởng, thì trong nhân dân nhất định dấy lên một phong tục tập quán tôn trọng anh, em. Nếu bề trên thật lòng thương xót kẻ côi cút cô đơn góa bụa, thì nhân dân cũng thương xót kẻ côi cút cô đơn góa bụa. Vì vậy, người quân tử phải nắm vững đạo noi theo khuân phép này [46]. Chính vì lấy Nho giáo làm chuẩn mực mà rường cột của nó là tam cương, ngũ thường nên những người phạm tội Thập ác phải chịu hình phạt cao nhất và dù thuộc diện bát nghị cũng không được chiếu cố và không được chuộc tội bằng tiền. 2/ Nhóm các tội khác: - Nhóm các tội được quy định trong chương Cấm Vệ bao gồm các hành vi xâm phạm tới hoàng thành, cung điện, tài sản của vua và hoàng tộc được quy định từ điều 50 tới điều 68. - Nhóm các tội quy đinh trong chương Quan cấm bao gồm các hành vi xâm phạm tới biên giới quốc gia, vượt biên trái phép, buôn lậu những hàng quốc cấm. Có thể nói những điều quy định trong chương này của Quốc triều Hình luật nhà Lê là rất chặt chẽ, bảo đảm sự nghiêm minh của pháp luật, bảo vệ từng tấc đất của quốc gia, các tài nguyên quý báu của đất nước. 36
  • 37. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM Tại Điều 71 quy định "Bán ruộng đất ở biên cương cho người ngoại quốc thì xử chém"; Tại Điều 72 quy định: "Bán nô tỳ và voi ngựa cho người ngoại quốc thì xử chém. Quan thường xã biết mà không cáo lên thì xử giảm tội một bậc. Quan lộ trấn huyện cố ý dung túng thì xử như kẻ phạm tội; nếu vì không biết thì xử biếm phạt". Tại Điều 81 Bộ luật hình sự năm 1999 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: Người nào xâm nhập lãnh thổ, có hành động làm sai lệch đường biên giới quốc gia hoặc có hành động khác nhằm gây phương hại cho an ninh lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt như sau: 1. Người tổ chức, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân; 2. Người đồng phạm khác thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm [34]. Khi so sánh các điều luật của Quốc triều Hình luật và điều 81 Bộ luật hình sự năm 1999 thì ta thấy các quy định tại Quốc triều Hình luật rõ ràng và cụ thể hơn, nghiêm khắc hơn trong việc giữ gìn, bảo vệ chủ quyền quốc gia. Nhóm các tội được quy định trong chương Quân chính nhằm xử phạt đối với các tội của tướng sĩ và binh lính như: tướng không chịu rèn quân, không chống nổi giặc, tiết lộ việc quân cơ, lính xung trận không theo hiệu lệnh, đào ngũ, bỏ trốn, mất binh khí. Nhóm các tội quy định trong chương Thông gian và Đạo tặc là các tội xâm phạm tới chế độ tư hữu tài sản, danh dự, nhân phẩm, tính mạng của người khác. 37
  • 38. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM Đây là nhóm tội có nhiều điều luật quy định nhất, các điều luật này rất rõ ràng, việc áp dụng vào thực tiễn rất dễ thực hiện hầu như không cần phải hướng dẫn như các đạo luật của Việt Nam hiện nay. Tại luật đánh nhau, kiện cáo, gian dối Điều 466 quy định: Đánh nhau mà đánh người (nghĩa là đánh bằng tay chân) thì xử 60 trượng; đánh bị thương hay dùng vật gì để đánh thì xử 80 trượng. Đánh nhau mà đánh người đến gãy răng, sứt tai, chột một mắt, gãy ngón chân, giập xương, hay dùng nước sôi và lửa làm cho người ta bị bỏng, cùng là dứt tóc người ta, đều xử đồ khao đinh; Lấy đồ bẩn thỉu ném vào đầu mặt người ta thì xử biếm 2 tư; đổ vào miệng mũi thì biếm 3 tư. Đánh gãy 2 răng, 2 ngón tay trở lên thì xử tội đồ làm tượng phường binh. Lấy gươm giáo đâm chém người, dẫu không trúng cũng phải lưu đi châu gần (người quyền quý phạm tội thì xử tội biếm). Nếu đâm chém bị thương và làm đứt gân, chột 2 mắt, đọa thai thì xử tội lưu đi châu xa. Nếu trong khi đương xét hỏi, người bị thương lại bình phục, thì tội nhân được giảm tội 2 bậc. Nếu đánh bị thương 2 người trở lên và nhân bị thương mà thành cố tật, hay đánh đứt lưỡi, hủy hoại âm, dương vật đều xử tội giảo; và phải đền tiền thương tổn như lệ định… [36]. Đây chính là cách qui định chế tài dưới dạng chế tài cố định. Nghĩa là với mỗi một vi phạm cụ thể thì có một hình phạt cụ thể tương ứng; mức độ tăng nặng hay giảm nhẹ cũng được quy định ngay sau đó một cách cụ thể, rõ ràng. Với chế tài cố định này, nó đã đảm bảo tính chính xác trong việc áp dụng luật của các cơ quan nhà nước, tránh được sự tùy tiện trong việc áp dụng luật. Cách quy định chế tài cố định có ưu điểm là tránh được sự tùy tiện trong việc áp dụng pháp luật từ phía các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng có một nhược điểm rất lớn đó là khi các cơ quan nhà nước bị bó khung trong việc 38
  • 39. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM áp dụng, không có được sự sáng tạo và hậu quả là dẫn đến sự quan liêu từ phía các cơ quan này. Có một thực tế lịch sử là, bộ máy quan lại của triều Lê sơ là rất cồng kềnh, không có sự uyển chuyển, nhịp nhàng khi giải quyết công việc, khi có biến nó xoay chuyển rất chậm, triều Lê sơ chỉ tồn tại 90 năm, các vua sau đời vua Lê Thánh Tông không có một cải cách nào đáng kể, tôi xin trích dẫn câu nói của vua Lê Hiển Tông - người kế nghiệp của vua Lê Thánh Tông: "Đức Thánh Tông đã làm hết rồi, ta còn gì phải làm nữa" [7]. Quốc triều Hình luật nhà Lê không quy định thế nào thế nào là tội phạm, mà chỉ quy định những hành vi nào nguy hiểm cho xã hội, chế độ phong kiến là tội phạm và phải chịu hình phạt. khi so sánh với định nghĩa tội phạm của pháp luật hình sự Việt nam hiện nay và của một số quốc gia khác, ta thấy quy định này khá gần với quy định của pháp luật hình sự của Cộng hòa Liên bang Đức, Trong lý luận luật hình sự Cộng hũa Liờn bang Đức quan điểm phổ biến và được thừa nhận chung về khái niệm tội phạm - tội phạm là hành vi trái pháp luật, có tính chất lỗi, phù hợp với các dấu hiệu của một cấu thành và bị cấm bằng việc đe dọa áp dụng hình phạt. Theo quan điểm của tôi, tội phạm được quy định trong Quốc triều Hình luật nhà Lê là quan điểm tiếp cận với quan điểm về tội phạm của pháp luật hiện đại về tội phạm, nó cho thấy các nhà làm luật thời kỳ này chỉ thấy rằng, tội phạm là hành vi xâm phạm vào những điều cấm của luật hình, và những trường hợp loại trừ tính chất tội phạm của hành vi được đề cập đến trực tiếp trong điều luật. Qua các điều luật cụ thể có thể khái quát qua niệm của nhà làm luật về tội phạm trong Quốc triều Hình luật như sau: - Nhà làm luật thời kỳ này quan niệm về tội phạm theo hướng thiên về dấu hiệu hình thức của tội phạm. Biểu hiện rõ nét nhất của quan niệm này là ở chỗ nhà làm luật đã bắt đầu trong Bộ luật bằng việc quy định tại điều luật đầu tiên 05 loại hình phạt có thể được áp dụng. Trong đó mô tả cụ thể nội dung 39
  • 40. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM của 05 loại hình phạt này. Đó là các hình phạt xuy, đồ, trượng, lưu, tử. Tương ứng với năm loại hình phạt này là 05 loại tội được thừa nhận trong Bộ luật. Đó là tội xuy, đồ, trượng, lưu, tử. Các quy định tiếp theo của Bộ luật về trách nhiệm hình sự đều dựa theo cách phân loại này. Đó là các Điều 4, 5, 14, 15, 16 v.v... Cách phân loại này không chỉ coi hình phạt là tiêu chí duy nhất để phân biệt giữa các loại tội phạm mà còn gắn tên từng loại tội phạm với chính những loại hình phạt. Ở đây, trong chừng mực nhất định có thể nói rằng đã có sự đồng nhất giữa tội phạm và hình phạt. Dấu hiệu hình thức khác của tội phạm được thừa nhận trong Quốc triều Hình luật là dấu hiệu "được quy định trong luật". Tuy là dấu hiệu hình thức nhưng việc thừa nhận dấu hiệu này đã khẳng định sự hiện diện của nguyên tắc "không có luật thì không có tội" (vô luật bất thành hình) - một biểu hiện của nguyên tắc pháp chế trong Quốc triều Hình luật. Quốc triều Hình luật không có điều luật cụ thể quy định trực tiếp về vấn đề này nhưng việc quy định xử phạt quan xử án trong trường hợp có hành vi "tự mình xét xử"(Điều 683) hoặc "xử án không đúng luật" (Điều 686) hoặc "… đã có chính điều, lại tự ý thêm bớt bậy hay viện dẫn điều khác…" (Điều 722) đã gián tiếp khẳng định dấu hiệu "được quy định trong luật". Đặc biệt, Điều 685 quy định: "Những sắc chế của vua luận tội gì, chỉ là xét xử nhất thời, chứ không phải là sắc lệnh vĩnh viễn, thì không được viện dẫn sắc lệnh ấy mà xử đoán việc sau. Nếu ai viện ra xét xử, không đúng thì khép vào tội cố ý làm sai luật". - Quốc triều Hình luật không có điều luật khẳng định dấu hiệu nội dung của tội phạm như Bộ luật hình sự hiện nay. Nhưng các quy định về tội phạm trong Bộ luật này thể hiện rằng tội phạm xâm phạm trước hết đến sự an toàn, bất khả xâm phạm của chế độ quân chủ triều Lê, mà trước hết là sự an toàn của nhà vua và hoàng cung, xâm phạm trật tự, kỷ cương, đạo đức xã hội theo quan điểm Nho giáo, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, tài sản…Đó là hành vi nguy hiểm cho xã hội ở mức độ khác nhau. - Quốc triều Hình luật không phân biệt mức độ của tính nguy hiểm của tội phạm với mức độ của tính nguy hiểm của những hành vi mà theo luật 40
  • 41. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM hiện đại chỉ là vi phạm đạo đức hoặc vi phạm hành chính, kỷ luật… Theo quy định của Bộ luật này thì tất cả các hành vi nói trên đều bị coi là tội phạm, không phụ thuộc vào mức độ của tính nguy hiểm. Như vậy, khái niệm tội phạm trong Quốc triều Hình luật rộng hơn nhiều so với khái niệm tội phạm trong Bộ luật hình sự hiện nay. Trong Bộ luật hình sự hiện nay, chỉ có hành vi của con người và hành vi đó phải có mức độ nguy hiểm đáng kể nhất định mới bị coi là tội phạm. Còn theo quy định tại Quốc triều Hình luật thì không những không xét đến mức độ của tính nguy hiểm mà trong một số lĩnh vực cần bảo vệ đặc biệt, còn bị coi là tội phạm ngay từ khi chủ thể có "mưu". 2.2.3. Vấn đề "Lỗi" đƣợc quy định trong Quốc triều Hình luật Như chúng ta đã biết Lỗi trong luật hình sự là chế định trung tâm và có thể coi là vô cùng phức tạp, bởi nó thể hiện bản chất tâm lý của người phạm tội đối với hành vi phạm tội của mình kể từ khi chuẩn bị, bắt đầu và thực hiện hành vi phạm tội cũng như đối với hậu quả của hành vi đó. Trong pháp luật hình sự Việt Nam hiện đại thì có thể đưa ra khái niệm chung về lỗi như sau: Lỗi hình sự là mặt chủ quan của tội phạm và là một trong những điều kiện bắt buộc của trách nhiệm hình sự, đồng thời là thái độ tâm lý của người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi trách nhiệm hình sự đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm mà người đó thực hiện và hậu quả do hành vi đó gây nên dưới hình thức cố ý hoặc vô ý [3]. Đây có thể coi là khái niệm đầy đủ nhất về lỗi trong pháp luật hình sự Việt Nam hiện nay. Vậy Lỗi trong pháp luật hình sự của các triều đại phong kiến Việt nam cụ thể là trong Quốc triều Hình luật nhà Lê được hiểu như thế nào? Pháp luật hình sự thời kỳ này mà cụ thể là pháp luật hình sự trong bộ Quốc triều Hình luật nhà Lê không đưa ra một khái niệm khái quát về lỗi mà chỉ đề cập đến hai hình thức lỗi cố ý và vô ý. Tại điều 479 quy định: 41
  • 42. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM Đánh nhau đến chết người thì xử giảo. Đánh chết người bằng đồ sắc nhọn hay có ý giết thì xử chém. Dù vì đánh nhau mà dùng đồ nhọn sắc, nếu đánh giết người thì xử như tội cố ý giết. Nếu không phải đánh nhau mà đánh người bị thương, thì xử hơn tội đánh nhau đánh người bị thương một bậc. Dù nhân đánh nhau, nhưng sau khi đã thôi mà đánh giết người hay đánh bị thương, thì xử theo luật cố ý giết hay cố ý đánh bị thương (đã thôi nghĩa là sau khi tức giận đánh nhau, mỗi kẻ đi một ngả, không ai bị thương, mà kẻ này trở lại đánh giết kẻ kia hay đánh bị thương) [36]. Tại Điều 508 quy định: Trong khi đánh nhau mà đánh lầm phải người đứng bên bị thương hay đến chết, thì xử kém tội đánh nhau chết người hay bị thương một bậc. Nếu người kia vì cớ ngã mà chết hay bị thương thì xử như tội đùa nghịch giết người hay đánh người bị thương. Nếu lầm lỡ đánh chết hay bị thương người đánh giúp mình thì đều xử giảm hai bậc [36]. Tại Điều 523 quy định: Vì lầm lỡ giết người hay làm bị thương thì đều tùy việc mà xử giảm. (Đây là nói tới những việc xảy ra tai mắt không kịp nhận thấy, tư tưởng không nghĩ tới, thí dụ cùng nhau nhấc vật nặng, sức không đỡ nổi, trèo lên cao, đi chỗ hiểm, cùng là nhân đánh cầm thú, đều là việc lầm lỡ)". Các nhà làm luật thời kỳ này quy định trực tiếp luôn những hành vi nào được coi là vô ý, chúng ta có thể thấy được điều này quy định tại điều 523: Những việc xảy ra tai mắt không kịp nhận thấy, tư tưởng không nghĩ tới…Đây cũng là điều luật duy nhất trong bộ Quốc triều Hình luật nhà Lê cho quan xử án được tùy việc mà giảm mà không đề cập trực tiếp tới việc giảm bao nhiêu, khung hình phạt nào [36]. 42
  • 43. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM Khi định tội danh đối với tội phạm do luật quy định, nếu muốn giảm nhẹ tính chất của nó mặc dù đó là tội nặng và nếu nó được thực hiện một cách vô ý thì có thể coi đó là một tội nhẹ, hoặc nếu muốn tăng nặng tính chất của nó mặc dù đó là tội nhẹ và nếu bó được thực hiện một cách cố ý - thì có thể coi đó là một tội nặng. Bằng quy phạm này, nhà làm luật đã giao cho quan xử án toàn quyền tùy nghi để coi bất kỳ tội phạm nào không được ghi nhận trong luật là tội "nhẹ" hay "nặng" mà chỉ cần căn cứ vào một điều kiện duy nhất - hình thức lỗi (vô ý hay cố ý) của tội phạm được thực hiện. Tại Điều 47, quy định rõ: Phạm tội tuy cùng tội danh, nhưng cố ý và lầm lỗi thì có phân biệt. Cần phải xét rõ tội nặng, nhẹ mà gia giảm, không nên câu nệ luật thường, để cho được hợp với ý nghĩa của hình điển: Khoan thứ kẻ lầm lỗi, dù tội lớn cũng không kể; xử trị kẻ cố phạm, dù tội nhỏ cũng không tha (Hựu quá vô đại, hình cố vô tiểu) [36]. Nhà làm luật thời kỳ này đã đề cập đến hai hình thức lỗi khi quy định sự khác nhau của tội cố ý hoặc vô ý; trong một số cấu thành tội phạm có quy định rõ từng hình lỗi như cố ý giết người hoặc gây thương tích, có sự ghi nhận định nghĩa pháp lý của các tình tiết dẫn đến hành vi vô ý làm chết người hoặc vô ý gây thương tích - do việc đó xảy ra ngoài ý muốn của người phạm tội [2]. Cách quy định này rất gần với cách quy định về lỗi cố ý và lỗi vô ý của pháp luật hình sự hiện đại. Tại Điều 4 và Điều 46 của Bộ luật hình sự năm 1999 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không có một khoản nào nói về việc giảm trách nhiệm hình sự đối với người vô ý phạm tội mặc dù có nhiều điều luật cụ thể quy định việc khi áp dụng pháp luật là nhẹ hơn so với lỗi cố ý nhưng rõ ràng trong kỹ thuật lập pháp, chúng ta không đưa vấn đề này thành nguyên tắc là một sai sót bởi lẽ, chế định lỗi được coi là chế định quan trọng bậc nhất, nó là cơ sở cho việc phân hóa trách nhiệm hình sự. 43