SlideShare a Scribd company logo
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ NGUỒN
TƢ TƢỞNG TRỊ NƢỚC CỦA CÁC VỊ VUA
GIA LONG, MINH MỆNH, THIỆU TRỊ VÀ Ý NGHĨA
LỊCH SỬ CỦA NÓ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
HÀ NỘI - 2019
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ NGUỒN
TƢ TƢỞNG TRỊ NƢỚC CỦA CÁC VỊ VUA
GIA LONG, MINH MỆNH, THIỆU TRỊ VÀ Ý NGHĨA
LỊCH SỬ CỦA NÓ
Ngành: Triết học
Mã số: 9 22 90 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. LÊ THỊ LAN
HÀ NỘI - 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các tư liệu, kết quả nêu trong luận án này là trung thực, chính xác
và có xuất xứ rõ ràng.
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Nguồn
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG
VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .................................................................6
1.1. Các công trình nghiên cứu về bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội triều
Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX.................................................................................6
1.2. Các công trình nghiên cứu về tư tưởng trị nước của vị vua Gia Long,
Minh Mệnh, Thiệu Trị........................................................................................16
1.3. Các công trình nghiên cứu về giá trị, hạn chế trong tư tưởng trị nước
của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị...............................................23
1.4. Khái quát về các kết quả nghiên cứu triều Nguyễn với tư tưởng trị
nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị và những vấn đề đặt
ra cần tiếp tục nghiên cứu, giải quyết trong luận án...........................................27
Chƣơng 2: BỐI CẢNH LỊCH SỬ VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XIX VÀ
NHỮNG TIỀN ĐỀ CƠ BẢN CHO SỰ HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG TRỊ
NƢỚC CỦA CÁC VUA ĐẦU TRIỀU NGUYỄN................................................31
2.1. Bối cảnh lịch sử Việt Nam đầu thế kỷ XIX.................................................31
2.1.1. Tình hình chính trị....................................................................................31
2.1.2. Tình hình kinh tế.......................................................................................42
2.1.3. Tình hình văn hóa, tư tưởng .....................................................................47
2.1.4. Tình hình xã hội........................................................................................49
2.2. Những tiền đề cơ bản cho sự hình thành tư tưởng trị nước của các vị
vua đầu triều Nguyễn..........................................................................................55
2.2.1. Lãnh thổ thống nhất..................................................................................55
2.2.2. Học thuyết chính trị Nho giáo ..................................................................57
2.2.3. Vai trò xã hội của tầng lớp nho sĩ thời kỳ đầu nhà Nguyễn.....................59
2.3. Đôi nét về tiểu sử của các vị vua đầu triều Nguyễn. ...................................62
Chƣơng 3: NHỮNG NỘI DUNG TƢ TƢỞNG TRỊ NƢỚC CƠ BẢN CỦA
CÁC VỊ VUA GIA LONG, MINH MỆNH VÀ THIỆU TRỊ..............................66
3.1. Xây dựng hệ tư tưởng chính trị ...................................................................66
3.2. Tư tưởng về tổ chức và xây dựng bộ máy nhà nước...................................81
3.3. Những chính sách trị nước của các vị vua đầu triều Nguyễn......................91
3.3.1. Chính sách kinh tế ....................................................................................91
3.3.2. Chính sách an ninh - quốc phòng .............................................................98
3.3.3. Chính sách văn hóa - tư tưởng................................................................101
3.3.4. Chính sách giáo dục - khoa cử................................................................102
3.3.5. Chính sách tôn giáo ................................................................................106
3.3.6. Chính sách ngoại giao ............................................................................111
Chƣơng 4: GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ TỪ TƢ
TƢỞNG TRỊ NƢỚC CỦA CÁC VỊ VUA GIA LONG, MINH MỆNH VÀ
THIỆU TRỊ ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CHÍNH TRỊ XÃ HỘI NƢỚC TA
HIỆN NAY.............................................................................................................121
4.1. Giá trị và hạn chế trong tư tưởng trị nước của các vị vua đầu triều Nguyễn...121
4.1.1. Giá trị......................................................................................................121
4.1.2. Hạn chế...................................................................................................128
4.2. Bài học lịch sử từ tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh
và Thiệu Trị đối với đời sống chính trị - xã hội nước ta hiện nay..........................136
KẾT LUẬN............................................................................................................143
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .............................................................................. 148
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................149
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lịch sử truyền thống văn hoá lâu đời của dân tộc ta không thể không
nhắc đến những đóng góp to lớn của các thế hệ đi trước, mà trong đó phải kể
đến sự trị vì của các triều đại đã qua. Từ đó, có sự kế thừa và phát huy những
tư tưởng tiến bộ của các thế hệ trước đó đồng thời chỉ ra những hạn chế cần
khắc phục cho giai đoạn hiện nay. Trong các giai đoạn lịch sử ấy không thể
không nhắc đến giai đoạn trị nước của các vị vua đầu triều Nguyễn – triều đại
cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam. Có thể nói, triều đại nhà Nguyễn
được hình thành từ cuộc đấu tranh giành quyền lực với triều đại Tây Sơn và
nắm quyền thống trị thống nhất đất nước từ ải Nam Quan tới mũi Cà Mau. Từ
trong điều kiện lịch sử ấy, triều đại nhà Nguyễn với các vị vua đầu triều như
Gia Long, Minh Mệnh và Thiệu Trị đã kế thừa kinh nghiệm trị nước của các
triều đại phong kiến trong lịch sử đặc biệt là triều đại Lê sơ từng đạt tới đỉnh
cao của mô hình nhà nước quân chủ trung ương tập quyền trên các bình diện
chính trị - xã hội, văn hoá, giáo dục và tư tưởng. Đến giai đoạn trị vì của
mình, các vị vua đầu triều Nguyễn đã thực hiện sự tái độc tôn Nho giáo, coi
đó là bệ đỡ hệ tư tưởng và cẩm nang cho việc điều hành đất nước. Ngoài ra,
các vị vua đầu triều Nguyễn còn kết hợp tư tưởng đức trị với pháp trị, hình
thành nên Bộ luật Gia Long với tư cách là cơ sở luật pháp cho việc quản lý xã
hội và tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước được coi là thời kỳ có một nền
pháp luật hoàn bị nhất thời kỳ phong kiến Việt Nam.
Trong lịch sử khi bàn về đạo trị nước thì các nhà Nho ở nước ta cũng
đã đề cập đến như quan niệm về dân, vai trò của dân và đạo làm vua, đạo của
bề tôi và mối quan hệ giữa vua - tôi... Những quan điểm của các nhà Nho ở
nước ta cũng chịu ảnh hưởng từ quan niệm của các nhà Nho ở Trung Quốc.
Mặc dù những quan niệm này được xây dựng dựa trên những yêu cầu từ thực
tiễn của dân tộc Việt Nam lúc bấy giờ. Chính vì vậy, những tư tưởng của các
2
nhà Nho Việt Nam cũng góp phần không nhỏ vào trong công cuộc xây dựng
đất nước, phù hợp với xu thế phát triển của xã hội phong kiến ở Việt Nam lúc
bấy giờ với những ý nghĩa hết sức tích cực.
Từ trước đến nay có rất nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến tư
tưởng chính trị - xã hội của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh và Thiệu Trị.
Thế nhưng, tư tưởng trị nước vẫn chưa được đề cập, ngay cả khái niệm tư
tưởng trị nước cũng chưa được đề cập một cách rõ ràng, có nhà nghiên cứu
khi đề cập đến tư tưởng trị nước lại cho rằng đó thực chất là trị quan. Quá
trình nghiên cứu chúng tôi cho rằng, đề cập đến tư tưởng trị nước là tư tưởng
về đường lối quản lý, xây dựng phát triển đất nước, quản lý bộ máy nhà nước.
Chính vì vậy, trong lịch sử thì tư tưởng trị nước của các vị vua đầu triều
Nguyễn có ảnh hưởng rất lớn đối với toàn bộ quá trình lãnh đạo của triều đại
nhà Nguyễn trong lịch sử và cả giai đoạn xây dựng đất nước sau này. Ngoài
việc xây dựng bộ Hoàng Việt luật lệ (hay là Luật Gia Long) và trên cơ sở của
nó là một loạt các định chế về hành chính và quân sự đã làm cho triều Nguyễn
có một bộ máy nhà nước mạnh trong khu vực. Các vị vua triều Nguyễn là những
người biết kế thừa các thành quả về trị nước của các triều đại phong kiến trước
đó, đồng thời thiết lập các chế định mới cho bộ máy quan lại cũng như quyền và
nghĩa vụ của quan lại trong các bộ máy đó. Nhiều điều khoản của bộ Luật Gia
Long cũng như các định chế cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị để chúng ta
tham khảo như luật Hồi tỵ, qui định về khảo hạch, sát hạch quan lại, v.v… Để sự
nghiệp cải cách hành chính và cuộc chiến chống tham nhũng thành công, chắc
chắn chúng ta phải xây dựng một hệ thống lý luận hoàn chỉnh, trong đó có sự
tham khảo kinh nghiệm lịch sử của các triều đại phong kiến trước đây từng thực
hiện một cách có hiệu quả về phòng chống tham nhũng.
Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách đó, đồng thời
trên cơ sở thành quả nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội từ trước đến
nay ở trong và ngoài nước về đường lối trị nước của các vị vua đầu triều
3
Nguyễn, tôi quyết định chọn: “Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long,
Minh Mệnh, Thiệu Trị và ý nghĩa lịch sử của nó” làm đề tài nghiên cứu cho
luận án tiến sĩ triết học với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào lĩnh
vực nghiên cứu lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam cũng như sự nghiệp xây
dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa “của dân, do dân
và vì dân” dưới sự lãnh đạo của Đảng hiện nay.
2. Cơ sở lý thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở lý thuyết của luận án xuất phát từ quan niệm duy vật biện chứng
và quan niệm duy vật về lịch sử của triết học Mác - Lênin, tức là về mối quan
hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, về tính độc lập tương đối
của ý thức xã hội biểu hiện qua sự tác động tích cực của nó đối với tồn tại xã
hội và sự tương tác giữa các hình thái ý thức xã hội. Ngoài ra tôi còn dựa vào
tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa để đánh giá về giá trị và hạn chế trong
tư tưởng trị nước của các vị vua đầu triều Nguyễn là Gia Long, Minh Mệnh
và Thiệu Trị, đồng thời rút ra ý nghĩa và bài học lịch sử của tư tưởng đó đối
với đời sống xã hội nước ta hiện nay.
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng: Phương pháp phân tích - tổng
hợp, phương pháp lôgic - lịch sử, phương pháp so sánh - đối chiếu….
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích:
Làm rõ những nội dung căn bản trong tư tưởng trị nước của các vị vua
Gia Long, Minh Mệnh và Thiệu Trị đầu triều Nguyễn, từ đó nêu những giá
trị, hạn chế và bài học lịch sử của tư tưởng đó đối với việc xây dựng đường
lối chính trị - xã hội nước ta hiện nay.
4
3.2. Nhiệm vụ:
Để thực hiện mục đích nói trên, luận án cần tập trung giải quyết các
nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, phân tích, làm rõ bối cảnh lịch sử và những tiền đề cơ bản cho
sự ra đời tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị.
Thứ hai, trình bày nội dung cơ bản trong tư tưởng trị nước của các vị
vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị.
Thứ ba, chỉ ra những giá trị, hạn chế và bài học lịch sử trong tư tưởng
trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu.
* Đối tƣợng nghiên cứu: Là tư tưởng trị nước của các vị vua Gia
Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị.
*Phạm vi nghiên cứu: Là tư tưởng trị nước qua các tác phẩm của vua
Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị từ năm 1802 - 1847, các bộ sử, cũng như
các công trình nghiên cứu về tư tưởng đó của các học giả trong và ngoài nước
từ trước tới nay.
5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án
Một là, luận án làm rõ tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh
Mệnh và Thiệu Trị trong nửa đầu thế kỷ XIX với sự phân tích triết học về
cách thức tổ chức và hoàn thiện bộ máy nhà nước, xây dựng và hoàn thiện
luật pháp vì mục tiêu căn bản được xác định ngay từ đầu triều đại là nhà nước
phong kiến trung ương tập quyền.
Hai là, làm rõ những giá trị, hạn chế của các vị vua Gia Long, Minh
Mệnh và Thiệu Trị trong quản lý, điều hành trên các lĩnh vực kinh tế, chính
trị, văn hóa, giáo dục và tôn giáo...
Ba là, luận án rút ra bài học lịch sử từ những giá trị và hạn chế trong tư
tưởng trị nước của các vị vua đầu triều Nguyễn đối với đời sống chính trị - xã
hội nước ta hiện nay.
5
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án
gồm có 4 chương 13 tiết.
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và những vấn đề liên
quan đến luận án.
Chương 2: Bối cảnh lịch sử của Việt Nam đầu thế kỷ XIX và
những tiền đề cơ bản cho sự hình thành tƣ tƣởng trị nƣớc của các vua
đầu triều Nguyễn.
Chương 3: Những nội dung tƣ tƣởng trị nƣớc cơ bản của các vị vua
Gia Long, Minh Mệnh và Thiệu Trị.
Chương 4: Giá trị, hạn chế và bài học lịch sử từ tƣ tƣởng trị nƣớc
của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh và Thiệu Trị đối với đời sống chính
trị - xã hội nƣớc ta hiện nay.
6
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1.1. Các công trình nghiên cứu về bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội
triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX
Trong thời kỳ này, nhìn một cách tổng thể đặc biệt là giai đoạn đầu
triều Nguyễn thì các vị vua như Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị đều là
những người có quyết tâm xây dựng vương triều, chú trọng đào tạo và tuyển
chọn nhân tài cho đất nước. Nửa đầu thế kỷ XIX (từ khi nhà Nguyễn thành
lập 1802 cho đến khi Pháp xâm lược 1858) được xem là thời kỳ nhà Nguyễn
củng cố quyền lực không chỉ bằng những biện pháp hành chính, mà cả về hệ
tư tưởng mang tính ý thức hệ dựa trên nền tảng của Nho giáo nhằm thiết lập
và duy trì trật tự xã hội. Có thể khái quát một số công trình cụ thể tiêu biểu về
kinh tế, chính trị, xã hội như sau:
Các công trình nghiên cứu về lịch sử Việt Nam nói chung và giai đoạn
đầu của triều Nguyễn nói riêng, như cuốn “Lịch sử Việt Nam” (Lịch sử Việt
Nam thế kỷ XIX), Nxb Khoa học xã hội do GS. Nguyễn Khánh Toàn chủ
biên; cuốn “Lịch sử cận đại Việt Nam”, tập 1, Nxb Giáo dục, 1960, do các tác
giả như Trần Văn Giàu, Đinh Xuân Lâm, Nguyễn Văn Sự biên soạn và cuốn
“Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam” (Từ đầu thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ
XIX), tập III, Nxb Giáo dục, 1965, do các tác giả như Phan Huy Lê, Chu
Thiên, Vương Hoàng Tuyên, Đinh Xuân Lâm biên soạn. Các công trình này
đều có cách tiếp cận và một số quan điểm đánh giá tương đồng do những yêu
cầu của thực tiễn đất nước lúc bấy giờ. Trong những công trình này, các tác
giả cho rằng: “Sau khi đánh thắng Tây Sơn, trên cơ sở nước nhà được thống
nhất rộng lớn, về mặt cai trị được tổ chức chặt chẽ hơn, có đủ khả năng để
phát triển sản xuất, đáng lẽ nhà cầm quyền phải nhận những điều kiện thuận
7
tiện ấy để đưa ra những chính sách thích hợp làm cho nước thịnh dân giàu;
trái lại, bè lũ phong kiến thống trị triều Nguyễn càng ngày càng đi sâu vào
con đường phản động, phục hồi và ra sức củng cố quan hệ sản xuất cũ và cố
bóp nghẹt lực lượng sản xuất mới đã manh nha phát triển hồi thế kỷ
XVIII”[42; tr.402]. Có thể nói, đây chính là một trong những hạn chế rất lớn
trong chính sách cai trị của nhà Nguyễn.
Luận án “Tổ chức chính quyền trung ương thời Nguyễn sơ: 1802 -
1847” của Nguyễn Sĩ Hải, vào năm 1962. Công trình này được xem là một
trong những công trình đầu tiên đề cập đến cơ quan giám sát, tổ chức bộ máy
chính quyền của triều đình nhà Nguyễn. Tác giả tập trung đi sâu phân tích
toàn bộ cơ quan trung ương của các triều đại như Gia Long, Minh Mệnh và
Thiệu Trị. Từ đó tìm hiểu về cơ cấu tổ chức, cùng với chức năng, nhiệm vụ
của cơ quan giám sát. Mặc dù vậy, tác giả cũng chỉ dừng lại trong phạm vi liệt
kê một số quy định của triều đình chứ chưa nghiên cứu sâu và đánh giá cụ thể
về tổ chức này cũng như thực tiễn hoạt động của nó và chưa làm rõ việc tổ
chức chính quyền ở địa phương.
Tác giả Nguyễn Thế Anh với tác phẩm “Kinh tế và xã hội Việt Nam
dưới các vua triều Nguyễn”, Nxb Lửa Thiêng, năm 1971. Trong đó, đáng chú
ý là tác giả dành toàn bộ chương V để đề cập đến các hoạt động của thương
nghiệp, hoạt động thương mại, trung tâm buôn bán, cũng như các yếu tố về
chính sách thuế khóa và vấn đề giao thông vận tải. Từ đó, tác giả chỉ rõ vai trò
của Nhà nước đối với hoạt động ngoại thương trong giai đoạn nửa đầu thế kỷ
XIX trong tác phẩm của mình.
Công trình “Lịch sử Việt Nam từ năm 1427 đến 1858” của Nguyễn
Phan Quang, năm 1971 (quyển 2, tập 2) do NXB Giáo dục phát hành. Theo
tác giả, thì công trình này đã đánh giá về những hạn chế của triều đình nhà
Nguyễn chẳng hạn như sự dốt nát, bạc nhược của quan lại đó là kết quả của
chính sách giáo dục, thi cử lạc hậu, xa rời thực tế và phần lớn các quan lại đều
8
bảo thủ và không có tư tưởng canh tân đất nước. Đây được xem là công trình
tham khảo cho giới nghiên cứu lý luận khi đưa ra những đánh giá về thành
tựu và hạn chế mà triều đình nhà Nguyễn đã mang lại.
Tác giả Nguyễn Phan Quang, Võ Xuân Đàn thì trong“Lịch sử Việt Nam
từ nguồn gốc đến năm 1858”, NXB Đại học sư phạm Hồ Chí Minh, xuất bản
năm 1993 lại đề cập đến việc đào tạo và sử dụng quan lại, tình trạng tham
nhũng của quan lại bị nhà vua trừng trị vào thời kỳ nhà Nguyễn. Mặc dù vậy,
theo tác giả thực chất là việc bao che cho quan lại và tránh đưa ra xét xử các
vụ án hối lộ vẫn còn diễn ra ở thời kỳ này. Hạn chế của công trình này là
người đọc rất khó theo dõi và hiểu tường tận về các vấn đề vì công trình
không có các chương mục cụ thể trong quá trình khảo cứu.
Công trình nghiên cứu rất đồ sộ của tác giả Alexander Barton
Woodside với tên gọi “Việt Nam và hình mẫu Trung Hoa nghiên cứu so sánh
về chính quyền dân sự nhà Nguyễn và nhà Thanh nửa đầu thế kỷ XIX”, bản
dịch tiếng Việt, công trình xuất bản năm 1971, tại Harvard University Press
Cambridge, Massachusetts. Những nội dung liên quan nhiều nhất đến luận án
chủ yếu ở chương II với nội dung là đề cập đến chính quyền dân sự trung
ương nhà Nguyễn và nhà Thanh, còn chương IV thì tác giả đề cập đến nền
giáo dục và khoa cử thời kỳ nhà Nguyễn ở Việt Nam, và trong chương V
được khái quát bằng bức tranh giao thương vào giai đoạn trị vì của nhà
Nguyễn đặc biệt là thời kỳ trị vì của vua Minh Mệnh . Trong tác phẩm này tác
giả tập trung đề cập đến văn hóa Trung Hoa và những hạn chế của nó đối với
đời sống chính trị, văn học, xã hội và giáo dục ở Việt Nam. Tác giả tập trung
nghiên cứu chủ yếu giai đoạn xã hội Việt Nam từ sau năm 1802, giai đoạn mà
theo tác giả là thời kỳ “khôi phục” của nhà Nguyễn.
Nhà nghiên cứu GS. Trần Văn Giàu với công trình “Sự phát triển của
tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ XIX đến cách mạng tháng Tám”, tập 1, do NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội, xuất bản vào năm 1996. Đây là công trình có ý
9
nghĩa rất lớn của tác giả, đóng góp không nhỏ vào việc nghiên cứu lịch sử tư
tưởng triết học Việt Nam. Nội dung của công trình này được tác giả đề cập
đến ý thức hệ phong kiến và sự thất bại của nó trong sự nghiệp bảo vệ đất
nước, chống lại sự xâm lược của thực dân Pháp.
Với công trình “Tìm hiểu quan chức nhà Nguyễn” của Trần Thanh
Tâm do NXB Thuận Hóa Huế, xuất bản vào năm 1996. Bộ máy quan chức
của nhà Nguyễn đã được tác giả đi sâu tìm hiểu. Công việc này có ý nghĩa
quyết định hàng đầu vào sự vận hành của chế độ phong kiến. Tác giả đã có
một số đóng góp như đưa ra những ý kiến về quan chức nhà Nguyễn và góp
phần chỉ ra cho giới nghiên cứu những danh mục từ tra cứu quan chức nhà
Nguyễn. Thông qua đó người đọc có thể hình dung được chế độ quan chức
một thời đại cũng như cách gọi tên về các chức vụ quan trọng của triều đình.
Tác giả Đỗ Bang trong Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 219 với tiêu đề
“Chính sách ngoại thương của triều Nguyễn - thực trạng và hậu quả”, năm
1996. Bài viết này đã đề cập đến chính sách bế quan tỏa cảng của triều đình nhà
Nguyễn, và để thực hiện tối ưu hóa chính sách này đã đề ra một số biện pháp.
Thông qua bài viết của mình tác giả chỉ rõ nhà Nguyễn đã có những chế tài trong
việc sử dụng tàu thuyền đối với thương nhân nước ngoài khi đi vào nước ta.
Tuy nhiên, công trình “Tổ chức bộ máy Nhà nước triều Nguyễn giai
đoạn 1802 - 1884” của Đỗ Bang, xuất bản vào năm 1997. Thông qua công
trình này theo tác giả triều đình nhà Nguyễn được xem đây là giai đoạn phát
triển cực thịnh của chế độ quân chủ trung ương tập quyền và cho rằng đây là
triều đại có tính uy lực tuyệt đối hơn bất kỳ triều đại nào trong lịch sử phong
kiến ở nước ta. Cũng theo tác giả thì triều đại nhà Nguyễn là triều đại có khả
năng thống nhất lãnh thổ, thế quyền và giáo quyền trong bộ máy Nhà nước.
Tác phẩm được xem như bài học kinh nghiệm cho những người quản lý trong
công tác cải cách hành chính, xây dựng một xã hội ngày càng phát triển tốt
đẹp hơn.
10
Tác giả Đỗ Bang với rất nhiều công trình đề cập đến giai đoạn này, thì
trong “Thương nghiệp Việt Nam dưới triều Nguyễn” cũng của tác giả, do
NXB Thuận Hóa phát hành, ra đời vào năm 1997. Trong chương 2 của tác
phẩm này tác giả đã đề cập đến chính sách thương nghiệp của triều Nguyễn.
Đồng thời tác giả cũng đánh giá cao vai trò của các vua quan triều đình nhà
Nguyễn, trong việc nhận thức được tầm quan trọng của ngoại thương nhất là
việc trao đổi mua bán với các nước trong khu vực đặc biệt là kinh tế hàng
hóa. Tuy nhiên, theo tác giả triều đình nhà Nguyễn cũng có một số sai lầm đó
là chưa có chính sách khuyến khích cụ thể đối với thương nhân trong việc
thực thi chính sách về ngoại thương. Từ đó cũng đã làm hạn chế sự phát triển
của nền kinh tế đất nước vào thời kỳ này.
Tác phẩm “Việt Nam thế kỷ XIX” của Nguyễn Phan Quang, do NXB
Thành phố Hồ Chí Minh, xuất bản 1999, gồm 458 trang, ông cũng là một nhà
nghiên cứu có rất nhiều công trình đề cập đến giai đoạn trị vì của nhà
Nguyễn, trong công trình này thì tác giả đặc biệt nhấn mạnh đến lĩnh vực
thương nghiệp. Theo tác giả thì triều đình nhà Nguyễn mặc dù có nhiều cố
gắng nhưng chính sách nội thương chưa đủ mạnh để thúc đẩy việc phát triển
nền kinh tế hàng hóa. Bên cạnh đó, tác giả cũng cho rằng triều Nguyễn có hạn
chế trong chính sách ngoại thương đó là việc không ký kết các hiệp ước
thương mại, thực hiện chính sách “trọng nông ức thương” làm kìm hãm sự
phát triển của đất nước.
Tác giả Trần Vũ Tài với tác phẩm “Quốc sử quán triều Nguyễn - từ góc
độ văn hóa”, được xuất bản vào năm 2000. Từ công trình này tác giả đã trình
bày về hoàn cảnh, mục đích ra đời của tác phẩm này, triều đình nhà Nguyễn
cho biên soạn lịch sử nhằm khẳng định vị trí, công lao của Nhà nước trung
ương tập quyền. Theo tác giả thì tác phẩm này đã thể hiện những đóng góp rất
lớn trong việc viết sử với khối lượng tư liệu phong phú, đồ sộ để lại cho thế hệ
sau của triều Nguyễn. Công trình này thể hiện tâm huyết rất lớn của tác giả.
11
Bài viết trong Tập san Nghiên cứu Huế, tập 2 của tác giả Huỳnh Công
Bá vào năm 2001 là “Pháp chế triều Nguyễn đối với vấn đề nhân thân của
người phụ nữ” và bài “Vấn đề tài sản trong pháp luật hôn nhân và gia đình
dưới triều Nguyễn” trong Tập san Nghiên cứu Huế, tập 3, vào năm 2002.
Thông qua các bài viết này tác giả đã đề cập đến pháp luật của thời kỳ nhà
Nguyễn đã có những điều khoản rất rõ để bảo vệ quyền lợi cho người phụ nữ,
chẳng hạn như nếu không may người chồng qua đời thì người phụ nữ có
quyền quản lý tài sản đó; hay người phụ nữ có quyền lựa chọn người chồng
để kết hôn trên tinh thần tự nguyện… họ còn được ngang hàng với người đàn
ông trong việc phải có trách nhiệm đối với gia đình, về thời hạn đính hôn…
Theo tác giả, pháp luật vào thời kỳ nhà Nguyễn mặc dù có sự kế thừa Luật
của nhà Thanh tuy nhiên trong đó cũng có sự lược bỏ đặc biệt là rất quan tâm
đối với quyền lợi của người phụ nữ.
Hội thảo Khoa học Quốc gia do Bộ giáo dục và Trường Đại học Sư
Phạm tổ chức vào năm 2002, với chủ đề: “Nghiên cứu và giảng dạy lịch sử
thời Nguyễn ở Đại học, Cao đẳng Sư phạm và phổ thông” đã tập hợp được
hơn 100 bài tham luận của các nhà nghiên cứu và giảng dạy về lĩnh vực lịch
sử. Trong đó, những nội dung chủ yếu bao gồm: Những vấn đề chung, mang
tính phương pháp luận; những vấn đề nghiên cứu về triều Nguyễn trên các
lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, xã hội, quân sự, văn hóa, giáo dục, tư tưởng... Cuộc
hội thảo này được đánh giá có bước đột phá, là hội thảo mang nhiều dấu ấn học
thuật. Những bài viết của hội thảo này đã trở thành căn cứ để các nhà khoa học
đứng trên quan điểm lập trường của mình để đánh giá về triều Nguyễn, nó vừa là
tác nhân, vừa là sản phẩm của lịch sử xã hội. Chính vì vậy, khi đánh giá phải
đứng trên quan điểm lập trường lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin để xem xét
các hiện tượng lịch sử ấy đã được hình thành và phát triển như thế nào mới thấy
được giá trị khoa học của nó. Đặc biệt là còn thấy được công lao đóng góp của
các thế hệ đi trước và có cái nhìn nhận một cách xứng tầm.
12
GS. Phan Huy Lê với công trình “Lịch sử Việt Nam” tập II, làm chủ
biên, NXB. Đại học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, năm 2003 là công trình tập
hợp và đánh giá tình hình đất nước từ đầu thế kỷ XV đến giữa thế kỷ XIX.
Đặc biệt trong đó có phần “Đại Nam thời Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX” tác giả
đã trình bày rất rõ nét về tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng của
triều đình nhà Nguyễn nói riêng và xã hội Việt Nam nói chung. Trong đó, tác
giả còn nêu lên những mặt tích cực của vương triều Nguyễn như: “Từ Gia
Long đến Minh Mạng, bộ máy cai trị của nhà Nguyễn ngày càng hoàn thiện,
có thêm có bớt nhưng nhìn chung không cồng kềnh, thậm chí có thể coi là
gọn nhẹ”[45, tr.418]. Thông qua công trình này tác giả Phan Huy Lê cũng
đánh giá cao bộ máy của triều đình nhà Nguyễn, tác giả cho rằng giai đoạn
này đã đóng góp to lớn cho lịch sử nước nhà.
Ngoài ra, sau thời kỳ đất nước đổi mới, hội thảo “Chúa Nguyễn và
vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX” vào
ngày 18/10/2008 đã có cách nhìn khách quan và khoa học hơn đối với triều
Nguyễn. GS. Phan Huy Lê đã nhận định trong trang 11 của kỷ yếu hội thảo:
“Thời kỳ các chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn từ thế kỷ XVI đến thế kỷ
XIX là một thời kỳ lịch sử đã trải qua những cách nhìn nhận và đánh giá hết
sức khác nhau, có những lúc gần như đảo ngược lại. Triều Nguyễn được đặt
trong khung lý thuyết hình thái kinh tế - xã hội, là triều đại suy vong, lâm vào
khủng hoảng nặng nề, và chịu phán xét không công bằng”. Theo ông, khi
nghiên cứu nhận thức về lịch sử cần phải rút ngắn khoảng cách giữa lịch sử
khách quan và lịch sử đươc nhận thức, nghĩa là sự nhìn nhận, đánh giá về vị trí,
vai trò của các chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn cần mang tính khách quan,
khoa học và công bằng. Đó cũng chính là trách nhiệm và nghĩa vụ của thế hệ
chúng ta với các bậc tiền bối đã có những đóng góp cho đất nước trong lịch sử.
Công trình “Lịch sử tư tưởng Việt Nam”, Nxb. Thuận Hóa, Huế, 2009
của TS. Huỳnh Công Bá chủ biên, trong đó có đề cập đến giai đoạn triều
13
Nguyễn và Nho giáo thời kỳ này theo tác giả thì nó phát triển mạnh mẽ.
Ngoài ra, ông cũng cho rằng thời kỳ này để chấn hưng Nho học, triều Nguyễn
đã chấn chỉnh lại giáo dục và đích thân vua Minh Mệnh cho ban hành “10
điều huấn dụ” trong nhân dân. Tác giả cho rằng, Nho giáo triều Nguyễn chịu
ảnh hưởng của Tống Nho, bên cạnh đó còn có các ảnh hưởng của Hán Nho và
Đường Nho. Dưới triều đại nhà Nguyễn, lịch sử cũng đã đặt ra cho các nhà
nho 3 vấn đề lớn cần giải quyết, mà trước đây chưa có đó là: cuộc đấu tranh
giữa “chính đạo” và “tà giáo”, giữa “duy tân” và “thủ cựu”, giữa “chiến” và
“hòa”. Đây cũng là 3 cuộc đấu tranh tư tưởng quan trọng, mà có giải quyết
được thì nó mới chứng minh được sức sống của Nho giáo, còn không thì
chẳng những nước bị mất, dân tộc bị nô lệ, mà cả giai cấp thống trị triều
Nguyễn cũng chấm dứt vai trò lịch sử của mình và hệ tư tưởng Nho giáo ở
Việt Nam. Kết quả là, Nho giáo triều Nguyễn đã không giải quyết được đúng
đắn 3 vấn đề nói trên của thời đại, bất lực trước sứ mệnh lịch sử.
Tác giả Trần Nam Tiến với bài viết “Vấn đề đạo Thiên chúa trong
quan hệ giữa Việt Nam và các nước phương Tây thời nhà Nguyễn (1802 –
1858)” trên Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, vào tháng 10 năm 2012. Theo
tác giả, lịch sử ra đời của đạo Thiên chúa giáo cách đây rất lâu rồi từ thế kỷ I
tại đế quốc Roma cổ đại. Cùng với đó là quá trình du nhập vào Việt Nam qua
việc truyền bá của một số giáo sĩ, đặc biệt là giám mục Bá Đa Lộc và cuộc
hội ngộ với vua Gia Long (Nguyễn Ánh) sau này đã giúp ông lập nên vương
triều. Cũng theo tác giả, do biết ơn sự giúp đỡ của người Pháp đặc biệt là mối
quan hệ gần gũi, thân mật với vị giám mục Bá Đa Lộc mà việc truyền giáo
cũng diễn ra hết sức thuận lợi. Tuy nhiên, việc chọn người kế vị là hoàng tử
Đảm lên ngôi của ông đã không nhận được sự đồng tình của người Pháp. Mặc
dù vậy, ông luôn là người dung hòa mối quan hệ với người Pháp, nên Gia
Long đã khéo léo ngăn chặn việc phát triển của đạo Thiên chúa vì biết rất rõ
mối đe dọa lớn lao đối với độc lập chủ quyền của đất nước. Đến thời kỳ trị vì
14
của vua Minh Mạng thì chính sách “bài đạo” đã được thực hiện, đây cũng là
nguyên nhân làm ảnh hưởng đến mối quan hệ của nước ta với Pháp. Chính
sách “cấm đạo” với 5 chỉ dụ của ông đã dẫn đến những hệ lụy sau này, làm
gay gắt thêm tình hình và ảnh hưởng không nhỏ tới quan hệ ngoại giao với
nước Pháp. Tới thời kỳ trị vì của vua Thiệu Trị và Tự Đức thì chính sách cấm
đạo của vua cha vẫn tiếp tục được duy trì, và càng ngày càng trở nên gay gắt.
Người Pháp cũng lợi dụng chính sách cấm đạo để can thiệp vũ trang vào nước
ta. Tuy nhiên, theo tác giả khi nhận định về chính sách cấm đạo, bế quan tỏa
cảng của nhà Nguyễn cần phải có cái nhìn khách quan, vì trong bối cảnh
muốn giữ vững chủ quyền của dân tộc trước họa xâm lược của thực dân
phương Tây lợi dụng chính sách truyền giáo.
Tác giả Lê Thị Lan với bài viết “Các đặc trưng của tư tưởng triết học
Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX”, tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 8 (93),
ra đời vào năm 2015. Trong bài viết của mình, tác giả đã đề cập đến vào nửa
đầu thế kỷ XIX thì quá trình vận động và phát triển của tư tưởng triết học Việt
Nam cần phải có một hệ tư tưởng chính thống dẫn dắt về mặt tinh thần trong
việc củng cố, xây dựng và bảo vệ nhà nước phong kiến trung ương tập quyền
cao độ của nhà Nguyễn. Do đó, việc lựa chọn tư tưởng của Nho giáo để từng
bước đáp ứng được yêu cầu này. Tác giả đã phân tích rất rõ nét và làm sáng tỏ
những đặc điểm khác biệt của tư tưởng triết học Việt Nam giai đoạn này với
các giai đoạn khác. Qua đó, những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu về tư tưởng
triết học Việt Nam đã được tác giả gợi mở.
Tiến sĩ Huỳnh Công Bá trong tác phẩm “Định chế pháp luật và tố tụng
triều Nguyễn (1802 - 1885”), do Nhà xuất bản Thuận Hóa xuất bản vào năm
2016, cho rằng triều đại nhà Nguyễn là triều đại cuối cùng của chế độ phong
kiến ở nước ta, giai đoạn này đất nước thống nhất hơn hai phần ba của thế kỷ.
Sau khi lên ngôi xây dựng cơ đồ thì triều đình nhà Nguyễn đã tiếp thu, học
hỏi những kinh nghiệm của các triều đại đi trước để lại trong việc quản lý đất
15
nước. Do đó, dưới sự trị vì của triều đại nhà Nguyễn thì những định chế pháp
luật là tương đối hoàn thiện. Từ đó, theo tác giả khi nghiên cứu định chế pháp
luật Việt Nam ở triều Nguyễn sẽ giúp cho chúng ta có cái nhìn khách quan về
nền pháp luật được thực thi ở thời kỳ đó cùng những đóng góp và giá trị của
nó đối với lịch sử dân tộc ta trong giai đoạn hiện nay.
Công trình gần đây nhất là bộ sách “Lịch sử Việt Nam” do PGS.TS.
Trần Đức Cường tổng chủ biên, do Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội,
xuất bản vào năm 2017 gồm có 15 tập được đánh giá rất cao, công trình đạt
giải vàng sách hay. Nội dung cơ bản được tập trung trong tác phẩm này là đề
cập đến lịch sử nước ta từ thủa sơ khai cho đến năm 2000.
Trong 15 tập của bộ sách thì tập 5 là đề cập đến giai đoạn trị vì của
triều đình nhà Nguyễn, liên quan trực tiếp đến đề tài của luận án. Tác giả
trình bày từ giai đoạn vương triều nhà Nguyễn được thành lập đến thời điểm
thực dân Pháp chính thức nổ súng mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam, từ năm
1802 đến năm 1858. Một số công trình trước đây thường đánh giá về triều
đại nhà Nguyễn một cách phiến diện, một chiều, phủ nhận công lao của thời
kỳ này. Tuy nhiên, tác giả lại có cái nhìn khách quan, mới mẻ hơn khi đánh
giá về triều đại nhà Nguyễn - theo tác giả thì bên cạnh hạn chế của thời kỳ
này thì không thể phủ nhận những đóng góp không nhỏ đối với lịch sử dân
tộc, nhất là việc thống nhất non sông bờ cõi từ Bắc vào Nam, thiết lập bộ
máy hành chính nhà nước, mở rộng biên giới ở khu vực phía Nam… Tóm
lại, công trình này được đánh giá là tâm huyết của tập thể các nhà khoa học,
được kết cấu theo từng chương rất rõ ràng xuyên suốt theo dòng lịch sử của
Việt Nam từ thời kỳ sơ khai cho đến giai đoạn đất nước độc lập, non sông
thu về một mối.
Gần đây nhất là công trình “Đạo đức Nho giáo với đạo đức Việt Nam
hiện nay” của PGS.TS. Nguyễn Thanh Bình, năm 2018. Thông qua tập tài
liệu này tác giả có cách nhìn nhận về Nho giáo ở Việt Nam vào thời kỳ trước
16
đây, trong đó có cả giai đoạn trị vì của nhà Nguyễn và giai đoạn hiện nay như
thế nào. Đồng thời, theo tác giả thì giai đoạn nào cũng vậy, vấn đề đạo đức có
vai trò hết sức quan trọng cho nên cần phải nâng cao giá trị đạo đức đối với
các thế hệ đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay.
Nhìn chung các công trình trên đây vẫn còn gây nên những tranh luận
trái chiều về công và tội của các vị vua đầu triều Nguyễn, những quan điểm
của một số tác giả phủ nhận công lao của thời kỳ này còn có những công trình
gần đây nhất thì đã có sự nhìn nhận khách quan về đóng góp của các vị vua
đầu triều Nguyễn vào thời kỳ này. Có thể nói, khái quát những công trình cơ
bản về bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội triều Nguyễn vào nửa đầu thế kỷ
XIX đã đề cập tới một bức tranh khá rõ nét của thời kỳ này. Đồng thời một số
tác giả còn chỉ rõ những hạn chế của chính sách mà triều đình nhà Nguyễn đã
làm ảnh hưởng không nhỏ đối với sự phát triển của đất nước vào thời kỳ bấy
giờ. Từ đó, làm kìm hãm sự phát triển nền kinh tế, xã hội của đất nước.
1.2. Các công trình nghiên cứu về tƣ tƣởng trị nƣớc của vị vua Gia
Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Có thể nói, khi nghiên cứu về tư tưởng trị nước của các vị vua đầu triều
Nguyễn nói riêng hay lịch sử triều Nguyễn nói chung có thể tạm quy vào các
phương diện khác nhau tùy thuộc vào mục đích của từng chuyên ngành khoa học
xã hội như ngành sử học, văn học, triết học... Ở phạm vi nghiên cứu của luận án
tiến sĩ triết học của mình, tôi đặc biệt chú trọng nghiên cứu quan điểm của các học
giả thuộc hai chuyên ngành tuy có khác nhau về mục đích và cách tiếp cận. Tuy
nhiên, cả hai chuyên ngành này đều có điểm chung về nghiên cứu nguồn gốc và
diễn biến của các sự kiện, đó chính là chuyên ngành Sử học và Triết học. Những
công trình nghiên cứu này có thể kể đến một số tác phẩm tiêu biểu như sau:
Tác phẩm “Cải cách hành chính dưới triều Minh Mệnh” của tác giả
Nguyễn Minh Tường, Nxb. Khoa học xã hội, năm 1996. Trong công trình
17
này tác giả đã tập trung nghiên cứu rất sâu về cơ cấu tổ chức, hoạt động của
cơ quan giám sát dưới triều vua Minh Mệnh và đưa ra nhận định vào thời kỳ
này tư tưởng pháp trị được đề cao. Đồng thời, những tư tưởng pháp trị này
đã được thực hiện hết sức nghiêm minh nhằm tạo điều kiện cho việc hoạt
động của bộ máy hành chính hiệu quả, hạn chế tình trạng tham nhũng của
đội ngũ quan lại của triều đình. Mặc dù vậy tác phẩm lại chưa đi sâu phân
tích về các tư tưởng này mà chỉ dừng lại ở việc khái quát tư tưởng chính trị
của vua Minh Mệnh mà thôi.
Công trình “Lịch sử tư tưởng Việt Nam”, tập II, Nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội, 1997, do Lê Sỹ Thắng chủ biên. Đây được xem là công trình nghiên
cứu hết sức công phu về nghiên cứu tiến trình lịch sử tư tưởng Việt Nam thế
kỷ XIX. Theo tác giả, thế kỷ XIX được chia thành hai giai đoạn đó là việc
thiết lập triều Nguyễn sau khi Nguyễn Ánh đánh bại vương triều Tây Sơn và
giai đoạn tiếp theo được ghi dấu là từ năm 1858 đến khi thực dân Pháp mở
đầu cuộc chiến xâm lược nước ta, kết thúc vào năm 1896 với sự thất bại của
cuộc khởi nghĩa của Phan Đình Phùng. Thông qua công trình này tác giả cho
rằng các vua đầu triều Nguyễn đều là những người uyên thâm Nho giáo, có
công rất lớn trong việc đào tạo, tuyển chọn và bồi dưỡng nhân tài cho đất
nước. Do đó, ở thời kỳ này tầng lớp Nho học đã phát triển mạnh mẽ cả về số
lượng và chất lượng. Cũng theo tác giả, khi nghiên cứu tiến trình lịch sử tư
tưởng Việt Nam thế kỷ XIX là tìm hiểu về những biến đổi hết sức quan
trọng của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ. Đồng thời, cũng có một số điểm cần
chú ý như bước vào thế kỷ XVIII đã được đánh dấu bằng một bước tiến, một
sự phong phú tương đối của lịch sử tư tưởng Việt Nam so với các thế kỷ
trước, mặc dù sự tồn tại của nó ở giai đoạn này vẫn còn nằm trong khuôn
khổ hệ tư tưởng phong kiến.
Một số công trình như “Nho học và Nho học ở Việt Nam – một số vấn
đề lý luận và thực tiễn” của GS. Nguyễn Tài Thư, Nxb. Khoa học xã hội, Hà
18
Nội, năm 1997 thì lại có sự nhìn nhận một cách thẳng thắn đối với Nho giáo
triều Nguyễn, ông cũng phủ định sạch trơn những đóng góp của Nho giáo
triều Nguyễn và đưa ra nhận định: “Nho giáo triều Nguyễn là một tập đại thành
những tư tưởng duy tâm phản động trong lịch sử của Nho giáo”[85, tr.515]. Có
thể nói, khuynh hướng nghiên cứu này của tác giả theo các nhà nghiên cứu là
cách đánh giá được xem là sự nhìn nhận trái chiều của ông khi đề cập đến những
công lao, đóng góp của triều đại nhà Nguyễn về tư tưởng Nho giáo.
Bài viết “Vua Minh Mạng với tư tưởng “củng cố nền thống nhất quốc
gia” của tác giả Nguyễn Minh Tường, tạp chí Xưa và nay, số 286, tháng
6/2007. Theo tác giả, trong số những vị vua của triều đình nhà Nguyễn thì
Minh Mệnh là người thông minh, có tài cai trị hơn cả. Vì vậy, dưới sự trị vì
của Minh Mệnh thì nhà Nguyễn đã đạt được rất nhiều thành tựu quan trọng
trên rất nhiều các lĩnh vực từ kinh tế, quân sự, văn hoá… và đây cũng chính là
giai đoạn triều đình phát triển mạnh mẽ nhất. Đến thời kỳ trị vì của vua Minh
Mệnh thì vấn đề củng cố nền thống nhất quốc gia trở nên hết sức cấp bách.
Trong đó, theo tác giả thì vấn đề toàn vẹn lãnh thổ được vua Minh Mệnh đặt
lên hàng đầu, đặc biệt những vùng đất ở biên cương, hải đảo xa xôi được ông
tăng cường xác lập chủ quyền.
Tác giả Bùi Huy Khiên với công trình “Những bài học từ hai cuộc cải
cách hành chính dưới triều vua Lê Thánh Tông và vua Minh Mệnh”, Nxb.
Lao động, Hà Nội, năm 2011. Theo tác giả, giai đoạn lịch sử đó được đánh
dấu là từ khi vua Gia Long lên ngôi tới khi vua Minh Mệnh kế vị, đây chính
là kết quả của một quá trình nội chiến lâu dài, tình hình đất nước lâm vào một
cuộc khủng hoảng trầm trọng. Bức tranh của xã hội Việt Nam được mô tả là
sau nhiều năm trải qua chiến tranh khốc liệt, diễn ra ở cả 2 miền Nam - Bắc
cho đến cuộc nội chiến đẫm máu Trịnh - Nguyễn phân tranh, rồi đến chiến
tranh giữa quân Tây Sơn với Nguyễn Ánh đã làm cho nền kinh tế đất nước
kiệt quệ, xã hội mất ổn định, kỷ cương lỏng lẻo, tổ chức bộ máy hành chính
19
các cấp không thống nhất, hoạt động kém hiệu quả. Vì vậy, theo nhà nghiên
cứu Bùi Huy Khiên thì việc phải tiến hành cải cách hành chính đã làm cho bộ
máy hành chính mạnh lên đủ để quản lý một đất nước thống nhất, rộng lớn
cũng chính là một yêu cầu khách quan lúc bấy giờ.
Tương tự còn một số công trình như “Tìm hiểu tư tưởng chính trị Nho
giáo Việt Nam từ Lê Thánh Tông đến Minh Mạng” vào năm 2002 của Nguyễn
Hoài Văn và công trình “Lịch sử nhà Nguyễn - một cách tiếp cận mới” vào
năm 2011, Nxb. Đại học sư phạm do nhóm tác giả gồm Đỗ Thanh Bình,
Nguyễn Ngọc Cơ, Phan Ngọc Liễn biên soạn đã trình bày một số vấn đề về
công tác hành chính dưới triều vua Minh Mệnh. Các tác giả cũng chỉ ra cho
chúng ta thấy một cách tiếp cận mới về triều đại phong kiến cuối cùng của
Việt Nam. Công trình này có nhiều bài viết đã nghiên cứu trình bày tư tưởng
của vua Minh Mệnh ở nhiều khía cạnh tiếp cận hết sức khác nhau, do đó nó
cũng có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Công trình “Lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam từ thời kỳ dựng nước
đến đầu thế kỷ XX” do PGS.TS. Doãn Chính chủ biên, Nxb Chính trị Quốc
gia - Sự thật, Hà Nội, vào năm 2013. Cuốn sách đã trình bày một cách có hệ
thống và khái quát quá trình hình thành, phát triển và nội dung của tư tưởng
triết học Việt Nam trên các mặt: bản thể luận, nhận thức luận, nhân sinh
quan, chính trị - xã hội và các đạo đức luân lý, qua các giai đoạn, qua các
thiền phái và qua từng nhà tư tưởng. Từ đó, làm nổi bật lên triết lý về đạo
làm người, khẳng định vai trò chủ thể của con người Việt Nam trước tự
nhiên, xã hội, trước tiến trình lịch sử và cuộc sống của chính mình. Đó là
tinh thần và ý chí độc lập dân tộc, là lòng yêu nước nồng nàn, là tinh thần
đoàn kết, là ý chí kiên cường và lòng dũng cảm; là đức tính cần cù, sáng tạo,
là lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình... đã tạo nên bản sắc, cốt cách
tinh thần của con người Việt Nam.
20
Ngoài ra còn có công trình “Khái lược lịch sử tư tưởng triết học Việt
Nam” do tác giả Nguyễn Tài Đông chủ biên, được Nhà xuất bản Đại học sư
phạm, Hà Nội, xuất bản vào năm 2016. Công trình này gồm có 5 chương,
trong đó chương 4 đề cập đến lịch sử triều Nguyễn. Tác giả đề cập đến lịch sử
Việt Nam từ giai đoạn sơ sử cho đến triết học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX.
Lịch sử của dân tộc Việt Nam được các tác giả khắc họa tạo nên bức tranh
sinh động đề cập trong tác phẩm này, tư tưởng của dân tộc tồn tại từ rất lâu
đời, trải qua nhiều biến cố, thăng trầm của lịch sử. Bởi vì, quá trình hình
thành và phát triển của tư tưởng triết học Việt Nam gắn liền với điều kiện lịch
sử và cơ cấu của xã hội Việt Nam. Do đó, đề cập đến vấn đề này theo tác giả
là một vấn đề mở, lĩnh vực nghiên cứu hết sức phong phú và đa dạng do đó có
rất nhiều vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu.
Bài viết “Tìm hiểu tư tưởng trị nước của vua Minh Mạng” của tác giả
Phan Quốc Khánh, tạp chí Khoa học Chính trị số 4, năm 2004. Bài viết này,
tác giả cho rằng trong các vị vua triều Nguyễn thì vua Minh Mệnh là vị vua
anh minh nhất. Tuy có nhiều quan điểm khác nhau nhưng theo tác giả thì
không thể phủ nhận rằng cách trị nước của ông có ít nhiều cũng đáng để
chúng ta tham khảo và rút ra trong việc quản lý xã hội. Cũng theo tác giả,
ngay từ khi lên ngôi Minh Mệnh đã thể hiện tư tưởng pháp trị. Ông đòi hỏi
khi luật đã ban hành thì phải thực hiện nghiêm minh. Bởi vì pháp luật mà
không được thực hiện nghiêm minh thì chẳng khác nào không có pháp luật.
Mặc dù thiên về Pháp trị nhưng Minh Mệnh tỏ ra không cực đoan như Hàn
Phi mà vẫn đề cao Nho giáo, xem trọng vai trò của đạo đức. Ông đã cho xây
dựng văn miếu để thờ Khổng Tử ở kinh đô Huế và các tỉnh, ban phát rất nhiều
sách kinh điển Nho giáo. Ngoài ra, Minh Mệnh rất ngưỡng mộ vua Lê Thánh
Tông và đã cố gắng trở thành một Lê Thánh Tông thứ hai, ông muốn xây
dựng một đất nước thịnh trị “quốc thái, dân an” nhưng lại không thành công
như ông mong muốn. Ông được đánh giá là ông vua anh minh nhất triều
21
Nguyễn, nhưng trong hơn 20 năm trị vì lại có đến hơn 200 cuộc nổi dậy
chống lại triều đình, nhiều hơn cả thời kỳ vua Gia Long giữ ngôi. Những hạn
chế này, theo tác giả là do: Thứ nhất là, chú trọng củng cố vương quyền hơn
là cải cách kinh tế, cải thiện dân sinh. Thứ hai là, không thu phục được nhân
dân. Thứ ba là, thực hiện chính sách Pháp trị quá khắc nghiệt.
Bài viết “Tình hình nghiên cứu tư tưởng Minh Mệnh trong những năm
gần đây” của tác giả Phan Thị Thu Hằng, Tạp chí Triết học số 6, năm 2012.
Qua bài viết này tác giả cho rằng, triều Nguyễn là vương triều phong kiến
cuối cùng trước khi xã hội Việt Nam bước vào giai đoạn hiện đại. Nghiên
cứu, tìm hiểu về triều Nguyễn là vấn đề hấp dẫn và lý thú đối với nhiều nhà
nghiên cứu trong nước cũng như nước ngoài, nhưng việc nhận thức, đánh giá
về triều Nguyễn và những di sản tư tưởng của triều đại này nói chung đang
tồn tại nhiều ý kiến trái ngược nhau. Tuy nhiên, theo tác giả những năm gần
đây, các nghiên cứu về triều Nguyễn và tư tưởng của các nhân vật lịch sử ở triều
đại này ngày càng mang tính khách quan và toàn diện hơn. Trong đó, nghiên cứu
về tư tưởng của vua Minh Mệnh - vị hoàng đế thứ hai của nhà Nguyễn cũng có
nhiều chuyển biến. Về quy mô nghiên cứu: việc nghiên cứu tư tưởng của vua
Minh Mệnh đến nay theo tác giả chủ yếu được thực hiện thông qua các công
trình nghiên cứu, các hội thảo khoa học về nhà Nguyễn hoặc các bài viết đăng
trên tạp chí khoa học, ít có các công trình nghiên cứu một cách hệ thống, toàn
diện về tư tưởng của vị vua này. Thứ hai, về tư tưởng chính trị của Minh Mệnh
thì tác giả cũng đưa ra một số nội dung như độc tôn Nho giáo, đề cập pháp trị và
tiếp nối tư tưởng củng cố nền thống nhất quốc gia. Ngoài ra, tác giả còn đề cập
đến một số công trình về tư tưởng xây dựng các chuẩn mực đạo đức - văn hóa;
tư tưởng giáo dục - đào tạo hiền tài và tư tưởng của Minh Mệnh về vấn đề tôn
giáo. Cuối cùng, theo tác giả hầu hết các công trình nghiên cứu hoặc là tập trung
vào một số vấn đề, như chế độ ruộng đất, bộ máy hành chính, văn hóa giáo dục,
hoặc là nghiên cứu đường lối trị nước của vua Minh Mệnh.
22
Bài viết “Minh Mệnh với cải cách hành chính ở các cơ quan trung
ương thời Nguyễn - nhìn từ lịch sử và ấn chương hành chính” của PGS.TS.
Nguyễn Công Việt, Tạp chí Hán Nôm số 6, vào năm 2013. Tác giả đề cập đến
công cuộc cải cách hành chính dưới triều vua Minh Mệnh không phải diễn ra
một cách tuần tự, đều đặn đơn giản mà diễn biến của nó với cả một quá trình
không ít phức tạp, kéo dài trong nhiều năm. Đấy là sự chuẩn bị với nhiều biện
pháp tích cực cho công tác cải cách hành chính. Trong đó có việc phải thay
đổi ngay cái cũ, lập cái mới tạm thời. Tạo ra một bước đệm vững chắc cho
việc thiết lập cái mới hoàn thiện. Theo tác giả, đó chính là sự phát triển, xây
dựng thêm hoàn thiện cái đã được đặt nền móng từ vương triều trước. Cuối
cùng chính là việc xóa bỏ hoàn toàn cái cũ để xây dựng cái mới hoàn chỉnh.
Tất cả những điểm đó là sự chuẩn bị, bắt đầu và diễn biến của cả một quá
trình canh tân thay đổi lớn toàn diện từ Trung ương xuống địa phương, từ lực
lượng quân đội đến những đơn vị lớn nhỏ rải rác trên toàn quốc. Do đó chính
là công cuộc cải cách hành chính với quy mô và đồng bộ rất lớn gần như
xuyên suốt hai phần ba cuộc đời của vua Minh Mệnh.
Bài viết liên quan đến triều đại nhà Nguyễn nói chung và hoàng đế
Minh Mệnh nói riêng là bài viết “Tư tưởng đạo đức của vua Minh Mệnh” của
PGS.TS. Lê Thị Lan, đăng trên Tạp chí Triết học, số 12, vào năm 2015. Tác
giả cho rằng, trong lịch sử tư tưởng Việt Nam, Minh Mệnh được coi là người
đã xây dựng một đường lối chính trị riêng của Việt Nam trên cơ sở tiếp thu,
vận dụng đường lối trị nước của Nho giáo và đưa Nho giáo thành hệ tư tưởng
chính thống, độc tôn của triều Nguyễn. Thông qua bài viết này tác giả đã nêu
lên những cơ sở triết học mà tư tưởng đạo đức của Minh Mệnh lấy làm nền
tảng, phân tích những nội dung cơ bản trong tư tưởng của ông về đạo đức,
đồng thời tác giả còn chỉ rõ sự độc đáo của nhà vua trong việc vận dụng và
phát triển tư tưởng đạo đức Nho giáo trong bối cảnh triều Nguyễn đang lên
nửa đầu thế kỷ XIX.
23
Gần đây nhất là bài viết “Tư tưởng trị nước của vua Gia Long” đăng
trên tạp chí KHXHVN, số 1, vào năm 2016 của PGS.TS. Lê Thị Lan. Theo
tác giả, Gia Long là vị vua sáng lập triều Nguyễn. Và lần đầu tiên trong lịch
sử dân tộc, triều Nguyễn đã trị vì một đất nước thống nhất, rộng lớn từ ải Nam
Quan tới mũi Cà Mau. Trong những buổi đầu xây dựng đất nước, triều đại
nhà Nguyễn phải đối mặt với vô vàn khó khăn và thử thách, vì thế vua Gia
Long đã sử dụng kết hợp tư tưởng của Nho gia và Pháp gia trong việc trị
nước. Là người rất am hiểu Nho học nhưng cũng là vị tướng lão luyện chinh
chiến, ông đã thành công trong việc quản lý đất nước sau nội chiến, đặt nền
móng vững chắc cho vương triều nhà Nguyễn, củng cố địa vị thống trị trên
toàn lãnh thổ Việt Nam. Tư tưởng trị quốc của ông là nền tảng cho tư tưởng
trị nước của triều Nguyễn.
1.3. Các công trình nghiên cứu về giá trị, hạn chế trong tƣ tƣởng trị
nƣớc của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Ngoài một số bộ sử học và các cuộc hội thảo khoa học nói trên, cùng
với các công trình nghiên cứu về lịch sử Việt Nam thì còn có những công
trình nghiên cứu thuộc lĩnh vực ý nghĩa của tư tưởng triết học. Tiêu biểu có
một số tác phẩm như:
Tác phẩm “Nho giáo” của Trần Trọng Kim được xuất bản tại Hà Nội
vào những năm 30 của thế kỷ XX. Đây chính là tác phẩm ra đời sớm nhất vào
thời kỳ hiện đại về Nho giáo Trung Hoa và ảnh hưởng của nó đối với đời
sống văn hóa Việt Nam hàng nghìn năm nay. Cuốn sách dài hơn 700 trang, là
công trình nghiên cứu công phu và nghiêm túc, cuốn sách đã có cái nhìn rất
thấu đáo và xác đáng về vị trí, vai trò của Nho giáo trong lịch sử đương thời.
Thông qua tác phẩm này thì Nho giáo được xem như là báu vật và rất đắc
dụng trong việc trị quốc an dân, là công cụ tốt nhất để thiết lập trật tự xã hội.
Đồng thời, tác giả đã phân tích một cách khá thấu đáo về đường lối trị quốc
mà nhà Nguyễn đã dựa vào như một công cụ hữu hiệu để cai trị đất nước.
24
Ngoài những tác phẩm kể trên thì viết về triều Nguyễn còn có những
tác phẩm chuyên nghiên cứu về Nho giáo và Nho giáo ở Việt Nam triều
Nguyễn. Trong đó phải kể đến “Nho giáo xưa và nay” của tác giả Quang Đạm
hoặc “Nho giáo tại Việt Nam” của Lê Sỹ Thắng chủ biên, các tác phẩm này đề
cập đến những yêu cầu của Nho giáo đối với các vấn đề cơ bản của đời sống
xã hội, đó là: ngũ luân, tam cương, ngũ thường. Qua đó, đề cập đến vai trò
của Nho giáo trong việc quản lý xã hội, quản lý con người. Từ đó các tác giả
đánh giá những mặt trái của Nho giáo, kìm kẹp trói buộc con người bằng sợi
dây vô hình, ảnh hưởng không nhỏ đối với đời sống xã hội. Là sự tàn nhẫn,
cay nghiệt của nó, trói buộc con người trong vòng trật tự của xã hội phong
kiến, kìm hãm sự phát triển của con người. Đây chính là những yếu tố có ảnh
hưởng, tác động rất lớn đối với đời sống xã hội, đặc biệt là thời đại ngày nay
của chúng ta.
Trong hội thảo về “Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử
Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX” tại Thanh Hóa vào ngày 18/10/2008,
các nhà khoa học chủ yếu nhìn nhận và đánh giá về việc độc tôn Nho giáo của
triều đại nhà Nguyễn mang nhiều yếu tố tiêu cực và bất hợp lý. Tại đây, các
nhà nghiên cứu thống nhất ở việc xem giai đoạn lịch sử đó như bước thụt lùi
của cỗ xe lịch sử, đánh giá một chiều của họ đã không đưa ra được những lý
giải khách quan cho vấn đề tại sao triều Nguyễn lại chủ trương độc tôn Nho
giáo? Chỉ ra được nguyên nhân của sự độc tôn Nho giáo có tác động, ảnh
hưởng như thế nào tới các mặt của đời sống xã hội lúc bấy giờ. Đây chính là
những nội dung hết sức quan trọng của giai đoạn lịch sử của triều Nguyễn.
Tác giả Đỗ Bang trong bài viết “Triều Nguyễn: thiết lập tập quyền và
các chế tài điều tiết cực quyền” của trên Tạp chí nghiên cứu lịch sử, năm
2007 cho rằng khi chế độ trung ương tập quyền đạt đến đỉnh cao thì cực
quyền cũng đã đến mức tuyệt đối và trở thành một chế độ quân chủ chuyên
chế cực đoan. Để duy trì được sự phát triển của mình thì nhà Nguyễn đã phải
25
vận dụng học thuyết trị nước của phương Đông, đề ra các giải pháp về cơ chế
quản lý của Nhà nước. Tuy nhiên. bài viết đã phân tích hết sức sâu sắc việc
nhà Nguyễn áp dụng các tư tưởng trị nước của phương Đông nhưng lại chưa
chỉ ra được những giá trị và tác dụng của nó trong việc đề ra bài học đối với
những người làm công tác quản lý và đối với xã hội đương thời hiện nay.
Liên quan đến chủ đề nghiên cứu của luận án còn có bài viết “Tư tưởng
tái độc tôn Nho giáo dưới triều Nguyễn (Giai đoạn nửa đầu thế kỷ XIX)” của
Trần Việt Thắng, Tạp chí Triết học số 9, vào năm 2014. Trong bài viết này,
tác giả đã luận giải những nguyên nhân cơ bản và biểu hiện của sự tái độc tôn
Nho giáo dưới triều Nguyễn trên một số lĩnh vực chủ yếu của đời sống xã hội.
Trước hết, nhằm khắc phục sự suy yếu của chế độ phong kiến và sự yếu kém
trong việc quản lý hoạt động của bộ máy nhà nước, triều Nguyễn đã dựa vào
Nho giáo để tiến hành tổ chức và hoàn thiện hơn nữa bộ máy nhà nước theo
mô hình tập quyền chuyên chế, đề cao địa vị tối thượng của nhà vua, mọi
quyền hành phải tập trung vào nhà vua. Từ vua Gia Long cho tới các vị vua
sau này của triều Nguyễn đều thi hành triệt để các chính sách như không lập
tể tướng nhằm tránh chuyên quyền, không lấy trạng nguyên và không phong
vương cho người ngoại tộc. Trên lĩnh vực chính trị - xã hội, vua quan triều
Nguyễn, nhà nước phong kiến triều Nguyễn cũng ra sức công kích, bài bác
giáo lý Phật giáo, Đạo giáo, Thiên chúa giáo, hạn chế đến mức tối đa những
ảnh hưởng của các tôn giáo này đối với con người và xã hội. Ngoài ra, trong
lĩnh vực giáo dục, khoa cử, cũng giống như các triều đại trước đây, giáo dục
khoa cử Nho học dưới triều Nguyễn vẫn là môi trường để truyền bá và phát
triển Nho giáo, đào tạo và bổ sung nhân tài vào các thể chế của bộ máy nhà
nước phong kiến. Giáo dục dưới triều Nguyễn luôn là phương tiện để truyền
bá Nho giáo, biến ý thức hệ phong kiến mà hạt nhân là Nho giáo chi phối con
người và xã hội. Như vậy, bằng nhiều biện pháp tổng hợp, vua quan triều
Nguyễn đã từng bước tạo ra những điều kiện thuận lợi nhất để đưa Nho giáo
26
lên địa vị thống trị về mặt hệ tư tưởng, làm cơ sở, nền tảng lý luận cho việc tổ
chức, vận hành bộ máy nhà nước, Nho giáo hóa mọi mặt, mọi lĩnh vực của
đời sống xã hội và con người Việt Nam trong giai đoạn nửa đầu thế kỷ XIX.
Trong thời kỳ hiện nay, việc thống nhất quan điểm để nhìn nhận vấn đề
lịch sử có ý nghĩa hết sức quan trọng, đặc biệt cần phải thống nhất trong việc
đánh giá về triều Nguyễn. Chẳng hạn như, có những nhà khoa học lại đánh
giá rất cao công lao của vua Quang Trung - Nguyễn Huệ, và cho rằng ông
chính là người có công trong việc thống nhất đất nước, còn ngược lại thì
Nguyễn Ánh - vua Gia Long thì thường bị đánh giá thấp, đó là ông bị phủ
nhận vai trò trong việc xây dựng đất nước cũng như việc xác lập chủ quyền
dân tộc của một quốc gia độc lập, thống nhất. Chúng ta đã biết, công lao to
lớn của Nguyễn Huệ là đã đập tan các tập đoàn phong kiến trong và ngoài
nước, làm cơ sở cho việc thống nhất đất nước, tuy rằng ông vẫn chưa thực
hiện được sự thống nhất đất nước một cách triệt để bởi vì vẫn còn tồn tại các
vùng lãnh thổ dưới sự quản lý của Nguyễn Ánh. Chính từ cơ sở lịch sử này,
chúng ta không thể phủ nhận vai trò và công lao to lớn của nhà Nguyễn, mặc
dù song hành với những công lao đó thì còn những mặt hạn chế cần phải được
nhìn nhận và đánh giá thấu đáo hơn nữa.
Theo các nhà khoa học thì khi đề cập đến những công lao và đóng góp
của triều đại nhà Nguyễn thì từ trước đến nay do điều kiện khách quan nên quá
trình nhận thức của giới nghiên cứu còn thể hiện một cách nhìn nhận chưa đầy
đủ cho nên giới sử học đã đưa ra những đánh giá nhận xét, đánh giá khá nặng
nề, như triều đại “phản động toàn diện”, triều đại “cõng rắn cắn gà nhà”... Tuy
nhiên hiện nay, cùng với quá trình nhận thức mới mẻ, hiện đại của thời đại
ngày nay thì cách nhìn nhận cũng đã có rất nhiều thay đổi. Chẳng hạn như GS.
Đinh Xuân Lâm đã nói: “...Chúng ta có quyền nói là với việc làm của các vua
nhà Nguyễn, đặc biệt là ông vua khai sáng Gia Long, không thể nói là có việc
cõng rắn cắn gà nhà, rước voi về dày mả tổ”[93, tr.48]. Từ cách nhìn nhận mới
27
mẻ này, có thể thấy các nhà nghiên cứu đã phần nào công nhận những đóng
góp không nhỏ đối với đất nước của vua Gia Long (Nguyễn Ánh).
1.4. Khái quát về các kết quả nghiên cứu triều Nguyễn với tƣ tƣởng
trị nƣớc của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị và những vấn
đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu, giải quyết trong luận án
Lịch sử tư tưởng triều Nguyễn nói chung và lịch sử tư tưởng trị nước
của các vị vua đầu triều Nguyễn nói riêng là chủ đề rất hấp dẫn đối với các
nhà nghiên cứu trong và ngoài nước thuộc các lĩnh vực khác nhau. Đây là giai
đoạn phức tạp nhất của lịch sử Việt Nam, mà triều đại phong kiến cuối cùng
đã để lại nhiều dấu ấn trên nhiều lĩnh vực đời sống xã hội chịu sự đánh giá
khen chê khác nhau. Do nhiều yếu tố qui định khác nhau mà khi đánh giá về
triều Nguyễn trước đây nặng về phê phán, thậm chí với những lời lẽ khá gay
gắt, thiếu tính khách quan khoa học bởi lý do triều đại này không thể đối đầu
với sự xâm lược của thực dân Pháp, lần lượt cắt đất và cuối cùng nhượng bộ
quyền thống trị thuộc địa cho Pháp. Từ đó, mọi công lao, đóng góp của triều
Nguyễn ở nửa đầu của thế kỷ XIX gần như bị phủ định bởi bóng tối của chế
độ thực dân nửa phong kiến kéo dài gần 100 năm.
Tuy nhiên, khoa học lịch sử nói riêng, các ngành khoa học xã hội nói
chung muốn hay không đều phải dựa vào tính khách quan khoa học mới có
thể đưa ra những đánh giá đúng đắn về một triều đại hay những ông vua một
thời nắm quyền cai trị đất nước. Việc khắc phục những hạn chế từ các công
trình khoa học thiếu tính chính xác trong đánh giá về triều Nguyễn và vai trò
của các vị vua kế tiếp nhau trong lịch sử tồn tại của nó chỉ được thực hiện một
cách hiệu quả khi các học giả biết dựa vào quan niệm duy vật về lịch sử. Hội
thảo khoa học được tổ chức với qui mô lớn do Hội Sử học và tỉnh Thanh Hóa
phối hợp tổ chức năm 2008 là bước ngoặt quan trọng để có sự chính xác trong
đánh giá về triều Nguyễn.
28
Điểm qua những công trình khoa học của các nhà nghiên cứu thì có thể
thấy, có hai cách nhìn nhận cơ bản.
Thứ nhất, triều đại đầu nhà Nguyễn không đóng góp gì cho đất nước, thậm
chí bị coi là tác giả của “bức tranh đen tối phủ bóng lên lịch sử nước nhà”, còn
ông vua đầu triều Nguyễn là kẻ “cõng rắn cắn gà nhà”. Nói tóm lại, đó là quan
điểm phủ nhận hoàn toàn công lao đóng góp của triều Nguyễn đối với đất nước.
Thứ hai, trái ngược với quan điểm trên là của các nhà khoa học có
cách nhìn mới mẻ, khách quan hơn về công lao đóng góp của triều đại này
trong việc xây dựng đường lối trị nước dựa trên sự kết hợp giữa đức trị và
pháp trị, lấy sự thống nhất toàn vẹn lãnh thổ và an dân làm mục tiêu căn bản.
Điều đó được thể hiện qua cách lập pháp, tư pháp và hành pháp mang tính
hoàn bị hơn các triều đại phong kiến trước đó và được các nhà khoa học
nghiên cứu một cách thận trọng dựa trên các sử liệu đồ sộ và chi tiết trong
tác phẩm Quốc sử quán triều Nguyễn.
Tuy nhiên, dù có tiến bộ đến mấy so với các triều đại trước đó trong
lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, việc mắc phải những sai lầm khó tránh
khỏi trong tư tưởng trị nước của các vị vua đầu triều Nguyễn như Gia Long,
Minh Mệnh và Thiệu Trị là điều khó tránh khỏi. Điều đó đã được các học giả
chỉ rõ quan điểm của các vị vua này trong đối nội cũng như đối ngoại, đồng
thời coi đó như là những hạn chế mang tính lịch sử trong sự lựa chọn hệ tư
tưởng của triều đại những năm đầu triều Nguyễn. Chính tư tưởng Nho giáo về
“nội Hạ ngoại Di”, “trọng nông ức thương”, tư tưởng “tôn quân quyền” là
những yếu huyệt trong tư tưởng trị nước của các vị vua đầu triều này, làm cho
triều Nguyễn khó vượt qua cơn lốc bành trướng của chủ nghĩa thực dân
phương Tây sang phương Đông, trong đó có nước ta.
Tóm lại, trên cơ sở nền tảng kế thừa những kết quả nghiên cứu đó, nhìn
chung các công trình, bài viết nói trên đều đã khái quát những vấn đề về triều
29
Nguyễn như kinh tế, chính trị, văn hóa và tư tưởng của giai đoạn lịch sử này.
Tuy nhiên, trong thực tế chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách
tổng thể, hệ thống về tư tưởng trị nước của các vị vua đầu triều Nguyễn. Do
đó, đây chính là một vấn đề mở, cần phải tiếp tục đi sâu nghiên cứu và có
những kiến giải rõ hơn, hợp lý và sâu sắc hơn trên cơ sở khái quát, hệ thống
những nguyên nhân và ý nghĩa lịch sử của nó.
Những kết quả nghiên cứu của các học giả mà chúng tôi tham khảo
trong chương Tổng quan này là cơ sở để chúng tôi tiếp cận triết học tới tư
tưởng trị nước của các ông vua Gia Long, Minh Mệnh và Thiệu Trị. Trong
quá trình nghiên cứu, chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu, làm rõ thêm những vấn
đề sau đây của luận án:
Một là, luận án sẽ đứng trên quan điểm duy vật lịch sử tiếp tục nghiên
cứu sâu hơn về các vị vua như Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị. Đồng thời
chỉ ra những yếu tố tác động đến quá trình hình thành tư tưởng trị nước của
các vị vua đầu triều Nguyễn và ý nghĩa của nó đối với thời kỳ hiện nay.
Hai là, luận án tập trung hệ thống hóa, phân tích, làm rõ những nội
dung cơ bản trong tư tưởng trị nước của Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị.
Ba là, luận án đánh giá mặt tích cực và hạn chế trong tư tưởng trị nước
của thời kỳ đầu nhà Nguyễn. Đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm và
đưa ra kiến nghị về việc kế thừa những giá trị tích cực trong quá trình xây
dựng nhà nước Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
30
Tiểu kết chƣơng 1
Lịch sử tư tưởng triều Nguyễn nói chung và lịch sử tư tưởng giai đoạn
đầu triều Nguyễn nói riêng rất phong phú và đa dạng, theo các nhà nghiên cứu
thì đây chính là giai đoạn phức tạp nhất của lịch sử Việt Nam, để lại nhiều
dấu ấn, công trình văn hóa lịch sử cho đất nước. Tuy nhiên thời kỳ này chúng
ta đều biết, giới nghiên cứu, các chuyên gia, các nhà khoa học còn có rất
nhiều những quan điểm khác nhau về công lao đóng góp của các vị vua triều
Nguyễn và cả đầu triều Nguyễn.
Điểm qua những công trình khoa học của các nhà nghiên cứu thì có thể
thấy, có hai cách nhìn nhận cơ bản. Thứ nhất là, triều đại đầu nhà Nguyễn
không đóng góp gì cho đất nước, là bức tranh đen tối của lịch sử nước nhà,
thậm chí có nhà nghiên cứu còn chỉ rõ đây là giai đoạn “cõng rắn cắn gà nhà”,
phủ nhận hoàn toàn công lao đóng góp của thời kỳ này. Thứ hai là, quan điểm
của rất nhiều nhà khoa học lại có cách nhìn mới mẻ, ghi nhận công lao đóng
góp của triều đại này, các nhà khoa học cho rằng triều đại đầu nhà Nguyễn có
đóng góp rất lớn cho lịch sử đất nước. Có thể nói, trong thời kỳ hiện nay thì
khuynh hướng thứ hai này được giới nghiên cứu đề cập đến rất nhiều, do đó
hàng loạt các công trình khoa học đã ra đời của các nhà khoa học đã nhấn
mạnh đến những đóng góp của các vị vua triều Nguyễn nói chung và giai
đoạn đầu triều Nguyễn nói riêng. Với cách nhìn nhận, đánh giá khách quan về
những hạn chế của triều đình nhà Nguyễn và công nhận những công lao của
giai đoạn trị vì này ngày càng được giới nghiên cứu đề cập đến là chủ yếu.
Tránh khuynh hướng nhìn nhận một chiều như một số quan điểm của các nhà
khoa học vào giai đoạn trước đây.
Từ cơ sở này những công trình về một số lĩnh vực khác sẽ là cơ sở để
tác giả làm căn cứ khoa học. Từ đó, tác giả sẽ tiếp cận nhiều hướng khác nhau
để hình thành một cách toàn diện, hệ thống phục vụ cho việc nghiên cứu luận
án của mình một cách hoàn chỉnh.
31
Chƣơng 2
BỐI CẢNH LỊCH SỬ VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XIX
VÀ NHỮNG TIỀN ĐỀ CƠ BẢN CHO SỰ HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG
TRỊ NƢỚC CỦA CÁC VUA ĐẦU TRIỀU NGUYỄN
2.1. Bối cảnh lịch sử Việt Nam đầu thế kỷ XIX
2.1.1. Tình hình chính trị
Giai đoạn đầu thế kỷ XIX được xem là thời kỳ rực rỡ nhất của triều
Nguyễn. Thắng lợi của vua Gia Long đối với triều đình Tây Sơn đã giúp
triều Nguyễn được hưởng thành quả thống nhất toàn bộ bờ cõi, mở rộng đất
nước từ ải Nam Quan tới mũi Cà Mau.
* Về mặt hành chính - tổ chức:
Sau khi lên ngôi, Gia Long lấy Phú Xuân là quốc đô và cho kiểm tra
lại các đơn vị hành chính cũ, phân công cho các quan cai trị. Trong đó, vua
Gia Long lập 11 trấn thuộc Bắc Bộ thành tổng trấn Bắc Thành đứng đầu là
Tổng trấn Nguyễn Văn Thành, 5 trấn Nam Bộ thì hợp thành tổng trấn Gia
Định thành với người đứng đầu lần lượt là Nguyễn Văn Nhân (1808 – 1812)
và Lê Văn Duyệt (1812 – 1816). Vua Gia Long cho xây đắp hệ thống đường
giao thông từ trung ương tới địa phương và xây dựng các trạm dịch nhằm
chuyển đệ văn thư. Để nhất thể hóa các đơn vị hành chính trong nước, vào
năm 1831 - 1832 vua Minh Mệnh cho bỏ hai tổng trấn, chia cả nước thành 30
tỉnh và phủ Thừa Thiên (trực thuộc trung ương ngày nay). Ngoài ra, ở dưới
các tỉnh có phủ, huyện, châu rồi tới tổng, xã. Vào năm 1840 khi thống kê, cả
nước có 90 phủ, 20 phân phủ, 379 huyện, 1742 tổng, 18265 xã, thôn,
phường, ấp. Cách phân chia này được giữ nguyên cho tới cuối thời kỳ nhà
Nguyễn. Nhận định về bộ máy nhà nước ở thời kỳ này, có nhà nghiên cứu
cho rằng: “Từ Gia Long đến Minh Mạng, bộ máy cai trị của nhà Nguyễn
32
ngày càng hoàn thiện, có thêm có bớt nhưng nhìn chung không cồng kềnh,
thậm chí có thể coi là gọn nhẹ”[43, tr.418].
Có thể nói, từ năm 1802 vua Gia Long lên ngôi với quyết tâm xây
dựng triều đình vững mạnh, tuy nhiên khó khăn rất lớn của nhà Nguyễn đó là
việc xây dựng chính quyền địa phương. Việc thống nhất về mặt tổ chức
chính quyền ở địa phương cùng với sự tồn tại của hai khu vực là ở Bắc kì và
Nam kì nhằm mục đích thống nhất về mặt lãnh đạo và quyền lực của nhà vua
được đảm bảo.
Để quản lý tỉnh là các Tổng đốc là người đứng đầu tỉnh, mỗi Tổng đốc
phụ trách 2 đến 3 tỉnh, còn Tuần phủ thì phụ trách một tỉnh dưới quyền Tổng
đốc. Còn bộ phận giúp việc thì có hai ti là Bố chính sứ ti và Án sát sứ ti.
Ngoài ra, còn về tổ chức quân sự thì có các chức lãnh binh, còn quan chức
địa phương thì do Trung ương bổ nhiệm và chịu trách nhiệm trước hai cấp:
Tổng đốc - Tuần phủ và Trung ương. Đồng thời, hệ thống hành chính từ
trung ương đến địa phương có sự phân biệt rõ ràng, do đó quyền hành được
tập trung nhiều hơn nữa vào trong tay nhà vua. Những người đứng đầu tỉnh
thường là các võ quan cao cấp. Thời kỳ này còn đặt ra dưới tỉnh là phủ,
huyện, châu và tổng, xã. Chính quyền của tổng - xã còn được tổ chức rất chặt
chẽ để đảm bảo quyền lực của nhà nước và giải quyết một cách kịp thời các
khó khăn khi xảy ra.
Chính quyền trung ương của vua Gia Long, Minh Mệnh vẫn giữ
nguyên hệ thống các bộ và cơ quan phục vụ triều đình như những triều đại
trước. Mọi quyền lực đều nằm trong tay nhà vua. Thời kỳ này cũng đặt ra Thị
thư viện là người giúp vua giải quyết các loại giấy tờ, làm công tác văn thư và
ghi chép ở thời kỳ của vua Gia Long, đến thời kỳ vua Minh Mệnh thì nhiệm vụ
này lại được đổi tên là Văn thư phòng, cho đến năm 1829 thì có tên gọi khác là
Nội các. Nhà Nguyễn cũng phân chia Tứ trụ đại thần (gồm 4 vị Điện đại học sĩ)
trong việc quân quốc trọng sự, sau này gọi là viện Cơ mật vào năm 1834. Ngoài
33
những chức vụ trên thì nhà Nguyễn còn đặt thêm một số chức như Tôn nhân
phủ phụ trách các công việc của Hoàng gia [77, tr.435].
Thời kỳ này bộ máy hành chính nhà Nguyễn cũng phân chia làm 6 Bộ
gồm Bộ Lại, bộ Hộ, bộ Lễ, bộ Binh, bộ Hình và bộ Công có trách nhiệm
trong việc chỉ đạo các công việc chung của Nhà nước và chức vụ Ngũ quân
đô thống phủ để phụ trách quân đội. Ngoài ra, còn có Đô sát viện hay còn gọi
là Ngự sử đài gồm 6 khoa làm nhiệm vụ phụ trách thanh tra quan lại, Hàn
lâm viện phụ trách sắc dụ, công văn và 5 Tự phụ trách một số công tác sự vụ,
phụ trách kho tàng là phủ Nội vụ, phụ trách giáo dục là Quốc tử giám, còn
phụ trách thuốc thang, chữa bệnh là Thái y viện… Đồng thời, còn có một số
ti, cục cùng với bộ phận trông coi Hoàng gia hết sức phức tạp gồm cả dân sự
và quân sự [77, tr.435].
Để nâng cao uy quyền của nhà vua, nhà Nguyễn đã đặt ra lệ “Tứ bất”
dù không được ghi thành văn bản đó là không đặt tể tướng, không phong
hoàng hậu, không lấy trạng nguyên trong thi cử, cũng như không phong tước
vương cho những người ngoài họ với nhà vua [77, tr.435-436].
Ở khu vực vùng thượng du, đặc biệt là 6 ngoại trấn thuộc Bắc Thành,
vua Minh Mệnh đã có chủ trương nhất thể hóa với khu vực miền xuôi về mặt
hành chính. Đến năm 1829 thì Nhà nước đã bỏ lệ thế tập các thổ ti ở những
vùng dân tộc ít người, và để cho quan địa phương tuyển chọn những người
có tài đức làm Thổ tri châu, Thổ tri huyện. Đồng thời, nhà Nguyễn còn cho
phân chia lại thành các châu, huyện lớn nhỏ tùy theo diện tích và số lượng.
Sau khi sắp xếp lại ở khu vực miền xuôi về mặt tổ chức chính quyền, vua
Minh Mệnh đã cho sắp đặt chế độ lưu quan ở các tỉnh như Tuyên Quang,
Thái Nguyên, Lạng Sơn và Cao Bằng để nhằm mục đích khống chế các thổ
quan để thu thuế của họ giống như các tỉnh ở miền xuôi. Trước đây triều đình
nhà Nguyễn chỉ thực hiện chế độ lưu quan ở miền núi một số tỉnh nhưng do
34
sự bất mãn của chế độ lưu quan cho nên nhà Nguyễn đã bỏ chế độ này trước
khi thực dân Pháp xâm lược.
Giai đoạn đầu khi mới thành lập thì triều đình nhà Nguyễn, sử dụng
quan lại chủ yếu là những người có công lao đi theo Nguyễn Ánh đánh quân
Tây Sơn, cùng với một số cựu thần đỗ đạt ở thời kỳ nhà Lê. Chính vì vậy,
nhà Nguyễn đã dùng việc thi cử để giúp cho việc tuyển chọn thêm được
những người tài để bổ nhiệm. Cho nên, đến năm 1807 thì nhà Nguyễn mở
khoa thi Hương đầu tiên và tới năm 1822 thì bắt đầu có khoa thi Hội. Tuy
nhiên, số người tham gia ứng thí trong các kỳ thi này còn rất ít nên cũng
không thể chỉ sử dụng những người đỗ đạt ra làm quan được. Thời kỳ này,
nhà Nguyễn quy định rõ việc quan lại được hưởng lương theo phẩm hàm,
chủ yếu nhận tiền và gạo. Còn ruộng đất thì được hưởng theo phép quân
điền. Bộ máy quan lại của nhà Nguyễn khá gọn nhẹ nhưng cũng không tránh
được tình trạng tham nhũng, đẩy nhân dân lao động vào cảnh lầm than,
nghèo đói vì bị vua quan bóc lột, coi thường công lý, kẻ giàu ức hiếp người
nghèo, nhân dân xem quan lại như phường trộm cướp. Chính vì thế, đến năm
1811 vua Gia Long đã ra đạo dụ nghiêm khắc đó là: “Nghiêm cấm lại dịch và
kẻ giữ kho không được kiếm cớ làm khó dễ dân để yêu sách, nếu để hại cho
dân thì giết không tha”[60, tr.438]. Ngay cả thời kỳ vua Minh Mệnh nắm
quyền, vào năm 1827 ông cũng tỏ ra rất bực tức vì việc quan lại trong triều
đình “coi pháp luật như hư văn, xoay sở nhiều vành, chỉ cốt lấy tiền, không
được thì buộc tội” [75, tr.438].
*Về mặt đối nội
Vua Gia Long đã chủ trương đường lối “ngoại Nho, nội Pháp”, để thi
hành chính sách xây dựng nền kinh tế và văn hóa nhằm mang lại cho xã hội
sự ổn định, trấn áp các cuộc nổi dậy của các lực lượng chống đối lại triều đình
để củng cố sự thống nhất trên toàn lãnh thổ. Nguyên nhân hết sức quan trọng
là giai đoạn này triều đại mới thành lập, do đó chưa đủ sức khống chế và kiểm
35
soát lãnh thổ. Vì thế, thời kỳ này quyền lực tối cao của nhà vua chỉ thực sự là
ở miền Trung.
Nhằm mục đích tập trung quyền lực vào trong tay nhà vua về mặt hành
chính cho nên sau khi lên ngôi, vua Minh Mệnh đã trực tiếp quản lý. Cùng
với đường lối lãnh đạo của vua Gia Long, thời kỳ này vua Minh Mệnh đã đẩy
nó lên tới mức cực đoan, xây dựng nên một thể chế trị nước mạnh nhất trong
khu vực. Minh Mệnh đã có rất nhiều biện pháp để cải cách hành chính nhằm
ổn định chính trị, xã hội của đất nước, nâng cao đời sống nhân dân, lập lại trật
tự xã hội có kỷ cương. Nhưng chính sách cải cách hành chính của vua Minh
Mệnh vẫn còn hà khắc, đồng thời sự tàn bạo của quan quân triều đình ở địa
phương, gây bức xúc trong xã hội, do đó ở thời kỳ này có rất nhiều cuộc khởi
nghĩa nổ ra khắp nơi trong cả nước.
Có thể nói, nhà Nguyễn ý thức rất rõ về việc ngày càng gia tăng mâu
thuẫn giữa Nhà nước và nhân dân, cho nên vua Gia Long, Minh Mệnh đã cho
xử tử hoặc cách chức rất nhiều những viên quan lớn trong triều đình tham
nhũng để răn đe. Tuy nhiên, cũng không vì thế mà ngăn chặn được tình trạng
nhũng nhiễu của quan lại địa phương.
* Về mặt luật pháp
Sau khi lên ngôi, vua Gia Long đã tiến hành rất nhiều việc để ổn định
đất nước, đặc biệt là ông cho xây dựng hệ thống luật pháp của triều đình, ông
đã chỉ đạo quan lại tham khảo luật Hồng Đức soạn ra 15 điều luật quan trọng
nhất để ban hành và phổ biến trong nhân dân. Mặc dù những điều luật này
chủ yếu nói đến việc kiện tụng, còn những lĩnh vực khác của đời sống xã hội
lại chưa được đề cập vì thế cũng không đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Vào
năm 1811, nhà Nguyễn đã sai Tổng trấn Bắc Thành là Nguyễn Văn Thành
biên soạn bộ luật mới của triều đình nhằm mục đích giữ gìn kỷ cương, phép
nước, ngăn chặn sự suy đồi, thoái hóa biến chất trở thành chuẩn mực không
36
thể thiếu của triều đình. Vua Gia Long cho rằng: “Các bậc đế vương trị nước,
hình pháp đặt ra đã lâu. Hình pháp không đúng thì dân không chỗ mà nắm.
Nay luật lệ chưa định, pháp ty không theo vào đâu được, thực không phải ý
Khâm tuất minh doãn (kính cẩn, thương xót, sáng suốt, tin đúng - TG) của
trẫm. Bọn khanh nên hết lòng khảo xét những pháp lệnh điển lệ của triều,
tham hợp với điều luật đời Hồng Đức và nước Đại Thanh, lấy bỏ cân nhắc mà
làm thành sách. Trẫm sẽ tự sửa chữa để ban hành”[60, tr.807 - 808].
Bộ luật của nhà Nguyễn đã được Nguyễn Văn Thành cùng một số quan
trong triều tham khảo từ bộ luật của nhà Thanh. Và đến năm 1813 thì bộ luật
này mang tên “Hoàng Việt luật lệ” hay còn có gọi là “Luật Gia Long” đã
được ban hành. Bộ luật này có 22 quyển, 398 điều, gồm có 2 phần cơ bản,
phần thứ nhất là phần giới thiệu về luật còn phần thứ hai là toàn bộ nội dung
[9, tr.78-79-80]. Có thể nói, bộ Luật Gia Long dựa trên cơ sở tham khảo luật
Hồng Đức và bộ luật của nhà Thanh, tuy nhiên có một số nội dung thì khác
nhau. Không những thế, bộ luật của nhà Nguyễn cũng có những điểm mới
phù hợp với thực tiễn lúc bấy giờ, chứ không chỉ đơn giản là sự sao chép bộ
luật của nhà Thanh. Một số nội dung hà khắc trong bộ luật của nhà Thanh đã
được lược bỏ như tội xử tử, tội hối lộ và tội đối với phụ nữ khi mang thai…
Triều đại nhà Nguyễn đánh giá cao việc ban hành bộ luật này chính là rường
cột quan trọng để trị vì đất nước.
Chính vì thế, những điều luật nhằm phản ánh thực tiễn của nước ta ở
trong bộ luật Hồng Đức thì đến đây đã không còn mà được thay vào đó bằng
những điều luật hết sức khắt khe, chẳng hạn như tội phản bội Tổ quốc, tội
tuyên truyền và hình phạt để bị đày làm nô tì cũng đã được đặt lại trong bộ
luật này. Ngoài ra, trong bộ luật này còn có một nội dung rất quan trọng về
tình trạng tham nhũng của đội ngũ quan lại. Vào năm 1813 thì bộ “Hoàng
Việt luật lệ” chính thức được ban hành và phổ biến trong cả nước [9, tập 5,
37
tr.79]. Bộ luật này của triều Nguyễn đã khái quát rất nhiều lĩnh vực trong đời
sống xã hội từ kinh tế, chính trị, xã hội, mang tính tổng hợp vừa luật vừa lệ.
Bộ luật Gia Long trải qua các triều vua đã được sửa chữa ít nhiều đặc
biệt là vào thời kỳ vua Minh Mệnh, nhưng bộ luật này vẫn được sử dụng
trong suốt triều đại nhà Nguyễn. Ngoài việc sử dụng bộ “Hoàng Việt luật lệ”
nhằm ổn định tình hình chính trị, xã hội thì triều đình nhà Nguyễn còn cho
ban hành rất nhiều chiếu, chỉ, dụ bổ sung của nhà vua về một số vấn đề như tổ
chức nhà nước, đất đai, tài sản, hôn nhân… kể cả việc cấm truyền đạo nữa.
Những quy định này tồn tại trong suốt các thời kỳ trị vì của nhà Nguyễn.
* Về mặt quân sự
Cùng với các lĩnh vực khác thì quân sự được triều đình nhà Nguyễn
hết sức coi trọng nhằm củng cố vị trí của mình, tạo nền tảng vững chắc cho
sự phát triển và tồn tại của triều đại. Vua Gia Long đã xây dựng quân đội
thành 3 bộ phận đó là: Thân binh (hộ vệ vua), Cấm binh (phòng thủ hoàng
thành) và Tinh binh hay biền binh (nằm ở khu vực kinh đô và ở các địa
phương), ngoài ra còn có thuộc binh (đó là lính lệ, hộ vệ các quan) [9, tập 5,
tr.52]. Giai đoạn này nhà Nguyễn có lực lượng binh lính rất đông, được
trang bị vũ khí đầy đủ và có chế độ binh dịch rất nặng nề. Có thể nói, quân
đội của triều đình nhà Nguyễn từ số lượng cho đến tổ chức suốt giai đoạn trị
vì hết sức chính quy. Trang bị vũ khí cho quân đội được nhà Nguyễn rất
quan tâm, các loại vũ khí tối tân, hiện đại cũng được đầu tư như tàu chiến,
pháo, đại bác, súng chiến đấu…
Ngoài việc trang bị vũ khí thì nhà Nguyễn còn nâng cao trình độ cho
quân đội nhờ vào sự giúp đỡ của người Pháp “Ngay từ khi còn bị quân Tây
Sơn truy đuổi khắp nơi, Nguyễn Ánh đã được một số sĩ quan người Pháp giúp
đỡ xây dựng lực lượng cũng như trang bị vũ khí, trong đó có kỹ thuật về đóng
thuyền và chế tạo vũ khí. Những tiến bộ của khoa học quân sự phương Tây,
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị

More Related Content

What's hot

Luận văn: Tư tưởng giáo dục của Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với sự nghiệ...
Luận văn: Tư tưởng giáo dục của Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với sự nghiệ...Luận văn: Tư tưởng giáo dục của Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với sự nghiệ...
Luận văn: Tư tưởng giáo dục của Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với sự nghiệ...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Luận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết
Luận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyếtLuận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết
Luận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIXLuận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đ
Đề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đĐề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đ
Đề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Phật giáo Việt Nam thời Tự Đức (1848 – 1883), HAY
Luận văn: Phật giáo Việt Nam thời Tự Đức (1848 – 1883), HAYLuận văn: Phật giáo Việt Nam thời Tự Đức (1848 – 1883), HAY
Luận văn: Phật giáo Việt Nam thời Tự Đức (1848 – 1883), HAY
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận án: Vai trò xã hội của Nho giáo ở Việt Nam từ XV đến XIX
Luận án: Vai trò xã hội của Nho giáo ở Việt Nam từ XV đến XIXLuận án: Vai trò xã hội của Nho giáo ở Việt Nam từ XV đến XIX
Luận án: Vai trò xã hội của Nho giáo ở Việt Nam từ XV đến XIX
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Phát triển năng lực cá nhân con người Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển năng lực cá nhân con người Việt Nam, HAYLuận án: Phát triển năng lực cá nhân con người Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển năng lực cá nhân con người Việt Nam, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Kỹ thuật lập pháp trong Quốc triều hình luật, HAY
Luận văn: Kỹ thuật lập pháp trong Quốc triều hình luật, HAYLuận văn: Kỹ thuật lập pháp trong Quốc triều hình luật, HAY
Luận văn: Kỹ thuật lập pháp trong Quốc triều hình luật, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Tư tưởng nhân sinh của Minh Mạng, HAY, 9đ
Luận văn: Tư tưởng nhân sinh của Minh Mạng, HAY, 9đLuận văn: Tư tưởng nhân sinh của Minh Mạng, HAY, 9đ
Luận văn: Tư tưởng nhân sinh của Minh Mạng, HAY, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Ảnh hưởng Nho giáo đến giáo dục đạo đức ở Việt Nam
Luận án: Ảnh hưởng Nho giáo đến giáo dục đạo đức ở Việt NamLuận án: Ảnh hưởng Nho giáo đến giáo dục đạo đức ở Việt Nam
Luận án: Ảnh hưởng Nho giáo đến giáo dục đạo đức ở Việt Nam
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tư tưởng triết học của nguyễn trãi đặc điểm và giá trị lịch sử
Tư tưởng triết học của nguyễn trãi   đặc điểm và giá trị lịch sửTư tưởng triết học của nguyễn trãi   đặc điểm và giá trị lịch sử
Tư tưởng triết học của nguyễn trãi đặc điểm và giá trị lịch sử
Man_Ebook
 
Lịch sử hành chính nhà nước việt nam
Lịch sử hành chính nhà nước việt namLịch sử hành chính nhà nước việt nam
Lịch sử hành chính nhà nước việt nam
jackjohn45
 
Luận văn: Tư tưởng Nho, Phật của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ
Luận văn: Tư tưởng Nho, Phật của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn DữLuận văn: Tư tưởng Nho, Phật của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ
Luận văn: Tư tưởng Nho, Phật của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên các trƣờng cao đẳng...
Nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên các trƣờng cao đẳng...Nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên các trƣờng cao đẳng...
Nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên các trƣờng cao đẳng...
jackjohn45
 
Luận văn: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt NamLuận văn: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Phương pháp nghiên cứu khoa học lịch sử, HAY
Luận văn: Phương pháp nghiên cứu khoa học lịch sử, HAY Luận văn: Phương pháp nghiên cứu khoa học lịch sử, HAY
Luận văn: Phương pháp nghiên cứu khoa học lịch sử, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Nhà nước và pháp luật Ấn Độ thời cổ đại.
Nhà nước và pháp luật Ấn Độ thời cổ đại.Nhà nước và pháp luật Ấn Độ thời cổ đại.
Nhà nước và pháp luật Ấn Độ thời cổ đại.
akirahitachi
 
Bài thuyết trình Nho giáo
Bài thuyết trình Nho giáoBài thuyết trình Nho giáo
Bài thuyết trình Nho giáo
Hai Nguyen Huu
 
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
nataliej4
 
Triết học nho giáo và ảnh hưởng của triết học nho giáo đến nền văn hóa truyền...
Triết học nho giáo và ảnh hưởng của triết học nho giáo đến nền văn hóa truyền...Triết học nho giáo và ảnh hưởng của triết học nho giáo đến nền văn hóa truyền...
Triết học nho giáo và ảnh hưởng của triết học nho giáo đến nền văn hóa truyền...Huynh Loc
 

What's hot (20)

Luận văn: Tư tưởng giáo dục của Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với sự nghiệ...
Luận văn: Tư tưởng giáo dục của Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với sự nghiệ...Luận văn: Tư tưởng giáo dục của Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với sự nghiệ...
Luận văn: Tư tưởng giáo dục của Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với sự nghiệ...
 
Luận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết
Luận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyếtLuận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết
Luận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết
 
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIXLuận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
 
Đề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đ
Đề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đĐề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đ
Đề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đ
 
Luận văn: Phật giáo Việt Nam thời Tự Đức (1848 – 1883), HAY
Luận văn: Phật giáo Việt Nam thời Tự Đức (1848 – 1883), HAYLuận văn: Phật giáo Việt Nam thời Tự Đức (1848 – 1883), HAY
Luận văn: Phật giáo Việt Nam thời Tự Đức (1848 – 1883), HAY
 
Luận án: Vai trò xã hội của Nho giáo ở Việt Nam từ XV đến XIX
Luận án: Vai trò xã hội của Nho giáo ở Việt Nam từ XV đến XIXLuận án: Vai trò xã hội của Nho giáo ở Việt Nam từ XV đến XIX
Luận án: Vai trò xã hội của Nho giáo ở Việt Nam từ XV đến XIX
 
Luận án: Phát triển năng lực cá nhân con người Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển năng lực cá nhân con người Việt Nam, HAYLuận án: Phát triển năng lực cá nhân con người Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển năng lực cá nhân con người Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Kỹ thuật lập pháp trong Quốc triều hình luật, HAY
Luận văn: Kỹ thuật lập pháp trong Quốc triều hình luật, HAYLuận văn: Kỹ thuật lập pháp trong Quốc triều hình luật, HAY
Luận văn: Kỹ thuật lập pháp trong Quốc triều hình luật, HAY
 
Luận văn: Tư tưởng nhân sinh của Minh Mạng, HAY, 9đ
Luận văn: Tư tưởng nhân sinh của Minh Mạng, HAY, 9đLuận văn: Tư tưởng nhân sinh của Minh Mạng, HAY, 9đ
Luận văn: Tư tưởng nhân sinh của Minh Mạng, HAY, 9đ
 
Luận án: Ảnh hưởng Nho giáo đến giáo dục đạo đức ở Việt Nam
Luận án: Ảnh hưởng Nho giáo đến giáo dục đạo đức ở Việt NamLuận án: Ảnh hưởng Nho giáo đến giáo dục đạo đức ở Việt Nam
Luận án: Ảnh hưởng Nho giáo đến giáo dục đạo đức ở Việt Nam
 
Tư tưởng triết học của nguyễn trãi đặc điểm và giá trị lịch sử
Tư tưởng triết học của nguyễn trãi   đặc điểm và giá trị lịch sửTư tưởng triết học của nguyễn trãi   đặc điểm và giá trị lịch sử
Tư tưởng triết học của nguyễn trãi đặc điểm và giá trị lịch sử
 
Lịch sử hành chính nhà nước việt nam
Lịch sử hành chính nhà nước việt namLịch sử hành chính nhà nước việt nam
Lịch sử hành chính nhà nước việt nam
 
Luận văn: Tư tưởng Nho, Phật của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ
Luận văn: Tư tưởng Nho, Phật của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn DữLuận văn: Tư tưởng Nho, Phật của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ
Luận văn: Tư tưởng Nho, Phật của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ
 
Nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên các trƣờng cao đẳng...
Nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên các trƣờng cao đẳng...Nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên các trƣờng cao đẳng...
Nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên các trƣờng cao đẳng...
 
Luận văn: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt NamLuận văn: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam
 
Luận văn: Phương pháp nghiên cứu khoa học lịch sử, HAY
Luận văn: Phương pháp nghiên cứu khoa học lịch sử, HAY Luận văn: Phương pháp nghiên cứu khoa học lịch sử, HAY
Luận văn: Phương pháp nghiên cứu khoa học lịch sử, HAY
 
Nhà nước và pháp luật Ấn Độ thời cổ đại.
Nhà nước và pháp luật Ấn Độ thời cổ đại.Nhà nước và pháp luật Ấn Độ thời cổ đại.
Nhà nước và pháp luật Ấn Độ thời cổ đại.
 
Bài thuyết trình Nho giáo
Bài thuyết trình Nho giáoBài thuyết trình Nho giáo
Bài thuyết trình Nho giáo
 
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
 
Triết học nho giáo và ảnh hưởng của triết học nho giáo đến nền văn hóa truyền...
Triết học nho giáo và ảnh hưởng của triết học nho giáo đến nền văn hóa truyền...Triết học nho giáo và ảnh hưởng của triết học nho giáo đến nền văn hóa truyền...
Triết học nho giáo và ảnh hưởng của triết học nho giáo đến nền văn hóa truyền...
 

Similar to Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị

Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAYLuận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Pháp luật phong kiến Việt Nam - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
Pháp luật phong kiến Việt Nam - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149Pháp luật phong kiến Việt Nam - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
Pháp luật phong kiến Việt Nam - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Vai trò xã hội của Nho giáo ở Việt Nam từ Thế Kỷ XV đến nửa đầu Thế Kỷ XIX
Vai trò xã hội của Nho giáo ở Việt Nam từ Thế Kỷ XV đến nửa đầu Thế Kỷ XIXVai trò xã hội của Nho giáo ở Việt Nam từ Thế Kỷ XV đến nửa đầu Thế Kỷ XIX
Vai trò xã hội của Nho giáo ở Việt Nam từ Thế Kỷ XV đến nửa đầu Thế Kỷ XIX
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận triết học
Tiểu luận triết họcTiểu luận triết học
Tiểu luận triết học
Ngà Nguyễn
 
TƯ TƯỞNG NHÂN SINH CỦA MINH MẠNG - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
TƯ TƯỞNG NHÂN SINH CỦA MINH MẠNG  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149 TƯ TƯỞNG NHÂN SINH CỦA MINH MẠNG  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
TƯ TƯỞNG NHÂN SINH CỦA MINH MẠNG - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Vận dụng thừa kế pháp luật thời nhà Lê, nhà Nguyễn
Luận văn: Vận dụng thừa kế pháp luật thời nhà Lê, nhà NguyễnLuận văn: Vận dụng thừa kế pháp luật thời nhà Lê, nhà Nguyễn
Luận văn: Vận dụng thừa kế pháp luật thời nhà Lê, nhà Nguyễn
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn, HAY, 9đ
Luận án: Pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn, HAY, 9đLuận án: Pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn, HAY, 9đ
Luận án: Pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn, HAY, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.
ssuser499fca
 
Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.
ssuser499fca
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ quyền quốc gia và quyền con người
Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ quyền quốc gia và quyền con ngườiTư tưởng Hồ Chí Minh về chủ quyền quốc gia và quyền con người
Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ quyền quốc gia và quyền con người
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ QUYỀN QUỐC GIA VÀ QUYỀN CON NGƯỜI_10310112052019
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ QUYỀN QUỐC GIA VÀ QUYỀN CON NGƯỜI_10310112052019TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ QUYỀN QUỐC GIA VÀ QUYỀN CON NGƯỜI_10310112052019
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ QUYỀN QUỐC GIA VÀ QUYỀN CON NGƯỜI_10310112052019
phamhieu56
 
ảNh hưởng của tư tưởng trị quốc nho giáo đối với việc xây dựng nhà nước pháp ...
ảNh hưởng của tư tưởng trị quốc nho giáo đối với việc xây dựng nhà nước pháp ...ảNh hưởng của tư tưởng trị quốc nho giáo đối với việc xây dựng nhà nước pháp ...
ảNh hưởng của tư tưởng trị quốc nho giáo đối với việc xây dựng nhà nước pháp ...
jackjohn45
 
Luận án: Ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho giáo đối với việc xây dựng Nhà n...
Luận án: Ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho giáo đối với việc xây dựng Nhà n...Luận án: Ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho giáo đối với việc xây dựng Nhà n...
Luận án: Ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho giáo đối với việc xây dựng Nhà n...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
giao-trinh-phap-luat-dai-cuong.pdf
giao-trinh-phap-luat-dai-cuong.pdfgiao-trinh-phap-luat-dai-cuong.pdf
giao-trinh-phap-luat-dai-cuong.pdf
NgnNK
 
Luận văn: Ý thức pháp luật của người chưa thành niên, HOT
Luận văn: Ý thức pháp luật của người chưa thành niên, HOTLuận văn: Ý thức pháp luật của người chưa thành niên, HOT
Luận văn: Ý thức pháp luật của người chưa thành niên, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Pháp luật tố tụng phong kiến Việt Nam từ thế kỷ XV đến XIX
Luận án: Pháp luật tố tụng phong kiến Việt Nam từ thế kỷ XV đến XIXLuận án: Pháp luật tố tụng phong kiến Việt Nam từ thế kỷ XV đến XIX
Luận án: Pháp luật tố tụng phong kiến Việt Nam từ thế kỷ XV đến XIX
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Bộ luật Hồng Đức và những giá trị của nó, HOT
Luận văn: Bộ luật Hồng Đức và những giá trị của nó, HOTLuận văn: Bộ luật Hồng Đức và những giá trị của nó, HOT
Luận văn: Bộ luật Hồng Đức và những giá trị của nó, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Bộ luật Hồng Đức nội dung cơ bản và giá trị đương đại
Luận văn: Bộ luật Hồng Đức nội dung cơ bản và giá trị đương đạiLuận văn: Bộ luật Hồng Đức nội dung cơ bản và giá trị đương đại
Luận văn: Bộ luật Hồng Đức nội dung cơ bản và giá trị đương đại
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quy chế dân chủ ở cơ sở các trường THPT tỉnh Bình Thuận
Luận văn: Quy chế dân chủ ở cơ sở các trường THPT tỉnh Bình ThuậnLuận văn: Quy chế dân chủ ở cơ sở các trường THPT tỉnh Bình Thuận
Luận văn: Quy chế dân chủ ở cơ sở các trường THPT tỉnh Bình Thuận
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận án: Hội quán người Hoa ở Nam Bộ từ cuối XVIII đến giữa XX
Luận án: Hội quán người Hoa ở Nam Bộ từ cuối XVIII đến giữa XXLuận án: Hội quán người Hoa ở Nam Bộ từ cuối XVIII đến giữa XX
Luận án: Hội quán người Hoa ở Nam Bộ từ cuối XVIII đến giữa XX
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

Similar to Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị (20)

Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAYLuận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
 
Pháp luật phong kiến Việt Nam - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
Pháp luật phong kiến Việt Nam - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149Pháp luật phong kiến Việt Nam - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
Pháp luật phong kiến Việt Nam - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
 
Vai trò xã hội của Nho giáo ở Việt Nam từ Thế Kỷ XV đến nửa đầu Thế Kỷ XIX
Vai trò xã hội của Nho giáo ở Việt Nam từ Thế Kỷ XV đến nửa đầu Thế Kỷ XIXVai trò xã hội của Nho giáo ở Việt Nam từ Thế Kỷ XV đến nửa đầu Thế Kỷ XIX
Vai trò xã hội của Nho giáo ở Việt Nam từ Thế Kỷ XV đến nửa đầu Thế Kỷ XIX
 
Tiểu luận triết học
Tiểu luận triết họcTiểu luận triết học
Tiểu luận triết học
 
TƯ TƯỞNG NHÂN SINH CỦA MINH MẠNG - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
TƯ TƯỞNG NHÂN SINH CỦA MINH MẠNG  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149 TƯ TƯỞNG NHÂN SINH CỦA MINH MẠNG  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
TƯ TƯỞNG NHÂN SINH CỦA MINH MẠNG - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
 
Luận văn: Vận dụng thừa kế pháp luật thời nhà Lê, nhà Nguyễn
Luận văn: Vận dụng thừa kế pháp luật thời nhà Lê, nhà NguyễnLuận văn: Vận dụng thừa kế pháp luật thời nhà Lê, nhà Nguyễn
Luận văn: Vận dụng thừa kế pháp luật thời nhà Lê, nhà Nguyễn
 
Luận án: Pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn, HAY, 9đ
Luận án: Pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn, HAY, 9đLuận án: Pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn, HAY, 9đ
Luận án: Pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn, HAY, 9đ
 
Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.
 
Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ quyền quốc gia và quyền con người
Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ quyền quốc gia và quyền con ngườiTư tưởng Hồ Chí Minh về chủ quyền quốc gia và quyền con người
Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ quyền quốc gia và quyền con người
 
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ QUYỀN QUỐC GIA VÀ QUYỀN CON NGƯỜI_10310112052019
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ QUYỀN QUỐC GIA VÀ QUYỀN CON NGƯỜI_10310112052019TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ QUYỀN QUỐC GIA VÀ QUYỀN CON NGƯỜI_10310112052019
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ QUYỀN QUỐC GIA VÀ QUYỀN CON NGƯỜI_10310112052019
 
ảNh hưởng của tư tưởng trị quốc nho giáo đối với việc xây dựng nhà nước pháp ...
ảNh hưởng của tư tưởng trị quốc nho giáo đối với việc xây dựng nhà nước pháp ...ảNh hưởng của tư tưởng trị quốc nho giáo đối với việc xây dựng nhà nước pháp ...
ảNh hưởng của tư tưởng trị quốc nho giáo đối với việc xây dựng nhà nước pháp ...
 
Luận án: Ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho giáo đối với việc xây dựng Nhà n...
Luận án: Ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho giáo đối với việc xây dựng Nhà n...Luận án: Ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho giáo đối với việc xây dựng Nhà n...
Luận án: Ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho giáo đối với việc xây dựng Nhà n...
 
giao-trinh-phap-luat-dai-cuong.pdf
giao-trinh-phap-luat-dai-cuong.pdfgiao-trinh-phap-luat-dai-cuong.pdf
giao-trinh-phap-luat-dai-cuong.pdf
 
Luận văn: Ý thức pháp luật của người chưa thành niên, HOT
Luận văn: Ý thức pháp luật của người chưa thành niên, HOTLuận văn: Ý thức pháp luật của người chưa thành niên, HOT
Luận văn: Ý thức pháp luật của người chưa thành niên, HOT
 
Luận án: Pháp luật tố tụng phong kiến Việt Nam từ thế kỷ XV đến XIX
Luận án: Pháp luật tố tụng phong kiến Việt Nam từ thế kỷ XV đến XIXLuận án: Pháp luật tố tụng phong kiến Việt Nam từ thế kỷ XV đến XIX
Luận án: Pháp luật tố tụng phong kiến Việt Nam từ thế kỷ XV đến XIX
 
Luận văn: Bộ luật Hồng Đức và những giá trị của nó, HOT
Luận văn: Bộ luật Hồng Đức và những giá trị của nó, HOTLuận văn: Bộ luật Hồng Đức và những giá trị của nó, HOT
Luận văn: Bộ luật Hồng Đức và những giá trị của nó, HOT
 
Luận văn: Bộ luật Hồng Đức nội dung cơ bản và giá trị đương đại
Luận văn: Bộ luật Hồng Đức nội dung cơ bản và giá trị đương đạiLuận văn: Bộ luật Hồng Đức nội dung cơ bản và giá trị đương đại
Luận văn: Bộ luật Hồng Đức nội dung cơ bản và giá trị đương đại
 
Luận văn: Quy chế dân chủ ở cơ sở các trường THPT tỉnh Bình Thuận
Luận văn: Quy chế dân chủ ở cơ sở các trường THPT tỉnh Bình ThuậnLuận văn: Quy chế dân chủ ở cơ sở các trường THPT tỉnh Bình Thuận
Luận văn: Quy chế dân chủ ở cơ sở các trường THPT tỉnh Bình Thuận
 
Luận án: Hội quán người Hoa ở Nam Bộ từ cuối XVIII đến giữa XX
Luận án: Hội quán người Hoa ở Nam Bộ từ cuối XVIII đến giữa XXLuận án: Hội quán người Hoa ở Nam Bộ từ cuối XVIII đến giữa XX
Luận án: Hội quán người Hoa ở Nam Bộ từ cuối XVIII đến giữa XX
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 

Recently uploaded (10)

CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 

Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ NGUỒN TƢ TƢỞNG TRỊ NƢỚC CỦA CÁC VỊ VUA GIA LONG, MINH MỆNH, THIỆU TRỊ VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA NÓ LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2019
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ NGUỒN TƢ TƢỞNG TRỊ NƢỚC CỦA CÁC VỊ VUA GIA LONG, MINH MỆNH, THIỆU TRỊ VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA NÓ Ngành: Triết học Mã số: 9 22 90 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. LÊ THỊ LAN HÀ NỘI - 2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tư liệu, kết quả nêu trong luận án này là trung thực, chính xác và có xuất xứ rõ ràng. Tác giả luận án Nguyễn Thị Nguồn
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .................................................................6 1.1. Các công trình nghiên cứu về bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX.................................................................................6 1.2. Các công trình nghiên cứu về tư tưởng trị nước của vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị........................................................................................16 1.3. Các công trình nghiên cứu về giá trị, hạn chế trong tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị...............................................23 1.4. Khái quát về các kết quả nghiên cứu triều Nguyễn với tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu, giải quyết trong luận án...........................................27 Chƣơng 2: BỐI CẢNH LỊCH SỬ VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XIX VÀ NHỮNG TIỀN ĐỀ CƠ BẢN CHO SỰ HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG TRỊ NƢỚC CỦA CÁC VUA ĐẦU TRIỀU NGUYỄN................................................31 2.1. Bối cảnh lịch sử Việt Nam đầu thế kỷ XIX.................................................31 2.1.1. Tình hình chính trị....................................................................................31 2.1.2. Tình hình kinh tế.......................................................................................42 2.1.3. Tình hình văn hóa, tư tưởng .....................................................................47 2.1.4. Tình hình xã hội........................................................................................49 2.2. Những tiền đề cơ bản cho sự hình thành tư tưởng trị nước của các vị vua đầu triều Nguyễn..........................................................................................55 2.2.1. Lãnh thổ thống nhất..................................................................................55 2.2.2. Học thuyết chính trị Nho giáo ..................................................................57 2.2.3. Vai trò xã hội của tầng lớp nho sĩ thời kỳ đầu nhà Nguyễn.....................59 2.3. Đôi nét về tiểu sử của các vị vua đầu triều Nguyễn. ...................................62 Chƣơng 3: NHỮNG NỘI DUNG TƢ TƢỞNG TRỊ NƢỚC CƠ BẢN CỦA CÁC VỊ VUA GIA LONG, MINH MỆNH VÀ THIỆU TRỊ..............................66
  • 5. 3.1. Xây dựng hệ tư tưởng chính trị ...................................................................66 3.2. Tư tưởng về tổ chức và xây dựng bộ máy nhà nước...................................81 3.3. Những chính sách trị nước của các vị vua đầu triều Nguyễn......................91 3.3.1. Chính sách kinh tế ....................................................................................91 3.3.2. Chính sách an ninh - quốc phòng .............................................................98 3.3.3. Chính sách văn hóa - tư tưởng................................................................101 3.3.4. Chính sách giáo dục - khoa cử................................................................102 3.3.5. Chính sách tôn giáo ................................................................................106 3.3.6. Chính sách ngoại giao ............................................................................111 Chƣơng 4: GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ TỪ TƢ TƢỞNG TRỊ NƢỚC CỦA CÁC VỊ VUA GIA LONG, MINH MỆNH VÀ THIỆU TRỊ ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CHÍNH TRỊ XÃ HỘI NƢỚC TA HIỆN NAY.............................................................................................................121 4.1. Giá trị và hạn chế trong tư tưởng trị nước của các vị vua đầu triều Nguyễn...121 4.1.1. Giá trị......................................................................................................121 4.1.2. Hạn chế...................................................................................................128 4.2. Bài học lịch sử từ tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh và Thiệu Trị đối với đời sống chính trị - xã hội nước ta hiện nay..........................136 KẾT LUẬN............................................................................................................143 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .............................................................................. 148 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................149
  • 6. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Lịch sử truyền thống văn hoá lâu đời của dân tộc ta không thể không nhắc đến những đóng góp to lớn của các thế hệ đi trước, mà trong đó phải kể đến sự trị vì của các triều đại đã qua. Từ đó, có sự kế thừa và phát huy những tư tưởng tiến bộ của các thế hệ trước đó đồng thời chỉ ra những hạn chế cần khắc phục cho giai đoạn hiện nay. Trong các giai đoạn lịch sử ấy không thể không nhắc đến giai đoạn trị nước của các vị vua đầu triều Nguyễn – triều đại cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam. Có thể nói, triều đại nhà Nguyễn được hình thành từ cuộc đấu tranh giành quyền lực với triều đại Tây Sơn và nắm quyền thống trị thống nhất đất nước từ ải Nam Quan tới mũi Cà Mau. Từ trong điều kiện lịch sử ấy, triều đại nhà Nguyễn với các vị vua đầu triều như Gia Long, Minh Mệnh và Thiệu Trị đã kế thừa kinh nghiệm trị nước của các triều đại phong kiến trong lịch sử đặc biệt là triều đại Lê sơ từng đạt tới đỉnh cao của mô hình nhà nước quân chủ trung ương tập quyền trên các bình diện chính trị - xã hội, văn hoá, giáo dục và tư tưởng. Đến giai đoạn trị vì của mình, các vị vua đầu triều Nguyễn đã thực hiện sự tái độc tôn Nho giáo, coi đó là bệ đỡ hệ tư tưởng và cẩm nang cho việc điều hành đất nước. Ngoài ra, các vị vua đầu triều Nguyễn còn kết hợp tư tưởng đức trị với pháp trị, hình thành nên Bộ luật Gia Long với tư cách là cơ sở luật pháp cho việc quản lý xã hội và tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước được coi là thời kỳ có một nền pháp luật hoàn bị nhất thời kỳ phong kiến Việt Nam. Trong lịch sử khi bàn về đạo trị nước thì các nhà Nho ở nước ta cũng đã đề cập đến như quan niệm về dân, vai trò của dân và đạo làm vua, đạo của bề tôi và mối quan hệ giữa vua - tôi... Những quan điểm của các nhà Nho ở nước ta cũng chịu ảnh hưởng từ quan niệm của các nhà Nho ở Trung Quốc. Mặc dù những quan niệm này được xây dựng dựa trên những yêu cầu từ thực tiễn của dân tộc Việt Nam lúc bấy giờ. Chính vì vậy, những tư tưởng của các
  • 7. 2 nhà Nho Việt Nam cũng góp phần không nhỏ vào trong công cuộc xây dựng đất nước, phù hợp với xu thế phát triển của xã hội phong kiến ở Việt Nam lúc bấy giờ với những ý nghĩa hết sức tích cực. Từ trước đến nay có rất nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến tư tưởng chính trị - xã hội của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh và Thiệu Trị. Thế nhưng, tư tưởng trị nước vẫn chưa được đề cập, ngay cả khái niệm tư tưởng trị nước cũng chưa được đề cập một cách rõ ràng, có nhà nghiên cứu khi đề cập đến tư tưởng trị nước lại cho rằng đó thực chất là trị quan. Quá trình nghiên cứu chúng tôi cho rằng, đề cập đến tư tưởng trị nước là tư tưởng về đường lối quản lý, xây dựng phát triển đất nước, quản lý bộ máy nhà nước. Chính vì vậy, trong lịch sử thì tư tưởng trị nước của các vị vua đầu triều Nguyễn có ảnh hưởng rất lớn đối với toàn bộ quá trình lãnh đạo của triều đại nhà Nguyễn trong lịch sử và cả giai đoạn xây dựng đất nước sau này. Ngoài việc xây dựng bộ Hoàng Việt luật lệ (hay là Luật Gia Long) và trên cơ sở của nó là một loạt các định chế về hành chính và quân sự đã làm cho triều Nguyễn có một bộ máy nhà nước mạnh trong khu vực. Các vị vua triều Nguyễn là những người biết kế thừa các thành quả về trị nước của các triều đại phong kiến trước đó, đồng thời thiết lập các chế định mới cho bộ máy quan lại cũng như quyền và nghĩa vụ của quan lại trong các bộ máy đó. Nhiều điều khoản của bộ Luật Gia Long cũng như các định chế cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị để chúng ta tham khảo như luật Hồi tỵ, qui định về khảo hạch, sát hạch quan lại, v.v… Để sự nghiệp cải cách hành chính và cuộc chiến chống tham nhũng thành công, chắc chắn chúng ta phải xây dựng một hệ thống lý luận hoàn chỉnh, trong đó có sự tham khảo kinh nghiệm lịch sử của các triều đại phong kiến trước đây từng thực hiện một cách có hiệu quả về phòng chống tham nhũng. Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách đó, đồng thời trên cơ sở thành quả nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội từ trước đến nay ở trong và ngoài nước về đường lối trị nước của các vị vua đầu triều
  • 8. 3 Nguyễn, tôi quyết định chọn: “Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị và ý nghĩa lịch sử của nó” làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sĩ triết học với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào lĩnh vực nghiên cứu lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam cũng như sự nghiệp xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa “của dân, do dân và vì dân” dưới sự lãnh đạo của Đảng hiện nay. 2. Cơ sở lý thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu Cơ sở lý thuyết của luận án xuất phát từ quan niệm duy vật biện chứng và quan niệm duy vật về lịch sử của triết học Mác - Lênin, tức là về mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, về tính độc lập tương đối của ý thức xã hội biểu hiện qua sự tác động tích cực của nó đối với tồn tại xã hội và sự tương tác giữa các hình thái ý thức xã hội. Ngoài ra tôi còn dựa vào tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa để đánh giá về giá trị và hạn chế trong tư tưởng trị nước của các vị vua đầu triều Nguyễn là Gia Long, Minh Mệnh và Thiệu Trị, đồng thời rút ra ý nghĩa và bài học lịch sử của tư tưởng đó đối với đời sống xã hội nước ta hiện nay. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng: Phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp lôgic - lịch sử, phương pháp so sánh - đối chiếu…. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích: Làm rõ những nội dung căn bản trong tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh và Thiệu Trị đầu triều Nguyễn, từ đó nêu những giá trị, hạn chế và bài học lịch sử của tư tưởng đó đối với việc xây dựng đường lối chính trị - xã hội nước ta hiện nay.
  • 9. 4 3.2. Nhiệm vụ: Để thực hiện mục đích nói trên, luận án cần tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau: Thứ nhất, phân tích, làm rõ bối cảnh lịch sử và những tiền đề cơ bản cho sự ra đời tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị. Thứ hai, trình bày nội dung cơ bản trong tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị. Thứ ba, chỉ ra những giá trị, hạn chế và bài học lịch sử trong tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu. * Đối tƣợng nghiên cứu: Là tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị. *Phạm vi nghiên cứu: Là tư tưởng trị nước qua các tác phẩm của vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị từ năm 1802 - 1847, các bộ sử, cũng như các công trình nghiên cứu về tư tưởng đó của các học giả trong và ngoài nước từ trước tới nay. 5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án Một là, luận án làm rõ tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh và Thiệu Trị trong nửa đầu thế kỷ XIX với sự phân tích triết học về cách thức tổ chức và hoàn thiện bộ máy nhà nước, xây dựng và hoàn thiện luật pháp vì mục tiêu căn bản được xác định ngay từ đầu triều đại là nhà nước phong kiến trung ương tập quyền. Hai là, làm rõ những giá trị, hạn chế của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh và Thiệu Trị trong quản lý, điều hành trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục và tôn giáo... Ba là, luận án rút ra bài học lịch sử từ những giá trị và hạn chế trong tư tưởng trị nước của các vị vua đầu triều Nguyễn đối với đời sống chính trị - xã hội nước ta hiện nay.
  • 10. 5 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm có 4 chương 13 tiết. Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và những vấn đề liên quan đến luận án. Chương 2: Bối cảnh lịch sử của Việt Nam đầu thế kỷ XIX và những tiền đề cơ bản cho sự hình thành tƣ tƣởng trị nƣớc của các vua đầu triều Nguyễn. Chương 3: Những nội dung tƣ tƣởng trị nƣớc cơ bản của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh và Thiệu Trị. Chương 4: Giá trị, hạn chế và bài học lịch sử từ tƣ tƣởng trị nƣớc của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh và Thiệu Trị đối với đời sống chính trị - xã hội nƣớc ta hiện nay.
  • 11. 6 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1.1. Các công trình nghiên cứu về bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX Trong thời kỳ này, nhìn một cách tổng thể đặc biệt là giai đoạn đầu triều Nguyễn thì các vị vua như Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị đều là những người có quyết tâm xây dựng vương triều, chú trọng đào tạo và tuyển chọn nhân tài cho đất nước. Nửa đầu thế kỷ XIX (từ khi nhà Nguyễn thành lập 1802 cho đến khi Pháp xâm lược 1858) được xem là thời kỳ nhà Nguyễn củng cố quyền lực không chỉ bằng những biện pháp hành chính, mà cả về hệ tư tưởng mang tính ý thức hệ dựa trên nền tảng của Nho giáo nhằm thiết lập và duy trì trật tự xã hội. Có thể khái quát một số công trình cụ thể tiêu biểu về kinh tế, chính trị, xã hội như sau: Các công trình nghiên cứu về lịch sử Việt Nam nói chung và giai đoạn đầu của triều Nguyễn nói riêng, như cuốn “Lịch sử Việt Nam” (Lịch sử Việt Nam thế kỷ XIX), Nxb Khoa học xã hội do GS. Nguyễn Khánh Toàn chủ biên; cuốn “Lịch sử cận đại Việt Nam”, tập 1, Nxb Giáo dục, 1960, do các tác giả như Trần Văn Giàu, Đinh Xuân Lâm, Nguyễn Văn Sự biên soạn và cuốn “Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam” (Từ đầu thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XIX), tập III, Nxb Giáo dục, 1965, do các tác giả như Phan Huy Lê, Chu Thiên, Vương Hoàng Tuyên, Đinh Xuân Lâm biên soạn. Các công trình này đều có cách tiếp cận và một số quan điểm đánh giá tương đồng do những yêu cầu của thực tiễn đất nước lúc bấy giờ. Trong những công trình này, các tác giả cho rằng: “Sau khi đánh thắng Tây Sơn, trên cơ sở nước nhà được thống nhất rộng lớn, về mặt cai trị được tổ chức chặt chẽ hơn, có đủ khả năng để phát triển sản xuất, đáng lẽ nhà cầm quyền phải nhận những điều kiện thuận
  • 12. 7 tiện ấy để đưa ra những chính sách thích hợp làm cho nước thịnh dân giàu; trái lại, bè lũ phong kiến thống trị triều Nguyễn càng ngày càng đi sâu vào con đường phản động, phục hồi và ra sức củng cố quan hệ sản xuất cũ và cố bóp nghẹt lực lượng sản xuất mới đã manh nha phát triển hồi thế kỷ XVIII”[42; tr.402]. Có thể nói, đây chính là một trong những hạn chế rất lớn trong chính sách cai trị của nhà Nguyễn. Luận án “Tổ chức chính quyền trung ương thời Nguyễn sơ: 1802 - 1847” của Nguyễn Sĩ Hải, vào năm 1962. Công trình này được xem là một trong những công trình đầu tiên đề cập đến cơ quan giám sát, tổ chức bộ máy chính quyền của triều đình nhà Nguyễn. Tác giả tập trung đi sâu phân tích toàn bộ cơ quan trung ương của các triều đại như Gia Long, Minh Mệnh và Thiệu Trị. Từ đó tìm hiểu về cơ cấu tổ chức, cùng với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan giám sát. Mặc dù vậy, tác giả cũng chỉ dừng lại trong phạm vi liệt kê một số quy định của triều đình chứ chưa nghiên cứu sâu và đánh giá cụ thể về tổ chức này cũng như thực tiễn hoạt động của nó và chưa làm rõ việc tổ chức chính quyền ở địa phương. Tác giả Nguyễn Thế Anh với tác phẩm “Kinh tế và xã hội Việt Nam dưới các vua triều Nguyễn”, Nxb Lửa Thiêng, năm 1971. Trong đó, đáng chú ý là tác giả dành toàn bộ chương V để đề cập đến các hoạt động của thương nghiệp, hoạt động thương mại, trung tâm buôn bán, cũng như các yếu tố về chính sách thuế khóa và vấn đề giao thông vận tải. Từ đó, tác giả chỉ rõ vai trò của Nhà nước đối với hoạt động ngoại thương trong giai đoạn nửa đầu thế kỷ XIX trong tác phẩm của mình. Công trình “Lịch sử Việt Nam từ năm 1427 đến 1858” của Nguyễn Phan Quang, năm 1971 (quyển 2, tập 2) do NXB Giáo dục phát hành. Theo tác giả, thì công trình này đã đánh giá về những hạn chế của triều đình nhà Nguyễn chẳng hạn như sự dốt nát, bạc nhược của quan lại đó là kết quả của chính sách giáo dục, thi cử lạc hậu, xa rời thực tế và phần lớn các quan lại đều
  • 13. 8 bảo thủ và không có tư tưởng canh tân đất nước. Đây được xem là công trình tham khảo cho giới nghiên cứu lý luận khi đưa ra những đánh giá về thành tựu và hạn chế mà triều đình nhà Nguyễn đã mang lại. Tác giả Nguyễn Phan Quang, Võ Xuân Đàn thì trong“Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến năm 1858”, NXB Đại học sư phạm Hồ Chí Minh, xuất bản năm 1993 lại đề cập đến việc đào tạo và sử dụng quan lại, tình trạng tham nhũng của quan lại bị nhà vua trừng trị vào thời kỳ nhà Nguyễn. Mặc dù vậy, theo tác giả thực chất là việc bao che cho quan lại và tránh đưa ra xét xử các vụ án hối lộ vẫn còn diễn ra ở thời kỳ này. Hạn chế của công trình này là người đọc rất khó theo dõi và hiểu tường tận về các vấn đề vì công trình không có các chương mục cụ thể trong quá trình khảo cứu. Công trình nghiên cứu rất đồ sộ của tác giả Alexander Barton Woodside với tên gọi “Việt Nam và hình mẫu Trung Hoa nghiên cứu so sánh về chính quyền dân sự nhà Nguyễn và nhà Thanh nửa đầu thế kỷ XIX”, bản dịch tiếng Việt, công trình xuất bản năm 1971, tại Harvard University Press Cambridge, Massachusetts. Những nội dung liên quan nhiều nhất đến luận án chủ yếu ở chương II với nội dung là đề cập đến chính quyền dân sự trung ương nhà Nguyễn và nhà Thanh, còn chương IV thì tác giả đề cập đến nền giáo dục và khoa cử thời kỳ nhà Nguyễn ở Việt Nam, và trong chương V được khái quát bằng bức tranh giao thương vào giai đoạn trị vì của nhà Nguyễn đặc biệt là thời kỳ trị vì của vua Minh Mệnh . Trong tác phẩm này tác giả tập trung đề cập đến văn hóa Trung Hoa và những hạn chế của nó đối với đời sống chính trị, văn học, xã hội và giáo dục ở Việt Nam. Tác giả tập trung nghiên cứu chủ yếu giai đoạn xã hội Việt Nam từ sau năm 1802, giai đoạn mà theo tác giả là thời kỳ “khôi phục” của nhà Nguyễn. Nhà nghiên cứu GS. Trần Văn Giàu với công trình “Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ XIX đến cách mạng tháng Tám”, tập 1, do NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, xuất bản vào năm 1996. Đây là công trình có ý
  • 14. 9 nghĩa rất lớn của tác giả, đóng góp không nhỏ vào việc nghiên cứu lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam. Nội dung của công trình này được tác giả đề cập đến ý thức hệ phong kiến và sự thất bại của nó trong sự nghiệp bảo vệ đất nước, chống lại sự xâm lược của thực dân Pháp. Với công trình “Tìm hiểu quan chức nhà Nguyễn” của Trần Thanh Tâm do NXB Thuận Hóa Huế, xuất bản vào năm 1996. Bộ máy quan chức của nhà Nguyễn đã được tác giả đi sâu tìm hiểu. Công việc này có ý nghĩa quyết định hàng đầu vào sự vận hành của chế độ phong kiến. Tác giả đã có một số đóng góp như đưa ra những ý kiến về quan chức nhà Nguyễn và góp phần chỉ ra cho giới nghiên cứu những danh mục từ tra cứu quan chức nhà Nguyễn. Thông qua đó người đọc có thể hình dung được chế độ quan chức một thời đại cũng như cách gọi tên về các chức vụ quan trọng của triều đình. Tác giả Đỗ Bang trong Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 219 với tiêu đề “Chính sách ngoại thương của triều Nguyễn - thực trạng và hậu quả”, năm 1996. Bài viết này đã đề cập đến chính sách bế quan tỏa cảng của triều đình nhà Nguyễn, và để thực hiện tối ưu hóa chính sách này đã đề ra một số biện pháp. Thông qua bài viết của mình tác giả chỉ rõ nhà Nguyễn đã có những chế tài trong việc sử dụng tàu thuyền đối với thương nhân nước ngoài khi đi vào nước ta. Tuy nhiên, công trình “Tổ chức bộ máy Nhà nước triều Nguyễn giai đoạn 1802 - 1884” của Đỗ Bang, xuất bản vào năm 1997. Thông qua công trình này theo tác giả triều đình nhà Nguyễn được xem đây là giai đoạn phát triển cực thịnh của chế độ quân chủ trung ương tập quyền và cho rằng đây là triều đại có tính uy lực tuyệt đối hơn bất kỳ triều đại nào trong lịch sử phong kiến ở nước ta. Cũng theo tác giả thì triều đại nhà Nguyễn là triều đại có khả năng thống nhất lãnh thổ, thế quyền và giáo quyền trong bộ máy Nhà nước. Tác phẩm được xem như bài học kinh nghiệm cho những người quản lý trong công tác cải cách hành chính, xây dựng một xã hội ngày càng phát triển tốt đẹp hơn.
  • 15. 10 Tác giả Đỗ Bang với rất nhiều công trình đề cập đến giai đoạn này, thì trong “Thương nghiệp Việt Nam dưới triều Nguyễn” cũng của tác giả, do NXB Thuận Hóa phát hành, ra đời vào năm 1997. Trong chương 2 của tác phẩm này tác giả đã đề cập đến chính sách thương nghiệp của triều Nguyễn. Đồng thời tác giả cũng đánh giá cao vai trò của các vua quan triều đình nhà Nguyễn, trong việc nhận thức được tầm quan trọng của ngoại thương nhất là việc trao đổi mua bán với các nước trong khu vực đặc biệt là kinh tế hàng hóa. Tuy nhiên, theo tác giả triều đình nhà Nguyễn cũng có một số sai lầm đó là chưa có chính sách khuyến khích cụ thể đối với thương nhân trong việc thực thi chính sách về ngoại thương. Từ đó cũng đã làm hạn chế sự phát triển của nền kinh tế đất nước vào thời kỳ này. Tác phẩm “Việt Nam thế kỷ XIX” của Nguyễn Phan Quang, do NXB Thành phố Hồ Chí Minh, xuất bản 1999, gồm 458 trang, ông cũng là một nhà nghiên cứu có rất nhiều công trình đề cập đến giai đoạn trị vì của nhà Nguyễn, trong công trình này thì tác giả đặc biệt nhấn mạnh đến lĩnh vực thương nghiệp. Theo tác giả thì triều đình nhà Nguyễn mặc dù có nhiều cố gắng nhưng chính sách nội thương chưa đủ mạnh để thúc đẩy việc phát triển nền kinh tế hàng hóa. Bên cạnh đó, tác giả cũng cho rằng triều Nguyễn có hạn chế trong chính sách ngoại thương đó là việc không ký kết các hiệp ước thương mại, thực hiện chính sách “trọng nông ức thương” làm kìm hãm sự phát triển của đất nước. Tác giả Trần Vũ Tài với tác phẩm “Quốc sử quán triều Nguyễn - từ góc độ văn hóa”, được xuất bản vào năm 2000. Từ công trình này tác giả đã trình bày về hoàn cảnh, mục đích ra đời của tác phẩm này, triều đình nhà Nguyễn cho biên soạn lịch sử nhằm khẳng định vị trí, công lao của Nhà nước trung ương tập quyền. Theo tác giả thì tác phẩm này đã thể hiện những đóng góp rất lớn trong việc viết sử với khối lượng tư liệu phong phú, đồ sộ để lại cho thế hệ sau của triều Nguyễn. Công trình này thể hiện tâm huyết rất lớn của tác giả.
  • 16. 11 Bài viết trong Tập san Nghiên cứu Huế, tập 2 của tác giả Huỳnh Công Bá vào năm 2001 là “Pháp chế triều Nguyễn đối với vấn đề nhân thân của người phụ nữ” và bài “Vấn đề tài sản trong pháp luật hôn nhân và gia đình dưới triều Nguyễn” trong Tập san Nghiên cứu Huế, tập 3, vào năm 2002. Thông qua các bài viết này tác giả đã đề cập đến pháp luật của thời kỳ nhà Nguyễn đã có những điều khoản rất rõ để bảo vệ quyền lợi cho người phụ nữ, chẳng hạn như nếu không may người chồng qua đời thì người phụ nữ có quyền quản lý tài sản đó; hay người phụ nữ có quyền lựa chọn người chồng để kết hôn trên tinh thần tự nguyện… họ còn được ngang hàng với người đàn ông trong việc phải có trách nhiệm đối với gia đình, về thời hạn đính hôn… Theo tác giả, pháp luật vào thời kỳ nhà Nguyễn mặc dù có sự kế thừa Luật của nhà Thanh tuy nhiên trong đó cũng có sự lược bỏ đặc biệt là rất quan tâm đối với quyền lợi của người phụ nữ. Hội thảo Khoa học Quốc gia do Bộ giáo dục và Trường Đại học Sư Phạm tổ chức vào năm 2002, với chủ đề: “Nghiên cứu và giảng dạy lịch sử thời Nguyễn ở Đại học, Cao đẳng Sư phạm và phổ thông” đã tập hợp được hơn 100 bài tham luận của các nhà nghiên cứu và giảng dạy về lĩnh vực lịch sử. Trong đó, những nội dung chủ yếu bao gồm: Những vấn đề chung, mang tính phương pháp luận; những vấn đề nghiên cứu về triều Nguyễn trên các lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, xã hội, quân sự, văn hóa, giáo dục, tư tưởng... Cuộc hội thảo này được đánh giá có bước đột phá, là hội thảo mang nhiều dấu ấn học thuật. Những bài viết của hội thảo này đã trở thành căn cứ để các nhà khoa học đứng trên quan điểm lập trường của mình để đánh giá về triều Nguyễn, nó vừa là tác nhân, vừa là sản phẩm của lịch sử xã hội. Chính vì vậy, khi đánh giá phải đứng trên quan điểm lập trường lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin để xem xét các hiện tượng lịch sử ấy đã được hình thành và phát triển như thế nào mới thấy được giá trị khoa học của nó. Đặc biệt là còn thấy được công lao đóng góp của các thế hệ đi trước và có cái nhìn nhận một cách xứng tầm.
  • 17. 12 GS. Phan Huy Lê với công trình “Lịch sử Việt Nam” tập II, làm chủ biên, NXB. Đại học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, năm 2003 là công trình tập hợp và đánh giá tình hình đất nước từ đầu thế kỷ XV đến giữa thế kỷ XIX. Đặc biệt trong đó có phần “Đại Nam thời Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX” tác giả đã trình bày rất rõ nét về tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng của triều đình nhà Nguyễn nói riêng và xã hội Việt Nam nói chung. Trong đó, tác giả còn nêu lên những mặt tích cực của vương triều Nguyễn như: “Từ Gia Long đến Minh Mạng, bộ máy cai trị của nhà Nguyễn ngày càng hoàn thiện, có thêm có bớt nhưng nhìn chung không cồng kềnh, thậm chí có thể coi là gọn nhẹ”[45, tr.418]. Thông qua công trình này tác giả Phan Huy Lê cũng đánh giá cao bộ máy của triều đình nhà Nguyễn, tác giả cho rằng giai đoạn này đã đóng góp to lớn cho lịch sử nước nhà. Ngoài ra, sau thời kỳ đất nước đổi mới, hội thảo “Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX” vào ngày 18/10/2008 đã có cách nhìn khách quan và khoa học hơn đối với triều Nguyễn. GS. Phan Huy Lê đã nhận định trong trang 11 của kỷ yếu hội thảo: “Thời kỳ các chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX là một thời kỳ lịch sử đã trải qua những cách nhìn nhận và đánh giá hết sức khác nhau, có những lúc gần như đảo ngược lại. Triều Nguyễn được đặt trong khung lý thuyết hình thái kinh tế - xã hội, là triều đại suy vong, lâm vào khủng hoảng nặng nề, và chịu phán xét không công bằng”. Theo ông, khi nghiên cứu nhận thức về lịch sử cần phải rút ngắn khoảng cách giữa lịch sử khách quan và lịch sử đươc nhận thức, nghĩa là sự nhìn nhận, đánh giá về vị trí, vai trò của các chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn cần mang tính khách quan, khoa học và công bằng. Đó cũng chính là trách nhiệm và nghĩa vụ của thế hệ chúng ta với các bậc tiền bối đã có những đóng góp cho đất nước trong lịch sử. Công trình “Lịch sử tư tưởng Việt Nam”, Nxb. Thuận Hóa, Huế, 2009 của TS. Huỳnh Công Bá chủ biên, trong đó có đề cập đến giai đoạn triều
  • 18. 13 Nguyễn và Nho giáo thời kỳ này theo tác giả thì nó phát triển mạnh mẽ. Ngoài ra, ông cũng cho rằng thời kỳ này để chấn hưng Nho học, triều Nguyễn đã chấn chỉnh lại giáo dục và đích thân vua Minh Mệnh cho ban hành “10 điều huấn dụ” trong nhân dân. Tác giả cho rằng, Nho giáo triều Nguyễn chịu ảnh hưởng của Tống Nho, bên cạnh đó còn có các ảnh hưởng của Hán Nho và Đường Nho. Dưới triều đại nhà Nguyễn, lịch sử cũng đã đặt ra cho các nhà nho 3 vấn đề lớn cần giải quyết, mà trước đây chưa có đó là: cuộc đấu tranh giữa “chính đạo” và “tà giáo”, giữa “duy tân” và “thủ cựu”, giữa “chiến” và “hòa”. Đây cũng là 3 cuộc đấu tranh tư tưởng quan trọng, mà có giải quyết được thì nó mới chứng minh được sức sống của Nho giáo, còn không thì chẳng những nước bị mất, dân tộc bị nô lệ, mà cả giai cấp thống trị triều Nguyễn cũng chấm dứt vai trò lịch sử của mình và hệ tư tưởng Nho giáo ở Việt Nam. Kết quả là, Nho giáo triều Nguyễn đã không giải quyết được đúng đắn 3 vấn đề nói trên của thời đại, bất lực trước sứ mệnh lịch sử. Tác giả Trần Nam Tiến với bài viết “Vấn đề đạo Thiên chúa trong quan hệ giữa Việt Nam và các nước phương Tây thời nhà Nguyễn (1802 – 1858)” trên Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, vào tháng 10 năm 2012. Theo tác giả, lịch sử ra đời của đạo Thiên chúa giáo cách đây rất lâu rồi từ thế kỷ I tại đế quốc Roma cổ đại. Cùng với đó là quá trình du nhập vào Việt Nam qua việc truyền bá của một số giáo sĩ, đặc biệt là giám mục Bá Đa Lộc và cuộc hội ngộ với vua Gia Long (Nguyễn Ánh) sau này đã giúp ông lập nên vương triều. Cũng theo tác giả, do biết ơn sự giúp đỡ của người Pháp đặc biệt là mối quan hệ gần gũi, thân mật với vị giám mục Bá Đa Lộc mà việc truyền giáo cũng diễn ra hết sức thuận lợi. Tuy nhiên, việc chọn người kế vị là hoàng tử Đảm lên ngôi của ông đã không nhận được sự đồng tình của người Pháp. Mặc dù vậy, ông luôn là người dung hòa mối quan hệ với người Pháp, nên Gia Long đã khéo léo ngăn chặn việc phát triển của đạo Thiên chúa vì biết rất rõ mối đe dọa lớn lao đối với độc lập chủ quyền của đất nước. Đến thời kỳ trị vì
  • 19. 14 của vua Minh Mạng thì chính sách “bài đạo” đã được thực hiện, đây cũng là nguyên nhân làm ảnh hưởng đến mối quan hệ của nước ta với Pháp. Chính sách “cấm đạo” với 5 chỉ dụ của ông đã dẫn đến những hệ lụy sau này, làm gay gắt thêm tình hình và ảnh hưởng không nhỏ tới quan hệ ngoại giao với nước Pháp. Tới thời kỳ trị vì của vua Thiệu Trị và Tự Đức thì chính sách cấm đạo của vua cha vẫn tiếp tục được duy trì, và càng ngày càng trở nên gay gắt. Người Pháp cũng lợi dụng chính sách cấm đạo để can thiệp vũ trang vào nước ta. Tuy nhiên, theo tác giả khi nhận định về chính sách cấm đạo, bế quan tỏa cảng của nhà Nguyễn cần phải có cái nhìn khách quan, vì trong bối cảnh muốn giữ vững chủ quyền của dân tộc trước họa xâm lược của thực dân phương Tây lợi dụng chính sách truyền giáo. Tác giả Lê Thị Lan với bài viết “Các đặc trưng của tư tưởng triết học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX”, tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 8 (93), ra đời vào năm 2015. Trong bài viết của mình, tác giả đã đề cập đến vào nửa đầu thế kỷ XIX thì quá trình vận động và phát triển của tư tưởng triết học Việt Nam cần phải có một hệ tư tưởng chính thống dẫn dắt về mặt tinh thần trong việc củng cố, xây dựng và bảo vệ nhà nước phong kiến trung ương tập quyền cao độ của nhà Nguyễn. Do đó, việc lựa chọn tư tưởng của Nho giáo để từng bước đáp ứng được yêu cầu này. Tác giả đã phân tích rất rõ nét và làm sáng tỏ những đặc điểm khác biệt của tư tưởng triết học Việt Nam giai đoạn này với các giai đoạn khác. Qua đó, những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu về tư tưởng triết học Việt Nam đã được tác giả gợi mở. Tiến sĩ Huỳnh Công Bá trong tác phẩm “Định chế pháp luật và tố tụng triều Nguyễn (1802 - 1885”), do Nhà xuất bản Thuận Hóa xuất bản vào năm 2016, cho rằng triều đại nhà Nguyễn là triều đại cuối cùng của chế độ phong kiến ở nước ta, giai đoạn này đất nước thống nhất hơn hai phần ba của thế kỷ. Sau khi lên ngôi xây dựng cơ đồ thì triều đình nhà Nguyễn đã tiếp thu, học hỏi những kinh nghiệm của các triều đại đi trước để lại trong việc quản lý đất
  • 20. 15 nước. Do đó, dưới sự trị vì của triều đại nhà Nguyễn thì những định chế pháp luật là tương đối hoàn thiện. Từ đó, theo tác giả khi nghiên cứu định chế pháp luật Việt Nam ở triều Nguyễn sẽ giúp cho chúng ta có cái nhìn khách quan về nền pháp luật được thực thi ở thời kỳ đó cùng những đóng góp và giá trị của nó đối với lịch sử dân tộc ta trong giai đoạn hiện nay. Công trình gần đây nhất là bộ sách “Lịch sử Việt Nam” do PGS.TS. Trần Đức Cường tổng chủ biên, do Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội, xuất bản vào năm 2017 gồm có 15 tập được đánh giá rất cao, công trình đạt giải vàng sách hay. Nội dung cơ bản được tập trung trong tác phẩm này là đề cập đến lịch sử nước ta từ thủa sơ khai cho đến năm 2000. Trong 15 tập của bộ sách thì tập 5 là đề cập đến giai đoạn trị vì của triều đình nhà Nguyễn, liên quan trực tiếp đến đề tài của luận án. Tác giả trình bày từ giai đoạn vương triều nhà Nguyễn được thành lập đến thời điểm thực dân Pháp chính thức nổ súng mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam, từ năm 1802 đến năm 1858. Một số công trình trước đây thường đánh giá về triều đại nhà Nguyễn một cách phiến diện, một chiều, phủ nhận công lao của thời kỳ này. Tuy nhiên, tác giả lại có cái nhìn khách quan, mới mẻ hơn khi đánh giá về triều đại nhà Nguyễn - theo tác giả thì bên cạnh hạn chế của thời kỳ này thì không thể phủ nhận những đóng góp không nhỏ đối với lịch sử dân tộc, nhất là việc thống nhất non sông bờ cõi từ Bắc vào Nam, thiết lập bộ máy hành chính nhà nước, mở rộng biên giới ở khu vực phía Nam… Tóm lại, công trình này được đánh giá là tâm huyết của tập thể các nhà khoa học, được kết cấu theo từng chương rất rõ ràng xuyên suốt theo dòng lịch sử của Việt Nam từ thời kỳ sơ khai cho đến giai đoạn đất nước độc lập, non sông thu về một mối. Gần đây nhất là công trình “Đạo đức Nho giáo với đạo đức Việt Nam hiện nay” của PGS.TS. Nguyễn Thanh Bình, năm 2018. Thông qua tập tài liệu này tác giả có cách nhìn nhận về Nho giáo ở Việt Nam vào thời kỳ trước
  • 21. 16 đây, trong đó có cả giai đoạn trị vì của nhà Nguyễn và giai đoạn hiện nay như thế nào. Đồng thời, theo tác giả thì giai đoạn nào cũng vậy, vấn đề đạo đức có vai trò hết sức quan trọng cho nên cần phải nâng cao giá trị đạo đức đối với các thế hệ đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay. Nhìn chung các công trình trên đây vẫn còn gây nên những tranh luận trái chiều về công và tội của các vị vua đầu triều Nguyễn, những quan điểm của một số tác giả phủ nhận công lao của thời kỳ này còn có những công trình gần đây nhất thì đã có sự nhìn nhận khách quan về đóng góp của các vị vua đầu triều Nguyễn vào thời kỳ này. Có thể nói, khái quát những công trình cơ bản về bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội triều Nguyễn vào nửa đầu thế kỷ XIX đã đề cập tới một bức tranh khá rõ nét của thời kỳ này. Đồng thời một số tác giả còn chỉ rõ những hạn chế của chính sách mà triều đình nhà Nguyễn đã làm ảnh hưởng không nhỏ đối với sự phát triển của đất nước vào thời kỳ bấy giờ. Từ đó, làm kìm hãm sự phát triển nền kinh tế, xã hội của đất nước. 1.2. Các công trình nghiên cứu về tƣ tƣởng trị nƣớc của vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị Có thể nói, khi nghiên cứu về tư tưởng trị nước của các vị vua đầu triều Nguyễn nói riêng hay lịch sử triều Nguyễn nói chung có thể tạm quy vào các phương diện khác nhau tùy thuộc vào mục đích của từng chuyên ngành khoa học xã hội như ngành sử học, văn học, triết học... Ở phạm vi nghiên cứu của luận án tiến sĩ triết học của mình, tôi đặc biệt chú trọng nghiên cứu quan điểm của các học giả thuộc hai chuyên ngành tuy có khác nhau về mục đích và cách tiếp cận. Tuy nhiên, cả hai chuyên ngành này đều có điểm chung về nghiên cứu nguồn gốc và diễn biến của các sự kiện, đó chính là chuyên ngành Sử học và Triết học. Những công trình nghiên cứu này có thể kể đến một số tác phẩm tiêu biểu như sau: Tác phẩm “Cải cách hành chính dưới triều Minh Mệnh” của tác giả Nguyễn Minh Tường, Nxb. Khoa học xã hội, năm 1996. Trong công trình
  • 22. 17 này tác giả đã tập trung nghiên cứu rất sâu về cơ cấu tổ chức, hoạt động của cơ quan giám sát dưới triều vua Minh Mệnh và đưa ra nhận định vào thời kỳ này tư tưởng pháp trị được đề cao. Đồng thời, những tư tưởng pháp trị này đã được thực hiện hết sức nghiêm minh nhằm tạo điều kiện cho việc hoạt động của bộ máy hành chính hiệu quả, hạn chế tình trạng tham nhũng của đội ngũ quan lại của triều đình. Mặc dù vậy tác phẩm lại chưa đi sâu phân tích về các tư tưởng này mà chỉ dừng lại ở việc khái quát tư tưởng chính trị của vua Minh Mệnh mà thôi. Công trình “Lịch sử tư tưởng Việt Nam”, tập II, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1997, do Lê Sỹ Thắng chủ biên. Đây được xem là công trình nghiên cứu hết sức công phu về nghiên cứu tiến trình lịch sử tư tưởng Việt Nam thế kỷ XIX. Theo tác giả, thế kỷ XIX được chia thành hai giai đoạn đó là việc thiết lập triều Nguyễn sau khi Nguyễn Ánh đánh bại vương triều Tây Sơn và giai đoạn tiếp theo được ghi dấu là từ năm 1858 đến khi thực dân Pháp mở đầu cuộc chiến xâm lược nước ta, kết thúc vào năm 1896 với sự thất bại của cuộc khởi nghĩa của Phan Đình Phùng. Thông qua công trình này tác giả cho rằng các vua đầu triều Nguyễn đều là những người uyên thâm Nho giáo, có công rất lớn trong việc đào tạo, tuyển chọn và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Do đó, ở thời kỳ này tầng lớp Nho học đã phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng. Cũng theo tác giả, khi nghiên cứu tiến trình lịch sử tư tưởng Việt Nam thế kỷ XIX là tìm hiểu về những biến đổi hết sức quan trọng của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ. Đồng thời, cũng có một số điểm cần chú ý như bước vào thế kỷ XVIII đã được đánh dấu bằng một bước tiến, một sự phong phú tương đối của lịch sử tư tưởng Việt Nam so với các thế kỷ trước, mặc dù sự tồn tại của nó ở giai đoạn này vẫn còn nằm trong khuôn khổ hệ tư tưởng phong kiến. Một số công trình như “Nho học và Nho học ở Việt Nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của GS. Nguyễn Tài Thư, Nxb. Khoa học xã hội, Hà
  • 23. 18 Nội, năm 1997 thì lại có sự nhìn nhận một cách thẳng thắn đối với Nho giáo triều Nguyễn, ông cũng phủ định sạch trơn những đóng góp của Nho giáo triều Nguyễn và đưa ra nhận định: “Nho giáo triều Nguyễn là một tập đại thành những tư tưởng duy tâm phản động trong lịch sử của Nho giáo”[85, tr.515]. Có thể nói, khuynh hướng nghiên cứu này của tác giả theo các nhà nghiên cứu là cách đánh giá được xem là sự nhìn nhận trái chiều của ông khi đề cập đến những công lao, đóng góp của triều đại nhà Nguyễn về tư tưởng Nho giáo. Bài viết “Vua Minh Mạng với tư tưởng “củng cố nền thống nhất quốc gia” của tác giả Nguyễn Minh Tường, tạp chí Xưa và nay, số 286, tháng 6/2007. Theo tác giả, trong số những vị vua của triều đình nhà Nguyễn thì Minh Mệnh là người thông minh, có tài cai trị hơn cả. Vì vậy, dưới sự trị vì của Minh Mệnh thì nhà Nguyễn đã đạt được rất nhiều thành tựu quan trọng trên rất nhiều các lĩnh vực từ kinh tế, quân sự, văn hoá… và đây cũng chính là giai đoạn triều đình phát triển mạnh mẽ nhất. Đến thời kỳ trị vì của vua Minh Mệnh thì vấn đề củng cố nền thống nhất quốc gia trở nên hết sức cấp bách. Trong đó, theo tác giả thì vấn đề toàn vẹn lãnh thổ được vua Minh Mệnh đặt lên hàng đầu, đặc biệt những vùng đất ở biên cương, hải đảo xa xôi được ông tăng cường xác lập chủ quyền. Tác giả Bùi Huy Khiên với công trình “Những bài học từ hai cuộc cải cách hành chính dưới triều vua Lê Thánh Tông và vua Minh Mệnh”, Nxb. Lao động, Hà Nội, năm 2011. Theo tác giả, giai đoạn lịch sử đó được đánh dấu là từ khi vua Gia Long lên ngôi tới khi vua Minh Mệnh kế vị, đây chính là kết quả của một quá trình nội chiến lâu dài, tình hình đất nước lâm vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng. Bức tranh của xã hội Việt Nam được mô tả là sau nhiều năm trải qua chiến tranh khốc liệt, diễn ra ở cả 2 miền Nam - Bắc cho đến cuộc nội chiến đẫm máu Trịnh - Nguyễn phân tranh, rồi đến chiến tranh giữa quân Tây Sơn với Nguyễn Ánh đã làm cho nền kinh tế đất nước kiệt quệ, xã hội mất ổn định, kỷ cương lỏng lẻo, tổ chức bộ máy hành chính
  • 24. 19 các cấp không thống nhất, hoạt động kém hiệu quả. Vì vậy, theo nhà nghiên cứu Bùi Huy Khiên thì việc phải tiến hành cải cách hành chính đã làm cho bộ máy hành chính mạnh lên đủ để quản lý một đất nước thống nhất, rộng lớn cũng chính là một yêu cầu khách quan lúc bấy giờ. Tương tự còn một số công trình như “Tìm hiểu tư tưởng chính trị Nho giáo Việt Nam từ Lê Thánh Tông đến Minh Mạng” vào năm 2002 của Nguyễn Hoài Văn và công trình “Lịch sử nhà Nguyễn - một cách tiếp cận mới” vào năm 2011, Nxb. Đại học sư phạm do nhóm tác giả gồm Đỗ Thanh Bình, Nguyễn Ngọc Cơ, Phan Ngọc Liễn biên soạn đã trình bày một số vấn đề về công tác hành chính dưới triều vua Minh Mệnh. Các tác giả cũng chỉ ra cho chúng ta thấy một cách tiếp cận mới về triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam. Công trình này có nhiều bài viết đã nghiên cứu trình bày tư tưởng của vua Minh Mệnh ở nhiều khía cạnh tiếp cận hết sức khác nhau, do đó nó cũng có ý nghĩa hết sức quan trọng. Công trình “Lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam từ thời kỳ dựng nước đến đầu thế kỷ XX” do PGS.TS. Doãn Chính chủ biên, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, vào năm 2013. Cuốn sách đã trình bày một cách có hệ thống và khái quát quá trình hình thành, phát triển và nội dung của tư tưởng triết học Việt Nam trên các mặt: bản thể luận, nhận thức luận, nhân sinh quan, chính trị - xã hội và các đạo đức luân lý, qua các giai đoạn, qua các thiền phái và qua từng nhà tư tưởng. Từ đó, làm nổi bật lên triết lý về đạo làm người, khẳng định vai trò chủ thể của con người Việt Nam trước tự nhiên, xã hội, trước tiến trình lịch sử và cuộc sống của chính mình. Đó là tinh thần và ý chí độc lập dân tộc, là lòng yêu nước nồng nàn, là tinh thần đoàn kết, là ý chí kiên cường và lòng dũng cảm; là đức tính cần cù, sáng tạo, là lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình... đã tạo nên bản sắc, cốt cách tinh thần của con người Việt Nam.
  • 25. 20 Ngoài ra còn có công trình “Khái lược lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam” do tác giả Nguyễn Tài Đông chủ biên, được Nhà xuất bản Đại học sư phạm, Hà Nội, xuất bản vào năm 2016. Công trình này gồm có 5 chương, trong đó chương 4 đề cập đến lịch sử triều Nguyễn. Tác giả đề cập đến lịch sử Việt Nam từ giai đoạn sơ sử cho đến triết học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. Lịch sử của dân tộc Việt Nam được các tác giả khắc họa tạo nên bức tranh sinh động đề cập trong tác phẩm này, tư tưởng của dân tộc tồn tại từ rất lâu đời, trải qua nhiều biến cố, thăng trầm của lịch sử. Bởi vì, quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng triết học Việt Nam gắn liền với điều kiện lịch sử và cơ cấu của xã hội Việt Nam. Do đó, đề cập đến vấn đề này theo tác giả là một vấn đề mở, lĩnh vực nghiên cứu hết sức phong phú và đa dạng do đó có rất nhiều vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu. Bài viết “Tìm hiểu tư tưởng trị nước của vua Minh Mạng” của tác giả Phan Quốc Khánh, tạp chí Khoa học Chính trị số 4, năm 2004. Bài viết này, tác giả cho rằng trong các vị vua triều Nguyễn thì vua Minh Mệnh là vị vua anh minh nhất. Tuy có nhiều quan điểm khác nhau nhưng theo tác giả thì không thể phủ nhận rằng cách trị nước của ông có ít nhiều cũng đáng để chúng ta tham khảo và rút ra trong việc quản lý xã hội. Cũng theo tác giả, ngay từ khi lên ngôi Minh Mệnh đã thể hiện tư tưởng pháp trị. Ông đòi hỏi khi luật đã ban hành thì phải thực hiện nghiêm minh. Bởi vì pháp luật mà không được thực hiện nghiêm minh thì chẳng khác nào không có pháp luật. Mặc dù thiên về Pháp trị nhưng Minh Mệnh tỏ ra không cực đoan như Hàn Phi mà vẫn đề cao Nho giáo, xem trọng vai trò của đạo đức. Ông đã cho xây dựng văn miếu để thờ Khổng Tử ở kinh đô Huế và các tỉnh, ban phát rất nhiều sách kinh điển Nho giáo. Ngoài ra, Minh Mệnh rất ngưỡng mộ vua Lê Thánh Tông và đã cố gắng trở thành một Lê Thánh Tông thứ hai, ông muốn xây dựng một đất nước thịnh trị “quốc thái, dân an” nhưng lại không thành công như ông mong muốn. Ông được đánh giá là ông vua anh minh nhất triều
  • 26. 21 Nguyễn, nhưng trong hơn 20 năm trị vì lại có đến hơn 200 cuộc nổi dậy chống lại triều đình, nhiều hơn cả thời kỳ vua Gia Long giữ ngôi. Những hạn chế này, theo tác giả là do: Thứ nhất là, chú trọng củng cố vương quyền hơn là cải cách kinh tế, cải thiện dân sinh. Thứ hai là, không thu phục được nhân dân. Thứ ba là, thực hiện chính sách Pháp trị quá khắc nghiệt. Bài viết “Tình hình nghiên cứu tư tưởng Minh Mệnh trong những năm gần đây” của tác giả Phan Thị Thu Hằng, Tạp chí Triết học số 6, năm 2012. Qua bài viết này tác giả cho rằng, triều Nguyễn là vương triều phong kiến cuối cùng trước khi xã hội Việt Nam bước vào giai đoạn hiện đại. Nghiên cứu, tìm hiểu về triều Nguyễn là vấn đề hấp dẫn và lý thú đối với nhiều nhà nghiên cứu trong nước cũng như nước ngoài, nhưng việc nhận thức, đánh giá về triều Nguyễn và những di sản tư tưởng của triều đại này nói chung đang tồn tại nhiều ý kiến trái ngược nhau. Tuy nhiên, theo tác giả những năm gần đây, các nghiên cứu về triều Nguyễn và tư tưởng của các nhân vật lịch sử ở triều đại này ngày càng mang tính khách quan và toàn diện hơn. Trong đó, nghiên cứu về tư tưởng của vua Minh Mệnh - vị hoàng đế thứ hai của nhà Nguyễn cũng có nhiều chuyển biến. Về quy mô nghiên cứu: việc nghiên cứu tư tưởng của vua Minh Mệnh đến nay theo tác giả chủ yếu được thực hiện thông qua các công trình nghiên cứu, các hội thảo khoa học về nhà Nguyễn hoặc các bài viết đăng trên tạp chí khoa học, ít có các công trình nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện về tư tưởng của vị vua này. Thứ hai, về tư tưởng chính trị của Minh Mệnh thì tác giả cũng đưa ra một số nội dung như độc tôn Nho giáo, đề cập pháp trị và tiếp nối tư tưởng củng cố nền thống nhất quốc gia. Ngoài ra, tác giả còn đề cập đến một số công trình về tư tưởng xây dựng các chuẩn mực đạo đức - văn hóa; tư tưởng giáo dục - đào tạo hiền tài và tư tưởng của Minh Mệnh về vấn đề tôn giáo. Cuối cùng, theo tác giả hầu hết các công trình nghiên cứu hoặc là tập trung vào một số vấn đề, như chế độ ruộng đất, bộ máy hành chính, văn hóa giáo dục, hoặc là nghiên cứu đường lối trị nước của vua Minh Mệnh.
  • 27. 22 Bài viết “Minh Mệnh với cải cách hành chính ở các cơ quan trung ương thời Nguyễn - nhìn từ lịch sử và ấn chương hành chính” của PGS.TS. Nguyễn Công Việt, Tạp chí Hán Nôm số 6, vào năm 2013. Tác giả đề cập đến công cuộc cải cách hành chính dưới triều vua Minh Mệnh không phải diễn ra một cách tuần tự, đều đặn đơn giản mà diễn biến của nó với cả một quá trình không ít phức tạp, kéo dài trong nhiều năm. Đấy là sự chuẩn bị với nhiều biện pháp tích cực cho công tác cải cách hành chính. Trong đó có việc phải thay đổi ngay cái cũ, lập cái mới tạm thời. Tạo ra một bước đệm vững chắc cho việc thiết lập cái mới hoàn thiện. Theo tác giả, đó chính là sự phát triển, xây dựng thêm hoàn thiện cái đã được đặt nền móng từ vương triều trước. Cuối cùng chính là việc xóa bỏ hoàn toàn cái cũ để xây dựng cái mới hoàn chỉnh. Tất cả những điểm đó là sự chuẩn bị, bắt đầu và diễn biến của cả một quá trình canh tân thay đổi lớn toàn diện từ Trung ương xuống địa phương, từ lực lượng quân đội đến những đơn vị lớn nhỏ rải rác trên toàn quốc. Do đó chính là công cuộc cải cách hành chính với quy mô và đồng bộ rất lớn gần như xuyên suốt hai phần ba cuộc đời của vua Minh Mệnh. Bài viết liên quan đến triều đại nhà Nguyễn nói chung và hoàng đế Minh Mệnh nói riêng là bài viết “Tư tưởng đạo đức của vua Minh Mệnh” của PGS.TS. Lê Thị Lan, đăng trên Tạp chí Triết học, số 12, vào năm 2015. Tác giả cho rằng, trong lịch sử tư tưởng Việt Nam, Minh Mệnh được coi là người đã xây dựng một đường lối chính trị riêng của Việt Nam trên cơ sở tiếp thu, vận dụng đường lối trị nước của Nho giáo và đưa Nho giáo thành hệ tư tưởng chính thống, độc tôn của triều Nguyễn. Thông qua bài viết này tác giả đã nêu lên những cơ sở triết học mà tư tưởng đạo đức của Minh Mệnh lấy làm nền tảng, phân tích những nội dung cơ bản trong tư tưởng của ông về đạo đức, đồng thời tác giả còn chỉ rõ sự độc đáo của nhà vua trong việc vận dụng và phát triển tư tưởng đạo đức Nho giáo trong bối cảnh triều Nguyễn đang lên nửa đầu thế kỷ XIX.
  • 28. 23 Gần đây nhất là bài viết “Tư tưởng trị nước của vua Gia Long” đăng trên tạp chí KHXHVN, số 1, vào năm 2016 của PGS.TS. Lê Thị Lan. Theo tác giả, Gia Long là vị vua sáng lập triều Nguyễn. Và lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, triều Nguyễn đã trị vì một đất nước thống nhất, rộng lớn từ ải Nam Quan tới mũi Cà Mau. Trong những buổi đầu xây dựng đất nước, triều đại nhà Nguyễn phải đối mặt với vô vàn khó khăn và thử thách, vì thế vua Gia Long đã sử dụng kết hợp tư tưởng của Nho gia và Pháp gia trong việc trị nước. Là người rất am hiểu Nho học nhưng cũng là vị tướng lão luyện chinh chiến, ông đã thành công trong việc quản lý đất nước sau nội chiến, đặt nền móng vững chắc cho vương triều nhà Nguyễn, củng cố địa vị thống trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Tư tưởng trị quốc của ông là nền tảng cho tư tưởng trị nước của triều Nguyễn. 1.3. Các công trình nghiên cứu về giá trị, hạn chế trong tƣ tƣởng trị nƣớc của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị Ngoài một số bộ sử học và các cuộc hội thảo khoa học nói trên, cùng với các công trình nghiên cứu về lịch sử Việt Nam thì còn có những công trình nghiên cứu thuộc lĩnh vực ý nghĩa của tư tưởng triết học. Tiêu biểu có một số tác phẩm như: Tác phẩm “Nho giáo” của Trần Trọng Kim được xuất bản tại Hà Nội vào những năm 30 của thế kỷ XX. Đây chính là tác phẩm ra đời sớm nhất vào thời kỳ hiện đại về Nho giáo Trung Hoa và ảnh hưởng của nó đối với đời sống văn hóa Việt Nam hàng nghìn năm nay. Cuốn sách dài hơn 700 trang, là công trình nghiên cứu công phu và nghiêm túc, cuốn sách đã có cái nhìn rất thấu đáo và xác đáng về vị trí, vai trò của Nho giáo trong lịch sử đương thời. Thông qua tác phẩm này thì Nho giáo được xem như là báu vật và rất đắc dụng trong việc trị quốc an dân, là công cụ tốt nhất để thiết lập trật tự xã hội. Đồng thời, tác giả đã phân tích một cách khá thấu đáo về đường lối trị quốc mà nhà Nguyễn đã dựa vào như một công cụ hữu hiệu để cai trị đất nước.
  • 29. 24 Ngoài những tác phẩm kể trên thì viết về triều Nguyễn còn có những tác phẩm chuyên nghiên cứu về Nho giáo và Nho giáo ở Việt Nam triều Nguyễn. Trong đó phải kể đến “Nho giáo xưa và nay” của tác giả Quang Đạm hoặc “Nho giáo tại Việt Nam” của Lê Sỹ Thắng chủ biên, các tác phẩm này đề cập đến những yêu cầu của Nho giáo đối với các vấn đề cơ bản của đời sống xã hội, đó là: ngũ luân, tam cương, ngũ thường. Qua đó, đề cập đến vai trò của Nho giáo trong việc quản lý xã hội, quản lý con người. Từ đó các tác giả đánh giá những mặt trái của Nho giáo, kìm kẹp trói buộc con người bằng sợi dây vô hình, ảnh hưởng không nhỏ đối với đời sống xã hội. Là sự tàn nhẫn, cay nghiệt của nó, trói buộc con người trong vòng trật tự của xã hội phong kiến, kìm hãm sự phát triển của con người. Đây chính là những yếu tố có ảnh hưởng, tác động rất lớn đối với đời sống xã hội, đặc biệt là thời đại ngày nay của chúng ta. Trong hội thảo về “Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX” tại Thanh Hóa vào ngày 18/10/2008, các nhà khoa học chủ yếu nhìn nhận và đánh giá về việc độc tôn Nho giáo của triều đại nhà Nguyễn mang nhiều yếu tố tiêu cực và bất hợp lý. Tại đây, các nhà nghiên cứu thống nhất ở việc xem giai đoạn lịch sử đó như bước thụt lùi của cỗ xe lịch sử, đánh giá một chiều của họ đã không đưa ra được những lý giải khách quan cho vấn đề tại sao triều Nguyễn lại chủ trương độc tôn Nho giáo? Chỉ ra được nguyên nhân của sự độc tôn Nho giáo có tác động, ảnh hưởng như thế nào tới các mặt của đời sống xã hội lúc bấy giờ. Đây chính là những nội dung hết sức quan trọng của giai đoạn lịch sử của triều Nguyễn. Tác giả Đỗ Bang trong bài viết “Triều Nguyễn: thiết lập tập quyền và các chế tài điều tiết cực quyền” của trên Tạp chí nghiên cứu lịch sử, năm 2007 cho rằng khi chế độ trung ương tập quyền đạt đến đỉnh cao thì cực quyền cũng đã đến mức tuyệt đối và trở thành một chế độ quân chủ chuyên chế cực đoan. Để duy trì được sự phát triển của mình thì nhà Nguyễn đã phải
  • 30. 25 vận dụng học thuyết trị nước của phương Đông, đề ra các giải pháp về cơ chế quản lý của Nhà nước. Tuy nhiên. bài viết đã phân tích hết sức sâu sắc việc nhà Nguyễn áp dụng các tư tưởng trị nước của phương Đông nhưng lại chưa chỉ ra được những giá trị và tác dụng của nó trong việc đề ra bài học đối với những người làm công tác quản lý và đối với xã hội đương thời hiện nay. Liên quan đến chủ đề nghiên cứu của luận án còn có bài viết “Tư tưởng tái độc tôn Nho giáo dưới triều Nguyễn (Giai đoạn nửa đầu thế kỷ XIX)” của Trần Việt Thắng, Tạp chí Triết học số 9, vào năm 2014. Trong bài viết này, tác giả đã luận giải những nguyên nhân cơ bản và biểu hiện của sự tái độc tôn Nho giáo dưới triều Nguyễn trên một số lĩnh vực chủ yếu của đời sống xã hội. Trước hết, nhằm khắc phục sự suy yếu của chế độ phong kiến và sự yếu kém trong việc quản lý hoạt động của bộ máy nhà nước, triều Nguyễn đã dựa vào Nho giáo để tiến hành tổ chức và hoàn thiện hơn nữa bộ máy nhà nước theo mô hình tập quyền chuyên chế, đề cao địa vị tối thượng của nhà vua, mọi quyền hành phải tập trung vào nhà vua. Từ vua Gia Long cho tới các vị vua sau này của triều Nguyễn đều thi hành triệt để các chính sách như không lập tể tướng nhằm tránh chuyên quyền, không lấy trạng nguyên và không phong vương cho người ngoại tộc. Trên lĩnh vực chính trị - xã hội, vua quan triều Nguyễn, nhà nước phong kiến triều Nguyễn cũng ra sức công kích, bài bác giáo lý Phật giáo, Đạo giáo, Thiên chúa giáo, hạn chế đến mức tối đa những ảnh hưởng của các tôn giáo này đối với con người và xã hội. Ngoài ra, trong lĩnh vực giáo dục, khoa cử, cũng giống như các triều đại trước đây, giáo dục khoa cử Nho học dưới triều Nguyễn vẫn là môi trường để truyền bá và phát triển Nho giáo, đào tạo và bổ sung nhân tài vào các thể chế của bộ máy nhà nước phong kiến. Giáo dục dưới triều Nguyễn luôn là phương tiện để truyền bá Nho giáo, biến ý thức hệ phong kiến mà hạt nhân là Nho giáo chi phối con người và xã hội. Như vậy, bằng nhiều biện pháp tổng hợp, vua quan triều Nguyễn đã từng bước tạo ra những điều kiện thuận lợi nhất để đưa Nho giáo
  • 31. 26 lên địa vị thống trị về mặt hệ tư tưởng, làm cơ sở, nền tảng lý luận cho việc tổ chức, vận hành bộ máy nhà nước, Nho giáo hóa mọi mặt, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và con người Việt Nam trong giai đoạn nửa đầu thế kỷ XIX. Trong thời kỳ hiện nay, việc thống nhất quan điểm để nhìn nhận vấn đề lịch sử có ý nghĩa hết sức quan trọng, đặc biệt cần phải thống nhất trong việc đánh giá về triều Nguyễn. Chẳng hạn như, có những nhà khoa học lại đánh giá rất cao công lao của vua Quang Trung - Nguyễn Huệ, và cho rằng ông chính là người có công trong việc thống nhất đất nước, còn ngược lại thì Nguyễn Ánh - vua Gia Long thì thường bị đánh giá thấp, đó là ông bị phủ nhận vai trò trong việc xây dựng đất nước cũng như việc xác lập chủ quyền dân tộc của một quốc gia độc lập, thống nhất. Chúng ta đã biết, công lao to lớn của Nguyễn Huệ là đã đập tan các tập đoàn phong kiến trong và ngoài nước, làm cơ sở cho việc thống nhất đất nước, tuy rằng ông vẫn chưa thực hiện được sự thống nhất đất nước một cách triệt để bởi vì vẫn còn tồn tại các vùng lãnh thổ dưới sự quản lý của Nguyễn Ánh. Chính từ cơ sở lịch sử này, chúng ta không thể phủ nhận vai trò và công lao to lớn của nhà Nguyễn, mặc dù song hành với những công lao đó thì còn những mặt hạn chế cần phải được nhìn nhận và đánh giá thấu đáo hơn nữa. Theo các nhà khoa học thì khi đề cập đến những công lao và đóng góp của triều đại nhà Nguyễn thì từ trước đến nay do điều kiện khách quan nên quá trình nhận thức của giới nghiên cứu còn thể hiện một cách nhìn nhận chưa đầy đủ cho nên giới sử học đã đưa ra những đánh giá nhận xét, đánh giá khá nặng nề, như triều đại “phản động toàn diện”, triều đại “cõng rắn cắn gà nhà”... Tuy nhiên hiện nay, cùng với quá trình nhận thức mới mẻ, hiện đại của thời đại ngày nay thì cách nhìn nhận cũng đã có rất nhiều thay đổi. Chẳng hạn như GS. Đinh Xuân Lâm đã nói: “...Chúng ta có quyền nói là với việc làm của các vua nhà Nguyễn, đặc biệt là ông vua khai sáng Gia Long, không thể nói là có việc cõng rắn cắn gà nhà, rước voi về dày mả tổ”[93, tr.48]. Từ cách nhìn nhận mới
  • 32. 27 mẻ này, có thể thấy các nhà nghiên cứu đã phần nào công nhận những đóng góp không nhỏ đối với đất nước của vua Gia Long (Nguyễn Ánh). 1.4. Khái quát về các kết quả nghiên cứu triều Nguyễn với tƣ tƣởng trị nƣớc của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu, giải quyết trong luận án Lịch sử tư tưởng triều Nguyễn nói chung và lịch sử tư tưởng trị nước của các vị vua đầu triều Nguyễn nói riêng là chủ đề rất hấp dẫn đối với các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước thuộc các lĩnh vực khác nhau. Đây là giai đoạn phức tạp nhất của lịch sử Việt Nam, mà triều đại phong kiến cuối cùng đã để lại nhiều dấu ấn trên nhiều lĩnh vực đời sống xã hội chịu sự đánh giá khen chê khác nhau. Do nhiều yếu tố qui định khác nhau mà khi đánh giá về triều Nguyễn trước đây nặng về phê phán, thậm chí với những lời lẽ khá gay gắt, thiếu tính khách quan khoa học bởi lý do triều đại này không thể đối đầu với sự xâm lược của thực dân Pháp, lần lượt cắt đất và cuối cùng nhượng bộ quyền thống trị thuộc địa cho Pháp. Từ đó, mọi công lao, đóng góp của triều Nguyễn ở nửa đầu của thế kỷ XIX gần như bị phủ định bởi bóng tối của chế độ thực dân nửa phong kiến kéo dài gần 100 năm. Tuy nhiên, khoa học lịch sử nói riêng, các ngành khoa học xã hội nói chung muốn hay không đều phải dựa vào tính khách quan khoa học mới có thể đưa ra những đánh giá đúng đắn về một triều đại hay những ông vua một thời nắm quyền cai trị đất nước. Việc khắc phục những hạn chế từ các công trình khoa học thiếu tính chính xác trong đánh giá về triều Nguyễn và vai trò của các vị vua kế tiếp nhau trong lịch sử tồn tại của nó chỉ được thực hiện một cách hiệu quả khi các học giả biết dựa vào quan niệm duy vật về lịch sử. Hội thảo khoa học được tổ chức với qui mô lớn do Hội Sử học và tỉnh Thanh Hóa phối hợp tổ chức năm 2008 là bước ngoặt quan trọng để có sự chính xác trong đánh giá về triều Nguyễn.
  • 33. 28 Điểm qua những công trình khoa học của các nhà nghiên cứu thì có thể thấy, có hai cách nhìn nhận cơ bản. Thứ nhất, triều đại đầu nhà Nguyễn không đóng góp gì cho đất nước, thậm chí bị coi là tác giả của “bức tranh đen tối phủ bóng lên lịch sử nước nhà”, còn ông vua đầu triều Nguyễn là kẻ “cõng rắn cắn gà nhà”. Nói tóm lại, đó là quan điểm phủ nhận hoàn toàn công lao đóng góp của triều Nguyễn đối với đất nước. Thứ hai, trái ngược với quan điểm trên là của các nhà khoa học có cách nhìn mới mẻ, khách quan hơn về công lao đóng góp của triều đại này trong việc xây dựng đường lối trị nước dựa trên sự kết hợp giữa đức trị và pháp trị, lấy sự thống nhất toàn vẹn lãnh thổ và an dân làm mục tiêu căn bản. Điều đó được thể hiện qua cách lập pháp, tư pháp và hành pháp mang tính hoàn bị hơn các triều đại phong kiến trước đó và được các nhà khoa học nghiên cứu một cách thận trọng dựa trên các sử liệu đồ sộ và chi tiết trong tác phẩm Quốc sử quán triều Nguyễn. Tuy nhiên, dù có tiến bộ đến mấy so với các triều đại trước đó trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, việc mắc phải những sai lầm khó tránh khỏi trong tư tưởng trị nước của các vị vua đầu triều Nguyễn như Gia Long, Minh Mệnh và Thiệu Trị là điều khó tránh khỏi. Điều đó đã được các học giả chỉ rõ quan điểm của các vị vua này trong đối nội cũng như đối ngoại, đồng thời coi đó như là những hạn chế mang tính lịch sử trong sự lựa chọn hệ tư tưởng của triều đại những năm đầu triều Nguyễn. Chính tư tưởng Nho giáo về “nội Hạ ngoại Di”, “trọng nông ức thương”, tư tưởng “tôn quân quyền” là những yếu huyệt trong tư tưởng trị nước của các vị vua đầu triều này, làm cho triều Nguyễn khó vượt qua cơn lốc bành trướng của chủ nghĩa thực dân phương Tây sang phương Đông, trong đó có nước ta. Tóm lại, trên cơ sở nền tảng kế thừa những kết quả nghiên cứu đó, nhìn chung các công trình, bài viết nói trên đều đã khái quát những vấn đề về triều
  • 34. 29 Nguyễn như kinh tế, chính trị, văn hóa và tư tưởng của giai đoạn lịch sử này. Tuy nhiên, trong thực tế chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách tổng thể, hệ thống về tư tưởng trị nước của các vị vua đầu triều Nguyễn. Do đó, đây chính là một vấn đề mở, cần phải tiếp tục đi sâu nghiên cứu và có những kiến giải rõ hơn, hợp lý và sâu sắc hơn trên cơ sở khái quát, hệ thống những nguyên nhân và ý nghĩa lịch sử của nó. Những kết quả nghiên cứu của các học giả mà chúng tôi tham khảo trong chương Tổng quan này là cơ sở để chúng tôi tiếp cận triết học tới tư tưởng trị nước của các ông vua Gia Long, Minh Mệnh và Thiệu Trị. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu, làm rõ thêm những vấn đề sau đây của luận án: Một là, luận án sẽ đứng trên quan điểm duy vật lịch sử tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về các vị vua như Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị. Đồng thời chỉ ra những yếu tố tác động đến quá trình hình thành tư tưởng trị nước của các vị vua đầu triều Nguyễn và ý nghĩa của nó đối với thời kỳ hiện nay. Hai là, luận án tập trung hệ thống hóa, phân tích, làm rõ những nội dung cơ bản trong tư tưởng trị nước của Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị. Ba là, luận án đánh giá mặt tích cực và hạn chế trong tư tưởng trị nước của thời kỳ đầu nhà Nguyễn. Đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm và đưa ra kiến nghị về việc kế thừa những giá trị tích cực trong quá trình xây dựng nhà nước Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
  • 35. 30 Tiểu kết chƣơng 1 Lịch sử tư tưởng triều Nguyễn nói chung và lịch sử tư tưởng giai đoạn đầu triều Nguyễn nói riêng rất phong phú và đa dạng, theo các nhà nghiên cứu thì đây chính là giai đoạn phức tạp nhất của lịch sử Việt Nam, để lại nhiều dấu ấn, công trình văn hóa lịch sử cho đất nước. Tuy nhiên thời kỳ này chúng ta đều biết, giới nghiên cứu, các chuyên gia, các nhà khoa học còn có rất nhiều những quan điểm khác nhau về công lao đóng góp của các vị vua triều Nguyễn và cả đầu triều Nguyễn. Điểm qua những công trình khoa học của các nhà nghiên cứu thì có thể thấy, có hai cách nhìn nhận cơ bản. Thứ nhất là, triều đại đầu nhà Nguyễn không đóng góp gì cho đất nước, là bức tranh đen tối của lịch sử nước nhà, thậm chí có nhà nghiên cứu còn chỉ rõ đây là giai đoạn “cõng rắn cắn gà nhà”, phủ nhận hoàn toàn công lao đóng góp của thời kỳ này. Thứ hai là, quan điểm của rất nhiều nhà khoa học lại có cách nhìn mới mẻ, ghi nhận công lao đóng góp của triều đại này, các nhà khoa học cho rằng triều đại đầu nhà Nguyễn có đóng góp rất lớn cho lịch sử đất nước. Có thể nói, trong thời kỳ hiện nay thì khuynh hướng thứ hai này được giới nghiên cứu đề cập đến rất nhiều, do đó hàng loạt các công trình khoa học đã ra đời của các nhà khoa học đã nhấn mạnh đến những đóng góp của các vị vua triều Nguyễn nói chung và giai đoạn đầu triều Nguyễn nói riêng. Với cách nhìn nhận, đánh giá khách quan về những hạn chế của triều đình nhà Nguyễn và công nhận những công lao của giai đoạn trị vì này ngày càng được giới nghiên cứu đề cập đến là chủ yếu. Tránh khuynh hướng nhìn nhận một chiều như một số quan điểm của các nhà khoa học vào giai đoạn trước đây. Từ cơ sở này những công trình về một số lĩnh vực khác sẽ là cơ sở để tác giả làm căn cứ khoa học. Từ đó, tác giả sẽ tiếp cận nhiều hướng khác nhau để hình thành một cách toàn diện, hệ thống phục vụ cho việc nghiên cứu luận án của mình một cách hoàn chỉnh.
  • 36. 31 Chƣơng 2 BỐI CẢNH LỊCH SỬ VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XIX VÀ NHỮNG TIỀN ĐỀ CƠ BẢN CHO SỰ HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG TRỊ NƢỚC CỦA CÁC VUA ĐẦU TRIỀU NGUYỄN 2.1. Bối cảnh lịch sử Việt Nam đầu thế kỷ XIX 2.1.1. Tình hình chính trị Giai đoạn đầu thế kỷ XIX được xem là thời kỳ rực rỡ nhất của triều Nguyễn. Thắng lợi của vua Gia Long đối với triều đình Tây Sơn đã giúp triều Nguyễn được hưởng thành quả thống nhất toàn bộ bờ cõi, mở rộng đất nước từ ải Nam Quan tới mũi Cà Mau. * Về mặt hành chính - tổ chức: Sau khi lên ngôi, Gia Long lấy Phú Xuân là quốc đô và cho kiểm tra lại các đơn vị hành chính cũ, phân công cho các quan cai trị. Trong đó, vua Gia Long lập 11 trấn thuộc Bắc Bộ thành tổng trấn Bắc Thành đứng đầu là Tổng trấn Nguyễn Văn Thành, 5 trấn Nam Bộ thì hợp thành tổng trấn Gia Định thành với người đứng đầu lần lượt là Nguyễn Văn Nhân (1808 – 1812) và Lê Văn Duyệt (1812 – 1816). Vua Gia Long cho xây đắp hệ thống đường giao thông từ trung ương tới địa phương và xây dựng các trạm dịch nhằm chuyển đệ văn thư. Để nhất thể hóa các đơn vị hành chính trong nước, vào năm 1831 - 1832 vua Minh Mệnh cho bỏ hai tổng trấn, chia cả nước thành 30 tỉnh và phủ Thừa Thiên (trực thuộc trung ương ngày nay). Ngoài ra, ở dưới các tỉnh có phủ, huyện, châu rồi tới tổng, xã. Vào năm 1840 khi thống kê, cả nước có 90 phủ, 20 phân phủ, 379 huyện, 1742 tổng, 18265 xã, thôn, phường, ấp. Cách phân chia này được giữ nguyên cho tới cuối thời kỳ nhà Nguyễn. Nhận định về bộ máy nhà nước ở thời kỳ này, có nhà nghiên cứu cho rằng: “Từ Gia Long đến Minh Mạng, bộ máy cai trị của nhà Nguyễn
  • 37. 32 ngày càng hoàn thiện, có thêm có bớt nhưng nhìn chung không cồng kềnh, thậm chí có thể coi là gọn nhẹ”[43, tr.418]. Có thể nói, từ năm 1802 vua Gia Long lên ngôi với quyết tâm xây dựng triều đình vững mạnh, tuy nhiên khó khăn rất lớn của nhà Nguyễn đó là việc xây dựng chính quyền địa phương. Việc thống nhất về mặt tổ chức chính quyền ở địa phương cùng với sự tồn tại của hai khu vực là ở Bắc kì và Nam kì nhằm mục đích thống nhất về mặt lãnh đạo và quyền lực của nhà vua được đảm bảo. Để quản lý tỉnh là các Tổng đốc là người đứng đầu tỉnh, mỗi Tổng đốc phụ trách 2 đến 3 tỉnh, còn Tuần phủ thì phụ trách một tỉnh dưới quyền Tổng đốc. Còn bộ phận giúp việc thì có hai ti là Bố chính sứ ti và Án sát sứ ti. Ngoài ra, còn về tổ chức quân sự thì có các chức lãnh binh, còn quan chức địa phương thì do Trung ương bổ nhiệm và chịu trách nhiệm trước hai cấp: Tổng đốc - Tuần phủ và Trung ương. Đồng thời, hệ thống hành chính từ trung ương đến địa phương có sự phân biệt rõ ràng, do đó quyền hành được tập trung nhiều hơn nữa vào trong tay nhà vua. Những người đứng đầu tỉnh thường là các võ quan cao cấp. Thời kỳ này còn đặt ra dưới tỉnh là phủ, huyện, châu và tổng, xã. Chính quyền của tổng - xã còn được tổ chức rất chặt chẽ để đảm bảo quyền lực của nhà nước và giải quyết một cách kịp thời các khó khăn khi xảy ra. Chính quyền trung ương của vua Gia Long, Minh Mệnh vẫn giữ nguyên hệ thống các bộ và cơ quan phục vụ triều đình như những triều đại trước. Mọi quyền lực đều nằm trong tay nhà vua. Thời kỳ này cũng đặt ra Thị thư viện là người giúp vua giải quyết các loại giấy tờ, làm công tác văn thư và ghi chép ở thời kỳ của vua Gia Long, đến thời kỳ vua Minh Mệnh thì nhiệm vụ này lại được đổi tên là Văn thư phòng, cho đến năm 1829 thì có tên gọi khác là Nội các. Nhà Nguyễn cũng phân chia Tứ trụ đại thần (gồm 4 vị Điện đại học sĩ) trong việc quân quốc trọng sự, sau này gọi là viện Cơ mật vào năm 1834. Ngoài
  • 38. 33 những chức vụ trên thì nhà Nguyễn còn đặt thêm một số chức như Tôn nhân phủ phụ trách các công việc của Hoàng gia [77, tr.435]. Thời kỳ này bộ máy hành chính nhà Nguyễn cũng phân chia làm 6 Bộ gồm Bộ Lại, bộ Hộ, bộ Lễ, bộ Binh, bộ Hình và bộ Công có trách nhiệm trong việc chỉ đạo các công việc chung của Nhà nước và chức vụ Ngũ quân đô thống phủ để phụ trách quân đội. Ngoài ra, còn có Đô sát viện hay còn gọi là Ngự sử đài gồm 6 khoa làm nhiệm vụ phụ trách thanh tra quan lại, Hàn lâm viện phụ trách sắc dụ, công văn và 5 Tự phụ trách một số công tác sự vụ, phụ trách kho tàng là phủ Nội vụ, phụ trách giáo dục là Quốc tử giám, còn phụ trách thuốc thang, chữa bệnh là Thái y viện… Đồng thời, còn có một số ti, cục cùng với bộ phận trông coi Hoàng gia hết sức phức tạp gồm cả dân sự và quân sự [77, tr.435]. Để nâng cao uy quyền của nhà vua, nhà Nguyễn đã đặt ra lệ “Tứ bất” dù không được ghi thành văn bản đó là không đặt tể tướng, không phong hoàng hậu, không lấy trạng nguyên trong thi cử, cũng như không phong tước vương cho những người ngoài họ với nhà vua [77, tr.435-436]. Ở khu vực vùng thượng du, đặc biệt là 6 ngoại trấn thuộc Bắc Thành, vua Minh Mệnh đã có chủ trương nhất thể hóa với khu vực miền xuôi về mặt hành chính. Đến năm 1829 thì Nhà nước đã bỏ lệ thế tập các thổ ti ở những vùng dân tộc ít người, và để cho quan địa phương tuyển chọn những người có tài đức làm Thổ tri châu, Thổ tri huyện. Đồng thời, nhà Nguyễn còn cho phân chia lại thành các châu, huyện lớn nhỏ tùy theo diện tích và số lượng. Sau khi sắp xếp lại ở khu vực miền xuôi về mặt tổ chức chính quyền, vua Minh Mệnh đã cho sắp đặt chế độ lưu quan ở các tỉnh như Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn và Cao Bằng để nhằm mục đích khống chế các thổ quan để thu thuế của họ giống như các tỉnh ở miền xuôi. Trước đây triều đình nhà Nguyễn chỉ thực hiện chế độ lưu quan ở miền núi một số tỉnh nhưng do
  • 39. 34 sự bất mãn của chế độ lưu quan cho nên nhà Nguyễn đã bỏ chế độ này trước khi thực dân Pháp xâm lược. Giai đoạn đầu khi mới thành lập thì triều đình nhà Nguyễn, sử dụng quan lại chủ yếu là những người có công lao đi theo Nguyễn Ánh đánh quân Tây Sơn, cùng với một số cựu thần đỗ đạt ở thời kỳ nhà Lê. Chính vì vậy, nhà Nguyễn đã dùng việc thi cử để giúp cho việc tuyển chọn thêm được những người tài để bổ nhiệm. Cho nên, đến năm 1807 thì nhà Nguyễn mở khoa thi Hương đầu tiên và tới năm 1822 thì bắt đầu có khoa thi Hội. Tuy nhiên, số người tham gia ứng thí trong các kỳ thi này còn rất ít nên cũng không thể chỉ sử dụng những người đỗ đạt ra làm quan được. Thời kỳ này, nhà Nguyễn quy định rõ việc quan lại được hưởng lương theo phẩm hàm, chủ yếu nhận tiền và gạo. Còn ruộng đất thì được hưởng theo phép quân điền. Bộ máy quan lại của nhà Nguyễn khá gọn nhẹ nhưng cũng không tránh được tình trạng tham nhũng, đẩy nhân dân lao động vào cảnh lầm than, nghèo đói vì bị vua quan bóc lột, coi thường công lý, kẻ giàu ức hiếp người nghèo, nhân dân xem quan lại như phường trộm cướp. Chính vì thế, đến năm 1811 vua Gia Long đã ra đạo dụ nghiêm khắc đó là: “Nghiêm cấm lại dịch và kẻ giữ kho không được kiếm cớ làm khó dễ dân để yêu sách, nếu để hại cho dân thì giết không tha”[60, tr.438]. Ngay cả thời kỳ vua Minh Mệnh nắm quyền, vào năm 1827 ông cũng tỏ ra rất bực tức vì việc quan lại trong triều đình “coi pháp luật như hư văn, xoay sở nhiều vành, chỉ cốt lấy tiền, không được thì buộc tội” [75, tr.438]. *Về mặt đối nội Vua Gia Long đã chủ trương đường lối “ngoại Nho, nội Pháp”, để thi hành chính sách xây dựng nền kinh tế và văn hóa nhằm mang lại cho xã hội sự ổn định, trấn áp các cuộc nổi dậy của các lực lượng chống đối lại triều đình để củng cố sự thống nhất trên toàn lãnh thổ. Nguyên nhân hết sức quan trọng là giai đoạn này triều đại mới thành lập, do đó chưa đủ sức khống chế và kiểm
  • 40. 35 soát lãnh thổ. Vì thế, thời kỳ này quyền lực tối cao của nhà vua chỉ thực sự là ở miền Trung. Nhằm mục đích tập trung quyền lực vào trong tay nhà vua về mặt hành chính cho nên sau khi lên ngôi, vua Minh Mệnh đã trực tiếp quản lý. Cùng với đường lối lãnh đạo của vua Gia Long, thời kỳ này vua Minh Mệnh đã đẩy nó lên tới mức cực đoan, xây dựng nên một thể chế trị nước mạnh nhất trong khu vực. Minh Mệnh đã có rất nhiều biện pháp để cải cách hành chính nhằm ổn định chính trị, xã hội của đất nước, nâng cao đời sống nhân dân, lập lại trật tự xã hội có kỷ cương. Nhưng chính sách cải cách hành chính của vua Minh Mệnh vẫn còn hà khắc, đồng thời sự tàn bạo của quan quân triều đình ở địa phương, gây bức xúc trong xã hội, do đó ở thời kỳ này có rất nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra khắp nơi trong cả nước. Có thể nói, nhà Nguyễn ý thức rất rõ về việc ngày càng gia tăng mâu thuẫn giữa Nhà nước và nhân dân, cho nên vua Gia Long, Minh Mệnh đã cho xử tử hoặc cách chức rất nhiều những viên quan lớn trong triều đình tham nhũng để răn đe. Tuy nhiên, cũng không vì thế mà ngăn chặn được tình trạng nhũng nhiễu của quan lại địa phương. * Về mặt luật pháp Sau khi lên ngôi, vua Gia Long đã tiến hành rất nhiều việc để ổn định đất nước, đặc biệt là ông cho xây dựng hệ thống luật pháp của triều đình, ông đã chỉ đạo quan lại tham khảo luật Hồng Đức soạn ra 15 điều luật quan trọng nhất để ban hành và phổ biến trong nhân dân. Mặc dù những điều luật này chủ yếu nói đến việc kiện tụng, còn những lĩnh vực khác của đời sống xã hội lại chưa được đề cập vì thế cũng không đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Vào năm 1811, nhà Nguyễn đã sai Tổng trấn Bắc Thành là Nguyễn Văn Thành biên soạn bộ luật mới của triều đình nhằm mục đích giữ gìn kỷ cương, phép nước, ngăn chặn sự suy đồi, thoái hóa biến chất trở thành chuẩn mực không
  • 41. 36 thể thiếu của triều đình. Vua Gia Long cho rằng: “Các bậc đế vương trị nước, hình pháp đặt ra đã lâu. Hình pháp không đúng thì dân không chỗ mà nắm. Nay luật lệ chưa định, pháp ty không theo vào đâu được, thực không phải ý Khâm tuất minh doãn (kính cẩn, thương xót, sáng suốt, tin đúng - TG) của trẫm. Bọn khanh nên hết lòng khảo xét những pháp lệnh điển lệ của triều, tham hợp với điều luật đời Hồng Đức và nước Đại Thanh, lấy bỏ cân nhắc mà làm thành sách. Trẫm sẽ tự sửa chữa để ban hành”[60, tr.807 - 808]. Bộ luật của nhà Nguyễn đã được Nguyễn Văn Thành cùng một số quan trong triều tham khảo từ bộ luật của nhà Thanh. Và đến năm 1813 thì bộ luật này mang tên “Hoàng Việt luật lệ” hay còn có gọi là “Luật Gia Long” đã được ban hành. Bộ luật này có 22 quyển, 398 điều, gồm có 2 phần cơ bản, phần thứ nhất là phần giới thiệu về luật còn phần thứ hai là toàn bộ nội dung [9, tr.78-79-80]. Có thể nói, bộ Luật Gia Long dựa trên cơ sở tham khảo luật Hồng Đức và bộ luật của nhà Thanh, tuy nhiên có một số nội dung thì khác nhau. Không những thế, bộ luật của nhà Nguyễn cũng có những điểm mới phù hợp với thực tiễn lúc bấy giờ, chứ không chỉ đơn giản là sự sao chép bộ luật của nhà Thanh. Một số nội dung hà khắc trong bộ luật của nhà Thanh đã được lược bỏ như tội xử tử, tội hối lộ và tội đối với phụ nữ khi mang thai… Triều đại nhà Nguyễn đánh giá cao việc ban hành bộ luật này chính là rường cột quan trọng để trị vì đất nước. Chính vì thế, những điều luật nhằm phản ánh thực tiễn của nước ta ở trong bộ luật Hồng Đức thì đến đây đã không còn mà được thay vào đó bằng những điều luật hết sức khắt khe, chẳng hạn như tội phản bội Tổ quốc, tội tuyên truyền và hình phạt để bị đày làm nô tì cũng đã được đặt lại trong bộ luật này. Ngoài ra, trong bộ luật này còn có một nội dung rất quan trọng về tình trạng tham nhũng của đội ngũ quan lại. Vào năm 1813 thì bộ “Hoàng Việt luật lệ” chính thức được ban hành và phổ biến trong cả nước [9, tập 5,
  • 42. 37 tr.79]. Bộ luật này của triều Nguyễn đã khái quát rất nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội từ kinh tế, chính trị, xã hội, mang tính tổng hợp vừa luật vừa lệ. Bộ luật Gia Long trải qua các triều vua đã được sửa chữa ít nhiều đặc biệt là vào thời kỳ vua Minh Mệnh, nhưng bộ luật này vẫn được sử dụng trong suốt triều đại nhà Nguyễn. Ngoài việc sử dụng bộ “Hoàng Việt luật lệ” nhằm ổn định tình hình chính trị, xã hội thì triều đình nhà Nguyễn còn cho ban hành rất nhiều chiếu, chỉ, dụ bổ sung của nhà vua về một số vấn đề như tổ chức nhà nước, đất đai, tài sản, hôn nhân… kể cả việc cấm truyền đạo nữa. Những quy định này tồn tại trong suốt các thời kỳ trị vì của nhà Nguyễn. * Về mặt quân sự Cùng với các lĩnh vực khác thì quân sự được triều đình nhà Nguyễn hết sức coi trọng nhằm củng cố vị trí của mình, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển và tồn tại của triều đại. Vua Gia Long đã xây dựng quân đội thành 3 bộ phận đó là: Thân binh (hộ vệ vua), Cấm binh (phòng thủ hoàng thành) và Tinh binh hay biền binh (nằm ở khu vực kinh đô và ở các địa phương), ngoài ra còn có thuộc binh (đó là lính lệ, hộ vệ các quan) [9, tập 5, tr.52]. Giai đoạn này nhà Nguyễn có lực lượng binh lính rất đông, được trang bị vũ khí đầy đủ và có chế độ binh dịch rất nặng nề. Có thể nói, quân đội của triều đình nhà Nguyễn từ số lượng cho đến tổ chức suốt giai đoạn trị vì hết sức chính quy. Trang bị vũ khí cho quân đội được nhà Nguyễn rất quan tâm, các loại vũ khí tối tân, hiện đại cũng được đầu tư như tàu chiến, pháo, đại bác, súng chiến đấu… Ngoài việc trang bị vũ khí thì nhà Nguyễn còn nâng cao trình độ cho quân đội nhờ vào sự giúp đỡ của người Pháp “Ngay từ khi còn bị quân Tây Sơn truy đuổi khắp nơi, Nguyễn Ánh đã được một số sĩ quan người Pháp giúp đỡ xây dựng lực lượng cũng như trang bị vũ khí, trong đó có kỹ thuật về đóng thuyền và chế tạo vũ khí. Những tiến bộ của khoa học quân sự phương Tây,