SlideShare a Scribd company logo
1 of 57
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
HOÀNG THỊ KHÁNH LINH
BẢO VỆ QUYỀN LỢI PHỤ NỮ THEO LUẬT HÔN
NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2014
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI
i
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
HOÀNG THỊ KHÁNH LINH
BẢO VỆ QUYỀN LỢI PHỤ NỮ THEO LUẬT HÔN
NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2014
Chuyên ngành : Luật dân sự và tố tụng dân sự
Mã số :60380103
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Văn Cừ
HÀ NỘI
ii
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu và trích dẫn trong Luận văn là chính xác và trung thực. Những kết luận
khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào
khác.
Hà Nội, ngày 25 tháng 1 năm 2016
Tác giả luận văn
Hoàng Thị Khánh Linh
iii
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI PHỤ NỮ 8
THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM
1.1. Khái niệm quyền phụ nữ 8
1.1.1. Khái niệm quyền con người 8
1.1.2. Khái niệm quyền phụ nữ 11
1.2. Khái niệm bảo vệ quyền của phụ nữ bằng pháp luật 11
1.3. Ý nghĩa của việc bảo vệ quyền của phụ nữ bằng pháp luật 13
1.4. Pháp luật quốc tế với vấn đề bảo vệ quyền lợi của phụ nữ 15
trong quan hệ hôn nhân và gia đình
1.5. Sơ lược pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi của phụ nữ 17
trong pháp luật từ năm 1945 đến nay
1.5.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1975 17
1.5.2. Giai đoạn từ năm 1975 đến nay 19
Chương 2: NỘI DUNG BẢO VỆ QUYỀN LỢI PHỤ NỮ THEO LUẬT 21
HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2014
2.1. Bảo vệ quyền lợi của phụ nữ việt nam trong quan hệ nhân thân 21
2.1.1. Khái quát về quyền nhân thân của cá nhân và quan hệ nhân 21
thân của người phụ nữ trong hệ hôn nhân và gia đình
2.1.2. Nội dung bảo vệ quyền lợi của phụ nữ trong quan hệ nhân thân 24
2.2. Bảo vệ quyền lợi của phụ nữ Việt Nam trong quan hệ tài sản 50
2.2.1. Bảo vệ quyền của phụ nữ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử 51
iv
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
dụng, định đoạt tài sản chung
2.2.2. Bảo vệ quyền sở hữu tài sản của người vợ khi vợ chồng lựa 60
chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận
2.2.3. Bảo vệ quyền xác lập, chiếm hữu, sử dụng định đoạt tài sản 64
riêng của người phụ nữ
2.2.4. Bảo vệ quyền sở hữu tài sản của người vợ khi chia tài sản 67
chung trong thời kỳ hôn nhân
2.2.5. Bảo vệ quyền sở hữu tài sản của người vợ khi li hôn 70
2.2.6. Bảo vệ quyền có chỗ ở của người vợ sau khi ly hôn 78
2.2.7. Bảo vệ quyền được cấp dưỡng của người vợ khi li hôn 82
Chương 3: THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐ GIẢI 84
PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG
CAO HIỆU QUẢ BẢO VỆ QUYỀN LỢI PHỤ NỮ
TRONG QUAN HỆ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
3.1. Thực trạng vấn đề bảo vệ quyền lợi của phụ nữ trong pháp 84
luật hôn nhân và gia đình hiện hành
3.1.1. Đánh giá chung 84
3.1.2. Bảo vệ quyền lợi của phụ nữ trong một số vấn đề cụ thể 86
3.2. Nguyên nhân của bất cập, hạn chế trong việc bảo vệ quyền lợi 100
phụ nữ ở nước ta hiện nay
3.2.1. Nguyên nhân khách quan 101
3.2.2. Nguyên nhân chủ quan 102
3.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu 104
quả bảo vệ quyền lợi của phụ nữ Việt Nam trong quan hệ hôn
nhân và gia đình
3.3.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật 104
3.3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền lợi của phụ nữ Việt 108
Nam trong quan hệ hôn nhân và gia đình
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
113
114
v
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLDS : Bộ luật dân sự
HN&GĐ : Hôn nhân và gia đình
vi
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu Tên bảng Trang
bảng
3.1 Người đứng tên giấy tờ sở hữu/ quyền sử dụng một số tài
sản phân theo thành thị - nông thôn
87
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Số hiệu Tên biểu đồ Trang
biểu đồ
3.1 Tỷ lệ chưa ĐKKH theo dân tộc của các cặp vợ chồng 88
3.2 Phân biệt tài sản chung của hộ gia đình với tài sản riêng 95
thành viên
vii
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Quyền con người và quyền công dân là yếu tố quan trọng trong mục
tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, nó được khẳng định
là chế định cơ bản nhất của mọi bản Hiến pháp. Sự phát triển của lịch sử loài
người đã chứng minh sức mạnh to lớn của nhu cầu về quyền tự do. Quyền
được xem xét dưới góc độ là nhu cầu độc lập, đã tạo ra động lực mạnh mẽ cho
con người, đặc biệt là ở lĩnh vực chống áp bức, bóc lột, xây dựng xã hội công
bằng, dân chủ, tự do. Trong nhà nước xã hội chủ nghĩa những tiền đề, điều
kiện giải phóng con người gắn liền với sự thay đổi về quan hệ sở hữu tư liệu
sản xuất, đặc biệt là việc thiết lập chế độ chính trị với bản chất "tất cả quyền
lực nhà nước thuộc về nhân dân".
Quyền con người là khái niệm rộng, bao gồm các quyền của cá nhân,
tập thể, của nhóm người, cộng đồng người trong xã hội. Trong đó, với những
đặc trưng về giới tính, phụ nữ là một trong những nhóm người dễ bị tổn
thương nhất, cần phải được quan tâm, bảo vệ một cách đặc biệt. Tuy nhiên, ở
hầu hết các xã hội trên thế giới, phụ nữ thường không nhận được sự quan tâm,
bảo vệ thích đáng của xã hội, thậm chí bị phân biệt đối xử, bị ngược đã. Từ
đầu thế kỉ XX đến nay, Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế khác đã ban
hành nhiều điều ước quốc tế nhằm bảo vệ quyền của phụ nữ. Trong đó, nổi
bật nhất là Công ước về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử với phụ
nữ năm 1979 (viết tắt là CEDAW).
Mục đích của CEDAW là nhằm trao cho phụ nữ những quyền con
người đã được pháp luật quốc tế thừa nhận nhưng họ không được hưởng trên
thực tế bởi sự phân biệt đối xử với phụ nữ. Công ước giải quyết vấn đề bất
bình đẳng giới theo hướng: không chỉ đưa ra những quy phạm chung áp dụng
cho cả nam và nữ mà còn xây dựng những quy phạm riêng có tính chất ưu
1
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
tiên, chỉ áp dụng cho phụ nữ, nhằm đạt được mục tiêu bình đẳng về quyền và
cơ hội giữa nam và nữ. Đồng thời, Công ước nêu rõ những lĩnh vực chính cần
tập trung xóa bỏ sự phân biệt đối xử với phụ nữ. Đó là: Giáo dục - đào tạo;
quan hệ hôn nhân - gia đình; hoạt động chính trị - xã hội; hoạt động kinh tế,
văn hóa, xã hội; giao dịch dân sự; tư cách cá nhân trước pháp luật; chăm sóc
sức khỏe; quốc tịch (của bản thân và con cái).
Trong xã hội Việt Nam từ xưa đến nay người phụ nữ luôn đóng vai trò
quan trọng trong cuộc sống, công cuộc dựng nước và giữ nước. Từ truyền
thống anh hùng bất khuất trong các cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm; ở
xã hội nào thì cũng không thể thiếu vắng người phụ nữ với tư cách là người
mẹ, người vợ thực hiện thiên chức cao quý của mình đối với các thành viên
trong gia đình bằng sự tần tảo và đức hi sinh cao quý. Tuy nhiên ở mỗi chế độ
xã hội khác nhau thì cách nhìn nhận và đánh giá vai trò cũng như vị trí của
người phụ nữ là khác nhau. Sự ghi nhận và đánh giá này được thể hiện rất rõ
trong các quy định của pháp luật qua các thời kỳ lịch sử.
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: Nói đến phụ nữ là nói
phần nửa xã hội. Nếu không giải phóng phụ nữ thì không giải phóng một nửa
loài người. Nếu không giải phóng phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ
một nửa. Thấm nhuần quan điểm đó, Đảng và nhà nước ta luôn dành cho phụ
nữ sự quan tâm đặc biệt. Ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946, Nhà
nước ta đã ghi nhận quyền bình đẳng của phụ nữ. Từ đó, nguyên tắc nam nữ
bình đẳng trở thành nguyên tắc hiến định được thể hiện nhất quán trong tất cả
các Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992 và Hiến pháp năm 2013. Trên cơ
sở đó, nhiều văn bản pháp luật của Nhà nước đã cụ thể hóa quyền bình đẳng
nam nữ nhằm thực hiện triệt để việc bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ. Trong số
các ngành luật, Luật Hôn nhân và gia đình (HN&GĐ) giữ một vị trí quan
trọng. Nguyên tắc nam nữ bình đẳng đã trở thành tư tưởng chỉ đạo xâu chuỗi
mọi quy định của Luật HN&GĐ Việt Nam, từ những văn bản luật
2
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
đầu tiên của Nhà nước ta cho đến Luật HN&GĐ năm 2014. Nhờ đó, quyền lợi
của người phụ nữ được bảo vệ, vị thế của người phụ nữ trong gia đình và xã hội
ngày càng được khẳng định. Luật HN&GĐ năm 2014 là cơ sở pháp lý quan
trọng để đảm bảo tố các quyền HN&GĐ cho người phụ nữ trên cơ sở nguyên tắc
nam nữ bình đẳng, đó chính là thực hiện nhiệm vụ giải phóng phụ nữ.
Việc quan tâm và nghiên cứu về đời sống của người phụ nữ trong
quan hệ HN&GĐ cần được nhìn nhận, xem xét một cách cụ thể và rõ ràng
hơn thông qua các quy định của Luật HN&GĐ năm 2014 cũng như thực tiễn
đời sống hôn nhân trong xã hội hiện nay. Do vậy, đề tài "Bảo vệ quyền lợi
phụ nữ theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014" được lựa
chọn để tìm hiểu và nghiên cứu nhằm góp phần bảo vệ quyền lợi, kiến nghị
hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam và thực tiễn thi hành việc bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người phụ nữ trong quan hệ HN&GĐ.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Việc quan tâm và nghiên cứu về đời sống của người phụ nữ trong thời
kỳ hôn nhân và sau khi li hôn đã được đề cập đến rất nhiều trên khía cạnh về
mặt đời sống của xã hội. Về mặt quy định của pháp luật, việc bảo vệ quyền lợi
của người phụ nữ trong quá trình hôn nhân cũng được đề cập thông qua quy
định pháp luật trong Luật HN&GĐ năm 2000, Luật HN&GĐ năm 2014 và
các văn bản hướng dẫn các luật này. Tuy nhiên, những quy định của pháp luật
về bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ trong Luật HN&GĐ chưa được đem ra
nghiên cứu một cách có hệ thống và cụ thể. Đối với việc bảo vệ quyền lợi của
người phụ nữ Việt Nam trong Luật HN&GĐ thì đã có một số công trình ở
nhiều cấp độ khác nhau đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp đến vấn đề này:
Nhóm giáo trình, sách bình luận: Đinh Mai Phương (2006), Bình luận
khoa học Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội; Nguyễn Văn Cừ và Ngô Thị Hường (2002), Một số vấn đề lí luận và
thực tiễn về Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
3
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Nội; Nguyễn Ngọc Điện (2002), Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và gia
đình Việt Nam, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh; Tưởng Duy Lượng (2001),
Bình luận một số án dân sự và hôn nhân và gia đình, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội; Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình, Nxb Công an nhân dân, Hà
Nội, 2008...
Các tài liệu nêu trên hầu hết mới chỉ đưa ra phân tích, bình luận các
quy định liên quan đến vấn đề tài sản trong quá trình hôn nhân, nghĩa vụ của
vợ chồng trong hôn nhân, các quy định về li hôn, nghĩa vụ cấp dưỡng nói
chung giữa vợ chồng sau khi li hôn… mà chưa đi sâu nghiên cứu có tính hệ
thống về bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ trong Luật HN&GĐ.
Nhóm luận văn, luận án, đề tài khoa học: Bùi Thị Mừng (2004), Bảo
vệ quyền phụ nữ theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Luận văn thạc sĩ
Luật học; Bài viết: "Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 với việc bảo vệ
người phụ nữ" của PGS.TS Trần Thị Huệ trên Đặc san của Tạp chí Luật học
2004; Bài viết: "Quyền của phụ nữ theo quy định của Luật Hôn nhân và gia
đình Việt Nam" của ThS. Nguyễn Thị Lan, Tạp chí Luật học, số 3, năm 2004;
TS. Nguyễn Văn Cừ (2004), Chế độ tài sản của vợ, chồng theo Luật Hôn
nhân và gia đình Việt Nam năm 2000, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại
học Luật Hà Nội; Phạm Thị Ngọc Lan (2000), Giải quyết tranh chấp tài sản
của vợ, chồng khi li hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Luận văn
thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội; Đỗ Thị Kiều Ngân
(2012), Bảo vệ quyền lợi của phụ nữ Việt Nam trong quan hệ hôn nhân có yếu
tố nước ngoài; Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội…
Như vậy, mặc dù đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về việc
bảo vệ quyền lợi của phụ nữ Việt Nam nhưng chưa có một công trình nào
nghiên cứu một cách có hệ thống liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của phụ
nữ Việt Nam trong Luật HN&GĐ năm 2014. Do vậy, việc lựa chọn nghiên
cứu đề tài "Bảo vệ quyền lợi phụ nữ theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam
4
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
năm 2014" sẽ góp phần làm rõ nội hàm của vấn đề trên cũng như đóng góp
được những kiến nghị cụ thể, có giá trị đối với việc hoàn thiện quy định của
pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
- Tìm hiểu những vấn đề lý luận liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi
của phụ nữ Việt Nam.
- Tìm hiểu một cách có hệ thống và hoàn chỉnh những quy định của
pháp luật hiện hành về việc bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ.
- Tìm hiểu thực tiễn áp dụng pháp luật có liên quan đến việc bảo vệ
quyền lợi của phụ nữ Việt Nam trong quan hệ HN&GĐ.
- Trên cơ sở tìm hiểu những vấn đề lý luận và thực trạng thực thi pháp
luật như trên, tác giả mạnh dạn nêu lên những kiến nghị góp phần hoàn thiện
những quy định của pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi các quy định của
pháp luật về bảo vệ quyền lợi của phụ nữ trong quan hệ HN&GĐ.
4. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Vấn đề bảo vệ quyền lợi của phụ nữ Việt Nam là vấn đề tương đối
phức tạp vì vấn đề này không chỉ liên quan đến các quy định của pháp luật
HN&GĐ mà còn liên quan đến các quy định của pháp luật dân sự, pháp luật
đất đai, nhà ở… Tuy nhiên, dưới góc độ phạm vi nghiên cứu của một luận văn
thạc sĩ, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản liên quan
đến bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và các quy định của pháp luật hiện hành liên
quan đến vấn đề này, đặc biệt là các quy định của Luật HN&GĐ năm 2014 và
các văn bản hướng dẫn thi hành luật này. Bên cạnh đó, tác giả cũng khảo cứu
thêm về thực tiễn thực thi các quy định của pháp luật có liên quan đến việc
bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ trong quan hệ HN&GĐ thông qua những
số liệu thống kê cụ thể. Đề tài không bao gồm những vấn đề bảo vệ quyền lợi
của phụ nữ Việt Nam trong trong mối quan hệ HN&GĐ có yếu tố nước ngoài.
5
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
5. Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu, làm rõ vấn đề lý luận về việc bảo vệ quyền
lợi của người phụ nữ trong quan hệ HN&GĐ; quy định của Luật HN&GĐ năm
2014 về việc bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ; nêu và phân tích các hạn chế
của pháp luật; nghiên cứu thực tiễn các vấn đề liên quan đến việc bảo vệ quyền
lợi của người phụ nữ trong quan hệ HN&GĐ. Từ đó, tác giả nêu lên những đề
xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật và nâng cao hiệu quả
trong việc bảo vệ quyền lợi của phụ nữ Việt Nam trong quan hệ HN&GĐ.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của triết học
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước về
HN&GĐ. Luận văn được thực hiện thông qua các phương pháp sau:
- Phương pháp phân tích: được sử dụng để làm rõ những vấn đề thuộc
phạm vi nghiên cứu;
- Phương pháp tổng hợp: Được sử dụng để khái quát hóa nội dung cần
nghiên cứu, đưa ra hướng nghiên cứu một cách có lôgíc để làm sáng tỏ vấn đề
cần nghiên cứu.
- Phương pháp so sánh: Được sử dụng để nghiên cứu, xem xét pháp
luật Việt Nam qua các thời kỳ về việc bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ
trong quan hệ HN&GĐ; đồng thời nghiên cứu so sánh pháp luật Việt Nam và
pháp luật một số nước trên thế giới về vấn đề trên;
- Phương pháp thống kê: Thống kê các số liệu có liên quan đến vấn đề
cần nghiên cứu; từ đó, phân tích và tổng hợp số liệu để rút ra các nhận định
phù hợp để làm cơ sở thực tiễn cho việc đưa ra các kiến nghị về việc hoàn
thiện pháp luật.
7. Điểm mới của luận văn
Tiếp cận một cách khoa học các vấn đề lí luận về việc bảo vệ quyền
lợi của phụ nữ Việt Nam trong quan hệ HN&GĐ. Xây dựng khái niệm bảo vệ
quyền lợi của phụ nữ bằng pháp luật.
6
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Đánh giá khách quan các quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến
việc bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ và thực tiễn thi hành các quy định này.
Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện cac quy định của
pháp luật và tăng cường hiệu quả công tác bảo vệ quyền lợi của phụ nữ trong
quan hệ HN&GĐ.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về bảo vệ quyền lợi của phụ nữ trong quan
hệ hôn nhân và gia đình.
Chương 2: Nội dung bảo vệ quyền lợi của phụ nữ trong Luật Hôn
nhân và gia đình năm 2014.
Chương 3: Thực tiễn áp dụng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện
pháp luật và nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền lợi của phụ nữ trong quan hệ
hôn nhân và gia đình.
7
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI PHỤ NỮ
THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2014
1.1. KHÁI NIỆM QUYỀN PHỤ NỮ
Quyền con người là quyền thiêng liêng của mỗi cá nhân. Đó là các
quyền tất yếu mà con người phải được hưởng và các quốc gia đều phải tôn
trọng. Trong quyền con người, quyền phụ nữ là một trong những nội dung cơ
bản. Bởi vậy, để đưa ra được khái niệm quyền phụ nữ, trước hết cần tiếp cận
và làm sáng tỏ khái niệm quyền con người.
1.1.1. Khái niệm quyền con ngƣời
Quyền con người là một thuật ngữ pháp lý được sử dụng khá phổ biến.
Tuy nhiên, trong các văn bản pháp luật quốc tế cũng như pháp luật quốc gia
chưa có một định nghĩa chính thức về quyền con người mà chỉ dừng lại ở việc
liệt kê các quyền con người. Chính vì vậy, các nhà nghiên cứu về nhân quyền
và luật học đã có nhiều cách tiếp cận khác nhau để đưa ra định nghĩa về quyền
con người. Theo một tài liệu thống kê của Liên hợp quốc, có đến gần 50 định
nghĩa về quyền con người đã được công bố, tuy nhiên chưa một định nghĩa
nào bao hàm được tất cả thuộc tính của quyền con người.
Được biết đến nhiều nhất là khái niệm quyền con người của Văn
phòng cao ủy Liêp hợp quốc. Theo khái niệm này:
Quyền con người là những bảo đảm pháp lý toàn cầu
(universal legal guarantees) có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các
nhóm chống lại hành động (action) hoặc sự bỏ mặc (omissions) mà
làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép (entitlements) và
tự do cơ bản (fundamental freedoms) của con người [17, tr. 42].
Ngoài ra, có một khái niệm khác hay được các nhà nghiên cứu đề cập
đến: "…quyền con người là những sự được phép (entitlements) mà tất cả thành
8
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
viên của cộng đồng nhân loại không phân biệt giới tính, chủng tộc, tôn giáo,
địa vị xã hội..., đều có ngay từ khi sinh ra" [17, tr. 42]. Định nghĩa này phù
hợp với cách hiểu thông thường về quyền con người.
Ở Việt Nam, một số chuyên gia và cơ quan nghiên cứu cũng đã đưa ra
nhiều cách hiểu về quyền con người: Trung tâm nghiên cứu quyền con người
của Viện Nghiên cứu khoa học xã hội đã tiếp cận khái niệm quyền con người
dưới góc độ pháp lý: Quyền con người là những đặc quyền (quyền tự nhiên)
của con người được pháp luật công nhận, điều chỉnh, do cá nhân con người
nắm giữ trong mối liên hệ với những cá nhân con người khác; Trong Từ điển
Luật học, quyền con người là "Quyền của thành viên trong xã hội loài người,
quyền của tất cả mọi người, đó là nhân phẩm, nhu cầu lợi ích và năng lực của
con người thể chế hóa trong pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia" [54, tr.
648]; v.v… Các định nghĩa trên không hoàn toàn giống nhau nhưng xét chung
lại, quyền con người thường được hiểu là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên vốn
có và khách quan của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật
quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế.
Quyền con người luôn có mối liên hệ gần gũi với pháp luật bởi hầu
hết những nhu cầu vốn có, tự nhiên của con người không thể được đảm bảo
đầy đủ nếu không được ghi nhận bằng pháp luật mà thông qua đó, nghĩa vụ
tôn trọng và thực thi các quyền trở thành những quy tắc xử sự chung, có hiệu
lực bắt buộc và thống nhất với tất cả mọi chủ thể trong xã hội chứ không phải
chỉ tồn tại dưới dạng những quy tắc đạo đức.
Như vậy, nhìn ở góc độ nào, quyền con người cũng được xác định là
những chuẩn mực được cộng đồng quốc tế thừa nhận và tuân thủ. Đó là
những giá trị cao cả cần được tôn trọng và bảo vệ trong xã hội và mọi giai
đoạn lịch sử. Quyền con người được biết đến với những đặc tính cơ bản sau:
- Tính phổ quát: Thể hiện ở chỗ, quyền con người là quyền bẩm sinh,
vốn có của con người và được áp dụng bình đẳng cho tất cả mọi thành viên
9
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
trong xã hội, không có sự phân biệt đối xử vì bất cứ lý do gì. Tuy nhiên, liên
quan đến tính chất này, cần lưu ý là bản chất của sự bình đẳng về quyền con
người không có nghĩa là cào bằng mức độ hưởng thụ các quyền mà là bình
đẳng về tư cách chủ thể của quyền con người.
- Tính đặc thù: Quyền con người mang những đặc trưng và bản sắc
riêng tùy thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, xã hội, truyền thống, văn hóa,
lịch sử ở từng khu vực, từng quốc gia, từng vùng lãnh thổ.
- Tính giai cấp: C.Mác cho rằng con người vừa là sản phẩm của tự
nhiên, vừa làm sản phẩm của xã hội, vì vậy khi xem xét vấn đề quyền con
người cần phải đặt vào những hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Ph.Ăngghen cũng đã
khẳng định quyền con người không phải là tự nhiên mà có, đó là thành quả
của sự phát triển lịch sử, của các cuộc cách mạng xã hội. Với tư cách là chế
định pháp lý, quyền con người gắn liền với Nhà nước và pháp luật - những
hiện tượng mang tính giai cấp sâu sắc.
- Tính không chuyển nhượng (inalienable): Các quyền con người
không thể bị tước đoạt hay hạn chế một cách tùy tiện bởi bất cứ chủ thể nào
kể cả cơ quan nhà nước có thẩm quyền trừ trường hợp đặc biệt (ví dụ: Người
phạm tội có thể bị tước quyền tự do hoặc quyền sống).
Tùy theo từng hướng tiếp cận, quyền con người được phân thành
nhiều nhóm khác nhau, trong đó, phổ biến là theo hai căn cứ sau:
- Theo chủ thể quyền, quyền con người gồm có quyền cá nhân, quyền
của nhóm người (quyền phụ nữ, quyền trẻ em, quyền của người tàn tật,….) và
quyền quốc gia (quyền của quốc gia, dân tộc thiểu số, quyền phát triển,…).
- Theo nội dung quyền gồm có: Các quyền tự do dân chủ về chính trị
(quyền bình đẳng nam nữ, quyền bầu cử ứng cử, quyền tự do ngôn luận,…), các
quyền dân sự (quyền tự do đi lại, cư trú; quyền bất khả xâm phạm về thân thể;
quyền được an toàn, bí mật về thư tín, điện thoại;…) và các quyền về kinh tế - xã
hội (quyền lao động, quyền học tập, quyền được bảo vệ sức khỏe,…).
10
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
1.1.2. Khái niệm quyền phụ nữ
Là một nội dung cụ thể của quyền con người, quyền phụ nữ cần phải
được nghiên cứu trong mối quan hệ khăng khít với quyền con người. Do đó,
nếu hiểu theo nghĩa rộng, quyền phụ nữ là khái niệm dùng để chỉ quyền con
người của phụ nữ. Đó là những quyền tất yếu, không bị tước bỏ bởi bất cứ ai,
bất cứ chính thể nào.
Là quyền con người cụ thể, quyền phụ nữ cũng hàm chứa những đặc
tính cơ bản của quyền con người đó là tính phổ quát, tính đặc thù và tính giai
cấp. Tuy nhiên, người phụ nữ với những đặc điểm gắn liền với giới tính tự
nhiên thì ngoài quyền con người nói chung, họ còn có những quyền gắn liền
với thiên chức của mình như quyền làm mẹ, quyền được bảo vệ với tư cách là
nhóm người dễ bị tổn thương. Tiếp cận theo hướng này (nghĩa hẹp), quyền
phụ nữ còn có thể hiểu là những quyền tất yếu, gắn liền với đặc điểm giới tính
tự nhiên mà người phụ nữ phải được hưởng.
Dưới góc độ pháp lý, quyền phụ nữ còn được hiểu là: tập hợp những
khả năng pháp luật mỗi quốc gia công nhận cho người phụ nữ được hưởng,
được làm và được đòi hỏi.
1.2. KHÁI NIỆM BẢO VỆ QUYỀN CỦA PHỤ NỮ BẰNG PHÁP LUẬT
Chiếm hơn một nửa trong xã hội nhưng phụ nữ lại là nhóm đối tượng
dễ bị tổn thương và chịu nhiều thiệt thòi. Theo thống kê của Liên hợp quốc,
phụ nữ chiếm đa số trong những người nghèo khổ của thế giới, trong tình
trạng đó, phụ nữ luôn là người bị thiệt thòi nhiều nhất về ăn uống, sức khỏe,
giáo dục, đào tạo, cơ hội có việc làm và những nhu cầu khác; quyền được
sống, tự do và an ninh cá nhân, kể cả quyền sống mạnh khỏe của người phụ
nữ cũng thường xuyên bị vi phạm dưới nhiều hình thức khác nhau. Bởi vậy
song song với việc ghi nhận quyền phụ nữ, vấn đề bảo vệ quyền phụ nữ cũng
là một nội dung cần được tiếp cận và làm rõ.
Trong khoa học pháp lý, khái niệm bảo vệ quyền phụ nữ chưa được
làm sáng tỏ một cách cụ thể mà được tiếp cận chủ yếu ở những cách thức và
11
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
phương pháp bảo vệ nhất định. Có nhiều cách tiếp cận khác nhau để làm rõ về
khái niệm này.
Theo Từ điển tiếng Việt, bảo vệ là sự chống lại mọi sự xâm phạm. Bởi
vậy, nếu theo cách cắt nghĩa từ ngữ nói trên, có thể hiểu bảo vệ quyền phụ nữ
là hành vi của một chủ thể nhất định nhằm chống lại mọi sự xâm phạm đến
các quyền con người của phụ nữ được pháp luật quốc gia và quốc tế ghi nhận.
Từ cách hiểu trên có thể nhận biết được một số đặc điểm về bảo vệ
quyền phụ nữ:
Thứ nhất: Chủ thể bảo vệ quyền phụ nữ.
Quyền phụ nữ xuất hiện trong hoàn cảnh lịch sử nhất định, đó là thành
quả của sự phát triển lịch sử, của cuộc cách mạng đấu tranh giải phóng phụ nữ,
chống lại sự phân biệt đối xử, đòi bình đẳng nam nữ trên toàn thế giới. Bởi vậy,
khi xã hội ý thức được quyền phụ nữ cũng là lúc vấn đề bảo vệ quyền phụ nữ
được đặt ra. Bảo vệ quyền phụ nữ là một hành động khách quan, có thể do một
cá nhân, một tổ chức, một quốc gia thực hiện. Tuy nhiên, trên bình diện quốc tế,
bảo vệ quyền phụ nữ không phải là hành động mang tính riêng lẻ của một chủ
thể nhất định mà đòi hỏi trách nhiệm của cả cộng đồng.
Thứ hai: Khách thể bảo vệ quyền phụ nữ.
Khách thể bảo vệ quyền phụ nữ chính là các quyền con người của phụ
nữ được ghi nhận trong các văn bản pháp lý quốc tế và quốc gia. Vấn đề này
đã được trình bày ở các phần trên.
Thứ ba: Hành động bảo vệ quyền phụ nữ.
Hành động bảo vệ quyền phụ nữ là những cách thức được sử dụng để
chống lại các hành vi xâm phạm tới quyền phụ nữ. Đối với một cá nhân,
thông thường, có hai cách thức bảo vệ quyền phổ biến là: Tự mình bảo vệ và
yêu cầu sự bảo vệ của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Mỗi chủ thể khác
nhau sẽ lựa chọn những cách thức bảo vệ quyền phụ nữ khác nhau (ví dụ: Bản
thân người phụ nữ có thể bảo vệ quyền của mình bằng cách sử dụng cả hai
12
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
biện pháp trên). Tuy nhiên, với những chủ thể đặc biệt như cộng đồng quốc tế
hay một quốc gia, việc lựa chọn những cách thức phù hợp để bảo vệ quyền
phụ nữ có một ý nghĩa vô cùng quan trọng, đảm bảo cho hành vi bảo vệ đạt
được hiệu quả.
Như vậy, có nhiều phương thức để bảo vệ quyền con người, song
phương thức quan trọng và không thể thiếu ấy chính là bảo vệ quyền con
người bằng pháp luật. Theo đó, bảo vệ quyền con người nói chung và bảo vệ
quyền quyền của phụ nữ bằng pháp luật nói riêng trước hết phải hiểu được sự
ghi nhận các quyền con người bằng pháp luật và phải đảm bảo quyền đó được
thực hiện. Mặt khác, do phụ nữ là một nhóm xã hội đặc biệt, bởi vậy quyền
phụ nữ phải được xem xét và ghi nhận dựa trên cơ sở của vấn đề bình đẳng
giới. Chính vì vậy, bảo vệ quyền phụ nữ nói riêng và bảo vệ quyền con người
nói chung phải kể đến vai trò quan trọng của Nhà nước. Nhà nước ghi nhận
quyền con người, quyền phụ nữ và đảm bảo cho quyền này được thực hiện.
Pháp luật chính là phương thức mang lại hiệu quả cao trong việc bảo vệ quyền
con người nói chung, quyền phụ nữ nói riêng. Bảo vệ quyền phụ nữ bằng
pháp luật được hiểu là sự ghi nhận các quyền con người của phụ nữ vào các
quy phạm pháp luật, đồng thời đảm bảo cho quyền đó được thực hiện trên
thực tế bằng các chế tài nhất định. Pháp luật được bảo đảm thực thi bằng
quyền lực nhà nước nên bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hiện nay là cách
thức hiệu quả nhất được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới.
1.3. Ý NGHĨA CỦA VIỆC BẢO VỆ QUYỀN CỦA PHỤ NỮ BẰNG PHÁP LUẬT
Việc xác định quyền của phụ nữ trong các văn bản pháp luật có ý
nghĩa rất lớn trên phương diện lý luận và thực tiễn và có thể khái quát trong
những điểm sau đây:
Việc bảo vệ quyền phụ nữ trong quan hệ HN&GĐ trước hết có một ý
nghĩa vô cùng quan trọng đối với bản thân người phụ nữ, đảm bảo cho người
phụ nữ được hưởng đầy đủ các quyền chính đáng mà pháp luật quốc tế và
13
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
pháp luật quốc gia ghi nhận. Nó hạn chế những hành vi xâm hại, làm tổn
thương tới danh dự, nhân phẩm của người phụ nữ.
Sự quy định bằng pháp luật về quyền của phụ nữ vừa tạo ra sự bình
đẳng, vừa tạo cơ sở cho sự ưu tiên về mặt xã hội đối với phụ nữ. Pháp luật về
nữ quyền xác định vị thế của người phụ nữ trong gia đình, đời sống xã hội có
tác dụng cảnh báo những yêu cầu về sự bình đẳng giới như là sự tất yếu của
xã hội loài người. Bên cạnh đó, bởi những khía cạnh về giới và thực tiễn xã
hội, những quan điểm sai trái, cổ hủ của nhiều thế hệ ở Việt Nam về phụ nữ
dần được khắc phục. Không những thế, thông qua và bằng các quy định của
pháp luật, Nhà nước và xã hội còn xác định những ưu tiên đối với phụ nữ
nhằm động viên và phát huy vai trò của người phụ nữ trong mọi mặt của đời
sống xã hội.
Đóng vai trò quan trọng bảo vệ quyền phụ nữ trong quan hệ HN&GĐ
chính là Nhà nước - cơ quan cao nhất đại diện cho quốc gia, dân tộc. Pháp
luật vừa là công cụ, vừa là cách thức chủ yếu để các quốc gia ghi nhận vấn đề
bảo vệ quyền phụ nữ. Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật không chỉ là việc
ghi nhận các quyền của người phụ nữ mà còn bảo đảm cho các quyền đó được
thực hiện bằng tính cưỡng chế tuyệt đối của pháp luật. Sử dụng hiệu quả công
cụ bảo vệ này chính là sự thể hiện trình độ quản lý của một quốc gia.
Hiện nay, quyền con người về HN&GĐ đã được công nhận rộng rãi
trên toàn thế giới. "Tôn trọng, thực thi và bảo vệ quyền con người về hôn
nhân và gia đình đã thực sự là tiêu chí để đánh giá tiến bộ xã hội không chỉ
mang tính quốc gia mà còn mang tính toàn cầu" [12, tr. 15]. Bảo vệ quyền
phụ nữ trong quan hệ HN&GĐ cũng chính là một trong những hành động cụ
thể của việc bảo vệ quyền phụ nữ nói riêng, quyền con người nói chung, mang
lại ý nghĩa sâu sắc về mặt thực tiễn, góp phần vào nỗ lực chung của toàn nhân
loại trong việc đấu tranh chống lại sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ, góp
phần vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng phụ nữ của toàn nhân loại.
14
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
1.4. PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỚI VẤN ĐỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA
PHỤ NỮ TRONG QUAN HỆ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
Nhận thức của con người về vai trò của người phụ nữ đã xuất hiện từ
rất sớm nhưng vấn đề bảo vệ quyền phụ nữ chỉ thực sự được coi như một
trách nhiệm, một yêu cầu cấp thiết khi Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền ra
đời (1948). Tuyên ngôn đã nhấn mạnh: Bà mẹ và trẻ em được đảm bảo chăm
sóc và giúp đỡ đặc biệt. Đây là sự thừa nhận của xã hội đối với chức năng làm
mẹ của người phụ nữ, với chức năng này, người mẹ được coi là chủ thể đặc
biệt của xã hội, họ có quyền được ưu tiên chăm sóc, giúp đỡ, bảo vệ. Sau
Tuyên ngôn nhân quyền, sự quan tâm của nhân loại đối với người phụ nữ và
việc bảo vệ quyền lợi của họ đã được thể hiện ngày càng rõ hơn. Hiện nay,
vấn đề bảo vệ quyền phụ nữ nói chung, bảo vệ quyền phụ nữ trong quan hệ
kết hôn với người nước ngoài nói riêng đã được công nhận rộng rãi trên toàn
thế giới. Tôn trọng, bảo vệ quyền phụ nữ đã thực sự là tiêu chí để đánh giá
tiến bộ xã hội. Trên thực tế, Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế đã ban hành,
ký kết và tham gia nhiều văn bản pháp lý công nhận, thực thi và bảo vệ quyền
con người, trong đó có quyền phụ nữ như Hiến chương Liên hợp quốc (1945),
Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền (1948), Công ước về các quyền chính trị
của phụ nữ (1952), Công ước về quốc tịch của người phụ nữ lấy chồng
(1957), Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (1966),
Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt, đối xử đối với phụ nữ (1979),...
Trong số các văn kiện pháp lý về quyền con người, có thể khẳng định,
CEDAW là văn bản quan trọng nhất do Liên hợp quốc thông qua đề cập một
cách toàn diện, cụ thể các quyền con người cơ bản của người phụ nữ; là văn
bản pháp lý thể hiện sự đồng tâm của cộng đồng thế giới trong việc bảo vệ
quyền phụ nữ nói chung, quyền của người phụ nữ trong quan hệ kết hôn với
người nước ngoài nói riêng. Điều này đem lại sức mạnh pháp lý quốc tế cũng
15
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
như sự phổ cập rộng rãi của Công ước trong đời sống quốc tế. Theo Ủy ban
CEDAW, cho tới nay đã có 186 quốc gia trên thế giới phê chuẩn hoặc ký kết
Công ước, chiếm hơn 90% thành viên của Liên hợp quốc.
Với cơ cấu gồm Lời nói đầu, 6 phần và 30 điều khoản, Công
ước đã điều chỉnh các quyền của phụ nữ trên tất cả các lĩnh vực
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và quan trọng hơn là quyền bình
đẳng của phụ nữ nhằm chống lại sự phân biệt đối xử trong các lĩnh
vực nói trên [Dẫn theo 17, tr. 5].
Tinh thần của Công ước được xây dựng trên cơ sở các mục tiêu của
Liên hợp quốc nhằm bảo đảm nhân cách, phẩm giá và các quyền cơ bản của
con người cũng như quyền bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới. Công ước
không chỉ giải thích rõ ý nghĩa của bình đẳng mà còn chỉ ra phương thức
giành quyền bình đẳng đó. Điều 16, đề cập tới quan hệ HN&GĐ, khẳng định
quyền bình đẳng và nghĩa vụ của phụ nữ và nam giới trong việc lựa chọn bạn
đời, làm cha mẹ, quyền nhân thân và làm chủ mọi tài sản của mình;…
Là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới ký tham gia và phê
chuẩn Công ước CEDAW, cho đến nay, trải qua hơn 30 năm phát triển, với
vai trò là thành viên của Công ước, Việt Nam đã tích cực nội luật hóa các quy
định của CEDAW vào hệ thống pháp luật, ban hành nhiều văn bản quy phạm
pháp luật với nội dung bảo vệ quyền phụ nữ như: Bộ luật dân sự (BLDS) năm
1995, 2005; Luật HN&GĐ năm 2014, Luật phòng, chống bạo lực gia đình
năm 2007, Luật bình đẳng giới năm 2008, …
Như vậy, mặc dù chưa có nhiều quy định về bảo vệ quyền phụ nữ
trong quan hệ HN&GĐ nhưng các văn bản pháp luật quốc tế nói trên đã tạo
tiền đề để các quốc gia có cơ sở, nội luật hóa những quy định trên vào hệ
thống pháp luật quốc gia, góp phần bảo vệ cụ thể hơn quyền phụ nữ trong
quan hệ HN&GĐ.
16
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
1.5. SƠ LƢỢC PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA
PHỤ NỮ TRONG PHÁP LUẬT TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY
1.5.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1975
Lịch sử Việt Nam đã trải qua hàng ngàn năm sống dưới chế độ phong
kiến, gần một trăm năm dưới ách thống trị của thực dân Pháp, phụ nữ Việt
Nam vừa bị áp bức về giai cấp vừa bị trói buộc bởi lễ giáo phong kiến hà
khắc. Từ năm 1954, với Hiệp định Gơnevơ, nước ta bị chia cắt thành hai miền
Nam - Bắc. Do đó, pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự nói chung, quan hệ
hôn nhân nói riêng ở mỗi miền có sự khác nhau.
- Pháp luật điều chỉnh vấn đề bảo vệ quyền lợi phụ nữ trong quan
hệ hôn nhân và gia đình ở miền Bắc
Ở Miền Bắc, ngay sau khi giành được độc lập không lâu, ngày
9/11/1946, bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã
được Quốc hội thông qua, có ý nghĩa quan trọng trong đời sống xã hội. Tại
Điều 9, Hiến pháp quy định: "Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi
phương diện". Quy định này là cơ sở pháp lý về quyền bình đẳng giữa nam và
nữ trong quan hệ hôn nhân, là nguyên tắc giải quyết các quan hệ hôn nhân
trong chế độ mới. Tuy nhiên, vào thời điểm này, chúng ta chưa xây dựng
được văn bản Luật HN&GĐ hoàn chỉnh thể chế hóa một cách toàn diện nội
dung về bảo đảm quyền bình đẳng nam nữ. Để đáp ứng việc giải quyết các
vấn đề về HN&GĐ trong tình hình mới, Nhà nước tạm thời ban hành hai Sắc
lệnh: Sắc lệnh số 159-SL ngày 17/11/1950 quy định về vấn đề li hôn, Sắc lệnh
số 97-SL ngày 22/5/1950 về sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật
để thay thế việc áp dụng ba BLDS dưới thời thực dân phong kiến.
Các Sắc lệnh này cũng đã cụ thể hóa quyền bình đẳng của người phụ
nữ trong gia đình; xóa bỏ quyền gia trưởng của người đàn ông: "Chồng và vợ
có địa vị bình đẳng trong gia đình" (Điều 5, Sắc lệnh số 97-SL); bảo đảm
quyền bình đẳng, tự do kết hôn của các bên nam, nữ; quyền xin ly hôn của vợ,
chồng: "Người phụ nữ sau khi ly dị chồng có thể lấy chồng khác nếu chứng
17
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
minh là mình không có thai" (Điều 4, 5 Sắc lệnh số 97-SL);… mở ra một
quan niệm hoàn toàn mới về quyền phụ nữ.
Sau một thời gian khắc phục hậu quả chiến tranh, ổn định tình hình đất
nước, Hiến pháp năm 1959 được ban hành thay thế Hiến pháp năm 1946, tiếp
tục ghi nhận quyền bình đẳng nam nữ: "Phụ nữ nước Việt Nam dân chủ cộng
hòa có quyền bình đẳng với nam giới về các mặt sinh hoạt chính trị, kinh tế,
văn hóa, xã hội và gia đình" (Đoạn 1 Điều 24) và khẳng định vai trò của Nhà
nước đối với quan hệ HN&GĐ: "Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình"
(Đoạn 4 Điều 24). Ngay sau đó, Luật HN&GĐ năm 1959 được ban hành,
đánh dấu cho việc tách quan hệ HN&GĐ ra khỏi ngành luật dân sự, trở thành
ngành luật độc lập. Luật HN&GĐ năm 1959 là văn bản Luật HN&GĐ đầu
tiên của Nhà nước ta thể hiện khá đầy đủ quyền HN&GĐ của người phụ nữ
theo tiêu chí bình đẳng, là cơ sở pháp lý quan trọng để chúng ta bảo vệ các
quyền HN&GĐ cho người phụ nữ.
- Pháp luật điều chỉnh vấn đề bảo vệ quyền phụ nữ trong quan hệ
HN&GĐ ở Miền Nam
Sau Hiệp định Gơnevơ năm 1954, Mỹ từng bước thay thế Pháp ở miền
Nam Việt Nam. Giai đoạn đầu, các quan hệ dân sự nói chung, quan hệ hôn
nhân nói riêng vẫn chịu sự điều chỉnh của các quy định trong Bộ dân luật giản
yếu Nam Kỳ năm 1883.
Với mục đích biến Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, Mỹ đã lập nên
ở miền Nam chính phủ Việt Nam cộng hòa do Ngô Đình Diệm làm tổng
thống. Để củng cố và duy trì địa vị thống trị của mình, chính quyền Sài Gòn
đã xây dựng một hệ thống pháp luật riêng. Cũng bắt đầu từ thời kỳ này, ở
miền Nam Việt Nam đã có những văn bản pháp luật riêng biệt điều chỉnh
quan hệ HN&GĐ như: Luật Gia đình năm 1959 dưới thời Ngô Đình Diệm;
Sắc luật số 15/64 năm 1964 dưới thời Nguyễn Khánh; sang thời Nguyễn Văn
Thiệu, các quy định về HN&GĐ được nhập chung vào Bộ dân luật năm 1972.
So với các văn bản pháp luật trước đó, các văn bản pháp luật này đều chủ
18
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
trương ghi nhận việc bãi bỏ chế độ đa thê và ghi nhận quyền tự nguyện của
hai bên nam nữ trong việc xác lập quan hệ hôn nhân: "Chế độ hôn nhân hợp
pháp là chế độ hôn nhân không ai được phép tái hôn nếu giá thú trước chưa bị
tiêu diệt" (Điều 3 Sắc Luật số 15/64), "Sự kết hôn vô giá trị nếu không có sự
ưng thuận của đôi bên nam nữ". Pháp luật thời kỳ này cũng có những đóng
góp đáng kể trong việc bảo đảm quyền bình đẳng giữa nam và nữ nhưng còn
nhiều quy định thể hiện sự phân biệt đối xử với người phụ nữ. Nguyên tắc bất
bình đẳng giữa nam và nữ vẫn là nội dung tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt các
quy phạm pháp luật HN&GĐ: Chồng là trưởng gia đình và phải xử hành
quyền gia trưởng, theo quyền lợi của gia đình và con cái.
1.5.2. Giai đoạn từ năm 1975 đến nay
Ngày 30/4/1975, miền Nam được giải phóng, non sông Việt Nam thu
về một mối, nước Việt Nam thống nhất được chính thức có tên là nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đây là cơ sở pháp lý để thống nhất áp dụng
pháp luật trên phạm vi cả nước. Quan hệ HN&GĐ trong thời gian này được
điều chỉnh bởi Luật HN&GĐ năm 1959.
Năm 1980, Hiến pháp mới được ban hành đánh dấu bước phát triển
của Nhà nước Việt Nam. Quan hệ HN&GĐ được ghi nhận tại Điều 63, 64 của
Hiến pháp. Theo đó, nam nữ có quyền ngang nhau trong quan hệ HN&GĐ;
hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng
bình đẳng; Nhà nước bảo hộ HN&GĐ. Các nguyên tắc này cùng với các quy
định của Luật HN&GĐ Việt Nam năm 1959 là cơ sở pháp lí để điều chỉnh
quan hệ hôn nhân nói chung tại Việt Nam.
Năm 1986, Luật HN&GĐ mới được ban hành thay thế Luật HN&GĐ
năm 1959. Có thể nói, từ Luật HN&GĐ năm 1959 đến Luật HN&GĐ năm
1986, chúng ta đã tiến thêm một bước quan trọng trong việc ghi nhận và bảo
vệ quyền phụ nữ. Luật HN&GĐ năm 1986 đã cụ thế hóa khá đầy đủ, toàn
diện các quyền phụ nữ trong lĩnh vực HN&GĐ, đáp ứng nhu cầu của tình
hình mới, phản ánh xu hướng mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật HN&GĐ,
19
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
bước đầu tạo cơ sở pháp lý cho việc bảo vệ quyền phụ nữ trong quan hệ kết
hôn với người nước ngoài.
Luật HN&GĐ năm 1986 đã đóng góp một phần to lớn trong việc điều
chỉnh các quan hệ HN&GĐ Việt Nam. Trải qua hơn 13 năm áp dụng, một số
quy định trong Luật HN&GĐ năm 1986 bộc lộ nhiều vấn đề không còn phù
hợp. Để đáp ứng yêu cầu của giai đoạn mới, đồng thời để phù hợp với Hiến
pháp năm 1992 - Hiến pháp của Nhà nước đổi mới, ngày 9/6/2000, Quốc hội
đã thông qua Luật HN&GĐ năm 2000, thay thế cho các văn bản pháp luật
điều chỉnh quan hệ HN&GĐ được ban hành trước đó. Có thể khẳng định, cho
đến Luật HN&GĐ năm 2000, nguyên tắc bảo vệ quyền phụ nữ được phát
triển ở một bước cao hơn. Luật HN&GĐ năm 2000 không chỉ dừng lại ở việc
ghi nhận vấn đề bảo vệ quyền phụ nữ mà còn chỉ rõ hình thức bảo đảm cho
các quyền đó được thực thi có hiệu quả trong thực tế.
Cùng với Luật HN&GĐ năm 2000, Nhà nước ta tiếp tục ban hành nhiều
văn bản pháp luật chứa đựng các nội dung bảo vệ quyền phụ nữ trong lĩnh vực
HN&GĐ như Bộ luật hình sự năm 1999, BLDS năm 2005, Luật đất đai năm
2013, Luật bình đẳng giới năm 2006, Luật phòng chống bạo lực gia đình năm
2007, Luật quốc tịch năm 2008,… Đến nay, Luật HN&GĐ năm 2014 đã được
thông qua và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 đã có những quy định bổ
sung vào việc bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ trong quan hệ HN&GĐ.
Như vậy, cùng với dòng chảy của cách mạng Việt Nam, pháp luật về
bảo vệ quyền phụ nữ nói chung, bảo vệ quyền phụ nữ trong quan hệ HN&GĐ
nói riêng đã được hình thành và phát triển gắn liền với đặc điểm của từng giai
đoạn lịch nhất định. Việc hình thành và phát triển pháp luật về bảo vệ quyền
phụ nữ trong quan hệ HN&GĐ đã phản ánh xu thế khách quan trong lĩnh vực
HN&GĐ, phù hợp với xu thế chung của cộng đồng quốc tế trong việc ghi
nhận và bảo vệ các quyền phụ nữ.
20
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Chương 2
NỘI DUNG BẢO VỆ QUYỀN LỢI PHỤ NỮ
THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2014
2.1. BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA PHỤ NỮ VIỆT NAM TRONG QUAN HỆ
NHÂN THÂN
2.1.1. Khái quát về quyền nhân thân của cá nhân và quan hệ nhân
thân của ngƣời phụ nữ trong hệ hôn nhân và gia đình
2.1.1.1. Khái quái về quyền nhân thân của cá nhân
Trong quan hệ dân sự bên cạnh các quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân
là một trong hai đối tượng chủ yếu của pháp luật dân sự và là một quan hệ
mạng tính xã hội sâu sắc, rộng lớn, phản ánh sự phát triển và tiến bộ của xã
hội. Một trong quan hệ pháp luật dân sự nói chung bao gồm ba yếu tố: chủ
thể, khách thể và nội dung. Trong đó nội dung là yếu tố cơ bản nhất để phân
loại quan hệ đó là quan hệ nhân thân hay tài sản.
Nội dung của quan hệ pháp luật gồm các quyền và nghĩa vụ của các
bên tham gia quan hệ đó. Do vậy quyền nhân thân chính là một nội dung của
quan hệ pháp luật dân sự về nhân thân. Nó là những quy định của pháp luật
cho phép chủ thể được hưởng, được làm, được đòi hỏi liên quan đến các giá
trị nhân thân của mình khi tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự.
Điều 24 BLDS năm 2005 đưa ra khái niệm về quyền nhân thân của cá
nhân như sau: "Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân và
không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định
khác" [35].
Một số quyền nhân thân được quy định trong BLDS 2005: Quyền đối
với họ tên; quyền xác định dân tộc; quyền được khai sinh; quyền được khai
tử; quyền được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, thân thể; quyền hiến bộ
phận cơ thể; quyền kết hôn; quyền bình đẳng vợ chồng; quyền li hôn;
21
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
quyền nhận cha, mẹ, con; quyền nuôi con nuôi và quyền được nhận làm con
nuôi…
Quyền nhân thân có những đặc điểm cơ bản sau đây:
- Thuộc về cá nhân: BLDS năm 2005 quy định quyền nhân thân và
quyền dân sự của mỗi cá nhân, tổ chức không thể là chủ thể của quyền nhân
thân.
- Moi cá nhân đều bình đẳng về quyền nhân thân: Quyền nhân thân
được ghi nhận cho tất cả mọi cá nhân từ khi sinh ra cho đến khi chế đi, không
phân biệt giới tính, thành phần, giai cấp, tôn giáo, dân tộc…
- Có tính chất phi tài sản: đặc điểm này xuất phát từ đối tượng của
quyền nhân thân là các giá trị nhân thân phi tài sản. Các quyền nhân thân
không có nội dung kinh tế, không gắn với tài sản của chủ thể. Nó không thể
mang lại cho chủ thể quyền một lợi ích vật chất nào vì chúng không thể là đối
tượng trao đổi, mua bán, tặng cho. Mặc dù một số quyền nhân thân có thể làm
phát sinh một lợi ích vật chất nhất định như quyền tác giả những quyền nhân
thân không phải là tài sản, chỉ có quyền nhân thân gắn liền với tài sản và
quyền nhân thân không gắn liền với tài sản mà thôi.
- Không được đền bù ngang giá khi bị vi phạm do không định giá
được bằng tiền.
- Không thể bị định đoạt: Quyền nhân thân ghi nhận quyền của cá
nhân đối với giá trị nhân thân gắn liền với mỗi cá nhân, nó không thể bị
chuyển giao.
- Quyền dân sự tuyệt đối: Chủ thể quyền là xác định, cá biệt hóa, tất
cả các chủ thể khác là chủ thể mang nghĩa vụ.
2.1.1.2. Quyền nhân thân của người phụ nữ trong quan hệ hôn
nhân và gia đình
Thời kỳ hôn nhân là "khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, tính từ
ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân" [42, Khoản 13 Điều 3]. Như
22
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
vậy, quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng trong thời kỳ hôn nhân được bắt đầu
bằng việc đăng ký kết hôn theo đó vợ và chồng sẽ có thêm các quyền về hôn
nhân gia đình theo quy định của pháp luật. Còn sau khi có quyết định, bản án
có hiệu lực của Tòa án giải quyết li hôn có hiệu lực hoặc một hoặc hai bên
chết hoặc bị tuyên bố là đã chết thì quan hệ về nhân thân giữa vợ và chồng
chấm dứt, các quyền cơ bản của vợ chồng mang tính chất Hiến định không bị
ảnh hưởng, không thay đổi.
Đặc điểm của quyền nhân thân trong quan hệ HN&GĐ:
Thứ nhất, phụ thuộc vào bản chất của chế độ xã hội qua mỗi giai đoạn
phát triển của đất nước. Dưới chế độ cũ (phong kiến, thực dân), quyền nhân thân
của người phụ nữ được xác định theo giáo lý Nho giáo với nhiều quy định hà
khắc, mang tính phân biệt bất bình đẳng. Dưới chế độ nhà nước ta hiện nay,
quyền nhân thân của người phụ nữ trong quan hệ HN&GĐ đã trở thành các
quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp và pháp luật.
Thứ hai, gắn liền với lợi ích chung của gia đình và xã hội.
Thứ ba, mang tính chất nhân thân, phi tài sản. Trong đó yếu tố tình cảm
là nét đặc trưng gắn kết các chủ thể. Quyền và nghĩa vụ nhân thân của người phụ
nữ không xuất phát từ tài sản, không mang tính chất đền bù ngang giá và gắn liền
với nhân thân các chủ thể, không thể chuyển giao cho người khác.
Qua tìm hiểu, có thể nhận thấy các quyền nhân thân của người phụ nữ
xuất phát từ chức năng của gia đình:
Thứ nhất, chức năng sinh đẻ gắn với quyền sinh con; quyền thừa nhận
là mẹ, quyền được nuôi con và nuôi con nuôi..
Thứ hai, chức năng giáo dục gắn với quyền đại diện giữa vợ và chồng;
quyền được hưởng sự chăm sóc của các thành viên trong gia đình..
Ngoài ra, một số quyền nhân thân của người phụ nữ còn xuất phát từ
những quyền cơ bản của con người như quyền tự do cư trú, đi lại, quyền bất
khả xâm phạm về thân thể.
23
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
2.1.2. Nội dung bảo vệ quyền lợi của phụ nữ trong quan hệ nhân thân
2.1.2.1. Bảo vệ quyền tự do kết hôn của người phụ nữ
Với ý nghĩa là một sự kiện pháp lý kết hôn được hiểu là hình thức xác
lập quan hệ vợ chồng, được Nhà nước thừa nhận. Kết hôn là việc nam nữ xác
lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và
đăng ký kết hôn.
Quyền kết hôn là quyền tự nhiên của con người được pháp luật ghi
nhận và bảo vệ. Trong hệ thống pháp luật quốc tế, quyền kết hôn được quy
định trong nhiều Công ước quốc tế quan trọng về quyền con người. Theo
điểm b khoản 1 Điều 16 Công ước CEDAW thì quyền bình đẳng như nhau
của nam và nữ trong quan hệ hôn nhân gia đình trước hết phải được thể hiện ở
sự tự do lựa chọn người để kết hôn, tự do quyết định chuyện hôn nhân và
hoàn toàn trên cơ sở tự nguyện.
Đây cũng chính là nguyên tắc cơ bản, xuyên suốt của Luật HN&GĐ
năm 1959, 1986, 2000 và Luật HN&GĐ năm 2014 nhằm xóa bỏ hoàn toàn
chế độ hôn nhân cưỡng ép, phụ thuộc vào cha mẹ của chế độ HN&GĐ phong
kiến, xây dựng chế độ HN&GĐ mới xã hội chủ nghĩa
Pháp luật là công cụ pháp lý quan trọng mang lại hiệu quả cao trong
việc bảo vệ quyền con người nói chung và quyền phụ nữ nói chung. Việc ghi
nhận quyền tự do kết hôn của người phụ nữ là một phương thức bảo vệ quyền
phụ nữ trong quan hệ HN&GĐ. Luật HN&GĐ bảo vệ quyền tự do kết hôn
của người phụ nữ thể hiện trên những khía cạnh sau đây:
Bảo vệ quyền tự do kết hôn của phụ nữ thể hiện trong những quy định
về điều kiện kết hôn.
Khái niệm kết hôn dưới góc độ pháp lý:
Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học (phần chuyên ngành Luật Dân
sự, Luật Tố tụng dân sự, Luật HN&GĐ) của Trường Đại học Luật Hà Nội giải
thích: "Kết hôn là việc nam và nữ chính thức lấy nhau làm vợ, chồng theo
24
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
quy định của pháp luật. Kết hôn được hiểu là sự kiện pháp lý làm phát sinh
quan hệ hôn nhân. Việc kết hôn phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có
thẩm quyền mới được công nhân là hợp pháp" [48, tr. 238].
Với cách giải thích này, thuật ngữ kết hôn có mối liên hệ không thể tách
rời với hình thức xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật. Theo
đó, nam, nữ chỉ được coi là "kết hôn" khi đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm
quyền. Vì vậy, dưới góc độ pháp lý, việc nam nữ lấy nhau thành vợ chồng theo
nghi thức truyền thống hay nghi thức tôn giáo mà không đăng ký kết hôn thì
không được xác định là "kết hôn". Do đó, trong khoa học pháp lý cũng xuất hiện
thuật ngữ "nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng không đăng ký kết hôn"
để phân biệt với trường hợp "kết hôn". Như vậy, dưới góc độ pháp lý, kết hôn
được hiểu là một hình thức xác lập quan hệ vợ chồng nhưng phải là hình thức
được nhà nước thừa nhận. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội, phong tục tập
quán cũng như truyền thống văn hóa, pháp luật của mỗi quốc gia có những lựa
chọn khác nhau về hình thức xác lập quan hệ vợ chồng. Theo quy định của pháp
luật HN&GĐ Việt Nam hiện hành, nghi thức duy nhất có giá trị pháp lý là nghi
thức đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Bảo vệ quyền tự do kết hôn của phụ nữ thông qua nguyên tắc hôn
nhân tự nguyện và tiến bộ.
Hôn nhân là sự liên kết giữa một người đàn ông và một người đàn bà
với mục đích là tạo dựng một gia đình. Vì vậy, xét về mặt bản chất, hôn nhân
là sự liên kết hoàn toàn tự nguyện của những người kết hôn. Từ đó, các quy
định của pháp luật liên quan đến vấn đề kết hôn phải cụ thể hóa nguyên tắc
này. Luật HN&GĐ năm 2014 ghi nhận và bảo vệ quyền tự do kết hôn của
người phụ nữ thông qua quy định tại Điều 8. Theo Khoản 1 Điều 8 Luật
HN&GĐ năm 2014 thì:
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện
sau đây:
25
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm
kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của
Luật này [42].
Theo đó, người phụ nữ từ đủ 18 tuổi trở lên, không mất năng lực hành
vi dân sự và không thuộc các trường hợp cấm kết hôn, được tự nguyện quyết
định việc kết hôn của mình. Sự tự nguyện của người phụ nữ là điều kiện quan
trọng mà luật định; nếu thiếu sự tự nguyện và không từ 18 tuổi trở lên thì
không đủ điều kiện kết hôn, trường hợp đã xác lập quan hệ hôn nhân thì quan
hệ hôn nhân đó không được chấp nhận.
Điều kiện kết hôn:
Điều kiện kết hôn là những yêu cầu của pháp luật thể hiện dưới dạng
những quy pháp pháp luật buộc người kết hôn phải tuân thủ, nhằm mục đích
thiết lập những cuộc hôn nhân phù hợp với lợi ích của người kết hôn, lợi ích
của gia đình và xã hội.
Định nghĩa trên cho thấy, tuân thủ pháp luật về điều kiện kết hôn là nghĩa
vụ của mỗi cá nhân phải thực hiện. Tiếp cận dưới góc độ quyền, có thể kết luận
rằng, cá nhân khi thực hiện quyền kết hôn phải có nghĩa vụ tuân thủ pháp luật về
điều kiện kết hôn. Xét trên phương diện này, quyền kết hôn không còn là quyền
tự nhiên thuần túy mà là quyền con người được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. có
thể nhận thấy điều kiện kết hôn đã nêu rõ, người kết hôn phải tuân thủ pháp luật
như thế nào. Đây chính là ranh giới cần thiết để phân biệt quyền kết hôn với tư
cách là một quyền tự nhiên với quyền kết hôn với tư cách là quyền con người
được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Pháp luật bảo vệ quyền tự do kết hôn của mỗi
cá nhân nhưng là sự tự do trong khuôn khổ luật định. Bằng các quy định về điều
kiện kết hôn Nhà nước bảo vệ quyền được tự
26
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
mình lựa chọn và quyết định việc kết hôn của mỗi cá nhân nói chung và phụ
nữ nói riêng. Cùng với sự tự nguyện, tuổi kết hôn cũng có mối liên hệ nhất
định với điều kiện về sự tự nguyện. Vì xét ở khía cạnh nhất định, tuổi kết hôn
của người phụ nữ có mối liên hệ với khả năng nhận thức của cá nhân. Theo
đó, người phụ nữ ở độ tuổi nhất định mới có thể tự mình quyết định việc kết
hôn mà không bị ảnh hưởng của người khác. Xét ở khía cạnh rộng hơn, tuổi
kết hôn của người phụ nữ còn thể hiện sự phát triển toàn diện về cả thể chất
và trí tuệ của chính họ. Từ đó, khi kết hôn họ có thể sinh ra những thế hệ đời
sau khỏe mạnh. Tuổi kết hôn do đó không chỉ là bảo vệ quyền của người phụ
nữ mà một mặt còn hướng tới lợi ích của cộng đồng và xã hội.
Đăng ký kết hôn:
Quyền tự do kết hôn của người phụ nữ được pháp luật ghi nhận và bảo
vệ, Nhà nước không can thiệp sâu vào đời sống HN&GĐ. Tuy nhiên, việc
đăng ký kết hôn trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền chính là căn cứ để
Nhà nước bảo hộ các quyền HN&GĐ cho người phụ nữ và các chủ thể có liên
quan. Vì thế, pháp luật điều chỉnh việc kết hôn cũng chú trọng ghi nhận về
vấn đề đăng ký kết hôn.
Xét dưới góc độ quản lý hộ tịch, đăng ký kết hôn là một thủ tục do cơ
quan có thẩm quyền tiến hành nhằm kiểm tra các điều kiện kết hôn và xác
nhận việc kết hôn của người phụ nữ thông qua việc cấp giấy chứng nhận kết
hôn. Vì vậy, việc đăng ký kết hôn không chỉ có ý nghĩa đối với người kết hôn
mà thông qua thủ tục này nhà nước cũng kiểm soát được việc kết hôn nhằm
xác lập những cuộc hôn nhân lành mạnh, hạnh phúc.
Theo quy định của Luật HN&GĐ năm 2014, việc xác lập quan hệ vợ
chồng phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo đó, đăng ký
kết hôn được hiểu như một điều kiện về hình thức mà qua đó Nhà nước công
nhận quan hệ hôn nhân của người phụ nữ và nam giới. Do vậy, người phụ nữ xác
lập quan hệ vợ chồng đều phải tuân thủ điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.
27
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Kết hôn có vai trò quan trọng đối với đời sống HN&GĐ. Thông qua
sự kiện đăng ký kết hôn, Nhà nước kiểm soát được việc tuân thủ pháp luật về
điều kiện kết hôn, thực hiện quản lý nhà nước về kết hôn nhằm đảm bảo cho
việc kết hôn được xác lập phù hợp với lợi ích của gia đình và xã hội. Quyền
kết hôn là quyền tự do cơ bản của mỗi người nhưng khi thực hiện quyền kết
hôn, người kết hôn phải tuân thủ các quy định của pháp luật về điều kiện kết
hôn. Trường hợp, xét thấy chỉ một điều kiện kết hôn không được đảm bảo, cơ
quan có thẩm quyền sẽ từ chối việc đăng ký kết hôn. Như vậy, thông qua việc
đăng ký kết hôn, cuộc hôn nhân được xác lập không chỉ đảm bảo một cách hài
hòa lợi ích của gia đình và xã hội. Sự kiện kết hôn còn là cơ sở pháp lý quan
trọng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người phụ nữ. Bởi vì, kết hôn
theo đúng quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn là
căn cứ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Đây là cơ sở pháp
lý quan trọng để các quyền và lợi ích hợp pháp của người phụ nữ được bảo vệ
bằng pháp luật. Ví dụ, hai người kết hôn hợp pháp thì giữa họ phát sinh quyền
và nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Trường hợp hai người sống chung như vợ
chồng không đăng ký kết hôn hoặc kết hôn trái pháp luật sẽ không được bảo
vệ với tư cách là người vợ. Vì vậy, việc kết hôn theo quy định của pháp luật là
cơ sở để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người phụ nữ.
Cơ chế đảm bảo quyền tự do kết hôn của phụ nữ
Song song với việc ghi nhận các nguyên tắc và nội dung bảo vệ quyền
tự do kết hôn của người phụ nữ, Luật HN&GĐ năm 2014 còn quy định một
số biện pháp, cách thức bảo vệ quyền phụ nữ trong lĩnh vực này.
Theo Điều 5 Luật HN&GĐ hiện hành pháp luật nghiêm cấm các hành
vi kết hôn giả tạo; tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
và đảm bảo nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng. Đảm bảo cho người phụ
nữ được tự do kết hôn vì vậy việc tự nguyện quyết định chuyện hôn nhân của
người phụ nữ được các nhà làm luật ghi nhận và bảo vệ. Theo
28
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
đó, các hành vi cưỡng ép, giả tạo, cản trở và vi phạm nguyên tắc hôn nhân
một vợ một chồng đều bị pháp luật nghiêm cấm. Hôn nhân một vợ một chồng
là một giá trị văn minh của xã hội loài người. Đó là hôn nhân tiến bộ. Hôn
nhân một vợ một chồng cũng là điều kiện quan trọng để người phụ nữ xây
dựng một cuộc hôn nhân bình đẳng, bền vững, hạnh phúc và làm nền tảng để
tạo dựng gia đình, góp phần đảm bảo mục đích của cuộc hôn nhân. Nguyên
tắc hôn nhân một vợ một chồng là nguyên tắc đặc trưng của Luật HN&GĐ
hiện hành. Theo đó, nhà làm luật Việt Nam quy định việc cấm kết hôn với
người đang có vợ, chồng. Theo đó, chỉ những người chưa có vợ, có chồng
hoặc đã có vợ, có chồng nhưng quan hệ hôn nhân đã chấm dứt mới được phép
kết hôn. Trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Vì vậy,
mỗi cá nhân phải tôn trọng pháp luật về điều kiện kết hôn, tôn trọng quyền tự
do kết hôn của người phụ nữ và đặc biệt là loại bỏ những phong tục, tập quán
lạc hậu cản trở việc tự do kết hôn và nguyên tắc một vợ một chồng.
Ngoài những trường hợp việc đăng ký kết hôn bị từ chối do vi phạm
về điều kiện kết hôn pháp luật còn quy định: người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa
dối kết hôn theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền tự mình
yêu cầu hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức đề nghị hủy việc kết hôn trái pháp luật.
Đây là quy định rất quan trọng để bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ khi bị
cưỡng ép, lừa dối kết hôn trái pháp luật.
Như vậy, Luật HN&GĐ năm 2014 không chỉ ghi nhận quyền tự do kết
hôn đối với phụ nữ mà còn đảm bảo cho quyền đó được thực hiện bằng sức
mạnh cưỡng chế. Mặc dù đã thể hiện được các nội dung cơ bản liên quan đến
bảo vệ quyền phụ nữ trong việc tự do kết hôn nhưng hệ thống các quy định
này vẫn còn chưa đầy đủ và rõ ràng, và các chế tài xử lý hành vi xâm phạm
đến quyền tự do kết hôn của phụ nữ chưa thật sự nghiêm khắc, đủ sức răn đe
và phòng chống các hành vi vi phạm. Vì vậy, để đảm bảo một cách có
29
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
hiệu quả quyền tự do kết hôn của người phụ nữ cần phải tại ta những cơ hội
để họ thực hiện quyền này trên thực tế.
2.1.2.2. Bảo vệ quyền bình đẳng của người phụ nữ trong quan hệ
hôn nhân.
Theo quy định của Luật HN&GĐ người vợ bình đẳng về quyền và
nghĩa vụ trong việc giáo dục con cái, lựa chọn chỗ ở, nghề nghiệp, tôn giáo,
tín ngưỡng không phụ thuộc vào địa vị xã hội, thu nhập. Luật HN&GĐ hiện
hành không thiết lập một tôn ti trật tự giữa vợ và chồng, trong đó người chồng
giữ vụ trí chủ gia đình, là người bảo hộ đối với người vợ. Các quyền và nghĩa
vụ của người vợ mang tính chất tương hỗ cho nhau, ngang nhau. Hôn nhân
không làm cho vợ chồng hòa thành một chủ thể duy nhất của quan hệ pháp
luật, vợ chồng tiếp tục giữ lai lịch pháp lý cá nhân riêng của mình, có danh
dự, nhân phẩm riêng của mình, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi
riêng của mình cả trong quan hệ nội bộ và trong quan hệ với người thứ ba.
Bảo vệ quyền tự do lựa chọn nơi cư trú của người vợ
Để thực hiện quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến
pháp năm 2013 cũng như nhằm loại trừ định kiến của xã hội trong việc xác
định vai trò của người vợ trong gia đình theo tư tưởng: "thuyền theo lái, gái
theo chồng", pháp luật Việt Nam cộng nhận quyền bình đẳng giữa vợ và
chồng về nhân thân liên quan đến việc lựa chọn nơi ở.
Điều 55 BLDS năm 2005 quy định: "nơi cư trú chung của vợ chồng là
nơi thường xuyên chung sống" [35]. Việc lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng
được thực hiện trên cơ sở sự thỏa thuận giữa vợ và chồng. Điều 20 Luật
HN&GĐ năm 2014 quy định: "Việc lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng do vợ
chồng thỏa thuận, không bị ràng buộc bởi phong tục, tập quán, địa giới hành
chính" [42]. Để đảm bảo ổn định cuộc sống gia đình và điều kiện làm việc của
mỗi bên thì vợ chồng bàn bạc, thỏa thuận quyết định chọn nơi cư trú. Quy
định của pháp luật nhằm xóa bỏ quan niệm, tập tục có tính chất bắt buộc chỗ
30
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
ở chung của người phụ nữ sau khi kết hôn theo nguyên tắc "thuyền theo lái,
gái theo chồng" hay tập tục ở rể của đồng bào một số dân tộc thiểu số. Tuy
nhiên, điều đó không có nghĩa là nhà làm luật cho phép vợ chồng tự do thỏa
thuận về việc không chung sống dưới cùng một mái nhà. Điều đó đi ngược lại
mục đích của hôn nhân, phá vỡ nghĩa vụ chung sống của vợ chồng cũng như
củng cố quan hệ vợ chồng.
Bảo vệ quyền lựa chọn tín ngưỡng, tôn giáo
Điều 22 Luật HN&GĐ quy định: "Vợ, chồng tôn trọng quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo của nhau; không được cưỡng ép, cản trở nhau theo hoặc không
theo một tôn giáo nào" [42]. Điều luật này nhằm cụ thể quy định của Hiến pháp
năm 2013, theo đó, người vợ không bị cưỡng ép theo hoặc không theo một tôn
giáo nào. Thông thường vấn đề tôn giáo được các bên giải quyết trước khi kết
hôn. Nhưng trong quá trình chung sống họ hoàn toàn có thể thay đổi tín ngưỡng,
tôn giáo. Người vợ có quyền thực hiện các sinh hoạt tôn giáo trong khuôn khổ
pháp luật, không được gây mất trật tự trong sinh hoạt gia đình.
Bảo vệ quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, học tập và tham gia các
hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội
Điều 23 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: "Vợ, chồng có quyền,
nghĩa vụ tạo điều kiện, giúp đỡ nhau chọn nghề nghiệp; học tập nâng cao trình
độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ; tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế,
văn hóa, xã hội" [42]. Như vậy, Luật HN&GĐ hiện hành đã ghi nhận quyền
tự do lựa chọn nghề nghiệp học tập và tham gia các hoạt động kinh tế, chính
trị, văn hóa xã hội của người phụ nữ. Việc tự chọn nghề nghiệp của người phụ
nữ là tự do, do người phụ nữ tự quyết định, người chồng chỉ có thể tham gia ý
kiến về việc lựa chọn của người phụ nữ.
Bảo vệ quyền được đại diện giữa vợ và chồng
Theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Luật HN&GĐ năm 2014 thì "vợ
chồng có quyền ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiện, chấm dứt giao dịch mà
31
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
theo quy định của Luật này, BLDS và các luật khác có liên quan phải có sự
đồng ý của cả hai vợ chồng" [42]. Khoản 3 quy định:
Vợ, chồng đại diện cho nhau khi một bên mất năng lực hành
vi dân sự mà bên kia có đủ điều kiện làm người giám hộ hoặc một
bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà bên kia được Tòa án chỉ
định làm người đại diện theo pháp luật cho người đó, trừ tường hợp
theo quy định của pháp luật thì người đó phải tự mình thực hiện
quyền, nghĩa vụ có liên quan [42].
Quyền đại diện trong gia đình là bình đẳng không được phân biệt. Cụ
thể hơn theo Khoản 1 Điều 62 BLDS năm 2005 thì "trong trường hợp người
vợ mất năng lực hành vi dân sự thì người chồng là người giám hộ; nếu chồng
là người mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ" [35].
Ví dụ, đơn giản là trường hợp người chồng bị tai nạn giao thông, bất
tỉnh và phải mổ gấp do mất nhiều máu đồng thời phải cắt bỏ một cánh tay đã
bị dập nát. Khi đó người thân thích mà thường là người vợ sẽ ký xác nhận
đồng ý việc mổ và cắt bỏ phần thân thể bị dập nát của người chồng. Ngoài ra,
khi người chồng bị mất năng lực hành vi dân sự, thì việc công bố, sử dụng
thông tin, tài liệu của người chồng phải được sự cho phép của người vợ trừ
trường hợp pháp luật có quy định khác.
2.1.2.3. Bảo vệ quyền làm mẹ của người phụ nữ
Quyền làm mẹ là quyền thiêng liêng và cao quý của người phụ nữ.
Quyền đó trước hết xuất phát từ chức năng sinh học tự nhiên của người phụ
nữ mà không ai có thể thay đổi được. Nhờ có chức năng cao quý đó của
người phụ nữ mà thế giới luôn tồn tại, phát triển và đổi mới. Vì lẽ đó mà vai
trò của người mẹ luôn được thừa nhận và tôn trọng.
Quyền làm mẹ của người phụ nữ Việt Nam đã được quy định, bảo vệ
bằng các quy định cụ thể của pháp luật và các quy định đó ngày càng đầy đủ,
hoàn thiện và phù hợp với đời sống xã hội, nhằm bảo đảm có hiệu quả quyền
và lợi ích hợp pháp chính đáng của người phụ nữ.
32
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Quyền làm mẹ của người phụ nữ được quy định trong Hiến pháp năm
2013. Hiến pháp năm 2013 quy định: "Nhà nước và xã hội tạo điều kiện để
phụ nữ sản xuất, công tác, học tập, chữa bênh, nghỉ ngơi và làm tròn bổn phận
của người mẹ" [39]. Trên cơ sở của Hiến pháp, Luật HN&GĐ năm 2014 quy
định tại Khoản 4 Điều 2 như sau: "Nhà nước, xã hội và gia đình có trách
nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật thực hiện các
quyền về hôn nhân và gia đình; giúp đỡ bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao
quý của người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình" [42]. Quyền làm mẹ
được thể hiện trong thực tế đời sống xã hội và theo Luật HN&GĐ bằng các
phương thức cơ bản sau đây:
Quyền sinh con
Quyền sinh con là quyền của người phụ nữ được tự mình thụ thai,
mang thai và sinh con. Quyền này gắn liền với chức năng sinh học tự nhiên
của người phụ nữ mà không ai có thể thay thế được. Quyền này được thừa
nhận và đảm bảo thực hiện thông qua các quy định của Luật HN&GĐ năm
2014 tại Mục 2 Chương V về xác định cha, mẹ con. Trong những trường hợp
đặc biệt quyền sinh con của người phụ nữ còn được đảm bảo thực hiện bằng
các phương pháp khoa học được pháp luật công nhận.
Quyền sinh con chỉ có thể thực hiện được khi người phụ nữ có thể thụ
thai nuôi dưỡng thai nhi. Theo quy định của pháp luật và căn cứ vào thực tiễn
hiện nay, người phụ nữ quyền làm mẹ thông qua bốn cách sau:
- Cách thứ nhất: thụ thai thông thường thông qua quan hệ sinh lý với
một người khác giới tính (như quan hệ vợ chồng…)
- Cách thứ hai: Thụ tinh nhân tạo, thủ thuật là bơm tinh trùng của
người cho tinh trùng vào tử cung của người có nhu cầu sinh con để tạo phôi;
- Cách thứ 3: Thụ tinh trong ống nghiệm, là sự kết hợp của noãn và
tinh trùng trong ống nghiệm để tạo thành phôi
- Cách thứ 4: Mang thai vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ
nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ
33
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ
thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người
chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ
tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con.
Pháp luật nước ta đã cho phép áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và cho
phép thực hiện việc mang thai vì mục đích nhân đạo để đảm bảo tốt nhất
quyền làm mẹ của người phụ nữ.
Quyền sinh con của người phụ nữ gắn liền với quyền yêu cầu xác định
một người đàn ông nào đó là cha của con mình. Tuy nhiên người mẹ của đứa
trẻ chỉ được quyền yêu cầu xác định cha cho con trong những trường hợp thụ
thai tự nhiên, thông thường mà không có quyền xác định cha cho con trong
trường hợp sinh con nhờ áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Bởi vì trước khi áp
dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản người mẹ đã tự nguyện tuân thủ nguyên tắc bí
mật về thông tin của người cho tinh trùng, cho noãn, cho phôi. Trẻ ra đời do
thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản phải được sinh ra từ người mẹ và cặp vợ
chồng vô sinh hoặc người phụ nữ sống độc thân, trong trường hợp mang thai
vì mục đích nhân đạo và những người này luôn luôn được xác định là cha, mẹ
của đứa trẻ sinh ra do thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Khoản 3 Điều 93
Luật HN&GĐ quy định: "Việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản không
làm phát sinh quan hệ cha mẹ và giữa người cho tinh trùng, cho noãn, cho
phôi với người con được sinh ra" [42].
Để đảm bảo lợi ích của đứa trẻ sinh ra do áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh
sản, cũng như tránh các hậu quả trong việc lặp lại giống nòi ở thế hệ sau, pháp
luật quy định rõ ràng là tinh trùng, noãn, phôi của người cho chỉ được sử dụng
cho một người. Quy định đó vẫn đảm bảo bí mật các thông tin về bản thân
người cho tinh trùng, noãn, người cho phôi nhưng lại đòi hỏi phải xác định
một địa chỉ rõ ràng đối với người nhận tinh trùng, người nhận noãn, người
nhận phôi. Điều đó có nghĩa là tinh trùng, noãn, phôi của người cho đã được
34
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
sử dụng cho người này thì không sử dụng cho bất cứ một người nào khác.
Điều đó đòi hỏi các cơ sở y tế có khả năng thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
phải có trách nhiệm, thận trọng và quản lý tốt việc lưu giữ, bảo quản tinh
trùng, phôi đó chỉ cho một người duy nhất mà thôi. Ngược lại, về phía người
nhận tinh trùng, người nhận noãn và người nhận phôi thì lại có thể nhận từ
nhiều người khác nhau. Bởi vì, người nhận luôn luôn xác định cụ thể, đó là
người vợ trong cặp vợ chồng vô sinh hoặc người phụ nữ sống độc thân. Vì
vậy, người mẹ của đứa trẻ luôn luôn xác định được trong mọi trường hợp.
Bảo vệ quyền làm mẹ của người vợ khi ly hôn
Bảo vệ quyền làm mẹ của người vợ khi hạn chế quyền yêu cầu li hôn
của người chồng.
Người phụ nữ được gắn liền với thiên chức làm mẹ hay quyền làm
mẹ. Quyền làm mẹ của người phụ nữ cần phải được ghi nhận và bảo vệ không
chỉ dưới góc độ xã hội mà còn dưới góc độ pháp luật. Dưới góc độ xã hội,
quyền làm mẹ là quyền nhân thân gắn liền với phụ nữ, gắn liền với người vợ.
Quyền làm mẹ là quyền được sinh con, được có con (trong trường hợp nhận
con nuôi), được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con của người mẹ. Dưới góc
độ pháp luật, quyền làm mẹ cũng cần được bảo vệ thông qua các quy định của
pháp luật. Trong trường hợp ly hôn, quyền làm mẹ của người phụ nữ cũng
phải được ghi nhận và bảo vệ. Mang thai và sinh con là quá trình người phụ
nữ phải chịu bao vất vả, và đứa con chính là sự gắn bó máu thịt với người mẹ.
Do vậy, pháp luật cần phải bảo vệ người mẹ khi li hôn thông qua việc hạn chế
quyền ly hôn của người chồng trong những trường hợp nhất định.
Thực tế, người phụ nữ khi mang thai cần phải đảm bảo tốt với sức
khỏe cũng như tinh thần để sinh con khỏe mạnh. Ly hôn thường để lại cho
người phụ nữ gánh nặng về mặt tâm lý. Hậu quả xã hội của ly hôn tác động
đến cuộc sống của người phụ nữ, làm cho họ không đảm bảo "sức khỏe sinh
sản" để mang thai và làm mẹ an toàn. Luật HN&GĐ năm 2014 quy định cụ
35
Bảo vệ quyền lợi phụ nữ theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014.doc
Bảo vệ quyền lợi phụ nữ theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014.doc
Bảo vệ quyền lợi phụ nữ theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014.doc
Bảo vệ quyền lợi phụ nữ theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014.doc
Bảo vệ quyền lợi phụ nữ theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014.doc
Bảo vệ quyền lợi phụ nữ theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014.doc
Bảo vệ quyền lợi phụ nữ theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014.doc
Bảo vệ quyền lợi phụ nữ theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014.doc
Bảo vệ quyền lợi phụ nữ theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014.doc
Bảo vệ quyền lợi phụ nữ theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014.doc
Bảo vệ quyền lợi phụ nữ theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014.doc
Bảo vệ quyền lợi phụ nữ theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014.doc
Bảo vệ quyền lợi phụ nữ theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014.doc
Bảo vệ quyền lợi phụ nữ theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014.doc
Bảo vệ quyền lợi phụ nữ theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014.doc

More Related Content

Similar to Bảo vệ quyền lợi phụ nữ theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014.doc

TS. BÙI QUANG XUÂN BÀI GIẢNG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM 2014
TS. BÙI QUANG XUÂN    BÀI GIẢNG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM 2014TS. BÙI QUANG XUÂN    BÀI GIẢNG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM 2014
TS. BÙI QUANG XUÂN BÀI GIẢNG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM 2014
Bùi Quang Xuân
 

Similar to Bảo vệ quyền lợi phụ nữ theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014.doc (20)

Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Xã Hội Việt Nam.
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Xã Hội Việt Nam.Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Xã Hội Việt Nam.
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Xã Hội Việt Nam.
 
Cơ sở lý luận về chế độ tài sản của vợ chồng.docx
Cơ sở lý luận về chế độ tài sản của vợ chồng.docxCơ sở lý luận về chế độ tài sản của vợ chồng.docx
Cơ sở lý luận về chế độ tài sản của vợ chồng.docx
 
Đề tài đăng ký kết hôn và luật hôn nhân gia đình
 Đề tài đăng ký kết hôn và luật hôn nhân gia đình  Đề tài đăng ký kết hôn và luật hôn nhân gia đình
Đề tài đăng ký kết hôn và luật hôn nhân gia đình
 
Cơ Sở Lý Luận Về Pháp Luật Thừa Kế Theo Di Chúc.docx
Cơ Sở Lý Luận Về Pháp Luật Thừa Kế Theo Di Chúc.docxCơ Sở Lý Luận Về Pháp Luật Thừa Kế Theo Di Chúc.docx
Cơ Sở Lý Luận Về Pháp Luật Thừa Kế Theo Di Chúc.docx
 
Luận Văn Thạc Sĩ Thực Hiện Pháp Luật Về Bình Đẳng Giới.
Luận Văn Thạc Sĩ Thực Hiện Pháp Luật Về Bình Đẳng Giới.Luận Văn Thạc Sĩ Thực Hiện Pháp Luật Về Bình Đẳng Giới.
Luận Văn Thạc Sĩ Thực Hiện Pháp Luật Về Bình Đẳng Giới.
 
TS. BÙI QUANG XUÂN BÀI GIẢNG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM 2014
TS. BÙI QUANG XUÂN    BÀI GIẢNG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM 2014TS. BÙI QUANG XUÂN    BÀI GIẢNG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM 2014
TS. BÙI QUANG XUÂN BÀI GIẢNG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM 2014
 
Khóa Luận Quyền Bình Đẳng Giữa Vợ Chồng Trong Việc Chia Tài Sản.docx
Khóa Luận Quyền Bình Đẳng Giữa Vợ Chồng Trong Việc Chia Tài Sản.docxKhóa Luận Quyền Bình Đẳng Giữa Vợ Chồng Trong Việc Chia Tài Sản.docx
Khóa Luận Quyền Bình Đẳng Giữa Vợ Chồng Trong Việc Chia Tài Sản.docx
 
Quyền an tử và vấn đề hợp pháp hóa an tử ở Việt Nam.doc
Quyền an tử và vấn đề hợp pháp hóa an tử ở Việt Nam.docQuyền an tử và vấn đề hợp pháp hóa an tử ở Việt Nam.doc
Quyền an tử và vấn đề hợp pháp hóa an tử ở Việt Nam.doc
 
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Tốt Nghiệp Trường Đại Học Đà Lạt
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Tốt Nghiệp Trường Đại Học Đà LạtCơ Sở Lý Luận Khoá Luận Tốt Nghiệp Trường Đại Học Đà Lạt
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Tốt Nghiệp Trường Đại Học Đà Lạt
 
Thực hiện pháp luật về bình đẳng giới từ thực tiễn Thành phố Đà Nẵng.doc
Thực hiện pháp luật về bình đẳng giới từ thực tiễn Thành phố Đà Nẵng.docThực hiện pháp luật về bình đẳng giới từ thực tiễn Thành phố Đà Nẵng.doc
Thực hiện pháp luật về bình đẳng giới từ thực tiễn Thành phố Đà Nẵng.doc
 
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền của phụ nữ, HAY
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền của phụ nữ, HAYLuận văn: Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền của phụ nữ, HAY
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền của phụ nữ, HAY
 
Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền của phụ nữ ở Việt Nam hiện nay.doc
Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền của phụ nữ ở Việt Nam hiện nay.docHoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền của phụ nữ ở Việt Nam hiện nay.doc
Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền của phụ nữ ở Việt Nam hiện nay.doc
 
Cơ Sở Lý Luận Chế Độ Tài Sản Của Vợ Chồng Theo Thỏa Thuận Theo Luật Hôn Nh...
Cơ Sở Lý Luận Chế Độ Tài Sản Của Vợ Chồng Theo Thỏa Thuận Theo Luật Hôn Nh...Cơ Sở Lý Luận Chế Độ Tài Sản Của Vợ Chồng Theo Thỏa Thuận Theo Luật Hôn Nh...
Cơ Sở Lý Luận Chế Độ Tài Sản Của Vợ Chồng Theo Thỏa Thuận Theo Luật Hôn Nh...
 
Cơ Sở Lý Luận Chế Độ Tài Sản Của Vợ Chồng Theo Thỏa Thuận Theo Luật Hôn Nh...
Cơ Sở Lý Luận Chế Độ Tài Sản Của Vợ Chồng Theo Thỏa Thuận Theo Luật Hôn Nh...Cơ Sở Lý Luận Chế Độ Tài Sản Của Vợ Chồng Theo Thỏa Thuận Theo Luật Hôn Nh...
Cơ Sở Lý Luận Chế Độ Tài Sản Của Vợ Chồng Theo Thỏa Thuận Theo Luật Hôn Nh...
 
tiểu luận tình huống quản lý nhà nước về hành chính.docx
tiểu luận tình huống quản lý nhà nước về hành chính.docxtiểu luận tình huống quản lý nhà nước về hành chính.docx
tiểu luận tình huống quản lý nhà nước về hành chính.docx
 
Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền của lao động nữ và pháp luật về bảo vệ quyền củ...
Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền của lao động nữ và pháp luật về bảo vệ quyền củ...Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền của lao động nữ và pháp luật về bảo vệ quyền củ...
Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền của lao động nữ và pháp luật về bảo vệ quyền củ...
 
Quan Điểm Và Giải Pháp Hoàn Thiện Pháp Luật Về Bình Đẳng Giới Ở Việt Nam
Quan Điểm Và Giải Pháp Hoàn Thiện Pháp Luật Về Bình Đẳng Giới Ở Việt NamQuan Điểm Và Giải Pháp Hoàn Thiện Pháp Luật Về Bình Đẳng Giới Ở Việt Nam
Quan Điểm Và Giải Pháp Hoàn Thiện Pháp Luật Về Bình Đẳng Giới Ở Việt Nam
 
Luận văn: Đảm bảo quyền của phụ nữ ở nông thôn Việt Nam
Luận văn: Đảm bảo quyền của phụ nữ ở nông thôn Việt NamLuận văn: Đảm bảo quyền của phụ nữ ở nông thôn Việt Nam
Luận văn: Đảm bảo quyền của phụ nữ ở nông thôn Việt Nam
 
Luận án: Đảm bảo quyền của phụ nữ ở nông thôn Việt Nam, HAY
Luận án: Đảm bảo quyền của phụ nữ ở nông thôn Việt Nam, HAYLuận án: Đảm bảo quyền của phụ nữ ở nông thôn Việt Nam, HAY
Luận án: Đảm bảo quyền của phụ nữ ở nông thôn Việt Nam, HAY
 
Tiểu Luận Môn Luật Hiến Pháp Việt Nam Hiến Pháp Đạo Luật Bảo Vệ Các Quyền Cơ ...
Tiểu Luận Môn Luật Hiến Pháp Việt Nam Hiến Pháp Đạo Luật Bảo Vệ Các Quyền Cơ ...Tiểu Luận Môn Luật Hiến Pháp Việt Nam Hiến Pháp Đạo Luật Bảo Vệ Các Quyền Cơ ...
Tiểu Luận Môn Luật Hiến Pháp Việt Nam Hiến Pháp Đạo Luật Bảo Vệ Các Quyền Cơ ...
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn An Ninh Mạng, Hay Nhất.docx
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn An Ninh Mạng, Hay Nhất.docxDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn An Ninh Mạng, Hay Nhất.docx
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn An Ninh Mạng, Hay Nhất.docx
 
171 Đề Tài Luận Văn Du Lịch Tâm Linh, Từ Trường Đại Học.docx
171 Đề Tài Luận Văn Du Lịch Tâm Linh, Từ Trường Đại Học.docx171 Đề Tài Luận Văn Du Lịch Tâm Linh, Từ Trường Đại Học.docx
171 Đề Tài Luận Văn Du Lịch Tâm Linh, Từ Trường Đại Học.docx
 
195 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Sư Phạm Mầm Non, Mới Nhất.docx
195 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Sư Phạm Mầm Non, Mới Nhất.docx195 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Sư Phạm Mầm Non, Mới Nhất.docx
195 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Sư Phạm Mầm Non, Mới Nhất.docx
 
171 Đề Tài Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ, Điểm Cao.docx
171 Đề Tài Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ, Điểm Cao.docx171 Đề Tài Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ, Điểm Cao.docx
171 Đề Tài Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ, Điểm Cao.docx
 
Xem Ngay 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Thành Ngữ, 9 Điểm.docx
Xem Ngay 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Thành Ngữ, 9 Điểm.docxXem Ngay 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Thành Ngữ, 9 Điểm.docx
Xem Ngay 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Thành Ngữ, 9 Điểm.docx
 
Combo 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Thừa Kế, Tuyển Chọn 10 Điểm.docx
Combo 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Thừa Kế, Tuyển Chọn 10 Điểm.docxCombo 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Thừa Kế, Tuyển Chọn 10 Điểm.docx
Combo 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Thừa Kế, Tuyển Chọn 10 Điểm.docx
 
180 Đề Tài Luận Văn Nghiên Cứu Khoa Học, Hay Nhất.docx
180 Đề Tài Luận Văn Nghiên Cứu Khoa Học, Hay Nhất.docx180 Đề Tài Luận Văn Nghiên Cứu Khoa Học, Hay Nhất.docx
180 Đề Tài Luận Văn Nghiên Cứu Khoa Học, Hay Nhất.docx
 
200 Đề Tài Luận Văn Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
200 Đề Tài Luận Văn Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng, Từ Sinh Viên Giỏi.docx200 Đề Tài Luận Văn Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
200 Đề Tài Luận Văn Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
 
Tuyển Chọn 201 Đề Tài Luận Văn Dịch Vụ Công, 9 Điểm.docx
Tuyển Chọn 201 Đề Tài Luận Văn Dịch Vụ Công, 9 Điểm.docxTuyển Chọn 201 Đề Tài Luận Văn Dịch Vụ Công, 9 Điểm.docx
Tuyển Chọn 201 Đề Tài Luận Văn Dịch Vụ Công, 9 Điểm.docx
 
List 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Mầm Non, 9 Điểm.docx
List 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Mầm Non, 9 Điểm.docxList 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Mầm Non, 9 Điểm.docx
List 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Mầm Non, 9 Điểm.docx
 
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về An Ninh Mạng, Mới Nhất.docx
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về An Ninh Mạng, Mới Nhất.docxTuyển Chọn 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về An Ninh Mạng, Mới Nhất.docx
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về An Ninh Mạng, Mới Nhất.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU.docx
 
Tải Free Tiểu luận về công ty đa quốc gia 9 điểm.docx
Tải Free Tiểu luận về công ty đa quốc gia 9 điểm.docxTải Free Tiểu luận về công ty đa quốc gia 9 điểm.docx
Tải Free Tiểu luận về công ty đa quốc gia 9 điểm.docx
 
DOWNLOAD FREE - Tiểu luận về bảo hiểm y tế.doc
DOWNLOAD FREE - Tiểu luận về bảo hiểm y tế.docDOWNLOAD FREE - Tiểu luận về bảo hiểm y tế.doc
DOWNLOAD FREE - Tiểu luận về bảo hiểm y tế.doc
 
Tải miễn phí - TIỂU LUẬN VỀ KINH TẾ HỌC 9 điểm.doc
Tải miễn phí - TIỂU LUẬN VỀ KINH TẾ HỌC 9 điểm.docTải miễn phí - TIỂU LUẬN VỀ KINH TẾ HỌC 9 điểm.doc
Tải miễn phí - TIỂU LUẬN VỀ KINH TẾ HỌC 9 điểm.doc
 
Tiểu luận về kỹ năng giao tiếp của sinh viên 9 điểm.doc
Tiểu luận về kỹ năng giao tiếp của sinh viên 9 điểm.docTiểu luận về kỹ năng giao tiếp của sinh viên 9 điểm.doc
Tiểu luận về kỹ năng giao tiếp của sinh viên 9 điểm.doc
 
Tải miễn phí - Tiểu luận về ngân hàng thương mại.docx
Tải miễn phí - Tiểu luận về ngân hàng thương mại.docxTải miễn phí - Tiểu luận về ngân hàng thương mại.docx
Tải miễn phí - Tiểu luận về ngân hàng thương mại.docx
 
TIỂU LUẬN MÔN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 9 điểm.doc
TIỂU LUẬN MÔN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 9 điểm.docTIỂU LUẬN MÔN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 9 điểm.doc
TIỂU LUẬN MÔN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 9 điểm.doc
 
Tiểu luận chế định thừa kế trong bộ luật dân sự.doc
Tiểu luận chế định thừa kế trong bộ luật dân sự.docTiểu luận chế định thừa kế trong bộ luật dân sự.doc
Tiểu luận chế định thừa kế trong bộ luật dân sự.doc
 
Tiểu luận về nền văn hóa bản sắc dân tộc Việt Nam.doc
Tiểu luận về nền văn hóa bản sắc dân tộc Việt Nam.docTiểu luận về nền văn hóa bản sắc dân tộc Việt Nam.doc
Tiểu luận về nền văn hóa bản sắc dân tộc Việt Nam.doc
 

Recently uploaded

Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcLogic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
K61PHMTHQUNHCHI
 

Recently uploaded (20)

Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcLogic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG   CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG   CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxNGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
 
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
 
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápTóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 

Bảo vệ quyền lợi phụ nữ theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014.doc

  • 1. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT HOÀNG THỊ KHÁNH LINH BẢO VỆ QUYỀN LỢI PHỤ NỮ THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2014 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI i
  • 2. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT HOÀNG THỊ KHÁNH LINH BẢO VỆ QUYỀN LỢI PHỤ NỮ THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2014 Chuyên ngành : Luật dân sự và tố tụng dân sự Mã số :60380103 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Văn Cừ HÀ NỘI ii
  • 3. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và trích dẫn trong Luận văn là chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, ngày 25 tháng 1 năm 2016 Tác giả luận văn Hoàng Thị Khánh Linh iii
  • 4. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ MỞ ĐẦU 1 Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI PHỤ NỮ 8 THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM 1.1. Khái niệm quyền phụ nữ 8 1.1.1. Khái niệm quyền con người 8 1.1.2. Khái niệm quyền phụ nữ 11 1.2. Khái niệm bảo vệ quyền của phụ nữ bằng pháp luật 11 1.3. Ý nghĩa của việc bảo vệ quyền của phụ nữ bằng pháp luật 13 1.4. Pháp luật quốc tế với vấn đề bảo vệ quyền lợi của phụ nữ 15 trong quan hệ hôn nhân và gia đình 1.5. Sơ lược pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi của phụ nữ 17 trong pháp luật từ năm 1945 đến nay 1.5.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1975 17 1.5.2. Giai đoạn từ năm 1975 đến nay 19 Chương 2: NỘI DUNG BẢO VỆ QUYỀN LỢI PHỤ NỮ THEO LUẬT 21 HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2014 2.1. Bảo vệ quyền lợi của phụ nữ việt nam trong quan hệ nhân thân 21 2.1.1. Khái quát về quyền nhân thân của cá nhân và quan hệ nhân 21 thân của người phụ nữ trong hệ hôn nhân và gia đình 2.1.2. Nội dung bảo vệ quyền lợi của phụ nữ trong quan hệ nhân thân 24 2.2. Bảo vệ quyền lợi của phụ nữ Việt Nam trong quan hệ tài sản 50 2.2.1. Bảo vệ quyền của phụ nữ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử 51 iv
  • 5. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 dụng, định đoạt tài sản chung 2.2.2. Bảo vệ quyền sở hữu tài sản của người vợ khi vợ chồng lựa 60 chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận 2.2.3. Bảo vệ quyền xác lập, chiếm hữu, sử dụng định đoạt tài sản 64 riêng của người phụ nữ 2.2.4. Bảo vệ quyền sở hữu tài sản của người vợ khi chia tài sản 67 chung trong thời kỳ hôn nhân 2.2.5. Bảo vệ quyền sở hữu tài sản của người vợ khi li hôn 70 2.2.6. Bảo vệ quyền có chỗ ở của người vợ sau khi ly hôn 78 2.2.7. Bảo vệ quyền được cấp dưỡng của người vợ khi li hôn 82 Chương 3: THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐ GIẢI 84 PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ BẢO VỆ QUYỀN LỢI PHỤ NỮ TRONG QUAN HỆ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH 3.1. Thực trạng vấn đề bảo vệ quyền lợi của phụ nữ trong pháp 84 luật hôn nhân và gia đình hiện hành 3.1.1. Đánh giá chung 84 3.1.2. Bảo vệ quyền lợi của phụ nữ trong một số vấn đề cụ thể 86 3.2. Nguyên nhân của bất cập, hạn chế trong việc bảo vệ quyền lợi 100 phụ nữ ở nước ta hiện nay 3.2.1. Nguyên nhân khách quan 101 3.2.2. Nguyên nhân chủ quan 102 3.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu 104 quả bảo vệ quyền lợi của phụ nữ Việt Nam trong quan hệ hôn nhân và gia đình 3.3.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật 104 3.3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền lợi của phụ nữ Việt 108 Nam trong quan hệ hôn nhân và gia đình KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 113 114 v
  • 6. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BLDS : Bộ luật dân sự HN&GĐ : Hôn nhân và gia đình vi
  • 7. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang bảng 3.1 Người đứng tên giấy tờ sở hữu/ quyền sử dụng một số tài sản phân theo thành thị - nông thôn 87 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Số hiệu Tên biểu đồ Trang biểu đồ 3.1 Tỷ lệ chưa ĐKKH theo dân tộc của các cặp vợ chồng 88 3.2 Phân biệt tài sản chung của hộ gia đình với tài sản riêng 95 thành viên vii
  • 8. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Quyền con người và quyền công dân là yếu tố quan trọng trong mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, nó được khẳng định là chế định cơ bản nhất của mọi bản Hiến pháp. Sự phát triển của lịch sử loài người đã chứng minh sức mạnh to lớn của nhu cầu về quyền tự do. Quyền được xem xét dưới góc độ là nhu cầu độc lập, đã tạo ra động lực mạnh mẽ cho con người, đặc biệt là ở lĩnh vực chống áp bức, bóc lột, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, tự do. Trong nhà nước xã hội chủ nghĩa những tiền đề, điều kiện giải phóng con người gắn liền với sự thay đổi về quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất, đặc biệt là việc thiết lập chế độ chính trị với bản chất "tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân". Quyền con người là khái niệm rộng, bao gồm các quyền của cá nhân, tập thể, của nhóm người, cộng đồng người trong xã hội. Trong đó, với những đặc trưng về giới tính, phụ nữ là một trong những nhóm người dễ bị tổn thương nhất, cần phải được quan tâm, bảo vệ một cách đặc biệt. Tuy nhiên, ở hầu hết các xã hội trên thế giới, phụ nữ thường không nhận được sự quan tâm, bảo vệ thích đáng của xã hội, thậm chí bị phân biệt đối xử, bị ngược đã. Từ đầu thế kỉ XX đến nay, Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế khác đã ban hành nhiều điều ước quốc tế nhằm bảo vệ quyền của phụ nữ. Trong đó, nổi bật nhất là Công ước về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ năm 1979 (viết tắt là CEDAW). Mục đích của CEDAW là nhằm trao cho phụ nữ những quyền con người đã được pháp luật quốc tế thừa nhận nhưng họ không được hưởng trên thực tế bởi sự phân biệt đối xử với phụ nữ. Công ước giải quyết vấn đề bất bình đẳng giới theo hướng: không chỉ đưa ra những quy phạm chung áp dụng cho cả nam và nữ mà còn xây dựng những quy phạm riêng có tính chất ưu 1
  • 9. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 tiên, chỉ áp dụng cho phụ nữ, nhằm đạt được mục tiêu bình đẳng về quyền và cơ hội giữa nam và nữ. Đồng thời, Công ước nêu rõ những lĩnh vực chính cần tập trung xóa bỏ sự phân biệt đối xử với phụ nữ. Đó là: Giáo dục - đào tạo; quan hệ hôn nhân - gia đình; hoạt động chính trị - xã hội; hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội; giao dịch dân sự; tư cách cá nhân trước pháp luật; chăm sóc sức khỏe; quốc tịch (của bản thân và con cái). Trong xã hội Việt Nam từ xưa đến nay người phụ nữ luôn đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống, công cuộc dựng nước và giữ nước. Từ truyền thống anh hùng bất khuất trong các cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm; ở xã hội nào thì cũng không thể thiếu vắng người phụ nữ với tư cách là người mẹ, người vợ thực hiện thiên chức cao quý của mình đối với các thành viên trong gia đình bằng sự tần tảo và đức hi sinh cao quý. Tuy nhiên ở mỗi chế độ xã hội khác nhau thì cách nhìn nhận và đánh giá vai trò cũng như vị trí của người phụ nữ là khác nhau. Sự ghi nhận và đánh giá này được thể hiện rất rõ trong các quy định của pháp luật qua các thời kỳ lịch sử. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: Nói đến phụ nữ là nói phần nửa xã hội. Nếu không giải phóng phụ nữ thì không giải phóng một nửa loài người. Nếu không giải phóng phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ một nửa. Thấm nhuần quan điểm đó, Đảng và nhà nước ta luôn dành cho phụ nữ sự quan tâm đặc biệt. Ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946, Nhà nước ta đã ghi nhận quyền bình đẳng của phụ nữ. Từ đó, nguyên tắc nam nữ bình đẳng trở thành nguyên tắc hiến định được thể hiện nhất quán trong tất cả các Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992 và Hiến pháp năm 2013. Trên cơ sở đó, nhiều văn bản pháp luật của Nhà nước đã cụ thể hóa quyền bình đẳng nam nữ nhằm thực hiện triệt để việc bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ. Trong số các ngành luật, Luật Hôn nhân và gia đình (HN&GĐ) giữ một vị trí quan trọng. Nguyên tắc nam nữ bình đẳng đã trở thành tư tưởng chỉ đạo xâu chuỗi mọi quy định của Luật HN&GĐ Việt Nam, từ những văn bản luật 2
  • 10. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 đầu tiên của Nhà nước ta cho đến Luật HN&GĐ năm 2014. Nhờ đó, quyền lợi của người phụ nữ được bảo vệ, vị thế của người phụ nữ trong gia đình và xã hội ngày càng được khẳng định. Luật HN&GĐ năm 2014 là cơ sở pháp lý quan trọng để đảm bảo tố các quyền HN&GĐ cho người phụ nữ trên cơ sở nguyên tắc nam nữ bình đẳng, đó chính là thực hiện nhiệm vụ giải phóng phụ nữ. Việc quan tâm và nghiên cứu về đời sống của người phụ nữ trong quan hệ HN&GĐ cần được nhìn nhận, xem xét một cách cụ thể và rõ ràng hơn thông qua các quy định của Luật HN&GĐ năm 2014 cũng như thực tiễn đời sống hôn nhân trong xã hội hiện nay. Do vậy, đề tài "Bảo vệ quyền lợi phụ nữ theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014" được lựa chọn để tìm hiểu và nghiên cứu nhằm góp phần bảo vệ quyền lợi, kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam và thực tiễn thi hành việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người phụ nữ trong quan hệ HN&GĐ. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Việc quan tâm và nghiên cứu về đời sống của người phụ nữ trong thời kỳ hôn nhân và sau khi li hôn đã được đề cập đến rất nhiều trên khía cạnh về mặt đời sống của xã hội. Về mặt quy định của pháp luật, việc bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ trong quá trình hôn nhân cũng được đề cập thông qua quy định pháp luật trong Luật HN&GĐ năm 2000, Luật HN&GĐ năm 2014 và các văn bản hướng dẫn các luật này. Tuy nhiên, những quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ trong Luật HN&GĐ chưa được đem ra nghiên cứu một cách có hệ thống và cụ thể. Đối với việc bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ Việt Nam trong Luật HN&GĐ thì đã có một số công trình ở nhiều cấp độ khác nhau đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp đến vấn đề này: Nhóm giáo trình, sách bình luận: Đinh Mai Phương (2006), Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Nguyễn Văn Cừ và Ngô Thị Hường (2002), Một số vấn đề lí luận và thực tiễn về Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Nxb Chính trị quốc gia, Hà 3
  • 11. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Nội; Nguyễn Ngọc Điện (2002), Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh; Tưởng Duy Lượng (2001), Bình luận một số án dân sự và hôn nhân và gia đình, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2008... Các tài liệu nêu trên hầu hết mới chỉ đưa ra phân tích, bình luận các quy định liên quan đến vấn đề tài sản trong quá trình hôn nhân, nghĩa vụ của vợ chồng trong hôn nhân, các quy định về li hôn, nghĩa vụ cấp dưỡng nói chung giữa vợ chồng sau khi li hôn… mà chưa đi sâu nghiên cứu có tính hệ thống về bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ trong Luật HN&GĐ. Nhóm luận văn, luận án, đề tài khoa học: Bùi Thị Mừng (2004), Bảo vệ quyền phụ nữ theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Luận văn thạc sĩ Luật học; Bài viết: "Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 với việc bảo vệ người phụ nữ" của PGS.TS Trần Thị Huệ trên Đặc san của Tạp chí Luật học 2004; Bài viết: "Quyền của phụ nữ theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam" của ThS. Nguyễn Thị Lan, Tạp chí Luật học, số 3, năm 2004; TS. Nguyễn Văn Cừ (2004), Chế độ tài sản của vợ, chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội; Phạm Thị Ngọc Lan (2000), Giải quyết tranh chấp tài sản của vợ, chồng khi li hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội; Đỗ Thị Kiều Ngân (2012), Bảo vệ quyền lợi của phụ nữ Việt Nam trong quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài; Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội… Như vậy, mặc dù đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về việc bảo vệ quyền lợi của phụ nữ Việt Nam nhưng chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của phụ nữ Việt Nam trong Luật HN&GĐ năm 2014. Do vậy, việc lựa chọn nghiên cứu đề tài "Bảo vệ quyền lợi phụ nữ theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam 4
  • 12. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 năm 2014" sẽ góp phần làm rõ nội hàm của vấn đề trên cũng như đóng góp được những kiến nghị cụ thể, có giá trị đối với việc hoàn thiện quy định của pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài - Tìm hiểu những vấn đề lý luận liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của phụ nữ Việt Nam. - Tìm hiểu một cách có hệ thống và hoàn chỉnh những quy định của pháp luật hiện hành về việc bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ. - Tìm hiểu thực tiễn áp dụng pháp luật có liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của phụ nữ Việt Nam trong quan hệ HN&GĐ. - Trên cơ sở tìm hiểu những vấn đề lý luận và thực trạng thực thi pháp luật như trên, tác giả mạnh dạn nêu lên những kiến nghị góp phần hoàn thiện những quy định của pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi của phụ nữ trong quan hệ HN&GĐ. 4. Phạm vi nghiên cứu đề tài Vấn đề bảo vệ quyền lợi của phụ nữ Việt Nam là vấn đề tương đối phức tạp vì vấn đề này không chỉ liên quan đến các quy định của pháp luật HN&GĐ mà còn liên quan đến các quy định của pháp luật dân sự, pháp luật đất đai, nhà ở… Tuy nhiên, dưới góc độ phạm vi nghiên cứu của một luận văn thạc sĩ, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và các quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này, đặc biệt là các quy định của Luật HN&GĐ năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật này. Bên cạnh đó, tác giả cũng khảo cứu thêm về thực tiễn thực thi các quy định của pháp luật có liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ trong quan hệ HN&GĐ thông qua những số liệu thống kê cụ thể. Đề tài không bao gồm những vấn đề bảo vệ quyền lợi của phụ nữ Việt Nam trong trong mối quan hệ HN&GĐ có yếu tố nước ngoài. 5
  • 13. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 5. Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài Đề tài tập trung nghiên cứu, làm rõ vấn đề lý luận về việc bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ trong quan hệ HN&GĐ; quy định của Luật HN&GĐ năm 2014 về việc bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ; nêu và phân tích các hạn chế của pháp luật; nghiên cứu thực tiễn các vấn đề liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ trong quan hệ HN&GĐ. Từ đó, tác giả nêu lên những đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật và nâng cao hiệu quả trong việc bảo vệ quyền lợi của phụ nữ Việt Nam trong quan hệ HN&GĐ. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của triết học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước về HN&GĐ. Luận văn được thực hiện thông qua các phương pháp sau: - Phương pháp phân tích: được sử dụng để làm rõ những vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu; - Phương pháp tổng hợp: Được sử dụng để khái quát hóa nội dung cần nghiên cứu, đưa ra hướng nghiên cứu một cách có lôgíc để làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu. - Phương pháp so sánh: Được sử dụng để nghiên cứu, xem xét pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ về việc bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ trong quan hệ HN&GĐ; đồng thời nghiên cứu so sánh pháp luật Việt Nam và pháp luật một số nước trên thế giới về vấn đề trên; - Phương pháp thống kê: Thống kê các số liệu có liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu; từ đó, phân tích và tổng hợp số liệu để rút ra các nhận định phù hợp để làm cơ sở thực tiễn cho việc đưa ra các kiến nghị về việc hoàn thiện pháp luật. 7. Điểm mới của luận văn Tiếp cận một cách khoa học các vấn đề lí luận về việc bảo vệ quyền lợi của phụ nữ Việt Nam trong quan hệ HN&GĐ. Xây dựng khái niệm bảo vệ quyền lợi của phụ nữ bằng pháp luật. 6
  • 14. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Đánh giá khách quan các quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ và thực tiễn thi hành các quy định này. Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện cac quy định của pháp luật và tăng cường hiệu quả công tác bảo vệ quyền lợi của phụ nữ trong quan hệ HN&GĐ. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về bảo vệ quyền lợi của phụ nữ trong quan hệ hôn nhân và gia đình. Chương 2: Nội dung bảo vệ quyền lợi của phụ nữ trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Chương 3: Thực tiễn áp dụng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền lợi của phụ nữ trong quan hệ hôn nhân và gia đình. 7
  • 15. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI PHỤ NỮ THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2014 1.1. KHÁI NIỆM QUYỀN PHỤ NỮ Quyền con người là quyền thiêng liêng của mỗi cá nhân. Đó là các quyền tất yếu mà con người phải được hưởng và các quốc gia đều phải tôn trọng. Trong quyền con người, quyền phụ nữ là một trong những nội dung cơ bản. Bởi vậy, để đưa ra được khái niệm quyền phụ nữ, trước hết cần tiếp cận và làm sáng tỏ khái niệm quyền con người. 1.1.1. Khái niệm quyền con ngƣời Quyền con người là một thuật ngữ pháp lý được sử dụng khá phổ biến. Tuy nhiên, trong các văn bản pháp luật quốc tế cũng như pháp luật quốc gia chưa có một định nghĩa chính thức về quyền con người mà chỉ dừng lại ở việc liệt kê các quyền con người. Chính vì vậy, các nhà nghiên cứu về nhân quyền và luật học đã có nhiều cách tiếp cận khác nhau để đưa ra định nghĩa về quyền con người. Theo một tài liệu thống kê của Liên hợp quốc, có đến gần 50 định nghĩa về quyền con người đã được công bố, tuy nhiên chưa một định nghĩa nào bao hàm được tất cả thuộc tính của quyền con người. Được biết đến nhiều nhất là khái niệm quyền con người của Văn phòng cao ủy Liêp hợp quốc. Theo khái niệm này: Quyền con người là những bảo đảm pháp lý toàn cầu (universal legal guarantees) có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại hành động (action) hoặc sự bỏ mặc (omissions) mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép (entitlements) và tự do cơ bản (fundamental freedoms) của con người [17, tr. 42]. Ngoài ra, có một khái niệm khác hay được các nhà nghiên cứu đề cập đến: "…quyền con người là những sự được phép (entitlements) mà tất cả thành 8
  • 16. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 viên của cộng đồng nhân loại không phân biệt giới tính, chủng tộc, tôn giáo, địa vị xã hội..., đều có ngay từ khi sinh ra" [17, tr. 42]. Định nghĩa này phù hợp với cách hiểu thông thường về quyền con người. Ở Việt Nam, một số chuyên gia và cơ quan nghiên cứu cũng đã đưa ra nhiều cách hiểu về quyền con người: Trung tâm nghiên cứu quyền con người của Viện Nghiên cứu khoa học xã hội đã tiếp cận khái niệm quyền con người dưới góc độ pháp lý: Quyền con người là những đặc quyền (quyền tự nhiên) của con người được pháp luật công nhận, điều chỉnh, do cá nhân con người nắm giữ trong mối liên hệ với những cá nhân con người khác; Trong Từ điển Luật học, quyền con người là "Quyền của thành viên trong xã hội loài người, quyền của tất cả mọi người, đó là nhân phẩm, nhu cầu lợi ích và năng lực của con người thể chế hóa trong pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia" [54, tr. 648]; v.v… Các định nghĩa trên không hoàn toàn giống nhau nhưng xét chung lại, quyền con người thường được hiểu là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên vốn có và khách quan của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế. Quyền con người luôn có mối liên hệ gần gũi với pháp luật bởi hầu hết những nhu cầu vốn có, tự nhiên của con người không thể được đảm bảo đầy đủ nếu không được ghi nhận bằng pháp luật mà thông qua đó, nghĩa vụ tôn trọng và thực thi các quyền trở thành những quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc và thống nhất với tất cả mọi chủ thể trong xã hội chứ không phải chỉ tồn tại dưới dạng những quy tắc đạo đức. Như vậy, nhìn ở góc độ nào, quyền con người cũng được xác định là những chuẩn mực được cộng đồng quốc tế thừa nhận và tuân thủ. Đó là những giá trị cao cả cần được tôn trọng và bảo vệ trong xã hội và mọi giai đoạn lịch sử. Quyền con người được biết đến với những đặc tính cơ bản sau: - Tính phổ quát: Thể hiện ở chỗ, quyền con người là quyền bẩm sinh, vốn có của con người và được áp dụng bình đẳng cho tất cả mọi thành viên 9
  • 17. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 trong xã hội, không có sự phân biệt đối xử vì bất cứ lý do gì. Tuy nhiên, liên quan đến tính chất này, cần lưu ý là bản chất của sự bình đẳng về quyền con người không có nghĩa là cào bằng mức độ hưởng thụ các quyền mà là bình đẳng về tư cách chủ thể của quyền con người. - Tính đặc thù: Quyền con người mang những đặc trưng và bản sắc riêng tùy thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, xã hội, truyền thống, văn hóa, lịch sử ở từng khu vực, từng quốc gia, từng vùng lãnh thổ. - Tính giai cấp: C.Mác cho rằng con người vừa là sản phẩm của tự nhiên, vừa làm sản phẩm của xã hội, vì vậy khi xem xét vấn đề quyền con người cần phải đặt vào những hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Ph.Ăngghen cũng đã khẳng định quyền con người không phải là tự nhiên mà có, đó là thành quả của sự phát triển lịch sử, của các cuộc cách mạng xã hội. Với tư cách là chế định pháp lý, quyền con người gắn liền với Nhà nước và pháp luật - những hiện tượng mang tính giai cấp sâu sắc. - Tính không chuyển nhượng (inalienable): Các quyền con người không thể bị tước đoạt hay hạn chế một cách tùy tiện bởi bất cứ chủ thể nào kể cả cơ quan nhà nước có thẩm quyền trừ trường hợp đặc biệt (ví dụ: Người phạm tội có thể bị tước quyền tự do hoặc quyền sống). Tùy theo từng hướng tiếp cận, quyền con người được phân thành nhiều nhóm khác nhau, trong đó, phổ biến là theo hai căn cứ sau: - Theo chủ thể quyền, quyền con người gồm có quyền cá nhân, quyền của nhóm người (quyền phụ nữ, quyền trẻ em, quyền của người tàn tật,….) và quyền quốc gia (quyền của quốc gia, dân tộc thiểu số, quyền phát triển,…). - Theo nội dung quyền gồm có: Các quyền tự do dân chủ về chính trị (quyền bình đẳng nam nữ, quyền bầu cử ứng cử, quyền tự do ngôn luận,…), các quyền dân sự (quyền tự do đi lại, cư trú; quyền bất khả xâm phạm về thân thể; quyền được an toàn, bí mật về thư tín, điện thoại;…) và các quyền về kinh tế - xã hội (quyền lao động, quyền học tập, quyền được bảo vệ sức khỏe,…). 10
  • 18. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 1.1.2. Khái niệm quyền phụ nữ Là một nội dung cụ thể của quyền con người, quyền phụ nữ cần phải được nghiên cứu trong mối quan hệ khăng khít với quyền con người. Do đó, nếu hiểu theo nghĩa rộng, quyền phụ nữ là khái niệm dùng để chỉ quyền con người của phụ nữ. Đó là những quyền tất yếu, không bị tước bỏ bởi bất cứ ai, bất cứ chính thể nào. Là quyền con người cụ thể, quyền phụ nữ cũng hàm chứa những đặc tính cơ bản của quyền con người đó là tính phổ quát, tính đặc thù và tính giai cấp. Tuy nhiên, người phụ nữ với những đặc điểm gắn liền với giới tính tự nhiên thì ngoài quyền con người nói chung, họ còn có những quyền gắn liền với thiên chức của mình như quyền làm mẹ, quyền được bảo vệ với tư cách là nhóm người dễ bị tổn thương. Tiếp cận theo hướng này (nghĩa hẹp), quyền phụ nữ còn có thể hiểu là những quyền tất yếu, gắn liền với đặc điểm giới tính tự nhiên mà người phụ nữ phải được hưởng. Dưới góc độ pháp lý, quyền phụ nữ còn được hiểu là: tập hợp những khả năng pháp luật mỗi quốc gia công nhận cho người phụ nữ được hưởng, được làm và được đòi hỏi. 1.2. KHÁI NIỆM BẢO VỆ QUYỀN CỦA PHỤ NỮ BẰNG PHÁP LUẬT Chiếm hơn một nửa trong xã hội nhưng phụ nữ lại là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương và chịu nhiều thiệt thòi. Theo thống kê của Liên hợp quốc, phụ nữ chiếm đa số trong những người nghèo khổ của thế giới, trong tình trạng đó, phụ nữ luôn là người bị thiệt thòi nhiều nhất về ăn uống, sức khỏe, giáo dục, đào tạo, cơ hội có việc làm và những nhu cầu khác; quyền được sống, tự do và an ninh cá nhân, kể cả quyền sống mạnh khỏe của người phụ nữ cũng thường xuyên bị vi phạm dưới nhiều hình thức khác nhau. Bởi vậy song song với việc ghi nhận quyền phụ nữ, vấn đề bảo vệ quyền phụ nữ cũng là một nội dung cần được tiếp cận và làm rõ. Trong khoa học pháp lý, khái niệm bảo vệ quyền phụ nữ chưa được làm sáng tỏ một cách cụ thể mà được tiếp cận chủ yếu ở những cách thức và 11
  • 19. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 phương pháp bảo vệ nhất định. Có nhiều cách tiếp cận khác nhau để làm rõ về khái niệm này. Theo Từ điển tiếng Việt, bảo vệ là sự chống lại mọi sự xâm phạm. Bởi vậy, nếu theo cách cắt nghĩa từ ngữ nói trên, có thể hiểu bảo vệ quyền phụ nữ là hành vi của một chủ thể nhất định nhằm chống lại mọi sự xâm phạm đến các quyền con người của phụ nữ được pháp luật quốc gia và quốc tế ghi nhận. Từ cách hiểu trên có thể nhận biết được một số đặc điểm về bảo vệ quyền phụ nữ: Thứ nhất: Chủ thể bảo vệ quyền phụ nữ. Quyền phụ nữ xuất hiện trong hoàn cảnh lịch sử nhất định, đó là thành quả của sự phát triển lịch sử, của cuộc cách mạng đấu tranh giải phóng phụ nữ, chống lại sự phân biệt đối xử, đòi bình đẳng nam nữ trên toàn thế giới. Bởi vậy, khi xã hội ý thức được quyền phụ nữ cũng là lúc vấn đề bảo vệ quyền phụ nữ được đặt ra. Bảo vệ quyền phụ nữ là một hành động khách quan, có thể do một cá nhân, một tổ chức, một quốc gia thực hiện. Tuy nhiên, trên bình diện quốc tế, bảo vệ quyền phụ nữ không phải là hành động mang tính riêng lẻ của một chủ thể nhất định mà đòi hỏi trách nhiệm của cả cộng đồng. Thứ hai: Khách thể bảo vệ quyền phụ nữ. Khách thể bảo vệ quyền phụ nữ chính là các quyền con người của phụ nữ được ghi nhận trong các văn bản pháp lý quốc tế và quốc gia. Vấn đề này đã được trình bày ở các phần trên. Thứ ba: Hành động bảo vệ quyền phụ nữ. Hành động bảo vệ quyền phụ nữ là những cách thức được sử dụng để chống lại các hành vi xâm phạm tới quyền phụ nữ. Đối với một cá nhân, thông thường, có hai cách thức bảo vệ quyền phổ biến là: Tự mình bảo vệ và yêu cầu sự bảo vệ của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Mỗi chủ thể khác nhau sẽ lựa chọn những cách thức bảo vệ quyền phụ nữ khác nhau (ví dụ: Bản thân người phụ nữ có thể bảo vệ quyền của mình bằng cách sử dụng cả hai 12
  • 20. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 biện pháp trên). Tuy nhiên, với những chủ thể đặc biệt như cộng đồng quốc tế hay một quốc gia, việc lựa chọn những cách thức phù hợp để bảo vệ quyền phụ nữ có một ý nghĩa vô cùng quan trọng, đảm bảo cho hành vi bảo vệ đạt được hiệu quả. Như vậy, có nhiều phương thức để bảo vệ quyền con người, song phương thức quan trọng và không thể thiếu ấy chính là bảo vệ quyền con người bằng pháp luật. Theo đó, bảo vệ quyền con người nói chung và bảo vệ quyền quyền của phụ nữ bằng pháp luật nói riêng trước hết phải hiểu được sự ghi nhận các quyền con người bằng pháp luật và phải đảm bảo quyền đó được thực hiện. Mặt khác, do phụ nữ là một nhóm xã hội đặc biệt, bởi vậy quyền phụ nữ phải được xem xét và ghi nhận dựa trên cơ sở của vấn đề bình đẳng giới. Chính vì vậy, bảo vệ quyền phụ nữ nói riêng và bảo vệ quyền con người nói chung phải kể đến vai trò quan trọng của Nhà nước. Nhà nước ghi nhận quyền con người, quyền phụ nữ và đảm bảo cho quyền này được thực hiện. Pháp luật chính là phương thức mang lại hiệu quả cao trong việc bảo vệ quyền con người nói chung, quyền phụ nữ nói riêng. Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật được hiểu là sự ghi nhận các quyền con người của phụ nữ vào các quy phạm pháp luật, đồng thời đảm bảo cho quyền đó được thực hiện trên thực tế bằng các chế tài nhất định. Pháp luật được bảo đảm thực thi bằng quyền lực nhà nước nên bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hiện nay là cách thức hiệu quả nhất được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. 1.3. Ý NGHĨA CỦA VIỆC BẢO VỆ QUYỀN CỦA PHỤ NỮ BẰNG PHÁP LUẬT Việc xác định quyền của phụ nữ trong các văn bản pháp luật có ý nghĩa rất lớn trên phương diện lý luận và thực tiễn và có thể khái quát trong những điểm sau đây: Việc bảo vệ quyền phụ nữ trong quan hệ HN&GĐ trước hết có một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với bản thân người phụ nữ, đảm bảo cho người phụ nữ được hưởng đầy đủ các quyền chính đáng mà pháp luật quốc tế và 13
  • 21. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 pháp luật quốc gia ghi nhận. Nó hạn chế những hành vi xâm hại, làm tổn thương tới danh dự, nhân phẩm của người phụ nữ. Sự quy định bằng pháp luật về quyền của phụ nữ vừa tạo ra sự bình đẳng, vừa tạo cơ sở cho sự ưu tiên về mặt xã hội đối với phụ nữ. Pháp luật về nữ quyền xác định vị thế của người phụ nữ trong gia đình, đời sống xã hội có tác dụng cảnh báo những yêu cầu về sự bình đẳng giới như là sự tất yếu của xã hội loài người. Bên cạnh đó, bởi những khía cạnh về giới và thực tiễn xã hội, những quan điểm sai trái, cổ hủ của nhiều thế hệ ở Việt Nam về phụ nữ dần được khắc phục. Không những thế, thông qua và bằng các quy định của pháp luật, Nhà nước và xã hội còn xác định những ưu tiên đối với phụ nữ nhằm động viên và phát huy vai trò của người phụ nữ trong mọi mặt của đời sống xã hội. Đóng vai trò quan trọng bảo vệ quyền phụ nữ trong quan hệ HN&GĐ chính là Nhà nước - cơ quan cao nhất đại diện cho quốc gia, dân tộc. Pháp luật vừa là công cụ, vừa là cách thức chủ yếu để các quốc gia ghi nhận vấn đề bảo vệ quyền phụ nữ. Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật không chỉ là việc ghi nhận các quyền của người phụ nữ mà còn bảo đảm cho các quyền đó được thực hiện bằng tính cưỡng chế tuyệt đối của pháp luật. Sử dụng hiệu quả công cụ bảo vệ này chính là sự thể hiện trình độ quản lý của một quốc gia. Hiện nay, quyền con người về HN&GĐ đã được công nhận rộng rãi trên toàn thế giới. "Tôn trọng, thực thi và bảo vệ quyền con người về hôn nhân và gia đình đã thực sự là tiêu chí để đánh giá tiến bộ xã hội không chỉ mang tính quốc gia mà còn mang tính toàn cầu" [12, tr. 15]. Bảo vệ quyền phụ nữ trong quan hệ HN&GĐ cũng chính là một trong những hành động cụ thể của việc bảo vệ quyền phụ nữ nói riêng, quyền con người nói chung, mang lại ý nghĩa sâu sắc về mặt thực tiễn, góp phần vào nỗ lực chung của toàn nhân loại trong việc đấu tranh chống lại sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ, góp phần vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng phụ nữ của toàn nhân loại. 14
  • 22. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 1.4. PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỚI VẤN ĐỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA PHỤ NỮ TRONG QUAN HỆ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH Nhận thức của con người về vai trò của người phụ nữ đã xuất hiện từ rất sớm nhưng vấn đề bảo vệ quyền phụ nữ chỉ thực sự được coi như một trách nhiệm, một yêu cầu cấp thiết khi Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền ra đời (1948). Tuyên ngôn đã nhấn mạnh: Bà mẹ và trẻ em được đảm bảo chăm sóc và giúp đỡ đặc biệt. Đây là sự thừa nhận của xã hội đối với chức năng làm mẹ của người phụ nữ, với chức năng này, người mẹ được coi là chủ thể đặc biệt của xã hội, họ có quyền được ưu tiên chăm sóc, giúp đỡ, bảo vệ. Sau Tuyên ngôn nhân quyền, sự quan tâm của nhân loại đối với người phụ nữ và việc bảo vệ quyền lợi của họ đã được thể hiện ngày càng rõ hơn. Hiện nay, vấn đề bảo vệ quyền phụ nữ nói chung, bảo vệ quyền phụ nữ trong quan hệ kết hôn với người nước ngoài nói riêng đã được công nhận rộng rãi trên toàn thế giới. Tôn trọng, bảo vệ quyền phụ nữ đã thực sự là tiêu chí để đánh giá tiến bộ xã hội. Trên thực tế, Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế đã ban hành, ký kết và tham gia nhiều văn bản pháp lý công nhận, thực thi và bảo vệ quyền con người, trong đó có quyền phụ nữ như Hiến chương Liên hợp quốc (1945), Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền (1948), Công ước về các quyền chính trị của phụ nữ (1952), Công ước về quốc tịch của người phụ nữ lấy chồng (1957), Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (1966), Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt, đối xử đối với phụ nữ (1979),... Trong số các văn kiện pháp lý về quyền con người, có thể khẳng định, CEDAW là văn bản quan trọng nhất do Liên hợp quốc thông qua đề cập một cách toàn diện, cụ thể các quyền con người cơ bản của người phụ nữ; là văn bản pháp lý thể hiện sự đồng tâm của cộng đồng thế giới trong việc bảo vệ quyền phụ nữ nói chung, quyền của người phụ nữ trong quan hệ kết hôn với người nước ngoài nói riêng. Điều này đem lại sức mạnh pháp lý quốc tế cũng 15
  • 23. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 như sự phổ cập rộng rãi của Công ước trong đời sống quốc tế. Theo Ủy ban CEDAW, cho tới nay đã có 186 quốc gia trên thế giới phê chuẩn hoặc ký kết Công ước, chiếm hơn 90% thành viên của Liên hợp quốc. Với cơ cấu gồm Lời nói đầu, 6 phần và 30 điều khoản, Công ước đã điều chỉnh các quyền của phụ nữ trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và quan trọng hơn là quyền bình đẳng của phụ nữ nhằm chống lại sự phân biệt đối xử trong các lĩnh vực nói trên [Dẫn theo 17, tr. 5]. Tinh thần của Công ước được xây dựng trên cơ sở các mục tiêu của Liên hợp quốc nhằm bảo đảm nhân cách, phẩm giá và các quyền cơ bản của con người cũng như quyền bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới. Công ước không chỉ giải thích rõ ý nghĩa của bình đẳng mà còn chỉ ra phương thức giành quyền bình đẳng đó. Điều 16, đề cập tới quan hệ HN&GĐ, khẳng định quyền bình đẳng và nghĩa vụ của phụ nữ và nam giới trong việc lựa chọn bạn đời, làm cha mẹ, quyền nhân thân và làm chủ mọi tài sản của mình;… Là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới ký tham gia và phê chuẩn Công ước CEDAW, cho đến nay, trải qua hơn 30 năm phát triển, với vai trò là thành viên của Công ước, Việt Nam đã tích cực nội luật hóa các quy định của CEDAW vào hệ thống pháp luật, ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật với nội dung bảo vệ quyền phụ nữ như: Bộ luật dân sự (BLDS) năm 1995, 2005; Luật HN&GĐ năm 2014, Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007, Luật bình đẳng giới năm 2008, … Như vậy, mặc dù chưa có nhiều quy định về bảo vệ quyền phụ nữ trong quan hệ HN&GĐ nhưng các văn bản pháp luật quốc tế nói trên đã tạo tiền đề để các quốc gia có cơ sở, nội luật hóa những quy định trên vào hệ thống pháp luật quốc gia, góp phần bảo vệ cụ thể hơn quyền phụ nữ trong quan hệ HN&GĐ. 16
  • 24. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 1.5. SƠ LƢỢC PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA PHỤ NỮ TRONG PHÁP LUẬT TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY 1.5.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1975 Lịch sử Việt Nam đã trải qua hàng ngàn năm sống dưới chế độ phong kiến, gần một trăm năm dưới ách thống trị của thực dân Pháp, phụ nữ Việt Nam vừa bị áp bức về giai cấp vừa bị trói buộc bởi lễ giáo phong kiến hà khắc. Từ năm 1954, với Hiệp định Gơnevơ, nước ta bị chia cắt thành hai miền Nam - Bắc. Do đó, pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự nói chung, quan hệ hôn nhân nói riêng ở mỗi miền có sự khác nhau. - Pháp luật điều chỉnh vấn đề bảo vệ quyền lợi phụ nữ trong quan hệ hôn nhân và gia đình ở miền Bắc Ở Miền Bắc, ngay sau khi giành được độc lập không lâu, ngày 9/11/1946, bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã được Quốc hội thông qua, có ý nghĩa quan trọng trong đời sống xã hội. Tại Điều 9, Hiến pháp quy định: "Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện". Quy định này là cơ sở pháp lý về quyền bình đẳng giữa nam và nữ trong quan hệ hôn nhân, là nguyên tắc giải quyết các quan hệ hôn nhân trong chế độ mới. Tuy nhiên, vào thời điểm này, chúng ta chưa xây dựng được văn bản Luật HN&GĐ hoàn chỉnh thể chế hóa một cách toàn diện nội dung về bảo đảm quyền bình đẳng nam nữ. Để đáp ứng việc giải quyết các vấn đề về HN&GĐ trong tình hình mới, Nhà nước tạm thời ban hành hai Sắc lệnh: Sắc lệnh số 159-SL ngày 17/11/1950 quy định về vấn đề li hôn, Sắc lệnh số 97-SL ngày 22/5/1950 về sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật để thay thế việc áp dụng ba BLDS dưới thời thực dân phong kiến. Các Sắc lệnh này cũng đã cụ thể hóa quyền bình đẳng của người phụ nữ trong gia đình; xóa bỏ quyền gia trưởng của người đàn ông: "Chồng và vợ có địa vị bình đẳng trong gia đình" (Điều 5, Sắc lệnh số 97-SL); bảo đảm quyền bình đẳng, tự do kết hôn của các bên nam, nữ; quyền xin ly hôn của vợ, chồng: "Người phụ nữ sau khi ly dị chồng có thể lấy chồng khác nếu chứng 17
  • 25. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 minh là mình không có thai" (Điều 4, 5 Sắc lệnh số 97-SL);… mở ra một quan niệm hoàn toàn mới về quyền phụ nữ. Sau một thời gian khắc phục hậu quả chiến tranh, ổn định tình hình đất nước, Hiến pháp năm 1959 được ban hành thay thế Hiến pháp năm 1946, tiếp tục ghi nhận quyền bình đẳng nam nữ: "Phụ nữ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa có quyền bình đẳng với nam giới về các mặt sinh hoạt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình" (Đoạn 1 Điều 24) và khẳng định vai trò của Nhà nước đối với quan hệ HN&GĐ: "Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình" (Đoạn 4 Điều 24). Ngay sau đó, Luật HN&GĐ năm 1959 được ban hành, đánh dấu cho việc tách quan hệ HN&GĐ ra khỏi ngành luật dân sự, trở thành ngành luật độc lập. Luật HN&GĐ năm 1959 là văn bản Luật HN&GĐ đầu tiên của Nhà nước ta thể hiện khá đầy đủ quyền HN&GĐ của người phụ nữ theo tiêu chí bình đẳng, là cơ sở pháp lý quan trọng để chúng ta bảo vệ các quyền HN&GĐ cho người phụ nữ. - Pháp luật điều chỉnh vấn đề bảo vệ quyền phụ nữ trong quan hệ HN&GĐ ở Miền Nam Sau Hiệp định Gơnevơ năm 1954, Mỹ từng bước thay thế Pháp ở miền Nam Việt Nam. Giai đoạn đầu, các quan hệ dân sự nói chung, quan hệ hôn nhân nói riêng vẫn chịu sự điều chỉnh của các quy định trong Bộ dân luật giản yếu Nam Kỳ năm 1883. Với mục đích biến Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, Mỹ đã lập nên ở miền Nam chính phủ Việt Nam cộng hòa do Ngô Đình Diệm làm tổng thống. Để củng cố và duy trì địa vị thống trị của mình, chính quyền Sài Gòn đã xây dựng một hệ thống pháp luật riêng. Cũng bắt đầu từ thời kỳ này, ở miền Nam Việt Nam đã có những văn bản pháp luật riêng biệt điều chỉnh quan hệ HN&GĐ như: Luật Gia đình năm 1959 dưới thời Ngô Đình Diệm; Sắc luật số 15/64 năm 1964 dưới thời Nguyễn Khánh; sang thời Nguyễn Văn Thiệu, các quy định về HN&GĐ được nhập chung vào Bộ dân luật năm 1972. So với các văn bản pháp luật trước đó, các văn bản pháp luật này đều chủ 18
  • 26. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 trương ghi nhận việc bãi bỏ chế độ đa thê và ghi nhận quyền tự nguyện của hai bên nam nữ trong việc xác lập quan hệ hôn nhân: "Chế độ hôn nhân hợp pháp là chế độ hôn nhân không ai được phép tái hôn nếu giá thú trước chưa bị tiêu diệt" (Điều 3 Sắc Luật số 15/64), "Sự kết hôn vô giá trị nếu không có sự ưng thuận của đôi bên nam nữ". Pháp luật thời kỳ này cũng có những đóng góp đáng kể trong việc bảo đảm quyền bình đẳng giữa nam và nữ nhưng còn nhiều quy định thể hiện sự phân biệt đối xử với người phụ nữ. Nguyên tắc bất bình đẳng giữa nam và nữ vẫn là nội dung tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt các quy phạm pháp luật HN&GĐ: Chồng là trưởng gia đình và phải xử hành quyền gia trưởng, theo quyền lợi của gia đình và con cái. 1.5.2. Giai đoạn từ năm 1975 đến nay Ngày 30/4/1975, miền Nam được giải phóng, non sông Việt Nam thu về một mối, nước Việt Nam thống nhất được chính thức có tên là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đây là cơ sở pháp lý để thống nhất áp dụng pháp luật trên phạm vi cả nước. Quan hệ HN&GĐ trong thời gian này được điều chỉnh bởi Luật HN&GĐ năm 1959. Năm 1980, Hiến pháp mới được ban hành đánh dấu bước phát triển của Nhà nước Việt Nam. Quan hệ HN&GĐ được ghi nhận tại Điều 63, 64 của Hiến pháp. Theo đó, nam nữ có quyền ngang nhau trong quan hệ HN&GĐ; hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng; Nhà nước bảo hộ HN&GĐ. Các nguyên tắc này cùng với các quy định của Luật HN&GĐ Việt Nam năm 1959 là cơ sở pháp lí để điều chỉnh quan hệ hôn nhân nói chung tại Việt Nam. Năm 1986, Luật HN&GĐ mới được ban hành thay thế Luật HN&GĐ năm 1959. Có thể nói, từ Luật HN&GĐ năm 1959 đến Luật HN&GĐ năm 1986, chúng ta đã tiến thêm một bước quan trọng trong việc ghi nhận và bảo vệ quyền phụ nữ. Luật HN&GĐ năm 1986 đã cụ thế hóa khá đầy đủ, toàn diện các quyền phụ nữ trong lĩnh vực HN&GĐ, đáp ứng nhu cầu của tình hình mới, phản ánh xu hướng mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật HN&GĐ, 19
  • 27. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 bước đầu tạo cơ sở pháp lý cho việc bảo vệ quyền phụ nữ trong quan hệ kết hôn với người nước ngoài. Luật HN&GĐ năm 1986 đã đóng góp một phần to lớn trong việc điều chỉnh các quan hệ HN&GĐ Việt Nam. Trải qua hơn 13 năm áp dụng, một số quy định trong Luật HN&GĐ năm 1986 bộc lộ nhiều vấn đề không còn phù hợp. Để đáp ứng yêu cầu của giai đoạn mới, đồng thời để phù hợp với Hiến pháp năm 1992 - Hiến pháp của Nhà nước đổi mới, ngày 9/6/2000, Quốc hội đã thông qua Luật HN&GĐ năm 2000, thay thế cho các văn bản pháp luật điều chỉnh quan hệ HN&GĐ được ban hành trước đó. Có thể khẳng định, cho đến Luật HN&GĐ năm 2000, nguyên tắc bảo vệ quyền phụ nữ được phát triển ở một bước cao hơn. Luật HN&GĐ năm 2000 không chỉ dừng lại ở việc ghi nhận vấn đề bảo vệ quyền phụ nữ mà còn chỉ rõ hình thức bảo đảm cho các quyền đó được thực thi có hiệu quả trong thực tế. Cùng với Luật HN&GĐ năm 2000, Nhà nước ta tiếp tục ban hành nhiều văn bản pháp luật chứa đựng các nội dung bảo vệ quyền phụ nữ trong lĩnh vực HN&GĐ như Bộ luật hình sự năm 1999, BLDS năm 2005, Luật đất đai năm 2013, Luật bình đẳng giới năm 2006, Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007, Luật quốc tịch năm 2008,… Đến nay, Luật HN&GĐ năm 2014 đã được thông qua và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 đã có những quy định bổ sung vào việc bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ trong quan hệ HN&GĐ. Như vậy, cùng với dòng chảy của cách mạng Việt Nam, pháp luật về bảo vệ quyền phụ nữ nói chung, bảo vệ quyền phụ nữ trong quan hệ HN&GĐ nói riêng đã được hình thành và phát triển gắn liền với đặc điểm của từng giai đoạn lịch nhất định. Việc hình thành và phát triển pháp luật về bảo vệ quyền phụ nữ trong quan hệ HN&GĐ đã phản ánh xu thế khách quan trong lĩnh vực HN&GĐ, phù hợp với xu thế chung của cộng đồng quốc tế trong việc ghi nhận và bảo vệ các quyền phụ nữ. 20
  • 28. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Chương 2 NỘI DUNG BẢO VỆ QUYỀN LỢI PHỤ NỮ THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2014 2.1. BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA PHỤ NỮ VIỆT NAM TRONG QUAN HỆ NHÂN THÂN 2.1.1. Khái quát về quyền nhân thân của cá nhân và quan hệ nhân thân của ngƣời phụ nữ trong hệ hôn nhân và gia đình 2.1.1.1. Khái quái về quyền nhân thân của cá nhân Trong quan hệ dân sự bên cạnh các quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân là một trong hai đối tượng chủ yếu của pháp luật dân sự và là một quan hệ mạng tính xã hội sâu sắc, rộng lớn, phản ánh sự phát triển và tiến bộ của xã hội. Một trong quan hệ pháp luật dân sự nói chung bao gồm ba yếu tố: chủ thể, khách thể và nội dung. Trong đó nội dung là yếu tố cơ bản nhất để phân loại quan hệ đó là quan hệ nhân thân hay tài sản. Nội dung của quan hệ pháp luật gồm các quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ đó. Do vậy quyền nhân thân chính là một nội dung của quan hệ pháp luật dân sự về nhân thân. Nó là những quy định của pháp luật cho phép chủ thể được hưởng, được làm, được đòi hỏi liên quan đến các giá trị nhân thân của mình khi tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự. Điều 24 BLDS năm 2005 đưa ra khái niệm về quyền nhân thân của cá nhân như sau: "Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân và không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác" [35]. Một số quyền nhân thân được quy định trong BLDS 2005: Quyền đối với họ tên; quyền xác định dân tộc; quyền được khai sinh; quyền được khai tử; quyền được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, thân thể; quyền hiến bộ phận cơ thể; quyền kết hôn; quyền bình đẳng vợ chồng; quyền li hôn; 21
  • 29. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 quyền nhận cha, mẹ, con; quyền nuôi con nuôi và quyền được nhận làm con nuôi… Quyền nhân thân có những đặc điểm cơ bản sau đây: - Thuộc về cá nhân: BLDS năm 2005 quy định quyền nhân thân và quyền dân sự của mỗi cá nhân, tổ chức không thể là chủ thể của quyền nhân thân. - Moi cá nhân đều bình đẳng về quyền nhân thân: Quyền nhân thân được ghi nhận cho tất cả mọi cá nhân từ khi sinh ra cho đến khi chế đi, không phân biệt giới tính, thành phần, giai cấp, tôn giáo, dân tộc… - Có tính chất phi tài sản: đặc điểm này xuất phát từ đối tượng của quyền nhân thân là các giá trị nhân thân phi tài sản. Các quyền nhân thân không có nội dung kinh tế, không gắn với tài sản của chủ thể. Nó không thể mang lại cho chủ thể quyền một lợi ích vật chất nào vì chúng không thể là đối tượng trao đổi, mua bán, tặng cho. Mặc dù một số quyền nhân thân có thể làm phát sinh một lợi ích vật chất nhất định như quyền tác giả những quyền nhân thân không phải là tài sản, chỉ có quyền nhân thân gắn liền với tài sản và quyền nhân thân không gắn liền với tài sản mà thôi. - Không được đền bù ngang giá khi bị vi phạm do không định giá được bằng tiền. - Không thể bị định đoạt: Quyền nhân thân ghi nhận quyền của cá nhân đối với giá trị nhân thân gắn liền với mỗi cá nhân, nó không thể bị chuyển giao. - Quyền dân sự tuyệt đối: Chủ thể quyền là xác định, cá biệt hóa, tất cả các chủ thể khác là chủ thể mang nghĩa vụ. 2.1.1.2. Quyền nhân thân của người phụ nữ trong quan hệ hôn nhân và gia đình Thời kỳ hôn nhân là "khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân" [42, Khoản 13 Điều 3]. Như 22
  • 30. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 vậy, quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng trong thời kỳ hôn nhân được bắt đầu bằng việc đăng ký kết hôn theo đó vợ và chồng sẽ có thêm các quyền về hôn nhân gia đình theo quy định của pháp luật. Còn sau khi có quyết định, bản án có hiệu lực của Tòa án giải quyết li hôn có hiệu lực hoặc một hoặc hai bên chết hoặc bị tuyên bố là đã chết thì quan hệ về nhân thân giữa vợ và chồng chấm dứt, các quyền cơ bản của vợ chồng mang tính chất Hiến định không bị ảnh hưởng, không thay đổi. Đặc điểm của quyền nhân thân trong quan hệ HN&GĐ: Thứ nhất, phụ thuộc vào bản chất của chế độ xã hội qua mỗi giai đoạn phát triển của đất nước. Dưới chế độ cũ (phong kiến, thực dân), quyền nhân thân của người phụ nữ được xác định theo giáo lý Nho giáo với nhiều quy định hà khắc, mang tính phân biệt bất bình đẳng. Dưới chế độ nhà nước ta hiện nay, quyền nhân thân của người phụ nữ trong quan hệ HN&GĐ đã trở thành các quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp và pháp luật. Thứ hai, gắn liền với lợi ích chung của gia đình và xã hội. Thứ ba, mang tính chất nhân thân, phi tài sản. Trong đó yếu tố tình cảm là nét đặc trưng gắn kết các chủ thể. Quyền và nghĩa vụ nhân thân của người phụ nữ không xuất phát từ tài sản, không mang tính chất đền bù ngang giá và gắn liền với nhân thân các chủ thể, không thể chuyển giao cho người khác. Qua tìm hiểu, có thể nhận thấy các quyền nhân thân của người phụ nữ xuất phát từ chức năng của gia đình: Thứ nhất, chức năng sinh đẻ gắn với quyền sinh con; quyền thừa nhận là mẹ, quyền được nuôi con và nuôi con nuôi.. Thứ hai, chức năng giáo dục gắn với quyền đại diện giữa vợ và chồng; quyền được hưởng sự chăm sóc của các thành viên trong gia đình.. Ngoài ra, một số quyền nhân thân của người phụ nữ còn xuất phát từ những quyền cơ bản của con người như quyền tự do cư trú, đi lại, quyền bất khả xâm phạm về thân thể. 23
  • 31. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 2.1.2. Nội dung bảo vệ quyền lợi của phụ nữ trong quan hệ nhân thân 2.1.2.1. Bảo vệ quyền tự do kết hôn của người phụ nữ Với ý nghĩa là một sự kiện pháp lý kết hôn được hiểu là hình thức xác lập quan hệ vợ chồng, được Nhà nước thừa nhận. Kết hôn là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn. Quyền kết hôn là quyền tự nhiên của con người được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Trong hệ thống pháp luật quốc tế, quyền kết hôn được quy định trong nhiều Công ước quốc tế quan trọng về quyền con người. Theo điểm b khoản 1 Điều 16 Công ước CEDAW thì quyền bình đẳng như nhau của nam và nữ trong quan hệ hôn nhân gia đình trước hết phải được thể hiện ở sự tự do lựa chọn người để kết hôn, tự do quyết định chuyện hôn nhân và hoàn toàn trên cơ sở tự nguyện. Đây cũng chính là nguyên tắc cơ bản, xuyên suốt của Luật HN&GĐ năm 1959, 1986, 2000 và Luật HN&GĐ năm 2014 nhằm xóa bỏ hoàn toàn chế độ hôn nhân cưỡng ép, phụ thuộc vào cha mẹ của chế độ HN&GĐ phong kiến, xây dựng chế độ HN&GĐ mới xã hội chủ nghĩa Pháp luật là công cụ pháp lý quan trọng mang lại hiệu quả cao trong việc bảo vệ quyền con người nói chung và quyền phụ nữ nói chung. Việc ghi nhận quyền tự do kết hôn của người phụ nữ là một phương thức bảo vệ quyền phụ nữ trong quan hệ HN&GĐ. Luật HN&GĐ bảo vệ quyền tự do kết hôn của người phụ nữ thể hiện trên những khía cạnh sau đây: Bảo vệ quyền tự do kết hôn của phụ nữ thể hiện trong những quy định về điều kiện kết hôn. Khái niệm kết hôn dưới góc độ pháp lý: Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học (phần chuyên ngành Luật Dân sự, Luật Tố tụng dân sự, Luật HN&GĐ) của Trường Đại học Luật Hà Nội giải thích: "Kết hôn là việc nam và nữ chính thức lấy nhau làm vợ, chồng theo 24
  • 32. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 quy định của pháp luật. Kết hôn được hiểu là sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ hôn nhân. Việc kết hôn phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được công nhân là hợp pháp" [48, tr. 238]. Với cách giải thích này, thuật ngữ kết hôn có mối liên hệ không thể tách rời với hình thức xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật. Theo đó, nam, nữ chỉ được coi là "kết hôn" khi đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vì vậy, dưới góc độ pháp lý, việc nam nữ lấy nhau thành vợ chồng theo nghi thức truyền thống hay nghi thức tôn giáo mà không đăng ký kết hôn thì không được xác định là "kết hôn". Do đó, trong khoa học pháp lý cũng xuất hiện thuật ngữ "nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng không đăng ký kết hôn" để phân biệt với trường hợp "kết hôn". Như vậy, dưới góc độ pháp lý, kết hôn được hiểu là một hình thức xác lập quan hệ vợ chồng nhưng phải là hình thức được nhà nước thừa nhận. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội, phong tục tập quán cũng như truyền thống văn hóa, pháp luật của mỗi quốc gia có những lựa chọn khác nhau về hình thức xác lập quan hệ vợ chồng. Theo quy định của pháp luật HN&GĐ Việt Nam hiện hành, nghi thức duy nhất có giá trị pháp lý là nghi thức đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bảo vệ quyền tự do kết hôn của phụ nữ thông qua nguyên tắc hôn nhân tự nguyện và tiến bộ. Hôn nhân là sự liên kết giữa một người đàn ông và một người đàn bà với mục đích là tạo dựng một gia đình. Vì vậy, xét về mặt bản chất, hôn nhân là sự liên kết hoàn toàn tự nguyện của những người kết hôn. Từ đó, các quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề kết hôn phải cụ thể hóa nguyên tắc này. Luật HN&GĐ năm 2014 ghi nhận và bảo vệ quyền tự do kết hôn của người phụ nữ thông qua quy định tại Điều 8. Theo Khoản 1 Điều 8 Luật HN&GĐ năm 2014 thì: 1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây: 25
  • 33. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự; d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này [42]. Theo đó, người phụ nữ từ đủ 18 tuổi trở lên, không mất năng lực hành vi dân sự và không thuộc các trường hợp cấm kết hôn, được tự nguyện quyết định việc kết hôn của mình. Sự tự nguyện của người phụ nữ là điều kiện quan trọng mà luật định; nếu thiếu sự tự nguyện và không từ 18 tuổi trở lên thì không đủ điều kiện kết hôn, trường hợp đã xác lập quan hệ hôn nhân thì quan hệ hôn nhân đó không được chấp nhận. Điều kiện kết hôn: Điều kiện kết hôn là những yêu cầu của pháp luật thể hiện dưới dạng những quy pháp pháp luật buộc người kết hôn phải tuân thủ, nhằm mục đích thiết lập những cuộc hôn nhân phù hợp với lợi ích của người kết hôn, lợi ích của gia đình và xã hội. Định nghĩa trên cho thấy, tuân thủ pháp luật về điều kiện kết hôn là nghĩa vụ của mỗi cá nhân phải thực hiện. Tiếp cận dưới góc độ quyền, có thể kết luận rằng, cá nhân khi thực hiện quyền kết hôn phải có nghĩa vụ tuân thủ pháp luật về điều kiện kết hôn. Xét trên phương diện này, quyền kết hôn không còn là quyền tự nhiên thuần túy mà là quyền con người được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. có thể nhận thấy điều kiện kết hôn đã nêu rõ, người kết hôn phải tuân thủ pháp luật như thế nào. Đây chính là ranh giới cần thiết để phân biệt quyền kết hôn với tư cách là một quyền tự nhiên với quyền kết hôn với tư cách là quyền con người được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Pháp luật bảo vệ quyền tự do kết hôn của mỗi cá nhân nhưng là sự tự do trong khuôn khổ luật định. Bằng các quy định về điều kiện kết hôn Nhà nước bảo vệ quyền được tự 26
  • 34. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 mình lựa chọn và quyết định việc kết hôn của mỗi cá nhân nói chung và phụ nữ nói riêng. Cùng với sự tự nguyện, tuổi kết hôn cũng có mối liên hệ nhất định với điều kiện về sự tự nguyện. Vì xét ở khía cạnh nhất định, tuổi kết hôn của người phụ nữ có mối liên hệ với khả năng nhận thức của cá nhân. Theo đó, người phụ nữ ở độ tuổi nhất định mới có thể tự mình quyết định việc kết hôn mà không bị ảnh hưởng của người khác. Xét ở khía cạnh rộng hơn, tuổi kết hôn của người phụ nữ còn thể hiện sự phát triển toàn diện về cả thể chất và trí tuệ của chính họ. Từ đó, khi kết hôn họ có thể sinh ra những thế hệ đời sau khỏe mạnh. Tuổi kết hôn do đó không chỉ là bảo vệ quyền của người phụ nữ mà một mặt còn hướng tới lợi ích của cộng đồng và xã hội. Đăng ký kết hôn: Quyền tự do kết hôn của người phụ nữ được pháp luật ghi nhận và bảo vệ, Nhà nước không can thiệp sâu vào đời sống HN&GĐ. Tuy nhiên, việc đăng ký kết hôn trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền chính là căn cứ để Nhà nước bảo hộ các quyền HN&GĐ cho người phụ nữ và các chủ thể có liên quan. Vì thế, pháp luật điều chỉnh việc kết hôn cũng chú trọng ghi nhận về vấn đề đăng ký kết hôn. Xét dưới góc độ quản lý hộ tịch, đăng ký kết hôn là một thủ tục do cơ quan có thẩm quyền tiến hành nhằm kiểm tra các điều kiện kết hôn và xác nhận việc kết hôn của người phụ nữ thông qua việc cấp giấy chứng nhận kết hôn. Vì vậy, việc đăng ký kết hôn không chỉ có ý nghĩa đối với người kết hôn mà thông qua thủ tục này nhà nước cũng kiểm soát được việc kết hôn nhằm xác lập những cuộc hôn nhân lành mạnh, hạnh phúc. Theo quy định của Luật HN&GĐ năm 2014, việc xác lập quan hệ vợ chồng phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo đó, đăng ký kết hôn được hiểu như một điều kiện về hình thức mà qua đó Nhà nước công nhận quan hệ hôn nhân của người phụ nữ và nam giới. Do vậy, người phụ nữ xác lập quan hệ vợ chồng đều phải tuân thủ điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn. 27
  • 35. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Kết hôn có vai trò quan trọng đối với đời sống HN&GĐ. Thông qua sự kiện đăng ký kết hôn, Nhà nước kiểm soát được việc tuân thủ pháp luật về điều kiện kết hôn, thực hiện quản lý nhà nước về kết hôn nhằm đảm bảo cho việc kết hôn được xác lập phù hợp với lợi ích của gia đình và xã hội. Quyền kết hôn là quyền tự do cơ bản của mỗi người nhưng khi thực hiện quyền kết hôn, người kết hôn phải tuân thủ các quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn. Trường hợp, xét thấy chỉ một điều kiện kết hôn không được đảm bảo, cơ quan có thẩm quyền sẽ từ chối việc đăng ký kết hôn. Như vậy, thông qua việc đăng ký kết hôn, cuộc hôn nhân được xác lập không chỉ đảm bảo một cách hài hòa lợi ích của gia đình và xã hội. Sự kiện kết hôn còn là cơ sở pháp lý quan trọng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người phụ nữ. Bởi vì, kết hôn theo đúng quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn là căn cứ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để các quyền và lợi ích hợp pháp của người phụ nữ được bảo vệ bằng pháp luật. Ví dụ, hai người kết hôn hợp pháp thì giữa họ phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Trường hợp hai người sống chung như vợ chồng không đăng ký kết hôn hoặc kết hôn trái pháp luật sẽ không được bảo vệ với tư cách là người vợ. Vì vậy, việc kết hôn theo quy định của pháp luật là cơ sở để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người phụ nữ. Cơ chế đảm bảo quyền tự do kết hôn của phụ nữ Song song với việc ghi nhận các nguyên tắc và nội dung bảo vệ quyền tự do kết hôn của người phụ nữ, Luật HN&GĐ năm 2014 còn quy định một số biện pháp, cách thức bảo vệ quyền phụ nữ trong lĩnh vực này. Theo Điều 5 Luật HN&GĐ hiện hành pháp luật nghiêm cấm các hành vi kết hôn giả tạo; tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; và đảm bảo nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng. Đảm bảo cho người phụ nữ được tự do kết hôn vì vậy việc tự nguyện quyết định chuyện hôn nhân của người phụ nữ được các nhà làm luật ghi nhận và bảo vệ. Theo 28
  • 36. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 đó, các hành vi cưỡng ép, giả tạo, cản trở và vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng đều bị pháp luật nghiêm cấm. Hôn nhân một vợ một chồng là một giá trị văn minh của xã hội loài người. Đó là hôn nhân tiến bộ. Hôn nhân một vợ một chồng cũng là điều kiện quan trọng để người phụ nữ xây dựng một cuộc hôn nhân bình đẳng, bền vững, hạnh phúc và làm nền tảng để tạo dựng gia đình, góp phần đảm bảo mục đích của cuộc hôn nhân. Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng là nguyên tắc đặc trưng của Luật HN&GĐ hiện hành. Theo đó, nhà làm luật Việt Nam quy định việc cấm kết hôn với người đang có vợ, chồng. Theo đó, chỉ những người chưa có vợ, có chồng hoặc đã có vợ, có chồng nhưng quan hệ hôn nhân đã chấm dứt mới được phép kết hôn. Trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Vì vậy, mỗi cá nhân phải tôn trọng pháp luật về điều kiện kết hôn, tôn trọng quyền tự do kết hôn của người phụ nữ và đặc biệt là loại bỏ những phong tục, tập quán lạc hậu cản trở việc tự do kết hôn và nguyên tắc một vợ một chồng. Ngoài những trường hợp việc đăng ký kết hôn bị từ chối do vi phạm về điều kiện kết hôn pháp luật còn quy định: người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền tự mình yêu cầu hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức đề nghị hủy việc kết hôn trái pháp luật. Đây là quy định rất quan trọng để bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ khi bị cưỡng ép, lừa dối kết hôn trái pháp luật. Như vậy, Luật HN&GĐ năm 2014 không chỉ ghi nhận quyền tự do kết hôn đối với phụ nữ mà còn đảm bảo cho quyền đó được thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế. Mặc dù đã thể hiện được các nội dung cơ bản liên quan đến bảo vệ quyền phụ nữ trong việc tự do kết hôn nhưng hệ thống các quy định này vẫn còn chưa đầy đủ và rõ ràng, và các chế tài xử lý hành vi xâm phạm đến quyền tự do kết hôn của phụ nữ chưa thật sự nghiêm khắc, đủ sức răn đe và phòng chống các hành vi vi phạm. Vì vậy, để đảm bảo một cách có 29
  • 37. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 hiệu quả quyền tự do kết hôn của người phụ nữ cần phải tại ta những cơ hội để họ thực hiện quyền này trên thực tế. 2.1.2.2. Bảo vệ quyền bình đẳng của người phụ nữ trong quan hệ hôn nhân. Theo quy định của Luật HN&GĐ người vợ bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong việc giáo dục con cái, lựa chọn chỗ ở, nghề nghiệp, tôn giáo, tín ngưỡng không phụ thuộc vào địa vị xã hội, thu nhập. Luật HN&GĐ hiện hành không thiết lập một tôn ti trật tự giữa vợ và chồng, trong đó người chồng giữ vụ trí chủ gia đình, là người bảo hộ đối với người vợ. Các quyền và nghĩa vụ của người vợ mang tính chất tương hỗ cho nhau, ngang nhau. Hôn nhân không làm cho vợ chồng hòa thành một chủ thể duy nhất của quan hệ pháp luật, vợ chồng tiếp tục giữ lai lịch pháp lý cá nhân riêng của mình, có danh dự, nhân phẩm riêng của mình, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi riêng của mình cả trong quan hệ nội bộ và trong quan hệ với người thứ ba. Bảo vệ quyền tự do lựa chọn nơi cư trú của người vợ Để thực hiện quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013 cũng như nhằm loại trừ định kiến của xã hội trong việc xác định vai trò của người vợ trong gia đình theo tư tưởng: "thuyền theo lái, gái theo chồng", pháp luật Việt Nam cộng nhận quyền bình đẳng giữa vợ và chồng về nhân thân liên quan đến việc lựa chọn nơi ở. Điều 55 BLDS năm 2005 quy định: "nơi cư trú chung của vợ chồng là nơi thường xuyên chung sống" [35]. Việc lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng được thực hiện trên cơ sở sự thỏa thuận giữa vợ và chồng. Điều 20 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: "Việc lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng do vợ chồng thỏa thuận, không bị ràng buộc bởi phong tục, tập quán, địa giới hành chính" [42]. Để đảm bảo ổn định cuộc sống gia đình và điều kiện làm việc của mỗi bên thì vợ chồng bàn bạc, thỏa thuận quyết định chọn nơi cư trú. Quy định của pháp luật nhằm xóa bỏ quan niệm, tập tục có tính chất bắt buộc chỗ 30
  • 38. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 ở chung của người phụ nữ sau khi kết hôn theo nguyên tắc "thuyền theo lái, gái theo chồng" hay tập tục ở rể của đồng bào một số dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là nhà làm luật cho phép vợ chồng tự do thỏa thuận về việc không chung sống dưới cùng một mái nhà. Điều đó đi ngược lại mục đích của hôn nhân, phá vỡ nghĩa vụ chung sống của vợ chồng cũng như củng cố quan hệ vợ chồng. Bảo vệ quyền lựa chọn tín ngưỡng, tôn giáo Điều 22 Luật HN&GĐ quy định: "Vợ, chồng tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau; không được cưỡng ép, cản trở nhau theo hoặc không theo một tôn giáo nào" [42]. Điều luật này nhằm cụ thể quy định của Hiến pháp năm 2013, theo đó, người vợ không bị cưỡng ép theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Thông thường vấn đề tôn giáo được các bên giải quyết trước khi kết hôn. Nhưng trong quá trình chung sống họ hoàn toàn có thể thay đổi tín ngưỡng, tôn giáo. Người vợ có quyền thực hiện các sinh hoạt tôn giáo trong khuôn khổ pháp luật, không được gây mất trật tự trong sinh hoạt gia đình. Bảo vệ quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, học tập và tham gia các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội Điều 23 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: "Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ tạo điều kiện, giúp đỡ nhau chọn nghề nghiệp; học tập nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ; tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội" [42]. Như vậy, Luật HN&GĐ hiện hành đã ghi nhận quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp học tập và tham gia các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của người phụ nữ. Việc tự chọn nghề nghiệp của người phụ nữ là tự do, do người phụ nữ tự quyết định, người chồng chỉ có thể tham gia ý kiến về việc lựa chọn của người phụ nữ. Bảo vệ quyền được đại diện giữa vợ và chồng Theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Luật HN&GĐ năm 2014 thì "vợ chồng có quyền ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiện, chấm dứt giao dịch mà 31
  • 39. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 theo quy định của Luật này, BLDS và các luật khác có liên quan phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng" [42]. Khoản 3 quy định: Vợ, chồng đại diện cho nhau khi một bên mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có đủ điều kiện làm người giám hộ hoặc một bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà bên kia được Tòa án chỉ định làm người đại diện theo pháp luật cho người đó, trừ tường hợp theo quy định của pháp luật thì người đó phải tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ có liên quan [42]. Quyền đại diện trong gia đình là bình đẳng không được phân biệt. Cụ thể hơn theo Khoản 1 Điều 62 BLDS năm 2005 thì "trong trường hợp người vợ mất năng lực hành vi dân sự thì người chồng là người giám hộ; nếu chồng là người mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ" [35]. Ví dụ, đơn giản là trường hợp người chồng bị tai nạn giao thông, bất tỉnh và phải mổ gấp do mất nhiều máu đồng thời phải cắt bỏ một cánh tay đã bị dập nát. Khi đó người thân thích mà thường là người vợ sẽ ký xác nhận đồng ý việc mổ và cắt bỏ phần thân thể bị dập nát của người chồng. Ngoài ra, khi người chồng bị mất năng lực hành vi dân sự, thì việc công bố, sử dụng thông tin, tài liệu của người chồng phải được sự cho phép của người vợ trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 2.1.2.3. Bảo vệ quyền làm mẹ của người phụ nữ Quyền làm mẹ là quyền thiêng liêng và cao quý của người phụ nữ. Quyền đó trước hết xuất phát từ chức năng sinh học tự nhiên của người phụ nữ mà không ai có thể thay đổi được. Nhờ có chức năng cao quý đó của người phụ nữ mà thế giới luôn tồn tại, phát triển và đổi mới. Vì lẽ đó mà vai trò của người mẹ luôn được thừa nhận và tôn trọng. Quyền làm mẹ của người phụ nữ Việt Nam đã được quy định, bảo vệ bằng các quy định cụ thể của pháp luật và các quy định đó ngày càng đầy đủ, hoàn thiện và phù hợp với đời sống xã hội, nhằm bảo đảm có hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người phụ nữ. 32
  • 40. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Quyền làm mẹ của người phụ nữ được quy định trong Hiến pháp năm 2013. Hiến pháp năm 2013 quy định: "Nhà nước và xã hội tạo điều kiện để phụ nữ sản xuất, công tác, học tập, chữa bênh, nghỉ ngơi và làm tròn bổn phận của người mẹ" [39]. Trên cơ sở của Hiến pháp, Luật HN&GĐ năm 2014 quy định tại Khoản 4 Điều 2 như sau: "Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật thực hiện các quyền về hôn nhân và gia đình; giúp đỡ bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình" [42]. Quyền làm mẹ được thể hiện trong thực tế đời sống xã hội và theo Luật HN&GĐ bằng các phương thức cơ bản sau đây: Quyền sinh con Quyền sinh con là quyền của người phụ nữ được tự mình thụ thai, mang thai và sinh con. Quyền này gắn liền với chức năng sinh học tự nhiên của người phụ nữ mà không ai có thể thay thế được. Quyền này được thừa nhận và đảm bảo thực hiện thông qua các quy định của Luật HN&GĐ năm 2014 tại Mục 2 Chương V về xác định cha, mẹ con. Trong những trường hợp đặc biệt quyền sinh con của người phụ nữ còn được đảm bảo thực hiện bằng các phương pháp khoa học được pháp luật công nhận. Quyền sinh con chỉ có thể thực hiện được khi người phụ nữ có thể thụ thai nuôi dưỡng thai nhi. Theo quy định của pháp luật và căn cứ vào thực tiễn hiện nay, người phụ nữ quyền làm mẹ thông qua bốn cách sau: - Cách thứ nhất: thụ thai thông thường thông qua quan hệ sinh lý với một người khác giới tính (như quan hệ vợ chồng…) - Cách thứ hai: Thụ tinh nhân tạo, thủ thuật là bơm tinh trùng của người cho tinh trùng vào tử cung của người có nhu cầu sinh con để tạo phôi; - Cách thứ 3: Thụ tinh trong ống nghiệm, là sự kết hợp của noãn và tinh trùng trong ống nghiệm để tạo thành phôi - Cách thứ 4: Mang thai vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ 33
  • 41. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con. Pháp luật nước ta đã cho phép áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và cho phép thực hiện việc mang thai vì mục đích nhân đạo để đảm bảo tốt nhất quyền làm mẹ của người phụ nữ. Quyền sinh con của người phụ nữ gắn liền với quyền yêu cầu xác định một người đàn ông nào đó là cha của con mình. Tuy nhiên người mẹ của đứa trẻ chỉ được quyền yêu cầu xác định cha cho con trong những trường hợp thụ thai tự nhiên, thông thường mà không có quyền xác định cha cho con trong trường hợp sinh con nhờ áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Bởi vì trước khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản người mẹ đã tự nguyện tuân thủ nguyên tắc bí mật về thông tin của người cho tinh trùng, cho noãn, cho phôi. Trẻ ra đời do thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản phải được sinh ra từ người mẹ và cặp vợ chồng vô sinh hoặc người phụ nữ sống độc thân, trong trường hợp mang thai vì mục đích nhân đạo và những người này luôn luôn được xác định là cha, mẹ của đứa trẻ sinh ra do thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Khoản 3 Điều 93 Luật HN&GĐ quy định: "Việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản không làm phát sinh quan hệ cha mẹ và giữa người cho tinh trùng, cho noãn, cho phôi với người con được sinh ra" [42]. Để đảm bảo lợi ích của đứa trẻ sinh ra do áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, cũng như tránh các hậu quả trong việc lặp lại giống nòi ở thế hệ sau, pháp luật quy định rõ ràng là tinh trùng, noãn, phôi của người cho chỉ được sử dụng cho một người. Quy định đó vẫn đảm bảo bí mật các thông tin về bản thân người cho tinh trùng, noãn, người cho phôi nhưng lại đòi hỏi phải xác định một địa chỉ rõ ràng đối với người nhận tinh trùng, người nhận noãn, người nhận phôi. Điều đó có nghĩa là tinh trùng, noãn, phôi của người cho đã được 34
  • 42. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 sử dụng cho người này thì không sử dụng cho bất cứ một người nào khác. Điều đó đòi hỏi các cơ sở y tế có khả năng thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản phải có trách nhiệm, thận trọng và quản lý tốt việc lưu giữ, bảo quản tinh trùng, phôi đó chỉ cho một người duy nhất mà thôi. Ngược lại, về phía người nhận tinh trùng, người nhận noãn và người nhận phôi thì lại có thể nhận từ nhiều người khác nhau. Bởi vì, người nhận luôn luôn xác định cụ thể, đó là người vợ trong cặp vợ chồng vô sinh hoặc người phụ nữ sống độc thân. Vì vậy, người mẹ của đứa trẻ luôn luôn xác định được trong mọi trường hợp. Bảo vệ quyền làm mẹ của người vợ khi ly hôn Bảo vệ quyền làm mẹ của người vợ khi hạn chế quyền yêu cầu li hôn của người chồng. Người phụ nữ được gắn liền với thiên chức làm mẹ hay quyền làm mẹ. Quyền làm mẹ của người phụ nữ cần phải được ghi nhận và bảo vệ không chỉ dưới góc độ xã hội mà còn dưới góc độ pháp luật. Dưới góc độ xã hội, quyền làm mẹ là quyền nhân thân gắn liền với phụ nữ, gắn liền với người vợ. Quyền làm mẹ là quyền được sinh con, được có con (trong trường hợp nhận con nuôi), được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con của người mẹ. Dưới góc độ pháp luật, quyền làm mẹ cũng cần được bảo vệ thông qua các quy định của pháp luật. Trong trường hợp ly hôn, quyền làm mẹ của người phụ nữ cũng phải được ghi nhận và bảo vệ. Mang thai và sinh con là quá trình người phụ nữ phải chịu bao vất vả, và đứa con chính là sự gắn bó máu thịt với người mẹ. Do vậy, pháp luật cần phải bảo vệ người mẹ khi li hôn thông qua việc hạn chế quyền ly hôn của người chồng trong những trường hợp nhất định. Thực tế, người phụ nữ khi mang thai cần phải đảm bảo tốt với sức khỏe cũng như tinh thần để sinh con khỏe mạnh. Ly hôn thường để lại cho người phụ nữ gánh nặng về mặt tâm lý. Hậu quả xã hội của ly hôn tác động đến cuộc sống của người phụ nữ, làm cho họ không đảm bảo "sức khỏe sinh sản" để mang thai và làm mẹ an toàn. Luật HN&GĐ năm 2014 quy định cụ 35