SlideShare a Scribd company logo
1 of 220
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
CAO TRUNG HÀ
VAI TRÒ CỦA QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM
TRONG XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ
KHU VỰC BIÊN GIỚI TRÊN ĐỊA BÀN TÂY BẮC HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC
HÀ NỘI - 2019
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
CAO TRUNG HÀ
VAI TRÒ CỦA QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM
TRONG XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ
KHU VỰC BIÊN GIỚI TRÊN ĐỊA BÀN TÂY BẮC HIỆN NAY
Chuyên ngành: Chính trị học
Mã số : 93 10 201
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS. TS Nguyễn Trọng Tuấn
2. TS Vũ Mạnh Toàn
HÀ NỘI - 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là
trung thực và có xuất xứ rõ ràng !
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Cao Trung Hà
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt
1 Bảo vệ Tổ quốc BVTQ
2 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐH
3 Chủ nghĩa xã hội CNXH
4 Diễn biến hòa bình DBHB
5 Dân tộc thiểu số DTTS
6 Hội đồng nhân dân HĐND
7 Nhà xuất bản NXB
8 Mặt trận Tổ quốc MTTQ
9 Quân đội nhân dân QĐND
10 Ủy ban nhân dân UBND
11 Xã hội chủ nghĩa XHCN
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU Trang
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
7
1.1. Một số công trình khoa học tiêu biểu có liên quan đến đề tài luận án 7
1.2. Khái quát kết quả nghiên cứu và những vấn đề đặt ra cho đề tài
luận án tiếp tục giải quyết
19
Chương 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA QUÂN ĐỘI
NHÂN DÂN VIỆT NAM TRONG XÂY DỰNG
HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ KHU VỰC BIÊN GIỚI
TRÊN ĐỊA BÀN TÂY BẮC
24
2.1. Hệ thống chính trị cơ sở và xây dựng hệ thống chính trị cơ
sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc
24
2.2. Vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam trong xây dựng hệ
thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc -
Cơ sở chính trị, pháp lý, quan niệm và nội dung
49
Chương 3. QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM THỰC HIỆN VAI TRÒ
XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ KHU VỰC
BIÊN GIỚI TRÊN ĐỊA BÀN TÂY BẮC HIỆN NAY - THỰC
TRẠNGVÀBÀIHỌCKINHNGHIỆM
71
3.1. Thực trạng thực hiện vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam
trong xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên
địa bàn Tây Bắc
71
3.2. Bài học kinh nghiệm từ thực trạng thực hiện vai trò của Quân
đội nhân dân Việt Nam trong xây dựng hệ thống chính trị
cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc
97
Chương 4. DỰ BÁO NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG, YÊU CẦU VÀ GIẢI
PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA QUÂN ĐỘI NHÂN
DÂN VIỆT NAM TRONG XÂY DỰNG HỆ THỐNG
CHÍNH TRỊ CƠ SỞ KHU VỰC BIÊN GIỚI TRÊN ĐỊA
BÀN TÂY BẮC HIỆN NAY
103
4.1. Dự báo những nhân tố tác động và yêu cầu phát huy vai trò của
Quân đội nhân dân Việt Nam trong xây dựng hệ thống chính trị
cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc hiện nay
103
4.2. Một số giải pháp phát huy vai trò của Quân đội nhân dân Việt
Nam trong xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới
trên địa bàn Tây Bắc hiện nay
115
KẾT LUẬN 155
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
157
159
172
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận án
Hệ thống chính trị cơ sở có vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong việc tổ
chức, vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước, tăng cường đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm
chủ của nhân dân, huy động mọi nguồn lực phát triển kinh tế, xã hội, giữ vững ổn
định chính trị, quốc phòng, an ninh ở cơ sở, góp phần thực hiện thắng lợi sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.
Tây Bắc là địa bàn rộng lớn, gồm 6 tỉnh: Hoà Bình, Lào Cai, Điện Biên,
Lai Châu, Sơn La, Yên Bái, trong đó 4 tỉnh có khu vực biên giới đất liền là Lào
Cai, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La. Đây là địa bàn có vị trí chiến lược về quốc
phòng, an ninh, đối ngoại của cả nước. Do đặc thù về điều kiện địa lý, tự nhiên,
nên khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc hiện nay vẫn là địa bàn khó khăn nhất
cả nŭớc, với tỉ lẹ̆ các xã thuọ̆c diẹ̆n đói nghèo, dăn số mù chữ, tái mù
cao; tình hình chính trị, xã hội còn tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định; các
hoạt động: vi phạm chủ quyền lãnh thổ, hoạt động tôn giáo, di cư tự do, hoạt
động tuyên truyền đạo, tuyên truyền lập “Vương quốc Mông” diễn biến phức tạp
ở khu vực biên giới Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam - Lào, ảnh hưởng không
nhỏ đến quá trình xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới. Vì vậy, xây
dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc vững mạnh,
tạo nền tảng để nơi đây phát triển toàn diện, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền,
an ninh biên giới quốc gia là vấn đề có ý nghĩa chiến lược trong tình hình hiện nay.
Nhận thức đúng vị trí, tầm quan trọng trong tham gia xây dựng hệ thống
chính trị cơ sở ở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc đối với sự phát triển toàn
diện của đất nước, trong những năm qua, với chức năng đội quân chiến đấu, đội
quân công tác, đội quân lao động, sản xuất, cán bộ, chiến sĩ lực lượng bộ đội chủ
lực của Bộ Quốc phòng, Quân khu 2, Sư đoàn 316, Bộ đội Biên phòng, bộ đội
địa phương, 04 đoàn kinh tế - quốc phòng, lực lượng dân quân tự vệ đóng quân
2
trên địa bàn đã quán triệt và thực hiện nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng;
chính sách, pháp luật của Nhà nước; chỉ thị, nghị quyết của Quân ủy Trung ương,
Bộ Quốc phòng; chủ động cùng các lực lượng tích cực tham gia xây dựng hệ
thống chính trị cơ sở ở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc, góp phần tạo nền
tảng chính trị, xã hội vững chắc, kinh tế, văn hóa phát triển, quốc phòng, an ninh
được giữ vững, tạo sức mạnh trong quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh
biên giới quốc gia. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc thực hiện vai trò
của các đơn vị quân đội trong tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu
vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc còn có những hạn chế nhất định về nhận thức,
công tác lãnh đạo, chỉ đạo, nội dung, phương thức, sự phối hợp tham gia, cơ chế,
chính sách...
Điều đó đặt ra yều cầu khách quan, cấp bách phải nghiên cứu một cách có
hệ thống cả về lý luận và thực tiễn làm tiền đề để đề xuất các giải pháp đồng bộ,
mang tính toàn diện, có tính khả thi cao nhằm phát huy vai trò của Quân đội nhân
dân Việt Nam trong xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa
bàn Tây Bắc góp phần xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh
nhân dân vững mạnh ở khu vực biên giới. Xuất phát từ những phân tích trên,
nghiên cứu sinh lựa chọn vấn đề “Vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam
trong xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây
Bắc hiện nay” làm đề tài Luận án tiến sĩ, chuyên ngành Chính trị học.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận giải những vấn đề cơ bản về lý luận, thực tiễn và đề xuất giải pháp
nhằm phát huy vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam trong tham gia xây dựng hệ
thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận giải những vấn đề lý luận cơ bản về vai trò của Quân đội nhân dân
Việt Nam trong tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới
trên địa bàn Tây Bắc.
3
Đánh giá đúng thực trạng thực hiện vai trò của Quân đội nhân dân Việt
Nam trong tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa
bàn Tây Bắc hiện nay.
Dự báo những nhân tố tác động, xác định yêu cầu và đề xuất những giải
pháp phát huy vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam trong tham gia xây dựng hệ
thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc hiện nay.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò của Quân đội
nhân dân Việt Nam trong tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực
biên giới trên địa bàn Tây Bắc.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Luận án nghiên cứu vai trò tham gia xây dựng hệ thống
chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc của Quân đội nhân dân
Việt Nam, tập trung vào bốn nội dung chủ yếu: Vai trò của Quân đội nhân dân
Việt Nam trong tham mưu cho cấp ủy, chính quyền thực hiện tốt chức năng quản
lý Nhà nước về quốc phòng, an ninh; vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam
trong phối hợp tham gia xây dựng bộ máy tổ chức đảng, chính quyền, các đoàn
thể chính trị, xã hội; vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam trong tham gia phát
triển kinh tế, văn hóa, xã hội, phòng chống thiên tai, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn;
vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam trong bảo đảm quốc phòng, an ninh, góp
phần phát triển bền vững khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc.
Phạm vi không gian: Luận án tập trung nghiên cứu khu vực biên giới Việt
Nam - Trung Quốc, Việt Nam - Lào trên địa bàn Tây Bắc tại các tỉnh Lai Châu,
Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, bao gồm 95 xã. Nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, điều tra,
khảo sát điểm vai trò của một số đơn vị Quân đội nhân dân Việt Nam (lực lượng
bộ đội chủ lực của Bộ Quốc phòng, Quân khu 2, Sư đoàn 316, Bộ đội Biên
phòng, bộ đội địa phương, 04 đoàn kinh tế - quốc phòng, lực lượng dân quân tự
4
vệ) trong tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở tại một số xã khu vực biên
giới đất liền thuộc các tỉnh Tây Bắc.
Phạm vi thời gian: Luận án tập trung khảo sát các nội dung, số liệu có liên
quan từ năm 2010 đến nay, các giải pháp được đề xuất có giá trị định hướng đến
năm 2025 và những năm tiếp theo.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh; đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng, bảo vệ
Tổ quốc XHCN trong tình hình mới; về công tác dân vận của Đảng, về xây dựng
hệ thống chính trị và hệ thống chính trị cơ sở, về bản chất, vai trò, chức năng của
Quân đội nhân dân Việt Nam; các chỉ thị, nghị quyết của Quân ủy Trung ương,
Bộ Quốc phòng về các vấn đề có liên quan đến đề tài luận án.
4.2. Cơ sở thực tiễn
Thực tiễn Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia xây dựng hệ thống chính
trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc thông qua các số liệu điều tra,
nghiên cứu, khảo sát thực tế của nghiên cứu sinh và những số liệu trong các công
trình, báo cáo, tổng kết của các cơ quan, đơn vị có liên quan.
4.3. Phương pháp nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu, đề tài luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp
cụ thể sau:
Phương pháp nghiên cứu phân tích và tổng hợp: được sử dụng để thu thập,
phân tích và khai thác thông tin từ các nguồn có sẵn liên quan đến đề tài nghiên
cứu, bao gồm các văn kiện, tài liệu của Đảng, Nhà nước ở Trung ương và địa
phương các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai; các công trình nghiên cứu,
các báo cáo, thống kê của chính quyền, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức, cá nhân liên
quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến công tác xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, quân
đội tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở.
5
Phương pháp hệ thống: hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn
Tây Bắc là một tập hợp các yếu tố, giữa chúng có sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau
và với môi trường bên ngoài, tạo nên tính chỉnh thể của hệ thống, đó là những thuộc
tính tổng hợp, đặc trưng cho hệ thống, là phương thức tồn tại của hệ thống.
Phương pháp cấu trúc - chức năng: phương pháp này xem xét các yếu tố
trong hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc đều giữ
những chức năng, vai trò khác nhau, song lại luôn có sự liên hệ mật thiết với nhau
theo cơ chế phân công - hợp tác và chính điều này tạo cho hệ thống chính trị cơ sở
khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc sự cân bằng trong vận động. Với những tiền
đề xuất phát đó, phương pháp này không chỉ định hướng vào việc giải thích, mà
còn xác định hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc như là
một chỉnh thể thống nhất.
Phương pháp điều tra: xây dựng kế hoạch điều tra, trong đó xác định rõ
mục đích, đối tượng, chủ thể, nội dung, thứ tự các nhiệm vụ, yêu cầu phải đạt được.
Đồng thời, tổ chức khảo sát bằng phiếu điều tra về những vấn đề liên quan đến đề
tài, làm cơ sở để xây dựng khái niệm, xác định yêu cầu, nội dung, phương pháp và
một số giải pháp phát huy vai trò của quân đội tham gia xây dựng hệ thống chính trị
cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc.
Phương pháp nghiên cứu lịch sử: trên cơ sở nghiên cứu các công trình
khoa học trong và ngoài nước liên quan đến xây dựng hệ thống chính trị cơ sở,
vai trò của quân đội trong xây dựng hệ thống chính trị cơ sở; đề tài luận giải,
phân tích, làm rõ những nội dung mà các công trình khoa học trong, ngoài nước
đã đề cập. Từ đó, rút ra những vấn đề mới mà đề tài phải nghiên cứu, tiếp tục bổ
sung, phát triển, hoàn thiện hệ thống lí luận về vai trò của Quân đội nhân dân
Việt Nam trong tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới
trên địa bàn Tây Bắc hiện nay.
Phương pháp thống kê: đề tài tập trung thu thập, phân tích, tổng hợp, thống
kê các tài liệu, số liệu trong báo cáo tổng kết về công tác xây dựng hệ thống chính
6
trị cơ sở nói chung, Quân đội nhân dân Việt Nam (lực lượng bộ đội chủ lực của Bộ
Quốc phòng, Quân khu 2, Sư đoàn 316, Bộ đội Biên phòng, bộ đội địa phương, 04
đoàn kinh tế - quốc phòng) trong tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu
vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc. Sử dụng phương pháp thống kê để so sánh, đối
chiếu các số liệu đã thu thập được từ các phương pháp nhằm đảm bảo kết quả
nghiên cứu của đề tài luận án được chính xác, có độ tin cậy cao.
Phương pháp chuyên gia: quá trình nghiên cứu, đề tài xin ý kiến tham gia
đóng góp của các nhà khoa học trong và ngoài quân đội, các cơ quan, đơn vị thuộc
Tổng cục Chính trị, Học viện Chính trị, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng...; trao đổi
trực tiếp với cán bộ lãnh đạo, cán bộ chuyên trách làm công tác dân vận của các lực
lượng bộ đội chủ lực của Bộ Quốc phòng, Quân khu 2, Sư đoàn 316, Bộ đội Biên
phòng, Bộ đội địa phương, 04 đoàn kinh tế - quốc phòng thuộc 04 tỉnh Lai Châu,
Điện Biên, Sơn La, Lào Cai trên địa bàn Tây Bắc.
5. Những đóng góp mới của luận án
Luận án xây dựng được quan niệm và làm rõ được các nội dung thực hiện
vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam trong tham gia xây dựng hệ thống chính
trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc.
Luận án làm rõ được những thành tựu, hạn chế về vai trò của Quân đội
nhân dân Việt Nam trong tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực
biên giới trên địa bàn Tây Bắc thời gian qua; đồng thời nêu ra các nguyên nhân
của thành tựu, hạn chế đó.
Luận giải các nhân tố tác động, xác định yêu cầu và đề xuất được các giải
pháp phát huy vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam trong tham gia xây dựng
hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung, làm rõ lý luận về xây
dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; về công
tác dân vận của Quân đội nhân dân Việt Nam trong tình hình mới; cung cấp luận
7
cứ khoa học để thực hiện vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam trong tham gia
xây dựng hệ thống chính trị cơ sở trên cả nước nói chung, khu vực biên giới trên
địa bàn Tây Bắc nói riêng.
Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng
dạy tại các trường đại học trong, ngoài quân đội và vận dụng tại các địa phương
khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc.
Giúp các cơ quan, đơn vị của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng; các
cơ quan ở các địa phương khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc tham khảo,
nghiên cứu, vận dụng trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng hệ thống chính
trị cơ sở vững mạnh, hiệu lực, hiệu quả đáp ứng yêu cầu, mục tiêu, nhiệm vụ
cách mạng trong tình hình mới.
7. Kết cấu của luận án
Luận án gồm: Mở đầu, 4 chương (8 tiết), kết luận, danh mục các công trình
khoa học của tác giả đã công bố có liên quan đến luận án, tài liệu tham khảo, phụ lục.
8
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Một số công trình khoa học tiêu biểu có liên quan đến đề tài luận án
1.1.1. Các công trình nghiên cứu lý luận về xây dựng hệ thống chính trị
cơ sở và vai trò của Quân đội trong xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực
biên giới
1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu lý luận về xây dựng hệ thống chính trị cơ sở
Bộ Quốc phòng Liên bang Nga (2003), Chiến lược ảo  v ̛ aie̛n giới quốc
gia, vùng nước n ̛i thuỷ, lãnh h̉i, thềm lục địa, vùng đạ̛c quyền kinh tế và
tài nguye̛n thie̛n nhie̛n tre̛n các khu vực đó của Lie̛n aang Nga giai
đo ạn 2001 - 2005 [24], đã phăn tích về các mục tiĕu cŏ bản, nguyĕn tắc,
phŭŏng hŭớng phát triển trong quá trình bảo vẹ̆ biên giới quốc gia, các
vùng nŭớc nọ̆i thuỷ, lãnh hải, thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế và tài
nguyĕn thiĕn nhiĕn ở các khu vực đó của Liĕn bang Nga trong giai đoạn
2001 - 2005. Trong đó, nọ̆i dung hoàn thiẹ̆n hẹ̆ thống bảo đảm hoạt đọ̆ng
bảo vẹ̆ biên giới quốc gia, các vùng nŭớc nọ̆i thủy, lãnh hải, thềm lục địa,
vùng đặc quyền kinh tế và nguồn tài nguyĕn thiĕn nhiĕn ở các khu vực đó
của Liĕn bang Nga đã xác định năm vấn đề có giá trị tham khảo quan trọng
đối với cŏng tác quản lý biên giới quốc gia, bao gồm: Hoàn thiẹ̆n hẹ̆ thống
quản lý nhà nŭớc; cŏng tác bảo đảm pháp quy; xăy dựng lực lŭợng biĕn
phòng chuyĕn trách; phát triển quan hẹ̆ hợp tác trong lĩnh vực biĕn phòng;
bảo đảm chính sách bảo hiểm xã họ̆i và bảo hiểm luặt pháp đối với quăn
nhăn biĕn phòng, các cŏng dăn tham gia bảo vẹ̆ biên giới quốc gia, các
vùng nŭớc nọ̆i thuỷ, lãnh hải, thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế và
nguồn tài nguyĕn thiĕn nhiĕn ở các khu vực đó của Liĕn bang Nga. Bĕn
cạnh đó, Chiến lŭợc cũng khẳng định quần chúng nhăn dăn ở khu vực biên
9
giới là mọ̆t lực lŭợng quan trọng, cần tích cực huy đọ̆ng họ tham gia bảo vệ
biên giới quốc gia.
Các tác giả Đỗ Nguyên Phương và Trần Ngọc Đường (1992), Xây dựng
nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước pháp quyền [80], đã đưa ra khái niệm
về hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa, theo đó: hệ thống chính trị xã hội chủ
nghĩa là tổng thể các lực lượng chính trị bao gồm Đảng Cộng sản, Nhà nước, các
đoàn thể nhân dân mang tính chất chính trị, xã hội hoạt động theo một cơ chế
thống nhất, phù hợp với quy luật phát triển của xã hội, thực hiện đường lối, mục
tiêu xây dựng CNXH. Cơ chế đó bảo đảm mọi quyền lực thuộc về nhân dân do
Đảng Cộng sản lãnh đạo. Đồng thời, công trình đã phân tích luận giải khá sâu sắc
quan hệ giữa Đảng và Nhà nước trong hệ thống chính trị nước ta.
Tác giả Phan Xuân Sơn, Lưu Văn Quảng trong “Những vấn đề cơ ản về
chính sách dân tộc ở nước ta hiện nay” [94] đã nghiên cứu một cách có hệ thống
chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam từ năm 1930 đến nay. Theo
các tác giả, “Chính sách dân tộc ở nước ta là toàn bộ những chủ trương, biện
pháp của Đảng và Nhà nước tác động vào tất cả các lĩnh vực đời sống của các
dân tộc thiểu số, các vùng dân tộc và có thể đối với từng dân tộc riêng biệt, nhằm
thay đổi tình trạng lạc hậu, biệt lập, phân biệt, bất bình đẳng giữa các dân tộc,
hướng tới sự đoàn kết, bình đẳng và tương trợ lẫn nhau cùng phát triển” [94, tr.
52 - 53]. Thông qua khảo sát thực tế tại vùng dân tộc Tây Bắc, Tây Nguyên, các
tác giả đã rút ra những kết luận, làm rõ những thành công và hạn chế trong quá
trình hoạch định và thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt
Nam; xác định những quan điểm, phương hướng lớn về chính sách dân tộc và
giải quyết vấn đề dân tộc trong thực tiễn nhằm đảm bảo công bằng, bình đẳng,
đoàn kết, tương trợ lẫn nhau cùng phát triển.
Tác giả Trần Đình Hoan (2008), Quan điểm và nguyên tắc đổi mới hệ
thống chính trị ở Việt Nam giai đo ạn 2005 - 2020 [57], trên cơ sở lý luận khoa
học của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, kết hợp với tổng kết
10
thực tiễn đổi mới ở Việt Nam trong hơn 20 năm (1986 - 2008), các tác giả đã tập
trung phân tích, làm rõ tính tất yếu khách quan của việc đổi mới hệ thống chính
trị ở nước ta, nêu ra các mục tiêu, quan điểm và nguyên tắc đổi mới hệ thống
chính trị; đề xuất phương hướng và các giải pháp đổi mới hệ thống chính trị ở
Việt Nam giai đoạn 2005 - 2020. Các tác giả khẳng định, đổi mới hệ thống chính
trị không nhằm mục tiêu tạo ra một hệ thống chính trị mới hay thay đổi bản chất
của hệ thống chính trị hiện nay, mà thực hiện đổi mới theo hướng hoàn thiện để
khắc phục những vấn đề còn bất cập, hạn chế, yếu kém, tạo nên sự phù hợp của
hệ thống chính trị với các yêu cầu của kinh tế thị trường định hướng XHCN, xây
dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, chủ
động hội nhập kinh tế quốc tế. Đổi mới hệ thống chính trị nhằm giữ vững ổn định
chính trị, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, chống lại mọi âm mưu “diễn biến
hòa bình”. Đổi mới hệ thống chính trị để củng cố, tăng cường, mở rộng nền tảng
xã hội của hệ thống chính trị, tăng cường sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, tạo ra
sự đồng thuận xã hội để thực hiện hiệu quả các mục tiêu phát triển. Đổi mới hệ
thống chính trị luôn phải đảm bảo và nâng cao vị trí, vai trò cầm quyền của Đảng
Cộng sản Việt Nam, nâng cao sức chiến đấu của Đảng, trong đó, đổi mới, chỉnh
đốn Đảng là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị.
Tác giả Nguyễn Phú Trọng (2008), Đổi mới và phát triển ở Việt Nam một
số vấn đề lý luận và thực tiễn [112], đã phân tích khá sâu sắc tư duy lý luận của
Đảng ta về đổi mới hệ thống chính trị, phát huy dân chủ XHCN trong hệ thống
chính trị ở Việt Nam. Theo tác giả, trải qua 20 năm đổi mới, hệ thống chính trị
nước ta đã tập trung từng bước làm rõ các vấn đề: dân chủ XHCN; tất cả quyền
lực thuộc về nhân dân; xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN do nhân dân làm
chủ. Mục tiêu cao nhất trong hoạt động của hệ thống chính trị nước ta là giữ
vững định hướng XHCN, gắn độc lập dân tộc với CNXH, thực hiện dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Tác giả Nguyễn Lâm Thành (2014), Chính sách phát triển vùng dân tộc
11
thiểu số phía Bắc Việt Nam [101]; tác giả Vũ Thu Thủy (2013), Những khó khăn,
aất cập và gỉi pháp xây dựng hệ thống chính trị cơ sở [109]; các bài viết đã tập
trung nghiên cứu về hệ thống chính trị ở cơ sở, thực trạng công tác cán bộ dân tộc
thiểu số, các hệ thống chính sách phát triển kinh tế xã hội của khu vực miền núi
phía Bắc, bao gồm các chính sách đất đai, cơ sở hạ tầng, chính sách nghề, việc
làm, chính sách phát triển nguồn nhân lực, chính sách y tế, chính sách tín dụng,
chính sách văn hóa, công tác an sinh xã hội, chương trình cải cách thủ tục hành
chính. Các bài viết cũng chỉ rõ thực trạng trong quá trình xây dựng hệ thống
chính trị ở cơ sở, cũng như một số hạn chế, bất cập thực hiện các chính sách đã
nêu tại các tỉnh miền núi phía Bắc, đồng thời đề xuất các giải pháp đổi mới, nâng
cao vấn đề xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, hoàn thiện chính sách phát triển
vùng dân tộc thiểu số phía Bắc Việt Nam.
Thực hiện Nghị quyết 17/NQTW, Hội nghị lần thứ năm, Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa IX (3/2002) về “Đổi mới và nâng cao  chất lượng hệ
thống chính trị cơ sở xã, phường, thị trấn” đã có nhiều công trình khoa học được
công bố liên quan đến chủ đề này, tiêu biểu như: “Hệ thống chính trị cơ sở - đặc
điểm, xu hướng và gỉi pháp” (2002) của tác giả Vũ Hoàng Công [40]; “Các gỉi
pháp đổi mới ho ạt động của hệ thống chính trị ở các tỉnh miền núi nước ta hiện
nay”(2003) của các tác giả Tô Huy Rứa, Nguyễn Cúc, Trần Khắc Việt [93]; “Hệ
thống chính trị cơ sở - thực trạng và một số gỉi pháp đổi mới” (2004) của tác giả
Chu Văn Thành [100]; “Hệ thống chính trị cơ sở ở nông thôn nước ta hiện nay”
(2004), tác giả Hoàng Chí Bảo - chủ biên, dựa trên cơ sở đề tài cấp Nhà nước
“Nghiên cứu một số vấn đề nhằm củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở tro ng sự
nghiệp đổi mới và phát triển ở nước ta hiện nay” [13]. Các công trình nghiên cứu
trên đã làm rõ các vấn đề lý luận về hệ thống chính trị, hệ thống chính trị cơ sở ở
nước ta như: khái niệm, cấu trúc, bản chất, mục tiêu, cơ sở chính trị - xã hội của
hệ thống chính trị trong quá trình hình thành và phát triển; chức năng, nhiệm vụ
của từng tổ chức thành viên và mối quan hệ giữa các tổ chức trong hệ thống
12
chính trị; luận giải, làm rõ khái niệm hệ thống chính trị cơ sở, phân tích đặc điểm
và tình hình hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở; đồng thời, dự báo những xu
hướng biến đổi, phát triển của hệ thống chính trị cơ sở trong thời gian tới dưới tác
động của tình hình chính trị trong nước, quốc tế; sự biến đổi kinh tế, xã hội, dân
số, hội nhập quốc tế. Các công trình cũng đã đưa ra các giải pháp nhằm củng cố
hệ thống chính trị và đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị cơ sở; yêu cầu tiếp
tục đổi mới chính trị trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Các công trình
đều khẳng định bản chất, mục tiêu của đổi mới và nâng cao chất lượng của hệ
thống chính trị là nhằm thực hiện và phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân
dân; cần tập trung giải quyết tốt mối quan hệ giữa hệ thống chính trị cơ sở với
quần chúng nhân dân.
1.1.1.2. Các công trình liên quan đến lý luận về vai trò của quân đội tham
gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực aiên giới
Tác giả Khương Tư Nghị (1987), Công tác chính trị của Quân Gỉi phóng
nhân dân Trung Quốc [65]. Trong cuốn sách, khi đánh giá về vấn đề quân, dân
cùng nhau xây dựng văn minh tinh thần XHCN, tác giả khẳng định: “Đơn vị nào
cùng nhau xây dựng và làm tốt xây dựng văn minh tinh thần, đơn vị đó sẽ có môi
trường ngăn nắp và sạch đẹp, diện mạo và phố phường, làng xóm nhanh chóng
được thay đổi, tác phong Đảng và tác phong nhân dân, trật tự xã hội đều được
chuyển biến tốt” [65, tr.57]. Từ đó, tác giả đã tập trung làm rõ vai trò, nội dung
của công tác xây dựng văn minh tinh thần XHCN, trong đó xác định: “Quân đội
phải tích cực tham gia và giúp đỡ địa phương xây dựng xã hội chủ nghĩa..., dùng
những việc làm thực tế từ xây dựng văn minh vật chất xã hội chủ nghĩa để làm
ảnh hưởng, tác động tốt tới quần chúng” [65, tr.60]. Đồng thời, xác định: “Xây
dựng văn minh tinh thần xã hội chủ nghĩa dưới sự thống nhất của Đảng ủy và
chính quyền địa phương, phải tăng cường xây dựng tổ chức chính quyền, tổ chức
đảng cơ sở, đem tác phong trong Đảng vào trong dân” [65, tr.63].
Tác giả Mao Chấn Phát (1995), Bàn về Biên phòng (Biên phòng luận) [75].
13
Khi bàn về công tác xây dựng kinh tế và xã hội ở khu vực biên giới, tác giả xác
định: “Tích cực giúp đỡ và chi viện xây dựng kinh tế vùng biên cảnh và ven biển
là một nhiệm vụ quan trọng của Bộ đội Biên phòng. Đồng thời, với việc giúp đỡ
xây dựng kinh tế địa phương, cần tích cực thúc đẩy và tham gia xây dựng văn
minh tinh thần khu vực biên cảnh” [75, tr.78]. Tác giả khẳng định: “Bộ đội Biên
phòng và các cơ quan biên phòng khác cần phát huy truyền thống vinh quang của
quân đội..., coi việc tăng cường đoàn kết dân tộc, gắn chặt mối quan hệ giữa quân
đội với chính quyền và giữa quân đội với nhân dân, thúc đẩy và giữ gìn sự đoàn
kết ổn định ở khu vực biên phòng là một nhiệm vụ cơ bản của xây dựng quốc phòng”
[75, tr.89].
Tác giả Trần Trung Tín (2009), Đo àn kinh tế - quốc phòng tham gia giữ
gìn an ninh chính trị, trật tự an to àn xã hội trên tuyến aiên giới đất liền, [110].
Tác giả đã làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về sự tham gia giữ gìn an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên tuyến biên giới đất liền của đoàn kinh tế
- quốc phòng; khảo sát thực trạng, phân tích, đánh giá những thành tựu, hạn chế,
chỉ rõ nguyên nhân và những vấn đề đặt ra trong quá trình tổ chức triển khai thực
hiện nhiệm vụ; trên cơ sở đó, đã đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tham
gia giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên tuyến biên giới đất liền
của đoàn kinh tế - quốc phòng.
Bộ Quốc phòng Liên bang Nga (2003), trong cuốn sách Chiến lược ảo  vệ
aiên giới quốc gia, vùng nước nội thuỷ, lãnh h̉i, thềm lục địa, vùng đặc quyền
kinh tế và tài nguyên thiên nhiên trên các khu vực đó của Liên aang Nga giai
đo ạn 2001 - 2005 [24], đã xác định những mục tiêu cơ bản, nguyên tắc và
phương hướng phát triển trong quá trình bảo vệ biên giới quốc gia của Liên bang Nga,
các vùng nước nội thuỷ, lãnh hải, thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế và tài
nguyên thiên nhiên ở các khu vực đó của Liên bang Nga trong giai đoạn 2001 - 2005.
Xác định rõ vai trò, tầm quan trọng của lực lượng quần chúng nhân dân ở khu
vực biên giới, các tác giả đã khẳng định:“Tích cực huy động quần chúng nhân
14
dân các dân tộc trên biên giới tham gia bảo vệ biên giới” [24, tr.45], đây là vấn
đề có tính nguyên tắc.
Năm 2009, Viện Khoa học xã hội Nhân văn quân sự có công trình “Chức
năng, nhiệm vụ của Quân đội nhân dân Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực
tiễn” [120], công trình đã phân tích khá sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh, quan
điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về thực hiện chức năng công tác của quân đội
ta trong các thời kỳ cách mạng, đồng thời chỉ rõ, trải qua hơn sáu thập kỷ xây
dựng chiến đấu và trưởng thành, QĐND Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc chức
năng, nhiệm vụ của đội quân chiến đấu, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn
xã hội, tham gia lao động sản xuất, tuyên truyền vận động nhân dân, xây dựng
đất nước. Trong điều kiện mới, chức năng, nhiệm vụ của quân đội có sự bổ sung,
phát triển về nội dung, hình thức thể hiện. Trên cơ sở đó công trình khẳng định,
QĐND Việt Nam không chỉ là công cụ bạo lực sắc bén mà còn là lực lượng
chính trị trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân; mãi mãi là đội
quân chiến đấu, đội quân công tác, đội quân lao động, sản xuất.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu thực trạng thực hiện vai trò của Quân
đội nhân dân Việt Nam trong xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên
giới nói chung và khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc nói riêng
1.1.2.1. Các công trình nghiên cứu thực trạng thực hiện vai trò của Quân đội
nhân dân Việt Nam trong tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực
aiên giới
Tác giả Hoàng Xuăn Chiến (2000), Ho ạt đ ̛ng phòng ngừa t ̛i phạm
auo ̛n lạ̛u tre̛n tuyến aie̛n giới đất liền của B ̛ đ ̛i Bie̛n phòng [33].
Trên cơ sở phăn tích mọ̆t số vấn đề lý luặn cŏ bản về tọ̆i phạm, hoạt
đọ̆ng phòng ngừa tọ̆i phạm buŏn lặu trĕn tuyến biĕn giới đất liền, tác
giả đã làm rõ cŏ sở pháp lý xác định chức năng, nhiẹ̆m vụ của Bộ đội Biên
phòng trong đấu tranh phòng, chống tọ̆i phạm nói chung và phòng ngừa tọ̆i
phạm buŏn lặu trĕn tuyến biĕn giới đất liền nói riĕng. Qua đó, khẳng
15
định Bộ đội Biên phòng là chủ thể quan trọng trong phòng ngừa tọ̆i phạm
buŏn lặu trĕn tuyến biĕn giới đất liền, cần phải ban hành các văn bản
pháp luặt, củng cố cŏ sở pháp lý cho hoạt đọ̆ng này của Bộ đội Biên phòng.
Tác giả Nguyễn Quang Dũng (2008), Đấu tranh chống t ̛i phạm mua
aán phụ nữ qua aie̛n giới của B ̛ đ ̛i Bie̛n phòng [41], đã khẳng định Bộ
đội Biên phòng là lực lŭợng chuyĕn trách, làm nòng cốt thực hiẹ̆n nhiẹ̆m
vụ quản lý, biên giới quốc gia; đồng thời có nhiẹ̆m vụ trực tiếp đấu tranh chống
các loại tọ̆i phạm, trong đó có tọ̆i phạm mua bán phụ nữ qua biĕn giới.
Những vấn đề pháp lý đŭợc đề cặp trong luặn án nhŭ quy định của pháp
luặt Viẹ̆t Nam về tọ̆i mua bán phụ nữ; chức năng, nhiẹ̆m vụ, thẩm
quyền của Bộ đội Biên phòng trong đấu tranh phòng, chống tọ̆i phạm mua bán
phụ nữ qua biĕn giới đŭợc tác giả phăn tích cụ thể trong nọ̆i dung những
vấn đề lý luặn của luặn án.
Tác giả Trần Đức Uẩn (2008), Co ̛ng tác vạ̛n đ ̛ng quần chúng của
B ̛ đ ̛i Bie̛n phòng tham gia gỉi quyết vấn đề truyền đạo  Tin Lành trái
pháp luạ̛t ở khu vực aie̛n giới đất liền [115], đã khẳng định mọi hoạt đọ̆ng
trong khu vực biên giới trĕn đất liền phải tuăn theo quy định của pháp luặt
Viẹ̆t Nam và điều ước quốc tế mà Viẹ̆t Nam ký kết. Bọ̆ đọ̆i Biĕn phòng
tiến hành vặn đọ̆ng quần chúng nói chung và vặn đọ̆ng quần chúng tham
gia giải quyết vấn đề truyền đạo Tin lành trái pháp luặt ở khu vực biên giới
trĕn đất liền nói riĕng nhằm thực hiẹ̆n nhiẹ̆m vụ chính trị là tuyĕn
truyền, vặn đọ̆ng nhăn dăn thực hiẹ̆n chủ trŭŏng, đŭờng lối của
Đảng, chính sách, pháp luặt của Nhà nŭớc ở khu vực biên giới.
Tác giả Trần Hoa (2009), Nghiên cứu cơ sở kho a h c cho  việc xây dựng
chiến lược ảo  vệ aiên giới Việt Nam đến năm 2020 [55], đã đi sâu nghiên cứu cơ
sở lý luận và thực tiễn bảo vệ biên giới quốc gia; từ đó, đề xuất những định
hướng chủ yếu xây dựng chiến lược, các giải pháp triển khai thực hiện chiến lược
bảo vệ biên giới quốc gia giai đoạn đến năm 2020. Trong tài liệu, tác giả đã xác
16
định: “Xây dựng củng cố cơ sở chính trị, xã hội các xã, phường biên giới, hải đảo
là vấn đề có tính quyết định để xây dựng nền biên phòng toàn dân vững mạnh,
tạo cơ sở vững chắc cho đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động, thực hiện có
hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội gắn với việc thực hiện nhiệm vụ
quốc phòng, an ninh” [55, tr.34]. Từ đó, tác giả đã tập trung nghiên cứu đề xuất
các nội dung, biện pháp xây dựng, kiện toàn hệ thống chính trị ở cơ sở khu vực
biên giới.
Tác giả Tăng Huệ (2006), Nghiên cứu xây nền aiên phòng to àn dân tro ng
tình hình mới [62], tác giả Nguyễn Xuân Quảng (2011), Nâng cao  chất lượng đội
ngũ cán aộ aiên phòng tăng cường cho  các xã aiên giới hiện nay [81]. Các tác
giải đã luận giải làm rõ những quan điểm cơ bản về xây dựng thế trận biên phòng
toàn dân, chất lượng đội ngũ cán bộ biên phòng; phân tích, đánh giá các yếu tố
tác động, kết quả xây dựng thế trận biên phòng toàn dân, chất lượng đội ngũ cán
bộ biên phòng khi được tăng cường, đồng thời các tác giải cũng xác định yêu cầu
và đề xuất nội dung, giải pháp xây dựng thế trận biên phòng toàn dân, nâng cao
chất lượng đội ngũ cán bộ biên phòng trong quá trình tăng cường cho các xã biên
giới. Khi nghiên cứu, đánh giá về vấn đề của thế trận biên phòng toàn dân, các
tác giả đã chỉ rõ: Xây dựng nền tảng chính trị ở khu vực biên giới ngày càng
vững mạnh có ý nghĩa hết sức quan trọng trong xây dựng thế trận biên phòng
toàn dân, trong nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ biên phòng, mà “cái gốc”,
"cái nền" của chính trị ở khu vực biên giới và trên phạm vi quốc gia chính là hệ
thống chính trị ở cơ sở.
Viện Khoa học xã hội Nhân văn quân sự (2007), Nâng cao  hiệu qủ quân
đội tham gia xây dựng cơ sở chính trị - xã hội ở các khu kinh tế - quốc phòng
[118]. Công trình đã phân tích làm rõ những vấn đề cơ bản về cơ sở chính trị, xã
hội, quân đội tham gia xây dựng cơ sở chính trị, xã hội, hiệu quả và nâng cao
hiệu quả quân đội tham gia xây dựng cơ sở chính trị, xã hội ở khu kinh tế - quốc
phòng. Đề cập đến vai trò quân đội trong tham gia xây dựng cơ sở chính trị, xã
17
hội ở khu kinh tế - quốc phòng, công trình xác định: “Quân đội, trước hết là các
đoàn kinh tế - quốc phòng, lực lượng trực tiếp xây dựng các khu kinh tế - quốc
phòng, đồng thời cũng là lực lượng trực tiếp, đóng vai trò quan trọng trong tham
gia xây dựng cơ sở chính trị, xã hội ở các khu kinh tế - quốc phòng” [118,
tr.101]. Trên cơ sở đó, cuốn sách đã đi sâu đánh giá hiệu quả quân đội tham gia
xây dựng cơ sở chính trị, xã hội ở các khu kinh tế - quốc phòng trong thời gian
qua, đề xuất giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả quân đội tham gia xây dựng cơ
sở chính trị, xã hội ở các khu kinh tế - quốc phòng trong thời gian tới.
1.1.2.2. Các công trình nghiên cứu thực trạng thực hiện vai trò của Quân
đội nhân dân Việt Nam trong tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực
aiên giới trên địa aàn Tây Bắc
Tác giả Trần Xuân Tịnh (2008), Bộ đội Biên phòng tham gia phát triển
kinh tế, xã hội ở khu vực aiên giới Tây Bắc hiện nay [111], đã đi sâu phân tích,
làm rõ tính tất yếu khách quan, điều kiện khả năng Bộ đội Biên phòng tham gia
phát triển kinh tế, xã hội khu vực biên giới Tây Bắc, quan niệm, nội dung phương
thức, vai trò Bộ đội Biên phòng tham gia phát triển kinh tế, xã hội khu vực biên
giới Tây Bắc, trong đó đề tài khẳng định: “Tham gia xây dựng cơ sở chính trị,
phát triển kinh tế, xã hội là một trong những nội dung quan trọng thuộc chức
năng đội quân công tác, đội quân lao động sản xuất của quân đội nói chung, Bộ
đội Biên phòng nói riêng” [111, tr.33]. Bên cạnh đó, đề tài đã phân tích, làm rõ
thực trạng Bộ đội Biên phòng tham gia phát triển kinh tế, xã hội khu vực biên
giới trên địa bàn Tây Bắc, đề xuất yêu cầu và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt
động tham gia phát triển kinh tế, xã hội khu vực biên giới Tây Bắc của Bộ đội
Biên phòng trong thời gian tới.
Tác giả Vũ Đình Liêm (2013), Bộ đội Biên phòng tham gia xây dựng,
củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở khu vực aiên giới phía Bắc [72], đã tập trung
nghiên cứu làm rõ các quan niệm về hệ thống chính trị, hệ thống chính trị ở cơ sở
khu vực biên giới phía Bắc, các quan niệm, nội dung, hình thức, phương pháp Bộ
18
đội Biên phòng tiến hành xây dựng, củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở khu vực
biên giới phía Bắc; từ nghiên cứu đánh giá thực trạng hoạt động tham gia xây
dựng, củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở khu vực biên giới phía Bắc của Bộ đội
Biên phòng, tác giả đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao vai trò của Bộ đội
Biên phòng trong xây dựng, củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở khu vực biên giới
phía Bắc thời gian tới.
Tác giả Phùng Ngọc Sơn (2018), Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với
tăng cường quốc phòng, an ninh [95], đánh giá khái quát về các kết quả tích cực
bước đầu, đồng thời cũng chỉ rõ những hạn chế trong việc kết hợp phát triển kinh
tế, xã hội với tăng cường quốc phòng, an ninh trên địa bàn Tây Bắc. Tiếp tục
khẳng định việc kết hợp phát triển kinh tế, xã hội với tăng cường quốc phòng, an
ninh trên địa bàn là vấn đề hết sức cấp thiết, tác giả cũng đưa ra ba nhóm giải
pháp mà cấp ủy, chính quyền địa phương cần thực hiện trong thời gian tới.
1.1.3. Các công trình nghiên cứu về giải pháp phát huy vai trò của
Quân đội nhân dân Việt Nam trong xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực
biên giới nói chung và khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc nói riêng
1.1.3.1. Các công trình nghiên cứu về gỉi pháp phát huy vai trò của Quân
đội tro ng tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực aiên giới
Tác giả Nguyễn Xuân Quảng, Nâng cao  chất lượng đội ngũ cán aộ aiên
phòng tăng cường cho  các xã aiên giới hiện nay [81], đã nghiên cứu đi sâu phân
tích làm rõ quan niệm, nội dung, hình thức, phương pháp hoạt động của đội ngũ
cán bộ Biên phòng tăng cường cho các xã biên giới; đánh giá thực trạng chất
lượng hoạt động của đội ngũ cán bộ Biên phòng tăng cường cho các xã biên giới;
đồng thời đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Biên phòng tăng
cường cho các xã biên giới trong tình hình hiện nay.
Tác giả Nguyễn Trường Sơn (2009), Phát huy vai trò aộ đội địa phương
tro ng xây dựng hệ thống chính trị cơ sở làm thất aại chiến lược “diễn aiến ho à
aình” của địch trên địa aàn Tây Nguyên hiện nay [96], từ những vấn đề lý luận và
thực trạng xây dựng hệ thống chính trị cơ sở làm thất bại chiến lược “diễn biến hoà
19
bình” của địch, tác giả đã đề xuất một số giải pháp gồm: Xây dựng bộ đội địa
phương các tỉnh Tây Nguyên vững mạnh đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình
mới; Cơ chế phối hợp giữa các lực lượng tham gia và bảo đảm tài chính trong hoạt
động xây dựng hệ thống chính trị cơ sở; Nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ đội
địa phương trong kết hợp phát triển kinh tế, xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh
trên địa bàn Tây Nguyên.
Tác giả Phạm Thị Thanh Huế (2016), Phát huy vai trò của Bộ đội Biên
phòng tro ng ảo  đ̉m quyền co n người, quyền cơ ản của công dân ở khu vực
aiên giới [63], đã khẳng định việc bảo đảm quyền con người, quyền cơ bản của
công dân sẽ góp phần xây dựng “thế trận lòng dân”, giữ vững an ninh chính trị,
trật tự, an toàn xã hội và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở khu vực biên giới.
Để thực hiện có hiệu quả công tác này trong thời gian tới, tác giả cũng nêu ra bốn
vấn đề cần chú trọng thực hiện có hiệu quả việc phát huy vai trò của các đơn vị
quân đội trong bảo đảm quyền con người, phát huy tinh thần trách nhiệm của
người dân tham gia xây dựng địa phương vững mạnh ở khu vực biên giới.
1.1.3.2. Các công trình nghiên cứu về gỉi pháp phát huy vai trò của Quân
đội nhân dân Việt Nam tro ng tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực
aiên giới trên địa aàn Tây Bắc
Tác giả Đặng Vũ Liêm (2002), Nâng cao  hiệu qủ công tác vận động
quần chúng của Bộ đội Biên phòng tro ng đấu tranh phòng chống truyền đạo  trái
phép ở địa aàn Tây Bắc hiện nay [71], đã đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu
quả công tác vận động quần chúng của bộ đội Biên phòng đấu tranh chống hoạt
động truyền đạo trái pháp luật ở khu vực biên giới Tây Bắc. Trong đó tác giả đã
xác định: tham gia xây dựng cơ sở chính trị, xã hội vững mạnh là một trong
những biện pháp quan trọng để bộ đội Biên phòng đấu tranh chống hoạt động
truyền đạo trái pháp luật ở khu vực biên giới Tây Bắc có hiệu quả.
Tác giả Vũ Văn Tài (2010), Nghiên cứu xây dựng các khu kinh tế - quốc
phòng trên aiên giới phía Bắc [97], đã chỉ ra một số giải pháp sát thực, khả thi
20
nhằm phát huy vai trò của quân đội trong việc xây dựng các khu kinh tế - quốc
phòng các tỉnh biên giới phía Bắc như: giáo dục nâng cao nhận thức, năng lực tổ
chức và xây dựng; khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn vốn, trang bị, vận dụng
sáng tạo cơ chế lãnh đạo, điều hành, chỉ huy, hiệp đồng các cấp và bổ sung hoàn
thiện hệ thống chính sách, các văn bản, pháp luật cho xây dựng các khu kinh tế -
quốc phòng các tỉnh biên giới phía Bắc. Từ đó, đề xuất các kiến nghị cho các
công trình khoa học tiếp tục nghiên cứu.
Tác giả Phùng Sĩ Tấn (2017), Lực lượng vũ trang Quân khu 2 phát huy
vai trò nòng cốt tro ng thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng [98], đã nêu chức
năng, nhiệm vụ, cũng như vị trí chiến lược của Quân khu 2 trên địa bàn Tây Bắc;
khái quát kết quả tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở của các đơn vị trên
địa bàn hoạt động của Quân khu; rút ra một số kinh nghiệm về lãnh đạo, chỉ đạo
xây dựng lực lượng vũ trang Quân khu 2, đồng thời xác định nội dung, hình thức,
phương pháp tổ chức nhằm phát huy vai trò của các đơn vị quân đội trong thực
hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và phối hợp với các cơ quan, ban ngành
Trung ương, địa phương, lực lượng công an trong tham gia xây dựng hệ thống
chính trị cơ sở trên địa bàn khu vực Tây Bắc.
Tác giả Phạm Huy Tập (2018) (Chủ nhiệm), Nghiên cứu gỉi pháp nâng cao 
hiệu qủ vận động đồng aào  các dân tộc khu vực aiên giới Tây Bắc tro ng sự nghiệp
ảo  vệ chủ quyền, an ninh aiên giới quốc gia tro ng tình hình mới [99]. Trên cơ sở
nghiên cứu các quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan
đến công tác vận động quần chúng và quản lí, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới
quốc gia; đề tài đã đề xuất hệ thống giải pháp cơ bản như: Nhóm giải pháp về thể chế,
chính sách; nhóm giải pháp về chính trị - tư tưởng; nhóm giải pháp về kinh tế - xã hội
và nhóm giải pháp về tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả bộ đội biên phòng vận động
đồng bào DTTS khu vực biên giới Tây Bắc trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền, an ninh
biên giới quốc gia trong tình hình mới. Đây là một trong số ít công trình khoa học
trọng điểm cấp Nhà nước mới nhất có liên quan đến nội dung nghiên cứu của Luận án.
NCS đã kế thừa một số dữ liệu và luận điểm khoa học trong quá trình nghiên cứu, và
21
hoàn thiện luận án.
1.2. Khái quát kết quả nghiên cứu và những vấn đề đặt ra cho đề tài
luận án tiếp tục giải quyết
1.2.1. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình có liên quan
Khi bàn về xây dựng hệ thống chính trị cơ sở và vai trò của quân đội trong
tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới các công trình đã
đạt được nhiều kết quả quan trọng, cụ thể:
Một là, các công trình khoa học trong và ngoài nước đã nghiên cứu ở các
khía cạnh khác nhau về xây dựng hệ thống chính trị cơ sở.
Các công trình đã phân tích làm rõ quan niệm, cấu trúc của hệ thống chính
trị cơ sở. Đây là vấn đề quan trọng trong nhận thức lý luận và triển khai các hoạt
động thực tiễn xây dựng hệ thống chính trị cơ sở của đất nước cũng như trên các
địa bàn cụ thể. Mặc dù, ở mỗi công trình còn có những nhận thức và cách đánh
giá khác nhau, nhưng hầu hết đều thống nhất với nhau về một số tiêu chí trong
việc nhìn nhận các vấn đề này. Trên cơ sở đó, một số công trình đã đi sâu phân
tích làm rõ vai trò hệ thống chính trị cơ sở, thực trạng hệ thống chính trị cơ sở
trên những địa bàn xác định, đề xuất yêu cầu, giải pháp cơ bản xây dựng hệ thống
chính trị cơ sở vững mạnh trên những địa bàn đó.
Hai là, các công trình đã đề cập đến vai trò của lực lượng quân đội trong
tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên những địa bàn
xác định.
Từ chức năng, nhiệm vụ và thực tiễn thực hiện nhiệm vụ trên các địa bàn
của các đơn vị quân đội, một số công trình khoa học đã đưa ra quan niệm quân đội
tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, phân tích làm rõ nội dung, phương
thức, vai trò quân đội tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở trên một số địa
bàn nhất định, tập trung tham gia vào một số lĩnh vực: xây dựng bộ máy tổ chức
đảng, tổ chức chính quyền, đoàn thể, phát triển kinh tế, xã hội, chăm sóc sức khỏe.
Ba là, một số công trình đã phân tích thực trạng các đơn vị quân đội trong
22
tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới, cả những thành
công, hạn chế, chỉ ra nguyên nhân, bài học kinh nghiệm chủ yếu. Trên cơ sở phân
tích, làm rõ lý luận và thực trạng các đơn vị quân đội trong tham gia xây dựng hệ
thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên những địa bàn xác định, ở những góc
độ, hướng tiếp cận, đối tượng, phạm vi nghiên cứu khác nhau, các công trình đã
đề cập đến những yêu cầu, giải pháp cơ bản nhằm thực hiện vai trò quân đội
tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở.
Mặc dù các công trình đã ít nhiều đề cập đến những nội dung biện pháp
thực hiện vai trò của quân đội trong tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở,
song đó cũng chỉ là biện pháp chung cho các lực lượng vũ trang, quân đội trên
phạm vi cả nước, còn với khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc thì chưa thật
phù hợp với thực tiễn đất nước hiện nay. Tuy nhiên, những nội dung biện pháp
đó sẽ là những gợi ý, tiền đề, xuất phát điểm quan trọng cho việc nghiên cứu của
tác giả với đề tài luận án của mình.
1.2.2. Những vấn đề luận án tập trung giải quyết
Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án cho thấy,
có nhiều công trình khoa học trong nước, ngoài nước nghiên cứu, luận giải ở các
góc độ khác nhau về xây dựng hệ thống chính trị cơ sở và vai trò của quân đội
tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới. Tác giả luận án
thấy rằng đây là những tài liệu ban đầu rất quý giá để tác giả kế thừa, bổ sung và
phát triển trong đề tài luận án. Tuy nhiên, liên quan đến đề tài luận án vẫn còn
nhiều vấn đề chưa được bàn đến, hoặc đã bàn đến nhưng chưa thành hệ thống,
không đúng với góc độ nghiên cứu mà đề tài luận án đã đặt ra, cụ thể như sau:
Một là, khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc là một địa bàn có vị trí
chiến lược cả về chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh và đối ngoại, nhưng còn
nhiều hạn chế về điều kiện phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Hệ thống chính trị
cơ sở ở khu vực này vừa có những nội dung và đặc điểm chung so với các khu
vực khác trong cả nước, vừa có những nét đặc thù cần phải được nghiên cứu và
23
làm rõ. Tuy nhiên, qua tổng quan tình hình nghiên cứu cho thấy, chưa có công
trình khoa học nào đưa ra quan niệm hoàn chỉnh về xây dựng hệ thống chính trị
cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc, khái quát đặc trưng chủ yếu về hệ
thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc. Vì vậy, trong đề tài
luận án này, tác giả sẽ tập trung luận giải quan niệm vai trò của QĐND Việt Nam
trong tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ở khu vực biên giới trên địa bàn
Tây Bắc, trên cơ sở đó tập trung làm rõ nội dung vai trò của QĐND Việt Nam
tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây
Bắc, đó là: tham mưu cho cấp ủy, chính quyền thực hiện tốt chức năng quản lý
Nhà nước về quốc phòng, an ninh và xây dựng bộ máy tổ chức đảng, chính quyền,
các đoàn thể trong hệ thống chính trị cơ sở; thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh
tế, chính trị, văn hóa, xã hội ở địa phương, phòng chống thiên tai, tìm kiếm, cứu
hộ, cứu nạn; làm tốt công tác bảo đảm quốc phòng, bảo vệ môi trường cho phát
triển bền vững khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc.
Bên cạnh đó, luận án cũng luận giải làm rõ mục đích, chủ thể, lực lượng,
cơ chế, phương thức QĐND Việt Nam tham gia xây dựng các tổ chức chính trị,
xã hội và những vấn đề có tính nguyên tắc trong vai trò tham gia xây dựng hệ
thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc của QĐND Việt Nam.
Hai là, Quân đội nhân dân Việt Nam luôn là lực lượng giữ vai trò nòng cốt
trong nhiệm vụ tăng cường quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc. Nâng cao chất lượng
thực hiện các nhiệm vụ của QĐND Việt Nam nói chung và công tác dân vận của
QĐND Việt Nam nói riêng là một lĩnh vực đã được nhiều tác giả nghiên cứu,
nhất là các nhà khoa học, lãnh đạo, chỉ huy một số cơ quan, đơn vị QĐND Việt
Nam. Tuy nhiên, các đề tài mà tác giả có điều kiện tiếp cận chủ yếu khai thác
dưới góc độ chuyên ngành như: pháp luật, trinh sát, an ninh, cửa khẩu, biên
phòng. Chưa có tác giả nào tiếp cận dưới góc độ Chính trị học một cách có hệ
thống cả lý luận và thực tiễn về vai trò của QĐND Việt Nam trong tham gia xây
dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc nói riêng.
24
Vì vậy, luận án này nghiên cứu dưới góc độ Chính trị học về vai trò của QĐND
Việt Nam trong tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới
trên địa bàn Tây Bắc một cách có hệ thống cả lý luận và thực tiễn, từ đó nhận
diện được các thành tựu, hạn chế, nguyên nhân, xác định những vấn đề đặt ra
trong thực hiện vai trò của QĐND Việt Nam tham gia xây dựng hệ thống chính
trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc.
Ba là, từ phân tích thực trạng, làm rõ những thành tựu, hạn chế và nguyên
nhân trong vai trò của QĐND Việt Nam tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở
khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc, luận án đề xuất hệ thống giải pháp cơ bản,
đồng bộ, có tính khả thi nhằm phát huy vai trò tham gia xây dựng hệ thống chính trị
cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc của QĐND Việt Nam hiện nay.
25
Kết luận chương 1
Để thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
XHCN trong tình hình mới, đòi hỏi Đảng, Nhà nước và nhân dân ta phải luôn quan
tâm xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh. Hệ thống chính trị cơ sở của đất
nước được xây dựng vững mạnh góp phần củng cố lòng tin của nhân dân vào sự lãnh
đạo của Đảng và chế độ XHCN, tạo nền tảng chính trị, xã hội vững chắc để đất nước
phát triển cả về kinh tế, văn hoá, xã hội và củng cố quốc phòng, an ninh.
Do vậy, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh là nhiệm vụ quan
trọng với mọi cấp, mọi ngành, mọi lực lượng. Quân đội nhân dân Việt Nam do
Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức và lãnh đạo, là quân đội của dân, do dân, vì
dân. Tham gia xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở đã trở thành truyền thống, là
chức năng, nhiệm vụ của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án cho thấy, có
nhiều công trình khoa học ngoài nước và trong nước nghiên cứu, lý giải ở các góc
độ khác nhau về hệ thống chính trị, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, quân đội
tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở; về khu vực biên giới, xây dựng khu vực
biên giới vững mạnh; về chức năng, nhiệm vụ, vai trò của quân đội tham gia xây
dựng hệ thống chính trị cơ sở ở khu vực biên giới nói chung và khu vực biên giới
trên địa bàn Tây Bắc nói riêng. Đây là những công trình khoa học có giá trị lý
luận, thực tiễn, đáng trân trọng để tác giả kế thừa, bổ sung và phát triển trong đề tài
luận án.
26
Chương 2
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN
VIỆT NAM TRONG XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
CƠ SỞ KHU VỰC BIÊN GIỚI TRÊN ĐỊA BÀN TÂY BẮC
2.1. Hệ thống chính trị cơ sở và xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu
vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc
2.1.1. Hệ thống chính trị cơ sở: Quan niệm, vai trò của hệ thống chính
trị cơ sở trong hệ thống chính trị ở địa phương và trong hệ thống chính trị
quốc gia
Trong mọi xã hội có giai cấp, quyền lực của giai cấp cầm quyền được thực
hiện bằng một hệ thống thiết chế và tổ chức chính trị nhất định. Đó là hệ thống
chính trị.
Hệ thống chính trị là một chỉnh thể các tổ chức chính trị hợp pháp trong xã
hội, bao gồm các đảng phái chính trị, nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội
được liên kết với nhau trong một hệ thống tổ chức, nhằm tác động vào các quá
trình của đời sống xã hội; củng cố, duy trì và phát triển chế độ chính trị phù hợp
với lợi ích của giai cấp cầm quyền.
Hệ thống chính trị xuất hiện cùng với sự thống trị của giai cấp nhà nước
nhằm thực hiện đường lối chính trị của giai cấp cầm quyền. Do đó, hệ thống
chính trị mang bản chất giai cấp. Trong chủ nghĩa xã hội, giai cấp công nhân và
nhân dân lao động là chủ thể thực sự của quyền lực, tự mình tổ chức và quản lý
xã hội, quyết định nội dung hoạt động của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa.
Ở Việt Nam, hệ thống chính trị là khái niệm được Hội nghị Trung ương 6
khoá VI của Đảng (3/1989) đưa ra để thay cho khái niệm chuyên chính vô sản đã
được dùng phổ biến trong thời kỳ trước đổi mới và chính thức sử dụng trong Văn
kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991).
Hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam,
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,
27
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Tổng
Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh
Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội hợp pháp khác được thành lập, hoạt
động trên cơ sở liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội
ngũ trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt nam, thực hiện và bảo
đảm đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân.
Hệ thống chính trị ở nước ta được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam nhằm xây dựng nền dân chủ XHCN, nền dân chủ của nhân dân, do
nhân dân, vì nhân dân. Cơ chế hoạt động của hệ thống chính trị ở nước ta là Đảng
lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Vai trò lãnh đạo của Đảng gắn
chặt với việc phát huy vai trò, hiệu lực quản lý của Nhà nước và nâng cao năng
lực làm chủ của các tổ chức chính trị - xã hội. Mối quan hệ giữa Đảng với dân thể
hiện tập trung ở vai trò của Nhà nước, vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội
trong hệ thống chính trị.
Xét theo  cấu trúc ngang, hệ thống chính trị gồm có Đảng Cộng sản Việt
Nam, Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, MTTQ Việt Nam và các đoàn thể
nhân dân là: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt
Nam, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến
binh Việt Nam.
Xét theo  cấu trúc d c, hệ thống chính trị nước ta được tổ chức theo 4 cấp
tương đương với phân cấp hành chính - lãnh thổ hiện nay: Trung ương, tỉnh (thành
phố trực thuộc Trung ương), huyện (quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh), xã
(phường, thị trấn). Theo đó, mỗi tổ chức trong hệ thống chính trị là một hệ thống
dọc từ Trung ương xuống cơ sở, song căn cứ vào chức năng và tính chất hoạt động
của từng tổ chức để xác định mô hình tổ chức riêng cho phù hợp.
Trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta, hệ thống chính trị được xây
dựng trên nền tảng kinh tế thị trường, định hướng XHCN, được tổ chức và vận
hành theo một cơ chế bảo đảm đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân dưới sự lãnh
28
đạo của Đảng. Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định: “Nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam do nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân
dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ
trí thức” [88].
Điều 110, Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam quy
định: “Các đơn vị hành chính của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam được phân
định như sau: Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Tỉnh chia
thành huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh; Thành phố trực thuộc trung
ương chia thành quận, huyện, thị xã và đơn vị hành chính tương đương; Huyện
chia thành xã, thị trấn; Thị xã và thành phố thuộc tỉnh chia thành phường và xã;
quận chia thành phường” [88, tr.58].
Theo đó, trong bộ máy hành chính 4 cấp thì xã, phường, thị trấn (gọi chung
là cấp xã) được coi là đơn vị hành chính cấp cơ sở, ở trên một khu vực lãnh thổ
nhất định với một cộng đồng dân cư sinh sống cố định liên kết với nhau trong
sinh hoạt vật chất, đời sống tinh thần và một hệ thống chính trị ổn định theo quy
định của Hiến pháp nước Cộng hoà XHCN Việt Nam.
Từ những phân tích trên, có thể quan niệm: Hệ thống chính trị cơ sở là
chỉnh thể các tổ chức aao  gồm tổ chức đ̉ng, chính quyền, mặt trận Tổ quốc và
các tổ chức chính trị xã hội ở cấp xã, ho ạt động theo  một cơ chế nhất định, phù
hợp với Hiến pháp, pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; thực
hiện chủ trương, đường lối của Đ̉ng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; ảo 
đ̉m và thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng địa phương giàu, mạnh,
dân chủ, công aằng, văn minh.
Hệ thống chính trị cơ sở aao  gồm các aộ phận cấu thành sau:
- Tổ chức đảng ở cơ sở (đảng bộ, chi bộ).
- Chính quyền cơ sở (HĐND, ủy ban nhân dân và các ban, văn phòng là
bộ máy giúp việc cho HĐND và ủy ban nhân dân).
- Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân (Hội Nông dân, Hội Liên hiệp
29
Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Liên
đoàn lao động Việt Nam).
Ngoài ra còn có các tổ chức tự quản của nhân dân cấp dưới chính quyền xã
(phường, thị trấn) như ở các thôn, làng (khu phố, bản, xóm…) ... do nhân dân bầu
ra trưởng thôn, trưởng bản, trưởng khu phố là người đại diện cho dân, đại diện
cho chính quyền cơ sở để thực hiện nhiệm vụ hành chính tại địa bàn.
Vị trí, vai trò của hệ thống chính trị cơ sở được thể hiện cụ thể như sau:
Thứ nhất, lãnh đạo, quản lý, tổ chức thực hiện thắng lợi mọi đường lối, chủ
trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước ở cơ sở.
Trong hệ thống chính trị ở cơ sở, đảng bộ, chi bộ cơ sở là hạt nhân lãnh đạo
toàn diện các mặt công tác ở cơ sở. Chính quyền cơ sở tổ chức thực hiện mọi
đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, các mục
tiêu kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh; thực hiện việc quản lý hành
chính Nhà nước trên địa bàn theo thẩm quyền được giao.
Thứ hai, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng, phát triển
kinh tế, văn hóa, xã hội, củng cố, quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính
trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Thứ ba, các tổ chức chính trị, xã hội tham gia tích cực vào việc quản lý xã
hội ở địa phương. Chất lượng hoạt động của các tổ chức chính trị, xã hội góp
phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước, vào trình độ
quản lý xã hội nói chung của toàn bộ hệ thống chính trị ở cơ sở
Các tổ chức chính trị, xã hội ở cơ sở tham gia quản lý xã hội bằng cách: xây
dựng tốt nội bộ tổ chức mình, làm cho tổ chức đó hoạt động đúng hướng, có hiệu
quả; bồi dưỡng, lựa chọn, giới thiệu các đại biểu ưu tú của mình tham gia vào bộ
máy của Đảng, chính quyền; kiểm tra, giám sát, chất vấn, kiến nghị, đóng góp ý
kiến vào các phương án và hoạt động cụ thể của các cơ quan lãnh đạo và quản lý
ở cơ sở.
Thứ tư, cơ sở là nơi trực tiếp tập hợp, quy tụ và giải quyết tâm tư, nguyện
30
vọng của nhân dân, nơi xuất phát điểm của mọi đường lối, chủ trương của Đảng
và chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Xét về mặt lãnh đạo và quản lý thì cơ sở là cấp thấp nhất trong hệ thống cấp
độ, tầng bậc hành chính. Cơ sở là địa bàn hoạt động trực tiếp để triển khai đường
lối, Nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Mọi chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước chỉ có sức sống thực sự
khi xuất phát từ cơ sở, từ dân.
Chức năng, nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đ̉ng tro ng hệ thống chính trị cơ sở.
1. Chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước ở cơ sở; đề ra chủ trương nhiệm vụ chính trị của đảng bộ, chi bộ và
lãnh đạo thực hiện có hiệu quả.
2. Xây dựng đảng bộ, chi bộ trong sạch vững mạnh về chính trị, tư tưởng
và tổ chức; thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ; nâng cao chất lượng
sinh hoạt đảng, thực hiện tự phê bình và phê bình, giữ gìn kỷ luật và tăng cường
sự đoàn kết thống nhất trong Đảng; thường xuyên giáo dục, rèn luyện, quản lý
cán bộ, đảng viên, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, trình độ
kiến thức, năng lực công tác cho cán bộ, đảng viên ở cơ sở; làm công tác phát
triển đảng viên.
3. Lãnh đạo xây dựng chính quyền, các tổ chức kinh tế, hành chính, quốc
phòng, an ninh và các đoàn thể chính trị - xã hội trong sạch, vững mạnh; chấp
hành đúng pháp luật và phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
4. Liên hệ mật thiết với nhân dân, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và
bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân; lãnh đạo nhân dân tham gia xây dựng và
thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
5. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện, bảo đảm các nghị quyết, chỉ thị của
Đảng và pháp luật của Nhà nước được chấp hành nghiêm chỉnh; kiểm tra, giám
sát tổ chức đảng và đảng viên chấp hành Điều lệ Đảng” [50, tr.39 - 40].
Chức năng, nhiệm vụ của hệ thống chính quyền cơ sở (HĐND, UBND).
31
Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở cơ sở, đại diện cho ý
chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra,
chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên. Căn cứ
vào Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên, HĐND ra nghị quyết
về các biện pháp bảo đảm thi hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật ở cơ sở;
về kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, chăm lo phát
triển giáo dục, y tế, xã hội và đời sống, văn hoá, xây dựng chính quyền địa
phương; không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa
phương; làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước; giám sát đối với việc
thực hiện các nghị quyết của HĐND; giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan
nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công
dân ở địa phương.
Hội đồng nhân dân phường có chức năng, nhiệm vụ như HĐND xã, thị
trấn, ngoài ra còn có chức năng, nhiệm vụ quyết định biện pháp thực hiện
thống nhất kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội và quy hoạch đô thị; thực hiện
nhiệm vụ giải phóng mặt bằng; bảo đảm trật tự giao thông đô thị, trật tự xây
dựng trên địa bàn phường. Quyết định biện pháp xây dựng nếp sống văn minh
đô thị; biện pháp phòng, chống cháy nổ, giữ gìn vệ sinh; bảo vệ môi trường,
trật tự công cộng và cảnh quan đô thị trong phạm vi quản lý. Quyết định biện
pháp quản lý dân cư và tổ chức đời sống nhân dân trên địa bàn phường.
Ủy aan nhân dân do  HĐND cùng cấp aầu, là cơ quan chấp hành của
HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước
HĐND và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên. UBND tổ chức việc thi hành
Hiến pháp, luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của HĐND cùng cấp
và thực hiện nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao. Trong phạm vi nhiệm
vụ, quyền hạn do pháp luật qui định, UBND xã, thị trấn ra quyết định và tổ chức
thực hiện, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó. UBND cấp xã thực hiện chức
năng quản lý nhà nước ở địa phương trong các lĩnh vực chính trị, tổ chức và quản
32
lý kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ - môi trường, thể dục, thể
thao, báo chí, phát thanh, truyền hình; thực hiện chính sách xã hội, củng cố quốc
phòng, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội và thi hành pháp luật ở
địa phương, góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành
chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở.
Ủy ban nhân dân phường thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của UBND xã,
thị trấn, ngoài ra còn tổ chức thực hiện các nghị quyết của HĐND phường về bảo
đảm thực hiện thống nhất kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội và quy hoạch, quản lý
đô thị, xây dựng nếp sống văn minh đô thị. Thanh tra việc sử dụng đất đai của tổ
chức, cá nhân trên địa bàn phường theo quy định của pháp luật. Quản lý và bảo vệ
cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn phường theo phân cấp; ngăn chặn, xử lý các
hành vi vi phạm đối với các cơ sở hạ tầng kỹ thuật theo quy định của pháp luật.
Kiểm tra giấy phép xây dựng của tổ chức, cá nhân trên địa bàn phường; lập biên
bản, đình chỉ những công trình xây dựng, sửa chữa, cải tạo không phép, trái phép
và báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Chức năng, nhiệm vụ của Ủy aan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đo àn
thể nhân dân tro ng hệ thống chính trị cơ sở
Ủy aan Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn là tổ chức tập hợp khối
đại đoàn kết toàn dân, nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng của các tầng lớp nhân
dân, thống nhất hành động của các tổ chức thành viên, tham gia với chính
quyền trong việc quản lý Nhà nước; chăm lo bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính
đáng của các tầng lớp nhân dân. Điều 2 Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quy
định nhiệm vụ của MTTQ Việt Nam là: Tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết
toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân.
Tuyên truyền, động viên nhân dân phát huy quyền làm chủ, thực hiện đường
lối, chủ trương, chính sách của Đảng, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp và
pháp luật. Giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ
công chức nhà nước; tập hợp ý kiến, kiến nghị của nhân dân để phản ánh, kiến
33
nghị với Đảng, Nhà nước. Tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân
dân. Cùng Nhà nước chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân
dân. Từ nhiệm vụ chung của MTTQ và căn cứ vào Quy chế thực hiện dân chủ
ở cơ sở, các quy định hướng dẫn của cấp trên, ủy ban MTTQ xã, phường, thị
trấn đề ra nhiệm vụ cụ thể của cấp mình trong mỗi nhiệm kỳ đại hội và từng
năm một cách phù hợp và có tính khả thi [89].
Các đo àn thể nhân dân bao gồm Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến
binh Việt Nam, Công đoàn cơ sở các xã, phường, thị trấn trên địa bàn. Các tổ
chức này đều có chức năng, nhiệm vụ chăm lo và bảo vệ lợi ích thiết thực và
chính đáng của đoàn viên, hội viên và nhân dân. Giáo dục và nâng cao trình độ
mọi mặt cho đoàn viên, hội viên và nhân dân. Tổ chức động viên nhân dân tham
gia xây dựng các chính sách, pháp luật, tham gia quản lý Nhà nước, xây dựng
chính quyền và giám sát hoạt động của chính quyền. Tuy nhiên, mỗi tổ chức có
tôn chỉ, mục đích và điều lệ riêng, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và
pháp luật. Chức năng, nhiệm vụ cụ thể của các tổ chức đã được xác định rõ
trong các luật, pháp lệnh của Nhà nước và điều lệ của các tổ chức đó. Vì vậy,
cần căn cứ vào các đạo luật và điều lệ của từng tổ chức để thực hiện tốt chức
năng, nhiệm vụ của mỗi đoàn thể nhân dân.
2.1.2. Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn
Tây Bắc
2.1.2.1. Tình hình khu vực aiên giới trên địa aàn Tây Bắc
Biên giới quốc gia: “là ranh giới (đường thẳng và mặt thẳng đứng) xác
định phạm vi chủ quyền của một quốc gia đối với vùng đất, vùng lòng đất phía
dưới; vùng biển, đáy biển, lòng đất dưới đáy biển và khoảng không tiếp liền vùng
đất và vùng biển đó” [84]; Khu vực biên giới: “Khu vực biên giới trên đất liền
gồm xã, phường, thị trấn có một phần địa giới hành chính trùng hợp với biên giới
quốc gia trên đất liền” [84]. Như vậy có thể hiểu, khu vực biên giới trên địa bàn
34
Tây Bắc bao gồm các xã, phường, thị trấn có một phần địa giới hành chính trùng
với biên giới quốc gia Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam - Lào, thuộc 4 tỉnh Lào
Cai, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La [Phụ lục 10]
- Về tình hình biên giới Việt Nam - Trung Quốc
Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng có mối quan hệ lâu đời với
những điểm tương đồng về văn hóa, thể chế chính trị... Từ khi thiết lập quan hệ
ngoại giao ngày 18/01/1950 đến nay, quan hệ hai nước đã trải qua những giai đoạn
thăng trầm khác nhau; năm 1991, hai nước đã bình thường hóa quan hệ. Thực hiện
4 nguyên tắc bình thường hóa về mặt nhà nước (tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn
lãnh thổ của nhau, không xâm phạm lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội
bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi và cùng tồn tại hòa bình) và 4 nguyên tắc bình
thường hóa về mặt đảng (độc lập tự chủ, hoàn toàn bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau,
không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau). Việt Nam và Trung Quốc đã giải
quyết được hai vấn đề biên giới lãnh thổ do lịch sử để lại (Năm 1999 ký Hiệp ước
về biên giới đất liền; năm 2000 ký Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định
hợp tác nghề cá; ngày 31/12/2008, hai bên ký Tuyên bố chung về việc hoàn thành
công tác phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền...). Những năm qua, Trung Quốc
là đối tác hợp tác lớn nhất, đồng thời là nước tạo cho Việt Nam nhiều thách thức
nhất trên mọi lĩnh vực:
Về quan hệ kinh tế với Trung Quốc, Việt Nam là nước có cơ hội lớn bởi:
Trung Quốc là thị trường lớn, giao thông thuận lợi, vị trí liền kề, giao thông bộ,
hàng hải kết nối với nhau, mạng lưới kinh doanh có quan hệ chặt chẽ với nhau.
Hàng hoá có nguồn gốc Trung Quốc thường có giá cả thấp, cơ bản phù hợp với
nhu cầu của người dân Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam cũng phải đối phó với
nhiều thách thức từ Trung Quốc, đó là: cạnh tranh kinh tế rất quyết liệt; có thể
tác động tiêu cực tới quan hệ kinh tế của Việt Nam với các đối tác khác; du nhập
công nghệ, mô hình quản lý lạc hậu; Trung Quốc sẽ tận thu nguyên, nhiên liệu
thô; có thể gây các hậu quả xấu về môi trường... Việt Nam đang phải chịu nhập
35
siêu của Trung Quốc, hàng giả, hàng kém chất lượng giá rẻ, đánh vào thị hiếu
người tiêu dùng Việt Nam tràn ngập thị trường, thúc đẩy dân biên giới đi buôn
lậu, hoặc tiếp tay cho buôn lậu, ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế, xã
hội, cũng như an ninh trật tự xã hội ở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc.
Trên tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc, địa hình đồi núi hiểm trở,
đường biên giới dài với nhiều cửa khẩu và các đường tiểu mạch dọc vùng biên.
Hiện nay, Trung Quốc vẫn có các hành động xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của
ta như: Xây kè nắn dòng chảy, xâm canh, xâm nhập quan sát... tăng cường lực
lượng, phương tiện, trang bị, vũ khí, kiểm soát chặt chẽ dọc biên giới; thắt chặt
các chính sách về biên mậu. Đồng thời, thường xuyên củng cố hầm hào công sự,
dựng cột bê tông, bố trí thêm đài quan sát tại các khu vực đối diện các tỉnh khu
vực biên giới. Thông qua hoạt động giao lưu quan hệ hai bên biên giới như: du
lịch, thăm thân để tiến hành các hoạt động thu thập tin tức, cài cắm, móc nối, xây
dựng cơ sở ngầm nắm tình hình Việt Nam.
- Về tình hình biên giới Việt Nam - Lào
Địa hình biên giới Việt - Lào trên địa bàn Tây Bắc tương đối đa dạng, phức
tạp, núi cao, rừng rậm, thung lũng xen kẽ và chia cắt bởi nhiều sông, suối, so với
mặt nước biển nơi thấp nhất vào khoảng 250m, cao nhất vào khoảng 2.200m;
khu vực các cửa khẩu có độ cao trung bình 500m, có nơi cao trên 1.000m. Khu
vực biên giới Việt - Lào các tỉnh Tây Bắc có 3 tôn giáo chính là Thiên Chúa
giáo, Phật giáo và Tin lành với khoảng 2.000 tín đồ. Hầu hết hoạt động của các
tôn giáo đều chấp hành tốt pháp luật và sự giám sát, quản lý của chính quyền địa
phương, tuy nhiên trên tuyến biên giới Việt Nam - Lào, các tổ chức phản động
tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, lôi kéo người Mông Việt Nam vượt biên sang
sang Lào tham gia hoạt động phỉ. Bên cạnh đó các hoạt động vi phạm an ninh phi
truyền thống như gây mất trật tự trị an, xâm canh, xâm cư, buôn lậu (gỗ, thuốc lá,
rượu, bia) và các loại tội phạm khác (buôn bán ma túy, phụ nữ, trẻ em qua biên
giới...) ở khu vực biên giới Việt Nam - Lào có xu hướng gia tăng.
36
Nhiệm vụ phòng thủ của Lào và Việt Nam hiện nay là phòng thủ theo chiều
sâu, hợp tác phòng thủ biên giới theo chiều sâu phải được tính toán sâu sắc, toàn
diện, lồng ghép vào các chương trình quốc gia của hai nước về phát triển kinh tế,
xã hội, các chương trình an sinh - xã hội, gắn chặt với mục tiêu xây dựng biên
giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển bền vững.
- Về điều kiện tự nhiên khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc
Khu vực biên giới của 4 tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Lào Cai gồm
95 xã, phường, thị trấn thuộc 19 huyện, thành phố trực thuộc tỉnh, với 1.244 thôn,
bản biên giới [Phụ lục 10]; phía Bắc giáp với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) có
đường biên giới dài 515.305km, phía Tây giáp với tỉnh Luông Pha Băng, Phong
Sa Lỳ và Hủa Phăn (Lào) có đường biên giới dài 610 km.
Địa hình khu vực biên giới của 4 Tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Lào
Cai phần lớn là rừng, núi cao hiểm trở (chiếm trên 75% diện tích), có nhiều khối
núi và dãy núi cao chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Dãy Hoàng Liên Sơn
cao đến 1.500m, dài tới 180 km, rộng 30km, với một số đỉnh núi cao trên
3.000m. Vùng Tây Bắc có hai con sông lớn, đó là sông Đà và sông Thao (tức
sông Hồng). Thượng nguồn của sông Mã cũng ở trên vùng đất Tây Bắc.
Khí hậu, thời tiết khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc rất khắc nghiệt. Do
ảnh hưởng của địa hình rừng núi, nên khí hậu có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa
khô. Mùa mưa (từ tháng 4 đến tháng 10) thường có mưa to, kéo theo lũ lụt, đường sá
sạt lở, giao thông chia cắt và mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau), dẫn tới
tình trạng thiếu nước ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân. Khu vực biên giới trên
địa bàn Tây Bắc vào mùa đông, thời tiết rất giá lạnh, có nơi băng tuyết (như ở Sa
Pa), sương mù dày đặc... ảnh hưởng tới sức khỏe, đời sống của cán bộ, chiến sĩ đóng
quân trên địa bàn và nhân dân.
- Về dân cư, chính trị, văn hóa, xã hội và tôn giáo khu vực biên giới trên
địa bàn Tây Bắc
Quy mô dân số không đồng đều, hiện nay theo thống kê dân số ở khu vực
37
biên giới trên địa bàn Tây Bắc nước ta có 78.124 hộ và 370.086 khẩu [Phụ lục 11],
nhưng phân bố dân cư giữa các xã, phường ở thành phố, ở gần cửa khẩu quốc tế,
cửa khẩu quốc gia và các xã, thị trấn ở gần trung tâm với các xã ở vùng sâu, vùng xa
có sự chênh lệch lớn.
Hiện nay, ở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc nước ta có khoảng 23
dân tộc, trong đó: Dân tộc Mông 20.569 hộ, 120.832 khẩu (32,3%); dân tộc Kinh
16.301 hộ, 57.665 khẩu (15,4%); dân tộc Thái 14.995 hộ, 67.240 khẩu (17,9%);
dân tộc Dao 7.090 hộ, 36.921 khẩu (9,9%), một số dân tộc khác [Phụ lục 11]. Có
các tôn giáo khác nhau, song chủ yếu là hai tôn giáo chính có nhiều tín đồ, đó là:
Đạo Thiên chúa giáo (1.599 tín đồ), Đạo Tin lành (31.930 tín đồ) [Phụ lục 15].
Khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc là địa bàn căn cứ cách mạng và an
toàn khu của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, giải phóng dân tộc. Trong
suốt chiều dài lịch sử, nhân dân các dân tộc Tây Bắc luôn đoàn kết, gắn bó với
nhau đánh đuổi giặc ngoại xâm. Mỗi dân tộc trên địa bàn các tỉnh Tây Bắc đều có
truyền thống, phong tục tập quán, bản sắc văn hóa riêng, tạo nên những nét đẹp
văn hóa truyền thống của vùng Tây Bắc, tiêu biểu như: Tết của người Mông, Tết
nhảy của người Dao, Lễ hội Kim Pang Then của người Thái trắng, Lễ hội Lồng
tồng của người Tày.
Xuất phát từ đặc điểm dân cư vùng Tây Bắc, nên hầu hết các tộc người ở
đây đều có mối quan hệ đồng tộc với người dân giáp bên kia biên giới. Do quá
trình tộc người, trong đó có tập quán di cư tự do, hôn nhân đồng tộc và quan hệ
gia đình, dòng họ, nên đã tạo thành mạng lưới quan hệ rất đa dạng tại vùng này.
Ở người Hà Nhì thuộc thôn Lao Chải 1 (xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai),
có nhiều hộ gia đình có họ hàng tại Trung Quốc chỉ cách nhau 2 đến 3 đời. Quan
hệ dân tộc, dòng họ xuyên biên giới đã tạo điều kiện cho hôn nhân xuyên biên
giới phát triển, ngược lại, hôn nhân xuyên biên giới là một trong những yếu tố
thiết lập, duy trì quan hệ gia đình, dòng họ, đồng tộc giữa người dân các dân tộc
ở hai bên đường biên.
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị

More Related Content

What's hot

Luận văn HAY, HOT: Xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh ở đảng bộ
Luận văn HAY, HOT: Xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh ở đảng bộ Luận văn HAY, HOT: Xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh ở đảng bộ
Luận văn HAY, HOT: Xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh ở đảng bộ Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO CÁN BỘ CẤP CƠ SỞ HUYỆN NHO Q...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO CÁN BỘ CẤP CƠ SỞ HUYỆN NHO Q...NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO CÁN BỘ CẤP CƠ SỞ HUYỆN NHO Q...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO CÁN BỘ CẤP CƠ SỞ HUYỆN NHO Q...KhoTi1
 

What's hot (20)

Luận văn: Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ ở đảng bộ quân sự thành phố HAY
Luận văn: Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ ở đảng bộ quân sự thành phố HAYLuận văn: Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ ở đảng bộ quân sự thành phố HAY
Luận văn: Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ ở đảng bộ quân sự thành phố HAY
 
Luận văn: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát Cấp ủy viên cùng cấp
Luận văn: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát Cấp ủy viên cùng cấp Luận văn: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát Cấp ủy viên cùng cấp
Luận văn: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát Cấp ủy viên cùng cấp
 
Luận án: Công tác dân vận giai đoạn hiện nay ở Tây Nguyên, HAY
Luận án: Công tác dân vận giai đoạn hiện nay ở Tây Nguyên, HAYLuận án: Công tác dân vận giai đoạn hiện nay ở Tây Nguyên, HAY
Luận án: Công tác dân vận giai đoạn hiện nay ở Tây Nguyên, HAY
 
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho thanh niên tỉnh Bình Dương, HOT
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho thanh niên tỉnh Bình Dương, HOTLuận văn: Giáo dục đạo đức cho thanh niên tỉnh Bình Dương, HOT
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho thanh niên tỉnh Bình Dương, HOT
 
Luận văn: Hoạt động tham gia xây dựng đảng của mặt trận tổ quốc phường, HAY!
Luận văn: Hoạt động tham gia xây dựng đảng của mặt trận tổ quốc phường, HAY!Luận văn: Hoạt động tham gia xây dựng đảng của mặt trận tổ quốc phường, HAY!
Luận văn: Hoạt động tham gia xây dựng đảng của mặt trận tổ quốc phường, HAY!
 
Luận văn: Hoạt động giám sát, phản biện xã hội tỉnh Tiền Giang
Luận văn: Hoạt động giám sát, phản biện xã hội tỉnh Tiền GiangLuận văn: Hoạt động giám sát, phản biện xã hội tỉnh Tiền Giang
Luận văn: Hoạt động giám sát, phản biện xã hội tỉnh Tiền Giang
 
Luận án: Bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ tiểu đoàn bộ đội Lào
Luận án: Bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ tiểu đoàn bộ đội LàoLuận án: Bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ tiểu đoàn bộ đội Lào
Luận án: Bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ tiểu đoàn bộ đội Lào
 
Luận văn: Văn hóa chính trị đối với đội ngũ cán bộ huyện Ba Vì
Luận văn: Văn hóa chính trị đối với đội ngũ cán bộ huyện Ba VìLuận văn: Văn hóa chính trị đối với đội ngũ cán bộ huyện Ba Vì
Luận văn: Văn hóa chính trị đối với đội ngũ cán bộ huyện Ba Vì
 
Đề tài: Quản lý đối với hoạt động tôn giáo thị xã Hà Tiên, HOT
Đề tài: Quản lý đối với hoạt động tôn giáo thị xã Hà Tiên, HOTĐề tài: Quản lý đối với hoạt động tôn giáo thị xã Hà Tiên, HOT
Đề tài: Quản lý đối với hoạt động tôn giáo thị xã Hà Tiên, HOT
 
Luận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt Nam
Luận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt NamLuận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt Nam
Luận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt Nam
 
Luận văn: Chất lượng công tác kiểm tra giám sát của quận huyện ủy
Luận văn: Chất lượng công tác kiểm tra giám sát của quận huyện ủyLuận văn: Chất lượng công tác kiểm tra giám sát của quận huyện ủy
Luận văn: Chất lượng công tác kiểm tra giám sát của quận huyện ủy
 
Luận án: Đào tạo cao cấp lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, HOT
Luận án: Đào tạo cao cấp lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, HOTLuận án: Đào tạo cao cấp lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, HOT
Luận án: Đào tạo cao cấp lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, HOT
 
Luận văn HAY, HOT: Xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh ở đảng bộ
Luận văn HAY, HOT: Xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh ở đảng bộ Luận văn HAY, HOT: Xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh ở đảng bộ
Luận văn HAY, HOT: Xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh ở đảng bộ
 
NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO CÁN BỘ CẤP CƠ SỞ HUYỆN NHO Q...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO CÁN BỘ CẤP CƠ SỞ HUYỆN NHO Q...NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO CÁN BỘ CẤP CƠ SỞ HUYỆN NHO Q...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO CÁN BỘ CẤP CƠ SỞ HUYỆN NHO Q...
 
Đề tài: Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường tỉnh Cà Mau, HOT
Đề tài: Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường tỉnh Cà Mau, HOTĐề tài: Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường tỉnh Cà Mau, HOT
Đề tài: Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường tỉnh Cà Mau, HOT
 
Luận văn: Quản lý đảng viên của đảng bộ phường tại TPHCM, HAY
Luận văn: Quản lý đảng viên của đảng bộ phường tại TPHCM, HAYLuận văn: Quản lý đảng viên của đảng bộ phường tại TPHCM, HAY
Luận văn: Quản lý đảng viên của đảng bộ phường tại TPHCM, HAY
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp huyện, 9 điểm, HOT!
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp huyện, 9 điểm, HOT!Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp huyện, 9 điểm, HOT!
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp huyện, 9 điểm, HOT!
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của UBND phường quận Cầu giấy
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của UBND phường quận Cầu giấyLuận văn: Tổ chức và hoạt động của UBND phường quận Cầu giấy
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của UBND phường quận Cầu giấy
 
Luận văn: Năng lực chủ tịch UBND cấp xã tỉnh Kiên Giang, HOT
Luận văn: Năng lực chủ tịch UBND cấp xã tỉnh Kiên Giang, HOTLuận văn: Năng lực chủ tịch UBND cấp xã tỉnh Kiên Giang, HOT
Luận văn: Năng lực chủ tịch UBND cấp xã tỉnh Kiên Giang, HOT
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt chính quyền cấp xã
Luận văn: Nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt chính quyền cấp xãLuận văn: Nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt chính quyền cấp xã
Luận văn: Nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt chính quyền cấp xã
 

Similar to Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị

Luận án: Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị hiện nay theo TTNVQ...
Luận án: Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị hiện nay theo TTNVQ...Luận án: Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị hiện nay theo TTNVQ...
Luận án: Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị hiện nay theo TTNVQ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị hiện nay theo TTNV...
Luận văn: Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị hiện nay theo TTNV...Luận văn: Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị hiện nay theo TTNV...
Luận văn: Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị hiện nay theo TTNV...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Xây dựng Quân đội nhân dân chính trị theo tư tưởng Hồ Chí Minh - Gửi miễn phí...
Xây dựng Quân đội nhân dân chính trị theo tư tưởng Hồ Chí Minh - Gửi miễn phí...Xây dựng Quân đội nhân dân chính trị theo tư tưởng Hồ Chí Minh - Gửi miễn phí...
Xây dựng Quân đội nhân dân chính trị theo tư tưởng Hồ Chí Minh - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở các tỉnh miền Bắc nước Cộng hòa Dân c...
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở các tỉnh miền Bắc nước Cộng hòa Dân c...Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở các tỉnh miền Bắc nước Cộng hòa Dân c...
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở các tỉnh miền Bắc nước Cộng hòa Dân c...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí...
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí...Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí...
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
LV: Đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng uỷ phường đối với hệ thống chính tr...
LV: Đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng uỷ phường đối với hệ thống chính tr...LV: Đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng uỷ phường đối với hệ thống chính tr...
LV: Đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng uỷ phường đối với hệ thống chính tr...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Công tác vận động đồng bào Công giáo của lực lượng Công an, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác vận động đồng bào Công giáo của lực lượng Công an, 9 ĐIỂMLuận văn: Công tác vận động đồng bào Công giáo của lực lượng Công an, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác vận động đồng bào Công giáo của lực lượng Công an, 9 ĐIỂMViết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Luận Văn Thạc Sĩ Công Tác Vận Động Đồng Bào Công Giáo Của Lực Lượng Công An
Luận Văn Thạc Sĩ Công Tác Vận Động Đồng Bào Công Giáo Của Lực Lượng Công AnLuận Văn Thạc Sĩ Công Tác Vận Động Đồng Bào Công Giáo Của Lực Lượng Công An
Luận Văn Thạc Sĩ Công Tác Vận Động Đồng Bào Công Giáo Của Lực Lượng Công AnViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Công Tác Vận Động Đồng Bào Công Giáo Của Lực Lượng Công An
Luận Văn Thạc Sĩ Công Tác Vận Động Đồng Bào Công Giáo Của Lực Lượng Công AnLuận Văn Thạc Sĩ Công Tác Vận Động Đồng Bào Công Giáo Của Lực Lượng Công An
Luận Văn Thạc Sĩ Công Tác Vận Động Đồng Bào Công Giáo Của Lực Lượng Công AnNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 

Similar to Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị (20)

Luận án: Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị hiện nay theo TTNVQ...
Luận án: Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị hiện nay theo TTNVQ...Luận án: Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị hiện nay theo TTNVQ...
Luận án: Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị hiện nay theo TTNVQ...
 
Luận văn: Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị hiện nay theo TTNV...
Luận văn: Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị hiện nay theo TTNV...Luận văn: Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị hiện nay theo TTNV...
Luận văn: Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị hiện nay theo TTNV...
 
Xây dựng Quân đội nhân dân chính trị theo tư tưởng Hồ Chí Minh - Gửi miễn phí...
Xây dựng Quân đội nhân dân chính trị theo tư tưởng Hồ Chí Minh - Gửi miễn phí...Xây dựng Quân đội nhân dân chính trị theo tư tưởng Hồ Chí Minh - Gửi miễn phí...
Xây dựng Quân đội nhân dân chính trị theo tư tưởng Hồ Chí Minh - Gửi miễn phí...
 
Vai trò của UBND phường thực hiện về pháp luật về dân quân tự vệ
Vai trò của UBND phường thực hiện về pháp luật về dân quân tự vệVai trò của UBND phường thực hiện về pháp luật về dân quân tự vệ
Vai trò của UBND phường thực hiện về pháp luật về dân quân tự vệ
 
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở các tỉnh miền Bắc nước Cộng hòa Dân c...
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở các tỉnh miền Bắc nước Cộng hòa Dân c...Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở các tỉnh miền Bắc nước Cộng hòa Dân c...
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở các tỉnh miền Bắc nước Cộng hòa Dân c...
 
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí...
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí...Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí...
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí...
 
Đề tài: Phòng chống diễn biến hòa bình về chính trị tư tưởng, HAY
Đề tài: Phòng chống diễn biến hòa bình về chính trị tư tưởng, HAYĐề tài: Phòng chống diễn biến hòa bình về chính trị tư tưởng, HAY
Đề tài: Phòng chống diễn biến hòa bình về chính trị tư tưởng, HAY
 
LV: Phòng chống diễn biến hoà bình trên lĩnh vực chính trị tư tưởng của đảng bộ
LV: Phòng chống diễn biến hoà bình trên lĩnh vực chính trị tư tưởng của đảng bộLV: Phòng chống diễn biến hoà bình trên lĩnh vực chính trị tư tưởng của đảng bộ
LV: Phòng chống diễn biến hoà bình trên lĩnh vực chính trị tư tưởng của đảng bộ
 
Luận văn: Đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng ủy phường, 9đ
Luận văn: Đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng ủy phường, 9đLuận văn: Đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng ủy phường, 9đ
Luận văn: Đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng ủy phường, 9đ
 
LV: Đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng uỷ phường đối với hệ thống chính tr...
LV: Đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng uỷ phường đối với hệ thống chính tr...LV: Đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng uỷ phường đối với hệ thống chính tr...
LV: Đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng uỷ phường đối với hệ thống chính tr...
 
Đề tài: Phương thức lãnh đạo của đảng ủy phường đối với chính trị
Đề tài: Phương thức lãnh đạo của đảng ủy phường đối với chính trịĐề tài: Phương thức lãnh đạo của đảng ủy phường đối với chính trị
Đề tài: Phương thức lãnh đạo của đảng ủy phường đối với chính trị
 
La01.019 luật tục người thái và sự vận dụng trong quản lý nhà nước đối với cộ...
La01.019 luật tục người thái và sự vận dụng trong quản lý nhà nước đối với cộ...La01.019 luật tục người thái và sự vận dụng trong quản lý nhà nước đối với cộ...
La01.019 luật tục người thái và sự vận dụng trong quản lý nhà nước đối với cộ...
 
Luận án: Quản lý cộng đồng người Thái ở các tỉnh Bắc Trung Bộ
Luận án: Quản lý cộng đồng người Thái ở các tỉnh Bắc Trung BộLuận án: Quản lý cộng đồng người Thái ở các tỉnh Bắc Trung Bộ
Luận án: Quản lý cộng đồng người Thái ở các tỉnh Bắc Trung Bộ
 
Công tác vận động đồng bào Công giáo của lực lượng Công an, HOT
Công tác vận động đồng bào Công giáo của lực lượng Công an, HOTCông tác vận động đồng bào Công giáo của lực lượng Công an, HOT
Công tác vận động đồng bào Công giáo của lực lượng Công an, HOT
 
Luận văn: Công tác vận động đồng bào công giáo của lực lượng công an
Luận văn: Công tác vận động đồng bào công giáo của lực lượng công anLuận văn: Công tác vận động đồng bào công giáo của lực lượng công an
Luận văn: Công tác vận động đồng bào công giáo của lực lượng công an
 
Luận văn: Công tác vận động đồng bào Công giáo của lực lượng Công an, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác vận động đồng bào Công giáo của lực lượng Công an, 9 ĐIỂMLuận văn: Công tác vận động đồng bào Công giáo của lực lượng Công an, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác vận động đồng bào Công giáo của lực lượng Công an, 9 ĐIỂM
 
Xây dựng HTCT cơ sở vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện nay
Xây dựng HTCT cơ sở vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện nayXây dựng HTCT cơ sở vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện nay
Xây dựng HTCT cơ sở vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện nay
 
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CƠ QUAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC.docx
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CƠ QUAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC.docxBÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CƠ QUAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC.docx
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CƠ QUAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC.docx
 
Luận Văn Thạc Sĩ Công Tác Vận Động Đồng Bào Công Giáo Của Lực Lượng Công An
Luận Văn Thạc Sĩ Công Tác Vận Động Đồng Bào Công Giáo Của Lực Lượng Công AnLuận Văn Thạc Sĩ Công Tác Vận Động Đồng Bào Công Giáo Của Lực Lượng Công An
Luận Văn Thạc Sĩ Công Tác Vận Động Đồng Bào Công Giáo Của Lực Lượng Công An
 
Luận Văn Thạc Sĩ Công Tác Vận Động Đồng Bào Công Giáo Của Lực Lượng Công An
Luận Văn Thạc Sĩ Công Tác Vận Động Đồng Bào Công Giáo Của Lực Lượng Công AnLuận Văn Thạc Sĩ Công Tác Vận Động Đồng Bào Công Giáo Của Lực Lượng Công An
Luận Văn Thạc Sĩ Công Tác Vận Động Đồng Bào Công Giáo Của Lực Lượng Công An
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆTCHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆTlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Recently uploaded (20)

40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
 
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
 
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆTCHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
 

Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI CAO TRUNG HÀ VAI TRÒ CỦA QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM TRONG XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ KHU VỰC BIÊN GIỚI TRÊN ĐỊA BÀN TÂY BẮC HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC HÀ NỘI - 2019
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI CAO TRUNG HÀ VAI TRÒ CỦA QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM TRONG XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ KHU VỰC BIÊN GIỚI TRÊN ĐỊA BÀN TÂY BẮC HIỆN NAY Chuyên ngành: Chính trị học Mã số : 93 10 201 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS. TS Nguyễn Trọng Tuấn 2. TS Vũ Mạnh Toàn HÀ NỘI - 2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và có xuất xứ rõ ràng ! TÁC GIẢ LUẬN ÁN Cao Trung Hà
  • 4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt 1 Bảo vệ Tổ quốc BVTQ 2 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐH 3 Chủ nghĩa xã hội CNXH 4 Diễn biến hòa bình DBHB 5 Dân tộc thiểu số DTTS 6 Hội đồng nhân dân HĐND 7 Nhà xuất bản NXB 8 Mặt trận Tổ quốc MTTQ 9 Quân đội nhân dân QĐND 10 Ủy ban nhân dân UBND 11 Xã hội chủ nghĩa XHCN
  • 5. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU Trang Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 7 1.1. Một số công trình khoa học tiêu biểu có liên quan đến đề tài luận án 7 1.2. Khái quát kết quả nghiên cứu và những vấn đề đặt ra cho đề tài luận án tiếp tục giải quyết 19 Chương 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM TRONG XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ KHU VỰC BIÊN GIỚI TRÊN ĐỊA BÀN TÂY BẮC 24 2.1. Hệ thống chính trị cơ sở và xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc 24 2.2. Vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam trong xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc - Cơ sở chính trị, pháp lý, quan niệm và nội dung 49 Chương 3. QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM THỰC HIỆN VAI TRÒ XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ KHU VỰC BIÊN GIỚI TRÊN ĐỊA BÀN TÂY BẮC HIỆN NAY - THỰC TRẠNGVÀBÀIHỌCKINHNGHIỆM 71 3.1. Thực trạng thực hiện vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam trong xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc 71 3.2. Bài học kinh nghiệm từ thực trạng thực hiện vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam trong xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc 97
  • 6. Chương 4. DỰ BÁO NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG, YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM TRONG XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ KHU VỰC BIÊN GIỚI TRÊN ĐỊA BÀN TÂY BẮC HIỆN NAY 103 4.1. Dự báo những nhân tố tác động và yêu cầu phát huy vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam trong xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc hiện nay 103 4.2. Một số giải pháp phát huy vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam trong xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc hiện nay 115 KẾT LUẬN 155 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 157 159 172
  • 7. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Hệ thống chính trị cơ sở có vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong việc tổ chức, vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tăng cường đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, huy động mọi nguồn lực phát triển kinh tế, xã hội, giữ vững ổn định chính trị, quốc phòng, an ninh ở cơ sở, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới. Tây Bắc là địa bàn rộng lớn, gồm 6 tỉnh: Hoà Bình, Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái, trong đó 4 tỉnh có khu vực biên giới đất liền là Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La. Đây là địa bàn có vị trí chiến lược về quốc phòng, an ninh, đối ngoại của cả nước. Do đặc thù về điều kiện địa lý, tự nhiên, nên khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc hiện nay vẫn là địa bàn khó khăn nhất cả nŭớc, với tỉ lẹ̆ các xã thuọ̆c diẹ̆n đói nghèo, dăn số mù chữ, tái mù cao; tình hình chính trị, xã hội còn tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định; các hoạt động: vi phạm chủ quyền lãnh thổ, hoạt động tôn giáo, di cư tự do, hoạt động tuyên truyền đạo, tuyên truyền lập “Vương quốc Mông” diễn biến phức tạp ở khu vực biên giới Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam - Lào, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới. Vì vậy, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc vững mạnh, tạo nền tảng để nơi đây phát triển toàn diện, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia là vấn đề có ý nghĩa chiến lược trong tình hình hiện nay. Nhận thức đúng vị trí, tầm quan trọng trong tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc đối với sự phát triển toàn diện của đất nước, trong những năm qua, với chức năng đội quân chiến đấu, đội quân công tác, đội quân lao động, sản xuất, cán bộ, chiến sĩ lực lượng bộ đội chủ lực của Bộ Quốc phòng, Quân khu 2, Sư đoàn 316, Bộ đội Biên phòng, bộ đội địa phương, 04 đoàn kinh tế - quốc phòng, lực lượng dân quân tự vệ đóng quân
  • 8. 2 trên địa bàn đã quán triệt và thực hiện nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; chỉ thị, nghị quyết của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng; chủ động cùng các lực lượng tích cực tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc, góp phần tạo nền tảng chính trị, xã hội vững chắc, kinh tế, văn hóa phát triển, quốc phòng, an ninh được giữ vững, tạo sức mạnh trong quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc thực hiện vai trò của các đơn vị quân đội trong tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc còn có những hạn chế nhất định về nhận thức, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, nội dung, phương thức, sự phối hợp tham gia, cơ chế, chính sách... Điều đó đặt ra yều cầu khách quan, cấp bách phải nghiên cứu một cách có hệ thống cả về lý luận và thực tiễn làm tiền đề để đề xuất các giải pháp đồng bộ, mang tính toàn diện, có tính khả thi cao nhằm phát huy vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam trong xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc góp phần xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân vững mạnh ở khu vực biên giới. Xuất phát từ những phân tích trên, nghiên cứu sinh lựa chọn vấn đề “Vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam trong xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc hiện nay” làm đề tài Luận án tiến sĩ, chuyên ngành Chính trị học. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận giải những vấn đề cơ bản về lý luận, thực tiễn và đề xuất giải pháp nhằm phát huy vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam trong tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận giải những vấn đề lý luận cơ bản về vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam trong tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc.
  • 9. 3 Đánh giá đúng thực trạng thực hiện vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam trong tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc hiện nay. Dự báo những nhân tố tác động, xác định yêu cầu và đề xuất những giải pháp phát huy vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam trong tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc hiện nay. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam trong tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nội dung: Luận án nghiên cứu vai trò tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc của Quân đội nhân dân Việt Nam, tập trung vào bốn nội dung chủ yếu: Vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam trong tham mưu cho cấp ủy, chính quyền thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước về quốc phòng, an ninh; vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam trong phối hợp tham gia xây dựng bộ máy tổ chức đảng, chính quyền, các đoàn thể chính trị, xã hội; vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam trong tham gia phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, phòng chống thiên tai, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn; vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam trong bảo đảm quốc phòng, an ninh, góp phần phát triển bền vững khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc. Phạm vi không gian: Luận án tập trung nghiên cứu khu vực biên giới Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam - Lào trên địa bàn Tây Bắc tại các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, bao gồm 95 xã. Nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, điều tra, khảo sát điểm vai trò của một số đơn vị Quân đội nhân dân Việt Nam (lực lượng bộ đội chủ lực của Bộ Quốc phòng, Quân khu 2, Sư đoàn 316, Bộ đội Biên phòng, bộ đội địa phương, 04 đoàn kinh tế - quốc phòng, lực lượng dân quân tự
  • 10. 4 vệ) trong tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở tại một số xã khu vực biên giới đất liền thuộc các tỉnh Tây Bắc. Phạm vi thời gian: Luận án tập trung khảo sát các nội dung, số liệu có liên quan từ năm 2010 đến nay, các giải pháp được đề xuất có giá trị định hướng đến năm 2025 và những năm tiếp theo. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Cơ sở lý luận Luận án dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng, bảo vệ Tổ quốc XHCN trong tình hình mới; về công tác dân vận của Đảng, về xây dựng hệ thống chính trị và hệ thống chính trị cơ sở, về bản chất, vai trò, chức năng của Quân đội nhân dân Việt Nam; các chỉ thị, nghị quyết của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng về các vấn đề có liên quan đến đề tài luận án. 4.2. Cơ sở thực tiễn Thực tiễn Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc thông qua các số liệu điều tra, nghiên cứu, khảo sát thực tế của nghiên cứu sinh và những số liệu trong các công trình, báo cáo, tổng kết của các cơ quan, đơn vị có liên quan. 4.3. Phương pháp nghiên cứu Quá trình nghiên cứu, đề tài luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp cụ thể sau: Phương pháp nghiên cứu phân tích và tổng hợp: được sử dụng để thu thập, phân tích và khai thác thông tin từ các nguồn có sẵn liên quan đến đề tài nghiên cứu, bao gồm các văn kiện, tài liệu của Đảng, Nhà nước ở Trung ương và địa phương các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai; các công trình nghiên cứu, các báo cáo, thống kê của chính quyền, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức, cá nhân liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến công tác xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, quân đội tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở.
  • 11. 5 Phương pháp hệ thống: hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc là một tập hợp các yếu tố, giữa chúng có sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau và với môi trường bên ngoài, tạo nên tính chỉnh thể của hệ thống, đó là những thuộc tính tổng hợp, đặc trưng cho hệ thống, là phương thức tồn tại của hệ thống. Phương pháp cấu trúc - chức năng: phương pháp này xem xét các yếu tố trong hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc đều giữ những chức năng, vai trò khác nhau, song lại luôn có sự liên hệ mật thiết với nhau theo cơ chế phân công - hợp tác và chính điều này tạo cho hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc sự cân bằng trong vận động. Với những tiền đề xuất phát đó, phương pháp này không chỉ định hướng vào việc giải thích, mà còn xác định hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc như là một chỉnh thể thống nhất. Phương pháp điều tra: xây dựng kế hoạch điều tra, trong đó xác định rõ mục đích, đối tượng, chủ thể, nội dung, thứ tự các nhiệm vụ, yêu cầu phải đạt được. Đồng thời, tổ chức khảo sát bằng phiếu điều tra về những vấn đề liên quan đến đề tài, làm cơ sở để xây dựng khái niệm, xác định yêu cầu, nội dung, phương pháp và một số giải pháp phát huy vai trò của quân đội tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc. Phương pháp nghiên cứu lịch sử: trên cơ sở nghiên cứu các công trình khoa học trong và ngoài nước liên quan đến xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, vai trò của quân đội trong xây dựng hệ thống chính trị cơ sở; đề tài luận giải, phân tích, làm rõ những nội dung mà các công trình khoa học trong, ngoài nước đã đề cập. Từ đó, rút ra những vấn đề mới mà đề tài phải nghiên cứu, tiếp tục bổ sung, phát triển, hoàn thiện hệ thống lí luận về vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam trong tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc hiện nay. Phương pháp thống kê: đề tài tập trung thu thập, phân tích, tổng hợp, thống kê các tài liệu, số liệu trong báo cáo tổng kết về công tác xây dựng hệ thống chính
  • 12. 6 trị cơ sở nói chung, Quân đội nhân dân Việt Nam (lực lượng bộ đội chủ lực của Bộ Quốc phòng, Quân khu 2, Sư đoàn 316, Bộ đội Biên phòng, bộ đội địa phương, 04 đoàn kinh tế - quốc phòng) trong tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc. Sử dụng phương pháp thống kê để so sánh, đối chiếu các số liệu đã thu thập được từ các phương pháp nhằm đảm bảo kết quả nghiên cứu của đề tài luận án được chính xác, có độ tin cậy cao. Phương pháp chuyên gia: quá trình nghiên cứu, đề tài xin ý kiến tham gia đóng góp của các nhà khoa học trong và ngoài quân đội, các cơ quan, đơn vị thuộc Tổng cục Chính trị, Học viện Chính trị, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng...; trao đổi trực tiếp với cán bộ lãnh đạo, cán bộ chuyên trách làm công tác dân vận của các lực lượng bộ đội chủ lực của Bộ Quốc phòng, Quân khu 2, Sư đoàn 316, Bộ đội Biên phòng, Bộ đội địa phương, 04 đoàn kinh tế - quốc phòng thuộc 04 tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai trên địa bàn Tây Bắc. 5. Những đóng góp mới của luận án Luận án xây dựng được quan niệm và làm rõ được các nội dung thực hiện vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam trong tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc. Luận án làm rõ được những thành tựu, hạn chế về vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam trong tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc thời gian qua; đồng thời nêu ra các nguyên nhân của thành tựu, hạn chế đó. Luận giải các nhân tố tác động, xác định yêu cầu và đề xuất được các giải pháp phát huy vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam trong tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung, làm rõ lý luận về xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; về công tác dân vận của Quân đội nhân dân Việt Nam trong tình hình mới; cung cấp luận
  • 13. 7 cứ khoa học để thực hiện vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam trong tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở trên cả nước nói chung, khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc nói riêng. Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy tại các trường đại học trong, ngoài quân đội và vận dụng tại các địa phương khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc. Giúp các cơ quan, đơn vị của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng; các cơ quan ở các địa phương khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc tham khảo, nghiên cứu, vận dụng trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh, hiệu lực, hiệu quả đáp ứng yêu cầu, mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng trong tình hình mới. 7. Kết cấu của luận án Luận án gồm: Mở đầu, 4 chương (8 tiết), kết luận, danh mục các công trình khoa học của tác giả đã công bố có liên quan đến luận án, tài liệu tham khảo, phụ lục.
  • 14. 8 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Một số công trình khoa học tiêu biểu có liên quan đến đề tài luận án 1.1.1. Các công trình nghiên cứu lý luận về xây dựng hệ thống chính trị cơ sở và vai trò của Quân đội trong xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới 1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu lý luận về xây dựng hệ thống chính trị cơ sở Bộ Quốc phòng Liên bang Nga (2003), Chiến lược ảo v ̛ aie̛n giới quốc gia, vùng nước n ̛i thuỷ, lãnh h̉i, thềm lục địa, vùng đạ̛c quyền kinh tế và tài nguye̛n thie̛n nhie̛n tre̛n các khu vực đó của Lie̛n aang Nga giai đo ạn 2001 - 2005 [24], đã phăn tích về các mục tiĕu cŏ bản, nguyĕn tắc, phŭŏng hŭớng phát triển trong quá trình bảo vẹ̆ biên giới quốc gia, các vùng nŭớc nọ̆i thuỷ, lãnh hải, thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế và tài nguyĕn thiĕn nhiĕn ở các khu vực đó của Liĕn bang Nga trong giai đoạn 2001 - 2005. Trong đó, nọ̆i dung hoàn thiẹ̆n hẹ̆ thống bảo đảm hoạt đọ̆ng bảo vẹ̆ biên giới quốc gia, các vùng nŭớc nọ̆i thủy, lãnh hải, thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế và nguồn tài nguyĕn thiĕn nhiĕn ở các khu vực đó của Liĕn bang Nga đã xác định năm vấn đề có giá trị tham khảo quan trọng đối với cŏng tác quản lý biên giới quốc gia, bao gồm: Hoàn thiẹ̆n hẹ̆ thống quản lý nhà nŭớc; cŏng tác bảo đảm pháp quy; xăy dựng lực lŭợng biĕn phòng chuyĕn trách; phát triển quan hẹ̆ hợp tác trong lĩnh vực biĕn phòng; bảo đảm chính sách bảo hiểm xã họ̆i và bảo hiểm luặt pháp đối với quăn nhăn biĕn phòng, các cŏng dăn tham gia bảo vẹ̆ biên giới quốc gia, các vùng nŭớc nọ̆i thuỷ, lãnh hải, thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế và nguồn tài nguyĕn thiĕn nhiĕn ở các khu vực đó của Liĕn bang Nga. Bĕn cạnh đó, Chiến lŭợc cũng khẳng định quần chúng nhăn dăn ở khu vực biên
  • 15. 9 giới là mọ̆t lực lŭợng quan trọng, cần tích cực huy đọ̆ng họ tham gia bảo vệ biên giới quốc gia. Các tác giả Đỗ Nguyên Phương và Trần Ngọc Đường (1992), Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước pháp quyền [80], đã đưa ra khái niệm về hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa, theo đó: hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa là tổng thể các lực lượng chính trị bao gồm Đảng Cộng sản, Nhà nước, các đoàn thể nhân dân mang tính chất chính trị, xã hội hoạt động theo một cơ chế thống nhất, phù hợp với quy luật phát triển của xã hội, thực hiện đường lối, mục tiêu xây dựng CNXH. Cơ chế đó bảo đảm mọi quyền lực thuộc về nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Đồng thời, công trình đã phân tích luận giải khá sâu sắc quan hệ giữa Đảng và Nhà nước trong hệ thống chính trị nước ta. Tác giả Phan Xuân Sơn, Lưu Văn Quảng trong “Những vấn đề cơ ản về chính sách dân tộc ở nước ta hiện nay” [94] đã nghiên cứu một cách có hệ thống chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam từ năm 1930 đến nay. Theo các tác giả, “Chính sách dân tộc ở nước ta là toàn bộ những chủ trương, biện pháp của Đảng và Nhà nước tác động vào tất cả các lĩnh vực đời sống của các dân tộc thiểu số, các vùng dân tộc và có thể đối với từng dân tộc riêng biệt, nhằm thay đổi tình trạng lạc hậu, biệt lập, phân biệt, bất bình đẳng giữa các dân tộc, hướng tới sự đoàn kết, bình đẳng và tương trợ lẫn nhau cùng phát triển” [94, tr. 52 - 53]. Thông qua khảo sát thực tế tại vùng dân tộc Tây Bắc, Tây Nguyên, các tác giả đã rút ra những kết luận, làm rõ những thành công và hạn chế trong quá trình hoạch định và thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam; xác định những quan điểm, phương hướng lớn về chính sách dân tộc và giải quyết vấn đề dân tộc trong thực tiễn nhằm đảm bảo công bằng, bình đẳng, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau cùng phát triển. Tác giả Trần Đình Hoan (2008), Quan điểm và nguyên tắc đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam giai đo ạn 2005 - 2020 [57], trên cơ sở lý luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, kết hợp với tổng kết
  • 16. 10 thực tiễn đổi mới ở Việt Nam trong hơn 20 năm (1986 - 2008), các tác giả đã tập trung phân tích, làm rõ tính tất yếu khách quan của việc đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta, nêu ra các mục tiêu, quan điểm và nguyên tắc đổi mới hệ thống chính trị; đề xuất phương hướng và các giải pháp đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam giai đoạn 2005 - 2020. Các tác giả khẳng định, đổi mới hệ thống chính trị không nhằm mục tiêu tạo ra một hệ thống chính trị mới hay thay đổi bản chất của hệ thống chính trị hiện nay, mà thực hiện đổi mới theo hướng hoàn thiện để khắc phục những vấn đề còn bất cập, hạn chế, yếu kém, tạo nên sự phù hợp của hệ thống chính trị với các yêu cầu của kinh tế thị trường định hướng XHCN, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Đổi mới hệ thống chính trị nhằm giữ vững ổn định chính trị, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, chống lại mọi âm mưu “diễn biến hòa bình”. Đổi mới hệ thống chính trị để củng cố, tăng cường, mở rộng nền tảng xã hội của hệ thống chính trị, tăng cường sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, tạo ra sự đồng thuận xã hội để thực hiện hiệu quả các mục tiêu phát triển. Đổi mới hệ thống chính trị luôn phải đảm bảo và nâng cao vị trí, vai trò cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, nâng cao sức chiến đấu của Đảng, trong đó, đổi mới, chỉnh đốn Đảng là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị. Tác giả Nguyễn Phú Trọng (2008), Đổi mới và phát triển ở Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn [112], đã phân tích khá sâu sắc tư duy lý luận của Đảng ta về đổi mới hệ thống chính trị, phát huy dân chủ XHCN trong hệ thống chính trị ở Việt Nam. Theo tác giả, trải qua 20 năm đổi mới, hệ thống chính trị nước ta đã tập trung từng bước làm rõ các vấn đề: dân chủ XHCN; tất cả quyền lực thuộc về nhân dân; xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN do nhân dân làm chủ. Mục tiêu cao nhất trong hoạt động của hệ thống chính trị nước ta là giữ vững định hướng XHCN, gắn độc lập dân tộc với CNXH, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Tác giả Nguyễn Lâm Thành (2014), Chính sách phát triển vùng dân tộc
  • 17. 11 thiểu số phía Bắc Việt Nam [101]; tác giả Vũ Thu Thủy (2013), Những khó khăn, aất cập và gỉi pháp xây dựng hệ thống chính trị cơ sở [109]; các bài viết đã tập trung nghiên cứu về hệ thống chính trị ở cơ sở, thực trạng công tác cán bộ dân tộc thiểu số, các hệ thống chính sách phát triển kinh tế xã hội của khu vực miền núi phía Bắc, bao gồm các chính sách đất đai, cơ sở hạ tầng, chính sách nghề, việc làm, chính sách phát triển nguồn nhân lực, chính sách y tế, chính sách tín dụng, chính sách văn hóa, công tác an sinh xã hội, chương trình cải cách thủ tục hành chính. Các bài viết cũng chỉ rõ thực trạng trong quá trình xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở, cũng như một số hạn chế, bất cập thực hiện các chính sách đã nêu tại các tỉnh miền núi phía Bắc, đồng thời đề xuất các giải pháp đổi mới, nâng cao vấn đề xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, hoàn thiện chính sách phát triển vùng dân tộc thiểu số phía Bắc Việt Nam. Thực hiện Nghị quyết 17/NQTW, Hội nghị lần thứ năm, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX (3/2002) về “Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở xã, phường, thị trấn” đã có nhiều công trình khoa học được công bố liên quan đến chủ đề này, tiêu biểu như: “Hệ thống chính trị cơ sở - đặc điểm, xu hướng và gỉi pháp” (2002) của tác giả Vũ Hoàng Công [40]; “Các gỉi pháp đổi mới ho ạt động của hệ thống chính trị ở các tỉnh miền núi nước ta hiện nay”(2003) của các tác giả Tô Huy Rứa, Nguyễn Cúc, Trần Khắc Việt [93]; “Hệ thống chính trị cơ sở - thực trạng và một số gỉi pháp đổi mới” (2004) của tác giả Chu Văn Thành [100]; “Hệ thống chính trị cơ sở ở nông thôn nước ta hiện nay” (2004), tác giả Hoàng Chí Bảo - chủ biên, dựa trên cơ sở đề tài cấp Nhà nước “Nghiên cứu một số vấn đề nhằm củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở tro ng sự nghiệp đổi mới và phát triển ở nước ta hiện nay” [13]. Các công trình nghiên cứu trên đã làm rõ các vấn đề lý luận về hệ thống chính trị, hệ thống chính trị cơ sở ở nước ta như: khái niệm, cấu trúc, bản chất, mục tiêu, cơ sở chính trị - xã hội của hệ thống chính trị trong quá trình hình thành và phát triển; chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức thành viên và mối quan hệ giữa các tổ chức trong hệ thống
  • 18. 12 chính trị; luận giải, làm rõ khái niệm hệ thống chính trị cơ sở, phân tích đặc điểm và tình hình hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở; đồng thời, dự báo những xu hướng biến đổi, phát triển của hệ thống chính trị cơ sở trong thời gian tới dưới tác động của tình hình chính trị trong nước, quốc tế; sự biến đổi kinh tế, xã hội, dân số, hội nhập quốc tế. Các công trình cũng đã đưa ra các giải pháp nhằm củng cố hệ thống chính trị và đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị cơ sở; yêu cầu tiếp tục đổi mới chính trị trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Các công trình đều khẳng định bản chất, mục tiêu của đổi mới và nâng cao chất lượng của hệ thống chính trị là nhằm thực hiện và phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân; cần tập trung giải quyết tốt mối quan hệ giữa hệ thống chính trị cơ sở với quần chúng nhân dân. 1.1.1.2. Các công trình liên quan đến lý luận về vai trò của quân đội tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực aiên giới Tác giả Khương Tư Nghị (1987), Công tác chính trị của Quân Gỉi phóng nhân dân Trung Quốc [65]. Trong cuốn sách, khi đánh giá về vấn đề quân, dân cùng nhau xây dựng văn minh tinh thần XHCN, tác giả khẳng định: “Đơn vị nào cùng nhau xây dựng và làm tốt xây dựng văn minh tinh thần, đơn vị đó sẽ có môi trường ngăn nắp và sạch đẹp, diện mạo và phố phường, làng xóm nhanh chóng được thay đổi, tác phong Đảng và tác phong nhân dân, trật tự xã hội đều được chuyển biến tốt” [65, tr.57]. Từ đó, tác giả đã tập trung làm rõ vai trò, nội dung của công tác xây dựng văn minh tinh thần XHCN, trong đó xác định: “Quân đội phải tích cực tham gia và giúp đỡ địa phương xây dựng xã hội chủ nghĩa..., dùng những việc làm thực tế từ xây dựng văn minh vật chất xã hội chủ nghĩa để làm ảnh hưởng, tác động tốt tới quần chúng” [65, tr.60]. Đồng thời, xác định: “Xây dựng văn minh tinh thần xã hội chủ nghĩa dưới sự thống nhất của Đảng ủy và chính quyền địa phương, phải tăng cường xây dựng tổ chức chính quyền, tổ chức đảng cơ sở, đem tác phong trong Đảng vào trong dân” [65, tr.63]. Tác giả Mao Chấn Phát (1995), Bàn về Biên phòng (Biên phòng luận) [75].
  • 19. 13 Khi bàn về công tác xây dựng kinh tế và xã hội ở khu vực biên giới, tác giả xác định: “Tích cực giúp đỡ và chi viện xây dựng kinh tế vùng biên cảnh và ven biển là một nhiệm vụ quan trọng của Bộ đội Biên phòng. Đồng thời, với việc giúp đỡ xây dựng kinh tế địa phương, cần tích cực thúc đẩy và tham gia xây dựng văn minh tinh thần khu vực biên cảnh” [75, tr.78]. Tác giả khẳng định: “Bộ đội Biên phòng và các cơ quan biên phòng khác cần phát huy truyền thống vinh quang của quân đội..., coi việc tăng cường đoàn kết dân tộc, gắn chặt mối quan hệ giữa quân đội với chính quyền và giữa quân đội với nhân dân, thúc đẩy và giữ gìn sự đoàn kết ổn định ở khu vực biên phòng là một nhiệm vụ cơ bản của xây dựng quốc phòng” [75, tr.89]. Tác giả Trần Trung Tín (2009), Đo àn kinh tế - quốc phòng tham gia giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an to àn xã hội trên tuyến aiên giới đất liền, [110]. Tác giả đã làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về sự tham gia giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên tuyến biên giới đất liền của đoàn kinh tế - quốc phòng; khảo sát thực trạng, phân tích, đánh giá những thành tựu, hạn chế, chỉ rõ nguyên nhân và những vấn đề đặt ra trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ; trên cơ sở đó, đã đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tham gia giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên tuyến biên giới đất liền của đoàn kinh tế - quốc phòng. Bộ Quốc phòng Liên bang Nga (2003), trong cuốn sách Chiến lược ảo vệ aiên giới quốc gia, vùng nước nội thuỷ, lãnh h̉i, thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế và tài nguyên thiên nhiên trên các khu vực đó của Liên aang Nga giai đo ạn 2001 - 2005 [24], đã xác định những mục tiêu cơ bản, nguyên tắc và phương hướng phát triển trong quá trình bảo vệ biên giới quốc gia của Liên bang Nga, các vùng nước nội thuỷ, lãnh hải, thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế và tài nguyên thiên nhiên ở các khu vực đó của Liên bang Nga trong giai đoạn 2001 - 2005. Xác định rõ vai trò, tầm quan trọng của lực lượng quần chúng nhân dân ở khu vực biên giới, các tác giả đã khẳng định:“Tích cực huy động quần chúng nhân
  • 20. 14 dân các dân tộc trên biên giới tham gia bảo vệ biên giới” [24, tr.45], đây là vấn đề có tính nguyên tắc. Năm 2009, Viện Khoa học xã hội Nhân văn quân sự có công trình “Chức năng, nhiệm vụ của Quân đội nhân dân Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” [120], công trình đã phân tích khá sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về thực hiện chức năng công tác của quân đội ta trong các thời kỳ cách mạng, đồng thời chỉ rõ, trải qua hơn sáu thập kỷ xây dựng chiến đấu và trưởng thành, QĐND Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc chức năng, nhiệm vụ của đội quân chiến đấu, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tham gia lao động sản xuất, tuyên truyền vận động nhân dân, xây dựng đất nước. Trong điều kiện mới, chức năng, nhiệm vụ của quân đội có sự bổ sung, phát triển về nội dung, hình thức thể hiện. Trên cơ sở đó công trình khẳng định, QĐND Việt Nam không chỉ là công cụ bạo lực sắc bén mà còn là lực lượng chính trị trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân; mãi mãi là đội quân chiến đấu, đội quân công tác, đội quân lao động, sản xuất. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu thực trạng thực hiện vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam trong xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới nói chung và khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc nói riêng 1.1.2.1. Các công trình nghiên cứu thực trạng thực hiện vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam trong tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực aiên giới Tác giả Hoàng Xuăn Chiến (2000), Ho ạt đ ̛ng phòng ngừa t ̛i phạm auo ̛n lạ̛u tre̛n tuyến aie̛n giới đất liền của B ̛ đ ̛i Bie̛n phòng [33]. Trên cơ sở phăn tích mọ̆t số vấn đề lý luặn cŏ bản về tọ̆i phạm, hoạt đọ̆ng phòng ngừa tọ̆i phạm buŏn lặu trĕn tuyến biĕn giới đất liền, tác giả đã làm rõ cŏ sở pháp lý xác định chức năng, nhiẹ̆m vụ của Bộ đội Biên phòng trong đấu tranh phòng, chống tọ̆i phạm nói chung và phòng ngừa tọ̆i phạm buŏn lặu trĕn tuyến biĕn giới đất liền nói riĕng. Qua đó, khẳng
  • 21. 15 định Bộ đội Biên phòng là chủ thể quan trọng trong phòng ngừa tọ̆i phạm buŏn lặu trĕn tuyến biĕn giới đất liền, cần phải ban hành các văn bản pháp luặt, củng cố cŏ sở pháp lý cho hoạt đọ̆ng này của Bộ đội Biên phòng. Tác giả Nguyễn Quang Dũng (2008), Đấu tranh chống t ̛i phạm mua aán phụ nữ qua aie̛n giới của B ̛ đ ̛i Bie̛n phòng [41], đã khẳng định Bộ đội Biên phòng là lực lŭợng chuyĕn trách, làm nòng cốt thực hiẹ̆n nhiẹ̆m vụ quản lý, biên giới quốc gia; đồng thời có nhiẹ̆m vụ trực tiếp đấu tranh chống các loại tọ̆i phạm, trong đó có tọ̆i phạm mua bán phụ nữ qua biĕn giới. Những vấn đề pháp lý đŭợc đề cặp trong luặn án nhŭ quy định của pháp luặt Viẹ̆t Nam về tọ̆i mua bán phụ nữ; chức năng, nhiẹ̆m vụ, thẩm quyền của Bộ đội Biên phòng trong đấu tranh phòng, chống tọ̆i phạm mua bán phụ nữ qua biĕn giới đŭợc tác giả phăn tích cụ thể trong nọ̆i dung những vấn đề lý luặn của luặn án. Tác giả Trần Đức Uẩn (2008), Co ̛ng tác vạ̛n đ ̛ng quần chúng của B ̛ đ ̛i Bie̛n phòng tham gia gỉi quyết vấn đề truyền đạo Tin Lành trái pháp luạ̛t ở khu vực aie̛n giới đất liền [115], đã khẳng định mọi hoạt đọ̆ng trong khu vực biên giới trĕn đất liền phải tuăn theo quy định của pháp luặt Viẹ̆t Nam và điều ước quốc tế mà Viẹ̆t Nam ký kết. Bọ̆ đọ̆i Biĕn phòng tiến hành vặn đọ̆ng quần chúng nói chung và vặn đọ̆ng quần chúng tham gia giải quyết vấn đề truyền đạo Tin lành trái pháp luặt ở khu vực biên giới trĕn đất liền nói riĕng nhằm thực hiẹ̆n nhiẹ̆m vụ chính trị là tuyĕn truyền, vặn đọ̆ng nhăn dăn thực hiẹ̆n chủ trŭŏng, đŭờng lối của Đảng, chính sách, pháp luặt của Nhà nŭớc ở khu vực biên giới. Tác giả Trần Hoa (2009), Nghiên cứu cơ sở kho a h c cho việc xây dựng chiến lược ảo vệ aiên giới Việt Nam đến năm 2020 [55], đã đi sâu nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn bảo vệ biên giới quốc gia; từ đó, đề xuất những định hướng chủ yếu xây dựng chiến lược, các giải pháp triển khai thực hiện chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia giai đoạn đến năm 2020. Trong tài liệu, tác giả đã xác
  • 22. 16 định: “Xây dựng củng cố cơ sở chính trị, xã hội các xã, phường biên giới, hải đảo là vấn đề có tính quyết định để xây dựng nền biên phòng toàn dân vững mạnh, tạo cơ sở vững chắc cho đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội gắn với việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh” [55, tr.34]. Từ đó, tác giả đã tập trung nghiên cứu đề xuất các nội dung, biện pháp xây dựng, kiện toàn hệ thống chính trị ở cơ sở khu vực biên giới. Tác giả Tăng Huệ (2006), Nghiên cứu xây nền aiên phòng to àn dân tro ng tình hình mới [62], tác giả Nguyễn Xuân Quảng (2011), Nâng cao chất lượng đội ngũ cán aộ aiên phòng tăng cường cho các xã aiên giới hiện nay [81]. Các tác giải đã luận giải làm rõ những quan điểm cơ bản về xây dựng thế trận biên phòng toàn dân, chất lượng đội ngũ cán bộ biên phòng; phân tích, đánh giá các yếu tố tác động, kết quả xây dựng thế trận biên phòng toàn dân, chất lượng đội ngũ cán bộ biên phòng khi được tăng cường, đồng thời các tác giải cũng xác định yêu cầu và đề xuất nội dung, giải pháp xây dựng thế trận biên phòng toàn dân, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ biên phòng trong quá trình tăng cường cho các xã biên giới. Khi nghiên cứu, đánh giá về vấn đề của thế trận biên phòng toàn dân, các tác giả đã chỉ rõ: Xây dựng nền tảng chính trị ở khu vực biên giới ngày càng vững mạnh có ý nghĩa hết sức quan trọng trong xây dựng thế trận biên phòng toàn dân, trong nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ biên phòng, mà “cái gốc”, "cái nền" của chính trị ở khu vực biên giới và trên phạm vi quốc gia chính là hệ thống chính trị ở cơ sở. Viện Khoa học xã hội Nhân văn quân sự (2007), Nâng cao hiệu qủ quân đội tham gia xây dựng cơ sở chính trị - xã hội ở các khu kinh tế - quốc phòng [118]. Công trình đã phân tích làm rõ những vấn đề cơ bản về cơ sở chính trị, xã hội, quân đội tham gia xây dựng cơ sở chính trị, xã hội, hiệu quả và nâng cao hiệu quả quân đội tham gia xây dựng cơ sở chính trị, xã hội ở khu kinh tế - quốc phòng. Đề cập đến vai trò quân đội trong tham gia xây dựng cơ sở chính trị, xã
  • 23. 17 hội ở khu kinh tế - quốc phòng, công trình xác định: “Quân đội, trước hết là các đoàn kinh tế - quốc phòng, lực lượng trực tiếp xây dựng các khu kinh tế - quốc phòng, đồng thời cũng là lực lượng trực tiếp, đóng vai trò quan trọng trong tham gia xây dựng cơ sở chính trị, xã hội ở các khu kinh tế - quốc phòng” [118, tr.101]. Trên cơ sở đó, cuốn sách đã đi sâu đánh giá hiệu quả quân đội tham gia xây dựng cơ sở chính trị, xã hội ở các khu kinh tế - quốc phòng trong thời gian qua, đề xuất giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả quân đội tham gia xây dựng cơ sở chính trị, xã hội ở các khu kinh tế - quốc phòng trong thời gian tới. 1.1.2.2. Các công trình nghiên cứu thực trạng thực hiện vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam trong tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực aiên giới trên địa aàn Tây Bắc Tác giả Trần Xuân Tịnh (2008), Bộ đội Biên phòng tham gia phát triển kinh tế, xã hội ở khu vực aiên giới Tây Bắc hiện nay [111], đã đi sâu phân tích, làm rõ tính tất yếu khách quan, điều kiện khả năng Bộ đội Biên phòng tham gia phát triển kinh tế, xã hội khu vực biên giới Tây Bắc, quan niệm, nội dung phương thức, vai trò Bộ đội Biên phòng tham gia phát triển kinh tế, xã hội khu vực biên giới Tây Bắc, trong đó đề tài khẳng định: “Tham gia xây dựng cơ sở chính trị, phát triển kinh tế, xã hội là một trong những nội dung quan trọng thuộc chức năng đội quân công tác, đội quân lao động sản xuất của quân đội nói chung, Bộ đội Biên phòng nói riêng” [111, tr.33]. Bên cạnh đó, đề tài đã phân tích, làm rõ thực trạng Bộ đội Biên phòng tham gia phát triển kinh tế, xã hội khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc, đề xuất yêu cầu và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tham gia phát triển kinh tế, xã hội khu vực biên giới Tây Bắc của Bộ đội Biên phòng trong thời gian tới. Tác giả Vũ Đình Liêm (2013), Bộ đội Biên phòng tham gia xây dựng, củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở khu vực aiên giới phía Bắc [72], đã tập trung nghiên cứu làm rõ các quan niệm về hệ thống chính trị, hệ thống chính trị ở cơ sở khu vực biên giới phía Bắc, các quan niệm, nội dung, hình thức, phương pháp Bộ
  • 24. 18 đội Biên phòng tiến hành xây dựng, củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở khu vực biên giới phía Bắc; từ nghiên cứu đánh giá thực trạng hoạt động tham gia xây dựng, củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở khu vực biên giới phía Bắc của Bộ đội Biên phòng, tác giả đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao vai trò của Bộ đội Biên phòng trong xây dựng, củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở khu vực biên giới phía Bắc thời gian tới. Tác giả Phùng Ngọc Sơn (2018), Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng, an ninh [95], đánh giá khái quát về các kết quả tích cực bước đầu, đồng thời cũng chỉ rõ những hạn chế trong việc kết hợp phát triển kinh tế, xã hội với tăng cường quốc phòng, an ninh trên địa bàn Tây Bắc. Tiếp tục khẳng định việc kết hợp phát triển kinh tế, xã hội với tăng cường quốc phòng, an ninh trên địa bàn là vấn đề hết sức cấp thiết, tác giả cũng đưa ra ba nhóm giải pháp mà cấp ủy, chính quyền địa phương cần thực hiện trong thời gian tới. 1.1.3. Các công trình nghiên cứu về giải pháp phát huy vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam trong xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới nói chung và khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc nói riêng 1.1.3.1. Các công trình nghiên cứu về gỉi pháp phát huy vai trò của Quân đội tro ng tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực aiên giới Tác giả Nguyễn Xuân Quảng, Nâng cao chất lượng đội ngũ cán aộ aiên phòng tăng cường cho các xã aiên giới hiện nay [81], đã nghiên cứu đi sâu phân tích làm rõ quan niệm, nội dung, hình thức, phương pháp hoạt động của đội ngũ cán bộ Biên phòng tăng cường cho các xã biên giới; đánh giá thực trạng chất lượng hoạt động của đội ngũ cán bộ Biên phòng tăng cường cho các xã biên giới; đồng thời đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Biên phòng tăng cường cho các xã biên giới trong tình hình hiện nay. Tác giả Nguyễn Trường Sơn (2009), Phát huy vai trò aộ đội địa phương tro ng xây dựng hệ thống chính trị cơ sở làm thất aại chiến lược “diễn aiến ho à aình” của địch trên địa aàn Tây Nguyên hiện nay [96], từ những vấn đề lý luận và thực trạng xây dựng hệ thống chính trị cơ sở làm thất bại chiến lược “diễn biến hoà
  • 25. 19 bình” của địch, tác giả đã đề xuất một số giải pháp gồm: Xây dựng bộ đội địa phương các tỉnh Tây Nguyên vững mạnh đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới; Cơ chế phối hợp giữa các lực lượng tham gia và bảo đảm tài chính trong hoạt động xây dựng hệ thống chính trị cơ sở; Nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ đội địa phương trong kết hợp phát triển kinh tế, xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn Tây Nguyên. Tác giả Phạm Thị Thanh Huế (2016), Phát huy vai trò của Bộ đội Biên phòng tro ng ảo đ̉m quyền co n người, quyền cơ ản của công dân ở khu vực aiên giới [63], đã khẳng định việc bảo đảm quyền con người, quyền cơ bản của công dân sẽ góp phần xây dựng “thế trận lòng dân”, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở khu vực biên giới. Để thực hiện có hiệu quả công tác này trong thời gian tới, tác giả cũng nêu ra bốn vấn đề cần chú trọng thực hiện có hiệu quả việc phát huy vai trò của các đơn vị quân đội trong bảo đảm quyền con người, phát huy tinh thần trách nhiệm của người dân tham gia xây dựng địa phương vững mạnh ở khu vực biên giới. 1.1.3.2. Các công trình nghiên cứu về gỉi pháp phát huy vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam tro ng tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực aiên giới trên địa aàn Tây Bắc Tác giả Đặng Vũ Liêm (2002), Nâng cao hiệu qủ công tác vận động quần chúng của Bộ đội Biên phòng tro ng đấu tranh phòng chống truyền đạo trái phép ở địa aàn Tây Bắc hiện nay [71], đã đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác vận động quần chúng của bộ đội Biên phòng đấu tranh chống hoạt động truyền đạo trái pháp luật ở khu vực biên giới Tây Bắc. Trong đó tác giả đã xác định: tham gia xây dựng cơ sở chính trị, xã hội vững mạnh là một trong những biện pháp quan trọng để bộ đội Biên phòng đấu tranh chống hoạt động truyền đạo trái pháp luật ở khu vực biên giới Tây Bắc có hiệu quả. Tác giả Vũ Văn Tài (2010), Nghiên cứu xây dựng các khu kinh tế - quốc phòng trên aiên giới phía Bắc [97], đã chỉ ra một số giải pháp sát thực, khả thi
  • 26. 20 nhằm phát huy vai trò của quân đội trong việc xây dựng các khu kinh tế - quốc phòng các tỉnh biên giới phía Bắc như: giáo dục nâng cao nhận thức, năng lực tổ chức và xây dựng; khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn vốn, trang bị, vận dụng sáng tạo cơ chế lãnh đạo, điều hành, chỉ huy, hiệp đồng các cấp và bổ sung hoàn thiện hệ thống chính sách, các văn bản, pháp luật cho xây dựng các khu kinh tế - quốc phòng các tỉnh biên giới phía Bắc. Từ đó, đề xuất các kiến nghị cho các công trình khoa học tiếp tục nghiên cứu. Tác giả Phùng Sĩ Tấn (2017), Lực lượng vũ trang Quân khu 2 phát huy vai trò nòng cốt tro ng thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng [98], đã nêu chức năng, nhiệm vụ, cũng như vị trí chiến lược của Quân khu 2 trên địa bàn Tây Bắc; khái quát kết quả tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở của các đơn vị trên địa bàn hoạt động của Quân khu; rút ra một số kinh nghiệm về lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng lực lượng vũ trang Quân khu 2, đồng thời xác định nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức nhằm phát huy vai trò của các đơn vị quân đội trong thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và phối hợp với các cơ quan, ban ngành Trung ương, địa phương, lực lượng công an trong tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở trên địa bàn khu vực Tây Bắc. Tác giả Phạm Huy Tập (2018) (Chủ nhiệm), Nghiên cứu gỉi pháp nâng cao hiệu qủ vận động đồng aào các dân tộc khu vực aiên giới Tây Bắc tro ng sự nghiệp ảo vệ chủ quyền, an ninh aiên giới quốc gia tro ng tình hình mới [99]. Trên cơ sở nghiên cứu các quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến công tác vận động quần chúng và quản lí, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia; đề tài đã đề xuất hệ thống giải pháp cơ bản như: Nhóm giải pháp về thể chế, chính sách; nhóm giải pháp về chính trị - tư tưởng; nhóm giải pháp về kinh tế - xã hội và nhóm giải pháp về tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả bộ đội biên phòng vận động đồng bào DTTS khu vực biên giới Tây Bắc trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới. Đây là một trong số ít công trình khoa học trọng điểm cấp Nhà nước mới nhất có liên quan đến nội dung nghiên cứu của Luận án. NCS đã kế thừa một số dữ liệu và luận điểm khoa học trong quá trình nghiên cứu, và
  • 27. 21 hoàn thiện luận án. 1.2. Khái quát kết quả nghiên cứu và những vấn đề đặt ra cho đề tài luận án tiếp tục giải quyết 1.2.1. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình có liên quan Khi bàn về xây dựng hệ thống chính trị cơ sở và vai trò của quân đội trong tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới các công trình đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, cụ thể: Một là, các công trình khoa học trong và ngoài nước đã nghiên cứu ở các khía cạnh khác nhau về xây dựng hệ thống chính trị cơ sở. Các công trình đã phân tích làm rõ quan niệm, cấu trúc của hệ thống chính trị cơ sở. Đây là vấn đề quan trọng trong nhận thức lý luận và triển khai các hoạt động thực tiễn xây dựng hệ thống chính trị cơ sở của đất nước cũng như trên các địa bàn cụ thể. Mặc dù, ở mỗi công trình còn có những nhận thức và cách đánh giá khác nhau, nhưng hầu hết đều thống nhất với nhau về một số tiêu chí trong việc nhìn nhận các vấn đề này. Trên cơ sở đó, một số công trình đã đi sâu phân tích làm rõ vai trò hệ thống chính trị cơ sở, thực trạng hệ thống chính trị cơ sở trên những địa bàn xác định, đề xuất yêu cầu, giải pháp cơ bản xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh trên những địa bàn đó. Hai là, các công trình đã đề cập đến vai trò của lực lượng quân đội trong tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên những địa bàn xác định. Từ chức năng, nhiệm vụ và thực tiễn thực hiện nhiệm vụ trên các địa bàn của các đơn vị quân đội, một số công trình khoa học đã đưa ra quan niệm quân đội tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, phân tích làm rõ nội dung, phương thức, vai trò quân đội tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở trên một số địa bàn nhất định, tập trung tham gia vào một số lĩnh vực: xây dựng bộ máy tổ chức đảng, tổ chức chính quyền, đoàn thể, phát triển kinh tế, xã hội, chăm sóc sức khỏe. Ba là, một số công trình đã phân tích thực trạng các đơn vị quân đội trong
  • 28. 22 tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới, cả những thành công, hạn chế, chỉ ra nguyên nhân, bài học kinh nghiệm chủ yếu. Trên cơ sở phân tích, làm rõ lý luận và thực trạng các đơn vị quân đội trong tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên những địa bàn xác định, ở những góc độ, hướng tiếp cận, đối tượng, phạm vi nghiên cứu khác nhau, các công trình đã đề cập đến những yêu cầu, giải pháp cơ bản nhằm thực hiện vai trò quân đội tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở. Mặc dù các công trình đã ít nhiều đề cập đến những nội dung biện pháp thực hiện vai trò của quân đội trong tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, song đó cũng chỉ là biện pháp chung cho các lực lượng vũ trang, quân đội trên phạm vi cả nước, còn với khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc thì chưa thật phù hợp với thực tiễn đất nước hiện nay. Tuy nhiên, những nội dung biện pháp đó sẽ là những gợi ý, tiền đề, xuất phát điểm quan trọng cho việc nghiên cứu của tác giả với đề tài luận án của mình. 1.2.2. Những vấn đề luận án tập trung giải quyết Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án cho thấy, có nhiều công trình khoa học trong nước, ngoài nước nghiên cứu, luận giải ở các góc độ khác nhau về xây dựng hệ thống chính trị cơ sở và vai trò của quân đội tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới. Tác giả luận án thấy rằng đây là những tài liệu ban đầu rất quý giá để tác giả kế thừa, bổ sung và phát triển trong đề tài luận án. Tuy nhiên, liên quan đến đề tài luận án vẫn còn nhiều vấn đề chưa được bàn đến, hoặc đã bàn đến nhưng chưa thành hệ thống, không đúng với góc độ nghiên cứu mà đề tài luận án đã đặt ra, cụ thể như sau: Một là, khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc là một địa bàn có vị trí chiến lược cả về chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh và đối ngoại, nhưng còn nhiều hạn chế về điều kiện phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Hệ thống chính trị cơ sở ở khu vực này vừa có những nội dung và đặc điểm chung so với các khu vực khác trong cả nước, vừa có những nét đặc thù cần phải được nghiên cứu và
  • 29. 23 làm rõ. Tuy nhiên, qua tổng quan tình hình nghiên cứu cho thấy, chưa có công trình khoa học nào đưa ra quan niệm hoàn chỉnh về xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc, khái quát đặc trưng chủ yếu về hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc. Vì vậy, trong đề tài luận án này, tác giả sẽ tập trung luận giải quan niệm vai trò của QĐND Việt Nam trong tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc, trên cơ sở đó tập trung làm rõ nội dung vai trò của QĐND Việt Nam tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc, đó là: tham mưu cho cấp ủy, chính quyền thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước về quốc phòng, an ninh và xây dựng bộ máy tổ chức đảng, chính quyền, các đoàn thể trong hệ thống chính trị cơ sở; thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ở địa phương, phòng chống thiên tai, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn; làm tốt công tác bảo đảm quốc phòng, bảo vệ môi trường cho phát triển bền vững khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc. Bên cạnh đó, luận án cũng luận giải làm rõ mục đích, chủ thể, lực lượng, cơ chế, phương thức QĐND Việt Nam tham gia xây dựng các tổ chức chính trị, xã hội và những vấn đề có tính nguyên tắc trong vai trò tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc của QĐND Việt Nam. Hai là, Quân đội nhân dân Việt Nam luôn là lực lượng giữ vai trò nòng cốt trong nhiệm vụ tăng cường quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc. Nâng cao chất lượng thực hiện các nhiệm vụ của QĐND Việt Nam nói chung và công tác dân vận của QĐND Việt Nam nói riêng là một lĩnh vực đã được nhiều tác giả nghiên cứu, nhất là các nhà khoa học, lãnh đạo, chỉ huy một số cơ quan, đơn vị QĐND Việt Nam. Tuy nhiên, các đề tài mà tác giả có điều kiện tiếp cận chủ yếu khai thác dưới góc độ chuyên ngành như: pháp luật, trinh sát, an ninh, cửa khẩu, biên phòng. Chưa có tác giả nào tiếp cận dưới góc độ Chính trị học một cách có hệ thống cả lý luận và thực tiễn về vai trò của QĐND Việt Nam trong tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc nói riêng.
  • 30. 24 Vì vậy, luận án này nghiên cứu dưới góc độ Chính trị học về vai trò của QĐND Việt Nam trong tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc một cách có hệ thống cả lý luận và thực tiễn, từ đó nhận diện được các thành tựu, hạn chế, nguyên nhân, xác định những vấn đề đặt ra trong thực hiện vai trò của QĐND Việt Nam tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc. Ba là, từ phân tích thực trạng, làm rõ những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân trong vai trò của QĐND Việt Nam tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc, luận án đề xuất hệ thống giải pháp cơ bản, đồng bộ, có tính khả thi nhằm phát huy vai trò tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc của QĐND Việt Nam hiện nay.
  • 31. 25 Kết luận chương 1 Để thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN trong tình hình mới, đòi hỏi Đảng, Nhà nước và nhân dân ta phải luôn quan tâm xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh. Hệ thống chính trị cơ sở của đất nước được xây dựng vững mạnh góp phần củng cố lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và chế độ XHCN, tạo nền tảng chính trị, xã hội vững chắc để đất nước phát triển cả về kinh tế, văn hoá, xã hội và củng cố quốc phòng, an ninh. Do vậy, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh là nhiệm vụ quan trọng với mọi cấp, mọi ngành, mọi lực lượng. Quân đội nhân dân Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức và lãnh đạo, là quân đội của dân, do dân, vì dân. Tham gia xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở đã trở thành truyền thống, là chức năng, nhiệm vụ của Quân đội nhân dân Việt Nam. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án cho thấy, có nhiều công trình khoa học ngoài nước và trong nước nghiên cứu, lý giải ở các góc độ khác nhau về hệ thống chính trị, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, quân đội tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở; về khu vực biên giới, xây dựng khu vực biên giới vững mạnh; về chức năng, nhiệm vụ, vai trò của quân đội tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ở khu vực biên giới nói chung và khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc nói riêng. Đây là những công trình khoa học có giá trị lý luận, thực tiễn, đáng trân trọng để tác giả kế thừa, bổ sung và phát triển trong đề tài luận án.
  • 32. 26 Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM TRONG XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ KHU VỰC BIÊN GIỚI TRÊN ĐỊA BÀN TÂY BẮC 2.1. Hệ thống chính trị cơ sở và xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc 2.1.1. Hệ thống chính trị cơ sở: Quan niệm, vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong hệ thống chính trị ở địa phương và trong hệ thống chính trị quốc gia Trong mọi xã hội có giai cấp, quyền lực của giai cấp cầm quyền được thực hiện bằng một hệ thống thiết chế và tổ chức chính trị nhất định. Đó là hệ thống chính trị. Hệ thống chính trị là một chỉnh thể các tổ chức chính trị hợp pháp trong xã hội, bao gồm các đảng phái chính trị, nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội được liên kết với nhau trong một hệ thống tổ chức, nhằm tác động vào các quá trình của đời sống xã hội; củng cố, duy trì và phát triển chế độ chính trị phù hợp với lợi ích của giai cấp cầm quyền. Hệ thống chính trị xuất hiện cùng với sự thống trị của giai cấp nhà nước nhằm thực hiện đường lối chính trị của giai cấp cầm quyền. Do đó, hệ thống chính trị mang bản chất giai cấp. Trong chủ nghĩa xã hội, giai cấp công nhân và nhân dân lao động là chủ thể thực sự của quyền lực, tự mình tổ chức và quản lý xã hội, quyết định nội dung hoạt động của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa. Ở Việt Nam, hệ thống chính trị là khái niệm được Hội nghị Trung ương 6 khoá VI của Đảng (3/1989) đưa ra để thay cho khái niệm chuyên chính vô sản đã được dùng phổ biến trong thời kỳ trước đổi mới và chính thức sử dụng trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991). Hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,
  • 33. 27 Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội hợp pháp khác được thành lập, hoạt động trên cơ sở liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt nam, thực hiện và bảo đảm đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân. Hệ thống chính trị ở nước ta được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm xây dựng nền dân chủ XHCN, nền dân chủ của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Cơ chế hoạt động của hệ thống chính trị ở nước ta là Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Vai trò lãnh đạo của Đảng gắn chặt với việc phát huy vai trò, hiệu lực quản lý của Nhà nước và nâng cao năng lực làm chủ của các tổ chức chính trị - xã hội. Mối quan hệ giữa Đảng với dân thể hiện tập trung ở vai trò của Nhà nước, vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị. Xét theo cấu trúc ngang, hệ thống chính trị gồm có Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, MTTQ Việt Nam và các đoàn thể nhân dân là: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam. Xét theo cấu trúc d c, hệ thống chính trị nước ta được tổ chức theo 4 cấp tương đương với phân cấp hành chính - lãnh thổ hiện nay: Trung ương, tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương), huyện (quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh), xã (phường, thị trấn). Theo đó, mỗi tổ chức trong hệ thống chính trị là một hệ thống dọc từ Trung ương xuống cơ sở, song căn cứ vào chức năng và tính chất hoạt động của từng tổ chức để xác định mô hình tổ chức riêng cho phù hợp. Trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta, hệ thống chính trị được xây dựng trên nền tảng kinh tế thị trường, định hướng XHCN, được tổ chức và vận hành theo một cơ chế bảo đảm đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân dưới sự lãnh
  • 34. 28 đạo của Đảng. Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức” [88]. Điều 110, Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam quy định: “Các đơn vị hành chính của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam được phân định như sau: Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Tỉnh chia thành huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh; Thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện, thị xã và đơn vị hành chính tương đương; Huyện chia thành xã, thị trấn; Thị xã và thành phố thuộc tỉnh chia thành phường và xã; quận chia thành phường” [88, tr.58]. Theo đó, trong bộ máy hành chính 4 cấp thì xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) được coi là đơn vị hành chính cấp cơ sở, ở trên một khu vực lãnh thổ nhất định với một cộng đồng dân cư sinh sống cố định liên kết với nhau trong sinh hoạt vật chất, đời sống tinh thần và một hệ thống chính trị ổn định theo quy định của Hiến pháp nước Cộng hoà XHCN Việt Nam. Từ những phân tích trên, có thể quan niệm: Hệ thống chính trị cơ sở là chỉnh thể các tổ chức aao gồm tổ chức đ̉ng, chính quyền, mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội ở cấp xã, ho ạt động theo một cơ chế nhất định, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; thực hiện chủ trương, đường lối của Đ̉ng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; ảo đ̉m và thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng địa phương giàu, mạnh, dân chủ, công aằng, văn minh. Hệ thống chính trị cơ sở aao gồm các aộ phận cấu thành sau: - Tổ chức đảng ở cơ sở (đảng bộ, chi bộ). - Chính quyền cơ sở (HĐND, ủy ban nhân dân và các ban, văn phòng là bộ máy giúp việc cho HĐND và ủy ban nhân dân). - Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân (Hội Nông dân, Hội Liên hiệp
  • 35. 29 Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Liên đoàn lao động Việt Nam). Ngoài ra còn có các tổ chức tự quản của nhân dân cấp dưới chính quyền xã (phường, thị trấn) như ở các thôn, làng (khu phố, bản, xóm…) ... do nhân dân bầu ra trưởng thôn, trưởng bản, trưởng khu phố là người đại diện cho dân, đại diện cho chính quyền cơ sở để thực hiện nhiệm vụ hành chính tại địa bàn. Vị trí, vai trò của hệ thống chính trị cơ sở được thể hiện cụ thể như sau: Thứ nhất, lãnh đạo, quản lý, tổ chức thực hiện thắng lợi mọi đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước ở cơ sở. Trong hệ thống chính trị ở cơ sở, đảng bộ, chi bộ cơ sở là hạt nhân lãnh đạo toàn diện các mặt công tác ở cơ sở. Chính quyền cơ sở tổ chức thực hiện mọi đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, các mục tiêu kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh; thực hiện việc quản lý hành chính Nhà nước trên địa bàn theo thẩm quyền được giao. Thứ hai, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, củng cố, quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Thứ ba, các tổ chức chính trị, xã hội tham gia tích cực vào việc quản lý xã hội ở địa phương. Chất lượng hoạt động của các tổ chức chính trị, xã hội góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước, vào trình độ quản lý xã hội nói chung của toàn bộ hệ thống chính trị ở cơ sở Các tổ chức chính trị, xã hội ở cơ sở tham gia quản lý xã hội bằng cách: xây dựng tốt nội bộ tổ chức mình, làm cho tổ chức đó hoạt động đúng hướng, có hiệu quả; bồi dưỡng, lựa chọn, giới thiệu các đại biểu ưu tú của mình tham gia vào bộ máy của Đảng, chính quyền; kiểm tra, giám sát, chất vấn, kiến nghị, đóng góp ý kiến vào các phương án và hoạt động cụ thể của các cơ quan lãnh đạo và quản lý ở cơ sở. Thứ tư, cơ sở là nơi trực tiếp tập hợp, quy tụ và giải quyết tâm tư, nguyện
  • 36. 30 vọng của nhân dân, nơi xuất phát điểm của mọi đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Xét về mặt lãnh đạo và quản lý thì cơ sở là cấp thấp nhất trong hệ thống cấp độ, tầng bậc hành chính. Cơ sở là địa bàn hoạt động trực tiếp để triển khai đường lối, Nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước chỉ có sức sống thực sự khi xuất phát từ cơ sở, từ dân. Chức năng, nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đ̉ng tro ng hệ thống chính trị cơ sở. 1. Chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ở cơ sở; đề ra chủ trương nhiệm vụ chính trị của đảng bộ, chi bộ và lãnh đạo thực hiện có hiệu quả. 2. Xây dựng đảng bộ, chi bộ trong sạch vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức; thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ; nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng, thực hiện tự phê bình và phê bình, giữ gìn kỷ luật và tăng cường sự đoàn kết thống nhất trong Đảng; thường xuyên giáo dục, rèn luyện, quản lý cán bộ, đảng viên, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, trình độ kiến thức, năng lực công tác cho cán bộ, đảng viên ở cơ sở; làm công tác phát triển đảng viên. 3. Lãnh đạo xây dựng chính quyền, các tổ chức kinh tế, hành chính, quốc phòng, an ninh và các đoàn thể chính trị - xã hội trong sạch, vững mạnh; chấp hành đúng pháp luật và phát huy quyền làm chủ của nhân dân. 4. Liên hệ mật thiết với nhân dân, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân; lãnh đạo nhân dân tham gia xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. 5. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện, bảo đảm các nghị quyết, chỉ thị của Đảng và pháp luật của Nhà nước được chấp hành nghiêm chỉnh; kiểm tra, giám sát tổ chức đảng và đảng viên chấp hành Điều lệ Đảng” [50, tr.39 - 40]. Chức năng, nhiệm vụ của hệ thống chính quyền cơ sở (HĐND, UBND).
  • 37. 31 Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở cơ sở, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên. Căn cứ vào Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên, HĐND ra nghị quyết về các biện pháp bảo đảm thi hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật ở cơ sở; về kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, chăm lo phát triển giáo dục, y tế, xã hội và đời sống, văn hoá, xây dựng chính quyền địa phương; không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương; làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước; giám sát đối với việc thực hiện các nghị quyết của HĐND; giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân ở địa phương. Hội đồng nhân dân phường có chức năng, nhiệm vụ như HĐND xã, thị trấn, ngoài ra còn có chức năng, nhiệm vụ quyết định biện pháp thực hiện thống nhất kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội và quy hoạch đô thị; thực hiện nhiệm vụ giải phóng mặt bằng; bảo đảm trật tự giao thông đô thị, trật tự xây dựng trên địa bàn phường. Quyết định biện pháp xây dựng nếp sống văn minh đô thị; biện pháp phòng, chống cháy nổ, giữ gìn vệ sinh; bảo vệ môi trường, trật tự công cộng và cảnh quan đô thị trong phạm vi quản lý. Quyết định biện pháp quản lý dân cư và tổ chức đời sống nhân dân trên địa bàn phường. Ủy aan nhân dân do HĐND cùng cấp aầu, là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước HĐND và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên. UBND tổ chức việc thi hành Hiến pháp, luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của HĐND cùng cấp và thực hiện nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật qui định, UBND xã, thị trấn ra quyết định và tổ chức thực hiện, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó. UBND cấp xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương trong các lĩnh vực chính trị, tổ chức và quản
  • 38. 32 lý kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ - môi trường, thể dục, thể thao, báo chí, phát thanh, truyền hình; thực hiện chính sách xã hội, củng cố quốc phòng, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội và thi hành pháp luật ở địa phương, góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở. Ủy ban nhân dân phường thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của UBND xã, thị trấn, ngoài ra còn tổ chức thực hiện các nghị quyết của HĐND phường về bảo đảm thực hiện thống nhất kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội và quy hoạch, quản lý đô thị, xây dựng nếp sống văn minh đô thị. Thanh tra việc sử dụng đất đai của tổ chức, cá nhân trên địa bàn phường theo quy định của pháp luật. Quản lý và bảo vệ cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn phường theo phân cấp; ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm đối với các cơ sở hạ tầng kỹ thuật theo quy định của pháp luật. Kiểm tra giấy phép xây dựng của tổ chức, cá nhân trên địa bàn phường; lập biên bản, đình chỉ những công trình xây dựng, sửa chữa, cải tạo không phép, trái phép và báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định. Chức năng, nhiệm vụ của Ủy aan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đo àn thể nhân dân tro ng hệ thống chính trị cơ sở Ủy aan Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn là tổ chức tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân, nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, thống nhất hành động của các tổ chức thành viên, tham gia với chính quyền trong việc quản lý Nhà nước; chăm lo bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp nhân dân. Điều 2 Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quy định nhiệm vụ của MTTQ Việt Nam là: Tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân. Tuyên truyền, động viên nhân dân phát huy quyền làm chủ, thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp và pháp luật. Giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ công chức nhà nước; tập hợp ý kiến, kiến nghị của nhân dân để phản ánh, kiến
  • 39. 33 nghị với Đảng, Nhà nước. Tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân. Cùng Nhà nước chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân. Từ nhiệm vụ chung của MTTQ và căn cứ vào Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở, các quy định hướng dẫn của cấp trên, ủy ban MTTQ xã, phường, thị trấn đề ra nhiệm vụ cụ thể của cấp mình trong mỗi nhiệm kỳ đại hội và từng năm một cách phù hợp và có tính khả thi [89]. Các đo àn thể nhân dân bao gồm Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Công đoàn cơ sở các xã, phường, thị trấn trên địa bàn. Các tổ chức này đều có chức năng, nhiệm vụ chăm lo và bảo vệ lợi ích thiết thực và chính đáng của đoàn viên, hội viên và nhân dân. Giáo dục và nâng cao trình độ mọi mặt cho đoàn viên, hội viên và nhân dân. Tổ chức động viên nhân dân tham gia xây dựng các chính sách, pháp luật, tham gia quản lý Nhà nước, xây dựng chính quyền và giám sát hoạt động của chính quyền. Tuy nhiên, mỗi tổ chức có tôn chỉ, mục đích và điều lệ riêng, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Chức năng, nhiệm vụ cụ thể của các tổ chức đã được xác định rõ trong các luật, pháp lệnh của Nhà nước và điều lệ của các tổ chức đó. Vì vậy, cần căn cứ vào các đạo luật và điều lệ của từng tổ chức để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mỗi đoàn thể nhân dân. 2.1.2. Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc 2.1.2.1. Tình hình khu vực aiên giới trên địa aàn Tây Bắc Biên giới quốc gia: “là ranh giới (đường thẳng và mặt thẳng đứng) xác định phạm vi chủ quyền của một quốc gia đối với vùng đất, vùng lòng đất phía dưới; vùng biển, đáy biển, lòng đất dưới đáy biển và khoảng không tiếp liền vùng đất và vùng biển đó” [84]; Khu vực biên giới: “Khu vực biên giới trên đất liền gồm xã, phường, thị trấn có một phần địa giới hành chính trùng hợp với biên giới quốc gia trên đất liền” [84]. Như vậy có thể hiểu, khu vực biên giới trên địa bàn
  • 40. 34 Tây Bắc bao gồm các xã, phường, thị trấn có một phần địa giới hành chính trùng với biên giới quốc gia Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam - Lào, thuộc 4 tỉnh Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La [Phụ lục 10] - Về tình hình biên giới Việt Nam - Trung Quốc Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng có mối quan hệ lâu đời với những điểm tương đồng về văn hóa, thể chế chính trị... Từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 18/01/1950 đến nay, quan hệ hai nước đã trải qua những giai đoạn thăng trầm khác nhau; năm 1991, hai nước đã bình thường hóa quan hệ. Thực hiện 4 nguyên tắc bình thường hóa về mặt nhà nước (tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm phạm lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi và cùng tồn tại hòa bình) và 4 nguyên tắc bình thường hóa về mặt đảng (độc lập tự chủ, hoàn toàn bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau). Việt Nam và Trung Quốc đã giải quyết được hai vấn đề biên giới lãnh thổ do lịch sử để lại (Năm 1999 ký Hiệp ước về biên giới đất liền; năm 2000 ký Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định hợp tác nghề cá; ngày 31/12/2008, hai bên ký Tuyên bố chung về việc hoàn thành công tác phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền...). Những năm qua, Trung Quốc là đối tác hợp tác lớn nhất, đồng thời là nước tạo cho Việt Nam nhiều thách thức nhất trên mọi lĩnh vực: Về quan hệ kinh tế với Trung Quốc, Việt Nam là nước có cơ hội lớn bởi: Trung Quốc là thị trường lớn, giao thông thuận lợi, vị trí liền kề, giao thông bộ, hàng hải kết nối với nhau, mạng lưới kinh doanh có quan hệ chặt chẽ với nhau. Hàng hoá có nguồn gốc Trung Quốc thường có giá cả thấp, cơ bản phù hợp với nhu cầu của người dân Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam cũng phải đối phó với nhiều thách thức từ Trung Quốc, đó là: cạnh tranh kinh tế rất quyết liệt; có thể tác động tiêu cực tới quan hệ kinh tế của Việt Nam với các đối tác khác; du nhập công nghệ, mô hình quản lý lạc hậu; Trung Quốc sẽ tận thu nguyên, nhiên liệu thô; có thể gây các hậu quả xấu về môi trường... Việt Nam đang phải chịu nhập
  • 41. 35 siêu của Trung Quốc, hàng giả, hàng kém chất lượng giá rẻ, đánh vào thị hiếu người tiêu dùng Việt Nam tràn ngập thị trường, thúc đẩy dân biên giới đi buôn lậu, hoặc tiếp tay cho buôn lậu, ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế, xã hội, cũng như an ninh trật tự xã hội ở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc. Trên tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc, địa hình đồi núi hiểm trở, đường biên giới dài với nhiều cửa khẩu và các đường tiểu mạch dọc vùng biên. Hiện nay, Trung Quốc vẫn có các hành động xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của ta như: Xây kè nắn dòng chảy, xâm canh, xâm nhập quan sát... tăng cường lực lượng, phương tiện, trang bị, vũ khí, kiểm soát chặt chẽ dọc biên giới; thắt chặt các chính sách về biên mậu. Đồng thời, thường xuyên củng cố hầm hào công sự, dựng cột bê tông, bố trí thêm đài quan sát tại các khu vực đối diện các tỉnh khu vực biên giới. Thông qua hoạt động giao lưu quan hệ hai bên biên giới như: du lịch, thăm thân để tiến hành các hoạt động thu thập tin tức, cài cắm, móc nối, xây dựng cơ sở ngầm nắm tình hình Việt Nam. - Về tình hình biên giới Việt Nam - Lào Địa hình biên giới Việt - Lào trên địa bàn Tây Bắc tương đối đa dạng, phức tạp, núi cao, rừng rậm, thung lũng xen kẽ và chia cắt bởi nhiều sông, suối, so với mặt nước biển nơi thấp nhất vào khoảng 250m, cao nhất vào khoảng 2.200m; khu vực các cửa khẩu có độ cao trung bình 500m, có nơi cao trên 1.000m. Khu vực biên giới Việt - Lào các tỉnh Tây Bắc có 3 tôn giáo chính là Thiên Chúa giáo, Phật giáo và Tin lành với khoảng 2.000 tín đồ. Hầu hết hoạt động của các tôn giáo đều chấp hành tốt pháp luật và sự giám sát, quản lý của chính quyền địa phương, tuy nhiên trên tuyến biên giới Việt Nam - Lào, các tổ chức phản động tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, lôi kéo người Mông Việt Nam vượt biên sang sang Lào tham gia hoạt động phỉ. Bên cạnh đó các hoạt động vi phạm an ninh phi truyền thống như gây mất trật tự trị an, xâm canh, xâm cư, buôn lậu (gỗ, thuốc lá, rượu, bia) và các loại tội phạm khác (buôn bán ma túy, phụ nữ, trẻ em qua biên giới...) ở khu vực biên giới Việt Nam - Lào có xu hướng gia tăng.
  • 42. 36 Nhiệm vụ phòng thủ của Lào và Việt Nam hiện nay là phòng thủ theo chiều sâu, hợp tác phòng thủ biên giới theo chiều sâu phải được tính toán sâu sắc, toàn diện, lồng ghép vào các chương trình quốc gia của hai nước về phát triển kinh tế, xã hội, các chương trình an sinh - xã hội, gắn chặt với mục tiêu xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển bền vững. - Về điều kiện tự nhiên khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc Khu vực biên giới của 4 tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Lào Cai gồm 95 xã, phường, thị trấn thuộc 19 huyện, thành phố trực thuộc tỉnh, với 1.244 thôn, bản biên giới [Phụ lục 10]; phía Bắc giáp với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) có đường biên giới dài 515.305km, phía Tây giáp với tỉnh Luông Pha Băng, Phong Sa Lỳ và Hủa Phăn (Lào) có đường biên giới dài 610 km. Địa hình khu vực biên giới của 4 Tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Lào Cai phần lớn là rừng, núi cao hiểm trở (chiếm trên 75% diện tích), có nhiều khối núi và dãy núi cao chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Dãy Hoàng Liên Sơn cao đến 1.500m, dài tới 180 km, rộng 30km, với một số đỉnh núi cao trên 3.000m. Vùng Tây Bắc có hai con sông lớn, đó là sông Đà và sông Thao (tức sông Hồng). Thượng nguồn của sông Mã cũng ở trên vùng đất Tây Bắc. Khí hậu, thời tiết khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc rất khắc nghiệt. Do ảnh hưởng của địa hình rừng núi, nên khí hậu có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa (từ tháng 4 đến tháng 10) thường có mưa to, kéo theo lũ lụt, đường sá sạt lở, giao thông chia cắt và mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau), dẫn tới tình trạng thiếu nước ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân. Khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc vào mùa đông, thời tiết rất giá lạnh, có nơi băng tuyết (như ở Sa Pa), sương mù dày đặc... ảnh hưởng tới sức khỏe, đời sống của cán bộ, chiến sĩ đóng quân trên địa bàn và nhân dân. - Về dân cư, chính trị, văn hóa, xã hội và tôn giáo khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc Quy mô dân số không đồng đều, hiện nay theo thống kê dân số ở khu vực
  • 43. 37 biên giới trên địa bàn Tây Bắc nước ta có 78.124 hộ và 370.086 khẩu [Phụ lục 11], nhưng phân bố dân cư giữa các xã, phường ở thành phố, ở gần cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu quốc gia và các xã, thị trấn ở gần trung tâm với các xã ở vùng sâu, vùng xa có sự chênh lệch lớn. Hiện nay, ở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc nước ta có khoảng 23 dân tộc, trong đó: Dân tộc Mông 20.569 hộ, 120.832 khẩu (32,3%); dân tộc Kinh 16.301 hộ, 57.665 khẩu (15,4%); dân tộc Thái 14.995 hộ, 67.240 khẩu (17,9%); dân tộc Dao 7.090 hộ, 36.921 khẩu (9,9%), một số dân tộc khác [Phụ lục 11]. Có các tôn giáo khác nhau, song chủ yếu là hai tôn giáo chính có nhiều tín đồ, đó là: Đạo Thiên chúa giáo (1.599 tín đồ), Đạo Tin lành (31.930 tín đồ) [Phụ lục 15]. Khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc là địa bàn căn cứ cách mạng và an toàn khu của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, giải phóng dân tộc. Trong suốt chiều dài lịch sử, nhân dân các dân tộc Tây Bắc luôn đoàn kết, gắn bó với nhau đánh đuổi giặc ngoại xâm. Mỗi dân tộc trên địa bàn các tỉnh Tây Bắc đều có truyền thống, phong tục tập quán, bản sắc văn hóa riêng, tạo nên những nét đẹp văn hóa truyền thống của vùng Tây Bắc, tiêu biểu như: Tết của người Mông, Tết nhảy của người Dao, Lễ hội Kim Pang Then của người Thái trắng, Lễ hội Lồng tồng của người Tày. Xuất phát từ đặc điểm dân cư vùng Tây Bắc, nên hầu hết các tộc người ở đây đều có mối quan hệ đồng tộc với người dân giáp bên kia biên giới. Do quá trình tộc người, trong đó có tập quán di cư tự do, hôn nhân đồng tộc và quan hệ gia đình, dòng họ, nên đã tạo thành mạng lưới quan hệ rất đa dạng tại vùng này. Ở người Hà Nhì thuộc thôn Lao Chải 1 (xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai), có nhiều hộ gia đình có họ hàng tại Trung Quốc chỉ cách nhau 2 đến 3 đời. Quan hệ dân tộc, dòng họ xuyên biên giới đã tạo điều kiện cho hôn nhân xuyên biên giới phát triển, ngược lại, hôn nhân xuyên biên giới là một trong những yếu tố thiết lập, duy trì quan hệ gia đình, dòng họ, đồng tộc giữa người dân các dân tộc ở hai bên đường biên.