SlideShare a Scribd company logo
1 of 170
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
Eryso PHANTIVONG
THùC HIÖN CHÝNH S¸CH D¢N TéC
ë C¸C TØNH MIÒN B¾C N¦íC CéNG HßA D¢N CHñ
NH¢N D¢N LµO HIÖN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
HÀ NỘI - 2018
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
Eryso PHANTIVONG
THùC HIÖN CHÝNH S¸CH D¢N TéC
ë C¸C TØNH MIÒN B¾C N¦íC CéNG HßA D¢N CHñ
NH¢N D¢N LµO HIÖN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Mã số: 62 22 03 08
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THỊ NGÂN
HÀ NỘI - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực,
có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.
Tác giả
Eryso Phantivong
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 6
1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án 6
1.2. Những giá trị của các công trình nghiên cứu có liên quan đến luận án 21
Chương 2: MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
DÂN TỘC Ở CÁC TỈNH MIỀN BẮC NƯỚC CỘNG HÒA
DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 24
2.1. Chính sách dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và
Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 24
2.2. Những yếu tố tác động đến việc thực hiện chính sách dân tộc ở các
tỉnh miền Bắc nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay 57
Chương 3: THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC
Ở CÁC TỈNH MIỀN BẮC NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ
NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY 65
3.1. Những thành tựu và nguyên nhân trong việc thực hiện chính sách
dân tộc ở các tỉnh miền Bắc nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân
Lào hiện nay 65
3.2. Những hạn chế và nguyên nhân trong việc thực hiện chính sách
dân tộc ở các tỉnh miền Bắc nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân
Lào hiện nay 85
Chương 4: QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG
CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC Ở
CÁC TỈNH MIỀN BẮC NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ
NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY 112
4.1. Quan điểm cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách
dân tộc ở các tỉnh miền Bắc nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân
Lào hiện nay 112
4.2. Những giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách
dân tộc ở các tỉnh miền Bắc nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 120
KẾT LUẬN 146
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 149
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 150
PHỤ LỤC 161
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CHDCND : Cộng hòa Dân chủ Nhân dân
CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CHXHCNVN : Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
CNTB : Chủ nghĩa tư bản
CNXH : Chủ nghĩa xã hội
DTTS : Dân tộc thiểu số
NDCM : Nhân dân Cách mạng
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: So sánh số Bản có đường giao thông, điện và tỷ lệ người dân
có điều kiện tiếp cận đường giao thông, điện của các tỉnh ở
miền Bắc nước Lào 69
Bảng 3.2: Số bản của các tỉnh miền Bắc nước Lào có trường tiểu học 78
Bẩng 3.3: Số bản có trạm y tế hoặc bệnh viện của các tỉnh ở miền Bắc
nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào 81
Bảng 3.4: Tỷ lệ người nghèo so sánh của các tỉnh miền Bắc nước Lào 95
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cộng hoà Dân chủ Nhân dân (CHDCND) Lào là một quốc gia độc lập,
đa dân tộc. Qua chiều dài lịch sử, các dân tộc đã luôn kề vai sát cánh cùng
sinh sống, sản xuất và chống ngoại xâm. Ngay từ khi mới thành lập, Đảng
Nhân dân Cách mạng (NDCM) Lào luôn coi vấn đề dân tộc có vị trí chiến
lược quan trọng và xây dựng chính sách dân tộc nhằm củng cố khối đoàn kết
dân tộc để thực hiện sự nghiệp đấu tranh chống thực dân đế quốc, phong kiến
và tay sai, nhằm giành độc lập dân tộc, xây dựng đất nước theo con đường đi
lên chủ nghĩa xã hội (CNXH).
Miền Bắc nước CHDCND Lào là một vùng gồm 8 tỉnh: Hủa Phăn,
Luông Pha Bang, Ụ Đôm Xay, Xay Nha Bu Ly, Xiêng Khoảng, Bo Kẹo,
Phổng Xa Ly, Luông Nặm Tha; tiếp giáp với 4 nước: Việt Nam, Trung
Quốc, Myanmar và Thái Lan; trên địa ban trung du miền núi; có 49 dân
tộc cùng sinh sống (Phụ lục 2). Các dân tộc có truyền thống đoàn kết trong
sản xuất và chiến đấu chống kẻ thù chung. Qua các thời kỳ, đặc biệt là
những năm thực hiện đường lối đổi mới, Đảng bộ, chính quyền các cấp và
nhân dân các dân tộc ở các tỉnh miền Bắc đã có nhiều nỗ lực trong xây
dựng và phát triển toàn diện kinh tế, xã hội, văn hóa cho đồng bào các dân
tộc. Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, nhiều chương trình, dự án,
chính sách được ban hành nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng
đồng bào các dân tộc ở đây.
Qua hơn 30 năm đổi mới, việc tổ chức thực hiện chính sách dân tộc của
Đảng và Nhà nước trên phạm vi cả nước nói chung, thực hiện chính sách dân
tộc ở các tỉnh miền Bắc nước CHDCND Lào nói riêng, đã đạt được những
thành tựu đáng kể trên trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội và
an ninh - quốc phòng. Sản xuất nông nghiệp đã có bước phát triển mới, từng
2
bước chuyển từ kinh tế tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hóa, hình thành
nhiều vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh lớn. Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất
và đời sống được xây dựng thông qua các dự án phát triển kinh tế - xã hội. Đây
là tiền đề quan trọng cho việc mở mang kinh tế, đẩy mạnh giao lưu, rút ngắn
khoảng cách chênh lệch giữa các vùng, các dân tộc; nhờ đó, đời sống vật chất và
tinh thần của nhân dân các dân tộc đã bước đầu được cải thiện rõ rệt.
Tuy nhiên, quá trình thực hiện chính sách dân tộc ở các tỉnh miền Bắc
nước Lào thời gian qua vẫn còn bộc lộ nhiều yếu kém, bất cập, chưa khai thác
được mọi tiềm năng, thế mạnh của các vùng, của các dân tộc. Bức tranh tổng
thể vẫn là sự chênh lệch về trình độ phát triển mọi mặt giữa các dân tộc, cơ
cấu kinh tế chuyển dịch chậm, tập quán canh tác lạc hậu, cơ sở hạ tầng nhiều
nơi còn yếu kém, điều kiện sống của nhân dân các dân tộc còn nhiều khó
khăn, tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao. Một số hộ dân thiếu ý chí tự lực vươn, còn
tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ của Nhà nước và xã hội. Trình độ,
năng lực của cán bộ trong hệ thống chính trị ở cơ sở còn hạn chế. Đội ngũ cán
bộ cơ sở còn thiếu và yếu kém, bệnh quan liêu, xa dân, lợi dụng chức vụ để
tìm kiếm lợi ích cá nhân, tham nhũng vẫn còn diễn ra khá phổ biến và chưa
được giải quyết triệt để. Vai trò lực lượng cốt cán, người có uy tín ở một số
nơi chưa được phát huy đúng mức. Trong 8 tỉnh của miền Bắc nước Lào thì
Hủa Phăn có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất là 28,0%, tỷ lệ người nghèo chiếm
37,0% dân số toàn tỉnh; tương tự, tỉnh thấp nhất là Xay Nha Bu Ly 10,2%, tỷ
lệ người nghèo chiếm 20,2%. Đường ô tô có thể giao thông đi lại 2 mùa chỉ
mới có 30,56%, tỷ lệ hộ dùng nước hợp vệ sinh ở nông thôn chỉ đạt 42%. Còn
khoảng hơn 8% trẻ em độ tuổi đi học tiểu học không có điều kiện đi học, phải
bỏ học khi ở lớp 1 hay lớp 2. Tỷ lệ người mù chữ ở miền Bắc Lào chiếm
3,78% trong tổng số người có độ tuổi từ 15 - 40. Mức độ phát triển văn hóa,
giáo dục, y tế ở vùng sâu, vùng xa nhìn chung còn thấp so với mức bình quân
của các tỉnh và so với cả nước.
3
Đây chính là những vấn đề bức xúc đòi hỏi phải có những nghiên cứu
tổng kết, đánh giá những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân để đưa ra phương
hướng và giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả việc tổ chức thực hiện
chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ở các tỉnh miền Bắc nước
CHDCND Lào hiện nay. Từ những lý do trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài:
"Thực hiện chính sách dân tộc ở các tỉnh miền Bắc nước Cộng hòa Dân
chủ Nhân dân Lào hiện nay" làm luận án tiến sĩ triết học, chuyên ngành chủ
nghĩa xã hội khoa học.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn việc thực hiện chính sách
dân tộc ở các tỉnh miền Bắc nước CHDCND Lào, luận án tập trung làm rõ
một số quan điểm, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện tốt chính
sách dân tộc ở các tỉnh miền Bắc nước CHDCND Lào.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về việc thực hiện chính sách dân tộc của
Đảng và Nhà nước Lào ở các tỉnh miền Bắc nước CHDCND Lào.
- Phân tích thực trạng thực hiện chính sách dân tộc ở các tỉnh miền Bắc
nước CHDCND Lào.
- Đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện
chính sách dân tộc ở các tỉnh miền Bắc nước CHDCND Lào trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu việc thực hiện chính sách dân tộc ở các tỉnh miền Bắc nước
CHDCND Lào.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Luận án tập trung làm rõ việc thực hiện chính sách
dân tộc ở các tỉnh miền Bắc nước CHDCND Lào.
4
- Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu và sử dụng số liệu tổ chức
thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Lào từ đổi mới ( 1986 )
đến nay, nhất là số liệu những năm gần đây ( từ 2005 đến 2015 ).
- Về nội dung nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu thực hiện
chính sách dân tộc ở các tỉnh miền Bắc nước CHDCND Lào trên 4 lĩnh vực:
chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội và an ninh - quốc phòng.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
- Luận án dựa trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng CaySỏn
Phômvihản, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng NDCM Lào và Nhà
nước CHDCND Lào về vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc.
- Luận án dựa trên những nghị quyết của Đảng bộ các tỉnh miền Bắc,
đặc biệt là những chương trình, kế hoạch tác động trực tiếp đến phát triển
kinh tế - xã hội của các dân tộc ở các tỉnh miền Bắc nước CHDCND Lào.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Sử dụng phương pháp lịch sử và lôgíc, phương pháp phân tích, tổng
hợp, so sánh và hệ thống.
5. Đóng góp khoa học của luận án
Luận án góp phần khái quát tổng hợp, làm rõ những quan điểm cơ bản
của Đảng NDCM Lào về dân tộc, chính sách dân tộc và thực hiện chính sách
dân tộc.
Góp phần làm rõ thực trạng việc thực hiện chính sách dân tộc ở các tỉnh
miền Bắc nước CHDCND Lào từ khi đổi mới đến nay trên lĩnh vực chính trị,
kinh tế, văn hóa - xã hội và an ninh - quốc phòng.
Luận án đề xuất một số phương hướng, giải pháp chủ yếu nhằm thực
hiện tốt chính sách dân tộc phù hợp với tình hình thực tiễn ở các tỉnh miền
Bắc nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay.
5
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Luận án góp phần cung cấp những căn cứ lý luận trong việc đề xuất
quan điểm, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Lào cho Đảng bộ tỉnh,
chính quyền các cấp trong việc hoạch định chính sách cụ thể trên từng lĩnh
vực của đời sống xã hội.
- Luận án cung cấp tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy
những vấn đề có liên quan đến dân tộc và việc thực hiện chính sách dân tộc ở
các tỉnh miền Bắc nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung chính của luận án gồm 4 chương, 8 tiết.
6
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1.1.1. Các công trình khoa học của nước ngoài
1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu về dân tộc và chính sách dân tộc
Ở nước ngoài hiện nay thì có rất nhiều công trình nghiên cứu dưới
nhiều góc độ khác nhau về vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc. Do điều kiện
và trình độ ngôn ngữ tác giả chỉ có khả năng nghiên cứu các công trình khoa
học có liên quan được công bố ở Việt Nam trong những năm gần đây. Ở Việt
Nam có nhiều công trình nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau, trong đó,
có nhiều tác giả đã đề cập đến các vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc mà đề
tài này quan tâm, một số công trình tiêu biểu như:
- "Đại từ điển tiếng Việt" của Viện Ngôn ngữ học [55]. Đã phân định
khái niệm dân tộc theo hai cấp độ khác nhau: "1. Cộng đồng người ổn định
hình thành trong quá trình lịch sử xã hội, có chung tiếng nói, lãnh thổ, đời
sống kinh tế và tâm lý: đoàn kết dân tộc. 2. Cộng đồng người ổn định làm
thành nhân dân một nước, một quốc gia gắn bó với nhau trong truyền thống,
nghĩa vụ và quyền lợi" [55, tr.399].
- "Vấn đề dân tộc và định hướng xây dựng chính sách dân tộc trong
thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa" của Viện Nghiên cứu chính sách dân
tộc và miền núi [56]. Cuốn sách đã nghiên cứu nhiều vấn đề cơ bản của chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc. Từ cơ sở lý luận
đó cuốn sách đưa ra những đặc điểm cơ bản của dân tộc Việt Nam với 5 đặc
điểm chính:
1- Dân tộc Việt Nam là sản phẩm của sự thống nhất của cộng đồng
bộ tộc. 2- Các dân tộc trên đất nước Việt Nam có truyền thống đoàn
7
kết. 3- Nhìn chung các dân tộc Việt Nam sống phân tán, xen kẽ
không có lãnh thổ riêng, mặc dù, một số vùng, một số dân tộc cư trú
khá tập trung. 4- Các dân tộc thiểu số (DTTS) ở Việt Nam chủ yếu
cư trú trên các vùng miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa, nơi có
tiềm năng về kinh tế, vị trí quan trọng về chính trị, an ninh quốc
phòng, môi trường sinh thái. 5- Các dân tộc ở Việt Nam có trình độ
phát triển kinh tế không đồng đều [56, tr.107-110].
Dựa trên tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc, chính sách dân tộc,
cuốn sách đã đưa ra 4 quan điểm cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam về
chính sách dân tộc:
1- Thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn
nhau cùng phát triển. 2- Thực hiện sự phát triển toàn diện miền núi,
trong đó phát triển kinh tế là nền tảng, phát triển văn hóa - xã hội là
khâu đột phá. 3- Phát triển kinh tế - xã hội miền núi là bộ phận hữu
cơ của chiến lược phát triển kinh tế quốc dân. 4- Tôn trọng lợi ích,
truyền thống, văn hóa, ngôn ngữ, tập quán, tín ngưỡng, của các dân
tộc, chống lợi dụng dân tộc, tôn giáo để chia rẽ khối đại đoàn kết
dân tộc [56, tr.118-121].
Cuốn sách tuy không đưa ra khái niệm cụ thể về dân tộc, chính sách
dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc nhưng đã giúp cho nghiên cứu sinh
được tiếp cận những đặc điểm cơ bản của dân tộc Việt Nam; những quan điểm
cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc.
- "Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách liên quan đến mối quan hệ
dân tộc hiện nay" của Phan Hữu Dật [7]. Cuốn sách nhận định khái niệm dân
tộc là để chỉ các dân tộc đa số và thiểu số trong một quốc gia, hoặc để chỉ dân
tộc trong một quốc gia đơn nhất thành phần dân tộc; dân tộc còn để chỉ các cộng
đồng người chưa đạt trình độ quốc gia. Nhưng sau khi phân tích những quan
điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và các nhà khoa học khác về vấn đề dân tộc thì
8
cuối cùng đi đến kết luận cho rằng: "dân tộc để chỉ tất cả các cộng đồng người
không phân biệt đạt trình độ hình thành nhà nước hay chưa, không phân biệt đa
số hay thiểu số, các cộng đồng người ở hình thái kinh tế - xã hội khác nhau từ
thấp lên cao" [7, tr.31].
Từ nội dung về dân tộc, cuốn sách khẳng định quan điểm đúng đắn của
chủ nghĩa Mác - Lênin là phải xóa bỏ mọi áp bức, phân biệt dân tộc, thực hiện
các dân tộc hoàn toàn bình đẳng, các dân tộc có quyền tự quyết; liên hợp công
nhân tất cả các dân tộc lại. Vận dụng đúng đắn, sáng tạo quan điểm đó, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã giải quyết đúng mối quan hệ giữa dân tộc với giai cấp và
quốc tế, đã đề ra đường lối đúng đắn của cách mạng Việt Nam: cách mạng
giải phóng dân tộc gắn liền với cách mạng xã hội chủ nghĩa (XHCN).
Cuốn sách giúp cho tác giả luận án có cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên
cứu làm rõ về dân tộc, chính sách dân tộc và thực trạng việc tổ chức thực hiện
chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước trên cả nước Lào nói chung và ở các
tỉnh miền Bắc nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào nói riêng.
- "Về vấn đề dân tộc và công tác dân tộc ở nước ta" của Ủy ban Dân tộc và
miền núi [50]. Cuốn sách nghiên cứu những nội dung quan trọng của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc. Cuốn sách đã tổng hợp
định nghĩa của các nhà khoa học, cho dân tộc là một khái niệm đa nghĩa, nhưng có
hai nghĩa chính: "Hoặc để chỉ cộng đồng dân cư của một quốc gia, hoặc để chỉ
cộng đồng dân cư của một tộc người. Sự liên kết cộng đồng dân tộc được tạo nên
từ yếu tố có chung ngôn ngữ, văn hóa, lãnh thổ và biểu hiện thành ý thức tự giác
tộc người" [50, tr.14]. Cuốn sách đưa ra định nghĩa: "Dân tộc là hình thức cộng
đồng người xuất hiện sau bộ tộc, thay thế bộ tộc. Cũng như bộ tộc, dân tộc là cộng
đồng người gắn liền với xã hội có giai cấp, có nhà nước" [50, tr.23].
Về chính sách dân tộc cuốn sách đưa ra định nghĩa: "chính sách dân tộc
là tổng hợp những quan điểm, đường lối, chính sách của nhà nước được đề ra,
tác động trực tiếp đến các dân tộc và quan hệ dân tộc. Chính sách dân tộc
9
mang bản chất giai cấp của nhà nước trong phạm vi đối nội và đối ngoại" [50,
tr.99]. Chính sách dân tộc ở Việt Nam được thực hiện nhất quán trên nguyên
tắc cơ bản là: "Bình đẳng giữa các dân tộc, đoàn kết giữa các dân tộc, tương
trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc" [50, tr.121]. Chủ trương, đường lối,
chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam được tập trung mọi lĩnh
vực của đời sống xã hội về chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội và an ninh -
quốc phòng.
- "Bảo đảm bình đẳng và tăng cường hợp tác giữa các dân tộc trong
phát triển kinh tế - xã hội ở nước Việt Nam hiện nay" của GS, TS. Hoàng Chí
Bảo (chủ biên) [4]. Cuốn sách đã khái quát những quan điểm về dân tộc của
chủ nghĩa Mác - Lênin, Xtalin… và đưa ra định nghĩa về dân tộc:
Dân tộc hay quốc gia dân tộc (nation) là một cộng đồng chính trị -
xã hội, được chỉ đạo bởi một nhà nước, thiết lập trên một lãnh thổ
nhất định, có một tên gọi, một ngôn ngữ hành chính, một sinh hoạt
kinh tế chung, với những biểu tượng văn hóa chung, tạo nên một
tính cách dân tộc. Tộc người hay dân tộc (ethnie), là một cộng đồng
mang tính tộc người, có chung một tên gọi, một ngôn ngữ, được liên
kết với nhau bằng những giá trị sinh hoạt văn hóa tạo thành một tính
cách tộc người, có chung một ý thức tự giác tộc người [4, tr.34-35].
Cuốn sách đưa ra định nghĩa về chính sách dân tộc"chính sách dân tộc
thực chất là chính sách phát triển quốc gia - dân tộc của từng thời kỳ lịch sử,
nhằm lý giải tất cả những vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh
quốc phòng... thuộc về một quốc gia - dân tộc" [4, tr.92]. Từ định nghĩa về
chính sách dân tộc, cuốn sách cho thấy chủ trương, chính sách dân tộc của
Đảng và Nhà nước Việt Nam là nhất quán về nguyên tắc: "Bình đẳng, đoàn
kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển" [4, tr.129]; làm rõ 5 quan
điểm chỉ đạo giải quyết vấn đề dân tộc trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương
lần thứ 7 khóa IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra.
10
Những kết quả nghiên cứu của cuốn sách cung cấp cơ sở lý luận về dân
tộc và chính sách dân tộc cho tác giả tiếp cận nghiên cứu tham khảo soi chiếu
về dân tộc và chính sách dân tộc ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
- "Phát triển nguồn cán bộ DTTS ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta
hiện nay" của Lô Quốc Toản [49].
Nội dung cuốn sách khẳng định công tác cán bộ là một trong những
khâu then chốt trong toàn bộ hoạt động lãnh đạo của Đảng. Chính vì vậy,
trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn quan tâm
đến công tác cán bộ nói chung và công tác xây dựng, phát triển đội ngũ cán
bộ vững mạnh nói riêng. Do đó, để phát huy được nội lực của đồng bào các
dân tộc, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cần xây
dựng được một đội ngũ cán bộ dân tộc vững mạnh mà trước tiên phải giải
quyết vấn đề phát triển nguồn cán bộ DTTS. Chính trên cơ sở phát triển
nguồn cán bộ DTTS vững mạnh, mới có thể từng bước xây dựng và hoàn
thiện được đội ngũ cán bộ các cấp, các ngành, đủ phẩm chất, năng lực và trình
độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của sự nghiệp cách mạng trong giai đoạn mới.
Cuốn sách là một nghiên cứu mang tính lý luận và thực tiễn về vấn đề
dân tộc và phát triển nguồn cán bộ dân tộc, trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ và thực trạng công tác phát triển
nguồn cán bộ DTTS; từ đó, đưa ra những phương hướng và hệ giải pháp
nhằm phát triển nguồn cán bộ dân tộc một cách vững mạnh.
- "Dân tộc trong lịch sử và trong thời đại ngày nay" của Trần Hữu Tiến
[48]. Nội dung cuốn sách này cho thấy vấn đề dân tộc không chỉ được tiếp
cận dưới góc độ dân tộc học, xã hội học, mà còn được tiếp cận dưới góc độ
chủ nghĩa duy vật lịch sử và CNXH khoa học. Cuốn sách làm rõ những vấn
đề về dân tộc, nhưng vấn đề bản chất dân tộc, dân tộc và xã hội, vấn đề dân
tộc trong học thuyết Mác - Lênin và một số vấn đề về quan hệ dân tộc - giai
cấp trên thế giới hiện nay.
11
Cuốn sách này tập trung nghiên cứu những vấn đề cốt lõi liên quan đến
dân tộc dưới quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề dân tộc, về bản
chất, nguyên tắc và các đặc trưng của dân tộc; nghiên cứu những yếu tố tác
động trong mối quan hệ giữa các dân tộc, quan hệ giữa dân tộc và giai cấp
trong thế giới đương đại. Theo tác giả dân tộc: "là cộng đồng người hình
thành khi xã hội đã phát triển đến một trình độ nhất định" [48, tr.13]. Trên cơ
sở đó tác giả cuốn sách đưa ra 3 định nghĩa về dân tộc:
1- Những cộng đồng người được hình thành qua các giai đoạn lịch sử
khác nhau, có trình độ phát triển khác nhau. 2- Những cộng đồng người
có chung văn hóa, ngôn ngữ và sinh sống trong những vùng rộng lớn
vượt qua biên giới quốc gia. 3- Cộng đồng người cùng sinh sống trong
cùng một lãnh thổ nhưng có nguồn gốc khác nhau [48, tr.24].
Cuốn sách này là tài liệu tham khảo bổ ích cho tác giả luận án về những
vấn đề lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin về dân tộc; những quan điểm cơ bản
của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề dân tộc, luận án tham khảo soi chiếu
với quan điểm của Đảng NDCM Lào về vấn đề dân tộc cũng như việc đề ra
các chính sách dân tộc ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
- "Thực hiện chính sách dân tộc ở Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá" của Nguyễn Thị Phương Thuỷ [47]. Tác giả cung cấp
cơ sở lý luận về vấn đề dân tộc, chính sách dân tộc của Đảng cộng sản Việt
Nam; tác giả đánh giá những thành tựu và hạn chế; từ đó, đưa ra một số quan
điểm và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách dân tộc ở
Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH).
Đây là một công trình nghiên cứu mà tác giả luận án có thể tham khảo
soi chiếu trong xây dựng khung lý thuyết việc thực hiện chính sách dân ở
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào nói chung và ở các tỉnh miền Bắc nước
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào nói riêng.
- Chính sách phát triển vùng dân tộc thiểu số phía bắc Việt Nam hiện
nay" của Nguyễn Lâm Thành [44]. Tác giả đã hệ thống khá đầy đủ cơ sở lý
12
luận để đảm bảo căn cứ khoa học cho việc tiếp cận, nghiên cứu và luận giải về
chính sách phát triển vùng DTTS phía Bắc. Đề xuất những giải pháp có luận cứ
khoa học trong việc thực hiện, đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính sách phát triển
vùng DTTS phía Bắc nói riêng và cả nước Việt Nam nói chung.
- "Luận cứ khoa học cho việc xây dựng các chính sách đối với các
DTTS trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội miền núi" của Bế Viết Đẳng
[17] đã đưa ra các luận cứ khoa học góp phần giúp cho Đảng và Nhà nước
hoạch định và xây dựng chính sách phát triển kinh tế - xã hội đối với các
DTTS (DTTS) ở miền núi.
- "Vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta" của
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Phân viện Hà Nội, Khoa Dân tộc
học [21] đã làm rõ những vấn đề cơ bản về dân tộc và chính sách dân tộc của
Đảng và Nhà nước Việt Nam trong những năm đổi mới.
- "Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn về dân tộc và quan hệ dân tộc ở Việt
Nam" của Nguyễn Quốc Phẩm, Trịnh Quốc Tuấn [36]. Tác giả đưa ra sự lý
giải về một số khái niệm liên quan đến vấn đề dân tộc, quan hệ dân tộc và
trình bày thực tiễn vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc ở Việt Nam.
1.1.1.2. Các công trình nghiên cứu về thực hiện chính sách dân tộc
- "Phát triển kinh tế - xã hội các vùng dân tộc và miền núi theo hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa" của Lê Du Phong, Hoàng Văn Hoa [40]. Đã
phân tích tình hình phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc và miền núi, mối
quan hệ dân tộc trong quá trình xây dựng đất nước theo hướng CNH, HĐH.
Nội dung chính sách dân tộc được đề cập gắn với nhiệm vụ kinh tế phát triển
vùng góp phần định hướng chính sách phát triển cho vùng dân tộc và miền
núi trong quá trình chuyển đổi kinh tế hướng vào thị trường, hội nhập và hợp
tác quốc tế.
- "Phát triển kinh tế - xã hội, điều kiện quan trọng để thực hiện bình
đẳng, đoàn kết và tương trợ giữa các dân tộc ở nước ta" của Học viện chính
13
trị quốc gia Hồ Chí Minh [22]. "Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta"
của Học viện Chính trị- Hành chính dành cho cán bộ lãnh đạo quản lý DTTS
[24]; "Đặc điểm tộc người trong quan hệ dân tộc ở Việt Nam thời kỳ công
nghiệp, hóa hiện đại hóa" của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí
Minh [25]. Tác giả đã nêu quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về những nội
dung cơ bản của chính sách dân tộc, thực trạng kinh tế - xã hội và những vấn đề
cấp bách hiện nay ở vùng dân tộc và miền núi nói chung và đề xuất những giải
pháp phát triển kinh tế xã hội thực hiện bình đẳng dân tộc ở Việt Nam.
- "Báo cáo tổng hợp nghiên cứu chính sách phát triển miền núi và dân
tộc thiểu số" của Nguyễn Văn Huy, Lê Duy Đại [27]. Từ phân tích tình hình
thực tiễn, hệ thống chính sách hiện có, nhóm tác giả đã đưa ra nhận định,
đánh giá về phát triển Kinh tế - xã hội ở vùng dân tộc, đề xuất một số giải
pháp ưu tiên trước mắt để giải quyết vấn đề nghèo đói, chính sách y tế và giáo
dục cho đồng bào các dân tộc.
- "Miền núi Việt Nam, thành tựu và phát triển những năm đổi mới" của
Trần Văn Thuật, Nguyễn Lâm Thành và Nguyễn Hữu Hải [46]. Đây là cuốn
sách đầu tiên viết về miền núi và vùng dân tộc với đầy đủ nội hàm, khía cạnh
như: đặc điểm tự nhiên, văn hóa xã hội, đặc điểm dân tộc và phong tục tập
quán; đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam; những vấn đề về
phát triển; chính sách phát triển miền núi, xóa đói giảm nghèo; bảo vệ môi
trường; văn hóa và phát triển. Một số luận điểm mới được đề cập như: tiếp
cận nghèo đói dưới góc độ xã hội, xử lý mối quan hệ giữa văn hóa truyền
thống của các dân tộc và văn hóa, văn minh hiện đại.
- "Xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao Việt
Nam" của Koos Neefjes [31] đã xem xét một số chương trình, chính sách
quan trọng của Chính phủ từ góc độ phát triển, vạch ra một số thách thức đối
với thể chế, chính sách trong thực hiện các mục tiêu giảm nghèo, kiến nghị
chung về công tác điều phối, kiểm tra, giám sát về vấn đề này.
14
- "Một số vấn đề giảm nghèo ở các dân tộc thiểu số Việt Nam" của Bùi
Minh Đạo [18] đã đánh giá thực trạng đói nghèo, tình hình Kinh tế - xã hội
vùng dân tộc, nguyên nhân chủ quan, khách quan và đề xuất một số chủ
trương, chính sách xóa đói, giảm nghèo cho vùng dân tộc.
- "Báo cáo thực hiện chính sách giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc
thiểu số" của Vũ Tuấn Anh, Ngô Trường Thi, Lê Hải Đường và Hoàng Công
Dũng [1]. Các tác giả đã hệ thống hóa các chính sách liên quan đến giảm
nghèo vùng DTTS, đánh giá khái quát tiến trình thực thi kết quả, thành tựu,
hạn chế, nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp về xóa đói giảm nghèo.
- "Nghiên cứu, đánh giá Chương trình 135 giai đoạn I và đề xuất cơ
chế triển khai giai đoạn II" của Ngân hàng Thế giới [35] cho địa bàn các xã
đặc biệt khó khăn. Nội dung công trình này tập trung đánh giá kết quả đạt
được của những mục tiêu trong giai đoạn I, những hạn chế và nguyên nhân.
Các khía cạnh nghèo, đói, sinh kế trong nông nghiệp, phân cấp quản lý ở cấp
cơ sở và xây dựng năng lực cộng đồng…
- "Điều tra cơ bản về Chương trình 135 giai đoạn II" của Phạm Thái
Hưng và cộng sự [28]. Kết quả điều tra đã cung cấp thông tin về điều kiện
sống của các hộ gia đình, những nhận xét, đánh giá chính sách các xã đặc biệt
khó khăn, nêu những khuyến nghị về cách tiếp cận và gợi mở nội dung chính
sách trong tình hình mới.
- "Kết quả nghiên cứu Nghèo của dân tộc thiểu số ở Việt Nam, thực
trạng và thách thức ở các xã" của Ủy ban Dân tộc [53]. Kết quả nghiên cứu
thể hiện sự tập trung đánh giá tình hình nghèo đói ở các xã đặc biệt khó khăn
sau 5 năm triển khai Chương trình 135 giai đoạn II, xem xét mặt được, mặt
chưa được của Chương trình. Làm rõ tác động chính sách, tính hiệu quả và
bền vững của giảm nghèo phải được đo bằng sự thay đổi cuộc sống của người
dân, sự tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, vì thế đòi hỏi công tác xóa đói
giảm nghèo trong thời gian sau nay phải có sự điều chỉnh mạnh mẽ hơn.
15
Phát triển kinh tế - xã hội và chính sách xóa đói giảm nghèo vùng
DTTS, thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu và tiếp cận vấn đề
trên nhiều phương diện do các cá nhân, tổ chức trong nước và quốc tế tiến
hành. Nhiều nghiên cứu đã đưa ra những kiến giải khá sâu sắc về thực trạng
thực hiện chính sách, đề xuất giải pháp chính sách. Hầu hết các nội dung này
thường tập trung ở từng khía cạnh chính sách hay nhóm chính sách cụ thể và
những vấn đề xóa đói, giảm nghèo. Các giải pháp mà các công trình khoa học
đề xuất có ý nghĩa to lớn đối với việc tổ chức thực hiện chính sách dân tộc
nhằm mang lại tính hiệu quả trên thực tế.
Nói chung, có nhiều công trình của Việt Nam nghiên cứu về dân tộc,
chính sách dân tộc dưới nhiều góc độ khác nhau, tất cả các công trình đều làm
rõ cơ sở lý luận, những nguyên tắc cơ bản chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề dân tộc
và chính sách dân tộc.
Các công trình tập trung nghiên cứu làm rõ quan điểm, chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về vấn đề dân tộc và việc tổ
chức thực hiện chính sách dân tộc trong những năm qua trên các địa bàn các
tỉnh khác nhau.
Từ phân tích cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, quan điểm, chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về vấn đề dân tộc, các
công trình đánh giá thành tựu và hạn chế yếu kém, chỉ rõ các yếu tố tác động
đến mối quan hệ dân tộc và chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến sự yếu kém
trong việc tổ chức thực hiện chính sách dân tộc ở Việt Nam. Qua đó, các công
trình đưa ra một số phương hướng, giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả
việc tổ chức thực thiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam
trong những năm sau.
Các công trình khoa đã được nghiên cứu về dân tộc, chính sách dân tộc
ở Việt Nam là cơ sở tài liệu quý giá giúp nghiên cứu sinh tiếp cận tham khảo,
16
soi chiếu và vận dụng vào việc viết luận án với chủ đề thực hiện chính sách
dân tộc ở các tỉnh miền Bắc nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
1.1.2. Các công trình khoa học của Lào
Từ khi đất nước hoàn thành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và
thành lập nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào vào năm 1975, dưới sự lãnh
đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Đảng đã đề ra nhiều chủ trương,
chính sách nhằm trực tiếp thúc đẩy sự phát triển toàn diện của các dân tộc.
Chính sách lớn về vấn đề dân tộc được thể hiện thông qua chủ trương, đường
lối, chính sách, tập trung ghi rõ trong văn kiện của các kỳ Đại hội của Đảng
và các nghị quyết của Đảng thể hiện dưới dạng những quan điểm, chính sách
cụ thể. Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước luôn luôn đổi mới
phù hợp với hoàn cảnh lịch sử cụ thể của đất nước trong từng giai đoạn.
Những chủ trương, chính sách lớn quan tâm đến vấn đề dân tộc được
tỏa sáng sau khi tổ chức thực hiện Văn kiện Đại hội lần thứ IV đến nay. Văn
kiện Đại hội lần thứ IV là điểm xuất phát công cuộc đổi mới đất nước. Từ Đại
hội lần thứ IV chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước đã được cụ thể hóa
ra các nghị định, các chương trình, các dự án lớn để làm thay đổi về mọi mặt
đời sống của nhân dân các dân tộc. Đến năm 1992 Ban Chấp hành Trung
ương Đảng đã có Nghị quyết số 5 khóa VIII về công tác dân tộc và tôn giáo.
Cụ thể hóa chủ trương, chính sách, các nghị quyết, chỉ thị của Đảng và
Nhà nước, một số cán bộ khoa học đã đi sâu nghiên cứu những vấn đề có liên
quan dưới nhiều góc độ khác nhau. Các công trình nghiên cứu vấn đề dân tộc
và chính sách dân tộc ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào mà luận án quan
tâm một số công trình tiêu biểu như:
- "Phát huy truyền thống đoàn kết dân tộc trong đại gia đình Lào thống
nhất, quyết tâm bảo vệ Tổ quốc và xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa" của
Cayxỏn Phômvihản [76]. Cuốn sách khái quát những nguyên tắc cơ bản của
chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề dân tộc; từ đó nêu lên một số quan điểm của
17
Đảng về dân tộc và chính sách tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc trong đại
gia đình Lào thống nhất. Tác giả nêu một số quan điểm của Đảng NDCM Lào
về dân tộc và việc giải quyết vấn đề dân tộc; nêu lên những đặc trưng của dân
tộc trong đại gia đình Lào thống nhất.
- "Lịch sử hình thành và phát triển của cộng đồng dân tộc Lào" của Ma
Hà Bun My Thếp Sỹ Mương [113]. Công trình này khái quát lịch sử hình
thành và phát triển trải qua các thời kỳ lịch sử của dân tộc Lào; là tư liệu quan
trọng trong việc tìm hiểu về các dân tộc Lào; cung cấp số liệu dân tộc; lịch sử
hình thành và phát triển của các dân tộc Lào trong từng giai đoạn.
- "Tìm hiểu các dân tộc ở Lào" của Viện Khoa học xã hội [123]. Nội
dung chính của cuốn sách tổng hợp về địa lý của nước Lào, lịch sử hình thành
và phát triển của xã hội và các dân tộc qua các thời kỳ lịch sử, cuộc sống và
văn hóa của các dân tộc; hệ thống tổ chức quản lý của các dân tộc. Từ đó, đưa
ra một số quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước Lào về vấn đề dân
tộc ở Lào. Cuốn sách là một tài liệu có giá trị trong việc tiếp cận nghiên cứu
những vấn đề về dân tộc nhất là những quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà
nước Lào về vấn đề dân tộc, lịch sử hình thành và phát triển của các dân tộc ở
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
- "Tài liệu phổ biến tên gọi và chỉ số các dân tộc ở Cộng hòa Dân chủ
Nhân dân Lào" của Uỷ ban Dân tộc của Quốc hội [121]. Tài liệu này được
phát hành và phổ biến theo Quyết định số 213/QH ngày 14 tháng 09 năm
2008 về việc thừa nhận tên gọi và chỉ số dân tộc ở CHDCND Lào, với mục
đích làm cho mọi người nhận thức đúng đắn chủ trương, chính sách của Đảng
và Nhà nước trong việc thừa nhận tên gọi 49 dân tộc ở Lào, cho phù hợp với
thực tiễn và khoa học; cùng với đó là kiềm chế, giải quyết và tiến tới xóa dần
tên gọi dân tộc không phù hợp dẫn đến sự chia rẽ (Ví dụ: dân tộc Lào Lùm,
dân tộc Lào Thơng và dân tộc Lào Sủng…); tài liệu còn tạo sự tăng cường
khối đại đoàn kết, thống nhất của các dân tộc và bảo vệ, phát triển phong tục
18
tập quán và văn hóa tốt đẹp của các dân tộc, tạo môi trường để các dân tộc
cùng nhau đoàn kết thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Tài liệu cung cấp đầy đủ các tên gọi của các dân tộc ở CHDCND Lào theo
tình hình thực tiễn cuộc sống và văn hóa của các dân tộc hiện nay.
- "49 dân tộc trong đại gia đình dân tộc Lào" của Ủy ban Dân tộc của
Quốc hội [122]. Nội dung cuốn sách thể hiện quan điểm đúng đắn và sự quan
tâm của Đảng và Nhà nước đối với các dân tộc; thấy rõ kết cấu thống nhất và
sự phong phú đa dạng về văn hóa, lối sống, tiếng nói của các dân tộc ở Cộng
hòa Dân chủ Nhân dân Lào, cuốn sách tổng quát các quan điểm, chính sách
lớn của Đảng và Nhà nước Lào đối với vấn đề dân tộc.
Theo theo công trình này: "dân tộc là cộng đồng người có một ngôn
ngữ, có nguồn gốc lịch sử hình thành, có chung một nền văn hóa - xã hội, tin
rằng có chung một nguồn gốc" [122, tr.09]. Tác giả cuốn sách khẳng định
thực chất vấn đề dân tộc là: "xóa bỏ những mặc cảm giữa các dân tộc mà lịch
sử đã để lại; tăng cường đoàn kết, bình đẳng giữa các dân tộc; cải thiện đời
sống của cá dân tộc gắn liền với việc củng cố và hoàn thiện chế độ dân chủ
nhân dân, xây dựng cơ sở vững chắc đảm bảo cho việc xây dựng và bảo vệ
đất nước" [122, tr.13]. Từ đó, đưa ra 3 quan điểm chỉ đạo trong việc giải
quyết vấn đề dân tộc: 1). Các dân tộc tồn tại và phát triển, không có một dân
tộc nào bị xóa do việc nghiên cứu và khẳng định dân tộc là từ sự tự nguyện
của các dân tộc. 2). Các dân tộc bình đẳng trong thực hiện chủ trương, chính
sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. 3). Đoàn kết hài hòa, giúp đỡ lẫn
nhau giữa các dân tộc; nâng cao quyền làm chủ tập thể gắn liền với sự bình
đẳng và đoàn kết giữa các dân tộc [122, tr.16-17].
Cuốn sách là tài liệu quan trọng, để tác giả luận án tiếp thu những quan
điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về dân tộc và giải quyết những vấn
đề dân tộc ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào để tiếp tục triển khai các
nội dung vào luận án.
19
- "Tăng cường bảo vệ quyền lợi của các dân tộc ở nước Cộng hòa Dân
chủ Nhân dân Lào" của Trung ương Mặt trận Lào Xây dựng đất nước[112].
Nội dung chính của cuốn sách là về đoàn kết dân tộc, truyền thống tinh thần yêu
nước, tổng quan những quan điểm, chính sách cơ bản của Đảng và Nhà nước về
vấn đề dân tộc, đoàn kết dân tộc. Cuốn sách là một tài liệu quan trọng giúp cho
tác giả luận án tiếp cận các quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về dân
tộc và việc giải quyết những vấn đề dân tộc tôn giáo ở Lào trong từng giai đoạn
lịch sử cách mạng.
- "Đảng Nhân dân Cách mạng Lào lãnh đạo xây dựng nông thôn mới
trong giai đoạn hiện nay" của Bun thong Chit Ma Ny [5]. Luận án tiến sĩ
chuyên ngành xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, Học viện Chính trị - Hành
chính quốc gia Hồ Chí Minh. Tác giả đã khái quát sự lãnh đạo của Đảng trong
xây dựng nông thôn mới ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào; nêu lên những
thực trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện tốt công tác xây dựng
nông thôn mới ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Tác giả chỉ rõ cơ sở lý
luận của Đảng NDCM Lào trong việc xây dựng nông thôn mới nhất là trên
lĩnh vực nông - lâm nghiệp và việc xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn.
- "Vấn đề đói nghèo ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào" của Bộ Kế
hoạch và Đầu tư [70]. Cuốn này tài liệu sơ kết từ cuộc điều tra về sử dụng và
chi tiêu của hộ gia đình từ năm 2008 - 2013, cuốn sách nêu lên những yếu tố
tác động, nguyên nhân của đói nghèo, từ đó chỉ rõ những con số đói nghèo
trên các lĩnh vực của đời sống nhất là chỉ số so sánh trong từng giai đoạn, ở
nông thôn, vùng DTTS và thành thị ở CHDCND Lào. Các số liệu trong cuốn
sách đưa ra là tài liệu để luận án tiếp cận phục vụ cho nghiên cứu tiếp thu soi
chiếu với các tài liệu khác.
- "Quan điểm của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào về công tác dân tộc
ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào" của Phu Thong Sỹ Văn Thong Khăm
[114]. Tác giả đã khái quan những quan điểm cơ bản về dân tộc của Đảng
20
Nhân dân Cách mạng Lào qua các kỳ Đại hội. Từ đó, đề ra một số giải pháp
nhằm tằng cường công tác dân tộc có hiệu quả hơn trong thời gian tới như: 1).
Tăng cường việc xây dựng - hoàn thiện hệ thống trị trị cơ sở vững mạnh theo
hướng xây dựng tỉnh thành đơn vị chiến lược, huyện thành đơn vị kế hoạch và
bản thành đơn vị tổ chức thực hiện. 2). Đẩy mạnh sản xuất và mở rộng lưu
thông hàng hóa nhằm thay đổi từ sản xuất dựa vào tự nhiên sang sản xuất
hàng hóa, phát huy tiềm năng của các địa phương miền núi vùng cao và nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân các dân tộc.
- "Xây dựng bản và cụm bản phát triển ở CHDCND Lào trong giai
đoạn mới" của Thanukoon Xayyasanh [118]. Tác giả khẳng định rằng trong
giai đoạn mới hiện nay "Việc xuống địa phương xây dựng chính trị cơ sở,
phát triển nông thôn và giải quyết vấn đề đói nghèo cho nhân dân là nhiệm vụ
trọng tâm trước mắt và lâu dài" [118, tr.17]. Tác giả đã khái quát thực trạng
quá trình xây dựng chính trị cơ sở, xây dựng bản và cụm bản phát triển từ
năm 2004 - 2008 trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, từ đó
đưa ra 6 giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện: 1). Khơi dậy
chủ nghĩa yêu nước, yêu quê hương gắn liền với yêu chế độ mới. 2). Tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an ninh - quốc phòng ở địa
phương. 3). Tập trung thực hiện chiến lược ngừng chặt phá rừng làm nương
rẫy gắn liền với việc giao khoán đất - rừng cho người dân tự quản và sử dụng.
4). Thực hiện tốt chính sách phúc lợi xã hội trong khám chữa bệnh và giáo
dục cho con cháu nhân dân các dân tộc ở vùng sâu, vùng xa, khó khăn. 5).
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với công tác xây dựng chính trị ở
cơ sở, xây dựng bản và cụm bản phát triển. 6). Tăng cường sự lãnh đạo của
đảng là yếu tố khách quan tiên quyết sự thành công.
- "Tăng cường đoàn kết giữa các dân tộc ở CHDCND Lào trong giai
đoạn mới" của Noichansucmalay Sanhyasit [118]. Tác giả khẳng định: " Tăng
cường đoàn kết giữa các dân tộc trong giai đoạn mới hiện nay là nhiệm vụ
21
chiến lược lâu dài của Đảng, đoàn kết dân tộc là một yêu cầu khách quan, là
sức mạnh mạnh tổng thể và trở thành yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển
của đất nước" [118, tr.7]. Tác giả đưa ra 4 quan điểm để tăng cường đoàn kết
giữa các tộc: 1). Xây dựng khối liên minh giai cấp công nhân, nông dân và
tầng lớp trí thức làm nòng cốt cho đoàn kết giữa các dân tộc. 2). Thực hiện tốt
quyền và sự bình đẳng giữa các dân tộc và tầng lớp. 3). Đấu tranh chống lại
và giải quyết những hành vi chia rẽ đoàn kết dân tộc. 4). Tăng cường giáo dục
nhân dân các dân tộc về truyền thống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong sự
nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước.
Nói chung, các công trình của các tác giả khoa học của Lào có những
nội dung quan trọng thể hiện những quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà
nước Lào dưới nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau, góp phần làm sáng tỏ
những vấn đề có liên quan đến việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và
Nhà nước Lào trong thời gian qua. Nhưng chưa có công trình riêng biệt nào
nghiên cứu về thực hiện chính sách dân tộc ở các tỉnh miền Bắc nước
CHDCND Lào. Luận án này là một cố gắng bước đầu của tác giả, nhằm đóng
góp một phần vào việc nghiên cứu, làm rõ việc thực hiện chính sách dân tộc
của Đảng và Nhà nước trên phạm vi miền Bắc nước CHDCND Lào.
1.2. NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1.2.1. Những giá trị của các công trình có liên quan đến đề tài luận án
Các công trình nghiên cứu nêu trên có những giá trị khoa học mà tác
giả luận án luận án tham khảo và kế thừa quá trình nghiên cứu như:
Một là, những công trình nghiên cứu này là những tài liệu quý cả về cơ
sở lý luận và cơ sở thực tiễn để tác giả luận án tham khảo trong quá trình triển
khai mục tiêu và nhiệm vụ của mình. Các công trình này đã gợi mở ra tính
cấp thiết của việc nghiên cứu vấn đề dân tộc và những cơ sở lý luận về vấn đề
dân tộc, chính sách dân tộc với cách tiếp cận khác nhau.
22
Hai là, các công trình nghiên cứu đã có những đóng góp quan trọng
vào việc làm sáng tỏ nhiều vấn đề về dân tộc theo nguyên tắc của chủ nghĩa
Mác - Lênin, quan niệm về bình đẳng giữa các dân tộc, đoàn kết dân tộc, quan
hệ các dân tộc trong điều kiện hiện nay.
Ba là, các công trình nghiên cứu đã tập trung phân tích những quan
điểm, nội dung chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam những
năm qua trong điều kiện thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước và ở CHDCND Lào trong quá trình thực hiện chủ trương, đường lối đổi
mới của Đảng NDCM Lào đến nay.
Bốn là, các công trình nghiên cứu trên đây đã tập trung và làm sáng tỏ
những yếu tố tác động, phân tích thực trạng việc thực hiện chính sách dân tộc
của Đảng và Nhà nước Việt Nam và Lào trong từng giai đoạn. Từ đó, đề ra
những phương hướng, giải pháp nhằm tiếp tục tổ chức thực hiện chính sách
dân tộc trong giai đoạn mới hiện nay.
Các công trình nghiên cứu trên đều là những công trình khoa học có giá
trị lý luận và thực tiễn cao giúp tác giả nghiên cứu, tham khảo. Tuy nhiên, còn
những vấn đề mà các công trình khoa học chưa đi sâu nghiên cứu. Đó là:
Một là, chưa có những nghiên cứu sâu và đánh giá về những chính
sách, chương trình, những quy định dành riêng cho đồng bào dân tộc thiểu số
đảm bảo tính đặc thù và bản sắc văn hóa riêng của từng khu vực, từng dân tộc
ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào.
Hai là, chưa có công trình khoa học được viết ở Lào đi sâu nghiên cứu một
cách hệ thống về chính sách dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và
Nhà nước Lào ở các tỉnh miền Bắc nước Lào. Các công trình khoa học của Lào
mới chỉ tập trung dưới khía cạnh vấn đề liên quan đến dân tộc, chính sách dân tộc,
thực hiện chính sách dân tộc trên lĩnh vực nào hoặc một tỉnh nào đó.
1.2.2. Những vấn đề luận án cần được tiếp tục nghiên cứu
Một là, luận án tiếp tục trình bày một cách có hệ thống những cơ sở lý
luận về dân tộc, chính sách dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc, trên cơ sở
23
làm rõ các phạm trù, khái niệm liên quan đến dân tộc. Hệ thống quan điểm
của Đảng NDCM Lào về vấn đề dân tộc; chỉ rõ những yếu tố tác động đến
việc tổ chức thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Lào ở các
tỉnh miền Bắc nước Lào trong giai đoạn hiện nay.
Hai là, luận án chú ý tập trung nghiên cứu, phân tích thực trạng, đánh
giá những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân trong việc thực hiện chính sách
dân tộc ở các tỉnh miền Bắc nước CHDCND Lào trên lĩnh vực chính trị, kinh
tế, văn hóa - xã hội và an ninh - quốc phòng.
Ba là, từ những phân tích về thực trạng, thành tựu, hạn chế và nguyên
nhân, luận án đề xuất những quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao
hiệu quả việc thực hiện chính sách dân tộc ở các tỉnh miền Bắc nước
CHDCND Lào trong giai đoạn mới.
Kết luận chương 1
Trong chương này tác giả tập trung phân tích, tổng hợp những nội dung
quan trọng có liên quan đến đề tài mà các công trình cả ở Việt Nam và ở Lào
đã nghiên cứu dưới nhiều khía cạnh và góc độ khác nhau về dân tộc, chính
sách dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc, những nguyên tắc, quan điểm,
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về dân tộc và việc thực hiện
chính sách dân tộc ở Việt Nam và Lào.
Các công trình nghiên cứu trên là tài liệu quý báu cho tác giả tham
khảo, soi chiếu nhằm thực hiện hoàn thành những vấn đề cần phải được tiếp
tục đi sâu nghiên cứu với phạm vi nghiên cứu trên địa bàn các tỉnh miền Bắc
nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Như vậy, tác giả chọn đề tài "Thực hiện
chính sách dân tộc ở các tỉnh miền Bắc nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân
Lào hiện nay" là có tính cấp thiết phù hợp với yêu cầu thực tiễn cấp bách của
cách mạng hiện nay cũng như yêu cầu trong việc thực hiện chính sách dân tộc ở
CHDCND Lào nói chung và ở các tỉnh miền Bắc nước Lào nói riêng.
24
Chương 2
MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH DÂN TỘC Ở CÁC TỈNH MIỀN BẮC NƯỚC CỘNG
HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
2.1. DÂN TỘC, CHÍNH SÁCH DÂN TỘC VÀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
DÂN TỘC CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
2.1.1. Dân tộc và dân tộc ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào
2.1.1.1. Quan niệm về dân tộc
Từ phân tích các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Tác giả
rút được khái niệm dân tộc được sử dụng theo 2 nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa
hẹp. Theo nghĩa rộng, dân tộc là cộng đồng chính trị - xã hội, hay cộng đồng cư
dân của một nước (Nation), theo nghĩa hẹp, dân tộc là cộng đồng mang tính tộc
người, hay thành phần dân tộc (Ethnie). Mỗi một hình thức cộng đồng đều có
những đặc trưng cơ bản nhất định.
* Dân tộc với tư cách là cộng đồng chính trị - xã hội (Nation): Là
cộng đồng dân tộc của một quốc gia hình thành, tồn tại và phát triển dựa
trên những đặc trưng cơ bản được chỉ đạo với một nhà nước thống nhất, có
ngôn ngữ giao tiếp chung, có chung một lãnh thổ thống nhất, có phương thức
kinh tế chung và có một nền văn hóa tâm lý chung. (ví dụ: dân tộc Lào, dân
tộc Việt Nam, dân tộc Căm pu chia, dân tộc Thái Lan…)
- Là cộng đồng người được chỉ đạo với một nhà nước thống nhất: cộng
đồng chính trị - xã hội chỉ trở thành dân tộc khi có một Nhà nước thống nhất
quản lý, chỉ đạo thông qua việc hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật.
- Có ngôn ngữ giao tiếp chung (quốc ngữ): trong một quốc gia đa tộc
người, cộng đồng dân tộc - quốc gia sẽ tự chọn cho mình một ngôn ngữ làm
công cụ giao tiếp chung (quốc ngữ). Ngôn ngữ chung này phải bao gồm cả
hai yếu tố - ngôn ngữ nói (tiếng nói) và ngôn ngữ viết (chữ viết).
25
- Có lãnh thổ chung thống nhất: dân tộc được hình thành và phát triển
khi lãnh thổ được thống nhất, không còn hiện tượng cát cứ, chia cắt. Lãnh thổ
của dân tộc quốc gia là toàn bộ vùng đất, vùng trời, vùng biển và thềm lục địa
của quốc gia được pháp luật quốc gia và công pháp quốc tế ghi nhận.
- Có phương thức kinh tế chung: mặc dù giữa các tộc người còn có sự
chênh lệch về trình độ phát triển, nhưng trong tổng thể cộng đồng dân tộc
quốc gia sẽ có chung một phương thức kinh tế thống nhất, tạo ra quan hệ giao
lưu kinh tế, thúc đẩy kinh tế dân tộc phát triển.
- Có tâm lý, văn hoá chung
Sự thống nhất về ngôn ngữ giao tiếp, lãnh thổ và kinh tế đã tạo nên sự
thống nhất trong tâm lý, văn hoá của cộng đồng dân tộc, quốc gia. Văn hoá
thống nhất không bài trừ tính đa dạng, phong phú của văn hoá các tộc người.
Ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, đó là nền văn hoá Lào thống nhất trong
đa dạng văn hoá các tộc người.
* Dân tộc với tư cách là cộng đồng tộc người: Dân tộc - tộc người
(Ethnie) được xem là cộng đồng người ổn định hình thành trong quá trình
lịch sử của xã hội có chung ngôn ngữ tộc người, có chung những đặc điểm
văn hoá tộc người và có chung ý thức tự giác tộc người. Thực chất đó là các
tộc người (hay các thành phần dân tộc). Ở CHDCND Lào, theo cách gọi
thông thường có 49 dân tộc. Ví dụ: Dân tộc Lào, dân tộc Thái, dân tộc Mông,
dân tộc Kưm Mụ…
- Có chung ngôn ngữ tộc người: ngôn ngữ tộc người là tiếng mẹ đẻ
của cư dân các tộc người. Do lịch sử phát triển các tộc người không giống
nhau, có tộc người có cả ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, có tộc người chỉ tồn
tại ngôn ngữ nói. Tiêu chí chủ yếu để xác định ngôn ngữ tộc người ở Lào hiện
nay là tiếng nói của cư dân các tộc người. Ngôn ngữ tộc người là phương tiện
giao tiếp giữa các thành viên trong cùng tộc người.
- Có chung những đặc điểm văn hoá tộc người: cư dân các tộc người
ngoài những giá trị chung của văn hoá dân tộc - quốc gia, đều lưu giữ những
26
giá trị, bản sắc văn hoá của từng tộc người. Trong điều kiện mở rộng giao lưu
kinh tế, văn hoá, các tộc người đã tiếp thu, cải biến các giá trị văn hoá của
nhau. Văn hoá vật chất đã có nhiều thay đổi theo hướng tăng lên những giá trị
tương đồng, giảm đi những giá trị khác biệt. Tuy nhiên trong văn hoá tinh
thần (phong tục, tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo...) của các tộc người còn lưu
giữ lâu dài những giá trị văn hoá tộc người.
- Có chung ý thức tự giác tộc người: cư dân các cộng đồng tộc người
đều có chung ý thức, tình cảm hướng về cội nguồn tổ tiên mình, đều có chung
ý thức về tên tự gọi của tộc người mình, tạo nên ý thức tự giác tộc người. Đây
là đặc trưng quan trọng nhất khi xác định các tộc danh (các thành phần dân
tộc) trong các quốc gia đa tộc trên thế giới cũng như ở từng quốc gia.
Ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, việc nghiên cứu lịch sử hình
thành, phát triển và phần loại dân tộc mới được thực hiện rõ hơn từ Đại hội
lần thứ V của Đảng NDCM Lào năm 1991 đến nay. Quá trình nghiên cứu tìm
hiểu về các dân tộc đã được tổng kết và đưa vào Quốc hội thông qua vào năm
2008. Từ đó định nghĩa về dân tộc ở CHDCND Lào được khẳng định rõ.
Theo cuốn sách 49 dân tộc trong đại gia đình dân tộc Lào của Ủy ban Dân
tộc của Quốc hội Lào cho rằng: "dân tộc là cộng đồng người có một ngôn
ngữ, có nguồn gốc lịch sử hình thành, có chung một nền văn hóa - xã hội, tin
rằng có chung một nguồn gốc" [122, tr.09].
2.1.1.2. Đặc điểm của dân tộc ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào là một quốc gia đa dân tộc, theo Nghị
quyết số 213/QH , của Quốc hội Lào ra ngày 24 tháng 09 năm 2008, bao gồm 49
dân tộc anh em [121, tr.4] (xem phụ lục 2). Sự hình thành cộng đồng các dân
tộc Lào từ lâu đời trên cơ sở quy tụ, hòa hợp những dân tộc bản địa với các
dân tộc từ nơi khác đến cùng chung sống trên một vùng lãnh thổ vững chắc
trải qua nhiều thế hệ. Vì vậy, sự hình thành và phát triển của dân tộc Lào có
những đặc điểm riêng, không hoàn toàn giống như quá trình hình thành và
27
phát triển của các dân tộc ở phương Tây. Do nhiều yếu tố đặc thù, các dân tộc
Lào đã có mặt từ sớm qua nhiều thế hệ trên mạnh đất nước này. Sự hình thành
và phát triển dân tộc Lào gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước.
Trong lịch sử, cộng đồng các dân tộc Lào, buổi ban đầu được tập
trung xây dựng, cư trú, sinh sống ở dãy núi Trường Sơn. Qua rèn luyện,
thử thách trong quá trình dựng nước và giữ nước, cộng đồng các dân tộc
Lào ngày càng lớn mạnh, gắn bó bền chặt hơn. Tính thống nhất, xu thế
đoàn kết, hòa hợp dân tộc ngày càng được củng cố vững chắc. Dân tộc Lào
đã hình thành và đã trở thành một quốc gia dân tộc thống nhất ngay trong
chế độ phong kiến, đến thế kỷ XIV, dưới sự lãnh đạo, chỉ huy của Vua Phạ
Ngừm, đã hội tụ được các dân tộc và khai sáng thành lập đất nước Lạn
Xảng (Vương quốc Triệu Voi).
Các dân tộc Lào vừa mang những yếu tố chung của các dân tộc trên thế
giới, vừa có những đặc điểm đặc thù:
Một là: các dân tộc Lào có truyền thống đoàn kết trong quá trình dựng
nước và giữ nước [122, tr.06].
Dân tộc Lào là một dân tộc có lịch sử lâu đời gắn với quá trình xây
dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Tuy các dân tộc có sự khác biệt về tộc
danh, văn hóa và lối sống, nhưng trong một quá trình cố kết để chống ngoại
xâm và khắc phục thiên tai, các dân tộc đều nhận thấy mình là con cháu của
vùng đất này, cùng chung một số phận, biết dựa vào nhau, đoàn kết, giúp đỡ
lẫn nhau cùng tồn tại và phát triển cho đến ngày nay.
Trải qua thực tiễn đấu tranh dựng nước và giữ nước trong các thời kỳ
lịch sử, nhân dân Lào các dân tộc đã tạo nên truyền thống tốt đẹp của mình
như: chủ nghĩa yêu nước, đoàn kết đấu tranh bất khuất và tinh thần cần cù
sáng tạo trong lao động thể hiện qua các thời kỳ lịch sử:
Lịch sử dân tộc Lào ngày nay, mà trước kia là Vương quốc Lạn Xảng
có nhiều thăng trầm do bị ảnh hưởng từ các tiểu bang của Lào. Ngay từ khi
28
bắt đầu thành lập nên vương triều của mình, cũng là sự mâu thuẫn, xung đột
vũ trang để đi đến thống nhất quốc gia. "Sự ra đời của Vương quốc Lạn Xảng
là một quá trình chinh phục các tiểu quốc lân cận của một vị anh hùng vua
Phả Ngừm" [64, tr.3].
Vào thế kỷ XI - XIII, trong các thung lũng của con sông Mê kông
chảy qua miền Bắc nước Lào đã hình thành nên những tiểu quốc như
"Mường Xinh, Mường Xay, Mường Hun…tại miền trung, lưu sông Mê
Kông có một số tiểu quốc lớn hơn như Mường Xoa, Mường Khăm kớt, Bát
Xắc…,đa số các tiểu quốc này đều bị lệ thuộc vào vương quốc Căm pu chia
ở phía Nam" [113, tr.12].
Trước khi tập hợp lập thành Vương quốc Lạn Xảng, nhân dân các dân
tộc đã có truyền thống đoàn kết chặt chẽ giúp đỡ nhau trong sản xuất, chống
thú dữ bảo vệ cộng đồng, các gia đình cố kết giúp đỡ lẫn nhau trong lễ cưới
hỏi, các lễ hội theo phong tục tập quán, xây nhà cửa và công việc chăn nuôi.
Năm 1353, sau những ngày tháng lãnh đạo nhân dân Lạn Xảng
chiến đấu anh dũng Phả Ngừm thống nhất đất nước và lên ngôi vua
ở Xiềng đông - Xiềng thong (hiện nay là Luông Pha Bang). Đây là
kết quả của một quá trình đấu tranh quyết liệt để chống lại tình trạng
phân chia đất nước và sự lệ thuộc ngoại bang [113, tr.14].
"Vương quốc Lạn Xảng được thành lập, dưới sự lãnh đạo của vua Phạ
Ngừm là giai đoạn hùng mạnh, nhân dân các dân tộc Lào có sự đoàn kết gắn
bó chặt chẽ với nhau bảo vệ đất nước, đấu tranh chống sự xâm lược của
phong kiến Siam (Thái Lan) và phong kiến Myanmar [64, tr.3], đồng thời
phát triển kinh tế, tổ chức sản xuất, duy trì cuộc sống và phát triển văn hóa.
Có thể nói, thời kỳ này là điểm khởi đầu thành lập của quốc gia - dân tộc Lào.
Cuối thế kỷ XVII, nhân dân các dân tộc Lào bị các thế lực bên ngoài
lợi dụng tư tưởng kỳ thị để chia rẽ khối đoàn kết dân tộc và tạo ra sự nghi kỵ
trong từng dân tộc. Điều đó, làm cho sức mạnh và quyền lực vương quốc Lạn
Xảng bị phân tán, cuối cùng trở thành thuộc địa của phong kiến nước ngoài.
29
Cuối thế kỷ XVIII, Lào bị thực dân Pháp xâm lược. "Trước tình hình
đó, truyền thống dân tộc lại lần nữa được phát huy tạo thành sức mạnh to lớn
trong phong trào chống kẻ thù ngoại xâm. Tiêu biểu là phong trào đấu tranh
của các lãnh tụ Phò Kà Đuột, Ông Kẹo, Ông Côm Mạ Đam, Chậu Phạ Pặt
Chay… nhằm giành độc lập dân tộc [64, tr.3].
Đến giữa thế kỷ XX, dưới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào, truyền
thống đoàn kết dân tộc đã được củng cố trở thành khối đại đoàn kết dân tộc
trong đại gia đình dân tộc Lào. "Truyền thống đoàn kết dân tộc được thống
nhất trên cơ sở đường lối, chính sách của Đảng có hệ tư tưởng soi đường là
chủ nghĩa Mác - Lênin đã khơi dạy sức mạnh và tinh thần cách mạng của các
dân tộc nhằm cùng nhau đấu tranh giành lại độc lập dân tộc, cùng nhau xây
dựng và bảo vệ đất nước" [64, tr.4].
Do yêu cầu của cuộc đấu tranh nhằm chinh phục thiên nhiên, phát triển
nông nghiệp trong trồng trọt, chăn nuôi, đòi hỏi các cư dân phải cố kết với nhau.
Các dân tộc Lào từ trước đến nay phần lớn sống bằng nghề làm nương rẫy, trồng
lúa nước và luôn chịu sự chi phối của thiên nhiên. Vì thế, con người phải sớm cố
kết lại để khắc phục thiên tai. Công cuộc chinh phục thiên nhiên, phát triển nông
nghiệp đòi hỏi các thành viên trong cộng đồng sớm quần tụ lại trong bản, làng để
tồn tại và phát triển. Nhiều làng, tập hợp lại trong một cộng đồng lớn hơn là nước,
quốc gia với cơ cấu nhà nước trung ương tập quyền có khả năng xây dựng và
quản lý các công trình thủy lợi, trị thủy lớn phục vụ sản xuất, đời sống.
Nhân dân các dân tộc qua thực tế cuộc sống hiểu rất rõ là cần phải đoàn
kết để đấu tranh với mọi lực lượng thù địch giữ vững quyền làm chủ của
mình. Sự thống nhất đoàn kết cùng làm chủ đã đem lại những lợi ích thiết
thực cho mỗi dân tộc cả về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Hai là: Các dân tộc sống xen kẽ với nhau, không có lãnh thổ riêng và
xu hướng xen kẽ giữa các dân tộc ngày càng tăng
Quá trình hình thành và phát triển của dân tộc luôn chịu ảnh hưởng bởi
những biến động lịch sử; luôn phải đấu tranh chống lại nạn ngoại xâm, khiến
30
cho nhiều dân tộc không còn giữ được nguyên vẹn thiết chế xã hội ban đầu.
Các dân tộc ở các tỉnh miền Bắc nước Lào, ở vùng cao, vùng núi Trường Sơn,
hầu như đều bị phân tán, cư trú xen kẽ trong các tổ chức buôn, làng, bản. Tuy
nhiên, quan hệ dân tộc, bản sắc dân tộc vẫn khá bền vững, đậm nét và sâu sắc.
Địa bàn cư trú xen kẽ giữa các dân tộc không chỉ dừng ở cấp tỉnh
mà xuống đến tận bản. Tình trạng bản chỉ thuần một dân tộc cư trú
rất ít. Có những địa phương, có những dân tộc tuy cư trú xen kẽ
nhưng vẫn còn giữ được tính chất tập trung theo vùng, nhưng cũng
có những dân tộc cư trú xen kẽ và hoàn toàn phân tán [124, tr.46].
Nhu cầu cư trú và sự phát triển của kinh tế - xã hội đã khiến cho nhân dân
các dân tộc phải tập hợp đông đảo, cư trú xen kẽ với nhau giữa các dân tộc diễn
ra ngày một nhanh chóng và ngày càng sâu đậm nổi bật. Mặc dù ở một số vùng
có sự cư trú tương đối đông của một dân tộc nào đó, song không có một dân tộc
nào lại cư trú riêng biệt, tập trung trên một địa bàn nhất định mà trải rộng trên
nhiều vùng, nhiều đơn vị hành chính khác nhau. Do đó, trong cùng một dân tộc
cũng có sự chênh lệch về kinh tế, văn hóa khác nhau, quyền lợi của họ gắn bó
chủ yếu, mật thiết với địa phương và nhân dân trong vùng đang cư trú.
Quá trình phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần gắn với cơ
chế thị trường hiện nay, do nhu cầu phát triển văn hóa giáo dục, do yêu cầu
quốc phòng, an ninh... đã tạo cơ sở đẩy nhanh tốc độ và hình thức cư trú xen
kẽ, hòa nhập giữa các dân tộc.
Ba là: Các dân tộc có sự chênh lệch về nhiều mặt kinh tế và trình độ
văn hóa, tâm lý
Do sự đa dạng về dân tộc và đa dạng về điều kiện thiên nhiên, khí hậu,
đất đai, các bộ phận dân cư sống ở những vùng khác nhau chịu sự tác động về
nhiều mặt bởi những điều kiện khó khăn, thuận lợi khác nhau nên trình độ
phát triển các mặt của các dân tộc, các vùng cũng khác nhau. Đều là các DTTS,
nhưng bộ phận dân cư ở gần đường giao thông, gần thị trấn, thị xã, các tụ điểm,
31
trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị, có điều kiện thiên nhiên thuận lợi hơn... thì
bộ phận dân cư đó sẽ phát triển nhanh hơn. Ngược lại, bộ phận dân cư nào ở
vùng núi cao, vùng xa xôi hẻo lánh, khí hậu, khắc nghiệt, địa thế hiểm trở, đi lại
khó khăn, đất đai cằn cỗi,... thì phát triển chậm, trình độ các mặt thấp hơn. Cho
nên, sự chênh lệch về các mặt giữa các dân tộc còn mang dấu ấn của sự đa dạng
dân tộc và sự đa dạng của các vùng cư trú.
Quá trình xây dựng, phát triển kinh tế là cơ sở và là chìa khóa để giải
quyết mọi vấn đề về tình trạng chênh lệch hiện nay giữa các dân tộc. Phát
triển kinh tế phải được xây dựng trên cơ sở khai thác có hiệu quả mọi tiềm
năng, thế mạnh của từng vùng, từng dân tộc.
Mấy chục năm qua, công cuộc cải tạo và xây dựng kinh tế, xã hội, văn
hóa các DTTS còn chậm, do điểm xuất phát rất thấp. Họ vừa phải ổn định đời
sống, định canh định cư, cải tạo và xây dựng theo những mục tiêu kinh tế, xã hội
cơ bản, vừa tổ chức sản xuất theo hướng CNH, HĐH, phát huy thế mạnh tham
gia vào phân công lao động chung của cả nước, khắc phục xóa bỏ những thói
quen, sự lạc hậu trì trệ, phấn đấu thực hiện nâng cao đời sống vật chất tinh thần.
Trình độ học vấn của nhân dân các DTTS tuy có những cố gắng, tiến
bộ song vẫn còn ở mức thấp. Các DTTS, nhìn chung tỷ lệ mù chữ khá cao và
số người có trình độ học vấn cao lại rất ít. Đặc biệt, hiện nay một số dân tộc ở
vùng sâu, vùng xa, vùng cao, số các cháu bỏ học rất nhiều; các cháu đến độ
tuổi đi học không đến trường cũng còn khá phổ biến [122, tr.06].
Bốn là: Kết cấu các dân tộc của cộng đồng các dân tộc Lào anh em
phong phú đa dạng, có quan hệ nguồn gốc với dân tộc ở các nước láng giềng
xung quanh
Đất nước Lào là nơi tụ cư của nhiều dân tộc từ các nơi khác đến sinh
sống. Có những nhóm cư dân là người bản địa đã cư trú ngay từ những ngày
đầu trên mảnh đất này. Có những nhóm cư dân do điều kiện lịch sử đã di cư
từ nơi khác đến và lập nghiệp từ hàng ngàn năm trước và cũng có những
32
nhóm cư dân mới nhập cư vào sinh sống mới ở Lào vài trăm năm nay. Để
chống chọi với thiên tai và giặc ngoại xâm, bảo vệ và xây dựng cuộc sống,
các dân tộc đã quần tụ bên nhau, hợp sức với nhau như anh em một nhà, hình
thành cộng đồng dân tộc Lào.
Các dân tộc sinh sống ở gần biên giới thường có mối quan hệ đồng tộc,
thân tộc với các dân tộc ở các nước xung quanh như: Việt Nam, Myanmar,
Căm pu chia, Trung Quốc, Thái Lan,... Đây là vấn đề cần được chú ý xem xét,
giải quyết đúng đắn cả về phương diện lịch sử và phương diện chính trị - xã
hội trong giai đoạn hiện nay.
Tuy có nguồn gốc lịch sử, phong tục, tập quán, tâm lý, ngôn ngữ, cư trú
trên các miền khác nhau của đất nước và dân số không đều nhau, song các
dân tộc ở Lào từ lâu đã chung sống hòa hợp gắn bó, đoàn kết thành một khối
thống nhất không thể chia cắt, đồng thời từng dân tộc vẫn không ngừng phát
triển tự khẳng định sắc thái văn hóa độc đáo của mình. Điều đó thể hiện rõ nét
ở sự thống nhất và đa dạng trong cộng đồng đại gia đình dân tộc Lào.
Mỗi dân tộc đều có ngôn ngữ và đặc điểm văn hóa riêng, nhưng tổng
hòa đã tạo nên một nền văn hóa dân tộc Lào thống nhất, phong phú, đa dạng.
Các dân tộc gia nhập cộng đồng vẫn bảo tồn và lưu giữ cho riêng mình một
bản sắc văn hóa, một tính cách dân tộc, nhưng đều đóng góp vào kho tàng văn
hóa dân tộc Lào. Nền văn hóa riêng của các dân tộc thể hiện ở cả văn hóa vật
chất và văn hóa tinh thần. Sự khác biệt giữa các nền văn hóa phụ thuộc vào
điều kiện kinh tế, xã hội, lịch sử của mỗi dân tộc, cũng vì vậy, tính cách của
các dân tộc vẫn chứa đựng những điểm khác nhau [122, tr.06].
Từ những đặc điểm nêu trên, vấn đề dân tộc luôn luôn là vấn đề rộng
lớn, phức tạp và lâu dài. Vì vậy cần xem xét vấn đề dân tộc như là vấn đề xã
hội - chính trị toàn diện gắn liền với mục tiêu: "Dân giàu hạnh phúc, nước
phồn vinh hùng mạnh, xã hội đoàn kết hài hòa, công bằng, dân chủ, văn
minh" [110, tr.15]; tiến tới xây dựng đất nước theo mục tiêu cuối cùng là đưa
đất nước tiến lên CNXH.
33
2.1.2. Khái niệm chính sách dân tộc và chính sách dân tộc của
Đảng và Nhà nước Lào
2.1.2.1. Khái niệm chính sách dân tộc
Chính sách dân tộc là hệ thống các quan điểm, chủ trương, giải pháp
giải quyết các quan hệ tộc người của Đảng và Nhà nước nhằm phát triển toàn
diện về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và an ninh - quốc phòng các vùng
DTTS và miền núi. Đối tượng tác động trực tiếp của chính sách dân tộc là các
dân tộc, các vùng DTTS. Chính sách dân tộc là bộ phận gắn bó trong hệ thống
chính sách của Đảng và Nhà nước Lào, có vai trò to lớn trong việc củng cố,
tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ đất nước.
Chính sách dân tộc là phương tiện để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ
của công tác dân tộc được đề ra trong các thời kỳ cách mạng. Thông qua
chính sách dân tộc mà các quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng, Nhà
nước mới trở thành sức mạnh vật chất, tác động đến đời sống của đồng bào
các dân tộc; thúc đẩy sự phát triển của các các dân tộc, các địa phương và
quốc gia. Chỉ có thông qua chính sách dân tộc thì các nhiệm vụ của công tác
dân tộc về kinh tế, văn hóa, xã hội, đào tạo cán bộ, an ninh - quốc phòng
vùng DTTS... mới đi vào cuộc sống, mới đến được với các dân tộc, làm cho
các dân tộc cảm nhận và thấy được quan điểm, đường lối, sự quan tâm của
Đảng và Nhà nước đối với nhân dân các dân tộc, thông qua thực hiện các chủ
trương, đường lối, chính sách đã đề ra.
Nội dung bao trùm, mang tính nguyên tắc của chính sách dân tộc ở
Lào hiện nay là: thực hiện bình đẳng, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân
tộc, mọi dân tộc đều có quyền bảo tôn, phát triển phong tục tập quán và văn
hóa tốt đẹp của dân tộc và của cộng đồng dân tộc Lào. Chỉ có thực hiện đồng
bộ các nội dung mang tính nguyên tắc vừa nêu thì cộng đồng dân tộc Lào mới
có thể tiến hành thắng lợi sự nghiệp đưa đất nước thoát khỏi tình trạng đói
nghèo, chuẩn bị tiền đề cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá; xây dựng
và bảo vệ đất nước theo mục tiêu xã hội chủ nghĩa.
34
Chính sách dân tộc có các nội dung cụ thể phản ánh các yêu cầu,
nhiệm vụ trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội và an ninh -
quốc phòng.
Về chính trị: Chính sách dân tộc góp phần nâng cao tính tích cực chính
trị của công dân; nâng cao nhận thức của cán bộ và đồng bào các DTTS về
tầm quan trọng của vấn đề dân tộc, đoàn kết các dân tộc, thống nhất với mục
tiêu chung là: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; Dân giàu hạnh
phúc, nước phồn vinh hùng mạnh, xã hội đoàn kết hài hòa, công bằng, dân
chủ, văn minh [110, tr.16].
Về kinh tế: Thực hiện các nội dung kinh tế thông qua các chương
trình, dự án phát triển kinh tế, phát triển cơ sở hạ tầng cần thiết ở các vùng
DTTS, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế nhiều thành phần ở các vùng này,
chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu hẹp
khoảng cách chênh lệch về mức sống, thu nhập giữa cư dân các tộc người, các
vùng, miền. Thực hiện tốt chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi,
vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng căn cứ cách mạng.
Về văn hoá - xã hội: Giữ gìn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống của
các tộc người, góp phần xây dựng nền văn hoá thống nhất những điểm chung
là đoàn kết, yêu nước, thống nhất đất nước nhưng tôn trọng và bảo tồn sự đa
dạng bản sắc văn hoá tộc người; nâng cao trình độ văn hoá, xây dựng môi
trường, thiết chế văn hoá phù hợp với điều kiện của các tộc người; thực hiện
bình đẳng về văn hoá giữa các dân tộc; đồng thời, mở rộng giao lưu văn hoá
với các quốc gia trên thế giới và khu vực.
Nhiều vấn đề xã hội, công bằng, bình đẳng xã hội giữa cư dân các dân
tộc phải được giải quyết trong nội dung xã hội của chính sách dân tộc. Để thúc
đẩy sự phát triển về mặt xã hội, giải quyết các quan hệ tộc người, cần thiết phải xử
lý mối quan hệ giữa kế thừa những giá trị tích cực trong thiết chế xã hội truyền
thống và các quan hệ xã hội của các DTTS trong quá trình xây dựng, phát huy vai
trò của hệ thống chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội ở các vùng DTTS.
35
Về an ninh - quốc phòng: Vùng đồng bào DTTS là các vùng có vị trí
chiến lược về an ninh - quốc phòng (đây là các vùng rừng - núi, biên giới, cửa
khẩu thông thương). Vì vậy, trong chính sách dân tộc phải bảo đảm nội dung
an ninh - quốc phòng ở các vùng DTTS, góp phần giữ vững an ninh - quốc
phòng của đất nước trong điều kiện xây dựng và bảo vệ đất nước.
Do vậy, trong công tác dân tộc, việc xây dựng và tổ chức thực hiện
chính sách có ý nghĩa quyết định đến sự thành công, quyết định đến kết quả
mục tiêu, nhiệm vụ mà công tác dân tộc đề ra trong các giai đoạn cách
mạng. Chính sách an ninh - quốc phòng có tầm quan trọng lớn đối với sự tồn
tại và phát triển của các dân tộc trong cách mạng giải phóng dân tộc và xây
dựng, đổi mới đất nước có ý nghĩa quan trọng đến thành tựu chung của cách
mạng và thành tựu riêng của công tác dân tộc.
Lịch sử đã chứng minh, giai cấp thống trị trong mỗi thời đại lịch sử đều
đưa ra những phương thức giải quyết vấn đề dân tộc và quan hệ dân tộc
theo quan điểm, ý thức hệ của giai cấp mình. Các phương thức giải quyết
thường được gọi là chính sách dân tộc. Như vậy, chính sách dân tộc thể
hiện ý chí của giai cấp thống trị xã hội, nắm quyền lãnh đạo và quản lý xã
hội trong một thời kỳ lịch sử nhất định. Mục đích của chính sách đó nhằm
điều chỉnh các mối quan hệ dân tộc, giải quyết vấn đề dân tộc trong một
quốc gia theo quan điểm của giai cấp thống trị tại quốc gia đó, chính sách
dân tộc cũng là cơ sở đề giải quyết mối quan hệ giữa các quốc gia dân tộc
trong khu vực và quốc tế.
Chính sách dân tộc tác động đến các dân tộc và mối quan hệ giữa các
dân tộc là nhằm mục đích phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, an ninh - quốc
phòng ở các vùng của các dân tộc, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống
vật chất và tinh thần của nhân dân các dân tộc, xây dựng mối quan hệ giữa
các dân tộc một cách tốt đẹp. Chính vì vậy, trong thực tế, các nội dung,
nhiệm vụ chính sách dân tộc xen kẽ với nội dung, nhiệm vụ của hệ thống
36
chính sách kinh tế, xã hội. Trong nhận thức, không thể tách biệt, cô lập tuyệt
đối chính sách dân tộc thành một chính sách riêng rẽ mà phải thấy nó là một
bộ phận hữu cơ trong hệ thống chính sách của Đảng. Một mặt, chính sách
dân tộc chịu sự tác động của chính sách kinh tế, xã hội; mặt khác chính sách
dân tộc luôn tác động trở lại đối với các chính sách kinh tế, xã hội. Chính
sách dân tộc chỉ có thể được thực hiện đúng đắn, có hiệu quả thông qua quá
trình thực hiện chính sách kinh tế - xã hội phù hợp với điều kiện cụ thể và
đặc điểm của từng vùng, từng dân tộc. Vì, các dân tộc là những thành viên
trong cộng đồng dân tộc Lào, nếu chính sách dân tộc được thực hiện có hiệu
quả sẽ tác động tích cực đến việc thực hiện hệ thống chính sách phát triển
kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh toàn quốc.
Chính sách dân tộc chú ý đầy đủ đến những đặc điểm tự nhiên, lịch sử,
xã hội, phong tục tập quán, văn hóa của các dân tộc; tôn trọng lợi ích, nguyện
vọng của các dân tộc. Từ đó, khai thác, phát huy mọi tiềm năng thế mạnh, vai
trò chủ động, sáng tạo và nội lực của địa phương, của các dân tộc.
Như vậy, chính sách dân tộc là một bộ phận hữu cơ trong hệ thống
chính sách của Đảng và Nhà nước. Chính sách dân tộc thể hiện quan điểm
chính trị của Đảng trong việc giải quyết mối quan hệ giữa các dân tộc. Chính
sách dân tộc được thực hiện thông qua quá trình thực hiện chính sách phát
triển kinh tế - xã hội.
Tóm lại: Chính sách dân tộc là một bộ phận của hệ thống chính sách
quốc gia, là một vấn đề mang tính chiến lược, có tính tổng hợp các quan
điểm, nguyên tắc, giải pháp, nhiệm vụ nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của
các dân tộc. Mục tiêu, nội dung chính sách dân tộc hướng tới đảm bảo sự
bình đẳng, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau của các dân tộc.
2.1.2.2. Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Lào
Đảng NDCM Lào từ ngày thành lập vào ngày 22 tháng 03 năm 1955
cho đến nay, luôn coi trọng vấn đề dân tộc và đề ra chủ trương, đường lối,
37
chính sách, nhiệm vụ đúng đắn về vấn đề dân tộc và việc thực hiện chính sách
dân tộc trong từng thời kỳ lịch sử cụ thể của đất nước Lào.
Trong quá trình triển khai thực hiện chính sách dân tộc, Đảng và Nhà
nước Lào đã dựa vào các nguyên tắc cơ bản về chính sách dân tộc của chủ nghĩa
Mác - Lênin: "các dân tộc hoàn toàn bìn đẳng, các dân tộc được quyền tự
quyết, liền hiệp công nhân tất cả các dân tộc lại; đó là cương lĩnh dân tộc mà
chủ nghĩa Mác và kinh nghiệm nước Nga đã dạy cho công nhân" [29, tr.375].
Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Lào mang tính toàn diện, tổng hợp
tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội của các dân tộc và quan hệ dân tộc trong
cộng đồng dân tộc quốc gia; trong đó, phát triển kinh tế là nền tảng để phát
triển các lĩnh vực khác của đời sống đồng bào các dân tộc. Chính sách dân tộc
của Đảng và Nhà nước Lào là sự vận dụng đúng đắn chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Cay Sỏn Phôm Vị Hản vào hoàn cảnh lịch sử, hoàn cảnh cụ thể của
đất nước và các dân tộc ở CHDCND Lào, thể hiện rõ trên quan điểm: "vấn đề
dân tộc có vị trí chiến lược lớn lâu dài. Thực hiện bình đẳng, đoàn kết hài hòa,
giúp đõ lẫn nhau giữa các dân tộc trong sự nghiệp đổi mới" [109, tr.14].
Việc xây dựng chính sách dân tộc ở Lào cũng đã vận dụng tư tưởng Hồ
Chí Minh về vấn đề dân tộc: "Chúng ta tranh được tự độc lập rồi mà dân cứ
chết đói, chết rét, thì tự do độc lập cũng không làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị
của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no mặc đủ" [30, tr152]. Vì vậy, Hồ
Chí Minh khẳng định: "Chúng ta phải làm sao thực hiện ngay: Làm cho dân
có ăn, làm cho dân có mặc, làm cho dân có chỗ ở, làm cho dân có học hành.
Cái mục đích chúng ta đi đến là ở đó, đi đến để dân ta xứng đáng với tự do
độc lập và giúp vào tự do độc lập" [30, tr152]. Đảng NDCM Lào ngay từ đầu
đã thực hiện nhất quán những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng Cay Sỏn Phôm Vị Hản về vấn đề dân tộc. Các
văn kiện của Đảng đã ban đến quyền bình đẳng dân tộc, đoàn kết dân tộc, thể
hiện rõ tư tưởng của Cay Sỏn Phôm Vị Hản và được xác định trong Văn kiện
Đại hội lần thứ I của Đảng (năm 1955) ghi rõ: "Các dân tộc đều được bình
38
đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, phải đoàn kết giúp đỡ nhau để kháng chiến và
kiến quốc" [101, tr.28].
Đại hội Đại biểu Đảng NDCM Lào lần thứ V năm 1991 diễn ra trong
bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế có nhiều biến đổi phức tạp. Văn kiện
Đại hội khẳng định: "Hiện nay, quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước Lào
đang trong giai đoạn tiếp tục xây dựng và củng cố nền dân chủ nhân dân, xây
dựng những yếu tố từng bước đi lên CNXH" [105, tr.14]. Đảng chủ trương
"Tăng cường đoàn kết thống nhất toàn dân trên cơ sở liên minh giai cấp công
nhân - nông dân và tầng lớp trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào"
[105, tr.15]. Văn kiện Đại hội một lần nữa khẳng định lại vai trò của khối đại
đoàn kết dân tộc: "Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào là quốc gia có nhiều dân
tộc cùng sinh sống. Các dân tộc có truyền thống đoàn kết trong đấu tranh
dựng nước và giữ nước, với mục tiêu xây dựng một cộng đồng dân tộc Lào
thống nhất" [105, tr.19].
Để tạo cơ sở pháp lý khẳng định mối quan tâm của Đảng và Nhà nước
Lào, Hiến pháp nước CHDCND Lào (sửa đổi bổ sung năm 2015) ghi rõ: Điều
2: " Nhà nước CHDCND Lào là Nhà nước dân chủ nhân dân. Mọi quyền hạn
là của dân, do dân và vì lợi ích của dân gồm có các tầng lớp trong xã hội do
công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức là chủ chốt" [117, tr.03]. Để đảm bảo
việc thực hiện chính sách dân tộc, Điều 3 Hiến pháp ghi rõ: "Quyền làm chủ
đất nước của nhân dân các dân tộc được thực hiện và đảm bảo bằng hoạt động
của hệ thống chính trị do Đảng NDCM Lào lãnh đạo" [117, tr.03].
Điều 8 của Hiến pháp khẳng định thêm về sự bình đẳng và đoàn kết
dân tộc:
Nhà nước thực hiện chính sách đoàn kết và bình đẳng giữa các dân
tộc, mọi dân tộc đều có quyền bảo tồn và phát triển văn hóa, phong
tục tập quán tốt đẹp của dân tộc và cộng cộng đồng dân tộc Lào;
cấm mọi hành động chia rẽ và hành vi chia rẽ dân tộc. Nhà nước
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

More Related Content

What's hot

Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo ở Thành ph...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo ở Thành ph...Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo ở Thành ph...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo ở Thành ph...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo tại tỉnh Bình Dương - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo tại tỉnh Bình Dương  - Gửi miễn phí qu...Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo tại tỉnh Bình Dương  - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo tại tỉnh Bình Dương - Gửi miễn phí qu...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở các tỉnh miền Bắc nước Cộng hòa Dân c...
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở các tỉnh miền Bắc nước Cộng hòa Dân c...Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở các tỉnh miền Bắc nước Cộng hòa Dân c...
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở các tỉnh miền Bắc nước Cộng hòa Dân c...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở ...
Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở ...Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở ...
Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở ...jackjohn45
 
Một Số Vấn Đề Về Công Tác Tuyên Giáo Trong Điều Kiện Hiện Nay Ở Việt Nam
Một Số Vấn Đề Về Công Tác Tuyên Giáo Trong Điều Kiện Hiện Nay Ở Việt Nam Một Số Vấn Đề Về Công Tác Tuyên Giáo Trong Điều Kiện Hiện Nay Ở Việt Nam
Một Số Vấn Đề Về Công Tác Tuyên Giáo Trong Điều Kiện Hiện Nay Ở Việt Nam nataliej4
 
Bao cao tong ket hoat dong doan doi nam hoc 09 10
Bao cao tong ket hoat dong doan doi nam hoc 09 10Bao cao tong ket hoat dong doan doi nam hoc 09 10
Bao cao tong ket hoat dong doan doi nam hoc 09 10xuandongpro
 

What's hot (19)

Luận án: Thực hiện công bằng xã hội ở đồng bằng sông Hồng, HAY
Luận án: Thực hiện công bằng xã hội ở đồng bằng sông Hồng, HAYLuận án: Thực hiện công bằng xã hội ở đồng bằng sông Hồng, HAY
Luận án: Thực hiện công bằng xã hội ở đồng bằng sông Hồng, HAY
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo ở Thành ph...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo ở Thành ph...Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo ở Thành ph...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo ở Thành ph...
 
Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng NaiPhát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai
 
Chính sách đối với người có công tại huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi
Chính sách đối với người có công tại huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng NgãiChính sách đối với người có công tại huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi
Chính sách đối với người có công tại huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi
 
Luận văn: Quản lý về văn hóa tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Luận văn: Quản lý về văn hóa tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng NinhLuận văn: Quản lý về văn hóa tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Luận văn: Quản lý về văn hóa tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về công tác thanh niên từ thực tiễn huyện Bình Sơn...
Luận văn: Quản lý Nhà nước về công tác thanh niên từ thực tiễn huyện Bình Sơn...Luận văn: Quản lý Nhà nước về công tác thanh niên từ thực tiễn huyện Bình Sơn...
Luận văn: Quản lý Nhà nước về công tác thanh niên từ thực tiễn huyện Bình Sơn...
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng dân số tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận văn: Nâng cao chất lượng dân số tỉnh Quảng Nam, HAYLuận văn: Nâng cao chất lượng dân số tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận văn: Nâng cao chất lượng dân số tỉnh Quảng Nam, HAY
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo tại tỉnh Bình Dương - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo tại tỉnh Bình Dương  - Gửi miễn phí qu...Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo tại tỉnh Bình Dương  - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo tại tỉnh Bình Dương - Gửi miễn phí qu...
 
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở các tỉnh miền Bắc nước Cộng hòa Dân c...
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở các tỉnh miền Bắc nước Cộng hòa Dân c...Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở các tỉnh miền Bắc nước Cộng hòa Dân c...
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở các tỉnh miền Bắc nước Cộng hòa Dân c...
 
Luận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt Nam
Luận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt NamLuận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt Nam
Luận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt Nam
 
Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở ...
Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở ...Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở ...
Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở ...
 
Luận văn: Xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới ở Vĩnh Long
Luận văn: Xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới ở Vĩnh LongLuận văn: Xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới ở Vĩnh Long
Luận văn: Xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới ở Vĩnh Long
 
Vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong xây dựng nông thôn mới
Vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong xây dựng nông thôn mớiVai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong xây dựng nông thôn mới
Vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong xây dựng nông thôn mới
 
Một Số Vấn Đề Về Công Tác Tuyên Giáo Trong Điều Kiện Hiện Nay Ở Việt Nam
Một Số Vấn Đề Về Công Tác Tuyên Giáo Trong Điều Kiện Hiện Nay Ở Việt Nam Một Số Vấn Đề Về Công Tác Tuyên Giáo Trong Điều Kiện Hiện Nay Ở Việt Nam
Một Số Vấn Đề Về Công Tác Tuyên Giáo Trong Điều Kiện Hiện Nay Ở Việt Nam
 
Luận văn: Thực hiện chính sách phát triển thanh niên tỉnh Lạng Sơn
Luận văn: Thực hiện chính sách phát triển thanh niên tỉnh Lạng SơnLuận văn: Thực hiện chính sách phát triển thanh niên tỉnh Lạng Sơn
Luận văn: Thực hiện chính sách phát triển thanh niên tỉnh Lạng Sơn
 
Luận án: Chính sách dân tộc Nhà nước đối với vùng Tây Bắc
Luận án: Chính sách dân tộc Nhà nước đối với vùng Tây BắcLuận án: Chính sách dân tộc Nhà nước đối với vùng Tây Bắc
Luận án: Chính sách dân tộc Nhà nước đối với vùng Tây Bắc
 
Bao cao tong ket hoat dong doan doi nam hoc 09 10
Bao cao tong ket hoat dong doan doi nam hoc 09 10Bao cao tong ket hoat dong doan doi nam hoc 09 10
Bao cao tong ket hoat dong doan doi nam hoc 09 10
 
Luận văn: Phát triển văn hoá cơ sở tại quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
Luận văn: Phát triển văn hoá cơ sở tại quận Hải Châu, TP Đà NẵngLuận văn: Phát triển văn hoá cơ sở tại quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
Luận văn: Phát triển văn hoá cơ sở tại quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
 
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái NguyênLuận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
 

Similar to Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

Luận án: Hoạt động an sinh xã hội của một số tôn giáo nội sinh - Gửi miễn phí...
Luận án: Hoạt động an sinh xã hội của một số tôn giáo nội sinh - Gửi miễn phí...Luận án: Hoạt động an sinh xã hội của một số tôn giáo nội sinh - Gửi miễn phí...
Luận án: Hoạt động an sinh xã hội của một số tôn giáo nội sinh - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Pháp luật về dân chủ cấp xã ở các tỉnh Tây Bắc, HAY - Gửi miễn phí q...
Luận án: Pháp luật về dân chủ cấp xã ở các tỉnh Tây Bắc, HAY - Gửi miễn phí q...Luận án: Pháp luật về dân chủ cấp xã ở các tỉnh Tây Bắc, HAY - Gửi miễn phí q...
Luận án: Pháp luật về dân chủ cấp xã ở các tỉnh Tây Bắc, HAY - Gửi miễn phí q...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Các tỉnh ủy ở ĐB sông Hồng lãnh đạo cải cách tư pháp - Gửi miễn phí...
Luận án: Các tỉnh ủy ở ĐB sông Hồng lãnh đạo cải cách tư pháp  - Gửi miễn phí...Luận án: Các tỉnh ủy ở ĐB sông Hồng lãnh đạo cải cách tư pháp  - Gửi miễn phí...
Luận án: Các tỉnh ủy ở ĐB sông Hồng lãnh đạo cải cách tư pháp - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Thực hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh Phú Yên, HAY - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Thực hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh Phú Yên, HAY - Gửi miễn phí qu...Luận văn: Thực hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh Phú Yên, HAY - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Thực hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh Phú Yên, HAY - Gửi miễn phí qu...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận Văn Thạc Sĩ Công Tác Vận Động Đồng Bào Công Giáo Của Lực Lượng Công An
Luận Văn Thạc Sĩ Công Tác Vận Động Đồng Bào Công Giáo Của Lực Lượng Công AnLuận Văn Thạc Sĩ Công Tác Vận Động Đồng Bào Công Giáo Của Lực Lượng Công An
Luận Văn Thạc Sĩ Công Tác Vận Động Đồng Bào Công Giáo Của Lực Lượng Công AnNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Tiểu luận Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học về vấn đề dân tộc
Tiểu luận Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học về vấn đề dân tộcTiểu luận Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học về vấn đề dân tộc
Tiểu luận Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học về vấn đề dân tộcDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

Similar to Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620 (20)

Luận án: Tạo nguồn cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu số
Luận án: Tạo nguồn cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu sốLuận án: Tạo nguồn cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu số
Luận án: Tạo nguồn cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu số
 
Luận án: Tu dưỡng tính Đảng cộng sản của cán bộ chủ chốt, HAY
Luận án: Tu dưỡng tính Đảng cộng sản của cán bộ chủ chốt, HAYLuận án: Tu dưỡng tính Đảng cộng sản của cán bộ chủ chốt, HAY
Luận án: Tu dưỡng tính Đảng cộng sản của cán bộ chủ chốt, HAY
 
Luận án: Vai trò của hệ thống chính trị cấp tỉnh ở Sơn La, HAY
Luận án: Vai trò của hệ thống chính trị cấp tỉnh ở Sơn La, HAYLuận án: Vai trò của hệ thống chính trị cấp tỉnh ở Sơn La, HAY
Luận án: Vai trò của hệ thống chính trị cấp tỉnh ở Sơn La, HAY
 
Luận án: Công tác dân vận trong dân tộc Khmer theo tư tưởng HCM - Gửi miễn ph...
Luận án: Công tác dân vận trong dân tộc Khmer theo tư tưởng HCM - Gửi miễn ph...Luận án: Công tác dân vận trong dân tộc Khmer theo tư tưởng HCM - Gửi miễn ph...
Luận án: Công tác dân vận trong dân tộc Khmer theo tư tưởng HCM - Gửi miễn ph...
 
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành tỉnh Gia Lai
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành tỉnh Gia LaiLuận văn: Thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành tỉnh Gia Lai
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành tỉnh Gia Lai
 
Chất lượng tổ chức cơ sở đảng nông thôn ở các tỉnh phía Bắc Lào
Chất lượng tổ chức cơ sở đảng nông thôn ở các tỉnh phía Bắc LàoChất lượng tổ chức cơ sở đảng nông thôn ở các tỉnh phía Bắc Lào
Chất lượng tổ chức cơ sở đảng nông thôn ở các tỉnh phía Bắc Lào
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo của UNBD cấp huyện, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo của UNBD cấp huyện, 9 ĐIỂMLuận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo của UNBD cấp huyện, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo của UNBD cấp huyện, 9 ĐIỂM
 
Luận án: Hoạt động an sinh xã hội của một số tôn giáo nội sinh - Gửi miễn phí...
Luận án: Hoạt động an sinh xã hội của một số tôn giáo nội sinh - Gửi miễn phí...Luận án: Hoạt động an sinh xã hội của một số tôn giáo nội sinh - Gửi miễn phí...
Luận án: Hoạt động an sinh xã hội của một số tôn giáo nội sinh - Gửi miễn phí...
 
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Đại Lộc, 9đ
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Đại Lộc, 9đLuận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Đại Lộc, 9đ
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Đại Lộc, 9đ
 
Phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số
Phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu sốPhổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số
Phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số
 
Luận án: Pháp luật về dân chủ cấp xã ở các tỉnh Tây Bắc, HAY - Gửi miễn phí q...
Luận án: Pháp luật về dân chủ cấp xã ở các tỉnh Tây Bắc, HAY - Gửi miễn phí q...Luận án: Pháp luật về dân chủ cấp xã ở các tỉnh Tây Bắc, HAY - Gửi miễn phí q...
Luận án: Pháp luật về dân chủ cấp xã ở các tỉnh Tây Bắc, HAY - Gửi miễn phí q...
 
Luận văn: Giáo dục pháp luật cho công chức hành chính, HOT
Luận văn: Giáo dục pháp luật cho công chức hành chính, HOTLuận văn: Giáo dục pháp luật cho công chức hành chính, HOT
Luận văn: Giáo dục pháp luật cho công chức hành chính, HOT
 
Luận án: Các tỉnh ủy ở ĐB sông Hồng lãnh đạo cải cách tư pháp - Gửi miễn phí...
Luận án: Các tỉnh ủy ở ĐB sông Hồng lãnh đạo cải cách tư pháp  - Gửi miễn phí...Luận án: Các tỉnh ủy ở ĐB sông Hồng lãnh đạo cải cách tư pháp  - Gửi miễn phí...
Luận án: Các tỉnh ủy ở ĐB sông Hồng lãnh đạo cải cách tư pháp - Gửi miễn phí...
 
Các tỉnh ủy ở sông Hồng lãnh đạo cải cách tư pháp hiện nay
Các tỉnh ủy ở sông Hồng lãnh đạo cải cách tư pháp hiện nayCác tỉnh ủy ở sông Hồng lãnh đạo cải cách tư pháp hiện nay
Các tỉnh ủy ở sông Hồng lãnh đạo cải cách tư pháp hiện nay
 
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAYLuận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
 
Luận văn: Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo Đồng Nai
Luận văn: Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo Đồng NaiLuận văn: Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo Đồng Nai
Luận văn: Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo Đồng Nai
 
Luận văn: Thực hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh Phú Yên, HAY - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Thực hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh Phú Yên, HAY - Gửi miễn phí qu...Luận văn: Thực hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh Phú Yên, HAY - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Thực hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh Phú Yên, HAY - Gửi miễn phí qu...
 
Luận án: Quyền kinh tế xã hội văn hóa của người dân tộc thiểu số
Luận án: Quyền kinh tế xã hội văn hóa của người dân tộc thiểu sốLuận án: Quyền kinh tế xã hội văn hóa của người dân tộc thiểu số
Luận án: Quyền kinh tế xã hội văn hóa của người dân tộc thiểu số
 
Luận Văn Thạc Sĩ Công Tác Vận Động Đồng Bào Công Giáo Của Lực Lượng Công An
Luận Văn Thạc Sĩ Công Tác Vận Động Đồng Bào Công Giáo Của Lực Lượng Công AnLuận Văn Thạc Sĩ Công Tác Vận Động Đồng Bào Công Giáo Của Lực Lượng Công An
Luận Văn Thạc Sĩ Công Tác Vận Động Đồng Bào Công Giáo Của Lực Lượng Công An
 
Tiểu luận Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học về vấn đề dân tộc
Tiểu luận Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học về vấn đề dân tộcTiểu luận Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học về vấn đề dân tộc
Tiểu luận Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học về vấn đề dân tộc
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...Nguyen Thanh Tu Collection
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptphanai
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viênKỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viênKhanh Nguyen Hoang Bao
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...songtoan982017
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haingTonH1
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Recently uploaded (20)

Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viênKỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 

Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

  • 1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH Eryso PHANTIVONG THùC HIÖN CHÝNH S¸CH D¢N TéC ë C¸C TØNH MIÒN B¾C N¦íC CéNG HßA D¢N CHñ NH¢N D¢N LµO HIÖN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA Xà HỘI KHOA HỌC HÀ NỘI - 2018
  • 2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH Eryso PHANTIVONG THùC HIÖN CHÝNH S¸CH D¢N TéC ë C¸C TØNH MIÒN B¾C N¦íC CéNG HßA D¢N CHñ NH¢N D¢N LµO HIÖN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA Xà HỘI KHOA HỌC Mã số: 62 22 03 08 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THỊ NGÂN HÀ NỘI - 2018
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả Eryso Phantivong
  • 4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 6 1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án 6 1.2. Những giá trị của các công trình nghiên cứu có liên quan đến luận án 21 Chương 2: MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC Ở CÁC TỈNH MIỀN BẮC NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 24 2.1. Chính sách dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 24 2.2. Những yếu tố tác động đến việc thực hiện chính sách dân tộc ở các tỉnh miền Bắc nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay 57 Chương 3: THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC Ở CÁC TỈNH MIỀN BẮC NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY 65 3.1. Những thành tựu và nguyên nhân trong việc thực hiện chính sách dân tộc ở các tỉnh miền Bắc nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay 65 3.2. Những hạn chế và nguyên nhân trong việc thực hiện chính sách dân tộc ở các tỉnh miền Bắc nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay 85 Chương 4: QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC Ở CÁC TỈNH MIỀN BẮC NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY 112 4.1. Quan điểm cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách dân tộc ở các tỉnh miền Bắc nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay 112 4.2. Những giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách dân tộc ở các tỉnh miền Bắc nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 120 KẾT LUẬN 146 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 149 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 150 PHỤ LỤC 161
  • 5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CHDCND : Cộng hòa Dân chủ Nhân dân CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CHXHCNVN : Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam CNTB : Chủ nghĩa tư bản CNXH : Chủ nghĩa xã hội DTTS : Dân tộc thiểu số NDCM : Nhân dân Cách mạng XHCN : Xã hội chủ nghĩa
  • 6. DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1: So sánh số Bản có đường giao thông, điện và tỷ lệ người dân có điều kiện tiếp cận đường giao thông, điện của các tỉnh ở miền Bắc nước Lào 69 Bảng 3.2: Số bản của các tỉnh miền Bắc nước Lào có trường tiểu học 78 Bẩng 3.3: Số bản có trạm y tế hoặc bệnh viện của các tỉnh ở miền Bắc nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào 81 Bảng 3.4: Tỷ lệ người nghèo so sánh của các tỉnh miền Bắc nước Lào 95
  • 7. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cộng hoà Dân chủ Nhân dân (CHDCND) Lào là một quốc gia độc lập, đa dân tộc. Qua chiều dài lịch sử, các dân tộc đã luôn kề vai sát cánh cùng sinh sống, sản xuất và chống ngoại xâm. Ngay từ khi mới thành lập, Đảng Nhân dân Cách mạng (NDCM) Lào luôn coi vấn đề dân tộc có vị trí chiến lược quan trọng và xây dựng chính sách dân tộc nhằm củng cố khối đoàn kết dân tộc để thực hiện sự nghiệp đấu tranh chống thực dân đế quốc, phong kiến và tay sai, nhằm giành độc lập dân tộc, xây dựng đất nước theo con đường đi lên chủ nghĩa xã hội (CNXH). Miền Bắc nước CHDCND Lào là một vùng gồm 8 tỉnh: Hủa Phăn, Luông Pha Bang, Ụ Đôm Xay, Xay Nha Bu Ly, Xiêng Khoảng, Bo Kẹo, Phổng Xa Ly, Luông Nặm Tha; tiếp giáp với 4 nước: Việt Nam, Trung Quốc, Myanmar và Thái Lan; trên địa ban trung du miền núi; có 49 dân tộc cùng sinh sống (Phụ lục 2). Các dân tộc có truyền thống đoàn kết trong sản xuất và chiến đấu chống kẻ thù chung. Qua các thời kỳ, đặc biệt là những năm thực hiện đường lối đổi mới, Đảng bộ, chính quyền các cấp và nhân dân các dân tộc ở các tỉnh miền Bắc đã có nhiều nỗ lực trong xây dựng và phát triển toàn diện kinh tế, xã hội, văn hóa cho đồng bào các dân tộc. Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, nhiều chương trình, dự án, chính sách được ban hành nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào các dân tộc ở đây. Qua hơn 30 năm đổi mới, việc tổ chức thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước trên phạm vi cả nước nói chung, thực hiện chính sách dân tộc ở các tỉnh miền Bắc nước CHDCND Lào nói riêng, đã đạt được những thành tựu đáng kể trên trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội và an ninh - quốc phòng. Sản xuất nông nghiệp đã có bước phát triển mới, từng
  • 8. 2 bước chuyển từ kinh tế tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hóa, hình thành nhiều vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh lớn. Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống được xây dựng thông qua các dự án phát triển kinh tế - xã hội. Đây là tiền đề quan trọng cho việc mở mang kinh tế, đẩy mạnh giao lưu, rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa các vùng, các dân tộc; nhờ đó, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân các dân tộc đã bước đầu được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, quá trình thực hiện chính sách dân tộc ở các tỉnh miền Bắc nước Lào thời gian qua vẫn còn bộc lộ nhiều yếu kém, bất cập, chưa khai thác được mọi tiềm năng, thế mạnh của các vùng, của các dân tộc. Bức tranh tổng thể vẫn là sự chênh lệch về trình độ phát triển mọi mặt giữa các dân tộc, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, tập quán canh tác lạc hậu, cơ sở hạ tầng nhiều nơi còn yếu kém, điều kiện sống của nhân dân các dân tộc còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao. Một số hộ dân thiếu ý chí tự lực vươn, còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ của Nhà nước và xã hội. Trình độ, năng lực của cán bộ trong hệ thống chính trị ở cơ sở còn hạn chế. Đội ngũ cán bộ cơ sở còn thiếu và yếu kém, bệnh quan liêu, xa dân, lợi dụng chức vụ để tìm kiếm lợi ích cá nhân, tham nhũng vẫn còn diễn ra khá phổ biến và chưa được giải quyết triệt để. Vai trò lực lượng cốt cán, người có uy tín ở một số nơi chưa được phát huy đúng mức. Trong 8 tỉnh của miền Bắc nước Lào thì Hủa Phăn có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất là 28,0%, tỷ lệ người nghèo chiếm 37,0% dân số toàn tỉnh; tương tự, tỉnh thấp nhất là Xay Nha Bu Ly 10,2%, tỷ lệ người nghèo chiếm 20,2%. Đường ô tô có thể giao thông đi lại 2 mùa chỉ mới có 30,56%, tỷ lệ hộ dùng nước hợp vệ sinh ở nông thôn chỉ đạt 42%. Còn khoảng hơn 8% trẻ em độ tuổi đi học tiểu học không có điều kiện đi học, phải bỏ học khi ở lớp 1 hay lớp 2. Tỷ lệ người mù chữ ở miền Bắc Lào chiếm 3,78% trong tổng số người có độ tuổi từ 15 - 40. Mức độ phát triển văn hóa, giáo dục, y tế ở vùng sâu, vùng xa nhìn chung còn thấp so với mức bình quân của các tỉnh và so với cả nước.
  • 9. 3 Đây chính là những vấn đề bức xúc đòi hỏi phải có những nghiên cứu tổng kết, đánh giá những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân để đưa ra phương hướng và giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả việc tổ chức thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ở các tỉnh miền Bắc nước CHDCND Lào hiện nay. Từ những lý do trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài: "Thực hiện chính sách dân tộc ở các tỉnh miền Bắc nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay" làm luận án tiến sĩ triết học, chuyên ngành chủ nghĩa xã hội khoa học. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn việc thực hiện chính sách dân tộc ở các tỉnh miền Bắc nước CHDCND Lào, luận án tập trung làm rõ một số quan điểm, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện tốt chính sách dân tộc ở các tỉnh miền Bắc nước CHDCND Lào. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Lào ở các tỉnh miền Bắc nước CHDCND Lào. - Phân tích thực trạng thực hiện chính sách dân tộc ở các tỉnh miền Bắc nước CHDCND Lào. - Đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách dân tộc ở các tỉnh miền Bắc nước CHDCND Lào trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu việc thực hiện chính sách dân tộc ở các tỉnh miền Bắc nước CHDCND Lào. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Luận án tập trung làm rõ việc thực hiện chính sách dân tộc ở các tỉnh miền Bắc nước CHDCND Lào.
  • 10. 4 - Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu và sử dụng số liệu tổ chức thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Lào từ đổi mới ( 1986 ) đến nay, nhất là số liệu những năm gần đây ( từ 2005 đến 2015 ). - Về nội dung nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu thực hiện chính sách dân tộc ở các tỉnh miền Bắc nước CHDCND Lào trên 4 lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội và an ninh - quốc phòng. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận - Luận án dựa trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng CaySỏn Phômvihản, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng NDCM Lào và Nhà nước CHDCND Lào về vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc. - Luận án dựa trên những nghị quyết của Đảng bộ các tỉnh miền Bắc, đặc biệt là những chương trình, kế hoạch tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế - xã hội của các dân tộc ở các tỉnh miền Bắc nước CHDCND Lào. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Sử dụng phương pháp lịch sử và lôgíc, phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh và hệ thống. 5. Đóng góp khoa học của luận án Luận án góp phần khái quát tổng hợp, làm rõ những quan điểm cơ bản của Đảng NDCM Lào về dân tộc, chính sách dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc. Góp phần làm rõ thực trạng việc thực hiện chính sách dân tộc ở các tỉnh miền Bắc nước CHDCND Lào từ khi đổi mới đến nay trên lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội và an ninh - quốc phòng. Luận án đề xuất một số phương hướng, giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện tốt chính sách dân tộc phù hợp với tình hình thực tiễn ở các tỉnh miền Bắc nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay.
  • 11. 5 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Luận án góp phần cung cấp những căn cứ lý luận trong việc đề xuất quan điểm, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Lào cho Đảng bộ tỉnh, chính quyền các cấp trong việc hoạch định chính sách cụ thể trên từng lĩnh vực của đời sống xã hội. - Luận án cung cấp tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy những vấn đề có liên quan đến dân tộc và việc thực hiện chính sách dân tộc ở các tỉnh miền Bắc nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận án gồm 4 chương, 8 tiết.
  • 12. 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1.1.1. Các công trình khoa học của nước ngoài 1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu về dân tộc và chính sách dân tộc Ở nước ngoài hiện nay thì có rất nhiều công trình nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau về vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc. Do điều kiện và trình độ ngôn ngữ tác giả chỉ có khả năng nghiên cứu các công trình khoa học có liên quan được công bố ở Việt Nam trong những năm gần đây. Ở Việt Nam có nhiều công trình nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau, trong đó, có nhiều tác giả đã đề cập đến các vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc mà đề tài này quan tâm, một số công trình tiêu biểu như: - "Đại từ điển tiếng Việt" của Viện Ngôn ngữ học [55]. Đã phân định khái niệm dân tộc theo hai cấp độ khác nhau: "1. Cộng đồng người ổn định hình thành trong quá trình lịch sử xã hội, có chung tiếng nói, lãnh thổ, đời sống kinh tế và tâm lý: đoàn kết dân tộc. 2. Cộng đồng người ổn định làm thành nhân dân một nước, một quốc gia gắn bó với nhau trong truyền thống, nghĩa vụ và quyền lợi" [55, tr.399]. - "Vấn đề dân tộc và định hướng xây dựng chính sách dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa" của Viện Nghiên cứu chính sách dân tộc và miền núi [56]. Cuốn sách đã nghiên cứu nhiều vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc. Từ cơ sở lý luận đó cuốn sách đưa ra những đặc điểm cơ bản của dân tộc Việt Nam với 5 đặc điểm chính: 1- Dân tộc Việt Nam là sản phẩm của sự thống nhất của cộng đồng bộ tộc. 2- Các dân tộc trên đất nước Việt Nam có truyền thống đoàn
  • 13. 7 kết. 3- Nhìn chung các dân tộc Việt Nam sống phân tán, xen kẽ không có lãnh thổ riêng, mặc dù, một số vùng, một số dân tộc cư trú khá tập trung. 4- Các dân tộc thiểu số (DTTS) ở Việt Nam chủ yếu cư trú trên các vùng miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa, nơi có tiềm năng về kinh tế, vị trí quan trọng về chính trị, an ninh quốc phòng, môi trường sinh thái. 5- Các dân tộc ở Việt Nam có trình độ phát triển kinh tế không đồng đều [56, tr.107-110]. Dựa trên tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc, chính sách dân tộc, cuốn sách đã đưa ra 4 quan điểm cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam về chính sách dân tộc: 1- Thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển. 2- Thực hiện sự phát triển toàn diện miền núi, trong đó phát triển kinh tế là nền tảng, phát triển văn hóa - xã hội là khâu đột phá. 3- Phát triển kinh tế - xã hội miền núi là bộ phận hữu cơ của chiến lược phát triển kinh tế quốc dân. 4- Tôn trọng lợi ích, truyền thống, văn hóa, ngôn ngữ, tập quán, tín ngưỡng, của các dân tộc, chống lợi dụng dân tộc, tôn giáo để chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc [56, tr.118-121]. Cuốn sách tuy không đưa ra khái niệm cụ thể về dân tộc, chính sách dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc nhưng đã giúp cho nghiên cứu sinh được tiếp cận những đặc điểm cơ bản của dân tộc Việt Nam; những quan điểm cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc. - "Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách liên quan đến mối quan hệ dân tộc hiện nay" của Phan Hữu Dật [7]. Cuốn sách nhận định khái niệm dân tộc là để chỉ các dân tộc đa số và thiểu số trong một quốc gia, hoặc để chỉ dân tộc trong một quốc gia đơn nhất thành phần dân tộc; dân tộc còn để chỉ các cộng đồng người chưa đạt trình độ quốc gia. Nhưng sau khi phân tích những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và các nhà khoa học khác về vấn đề dân tộc thì
  • 14. 8 cuối cùng đi đến kết luận cho rằng: "dân tộc để chỉ tất cả các cộng đồng người không phân biệt đạt trình độ hình thành nhà nước hay chưa, không phân biệt đa số hay thiểu số, các cộng đồng người ở hình thái kinh tế - xã hội khác nhau từ thấp lên cao" [7, tr.31]. Từ nội dung về dân tộc, cuốn sách khẳng định quan điểm đúng đắn của chủ nghĩa Mác - Lênin là phải xóa bỏ mọi áp bức, phân biệt dân tộc, thực hiện các dân tộc hoàn toàn bình đẳng, các dân tộc có quyền tự quyết; liên hợp công nhân tất cả các dân tộc lại. Vận dụng đúng đắn, sáng tạo quan điểm đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giải quyết đúng mối quan hệ giữa dân tộc với giai cấp và quốc tế, đã đề ra đường lối đúng đắn của cách mạng Việt Nam: cách mạng giải phóng dân tộc gắn liền với cách mạng xã hội chủ nghĩa (XHCN). Cuốn sách giúp cho tác giả luận án có cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu làm rõ về dân tộc, chính sách dân tộc và thực trạng việc tổ chức thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước trên cả nước Lào nói chung và ở các tỉnh miền Bắc nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào nói riêng. - "Về vấn đề dân tộc và công tác dân tộc ở nước ta" của Ủy ban Dân tộc và miền núi [50]. Cuốn sách nghiên cứu những nội dung quan trọng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc. Cuốn sách đã tổng hợp định nghĩa của các nhà khoa học, cho dân tộc là một khái niệm đa nghĩa, nhưng có hai nghĩa chính: "Hoặc để chỉ cộng đồng dân cư của một quốc gia, hoặc để chỉ cộng đồng dân cư của một tộc người. Sự liên kết cộng đồng dân tộc được tạo nên từ yếu tố có chung ngôn ngữ, văn hóa, lãnh thổ và biểu hiện thành ý thức tự giác tộc người" [50, tr.14]. Cuốn sách đưa ra định nghĩa: "Dân tộc là hình thức cộng đồng người xuất hiện sau bộ tộc, thay thế bộ tộc. Cũng như bộ tộc, dân tộc là cộng đồng người gắn liền với xã hội có giai cấp, có nhà nước" [50, tr.23]. Về chính sách dân tộc cuốn sách đưa ra định nghĩa: "chính sách dân tộc là tổng hợp những quan điểm, đường lối, chính sách của nhà nước được đề ra, tác động trực tiếp đến các dân tộc và quan hệ dân tộc. Chính sách dân tộc
  • 15. 9 mang bản chất giai cấp của nhà nước trong phạm vi đối nội và đối ngoại" [50, tr.99]. Chính sách dân tộc ở Việt Nam được thực hiện nhất quán trên nguyên tắc cơ bản là: "Bình đẳng giữa các dân tộc, đoàn kết giữa các dân tộc, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc" [50, tr.121]. Chủ trương, đường lối, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam được tập trung mọi lĩnh vực của đời sống xã hội về chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội và an ninh - quốc phòng. - "Bảo đảm bình đẳng và tăng cường hợp tác giữa các dân tộc trong phát triển kinh tế - xã hội ở nước Việt Nam hiện nay" của GS, TS. Hoàng Chí Bảo (chủ biên) [4]. Cuốn sách đã khái quát những quan điểm về dân tộc của chủ nghĩa Mác - Lênin, Xtalin… và đưa ra định nghĩa về dân tộc: Dân tộc hay quốc gia dân tộc (nation) là một cộng đồng chính trị - xã hội, được chỉ đạo bởi một nhà nước, thiết lập trên một lãnh thổ nhất định, có một tên gọi, một ngôn ngữ hành chính, một sinh hoạt kinh tế chung, với những biểu tượng văn hóa chung, tạo nên một tính cách dân tộc. Tộc người hay dân tộc (ethnie), là một cộng đồng mang tính tộc người, có chung một tên gọi, một ngôn ngữ, được liên kết với nhau bằng những giá trị sinh hoạt văn hóa tạo thành một tính cách tộc người, có chung một ý thức tự giác tộc người [4, tr.34-35]. Cuốn sách đưa ra định nghĩa về chính sách dân tộc"chính sách dân tộc thực chất là chính sách phát triển quốc gia - dân tộc của từng thời kỳ lịch sử, nhằm lý giải tất cả những vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng... thuộc về một quốc gia - dân tộc" [4, tr.92]. Từ định nghĩa về chính sách dân tộc, cuốn sách cho thấy chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam là nhất quán về nguyên tắc: "Bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển" [4, tr.129]; làm rõ 5 quan điểm chỉ đạo giải quyết vấn đề dân tộc trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 7 khóa IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra.
  • 16. 10 Những kết quả nghiên cứu của cuốn sách cung cấp cơ sở lý luận về dân tộc và chính sách dân tộc cho tác giả tiếp cận nghiên cứu tham khảo soi chiếu về dân tộc và chính sách dân tộc ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. - "Phát triển nguồn cán bộ DTTS ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta hiện nay" của Lô Quốc Toản [49]. Nội dung cuốn sách khẳng định công tác cán bộ là một trong những khâu then chốt trong toàn bộ hoạt động lãnh đạo của Đảng. Chính vì vậy, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn quan tâm đến công tác cán bộ nói chung và công tác xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ vững mạnh nói riêng. Do đó, để phát huy được nội lực của đồng bào các dân tộc, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cần xây dựng được một đội ngũ cán bộ dân tộc vững mạnh mà trước tiên phải giải quyết vấn đề phát triển nguồn cán bộ DTTS. Chính trên cơ sở phát triển nguồn cán bộ DTTS vững mạnh, mới có thể từng bước xây dựng và hoàn thiện được đội ngũ cán bộ các cấp, các ngành, đủ phẩm chất, năng lực và trình độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của sự nghiệp cách mạng trong giai đoạn mới. Cuốn sách là một nghiên cứu mang tính lý luận và thực tiễn về vấn đề dân tộc và phát triển nguồn cán bộ dân tộc, trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ và thực trạng công tác phát triển nguồn cán bộ DTTS; từ đó, đưa ra những phương hướng và hệ giải pháp nhằm phát triển nguồn cán bộ dân tộc một cách vững mạnh. - "Dân tộc trong lịch sử và trong thời đại ngày nay" của Trần Hữu Tiến [48]. Nội dung cuốn sách này cho thấy vấn đề dân tộc không chỉ được tiếp cận dưới góc độ dân tộc học, xã hội học, mà còn được tiếp cận dưới góc độ chủ nghĩa duy vật lịch sử và CNXH khoa học. Cuốn sách làm rõ những vấn đề về dân tộc, nhưng vấn đề bản chất dân tộc, dân tộc và xã hội, vấn đề dân tộc trong học thuyết Mác - Lênin và một số vấn đề về quan hệ dân tộc - giai cấp trên thế giới hiện nay.
  • 17. 11 Cuốn sách này tập trung nghiên cứu những vấn đề cốt lõi liên quan đến dân tộc dưới quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề dân tộc, về bản chất, nguyên tắc và các đặc trưng của dân tộc; nghiên cứu những yếu tố tác động trong mối quan hệ giữa các dân tộc, quan hệ giữa dân tộc và giai cấp trong thế giới đương đại. Theo tác giả dân tộc: "là cộng đồng người hình thành khi xã hội đã phát triển đến một trình độ nhất định" [48, tr.13]. Trên cơ sở đó tác giả cuốn sách đưa ra 3 định nghĩa về dân tộc: 1- Những cộng đồng người được hình thành qua các giai đoạn lịch sử khác nhau, có trình độ phát triển khác nhau. 2- Những cộng đồng người có chung văn hóa, ngôn ngữ và sinh sống trong những vùng rộng lớn vượt qua biên giới quốc gia. 3- Cộng đồng người cùng sinh sống trong cùng một lãnh thổ nhưng có nguồn gốc khác nhau [48, tr.24]. Cuốn sách này là tài liệu tham khảo bổ ích cho tác giả luận án về những vấn đề lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin về dân tộc; những quan điểm cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề dân tộc, luận án tham khảo soi chiếu với quan điểm của Đảng NDCM Lào về vấn đề dân tộc cũng như việc đề ra các chính sách dân tộc ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. - "Thực hiện chính sách dân tộc ở Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá" của Nguyễn Thị Phương Thuỷ [47]. Tác giả cung cấp cơ sở lý luận về vấn đề dân tộc, chính sách dân tộc của Đảng cộng sản Việt Nam; tác giả đánh giá những thành tựu và hạn chế; từ đó, đưa ra một số quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách dân tộc ở Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH). Đây là một công trình nghiên cứu mà tác giả luận án có thể tham khảo soi chiếu trong xây dựng khung lý thuyết việc thực hiện chính sách dân ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào nói chung và ở các tỉnh miền Bắc nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào nói riêng. - Chính sách phát triển vùng dân tộc thiểu số phía bắc Việt Nam hiện nay" của Nguyễn Lâm Thành [44]. Tác giả đã hệ thống khá đầy đủ cơ sở lý
  • 18. 12 luận để đảm bảo căn cứ khoa học cho việc tiếp cận, nghiên cứu và luận giải về chính sách phát triển vùng DTTS phía Bắc. Đề xuất những giải pháp có luận cứ khoa học trong việc thực hiện, đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính sách phát triển vùng DTTS phía Bắc nói riêng và cả nước Việt Nam nói chung. - "Luận cứ khoa học cho việc xây dựng các chính sách đối với các DTTS trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội miền núi" của Bế Viết Đẳng [17] đã đưa ra các luận cứ khoa học góp phần giúp cho Đảng và Nhà nước hoạch định và xây dựng chính sách phát triển kinh tế - xã hội đối với các DTTS (DTTS) ở miền núi. - "Vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta" của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Phân viện Hà Nội, Khoa Dân tộc học [21] đã làm rõ những vấn đề cơ bản về dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong những năm đổi mới. - "Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn về dân tộc và quan hệ dân tộc ở Việt Nam" của Nguyễn Quốc Phẩm, Trịnh Quốc Tuấn [36]. Tác giả đưa ra sự lý giải về một số khái niệm liên quan đến vấn đề dân tộc, quan hệ dân tộc và trình bày thực tiễn vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc ở Việt Nam. 1.1.1.2. Các công trình nghiên cứu về thực hiện chính sách dân tộc - "Phát triển kinh tế - xã hội các vùng dân tộc và miền núi theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa" của Lê Du Phong, Hoàng Văn Hoa [40]. Đã phân tích tình hình phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc và miền núi, mối quan hệ dân tộc trong quá trình xây dựng đất nước theo hướng CNH, HĐH. Nội dung chính sách dân tộc được đề cập gắn với nhiệm vụ kinh tế phát triển vùng góp phần định hướng chính sách phát triển cho vùng dân tộc và miền núi trong quá trình chuyển đổi kinh tế hướng vào thị trường, hội nhập và hợp tác quốc tế. - "Phát triển kinh tế - xã hội, điều kiện quan trọng để thực hiện bình đẳng, đoàn kết và tương trợ giữa các dân tộc ở nước ta" của Học viện chính
  • 19. 13 trị quốc gia Hồ Chí Minh [22]. "Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta" của Học viện Chính trị- Hành chính dành cho cán bộ lãnh đạo quản lý DTTS [24]; "Đặc điểm tộc người trong quan hệ dân tộc ở Việt Nam thời kỳ công nghiệp, hóa hiện đại hóa" của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh [25]. Tác giả đã nêu quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về những nội dung cơ bản của chính sách dân tộc, thực trạng kinh tế - xã hội và những vấn đề cấp bách hiện nay ở vùng dân tộc và miền núi nói chung và đề xuất những giải pháp phát triển kinh tế xã hội thực hiện bình đẳng dân tộc ở Việt Nam. - "Báo cáo tổng hợp nghiên cứu chính sách phát triển miền núi và dân tộc thiểu số" của Nguyễn Văn Huy, Lê Duy Đại [27]. Từ phân tích tình hình thực tiễn, hệ thống chính sách hiện có, nhóm tác giả đã đưa ra nhận định, đánh giá về phát triển Kinh tế - xã hội ở vùng dân tộc, đề xuất một số giải pháp ưu tiên trước mắt để giải quyết vấn đề nghèo đói, chính sách y tế và giáo dục cho đồng bào các dân tộc. - "Miền núi Việt Nam, thành tựu và phát triển những năm đổi mới" của Trần Văn Thuật, Nguyễn Lâm Thành và Nguyễn Hữu Hải [46]. Đây là cuốn sách đầu tiên viết về miền núi và vùng dân tộc với đầy đủ nội hàm, khía cạnh như: đặc điểm tự nhiên, văn hóa xã hội, đặc điểm dân tộc và phong tục tập quán; đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam; những vấn đề về phát triển; chính sách phát triển miền núi, xóa đói giảm nghèo; bảo vệ môi trường; văn hóa và phát triển. Một số luận điểm mới được đề cập như: tiếp cận nghèo đói dưới góc độ xã hội, xử lý mối quan hệ giữa văn hóa truyền thống của các dân tộc và văn hóa, văn minh hiện đại. - "Xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao Việt Nam" của Koos Neefjes [31] đã xem xét một số chương trình, chính sách quan trọng của Chính phủ từ góc độ phát triển, vạch ra một số thách thức đối với thể chế, chính sách trong thực hiện các mục tiêu giảm nghèo, kiến nghị chung về công tác điều phối, kiểm tra, giám sát về vấn đề này.
  • 20. 14 - "Một số vấn đề giảm nghèo ở các dân tộc thiểu số Việt Nam" của Bùi Minh Đạo [18] đã đánh giá thực trạng đói nghèo, tình hình Kinh tế - xã hội vùng dân tộc, nguyên nhân chủ quan, khách quan và đề xuất một số chủ trương, chính sách xóa đói, giảm nghèo cho vùng dân tộc. - "Báo cáo thực hiện chính sách giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số" của Vũ Tuấn Anh, Ngô Trường Thi, Lê Hải Đường và Hoàng Công Dũng [1]. Các tác giả đã hệ thống hóa các chính sách liên quan đến giảm nghèo vùng DTTS, đánh giá khái quát tiến trình thực thi kết quả, thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp về xóa đói giảm nghèo. - "Nghiên cứu, đánh giá Chương trình 135 giai đoạn I và đề xuất cơ chế triển khai giai đoạn II" của Ngân hàng Thế giới [35] cho địa bàn các xã đặc biệt khó khăn. Nội dung công trình này tập trung đánh giá kết quả đạt được của những mục tiêu trong giai đoạn I, những hạn chế và nguyên nhân. Các khía cạnh nghèo, đói, sinh kế trong nông nghiệp, phân cấp quản lý ở cấp cơ sở và xây dựng năng lực cộng đồng… - "Điều tra cơ bản về Chương trình 135 giai đoạn II" của Phạm Thái Hưng và cộng sự [28]. Kết quả điều tra đã cung cấp thông tin về điều kiện sống của các hộ gia đình, những nhận xét, đánh giá chính sách các xã đặc biệt khó khăn, nêu những khuyến nghị về cách tiếp cận và gợi mở nội dung chính sách trong tình hình mới. - "Kết quả nghiên cứu Nghèo của dân tộc thiểu số ở Việt Nam, thực trạng và thách thức ở các xã" của Ủy ban Dân tộc [53]. Kết quả nghiên cứu thể hiện sự tập trung đánh giá tình hình nghèo đói ở các xã đặc biệt khó khăn sau 5 năm triển khai Chương trình 135 giai đoạn II, xem xét mặt được, mặt chưa được của Chương trình. Làm rõ tác động chính sách, tính hiệu quả và bền vững của giảm nghèo phải được đo bằng sự thay đổi cuộc sống của người dân, sự tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, vì thế đòi hỏi công tác xóa đói giảm nghèo trong thời gian sau nay phải có sự điều chỉnh mạnh mẽ hơn.
  • 21. 15 Phát triển kinh tế - xã hội và chính sách xóa đói giảm nghèo vùng DTTS, thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu và tiếp cận vấn đề trên nhiều phương diện do các cá nhân, tổ chức trong nước và quốc tế tiến hành. Nhiều nghiên cứu đã đưa ra những kiến giải khá sâu sắc về thực trạng thực hiện chính sách, đề xuất giải pháp chính sách. Hầu hết các nội dung này thường tập trung ở từng khía cạnh chính sách hay nhóm chính sách cụ thể và những vấn đề xóa đói, giảm nghèo. Các giải pháp mà các công trình khoa học đề xuất có ý nghĩa to lớn đối với việc tổ chức thực hiện chính sách dân tộc nhằm mang lại tính hiệu quả trên thực tế. Nói chung, có nhiều công trình của Việt Nam nghiên cứu về dân tộc, chính sách dân tộc dưới nhiều góc độ khác nhau, tất cả các công trình đều làm rõ cơ sở lý luận, những nguyên tắc cơ bản chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc. Các công trình tập trung nghiên cứu làm rõ quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về vấn đề dân tộc và việc tổ chức thực hiện chính sách dân tộc trong những năm qua trên các địa bàn các tỉnh khác nhau. Từ phân tích cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về vấn đề dân tộc, các công trình đánh giá thành tựu và hạn chế yếu kém, chỉ rõ các yếu tố tác động đến mối quan hệ dân tộc và chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến sự yếu kém trong việc tổ chức thực hiện chính sách dân tộc ở Việt Nam. Qua đó, các công trình đưa ra một số phương hướng, giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả việc tổ chức thực thiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong những năm sau. Các công trình khoa đã được nghiên cứu về dân tộc, chính sách dân tộc ở Việt Nam là cơ sở tài liệu quý giá giúp nghiên cứu sinh tiếp cận tham khảo,
  • 22. 16 soi chiếu và vận dụng vào việc viết luận án với chủ đề thực hiện chính sách dân tộc ở các tỉnh miền Bắc nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. 1.1.2. Các công trình khoa học của Lào Từ khi đất nước hoàn thành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và thành lập nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào vào năm 1975, dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Đảng đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách nhằm trực tiếp thúc đẩy sự phát triển toàn diện của các dân tộc. Chính sách lớn về vấn đề dân tộc được thể hiện thông qua chủ trương, đường lối, chính sách, tập trung ghi rõ trong văn kiện của các kỳ Đại hội của Đảng và các nghị quyết của Đảng thể hiện dưới dạng những quan điểm, chính sách cụ thể. Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước luôn luôn đổi mới phù hợp với hoàn cảnh lịch sử cụ thể của đất nước trong từng giai đoạn. Những chủ trương, chính sách lớn quan tâm đến vấn đề dân tộc được tỏa sáng sau khi tổ chức thực hiện Văn kiện Đại hội lần thứ IV đến nay. Văn kiện Đại hội lần thứ IV là điểm xuất phát công cuộc đổi mới đất nước. Từ Đại hội lần thứ IV chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước đã được cụ thể hóa ra các nghị định, các chương trình, các dự án lớn để làm thay đổi về mọi mặt đời sống của nhân dân các dân tộc. Đến năm 1992 Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã có Nghị quyết số 5 khóa VIII về công tác dân tộc và tôn giáo. Cụ thể hóa chủ trương, chính sách, các nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Nhà nước, một số cán bộ khoa học đã đi sâu nghiên cứu những vấn đề có liên quan dưới nhiều góc độ khác nhau. Các công trình nghiên cứu vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào mà luận án quan tâm một số công trình tiêu biểu như: - "Phát huy truyền thống đoàn kết dân tộc trong đại gia đình Lào thống nhất, quyết tâm bảo vệ Tổ quốc và xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa" của Cayxỏn Phômvihản [76]. Cuốn sách khái quát những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề dân tộc; từ đó nêu lên một số quan điểm của
  • 23. 17 Đảng về dân tộc và chính sách tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc trong đại gia đình Lào thống nhất. Tác giả nêu một số quan điểm của Đảng NDCM Lào về dân tộc và việc giải quyết vấn đề dân tộc; nêu lên những đặc trưng của dân tộc trong đại gia đình Lào thống nhất. - "Lịch sử hình thành và phát triển của cộng đồng dân tộc Lào" của Ma Hà Bun My Thếp Sỹ Mương [113]. Công trình này khái quát lịch sử hình thành và phát triển trải qua các thời kỳ lịch sử của dân tộc Lào; là tư liệu quan trọng trong việc tìm hiểu về các dân tộc Lào; cung cấp số liệu dân tộc; lịch sử hình thành và phát triển của các dân tộc Lào trong từng giai đoạn. - "Tìm hiểu các dân tộc ở Lào" của Viện Khoa học xã hội [123]. Nội dung chính của cuốn sách tổng hợp về địa lý của nước Lào, lịch sử hình thành và phát triển của xã hội và các dân tộc qua các thời kỳ lịch sử, cuộc sống và văn hóa của các dân tộc; hệ thống tổ chức quản lý của các dân tộc. Từ đó, đưa ra một số quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước Lào về vấn đề dân tộc ở Lào. Cuốn sách là một tài liệu có giá trị trong việc tiếp cận nghiên cứu những vấn đề về dân tộc nhất là những quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước Lào về vấn đề dân tộc, lịch sử hình thành và phát triển của các dân tộc ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. - "Tài liệu phổ biến tên gọi và chỉ số các dân tộc ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào" của Uỷ ban Dân tộc của Quốc hội [121]. Tài liệu này được phát hành và phổ biến theo Quyết định số 213/QH ngày 14 tháng 09 năm 2008 về việc thừa nhận tên gọi và chỉ số dân tộc ở CHDCND Lào, với mục đích làm cho mọi người nhận thức đúng đắn chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc thừa nhận tên gọi 49 dân tộc ở Lào, cho phù hợp với thực tiễn và khoa học; cùng với đó là kiềm chế, giải quyết và tiến tới xóa dần tên gọi dân tộc không phù hợp dẫn đến sự chia rẽ (Ví dụ: dân tộc Lào Lùm, dân tộc Lào Thơng và dân tộc Lào Sủng…); tài liệu còn tạo sự tăng cường khối đại đoàn kết, thống nhất của các dân tộc và bảo vệ, phát triển phong tục
  • 24. 18 tập quán và văn hóa tốt đẹp của các dân tộc, tạo môi trường để các dân tộc cùng nhau đoàn kết thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Tài liệu cung cấp đầy đủ các tên gọi của các dân tộc ở CHDCND Lào theo tình hình thực tiễn cuộc sống và văn hóa của các dân tộc hiện nay. - "49 dân tộc trong đại gia đình dân tộc Lào" của Ủy ban Dân tộc của Quốc hội [122]. Nội dung cuốn sách thể hiện quan điểm đúng đắn và sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với các dân tộc; thấy rõ kết cấu thống nhất và sự phong phú đa dạng về văn hóa, lối sống, tiếng nói của các dân tộc ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, cuốn sách tổng quát các quan điểm, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước Lào đối với vấn đề dân tộc. Theo theo công trình này: "dân tộc là cộng đồng người có một ngôn ngữ, có nguồn gốc lịch sử hình thành, có chung một nền văn hóa - xã hội, tin rằng có chung một nguồn gốc" [122, tr.09]. Tác giả cuốn sách khẳng định thực chất vấn đề dân tộc là: "xóa bỏ những mặc cảm giữa các dân tộc mà lịch sử đã để lại; tăng cường đoàn kết, bình đẳng giữa các dân tộc; cải thiện đời sống của cá dân tộc gắn liền với việc củng cố và hoàn thiện chế độ dân chủ nhân dân, xây dựng cơ sở vững chắc đảm bảo cho việc xây dựng và bảo vệ đất nước" [122, tr.13]. Từ đó, đưa ra 3 quan điểm chỉ đạo trong việc giải quyết vấn đề dân tộc: 1). Các dân tộc tồn tại và phát triển, không có một dân tộc nào bị xóa do việc nghiên cứu và khẳng định dân tộc là từ sự tự nguyện của các dân tộc. 2). Các dân tộc bình đẳng trong thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. 3). Đoàn kết hài hòa, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc; nâng cao quyền làm chủ tập thể gắn liền với sự bình đẳng và đoàn kết giữa các dân tộc [122, tr.16-17]. Cuốn sách là tài liệu quan trọng, để tác giả luận án tiếp thu những quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về dân tộc và giải quyết những vấn đề dân tộc ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào để tiếp tục triển khai các nội dung vào luận án.
  • 25. 19 - "Tăng cường bảo vệ quyền lợi của các dân tộc ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào" của Trung ương Mặt trận Lào Xây dựng đất nước[112]. Nội dung chính của cuốn sách là về đoàn kết dân tộc, truyền thống tinh thần yêu nước, tổng quan những quan điểm, chính sách cơ bản của Đảng và Nhà nước về vấn đề dân tộc, đoàn kết dân tộc. Cuốn sách là một tài liệu quan trọng giúp cho tác giả luận án tiếp cận các quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về dân tộc và việc giải quyết những vấn đề dân tộc tôn giáo ở Lào trong từng giai đoạn lịch sử cách mạng. - "Đảng Nhân dân Cách mạng Lào lãnh đạo xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay" của Bun thong Chit Ma Ny [5]. Luận án tiến sĩ chuyên ngành xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. Tác giả đã khái quát sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng nông thôn mới ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào; nêu lên những thực trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện tốt công tác xây dựng nông thôn mới ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Tác giả chỉ rõ cơ sở lý luận của Đảng NDCM Lào trong việc xây dựng nông thôn mới nhất là trên lĩnh vực nông - lâm nghiệp và việc xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. - "Vấn đề đói nghèo ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào" của Bộ Kế hoạch và Đầu tư [70]. Cuốn này tài liệu sơ kết từ cuộc điều tra về sử dụng và chi tiêu của hộ gia đình từ năm 2008 - 2013, cuốn sách nêu lên những yếu tố tác động, nguyên nhân của đói nghèo, từ đó chỉ rõ những con số đói nghèo trên các lĩnh vực của đời sống nhất là chỉ số so sánh trong từng giai đoạn, ở nông thôn, vùng DTTS và thành thị ở CHDCND Lào. Các số liệu trong cuốn sách đưa ra là tài liệu để luận án tiếp cận phục vụ cho nghiên cứu tiếp thu soi chiếu với các tài liệu khác. - "Quan điểm của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào về công tác dân tộc ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào" của Phu Thong Sỹ Văn Thong Khăm [114]. Tác giả đã khái quan những quan điểm cơ bản về dân tộc của Đảng
  • 26. 20 Nhân dân Cách mạng Lào qua các kỳ Đại hội. Từ đó, đề ra một số giải pháp nhằm tằng cường công tác dân tộc có hiệu quả hơn trong thời gian tới như: 1). Tăng cường việc xây dựng - hoàn thiện hệ thống trị trị cơ sở vững mạnh theo hướng xây dựng tỉnh thành đơn vị chiến lược, huyện thành đơn vị kế hoạch và bản thành đơn vị tổ chức thực hiện. 2). Đẩy mạnh sản xuất và mở rộng lưu thông hàng hóa nhằm thay đổi từ sản xuất dựa vào tự nhiên sang sản xuất hàng hóa, phát huy tiềm năng của các địa phương miền núi vùng cao và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân các dân tộc. - "Xây dựng bản và cụm bản phát triển ở CHDCND Lào trong giai đoạn mới" của Thanukoon Xayyasanh [118]. Tác giả khẳng định rằng trong giai đoạn mới hiện nay "Việc xuống địa phương xây dựng chính trị cơ sở, phát triển nông thôn và giải quyết vấn đề đói nghèo cho nhân dân là nhiệm vụ trọng tâm trước mắt và lâu dài" [118, tr.17]. Tác giả đã khái quát thực trạng quá trình xây dựng chính trị cơ sở, xây dựng bản và cụm bản phát triển từ năm 2004 - 2008 trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, từ đó đưa ra 6 giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện: 1). Khơi dậy chủ nghĩa yêu nước, yêu quê hương gắn liền với yêu chế độ mới. 2). Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an ninh - quốc phòng ở địa phương. 3). Tập trung thực hiện chiến lược ngừng chặt phá rừng làm nương rẫy gắn liền với việc giao khoán đất - rừng cho người dân tự quản và sử dụng. 4). Thực hiện tốt chính sách phúc lợi xã hội trong khám chữa bệnh và giáo dục cho con cháu nhân dân các dân tộc ở vùng sâu, vùng xa, khó khăn. 5). Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với công tác xây dựng chính trị ở cơ sở, xây dựng bản và cụm bản phát triển. 6). Tăng cường sự lãnh đạo của đảng là yếu tố khách quan tiên quyết sự thành công. - "Tăng cường đoàn kết giữa các dân tộc ở CHDCND Lào trong giai đoạn mới" của Noichansucmalay Sanhyasit [118]. Tác giả khẳng định: " Tăng cường đoàn kết giữa các dân tộc trong giai đoạn mới hiện nay là nhiệm vụ
  • 27. 21 chiến lược lâu dài của Đảng, đoàn kết dân tộc là một yêu cầu khách quan, là sức mạnh mạnh tổng thể và trở thành yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của đất nước" [118, tr.7]. Tác giả đưa ra 4 quan điểm để tăng cường đoàn kết giữa các tộc: 1). Xây dựng khối liên minh giai cấp công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức làm nòng cốt cho đoàn kết giữa các dân tộc. 2). Thực hiện tốt quyền và sự bình đẳng giữa các dân tộc và tầng lớp. 3). Đấu tranh chống lại và giải quyết những hành vi chia rẽ đoàn kết dân tộc. 4). Tăng cường giáo dục nhân dân các dân tộc về truyền thống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước. Nói chung, các công trình của các tác giả khoa học của Lào có những nội dung quan trọng thể hiện những quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước Lào dưới nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau, góp phần làm sáng tỏ những vấn đề có liên quan đến việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Lào trong thời gian qua. Nhưng chưa có công trình riêng biệt nào nghiên cứu về thực hiện chính sách dân tộc ở các tỉnh miền Bắc nước CHDCND Lào. Luận án này là một cố gắng bước đầu của tác giả, nhằm đóng góp một phần vào việc nghiên cứu, làm rõ việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước trên phạm vi miền Bắc nước CHDCND Lào. 1.2. NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1.2.1. Những giá trị của các công trình có liên quan đến đề tài luận án Các công trình nghiên cứu nêu trên có những giá trị khoa học mà tác giả luận án luận án tham khảo và kế thừa quá trình nghiên cứu như: Một là, những công trình nghiên cứu này là những tài liệu quý cả về cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn để tác giả luận án tham khảo trong quá trình triển khai mục tiêu và nhiệm vụ của mình. Các công trình này đã gợi mở ra tính cấp thiết của việc nghiên cứu vấn đề dân tộc và những cơ sở lý luận về vấn đề dân tộc, chính sách dân tộc với cách tiếp cận khác nhau.
  • 28. 22 Hai là, các công trình nghiên cứu đã có những đóng góp quan trọng vào việc làm sáng tỏ nhiều vấn đề về dân tộc theo nguyên tắc của chủ nghĩa Mác - Lênin, quan niệm về bình đẳng giữa các dân tộc, đoàn kết dân tộc, quan hệ các dân tộc trong điều kiện hiện nay. Ba là, các công trình nghiên cứu đã tập trung phân tích những quan điểm, nội dung chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam những năm qua trong điều kiện thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và ở CHDCND Lào trong quá trình thực hiện chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng NDCM Lào đến nay. Bốn là, các công trình nghiên cứu trên đây đã tập trung và làm sáng tỏ những yếu tố tác động, phân tích thực trạng việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam và Lào trong từng giai đoạn. Từ đó, đề ra những phương hướng, giải pháp nhằm tiếp tục tổ chức thực hiện chính sách dân tộc trong giai đoạn mới hiện nay. Các công trình nghiên cứu trên đều là những công trình khoa học có giá trị lý luận và thực tiễn cao giúp tác giả nghiên cứu, tham khảo. Tuy nhiên, còn những vấn đề mà các công trình khoa học chưa đi sâu nghiên cứu. Đó là: Một là, chưa có những nghiên cứu sâu và đánh giá về những chính sách, chương trình, những quy định dành riêng cho đồng bào dân tộc thiểu số đảm bảo tính đặc thù và bản sắc văn hóa riêng của từng khu vực, từng dân tộc ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào. Hai là, chưa có công trình khoa học được viết ở Lào đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống về chính sách dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Lào ở các tỉnh miền Bắc nước Lào. Các công trình khoa học của Lào mới chỉ tập trung dưới khía cạnh vấn đề liên quan đến dân tộc, chính sách dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc trên lĩnh vực nào hoặc một tỉnh nào đó. 1.2.2. Những vấn đề luận án cần được tiếp tục nghiên cứu Một là, luận án tiếp tục trình bày một cách có hệ thống những cơ sở lý luận về dân tộc, chính sách dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc, trên cơ sở
  • 29. 23 làm rõ các phạm trù, khái niệm liên quan đến dân tộc. Hệ thống quan điểm của Đảng NDCM Lào về vấn đề dân tộc; chỉ rõ những yếu tố tác động đến việc tổ chức thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Lào ở các tỉnh miền Bắc nước Lào trong giai đoạn hiện nay. Hai là, luận án chú ý tập trung nghiên cứu, phân tích thực trạng, đánh giá những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân trong việc thực hiện chính sách dân tộc ở các tỉnh miền Bắc nước CHDCND Lào trên lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội và an ninh - quốc phòng. Ba là, từ những phân tích về thực trạng, thành tựu, hạn chế và nguyên nhân, luận án đề xuất những quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách dân tộc ở các tỉnh miền Bắc nước CHDCND Lào trong giai đoạn mới. Kết luận chương 1 Trong chương này tác giả tập trung phân tích, tổng hợp những nội dung quan trọng có liên quan đến đề tài mà các công trình cả ở Việt Nam và ở Lào đã nghiên cứu dưới nhiều khía cạnh và góc độ khác nhau về dân tộc, chính sách dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc, những nguyên tắc, quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về dân tộc và việc thực hiện chính sách dân tộc ở Việt Nam và Lào. Các công trình nghiên cứu trên là tài liệu quý báu cho tác giả tham khảo, soi chiếu nhằm thực hiện hoàn thành những vấn đề cần phải được tiếp tục đi sâu nghiên cứu với phạm vi nghiên cứu trên địa bàn các tỉnh miền Bắc nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Như vậy, tác giả chọn đề tài "Thực hiện chính sách dân tộc ở các tỉnh miền Bắc nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay" là có tính cấp thiết phù hợp với yêu cầu thực tiễn cấp bách của cách mạng hiện nay cũng như yêu cầu trong việc thực hiện chính sách dân tộc ở CHDCND Lào nói chung và ở các tỉnh miền Bắc nước Lào nói riêng.
  • 30. 24 Chương 2 MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC Ở CÁC TỈNH MIỀN BẮC NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 2.1. DÂN TỘC, CHÍNH SÁCH DÂN TỘC VÀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 2.1.1. Dân tộc và dân tộc ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào 2.1.1.1. Quan niệm về dân tộc Từ phân tích các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Tác giả rút được khái niệm dân tộc được sử dụng theo 2 nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, dân tộc là cộng đồng chính trị - xã hội, hay cộng đồng cư dân của một nước (Nation), theo nghĩa hẹp, dân tộc là cộng đồng mang tính tộc người, hay thành phần dân tộc (Ethnie). Mỗi một hình thức cộng đồng đều có những đặc trưng cơ bản nhất định. * Dân tộc với tư cách là cộng đồng chính trị - xã hội (Nation): Là cộng đồng dân tộc của một quốc gia hình thành, tồn tại và phát triển dựa trên những đặc trưng cơ bản được chỉ đạo với một nhà nước thống nhất, có ngôn ngữ giao tiếp chung, có chung một lãnh thổ thống nhất, có phương thức kinh tế chung và có một nền văn hóa tâm lý chung. (ví dụ: dân tộc Lào, dân tộc Việt Nam, dân tộc Căm pu chia, dân tộc Thái Lan…) - Là cộng đồng người được chỉ đạo với một nhà nước thống nhất: cộng đồng chính trị - xã hội chỉ trở thành dân tộc khi có một Nhà nước thống nhất quản lý, chỉ đạo thông qua việc hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật. - Có ngôn ngữ giao tiếp chung (quốc ngữ): trong một quốc gia đa tộc người, cộng đồng dân tộc - quốc gia sẽ tự chọn cho mình một ngôn ngữ làm công cụ giao tiếp chung (quốc ngữ). Ngôn ngữ chung này phải bao gồm cả hai yếu tố - ngôn ngữ nói (tiếng nói) và ngôn ngữ viết (chữ viết).
  • 31. 25 - Có lãnh thổ chung thống nhất: dân tộc được hình thành và phát triển khi lãnh thổ được thống nhất, không còn hiện tượng cát cứ, chia cắt. Lãnh thổ của dân tộc quốc gia là toàn bộ vùng đất, vùng trời, vùng biển và thềm lục địa của quốc gia được pháp luật quốc gia và công pháp quốc tế ghi nhận. - Có phương thức kinh tế chung: mặc dù giữa các tộc người còn có sự chênh lệch về trình độ phát triển, nhưng trong tổng thể cộng đồng dân tộc quốc gia sẽ có chung một phương thức kinh tế thống nhất, tạo ra quan hệ giao lưu kinh tế, thúc đẩy kinh tế dân tộc phát triển. - Có tâm lý, văn hoá chung Sự thống nhất về ngôn ngữ giao tiếp, lãnh thổ và kinh tế đã tạo nên sự thống nhất trong tâm lý, văn hoá của cộng đồng dân tộc, quốc gia. Văn hoá thống nhất không bài trừ tính đa dạng, phong phú của văn hoá các tộc người. Ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, đó là nền văn hoá Lào thống nhất trong đa dạng văn hoá các tộc người. * Dân tộc với tư cách là cộng đồng tộc người: Dân tộc - tộc người (Ethnie) được xem là cộng đồng người ổn định hình thành trong quá trình lịch sử của xã hội có chung ngôn ngữ tộc người, có chung những đặc điểm văn hoá tộc người và có chung ý thức tự giác tộc người. Thực chất đó là các tộc người (hay các thành phần dân tộc). Ở CHDCND Lào, theo cách gọi thông thường có 49 dân tộc. Ví dụ: Dân tộc Lào, dân tộc Thái, dân tộc Mông, dân tộc Kưm Mụ… - Có chung ngôn ngữ tộc người: ngôn ngữ tộc người là tiếng mẹ đẻ của cư dân các tộc người. Do lịch sử phát triển các tộc người không giống nhau, có tộc người có cả ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, có tộc người chỉ tồn tại ngôn ngữ nói. Tiêu chí chủ yếu để xác định ngôn ngữ tộc người ở Lào hiện nay là tiếng nói của cư dân các tộc người. Ngôn ngữ tộc người là phương tiện giao tiếp giữa các thành viên trong cùng tộc người. - Có chung những đặc điểm văn hoá tộc người: cư dân các tộc người ngoài những giá trị chung của văn hoá dân tộc - quốc gia, đều lưu giữ những
  • 32. 26 giá trị, bản sắc văn hoá của từng tộc người. Trong điều kiện mở rộng giao lưu kinh tế, văn hoá, các tộc người đã tiếp thu, cải biến các giá trị văn hoá của nhau. Văn hoá vật chất đã có nhiều thay đổi theo hướng tăng lên những giá trị tương đồng, giảm đi những giá trị khác biệt. Tuy nhiên trong văn hoá tinh thần (phong tục, tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo...) của các tộc người còn lưu giữ lâu dài những giá trị văn hoá tộc người. - Có chung ý thức tự giác tộc người: cư dân các cộng đồng tộc người đều có chung ý thức, tình cảm hướng về cội nguồn tổ tiên mình, đều có chung ý thức về tên tự gọi của tộc người mình, tạo nên ý thức tự giác tộc người. Đây là đặc trưng quan trọng nhất khi xác định các tộc danh (các thành phần dân tộc) trong các quốc gia đa tộc trên thế giới cũng như ở từng quốc gia. Ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, việc nghiên cứu lịch sử hình thành, phát triển và phần loại dân tộc mới được thực hiện rõ hơn từ Đại hội lần thứ V của Đảng NDCM Lào năm 1991 đến nay. Quá trình nghiên cứu tìm hiểu về các dân tộc đã được tổng kết và đưa vào Quốc hội thông qua vào năm 2008. Từ đó định nghĩa về dân tộc ở CHDCND Lào được khẳng định rõ. Theo cuốn sách 49 dân tộc trong đại gia đình dân tộc Lào của Ủy ban Dân tộc của Quốc hội Lào cho rằng: "dân tộc là cộng đồng người có một ngôn ngữ, có nguồn gốc lịch sử hình thành, có chung một nền văn hóa - xã hội, tin rằng có chung một nguồn gốc" [122, tr.09]. 2.1.1.2. Đặc điểm của dân tộc ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào là một quốc gia đa dân tộc, theo Nghị quyết số 213/QH , của Quốc hội Lào ra ngày 24 tháng 09 năm 2008, bao gồm 49 dân tộc anh em [121, tr.4] (xem phụ lục 2). Sự hình thành cộng đồng các dân tộc Lào từ lâu đời trên cơ sở quy tụ, hòa hợp những dân tộc bản địa với các dân tộc từ nơi khác đến cùng chung sống trên một vùng lãnh thổ vững chắc trải qua nhiều thế hệ. Vì vậy, sự hình thành và phát triển của dân tộc Lào có những đặc điểm riêng, không hoàn toàn giống như quá trình hình thành và
  • 33. 27 phát triển của các dân tộc ở phương Tây. Do nhiều yếu tố đặc thù, các dân tộc Lào đã có mặt từ sớm qua nhiều thế hệ trên mạnh đất nước này. Sự hình thành và phát triển dân tộc Lào gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước. Trong lịch sử, cộng đồng các dân tộc Lào, buổi ban đầu được tập trung xây dựng, cư trú, sinh sống ở dãy núi Trường Sơn. Qua rèn luyện, thử thách trong quá trình dựng nước và giữ nước, cộng đồng các dân tộc Lào ngày càng lớn mạnh, gắn bó bền chặt hơn. Tính thống nhất, xu thế đoàn kết, hòa hợp dân tộc ngày càng được củng cố vững chắc. Dân tộc Lào đã hình thành và đã trở thành một quốc gia dân tộc thống nhất ngay trong chế độ phong kiến, đến thế kỷ XIV, dưới sự lãnh đạo, chỉ huy của Vua Phạ Ngừm, đã hội tụ được các dân tộc và khai sáng thành lập đất nước Lạn Xảng (Vương quốc Triệu Voi). Các dân tộc Lào vừa mang những yếu tố chung của các dân tộc trên thế giới, vừa có những đặc điểm đặc thù: Một là: các dân tộc Lào có truyền thống đoàn kết trong quá trình dựng nước và giữ nước [122, tr.06]. Dân tộc Lào là một dân tộc có lịch sử lâu đời gắn với quá trình xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Tuy các dân tộc có sự khác biệt về tộc danh, văn hóa và lối sống, nhưng trong một quá trình cố kết để chống ngoại xâm và khắc phục thiên tai, các dân tộc đều nhận thấy mình là con cháu của vùng đất này, cùng chung một số phận, biết dựa vào nhau, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau cùng tồn tại và phát triển cho đến ngày nay. Trải qua thực tiễn đấu tranh dựng nước và giữ nước trong các thời kỳ lịch sử, nhân dân Lào các dân tộc đã tạo nên truyền thống tốt đẹp của mình như: chủ nghĩa yêu nước, đoàn kết đấu tranh bất khuất và tinh thần cần cù sáng tạo trong lao động thể hiện qua các thời kỳ lịch sử: Lịch sử dân tộc Lào ngày nay, mà trước kia là Vương quốc Lạn Xảng có nhiều thăng trầm do bị ảnh hưởng từ các tiểu bang của Lào. Ngay từ khi
  • 34. 28 bắt đầu thành lập nên vương triều của mình, cũng là sự mâu thuẫn, xung đột vũ trang để đi đến thống nhất quốc gia. "Sự ra đời của Vương quốc Lạn Xảng là một quá trình chinh phục các tiểu quốc lân cận của một vị anh hùng vua Phả Ngừm" [64, tr.3]. Vào thế kỷ XI - XIII, trong các thung lũng của con sông Mê kông chảy qua miền Bắc nước Lào đã hình thành nên những tiểu quốc như "Mường Xinh, Mường Xay, Mường Hun…tại miền trung, lưu sông Mê Kông có một số tiểu quốc lớn hơn như Mường Xoa, Mường Khăm kớt, Bát Xắc…,đa số các tiểu quốc này đều bị lệ thuộc vào vương quốc Căm pu chia ở phía Nam" [113, tr.12]. Trước khi tập hợp lập thành Vương quốc Lạn Xảng, nhân dân các dân tộc đã có truyền thống đoàn kết chặt chẽ giúp đỡ nhau trong sản xuất, chống thú dữ bảo vệ cộng đồng, các gia đình cố kết giúp đỡ lẫn nhau trong lễ cưới hỏi, các lễ hội theo phong tục tập quán, xây nhà cửa và công việc chăn nuôi. Năm 1353, sau những ngày tháng lãnh đạo nhân dân Lạn Xảng chiến đấu anh dũng Phả Ngừm thống nhất đất nước và lên ngôi vua ở Xiềng đông - Xiềng thong (hiện nay là Luông Pha Bang). Đây là kết quả của một quá trình đấu tranh quyết liệt để chống lại tình trạng phân chia đất nước và sự lệ thuộc ngoại bang [113, tr.14]. "Vương quốc Lạn Xảng được thành lập, dưới sự lãnh đạo của vua Phạ Ngừm là giai đoạn hùng mạnh, nhân dân các dân tộc Lào có sự đoàn kết gắn bó chặt chẽ với nhau bảo vệ đất nước, đấu tranh chống sự xâm lược của phong kiến Siam (Thái Lan) và phong kiến Myanmar [64, tr.3], đồng thời phát triển kinh tế, tổ chức sản xuất, duy trì cuộc sống và phát triển văn hóa. Có thể nói, thời kỳ này là điểm khởi đầu thành lập của quốc gia - dân tộc Lào. Cuối thế kỷ XVII, nhân dân các dân tộc Lào bị các thế lực bên ngoài lợi dụng tư tưởng kỳ thị để chia rẽ khối đoàn kết dân tộc và tạo ra sự nghi kỵ trong từng dân tộc. Điều đó, làm cho sức mạnh và quyền lực vương quốc Lạn Xảng bị phân tán, cuối cùng trở thành thuộc địa của phong kiến nước ngoài.
  • 35. 29 Cuối thế kỷ XVIII, Lào bị thực dân Pháp xâm lược. "Trước tình hình đó, truyền thống dân tộc lại lần nữa được phát huy tạo thành sức mạnh to lớn trong phong trào chống kẻ thù ngoại xâm. Tiêu biểu là phong trào đấu tranh của các lãnh tụ Phò Kà Đuột, Ông Kẹo, Ông Côm Mạ Đam, Chậu Phạ Pặt Chay… nhằm giành độc lập dân tộc [64, tr.3]. Đến giữa thế kỷ XX, dưới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào, truyền thống đoàn kết dân tộc đã được củng cố trở thành khối đại đoàn kết dân tộc trong đại gia đình dân tộc Lào. "Truyền thống đoàn kết dân tộc được thống nhất trên cơ sở đường lối, chính sách của Đảng có hệ tư tưởng soi đường là chủ nghĩa Mác - Lênin đã khơi dạy sức mạnh và tinh thần cách mạng của các dân tộc nhằm cùng nhau đấu tranh giành lại độc lập dân tộc, cùng nhau xây dựng và bảo vệ đất nước" [64, tr.4]. Do yêu cầu của cuộc đấu tranh nhằm chinh phục thiên nhiên, phát triển nông nghiệp trong trồng trọt, chăn nuôi, đòi hỏi các cư dân phải cố kết với nhau. Các dân tộc Lào từ trước đến nay phần lớn sống bằng nghề làm nương rẫy, trồng lúa nước và luôn chịu sự chi phối của thiên nhiên. Vì thế, con người phải sớm cố kết lại để khắc phục thiên tai. Công cuộc chinh phục thiên nhiên, phát triển nông nghiệp đòi hỏi các thành viên trong cộng đồng sớm quần tụ lại trong bản, làng để tồn tại và phát triển. Nhiều làng, tập hợp lại trong một cộng đồng lớn hơn là nước, quốc gia với cơ cấu nhà nước trung ương tập quyền có khả năng xây dựng và quản lý các công trình thủy lợi, trị thủy lớn phục vụ sản xuất, đời sống. Nhân dân các dân tộc qua thực tế cuộc sống hiểu rất rõ là cần phải đoàn kết để đấu tranh với mọi lực lượng thù địch giữ vững quyền làm chủ của mình. Sự thống nhất đoàn kết cùng làm chủ đã đem lại những lợi ích thiết thực cho mỗi dân tộc cả về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Hai là: Các dân tộc sống xen kẽ với nhau, không có lãnh thổ riêng và xu hướng xen kẽ giữa các dân tộc ngày càng tăng Quá trình hình thành và phát triển của dân tộc luôn chịu ảnh hưởng bởi những biến động lịch sử; luôn phải đấu tranh chống lại nạn ngoại xâm, khiến
  • 36. 30 cho nhiều dân tộc không còn giữ được nguyên vẹn thiết chế xã hội ban đầu. Các dân tộc ở các tỉnh miền Bắc nước Lào, ở vùng cao, vùng núi Trường Sơn, hầu như đều bị phân tán, cư trú xen kẽ trong các tổ chức buôn, làng, bản. Tuy nhiên, quan hệ dân tộc, bản sắc dân tộc vẫn khá bền vững, đậm nét và sâu sắc. Địa bàn cư trú xen kẽ giữa các dân tộc không chỉ dừng ở cấp tỉnh mà xuống đến tận bản. Tình trạng bản chỉ thuần một dân tộc cư trú rất ít. Có những địa phương, có những dân tộc tuy cư trú xen kẽ nhưng vẫn còn giữ được tính chất tập trung theo vùng, nhưng cũng có những dân tộc cư trú xen kẽ và hoàn toàn phân tán [124, tr.46]. Nhu cầu cư trú và sự phát triển của kinh tế - xã hội đã khiến cho nhân dân các dân tộc phải tập hợp đông đảo, cư trú xen kẽ với nhau giữa các dân tộc diễn ra ngày một nhanh chóng và ngày càng sâu đậm nổi bật. Mặc dù ở một số vùng có sự cư trú tương đối đông của một dân tộc nào đó, song không có một dân tộc nào lại cư trú riêng biệt, tập trung trên một địa bàn nhất định mà trải rộng trên nhiều vùng, nhiều đơn vị hành chính khác nhau. Do đó, trong cùng một dân tộc cũng có sự chênh lệch về kinh tế, văn hóa khác nhau, quyền lợi của họ gắn bó chủ yếu, mật thiết với địa phương và nhân dân trong vùng đang cư trú. Quá trình phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần gắn với cơ chế thị trường hiện nay, do nhu cầu phát triển văn hóa giáo dục, do yêu cầu quốc phòng, an ninh... đã tạo cơ sở đẩy nhanh tốc độ và hình thức cư trú xen kẽ, hòa nhập giữa các dân tộc. Ba là: Các dân tộc có sự chênh lệch về nhiều mặt kinh tế và trình độ văn hóa, tâm lý Do sự đa dạng về dân tộc và đa dạng về điều kiện thiên nhiên, khí hậu, đất đai, các bộ phận dân cư sống ở những vùng khác nhau chịu sự tác động về nhiều mặt bởi những điều kiện khó khăn, thuận lợi khác nhau nên trình độ phát triển các mặt của các dân tộc, các vùng cũng khác nhau. Đều là các DTTS, nhưng bộ phận dân cư ở gần đường giao thông, gần thị trấn, thị xã, các tụ điểm,
  • 37. 31 trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị, có điều kiện thiên nhiên thuận lợi hơn... thì bộ phận dân cư đó sẽ phát triển nhanh hơn. Ngược lại, bộ phận dân cư nào ở vùng núi cao, vùng xa xôi hẻo lánh, khí hậu, khắc nghiệt, địa thế hiểm trở, đi lại khó khăn, đất đai cằn cỗi,... thì phát triển chậm, trình độ các mặt thấp hơn. Cho nên, sự chênh lệch về các mặt giữa các dân tộc còn mang dấu ấn của sự đa dạng dân tộc và sự đa dạng của các vùng cư trú. Quá trình xây dựng, phát triển kinh tế là cơ sở và là chìa khóa để giải quyết mọi vấn đề về tình trạng chênh lệch hiện nay giữa các dân tộc. Phát triển kinh tế phải được xây dựng trên cơ sở khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, từng dân tộc. Mấy chục năm qua, công cuộc cải tạo và xây dựng kinh tế, xã hội, văn hóa các DTTS còn chậm, do điểm xuất phát rất thấp. Họ vừa phải ổn định đời sống, định canh định cư, cải tạo và xây dựng theo những mục tiêu kinh tế, xã hội cơ bản, vừa tổ chức sản xuất theo hướng CNH, HĐH, phát huy thế mạnh tham gia vào phân công lao động chung của cả nước, khắc phục xóa bỏ những thói quen, sự lạc hậu trì trệ, phấn đấu thực hiện nâng cao đời sống vật chất tinh thần. Trình độ học vấn của nhân dân các DTTS tuy có những cố gắng, tiến bộ song vẫn còn ở mức thấp. Các DTTS, nhìn chung tỷ lệ mù chữ khá cao và số người có trình độ học vấn cao lại rất ít. Đặc biệt, hiện nay một số dân tộc ở vùng sâu, vùng xa, vùng cao, số các cháu bỏ học rất nhiều; các cháu đến độ tuổi đi học không đến trường cũng còn khá phổ biến [122, tr.06]. Bốn là: Kết cấu các dân tộc của cộng đồng các dân tộc Lào anh em phong phú đa dạng, có quan hệ nguồn gốc với dân tộc ở các nước láng giềng xung quanh Đất nước Lào là nơi tụ cư của nhiều dân tộc từ các nơi khác đến sinh sống. Có những nhóm cư dân là người bản địa đã cư trú ngay từ những ngày đầu trên mảnh đất này. Có những nhóm cư dân do điều kiện lịch sử đã di cư từ nơi khác đến và lập nghiệp từ hàng ngàn năm trước và cũng có những
  • 38. 32 nhóm cư dân mới nhập cư vào sinh sống mới ở Lào vài trăm năm nay. Để chống chọi với thiên tai và giặc ngoại xâm, bảo vệ và xây dựng cuộc sống, các dân tộc đã quần tụ bên nhau, hợp sức với nhau như anh em một nhà, hình thành cộng đồng dân tộc Lào. Các dân tộc sinh sống ở gần biên giới thường có mối quan hệ đồng tộc, thân tộc với các dân tộc ở các nước xung quanh như: Việt Nam, Myanmar, Căm pu chia, Trung Quốc, Thái Lan,... Đây là vấn đề cần được chú ý xem xét, giải quyết đúng đắn cả về phương diện lịch sử và phương diện chính trị - xã hội trong giai đoạn hiện nay. Tuy có nguồn gốc lịch sử, phong tục, tập quán, tâm lý, ngôn ngữ, cư trú trên các miền khác nhau của đất nước và dân số không đều nhau, song các dân tộc ở Lào từ lâu đã chung sống hòa hợp gắn bó, đoàn kết thành một khối thống nhất không thể chia cắt, đồng thời từng dân tộc vẫn không ngừng phát triển tự khẳng định sắc thái văn hóa độc đáo của mình. Điều đó thể hiện rõ nét ở sự thống nhất và đa dạng trong cộng đồng đại gia đình dân tộc Lào. Mỗi dân tộc đều có ngôn ngữ và đặc điểm văn hóa riêng, nhưng tổng hòa đã tạo nên một nền văn hóa dân tộc Lào thống nhất, phong phú, đa dạng. Các dân tộc gia nhập cộng đồng vẫn bảo tồn và lưu giữ cho riêng mình một bản sắc văn hóa, một tính cách dân tộc, nhưng đều đóng góp vào kho tàng văn hóa dân tộc Lào. Nền văn hóa riêng của các dân tộc thể hiện ở cả văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Sự khác biệt giữa các nền văn hóa phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội, lịch sử của mỗi dân tộc, cũng vì vậy, tính cách của các dân tộc vẫn chứa đựng những điểm khác nhau [122, tr.06]. Từ những đặc điểm nêu trên, vấn đề dân tộc luôn luôn là vấn đề rộng lớn, phức tạp và lâu dài. Vì vậy cần xem xét vấn đề dân tộc như là vấn đề xã hội - chính trị toàn diện gắn liền với mục tiêu: "Dân giàu hạnh phúc, nước phồn vinh hùng mạnh, xã hội đoàn kết hài hòa, công bằng, dân chủ, văn minh" [110, tr.15]; tiến tới xây dựng đất nước theo mục tiêu cuối cùng là đưa đất nước tiến lên CNXH.
  • 39. 33 2.1.2. Khái niệm chính sách dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Lào 2.1.2.1. Khái niệm chính sách dân tộc Chính sách dân tộc là hệ thống các quan điểm, chủ trương, giải pháp giải quyết các quan hệ tộc người của Đảng và Nhà nước nhằm phát triển toàn diện về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và an ninh - quốc phòng các vùng DTTS và miền núi. Đối tượng tác động trực tiếp của chính sách dân tộc là các dân tộc, các vùng DTTS. Chính sách dân tộc là bộ phận gắn bó trong hệ thống chính sách của Đảng và Nhà nước Lào, có vai trò to lớn trong việc củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ đất nước. Chính sách dân tộc là phương tiện để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của công tác dân tộc được đề ra trong các thời kỳ cách mạng. Thông qua chính sách dân tộc mà các quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước mới trở thành sức mạnh vật chất, tác động đến đời sống của đồng bào các dân tộc; thúc đẩy sự phát triển của các các dân tộc, các địa phương và quốc gia. Chỉ có thông qua chính sách dân tộc thì các nhiệm vụ của công tác dân tộc về kinh tế, văn hóa, xã hội, đào tạo cán bộ, an ninh - quốc phòng vùng DTTS... mới đi vào cuộc sống, mới đến được với các dân tộc, làm cho các dân tộc cảm nhận và thấy được quan điểm, đường lối, sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với nhân dân các dân tộc, thông qua thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách đã đề ra. Nội dung bao trùm, mang tính nguyên tắc của chính sách dân tộc ở Lào hiện nay là: thực hiện bình đẳng, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc, mọi dân tộc đều có quyền bảo tôn, phát triển phong tục tập quán và văn hóa tốt đẹp của dân tộc và của cộng đồng dân tộc Lào. Chỉ có thực hiện đồng bộ các nội dung mang tính nguyên tắc vừa nêu thì cộng đồng dân tộc Lào mới có thể tiến hành thắng lợi sự nghiệp đưa đất nước thoát khỏi tình trạng đói nghèo, chuẩn bị tiền đề cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá; xây dựng và bảo vệ đất nước theo mục tiêu xã hội chủ nghĩa.
  • 40. 34 Chính sách dân tộc có các nội dung cụ thể phản ánh các yêu cầu, nhiệm vụ trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội và an ninh - quốc phòng. Về chính trị: Chính sách dân tộc góp phần nâng cao tính tích cực chính trị của công dân; nâng cao nhận thức của cán bộ và đồng bào các DTTS về tầm quan trọng của vấn đề dân tộc, đoàn kết các dân tộc, thống nhất với mục tiêu chung là: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; Dân giàu hạnh phúc, nước phồn vinh hùng mạnh, xã hội đoàn kết hài hòa, công bằng, dân chủ, văn minh [110, tr.16]. Về kinh tế: Thực hiện các nội dung kinh tế thông qua các chương trình, dự án phát triển kinh tế, phát triển cơ sở hạ tầng cần thiết ở các vùng DTTS, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế nhiều thành phần ở các vùng này, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống, thu nhập giữa cư dân các tộc người, các vùng, miền. Thực hiện tốt chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng căn cứ cách mạng. Về văn hoá - xã hội: Giữ gìn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống của các tộc người, góp phần xây dựng nền văn hoá thống nhất những điểm chung là đoàn kết, yêu nước, thống nhất đất nước nhưng tôn trọng và bảo tồn sự đa dạng bản sắc văn hoá tộc người; nâng cao trình độ văn hoá, xây dựng môi trường, thiết chế văn hoá phù hợp với điều kiện của các tộc người; thực hiện bình đẳng về văn hoá giữa các dân tộc; đồng thời, mở rộng giao lưu văn hoá với các quốc gia trên thế giới và khu vực. Nhiều vấn đề xã hội, công bằng, bình đẳng xã hội giữa cư dân các dân tộc phải được giải quyết trong nội dung xã hội của chính sách dân tộc. Để thúc đẩy sự phát triển về mặt xã hội, giải quyết các quan hệ tộc người, cần thiết phải xử lý mối quan hệ giữa kế thừa những giá trị tích cực trong thiết chế xã hội truyền thống và các quan hệ xã hội của các DTTS trong quá trình xây dựng, phát huy vai trò của hệ thống chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội ở các vùng DTTS.
  • 41. 35 Về an ninh - quốc phòng: Vùng đồng bào DTTS là các vùng có vị trí chiến lược về an ninh - quốc phòng (đây là các vùng rừng - núi, biên giới, cửa khẩu thông thương). Vì vậy, trong chính sách dân tộc phải bảo đảm nội dung an ninh - quốc phòng ở các vùng DTTS, góp phần giữ vững an ninh - quốc phòng của đất nước trong điều kiện xây dựng và bảo vệ đất nước. Do vậy, trong công tác dân tộc, việc xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách có ý nghĩa quyết định đến sự thành công, quyết định đến kết quả mục tiêu, nhiệm vụ mà công tác dân tộc đề ra trong các giai đoạn cách mạng. Chính sách an ninh - quốc phòng có tầm quan trọng lớn đối với sự tồn tại và phát triển của các dân tộc trong cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng, đổi mới đất nước có ý nghĩa quan trọng đến thành tựu chung của cách mạng và thành tựu riêng của công tác dân tộc. Lịch sử đã chứng minh, giai cấp thống trị trong mỗi thời đại lịch sử đều đưa ra những phương thức giải quyết vấn đề dân tộc và quan hệ dân tộc theo quan điểm, ý thức hệ của giai cấp mình. Các phương thức giải quyết thường được gọi là chính sách dân tộc. Như vậy, chính sách dân tộc thể hiện ý chí của giai cấp thống trị xã hội, nắm quyền lãnh đạo và quản lý xã hội trong một thời kỳ lịch sử nhất định. Mục đích của chính sách đó nhằm điều chỉnh các mối quan hệ dân tộc, giải quyết vấn đề dân tộc trong một quốc gia theo quan điểm của giai cấp thống trị tại quốc gia đó, chính sách dân tộc cũng là cơ sở đề giải quyết mối quan hệ giữa các quốc gia dân tộc trong khu vực và quốc tế. Chính sách dân tộc tác động đến các dân tộc và mối quan hệ giữa các dân tộc là nhằm mục đích phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, an ninh - quốc phòng ở các vùng của các dân tộc, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân các dân tộc, xây dựng mối quan hệ giữa các dân tộc một cách tốt đẹp. Chính vì vậy, trong thực tế, các nội dung, nhiệm vụ chính sách dân tộc xen kẽ với nội dung, nhiệm vụ của hệ thống
  • 42. 36 chính sách kinh tế, xã hội. Trong nhận thức, không thể tách biệt, cô lập tuyệt đối chính sách dân tộc thành một chính sách riêng rẽ mà phải thấy nó là một bộ phận hữu cơ trong hệ thống chính sách của Đảng. Một mặt, chính sách dân tộc chịu sự tác động của chính sách kinh tế, xã hội; mặt khác chính sách dân tộc luôn tác động trở lại đối với các chính sách kinh tế, xã hội. Chính sách dân tộc chỉ có thể được thực hiện đúng đắn, có hiệu quả thông qua quá trình thực hiện chính sách kinh tế - xã hội phù hợp với điều kiện cụ thể và đặc điểm của từng vùng, từng dân tộc. Vì, các dân tộc là những thành viên trong cộng đồng dân tộc Lào, nếu chính sách dân tộc được thực hiện có hiệu quả sẽ tác động tích cực đến việc thực hiện hệ thống chính sách phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh toàn quốc. Chính sách dân tộc chú ý đầy đủ đến những đặc điểm tự nhiên, lịch sử, xã hội, phong tục tập quán, văn hóa của các dân tộc; tôn trọng lợi ích, nguyện vọng của các dân tộc. Từ đó, khai thác, phát huy mọi tiềm năng thế mạnh, vai trò chủ động, sáng tạo và nội lực của địa phương, của các dân tộc. Như vậy, chính sách dân tộc là một bộ phận hữu cơ trong hệ thống chính sách của Đảng và Nhà nước. Chính sách dân tộc thể hiện quan điểm chính trị của Đảng trong việc giải quyết mối quan hệ giữa các dân tộc. Chính sách dân tộc được thực hiện thông qua quá trình thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Tóm lại: Chính sách dân tộc là một bộ phận của hệ thống chính sách quốc gia, là một vấn đề mang tính chiến lược, có tính tổng hợp các quan điểm, nguyên tắc, giải pháp, nhiệm vụ nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của các dân tộc. Mục tiêu, nội dung chính sách dân tộc hướng tới đảm bảo sự bình đẳng, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau của các dân tộc. 2.1.2.2. Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Lào Đảng NDCM Lào từ ngày thành lập vào ngày 22 tháng 03 năm 1955 cho đến nay, luôn coi trọng vấn đề dân tộc và đề ra chủ trương, đường lối,
  • 43. 37 chính sách, nhiệm vụ đúng đắn về vấn đề dân tộc và việc thực hiện chính sách dân tộc trong từng thời kỳ lịch sử cụ thể của đất nước Lào. Trong quá trình triển khai thực hiện chính sách dân tộc, Đảng và Nhà nước Lào đã dựa vào các nguyên tắc cơ bản về chính sách dân tộc của chủ nghĩa Mác - Lênin: "các dân tộc hoàn toàn bìn đẳng, các dân tộc được quyền tự quyết, liền hiệp công nhân tất cả các dân tộc lại; đó là cương lĩnh dân tộc mà chủ nghĩa Mác và kinh nghiệm nước Nga đã dạy cho công nhân" [29, tr.375]. Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Lào mang tính toàn diện, tổng hợp tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội của các dân tộc và quan hệ dân tộc trong cộng đồng dân tộc quốc gia; trong đó, phát triển kinh tế là nền tảng để phát triển các lĩnh vực khác của đời sống đồng bào các dân tộc. Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Lào là sự vận dụng đúng đắn chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Cay Sỏn Phôm Vị Hản vào hoàn cảnh lịch sử, hoàn cảnh cụ thể của đất nước và các dân tộc ở CHDCND Lào, thể hiện rõ trên quan điểm: "vấn đề dân tộc có vị trí chiến lược lớn lâu dài. Thực hiện bình đẳng, đoàn kết hài hòa, giúp đõ lẫn nhau giữa các dân tộc trong sự nghiệp đổi mới" [109, tr.14]. Việc xây dựng chính sách dân tộc ở Lào cũng đã vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc: "Chúng ta tranh được tự độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét, thì tự do độc lập cũng không làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no mặc đủ" [30, tr152]. Vì vậy, Hồ Chí Minh khẳng định: "Chúng ta phải làm sao thực hiện ngay: Làm cho dân có ăn, làm cho dân có mặc, làm cho dân có chỗ ở, làm cho dân có học hành. Cái mục đích chúng ta đi đến là ở đó, đi đến để dân ta xứng đáng với tự do độc lập và giúp vào tự do độc lập" [30, tr152]. Đảng NDCM Lào ngay từ đầu đã thực hiện nhất quán những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng Cay Sỏn Phôm Vị Hản về vấn đề dân tộc. Các văn kiện của Đảng đã ban đến quyền bình đẳng dân tộc, đoàn kết dân tộc, thể hiện rõ tư tưởng của Cay Sỏn Phôm Vị Hản và được xác định trong Văn kiện Đại hội lần thứ I của Đảng (năm 1955) ghi rõ: "Các dân tộc đều được bình
  • 44. 38 đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, phải đoàn kết giúp đỡ nhau để kháng chiến và kiến quốc" [101, tr.28]. Đại hội Đại biểu Đảng NDCM Lào lần thứ V năm 1991 diễn ra trong bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế có nhiều biến đổi phức tạp. Văn kiện Đại hội khẳng định: "Hiện nay, quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước Lào đang trong giai đoạn tiếp tục xây dựng và củng cố nền dân chủ nhân dân, xây dựng những yếu tố từng bước đi lên CNXH" [105, tr.14]. Đảng chủ trương "Tăng cường đoàn kết thống nhất toàn dân trên cơ sở liên minh giai cấp công nhân - nông dân và tầng lớp trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào" [105, tr.15]. Văn kiện Đại hội một lần nữa khẳng định lại vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc: "Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào là quốc gia có nhiều dân tộc cùng sinh sống. Các dân tộc có truyền thống đoàn kết trong đấu tranh dựng nước và giữ nước, với mục tiêu xây dựng một cộng đồng dân tộc Lào thống nhất" [105, tr.19]. Để tạo cơ sở pháp lý khẳng định mối quan tâm của Đảng và Nhà nước Lào, Hiến pháp nước CHDCND Lào (sửa đổi bổ sung năm 2015) ghi rõ: Điều 2: " Nhà nước CHDCND Lào là Nhà nước dân chủ nhân dân. Mọi quyền hạn là của dân, do dân và vì lợi ích của dân gồm có các tầng lớp trong xã hội do công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức là chủ chốt" [117, tr.03]. Để đảm bảo việc thực hiện chính sách dân tộc, Điều 3 Hiến pháp ghi rõ: "Quyền làm chủ đất nước của nhân dân các dân tộc được thực hiện và đảm bảo bằng hoạt động của hệ thống chính trị do Đảng NDCM Lào lãnh đạo" [117, tr.03]. Điều 8 của Hiến pháp khẳng định thêm về sự bình đẳng và đoàn kết dân tộc: Nhà nước thực hiện chính sách đoàn kết và bình đẳng giữa các dân tộc, mọi dân tộc đều có quyền bảo tồn và phát triển văn hóa, phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc và cộng cộng đồng dân tộc Lào; cấm mọi hành động chia rẽ và hành vi chia rẽ dân tộc. Nhà nước