SlideShare a Scribd company logo
1 of 127
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN AN BÌNH
QuyÒn con ng-êi vµ chñ quyÒn quèc gia
trong luËt Quèc tÕ
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN AN BÌNH
QuyÒn con ng-êi vµ chñ quyÒn quèc gia
trong luËt Quèc tÕ
Chuyên ngành: Luật Quốc tế
Mã số: 60 38 01 08
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: TS. LÊ VĂN BÍNH
HÀ NỘI - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công
trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo
tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn
học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của
Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi
có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Nguyễn An Bình
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT
TRIỂN QUYỀN CON NGƢỜI..................................................................9
1.1. Trƣớc chiến tranh thế giới lần thứ 2 .........................................................9
1.1.1. Lịch sử hình thành quyền con người.............................................................9
1.1.2. Sự phát triển quyền con người với tư cách là một chế định của pháp
luật quốc tế ..................................................................................................11
1.2. Trong chiến tranh thế giới thứ 2..............................................................12
1.3. Từ chiến tranh giới lần thứ 2 đến nay.....................................................14
1.4. Quyền con ngƣời trong pháp luật một số quốc gia ................................17
1.4.1. Quyền con người trong Hiến pháp Nhật Bản..............................................17
1.4.2. Quyền con người trong Hiến pháp Trung Quốc .........................................20
1.4.3. Quyền con người theo Hiến pháp Balan 1997 ........................................23
1.4.4. Quyền con người theo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam ............................................................................................26
Chƣơng 2: CÁC CƠ CHẾ BẢO VỆ QUYỀN CON NGƢỜI THEO PHÁP
LUẬT QUỐC TẾ VÀ VẤN ĐỀ CHỦ QUYỀN QUỐC GIA ................32
2.1. Sự hình thành và phát triển của nguyên tắc tôn trọng chủ quyền
quốc gia trong Luật quốc tế......................................................................32
2.1.1. Khái niệm, lịch sử hình thành của nguyên tắc tôn trọng chủ quyền
quốc gia .......................................................................................................32
2.1.2. Tôn trọng chủ quyền quốc gia với tư cách là nguyên tắc cơ bản của
Luật quốc tế.................................................................................................33
2.2. Cơ chế bảo vệ quyền con ngƣời theo hiến chƣơng của Liên hợp quốc......39
2.3. Cơ chế bảo vệ quyền con ngƣời theo một số công ƣớc quốc tế .............40
2.3.1. Quyền dân sự chính trị trong Luật quốc tế..................................................41
2.3.2. Quyền kinh tế, xã hội, văn hóa trong Luật quốc tế .....................................46
2.4. Cơ chế bảo vệ quyền con ngƣời ở cấp độ khu vực .................................48
2.5. Cơ chế quốc gia bảo vệ nhân quyền ........................................................52
Chƣơng 3: CHỦ QUYỀN QUỐC GIA TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI
QUYỀN CON NGƢỜI: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP .............54
3.1. Một số quan điểm về chủ quyền quốc gia và quyền con ngƣời
trong Luật quốc tế.....................................................................................54
3.1.1. Quyền con người và chủ quyền quốc gia....................................................54
3.1.2. Quan điểm về trường hợp nhân quyền và chủ quyền chia sẻ......................59
3.2. Mối quan hệ giữa bảo vệ quyền con ngƣời và bảo vệ chủ quyền
quốc gia ......................................................................................................63
3.2.1. Những tác động của việc bảo vệ quyền con người đối với chủ quyền
quốc gia .......................................................................................................63
3.2.2. Những tác động của việc bảo vệ chủ quyền quốc gia đối với quyền
con người.....................................................................................................67
3.2.3. Một số ví dụ về quyền con người khi chủ quyền quốc gia bị xâm phạm .......69
3.3. Tầm quan trọng của quyền con ngƣời và chủ quyền quốc gia
tại Việt Nam ..............................................................................................82
3.3.1. Chủ quyền quốc gia là tối thượng ...............................................................82
3.3.2. Quyền con người ở Việt Nam – một quốc gia có chủ quyền......................92
3.4. Một số kiến nghị với Việt Nam...............................................................101
3.4.1. Cần thành lập cơ quan nhân quyền quốc gia Việt Nam............................101
3.4.2. Khuyến nghị gia nhập các điều ước quốc tế về nhân quyền.....................108
3.4.3. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên trách nhân quyền..................110
KẾT LUẬN............................................................................................................115
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................117
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ASEAN Association of Southeast Asian
Natinons
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
CRC Convention on the Rights of the child Công ước về quyền của Trẻ em
CEDAW Convention on the Elimination of all
Forms of Discrimination against
Women
Công ước quốc tế về xóa bỏ các hình
thức phân biệt đối xử với phụ nữ
CAT Convention against Torture and
Other Cruel, Inhuman or Degrading
Treatment or Punishment
Công ước chống tra tấn và các hình
thức trừng phạt và đối xử tàn bạo, vô
nhân đạo hay hạ nhục khác
EU European Union Liên minh châu Âu
ICCPR International Covenant on Civil and
Political Rights
Công ước Quốc tế về các Quyền Dân
sự và Chính trị
IACHR Inter-American Commission on
Human Rights
Ủy ban Quyền con người châu Mỹ
ICERD International Convention on the
Elimination of Racial Discrimination
Công ước xóa bỏ mọi hình thức phân
biệt chủng tộc
ICESCR International Covenant on Economic,
Social and Cultural Rights
Công ước Quốc tế về các Quyền
Kinh tế, Xã hội và Văn hóa
ILO International Labour Organization Tổ chức Lao động quốc tế
NGO non-governmental organization Tổ chức phi chính phủ
NHRCT National Human Rights Commission
of Thailand
Ủy ban nhân quyền quốc gia Thái Lan
SUHAKAM Malay: Suruhanjaya Hak Asasi
Malaysia
Ủy ban nhân quyền quốc gia
Malaysia
UDHR Universal Declaration of Human
Rights
Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hai vấn đề không thể tách rời của một đất nước là quyền con người và chủ
quyền quốc gia. Trong bối cảnh toàn cầu hóa thì lĩnh vực này lại càng trở nên quan
trọng. Chủ quyền quốc gia là tối cao, bất khả xâm phạm, mỗi quốc gia đều bình
đẳng và có quyền quyết định mọi phương diện: chính trị, an ninh, quốc phòng,
ngoại giao, kinh tế, văn hóa xã hội… và được đảm bảo toàn vẹn, đầy đủ về mọi mặt,
cả hành pháp, lập pháp lẫn tư pháp của quốc gia đó trong phạm vi lãnh thổ của quốc
gia mình. Tuy nhiên, việc hội nhập kinh tế thế giới nếu không có những giải pháp
đúng đắn thì chủ quyền quốc gia sẽ bị xâm phạm. Hiện tại ta vẫn nhận thấy rằng
một số ít quốc gia có nền kinh tế vững mạnh đang giương cao ngọn cờ nhân quyền,
lợi dụng can thiệp nhân đạo và chống khủng bố để thao túng các quốc gia khác
nhằm đạt được những lợi ích cục bộ.
Các quốc gia hội nhập hợp tác thì sẽ phát triển kinh tế, xã hội, tuy nhiên nó
cũng kéo theo nhiều mặt trái mà bản thân quốc gia đó không mong muốn như: an
ninh quốc phòng, kinh tế, và đặc biệt là vấn đề nhân quyền. Làm thế nào để giữ gìn
bản sắc văn hóa dân tộc nhưng lại không để đó là cái cớ để ngoại bang can thiệp vào
chủ quyền quốc gia? Làm thế nào để chống lại những luồng văn hóa tư tưởng trái với
chính sách phát triển, chế độ chính trị đặc thù của mỗi quốc gia? Tham gia vào quá
trình hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa, các quốc gia có phải chấp nhận giới hạn
quyền lực riêng của mình trên một số lĩnh vực. Vậy chủ quyền và nhân quyền trên thế
giới sẽ có mối quan hệ tác động qua lại như thế nào? Cái nào quan trọng hơn? Làm
thế nào để bảo vệ chủ quyền và quyền con người? Có hay không vấn đề chủ quyền
quốc gia đang bị thuyết nhân quyền cao hơn chủ quyền “thay đổi, thu hẹp”, “mài
mòn”? Các quốc gia cần phải có những giải pháp gì để đảm bảo hai vấn đề nêu trên?
Với những quan điểm về mối quan hệ giữa chủ quyền quốc gia và quyền con
người và và tầm quan trọng của chúng, người nghiên cứu đã phần nào đưa ra cái
nhìn tổng quan về hai vấn đề này theo pháp luật quốc tế, từ đó có sự nhìn nhận đánh
2
giá chung về lý luận cũng như một số thực tiễn về bảo vệ chủ quyền quốc gia và
quyền con người theo pháp luật quốc tế hiên nay. Nhận thức được tầm quan trọng
và tính thời sự của vấn đề này, học viên đã mạnh dạn chọn đề tài đề tài: “Quyền con
người và chủ quyền quốc gia trong luật Quốc tế” để làm luận văn thạc sĩ luật học
với mục đích nhằm hệ thống lại những vấn đề lý luận chung nhất của pháp luật quốc
tế đối với hai lĩnh vực nêu trên, đồng thời đưa ra những quan điểm, thông qua những
ví dụ thực tiễn của một số nước trên thế giới, góp phần đưa ra những giải pháp thúc
đẩy việc thực hiện quyền con người và chủ quyền quốc gia ở Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc liên quan đến đề tài
Vấn đề quyền con người và chủ quyền quốc gia đang thu hút được sự chú ý
của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Trước hết thấy rằng vấn đề này
thường xuyên nghiên cứu trong việc giảng dạy tại các giáo trình về pháp luật về
quyền con người và nhất là ngành Luật quốc tế trong các học viện, nhà trường. Ví dụ,
trong “Giáo trình Công pháp quốc tế” của Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội do
PGS.TS Nguyễn Bá Diến chủ biên (2013) đã dành riêng chương 6 để nói về luật nhân
quyền quốc tế; chương 3, chương 11 nói về chủ quyền quốc gia. Giáo trình đã hệ
thống ngắn gọn, tương đối đầy đủ về pháp luật quốc tế về quyền con người và một số
vấn đề cơ bản nhất về chủ quyền quốc gia;
Vấn đề về quyền con người ở Việt Nam đã được nghiên cứu trong nhiều công
trình nghiên cứu khoa học khác nhau. Ví dụ như: Giáo trình lý luận và pháp luật về
quyền con người, do tập thể tác giả: Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao và Lã Khánh
Tùng đồng biên soạn, Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội, 2009; Quyền con người,
Tài liệu chuyên đề của Liên hợp quốc, sách tham khảo, Khoa Luật, Đại học quốc gia
Hà Nội, NXB Công an nhân dân, 2010; Quyền con người. Tập hợp những bình
luận/khuyến nghị chung của Ủy ban Công ước Liên hợp quốc, sách tham khảo, Khoa
Luật, Đại học quốc gia Hà Nội, NXB Công an nhân dân, 2010; Kỷ yếu Hội thảo về
“Cơ quan quốc gia về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, Khoa Luật, Đại học quốc
gia Hà Nội, 2009; Bảo vệ các quyền con người bằng pháp luật quốc tế, Đề tài nghiên
cứu khoa học của Nguyễn Bá Diến và Hoàng Ngọc Giao, Khoa Luật, Đại học quốc
3
gia Hà Nội, 2006; Các điều kiện đảm bảo quyền con người, quyền công dân trong sự
nghiệp đổi mới đất nước, đề tài nghiên cứu khoa học do Hoàng Văn Hảo làm chủ
nhiệm; Luật quốc tế về quyền của nhóm người dễ bị tổn thương, Sách chuyên khảo,
Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội, NXB Lao động-Xã hội, 2010; Hỏi đáp về
quyền con người, Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội, 2012; Giới thiệu văn kiện
quốc tế về quyền con người; và Hỏi đáp về quyền con người, Trung tâm nghiên cứu
quyền con người - quyền công dân, Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội, 2011; Kỷ
yếu Hội thảo về “Cơ quan quốc gia về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, Khoa
Luật, Đại học quốc gia Hà Nội, 2009; Tư tưởng về quyền con người (Tuyển tập tư
liệu Thế giới và Việt Nam), Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội, NXB Lao động -
Xã hội, 2011; Luật nhân quyền quốc tế - Những vấn đề cơ bản, Khoa Luật, Đại học
quốc gia Hà Nội, NXB Lao động - Xã hội, 2011; Các văn bản Công pháp quốc tế và
văn bản pháp luật Việt Nam có liên quan, Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội, NXB
Chính trị quốc gia, 2006; Quốc hội Việt Nam với việc bảo đảm quyền con người,
Tưởng Duy Kiên, NXB Tư pháp, Hà Nội, 2006; Dân chủ và pháp luật dân chủ, của
Ngô Huy Cương, NXB Tư pháp, Hà Nội, 2006; Quyền con người trong Hiến pháp
năm 2013: Quan điểm mới cách tiếp cận mới và các quy định mới, Viện Khoa học
pháp lý, Bộ Tư pháp, NXB Sự thật, Hà Nội, 2014; v.v...
Các bài viết đã được đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành có liên
quan đến quyền con người, ví dụ như: Quyền con người, quyền công dân của Hoàng
Văn Hảo và Chu Thành, đăng trên Tạp chí Cộng sản số 5/1993; Hiến pháp Việt Nam
và vấn đề quyền con người, quyền công dân, Sách Quyền con người: Lý luận và Thực
tiễn ở Việt Nam và Ốt-xtrây-li-a của Hoàng Văn Hảo, NXB Lý luận Chính trị, Hà
Nội, 2004; Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước pháp quyền của Đỗ
Nguyên Phong và Trần Ngọc Đường, NXB Sự thật, Hà Nội, 1992; Quyền con người,
quyền công dân trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, NXB Chính
trị quốc gia, Hà Nội, 2004 và Bàn về thực trạng và nhu cầu pháp luật về tổ chức bộ
máy nhà nước và pháp luật về quyền con người theo Nghị quyết số 48 của Bộ Chính
trị, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, 2010 của tác giả Trần Ngọc Đường; Cơ quan nhân
4
quyền quốc gia trên thế giới, Vũ Công Giao và Lê Anh Tuấn, Tạp chí nhân quyền
Việt Nam, 2012; Các đảm bảo cho việc thực hiện các nghĩa vụ và cam kết quốc tế về
quyền con người của các quốc gia thành viên Liên hợp quốc, Tạp chí Luật học, 2010;
và Hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam theo yêu cầu của các công ước quốc tế về
quyền con người được ký kết trong khuôn khổ Liên hợp quốc, Nguyễn Thị Kim Ngân,
Tạp chí Luật học, 2011; Các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là
thành viên và vấn đề nội luật hóa, Nguyễn Văn Tuân, Tạp chí Luật học, 2011; Mô
hình bộ máy quốc gia về nhân quyền ở một số nước và suy nghĩ về cơ chế bảo đảm
quyền con người ở nước ta, Tưởng Duy Kiên, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, 2009;
Vấn đề nhân quyền và đấu tranh bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam hiện nay, Đặng
Trung Hà với bài Kết quả ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế về nhân quyền và vấn
đề nội luật hóa vào pháp luật Việt Nam, 2009, v.v...
Quyền con người còn được nghiên cứu ở cấp độ các luận văn và luận án
tiến sỹ luật học, chẳng hạn như: Bảo đảm quyền con người trong hoạt động tư pháp,
Luận án tiến sĩ luật học của Nguyễn Huy Hoàn, bảo vệ tại Học viện Chính trị Quốc
gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2004; Đảm bảo pháp lý về quyền con người ở Việt Nam
hiện nay, Luận văn Thạc sĩ của Trần Thị Phương Hảo, bảo vệ tại Khoa Luật, Đại
học quốc gia Hà Nội, 2008; Cơ quan quốc gia về bảo vệ và thúc đẩy quyền con
người - thực trạng trên thế giới và triển vọng ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ của
Nguyễn Thu Ngọc, bảo vệ tại Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội, 2013; Vai trò
của Quốc hội trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam, Luận văn
Thạc sĩ của Nguyễn Mạnh Hùng bảo vệ tại Khoa luật, Đại học quốc gia Hà Nội,
2014; Cơ chế đánh giá định kỳ toàn thể (UPR) về quyền con người của Liên hợp
quốc – Tác động và việc tổ chức thực hiện ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ của
Nguyễn Sơn Đông, bảo vệ tại Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội, 2013; Bảo đảm
quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ của Hoàng Lan Anh
bảo vệ tại Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội, 2014; v.v...
Ngoài ra, liên quan đến nhân quyền chúng ta có thể kể đến các loại tài liệu
khác, như: Báo cáo nghiên cứu rà soát quy định của pháp luật Việt Nam về các
5
quyền dân sự, chính trị, của Bộ Tư pháp, 2013; Sách trắng về thành tựu quyền con
người của Việt Nam, tại http://www.mofa.gov.vn/vi/; Báo cáo quốc gia kiểm điểm
định kỳ việc thực hiện quyền con người ở Việt Nam, tại http://www.mofa.gov.vn/vi/;
Báo cáo nghiên cứu so sánh nội dung Công ước chống tra tấn với các quy định trong
pháp luật Việt Nam, của Viện Nghiên cứu Quyền con người, Học viện Chính trị Quốc
gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2007; Báo cáo nghiên cứu so sánh nội dung Công ước
chống tra tấn với các quy định trong pháp luật Việt Nam, của Viện Nghiên cứu
Quyền con người, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2007; v.v...
Ở nước ngoài, có nhiều công trình, bài viết nghiên cứu về quyền con người,
ví dụ như: Abashidze A.Kh. Hệ thống khu vực về bảo vệ các quyền của con người.
Trường Đại học Tổng hợp Hữu nghị các Dân tộc. M., 2010; Abashidze A.Kh.,
Solntcev A.M. Thể chế về bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền và tự do trong Hiệp hội
các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Tạp chí Luật quốc tế. Moscow, 2010. № 2;
Kapustin A.IA. Các Tổ chức quốc tế trong thế giới toàn cầu hóa: Sách Chuyên
khảo. Trường Đại học Tổng hợp Hữu nghị các Dân tộc. M., 2010; Velyaminov
G.M. Giáo trình Luật kinh tế quốc tế và sự phát triển. M., Wolters Kluwer, 2004;
UN Human Rights Treaty Bodies/Eds.: Helen Keller, Universität Zürich, Geir
Ulfstein. - Cambridge University Press, 2012.; New Challenges for the UN Human
Rights Machinery. What Future for the UN Treaty Body System and the Human
Rights Council Procedures?/Edited by: M. Cherif Bassiouni, William A. Schabas -
Antwerp: Intersentia Publishers, 2011; Knorad - Adenaer, Josef Thesing: Nhà nước
pháp quyền, Nxb Chính trị quốc gia, 2002 (sách dịch); Quyền con người ở Trung
Quốc và Việt Nam (Truyền thống, Lý luận và Thực tiễn): Tradition on and Theory
and implementation of Hunman Right in China and Vietnam, NXB Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 2003. “Land Law with sustainable development – Grren development
in Vietnam”. Seoul National Univesity Law School. Seoam Hall. SEOUL, KOREA.
Hosted by Korea Legislation Research Institute (KLRI) Center for ASIAN LAW tại
Hàn Quốc “Luật của các nước chuyển đổi và tăng trưởng xanh” Ngày 21/12/2011;
hoặc các Hội thảo quốc tế: Trách nhiệm xã hội trong điều kiện Kinh tế thị trường
6
(International conferrence: Social responsibility the context of market econnmy);
Lauterpacht H. International Law and Human Rights. 1950; Robertson A. Human
Rights in the World. 1972; Wolfgang Benedek, Tìm hiểu về quyền con người, NXB
Tư pháp Hà Nội, 2008; Sydeney D.Bailey, The UN Security Council and Human
Rights, St.Martin‟s Press, INC, New York, 1994; v.v...
Tuy nhiên các tài liệu nói trên phần đa nghiên cứu về quyền con người, hoặc
chỉ đề cập không nhiều đến chủ quyền quốc gia trong quan hệ với quyền con người,
chưa đặt hai vấn đề này trong mối quan hệ của chúng trong pháp luật quốc tế, để từ
đó có được tầm quan trọng và cái nhìn đúng đắn, khách quan về chủ quyền và nhân
quyền và áp dụng như thế nào với Việt nam hiện nay. Do đó, việc học viên lựa chon
và nghiên cứu đề tài “Quyền con người và chủ quyền quốc gia trong luật Quốc tế”
là cần thiết và có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích
Luận văn đã nghiên cứu những quy định của pháp luật quốc tế về quyền con
người và chủ quyền quốc gia, qua đó đối chiếu vào thực tiễn một số nước trên thế giới
để thấy được những góc cạnh khác nhau của việc thực hiện hai vấn đề này. Luận văn
cũng làm rõ vai trò, tầm quan trọng, mối quan hệ của chúng được coi là vấn đề sống
còn của một quốc gia. Qua việc phân tích, bình luận để đi tìm câu trả lời cho khẳng
định chủ quyền quốc gia và quyền con người là hai yếu tố quan trọng và có tầm quan
trọng đặc biệt. Chúng là một thực thể đồng nhất không thể tách rời và hỗ trợ cho nhau
phát triển. Thông qua việc nghiên cứu nhằm hiểu rõ bản chất của quyền con người,
tránh việc một quốc gia có chủ quyền bị xâm phạm chủ quyền, xâm phạm công việc
nội bộ và quyền tự quyết của một dân tộc thông qua vấn đề lợi dụng dụng nhân quyền.
3.2. Những đóng góp của đề tài
Tác giả hy vọng luận văn có thể là tài liệu có giá trị tham khảo trong nghiên
cứu, giảng dạy các vấn đề liên quan đến chủ quyền quốc gia và việc bảo vệ quyền
con người trong các cơ sở đào tạo luật nói chung và luật nhân quyền nói riêng, đồng
thời là tài liệu nghiên cứu cho các cơ quan Nhà nước tham khảo cho mục đích phát
triển quyền con người và bảo vệ chủ quyền quốc gia Việt Nam.
7
3.3. Nhiệm vụ
Với mục đích nghiên cứu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài được xác định gồm:
- Luận giải những vấn đề lý luận chung về quyền con người và chủ quyền
quốc gia theo pháp luật quốc tế.
- Đánh giá mối quan hệ tác động qua lại giữa quyền con người và chủ quyền
quốc gia. Thực trạng thực thi nhân quyền ở một số quốc gia.
- Đưa ra những nhận xét và đề xuất một số giải pháp góp phần thể hiện rõ tầm
quan trọng của hai vấn đề tôn trọng chủ quyền quốc gia và quyền con người trên thế
giới và đưa ra một số giải pháp cụ thể với Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế
nhưng vẫn giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và chủ quyền quốc gia.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Những trường phái, học thuyết, tư tưởng trong lịch sử hình thành, phát triển
của vấn đề quyền con người và chủ quyền quốc gia.
- Hiến chương Liên hợp quốc, Hiến chương ASEAN, các văn bản pháp lý
quốc tế liên quan đến quyền con người, các văn bản của pháp luật Việt Nam, những
định hướng của Đảng đối với tầm quan trọng của vấn đề quyền con người và chủ
quyền quốc gia, một số văn kiện pháp lý mà Việt Nam đã ký kết…
- Một số sự kiện chính trị xã hội trong quan hệ khu vực và quốc tế liên quan
đến mối quan hệ giữa chủ quyền quốc gia và quyền con người hiện nay.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở các phương pháp nghiên cứu khoa
học duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, kết hợp với các phương pháp phân tích, tổng
hợp, chứng minh, so sánh luật học, phương pháp đánh giá và bình luận nhằm làm
sáng tỏ hơn các cơ chế bảo vệ quyền con người theo pháp luật quốc tế và vấn đề chủ
quyền quốc gia. Các phương pháp đó đã giúp học viên nghiên cứu thành công mối
quan hệ giữa quyền con người và chủ quyền quốc gia, thực tiễn giải quyết những vụ
việc cụ thể của một số nước trên thế giới có liên quan để đưa ra những kiến nghị, giải
pháp đối với Việt Nam trong quá trình hội nhập.
8
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về sự hình thành và phát triển quyền con người;
Chương 2: Các cơ chế bảo vệ quyền con người theo pháp luật quốc tế và vấn
đề chủ quyền quốc gia;
Chương 3: Chủ quyền quốc gia trong mối quan hệ với quyền con người: một
số kiến nghị, giải pháp.
9
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ SỰ HÌNH THÀNH
VÀ PHÁT TRIỂN QUYỀN CON NGƢỜI
1.1. Trƣớc chiến tranh thế giới lần thứ 2
1.1.1. Lịch sử hình thành quyền con người
Quyền con người là sản phẩm phát triển văn hóa xã hội của một kết cấu kinh
tế xã hội nhất định và chịu sự quy định của cơ sở kinh tế, xã hội hiện thực [15]. Có
nhiều ý kiến trái ngược về lịch sử phát triển của quyền con người. Theo một số học
giả, những tư tưởng về quyền con người xuất hiện từ khá lâu.
Những tư tưởng về quyền con người ở thời tiền sử được khởi thủy từ khi trên
Trái Đất xuất hiện những nền văn minh cổ đại, trong đó rực rỡ nhất đó là nền văn
minh Trung Đông (khoảng năm 3.000 -1.500 trước CN). Trong nền văn minh
Lưỡng Hà, nhà vua Hammurabi đã ban hành đạo luật có tên là Bộ luật Hammurabi.
Mục đích của đức vua khi thiết lập ra đạo luật này là để: “...ngăn ngừa những kẻ
mạnh áp bức kẻ yếu”,... làm cho người cô quả có nơi nương tựa ở thành Babilon,...
đem lại hạnh phúc chân chính và đặt nền thống trị nhân từ” cho mọi thần dân
vương quốc. Bộ luật này được coi là văn bản pháp luật thành văn đầu tiên của nhân
loại nói đến quyền con người. Ngoài bộ luật Hammurabi, vấn đề về quyền con
người còn được đề cập trong nhiều văn bản bộ luật khác. Tiêu biểu như bộ luật của
vua Cyrus Đại đế (576-529 trước CN) [12].
Các tư tưởng về quyền con người không chỉ thể hiện trong các đạo luật mà
còn được phản ánh trong các tư tưởng, học thuyết tôn giáo. Tiêu biểu kinh điển của
tôn giáo đó là: Kinh Vệ Đà của đạo Hindu của Ấn Độ, Kinh Phật của Đạo Phật,
Kinh Thánh của đạo Thiên chúa và Kinh Kôran của đạo Hồi. Xét về các học thuyết
chính trị, pháp quyền, vào thế kỷ XXIV trước CN, vua Symer đã sử dụng khái niệm
“tự do” để bảo vệ bà góa, trẻ mồ côi trước những hành vi bạo ngược của những kẻ
giàu có và thế lực trong xã hội. Nhiếp chính quan người Hy Lạp Arokhont Salon
ngay từ thế kỷ XI trước CN đã ban bố đạo luật xác định một số khía cạnh của dân
10
chủ và quy định một số quyền của các công dân tự do trong mối quan hệ với các
quan lại nhà nước.
Ở Châu Âu thời Trung cổ, thời kì này tự do của con người bị hạn chế một
cách khắc nghiệt bởi sự cấu kết cai trị giữa vương quyền của chế độ phong kiến và
thần quyền của nhà thờ Thiên Chúa giáo.Tuy nhiên, trong bối cảnh đen tối đó vẫn
xuất hiện những tư tưởng khai sáng về quyền con người. Điển hình trong số đó là
Hiến chương Magna Carta do vua John của nước Anh ban hành vào năm 1215. Bản
hiến chương này được coi là một trong những văn bản pháp luật đầu tiên của nhân
loại đề cập cụ thể đến việc tiết chế quyền lực của nhà nước để bảo vệ quyền của
công dân. Đó là quy phạm về lệnh đình quyền giam giữ trong đó bắt buộc mọi
trường hợp tử hình đều phải qua xét xử và quyết định trước tòa và quy phạm về due
process of law (luật tôn trọng tất cả quyền hợp pháp của công dân).
Thời kỳ Phục hưng là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của các quan điểm, học
thuyết về quyền con người tư tưởng. Những tư tưởng triết học về quyền con người
ở Châu Âu thời kỳ phục hưng đã có ảnh hưởng quan trọng tới sự ra đời của những
văn bản pháp luật về quyền con người ở một số nước ở châu lục này cũng như tới
hai cuộc cách mạng nổi tiếng thế giới nổ ra vào những cuối năm 1700 ở Mỹ và
Pháp. Hai cuộc cách mạng này đã đóng góp rất to lớn vào sự phát triển của tư
tưởng và quá trình lập pháp về quyền con người không chỉ ở Mỹ, Pháp mà ở nhiều
nước trên thế giới.
Trong cuộc cách mạng thứ nhất năm 1776, mười ba thuộc địa của Bắc Mỹ đã
tuyên bố độc lập với đế chế Anh thông qua một văn bản có tên là Tuyên ngôn độc
lập, trong đó khẳng định mọi người sinh ra đều bình đẳng. Tạo hóa cho họ những
quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền đó có quyền được sống,
quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Tuy đây không phải là văn kiện pháp lý
đầu tiên trên thế giới nhưng Tuyên ngôn độc lập 1776 của nước Mỹ có thể coi là sự
xác nhận chính thức đầu tiên trên phương diện nhà nước về quyền con người.
Trong cuộc cách mạng thứ hai, vào năm 1789 nhân dân Pháp đã đứng lên
lật đổ chế độ phong kiến, thành lập nền cộng hòa đầu tiên, đồng thời công bố bản
11
Tuyên ngôn về nhân quyền và dân quyền nổi tiếng của nước Pháp. Điều 1 của bản
Tuyên ngôn này khẳng định:“Người ta sinh ra và sống tự do và bình đẳng...”.
Ngoài ra, bản tuyên ngôn còn xác định một loạt các quyền cơ bản của con người
như quyền tự do và bình đẳng, quyền sở hữu, được đảm bảo an ninh và chống áp
bức, quyền bình đẳng... Chỉ trong 35 năm, hơn 70 bản Hiến pháp mang dấu ấn của
những luận điểm trong bản Tuyên ngôn. Điều đó chứng tỏ những tư tưởng về
quyền con người đã thẩm thấu một cách nhanh chóng và gây ra những biến động
to lớn tại Châu lục này.
Vào thế kỷ XIX, thời kỳ này quyền con người nổi lên như một vấn đề ở tầm
quốc tế. Những cuộc đấu tranh nhằm xóa bỏ chế độ nô lệ và buôn bán nô lệ, phong
trào đấu tranh đòi cải thiện đời sống cho người lao động diễn ra rất mạnh mẽ và liên
tục. Năm 1864, Hội nghị ngoại giao quốc tế đầu tiên họp tại Giơnevơ đã thông qua
công ước về cải thiện người bị thương trong các cuộc chiến tranh trên bộ. Năm
1899, Hội nghị hòa bình quốc tế họp ở La Hay (Hà Lan) đã thông qua Công ước về
các luật lệ và tập quán trong chiến tranh. Đây là những văn kiện đầu tiên của luật
nhân đạo quốc tế. Vào những năm đầu của thế kỷ XIX, Hội quốc liên và Tổ chức
lao động quốc tế được thành lập. Cả hai tổ chức này đã nâng nhận thức và hoạt
động về quyền con người lên một mức độ mới. Năm 1863-1864, ủy ban Chữ thập
đỏ quốc tế được thành lập, Công ước Giơnevơ lần thứ I được thông qua, mở đầu
cho ngành luật nhân đạo quốc tế. Cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới nổ ra ở
nước Nga vào tháng 10 năm 1917, mở ra một chương mới trong lịch sử chính trị
quốc tế đồng thời tạo ra những biến chuyển quan trọng trong tư tưởng và thực tiễn
về quyền con người [15].
1.1.2. Sự phát triển quyền con người với tư cách là một chế định của pháp
luật quốc tế
Những quy định pháp lý quốc tế đầu tiên về quyền con người khởi đầu từ
việc các quốc gia bảo vệ các quyền và lợi ích của công dân mình ở nước ngoài.
Điều này thể hiện rõ nhất là vào thế kỷ XVIII ở Châu Âu. Cụ thể đó là sự phân chia
các đường biên giới cùng với hoạt động giao thương nhộn nhịp dẫn tới những tranh
12
chấp pháp lý liên quan. Quá trình đấu tranh, đàm phán, thỏa hiệp và nhượng bộ đã
dẫn tới sự ra đời của những quy định về quyền của người nước ngoài trong pháp
luật của một số quốc gia phong kiến Châu Âu.
Tiếp theo đó quyền con người phát triển cao hơn một bước là vấn đề “can
thiệp nhân đạo”. Vào thế kỷ XIX ở các nước Châu Âu đã diễn ra những cuộc can
thiệp vũ trang của một hoặc một nhóm quốc gia này vào một nhóm quốc gia khác
với lý do bảo vệ các nhóm thiểu số về dân tộc hay tôn giáo của nước mình mà được
cho là đang bị áp bức ở nước khác. Kết quả của những cuộc can thiệp vũ trang này
là một loạt các hiệp định đã được ký kết ở Châu Âu sau khi kết thúc chiến tranh
trong đó có thừa nhận các quyền sống, quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng, quyền
bình đẳng... của người dân khu vực này trong khoảng thời gian từ thế kỷ XVII tới
hết thế kỷ XIX. Khi hiệp ước xóa bỏ việc buôn bán nô lệ giữa các nước Anh, Pháp,
Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Hà Lan vào năm 1815 được ký kết đã đặt nền móng
cho nguyên tắc quan trọng nhất của luật quốc tế về quyền con người đó là nguyên
tắc về tôn trọng nhân phẩm. Khi Hội quốc liên và Tổ chức Lao động quốc tế được
thành lập vào năm 1919 thì quyền con người trở thành một vấn đề có tầm quốc tế
rộng lớn. Hai tổ chức này nâng nhận thức và những bảo đảm về quyền con người
lên một mức độ mới. Tổ chức Lao động quốc tế trong Điều lệ của mình đã đưa ra
nhận định đó là, hòa bình trên thế giới chỉ có thể thực hiện được nếu được dựa trên
cơ sở bảo đảm công bằng xã hội cho tất cả mọi người. Trong thỏa ước của Hội quốc
liên, các nước thành viên của tổ chức này chấp nhận nghĩa vụ bảo đảm, duy trì công
bằng và các điều kiện nhân đạo về lao động cho đàn ông, phụ nữ và trẻ em [15].
Cũng trong thời kỳ này, một loạt các văn kiện nhân đạo quốc tế đã được thông
qua trong hội nghị La Hay, hội nghị Chữ thập đỏ quốc tế và Hội Quốc Liên, điều đó
cũng góp phần cho sự phát triển của quyền con người lên một nấc thang mới.
1.2. Trong chiến tranh thế giới thứ 2
Chiến tranh thế giới thứ 2 nổ ra vào ngày 1 tháng 9 năm 1939 khi Đức xâm
lược Balan. Nếu xét về nhân quyền thì chính quyền Đức quốc xã là trung tâm.
Chính phủ Đức Quốc xã là tàn nhẫn và độc ác, bạo lực và cố chấp. Đi đến đâu
13
chúng cũng áp dụng các biện pháp cai trị của mình. Được phép sử dụng bạo lực để
giữ quyền kiểm soát của người dân; Sử dụng biểu tượng như hình chữ vạn đoàn kết
mọi người; Không có tự do ngôn luận hay báo chí; Không có đối lập cho phép, tất
cả mọi người có để hỗ trợ các bên và các nhà lãnh đạo; Sự thù ghét cộng sản; Công
đoàn đã bị cấm, và các nhà lãnh đạo phát xít đã hợp tác với các chủ đất và chủ sở
hữu nhà máy; Đức quốc xã ghét chủng tộc khác của con người, như người Do Thái
và người da đen; Sự thù ghét của dân chủ - Đức quốc xã cho rằng người dân Đức đã
tồn tại để phục vụ chính phủ, chứ không phải chính phủ để phục vụ nhân dân. Chính
sự tàn nhẫn này đã góp phần làm số người thiệt mạng do chiến tranh ở Châu Âu đã
lên đến 49.257.000 người và kéo theo hậu quả chiến tranh là quyền con người bị
xâm phạm sau nhiều thập niên [52]. Chính vì vậy ngay từ khi cuộc chiến tranh thế
giới này còn đang diễn ra ác liệt các nước Đồng minh đã nhận thức được sự cần
thiết phải thành lập một tổ chức quốc tế với những cơ chế pháp lý mạnh mẽ nhằm
đảm bảo cho nhân dân thế giới không bao giờ phải chịu những hoàn cảnh bi thảm
về quyền con người như chủ nghĩa phát xít đã và đang gây ra. Kinh nghiệm của
cuộc chiến này cho phép nhận định rằng sự bảo vệ quyền con người là điều kiện cốt
yếu của hòa bình và tiến bộ quốc tế.
Vấn đề này đã được nêu trong một số văn kiện của phe Đồng minh khi cuộc
chiến tranh vẫn còn đang tiếp diễn. Đó là Hiến chương Atlantic ký kết ngày
14/8/1941 đã chỉ ra việc cần thiết phải thiết lập một nền hòa bình mà có thể giúp tất
cả các dân tộc có khả năng được sống an toàn trong lãnh thổ của họ cũng như bảo
đảm cho tất cả mọi người ở mọi khu vực trên trái đất có thể sống một cuộc sống tự
do, không bị sợ hãi và thiếu thốn... Tiếp đến là Tuyên ngôn của các nước Đồng
minh được ký ngày 01/01/1942 bởi đại diện 26 quốc gia đang tham chiến chống
phát xít. Văn kiện này bày tỏ sự tin tưởng rằng “...thắng lợi hoàn toàn của cuộc
chiến chống kẻ thù là điều cốt yếu để bảo vệ cuộc sống tự do, độc lập, các quyền
con người và công lý trên trái đất..”
Cuộc hội đàm ở Dumbarton Oaks (Hoa kỳ) giữa các quốc gia cường quốc là
Hoa Kỳ, Anh, Trung Quốc, Liên Xô 1944 đã thống nhất đi đến việc thiết lập một tổ
14
chức có tên gọi là “Liên hợp quốc” mà trong các mục tiêu của tổ chức này có việc
“...thi hành các giải pháp về các vấn đề kinh tế, xã hội, các vấn đề nhân đạo quốc
tế khác và thúc đẩy sự tôn trọng các quyền và tự do cơ bản của con người” [53].
Như vậy, trong chiến tranh thế giới thứ 2, quyền con người tuy chưa có sự
quan tâm đúng đắn do các nước đang tham chiến tuy nhiên vấn đề này đã được các
nước trong phe Đồng minh xác đinh là một trong những yếu tố cốt lõi để duy trì nền
hòa bình và an ninh thế giới với hàng loạt các văn kiện nêu trên nhằm cho ra đời tổ
chức Liên hợp quốc chính thức ra đời vào 24/10/1945 đánh dấu cột mốc quan trọng
trong sự phát triển quả luật quốc tế về quyền con người.
1.3. Từ chiến tranh giới lần thứ 2 đến nay
Quyền con người sau chiến tranh thế giới lần thứ 2 có những bước
chuyển mình mạnh mẽ. Theo định nghĩa của Văn phòng Cao ủy Liên hiệp quốc
về quyền con người thì quyền con người là “những đảm bảo pháp lý toàn cầu
có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc
sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép và sự tự do cơ
bản của con người” [15].
Như vậy, quyền con người dù được nhìn nhận dưới góc độ nào đều được
hiểu là những quyền tự nhiên cơ bản của con người, không thể bị tước đoạt, chiếm
giữ bởi bất cứ ai và bất cứ thế lực nào. Sau chiến tranh, các nước Đồng minh đã
nhận thức được sự cần thiết phải thành lập một tổ chức quốc tế với những cơ chế
pháp lý mạnh mẽ nhằm bảo đảm cho nhân dân thế giới không bao giờ phải chịu
những hoàn cảnh bi thảm về quyền con người như những gì mà chủ nghĩa phát xít
gây ra cho nhân loại.
Tổ chức “Liên hợp quốc” được thành lập 1945 với đại diện của 50 quốc gia
trên thế giới. Mục tiêu của tổ chức này là đảm bảo thi hành các giải pháp về các vấn
đề kinh tế, xã hội, các vấn đề nhân đạo quốc tế khác và thúc đẩy sự tôn trọng các
quyền và tự do cơ bản của con người [26]. Bản Hiến chương của tổ chức này đã
được ký kết vào ngày 24-10-1945, đánh dấu cột mốc quan trọng trong sự phát triển
của Luật quốc tế về quyền con người. Theo đó văn bản pháp lý quốc tế này quy
15
định cụ thể về việc tôn trọng, thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, lần đầu tiên đã
gián tiếp nhận nguyên tắc “cá nhân cũng là chủ thể của luật quốc tế”. Đồng thời
Hiến chương cũng đã khẳng định việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người là một
trong những mục tiêu hoạt động của Liên hợp quốc.
Liên hợp quốc đã chính thức khai sinh ra ngành luật quốc tế về quyền con
người, đặt nền móng cho việc tạo dựng một nền văn hóa quyền con người. Năm
1993, Hội nghị thế giới về quyền con người đã được tổ chức. Hội nghị đã khẳng
định mối liên hệ không thể tách rời giữa dân chủ, phát triển và quyền con người.
Tại hội nghị này, các đại biểu đã nhất trí thông qua Tuyên bố Viên kèm theo
chương trình hành động về quyền con người. Cùng với hội nghị Viên, những phát
triển gần đây trên lĩnh vực quyền con người bao gồm việc thành lập Tòa án hình
sự quốc tế lâm thời và thường trực để xét xử các tội ác chiến tranh, tội ác chống
nhân loại... Việc thành lập Hội đồng Liên hợp quốc về quyền con người (2006) đã
làm cho cuộc đấu tranh về quyền con người thực sự phát triển trên phạm vi toàn
cầu với một cơ sở pháp lý vững chắc, được mở rộng không ngừng về cả nội dung
và mức độ bảo đảm.
Quyền con người thể hiện ngay trong lời nói đầu của Hiến chương “phòng
ngừa cho những thế hệ tương lai khỏi thảm họa chiến tranh... đã gây cho nhân loại
những đau thương không kể xiết”. Điều 1 của Hiến chương quy định các mục tiêu
hoạt động của tổ chức này trong đó có các nhiệm vụ như: Duy trì hòa bình và an
ninh quốc tế...; Xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa các quốc gia trên cơ sở tôn
trọng các nguyên tắc về quyền bình đẳng và tự quyết của dân tộc; Tăng cường sự
hợp tác quốc tế trong giải quyết các vấn đề quốc tế về kinh tế xã hội, văn hóa và các
vấn đề nhân đạo, thúc đẩy và khuyến khích sự tôn trọng các quyền về con người và
tự do cơ bản cho tất cả mọi người mà không có sự phân biệt đối xử nào về chủng
tộc, giới tính, ngôn ngữ hoặc tôn giáo [26].
“Bộ luật” quốc tế về quyền con người
Ngay sau khi thông qua Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945, tổ chức này
đã bắt tay vào nghiên cứu và cho ra đời Bộ luật quốc tế về quyền con người bao
16
gồm ba văn kiện quốc tế cơ bản trên lĩnh vực này. Đó là Tuyên ngôn toàn thế giới
về quyền con người năm 1948 và hai Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính
trị và Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa 1966.
Ngày 10-12-1948, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua bản Tuyên ngôn
toàn thế giới về quyền con người. Đây là văn kiện pháp lý quốc tế đầu tiên tập trung
đề cập đến vấn đề này. Bản tuyên ngôn đã xác định rõ những quyền và tự do cụ thể,
cơ bản của con người trên tất cả các phương diện chính trị, dân sự, kinh tế, xã hội,
văn hóa. Đến năm 1966 hai công ước về các quyền dân sự, chính trị và về các
quyền kinh tế, xã hội, văn hóa được Liên hợp quốc thông qua bằng Nghị quyết 2200
A (XXI) ngày 16-12-1966.
Ba văn bản pháp lý quốc tế này có một vị trí đặc biệt trong luật quốc tế về
quyền con người, bởi đây là những văn kiện quốc tế đầu tiên có nội dung hoàn toàn
đề cập tới quyền con người. Những văn kiện trong Bộ luật quốc tế về quyền con
người cung cấp các nguyên tắc và tiêu chuẩn cơ bản mà dựa vào đó các văn kiện khác
của luật quốc tế về quyền con người được xây dựng. Điều này đánh dấu bước tiến của
loài người sang một giai đoạn thức được đầy đủ nhân phẩm và giá trị con người.
Các thế hệ quyền con người. Thế hệ quyền con người thứ nhất về các
quyền dân sự, chính trị. Thế hệ này bao gồm các quyền và tự do cá nhân tiêu biểu
như quyền sống, quyền tự do tư tưởng, tự do tôn giáo tín ngưỡng, tự do biểu đạt,
quyền được bầu cử, ứng cử, quyền được xét xử công bằng. Các quyền thuộc thế hệ
này về bản chất chính là thể hiện mục đích để cổ vũ trước và trong các cuộc cách
mạng tư sản nên sau này có được ghi nhận trong các văn bản pháp luật về quyền
công dân của các nhà nước tư sản Châu Âu sau khi thành lập. Như vậy, sự phát
triển của thế hệ con người thứ nhất gắn liền với cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản
lật đổ chế độ phong kiến.
Thế hệ quyền con người thứ hai bao gồm các quyền như quyền có việc làm,
quyền được bảo trợ xã hội, quyền được chăm sóc y tế, quyền có nhà ở.... Động lực
chính thúc đẩy sự hình thành của thế hệ quyền con người thứ hai chính là tình cảnh
khốn khổ của giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động trong xã hội tư
17
bản. Thế hệ quyền con người thứ hai hướng vào việc tạo lập các điều kiện và đối xử
bình đẳng, công bằng cho mọi công dân trong xã hội. Sự kiện ra đời của Nhà nước
xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới - nước Nga Xô Viết - vào năm 1917 và ban
bố các quyền kinh tế, văn hóa xã hội cơ bản của con người, trong đó có quyền việc
làm, quyền học tập, quyền được chăm sóc y tế trong hiến pháp và việc thành lập hai
tổ chức liên minh chính phủ quốc tế lớn là Hội quốc liên và Tổ chức Lao động quốc
tế đã đánh dấu sự ra đời của thế hệ quyền con người thứ hai này.
Sự ra đời của Tuyên ngôn về bảo đảm độc lập cho các quốc gia và dân tộc
thuộc địa 1960; hai Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị và về các quyền
kinh tế, xã hội, văn hóa,1966... đã đánh dấu sự ra đời của thế hệ quyền con người thứ
ba. Thế hệ này bao gồm các quyền tiêu biểu như quyền tự quyết dân tộc; quyền phát
triển; quyền với các nguồn tài nguyên thiên nhiên; quyền được sống trong hòa bình;
quyền được sống trong môi trường trong lành... Đó là sự trung hòa nội dung của cả
hai nhóm quyền dân sự, chính trị và về quyền kinh tế, xã hội. Tuy nhiên về tính chất
pháp lý, hầu các quyền trong thế hệ thứ ba chưa được pháp điển hóa bằng các điều
ước quốc tế mà mới chỉ đề cập trong các tuyên bố, tuyên ngôn [15].
1.4. Quyền con ngƣời trong pháp luật một số quốc gia
1.4.1. Quyền con người trong Hiến pháp Nhật Bản
Hiến pháp Nhật Bản (3/11/1946) gồm 103 điều khoản, trong đó bản hiến
pháp này dành 31 điều khoản (Chương III, từ Điều 10 – 40) quy định về các quyền
tự do căn bản của con người [47].
Lời nói đầu bản Hiến pháp thừa nhận rằng tất cả các dân tộc trên thế giới đều
có quyền được sống trong tự do, không phải chịu đựng sự sợ hãi hay thiếu thốn.
Quyền con người được cam kết thực hiện. Theo đó, quyền tự do và những quyền
được bảo đảm trong Hiến pháp này phải được mọi người duy trì v.v... (Điều 12).
Quyền con người được thừa nhận và được Nhà nước bảo vệ (Điều 13) đó là
các quyền như quyền được sống, tự do và mưu cầu hạnh phúc của công dân phải
được đặc biệt quan tâm trong hoạt động lập pháp cũng như trong hoạt động khác
của chính phủ và không đi ngược lại với quyền lợi chung của cộng đồng
18
Hiến pháp Nhật Bản đã quy định đầy đủ về các quyền chính trị, dân sự và tư
pháp để bảo vệ công dân, bảo vệ các quyền con người theo luật pháp quốc tế.
Thứ nhất, đối với các quyền dân sự, chính trị, tư pháp. Hiến pháp Nhật Bản
quy định sự bình đẳng trong xã hội với tất cả mọi người không phân biệt giới tính,
địa vị. Công dân có quyền bầu cũng như bãi miễn công chức và quyền này được
bảo vệ. Các Điều 14, 15, 16 quy định rõ công dân cũng có quyền tối cao trong việc
kiến nghị, ban hành hoặc hủy bỏ các điều luật, trong đó mọi công dân đều bình đẳng
trước pháp luật. Không có sự phân biệt chủng tộc, tín ngưỡng, giới tính, tình trạng
xã hội hay lai lịch bản thân trong tất cả các lĩnh vực chính trị, xã hội, kinh tế. Không
công nhận giai cấp quý tộc hay chức tước quý tộc. Không có bất kỳ đặc ân nào đi
kèm chức tước, huy chương; Công dân có quyền bất khả xâm phạm trong việc lựa
chọn hay bãi nhiệm các viên chức. Các viên chức phục vụ cả cộng đồng chứ không
phải một nhóm người nào. Phổ thông đầu phiếu được áp dụng cho công dân đến
tuổi đi bầu cử được bảo đảm để lựa chọn các vị đại biểu nhân dân. Mọi cuộc bầu cử
đều theo nguyên tắc bỏ phiếu kín. Cử tri không cần tường trình việc bỏ phiếu của
mình với bất kỳ ai; Mọi công dân đều có quyền khiếu nại đòi bồi thường thiệt hại,
cắt chức các công chức, kiến nghị ban hành, huỷ bỏ, sửa chữa đạo luật, sắc lệnh,
điều lệ hay khiếu nại trong các lĩnh vực khác; không người nào bị phân biệt đối xử
vì ủng hộ các kiến nghị này.
Hiến pháp Nhật cũng quy định về quyền tự do về vật chất, tinh thần nhằm bảo
vệ người dân của mình không bị lệ thuộc dưới bất cứ hình thức nào. Các điều 18, 19
của bản hiến pháp này quy định khá cụ thể vấn đề này. Theo đó, không ai bị lệ thuộc
dưới bất cứ hình thức nào. Sự nô dịch, trừ trong trường hợp tự nguyện là hình phạt
của trọng tội, bị ngăn cấm; Các vấn đề liên quan đến quyền tự do ngôn luận, tự do tư
tưởng của quyền con người trong lĩnh vực dân sự, chính trị cũng được hiến pháp Nhật
Bản quy định chặt chẽ, công dân có quyền tự do ngôn luận và tự do tư tưởng.
Quyền về tự do tín ngưỡng của công dân và mối quan hệ của tín ngưỡng với
Chính phủ cũng quy định khá rõ tại của bản Hiến pháp này. Các công dan Nhật đều
có quyền tự do tín ngưỡng. Không một tổ chức tôn giáo nào có thể nhận được đặc
19
ân của Chính phủ hay được thực hiện thẩm quyền chính trị. Không ai bị bắt buộc
tham gia các hoạt động, lễ nghi của các tổ chức tôn giáo. Chính phủ và các cơ quan
Nhà nước không theo nền giáo dục mang tính tôn giáo và cũng không có các hành
vi tôn giáo; Bên cạnh đó các quyền về tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do phát
biểu ý kiến đều được pháp luật bảo vệ tại Điều 21 của bản hiến pháp, theo đó công
dân có quyền tụ họp, ngôn luận, báo chí và mọi hình thức biểu đạt ý kiến đều được
chấp nhận. Không có sự kiểm duyệt và sự tối mật trong các cách thức truyền đạt
thông tin được bảo đảm.
Thứ hai, các quyền dân sự, nhân thân. Việc lựa chọn chỗ ở, nghề nghiệp,
vấn đề về lựa chọn quốc tịch cũng được hiên pháp Nhật Bản tôn trọng. Theo đó,
mọi công dân đều có quyền lựa chọn và thay đổi chỗ ở, nghề nghiệp nếu điều đó
không ảnh hưởng đến quyền lợi chung của cộng đồng. Công dân có quyền xuất
ngoại và từ bỏ quốc tịch (Điều 22).
Thứ ba, các quyền chính trị văn hóa, y tế, giáo dục. Các quyền này được
Hiến pháp Nhật Bản ghi nhận ở các Điều 25, 26. Theo đó, mọi công dân đều có
quyền hưởng các tiêu chuẩn tối thiểu của cuộc sống lành mạnh và có giáo dục.
Trong tất cả các lĩnh vực của đời sống, Chính phủ đều cố gắng khuyến khích, nâng
cao phúc lợi xã hội, an ninh và y tế công cộng; mọi công dân đều có quyền hưởng
một nền giáo dục bình đẳng, phù hợp với khả năng và theo quy định của pháp luật.
Tất cả mọi người đều phải bảo đảm cho con em họ được tiếp thu giáo dục phổ
thông theo quy định của luật pháp. Giáo dục bắt buộc đó được miễn phí.
Trong hiến pháp Nhật Bản 1946 có một Điều (Điều 27) quy định về việc bảo
vệ trẻ em khỏi sự bóc lột sức lao động của người lớn. Theo đó, mọi trường hợp, bóc
lột sức lao động trẻ em là phạm pháp.
Quyền chính trị cũng quy định rõ ràng về quyền được sống, quyền tiếp cận
tòa án để bảo vệ mình. Các quyền về tư pháp đối với việc bắt giam, quyền có luật
sư, quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, tài sản của công dân cũng được pháp luật
bảo vệ. Hiến pháp Nhật Bản trong các Điều 34 đến Điều 37 quy định rõ về việc
không ai bị tước bỏ quyền sống, quyền tự do hay phải chịu các hình phạt hình sự trừ
20
khi bị xét xử theo thủ tục do luật pháp quy định; không ai bị bắt bớ mà không có sự
cho phép của tòa án có thẩm quyền trong đó chỉ rõ hành vi phạm tội, trừ trường hợp
đương sự bị bắt quả tang; không ai bị giam giữ nếu không được thông báo tội trạng
và nếu không có luật sư bênh vực, không có chứng cớ xác đáng. Nếu có đơn khiếu
nại, cần phải được công bố ngay tại phiên toà công khai trước bị cáo và luật sư; nếu
không có lệnh của toà án trình bày lí do, thông báo về chỗ khám xét, đồ vật bị tịch
thu thì mọi giấy tờ, vật dụng, nhà ở đều được pháp luật bảo vệ;
Pháp luật Nhật Bản cũng quy đinh cấm sử dụng các biện pháp tra tấn, các
hình phạt tàn bạo đối với bất kỳ người dân nào.Theo đó sự tra tấn hay việc thực
hiện các hình phạt tàn bạo của bất kỳ viên chức nào bị tuyệt đối cấm; việc xét xử
các công dân phạm tội phải tiến hành một cách công khai, khách quan, nhanh
chóng, đúng pháp luật.. Trong tất cả các vụ án hình sự, bị cáo được xét xử nhanh
chóng, công khai bởi một Hội đồng xét xử công minh. Bị cáo có quyền đối chất với
các nhân chứng, có quyền yêu cầu nhân chứng ra trước toà để bênh vực mình.
1.4.2. Quyền con người trong Hiến pháp Trung Quốc
Hiến pháp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Quốc (được thông qua
ngày 04/02/1982, có hiệu lực từ 04/12/1982) cũng đã quy định tương đối đầy đủ các
vấn đề liên quan đến quyền con người theo luật pháp quốc tế [47].
Các quyền con người trong lĩnh vực dân sự chính trị được quy định rõ
trong phần nguyên tắc chung của chương 1 và phần chương 2 vấn đề quyền con
người trong lĩnh vực chính trị được thể hiện một cách rõ ràng. Điều này nằm trong
vấn đề quy định về các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Theo đó, trong mọi
hoàn cảnh công dân đều được bình đẳng trước pháp luật, họ có quyền bầu cử, ứng
cử mà không bị lệ thuộc vào tôn giáo, dân tộc. Các quyền tự do ngôn luận, tự do tín
ngưỡng, theo hoặc không theo tôn giáo nào của họ được pháp luật bảo vệ. Theo đó,
đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc và Đại hội Đại biểu nhân dân các cấp đều chịu
trách nhiệm trước nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân (Điều 3); Các Điều từ 33
đến 36 cũng quy định rõ vấn đề này. Đó là, mọi công dân nước Cộng hoà nhân dân
Trung Hoa đều bình đẳng trước pháp luật; Công dân nước Cộng hoà nhân dân
21
Trung Hoa đủ 18 tuổi không phân biệt dân tộc, chủng tộc, giới tính, nghề nghiệp,
thành phần gia đình, tín ngưỡng tôn giáo, trình độ giáo dục, tình hình tài chính, giới
hạn cư trú đều có quyền bầu cử và ứng cử; Công dân nước Cộng hoà nhân dân
Trung Hoa có quyền tự do ngôn luận, xuất bản, lập hội, tham gia tổ chức đoàn thể,
đi lại, biểu tình; Công dân nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa có quyền tự do tín
ngưỡng tôn giáo. Tất cả các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và cá nhân không
được cưỡng chế công dân đi theo tôn giáo hoặc từ bỏ tôn giáo, không được phân
biệt, kỳ thị người có tôn giáo và người không tôn giáo.
Hiến pháp nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa cũng tôn trọng và bảo vệ
quyền con người trong lĩnh vực tư pháp, theo đó mọi công dân không bị vô cớ bắt
giam bất hợp pháp và quyền tự do thân thể, quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của
họ được Nhà nước bảo đảm; Quyền tự do thân thể của công dân nước Cộng hoà
nhân dân Trung Hoa là bất khả xâm phạm; Nơi ở của công dân nước Cộng hoà nhân
dân Trung Hoa không bị xâm phạm. Nghiêm cấm các hành vi khám xét hoặc đột
nhập một cách bất hợp pháp nơi ở của công dân.
Bên cạnh đó công dân nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa cũng được bảo
đảm các vấn đề về bí mật thư tín, điện tín (Điều 40). Công dân cũng có quyền tối
cao trong giám sát đối với Nhà nước, đó là quyền khiếu nại, tố cáo hoặc tố giác đối
với bất kỳ hành vi không làm tròn trách nhiệm, trái pháp luật của cơ quan nhà nước.
Quyền con người, quyền công dân của người dân Trung Hoa được pháp luật
bảo vệ. Mọi người đều có quyền bình đẳng không kể dân tộc, địa vị kinh tế, chính
trị. Nhà nước bảo đảm phát triển kinh tế, xã hôi văn hóa cho tất cả các dân tộc. Hiến
pháp Trung Hoa (Điều 4) bảo đảm cho các dân tộc đang sinh sống trên đất nước
Cộng hoà nhân dân Trung Hoa hoàn toàn bình đẳng. Nhà nước bảo đảm quyền và
lợi ích hợp pháp của các dân tộc thiểu số, bảo vệ và phát triển sự bình đẳng, đoàn
kết, tương trợ lẫn nhau giữa các dân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị và áp bức
dân tộc thiểu số, nghiêm cấm hành vi phá hoại sự đoàn kết, gây chia rẽ các dân
tộc… Các dân tộc đều có quyền tự do sử dụng và phát triển tiếng nói, chữ viết của
dân tộc mình, có quyền tự do giữ gìn hoặc thay đổi phong tục tập quán của mình.
22
Bên cạnh đó các quyền về tài sản của công dân cũng được pháp luật bảo vệ.
Tại Điều 13 thể hiện rõ việc Nhà nước bảo vệ quyền sở hữu nhà cửa và các tài sản
được hình thành từ nguồn thu nhập và tích lũy hợp pháp của công dân.
Thứ hai, các quyền con người về văn hóa, giáo dục, môi trường, y tế... cũng
được quy định khá rõ tại Điều 19 của bản Hiến pháp này. Theo đó Nhà nước
khuyến khích phát triển sự nghiệp giáo dục quốc dân, với mong muốn mọi người
dân đều được tiếp xúc với nền giáo dục quốc gia. Nhà nước phát triển sự nghiệp
giáo dục xã hội chủ nghĩa, nâng cao trình độ văn hoá, khoa học toàn dân. Nhà nước
thành lập các trường học, phổ cập giáo dục cấp tiểu học, phát triển giáo dục cấp
trung học cơ sở, giáo dục dạy nghề và giáo dục phổ thông trung học, đồng thời phát
triển giáo dục mầm non. Nhà nước thực hiện phát triển các loại hình giáo dục, xoá
mù chữ, tiến hành giáo dục chính trị, văn hoá, khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ đối với
công nhân, nông dân, công nhân viên chức nhà nước, và người lao động khác,
khuyến khích nhân tài tự học. Nhà nước khuyến khích tổ chức kinh tế tập thể, tổ
chức đơn vị sự nghiệp nhà nước và các lực lượng xã hội khác xây dựng các loại
hình giáo dục đào tạo theo quy định của pháp luật. Nhà nước đay mạnh sử dụng phổ
biến tiếng phổ thông trong phạm vi cả nước.
Hiến pháp Trung Hoa cũng quy định ưu tiên phát triển khoa học nhằm phát
triển kinh tế, xã hội đất nước. Các vấn đề liên quan đến chăm sóc vệ sinh, y tế và
giáo dục thể chất, văn hóa cho công dân cũng được bản hiến pháp này đề cập cụ thể.
Theo đó, Nhà nước phát triển khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, phổ cập tri
thức khoa học và kỹ thuật, khuyến khích các thành quả nghiên cứu khoa học và
sáng tạo phát minh kỹ thuật. Nhà nước cũng quan tâm phát triển sự nghiệp vệ sinh y
tế, phát triển ngành y tế hiện đại và y học truyền thống, khuyến khích và ủng hộ các
tổ chức kinh tế tập thể nông thôn, đơn vị kinh tế, sự nghiệp nhà nước và các tổ chức
dân phố (xã, phường) xây dựng cơ sở vệ sinh, y tế, triển khai hoạt động vệ sinh
mang tính quần chúng, bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Nhà nước phát triển sự nghiệp
giáo dục thể chất, triển khai hoạt động thể chất quần chúng, tăng cường thể chất
người dân. Nhà nước phát triển sự nghiệp văn học nghệ thuật, phát thanh truyền
23
hình, xuất bản, phát hành, bảo tàng văn hoá, thư viện và các sự nghiệp văn hoá khác
phục vụ quần chúng nhân dân, phục vụ chủ nghĩa xã hội, triển khai hoạt động văn
hoá mang tính quần chúng.
Ở Trung Hoa quyền con người trong lĩnh vực môi trường, cuộc sống trong
lành cũng được đề cập trong Hiến pháp. Các vấn đề liên quan đến đời sống, môi
trường sinh thái, Nhà nước bảo vệ và cải thiện cuộc sống và môi trường sống,
phòng chống ô nhiễm và các hoạt động công ích khác. Nhà nước tổ chức và động
viên việc trồng cây gây rừng, bảo vệ rừng (Điều 26)
1.4.3. Quyền con người theo Hiến pháp Balan 1997
Hiến pháp Balan dành riêng chương 2 quy định đầy đủ về các quyền và
nghĩa vụ cơ bản của con người và công dân. Theo đó các quyền của con người và
công dân là bất khả xâm phạm (Điều 30). Ngoài ra các quyền về tự do cá nhân được
pháp luật bảo vệ. Không ai bị ép buộc phải làm những việc mà pháp luật không yêu
cầu. Bất kỳ sự hạn chế nào đối với việc thực hiện tự do và các quyền hiến định chỉ
có thể được quy định trong luật, và chỉ tron trường hợp cần thiết ở một nhà
nước dân chủ vì mục đích bảo vệ an ninh hoặc trật tự công cộng, hoặc để bảo vệ
môi trường tự nhiên, sức khỏe hoặc đạo đức xã hội, hoặc tự do và các quyền của
những người khác.
Hiến pháp Balan cũng quy định mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.
Mọi người đều có quyền được đối xử công bằng trước các cơ quan nhà nước.
Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, xã hội hoặc kinh tế vì bất kỳ
lý do nào (Điều 32) Về quyền bình đẳng nam giới và nữ giới có quyền ngang nhau
trong cuộc sống gia đình, chính trị, xã hội và kinh tế. Nam giới và nữ giới có quyền
ngang nhau về giáo dục, việc làm và thăng tiến, và có quyền được đền bù như nhau
đối với công việc có giá trị như nhau, có quyền ngang nhau trong an sinh xã hội,
nắm giữ chức vụ, nhận được sự tôn vinh và tặng thưởng nhà nước. Các quyền Tự do
cá nhân cũng được Hiến pháp Balan quy định rõ, theo đó tính mạng của mọi người
được pháp luật bảo vệ (Điều 38), không ai có thể bị tra tấn hoặc đối xử hoặc trừng
phạt một cách thô bạo, dã man hoặc hèn hạ. Cấm sử dụng các biện pháp nhục hình.
24
Các quyền về tư pháp cũng được thể hiện rõ, đó là quyền bất khả xâm phạm
và an toàn về riêng tư được bảo đảm đối với tất cả mọi người. Việc tước đoạt hoặc
hạn chế tự do chỉ có thể được áp đặt theo những nguyên tắc và thủ tục do luậtđịnh
Bất kỳ người nào bị tước quyền tự do, trừ trường hợp bị tòa án tuyên án, có quyền
kháng cáo lên tòa án để tòa án ra quyết định ngay về tính hợp pháp của việc tước
quyền tự do đó. Việc tước quyền tự do sẽ phải được thông tin ngay cho gia đình
hoặc cho người được chỉ định bởi người bị tước quyền tự do (Điều 41). Mọi người
đều có quyền có một phiên xét xử công bằng và công khai đối với vụ việc của mình
mà không có sự chậm trễ thái quá trước một tòa án có đủ thẩm quyền, vô tư và độc
lập. Những ngoại lệ đối với việc xét xử công khai có thể được áp dụng vì lý do đạo
đức, an ninh quốc gia, trật tự công cộng hoặc bảo vệ bí mật đời tư của một bên,
hoặc quyền lợi cá nhân quan trọng khác. Bản án sẽ được tuyên bố công khai.
Hiến pháp Balan cũng quy định mọi người có quyền được pháp luật bảo vệ
đối với cuộc sống riêng tư và gia đình của mình, về danh dự và danh tiếng của
mình và tự quyết định về cuộc sống cá nhân của mình. Các quyền tự do thông tin và
bảo đảm bí mật thông tin cá nhân được bảo đảm. Hạn chế đối với quyền tự do thông
tin và bí mật thông tin chỉ có thể được áp dụng trong những trường hợp và theo
cách thức do luật định. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở được bảo đảm. Bất kỳ
việc khám xét chỗ ở, nhà hoặc xe cộ chỉ có thể được thực hiện trong những trường
hợp và theo cách thức do luật định..
Mọi người được bảo đảm quyền tự do đi lại và lựa chọn chỗ ở, cư trú trong
lãnh thổ. Mọi người được bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo. Quyền tự do
tôn giáo bao gồm cả tự do theo hoặc chấp nhận một tôn giáo bằng việc trực tiếp lựa
chọn cũng như bày tỏ ý chí đối với tôn giáo đó, một cách cá nhân hoặc tập thể, một
cách công khai hoặc bí mật, bằng việc thờ cúng, cầu nguyện, tham gia vào các buổi
lễ, tiến hành các nghi lễ hoặc giảng đạo.
Quyền tự do biểu đạt công khai về tôn giáo chỉ có thể bị hạn chế bởi luật và
trong trường hợp cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe,
đạo đức hoặc tự do và các quyền của người khác. Không ai có thể bị ép buộc tham
25
gia hoặc không tham gia các hoạt động tôn giáo. Không ai có thể bị cơ quan nhà
nước ép buộc bày tỏ triết lý sống, nhận thức hoặc niềm tin tôn giáo của mình.
Hiến pháp Balan cũng quy định các quyền tự do và các quyền trong lĩnh vực
chính trị. Mọi người được bảo đảm quyền tự do hội họp và tham gia vào
những hoạt động hội họp này một cách hòa bình. Những giới hạn đối với quyền tự
do này có thể được luật quy định (Điều 57). Mọi người được bảo đảm quyền tự do
lập hội. Những hội có mục đích hoặc hoạt động trái với Hiến pháp hoặc luật sẽ bị
cấm. Tòa án xem xét việc cho phép một hội được đăng ký hay bị cấm hoạt động.
Luật sẽ quy định các loại hội phải được tòa án đăng ký, thủ tục đăng ký và các hình
thức giám sát các hội này. Quyền tự do thành lập các tổ chức công đoàn, các tổ
chức xã hội - nghề nghiệp của nông dân, các tổ chức của người sử dụng lao động
được bảo đảm.
Mọi người có quyền sở hữu, các quyền tài sản khác và quyền thừa kế. Mọi
người đều được pháp luật bảo vệ quyền sở hữu, các quyền tài sản khác và quyền
thừa kế trên cơ sở bình đẳng. Quyền sở hữu chỉ có thể bị hạn chế bằng các biện
pháp luật định và chỉ ở mức độ không vi phạm đến quyền này về thực chất (Điều
64). Mọi người được tự do lựa chọn và theo đuổi nghề nghiệp của mình và lựa chọn
chỗ làm việc. Những ngoại lệ sẽ do luật định. Nghĩa vụ làm việc chỉ có thể được áp
đặt bằng luật. Việc tuyển dụng trẻ em dưới 16 tuổi vào làm việc thường xuyên bị
nghiêm cấm. Các hình thức và tính chất của việc lao động có thể chấp nhận được sẽ
do luật định. Mức lương tối thiểu hay cách thức xác định các mức lương này sẽ do
luật định. Công dân cũng có quyền hưởng trợ cấp an sinh xã hội khi bị mất khả
năng lao động vì lý do ốm đau, bệnh tật hay đến tuổi nghỉ hưu. Phạm vi và các hình
thức phúc lợi xã hội sẽ do luật định. Công dân không có việc làm một cách không
cố ý và không tìm được cách thức hỗ trợ nào khác, thì được quyền hưởng trợ cấp an
sinh xã hội trong phạm vi do luật định.
Hiến pháp Balan cũng quy định rõ việc mọi người có quyền được bảo vệ sức
khỏe (Điều 68). Việc tiếp cận một cách bình đẳng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, do
các nguồn tài chính công chi trả, sẽ được các cơ quan nhà nước bảo đảm đối với mọi
26
công dân, không phân biệt địa vị của họ. Các điều kiện và phạm vi cung cấp các dịch
vụ sẽ do luật định. Các cơ quan nhà nước có trách nhiệm bảo đảm sự chăm sóc sức
khỏe đặc biệt đối với trẻ em, phụ nữ mang thai, người tàn tật và người cao tuổi.
Trong lĩnh vực giáo dục, Hiến pháp Balan cũng quy định mọi người có
quyền được giáo dục (Điều 70). Việc giáo dục đến 18 tuổi là bắt buộc. Cách thức
hoàn thành nghĩa vụ học tập sẽ do luật định. Các quyền của trẻ em cũng được bảo
vệ. Mọi người có quyền yêu cầu các cơ quan nhà nước bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực,
sự tàn ác, bóc lột và những hành vi khác gây hủy hoại đạo đức. Trẻ em thiếu sự
chăm sóc của cha mẹ có quyền được các cơ quan nhà nước chăm sóc và trợ giúp.
Các cơ quan nhà nước và những người có trách nhiệm bảo hộ cho trẻ em, khi xác
lập quyền cho một đứa trẻ, phải xem xét dành quyền ưu tiên cho ý kiến của trẻ em
đó tới chừng mực có thể.
1.4.4. Quyền con người theo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam
Ở nước ta, trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, dưới ách thống trị của
thực dân, phong kiến, người dân hầu như không có quyền, kể cả quyền sống. Chỉ
sau khi Nhà nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, quyền con người mới chính
thức được xác lập.
Hiến pháp 1946 đã kế thừa và phát triển những yếu tố tiến bộ về quyền con
người của thế giới, Đảng Cộng sản Việt nam, dưới sự dẫn dắt của lãnh tụ Hồ Chí
Minh, ngay trong bản Hiến pháp năm 1946 - Hiến pháp đầu tiên của nước Việt nam
Dân chủ Cộng hòa đã xác định chủ thể quyền lực của nước Việt Nam mới là “Tất cả
quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt giống
nòi, trai gái, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo” (điều thứ 1, Hiến pháp năm 1946).
Hiến pháp năm 1946 có 70 điều thì có tới 11 điều nói về quyền công dân, quyền con
người (từ điều 6 đến điều 16). Trong tình hình lúc đó, với chính sách cai trị ngu dân
hàng trăm năm của chế độ thực dân, phong kiến, trên 90% dân ta không biết chữ, thì
việc chẻ nhỏ quyền công dân, quyền con người bằng cách diễn đạt ngắn nhất cũng
là điều dễ hiểu (như điều 9 chỉ có 11 chữ: Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi
27
phương diện). Quyền con người đã nâng lên thành giá trị dân tộc: Hiến pháp năm
1946, ở chương hai “Nghĩa vụ và quyền lợi công dân”, mục B, đã dành riêng điều
14 quy định: “Những công dân già cả hoặc tàn tật không làm được việc thì được
giúp đỡ. Trẻ con được chăm sóc về mặt giáo dưỡng”. Đến nay, với sự phát triển
ngày càng cao của nền kinh tế thị trường, người già, người tàn tật, trẻ em ngày càng
có nhiều nguy cơ trở thành những đối tượng yếm thế [36].
Khi tìm hiểu bản Hiến pháp năm 1946, các nhà nghiên cứu đều thống nhất
cho rằng, những nội dung của Hiến pháp năm 1946 trải qua hơn 60 năm vẫn tỏ ra
trường tồn, là mẫu mực cho nền lập hiến nước nhà, trong đó có sự mẫu mực về xác
định quyền con người.
Quyền cơ bản của con người được quy định tại Chương 3 Hiến pháp năm
1959 quy định về Quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản của công dân (Điều 22), theo đó
công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đều bình đẳng trước pháp luật. Đây là
minh chứng rõ ràng nhất thể hiện Hiến pháp năm 1959 đảm bảo quyền bình đẳng
của con người cụ thể thông qua các Điều 23 và 24, đó là Công dân nước Việt Nam
dân chủ cộng hòa, không phân biệt dân tộc, nòi giống, nam nữ, thành phần xã hội,
tôn giáo, tín ngưỡng, tình trạng tài sản, trình độ văn hóa, nghề nghiệp,thời hạn cư
trú, từ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử, từ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử.
Về quyền bình đẳng Hiến pháp ghi nhận Phụ nữ được pháp luật bảo hộ và đươc
hưởng những quyền như nam giới; Điều 25 của Hiến pháp công nhận quyền tự do
ngôn luận, báo chí, hội họp, lập hội và biểu tình của công dân; Điều 26 ghi nhận
quyền tự do tín ngưỡng của công dân; Điều 27, 28 ghi nhận quyền bất khả xâm
phạm về thân thể, nhà ở và thư tín; Điều 29 đảm bảo quyền khiếu nại và tố cáo của
công dân; Điều 30 quy định công dân nước việt nam dân chủ công hòa có quyền
làm việc; Điều 33 ghi nhận công dân có quyền học tập…. [37].
Như vậy, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp đầu tiên của thời kì quá độ đi lên
chủ nghĩa xã hội quy định cụ thể,chi tiết hơn về quyền con người. Tiếp tục kế thừa
và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Hiến pháp vì quyền con người,
Hiến pháp năm 1959 đã bổ sung những quy định mới về quyền con người của công
28
dân như: Quyền khiếu nại tố cáo đối với bất cứ cơ quan nhà nước nào (Điều 29),
quyền làm việc (Điều 30), quyền nghỉ ngơi (Điều 31), quyền học tập (Điều 33),
quyền tự do nghiên cứu khoa học, sáng tác văn học, nghệ thuật và tiến hành hoạt
động văn hoá khác (Điều 34).
Bản Hiến pháp năm 1980 cũng quy định đầy đủ các quyền cơ bản của con
người ở Chương 5 "quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân". Kế tục và phát triển
hiến pháp năm 1946 và 1959, Hiến pháp năm 1980 một mặt ghi nhận lại quyền và
nghĩa vụ cơ bản của công dân đã quy định trong hai Hiến pháp trước như: Quyền
bình đẳng trước pháp luật của công dân (Điều 55), quyền bầu cử và ứng cử (Điều
57), quyền lao động (Điều 58), quyền nghỉ ngơi (Điều 59), quyền tự do tín ngưỡng
(Điều 68), quyền khiếu nại và tố cáo (Điều 73), quyền bất khả xâm phạm về thân
thể (Điều 69)...Mặt khác quy định thêm về một số quyền của công dân phù hợp với
tình hình mới. Cụ thể, Điều 56 quy định về công dân có quyền tham gia quản lí
công việc của nhà nước và xã hội; Điều 61 quy định về công dân có quyền được bảo
vệ sức khỏe. Nhà nước thực hiện chế độ khám và chữa bệnh không phải trả tiền;
Điều 63 đã ghi nhận phụ nữ có quyền nghỉ trước và sau khi sinh đẻ mà vẫn hưởng
nguyên lương nếu là công nhân, viên chức, hoặc hưởng phụ cấp sinh đẻ nếu là xã
viên hợp tác xã. Tuy nhiên, một số quyền mới quy định trong Hiến pháp lại không
phù hợp với điều kiện thực tế của đất nước. Điển hình là việc quy định về chế độ
học không phải trả tiền (Điều 60) không phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của
nước ta. Tương tự, việc quy định chế độ khám bệnh và chữa bệnh không mất tiền
tại Điều 61 mang tính chủ quan duy ý chí, không phù hợp với điều kiện kinh tế
nước nhà, gây nhiều hậu quả tích cực trong xã hội... Nhưng nhìn nhận một cách
khách quan vấn đề thì những quy định mới này mang những nét tiến bộ vượt trội
thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến mọi mặt cuộc sống của nhân dân. Đây chính là mô
hình quyền con người trong xã hội tương lai: Xã hội cộng sản chủ nghĩa [38].
Bản Hiến pháp 1992 sửa đổi năm 2001 đã kế thừa và phát triển liên tục
những nội dung cơ bản về quyền công dân, quyền con người trong Hiến pháp năm
1946 và nội dung của các bản hiến pháp trước đó.. Đây là bản Hiến pháp ra đời
29
trong bối cảnh công cuộc đổi mới đất nước mới thực thi được 6 năm, nhằm thể chế
hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội năm
1991. Qua 20 năm thực hiện Hiến pháp năm 1992, đất nước ta đã đạt được nhiều
thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử; tạo ra những tiền đề về cơ sở hạ tầng, nâng cao
dân trí để thực hiện ngày càng tốt hơn quyền con người. Sự phát triển nền kinh tế
thị trường định hướng Chủ nghĩa Xã hội đã và đang mở ra những cơ hội mới để bảo
đảm phát triển quyền con người theo cả chiều sâu và bề rộng, trên các lĩnh vực cả
về vật chất và tinh thần. Tuy nhiên nền kinh tế thị trường cũng phát sinh không ít
những yếu tố xâm hại đến quyền công dân, quyền con người, như tình trạng gia
tăng các tai, tệ nạn xã hội, gia tăng tội phạm, ô nhiễm môi trường… Trong tình hình
ấy, Dự thảo sửa đối Hiến pháp năm 1992 tiếp tục làm rõ hơn các quyền và nghĩa vụ
cơ bản của công dân trong Hiến pháp năm 1992. Dự thảo cũng làm rõ hơn nội dung
quyền công dân, quyền con người, trách nhiệm của Nhà nước và xã hội trong việc
tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền công dân, quyền con người, quy định quyền
công dân không tách rời nghĩa vụ công dân; đồng thời Dự thảo cũng bổ sung một số
quyền mới, là kết quả quá trình phát triển và đổi mới đất nước, phù hợp với các điều
ước quốc tế về quyền con người mà nước ta là một thành viên. Đó là quyền sống
(Điều 21), quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người, hiến xác (Điều 22), quyền bất khả
xâm phạm về đời sống riêng tư (Điều 23), quyền sở hữu tư nhân (Điều 33), quyền
được bảo đảm an sinh xã hội (Điều 35), quyền kết hôn và ly hôn (Điều 39), quyền
hưởng thụ các giá trị văn hóa, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn
hóa, tiếp cận các giá trị văn hóa (Điều 44)… Hiến pháp 1992 đã bổ sung một
nguyên tắc hiến định, đó là quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị giới hạn
trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã
hội, đạo đức, sức khỏe cộng đồng (Điều 15), nguyên tắc này nhận được sự đồng
thuận rất cao của xã hội. Quyền công dân, quyền con người, trong nội hàm của nó
có những yếu tố chỉ mang tính lịch sử. Tìm hiểu nội dung của Hiến pháp năm 1992
về quyền công dân, quyền con người cho thấy đây là mục tiêu nhất quán của Đảng
và Nhà nước ta kể từ khi lập nước và có giá trị quốc tế, dân tộc tới tận mai sau [39].
30
Trên bình diện đối nội của bản Hiến pháp 2013, thành tựu đáng chú ý nhất là
Quốc hội khóa XIII đã thông qua Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam (Hiến pháp năm 2013). Trong đó, nội dung về nhân quyền, quyền con người
được thể hiện một cách đầy đủ, toàn diện và trang trọng. So với các Hiến pháp trước
và các Công ước quốc tế về quyền con người, Hiến pháp năm 2013 đã được tích
hợp một cách khoa học về quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân. Tại
Chương II, các quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân được quy định một
cách đầy đủ và tương thích với hai công ước quốc tế cơ bản về quyền con người, là:
Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (năm 1966) và Công ước quốc tế
về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa (năm 1966). Đặc biệt, trong Chương này, các
quyền dân sự, chính trị được xem là “nhạy cảm” đã được quy định đầy đủ, như:
công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo
nào,… (Điều 24); quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền tiếp cận thông tin,
hội họp, lập hội, biểu tình,… (Điều 25). Việc thực hiện các quyền này do pháp luật
quy định. Những nguyên tắc về quyền con người cũng được thể hiện đầy đủ trong
Hiến pháp năm 2013, bao gồm các nội dung lớn: xác định rõ mối quan hệ giữa Nhà
nước với người dân; nguyên tắc hạn chế quyền; nguyên tắc “suy luận vô tội”. Điều
14, Hiến pháp năm 2013 đã ghi rõ rằng ở nước Việt Nam, các quyền con người,
quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn
trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật. Nghĩa vụ của Nhà nước bao
gồm: tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm (thực hiện) quyền của người dân. Các cơ quan
nhà nước không được phép ra các văn bản vi phạm quyền và tự do của người dân đã
được ghi trong Hiến pháp; đồng thời, có nghĩa vụ kịp thời ngăn chặn mọi hành vi vi
phạm quyền của người dân, dưới bất cứ hình thức nào, khi nào và từ đâu, nhằm bảo
vệ quyền lợi cho họ; Nhà nước phải chủ động xây dựng các chương trình, kế hoạch,
dự án phát triển kinh tế, xã hội phù hợp với điều kiện của đất nước và phải bảo đảm
tính dễ tiếp cận và các dịch vụ sẵn có cho người dân,... Hiến pháp năm 2013, lần
đầu tiên đưa ra nguyên tắc “hạn chế quyền” tại Khoản 2, Điều 14, quy định: “quyền
con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường
31
hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức
xã hội, sức khỏe của cộng đồng”. Đồng thời, thể hiện cụ thể nguyên tắc “Suy luận
vô tội”, như Điều 31, Chương II quy định: “Người bị buộc tội được coi là không có
tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa
án đã có hiệu lực pháp luật”. Năm 2013, Nhà nước ta đã ký “Công ước chống tra
tấn, năm 1984” - công ước quan trọng về quyền con người của Liên hợp quốc. Nội
dung Công ước này là: Nhà nước bảo hộ quyền của tất cả mọi người, trong mọi
hoàn cảnh đều được tôn trọng nhân phẩm, không bị tra tấn, hạ nhục,... Đây là một
quyền tuyệt đối, không bị hạn chế trong quyền con người Cũng như pháp luật của
các nước khác, các quyền và tự do của con người nói chung, các quyền công dân
nói riêng trong những trường hợp nhất định, việc hưởng thụ quyền của cá nhân phải
gắn với nghĩa vụ công dân. Trong những nghĩa vụ này, có nghĩa vụ tuân thủ pháp
luật. Đây là nội dung của mệnh đề “do pháp luật quy định” hoặc “theo quy định của
pháp luật” mà Hiến pháp năm 2013 đã xác định [40].
32
Chương 2
CÁC CƠ CHẾ BẢO VỆ QUYỀN CON NGƢỜI
THEO PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ VẤN ĐỀ CHỦ QUYỀN QUỐC GIA
2.1. Sự hình thành và phát triển của nguyên tắc tôn trọng chủ quyền
quốc gia trong Luật quốc tế
2.1.1. Khái niệm, lịch sử hình thành của nguyên tắc tôn trọng chủ quyền
quốc gia
Khái niệm chủ quyền quốc gia hiện nay vẫn chưa có sự thống nhất mặc dù
vấn đề này xuất hiện khá sớm trong lịch sử pháp luật quốc tế và được phát triển liên
tục cho đến ngày nay. Có quan điểm cho rằng chủ quyền quốc gia là quyền làm chủ
một cách độc lập, toàn vẹn và đầy đủ về mọi mặt lập pháp, hành pháp, tư pháp của
một quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia đó. Quốc gia thể hiện chủ quyền
của mình trên mọi phương diện kinh tế, chính trị, quân sự và ngoại giao [24].
Chủ quyền quốc gia được coi là thuộc tính cơ bản của quốc gia, là phạm trù
chính trị, pháp lý có liên hệ mật thiết với vấn đề độc lập chính trị, pháp lý có liên hệ
mật thiết với vấn đề độc lập chính trị, an ninh, kinh tế,… của quốc gia. Quốc gia là
chủ thể đầu tiên của Luật quốc tế và là chủ thế duy nhất có chủ quyền. Theo Công
ước Moongtevideo năm 1933 về quyền và nghĩa vụ các quốc gia thì quốc gia được
coi là thực thể chính trị pháp lý bao gồm các yếu tố cơ bản: dân cư, lãnh thổ, bộ
máy nhà nước và quyền năng chủ thể.
Nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia được hình thành trong thời kỳ loài
người chuyển từ chế độ phong kiến sang chế độ Tư bản chủ nghĩa và trở thành
nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế thời kỳ tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên đến năm
1945, sau khi tổ chức Liên hợp quốc ra đời, với tôn chỉ mục đích giữ gìn hòa bình
và an ninh quốc tế trong Hiến chương Liên hợp quốc đã ghi nhận “bình đẳng chủ
quyền giữa các quốc gia” hay nói cách khác: tôn trọng chủ quyền quốc gia mới
chính thức là nguyên tắc cơ bản nhất trong hệ thống các nguyên tắc cơ bản của Luật
quốc tế. Trong quan hệ quốc tế hiện nay, việc bình đẳng chủ quyền giữa các dân
tộc, các quốc gia ngày càng đóng vị trí, vai trò hết sức quan trọng.
33
2.1.2. Tôn trọng chủ quyền quốc gia với tư cách là nguyên tắc cơ bản của
Luật quốc tế
Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa tất cả các quốc gia trong quan hệ
quốc tế được ghi nhận tại khoản 1, Điều 2 Hiến chương Liên hợp quốc [26].
Nội dung của nguyên tắc cũng được quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 2 của
Hiến chương ASEAN “Tôn trọng độc lập chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ
và bản sắc dân tộc của tất cả các quốc gia thành viên” [3]. Các nước ASEAN luôn
coi nguyên tắc là tôn chỉ, mục đích trong mọi hoạt động của mình.
Nguyên tắc này cũng được quy định rất nhiều trong các điều ước quốc tế
song phương và đa phương của Việt Nam tham gia phê chuẩn hoặc ký kết. Ví dụ,
Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Hoa năm 1999 tại lời mở
đầu cả hai nước đã đồng ý hành động trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và
toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm phạm lẫn nhau, không can thiệp vào công
việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi, cùng tồn tại hòa bình [2]. Ngoài ra
nguyên tắc này cũng được nội luật hóa rất cụ thể vào các văn bản pháp luật trong
nước mà tiêu biểu là Hiến pháp Việt Nam 2013, ngày tại Điều 1 đã quy định rằng
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền,
thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ [40].
Nội dung của chủ quyền quốc gia gồm quyền tối cao của quốc gia trong
phạm vi lãnh thổ của mình và quyền độc lập của quốc gia trong quan hệ quốc tế.
Khoản 7, Điều 2 của Hiến chương Liên hợp quốc đã quy định: “Tổ chức Liên hợp
quốc không có quyền can thiệp vào công việc thực chất thuộc thẩm quyền nội bộ
của bất kỳ quốc gia nào” [26]. Do vậy, bất kỳ một hành vi can thiệp nào vào quyền
tự chủ của một quốc gia là trái với quy định của pháp luật quốc tế.
Quyền tối cao của quốc gia ở trong nước thể hiện ở quyền lực đầy đủ để giải
quyết mọi vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa… không có sự can thiệp giữa
các quốc gia khác và các tổ chức quốc tế. Trong Hiến chương Liên hợp quốc, các
quốc gia đã cam kết theo đuổi mục đích phát triển quan hệ hữu nghị giữa các dân
tộc trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền và dân tộc tự quyết.
Trong tuyên bố liên hợp quốc năm 1970 về các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế
Đề tài: Quyền con người và chủ quyền quốc gia theo pháp luật
Đề tài: Quyền con người và chủ quyền quốc gia theo pháp luật
Đề tài: Quyền con người và chủ quyền quốc gia theo pháp luật
Đề tài: Quyền con người và chủ quyền quốc gia theo pháp luật
Đề tài: Quyền con người và chủ quyền quốc gia theo pháp luật
Đề tài: Quyền con người và chủ quyền quốc gia theo pháp luật
Đề tài: Quyền con người và chủ quyền quốc gia theo pháp luật
Đề tài: Quyền con người và chủ quyền quốc gia theo pháp luật
Đề tài: Quyền con người và chủ quyền quốc gia theo pháp luật
Đề tài: Quyền con người và chủ quyền quốc gia theo pháp luật
Đề tài: Quyền con người và chủ quyền quốc gia theo pháp luật
Đề tài: Quyền con người và chủ quyền quốc gia theo pháp luật
Đề tài: Quyền con người và chủ quyền quốc gia theo pháp luật
Đề tài: Quyền con người và chủ quyền quốc gia theo pháp luật
Đề tài: Quyền con người và chủ quyền quốc gia theo pháp luật
Đề tài: Quyền con người và chủ quyền quốc gia theo pháp luật
Đề tài: Quyền con người và chủ quyền quốc gia theo pháp luật
Đề tài: Quyền con người và chủ quyền quốc gia theo pháp luật
Đề tài: Quyền con người và chủ quyền quốc gia theo pháp luật
Đề tài: Quyền con người và chủ quyền quốc gia theo pháp luật
Đề tài: Quyền con người và chủ quyền quốc gia theo pháp luật
Đề tài: Quyền con người và chủ quyền quốc gia theo pháp luật
Đề tài: Quyền con người và chủ quyền quốc gia theo pháp luật
Đề tài: Quyền con người và chủ quyền quốc gia theo pháp luật
Đề tài: Quyền con người và chủ quyền quốc gia theo pháp luật
Đề tài: Quyền con người và chủ quyền quốc gia theo pháp luật
Đề tài: Quyền con người và chủ quyền quốc gia theo pháp luật
Đề tài: Quyền con người và chủ quyền quốc gia theo pháp luật
Đề tài: Quyền con người và chủ quyền quốc gia theo pháp luật
Đề tài: Quyền con người và chủ quyền quốc gia theo pháp luật
Đề tài: Quyền con người và chủ quyền quốc gia theo pháp luật
Đề tài: Quyền con người và chủ quyền quốc gia theo pháp luật
Đề tài: Quyền con người và chủ quyền quốc gia theo pháp luật
Đề tài: Quyền con người và chủ quyền quốc gia theo pháp luật
Đề tài: Quyền con người và chủ quyền quốc gia theo pháp luật
Đề tài: Quyền con người và chủ quyền quốc gia theo pháp luật
Đề tài: Quyền con người và chủ quyền quốc gia theo pháp luật
Đề tài: Quyền con người và chủ quyền quốc gia theo pháp luật
Đề tài: Quyền con người và chủ quyền quốc gia theo pháp luật
Đề tài: Quyền con người và chủ quyền quốc gia theo pháp luật
Đề tài: Quyền con người và chủ quyền quốc gia theo pháp luật
Đề tài: Quyền con người và chủ quyền quốc gia theo pháp luật
Đề tài: Quyền con người và chủ quyền quốc gia theo pháp luật
Đề tài: Quyền con người và chủ quyền quốc gia theo pháp luật
Đề tài: Quyền con người và chủ quyền quốc gia theo pháp luật
Đề tài: Quyền con người và chủ quyền quốc gia theo pháp luật
Đề tài: Quyền con người và chủ quyền quốc gia theo pháp luật
Đề tài: Quyền con người và chủ quyền quốc gia theo pháp luật
Đề tài: Quyền con người và chủ quyền quốc gia theo pháp luật
Đề tài: Quyền con người và chủ quyền quốc gia theo pháp luật
Đề tài: Quyền con người và chủ quyền quốc gia theo pháp luật
Đề tài: Quyền con người và chủ quyền quốc gia theo pháp luật
Đề tài: Quyền con người và chủ quyền quốc gia theo pháp luật
Đề tài: Quyền con người và chủ quyền quốc gia theo pháp luật
Đề tài: Quyền con người và chủ quyền quốc gia theo pháp luật
Đề tài: Quyền con người và chủ quyền quốc gia theo pháp luật
Đề tài: Quyền con người và chủ quyền quốc gia theo pháp luật
Đề tài: Quyền con người và chủ quyền quốc gia theo pháp luật
Đề tài: Quyền con người và chủ quyền quốc gia theo pháp luật
Đề tài: Quyền con người và chủ quyền quốc gia theo pháp luật
Đề tài: Quyền con người và chủ quyền quốc gia theo pháp luật
Đề tài: Quyền con người và chủ quyền quốc gia theo pháp luật
Đề tài: Quyền con người và chủ quyền quốc gia theo pháp luật
Đề tài: Quyền con người và chủ quyền quốc gia theo pháp luật
Đề tài: Quyền con người và chủ quyền quốc gia theo pháp luật
Đề tài: Quyền con người và chủ quyền quốc gia theo pháp luật
Đề tài: Quyền con người và chủ quyền quốc gia theo pháp luật
Đề tài: Quyền con người và chủ quyền quốc gia theo pháp luật
Đề tài: Quyền con người và chủ quyền quốc gia theo pháp luật
Đề tài: Quyền con người và chủ quyền quốc gia theo pháp luật
Đề tài: Quyền con người và chủ quyền quốc gia theo pháp luật
Đề tài: Quyền con người và chủ quyền quốc gia theo pháp luật
Đề tài: Quyền con người và chủ quyền quốc gia theo pháp luật
Đề tài: Quyền con người và chủ quyền quốc gia theo pháp luật
Đề tài: Quyền con người và chủ quyền quốc gia theo pháp luật
Đề tài: Quyền con người và chủ quyền quốc gia theo pháp luật
Đề tài: Quyền con người và chủ quyền quốc gia theo pháp luật
Đề tài: Quyền con người và chủ quyền quốc gia theo pháp luật
Đề tài: Quyền con người và chủ quyền quốc gia theo pháp luật
Đề tài: Quyền con người và chủ quyền quốc gia theo pháp luật
Đề tài: Quyền con người và chủ quyền quốc gia theo pháp luật
Đề tài: Quyền con người và chủ quyền quốc gia theo pháp luật
Đề tài: Quyền con người và chủ quyền quốc gia theo pháp luật
Đề tài: Quyền con người và chủ quyền quốc gia theo pháp luật
Đề tài: Quyền con người và chủ quyền quốc gia theo pháp luật
Đề tài: Quyền con người và chủ quyền quốc gia theo pháp luật
Đề tài: Quyền con người và chủ quyền quốc gia theo pháp luật
Đề tài: Quyền con người và chủ quyền quốc gia theo pháp luật

More Related Content

What's hot

Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Di Sản Văn Hóa Thế Giới
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Di Sản Văn Hóa Thế GiớiLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Di Sản Văn Hóa Thế Giới
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Di Sản Văn Hóa Thế GiớiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Di Sản Văn Hóa,9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Di Sản Văn Hóa,9đLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Di Sản Văn Hóa,9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Di Sản Văn Hóa,9đDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TRỢ ĐỐI VỚI TRẺ EM VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈ...
LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TRỢ ĐỐI VỚI TRẺ EM VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈ...LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TRỢ ĐỐI VỚI TRẺ EM VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈ...
LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TRỢ ĐỐI VỚI TRẺ EM VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈ...KhoTi1
 

What's hot (20)

Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Di Sản Văn Hóa Thế Giới
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Di Sản Văn Hóa Thế GiớiLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Di Sản Văn Hóa Thế Giới
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Di Sản Văn Hóa Thế Giới
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Di Sản Văn Hóa,9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Di Sản Văn Hóa,9đLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Di Sản Văn Hóa,9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Di Sản Văn Hóa,9đ
 
Luận văn: Tổ chức quản lý công ty cổ phần theo pháp luật, HAY
Luận văn: Tổ chức quản lý công ty cổ phần theo pháp luật, HAYLuận văn: Tổ chức quản lý công ty cổ phần theo pháp luật, HAY
Luận văn: Tổ chức quản lý công ty cổ phần theo pháp luật, HAY
 
Đề tài: Tính hợp pháp và tính hợp lý của quyết định hành chính, HAY
Đề tài: Tính hợp pháp và tính hợp lý của quyết định hành chính, HAYĐề tài: Tính hợp pháp và tính hợp lý của quyết định hành chính, HAY
Đề tài: Tính hợp pháp và tính hợp lý của quyết định hành chính, HAY
 
Luận văn: Hòa giải vụ án hôn nhân và gia đình, HAY
Luận văn: Hòa giải vụ án hôn nhân và gia đình, HAYLuận văn: Hòa giải vụ án hôn nhân và gia đình, HAY
Luận văn: Hòa giải vụ án hôn nhân và gia đình, HAY
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH KHU VỰC PHÍA TÂY HÀ NỘI - TẢI FREE ZALO: 093 457...
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH KHU VỰC PHÍA TÂY HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457...PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH KHU VỰC PHÍA TÂY HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457...
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH KHU VỰC PHÍA TÂY HÀ NỘI - TẢI FREE ZALO: 093 457...
 
Luận văn: Bảo đảm quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, HAY
Luận văn: Bảo đảm quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, HAYLuận văn: Bảo đảm quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, HAY
Luận văn: Bảo đảm quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, HAY
 
Tiểu Luận Lợi Dụng Quyền Tự Do Ngôn Luận Trên Mạng, 9 Điểm.docx
Tiểu Luận Lợi Dụng Quyền Tự Do Ngôn Luận Trên Mạng, 9 Điểm.docxTiểu Luận Lợi Dụng Quyền Tự Do Ngôn Luận Trên Mạng, 9 Điểm.docx
Tiểu Luận Lợi Dụng Quyền Tự Do Ngôn Luận Trên Mạng, 9 Điểm.docx
 
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở Đắk Lắk ( 2003 - 2015 )
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở Đắk Lắk ( 2003 - 2015 )Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở Đắk Lắk ( 2003 - 2015 )
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở Đắk Lắk ( 2003 - 2015 )
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về công tác dân tộc, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về công tác dân tộc, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về công tác dân tộc, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về công tác dân tộc, HOT
 
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu sốLuận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số
 
Luận văn: Phòng ngừa tội phạm sử dụng công nghệ cao tại Huế
Luận văn: Phòng ngừa tội phạm sử dụng công nghệ cao tại HuếLuận văn: Phòng ngừa tội phạm sử dụng công nghệ cao tại Huế
Luận văn: Phòng ngừa tội phạm sử dụng công nghệ cao tại Huế
 
Luận văn: Giám sát việc sử dụng ngân sách nhà nước theo Luật
Luận văn: Giám sát việc sử dụng ngân sách nhà nước theo LuậtLuận văn: Giám sát việc sử dụng ngân sách nhà nước theo Luật
Luận văn: Giám sát việc sử dụng ngân sách nhà nước theo Luật
 
LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TRỢ ĐỐI VỚI TRẺ EM VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈ...
LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TRỢ ĐỐI VỚI TRẺ EM VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈ...LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TRỢ ĐỐI VỚI TRẺ EM VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈ...
LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TRỢ ĐỐI VỚI TRẺ EM VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈ...
 
Luận văn: Cải cách thủ tục hành chính về hành chính tư pháp, HAY
Luận văn: Cải cách thủ tục hành chính về hành chính tư pháp, HAYLuận văn: Cải cách thủ tục hành chính về hành chính tư pháp, HAY
Luận văn: Cải cách thủ tục hành chính về hành chính tư pháp, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống, HAY
 
Luận văn: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt NamLuận văn: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam
 
Luận văn: Quyền kinh tế, văn hóa, xã hội qua bản Hiến pháp, HOT
Luận văn: Quyền kinh tế, văn hóa, xã hội qua bản Hiến pháp, HOTLuận văn: Quyền kinh tế, văn hóa, xã hội qua bản Hiến pháp, HOT
Luận văn: Quyền kinh tế, văn hóa, xã hội qua bản Hiến pháp, HOT
 
Luận văn: Hình phạt tử hình trong pháp luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Hình phạt tử hình trong pháp luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Hình phạt tử hình trong pháp luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Hình phạt tử hình trong pháp luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế trong luật quốc tế
Luận văn: Vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế trong luật quốc tế Luận văn: Vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế trong luật quốc tế
Luận văn: Vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế trong luật quốc tế
 

Similar to Đề tài: Quyền con người và chủ quyền quốc gia theo pháp luật

Khóa luận Quyền an tử và vấn đề hợp pháp hóa na tử ở Việt Nam
Khóa luận Quyền an tử và vấn đề hợp pháp hóa na tử ở Việt NamKhóa luận Quyền an tử và vấn đề hợp pháp hóa na tử ở Việt Nam
Khóa luận Quyền an tử và vấn đề hợp pháp hóa na tử ở Việt NamDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tổ chức phi chính phủ nước ngoài và bảo đảm quyền con người ở Việt Nam
Tổ chức phi chính phủ nước ngoài và bảo đảm quyền con người ở Việt NamTổ chức phi chính phủ nước ngoài và bảo đảm quyền con người ở Việt Nam
Tổ chức phi chính phủ nước ngoài và bảo đảm quyền con người ở Việt NamDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quyền của người đồng tính: Lý luận và thực tiễn, HAY - Gửi miễn phí...
Luận văn: Quyền của người đồng tính: Lý luận và thực tiễn, HAY - Gửi miễn phí...Luận văn: Quyền của người đồng tính: Lý luận và thực tiễn, HAY - Gửi miễn phí...
Luận văn: Quyền của người đồng tính: Lý luận và thực tiễn, HAY - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn thạc sĩ quyền con người: Các hình thức nô lệ hiện đại
Luận văn thạc sĩ quyền con người: Các hình thức nô lệ hiện đại Luận văn thạc sĩ quyền con người: Các hình thức nô lệ hiện đại
Luận văn thạc sĩ quyền con người: Các hình thức nô lệ hiện đại Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

Similar to Đề tài: Quyền con người và chủ quyền quốc gia theo pháp luật (20)

Luận văn: Vấn đề quyền con người và can thiệp nhân đạo, HAY
Luận văn: Vấn đề quyền con người và can thiệp nhân đạo, HAYLuận văn: Vấn đề quyền con người và can thiệp nhân đạo, HAY
Luận văn: Vấn đề quyền con người và can thiệp nhân đạo, HAY
 
Quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù
Quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tùQuyền của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù
Quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù
 
Luận văn: Quyền của những người bị tước tự do, HOT, HAY
Luận văn: Quyền của những người bị tước tự do, HOT, HAYLuận văn: Quyền của những người bị tước tự do, HOT, HAY
Luận văn: Quyền của những người bị tước tự do, HOT, HAY
 
Quyền của người khuyết tật trong Luật Nhân quyền quốc tế và Việt Nam
Quyền của người khuyết tật trong Luật Nhân quyền quốc tế và Việt NamQuyền của người khuyết tật trong Luật Nhân quyền quốc tế và Việt Nam
Quyền của người khuyết tật trong Luật Nhân quyền quốc tế và Việt Nam
 
Luận văn: Quyền của người khuyết tật trong pháp Luật, HOT
Luận văn: Quyền của người khuyết tật trong pháp Luật, HOTLuận văn: Quyền của người khuyết tật trong pháp Luật, HOT
Luận văn: Quyền của người khuyết tật trong pháp Luật, HOT
 
Khóa luận Quyền an tử và vấn đề hợp pháp hóa na tử ở Việt Nam
Khóa luận Quyền an tử và vấn đề hợp pháp hóa na tử ở Việt NamKhóa luận Quyền an tử và vấn đề hợp pháp hóa na tử ở Việt Nam
Khóa luận Quyền an tử và vấn đề hợp pháp hóa na tử ở Việt Nam
 
Đề tài: Quyền con người trong luật hình sự theo luật quốc tế, HAY
Đề tài: Quyền con người trong luật hình sự theo luật quốc tế, HAYĐề tài: Quyền con người trong luật hình sự theo luật quốc tế, HAY
Đề tài: Quyền con người trong luật hình sự theo luật quốc tế, HAY
 
Luận văn: Bảo vệ quyền con người bằng chế định hình phạt, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền con người bằng chế định hình phạt, HOTLuận văn: Bảo vệ quyền con người bằng chế định hình phạt, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền con người bằng chế định hình phạt, HOT
 
Bảo vệ quyền con người bằng các chế định về chấp hành hình phạt
Bảo vệ quyền con người bằng các chế định về chấp hành hình phạtBảo vệ quyền con người bằng các chế định về chấp hành hình phạt
Bảo vệ quyền con người bằng các chế định về chấp hành hình phạt
 
Đề tài: Bảo đảm quyền của nhóm người yếu thế trong xã hội
Đề tài: Bảo đảm quyền của nhóm người yếu thế trong xã hộiĐề tài: Bảo đảm quyền của nhóm người yếu thế trong xã hội
Đề tài: Bảo đảm quyền của nhóm người yếu thế trong xã hội
 
Đề tài: Quyền con người trong trách nhiệm bồi thường nhà nước
Đề tài: Quyền con người trong trách nhiệm bồi thường nhà nướcĐề tài: Quyền con người trong trách nhiệm bồi thường nhà nước
Đề tài: Quyền con người trong trách nhiệm bồi thường nhà nước
 
Tổ chức phi chính phủ nước ngoài và bảo đảm quyền con người ở Việt Nam
Tổ chức phi chính phủ nước ngoài và bảo đảm quyền con người ở Việt NamTổ chức phi chính phủ nước ngoài và bảo đảm quyền con người ở Việt Nam
Tổ chức phi chính phủ nước ngoài và bảo đảm quyền con người ở Việt Nam
 
Tổ chức phi chính phủ nước ngoài về quyền con người Việt Nam
Tổ chức phi chính phủ nước ngoài về quyền con người Việt NamTổ chức phi chính phủ nước ngoài về quyền con người Việt Nam
Tổ chức phi chính phủ nước ngoài về quyền con người Việt Nam
 
Luận văn: Quyền của người đồng tính: Lý luận và thực tiễn, HAY - Gửi miễn phí...
Luận văn: Quyền của người đồng tính: Lý luận và thực tiễn, HAY - Gửi miễn phí...Luận văn: Quyền của người đồng tính: Lý luận và thực tiễn, HAY - Gửi miễn phí...
Luận văn: Quyền của người đồng tính: Lý luận và thực tiễn, HAY - Gửi miễn phí...
 
Luận văn: Quyền của người đồng tính, HAY, 9đ
Luận văn: Quyền của người đồng tính, HAY, 9đLuận văn: Quyền của người đồng tính, HAY, 9đ
Luận văn: Quyền của người đồng tính, HAY, 9đ
 
Luận văn thạc sĩ quyền con người: Các hình thức nô lệ hiện đại
Luận văn thạc sĩ quyền con người: Các hình thức nô lệ hiện đại Luận văn thạc sĩ quyền con người: Các hình thức nô lệ hiện đại
Luận văn thạc sĩ quyền con người: Các hình thức nô lệ hiện đại
 
Luận văn: Các hình thức nô lệ hiện đại, HAY, 9đ
Luận văn: Các hình thức nô lệ hiện đại, HAY, 9đLuận văn: Các hình thức nô lệ hiện đại, HAY, 9đ
Luận văn: Các hình thức nô lệ hiện đại, HAY, 9đ
 
Luận văn: Vấn đề pháp lý về các hình thức nô lệ hiện đại, HAY
Luận văn: Vấn đề pháp lý về các hình thức nô lệ hiện đại, HAYLuận văn: Vấn đề pháp lý về các hình thức nô lệ hiện đại, HAY
Luận văn: Vấn đề pháp lý về các hình thức nô lệ hiện đại, HAY
 
Bảo Vệ Quyền Con Người Trong Việc Áp Dụng Biện Pháp Tạm Giữ, Tạm Giam.
Bảo Vệ Quyền Con Người Trong Việc Áp Dụng Biện Pháp Tạm Giữ, Tạm Giam.Bảo Vệ Quyền Con Người Trong Việc Áp Dụng Biện Pháp Tạm Giữ, Tạm Giam.
Bảo Vệ Quyền Con Người Trong Việc Áp Dụng Biện Pháp Tạm Giữ, Tạm Giam.
 
Vai trò của Quốc hội về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, HAY
Vai trò của Quốc hội về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, HAYVai trò của Quốc hội về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, HAY
Vai trò của Quốc hội về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, HAY
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 

Recently uploaded (20)

Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 

Đề tài: Quyền con người và chủ quyền quốc gia theo pháp luật

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN AN BÌNH QuyÒn con ng-êi vµ chñ quyÒn quèc gia trong luËt Quèc tÕ LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2015
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN AN BÌNH QuyÒn con ng-êi vµ chñ quyÒn quèc gia trong luËt Quèc tÕ Chuyên ngành: Luật Quốc tế Mã số: 60 38 01 08 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: TS. LÊ VĂN BÍNH HÀ NỘI - 2015
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Nguyễn An Bình
  • 4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN QUYỀN CON NGƢỜI..................................................................9 1.1. Trƣớc chiến tranh thế giới lần thứ 2 .........................................................9 1.1.1. Lịch sử hình thành quyền con người.............................................................9 1.1.2. Sự phát triển quyền con người với tư cách là một chế định của pháp luật quốc tế ..................................................................................................11 1.2. Trong chiến tranh thế giới thứ 2..............................................................12 1.3. Từ chiến tranh giới lần thứ 2 đến nay.....................................................14 1.4. Quyền con ngƣời trong pháp luật một số quốc gia ................................17 1.4.1. Quyền con người trong Hiến pháp Nhật Bản..............................................17 1.4.2. Quyền con người trong Hiến pháp Trung Quốc .........................................20 1.4.3. Quyền con người theo Hiến pháp Balan 1997 ........................................23 1.4.4. Quyền con người theo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ............................................................................................26 Chƣơng 2: CÁC CƠ CHẾ BẢO VỆ QUYỀN CON NGƢỜI THEO PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ VẤN ĐỀ CHỦ QUYỀN QUỐC GIA ................32 2.1. Sự hình thành và phát triển của nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia trong Luật quốc tế......................................................................32 2.1.1. Khái niệm, lịch sử hình thành của nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia .......................................................................................................32 2.1.2. Tôn trọng chủ quyền quốc gia với tư cách là nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế.................................................................................................33
  • 5. 2.2. Cơ chế bảo vệ quyền con ngƣời theo hiến chƣơng của Liên hợp quốc......39 2.3. Cơ chế bảo vệ quyền con ngƣời theo một số công ƣớc quốc tế .............40 2.3.1. Quyền dân sự chính trị trong Luật quốc tế..................................................41 2.3.2. Quyền kinh tế, xã hội, văn hóa trong Luật quốc tế .....................................46 2.4. Cơ chế bảo vệ quyền con ngƣời ở cấp độ khu vực .................................48 2.5. Cơ chế quốc gia bảo vệ nhân quyền ........................................................52 Chƣơng 3: CHỦ QUYỀN QUỐC GIA TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI QUYỀN CON NGƢỜI: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP .............54 3.1. Một số quan điểm về chủ quyền quốc gia và quyền con ngƣời trong Luật quốc tế.....................................................................................54 3.1.1. Quyền con người và chủ quyền quốc gia....................................................54 3.1.2. Quan điểm về trường hợp nhân quyền và chủ quyền chia sẻ......................59 3.2. Mối quan hệ giữa bảo vệ quyền con ngƣời và bảo vệ chủ quyền quốc gia ......................................................................................................63 3.2.1. Những tác động của việc bảo vệ quyền con người đối với chủ quyền quốc gia .......................................................................................................63 3.2.2. Những tác động của việc bảo vệ chủ quyền quốc gia đối với quyền con người.....................................................................................................67 3.2.3. Một số ví dụ về quyền con người khi chủ quyền quốc gia bị xâm phạm .......69 3.3. Tầm quan trọng của quyền con ngƣời và chủ quyền quốc gia tại Việt Nam ..............................................................................................82 3.3.1. Chủ quyền quốc gia là tối thượng ...............................................................82 3.3.2. Quyền con người ở Việt Nam – một quốc gia có chủ quyền......................92 3.4. Một số kiến nghị với Việt Nam...............................................................101 3.4.1. Cần thành lập cơ quan nhân quyền quốc gia Việt Nam............................101 3.4.2. Khuyến nghị gia nhập các điều ước quốc tế về nhân quyền.....................108 3.4.3. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên trách nhân quyền..................110 KẾT LUẬN............................................................................................................115 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................117
  • 6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ASEAN Association of Southeast Asian Natinons Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á CRC Convention on the Rights of the child Công ước về quyền của Trẻ em CEDAW Convention on the Elimination of all Forms of Discrimination against Women Công ước quốc tế về xóa bỏ các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ CAT Convention against Torture and Other Cruel, Inhuman or Degrading Treatment or Punishment Công ước chống tra tấn và các hình thức trừng phạt và đối xử tàn bạo, vô nhân đạo hay hạ nhục khác EU European Union Liên minh châu Âu ICCPR International Covenant on Civil and Political Rights Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị IACHR Inter-American Commission on Human Rights Ủy ban Quyền con người châu Mỹ ICERD International Convention on the Elimination of Racial Discrimination Công ước xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc ICESCR International Covenant on Economic, Social and Cultural Rights Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa ILO International Labour Organization Tổ chức Lao động quốc tế NGO non-governmental organization Tổ chức phi chính phủ NHRCT National Human Rights Commission of Thailand Ủy ban nhân quyền quốc gia Thái Lan SUHAKAM Malay: Suruhanjaya Hak Asasi Malaysia Ủy ban nhân quyền quốc gia Malaysia UDHR Universal Declaration of Human Rights Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền
  • 7. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hai vấn đề không thể tách rời của một đất nước là quyền con người và chủ quyền quốc gia. Trong bối cảnh toàn cầu hóa thì lĩnh vực này lại càng trở nên quan trọng. Chủ quyền quốc gia là tối cao, bất khả xâm phạm, mỗi quốc gia đều bình đẳng và có quyền quyết định mọi phương diện: chính trị, an ninh, quốc phòng, ngoại giao, kinh tế, văn hóa xã hội… và được đảm bảo toàn vẹn, đầy đủ về mọi mặt, cả hành pháp, lập pháp lẫn tư pháp của quốc gia đó trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia mình. Tuy nhiên, việc hội nhập kinh tế thế giới nếu không có những giải pháp đúng đắn thì chủ quyền quốc gia sẽ bị xâm phạm. Hiện tại ta vẫn nhận thấy rằng một số ít quốc gia có nền kinh tế vững mạnh đang giương cao ngọn cờ nhân quyền, lợi dụng can thiệp nhân đạo và chống khủng bố để thao túng các quốc gia khác nhằm đạt được những lợi ích cục bộ. Các quốc gia hội nhập hợp tác thì sẽ phát triển kinh tế, xã hội, tuy nhiên nó cũng kéo theo nhiều mặt trái mà bản thân quốc gia đó không mong muốn như: an ninh quốc phòng, kinh tế, và đặc biệt là vấn đề nhân quyền. Làm thế nào để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc nhưng lại không để đó là cái cớ để ngoại bang can thiệp vào chủ quyền quốc gia? Làm thế nào để chống lại những luồng văn hóa tư tưởng trái với chính sách phát triển, chế độ chính trị đặc thù của mỗi quốc gia? Tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa, các quốc gia có phải chấp nhận giới hạn quyền lực riêng của mình trên một số lĩnh vực. Vậy chủ quyền và nhân quyền trên thế giới sẽ có mối quan hệ tác động qua lại như thế nào? Cái nào quan trọng hơn? Làm thế nào để bảo vệ chủ quyền và quyền con người? Có hay không vấn đề chủ quyền quốc gia đang bị thuyết nhân quyền cao hơn chủ quyền “thay đổi, thu hẹp”, “mài mòn”? Các quốc gia cần phải có những giải pháp gì để đảm bảo hai vấn đề nêu trên? Với những quan điểm về mối quan hệ giữa chủ quyền quốc gia và quyền con người và và tầm quan trọng của chúng, người nghiên cứu đã phần nào đưa ra cái nhìn tổng quan về hai vấn đề này theo pháp luật quốc tế, từ đó có sự nhìn nhận đánh
  • 8. 2 giá chung về lý luận cũng như một số thực tiễn về bảo vệ chủ quyền quốc gia và quyền con người theo pháp luật quốc tế hiên nay. Nhận thức được tầm quan trọng và tính thời sự của vấn đề này, học viên đã mạnh dạn chọn đề tài đề tài: “Quyền con người và chủ quyền quốc gia trong luật Quốc tế” để làm luận văn thạc sĩ luật học với mục đích nhằm hệ thống lại những vấn đề lý luận chung nhất của pháp luật quốc tế đối với hai lĩnh vực nêu trên, đồng thời đưa ra những quan điểm, thông qua những ví dụ thực tiễn của một số nước trên thế giới, góp phần đưa ra những giải pháp thúc đẩy việc thực hiện quyền con người và chủ quyền quốc gia ở Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc liên quan đến đề tài Vấn đề quyền con người và chủ quyền quốc gia đang thu hút được sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Trước hết thấy rằng vấn đề này thường xuyên nghiên cứu trong việc giảng dạy tại các giáo trình về pháp luật về quyền con người và nhất là ngành Luật quốc tế trong các học viện, nhà trường. Ví dụ, trong “Giáo trình Công pháp quốc tế” của Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội do PGS.TS Nguyễn Bá Diến chủ biên (2013) đã dành riêng chương 6 để nói về luật nhân quyền quốc tế; chương 3, chương 11 nói về chủ quyền quốc gia. Giáo trình đã hệ thống ngắn gọn, tương đối đầy đủ về pháp luật quốc tế về quyền con người và một số vấn đề cơ bản nhất về chủ quyền quốc gia; Vấn đề về quyền con người ở Việt Nam đã được nghiên cứu trong nhiều công trình nghiên cứu khoa học khác nhau. Ví dụ như: Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người, do tập thể tác giả: Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao và Lã Khánh Tùng đồng biên soạn, Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội, 2009; Quyền con người, Tài liệu chuyên đề của Liên hợp quốc, sách tham khảo, Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội, NXB Công an nhân dân, 2010; Quyền con người. Tập hợp những bình luận/khuyến nghị chung của Ủy ban Công ước Liên hợp quốc, sách tham khảo, Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội, NXB Công an nhân dân, 2010; Kỷ yếu Hội thảo về “Cơ quan quốc gia về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội, 2009; Bảo vệ các quyền con người bằng pháp luật quốc tế, Đề tài nghiên cứu khoa học của Nguyễn Bá Diến và Hoàng Ngọc Giao, Khoa Luật, Đại học quốc
  • 9. 3 gia Hà Nội, 2006; Các điều kiện đảm bảo quyền con người, quyền công dân trong sự nghiệp đổi mới đất nước, đề tài nghiên cứu khoa học do Hoàng Văn Hảo làm chủ nhiệm; Luật quốc tế về quyền của nhóm người dễ bị tổn thương, Sách chuyên khảo, Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội, NXB Lao động-Xã hội, 2010; Hỏi đáp về quyền con người, Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội, 2012; Giới thiệu văn kiện quốc tế về quyền con người; và Hỏi đáp về quyền con người, Trung tâm nghiên cứu quyền con người - quyền công dân, Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội, 2011; Kỷ yếu Hội thảo về “Cơ quan quốc gia về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội, 2009; Tư tưởng về quyền con người (Tuyển tập tư liệu Thế giới và Việt Nam), Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội, NXB Lao động - Xã hội, 2011; Luật nhân quyền quốc tế - Những vấn đề cơ bản, Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội, NXB Lao động - Xã hội, 2011; Các văn bản Công pháp quốc tế và văn bản pháp luật Việt Nam có liên quan, Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội, NXB Chính trị quốc gia, 2006; Quốc hội Việt Nam với việc bảo đảm quyền con người, Tưởng Duy Kiên, NXB Tư pháp, Hà Nội, 2006; Dân chủ và pháp luật dân chủ, của Ngô Huy Cương, NXB Tư pháp, Hà Nội, 2006; Quyền con người trong Hiến pháp năm 2013: Quan điểm mới cách tiếp cận mới và các quy định mới, Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, NXB Sự thật, Hà Nội, 2014; v.v... Các bài viết đã được đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành có liên quan đến quyền con người, ví dụ như: Quyền con người, quyền công dân của Hoàng Văn Hảo và Chu Thành, đăng trên Tạp chí Cộng sản số 5/1993; Hiến pháp Việt Nam và vấn đề quyền con người, quyền công dân, Sách Quyền con người: Lý luận và Thực tiễn ở Việt Nam và Ốt-xtrây-li-a của Hoàng Văn Hảo, NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội, 2004; Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước pháp quyền của Đỗ Nguyên Phong và Trần Ngọc Đường, NXB Sự thật, Hà Nội, 1992; Quyền con người, quyền công dân trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004 và Bàn về thực trạng và nhu cầu pháp luật về tổ chức bộ máy nhà nước và pháp luật về quyền con người theo Nghị quyết số 48 của Bộ Chính trị, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, 2010 của tác giả Trần Ngọc Đường; Cơ quan nhân
  • 10. 4 quyền quốc gia trên thế giới, Vũ Công Giao và Lê Anh Tuấn, Tạp chí nhân quyền Việt Nam, 2012; Các đảm bảo cho việc thực hiện các nghĩa vụ và cam kết quốc tế về quyền con người của các quốc gia thành viên Liên hợp quốc, Tạp chí Luật học, 2010; và Hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam theo yêu cầu của các công ước quốc tế về quyền con người được ký kết trong khuôn khổ Liên hợp quốc, Nguyễn Thị Kim Ngân, Tạp chí Luật học, 2011; Các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên và vấn đề nội luật hóa, Nguyễn Văn Tuân, Tạp chí Luật học, 2011; Mô hình bộ máy quốc gia về nhân quyền ở một số nước và suy nghĩ về cơ chế bảo đảm quyền con người ở nước ta, Tưởng Duy Kiên, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, 2009; Vấn đề nhân quyền và đấu tranh bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam hiện nay, Đặng Trung Hà với bài Kết quả ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế về nhân quyền và vấn đề nội luật hóa vào pháp luật Việt Nam, 2009, v.v... Quyền con người còn được nghiên cứu ở cấp độ các luận văn và luận án tiến sỹ luật học, chẳng hạn như: Bảo đảm quyền con người trong hoạt động tư pháp, Luận án tiến sĩ luật học của Nguyễn Huy Hoàn, bảo vệ tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2004; Đảm bảo pháp lý về quyền con người ở Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sĩ của Trần Thị Phương Hảo, bảo vệ tại Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội, 2008; Cơ quan quốc gia về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người - thực trạng trên thế giới và triển vọng ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thu Ngọc, bảo vệ tại Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội, 2013; Vai trò của Quốc hội trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Mạnh Hùng bảo vệ tại Khoa luật, Đại học quốc gia Hà Nội, 2014; Cơ chế đánh giá định kỳ toàn thể (UPR) về quyền con người của Liên hợp quốc – Tác động và việc tổ chức thực hiện ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Sơn Đông, bảo vệ tại Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội, 2013; Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ của Hoàng Lan Anh bảo vệ tại Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội, 2014; v.v... Ngoài ra, liên quan đến nhân quyền chúng ta có thể kể đến các loại tài liệu khác, như: Báo cáo nghiên cứu rà soát quy định của pháp luật Việt Nam về các
  • 11. 5 quyền dân sự, chính trị, của Bộ Tư pháp, 2013; Sách trắng về thành tựu quyền con người của Việt Nam, tại http://www.mofa.gov.vn/vi/; Báo cáo quốc gia kiểm điểm định kỳ việc thực hiện quyền con người ở Việt Nam, tại http://www.mofa.gov.vn/vi/; Báo cáo nghiên cứu so sánh nội dung Công ước chống tra tấn với các quy định trong pháp luật Việt Nam, của Viện Nghiên cứu Quyền con người, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2007; Báo cáo nghiên cứu so sánh nội dung Công ước chống tra tấn với các quy định trong pháp luật Việt Nam, của Viện Nghiên cứu Quyền con người, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2007; v.v... Ở nước ngoài, có nhiều công trình, bài viết nghiên cứu về quyền con người, ví dụ như: Abashidze A.Kh. Hệ thống khu vực về bảo vệ các quyền của con người. Trường Đại học Tổng hợp Hữu nghị các Dân tộc. M., 2010; Abashidze A.Kh., Solntcev A.M. Thể chế về bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền và tự do trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Tạp chí Luật quốc tế. Moscow, 2010. № 2; Kapustin A.IA. Các Tổ chức quốc tế trong thế giới toàn cầu hóa: Sách Chuyên khảo. Trường Đại học Tổng hợp Hữu nghị các Dân tộc. M., 2010; Velyaminov G.M. Giáo trình Luật kinh tế quốc tế và sự phát triển. M., Wolters Kluwer, 2004; UN Human Rights Treaty Bodies/Eds.: Helen Keller, Universität Zürich, Geir Ulfstein. - Cambridge University Press, 2012.; New Challenges for the UN Human Rights Machinery. What Future for the UN Treaty Body System and the Human Rights Council Procedures?/Edited by: M. Cherif Bassiouni, William A. Schabas - Antwerp: Intersentia Publishers, 2011; Knorad - Adenaer, Josef Thesing: Nhà nước pháp quyền, Nxb Chính trị quốc gia, 2002 (sách dịch); Quyền con người ở Trung Quốc và Việt Nam (Truyền thống, Lý luận và Thực tiễn): Tradition on and Theory and implementation of Hunman Right in China and Vietnam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003. “Land Law with sustainable development – Grren development in Vietnam”. Seoul National Univesity Law School. Seoam Hall. SEOUL, KOREA. Hosted by Korea Legislation Research Institute (KLRI) Center for ASIAN LAW tại Hàn Quốc “Luật của các nước chuyển đổi và tăng trưởng xanh” Ngày 21/12/2011; hoặc các Hội thảo quốc tế: Trách nhiệm xã hội trong điều kiện Kinh tế thị trường
  • 12. 6 (International conferrence: Social responsibility the context of market econnmy); Lauterpacht H. International Law and Human Rights. 1950; Robertson A. Human Rights in the World. 1972; Wolfgang Benedek, Tìm hiểu về quyền con người, NXB Tư pháp Hà Nội, 2008; Sydeney D.Bailey, The UN Security Council and Human Rights, St.Martin‟s Press, INC, New York, 1994; v.v... Tuy nhiên các tài liệu nói trên phần đa nghiên cứu về quyền con người, hoặc chỉ đề cập không nhiều đến chủ quyền quốc gia trong quan hệ với quyền con người, chưa đặt hai vấn đề này trong mối quan hệ của chúng trong pháp luật quốc tế, để từ đó có được tầm quan trọng và cái nhìn đúng đắn, khách quan về chủ quyền và nhân quyền và áp dụng như thế nào với Việt nam hiện nay. Do đó, việc học viên lựa chon và nghiên cứu đề tài “Quyền con người và chủ quyền quốc gia trong luật Quốc tế” là cần thiết và có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3.1. Mục đích Luận văn đã nghiên cứu những quy định của pháp luật quốc tế về quyền con người và chủ quyền quốc gia, qua đó đối chiếu vào thực tiễn một số nước trên thế giới để thấy được những góc cạnh khác nhau của việc thực hiện hai vấn đề này. Luận văn cũng làm rõ vai trò, tầm quan trọng, mối quan hệ của chúng được coi là vấn đề sống còn của một quốc gia. Qua việc phân tích, bình luận để đi tìm câu trả lời cho khẳng định chủ quyền quốc gia và quyền con người là hai yếu tố quan trọng và có tầm quan trọng đặc biệt. Chúng là một thực thể đồng nhất không thể tách rời và hỗ trợ cho nhau phát triển. Thông qua việc nghiên cứu nhằm hiểu rõ bản chất của quyền con người, tránh việc một quốc gia có chủ quyền bị xâm phạm chủ quyền, xâm phạm công việc nội bộ và quyền tự quyết của một dân tộc thông qua vấn đề lợi dụng dụng nhân quyền. 3.2. Những đóng góp của đề tài Tác giả hy vọng luận văn có thể là tài liệu có giá trị tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy các vấn đề liên quan đến chủ quyền quốc gia và việc bảo vệ quyền con người trong các cơ sở đào tạo luật nói chung và luật nhân quyền nói riêng, đồng thời là tài liệu nghiên cứu cho các cơ quan Nhà nước tham khảo cho mục đích phát triển quyền con người và bảo vệ chủ quyền quốc gia Việt Nam.
  • 13. 7 3.3. Nhiệm vụ Với mục đích nghiên cứu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài được xác định gồm: - Luận giải những vấn đề lý luận chung về quyền con người và chủ quyền quốc gia theo pháp luật quốc tế. - Đánh giá mối quan hệ tác động qua lại giữa quyền con người và chủ quyền quốc gia. Thực trạng thực thi nhân quyền ở một số quốc gia. - Đưa ra những nhận xét và đề xuất một số giải pháp góp phần thể hiện rõ tầm quan trọng của hai vấn đề tôn trọng chủ quyền quốc gia và quyền con người trên thế giới và đưa ra một số giải pháp cụ thể với Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế nhưng vẫn giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và chủ quyền quốc gia. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Những trường phái, học thuyết, tư tưởng trong lịch sử hình thành, phát triển của vấn đề quyền con người và chủ quyền quốc gia. - Hiến chương Liên hợp quốc, Hiến chương ASEAN, các văn bản pháp lý quốc tế liên quan đến quyền con người, các văn bản của pháp luật Việt Nam, những định hướng của Đảng đối với tầm quan trọng của vấn đề quyền con người và chủ quyền quốc gia, một số văn kiện pháp lý mà Việt Nam đã ký kết… - Một số sự kiện chính trị xã hội trong quan hệ khu vực và quốc tế liên quan đến mối quan hệ giữa chủ quyền quốc gia và quyền con người hiện nay. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở các phương pháp nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, kết hợp với các phương pháp phân tích, tổng hợp, chứng minh, so sánh luật học, phương pháp đánh giá và bình luận nhằm làm sáng tỏ hơn các cơ chế bảo vệ quyền con người theo pháp luật quốc tế và vấn đề chủ quyền quốc gia. Các phương pháp đó đã giúp học viên nghiên cứu thành công mối quan hệ giữa quyền con người và chủ quyền quốc gia, thực tiễn giải quyết những vụ việc cụ thể của một số nước trên thế giới có liên quan để đưa ra những kiến nghị, giải pháp đối với Việt Nam trong quá trình hội nhập.
  • 14. 8 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về sự hình thành và phát triển quyền con người; Chương 2: Các cơ chế bảo vệ quyền con người theo pháp luật quốc tế và vấn đề chủ quyền quốc gia; Chương 3: Chủ quyền quốc gia trong mối quan hệ với quyền con người: một số kiến nghị, giải pháp.
  • 15. 9 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN QUYỀN CON NGƢỜI 1.1. Trƣớc chiến tranh thế giới lần thứ 2 1.1.1. Lịch sử hình thành quyền con người Quyền con người là sản phẩm phát triển văn hóa xã hội của một kết cấu kinh tế xã hội nhất định và chịu sự quy định của cơ sở kinh tế, xã hội hiện thực [15]. Có nhiều ý kiến trái ngược về lịch sử phát triển của quyền con người. Theo một số học giả, những tư tưởng về quyền con người xuất hiện từ khá lâu. Những tư tưởng về quyền con người ở thời tiền sử được khởi thủy từ khi trên Trái Đất xuất hiện những nền văn minh cổ đại, trong đó rực rỡ nhất đó là nền văn minh Trung Đông (khoảng năm 3.000 -1.500 trước CN). Trong nền văn minh Lưỡng Hà, nhà vua Hammurabi đã ban hành đạo luật có tên là Bộ luật Hammurabi. Mục đích của đức vua khi thiết lập ra đạo luật này là để: “...ngăn ngừa những kẻ mạnh áp bức kẻ yếu”,... làm cho người cô quả có nơi nương tựa ở thành Babilon,... đem lại hạnh phúc chân chính và đặt nền thống trị nhân từ” cho mọi thần dân vương quốc. Bộ luật này được coi là văn bản pháp luật thành văn đầu tiên của nhân loại nói đến quyền con người. Ngoài bộ luật Hammurabi, vấn đề về quyền con người còn được đề cập trong nhiều văn bản bộ luật khác. Tiêu biểu như bộ luật của vua Cyrus Đại đế (576-529 trước CN) [12]. Các tư tưởng về quyền con người không chỉ thể hiện trong các đạo luật mà còn được phản ánh trong các tư tưởng, học thuyết tôn giáo. Tiêu biểu kinh điển của tôn giáo đó là: Kinh Vệ Đà của đạo Hindu của Ấn Độ, Kinh Phật của Đạo Phật, Kinh Thánh của đạo Thiên chúa và Kinh Kôran của đạo Hồi. Xét về các học thuyết chính trị, pháp quyền, vào thế kỷ XXIV trước CN, vua Symer đã sử dụng khái niệm “tự do” để bảo vệ bà góa, trẻ mồ côi trước những hành vi bạo ngược của những kẻ giàu có và thế lực trong xã hội. Nhiếp chính quan người Hy Lạp Arokhont Salon ngay từ thế kỷ XI trước CN đã ban bố đạo luật xác định một số khía cạnh của dân
  • 16. 10 chủ và quy định một số quyền của các công dân tự do trong mối quan hệ với các quan lại nhà nước. Ở Châu Âu thời Trung cổ, thời kì này tự do của con người bị hạn chế một cách khắc nghiệt bởi sự cấu kết cai trị giữa vương quyền của chế độ phong kiến và thần quyền của nhà thờ Thiên Chúa giáo.Tuy nhiên, trong bối cảnh đen tối đó vẫn xuất hiện những tư tưởng khai sáng về quyền con người. Điển hình trong số đó là Hiến chương Magna Carta do vua John của nước Anh ban hành vào năm 1215. Bản hiến chương này được coi là một trong những văn bản pháp luật đầu tiên của nhân loại đề cập cụ thể đến việc tiết chế quyền lực của nhà nước để bảo vệ quyền của công dân. Đó là quy phạm về lệnh đình quyền giam giữ trong đó bắt buộc mọi trường hợp tử hình đều phải qua xét xử và quyết định trước tòa và quy phạm về due process of law (luật tôn trọng tất cả quyền hợp pháp của công dân). Thời kỳ Phục hưng là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của các quan điểm, học thuyết về quyền con người tư tưởng. Những tư tưởng triết học về quyền con người ở Châu Âu thời kỳ phục hưng đã có ảnh hưởng quan trọng tới sự ra đời của những văn bản pháp luật về quyền con người ở một số nước ở châu lục này cũng như tới hai cuộc cách mạng nổi tiếng thế giới nổ ra vào những cuối năm 1700 ở Mỹ và Pháp. Hai cuộc cách mạng này đã đóng góp rất to lớn vào sự phát triển của tư tưởng và quá trình lập pháp về quyền con người không chỉ ở Mỹ, Pháp mà ở nhiều nước trên thế giới. Trong cuộc cách mạng thứ nhất năm 1776, mười ba thuộc địa của Bắc Mỹ đã tuyên bố độc lập với đế chế Anh thông qua một văn bản có tên là Tuyên ngôn độc lập, trong đó khẳng định mọi người sinh ra đều bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền đó có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Tuy đây không phải là văn kiện pháp lý đầu tiên trên thế giới nhưng Tuyên ngôn độc lập 1776 của nước Mỹ có thể coi là sự xác nhận chính thức đầu tiên trên phương diện nhà nước về quyền con người. Trong cuộc cách mạng thứ hai, vào năm 1789 nhân dân Pháp đã đứng lên lật đổ chế độ phong kiến, thành lập nền cộng hòa đầu tiên, đồng thời công bố bản
  • 17. 11 Tuyên ngôn về nhân quyền và dân quyền nổi tiếng của nước Pháp. Điều 1 của bản Tuyên ngôn này khẳng định:“Người ta sinh ra và sống tự do và bình đẳng...”. Ngoài ra, bản tuyên ngôn còn xác định một loạt các quyền cơ bản của con người như quyền tự do và bình đẳng, quyền sở hữu, được đảm bảo an ninh và chống áp bức, quyền bình đẳng... Chỉ trong 35 năm, hơn 70 bản Hiến pháp mang dấu ấn của những luận điểm trong bản Tuyên ngôn. Điều đó chứng tỏ những tư tưởng về quyền con người đã thẩm thấu một cách nhanh chóng và gây ra những biến động to lớn tại Châu lục này. Vào thế kỷ XIX, thời kỳ này quyền con người nổi lên như một vấn đề ở tầm quốc tế. Những cuộc đấu tranh nhằm xóa bỏ chế độ nô lệ và buôn bán nô lệ, phong trào đấu tranh đòi cải thiện đời sống cho người lao động diễn ra rất mạnh mẽ và liên tục. Năm 1864, Hội nghị ngoại giao quốc tế đầu tiên họp tại Giơnevơ đã thông qua công ước về cải thiện người bị thương trong các cuộc chiến tranh trên bộ. Năm 1899, Hội nghị hòa bình quốc tế họp ở La Hay (Hà Lan) đã thông qua Công ước về các luật lệ và tập quán trong chiến tranh. Đây là những văn kiện đầu tiên của luật nhân đạo quốc tế. Vào những năm đầu của thế kỷ XIX, Hội quốc liên và Tổ chức lao động quốc tế được thành lập. Cả hai tổ chức này đã nâng nhận thức và hoạt động về quyền con người lên một mức độ mới. Năm 1863-1864, ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế được thành lập, Công ước Giơnevơ lần thứ I được thông qua, mở đầu cho ngành luật nhân đạo quốc tế. Cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới nổ ra ở nước Nga vào tháng 10 năm 1917, mở ra một chương mới trong lịch sử chính trị quốc tế đồng thời tạo ra những biến chuyển quan trọng trong tư tưởng và thực tiễn về quyền con người [15]. 1.1.2. Sự phát triển quyền con người với tư cách là một chế định của pháp luật quốc tế Những quy định pháp lý quốc tế đầu tiên về quyền con người khởi đầu từ việc các quốc gia bảo vệ các quyền và lợi ích của công dân mình ở nước ngoài. Điều này thể hiện rõ nhất là vào thế kỷ XVIII ở Châu Âu. Cụ thể đó là sự phân chia các đường biên giới cùng với hoạt động giao thương nhộn nhịp dẫn tới những tranh
  • 18. 12 chấp pháp lý liên quan. Quá trình đấu tranh, đàm phán, thỏa hiệp và nhượng bộ đã dẫn tới sự ra đời của những quy định về quyền của người nước ngoài trong pháp luật của một số quốc gia phong kiến Châu Âu. Tiếp theo đó quyền con người phát triển cao hơn một bước là vấn đề “can thiệp nhân đạo”. Vào thế kỷ XIX ở các nước Châu Âu đã diễn ra những cuộc can thiệp vũ trang của một hoặc một nhóm quốc gia này vào một nhóm quốc gia khác với lý do bảo vệ các nhóm thiểu số về dân tộc hay tôn giáo của nước mình mà được cho là đang bị áp bức ở nước khác. Kết quả của những cuộc can thiệp vũ trang này là một loạt các hiệp định đã được ký kết ở Châu Âu sau khi kết thúc chiến tranh trong đó có thừa nhận các quyền sống, quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng, quyền bình đẳng... của người dân khu vực này trong khoảng thời gian từ thế kỷ XVII tới hết thế kỷ XIX. Khi hiệp ước xóa bỏ việc buôn bán nô lệ giữa các nước Anh, Pháp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Hà Lan vào năm 1815 được ký kết đã đặt nền móng cho nguyên tắc quan trọng nhất của luật quốc tế về quyền con người đó là nguyên tắc về tôn trọng nhân phẩm. Khi Hội quốc liên và Tổ chức Lao động quốc tế được thành lập vào năm 1919 thì quyền con người trở thành một vấn đề có tầm quốc tế rộng lớn. Hai tổ chức này nâng nhận thức và những bảo đảm về quyền con người lên một mức độ mới. Tổ chức Lao động quốc tế trong Điều lệ của mình đã đưa ra nhận định đó là, hòa bình trên thế giới chỉ có thể thực hiện được nếu được dựa trên cơ sở bảo đảm công bằng xã hội cho tất cả mọi người. Trong thỏa ước của Hội quốc liên, các nước thành viên của tổ chức này chấp nhận nghĩa vụ bảo đảm, duy trì công bằng và các điều kiện nhân đạo về lao động cho đàn ông, phụ nữ và trẻ em [15]. Cũng trong thời kỳ này, một loạt các văn kiện nhân đạo quốc tế đã được thông qua trong hội nghị La Hay, hội nghị Chữ thập đỏ quốc tế và Hội Quốc Liên, điều đó cũng góp phần cho sự phát triển của quyền con người lên một nấc thang mới. 1.2. Trong chiến tranh thế giới thứ 2 Chiến tranh thế giới thứ 2 nổ ra vào ngày 1 tháng 9 năm 1939 khi Đức xâm lược Balan. Nếu xét về nhân quyền thì chính quyền Đức quốc xã là trung tâm. Chính phủ Đức Quốc xã là tàn nhẫn và độc ác, bạo lực và cố chấp. Đi đến đâu
  • 19. 13 chúng cũng áp dụng các biện pháp cai trị của mình. Được phép sử dụng bạo lực để giữ quyền kiểm soát của người dân; Sử dụng biểu tượng như hình chữ vạn đoàn kết mọi người; Không có tự do ngôn luận hay báo chí; Không có đối lập cho phép, tất cả mọi người có để hỗ trợ các bên và các nhà lãnh đạo; Sự thù ghét cộng sản; Công đoàn đã bị cấm, và các nhà lãnh đạo phát xít đã hợp tác với các chủ đất và chủ sở hữu nhà máy; Đức quốc xã ghét chủng tộc khác của con người, như người Do Thái và người da đen; Sự thù ghét của dân chủ - Đức quốc xã cho rằng người dân Đức đã tồn tại để phục vụ chính phủ, chứ không phải chính phủ để phục vụ nhân dân. Chính sự tàn nhẫn này đã góp phần làm số người thiệt mạng do chiến tranh ở Châu Âu đã lên đến 49.257.000 người và kéo theo hậu quả chiến tranh là quyền con người bị xâm phạm sau nhiều thập niên [52]. Chính vì vậy ngay từ khi cuộc chiến tranh thế giới này còn đang diễn ra ác liệt các nước Đồng minh đã nhận thức được sự cần thiết phải thành lập một tổ chức quốc tế với những cơ chế pháp lý mạnh mẽ nhằm đảm bảo cho nhân dân thế giới không bao giờ phải chịu những hoàn cảnh bi thảm về quyền con người như chủ nghĩa phát xít đã và đang gây ra. Kinh nghiệm của cuộc chiến này cho phép nhận định rằng sự bảo vệ quyền con người là điều kiện cốt yếu của hòa bình và tiến bộ quốc tế. Vấn đề này đã được nêu trong một số văn kiện của phe Đồng minh khi cuộc chiến tranh vẫn còn đang tiếp diễn. Đó là Hiến chương Atlantic ký kết ngày 14/8/1941 đã chỉ ra việc cần thiết phải thiết lập một nền hòa bình mà có thể giúp tất cả các dân tộc có khả năng được sống an toàn trong lãnh thổ của họ cũng như bảo đảm cho tất cả mọi người ở mọi khu vực trên trái đất có thể sống một cuộc sống tự do, không bị sợ hãi và thiếu thốn... Tiếp đến là Tuyên ngôn của các nước Đồng minh được ký ngày 01/01/1942 bởi đại diện 26 quốc gia đang tham chiến chống phát xít. Văn kiện này bày tỏ sự tin tưởng rằng “...thắng lợi hoàn toàn của cuộc chiến chống kẻ thù là điều cốt yếu để bảo vệ cuộc sống tự do, độc lập, các quyền con người và công lý trên trái đất..” Cuộc hội đàm ở Dumbarton Oaks (Hoa kỳ) giữa các quốc gia cường quốc là Hoa Kỳ, Anh, Trung Quốc, Liên Xô 1944 đã thống nhất đi đến việc thiết lập một tổ
  • 20. 14 chức có tên gọi là “Liên hợp quốc” mà trong các mục tiêu của tổ chức này có việc “...thi hành các giải pháp về các vấn đề kinh tế, xã hội, các vấn đề nhân đạo quốc tế khác và thúc đẩy sự tôn trọng các quyền và tự do cơ bản của con người” [53]. Như vậy, trong chiến tranh thế giới thứ 2, quyền con người tuy chưa có sự quan tâm đúng đắn do các nước đang tham chiến tuy nhiên vấn đề này đã được các nước trong phe Đồng minh xác đinh là một trong những yếu tố cốt lõi để duy trì nền hòa bình và an ninh thế giới với hàng loạt các văn kiện nêu trên nhằm cho ra đời tổ chức Liên hợp quốc chính thức ra đời vào 24/10/1945 đánh dấu cột mốc quan trọng trong sự phát triển quả luật quốc tế về quyền con người. 1.3. Từ chiến tranh giới lần thứ 2 đến nay Quyền con người sau chiến tranh thế giới lần thứ 2 có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Theo định nghĩa của Văn phòng Cao ủy Liên hiệp quốc về quyền con người thì quyền con người là “những đảm bảo pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép và sự tự do cơ bản của con người” [15]. Như vậy, quyền con người dù được nhìn nhận dưới góc độ nào đều được hiểu là những quyền tự nhiên cơ bản của con người, không thể bị tước đoạt, chiếm giữ bởi bất cứ ai và bất cứ thế lực nào. Sau chiến tranh, các nước Đồng minh đã nhận thức được sự cần thiết phải thành lập một tổ chức quốc tế với những cơ chế pháp lý mạnh mẽ nhằm bảo đảm cho nhân dân thế giới không bao giờ phải chịu những hoàn cảnh bi thảm về quyền con người như những gì mà chủ nghĩa phát xít gây ra cho nhân loại. Tổ chức “Liên hợp quốc” được thành lập 1945 với đại diện của 50 quốc gia trên thế giới. Mục tiêu của tổ chức này là đảm bảo thi hành các giải pháp về các vấn đề kinh tế, xã hội, các vấn đề nhân đạo quốc tế khác và thúc đẩy sự tôn trọng các quyền và tự do cơ bản của con người [26]. Bản Hiến chương của tổ chức này đã được ký kết vào ngày 24-10-1945, đánh dấu cột mốc quan trọng trong sự phát triển của Luật quốc tế về quyền con người. Theo đó văn bản pháp lý quốc tế này quy
  • 21. 15 định cụ thể về việc tôn trọng, thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, lần đầu tiên đã gián tiếp nhận nguyên tắc “cá nhân cũng là chủ thể của luật quốc tế”. Đồng thời Hiến chương cũng đã khẳng định việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người là một trong những mục tiêu hoạt động của Liên hợp quốc. Liên hợp quốc đã chính thức khai sinh ra ngành luật quốc tế về quyền con người, đặt nền móng cho việc tạo dựng một nền văn hóa quyền con người. Năm 1993, Hội nghị thế giới về quyền con người đã được tổ chức. Hội nghị đã khẳng định mối liên hệ không thể tách rời giữa dân chủ, phát triển và quyền con người. Tại hội nghị này, các đại biểu đã nhất trí thông qua Tuyên bố Viên kèm theo chương trình hành động về quyền con người. Cùng với hội nghị Viên, những phát triển gần đây trên lĩnh vực quyền con người bao gồm việc thành lập Tòa án hình sự quốc tế lâm thời và thường trực để xét xử các tội ác chiến tranh, tội ác chống nhân loại... Việc thành lập Hội đồng Liên hợp quốc về quyền con người (2006) đã làm cho cuộc đấu tranh về quyền con người thực sự phát triển trên phạm vi toàn cầu với một cơ sở pháp lý vững chắc, được mở rộng không ngừng về cả nội dung và mức độ bảo đảm. Quyền con người thể hiện ngay trong lời nói đầu của Hiến chương “phòng ngừa cho những thế hệ tương lai khỏi thảm họa chiến tranh... đã gây cho nhân loại những đau thương không kể xiết”. Điều 1 của Hiến chương quy định các mục tiêu hoạt động của tổ chức này trong đó có các nhiệm vụ như: Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế...; Xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa các quốc gia trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc về quyền bình đẳng và tự quyết của dân tộc; Tăng cường sự hợp tác quốc tế trong giải quyết các vấn đề quốc tế về kinh tế xã hội, văn hóa và các vấn đề nhân đạo, thúc đẩy và khuyến khích sự tôn trọng các quyền về con người và tự do cơ bản cho tất cả mọi người mà không có sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, giới tính, ngôn ngữ hoặc tôn giáo [26]. “Bộ luật” quốc tế về quyền con người Ngay sau khi thông qua Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945, tổ chức này đã bắt tay vào nghiên cứu và cho ra đời Bộ luật quốc tế về quyền con người bao
  • 22. 16 gồm ba văn kiện quốc tế cơ bản trên lĩnh vực này. Đó là Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người năm 1948 và hai Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị và Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa 1966. Ngày 10-12-1948, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua bản Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người. Đây là văn kiện pháp lý quốc tế đầu tiên tập trung đề cập đến vấn đề này. Bản tuyên ngôn đã xác định rõ những quyền và tự do cụ thể, cơ bản của con người trên tất cả các phương diện chính trị, dân sự, kinh tế, xã hội, văn hóa. Đến năm 1966 hai công ước về các quyền dân sự, chính trị và về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa được Liên hợp quốc thông qua bằng Nghị quyết 2200 A (XXI) ngày 16-12-1966. Ba văn bản pháp lý quốc tế này có một vị trí đặc biệt trong luật quốc tế về quyền con người, bởi đây là những văn kiện quốc tế đầu tiên có nội dung hoàn toàn đề cập tới quyền con người. Những văn kiện trong Bộ luật quốc tế về quyền con người cung cấp các nguyên tắc và tiêu chuẩn cơ bản mà dựa vào đó các văn kiện khác của luật quốc tế về quyền con người được xây dựng. Điều này đánh dấu bước tiến của loài người sang một giai đoạn thức được đầy đủ nhân phẩm và giá trị con người. Các thế hệ quyền con người. Thế hệ quyền con người thứ nhất về các quyền dân sự, chính trị. Thế hệ này bao gồm các quyền và tự do cá nhân tiêu biểu như quyền sống, quyền tự do tư tưởng, tự do tôn giáo tín ngưỡng, tự do biểu đạt, quyền được bầu cử, ứng cử, quyền được xét xử công bằng. Các quyền thuộc thế hệ này về bản chất chính là thể hiện mục đích để cổ vũ trước và trong các cuộc cách mạng tư sản nên sau này có được ghi nhận trong các văn bản pháp luật về quyền công dân của các nhà nước tư sản Châu Âu sau khi thành lập. Như vậy, sự phát triển của thế hệ con người thứ nhất gắn liền với cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản lật đổ chế độ phong kiến. Thế hệ quyền con người thứ hai bao gồm các quyền như quyền có việc làm, quyền được bảo trợ xã hội, quyền được chăm sóc y tế, quyền có nhà ở.... Động lực chính thúc đẩy sự hình thành của thế hệ quyền con người thứ hai chính là tình cảnh khốn khổ của giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động trong xã hội tư
  • 23. 17 bản. Thế hệ quyền con người thứ hai hướng vào việc tạo lập các điều kiện và đối xử bình đẳng, công bằng cho mọi công dân trong xã hội. Sự kiện ra đời của Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới - nước Nga Xô Viết - vào năm 1917 và ban bố các quyền kinh tế, văn hóa xã hội cơ bản của con người, trong đó có quyền việc làm, quyền học tập, quyền được chăm sóc y tế trong hiến pháp và việc thành lập hai tổ chức liên minh chính phủ quốc tế lớn là Hội quốc liên và Tổ chức Lao động quốc tế đã đánh dấu sự ra đời của thế hệ quyền con người thứ hai này. Sự ra đời của Tuyên ngôn về bảo đảm độc lập cho các quốc gia và dân tộc thuộc địa 1960; hai Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị và về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa,1966... đã đánh dấu sự ra đời của thế hệ quyền con người thứ ba. Thế hệ này bao gồm các quyền tiêu biểu như quyền tự quyết dân tộc; quyền phát triển; quyền với các nguồn tài nguyên thiên nhiên; quyền được sống trong hòa bình; quyền được sống trong môi trường trong lành... Đó là sự trung hòa nội dung của cả hai nhóm quyền dân sự, chính trị và về quyền kinh tế, xã hội. Tuy nhiên về tính chất pháp lý, hầu các quyền trong thế hệ thứ ba chưa được pháp điển hóa bằng các điều ước quốc tế mà mới chỉ đề cập trong các tuyên bố, tuyên ngôn [15]. 1.4. Quyền con ngƣời trong pháp luật một số quốc gia 1.4.1. Quyền con người trong Hiến pháp Nhật Bản Hiến pháp Nhật Bản (3/11/1946) gồm 103 điều khoản, trong đó bản hiến pháp này dành 31 điều khoản (Chương III, từ Điều 10 – 40) quy định về các quyền tự do căn bản của con người [47]. Lời nói đầu bản Hiến pháp thừa nhận rằng tất cả các dân tộc trên thế giới đều có quyền được sống trong tự do, không phải chịu đựng sự sợ hãi hay thiếu thốn. Quyền con người được cam kết thực hiện. Theo đó, quyền tự do và những quyền được bảo đảm trong Hiến pháp này phải được mọi người duy trì v.v... (Điều 12). Quyền con người được thừa nhận và được Nhà nước bảo vệ (Điều 13) đó là các quyền như quyền được sống, tự do và mưu cầu hạnh phúc của công dân phải được đặc biệt quan tâm trong hoạt động lập pháp cũng như trong hoạt động khác của chính phủ và không đi ngược lại với quyền lợi chung của cộng đồng
  • 24. 18 Hiến pháp Nhật Bản đã quy định đầy đủ về các quyền chính trị, dân sự và tư pháp để bảo vệ công dân, bảo vệ các quyền con người theo luật pháp quốc tế. Thứ nhất, đối với các quyền dân sự, chính trị, tư pháp. Hiến pháp Nhật Bản quy định sự bình đẳng trong xã hội với tất cả mọi người không phân biệt giới tính, địa vị. Công dân có quyền bầu cũng như bãi miễn công chức và quyền này được bảo vệ. Các Điều 14, 15, 16 quy định rõ công dân cũng có quyền tối cao trong việc kiến nghị, ban hành hoặc hủy bỏ các điều luật, trong đó mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Không có sự phân biệt chủng tộc, tín ngưỡng, giới tính, tình trạng xã hội hay lai lịch bản thân trong tất cả các lĩnh vực chính trị, xã hội, kinh tế. Không công nhận giai cấp quý tộc hay chức tước quý tộc. Không có bất kỳ đặc ân nào đi kèm chức tước, huy chương; Công dân có quyền bất khả xâm phạm trong việc lựa chọn hay bãi nhiệm các viên chức. Các viên chức phục vụ cả cộng đồng chứ không phải một nhóm người nào. Phổ thông đầu phiếu được áp dụng cho công dân đến tuổi đi bầu cử được bảo đảm để lựa chọn các vị đại biểu nhân dân. Mọi cuộc bầu cử đều theo nguyên tắc bỏ phiếu kín. Cử tri không cần tường trình việc bỏ phiếu của mình với bất kỳ ai; Mọi công dân đều có quyền khiếu nại đòi bồi thường thiệt hại, cắt chức các công chức, kiến nghị ban hành, huỷ bỏ, sửa chữa đạo luật, sắc lệnh, điều lệ hay khiếu nại trong các lĩnh vực khác; không người nào bị phân biệt đối xử vì ủng hộ các kiến nghị này. Hiến pháp Nhật cũng quy định về quyền tự do về vật chất, tinh thần nhằm bảo vệ người dân của mình không bị lệ thuộc dưới bất cứ hình thức nào. Các điều 18, 19 của bản hiến pháp này quy định khá cụ thể vấn đề này. Theo đó, không ai bị lệ thuộc dưới bất cứ hình thức nào. Sự nô dịch, trừ trong trường hợp tự nguyện là hình phạt của trọng tội, bị ngăn cấm; Các vấn đề liên quan đến quyền tự do ngôn luận, tự do tư tưởng của quyền con người trong lĩnh vực dân sự, chính trị cũng được hiến pháp Nhật Bản quy định chặt chẽ, công dân có quyền tự do ngôn luận và tự do tư tưởng. Quyền về tự do tín ngưỡng của công dân và mối quan hệ của tín ngưỡng với Chính phủ cũng quy định khá rõ tại của bản Hiến pháp này. Các công dan Nhật đều có quyền tự do tín ngưỡng. Không một tổ chức tôn giáo nào có thể nhận được đặc
  • 25. 19 ân của Chính phủ hay được thực hiện thẩm quyền chính trị. Không ai bị bắt buộc tham gia các hoạt động, lễ nghi của các tổ chức tôn giáo. Chính phủ và các cơ quan Nhà nước không theo nền giáo dục mang tính tôn giáo và cũng không có các hành vi tôn giáo; Bên cạnh đó các quyền về tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do phát biểu ý kiến đều được pháp luật bảo vệ tại Điều 21 của bản hiến pháp, theo đó công dân có quyền tụ họp, ngôn luận, báo chí và mọi hình thức biểu đạt ý kiến đều được chấp nhận. Không có sự kiểm duyệt và sự tối mật trong các cách thức truyền đạt thông tin được bảo đảm. Thứ hai, các quyền dân sự, nhân thân. Việc lựa chọn chỗ ở, nghề nghiệp, vấn đề về lựa chọn quốc tịch cũng được hiên pháp Nhật Bản tôn trọng. Theo đó, mọi công dân đều có quyền lựa chọn và thay đổi chỗ ở, nghề nghiệp nếu điều đó không ảnh hưởng đến quyền lợi chung của cộng đồng. Công dân có quyền xuất ngoại và từ bỏ quốc tịch (Điều 22). Thứ ba, các quyền chính trị văn hóa, y tế, giáo dục. Các quyền này được Hiến pháp Nhật Bản ghi nhận ở các Điều 25, 26. Theo đó, mọi công dân đều có quyền hưởng các tiêu chuẩn tối thiểu của cuộc sống lành mạnh và có giáo dục. Trong tất cả các lĩnh vực của đời sống, Chính phủ đều cố gắng khuyến khích, nâng cao phúc lợi xã hội, an ninh và y tế công cộng; mọi công dân đều có quyền hưởng một nền giáo dục bình đẳng, phù hợp với khả năng và theo quy định của pháp luật. Tất cả mọi người đều phải bảo đảm cho con em họ được tiếp thu giáo dục phổ thông theo quy định của luật pháp. Giáo dục bắt buộc đó được miễn phí. Trong hiến pháp Nhật Bản 1946 có một Điều (Điều 27) quy định về việc bảo vệ trẻ em khỏi sự bóc lột sức lao động của người lớn. Theo đó, mọi trường hợp, bóc lột sức lao động trẻ em là phạm pháp. Quyền chính trị cũng quy định rõ ràng về quyền được sống, quyền tiếp cận tòa án để bảo vệ mình. Các quyền về tư pháp đối với việc bắt giam, quyền có luật sư, quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, tài sản của công dân cũng được pháp luật bảo vệ. Hiến pháp Nhật Bản trong các Điều 34 đến Điều 37 quy định rõ về việc không ai bị tước bỏ quyền sống, quyền tự do hay phải chịu các hình phạt hình sự trừ
  • 26. 20 khi bị xét xử theo thủ tục do luật pháp quy định; không ai bị bắt bớ mà không có sự cho phép của tòa án có thẩm quyền trong đó chỉ rõ hành vi phạm tội, trừ trường hợp đương sự bị bắt quả tang; không ai bị giam giữ nếu không được thông báo tội trạng và nếu không có luật sư bênh vực, không có chứng cớ xác đáng. Nếu có đơn khiếu nại, cần phải được công bố ngay tại phiên toà công khai trước bị cáo và luật sư; nếu không có lệnh của toà án trình bày lí do, thông báo về chỗ khám xét, đồ vật bị tịch thu thì mọi giấy tờ, vật dụng, nhà ở đều được pháp luật bảo vệ; Pháp luật Nhật Bản cũng quy đinh cấm sử dụng các biện pháp tra tấn, các hình phạt tàn bạo đối với bất kỳ người dân nào.Theo đó sự tra tấn hay việc thực hiện các hình phạt tàn bạo của bất kỳ viên chức nào bị tuyệt đối cấm; việc xét xử các công dân phạm tội phải tiến hành một cách công khai, khách quan, nhanh chóng, đúng pháp luật.. Trong tất cả các vụ án hình sự, bị cáo được xét xử nhanh chóng, công khai bởi một Hội đồng xét xử công minh. Bị cáo có quyền đối chất với các nhân chứng, có quyền yêu cầu nhân chứng ra trước toà để bênh vực mình. 1.4.2. Quyền con người trong Hiến pháp Trung Quốc Hiến pháp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Quốc (được thông qua ngày 04/02/1982, có hiệu lực từ 04/12/1982) cũng đã quy định tương đối đầy đủ các vấn đề liên quan đến quyền con người theo luật pháp quốc tế [47]. Các quyền con người trong lĩnh vực dân sự chính trị được quy định rõ trong phần nguyên tắc chung của chương 1 và phần chương 2 vấn đề quyền con người trong lĩnh vực chính trị được thể hiện một cách rõ ràng. Điều này nằm trong vấn đề quy định về các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Theo đó, trong mọi hoàn cảnh công dân đều được bình đẳng trước pháp luật, họ có quyền bầu cử, ứng cử mà không bị lệ thuộc vào tôn giáo, dân tộc. Các quyền tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo tôn giáo nào của họ được pháp luật bảo vệ. Theo đó, đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc và Đại hội Đại biểu nhân dân các cấp đều chịu trách nhiệm trước nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân (Điều 3); Các Điều từ 33 đến 36 cũng quy định rõ vấn đề này. Đó là, mọi công dân nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đều bình đẳng trước pháp luật; Công dân nước Cộng hoà nhân dân
  • 27. 21 Trung Hoa đủ 18 tuổi không phân biệt dân tộc, chủng tộc, giới tính, nghề nghiệp, thành phần gia đình, tín ngưỡng tôn giáo, trình độ giáo dục, tình hình tài chính, giới hạn cư trú đều có quyền bầu cử và ứng cử; Công dân nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa có quyền tự do ngôn luận, xuất bản, lập hội, tham gia tổ chức đoàn thể, đi lại, biểu tình; Công dân nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa có quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo. Tất cả các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và cá nhân không được cưỡng chế công dân đi theo tôn giáo hoặc từ bỏ tôn giáo, không được phân biệt, kỳ thị người có tôn giáo và người không tôn giáo. Hiến pháp nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa cũng tôn trọng và bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực tư pháp, theo đó mọi công dân không bị vô cớ bắt giam bất hợp pháp và quyền tự do thân thể, quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của họ được Nhà nước bảo đảm; Quyền tự do thân thể của công dân nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa là bất khả xâm phạm; Nơi ở của công dân nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa không bị xâm phạm. Nghiêm cấm các hành vi khám xét hoặc đột nhập một cách bất hợp pháp nơi ở của công dân. Bên cạnh đó công dân nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa cũng được bảo đảm các vấn đề về bí mật thư tín, điện tín (Điều 40). Công dân cũng có quyền tối cao trong giám sát đối với Nhà nước, đó là quyền khiếu nại, tố cáo hoặc tố giác đối với bất kỳ hành vi không làm tròn trách nhiệm, trái pháp luật của cơ quan nhà nước. Quyền con người, quyền công dân của người dân Trung Hoa được pháp luật bảo vệ. Mọi người đều có quyền bình đẳng không kể dân tộc, địa vị kinh tế, chính trị. Nhà nước bảo đảm phát triển kinh tế, xã hôi văn hóa cho tất cả các dân tộc. Hiến pháp Trung Hoa (Điều 4) bảo đảm cho các dân tộc đang sinh sống trên đất nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa hoàn toàn bình đẳng. Nhà nước bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các dân tộc thiểu số, bảo vệ và phát triển sự bình đẳng, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau giữa các dân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị và áp bức dân tộc thiểu số, nghiêm cấm hành vi phá hoại sự đoàn kết, gây chia rẽ các dân tộc… Các dân tộc đều có quyền tự do sử dụng và phát triển tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình, có quyền tự do giữ gìn hoặc thay đổi phong tục tập quán của mình.
  • 28. 22 Bên cạnh đó các quyền về tài sản của công dân cũng được pháp luật bảo vệ. Tại Điều 13 thể hiện rõ việc Nhà nước bảo vệ quyền sở hữu nhà cửa và các tài sản được hình thành từ nguồn thu nhập và tích lũy hợp pháp của công dân. Thứ hai, các quyền con người về văn hóa, giáo dục, môi trường, y tế... cũng được quy định khá rõ tại Điều 19 của bản Hiến pháp này. Theo đó Nhà nước khuyến khích phát triển sự nghiệp giáo dục quốc dân, với mong muốn mọi người dân đều được tiếp xúc với nền giáo dục quốc gia. Nhà nước phát triển sự nghiệp giáo dục xã hội chủ nghĩa, nâng cao trình độ văn hoá, khoa học toàn dân. Nhà nước thành lập các trường học, phổ cập giáo dục cấp tiểu học, phát triển giáo dục cấp trung học cơ sở, giáo dục dạy nghề và giáo dục phổ thông trung học, đồng thời phát triển giáo dục mầm non. Nhà nước thực hiện phát triển các loại hình giáo dục, xoá mù chữ, tiến hành giáo dục chính trị, văn hoá, khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ đối với công nhân, nông dân, công nhân viên chức nhà nước, và người lao động khác, khuyến khích nhân tài tự học. Nhà nước khuyến khích tổ chức kinh tế tập thể, tổ chức đơn vị sự nghiệp nhà nước và các lực lượng xã hội khác xây dựng các loại hình giáo dục đào tạo theo quy định của pháp luật. Nhà nước đay mạnh sử dụng phổ biến tiếng phổ thông trong phạm vi cả nước. Hiến pháp Trung Hoa cũng quy định ưu tiên phát triển khoa học nhằm phát triển kinh tế, xã hội đất nước. Các vấn đề liên quan đến chăm sóc vệ sinh, y tế và giáo dục thể chất, văn hóa cho công dân cũng được bản hiến pháp này đề cập cụ thể. Theo đó, Nhà nước phát triển khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, phổ cập tri thức khoa học và kỹ thuật, khuyến khích các thành quả nghiên cứu khoa học và sáng tạo phát minh kỹ thuật. Nhà nước cũng quan tâm phát triển sự nghiệp vệ sinh y tế, phát triển ngành y tế hiện đại và y học truyền thống, khuyến khích và ủng hộ các tổ chức kinh tế tập thể nông thôn, đơn vị kinh tế, sự nghiệp nhà nước và các tổ chức dân phố (xã, phường) xây dựng cơ sở vệ sinh, y tế, triển khai hoạt động vệ sinh mang tính quần chúng, bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Nhà nước phát triển sự nghiệp giáo dục thể chất, triển khai hoạt động thể chất quần chúng, tăng cường thể chất người dân. Nhà nước phát triển sự nghiệp văn học nghệ thuật, phát thanh truyền
  • 29. 23 hình, xuất bản, phát hành, bảo tàng văn hoá, thư viện và các sự nghiệp văn hoá khác phục vụ quần chúng nhân dân, phục vụ chủ nghĩa xã hội, triển khai hoạt động văn hoá mang tính quần chúng. Ở Trung Hoa quyền con người trong lĩnh vực môi trường, cuộc sống trong lành cũng được đề cập trong Hiến pháp. Các vấn đề liên quan đến đời sống, môi trường sinh thái, Nhà nước bảo vệ và cải thiện cuộc sống và môi trường sống, phòng chống ô nhiễm và các hoạt động công ích khác. Nhà nước tổ chức và động viên việc trồng cây gây rừng, bảo vệ rừng (Điều 26) 1.4.3. Quyền con người theo Hiến pháp Balan 1997 Hiến pháp Balan dành riêng chương 2 quy định đầy đủ về các quyền và nghĩa vụ cơ bản của con người và công dân. Theo đó các quyền của con người và công dân là bất khả xâm phạm (Điều 30). Ngoài ra các quyền về tự do cá nhân được pháp luật bảo vệ. Không ai bị ép buộc phải làm những việc mà pháp luật không yêu cầu. Bất kỳ sự hạn chế nào đối với việc thực hiện tự do và các quyền hiến định chỉ có thể được quy định trong luật, và chỉ tron trường hợp cần thiết ở một nhà nước dân chủ vì mục đích bảo vệ an ninh hoặc trật tự công cộng, hoặc để bảo vệ môi trường tự nhiên, sức khỏe hoặc đạo đức xã hội, hoặc tự do và các quyền của những người khác. Hiến pháp Balan cũng quy định mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Mọi người đều có quyền được đối xử công bằng trước các cơ quan nhà nước. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, xã hội hoặc kinh tế vì bất kỳ lý do nào (Điều 32) Về quyền bình đẳng nam giới và nữ giới có quyền ngang nhau trong cuộc sống gia đình, chính trị, xã hội và kinh tế. Nam giới và nữ giới có quyền ngang nhau về giáo dục, việc làm và thăng tiến, và có quyền được đền bù như nhau đối với công việc có giá trị như nhau, có quyền ngang nhau trong an sinh xã hội, nắm giữ chức vụ, nhận được sự tôn vinh và tặng thưởng nhà nước. Các quyền Tự do cá nhân cũng được Hiến pháp Balan quy định rõ, theo đó tính mạng của mọi người được pháp luật bảo vệ (Điều 38), không ai có thể bị tra tấn hoặc đối xử hoặc trừng phạt một cách thô bạo, dã man hoặc hèn hạ. Cấm sử dụng các biện pháp nhục hình.
  • 30. 24 Các quyền về tư pháp cũng được thể hiện rõ, đó là quyền bất khả xâm phạm và an toàn về riêng tư được bảo đảm đối với tất cả mọi người. Việc tước đoạt hoặc hạn chế tự do chỉ có thể được áp đặt theo những nguyên tắc và thủ tục do luậtđịnh Bất kỳ người nào bị tước quyền tự do, trừ trường hợp bị tòa án tuyên án, có quyền kháng cáo lên tòa án để tòa án ra quyết định ngay về tính hợp pháp của việc tước quyền tự do đó. Việc tước quyền tự do sẽ phải được thông tin ngay cho gia đình hoặc cho người được chỉ định bởi người bị tước quyền tự do (Điều 41). Mọi người đều có quyền có một phiên xét xử công bằng và công khai đối với vụ việc của mình mà không có sự chậm trễ thái quá trước một tòa án có đủ thẩm quyền, vô tư và độc lập. Những ngoại lệ đối với việc xét xử công khai có thể được áp dụng vì lý do đạo đức, an ninh quốc gia, trật tự công cộng hoặc bảo vệ bí mật đời tư của một bên, hoặc quyền lợi cá nhân quan trọng khác. Bản án sẽ được tuyên bố công khai. Hiến pháp Balan cũng quy định mọi người có quyền được pháp luật bảo vệ đối với cuộc sống riêng tư và gia đình của mình, về danh dự và danh tiếng của mình và tự quyết định về cuộc sống cá nhân của mình. Các quyền tự do thông tin và bảo đảm bí mật thông tin cá nhân được bảo đảm. Hạn chế đối với quyền tự do thông tin và bí mật thông tin chỉ có thể được áp dụng trong những trường hợp và theo cách thức do luật định. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở được bảo đảm. Bất kỳ việc khám xét chỗ ở, nhà hoặc xe cộ chỉ có thể được thực hiện trong những trường hợp và theo cách thức do luật định.. Mọi người được bảo đảm quyền tự do đi lại và lựa chọn chỗ ở, cư trú trong lãnh thổ. Mọi người được bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo. Quyền tự do tôn giáo bao gồm cả tự do theo hoặc chấp nhận một tôn giáo bằng việc trực tiếp lựa chọn cũng như bày tỏ ý chí đối với tôn giáo đó, một cách cá nhân hoặc tập thể, một cách công khai hoặc bí mật, bằng việc thờ cúng, cầu nguyện, tham gia vào các buổi lễ, tiến hành các nghi lễ hoặc giảng đạo. Quyền tự do biểu đạt công khai về tôn giáo chỉ có thể bị hạn chế bởi luật và trong trường hợp cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe, đạo đức hoặc tự do và các quyền của người khác. Không ai có thể bị ép buộc tham
  • 31. 25 gia hoặc không tham gia các hoạt động tôn giáo. Không ai có thể bị cơ quan nhà nước ép buộc bày tỏ triết lý sống, nhận thức hoặc niềm tin tôn giáo của mình. Hiến pháp Balan cũng quy định các quyền tự do và các quyền trong lĩnh vực chính trị. Mọi người được bảo đảm quyền tự do hội họp và tham gia vào những hoạt động hội họp này một cách hòa bình. Những giới hạn đối với quyền tự do này có thể được luật quy định (Điều 57). Mọi người được bảo đảm quyền tự do lập hội. Những hội có mục đích hoặc hoạt động trái với Hiến pháp hoặc luật sẽ bị cấm. Tòa án xem xét việc cho phép một hội được đăng ký hay bị cấm hoạt động. Luật sẽ quy định các loại hội phải được tòa án đăng ký, thủ tục đăng ký và các hình thức giám sát các hội này. Quyền tự do thành lập các tổ chức công đoàn, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp của nông dân, các tổ chức của người sử dụng lao động được bảo đảm. Mọi người có quyền sở hữu, các quyền tài sản khác và quyền thừa kế. Mọi người đều được pháp luật bảo vệ quyền sở hữu, các quyền tài sản khác và quyền thừa kế trên cơ sở bình đẳng. Quyền sở hữu chỉ có thể bị hạn chế bằng các biện pháp luật định và chỉ ở mức độ không vi phạm đến quyền này về thực chất (Điều 64). Mọi người được tự do lựa chọn và theo đuổi nghề nghiệp của mình và lựa chọn chỗ làm việc. Những ngoại lệ sẽ do luật định. Nghĩa vụ làm việc chỉ có thể được áp đặt bằng luật. Việc tuyển dụng trẻ em dưới 16 tuổi vào làm việc thường xuyên bị nghiêm cấm. Các hình thức và tính chất của việc lao động có thể chấp nhận được sẽ do luật định. Mức lương tối thiểu hay cách thức xác định các mức lương này sẽ do luật định. Công dân cũng có quyền hưởng trợ cấp an sinh xã hội khi bị mất khả năng lao động vì lý do ốm đau, bệnh tật hay đến tuổi nghỉ hưu. Phạm vi và các hình thức phúc lợi xã hội sẽ do luật định. Công dân không có việc làm một cách không cố ý và không tìm được cách thức hỗ trợ nào khác, thì được quyền hưởng trợ cấp an sinh xã hội trong phạm vi do luật định. Hiến pháp Balan cũng quy định rõ việc mọi người có quyền được bảo vệ sức khỏe (Điều 68). Việc tiếp cận một cách bình đẳng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, do các nguồn tài chính công chi trả, sẽ được các cơ quan nhà nước bảo đảm đối với mọi
  • 32. 26 công dân, không phân biệt địa vị của họ. Các điều kiện và phạm vi cung cấp các dịch vụ sẽ do luật định. Các cơ quan nhà nước có trách nhiệm bảo đảm sự chăm sóc sức khỏe đặc biệt đối với trẻ em, phụ nữ mang thai, người tàn tật và người cao tuổi. Trong lĩnh vực giáo dục, Hiến pháp Balan cũng quy định mọi người có quyền được giáo dục (Điều 70). Việc giáo dục đến 18 tuổi là bắt buộc. Cách thức hoàn thành nghĩa vụ học tập sẽ do luật định. Các quyền của trẻ em cũng được bảo vệ. Mọi người có quyền yêu cầu các cơ quan nhà nước bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực, sự tàn ác, bóc lột và những hành vi khác gây hủy hoại đạo đức. Trẻ em thiếu sự chăm sóc của cha mẹ có quyền được các cơ quan nhà nước chăm sóc và trợ giúp. Các cơ quan nhà nước và những người có trách nhiệm bảo hộ cho trẻ em, khi xác lập quyền cho một đứa trẻ, phải xem xét dành quyền ưu tiên cho ý kiến của trẻ em đó tới chừng mực có thể. 1.4.4. Quyền con người theo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Ở nước ta, trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, dưới ách thống trị của thực dân, phong kiến, người dân hầu như không có quyền, kể cả quyền sống. Chỉ sau khi Nhà nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, quyền con người mới chính thức được xác lập. Hiến pháp 1946 đã kế thừa và phát triển những yếu tố tiến bộ về quyền con người của thế giới, Đảng Cộng sản Việt nam, dưới sự dẫn dắt của lãnh tụ Hồ Chí Minh, ngay trong bản Hiến pháp năm 1946 - Hiến pháp đầu tiên của nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa đã xác định chủ thể quyền lực của nước Việt Nam mới là “Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt giống nòi, trai gái, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo” (điều thứ 1, Hiến pháp năm 1946). Hiến pháp năm 1946 có 70 điều thì có tới 11 điều nói về quyền công dân, quyền con người (từ điều 6 đến điều 16). Trong tình hình lúc đó, với chính sách cai trị ngu dân hàng trăm năm của chế độ thực dân, phong kiến, trên 90% dân ta không biết chữ, thì việc chẻ nhỏ quyền công dân, quyền con người bằng cách diễn đạt ngắn nhất cũng là điều dễ hiểu (như điều 9 chỉ có 11 chữ: Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi
  • 33. 27 phương diện). Quyền con người đã nâng lên thành giá trị dân tộc: Hiến pháp năm 1946, ở chương hai “Nghĩa vụ và quyền lợi công dân”, mục B, đã dành riêng điều 14 quy định: “Những công dân già cả hoặc tàn tật không làm được việc thì được giúp đỡ. Trẻ con được chăm sóc về mặt giáo dưỡng”. Đến nay, với sự phát triển ngày càng cao của nền kinh tế thị trường, người già, người tàn tật, trẻ em ngày càng có nhiều nguy cơ trở thành những đối tượng yếm thế [36]. Khi tìm hiểu bản Hiến pháp năm 1946, các nhà nghiên cứu đều thống nhất cho rằng, những nội dung của Hiến pháp năm 1946 trải qua hơn 60 năm vẫn tỏ ra trường tồn, là mẫu mực cho nền lập hiến nước nhà, trong đó có sự mẫu mực về xác định quyền con người. Quyền cơ bản của con người được quy định tại Chương 3 Hiến pháp năm 1959 quy định về Quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản của công dân (Điều 22), theo đó công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đều bình đẳng trước pháp luật. Đây là minh chứng rõ ràng nhất thể hiện Hiến pháp năm 1959 đảm bảo quyền bình đẳng của con người cụ thể thông qua các Điều 23 và 24, đó là Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, không phân biệt dân tộc, nòi giống, nam nữ, thành phần xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng, tình trạng tài sản, trình độ văn hóa, nghề nghiệp,thời hạn cư trú, từ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử, từ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử. Về quyền bình đẳng Hiến pháp ghi nhận Phụ nữ được pháp luật bảo hộ và đươc hưởng những quyền như nam giới; Điều 25 của Hiến pháp công nhận quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, lập hội và biểu tình của công dân; Điều 26 ghi nhận quyền tự do tín ngưỡng của công dân; Điều 27, 28 ghi nhận quyền bất khả xâm phạm về thân thể, nhà ở và thư tín; Điều 29 đảm bảo quyền khiếu nại và tố cáo của công dân; Điều 30 quy định công dân nước việt nam dân chủ công hòa có quyền làm việc; Điều 33 ghi nhận công dân có quyền học tập…. [37]. Như vậy, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp đầu tiên của thời kì quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội quy định cụ thể,chi tiết hơn về quyền con người. Tiếp tục kế thừa và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Hiến pháp vì quyền con người, Hiến pháp năm 1959 đã bổ sung những quy định mới về quyền con người của công
  • 34. 28 dân như: Quyền khiếu nại tố cáo đối với bất cứ cơ quan nhà nước nào (Điều 29), quyền làm việc (Điều 30), quyền nghỉ ngơi (Điều 31), quyền học tập (Điều 33), quyền tự do nghiên cứu khoa học, sáng tác văn học, nghệ thuật và tiến hành hoạt động văn hoá khác (Điều 34). Bản Hiến pháp năm 1980 cũng quy định đầy đủ các quyền cơ bản của con người ở Chương 5 "quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân". Kế tục và phát triển hiến pháp năm 1946 và 1959, Hiến pháp năm 1980 một mặt ghi nhận lại quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân đã quy định trong hai Hiến pháp trước như: Quyền bình đẳng trước pháp luật của công dân (Điều 55), quyền bầu cử và ứng cử (Điều 57), quyền lao động (Điều 58), quyền nghỉ ngơi (Điều 59), quyền tự do tín ngưỡng (Điều 68), quyền khiếu nại và tố cáo (Điều 73), quyền bất khả xâm phạm về thân thể (Điều 69)...Mặt khác quy định thêm về một số quyền của công dân phù hợp với tình hình mới. Cụ thể, Điều 56 quy định về công dân có quyền tham gia quản lí công việc của nhà nước và xã hội; Điều 61 quy định về công dân có quyền được bảo vệ sức khỏe. Nhà nước thực hiện chế độ khám và chữa bệnh không phải trả tiền; Điều 63 đã ghi nhận phụ nữ có quyền nghỉ trước và sau khi sinh đẻ mà vẫn hưởng nguyên lương nếu là công nhân, viên chức, hoặc hưởng phụ cấp sinh đẻ nếu là xã viên hợp tác xã. Tuy nhiên, một số quyền mới quy định trong Hiến pháp lại không phù hợp với điều kiện thực tế của đất nước. Điển hình là việc quy định về chế độ học không phải trả tiền (Điều 60) không phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của nước ta. Tương tự, việc quy định chế độ khám bệnh và chữa bệnh không mất tiền tại Điều 61 mang tính chủ quan duy ý chí, không phù hợp với điều kiện kinh tế nước nhà, gây nhiều hậu quả tích cực trong xã hội... Nhưng nhìn nhận một cách khách quan vấn đề thì những quy định mới này mang những nét tiến bộ vượt trội thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến mọi mặt cuộc sống của nhân dân. Đây chính là mô hình quyền con người trong xã hội tương lai: Xã hội cộng sản chủ nghĩa [38]. Bản Hiến pháp 1992 sửa đổi năm 2001 đã kế thừa và phát triển liên tục những nội dung cơ bản về quyền công dân, quyền con người trong Hiến pháp năm 1946 và nội dung của các bản hiến pháp trước đó.. Đây là bản Hiến pháp ra đời
  • 35. 29 trong bối cảnh công cuộc đổi mới đất nước mới thực thi được 6 năm, nhằm thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội năm 1991. Qua 20 năm thực hiện Hiến pháp năm 1992, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử; tạo ra những tiền đề về cơ sở hạ tầng, nâng cao dân trí để thực hiện ngày càng tốt hơn quyền con người. Sự phát triển nền kinh tế thị trường định hướng Chủ nghĩa Xã hội đã và đang mở ra những cơ hội mới để bảo đảm phát triển quyền con người theo cả chiều sâu và bề rộng, trên các lĩnh vực cả về vật chất và tinh thần. Tuy nhiên nền kinh tế thị trường cũng phát sinh không ít những yếu tố xâm hại đến quyền công dân, quyền con người, như tình trạng gia tăng các tai, tệ nạn xã hội, gia tăng tội phạm, ô nhiễm môi trường… Trong tình hình ấy, Dự thảo sửa đối Hiến pháp năm 1992 tiếp tục làm rõ hơn các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp năm 1992. Dự thảo cũng làm rõ hơn nội dung quyền công dân, quyền con người, trách nhiệm của Nhà nước và xã hội trong việc tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền công dân, quyền con người, quy định quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân; đồng thời Dự thảo cũng bổ sung một số quyền mới, là kết quả quá trình phát triển và đổi mới đất nước, phù hợp với các điều ước quốc tế về quyền con người mà nước ta là một thành viên. Đó là quyền sống (Điều 21), quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người, hiến xác (Điều 22), quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư (Điều 23), quyền sở hữu tư nhân (Điều 33), quyền được bảo đảm an sinh xã hội (Điều 35), quyền kết hôn và ly hôn (Điều 39), quyền hưởng thụ các giá trị văn hóa, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa, tiếp cận các giá trị văn hóa (Điều 44)… Hiến pháp 1992 đã bổ sung một nguyên tắc hiến định, đó là quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị giới hạn trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đạo đức, sức khỏe cộng đồng (Điều 15), nguyên tắc này nhận được sự đồng thuận rất cao của xã hội. Quyền công dân, quyền con người, trong nội hàm của nó có những yếu tố chỉ mang tính lịch sử. Tìm hiểu nội dung của Hiến pháp năm 1992 về quyền công dân, quyền con người cho thấy đây là mục tiêu nhất quán của Đảng và Nhà nước ta kể từ khi lập nước và có giá trị quốc tế, dân tộc tới tận mai sau [39].
  • 36. 30 Trên bình diện đối nội của bản Hiến pháp 2013, thành tựu đáng chú ý nhất là Quốc hội khóa XIII đã thông qua Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (Hiến pháp năm 2013). Trong đó, nội dung về nhân quyền, quyền con người được thể hiện một cách đầy đủ, toàn diện và trang trọng. So với các Hiến pháp trước và các Công ước quốc tế về quyền con người, Hiến pháp năm 2013 đã được tích hợp một cách khoa học về quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân. Tại Chương II, các quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân được quy định một cách đầy đủ và tương thích với hai công ước quốc tế cơ bản về quyền con người, là: Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (năm 1966) và Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa (năm 1966). Đặc biệt, trong Chương này, các quyền dân sự, chính trị được xem là “nhạy cảm” đã được quy định đầy đủ, như: công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào,… (Điều 24); quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình,… (Điều 25). Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định. Những nguyên tắc về quyền con người cũng được thể hiện đầy đủ trong Hiến pháp năm 2013, bao gồm các nội dung lớn: xác định rõ mối quan hệ giữa Nhà nước với người dân; nguyên tắc hạn chế quyền; nguyên tắc “suy luận vô tội”. Điều 14, Hiến pháp năm 2013 đã ghi rõ rằng ở nước Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật. Nghĩa vụ của Nhà nước bao gồm: tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm (thực hiện) quyền của người dân. Các cơ quan nhà nước không được phép ra các văn bản vi phạm quyền và tự do của người dân đã được ghi trong Hiến pháp; đồng thời, có nghĩa vụ kịp thời ngăn chặn mọi hành vi vi phạm quyền của người dân, dưới bất cứ hình thức nào, khi nào và từ đâu, nhằm bảo vệ quyền lợi cho họ; Nhà nước phải chủ động xây dựng các chương trình, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế, xã hội phù hợp với điều kiện của đất nước và phải bảo đảm tính dễ tiếp cận và các dịch vụ sẵn có cho người dân,... Hiến pháp năm 2013, lần đầu tiên đưa ra nguyên tắc “hạn chế quyền” tại Khoản 2, Điều 14, quy định: “quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường
  • 37. 31 hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”. Đồng thời, thể hiện cụ thể nguyên tắc “Suy luận vô tội”, như Điều 31, Chương II quy định: “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”. Năm 2013, Nhà nước ta đã ký “Công ước chống tra tấn, năm 1984” - công ước quan trọng về quyền con người của Liên hợp quốc. Nội dung Công ước này là: Nhà nước bảo hộ quyền của tất cả mọi người, trong mọi hoàn cảnh đều được tôn trọng nhân phẩm, không bị tra tấn, hạ nhục,... Đây là một quyền tuyệt đối, không bị hạn chế trong quyền con người Cũng như pháp luật của các nước khác, các quyền và tự do của con người nói chung, các quyền công dân nói riêng trong những trường hợp nhất định, việc hưởng thụ quyền của cá nhân phải gắn với nghĩa vụ công dân. Trong những nghĩa vụ này, có nghĩa vụ tuân thủ pháp luật. Đây là nội dung của mệnh đề “do pháp luật quy định” hoặc “theo quy định của pháp luật” mà Hiến pháp năm 2013 đã xác định [40].
  • 38. 32 Chương 2 CÁC CƠ CHẾ BẢO VỆ QUYỀN CON NGƢỜI THEO PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ VẤN ĐỀ CHỦ QUYỀN QUỐC GIA 2.1. Sự hình thành và phát triển của nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia trong Luật quốc tế 2.1.1. Khái niệm, lịch sử hình thành của nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia Khái niệm chủ quyền quốc gia hiện nay vẫn chưa có sự thống nhất mặc dù vấn đề này xuất hiện khá sớm trong lịch sử pháp luật quốc tế và được phát triển liên tục cho đến ngày nay. Có quan điểm cho rằng chủ quyền quốc gia là quyền làm chủ một cách độc lập, toàn vẹn và đầy đủ về mọi mặt lập pháp, hành pháp, tư pháp của một quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia đó. Quốc gia thể hiện chủ quyền của mình trên mọi phương diện kinh tế, chính trị, quân sự và ngoại giao [24]. Chủ quyền quốc gia được coi là thuộc tính cơ bản của quốc gia, là phạm trù chính trị, pháp lý có liên hệ mật thiết với vấn đề độc lập chính trị, pháp lý có liên hệ mật thiết với vấn đề độc lập chính trị, an ninh, kinh tế,… của quốc gia. Quốc gia là chủ thể đầu tiên của Luật quốc tế và là chủ thế duy nhất có chủ quyền. Theo Công ước Moongtevideo năm 1933 về quyền và nghĩa vụ các quốc gia thì quốc gia được coi là thực thể chính trị pháp lý bao gồm các yếu tố cơ bản: dân cư, lãnh thổ, bộ máy nhà nước và quyền năng chủ thể. Nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia được hình thành trong thời kỳ loài người chuyển từ chế độ phong kiến sang chế độ Tư bản chủ nghĩa và trở thành nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế thời kỳ tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên đến năm 1945, sau khi tổ chức Liên hợp quốc ra đời, với tôn chỉ mục đích giữ gìn hòa bình và an ninh quốc tế trong Hiến chương Liên hợp quốc đã ghi nhận “bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia” hay nói cách khác: tôn trọng chủ quyền quốc gia mới chính thức là nguyên tắc cơ bản nhất trong hệ thống các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế. Trong quan hệ quốc tế hiện nay, việc bình đẳng chủ quyền giữa các dân tộc, các quốc gia ngày càng đóng vị trí, vai trò hết sức quan trọng.
  • 39. 33 2.1.2. Tôn trọng chủ quyền quốc gia với tư cách là nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa tất cả các quốc gia trong quan hệ quốc tế được ghi nhận tại khoản 1, Điều 2 Hiến chương Liên hợp quốc [26]. Nội dung của nguyên tắc cũng được quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 2 của Hiến chương ASEAN “Tôn trọng độc lập chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các quốc gia thành viên” [3]. Các nước ASEAN luôn coi nguyên tắc là tôn chỉ, mục đích trong mọi hoạt động của mình. Nguyên tắc này cũng được quy định rất nhiều trong các điều ước quốc tế song phương và đa phương của Việt Nam tham gia phê chuẩn hoặc ký kết. Ví dụ, Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Hoa năm 1999 tại lời mở đầu cả hai nước đã đồng ý hành động trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm phạm lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi, cùng tồn tại hòa bình [2]. Ngoài ra nguyên tắc này cũng được nội luật hóa rất cụ thể vào các văn bản pháp luật trong nước mà tiêu biểu là Hiến pháp Việt Nam 2013, ngày tại Điều 1 đã quy định rằng Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ [40]. Nội dung của chủ quyền quốc gia gồm quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình và quyền độc lập của quốc gia trong quan hệ quốc tế. Khoản 7, Điều 2 của Hiến chương Liên hợp quốc đã quy định: “Tổ chức Liên hợp quốc không có quyền can thiệp vào công việc thực chất thuộc thẩm quyền nội bộ của bất kỳ quốc gia nào” [26]. Do vậy, bất kỳ một hành vi can thiệp nào vào quyền tự chủ của một quốc gia là trái với quy định của pháp luật quốc tế. Quyền tối cao của quốc gia ở trong nước thể hiện ở quyền lực đầy đủ để giải quyết mọi vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa… không có sự can thiệp giữa các quốc gia khác và các tổ chức quốc tế. Trong Hiến chương Liên hợp quốc, các quốc gia đã cam kết theo đuổi mục đích phát triển quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền và dân tộc tự quyết. Trong tuyên bố liên hợp quốc năm 1970 về các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế