SlideShare a Scribd company logo
1 of 19
Download to read offline
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
HOÀNG CÔNG MINH
TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÔNG TY CỔ PHẦN
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 8 38 01 07
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Thừa Thiên Huế, năm 2018
Công trình được hoàn thành tại:
Trường Đại học Luật, Đại học Huế
Người hướng dẫn khoa học: TS. Cao Đình Lành
Phản biện 1:……………………………..
Phản biện 2:……………………………..
Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn thạc
sĩ họp
tại: Trường Đại học Luật
Vào lúc...........giờ...........ngày 30 tháng 11 năm 2018
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................ 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài........................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài ...................................... 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................. 4
5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ................. 5
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................... 5
7. Bố cục của luận văn....................................................................... 5
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC QUẢN
LÝ CÔNG TY CỔ PHẦN............................................................... 7
1.1. Khái niệm và đặc trưng pháp lý về công ty cổ phần.................. 7
1.1.1. Khái niệm về công ty cổ phần................................................. 7
1.1.2. Đặc trưng pháp lý về công ty cổ phần..................................... 7
1.2. Quan niệm về tổ chức quản lý công ty cổ phần......................... 7
1.3. Nội dung pháp luật về tổ chức quản lý công ty cổ phần............ 8
1.4. Cấu trúc quản trị nội bộ của các công ty cổ phần trên thế giới . 9
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ
phần.................................................................................................... 9
Kết luận chương 1 ........................................................................... 10
Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ÁP
DỤNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÔNG TY
CỔ PHẦN....................................................................................... 11
2.1. Thực trạng các quy định của pháp luật về tổ chức quản lý công
ty cổ phần......................................................................................... 11
2.1.1. Về Đại hội đồng cổ đông....................................................... 11
2.1.2. Về Hội đồng quản trị............................................................. 11
2.1.3. Về Giám đốc (Tổng Giám đốc)............................................. 11
2.1.4. Về Ban kiểm soát................................................................... 11
2.2. Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về tổ chức quản lý
công ty cổ phần................................................................................ 11
2.2.1. Thực tiễn hoạt động Đại hội đồng cổ đông........................... 11
2.2.2. Thực tiễn hoạt động Hội đồng quản trị ................................. 11
2.2.3. Thực tiễn họat động của Giám đốc/Tổng Giám đốc............. 11
2.2.4. Thực tiễn họat động của Ban kiểm soát................................ 11
2.3. Nguyên nhân của những vướng mắc về thực hiện các quy định
tổ chức quản lý công ty cổ phần...................................................... 11
Kết luận chương 2 ........................................................................... 12
Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN VỀ TỔ
CHỨC QUẢN LÝ CÔNG TY CỔ PHẦN ...................................13
3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực
hiện về tổ chức quản lý CTCP .........................................................13
3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện
về tổ chức quản lý công ty cổ phần..................................................13
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về tổ chức quản lý CTCP.....13
3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện về tổ chức quản lý
CTCP ................................................................................................13
Kết luận chương 3 ............................................................................14
KẾT LUẬN .....................................................................................15
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Công ty cổ phần là một mô hình kinh doanh điển hình nhất về
loại công ty đối vốn, ở đó các cổ đông góp vốn bằng cách mua cổ
phần để trở thành đồng chủ sở hữu của công ty. Là loại hình đặc
trưng của công ty đối vốn, cấu trúc vốn của công ty cổ phần cũng
rất linh hoạt, có thể đáp ứng được nhu cầu đa dạng của các nhà đầu
tư. Công ty cổ phần là hình thức tổ chức kinh doanh có khả năng
huy động một số lượng vốn lớn ngầm chảy trong các tầng lớp dân
cư, khả năng tích tụ và tập trung vốn với quy mô khổng lồ, có thể
coi là lớn nhất trong các loại hình doanh nghiệp hiện nay. Có thể
nói, cùng với quá trình đổi mới kinh tế đất nước là sự không ngừng
ra đời và phát triển các loại hình doanh nghiệp, nhất là công ty cổ
phần. Sự phát triển như vũ bão các loại hình doanh nghiệp đó đã
kéo theo những tranh chấp trong và xung quanh doanh nghiệp.
Với việc ban hành Luật Doanh nghiệp 2014, hệ thống cơ cấu tổ
chức, quản lý của ty cổ phần đã hình thành cơ bản các yếu tố đòn
bẩy khuyến khích những người trong nội bộ doanh nghiệp; hạn chế
những hành vi lợi dụng quyền hạn và chức vụ để thu lợi cho cá nhân
tổn hại tới lợi ích chung; tạo điều kiện để những người trong nội bộ
bao gồm cả chủ sở hữu thực hiện đầy đủ nhiệm vụ và quyền hạn của
mình góp phần tiết kiệm chi phí, thực hiện được chỉ tiêu lợi nhuận
và nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty. Tuy nhiên, thực tế thi
hành cho thấy, trong thời gian qua đã xảy ra nhiều vụ tranh chấp nội
bộ của công ty cổ phần, cũng như hoạt động của các cơ quan trong
CTCP bị đình trệ do những bất cập của các quy định điều chỉnh về
tổ chức quản lý CTCP.
Để CTCP giữ vững vai trò là trung tâm trong tiến trình phát
triển kinh tế thị trường, để đảm bảo tư cách, quyền lợi cổ đông - một
thành tố đóng vai trò nòng cốt trong CTCP là một trong những giải
pháp góp phần thực hiện chủ trương xây dựng nền kinh tế theo định
hướng xã hội chủ nghĩa. Vì thế, việc phân tích hiệu ứng của LDN và
các văn bản hướng dẫn thi hành đối với vấn đề tổ chức quản lý
CTCP sẽ đưa ra nhìn nhận khách quan về những điểm tiến bộ cũng
như còn hạn chế của Luật thông qua những phản ánh thực tế của thị
trường. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật
và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về tổ chức quản lý CTCP.
2
Với suy nghĩ như vậy, học viên lựa chọn đề tài "Tổ chức quản
lý công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam " để làm đề tài luận văn
thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Với vị trí, vai trò của mình trong nền kinh tế thị trường, cùng
với sự phát triển mạnh mẽ của các loại hình doanh nghiệp, công ty
cổ phần đã trở thành phổ biến trên thế giới và Việt Nam không phải
là ngoại lệ. Trong những năm gần đây, công ty cổ phần nhận được
sự quan tâm rất nhiều từ các nhà nghiên cứu và trở thành đề tài
nghiên cứu hấp dẫn của các nhà khoa học, trên nhiều lĩnh khác nhau
như kinh tế, đầu tư, xã hội... và nhất là trên lĩnh vực pháp luật.
Trong lĩnh vực phát luật, qua quá trình tìm hiểu có thể thấy rằng đề
tài về tổ chức quản lý CTCP được các nhà khoa học nghiên cứu tiếp
cận ở nhiều phương diện khác nhau, cụ thể.
- Tiếp cận từ góc độ quyền của cổ đông
Theo hướng tiếp cận này, có những công trình nghiên cứu chủ
yếu sau: sách của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Xuân Hải, Luật Doanh
nghiệp: Bảo vệ cổ đông – pháp luật và thực tiễn, Nxb Chính trị
Quốc gia, năm 2011 và các bài viết có liên quan đến cùng chủ đề
như: Biện pháp bảo vệ cổ đông, thành viên công ti: Lí luận và thực
tiễn đăng ở Tạp chí Luật học, số 3, năm 2011, tr.10-17; Một số vấn
đề lý luận và thực tiễn về bảo vệ cổ đông thiểu số đăng ở Tạp chí
Khoa học pháp lý, số 3, năm 2010, tr.24-32; Khởi kiện người quản
lý công ty: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong pháp luật doanh
nghiệp Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 1, năm 2011,
tr.29-36; Kiểm soát các giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi theo
Luật Doanh nghiệp năm 2005 của Thạc sĩ Trần Thị Bảo Ánh đăng ở
Tạp chí Luật học, số 9, năm 2010, tr.19-27; Bàn về quyền của cổ
đông và Đại hội đồng cổ đông – Thực trạng và vấn đề cần khắc
phục của Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung đăng ở Tạp chí Chứng khoán,
số 5, năm 2008, tr.5-7; Cao Đình Lành (2014), Bảo đảm quyền cổ
đông thiểu số trong mua bán, sáp nhập công ty cổ phần theo pháp
luật Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học, Học viện Khoa học xã hội –
Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
- Tiếp cận từ góc độ quản trị công ty
Theo hướng tiếp cận này, đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến
vấn đề tổ chức quản lý CTCP như: Trần Thanh Tùng, Vai trò của
ban kiểm soát trong công ty cổ phần,
3
https://www.thesaigontimes.vn/18001/Vai-tro-cua-ban-kiem--soat-
trong-cong-ty-co-phan.html, truy cập ngày 15/9/2018; Bùi Xuân
Hải (2006), So sánh cấu trúc quản trị nội bộ của công ty cổ phần
Việt Nam với các mô hình điển hình trên thế giới, Tạp chí Khoa học
pháp lý, số 6 (nguồn:
https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2008/02/20/965/, truy cập
ngày 15/9/2018); Từ Thảo, Cấu trúc quản trị công ty cổ phần theo
Luật Doanh nghiệp,
http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2010/05/05/4790/;
Hà Thu Thanh, Giao dịch với bên liên quan – Thách thức đối với
hoạt động quản trị công ty, nguồn: http://vneconomy.vn/doanh-
nhan/giao-dich-voi-ben-lien-quan-thach-thuc-doi-voi-hoat-dong-
quan-tri-cong-ty-20171012103422138.htm, 12/10/2017 11:34;
Tường Vi, Thành viên HĐQT độc lập: 80% doanh nghiệp còn hụt
quy định, (nguồn: https://tinnhanhchungkhoan.vn/chung-
khoan/thanh-vien-hdqt-doc-lap-80-doanh-nghiep-con-hut-quy-dinh-
167957.html, Thứ Năm, 27 10 2016 07:08); Nguyễn Thị Vân Anh,
Một số nghĩa vụ của người quản lý công ty cổ phần, nguồn:
http://bklaw.com.vn/index.php?option=com_content&view=article
&id=29:let-the-foreign-investors-beware&catid=19:legal-
news&Itemid=16&lang=vi, Thứ sáu, 08 Tháng 3 2013 15:53; Tiểu
Liên, 'Cạch' Ban kiểm soát ra khỏi bộ máy, doanh nghiệp Việt tiến
hành đến đâu?, nguồn https://vietnambiz.vn/cach-ban-kiem-soat-ra-
khoi-bo-may-doanh-nghiep-viet-tien-hanh-den-dau-38291.html,
13:00 28/11/2017; Nguyễn Nữ Huyền (2016), Quản trị công ty cổ
phần theo mô hình có Ban kiểm soát theo Luật Doanh nghiệp 2014,
Luận văn Thạc sĩ luật học, Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm
Khoa học xã hội Việt Nam; luận văn đã làm sáng tỏ hơn một số vấn
đề lý luận về quản trị CTCP, trong đó có phân tích một số quy định
có liên quan đến tổ chức quản lý CTCP;
Những vấn đề tập trung trong các nghiên cứu trên bao gồm:
+ Phân tích lý luận, thực trạng pháp luật xung quanh vấn đề bảo
vệ cổ đông và ảnh hưởng của các cơ quan nội bộ trong CTCP đến
bảo vệ quyền lợi cho cổ đông.
+ Bình luận và đánh giá thực tiễn pháp luật Việt Nam theo các
nguyên tắc quản trị công ty của OECD về đảm bảo quyền lợi của cổ
đông.
4
+ Bình luận và đánh giá về vai trò của HĐQT, BKS trong quản
trị công ty.
+ Hoàn thiện và thực thi Luật Doanh nghiệp trong vấn đề bảo
vệ quyền lợi của cổ đông nhằm đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh
tế quốc tế.
Qua việc phân tích giá trị của các kết quả thu được trong các
công trình trên, Luận văn đã kế thừa được những kết quả của những
nhà khoa học đi trước, cụ thể: các quy định về tổ chức quản lý trong
CTCP theo LDN; các nghiên cứu về tổ chức quản lý CTCP ở trên
thế giới; một số giải pháp về sửa đổi bổ sung LDN 2014...
Hơn nữa, khi nền kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ thì môi
trường kinh doanh và hoạt động của các CTCP cũng thay đổi. Do
đó, điểm mới của Luận văn chính là vừa thực hiện nghiên cứu trên
cơ sở nội dung của các đề tài nghiên cứu trước đây, kết hợp nghiên
cứu trong thực tiễn hiện nay về tổ chức quản lý CTCP.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận và các quy định của
pháp luật về tổ chức quản lý CTCP và thực tiễn thực hiện các quy
định pháp luật này tại Việt Nam để từ đó phân tích, đánh giá, tổng
hợp nhằm tìm ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao
hiệu quả thực hiện về tổ chức quản lý CTCP.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm sáng tỏ khái niệm, các đặc trưng pháp lý CTCP; quan
niệm về tổ chức quản lý CTCP;
- Phân tích các khía cạnh pháp lý về tổ chức quản lý CTCP.
- Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện
pháp luật về tổ chức quản lý CTCP để chỉ ra những kết quả đạt được
cũng như những tồn tại, hạn chế và luận giải nguyên nhân của
chúng;
- Đề xuất định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng
cao hiệu quả thực hiện về tổ chức quản lý CTCP.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu các quy định về tổ chức quản lý CTCP trong LDN
2014; Nghị định 71 2017 NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày
06 6 2017, hướng dẫn về quản trị công ty áp dụng đối với công ty
đại chúng và các văn bản hướng dẫn thi hành.
5
- Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về tổ chức quản
lý CTCP.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: lý luận và thực tiễn về tổ chức quản lý CTCP.
- Về thời gian: từ năm 2014 đến nay.
5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở của phương pháp luận là
phép biện chứng duy vật; học thuyết về tư cách pháp nhân, lý thuyết
đối vốn của CTCP.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để triển khai luận văn, tác giả đã sử dụng đồng bộ một số các
phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:
Phương pháp lịch sử khảo cứu các nguồn tư liệu, đặc biệt là các
tư liệu về tổ chức quản lý CTCP.
Phương pháp phân tích các quy phạm của luật thực định có liên
quan đến tên đề tài của luận văn.
Phương pháp tổng hợp các quan điểm khác nhau về nhận thức
khoa học xung quanh các khái niệm, các quy phạm pháp lý có liên
quan đến pháp luật về tổ chức quản lý CTCP.
Phương pháp thống kê các số liệu thực tiễn trong quá trình áp
dụng các quy phạm có liên quan đến tên đề tài của luận văn.
Phương pháp so sánh luật học nhằm đối chiếu với các quy định
Luật Doanh nghiệp 2005 và Luật Doanh nghiệp 2014.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Về mặt khoa học, luận văn góp phần làm sáng tỏ thêm các vấn
đề lý luận của pháp luật về tổ chức quản lý CTCP phù hợp với điều
kiện thực tiễn của Việt Nam và yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
Những nghiên cứu, đề xuất của luận văn góp phần vào việc hoàn
thiện các quy định pháp luật về tổ chức quản lý CTCP.
- Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là tài
liệu tham khảo trong các cơ sở đào tạo về pháp luật.
7. Bố cục của luận văn
Với mục đích, phạm vi nghiên cứu đã được xác định như trên,
luận văn được xây dựng theo bố cục như sau:
Phần mở đầu
Chương 1: Những vấn đề lý luận về tổ chức quản lý công ty cổ
phần.
6
Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng các quy
định về tổ chức quản lý công ty cổ phần.
Chương 3: Định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng
cao hiệu quả thực hiện về tổ chức quản lý công ty cổ phần.
7
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ
CÔNG TY CỔ PHẦN
1.1. Khái niệm và đặc trưng pháp lý về công ty cổ phần
1.1.1. Khái niệm về công ty cổ phần
Như bất kỳ hiện tượng kinh tế nào khác, công ty ra đời, tồn tại
và phát triển trong những điều kiện lịch sử và xã hội nhất định. Các
công ty với tư cách là những pháp nhân độc lập cùng với những
thành viên có trách nhiệm hữu hạn xuất hiện từ năm 1870.
Ở Việt Nam, Luật công ty ra đời muộn và chậm phát triển mặc
dù hoạt động thương mại đã có từ lâu và trong lịch sử, hoạt động
thương mại được điều chỉnh bằng thông lệ thương mại.
Hiện nay, Luật Doanh nghiệp 2014 đã đưa ra khái niệm về
CTCP như sau: "Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: Vốn
điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; cổ
đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và
không hạn chế số lượng tối đa; cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các
khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi
số vốn đã góp vào doanh nghiệp; cổ đông có quyền tự do chuyển
nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định
tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật này. Công ty cổ
phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp. Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần
các loại để huy động vốn".
1.1.2. Đặc trưng pháp lý về công ty cổ phần
Thứ nhất, công ty cổ phần là loại công ty đối vốn
Thứ hai, vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia thành nhiều
phần bằng nhau gọi là cổ phần
Thứ ba, công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần các loại
để huy động vốn
Thứ tư, công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được
cấp giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp
1.2. Quan niệm về tổ chức quản lý công ty cổ phần
Tổ chức quản lý công ty cổ phần được hiểu là sự thiết lập, vận
hành của các cơ quan quyền lực trong CTCP và mối quan hệ giữa
các cơ quan quyền lực đó nhằm xác định mục tiêu, hình thành các
8
công cụ để đạt được mục tiêu và giám sát việc thực hiện mục tiêu
của công ty.
1.3. Nội dung pháp luật về tổ chức quản lý công ty cổ phần
Tại Việt Nam, theo LDN 2005, công ty cổ phần được tổ chức
theo một mô hình duy nhất: Đại hội đồng cổ đông, HĐQT, Ban
kiểm soát và Giám đốc Tổng giám đốc. Tuy nhiên, thực tế áp dụng
duy nhất mô hình quản trị đó đã không còn phù hợp với sự đa dạng
của doanh nghiệp về quy mô, tính chât sở hữu cũng như cách thức
quản trị công ty. Ngoài ra, quy định của LDN 2005 không phù hợp
với thông lệ quốc tế. Khắc phục hạn chế đó, LDN 2014 quy định
công ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động
theo một trong hai mô hình sau đây, trừ trường hợp pháp luật về
chứng khoán có quy định khác:
Mô hình thứ nhất: Đại hội đồng cổ đông, HĐQT, Ban kiểm soát
và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc (mô hình có Ban Kiểm soát).
Đối với mô hình này, cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần
lại được thiết kế theo hai mô hình khác nhau đó là mô hình bắt buộc
phải có Ban kiểm soát và mô hình không bắt buộc phải có Ban kiếm
soát. Việc có Ban kiểm soát hay không còn tùy thuộc vào số lượng
cổ đông của công ty và tỷ lệ cổ phần mà cổ đông sở hữu. Cụ thể là:
(i) Công ty cổ phần không bắt buộc phải có Ban kiểm soát nếu
công ty có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới
50% tổng sô cố phần của công ty.
(ii) Công ty cổ phần bắt buộc phải có Ban kiểm soát là mô hình
tổ chức quản lý truyền thống và điển hình của công ty cổ phần. Với
mô hình này việc tổ chức quản lý công ty có sự phân công, phân
nhiệm và chế ngự lẫn nhau giữa các cơ quan quản lý, điều hành và
kiểm soát công ty. Đây là bộ máy tổ chức quản lý phù hợp và hiệu
quả trong trường hợp công ty cổ phần có sự tham gia đông đảo của
các cổ đông.
Mô hình thứ hai: Đại hội đồng cổ đông, HĐQT và Giám đốc
hoặc Tổng giám đổc (mô hình không có Ban Kiểm soát).
Trong mô hình này, công ty cổ phần không có Ban kiểm soát.
Tuy nhiên, HĐQT trong mô hình này ngoài thành viên điều hành
còn có thành viên độc lập (ít nhất 20% số thành viên HĐQT là
thành viên độc lập) và Ban kiểm toán nội bộ. Các thành viên độc lập
sẽ thực hiện chức năng giám sát và tổ chức thực hiện kiếm soát đối
với việc quản lý điều hành công ty như chức năng của Ban kiểm
9
soát trong mô hình thứ nhất. Như vậy, có thể dễ dàng nhận thấy, vai
trò của thành viên HĐQT độc lập cũng nhằm bảo vệ quyền lợi của
chủ sở hữu, kiểm soát hoạt động của bộ máy quản lý, điều hành
doanh nghiệp.
Trong cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý trong công ty có sự phân
chia quyền lực rõ ràng giữa các bộ phận. Sự phân chia quyền lực
này trước hết phụ thuộc vào tỷ lệ vốn góp của các cổ đông, nhằm
đảm bảo một cơ cấu tổ chức quản lý chặt chẽ, bảo vệ đến mức tối đa
quyền lợi của các cổ đông. Cụ thể:
- Đại hội đồng cổ đông
- Hội đồng quản trị
- Giám đốc/ Tổng giám đốc
- Ban kiểm soát
1.4. Cấu trúc quản trị nội bộ của các công ty cổ phần trên
thế giới1
Cấu trúc quản trị nội bộ của các CTCP trên thế giới, đặc biệt là
các công ty niêm yết, thường theo một trong hai mô hình sau đây:
(i) mô hình hội đồng đơn – hay còn gọi là hội đồng một tầng
(unitary board hay one-tier board model), và (ii) mô hình hội đồng
kép – hay còn gọi là hội đồng hai tầng (dual board hay two-tier
board model). Nói đến cấu trúc hội đồng đơn hay kép là nói đến cấu
trúc của bộ máy quản lý – điều hành của công ty, chứ không phải
của toàn bộ cấu trúc quản trị công ty.
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức quản lý công
ty cổ phần
- Mức độ tập trung sở hữu cổ phần của cổ đông trong công ty
cổ phần
- Hệ thống luật pháp
1
Bùi Xuân Hải (2006), So sánh cấu trúc quản trị nội bộ của công ty cổ phần Việt Nam với
các mô hình điển hình trên thế giới, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 6 (nguồn:
https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2008/02/20/965/, truy cập ngày 15/9/2018)
10
Kết luận chương 1
Qua nghiên cứu chương 1, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
- Một là, công ty ra đời là kết quả của việc thực hiện nguyên tắc
tự do kinh doanh, tự do khế ước và tự do lập hội. Đặc trưng pháp lý
của công ty cổ phần, gồm:
Công ty cổ phần là loại công ty đối vốn;
Vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia thành nhiều phần
bằng nhau gọi là cổ phần;
Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần các loại để huy
động vốn;
Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân.
- Hai là: tổ chức quản lý công ty cổ phần được hiểu là sự thiết
lập, vận hành của các cơ quan quyền lực trong CTCP và mối quan
hệ giữa các cơ quan quyền lực đó nhằm xác định mục tiêu, hình
thành các công cụ để đạt được mục tiêu và giám sát việc thực hiện
mục tiêu của công ty.
- Ba là, nội dung pháp luật về tổ chức quản lý công ty cổ phần,
bao gồm:
Đại hội đồng cổ đông;
HĐQT;
Giám đốc/ Tổng giám đốc;
Ban kiểm soát.
- Bốn là, cấu trúc quản trị nội bộ của các CTCP trên thế giới,
đặc biệt là các công ty niêm yết, thường theo một trong hai mô hình
sau đây: (i) mô hình hội đồng đơn – hay còn gọi là hội đồng một
tầng (unitary board hay one-tier board model), và (ii) mô hình hội
đồng kép – hay còn gọi là hội đồng hai tầng (dual board hay two-
tier board model)
- Năm là, các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức quản lý
công ty cổ phần, bao gồm:
Mức độ tập trung sở hữu cổ phần của cổ đông trong công ty cổ
phần;
Hệ thống luật pháp.
11
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG
CÁC QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ
CÔNG TY CỔ PHẦN
2.1. Thực trạng các quy định của pháp luật về tổ chức quản lý
công ty cổ phần
2.1.1. Về Đại hội đồng cổ đông
2.1.2. Về Hội đồng quản trị
2.1.3. Về Giám đốc (Tổng Giám đốc)
2.1.4. Về Ban kiểm soát
2.2. Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về tổ chức
quản lý công ty cổ phần
2.2.1. Thực tiễn hoạt động Đại hội đồng cổ đông
2.2.2. Thực tiễn hoạt động Hội đồng quản trị
2.2.3. Thực tiễn họat động của Giám đốc/Tổng Giám đốc
2.2.4. Thực tiễn họat động của Ban kiểm soát
2.3. Nguyên nhân của những vướng mắc về thực hiện các
quy định tổ chức quản lý công ty cổ phần
- Luật chưa tạo ra hành lang pháp lý vững chắc để định rõ
quyền hạn và nghĩa vụ giữa các cổ đông, cơ quan trong công ty như
ĐHĐCĐ, HĐQT, BKS, Giám đốc TGĐ điều hành.
- Về phía bản thân các CTCP
- Về phía cổ đông, người quản lý CTCP
Do việc chấp hành quy định và sự tự giác chưa cao của người
quản lý CTCP cũng như sự thiếu hiểu biết quyền của các cổ đông
được quy định trong luật để có thể thực hiện và bảo vệ quyền lợi
chính đáng của mình.
12
Kết luận chương 2
Từ việc nghiên cứu về thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng
các quy định về tổ chức quản lý CTCP, chúng tôi rút ra một số kết
luận như sau:
Thứ nhất, hệ thống cơ cấu tổ chức, quản lý của CTCP đã hình
thành cơ bản các yếu tố đòn bẩy khuyến khích những người trong
nội bộ doanh nghiệp; hạn chế những hành vi lợi dụng quyền hạn và
chức vụ để thu lợi cho cá nhân tổn hại tới lợi ích chung; tạo điều
kiện để những người trong nội bộ bao gồm cả chủ sở hữu thực hiện
đầy đủ nhiệm vụ và quyền hạn của mình góp phần tiết kiệm chi phí,
thực hiện được chỉ tiêu lợi nhuận và nâng cao hiệu quả hoạt động
của công ty.
Thứ hai, một số nội dung nghiên cứu về thực tiễn áp dụng các
quy định về tổ chức quản lý CTCP có viện dẫn các vụ việc thực tế
để chứng minh cho các lập luận và qua đó phân tích nguyên nhân
của những vướng mắc về thực hiện các quy định tổ chức quản lý
công ty cổ phần.
Thứ ba, LDN 2014 chưa tạo ra hành lang pháp lý vững chắc để
định rõ quyền hạn và nghĩa vụ giữa các cổ đông, cơ quan trong công
ty như ĐHĐCĐ, HĐQT, BKS, Giám đốc TGĐ điều hành.
13
Chương 3
ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN
VỀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÔNG TY CỔ PHẦN
3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả
thực hiện về tổ chức quản lý CTCP
- Hoàn thiện các quy định của pháp luật về tổ chức quản lý
CTCP phải căn cứ vào những đặc điểm của nền kinh tế thị trường
Việt Nam.
Thứ hai, hoàn thiện các quy định của pháp luật về tổ chức quản
lý CTCP phải phải đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
Thứ ba, hoàn thiện các quy định của pháp luật về tổ chức quản
lý CTCP phải phải đặt trong mối quan hệ hài hoà về quyền lợi với
các bên liên quan như các cổ đông lớn, Ban kiểm soát, HĐQT...
3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả
thực hiện về tổ chức quản lý công ty cổ phần
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về tổ chức quản lý
CTCP
- Thứ nhất, sửa đổi Điều 146 và Điều 154 tại Luật Doanh
nghiệp 2014
- Thứ hai, LDN 2014 cần dự liệu về việc thông qua nghị quyết
của HĐQT công ti cổ phần trong trường hợp số phiếu biểu quyết
của thành viên HĐQT ngang nhau nhưng chủ tịch HĐQT lại bỏ
phiếu trắng
- Thứ ba, luật hoá quy định về thành viên độc lập HĐQT
- Thứ tư, sửa đổi tiêu chuẩn và điều kiện đối với kiểm soát
viên
- Thứ năm, sửa đổi quy định về mức độ chịu trách nhiệm của
người quản lý
3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện về tổ chức quản
lý CTCP
Một là, nâng cao tổ chức hoạt động của Đại hội đồng cổ đông.
Hai là, tăng cường tính minh bạch trong các thoả thuận giữa
cổ đông và công ty thông qua Điều lệ công ty
14
Kết luận chương 3
Qua nghiên cứu chương 3, chúng tôi rút ra một số kết luận như
sau:
1. Hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện về tổ
chức quản lý CTCP theo các định hướng sau đây:
Hoàn thiện các quy định của pháp luật về tổ chức quản lý
CTCP phải căn cứ vào những đặc điểm của nền kinh tế thị trường
Việt Nam.
Hoàn thiện các quy định của pháp luật về tổ chức quản lý
CTCP phải phải đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
Hoàn thiện các quy định của pháp luật về tổ chức quản lý
CTCP phải phải đặt trong mối quan hệ hài hoà về quyền lợi với các
bên liên quan như các cổ đông lớn, Ban kiểm soát, HĐQT…
2. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực
hiện về tổ chức quản lý CTCP đều được xây dựng và bám sát vào
những định hướng đã được đề ra.
15
KẾT LUẬN
Tổ chức quản lý CTCP là một chế định quan trọng trong pháp
luật về CTCP. Nó không chỉ liên quan trực tiếp đến các cổ đông
sáng lập của công ty mà còn là vấn đề của các nhà đầu tư, chủ nợ,
người cung ứng hàng hóa… Vì vậy, việc nghiên cứu về tổ chức
quản lý CTCP là hết sức cần thiết.
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã làm sáng tỏ một số vấn
đề lý luận và thực tiễn về tổ chức quản lý CTCP. Trên cơ sở đó, tác
giả đưa ra một số kết luận sau:
Thứ nhất, hệ thống cơ cấu tổ chức quản lý trong công ty cổ
phần được quy định tại LDN 2014 đã định rõ quyền hạn và nghĩa vụ
giữa cơ quan trong công ty như ĐHĐCĐ, HĐQT, GĐ (TGĐ) và
BKS. Các cơ quan này có sự độc lập tương đối trong hoạt động và
chi phối lẫn nhau. Đồng thời, đảm bảo cho cổ đông quản lý, giám
sát một cách tốt nhất với các nhà quản trị điều hành công ty.
Thứ hai, luận văn đã phân tích một cách khá đầy đủ về những
hạn chế của việc tổ chức quản lý CTCP và chỉ ra các nguyên nhân
dẫn đến các hạn chế đó.
Thứ ba, luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện
pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện về tổ chức quản lý CTCP
trên cơ sở tương thích với những nguyên tắc đã được thừa nhận
rộng rãi trên thế giới và phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam
(trình độ phát triển kinh tế xã hội, tâm lý và văn hóa kinh doanh).
Bởi vì, "đằng sau cái biển công ty cổ phần là những thói quen kinh
doanh cũ của người Phương Đông. Vậy nên từ việc biên soạn pháp
luật, cho đến khi hành nghề luật sư, nếu không hiểu lệ của người
nước mình thì không thể thành công"2
.
2
Phạm Duy Nghĩa (2003), Buôn có bạn, bán có phường: Vai trò của truyền thống văn hóa
Phương Đông đối với liên kết doanh nghiệp, Tạp chí Nghiên cứu pháp luật, số 2, tr.14.

More Related Content

What's hot

Đề tài: Công tác quản lý nhà nước về đăng ký khai sinh- Thực tiễn tại Uỷ ban ...
Đề tài: Công tác quản lý nhà nước về đăng ký khai sinh- Thực tiễn tại Uỷ ban ...Đề tài: Công tác quản lý nhà nước về đăng ký khai sinh- Thực tiễn tại Uỷ ban ...
Đề tài: Công tác quản lý nhà nước về đăng ký khai sinh- Thực tiễn tại Uỷ ban ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Chế định kết hôn trong luật hôn nhân và gia đình vấn đề lý luận và thực tiễn
Chế định kết hôn trong luật hôn nhân và gia đình   vấn đề lý luận và thực tiễnChế định kết hôn trong luật hôn nhân và gia đình   vấn đề lý luận và thực tiễn
Chế định kết hôn trong luật hôn nhân và gia đình vấn đề lý luận và thực tiễnhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Báo Cáo Thực Tập Công Tác Pháp Chế Trong Công Ty Xây Dựng
Báo Cáo Thực Tập Công Tác Pháp Chế Trong Công Ty Xây DựngBáo Cáo Thực Tập Công Tác Pháp Chế Trong Công Ty Xây Dựng
Báo Cáo Thực Tập Công Tác Pháp Chế Trong Công Ty Xây DựngDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Bài tập an sinh xã hội
Bài tập an sinh xã hộiBài tập an sinh xã hội
Bài tập an sinh xã hộihajz_zjah
 

What's hot (20)

Luận văn: Quản trị công ty cổ phần theo pháp luật doanh nghiệp
Luận văn: Quản trị công ty cổ phần theo pháp luật doanh nghiệpLuận văn: Quản trị công ty cổ phần theo pháp luật doanh nghiệp
Luận văn: Quản trị công ty cổ phần theo pháp luật doanh nghiệp
 
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch thương mại điện tử
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch thương mại điện tửBảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch thương mại điện tử
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch thương mại điện tử
 
Liệt Kê 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Tại Công Ty Luật, 9 Điểm
Liệt Kê 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Tại Công Ty Luật, 9 ĐiểmLiệt Kê 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Tại Công Ty Luật, 9 Điểm
Liệt Kê 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Tại Công Ty Luật, 9 Điểm
 
Đề tài: Công tác quản lý nhà nước về đăng ký khai sinh- Thực tiễn tại Uỷ ban ...
Đề tài: Công tác quản lý nhà nước về đăng ký khai sinh- Thực tiễn tại Uỷ ban ...Đề tài: Công tác quản lý nhà nước về đăng ký khai sinh- Thực tiễn tại Uỷ ban ...
Đề tài: Công tác quản lý nhà nước về đăng ký khai sinh- Thực tiễn tại Uỷ ban ...
 
Đề tài: Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam, HAYĐề tài: Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam, HAY
 
Chế định kết hôn trong luật hôn nhân và gia đình vấn đề lý luận và thực tiễn
Chế định kết hôn trong luật hôn nhân và gia đình   vấn đề lý luận và thực tiễnChế định kết hôn trong luật hôn nhân và gia đình   vấn đề lý luận và thực tiễn
Chế định kết hôn trong luật hôn nhân và gia đình vấn đề lý luận và thực tiễn
 
Luận văn: Pháp luật về góp vốn thành lập công ty cổ phần, HAY
Luận văn: Pháp luật về góp vốn thành lập công ty cổ phần, HAYLuận văn: Pháp luật về góp vốn thành lập công ty cổ phần, HAY
Luận văn: Pháp luật về góp vốn thành lập công ty cổ phần, HAY
 
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trườngLuận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường
 
Luận văn: Nguyên tắc suy đoán vô tội trong Luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Nguyên tắc suy đoán vô tội trong Luật tố tụng hình sự, HOTLuận văn: Nguyên tắc suy đoán vô tội trong Luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Nguyên tắc suy đoán vô tội trong Luật tố tụng hình sự, HOT
 
Đề tài: Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo luật, HAY
Đề tài: Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo luật, HAYĐề tài: Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo luật, HAY
Đề tài: Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo luật, HAY
 
Luận văn: Đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần, HAY
Luận văn: Đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần, HAYLuận văn: Đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần, HAY
Luận văn: Đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần, HAY
 
Báo Cáo Thực Tập Công Tác Pháp Chế Trong Công Ty Xây Dựng
Báo Cáo Thực Tập Công Tác Pháp Chế Trong Công Ty Xây DựngBáo Cáo Thực Tập Công Tác Pháp Chế Trong Công Ty Xây Dựng
Báo Cáo Thực Tập Công Tác Pháp Chế Trong Công Ty Xây Dựng
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài vụ việc
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài vụ việcLuận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài vụ việc
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài vụ việc
 
Bài tập an sinh xã hội
Bài tập an sinh xã hộiBài tập an sinh xã hội
Bài tập an sinh xã hội
 
Luận văn: Pháp luật về công ty luật ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về công ty luật ở Việt Nam, HAYLuận văn: Pháp luật về công ty luật ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về công ty luật ở Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Cấp dưỡng sau ly hôn theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận văn: Cấp dưỡng sau ly hôn theo pháp luật Việt Nam, HAYLuận văn: Cấp dưỡng sau ly hôn theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận văn: Cấp dưỡng sau ly hôn theo pháp luật Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở Việt Nam
Luận văn: Quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở Việt NamLuận văn: Quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở Việt Nam
Luận văn: Quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở Việt Nam
 
Luận văn: Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, HOT
Luận văn: Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, HOTLuận văn: Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, HOT
Luận văn: Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, HOT
 
Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam giải quyết vụ việc dân sự nước ngoài
Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam giải quyết vụ việc dân sự nước ngoàiThẩm quyền của Tòa án Việt Nam giải quyết vụ việc dân sự nước ngoài
Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam giải quyết vụ việc dân sự nước ngoài
 
Luận văn: Pháp luật về Quản trị công ty đại chúng ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về Quản trị công ty đại chúng ở Việt Nam, HAYLuận văn: Pháp luật về Quản trị công ty đại chúng ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về Quản trị công ty đại chúng ở Việt Nam, HAY
 

Similar to Luận văn: Tổ chức quản lý công ty cổ phần theo pháp luật, HAY

Ban kiểm soát trong Quản trị nội bộ công ty cổ phần theo pháp luật ở Việt Nam...
Ban kiểm soát trong Quản trị nội bộ công ty cổ phần theo pháp luật ở Việt Nam...Ban kiểm soát trong Quản trị nội bộ công ty cổ phần theo pháp luật ở Việt Nam...
Ban kiểm soát trong Quản trị nội bộ công ty cổ phần theo pháp luật ở Việt Nam...HanaTiti
 
Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam
Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt NamPháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam
Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Namhieu anh
 
Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam
Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt NamPháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam
Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Namhieu anh
 
Luận án: Pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên từ thực tiễn...
Luận án: Pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên từ thực tiễn...Luận án: Pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên từ thực tiễn...
Luận án: Pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên từ thực tiễn...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
LUẬN VĂN PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN TỪ THỰC TIỄN...
LUẬN VĂN PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN TỪ THỰC TIỄN...LUẬN VĂN PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN TỪ THỰC TIỄN...
LUẬN VĂN PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN TỪ THỰC TIỄN...KhoTi1
 

Similar to Luận văn: Tổ chức quản lý công ty cổ phần theo pháp luật, HAY (20)

Chế định Ban kiểm soát của công ty theo Luật Doanh nghiệp, HOT
Chế định Ban kiểm soát của công ty theo Luật Doanh nghiệp, HOTChế định Ban kiểm soát của công ty theo Luật Doanh nghiệp, HOT
Chế định Ban kiểm soát của công ty theo Luật Doanh nghiệp, HOT
 
Ban kiểm soát trong Quản trị nội bộ công ty cổ phần theo pháp luật ở Việt Nam...
Ban kiểm soát trong Quản trị nội bộ công ty cổ phần theo pháp luật ở Việt Nam...Ban kiểm soát trong Quản trị nội bộ công ty cổ phần theo pháp luật ở Việt Nam...
Ban kiểm soát trong Quản trị nội bộ công ty cổ phần theo pháp luật ở Việt Nam...
 
Chế định người đại diện của doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp
Chế định người đại diện của doanh nghiệp theo luật doanh nghiệpChế định người đại diện của doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp
Chế định người đại diện của doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp
 
Luận văn: Thực trạng pháp luật về chuyển nhượng cổ phần tại Việt Nam
Luận văn: Thực trạng pháp luật về chuyển nhượng cổ phần tại Việt NamLuận văn: Thực trạng pháp luật về chuyển nhượng cổ phần tại Việt Nam
Luận văn: Thực trạng pháp luật về chuyển nhượng cổ phần tại Việt Nam
 
Luận văn: Phục hồi doanh nghiệp theo Luật Phá sản 2014, HAY
Luận văn: Phục hồi doanh nghiệp theo Luật Phá sản 2014, HAYLuận văn: Phục hồi doanh nghiệp theo Luật Phá sản 2014, HAY
Luận văn: Phục hồi doanh nghiệp theo Luật Phá sản 2014, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về Quản tài viên quản lý, thanh lý tài sản, 9đ
Luận văn: Pháp luật về Quản tài viên quản lý, thanh lý tài sản, 9đLuận văn: Pháp luật về Quản tài viên quản lý, thanh lý tài sản, 9đ
Luận văn: Pháp luật về Quản tài viên quản lý, thanh lý tài sản, 9đ
 
Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam
Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt NamPháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam
Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam
 
Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam
Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt NamPháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam
Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam
 
Quản trị công ty TNHH một thành viên theo Luật doanh nghiệp, 9đ
Quản trị công ty TNHH một thành viên theo Luật doanh nghiệp, 9đQuản trị công ty TNHH một thành viên theo Luật doanh nghiệp, 9đ
Quản trị công ty TNHH một thành viên theo Luật doanh nghiệp, 9đ
 
Luận văn: Pháp luật về công ty TNHH tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận văn: Pháp luật về công ty TNHH tại thành phố Hà Nội, HAYLuận văn: Pháp luật về công ty TNHH tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận văn: Pháp luật về công ty TNHH tại thành phố Hà Nội, HAY
 
Luận án: Pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên từ thực tiễn...
Luận án: Pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên từ thực tiễn...Luận án: Pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên từ thực tiễn...
Luận án: Pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên từ thực tiễn...
 
LUẬN VĂN PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN TỪ THỰC TIỄN...
LUẬN VĂN PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN TỪ THỰC TIỄN...LUẬN VĂN PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN TỪ THỰC TIỄN...
LUẬN VĂN PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN TỪ THỰC TIỄN...
 
PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM 
PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM 
PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM 
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp giữa các thành viên trong công ty
Luận văn: Giải quyết tranh chấp giữa các thành viên trong công tyLuận văn: Giải quyết tranh chấp giữa các thành viên trong công ty
Luận văn: Giải quyết tranh chấp giữa các thành viên trong công ty
 
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phầnLuận văn: Pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần
 
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty, HOT
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty, HOTLuận văn: Pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty, HOT
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty, HOT
 
Luận văn: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát Luật 2020
Luận văn: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát Luật 2020Luận văn: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát Luật 2020
Luận văn: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát Luật 2020
 
Luận văn: Trình tự thủ tục thanh lý tài sản phá sản theo luật, 9đ
Luận văn: Trình tự thủ tục thanh lý tài sản phá sản theo luật, 9đLuận văn: Trình tự thủ tục thanh lý tài sản phá sản theo luật, 9đ
Luận văn: Trình tự thủ tục thanh lý tài sản phá sản theo luật, 9đ
 
Quản trị Công ty cổ phần theo mô hình không có Ban kiểm soát, HOT
Quản trị Công ty cổ phần theo mô hình không có Ban kiểm soát, HOTQuản trị Công ty cổ phần theo mô hình không có Ban kiểm soát, HOT
Quản trị Công ty cổ phần theo mô hình không có Ban kiểm soát, HOT
 
Đề tài: Vấn đề pháp lý trong quản lý và điều hành công ty cổ phần
Đề tài: Vấn đề pháp lý trong quản lý và điều hành công ty cổ phầnĐề tài: Vấn đề pháp lý trong quản lý và điều hành công ty cổ phần
Đề tài: Vấn đề pháp lý trong quản lý và điều hành công ty cổ phần
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 

Luận văn: Tổ chức quản lý công ty cổ phần theo pháp luật, HAY

  • 1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HOÀNG CÔNG MINH TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÔNG TY CỔ PHẦN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 8 38 01 07 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Thừa Thiên Huế, năm 2018
  • 2. Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Luật, Đại học Huế Người hướng dẫn khoa học: TS. Cao Đình Lành Phản biện 1:…………………………….. Phản biện 2:…………………………….. Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn thạc sĩ họp tại: Trường Đại học Luật Vào lúc...........giờ...........ngày 30 tháng 11 năm 2018
  • 3. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................ 1 2. Tình hình nghiên cứu đề tài........................................................... 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài ...................................... 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................. 4 5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ................. 5 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................... 5 7. Bố cục của luận văn....................................................................... 5 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÔNG TY CỔ PHẦN............................................................... 7 1.1. Khái niệm và đặc trưng pháp lý về công ty cổ phần.................. 7 1.1.1. Khái niệm về công ty cổ phần................................................. 7 1.1.2. Đặc trưng pháp lý về công ty cổ phần..................................... 7 1.2. Quan niệm về tổ chức quản lý công ty cổ phần......................... 7 1.3. Nội dung pháp luật về tổ chức quản lý công ty cổ phần............ 8 1.4. Cấu trúc quản trị nội bộ của các công ty cổ phần trên thế giới . 9 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần.................................................................................................... 9 Kết luận chương 1 ........................................................................... 10 Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÔNG TY CỔ PHẦN....................................................................................... 11 2.1. Thực trạng các quy định của pháp luật về tổ chức quản lý công ty cổ phần......................................................................................... 11 2.1.1. Về Đại hội đồng cổ đông....................................................... 11 2.1.2. Về Hội đồng quản trị............................................................. 11 2.1.3. Về Giám đốc (Tổng Giám đốc)............................................. 11 2.1.4. Về Ban kiểm soát................................................................... 11 2.2. Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về tổ chức quản lý công ty cổ phần................................................................................ 11 2.2.1. Thực tiễn hoạt động Đại hội đồng cổ đông........................... 11 2.2.2. Thực tiễn hoạt động Hội đồng quản trị ................................. 11 2.2.3. Thực tiễn họat động của Giám đốc/Tổng Giám đốc............. 11 2.2.4. Thực tiễn họat động của Ban kiểm soát................................ 11 2.3. Nguyên nhân của những vướng mắc về thực hiện các quy định tổ chức quản lý công ty cổ phần...................................................... 11 Kết luận chương 2 ........................................................................... 12
  • 4. Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN VỀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÔNG TY CỔ PHẦN ...................................13 3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện về tổ chức quản lý CTCP .........................................................13 3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện về tổ chức quản lý công ty cổ phần..................................................13 3.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về tổ chức quản lý CTCP.....13 3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện về tổ chức quản lý CTCP ................................................................................................13 Kết luận chương 3 ............................................................................14 KẾT LUẬN .....................................................................................15
  • 5. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Công ty cổ phần là một mô hình kinh doanh điển hình nhất về loại công ty đối vốn, ở đó các cổ đông góp vốn bằng cách mua cổ phần để trở thành đồng chủ sở hữu của công ty. Là loại hình đặc trưng của công ty đối vốn, cấu trúc vốn của công ty cổ phần cũng rất linh hoạt, có thể đáp ứng được nhu cầu đa dạng của các nhà đầu tư. Công ty cổ phần là hình thức tổ chức kinh doanh có khả năng huy động một số lượng vốn lớn ngầm chảy trong các tầng lớp dân cư, khả năng tích tụ và tập trung vốn với quy mô khổng lồ, có thể coi là lớn nhất trong các loại hình doanh nghiệp hiện nay. Có thể nói, cùng với quá trình đổi mới kinh tế đất nước là sự không ngừng ra đời và phát triển các loại hình doanh nghiệp, nhất là công ty cổ phần. Sự phát triển như vũ bão các loại hình doanh nghiệp đó đã kéo theo những tranh chấp trong và xung quanh doanh nghiệp. Với việc ban hành Luật Doanh nghiệp 2014, hệ thống cơ cấu tổ chức, quản lý của ty cổ phần đã hình thành cơ bản các yếu tố đòn bẩy khuyến khích những người trong nội bộ doanh nghiệp; hạn chế những hành vi lợi dụng quyền hạn và chức vụ để thu lợi cho cá nhân tổn hại tới lợi ích chung; tạo điều kiện để những người trong nội bộ bao gồm cả chủ sở hữu thực hiện đầy đủ nhiệm vụ và quyền hạn của mình góp phần tiết kiệm chi phí, thực hiện được chỉ tiêu lợi nhuận và nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty. Tuy nhiên, thực tế thi hành cho thấy, trong thời gian qua đã xảy ra nhiều vụ tranh chấp nội bộ của công ty cổ phần, cũng như hoạt động của các cơ quan trong CTCP bị đình trệ do những bất cập của các quy định điều chỉnh về tổ chức quản lý CTCP. Để CTCP giữ vững vai trò là trung tâm trong tiến trình phát triển kinh tế thị trường, để đảm bảo tư cách, quyền lợi cổ đông - một thành tố đóng vai trò nòng cốt trong CTCP là một trong những giải pháp góp phần thực hiện chủ trương xây dựng nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì thế, việc phân tích hiệu ứng của LDN và các văn bản hướng dẫn thi hành đối với vấn đề tổ chức quản lý CTCP sẽ đưa ra nhìn nhận khách quan về những điểm tiến bộ cũng như còn hạn chế của Luật thông qua những phản ánh thực tế của thị trường. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về tổ chức quản lý CTCP.
  • 6. 2 Với suy nghĩ như vậy, học viên lựa chọn đề tài "Tổ chức quản lý công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam " để làm đề tài luận văn thạc sĩ. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Với vị trí, vai trò của mình trong nền kinh tế thị trường, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các loại hình doanh nghiệp, công ty cổ phần đã trở thành phổ biến trên thế giới và Việt Nam không phải là ngoại lệ. Trong những năm gần đây, công ty cổ phần nhận được sự quan tâm rất nhiều từ các nhà nghiên cứu và trở thành đề tài nghiên cứu hấp dẫn của các nhà khoa học, trên nhiều lĩnh khác nhau như kinh tế, đầu tư, xã hội... và nhất là trên lĩnh vực pháp luật. Trong lĩnh vực phát luật, qua quá trình tìm hiểu có thể thấy rằng đề tài về tổ chức quản lý CTCP được các nhà khoa học nghiên cứu tiếp cận ở nhiều phương diện khác nhau, cụ thể. - Tiếp cận từ góc độ quyền của cổ đông Theo hướng tiếp cận này, có những công trình nghiên cứu chủ yếu sau: sách của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Xuân Hải, Luật Doanh nghiệp: Bảo vệ cổ đông – pháp luật và thực tiễn, Nxb Chính trị Quốc gia, năm 2011 và các bài viết có liên quan đến cùng chủ đề như: Biện pháp bảo vệ cổ đông, thành viên công ti: Lí luận và thực tiễn đăng ở Tạp chí Luật học, số 3, năm 2011, tr.10-17; Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo vệ cổ đông thiểu số đăng ở Tạp chí Khoa học pháp lý, số 3, năm 2010, tr.24-32; Khởi kiện người quản lý công ty: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong pháp luật doanh nghiệp Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 1, năm 2011, tr.29-36; Kiểm soát các giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi theo Luật Doanh nghiệp năm 2005 của Thạc sĩ Trần Thị Bảo Ánh đăng ở Tạp chí Luật học, số 9, năm 2010, tr.19-27; Bàn về quyền của cổ đông và Đại hội đồng cổ đông – Thực trạng và vấn đề cần khắc phục của Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung đăng ở Tạp chí Chứng khoán, số 5, năm 2008, tr.5-7; Cao Đình Lành (2014), Bảo đảm quyền cổ đông thiểu số trong mua bán, sáp nhập công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học, Học viện Khoa học xã hội – Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. - Tiếp cận từ góc độ quản trị công ty Theo hướng tiếp cận này, đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến vấn đề tổ chức quản lý CTCP như: Trần Thanh Tùng, Vai trò của ban kiểm soát trong công ty cổ phần,
  • 7. 3 https://www.thesaigontimes.vn/18001/Vai-tro-cua-ban-kiem--soat- trong-cong-ty-co-phan.html, truy cập ngày 15/9/2018; Bùi Xuân Hải (2006), So sánh cấu trúc quản trị nội bộ của công ty cổ phần Việt Nam với các mô hình điển hình trên thế giới, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 6 (nguồn: https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2008/02/20/965/, truy cập ngày 15/9/2018); Từ Thảo, Cấu trúc quản trị công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp, http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2010/05/05/4790/; Hà Thu Thanh, Giao dịch với bên liên quan – Thách thức đối với hoạt động quản trị công ty, nguồn: http://vneconomy.vn/doanh- nhan/giao-dich-voi-ben-lien-quan-thach-thuc-doi-voi-hoat-dong- quan-tri-cong-ty-20171012103422138.htm, 12/10/2017 11:34; Tường Vi, Thành viên HĐQT độc lập: 80% doanh nghiệp còn hụt quy định, (nguồn: https://tinnhanhchungkhoan.vn/chung- khoan/thanh-vien-hdqt-doc-lap-80-doanh-nghiep-con-hut-quy-dinh- 167957.html, Thứ Năm, 27 10 2016 07:08); Nguyễn Thị Vân Anh, Một số nghĩa vụ của người quản lý công ty cổ phần, nguồn: http://bklaw.com.vn/index.php?option=com_content&view=article &id=29:let-the-foreign-investors-beware&catid=19:legal- news&Itemid=16&lang=vi, Thứ sáu, 08 Tháng 3 2013 15:53; Tiểu Liên, 'Cạch' Ban kiểm soát ra khỏi bộ máy, doanh nghiệp Việt tiến hành đến đâu?, nguồn https://vietnambiz.vn/cach-ban-kiem-soat-ra- khoi-bo-may-doanh-nghiep-viet-tien-hanh-den-dau-38291.html, 13:00 28/11/2017; Nguyễn Nữ Huyền (2016), Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát theo Luật Doanh nghiệp 2014, Luận văn Thạc sĩ luật học, Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; luận văn đã làm sáng tỏ hơn một số vấn đề lý luận về quản trị CTCP, trong đó có phân tích một số quy định có liên quan đến tổ chức quản lý CTCP; Những vấn đề tập trung trong các nghiên cứu trên bao gồm: + Phân tích lý luận, thực trạng pháp luật xung quanh vấn đề bảo vệ cổ đông và ảnh hưởng của các cơ quan nội bộ trong CTCP đến bảo vệ quyền lợi cho cổ đông. + Bình luận và đánh giá thực tiễn pháp luật Việt Nam theo các nguyên tắc quản trị công ty của OECD về đảm bảo quyền lợi của cổ đông.
  • 8. 4 + Bình luận và đánh giá về vai trò của HĐQT, BKS trong quản trị công ty. + Hoàn thiện và thực thi Luật Doanh nghiệp trong vấn đề bảo vệ quyền lợi của cổ đông nhằm đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế. Qua việc phân tích giá trị của các kết quả thu được trong các công trình trên, Luận văn đã kế thừa được những kết quả của những nhà khoa học đi trước, cụ thể: các quy định về tổ chức quản lý trong CTCP theo LDN; các nghiên cứu về tổ chức quản lý CTCP ở trên thế giới; một số giải pháp về sửa đổi bổ sung LDN 2014... Hơn nữa, khi nền kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ thì môi trường kinh doanh và hoạt động của các CTCP cũng thay đổi. Do đó, điểm mới của Luận văn chính là vừa thực hiện nghiên cứu trên cơ sở nội dung của các đề tài nghiên cứu trước đây, kết hợp nghiên cứu trong thực tiễn hiện nay về tổ chức quản lý CTCP. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 3.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận và các quy định của pháp luật về tổ chức quản lý CTCP và thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật này tại Việt Nam để từ đó phân tích, đánh giá, tổng hợp nhằm tìm ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện về tổ chức quản lý CTCP. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm sáng tỏ khái niệm, các đặc trưng pháp lý CTCP; quan niệm về tổ chức quản lý CTCP; - Phân tích các khía cạnh pháp lý về tổ chức quản lý CTCP. - Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về tổ chức quản lý CTCP để chỉ ra những kết quả đạt được cũng như những tồn tại, hạn chế và luận giải nguyên nhân của chúng; - Đề xuất định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện về tổ chức quản lý CTCP. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Nghiên cứu các quy định về tổ chức quản lý CTCP trong LDN 2014; Nghị định 71 2017 NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 06 6 2017, hướng dẫn về quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng và các văn bản hướng dẫn thi hành.
  • 9. 5 - Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về tổ chức quản lý CTCP. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: lý luận và thực tiễn về tổ chức quản lý CTCP. - Về thời gian: từ năm 2014 đến nay. 5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận nghiên cứu Luận văn được thực hiện trên cơ sở của phương pháp luận là phép biện chứng duy vật; học thuyết về tư cách pháp nhân, lý thuyết đối vốn của CTCP. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Để triển khai luận văn, tác giả đã sử dụng đồng bộ một số các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây: Phương pháp lịch sử khảo cứu các nguồn tư liệu, đặc biệt là các tư liệu về tổ chức quản lý CTCP. Phương pháp phân tích các quy phạm của luật thực định có liên quan đến tên đề tài của luận văn. Phương pháp tổng hợp các quan điểm khác nhau về nhận thức khoa học xung quanh các khái niệm, các quy phạm pháp lý có liên quan đến pháp luật về tổ chức quản lý CTCP. Phương pháp thống kê các số liệu thực tiễn trong quá trình áp dụng các quy phạm có liên quan đến tên đề tài của luận văn. Phương pháp so sánh luật học nhằm đối chiếu với các quy định Luật Doanh nghiệp 2005 và Luật Doanh nghiệp 2014. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Về mặt khoa học, luận văn góp phần làm sáng tỏ thêm các vấn đề lý luận của pháp luật về tổ chức quản lý CTCP phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam và yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Những nghiên cứu, đề xuất của luận văn góp phần vào việc hoàn thiện các quy định pháp luật về tổ chức quản lý CTCP. - Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là tài liệu tham khảo trong các cơ sở đào tạo về pháp luật. 7. Bố cục của luận văn Với mục đích, phạm vi nghiên cứu đã được xác định như trên, luận văn được xây dựng theo bố cục như sau: Phần mở đầu Chương 1: Những vấn đề lý luận về tổ chức quản lý công ty cổ phần.
  • 10. 6 Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng các quy định về tổ chức quản lý công ty cổ phần. Chương 3: Định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện về tổ chức quản lý công ty cổ phần.
  • 11. 7 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÔNG TY CỔ PHẦN 1.1. Khái niệm và đặc trưng pháp lý về công ty cổ phần 1.1.1. Khái niệm về công ty cổ phần Như bất kỳ hiện tượng kinh tế nào khác, công ty ra đời, tồn tại và phát triển trong những điều kiện lịch sử và xã hội nhất định. Các công ty với tư cách là những pháp nhân độc lập cùng với những thành viên có trách nhiệm hữu hạn xuất hiện từ năm 1870. Ở Việt Nam, Luật công ty ra đời muộn và chậm phát triển mặc dù hoạt động thương mại đã có từ lâu và trong lịch sử, hoạt động thương mại được điều chỉnh bằng thông lệ thương mại. Hiện nay, Luật Doanh nghiệp 2014 đã đưa ra khái niệm về CTCP như sau: "Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa; cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật này. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn". 1.1.2. Đặc trưng pháp lý về công ty cổ phần Thứ nhất, công ty cổ phần là loại công ty đối vốn Thứ hai, vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần Thứ ba, công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn Thứ tư, công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp 1.2. Quan niệm về tổ chức quản lý công ty cổ phần Tổ chức quản lý công ty cổ phần được hiểu là sự thiết lập, vận hành của các cơ quan quyền lực trong CTCP và mối quan hệ giữa các cơ quan quyền lực đó nhằm xác định mục tiêu, hình thành các
  • 12. 8 công cụ để đạt được mục tiêu và giám sát việc thực hiện mục tiêu của công ty. 1.3. Nội dung pháp luật về tổ chức quản lý công ty cổ phần Tại Việt Nam, theo LDN 2005, công ty cổ phần được tổ chức theo một mô hình duy nhất: Đại hội đồng cổ đông, HĐQT, Ban kiểm soát và Giám đốc Tổng giám đốc. Tuy nhiên, thực tế áp dụng duy nhất mô hình quản trị đó đã không còn phù hợp với sự đa dạng của doanh nghiệp về quy mô, tính chât sở hữu cũng như cách thức quản trị công ty. Ngoài ra, quy định của LDN 2005 không phù hợp với thông lệ quốc tế. Khắc phục hạn chế đó, LDN 2014 quy định công ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây, trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác: Mô hình thứ nhất: Đại hội đồng cổ đông, HĐQT, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc (mô hình có Ban Kiểm soát). Đối với mô hình này, cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần lại được thiết kế theo hai mô hình khác nhau đó là mô hình bắt buộc phải có Ban kiểm soát và mô hình không bắt buộc phải có Ban kiếm soát. Việc có Ban kiểm soát hay không còn tùy thuộc vào số lượng cổ đông của công ty và tỷ lệ cổ phần mà cổ đông sở hữu. Cụ thể là: (i) Công ty cổ phần không bắt buộc phải có Ban kiểm soát nếu công ty có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng sô cố phần của công ty. (ii) Công ty cổ phần bắt buộc phải có Ban kiểm soát là mô hình tổ chức quản lý truyền thống và điển hình của công ty cổ phần. Với mô hình này việc tổ chức quản lý công ty có sự phân công, phân nhiệm và chế ngự lẫn nhau giữa các cơ quan quản lý, điều hành và kiểm soát công ty. Đây là bộ máy tổ chức quản lý phù hợp và hiệu quả trong trường hợp công ty cổ phần có sự tham gia đông đảo của các cổ đông. Mô hình thứ hai: Đại hội đồng cổ đông, HĐQT và Giám đốc hoặc Tổng giám đổc (mô hình không có Ban Kiểm soát). Trong mô hình này, công ty cổ phần không có Ban kiểm soát. Tuy nhiên, HĐQT trong mô hình này ngoài thành viên điều hành còn có thành viên độc lập (ít nhất 20% số thành viên HĐQT là thành viên độc lập) và Ban kiểm toán nội bộ. Các thành viên độc lập sẽ thực hiện chức năng giám sát và tổ chức thực hiện kiếm soát đối với việc quản lý điều hành công ty như chức năng của Ban kiểm
  • 13. 9 soát trong mô hình thứ nhất. Như vậy, có thể dễ dàng nhận thấy, vai trò của thành viên HĐQT độc lập cũng nhằm bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu, kiểm soát hoạt động của bộ máy quản lý, điều hành doanh nghiệp. Trong cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý trong công ty có sự phân chia quyền lực rõ ràng giữa các bộ phận. Sự phân chia quyền lực này trước hết phụ thuộc vào tỷ lệ vốn góp của các cổ đông, nhằm đảm bảo một cơ cấu tổ chức quản lý chặt chẽ, bảo vệ đến mức tối đa quyền lợi của các cổ đông. Cụ thể: - Đại hội đồng cổ đông - Hội đồng quản trị - Giám đốc/ Tổng giám đốc - Ban kiểm soát 1.4. Cấu trúc quản trị nội bộ của các công ty cổ phần trên thế giới1 Cấu trúc quản trị nội bộ của các CTCP trên thế giới, đặc biệt là các công ty niêm yết, thường theo một trong hai mô hình sau đây: (i) mô hình hội đồng đơn – hay còn gọi là hội đồng một tầng (unitary board hay one-tier board model), và (ii) mô hình hội đồng kép – hay còn gọi là hội đồng hai tầng (dual board hay two-tier board model). Nói đến cấu trúc hội đồng đơn hay kép là nói đến cấu trúc của bộ máy quản lý – điều hành của công ty, chứ không phải của toàn bộ cấu trúc quản trị công ty. 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần - Mức độ tập trung sở hữu cổ phần của cổ đông trong công ty cổ phần - Hệ thống luật pháp 1 Bùi Xuân Hải (2006), So sánh cấu trúc quản trị nội bộ của công ty cổ phần Việt Nam với các mô hình điển hình trên thế giới, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 6 (nguồn: https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2008/02/20/965/, truy cập ngày 15/9/2018)
  • 14. 10 Kết luận chương 1 Qua nghiên cứu chương 1, chúng tôi rút ra một số kết luận sau: - Một là, công ty ra đời là kết quả của việc thực hiện nguyên tắc tự do kinh doanh, tự do khế ước và tự do lập hội. Đặc trưng pháp lý của công ty cổ phần, gồm: Công ty cổ phần là loại công ty đối vốn; Vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn; Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân. - Hai là: tổ chức quản lý công ty cổ phần được hiểu là sự thiết lập, vận hành của các cơ quan quyền lực trong CTCP và mối quan hệ giữa các cơ quan quyền lực đó nhằm xác định mục tiêu, hình thành các công cụ để đạt được mục tiêu và giám sát việc thực hiện mục tiêu của công ty. - Ba là, nội dung pháp luật về tổ chức quản lý công ty cổ phần, bao gồm: Đại hội đồng cổ đông; HĐQT; Giám đốc/ Tổng giám đốc; Ban kiểm soát. - Bốn là, cấu trúc quản trị nội bộ của các CTCP trên thế giới, đặc biệt là các công ty niêm yết, thường theo một trong hai mô hình sau đây: (i) mô hình hội đồng đơn – hay còn gọi là hội đồng một tầng (unitary board hay one-tier board model), và (ii) mô hình hội đồng kép – hay còn gọi là hội đồng hai tầng (dual board hay two- tier board model) - Năm là, các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần, bao gồm: Mức độ tập trung sở hữu cổ phần của cổ đông trong công ty cổ phần; Hệ thống luật pháp.
  • 15. 11 Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÔNG TY CỔ PHẦN 2.1. Thực trạng các quy định của pháp luật về tổ chức quản lý công ty cổ phần 2.1.1. Về Đại hội đồng cổ đông 2.1.2. Về Hội đồng quản trị 2.1.3. Về Giám đốc (Tổng Giám đốc) 2.1.4. Về Ban kiểm soát 2.2. Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về tổ chức quản lý công ty cổ phần 2.2.1. Thực tiễn hoạt động Đại hội đồng cổ đông 2.2.2. Thực tiễn hoạt động Hội đồng quản trị 2.2.3. Thực tiễn họat động của Giám đốc/Tổng Giám đốc 2.2.4. Thực tiễn họat động của Ban kiểm soát 2.3. Nguyên nhân của những vướng mắc về thực hiện các quy định tổ chức quản lý công ty cổ phần - Luật chưa tạo ra hành lang pháp lý vững chắc để định rõ quyền hạn và nghĩa vụ giữa các cổ đông, cơ quan trong công ty như ĐHĐCĐ, HĐQT, BKS, Giám đốc TGĐ điều hành. - Về phía bản thân các CTCP - Về phía cổ đông, người quản lý CTCP Do việc chấp hành quy định và sự tự giác chưa cao của người quản lý CTCP cũng như sự thiếu hiểu biết quyền của các cổ đông được quy định trong luật để có thể thực hiện và bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.
  • 16. 12 Kết luận chương 2 Từ việc nghiên cứu về thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng các quy định về tổ chức quản lý CTCP, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau: Thứ nhất, hệ thống cơ cấu tổ chức, quản lý của CTCP đã hình thành cơ bản các yếu tố đòn bẩy khuyến khích những người trong nội bộ doanh nghiệp; hạn chế những hành vi lợi dụng quyền hạn và chức vụ để thu lợi cho cá nhân tổn hại tới lợi ích chung; tạo điều kiện để những người trong nội bộ bao gồm cả chủ sở hữu thực hiện đầy đủ nhiệm vụ và quyền hạn của mình góp phần tiết kiệm chi phí, thực hiện được chỉ tiêu lợi nhuận và nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty. Thứ hai, một số nội dung nghiên cứu về thực tiễn áp dụng các quy định về tổ chức quản lý CTCP có viện dẫn các vụ việc thực tế để chứng minh cho các lập luận và qua đó phân tích nguyên nhân của những vướng mắc về thực hiện các quy định tổ chức quản lý công ty cổ phần. Thứ ba, LDN 2014 chưa tạo ra hành lang pháp lý vững chắc để định rõ quyền hạn và nghĩa vụ giữa các cổ đông, cơ quan trong công ty như ĐHĐCĐ, HĐQT, BKS, Giám đốc TGĐ điều hành.
  • 17. 13 Chương 3 ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN VỀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÔNG TY CỔ PHẦN 3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện về tổ chức quản lý CTCP - Hoàn thiện các quy định của pháp luật về tổ chức quản lý CTCP phải căn cứ vào những đặc điểm của nền kinh tế thị trường Việt Nam. Thứ hai, hoàn thiện các quy định của pháp luật về tổ chức quản lý CTCP phải phải đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế Thứ ba, hoàn thiện các quy định của pháp luật về tổ chức quản lý CTCP phải phải đặt trong mối quan hệ hài hoà về quyền lợi với các bên liên quan như các cổ đông lớn, Ban kiểm soát, HĐQT... 3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện về tổ chức quản lý công ty cổ phần 3.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về tổ chức quản lý CTCP - Thứ nhất, sửa đổi Điều 146 và Điều 154 tại Luật Doanh nghiệp 2014 - Thứ hai, LDN 2014 cần dự liệu về việc thông qua nghị quyết của HĐQT công ti cổ phần trong trường hợp số phiếu biểu quyết của thành viên HĐQT ngang nhau nhưng chủ tịch HĐQT lại bỏ phiếu trắng - Thứ ba, luật hoá quy định về thành viên độc lập HĐQT - Thứ tư, sửa đổi tiêu chuẩn và điều kiện đối với kiểm soát viên - Thứ năm, sửa đổi quy định về mức độ chịu trách nhiệm của người quản lý 3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện về tổ chức quản lý CTCP Một là, nâng cao tổ chức hoạt động của Đại hội đồng cổ đông. Hai là, tăng cường tính minh bạch trong các thoả thuận giữa cổ đông và công ty thông qua Điều lệ công ty
  • 18. 14 Kết luận chương 3 Qua nghiên cứu chương 3, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau: 1. Hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện về tổ chức quản lý CTCP theo các định hướng sau đây: Hoàn thiện các quy định của pháp luật về tổ chức quản lý CTCP phải căn cứ vào những đặc điểm của nền kinh tế thị trường Việt Nam. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về tổ chức quản lý CTCP phải phải đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về tổ chức quản lý CTCP phải phải đặt trong mối quan hệ hài hoà về quyền lợi với các bên liên quan như các cổ đông lớn, Ban kiểm soát, HĐQT… 2. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện về tổ chức quản lý CTCP đều được xây dựng và bám sát vào những định hướng đã được đề ra.
  • 19. 15 KẾT LUẬN Tổ chức quản lý CTCP là một chế định quan trọng trong pháp luật về CTCP. Nó không chỉ liên quan trực tiếp đến các cổ đông sáng lập của công ty mà còn là vấn đề của các nhà đầu tư, chủ nợ, người cung ứng hàng hóa… Vì vậy, việc nghiên cứu về tổ chức quản lý CTCP là hết sức cần thiết. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tổ chức quản lý CTCP. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số kết luận sau: Thứ nhất, hệ thống cơ cấu tổ chức quản lý trong công ty cổ phần được quy định tại LDN 2014 đã định rõ quyền hạn và nghĩa vụ giữa cơ quan trong công ty như ĐHĐCĐ, HĐQT, GĐ (TGĐ) và BKS. Các cơ quan này có sự độc lập tương đối trong hoạt động và chi phối lẫn nhau. Đồng thời, đảm bảo cho cổ đông quản lý, giám sát một cách tốt nhất với các nhà quản trị điều hành công ty. Thứ hai, luận văn đã phân tích một cách khá đầy đủ về những hạn chế của việc tổ chức quản lý CTCP và chỉ ra các nguyên nhân dẫn đến các hạn chế đó. Thứ ba, luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện về tổ chức quản lý CTCP trên cơ sở tương thích với những nguyên tắc đã được thừa nhận rộng rãi trên thế giới và phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam (trình độ phát triển kinh tế xã hội, tâm lý và văn hóa kinh doanh). Bởi vì, "đằng sau cái biển công ty cổ phần là những thói quen kinh doanh cũ của người Phương Đông. Vậy nên từ việc biên soạn pháp luật, cho đến khi hành nghề luật sư, nếu không hiểu lệ của người nước mình thì không thể thành công"2 . 2 Phạm Duy Nghĩa (2003), Buôn có bạn, bán có phường: Vai trò của truyền thống văn hóa Phương Đông đối với liên kết doanh nghiệp, Tạp chí Nghiên cứu pháp luật, số 2, tr.14.