SlideShare a Scribd company logo
1 of 14
Download to read offline
1
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG MINH HÓA
LỚP 11XH3
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU
VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
Tư tưởng và cảm hứng nhân nghĩa trong
“Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi
Học sinh thực hiện :Nguyễn Quỳnh Trang
Giáo viên hướng dẫn: Đinh Thị Ngọc Bé
2
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài................................................................................ 3
2. Mục đích nghiên cứu.......................................................................... 3
3. Phạm vi nghiên cứu............................................................................ 4
4. Phương pháp nghiên cứu................................................................... 4
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. TÁC GIẢ - TÁC PHẨM
1. Nguyễn Trãi – cuộc đời và sự nghiệp văn chương............................. 4,5
2. Tác phẩm “Bình ngô đại cáo”............................................................ 5,6
CHƯƠNG 2. GIÁ TRỊ TƯ TƯỞNG NHÂN NGHĨA TRONG “BÌNH NGÔ ĐẠI
CÁO”
I/ Giới thiệu về tư tưởng nhân nghĩa
1.Tư tưởng nhân nghĩa theo quan điểm Nho giáo................................. 6
2. Tư tưởng nhân nghĩa theo quan điểm của Nguyễn Trãi.................... 6
II/ Tư tưởng nhân nghĩa trong “Bình Ngô Đại cáo”
1. Tư tưởng nhân nghĩa gắn với “yên dân” và “trừ bạo”..................... 7,8
2. Tư tưởng nhân nghĩa được thể hiện ở việc khẳng định độc lập chủ quyền của dân
tộc................................................................................... 8
3. Tư tưởng nhân nghĩa được thể hiện ở tấm lòng đồng cảm với người
dân.......................................................................................................... 9,10,11
4. Tư tưởng nhân nghĩa thể hiện ở tinh thần chuộng hòa bình, tinh thần nhân đạo của
dân tộc.............................................................................. 11,12
5. Nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.................................................. 12
CHƯƠNG 3: TƯ TƯỞNG NHÂN NGHĨA CỦA NGUYỄN TRÃI TRONG
ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC LỐI SỐNG THẾ HỆ TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY
• Định hướng cho thế hệ trẻ lối sống vì con người............................ 12,13
• Định hướng cho thế hệ trẻ lối sống vì cộng đồng............................ 13
PHẦN KẾT LUẬN
3
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
“Bình Ngô đại cáo” là một tuyệt tác bất hủ trong nền văn chương trung đại và cả
trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Đây là một “hùng văn trong thiên hạ
không ai hơn được”, có thể nói mười năm kháng chiến chống quân Minh, mười năm
chiến đấu đọa đày, gian khổ nhưng rất anh hùng của dân tộc đến nay chỉ còn được
gói gọn lại trong tác phẩm chính luận này. So với thơ văn kháng chiến giai đoạn từ
1945 – 1975 thì không sao kể hết số lượng của nó. Vì vậy, ngoài “hùng văn” tác
phẩm còn được xem là “bản tuyên ngôn của nước Việt Nam độc lập”. Đây chính là
chiến tích lừng lẫy của ông cha ta, là mạch máu nóng xối vào trái tim của mỗi con
người Việt Nam hiện đại, không thể có hòa bình nếu không có những tháng ngày
“quật khởi”. Không thể khai sinh ra một đất nước nếu không có bản “tuyên ngôn độc
lập”. Những lời văn hùng hồn ấy không phải đợi đến ngày 2-9-1945 mới được vang
lên, mà nó đã được tuyên cáo rộng rãi khắp thiên hạ sau cuộc kháng chiến chống
quân Minh thắng lợi. Vì thế, trong quá trình chọn đề tài, tôi quyết định hướng đến đề
tài “Tư tưởng và cảm hứng nhân nghĩa trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi” để
có cơ hội nghiên cứu sâu hơn giá trị của tác phẩm, vốn là niềm tự hào của dân tộc.
Mặt khác, đến với đề tài này tôi cũng dễ dàng tiếp cận được nhiều lí giải về tác phẩm
của các tác giả đi trước để có thể mở rộng thêm cách hiểu cho mình trong việc tiếp
cận và lí giải vấn đề. Qua nghiên cứu đề tài tôi cũng đề cao vai trò của Nguyễn Trãi
vị anh hùng của dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Nghiên cứu văn học ở phương
diện giá trị nội dung tư tưởng là một phương hướng nghiên cứu quen thuộc có tính
truyền thống. Tuy không phải là mới, song hướng nghiên cứu này khi áp dụng với tác
phẩm Bình Ngô đại cáo sẽ cung cấp cho chúng ta có một cái nhìn đầy đủ hơn về nội
dung tư tưởng cũng như quan niệm nghệ thuật của tác giả để hiểu rõ hơn về “áng
thiên cổ hùng văn muôn đời bất hủ” này.
2. Mục đích nghiên cứu
Với bài nghiên cứu này, tôi đi vào giải quyết những yêu cầu sau:
Một là, tìm hiểu đôi nét về tác giả Nguyễn Trãi và tác phẩm “Bình Ngô đại cáo” để
có được những hiểu biết cơ bản về cuộc đời, sự nghiệp văn chương của tác giả cũng
như khái quát về “bản thiên cổ hùng văn” này. Hai là, tôi sẽ đi sâu vào tìm hiểu giá
trị nội dung của bài cáo để thấy rõ hơn những tư tưởng cốt lõi mà tác giả thể hiện. Ba
là, bên cạnh những giá trị về nội dung Bình Ngô đại cáo còn là áng văn chính luận
với những nét nghệ thuật đặc sắc, vì thế khi đi vào phân tích “Tư tưởng và cảm hứng
4
nhân nghĩa trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi” tôi cũng sẽ đi sâu vào tìm hiểu
những giá trị nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng trong tác phẩm.
3. Phạm vi nghiên cứu
Đến với đề tài “Tư tưởng và cảm hứng nhân nghĩa trong Bình Ngô đại cáo của
Nguyễn Trãi” tôi chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu giá trị tư tưởng của tác phẩm. Để
thực hiện nhiệm vụ này,tôi chọn khảo sát, nghiên cứu trên văn bản chữ Hán kết hợp
với bản dịch được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay là bản dịch của Bùi Văn Nguyên.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để giúp cho việc nghiên cứu đề tài một cách khoa học, dễ tiếp nhận, ở đề tài này tôi
sử dụng một số phương pháp lịch sử, thu thập tài liệu, bài nghiên cứu có liên quan
đến tác phẩm Bình Ngô đại cáo. Từ đó tôi tiến hành tổng hợp, phân tích để làm sáng
tỏ giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM
1. Nguyễn Trãi – cuộc đời và sự nghiệp văn chương
1.1. Cuộc đời
Nguyễn Trãi sinh năm 1380, hiệu là Ức Trai, quê ở Chi Ngại (Chí Linh, Hải
Dương) sau dời về Nhị Khê (Thường Tín, Hà Tây). Cha là Nguyễn Phi Khanh, một
học trò nghèo, học giỏi, đỗ thái học sinh (tiến sĩ). Mẹ là Trần Thị Thái, con Trần
Nguyên Đán, một qúy tộc đời Trần. Lên sáu tuổi, mất mẹ, lên mười tuổi, ông ngoại
qua đời, ông về ở Nhị Khê, nơi cha dạy học. Năm hai mươi tuổi, năm 1400, ông đỗ
thái học sinh và hai cha con cùng ra làm quan với nhà Hồ. Năm 1407, giặc Minh
cướp nước tạ Nguyễn Phi Khanh bị chúng đưa sang Trung Quốc. Nguyễn Trãi và
một người em đi theo chăm sóc. Nghe lời cha khuyên , ông trở về, nhưng bị quân
Minh bắt giữ. Sau đó, ông tìm theo Lê Lợi. Suốt mười năm chiến đấu, ông đã góp
công lớn vào chiến thắng vẻ vang của dân tộc. Đầu năm 1428, quét sạch quân thù,
ông hăm hở bắt tay vào xây dựng lại nước nhà thì bỗng dưng bị nghi oan và bắt giam.
Sau đó ông được tha, nhưng không còn được tin cậy như trước. Ông buồn, xin về
Côn Sơn. Đó là vào những năm 1438 - 1440. Năm 1440, Lê Thái Tông mời ông trở
lại làm việc và giao cho nhiều công việc quan trọng. Ông đang hăng hái giúp vua thì
xảy ra vụ nhà vua chết đột ngột ở Trại Vải (Lệ Chi Viên, Bắc Ninh). Vốn chứa thù từ
lâu đối với Nguyễn Trãi, bọn gian tà ở triều đình vu cho ông âm mưu giết vua, khép
vào tội phải giết cả ba họ năm 1442. Nỗi oan tày trời ấy, hơn hai mươi năm sau,
1464, Lê Thánh Tông mới giải tỏa, rồi cho sưu tầm lại thơ văn ông và tìm người con
trai sống sót cho làm quan.
5
1.2. Sự nghiệp văn chương
Ngoài là một anh hùng dân tộc, Nguyễn Trãi còn sáng tác rất nhiều tác phẩm có giá
trị cho kho tàng văn học Việt Nam. Thơ văn của ông thấm nhuần tư tưởng nhân
nghĩa, yêu nước, thương dân và tình yêu đối với thiên nhiên. Một số tác phẩm về
quân sự và chính trị nổi tiếng, mang lại rất nhiều bài học ý nghĩa đó là “Quân trung
từ mệnh tập”, “Chiếu biểu viết dưới triều Lê” và đặc biệt là áng thiên cổ hùng văn
"Bình ngô đại cáo "- được coi là bản tuyên ngôn độc lập lần thứ 2 của nước ta, tổng
kết cuộc kháng chiến mười năm chống quân Minh, mở ra một kỉ nguyên mới cho dân
tộc. Bài “Bình Ngô đại cáo” của ông là một "thiên cổ hùng văn". Ông còn sáng tác
rất nhiều tác phẩm về các chủ đề khác nhau như: về lịch sử thì có "Lam Sơn thực
lục", về địa lý thì có "Dư địa chí". "Lam Sơn thực lục" là cuốn sử về cuộc khởi nghĩa
Lam Sơn. "Dư địa chí" viết về địa lý lịch sử nước ta. "Chí Linh sơn phú" nói về cuộc
chiến đấu chống giặc Minh gian khổ và anh hùng. Các tác phẩm ấy đều là văn bằng
chữ Hán. Về văn học thì có 2 tập thơ trữ tình rất xuất sắc là: "Ức trai thi tập” và
“Quốc Âm thi tập". “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi là tác phẩm xưa nhất bằng
Việt ngữ mà chúng ta còn giữ được. Tác phẩm này rất quan trọng cho công tác
nghiên cứu lịch sử văn học Việt Nam và lịch sử ngôn ngữ Việt Nam.
2. Tác phẩm Bình ngô đại cáo
2.1. Thể loại Cáo
Cáo là thể loại văn học xuất hiện từ thời xa xưa ở Trung Quốc thường được các vua
chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương, một sự nghiệp hay tuyên ngôn
một sự kiện để mọi người cùng biết. Cáo được viết bằng văn xuôi, văn vần nhưng
phần nhiều viết bằng văn biền ngẫu, có vần hoặc không có vần, câu dài ngắn khác
nhau, mỗi cặp hai vế đối nhau. Lời lẽ trong cáo rất đanh thép lí luận sắc bén, kết cấu
chặt chẽ, mạch lạc. Cáo du nhập vào nước ta khá sớm. Tuy cáo không được phát triển
thành thể loại lớn trong tiến trình văn học nhưng tính chất của thể văn này được thể
hiện trong văn chính luận có tính chất tuyên cáo.“Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn
Trãi – một tác phẩm có tính chất luận chiến, một quy tắc không thành văn nhưng
người cầm bút nào cũng phải tuân thủ ngay trong nhan đề phải ghi rõ loại hình thể
loại của chúng. Nguyên tắc này được xem là bất di bất dịch đối với tất cả các tác
phẩm mang tính chính luận và nghi lễ ở thế kỉ X –XIV
2.2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
Mùa đông năm 1427, sau khi diệt viện, chém Liễu Thăng, đuổi Mộc Thạnh, tổng
binh Vương Thông đang cố thủ trong thành Đông Quan phải xin hàng, cuộc kháng
chiến chống giặc Minh hoàn toàn thắng lợi. Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, lập
ra triều đình Hậu Lê, sai Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo để bố cáo cho toàn dân
được biết chiến thắng vĩ đại của quân dân trong 10 năm chiến đấu gian khổ, từ nay,
nước Việt đã giành lại được nền độc lập, non sông trở lại thái bình.
6
2.3. Nhan đề “Bình Ngô đại cáo”
“Bình” nghĩa là dẹp yên giặc, bình định xong; “Ngô” là giặc Ngô (Nhà Minh, Trung
Quốc); “Đại” tức là lớn; còn “Cáo” nghĩa là báo cáo.
Từ đó suy ra nhan đề “Bình Ngô đại cáo” là bản cáo lớn gửi đến quốc dân đồng bào
về chiến thắng oanh liệt của quân dân ta đánh tan được quân Ngô. Bản văn viết bằng
Hán văn do Nguyễn Trãi viết theo thể văn biền ngẫu, trình bày sự gian khổ của 10
năm kháng chiến và thắng lợi chống quân Minh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Đây
có thể xem là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai sau bài Nam quốc sơn hà của Lý
Thường Kiệt trong văn học cổ.
CHƯƠNG 2. GIÁ TRỊ NỘI DUNG TRONG
BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO
I/ Giới thiệu về tư tưởng nhân nghĩa
1.Tư tưởng nhân nghĩa theo quan điểm Nho giáo
Tư tưởng nhân nghĩa xuất hiện rất sớm trong truyền thống triết học Trung Hoa.
Theo Khổng Tử, “nhân” là “yêu người” và để yêu người thật sự bằng lòng “nhân”
thì phải “hiểu người”. Còn “nghĩa” được nhấn mạnh là sự cư xử cho thích hợp dựa
trên việc “hiểu người”. “Nhân” và “nghĩa” luôn thể hiện phẩm chất cao đẹp của
người quân tử. Xét đến Mạnh Tử, người kế tục Khổng Tử, chữ nhân đứng hàng đầu
trong bốn đức lớn: Nhân – Nghĩa – Lễ – Trí. Chúng bắt nguồn từ bốn đầu mối của
Thiện. Trong đó, lòng thương xót là đầu mối của Nhân. Có thể nói, những tư tưởng
và những quan điểm khác nhau về nhân nghĩa phản ánh đời sống tinh thần của con
người Trung Hoa đã ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng truyền thống phương Đông nói
chung và Việt Nam nói riêng. Thế nhưng, sự tiếp nhận của các bậc văn nhân Đại Việt
đối với văn hóa Trung Hoa không phải là sự tiếp nhận thụ động và gieo trồng lên
mảnh đất văn học những hạt mầm có sẵn mà đó là một sự tiếp nhận có chọn lọc, kết
hợp hài hòa những tinh túy của tư tưởng nhân nghĩa Nho giáo với truyền thống quý
báu bao đời của dân tộc Việt Nam như: “Lá lành đùm lá rách”, “Thương người như
thể thương thân”. Do đó, tư tưởng nhân nghĩa của Nho giáo khi vào nước ta đã được
tiếp biến một cách tích cực. Nhân nghĩa của Nho giáo vì thế hòa quyện cùng với nhân
nghĩa của nhân dân. Nguyễn Trãi đã tiếp thu trọn vẹn những tinh hoa văn hoá ấy để
rồi tác phẩm nào của ông cũng thấm đượm tinh thần nhân đạo cao đẹp, yêu nước
thương dân mà “Bình Ngô đại cáo” là một ví dụ rõ nét.
2. Tư tưởng nhân nghĩa theo quan điểm của Nguyễn Trãi
Nhân nghĩa vốn là một tư tưởng đạo Nho, là mối quan hệ giữa người với người dựa
trên cơ sở của tình thương và đạo lí. Nhưng ở đây, với bốn chữ “yên dân”, “trừ
bạo”, Nguyễn Trãi đã nâng nó lên một tầm cao mới, trở thành một lý tưởng xã hội,
một đạo lý dân tộc có giá trị đến muôn đời: việc nhân nghĩa ở đời cốt là lo cho dân
được ấm no, giúp cho dân được yên ổn. Nguyễn Trãi đã khẳng định đạo lý “lấy dân
làm gốc” là quy luật tất yếu trong mọi thời đại – dân là nòng cốt, là tài sản, là sức
mạnh, sinh khí của một quốc gia. “Yên dân”, tức là làm cho cuộc sống của nhân dân
7
được yên ổn, no đủ, hạnh phúc. Nhưng để được “yên dân” trước phải lo “trừ bạo”,
có nghĩa phải vì nhân mà dám đứng lên diệt trừ bạo tàn, đánh tan quân xâm lược.
II/ Tư tưởng nhân nghĩa trong “Bình Ngô Đại cáo”
1. Tư tưởng nhân nghĩa gắn với “yên dân” và “trừ bạo”
Ngay từ những câu đầu đầu tiên bài cáo, Nguyễn Trãi đã “tuyên ngôn” về nhân
nghĩa như để làm chỗ dựa, căn cứ xác đáng cho toàn bài. Nguyễn Trãi khẳng định
nhân nghĩa là một nguyên lí có tính phổ biến, mặc nhiên thừa nhận thời bấy giờ:
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”.
“Nhân nghĩa” là tấm lòng thương yêu người, là những hành động vì lợi ích của nhân
dân, cộng đồng. Bên cạnh đó, "nhân nghĩa" cũng là sự tôn trọng lẽ phải, bênh vực lẽ
phải. Chịu sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo nên đối với Nguyễn Trãi, "nhân
nghĩa" là "yên dân", "trừ bạo", cuộc sống và sự no ấm của nhân dân phải được đặt
lên hàng đầu. Giữa con người phải có tình yêu thương lẫn nhau, cùng chiến đấu để
bảo vệ đất nước, thoát khỏi đời sống khổ cực, lầm than. Để được như vậy thì phải
diệt trừ những kẻ bạo tàn, những thế lực xâm lược hung hãn, đó chính là giặc Minh
đang xâm chiếm đất nước ta lúc bấy giờ. Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi
chính là lòng yêu nước, thương dân và tinh thần chống giặc ngoại xâm quyết liệt.
Đây không chỉ là mối quan hệ nằm trong phạm vi giữa con người với con người mà
mở rộng ra là mối quan hệ giữa dân tộc với dân tộc. Soi chiếu vào dòng chảy lịch sử
nhân loại thì ta thấy ngay “nhân nghĩa” mà Nguyễn Trãi nêu ở đây là một tiền đề có
tính tiên nghiệm bởi tiền đề này có nguồn gốc từ phạm trù nhân nghĩa của Nho giáo.
Khổng Tử từng nói đến chữ “nhân”, Mạnh Tử nói đến chữ “nghĩa”, ghép cả hai từ
ấy ta được “nhân nghĩa”. Dẫu được nhiều người giải thích, có nhiều cách nói, cách
hiểu đôi khi khác nhau nhưng nhìn chung mọi người đều thừa nhận “nhân nghĩa”
chính là mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người trên cơ sở tình thương và đạo lí.
“Nhân nghĩa” là “yên dân trừ bạo” tức là tiêu trừ tham tàn, bạo ngược bảo vệ cuộc
sống yên ổn của người dân. Là một trí thức Nho giáo, “nhân nghĩa” của Nguyễn Trãi
cũng bao hàm lẽ đó. Tuy nhiên lại phải nhấn mạnh, khi tuyên ngôn về nhân nghĩa,
Nguyễn Trãi không những chắt lọc lấy cái hạt nhân cơ bản, tích cực của Nho giáo mà
còn đem đến một nội dung mới, lấy ra từ thực tiễn của dân tộc: nhân nghĩa phải gắn
liền với chống quân xâm lược. Đặt vào hoàn cảnh thực tế đất nước như đã nói ở trên
thì người dân mà tác giả nói tới là người dân Đại Việt đang bị xâm chiếm bờ cõi, và
kẻ tàn bạo không ai khác chính là giặc Minh - cướp nước, xâm chiếm lãnh thổ nước
ta. Vậy “nhân nghĩa” còn là chống xâm lược, chống xâm lược là “nhân nghĩa”. Nội
dung này trong quan niệm của Khổng - Mạnh và Nho gia Trung Quốc hầu như không
nhắc tới. Nêu cao tinh thần nhân nghĩa gắn với yêu nước, chống giặc ngoại xâm,
Nguyễn Trãi đã bóc trần những luận điệu nhân nghĩa xảo trá của địch, phân định rạch
ròi thành hai chiến tuyến, ta là chính nghĩa, giặc xâm lược là phi nghĩa. Trong “Thư
số 8 - Gửi Phương Chính” Nguyễn Trãi từng nhắc tới: “Nước mày nhân việc nhà Hồ
trái đạo, mượn cái tiếng thương dân đánh kẻ có tội, thật ra là làm việc bạo tàn, lấn
cướp nước ta, bóc lột nhân dân ta… Nhân nghĩa mà như thế ư?”. Tội ác ấy phải
8
trừng phạt: “Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”. Quân ở đây là nhân dân: tập hợp
thành đội quân “đại nghĩa - chí nhân” để chống lại quân cường bạo giặc Minh. Vậy
là, triết lí nhân nghĩa của Nguyễn Trãi xét đến cùng là lòng yêu nước thương dân.
Giáo sư Đinh Gia Khánh cũng từng nhận xét: “Tư tưởng nhân nghĩa này không mơ
hồ, nó gắn chặt với chủ nghĩa yêu nước”. Và chính là chủ nghĩa yêu nước là ánh
sáng kì diệu để Nguyễn Trãi thắp lên chân lí về chủ quyền vững bền có từ xa xưa:
“Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác”
2. Tư tưởng nhân nghĩa được thể hiện ở việc khẳng định độc lập chủ quyền của
dân tộc
Tư tưởng nhân nghĩa được thể hiện ở việc khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc:
Đứng trên lập trường nhân nghĩa, Nguyễn Trãi đã khẳng định chủ quyền dân tộc
bằng một loạt dẫn chứng đầy thuyết phục: Nền văn hiến lâu đời; Lãnh thổ, bờ cõi
được phân chia rõ ràng, cụ thể; Phong tục tập quán phong phú, đậm đà bản sắc dân
tộc; Có các triều đại lịch sử sánh ngang với các triều đại Trung Hoa. Nguyễn Trãi
khẳng định độc lập dân tộc là chân lí, sự thật hiển nhiên mà không ai có thể chối cãi,
thể hiện niềm tự hào, tự tôn dân tộc. Dân tộc ta đã trải qua bao biến động của lịch sử
Nguyễn Trãi lặp lại quyền vương để đầy tinh thần độc lập tự chủ ấy. Nước Đại Việt
có cương vực, có lịch sử, có phong tục và nền văn hiến, nghĩa là có nhân nghĩa. Nó
không cần và không thể phụ thuộc để tồn tại. Mọi mưu toan muốn biến nó thành
quận huyện, thành chư hầu phải chịu thất bại. Nguyễn Trãi đã thể hiện quan niệm của
ông về đất nước, dân tộc bằng cách đã xác định tư cách độc lập của nước Đại Việt
bằng một loạt các dẫn chứng thuyết phục: Nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ
riêng biệt, phong tục Bắc Nam phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, lịch sử lâu đời
trải qua các triều đại Triệu, Đinh, Lý, Trần, hào kiệt đời nào cũng có. Đồng thời, sử
dụng các từ ngữ “từ trước, đã lâu, vốn xưng, đã chia” đã khẳng định sự tồn tại hiển
nhiên của Đại Việt. Qua đây ta thấy được ông đã đưa ra những chứng cứ xác đáng,
thuyết phục, nhằm khẳng định dân tộc Đại Việt là quốc gia độc lập, đó là điều không
thể chối cãi. Ngoài ra, lòng tự hào dân tộc ấy còn được thể hiện qua đoạn nói về cuộc
khởi nghĩa Lam Sơn đầy khó khăn, thách thức nhưng dân ta vẫn dành lại được chiến
thắng. Khi nói về những chiến công của quân ta giọng điệu tự hào. Đó là những thất
bại nhục nhã, ê chề “thây chất đầy nội, nhơ để ngàn năm, bêu đầu, bỏ mạng”,
“Thượng thư Hoàng Phúc...xin cứu mạng”; “Gươm mài đá đá núi cũng mòn, voi
uống nước nước sông phải cạn, đánh một trận....”, ca ngợi khí thế hào sảng, ngút trời
của quân ta. Thực thi chính sách nhân nghĩa “Thần vũ chẳng giết hại...nghỉ sức”.
Qua đây, ta thấy được nét đối cực trong cuộc chiến giữa ta và địch, từ tính chất cuộc
chiến cho đến khí thế, sức mạnh, những chiến công và cách ứng xử và đồng thời thể
hiện niềm tự hào, tự tôn dân tộc sâu sắc của tác giả.
3. Tư tưởng nhân nghĩa thể hiện ở tấm lòng đồng cảm với người dân
Nguyễn Trãi đã chỉ rõ những điều bại hoại nhân nghĩa, luân lí mà giặc Minh đã làm
với dân tộc ta qua hình tượng “Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội” và “Dơ
9
bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi”. Tội ác chúng gây ra nhiều không kể
xiết đến nỗi ghi tạc chúng lên thân trúc Nam Sơn cũng chẳng hết, hình tượng này cho
thấy sự căm phẫn lên đến tột độ của nhân dân đối với sự bạo ngược của quân xâm
lược. Chẳng những quá đỗi tàn bạo, giặc Minh còn thi hành những chính sách hết sức
nhơ bẩn, đê hèn và quỷ quyệt nhằm bẻ gãy ý chí dân tộc, tinh thần chiến đấu và âm
mưu biến nước ta thành quận huyện, đồng hóa dân tộc ta thành người Hán và vĩnh
viễn xóa sổ người Việt khỏi cõi trời đất. Chính vì lẽ ấy mà Nguyễn Trãi đã dành hẳn
một phần lớn trong tác phẩm để đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng hùng hồn nhằm luận
tội lũ giặc tàn bạo và xảo quyệt, đồng thời cũng thể hiện tấm lòng thương xót, đồng
cảm với những người dân phải chịu sự bóc lột, ác bức của giặc Minh.
Năm 1406, nhà Minh sai Trương Phụ, Mộc Thạnh mang mấy chục vạn quân kéo
sang xâm lược nước ta. Lúc đầu thì lấy cớ “phù Trần diệt Hồ”, nhưng sau khi đánh
bại nhà Hồ, chúng đã đặt ách đô hộ lên nước Việt, chia đất nước ta thành quận huyện,
thi hành một chính sách cai trị vô cùng độc ác:
“Nhân họ Hồ chính sự phiền hà
Để trong nước lòng dân oán hận
Quân cuồng Minh thừa cơ gây hoạ
Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh”
Lợi dụng việc chính trị rối ren, giặc Minh cấu kết với bọn Việt gian bán nước, điên
cuồng sang cướp nước ta, xâm phạm chủ quyền dân tộc, còn gây ra bao tội ác tày
trời:
“Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”
Sách Cương Mục nhà Nguyễn viết về sự tàn bạo của quân Minh: “… đi đến đâu
chém giết thả cửa, hoặc xếp thây người làm quả núi, hoặc bồn ruột người quấn vào
cây, hoặc rán thịt người lấy mỡ, hoặc làm nhục hình bào lạc để mua vui. Thậm chí
có người theo lệnh giặc, mổ bụng người chửa, cắt lấy hai tai của mẹ và con để dâng
cho giặc… ”
Ngoài ra, nhiều sử sách khác cũng ghi lại bao tội ác chồng chất của giặc Minh trong
suốt một thời gian dài hơn hai mươi năm “dối trời lừa dân, đủ muôn nghìn kế”: quân
Minh đã cướp của nước ta 235.900 con voi, ngựa, trâu bò; 13.600.000 thạch thóc;
8.670 chiếc thuyền và nhiều vàng bạc, châu báu đem về Trung Quốc. Chính quyền đô
hộ tăng thuế ruộng đất lên gấp ba lần (bằng cách bắt ghi một mẫu thành ba mẫu) so
với thời nhà Hồ. Tất cả nghề thủ công, buôn bán, v.v. đều bị đánh thuế. Chính quyền
đô hộ kiểm soát việc sản xuất muối, nắm độc quyền buôn bán muối. Người đi đường
chỉ được phép mang nhiều nhất là ba bát muối. Nhân dân còn phải cưỡng bức đi khai
thác vàng, bạc, mò ngọc trai dưới biển, khai thác lâm thổ sản, các hương liệu quý, đi
lao dịch. Nhiều người còn bị bắt làm nô tỳ, hoặc bị bắt đưa về Trung Quốc, phục dịch
bọn quan lại nhà Minh. Năm 1407, Trương Phụ bắt đem về nước 7.700 thợ thủ công.
Nhiều thầy thuốc, thợ thủ công, dân phu, phụ nữ, trẻ con, đào hát, phường nhạc cũng
10
bị bắt đem về Trung Quốc . Không dừng lại ở đó, chúng còn tàn phá môi sinh, môi
trường, dồn nhân dân ta vào bước đường cùng, vào hố diệt vong:
“Nặng thuế khoá sạch không đầm núi.
Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập thuồng luồng.
Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu nước độc.
Vét sản vật, bắt dò chim sả, chốn chốn lưới chăng.
Nhiễu nhân dân, bắt bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt.
Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ,
Nheo nhóc thay kẻ goá bụa khốn cùng.
Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán,
Nay xây nhà, mai đắp đất, chân tay nào phục dịch cho vừa?
Nặng nề những nổi phu phen
Tan tác cả nghề canh cửi”.
Đằng sau những hành động dã man, mưu mô xảo quyệt, là bộ mặt ghê tởm lũ ác ôn,
bầy quỷ sứ phương Bắc đang hoành hành trên xương máu, nước mắt, trên tính mạng
và tài sản nhân dân ta: “Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa
chán. Tội ác của giặc Minh đối với nhân dân ta, không thể ghi hết tội, không thể rửa
hết mùi dơ bẩn, trời đất không thể dung tha, người người đều căm giận”. Bại hoại
nhân nghĩa, trời bất dung, đất bất thứ là những thứ dùng để diễn tả về những tội ác
đẫm máu của quân Minh trên đất Đại Việt. Tất cả đều được ngòi bút sắc hơn ngọn
giáo của Nguyễn Trãi ghi tạc vào sử sách bằng giọng điệu uất hận nghẹn ngào, kết
hợp với biện pháp phóng đại, hình ảnh kì vĩ, vô tận, tội ác chồng chất bị phơi bày
trong bản cáo trạng đẫm máu và nước mắt. ở đây, bản tuyên ngôn độc lập còn có giá
trị như một bản tuyên ngôn nhân quyền, vạch rõ sự bại hoại nhân nghĩa của quân thù.
“Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa hết mùi!”
Lấy trúc Nam Sơn, nước Đông Hải, cái vô hạn để nói về tội ác và sự nhơ bẩn của
quân “cuồng Minh”, cái cùng cực, cái vô cùng, Nguyễn Trãi đã ghi sâu vào lòng
người, vào bia miệng đến nghìn năm vẫn chưa phai. Nguyễn Trãi đã từng “tiễn cha
lên ải Bắc...”, từng nếm mật nằm gai, là chứng nhân của lịch sử gọi vua nhà Minh
hiếu chiến là “giảo đồng” (trẻ ranh, nhãi ranh), lũ tướng tá giặc Minh là đồ “nhút
nhát”. Đó cũng là tiếng nói căm thù, khinh bỉ, là ý chí sắt đá chống quân xâm lược,
chống lũ bành trướng phương Bắc tham tàn, hiếu chiến:
“Thằng nhãi ranh Tuyên Đức động binh không ngừng,
Đồ nhút nhát Thạnh, Thăng đem dầu chữa cháy!”
Hai mươi năm đô hộ của nhà Minh đã gây nhiều hậu quả tai hại cho đất nước ta, làm
đình trệ nền kinh tế, đời sống của nhân dân vô cùng cực khổ, những di sản văn hoá bị
phá huỷ, cuộc khủng hoảng cuối thế kỷ XIV không được giải quyết mà còn thêm sâu
sắc hơn, con đường phát triển của đất nước ta bị chững lại. Nguyễn Trãi đã dành một
11
phần lớn bài đại cáo miêu tả chi tiết về những tội ác vô cùng dã man, tàn bạo của lũ
giặc Minh cướp nước, hiếu chiến, man rợn và hung tàn. Ngòi bút nhỏ máu của
Nguyễn Trãi vừa thể hiện nỗi căm phẫn, niềm uất hận nghẹn ngào của ông trước tội
ác của giặc, vừa bộc lộ niềm cảm thông, xót xa, chia sẻ với nỗi thống khổ mà nhân
dân ta phải chịu đựng suốt mấy mươi năm. Càng thương dân, ông càng căm giận
quân xâm lược. Đoạn kể tội giặc của ông với những hình ảnh cụ thể trong bài chứa
đầy những giọt nước mắt đồng cảm thương xót cho nhân dân, cho quê hương, cho
cây cỏ núi sông, đồng thời ngùn ngụt lòng căm thù, tức giận đối với kẻ ngoại xâm và
bán nước.
4. Tư tưởng nhân nghĩa thể hiện ở tinh thần chuộng hòa bình, tinh thần nhân đạo
của dân tộc
Tư tưởng nhân nghĩa ấy còn được thể hiện ở sự khoan dung khi kẻ thù đã bại trận
.Nó thể hiện đức hiếu sinh của dân tộc Việt Nam nói chung cũng chính là tấm lòng
bao dung của Nguyễn Trãi trong khi đối phó với quân địch trong cuộc khởi nghĩa
Lam Sơn. Ta đánh địch bằng sức mạnh bằng ý chí sự căm thù quân giặc khi đã đem
quân sang định cướp nước ta. Nhưng khi giặc đã bại trận ta cũng không nên trút sự
căm giận đó thể tàn sát khiến cảnh máu chảy đầu rơi xảy ra. Ta chiến đấu cốt chỉ để
lấy lại đất đai để toàn vẹn lãnh thổ đó chính là mục tiêu cuối cùng.
“ Tướng giặc bị cầm tù, như hổ đói vẫy đuôi xin cứu mạng
Thần vũ chẳng giết hại, thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh
Mã Kỳ, Phương Chính, cấp cho năm trăm chiếc thuyền, ra đến biển mà vẫn hồn
bay phách lạc,
Vương Thông, Mã Anh, phát cho vài nghìn cỗ ngựa, về đến nước mà vẫn tim đập
chân run.
Họ đã tham sống sợ chết mà hoà hiếu thực lòng
Ta lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức.
Chẳng những mưu kế kì diệu
Cũng là chưa thấy xưa nay”
Vậy cho nên khi đã thắng trận ta cũng không tàn sát mà để cho bọn chúng một con
đường lui để chúng được quay về đoàn tụ với gia đình người thân. Điều đó cũng sẽ
khiến cho dân tộc ta được tôn trọng được coi trọng và biết ơn. Việc làm này cũng
khiến cho quân Minh e dè mà không dám quay lại nước ta tấn công nữa. Chiến lược
đánh giặc cứu nước, cứu dân, “mở nền thái bình muôn thuở” bằng nhân nghĩa của
Nguyễn Trãi đã có ý nghĩa rất to lớn cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn đấu tranh
cứu nước và dựng nước của dân tộc ta. Nguyễn Trãi và Lê Lợi, cùng với quân dân
Đại Việt đã kiên quyết thi hành một đường lối kết thúc chiến tranh rất sáng tạo, rất
nhân nghĩa: “nghĩ kế nước nhà trường cửu, tha cho mười vạn hùng binh. Gây lại hòa
hảo cho hai nước, dập tắt chiến tranh cho muôn đời”. Đó thật sự là tư tưởng lớn của
một con người có tài “kinh bang tế thế” và là một tư tưởng có sức sống “vang đến
muôn đời”.Ta cũng có thể nói thêm về tài chiến lược của Nguyễn Trãi còn được thể
hiện ở chỗ cầu người hiền tài giúp nước giúp dân. Nguyễn Trãi đã quan niệm rằng
người hiền tài càng nhiều thì xã tắc mới càng được hưng thịnh nhân dân mới được
ấm no hạnh phúc mới có thể đánh đuổi quân giặc không dám quay lại chiến đánh trên
12
đất nước ta thêm một lần nào nữa. Bình Ngô đại cáo xét về mặt tư tưởng thì đây là
tác phẩm nổi bật về chủ nghĩa nhân đạo, minh chứng hùng hồn cho cuộc chiến thắng
của nhân dân ta chống giặc Minh. Triết lí nhân nghĩa của Nguyễn Trãi tiềm ẩn như
mỏ quặng quý mà ta phải khai thác, đào sâu, nhưng nổi lên bề mặt lộ thiên của nó
chính là chủ nghĩa yêu nước, là tình cảm thương dân. Vì yêu nước thương dân mà
Nguyễn Trãi có những quan niệm tiến bộ về bản chất và mục đích của đội quân nhân
nghĩa, về Tổ quốc và “Bốn phương biển cả thanh bình”. Đã sáu trăm năm trôi qua,
Nguyễn Trãi - người anh hùng dân tộc và là nhà thơ, nhà văn, nhà tư tưởng chính trị,
thực sự sống mãi trong lòng dân tộc khi các thế hệ con cháu mang tư tưởng nhân
nghĩa của Người đã làm nên bao kì tích, bao chiến thắng lẫy lừng, như trong chiến
tranh chống Mỹ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thu tư tưởng nhân nghĩa ấy mà đối xử
nhân đạo với những phi công Mỹ ngụy. Họ đã đem bom đạn đến giết hại nhân dân ta
trên mọi miền đất nước, tàn phá đất nước ta, gây bao đau thương tang tóc cho nhân
dân ta. Vậy mà khi bắt sống những kẻ ấy, ta vẫn đối xử nhân đạo và sau ngày toàn
thắng 30 - 4 - 1975 trao trả lại cho Mỹ. Phải chăng đó là được nguồn từ tư tưởng
Nguyễn Trãi.
“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy chí nhân để thay cường bạo”.
5. Nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm
– Sử dụng từ ngữ hiển nhiên, vốn có.
– Biện pháp đối lập, lấy cái vô hạn của trúc Nam Sơn để nói đến cái vô hạn trong tội
ác giặc Minh, lấy cái vô cùng của nước Đông Hải để nói lên sự dơ bẩn vô cùng.
– Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật.
– Liệt kê, so sánh, đối lập để tạo thành bản anh hùng ca về những chiến công oanh
liệt.
CHƯƠNG 3: TƯ TƯỞNG NHÂN NGHĨA CỦA NGUYỄN TRÃI TRONG
ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC LỐI SỐNG CHO THẾ HỆ TRE VIỆT NAM HIỆN
NAY
• Định hướng cho thế hệ trẻ lối sống vì con người:
Việc định hướng lối sống vì con người thế hệ trẻ là điều quan trọng, con người luôn
chạy theo những lợi ích vật chất mà quên đi những giá trị tốt đẹp của cha ông, những
chuẩn mực đạo đức đó là thương người, đồng cảm,… chính lối sống vì con người từ
đó xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn, không có sự bốc lột, con người sẽ trở nên hạnh
phúc hơn. Chúng ta sống cùng mọi người nên phải dựa trên sự bình đẳng, sự chia sẻ,
sự đồng cảm, đôi bên cùng có lợi, tôn trọng lẫn nhau có vậy xã hội ngày càng phát
triển và văn minh hơn. Định hướng cho thể hệ trẻ lối sống có trách nhiệm. Trong bối
cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, khi mà lối sống và văn hóa ngoại lai, thực dụng, có
nguy cơ làm phai nhạt về lý tưởng và suy thoái về đạo đức, xa rời truyền thống và
làm mất bản sắc văn hóa dân tộc, chệch hướng xã hội chủ nghĩa thì việc định hướng
lối sống có trách nhiệm càng có ý nghĩa quan trọng hơn. Để xây dựng lối sống có
trách nhiệm trước hết cần có sự thương người, quan tâm giúp đỡ, đồng cảm, chia sẻ
với mọi người xung quanh, đặc biệt là vị tha, bao dung với những lỗi lầm của người
khác, cần thấy được trách nhiệm của bản thân trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ
13
quốc, đồng thời cần rèn luyện cho bản thân tính tự giác, kỉ luật, cần có trách nhiệm
với bản thân, gia đình, xã hội, quê hương đất nước. Qua đó góp phần củng cố niềm
tin, lập trường, dần hoàn thiện nhân cách của bản thân, cá nhân có ý thức hơn trong
việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Góp phần vào việc bảo tồn các giá trị truyền thống
tốt đẹp của dân tộc đồng thời xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp hơn.
• Định hướng cho thế hệ trẻ lối sống vì cộng đồng:
Cá nhân con người không thể tách khỏi đời sống cộng đồng. Để cộng đồng ngày một
phát triển thì cá nhân cùng tham gia với cộng đồng để xây dựng khối cộng đồng,
nguồn sức mạnh làm nên nhiệm vụ trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.Vì
thế, ngoài việc có trách nhiệm với bản thân,con người cần có lối sống vì cộng đồng.
Có như thế việc cố kết cộng đồng, phát huy vai trò, sức mạnh của cộng đồng ngày
một được nâng lên, đồng thời việc định hướng lối sống vì cộng đồng cho thế hệ trẻ
mang một ý nghĩa hết sức to lớn trong việc phát triển cộng đồng, tăng trưởng kinh tế
của cộng đồng, cùng với tiến bộ của cộng đồng theo hướng hoàn thiện các giá trị
chân, thiện, mĩ. Chính lối sống vì cộng đồng của cá nhân giúp cho cộng đồng ngày
một phát triển, ngày càng hòa nhập, từ đó đóng góp vào tiến trình phát triển chung
của quốc gia.
PHẦN KẾT LUẬN
Cho đến nay, “Bình Ngô đại cáo” vẫn vẹn nguyên giá trị, sức sống như lần đầu tiên
được tuyên cáo trước thiên hạ. Nó có sức sống lâu bền bởi nó là một văn kiện lịch sử
khẳng định nền độc lập dân tộc và mang tư tưởng nhân đạo, chính nghĩa vĩ đại. Trên
phương diện văn chương, Nguyễn Trãi đã để lại một áng văn mẫu mực về lòng yêu
nước và tinh thần chiến đấu của quân và dân ta tước giặc thù hung bạo. Mỗi một thế
hệ khi phân tích luận đề chính nghĩa bình ngô đại cáo đều tự hào khi được lật lại và
cảm nhận khí thế hào hùng của một thời đại lịch sử oanh liệt của dân tộc. Ẩn bên
trong áng văn của Nguyễn Trãi, không chỉ là niềm tự hào, lòng kiêu hãnh của riêng
tác giả mà còn của toàn dân về ý chí người Việt, về đạo nhân nghĩa vì nước, vì chính
nghĩa mà trừ bạo tàn.
Tài liệu tham khảo :
1. Luatduonggia
2. Hocvanchihien
3.Thư viện tài liệu số 1 Việt Nam
4.Tư liệu trường THPT Nguyễn Trãi
5.Tài liệu ngữ văn 10 kết nối tri thức ( thể loại , xuất sứ , hcst)
6.Tài liệu anybooks kết nối tri thức
7.Học ngữ văn (2020) tìm hiểu về tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo
8. Lương Ninh 2000, Chương VII – Đại Cuộc khủng hoảng xã hội Đại Việt cuối thế
kỷ XIV, Hà Nội, Chính trị Quốc gia, Tr.197-202.
14

More Related Content

Similar to Bình Ngô Đại Cáo- Quỳnh Trang.docx

Dong Kinh Nghia Thuc
Dong Kinh Nghia ThucDong Kinh Nghia Thuc
Dong Kinh Nghia ThucVũ Hiếu
 
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdf
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdfNGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdf
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdfHanaTiti
 
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM nataliej4
 
NGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdf
NGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdfNGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdf
NGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdfNuioKila
 
ôN thi tốt nghiệp môn văn ( 2011 2012)
ôN thi tốt nghiệp môn văn ( 2011  2012)ôN thi tốt nghiệp môn văn ( 2011  2012)
ôN thi tốt nghiệp môn văn ( 2011 2012)keinchua2
 
ôN thi tốt nghiệp môn văn ( 2011 2012)
ôN thi tốt nghiệp môn văn ( 2011  2012)ôN thi tốt nghiệp môn văn ( 2011  2012)
ôN thi tốt nghiệp môn văn ( 2011 2012)Quangduy22
 
Chuyên đê dạy học theo chủ đề tích hợp tên dự án chiếu dời đô (thiên đô chiếu)
Chuyên đê dạy học theo chủ đề tích hợp tên dự án  chiếu dời đô (thiên đô chiếu)Chuyên đê dạy học theo chủ đề tích hợp tên dự án  chiếu dời đô (thiên đô chiếu)
Chuyên đê dạy học theo chủ đề tích hợp tên dự án chiếu dời đô (thiên đô chiếu)jackjohn45
 
Tiểu luận môn lịch sử văn minh thế giới - con người thời kỳ Phục Hưng
Tiểu luận môn lịch sử văn minh thế giới - con người thời kỳ Phục HưngTiểu luận môn lịch sử văn minh thế giới - con người thời kỳ Phục Hưng
Tiểu luận môn lịch sử văn minh thế giới - con người thời kỳ Phục HưngDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Triết lý nhân sinh trong “Ngư Tiều y thuật vấn đáp” của Nguyễn Đình Chiểu
Triết lý nhân sinh trong “Ngư Tiều y thuật vấn đáp” của Nguyễn Đình ChiểuTriết lý nhân sinh trong “Ngư Tiều y thuật vấn đáp” của Nguyễn Đình Chiểu
Triết lý nhân sinh trong “Ngư Tiều y thuật vấn đáp” của Nguyễn Đình ChiểuDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kinhdichdaocuanguoiquantu
KinhdichdaocuanguoiquantuKinhdichdaocuanguoiquantu
KinhdichdaocuanguoiquantuNgà Nguyễn
 
Thế giới nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng Tám
Thế giới nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng TámThế giới nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng Tám
Thế giới nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng TámDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

Similar to Bình Ngô Đại Cáo- Quỳnh Trang.docx (20)

Dong Kinh Nghia Thuc
Dong Kinh Nghia ThucDong Kinh Nghia Thuc
Dong Kinh Nghia Thuc
 
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdf
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdfNGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdf
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdf
 
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
 
NGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdf
NGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdfNGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdf
NGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdf
 
ôN thi tốt nghiệp môn văn ( 2011 2012)
ôN thi tốt nghiệp môn văn ( 2011  2012)ôN thi tốt nghiệp môn văn ( 2011  2012)
ôN thi tốt nghiệp môn văn ( 2011 2012)
 
ôN thi tốt nghiệp môn văn ( 2011 2012)
ôN thi tốt nghiệp môn văn ( 2011  2012)ôN thi tốt nghiệp môn văn ( 2011  2012)
ôN thi tốt nghiệp môn văn ( 2011 2012)
 
Chuyên đê dạy học theo chủ đề tích hợp tên dự án chiếu dời đô (thiên đô chiếu)
Chuyên đê dạy học theo chủ đề tích hợp tên dự án  chiếu dời đô (thiên đô chiếu)Chuyên đê dạy học theo chủ đề tích hợp tên dự án  chiếu dời đô (thiên đô chiếu)
Chuyên đê dạy học theo chủ đề tích hợp tên dự án chiếu dời đô (thiên đô chiếu)
 
Tiểu luận môn lịch sử văn minh thế giới - con người thời kỳ Phục Hưng
Tiểu luận môn lịch sử văn minh thế giới - con người thời kỳ Phục HưngTiểu luận môn lịch sử văn minh thế giới - con người thời kỳ Phục Hưng
Tiểu luận môn lịch sử văn minh thế giới - con người thời kỳ Phục Hưng
 
Hợp Đồng Nhượng Quyền Thương Mại Theo Pháp Luật Việt Nam Trong Bối Cảnh Hội N...
Hợp Đồng Nhượng Quyền Thương Mại Theo Pháp Luật Việt Nam Trong Bối Cảnh Hội N...Hợp Đồng Nhượng Quyền Thương Mại Theo Pháp Luật Việt Nam Trong Bối Cảnh Hội N...
Hợp Đồng Nhượng Quyền Thương Mại Theo Pháp Luật Việt Nam Trong Bối Cảnh Hội N...
 
Triết lý nhân sinh trong “Ngư Tiều y thuật vấn đáp” của Nguyễn Đình Chiểu
Triết lý nhân sinh trong “Ngư Tiều y thuật vấn đáp” của Nguyễn Đình ChiểuTriết lý nhân sinh trong “Ngư Tiều y thuật vấn đáp” của Nguyễn Đình Chiểu
Triết lý nhân sinh trong “Ngư Tiều y thuật vấn đáp” của Nguyễn Đình Chiểu
 
TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG "NGƯ TIỀU Y THUẬT VẤN ĐÁP" CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU VÀ ...
TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG "NGƯ TIỀU Y THUẬT VẤN ĐÁP" CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU VÀ ...TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG "NGƯ TIỀU Y THUẬT VẤN ĐÁP" CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU VÀ ...
TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG "NGƯ TIỀU Y THUẬT VẤN ĐÁP" CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU VÀ ...
 
Kinhdichdaocuanguoiquantu
KinhdichdaocuanguoiquantuKinhdichdaocuanguoiquantu
Kinhdichdaocuanguoiquantu
 
Đề tài: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong...
Đề tài: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong...Đề tài: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong...
Đề tài: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong...
 
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đLuận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
 
Luận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOT
Luận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOTLuận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOT
Luận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOT
 
Thế giới nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng Tám
Thế giới nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng TámThế giới nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng Tám
Thế giới nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng Tám
 
Đặc Điểm Tiểu Thuyết Lịch Sử Nguyễn Triệu Luật.doc
Đặc Điểm Tiểu Thuyết Lịch Sử Nguyễn Triệu Luật.docĐặc Điểm Tiểu Thuyết Lịch Sử Nguyễn Triệu Luật.doc
Đặc Điểm Tiểu Thuyết Lịch Sử Nguyễn Triệu Luật.doc
 
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
 
Th s33.003 truyện ngắn việt nam giai đoạn 1975-1985
Th s33.003 truyện ngắn việt nam giai đoạn 1975-1985Th s33.003 truyện ngắn việt nam giai đoạn 1975-1985
Th s33.003 truyện ngắn việt nam giai đoạn 1975-1985
 
Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Trang Thế Hy.doc
Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Trang Thế Hy.docThế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Trang Thế Hy.doc
Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Trang Thế Hy.doc
 

Bình Ngô Đại Cáo- Quỳnh Trang.docx

  • 1. 1 TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG MINH HÓA LỚP 11XH3 BÁO CÁO NGHIÊN CỨU VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM Tư tưởng và cảm hứng nhân nghĩa trong “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi Học sinh thực hiện :Nguyễn Quỳnh Trang Giáo viên hướng dẫn: Đinh Thị Ngọc Bé
  • 2. 2 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài................................................................................ 3 2. Mục đích nghiên cứu.......................................................................... 3 3. Phạm vi nghiên cứu............................................................................ 4 4. Phương pháp nghiên cứu................................................................... 4 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1. TÁC GIẢ - TÁC PHẨM 1. Nguyễn Trãi – cuộc đời và sự nghiệp văn chương............................. 4,5 2. Tác phẩm “Bình ngô đại cáo”............................................................ 5,6 CHƯƠNG 2. GIÁ TRỊ TƯ TƯỞNG NHÂN NGHĨA TRONG “BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO” I/ Giới thiệu về tư tưởng nhân nghĩa 1.Tư tưởng nhân nghĩa theo quan điểm Nho giáo................................. 6 2. Tư tưởng nhân nghĩa theo quan điểm của Nguyễn Trãi.................... 6 II/ Tư tưởng nhân nghĩa trong “Bình Ngô Đại cáo” 1. Tư tưởng nhân nghĩa gắn với “yên dân” và “trừ bạo”..................... 7,8 2. Tư tưởng nhân nghĩa được thể hiện ở việc khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc................................................................................... 8 3. Tư tưởng nhân nghĩa được thể hiện ở tấm lòng đồng cảm với người dân.......................................................................................................... 9,10,11 4. Tư tưởng nhân nghĩa thể hiện ở tinh thần chuộng hòa bình, tinh thần nhân đạo của dân tộc.............................................................................. 11,12 5. Nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.................................................. 12 CHƯƠNG 3: TƯ TƯỞNG NHÂN NGHĨA CỦA NGUYỄN TRÃI TRONG ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC LỐI SỐNG THẾ HỆ TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY • Định hướng cho thế hệ trẻ lối sống vì con người............................ 12,13 • Định hướng cho thế hệ trẻ lối sống vì cộng đồng............................ 13 PHẦN KẾT LUẬN
  • 3. 3 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài “Bình Ngô đại cáo” là một tuyệt tác bất hủ trong nền văn chương trung đại và cả trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Đây là một “hùng văn trong thiên hạ không ai hơn được”, có thể nói mười năm kháng chiến chống quân Minh, mười năm chiến đấu đọa đày, gian khổ nhưng rất anh hùng của dân tộc đến nay chỉ còn được gói gọn lại trong tác phẩm chính luận này. So với thơ văn kháng chiến giai đoạn từ 1945 – 1975 thì không sao kể hết số lượng của nó. Vì vậy, ngoài “hùng văn” tác phẩm còn được xem là “bản tuyên ngôn của nước Việt Nam độc lập”. Đây chính là chiến tích lừng lẫy của ông cha ta, là mạch máu nóng xối vào trái tim của mỗi con người Việt Nam hiện đại, không thể có hòa bình nếu không có những tháng ngày “quật khởi”. Không thể khai sinh ra một đất nước nếu không có bản “tuyên ngôn độc lập”. Những lời văn hùng hồn ấy không phải đợi đến ngày 2-9-1945 mới được vang lên, mà nó đã được tuyên cáo rộng rãi khắp thiên hạ sau cuộc kháng chiến chống quân Minh thắng lợi. Vì thế, trong quá trình chọn đề tài, tôi quyết định hướng đến đề tài “Tư tưởng và cảm hứng nhân nghĩa trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi” để có cơ hội nghiên cứu sâu hơn giá trị của tác phẩm, vốn là niềm tự hào của dân tộc. Mặt khác, đến với đề tài này tôi cũng dễ dàng tiếp cận được nhiều lí giải về tác phẩm của các tác giả đi trước để có thể mở rộng thêm cách hiểu cho mình trong việc tiếp cận và lí giải vấn đề. Qua nghiên cứu đề tài tôi cũng đề cao vai trò của Nguyễn Trãi vị anh hùng của dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Nghiên cứu văn học ở phương diện giá trị nội dung tư tưởng là một phương hướng nghiên cứu quen thuộc có tính truyền thống. Tuy không phải là mới, song hướng nghiên cứu này khi áp dụng với tác phẩm Bình Ngô đại cáo sẽ cung cấp cho chúng ta có một cái nhìn đầy đủ hơn về nội dung tư tưởng cũng như quan niệm nghệ thuật của tác giả để hiểu rõ hơn về “áng thiên cổ hùng văn muôn đời bất hủ” này. 2. Mục đích nghiên cứu Với bài nghiên cứu này, tôi đi vào giải quyết những yêu cầu sau: Một là, tìm hiểu đôi nét về tác giả Nguyễn Trãi và tác phẩm “Bình Ngô đại cáo” để có được những hiểu biết cơ bản về cuộc đời, sự nghiệp văn chương của tác giả cũng như khái quát về “bản thiên cổ hùng văn” này. Hai là, tôi sẽ đi sâu vào tìm hiểu giá trị nội dung của bài cáo để thấy rõ hơn những tư tưởng cốt lõi mà tác giả thể hiện. Ba là, bên cạnh những giá trị về nội dung Bình Ngô đại cáo còn là áng văn chính luận với những nét nghệ thuật đặc sắc, vì thế khi đi vào phân tích “Tư tưởng và cảm hứng
  • 4. 4 nhân nghĩa trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi” tôi cũng sẽ đi sâu vào tìm hiểu những giá trị nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng trong tác phẩm. 3. Phạm vi nghiên cứu Đến với đề tài “Tư tưởng và cảm hứng nhân nghĩa trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi” tôi chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu giá trị tư tưởng của tác phẩm. Để thực hiện nhiệm vụ này,tôi chọn khảo sát, nghiên cứu trên văn bản chữ Hán kết hợp với bản dịch được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay là bản dịch của Bùi Văn Nguyên. 4. Phương pháp nghiên cứu Để giúp cho việc nghiên cứu đề tài một cách khoa học, dễ tiếp nhận, ở đề tài này tôi sử dụng một số phương pháp lịch sử, thu thập tài liệu, bài nghiên cứu có liên quan đến tác phẩm Bình Ngô đại cáo. Từ đó tôi tiến hành tổng hợp, phân tích để làm sáng tỏ giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM 1. Nguyễn Trãi – cuộc đời và sự nghiệp văn chương 1.1. Cuộc đời Nguyễn Trãi sinh năm 1380, hiệu là Ức Trai, quê ở Chi Ngại (Chí Linh, Hải Dương) sau dời về Nhị Khê (Thường Tín, Hà Tây). Cha là Nguyễn Phi Khanh, một học trò nghèo, học giỏi, đỗ thái học sinh (tiến sĩ). Mẹ là Trần Thị Thái, con Trần Nguyên Đán, một qúy tộc đời Trần. Lên sáu tuổi, mất mẹ, lên mười tuổi, ông ngoại qua đời, ông về ở Nhị Khê, nơi cha dạy học. Năm hai mươi tuổi, năm 1400, ông đỗ thái học sinh và hai cha con cùng ra làm quan với nhà Hồ. Năm 1407, giặc Minh cướp nước tạ Nguyễn Phi Khanh bị chúng đưa sang Trung Quốc. Nguyễn Trãi và một người em đi theo chăm sóc. Nghe lời cha khuyên , ông trở về, nhưng bị quân Minh bắt giữ. Sau đó, ông tìm theo Lê Lợi. Suốt mười năm chiến đấu, ông đã góp công lớn vào chiến thắng vẻ vang của dân tộc. Đầu năm 1428, quét sạch quân thù, ông hăm hở bắt tay vào xây dựng lại nước nhà thì bỗng dưng bị nghi oan và bắt giam. Sau đó ông được tha, nhưng không còn được tin cậy như trước. Ông buồn, xin về Côn Sơn. Đó là vào những năm 1438 - 1440. Năm 1440, Lê Thái Tông mời ông trở lại làm việc và giao cho nhiều công việc quan trọng. Ông đang hăng hái giúp vua thì xảy ra vụ nhà vua chết đột ngột ở Trại Vải (Lệ Chi Viên, Bắc Ninh). Vốn chứa thù từ lâu đối với Nguyễn Trãi, bọn gian tà ở triều đình vu cho ông âm mưu giết vua, khép vào tội phải giết cả ba họ năm 1442. Nỗi oan tày trời ấy, hơn hai mươi năm sau, 1464, Lê Thánh Tông mới giải tỏa, rồi cho sưu tầm lại thơ văn ông và tìm người con trai sống sót cho làm quan.
  • 5. 5 1.2. Sự nghiệp văn chương Ngoài là một anh hùng dân tộc, Nguyễn Trãi còn sáng tác rất nhiều tác phẩm có giá trị cho kho tàng văn học Việt Nam. Thơ văn của ông thấm nhuần tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân và tình yêu đối với thiên nhiên. Một số tác phẩm về quân sự và chính trị nổi tiếng, mang lại rất nhiều bài học ý nghĩa đó là “Quân trung từ mệnh tập”, “Chiếu biểu viết dưới triều Lê” và đặc biệt là áng thiên cổ hùng văn "Bình ngô đại cáo "- được coi là bản tuyên ngôn độc lập lần thứ 2 của nước ta, tổng kết cuộc kháng chiến mười năm chống quân Minh, mở ra một kỉ nguyên mới cho dân tộc. Bài “Bình Ngô đại cáo” của ông là một "thiên cổ hùng văn". Ông còn sáng tác rất nhiều tác phẩm về các chủ đề khác nhau như: về lịch sử thì có "Lam Sơn thực lục", về địa lý thì có "Dư địa chí". "Lam Sơn thực lục" là cuốn sử về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. "Dư địa chí" viết về địa lý lịch sử nước ta. "Chí Linh sơn phú" nói về cuộc chiến đấu chống giặc Minh gian khổ và anh hùng. Các tác phẩm ấy đều là văn bằng chữ Hán. Về văn học thì có 2 tập thơ trữ tình rất xuất sắc là: "Ức trai thi tập” và “Quốc Âm thi tập". “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi là tác phẩm xưa nhất bằng Việt ngữ mà chúng ta còn giữ được. Tác phẩm này rất quan trọng cho công tác nghiên cứu lịch sử văn học Việt Nam và lịch sử ngôn ngữ Việt Nam. 2. Tác phẩm Bình ngô đại cáo 2.1. Thể loại Cáo Cáo là thể loại văn học xuất hiện từ thời xa xưa ở Trung Quốc thường được các vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương, một sự nghiệp hay tuyên ngôn một sự kiện để mọi người cùng biết. Cáo được viết bằng văn xuôi, văn vần nhưng phần nhiều viết bằng văn biền ngẫu, có vần hoặc không có vần, câu dài ngắn khác nhau, mỗi cặp hai vế đối nhau. Lời lẽ trong cáo rất đanh thép lí luận sắc bén, kết cấu chặt chẽ, mạch lạc. Cáo du nhập vào nước ta khá sớm. Tuy cáo không được phát triển thành thể loại lớn trong tiến trình văn học nhưng tính chất của thể văn này được thể hiện trong văn chính luận có tính chất tuyên cáo.“Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi – một tác phẩm có tính chất luận chiến, một quy tắc không thành văn nhưng người cầm bút nào cũng phải tuân thủ ngay trong nhan đề phải ghi rõ loại hình thể loại của chúng. Nguyên tắc này được xem là bất di bất dịch đối với tất cả các tác phẩm mang tính chính luận và nghi lễ ở thế kỉ X –XIV 2.2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Mùa đông năm 1427, sau khi diệt viện, chém Liễu Thăng, đuổi Mộc Thạnh, tổng binh Vương Thông đang cố thủ trong thành Đông Quan phải xin hàng, cuộc kháng chiến chống giặc Minh hoàn toàn thắng lợi. Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, lập ra triều đình Hậu Lê, sai Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo để bố cáo cho toàn dân được biết chiến thắng vĩ đại của quân dân trong 10 năm chiến đấu gian khổ, từ nay, nước Việt đã giành lại được nền độc lập, non sông trở lại thái bình.
  • 6. 6 2.3. Nhan đề “Bình Ngô đại cáo” “Bình” nghĩa là dẹp yên giặc, bình định xong; “Ngô” là giặc Ngô (Nhà Minh, Trung Quốc); “Đại” tức là lớn; còn “Cáo” nghĩa là báo cáo. Từ đó suy ra nhan đề “Bình Ngô đại cáo” là bản cáo lớn gửi đến quốc dân đồng bào về chiến thắng oanh liệt của quân dân ta đánh tan được quân Ngô. Bản văn viết bằng Hán văn do Nguyễn Trãi viết theo thể văn biền ngẫu, trình bày sự gian khổ của 10 năm kháng chiến và thắng lợi chống quân Minh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Đây có thể xem là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai sau bài Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt trong văn học cổ. CHƯƠNG 2. GIÁ TRỊ NỘI DUNG TRONG BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO I/ Giới thiệu về tư tưởng nhân nghĩa 1.Tư tưởng nhân nghĩa theo quan điểm Nho giáo Tư tưởng nhân nghĩa xuất hiện rất sớm trong truyền thống triết học Trung Hoa. Theo Khổng Tử, “nhân” là “yêu người” và để yêu người thật sự bằng lòng “nhân” thì phải “hiểu người”. Còn “nghĩa” được nhấn mạnh là sự cư xử cho thích hợp dựa trên việc “hiểu người”. “Nhân” và “nghĩa” luôn thể hiện phẩm chất cao đẹp của người quân tử. Xét đến Mạnh Tử, người kế tục Khổng Tử, chữ nhân đứng hàng đầu trong bốn đức lớn: Nhân – Nghĩa – Lễ – Trí. Chúng bắt nguồn từ bốn đầu mối của Thiện. Trong đó, lòng thương xót là đầu mối của Nhân. Có thể nói, những tư tưởng và những quan điểm khác nhau về nhân nghĩa phản ánh đời sống tinh thần của con người Trung Hoa đã ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng truyền thống phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng. Thế nhưng, sự tiếp nhận của các bậc văn nhân Đại Việt đối với văn hóa Trung Hoa không phải là sự tiếp nhận thụ động và gieo trồng lên mảnh đất văn học những hạt mầm có sẵn mà đó là một sự tiếp nhận có chọn lọc, kết hợp hài hòa những tinh túy của tư tưởng nhân nghĩa Nho giáo với truyền thống quý báu bao đời của dân tộc Việt Nam như: “Lá lành đùm lá rách”, “Thương người như thể thương thân”. Do đó, tư tưởng nhân nghĩa của Nho giáo khi vào nước ta đã được tiếp biến một cách tích cực. Nhân nghĩa của Nho giáo vì thế hòa quyện cùng với nhân nghĩa của nhân dân. Nguyễn Trãi đã tiếp thu trọn vẹn những tinh hoa văn hoá ấy để rồi tác phẩm nào của ông cũng thấm đượm tinh thần nhân đạo cao đẹp, yêu nước thương dân mà “Bình Ngô đại cáo” là một ví dụ rõ nét. 2. Tư tưởng nhân nghĩa theo quan điểm của Nguyễn Trãi Nhân nghĩa vốn là một tư tưởng đạo Nho, là mối quan hệ giữa người với người dựa trên cơ sở của tình thương và đạo lí. Nhưng ở đây, với bốn chữ “yên dân”, “trừ bạo”, Nguyễn Trãi đã nâng nó lên một tầm cao mới, trở thành một lý tưởng xã hội, một đạo lý dân tộc có giá trị đến muôn đời: việc nhân nghĩa ở đời cốt là lo cho dân được ấm no, giúp cho dân được yên ổn. Nguyễn Trãi đã khẳng định đạo lý “lấy dân làm gốc” là quy luật tất yếu trong mọi thời đại – dân là nòng cốt, là tài sản, là sức mạnh, sinh khí của một quốc gia. “Yên dân”, tức là làm cho cuộc sống của nhân dân
  • 7. 7 được yên ổn, no đủ, hạnh phúc. Nhưng để được “yên dân” trước phải lo “trừ bạo”, có nghĩa phải vì nhân mà dám đứng lên diệt trừ bạo tàn, đánh tan quân xâm lược. II/ Tư tưởng nhân nghĩa trong “Bình Ngô Đại cáo” 1. Tư tưởng nhân nghĩa gắn với “yên dân” và “trừ bạo” Ngay từ những câu đầu đầu tiên bài cáo, Nguyễn Trãi đã “tuyên ngôn” về nhân nghĩa như để làm chỗ dựa, căn cứ xác đáng cho toàn bài. Nguyễn Trãi khẳng định nhân nghĩa là một nguyên lí có tính phổ biến, mặc nhiên thừa nhận thời bấy giờ: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”. “Nhân nghĩa” là tấm lòng thương yêu người, là những hành động vì lợi ích của nhân dân, cộng đồng. Bên cạnh đó, "nhân nghĩa" cũng là sự tôn trọng lẽ phải, bênh vực lẽ phải. Chịu sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo nên đối với Nguyễn Trãi, "nhân nghĩa" là "yên dân", "trừ bạo", cuộc sống và sự no ấm của nhân dân phải được đặt lên hàng đầu. Giữa con người phải có tình yêu thương lẫn nhau, cùng chiến đấu để bảo vệ đất nước, thoát khỏi đời sống khổ cực, lầm than. Để được như vậy thì phải diệt trừ những kẻ bạo tàn, những thế lực xâm lược hung hãn, đó chính là giặc Minh đang xâm chiếm đất nước ta lúc bấy giờ. Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi chính là lòng yêu nước, thương dân và tinh thần chống giặc ngoại xâm quyết liệt. Đây không chỉ là mối quan hệ nằm trong phạm vi giữa con người với con người mà mở rộng ra là mối quan hệ giữa dân tộc với dân tộc. Soi chiếu vào dòng chảy lịch sử nhân loại thì ta thấy ngay “nhân nghĩa” mà Nguyễn Trãi nêu ở đây là một tiền đề có tính tiên nghiệm bởi tiền đề này có nguồn gốc từ phạm trù nhân nghĩa của Nho giáo. Khổng Tử từng nói đến chữ “nhân”, Mạnh Tử nói đến chữ “nghĩa”, ghép cả hai từ ấy ta được “nhân nghĩa”. Dẫu được nhiều người giải thích, có nhiều cách nói, cách hiểu đôi khi khác nhau nhưng nhìn chung mọi người đều thừa nhận “nhân nghĩa” chính là mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người trên cơ sở tình thương và đạo lí. “Nhân nghĩa” là “yên dân trừ bạo” tức là tiêu trừ tham tàn, bạo ngược bảo vệ cuộc sống yên ổn của người dân. Là một trí thức Nho giáo, “nhân nghĩa” của Nguyễn Trãi cũng bao hàm lẽ đó. Tuy nhiên lại phải nhấn mạnh, khi tuyên ngôn về nhân nghĩa, Nguyễn Trãi không những chắt lọc lấy cái hạt nhân cơ bản, tích cực của Nho giáo mà còn đem đến một nội dung mới, lấy ra từ thực tiễn của dân tộc: nhân nghĩa phải gắn liền với chống quân xâm lược. Đặt vào hoàn cảnh thực tế đất nước như đã nói ở trên thì người dân mà tác giả nói tới là người dân Đại Việt đang bị xâm chiếm bờ cõi, và kẻ tàn bạo không ai khác chính là giặc Minh - cướp nước, xâm chiếm lãnh thổ nước ta. Vậy “nhân nghĩa” còn là chống xâm lược, chống xâm lược là “nhân nghĩa”. Nội dung này trong quan niệm của Khổng - Mạnh và Nho gia Trung Quốc hầu như không nhắc tới. Nêu cao tinh thần nhân nghĩa gắn với yêu nước, chống giặc ngoại xâm, Nguyễn Trãi đã bóc trần những luận điệu nhân nghĩa xảo trá của địch, phân định rạch ròi thành hai chiến tuyến, ta là chính nghĩa, giặc xâm lược là phi nghĩa. Trong “Thư số 8 - Gửi Phương Chính” Nguyễn Trãi từng nhắc tới: “Nước mày nhân việc nhà Hồ trái đạo, mượn cái tiếng thương dân đánh kẻ có tội, thật ra là làm việc bạo tàn, lấn cướp nước ta, bóc lột nhân dân ta… Nhân nghĩa mà như thế ư?”. Tội ác ấy phải
  • 8. 8 trừng phạt: “Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”. Quân ở đây là nhân dân: tập hợp thành đội quân “đại nghĩa - chí nhân” để chống lại quân cường bạo giặc Minh. Vậy là, triết lí nhân nghĩa của Nguyễn Trãi xét đến cùng là lòng yêu nước thương dân. Giáo sư Đinh Gia Khánh cũng từng nhận xét: “Tư tưởng nhân nghĩa này không mơ hồ, nó gắn chặt với chủ nghĩa yêu nước”. Và chính là chủ nghĩa yêu nước là ánh sáng kì diệu để Nguyễn Trãi thắp lên chân lí về chủ quyền vững bền có từ xa xưa: “Như nước Đại Việt ta từ trước, Vốn xưng nền văn hiến đã lâu Núi sông bờ cõi đã chia Phong tục Bắc Nam cũng khác” 2. Tư tưởng nhân nghĩa được thể hiện ở việc khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc Tư tưởng nhân nghĩa được thể hiện ở việc khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc: Đứng trên lập trường nhân nghĩa, Nguyễn Trãi đã khẳng định chủ quyền dân tộc bằng một loạt dẫn chứng đầy thuyết phục: Nền văn hiến lâu đời; Lãnh thổ, bờ cõi được phân chia rõ ràng, cụ thể; Phong tục tập quán phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc; Có các triều đại lịch sử sánh ngang với các triều đại Trung Hoa. Nguyễn Trãi khẳng định độc lập dân tộc là chân lí, sự thật hiển nhiên mà không ai có thể chối cãi, thể hiện niềm tự hào, tự tôn dân tộc. Dân tộc ta đã trải qua bao biến động của lịch sử Nguyễn Trãi lặp lại quyền vương để đầy tinh thần độc lập tự chủ ấy. Nước Đại Việt có cương vực, có lịch sử, có phong tục và nền văn hiến, nghĩa là có nhân nghĩa. Nó không cần và không thể phụ thuộc để tồn tại. Mọi mưu toan muốn biến nó thành quận huyện, thành chư hầu phải chịu thất bại. Nguyễn Trãi đã thể hiện quan niệm của ông về đất nước, dân tộc bằng cách đã xác định tư cách độc lập của nước Đại Việt bằng một loạt các dẫn chứng thuyết phục: Nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ riêng biệt, phong tục Bắc Nam phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, lịch sử lâu đời trải qua các triều đại Triệu, Đinh, Lý, Trần, hào kiệt đời nào cũng có. Đồng thời, sử dụng các từ ngữ “từ trước, đã lâu, vốn xưng, đã chia” đã khẳng định sự tồn tại hiển nhiên của Đại Việt. Qua đây ta thấy được ông đã đưa ra những chứng cứ xác đáng, thuyết phục, nhằm khẳng định dân tộc Đại Việt là quốc gia độc lập, đó là điều không thể chối cãi. Ngoài ra, lòng tự hào dân tộc ấy còn được thể hiện qua đoạn nói về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đầy khó khăn, thách thức nhưng dân ta vẫn dành lại được chiến thắng. Khi nói về những chiến công của quân ta giọng điệu tự hào. Đó là những thất bại nhục nhã, ê chề “thây chất đầy nội, nhơ để ngàn năm, bêu đầu, bỏ mạng”, “Thượng thư Hoàng Phúc...xin cứu mạng”; “Gươm mài đá đá núi cũng mòn, voi uống nước nước sông phải cạn, đánh một trận....”, ca ngợi khí thế hào sảng, ngút trời của quân ta. Thực thi chính sách nhân nghĩa “Thần vũ chẳng giết hại...nghỉ sức”. Qua đây, ta thấy được nét đối cực trong cuộc chiến giữa ta và địch, từ tính chất cuộc chiến cho đến khí thế, sức mạnh, những chiến công và cách ứng xử và đồng thời thể hiện niềm tự hào, tự tôn dân tộc sâu sắc của tác giả. 3. Tư tưởng nhân nghĩa thể hiện ở tấm lòng đồng cảm với người dân Nguyễn Trãi đã chỉ rõ những điều bại hoại nhân nghĩa, luân lí mà giặc Minh đã làm với dân tộc ta qua hình tượng “Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội” và “Dơ
  • 9. 9 bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi”. Tội ác chúng gây ra nhiều không kể xiết đến nỗi ghi tạc chúng lên thân trúc Nam Sơn cũng chẳng hết, hình tượng này cho thấy sự căm phẫn lên đến tột độ của nhân dân đối với sự bạo ngược của quân xâm lược. Chẳng những quá đỗi tàn bạo, giặc Minh còn thi hành những chính sách hết sức nhơ bẩn, đê hèn và quỷ quyệt nhằm bẻ gãy ý chí dân tộc, tinh thần chiến đấu và âm mưu biến nước ta thành quận huyện, đồng hóa dân tộc ta thành người Hán và vĩnh viễn xóa sổ người Việt khỏi cõi trời đất. Chính vì lẽ ấy mà Nguyễn Trãi đã dành hẳn một phần lớn trong tác phẩm để đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng hùng hồn nhằm luận tội lũ giặc tàn bạo và xảo quyệt, đồng thời cũng thể hiện tấm lòng thương xót, đồng cảm với những người dân phải chịu sự bóc lột, ác bức của giặc Minh. Năm 1406, nhà Minh sai Trương Phụ, Mộc Thạnh mang mấy chục vạn quân kéo sang xâm lược nước ta. Lúc đầu thì lấy cớ “phù Trần diệt Hồ”, nhưng sau khi đánh bại nhà Hồ, chúng đã đặt ách đô hộ lên nước Việt, chia đất nước ta thành quận huyện, thi hành một chính sách cai trị vô cùng độc ác: “Nhân họ Hồ chính sự phiền hà Để trong nước lòng dân oán hận Quân cuồng Minh thừa cơ gây hoạ Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh” Lợi dụng việc chính trị rối ren, giặc Minh cấu kết với bọn Việt gian bán nước, điên cuồng sang cướp nước ta, xâm phạm chủ quyền dân tộc, còn gây ra bao tội ác tày trời: “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ” Sách Cương Mục nhà Nguyễn viết về sự tàn bạo của quân Minh: “… đi đến đâu chém giết thả cửa, hoặc xếp thây người làm quả núi, hoặc bồn ruột người quấn vào cây, hoặc rán thịt người lấy mỡ, hoặc làm nhục hình bào lạc để mua vui. Thậm chí có người theo lệnh giặc, mổ bụng người chửa, cắt lấy hai tai của mẹ và con để dâng cho giặc… ” Ngoài ra, nhiều sử sách khác cũng ghi lại bao tội ác chồng chất của giặc Minh trong suốt một thời gian dài hơn hai mươi năm “dối trời lừa dân, đủ muôn nghìn kế”: quân Minh đã cướp của nước ta 235.900 con voi, ngựa, trâu bò; 13.600.000 thạch thóc; 8.670 chiếc thuyền và nhiều vàng bạc, châu báu đem về Trung Quốc. Chính quyền đô hộ tăng thuế ruộng đất lên gấp ba lần (bằng cách bắt ghi một mẫu thành ba mẫu) so với thời nhà Hồ. Tất cả nghề thủ công, buôn bán, v.v. đều bị đánh thuế. Chính quyền đô hộ kiểm soát việc sản xuất muối, nắm độc quyền buôn bán muối. Người đi đường chỉ được phép mang nhiều nhất là ba bát muối. Nhân dân còn phải cưỡng bức đi khai thác vàng, bạc, mò ngọc trai dưới biển, khai thác lâm thổ sản, các hương liệu quý, đi lao dịch. Nhiều người còn bị bắt làm nô tỳ, hoặc bị bắt đưa về Trung Quốc, phục dịch bọn quan lại nhà Minh. Năm 1407, Trương Phụ bắt đem về nước 7.700 thợ thủ công. Nhiều thầy thuốc, thợ thủ công, dân phu, phụ nữ, trẻ con, đào hát, phường nhạc cũng
  • 10. 10 bị bắt đem về Trung Quốc . Không dừng lại ở đó, chúng còn tàn phá môi sinh, môi trường, dồn nhân dân ta vào bước đường cùng, vào hố diệt vong: “Nặng thuế khoá sạch không đầm núi. Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập thuồng luồng. Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu nước độc. Vét sản vật, bắt dò chim sả, chốn chốn lưới chăng. Nhiễu nhân dân, bắt bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt. Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ, Nheo nhóc thay kẻ goá bụa khốn cùng. Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán, Nay xây nhà, mai đắp đất, chân tay nào phục dịch cho vừa? Nặng nề những nổi phu phen Tan tác cả nghề canh cửi”. Đằng sau những hành động dã man, mưu mô xảo quyệt, là bộ mặt ghê tởm lũ ác ôn, bầy quỷ sứ phương Bắc đang hoành hành trên xương máu, nước mắt, trên tính mạng và tài sản nhân dân ta: “Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán. Tội ác của giặc Minh đối với nhân dân ta, không thể ghi hết tội, không thể rửa hết mùi dơ bẩn, trời đất không thể dung tha, người người đều căm giận”. Bại hoại nhân nghĩa, trời bất dung, đất bất thứ là những thứ dùng để diễn tả về những tội ác đẫm máu của quân Minh trên đất Đại Việt. Tất cả đều được ngòi bút sắc hơn ngọn giáo của Nguyễn Trãi ghi tạc vào sử sách bằng giọng điệu uất hận nghẹn ngào, kết hợp với biện pháp phóng đại, hình ảnh kì vĩ, vô tận, tội ác chồng chất bị phơi bày trong bản cáo trạng đẫm máu và nước mắt. ở đây, bản tuyên ngôn độc lập còn có giá trị như một bản tuyên ngôn nhân quyền, vạch rõ sự bại hoại nhân nghĩa của quân thù. “Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội, Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa hết mùi!” Lấy trúc Nam Sơn, nước Đông Hải, cái vô hạn để nói về tội ác và sự nhơ bẩn của quân “cuồng Minh”, cái cùng cực, cái vô cùng, Nguyễn Trãi đã ghi sâu vào lòng người, vào bia miệng đến nghìn năm vẫn chưa phai. Nguyễn Trãi đã từng “tiễn cha lên ải Bắc...”, từng nếm mật nằm gai, là chứng nhân của lịch sử gọi vua nhà Minh hiếu chiến là “giảo đồng” (trẻ ranh, nhãi ranh), lũ tướng tá giặc Minh là đồ “nhút nhát”. Đó cũng là tiếng nói căm thù, khinh bỉ, là ý chí sắt đá chống quân xâm lược, chống lũ bành trướng phương Bắc tham tàn, hiếu chiến: “Thằng nhãi ranh Tuyên Đức động binh không ngừng, Đồ nhút nhát Thạnh, Thăng đem dầu chữa cháy!” Hai mươi năm đô hộ của nhà Minh đã gây nhiều hậu quả tai hại cho đất nước ta, làm đình trệ nền kinh tế, đời sống của nhân dân vô cùng cực khổ, những di sản văn hoá bị phá huỷ, cuộc khủng hoảng cuối thế kỷ XIV không được giải quyết mà còn thêm sâu sắc hơn, con đường phát triển của đất nước ta bị chững lại. Nguyễn Trãi đã dành một
  • 11. 11 phần lớn bài đại cáo miêu tả chi tiết về những tội ác vô cùng dã man, tàn bạo của lũ giặc Minh cướp nước, hiếu chiến, man rợn và hung tàn. Ngòi bút nhỏ máu của Nguyễn Trãi vừa thể hiện nỗi căm phẫn, niềm uất hận nghẹn ngào của ông trước tội ác của giặc, vừa bộc lộ niềm cảm thông, xót xa, chia sẻ với nỗi thống khổ mà nhân dân ta phải chịu đựng suốt mấy mươi năm. Càng thương dân, ông càng căm giận quân xâm lược. Đoạn kể tội giặc của ông với những hình ảnh cụ thể trong bài chứa đầy những giọt nước mắt đồng cảm thương xót cho nhân dân, cho quê hương, cho cây cỏ núi sông, đồng thời ngùn ngụt lòng căm thù, tức giận đối với kẻ ngoại xâm và bán nước. 4. Tư tưởng nhân nghĩa thể hiện ở tinh thần chuộng hòa bình, tinh thần nhân đạo của dân tộc Tư tưởng nhân nghĩa ấy còn được thể hiện ở sự khoan dung khi kẻ thù đã bại trận .Nó thể hiện đức hiếu sinh của dân tộc Việt Nam nói chung cũng chính là tấm lòng bao dung của Nguyễn Trãi trong khi đối phó với quân địch trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Ta đánh địch bằng sức mạnh bằng ý chí sự căm thù quân giặc khi đã đem quân sang định cướp nước ta. Nhưng khi giặc đã bại trận ta cũng không nên trút sự căm giận đó thể tàn sát khiến cảnh máu chảy đầu rơi xảy ra. Ta chiến đấu cốt chỉ để lấy lại đất đai để toàn vẹn lãnh thổ đó chính là mục tiêu cuối cùng. “ Tướng giặc bị cầm tù, như hổ đói vẫy đuôi xin cứu mạng Thần vũ chẳng giết hại, thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh Mã Kỳ, Phương Chính, cấp cho năm trăm chiếc thuyền, ra đến biển mà vẫn hồn bay phách lạc, Vương Thông, Mã Anh, phát cho vài nghìn cỗ ngựa, về đến nước mà vẫn tim đập chân run. Họ đã tham sống sợ chết mà hoà hiếu thực lòng Ta lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức. Chẳng những mưu kế kì diệu Cũng là chưa thấy xưa nay” Vậy cho nên khi đã thắng trận ta cũng không tàn sát mà để cho bọn chúng một con đường lui để chúng được quay về đoàn tụ với gia đình người thân. Điều đó cũng sẽ khiến cho dân tộc ta được tôn trọng được coi trọng và biết ơn. Việc làm này cũng khiến cho quân Minh e dè mà không dám quay lại nước ta tấn công nữa. Chiến lược đánh giặc cứu nước, cứu dân, “mở nền thái bình muôn thuở” bằng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi đã có ý nghĩa rất to lớn cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn đấu tranh cứu nước và dựng nước của dân tộc ta. Nguyễn Trãi và Lê Lợi, cùng với quân dân Đại Việt đã kiên quyết thi hành một đường lối kết thúc chiến tranh rất sáng tạo, rất nhân nghĩa: “nghĩ kế nước nhà trường cửu, tha cho mười vạn hùng binh. Gây lại hòa hảo cho hai nước, dập tắt chiến tranh cho muôn đời”. Đó thật sự là tư tưởng lớn của một con người có tài “kinh bang tế thế” và là một tư tưởng có sức sống “vang đến muôn đời”.Ta cũng có thể nói thêm về tài chiến lược của Nguyễn Trãi còn được thể hiện ở chỗ cầu người hiền tài giúp nước giúp dân. Nguyễn Trãi đã quan niệm rằng người hiền tài càng nhiều thì xã tắc mới càng được hưng thịnh nhân dân mới được ấm no hạnh phúc mới có thể đánh đuổi quân giặc không dám quay lại chiến đánh trên
  • 12. 12 đất nước ta thêm một lần nào nữa. Bình Ngô đại cáo xét về mặt tư tưởng thì đây là tác phẩm nổi bật về chủ nghĩa nhân đạo, minh chứng hùng hồn cho cuộc chiến thắng của nhân dân ta chống giặc Minh. Triết lí nhân nghĩa của Nguyễn Trãi tiềm ẩn như mỏ quặng quý mà ta phải khai thác, đào sâu, nhưng nổi lên bề mặt lộ thiên của nó chính là chủ nghĩa yêu nước, là tình cảm thương dân. Vì yêu nước thương dân mà Nguyễn Trãi có những quan niệm tiến bộ về bản chất và mục đích của đội quân nhân nghĩa, về Tổ quốc và “Bốn phương biển cả thanh bình”. Đã sáu trăm năm trôi qua, Nguyễn Trãi - người anh hùng dân tộc và là nhà thơ, nhà văn, nhà tư tưởng chính trị, thực sự sống mãi trong lòng dân tộc khi các thế hệ con cháu mang tư tưởng nhân nghĩa của Người đã làm nên bao kì tích, bao chiến thắng lẫy lừng, như trong chiến tranh chống Mỹ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thu tư tưởng nhân nghĩa ấy mà đối xử nhân đạo với những phi công Mỹ ngụy. Họ đã đem bom đạn đến giết hại nhân dân ta trên mọi miền đất nước, tàn phá đất nước ta, gây bao đau thương tang tóc cho nhân dân ta. Vậy mà khi bắt sống những kẻ ấy, ta vẫn đối xử nhân đạo và sau ngày toàn thắng 30 - 4 - 1975 trao trả lại cho Mỹ. Phải chăng đó là được nguồn từ tư tưởng Nguyễn Trãi. “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn Lấy chí nhân để thay cường bạo”. 5. Nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm – Sử dụng từ ngữ hiển nhiên, vốn có. – Biện pháp đối lập, lấy cái vô hạn của trúc Nam Sơn để nói đến cái vô hạn trong tội ác giặc Minh, lấy cái vô cùng của nước Đông Hải để nói lên sự dơ bẩn vô cùng. – Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật. – Liệt kê, so sánh, đối lập để tạo thành bản anh hùng ca về những chiến công oanh liệt. CHƯƠNG 3: TƯ TƯỞNG NHÂN NGHĨA CỦA NGUYỄN TRÃI TRONG ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC LỐI SỐNG CHO THẾ HỆ TRE VIỆT NAM HIỆN NAY • Định hướng cho thế hệ trẻ lối sống vì con người: Việc định hướng lối sống vì con người thế hệ trẻ là điều quan trọng, con người luôn chạy theo những lợi ích vật chất mà quên đi những giá trị tốt đẹp của cha ông, những chuẩn mực đạo đức đó là thương người, đồng cảm,… chính lối sống vì con người từ đó xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn, không có sự bốc lột, con người sẽ trở nên hạnh phúc hơn. Chúng ta sống cùng mọi người nên phải dựa trên sự bình đẳng, sự chia sẻ, sự đồng cảm, đôi bên cùng có lợi, tôn trọng lẫn nhau có vậy xã hội ngày càng phát triển và văn minh hơn. Định hướng cho thể hệ trẻ lối sống có trách nhiệm. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, khi mà lối sống và văn hóa ngoại lai, thực dụng, có nguy cơ làm phai nhạt về lý tưởng và suy thoái về đạo đức, xa rời truyền thống và làm mất bản sắc văn hóa dân tộc, chệch hướng xã hội chủ nghĩa thì việc định hướng lối sống có trách nhiệm càng có ý nghĩa quan trọng hơn. Để xây dựng lối sống có trách nhiệm trước hết cần có sự thương người, quan tâm giúp đỡ, đồng cảm, chia sẻ với mọi người xung quanh, đặc biệt là vị tha, bao dung với những lỗi lầm của người khác, cần thấy được trách nhiệm của bản thân trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ
  • 13. 13 quốc, đồng thời cần rèn luyện cho bản thân tính tự giác, kỉ luật, cần có trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội, quê hương đất nước. Qua đó góp phần củng cố niềm tin, lập trường, dần hoàn thiện nhân cách của bản thân, cá nhân có ý thức hơn trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Góp phần vào việc bảo tồn các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc đồng thời xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp hơn. • Định hướng cho thế hệ trẻ lối sống vì cộng đồng: Cá nhân con người không thể tách khỏi đời sống cộng đồng. Để cộng đồng ngày một phát triển thì cá nhân cùng tham gia với cộng đồng để xây dựng khối cộng đồng, nguồn sức mạnh làm nên nhiệm vụ trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.Vì thế, ngoài việc có trách nhiệm với bản thân,con người cần có lối sống vì cộng đồng. Có như thế việc cố kết cộng đồng, phát huy vai trò, sức mạnh của cộng đồng ngày một được nâng lên, đồng thời việc định hướng lối sống vì cộng đồng cho thế hệ trẻ mang một ý nghĩa hết sức to lớn trong việc phát triển cộng đồng, tăng trưởng kinh tế của cộng đồng, cùng với tiến bộ của cộng đồng theo hướng hoàn thiện các giá trị chân, thiện, mĩ. Chính lối sống vì cộng đồng của cá nhân giúp cho cộng đồng ngày một phát triển, ngày càng hòa nhập, từ đó đóng góp vào tiến trình phát triển chung của quốc gia. PHẦN KẾT LUẬN Cho đến nay, “Bình Ngô đại cáo” vẫn vẹn nguyên giá trị, sức sống như lần đầu tiên được tuyên cáo trước thiên hạ. Nó có sức sống lâu bền bởi nó là một văn kiện lịch sử khẳng định nền độc lập dân tộc và mang tư tưởng nhân đạo, chính nghĩa vĩ đại. Trên phương diện văn chương, Nguyễn Trãi đã để lại một áng văn mẫu mực về lòng yêu nước và tinh thần chiến đấu của quân và dân ta tước giặc thù hung bạo. Mỗi một thế hệ khi phân tích luận đề chính nghĩa bình ngô đại cáo đều tự hào khi được lật lại và cảm nhận khí thế hào hùng của một thời đại lịch sử oanh liệt của dân tộc. Ẩn bên trong áng văn của Nguyễn Trãi, không chỉ là niềm tự hào, lòng kiêu hãnh của riêng tác giả mà còn của toàn dân về ý chí người Việt, về đạo nhân nghĩa vì nước, vì chính nghĩa mà trừ bạo tàn. Tài liệu tham khảo : 1. Luatduonggia 2. Hocvanchihien 3.Thư viện tài liệu số 1 Việt Nam 4.Tư liệu trường THPT Nguyễn Trãi 5.Tài liệu ngữ văn 10 kết nối tri thức ( thể loại , xuất sứ , hcst) 6.Tài liệu anybooks kết nối tri thức 7.Học ngữ văn (2020) tìm hiểu về tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo 8. Lương Ninh 2000, Chương VII – Đại Cuộc khủng hoảng xã hội Đại Việt cuối thế kỷ XIV, Hà Nội, Chính trị Quốc gia, Tr.197-202.
  • 14. 14