SlideShare a Scribd company logo
1 of 206
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
LÊ DUYÊN HÀ
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH
TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN
CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN, VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊNNGÀNH:LÝLUẬNVÀLỊCHSỬNHÀNƯỚCVÀ PHÁPLUẬT
HÀ NỘI - 2017
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
LÊ DUYÊN HÀ
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH
TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN
CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN, VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊNNGÀNH:LÝLUẬNVÀLỊCHSỬNHÀNƯỚCVÀ PHÁPLUẬT
Mã số: 62 38 01 01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRỊNH ĐỨC THẢO
HÀ NỘI - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có
nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Lê Duyên Hà
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI LUẬN ÁN 8
1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 8
1.2. Tình hình nghiên cứu nước ngoài 22
1.3. Một số nhận xét rút ra từ các công trình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra
cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án 30
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ KHIẾU NẠI
HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI 35
2.1. Khái niệm, nội dung điều chỉnh của pháp luật về khiếu nại hành chính
trong lĩnh vực đất đai 35
2.2. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thực hiện pháp luật về khiếu nại hành
chính trong lĩnh vực đất đai 46
2.3. Hình thức và điều kiện bảo đảm thực hiện pháp luật về khiếu nại hành
chính trong lĩnh vực đất đai 56
2.4. Thực hiện pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai ở các
tỉnh Tây Bắc và giá trị tham khảo cho các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam 68
Chương 3: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG VÀ THỰC TRẠNG THỰC HIỆN
PHÁP LUẬT VỀ KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI
TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN, VIỆT NAM 75
3.1. Các yếu tố tác động đến thực hiện pháp luật về khiếu nại hành chính trong
lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên 75
3.2. Thực trạng thực hiện pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai
trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam (từ năm 2011 đến năm 2016) 82
3.3. Đánh giá chung và bài học kinh nghiệm thực hiện pháp luật về khiếu nại hành
chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam 106
Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP
LUẬT VỀ KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI TRÊN
ĐỊA BÀN CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN, VIỆT NAM HIỆN NAY 122
4.1. Quan điểm bảo đảm thực hiện pháp luật về khiếu nại hành chính trong
lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam 122
4.2. Giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh
vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam hiện nay 129
KẾT LUẬN 152
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 154
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 157
PHỤ LỤC 169
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
ADPL : Áp dụng pháp luật
CB,CC : Cán bộ, công chức
CNQSDĐ : Chứng nhận quyền sử dụng đất
CNXH : Chủ nghĩa xã hội
CQNN : Cơ quan nhà nước
CT-XH : Chính trị - xã hội
DTTS : Dân tộc thiểu số
HCNN : Hành chính nhà nước
HĐND : Hội đồng nhân dân
HTCT : Hệ thống chính trị
HVHC : Hành vi hành chính
KNHC : Khiếu nại hành chính
KT-XH : Kinh tế - Xã hội
QĐHC : Quyết định hành chính
QHXH : Quan hệ xã hội
QLHCNN : Quản lý hành chính nhà nước
QLNN : Quản lý nhà nước
QP-AN : Quốc phòng - an ninh
QPPL : Quy phạm pháp luật
THPL : Thực hiện pháp luật
TTHC : Thủ tục hành chính
UBND : Ủy ban nhân dân
VH-XH : Văn hoá - Xã hội
VPPL : Vi phạm pháp luật
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN ÁN
Trang
Biểu đồ 3.1: Diện tích đất đai 5 tỉnh Tây Nguyên 75
Biểu đồ 3.2: Dân số các tỉnh Tây Nguyên năm 2015 79
Biểu đồ 3.3: Quyết định hành chính về đất đai 5 tỉnh Tây Nguyên bị khiếu nại 101
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN), quyền khiếu nại hành chính
(KNHC) nói chung và quyền KNHC trong lĩnh vực đất đai nói riêng, là một trong
những quyền quan trọng của công dân được bảo đảm bằng Hiến pháp, pháp luật
và các cơ chế xã hội khác. Hiến pháp năm 2013 quy định: “Ở nước Cộng hòa
XHCN Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh
tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và
pháp luật” [60, tr.14]. Để làm cơ sở cho việc giải quyết tốt các yêu cầu chính đáng
của công dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức sử dụng đất.
Trong những năm qua, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp
luật (QPPL) và các văn bản hướng dẫn thi hành; Chính sách, pháp luật về giải
quyết KNHC trong lĩnh vực đất đai cũng ngày càng hoàn thiện. Đây là cơ sở pháp
lý cơ bản để bảo đảm thực hiện pháp luật (THPL) về KNHC trong lĩnh vực đất đai
trên thực tế.
Thông qua THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai, Nhà nước kiểm tra tính
đúng đắn của các quyết định hành chính (QĐHC), hành vi hành chính (HVHC) về
đất đai đã ban hành bị khiếu nại, từ đó có cơ sở thực tiễn để hoàn thiện pháp luật
về KNHC trong lĩnh vực đất đai, đồng thời là một hình thức phát huy dân chủ trực
tiếp, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân tham gia giám sát các hoạt động của cơ
quan nhà nước, cán bộ, công chức (CB,CC) ngày càng sâu rộng và hiệu quả hơn.
Tây Nguyên là một trong những vùng kinh tế - sinh thái đặc thù của Việt
Nam, có vị trí chiến lược về an ninh, quốc phòng đồng thời là khu vực có tiềm
năng to lớn về đất đai. Nhiều năm qua, THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai đã
đạt những kết quả tích cực; ý thức tuân thủ, chấp hành, sử dụng pháp luật về
KNHC trong lĩnh vực đất đai của công dân được nâng cao. Nhiều vụ việc KNHC
về đất đai đã được cơ quan nhà nước (CQNN), người có thẩm quyền xem xét, áp
dụng pháp luật (ADPL) giải quyết kịp thời, đúng người, đúng việc, đúng pháp
2
luật, qua đó góp phần tăng cường pháp chế, ổn định tình hình chính trị, kinh tế -
xã hội (KT-XH) vùng Tây Nguyên. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt
được, THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên
Việt Nam vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định. Một số cơ quan, người có
thẩm quyền trong quá trình ra các QĐHC, HVHC về cấp đất, giao đất, thu hồi đất,
đền bù giải phóng mặt bằng chưa đúng trình tự, thủ tục, thiếu minh bạch, công
bằng, dẫn đến bức xúc của các chủ thể sử dụng đất, nên đã phát sinh nhiều các
KNHC về đất đai. Trong khi đó, sự phối hợp giữa các CQNN để ADPL giải quyết
các KNHC trong lĩnh vực đất đai còn chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ, không gắn kết
giữa công tác tiếp dân, đối thoại với giải quyết khiếu nại, nhất là cấp huyện và các
sở, ngành chức năng. Một số vụ việc giải quyết đúng chính sách, pháp luật nhưng
chưa được tổ chức thi hành một cách kịp thời. Bên cạnh đó, do đặc thù về dân cư
vùng miền núi Tây Nguyên, trình độ dân trí còn rất thấp, sự hiểu biết pháp luật
còn nhiều hạn chế, nên nhiều vụ việc người đi khiếu nại vẫn không tuân thủ,
không chấp hành nghiêm pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai, thậm chí còn
có thái độ cực đoan, quá khích làm ảnh hưởng đến trật tự xã hội ở một số địa bàn
vùng Tây Nguyên. Cá biệt, có trường hợp cấu kết với các thế lực phản động
FULRO lưu vong ở ngoài nước, các phần tử cơ hội kích động những người đi
khiếu nại đòi lại đất của các cơ sở tôn giáo; tổ chức, lôi kéo khiếu nại đông người,
biến các vụ việc KNHC thuần túy trở thành vấn đề CT-XH, dẫn đến tình hình
THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn một số tỉnh Tây Nguyên có
những diễn biến phức tạp và vẫn ở mức “nóng”. Vì lẽ đó, việc nghiên cứu một
cách toàn diện, sâu sắc vấn đề THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn
các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam cả phương diện lý luận và thực tiễn có ý nghĩa
sâu sắc và cấp thiết hiện nay.
Xuất phát từ những lý do trên, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài: “Thực hiện
pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh
Tây Nguyên, Việt Nam” làm Luận án tiến sĩ Luật học, chuyên ngành Lý luận và
lịch sử nhà nước và pháp luật.
3
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn THPL về
KNHC trong lĩnh vực đất đai, luận án đề xuất các quan điểm cơ bản, hệ thống giải
pháp mang tính đặc thù nhằm bảo đảm THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai
trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên,Việt Nam hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích trên, luận án có nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và nước ngoài có liên quan
đến đề tài luận án, đánh giá những giá trị của các công trình đó và xác định những
vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu.
- Làm sáng tỏ cơ sở lý luận THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai, trong
đó, phân tích các khái niệm, đặc điểm, hình thức, vai trò và các điều kiện bảo đảm
THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai. Nghiên cứu THPL về KNHC trong lĩnh
vực đất đai ở các tỉnh Tây Bắc nước ta và rút ra các giá trị tham khảo vận dụng
cho các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam.
- Phân tích những yếu tố tác động tới THPL về KNHC trong lĩnh vực đất
đai; khảo sát, đánh giá đúng thực trạng THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai
trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên; rút ra các nguyên nhân của những ưu điểm, hạn
chế và bài học kinh nghiệm trong THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa
bàn các tỉnh Tây Nguyên.
- Phân tích, luận chứng các quan điểm và đề xuất hệ thống các giải pháp
bảo đảm THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên
Việt Nam hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn THPL về KNHC
trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên dưới góc độ của chuyên
ngành Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật.
4
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai có nội dung
nghiên cứu rất rộng. Với mục đích nghiên cứu chuyên sâu về một vấn đề dưới góc
độ của Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật, luận án chỉ tập trung nghiên cứu
một số nhóm quan hệ chủ yếu về: Quyền KNHC của người sử dụng đất đối với
các QĐHC, HVHC của cơ quan QLHCNN; trình tự, thủ tục KNHC trong lĩnh vực
đất đai của người khiếu nại và cơ quan giải quyết; thẩm quyền ADPL giải quyết
KNHC theo thủ tục hành chính (TTHC) về đất đai của các cơ quan QLHCNN trên
địa bàn các tỉnh Tây Nguyên.
- Phạm vi về không gian: Luận án nghiên cứu thực trạng THPL về KNHC
trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, bao gồm: Đắk Lắk, Đắk
Nông, Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng, đồng thời có tham khảo THPL về KNHC
trong lĩnh vực đất đai ở các tỉnh Tây Bắc.
- Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu thực trạng THPL về KNHC trong lĩnh
vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam từ năm 1998 đến nay,
(các số liệu chủ yếu từ năm 2011 đến năm 2016).
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án được nghiên cứu trên cơ sở Lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin,
Tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam
và Nhà nước ta về pháp luật KNHC chính nói chung và THPL về KNHC trong
lĩnh vực đất đai nói riêng; đồng thời tham khảo các công trình có liên quan đến đề
tài đã được công bố.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên nền tảng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của
Triết học Mác - Lênin, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như:
phương pháp hệ thống; phương pháp lôgic; phương pháp lịch sử; phương pháp
phân tích, tổng hợp; phương pháp thống kê, điều tra xã hội học; phương pháp kết
hợp lý luận với thực tiễn; phương pháp so sánh....để giải quyết các vấn đề đặt ra
trong nghiên cứu nội dung của luận án. Các phương pháp được sử dụng nhằm làm
5
rõ nội dung cơ bản của luận án, đảm bảo tính khoa học và lôgic giữa các vấn đề
của đề tài trong các chương. Cụ thể:
- Phương pháp hệ thống được sử dụng trong chương 1 để phân loại và
nghiên cứu nội dung các tài liệu nghiên cứu về KNHC trong lĩnh vực đất đai; pháp
luật KNHC về đất đai và THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai ở một số địa
phương có điểm tương đồng với các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam.
- Phương pháp logic được sử dụng xuyên suốt trong quá trình thực hiện
chương 2, chương 3 và chương 4. Theo đó, trong chương 2 trước khi nghiên cứu
cơ sở lý luận THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai, nghiên cứu sinh đã nêu khái
quát lý luận về pháp luật KNHC trong lĩnh vực đất đai. Đồng thời nội dung của ba
chương có mối quan hệ xuyên suốt. Những lý giải về mặt lý luận ở chương 2 là cơ
sở đánh giá thực trạng THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai ở chương 3 và từ đó
đưa ra các quan điểm và giải pháp bảo đảm THPL về KNHC trong lĩnh vực đất
đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên trong chương 4.
- Phương pháp lịch sử được sử dụng trong việc đánh giá thực trạng THPL
về KNHC trong lĩnh vực đất đai. Điều kiện cụ thể của các tỉnh miền núi Tây
Nguyên là xuất phát điểm để nghiên cứu sinh đánh giá đúng thực trạng THPL về
KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên trong giai đoạn từ
năm 2011 đến năm 2016.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp được sử dụng trong cả chương 2,
chương 3 và chương 4 của luận án. Phân tích khái niệm pháp luật về KNHC trong
lĩnh vực đất đai, THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai, đặc điểm, nội dung, hình
thức, vai trò và các điều kiện bảo đảm THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai;
phân tích các yếu tố đặc thù tác động tới THPL về KNHC, nguyên nhân của thực
trạng THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên;
phân tích các quan điểm và giải pháp bảo đảm THPL về KNHC trong lĩnh vực đất
đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam.
- Đối với việc nghiên cứu tham khảo THPL về KNHC trong lĩnh vực đất
đai ở một số tỉnh, luận án chú trọng sử dụng phương pháp so sánh và phân tích để
6
rút ra kinh nghiệm THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai có thể áp dụng ở các
tỉnh Tây Nguyên.
- Trong chương 3, bên cạnh việc sử dụng phương pháp phân tích tác giả
còn sử dụng các phương pháp thống kê, điều tra xã hội học, phương pháp tổng
hợp các số liệu để chứng minh cho các luận giải đã nêu trong phần đánh giá thực
trạng THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên,
Việt Nam.
5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án là công trình chuyên khảo đầu tiên nghiên cứu tương đối hệ thống
THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, Việt
Nam, nên có một số đóng góp khoa học mới sau:
- Xây dựng khái niệm pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai, THPL về
KNHC trong lĩnh vực đất đai có tính nền tảng xuyên suốt luận án; chỉ ra được một
số đặc điểm, hình thức THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai; nêu ra được vai
trò, điều kiện bảo đảm THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai nói chung, trong đó
có các tỉnh Tây Nguyên.
- Luận án phân tích chỉ ra yếu tố đặc thù về điều kiện tự nhiên, kinh tế, VH
-XH, tình trạng di dân tự do, quản lý và sử dụng đất đai ở các tỉnh Tây Nguyên tác
động tới quá trình THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai. Phân tích được các kết
quả, hạn chế của thực trạng THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai tại các tỉnh
Tây Nguyên; chỉ ra được những nguyên nhân ưu điểm và hạn chế của thực trạng
này; qua đó rút ra bài học kinh nghiệm từ THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai
trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên trong thời gian qua.
- Xác lập các quan điểm, đề xuất được hệ thống giải pháp bao gồm nhóm
giải pháp chung và nhóm giải pháp riêng mang tính đặc thù cho Tây Nguyên,
nhằm đảm bảo THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây
Nguyên Việt Nam hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Về mặt lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần vào giải quyết
một số vấn đề lý luận hiện nay đang đặt ra đối với thực hiện quyền dân chủ trực
7
tiếp của nhân dân, trong đó có vấn đề lý luận THPL về KNHC trong lĩnh vực đất
đai nói chung và trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên nói riêng.
- Về mặt thực tiễn:
+ Luận án có thể được dùng làm tài liệu tham khảo, giúp các cấp uỷ đảng,
chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể ở Tây Nguyên có cơ sở để hoạch
định, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai, góp
phần nâng cao nhận thức cho các cấp uỷ đảng, chính quyền và nhân dân các dân
tộc Tây Nguyên về pháp luật KNHC; vai trò của CB,CC trong THPL về KNHC
trong lĩnh vực đất đai.
+ Luận án sẽ có giá trị tham khảo trong công tác nghiên cứu, giảng dạy tại
Trường chính trị, Trung tâm Bồi dưỡng chính trị cấp huyện trên địa bàn các tỉnh
Tây Nguyên. Có giá trị tham khảo tốt cho việc nghiên cứu, xây dựng và hoàn
thiện pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai đối với những vùng có điều kiện,
hoàn cảnh tương đồng như các tỉnh miền núi vùng Tây Nguyên và cho ai quan
tâm đến những vấn đề của luận án.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình nghiên cứu của tác
giả đã được công bố, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án bao gồm 4
chương, 12 tiết.
8
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC
1.1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến pháp luật về khiếu nại
hành chính; khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai
* Đề tài nghiên cứu khoa học và sách
- “Giải quyết khiếu tố của nhân dân - thực trạng và những bài học kinh
nghiệm” của Nguyễn Văn Mạnh [50], đã nêu bài học kinh nghiệm chung là các
cấp, các ngành phải luôn coi trọng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp
luật nói chung, pháp luật khiếu nại nói riêng; khiếu nại cần được giải quyết kịp
thời, đúng hạn định; coi trọng công tác tiếp dân, tuân thủ trình tự, thủ tục giải
quyết khiếu nại; có chính sách hợp lý cho CB,CC làm công tác giải quyết khiếu
nại; kiên trì, phối hợp giải quyết tốt các vụ khiếu nại đông người; thực hiện tốt
Quy chế dân chủ ở cơ sở; tổ chức rút kinh nghiệm thường xuyên về công tác giải
quyết khiếu nại.
- “Khiếu nại, tố cáo hành chính - cơ sở lý luận, thực trạng và giải pháp”
của Lê Tiến Hào [26], đã phân tích thêm cơ sở lý luận về khiếu nại, tố cáo hành
chính và giải quyết khiếu nại, tố cáo hành chính; đánh giá đúng tình hình khiếu
nại, tố cáo hành chính và thực trạng việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hành chính;
phân tích những nguyên nhân phát sinh khiếu nại, tố cáo và những tồn tại, hạn chế
trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo hành chính giai đoạn hiện nay; đề xuất
định hướng, nguyên tắc và hệ thống các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về
khiếu nại, tố cáo và nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo.
- “Hoàn thiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở nước ta trong giai đoạn hiện
nay” của Phạm Hồng Thái, Vũ Đức Đán [71]. Đề tài tập trung nghiên cứu khái
niệm khiếu nại, quyền khiếu nại, pháp luật về khiếu nại, thực trạng pháp luật về
khiếu nại và giải quyết khiếu nại. Về những hạn chế trong công tác giải quyết
khiếu nại, đề tài cho thấy: Tình hình khiếu kiện ở các địa phương có chiều hướng
9
gia tăng; nhiều trường hợp CQNN làm sai, người dân khiếu nại nhưng không giải
quyết kịp thời hoặc giải quyết thiếu khách quan, thấy sai không chịu sửa, bao che
cho cấp dưới; việc sửa chữa khuyết điểm trong thực thi công vụ, giải quyết khiếu
nại thiếu khẩn trương; nhận thức, hiểu biết pháp luật của một bộ phận nhân dân,
kể cả cán bộ các cấp chính quyền và các CQNN còn hạn chế... Đề tài cũng chỉ ra
một số nhân tố khách quan và chủ quan đòi hỏi phải hoàn thiện pháp luật về khiếu
nại và kiến nghị một số giải pháp chủ yếu hoàn thiện pháp luật về khiếu nại trong
điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam.
- “Tìm hiểu pháp luật về khiếu nại” của Thanh tra Chính phủ [75], cuốn
sách nhằm giúp cán bộ và nhân dân hiểu và thực hiện đúng quyền, nghĩa vụ khi
thực hiện việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại, nâng cao ý thức, trách nhiệm,
trình độ nghiệp vụ của cán bộ, công chức cấp xã trong việc giải quyết khiếu nại và
tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khiếu nại. Cuốn sách bao gồm 02 phần: Phần
I: Nêu bật được sự cần thiết và nguyên tắc xây dựng Luật khiếu nại. Phần II: Phân
tích những nội dung cơ bản của pháp luật về khiếu nại. Cuốn sách được trình bày
dưới dạng tài liệu tuyên truyền, nội dung ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, thể hiện đầy
đủ những quy định của pháp luật hiện hành về khiếu nại, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu
pháp luật của cán bộ và nhân dân.
- Sách:“Hiệu quả pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân ở
Việt Nam” của Nguyễn Thế Thuấn [79]. Nội dung cuốn sách phân tích cơ sở lý
luận và pháp lý về quyền khiếu nại; hiệu quả giải quyết khiếu nại; nguyên nhân
của những hạn chế và khó khăn trong giải quyết khiếu nại là nhiều chính sách,
pháp luật đã lạc hậu, thiếu hoàn chỉnh, không phù hợp; trình độ, trách nhiệm thực
thi công vụ của CB,CC chưa cao; lãnh đạo các ngành, các cấp chưa thấy hết trách
nhiệm của mình trong việc giải quyết khiếu nại; một số quy định về thẩm quyền,
thủ tục, cơ chế phối hợp giải quyết khiếu nại còn bất cập, chồng chéo; đề xuất giải
pháp tăng cường hiệu quả pháp luật về giải quyết khiếu nại.
- Cuốn sách“Cơ chế pháp lý bảo đảm thực hiện quyền khiếu nại hành chính
của công dân” của Nguyễn Tuấn Khanh [38], đã tập trung đề cập những vấn đề
cơ bản về lý luận và thực tiễn cơ chế pháp lý bảo đảm thực hiện quyền KNHC của
10
công dân, từ đó, đề xuất một số giải pháp cần thiết đối với việc hoàn thiện và tổ
chức thực hiện chính sách, pháp luật về khiếu nại, khiến kiện hành chính. Nội
dung cuốn sách còn giới thiệu kinh nghiệm của một số nước trên thế giới và khái
quát quá trình hình thành, phát triển của các phương thức giải quyết khiếu nại,
khiếu kiện hành chính ở Việt Nam. Những vấn đề về thủ tục pháp lý bảo đảm thực
hiện quyền KNHC và hoạt động giám sát, xử lý vi phạm trong lĩnh vực khiếu nại,
khiếu kiện hành chính sẽ giúp CB,CC, người có thẩm quyền có nhận thức đúng
đắn hơn về vai trò, trách nhiệm của mình trong việc ADPL để giải quyết các vụ
việc khiếu nại, khiếu kiện hành chính, đồng thời nâng cao nhận thức của người
dân khi thực hiện việc khiếu nại, khiếu kiện hành chính.
- “Một số vấn đề về đổi mới cơ chế giải quyết khiếu kiện hành chính ở
Việt Nam”của Nguyễn Văn Thanh, Đinh Văn Minh [76]. Nội dung cuốn sách đề
cập và lý giải trên những vấn đề lý luận về KNHC và cơ chế giải quyết khiếu
kiện hành chính, các tác giả cho thấy quyết khiếu nại, tố cáo của công dân luôn
được Đảng và Nhà nước quan tâm và coi đó là một trong những nhiệm vụ quan
trọng, thể hiện trách nhiệm của CQNN trước công dân; bên cạnh đó các tác giả
còn trung phân tích quá trình hình thành và phát triển pháp luật về giải quyết
khiếu kiện hành chính ở Việt Nam; thực trạng về cơ chế và công tác giải quyết
khiếu kiện hành chính hiện nay. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp tiếp tục đổi
mới cơ chế nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu kiện hành chính
trong thời gian tới.
* Luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
- “Cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính ở Việt Nam hiện nay và vấn đề
hoàn thiện” của Phạm Anh Tuấn [89], đã phân tích sự điều chỉnh pháp luật trong
lĩnh vực khiếu nại và giải quyết KNHC, thực trạng của hoạt động giải quyết
KNHC, đề tài hướng tới là làm rõ những vấn đề đang đặt ra trong việc khiếu nại
và giải quyết KNHC; sự cần thiết phải đổi mới để đáp ứng được yêu cầu QLNN,
quản lý xã hội trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN và trong
tình hình hội nhập hiện nay của nước ta. Đề tài hệ thống hóa một số khía cạnh lý
luận, đánh giá thực trạng KNHC, hoạt động giải quyết KNHC ở nước ta nói
11
chung nhằm tìm ra giải pháp khắc phục, góp phần đổi mới cơ chế giải quyết
KNHC hiện hành.
- “Hoàn thiện pháp luật khiếu nại, tố cáo trong điều kiện xây dựng Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của Ngô Mạnh Toan [87], đã tập
trung nghiên cứu lý luận khiếu nại, tố cáo và thực trạng giải quyết khiếu nại, tố
cáo ở nước ta, đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo từ những
yêu cầu của Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân.
- “Hiệu quả hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan hành
chính nhà nước ở Ninh Bình hiện nay”, của Nguyễn Thị Hồng Thơm [78], đã
phân tích những vấn đề lý luận về khiếu nại, tố cáo và pháp luật khiếu nại, tố cáo,
những yêu cầu đặt ra của việc nâng cao hiệu quả hoạt động giải quyết khiếu nại, tố
cáo. Đánh giá thực trạng pháp luật khiếu nại, tố cáo và hoạt động giải quyết khiếu
nại, tố cáo của các cơ quan HCNN tại tỉnh Ninh Bình; đưa ra những kiến nghị cụ
thể hoàn thiện pháp luật khiếu nại, tố cáo và các giải pháp để nâng cao hiệu quả
hoạt động giải quyết khiếu nại tố cáo.
- “Giải quyết khiếu nại hành chính trong công cuộc cải cách hành chính ở
Việt Nam” của Hoàng Ngọc Dũng [15], đã phân tích làm rõ những vấn đề lý luận
và thực tiễn về giải quyết khiếu nại trong QLHCNN những năm qua ở nước ta.
Khảo sát, đánh giá thực trạng khiếu nại, giải quyết KNHC, trên có sở đó tác giả
làm rõ những kết quả, hạn chế trong khiếu nại và giải quyết KNHC, đưa ra quan
điểm và đề xuất một số giải pháp bảo đảm giải quyết KNHC đáp ứng mục tiêu
CCHC ở Việt Nam hiện nay. Đây là tài liệu có thể tham khảo vận dụng tốt vào
việc xây dựng cơ sở lý luận của luận án.
-“Hoàn thiện thủ tục pháp lý về giải quyết khiếu nại của công dân” của
Nguyễn Hạnh [25], làm rõ cơ sở lý luận và thực trạng của các thủ tục pháp lý về
giải quyết khiếu nại của công dân, trên cơ sở đó đưa ra phương hướng hoàn thiện
và đề xuất các giải pháp nhằm bảo đảm cho việc hoàn thiện thủ tục pháp lý về giải
quyết khiếu nại của công dân ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
-“Bảo đảm pháp lý thực hiện quyền khiếu nại hành chính của công dân ở
nước ta hiện nay” của Nguyễn Tuấn Khanh [38], đã làm rõ quan niệm về quyền
12
KNHC của công dân, đưa ra khái niệm và xác định được nội dung cơ bản nhất của
bảo đảm pháp lý thực hiện quyền KNHC của công dân. Đồng thời cũng làm rõ
mối quan hệ giữa bảo đảm pháp lý thực hiện quyền KNHC của công dân với các
bảo đảm khác; phân tích, đánh giá một cách toàn diện thực trạng bảo đảm pháp lý
thực hiện quyền KNHC của công dân ở Việt Nam hiện nay trên cơ sở đánh giá
thực trạng từng yếu tố bảo đảm, chỉ rõ những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân
của những hạn chế đó; đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện bảo đảm
pháp lý thực hiện quyền KNHC của công dân hiện nay.
- “Đổi mới công tác tiếp dân trong lĩnh vực khiếu nại, tố cáo” của Trần Thị
Thúy Mai [53]. Luận văn tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về tiếp công dân,
thực trạng công tác tiếp dân; quan điểm, giải pháp đổi mới công tác tiếp dân trong
giải quyết khiếu nại, tố cáo hành chính ở nước ta.
- “Giải quyết khiếu kiện hành chính trong điều kiện xây dựng Nhà nước
pháp quyền ở Việt Nam” của Nguyễn Danh Tú [96], phân tích, đánh giá thực
tiễn giải quyết KNHC (từ năm 1996 - đến nay). Đặt vấn đề nghiên cứu trong
điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN, cải cách tư pháp.
Đề xuất quan điểm tiếp tục hoàn thiện pháp luật về giải quyết KNHC nhằm tăng
cường bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong điều kiện xây dựng Nhà
nước pháp quyền XHCN.
* Trên Tạp chí, cũng có các bài viết về pháp luật khiếu nại hành chính;
khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai như:
- “Phân biệt rõ khiếu nại hành chính và khiếu kiện hành chính” của Vũ
Trọng Hách [27]. Theo đó, bài viết cho thấy tranh chấp hành chính là loại tranh
chấp phát sinh giữa cơ quan HCNN (chủ thể cơ bản, chủ yếu trong hoạt động
QLNN) và cá nhân hoặc tổ chức (đối tượng quản lý). Theo quy định của pháp
luật thì loại tranh chấp hành chính này được thể hiện bằng khái niệm “khiếu nại”
theo Luật Khiếu nại, Tố cáo năm 1998; “khiếu kiện” theo Pháp lệnh Thủ tục giải
quyết các vụ án hành chính năm 1996. Thủ tục giải quyết tranh chấp hành chính
phát sinh giữa các cơ quan HCNN với cá nhân hoăc tổ chức được quy định trong
13
2 văn bản pháp luật này. Tác giả đã làm rõ những điểm chung của khiếu nại và
khiếu kiện hành chính; chỉ ra những điểm khác biệt giữa KNHC và khiếu kiện
hành chính.
- “Để khiếu nại xứng tầm là một quyền hiến định” của Cao Vũ Minh [48],
phân tích các hạn chế của pháp luật về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân hiện
hành cũng như thực tiễn thi hành quyền khiếu nại, tố cáo của công dân trên thục tế
ở nước ta trong thời gian qua. Khẳng định quyền khiếu nại, quyền tố cáo là những
quyền cơ bản của công dân, được Hiến pháp, pháp luật ghi nhận và bảo đảm thực
hiện, trên cơ sở đó, tác giả bài viết đã đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện
các văn bản pháp luật có liên quan tới quyền khiếu nại, tố cáo của công dân.
- “Những mặt được và hạn chế, bất cập trong quy định về khiếu nại quyết
định hành chính, hành vi hành chính” của Trịnh Thu Thủy [80]. Theo tác giả các
quy định pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại đã tạo cơ sở pháp lý để
người dân bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Các cơ quan nhà nước
kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật, góp phần
tăng cường pháp chế ổn định an ninh, trật tự an toàn xã hội. Tuy nhiên, quá trình
triển khai thực hiện Luật Khiếu nại và các văn bản hướng dẫn thi hành để giải
quyết các KNHC cho người dân cho thấy pháp luật về khiếu nại còn bộc lộ một số
hạn chế như: trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại của cơ quan HCNN còn chưa
đảm bảo tính khách quan, dân chủ, công khai, minh bạch; Các quy định pháp luật
hiện hành cũng chưa phân biệt rõ thủ tục giải quyết khiếu nại lần đầu với lần hai,
giữa khiếu nại đòi huỷ bỏ QĐHC, chấm dứt HVHC với thủ tục giải quyết khiếu
nại đòi bồi thường thiệt hại.
- “Giải quyết khiếu nại quyết định hành chính về đất đai” của Bạch Thái
Toàn [88], tác giả bài viết đã chứng minh việc giải quyết khiếu nại đối với các
QĐHC trong quản lý đất đai chiếm tỷ lệ lớn trong việc giải quyết khiếu nại về đất
đai. Theo quy định của Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Đất đai, thì QĐHC về
đất đai được hiểu là quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, trưng dụng đất,
cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; quyết định bồi thường giải phóng mặt
14
bằng, tái định cư; cấp hoặc thu hồi giấy CNQSDĐ; quyết định gia hạn thời hạn sử
dụng đất. Đồng thời tác giả cho rằng giải quyết tốt khiếu nại các QĐHC trong
quản lý đất đai sẽ góp phần làm giảm số lượng khiếu nại nói chung và tăng cường
hiệu quả QLNN trên thực tế.
- “Một số giải pháp đổi mới mô hình giải quyết tranh chấp hành chính
trong lĩnh vực đất đai” của Nguyễn Thắng Lợi [41], đã phân tích chỉ rõ hoạt động
QLHCNN trên tất cả các phương diện của đời sống xã hội sẽ không thể tránh
được những mâu thuẫn, bất đồng phát sinh giữa chủ thể QLNN và đối tượng quản
lý. Quá trình quản lý và sử dụng đất đai cũng sẽ không thể tránh khỏi việc phát
sinh mâu thuẫn, bất đồng giữa cá nhân, tổ chức với tư cách là những người quản
lý, sử dụng đất đai với cơ quan thực hiện chức năng QLNN về đất đai. Tác giả
phân tích tình hình tranh chấp hành chính trong lĩnh vực đất đai và kết quả giải
quyết. Bất cập, hạn chế và những thiếu hụt của pháp luật hiện hành về giải quyết
tranh chấp hành chính trong lĩnh vực đất đai. Đưa ra một số giải pháp nâng cao
hiệu quả giải quyết tranh chấp hành chính trong lĩnh vực đất đai.
- “Nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất
đai” của Ngô Trường Lộc [42], đã chỉ rõ việc nâng cao hiệu quả, chất lượng của
hoạt động giải quyết KNHC trong lĩnh vực đất đai sẽ giúp cho nhân dân và Nhà
nước tiết kiệm thời gian, tiền bạc và công sức; củng cố lòng tin của nhân dân đối
với Ðảng và Nhà nước, tăng cường hiệu quả QLNN trong lĩnh vực này. Vì thế,
việc đưa ra các giải pháp, kiến nghị khoa học có cơ sở lý luận và thực tiễn sẽ góp
phần nâng cao hiệu quả của hoạt động QLNN và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền
XHCN ở nước ta hiện nay.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến thực hiện pháp luật;
thực hiện pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai
Thứ nhất, các công trình nghiên cứu về thực hiện pháp luật nói chung:
- “Thực hiện pháp luật - những vấn đề lý luận và thực tiễn” của Nguyễn
Văn Mạnh [51], các tác giả đã phân tích những vấn đề lý luận về THPL như: khái
niệm, chủ thể, nội dung, hình thức, các yếu tố bảo đảm THPL, những vấn đề đặt ra
trong THPL ở nước ta. Đây là những vấn đề lý luận cơ bản về THPL có giá trị
15
tham khảo khi nghiên cứu cơ sở lý luận của việc THPL về KNHC trong lĩnh vực
đất đai.
- “Thực hiện và áp dụng pháp luật ở Việt Nam” của Nguyễn Minh Đoan
[22], là cuốn sách chuyên khảo về THPL gồm 5 chương. Trong đó Chương 1 bàn
về lý luận THPL. Tác giả bàn luận về khái niệm, mục đích, ý nghĩa của THPL.
THPL thông qua các hình thức tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng
pháp luật và ADPL. Chương 2. Bàn sâu về ADPL, các trường hợp ADPL, đặc
điểm, nguyên tắc ADPL. Chương 3. Quy trình THPL. Chương 4. Tác giả đưa ra
và phân tích các yếu tố bảo đảm pháp luật ở Việt Nam. Chương 5. Bàn về hiệu
quả THPL; tiêu chí đánh giá hiệu quả của THPL; thực trạng và một số giải pháp
nâng cao hiệu quả THPL. Cuốn sách là tài liệu tham khảo bổ ích cho tác giả khi
nghiên cứu lý luận về THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai.
- Cuốn“Xã hội học pháp luật” của Ngọ Văn Nhân [55, tr.277-310], nội
dung cuốn sách tác giả đã dành 2 chương, cụ thể chương VII - các khía cạnh xã
hội của hoạt động và chương VIII - các khía cạnh xã hội của hoạt động ADPL.
Trong 2 chương này tác giả phân tích về vấn đề và ADPL dưới góc độ xã hội học
pháp luật. Sự phù hợp giữa các quy tắc của chuẩn mực pháp luật với lợi ích của
chủ thể THPL; cơ chế THPL; các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của pháp luật.
Đồng thời tác giả cũng đã phân tích, luận giải những biện pháp nâng cao hiệu quả
của hoạt động THPL.
- “Các yếu tố tác động đến thực hiện pháp luật của công dân ở nước ta
hiện nay” của Hoàng Thị Kim Quế [58, tr.26-31]. Bài viết phân tích nhận thức
toàn diện về THPL của công dân bao gồm hai phương diện chủ yếu: không thực
hiện hành vi trái pháp luật và thực hiện hành vi hợp pháp. Tác giả đã tập trung
phân tích sự tác động của các yếu tố khách quan, chủ quan đến THPL của công
dân. Ngoài phần phương pháp luận của vấn đề, nội dung bài viết đã làm rõ việc
nhận diện một số yếu tố có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ đến ý thức và hành vi pháp
luật của công dân như: đạo đức, niềm tin, dư luận xã hội, thói quen, lối sống; sự
minh bạch và cân bằng lợi ích của pháp luật; thông tin, tiếp cận pháp luật v.v.. Bài
viết nhấn mạnh ý nghĩa của việc nghiên cứu, nhận diện đầy đủ những yếu tố tác
16
động đến THPL, coi đó như là cơ sở để xây dựng các giải pháp đảm bảo hiệu quả
THPL của công dân ở nước ta hiện nay.
Thứ hai, nhóm các công trình nghiên cứu thực hiện pháp luật về khiếu nại
hành chính trong lĩnh vực đất đai, gồm có các công trình tiêu biểu sau:
* Đề tài nghiên cứu khoa học và sách
- “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết
tranh chấp đất đai trong giai đoạn hiện nay” của Đinh Quốc Tuấn [91], đánh giá
được thực trạng giải quyết tranh chấp đất đai qua kết quả nghiên cứu tình hình
tranh chấp đất đai và công tác giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn ba tỉnh,
thành phố là Thành phố Hải Phòng, Hà Tĩnh và Kiên Giang và nghiên cứu thực
trạng tranh chấp đất đai trên phạm vi cả nước, chỉ ra những tồn tại của công tác
giải quyết tranh chấp đất đai trong giai đoạn hiện nay. Từ thực trạng, nguyên nhân
tồn tại của công tác giải quyết tranh chấp đất đai, báo cáo đã đề xuất nhóm giải
pháp về chính sách pháp luật và nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện nhằm nâng
cao hiệu quả giải quyết tranh chấp đất đai, đã đề xuất trình tự, thủ tục giải quyết
tranh chấp đất đai tại cơ quan HCNN.
- Cuốn: “Chỉ dẫn pháp luật khiếu nại, tố cáo, thanh tra, kiểm tra, điều tra,
xử lý vi phạm trong lĩnh vực đất đai” của Nguyễn Văn Hậu [28], nội dung cuốn
sách đã trình bày dưới dạng hỏi đáp về khiếu nại, tố cáo, thanh tra, kiểm tra, điều
tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực đất đai. Phần II, các văn bản QPPL về khiếu nại,
tố cáo, thanh tra, kiểm tra, điều tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực đất đai. Phần III,
các văn bản QPPL về đất đai.
-“Cơ chế Nhà nước thu hồi đất và chuyển đổi đất tự nguyện ở Việt Nam:
Phương pháp tiếp cận, định giá đất và cơ chế giải quyết khiếu nại (Compulsory
Land Acquisition and Voluntary Land Conversion in Vietnam: The Conceptual
Approach, Land Valuation and Grievance Redress Mechanisms) của Văn phòng
Ngân hàng Thế giới [54], ấn phẩm này đã phân tích và tư vấn về quản lý xung đột
xã hội và đất, với mục đích hỗ trợ Bộ Tài nguyên và Môi trường để cải thiện việc
thu hồi đất và quá trình chuyển đổi để đạt được phát triển bền vững hơn trong quá
trình đô thị hóa và công nghiệp hóa quá trình nhanh chóng hiện nay. Có ba báo
17
cáo giải thích trong nghiên cứu này là: 1) các lưu ý chính sách về cải thiện việc
thu hồi đất và chuyển đổi đất đai tự nguyện ở Việt Nam; các nghiên cứu về cơ chế
định giá đất để bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại Việt Nam; và các nghiên cứu
về cải thiện hệ thống giải quyết khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại
Việt Nam.
-“Tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai và giải quyết tranh chấp, khiếu
nại tố cáo về đất đai” của Thanh tra Chính phủ biên soạn [74], nội dung của
chuyên đề này gồm 2 phần: Trong đó phần 2 tập trung đánh giá, phân tích nội
dung về Pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai và trình tự, thủ tục giải
quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai; Những ưu điểm, nhược điểm, hạn chế của các
quy định pháp luật hiện hành về giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai;
Đề xuất, kiến nghị hoàn thiện hệ thống pháp luật về giải quyết tranh chấp, khiếu
nại, tố cáo về đất đai.
- “Nghiên cứu hoàn thiện cơ chế giải quyết khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại Việt Nam” do Viện Xã hội học thuộc
Viện Khoa học xã hội Việt Nam thực hiện [116]. Đây là kết quả nghiên cứu của
Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nhằm “Đề xuất về hoàn thiện chính sách Nhà
nước thu hồi đất và cơ chế chuyển dịch đất đai tự nguyện ở Việt Nam” (Policy
note on improving land acquisition and voluntary land conversion in Vietnam),
nghiên cứu cơ chế phù hợp để giải quyết có hiệu quả các KNHC của người bị thu
hồi đất đối với các QĐHC, HVHC của các CQNN có thẩm quyền đối với việc thu
hồi đất, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là một nhu cầu bức
xúc cần đặt ra. Một mặt, nghiên cứu này đáp ứng ngay cho thực tế giải quyết các
khiếu nại phát sinh trong các dự án đầu tư ở Việt nam, mặt khác kết quả nghiên
cứu sẽ đóng góp trực tiếp cho quá trình xây dựng pháp luật về KNHC và sửa đổi
Luật Đất đai của Việt Nam. Ấn phẩm này là tài liệu bổ ích giúp tác giả phân tích,
đánh giá sâu hơn phần cơ sở lý luận và thực tiễn về KNHC trong lĩnh vực đất đai
ở Việt Nam.
- “Nhận thức và thực hiện pháp luật đất đai của cán bộ lãnh đạo, quản lý
các cấp chính quyền ở Việt Nam hiện nay” của Nguyễn Cảnh Quý [69], đã nghiên
18
cứu cơ sở lý luận về nhận thức và THPL đất đai của cán bộ lãnh đạo quản lý các
cấp chính quyền ở Việt Nam. Cuốn sách đã làm rõ khái niệm, vai trò, nội dung
nhận thức THPL về đất đai của cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp chính quyền
nước ta; phân tích bốn hình thức THPL như tuân thủ pháp luật, sử dụng pháp luật,
chấp hành pháp luật và ADPL của cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp chính quyền ở
Việt Nam.
* Luận văn, luận án tiến sĩ
- “Giải quyết khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai - qua thực tiễn thị
xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình” của Dương Thị Thanh Huyền [30], đã phân tích cơ
sở lý luận của giải quyết KNHC về đất đai, thực trạng giải quyết khiếu nại về đất
đai của cơ quan HCNN trên địa bàn thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình, từ đó nêu
lên những kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại về đất
đai của cơ quan HCNN trên địa bàn thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình hiện nay.
- “Thực thi pháp luật về giải quyết khiếu nại và tố cáo về đất đai trên địa
bàn tỉnh Quang Ninh” của Nguyễn Ngọc Linh [43], đã hệ thống hóa cơ sở lý luận
về hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo; tìm hiểu, hệ thống hóa cơ sở lý luận của
việc xây dựng các quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại,
tố cáo về đất đai; nghiên cứu, đánh giá thực trạng thực thi pháp luật về giải quyết
khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn tinh Quảng Ninh nhằm tìm ra các định
hướng hoàn thiện quy định pháp luật về lĩnh vực này và tăng cường hiệu quả công
tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn Quảng Ninh, đưa ra định hướng và đề
xuất các giải pháp góp phần tăng cường hiệu quả hoạt động thực thi pháp luật về
khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
- “Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai của cơ quan hành chính nhà
nước (qua thực tiễn tỉnh Nghệ An)” của Phan Duy Hùng [32]. Tác giả đã làm rõ
nhiệm vụ nghiên cứu những quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về khiếu
nại, thực trạng giải quyết khiếu nại về đất đai ở tỉnh Nghệ An. Trên cơ sở đó chỉ ra
những thiếu sót, tồn tại của pháp luật về đất đai, pháp luật về khiếu nại hiện hành
và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn hiện pháp luật khiếu nại về đất đai, pháp luật
19
về đất đai, nâng cao hiệu quả của công tác giải quyết khiếu nại về đất đai, góp
phần hoàn thiện cả về mặt lý luận và thực tiễn trong xây dựng Nhà nước pháp
quyền XHCN.
- “Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai - Qua thực tiễn tỉnh Thái
Nguyên” của Đặng Anh Tuấn [90] đã làm rõ quan niệm về khiếu nại, KNHC,
khiếu nại về đất đai: các nguyên tắc, ý nghĩa, tiêu chí đánh giá hiệu quả, các yếu tố
tác động đến công tác giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai.phân tích thực
trạng công tác giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai của các cơ quan QLHC
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (làm rõ ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của từng
hạn chế). Trên cơ sở đó, đưa ra quan điểm, giải pháp nâng cao hiệu quả công tác
giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai của các cơ quan HCNN trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên, góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, lợi ích
của nhà nước, nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN về đất đai ở địa phương.
- “Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai qua thực tiễn tỉnh Bắc
Giang” của Nguyễn Thị Thái Anh [1], trên cơ sở lý luận, tác giả phân tích, đánh
giá thực trạng công tác giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai của các cơ quan
HCNN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Từ đó, chỉ ra những thiếu sót, tồn tại của pháp
luật về đất đai, pháp luật về khiếu nại hiện hành và đưa ra một số quan điểm đề
xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật khiếu nại về đất đai, nâng cao hiệu
quả công tác giải quyết khiếu nại về đất đai, góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp của công dân, lợi ích của nhà nước.
- “Áp dụng pháp luật về giải quyết khiếu nại đất đai của Ủy ban nhân dân
tỉnh Bạc Liêu” của Lương Trung Kiên [39]. Nội dung luận văn góp phần làm rõ
cơ sở lý luận về ADPL trong giải quyết khiếu nại về đất đai và đánh giá thực
trạng, chỉ ra những kết quả đạt được và những hạn chế, yếu kém, tồn tại và nguyên
nhân trong ADPL giải quyết khiếu nại về đất đai của UBND tỉnh Bạc Liêu từ
2012-2015. Từ đó đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả việc
ADPL trong giải quyết khiếu nại về đất đai của UBND tỉnh Bạc Liêu hiện nay.
20
- “Áp dụng pháp luật trong quản lý nhà nước về đất đai của Ủy ban nhân
dân thành phố Hồ Chí Minh hiện nay” của Lê Văn Thành [72], đã hệ thống hóa
một số quan điểm lý luận về ADPL trong QLNN về đất đai của UBND. Phân tích
đặc điểm, vai trò, các lĩnh vực và các yếu tố ảnh hưởng tới việc ADPL trong
QLNN về đất đai của cả nước cũng như của thành phố Hồ Chí Minh. Đánh giá
những thành tựu đạt được cũng như những hạn chế yếu kém của ADPL trong
QLNN về đất đai của của UBND thành phố Hồ Chí Minh và chỉ ra nguyên nhân
của những hạn chế đó. Đưa ra những quan điểm có tính định hướng và một số giải
pháp cụ thế nhằm đảm bảo ADPL trong QLHCNN về đất đai của UBND ở thành
phố Hồ Chí Minh.
* Ngoài các công trình tiêu biểu trên đây còn một số bài viết đăng trên Tạp
chí có nội dung gắn với về KNHC trong lĩnh vực đất đai nói chung và Tây
Nguyên nói riêng như:
- “Những vấn đề bất cập của pháp luật trong công tác giải quyết khiếu nại
về đất đai” của Nguyễn Mạnh Hùng [31]. Trong đó đã phân tích những bất cập
trong pháp luật về đất đai hiện hành đã ảnh hưởng tới hoạt động giải quyết các
khiếu nại về đất đai của công dân trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp hoàn
thiện một số các QPPL nhằm góp phần vào việc giải quyết khiếu nại về đất đai ở
Việt Nam hiện nay.
- “Quyền khiếu kiện khi Nhà nước thực hiện việc thu hồi đất, bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư” của Phan Trung Hiền [34, tr.15-23]. Bài viết đã cho thấy số vụ
việc khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến các nội dung về bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư khi Nhà nước tiến hành thu hồi đất và các tài sản gắn liền với đất luôn
chiếm một tỷ lệ cao trong những năm gần đây. Trong khi đó, những quy định của
pháp luật về khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư có nhiều chỗ bất cập, không thống nhất.
- “Chính sách pháp luật và những thay đổi trong quan hệ đất đai ở khu vực
Tây nguyên từ năm 1945 đến nay” của Phạm Hữu Nghị [56]. Bài viết về THPL
đất đai, khái quát các chính sách pháp luật đất đai từ năm 1975 đến trước khi có
21
Luật Đất đai và nhấn mạnh một số văn bản QPPL đất đai từ năm 2003 đến nay,
như Luật Đất đai năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã có tác động lớn
tới đời sống kinh tế, xã hội của đồng bào Tây Nguyên, việc tổ chức THPL đất đai
ở Tây Nguyên đã từng bước đảm bảo cho đồng bào dân tộc ở Tây Nguyên có đất
sản xuất, canh tác; có đất để ở, đất đai của đồng bào dân tộc được Nhà nước bảo
vệ. Vì vậy, cuộc sống của đồng bào dân tộc cũng như toàn thể nhân dân ở Tây
Nguyên từng bước ổn định và phát triển.
- “Những giải pháp hiệu quả trong việc giao đất, giao rừng ở tỉnh Kon
Tum” của Võ Văn Mạnh [52], bài viết đã đánh giá thực trạng THPL của UBND
tỉnh Kon Tum về giao đất giao rừng cho nhân dân ở tỉnh Kon Tum. Phân tích ý
nghĩa và bài học kinh nghiệm về giao đất giao rừng cho nhân dân ở tỉnh Kon
Tum; nêu lên những khó khăn, vướng mắc, hạn chế và đề xuất một số giải pháp
nhằm đảm bảo giao đất, giao rừng cho nhân dân ở tỉnh Kon Tum.
- “Vai trò của luật tục Bahnar và Jrai trong quản lí, sử dụng đất đai, môi
trường và bảo vệ rừng” của Nguyễn Quang Tuyến [92, tr.59-67], nghiên cứu,
tìm hiểu thực trạng Luật tục Bahnar và Jrai về lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai,
về vấn đề sở hữu đất đai, về cách thức xác định ranh giới sử dụng đất, về việc
phân chia đất ở, đất canh tác trong nội bộ dân làng. Đặc biệt về vấn đề giải quyết
tranh chấp đất đai phát sinh giữa các hộ dân trong buôn làng hoặc giữa hộ dân
của buôn làng với hộ dân thuộc các buôn, làng khác. Chỉ rõ cách thức giải quyết
tranh chấp đất đai, vai trò của già làng trong giải quyết khiếu nại, tranh chấp về
đất đai.
- “Thực trạng và tác động của việc sử dụng đất đai đến quan hệ dân tộc ở
Tây Nguyên hiện nay” của Trần Hồng Hạnh [24, tr.71-80]. Bài viết trình bày
thực trạng sử dụng đất đai ở Tây Nguyên và tác động của nó đến mối quan hệ
dân tộc ở vùng này. Tại Tây Nguyên, tình trạng thiếu đất sản xuất khá phổ biến
và chưa được giải quyết triệt để, đặc biệt là trong cộng đồng các DTTS. Sự cộng
cư của các tộc người cùng với những thụ hưởng chính sách đất đai và các chính
sách dân tộc khác giữa các tộc người và giữa các nông, lâm trường với người
22
dân đã có những tác động, cả tích cực và tiêu cực, đến sự ổn định và phát triển
của vùng Tây Nguyên.
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NƯỚC NGOÀI
1.2.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến khiếu nại hành chính;
khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai
Pháp luật của một số quốc gia trên thế giới có những quy định phương thức
khiếu nại, thẩm quyền giải quyết KNHC, thủ tục và đối tượng KNHC nhằm bảo
đảm cho việc thực hiện quyền khiếu nại của công dân. Đại đa số các quốc gia vẫn
ghi nhận thẩm quyền giải quyết KNHC của các cơ quan HCNN.
- “Administrative Grievances: A developmental Study” (Khiếu kiện hành
chính: Nghiên cứu phát triển), của tác giả Michael Adle và các cộng sự [130]. Báo
cáo cứu chỉ rõ các CQHC, người có thẩm quyền trong CQHC ban hành rất nhiều
QĐHC, thực hiện HVHC có khả năng xâm phạm đến quyền, lợi ích của công dân.
Vì vậy, việc tìm ra những đổi mới nhằm nâng cao chất lượng của việc ban hành
QĐHC, thực hiện HVHC và những giải pháp hữu hiệu để giải quyết khiếu kiện
hành chính là rất quan trọng. Báo cáo nghiên cứu nêu ra nhiều vấn đề mang tính
gợi mở để có những nghiên cứu hoặc khảo sát tiếp theo nhằm làm rõ hơn về thực
trạng KNHC về đất đai, làm cơ sở đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả giải
quyết KNHC.
- “Complaint resolution system of the US administration” (Hệ thống giải
quyết KNHC của Hoa Kỳ), bài viết của Edwin Felter [121]. Theo kinh nghiệm
của nhiều nước công nghiệp phát triển, các KNHC của dân phải được giải quyết
khách quan và độc lập với bộ máy hành chính, bình đẳng giữa người bị khiếu nại
(người đã ban hành QĐHC) và người khiếu nại, công khai và minh bạch trong
quá trình giải quyết, bảo đảm kỷ cương trong thực thi pháp luật. Để bảo đảm
thực hiện tốt các nguyên tắc này, việc thành lập hệ thống các cơ quan tài phán
hành chính là cần thiết. Tài phán hành chính ở Hoa Kỳ là một hệ thống cơ quan
trực thuộc bộ máy hành pháp nhưng bảo đảm sự độc lập với hệ thống các
QLHC, có chức năng giải quyết các KNHC. Người có KNHC có quyền khiếu
23
nại quyết định giải quyết của tài phán hành chính lên thanh tra cấp bang hoặc
khởi kiện ra Tòa án hành chính.
- “Một số kinh nghiệm về khiếu nại và giải quyết khiếu nại hành chính tại
Nhật Bản” của Nguyễn Quốc Hiệp [35], đã cho thấy Ở Nhật Bản, công dân có
quyền khiếu nại bất cứ hành vi và quyết định nào của nhà nước kể cả các văn bản
QPPL, các chính sách của nhà nước nếu như họ cho rằng những hoạt động đó ảnh
hưởng bất lợi đến quyền và lợi ích của họ. Hệ thống các cơ quan tiếp nhận và giải
quyết KNHC của Nhật Bản được tổ chức thực sự đầy đủ, toàn diện và linh hoạt ở
cả hệ thống hành pháp, tư pháp và lập pháp, đảm bảo bất cứ một khiếu nại nào của
người dân cũng được xem xét thấu đáo và thoả đáng. Khiếu nại và giải quyết
KNHC đất đai tại Nhật Bản được thực hiện một cách chủ động và khoa học đảm
bảo mọi khiếu nại của người dân đều được tiếp nhận và giải quyết một cách thoả
đáng, các khiếu nại hầu như được xử lý triệt để ngay từ cấp dưới, không có việc
đùn đẩy và nếu khiếu nại không giải quyết được thì ra Tòa hành chính.
- “Beyond Dualism: Land Acquisition and Law in Indonesia” (Vượt lên chủ
thuyết song trùng: Thu hồi đất và luật đất đai ở In-đô-nê-xia) của Fitzpatrick,
Daniel [124, tr.224-247] đã chỉ rõ chính sách và pháp luật đất đai của In-đô-nê-xia
so với các quốc gia khác ở khu vực Đông Á là họ duy trì song song chế độ sở hữu
nhà nước và sở hữu adat (luật tục). Rất nhiều tranh chấp đất đai nảy sinh từ sự
giao thoa giữa hai chế độ sở hữu này, các quyền sở hữu đất đai có tính loại trừ và
cá nhân hóa được quy định bởi Luật Nông nghiệp Căn bản và Luật Lâm nghiệp
Căn bản của In-đô-nê-xia đã không đủ linh hoạt để bao trùm những quyền đất đai
có tính tương đối và biến động trong chế độ sở hữu adat.
- “Introduction to the LandLaw of Cambodia” (Giới thiệu pháp luật đất đai
Cam pu chia) của Hel, Chamroeun [126], đã cho thấy Luật Đất đai Cam pu chia
năm 2001 là một trong những luật đất đai toàn diện nhất ở Đông Á. Luật cho phép
xác lập quyền tài sản tư nhân đối với những nông dân có thể chứng minh rằng họ
đã sử dụng đất trong một thời gian dài. Tuy nhiên, để luật phát huy tác dụng thì
phải có một cơ quan QLHC đất đai minh bạch và có năng lực để cấp giấy tờ sở
24
hữu đất một cách vô tư theo các nguyên tắc căn bản đã đề ra trong Luật Đất đai
2001. Luật Đất đai 2001 quy định ba cơ chế giải quyết tranh chấp đất đai: 1) Giải
quyết theo sự vụ; 2) Hòa giải thông qua Hội đồng Địa chính và Cơ quan Quốc gia
về Giải quyết Tranh chấp Đất đai; 3) Giải quyết tại Tòa án.
- “Property entails obligation: Land and property law in Germany”
(Quyền sở hữu gắn với nghĩa vụ: Luật sở hữu và đất đai ở Đức) của Fabian Thiel
[122] đã dẫn chứng về quyền sở hữu tư đối với đất thực ra chịu rất nhiều ràng
buộc với các nghĩa vụ khác. Để dung hòa giữa lợi ích tư và công, có hai công cụ
quan trọng nhất mà nhà nước áp dụng trong chính sách đất đai là quy hoạch, kế
hoạch và thuế giá trị gia tăng đối với đất.
1.2.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến thực hiện pháp luật và
thực hiện pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai
Thứ nhất, các công trình nghiên cứu về thực hiện pháp luật nói chung
Thực hiện pháp luật là một phạm trù pháp lý cơ bản trong kho tàng lý luận
chung về nhà nước và pháp luật ở các nước XHCN nói chung và ở Liên Xô nói
riêng, cũng như ở Liên bang Nga hiện nay. THPL đã được đúc kết thành một phần
của giáo trình Lý luận về nhà nước và pháp luật.
- “Lý luận về nhà nước và pháp luật” của Bộ Đại học và trung học chuyên
nghiệp Liên Xô [9, tr.558-568], trong chương XIII - áp dụng QPPL XHCN, đã
trình bày khái niệm nội dung THPL với các hình thức tuân thủ, chấp hành, sử
dụng và ADPL. Trong đó ADPL là hình thức THPL đặc biệt do các CQNN và nhà
chức trách có thẩm quyền thực hiện. Nội dung chuyên đề 20 của cuốn sách này đã
lý giải các hành vi pháp lý trong các trường hợp khác nhau để xác định các dạng
THPL khác nhau như: tuân thủ pháp luật, chấp hành pháp luật, sử dụng pháp luật
và ADPL.
- Cuốn “Cơ sở xã hội pháp luật” của Kulcsar Kalman (Đức Uy biên dịch)
[40, tr.179-251]. Trong cuốn sách này tác giả dành trọn chương V để phân tích về
những khía cạnh xã hội của thi hành pháp luật để nghiên cứu về vấn đề tuân theo
pháp luật, chính trị và sự ADPL, chuẩn mực pháp luật và quyết định ADPL, vai
25
trò của các nhân tố chủ quan trong quyết định ADPL, ra quyết định và tính hiệu
quả của pháp luật.
- “Những yếu tố tâm lý trong thực thi pháp luật” của D.N.Gorhunov [23].
Trong nội dung bài viết, tác giả đã làm rõ những yếu tố tâm lý trong thực thi pháp
luật, bao gồm tâm lý và lợi ích các nhân, nền tảng và truyền thống… trên cơ sở
đó, tác giả đã khẳng định các yếu tố tâm lý có ảnh hưởng đến THPL.
Thứ hai, các công trình nghiên cứu liên quan đến thực hiện pháp luật về
khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai
Pháp luật của một số quốc gia trên thế giới có những quy định phương thức
khiếu nại, thẩm quyền giải quyết KNHC, thủ tục và đối tượng KNHC nhằm bảo
đảm cho việc thực hiện quyền khiếu nại của công dân. Đại đa số các quốc gia vẫn
ghi nhận thẩm quyền giải quyết KNHC của các cơ quan QLHCNN. Một số nước
trên thành lập cơ quan tài phán hành chính từ rất lâu và việc xét xử các khiếu kiện
hành chính đã đi vào nề nếp nhưng việc giải quyết khiếu nại theo cấp hành chính
vẫn được coi trọng.
- “Grant Mediation in China” (Đại hòa giải ở Trung Quốc) 51(6) Asian
Survey 1065-1089 của Hu, Jieren [127], tác giả viết về vấn đề đại hòa giải ở
Trung Quốc trong giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai, Tòa án yếu kém khiến
vai trò của các quy tắc chính thức trong giải quyết khiếu nại, tranh chấp trở nên
mờ nhạt và tạo điều kiện cho việc thực thi chính sách tùy tiện và quá nhiều quyền
tùy nghi cho các QLHC. Để giải quyết các khiếu nại, tranh chấp đất đai và những
mâu thuẫn tập thể hoặc nhạy cảm khác, Nhà nước dựa vào thiết chế hòa giải với
sự phối hợp và hợp tác của nhiều cơ quan, đoàn thể - thường được gọi là đại hòa
giải. Đây là một thiết chế nhà nước, tính chất nhà nước này thể hiện ở chỗ hoạt
động hòa giải được tổ chức và thực hiện bởi các CQNN để đạt được về cơ bản các
mục tiêu ưu tiên của Nhà nước.
- “Land - Taking Disputes in East Asia: A Compartive Analysia and
Implications for Vietnam” (Tranh chấp thu hồi đất ở Đông Á: Phân tích so sách và
khuyến nghị với Việt Nam) của John Gillespie, Fu Hualing và Phạm Duy Nghĩa
26
[129]. Báo cáo đã đưa ra một bức tranh phân tích so sánh về những khiếu nại,
tranh chấp thu hồi đất ở ba quốc gia Đông Á, gồm Trung Quốc, In-đô-nê-xia và
Cam-pu-chia, nơi có những nét tương đồng với tình hình ở Việt Nam. Mỗi nghiên
cứu điển hình sẽ phân tích những đặc điểm về bộ máy nhà nước, hệ thống pháp
luật, kinh tế chính trị ảnh hưởng đến tranh chấp thu hồi đất tại mỗi quốc gia. Sau
đó, các khiếu nại, tranh chấp này sẽ được phân tích tập trung ở ba nội dung: 1)
Thẩm vấn giữa cộng đồng dân và nhà nước và/hoặc nhà đầu tư thực hiện trước và
trong thời gian thực hiện dự án có thu hồi đất. 2) Hòa giải giữa cộng đồng, Nhà
nước và/hoặc nhà đầu tư để giải quyết các vấn đề do những dự án thu hồi đất gây
ra. 3) Giải quyết khiếu nại, tranh chấp tại tòa án giữa cộng đồng, nhà nước và/hoặc
nhà đầu tư về những vấn đề do các dự án thu hồi đất gây ra.
- “Who owns America - Land use Planning for Sustainability” (Ai sở hữu
nước Mỹ - Kế hoạch sử dụng đất vì sự phát triển bền vững”) của John Ikerd [128],
đã đề cập đến vấn đề quyền sở hữu tư nhân về đất đai trong pháp luật nước Mỹ, có
ảnh hưởng đến việc quản lý đất đai của nhà nước và người sở hữu đất có phải là
người “sở hữu nước Mỹ” trên phương diện lãnh thổ, địa chất hay không? Trong
bài viết này, tác giả bày tỏ sự quan ngại các quy định pháp luật dân sự hiện nay rõ
ràng được thiết kế theo hướng bảo vệ quyền sở hữu hơn là bảo vệ con người.
Những trường hợp khiếu nại, tranh chấp liên quan đến “quyền cho các thế hệ
tương lai” hầu như không có ý nghĩa gì so với việc bảo vệ các quyền sở hữu tư
nhân được quy định hợp pháp và cụ thể trong luật. Việc sử dụng đất đai cần được
gắn vào những mục tiêu dài hạn thay vì việc tận thu giá trị của đất theo các kế
hoạch sử dụng đất.
- “Kinh nghiệm của một số nước trong phòng ngừa và giải quyết xung đột
về đất đai” của Trần Phúc Thăng, Phạm Thị Thắng [77]. Bài viết dựa trên kết quả
của đề tài nghiên cứu khoa học do NAFOSTE tài trợ. Các tác giả đã cho thấy trên
thế giới và một số quốc gia trong khu vực như: Xinhgapo, Hàn Quốc, Thái lan và
Malaysia dù có các hình thức sở hữu về đất đai rất đa dạng, song đều phải đặt dưới
sự quản lý và điều phối thống nhất của nhà nước, nhà nước phải là người chịu
27
trách nhiệm trước toàn xã hội trong việc quản lý đất đai để đáp ứng yêu cầu phát
triển của đất nước và đảm bảo cuộc sống của người dân. Các quốc gia trên đây đã
xử lý tốt vấn đề xung đột khiếu nại về đất đai, không chỉ hạn chế được những
xung đột xã hội về đất đai mà còn góp phần tích cực vào sự ổn định xã hội, tập
trung sức người, sức của cho việc đẩy nhanh phát triển KT-XH. Kinh nghiệm của
các nước sẽ giúp chúng ta nhận thức rõ hơn những ưu điểm và hạn chế của mình
và trên cơ sở đó, gợi mở những giải pháp để hạn chế và giải tỏa các xung đột,
KNHC một cách hiệu quả hơn, nhất là các hình thức KNHC về đất đai.
- “Kinh nghiệm của một số nước về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất”
của Nguyễn Quang Tuyến [93], bài viết đã giới thiệu một số kinh nghiệm của
Trung Quốc, Singapore và Hàn Quốc về chính sách, pháp luật về bồi thường khi
Nhà nước thu hồi đất; Nguyên tắc bồi thường, vấn đề tái định cư cho người bị thu
hồi đất ở. Về bồi thường đất và tài sản trên đất bị thu hồi. Đặc biệt về Khiếu nại và
giải quyết khiếu nại về bồi thường khi thu hồi đất ở Xinhgapo. Trường hợp người
bị thu hồi đất không nhất trí với mức giá bồi thường họ có quyền khiếu nại về giá
trị bồi thường. Hội đồng bồi thường là người có thẩm quyền quyết định về giá trị
bồi thường và đưa ra câu trả lời đối với người khiếu nại. Nếu người bị thu hồi đất
không đồng ý với câu trả lời của Hội đồng bồi thường thì có quyền khởi kiện vụ
việc ra Tòa Thượng thẩm.
- “Courts and Political Stability: Mediating Rural Land Disputes” (Tòa án
và ổn định chính trị: hòa giải các khiếu nại, tranh chấp đất đai nông thôn) của
Whiting, Susan H. and Shao Hua, (Cambridge: Cambridge University Press)
[131], tác giả chỉ rõ tính chất nhà nước và định hướng chính trị của thiết chế hòa
giải, hoạt động hòa giải có tính chất chủ động và các hòa giải viên can thiệp sâu để
ngăn ngừa xung đột xã hội một cách có hệ thống và bài bản. Các hòa giải viên
phải giải quyết triệt để những khiếu nại, tranh chấp phát sinh trong phạm vi thẩm
quyền của mình để ngăn ngừa tình trạng khiếu kiện lên cấp chính quyền cao hơn.
Khi một vụ việc bị khiếu kiện vượt cấp, điều đó bị nhìn nhận như một sự thất bại
của cơ quan có thẩm quyền ở địa phương. Cơ chế khuyến khích bằng vật chất
cũng như khuyến khích khác - cả khen thưởng lẫn chế tài - được áp dụng nhằm
28
đảm bảo các hòa giải viên sẽ nỗ lực hết mình để tránh tình trạng khiếu kiện vượt
cấp đối với các tranh chấp trong địa bàn họ phụ trách.
-“Kinh nghiệm nước ngoài về quản lý và pháp luật đất đai” Ấn phẩm của
Bộ Tài nguyên và Môi trường [10], đã khái quát đầy đủ nội dung trong pháp luật
đất đai của một số nước như: Chế độ sở hữu đất đai của nhóm các nước phát triển
(nhóm G7); các quốc gia thuộc khối XHCN (Liên Xô và Đông Âu); Chế độ sở
hữu đất đai của các nước đang phát triển; Chế độ sở hữu đất đai của một số nước
ASEAN. Trong đó có nội dung luận về “Giải quyết khiếu nại về giá đất khi nhà
nước thu hồi”. Việc khiếu nại về giá đất là quyền của các chủ sở hữu bất động sản,
được thực hiện qua các bước: Bước 1. Khiếu nại đối với kết quả định giá. Nếu một
tổ chức, cá nhân cho rằng một giá trị định giá của nhà nước là không chính xác thì
tổ chức, cá nhân cần gửi một đơn khiếu nại (bằng văn bản) tới Văn phòng định
giá; Bước 2. Giải quyết khiếu nại. Tổng định giá chỉ đạo Văn phòng định giá xem
xét, giải quyết khiếu nại của tổ chức, cá nhân về giá đất trong thời gian 45 ngày.
Kết quả giải quyết do Tổng định giá ký gửi cho tổ chức, cá nhân. Nếu không đồng
ý với kết quả giải quyết của Tổng định giá, tổ chức, cá nhân có thể thuê tổ chức tư
vấn giá đất để tiến hành định giá độc lập; Bước 3. Định giá đất độc lập. Nếu
không đồng ý với kết quả giải quyết, trong vòng 21 ngày kể từ ngày nhận được
văn bản giải quyết của Tổng định giá, tổ chức, cá nhân có thể thuê chuyên gia
định giá độc lập để xem xét lại kết quả định giá. Khi nộp đơn xem xét định giá, tổ
chức, cá nhân cần nộp một khoản phí theo quy định; Bước 4. Lựa chọn khiếu kiện.
Nếu vẫn không hài lòng với kết quả xem xét lại giá trị định giá của chuyên gia độc
lập, tổ chức, cá nhân đó có thể khởi kiện lên Tòa án về đất đai và định giá theo
quy định của Tòa án tối cao.
- “Resolving Land Disputes in East Asia: Exploring the Limit of Law”,
(Giải quyết các khiếu nại, tranh chấp đất đai ở Đông Á: Tìm hiểu giới hạn của
pháp luật) (Cambridge: Cambridge University Press) của Fu Hualing and
Gillespie, John (eds) [123], đã cho thấy Hòa giải - đặc biệt trong trường hợp các
khiếu nại, tranh chấp đất đai có khả năng bùng phát thành các khiếu kiện tập thể -
là một chiến lược ngăn ngừa chung có ý nghĩa quan trọng. Mọi cơ quan, ban
29
ngành của nhà nước đều có nghĩa vụ chủ động xử lý triệt để các tranh chấp càng
sớm càng tốt. Nhà nước áp dụng các tiếp cận thực dụng để xác định và phân loại
các nguy cơ tiềm tàng và chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa để loại trừ
nguy cơ đó. Hòa giải là công cụ chủ yếu phục vụ cho chức năng chính trị đó.
- “Research paper on Land acquisition in Indonesia” (Nghiên cứu về thu
hồi đất ở Indonesia) của Bagus S.D. Nur Buwono - Bastaman, (Enrico Bagus Law
office Indonesia) [120] và“Research paper on Law on land acquisition for public
interest” (nghiên cứu về Luật thu hồi đất cho lợi ích công cộng) của tác giả
Hanafiah Pongga & Partners (Global Busines Guide Company) [125], đã cho thấy
khi tiến hành thu hồi đất, nguồn kinh phí cho thu hồi đất cùng được quy định chủ
yếu từ ngân sách nhà nước và không có quy định cụ thể về sự tham gia của khu
vực tư nhân. Các khiếu nại về hoạt động thu hồi đất sẽ được giải quyết ở các cấp
từ Tòa hành chính tới Tòa tối cao với thời gian xử lý khoảng 4 tháng. Các khiếu
nại liên quan tới bồi thường sẽ được thụ lý ở các cấp từ Tòa địa phương tới Tòa
phúc thẩm, thời gian xử lý khoảng 4 tháng.
- “The Importance of Mainstreaming Alternative Dispute Resolution (ADR)
in Tenurial Conflict Resolution in Indonesia” (Tầm quan trọng của chính thống
hóa các phương thức giải quyết khiếu nại, tranh chấp thay thế trong giải quyết
tranh chấp sở hữu đất đai tại In-đô-nê-xia) của Zazali, Ahmad [132], vai trò của
các trung gian hỗ trợ đàm phán và hòa giải. Một yếu tố quan trọng khác giúp cải
thiện vị thế của người nông dân trên bàn đàm phán là việc chỉ định những người
trung gian hỗ trợ cho nông dân đàm phán với lãnh đạo chính quyền và nhà đầu tư.
Một khảo sát về khiếu nại, tranh chấp đất rừng cho thấy thành công trong giải
quyết khiếu nại, tranh chấp có liên quan chặt chẽ đến năng lực của các trung gian
hỗ trợ đàm phán và hòa giải để người dân thương lượng cách giải quyết. Những
trung gian có khả năng điều hòa các khác biệt trong tư duy, nhận thức của người
dân, nhà đầu tư và lãnh đạo chính quyền là những người thành công nhất trong
việc giúp các bên đi đến sự đồng thuận. Những cải cách nhằm nới lỏng sự kiểm
soát đối với việc thành lập các tổ chức phi chính phủ (NGO) cũng đã tạo điều kiện
30
thuận lợi đáng kể cho hoạt động trung gian hỗ trợ đàm phán và hòa giải trong các
khiếu nại, tranh chấp đất đai.
1.3. MỘT SỐ NHẬN XÉT RÚT RA TỪ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU TRONG LUẬN ÁN
1.3.1. Một số nhận xét rút ra từ những công trình nghiên cứu liên quan
đến đề tài
Qua kết quả các công trình nghiên cứu tiêu biểu có liên quan đến đề tài luận
án THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai ở trong nước và nước ngoài cho thấy
các công trình đều có cách tiếp cận và giải quyết vấn đề dưới nhiều góc độ khác
nhau. Có thể nêu lên mấy vấn đề cơ bản sau:
Một là, các công trình của các nhà khoa học ở những cấp độ và khía cạnh
khác nhau đã phân tích những vấn đề lý luận pháp luật về KNHC, pháp luật
KNHC về đất đai, các yêu cầu, đặc điểm của KNHC trong lĩnh vực đai, các cơ chế
thực hiện khiếu nại và giải quyết KNHC trong lĩnh vực đất đai; đề cập đến việc
thực hiện KNHC, công tác giải quyết KNHC về đất đai nói chung và KNHC về
đất đai ở một số địa phương có sự việc nổi cộm nói riêng để thấy được sự cần thiết
phải có những giải pháp căn cơ trong việc giải quyết các KNHC nói chung KNHC
trong lĩnh vực đất đai nói riêng, đảm bảo các quyền lợi ích hợp pháp của công dân
trong công cuộc đổi mới hiện nay ở nước ta.
Hai là, một số công trình đã nghiên cứu về vai trò, tầm quan trọng của hoạt
động khiếu nại và giải quyết KNHC về đất đai hiện nay; tìm ra những yếu tố tác
động, những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác giải quyết KNHC
trong lĩnh vực đất đai của nhân dân trong giai đoạn hiện nay; nhấn mạnh sự cần
thiết phải xây dựng quy trình giải quyết khiếu nại; đảm bảo giải quyết khiếu nại
theo đúng quy định của pháp luật. Một số công trình đã đề cập đến một vài khía
cạnh về lý luận, cơ sở thực tiễn của việc đảm bảo thực hiện quyền KNHC của
công dân; đánh giá những mặt làm được, những hạn chế còn tồn tại trong quá
trình giải quyết KNHC về đất đai ở một số địa phương; đưa ra được các giải pháp
nhằm tiếp tục hoàn thiện, nâng cao chất lượng thực hiện giải quyết KNHC về đất
đai ở nước ta hiện nay.
31
Ba là, các công trình nghiên cứu liên quan đến THPL và THPL về KNHC
trong lĩnh vực đất đai đã đề cập đến một số khía cạnh khác nhau như: tập trung
phân tích khái niệm, bản chất, hình thức, vai trò quan trọng của THPL và THPL
về KNHC trong lĩnh vực đất đai; những thành công, hạn chế và những vấn đề đặt
ra trong xây dựng và THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai nói chung và từng
địa phương nói riêng, mỗi tác giả có những cách tiếp cận cùng với mục đích
nghiên cứu riêng.
Bốn là, trong các nghiên cứu đối với nước ngoài có liên quan đến đề tài,
các tác giả trong và ngoài nước cho thấy: do đặc trưng pháp luật về sở hữu, quyền
sử dụng đất đai của các nước trên thế giới có sự khác nhau về chế độ sở hữu, về
cách thức giải quyết tranh chấp, KNHC về đất đai. Các công trình nguyên cứu
quốc tế chủ yếu đề cập đến pháp luật về đất đai, chế độ quản lý sử dụng đất đai, lý
luận về THPL, về giải quyết xung đột, về khiếu nại và giải quyết KNHC chủ yếu
theo con đường tố tụng tại tòa án, nên hầu như các KNHC về đất đai được hòa
giải thương lượng giữa cá nhân với nhau và giải quyết tại Tòa án, thậm chí còn
giải quyết theo quy định trong luật tục…Đây là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị
khi nghiên cứu các vấn đề có liên quan trong luận án.
Tuy nhiên, riêng đối với các tỉnh vùng Tây Nguyên Việt Nam, cho đến nay
chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, cụ thể có hệ thống đối
với THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai dưới góc độ chuyên ngành Lý luận và
lịch sử về Nhà nước và pháp luật.
1.3.2. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án
Để đạt được mục tiêu của luận án là nghiên cứu toàn diện, sâu sắc THPL về
KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam dưới
góc độ của chuyên ngành Lý luận và lịch sử về nhà nước và pháp luật, luận án kế
thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu của những công trình khoa học nêu trên đồng
thời nêu ra một số giả thuyết tiếp tục nghiên cứu và làm rõ một số vấn đề lý luận,
thực tiễn liên quan đến đề tài luận án, cụ thể như sau:
32
- Giả thuyết 1: Về nghiên cứu lý luận của luận án: Dưới góc độ Lý luận và
lịch sử nhà nước và pháp luật, luận án tiếp tục nghiên cứu, làm sáng tỏ các khái
niệm liên quan đến đề tài của luận án, từ đó đưa ra khái niệm THPL về KNHC
trong lĩnh vực đất đai. Đồng thời luận án tiếp tục làm rõ các nhóm quan hệ về
KNHC trong lĩnh vực đất đai được pháp luật điều chỉnh, phân tích các hình thức
và điều kiện bảo đảm THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai. Trên cơ sở đó về
phương diện lý luận, luận án tập trung trả lời các câu hỏi sau: Pháp luật về KNHC
trong lĩnh vực đất đai điều chỉnh những nhóm quan hệ xã hội nào? THPL về
KNHC trong lĩnh vực đất đai là gì?. Những đặc trưng của THPL về KNHC trong
lĩnh vực đất đai là gì?. Những đối tượng thuộc pháp luật về KNHC trong lĩnh vực
đất đai là gì?. THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai có những vai trò gì?. Có bao
nhiêu hình thức THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai?. Những điều kiện nào
bảo đảm cho THPL về KNHC trong lĩnh này?
- Giả thuyết 2: Về nghiên cứu thực tiễn của luận án:
Luận án nghiên cứu phân tích làm rõ các yếu tố tác động tới THPL về
KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam; từ đó
chỉ ra được kết quả, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng này. Trên cơ sở giả
thuyết đó, luận án tập trung trả lời các câu hỏi: Có những yếu tố tác động nào tới
THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên?. Thực
trạng THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên,
Việt Nam có những ưu điểm và hạn chế gì? Nguyên nhân và bài học kinh nghiệm
cần thiết cho THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai ở Tây Nguyên?
- Giả thuyết 3: Về nghiên cứu đề xuất các quan điểm và giải pháp bảo đảm
THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai, từ việc phân tích cơ sở lý luận và thực
tiễn THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên.
Luận án xây dựng luận cứ đề xuất các quan điểm và giải pháp đặc thù bảo đảm
cho việc THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh miền núi
Tây Nguyên, Việt Nam hiện nay và những năm tiếp theo. Trên cơ sở đó, luận án
33
tập trung trả lời các câu hỏi: Những quan điểm nào để bảo đảm cho THPL về
KNHC trong lĩnh vực đất đai?. THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa
bàn các tỉnh Tây Nguyên, cần thực hiện những giải pháp nào?
Kết luận chương 1
Từ những kết quả nghiên cứu chương 1 cho thấy, đến nay đã có các công
trình nghiên cứu được công bố trong nước và nước ngoài liên quan đến đề tài luận
án. Những công trình này liên quan đến các nhóm vấn đề cơ bản sau:
- Nhóm các công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề pháp luật về
KNHC và KNHC trong lĩnh vực đất đai. Các công trình ở nhóm này đề cập đến
một số vấn đề lý luận và thực tiễn pháp luật về KNHC; nội dung, cơ chế pháp lý
bảo đảm thực hiện quyền KNHC của công dân, tổ chức; giải quyết KNHC trong
công cuộc CCHC ở Việt Nam; cơ chế giải quyết KNHC, về đổi mới cơ chế giải
quyết KNHC ở Việt Nam; trên cơ sở đó chỉ ra được những hạn chế, yếu kém của
pháp luật và có những đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về KNHC
của công dân; giải quyết KNHC của các cơ quan HCNN.
- Nhóm các công trình nghiên cứu liên quan đến THPL nói chung và THPL
về KNHC trong lĩnh vực đất đai. Qua nghiên cứu cho thấy, các công trình này chủ
yếu nghiên cứu dưới góc độ ADPL và giải quyết KNHC trong lĩnh vực đất đai;
THPL và tổ chức thực hiện nội dung pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai;
những thành công, hạn chế và những vấn đề đặt ra về KNHC trong lĩnh vực đất
đai nói chung và từng địa phương nói riêng. Ít có công trình nghiên cứu THPL về
KNHC trong lĩnh vực đất đai, đặc biệt là các tỉnh miền núi vùng Tây Nguyên,
Việt Nam dưới góc độ Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật.
- Những công trình của các tác giả nước ngoài và của các tác giả Việt Nam
nghiên cứu các vấn đề chủ yếu pháp lý về quyền sở hữu, quyền sử dụng đất; kinh
nghiệm về khiếu nại và giải quyết KNHC, phòng ngừa và giải quyết xung đột về
đất đai; Giải quyết khiếu nại về giá đất khi nhà nước thu hồi, các khiếu nại về hoạt
động thu hồi đất, vấn đề hòa giải… Những tài liệu này có giá trị tốt cho việc
34
nghiên cứu tìm ra những giá trị tham khảo cho Việt Nam và các tỉnh Tây Nguyên
hiện nay trong việc THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai.
Các công trình khoa học được đề cập trong chương 1 của luận án, ở mức độ
khác nhau đều liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận án. Song cho đến nay,
chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống dưới góc độ Lý
luận và lịch sử nhà nước và pháp luật vấn đề THPL về KNHC trong lĩnh vực đất
đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam. Tuy vậy, những kết quả nghiên
cứu của các công trình khoa học này là các tài liệu bổ ích, giá trị có nhiều gợi ý
cho tác giả có thể tham khảo, vận dụng và so sánh trong quá trình nghiên cứu giải
quyết mục đích và nhiệm vụ của luận án.
35
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
VỀ KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI
2.1. KHÁI NIỆM, NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ KHIẾU
NẠI HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI
2.1.1. Khái niệm pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực
đất đai
2.1.1.1. Khái niệm khiếu nại hành chính và khiếu nại hành chính trong
lĩnh vực đất đai
Trong khoa học pháp lý cũng như trong đời sống pháp luật của xã hội
hiện nay, các khái niệm KNHC vẫn được sử dụng, nhưng chưa có sự thống
nhất. Có tác giả sử dụng khái niệm KNHC trong trường hợp khiếu nại xảy ra
trong QLHCNN được giải quyết theo TTHC, phân biệt với “khiếu kiện hành
chính” là tranh chấp xảy ra trong QLHCNN, nhưng được giải quyết theo con
đường toà án (hay tư pháp). Trái lại, có tác giả lại cho rằng việc công dân đề
nghị xem xét, giải quyết đề nghị của cá nhân, tổ chức, cơ quan về quyền và lợi
ích hợp pháp của mình dù được xem xét theo TTHC hay thủ tục tư pháp thì đều
có tên gọi là KNHC.
Khiếu nại nói chung được thực hiện trong cả lĩnh vực hoạt động nhà nước
và trong đời sống xã hội. Trong lĩnh vực Nhà nước - pháp luật, khiếu nại là việc
một chủ thể đề nghị CQNN có thẩm quyền xem xét lại quyết định cá biệt, hành vi
khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm các
quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Khiếu nại là quyền của công dân, được pháp luật
công nhận và bảo hộ. (Điều 29 Hiến pháp năm 1959, Điều 73 Hiến pháp năm
1980, Điều 74 Hiến pháp năm 1992 và Điều 30 Hiến pháp năm 2013). Nếu như
các Hiến pháp trước đây chỉ quy định “công dân có quyền khiếu nại và tố cáo bất
kỳ cơ quan nào của Nhà nước về những việc làm VPPL của cán bộ, nhân viên
CQNN…”, thì Hiến pháp năm 2013 đã mở rộng phạm vi quyền khiếu nại của
công dân “Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT

More Related Content

What's hot

Luận văn: Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai và thực tiễn xét xử tại ...
Luận văn: Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai và thực tiễn xét xử tại ...Luận văn: Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai và thực tiễn xét xử tại ...
Luận văn: Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai và thực tiễn xét xử tại ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Tranh chấp về ranh giới quyền sử dụng đất giữa các hộ gia đình, cá ...
Luận văn: Tranh chấp về ranh giới quyền sử dụng đất giữa các hộ gia đình, cá ...Luận văn: Tranh chấp về ranh giới quyền sử dụng đất giữa các hộ gia đình, cá ...
Luận văn: Tranh chấp về ranh giới quyền sử dụng đất giữa các hộ gia đình, cá ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Giao đất, cho thuê đất theo luật đất đai năm 2013
Giao đất, cho thuê đất theo luật đất đai năm 2013Giao đất, cho thuê đất theo luật đất đai năm 2013
Giao đất, cho thuê đất theo luật đất đai năm 2013hieu anh
 

What's hot (20)

Luận văn: Giải quyết khiếu nại, tố cáo ở huyện Gia Lâm, Hà Nội
Luận văn: Giải quyết khiếu nại, tố cáo ở huyện Gia Lâm, Hà NộiLuận văn: Giải quyết khiếu nại, tố cáo ở huyện Gia Lâm, Hà Nội
Luận văn: Giải quyết khiếu nại, tố cáo ở huyện Gia Lâm, Hà Nội
 
Luận văn: Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo, HOT
Luận văn: Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo, HOTLuận văn: Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo, HOT
Luận văn: Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo, HOT
 
Luận văn: Giải quyết khiếu nại về quyết định hành chính về đất đai
Luận văn: Giải quyết khiếu nại về quyết định hành chính về đất đaiLuận văn: Giải quyết khiếu nại về quyết định hành chính về đất đai
Luận văn: Giải quyết khiếu nại về quyết định hành chính về đất đai
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chínhLuận văn thạc sĩ: Pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính
 
Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai
Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đaiCông tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai
Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai
 
Luận văn: Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai và thực tiễn xét xử tại ...
Luận văn: Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai và thực tiễn xét xử tại ...Luận văn: Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai và thực tiễn xét xử tại ...
Luận văn: Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai và thực tiễn xét xử tại ...
 
Luận văn: Pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Luận văn: Pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đấtLuận văn: Pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Luận văn: Pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất lâm nghiệp
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất lâm nghiệpLuận văn: Giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất lâm nghiệp
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất lâm nghiệp
 
Luận văn: Giải quyết khiếu kiện hành chính về lĩnh vực đất đai
Luận văn: Giải quyết khiếu kiện hành chính về lĩnh vực đất đaiLuận văn: Giải quyết khiếu kiện hành chính về lĩnh vực đất đai
Luận văn: Giải quyết khiếu kiện hành chính về lĩnh vực đất đai
 
Luận văn: Kê biên tài sản trong thi hành án dân sự theo Luật thi hành án dân ...
Luận văn: Kê biên tài sản trong thi hành án dân sự theo Luật thi hành án dân ...Luận văn: Kê biên tài sản trong thi hành án dân sự theo Luật thi hành án dân ...
Luận văn: Kê biên tài sản trong thi hành án dân sự theo Luật thi hành án dân ...
 
Luận văn: Tranh chấp về ranh giới quyền sử dụng đất giữa các hộ gia đình, cá ...
Luận văn: Tranh chấp về ranh giới quyền sử dụng đất giữa các hộ gia đình, cá ...Luận văn: Tranh chấp về ranh giới quyền sử dụng đất giữa các hộ gia đình, cá ...
Luận văn: Tranh chấp về ranh giới quyền sử dụng đất giữa các hộ gia đình, cá ...
 
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết khiếu nại đất đai
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết khiếu nại đất đaiLuận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết khiếu nại đất đai
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết khiếu nại đất đai
 
Luận văn: Giải quyết khiếu nại về đất đai ở đô thị tại Hà Nội
Luận văn: Giải quyết khiếu nại về đất đai ở đô thị tại Hà NộiLuận văn: Giải quyết khiếu nại về đất đai ở đô thị tại Hà Nội
Luận văn: Giải quyết khiếu nại về đất đai ở đô thị tại Hà Nội
 
Luận văn: Giao đất, cho thuê đất theo luật đất đai năm 2013, HAY
Luận văn: Giao đất, cho thuê đất theo luật đất đai năm 2013, HAYLuận văn: Giao đất, cho thuê đất theo luật đất đai năm 2013, HAY
Luận văn: Giao đất, cho thuê đất theo luật đất đai năm 2013, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về giao đất tại Việt Nam, HAY, 9đ
Luận văn: Pháp luật về giao đất tại Việt Nam, HAY, 9đLuận văn: Pháp luật về giao đất tại Việt Nam, HAY, 9đ
Luận văn: Pháp luật về giao đất tại Việt Nam, HAY, 9đ
 
Giao đất, cho thuê đất theo luật đất đai năm 2013
Giao đất, cho thuê đất theo luật đất đai năm 2013Giao đất, cho thuê đất theo luật đất đai năm 2013
Giao đất, cho thuê đất theo luật đất đai năm 2013
 
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trườngLuận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường
 
Đề tài: Áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp đất đai, HAY
Đề tài: Áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp đất đai, HAYĐề tài: Áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp đất đai, HAY
Đề tài: Áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp đất đai, HAY
 
Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam
Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp tỉnh Quảng NamBồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam
Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam
 
Luận văn: Giải quyết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Luận văn: Giải quyết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất Luận văn: Giải quyết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Luận văn: Giải quyết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
 

Similar to Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT

Luận văn thạc sĩ: Bảo đảm quyền khiếu nại của công dân
Luận văn thạc sĩ: Bảo đảm quyền khiếu nại của công dânLuận văn thạc sĩ: Bảo đảm quyền khiếu nại của công dân
Luận văn thạc sĩ: Bảo đảm quyền khiếu nại của công dânDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn huyện quốc oai – thành ph...
Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn huyện quốc oai – thành ph...Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn huyện quốc oai – thành ph...
Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn huyện quốc oai – thành ph...jackjohn45
 
Hoạt động giải quyết khiếu nại tố cáo trên địa bàn huyện Quốc Oai, thành ph...
 Hoạt động giải quyết khiếu nại  tố cáo trên địa bàn huyện Quốc Oai, thành ph... Hoạt động giải quyết khiếu nại  tố cáo trên địa bàn huyện Quốc Oai, thành ph...
Hoạt động giải quyết khiếu nại tố cáo trên địa bàn huyện Quốc Oai, thành ph...hieu anh
 

Similar to Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT (20)

Luận văn: Pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai tại Vĩnh Phúc
Luận văn: Pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai tại Vĩnh PhúcLuận văn: Pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai tại Vĩnh Phúc
Luận văn: Pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai tại Vĩnh Phúc
 
Luận văn: Pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai, HAY
Luận văn: Pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai, HAYLuận văn: Pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai, HAY
Luận văn: Pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai, HAY
 
Luận văn: Giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự tại Nghệ An
Luận văn: Giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự tại Nghệ AnLuận văn: Giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự tại Nghệ An
Luận văn: Giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự tại Nghệ An
 
Luận văn: Pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai tỉnh Vĩnh Phúc
Luận văn: Pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai tỉnh Vĩnh PhúcLuận văn: Pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai tỉnh Vĩnh Phúc
Luận văn: Pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai tỉnh Vĩnh Phúc
 
Luận văn: Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất tại TP Vinh, HAY
Luận văn: Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất tại TP Vinh, HAYLuận văn: Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất tại TP Vinh, HAY
Luận văn: Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất tại TP Vinh, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại Quận Đồ Sơn, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại Quận Đồ Sơn, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại Quận Đồ Sơn, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại Quận Đồ Sơn, HAY
 
Quản lý về lý lịch tư pháp tại các tỉnh miền núi phía Bắc, HAY, 9đ
Quản lý về lý lịch tư pháp tại các tỉnh miền núi phía Bắc, HAY, 9đQuản lý về lý lịch tư pháp tại các tỉnh miền núi phía Bắc, HAY, 9đ
Quản lý về lý lịch tư pháp tại các tỉnh miền núi phía Bắc, HAY, 9đ
 
Luận văn thạc sĩ: Bảo đảm quyền khiếu nại của công dân
Luận văn thạc sĩ: Bảo đảm quyền khiếu nại của công dânLuận văn thạc sĩ: Bảo đảm quyền khiếu nại của công dân
Luận văn thạc sĩ: Bảo đảm quyền khiếu nại của công dân
 
Bảo đảm quyền khiếu nại của công dân ở quận Thanh Xuân, HAY
Bảo đảm quyền khiếu nại của công dân ở quận Thanh Xuân, HAYBảo đảm quyền khiếu nại của công dân ở quận Thanh Xuân, HAY
Bảo đảm quyền khiếu nại của công dân ở quận Thanh Xuân, HAY
 
Luận văn: Chính sách quản lý về đất đai huyện Hiệp Đức, Quảng Nam
Luận văn: Chính sách quản lý về đất đai huyện Hiệp Đức, Quảng NamLuận văn: Chính sách quản lý về đất đai huyện Hiệp Đức, Quảng Nam
Luận văn: Chính sách quản lý về đất đai huyện Hiệp Đức, Quảng Nam
 
Luận văn: Giải quyết khiếu nại về đất đai ở quận Thanh Xuân, 9đ
Luận văn: Giải quyết khiếu nại về đất đai ở quận Thanh Xuân, 9đLuận văn: Giải quyết khiếu nại về đất đai ở quận Thanh Xuân, 9đ
Luận văn: Giải quyết khiếu nại về đất đai ở quận Thanh Xuân, 9đ
 
Luận văn: Giải quyết khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
Luận văn: Giải quyết khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ và tái định cưLuận văn: Giải quyết khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
Luận văn: Giải quyết khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
 
Luận văn: Cưỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Cưỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền theo pháp luật, 9đLuận văn: Cưỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Cưỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền theo pháp luật, 9đ
 
Luận văn: Giải quyết khiếu nại về thu hồi đất tại tỉnh Đắk Lắk, 9đ
Luận văn: Giải quyết khiếu nại về thu hồi đất tại tỉnh Đắk Lắk, 9đLuận văn: Giải quyết khiếu nại về thu hồi đất tại tỉnh Đắk Lắk, 9đ
Luận văn: Giải quyết khiếu nại về thu hồi đất tại tỉnh Đắk Lắk, 9đ
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về hộ tịch từ thực tiễn tỉnh An Giang, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Quản lý Nhà nước về hộ tịch từ thực tiễn tỉnh An Giang, 9 ĐIỂMLuận văn:  Quản lý Nhà nước về hộ tịch từ thực tiễn tỉnh An Giang, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý Nhà nước về hộ tịch từ thực tiễn tỉnh An Giang, 9 ĐIỂM
 
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo quy định của pháp luật, 9đ
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo quy định của pháp luật, 9đQuy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo quy định của pháp luật, 9đ
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo quy định của pháp luật, 9đ
 
Bảo Đảm Quyền Con Người Trong Quản Lý Về Hộ Tịch.docx
Bảo Đảm Quyền Con Người Trong Quản Lý Về Hộ Tịch.docxBảo Đảm Quyền Con Người Trong Quản Lý Về Hộ Tịch.docx
Bảo Đảm Quyền Con Người Trong Quản Lý Về Hộ Tịch.docx
 
Đề tài: Quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp tại tỉnh Nam Định, HAY
Đề tài: Quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp tại tỉnh Nam Định, HAYĐề tài: Quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp tại tỉnh Nam Định, HAY
Đề tài: Quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp tại tỉnh Nam Định, HAY
 
Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn huyện quốc oai – thành ph...
Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn huyện quốc oai – thành ph...Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn huyện quốc oai – thành ph...
Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn huyện quốc oai – thành ph...
 
Hoạt động giải quyết khiếu nại tố cáo trên địa bàn huyện Quốc Oai, thành ph...
 Hoạt động giải quyết khiếu nại  tố cáo trên địa bàn huyện Quốc Oai, thành ph... Hoạt động giải quyết khiếu nại  tố cáo trên địa bàn huyện Quốc Oai, thành ph...
Hoạt động giải quyết khiếu nại tố cáo trên địa bàn huyện Quốc Oai, thành ph...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...songtoan982017
 
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Namlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Recently uploaded (20)

40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
 
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 

Luận văn: Pháp luật về khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai, HOT

  • 1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN, VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊNNGÀNH:LÝLUẬNVÀLỊCHSỬNHÀNƯỚCVÀ PHÁPLUẬT HÀ NỘI - 2017
  • 2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN, VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊNNGÀNH:LÝLUẬNVÀLỊCHSỬNHÀNƯỚCVÀ PHÁPLUẬT Mã số: 62 38 01 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRỊNH ĐỨC THẢO HÀ NỘI - 2017
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Lê Duyên Hà
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 8 1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 8 1.2. Tình hình nghiên cứu nước ngoài 22 1.3. Một số nhận xét rút ra từ các công trình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án 30 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI 35 2.1. Khái niệm, nội dung điều chỉnh của pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai 35 2.2. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thực hiện pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai 46 2.3. Hình thức và điều kiện bảo đảm thực hiện pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai 56 2.4. Thực hiện pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai ở các tỉnh Tây Bắc và giá trị tham khảo cho các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam 68 Chương 3: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG VÀ THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN, VIỆT NAM 75 3.1. Các yếu tố tác động đến thực hiện pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên 75 3.2. Thực trạng thực hiện pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam (từ năm 2011 đến năm 2016) 82 3.3. Đánh giá chung và bài học kinh nghiệm thực hiện pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam 106 Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN, VIỆT NAM HIỆN NAY 122 4.1. Quan điểm bảo đảm thực hiện pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam 122 4.2. Giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam hiện nay 129 KẾT LUẬN 152 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 154 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 157 PHỤ LỤC 169
  • 5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN ADPL : Áp dụng pháp luật CB,CC : Cán bộ, công chức CNQSDĐ : Chứng nhận quyền sử dụng đất CNXH : Chủ nghĩa xã hội CQNN : Cơ quan nhà nước CT-XH : Chính trị - xã hội DTTS : Dân tộc thiểu số HCNN : Hành chính nhà nước HĐND : Hội đồng nhân dân HTCT : Hệ thống chính trị HVHC : Hành vi hành chính KNHC : Khiếu nại hành chính KT-XH : Kinh tế - Xã hội QĐHC : Quyết định hành chính QHXH : Quan hệ xã hội QLHCNN : Quản lý hành chính nhà nước QLNN : Quản lý nhà nước QP-AN : Quốc phòng - an ninh QPPL : Quy phạm pháp luật THPL : Thực hiện pháp luật TTHC : Thủ tục hành chính UBND : Ủy ban nhân dân VH-XH : Văn hoá - Xã hội VPPL : Vi phạm pháp luật XHCN : Xã hội chủ nghĩa
  • 6. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN ÁN Trang Biểu đồ 3.1: Diện tích đất đai 5 tỉnh Tây Nguyên 75 Biểu đồ 3.2: Dân số các tỉnh Tây Nguyên năm 2015 79 Biểu đồ 3.3: Quyết định hành chính về đất đai 5 tỉnh Tây Nguyên bị khiếu nại 101
  • 7. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN), quyền khiếu nại hành chính (KNHC) nói chung và quyền KNHC trong lĩnh vực đất đai nói riêng, là một trong những quyền quan trọng của công dân được bảo đảm bằng Hiến pháp, pháp luật và các cơ chế xã hội khác. Hiến pháp năm 2013 quy định: “Ở nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật” [60, tr.14]. Để làm cơ sở cho việc giải quyết tốt các yêu cầu chính đáng của công dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức sử dụng đất. Trong những năm qua, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) và các văn bản hướng dẫn thi hành; Chính sách, pháp luật về giải quyết KNHC trong lĩnh vực đất đai cũng ngày càng hoàn thiện. Đây là cơ sở pháp lý cơ bản để bảo đảm thực hiện pháp luật (THPL) về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên thực tế. Thông qua THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai, Nhà nước kiểm tra tính đúng đắn của các quyết định hành chính (QĐHC), hành vi hành chính (HVHC) về đất đai đã ban hành bị khiếu nại, từ đó có cơ sở thực tiễn để hoàn thiện pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai, đồng thời là một hình thức phát huy dân chủ trực tiếp, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân tham gia giám sát các hoạt động của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức (CB,CC) ngày càng sâu rộng và hiệu quả hơn. Tây Nguyên là một trong những vùng kinh tế - sinh thái đặc thù của Việt Nam, có vị trí chiến lược về an ninh, quốc phòng đồng thời là khu vực có tiềm năng to lớn về đất đai. Nhiều năm qua, THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai đã đạt những kết quả tích cực; ý thức tuân thủ, chấp hành, sử dụng pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai của công dân được nâng cao. Nhiều vụ việc KNHC về đất đai đã được cơ quan nhà nước (CQNN), người có thẩm quyền xem xét, áp dụng pháp luật (ADPL) giải quyết kịp thời, đúng người, đúng việc, đúng pháp
  • 8. 2 luật, qua đó góp phần tăng cường pháp chế, ổn định tình hình chính trị, kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng Tây Nguyên. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên Việt Nam vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định. Một số cơ quan, người có thẩm quyền trong quá trình ra các QĐHC, HVHC về cấp đất, giao đất, thu hồi đất, đền bù giải phóng mặt bằng chưa đúng trình tự, thủ tục, thiếu minh bạch, công bằng, dẫn đến bức xúc của các chủ thể sử dụng đất, nên đã phát sinh nhiều các KNHC về đất đai. Trong khi đó, sự phối hợp giữa các CQNN để ADPL giải quyết các KNHC trong lĩnh vực đất đai còn chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ, không gắn kết giữa công tác tiếp dân, đối thoại với giải quyết khiếu nại, nhất là cấp huyện và các sở, ngành chức năng. Một số vụ việc giải quyết đúng chính sách, pháp luật nhưng chưa được tổ chức thi hành một cách kịp thời. Bên cạnh đó, do đặc thù về dân cư vùng miền núi Tây Nguyên, trình độ dân trí còn rất thấp, sự hiểu biết pháp luật còn nhiều hạn chế, nên nhiều vụ việc người đi khiếu nại vẫn không tuân thủ, không chấp hành nghiêm pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai, thậm chí còn có thái độ cực đoan, quá khích làm ảnh hưởng đến trật tự xã hội ở một số địa bàn vùng Tây Nguyên. Cá biệt, có trường hợp cấu kết với các thế lực phản động FULRO lưu vong ở ngoài nước, các phần tử cơ hội kích động những người đi khiếu nại đòi lại đất của các cơ sở tôn giáo; tổ chức, lôi kéo khiếu nại đông người, biến các vụ việc KNHC thuần túy trở thành vấn đề CT-XH, dẫn đến tình hình THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn một số tỉnh Tây Nguyên có những diễn biến phức tạp và vẫn ở mức “nóng”. Vì lẽ đó, việc nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc vấn đề THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam cả phương diện lý luận và thực tiễn có ý nghĩa sâu sắc và cấp thiết hiện nay. Xuất phát từ những lý do trên, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài: “Thực hiện pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam” làm Luận án tiến sĩ Luật học, chuyên ngành Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật.
  • 9. 3 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở phân tích làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai, luận án đề xuất các quan điểm cơ bản, hệ thống giải pháp mang tính đặc thù nhằm bảo đảm THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên,Việt Nam hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích trên, luận án có nhiệm vụ nghiên cứu sau đây: - Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và nước ngoài có liên quan đến đề tài luận án, đánh giá những giá trị của các công trình đó và xác định những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu. - Làm sáng tỏ cơ sở lý luận THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai, trong đó, phân tích các khái niệm, đặc điểm, hình thức, vai trò và các điều kiện bảo đảm THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai. Nghiên cứu THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai ở các tỉnh Tây Bắc nước ta và rút ra các giá trị tham khảo vận dụng cho các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam. - Phân tích những yếu tố tác động tới THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai; khảo sát, đánh giá đúng thực trạng THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên; rút ra các nguyên nhân của những ưu điểm, hạn chế và bài học kinh nghiệm trong THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên. - Phân tích, luận chứng các quan điểm và đề xuất hệ thống các giải pháp bảo đảm THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên Việt Nam hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên dưới góc độ của chuyên ngành Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật.
  • 10. 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai có nội dung nghiên cứu rất rộng. Với mục đích nghiên cứu chuyên sâu về một vấn đề dưới góc độ của Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật, luận án chỉ tập trung nghiên cứu một số nhóm quan hệ chủ yếu về: Quyền KNHC của người sử dụng đất đối với các QĐHC, HVHC của cơ quan QLHCNN; trình tự, thủ tục KNHC trong lĩnh vực đất đai của người khiếu nại và cơ quan giải quyết; thẩm quyền ADPL giải quyết KNHC theo thủ tục hành chính (TTHC) về đất đai của các cơ quan QLHCNN trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên. - Phạm vi về không gian: Luận án nghiên cứu thực trạng THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, bao gồm: Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng, đồng thời có tham khảo THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai ở các tỉnh Tây Bắc. - Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu thực trạng THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam từ năm 1998 đến nay, (các số liệu chủ yếu từ năm 2011 đến năm 2016). 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Cơ sở lý luận Luận án được nghiên cứu trên cơ sở Lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước ta về pháp luật KNHC chính nói chung và THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai nói riêng; đồng thời tham khảo các công trình có liên quan đến đề tài đã được công bố. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Trên nền tảng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Triết học Mác - Lênin, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp hệ thống; phương pháp lôgic; phương pháp lịch sử; phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp thống kê, điều tra xã hội học; phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn; phương pháp so sánh....để giải quyết các vấn đề đặt ra trong nghiên cứu nội dung của luận án. Các phương pháp được sử dụng nhằm làm
  • 11. 5 rõ nội dung cơ bản của luận án, đảm bảo tính khoa học và lôgic giữa các vấn đề của đề tài trong các chương. Cụ thể: - Phương pháp hệ thống được sử dụng trong chương 1 để phân loại và nghiên cứu nội dung các tài liệu nghiên cứu về KNHC trong lĩnh vực đất đai; pháp luật KNHC về đất đai và THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai ở một số địa phương có điểm tương đồng với các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam. - Phương pháp logic được sử dụng xuyên suốt trong quá trình thực hiện chương 2, chương 3 và chương 4. Theo đó, trong chương 2 trước khi nghiên cứu cơ sở lý luận THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai, nghiên cứu sinh đã nêu khái quát lý luận về pháp luật KNHC trong lĩnh vực đất đai. Đồng thời nội dung của ba chương có mối quan hệ xuyên suốt. Những lý giải về mặt lý luận ở chương 2 là cơ sở đánh giá thực trạng THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai ở chương 3 và từ đó đưa ra các quan điểm và giải pháp bảo đảm THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên trong chương 4. - Phương pháp lịch sử được sử dụng trong việc đánh giá thực trạng THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai. Điều kiện cụ thể của các tỉnh miền núi Tây Nguyên là xuất phát điểm để nghiên cứu sinh đánh giá đúng thực trạng THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2016. - Phương pháp phân tích - tổng hợp được sử dụng trong cả chương 2, chương 3 và chương 4 của luận án. Phân tích khái niệm pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai, THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai, đặc điểm, nội dung, hình thức, vai trò và các điều kiện bảo đảm THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai; phân tích các yếu tố đặc thù tác động tới THPL về KNHC, nguyên nhân của thực trạng THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên; phân tích các quan điểm và giải pháp bảo đảm THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam. - Đối với việc nghiên cứu tham khảo THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai ở một số tỉnh, luận án chú trọng sử dụng phương pháp so sánh và phân tích để
  • 12. 6 rút ra kinh nghiệm THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai có thể áp dụng ở các tỉnh Tây Nguyên. - Trong chương 3, bên cạnh việc sử dụng phương pháp phân tích tác giả còn sử dụng các phương pháp thống kê, điều tra xã hội học, phương pháp tổng hợp các số liệu để chứng minh cho các luận giải đã nêu trong phần đánh giá thực trạng THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam. 5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án Luận án là công trình chuyên khảo đầu tiên nghiên cứu tương đối hệ thống THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam, nên có một số đóng góp khoa học mới sau: - Xây dựng khái niệm pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai, THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai có tính nền tảng xuyên suốt luận án; chỉ ra được một số đặc điểm, hình thức THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai; nêu ra được vai trò, điều kiện bảo đảm THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai nói chung, trong đó có các tỉnh Tây Nguyên. - Luận án phân tích chỉ ra yếu tố đặc thù về điều kiện tự nhiên, kinh tế, VH -XH, tình trạng di dân tự do, quản lý và sử dụng đất đai ở các tỉnh Tây Nguyên tác động tới quá trình THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai. Phân tích được các kết quả, hạn chế của thực trạng THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai tại các tỉnh Tây Nguyên; chỉ ra được những nguyên nhân ưu điểm và hạn chế của thực trạng này; qua đó rút ra bài học kinh nghiệm từ THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên trong thời gian qua. - Xác lập các quan điểm, đề xuất được hệ thống giải pháp bao gồm nhóm giải pháp chung và nhóm giải pháp riêng mang tính đặc thù cho Tây Nguyên, nhằm đảm bảo THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên Việt Nam hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Về mặt lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần vào giải quyết một số vấn đề lý luận hiện nay đang đặt ra đối với thực hiện quyền dân chủ trực
  • 13. 7 tiếp của nhân dân, trong đó có vấn đề lý luận THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai nói chung và trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên nói riêng. - Về mặt thực tiễn: + Luận án có thể được dùng làm tài liệu tham khảo, giúp các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể ở Tây Nguyên có cơ sở để hoạch định, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai, góp phần nâng cao nhận thức cho các cấp uỷ đảng, chính quyền và nhân dân các dân tộc Tây Nguyên về pháp luật KNHC; vai trò của CB,CC trong THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai. + Luận án sẽ có giá trị tham khảo trong công tác nghiên cứu, giảng dạy tại Trường chính trị, Trung tâm Bồi dưỡng chính trị cấp huyện trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên. Có giá trị tham khảo tốt cho việc nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai đối với những vùng có điều kiện, hoàn cảnh tương đồng như các tỉnh miền núi vùng Tây Nguyên và cho ai quan tâm đến những vấn đề của luận án. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình nghiên cứu của tác giả đã được công bố, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án bao gồm 4 chương, 12 tiết.
  • 14. 8 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC 1.1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến pháp luật về khiếu nại hành chính; khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai * Đề tài nghiên cứu khoa học và sách - “Giải quyết khiếu tố của nhân dân - thực trạng và những bài học kinh nghiệm” của Nguyễn Văn Mạnh [50], đã nêu bài học kinh nghiệm chung là các cấp, các ngành phải luôn coi trọng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung, pháp luật khiếu nại nói riêng; khiếu nại cần được giải quyết kịp thời, đúng hạn định; coi trọng công tác tiếp dân, tuân thủ trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại; có chính sách hợp lý cho CB,CC làm công tác giải quyết khiếu nại; kiên trì, phối hợp giải quyết tốt các vụ khiếu nại đông người; thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở; tổ chức rút kinh nghiệm thường xuyên về công tác giải quyết khiếu nại. - “Khiếu nại, tố cáo hành chính - cơ sở lý luận, thực trạng và giải pháp” của Lê Tiến Hào [26], đã phân tích thêm cơ sở lý luận về khiếu nại, tố cáo hành chính và giải quyết khiếu nại, tố cáo hành chính; đánh giá đúng tình hình khiếu nại, tố cáo hành chính và thực trạng việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hành chính; phân tích những nguyên nhân phát sinh khiếu nại, tố cáo và những tồn tại, hạn chế trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo hành chính giai đoạn hiện nay; đề xuất định hướng, nguyên tắc và hệ thống các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo và nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo. - “Hoàn thiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở nước ta trong giai đoạn hiện nay” của Phạm Hồng Thái, Vũ Đức Đán [71]. Đề tài tập trung nghiên cứu khái niệm khiếu nại, quyền khiếu nại, pháp luật về khiếu nại, thực trạng pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại. Về những hạn chế trong công tác giải quyết khiếu nại, đề tài cho thấy: Tình hình khiếu kiện ở các địa phương có chiều hướng
  • 15. 9 gia tăng; nhiều trường hợp CQNN làm sai, người dân khiếu nại nhưng không giải quyết kịp thời hoặc giải quyết thiếu khách quan, thấy sai không chịu sửa, bao che cho cấp dưới; việc sửa chữa khuyết điểm trong thực thi công vụ, giải quyết khiếu nại thiếu khẩn trương; nhận thức, hiểu biết pháp luật của một bộ phận nhân dân, kể cả cán bộ các cấp chính quyền và các CQNN còn hạn chế... Đề tài cũng chỉ ra một số nhân tố khách quan và chủ quan đòi hỏi phải hoàn thiện pháp luật về khiếu nại và kiến nghị một số giải pháp chủ yếu hoàn thiện pháp luật về khiếu nại trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam. - “Tìm hiểu pháp luật về khiếu nại” của Thanh tra Chính phủ [75], cuốn sách nhằm giúp cán bộ và nhân dân hiểu và thực hiện đúng quyền, nghĩa vụ khi thực hiện việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại, nâng cao ý thức, trách nhiệm, trình độ nghiệp vụ của cán bộ, công chức cấp xã trong việc giải quyết khiếu nại và tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khiếu nại. Cuốn sách bao gồm 02 phần: Phần I: Nêu bật được sự cần thiết và nguyên tắc xây dựng Luật khiếu nại. Phần II: Phân tích những nội dung cơ bản của pháp luật về khiếu nại. Cuốn sách được trình bày dưới dạng tài liệu tuyên truyền, nội dung ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, thể hiện đầy đủ những quy định của pháp luật hiện hành về khiếu nại, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu pháp luật của cán bộ và nhân dân. - Sách:“Hiệu quả pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân ở Việt Nam” của Nguyễn Thế Thuấn [79]. Nội dung cuốn sách phân tích cơ sở lý luận và pháp lý về quyền khiếu nại; hiệu quả giải quyết khiếu nại; nguyên nhân của những hạn chế và khó khăn trong giải quyết khiếu nại là nhiều chính sách, pháp luật đã lạc hậu, thiếu hoàn chỉnh, không phù hợp; trình độ, trách nhiệm thực thi công vụ của CB,CC chưa cao; lãnh đạo các ngành, các cấp chưa thấy hết trách nhiệm của mình trong việc giải quyết khiếu nại; một số quy định về thẩm quyền, thủ tục, cơ chế phối hợp giải quyết khiếu nại còn bất cập, chồng chéo; đề xuất giải pháp tăng cường hiệu quả pháp luật về giải quyết khiếu nại. - Cuốn sách“Cơ chế pháp lý bảo đảm thực hiện quyền khiếu nại hành chính của công dân” của Nguyễn Tuấn Khanh [38], đã tập trung đề cập những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn cơ chế pháp lý bảo đảm thực hiện quyền KNHC của
  • 16. 10 công dân, từ đó, đề xuất một số giải pháp cần thiết đối với việc hoàn thiện và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về khiếu nại, khiến kiện hành chính. Nội dung cuốn sách còn giới thiệu kinh nghiệm của một số nước trên thế giới và khái quát quá trình hình thành, phát triển của các phương thức giải quyết khiếu nại, khiếu kiện hành chính ở Việt Nam. Những vấn đề về thủ tục pháp lý bảo đảm thực hiện quyền KNHC và hoạt động giám sát, xử lý vi phạm trong lĩnh vực khiếu nại, khiếu kiện hành chính sẽ giúp CB,CC, người có thẩm quyền có nhận thức đúng đắn hơn về vai trò, trách nhiệm của mình trong việc ADPL để giải quyết các vụ việc khiếu nại, khiếu kiện hành chính, đồng thời nâng cao nhận thức của người dân khi thực hiện việc khiếu nại, khiếu kiện hành chính. - “Một số vấn đề về đổi mới cơ chế giải quyết khiếu kiện hành chính ở Việt Nam”của Nguyễn Văn Thanh, Đinh Văn Minh [76]. Nội dung cuốn sách đề cập và lý giải trên những vấn đề lý luận về KNHC và cơ chế giải quyết khiếu kiện hành chính, các tác giả cho thấy quyết khiếu nại, tố cáo của công dân luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm và coi đó là một trong những nhiệm vụ quan trọng, thể hiện trách nhiệm của CQNN trước công dân; bên cạnh đó các tác giả còn trung phân tích quá trình hình thành và phát triển pháp luật về giải quyết khiếu kiện hành chính ở Việt Nam; thực trạng về cơ chế và công tác giải quyết khiếu kiện hành chính hiện nay. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp tiếp tục đổi mới cơ chế nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu kiện hành chính trong thời gian tới. * Luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ - “Cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính ở Việt Nam hiện nay và vấn đề hoàn thiện” của Phạm Anh Tuấn [89], đã phân tích sự điều chỉnh pháp luật trong lĩnh vực khiếu nại và giải quyết KNHC, thực trạng của hoạt động giải quyết KNHC, đề tài hướng tới là làm rõ những vấn đề đang đặt ra trong việc khiếu nại và giải quyết KNHC; sự cần thiết phải đổi mới để đáp ứng được yêu cầu QLNN, quản lý xã hội trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN và trong tình hình hội nhập hiện nay của nước ta. Đề tài hệ thống hóa một số khía cạnh lý luận, đánh giá thực trạng KNHC, hoạt động giải quyết KNHC ở nước ta nói
  • 17. 11 chung nhằm tìm ra giải pháp khắc phục, góp phần đổi mới cơ chế giải quyết KNHC hiện hành. - “Hoàn thiện pháp luật khiếu nại, tố cáo trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của Ngô Mạnh Toan [87], đã tập trung nghiên cứu lý luận khiếu nại, tố cáo và thực trạng giải quyết khiếu nại, tố cáo ở nước ta, đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo từ những yêu cầu của Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân. - “Hiệu quả hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan hành chính nhà nước ở Ninh Bình hiện nay”, của Nguyễn Thị Hồng Thơm [78], đã phân tích những vấn đề lý luận về khiếu nại, tố cáo và pháp luật khiếu nại, tố cáo, những yêu cầu đặt ra của việc nâng cao hiệu quả hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo. Đánh giá thực trạng pháp luật khiếu nại, tố cáo và hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan HCNN tại tỉnh Ninh Bình; đưa ra những kiến nghị cụ thể hoàn thiện pháp luật khiếu nại, tố cáo và các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động giải quyết khiếu nại tố cáo. - “Giải quyết khiếu nại hành chính trong công cuộc cải cách hành chính ở Việt Nam” của Hoàng Ngọc Dũng [15], đã phân tích làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về giải quyết khiếu nại trong QLHCNN những năm qua ở nước ta. Khảo sát, đánh giá thực trạng khiếu nại, giải quyết KNHC, trên có sở đó tác giả làm rõ những kết quả, hạn chế trong khiếu nại và giải quyết KNHC, đưa ra quan điểm và đề xuất một số giải pháp bảo đảm giải quyết KNHC đáp ứng mục tiêu CCHC ở Việt Nam hiện nay. Đây là tài liệu có thể tham khảo vận dụng tốt vào việc xây dựng cơ sở lý luận của luận án. -“Hoàn thiện thủ tục pháp lý về giải quyết khiếu nại của công dân” của Nguyễn Hạnh [25], làm rõ cơ sở lý luận và thực trạng của các thủ tục pháp lý về giải quyết khiếu nại của công dân, trên cơ sở đó đưa ra phương hướng hoàn thiện và đề xuất các giải pháp nhằm bảo đảm cho việc hoàn thiện thủ tục pháp lý về giải quyết khiếu nại của công dân ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. -“Bảo đảm pháp lý thực hiện quyền khiếu nại hành chính của công dân ở nước ta hiện nay” của Nguyễn Tuấn Khanh [38], đã làm rõ quan niệm về quyền
  • 18. 12 KNHC của công dân, đưa ra khái niệm và xác định được nội dung cơ bản nhất của bảo đảm pháp lý thực hiện quyền KNHC của công dân. Đồng thời cũng làm rõ mối quan hệ giữa bảo đảm pháp lý thực hiện quyền KNHC của công dân với các bảo đảm khác; phân tích, đánh giá một cách toàn diện thực trạng bảo đảm pháp lý thực hiện quyền KNHC của công dân ở Việt Nam hiện nay trên cơ sở đánh giá thực trạng từng yếu tố bảo đảm, chỉ rõ những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó; đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện bảo đảm pháp lý thực hiện quyền KNHC của công dân hiện nay. - “Đổi mới công tác tiếp dân trong lĩnh vực khiếu nại, tố cáo” của Trần Thị Thúy Mai [53]. Luận văn tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về tiếp công dân, thực trạng công tác tiếp dân; quan điểm, giải pháp đổi mới công tác tiếp dân trong giải quyết khiếu nại, tố cáo hành chính ở nước ta. - “Giải quyết khiếu kiện hành chính trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam” của Nguyễn Danh Tú [96], phân tích, đánh giá thực tiễn giải quyết KNHC (từ năm 1996 - đến nay). Đặt vấn đề nghiên cứu trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN, cải cách tư pháp. Đề xuất quan điểm tiếp tục hoàn thiện pháp luật về giải quyết KNHC nhằm tăng cường bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN. * Trên Tạp chí, cũng có các bài viết về pháp luật khiếu nại hành chính; khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai như: - “Phân biệt rõ khiếu nại hành chính và khiếu kiện hành chính” của Vũ Trọng Hách [27]. Theo đó, bài viết cho thấy tranh chấp hành chính là loại tranh chấp phát sinh giữa cơ quan HCNN (chủ thể cơ bản, chủ yếu trong hoạt động QLNN) và cá nhân hoặc tổ chức (đối tượng quản lý). Theo quy định của pháp luật thì loại tranh chấp hành chính này được thể hiện bằng khái niệm “khiếu nại” theo Luật Khiếu nại, Tố cáo năm 1998; “khiếu kiện” theo Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996. Thủ tục giải quyết tranh chấp hành chính phát sinh giữa các cơ quan HCNN với cá nhân hoăc tổ chức được quy định trong
  • 19. 13 2 văn bản pháp luật này. Tác giả đã làm rõ những điểm chung của khiếu nại và khiếu kiện hành chính; chỉ ra những điểm khác biệt giữa KNHC và khiếu kiện hành chính. - “Để khiếu nại xứng tầm là một quyền hiến định” của Cao Vũ Minh [48], phân tích các hạn chế của pháp luật về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân hiện hành cũng như thực tiễn thi hành quyền khiếu nại, tố cáo của công dân trên thục tế ở nước ta trong thời gian qua. Khẳng định quyền khiếu nại, quyền tố cáo là những quyền cơ bản của công dân, được Hiến pháp, pháp luật ghi nhận và bảo đảm thực hiện, trên cơ sở đó, tác giả bài viết đã đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các văn bản pháp luật có liên quan tới quyền khiếu nại, tố cáo của công dân. - “Những mặt được và hạn chế, bất cập trong quy định về khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính” của Trịnh Thu Thủy [80]. Theo tác giả các quy định pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại đã tạo cơ sở pháp lý để người dân bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Các cơ quan nhà nước kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật, góp phần tăng cường pháp chế ổn định an ninh, trật tự an toàn xã hội. Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện Luật Khiếu nại và các văn bản hướng dẫn thi hành để giải quyết các KNHC cho người dân cho thấy pháp luật về khiếu nại còn bộc lộ một số hạn chế như: trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại của cơ quan HCNN còn chưa đảm bảo tính khách quan, dân chủ, công khai, minh bạch; Các quy định pháp luật hiện hành cũng chưa phân biệt rõ thủ tục giải quyết khiếu nại lần đầu với lần hai, giữa khiếu nại đòi huỷ bỏ QĐHC, chấm dứt HVHC với thủ tục giải quyết khiếu nại đòi bồi thường thiệt hại. - “Giải quyết khiếu nại quyết định hành chính về đất đai” của Bạch Thái Toàn [88], tác giả bài viết đã chứng minh việc giải quyết khiếu nại đối với các QĐHC trong quản lý đất đai chiếm tỷ lệ lớn trong việc giải quyết khiếu nại về đất đai. Theo quy định của Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Đất đai, thì QĐHC về đất đai được hiểu là quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, trưng dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; quyết định bồi thường giải phóng mặt
  • 20. 14 bằng, tái định cư; cấp hoặc thu hồi giấy CNQSDĐ; quyết định gia hạn thời hạn sử dụng đất. Đồng thời tác giả cho rằng giải quyết tốt khiếu nại các QĐHC trong quản lý đất đai sẽ góp phần làm giảm số lượng khiếu nại nói chung và tăng cường hiệu quả QLNN trên thực tế. - “Một số giải pháp đổi mới mô hình giải quyết tranh chấp hành chính trong lĩnh vực đất đai” của Nguyễn Thắng Lợi [41], đã phân tích chỉ rõ hoạt động QLHCNN trên tất cả các phương diện của đời sống xã hội sẽ không thể tránh được những mâu thuẫn, bất đồng phát sinh giữa chủ thể QLNN và đối tượng quản lý. Quá trình quản lý và sử dụng đất đai cũng sẽ không thể tránh khỏi việc phát sinh mâu thuẫn, bất đồng giữa cá nhân, tổ chức với tư cách là những người quản lý, sử dụng đất đai với cơ quan thực hiện chức năng QLNN về đất đai. Tác giả phân tích tình hình tranh chấp hành chính trong lĩnh vực đất đai và kết quả giải quyết. Bất cập, hạn chế và những thiếu hụt của pháp luật hiện hành về giải quyết tranh chấp hành chính trong lĩnh vực đất đai. Đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp hành chính trong lĩnh vực đất đai. - “Nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai” của Ngô Trường Lộc [42], đã chỉ rõ việc nâng cao hiệu quả, chất lượng của hoạt động giải quyết KNHC trong lĩnh vực đất đai sẽ giúp cho nhân dân và Nhà nước tiết kiệm thời gian, tiền bạc và công sức; củng cố lòng tin của nhân dân đối với Ðảng và Nhà nước, tăng cường hiệu quả QLNN trong lĩnh vực này. Vì thế, việc đưa ra các giải pháp, kiến nghị khoa học có cơ sở lý luận và thực tiễn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động QLNN và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta hiện nay. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến thực hiện pháp luật; thực hiện pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai Thứ nhất, các công trình nghiên cứu về thực hiện pháp luật nói chung: - “Thực hiện pháp luật - những vấn đề lý luận và thực tiễn” của Nguyễn Văn Mạnh [51], các tác giả đã phân tích những vấn đề lý luận về THPL như: khái niệm, chủ thể, nội dung, hình thức, các yếu tố bảo đảm THPL, những vấn đề đặt ra trong THPL ở nước ta. Đây là những vấn đề lý luận cơ bản về THPL có giá trị
  • 21. 15 tham khảo khi nghiên cứu cơ sở lý luận của việc THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai. - “Thực hiện và áp dụng pháp luật ở Việt Nam” của Nguyễn Minh Đoan [22], là cuốn sách chuyên khảo về THPL gồm 5 chương. Trong đó Chương 1 bàn về lý luận THPL. Tác giả bàn luận về khái niệm, mục đích, ý nghĩa của THPL. THPL thông qua các hình thức tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật và ADPL. Chương 2. Bàn sâu về ADPL, các trường hợp ADPL, đặc điểm, nguyên tắc ADPL. Chương 3. Quy trình THPL. Chương 4. Tác giả đưa ra và phân tích các yếu tố bảo đảm pháp luật ở Việt Nam. Chương 5. Bàn về hiệu quả THPL; tiêu chí đánh giá hiệu quả của THPL; thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả THPL. Cuốn sách là tài liệu tham khảo bổ ích cho tác giả khi nghiên cứu lý luận về THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai. - Cuốn“Xã hội học pháp luật” của Ngọ Văn Nhân [55, tr.277-310], nội dung cuốn sách tác giả đã dành 2 chương, cụ thể chương VII - các khía cạnh xã hội của hoạt động và chương VIII - các khía cạnh xã hội của hoạt động ADPL. Trong 2 chương này tác giả phân tích về vấn đề và ADPL dưới góc độ xã hội học pháp luật. Sự phù hợp giữa các quy tắc của chuẩn mực pháp luật với lợi ích của chủ thể THPL; cơ chế THPL; các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của pháp luật. Đồng thời tác giả cũng đã phân tích, luận giải những biện pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động THPL. - “Các yếu tố tác động đến thực hiện pháp luật của công dân ở nước ta hiện nay” của Hoàng Thị Kim Quế [58, tr.26-31]. Bài viết phân tích nhận thức toàn diện về THPL của công dân bao gồm hai phương diện chủ yếu: không thực hiện hành vi trái pháp luật và thực hiện hành vi hợp pháp. Tác giả đã tập trung phân tích sự tác động của các yếu tố khách quan, chủ quan đến THPL của công dân. Ngoài phần phương pháp luận của vấn đề, nội dung bài viết đã làm rõ việc nhận diện một số yếu tố có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ đến ý thức và hành vi pháp luật của công dân như: đạo đức, niềm tin, dư luận xã hội, thói quen, lối sống; sự minh bạch và cân bằng lợi ích của pháp luật; thông tin, tiếp cận pháp luật v.v.. Bài viết nhấn mạnh ý nghĩa của việc nghiên cứu, nhận diện đầy đủ những yếu tố tác
  • 22. 16 động đến THPL, coi đó như là cơ sở để xây dựng các giải pháp đảm bảo hiệu quả THPL của công dân ở nước ta hiện nay. Thứ hai, nhóm các công trình nghiên cứu thực hiện pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai, gồm có các công trình tiêu biểu sau: * Đề tài nghiên cứu khoa học và sách - “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp đất đai trong giai đoạn hiện nay” của Đinh Quốc Tuấn [91], đánh giá được thực trạng giải quyết tranh chấp đất đai qua kết quả nghiên cứu tình hình tranh chấp đất đai và công tác giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn ba tỉnh, thành phố là Thành phố Hải Phòng, Hà Tĩnh và Kiên Giang và nghiên cứu thực trạng tranh chấp đất đai trên phạm vi cả nước, chỉ ra những tồn tại của công tác giải quyết tranh chấp đất đai trong giai đoạn hiện nay. Từ thực trạng, nguyên nhân tồn tại của công tác giải quyết tranh chấp đất đai, báo cáo đã đề xuất nhóm giải pháp về chính sách pháp luật và nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp đất đai, đã đề xuất trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại cơ quan HCNN. - Cuốn: “Chỉ dẫn pháp luật khiếu nại, tố cáo, thanh tra, kiểm tra, điều tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực đất đai” của Nguyễn Văn Hậu [28], nội dung cuốn sách đã trình bày dưới dạng hỏi đáp về khiếu nại, tố cáo, thanh tra, kiểm tra, điều tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực đất đai. Phần II, các văn bản QPPL về khiếu nại, tố cáo, thanh tra, kiểm tra, điều tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực đất đai. Phần III, các văn bản QPPL về đất đai. -“Cơ chế Nhà nước thu hồi đất và chuyển đổi đất tự nguyện ở Việt Nam: Phương pháp tiếp cận, định giá đất và cơ chế giải quyết khiếu nại (Compulsory Land Acquisition and Voluntary Land Conversion in Vietnam: The Conceptual Approach, Land Valuation and Grievance Redress Mechanisms) của Văn phòng Ngân hàng Thế giới [54], ấn phẩm này đã phân tích và tư vấn về quản lý xung đột xã hội và đất, với mục đích hỗ trợ Bộ Tài nguyên và Môi trường để cải thiện việc thu hồi đất và quá trình chuyển đổi để đạt được phát triển bền vững hơn trong quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa quá trình nhanh chóng hiện nay. Có ba báo
  • 23. 17 cáo giải thích trong nghiên cứu này là: 1) các lưu ý chính sách về cải thiện việc thu hồi đất và chuyển đổi đất đai tự nguyện ở Việt Nam; các nghiên cứu về cơ chế định giá đất để bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại Việt Nam; và các nghiên cứu về cải thiện hệ thống giải quyết khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại Việt Nam. -“Tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai và giải quyết tranh chấp, khiếu nại tố cáo về đất đai” của Thanh tra Chính phủ biên soạn [74], nội dung của chuyên đề này gồm 2 phần: Trong đó phần 2 tập trung đánh giá, phân tích nội dung về Pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai và trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai; Những ưu điểm, nhược điểm, hạn chế của các quy định pháp luật hiện hành về giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai; Đề xuất, kiến nghị hoàn thiện hệ thống pháp luật về giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai. - “Nghiên cứu hoàn thiện cơ chế giải quyết khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại Việt Nam” do Viện Xã hội học thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam thực hiện [116]. Đây là kết quả nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nhằm “Đề xuất về hoàn thiện chính sách Nhà nước thu hồi đất và cơ chế chuyển dịch đất đai tự nguyện ở Việt Nam” (Policy note on improving land acquisition and voluntary land conversion in Vietnam), nghiên cứu cơ chế phù hợp để giải quyết có hiệu quả các KNHC của người bị thu hồi đất đối với các QĐHC, HVHC của các CQNN có thẩm quyền đối với việc thu hồi đất, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là một nhu cầu bức xúc cần đặt ra. Một mặt, nghiên cứu này đáp ứng ngay cho thực tế giải quyết các khiếu nại phát sinh trong các dự án đầu tư ở Việt nam, mặt khác kết quả nghiên cứu sẽ đóng góp trực tiếp cho quá trình xây dựng pháp luật về KNHC và sửa đổi Luật Đất đai của Việt Nam. Ấn phẩm này là tài liệu bổ ích giúp tác giả phân tích, đánh giá sâu hơn phần cơ sở lý luận và thực tiễn về KNHC trong lĩnh vực đất đai ở Việt Nam. - “Nhận thức và thực hiện pháp luật đất đai của cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp chính quyền ở Việt Nam hiện nay” của Nguyễn Cảnh Quý [69], đã nghiên
  • 24. 18 cứu cơ sở lý luận về nhận thức và THPL đất đai của cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp chính quyền ở Việt Nam. Cuốn sách đã làm rõ khái niệm, vai trò, nội dung nhận thức THPL về đất đai của cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp chính quyền nước ta; phân tích bốn hình thức THPL như tuân thủ pháp luật, sử dụng pháp luật, chấp hành pháp luật và ADPL của cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp chính quyền ở Việt Nam. * Luận văn, luận án tiến sĩ - “Giải quyết khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai - qua thực tiễn thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình” của Dương Thị Thanh Huyền [30], đã phân tích cơ sở lý luận của giải quyết KNHC về đất đai, thực trạng giải quyết khiếu nại về đất đai của cơ quan HCNN trên địa bàn thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình, từ đó nêu lên những kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại về đất đai của cơ quan HCNN trên địa bàn thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình hiện nay. - “Thực thi pháp luật về giải quyết khiếu nại và tố cáo về đất đai trên địa bàn tỉnh Quang Ninh” của Nguyễn Ngọc Linh [43], đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo; tìm hiểu, hệ thống hóa cơ sở lý luận của việc xây dựng các quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai; nghiên cứu, đánh giá thực trạng thực thi pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn tinh Quảng Ninh nhằm tìm ra các định hướng hoàn thiện quy định pháp luật về lĩnh vực này và tăng cường hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn Quảng Ninh, đưa ra định hướng và đề xuất các giải pháp góp phần tăng cường hiệu quả hoạt động thực thi pháp luật về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. - “Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai của cơ quan hành chính nhà nước (qua thực tiễn tỉnh Nghệ An)” của Phan Duy Hùng [32]. Tác giả đã làm rõ nhiệm vụ nghiên cứu những quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về khiếu nại, thực trạng giải quyết khiếu nại về đất đai ở tỉnh Nghệ An. Trên cơ sở đó chỉ ra những thiếu sót, tồn tại của pháp luật về đất đai, pháp luật về khiếu nại hiện hành và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn hiện pháp luật khiếu nại về đất đai, pháp luật
  • 25. 19 về đất đai, nâng cao hiệu quả của công tác giải quyết khiếu nại về đất đai, góp phần hoàn thiện cả về mặt lý luận và thực tiễn trong xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN. - “Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai - Qua thực tiễn tỉnh Thái Nguyên” của Đặng Anh Tuấn [90] đã làm rõ quan niệm về khiếu nại, KNHC, khiếu nại về đất đai: các nguyên tắc, ý nghĩa, tiêu chí đánh giá hiệu quả, các yếu tố tác động đến công tác giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai.phân tích thực trạng công tác giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai của các cơ quan QLHC trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (làm rõ ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của từng hạn chế). Trên cơ sở đó, đưa ra quan điểm, giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai của các cơ quan HCNN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, lợi ích của nhà nước, nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN về đất đai ở địa phương. - “Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai qua thực tiễn tỉnh Bắc Giang” của Nguyễn Thị Thái Anh [1], trên cơ sở lý luận, tác giả phân tích, đánh giá thực trạng công tác giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai của các cơ quan HCNN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Từ đó, chỉ ra những thiếu sót, tồn tại của pháp luật về đất đai, pháp luật về khiếu nại hiện hành và đưa ra một số quan điểm đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật khiếu nại về đất đai, nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại về đất đai, góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, lợi ích của nhà nước. - “Áp dụng pháp luật về giải quyết khiếu nại đất đai của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu” của Lương Trung Kiên [39]. Nội dung luận văn góp phần làm rõ cơ sở lý luận về ADPL trong giải quyết khiếu nại về đất đai và đánh giá thực trạng, chỉ ra những kết quả đạt được và những hạn chế, yếu kém, tồn tại và nguyên nhân trong ADPL giải quyết khiếu nại về đất đai của UBND tỉnh Bạc Liêu từ 2012-2015. Từ đó đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả việc ADPL trong giải quyết khiếu nại về đất đai của UBND tỉnh Bạc Liêu hiện nay.
  • 26. 20 - “Áp dụng pháp luật trong quản lý nhà nước về đất đai của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh hiện nay” của Lê Văn Thành [72], đã hệ thống hóa một số quan điểm lý luận về ADPL trong QLNN về đất đai của UBND. Phân tích đặc điểm, vai trò, các lĩnh vực và các yếu tố ảnh hưởng tới việc ADPL trong QLNN về đất đai của cả nước cũng như của thành phố Hồ Chí Minh. Đánh giá những thành tựu đạt được cũng như những hạn chế yếu kém của ADPL trong QLNN về đất đai của của UBND thành phố Hồ Chí Minh và chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế đó. Đưa ra những quan điểm có tính định hướng và một số giải pháp cụ thế nhằm đảm bảo ADPL trong QLHCNN về đất đai của UBND ở thành phố Hồ Chí Minh. * Ngoài các công trình tiêu biểu trên đây còn một số bài viết đăng trên Tạp chí có nội dung gắn với về KNHC trong lĩnh vực đất đai nói chung và Tây Nguyên nói riêng như: - “Những vấn đề bất cập của pháp luật trong công tác giải quyết khiếu nại về đất đai” của Nguyễn Mạnh Hùng [31]. Trong đó đã phân tích những bất cập trong pháp luật về đất đai hiện hành đã ảnh hưởng tới hoạt động giải quyết các khiếu nại về đất đai của công dân trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện một số các QPPL nhằm góp phần vào việc giải quyết khiếu nại về đất đai ở Việt Nam hiện nay. - “Quyền khiếu kiện khi Nhà nước thực hiện việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư” của Phan Trung Hiền [34, tr.15-23]. Bài viết đã cho thấy số vụ việc khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến các nội dung về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước tiến hành thu hồi đất và các tài sản gắn liền với đất luôn chiếm một tỷ lệ cao trong những năm gần đây. Trong khi đó, những quy định của pháp luật về khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư có nhiều chỗ bất cập, không thống nhất. - “Chính sách pháp luật và những thay đổi trong quan hệ đất đai ở khu vực Tây nguyên từ năm 1945 đến nay” của Phạm Hữu Nghị [56]. Bài viết về THPL đất đai, khái quát các chính sách pháp luật đất đai từ năm 1975 đến trước khi có
  • 27. 21 Luật Đất đai và nhấn mạnh một số văn bản QPPL đất đai từ năm 2003 đến nay, như Luật Đất đai năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã có tác động lớn tới đời sống kinh tế, xã hội của đồng bào Tây Nguyên, việc tổ chức THPL đất đai ở Tây Nguyên đã từng bước đảm bảo cho đồng bào dân tộc ở Tây Nguyên có đất sản xuất, canh tác; có đất để ở, đất đai của đồng bào dân tộc được Nhà nước bảo vệ. Vì vậy, cuộc sống của đồng bào dân tộc cũng như toàn thể nhân dân ở Tây Nguyên từng bước ổn định và phát triển. - “Những giải pháp hiệu quả trong việc giao đất, giao rừng ở tỉnh Kon Tum” của Võ Văn Mạnh [52], bài viết đã đánh giá thực trạng THPL của UBND tỉnh Kon Tum về giao đất giao rừng cho nhân dân ở tỉnh Kon Tum. Phân tích ý nghĩa và bài học kinh nghiệm về giao đất giao rừng cho nhân dân ở tỉnh Kon Tum; nêu lên những khó khăn, vướng mắc, hạn chế và đề xuất một số giải pháp nhằm đảm bảo giao đất, giao rừng cho nhân dân ở tỉnh Kon Tum. - “Vai trò của luật tục Bahnar và Jrai trong quản lí, sử dụng đất đai, môi trường và bảo vệ rừng” của Nguyễn Quang Tuyến [92, tr.59-67], nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng Luật tục Bahnar và Jrai về lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, về vấn đề sở hữu đất đai, về cách thức xác định ranh giới sử dụng đất, về việc phân chia đất ở, đất canh tác trong nội bộ dân làng. Đặc biệt về vấn đề giải quyết tranh chấp đất đai phát sinh giữa các hộ dân trong buôn làng hoặc giữa hộ dân của buôn làng với hộ dân thuộc các buôn, làng khác. Chỉ rõ cách thức giải quyết tranh chấp đất đai, vai trò của già làng trong giải quyết khiếu nại, tranh chấp về đất đai. - “Thực trạng và tác động của việc sử dụng đất đai đến quan hệ dân tộc ở Tây Nguyên hiện nay” của Trần Hồng Hạnh [24, tr.71-80]. Bài viết trình bày thực trạng sử dụng đất đai ở Tây Nguyên và tác động của nó đến mối quan hệ dân tộc ở vùng này. Tại Tây Nguyên, tình trạng thiếu đất sản xuất khá phổ biến và chưa được giải quyết triệt để, đặc biệt là trong cộng đồng các DTTS. Sự cộng cư của các tộc người cùng với những thụ hưởng chính sách đất đai và các chính sách dân tộc khác giữa các tộc người và giữa các nông, lâm trường với người
  • 28. 22 dân đã có những tác động, cả tích cực và tiêu cực, đến sự ổn định và phát triển của vùng Tây Nguyên. 1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NƯỚC NGOÀI 1.2.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến khiếu nại hành chính; khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai Pháp luật của một số quốc gia trên thế giới có những quy định phương thức khiếu nại, thẩm quyền giải quyết KNHC, thủ tục và đối tượng KNHC nhằm bảo đảm cho việc thực hiện quyền khiếu nại của công dân. Đại đa số các quốc gia vẫn ghi nhận thẩm quyền giải quyết KNHC của các cơ quan HCNN. - “Administrative Grievances: A developmental Study” (Khiếu kiện hành chính: Nghiên cứu phát triển), của tác giả Michael Adle và các cộng sự [130]. Báo cáo cứu chỉ rõ các CQHC, người có thẩm quyền trong CQHC ban hành rất nhiều QĐHC, thực hiện HVHC có khả năng xâm phạm đến quyền, lợi ích của công dân. Vì vậy, việc tìm ra những đổi mới nhằm nâng cao chất lượng của việc ban hành QĐHC, thực hiện HVHC và những giải pháp hữu hiệu để giải quyết khiếu kiện hành chính là rất quan trọng. Báo cáo nghiên cứu nêu ra nhiều vấn đề mang tính gợi mở để có những nghiên cứu hoặc khảo sát tiếp theo nhằm làm rõ hơn về thực trạng KNHC về đất đai, làm cơ sở đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết KNHC. - “Complaint resolution system of the US administration” (Hệ thống giải quyết KNHC của Hoa Kỳ), bài viết của Edwin Felter [121]. Theo kinh nghiệm của nhiều nước công nghiệp phát triển, các KNHC của dân phải được giải quyết khách quan và độc lập với bộ máy hành chính, bình đẳng giữa người bị khiếu nại (người đã ban hành QĐHC) và người khiếu nại, công khai và minh bạch trong quá trình giải quyết, bảo đảm kỷ cương trong thực thi pháp luật. Để bảo đảm thực hiện tốt các nguyên tắc này, việc thành lập hệ thống các cơ quan tài phán hành chính là cần thiết. Tài phán hành chính ở Hoa Kỳ là một hệ thống cơ quan trực thuộc bộ máy hành pháp nhưng bảo đảm sự độc lập với hệ thống các QLHC, có chức năng giải quyết các KNHC. Người có KNHC có quyền khiếu
  • 29. 23 nại quyết định giải quyết của tài phán hành chính lên thanh tra cấp bang hoặc khởi kiện ra Tòa án hành chính. - “Một số kinh nghiệm về khiếu nại và giải quyết khiếu nại hành chính tại Nhật Bản” của Nguyễn Quốc Hiệp [35], đã cho thấy Ở Nhật Bản, công dân có quyền khiếu nại bất cứ hành vi và quyết định nào của nhà nước kể cả các văn bản QPPL, các chính sách của nhà nước nếu như họ cho rằng những hoạt động đó ảnh hưởng bất lợi đến quyền và lợi ích của họ. Hệ thống các cơ quan tiếp nhận và giải quyết KNHC của Nhật Bản được tổ chức thực sự đầy đủ, toàn diện và linh hoạt ở cả hệ thống hành pháp, tư pháp và lập pháp, đảm bảo bất cứ một khiếu nại nào của người dân cũng được xem xét thấu đáo và thoả đáng. Khiếu nại và giải quyết KNHC đất đai tại Nhật Bản được thực hiện một cách chủ động và khoa học đảm bảo mọi khiếu nại của người dân đều được tiếp nhận và giải quyết một cách thoả đáng, các khiếu nại hầu như được xử lý triệt để ngay từ cấp dưới, không có việc đùn đẩy và nếu khiếu nại không giải quyết được thì ra Tòa hành chính. - “Beyond Dualism: Land Acquisition and Law in Indonesia” (Vượt lên chủ thuyết song trùng: Thu hồi đất và luật đất đai ở In-đô-nê-xia) của Fitzpatrick, Daniel [124, tr.224-247] đã chỉ rõ chính sách và pháp luật đất đai của In-đô-nê-xia so với các quốc gia khác ở khu vực Đông Á là họ duy trì song song chế độ sở hữu nhà nước và sở hữu adat (luật tục). Rất nhiều tranh chấp đất đai nảy sinh từ sự giao thoa giữa hai chế độ sở hữu này, các quyền sở hữu đất đai có tính loại trừ và cá nhân hóa được quy định bởi Luật Nông nghiệp Căn bản và Luật Lâm nghiệp Căn bản của In-đô-nê-xia đã không đủ linh hoạt để bao trùm những quyền đất đai có tính tương đối và biến động trong chế độ sở hữu adat. - “Introduction to the LandLaw of Cambodia” (Giới thiệu pháp luật đất đai Cam pu chia) của Hel, Chamroeun [126], đã cho thấy Luật Đất đai Cam pu chia năm 2001 là một trong những luật đất đai toàn diện nhất ở Đông Á. Luật cho phép xác lập quyền tài sản tư nhân đối với những nông dân có thể chứng minh rằng họ đã sử dụng đất trong một thời gian dài. Tuy nhiên, để luật phát huy tác dụng thì phải có một cơ quan QLHC đất đai minh bạch và có năng lực để cấp giấy tờ sở
  • 30. 24 hữu đất một cách vô tư theo các nguyên tắc căn bản đã đề ra trong Luật Đất đai 2001. Luật Đất đai 2001 quy định ba cơ chế giải quyết tranh chấp đất đai: 1) Giải quyết theo sự vụ; 2) Hòa giải thông qua Hội đồng Địa chính và Cơ quan Quốc gia về Giải quyết Tranh chấp Đất đai; 3) Giải quyết tại Tòa án. - “Property entails obligation: Land and property law in Germany” (Quyền sở hữu gắn với nghĩa vụ: Luật sở hữu và đất đai ở Đức) của Fabian Thiel [122] đã dẫn chứng về quyền sở hữu tư đối với đất thực ra chịu rất nhiều ràng buộc với các nghĩa vụ khác. Để dung hòa giữa lợi ích tư và công, có hai công cụ quan trọng nhất mà nhà nước áp dụng trong chính sách đất đai là quy hoạch, kế hoạch và thuế giá trị gia tăng đối với đất. 1.2.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai Thứ nhất, các công trình nghiên cứu về thực hiện pháp luật nói chung Thực hiện pháp luật là một phạm trù pháp lý cơ bản trong kho tàng lý luận chung về nhà nước và pháp luật ở các nước XHCN nói chung và ở Liên Xô nói riêng, cũng như ở Liên bang Nga hiện nay. THPL đã được đúc kết thành một phần của giáo trình Lý luận về nhà nước và pháp luật. - “Lý luận về nhà nước và pháp luật” của Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp Liên Xô [9, tr.558-568], trong chương XIII - áp dụng QPPL XHCN, đã trình bày khái niệm nội dung THPL với các hình thức tuân thủ, chấp hành, sử dụng và ADPL. Trong đó ADPL là hình thức THPL đặc biệt do các CQNN và nhà chức trách có thẩm quyền thực hiện. Nội dung chuyên đề 20 của cuốn sách này đã lý giải các hành vi pháp lý trong các trường hợp khác nhau để xác định các dạng THPL khác nhau như: tuân thủ pháp luật, chấp hành pháp luật, sử dụng pháp luật và ADPL. - Cuốn “Cơ sở xã hội pháp luật” của Kulcsar Kalman (Đức Uy biên dịch) [40, tr.179-251]. Trong cuốn sách này tác giả dành trọn chương V để phân tích về những khía cạnh xã hội của thi hành pháp luật để nghiên cứu về vấn đề tuân theo pháp luật, chính trị và sự ADPL, chuẩn mực pháp luật và quyết định ADPL, vai
  • 31. 25 trò của các nhân tố chủ quan trong quyết định ADPL, ra quyết định và tính hiệu quả của pháp luật. - “Những yếu tố tâm lý trong thực thi pháp luật” của D.N.Gorhunov [23]. Trong nội dung bài viết, tác giả đã làm rõ những yếu tố tâm lý trong thực thi pháp luật, bao gồm tâm lý và lợi ích các nhân, nền tảng và truyền thống… trên cơ sở đó, tác giả đã khẳng định các yếu tố tâm lý có ảnh hưởng đến THPL. Thứ hai, các công trình nghiên cứu liên quan đến thực hiện pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai Pháp luật của một số quốc gia trên thế giới có những quy định phương thức khiếu nại, thẩm quyền giải quyết KNHC, thủ tục và đối tượng KNHC nhằm bảo đảm cho việc thực hiện quyền khiếu nại của công dân. Đại đa số các quốc gia vẫn ghi nhận thẩm quyền giải quyết KNHC của các cơ quan QLHCNN. Một số nước trên thành lập cơ quan tài phán hành chính từ rất lâu và việc xét xử các khiếu kiện hành chính đã đi vào nề nếp nhưng việc giải quyết khiếu nại theo cấp hành chính vẫn được coi trọng. - “Grant Mediation in China” (Đại hòa giải ở Trung Quốc) 51(6) Asian Survey 1065-1089 của Hu, Jieren [127], tác giả viết về vấn đề đại hòa giải ở Trung Quốc trong giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai, Tòa án yếu kém khiến vai trò của các quy tắc chính thức trong giải quyết khiếu nại, tranh chấp trở nên mờ nhạt và tạo điều kiện cho việc thực thi chính sách tùy tiện và quá nhiều quyền tùy nghi cho các QLHC. Để giải quyết các khiếu nại, tranh chấp đất đai và những mâu thuẫn tập thể hoặc nhạy cảm khác, Nhà nước dựa vào thiết chế hòa giải với sự phối hợp và hợp tác của nhiều cơ quan, đoàn thể - thường được gọi là đại hòa giải. Đây là một thiết chế nhà nước, tính chất nhà nước này thể hiện ở chỗ hoạt động hòa giải được tổ chức và thực hiện bởi các CQNN để đạt được về cơ bản các mục tiêu ưu tiên của Nhà nước. - “Land - Taking Disputes in East Asia: A Compartive Analysia and Implications for Vietnam” (Tranh chấp thu hồi đất ở Đông Á: Phân tích so sách và khuyến nghị với Việt Nam) của John Gillespie, Fu Hualing và Phạm Duy Nghĩa
  • 32. 26 [129]. Báo cáo đã đưa ra một bức tranh phân tích so sánh về những khiếu nại, tranh chấp thu hồi đất ở ba quốc gia Đông Á, gồm Trung Quốc, In-đô-nê-xia và Cam-pu-chia, nơi có những nét tương đồng với tình hình ở Việt Nam. Mỗi nghiên cứu điển hình sẽ phân tích những đặc điểm về bộ máy nhà nước, hệ thống pháp luật, kinh tế chính trị ảnh hưởng đến tranh chấp thu hồi đất tại mỗi quốc gia. Sau đó, các khiếu nại, tranh chấp này sẽ được phân tích tập trung ở ba nội dung: 1) Thẩm vấn giữa cộng đồng dân và nhà nước và/hoặc nhà đầu tư thực hiện trước và trong thời gian thực hiện dự án có thu hồi đất. 2) Hòa giải giữa cộng đồng, Nhà nước và/hoặc nhà đầu tư để giải quyết các vấn đề do những dự án thu hồi đất gây ra. 3) Giải quyết khiếu nại, tranh chấp tại tòa án giữa cộng đồng, nhà nước và/hoặc nhà đầu tư về những vấn đề do các dự án thu hồi đất gây ra. - “Who owns America - Land use Planning for Sustainability” (Ai sở hữu nước Mỹ - Kế hoạch sử dụng đất vì sự phát triển bền vững”) của John Ikerd [128], đã đề cập đến vấn đề quyền sở hữu tư nhân về đất đai trong pháp luật nước Mỹ, có ảnh hưởng đến việc quản lý đất đai của nhà nước và người sở hữu đất có phải là người “sở hữu nước Mỹ” trên phương diện lãnh thổ, địa chất hay không? Trong bài viết này, tác giả bày tỏ sự quan ngại các quy định pháp luật dân sự hiện nay rõ ràng được thiết kế theo hướng bảo vệ quyền sở hữu hơn là bảo vệ con người. Những trường hợp khiếu nại, tranh chấp liên quan đến “quyền cho các thế hệ tương lai” hầu như không có ý nghĩa gì so với việc bảo vệ các quyền sở hữu tư nhân được quy định hợp pháp và cụ thể trong luật. Việc sử dụng đất đai cần được gắn vào những mục tiêu dài hạn thay vì việc tận thu giá trị của đất theo các kế hoạch sử dụng đất. - “Kinh nghiệm của một số nước trong phòng ngừa và giải quyết xung đột về đất đai” của Trần Phúc Thăng, Phạm Thị Thắng [77]. Bài viết dựa trên kết quả của đề tài nghiên cứu khoa học do NAFOSTE tài trợ. Các tác giả đã cho thấy trên thế giới và một số quốc gia trong khu vực như: Xinhgapo, Hàn Quốc, Thái lan và Malaysia dù có các hình thức sở hữu về đất đai rất đa dạng, song đều phải đặt dưới sự quản lý và điều phối thống nhất của nhà nước, nhà nước phải là người chịu
  • 33. 27 trách nhiệm trước toàn xã hội trong việc quản lý đất đai để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước và đảm bảo cuộc sống của người dân. Các quốc gia trên đây đã xử lý tốt vấn đề xung đột khiếu nại về đất đai, không chỉ hạn chế được những xung đột xã hội về đất đai mà còn góp phần tích cực vào sự ổn định xã hội, tập trung sức người, sức của cho việc đẩy nhanh phát triển KT-XH. Kinh nghiệm của các nước sẽ giúp chúng ta nhận thức rõ hơn những ưu điểm và hạn chế của mình và trên cơ sở đó, gợi mở những giải pháp để hạn chế và giải tỏa các xung đột, KNHC một cách hiệu quả hơn, nhất là các hình thức KNHC về đất đai. - “Kinh nghiệm của một số nước về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất” của Nguyễn Quang Tuyến [93], bài viết đã giới thiệu một số kinh nghiệm của Trung Quốc, Singapore và Hàn Quốc về chính sách, pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất; Nguyên tắc bồi thường, vấn đề tái định cư cho người bị thu hồi đất ở. Về bồi thường đất và tài sản trên đất bị thu hồi. Đặc biệt về Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về bồi thường khi thu hồi đất ở Xinhgapo. Trường hợp người bị thu hồi đất không nhất trí với mức giá bồi thường họ có quyền khiếu nại về giá trị bồi thường. Hội đồng bồi thường là người có thẩm quyền quyết định về giá trị bồi thường và đưa ra câu trả lời đối với người khiếu nại. Nếu người bị thu hồi đất không đồng ý với câu trả lời của Hội đồng bồi thường thì có quyền khởi kiện vụ việc ra Tòa Thượng thẩm. - “Courts and Political Stability: Mediating Rural Land Disputes” (Tòa án và ổn định chính trị: hòa giải các khiếu nại, tranh chấp đất đai nông thôn) của Whiting, Susan H. and Shao Hua, (Cambridge: Cambridge University Press) [131], tác giả chỉ rõ tính chất nhà nước và định hướng chính trị của thiết chế hòa giải, hoạt động hòa giải có tính chất chủ động và các hòa giải viên can thiệp sâu để ngăn ngừa xung đột xã hội một cách có hệ thống và bài bản. Các hòa giải viên phải giải quyết triệt để những khiếu nại, tranh chấp phát sinh trong phạm vi thẩm quyền của mình để ngăn ngừa tình trạng khiếu kiện lên cấp chính quyền cao hơn. Khi một vụ việc bị khiếu kiện vượt cấp, điều đó bị nhìn nhận như một sự thất bại của cơ quan có thẩm quyền ở địa phương. Cơ chế khuyến khích bằng vật chất cũng như khuyến khích khác - cả khen thưởng lẫn chế tài - được áp dụng nhằm
  • 34. 28 đảm bảo các hòa giải viên sẽ nỗ lực hết mình để tránh tình trạng khiếu kiện vượt cấp đối với các tranh chấp trong địa bàn họ phụ trách. -“Kinh nghiệm nước ngoài về quản lý và pháp luật đất đai” Ấn phẩm của Bộ Tài nguyên và Môi trường [10], đã khái quát đầy đủ nội dung trong pháp luật đất đai của một số nước như: Chế độ sở hữu đất đai của nhóm các nước phát triển (nhóm G7); các quốc gia thuộc khối XHCN (Liên Xô và Đông Âu); Chế độ sở hữu đất đai của các nước đang phát triển; Chế độ sở hữu đất đai của một số nước ASEAN. Trong đó có nội dung luận về “Giải quyết khiếu nại về giá đất khi nhà nước thu hồi”. Việc khiếu nại về giá đất là quyền của các chủ sở hữu bất động sản, được thực hiện qua các bước: Bước 1. Khiếu nại đối với kết quả định giá. Nếu một tổ chức, cá nhân cho rằng một giá trị định giá của nhà nước là không chính xác thì tổ chức, cá nhân cần gửi một đơn khiếu nại (bằng văn bản) tới Văn phòng định giá; Bước 2. Giải quyết khiếu nại. Tổng định giá chỉ đạo Văn phòng định giá xem xét, giải quyết khiếu nại của tổ chức, cá nhân về giá đất trong thời gian 45 ngày. Kết quả giải quyết do Tổng định giá ký gửi cho tổ chức, cá nhân. Nếu không đồng ý với kết quả giải quyết của Tổng định giá, tổ chức, cá nhân có thể thuê tổ chức tư vấn giá đất để tiến hành định giá độc lập; Bước 3. Định giá đất độc lập. Nếu không đồng ý với kết quả giải quyết, trong vòng 21 ngày kể từ ngày nhận được văn bản giải quyết của Tổng định giá, tổ chức, cá nhân có thể thuê chuyên gia định giá độc lập để xem xét lại kết quả định giá. Khi nộp đơn xem xét định giá, tổ chức, cá nhân cần nộp một khoản phí theo quy định; Bước 4. Lựa chọn khiếu kiện. Nếu vẫn không hài lòng với kết quả xem xét lại giá trị định giá của chuyên gia độc lập, tổ chức, cá nhân đó có thể khởi kiện lên Tòa án về đất đai và định giá theo quy định của Tòa án tối cao. - “Resolving Land Disputes in East Asia: Exploring the Limit of Law”, (Giải quyết các khiếu nại, tranh chấp đất đai ở Đông Á: Tìm hiểu giới hạn của pháp luật) (Cambridge: Cambridge University Press) của Fu Hualing and Gillespie, John (eds) [123], đã cho thấy Hòa giải - đặc biệt trong trường hợp các khiếu nại, tranh chấp đất đai có khả năng bùng phát thành các khiếu kiện tập thể - là một chiến lược ngăn ngừa chung có ý nghĩa quan trọng. Mọi cơ quan, ban
  • 35. 29 ngành của nhà nước đều có nghĩa vụ chủ động xử lý triệt để các tranh chấp càng sớm càng tốt. Nhà nước áp dụng các tiếp cận thực dụng để xác định và phân loại các nguy cơ tiềm tàng và chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa để loại trừ nguy cơ đó. Hòa giải là công cụ chủ yếu phục vụ cho chức năng chính trị đó. - “Research paper on Land acquisition in Indonesia” (Nghiên cứu về thu hồi đất ở Indonesia) của Bagus S.D. Nur Buwono - Bastaman, (Enrico Bagus Law office Indonesia) [120] và“Research paper on Law on land acquisition for public interest” (nghiên cứu về Luật thu hồi đất cho lợi ích công cộng) của tác giả Hanafiah Pongga & Partners (Global Busines Guide Company) [125], đã cho thấy khi tiến hành thu hồi đất, nguồn kinh phí cho thu hồi đất cùng được quy định chủ yếu từ ngân sách nhà nước và không có quy định cụ thể về sự tham gia của khu vực tư nhân. Các khiếu nại về hoạt động thu hồi đất sẽ được giải quyết ở các cấp từ Tòa hành chính tới Tòa tối cao với thời gian xử lý khoảng 4 tháng. Các khiếu nại liên quan tới bồi thường sẽ được thụ lý ở các cấp từ Tòa địa phương tới Tòa phúc thẩm, thời gian xử lý khoảng 4 tháng. - “The Importance of Mainstreaming Alternative Dispute Resolution (ADR) in Tenurial Conflict Resolution in Indonesia” (Tầm quan trọng của chính thống hóa các phương thức giải quyết khiếu nại, tranh chấp thay thế trong giải quyết tranh chấp sở hữu đất đai tại In-đô-nê-xia) của Zazali, Ahmad [132], vai trò của các trung gian hỗ trợ đàm phán và hòa giải. Một yếu tố quan trọng khác giúp cải thiện vị thế của người nông dân trên bàn đàm phán là việc chỉ định những người trung gian hỗ trợ cho nông dân đàm phán với lãnh đạo chính quyền và nhà đầu tư. Một khảo sát về khiếu nại, tranh chấp đất rừng cho thấy thành công trong giải quyết khiếu nại, tranh chấp có liên quan chặt chẽ đến năng lực của các trung gian hỗ trợ đàm phán và hòa giải để người dân thương lượng cách giải quyết. Những trung gian có khả năng điều hòa các khác biệt trong tư duy, nhận thức của người dân, nhà đầu tư và lãnh đạo chính quyền là những người thành công nhất trong việc giúp các bên đi đến sự đồng thuận. Những cải cách nhằm nới lỏng sự kiểm soát đối với việc thành lập các tổ chức phi chính phủ (NGO) cũng đã tạo điều kiện
  • 36. 30 thuận lợi đáng kể cho hoạt động trung gian hỗ trợ đàm phán và hòa giải trong các khiếu nại, tranh chấp đất đai. 1.3. MỘT SỐ NHẬN XÉT RÚT RA TỪ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU TRONG LUẬN ÁN 1.3.1. Một số nhận xét rút ra từ những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài Qua kết quả các công trình nghiên cứu tiêu biểu có liên quan đến đề tài luận án THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai ở trong nước và nước ngoài cho thấy các công trình đều có cách tiếp cận và giải quyết vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau. Có thể nêu lên mấy vấn đề cơ bản sau: Một là, các công trình của các nhà khoa học ở những cấp độ và khía cạnh khác nhau đã phân tích những vấn đề lý luận pháp luật về KNHC, pháp luật KNHC về đất đai, các yêu cầu, đặc điểm của KNHC trong lĩnh vực đai, các cơ chế thực hiện khiếu nại và giải quyết KNHC trong lĩnh vực đất đai; đề cập đến việc thực hiện KNHC, công tác giải quyết KNHC về đất đai nói chung và KNHC về đất đai ở một số địa phương có sự việc nổi cộm nói riêng để thấy được sự cần thiết phải có những giải pháp căn cơ trong việc giải quyết các KNHC nói chung KNHC trong lĩnh vực đất đai nói riêng, đảm bảo các quyền lợi ích hợp pháp của công dân trong công cuộc đổi mới hiện nay ở nước ta. Hai là, một số công trình đã nghiên cứu về vai trò, tầm quan trọng của hoạt động khiếu nại và giải quyết KNHC về đất đai hiện nay; tìm ra những yếu tố tác động, những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác giải quyết KNHC trong lĩnh vực đất đai của nhân dân trong giai đoạn hiện nay; nhấn mạnh sự cần thiết phải xây dựng quy trình giải quyết khiếu nại; đảm bảo giải quyết khiếu nại theo đúng quy định của pháp luật. Một số công trình đã đề cập đến một vài khía cạnh về lý luận, cơ sở thực tiễn của việc đảm bảo thực hiện quyền KNHC của công dân; đánh giá những mặt làm được, những hạn chế còn tồn tại trong quá trình giải quyết KNHC về đất đai ở một số địa phương; đưa ra được các giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện, nâng cao chất lượng thực hiện giải quyết KNHC về đất đai ở nước ta hiện nay.
  • 37. 31 Ba là, các công trình nghiên cứu liên quan đến THPL và THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai đã đề cập đến một số khía cạnh khác nhau như: tập trung phân tích khái niệm, bản chất, hình thức, vai trò quan trọng của THPL và THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai; những thành công, hạn chế và những vấn đề đặt ra trong xây dựng và THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai nói chung và từng địa phương nói riêng, mỗi tác giả có những cách tiếp cận cùng với mục đích nghiên cứu riêng. Bốn là, trong các nghiên cứu đối với nước ngoài có liên quan đến đề tài, các tác giả trong và ngoài nước cho thấy: do đặc trưng pháp luật về sở hữu, quyền sử dụng đất đai của các nước trên thế giới có sự khác nhau về chế độ sở hữu, về cách thức giải quyết tranh chấp, KNHC về đất đai. Các công trình nguyên cứu quốc tế chủ yếu đề cập đến pháp luật về đất đai, chế độ quản lý sử dụng đất đai, lý luận về THPL, về giải quyết xung đột, về khiếu nại và giải quyết KNHC chủ yếu theo con đường tố tụng tại tòa án, nên hầu như các KNHC về đất đai được hòa giải thương lượng giữa cá nhân với nhau và giải quyết tại Tòa án, thậm chí còn giải quyết theo quy định trong luật tục…Đây là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị khi nghiên cứu các vấn đề có liên quan trong luận án. Tuy nhiên, riêng đối với các tỉnh vùng Tây Nguyên Việt Nam, cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, cụ thể có hệ thống đối với THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai dưới góc độ chuyên ngành Lý luận và lịch sử về Nhà nước và pháp luật. 1.3.2. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án Để đạt được mục tiêu của luận án là nghiên cứu toàn diện, sâu sắc THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam dưới góc độ của chuyên ngành Lý luận và lịch sử về nhà nước và pháp luật, luận án kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu của những công trình khoa học nêu trên đồng thời nêu ra một số giả thuyết tiếp tục nghiên cứu và làm rõ một số vấn đề lý luận, thực tiễn liên quan đến đề tài luận án, cụ thể như sau:
  • 38. 32 - Giả thuyết 1: Về nghiên cứu lý luận của luận án: Dưới góc độ Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật, luận án tiếp tục nghiên cứu, làm sáng tỏ các khái niệm liên quan đến đề tài của luận án, từ đó đưa ra khái niệm THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai. Đồng thời luận án tiếp tục làm rõ các nhóm quan hệ về KNHC trong lĩnh vực đất đai được pháp luật điều chỉnh, phân tích các hình thức và điều kiện bảo đảm THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai. Trên cơ sở đó về phương diện lý luận, luận án tập trung trả lời các câu hỏi sau: Pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai điều chỉnh những nhóm quan hệ xã hội nào? THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai là gì?. Những đặc trưng của THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai là gì?. Những đối tượng thuộc pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai là gì?. THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai có những vai trò gì?. Có bao nhiêu hình thức THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai?. Những điều kiện nào bảo đảm cho THPL về KNHC trong lĩnh này? - Giả thuyết 2: Về nghiên cứu thực tiễn của luận án: Luận án nghiên cứu phân tích làm rõ các yếu tố tác động tới THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam; từ đó chỉ ra được kết quả, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng này. Trên cơ sở giả thuyết đó, luận án tập trung trả lời các câu hỏi: Có những yếu tố tác động nào tới THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên?. Thực trạng THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam có những ưu điểm và hạn chế gì? Nguyên nhân và bài học kinh nghiệm cần thiết cho THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai ở Tây Nguyên? - Giả thuyết 3: Về nghiên cứu đề xuất các quan điểm và giải pháp bảo đảm THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai, từ việc phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên. Luận án xây dựng luận cứ đề xuất các quan điểm và giải pháp đặc thù bảo đảm cho việc THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh miền núi Tây Nguyên, Việt Nam hiện nay và những năm tiếp theo. Trên cơ sở đó, luận án
  • 39. 33 tập trung trả lời các câu hỏi: Những quan điểm nào để bảo đảm cho THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai?. THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, cần thực hiện những giải pháp nào? Kết luận chương 1 Từ những kết quả nghiên cứu chương 1 cho thấy, đến nay đã có các công trình nghiên cứu được công bố trong nước và nước ngoài liên quan đến đề tài luận án. Những công trình này liên quan đến các nhóm vấn đề cơ bản sau: - Nhóm các công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề pháp luật về KNHC và KNHC trong lĩnh vực đất đai. Các công trình ở nhóm này đề cập đến một số vấn đề lý luận và thực tiễn pháp luật về KNHC; nội dung, cơ chế pháp lý bảo đảm thực hiện quyền KNHC của công dân, tổ chức; giải quyết KNHC trong công cuộc CCHC ở Việt Nam; cơ chế giải quyết KNHC, về đổi mới cơ chế giải quyết KNHC ở Việt Nam; trên cơ sở đó chỉ ra được những hạn chế, yếu kém của pháp luật và có những đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về KNHC của công dân; giải quyết KNHC của các cơ quan HCNN. - Nhóm các công trình nghiên cứu liên quan đến THPL nói chung và THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai. Qua nghiên cứu cho thấy, các công trình này chủ yếu nghiên cứu dưới góc độ ADPL và giải quyết KNHC trong lĩnh vực đất đai; THPL và tổ chức thực hiện nội dung pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai; những thành công, hạn chế và những vấn đề đặt ra về KNHC trong lĩnh vực đất đai nói chung và từng địa phương nói riêng. Ít có công trình nghiên cứu THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai, đặc biệt là các tỉnh miền núi vùng Tây Nguyên, Việt Nam dưới góc độ Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật. - Những công trình của các tác giả nước ngoài và của các tác giả Việt Nam nghiên cứu các vấn đề chủ yếu pháp lý về quyền sở hữu, quyền sử dụng đất; kinh nghiệm về khiếu nại và giải quyết KNHC, phòng ngừa và giải quyết xung đột về đất đai; Giải quyết khiếu nại về giá đất khi nhà nước thu hồi, các khiếu nại về hoạt động thu hồi đất, vấn đề hòa giải… Những tài liệu này có giá trị tốt cho việc
  • 40. 34 nghiên cứu tìm ra những giá trị tham khảo cho Việt Nam và các tỉnh Tây Nguyên hiện nay trong việc THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai. Các công trình khoa học được đề cập trong chương 1 của luận án, ở mức độ khác nhau đều liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận án. Song cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống dưới góc độ Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật vấn đề THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam. Tuy vậy, những kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học này là các tài liệu bổ ích, giá trị có nhiều gợi ý cho tác giả có thể tham khảo, vận dụng và so sánh trong quá trình nghiên cứu giải quyết mục đích và nhiệm vụ của luận án.
  • 41. 35 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI 2.1. KHÁI NIỆM, NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI 2.1.1. Khái niệm pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai 2.1.1.1. Khái niệm khiếu nại hành chính và khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai Trong khoa học pháp lý cũng như trong đời sống pháp luật của xã hội hiện nay, các khái niệm KNHC vẫn được sử dụng, nhưng chưa có sự thống nhất. Có tác giả sử dụng khái niệm KNHC trong trường hợp khiếu nại xảy ra trong QLHCNN được giải quyết theo TTHC, phân biệt với “khiếu kiện hành chính” là tranh chấp xảy ra trong QLHCNN, nhưng được giải quyết theo con đường toà án (hay tư pháp). Trái lại, có tác giả lại cho rằng việc công dân đề nghị xem xét, giải quyết đề nghị của cá nhân, tổ chức, cơ quan về quyền và lợi ích hợp pháp của mình dù được xem xét theo TTHC hay thủ tục tư pháp thì đều có tên gọi là KNHC. Khiếu nại nói chung được thực hiện trong cả lĩnh vực hoạt động nhà nước và trong đời sống xã hội. Trong lĩnh vực Nhà nước - pháp luật, khiếu nại là việc một chủ thể đề nghị CQNN có thẩm quyền xem xét lại quyết định cá biệt, hành vi khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm các quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Khiếu nại là quyền của công dân, được pháp luật công nhận và bảo hộ. (Điều 29 Hiến pháp năm 1959, Điều 73 Hiến pháp năm 1980, Điều 74 Hiến pháp năm 1992 và Điều 30 Hiến pháp năm 2013). Nếu như các Hiến pháp trước đây chỉ quy định “công dân có quyền khiếu nại và tố cáo bất kỳ cơ quan nào của Nhà nước về những việc làm VPPL của cán bộ, nhân viên CQNN…”, thì Hiến pháp năm 2013 đã mở rộng phạm vi quyền khiếu nại của công dân “Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có