SlideShare a Scribd company logo
1 of 168
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
----------------
NGUYỄN THỊ HẢO
MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỔI MỚI VÀ ỔN ĐỊNH
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
HÀ NỘI - 2019
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
----------------
NGUYỄN THỊ HẢO
MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỔI MỚI VÀ ỔN ĐỊNH
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Ngành: CNDVBC & CNDVLS
Mã số: 9.22.90.02
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. Đặng Hữu Toàn
HÀ NỘI - 2019
LỜI CAM ĐOAN
tr u
r t s u s tr u tru
t N t u u tr u ở
t tr
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Nguyễn Thị Hảo
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...............................................................................................................................1
Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
LUẬN ÁN .............................................................................................................................6
1.1. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến một số vấn đề lý luận về mối quan
hệ giữa đổi mới và ổn định ..............................................................................................6
1.1.1. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến quan niệm về đổi mới, ổn định.....6
1.1.2. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến mối quan hệ giữa đổi mới và
ổn định.........................................................................................................................11
1.2. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến thực trạng giải quyết mối quan hệ
giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới ..........................................16
1.2.1. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến việc đánh giá những thành tựu
giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam.....................................16
1.2.2. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến việc đánh giá những hạn chế
trong giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam............................21
1.3. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến phương hướng, giải pháp nhằm
giải quyết có hiệu quả mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam ....................24
1.4. Đánh giá về các nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án và những vấn đề
cần tiếp tục nghiên cứu ..................................................................................................28
1.4.1. Đánh giá về các nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án.............................28
1.4.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án........................................30
Chƣơng 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỔI MỚI VÀ
ỔN ĐỊNH............................................................................................................................32
2.1. Quan niệm về đổi mới và ổn định...........................................................................32
2.1.1. Quan niệm về đổi mới.......................................................................................32
2.1.2. Quan niệm về ổn định .......................................................................................37
2.2. Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định....................................................................44
2.2.1. Đổi mới và ổn định là hai mặt gắn bó với nhau trong sự vận động, phát
triển của đời sống xã hội .............................................................................................44
2.2.2. Đổi mới là phương thức để phát triển, là tiền đề cho ổn định...........................46
2.2.3. Ổn định là điều kiện, môi trường cho đổi mới..................................................49
2.2.4. Phát triển với tư cách mục tiêu của đổi mới và ổn định....................................53
2.3. Quá trình nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về mối quan hệ giữa đổi
mới và ổn định vì mục tiêu phát triển ............................................................................57
Tiểu kết chương 2 ................................................................................................................66
Chƣơng 3 MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỔI MỚI VÀ ỔN ĐỊNH Ở VIỆT NAM
TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA.....68
3.1. Một số thành tựu trong quá trình giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới và ổn
định ở Việt Nam thời kỳ đổi mới...................................................................................68
3.1.1. Giữ vững ổn định trên các lĩnh vực của đời sống xã hội - điều kiện, môi
trường thúc đẩy quá trình đổi mới thành công............................................................68
3.1.2. Tăng cường đổi mới trên các lĩnh vực của đời sống xã hội - tiền đề cho sự
ổn định vững chắc, lâu dài...........................................................................................77
3.2. Một số hạn chế trong quá trình giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định
ở Việt Nam thời kỳ đổi mới...........................................................................................89
3.2.1. Đổi mới chưa đồng bộ và toàn diện - hệ quả dẫn đến sự thiếu vững chắc
trong ổn định xã hội ....................................................................................................90
3.2.2. Sự mất ổn định trong các lĩnh vực - một yếu tố cản trở đổi mới ......................95
3.3. Nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế và một số vấn đề đặt ra trong quá
trình giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam .................................101
3.3.1. Nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế ...............................................101
3.3.2. Một số vấn đề đặt ra trong quá trình giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới và
ổn định ở Việt Nam...................................................................................................108
Chƣơng 4 PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP NHẰM GIẢI QUYẾT CÓ HIỆU
QUẢ MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỔI MỚI VÀ ỔN ĐỊNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 117
4.1. Phương hướng nhằm giải quyết có hiệu quả mối quan hệ giữa đổi mới và ổn
định ở Việt Nam hiện nay............................................................................................117
4.1.1. Kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong quá trình giải
quyết mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định..............................................................117
4.1.2. Giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình giải quyết mối quan
hệ giữa đổi mới và ổn định........................................................................................120
4.2. Một số giải pháp nhằm giải quyết có hiệu quả mối quan hệ giữa đổi mới và ổn
định ở Việt Nam hiện nay............................................................................................124
4.2.1. Nâng cao nhận thức của Đảng, Nhà nước và nhân dân về mối quan hệ giữa
đổi mới và ổn định.....................................................................................................124
4.2.2. Kết hợp giữa đổi mới và ổn định vì sự phát triển toàn diện, hài hoà trên tất
cả các lĩnh vực của đời sống xã hội...........................................................................128
4.2.3. Tạo nguồn lực trong quá trình giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới và ổn
định............................................................................................................................139
Tiểu kết chương 4 ..............................................................................................................146
KẾT LUẬN.......................................................................................................................148
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .................................................................................151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................152
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Đổi mới và ổn định là hai mặt của một vấn đề có tính quy luật trong
quá trình phát triển xã hội. Do vậy, nhận thức cũng như vận dụng đúng mối
quan hệ giữa đổi mới và ổn định trong quá trình phát triển xã hội có ý nghĩa
quan trọng đối với công cuộc đổi mới nhằm mục tiêu phát triển bền vững,
phát triển vì con người ở Việt Nam hiện nay.
Từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) đến nay, Đảng Cộng
sản Việt Nam đã chọn phương thức đổi mới để phát triển đất nước, tạo tiền
đề cho sự ổn định cần thiết của xã hội. Trong quá trình đó, vấn đề đổi mới,
ổn định và phát triển ở nước ta luôn nhất quán với định hướng xã hội chủ
nghĩa, với mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. ơ ĩ
d t ớc trong thời k qu ộ lên ch ĩ ội (Bổ sung và phát
triể ă 2011) của Đảng nhấn mạnh “phải đặc biệt chú trọng nắm vững
và giải quyết tốt các mối quan hệ lớn”; trong đó, giải quyết m i quan h
gi ổi mới, ổ ịnh và phát triển đóng vai trò nền tảng cho việc giải
quyết các mối quan hệ khác.
Trên thực tế, sau hơn 30 năm kiên trì đường lối đổi mới, đất nước ta
đã thu được “nh ng thành t u to lớ , ý ĩ ịch s ”[34, tr.16]. Nhờ
đường lối, chính sách đúng đắn trong quá trình đổi mới, chúng ta đã vực dậy
một nền kinh tế kém phát triển, bị tàn phá nặng nề sau chiến tranh, đưa đất
nước ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội, bước vào nhóm những
nước có thu nhập trung bình. Bên cạnh đó, chúng ta đã duy trì được một nền
chính trị ổn định, tạo điều kiện, môi trường thuận lợi để thực hiện đổi mới
thành công. Văn hoá, xã hội và các lĩnh vực khác của đời sống đạt nhiều
thành tựu đáng kể. Cũng nhờ đó, đời sống vật chất và tinh thần của người
dân được cải thiện rõ rệt. Vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế
được nâng lên. Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta từng bước
được làm sáng tỏ về phương diện lý luận và đang dần được thực hiện trên
2
thực tiễn.
Song, bên cạnh những thành quả đạt được, trong quá trình đổi mới,
đất nước ta cũng gặp phải không ít hạn chế, yếu kém với những khó khăn,
trở ngại vô cùng phức tạp, có nguy cơ mất ổn định cho tất cả các lĩnh vực
của đời sống xã hội, như kinh tế, chính trị, văn hoá,… Thực tiễn cho thấy,
trong những năm qua, nền kinh tế của Việt Nam có bước phát triển mạnh
mẽ, nhưng sự phát triển đó chưa ổn định, phát triển chưa đạt yêu cầu và
đang có nguy cơ tụt hậu so với các nền kinh tế trong khu vực và trên thế
giới. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chưa hình thành
đầy đủ cùng với nhiều bất ổn như lạm phát, nợ công… Nhìn tổng thể, hệ
thống chính trị ở nước ta tương đối ổn định, song thực tế, mặc dù thường
xuyên tiến hành đổi mới nhưng cho đến nay, hệ thống chính trị của đất nước
vẫn còn cồng kềnh và hoạt động chưa hiệu quả. Cùng với đó, tệ quan liêu,
tham nhũng và tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống
trong đội ngũ cán bộ, đảng viên lại có nguy cơ gia tăng làm ảnh hưởng xấu
đến sự phát triển của xã hội và làm suy giảm niềm tin của nhân dân vào sự
lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, gây ra những hoài nghi cho nhân dân vào con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Hơn nữa, các thế lực phản động
vẫn ra sức thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình” và nhiều hoạt động chống
phá sự nghiệp cách mạng của nước ta với các hình thức, “chiêu bài” ngày
càng tinh vi… Tất cả những vấn đề đó, ở mức độ này hay mức độ khác đều
sẽ là lực cản cho công cuộc đổi mới và phát triển ở nước ta.
Hiện nay, quá trình xây dựng và phát triển đất nước vẫn đang đặt ra yêu
cầu, đòi hỏi Đảng, Nhà nước và nhân dân ta vừa phải tiến hành đổi mới để đạt
được mục tiêu phát triển trên mọi mặt của đời sống xã hội, phù hợp với xu thế
phát triển chung của thời đại; vừa phải giữ vững ổn định chính trị - xã hội để
đảm bảo sự phát triển một cách bền vững, không phá vỡ những quy luật
chung. Do đó, vấn đề đặt ra là chúng ta phải tiếp tục đổi mới như thế nào để
vừa đạt được mục tiêu phát triển, vừa không phá vỡ sự ổn định chung của xã
3
hội. Chúng ta phải làm sao để sự ổn định của xã hội hiện thời không trở thành
yếu tố cản trở, kìm hãm quá trình đổi mới, phát triển trong tương lai. Chúng ta
nên đổi mới theo chiều rộng hay theo chiều sâu, đổi mới trên những lĩnh vực
nào, với mức độ ra sao thì phù hợp; giữ vững ổn định đến đâu thì không làm
cho đất nước rơi vào trì trệ? Kết hợp đổi mới với ổn định như thế nào thì
tránh được mâu thuẫn, đối lập; đổi mới như thế nào thì tạo được sự phát
triển?... Đó là hàng loạt câu hỏi, hàng loạt vấn đề đang đặt ra cho công cuộc
đổi mới ở nước ta hiện nay. Và những câu hỏi, những vấn đề này cần phải
được tiếp tục nghiên cứu, làm rõ và tìm ra hướng giải quyết trong thời gian
tới.
Với tính cấp thiết cả về lý luận lẫn thực tiễn của vấn đề như trên, chúng
tôi lựa chọn “M i quan h gi ổi mới và ổ ịnh ở Vi t Nam hi ” làm
đề tài nghiên cứu Luận án tiến sĩ Triết học, nhằm góp phần làm rõ những vấn
đề lý luận và thực tiễn về mối quan hệ biện chứng giữa đổi mới và ổn định ở
Việt Nam qua hơn 30 năm đổi mới; đồng thời, đề xuất một số giải pháp để
giải quyết hiệu quả mối quan hệ này trong thời gian tới.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án
Từ những luận giải lý luận về mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định,
luận án phân tích làm rõ thực trạng mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở
Việt Nam qua hơn 30 năm đổi mới để trên cơ sở đó, đề xuất phương hướng và
giải pháp nhằm giải quyết có hiệu quả mối quan hệ này trong những năm đổi
mới tiếp theo.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Th nh t, tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, luận án về
mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay.
Th hai, luận giải một số vấn đề lý luận chung về mối quan hệ giữa đổi
mới và ổn định.
Th ba, phân tích thực trạng (thành tựu và hạn chế) giải quyết mối quan
4
hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam qua hơn 30 năm đổi mới, nguyên nhân
của thực trạng đó và một số vấn đề đang đặt ra.
Th t , đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm giải quyết hiệu quả mối
quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam trong những năm đổi mới tiếp theo.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là mối quan hệ giữa đổi mới và
ổn định ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án
Phạm vi nghiên c u về không gian của đề tài luận án là ở Việt Nam.
Phạm vi nghiên c u về thời gian của đề tài luận án là trong thời kỳ đổi mới ở
Việt Nam (từ năm 1986 đến nay).
Phạm vi nghiên c u về nội dung của đề tài luận án là mối quan hệ giữa đổi
mới và ổn định trên các lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội như lĩnh vực kinh tế,
chính trị, văn hoá.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Cơ sở lý luận
- Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Cụ thể là vận dụng phép biện chứng duy vật, quan
niệm duy vật về lịch sử làm cơ sở giải quyết những vấn đề nghiên cứu trong luận
án.
- Luận án xuất phát từ quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt
Nam để phân tích, luận giải về thực trạng giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới
và ổn định ở Việt Nam qua hơn 30 năm đổi mới.
- Ngoài ra, luận án còn kế thừa các thành tựu nghiên cứu khoa học trong
và ngoài nước đã được công bố có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và
quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong quá trình nghiên cứu và thực
hiện, luận án sử dụng các phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy
vật lịch sử và các phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội, như phương pháp
5
phân tích, tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp khái quát hoá, phương
pháp tiếp cận liên ngành trong việc phân tích mối quan hệ biện chứng giữa đổi
mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Th nh t, trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận chung về mối quan hệ giữa
đổi mới và ổn định, luận án đi đến khẳng định giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam
trong thời kỳ đổi mới là mối quan hệ biện chứng.
Th hai, luận án bước đầu phân tích thực trạng (thành tựu và hạn chế) mối
quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam qua hơn 30 năm đổi mới, chỉ rõ
nguyên nhân của thực trạng đó và xác định một số vấn đề hiện đang đặt ra.
Th ba, luận án đề xuất phương hướng và giải pháp mang tính định hướng
nhằm giải quyết có hiệu quả mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam
trong những năm đổi mới tiếp theo.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận của luận án
Luận án góp phần hoàn thiện hơn cách hiểu về mối quan hệ giữa đổi mới
và ổn định nói chung và mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện
nay nói riêng.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án
Ở mức độ nhất định, kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm
tài liệu tham khảo cho việc tư vấn hoạch định chính sách của Đảng, Nhà nước,
cho việc nghiên cứu, giảng dạy triết học về mối quan hệ biện chứng giữa đổi mới
và ổn định và sự vận dụng mối quan hệ này vào thực tiễn ở Việt Nam trong thời
kỳ đổi mới.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình khoa học của tác
giả và tài liệu tham khảo, luận án được trình bày trong 4 chương, 12 tiết.
6
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Tầm quan trọng của đổi mới và ổn định từ lâu đã được Đảng và Nhà nước ta
quan tâm, xác định là một trong các nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986), Đảng ta đã chính thức
đưa ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước. Cùng với đó, Đảng cũng coi ổn định
xã hội là nhiệm vụ bao trùm, mục tiêu tổng quát “trong những năm còn lại của
chặng đường đầu tiên”. Kể từ đó đến nay, nhận thức về đổi mới và ổn định ở Việt
Nam cũng không ngừng được hoàn thiện trong sự phát triển chung của đất nước.
Trên lĩnh vực nghiên cứu, trong những năm qua (từ 1986 đến nay, đặc biệt là
15 năm trở lại đây), đã có nhiều công trình bàn đến vấn đề đổi mới, ổn định nói
chung, đổi mới và ổn định ở Việt Nam nói riêng từ những góc độ với mức độ khác
nhau. Trước những nghiên cứu đa dạng như vậy, chúng tôi tiếp cận các tài liệu có
liên quan đế đề tài chủ yếu theo các nhóm vấn đề chính sau:
1.1. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến một số vấn đề lý luận về mối
quan hệ giữa đổi mới và ổn định
Đổi mới và ổn định là vấn đề của nhiều ngành nghiên cứu như triết học,
chính trị học, giáo dục học… Từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, các vấn đề
lý luận về mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam ngày càng trở nên rõ
nét. Trước hết, phải kể đến các công trình nghiên cứu đề cập đến quan niệm về đổi
mới, ổn định.
1.1.1. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến quan niệm về đổi mới, ổn
định
* Các công trình nghiên cứu có liên quan đến quan niệm về đổi mới
Trong cuốn Tri t h c và v ề ổi mới xã hội, tác giả Nguyễn Thế Nghĩa
khi đưa ra quan niệm về hi ại hóa đã cho rằng, ở những nước đang phát triển,
hiện đại hóa thực chất là quá trình ổi mới toàn di n, sâu sắc và tri t ể mọi lĩnh
vực của đời sống xã hội, thúc đẩy xã hội phát triển lên một trạng thái mới về
chất[99]. Trong khi đó, tác giả Trần Nhâm, với cuốn Đổi mới và phát triển bền v ng
ới ng n cờ t t ởng c a giai c p công nhân [101] lại đưa ra quan niệm cụ thể về
đổi mới, rằng đó là quá trình rời bỏ khỏi mình những gì đang kìm hãm và cản trở sự
phát triển; tổ chức lại xã hội, đưa vào cơ chế vận hành của xã hội một cáchhệ thống
đồng bộ các yếu tố vật chất và tinh thần, tạo nên lực lượng cho sự phát triển vượt
7
bậc. Theo tác giả, đổi mới tư duy - một lĩnh vực của đổi mới là điểm khởi đầu của
hành trình đổi mới. Đổi mới tư duy có vai trò định hướng cho việc đổi mới hoạt
động thực tiễn của con người, mở đường cho việc đổi mới trên các lĩnh vực khác
của đời sống xã hội. Tác giả cho rằng, đổi mới tư duy chính là một cuộc giải phóng
về tư tưởng, thoát khỏi căn bệnh giáo điều và những điều không giải thích đ úng của
người khác về chủ nghĩa Mác - Lênin. Đồng thời, trong quá trình đổi mới, cần ngăn
ngừa những chao đảo, ngả nghiêng, chệch hướng rơi vào chủ nghĩa xét lại [101].
Cuốn Đổi mới - B ớc phát triển t t y u ĩ ội ở Vi t Nam
của tác giả Nguyễn Khánh lại đưa ra một số ý kiến phân tích ở tầm vĩ mô về sự cần
thiết, khách quan của đổi mới và khẳng định, đổi mới chính là bước phát triển tự
nhiên, tất yếu của cách mạng Việt Nam trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
Theo tác giả, đổi mới có thể hiểu một cách chung nhất là thay đổi cái cũ không còn
phù hợp bằng cái mới tốt hơn. Tác giả cũng cho rằng, đổi mới ở nước ta là sự thay
đổi tiến bộ ở tầm vĩ mô, thay đổi có ý nghĩa hệ thống, từ nhận thức đến chủ trương
và tổ chức hành động [64].
Khác với quan điểm trên của tác giả Nguyễn Khánh, trong cuốn Cải cách và
s phát triển, tác giả Nguyễn Trần Bạt lại phân biệt đổi mới với cải cách và cách
mạng để từ đó, làm rõ bản chất và mục tiêu của cải cách. Theo tác giả, đổi mới là
công việc diễn ra hàng ngày mà bất kỳ sự vật, hiện tượng, cá nhân, cộng đồng và
dân tộc nào cũng luôn trải qua như là bản năng để tự thích nghi với những thay đổi
của môi trường sống [9].
Về vấn đề đổi mới ở nước ta, tác giả Nguyễn Trọng Phúc, trong cuốn Một s
kinh nghi m c Đảng Cộng sản Vi t N tr qu tr ạo s nghi p ổi
mới khẳng định, đến thời điểm chuẩn bị Đại hội VI của Đảng, từ “đổi mới” được
dùng nhiều trong một số bài phát biểu của các đồng chí lãnh đạo Đảng ta để chỉ
cuộc cải cách lớn về đường lối, chính sách, về cách nghĩ, cách làm của Đảng lãnh
đạo và nhân dân để đưa đất nước vượt qua khó khăn, tiếp tục đi lên chủ nghĩa xã
hội. Đổi mới ở đây không phải là thay đổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa, mà là làm cho
m c tiêu ợc th c hi n có hi u quả bằng những quan niệm đúng đắn về chủ
nghĩa xã hội [109].
Nói đến đổi mới, khi phân tích vai trò của ổn định chính trị - xã hội, cuốn Ổn
ịnh chính trị - xã hội trong công cuộ ổi mới ở Vi t Nam, tác giả Nguyễn Văn Cư
cho rằng, ổi mới là một quá trình vận động của những mâu thuẫ e a cái
ũ v ới, gi a cái bảo th , trì tr với cái ti n bộ, vă , a s ều
và sáng tạo. Đây cũng là quá trình đấu tranh gay go, lâu dài, phức tạp nhằm đem lại
8
thắng lợi cho cái mới, cái tiến bộ…, là sự thay đổi có ý nghĩa hệ thống từ nhận thức,
chủ trương đến tổ chức và hành động [Xem: 18, tr.46].
Trong cuốn Đổi mới và phát triển ở Vi t Nam: Một s v ề lý lu n và th c
tiễn [138], các tác giả đã đưa ra một số khái niệm cơ bản như đổi mới, phát triển;
quy luật khách quan của vấn đề đổi mới, phát triển; bối cảnh ra đời, quá trình hình
thành, phát triển đường lối đổi mới ở Việt Nam. Các tác giả còn đề cập đến vấn đề
đổi mới và phát triển trong một số lĩnh vực chủ yếu trên con đường xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam, như đổi mới kinh tế, đổi mới chính trị, đổi mới văn hoá -
xã hội… Các tác giả khẳng định, đổi mới có cả mục tiêu lý luận và mục tiêu thực
tiễn. Về lý lu n, đổi mới nhằm xác lập hệ thống quan điểm đúng đắn về chủ nghĩa
xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Về th c tiễn, đổi mới để xã
hội xã hội chủ nghĩa từng bước được xác lập vững chắc. Hai mục tiêu đó có quan hệ
biện chứng với nhau: Mục tiêu lý luận phục vụ cho mục tiêu thực tiễn; mục tiêu
thực tiễn vừa là yêu cầu, là đòi hỏi nâng cao chất lượng mục tiêu lý luận, vừa là
phương thức kiểm tra thành quả đạt được của mục tiêu lý luận[138].
Cuốn Tri t h v ổi mới trình bày những suy ngẫm, kiến giải của tác giả về
một số vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách từ giác độ triết học, như vấn đề ổi mới
nh n th c về ch ĩ ội và thời k qu ộ, vấn đề ổi mới nh n th c về th
giớ v í s i ngoại…; từ đó, chỉ ra một số đặc điểm của quá trình đổi mới
ở Việt Nam. Tác giả cũng đã phân biệt đổi mới với cải cách rằng, cải cách tuy cũng
tạo ra sự thay đổi về chất trong đời sống xã hội, nhưng chỉ tạo nên những biến đổi
riêng lẻ, bộ phận, còn đổi mới bao hàm cả nội dung cải cách nhưng là sự thay đổi
toàn diện dẫn đến thay đổi mô hình phát triển. Từ việc làm rõ khái niệm đổi mới,
tác giả còn chỉ ra tính tất yếu của công cuộc đổi mới ở Việt Nam và khẳng định,
trong quá trình đổi mới, Việt Nam tham khảo những bài học kinh nghiệm của cải tổ
ở Liên xô, cải cách ở Đông Âu, Trung Quốc và các nước khác, nhưng không rập
khuôn, áp dụng máy móc, mà có những chủ trương và cách làm khác. Đó cũng
chính là đặc điểm của quá trình đổi mới ở Việt Nam [48].
Trong cuốn Về các m i quan h lớn cầ ợc giải quy t t t trong quá trình
ổi mớ ĩ ội ở ớc ta do GS.TS. Nguyễn Phú Trọng (chủ biên),
các tác giả khẳng định rằng, khó có thể có một định nghĩa duy nhất, chính xác tuyệt
đối về đổi mới. Đổi mới chính là quá trình nhằm làm cho h th t ổi từ trạng
t ũ s trạng thái mới, ti n bộ ơ . Đó là một cuộc đấu tranh giữa cái mới tiến
bộ hơn với cái cũ lạc hậu, giữa năng động, sáng tạo với bảo thủ, trì trệ [Xem: 139,
tr.9-15]. Cụ thể hơn, trong cuốn Giả p , ổi mới, phát triển vì ch ĩ ội
9
nhấn mạnh, thực chất của đổi mới là tạo sự thay đổi cho căn bản phù hợp với những
điều kiện, hoàn cảnh mới, làm cho thích nghi với những điều kiện, hoàn cảnh mới
để tiếp tục tồn tại và phát triển. Đổi mới cũng là định hướng và vươn tới cái mới.
Các tác giả cũng lý giải thêm về các khái niệm có như “canh tân”, “cách tân” hay
“cải cách” và cho rằng đó đều là những nội dung quan trọng của đổi mới khi hiểu
đổi mới theo nghĩa rộng, nghĩa là mang tính tổng thể và trên một quy mô lớn. Còn
canh tân, cách tân, cải cách thường đề cập đến đổi mới các lĩnh vực cụ thể và trong
phạm vi hẹp hơn [62].
Liên quan đến khái niệm đổi mới, còn có khái niệm “kế thừa”. Tác giả
Nguyễn Văn Lý, trong K thừ v ổi mới các giái trị ạ c truyền th ng trong
quá trình chuyển sang nền kinh t thị tr ờng ở Vi t Nam, cho rằng, đổi mới và kế
thừa gắn bó chặt chẽ với nhau trong sự phát triển của sự vật, nhưng không đồng
nhất nhau. Bởi bản thân phạm trù đổi mới có tính độc lập tương đối của nó. Đổi mới
nói chung, là sự thay thế cái cũ bởi cái mới có chất lượng cao hơn[81]. Các tác giả
còn khẳng định tính tất yếu của sự nghiệp đổi mới ở nước ta; đánh giá những kết
quả bước đầu của sự nghiệp đổi mới và chỉ ra những bài học kinh nghiệm về tiến
hành công cuộc đổi mới. Theo tác giả, đổi mới là lôgíc tất yếu của cuộc sống, vì thế,
đổi mới là yêu cầu tất yếu trong sự nghiệp xây dựng đất nước. Sự nghiệp đổi mới
của Việt Nam phải bắt đầu từ đổi mới tư duy lý luận để tạo nền tảng cần thiết cho
đổi mới thực tiễn.
Martin Gainsborough, Vietnam: Rethinking the State, Zed Books (September
15, 2010). Cuốn sách đã đưa ra một cái nhìn thú vị về nền chính trị tại Việt Nam,
qua đó, tác giả phân tích quá trình chuyển đổi từ một nền “kinh tế ngược” sang một
xã hội năng động và hiện đại. Cuốn sách còn đề cập đến sự tranh cãi về khái niệm
cải cách, đồng thời tác giả trang bị những hiểu biết sâu sắc hơn cho người đọc về
vai trò của các yếu tố ngoài nhà nước trong quá trình đổi mới. Dưới con mắt của
một nhà nghiên cứu nước ngoài, quá trình đổi mới của Việt Nam được phân tích từ
góc độ chính trị đã mang đến những đánh giá khách quan trong sự nghiệp phát triển
ở Việt Nam trong những năm gần đây [160].
Ngoài các công trình sách kể trên, liên quan đến những quan niệm về đổi
mới, còn một số bài nghiên cứu đăng trên các Tạp chí khoa học bàn về vấn đề đổi
mới, phát triển. Chẳng hạn, bài V ộng, phát triển, ti n bộ vớ t là nh ng
phạm trù tri t h c (Phạm Văn Đức, 1997) đã khái quát một số cách hiểu khác nhau
trong giới triết học mácxít hiện đại về phạm trù vận động, phát triển, tiến bộ; bài
Đổi mớ t u tr s nghi p ổi mới toàn di t ớc (Nguyễn Duy Quý,
10
1998), làm rõ năm bước chuyển tư duy trong sự nghiệp đổi mới toàn diện của đất
nước; bài Đổi mới - linh hồn c t t ởng Hồ Chí Minh (Tạp chí Triết học, số 6,
2003), tác giả Đỗ Huy đã trình bày tư tưởng của Hồ Chí Minh về đổi mới…
* Các công trình nghiên cứu có liên quan đến quan niệm về ổn định
Tác giả Vũ Văn Hiền, trong bài Ổn ịnh xã hội và vai trò c i với s
nghi p công nghi p hoá - hi n ạ t ớc (Tạp chí Triết học, số 2/1997) đã
nêu ra một số vai trò củaổn định xã hội đối với công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói
riêng và đối với sự phát triển xã hội nói chung. Các vai trò như: 1/ Tạo điều kiện
cho xã hội tự khẳng định bản chất của mình; 2/ tạo điều kiện tốt hơn cho quá trình
đổi mới, phát triển tiếp theo; 3/ kế thừa, bảo vệ được những giá trị tích cực của
truyền thống; 4/ tạo điều kiện tốt hơn cho sự xuất hiện những mối quan hệ quốc tế...
[46].
Cuốn Tri t lý phát triển: M , P Ă e , V I L , Hồ Chí Minh của
Nguyễn Văn Huyên (chủ biên) phân tích quan điểm của C.Mác, Ph.Ăngghen,
V.I.Lênin, Hồ Chí Minh về triết lý phát triển; trong đó, khi nói về vận động trong
cân bằng, tác giả cho rằng, mọi sự vật, hiện tượng đều ở trong quá trình vận động
không ngừng và quá trình đó bao hàm cả sự đứng im tương đối. Thiếu sự đứng im
tương đối này, mọi sự vật, hiện tượng sẽ không thể tồn tại và phát triển [60].
Trong cuốn Một s giải pháp góp phần ổ ịnh và phát triển ở Tây Nguyên
hi n nay, các tác giả đề cập đến cơ sở lý luận và thực tiễn về ổn định chính trị;
những nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định chính trị và những vấn đề đặt ra trong quá
trình phát triển kinh tế - xã hội ở Tây nguyên; từ đó, đề xuất một số giải pháp góp
phần giữ vững ổn định chính trị vùng này trong giai đoạn hiện nay. Các tác giả cho
rằng, nói một cách khái quát, ổn định chính trị là giai cấp cầm quyền phải giữ vững
và tăng cườngđược quyền lực chính trị của mình, nhà nước của giai cấp đó phải
mạnh và có hiệu lực, luật pháp phải nghiêm minh, chế độ xã hội đã xác lập phải
được giữ vững [44].
Trong Ổ ịnh chính trị - xã hội trong công cuộ ổi mới ở Vi t Nam, tác giả
Nguyễn Văn Cư trình bày các vấn đề như ổn định chính trị - xã hội, vai trò của ổn
định chính trị - xã hội đối với công cuộc đổi mới đất nước; nêu lên thực trạng ổn
định chính trị - xã hội nước ta trong công cuộc đổi mới và phương hướng, giải pháp
tiếp tục giữ vững ổn định chính trị - xã hội nước ta trong những năm đầu thế kỷ
XXI [Xem:18, tr.20]. Về ổ ịnh chính trị - xã hội, theo tác giả, đó là trạng thái xã
hội có sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất, trình độ của lực lượng sản
xuất; giữa kiến trúc thượng tầng và cơ sở hạ tầng của xã hội, và sự phù hợp cơ bản
11
đó biểu hiện trên thực tế là sự thống nhất giữa những lợi ích cơ bản của giai cấp
cầm quyền với lợi ích của đại đa số thành viên trong xã hội trong những điều kiện
lịch sử cụ thể [Xem: 18, tr.38-39].
Cuốn Về các m i quan h lớn cầ ợc giải quy t t t tr qu tr ổi mới
ĩ ội ở ớc ta cũng đề cập đến khái niệm ổn định và vai trò, ý
nghĩa của ổn định với sự phát triển cũng như điều kiện để đảm bảo sự ổn định đó.
Theo tư duy triết học và tổng kết từ thực tiễn thì ổn định là trạng thái hài hòa giữa các
yếu tố phát triển; nó mang tính tương đối và tính động. Sự ổn định gắn liền với con
người và xã hội; nó tồn tại trên cơ sở bảo đảm vững chắc các mối quan hệ xã hội, bảo
đảm công bằng, bình đẳng, kỷ cương, kỷ luật và tâm lý xã hội cùng phát triển theo
luật pháp. Tác giả cũng nhấn mạnh rằng, không bao giờ được xem nhẹ vai trò, giá
trị của ổn định trong phát triển. Ổn định mang cả giá trị kinh tế lẫn giá trị chính trị,
xã hội. Ổn định cũng chỉ có được trong điều kiện dân chủ và kỷ cương, từ đó giữ
vững niềm tin của nhân dân vào những người lãnh đạo, quản lý. Đó chính là điều
kiện cho sự ổn định bền vững [Xem: 142, tr.16-18].
Bài Về quan h gi a ổ ịnh và phát triển trong thời k ổi mới, PGS.TS.
Bùi Tất Thắng (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2016) xem xét ổn định hiểu theo
nghĩa rộng, toàn diện, bao gồm cả ổn định chính trị, ổn định kinh tế vĩ mô và ổn
định xã hội; bài Một s v ề về ổ ị v p t tr ể ề v ộ í trị
của GS.TS.Trần Văn Phòng (2017) phân tích mối quan hệ giữa ổn định xã hội và
phát triển bền vững của chế độ chính trị, đưa ra tiêu chí xác định và điều kiện đảm
bảo ổn định và phát triển bền vững của chế độ chính trị. Theo tác giả, “ổn định của
chế độ chính trị là trạng thái hài hoà, cân đối giữa các yếu tố, bộ phận trong chế độ
chính trị và giữa chế độ chính trị với chế độ kinh tế, văn hoá, xã hội, v.v của một
quốc gia trong những điều kiện lịch sử - cụ thể nhất định” [Xem: 131, tr.69-76].
1.1.2. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến mối quan hệ giữa đổi mới và
ổn định
Trong Một s v ề về m i quan h gi a ổ ịnh xã hội và công nghi p
hóa, hi ại hóa ở ớc ta hi n nay, tác giả Vũ Văn Hiền phân tích mối quan hệ
giữa ổn định và phát triển, rằng đổi mới - ổn định - phát triển thống nhất biện chứng
với nhau và là những mắt khâu trong sự vận động, tiến bộ xã hội, phù hợp với xu
hướng của thời đại: Hòa bình - hữu nghị - ổn định - hợp tác cùng phát triển. Theo
tác giả, trạng thái ổn định xã hội cũng là kết quả của sự kết hợp giữa nhân tố chủ
quan và quy luật khách quan trong những hoàn cảnh lịch sử nhất định. Nếu hoạt
động của con người phù hợp với quy luật khách quan thì xã hội sẽ vận động, phát
12
triển trong trạng thái cân bằng, trật tự, ổn định. Ngược lại, khi hoạt động của con
người đi ngược lại quy luật thì sớm muộn sẽ dẫn tới hậu quả xã hội mất ổn định, rối
ren, khủng hoảng [Xem: 46, tr.7].
Cuốn Đổi mới và phát triển ở Vi t Nam: Một s v ề lý lu n và th c tiễn
phân tích đổi mới, ổn định và phát triển trong mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với
nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển. Các tác giả cho rằng, đổi mới là nhằm mục tiêu
phát triển, nhưng trong quá trình đổi mới đó, luôn xuất hiện những nguy cơ gây mất
ổn định, gây ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định của xã hội. Ổn định là tiền đề cho
đổi mới và phát triển. Và chính đổi mới, phát triển lại tạo cơ sở cho môi trường xã
hội ổn định[140].
Trong V ề sở h u và phát triển bền v ng ở Vi t Nam và Trung Qu c
nh ă ầu th kỷ XXI, do PGS.TSKH. Lương Việt Hải (chủ biên), tác giả
Dương Quốc Học cho rằng, ở Trung Quốc, một trong những điểm thống nhất giữa
quan điểm phát triển khoa học, quan điểm phát triển hài hoà, quan điểm cải cách
khoa học là giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa giữa đổi mới, ổn định, phát triển
và cải cách. Mức độ cải cách và tốc độ phát triển, mức độ đổi mới, trình độ ổn định
kết hợp với nhau, lấy cải cách để thúc đẩy phát triển, đổi mới, đảm bảo sự ổn định,
dùng cải cách triệt để và kinh tế thị trường, phòng chống tội phạm, hoá giải nguy
cơ. Tăng cường năng lực của thể chế kinh tế trong khi tiếp tục thúc đẩy cải cách
trên cơ sở duy trì ổn định và phát triển có lợi [Xem: 43, tr.227].
Cuốn Về các m i quan h lớn cầ ợc giải quy t t t tr qu tr ổi
mớ ên ch ĩ ội ở ớc ta (Nguyễn Phú Trọng (chủ biên), đã làm rõ mối
quan hệ cần giải quyết ở Việt Nam hiện nay, trong đó có mối quan hệ giữa đổi mới,
ổn định và phát triển. Các tác giả phân tích mối quan hệ giữa đổi mới, ổn định và
phát triển với tư cách mối quan hệ giữa phương thức, điều kiện và mục tiêu. Theo
các tác giả, đổi mới dẫn đến phát triển, mà có phát triển mới tạo ra được ổn định
tích cực và bền vững. Các tác giả cho rằng, ngay cả trong ổn định (theo nghĩa tích
cực) cũng tiềm ẩn một cách tất yếu, tự nhiên sự bất ổn định. Đổi mới tạo sự ổn định
tương đối và trong sự ổn định tương đối đó lại chứa đựng yêu cầu phải đổi mới để
phát triển cao hơn [Xem: 142, tr.40-43].
Các tác giả trong Giả p , ổi mới, phát triển vì ch ĩ ội chỉ ra
mối quan hệ giữa giải phóng, đổi mới và phát triển. Theo các tác giả, đổi mới và
phát triển có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, từ nhiều góc độ như: Từ góc độ động
lực và mục tiêu, đổi mới là động lực, còn phát triển là mục tiêu của đổi mới. Từ góc
độ mối quan hệ giữa số lượng và chất lượng, đổi mới chủ yếu tạo ra số lượng và
13
tăng trưởng, còn phát triển phản ánh chất lượng. Sự tăng trưởng về số lượng phải
đến quy mô nhất định mới chuyển thành chất. Xét trong tiến trình vận động của lịch
sử xã hội, ở mức độ nhất định, mối quan hệ giữa giải phóng, đổi mới và phát triển là
các cấp độ khác nhau của quá trình vận động: Giải phóng là cấp độ thứ nhất, đổi
mới là cấp độ thứ hai và phát triển là cấp độ thứ ba. Xét trong mối quan hệ nhân -
quả thì đổi mới là công cụ, phương tiện đi đến phát triển. Còn phát triển là biểu hiện
của đổi mới có hiệu quả. Do đó, cần nghiên cứu đổi mới và phát triển trong mối
quan hệ với phạm trù ổn định xã hội [62].
Trong Về quan h gi a ổ ịnh và phát triển trong thời k ổi mới, tác giả
Bùi Tất Thắng đề cập đến mối quan hệ giữa ổn định và phát triển, trong đó khẳng
định, quan hệ giữa ổn định và phát triển là mối quan hệ biện chứng. Sự ổn định
trong quan hệ với phát triển ở đây được xem xét theo nghĩa rộng, toàn diện, bao
gồm cả ổn định chính trị, ổn định kinh tế vĩ mô và ổn định xã hội. Còn trong suốt cả
thời kỳ đổi mới, trong trạng thái bình thường của nền kinh tế, khía cạnh phát triển
sẽ giữ vị trí chủ đạo trong quan hệ với ổn định [131].
* Nghiên c u về phát triển vớ t c tiêu c ổi mới và ổ ịnh
Trong Ti n bộ xã hội - một s v ề lý lu n c p bách (2000), tác giả
Nguyễn Trọng Chuẩn trình bày những quan điểm tiêu biểu về tiến bộ xã hội trên cơ
sở so sánh, đối chiếu với một số khái niệm khác như vận động, phát triển… Các tác
giả chỉ ra rằng, phát triển là khái niệm chỉ quá trình thuần túy tự nhiên lẫn xã hội,
trong khi đó, nói đến xã hội, người ta thường hiểu là tiến bộ xã hội [Xem: 17]. Qua
khảo cứu các quan niệm về phát triển và tiến bộ, các tác giả cho rằng, khái niệm
phát triển bao quát phạm vi rộng hơn khái niệm tiến bộ. Khái niệm phát triển dùng
để chỉ cả quá trình thuần túy tự nhiên lẫn xã hội, trong khi đó, nói đến xã hội, người
ta thường hiểu là tiến bộ xã hội. Tuy nhiên, với tư cách là một phạm trù triết học thì
phạm trù tiến bộ có nội hàm hẹp hơn so với phạm trù phát triển, tiến bộ chỉ là một
tiêu chí, một trình độ cao của sự phát triển. Do vậy, không phải mọi sự phát triển
trong xã hội đều được thừa nhận là tiến bộ xã hội.
Cuốn Tri t lý phát triể M , P Ă e , L , Hồ Chí Minh, đã làm rõ
lý thuyết phát triển của chủ nghĩa Mác - Lênin, trong đó khẳng định phát triển là
quy luật vốn có của tự nhiên; con đường tất yếu của xã hội; các chuẩn mực, yếu tố,
điều kiện, động lực của sự phát triển…; làm rõ triết lý của Hồ Chí Minh về một đất
nước phát triển và những giải pháp có tính nguyên tắc với việc thực hiện phát triển
đất nước [Xem: 60]. Cùng với đó, cuốn Tri t lý phát triển ở Vi t Nam - m y v ề
c t y u cũng khái quát những vấn đề lý luận về triết lý phát triển như quan niệm về
14
triết lý, triết lý phát triển; quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh về triết lý phát triển và triết lý phát triển thể hiện trong các lĩnh vực của đời
sống xã hội [Xem: 93].
Đinh Văn Ân (chủ biên), trong Quan ni m và th c tiễn phát triển kinh t , xã
hội t ộ nhanh, bền v ng ch t ợng cao ở Vi t Nam, đã phân tích quan niệm và
thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội tốc độ nhanh, bền vững và chất lượng cao trên
thế giới; quan niệm và thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội tốc độ nhanh, bền vững
và chất lượng cao ở Việt Nam và đề xuất một số giải pháp để phát triển nhanh, bền
vững và chất lượng cao. Tác giả phân tích sự phát triển quan niệm về phát triển kinh
tế - xã hội tốc độ nhanh, bền vững và chất lượng cao ở Việt Nam sau 20 năm đổi
mới từ 1986-2006. Theo tác giả, lúc đầu, quan niệm phát triển bền vững nhấn mạnh
việc giữ gìn môi trường trong tăng trưởng kinh tế còn về sau, vấn đề công bằng xã
hội mới được nhắc tới. Cũng theo tác giả, quan niệm phổ biến về phát triển bền
vững trên thế giới lúc đó nhấn mạnh ba chiều cạnh là tăng trưởng kinh tế, gìn giữ
môi trường và công bằng xã hội[Xem: 4, tr.9-10].
PGS.TS Bùi Tất Thắng trong bài Về qu ổ ị v p t tr ể
tr t ờ ổ ớ phân tích tất yếu phải đổi mới ở Việt Nam cũng như mối quan
hệ giữa ổn định và phát triển biểu hiện qua các giai đoạn đổi mới ở Việt Nam. Tác
giả cho rằng, lâu nay, khi bàn về quan hệ giữa ổn định và phát triển, xu hướng
chung là nhấn mạnh sự ổn định, coi ổn định là tiền đề cần thiết để phát triển. Tuy
nhiên, trong thời kỳ đẩy mạnh đổi mới trên tất cả các lĩnh vực của đời sống ở Việt
Nam như hiện nay, thì vấn đề đặt ra là phải ưu tiên cho phát triển, lấy phát triển làm
mục tiêu của đổi mới, và từ phát triển để duy trì sự ổn định của đất nước - ổn định
trong phát triển. Phát triển nhanh để Việt Nam không tụt hậu, để bước kịp sự phát
triển chung của trên thế giới, nhờ đó, tạo ra được nhiều cơ hội phát triển cho con
người và cũng vì thế mới tạo sự ổn định xã hội [Xem: 170].
Claes Brundenius, John Weeks, Globalization and Third-World Socialism:
u V et (Qu tr t ầu v ĩ ộ ở ớ t ớ
t : V t N - Cu Ba): Cuốn sách được viết bởi các chuyên gia quốc tế đề cập
đến quá trình toàn cầu hóa như là một yếu tố có tác động lớn đến quá trình hội nhập
vào nền kinh tế thế giới của các nước Xã hội chủ nghã đang phát triển, sau khi Liên
Xô sụp đổ. Cụ thể, các tác giả đã đi sâu vào phân tích các câu chuyện phát triển
khác nhau của Cu Ba và Việt Nam, nhất là các yếu tố về chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
vai trò của hộ kinh tế gia đình, vai trò của đạo đức, thị trường lao động...[156].
15
Martin Rama - Trưởng nhóm chuyên gia kinh tế của Ngân hàng Thế giới tại
Việt Nam, trong tiểu luận N qu t s ă : V t N tr ạ
u ể ổ năm 2008, đã khái quát về quá trình đổi mới ở Việt Nam thông qua
những sự kiện quan trọng từ những năm 1976 (trước đổi mới). Các cuộc thử nghiệm
“phá rào” trong nông nghiệp (việc giao đất cho nông dân và ký kết hợp đồng mua
bán trực tiếp với giá cao hơn giá quy định) chính là mầm mống của tư duy phải đổi
mới, trước hết là tư duy kinh tế trên quy mô lớn đã được thông qua trong Đại
hội Đảng VI (1986). Tác giả đánh giá tầm quan trọng của các quyết sách đổi mới và
kết quả mà Việt Nam đạt được thông qua các quyết sách đó[172]. Tác giả cho rằng,
chương trình cải cách chính sách ở Việt Nam hiện nay đang chuyển từ các cuộc cải
cách cơ cấu (cần thiết cho việc chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ
chế thị trường), sang các cuộc cải cách thể chế, cần thiết để duy trì tốc độ tăng
trưởng. Tuy nhiên, tác giả cũng đề cập đến vấn đề đáng lo ngại cho công cuộc đổi
mới ở Việt Nam đó là cải cách hành chính công, cụ thể là vấn đề chống tham
nhũng, hối lộ… đang trở thành rào cản khó kiểm soát.
Tiến sĩ Giáp Văn Dương (Đại học Liverpool, Anh) trong loạt bài bàn về mô
hình phát triển phù hợp cho Việt Nam có bài viết Vi t Nam và l a ch n mô hình
phát triển khác Trung Qu c. Trong mối quan hệ giữa ổn định và phát triển, nếu như
Trung Quốc lựa chọn mô hình ổn định để phát triển thì Việt Nam lựa chọn mô hình
phát triển để ổn định, tức là phát triển được ưu tiên, làm tiền đề cho ổn định. Tác
giả cho rằng, mô hình cải cách của Trung Quốc là cải cách từ trên xuống, trong đó
ưu tiên ổn định trước và dùng ổn định như là tiền đề cho mọi chính sách đổi mới,
phát triển. Còn đối với Việt Nam, tuy có những giai đoạn chúng ta cũng ưu tiên ổn
định, nhưng trong tình hình hiện nay, Việt Nam nên chọn mô hình bước đi từ dưới
lên, đi từ phát triển đến ổn định. Nghĩa là, với điều kiện kinh tế - xã hội Việt Nam,
chúng ta nên lấy phát triển là mục tiêu hướng tới; đồng thời giữ vững ổn định nói
chung[173].
Qua khảo cứu một số công trình nghiên cứu cho thấy, các công trình tiếp cận
những vấn đề lý luận về mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định, phát triển từ nhiều
góc độ, phương diện khác nhau, như kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội… Các công
trình này đã đưa ra những cách hiểu khác nhau về ổn định, đổi mới, phát triển, về
ổn định trong xã hội, đổi mới trong xã hội; về mối quan hệ giữa đổi mới và phát
triển, mối quan hệ giữa ổn định và phát triển hay mối quan hệ cặp ba đổi mới, ổn
định, phát triển. Nhất là từ sau Đại hội XI của Đảng, các tác giả tập chung bàn về
tính biện chứng trong mối quan hệ cặp ba đổi mới, ổn định và phát triển như là
16
mối quan hệ cần chú trọng đầu tiên khi giải quyết 8 mối quan hệ mà Đảng ta đề ra.
1.2. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến thực trạng giải quyết mối quan
hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới
1.2.1. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến việc đánh giá những thành
tựu giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam
Cuốn sách Đổi mới kinh t - xã hội: Thành t u, v ề và giải pháp đã khái
quát những nét tổng quan về thực trạng kinh tế - xã hội nước ta qua 5 năm đổi mới
đầu tiên (1986-1991). Từ đó, cuốn sách cũng đánh giá tình hình kinh tế - xã hội đất
nước trên các lĩnh vực cụ thể như: Việc thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội; thực
trạng công nghiệp Việt Nam và giải pháp; quá trình đổi mới nền nông nghiệp; đổi
mới thị trường và thương nghiệp; đổi mới kinh tế đối ngoại; đổi mới cơ chế và
chính sách giá; vấn đề dân số; vấn đề chính sách tiền lương, chính sách bảo đảm xã
hội… [92].
Hai tác giả Đinh Xuân Lâm, Nguyễn Văn Hồng trong cuốn Xu ớ ổi
mới trong lịch s Vi t Nam lại có cách tiếp cận khác về vấn đề đổi mới. Từ góc độ
nghiên cứu lịch sử, qua việc nghiên cứu một cách có hệ thống và mang tính chất
tổng kết khách quan, toàn diện về xu hướng đổi mới trong một giai đoạn lịch sử dân
tộc, các tác giả giúp người đọc hiểu thêm giá trị của công cuộc đổi mới hiện nay.
Theo các tác giả, với những khó khăn, thách thức của hành trình phát triển đất nước,
chống lại sự xâm lược của chủ nghĩa tư bản phương Tây, vấn đề duy tân, cải cách
đã xuất hiện ở nước ta như một đòi hỏi khách quan của lịch sử, một xu hướng tất
yếu của sự phát triển. Nội dung cuốn sách phản ánh quá trình vươn lên không
ngừng của dân tộc Việt Nam tới độc lập, tự do trong một thế giới hòa bình và hữu
nghị giữa các dân tộc[69].
Trong cuốn Đổi mới - B ớc phát triển t t y u ĩ ội ở Vi t
Nam, tác giả Nguyễn Khánh cũng đã dẫn chứng một số sự kiện, tư liệu cụ thể nhằm
chứng minh cho sự đúng đắn của chủ trương, đường lối đổi mới và tính hợp quy
luật của tiến trình đổi mới[64]. Tác giả Phạm Như Cương, trong Đổi mới phong
t u lại làm rõ những vấn đề lý luận đổi mới phong cách tư duy, đổi mới
nhận thức về chủ nghĩa xã hội; vấn đề đổi mới tư duy trong các lĩnh vực cụ thể như
nông nghiệp, văn hóa, tôn giáo, đạo đức; vấn đề xây dựng con người mới; lý giải
bản chất, nguyên nhân của các hiện tượng tiêu cực trong thời kỳ quá độ…Tác giả
khẳng định, quá trình đổi mới mà chúng ta đang thực hiện đòi hỏi có một sự đột phá
lớn. Cho nên, đổi mới tư duy lúc này không chỉ là trở lại với C.Mác, Ph.Ăngghen,
V.I.Lênin, bởi như vậy, khác nào thay thế hình thức giáo điều này bằng một hình
17
thức giáo điều khác. Mà, đổi mới tư duy phải là đưa học thuyết Mác lên một tầm
cao phát triển mới, xứng đáng là sự kết tinh thực sự của tri thức nhân loại trong thời
đại chúng ta [19].
Tác giả Nguyễn Trọng Phúc, trong Một s kinh nghi m c Đảng Cộng sản
Vi t N tr qu tr ạo s nghi p ổi mới đã thêm một lần nữa khẳng
định tính đúng đắn trong quan điểm của Đảng ta, rằng đi lên chủ nghĩa xã hội là con
đường tất yếu của đất nước, là sự lựa chọn sáng suốt của Bác Hồ, của Đảng. Qua
thực tiễn mười lăm năm đổi mới (1986 - 2000), nhờ việc giải quyết đúng đắn và
thành công mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, Đảng ta đã giữ
vững định hướng xã hội chủ nghĩa, đáp ứng được nguyện vọng, lợi ích và cuộc sống
của nhân dân [109].
Trong cuốn Ổ ịnh chính trị - xã hội trong công cuộ ổi mới ở Vi t Nam,
tác giả Nguyễn Văn Cư đã chỉ ra và phân tích một số thành tựu giữ vững ổn định
chính trị - xã hội ở Việt Nam trong những năm đổi mới. Những thành tựu đó là:
“Giữ vững và phát triển nền tảng tư tưởng của xã hội là chủ nghĩa Mác - Lênin và
tư tưởng Hồ Chí Minh”; “giữ vững sự nhất quán về đường lối cách mạng của
Đảng, mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; kiên trì mục tiêu
dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”; “khơi dậy tư tưởng tốt đẹp
trong lịch sử tư tưởng dân tộc”...[Xem: 18]. Còn ở cuốn Đổi mới ở Vi t Nam -
Th c tiễn và nh n th c lý lu n, tác giả Nguyễn Trọng Phúc lại đề cập đến những
thành tựu mang tính lý luận trong quá trình đổi mới ở Việt Nam, như thành tựu
đổi mới tư duy chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam; đổi mới tư duy kinh tế thị
trường; hội nhập kinh tế quốc tế,… Tác giả cũng đã khái quát khá rõ nét những
chặng đường, bước đi của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, những
thành tựu mà đất nước ta đạt được trong thời kỳ đổi mới và một số vấn đề đang
đặt ra cho đất nước hiện nay [Xem: 110].
Cùng khái quát những thành tựu và khởi sắc của nước ta qua 25 năm đổi
mới, cuốn Về các m i quan h lớn cầ ợc giải quy t t t tr qu tr ổi mới
ĩ ội ở ớc ta và Từ th c tiễ ổi mớ n nh n th c lý lu n mới
về ch ĩ ội ở Vi t Nam (1986-2011) khẳng định: Qua 25 năm đổi mới,
nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã giành được nhiều thành tựu to lớn: Chính
trị - xã hội ổn định, kinh tế tăng trưởng, tiến bộ và công bằng xã hội từng bước được
thực hiện, đại đoàn kết dân tộc, đồng thuận xã hội được phát huy, tiềm lực quốc
phòng và an ninh quốc gia được giữ vững, đường lối đối ngoại và chính sách ngoại
giao hòa bình, hợp tác, hữu nghị với các nước được thực hiện nhất quán, hội nhập
18
quốc tế được đẩy mạnh và đi vào chiều sâu, thế và lực cách mạng của nước ta, nhờ
đó không ngừng lớn mạnh[Xem: 142, tr.47-48].
Hai tác giả Phan Thanh Khôi viết về Quan h gi a phát triển kinh t , ti n bộ
và công bằng xã hội, xây d ng và phát huy kh ạ t dân tộc (2009), tác giả
Nguyễn Ngọc Thư phân tích M i quan h bi n ch ng gi a kinh t vớ vă
trong s phát triển xã hội (2012). Tuy đứng ở góc độ khác nhau, nhưng các tác giả
này có điểm chung là đều nhìn thấy mối quan hệ biện chứng của việc phát triển kinh
tế thị trường với việc giải quyết các vấn đề chính trị, văn hóa, xã hội hiện nay.
Tiếp đó, trong cuốn Giải phóng, ổi mới, phát triển vì ch ĩ ội, các
tác giả đã chỉ ra thực trạng giải phóng, đổi mới, phát triển vì chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam thời gian qua trên lĩnh vực tư tưởng, lĩnh vực kinh tế, lĩnh vực chính trị và lĩnh
vực xã hội - con người. Các tác giả nhấn mạnh, dưới sự lãnh đạo của Đảng, từ khi
tiến hành lối đổi mới đến nay, Việt Nam đã thu được nhiều thành tựu về mọi mặt,
như kinh tế tăng trưởng liên tục với mức khá cao; an ninh, chính trị ổn định; đời
sống vật chất của người dân được cải thiện đáng kể, đời sống văn hóa, tinh thần
được ngày càng nâng cao. Từ sự đổi mới này, nhiều bài học kinh nghiệm đã được
tổng kết để phục vụ cho những giai đoạn tiếp theo của quá trình đổi mới[62].
Tác giả Lê Thị Thanh Hà (2016), trong bài G ả qu t qu ổ
ớ , ổ ị v p t tr ể ở ớ t đã phân tích thực trạng mối quan hệ
giữa đổi mới, ổn định và phát triển ở Việt Nam qua một số biểu hiện cụ thể sau:
Một , về kinh tế, biểu hiện ở những bất ổn trong lĩnh vực thu hồi, đền bù đất; mâu
thuẫn về lợi ích của người lao động dẫn đến đình công. Hai là, về chính trị - xã hội,
biểu hiện ở sự “thờ ơ, dao động về tư tưởng chính trị, bàng quan trước vận mệnh
của Đảng, của dân tộc, trước khó khăn của đất nước, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích
kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham
nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc; phai nhạt lý tưởng cách mạng, thiếu niềm
tin vào chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, hoài nghi về con đường đi
lên chủ nghĩa xã hội”. Ba là, về t , tộ , diễn ra ở “một số vụ lợi dụng tự
do tín ngưỡng, tôn giáo để gây rối trật tự công cộng, đi ngược lại lợi ích của cộng
đồng”. B , về môi trường, biểu hiện ở vấn nạn ô nhiễm môi trường, suy giảm
tầng ôzôn, cạn kiệt các nguồn tài nguyên và đa dạng sinh học; xung đột, tranh chấp
về môi trường... là nguyên nhân gây bất ổn chính trị - xã hội cũng như sự ổn định
chung của đất nước [Xem: 171].
W.Neil Adger, Living With Environmental Change: Social Vulnerability and
Resilience in Vietnam (Global Environmental Change) ( u s vớ ổ
19
tr ờ : ộ v ả ă p ồ ở V t N ), 2001. Cuốn
sách để cập đến việc Việt Nam và các nước láng giềng trong khu vực Đông Nam Á
đang phải đối mặt với những thách thức đa dạng do sự phát triển nhanh của nền
kinh tế xã hội làm cho hệ thống môi trường, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá
tải. Từ góc độ liên ngành, cuốn sách cung cấp đánh giá toàn diện về tình hình phát
triển hiện nay của Việt Nam, từ đó xác định các yếu tố hình thành xã hội dễ bị tổn
thương, khả năng đàn hồi để thay đổi môi trường và xem xét triển vọng cho phát
triển bền vững. Tác giả đi sâu vào phân tích các khái niệm về môi trường và phát
triển, các tổ chức và quản lý tài nguyên: Các tài nguyên ven biển theo quan niệm
mới; vấn đề quy hoạch rừng, người dân tộc thiểu số [168].
Ma Gainsborough, Changing Political Economy of Vietnam: The Case of Ho
Chi Minh City (S chuyể ổi kinh t chính trị ở Vi t Nam: Tr ờng hợp c a Hồ Chí
Minh và Hà Nội, (Routledgecurzon Research on Southeastasia), 2003. Cuốn sách
phân tích vai trò của Đảng, chính phủ trong quá trình thương mại hóa ở Việt Nam
mà cụ thể là thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Tác giả cho rằng, trong quá trình
đổi mới ở Việt Nam Nhà nước trung ương giữ vai trò rất quan trọng, vai trò này
được thể hiện thông qua việc ban hành chính sách cải cách khác nhau, quá trình
thực thi các chính sách; quá trình giải quyết tham nhũng; bên cạnh đó ông cũng
nhấn mạnh vai trò của các yếu tố phi chính thức trong nền kinh tế Việt Nam [160].
Lisa Drummond (Editor), Mandy Thomas (Editor), Consuming Urban
Culture in Contemporary Vietnam (S chi ph Vă t ị ở Vi t Nam hi n
nay), Outledge; 1 edition (July 29, 2003). Cuốn sách đề cập đến sự chuyển đổi trong
xã hội Việt Nam, từ một xã hội tương đối khép kín với nền kế hoạch hóa tập trung,
quan liêu sang quá trình đô thị hóa hội nhập toàn cầu một cách nhanh chóng. Những
thay đổi này là chất xúc tác cho những biến đổi về văn hóa. Từ quan điểm này, các
tác giả đã nghiên cứu các hiện tượng mới ở Việt Nam như văn hóa đối thoại, mối
quan hệ giữa văn hóa đô thị với thể chế, kinh tế [159].
Thomas Heberer, Private entrepreneurs in China and Vietnam, 2003 Brill.
Với cuốn sách này tác giả đã đi sâu vào phân tích vai trò của các doanh nghiệp tư
nhân trong quá trình thay đổi đáng kinh ngạc về kinh tế, chính trị ở Việt Nam gần
đây. Dựa trên cuộc khảo sát hàng trăm doanh nghiệp, tác giả đã đưa ra các phân tích
và khẳng định vai trò của nhóm xã hội này trong các quyết định quan trọng về chính
trị. Ông cho rằng, khả năng tạo dựng kinh tế, khác biệt xa về thu nhập so với các
tầng lớp khác và nắm bắt cơ hội nhanh chóng đã giúp các doanh nghiệp tư nhân tạo
dựng được vị trí của mình trong xã hội so với các nhóm xã hội khác, từ đó họ có thể
20
đóng góp những ý kiến quan trọng trong quá trình chuyển đổi về kinh tế, chính trị ở
Việt Nam[166].
Ronald Bruce St John, Revolution, Reform and Regionalism in Southeast
Asia: Cambodia, Laos and Vietnam (Routledge Contemporary Southeast Asia
Series) (Cách mạng, cải cách và ch tạ Đ N Á: V t Nam, Lào, Campuchia),
Routledge (December 15, 2005). Dựa trên nghiên cứu thực hiện tron hơn hơn ba
thập kỷ qua, cuốn sách so sánh nền kinh tế, chính trị của Việt Nam, Lào, Campu
chia sau chiến tranh và trong bối cảnh của cá nhân và tập thể tác động của những nỗ
lực hiện đại tại hội nhập khu vực. Tác giả làm nổi bật những cách thức khác nhau để
thực hiện cải cách ở ba nước láng giềng và ảnh hưởng của các nước này lên kế
hoạch phát triển của các nước ASEAN và sự phân chia dòng sông Mekong. Thông
qua phân tích so sánh quá trình cải cách thực hiện của Campuchia, Lào và Việt Nam
hơn ba mươi năm qua, tác giả thảo luận về việc làm thế nào để ba nước với những
đặc điểm văn hóa riêng có thể khai thác các thế mạnh độc đáo của mình trong một
nền dân chủ hiện đại, đảm bảo vai trò của dân chủ trong phát triển kinh tế, đồng
thời giữ vững vị trí trung tâm của ba nước Đông dương trong khu vực Đông Nam
Á[164].
Stephanie Balme, Mark Sidel, Vietnam's New Order: International
Perspectives on the State and Reform in Vietnam (Sciences Po Series in
International Relations and Political Economy) (Tr t t mới c a Vi t Nam: Quan
ểm qu c t về ớc và cải cách ở Vi t Nam), 2006. Cuốn sách là tập hợp các
phân tích của các chuyên gia quốc tế về quá trình cải cách, đổi mới ở Việt Nam.
Các tác động của quá trình cải cách đến nhà nước Việt Nam, trật tự xã hội, môi
trường khu vực và quốc tế. Nội dung cụ thể bao gồm: Phần I, cuốn sách đưa ra các
nhận định, so sánh về Việt Nam trước và sau cuộc chiến; so sánh mối quan hệ giữa
Việt Nam với các nước trong khu vực và trên quốc tế; những thách thức về vấn đề
chủ quyền; những cam kết quốc tế khi Việt Nam gia nhập WTO; sự phụ thuộc lẫn
nhau giữa các nước ASEAN; phần II, tác giả phân tích các vấn đề về hệ thống pháp
luật Việt Nam; sự tương tác giữa Đảng, Nhà nước và hệ thống pháp luật; phạm vi
và giới hạn của đổi mới chính trị; những cải cách về hệ thống pháp lý, hành chính
công ở Việt Nam[165].
Martin Ravallion, Dominique Van De Walle, Land in Transition: Reform
and Poverty in Rural Vietnam (Equity and Development), 2008, World Bank
Publications (April 30, 2008). Cuốn sách là tập hợp những nghiên cứu của Ngân
hàng thế giới về trường hợp của Việt Nam trong quá trình nỗ lực để chống đói
21
nghèo bằng những cải cách về đất đai. Trong thập niên 1980 và thập niên 1990, cả
nước đã tiến hành cải cách về thể chế, và kết quả là Việt Nam đã đạt được một con
số giảm nghèo ấn tượng. Vậy, yếu tố nào đóng vai trò quan trọng trong quá trình
này, từ việc cải cách chi phí vốn sở hữu đến cách triển khai trên thực tế. Cuốn sách
cũng nói đến các vấn đề về việc giao đất cho các hộ gia đình lần đầu tiên vào năm
1993 sau một thời gian dài do nhà nước sử dụng. Cuốn sách là bài học từ Việt Nam,
những kinh nghiệm và ý nghĩa của nó cho cuộc tranh luận chính sách hiện tại ở
Trung Quốc và những nơi khác[163].
Tuong Vu, Paths to Development in Asia: South Korea, Vietnam, China,
and Indonesia, Cambridge University Press, 2010. Cuốn sách đặt ra câu hỏi tại sao
một số nhà nước trong quá trình phát triển lại thực hiện thành công quá trình công
nghiệp hóa hơn các nhà nước khác. Để trả lời câu hỏi này, tác giả đã so sánh bốn
quốc gia Châu Á: Hàn Quốc, Việt Nam, Trung Quốc và Indonesia qua phân tích các
yếu tố chính sách công nghiệp, tác động của chính sách thuộc địa để lại, cơ cấu tính
chất chính trị của nhà nước. Dựa trên các nghiên cứu này, tác giả nhấn mạnh yếu tố
cấu trúc cố kết của nhà nước quyết định sự thành công của chính sách công nghiệp
hóa và là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của những những
quốc gia mới nổi ở Châu Á[161].
1.2.2. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến việc đánh giá những hạn chế
trong giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam
Ngoài việc khẳng định những thành tựu đạt được của đất nước, cuốn Ổ ịnh
chính trị - xã hội trong công cuộ ổi mới ở Vi t Nam của tác giả Nguyễn Văn Cư
cũng chỉ ra một số hạn chế trong việc giữ vững ổn định chính trị - xã hội ở nước ta.
Biểu hiện cụ thể là: Có sự trì trệ, suy thoái trong nhận thức, tư tưởng chính trị của
một bộ phận cán bộ, đảng viên; nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên
chủ nghĩa xã hội của một số cán bộ, đảng viên còn chưa sâu sắc, đôi khi lệch lạc, rơi
vào chủ nghĩa kinh nghiệm, thực dụng; công tác tư tưởng, lý luận của Đảng còn bất
cập, hạn chế; trong nhân dân, sự mơ hồ về chủ nghĩa xã hội và tình trạng suy thoái
đạo đức, lối sống đang có xu hướng gia tăng, niềm tin của nhân dân vào chủ nghĩa
xã hội và sự lãnh đạo của Đảng có phần giảm sút [18].
Trong cuốn M i quan h gi ời và t nhiên trong s phát triển xã
hội, tác giả Hồ Sĩ Quý phân tích thực trạng mất ổn định sinh thái ở nước ta hiện
nay, chỉ ra nguyên dẫn đến nguy cơ khủng hoảng môi trường tự nhiên và vấn đề
khai thác nguồn lực con người trong quan hệ với việc bảo vệ môi trường nước ta
[121].
22
Trong Về các m i quan h lớn cầ ợc giải quy t t t tr qu tr ổi
mớ ĩ ội ở ớc ta, các tác giả đánh giá tình hình thực hiện mối
quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển ở nước ta qua 25 năm đổi mới. Các tác
giả khẳng định, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng các yếu tố đổi mới, ổn định,
phát triển và chỉ đạo tương đối thành công việc tạo dựng các yếu tố này để đưa đất
nước tiến lên. Tuy nhiên, đổi mới ở nước ta là quá trình chưa có tiền lệ, cho nên
phải vừa làm vừa tìm tòi, rút kinh nghiệm, không tránh khỏi những khiếm khuyết,
hạn chế, như đổi mới chưa đồng bộ; vẫn còn mất ổn định xã hội; yếu tố phát triển
luôn được quan tâm nhưng chưa đi vào chiều sâu,… [Xem: 142, tr.28-29].
Cuốn Giả p , ổi mới, phát triển vì ch ĩ ội (Nguyễn Văn
Huyên (chủ biên), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2012) cũng khẳng định rằng,
mặc dù giành được nhiều thành tựu to lớn trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã
hội thời gian qua, song cũng còn nhiều vấn đề chưa được làm sáng tỏ về lý luận,
còn không ít những hạn chế. Chính những vấn đề chưa sáng tỏ và những hạn chế đó
đang gây nên khó khăn và tạo các lực cản đối với sự phát triển của chủ nghĩa xã hội,
thậm chí là đe doạ đến sự tồn vong của chế độ. Nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn ở
nước ta đang đòi hỏi các nhà khoa học phải tiếp tục lý giải để tạo động lực cho sự
phát triển tiếp theo.
Những vấn đề đặt ra ở nước ta hiện nay là: Mối quan hệ giữa tăng trưởng tốc
độ cao và phát triển bền vững, liên tục của nền kinh tế, giữa phát triển kinh tế với
tiến bộ xã hội, giữ vững tính chất xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường; giữa
nắm bắt thời cơ và ứng phó với những thách thức trong hội nhập quốc tế; giữa
phương thức lãnh đạo của Đảng Cộng sản với việc phát huy năng lực và hiệu quả
quản lý, điều hành của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa,… [62].
Cuốn Một s v ề lý lu n và th c tiễ qu 30 ă ổi mới, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội của Nhị Lê (2016) ngoài việc khẳng định những thành tựu to lớn,
có ý nghĩa lịch sử cũng như những yếu kém, hạn chế và những vấn đề lớn, phức tạp
của nước ta cần phải giải quyết hướng tới phát triển bền vững, các tác giả còn tập
trung luận giải những vấn đề mang tính quy luật về sự cầm quyền của Đảng ta, phân
tích những vấn đề về đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng, khẳng
định sự lãnh đạo tài tình của Đảng là “nhân tố quyết định thành công của công cuộc
đổi mới”; phân tích “trụ cột” của công cuộc đổi mới và đặc điểm lý thuyết đổi mới
cùng những bài học từ thực tiễn 30 năm qua; phân tích thực trạng suy thoái chính
trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên; đồng thời đưa ra
23
một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác lý luận cho thời kỳ đổi mới và
hội nhập quốc tế [Xem: 71].
Tác giả Lê Thị Thanh Hà, trong bài G ả qu t qu ổ ớ , ổ
ị v p t tr ể ở ớ t đã chứng minh sự cần thiết phải giải quyết tốt
mối quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển ở nước ta qua sự phân tích quan
niệm của Đảng Cộng sản Việt Nam về mối quan hệ này. Những biểu hiện mâu
thuẫn trong mối quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển cụ thể như: Một , về
kinh tế, biểu hiện ở những bất ổn trong lĩnh vực thu hồi, đền bù đất; mâu thuẫn về
lợi ích của người lao động dẫn đến đình công. Hai là, về chính trị - xã hội, biểu hiện
ở sự “thờ ơ, dao động về tư tưởng chính trị, bàng quan trước vận mệnh của Đảng,
của dân tộc, trước khó khăn của đất nước, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội,
thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí,
tùy tiện, vô nguyên tắc; phai nhạt lý tưởng cách mạng, thiếu niềm tin vào chủ nghĩa
Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, hoài nghi về con đường đi lên chủ nghĩa xã
hội”. Ba là, về tôn giáo, dân tộc, diễn ra ở “một số vụ lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn
giáo để gây rối trật tự công cộng, đi ngược lại lợi ích của cộng đồng”. B , về
môi trường, biểu hiện ở “vấn nạn ô nhiễm môi trường, suy giảm tầng ôzôn, cạn kiệt
các nguồn tài nguyên và đa dạng sinh học; xung đột, tranh chấp về môi trường... là
nguyên nhân gây mất ổn định chính trị - xã hội, ảnh hưởng đến ổn định và phát triển
đất nước” [Xem: 171].
Ian Jeffries, Vietnam: A Guide to Economic and Political Developments
(Guides to Economic and Political Developments in Asia) (Vi t Nam: Một chỉ dẫn
ể phát triển kinh t và chính trị (Bài h ể phát triển kinh t và chính trị ở Châu
Á)), 2006 - Routledge. Cuốn sách tập trung phân tích tình hình Việt Nam sau khi
thống nhất đất nước từ năm 1975 đã phải đối mặt với các vấn đề về làm thế nào để
một nền kinh tế nghèo, tập trung quan liêu với các hình thức sở hữu nhà nước giữ
vai trò kiểm soát tuyệt đối trong nền kinh tế có thể tiếp thu một nền kinh tế thị
trường tiên tiến. Bên cạnh đó, tác giả cũng nhận định sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng
sản và kết thúc chiến tranh lạnh đã báo trước một thời đại mới trong quan hệ nội bộ
và bên ngoài của Việt Nam. Nội dung cuốn sách cũng tập trung vào những đặc điểm
phát triển kinh tế, chính trị Việt Nam sau khi chiến tranh kết thúc, và việc tái lập
quan hệ với Hoa Kỳ. Nó cung cấp cho người đọc một tổng quan toàn diện và thông
tin về tình hình chính trị và kinh tế ở Việt Nam hiện nay [158].
Mark Sidel, Law and Society in Vietnam: The Transition from Socialism in
Comparative Perspective (Pháp lu t và xã hội Vi t Nam: S u ể ổ từ
24
ĩ ộ tr qu ể s s ), Cambridge University Press, 2008. Cuốn
sách là tập hợp một số bài báo trước đó của Sidel được cập nhật để phản ánh những
phát triển gần đây nhất về luật pháp ở Việt Nam. Trong đó, tác giả không chỉ đơn
thuần là đưa ra các kiến thức luật và thực thi pháp luật mà thông qua đó, còn làm
nổi bật nên những xu hướng quan điểm luật pháp của Việt Nam hiện nay. Tác giả
đã theo dõi cuộc tranh luận về quá trình thực thi pháp luật Việt Nam, đồng thời qua
các bài báo, hội nghị đi sâu vào tìm hiểu quan điểm của chính phủ, Đảng Cộng sản.
Cuốn sách tập trung vào các nội dung cơ bản sau: Chương 1, tác giả phân tích điều
kiện xã hội đến các đặc điểm pháp lý Việt Nam và vai trò của pháp luật Việt Nam
trong quá trình đổi mới. Chương 2, đánh giá việc thực hiện pháp luật và tác động
của nó đến các vấn đề xã hội ở Việt Nam. Chương 3, 4,5,6,7 tác giả tập trung vào
phân tích các hiện tượng cụ thể như việc có quá nhiều xe máy ở Việt Nam lưu thông
trên đường hay vấn đề xuất khẩu lao động; các vấn đề liên quan đến tự do báo chí,
các vấn đề về xã hội dân sự, luật hội; các vấn đề về lãi suất công, từ đó đưa ra các
phân tích cụ thể về chính sách, mối quan hệ giữa luật Việt Nam với luật quốc tế và
sự cần thiết phải thay đổi của hệ thống pháp lý của Việt Nam hiện nay [161].
Qua khảo cứu một số công trình liên quan đến thực trạng giải quyết mối quan hệ
giữa đổi mới và ổn định vì mục tiêu phát triển cho thấy: Một số công trình đã xem
xét thực trạng hơn 30 năm đổi mới ở nước ta trên từng lĩnh vực cụ thể, như đổi mới
kinh tế, đổi mới chính trị, đổi mới văn hóa, xã hội… Một số công trình khác lại
chuyên sâu tổng kết, đánh giá những thành tựu cũng như hạn chế của đất nước ta
quan 20 năm, 25 năm, 30 năm đổi mới; từ đó, chỉ ra bài học kinh nghiệm trong việc
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta trong thời kỳ đổi mới. Các tác giả nước ngoài
cũng có những nhìn nhận, đánh giá về tình hình phát triển hiện nay của Việt Nam,
những triển vọng cho phát triển bền vững; vai trò của nhà nước trong việc thực thi
chính sách, vai trò của các tổ chức xã hội… đến sự chuyển đổi trong xã hội Việt
Nam, từ một xã hội tương đối khép kín với nền kế hoạch hóa tập trung, quan liêu
sang quá trình đô thị hóa hội nhập toàn cầu một cách nhanh chóng.
1.3. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến phƣơng hƣớng, giải pháp
nhằm giải quyết có hiệu quả mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt
Nam
Bằng lý luận và thực tiễn phong phú, trong cuốn Một s kinh nghi m c a
Đảng Cộng sản Vi t N tr qu tr ạo s nghi p ổi mới, GS.TS.
Nguyễn Trọng Phúc và tập thể tác giả đã khái quát một số kinh nghiệm của Đảng
Cộng sản Việt Nam qua những năm đổi mới. Cụ thể các vấn đề như: Kiên định chủ
25
nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa
trong quá trình đổi mới; Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, xây dựng Đảng trong
sạch, vững mạnh; Kết hợp đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị được coi là kinh
nghiệm thành công của Đảng ta trong thời gian qua; Thực hiện mục tiêu phát triển
kinh tế gắn liền với giải quyết đúng đắn các chính sách xã hội; Tăng cường đại đoàn
kết dân tộc, phát huy sức mạnh toàn dân trong sự nghiệp đổi mới...[109].
Cuốn sách Tri t lý phát triển ở Vi t Nam - M y v ề c t y u lại phân tích
quan điểm, luận điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; tiếp thu
có lựa chọn những nhân tố hợp lý trong các lý thuyết phát triển trên thế giới; tham
khảo kinh nghiệm của một số nước đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đi
sâu phân tích thực tiễn của đất nước trước và trong quá trình đổi mới, từ đó, góp
phần làm rõ và đề xuất một số quan điểm, luận điểm có ý nghĩa triết lý phát triển ở
Việt Nam trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc
tế hiện nay[93].
Cuốn Góp phầ ẩ ù u ơ, ả ảm ổn ịnh và phát triển t ớc¸ Lý
luận Chính trị, 2005 do Nguyễn Văn Vĩnh (chủ biên) đã trình bày lý luận về
ổn định chính trị - xã hội; các nhân tố có khả năng gây bất ổn chính trị - xã hội, bao
gồm nhân tố kinh tế, nhân tố chính trị - tư tưởng, nhân tố văn hoá - xã hội... Từ việc
đánh giá những nhân tố có thể gây mất ổn định chính trị - xã hội đó, các tác giả đưa
ra phương hướng và một số giải pháp khắc phục, đẩy lùi các nhân tố chủ yếu có khả
năng gây mất ổn định chính trị - xã hội ở nước ta hiện nay[148].
Từ thành tựu về sự đổi mới tư duy lý luận của Đảng, soi rọi vào thực tiễn,
với cách nhìn lịch sử, cuốn sách Đảng Cộng sản Vi t Nam - nh t tò v ổi
mớ tr ờng lên ch ĩ ội đã cho thấy những bước chuyển về tư duy
lý luận của Đảng ta trên nhiều lĩnh vực, trong đó có bước chuyển về tư duy kinh tế,
đổi mới và xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là yêu
cầu lịch sử cụ thể của thời đại, cũng như nhu cầu hoàn thiện lý luận, tìm tòi con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội phù hợp với đặc điểm dân tộc[57].
Tác giả Nguyễn Trọng Phúc, trong Đổi mới ở Vi t Nam - Th c tiễn và nh n
th c lý lu n, từ việc phân tích thực tiễn đất nước, đã rút ra một số kinh nghiệm xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta trong những năm đổi mới như: Một là, trên cơ sở
kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, đổi mới tư duy lý
luận nhận thức rõ hơn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam. Hai là, không ngừng nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, làm rõ mục
tiêu và mô hình chế độ xã hội chủ nghĩa phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Ba là, giữ
26
vững nguyên tắc nhưng nhạy bén nắm bắt cái mới, sử dụng có hiệu quả nhiều giải
pháp trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Từ đó, tác giả cũng chỉ ra một số giải pháp nhằm thực hiện tốt công cuộc đổi
mới ở Việt Nam: Một là, giải quyết tốt mối quan hệ giữa đổi mới tư duy lý luận với
đổi mới chủ trương, chính sách và hoạt động, chỉ đạo thực tiễn. Hai là, giải quyết
tốt mối quan hệ giữa sự kiên định các nguyên tắc với sự linh hoạt, sáng tạo, nhạy
cảm và chủ động nắm bắt những vấn đề mới đặt ra, “dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Ba
là, “kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, lấy đổi mới
kinh tế làm trọng tâm đồng thời từng bước đổi mới chính trị”. B n là, chú trọng mối
quan hệ giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội, giữa kinh tế và văn hóa, kinh
tế và môi trường, phát triển, tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với việc thực hiện tiến
bộ và công bằng xã hội, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi
trường sinh thái. Nă , giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa xây dựng nền kinh
tế độc lập, tự chủ với tích cực chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng hợp tác
kinh tế với các nước, các khu vực trên thế giới[110].
Trong Về một s ặ ểm c qu tr ổi mới ở Vi t Nam, GS, TS.
Dương Phú Hiệp cũng khẳng định tính tất yếu của đổi mới ở Việt Nam và bài học từ
quá trình đổi đó. Theo tác giả, quá trình đổi mới của nước ta chứng tỏ rằng, đổi mới
không phải là con đường thẳng tắp, dễ dàng, thuận buồm xuôi gió, mà là quá trình
đầy khó khăn trong cuộc đấu tranh giữa cái mới bắt đầu hình thành và cái cũ chưa
bị xóa bỏ hoàn toàn. Trong quá trình đổi mới, Việt Nam phải đấu tranh với lối tư
duy chủ quan, duy ý chí, giáo điều, bám vào những luận điểm, quan điểm lỗi thời,
sử dụng những khái niệm không còn thích hợp, kiên trì công thức cũ, trong khi thế
giới đã có nhiều thay đổi. Một bài học nữa được rút ra là, đổi mới không thể thành
công nếu Đảng không tự đổi mới. Do đó, Đảng ta phải thường xuyên tự đổi mới, tự
chỉnh đốn, nâng cao tầm tư tưởng và trí tuệ, đủ khả năng đáp ứng yêu cầu của sự
nghiệp phát triển đất nước[49].
Các tác giả trong Về các m i quan h lớn cầ ợc giải quy t t t trong quá
tr ổi mớ ĩ ội ở ớc ta đã nêu lên một số vấn đề cần quan
tâm trong giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển ở Việt Nam
thời gian sắp tới như: Nâng cao nhận thức về mối quan hệ giữa đổi mới, ổn định và
phát triển; phát huy được giá trị đích thực của ba cặp mối quan hệ: Ổn định và phát
triển; đổi mới và phát triển; đổi mới và ổn định… [Xem: 142, tr.32-45].
Cuốn Giả p , ổi mới, phát triển vì ch ĩ hội, cũng chỉ ra hai
phương hướng và một số giải pháp tiếp tục giải phóng, phát triển vì chủ nghĩa xã
27
hội ở Việt Nam. Hai phương hướng chủ yếu đó là: Giải phóng, đổi mới, phát triển
đảm bảo đúng hướng và đúng bản chất của chủ nghĩa xã hội; giải phóng, đổi mới,
phát triển vì một xã hội hài hòa[62]. Tiếp cận từ góc độ đạo đức học, tác giả
Nguyễn Văn Lý, trong K thừ v ổi mới các giái trị ạ c truyền th ng trong
quá trình chuyển sang nền kinh t thị tr ờng ở Vi t Nam (2013), tập trung đi sâu
nghiên cứu, phân tích tính quy luật của kế thừa và đổi mới các giá trị đạo đức truyền
thống; từ thực trạng đó, tác giả đưa ra một số phương án và giải pháp cơ bản nhằm
bảo đảm kế thừa và đổi mới các giá trị đạo đức truyền thống trong quá trình phát
triển nền kinh tế của Việt Nam hiện nay[84].
Trong bài Về qu ổ ị v p t tr ể tr t ờ ổ ớ từ
việc phân tích mối quan hệ giữa ổn định và phát triển ở Việt Nam, PGS.TS Bùi Tất
Thắng đã chỉ ra một số phương hướng cơ bản đảm bảo phát triển để ổn định và ổn
định để phát triển như: Một là, cần tập trung ổn định kinh tế vĩ mô; hai là, phát triển
cùng thời đại, theo kịp bước tiến của thời đại; ba là, phát triển có hiệu suất; b là,
phát triển vì con người; nă là, mở cửa, hội nhập để phát triển. Trong đó, tác giả
nhấn mạnh đến vấn đề sống còn trong thời kỳ hội nhập, toàn cầu hoá hiện nay thì
vấn đề phát triển kinh tế, “nâng cao năng lực cạnh tranh và và khả năng thích nghi
với sự biến đổi mau lẹ của tình hình kinh tế quốc tế” là vấn đề đang đặt ra và cần
giải quyết hơn bao giờ hết [170].
Ngoài ra, còn kể đến một số bài viết như: S ổi mới nh n th c c Đảng
Cộng sản Vi t Nam về kinh t thị tr ờng (9/2014), Nh ng bài h c từ ổi mới ở Vi t
Nam (3/2015) của tác giả Dương Phú Hiệp đăng trên Tạp chí Triết học; bài Đẩy
mạnh toàn bộ công cuộ ổi mớ t ớ ạn 2016-2020, tầm nhìn 2030 -
Một s t u ý u n mới (2014) của tác giả Đặng Hữu Toàn... cũng đề xuất một số
tư duy mới về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, về chủ nghĩa xã hội,
về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa, về một số
bài học cơ bản trong công cuộc đổi mới trên các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã
hội… ở Việt Nam.
Yasushi Hirosato, Yuto Kitamura, The Political Economy of Educational
Reforms and Capacity Development in Southeast Asia: Cases of Cambodia, Laos
and Vietnam (Kinh t chính trị, cải cách giáo d c và phát triể ă c ở Đ
N Á: r ờng hợp Vi t Nam, Lào, Campuchia), Springer, 2009. Cuốn sách trình
bày những tranh luận về mặt chính sách, đồng thời phân tích quy trình, năng lực và
bối cảnh cải cách giáo dục ở các quốc gia Đông Nam Á. Các khái niệm về nguồn
ngân sách cho giáo dục, các chủ thể liên quan được đề cập đến. Từ đó, đòi hỏi
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay

More Related Content

What's hot

Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh điện tử viễn thông quang minh
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh điện tử viễn thông quang minhPhân tích tình hình tài chính của công ty tnhh điện tử viễn thông quang minh
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh điện tử viễn thông quang minhhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần viglace...
Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần viglace...Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần viglace...
Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần viglace...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần sông đà 9.06
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần sông đà 9.06Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần sông đà 9.06
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần sông đà 9.06https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Phân tích tình hình tài chính công ty Hòa Phát, ĐIỂM 9
Luận văn: Phân tích tình hình tài chính công ty Hòa Phát, ĐIỂM 9Luận văn: Phân tích tình hình tài chính công ty Hòa Phát, ĐIỂM 9
Luận văn: Phân tích tình hình tài chính công ty Hòa Phát, ĐIỂM 9Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần...
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần...Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần...
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Bưu ...
Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Bưu ...Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Bưu ...
Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Bưu ...nataliej4
 
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty tnhh kỹ thuậ...
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty tnhh kỹ thuậ...Hoàn thiện công tác phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty tnhh kỹ thuậ...
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty tnhh kỹ thuậ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích báo cáo tài chính công ty xây dựng điện VNECO4
Phân tích báo cáo tài chính công ty xây dựng điện VNECO4Phân tích báo cáo tài chính công ty xây dựng điện VNECO4
Phân tích báo cáo tài chính công ty xây dựng điện VNECO4Tử Đinh Hương
 
Quản lý đầu tư của học viện chính trị quốc gia hồ chí minh 5516271
Quản lý đầu tư của học viện chính trị quốc gia hồ chí minh 5516271Quản lý đầu tư của học viện chính trị quốc gia hồ chí minh 5516271
Quản lý đầu tư của học viện chính trị quốc gia hồ chí minh 5516271nataliej4
 
Phân tích thực trạng tài chính tại công ty tnhh chè á châu
Phân tích thực trạng tài chính tại công ty tnhh chè á châuPhân tích thực trạng tài chính tại công ty tnhh chè á châu
Phân tích thực trạng tài chính tại công ty tnhh chè á châuhttps://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (19)

Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh điện tử viễn thông quang minh
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh điện tử viễn thông quang minhPhân tích tình hình tài chính của công ty tnhh điện tử viễn thông quang minh
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh điện tử viễn thông quang minh
 
Phân tích tình hình tài chính của Công ty TNHH Hoàng Tú, 9điểm. HAY!
Phân tích tình hình tài chính của Công ty TNHH Hoàng Tú, 9điểm. HAY!Phân tích tình hình tài chính của Công ty TNHH Hoàng Tú, 9điểm. HAY!
Phân tích tình hình tài chính của Công ty TNHH Hoàng Tú, 9điểm. HAY!
 
Tailieu.vncty.com 5138 529
Tailieu.vncty.com   5138 529Tailieu.vncty.com   5138 529
Tailieu.vncty.com 5138 529
 
Đề tài: Giá trị mối quan hệ giữa nhà cung cấp và nhà sản xuất
Đề tài: Giá trị mối quan hệ giữa nhà cung cấp và nhà sản xuấtĐề tài: Giá trị mối quan hệ giữa nhà cung cấp và nhà sản xuất
Đề tài: Giá trị mối quan hệ giữa nhà cung cấp và nhà sản xuất
 
Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần viglace...
Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần viglace...Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần viglace...
Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần viglace...
 
Đề tài cấu trúc vốn và chi phí vốn công ty cổ phần 26 2018, ĐIỂM CAO
Đề tài cấu trúc vốn và chi phí vốn công ty cổ phần 26   2018, ĐIỂM CAOĐề tài cấu trúc vốn và chi phí vốn công ty cổ phần 26   2018, ĐIỂM CAO
Đề tài cấu trúc vốn và chi phí vốn công ty cổ phần 26 2018, ĐIỂM CAO
 
Phân tích tình hình tài chính
Phân tích tình hình tài chínhPhân tích tình hình tài chính
Phân tích tình hình tài chính
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần sông đà 9.06
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần sông đà 9.06Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần sông đà 9.06
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần sông đà 9.06
 
Đề tài: Hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty vận tải Thúy Anh
Đề tài: Hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty vận tải Thúy AnhĐề tài: Hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty vận tải Thúy Anh
Đề tài: Hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty vận tải Thúy Anh
 
Luận văn: Phân tích tình hình tài chính công ty Hòa Phát, ĐIỂM 9
Luận văn: Phân tích tình hình tài chính công ty Hòa Phát, ĐIỂM 9Luận văn: Phân tích tình hình tài chính công ty Hòa Phát, ĐIỂM 9
Luận văn: Phân tích tình hình tài chính công ty Hòa Phát, ĐIỂM 9
 
Phân tích tình hình tài chính công ty tnhh tiến đạt
Phân tích tình hình tài chính công ty tnhh tiến đạtPhân tích tình hình tài chính công ty tnhh tiến đạt
Phân tích tình hình tài chính công ty tnhh tiến đạt
 
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty thiết bị y tế
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty thiết bị y tếLuận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty thiết bị y tế
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty thiết bị y tế
 
Đề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại Tập đoàn Hapaco, HAY
Đề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại Tập đoàn Hapaco, HAYĐề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại Tập đoàn Hapaco, HAY
Đề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại Tập đoàn Hapaco, HAY
 
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần...
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần...Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần...
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần...
 
Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Bưu ...
Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Bưu ...Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Bưu ...
Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Bưu ...
 
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty tnhh kỹ thuậ...
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty tnhh kỹ thuậ...Hoàn thiện công tác phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty tnhh kỹ thuậ...
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty tnhh kỹ thuậ...
 
Phân tích báo cáo tài chính công ty xây dựng điện VNECO4
Phân tích báo cáo tài chính công ty xây dựng điện VNECO4Phân tích báo cáo tài chính công ty xây dựng điện VNECO4
Phân tích báo cáo tài chính công ty xây dựng điện VNECO4
 
Quản lý đầu tư của học viện chính trị quốc gia hồ chí minh 5516271
Quản lý đầu tư của học viện chính trị quốc gia hồ chí minh 5516271Quản lý đầu tư của học viện chính trị quốc gia hồ chí minh 5516271
Quản lý đầu tư của học viện chính trị quốc gia hồ chí minh 5516271
 
Phân tích thực trạng tài chính tại công ty tnhh chè á châu
Phân tích thực trạng tài chính tại công ty tnhh chè á châuPhân tích thực trạng tài chính tại công ty tnhh chè á châu
Phân tích thực trạng tài chính tại công ty tnhh chè á châu
 

Similar to Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay

Luận án: Quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt Nam hiện nayLuận án: Quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt Nam hiện nayViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Mô hình phát triển kinh tế của singapore và hàm ý đối với việt nam luận văn...
Mô hình phát triển kinh tế của singapore và hàm ý đối với việt nam   luận văn...Mô hình phát triển kinh tế của singapore và hàm ý đối với việt nam   luận văn...
Mô hình phát triển kinh tế của singapore và hàm ý đối với việt nam luận văn...nataliej4
 
2727891 n tc_hon_ch7881nh_vk_zocyk_nqv_20131119043104_65671
2727891 n tc_hon_ch7881nh_vk_zocyk_nqv_20131119043104_656712727891 n tc_hon_ch7881nh_vk_zocyk_nqv_20131119043104_65671
2727891 n tc_hon_ch7881nh_vk_zocyk_nqv_20131119043104_65671Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng YênLuận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng YênViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...luanvantrust
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn h...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn h...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn h...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn h...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn thạc sĩ Chính sách An Sinh Xã Hội đối với người cao tuổi tại Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Chính sách An Sinh Xã Hội đối với người cao tuổi tại Việt NamLuận văn thạc sĩ Chính sách An Sinh Xã Hội đối với người cao tuổi tại Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Chính sách An Sinh Xã Hội đối với người cao tuổi tại Việt NamDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

Similar to Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay (20)

Luận án: Quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt Nam hiện nayLuận án: Quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt Nam hiện nay
 
Mô hình phát triển kinh tế của singapore và hàm ý đối với việt nam luận văn...
Mô hình phát triển kinh tế của singapore và hàm ý đối với việt nam   luận văn...Mô hình phát triển kinh tế của singapore và hàm ý đối với việt nam   luận văn...
Mô hình phát triển kinh tế của singapore và hàm ý đối với việt nam luận văn...
 
2727891 n tc_hon_ch7881nh_vk_zocyk_nqv_20131119043104_65671
2727891 n tc_hon_ch7881nh_vk_zocyk_nqv_20131119043104_656712727891 n tc_hon_ch7881nh_vk_zocyk_nqv_20131119043104_65671
2727891 n tc_hon_ch7881nh_vk_zocyk_nqv_20131119043104_65671
 
Luận Văn PHÂN CẤP TÀI KHÓA Ở VIỆT NAM
Luận Văn PHÂN CẤP TÀI KHÓA Ở VIỆT NAMLuận Văn PHÂN CẤP TÀI KHÓA Ở VIỆT NAM
Luận Văn PHÂN CẤP TÀI KHÓA Ở VIỆT NAM
 
Luận án: Cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước
Luận án: Cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nướcLuận án: Cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước
Luận án: Cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng YênLuận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng YênLuận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOTLuận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
 
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng YênĐề tài: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên
 
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại quận Sơn Trà, HAY
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại quận Sơn Trà, HAYLuận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại quận Sơn Trà, HAY
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại quận Sơn Trà, HAY
 
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
 
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Gio Linh (Quảng Trị) từ 1990 đến...
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Gio Linh (Quảng Trị) từ 1990 đến...Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Gio Linh (Quảng Trị) từ 1990 đến...
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Gio Linh (Quảng Trị) từ 1990 đến...
 
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Gio Linh 1990-2010
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Gio Linh 1990-2010Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Gio Linh 1990-2010
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Gio Linh 1990-2010
 
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa (Quảng Bình) từ 1996 đế...
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa (Quảng Bình) từ 1996 đế...Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa (Quảng Bình) từ 1996 đế...
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa (Quảng Bình) từ 1996 đế...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn h...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn h...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn h...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn h...
 
Phương thức phát triển kinh tế ở Trung Quốc sau Đại hội XVIII, HAY
Phương thức phát triển kinh tế ở Trung Quốc sau Đại hội XVIII, HAYPhương thức phát triển kinh tế ở Trung Quốc sau Đại hội XVIII, HAY
Phương thức phát triển kinh tế ở Trung Quốc sau Đại hội XVIII, HAY
 
Luận văn thạc sĩ Chính sách An Sinh Xã Hội đối với người cao tuổi tại Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Chính sách An Sinh Xã Hội đối với người cao tuổi tại Việt NamLuận văn thạc sĩ Chính sách An Sinh Xã Hội đối với người cao tuổi tại Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Chính sách An Sinh Xã Hội đối với người cao tuổi tại Việt Nam
 
Chính sách về tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại Quảng Nam, 9đ
Chính sách về tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại Quảng Nam, 9đChính sách về tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại Quảng Nam, 9đ
Chính sách về tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại Quảng Nam, 9đ
 
Luận án: Công bằng xã hội trong kinh tế thị trường ở Việt Nam
Luận án: Công bằng xã hội trong kinh tế thị trường ở Việt NamLuận án: Công bằng xã hội trong kinh tế thị trường ở Việt Nam
Luận án: Công bằng xã hội trong kinh tế thị trường ở Việt Nam
 
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở Hà Nội, HAYLuận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở Hà Nội, HAY
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxNGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxsongtoan982017
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpaminh0502
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh AnPhân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh Anlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxGingvin36HC
 
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haingTonH1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxNGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
 
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh AnPhân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
 
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
 
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
 
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Luận án: Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ---------------- NGUYỄN THỊ HẢO MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỔI MỚI VÀ ỔN ĐỊNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2019
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ---------------- NGUYỄN THỊ HẢO MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỔI MỚI VÀ ỔN ĐỊNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Ngành: CNDVBC & CNDVLS Mã số: 9.22.90.02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Đặng Hữu Toàn HÀ NỘI - 2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN tr u r t s u s tr u tru t N t u u tr u ở t tr TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Thị Hảo
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU...............................................................................................................................1 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .............................................................................................................................6 1.1. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến một số vấn đề lý luận về mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ..............................................................................................6 1.1.1. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến quan niệm về đổi mới, ổn định.....6 1.1.2. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định.........................................................................................................................11 1.2. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến thực trạng giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới ..........................................16 1.2.1. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến việc đánh giá những thành tựu giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam.....................................16 1.2.2. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến việc đánh giá những hạn chế trong giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam............................21 1.3. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến phương hướng, giải pháp nhằm giải quyết có hiệu quả mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam ....................24 1.4. Đánh giá về các nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu ..................................................................................................28 1.4.1. Đánh giá về các nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án.............................28 1.4.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án........................................30 Chƣơng 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỔI MỚI VÀ ỔN ĐỊNH............................................................................................................................32 2.1. Quan niệm về đổi mới và ổn định...........................................................................32 2.1.1. Quan niệm về đổi mới.......................................................................................32 2.1.2. Quan niệm về ổn định .......................................................................................37 2.2. Mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định....................................................................44 2.2.1. Đổi mới và ổn định là hai mặt gắn bó với nhau trong sự vận động, phát triển của đời sống xã hội .............................................................................................44 2.2.2. Đổi mới là phương thức để phát triển, là tiền đề cho ổn định...........................46 2.2.3. Ổn định là điều kiện, môi trường cho đổi mới..................................................49
  • 5. 2.2.4. Phát triển với tư cách mục tiêu của đổi mới và ổn định....................................53 2.3. Quá trình nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định vì mục tiêu phát triển ............................................................................57 Tiểu kết chương 2 ................................................................................................................66 Chƣơng 3 MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỔI MỚI VÀ ỔN ĐỊNH Ở VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA.....68 3.1. Một số thành tựu trong quá trình giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam thời kỳ đổi mới...................................................................................68 3.1.1. Giữ vững ổn định trên các lĩnh vực của đời sống xã hội - điều kiện, môi trường thúc đẩy quá trình đổi mới thành công............................................................68 3.1.2. Tăng cường đổi mới trên các lĩnh vực của đời sống xã hội - tiền đề cho sự ổn định vững chắc, lâu dài...........................................................................................77 3.2. Một số hạn chế trong quá trình giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam thời kỳ đổi mới...........................................................................................89 3.2.1. Đổi mới chưa đồng bộ và toàn diện - hệ quả dẫn đến sự thiếu vững chắc trong ổn định xã hội ....................................................................................................90 3.2.2. Sự mất ổn định trong các lĩnh vực - một yếu tố cản trở đổi mới ......................95 3.3. Nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế và một số vấn đề đặt ra trong quá trình giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam .................................101 3.3.1. Nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế ...............................................101 3.3.2. Một số vấn đề đặt ra trong quá trình giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam...................................................................................................108 Chƣơng 4 PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP NHẰM GIẢI QUYẾT CÓ HIỆU QUẢ MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỔI MỚI VÀ ỔN ĐỊNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 117 4.1. Phương hướng nhằm giải quyết có hiệu quả mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay............................................................................................117 4.1.1. Kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong quá trình giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định..............................................................117 4.1.2. Giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định........................................................................................120
  • 6. 4.2. Một số giải pháp nhằm giải quyết có hiệu quả mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay............................................................................................124 4.2.1. Nâng cao nhận thức của Đảng, Nhà nước và nhân dân về mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định.....................................................................................................124 4.2.2. Kết hợp giữa đổi mới và ổn định vì sự phát triển toàn diện, hài hoà trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội...........................................................................128 4.2.3. Tạo nguồn lực trong quá trình giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định............................................................................................................................139 Tiểu kết chương 4 ..............................................................................................................146 KẾT LUẬN.......................................................................................................................148 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .................................................................................151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................152
  • 7. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Đổi mới và ổn định là hai mặt của một vấn đề có tính quy luật trong quá trình phát triển xã hội. Do vậy, nhận thức cũng như vận dụng đúng mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định trong quá trình phát triển xã hội có ý nghĩa quan trọng đối với công cuộc đổi mới nhằm mục tiêu phát triển bền vững, phát triển vì con người ở Việt Nam hiện nay. Từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chọn phương thức đổi mới để phát triển đất nước, tạo tiền đề cho sự ổn định cần thiết của xã hội. Trong quá trình đó, vấn đề đổi mới, ổn định và phát triển ở nước ta luôn nhất quán với định hướng xã hội chủ nghĩa, với mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. ơ ĩ d t ớc trong thời k qu ộ lên ch ĩ ội (Bổ sung và phát triể ă 2011) của Đảng nhấn mạnh “phải đặc biệt chú trọng nắm vững và giải quyết tốt các mối quan hệ lớn”; trong đó, giải quyết m i quan h gi ổi mới, ổ ịnh và phát triển đóng vai trò nền tảng cho việc giải quyết các mối quan hệ khác. Trên thực tế, sau hơn 30 năm kiên trì đường lối đổi mới, đất nước ta đã thu được “nh ng thành t u to lớ , ý ĩ ịch s ”[34, tr.16]. Nhờ đường lối, chính sách đúng đắn trong quá trình đổi mới, chúng ta đã vực dậy một nền kinh tế kém phát triển, bị tàn phá nặng nề sau chiến tranh, đưa đất nước ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội, bước vào nhóm những nước có thu nhập trung bình. Bên cạnh đó, chúng ta đã duy trì được một nền chính trị ổn định, tạo điều kiện, môi trường thuận lợi để thực hiện đổi mới thành công. Văn hoá, xã hội và các lĩnh vực khác của đời sống đạt nhiều thành tựu đáng kể. Cũng nhờ đó, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện rõ rệt. Vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng lên. Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta từng bước được làm sáng tỏ về phương diện lý luận và đang dần được thực hiện trên
  • 8. 2 thực tiễn. Song, bên cạnh những thành quả đạt được, trong quá trình đổi mới, đất nước ta cũng gặp phải không ít hạn chế, yếu kém với những khó khăn, trở ngại vô cùng phức tạp, có nguy cơ mất ổn định cho tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, như kinh tế, chính trị, văn hoá,… Thực tiễn cho thấy, trong những năm qua, nền kinh tế của Việt Nam có bước phát triển mạnh mẽ, nhưng sự phát triển đó chưa ổn định, phát triển chưa đạt yêu cầu và đang có nguy cơ tụt hậu so với các nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chưa hình thành đầy đủ cùng với nhiều bất ổn như lạm phát, nợ công… Nhìn tổng thể, hệ thống chính trị ở nước ta tương đối ổn định, song thực tế, mặc dù thường xuyên tiến hành đổi mới nhưng cho đến nay, hệ thống chính trị của đất nước vẫn còn cồng kềnh và hoạt động chưa hiệu quả. Cùng với đó, tệ quan liêu, tham nhũng và tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong đội ngũ cán bộ, đảng viên lại có nguy cơ gia tăng làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của xã hội và làm suy giảm niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, gây ra những hoài nghi cho nhân dân vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Hơn nữa, các thế lực phản động vẫn ra sức thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình” và nhiều hoạt động chống phá sự nghiệp cách mạng của nước ta với các hình thức, “chiêu bài” ngày càng tinh vi… Tất cả những vấn đề đó, ở mức độ này hay mức độ khác đều sẽ là lực cản cho công cuộc đổi mới và phát triển ở nước ta. Hiện nay, quá trình xây dựng và phát triển đất nước vẫn đang đặt ra yêu cầu, đòi hỏi Đảng, Nhà nước và nhân dân ta vừa phải tiến hành đổi mới để đạt được mục tiêu phát triển trên mọi mặt của đời sống xã hội, phù hợp với xu thế phát triển chung của thời đại; vừa phải giữ vững ổn định chính trị - xã hội để đảm bảo sự phát triển một cách bền vững, không phá vỡ những quy luật chung. Do đó, vấn đề đặt ra là chúng ta phải tiếp tục đổi mới như thế nào để vừa đạt được mục tiêu phát triển, vừa không phá vỡ sự ổn định chung của xã
  • 9. 3 hội. Chúng ta phải làm sao để sự ổn định của xã hội hiện thời không trở thành yếu tố cản trở, kìm hãm quá trình đổi mới, phát triển trong tương lai. Chúng ta nên đổi mới theo chiều rộng hay theo chiều sâu, đổi mới trên những lĩnh vực nào, với mức độ ra sao thì phù hợp; giữ vững ổn định đến đâu thì không làm cho đất nước rơi vào trì trệ? Kết hợp đổi mới với ổn định như thế nào thì tránh được mâu thuẫn, đối lập; đổi mới như thế nào thì tạo được sự phát triển?... Đó là hàng loạt câu hỏi, hàng loạt vấn đề đang đặt ra cho công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay. Và những câu hỏi, những vấn đề này cần phải được tiếp tục nghiên cứu, làm rõ và tìm ra hướng giải quyết trong thời gian tới. Với tính cấp thiết cả về lý luận lẫn thực tiễn của vấn đề như trên, chúng tôi lựa chọn “M i quan h gi ổi mới và ổ ịnh ở Vi t Nam hi ” làm đề tài nghiên cứu Luận án tiến sĩ Triết học, nhằm góp phần làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về mối quan hệ biện chứng giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam qua hơn 30 năm đổi mới; đồng thời, đề xuất một số giải pháp để giải quyết hiệu quả mối quan hệ này trong thời gian tới. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án Từ những luận giải lý luận về mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định, luận án phân tích làm rõ thực trạng mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam qua hơn 30 năm đổi mới để trên cơ sở đó, đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm giải quyết có hiệu quả mối quan hệ này trong những năm đổi mới tiếp theo. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Th nh t, tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, luận án về mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay. Th hai, luận giải một số vấn đề lý luận chung về mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định. Th ba, phân tích thực trạng (thành tựu và hạn chế) giải quyết mối quan
  • 10. 4 hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam qua hơn 30 năm đổi mới, nguyên nhân của thực trạng đó và một số vấn đề đang đặt ra. Th t , đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm giải quyết hiệu quả mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam trong những năm đổi mới tiếp theo. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. 3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án Phạm vi nghiên c u về không gian của đề tài luận án là ở Việt Nam. Phạm vi nghiên c u về thời gian của đề tài luận án là trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam (từ năm 1986 đến nay). Phạm vi nghiên c u về nội dung của đề tài luận án là mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định trên các lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội như lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá. 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Cơ sở lý luận - Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Cụ thể là vận dụng phép biện chứng duy vật, quan niệm duy vật về lịch sử làm cơ sở giải quyết những vấn đề nghiên cứu trong luận án. - Luận án xuất phát từ quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam để phân tích, luận giải về thực trạng giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam qua hơn 30 năm đổi mới. - Ngoài ra, luận án còn kế thừa các thành tựu nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước đã được công bố có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong quá trình nghiên cứu và thực hiện, luận án sử dụng các phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và các phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội, như phương pháp
  • 11. 5 phân tích, tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp khái quát hoá, phương pháp tiếp cận liên ngành trong việc phân tích mối quan hệ biện chứng giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Th nh t, trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận chung về mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định, luận án đi đến khẳng định giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới là mối quan hệ biện chứng. Th hai, luận án bước đầu phân tích thực trạng (thành tựu và hạn chế) mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam qua hơn 30 năm đổi mới, chỉ rõ nguyên nhân của thực trạng đó và xác định một số vấn đề hiện đang đặt ra. Th ba, luận án đề xuất phương hướng và giải pháp mang tính định hướng nhằm giải quyết có hiệu quả mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam trong những năm đổi mới tiếp theo. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận của luận án Luận án góp phần hoàn thiện hơn cách hiểu về mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định nói chung và mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam hiện nay nói riêng. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án Ở mức độ nhất định, kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc tư vấn hoạch định chính sách của Đảng, Nhà nước, cho việc nghiên cứu, giảng dạy triết học về mối quan hệ biện chứng giữa đổi mới và ổn định và sự vận dụng mối quan hệ này vào thực tiễn ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình khoa học của tác giả và tài liệu tham khảo, luận án được trình bày trong 4 chương, 12 tiết.
  • 12. 6 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Tầm quan trọng của đổi mới và ổn định từ lâu đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, xác định là một trong các nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986), Đảng ta đã chính thức đưa ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước. Cùng với đó, Đảng cũng coi ổn định xã hội là nhiệm vụ bao trùm, mục tiêu tổng quát “trong những năm còn lại của chặng đường đầu tiên”. Kể từ đó đến nay, nhận thức về đổi mới và ổn định ở Việt Nam cũng không ngừng được hoàn thiện trong sự phát triển chung của đất nước. Trên lĩnh vực nghiên cứu, trong những năm qua (từ 1986 đến nay, đặc biệt là 15 năm trở lại đây), đã có nhiều công trình bàn đến vấn đề đổi mới, ổn định nói chung, đổi mới và ổn định ở Việt Nam nói riêng từ những góc độ với mức độ khác nhau. Trước những nghiên cứu đa dạng như vậy, chúng tôi tiếp cận các tài liệu có liên quan đế đề tài chủ yếu theo các nhóm vấn đề chính sau: 1.1. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến một số vấn đề lý luận về mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định Đổi mới và ổn định là vấn đề của nhiều ngành nghiên cứu như triết học, chính trị học, giáo dục học… Từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, các vấn đề lý luận về mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam ngày càng trở nên rõ nét. Trước hết, phải kể đến các công trình nghiên cứu đề cập đến quan niệm về đổi mới, ổn định. 1.1.1. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến quan niệm về đổi mới, ổn định * Các công trình nghiên cứu có liên quan đến quan niệm về đổi mới Trong cuốn Tri t h c và v ề ổi mới xã hội, tác giả Nguyễn Thế Nghĩa khi đưa ra quan niệm về hi ại hóa đã cho rằng, ở những nước đang phát triển, hiện đại hóa thực chất là quá trình ổi mới toàn di n, sâu sắc và tri t ể mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, thúc đẩy xã hội phát triển lên một trạng thái mới về chất[99]. Trong khi đó, tác giả Trần Nhâm, với cuốn Đổi mới và phát triển bền v ng ới ng n cờ t t ởng c a giai c p công nhân [101] lại đưa ra quan niệm cụ thể về đổi mới, rằng đó là quá trình rời bỏ khỏi mình những gì đang kìm hãm và cản trở sự phát triển; tổ chức lại xã hội, đưa vào cơ chế vận hành của xã hội một cáchhệ thống đồng bộ các yếu tố vật chất và tinh thần, tạo nên lực lượng cho sự phát triển vượt
  • 13. 7 bậc. Theo tác giả, đổi mới tư duy - một lĩnh vực của đổi mới là điểm khởi đầu của hành trình đổi mới. Đổi mới tư duy có vai trò định hướng cho việc đổi mới hoạt động thực tiễn của con người, mở đường cho việc đổi mới trên các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Tác giả cho rằng, đổi mới tư duy chính là một cuộc giải phóng về tư tưởng, thoát khỏi căn bệnh giáo điều và những điều không giải thích đ úng của người khác về chủ nghĩa Mác - Lênin. Đồng thời, trong quá trình đổi mới, cần ngăn ngừa những chao đảo, ngả nghiêng, chệch hướng rơi vào chủ nghĩa xét lại [101]. Cuốn Đổi mới - B ớc phát triển t t y u ĩ ội ở Vi t Nam của tác giả Nguyễn Khánh lại đưa ra một số ý kiến phân tích ở tầm vĩ mô về sự cần thiết, khách quan của đổi mới và khẳng định, đổi mới chính là bước phát triển tự nhiên, tất yếu của cách mạng Việt Nam trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Theo tác giả, đổi mới có thể hiểu một cách chung nhất là thay đổi cái cũ không còn phù hợp bằng cái mới tốt hơn. Tác giả cũng cho rằng, đổi mới ở nước ta là sự thay đổi tiến bộ ở tầm vĩ mô, thay đổi có ý nghĩa hệ thống, từ nhận thức đến chủ trương và tổ chức hành động [64]. Khác với quan điểm trên của tác giả Nguyễn Khánh, trong cuốn Cải cách và s phát triển, tác giả Nguyễn Trần Bạt lại phân biệt đổi mới với cải cách và cách mạng để từ đó, làm rõ bản chất và mục tiêu của cải cách. Theo tác giả, đổi mới là công việc diễn ra hàng ngày mà bất kỳ sự vật, hiện tượng, cá nhân, cộng đồng và dân tộc nào cũng luôn trải qua như là bản năng để tự thích nghi với những thay đổi của môi trường sống [9]. Về vấn đề đổi mới ở nước ta, tác giả Nguyễn Trọng Phúc, trong cuốn Một s kinh nghi m c Đảng Cộng sản Vi t N tr qu tr ạo s nghi p ổi mới khẳng định, đến thời điểm chuẩn bị Đại hội VI của Đảng, từ “đổi mới” được dùng nhiều trong một số bài phát biểu của các đồng chí lãnh đạo Đảng ta để chỉ cuộc cải cách lớn về đường lối, chính sách, về cách nghĩ, cách làm của Đảng lãnh đạo và nhân dân để đưa đất nước vượt qua khó khăn, tiếp tục đi lên chủ nghĩa xã hội. Đổi mới ở đây không phải là thay đổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa, mà là làm cho m c tiêu ợc th c hi n có hi u quả bằng những quan niệm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội [109]. Nói đến đổi mới, khi phân tích vai trò của ổn định chính trị - xã hội, cuốn Ổn ịnh chính trị - xã hội trong công cuộ ổi mới ở Vi t Nam, tác giả Nguyễn Văn Cư cho rằng, ổi mới là một quá trình vận động của những mâu thuẫ e a cái ũ v ới, gi a cái bảo th , trì tr với cái ti n bộ, vă , a s ều và sáng tạo. Đây cũng là quá trình đấu tranh gay go, lâu dài, phức tạp nhằm đem lại
  • 14. 8 thắng lợi cho cái mới, cái tiến bộ…, là sự thay đổi có ý nghĩa hệ thống từ nhận thức, chủ trương đến tổ chức và hành động [Xem: 18, tr.46]. Trong cuốn Đổi mới và phát triển ở Vi t Nam: Một s v ề lý lu n và th c tiễn [138], các tác giả đã đưa ra một số khái niệm cơ bản như đổi mới, phát triển; quy luật khách quan của vấn đề đổi mới, phát triển; bối cảnh ra đời, quá trình hình thành, phát triển đường lối đổi mới ở Việt Nam. Các tác giả còn đề cập đến vấn đề đổi mới và phát triển trong một số lĩnh vực chủ yếu trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, như đổi mới kinh tế, đổi mới chính trị, đổi mới văn hoá - xã hội… Các tác giả khẳng định, đổi mới có cả mục tiêu lý luận và mục tiêu thực tiễn. Về lý lu n, đổi mới nhằm xác lập hệ thống quan điểm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Về th c tiễn, đổi mới để xã hội xã hội chủ nghĩa từng bước được xác lập vững chắc. Hai mục tiêu đó có quan hệ biện chứng với nhau: Mục tiêu lý luận phục vụ cho mục tiêu thực tiễn; mục tiêu thực tiễn vừa là yêu cầu, là đòi hỏi nâng cao chất lượng mục tiêu lý luận, vừa là phương thức kiểm tra thành quả đạt được của mục tiêu lý luận[138]. Cuốn Tri t h v ổi mới trình bày những suy ngẫm, kiến giải của tác giả về một số vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách từ giác độ triết học, như vấn đề ổi mới nh n th c về ch ĩ ội và thời k qu ộ, vấn đề ổi mới nh n th c về th giớ v í s i ngoại…; từ đó, chỉ ra một số đặc điểm của quá trình đổi mới ở Việt Nam. Tác giả cũng đã phân biệt đổi mới với cải cách rằng, cải cách tuy cũng tạo ra sự thay đổi về chất trong đời sống xã hội, nhưng chỉ tạo nên những biến đổi riêng lẻ, bộ phận, còn đổi mới bao hàm cả nội dung cải cách nhưng là sự thay đổi toàn diện dẫn đến thay đổi mô hình phát triển. Từ việc làm rõ khái niệm đổi mới, tác giả còn chỉ ra tính tất yếu của công cuộc đổi mới ở Việt Nam và khẳng định, trong quá trình đổi mới, Việt Nam tham khảo những bài học kinh nghiệm của cải tổ ở Liên xô, cải cách ở Đông Âu, Trung Quốc và các nước khác, nhưng không rập khuôn, áp dụng máy móc, mà có những chủ trương và cách làm khác. Đó cũng chính là đặc điểm của quá trình đổi mới ở Việt Nam [48]. Trong cuốn Về các m i quan h lớn cầ ợc giải quy t t t trong quá trình ổi mớ ĩ ội ở ớc ta do GS.TS. Nguyễn Phú Trọng (chủ biên), các tác giả khẳng định rằng, khó có thể có một định nghĩa duy nhất, chính xác tuyệt đối về đổi mới. Đổi mới chính là quá trình nhằm làm cho h th t ổi từ trạng t ũ s trạng thái mới, ti n bộ ơ . Đó là một cuộc đấu tranh giữa cái mới tiến bộ hơn với cái cũ lạc hậu, giữa năng động, sáng tạo với bảo thủ, trì trệ [Xem: 139, tr.9-15]. Cụ thể hơn, trong cuốn Giả p , ổi mới, phát triển vì ch ĩ ội
  • 15. 9 nhấn mạnh, thực chất của đổi mới là tạo sự thay đổi cho căn bản phù hợp với những điều kiện, hoàn cảnh mới, làm cho thích nghi với những điều kiện, hoàn cảnh mới để tiếp tục tồn tại và phát triển. Đổi mới cũng là định hướng và vươn tới cái mới. Các tác giả cũng lý giải thêm về các khái niệm có như “canh tân”, “cách tân” hay “cải cách” và cho rằng đó đều là những nội dung quan trọng của đổi mới khi hiểu đổi mới theo nghĩa rộng, nghĩa là mang tính tổng thể và trên một quy mô lớn. Còn canh tân, cách tân, cải cách thường đề cập đến đổi mới các lĩnh vực cụ thể và trong phạm vi hẹp hơn [62]. Liên quan đến khái niệm đổi mới, còn có khái niệm “kế thừa”. Tác giả Nguyễn Văn Lý, trong K thừ v ổi mới các giái trị ạ c truyền th ng trong quá trình chuyển sang nền kinh t thị tr ờng ở Vi t Nam, cho rằng, đổi mới và kế thừa gắn bó chặt chẽ với nhau trong sự phát triển của sự vật, nhưng không đồng nhất nhau. Bởi bản thân phạm trù đổi mới có tính độc lập tương đối của nó. Đổi mới nói chung, là sự thay thế cái cũ bởi cái mới có chất lượng cao hơn[81]. Các tác giả còn khẳng định tính tất yếu của sự nghiệp đổi mới ở nước ta; đánh giá những kết quả bước đầu của sự nghiệp đổi mới và chỉ ra những bài học kinh nghiệm về tiến hành công cuộc đổi mới. Theo tác giả, đổi mới là lôgíc tất yếu của cuộc sống, vì thế, đổi mới là yêu cầu tất yếu trong sự nghiệp xây dựng đất nước. Sự nghiệp đổi mới của Việt Nam phải bắt đầu từ đổi mới tư duy lý luận để tạo nền tảng cần thiết cho đổi mới thực tiễn. Martin Gainsborough, Vietnam: Rethinking the State, Zed Books (September 15, 2010). Cuốn sách đã đưa ra một cái nhìn thú vị về nền chính trị tại Việt Nam, qua đó, tác giả phân tích quá trình chuyển đổi từ một nền “kinh tế ngược” sang một xã hội năng động và hiện đại. Cuốn sách còn đề cập đến sự tranh cãi về khái niệm cải cách, đồng thời tác giả trang bị những hiểu biết sâu sắc hơn cho người đọc về vai trò của các yếu tố ngoài nhà nước trong quá trình đổi mới. Dưới con mắt của một nhà nghiên cứu nước ngoài, quá trình đổi mới của Việt Nam được phân tích từ góc độ chính trị đã mang đến những đánh giá khách quan trong sự nghiệp phát triển ở Việt Nam trong những năm gần đây [160]. Ngoài các công trình sách kể trên, liên quan đến những quan niệm về đổi mới, còn một số bài nghiên cứu đăng trên các Tạp chí khoa học bàn về vấn đề đổi mới, phát triển. Chẳng hạn, bài V ộng, phát triển, ti n bộ vớ t là nh ng phạm trù tri t h c (Phạm Văn Đức, 1997) đã khái quát một số cách hiểu khác nhau trong giới triết học mácxít hiện đại về phạm trù vận động, phát triển, tiến bộ; bài Đổi mớ t u tr s nghi p ổi mới toàn di t ớc (Nguyễn Duy Quý,
  • 16. 10 1998), làm rõ năm bước chuyển tư duy trong sự nghiệp đổi mới toàn diện của đất nước; bài Đổi mới - linh hồn c t t ởng Hồ Chí Minh (Tạp chí Triết học, số 6, 2003), tác giả Đỗ Huy đã trình bày tư tưởng của Hồ Chí Minh về đổi mới… * Các công trình nghiên cứu có liên quan đến quan niệm về ổn định Tác giả Vũ Văn Hiền, trong bài Ổn ịnh xã hội và vai trò c i với s nghi p công nghi p hoá - hi n ạ t ớc (Tạp chí Triết học, số 2/1997) đã nêu ra một số vai trò củaổn định xã hội đối với công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói riêng và đối với sự phát triển xã hội nói chung. Các vai trò như: 1/ Tạo điều kiện cho xã hội tự khẳng định bản chất của mình; 2/ tạo điều kiện tốt hơn cho quá trình đổi mới, phát triển tiếp theo; 3/ kế thừa, bảo vệ được những giá trị tích cực của truyền thống; 4/ tạo điều kiện tốt hơn cho sự xuất hiện những mối quan hệ quốc tế... [46]. Cuốn Tri t lý phát triển: M , P Ă e , V I L , Hồ Chí Minh của Nguyễn Văn Huyên (chủ biên) phân tích quan điểm của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin, Hồ Chí Minh về triết lý phát triển; trong đó, khi nói về vận động trong cân bằng, tác giả cho rằng, mọi sự vật, hiện tượng đều ở trong quá trình vận động không ngừng và quá trình đó bao hàm cả sự đứng im tương đối. Thiếu sự đứng im tương đối này, mọi sự vật, hiện tượng sẽ không thể tồn tại và phát triển [60]. Trong cuốn Một s giải pháp góp phần ổ ịnh và phát triển ở Tây Nguyên hi n nay, các tác giả đề cập đến cơ sở lý luận và thực tiễn về ổn định chính trị; những nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định chính trị và những vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Tây nguyên; từ đó, đề xuất một số giải pháp góp phần giữ vững ổn định chính trị vùng này trong giai đoạn hiện nay. Các tác giả cho rằng, nói một cách khái quát, ổn định chính trị là giai cấp cầm quyền phải giữ vững và tăng cườngđược quyền lực chính trị của mình, nhà nước của giai cấp đó phải mạnh và có hiệu lực, luật pháp phải nghiêm minh, chế độ xã hội đã xác lập phải được giữ vững [44]. Trong Ổ ịnh chính trị - xã hội trong công cuộ ổi mới ở Vi t Nam, tác giả Nguyễn Văn Cư trình bày các vấn đề như ổn định chính trị - xã hội, vai trò của ổn định chính trị - xã hội đối với công cuộc đổi mới đất nước; nêu lên thực trạng ổn định chính trị - xã hội nước ta trong công cuộc đổi mới và phương hướng, giải pháp tiếp tục giữ vững ổn định chính trị - xã hội nước ta trong những năm đầu thế kỷ XXI [Xem:18, tr.20]. Về ổ ịnh chính trị - xã hội, theo tác giả, đó là trạng thái xã hội có sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất, trình độ của lực lượng sản xuất; giữa kiến trúc thượng tầng và cơ sở hạ tầng của xã hội, và sự phù hợp cơ bản
  • 17. 11 đó biểu hiện trên thực tế là sự thống nhất giữa những lợi ích cơ bản của giai cấp cầm quyền với lợi ích của đại đa số thành viên trong xã hội trong những điều kiện lịch sử cụ thể [Xem: 18, tr.38-39]. Cuốn Về các m i quan h lớn cầ ợc giải quy t t t tr qu tr ổi mới ĩ ội ở ớc ta cũng đề cập đến khái niệm ổn định và vai trò, ý nghĩa của ổn định với sự phát triển cũng như điều kiện để đảm bảo sự ổn định đó. Theo tư duy triết học và tổng kết từ thực tiễn thì ổn định là trạng thái hài hòa giữa các yếu tố phát triển; nó mang tính tương đối và tính động. Sự ổn định gắn liền với con người và xã hội; nó tồn tại trên cơ sở bảo đảm vững chắc các mối quan hệ xã hội, bảo đảm công bằng, bình đẳng, kỷ cương, kỷ luật và tâm lý xã hội cùng phát triển theo luật pháp. Tác giả cũng nhấn mạnh rằng, không bao giờ được xem nhẹ vai trò, giá trị của ổn định trong phát triển. Ổn định mang cả giá trị kinh tế lẫn giá trị chính trị, xã hội. Ổn định cũng chỉ có được trong điều kiện dân chủ và kỷ cương, từ đó giữ vững niềm tin của nhân dân vào những người lãnh đạo, quản lý. Đó chính là điều kiện cho sự ổn định bền vững [Xem: 142, tr.16-18]. Bài Về quan h gi a ổ ịnh và phát triển trong thời k ổi mới, PGS.TS. Bùi Tất Thắng (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2016) xem xét ổn định hiểu theo nghĩa rộng, toàn diện, bao gồm cả ổn định chính trị, ổn định kinh tế vĩ mô và ổn định xã hội; bài Một s v ề về ổ ị v p t tr ể ề v ộ í trị của GS.TS.Trần Văn Phòng (2017) phân tích mối quan hệ giữa ổn định xã hội và phát triển bền vững của chế độ chính trị, đưa ra tiêu chí xác định và điều kiện đảm bảo ổn định và phát triển bền vững của chế độ chính trị. Theo tác giả, “ổn định của chế độ chính trị là trạng thái hài hoà, cân đối giữa các yếu tố, bộ phận trong chế độ chính trị và giữa chế độ chính trị với chế độ kinh tế, văn hoá, xã hội, v.v của một quốc gia trong những điều kiện lịch sử - cụ thể nhất định” [Xem: 131, tr.69-76]. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định Trong Một s v ề về m i quan h gi a ổ ịnh xã hội và công nghi p hóa, hi ại hóa ở ớc ta hi n nay, tác giả Vũ Văn Hiền phân tích mối quan hệ giữa ổn định và phát triển, rằng đổi mới - ổn định - phát triển thống nhất biện chứng với nhau và là những mắt khâu trong sự vận động, tiến bộ xã hội, phù hợp với xu hướng của thời đại: Hòa bình - hữu nghị - ổn định - hợp tác cùng phát triển. Theo tác giả, trạng thái ổn định xã hội cũng là kết quả của sự kết hợp giữa nhân tố chủ quan và quy luật khách quan trong những hoàn cảnh lịch sử nhất định. Nếu hoạt động của con người phù hợp với quy luật khách quan thì xã hội sẽ vận động, phát
  • 18. 12 triển trong trạng thái cân bằng, trật tự, ổn định. Ngược lại, khi hoạt động của con người đi ngược lại quy luật thì sớm muộn sẽ dẫn tới hậu quả xã hội mất ổn định, rối ren, khủng hoảng [Xem: 46, tr.7]. Cuốn Đổi mới và phát triển ở Vi t Nam: Một s v ề lý lu n và th c tiễn phân tích đổi mới, ổn định và phát triển trong mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển. Các tác giả cho rằng, đổi mới là nhằm mục tiêu phát triển, nhưng trong quá trình đổi mới đó, luôn xuất hiện những nguy cơ gây mất ổn định, gây ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định của xã hội. Ổn định là tiền đề cho đổi mới và phát triển. Và chính đổi mới, phát triển lại tạo cơ sở cho môi trường xã hội ổn định[140]. Trong V ề sở h u và phát triển bền v ng ở Vi t Nam và Trung Qu c nh ă ầu th kỷ XXI, do PGS.TSKH. Lương Việt Hải (chủ biên), tác giả Dương Quốc Học cho rằng, ở Trung Quốc, một trong những điểm thống nhất giữa quan điểm phát triển khoa học, quan điểm phát triển hài hoà, quan điểm cải cách khoa học là giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa giữa đổi mới, ổn định, phát triển và cải cách. Mức độ cải cách và tốc độ phát triển, mức độ đổi mới, trình độ ổn định kết hợp với nhau, lấy cải cách để thúc đẩy phát triển, đổi mới, đảm bảo sự ổn định, dùng cải cách triệt để và kinh tế thị trường, phòng chống tội phạm, hoá giải nguy cơ. Tăng cường năng lực của thể chế kinh tế trong khi tiếp tục thúc đẩy cải cách trên cơ sở duy trì ổn định và phát triển có lợi [Xem: 43, tr.227]. Cuốn Về các m i quan h lớn cầ ợc giải quy t t t tr qu tr ổi mớ ên ch ĩ ội ở ớc ta (Nguyễn Phú Trọng (chủ biên), đã làm rõ mối quan hệ cần giải quyết ở Việt Nam hiện nay, trong đó có mối quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển. Các tác giả phân tích mối quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển với tư cách mối quan hệ giữa phương thức, điều kiện và mục tiêu. Theo các tác giả, đổi mới dẫn đến phát triển, mà có phát triển mới tạo ra được ổn định tích cực và bền vững. Các tác giả cho rằng, ngay cả trong ổn định (theo nghĩa tích cực) cũng tiềm ẩn một cách tất yếu, tự nhiên sự bất ổn định. Đổi mới tạo sự ổn định tương đối và trong sự ổn định tương đối đó lại chứa đựng yêu cầu phải đổi mới để phát triển cao hơn [Xem: 142, tr.40-43]. Các tác giả trong Giả p , ổi mới, phát triển vì ch ĩ ội chỉ ra mối quan hệ giữa giải phóng, đổi mới và phát triển. Theo các tác giả, đổi mới và phát triển có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, từ nhiều góc độ như: Từ góc độ động lực và mục tiêu, đổi mới là động lực, còn phát triển là mục tiêu của đổi mới. Từ góc độ mối quan hệ giữa số lượng và chất lượng, đổi mới chủ yếu tạo ra số lượng và
  • 19. 13 tăng trưởng, còn phát triển phản ánh chất lượng. Sự tăng trưởng về số lượng phải đến quy mô nhất định mới chuyển thành chất. Xét trong tiến trình vận động của lịch sử xã hội, ở mức độ nhất định, mối quan hệ giữa giải phóng, đổi mới và phát triển là các cấp độ khác nhau của quá trình vận động: Giải phóng là cấp độ thứ nhất, đổi mới là cấp độ thứ hai và phát triển là cấp độ thứ ba. Xét trong mối quan hệ nhân - quả thì đổi mới là công cụ, phương tiện đi đến phát triển. Còn phát triển là biểu hiện của đổi mới có hiệu quả. Do đó, cần nghiên cứu đổi mới và phát triển trong mối quan hệ với phạm trù ổn định xã hội [62]. Trong Về quan h gi a ổ ịnh và phát triển trong thời k ổi mới, tác giả Bùi Tất Thắng đề cập đến mối quan hệ giữa ổn định và phát triển, trong đó khẳng định, quan hệ giữa ổn định và phát triển là mối quan hệ biện chứng. Sự ổn định trong quan hệ với phát triển ở đây được xem xét theo nghĩa rộng, toàn diện, bao gồm cả ổn định chính trị, ổn định kinh tế vĩ mô và ổn định xã hội. Còn trong suốt cả thời kỳ đổi mới, trong trạng thái bình thường của nền kinh tế, khía cạnh phát triển sẽ giữ vị trí chủ đạo trong quan hệ với ổn định [131]. * Nghiên c u về phát triển vớ t c tiêu c ổi mới và ổ ịnh Trong Ti n bộ xã hội - một s v ề lý lu n c p bách (2000), tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn trình bày những quan điểm tiêu biểu về tiến bộ xã hội trên cơ sở so sánh, đối chiếu với một số khái niệm khác như vận động, phát triển… Các tác giả chỉ ra rằng, phát triển là khái niệm chỉ quá trình thuần túy tự nhiên lẫn xã hội, trong khi đó, nói đến xã hội, người ta thường hiểu là tiến bộ xã hội [Xem: 17]. Qua khảo cứu các quan niệm về phát triển và tiến bộ, các tác giả cho rằng, khái niệm phát triển bao quát phạm vi rộng hơn khái niệm tiến bộ. Khái niệm phát triển dùng để chỉ cả quá trình thuần túy tự nhiên lẫn xã hội, trong khi đó, nói đến xã hội, người ta thường hiểu là tiến bộ xã hội. Tuy nhiên, với tư cách là một phạm trù triết học thì phạm trù tiến bộ có nội hàm hẹp hơn so với phạm trù phát triển, tiến bộ chỉ là một tiêu chí, một trình độ cao của sự phát triển. Do vậy, không phải mọi sự phát triển trong xã hội đều được thừa nhận là tiến bộ xã hội. Cuốn Tri t lý phát triể M , P Ă e , L , Hồ Chí Minh, đã làm rõ lý thuyết phát triển của chủ nghĩa Mác - Lênin, trong đó khẳng định phát triển là quy luật vốn có của tự nhiên; con đường tất yếu của xã hội; các chuẩn mực, yếu tố, điều kiện, động lực của sự phát triển…; làm rõ triết lý của Hồ Chí Minh về một đất nước phát triển và những giải pháp có tính nguyên tắc với việc thực hiện phát triển đất nước [Xem: 60]. Cùng với đó, cuốn Tri t lý phát triển ở Vi t Nam - m y v ề c t y u cũng khái quát những vấn đề lý luận về triết lý phát triển như quan niệm về
  • 20. 14 triết lý, triết lý phát triển; quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về triết lý phát triển và triết lý phát triển thể hiện trong các lĩnh vực của đời sống xã hội [Xem: 93]. Đinh Văn Ân (chủ biên), trong Quan ni m và th c tiễn phát triển kinh t , xã hội t ộ nhanh, bền v ng ch t ợng cao ở Vi t Nam, đã phân tích quan niệm và thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội tốc độ nhanh, bền vững và chất lượng cao trên thế giới; quan niệm và thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội tốc độ nhanh, bền vững và chất lượng cao ở Việt Nam và đề xuất một số giải pháp để phát triển nhanh, bền vững và chất lượng cao. Tác giả phân tích sự phát triển quan niệm về phát triển kinh tế - xã hội tốc độ nhanh, bền vững và chất lượng cao ở Việt Nam sau 20 năm đổi mới từ 1986-2006. Theo tác giả, lúc đầu, quan niệm phát triển bền vững nhấn mạnh việc giữ gìn môi trường trong tăng trưởng kinh tế còn về sau, vấn đề công bằng xã hội mới được nhắc tới. Cũng theo tác giả, quan niệm phổ biến về phát triển bền vững trên thế giới lúc đó nhấn mạnh ba chiều cạnh là tăng trưởng kinh tế, gìn giữ môi trường và công bằng xã hội[Xem: 4, tr.9-10]. PGS.TS Bùi Tất Thắng trong bài Về qu ổ ị v p t tr ể tr t ờ ổ ớ phân tích tất yếu phải đổi mới ở Việt Nam cũng như mối quan hệ giữa ổn định và phát triển biểu hiện qua các giai đoạn đổi mới ở Việt Nam. Tác giả cho rằng, lâu nay, khi bàn về quan hệ giữa ổn định và phát triển, xu hướng chung là nhấn mạnh sự ổn định, coi ổn định là tiền đề cần thiết để phát triển. Tuy nhiên, trong thời kỳ đẩy mạnh đổi mới trên tất cả các lĩnh vực của đời sống ở Việt Nam như hiện nay, thì vấn đề đặt ra là phải ưu tiên cho phát triển, lấy phát triển làm mục tiêu của đổi mới, và từ phát triển để duy trì sự ổn định của đất nước - ổn định trong phát triển. Phát triển nhanh để Việt Nam không tụt hậu, để bước kịp sự phát triển chung của trên thế giới, nhờ đó, tạo ra được nhiều cơ hội phát triển cho con người và cũng vì thế mới tạo sự ổn định xã hội [Xem: 170]. Claes Brundenius, John Weeks, Globalization and Third-World Socialism: u V et (Qu tr t ầu v ĩ ộ ở ớ t ớ t : V t N - Cu Ba): Cuốn sách được viết bởi các chuyên gia quốc tế đề cập đến quá trình toàn cầu hóa như là một yếu tố có tác động lớn đến quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới của các nước Xã hội chủ nghã đang phát triển, sau khi Liên Xô sụp đổ. Cụ thể, các tác giả đã đi sâu vào phân tích các câu chuyện phát triển khác nhau của Cu Ba và Việt Nam, nhất là các yếu tố về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, vai trò của hộ kinh tế gia đình, vai trò của đạo đức, thị trường lao động...[156].
  • 21. 15 Martin Rama - Trưởng nhóm chuyên gia kinh tế của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, trong tiểu luận N qu t s ă : V t N tr ạ u ể ổ năm 2008, đã khái quát về quá trình đổi mới ở Việt Nam thông qua những sự kiện quan trọng từ những năm 1976 (trước đổi mới). Các cuộc thử nghiệm “phá rào” trong nông nghiệp (việc giao đất cho nông dân và ký kết hợp đồng mua bán trực tiếp với giá cao hơn giá quy định) chính là mầm mống của tư duy phải đổi mới, trước hết là tư duy kinh tế trên quy mô lớn đã được thông qua trong Đại hội Đảng VI (1986). Tác giả đánh giá tầm quan trọng của các quyết sách đổi mới và kết quả mà Việt Nam đạt được thông qua các quyết sách đó[172]. Tác giả cho rằng, chương trình cải cách chính sách ở Việt Nam hiện nay đang chuyển từ các cuộc cải cách cơ cấu (cần thiết cho việc chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường), sang các cuộc cải cách thể chế, cần thiết để duy trì tốc độ tăng trưởng. Tuy nhiên, tác giả cũng đề cập đến vấn đề đáng lo ngại cho công cuộc đổi mới ở Việt Nam đó là cải cách hành chính công, cụ thể là vấn đề chống tham nhũng, hối lộ… đang trở thành rào cản khó kiểm soát. Tiến sĩ Giáp Văn Dương (Đại học Liverpool, Anh) trong loạt bài bàn về mô hình phát triển phù hợp cho Việt Nam có bài viết Vi t Nam và l a ch n mô hình phát triển khác Trung Qu c. Trong mối quan hệ giữa ổn định và phát triển, nếu như Trung Quốc lựa chọn mô hình ổn định để phát triển thì Việt Nam lựa chọn mô hình phát triển để ổn định, tức là phát triển được ưu tiên, làm tiền đề cho ổn định. Tác giả cho rằng, mô hình cải cách của Trung Quốc là cải cách từ trên xuống, trong đó ưu tiên ổn định trước và dùng ổn định như là tiền đề cho mọi chính sách đổi mới, phát triển. Còn đối với Việt Nam, tuy có những giai đoạn chúng ta cũng ưu tiên ổn định, nhưng trong tình hình hiện nay, Việt Nam nên chọn mô hình bước đi từ dưới lên, đi từ phát triển đến ổn định. Nghĩa là, với điều kiện kinh tế - xã hội Việt Nam, chúng ta nên lấy phát triển là mục tiêu hướng tới; đồng thời giữ vững ổn định nói chung[173]. Qua khảo cứu một số công trình nghiên cứu cho thấy, các công trình tiếp cận những vấn đề lý luận về mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định, phát triển từ nhiều góc độ, phương diện khác nhau, như kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội… Các công trình này đã đưa ra những cách hiểu khác nhau về ổn định, đổi mới, phát triển, về ổn định trong xã hội, đổi mới trong xã hội; về mối quan hệ giữa đổi mới và phát triển, mối quan hệ giữa ổn định và phát triển hay mối quan hệ cặp ba đổi mới, ổn định, phát triển. Nhất là từ sau Đại hội XI của Đảng, các tác giả tập chung bàn về tính biện chứng trong mối quan hệ cặp ba đổi mới, ổn định và phát triển như là
  • 22. 16 mối quan hệ cần chú trọng đầu tiên khi giải quyết 8 mối quan hệ mà Đảng ta đề ra. 1.2. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến thực trạng giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới 1.2.1. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến việc đánh giá những thành tựu giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam Cuốn sách Đổi mới kinh t - xã hội: Thành t u, v ề và giải pháp đã khái quát những nét tổng quan về thực trạng kinh tế - xã hội nước ta qua 5 năm đổi mới đầu tiên (1986-1991). Từ đó, cuốn sách cũng đánh giá tình hình kinh tế - xã hội đất nước trên các lĩnh vực cụ thể như: Việc thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội; thực trạng công nghiệp Việt Nam và giải pháp; quá trình đổi mới nền nông nghiệp; đổi mới thị trường và thương nghiệp; đổi mới kinh tế đối ngoại; đổi mới cơ chế và chính sách giá; vấn đề dân số; vấn đề chính sách tiền lương, chính sách bảo đảm xã hội… [92]. Hai tác giả Đinh Xuân Lâm, Nguyễn Văn Hồng trong cuốn Xu ớ ổi mới trong lịch s Vi t Nam lại có cách tiếp cận khác về vấn đề đổi mới. Từ góc độ nghiên cứu lịch sử, qua việc nghiên cứu một cách có hệ thống và mang tính chất tổng kết khách quan, toàn diện về xu hướng đổi mới trong một giai đoạn lịch sử dân tộc, các tác giả giúp người đọc hiểu thêm giá trị của công cuộc đổi mới hiện nay. Theo các tác giả, với những khó khăn, thách thức của hành trình phát triển đất nước, chống lại sự xâm lược của chủ nghĩa tư bản phương Tây, vấn đề duy tân, cải cách đã xuất hiện ở nước ta như một đòi hỏi khách quan của lịch sử, một xu hướng tất yếu của sự phát triển. Nội dung cuốn sách phản ánh quá trình vươn lên không ngừng của dân tộc Việt Nam tới độc lập, tự do trong một thế giới hòa bình và hữu nghị giữa các dân tộc[69]. Trong cuốn Đổi mới - B ớc phát triển t t y u ĩ ội ở Vi t Nam, tác giả Nguyễn Khánh cũng đã dẫn chứng một số sự kiện, tư liệu cụ thể nhằm chứng minh cho sự đúng đắn của chủ trương, đường lối đổi mới và tính hợp quy luật của tiến trình đổi mới[64]. Tác giả Phạm Như Cương, trong Đổi mới phong t u lại làm rõ những vấn đề lý luận đổi mới phong cách tư duy, đổi mới nhận thức về chủ nghĩa xã hội; vấn đề đổi mới tư duy trong các lĩnh vực cụ thể như nông nghiệp, văn hóa, tôn giáo, đạo đức; vấn đề xây dựng con người mới; lý giải bản chất, nguyên nhân của các hiện tượng tiêu cực trong thời kỳ quá độ…Tác giả khẳng định, quá trình đổi mới mà chúng ta đang thực hiện đòi hỏi có một sự đột phá lớn. Cho nên, đổi mới tư duy lúc này không chỉ là trở lại với C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin, bởi như vậy, khác nào thay thế hình thức giáo điều này bằng một hình
  • 23. 17 thức giáo điều khác. Mà, đổi mới tư duy phải là đưa học thuyết Mác lên một tầm cao phát triển mới, xứng đáng là sự kết tinh thực sự của tri thức nhân loại trong thời đại chúng ta [19]. Tác giả Nguyễn Trọng Phúc, trong Một s kinh nghi m c Đảng Cộng sản Vi t N tr qu tr ạo s nghi p ổi mới đã thêm một lần nữa khẳng định tính đúng đắn trong quan điểm của Đảng ta, rằng đi lên chủ nghĩa xã hội là con đường tất yếu của đất nước, là sự lựa chọn sáng suốt của Bác Hồ, của Đảng. Qua thực tiễn mười lăm năm đổi mới (1986 - 2000), nhờ việc giải quyết đúng đắn và thành công mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, Đảng ta đã giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, đáp ứng được nguyện vọng, lợi ích và cuộc sống của nhân dân [109]. Trong cuốn Ổ ịnh chính trị - xã hội trong công cuộ ổi mới ở Vi t Nam, tác giả Nguyễn Văn Cư đã chỉ ra và phân tích một số thành tựu giữ vững ổn định chính trị - xã hội ở Việt Nam trong những năm đổi mới. Những thành tựu đó là: “Giữ vững và phát triển nền tảng tư tưởng của xã hội là chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”; “giữ vững sự nhất quán về đường lối cách mạng của Đảng, mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; kiên trì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”; “khơi dậy tư tưởng tốt đẹp trong lịch sử tư tưởng dân tộc”...[Xem: 18]. Còn ở cuốn Đổi mới ở Vi t Nam - Th c tiễn và nh n th c lý lu n, tác giả Nguyễn Trọng Phúc lại đề cập đến những thành tựu mang tính lý luận trong quá trình đổi mới ở Việt Nam, như thành tựu đổi mới tư duy chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam; đổi mới tư duy kinh tế thị trường; hội nhập kinh tế quốc tế,… Tác giả cũng đã khái quát khá rõ nét những chặng đường, bước đi của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, những thành tựu mà đất nước ta đạt được trong thời kỳ đổi mới và một số vấn đề đang đặt ra cho đất nước hiện nay [Xem: 110]. Cùng khái quát những thành tựu và khởi sắc của nước ta qua 25 năm đổi mới, cuốn Về các m i quan h lớn cầ ợc giải quy t t t tr qu tr ổi mới ĩ ội ở ớc ta và Từ th c tiễ ổi mớ n nh n th c lý lu n mới về ch ĩ ội ở Vi t Nam (1986-2011) khẳng định: Qua 25 năm đổi mới, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã giành được nhiều thành tựu to lớn: Chính trị - xã hội ổn định, kinh tế tăng trưởng, tiến bộ và công bằng xã hội từng bước được thực hiện, đại đoàn kết dân tộc, đồng thuận xã hội được phát huy, tiềm lực quốc phòng và an ninh quốc gia được giữ vững, đường lối đối ngoại và chính sách ngoại giao hòa bình, hợp tác, hữu nghị với các nước được thực hiện nhất quán, hội nhập
  • 24. 18 quốc tế được đẩy mạnh và đi vào chiều sâu, thế và lực cách mạng của nước ta, nhờ đó không ngừng lớn mạnh[Xem: 142, tr.47-48]. Hai tác giả Phan Thanh Khôi viết về Quan h gi a phát triển kinh t , ti n bộ và công bằng xã hội, xây d ng và phát huy kh ạ t dân tộc (2009), tác giả Nguyễn Ngọc Thư phân tích M i quan h bi n ch ng gi a kinh t vớ vă trong s phát triển xã hội (2012). Tuy đứng ở góc độ khác nhau, nhưng các tác giả này có điểm chung là đều nhìn thấy mối quan hệ biện chứng của việc phát triển kinh tế thị trường với việc giải quyết các vấn đề chính trị, văn hóa, xã hội hiện nay. Tiếp đó, trong cuốn Giải phóng, ổi mới, phát triển vì ch ĩ ội, các tác giả đã chỉ ra thực trạng giải phóng, đổi mới, phát triển vì chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam thời gian qua trên lĩnh vực tư tưởng, lĩnh vực kinh tế, lĩnh vực chính trị và lĩnh vực xã hội - con người. Các tác giả nhấn mạnh, dưới sự lãnh đạo của Đảng, từ khi tiến hành lối đổi mới đến nay, Việt Nam đã thu được nhiều thành tựu về mọi mặt, như kinh tế tăng trưởng liên tục với mức khá cao; an ninh, chính trị ổn định; đời sống vật chất của người dân được cải thiện đáng kể, đời sống văn hóa, tinh thần được ngày càng nâng cao. Từ sự đổi mới này, nhiều bài học kinh nghiệm đã được tổng kết để phục vụ cho những giai đoạn tiếp theo của quá trình đổi mới[62]. Tác giả Lê Thị Thanh Hà (2016), trong bài G ả qu t qu ổ ớ , ổ ị v p t tr ể ở ớ t đã phân tích thực trạng mối quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển ở Việt Nam qua một số biểu hiện cụ thể sau: Một , về kinh tế, biểu hiện ở những bất ổn trong lĩnh vực thu hồi, đền bù đất; mâu thuẫn về lợi ích của người lao động dẫn đến đình công. Hai là, về chính trị - xã hội, biểu hiện ở sự “thờ ơ, dao động về tư tưởng chính trị, bàng quan trước vận mệnh của Đảng, của dân tộc, trước khó khăn của đất nước, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc; phai nhạt lý tưởng cách mạng, thiếu niềm tin vào chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, hoài nghi về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội”. Ba là, về t , tộ , diễn ra ở “một số vụ lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo để gây rối trật tự công cộng, đi ngược lại lợi ích của cộng đồng”. B , về môi trường, biểu hiện ở vấn nạn ô nhiễm môi trường, suy giảm tầng ôzôn, cạn kiệt các nguồn tài nguyên và đa dạng sinh học; xung đột, tranh chấp về môi trường... là nguyên nhân gây bất ổn chính trị - xã hội cũng như sự ổn định chung của đất nước [Xem: 171]. W.Neil Adger, Living With Environmental Change: Social Vulnerability and Resilience in Vietnam (Global Environmental Change) ( u s vớ ổ
  • 25. 19 tr ờ : ộ v ả ă p ồ ở V t N ), 2001. Cuốn sách để cập đến việc Việt Nam và các nước láng giềng trong khu vực Đông Nam Á đang phải đối mặt với những thách thức đa dạng do sự phát triển nhanh của nền kinh tế xã hội làm cho hệ thống môi trường, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá tải. Từ góc độ liên ngành, cuốn sách cung cấp đánh giá toàn diện về tình hình phát triển hiện nay của Việt Nam, từ đó xác định các yếu tố hình thành xã hội dễ bị tổn thương, khả năng đàn hồi để thay đổi môi trường và xem xét triển vọng cho phát triển bền vững. Tác giả đi sâu vào phân tích các khái niệm về môi trường và phát triển, các tổ chức và quản lý tài nguyên: Các tài nguyên ven biển theo quan niệm mới; vấn đề quy hoạch rừng, người dân tộc thiểu số [168]. Ma Gainsborough, Changing Political Economy of Vietnam: The Case of Ho Chi Minh City (S chuyể ổi kinh t chính trị ở Vi t Nam: Tr ờng hợp c a Hồ Chí Minh và Hà Nội, (Routledgecurzon Research on Southeastasia), 2003. Cuốn sách phân tích vai trò của Đảng, chính phủ trong quá trình thương mại hóa ở Việt Nam mà cụ thể là thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Tác giả cho rằng, trong quá trình đổi mới ở Việt Nam Nhà nước trung ương giữ vai trò rất quan trọng, vai trò này được thể hiện thông qua việc ban hành chính sách cải cách khác nhau, quá trình thực thi các chính sách; quá trình giải quyết tham nhũng; bên cạnh đó ông cũng nhấn mạnh vai trò của các yếu tố phi chính thức trong nền kinh tế Việt Nam [160]. Lisa Drummond (Editor), Mandy Thomas (Editor), Consuming Urban Culture in Contemporary Vietnam (S chi ph Vă t ị ở Vi t Nam hi n nay), Outledge; 1 edition (July 29, 2003). Cuốn sách đề cập đến sự chuyển đổi trong xã hội Việt Nam, từ một xã hội tương đối khép kín với nền kế hoạch hóa tập trung, quan liêu sang quá trình đô thị hóa hội nhập toàn cầu một cách nhanh chóng. Những thay đổi này là chất xúc tác cho những biến đổi về văn hóa. Từ quan điểm này, các tác giả đã nghiên cứu các hiện tượng mới ở Việt Nam như văn hóa đối thoại, mối quan hệ giữa văn hóa đô thị với thể chế, kinh tế [159]. Thomas Heberer, Private entrepreneurs in China and Vietnam, 2003 Brill. Với cuốn sách này tác giả đã đi sâu vào phân tích vai trò của các doanh nghiệp tư nhân trong quá trình thay đổi đáng kinh ngạc về kinh tế, chính trị ở Việt Nam gần đây. Dựa trên cuộc khảo sát hàng trăm doanh nghiệp, tác giả đã đưa ra các phân tích và khẳng định vai trò của nhóm xã hội này trong các quyết định quan trọng về chính trị. Ông cho rằng, khả năng tạo dựng kinh tế, khác biệt xa về thu nhập so với các tầng lớp khác và nắm bắt cơ hội nhanh chóng đã giúp các doanh nghiệp tư nhân tạo dựng được vị trí của mình trong xã hội so với các nhóm xã hội khác, từ đó họ có thể
  • 26. 20 đóng góp những ý kiến quan trọng trong quá trình chuyển đổi về kinh tế, chính trị ở Việt Nam[166]. Ronald Bruce St John, Revolution, Reform and Regionalism in Southeast Asia: Cambodia, Laos and Vietnam (Routledge Contemporary Southeast Asia Series) (Cách mạng, cải cách và ch tạ Đ N Á: V t Nam, Lào, Campuchia), Routledge (December 15, 2005). Dựa trên nghiên cứu thực hiện tron hơn hơn ba thập kỷ qua, cuốn sách so sánh nền kinh tế, chính trị của Việt Nam, Lào, Campu chia sau chiến tranh và trong bối cảnh của cá nhân và tập thể tác động của những nỗ lực hiện đại tại hội nhập khu vực. Tác giả làm nổi bật những cách thức khác nhau để thực hiện cải cách ở ba nước láng giềng và ảnh hưởng của các nước này lên kế hoạch phát triển của các nước ASEAN và sự phân chia dòng sông Mekong. Thông qua phân tích so sánh quá trình cải cách thực hiện của Campuchia, Lào và Việt Nam hơn ba mươi năm qua, tác giả thảo luận về việc làm thế nào để ba nước với những đặc điểm văn hóa riêng có thể khai thác các thế mạnh độc đáo của mình trong một nền dân chủ hiện đại, đảm bảo vai trò của dân chủ trong phát triển kinh tế, đồng thời giữ vững vị trí trung tâm của ba nước Đông dương trong khu vực Đông Nam Á[164]. Stephanie Balme, Mark Sidel, Vietnam's New Order: International Perspectives on the State and Reform in Vietnam (Sciences Po Series in International Relations and Political Economy) (Tr t t mới c a Vi t Nam: Quan ểm qu c t về ớc và cải cách ở Vi t Nam), 2006. Cuốn sách là tập hợp các phân tích của các chuyên gia quốc tế về quá trình cải cách, đổi mới ở Việt Nam. Các tác động của quá trình cải cách đến nhà nước Việt Nam, trật tự xã hội, môi trường khu vực và quốc tế. Nội dung cụ thể bao gồm: Phần I, cuốn sách đưa ra các nhận định, so sánh về Việt Nam trước và sau cuộc chiến; so sánh mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và trên quốc tế; những thách thức về vấn đề chủ quyền; những cam kết quốc tế khi Việt Nam gia nhập WTO; sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước ASEAN; phần II, tác giả phân tích các vấn đề về hệ thống pháp luật Việt Nam; sự tương tác giữa Đảng, Nhà nước và hệ thống pháp luật; phạm vi và giới hạn của đổi mới chính trị; những cải cách về hệ thống pháp lý, hành chính công ở Việt Nam[165]. Martin Ravallion, Dominique Van De Walle, Land in Transition: Reform and Poverty in Rural Vietnam (Equity and Development), 2008, World Bank Publications (April 30, 2008). Cuốn sách là tập hợp những nghiên cứu của Ngân hàng thế giới về trường hợp của Việt Nam trong quá trình nỗ lực để chống đói
  • 27. 21 nghèo bằng những cải cách về đất đai. Trong thập niên 1980 và thập niên 1990, cả nước đã tiến hành cải cách về thể chế, và kết quả là Việt Nam đã đạt được một con số giảm nghèo ấn tượng. Vậy, yếu tố nào đóng vai trò quan trọng trong quá trình này, từ việc cải cách chi phí vốn sở hữu đến cách triển khai trên thực tế. Cuốn sách cũng nói đến các vấn đề về việc giao đất cho các hộ gia đình lần đầu tiên vào năm 1993 sau một thời gian dài do nhà nước sử dụng. Cuốn sách là bài học từ Việt Nam, những kinh nghiệm và ý nghĩa của nó cho cuộc tranh luận chính sách hiện tại ở Trung Quốc và những nơi khác[163]. Tuong Vu, Paths to Development in Asia: South Korea, Vietnam, China, and Indonesia, Cambridge University Press, 2010. Cuốn sách đặt ra câu hỏi tại sao một số nhà nước trong quá trình phát triển lại thực hiện thành công quá trình công nghiệp hóa hơn các nhà nước khác. Để trả lời câu hỏi này, tác giả đã so sánh bốn quốc gia Châu Á: Hàn Quốc, Việt Nam, Trung Quốc và Indonesia qua phân tích các yếu tố chính sách công nghiệp, tác động của chính sách thuộc địa để lại, cơ cấu tính chất chính trị của nhà nước. Dựa trên các nghiên cứu này, tác giả nhấn mạnh yếu tố cấu trúc cố kết của nhà nước quyết định sự thành công của chính sách công nghiệp hóa và là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của những những quốc gia mới nổi ở Châu Á[161]. 1.2.2. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến việc đánh giá những hạn chế trong giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam Ngoài việc khẳng định những thành tựu đạt được của đất nước, cuốn Ổ ịnh chính trị - xã hội trong công cuộ ổi mới ở Vi t Nam của tác giả Nguyễn Văn Cư cũng chỉ ra một số hạn chế trong việc giữ vững ổn định chính trị - xã hội ở nước ta. Biểu hiện cụ thể là: Có sự trì trệ, suy thoái trong nhận thức, tư tưởng chính trị của một bộ phận cán bộ, đảng viên; nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của một số cán bộ, đảng viên còn chưa sâu sắc, đôi khi lệch lạc, rơi vào chủ nghĩa kinh nghiệm, thực dụng; công tác tư tưởng, lý luận của Đảng còn bất cập, hạn chế; trong nhân dân, sự mơ hồ về chủ nghĩa xã hội và tình trạng suy thoái đạo đức, lối sống đang có xu hướng gia tăng, niềm tin của nhân dân vào chủ nghĩa xã hội và sự lãnh đạo của Đảng có phần giảm sút [18]. Trong cuốn M i quan h gi ời và t nhiên trong s phát triển xã hội, tác giả Hồ Sĩ Quý phân tích thực trạng mất ổn định sinh thái ở nước ta hiện nay, chỉ ra nguyên dẫn đến nguy cơ khủng hoảng môi trường tự nhiên và vấn đề khai thác nguồn lực con người trong quan hệ với việc bảo vệ môi trường nước ta [121].
  • 28. 22 Trong Về các m i quan h lớn cầ ợc giải quy t t t tr qu tr ổi mớ ĩ ội ở ớc ta, các tác giả đánh giá tình hình thực hiện mối quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển ở nước ta qua 25 năm đổi mới. Các tác giả khẳng định, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng các yếu tố đổi mới, ổn định, phát triển và chỉ đạo tương đối thành công việc tạo dựng các yếu tố này để đưa đất nước tiến lên. Tuy nhiên, đổi mới ở nước ta là quá trình chưa có tiền lệ, cho nên phải vừa làm vừa tìm tòi, rút kinh nghiệm, không tránh khỏi những khiếm khuyết, hạn chế, như đổi mới chưa đồng bộ; vẫn còn mất ổn định xã hội; yếu tố phát triển luôn được quan tâm nhưng chưa đi vào chiều sâu,… [Xem: 142, tr.28-29]. Cuốn Giả p , ổi mới, phát triển vì ch ĩ ội (Nguyễn Văn Huyên (chủ biên), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2012) cũng khẳng định rằng, mặc dù giành được nhiều thành tựu to lớn trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội thời gian qua, song cũng còn nhiều vấn đề chưa được làm sáng tỏ về lý luận, còn không ít những hạn chế. Chính những vấn đề chưa sáng tỏ và những hạn chế đó đang gây nên khó khăn và tạo các lực cản đối với sự phát triển của chủ nghĩa xã hội, thậm chí là đe doạ đến sự tồn vong của chế độ. Nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn ở nước ta đang đòi hỏi các nhà khoa học phải tiếp tục lý giải để tạo động lực cho sự phát triển tiếp theo. Những vấn đề đặt ra ở nước ta hiện nay là: Mối quan hệ giữa tăng trưởng tốc độ cao và phát triển bền vững, liên tục của nền kinh tế, giữa phát triển kinh tế với tiến bộ xã hội, giữ vững tính chất xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường; giữa nắm bắt thời cơ và ứng phó với những thách thức trong hội nhập quốc tế; giữa phương thức lãnh đạo của Đảng Cộng sản với việc phát huy năng lực và hiệu quả quản lý, điều hành của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa,… [62]. Cuốn Một s v ề lý lu n và th c tiễ qu 30 ă ổi mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội của Nhị Lê (2016) ngoài việc khẳng định những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử cũng như những yếu kém, hạn chế và những vấn đề lớn, phức tạp của nước ta cần phải giải quyết hướng tới phát triển bền vững, các tác giả còn tập trung luận giải những vấn đề mang tính quy luật về sự cầm quyền của Đảng ta, phân tích những vấn đề về đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng, khẳng định sự lãnh đạo tài tình của Đảng là “nhân tố quyết định thành công của công cuộc đổi mới”; phân tích “trụ cột” của công cuộc đổi mới và đặc điểm lý thuyết đổi mới cùng những bài học từ thực tiễn 30 năm qua; phân tích thực trạng suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên; đồng thời đưa ra
  • 29. 23 một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác lý luận cho thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế [Xem: 71]. Tác giả Lê Thị Thanh Hà, trong bài G ả qu t qu ổ ớ , ổ ị v p t tr ể ở ớ t đã chứng minh sự cần thiết phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển ở nước ta qua sự phân tích quan niệm của Đảng Cộng sản Việt Nam về mối quan hệ này. Những biểu hiện mâu thuẫn trong mối quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển cụ thể như: Một , về kinh tế, biểu hiện ở những bất ổn trong lĩnh vực thu hồi, đền bù đất; mâu thuẫn về lợi ích của người lao động dẫn đến đình công. Hai là, về chính trị - xã hội, biểu hiện ở sự “thờ ơ, dao động về tư tưởng chính trị, bàng quan trước vận mệnh của Đảng, của dân tộc, trước khó khăn của đất nước, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc; phai nhạt lý tưởng cách mạng, thiếu niềm tin vào chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, hoài nghi về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội”. Ba là, về tôn giáo, dân tộc, diễn ra ở “một số vụ lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo để gây rối trật tự công cộng, đi ngược lại lợi ích của cộng đồng”. B , về môi trường, biểu hiện ở “vấn nạn ô nhiễm môi trường, suy giảm tầng ôzôn, cạn kiệt các nguồn tài nguyên và đa dạng sinh học; xung đột, tranh chấp về môi trường... là nguyên nhân gây mất ổn định chính trị - xã hội, ảnh hưởng đến ổn định và phát triển đất nước” [Xem: 171]. Ian Jeffries, Vietnam: A Guide to Economic and Political Developments (Guides to Economic and Political Developments in Asia) (Vi t Nam: Một chỉ dẫn ể phát triển kinh t và chính trị (Bài h ể phát triển kinh t và chính trị ở Châu Á)), 2006 - Routledge. Cuốn sách tập trung phân tích tình hình Việt Nam sau khi thống nhất đất nước từ năm 1975 đã phải đối mặt với các vấn đề về làm thế nào để một nền kinh tế nghèo, tập trung quan liêu với các hình thức sở hữu nhà nước giữ vai trò kiểm soát tuyệt đối trong nền kinh tế có thể tiếp thu một nền kinh tế thị trường tiên tiến. Bên cạnh đó, tác giả cũng nhận định sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản và kết thúc chiến tranh lạnh đã báo trước một thời đại mới trong quan hệ nội bộ và bên ngoài của Việt Nam. Nội dung cuốn sách cũng tập trung vào những đặc điểm phát triển kinh tế, chính trị Việt Nam sau khi chiến tranh kết thúc, và việc tái lập quan hệ với Hoa Kỳ. Nó cung cấp cho người đọc một tổng quan toàn diện và thông tin về tình hình chính trị và kinh tế ở Việt Nam hiện nay [158]. Mark Sidel, Law and Society in Vietnam: The Transition from Socialism in Comparative Perspective (Pháp lu t và xã hội Vi t Nam: S u ể ổ từ
  • 30. 24 ĩ ộ tr qu ể s s ), Cambridge University Press, 2008. Cuốn sách là tập hợp một số bài báo trước đó của Sidel được cập nhật để phản ánh những phát triển gần đây nhất về luật pháp ở Việt Nam. Trong đó, tác giả không chỉ đơn thuần là đưa ra các kiến thức luật và thực thi pháp luật mà thông qua đó, còn làm nổi bật nên những xu hướng quan điểm luật pháp của Việt Nam hiện nay. Tác giả đã theo dõi cuộc tranh luận về quá trình thực thi pháp luật Việt Nam, đồng thời qua các bài báo, hội nghị đi sâu vào tìm hiểu quan điểm của chính phủ, Đảng Cộng sản. Cuốn sách tập trung vào các nội dung cơ bản sau: Chương 1, tác giả phân tích điều kiện xã hội đến các đặc điểm pháp lý Việt Nam và vai trò của pháp luật Việt Nam trong quá trình đổi mới. Chương 2, đánh giá việc thực hiện pháp luật và tác động của nó đến các vấn đề xã hội ở Việt Nam. Chương 3, 4,5,6,7 tác giả tập trung vào phân tích các hiện tượng cụ thể như việc có quá nhiều xe máy ở Việt Nam lưu thông trên đường hay vấn đề xuất khẩu lao động; các vấn đề liên quan đến tự do báo chí, các vấn đề về xã hội dân sự, luật hội; các vấn đề về lãi suất công, từ đó đưa ra các phân tích cụ thể về chính sách, mối quan hệ giữa luật Việt Nam với luật quốc tế và sự cần thiết phải thay đổi của hệ thống pháp lý của Việt Nam hiện nay [161]. Qua khảo cứu một số công trình liên quan đến thực trạng giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định vì mục tiêu phát triển cho thấy: Một số công trình đã xem xét thực trạng hơn 30 năm đổi mới ở nước ta trên từng lĩnh vực cụ thể, như đổi mới kinh tế, đổi mới chính trị, đổi mới văn hóa, xã hội… Một số công trình khác lại chuyên sâu tổng kết, đánh giá những thành tựu cũng như hạn chế của đất nước ta quan 20 năm, 25 năm, 30 năm đổi mới; từ đó, chỉ ra bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta trong thời kỳ đổi mới. Các tác giả nước ngoài cũng có những nhìn nhận, đánh giá về tình hình phát triển hiện nay của Việt Nam, những triển vọng cho phát triển bền vững; vai trò của nhà nước trong việc thực thi chính sách, vai trò của các tổ chức xã hội… đến sự chuyển đổi trong xã hội Việt Nam, từ một xã hội tương đối khép kín với nền kế hoạch hóa tập trung, quan liêu sang quá trình đô thị hóa hội nhập toàn cầu một cách nhanh chóng. 1.3. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến phƣơng hƣớng, giải pháp nhằm giải quyết có hiệu quả mối quan hệ giữa đổi mới và ổn định ở Việt Nam Bằng lý luận và thực tiễn phong phú, trong cuốn Một s kinh nghi m c a Đảng Cộng sản Vi t N tr qu tr ạo s nghi p ổi mới, GS.TS. Nguyễn Trọng Phúc và tập thể tác giả đã khái quát một số kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam qua những năm đổi mới. Cụ thể các vấn đề như: Kiên định chủ
  • 31. 25 nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình đổi mới; Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; Kết hợp đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị được coi là kinh nghiệm thành công của Đảng ta trong thời gian qua; Thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế gắn liền với giải quyết đúng đắn các chính sách xã hội; Tăng cường đại đoàn kết dân tộc, phát huy sức mạnh toàn dân trong sự nghiệp đổi mới...[109]. Cuốn sách Tri t lý phát triển ở Vi t Nam - M y v ề c t y u lại phân tích quan điểm, luận điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; tiếp thu có lựa chọn những nhân tố hợp lý trong các lý thuyết phát triển trên thế giới; tham khảo kinh nghiệm của một số nước đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đi sâu phân tích thực tiễn của đất nước trước và trong quá trình đổi mới, từ đó, góp phần làm rõ và đề xuất một số quan điểm, luận điểm có ý nghĩa triết lý phát triển ở Việt Nam trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hiện nay[93]. Cuốn Góp phầ ẩ ù u ơ, ả ảm ổn ịnh và phát triển t ớc¸ Lý luận Chính trị, 2005 do Nguyễn Văn Vĩnh (chủ biên) đã trình bày lý luận về ổn định chính trị - xã hội; các nhân tố có khả năng gây bất ổn chính trị - xã hội, bao gồm nhân tố kinh tế, nhân tố chính trị - tư tưởng, nhân tố văn hoá - xã hội... Từ việc đánh giá những nhân tố có thể gây mất ổn định chính trị - xã hội đó, các tác giả đưa ra phương hướng và một số giải pháp khắc phục, đẩy lùi các nhân tố chủ yếu có khả năng gây mất ổn định chính trị - xã hội ở nước ta hiện nay[148]. Từ thành tựu về sự đổi mới tư duy lý luận của Đảng, soi rọi vào thực tiễn, với cách nhìn lịch sử, cuốn sách Đảng Cộng sản Vi t Nam - nh t tò v ổi mớ tr ờng lên ch ĩ ội đã cho thấy những bước chuyển về tư duy lý luận của Đảng ta trên nhiều lĩnh vực, trong đó có bước chuyển về tư duy kinh tế, đổi mới và xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là yêu cầu lịch sử cụ thể của thời đại, cũng như nhu cầu hoàn thiện lý luận, tìm tòi con đường đi lên chủ nghĩa xã hội phù hợp với đặc điểm dân tộc[57]. Tác giả Nguyễn Trọng Phúc, trong Đổi mới ở Vi t Nam - Th c tiễn và nh n th c lý lu n, từ việc phân tích thực tiễn đất nước, đã rút ra một số kinh nghiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta trong những năm đổi mới như: Một là, trên cơ sở kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, đổi mới tư duy lý luận nhận thức rõ hơn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Hai là, không ngừng nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, làm rõ mục tiêu và mô hình chế độ xã hội chủ nghĩa phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Ba là, giữ
  • 32. 26 vững nguyên tắc nhưng nhạy bén nắm bắt cái mới, sử dụng có hiệu quả nhiều giải pháp trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Từ đó, tác giả cũng chỉ ra một số giải pháp nhằm thực hiện tốt công cuộc đổi mới ở Việt Nam: Một là, giải quyết tốt mối quan hệ giữa đổi mới tư duy lý luận với đổi mới chủ trương, chính sách và hoạt động, chỉ đạo thực tiễn. Hai là, giải quyết tốt mối quan hệ giữa sự kiên định các nguyên tắc với sự linh hoạt, sáng tạo, nhạy cảm và chủ động nắm bắt những vấn đề mới đặt ra, “dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Ba là, “kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm đồng thời từng bước đổi mới chính trị”. B n là, chú trọng mối quan hệ giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội, giữa kinh tế và văn hóa, kinh tế và môi trường, phát triển, tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với việc thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái. Nă , giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ với tích cực chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng hợp tác kinh tế với các nước, các khu vực trên thế giới[110]. Trong Về một s ặ ểm c qu tr ổi mới ở Vi t Nam, GS, TS. Dương Phú Hiệp cũng khẳng định tính tất yếu của đổi mới ở Việt Nam và bài học từ quá trình đổi đó. Theo tác giả, quá trình đổi mới của nước ta chứng tỏ rằng, đổi mới không phải là con đường thẳng tắp, dễ dàng, thuận buồm xuôi gió, mà là quá trình đầy khó khăn trong cuộc đấu tranh giữa cái mới bắt đầu hình thành và cái cũ chưa bị xóa bỏ hoàn toàn. Trong quá trình đổi mới, Việt Nam phải đấu tranh với lối tư duy chủ quan, duy ý chí, giáo điều, bám vào những luận điểm, quan điểm lỗi thời, sử dụng những khái niệm không còn thích hợp, kiên trì công thức cũ, trong khi thế giới đã có nhiều thay đổi. Một bài học nữa được rút ra là, đổi mới không thể thành công nếu Đảng không tự đổi mới. Do đó, Đảng ta phải thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, nâng cao tầm tư tưởng và trí tuệ, đủ khả năng đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp phát triển đất nước[49]. Các tác giả trong Về các m i quan h lớn cầ ợc giải quy t t t trong quá tr ổi mớ ĩ ội ở ớc ta đã nêu lên một số vấn đề cần quan tâm trong giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển ở Việt Nam thời gian sắp tới như: Nâng cao nhận thức về mối quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển; phát huy được giá trị đích thực của ba cặp mối quan hệ: Ổn định và phát triển; đổi mới và phát triển; đổi mới và ổn định… [Xem: 142, tr.32-45]. Cuốn Giả p , ổi mới, phát triển vì ch ĩ hội, cũng chỉ ra hai phương hướng và một số giải pháp tiếp tục giải phóng, phát triển vì chủ nghĩa xã
  • 33. 27 hội ở Việt Nam. Hai phương hướng chủ yếu đó là: Giải phóng, đổi mới, phát triển đảm bảo đúng hướng và đúng bản chất của chủ nghĩa xã hội; giải phóng, đổi mới, phát triển vì một xã hội hài hòa[62]. Tiếp cận từ góc độ đạo đức học, tác giả Nguyễn Văn Lý, trong K thừ v ổi mới các giái trị ạ c truyền th ng trong quá trình chuyển sang nền kinh t thị tr ờng ở Vi t Nam (2013), tập trung đi sâu nghiên cứu, phân tích tính quy luật của kế thừa và đổi mới các giá trị đạo đức truyền thống; từ thực trạng đó, tác giả đưa ra một số phương án và giải pháp cơ bản nhằm bảo đảm kế thừa và đổi mới các giá trị đạo đức truyền thống trong quá trình phát triển nền kinh tế của Việt Nam hiện nay[84]. Trong bài Về qu ổ ị v p t tr ể tr t ờ ổ ớ từ việc phân tích mối quan hệ giữa ổn định và phát triển ở Việt Nam, PGS.TS Bùi Tất Thắng đã chỉ ra một số phương hướng cơ bản đảm bảo phát triển để ổn định và ổn định để phát triển như: Một là, cần tập trung ổn định kinh tế vĩ mô; hai là, phát triển cùng thời đại, theo kịp bước tiến của thời đại; ba là, phát triển có hiệu suất; b là, phát triển vì con người; nă là, mở cửa, hội nhập để phát triển. Trong đó, tác giả nhấn mạnh đến vấn đề sống còn trong thời kỳ hội nhập, toàn cầu hoá hiện nay thì vấn đề phát triển kinh tế, “nâng cao năng lực cạnh tranh và và khả năng thích nghi với sự biến đổi mau lẹ của tình hình kinh tế quốc tế” là vấn đề đang đặt ra và cần giải quyết hơn bao giờ hết [170]. Ngoài ra, còn kể đến một số bài viết như: S ổi mới nh n th c c Đảng Cộng sản Vi t Nam về kinh t thị tr ờng (9/2014), Nh ng bài h c từ ổi mới ở Vi t Nam (3/2015) của tác giả Dương Phú Hiệp đăng trên Tạp chí Triết học; bài Đẩy mạnh toàn bộ công cuộ ổi mớ t ớ ạn 2016-2020, tầm nhìn 2030 - Một s t u ý u n mới (2014) của tác giả Đặng Hữu Toàn... cũng đề xuất một số tư duy mới về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, về chủ nghĩa xã hội, về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa, về một số bài học cơ bản trong công cuộc đổi mới trên các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… ở Việt Nam. Yasushi Hirosato, Yuto Kitamura, The Political Economy of Educational Reforms and Capacity Development in Southeast Asia: Cases of Cambodia, Laos and Vietnam (Kinh t chính trị, cải cách giáo d c và phát triể ă c ở Đ N Á: r ờng hợp Vi t Nam, Lào, Campuchia), Springer, 2009. Cuốn sách trình bày những tranh luận về mặt chính sách, đồng thời phân tích quy trình, năng lực và bối cảnh cải cách giáo dục ở các quốc gia Đông Nam Á. Các khái niệm về nguồn ngân sách cho giáo dục, các chủ thể liên quan được đề cập đến. Từ đó, đòi hỏi