SlideShare a Scribd company logo
1 of 60
Download to read offline
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------
TRẦN THỊ TUYẾT NHUNG
MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA SINGAPORE
VÀ HÀM Ý ĐỐI VỚI VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU
Hà Nội – 2018
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------
TRẦN THỊ TUYẾT NHUNG
MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA SINGAPORE
VÀ HÀM Ý ĐỐI VỚI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 60 31 01 06
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:PGS.TS. NGUYỄN XUÂN THIÊN
Hà Nội – 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do riêng tôi thực hiện dưới sự
hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn Xuân Thiên. Các số liệu và trích dẫn
được sử dụng trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và tin cậy.!
Tác giả luận văn
Trần Thị Tuyết Nhung
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thiện luận văn này, tác giả đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo
nhiệt tình của PGS.TS. Nguyễn Xuân Thiên.
Trong quá trình hoàn thành chương trình cao học, tác giả đã nhận được sự
hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình của quý thầy cô trường Đại học Kinh tế - Đại học
Quốc gia Hà Nội.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô trường Đại học Kinh tế
- Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Xuân Thiên đã dành
nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn tôi nghiên cứu và giúp tôi hoàn thiện luận
văn tốt nghiệp này.
Tôi gửi lời cảm ơn tới gia đình tôi đã luôn ủng hộ, động viên tôi trong suốt
quá trình học tập và hoàn thiện luận văn này.
Với thái độ làm việc nghiêm túc, với nhiều nỗ lực và cố gắng trong tìm tòi,
nghiên cứu nhưng vẫn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được
những đóng góp ý kiến từ quý thầy cô và bạn đọc.!
MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT ............................................................................................ i
DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................... i
DANH MỤC CÁC HÌNH.......................................................................................... ii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................2
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu...........................................................................2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................3
5. Những đóng góp mới của luận văn .........................................................................3
6. Kết cấu luận văn......................................................................................................4
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN VỀ MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ ...................................................5
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ......................................................................5
1.1.1. Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu ............................................................5
1.1.2.Những khoảng trống rút ra từ tổng quan...........................................................7
1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc lựa mô hình phát triển kinh tế...............8
1.2.1. Khái niệm về phát triển kinh tế .........................................................................9
1.2.2. Mô hình phát triển kinh tế...............................................................................16
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................30
2.1. Phƣơng pháp luận và cách tiếp cận................................................................30
2.1.1. Phương pháp luận...........................................................................................30
2.1.2. Cách tiếp cận nghiên cứu................................................................................30
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể .....................................................................31
2.2.1. Phương pháp thống kê ....................................................................................31
2.2.2. Phương pháp so sánh......................................................................................32
2.2.3. Phương pháp phân tích và tổng hợp...............................................................33
2.2.4. Phương pháp kế thừa ......................................................................................35
2.3. Nguồn số liệu.....................................................................................................35
CHƢƠNG 3: MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA SINGAPORE ..........36
vi
3.1. Tổng quan về mô hình phát triển kinh tế của Singapore qua các thời kỳ ..............36
3.1.1. Một số nét về kinh tế Singapoe........................................................................36
3.1.2. Về mô hình kinh tế Singapore qua các giai đoạn ...........................................42
3.2.1. Đánh giá chung...............................................................................................45
3.2.2. Những thành công nổi bật của mô hình phát triển kinh tế của Singapore .....51
3.3. Một số kinh nghiệm rút ra...............................................................................52
3.3.1. Về mặt chiến lược............................................................................................52
3.3.2. Về thực thi một số chính sách cụ thể...............................................................57
CHƢƠNG 4: MỘT SỐ HÀM Ý RÚT RA CHO VIỆT NAM TỪ MÔ HÌNH
PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA SINGAPORE .....................................................71
4.1. Khái quát các mô hình kinh tế ở Việt Nam ...................................................71
4.1.1. Mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung .........................................................71
4.1.2. Mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa...............................75
4.2. Lựa chon mô hình phát triển kinh tế cho Việt Nam và những hàm ý từ
kinh nghiệm của Singapore....................................................................................82
4.2.1. Một số điểm tương đồng cơ bản giữa Việt Nam và Singapore.......................82
4.2.2. Những nhân tố tác động v à y ê u c ầ u đ ặ t r a với việc lựa chọn phát triển
mô hình kinh tế của Việt Nam ...................................................................................84
4.2.3. Một số hàm ý từ kinh nghiệm của Singapore....................................................90
KẾT LUẬN............................................................................................................100
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................102
i
DANH MỤC VIẾT TẮT
STT Ký hiệu Nguyên nghĩa
1 ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
2 CNH Công nghiệp hóa
3 CNXH Chủ nghĩa xã hội
4 ĐCS Đảng Cộng sản
5 FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
6 GDP Tổng sản phẩm quốc nội
7 GNP Tổng sản phẩm quốc dân
8 HĐH Hiện đại hóa
9 HDI Chỉ số phát triển con người
10 NIEs
(Newly Industrialized Economies – NIEs) Những nền kinh tế
công nghiệp hóa mới
11 SGD Đồng đô la Singapore
12 TTXH Thị trường xã hội
13 UNDP Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc
14 USD Đồng đô la Mỹ
15 WTO Tổ chức Thương mại Thế giới
16 XHCN Xã hội chủ nghĩa
ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT Bảng Nội dung Trang
1 Bảng 1.1
Trình độ phát triển của các quốc gia trên thế giới
13
2 Bảng 3.1
FDI vào Singapore theo ngành sản xuất và dịch vụ
50
3 Bảng 3.2
FDI theo ngành vào Singapore
50
4 Bảng 3.3
Kim ngạch xuất khẩu của Singapore với các bạn
hàng lớn 61
5 Bảng 4.1
Chỉ số phát triển con người Việt Nam so với một
số nước
82
iii
DANH MỤC CÁC HÌNH
STT Hình Nội dung Trang
1 Hình 3.1 Đảo quốc Singapore 36
2 Hình 3.2 GDP của Singapore so với các nước phát triển 37
3 Hình 3.3 Biểu đồ tăng trưởng của Singapore 39
4 Hình 3.4 Biểu đồ về tổng sản phẩm quốc dân của Singapore 45
5 Hình 3.5 Tỉ trọng cơ cấu kinh tế Singapore (theo GDP) 48
6 Hình 3.6 Tỉ trọng cơ cấu kinh tế Singapore (theo lao động) 48
7 Hình 3.7 Tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu của Singapore 61
8 Hình 4.1 Biểu đồ tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam 77
9 Hình 4.2 Biểu đồ tỉ lệ giảm nghèo ở Việt Nam 78
10 Hình 4.3 Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam 80
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
M p át triể i t p p v i t tr i i
i Đang là câu hỏi lớn được đặt ra không chỉ trong các cuộc hội thảo khoa
học, các hội nghị của Đảng và Chính phủ mà c n thu hút sự chú ý rộng rãi của công
chúng. Đổi mới mô hình phát triển là vấn đề có ý nghĩa lớn lao và trọng đại, nó
không chỉ đơn thuần là vấn đề kinh tế mà có ý nghĩa quyết định đến sự tồn vong của
cả hệ thống chính trị và chế độ xã hội ở nước ta. Phát iểu ế mạc hội nghị lần thứ
III của an chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Tổng í thư Nguyễn Phú Trọng
đã nhấn mạnh: trong n m 2012 và những n m tiếp theo Việt Nam s ưu ti n
hàng đầu cho kìm chế lạm phát ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội
g n với đổi mới mô hình t ng trư ng tái cơ c u lại nền kinh tế .
Mô hình phát triển c mà chúng ta lựa chọn từ năm 1986 đến nay đã mang
lại sự chuyển iến mạnh m về kinh tế và xã hội. Việt Nam đã gia nhập nhóm các
nước có thu nhập trung ình trên thế giới ăm 2010, cơ cấu kinh tế có chuyển iến
theo hướng hiện đại, tỷ lệ hộ ngh o đến cuối năm 2010 đã giảm mạnh, được đánh
giá là hình mẫu trong công tác giảm đói ngh o, chỉ số phát triển con người (H I)
tiếp tục được cải thiện. Tuy nhiên, mô hình tăng trưởng c đang phải đối diện với
nhiều thách thức: Hiệu quả sử dụng tài nguyên thấp, thiệt hại kinh tế do ô nhiễm
suy thoái ở mức cao (-11,54%). Ngoài ra, công nghệ sản xuất nước ta c n lạc hậu,
tiêu tốn nhiều năng lượng. Các ngành kinh tế “nâu” đang chiếm tỷ trọng lớn trong
nền kinh tế. Đa dạng sinh học suy giảm, tài nguyên không tái tạo cạn kiệt, tác động
iến đổi khí hậu gia tăng. Các ngành sản xuất năng lượng sạch như năng lượng hạt
nhân, năng lượng gió, mặt trời, sinh khối, địa nhiệt… tại Việt Nam c ng chưa phát
triển. Thêm vào đó, nhiều ngành hỗ trợ, giải quyết vấn đề môi trường, dịch vụ môi
trường, công nghiệp tái chế… c n yếu kém.
Tăng trưởng kinh tế là mục tiêu quan trọng hàng đầu của tất cả các quốc gia
trên thế giới ở mọi thời đại. Để đạt được mục tiêu này, việc lựa chọn các mô hình
phát triển kinh tế đúng đắn, phù hợp với từng quốc gia có ý nghĩa cực kỳ quan
trọng, quyết định “vận mệnh tương lai” của cả đất nước. Thậm chí đây c n được
xem như iểu tượng của sức sáng tạo và quyền tự quyết của quốc gia ấy. ởi vậy,
2
trong một thời gian dài, vấn đề lựa chọn mô hình kinh tế được đặt ra một cách sôi
nổi, không chỉ ở Việt Nam mà ở hầu hết các nước đang phát triển và các quốc gia
chuyển đổi.
Singapore nằm trong khu vực phát triển kinh tế của Đông Nam Á với một
thời kỳ tăng trưởng kinh tế khá mạnh và liên tục trong nhiều năm. Những thành tựu
của Singapore được đánh giá cao và là ài học đáng học tập của nhiều quốc gia trên
thế giới, mặc dù vẫn c n tồn tại một số hạn chế nhất định.
Việt Nam hôm nay, đặt trong ối cảnh kinh tế nhiều iến động, việc đổi mới, cải
tiến mô hình phát triển kinh tế là việc làm cần thiết. Với những nét tương đồng trong
văn hóa, kinh tế, lịch sử phát triển…, Việt Nam hoàn toàn có thể tham khảo kinh
nghiệm quản lý mô hình kinh tế của Singapore, trên cơ sở tham khảo có chọn lọc.
Từ những lí do trên, tác giả đã quyết định đi sâu nghiên cứu đề tài: “Mô hình
phát triển kinh tế của Singapore và hàm ý đối với Việt Nam . Hy vọng những kết
quả nghiên cứu này s là tài liệu có ý nghĩa thiết thực đối với các nhà hoạch định
chính sách của Việt Nam c ng như những độc giả quan tâm nghiên cứu vấn đề này.
Sự phù hợp của tên đề tài với chuyên ngành đào tạo: Đề tài “Mô hình phát
triể i t ủ Si p re v m ý ối v i Vi t N m” hoàn toàn phù hợp với
chuyên ngành Kinh tế quốc tế.
2. Câu hỏi nghiên cứu
Để đi sâu nghiên cứu Mô hình phát triển kinh tế của Singapore và hàm ý đối
với Việt Nam, luận văn s tập trung trả lời các câu hỏi sau:
- Vì sao kinh tế Singapore phục hồi và trỗi dậy thần kỳ?
- Singapore đã triển khai thực hiện xây dựng mô hình kinh tế như thế nào? Có
những thành công hạn chế gì?
- Việt Nam có thể học được những kinh nghiệm gì từ mô hình phát triển kinh
tế Singapore?
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghi n cứu
Trên cơ sở phân tích lý luận và thực tiễn, lựa chọn mô hình phát triển kinh tế
của Singapore, rút ra hàm ý đối với Việt Nam nhằm xây dựng một mô hình phát
triển kinh tế trong ối cảnh mới- toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.
3
3.2. Nhiệm vụ nghi n cứu
Luận văn s tập trung giải quyết những nhiệm vụ cụ thể sau:
- Tổng quan tình hình và hệ thống những vấn đề lý luận về Mô hình phát triển
kinh tế.
- Phân tích thực trạng phát triển kinh tế của Singapore, chỉ ra những thành
công, hạn chế và nguyên nhân trong phát triển kinh tế của Singapore.
- Đưa ra những quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế của Việt
Nam cùng một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế của Việt Nam từ kinh
nghiệm của Singapore.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghi n cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là mô hình phát triển kinh tế của
Singapore và một số vấn đề liên quan đến mô hình phát triển kinh tế tại Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghi n cứu
- Về không gian: Mô hình phát triển kinh tế của Singapore, và mô hình phát
triển kinh tế của Việt Nam.
- Về thời gian: Luận văn giới hạn trong khoảng thời gian từ năm 2000, đặc
iệt là sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008 tới nay (2017), và tầm nhìn tới
năm 2030.
5. Những đóng góp mới của luận văn
- Làm rõ cơ sở lý luận về mô hình kinh tế của Singapore.
- Làm rõ thực trạng về mô hình kinh tế của Singapore, những điểm mạnh,
điểm yếu, thành công và chưa thành công của Singapore. Phân tích những lợi thế và
nhược điểm về các nhân tố trong xây dựng mô hình kinh tế của Singapore.
- Luận giải khả năng vận dụng kinh nghiệm về xây dựng mô hình kinh tế của
Singapore vào điều kiện nước ta hiện nay, đồng thời đưa ra một số gợi ý chính sách
để tăng thêm tính khả thi trong vận dụng những kinh nghiệm này.
- Luận văn phân tích mô hình kinh tế của Singapore, từ đó rút ra kinh nghiệm
để xây dựng mô hình kinh tế của Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu này hỗ trợ các nhà
4
lãnh đạo Việt Nam có cái nhìn tổng quát hơn về thực trạng mô hình kinh tế của
nước mình từ đó phát huy các mặt mạnh và cải thiện những mặt còn hạn chế góp
phần gia tăng khả năng vận hành của mô hình kinh tế Việt Nam, góp phần thúc đẩy
sự nghiệp CNH -HĐH của đất nước.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn được kết cấu gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về mô hình phát
triển kinh tế
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và nguồn số liệu
Chương 3: Đánh giá mô hình và phát triển kinh tế của Singapore
Chương 4: Một số hàm ý rút ra cho Việt Nam từ mô hình phát triển kinh tế của
Singapore
5
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN VỀ MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ
1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu
Nằm trong khu vực Châu Á-Thái ình ương phát triển năng động nhất thế
giới trong vài thập kỷ trở lại đây, sự tăng trưởng kinh tế hiệu quả và phát triển
nhanh của Singapore đã thu hút được sự chú ý của rất nhiều nhà nghiên cứu kinh tế,
xã hội c ng như các nhà hoạch định chính sách. Hàng trăm công trình nghiên cứu
đã được công ố trong khoảng gần hai thập kỷ qua. Nhìn chung đa số những nghiên
cứu này đã khẳng định những thành quả đạt được của Singapore trong việc xây
dựng một mô hình kinh tế phát triển ổn định và ền vững.
Tác giả xin điểm lại một số nghiên cứu chính trong và ngoài nước nghiên cứu,
đánh giá về mô hình phát triển kinh tế của Singapoe.
Năm 1993, Ngân hàng thế giới ra một áo cáo trong đó gọi các nước Đông
Nam Á, trong đó có Singapore là “thần kỳ” là một trong những điểm mở đầu cho
một làn sóng ca ngợi sự thành công của các nước Đông Nam Á nói chung và
Singapore nói riêng.
Trong cuốn Những bài học từ kinh nghiệm t ng trư ng của khu vực Đông và
Đông Nam Á , do Đinh Trọng Minh dịch, Nhà xuất ản chính trị quốc gia ấn hành
năm 1999, các tác giả đã tập trung trình ày một số nhân tố cơ ản tạo cơ sở cho sự
tăng trưởng nhanh của các nền kinh tế Đông và Đông Nam Á mà Singapore được
coi là ví dụ tiêu iểu. Một trong những kết luận mà các tác giả đưa ra là “…các
nước đang phát triển, với kết quả hoạt động xuất khẩu tốt hơn, s đạt được tăng
trưởng kinh tế cao hơn”. Nói cách khác, nhóm tác giả đã ca ngợi mô hình kinh tế
hướng về xuất khẩu của các nước Đông Nam Á và Singapore, coi đó là nguyên
nhân cơ ản dẫn đến sự thành công trong tăng trưởng kinh tế của quốc gia này
trong những thập kỷ vừaqua.
Nguyễn Thị Hiền trong tác phẩm Hội nhập kinh tế khu vực của một số nước
Đông Nam Á , Nhà xuất ản Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh ấn hành năm 2002 đã
6
mô tả quá trình phát triển kinh tế xã hội gắn liền với quá trình hội nhập kinh tế khu
vực và quốc tế của a nước Philippines, Singapore, và Thailand. Theo tác giả, a
nước Đông Nam Á kể trên, đặc iệt là Singapore đã thành công về mặt kinh tế nhờ
iết tận dụng những lợi thế so sánh của mình so với phần c n lại của thế giới để hội
nhập vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu. Mỗi nước có một lợi thế khác nhau,
nhưng điểm chung ở họ là chính phủ đã đưa ra được những chính sách phát triển
hợp lý, phát huy được những lợi thế này để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, đẩy
mạnh xuất khẩu và gặt hái những thành công trong chiến lược phát triển kinh tế xã
hội của mình.
Lê àn Thạch và Trần Thị Tri trong cuốn Công nghiệp hóa NIEs Đông
Nam Á và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (Nhà xuất ản thế giới 2000) đã
đánh giá rất tỉ mỉ các ước, các giai đoạn quá trình CNH của các nền kinh tế công
nghiệp hóa mới (NIEs) trong đó đáng chú ý là quá trình CNH của một nước nằm
trong khu vực Đông Nam Á là Singapore. Các tác giả đã đánh giá cao nỗ lực của
nền kinh tế Đông Nam Á này trong quá trình CNH đất nước. Theo các tác giả, mặc
dù đây là một quốc gia, vùng lãnh thổ vừa thoát khỏi chế độ thuộc địa, vừa tách ra
thành thực thể chính trị độc lập, Singapore gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình
CNH do nguồn vốn hạn hẹp, trình độ công nghệ non kém và chưa có được mối
quan hệ kinh tế quốc tế rộng rãi, nhưng nhân dân và chính phủ Singapore đã thể
hiện một ý chí và quyết tâm lớn trong việc tận dụng thời cơ, vượt qua thử thách, đưa
sự nghiệp CNH của họ đi lên ằng những chiến lược, quyết sách quan trọng, phù
hợp và họ đã gặt hái được những thành công to lớn. Quá trình CNH được coi là
thành công của các NIEs nói chung, Singapore nói riêng đã tạo ra cho các nền kinh
tế này một nền tảng cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối hiện đại, cơ cấu kinh tế đã có
những chuyển iến rất cơ ản theo hướng hiện đại, đời sống nhân dân vì thế c ng
được cải thiện đáng kể, vị thế của các nước trên thế giới đã được khẳng định. Kết
luận lại các tác giả này cho rằng sự thành công của các NIEs nói chung, Singapore
nói riêng là không thể phủ nhận, rằng “NIEs đã khá thành công trong việc lựa chọn
mô hình CNH, trong việc nắm ắt nhanh nhạy thời cơ và thách thức, kịp thời điều
chỉnh các ước đi chiến lược để khai thác đầy đủ các lợi thế so sánh của đất nước,
7
kết hợp chặt ch nguồn lực ên trong và ên ngoài, tạo dựng môi trường trong nước
và quốc tế thuận lợi phục vụ cho CNH”.
Phạm Mộng Hoa trong cuốn Địa lý kinh tế - xã hội các nước ASEAN do
Nhà xuất ản khoa học xã hội ấn hành năm 1999 đã đánh giá quá trình phát triển
kinh tế xã hội của các nước Đông Nam Á (đặc iệt là Singapore) là khá thành công.
Từ những nền kinh tế ngh o nàn, lạc hậu khi giành được độc lập hoặc thành lập thể
chế chính trị độc lập, các quốc gia Đông Nam Á đã nhanh chóng trở thành quốc gia
có mức thu nhập trung ình hoặc cao trên thế giới chỉ sau vài thập niên. Nền kinh tế
đạt được tốc độ tăng trưởng cao trong nhiều năm, đời sống nhân dân được nâng lên
đáng kể. Một ộ phận quan trọng người dân ở các nước này đã thoát khỏi cuộc sống
đói ngh o trước đây. Một số nước như Singapore đã thành công trong việc ảo vệ
môi trường trong quá trình CNH. Đạt được những thành tựu này là do các quốc gia
Đông Nam Á đã không ngừng theo đuổi các mục tiêu phát triển kinh tế và đã có
những chính sách phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội
của mình. ên cạnh đó các nước này c ng khá thành công trong việc tận dụng
những điều kiện quốc tế thuận lợi và vị trí địa chính trị quan trọng của mình để thu
hút đầu tư, công nghệ nước ngoài phục vụ mục tiêu CNH của mình.
Tác giả ương Hồng Nhung trong ài viết CNH hướng vào xu t khẩu của
Singapore và đầu tư trực tiếp của Nhật Bản đã cho rằng, thực tế cho thấy, viện trợ
và FDI là một trong những yếu tố dẫn đến thành công trong tăng trưởng kinh tế của
các nước Đông Nam Á. Theo ương Hồng Nhung, “Singapore đã xác định đúng
chiến lược kinh tế và c ng nắm được đúng thời cơ để thực hiện chiến lược đó, chiến
lược “CNH hướng về xuất khẩu” xét trên cả phạm vi quốc tế và khu vực”.
1.1.2. Những khoảng trống rút ra từ tổng quan
Nhìn chung, các nghiên cứu trên đã mô tả và đưa ra lý giải khá đa dạng,
nhiều mặt của những thành công c ng như chưa thành công của mô hình phát triển
kinh tế xã hội của các nước Đông Nam Á nói chung và Singapore nói riêng, tuy
nhiên có thể nhận thấy vẫn còn nhiều khoảng trống trong nghiên cứu về những bài
học không chỉ thành công mà còn các kinh nghiệm không thành công của Singapore
cho Việt Nam. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay thế giới đã có nhiều đổi thay. Tình
8
hình không cho phép chúng ta sao chép nguyên si những gì mà các nước Đông Nam
Á nói chung và Singapore đã trải qua. Đúng như Haughton (1994) nhận định Nhà
nông khôn ngoan ngày nay biết rằng cần phải học tập, chứ không phải sao chép
mọi chi tiết kinh nghiệm của các nhà nông đã thành công nh t trong khu vực .
Từ những nghiên cứu nêu trên c ng có thể thấy chưa có một công trình nào
nghiên cứu một cách độc lập về mô hình phát triển kinh tế của Singapore, đánh giá
đầy đủ những thành công, rút ra nguyên nhân và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
nhằm trả lời chính xác cho câu hỏi: đâu là mô hình để Việt Nam có thể học tập.
Nghiên cứu này vì thế được tiến hành để giải quyết vấn đề nêu trên.
1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc lựa chọn mô hình phát triển kinh
tế
Trên thực tế mỗi quốc gia đều tìm cho mình một con đường phát triển riêng
dựa trên hoàn cảnh cụ thể của đất nước về tự nhiên, kinh tế, xã hội…. Trong hơn
30 năm đổi mới và phát triển vừa qua, Việt Nam đã thu được những thành tựu rất có
ý nghĩa trong thúc đẩy tăng trưởng, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống người
dân,… Có rất nhiều nguyên nhân lý giải cho sự thành công của Việt Nam thời gian
qua nhưng có l nguyên nhân bao trùm nhất, tổng quát nhất mà không ai có thể phủ
nhận là sự chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế-xã hội từ mô hình kinh tế tập trung
quan liêu bao cấp sang phát triển một nền kinh tế thị trường định hướng XHCN gắn
với “chủ động hội nhập kinh tế quốc tế”. Tuy vậy, mô hình đó những năm gần đây
c ng đã ộc lộ một số hạn chế nhất định như “đã để mô hình phát triển theo chiều
rộng quá lâu”. Để khắc phục hạn chế này, dự thảo chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội đến 2020 đã chỉ ra rằng trong những năm tới chúng ta phải thay đổi mô hình
phát triển. Điều này cho thấy, để có thể tránh được nguy cơ tụt hậu, duy trì tốc độ
tăng trưởng cao, phát triển bền vững, Việt Nam trong những năm tới, cần hoàn thiện
mô hình phát triển đất nước.
Để làm rõ cơ sở cho việc đánh giá mô hình kinh tế của Singapore, rút ra bài
học cho Việt Nam, trên cơ sở đó tìm t i, lựa chọn mô hình phát triển mới của Việt
Nam, luận văn tập trung trình bày một số vấn đề lý luận và thực tiễn cơ ản về mô
hình phát triển kinh tế đã tồn tại trên thế giới.
9
1.2.1. Khái ni m về phát triển kinh t
1.2.1.1. Khái niệm
Có thể nói, phát triển kinh tế là mục tiêu của tất cả các quốc gia dân tộc
trên toàn thế giới. Phát triển kinh tế là quá trình lớn l n t ng tiến mọi mặt của
nền kinh tế. Nó bao gồm sự t ng trư ng kinh tế và đồng thời có sự hoàn chỉnh về
mặt cơ c u thể chế kinh tế ch t lượng cuộc sống. Như vậy, sự phát triển của
quốc gia trong một giai đoạn nhất định được xem xét trên hai mặt: sự gia tăng về
kinh tế và sự tiến ộ về xã hội.
Sự gia tăng về kinh tế c n được gọi là sự tăng trưởng kinh tế là sự t ng
th m về quy mô sản lượng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ trong một thời kỳ nh t
định (thường là một n m). Nếu tổng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của một quốc
gia t ng l n thì nó được coi là t ng trư ng kinh tế.
Để iểu thị sự tăng trưởng kinh tế, người ta thường dùng mức tăng lên của
GNP hay G P. Mức tăng đó thường tính trên toàn ộ nền kinh tế quốc dân, hay
tính ình quân theo đầu người của thời kỳ sau so với thời kỳ trước đó.
Khi đo lường sự tăng trưởng, người ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau:
Một : Mứ tă tr ở tu t ối
- Theo tổng sản phẩm (GNP hay G P) của nền kinhtế:
∆Yn =Yn -Yn -1
Trong đó:
∆Yn : tổng sản phẩm tăng thêm của năm so với năm liền kề trước đó (n-1).
Yn: tổng sản phẩm của năm n.
Yn-1: tổng sản phẩm của năm liền kề trước đó.
- Theo tổng sản phẩm ình quân đầu người:
∆yn =yn -yn -1
Trong đó:
∆yn : tổng sản phẩm ình quân đầu người của năm n so với năm liền kề
trước đó s(n-1).
yn: tổng sản phẩm ình quân đầu người của năm n.
10
yn-1: tổng sản phẩm ình quân đầu người của năm liền kề trước đó.
H i : Tố ộ tă tr ở
- Theo GNI (GDP) của nền kinh tế:
g(Y ) =
Yn -Yn -1 x100 =
∆Yn x100[%]
Yn-1 Yn-1
Trong đó: g(Yn) là tốc độ tăng trưởng GNI (G P) của toàn ộ nền kinh tế
của năm n, tính ằng phần trăm.
- Theo GNI (G P) ình quân đầungười
g( y ) =
yn –yn-1 x100 =
∆yn x100[%]
yn-1 yn-1
Trong đó: g (yn) là tốc độ tăng trưởng GNI (G P) ình quân đầu người của
năm n, tính ằng phần trăm.
Giữa khái niệm tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế có mối quan hệ
mật thiết với nhau. Trong đó, tăng trưởng là một chỉ tiêu, một điều kiện của phát
triển kinh tế. Tăng trưởng kinh tế là điều kiện để tăng ngân sách nhà nước, tăng
thu nhập của dân cư. Tăng ngân sách nhà nước đến lượt nó là điều kiện giúp Nhà
nước tăng đầu tư cho giáo dục, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, xây dựng kết
cấu hạ tầng, giải phóng sức sản xuất và có điều kiện giải quyết các chính sách xã
hội (phát triển). Ngược lại sự phát triển kinh tế s là động lực đẩy nhanh tốc độ
tăng trưởng. Tuy nhiên, tăng trưởng không tự động dẫn đến sự hình thành cơ cấu
kinh tế hợp lý và tiến ộ xã hội (phát triển). Nói cách khác, tăng trưởng kinh tế
là điều kiện cần chứ không phải là điều kiện đủ cho phát triển kinh tế. Nếu tăng
trưởng kinh tế nhanh nhưng không dẫn đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý,
theo hướng hiện đại; cuộc sống tinh thần của nhân dân không được cải thiện; phân
hóa xã hội ngày càng tăng lên; môi trường ngày càng ô nhiễm và ị hủy hoại thì
chỉ có tăng trưởng mà không có phát triển. Phát triển kinh tế không chỉ ao gồm
những thay đổi về số lượng như tăng trưởng kinh tế mà c n ao gồm cả những
thay đổi về chất lượng cuộc sống. Một số nội dung cơ ản của phát triển kinh tế
có thể được trình ày nhưsau:
11
Thứ nh t, để có sự phát triển kinh tế-xã hội thì trước hết nền kinh tế phải có
sự tăng trưởng trong G P, thậm chí là tăng trưởng với tốc độ cao, đó là sự tăng lên
về quy mô sản xuất làm tăng thêm giá trị sản lượng của cải vật chất, dịch vụ. ên
cạnh tăng trưởng, nền kinh tế phải đạt được sự iến đổi tích cực về cơ cấu ngành
nghề và cơ cấu vùng, lãnh thổ; tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý có khả năng khai
thác lợi thế trong nước và tiếp thu thành tựu của văn minh nhân loại.
Thư hai, tăng trưởng kinh tế là động lực làm thay đổi cơ cấu xã hội, cải
thiện đời sống dân cư, giảm ớt đói ngh o, rút ngắn khoảng cách giữa các tầng
lớp dân cư, ảo đảm công ằng xã hội. Tăng trưởng là tiền đề cơ ản nhất cho
phát triển nhưng tăng trưởng ản thân nó không tự phát đưa một đất nước đi đến
một trình độ phát triển cao được. Để có một xã hội phát triển thì những thành tựu
của tăng trưởng phải được sử dụng một cách hợp lý. Tăng trưởng phải mang lại
một cuộc sống tốt đẹp hơn cho đại đa số người dân, số người ngh o, đói phải
giảm đi, khoảng cách về mức sống giữa các tầng lớp dân cư phải được đảm ảo
hợp lý, không có sự ất ình đẳng quá lớn….
1.2.1.2. Các chỉ ti u phát triển kinh tế
Phát triển kinh tế là một phạm trù kinh tế - xã hội rộng lớn. Để đo trình độ
phát triển của một quốc gia, người ta thường dùng hệ thống các chỉ tiêu sau:
- T ng trư ng kinh tế: là sự gia tăng về quy mô sản lượng hay giá trị gia
tăng của hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế. Nó thường được thể hiện qua
các chỉ tiêu tỉ lệ tăng trưởng tổng G P, GNP hay GNI… hoặc chỉ tiêu tăng trưởng
thu nhập ình quân đầu người trong một thời gian nhất định (thường là một
năm).Tăng trưởng kinh tế càng nhanh thì đất nước càng có điều kiện để cải thiện
các chỉ tiêu khác của phát triển kinh tế-xã hội.
- Ch m sóc sức khỏe cộng đồng thể hiện qua các chỉ số như tỷ lệ chết của
trẻ sơ sinh; số giường ệnh, số ác sĩ so với dân cư; tuổi thọ trung ình. Trong đó
tuổi thọ trung ình của người dân là chỉ tiêu tổng hợp nhất, nó phản ánh kết quả
tổng hợp của sự chăm sóc y tế đối với sức khỏe cộng đồng, mức sống vật chất và
tinh thần của dân cư.
- Trình độ học v n của dân cư là chỉ tiêu phản ánh chất lượng trí tuệ của đội
ng lao động và dân cư. Chỉ tiêu này ao gồm các chỉ số: tỷ lệ người iết chữ so
12
với tổng dân số; tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đi học được đến trường; tỷ lệ cán ộ có
trình độ đại học và trên đại học so với tổng dân cư.
- Mức sống về vật ch t và tinh thần của người dân, tình trạng đói ngh o, thất
nghiệp, ất ình đẳng trong thu nhập.
Để đánh giá đầy đủ và toàn diện hơn mức độ phát triển xã hội, Liên hợp quốc
đã đưa ra chỉ tiêu phát triển con người (H I), là chỉ tiêu tổng hợp a chỉ số cơ ản
dưới đây:
Chỉ số a: GNI ình quân đầu người tính theo sức mua tương đương (PPP)
(US /người/năm).
Chỉ số : chỉ số về giáo dục (tỷ lệ % người lớn iết chữ).
Chỉ số c: chỉ số về y tế (tuổi thọ ình quân trên cả nước).
Theo đánh giá của UN P, chỉ số H I của Việt Nam năm 2010 xếp thứ
113/169 nước trên thế giới.
ên cạnh những chỉ tiêu liên quan đến mức sống và điều kiện sống của người
dân như đã trình ày ở trên, mức độ phát triển của một quốc gia c n được đo ằng
một số chỉ tiêu liên quan đến thực trạng của nền kinh tế như sau:
- Chỉ tiêu về cơ c u kinh tế: Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ộ phận hợp thành
với vị trí, tỷ trọng và mối quan hệ tương tác giữa các ộ phận ấy trong một hệ thống
thống nhất. Nhưng để xem xét một cơ cấu kinh tế, người ta thường xem xét mối
quan hệ tỷ lệ giữa a lĩnh vực cơ ản là công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ trong
tổng sản phẩm trong nước (G P). Nền kinh tế phát triển thì tỷ lệ công nghiệp và
dịch vụ trong G P ngày càng cao, c n nông nghiệp thì giảm đi tương đối; tỷ trọng
công nghiệp trong G P tăng đến mức nào đó rồi dừng lại; c n tỷ trọng dịch vụ
trong G P thì không ngừng tăng lên tương ứng.
- Chỉ ti u tiết kiệm và mức đầu tư phản ánh đầu tư tăng trưởng kinh tế trong
chu kỳ tiếp theo. ởi vì, tiết kiệm tiêu dùng thì phần tích l y cho đầu tư phát triển
tăng lên. Đầu tư nhiều s tăng quy mô sản xuất và gia tăng giá trị sản lượng sản
phẩm hàng hóa, dịchvụ.
- Tỷ lệ dân số đô thị và nông thôn; tỷ lệ lao động công nghiệp, dịch vụ và lao
động nông nghiệp là kết quả của phát triển sản xuất làm thay đổi cơ cấu ngành
nghề, thay đổi cơ cấu xã hội và dân cư.
13
ựa vào các tiêu chí trên, năm 2010, chương trình phát triển của Liên hợp
quốc (UN P) đã tiến hành khảo sát 198 quốc gia trên thế giới và đưa ra ảng phân
loại trình độ phát triển của các quốc gia. anh sách này, cho đến nay, hầu như vẫn
chưa có sự thay đổi đáng kể nào, (xem ảng 1).
Bảng 1: Trình độ phát triển của các quốc gia trên thế giới
Nhóm nước
Chỉ số a
(US /người/
năm)
Chỉ số
(%)
Chỉ số c
(tuổi)
Kém phát triển (42 nước) 227 32 49
Đang phát triển (130 nước) 921 58 59
Phát triển (26 nước) 15.610 99 75
Nguồn: IMF, Cơ sở dữ liệu kinh tế thế giới Oulook, tháng 9 năm 2016.
1.2.1.3. Các nhân tố ảnh hư ng đến t ng trư ng và phát triển
Trong mô hình phát triển kinh tế, nếu sản lượng được gọi là iến phụ thuộc
thì các nhân tố ảnh hưởng là các iến độc lập. Đó là các nhân tố đóng vai tr
quyết định tăng trưởng và phát triển của một quốc gia. Trên thực tế có rất nhiều
nhân tố đóng vai tr quyết định đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế,
nhưng thông thường chúng được chia ra làm hai nhóm cơ ản sau:
* Nhóm các nhân tố kinh tế
Quá trình sản xuất là quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào (nguồn lực sản
xuất: vốn, lao động, tài nguyên thiên nhiên, tri thức) theo các cách thức nhất định
để tạo ra các đầu ra (tổng sản phẩm trong nước - G P hay tổng thu nhập quốc dân
- GNI) theo nhu cầu của xã hội.
Nếu ta gọi các iến số đầu vào là Xi hàm số đầu ra là Y, thì sự tăng trưởng
có mối quan hệ hàm số sau:
Y = f (Xi)
Trong đó:
Xi là các yếu tố đầu vào cụ thể sau:
K: vốn.
L: lao động.
14
R: tài nguyên thiên nhiên. T: khoa học và công nghệ.
- Vốn sản xu t: Ở ất kỳ nền kinh tế nào, vốn luôn là nhân tố đóng một vai
tr vô cùng quan trọng đối với qúa trình sản xuất, đặc iệt là trong điều kiện hiện
nay công nghệ sản xuất cao càng đ i hỏi đầu tư vốn lớn. Vốn được thể hiện ra bên
ngoài là các tư liệu sản xuất như máy móc, thiết ị, phương tiện vận tải, kho hàng,
kết cấu hạ tầng và kỹ thuật…. Trong điều kiện năng suất lao động không đổi thì
tăng tổng số vốn s dẫn đến tăng thêm sản lượng sản phẩm hàng hóa. Tất nhiên,
trong thực tế sự tăng thêm giá trị sản lượng hàng hóa c n phụ thuộc vào nhiều yếu
tố khác nữa, chẳng hạn chất lượng lao động, trình độ kỹ thuật v.v…
- Lao động: là yếu tố đặc iệt quan trọng của quá trình sản xuất. Mọi hoạt
động sản xuất đều do lao động của con người quyết định, nhất là người lao động có
kỹ thuật, kinh nghiệm và kỹ năng lao động. o đó, chất lượng lao động quyết định
kết quả và hiệu quả sản xuất.
- Đ t đai: là yếu tố sản xuất có vai tr đặc iệt quan trọng trong nền kinh tế
nông nghiệp. Đối với sản xuất công nghiệp và dịch vụ đất đai c ng là một trong các
đầu vào không thể thiếu. Đất đai là yếu tố cố định, lại ị giới hạn ởi quy mô, nên
việc sử dụng đất đai một cách có hiệu quả là yêu cầu quan trọng trong tất cả các
giai đoạn phát triển của nền kinh tế.
- Các loại tài nguy n từ trong lòng đ t (khoáng sản, nước ngầm), tài nguyên
sông, iển và các tài nguyên thiên nhiên khá đều là yếu tố đầu vào của sản xuất.
- Tri thức: Ngày nay tri thức được coi là một yếu tố đầu vào trực tiếp của quá
trình sản xuất có vai tr rất quan trọng. Nó quyết định sự thay đổi năng suất lao động
và chất lượng sản phẩm. Những phát sinh, sáng chế mới được ứng dụng trong sản
xuất đã giải phóng được lao động nặng nhọc, độc hại cho người lao động và tạo ra sự
tăng trưởng nhanh chóng, góp phần vào sự phát triển kinh tế của xã hội hiện đại.
* Nhóm các nhân tố phi kinh tế
Khác với nhóm các nhân tố kinh tế, các yếu tố phi kinh tế thường không tác
động trực tiếp đến tăng trưởng và phát triển kinh tế nhưng lại có ảnh hưởng rất
mạnh m đến quá trình phát triển nói chung. Tuy nhiên, những ảnh hưởng của các
nhân tố phi kinh tế đến tăng trưởng kinh tế lại rất khó lượng hoá ằng các chỉ tiêu
15
cụ thể. Một số nhân tố phi kinh tế chủ yếu có thể kể đến là:
- Thể chế chính trị và đường lối phát triển kinh tế-xã hội: Thể chế là các qui
định theo đó các cá nhân, công ty và nhà nước tác động lẫn nhau. Như vậy, thể chế
kinh tế - xã hội là các nguyên tắc tổ chức quản lý kinh tế - xã hội, pháp luật, các chế
độ, chính sách, các công cụ và ộ máy tổ chức thực hiện những chính sách, nguyên
tắc này. Ngày nay, thể chế chính trị, đường lối phát triển kinh tế-xã hội được coi là
nhân tố quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội. ởi vì thể chế iểu hiện
như một lực lượng đại diện cho ý chí của cộng đồng nhằm điều chỉnh các mối quan
hệ kinh tế - chính trị-xã hội theo lợi ích của cộng đồng đặt ra. Một thể chế chính trị,
kinh tế, xã hội ổn định, hiện đại là điều kiện thuận lợi để các hoạt động kinh tế diễn
ra suôn sẻ, ngược lại thể chế không phù hợp s gây ra những cản trở, mất ổn định,
thậm chí làm cho nền kinh tế lâm vào tình trạng suy thoái, khủng hoảng hoặc gây ra
những xung đột chính trị-xã hội.
- Đặc điểm dân tộc:Trong một quốc gia thông thường có sự tồn tại, sinh sống
của nhiều dân tộc khác nhau. ên cạnh những điểm tương đồng, các dân tộc đều có
những nhu cầu khác nhau về văn hóa, kinh tế, tập quán sống và sản xuất. Những đặc
điểm này có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển kinh tế-xã hội của một quốc
gia. Nếu chính sách của một quốc gia tốt s huy động, khai thác và sử dụng được
những tiềm năng, năng lực sản xuất của các dân tộc vào việc thực hiện tăng trưởng
và phát triển, qua đó mỗi dân tộc đều có được lợi ích nhờ lao động của chính ản
thân mình. Ngược lại, khi chính sách phát triển chỉ mang lại lợi ích cho dân tộc này,
nhưng lại gây tác hại đến vùng khác, dân tộc khác thì s trở thành nguyên nhân của
sự xung đột giữa các sắc tộc.
- Đặc điểm tôn giáo: Vấn đề tôn giáo gắn liền với vấn đề dân tộc. Trong
quốc gia đa dân tộc thường có nhiều tôn giáo khác nhau, quy mô và mức độ tín
ngưỡng của các tôn giáo phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế và tiến ộ xã hội. Song,
dù ở quy mô và mức độ nào thì các tôn giáo đều có quan niệm, triết lý, tư tưởng
riêng ăn sâu vào cuộc sống của giáo dân từ đời này qua đời khác và khó có thể thay
đổi. Các thiên kiến của tôn giáo thường tạo ra một tâm lý xã hội iệt lập của tôn
giáo mình. o đó, các cuộc xung đột vì lý do tôn giáo rất dễ xảy ra gây ảnh hưởng
16
đến an ninh và sự ổn định của một đất nước. Một chính sách đúng đắn về tôn giáo là
điều kiện cần thiết tạo ra sự h a hợp giữa giáo dân, khai thác các nhân tố tích cực
của tôn giáo phục vụ tăng trưởng và phát triển.
- Đặc điểm v n hóa: Văn hóa là một phạm trù rộng lớn, ao trùm nhiều mặt,
từ tri thức phổ thông, khoa học, văn hóa nghệ thuật đến lối sống, tập quán, cách ứng
xử trong quan hệ giao tiếp… được hình thành và tích l y trong một quá trình phát
triển của dân tộc gắn liền với việc tiếp thu những tinh hoa của văn minh nhân loại.
Có thể nói, trình độ văn hóa của một dân tộc là nhân tố cơ ản tạo ra chất lượng
của đội ng lao động, do đó là nhân tố quyết định sự tăng trưởng và phát triển.
1.2.2. Mô hình phát triể i t
1.2.2.1. Khái niệm
ù thực tế thì không ai có thể phủ nhận, mỗi quốc gia đều lựa chọn cho mình
một mô hình phát triển kinh tế nhất định. Thậm chí lựa chọn mô hình phát triển như
thế nào cho phù hợp với điều kiện riêng của từng nước c n được coi là iểu tượng
của sự thành công, sức sáng tạo và quyền tự quyết của một quốc gia. Tuy vậy, đến
nay vẫn chưa có một sự thống nhất giữa các nhà nghiên cứu về khái niệm mô hình
phát triển kinh tế. Trong cuốn “kinh tế phát triển” của Khoa Kinh tế phát triển, Phân
viện Hà Nội, Học viện chính trị hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, các tác giả đưa
ra định nghĩa: “Mô hình kinh tế là cách diễn đạt cơ ản nhất về sự phát triển kinh tế
thông qua các iến số kinh tế và các mối quan hệ giữa chúng, để từ đó hiểu rõ hơn
các xu hướng vận động của nền kinh tế”. Theo tác giả, đây là cách hiểu mô hình
phát triển kinh tế theo nghĩa hẹp hay mô hình kinh tế thể hiện ằng toán học, nó
phản ánh mối quan hệ giữa các iến số độc lập là các yếu tố ảnh hưởng đến phát
triển kinh tế và iến phụ thuộc là quá trình phát triển kinhtế.
Khái niệm mô hình phát triển kinh tế c n có thể hiểu theo nghĩa rộng hơn
nhiều. Đó là một kiểu tổ chức xã hội, tổ chức các hoạt động kinh tế nhằm đưa đất
nước phát triển từ trình độ hiện tại lên trình độ phát triển hơn. Nó biểu diễn cách
thức vận động của nền kinh tế từ trình độ này l n trình độ khác cao hơn. Nó trả
lời cho câu hỏi quá trình phát triển của một quốc gia đã diễn ra như thế nào
những chiến lược nào đã được sử dụng để đưa đ t nước đi l n.
17
1.2.2.2. Các mô hình lý thuyết về phát triển kinh tế
* M i t ổ iể v i uậ iểm ơ t ị tr ờ tự d
Ra đời vào thế kỷ 18, trường phái kinh tế học tư sản cổ điển ao gồm các nhà
tư tưởng vĩ đại như A.Smith, avid Ricardo, và Malthus… Luận điểm cơ ản của
trường phái này là hãy để mặc cho thị trường hoạt động nhà nước không n n can
thiệp vào nền kinh tế. Theo họ, thị trường tự do hoạt động là điều kiện để nền kinh
tế tự điều chỉnh và đạt được mức hiệu quả nhất. Đại iểu cho những luận thuyết này
là Adam Smith (1723-1790).
Những tư tưởng của ông được thể hiện trong các công trình nghiên cứu rất
nổi tiếng về nền kinh tế thị trường tư ản chủ nghĩa như "Lý thuyết về những tình
cảm đạo đức" (1759), "Của cải của các dân tộc"(1776).
Qua các tác phẩm của mình, đặc iệt là cuốn sách "Của cải của các dân tộc"
Adam Smith đã đưa ra một số luận điểm về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế
và việc giải quyết các vấn đề xã hội trong nền kinh tế tư ản chủ nghĩa. Có thể tóm
tắt luận điểm của Adam Smith như sau:
Thứ nh t mặc dù trong một xã hội mỗi người đều ận rộn theo đuổi lợi ích
riêng của mình nhưng chính trong quá trình đó lợi ích của từng cá nhân s đi tới chỗ
phù hợp với lợi ích của cộng đồng. Theo A.Smith: Nếu một nhà sản xuất án hàng
với giá cao hơn so với những người khác s không có người mua, một công nhân
mà đ i trả công cao hơn s không tìm được việc làm, và một ông chủ trả lương thấp
hơn so với những người cạnh tranh khác s không thuê được người làm việc. Như
vậy, để thỏa mãn nhu cầu của mình, tối đa hóa lợi ích riêng của mình, các nhà tư
ản, các nhà uôn, các chủ đất và các công nhân đều phải đáp ứng nhu cầu của
những khách hàng của họ, kết quả là lợi ích của toàn ộ xã hội được đảm ảo. Như
vậy, theo Adam Smith, sự quan tâm của những người này đối với không phải vì
l ng nhân từ, rộng lượng mà là vì sự lợi ích của riêng họ. Chính thông qua trao đổi,
mua bán mà người nọ nhận từ người kia những sự giúp đỡ đôi ên cùng có lợi. Từ
những lập luận nêu trên, A.Smith đã rút ra một triết lý đơn giản là: "Anh cho tôi thứ
mà tôi thích anh s có thứ mà anh y u cầu".
18
Thứ hai dưới sự tác động của cơ chế thị trường thì xã hội s phát triển và trở
nên thịnh vượng lên. Theo A.Smith chính sự tự điều tiết của thị trường thông qua tự
do cạnh tranh và giá cả, đã uộc các nhà sản xuất phải chú trọng đến việc đáp ứng
cả về chủng loại và số lượng hàng hóa mà xã hội yêu cầu.
Trên cơ sở lý giải hai vấn đề nói trên, A.Smith đã đi tới một tư tưởng có ý
nghĩa triết lý ao quát là: "Hãy để y n cho thị trường vận hành". ởi vì theo ông,
"bàn tay vô hình" của cơ chế thị trường s ảo đảm cho xã hội những gì sản xuất ra
phù hợp với nhu cầu của các thành viên của nó theo những số lượng mong muốn và
với giá cả thỏa đáng. Sự tác động qua lại giữa những người tự do cạnh tranh trên thị
trường, dù với động cơ vị kỷ, cuối cùng c ng s đưa lại kết quả ất ngờ là sự hài
h a xã hội. Ông viết: "Mỗi cá nhân... trong khi hướng ngành sản xuất của anh ta vào
việc làm ra những sản phẩm có giá trị cao nhất, anh ta chỉ có ý định là thu được
nhiều lợi nhuận cho chính mình. Trong trường hợp này c ng như trong nhiều
trường hợp khác, anh ta được dẫn dắt ởi một àn tay vô hình để thực hiện một mục
đích mà anh ta không hề nghĩ đến. Khi theo đuổi lợi ích riêng, anh ta thực ra đã thúc
đẩy lợi ích chung của toàn xã hội nhiều hơn là khi thực sự có ý định làm như vậy".
Với những luận thuyết của mình, A.Smith cho rằng nhà nước không nên can
thiệp vào cơ chế thị trường. Nhà nước, theo ông, chỉ cần tập trung vào a chức năng
chính là chống giặc ngoại xâm, ảo vệ xã hội, xây dựng và duy trì các tổ chức.
Trong vấn đề phân phối thu nhập, Adam Smith chia xã hội thành 3 nhóm
người: địa chủ, tư ản và công nhân. Sự phân phối thu nhập của 3 nhóm người này
phụ thuộc vào quyền sở hữu của họ đối với các yếu tố sản xuất: địa chủ sở hữu
ruộng đất thì nhận được địa tô; công nhân có sức lao động thì nhận được tiền công;
nhà tư ản có vốn thì nhận được lợi nhuận. Từ đó thu nhập của xã hội ao gồm tiền
công, lợi nhuận và địa tô. Theo ông, a nhóm người này không mâu thuẫn nhau về
mặt lợi ích, mà có liên quan chung tới lợi ích xã hội và cùng tiến theo sự phát triển
của xã hội.
Một đại iểu xuất sắc khác của mô hình cổ điển là avid Ricardo, với tác
phẩm nổi tiếng “những nguyên lý của kinh tế chính trị học và thuế khóa” xuất ản
năm 1817. Kế thừa những tư tưởng của Adam Smith, Ricardo coi đất đai, lao động,
19
tư ản, tiến ộ kỹ thuật và môi trường thể chế kinh tế-xã hội là các nhân tố tác động
đến tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, theo Ricardo quy luật lợi tức giảm dần khiến
cho tăng trưởng kinh tế giảm dần. Theo đó nếu giữ nguyên các yếu tố đầu vào khác,
trong khi tăng thêm liên tục một yếu tố đầu vào thì sản lượng tăng thêm do thêm
một đơn vị yếu tố đầu vào đó s giảm dần. Trong khi số lượng đất đai không đổi thì
sự gia tăng dân số s dẫn tới mức lợi tức (hay năng suất lao động) giảm dần và điều
này s đe dọa sự tăng trưởng kinh tế. Ông c ng cho rằng sự thay đổi công nghệ
hoặc cải tiến kỹ thuật sản xuất s khống chế được mức lợi tức giảm dần, cho nên
việc tăng vốn được coi là cách duy nhất để mở rộng sản xuất. Nguồn tích l y để
tăng vốn chỉ có thể là lợi nhuận. Tuy nhiên, nếu lợi nhuận là động cơ và điều kiện
của tích l y tư ản, thì tỷ suất lợi nhuận lại có xu hướng giảm xuống cùng với đà
tăng lên của tích luỹ tư ản. Nguyên nhân của tình trạng này là việc tăng dân số mà
đất đai thì có hạn lại ị tác động ởi quy luật “độ mầu mỡ của đất đai ngày càng
giảm” nên giá cả lương thực, thực phẩm không ngừng tăng lên, dẫn đến tiền công
danh nghĩa tăng lên và tỷ suất lợi nhuận giảm dần. Kết quả là tích l y tư ản giảm
sút, tăng trưởng kinh tế chậm lại.
Trong phân phối thu nhập ông c ng chia xã hội thành 3 nhóm người với 3
loại thu nhập giống như quan điểm của Adam Smith, nhưng khác với Adam Smith,
ông cho rằng giữa a nhóm người này có tồn tại mâu thuẫn về mặt lợi ích. Tuy
nhiên, sự tồn tại đối lập về lợi ích giữa các nhóm là phù hợp với “quy luật tự nhiên”
Tóm lại, toàn ộ những luận điểm có ý nghĩa triết lý của các nhà kinh tế học
cổ điển về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội đều ắt nguồn
từ niềm tin của các ông vào khả năng dẫn dắt của hệ thống thị trường tự do tới
những hiệu quả xã hội đáng mong muốn.
Với một hệ thống luận điểm mang ý nghĩa phát hiện mới so với những
người đi trước và những người cùng thời - như các luận điểm về lao động, chứ
không phải tự nhiên, là nguồn gốc sinh ra giá trị, về sự hình thành giá cả thị trường
của hàng hóa do tác động của quy luật cung - cầu và quy luật cạnh tranh, về nguồn
gốc và cách sử dụng của tiền tệ, v.v.. A.Smith và avid Ricardo được xem là
những nhà kinh tế chính trị học cổ điển vĩ đại đã đặt nền tảng lý thuyết cho nền kinh
20
tế thị trường tư ản chủ nghĩa trong giai đoạn tự do cạnh tranh.
Tuy vậy, do không thấy được những mâu thuẫn nội tại của nền kinh tế thị
trường tư ản chủ nghĩa, nhất là không thấy được "vì sao người lao động làm thu
lại không được hư ng toàn bộ giá trị mà lao động của anh ta đã sản xu t ra và vì
sao anh ta lại phải để cho nhà tư bản hư ng một phần?", cho nên luận điểm có ý
nghĩa triết lý của A.Smith về " àn tay vô hình" của cơ chế thị trường tự do dẫn đến
sự hài h a xã hội đã trở thành phi lý. ản thân các nhà nghiên cứu lịch sử tư tưởng
kinh tế ở phương Tây sau này c ng nhận xét: "Niềm tin của Smith vào sự hài hòa tự
phát đã không hề được thực tế chứng minh".
Thực tế là trong suốt thế kỷ XIX, nền kinh tế thị trường tự do đã liên tục trải
qua các cuộc suy thoái và khủng hoảng chu kỳ, dẫn đến nhiều cuộc đấu tranh xã hội
hoặc ùng nổ cách mạng ở một loạt nước châu Âu và ắc Mỹ. Chính điều đó đã
uộc nhiều thế hệ các nhà kinh tế học về sau phải đi tìm các lời giải khác cho những
vấn đề xã hội mà thực tế của nền kinh tế thị trường tư ản chủ nghĩa luôn đặt ra
trong quá trình phát triển đầy khúc khuỷu, quanh co với nhiều tật ệnh của nó.
Lý thuyết về sự trì trệ của Ricardo đã đánh giá thấp tác động của sự tiến
ộ công nghệ trong việc ù đắp lại mức lợi tức giảm dần. Thực tế là sự tiến ộ
công nghệ nhanh chóng đã đóng góp vào cho sự tăng trưởng kinh tế chưa từng
thấy trước đó.
* M p át triể i t ủ C. Má
Ở Việt Nam C. Mác (1818-1883) luôn được iết đến như một nhà kinh điển
về học thuyết phát triển kinh tế xã hội. Những luận điểm cơ ản của ông có thể tìm
thấy trong nhiều tác phẩm nhưng nổi tiếng nhất là ộ Tư bản luận được xuất ản
lần đầu tiên năm 1867.
Theo C. Mác, các yếu tố cơ ản tác động đến tăng trưởng kinh tế là đất đai,
lao động, vốn và tiến ộ kỹ thuật. Trong đó, C. Mác đặc iệt nhấn mạnh đến vai tr
của lao động (cả sự tăng lên về số lượng và chất lượng lao động) trong tăng trưởng
kinh tế. Theo ông, sức lao động đối với các nhà tư ản là một loại hàng hóa đặc
iệt. C ng như các hàng hóa khác, sức lao động được các nhà tư ản mua trên thị
trường và tiêu thụ trong quá trình sản xuất. Nhưng trong quá trình sử dụng nó có thể
21
tạo ra giá trị lớn hơn giá trị của ản thân nó, giá trị đó ằng giá trị của sức lao động
cộng với giá trị thặng dư.
Theo C.Mác, vốn, tài nguyên, khoa học công nghệ có vai tr to lớn trong quá
trình tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, vai tr đó phải được thể hiện thông qua việc
làm cho năng suất lao động tăng thêm, vì ản thân chúng không tạo ra giá trị.
Về phân phối thu nhập trong xã hội, c ng giống như Ricardo, C. Mác cho
rằng khu vực sản xuất ra của cải vật chất ao gồm 3 nhóm người: địa chủ, tư ản và
công nhân.Thu nhập của họ là tiền công do án sức lao động thì hưởng của người
công nhân, địa tô ( ao gồm địa tô chênh lệch I và II) của địa chủ nhờ cho thuê đất,
lợi nhuận của nhà tư ản do có vốn đầu tư vào sản xuất. Nhưng khác với Ricardo,
C. Mác cho rằng sự phân phối này là không hợp lý, mang tính chất óc lột. Trong
"Bản thảo kinh tế - triết học n m 1844", C.Mác viết: "Lao động sản xu t ra những
vật phẩm kỳ diệu cho những người giàu nhưng chính nó lại sản xu t ra sự bần
cùng hóa của công nhân. Nó tạo ra lâu đài nhưng cũng tạo ra cả những nhà ổ
chuột cho công nhân... Nó sản xu t ra trí tuệ nhưng cũng sản xu t ra cả sự đần
độn ngu ngốc cho công nhân". Ở đây đời sống vật chất và tinh thần của người công
nhân ị chi phối ởi chế độ sở hữu tư nhân tư ản chủ nghĩa. Ông phê phán chủ
nghĩa tư ản khi cho rằng lao động của người công nhân là nguồn gốc duy nhất của
của cải, do vậy người công nhân chỉ được hưởng tiền công tối thiểu là vô lý, một
phần tiền công của người lao động đã ị nhà tư ản chiếm đoạt ( óc lột). Vì vậy, C.
Mác chia xã hội tư ản thành hai giai cấp, giai cấp óc lột ao gồm những nhà tư
ản và địa chủ và giai cấp ị óc lột đó là những người công nhân lao động. o đó,
đấu tranh giai cấp trong xã hội có giai cấp trở thành động lực chủ yếu cho sự phát
triển. Theo ông, giai cấp vô sản s là lực lượng xoá ỏ chế độ sở hữu tư nhân T CN
và thiết lập nên chế độ sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất. Khi giai cấp vô sản giành
được chính quyền họ s xây dựng một nền kinh tế có kế hoạch nhằm phát triển
mạnh sản xuất, không ngừng cải thiện đời sống của nhân dân lao động. Trong xã
hội đó, nguyên tắc phân phối các sản phẩm làm ra một cách hợp lý nhất là phân
phối theo lao động. Sự phân phối ấy là một ước tiến lớn hướng tới công ằng và
ình đẳng so với sự phân phối ất công dưới chủ nghĩa tư ản.
22
Mô hình của C. Mác có thể gọi là mô hình tăng trưởng kinh tế theo lao động.
Lao động ( ao gồm cả số lượng và chất lượng) đóng vai tr quyết định trong phát
triển kinh tế. Ở đó, con người là trung tâm của sự phát triển, phát triển là do con
người và vì con người. Trong mô hình phát triển này, nhà nước c ng giữ vai tr rất
quan trọng.
* M i t ỗ p ủ J.M.Ke es
Trên thực tế không ao giờ có một nền kinh tế thị trường hoàn toàn tự do
không có sự can thiệp của chính phủ, c ng không ao giờ có một nền kinh tế mệnh
lệnh hoàn toàn không có hoạt động của thị trường. Giữa hai thái cực cực đoan đó là
một nền kinh tế mang tính hiện thực hơn đó là nền kinh tế hồn hợp. Nền kinh tế hỗn
hợp là một nền kinh tế pha trộn những đặc điểm của các hệ thống kinh tế khác
nhau. Điều này thường được hiểu là một nền kinh tế ao gồm cả doanh nghiệp tư
nhân lẫn quốc doanh, hoặc kết hợp giữa kinh tế thị trường và kinh tế chỉ huy.
Các định nghĩa về kinh tế hỗn hợp có thể khác nhau, nhưng tựu trung lại có
một số điểm chung: có một mức độ tự do kinh tế ( ao gồm các ngành kinh doanh tư
nhân) kết hợp với kinh tế kế hoạch tập trung (có thể để can thiệp vào phúc lợi xã
hội, sự sở hữu của nhà nước đối với một số phương tiện lao động).
Sinh ra ở nước Anh, J.M.Keynes (1883-1946) được coi là người đầu tiên đưa
ra mô hình phát triển trong đó có sự kết hợp giữa thị trường và vai tr của nhà nước.
Công trình nghiên cứu chính của ông là "Lý thuyết tổng quát về việc làm lãi su t và
tiền tệ" xuất ản năm 1936 (gọi tắt là "Lý thuyết tổng quát").
Cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đã thể hiện một cách tập
trung những vấn đề mới của xã hội phương Tây, khi chủ nghĩa tư ản do cạnh tranh
đã chuyển sang chủ nghĩa tư ản độc. Như "Lý thuyết tổng quát" của J.M.Keynes đã
khẳng định: "Những khuyết điểm nổi bật của xã hội kinh tế trong đó chúng ta đang
sống [tức là xã hội tư bản] là không có việc làm đầy đủ và phân phối của cải một
cách b t công". Để khắc phục hai khuyết điểm ấy, J.M.Keynes đã đi sâu phân tích
những khuynh hướng, những nhân tố có tác động đến quá trình vận hành của nền
kinh tế đương thời, qua đó tìm ra các giải pháp khôi phục kinh tế, đẩy lùi thất
nghiệp, tiến tới toàn dụng nhân công phân phối lại thu nhập, tạo ra sự đồng thuận xã
23
hội cho phát triển.
Theo J.M.Keynes, trên thực tế không có cơ chế tự động an toàn của nền kinh
tế thị trường tự do. Ông đề xuất nền kinh tế thị trường phải được điều tiết ởi Nhà
nước nhằm khuyến khích tiêu dùng và đầu tư, qua đó mà có thể đạt tới tình trạng
toàn dụng nhân công, khắc phục nạn thất nghiệp tràn lan - mối đe dọa nghiêm trọng
nhất về mặt xã hội đối với sự tồn tại của chủ nghĩa tư ản.
Trong thời gian đó, học thuyết của J.M.Keynes đã được áp dụng ở nhiều
quốc gia phương Tây. Tại những nước này, người ta đã kết hợp vận dụng nền kinh
tế thị trường có điều tiết với một hệ thống chính sách phúc lợi xã hội do Nhà nước
thực hiện nhằm điều h a mâu thuẫn, duy trì ổn định xã hội để phát triển. Người ta
gọi đó là "Nhà nước phúc lợi kiểu Keynes" (Keynesian welfare state).
1.2.2.3. Một số mô hình phát triển kinh tế thựctiễn
* M p át triể ủ Tây Âu và Mỹ
Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, kinh tế các nước Tây Âu đều ị
kiệt quệ, kế hoạch Marshall của Mỹ được thông qua và thực hiện với hai mục tiêu:
vực dậy nền kinh tế Tây Âu và giữ các nước này trong quỹ đạo của Mỹ.
Nhìn một cách khái quát, mô hình phát triển của các nước Phương Tây là
nền kinh tế thị trường với vai tr điều tiết của nhà nước. Trong cơ cấu nền kinh tế,
khu vực công đủ mạnh để nhà nước có khả năng điều tiết nền kinh tế, duy trì vai tr
của quốc gia đó trong quan hệ quốc tế và thực hiện những chức năng xã hội. Trong
suốt nửa thế kỷ, mô hình này đã phát huy được sức mạnh của nó: nền kinh tế các
nước Tây Âu đã duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, với năng lực cạnh
tranh của nền kinh tế ngày càng được nâng cao, nhờ đó nhà nước của các nước này
đã thực hiện các chính sách an sinh xã hội nhằm đảm ảo công ằng cho các tầng
lớp dân cư, đồng thời có điều kiện để đầu tư cho nghiên cứu cơ ản và phát triển
khoa học-công nghệ. Điều này giải thích tại sao các nước châu Âu, cùng với Mỹ và
Nhật ản vẫn đi đầu về khoa học công nghệ và giáo dục trong những thập kỷ vừa
qua. Phân tích trường hợp của Pháp chúng ta thấy, ngay sau khi chiến tranh thế giới
thứ hai kết thúc, chính phủ Pháp đã quốc hữu hóa một loạt ngân hàng, chú trọng
phát triển khu vực kinh tế công, dịch vụ công cộng và những ngành công nghiệp
24
mà Pháp xác định là ngành m i nhọn. Với mô hình phát triển này, nước Pháp đã
thực hiện được a mục tiêu: (i) duy trì được vai tr là một cường quốc kinh tế, (ii)
trở thành một cường quốc quân sự thông qua việc xây dựng một lực lượng hạt nhân
độc lập và một nền công nghiệp quốc ph ng phát triển dựa trên công nghệ cao, tạo
được lợi thế trong quan hệ với Mỹ và Liên Xô. (iii) Phát triển được một khu vực
kinh tế, dịch vụ công cộng và đảm ảo được những phúc lợi xã hội cho đại đa số
dân chúng.
Vào cuối thế kỷ XX, khi mà gánh nặng chi phí xã hội quá lớn, kinh tế lại rơi
vào suy thoái, nhiều nước châu Âu uộc phải xem lại mô hình phát triển của
mình. Tất cả đều vẫn thừa nhận vai tr của thị trường và tính chất cạnh tranh của
nó, nhưng không nhất trí về vai tr của nhà nước và khu vực công trong nền kinh
tế toàn cầu hóa. Những người theo chủ nghĩa tự do như à Thatcher ở Anh,
Regan ở Mỹ đã chủ trương tư nhân hóa khu vực dịch vụ, phi quy tắc nền kinh tế,
nói cách khác là tìm cách giảm vai tr của nhà nước và khu vực công, cắt giảm
chi phí xã hội. Trong khi đó, các nước do các Đảng xã hội nắm giữ như ở Đức và
Pháp lại chủ trương tăng cường hơn nữa sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh
tế ằng cách quốc hữu hóa nhiều ngân hàng thương mại và cải cách chứ không
thể xóa ỏ chế độ an sinh xã hội đối với mọi người dân. Rất tiếc là kết quả thu
được trong cả hai trường hợp trên đều không được như mong đợi. Những nước
theo chủ nghĩa tự do như Anh, Mỹ có giải quyết được một phần vấn đề công ăn
việc làm nhưng tư nhân hóa dịch vụ công cộng dẫn đến tình trạng chạy theo lợi
nhuận không hề để ý tới chất lượng phục vụ c ng như chức năng xã hội của dịch
vụ công. Ngược lại, các nước chủ trương nhà nước can thiệp mạnh hơn vào nền
kinh tế đã làm triệt tiêu nhiều động lực phát triển, kinh tế trì trệ và gánh nặng
thâm hụt quỹ ảo hiểm xã hội ngày càng lớn. o vậy, cho đến nay không thể nói
rằng các nước châu Âu đã tìm ra được một mô hình phát triển hoàn hảo. Thêm
vào đó, tiến trình xây dựng châu Âu được đẩy mạnh, khó có thể cho phép các
nước có đột phá về mô hình phát triển.
* M i t t ị tr ờ xã ội Đứ
Mô hình phát triển kinh tế-xã hội của Đức và các nước ắc Âu thường được
25
iết đến với tên gọi “mô hình kinh tế thị trường xã hội’’ Sau chiến tranh thế thứ hai,
nước Đức và sau đó là một số nước ắc Âu như Thuỵ Điển, Đan Mạch... đã lựa
chọn cho mình một mô hình phát triển có sự kết hợp hài h a giữa vai tr của nhà
nước và của thị trường trong điều tiết nền kinh tế mà nhiều người gọi đó là mô hình
"Kinh tế thị trường xã hội"(TTXH). Sự thành công của mô hình này đã được nhiều
người phải ca ngợi và ngày nay nhiều nước, nhất là các nước thuộc Liên minh châu
Âu (EU) đang áp dụng mô hình này. Ở Việt Nam mô hình này c ng thu hút được
nhiều sự chú ý của giới nghiên cứu và lãnh đạo. Nhiều ý kiến cho rằng đây có thể là
mô hình phù hợp với nước ta.
Một số đặc trưng của mô hình kinh tế thị trường xã hội:
Đặ tr t ứ ất: qu ề tự d á â . Trong nền kinh tế đó, mỗi cá
nhân hay thực thể kinh tế với tư cách là các chủ thể ra quyết định được tự do theo
đuổi lợi ích của cá nhân mình; các thị trường vận hành theo chức năng của nó; các
thể chế luôn đảm ảo quyền tự do cá nhân trong lĩnh vực kinh tế. Tự do cạnh tranh
được khuyến khích phát triển. Cạnh tranh được nhìn nhận như một iện pháp
khuyến khích sức sáng tạo và sức mạnh của cá nhân, triển vọng kiếm được lợi
nhuận ằng sự mạo hiểm, chấp nhận thất ại.
Đặ tr t ứ i: u ê tắ về bằ xã ội. Trong một cơ chế thị
trường tự do cạnh tranh thì phân phối thu nhập phụ thuộc vào mức đóng góp của
các chủ thể kinh tế vào quá trình sản xuất. Trong khi đó, xã hội luôn tồn tại một số
người do thiếu may mắn, do hạn chế về sức khỏe s không thể đóng góp vào quá
trình sản xuất xã hội. Vì vậy, ất ình đẳng trong xã hội là điều không thể tránh
khỏi. Vấn đề công ằng xã hội và nhiều vấn đề khác của thị trường chỉ có thể được
giải quyết ằng một chính sách xã hội nhằm giúp đỡ những người không hoặc ít
tham gia vào tiến trình kinh tế và cần phải được ảo vệ trước những khó khăn mà
không phải do lỗi của họ.
Đặ tr t ứ b : í sá ố bi ộ u ỳ. Cạnh tranh và chính
sách xã hội xét trên lý thuyết là hai trụ cột chính để nền kinh tế TTXH vận hành ổn
định. Tuy nhiên, trên thực tế có các iến động mang tính chu kỳ và tạo ra sự không
đều đặn của mức tăng trưởng kinh tế. o đó, nhà nước c ng thường phải có các
26
chính sách can thiệp vào nền kinh tế làm giảm thiểu sự iến động mang tính chu kỳ
của nền kinh tế, làm cho tăng trưởng diễn ra ổn định hơn.
Đặ tr t ứ t : í sá tă tr ở . Nhà nước trong nền kinh tế TTXH
luôn hướng tới việc xây dựng khung chính sách tối thiểu cần thiết để phát triển kinh
tế. Chính sách tăng trưởng phải ao gồm những động lực thúc đẩy quá trình HĐH tư
liệu sản xuất, áp dụng tiến ộ công nghệ và nâng cao hiệu quả sản xuất.
Theo học thuyết kinh tế thị trường xã hội, ên cạnh việc xây dựng khuôn khổ
pháp lý cho nền kinh tế tự do vận động, nhà nước cần thực hiện hàng loạt các hình
thức can thiệp vào nền kinh tế, thực hiện các chính sách kinh tế tuỳ thuộc vào các
điều kiện, tình hình cụ thể của nền kinhtế.
Đặ tr t ứ ăm: í sá ơ ấu. Các quốc gia theo mô hình "kinh tế
thị trường xã hội" ắt uộc phải có một chính sách cơ cấu nhằm hỗ trợ việc cải thiện
tình hình mất thăng ằng của nền kinh tế do cấu trúc thị trường ị các nhân tố tự
nhiên, kỹ thuật và các nhân tố khác gây ra. Trên thị trường lao động, sự mất cân
ằng hoặc thất nghiệp cần được hỗ trợ ằng các chương trình tái đào tạo và/hoặc tái
địnhcư.
Đặ tr t ứ sáu: sự tuâ t ủ tr trê t ị tr ờ . Chính sách
cạnh tranh được thể hiện trong tất cả các chính sách kinh tế. Có nghĩa là các iện
pháp kinh tế từ nhà nước cần thỏa mãn các mục tiêu công ằng xã hội, ổn định kinh
tế, tăng trưởng và cân ằng cơ cấu kinh tế trong khi vẫn không cản trở quá mức hoạt
động cạnh tranh trên thị trường.
Tóm lại, mô hình kinh tế TTXH Đức cho thấy, mong muốn đạt được lợi ích
của các chủ thể kinh tế là động lực thúc đẩy họ tham gia vào quá trình sản xuất. C n
cạnh tranh lại ắt uộc những người tham gia thị trường - trong vai trò là nhà cung
cấp hàng hoá và dịch vụ hoặc vai tr là nhà đầu tư phải sử dụng các yếu tố sản xuất
một cách hiệu quả.
Nhưng sự ưa chuộng mà nhiều người trên thế giới dành cho mô hình
KTTTXH Đức chính là hệ thống an sinh xã hội mà chính phủ Đức rất chú trọng
phát triển. "Đảm ảo phúc lợi xã hội" đã trở thành một giá trị xã hội và ngày càng
ăn sâu vào tiềm thức của người dân Đức và các nước châu Âu đi theo mô hình phát
27
triển này. Các khoản chi cho những người ị hạn chế về khả năng việc làm đóng
một vai tr đặc iệt quan trọng, đó là những người được nhận các khoản hỗ trợ từ
ảo hiểm xã hội trong những trường hợp th t nghiệp ốm đau và tàn tật. Và cả
những chính sách ưu đãi kinh tế cho các doanh nghiệp (trợ c p, ưu đãi về thuế) như
là những công cụ để phân phối lại sản phẩm xã hội. Tuy nhiên, mô hình này c ng
gây nhiều tranh cãi xung quanh cơ sở và mức độ của các iện pháp này. Để đảm ảo
một hệ thống an sinh xã hội tốt, những người có việc làm luôn phải chịu một mức
thuế tương đối cao và điều này phần nào làm triệt tiêu động lực lao động.
* M ó tập tru ủ Liê Xô
Ở Liên Xô c và hầu hết các nước XHCN trước đây, nhiều chính sách đảm
ảo tiến ộ và công ằng xã hội đã được thực hiện trong mô hình kinh tế kế hoạch
hoá tập trung phi thị trường. Đây là mô hình kinh tế dựa trên chế độ công hữu về tư
liệu sản xuất, được quản lý ằng một hệ thống chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh từ trên
giao xuống đối với cả sản xuất và phân phối sản phẩm thông qua chế độ cấp phát và
giao nộp theo quan hệ hiện vật là chủ yếu.
Đánh giá một cách khách quan, trong khoảng a ốn thập niên, mô hình phát
triển này đã từng phát huy tác dụng tích cực trong việc thúc đẩy sự nghiệp công
nghiệp hoá theo kiểu cổ điển. Riêng Liên Xô đã hoàn thành công nghiệp hoá XHCN
chỉ trong v ng 3 kế hoạch năm năm, nhờ đó mà nâng cao được tiềm lực kinh tế và
quốc ph ng, đồng thời tạo nên sự ình ổn xã hội ằng những chính sách quan tâm
đến mọi mặt của đời sống nhân dân. Mọi người đến tuổi lao động đều có công ăn
việc làm, nạn thất nghiệp hầu như ị xoá ỏ hoặc giảm tới mức tối thiểu. Ai nấy đều
được học tập và chữa ệnh không mất tiền, các chế độ nghỉ ngơi và hưởng thụ văn
hoá cơ ản được đáp ứng. Hầu hết gia đình ở thành thị và các khu công nghiệp tập
trung được cung cấp nhà. Những người già cô đơn và trẻ em mồ côi được Nhà nước
nuôi dưỡng... Tóm lại, những nhu cầu thiết yếu trong đời sống vật chất và văn hoá
của người dân đều được Nhà nước và tập thể ao cấp từ A đến Z.
Tuy nhiên, càng về sau mô hình này càng ộc lộ nhiều khuyết tật mà chủ yếu
là các nhu cầu về xã hội vượt quá khả năng đáp ứng của một nền kinh tế thiếu năng
động, kém hiệu quả, rất chậm trễ trong việc ứng dụng những thành tựu khoa học -
28
công nghệ mới nhất vào sản xuất do cơ chế kế hoạch hoá tập trung cao độ dần dần
iến thành tập trung quan liêu và thực hiện chế độ phân phối theo lao động trên
danh nghĩa, nhưng trên thực tế là theo chủ nghĩa ình quân. Chính điều đó đã kìm
hãm, thậm chí triệt tiêu động lực của sự phát triển, khiến cho Liên Xô và các nước
XHCN khác rập khuôn theo mô hình Xô Viết dần dần rơi vào tình trạng trì trệ, suy
thoái rồi khủng hoảng về kinh tế - xã hội ở các mức độ khác nhau.
* Mô hình phát triể i t ủ Tru Quố
Sau nhiều năm thực hiện phát triển kinh tế theo mô hình kế hoạch tập trung,
đến cuối thập kỷ 70 của thế kỷ XX Trung Quốc từng ước chuyển sang nền kinh tế
thị trường. Quá trình xây dựng, phát triển nền kinh tế thị trường của Trung Quốc đã
trải qua nhiều giai đoạn tìm t i, thử nghiệm nhưng đã gặt hái được nhiều thành
công vang dội. Về mặt thể chế phát triển, Trung Quốc và Việt Nam có nhiều điểm
tương đồng nhưng Trung Quốc được đánh giá là nước luôn đi trước Việt Nam
khoảng một thập niên.
Quá trình chuyển đổi của Trung Quốc có thể được tóm tắt nhưsau:
Bước thứ nh t sau Hội nghị Trung ương 3 khoá XI (12-1978), nhận thức của
các giới chức Trung Quốc đã có sự thay đổi và từng ước thoát ra khỏi quan niệm
truyền thống khi cho rằng kinh tế thị trường là của riêng chủ nghĩa tư ản, kinh tế
kế hoạch mới là đặc trưng của CNXH. Tuy nhiên, những năm đầu sau năm 1978
mới chỉ dừng lại ở việc hình thành một nhận thức mới, có vai tr quan trọng thúc
đẩy cải cách và phát triển chứ chưa nêu ra được nội hàm của kinh tế thị trường.
Tại Đại hội ĐCS Trung Quốc khoá XI (năm 1982), Trung Quốc đã đưa ra
một công thức mới: kết hợp kinh tế kế hoạch với điều tiết thị trường, trong đó kinh
tế kế hoạch là chính, điều tiết thị trường là phụ. Đến Hội nghị Trung ương 3 khoá
XII (10-1984), Trung Quốc đã thông qua quyết định "Cải cách thể chế kinh tế", xây
dựng nền kinh tế hàng hoá có kế hoạch trên cơ sở chế độ cônghữu.
Bước thứ hai tại Đại hội ĐCS khoá XIII (10-1987) Trung Quốc đã đề ra
việc xây dựng thể chế kinh tế hàng hoá có kế hoạch XHCN trong đó có sự thống
nhất giữa kế hoạch và thị trường. Tại đây, lần đầu tiên Trung Quốc đưa ra lý luận về
giai đoạn đầu xây dựng CNXH, coi nền kinh tế Trung Quốc là nền kinh tế hàng hoá
29
có kế hoạch trên cơ sở chế độ công hữu. Trong đó yêu cầu phát triển nền kinh tế
nhiều thành phần dưới tiền đề "lấy chế độ công hữu làm chủ thể", khuyến khích một
ộ phận dân cư giàu lên trước ằng cách lao động giỏi và kinh doanh hợp pháp,
theo mục tiêu cùng nhau giàu có. Hội nghị Trung ương 4 khoá XIII (10-1989) đã đề
ra chủ trương xây dựng thể chế và cơ chế vận hành kinh tế kết hợp giữa kinh tế kế
hoạch với điều tiết thị trường thích ứng với sự phát triển kinh tế hàng hoá có kế
hoạchXHCN.
Bước thứ ba Đại hội XIV ĐCS Trung Quốc (10-1992) đưa ra khái niệm
"Kinh tế thị trường XHCN" trong đó khẳng định: thể chế kinh tế hàng hoá có kế
hoạch XHCN là thể chế thống nhất giữa kế hoạch và thị trường, thay cho khái niệm
"kinh tế hàng hoá"của Đại hộiXIII. Khẳng định tiêu chuẩn đánh giá của các iện
pháp cải cách mở cửa dựa trên " a cái lợi" là: (1) Có lợi cho sự phát triển của sức
sản xuất; (2) Có lợi cho nâng cao sức sống tổng hợp của nền kinh tế quốc dân; (3)
Có lợi cho nâng cao đời sống nhândân.
Hội nghị Trung ương 3 khoá XIV (11-1993) đưa ra nghị quyết có tính cương
lĩnh cho sự phát triển kinh tế Trung Quốc trong giai đoạn 1993-2020 là xây dựng
xong thể chế kinh tế thị trường XHCN mang đặc sắc Trung Quốc, đồng thời đưa ra
khung cơ ản của thể chế kinh tế thị trường XHCN ao gồm 5 trụ cột chính là: 2 hệ
thống - điều tiết vĩ mô của nhà nước và hệ thống thị trường thống nhất; 3 chế độ -
chế độ xí nghiệp hiện đại, chế độ phân phối thu nhập, chế độ ảo hiểm xã hội.
Như vậy, có thể thấy ở Trung Quốc, quá trình tìm t i để xác định mô hình
kinh tế thị trường XHCN đã trải qua nhiều năm. Theo giáo sư Đổng Phụ Nhung,
nền kinh tế thị trường XHCN ở Trung Quốc là sự kết hợp giữa CNXH với kinh tế
thị trường hay sự kết hợp giữa công ằng xã hội với hiệu suất thị trường. Kinh tế thị
trường mang lại hiệu suất cao hơn trong việc phân ổ các nguồn lực xã hội, nhưng
nó c ng làm nảy sinh nhiều vấn đề, trong đó có yếu tố phân phối xã hội không công
ằng. Để xây dựng CNXH thì công ằng xã hội là mục tiêu cơ ản nhất. Vì vậy,
việc kết hợp giữa công bằng xã hội với hiệu su t thị trường chính là thể chế kinh tế
thị trường XHCN mà Trung Quốc phải xây dựng.
30
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phƣơng pháp luận và cách tiếp cận
2.1.1. P ơ p áp uận
Phương pháp luận của luận văn là dựa trên phép biện chứng duy vật. Tức là
nghiên cứu mô hình phát triển kinh tế của Singapore đặt trong mối liên hệ của các
nhân tố cấu thành của nền kinh tế,các nhân tố tác động, ảnh hưởng đến tăng trưởng
và phát triển kinh tế của Singapore. Thông qua việc thu thập những số liệu về tình
hình phát triển kinh tế của Singapore, các chiến lược phát triển, kế hoạch phát triển
và các cơ chế chính sách của Singapore đang thực hiện, từ đó phân tích, đánh giá và
nhận xét các ưu và nhược điểm trong quá trình thực hiện mô hình phát triển kinh tế
của Singapore.
Để đạt được mục tiêu và thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, trong quá trình
nghiên cứu, đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu: phương pháp thống kê,
phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp kế thừa để
rút ra kết luận và đưa ra các gợi ý về việc xây dựng mô hình phát triển kinh tế tại
Việt Nam trong giai đoạn mới.
2.1.2. Cách ti p cận nghiên cứu
Đề tài sử dụng một số bảng, biểu, sơ đồ để minh hoạ. Về dữ liệu, luận văn đã
thu thập cả dữ liệu thứ cấp và sơ cấp. Với dữ liệu thứ cấp, luận văn sử dụng số liệu
thống kê ở Niên giám thống kê các năm của Tổng cục Thống kê Việt Nam, Tổng
cục Thống kê Singapore, các chỉ số kinh tế của Cục Đầu tư nước ngoài, các số liệu
về các yếu tố của môi trường kinh doanh của Bộ Kế hoạch đầu tư, ộ Thông tin và
Truyền thông và các bộ khác. Ngoài ra, luận văn c ng trích dẫn ý kiến đánh giá của
một số chuyên gia, các số liệu đánh giá chỉ số phát triển kinh tế của tổ chức trong
nước và quốc tế.
Số liệu trong bài nghiên cứu được thu thập chủ yếu nằm trong giai đoạn từ
năm 2006 đến 2016.
31
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể
2.2.1. P ơ p áp t ống kê
Bài viết sử dụng phương pháp thống kê mô tả thông qua các công cụ: Số
tương đối, số tuyệt đối… nhằm mô tả thực trạng mô hình kinh tế của Singapore.
Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ ản của dữ liệu thu thập
được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Thống kê mô tả và
thống kê suy luận cùng cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu và các thước đo.
Có thể phân loại các kỹ thuật này như sau: iểu diễn dữ liệu bằng đồ họa trong đó
các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc giúp so sánh dữ liệu, biểu diễn dữ liệu thành các bảng
số liệu tóm tắt về dữ liệu và thống kê tóm tắt (dưới dạng các giá trị thống kê đơn
nhất) mô tả dữ liệu.
Luận văn sử dụng phương pháp này để:
- Thu thập, tổng hợp, trình ày số liệu, tính toán các đặc trưng của đối tượng
nghiên cứu là mô hình kinh tế của Singapore trong thời gian qua nhằm phục vụ cho
quá trình phân tích, dự đoán và đề ra các quyết định về mặt chiến lược và chính
sách để phát triển kinh tế của Việt Nam theo hướng ền vững.
- Chỉ ra các đặc trưng của tổng thể nghiên cứu, phân tích mối liên hệ giữa
các hiện tượng nghiên cứu, dự đoán và đề nghị giải pháp trên cơ sở các số liệu thu
thập được.
- Xem xét các mặt, các ưu điểm và nhược điểm trong mô hình kinh tế của
Singapore trong mối quan hệ iện chứng, nhân quả với mô hình phát triển kinh tế
của Việt Nam.
Luận văn thực hiện phương pháp này như sau:
Bước 1: Thu thập số liệu, tóm tắt, trình ày, tính toán các đặc trưng khác
nhau của các nội dung nghiên cứu về mô hình kinh tế của Singapore.
Bước 2: Phân tích mối liên hệ giữa các số liệu thu thập với các câu hỏi trong
nghiên cứu đã được nêu trong chương 1 về thực trạng mô hình kinh tế của
Singapore và từ đó liên hệ với thực trạng mô hình kinh tế tại Việt Nam.
Bước 3: Đưa ra kết luận nhằm phát triển mô hình kinh tế của Việt Nam theo
hướng hiệu quả và ền vững.
32
2.2.2. P ơ p áp s sá
Luận văn sử dụng phương pháp này để:
- Đối chiếu, tìm hiểu sự tương đồng và khác iệt trong các nghiên cứu về vấn
đề thực trạng mô hình kinh tế của Singapore và các nước trong khu vực để thấy
được tổng quan và sự đa dạng của vấn đề nghiên cứu.
- Thông qua việc so sánh các chỉ số, việc phân tích các luận cứ, giả thuyết
đưa ra s làm sâu sắc hơn quá trình đánh giá, nhìn nhận đánh giá về mô hình kinh tế
của Singapore đa chiều hơn, từ đó giúp đưa ra các gợi ý giúp Việt Nam trong việc
định hình mô hình phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện của quốc gia.
Luận văn thực hiện phương pháp này như sau:
Bước 1: Xác định các chỉ ti u nội dung so sánh
Nội dung được so sánh chính là những nội dung liên quan, có ảnh hưởng hay
có mối liên hệ với vấn đề phân tích.
Bước 2: Xác định nội dung so sánh
- Phạm vi được so sánh
- Số liệu so sánh được xác định tùy theo nội dung so sánh.
Bước 3: Xác định điều kiện để so sánh được các chỉ ti u:
+ Đảm ảo thống nhất về nội dung của chỉ tiêu.
+ Đảm ảo tính thống nhất về phương pháp tính các chỉ tiêu.
+ Đảm ảo tính thống nhất về đơn vị tính, các chỉ tiêu về cả số lượng, thời
gian và giá trị.
Bước 4: Xác định mục đích so sánh
Mỗi số liệu được thu thập về thực trạng các chỉ tiêu phát triển kinh tế của
Singapore có thể dùng cho nhiều mục đích khác nhau. Việc xác định mục đích so
sánh s giúp luận văn tập trung phân tích và làm sáng tỏ những điểm mạnh và điểm
hạn chế từ mô hình kinh tế của Singapore.
Bước 5: Thực hiện và trình bày kết quả so sánh
Đây là những số liệu xác thực giúp Luận văn đưa ra những nhận xét, đánh
giá, làm cơ sở cho những gợi ý đối với việc đẩy mạnh phát triển ền vững mô hình
kinh tế của Việt Nam trong thời gian tới. Phương pháp so sánh được sử dụng nhằm
33
so sánh các chỉ tiêu kinh tế của Singapore qua các năm, so sánh số liệu kinh tế của
Việt Nam qua các năm. Tìm hiểu sự tương đồng trong mỗi môi trường phát triển
kinh tế, và chỉ ra sự khác biệt. So sánh điểm mạnh, điểm yếu của mội quốc gia. Từ
đó, rút ra những kết luận trong bài nghiên cứu. Phương pháp này nhằm tổng hợp các
số liệu thu thập được, so sánh với tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam. Từ đó đánh giá
hiện trạng chất lượng môi trường nền tại khu vực nghiên cứu, dự áo đánh giá và đề
xuất các giải pháp.
2.2.3. P ơ p áp p â tí v tổng h p
Phương pháp phân tích lý thuyết: Phân tích nguồn tài liệu (tạp chí và báo cáo
khoa học, tác phẩm khoa học, tài liệu lưu trữ thông tin đại chúng) liên quan đến
thực trạng mô hình kinh tế của Singapore và Việt Nam; Phân tích tác giả (tác giả
trong hay ngoài ngành, tác giả trong cuộc hay ngoài cuộc, tác giả trong nước hay
ngoài nước, tác giả đương thời hay quá cố) và Phân tích nội dung.
Phương pháp tổng hợp lý thuyết: liên kết những yếu tố cấu thành của mô hình
kinh tế, tổng hợp những mối quan hệ, đưa ra kết luận để tạo ra một hệ thống lý thuyết
mới đầy đủ. Bao gồm: lựa chọn tài liệu, sắp xếp tài liệu, tổng hợp đưa ra kết quả.
Luận văn được hoàn thành trên cơ sở sử dụng các phương pháp nghiên cứu
truyền thống, phân tích và tổng hợp các số liệu thứ cấp theo các tiếp cận hệ thống.
Luận văn sử dụng phương pháp này để:
- Phân tích các tài liệu liên quan đến lý luận chung về mô hình kinh tế nói
chung và mô hình kinh tế tại Singapore.
- Phân tích hiện trạng phát triển, đánh giá quá trình phát triển và tiềm năng
phát triển của mô hình kinh tế của Singapore trong thời gian qua.
- Phân tích, đánh giá các số liệu liên quan đến những số liệu thể hiện thành
tựu trong việc phát triển kinh tế tại Singapore khi so sánh với các nước trong khu
vực và trên thế giới.
Luận văn thực hiện phương pháp này như sau:
Bước 1. Xác định v n đề phân tích.
Luận văn thực hiện phân tích các quan điểm lý thuyết về thực trạng mô hình
kinh tế của Singapore trong giai đoạn hiện nay. Trên cơ sở đó, luận văn tiến hành
Mô hình phát triển kinh tế của singapore và hàm ý đối với việt nam   luận văn th s. kinh tế học 6755904
Mô hình phát triển kinh tế của singapore và hàm ý đối với việt nam   luận văn th s. kinh tế học 6755904
Mô hình phát triển kinh tế của singapore và hàm ý đối với việt nam   luận văn th s. kinh tế học 6755904
Mô hình phát triển kinh tế của singapore và hàm ý đối với việt nam   luận văn th s. kinh tế học 6755904
Mô hình phát triển kinh tế của singapore và hàm ý đối với việt nam   luận văn th s. kinh tế học 6755904
Mô hình phát triển kinh tế của singapore và hàm ý đối với việt nam   luận văn th s. kinh tế học 6755904
Mô hình phát triển kinh tế của singapore và hàm ý đối với việt nam   luận văn th s. kinh tế học 6755904
Mô hình phát triển kinh tế của singapore và hàm ý đối với việt nam   luận văn th s. kinh tế học 6755904
Mô hình phát triển kinh tế của singapore và hàm ý đối với việt nam   luận văn th s. kinh tế học 6755904
Mô hình phát triển kinh tế của singapore và hàm ý đối với việt nam   luận văn th s. kinh tế học 6755904
Mô hình phát triển kinh tế của singapore và hàm ý đối với việt nam   luận văn th s. kinh tế học 6755904
Mô hình phát triển kinh tế của singapore và hàm ý đối với việt nam   luận văn th s. kinh tế học 6755904
Mô hình phát triển kinh tế của singapore và hàm ý đối với việt nam   luận văn th s. kinh tế học 6755904
Mô hình phát triển kinh tế của singapore và hàm ý đối với việt nam   luận văn th s. kinh tế học 6755904
Mô hình phát triển kinh tế của singapore và hàm ý đối với việt nam   luận văn th s. kinh tế học 6755904
Mô hình phát triển kinh tế của singapore và hàm ý đối với việt nam   luận văn th s. kinh tế học 6755904
Mô hình phát triển kinh tế của singapore và hàm ý đối với việt nam   luận văn th s. kinh tế học 6755904
Mô hình phát triển kinh tế của singapore và hàm ý đối với việt nam   luận văn th s. kinh tế học 6755904

More Related Content

What's hot

Luận văn: Nhân tố ảnh hưởng và giải pháp nâng cao năng suất lao động ngành dệ...
Luận văn: Nhân tố ảnh hưởng và giải pháp nâng cao năng suất lao động ngành dệ...Luận văn: Nhân tố ảnh hưởng và giải pháp nâng cao năng suất lao động ngành dệ...
Luận văn: Nhân tố ảnh hưởng và giải pháp nâng cao năng suất lao động ngành dệ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAY
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAYĐề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAY
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Văn hóa doanh nghiệp - Thực trạng và giải pháp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Văn hóa doanh nghiệp - Thực trạng và giải pháp, 9 ĐIỂM!Đề tài: Văn hóa doanh nghiệp - Thực trạng và giải pháp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Văn hóa doanh nghiệp - Thực trạng và giải pháp, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Tác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tư
Tác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tưTác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tư
Tác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tưPhong Olympia
 
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...Nguyễn Công Huy
 
Bảng các thông số trong hồi quy eview
Bảng các thông số trong hồi quy eviewBảng các thông số trong hồi quy eview
Bảng các thông số trong hồi quy eviewthewindcold
 
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty xăng dầu, HAY
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty xăng dầu, HAYLuận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty xăng dầu, HAY
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty xăng dầu, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Hồi qui vói biến giả
Hồi qui vói biến giảHồi qui vói biến giả
Hồi qui vói biến giảCẩm Thu Ninh
 
Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tếTăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tếLyLy Tran
 
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...Nguyễn Công Huy
 
Tổng kết công thức kinh tế lượng ( kinh te luong)
Tổng kết công thức kinh tế lượng ( kinh te luong)Tổng kết công thức kinh tế lượng ( kinh te luong)
Tổng kết công thức kinh tế lượng ( kinh te luong)Quynh Anh Nguyen
 
Yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp sinh viên Công nghệ thông tin, HAY
Yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp sinh viên Công nghệ thông tin, HAYYếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp sinh viên Công nghệ thông tin, HAY
Yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp sinh viên Công nghệ thông tin, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN, KINH TẾ NEW ZEALAND ĐẾN HOẠT ĐỘ...
PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN, KINH TẾ NEW ZEALAND ĐẾN HOẠT ĐỘ...PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN, KINH TẾ NEW ZEALAND ĐẾN HOẠT ĐỘ...
PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN, KINH TẾ NEW ZEALAND ĐẾN HOẠT ĐỘ...Antony Tran
 
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn hòa phát
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn hòa phátPhân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn hòa phát
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn hòa pháthttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Ngân hàng trắc nghiệm môn kt phattrien
Ngân hàng trắc nghiệm môn kt  phattrienNgân hàng trắc nghiệm môn kt  phattrien
Ngân hàng trắc nghiệm môn kt phattrienLuận Teddi
 
Đề tài: Đạo đức kinh doanh ở các doanh nghiệp hiện nay, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đạo đức kinh doanh ở các doanh nghiệp hiện nay, 9 ĐIỂM!Đề tài: Đạo đức kinh doanh ở các doanh nghiệp hiện nay, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đạo đức kinh doanh ở các doanh nghiệp hiện nay, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Phân tích nội dung lý thuyết của W. Rostow
Phân tích nội dung lý thuyết của W. RostowPhân tích nội dung lý thuyết của W. Rostow
Phân tích nội dung lý thuyết của W. RostowDigiword Ha Noi
 
Chính Sách Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Xanh Ở Trung Quốc Và Bài Học C...
Chính Sách Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Xanh Ở Trung Quốc Và Bài Học C...Chính Sách Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Xanh Ở Trung Quốc Và Bài Học C...
Chính Sách Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Xanh Ở Trung Quốc Và Bài Học C...hanhha12
 

What's hot (20)

Luận văn: Nhân tố ảnh hưởng và giải pháp nâng cao năng suất lao động ngành dệ...
Luận văn: Nhân tố ảnh hưởng và giải pháp nâng cao năng suất lao động ngành dệ...Luận văn: Nhân tố ảnh hưởng và giải pháp nâng cao năng suất lao động ngành dệ...
Luận văn: Nhân tố ảnh hưởng và giải pháp nâng cao năng suất lao động ngành dệ...
 
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAY
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAYĐề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAY
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAY
 
Đề tài: Văn hóa doanh nghiệp - Thực trạng và giải pháp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Văn hóa doanh nghiệp - Thực trạng và giải pháp, 9 ĐIỂM!Đề tài: Văn hóa doanh nghiệp - Thực trạng và giải pháp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Văn hóa doanh nghiệp - Thực trạng và giải pháp, 9 ĐIỂM!
 
Tác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tư
Tác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tưTác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tư
Tác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tư
 
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
 
Bảng các thông số trong hồi quy eview
Bảng các thông số trong hồi quy eviewBảng các thông số trong hồi quy eview
Bảng các thông số trong hồi quy eview
 
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty xăng dầu, HAY
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty xăng dầu, HAYLuận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty xăng dầu, HAY
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty xăng dầu, HAY
 
Hồi qui vói biến giả
Hồi qui vói biến giảHồi qui vói biến giả
Hồi qui vói biến giả
 
Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tếTăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế
 
Bài mẫu TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC hay điểm cao. Liên hệ sdt/ zalo 090...
Bài mẫu TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC hay điểm cao. Liên hệ sdt/ zalo 090...Bài mẫu TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC hay điểm cao. Liên hệ sdt/ zalo 090...
Bài mẫu TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC hay điểm cao. Liên hệ sdt/ zalo 090...
 
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
 
Tổng kết công thức kinh tế lượng ( kinh te luong)
Tổng kết công thức kinh tế lượng ( kinh te luong)Tổng kết công thức kinh tế lượng ( kinh te luong)
Tổng kết công thức kinh tế lượng ( kinh te luong)
 
Yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp sinh viên Công nghệ thông tin, HAY
Yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp sinh viên Công nghệ thông tin, HAYYếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp sinh viên Công nghệ thông tin, HAY
Yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp sinh viên Công nghệ thông tin, HAY
 
PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN, KINH TẾ NEW ZEALAND ĐẾN HOẠT ĐỘ...
PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN, KINH TẾ NEW ZEALAND ĐẾN HOẠT ĐỘ...PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN, KINH TẾ NEW ZEALAND ĐẾN HOẠT ĐỘ...
PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN, KINH TẾ NEW ZEALAND ĐẾN HOẠT ĐỘ...
 
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn hòa phát
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn hòa phátPhân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn hòa phát
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn hòa phát
 
Ngân hàng trắc nghiệm môn kt phattrien
Ngân hàng trắc nghiệm môn kt  phattrienNgân hàng trắc nghiệm môn kt  phattrien
Ngân hàng trắc nghiệm môn kt phattrien
 
Luận văn: Rủi ro trong sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam - Thực trạng...
Luận văn: Rủi ro trong sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam - Thực trạng...Luận văn: Rủi ro trong sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam - Thực trạng...
Luận văn: Rủi ro trong sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam - Thực trạng...
 
Đề tài: Đạo đức kinh doanh ở các doanh nghiệp hiện nay, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đạo đức kinh doanh ở các doanh nghiệp hiện nay, 9 ĐIỂM!Đề tài: Đạo đức kinh doanh ở các doanh nghiệp hiện nay, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đạo đức kinh doanh ở các doanh nghiệp hiện nay, 9 ĐIỂM!
 
Phân tích nội dung lý thuyết của W. Rostow
Phân tích nội dung lý thuyết của W. RostowPhân tích nội dung lý thuyết của W. Rostow
Phân tích nội dung lý thuyết của W. Rostow
 
Chính Sách Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Xanh Ở Trung Quốc Và Bài Học C...
Chính Sách Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Xanh Ở Trung Quốc Và Bài Học C...Chính Sách Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Xanh Ở Trung Quốc Và Bài Học C...
Chính Sách Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Xanh Ở Trung Quốc Và Bài Học C...
 

Similar to Mô hình phát triển kinh tế của singapore và hàm ý đối với việt nam luận văn th s. kinh tế học 6755904

Tác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế.pdf
Tác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế.pdfTác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế.pdf
Tác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế.pdfNuioKila
 
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc : Luận văn ThS. Qu...
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc : Luận văn ThS. Qu...Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc : Luận văn ThS. Qu...
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc : Luận văn ThS. Qu...nataliej4
 
Luận văn: Quản lý tài chính tại trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà...
Luận văn: Quản lý tài chính tại trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà...Luận văn: Quản lý tài chính tại trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà...
Luận văn: Quản lý tài chính tại trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Quản lý đào tạo nghề cho phát triển kinh tế - xã hội Hà Giang.pdf
Quản lý đào tạo nghề cho phát triển kinh tế - xã hội Hà Giang.pdfQuản lý đào tạo nghề cho phát triển kinh tế - xã hội Hà Giang.pdf
Quản lý đào tạo nghề cho phát triển kinh tế - xã hội Hà Giang.pdfHanaTiti
 
Luận văn: Hoạt động phát triển cộng đồng đôi với người nghèo từ thực tiễn huy...
Luận văn: Hoạt động phát triển cộng đồng đôi với người nghèo từ thực tiễn huy...Luận văn: Hoạt động phát triển cộng đồng đôi với người nghèo từ thực tiễn huy...
Luận văn: Hoạt động phát triển cộng đồng đôi với người nghèo từ thực tiễn huy...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRƢỜNG HỢP NGÀN...
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRƢỜNG HỢP NGÀN...PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRƢỜNG HỢP NGÀN...
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRƢỜNG HỢP NGÀN...KhoTi1
 
Tiểu luận- Vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam.docx
Tiểu luận- Vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam.docxTiểu luận- Vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam.docx
Tiểu luận- Vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam.docxNguynHong218306
 
THÂM HỤT THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
THÂM HỤT THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ       TRUNG QUỐC: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁPTHÂM HỤT THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ       TRUNG QUỐC: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
THÂM HỤT THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁPlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận Văn Giải Pháp Chính Sách Tiền Tệ Áp Dụng Thực Tiễn Tại Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Chính Sách Tiền Tệ Áp Dụng Thực Tiễn Tại Việt NamLuận Văn Giải Pháp Chính Sách Tiền Tệ Áp Dụng Thực Tiễn Tại Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Chính Sách Tiền Tệ Áp Dụng Thực Tiễn Tại Việt NamViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Phân Tích Thực Trạng Bất Bình Đẳng Trong Thu Nhập Và Tăng Trưởng Kin...
Luận Văn Phân Tích Thực Trạng Bất Bình Đẳng Trong Thu Nhập Và Tăng Trưởng Kin...Luận Văn Phân Tích Thực Trạng Bất Bình Đẳng Trong Thu Nhập Và Tăng Trưởng Kin...
Luận Văn Phân Tích Thực Trạng Bất Bình Đẳng Trong Thu Nhập Và Tăng Trưởng Kin...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận văn: Phát triển thị trường lao động ngoài nước đối với các nghề chất lượ...
Luận văn: Phát triển thị trường lao động ngoài nước đối với các nghề chất lượ...Luận văn: Phát triển thị trường lao động ngoài nước đối với các nghề chất lượ...
Luận văn: Phát triển thị trường lao động ngoài nước đối với các nghề chất lượ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Similar to Mô hình phát triển kinh tế của singapore và hàm ý đối với việt nam luận văn th s. kinh tế học 6755904 (20)

Tác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế.pdf
Tác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế.pdfTác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế.pdf
Tác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế.pdf
 
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tăng Trưởng Kinh Tế
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tăng Trưởng Kinh TếLuận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tăng Trưởng Kinh Tế
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tăng Trưởng Kinh Tế
 
Phương thức phát triển kinh tế ở Trung Quốc sau Đại hội XVIII, HAY
Phương thức phát triển kinh tế ở Trung Quốc sau Đại hội XVIII, HAYPhương thức phát triển kinh tế ở Trung Quốc sau Đại hội XVIII, HAY
Phương thức phát triển kinh tế ở Trung Quốc sau Đại hội XVIII, HAY
 
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc : Luận văn ThS. Qu...
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc : Luận văn ThS. Qu...Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc : Luận văn ThS. Qu...
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc : Luận văn ThS. Qu...
 
Luận văn: Tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Ninh
Luận văn: Tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng NinhLuận văn: Tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Ninh
Luận văn: Tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Ninh
 
Luận văn: Quản lý tài chính tại trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà...
Luận văn: Quản lý tài chính tại trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà...Luận văn: Quản lý tài chính tại trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà...
Luận văn: Quản lý tài chính tại trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà...
 
Quản lý đào tạo nghề cho phát triển kinh tế - xã hội Hà Giang.pdf
Quản lý đào tạo nghề cho phát triển kinh tế - xã hội Hà Giang.pdfQuản lý đào tạo nghề cho phát triển kinh tế - xã hội Hà Giang.pdf
Quản lý đào tạo nghề cho phát triển kinh tế - xã hội Hà Giang.pdf
 
Luận văn: Hoạt động phát triển cộng đồng đôi với người nghèo từ thực tiễn huy...
Luận văn: Hoạt động phát triển cộng đồng đôi với người nghèo từ thực tiễn huy...Luận văn: Hoạt động phát triển cộng đồng đôi với người nghèo từ thực tiễn huy...
Luận văn: Hoạt động phát triển cộng đồng đôi với người nghèo từ thực tiễn huy...
 
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRƢỜNG HỢP NGÀN...
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRƢỜNG HỢP NGÀN...PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRƢỜNG HỢP NGÀN...
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRƢỜNG HỢP NGÀN...
 
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ tăng trưởng kinh tế Việt NamLuận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ tăng trưởng kinh tế Việt Nam
 
Tiểu luận- Vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam.docx
Tiểu luận- Vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam.docxTiểu luận- Vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam.docx
Tiểu luận- Vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam.docx
 
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểmLuận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
 
Luận án: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế phía Nam, HAY
Luận án: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế phía Nam, HAYLuận án: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế phía Nam, HAY
Luận án: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế phía Nam, HAY
 
THÂM HỤT THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
THÂM HỤT THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ       TRUNG QUỐC: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁPTHÂM HỤT THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ       TRUNG QUỐC: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
THÂM HỤT THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
 
Luận Văn Giải Pháp Chính Sách Tiền Tệ Áp Dụng Thực Tiễn Tại Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Chính Sách Tiền Tệ Áp Dụng Thực Tiễn Tại Việt NamLuận Văn Giải Pháp Chính Sách Tiền Tệ Áp Dụng Thực Tiễn Tại Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Chính Sách Tiền Tệ Áp Dụng Thực Tiễn Tại Việt Nam
 
Luận Văn Phân Tích Thực Trạng Bất Bình Đẳng Trong Thu Nhập Và Tăng Trưởng Kin...
Luận Văn Phân Tích Thực Trạng Bất Bình Đẳng Trong Thu Nhập Và Tăng Trưởng Kin...Luận Văn Phân Tích Thực Trạng Bất Bình Đẳng Trong Thu Nhập Và Tăng Trưởng Kin...
Luận Văn Phân Tích Thực Trạng Bất Bình Đẳng Trong Thu Nhập Và Tăng Trưởng Kin...
 
Phát triển các doanh nghiệp Công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên
Phát triển các doanh nghiệp Công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái NguyênPhát triển các doanh nghiệp Công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên
Phát triển các doanh nghiệp Công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên
 
Luận văn: Phát triển thị trường lao động ngoài nước đối với các nghề chất lượ...
Luận văn: Phát triển thị trường lao động ngoài nước đối với các nghề chất lượ...Luận văn: Phát triển thị trường lao động ngoài nước đối với các nghề chất lượ...
Luận văn: Phát triển thị trường lao động ngoài nước đối với các nghề chất lượ...
 
Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo
Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo
Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo
 
Yếu tố tác động đến thương mại nội ngành chế biến của Việt Nam
Yếu tố tác động đến thương mại nội ngành chế biến của Việt NamYếu tố tác động đến thương mại nội ngành chế biến của Việt Nam
Yếu tố tác động đến thương mại nội ngành chế biến của Việt Nam
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 

Recently uploaded (19)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 

Mô hình phát triển kinh tế của singapore và hàm ý đối với việt nam luận văn th s. kinh tế học 6755904

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- TRẦN THỊ TUYẾT NHUNG MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA SINGAPORE VÀ HÀM Ý ĐỐI VỚI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU Hà Nội – 2018
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- TRẦN THỊ TUYẾT NHUNG MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA SINGAPORE VÀ HÀM Ý ĐỐI VỚI VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế Mã số: 60 31 01 06 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:PGS.TS. NGUYỄN XUÂN THIÊN Hà Nội – 2018
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do riêng tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn Xuân Thiên. Các số liệu và trích dẫn được sử dụng trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và tin cậy.! Tác giả luận văn Trần Thị Tuyết Nhung
  • 4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thiện luận văn này, tác giả đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo nhiệt tình của PGS.TS. Nguyễn Xuân Thiên. Trong quá trình hoàn thành chương trình cao học, tác giả đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình của quý thầy cô trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập. Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Xuân Thiên đã dành nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn tôi nghiên cứu và giúp tôi hoàn thiện luận văn tốt nghiệp này. Tôi gửi lời cảm ơn tới gia đình tôi đã luôn ủng hộ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện luận văn này. Với thái độ làm việc nghiêm túc, với nhiều nỗ lực và cố gắng trong tìm tòi, nghiên cứu nhưng vẫn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những đóng góp ý kiến từ quý thầy cô và bạn đọc.!
  • 5. MỤC LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT ............................................................................................ i DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................... i DANH MỤC CÁC HÌNH.......................................................................................... ii MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1 2. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................2 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu...........................................................................2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................3 5. Những đóng góp mới của luận văn .........................................................................3 6. Kết cấu luận văn......................................................................................................4 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ ...................................................5 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ......................................................................5 1.1.1. Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu ............................................................5 1.1.2.Những khoảng trống rút ra từ tổng quan...........................................................7 1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc lựa mô hình phát triển kinh tế...............8 1.2.1. Khái niệm về phát triển kinh tế .........................................................................9 1.2.2. Mô hình phát triển kinh tế...............................................................................16 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................30 2.1. Phƣơng pháp luận và cách tiếp cận................................................................30 2.1.1. Phương pháp luận...........................................................................................30 2.1.2. Cách tiếp cận nghiên cứu................................................................................30 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể .....................................................................31 2.2.1. Phương pháp thống kê ....................................................................................31 2.2.2. Phương pháp so sánh......................................................................................32 2.2.3. Phương pháp phân tích và tổng hợp...............................................................33 2.2.4. Phương pháp kế thừa ......................................................................................35 2.3. Nguồn số liệu.....................................................................................................35 CHƢƠNG 3: MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA SINGAPORE ..........36
  • 6. vi 3.1. Tổng quan về mô hình phát triển kinh tế của Singapore qua các thời kỳ ..............36 3.1.1. Một số nét về kinh tế Singapoe........................................................................36 3.1.2. Về mô hình kinh tế Singapore qua các giai đoạn ...........................................42 3.2.1. Đánh giá chung...............................................................................................45 3.2.2. Những thành công nổi bật của mô hình phát triển kinh tế của Singapore .....51 3.3. Một số kinh nghiệm rút ra...............................................................................52 3.3.1. Về mặt chiến lược............................................................................................52 3.3.2. Về thực thi một số chính sách cụ thể...............................................................57 CHƢƠNG 4: MỘT SỐ HÀM Ý RÚT RA CHO VIỆT NAM TỪ MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA SINGAPORE .....................................................71 4.1. Khái quát các mô hình kinh tế ở Việt Nam ...................................................71 4.1.1. Mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung .........................................................71 4.1.2. Mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa...............................75 4.2. Lựa chon mô hình phát triển kinh tế cho Việt Nam và những hàm ý từ kinh nghiệm của Singapore....................................................................................82 4.2.1. Một số điểm tương đồng cơ bản giữa Việt Nam và Singapore.......................82 4.2.2. Những nhân tố tác động v à y ê u c ầ u đ ặ t r a với việc lựa chọn phát triển mô hình kinh tế của Việt Nam ...................................................................................84 4.2.3. Một số hàm ý từ kinh nghiệm của Singapore....................................................90 KẾT LUẬN............................................................................................................100 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................102
  • 7. i DANH MỤC VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á 2 CNH Công nghiệp hóa 3 CNXH Chủ nghĩa xã hội 4 ĐCS Đảng Cộng sản 5 FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài 6 GDP Tổng sản phẩm quốc nội 7 GNP Tổng sản phẩm quốc dân 8 HĐH Hiện đại hóa 9 HDI Chỉ số phát triển con người 10 NIEs (Newly Industrialized Economies – NIEs) Những nền kinh tế công nghiệp hóa mới 11 SGD Đồng đô la Singapore 12 TTXH Thị trường xã hội 13 UNDP Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc 14 USD Đồng đô la Mỹ 15 WTO Tổ chức Thương mại Thế giới 16 XHCN Xã hội chủ nghĩa
  • 8. ii DANH MỤC CÁC BẢNG STT Bảng Nội dung Trang 1 Bảng 1.1 Trình độ phát triển của các quốc gia trên thế giới 13 2 Bảng 3.1 FDI vào Singapore theo ngành sản xuất và dịch vụ 50 3 Bảng 3.2 FDI theo ngành vào Singapore 50 4 Bảng 3.3 Kim ngạch xuất khẩu của Singapore với các bạn hàng lớn 61 5 Bảng 4.1 Chỉ số phát triển con người Việt Nam so với một số nước 82
  • 9. iii DANH MỤC CÁC HÌNH STT Hình Nội dung Trang 1 Hình 3.1 Đảo quốc Singapore 36 2 Hình 3.2 GDP của Singapore so với các nước phát triển 37 3 Hình 3.3 Biểu đồ tăng trưởng của Singapore 39 4 Hình 3.4 Biểu đồ về tổng sản phẩm quốc dân của Singapore 45 5 Hình 3.5 Tỉ trọng cơ cấu kinh tế Singapore (theo GDP) 48 6 Hình 3.6 Tỉ trọng cơ cấu kinh tế Singapore (theo lao động) 48 7 Hình 3.7 Tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu của Singapore 61 8 Hình 4.1 Biểu đồ tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam 77 9 Hình 4.2 Biểu đồ tỉ lệ giảm nghèo ở Việt Nam 78 10 Hình 4.3 Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam 80
  • 10. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài M p át triể i t p p v i t tr i i i Đang là câu hỏi lớn được đặt ra không chỉ trong các cuộc hội thảo khoa học, các hội nghị của Đảng và Chính phủ mà c n thu hút sự chú ý rộng rãi của công chúng. Đổi mới mô hình phát triển là vấn đề có ý nghĩa lớn lao và trọng đại, nó không chỉ đơn thuần là vấn đề kinh tế mà có ý nghĩa quyết định đến sự tồn vong của cả hệ thống chính trị và chế độ xã hội ở nước ta. Phát iểu ế mạc hội nghị lần thứ III của an chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Tổng í thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: trong n m 2012 và những n m tiếp theo Việt Nam s ưu ti n hàng đầu cho kìm chế lạm phát ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội g n với đổi mới mô hình t ng trư ng tái cơ c u lại nền kinh tế . Mô hình phát triển c mà chúng ta lựa chọn từ năm 1986 đến nay đã mang lại sự chuyển iến mạnh m về kinh tế và xã hội. Việt Nam đã gia nhập nhóm các nước có thu nhập trung ình trên thế giới ăm 2010, cơ cấu kinh tế có chuyển iến theo hướng hiện đại, tỷ lệ hộ ngh o đến cuối năm 2010 đã giảm mạnh, được đánh giá là hình mẫu trong công tác giảm đói ngh o, chỉ số phát triển con người (H I) tiếp tục được cải thiện. Tuy nhiên, mô hình tăng trưởng c đang phải đối diện với nhiều thách thức: Hiệu quả sử dụng tài nguyên thấp, thiệt hại kinh tế do ô nhiễm suy thoái ở mức cao (-11,54%). Ngoài ra, công nghệ sản xuất nước ta c n lạc hậu, tiêu tốn nhiều năng lượng. Các ngành kinh tế “nâu” đang chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế. Đa dạng sinh học suy giảm, tài nguyên không tái tạo cạn kiệt, tác động iến đổi khí hậu gia tăng. Các ngành sản xuất năng lượng sạch như năng lượng hạt nhân, năng lượng gió, mặt trời, sinh khối, địa nhiệt… tại Việt Nam c ng chưa phát triển. Thêm vào đó, nhiều ngành hỗ trợ, giải quyết vấn đề môi trường, dịch vụ môi trường, công nghiệp tái chế… c n yếu kém. Tăng trưởng kinh tế là mục tiêu quan trọng hàng đầu của tất cả các quốc gia trên thế giới ở mọi thời đại. Để đạt được mục tiêu này, việc lựa chọn các mô hình phát triển kinh tế đúng đắn, phù hợp với từng quốc gia có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, quyết định “vận mệnh tương lai” của cả đất nước. Thậm chí đây c n được xem như iểu tượng của sức sáng tạo và quyền tự quyết của quốc gia ấy. ởi vậy,
  • 11. 2 trong một thời gian dài, vấn đề lựa chọn mô hình kinh tế được đặt ra một cách sôi nổi, không chỉ ở Việt Nam mà ở hầu hết các nước đang phát triển và các quốc gia chuyển đổi. Singapore nằm trong khu vực phát triển kinh tế của Đông Nam Á với một thời kỳ tăng trưởng kinh tế khá mạnh và liên tục trong nhiều năm. Những thành tựu của Singapore được đánh giá cao và là ài học đáng học tập của nhiều quốc gia trên thế giới, mặc dù vẫn c n tồn tại một số hạn chế nhất định. Việt Nam hôm nay, đặt trong ối cảnh kinh tế nhiều iến động, việc đổi mới, cải tiến mô hình phát triển kinh tế là việc làm cần thiết. Với những nét tương đồng trong văn hóa, kinh tế, lịch sử phát triển…, Việt Nam hoàn toàn có thể tham khảo kinh nghiệm quản lý mô hình kinh tế của Singapore, trên cơ sở tham khảo có chọn lọc. Từ những lí do trên, tác giả đã quyết định đi sâu nghiên cứu đề tài: “Mô hình phát triển kinh tế của Singapore và hàm ý đối với Việt Nam . Hy vọng những kết quả nghiên cứu này s là tài liệu có ý nghĩa thiết thực đối với các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam c ng như những độc giả quan tâm nghiên cứu vấn đề này. Sự phù hợp của tên đề tài với chuyên ngành đào tạo: Đề tài “Mô hình phát triể i t ủ Si p re v m ý ối v i Vi t N m” hoàn toàn phù hợp với chuyên ngành Kinh tế quốc tế. 2. Câu hỏi nghiên cứu Để đi sâu nghiên cứu Mô hình phát triển kinh tế của Singapore và hàm ý đối với Việt Nam, luận văn s tập trung trả lời các câu hỏi sau: - Vì sao kinh tế Singapore phục hồi và trỗi dậy thần kỳ? - Singapore đã triển khai thực hiện xây dựng mô hình kinh tế như thế nào? Có những thành công hạn chế gì? - Việt Nam có thể học được những kinh nghiệm gì từ mô hình phát triển kinh tế Singapore? 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghi n cứu Trên cơ sở phân tích lý luận và thực tiễn, lựa chọn mô hình phát triển kinh tế của Singapore, rút ra hàm ý đối với Việt Nam nhằm xây dựng một mô hình phát triển kinh tế trong ối cảnh mới- toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.
  • 12. 3 3.2. Nhiệm vụ nghi n cứu Luận văn s tập trung giải quyết những nhiệm vụ cụ thể sau: - Tổng quan tình hình và hệ thống những vấn đề lý luận về Mô hình phát triển kinh tế. - Phân tích thực trạng phát triển kinh tế của Singapore, chỉ ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân trong phát triển kinh tế của Singapore. - Đưa ra những quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế của Việt Nam cùng một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế của Việt Nam từ kinh nghiệm của Singapore. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghi n cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là mô hình phát triển kinh tế của Singapore và một số vấn đề liên quan đến mô hình phát triển kinh tế tại Việt Nam. 4.2. Phạm vi nghi n cứu - Về không gian: Mô hình phát triển kinh tế của Singapore, và mô hình phát triển kinh tế của Việt Nam. - Về thời gian: Luận văn giới hạn trong khoảng thời gian từ năm 2000, đặc iệt là sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008 tới nay (2017), và tầm nhìn tới năm 2030. 5. Những đóng góp mới của luận văn - Làm rõ cơ sở lý luận về mô hình kinh tế của Singapore. - Làm rõ thực trạng về mô hình kinh tế của Singapore, những điểm mạnh, điểm yếu, thành công và chưa thành công của Singapore. Phân tích những lợi thế và nhược điểm về các nhân tố trong xây dựng mô hình kinh tế của Singapore. - Luận giải khả năng vận dụng kinh nghiệm về xây dựng mô hình kinh tế của Singapore vào điều kiện nước ta hiện nay, đồng thời đưa ra một số gợi ý chính sách để tăng thêm tính khả thi trong vận dụng những kinh nghiệm này. - Luận văn phân tích mô hình kinh tế của Singapore, từ đó rút ra kinh nghiệm để xây dựng mô hình kinh tế của Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu này hỗ trợ các nhà
  • 13. 4 lãnh đạo Việt Nam có cái nhìn tổng quát hơn về thực trạng mô hình kinh tế của nước mình từ đó phát huy các mặt mạnh và cải thiện những mặt còn hạn chế góp phần gia tăng khả năng vận hành của mô hình kinh tế Việt Nam, góp phần thúc đẩy sự nghiệp CNH -HĐH của đất nước. 6. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về mô hình phát triển kinh tế Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và nguồn số liệu Chương 3: Đánh giá mô hình và phát triển kinh tế của Singapore Chương 4: Một số hàm ý rút ra cho Việt Nam từ mô hình phát triển kinh tế của Singapore
  • 14. 5 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ 1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu Nằm trong khu vực Châu Á-Thái ình ương phát triển năng động nhất thế giới trong vài thập kỷ trở lại đây, sự tăng trưởng kinh tế hiệu quả và phát triển nhanh của Singapore đã thu hút được sự chú ý của rất nhiều nhà nghiên cứu kinh tế, xã hội c ng như các nhà hoạch định chính sách. Hàng trăm công trình nghiên cứu đã được công ố trong khoảng gần hai thập kỷ qua. Nhìn chung đa số những nghiên cứu này đã khẳng định những thành quả đạt được của Singapore trong việc xây dựng một mô hình kinh tế phát triển ổn định và ền vững. Tác giả xin điểm lại một số nghiên cứu chính trong và ngoài nước nghiên cứu, đánh giá về mô hình phát triển kinh tế của Singapoe. Năm 1993, Ngân hàng thế giới ra một áo cáo trong đó gọi các nước Đông Nam Á, trong đó có Singapore là “thần kỳ” là một trong những điểm mở đầu cho một làn sóng ca ngợi sự thành công của các nước Đông Nam Á nói chung và Singapore nói riêng. Trong cuốn Những bài học từ kinh nghiệm t ng trư ng của khu vực Đông và Đông Nam Á , do Đinh Trọng Minh dịch, Nhà xuất ản chính trị quốc gia ấn hành năm 1999, các tác giả đã tập trung trình ày một số nhân tố cơ ản tạo cơ sở cho sự tăng trưởng nhanh của các nền kinh tế Đông và Đông Nam Á mà Singapore được coi là ví dụ tiêu iểu. Một trong những kết luận mà các tác giả đưa ra là “…các nước đang phát triển, với kết quả hoạt động xuất khẩu tốt hơn, s đạt được tăng trưởng kinh tế cao hơn”. Nói cách khác, nhóm tác giả đã ca ngợi mô hình kinh tế hướng về xuất khẩu của các nước Đông Nam Á và Singapore, coi đó là nguyên nhân cơ ản dẫn đến sự thành công trong tăng trưởng kinh tế của quốc gia này trong những thập kỷ vừaqua. Nguyễn Thị Hiền trong tác phẩm Hội nhập kinh tế khu vực của một số nước Đông Nam Á , Nhà xuất ản Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh ấn hành năm 2002 đã
  • 15. 6 mô tả quá trình phát triển kinh tế xã hội gắn liền với quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế của a nước Philippines, Singapore, và Thailand. Theo tác giả, a nước Đông Nam Á kể trên, đặc iệt là Singapore đã thành công về mặt kinh tế nhờ iết tận dụng những lợi thế so sánh của mình so với phần c n lại của thế giới để hội nhập vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu. Mỗi nước có một lợi thế khác nhau, nhưng điểm chung ở họ là chính phủ đã đưa ra được những chính sách phát triển hợp lý, phát huy được những lợi thế này để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, đẩy mạnh xuất khẩu và gặt hái những thành công trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của mình. Lê àn Thạch và Trần Thị Tri trong cuốn Công nghiệp hóa NIEs Đông Nam Á và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (Nhà xuất ản thế giới 2000) đã đánh giá rất tỉ mỉ các ước, các giai đoạn quá trình CNH của các nền kinh tế công nghiệp hóa mới (NIEs) trong đó đáng chú ý là quá trình CNH của một nước nằm trong khu vực Đông Nam Á là Singapore. Các tác giả đã đánh giá cao nỗ lực của nền kinh tế Đông Nam Á này trong quá trình CNH đất nước. Theo các tác giả, mặc dù đây là một quốc gia, vùng lãnh thổ vừa thoát khỏi chế độ thuộc địa, vừa tách ra thành thực thể chính trị độc lập, Singapore gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình CNH do nguồn vốn hạn hẹp, trình độ công nghệ non kém và chưa có được mối quan hệ kinh tế quốc tế rộng rãi, nhưng nhân dân và chính phủ Singapore đã thể hiện một ý chí và quyết tâm lớn trong việc tận dụng thời cơ, vượt qua thử thách, đưa sự nghiệp CNH của họ đi lên ằng những chiến lược, quyết sách quan trọng, phù hợp và họ đã gặt hái được những thành công to lớn. Quá trình CNH được coi là thành công của các NIEs nói chung, Singapore nói riêng đã tạo ra cho các nền kinh tế này một nền tảng cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối hiện đại, cơ cấu kinh tế đã có những chuyển iến rất cơ ản theo hướng hiện đại, đời sống nhân dân vì thế c ng được cải thiện đáng kể, vị thế của các nước trên thế giới đã được khẳng định. Kết luận lại các tác giả này cho rằng sự thành công của các NIEs nói chung, Singapore nói riêng là không thể phủ nhận, rằng “NIEs đã khá thành công trong việc lựa chọn mô hình CNH, trong việc nắm ắt nhanh nhạy thời cơ và thách thức, kịp thời điều chỉnh các ước đi chiến lược để khai thác đầy đủ các lợi thế so sánh của đất nước,
  • 16. 7 kết hợp chặt ch nguồn lực ên trong và ên ngoài, tạo dựng môi trường trong nước và quốc tế thuận lợi phục vụ cho CNH”. Phạm Mộng Hoa trong cuốn Địa lý kinh tế - xã hội các nước ASEAN do Nhà xuất ản khoa học xã hội ấn hành năm 1999 đã đánh giá quá trình phát triển kinh tế xã hội của các nước Đông Nam Á (đặc iệt là Singapore) là khá thành công. Từ những nền kinh tế ngh o nàn, lạc hậu khi giành được độc lập hoặc thành lập thể chế chính trị độc lập, các quốc gia Đông Nam Á đã nhanh chóng trở thành quốc gia có mức thu nhập trung ình hoặc cao trên thế giới chỉ sau vài thập niên. Nền kinh tế đạt được tốc độ tăng trưởng cao trong nhiều năm, đời sống nhân dân được nâng lên đáng kể. Một ộ phận quan trọng người dân ở các nước này đã thoát khỏi cuộc sống đói ngh o trước đây. Một số nước như Singapore đã thành công trong việc ảo vệ môi trường trong quá trình CNH. Đạt được những thành tựu này là do các quốc gia Đông Nam Á đã không ngừng theo đuổi các mục tiêu phát triển kinh tế và đã có những chính sách phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của mình. ên cạnh đó các nước này c ng khá thành công trong việc tận dụng những điều kiện quốc tế thuận lợi và vị trí địa chính trị quan trọng của mình để thu hút đầu tư, công nghệ nước ngoài phục vụ mục tiêu CNH của mình. Tác giả ương Hồng Nhung trong ài viết CNH hướng vào xu t khẩu của Singapore và đầu tư trực tiếp của Nhật Bản đã cho rằng, thực tế cho thấy, viện trợ và FDI là một trong những yếu tố dẫn đến thành công trong tăng trưởng kinh tế của các nước Đông Nam Á. Theo ương Hồng Nhung, “Singapore đã xác định đúng chiến lược kinh tế và c ng nắm được đúng thời cơ để thực hiện chiến lược đó, chiến lược “CNH hướng về xuất khẩu” xét trên cả phạm vi quốc tế và khu vực”. 1.1.2. Những khoảng trống rút ra từ tổng quan Nhìn chung, các nghiên cứu trên đã mô tả và đưa ra lý giải khá đa dạng, nhiều mặt của những thành công c ng như chưa thành công của mô hình phát triển kinh tế xã hội của các nước Đông Nam Á nói chung và Singapore nói riêng, tuy nhiên có thể nhận thấy vẫn còn nhiều khoảng trống trong nghiên cứu về những bài học không chỉ thành công mà còn các kinh nghiệm không thành công của Singapore cho Việt Nam. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay thế giới đã có nhiều đổi thay. Tình
  • 17. 8 hình không cho phép chúng ta sao chép nguyên si những gì mà các nước Đông Nam Á nói chung và Singapore đã trải qua. Đúng như Haughton (1994) nhận định Nhà nông khôn ngoan ngày nay biết rằng cần phải học tập, chứ không phải sao chép mọi chi tiết kinh nghiệm của các nhà nông đã thành công nh t trong khu vực . Từ những nghiên cứu nêu trên c ng có thể thấy chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách độc lập về mô hình phát triển kinh tế của Singapore, đánh giá đầy đủ những thành công, rút ra nguyên nhân và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam nhằm trả lời chính xác cho câu hỏi: đâu là mô hình để Việt Nam có thể học tập. Nghiên cứu này vì thế được tiến hành để giải quyết vấn đề nêu trên. 1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc lựa chọn mô hình phát triển kinh tế Trên thực tế mỗi quốc gia đều tìm cho mình một con đường phát triển riêng dựa trên hoàn cảnh cụ thể của đất nước về tự nhiên, kinh tế, xã hội…. Trong hơn 30 năm đổi mới và phát triển vừa qua, Việt Nam đã thu được những thành tựu rất có ý nghĩa trong thúc đẩy tăng trưởng, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống người dân,… Có rất nhiều nguyên nhân lý giải cho sự thành công của Việt Nam thời gian qua nhưng có l nguyên nhân bao trùm nhất, tổng quát nhất mà không ai có thể phủ nhận là sự chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế-xã hội từ mô hình kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang phát triển một nền kinh tế thị trường định hướng XHCN gắn với “chủ động hội nhập kinh tế quốc tế”. Tuy vậy, mô hình đó những năm gần đây c ng đã ộc lộ một số hạn chế nhất định như “đã để mô hình phát triển theo chiều rộng quá lâu”. Để khắc phục hạn chế này, dự thảo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến 2020 đã chỉ ra rằng trong những năm tới chúng ta phải thay đổi mô hình phát triển. Điều này cho thấy, để có thể tránh được nguy cơ tụt hậu, duy trì tốc độ tăng trưởng cao, phát triển bền vững, Việt Nam trong những năm tới, cần hoàn thiện mô hình phát triển đất nước. Để làm rõ cơ sở cho việc đánh giá mô hình kinh tế của Singapore, rút ra bài học cho Việt Nam, trên cơ sở đó tìm t i, lựa chọn mô hình phát triển mới của Việt Nam, luận văn tập trung trình bày một số vấn đề lý luận và thực tiễn cơ ản về mô hình phát triển kinh tế đã tồn tại trên thế giới.
  • 18. 9 1.2.1. Khái ni m về phát triển kinh t 1.2.1.1. Khái niệm Có thể nói, phát triển kinh tế là mục tiêu của tất cả các quốc gia dân tộc trên toàn thế giới. Phát triển kinh tế là quá trình lớn l n t ng tiến mọi mặt của nền kinh tế. Nó bao gồm sự t ng trư ng kinh tế và đồng thời có sự hoàn chỉnh về mặt cơ c u thể chế kinh tế ch t lượng cuộc sống. Như vậy, sự phát triển của quốc gia trong một giai đoạn nhất định được xem xét trên hai mặt: sự gia tăng về kinh tế và sự tiến ộ về xã hội. Sự gia tăng về kinh tế c n được gọi là sự tăng trưởng kinh tế là sự t ng th m về quy mô sản lượng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ trong một thời kỳ nh t định (thường là một n m). Nếu tổng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia t ng l n thì nó được coi là t ng trư ng kinh tế. Để iểu thị sự tăng trưởng kinh tế, người ta thường dùng mức tăng lên của GNP hay G P. Mức tăng đó thường tính trên toàn ộ nền kinh tế quốc dân, hay tính ình quân theo đầu người của thời kỳ sau so với thời kỳ trước đó. Khi đo lường sự tăng trưởng, người ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau: Một : Mứ tă tr ở tu t ối - Theo tổng sản phẩm (GNP hay G P) của nền kinhtế: ∆Yn =Yn -Yn -1 Trong đó: ∆Yn : tổng sản phẩm tăng thêm của năm so với năm liền kề trước đó (n-1). Yn: tổng sản phẩm của năm n. Yn-1: tổng sản phẩm của năm liền kề trước đó. - Theo tổng sản phẩm ình quân đầu người: ∆yn =yn -yn -1 Trong đó: ∆yn : tổng sản phẩm ình quân đầu người của năm n so với năm liền kề trước đó s(n-1). yn: tổng sản phẩm ình quân đầu người của năm n.
  • 19. 10 yn-1: tổng sản phẩm ình quân đầu người của năm liền kề trước đó. H i : Tố ộ tă tr ở - Theo GNI (GDP) của nền kinh tế: g(Y ) = Yn -Yn -1 x100 = ∆Yn x100[%] Yn-1 Yn-1 Trong đó: g(Yn) là tốc độ tăng trưởng GNI (G P) của toàn ộ nền kinh tế của năm n, tính ằng phần trăm. - Theo GNI (G P) ình quân đầungười g( y ) = yn –yn-1 x100 = ∆yn x100[%] yn-1 yn-1 Trong đó: g (yn) là tốc độ tăng trưởng GNI (G P) ình quân đầu người của năm n, tính ằng phần trăm. Giữa khái niệm tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong đó, tăng trưởng là một chỉ tiêu, một điều kiện của phát triển kinh tế. Tăng trưởng kinh tế là điều kiện để tăng ngân sách nhà nước, tăng thu nhập của dân cư. Tăng ngân sách nhà nước đến lượt nó là điều kiện giúp Nhà nước tăng đầu tư cho giáo dục, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, xây dựng kết cấu hạ tầng, giải phóng sức sản xuất và có điều kiện giải quyết các chính sách xã hội (phát triển). Ngược lại sự phát triển kinh tế s là động lực đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng. Tuy nhiên, tăng trưởng không tự động dẫn đến sự hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý và tiến ộ xã hội (phát triển). Nói cách khác, tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần chứ không phải là điều kiện đủ cho phát triển kinh tế. Nếu tăng trưởng kinh tế nhanh nhưng không dẫn đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý, theo hướng hiện đại; cuộc sống tinh thần của nhân dân không được cải thiện; phân hóa xã hội ngày càng tăng lên; môi trường ngày càng ô nhiễm và ị hủy hoại thì chỉ có tăng trưởng mà không có phát triển. Phát triển kinh tế không chỉ ao gồm những thay đổi về số lượng như tăng trưởng kinh tế mà c n ao gồm cả những thay đổi về chất lượng cuộc sống. Một số nội dung cơ ản của phát triển kinh tế có thể được trình ày nhưsau:
  • 20. 11 Thứ nh t, để có sự phát triển kinh tế-xã hội thì trước hết nền kinh tế phải có sự tăng trưởng trong G P, thậm chí là tăng trưởng với tốc độ cao, đó là sự tăng lên về quy mô sản xuất làm tăng thêm giá trị sản lượng của cải vật chất, dịch vụ. ên cạnh tăng trưởng, nền kinh tế phải đạt được sự iến đổi tích cực về cơ cấu ngành nghề và cơ cấu vùng, lãnh thổ; tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý có khả năng khai thác lợi thế trong nước và tiếp thu thành tựu của văn minh nhân loại. Thư hai, tăng trưởng kinh tế là động lực làm thay đổi cơ cấu xã hội, cải thiện đời sống dân cư, giảm ớt đói ngh o, rút ngắn khoảng cách giữa các tầng lớp dân cư, ảo đảm công ằng xã hội. Tăng trưởng là tiền đề cơ ản nhất cho phát triển nhưng tăng trưởng ản thân nó không tự phát đưa một đất nước đi đến một trình độ phát triển cao được. Để có một xã hội phát triển thì những thành tựu của tăng trưởng phải được sử dụng một cách hợp lý. Tăng trưởng phải mang lại một cuộc sống tốt đẹp hơn cho đại đa số người dân, số người ngh o, đói phải giảm đi, khoảng cách về mức sống giữa các tầng lớp dân cư phải được đảm ảo hợp lý, không có sự ất ình đẳng quá lớn…. 1.2.1.2. Các chỉ ti u phát triển kinh tế Phát triển kinh tế là một phạm trù kinh tế - xã hội rộng lớn. Để đo trình độ phát triển của một quốc gia, người ta thường dùng hệ thống các chỉ tiêu sau: - T ng trư ng kinh tế: là sự gia tăng về quy mô sản lượng hay giá trị gia tăng của hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế. Nó thường được thể hiện qua các chỉ tiêu tỉ lệ tăng trưởng tổng G P, GNP hay GNI… hoặc chỉ tiêu tăng trưởng thu nhập ình quân đầu người trong một thời gian nhất định (thường là một năm).Tăng trưởng kinh tế càng nhanh thì đất nước càng có điều kiện để cải thiện các chỉ tiêu khác của phát triển kinh tế-xã hội. - Ch m sóc sức khỏe cộng đồng thể hiện qua các chỉ số như tỷ lệ chết của trẻ sơ sinh; số giường ệnh, số ác sĩ so với dân cư; tuổi thọ trung ình. Trong đó tuổi thọ trung ình của người dân là chỉ tiêu tổng hợp nhất, nó phản ánh kết quả tổng hợp của sự chăm sóc y tế đối với sức khỏe cộng đồng, mức sống vật chất và tinh thần của dân cư. - Trình độ học v n của dân cư là chỉ tiêu phản ánh chất lượng trí tuệ của đội ng lao động và dân cư. Chỉ tiêu này ao gồm các chỉ số: tỷ lệ người iết chữ so
  • 21. 12 với tổng dân số; tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đi học được đến trường; tỷ lệ cán ộ có trình độ đại học và trên đại học so với tổng dân cư. - Mức sống về vật ch t và tinh thần của người dân, tình trạng đói ngh o, thất nghiệp, ất ình đẳng trong thu nhập. Để đánh giá đầy đủ và toàn diện hơn mức độ phát triển xã hội, Liên hợp quốc đã đưa ra chỉ tiêu phát triển con người (H I), là chỉ tiêu tổng hợp a chỉ số cơ ản dưới đây: Chỉ số a: GNI ình quân đầu người tính theo sức mua tương đương (PPP) (US /người/năm). Chỉ số : chỉ số về giáo dục (tỷ lệ % người lớn iết chữ). Chỉ số c: chỉ số về y tế (tuổi thọ ình quân trên cả nước). Theo đánh giá của UN P, chỉ số H I của Việt Nam năm 2010 xếp thứ 113/169 nước trên thế giới. ên cạnh những chỉ tiêu liên quan đến mức sống và điều kiện sống của người dân như đã trình ày ở trên, mức độ phát triển của một quốc gia c n được đo ằng một số chỉ tiêu liên quan đến thực trạng của nền kinh tế như sau: - Chỉ tiêu về cơ c u kinh tế: Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ộ phận hợp thành với vị trí, tỷ trọng và mối quan hệ tương tác giữa các ộ phận ấy trong một hệ thống thống nhất. Nhưng để xem xét một cơ cấu kinh tế, người ta thường xem xét mối quan hệ tỷ lệ giữa a lĩnh vực cơ ản là công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ trong tổng sản phẩm trong nước (G P). Nền kinh tế phát triển thì tỷ lệ công nghiệp và dịch vụ trong G P ngày càng cao, c n nông nghiệp thì giảm đi tương đối; tỷ trọng công nghiệp trong G P tăng đến mức nào đó rồi dừng lại; c n tỷ trọng dịch vụ trong G P thì không ngừng tăng lên tương ứng. - Chỉ ti u tiết kiệm và mức đầu tư phản ánh đầu tư tăng trưởng kinh tế trong chu kỳ tiếp theo. ởi vì, tiết kiệm tiêu dùng thì phần tích l y cho đầu tư phát triển tăng lên. Đầu tư nhiều s tăng quy mô sản xuất và gia tăng giá trị sản lượng sản phẩm hàng hóa, dịchvụ. - Tỷ lệ dân số đô thị và nông thôn; tỷ lệ lao động công nghiệp, dịch vụ và lao động nông nghiệp là kết quả của phát triển sản xuất làm thay đổi cơ cấu ngành nghề, thay đổi cơ cấu xã hội và dân cư.
  • 22. 13 ựa vào các tiêu chí trên, năm 2010, chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UN P) đã tiến hành khảo sát 198 quốc gia trên thế giới và đưa ra ảng phân loại trình độ phát triển của các quốc gia. anh sách này, cho đến nay, hầu như vẫn chưa có sự thay đổi đáng kể nào, (xem ảng 1). Bảng 1: Trình độ phát triển của các quốc gia trên thế giới Nhóm nước Chỉ số a (US /người/ năm) Chỉ số (%) Chỉ số c (tuổi) Kém phát triển (42 nước) 227 32 49 Đang phát triển (130 nước) 921 58 59 Phát triển (26 nước) 15.610 99 75 Nguồn: IMF, Cơ sở dữ liệu kinh tế thế giới Oulook, tháng 9 năm 2016. 1.2.1.3. Các nhân tố ảnh hư ng đến t ng trư ng và phát triển Trong mô hình phát triển kinh tế, nếu sản lượng được gọi là iến phụ thuộc thì các nhân tố ảnh hưởng là các iến độc lập. Đó là các nhân tố đóng vai tr quyết định tăng trưởng và phát triển của một quốc gia. Trên thực tế có rất nhiều nhân tố đóng vai tr quyết định đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế, nhưng thông thường chúng được chia ra làm hai nhóm cơ ản sau: * Nhóm các nhân tố kinh tế Quá trình sản xuất là quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào (nguồn lực sản xuất: vốn, lao động, tài nguyên thiên nhiên, tri thức) theo các cách thức nhất định để tạo ra các đầu ra (tổng sản phẩm trong nước - G P hay tổng thu nhập quốc dân - GNI) theo nhu cầu của xã hội. Nếu ta gọi các iến số đầu vào là Xi hàm số đầu ra là Y, thì sự tăng trưởng có mối quan hệ hàm số sau: Y = f (Xi) Trong đó: Xi là các yếu tố đầu vào cụ thể sau: K: vốn. L: lao động.
  • 23. 14 R: tài nguyên thiên nhiên. T: khoa học và công nghệ. - Vốn sản xu t: Ở ất kỳ nền kinh tế nào, vốn luôn là nhân tố đóng một vai tr vô cùng quan trọng đối với qúa trình sản xuất, đặc iệt là trong điều kiện hiện nay công nghệ sản xuất cao càng đ i hỏi đầu tư vốn lớn. Vốn được thể hiện ra bên ngoài là các tư liệu sản xuất như máy móc, thiết ị, phương tiện vận tải, kho hàng, kết cấu hạ tầng và kỹ thuật…. Trong điều kiện năng suất lao động không đổi thì tăng tổng số vốn s dẫn đến tăng thêm sản lượng sản phẩm hàng hóa. Tất nhiên, trong thực tế sự tăng thêm giá trị sản lượng hàng hóa c n phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa, chẳng hạn chất lượng lao động, trình độ kỹ thuật v.v… - Lao động: là yếu tố đặc iệt quan trọng của quá trình sản xuất. Mọi hoạt động sản xuất đều do lao động của con người quyết định, nhất là người lao động có kỹ thuật, kinh nghiệm và kỹ năng lao động. o đó, chất lượng lao động quyết định kết quả và hiệu quả sản xuất. - Đ t đai: là yếu tố sản xuất có vai tr đặc iệt quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp. Đối với sản xuất công nghiệp và dịch vụ đất đai c ng là một trong các đầu vào không thể thiếu. Đất đai là yếu tố cố định, lại ị giới hạn ởi quy mô, nên việc sử dụng đất đai một cách có hiệu quả là yêu cầu quan trọng trong tất cả các giai đoạn phát triển của nền kinh tế. - Các loại tài nguy n từ trong lòng đ t (khoáng sản, nước ngầm), tài nguyên sông, iển và các tài nguyên thiên nhiên khá đều là yếu tố đầu vào của sản xuất. - Tri thức: Ngày nay tri thức được coi là một yếu tố đầu vào trực tiếp của quá trình sản xuất có vai tr rất quan trọng. Nó quyết định sự thay đổi năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Những phát sinh, sáng chế mới được ứng dụng trong sản xuất đã giải phóng được lao động nặng nhọc, độc hại cho người lao động và tạo ra sự tăng trưởng nhanh chóng, góp phần vào sự phát triển kinh tế của xã hội hiện đại. * Nhóm các nhân tố phi kinh tế Khác với nhóm các nhân tố kinh tế, các yếu tố phi kinh tế thường không tác động trực tiếp đến tăng trưởng và phát triển kinh tế nhưng lại có ảnh hưởng rất mạnh m đến quá trình phát triển nói chung. Tuy nhiên, những ảnh hưởng của các nhân tố phi kinh tế đến tăng trưởng kinh tế lại rất khó lượng hoá ằng các chỉ tiêu
  • 24. 15 cụ thể. Một số nhân tố phi kinh tế chủ yếu có thể kể đến là: - Thể chế chính trị và đường lối phát triển kinh tế-xã hội: Thể chế là các qui định theo đó các cá nhân, công ty và nhà nước tác động lẫn nhau. Như vậy, thể chế kinh tế - xã hội là các nguyên tắc tổ chức quản lý kinh tế - xã hội, pháp luật, các chế độ, chính sách, các công cụ và ộ máy tổ chức thực hiện những chính sách, nguyên tắc này. Ngày nay, thể chế chính trị, đường lối phát triển kinh tế-xã hội được coi là nhân tố quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội. ởi vì thể chế iểu hiện như một lực lượng đại diện cho ý chí của cộng đồng nhằm điều chỉnh các mối quan hệ kinh tế - chính trị-xã hội theo lợi ích của cộng đồng đặt ra. Một thể chế chính trị, kinh tế, xã hội ổn định, hiện đại là điều kiện thuận lợi để các hoạt động kinh tế diễn ra suôn sẻ, ngược lại thể chế không phù hợp s gây ra những cản trở, mất ổn định, thậm chí làm cho nền kinh tế lâm vào tình trạng suy thoái, khủng hoảng hoặc gây ra những xung đột chính trị-xã hội. - Đặc điểm dân tộc:Trong một quốc gia thông thường có sự tồn tại, sinh sống của nhiều dân tộc khác nhau. ên cạnh những điểm tương đồng, các dân tộc đều có những nhu cầu khác nhau về văn hóa, kinh tế, tập quán sống và sản xuất. Những đặc điểm này có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển kinh tế-xã hội của một quốc gia. Nếu chính sách của một quốc gia tốt s huy động, khai thác và sử dụng được những tiềm năng, năng lực sản xuất của các dân tộc vào việc thực hiện tăng trưởng và phát triển, qua đó mỗi dân tộc đều có được lợi ích nhờ lao động của chính ản thân mình. Ngược lại, khi chính sách phát triển chỉ mang lại lợi ích cho dân tộc này, nhưng lại gây tác hại đến vùng khác, dân tộc khác thì s trở thành nguyên nhân của sự xung đột giữa các sắc tộc. - Đặc điểm tôn giáo: Vấn đề tôn giáo gắn liền với vấn đề dân tộc. Trong quốc gia đa dân tộc thường có nhiều tôn giáo khác nhau, quy mô và mức độ tín ngưỡng của các tôn giáo phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế và tiến ộ xã hội. Song, dù ở quy mô và mức độ nào thì các tôn giáo đều có quan niệm, triết lý, tư tưởng riêng ăn sâu vào cuộc sống của giáo dân từ đời này qua đời khác và khó có thể thay đổi. Các thiên kiến của tôn giáo thường tạo ra một tâm lý xã hội iệt lập của tôn giáo mình. o đó, các cuộc xung đột vì lý do tôn giáo rất dễ xảy ra gây ảnh hưởng
  • 25. 16 đến an ninh và sự ổn định của một đất nước. Một chính sách đúng đắn về tôn giáo là điều kiện cần thiết tạo ra sự h a hợp giữa giáo dân, khai thác các nhân tố tích cực của tôn giáo phục vụ tăng trưởng và phát triển. - Đặc điểm v n hóa: Văn hóa là một phạm trù rộng lớn, ao trùm nhiều mặt, từ tri thức phổ thông, khoa học, văn hóa nghệ thuật đến lối sống, tập quán, cách ứng xử trong quan hệ giao tiếp… được hình thành và tích l y trong một quá trình phát triển của dân tộc gắn liền với việc tiếp thu những tinh hoa của văn minh nhân loại. Có thể nói, trình độ văn hóa của một dân tộc là nhân tố cơ ản tạo ra chất lượng của đội ng lao động, do đó là nhân tố quyết định sự tăng trưởng và phát triển. 1.2.2. Mô hình phát triể i t 1.2.2.1. Khái niệm ù thực tế thì không ai có thể phủ nhận, mỗi quốc gia đều lựa chọn cho mình một mô hình phát triển kinh tế nhất định. Thậm chí lựa chọn mô hình phát triển như thế nào cho phù hợp với điều kiện riêng của từng nước c n được coi là iểu tượng của sự thành công, sức sáng tạo và quyền tự quyết của một quốc gia. Tuy vậy, đến nay vẫn chưa có một sự thống nhất giữa các nhà nghiên cứu về khái niệm mô hình phát triển kinh tế. Trong cuốn “kinh tế phát triển” của Khoa Kinh tế phát triển, Phân viện Hà Nội, Học viện chính trị hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, các tác giả đưa ra định nghĩa: “Mô hình kinh tế là cách diễn đạt cơ ản nhất về sự phát triển kinh tế thông qua các iến số kinh tế và các mối quan hệ giữa chúng, để từ đó hiểu rõ hơn các xu hướng vận động của nền kinh tế”. Theo tác giả, đây là cách hiểu mô hình phát triển kinh tế theo nghĩa hẹp hay mô hình kinh tế thể hiện ằng toán học, nó phản ánh mối quan hệ giữa các iến số độc lập là các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế và iến phụ thuộc là quá trình phát triển kinhtế. Khái niệm mô hình phát triển kinh tế c n có thể hiểu theo nghĩa rộng hơn nhiều. Đó là một kiểu tổ chức xã hội, tổ chức các hoạt động kinh tế nhằm đưa đất nước phát triển từ trình độ hiện tại lên trình độ phát triển hơn. Nó biểu diễn cách thức vận động của nền kinh tế từ trình độ này l n trình độ khác cao hơn. Nó trả lời cho câu hỏi quá trình phát triển của một quốc gia đã diễn ra như thế nào những chiến lược nào đã được sử dụng để đưa đ t nước đi l n.
  • 26. 17 1.2.2.2. Các mô hình lý thuyết về phát triển kinh tế * M i t ổ iể v i uậ iểm ơ t ị tr ờ tự d Ra đời vào thế kỷ 18, trường phái kinh tế học tư sản cổ điển ao gồm các nhà tư tưởng vĩ đại như A.Smith, avid Ricardo, và Malthus… Luận điểm cơ ản của trường phái này là hãy để mặc cho thị trường hoạt động nhà nước không n n can thiệp vào nền kinh tế. Theo họ, thị trường tự do hoạt động là điều kiện để nền kinh tế tự điều chỉnh và đạt được mức hiệu quả nhất. Đại iểu cho những luận thuyết này là Adam Smith (1723-1790). Những tư tưởng của ông được thể hiện trong các công trình nghiên cứu rất nổi tiếng về nền kinh tế thị trường tư ản chủ nghĩa như "Lý thuyết về những tình cảm đạo đức" (1759), "Của cải của các dân tộc"(1776). Qua các tác phẩm của mình, đặc iệt là cuốn sách "Của cải của các dân tộc" Adam Smith đã đưa ra một số luận điểm về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và việc giải quyết các vấn đề xã hội trong nền kinh tế tư ản chủ nghĩa. Có thể tóm tắt luận điểm của Adam Smith như sau: Thứ nh t mặc dù trong một xã hội mỗi người đều ận rộn theo đuổi lợi ích riêng của mình nhưng chính trong quá trình đó lợi ích của từng cá nhân s đi tới chỗ phù hợp với lợi ích của cộng đồng. Theo A.Smith: Nếu một nhà sản xuất án hàng với giá cao hơn so với những người khác s không có người mua, một công nhân mà đ i trả công cao hơn s không tìm được việc làm, và một ông chủ trả lương thấp hơn so với những người cạnh tranh khác s không thuê được người làm việc. Như vậy, để thỏa mãn nhu cầu của mình, tối đa hóa lợi ích riêng của mình, các nhà tư ản, các nhà uôn, các chủ đất và các công nhân đều phải đáp ứng nhu cầu của những khách hàng của họ, kết quả là lợi ích của toàn ộ xã hội được đảm ảo. Như vậy, theo Adam Smith, sự quan tâm của những người này đối với không phải vì l ng nhân từ, rộng lượng mà là vì sự lợi ích của riêng họ. Chính thông qua trao đổi, mua bán mà người nọ nhận từ người kia những sự giúp đỡ đôi ên cùng có lợi. Từ những lập luận nêu trên, A.Smith đã rút ra một triết lý đơn giản là: "Anh cho tôi thứ mà tôi thích anh s có thứ mà anh y u cầu".
  • 27. 18 Thứ hai dưới sự tác động của cơ chế thị trường thì xã hội s phát triển và trở nên thịnh vượng lên. Theo A.Smith chính sự tự điều tiết của thị trường thông qua tự do cạnh tranh và giá cả, đã uộc các nhà sản xuất phải chú trọng đến việc đáp ứng cả về chủng loại và số lượng hàng hóa mà xã hội yêu cầu. Trên cơ sở lý giải hai vấn đề nói trên, A.Smith đã đi tới một tư tưởng có ý nghĩa triết lý ao quát là: "Hãy để y n cho thị trường vận hành". ởi vì theo ông, "bàn tay vô hình" của cơ chế thị trường s ảo đảm cho xã hội những gì sản xuất ra phù hợp với nhu cầu của các thành viên của nó theo những số lượng mong muốn và với giá cả thỏa đáng. Sự tác động qua lại giữa những người tự do cạnh tranh trên thị trường, dù với động cơ vị kỷ, cuối cùng c ng s đưa lại kết quả ất ngờ là sự hài h a xã hội. Ông viết: "Mỗi cá nhân... trong khi hướng ngành sản xuất của anh ta vào việc làm ra những sản phẩm có giá trị cao nhất, anh ta chỉ có ý định là thu được nhiều lợi nhuận cho chính mình. Trong trường hợp này c ng như trong nhiều trường hợp khác, anh ta được dẫn dắt ởi một àn tay vô hình để thực hiện một mục đích mà anh ta không hề nghĩ đến. Khi theo đuổi lợi ích riêng, anh ta thực ra đã thúc đẩy lợi ích chung của toàn xã hội nhiều hơn là khi thực sự có ý định làm như vậy". Với những luận thuyết của mình, A.Smith cho rằng nhà nước không nên can thiệp vào cơ chế thị trường. Nhà nước, theo ông, chỉ cần tập trung vào a chức năng chính là chống giặc ngoại xâm, ảo vệ xã hội, xây dựng và duy trì các tổ chức. Trong vấn đề phân phối thu nhập, Adam Smith chia xã hội thành 3 nhóm người: địa chủ, tư ản và công nhân. Sự phân phối thu nhập của 3 nhóm người này phụ thuộc vào quyền sở hữu của họ đối với các yếu tố sản xuất: địa chủ sở hữu ruộng đất thì nhận được địa tô; công nhân có sức lao động thì nhận được tiền công; nhà tư ản có vốn thì nhận được lợi nhuận. Từ đó thu nhập của xã hội ao gồm tiền công, lợi nhuận và địa tô. Theo ông, a nhóm người này không mâu thuẫn nhau về mặt lợi ích, mà có liên quan chung tới lợi ích xã hội và cùng tiến theo sự phát triển của xã hội. Một đại iểu xuất sắc khác của mô hình cổ điển là avid Ricardo, với tác phẩm nổi tiếng “những nguyên lý của kinh tế chính trị học và thuế khóa” xuất ản năm 1817. Kế thừa những tư tưởng của Adam Smith, Ricardo coi đất đai, lao động,
  • 28. 19 tư ản, tiến ộ kỹ thuật và môi trường thể chế kinh tế-xã hội là các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, theo Ricardo quy luật lợi tức giảm dần khiến cho tăng trưởng kinh tế giảm dần. Theo đó nếu giữ nguyên các yếu tố đầu vào khác, trong khi tăng thêm liên tục một yếu tố đầu vào thì sản lượng tăng thêm do thêm một đơn vị yếu tố đầu vào đó s giảm dần. Trong khi số lượng đất đai không đổi thì sự gia tăng dân số s dẫn tới mức lợi tức (hay năng suất lao động) giảm dần và điều này s đe dọa sự tăng trưởng kinh tế. Ông c ng cho rằng sự thay đổi công nghệ hoặc cải tiến kỹ thuật sản xuất s khống chế được mức lợi tức giảm dần, cho nên việc tăng vốn được coi là cách duy nhất để mở rộng sản xuất. Nguồn tích l y để tăng vốn chỉ có thể là lợi nhuận. Tuy nhiên, nếu lợi nhuận là động cơ và điều kiện của tích l y tư ản, thì tỷ suất lợi nhuận lại có xu hướng giảm xuống cùng với đà tăng lên của tích luỹ tư ản. Nguyên nhân của tình trạng này là việc tăng dân số mà đất đai thì có hạn lại ị tác động ởi quy luật “độ mầu mỡ của đất đai ngày càng giảm” nên giá cả lương thực, thực phẩm không ngừng tăng lên, dẫn đến tiền công danh nghĩa tăng lên và tỷ suất lợi nhuận giảm dần. Kết quả là tích l y tư ản giảm sút, tăng trưởng kinh tế chậm lại. Trong phân phối thu nhập ông c ng chia xã hội thành 3 nhóm người với 3 loại thu nhập giống như quan điểm của Adam Smith, nhưng khác với Adam Smith, ông cho rằng giữa a nhóm người này có tồn tại mâu thuẫn về mặt lợi ích. Tuy nhiên, sự tồn tại đối lập về lợi ích giữa các nhóm là phù hợp với “quy luật tự nhiên” Tóm lại, toàn ộ những luận điểm có ý nghĩa triết lý của các nhà kinh tế học cổ điển về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội đều ắt nguồn từ niềm tin của các ông vào khả năng dẫn dắt của hệ thống thị trường tự do tới những hiệu quả xã hội đáng mong muốn. Với một hệ thống luận điểm mang ý nghĩa phát hiện mới so với những người đi trước và những người cùng thời - như các luận điểm về lao động, chứ không phải tự nhiên, là nguồn gốc sinh ra giá trị, về sự hình thành giá cả thị trường của hàng hóa do tác động của quy luật cung - cầu và quy luật cạnh tranh, về nguồn gốc và cách sử dụng của tiền tệ, v.v.. A.Smith và avid Ricardo được xem là những nhà kinh tế chính trị học cổ điển vĩ đại đã đặt nền tảng lý thuyết cho nền kinh
  • 29. 20 tế thị trường tư ản chủ nghĩa trong giai đoạn tự do cạnh tranh. Tuy vậy, do không thấy được những mâu thuẫn nội tại của nền kinh tế thị trường tư ản chủ nghĩa, nhất là không thấy được "vì sao người lao động làm thu lại không được hư ng toàn bộ giá trị mà lao động của anh ta đã sản xu t ra và vì sao anh ta lại phải để cho nhà tư bản hư ng một phần?", cho nên luận điểm có ý nghĩa triết lý của A.Smith về " àn tay vô hình" của cơ chế thị trường tự do dẫn đến sự hài h a xã hội đã trở thành phi lý. ản thân các nhà nghiên cứu lịch sử tư tưởng kinh tế ở phương Tây sau này c ng nhận xét: "Niềm tin của Smith vào sự hài hòa tự phát đã không hề được thực tế chứng minh". Thực tế là trong suốt thế kỷ XIX, nền kinh tế thị trường tự do đã liên tục trải qua các cuộc suy thoái và khủng hoảng chu kỳ, dẫn đến nhiều cuộc đấu tranh xã hội hoặc ùng nổ cách mạng ở một loạt nước châu Âu và ắc Mỹ. Chính điều đó đã uộc nhiều thế hệ các nhà kinh tế học về sau phải đi tìm các lời giải khác cho những vấn đề xã hội mà thực tế của nền kinh tế thị trường tư ản chủ nghĩa luôn đặt ra trong quá trình phát triển đầy khúc khuỷu, quanh co với nhiều tật ệnh của nó. Lý thuyết về sự trì trệ của Ricardo đã đánh giá thấp tác động của sự tiến ộ công nghệ trong việc ù đắp lại mức lợi tức giảm dần. Thực tế là sự tiến ộ công nghệ nhanh chóng đã đóng góp vào cho sự tăng trưởng kinh tế chưa từng thấy trước đó. * M p át triể i t ủ C. Má Ở Việt Nam C. Mác (1818-1883) luôn được iết đến như một nhà kinh điển về học thuyết phát triển kinh tế xã hội. Những luận điểm cơ ản của ông có thể tìm thấy trong nhiều tác phẩm nhưng nổi tiếng nhất là ộ Tư bản luận được xuất ản lần đầu tiên năm 1867. Theo C. Mác, các yếu tố cơ ản tác động đến tăng trưởng kinh tế là đất đai, lao động, vốn và tiến ộ kỹ thuật. Trong đó, C. Mác đặc iệt nhấn mạnh đến vai tr của lao động (cả sự tăng lên về số lượng và chất lượng lao động) trong tăng trưởng kinh tế. Theo ông, sức lao động đối với các nhà tư ản là một loại hàng hóa đặc iệt. C ng như các hàng hóa khác, sức lao động được các nhà tư ản mua trên thị trường và tiêu thụ trong quá trình sản xuất. Nhưng trong quá trình sử dụng nó có thể
  • 30. 21 tạo ra giá trị lớn hơn giá trị của ản thân nó, giá trị đó ằng giá trị của sức lao động cộng với giá trị thặng dư. Theo C.Mác, vốn, tài nguyên, khoa học công nghệ có vai tr to lớn trong quá trình tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, vai tr đó phải được thể hiện thông qua việc làm cho năng suất lao động tăng thêm, vì ản thân chúng không tạo ra giá trị. Về phân phối thu nhập trong xã hội, c ng giống như Ricardo, C. Mác cho rằng khu vực sản xuất ra của cải vật chất ao gồm 3 nhóm người: địa chủ, tư ản và công nhân.Thu nhập của họ là tiền công do án sức lao động thì hưởng của người công nhân, địa tô ( ao gồm địa tô chênh lệch I và II) của địa chủ nhờ cho thuê đất, lợi nhuận của nhà tư ản do có vốn đầu tư vào sản xuất. Nhưng khác với Ricardo, C. Mác cho rằng sự phân phối này là không hợp lý, mang tính chất óc lột. Trong "Bản thảo kinh tế - triết học n m 1844", C.Mác viết: "Lao động sản xu t ra những vật phẩm kỳ diệu cho những người giàu nhưng chính nó lại sản xu t ra sự bần cùng hóa của công nhân. Nó tạo ra lâu đài nhưng cũng tạo ra cả những nhà ổ chuột cho công nhân... Nó sản xu t ra trí tuệ nhưng cũng sản xu t ra cả sự đần độn ngu ngốc cho công nhân". Ở đây đời sống vật chất và tinh thần của người công nhân ị chi phối ởi chế độ sở hữu tư nhân tư ản chủ nghĩa. Ông phê phán chủ nghĩa tư ản khi cho rằng lao động của người công nhân là nguồn gốc duy nhất của của cải, do vậy người công nhân chỉ được hưởng tiền công tối thiểu là vô lý, một phần tiền công của người lao động đã ị nhà tư ản chiếm đoạt ( óc lột). Vì vậy, C. Mác chia xã hội tư ản thành hai giai cấp, giai cấp óc lột ao gồm những nhà tư ản và địa chủ và giai cấp ị óc lột đó là những người công nhân lao động. o đó, đấu tranh giai cấp trong xã hội có giai cấp trở thành động lực chủ yếu cho sự phát triển. Theo ông, giai cấp vô sản s là lực lượng xoá ỏ chế độ sở hữu tư nhân T CN và thiết lập nên chế độ sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất. Khi giai cấp vô sản giành được chính quyền họ s xây dựng một nền kinh tế có kế hoạch nhằm phát triển mạnh sản xuất, không ngừng cải thiện đời sống của nhân dân lao động. Trong xã hội đó, nguyên tắc phân phối các sản phẩm làm ra một cách hợp lý nhất là phân phối theo lao động. Sự phân phối ấy là một ước tiến lớn hướng tới công ằng và ình đẳng so với sự phân phối ất công dưới chủ nghĩa tư ản.
  • 31. 22 Mô hình của C. Mác có thể gọi là mô hình tăng trưởng kinh tế theo lao động. Lao động ( ao gồm cả số lượng và chất lượng) đóng vai tr quyết định trong phát triển kinh tế. Ở đó, con người là trung tâm của sự phát triển, phát triển là do con người và vì con người. Trong mô hình phát triển này, nhà nước c ng giữ vai tr rất quan trọng. * M i t ỗ p ủ J.M.Ke es Trên thực tế không ao giờ có một nền kinh tế thị trường hoàn toàn tự do không có sự can thiệp của chính phủ, c ng không ao giờ có một nền kinh tế mệnh lệnh hoàn toàn không có hoạt động của thị trường. Giữa hai thái cực cực đoan đó là một nền kinh tế mang tính hiện thực hơn đó là nền kinh tế hồn hợp. Nền kinh tế hỗn hợp là một nền kinh tế pha trộn những đặc điểm của các hệ thống kinh tế khác nhau. Điều này thường được hiểu là một nền kinh tế ao gồm cả doanh nghiệp tư nhân lẫn quốc doanh, hoặc kết hợp giữa kinh tế thị trường và kinh tế chỉ huy. Các định nghĩa về kinh tế hỗn hợp có thể khác nhau, nhưng tựu trung lại có một số điểm chung: có một mức độ tự do kinh tế ( ao gồm các ngành kinh doanh tư nhân) kết hợp với kinh tế kế hoạch tập trung (có thể để can thiệp vào phúc lợi xã hội, sự sở hữu của nhà nước đối với một số phương tiện lao động). Sinh ra ở nước Anh, J.M.Keynes (1883-1946) được coi là người đầu tiên đưa ra mô hình phát triển trong đó có sự kết hợp giữa thị trường và vai tr của nhà nước. Công trình nghiên cứu chính của ông là "Lý thuyết tổng quát về việc làm lãi su t và tiền tệ" xuất ản năm 1936 (gọi tắt là "Lý thuyết tổng quát"). Cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đã thể hiện một cách tập trung những vấn đề mới của xã hội phương Tây, khi chủ nghĩa tư ản do cạnh tranh đã chuyển sang chủ nghĩa tư ản độc. Như "Lý thuyết tổng quát" của J.M.Keynes đã khẳng định: "Những khuyết điểm nổi bật của xã hội kinh tế trong đó chúng ta đang sống [tức là xã hội tư bản] là không có việc làm đầy đủ và phân phối của cải một cách b t công". Để khắc phục hai khuyết điểm ấy, J.M.Keynes đã đi sâu phân tích những khuynh hướng, những nhân tố có tác động đến quá trình vận hành của nền kinh tế đương thời, qua đó tìm ra các giải pháp khôi phục kinh tế, đẩy lùi thất nghiệp, tiến tới toàn dụng nhân công phân phối lại thu nhập, tạo ra sự đồng thuận xã
  • 32. 23 hội cho phát triển. Theo J.M.Keynes, trên thực tế không có cơ chế tự động an toàn của nền kinh tế thị trường tự do. Ông đề xuất nền kinh tế thị trường phải được điều tiết ởi Nhà nước nhằm khuyến khích tiêu dùng và đầu tư, qua đó mà có thể đạt tới tình trạng toàn dụng nhân công, khắc phục nạn thất nghiệp tràn lan - mối đe dọa nghiêm trọng nhất về mặt xã hội đối với sự tồn tại của chủ nghĩa tư ản. Trong thời gian đó, học thuyết của J.M.Keynes đã được áp dụng ở nhiều quốc gia phương Tây. Tại những nước này, người ta đã kết hợp vận dụng nền kinh tế thị trường có điều tiết với một hệ thống chính sách phúc lợi xã hội do Nhà nước thực hiện nhằm điều h a mâu thuẫn, duy trì ổn định xã hội để phát triển. Người ta gọi đó là "Nhà nước phúc lợi kiểu Keynes" (Keynesian welfare state). 1.2.2.3. Một số mô hình phát triển kinh tế thựctiễn * M p át triể ủ Tây Âu và Mỹ Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, kinh tế các nước Tây Âu đều ị kiệt quệ, kế hoạch Marshall của Mỹ được thông qua và thực hiện với hai mục tiêu: vực dậy nền kinh tế Tây Âu và giữ các nước này trong quỹ đạo của Mỹ. Nhìn một cách khái quát, mô hình phát triển của các nước Phương Tây là nền kinh tế thị trường với vai tr điều tiết của nhà nước. Trong cơ cấu nền kinh tế, khu vực công đủ mạnh để nhà nước có khả năng điều tiết nền kinh tế, duy trì vai tr của quốc gia đó trong quan hệ quốc tế và thực hiện những chức năng xã hội. Trong suốt nửa thế kỷ, mô hình này đã phát huy được sức mạnh của nó: nền kinh tế các nước Tây Âu đã duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, với năng lực cạnh tranh của nền kinh tế ngày càng được nâng cao, nhờ đó nhà nước của các nước này đã thực hiện các chính sách an sinh xã hội nhằm đảm ảo công ằng cho các tầng lớp dân cư, đồng thời có điều kiện để đầu tư cho nghiên cứu cơ ản và phát triển khoa học-công nghệ. Điều này giải thích tại sao các nước châu Âu, cùng với Mỹ và Nhật ản vẫn đi đầu về khoa học công nghệ và giáo dục trong những thập kỷ vừa qua. Phân tích trường hợp của Pháp chúng ta thấy, ngay sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, chính phủ Pháp đã quốc hữu hóa một loạt ngân hàng, chú trọng phát triển khu vực kinh tế công, dịch vụ công cộng và những ngành công nghiệp
  • 33. 24 mà Pháp xác định là ngành m i nhọn. Với mô hình phát triển này, nước Pháp đã thực hiện được a mục tiêu: (i) duy trì được vai tr là một cường quốc kinh tế, (ii) trở thành một cường quốc quân sự thông qua việc xây dựng một lực lượng hạt nhân độc lập và một nền công nghiệp quốc ph ng phát triển dựa trên công nghệ cao, tạo được lợi thế trong quan hệ với Mỹ và Liên Xô. (iii) Phát triển được một khu vực kinh tế, dịch vụ công cộng và đảm ảo được những phúc lợi xã hội cho đại đa số dân chúng. Vào cuối thế kỷ XX, khi mà gánh nặng chi phí xã hội quá lớn, kinh tế lại rơi vào suy thoái, nhiều nước châu Âu uộc phải xem lại mô hình phát triển của mình. Tất cả đều vẫn thừa nhận vai tr của thị trường và tính chất cạnh tranh của nó, nhưng không nhất trí về vai tr của nhà nước và khu vực công trong nền kinh tế toàn cầu hóa. Những người theo chủ nghĩa tự do như à Thatcher ở Anh, Regan ở Mỹ đã chủ trương tư nhân hóa khu vực dịch vụ, phi quy tắc nền kinh tế, nói cách khác là tìm cách giảm vai tr của nhà nước và khu vực công, cắt giảm chi phí xã hội. Trong khi đó, các nước do các Đảng xã hội nắm giữ như ở Đức và Pháp lại chủ trương tăng cường hơn nữa sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế ằng cách quốc hữu hóa nhiều ngân hàng thương mại và cải cách chứ không thể xóa ỏ chế độ an sinh xã hội đối với mọi người dân. Rất tiếc là kết quả thu được trong cả hai trường hợp trên đều không được như mong đợi. Những nước theo chủ nghĩa tự do như Anh, Mỹ có giải quyết được một phần vấn đề công ăn việc làm nhưng tư nhân hóa dịch vụ công cộng dẫn đến tình trạng chạy theo lợi nhuận không hề để ý tới chất lượng phục vụ c ng như chức năng xã hội của dịch vụ công. Ngược lại, các nước chủ trương nhà nước can thiệp mạnh hơn vào nền kinh tế đã làm triệt tiêu nhiều động lực phát triển, kinh tế trì trệ và gánh nặng thâm hụt quỹ ảo hiểm xã hội ngày càng lớn. o vậy, cho đến nay không thể nói rằng các nước châu Âu đã tìm ra được một mô hình phát triển hoàn hảo. Thêm vào đó, tiến trình xây dựng châu Âu được đẩy mạnh, khó có thể cho phép các nước có đột phá về mô hình phát triển. * M i t t ị tr ờ xã ội Đứ Mô hình phát triển kinh tế-xã hội của Đức và các nước ắc Âu thường được
  • 34. 25 iết đến với tên gọi “mô hình kinh tế thị trường xã hội’’ Sau chiến tranh thế thứ hai, nước Đức và sau đó là một số nước ắc Âu như Thuỵ Điển, Đan Mạch... đã lựa chọn cho mình một mô hình phát triển có sự kết hợp hài h a giữa vai tr của nhà nước và của thị trường trong điều tiết nền kinh tế mà nhiều người gọi đó là mô hình "Kinh tế thị trường xã hội"(TTXH). Sự thành công của mô hình này đã được nhiều người phải ca ngợi và ngày nay nhiều nước, nhất là các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) đang áp dụng mô hình này. Ở Việt Nam mô hình này c ng thu hút được nhiều sự chú ý của giới nghiên cứu và lãnh đạo. Nhiều ý kiến cho rằng đây có thể là mô hình phù hợp với nước ta. Một số đặc trưng của mô hình kinh tế thị trường xã hội: Đặ tr t ứ ất: qu ề tự d á â . Trong nền kinh tế đó, mỗi cá nhân hay thực thể kinh tế với tư cách là các chủ thể ra quyết định được tự do theo đuổi lợi ích của cá nhân mình; các thị trường vận hành theo chức năng của nó; các thể chế luôn đảm ảo quyền tự do cá nhân trong lĩnh vực kinh tế. Tự do cạnh tranh được khuyến khích phát triển. Cạnh tranh được nhìn nhận như một iện pháp khuyến khích sức sáng tạo và sức mạnh của cá nhân, triển vọng kiếm được lợi nhuận ằng sự mạo hiểm, chấp nhận thất ại. Đặ tr t ứ i: u ê tắ về bằ xã ội. Trong một cơ chế thị trường tự do cạnh tranh thì phân phối thu nhập phụ thuộc vào mức đóng góp của các chủ thể kinh tế vào quá trình sản xuất. Trong khi đó, xã hội luôn tồn tại một số người do thiếu may mắn, do hạn chế về sức khỏe s không thể đóng góp vào quá trình sản xuất xã hội. Vì vậy, ất ình đẳng trong xã hội là điều không thể tránh khỏi. Vấn đề công ằng xã hội và nhiều vấn đề khác của thị trường chỉ có thể được giải quyết ằng một chính sách xã hội nhằm giúp đỡ những người không hoặc ít tham gia vào tiến trình kinh tế và cần phải được ảo vệ trước những khó khăn mà không phải do lỗi của họ. Đặ tr t ứ b : í sá ố bi ộ u ỳ. Cạnh tranh và chính sách xã hội xét trên lý thuyết là hai trụ cột chính để nền kinh tế TTXH vận hành ổn định. Tuy nhiên, trên thực tế có các iến động mang tính chu kỳ và tạo ra sự không đều đặn của mức tăng trưởng kinh tế. o đó, nhà nước c ng thường phải có các
  • 35. 26 chính sách can thiệp vào nền kinh tế làm giảm thiểu sự iến động mang tính chu kỳ của nền kinh tế, làm cho tăng trưởng diễn ra ổn định hơn. Đặ tr t ứ t : í sá tă tr ở . Nhà nước trong nền kinh tế TTXH luôn hướng tới việc xây dựng khung chính sách tối thiểu cần thiết để phát triển kinh tế. Chính sách tăng trưởng phải ao gồm những động lực thúc đẩy quá trình HĐH tư liệu sản xuất, áp dụng tiến ộ công nghệ và nâng cao hiệu quả sản xuất. Theo học thuyết kinh tế thị trường xã hội, ên cạnh việc xây dựng khuôn khổ pháp lý cho nền kinh tế tự do vận động, nhà nước cần thực hiện hàng loạt các hình thức can thiệp vào nền kinh tế, thực hiện các chính sách kinh tế tuỳ thuộc vào các điều kiện, tình hình cụ thể của nền kinhtế. Đặ tr t ứ ăm: í sá ơ ấu. Các quốc gia theo mô hình "kinh tế thị trường xã hội" ắt uộc phải có một chính sách cơ cấu nhằm hỗ trợ việc cải thiện tình hình mất thăng ằng của nền kinh tế do cấu trúc thị trường ị các nhân tố tự nhiên, kỹ thuật và các nhân tố khác gây ra. Trên thị trường lao động, sự mất cân ằng hoặc thất nghiệp cần được hỗ trợ ằng các chương trình tái đào tạo và/hoặc tái địnhcư. Đặ tr t ứ sáu: sự tuâ t ủ tr trê t ị tr ờ . Chính sách cạnh tranh được thể hiện trong tất cả các chính sách kinh tế. Có nghĩa là các iện pháp kinh tế từ nhà nước cần thỏa mãn các mục tiêu công ằng xã hội, ổn định kinh tế, tăng trưởng và cân ằng cơ cấu kinh tế trong khi vẫn không cản trở quá mức hoạt động cạnh tranh trên thị trường. Tóm lại, mô hình kinh tế TTXH Đức cho thấy, mong muốn đạt được lợi ích của các chủ thể kinh tế là động lực thúc đẩy họ tham gia vào quá trình sản xuất. C n cạnh tranh lại ắt uộc những người tham gia thị trường - trong vai trò là nhà cung cấp hàng hoá và dịch vụ hoặc vai tr là nhà đầu tư phải sử dụng các yếu tố sản xuất một cách hiệu quả. Nhưng sự ưa chuộng mà nhiều người trên thế giới dành cho mô hình KTTTXH Đức chính là hệ thống an sinh xã hội mà chính phủ Đức rất chú trọng phát triển. "Đảm ảo phúc lợi xã hội" đã trở thành một giá trị xã hội và ngày càng ăn sâu vào tiềm thức của người dân Đức và các nước châu Âu đi theo mô hình phát
  • 36. 27 triển này. Các khoản chi cho những người ị hạn chế về khả năng việc làm đóng một vai tr đặc iệt quan trọng, đó là những người được nhận các khoản hỗ trợ từ ảo hiểm xã hội trong những trường hợp th t nghiệp ốm đau và tàn tật. Và cả những chính sách ưu đãi kinh tế cho các doanh nghiệp (trợ c p, ưu đãi về thuế) như là những công cụ để phân phối lại sản phẩm xã hội. Tuy nhiên, mô hình này c ng gây nhiều tranh cãi xung quanh cơ sở và mức độ của các iện pháp này. Để đảm ảo một hệ thống an sinh xã hội tốt, những người có việc làm luôn phải chịu một mức thuế tương đối cao và điều này phần nào làm triệt tiêu động lực lao động. * M ó tập tru ủ Liê Xô Ở Liên Xô c và hầu hết các nước XHCN trước đây, nhiều chính sách đảm ảo tiến ộ và công ằng xã hội đã được thực hiện trong mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung phi thị trường. Đây là mô hình kinh tế dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, được quản lý ằng một hệ thống chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh từ trên giao xuống đối với cả sản xuất và phân phối sản phẩm thông qua chế độ cấp phát và giao nộp theo quan hệ hiện vật là chủ yếu. Đánh giá một cách khách quan, trong khoảng a ốn thập niên, mô hình phát triển này đã từng phát huy tác dụng tích cực trong việc thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá theo kiểu cổ điển. Riêng Liên Xô đã hoàn thành công nghiệp hoá XHCN chỉ trong v ng 3 kế hoạch năm năm, nhờ đó mà nâng cao được tiềm lực kinh tế và quốc ph ng, đồng thời tạo nên sự ình ổn xã hội ằng những chính sách quan tâm đến mọi mặt của đời sống nhân dân. Mọi người đến tuổi lao động đều có công ăn việc làm, nạn thất nghiệp hầu như ị xoá ỏ hoặc giảm tới mức tối thiểu. Ai nấy đều được học tập và chữa ệnh không mất tiền, các chế độ nghỉ ngơi và hưởng thụ văn hoá cơ ản được đáp ứng. Hầu hết gia đình ở thành thị và các khu công nghiệp tập trung được cung cấp nhà. Những người già cô đơn và trẻ em mồ côi được Nhà nước nuôi dưỡng... Tóm lại, những nhu cầu thiết yếu trong đời sống vật chất và văn hoá của người dân đều được Nhà nước và tập thể ao cấp từ A đến Z. Tuy nhiên, càng về sau mô hình này càng ộc lộ nhiều khuyết tật mà chủ yếu là các nhu cầu về xã hội vượt quá khả năng đáp ứng của một nền kinh tế thiếu năng động, kém hiệu quả, rất chậm trễ trong việc ứng dụng những thành tựu khoa học -
  • 37. 28 công nghệ mới nhất vào sản xuất do cơ chế kế hoạch hoá tập trung cao độ dần dần iến thành tập trung quan liêu và thực hiện chế độ phân phối theo lao động trên danh nghĩa, nhưng trên thực tế là theo chủ nghĩa ình quân. Chính điều đó đã kìm hãm, thậm chí triệt tiêu động lực của sự phát triển, khiến cho Liên Xô và các nước XHCN khác rập khuôn theo mô hình Xô Viết dần dần rơi vào tình trạng trì trệ, suy thoái rồi khủng hoảng về kinh tế - xã hội ở các mức độ khác nhau. * Mô hình phát triể i t ủ Tru Quố Sau nhiều năm thực hiện phát triển kinh tế theo mô hình kế hoạch tập trung, đến cuối thập kỷ 70 của thế kỷ XX Trung Quốc từng ước chuyển sang nền kinh tế thị trường. Quá trình xây dựng, phát triển nền kinh tế thị trường của Trung Quốc đã trải qua nhiều giai đoạn tìm t i, thử nghiệm nhưng đã gặt hái được nhiều thành công vang dội. Về mặt thể chế phát triển, Trung Quốc và Việt Nam có nhiều điểm tương đồng nhưng Trung Quốc được đánh giá là nước luôn đi trước Việt Nam khoảng một thập niên. Quá trình chuyển đổi của Trung Quốc có thể được tóm tắt nhưsau: Bước thứ nh t sau Hội nghị Trung ương 3 khoá XI (12-1978), nhận thức của các giới chức Trung Quốc đã có sự thay đổi và từng ước thoát ra khỏi quan niệm truyền thống khi cho rằng kinh tế thị trường là của riêng chủ nghĩa tư ản, kinh tế kế hoạch mới là đặc trưng của CNXH. Tuy nhiên, những năm đầu sau năm 1978 mới chỉ dừng lại ở việc hình thành một nhận thức mới, có vai tr quan trọng thúc đẩy cải cách và phát triển chứ chưa nêu ra được nội hàm của kinh tế thị trường. Tại Đại hội ĐCS Trung Quốc khoá XI (năm 1982), Trung Quốc đã đưa ra một công thức mới: kết hợp kinh tế kế hoạch với điều tiết thị trường, trong đó kinh tế kế hoạch là chính, điều tiết thị trường là phụ. Đến Hội nghị Trung ương 3 khoá XII (10-1984), Trung Quốc đã thông qua quyết định "Cải cách thể chế kinh tế", xây dựng nền kinh tế hàng hoá có kế hoạch trên cơ sở chế độ cônghữu. Bước thứ hai tại Đại hội ĐCS khoá XIII (10-1987) Trung Quốc đã đề ra việc xây dựng thể chế kinh tế hàng hoá có kế hoạch XHCN trong đó có sự thống nhất giữa kế hoạch và thị trường. Tại đây, lần đầu tiên Trung Quốc đưa ra lý luận về giai đoạn đầu xây dựng CNXH, coi nền kinh tế Trung Quốc là nền kinh tế hàng hoá
  • 38. 29 có kế hoạch trên cơ sở chế độ công hữu. Trong đó yêu cầu phát triển nền kinh tế nhiều thành phần dưới tiền đề "lấy chế độ công hữu làm chủ thể", khuyến khích một ộ phận dân cư giàu lên trước ằng cách lao động giỏi và kinh doanh hợp pháp, theo mục tiêu cùng nhau giàu có. Hội nghị Trung ương 4 khoá XIII (10-1989) đã đề ra chủ trương xây dựng thể chế và cơ chế vận hành kinh tế kết hợp giữa kinh tế kế hoạch với điều tiết thị trường thích ứng với sự phát triển kinh tế hàng hoá có kế hoạchXHCN. Bước thứ ba Đại hội XIV ĐCS Trung Quốc (10-1992) đưa ra khái niệm "Kinh tế thị trường XHCN" trong đó khẳng định: thể chế kinh tế hàng hoá có kế hoạch XHCN là thể chế thống nhất giữa kế hoạch và thị trường, thay cho khái niệm "kinh tế hàng hoá"của Đại hộiXIII. Khẳng định tiêu chuẩn đánh giá của các iện pháp cải cách mở cửa dựa trên " a cái lợi" là: (1) Có lợi cho sự phát triển của sức sản xuất; (2) Có lợi cho nâng cao sức sống tổng hợp của nền kinh tế quốc dân; (3) Có lợi cho nâng cao đời sống nhândân. Hội nghị Trung ương 3 khoá XIV (11-1993) đưa ra nghị quyết có tính cương lĩnh cho sự phát triển kinh tế Trung Quốc trong giai đoạn 1993-2020 là xây dựng xong thể chế kinh tế thị trường XHCN mang đặc sắc Trung Quốc, đồng thời đưa ra khung cơ ản của thể chế kinh tế thị trường XHCN ao gồm 5 trụ cột chính là: 2 hệ thống - điều tiết vĩ mô của nhà nước và hệ thống thị trường thống nhất; 3 chế độ - chế độ xí nghiệp hiện đại, chế độ phân phối thu nhập, chế độ ảo hiểm xã hội. Như vậy, có thể thấy ở Trung Quốc, quá trình tìm t i để xác định mô hình kinh tế thị trường XHCN đã trải qua nhiều năm. Theo giáo sư Đổng Phụ Nhung, nền kinh tế thị trường XHCN ở Trung Quốc là sự kết hợp giữa CNXH với kinh tế thị trường hay sự kết hợp giữa công ằng xã hội với hiệu suất thị trường. Kinh tế thị trường mang lại hiệu suất cao hơn trong việc phân ổ các nguồn lực xã hội, nhưng nó c ng làm nảy sinh nhiều vấn đề, trong đó có yếu tố phân phối xã hội không công ằng. Để xây dựng CNXH thì công ằng xã hội là mục tiêu cơ ản nhất. Vì vậy, việc kết hợp giữa công bằng xã hội với hiệu su t thị trường chính là thể chế kinh tế thị trường XHCN mà Trung Quốc phải xây dựng.
  • 39. 30 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phƣơng pháp luận và cách tiếp cận 2.1.1. P ơ p áp uận Phương pháp luận của luận văn là dựa trên phép biện chứng duy vật. Tức là nghiên cứu mô hình phát triển kinh tế của Singapore đặt trong mối liên hệ của các nhân tố cấu thành của nền kinh tế,các nhân tố tác động, ảnh hưởng đến tăng trưởng và phát triển kinh tế của Singapore. Thông qua việc thu thập những số liệu về tình hình phát triển kinh tế của Singapore, các chiến lược phát triển, kế hoạch phát triển và các cơ chế chính sách của Singapore đang thực hiện, từ đó phân tích, đánh giá và nhận xét các ưu và nhược điểm trong quá trình thực hiện mô hình phát triển kinh tế của Singapore. Để đạt được mục tiêu và thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, trong quá trình nghiên cứu, đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu: phương pháp thống kê, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp kế thừa để rút ra kết luận và đưa ra các gợi ý về việc xây dựng mô hình phát triển kinh tế tại Việt Nam trong giai đoạn mới. 2.1.2. Cách ti p cận nghiên cứu Đề tài sử dụng một số bảng, biểu, sơ đồ để minh hoạ. Về dữ liệu, luận văn đã thu thập cả dữ liệu thứ cấp và sơ cấp. Với dữ liệu thứ cấp, luận văn sử dụng số liệu thống kê ở Niên giám thống kê các năm của Tổng cục Thống kê Việt Nam, Tổng cục Thống kê Singapore, các chỉ số kinh tế của Cục Đầu tư nước ngoài, các số liệu về các yếu tố của môi trường kinh doanh của Bộ Kế hoạch đầu tư, ộ Thông tin và Truyền thông và các bộ khác. Ngoài ra, luận văn c ng trích dẫn ý kiến đánh giá của một số chuyên gia, các số liệu đánh giá chỉ số phát triển kinh tế của tổ chức trong nước và quốc tế. Số liệu trong bài nghiên cứu được thu thập chủ yếu nằm trong giai đoạn từ năm 2006 đến 2016.
  • 40. 31 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể 2.2.1. P ơ p áp t ống kê Bài viết sử dụng phương pháp thống kê mô tả thông qua các công cụ: Số tương đối, số tuyệt đối… nhằm mô tả thực trạng mô hình kinh tế của Singapore. Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ ản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Thống kê mô tả và thống kê suy luận cùng cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu và các thước đo. Có thể phân loại các kỹ thuật này như sau: iểu diễn dữ liệu bằng đồ họa trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc giúp so sánh dữ liệu, biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu và thống kê tóm tắt (dưới dạng các giá trị thống kê đơn nhất) mô tả dữ liệu. Luận văn sử dụng phương pháp này để: - Thu thập, tổng hợp, trình ày số liệu, tính toán các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu là mô hình kinh tế của Singapore trong thời gian qua nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và đề ra các quyết định về mặt chiến lược và chính sách để phát triển kinh tế của Việt Nam theo hướng ền vững. - Chỉ ra các đặc trưng của tổng thể nghiên cứu, phân tích mối liên hệ giữa các hiện tượng nghiên cứu, dự đoán và đề nghị giải pháp trên cơ sở các số liệu thu thập được. - Xem xét các mặt, các ưu điểm và nhược điểm trong mô hình kinh tế của Singapore trong mối quan hệ iện chứng, nhân quả với mô hình phát triển kinh tế của Việt Nam. Luận văn thực hiện phương pháp này như sau: Bước 1: Thu thập số liệu, tóm tắt, trình ày, tính toán các đặc trưng khác nhau của các nội dung nghiên cứu về mô hình kinh tế của Singapore. Bước 2: Phân tích mối liên hệ giữa các số liệu thu thập với các câu hỏi trong nghiên cứu đã được nêu trong chương 1 về thực trạng mô hình kinh tế của Singapore và từ đó liên hệ với thực trạng mô hình kinh tế tại Việt Nam. Bước 3: Đưa ra kết luận nhằm phát triển mô hình kinh tế của Việt Nam theo hướng hiệu quả và ền vững.
  • 41. 32 2.2.2. P ơ p áp s sá Luận văn sử dụng phương pháp này để: - Đối chiếu, tìm hiểu sự tương đồng và khác iệt trong các nghiên cứu về vấn đề thực trạng mô hình kinh tế của Singapore và các nước trong khu vực để thấy được tổng quan và sự đa dạng của vấn đề nghiên cứu. - Thông qua việc so sánh các chỉ số, việc phân tích các luận cứ, giả thuyết đưa ra s làm sâu sắc hơn quá trình đánh giá, nhìn nhận đánh giá về mô hình kinh tế của Singapore đa chiều hơn, từ đó giúp đưa ra các gợi ý giúp Việt Nam trong việc định hình mô hình phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện của quốc gia. Luận văn thực hiện phương pháp này như sau: Bước 1: Xác định các chỉ ti u nội dung so sánh Nội dung được so sánh chính là những nội dung liên quan, có ảnh hưởng hay có mối liên hệ với vấn đề phân tích. Bước 2: Xác định nội dung so sánh - Phạm vi được so sánh - Số liệu so sánh được xác định tùy theo nội dung so sánh. Bước 3: Xác định điều kiện để so sánh được các chỉ ti u: + Đảm ảo thống nhất về nội dung của chỉ tiêu. + Đảm ảo tính thống nhất về phương pháp tính các chỉ tiêu. + Đảm ảo tính thống nhất về đơn vị tính, các chỉ tiêu về cả số lượng, thời gian và giá trị. Bước 4: Xác định mục đích so sánh Mỗi số liệu được thu thập về thực trạng các chỉ tiêu phát triển kinh tế của Singapore có thể dùng cho nhiều mục đích khác nhau. Việc xác định mục đích so sánh s giúp luận văn tập trung phân tích và làm sáng tỏ những điểm mạnh và điểm hạn chế từ mô hình kinh tế của Singapore. Bước 5: Thực hiện và trình bày kết quả so sánh Đây là những số liệu xác thực giúp Luận văn đưa ra những nhận xét, đánh giá, làm cơ sở cho những gợi ý đối với việc đẩy mạnh phát triển ền vững mô hình kinh tế của Việt Nam trong thời gian tới. Phương pháp so sánh được sử dụng nhằm
  • 42. 33 so sánh các chỉ tiêu kinh tế của Singapore qua các năm, so sánh số liệu kinh tế của Việt Nam qua các năm. Tìm hiểu sự tương đồng trong mỗi môi trường phát triển kinh tế, và chỉ ra sự khác biệt. So sánh điểm mạnh, điểm yếu của mội quốc gia. Từ đó, rút ra những kết luận trong bài nghiên cứu. Phương pháp này nhằm tổng hợp các số liệu thu thập được, so sánh với tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam. Từ đó đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nền tại khu vực nghiên cứu, dự áo đánh giá và đề xuất các giải pháp. 2.2.3. P ơ p áp p â tí v tổng h p Phương pháp phân tích lý thuyết: Phân tích nguồn tài liệu (tạp chí và báo cáo khoa học, tác phẩm khoa học, tài liệu lưu trữ thông tin đại chúng) liên quan đến thực trạng mô hình kinh tế của Singapore và Việt Nam; Phân tích tác giả (tác giả trong hay ngoài ngành, tác giả trong cuộc hay ngoài cuộc, tác giả trong nước hay ngoài nước, tác giả đương thời hay quá cố) và Phân tích nội dung. Phương pháp tổng hợp lý thuyết: liên kết những yếu tố cấu thành của mô hình kinh tế, tổng hợp những mối quan hệ, đưa ra kết luận để tạo ra một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ. Bao gồm: lựa chọn tài liệu, sắp xếp tài liệu, tổng hợp đưa ra kết quả. Luận văn được hoàn thành trên cơ sở sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống, phân tích và tổng hợp các số liệu thứ cấp theo các tiếp cận hệ thống. Luận văn sử dụng phương pháp này để: - Phân tích các tài liệu liên quan đến lý luận chung về mô hình kinh tế nói chung và mô hình kinh tế tại Singapore. - Phân tích hiện trạng phát triển, đánh giá quá trình phát triển và tiềm năng phát triển của mô hình kinh tế của Singapore trong thời gian qua. - Phân tích, đánh giá các số liệu liên quan đến những số liệu thể hiện thành tựu trong việc phát triển kinh tế tại Singapore khi so sánh với các nước trong khu vực và trên thế giới. Luận văn thực hiện phương pháp này như sau: Bước 1. Xác định v n đề phân tích. Luận văn thực hiện phân tích các quan điểm lý thuyết về thực trạng mô hình kinh tế của Singapore trong giai đoạn hiện nay. Trên cơ sở đó, luận văn tiến hành