SlideShare a Scribd company logo
1 of 138
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu , kết
quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ hình thực tế của đơn vị
thực tập.
Tác giả luận văn
Nguyễn Trung Tiến
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................................. ii
MỤC LỤC ......................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH ................................................................................. vii
DANH MỤC CÁC HÌNH................................................................................................ ix
MỞ ĐẦU............................................................................................................................ 1
Chương 1 ........................................................................................................................... 4
LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN
CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÁC CÔNG TY KIỂM
TOÁN ĐỘC LẬP THỰC HIỆN......................................................................................... 4
1.1. KHÁI QUÁT VỀ KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH......................................4
1.1.1. Khái niệm và các nội dung kinh tế của khoản mục tài sản cố định ....4
1.1.2. Vị trí của khoản mục tài sản cố định...........................................................5
1.1.3. Ý nghĩa của khoản mục tài sản cố định......................................................5
1.2. KHÁI QUÁT VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP...........................6
1.2.1. Mục tiêu kiểm toán khoản mục tài sản cố định .........................................6
1.2.2. Căn cứ để kiểm toán khoản mục tài sản cố định .......................................7
1.2.3. Các rủi ro thường gặp khi kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong
kiểm toán báo cáo tài chính.........................................................................................8
1.3.QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG
KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH.......................................................................... 9
1.3.1. Lập kế hoạch kiểm toán và soạn thảo chương trình kiểm toán khoản
mục TSCĐ.....................................................................................................................9
1.3.2. Thực hiện kiểm toán khoản mục TSCĐ .................................................. 13
1.3.3. Kết thúc công việc kiểm toán của khoản mục TSCĐ ............................ 22
iv
Chương 2 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN
CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH
KIỂM TOÁN QUỐC TẾ PNT THỰC HIỆN ..................................................... 23
2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN QUỐC TẾ PNT……...23
2.1.1. Sự hình thành và phát triển........................................................................ 23
2.1.2. Đặc điểm bộ máy quản lý của công ty ................................................. 24
2.1.3. Đặc điểm tổ chức, quản lý kiểm toán....................................................... 25
2.1.4. Hệ thống hồ sơ, giấy tờ.............................................................................. 27
2.1.5. Kiểm soát chất lượng công việc kiểm toán ............................................. 30
2.2. THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ
ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI KHÁCH HÀNG ABC
DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN QUỐC TẾ PNT THỰC HIỆN…………….31
2.2.1. Khái quát về cuộc kiểm toán báo cáo tài chính tại khách hàng ABC.. 31
2.2.2. Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm
toán BCTC tại khách hàng ABC ............................................................................. 48
2.3. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG……………………………….115
2.3.1. Ưu điểm .....................................................................................................115
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân..........................................................................118
Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN
KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN QUỐC TẾ PNT THỰC HIỆN……………………….122
3.1. SỰ CẦN THIẾT, YÊU CẦU………………………………………………...122
3.2. NỘI DUNG HOÀN THIỆN……………………………………………….122
3.2.1. Quy trình kiểm toán chung......................................................................122
3.2.2. Quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ .................................................123
3.2.3. Các vấn đề khác ........................................................................................125
3.3. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN GIẢI PHÁP…………………………………..126
3.3.1. Về phía Nhà nước, Bộ tài chính, Hội KTV hành nghề........................126
3.3.2. Về phía KTV và công ty kiểm toán........................................................127
v
3.3.3. Về phía khách hàng ..................................................................................127
3.3.4. Về phía các cơ sở đào tạo........................................................................127
KẾT LUẬN............................................................................................................128
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………129
PHỤ LỤC…………………………………………………………………………130
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCĐKT : Bảng cân đối kế toán
BCKQKD : Báo cáo kết quả kinh doanh
BCKT : Báo cáo kiểm toán
BCTC : Báo cáo tài chính
BGĐ : Ban giám đốc
KSNB : Kiểm soát nội bộ
KTV : Kiểm toán viên
TSCĐ : Tài sản cố định
SXKD : Sản xuất kinh doanh
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
BẢNG 1.1: MỤC TIÊU KIỂM TOÁN ĐỐI VỚI CÁC NGHIỆP VỤ VỀ TSCĐ ... 6
BẢNG 1.2: MỤC TIÊU KIỂM TOÁN ĐỐI VỚI SỐ DƯ CÁC TÀI KHOẢN
TSCĐ.. ................................................................................................................................ 7
BẢNG 1.3: CÁC THỬ NGHIỆM KIỂM SOÁT ĐỐI VỚI TSCĐ............................. 14
BẢNG 1.4: CÁC THỦ TỤC KHẢO SÁT NGHIỆP VỤ TĂNG, GIẢM TSCĐ ..... 18
BẢNG 2.1.: CHỈ MỤC HỒ SƠ KIỂM TOÁN CHUNG CỦA PNT......................... 27
BẢNG 2.2: CHỈ MỤC HỒ SƠ KIỂM TOÁN NĂM CỦA PNT................................ 28
BẢNG 2.4: TRÍCH HỢP ĐỒNG KIỂM TOÁN GIỮA CÔNG TY PNT VÀ CÔNG
TY ABC.............................................................................................................................. 32
BẢNG 2.5: MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ PHÁP LUẬT CỦA CÔNG TY
ABC .................................................................................................................................... 35
BẢNG 2.6: TÌM HIỂU HỆ THỐNG KSNB CỦA CÔNG TY ABC......................... 36
BẢNG 2.7:CÁC VẤN ĐỀ XEM XÉT TỪ HỒ SƠ KIỂM TOÁN NĂM TRƯỚC, HỒ SƠ
KIỂM TOÁN CHUNG......................................................................................................... 40
BẢNG 2.8: THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM KIỂM TOÁN.......................................... 41
BẢNG 2.9: TRÍCH MỘT SỐ THÔNG TIN ĐƯỢC PHÁT HÀNH CÙNG VỚI
BCTC.................................................................................................................................. 42
BẢNG 2.10: XÁC ĐỊNH MỨC TRỌNG YẾU CHO TOÀN BỘ BCTC................. 43
BẢNG 2.11: PHÂN TÍCH SƠ BỘ BCĐKT CỦA CÔNG TY ABC......................... 44
BẢNG 2.12: ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KSNB CỦA KHOẢN MỤC TSCĐ........... 49
BẢNG 2.13: BẢNG CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ KHOẢN MỤC TSCĐ TẠI CÔNG TY
ABC .................................................................................................................................... 51
BẢNG 2.14: MỤC TIÊU KIỂM TOÁN CHUNG KHOẢN MỤC TSCĐ CỦA
CÔNG TY ABC................................................................................................................ 53
BẢNG 2.15: CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TSCĐ.................... 55
BẢNG 2.16: TỔNG HỢP SỐ LIỆU KHOẢN MỤC TSCĐ NĂM 2013................. 60
viii
BẢNG 2.17:KIỂM TRA TUÂN THỦ VAS VÀ CÁC QUY ĐỊNH VỀ LẬP VÀ TRÌNH BÀY
BCTC LIÊN QUAN.............................................................................................................. 64
BẢNG 2.18: ĐÁNH GIÁ SỰ VẬN HÀNH CỦA KSNB ĐỐI VỚI KHOẢN MỤC
TSCĐ .................................................................................................................................. 73
BẢNG 2.20: THỰC HIỆN THỦ TỤC PHÂN TÍCH KHOẢN MỤC TSCĐ........... 77
BẢNG 2.21: KIỂM TRA TÍNH HIỆN HỮU CỦA TSCĐ ......................................... 83
BẢNG 2.22: NỘI DUNG KIỂM TRA CHI TIẾT NGHIỆP VỤ TĂNG TSCĐ ...... 85
BẢNG 2.23: KIỂM TRA CHI TIẾT NGHIỆP VỤ TĂNG TSCĐ HỮU HÌNH..... 86
BẢNG 2.24: KIỂM TRA CHI PHÍ SỬA CHỮA LỚN GHI NHẬN TĂNG NGUYÊN
GIÁ TSCĐ.......................................................................................................................... 94
BẢNG 2.25: KIỂM TRA ĐẢM BẢO KHÔNG CÓ TSCĐ HOẶC CHI PHÍ SỬA
CHỮA LỚN ĐỦ ĐIÊU KIỆN GHI NHẬN TĂNG NGUYÊN GIÁ ĐƯỢC GHI
NHẬN VÀO CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG KỲ........................... 96
BẢNG 2.26: KIỂM TRA CHI TIẾT NGHIỆP VỤ GIẢM TSCĐ HỮU HÌNH ...... 99
BẢNG 2.27: KIỂM TRA BẢNG TÍNH KHẤU HAO VÀ KHUNG KHẤU
HAO………………………………………………………………………………103
BẢNG 2.28: KIỂM TRA VIỆC TÍNH KHÂU HAO TSCĐ……………………..105
BẢNG 2.29: ĐẢM BẢO TÍNH KHẤU HAO TSCĐ ĐƯỢC HẠCH TOÁN ĐẦY ĐỦ
VÀ CHÍNH XÁC…………………………………………………………………109
BẢNG 2.30: RÀ SOÁT TỔNG THỂ…………………………………………….111
ix
DANH MỤC CÁC SƠ DỒ HÌNH VẼ
HÌNH 1.1: QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TSCĐ TRONG KIỂM
TOÁN BCTC..................................................................................................................... 9
HÌNH 2.1: CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TẠI PNT............................. 24
HÌNH 2.2: QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BCTC CỦA CÔNG TY PNT.................... 25
HÌNH 2.3 :QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TSCĐ CỦA CÔNG TY
PNT..................................................................................................................................... 26
HÌNH 2.5: KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ KHÁCH HÀNG VÀ DỰ THẢO, KÝ HỢP
ĐỒNG................................................................................................................................. 34
HÌNH 2.6: QUY TRÌNH LUÂN CHUYỂN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH ............................ 50
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với
những cơn bão biến động khó lường. Các thông tin kinh tế ngày càng chứa đựng
nhiều rủi ro, sai lệch, thiếu tin cậy. Trong khi đó, đối tượng sử dụng các thông
tin kinh tế, tài chính ngày càng đa dạng và phong phú, không chỉ với những nhà
quản lý doanh nghiệp, cơ quan quản lý Nhà nước mà còn hữu dụng với các bên
thứ ba là các nhà đầu tư liên quan trực tiếp tới các quyết định kinh doanh trong
tương lai. Do đó, dịch vụ kiểm toán được coi là một trong những dịch vụ mang
tính chuyên nghiệp cao và có ý nghĩa to lớn trong việc tạo lập môi trường kinh
doanh minh bạch và có hiệu quả. Trong quá trình hội nhập, chất lượng kiểm toán
là vấn đề cơ bản có tính sống còn đối với kiểm toán Việt Nam.
Báo cáo tài chính (BCTC) như là một bức tranh phản ánh tổng thể về kết quả
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên mọi khía canh của quá trình kinh doanh.
Dù doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực nào thì trên BCTC, khoản mục
tài sản cố định (TSCĐ) luôn là một khoản mục có giá trị lớn, các nghiệp vụ phát sinh
xung quanh TSCĐ rất đa dạng và phức tạp, đặc biệt là vấn đề phân loại và đánh giá;
cho nên rất dễ xảy ra gian lận và sai sót. Vì vậy, trong các cuộc kiểm toán, kiểm toán
khoản mục TSCĐ luôn được kiểm toán viên thận trong và chiếm nhiều thời gian, đòi
hỏi phải những kiểm toán viên có nhiều kinh nghiệm thực hiện.
Bởi tính quan trọng của kiểm toán khoản mục TSCĐ nên trong quá trình
thực tập tại Công ty TNHH Kiểm toán Quốc tế PNT em đã chọn đề tài: “Hoàn
thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo
tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán Quốc tế PNT thực hiện”
2. Mục đích nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở để làm rõ những vấn đề lý luận
và thực tiễn kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC để đề xuất các giải
2
pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ tại Công ty TNHH Kiểm
toán Quốc tế PNT.
Để thực hiện mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra là:
 Hệ thống hóa, làm rõ cơ sở lý luận chung về TSCĐ và quy trình kiểm toán
khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC doanh nghiệp
 Phân tích thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán
BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán Quốc tế PNT thực hiện, chỉ rõ những kết quả
đạt được, những hạn chế và các nguyên nhân chủ yếu.
 Nêu phương hướng và đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình
kiểm toán khoản mục TSCĐ tại Công ty TNHH Kiểm toán Quốc tế PNT.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ
trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán Quốc tế PNT thực hiện.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các nội dung, phương pháp, quy trìnhkiểm toán
khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC được thực hiện bởi Công ty TNHH Kiểm
toán Quốc tế PNT; các nội dung khác như: TSCĐ, kiểm toán BCTC, quy trình kiểm
toán… được đề cập ở một mức độ nhất định nhằm làm rõ đối tượng nghiên cứu.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học của đề tài là đề xuất các phương pháp để hoàn thiện quy
trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong khi càng ngày vai trò của kiểm toán
được nâng cao lên cùng với sự mở rộng của nền kinh tế thị trường.
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài là từ những kết quả của quá trinh nghiên cứu có
thể đem lại những kinh nghiệm rút ra cho bản thân và đóng góp một phần cho quá
trình kiểm toán ngày càng được nhanh chóng và chính xác.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: việc nghiên cứu luận văn dựa trên phương pháp luận của
chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
3
Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp như: phân
tích, tổng hợp lý thuyết, chuẩn tắc, thống kê, so sánh và tham khảo ý kiến chuyên gia.
6. Kết cấu của luận văn
Nội dung của luận văn tốt nghiệp này, ngoài phần mở đầu và phần kết luận,
được kết cấu thành 3 chương:
 Chương 1. Lý luận chung về quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố
định trong kiểm toán báo cáo tài chính do các công ty kiểm toán độc lập thực hiện
 Chương 2. Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong
kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán Quốc tế PNT thực hiện.
 Chương 3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản
mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán
Quốc tế PNT thực hiện.
4
Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI
SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÁC CÔNG
TY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP THỰC HIỆN
1.1. KHÁI QUÁT VỀ KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
1.1.1. Khái niệm và các nội dung kinh tế của khoản mục tài sản cố định
TSCĐ là một trong các bộ phận tài sản, tư liệu sản xuất quan trọng trong
doanh nghiệp. Trong quá trình sử dụng, TSCĐ bị hao mòn dần, đồng thời giá trị của
nó được dịch chuyển từng phần vào giá trị của sản phẩm, lao vụ, dịch vụ dưới hình
thức khấu hao TSCĐ tại doanh nghiệp.
Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 03 (Tài sản cố định hữu hình) “Tài sản
cố định hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ
để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận tài
sản cố định hữu hình.” Cụ thể, các tài sản được ghi nhận là TSCĐ hữu hình phải
thỏa mãn đồng thời (4) tiêu chuẩn ghi nhận sau:
 Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;
 Nguyên giá tài sản phải được ghi nhận một cách đáng tin cậy;
 Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm;
 Có đủ tiêu chuẩn theo quy định hiện hành;
Theo điều 3 Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25 tháng 4 năm 2013 về việc
hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định: “Nguyên giá
tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba
mươi triệu đồng) trở lên”. (bắt đầu áp dụng từ tháng 6 năm 2013)
Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 04 (Tài sản cố định vô hình) “ Tài sản cố
định vô hình là tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do
doanh nghiệp năm giữ, sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho
các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định vô hình.
5
Theo chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 04 (Thuê tài sản), ban hành theo quyết
định số 165/2002 của bộ trưởng Bộ Tài chính, TSCĐ thuê tài chính, là sự thỏa thuận
giữa hai bên cho thuê và bên thuê về việc bên cho thuê chuyển giao quyền sử dụng
tài sản cho bên thuê trong một khoảng thời gian nhất định để được nhận tiền cho
thuê một lần hay nhiều lần.
Theo điều 2 Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25 tháng 4 năm 2013 về việc
hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định: “Khấu hao TSCĐ
là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của tài sản cố định vào chi
phí sản xuất, kinh doanh trongthời gian tríchkhấu hao của tài sản cố định”. (Phụlục 1.1:
Nguyên tắc xác định nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại của TSCĐ).
1.1.2. Vị trí của khoản mục tài sản cố định
TSCĐ luôn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tài sản của đơn vị và tùy
thuộc vào từng ngành nghề, theo từng loại hình kinh doanh của đơn vị. Vì thế,
trong mọi trường hợp, khoản mục TSCĐ phản ánh tình trạng trang thiết bị cơ sở vật
chất của doanh nghiệp.
Trong quá trình sử dụng, TSCĐ bị hao mòn dần dần và giá trị của chúng được
dịch chuyển từng phần vào giá trị của các sản phẩm, lao vụ, dịch vụ do chính chúng
sản xuất ra. Do vậy các doanh nghiệp phải thực hiện trích khấu hao TSCĐ này theo
những chính sách khấu hao hợp lý. Mặt khác, trong quá trình sử dụng, TSCĐ có thể
nâng cấp và sửa chữa, thanh lý. Tất cả điều đó có thể ảnh hưởng rất nhiều đến mức độ
trung thực và hợp lý của các thông tin liên quan đến TSCĐ trên các BCTC.
1.1.3. Ý nghĩa của khoản mục tài sản cố định
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần thiết phải có
đầy đủ các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất bao gồm: tư liệu lao động, đối tượng
lao động và sức lao động. Trong đó, TSCĐ là một bộ phận chủ yếu của tư liệu lao
động, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
TSCĐ không chỉ phản ánh quy mô của doanh nghiệp mà thông qua sự biến
động của nguồn TSCĐ, loại TSCĐ trong năm, có thể cho thấy hiệu quả hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
6
1.2. KHÁI QUÁT VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.2.1. Mục tiêu kiểm toán khoản mục tài sản cố định
 Mục tiêu tổng quát là thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để
xác nhận về mức độ trung thực và hợp lý của khoản mục TSCĐ trên BCTC
 Mục tiêu kiểm toán cụ thể là thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích
hợp để xác minh cho các cơ sở dẫn liệu của quá trình hạch toán các nghiệp vụ và
tính toán, tổng hợp số liệu và trình bày vào BCTC. Cụ thể là:
- Đối với các nghiệp vụ về TSCĐ:
BẢNG 1.1: MỤC TIÊU KIỂM TOÁN ĐỐI VỚI CÁC NGHIỆP VỤ VỀ TSCĐ
Mục tiêu kiểm toán
chung
Mục tiêu kiểm toán đối với TSCĐ
Sự phát sinh
Tất cả các TSCĐ được ghi sổ trong kỳ là được phát sinh thực
tế, không có các nghiệp vụ ghi khống
Tính toán đánh giá
Đảm bảo các nghiệp vụ TSCĐ được xác định theo đúng các
nguyên tắc, chế độ kế toán hiện hành và được tính đúng đăn,
không có sai sót
Tính đầy đủ
Các nghiệp vụ TSCĐ phát sinh trong kỳ đều được phản ánh,
theo dõi đầy đủ trên các sổ kế toán
Tính đúng đắn
Các nghiệp vụ TSCĐ phát sinh trong kỳ đều được phân loại
đúng đắn theo quy định của chuẩn mực, chế độ kế toán hiện
hành và các quy chế đặc thù của doanh nghiệp; Các nghiệp
vụ này được hạch toán đúng trình tự và phương pháp kế toán.
Tính đúng kỳ
Các nghiệp vụ TSCĐ đều được hạch toán đúng kỳ phát sinh
theo nguyên tắc kế toán dồn tích
-
7
- Đối với số dư các tài khoản TSCĐ
BẢNG 1.2: MỤC TIÊU KIỂM TOÁN ĐỐI VỚI SỐ DƯ CÁC TÀI KHOẢN TSCĐ
Mục tiêu kiểm toán
chung
Mục tiêu kiểm toán đối với TSCĐ
Sự hiện hữu
Tất cả các TSCĐ được doanh nghiệp trình bày trên BCTC là
phải tồn tại thực tế tài thời điểm báo cáo. Số liệu báo cáo
phải trùng khớp với số liệu kiểm kê thực tế của doanh
nghiệp
Quyền và nghĩa vụ
Toàn bộ TSCĐ được báo cáo phải thuộc quyền sở hữu của
doanh nghiệp, đối với TSCĐ thuê tài chính phải thuộc
quyền kiểm soát lâu dài của doanh nghiệp trên cơ sở hợp
đồng thuê đã ký
Đánh giá
Số dư các tài khoản TSCĐ được đánh giá đúng quy định của
chuẩn mực, chế độ kế toán và quy định cụ thể của doanh nghiệp
Tính toán
Việc tính toán xác định số sư TSCĐ là đúng đắn không
có sai sót
Đầy đủ Toàn bộ TSCĐ cuối kỳ được báo cáo đầy đủ trên BCTC
Đúng đắn TSCĐ được phân loại đúng đắn để trình bày trên BCTC
Cộng dồn
Số liệu lũy kế tính dồn trên các sổ chi tiết TSCĐ được xác
định đúng đắn. Việc kết chuyển số liệu từ các sổ kế toán chi
tiết sangsổ các sổ kế toántổnghợp và sổ cái không có sai sót
Báo cáo
Các chỉ tiêu liên quan đến TSCĐ trên các BCTC được xác
định đúng theo các quy định của chuẩn mực, chế độ kế
toán và không có sai sót
Để đạt được mục tiêu kiểm toán TSCĐ, trong quá trình kiểm toán, KTV phải
khảo sát và đánh giá lại hiệu lực trên thực tế của các hoạt động kiểm soát nội bộ đối
với khoản mục TSCĐ để làm cơ sở thiết kế và thực hiện các khảo sát cơ bản.
1.2.2. Căn cứ để kiểm toán khoản mục tài sản cố định
- Các nội quy, quy chế nội bộ của đơn vị liên quan đến việc mua sắm, quản lý, sử
dụng, thanh lý, nhượng bán TSCĐ
- Các tài liệu là căn cứ pháp lý cho các nghiệp vụ tăng, giảm, mua bán, sửa chữa TSCĐ
như: các hợp đồng mua bán, các bản thanh lý hợp đồng, các quyết định đầu tư…
8
- Các chứng từ phát sinh liên quan đến quá trình vận chuyển, lắp đặt, sửa chữa
TSCĐ, các chứng từ thanh toán có liên quan như: phiếu chi, giấy báo nợ, các biên
bản thanh lý, nhượng bán TSCĐ…
- Các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết của các tài khoản có liên quan như: Sổ chi
tiết TSCĐ, Sổ cái và Sổ tổng hợp các tài khoản có liên quan
- Các báo cáo kế toán tổng hợp và chi tiết của các tài khoản có liên quan như:
báo cáo tăng, giảm TSCĐ; Báo cáo sửa chữa; Các BCTC có liên quan…
- Các nguồn tài liệu về quá trình xử lý kế toán chủ yếu cung cấp bằng chứng liên
quan trực tiếp đến các cơ sở dẫn liệu của các thông tin tài chính được trình bày trên
BCTC được kiểm toán.
1.2.3. Các rủi ro thường gặp khi kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong
kiểm toán báo cáo tài chính
- CSDL sự hiện hữu: TSCĐ không tồn tại tại thời điểm lập BCTC nhưng doanh
nghiệp vẫn ghi nhận trên sổ kế toán và trình bày trên BCTC…
- CSDL quyền và nghĩa vụ: TSCĐ vẫn chưa chuyển quyền sở hữu cho đơn vị
nhưng đã ghi nhận trên Bảng cân đối kế toán ; Hạch toán những TSCĐ nhận giữ hộ,
TSCĐ thuê hoạt động vào khoản mục TSCĐ trên BCTC
- CSDL sự phát sinh: TSCĐ không thực tế phát sinh trong kỳ những kế toán vẫn
ghi nhận ghi tăng TSCĐ
- CSDL phân loại và hạch toán đúng đắn: Do kế toán chưa hiểu biết về điều
kiện ghi nhận TSCĐ, có thể hạch toán nhận TSCĐ sang khoản mục CCDC và
ngược lại; Phân loại TSCĐ vô hình sai: giá trị quyền sử dụng đất, chi phí đền bù và
giải tỏa mặt bằng…
- CSDL phân loại và hạch toán đúng kỳ: Hạch toán tăng TSCĐ chưa kịp thời theo
biên bản bàn giao, TSCĐ tăng trong năm nhưng năm sau mới hạch toán tăng TSCĐ
- CSDL phân loại và hạch toán đầy đủ: TSCĐ phát sinh nhưng kế toán không hạch
toán vào sổkế toán, hoặc đã ghi nhận tăng TSCĐ nhưng không phân bổ chi phí khấu hao
- CSDL tính toán, đánh giá: Hạch toán tăng nguyên giá TSCĐ những nội dung
không đúng chế độ quy định: ghi vào nguyên giá TSCĐ các chi phí phát sinh khi
9
TSCĐ đã đưa vào sử dụng như chi phí lãi vay không được vốn hóa; chi phí sửa
chữa lớn TSCĐ không mang tính nâng cấp, không làm tăng công suất hoặc thời
gian sử dụng; phân bổ khấu hao TSCĐ bị thừa hoặc thiếu; tài sản đã hết thời gian sử
dụng nhưng vẫn chưa trích hết khấu hao. Số chưa trích hết không được hạch toán
vào chi phí trong kỳ
- CSDL tổng hợp và công bố: Các sai sót trong quá trình cộng dồn các sổ chi
tiết lên Sổ cái, hoặc kết chuyển Sổ cái lên BCĐKT, trình bày nhầm tính chất của
TSCĐ trên thuyết minh BCTC…
1.3. QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ có ba bước công việc:
HÌNH 1.1: QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TSCĐ TRONG KIỂM
TOÁN BCTC
1.3.1. Lập kế hoạch kiểm toán và soạn thảo chương trình kiểm toán khoản
mục TSCĐ
1.3.1.1. Lập kế hoạch kiểm toán
Lập kế hoạch kiểm toán là công việc đầu tiên mà các KTV phải thực hiện
trong mỗi cuộc kiểm toán. Trong giai đoạn này, KTV cần chú ý đến các bước liên
quan đến TSCĐ như:
a. Thực hiện thủ tục phân tích thông tin
Sau khi thu thập thông tin liên quan về khách hàng, KTV được phân công
kiểm toán khoản mục TSCĐ thực hiện thủ tục phân tích thông tin liên quan TSCĐ
Lập kế hoạch kiểm toán
Thực hiện kiểm toán
Kết thúc kiểm toán
10
như xem loại TSCĐ chủ yếu ở doanh nghiệp, đánh giá tổng quát về biến động
TSCĐ ở doanh nghiệp, tình hình quản lý và theo dõi TSCĐ… Thủ tục này sẽ giúp
cho KTV có cái nhìn toàn diện về TSCĐ đồng thời cũng là cơ sở thực hiện các thủ
tục kiểm toán tiếp theo
b. Đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán
Đánh giá trọng yếu khoản mục TSCĐ: KTV làm thủ tục ước tính ban đầu về
tính trọng yếu (căn cứ vào tỷ lệ % các chỉ tiêu lợi nhuận, doanh thu, tổng tài sản…)
cho toàn bộ BCTC. Sau đó, phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho khoản
mục TSCĐ. Thường các công ty kiểm toán xây dựng sẵn mức trọng yếu cho khoản
mục trên BCTC. Thông qua các kỹ thuật kiểm toán, KTV đánh giá mức độ sai sót
thực tế của TSCĐ và đem so sánh với mức độ sai sót có thể chấp nhận được của
TSCĐ đã xác định trước đó và đưa ra ý kiến về TSCĐ.
Đánh giá rủi ro: Trong phần hành TSCĐ, các sai sót có thể xảy ra liên quan tới
các sai sót tiềm tàng như:
- Rủi ro liên quan tới nguyên giá: Nguyên giá TSCĐ có thể bị phản ánh sai lệch
thực tế
- Rủi ro liên quan tới khấu hao TSCĐ: khấu hao TSCĐ có thể sai lệch về cách
tính, cách phân bổ, do phương pháp tính khấu hao của đơn vị không phù hợp với
các quy định hiện hành và không phù hợp với cách thức thu hồi lợi ích kinh tế của
từng loại TSCĐ
- Rủi ro liên quan sửa chữa, nâng cấp TSCĐ: nhiều nghiệp vụ sửa chữa TSCĐ
có thể bị hiểu lầm về bản chất là nâng cấp TSCĐ và ngược lại. Do vậy, có thể dẫn
đến các sai sót không ghi tăng nguyên giá TSCĐ đối với các trường hợp nâng cấp
TSCĐ do đơn vị hạch toán vào chi phí sửa chữa TSCĐ
Từ đó, có thể đánh giá tổng quan về rủi ro tiềm tàng liên quan đến khoản
mục TSCĐ.
c. Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát
Trong nội dung này công ty thường kiểm tra xem xét việc thực hiện các chính
sách, các quy chế quản lý đối với khoản mục TSCĐ như: quy trình mua và tổ chức
11
quản lý, bảo quản TSCĐ, xem xét việc ghi chép kế toán có tuân thủ các chế độ kế
toán và các quy định khác có liên quan hay không. Ngoài ra, KTV có thể xem xét
các dấu hiệu phê duyệt của các nhà quản lý công ty khách hàng.
Từ đó, đánh giá tổng quan về rủi ro kiểm soát của đơn vị được kiểm toán.
d. Phác thảo kế hoạch kiểm toán chiến lược và kế hoạch kiểm toán tổng thể
Trong kiểm toán BCTC, lập kế hoạch kiểm toán bao gồm: Kế hoạch chiến lược,
kế hoạch kiểm toán tổng thể. KTV cần chuẩn bị kỹ các nội dung này như sau:
Kế hoạch chiến lược: là định hướng cơ bản, nội dung trọng tâm và phương
pháp tiếp cận do cấp chỉ đạo vách ra dựa trên hiểu biết về tình hình hoạt động và
môi trường kinh doanh của đơn vị được kiểm toán. Kế hoạch chiến lược phải được
lập cho các cuộc kiểm toán lớn về quy mô, tính chất phức tạp, địa bàn rộng hoặc
cuộc kiểm toán lớn của nhiều năm.
Nội dung của kế hoạch kiểm toán chiến lược gồm: Tóm tắt những thông tin cơ
bản về tình hình kinh doanh của KH; Những vấn đề liên quan đến BCTC, chế độ kế
toán và chuẩn mực kế toán áp dụng; Đánh giá ban đầu về rủi ro tiềm tàng và rủi ro
kiểm soát; Đánh giá hoạt động KSNB; Xác định mục tiêu kiểm toán trọng tâm và
phương pháp kiểm toán chủ yếu; Dự kiến nhóm trưởng và thời gian kiểm toán; Xác
định rõ các chuyên gia cần phối hợp và các chuyên gia tư vấn cần thiết.
Kế hoạch kiểm toántổngthể làtoàn bộ những dự kiến chi tiết, cụ thể về nội dung,
phương pháp, lịch trình và phạm vi các thủ tục kiểm toán được áp dụng cho một cuộc
kiểm toán. Ở những doanh nghiệp kiểm toán đã lập kế hoạch kiểm toán chiến lược thì
kế hoạch kiểm toán tổng thể là sự cụ thể hóa kế hoạch chiến lược và phương pháp tiếp
cận chi tiết về nội dung, lịch trình và phạm vi dự kiến của các thủ tục kiểm toán. Mục
tiêu của việc lập kế hoạch kiểm toán tổng thể là để có thể thực hiện công việc kiểm
toán một cách có hiệu quả và theo đúng thời gian dự kiến.
Nội dung của kế hoạch kiểm toán tổng thể gồm: Thu thập thông tin cơ bản về
hoạt động kinh doanh của đơn vị; Thu thập thông tin về hệ thống KSNB của đơn vị;
Đánh giá rủi ro và xác định mức độ trọng yếu ban đầu; Xác định nội dung, lịch trình
12
phạm vi của các thủ tục kiểm toán; Sự phối hợp, giám sát của các KTV khác trong
cuộc kiểm toán, Các vấn đề khác và yêu cầu cụ thể; Tổng hợp kế hoạch kiểm toán.
1.3.1.2. Soạn thảo chương trình kiểm toán
Chương trình kiểm toán: là một bảng liệt kê, chỉ dẫn các thủ tục kiểm toán chi
tiết tương ứng với mục tiêu kiểm toán của các công việc kiểm toán cụ thể được sắp
xếp theo một trình tự nhất định.
Chương trình kiểm toán được xây dựng cho từng khoản mục trên BCTC. Chương
trình kiểm toán khoản mục TSCĐ là một tập hợp các thủ tục kiểm toán chỉ dẫn cho việc
thu thập bằng chứng kiểm toán theo các cơ sở dẫn liệu về khoản mục TSCĐ.
Trên cơ sở các cơ sở dẫn liệu về khoản mục TSCĐ, KTV xác định mục tiêu
kiểm toán như sau:
- TSCĐ hữu hình và vô hình cố tồn tại và thuộc về doanh nghiệp, doanh nghiệp
sử dụng TSCĐ trong khuôn khổ hoạt động của mình (tính hiện hữu, sở hữu);
- Các yếu tố được tính vào TSCĐ phải là TSCĐ; việc xuất và bán, các giá trị lợi
nhuận hay thất thu mà các hoạt động này mang lại được hạch toán (tính đầy đủ)
- Giá trị được ghi vào TSCĐ phải chính xác và không bao gồm các yếu tố phải
ghi vào chi phí (tính chính xác);
- Đánh giá (khấu hao) và cách trình bày chính xác và phù hợp với các chuẩn
mực trong khuôn khổ kiểm toán (đánh giá, trình bày);
KTV đưa ra các tài liệu yêu cầu khách hàng cần chuẩn bị trong chương trình
kiểm toán. Các tài liệu yêu cầu khách hàng chuẩn bị giúp cho việc thu thập bằng
chứng kiểm toán đạt hiệu quả cao nhất. Các tài liệu thông thường KTV yêu cầu
khách hàng chuẩn bị cho kiểm toán khoản mục TSCĐ bao gồm:
- Sổ cái và các sổ kế toán chi tiết;
- Danh sách chi tiết TSCĐ tăng, thanh lý, chuyển nhượng, giảm khác trong
năm/kỳ theo từng loại;
- Bảng tổng hợp TSCĐ phản ánh số dư đầu năm, phát sinh tăng, giảm trong
năm/kỳ, số cuối năm/kỳ của nguyên giá, khấu hao lũy kế và giá trị còn lại của
TSCĐ theo từng loại TSCĐ;
13
- Bảng khấu hao TSCĐ trong năm/kỳ;
- Các chứng từ, hợp đồng liên quan đến TSCĐ;
Quá trình xây dựng các thủ tục kiểm toán khoản mục TSCĐ sẽ được KTV căn
cứ vào đánh giá sơ bộ về đơn vị, sự hoạt động của hệ thống KSNB và các đặc điểm,
tình hình biến động của TSCĐ trong kỳ.
Cách xác định phạm vi, thời gian thực hiện các thủ tục kiểm toán được KTV
căn cứ vào thời gian làm việc tại đơn vị, các loại rủi ro kiểm toán, các xét đoán
mang tính nghề nghiệp được áp dụng khi kiểm toán khoản mục TSCĐ của đơn vị.
1.3.2. Thực hiện kiểm toán khoản mục TSCĐ
Trong giai đoạn thực hiện khảo sát về KSNB và thực hiện các thử nghiệm cơ
bản (bao gồm thủ tục phân tích và thử nghiệm chi tiết về nghiệp vụ và số dư TSCĐ).
1.3.2.1. Khảo sát KSNB
Trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán, KTV đánh giá về mức độ rủi ro kiểm
soát. Khi KTV tin rằng rủi ro kiểm soát thực tế có thể thấp hơn nhiều so với đánh
giá ban đầu thì KTV phải đánh giá xem liệu một mức rủi ro thấp hơn có được chứng
minh hay không. Nếu KTV tin rằng một mức rủi ro thấp hơn sẽ chứng minh thì các
khảo sát về kiểm soát cần được thực hiện.
Nội dung khảo sát về KSNB đối với TSCĐ bao gồm:
- Tìm hiểu, đánh giá về các chính sách kiểm soát, các quy định về KSNB đối với
TSCĐ;
- Khi nghiên cứu về các văn bản quy định về KSNB của đơn vị, cần chú ý đến các
khía cạnh như: tínhđầy đủ các quy địnhvề kiểm soát đối với các công việc liên quan tới
khoản mục TSCĐ (bao gồm: tiếp nhận, quản lý, bảo quản, tổ chức ghi sổ TSCĐ…), tính
chặt chẽ và phù hợp của quy chế KSNB đối với hoạt động của đơn vị;
- Khảo sát về sự vận hành các quy chế KSNB: Các phương pháp thường được
sử dụng để kiểm tra tính hữu hiệu và tính thường xuyên liên tục trong vận hành của
các quy chế kiểm soát, các bước kiểm soát bao gồm: Thiết lập các câu hỏi có sẵn về
KSNB đối với khoản mục TSCĐ; Trực tiếp khảo sát, thu thập, tìm hiểu về quá trình
KSNB các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến TSCĐ;
14
- Khảo sát về tình hình thực hiện các nguyên tắc tổ chức hoạt động KSNB đối với
khoản mục TSCĐ: phân công, phân nhiệm; bất kiêm nhiệm và phê chuẩn, ủy quyền;
Trên cơ sở các mục tiêu kiểm toán đã thực hiện, KTV thực hiện các thử
nghiệm khảo sát đối với khoản mục TSCĐ như sau:
BẢNG 1.3: CÁC THỬ NGHIỆM KIỂM SOÁT ĐỐI VỚI TSCĐ
Mục tiêu
KSNB
Quá trình KSNB chủ yếu Các thử nghiệm kiểm soát chủ
yếu
Đảm bảo
cho các
nghiệp
vụ về
TSCĐ
được phê
chuẩn
đúng đắn
 Có quy định chặt chẽ về phê
chuẩn các nghiệp vụ
 Phải tuân thủ tuyệt đối các
quy định đối với việc phê chuẩn
các nghiệp vụ này
 Quá trình kiểm soát độc lập
với sự phê chuẩn này
 Nghiên cứu các quy định về
TSCĐ của đơn vị được kiểm
toán
 Kiểm tra về quy trình phê
duyệt và dấu hiệu kiểm tra nội
bộ
Đảm bảo
cho các
nghiệp
vụ TSCĐ
là có căn
cứ hợp lý
(Sự phát
sinh)
 Quy trình kiểm soát để đảm
bảo các nghiệp vụ về TSCĐ
được người có thẩm quyền phê
duyệt và phù hợp với hoạt động
đơn vị
 Có đầy đủ các chứng từ tài
liệu liên quan đến nghiệp vụ
TSCĐ như: các đề nghị về
nghiệp vụ, hợp đồng mua bán,
thanh lý, biên bản giao nhận, hóa
đơn mua, các chứng từ liên quan
đến vận chuyển, lắp đặt, chạy
thử,…
 Các chứng từ phải đều hợp
pháp, hợp lệ, đã được xử lý để
đảm bảo không bị tẩy xóa, sửa
chữa và tuân theo quy trình
KSNB
 Xem xét đề nghị liên quan
đến TSCĐ, thẩm quyền của
người phê duyệt các nghiệp vụ
về TSCĐ
 Xem xét các chứng từ, hóa
đơn liên quan đến nghiệp vụ
TSCĐ về tính đầy đủ, hợp pháp,
hợp lệ, không bị tẩy xóa, sửa
chữa,…
15
Đảm bảo
sự đánh
giá đúng
đắn, hợp
lý của các
nghiệp
vụ về
TSCĐ
 KSNB các chính sách đánh
giá của đơn vị với TSCĐ
 Kiểm tra, so sánh số liệu trên
hóa đơn với số liệu trên hợp
đồng và các chứng từ liên quan
 Kiểm tra việc sử dụng tỷ giá
để quy đổi các nghiệp vụ phát
sinh bằng ngoại tệ
 Kiểm soát nội bộ quá trình
tính toán và đánh giá các nghiệp
vụ
 Xem xét dấu hiệu kiểm tra
của hệ thống KSNB
 Cộng lại một số chứng từ phát
sinh của TSCĐ
Đảm bảo
cho việc
phân loại
và hạch
toán
đúng đắn
các
nghiệp
vụ TSCĐ
 Có chính sách phân loại
TSCĐ phù hợp với yêu cầu quản
lý và sử dụng tài sản của đơn vị
 Có đầy đủ sơ đồ hạch toán
các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ
 Có đầy đủ các quy định về
trình tự ghi sổ các nghiệp vụ có
liên quan đến TSCĐ từ các Sổ kế
toán chi tiết đến các sổ kế toán
tổng hợp
 Có chính sách kiểm tra nội bộ
đối với các nội dung trên
 Phỏng vấn những người có
trách nhiệm để tìm hiểu quy định
phân loại TSCĐ trong doanh
nghiệp
 Khảo sát mẫu một số sơ đồ tài
khoản cho một số trường hợp
điển hình
 Kiểm tra sự vi phạm quy chế
kiểm soát nội bộ về việc ghi sổ
đúng phương pháp và đúng sự
phân loại trên một số chứng từ
nghi vấn
Đảm bảo
cho việc
phân loại
và hạch
toán
đúng đắn
các
nghiệp
vụ TSCĐ
 Mỗi bộ hồ sơ liên quan đến
TSCĐ phải được đánh số và
theo dõi quản lý chặt chẽ
 Việc ghi sổ các nghiệp vụ
phát sinh phải được thực hiện
kịp thời sau khi các nghiệp vụ
xảy ra và hoàn thành
 Kiểm tra việc đánh số liên tục
của các hồ sơ TSCĐ
 Kiểm tra tính liên tục trong
việc ghi chép nhật ký mua
TSCĐ, Tờ trình mua TSCĐ, Sổ
kế toán tổng hợp, chi tiết,…
 Kiểm tra ngày tháng ghi sổ và
ngày tháng trên chứng từ liên
quan đến TSCĐ
 Kiểm tra ngày tháng trên
chứng từ tăng giảm TSCĐ và
ngày tháng ghi sổ với ngày tháng
16
phân kỳ
 Kiểm tra dấu hiệu KSNB đối
với các chứng từ về TSCĐ, như:
Đơn đặt hang, Biên bản kiểm
nghiệm, Biên bản bàn giao, Hợp
đồng thanh lý,…
Đảm bảo
sự cộng
dồn (tính
toán tổng
hợp)
đúng đắn
 Số liệu phải được tính toán
tổng hợp (cộng dồn) đầy đủ,
chính xác  Kiểm tra kết quả
tính toán , so sánh với số liệu
tổng hợp
 Kiểm tra đối chiếu các nghiệp
vụ cơ bản, số liệu tổng quát
 Kiểm tra sự vi phạm quy chế
KSNB
Sau khi thực hiện các thủ tục khảo sát hệ thống KSNB và dựa vào kết quả đã
thu thập, KTV đánh giá rủi ro kiểm soát đối với khoản mục TSCĐ theo các mức độ
cao, trung bình, thấp. Nếu hệ thống KSNB được thiết kế và vận hành hữu hiệu thì
rủi ro kiểm soát được đánh giá là thấp và KTV có thể tin tưởng vào hệ thống
KSNB, điều chỉnh cho phép làm tăng rủi ro phát hiện và ngược lại. Trên cơ sở đó,
KTV sẽ thực hiện các thử nghiệm kiểm soát phù hợp nhằm đảm bảo thực hiện được
các mục tiêu kiểm toán với mức chi phí hợp lý.
1.3.2.2. Phân tích tổng quát
Việc áp dụng thủ tục phân tích tổng quát sẽ giúp cho KTV xác định nội dung, lịch
trình và phạm vi các thủ tục kiểm toán khác. Quy trình phân tích được thực hiện như
một thủ nghiệm cơ bản khi việc sử dụng thủ tục này có hiệu quả hơn so với kiểm tra
chi tiết trong việc giảm bớt rủi ro phát hiện liên quan đến cơ sở dẫn liệu của BCTC.
Khi áp dụng thủ tục phân tích, KTV cần phải xem xét các yếu tố sau:
- Mục tiêu của phân tích và độ tin cậy của kết quả thu được;
- Đặc điểm của đơn vị và mức độ chi tiết hóa thông tin (Ví dụ: Quy trình phân
tích áp dụng đối với thông tin tài chính của từng đơn vị thành viên sẽ hiệu quả hơn
là chỉ áp dụng đối với thông tin tổng hợp của các đơn vị...);
- Khả năng sẵn có của các thông tin tài chính và phi tài chính;
17
- Độ tin cậy của các thông tin (Ví dụ: Sự đúng đắn của các kế hoạch hoặc dự toán);
- Tính thích đáng của các thông tin (Ví dụ: Kế hoạch được thiết lập có tính khả
thi hơn là kế hoạch chỉ là các mục đích phải đạt được);
- Nguồn gốc thông tin (Ví dụ: Thông tin từ bên ngoài thường có độ tin cậy cao
hơn thông tin do đơn vị cung cấp...);
- Khả năng so sánh của thông tin (Ví dụ: Thông tin do đơn vị cung cấp có thể
so sánh với thông tin của đơn vị khác trong cùng ngành...);
- Những hiểu biết có được từ cuộc kiểm toán các kỳ trước cùng với hiểu biết
về tính hiệu quả của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ và các vấn đề
nảy sinh đã dẫn đến các bút toán điều chỉnh trong những kỳ trước.
Trong quá trình phân tích tổng quát khoản mục TSCĐ, KTV áp dụng các thủ
tục phân tích cụ thể sau:
 Thực hiện các phân tích xu hướng (phân tích về lượng trên cùng một chỉ tiêu).
Trên cơ sở các số liệu của từng thông tin tài chính, KTV thường so sánh giá trị hao
mòn lũy kế của các loại TSCĐ với kỳ trước, so sánh giá trị còn lại của TSCĐ với
các kỳ trước; so sánh tổng chi phí khấu hao TSCĐ (hoặc từng loại TSCĐ) với các
kỳ trước; lập bảng kê tăng giảm từng loại TSCĐ với các kỳ trước.
Phương pháp này giúp KTV thấy được chiều hướng biến động của từng chỉ
tiêu, phát hiện các biến động bất thường, biến động lớn sẽ là các trọng tâm cần tiếp
tục điều tra làm rõ.
 Thực hiện thủ tục phân tích tỷ suất, bằng cách thiết lập các tỷ suất tài chính
dựa trên mối quan hệ giữa các chỉ tiêu tài chính. Ví dụ như so sánh tỷ lệ khấu hao
bình quan của kỳ này với kỳ trước; so sánh hệ số hao mòn bình quân của toàn bộ
TSCĐ và từng loại TSCĐ với các kỳ trước; so sánh tỷ suất giữa tổng chi phí sửa
chữa lớn TSCĐ với tổng nguyên giá TSCĐ hoặc so sánh tổng chi phí sửa chữa lớn
với các năm trước…
 Phân tích các thông tin phi tài chính có liên quan để làm rõ mối liên hệ và tác
động trực tiếp hay gián tiếp đến các thông tin TSCĐ. Ví dụ như đặc thù về ngành
nghề, lĩnh vực SXKD có ảnh hưởng thế nào tới TSCĐ.
18
1.3.2.3. Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ, số dư các thông tin liên quan đến TSCĐ
- Thủ tục kiểm tra chi tiết nghiệp vụ và số dư tài khoản là kỹ thuật kiểm tra chi
tiết quá trình ghi chép, hạch toán từng nghiệp vụ kinh tế từ chứng từ vào sổ kế toán
có liên quan; kiểm tra việc tính toán, tổng hợp số dư của từng tài khoản.
- Phương pháp kiểm tra chi tiết nghiệp vụ và số dư tài khoản nhằm mục đích thu
thập các bằng chứng trực tiếp chứng minh cho mức độ tin cậy của các số liệu trên
các tài khoản kiểm toán.
a. Kiểm tra chi tiết về nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ
Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ theo mục tiêu kiểm toán cụ thể
có thể được thực hiện qua các thủ tục sau:
BẢNG 1.4: CÁC THỦ TỤC KHẢO SÁT NGHIỆP VỤ TĂNG, GIẢM TSCĐ
Mục tiêu
kiểm toán
Các khảo sát nghiệp vụ thông thường
Những vấn đề
cần lưu ý
Đảm bảo
cho các
nghiệp vụ
tăng giảm
TSCĐ
được phê
chuẩn
đúng đắn
 So sánh tổng nguyên giá TSCĐ tăng, giảm
năm nay so với các năm trước
 Đánh giá tính hợp lý của các nghiệp vụ tăng,
giảm TSCĐ với tình hình hoạt động thực tế của
đơn vị (khả năng, công suất thiết bị hiện có,
nhu cầu máy móc thiết bị, mức độ cũ mới của
máy móc thiết bị…)
 Đánh giá tính hợp lý của việc phê chuẩn giá
mua, giá bán của TSCĐ tăng giảm trong kỳ…
KTV phải có hiểu
biết sâu sắc về
hoạt động SXKD
và tình hình thực
tế của doanh
nghiệp
Đảm bảo
cho các
nghiệp vụ
tăng, giảm
TSCĐ là
có căn cứ
hợp lý (Sự
phát sinh)
 Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ và hợp pháp của
các chứng từ liên quan đến nghiệp vụ tăng, giảm
TSCĐ
 Có thể kết hợp kiểm tra các chứng từ tài liệu
với kiểm tra thực tế TSCĐ
 Kiểm tra quá trình mua sắm, các chứng từ
liên quan đến việc mua sắm TSCĐ, các chi phí
vận chuyển, lắp đặt, chạy thử,…
Các thử nghiệm
này được thực hiện
với quy mô tương
đối lớn khi hệ
thống KSNB của
đơn vị được đánh
giá là yếu (RRKS
cao)
Đảm bảo
sự đánh
giá đúng
đắn, hợp
lý của các
nghiệp vụ
TSCĐ
 Kiểm tra tính đúng đắn, phù hợp và nhất
quán của các chính sách xác định nguyên giá
TSCĐ mà doanh nghiệp áp dụng
 Đối chiếu với số liệu trên các chứng từ pháp
lý liên quan đến tăng, giảm TSCĐ ( Hóa đơn,
Hợp đồng thuê tài sản, các chứng từ chi phí lắp
đặt, vận chuyển,…)
Mục tiêu này
thường được kết
hợp khi kiểm toán
tính đầy đủ và tính
toán, đánh giá
TSCĐ
19
Đảm bảo
cho việc
phân loại
và hạch
toán đúng
đắn các
nghiệp vụ
TSCĐ
 Kiểm tra chính sách phân loại và sơ đồ hạch
toán TSCĐ của doanh nghiệp, đảm bảo sự hợp
lý và phù hợp với các quy định hiện hành
 Chọn mẫu các nghiệp vụ TSCĐ để kiểm tra
việc phân loại, xem xét các bút toán ghi sổ và
các sổ kế toán
Mục tiêu này
thường được kết
hợp khi kiểm toán
tính đầy đủ và tính
toán, đánh giá
TSCĐ
Đảm bảo
cho việc
hạch toán
đầy đủ,
đúng kỳ
các nghiệp
vụ TSCĐ
 Đối chiếu các chứng từ tăng, giảm TSCĐ
với các sổ kế toán chi tiết TSCĐ nhằm đảm bảo
cho việc hạch toán không bị bỏ sót
 Kiểm tra các khoản chi phí sửa chữa TSCĐ
để phát hiện các trường hợp quên ghi sổ TSCĐ,
hoặc ghi nhận TSCĐ thành các khoản khác
 Kiểm tra đối chiếu ngày, tháng các chứng từ
tăng, giảm TSCĐ với ngày tháng tháng ghi sổ
các nghiệp vụ này (đặc biệt đối với các nghiệp
vụ phát sinh cuối niên độ kế toán và đầu niên độ
sau)
Đây là một trong
các mục tiêu quan
trọng nhất khi
kiểm toán TSCĐ
Đảm bảo
sự cộng
dồn (tính
toán tổng
hợp) đúng
đắn các
nghiệp vụ
TSCĐ
 Cộng tổng các bảng kê tăng, giảm TSCĐ trong
kỳ
 Đối chiếu số liệu giữa các sổ chi tiết, sổ tổng
hợp, các bảng kê với nhau và với sổ cái tổng
hợp
 Đối chiếu số liệu trên các sổ kế toán TSCĐ
với kết quả kiểm kê thực tế TSCĐ
b. Kiểm tra chi tiết số dư các tài khoản TSCĐ
- Với số dư đầu kỳ:
Việc xem xét số dư đầu kỳ về TSCĐ được tiến hành tuy thuộc vào đơn vị
được kiểm toán lần đầu hay kiểm toán lần thứ hai trở đi.
Nếu việc kiểm toán năm trước được thực hiện bởi chính công ty đang thực hiện
kiểm toán năm nay và số dư đầu kỳ được xác định là đúng hoặc thực hiện bởi công ty
kiểm toán khác nhưng có thể tin cậy được thì KTV có thể chấp nhận kết quả kiểm toán
năm trước mà không cần thực hiện thêm những thủ tục kiểm toán khác bổ sung.
Nếu BCTC chưa được kiểm toán năm trước, hoặc việc kiểm toán năm trước
được thực hiện bởi công ty kiểm toán khác và KTV không tin tưởng vào kết quả
kiểm toán năm trước hoặc BCKT năm trước không được chấp nhận toàn phần đối
20
với số dư TSCĐ thì KTV phải xem xét đến nguyên nhân không chấp nhận toàn
phần của KTV năm trước.
-Với số dư cuối kỳ:
Nếu công ty đang thực hiện kiểm toán BCTC không trực tiếp tham gia kiểm
kê TSCĐ cuối năm, KTV sẽ dựa trên kết quả kiểm toán số dư đầu kỳ và kiểm tra
chi tiết nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ trong năm để xác định số dư cuối kỳ. Đồng thời
KTV cũng cần kiểm tra, đánh giá, so sánh với kết quả kiểm kê TSCĐ của KH.
Nếu công ty đang kiểm toán BCTC được chứng kiến kiểm kê TSCĐ vào thời
điểm cuối năm, KTV chứng kiến kiểm kê sẽ thu thập tài liệu liên quan đến kiểm kê,
quan sát quá trình kiểm kê, phong vấn KH để đảm bảo kết quả kiểm kê là chính
xác. Sau đó KTV sẽ đối chiếu Sổ chi tiết với Biên bản kiểm kê TSCĐ.
1.3.2.4. Kiểm tra chi tiết chi phí khấu hao và giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ
 Kiểm tra chi phí khấu hao TSCĐ
Mục tiêu cơ bản của kiểm toán chi phí khấu hao TSCĐ là xem xét quá trình
tính toán, đánh giá, xác định và phân bổ mức khấu hao TSCĐ cho các đối tượng sử
dụng có hợp lý và đảm bảo tính nhất quán hay không.
KTV thực hiện các thủ tục kiểm toán như: Tiến hành phân tích sơ bộ chi phí
khấu hao; thu thập, trao đổi để có những hiểu biết về chính sách khấu hao mà doanh
nghiệp áp dụng, đánh giá tính hợp lý của các chính sách này, kiểm tra việc tính toán
khấu hao của đơn vị (kiểm tra căn cứ doanh nghiệp áp dụng tính khấu hao, chọn
mẫu một số TSCĐ tiến hành tính toán lại mức khấu hao, kiểm tra các trường hợp
TSCĐ đã hết khấu hao mà doanh nghiệp vẫn đang sử dụng…)
 Kiểm tra giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ
 Kiểm tra việc hạch toán chi phí khấu hao trong kỳ làm tăng giá trị hao mòn
của TSCĐ (việc kiểm tra có thể tiến hành cho toàn bộ cũng như từng loại TSCĐ);
 Kiểm traviệc ghi giảm giá trịhao mòn TSCĐ với các nghiệp vụ giảm TSCĐ trongkỳ;
 Tính toán lại giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ;
 So sánh số liệu trên số kế toán chi tiết và sổ cái tài khoản hao mòn TSCĐ;
1.3.2.5. Kiểm tra chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu của TSCĐ
21
Các khoản chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu của TSCĐ bao gồm: các khoản
chi phí sửa chữa, nâng cấp, cải tạo… đối với TSCĐ. Mục tiêu kiểm toán quan trọng
nhất đối với các khoản chi phí này phải được hạch toán đầy đủ và đúng trình tự,
phương pháp kế toán theo quy định của các chuẩn mực, chế độ kế toán liên quan.
Các thủ tục KTV áp dụng khi kiểm tra chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu
của TSCĐ là:
 Lập bảng kê chi phí phát sinh sau khi ghi nhận ban đầu liên quan đến TSCĐ
phát sinh trong kỳ;
 So sánh các khoản chi phí phát sinh với các kỳ trước để đánh giá biến động
của các khoản phí tổn phát sinh;
 Đánh giá sự hợp lý của các khoản phí tổn phát sinh trong kỳ với tình hình hoạt
động thực tế của doanh nghiệp;
 Kiểm tra sự phát sinh thực tế của các khoản chi phí để loại khả năng hạch toán
khống các khoản chi phí sửa chữa nhằm hợp lý hóa cho các khoản chi phí khác;
 Trong trường hợp các khoản phí tổn này phát sinh lớn và doanh nghiệp có kế
hoạch trước, cần:
- So sánh các phí tổn thực tế phát sinh với các kế hoạch và dự đoán chi phí đã
được lập để xem xét sự biến động và các chênh lệch với dự toán và tìm hiểu nguyên
nhân của các khoản chênh lệch này.
- Trường hợp doanh nghiệp có trích trước chi phí cần kiểm tra cơ sở pháp lý của
việc trích trước; quá trình trích trước và hạch toán chi phí trích trước vào chi phí các
kỳ kinh doanh, việc xử lý số chênh lệch giữa chi phí thực tế và chi phí trích trước
của doanh nghiệp.
- Kiểm tra các tài liệu và tài liệu quyết toán các khoản chi phí có liên quan.
 Kiểm tra tác động của các khoản phí tổn với khả năng hoạt động của TSCĐ.
1.3.2.6. Kiểm tra các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ kế toán
Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ kế toán đối với khoản mục
TSCĐ thường thường là các chi phí sửa chữa phát sinh trong kỳ nhưng đơn vị lại
22
ghi sổ sang kỳ tiếp theo hoặc việc ghi nhận tăng TSCĐ trong kỳ nhưng đến kỳ sau
kế toán mới ghi nhận.
KTV tiến hành sử dụng các thủ tục kiểm toán: Phỏng vấn Ban quản trị; Xem
xét các báo cáo nội bộ sau ngày lập BCTC; Xem xét sổ sách của kỳ kế toán tiếp
theo; Xem xét các TSCĐ không sử dụng và được bán sau ngày khóa sổ với giá thấp
hơn nguyên giá ghi trên sổ sách; Các KH có số dư công nợ lớn nhưng đầu năm sau
mới phát hiện là không có khả năng thanh toán liên quan đến TSCĐ.
1.3.3. Kết thúc công việc kiểm toán của khoản mục TSCĐ
Sau khi đã thực hiện các khảo sát kiểm soát và khảo sát có liên quan đến số
liệu kế toán TSCĐ, KTV phải tổng hợp kết quả kiểm toán của chu kỳ này. Công
việc dựa trên kết quả khảo sát đã thực hiện được với những bằng chứng đã thu thập
được. Tổng hợp kết quả kiểm toán TSCĐ thường được thể hiện dưới hình thức một
“Bản tổng hợp kết quả kiểm toán”.
Các nội dung chủ yếu được thể hiện trong kết quả kiểm toán bao gồm:
- Các sai phạm đã phát hiện khi kiểm tra chi tiết nghiệp vụ, số dư các tài khoản
liên quan khoản mục TSCĐ và đánh giá mức độ sai phạm.
- Nguyên nhân của sai lệch (nếu có) và các bút toán điều chỉnh sai phạm.
- Kết luận về mục tiêu kiểm toán TSCĐ (đã đạt yêu cầu hay chưa).
- Ý kiến của KTV về sai phạm và hạn chế của KSNB đối với khoản mục TSCĐ
- Vấn đề cần theo dõi trong đợt kiểm toán sau (nếu có)
Tổng hợp kết quả kiểm toán TSCĐ là một căn cứ quan trọng cho KTV tổng
hợp lập báo cáo kiểm toán.
23
Chương 2
THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ
ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY
TNHH KIỂM TOÁN QUỐC TẾ PNT THỰC HIỆN
2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN QUỐC TẾ PNT
2.1.1. Sự hình thành và phát triển
Tên công ty: Công ty TNHH Kiểm toán Quốc tế PNT
Tên tiếng anh: PNT International Auditing Company Limited
Slogan: Prudent & true
Logo:
Trụ sở giao dịch chính: B17 Lô 19, Khu Đô thị Định Công, Phường Định
Công, Quận Hoàng Mai, TP Hà Nội
Điện thoại: 043 640 3642
Email: pnt@pnt.com.vn
Fax: 043 640 3643
Wedsite: www.pnt.com.vn
Công ty TNHH Kiểm toán Quốc tế PNT chính thức đi vào hoạt động vào ngày
8/1/2007 có số vốn điều lệ là 5.000.000.000 VNĐ. Mã số thuế là 0102133859.
Chi nhánh Hà Nội: địa chỉ số 5 hẻm 12/131/18 phố Phan Đình Giót, Phường
Phương Liệt, Quận Thanh Xuân, TP Hà Nội
Điện thoại: 043 622 6262 Fax: 043 622 6262
Chi nhánh miền Bắc: địa chỉ: số nhà 36, tập thể Hội Nông dân Việt Nam, tổ
51, phường Quan Hoa, quận Cầy Giấy, TP Hà Nội.
Điện thoại: 043767 2513 Fax: 043 767 2513
24
2.1.2. Đặc điểm bộ máy quản lý của công ty
HÌNH 2.1: CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TẠI PNT
 Ban giám đốc: có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch, chiến lược kinh doanh, chỉ
đạo thực hiện, lựa chọn thay đổi cơ cấu tổ chức công ty. BGĐ gồm 1 giám đốc và 4
phó giám đốc
 Giám đốc là người đứng đầu quyết định các vấn đề mọi mặt hoạt động của
công ty. Đại diện cho công ty, là người chịu trách nhiệm trước pháp luật và Bộ
trưởng bộ tài chính.
 Phó giám đốc thực hiện các hoạt động chỉ đạo nghiệp vụ chuyên môn, giao
lưu với đối tác bên ngoài, tìm kiếm hợp đồng và đưa ra ý kiến, giải pháp nhằm hỗ
trợ, tư vấn cho giám đốc. Mỗi phó giám đốc sẽ trực tiếp quản lý một phòng nghiệp
vụ về mặt chuyên môn. Trong đó, 2 phó giám đốc là giám đốc chi nhánh miền Bắc
và chi nhánh Hà Nội, 1 phó giám giám đốc là phó giám đốc chi nhánh Hà Nội.
Giám đốc
PGĐ
PGĐ kiêm GĐ
CN miền Bắc
PGĐ kiêm GĐ
CN Hà Nội
PGĐ kiêm
PGĐ chi nhánh
Hà Nội
Phòng tổng
hợp
Phòng kiểm
toán BCTC 1
Phòng kiểm
toán BCTC 2
Phòng kiểm
toán BCTC 3
Phòng kiểm
soát chất lượng
Phòng xây
dựng cơ bản
25
 Các phòng ban: PNT gồm có 4 phòng nghiệp vụ, 1 phòng tổng hợp, 1 phòng
kiểm soát chất lượng.
 Phòng nghiệp vụ: gồm 3 phòng kiểm toán BCTC và 1 phòng kiểm toán xây dựng
cơ bản. Mỗi phòng kiểm toán có một trưởng phòng kiểm toán. Trưởng phòng kiểm toán
có quyền hạn xử lý các vấn đề liên quan đến phòng của mình, tìm kiếm giao lưu với
khách hàng, xây dựng mối quan hệ với các thành viên trong phòng.Các vị trí trong
phòng bao gồm trưởng nhóm kiểm toán, trưởng đoàn thanh niên, công đoàn.
 Phòng tổng hơp: bao gồm các bộ phận lễ tân, kế toán công ty, các vấn đề liên
quan đến hoạt động nội bộ công ty.
 Phòng kiểm soát chất lượng: kiểm soát về mặt nhân sự trong công ty.
2.1.3. Đặc điểm tổ chức, quản lý kiểm toán
2.1.3.1. Quy trình kiểm toán BCTC và quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ
 Quy trình kiểm toán BCTC
HÌNH 2.2: QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BCTC CỦA CÔNG TY PNT
Trên đây là mô tả toàn bộ quy trình một cuộc kiểm toán BCTC thực tế tại
PNT. Có thể tóm lược quy trình kiểm toán BCTC theo 4 bước chính như sau:
 Giai đoạn chuẩn bị:
HIỂU VỀ
TÌNH HÌNH
KINHDOANH
TÌM HIỂU, ĐÁNH GIÁ
KHÁCH HÀNG
LẬP KẾ HOẠCH
KIỂM TOÁN
THU THẬP BẰNG CHỨNG
KIỂM TOÁN CÓ HIỆU LỰC
XEM XÉT VÀ XỬ LÝ NHỮNG
PHÁT HIỆN TRONG KIỂM TOÁN
LẬP VÀ GIAO
BÁO CÁO
HỌP ĐÁNH GIÁ
26
- Khảo sát, đánh giá khách hàng và Dự thảo, thống nhất và ký hợp đồng
-Chuẩn bị công tác hậu cần cho việc thực hiện hợp đồng kiểm toán
 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
-Thu thập thông tin về khách hàng
-Thực hiện thủ tục phân tích toàn bộ BCTC
-Tìm hiểu hệ thống KSNB và đánh giá rủi ro kiểm soát
-Đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán
 Giai đoạn thực hiện kiểm toán
-Thu thập bằng chứng kiểm toán có hiệu lực
-Trao đổi với khách hàng về kết quả kiểm toán
 Giai đoạn kết thúc kiểm toán
-Xem xét và đánh giá những phát hiện trong cuộc kiểm toán
-Lập và giao báo cáo; Họp đánh giá về toàn bộ cuộc kiểm toán
 Quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ
Quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ được thực hiện theo 3 bước:
HÌNH 2.3 :QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TSCĐ CỦA CÔNG
TY PNT
2.1.3.2. Phương pháp tiếp cận kiểm toán
Tại PNT, phương pháp tiếp cận kiểm toán được thực hiện theo chu kỳ kết hợp
với khoản mục. Tùy vào đặc điểm của mỗi khách hàng, PNT sẽ có phương pháp
tiếp cận kiểm toán cho phù hợp.
Đối với các chỉ tiêu mang tính chất liên kết với nhau thành một chu trình như:
bán hàng- thu tiền, quá trình tập hợp chi phí… KTV sẽ thực hiện kiểm toán theo
Lập kế hoạch kiểm toán
Thực hiện kiểm toán
Kết thúc kiểm toán
27
chu kỳ. Đối với các chỉ tiêu mang tính chất đơn lẻ như: tiền và các khoản tương
đương tiền, tài sản cố định… KTV sẽ thực hiện kiểm toán theo khoản mục.
Việc phân công các thành viên trong đoàn kiểm toán khi thực hiện kiểm toán
tại đơn vị khách hàng sẽ được phân công theo từng khoản mục như: Tiền và các
khoản tương đương tiền, tài sản cố định, doanh thu, chi phí…
2.1.4. Hệ thống hồ sơ, giấy tờ
Hồ sơ kiểm toán là tài sản vô cùng quan trọng và có tính bảo mật cao của
Công ty kiểm toán. Đối với PNT, quá trình lập và bảo quản, lưu trữ hồ sơ kiểm toán
được thực hiện nghiêm ngặt theo các quy định của Công ty. Trong mỗi cuộc kiểm
toán, KTV thu thập bằng chứng kiểm toán, thực hiện công việc kiểm toán của mình,
lưu lại trên các giấy tờ làm việc và lưu vào hồ sơ kiểm toán. Khi kết thúc kiểm toán,
những KTV cấp cao hơn như trưởng nhóm, trưởng phòng, giám đốc sẽ kiểm tra và
xét duyệt hồ sơ kiểm toán. Hồ sơ kiểm toán của Công ty được lập và bảo quản trên cả
bản “mềm” và bản “cứng”, bao gồm tài liệu được lưu trữ bằng giấy tờ trong kho và tài
liệu được lưu giữ trong mạng máy tính nội bộ của công ty.
Chỉ mục hồ sơ kiểm toán chung được PNT quy định cho toàn bộ các cuộc
kiểm toán do PNT thực hiện như sau:
BẢNG 2.1.: CHỈ MỤC HỒ SƠ KIỂM TOÁN CHUNG CỦA PNT
PT1 Thông tin chung về cuộc kiểm toán
PT2 Biên bản họp
PT3 Thông tin về tài chính, kế toán
PT4 Thông tin về thuế
PT5 Thông tin về nhân sự
PT6 Thông tin về hợp đồng
PT7 Thông tin về kiểm toán
Hồ sơ kiểm toán năm sẽ bao gồm 3nội dung tương ứng với các ký hiệu tham chiếu sau:
28
BẢNG 2.2: CHỈ MỤC HỒ SƠ KIỂM TOÁN NĂM CỦA PNT
N1 Thông tin chung về cuộc kiểm toán
N1.1 Thông tin khách hàng
N1.2 Nhân sự tham gia cuộc kiểm toán (nhân sự và ký hiệu viết tắt)
N1.3 Hồ sơ kiểm toán (loại, ngày lưu)
N2 Tổng hợp hồ sơ
N2.1 Báo cáo kiểm toán, thư quản lý, thư giải trình đã phát hành
N2.2 Báo cáo kiểm toán và báo cáo khác- dự thảo
N2.3 Các tài liệuliênquan đếngiai đoạn hoàn tất cuộc kiểm toán và soát xét
N2.4 Các tài liệu liên quan đến giai đoạn lập kế hoạch
N2.5 Đánh giá rủi ro
N2.6 BCTC trước kiểm toán và các vấn đề khác
N2.7 Các tài liệu trao đổi với khách hàng
N3 Phần kiểm tra các khoản mục chi tiết (bao gồm các phần
hành kiểm toán chi tiết cho các khoản mục, tài khoản chi tiết
được thực hiện trong năm, được đánh ký hiệu từ A đến Z)
Bảng
cân đối
kế toán
BA Tiền và các khoản tương đương tiền
BB Phải thu khách hàng
BD Tạm ứng
BE Hàng tồn kho
BF Tài sản cố định
BG Chi phí trả trước
BM Vay phải trả
BN Phải trả người bán
BP Lương và các khoản trích theo lương
BQ Các khoản phải trả
BO Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
BU Vốn đầu tư của chủ sở hữu
BR Các khoản phải trả khác
Báo cáo
kết quả
hoạt
động
kinh
doanh
IA Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
IB Giá vốn hàng bán
IC Doanh thu và chi phí hoạt động tài chính
ID Chi phí bán hàng
IE Chi phí quản lý doanh nghiệp
IF Thu nhập khác/Chi phí khác
Các chỉ
tiêu
khác
OA Tài sản, nợ tiềm tàng và cam kết khác
OB Giao dịch với các bên liên quan
OC Thông tin về bộ phận
OD Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Trong phần khoản mục BF-Tài sảncốđịnh, cácphần hành đượcsắpxếptheothứ tựnhư sau:
29
BẢNG 2.3: CHỈ MỤC CÁC PHẦN HÀNH THỰC HIỆN KIỂM TOÁN KHOẢN
MỤC TSCĐ
STT Tên giấy tờ Ký hiệu
1 Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể BF0
2 Mô tả chu trình TSCĐ BF0.2
3 Chương trình kiểm toán khoản mục TSCĐ BFc
4 Lập biểu tổng hợp khoản mục TSCĐ BF1.1
5 Đối chiếu số liệu khoản mục TSCĐ BF1.2
6
Kiểm tra tuân thủ VAS và các quy định về lập và trình bày
BCTC liên quan
BFc.1
7 Kiểm traáp dụng nhất quán các chính sách kế toán kỳ trước và kỳ này BFc.2
8 Đánh giá hệ thống KSNB của khoản mục TSCĐ BFs1
9 Phân tích khoản mục TSCĐ của công ty ABC BF3.1
10 Đảm bảo tính hiện hữu của TSCĐ BF4.1
11 Kiểm trađối ứng bất thường nghiệp vụ tăng TSCĐ hữu hình BF4.2(1)
12 Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ tăng TSCĐ hữu hình BF4.2(2)
13
Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ tăng TSCĐ hình thành từ đầu tư xây
dựng cơ bản
BF4.2(3)
14 Kiểm tra sau niên độ nghiệp vụ tăng TSCĐ hữu hình BF4.2(4)
15 Kiểm tra chi phí nâng cấp sửa chữa lớn TSCĐ BF4.3
16
Đảm bảo không có TSCĐ hoặc chi phí nâng cấp TSCĐ được ghi
nhận vào chi phí
BF4.4
17 Kiểm tracác đối ứng bất thường nghiệp vụ giảm TSCĐ hữu hình BF4.5(1)
18 Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ giảm TSCĐ hữu hình BF4.5(2)
19 Kiểm tra bảng tính khấu hao và khung khấu hao BF4.6(1)
20 Kiểm tra tính khấu hao TSCĐ BF4.6(2)
21 Đảm bảo việc tính khấu hao TSCĐ được ghi nhận đầy đủ và chính xác BF4.6(3)
22 Thực hiện ra soát tổng thể BF4.7
30
Giám đốc
2.1.5. Kiểm soát chất lượng công việc kiểm toán
PNT có khối lượng khách hàng lớn và khối lượng của công việc kiểm toán
thường rất nhiều. Do đó, nhằm đảm bảo uy tín cho dịch vụ của mình, việc kiểm soát
chất lượng luôn được PNT đặt lên vị trí hàng đầu, tuân thủ theo một quy trình chung và
nghiêm ngặt bao gồm nhiều cấp quản lý khác nhau. Quá trình kiểm soát chất lượng tại
PNT được chia thành 5 cấp bậc: Bậc 1 là trợ lý kiểm toán; tiếp theo là trưởng nhóm
kiểm toán, trưởng phòng kiểm toán, các Phó Giám đốc và Giám đốc (Ông Khương Tất
Thành)- Ông là người đánh giá rủi ro kiểm toán, quyết định ký hợp đồng kiểm toán,
thực hiện rà soát cuối cùng đối với chất lượng cuộc kiểm toán và là người đại diện của
Công ty ký và ban hành Báo cáo kiểm toán và Thư quản lý.
HÌNH 2.4: THÁP PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM TRONG HỆ THỐNG KIỂM
SOÁT CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY PNT
Các trợ lý kiểm toán được hướng dẫn và chỉ đạo trực tiếp bởi các trưởng nhóm
kiểm toán. Đây là người có trách nhiệm chính trong việc thực hiện công việc kiểm
toán, phân công và phối hợp công việc của các thành viên trong nhóm. Công việc
kiểm toán sau khi được các đội kiểm toán thực hiện sẽ được kiểm tra và giám sát ở
cấp cao hơn là các trưởng phòng kiểm toán. Trưởng phòng kiểm toán có trách
nhiệm rà soát báo cáo kiểm toán trước khi đưa lên cho Phó giám đốc phụ trách
phòng kiểm toán đó. Giám đốc sẽ duyệt và ký báo cáo kiểm toán.
Trong quá trình kiểm tra và xét duyệt các file kiểm toán, nếu có vấn đề nảy
sinh liên quan tới các phần công việc mà các KTV đã làm, các nhân viên cấp cao
hơn sẽ có quyền đưa ra bảng câu hỏi và yêu cầu nhân viên cấp dưới giải trình và sửa
đổi, bổ sung các sai sót nếu có trong phân công việc mình đã làm. Công việc này
được tiến hành qua nhiều cấp khác nhau và do đó, công tác kiểm toán được giám
Phó giám đốc
Trưởng phòng kiểm toán
Trưởng nhóm kiểm toán
Trợ lý kiểm toán
31
sát, kiểm tra một cách vô cùng chặt chẽ và khoa học, đảm bảo được tính đúng đắn
và thận trọng của một cuộc kiểm toán.
Như vậy, đối với mỗi cuộc kiểm toán diễn ra, công tác kiểm toán không chỉ
kết thúc khi các KTV hoàn thành và đưa lên cấp trên phần công việc của mình mà
còn có quá trình kiểm soát, xét duyệt. Ở PNT, quá trình kiểm soát chất lượng kiểm
toán được thực hiện qua rất nhiều bước, điều này giúp giảm thiểu tối đa rủi ro kiểm
toán, đảm bảo chất lượng kiểm toán ở mức cao nhất.
2.2. THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN
CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI KHÁCH HÀNG
ABC DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN QUỐC TẾ PNT THỰC HIỆN
2.2.1. Khái quát về cuộc kiểm toán báo cáo tài chính tại khách hàng ABC
2.2.1.1. Giới thiệu về cuộc kiểm toán báo cáo tài chính tại khách hàng ABC
Công ty TNHH ABC thuộc sở hữu của Công ty Cổ phần ABC, được thành lập
theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0600338312 ngày 17/11/2006, đăng ký
thay đổi lần thứ hai ngày 07/07/2009 do Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nam Định cấp.
Hoạt động chính của đơn vị là Sản xuất các mặt hàng thuốc đông dược, thực phẩm
chức năng và kinh doanh các sản phẩm dược (bao gồm thuốc và dược phẩm chức năng).
Nắm được nhu cầu này của ABC và cũng trong kế hoạch chiến lược, năm nay,
PNT đã tiếp tục thực hiện gửi thư mời kiểm toán cho công ty TNHH ABC, dựa trên
những nhu cầu kiểm toán của KH và uy tín của PNT trong những năm kiểm toán
trước. Thư mời kiểm toán của PNT bao gồm các nội dung: Thư chào hàng gửi cho
Ban giám đốc ABC, giới thiệu về PNT, phương pháp tiếp cận và tổ chức kiểm toán,
các dịch vụ ưu đãi của PNT với KH, giấy tờ pháp lý của công ty PNT.
Khi nhận được lời mời kiểm toán của ABC, PNT tổ chức họp thảo luận với
ABC để đi đến ký kết hợp đồng kiểm toán. Thành phần trong cuộc họp của PNT
bao gồm có Phó giám đốc và Trưởng phòng kiểm toán.
Trích hợp đồng kiểm toán ký kết với công ty ABC:
(Hợp đồng kiểm toán đầy đủ được trình bày tại phụ lục 2.1)
32
BẢNG 2.4: TRÍCH HỢP ĐỒNG KIỂM TOÁN GIỮA CÔNG TY PNT VÀ
CÔNG TY ABC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------o0o-------
Số: 24/2013/PNT
HỢP ĐỒNG KIỂM TOÁN
(V/v: Kiểm toán báo cáo tài chính năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2013
của Công ty TNHH ABC)
-Căn cứ Bộ luật Dân sự của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số
33/2005/QH11 ngày 14/6/2005;
-Căn cứ Nghị định 105/2004/NĐ – CP ngày 31/03/2004 của Chính phủ về Kiểm -
toán độc lập; Nghị định 133/2005/NĐ – CP ngày 31/10/2005 và Nghị định
30/2009/NĐ – CP ngày 30/3/2009 của Chính phủ, sửa đổi bổ sung Nghị định
105/2004/NĐ – CP;
-Căn cứ Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 210 về Hợp đồng kiểm toán;
Hôm nay, ngày 07/12/2013
BÊN A: CÔNG TY TNHH ABC
Người đại diện : Ông Nguyễn Văn A
Chức vụ : Giám đốc
Địa chỉ : Lô M13(C4-9), Khu Công nghiệp Hòa Xá, TP Nam Định
BÊN B: CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN QUỐC TẾ PNT
Người đại diện : Ông Khương Tất Thành
Chức vụ : Giám đốc
Địa chỉ : B17 Lô 19, Khu Đô thị Định Công, Phường Định
Công, Quận Hoàng Mai, TP Hà Nội
Hai Bên đồng ý ký kết Hợp đồng này với các nội dung như sau:
Điều 1: Nội dung dịch vụ
33
Bên B sẽ thực hiện việc kiểm toán theo luật định các báo cáo tài chính của Bên
A cho năm kết thúc tại ngày 31/12/2013 nhằm mục đích đưa ra các ý kiến về các
báo cáo tài chính này.
Điều 2: Trách nhiệm của bên A
Điều 3: Trách nhiệm của Bên B
Điều 4: Báo cáo kiểm toán
Điều 5: Thời gian thực hiện hợp đồng
Thời gian thực hiện hợp đồng sẽ theo kế hoạch do bên B lập và có sự đồng ý của bên
A. Quá trình thực hiện hợp đồng trong khoảng thời gian từ 21/02/2014 đến 28/02/2014
Điều 6: Phí dịch vụ và phương thức thanh toán
Phí dịch vụ:
Điều khoản thanh toán:
Điều 7: Cam kết thực hiện
Điều 8: Hiệu lực, ngôn ngữ và thời hạn hợp đồng
Thay mặt và đại diện bên A Thay mặt và đại diện bên B
2.2.1.2. Giới thiệu báo cáo tài chính được kiểm toán
Theo sự thỏa thuận giữa công ty TNHH Kiểm toán Quốc tế PNT và công ty
TNHH ABC, PNT sẽ thực hiện kiểm toán BCTC cho công ty TNHH ABC có năm
tài chính kết thúc tại ngày 31 tháng 12 năm 2013. (Phụ lục 2.2: Báo cáo tài chính
trước kiểm toán của khách hàng ABC)
2.2.1.3. Giới thiệuquy trình thực hiện cuộc kiểm toán BCTC tại khách hàng ABC
a. Khảo sát, đánh giá khách hàng và dự thảo, ký hợp đồng
34
Yêu cầu cung cấp dịch vụ
Thôngtinsơ bộ về khách hàng
Bàn khảo sát và đánh giá KH
Đăng ký số, lấy dấu
HÌNH 2.5: KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ KHÁCH HÀNG VÀ DỰ THẢO, KÝ HỢP
ĐỒNG
b. Lập kế hoạch kiểm toán
Các bước công việc cụ thể được thể hiện chi tiết như sau:
 Trình bày phạm vi kiểm toán: Phạm vi cuộc kiểm toán được xác định thực
hiện kiểm toán BCTC cho năm tài chính 2013 tại công ty TNHH ABC. KTV nêu lên
các vấn đề liên quan phạm vi kiểm toán như các điều khoản trong hợp đồng kiểm
toán; tính độc lập và các yêu cầu của pháp luật có thể liên quan đến cuộc kiểm toán.
 Tìm hiểu môi trường kinh doanh và pháp luật
KTV phải có hiểu biết về tình hình kinh doanh của khách hàng để nhận thức
về tổng quát về tình hình kinh doanh của khách hàng để từ đó có thể xác định được
những khoản mục trọng yếu hoặc những khoản mục cần kiểm toán chi tiết hơn. Mỗi
ngành nghề kinh doanh có cơ cấu tài sản khác nhau, do vậy KTV cần có hiểu biết
về ngành nghề kinh doanh đó để thực hiện công việc một cách có hiệu quả.
Để thu thập thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng, KTV
kết hợp quan sát các hoạt động kinh doanh, phỏng vấn ban quản lý và thu thập các
văn bản như: Giấy phép thành lập và quy chế công ty; các BCTC, biên bản thanh
Khách hàng ABC
Ban giám đốc
Trưởng/phó phòng phụ trách
Hợp đồng dịch vụ
số 24/2013/PNT
Trợ lý kiểm toán Phòng tổng hợp
35
tra, biên bản quyết toán thuế của năm hiện hành hay vài năm trước, biên bản góp
vốn, các hợp đồng và cam kết quan trọng,…
Dưới đây là giấy tờ làm việc của KTV thực hiện tìm hiểu thông tin chung về
khách hàng ABC. (Bảng 2.5)
BẢNG 2.5: MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ PHÁP LUẬT CỦA
CÔNG TY ABC
Khách hàng: Công ty ABC
Kỳ kế toán: 31/12/2013
Nội dung: Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động
Người thực hiện: TQM Ngày:17/01/2014
Người soát xét: PĐT Ngày:17/01/2014
A. MỤC TIÊU
Thu thập hiểu biết về khách hàng và môi trường hoạt động để xác định và hiểu các
sự kiện, giao dịch và thông lệ kinh doanh của khách hàng có ảnh hưởng trọng yếu tới
báo cáo tài chính qua đó giúp xác định rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm
lẫn.
B. CÁC NỘI DUNG CHÍNH
1. Các thông tin chung
Công ty TNHH ABC thuộc sở hữu của Công ty Cổ phần ABC, được thành
lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0600338312 ngày 17/11/2006,
đăng ký thay đổi lần thứ hai ngày 07/07/2009 do Sở KH&ĐT TP Nam Định cấp.
Hoạt động chính của đơn vị là Sản xuất các mặt hàng thuốc đông dược, thực phẩm
chức năng và kinh doanh các sản phẩm dược (bao gồm thuốc và dược phẩm chức năng).
Trụ sở chính của Công ty tại tại Lô M13 (C4-9), Khu Công nghiệp Hòa Xá,
TP Nam Định
Vốn điều lệ của công ty là 30.000.000.000 đồng.
Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đăng ký thay đổi lần 2 ngày
07/07/2009, ngành nghề kinh doanh của Công ty bao gồm:
- Nuôi trồng dược liệu
-Sản xuất thuốc hóa dược và dược liệu, thực phẩm chức năng
-Sản xuất mỹ phẩm
-Sản xuất trang thiết bị y tế
-Mua bán dược phẩm, dược liệu và nguyên liệu làm thuốc
2. Các thay đổi hoạt động kinh doanh trong kỳ có ảnh hưởng tới BCTC
TT Nội dung thay đổi
Ảnh hưởng tới BCTC
được kiểm toán
Ghi chú
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN QUỐC TẾ PNT N2.4(1)
36
1 Công ty đang trong thời kỳ được
hưởng ưu đãi thuế TNDN. Cụ thể
mức thuế suất: 10%*50%
Xem xét, đánh giá khả
năng chuyển giá nhằm
tận dụng ưu đãi thuế
này
2 Năm 2013, các khoản chi quảng
cáo, khuyến mại PS trong đơn vị
với giá trị lớn
Vượt định mức chi phí
khống chế 10%
Cần xác
định số vượt
chi phí
khống chế
này
3. Các thay đổi trong cơ cấu hoạt động của công ty ABC năm 2013
TT Nội dung thay đổi
Ảnh hưởng tới BCTC
được kiểm toán
Ghi chú
Không có thay đổi
C. KẾT LUẬN
Rủi ro tiềm tàng được đánh giá ở mức độ Trung bình
Sau khi tìm hiểu, KTV đưa ra đánh giá ban đầu về rủi ro tiềm tàng tại công ty
ABC ở mức độ Trung bình
 Đánh giá ban đầu về hệ thống KSNB của công ty ABC
KTV tìm hiểu về hệ thống KSNB của đơn vị khách hàng để có những đánh giá
ban đầu về rủi ro kiểm soát, qua đó đưa ra mức rủi ro phát hiện dự kiến, xác định
mức trọng yếu cho phù hợp và lập chương trình kiểm toán.
Để thu thập thông tin liên quan hệ thống KSNB của công ty ABC, KTV dùng
kỹ thuật kiểm toán như : phỏng vấn kế toán khoản mục đó, phòng xuất- nhập khẩu,
quản lý,…; Quan sát quy trình hạch toán, quản lý tài sản…
Đây chỉ là bước đánh giá sơ bộ ban đầu về toàn bộ hệ thống KSNB của đơn vị.
Khi KTV thực hiện kiểm toán các khoản mục được giao sẽ đánh giá chi tiết, cụ thể
hơn về hệ thống KSNB của khoản mục đó.
BẢNG 2.6: TÌM HIỂU HỆ THỐNG KSNB CỦA CÔNG TY ABC
Khách hàng: Công ty ABC
Kỳ kế toán: 31/12/2013
Nội dung: Tìm hiểu chung về hệ thống kiểm soát nội bộ
Người thực hiện: TQM Ngày:17/01/2014
Người soát xét: PĐT Ngày:17/01/2014
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN QUỐC TẾ PNT N2.4(2)
37
A. MỤC TIÊU
Thu thập hiểu biết về hệ thống KSNB của khách hàng để đưa ra ý kiến đánh
giá về rủi ro kiểm soát. Đánh giá hệ thống KSNB ở cấp độ doanh nghiệp giúp
KTV xác định sơ bộ nhân tố rủi ro, gian lận, lập kế hoạch kiểm toán và xác định
nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán.
B. NỘI DUNG CHÍNH
Hệ thống KSNB ở cấp độ doanh nghiệp thường có ảnh hưởng rộng khắp tới
các hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, hệ thống KSNB ở cấp độ doanh nghiệp
đặt ra tiêu chuẩn cho các cấu phần khác của hệ thống KSNB. Hiểu biết tốt về hệ
thống KSNB ở cấp độ doanh nghiệp sẽ cung cấp một cơ sở quan trọng cho việc
đánh giá hệ thống KSNB đối với các chu trình kinh doanh quan trọng, cho việc
đánh giá hệ thống KSNB đối với các khoản mục quan trọng. KTV sử dụng các
xét đoán chuyên môn của mình để đánh giá hệ thống KSNB ở cấp độ doanh
nghiệp bằng cách phòng vấn, quan sát hoặc kiểm tra tài liệu. Việc đánh giá này
chỉ giới hạn trong 3 thành phần cấu thành của hệ thống KSNB: (1) Môi trường
kiểm soát; (2) Quy trình đánh giá rủi ro; và (3) Giám sát các hoạt động kiểm soát
CÁC THÀNH PHẦN CỦA HỆ THỐNG KSNB
CÓ KHÔN
G
NOTE
1. MÔI TRƯỜNG KIỂM SOÁT
1.1. Truyền thông và thực thi chính trực, giá trị đạo đức
trong doanh nghiệp
-Có quy định về giá trị đạo đức và các giá trị này có được
thông tin đến các bộ phận của doanh nghiệp không?
*
-Có quy định nào để giám sát việc tuân thủ các nguyên tắc về
tính chính trực và giá trị đạo đức không?
*
-Các sai phạm về tính chính trực và giá trị đạo đức được xử lý
như thế nào? Cách thức xử lý có được quy định rõ và áp dụng
đúng đắn?
*
1.2. Cam kết đối với năng lực và trìnhđộ của nhân viên
-Các nhà quản lýcódanh tiếnghoặc bằng chứng về năng lực củahọ
không?
*
-Doanh nghiệp thường có thiên hướng thuê nhân viên có
năng lực nhất hay nhân viên tốn tí chi phí nhất
*
-Doanh nghiệp thường xuyên mở các khóa đào tạo nâng cao
trìnhđộ
*
1.3. Phong cách điều hành và triết lýcủa các nhà quản lý
doanh nghiệp
-Thái độ của các nhà quản lý với hệ thống KSNB(tốt/không
tốt)
*
-Thu thập của các nhà quản lý có dựa vào kết quả hoạt động hay *
38
không?
-Mức độ tham gia của các nhà quản lý doanh nghiệp vào quá
trình lập BCTC
*
1.4. Cấu trúc tổ chức
-Cơ cấu tổ chức có phù hợp với quy mô, hoạt động kinh
doanh và vị trí địa lý kinh doanh của đơn vị không?
*
-Cấu trúc doanh nghiệp có khác biệt với các doanh nghiệp có
quy mô tương tự của ngành không?
*
1.5. Phân định quyền hạn và trách nhiệm
-Doanh nghiệp có các chính sách và thủ tục cho việc ủy
quyền và phê duyệt các nghiệp vụ ở từng mức độ phù hợp
không?
*
-Có sự giám sát và kiểm tra phù hợp với những hoạt động
được phân quyền cho nhân viên không?
*
-Nhân viên của doanh nghiệp có hiểu rõ nhiệm vụ của mình
không
*
-Những người thực hiện công tác giám sát có đủ thời gian để
thực hiện công việc giám sát của mình không?
*
-Sự bất kiêm nhiệm có được thực hiệnphùhợp trongđơnvị
không?
*
1.6. Chính sách nhân sự và thực tế về quản lý nhân sự
-Đơn vị có chính sách và tiêu chuẩn cho việc tuyển dụng, đào
tạo, đánh giá, đề bạt và sa thải nhân viên không?
*
-Các chính sách này có được xem xét và cập nhật thường xuyên
không?
*
-Các chính sách này có được truyền đạt tới mọi nhân viên
trong đơn vị không?
*
2. QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ RỦI RO BCTC
-Các nhà quản lý xác định rủi ro kinh doanh liên quan tới
BCTC như thế nào?
Dựa vào rủi ro
ngành
-Đánh giá khả năng xảy ra rủi ro kinh doanh Ở mức độ trung
binh
3. GIÁM SÁT CÁC HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT
3.1. Giám sát thường xuyên và định kỳ
-Việc giám sát thường xuyên có được xây dựng trong các
hoạt động của doanh nghiệp không?
*
-Doanh nghiệp có chính sách xem xét lại hệ thống KSNB
định kỳ và đánh giá tính hiệu quả của hệ thống không?
*
-Doanh nghiệp có duy trì bộ phận kiểm toán nội bộ phù hợp
không?
*
3.2. Báo cáo các thiếu sót của hệ thống KSNB
-Doanh nghiệp có các chính sách, thủ tục để đảm bảo thực
hiện kịp thời các biện pháp sửa chữa đối với các thiếu sót của
*
39
hệ thống KSNB không?
-BGĐ có xem xét các ý kiến đề xuất liênquan đếnhệ thống
KSNB đưa ra bởi KTV độc lập (hoặc nội bộ) và thực hiện đề
xuất đó không?
*
C. KẾT LUẬN
1. Môi trường kiểm soát
- Doanh nghiệp có quy định về giá trị đạo đức và tính chính trực, cũng đề ra
mức phạt cho người vi phạm. Một số quy định về giá trị đạo đức được văn bản
hóa trong quy định nội bộ của công ty.
- Nhà quản lý quan trọng năng lực của nhân viên, mỗi năm mở lớp tập huấn
trình độ nhân viên
- Nhà quản lý coi trọng hệ thống KSNB, Phó Giám đốc công ty thường
xuyên kiểm tra hoạt động của hệ thống này
- Bộ máy kế toán của công ty ABC tổ chức một cách khá khoa học và chặt
chẽ. Công việc được phân công, phân nhiệm rõ ràng cho từng cá nhân trong bộ
máy kế toán: bộ máy kế toán gồm có 01 kế toán trưởng và 04 kế toán viên. Ngoài
ra công ty còn có các phòng ban thực hiện việc kiểm soát chất lượng đầu vào cũng
như sản phẩm đầu ra để đảm bảo chất lượng sản phẩm, nâng cao tính cạnh tranh
như: phòng xuất nhập khẩu, phòng sản xuất, phòng tiêu thụ… Cơ chế của công ty
tương đối hoàn thiện và chặt chẽ, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của
công ty.
2. Quy trình đánh giá rủi ro
Rủi ro được các nhà quản lý xác định là ở mức độ trung bình.
3. Giám sát hoạt động kiểm soát
- Doanh nghiệp lên kế hoạch kiểm tra hệ thống KSNB
- Doanh nghiệp không có kiểm toán nội bộ
- Bộ phận KSNB hoàn toàn độc lập với các bộ phận khác trong công ty, chịu
trách nhiệm trước Ban giám đốc.
=> Hệ thống kiểm soát nội bộcủa doanhnghiệp được thiếtkế khá đầy đủ và hợp lý
Quá đó, KTV dự kiến rủi ro kiểm soát ở mức độ Thấp
Dựa trên kết quả đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát, KTV dự kiến về
mức độ rủi ro phát hiện ở mức độ Cao
 Trình bày các vấn đề cụ thể của đơn vị
Các nghiệp vụ thường xuyên
Các nghiệp vụ thường xuyên xảy ra tại đơn vị sẽ gắn liền với đặc điểm sản
xuất, kinh doanh của đơn vị. KTV thực hiện nghiên cứu hồ sơ kiểm toán và trao đổi
với A. Giảng là kế toán trưởng của công ty ABC về các nghiệp vụ kế toán thường
40
xuyên phát sinh; đối tác chính trong việc phân phối sản phẩm; các nghiệp vụ phát
sinh lớn không thường xuyên xảy ra trong kỳ.
Qua đó, KTV được biết, các nghiệp vụ kế toán thường xuyên phát sinh tại
công ty ABC là tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Thông tin ảnh hưởng
hưởng tới khoản mục TSCĐ trong năm là: công ty đang xây dựng đầu tư Nhà máy
sản xuất dược phẩm theo tiêu chuẩn GPM-WHO giai đoan II, do đó, TSCĐ hữu
hình do đầu tư xây dựng cơ bản năm nay phát sinh rất lớn.
Các vấn đề từ việc xem xét Hồ sơ kiểm toán năm trước, Hồ sơ kiểm toán chung
Các vấn đề yếu kém, còn tồn động tại đơn vị qua các lần kiểm toán trước là
những định hướng quan trọng cho việc thực hiện kiểm toán. KTV nghiên cứu lại Hồ
sơ kiểm toán năm trước, Hồ sơ kiểm toán chung để đánh giá các vấn đề yếu kém,
còn tồn đọng tại đơn vị để có phương hướng lập chương trình kiểm toán cho phù
hợp. Đồng thời, đánh giá nguyên nhân dẫn tới các vấn đề tại đơn vị để tìm hướng
giải quyết.
Dưới đây là các vấn đề của công ty ABC được xem xét từ hồ sơ kiểm toán
năm 2012 và hồ sơ kiểm toán chung:
BẢNG 2.7:CÁC VẤN ĐỀ XEM XÉT TỪ HỒ SƠ KIỂM TOÁN NĂM TRƯỚC, HỒ SƠ
KIỂM TOÁN CHUNG
CÁC VẤN ĐỀ / POINTS CLEARANCE
Công ty chưa ghi tăng gốc tiền gửi tiết kiệm khoản
lãi tại ngân hàng Vietinbank và BIDV số tiền lần
lượt là: 116.013.675 VND và 2.333.333 VND
Do khoản gốc vay đã được tất
toán hết trong năm 2013, nên
đến cuối năm 2013 không còn
vấn đề này.
Đơn vị chưa thực hiện tính lãi dự thu của các
khoản tiết kiệm còn dư tới ngày 31/12/2012. Lãi
dự thu ước tính đến 31/12/2012 là khoảng 59 triệu
đồng
Đến cuối năm 2013 khoản tiền
gửi tiết kiệm đã được tất toán
hết và đã ghi nhận đủ lãi.
Tại thời điểm 31/12/2012 còn một số khoản công
nợ phải thu tồn lâu ( phát sinh từ trước năm 2009)
Trong năm 2013 đơn vị đã thực
hiện thu hồi toàn bộ khoản phải
thu tồn lâu tại thời điểm
31/12/2013.
Công nợ tạm ứng trước cho công ty thương mại
Hà Hưng 700.000.000đ về việc mua lô đất xây
Đến 31/12/2013, đơn vị chỉ có
giấy chứng nhận nộp tiền thuê
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT

More Related Content

What's hot

Khóa luận tốt nghiệp về Kiểm toán chi phí hoạt động tại công ty kiểm toán
Khóa luận tốt nghiệp về Kiểm toán chi phí hoạt động tại công ty kiểm toánKhóa luận tốt nghiệp về Kiểm toán chi phí hoạt động tại công ty kiểm toán
Khóa luận tốt nghiệp về Kiểm toán chi phí hoạt động tại công ty kiểm toánDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cá...
Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cá...Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cá...
Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cá...Nguyễn Công Huy
 
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY...HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY...Nguyễn Công Huy
 
Đề tài Hoàn thiện công tác kiểm toán chu kỳ tài sản cố định trong kiểm toán b...
Đề tài Hoàn thiện công tác kiểm toán chu kỳ tài sản cố định trong kiểm toán b...Đề tài Hoàn thiện công tác kiểm toán chu kỳ tài sản cố định trong kiểm toán b...
Đề tài Hoàn thiện công tác kiểm toán chu kỳ tài sản cố định trong kiểm toán b...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Hoàn thiện quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán BCTC do công ty T...
Hoàn thiện quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán BCTC do công ty T...Hoàn thiện quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán BCTC do công ty T...
Hoàn thiện quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán BCTC do công ty T...luanvantrust
 
Slide luận văn kiểm toán atax
Slide luận văn kiểm toán ataxSlide luận văn kiểm toán atax
Slide luận văn kiểm toán ataxNguyễn Công Huy
 
Hoàn thiện kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán trong quy trình kiểm toá...
Hoàn thiện kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán trong quy trình kiểm toá...Hoàn thiện kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán trong quy trình kiểm toá...
Hoàn thiện kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán trong quy trình kiểm toá...Nguyễn Công Huy
 

What's hot (20)

Khóa luận tốt nghiệp về Kiểm toán chi phí hoạt động tại công ty kiểm toán
Khóa luận tốt nghiệp về Kiểm toán chi phí hoạt động tại công ty kiểm toánKhóa luận tốt nghiệp về Kiểm toán chi phí hoạt động tại công ty kiểm toán
Khóa luận tốt nghiệp về Kiểm toán chi phí hoạt động tại công ty kiểm toán
 
Quy trình kiểm toán chu kỳ Bán hàng tại Công ty kiểm toán PNT
Quy trình kiểm toán chu kỳ Bán hàng tại Công ty kiểm toán PNTQuy trình kiểm toán chu kỳ Bán hàng tại Công ty kiểm toán PNT
Quy trình kiểm toán chu kỳ Bán hàng tại Công ty kiểm toán PNT
 
Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cá...
Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cá...Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cá...
Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cá...
 
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY...HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY...
 
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOTLuận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
 
Đề tài: Kiểm toán Chi phí trả trước tại Công ty kiểm toán AASC
Đề tài: Kiểm toán Chi phí trả trước tại Công ty kiểm toán AASCĐề tài: Kiểm toán Chi phí trả trước tại Công ty kiểm toán AASC
Đề tài: Kiểm toán Chi phí trả trước tại Công ty kiểm toán AASC
 
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đĐề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
 
Đề tài: Kiểm toán vốn bằng tiền tại Công ty định giá Thăng Long
Đề tài: Kiểm toán vốn bằng tiền tại Công ty định giá Thăng LongĐề tài: Kiểm toán vốn bằng tiền tại Công ty định giá Thăng Long
Đề tài: Kiểm toán vốn bằng tiền tại Công ty định giá Thăng Long
 
Đề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASC
Đề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASCĐề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASC
Đề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASC
 
Kiểm toán chu kỳ mua hàng và thanh toán trong báo cáo tài chính - Gửi miễn ph...
Kiểm toán chu kỳ mua hàng và thanh toán trong báo cáo tài chính - Gửi miễn ph...Kiểm toán chu kỳ mua hàng và thanh toán trong báo cáo tài chính - Gửi miễn ph...
Kiểm toán chu kỳ mua hàng và thanh toán trong báo cáo tài chính - Gửi miễn ph...
 
Luận văn: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong báo cáo tài chính
Luận văn: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong báo cáo tài chínhLuận văn: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong báo cáo tài chính
Luận văn: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong báo cáo tài chính
 
Kiểm toán khoản mục Chi phí trả trước dài hạn tại Công ty Kiểm toán
Kiểm toán khoản mục Chi phí trả trước dài hạn tại Công ty Kiểm toánKiểm toán khoản mục Chi phí trả trước dài hạn tại Công ty Kiểm toán
Kiểm toán khoản mục Chi phí trả trước dài hạn tại Công ty Kiểm toán
 
Đề tài: Kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, HAY
Đề tài: Kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, HAYĐề tài: Kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, HAY
Đề tài: Kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, HAY
 
Đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng, 9đ
Đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng, 9đĐề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng, 9đ
Đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng, 9đ
 
Đề tài Hoàn thiện công tác kiểm toán chu kỳ tài sản cố định trong kiểm toán b...
Đề tài Hoàn thiện công tác kiểm toán chu kỳ tài sản cố định trong kiểm toán b...Đề tài Hoàn thiện công tác kiểm toán chu kỳ tài sản cố định trong kiểm toán b...
Đề tài Hoàn thiện công tác kiểm toán chu kỳ tài sản cố định trong kiểm toán b...
 
Đề tài: Kiểm toán vốn bằng tiền tại công ty Kiểm toán VACO, HAY
Đề tài: Kiểm toán vốn bằng tiền tại công ty Kiểm toán VACO, HAYĐề tài: Kiểm toán vốn bằng tiền tại công ty Kiểm toán VACO, HAY
Đề tài: Kiểm toán vốn bằng tiền tại công ty Kiểm toán VACO, HAY
 
Hoàn thiện quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán BCTC do công ty T...
Hoàn thiện quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán BCTC do công ty T...Hoàn thiện quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán BCTC do công ty T...
Hoàn thiện quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán BCTC do công ty T...
 
Đề tài: Kiểm toán Nợ Phải thu khách hàng Công ty Kiểm toán DFK
Đề tài: Kiểm toán Nợ Phải thu khách hàng Công ty Kiểm toán DFKĐề tài: Kiểm toán Nợ Phải thu khách hàng Công ty Kiểm toán DFK
Đề tài: Kiểm toán Nợ Phải thu khách hàng Công ty Kiểm toán DFK
 
Slide luận văn kiểm toán atax
Slide luận văn kiểm toán ataxSlide luận văn kiểm toán atax
Slide luận văn kiểm toán atax
 
Hoàn thiện kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán trong quy trình kiểm toá...
Hoàn thiện kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán trong quy trình kiểm toá...Hoàn thiện kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán trong quy trình kiểm toá...
Hoàn thiện kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán trong quy trình kiểm toá...
 

Similar to Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT

Xây dựng chương trình kế toán bán hàng và công nợ phải thu cho Công ty CP đầu...
Xây dựng chương trình kế toán bán hàng và công nợ phải thu cho Công ty CP đầu...Xây dựng chương trình kế toán bán hàng và công nợ phải thu cho Công ty CP đầu...
Xây dựng chương trình kế toán bán hàng và công nợ phải thu cho Công ty CP đầu...
 
Quy trình cho vay và thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại agribank chi nhánh b...
Quy trình cho vay và thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại agribank chi nhánh b...Quy trình cho vay và thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại agribank chi nhánh b...
Quy trình cho vay và thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại agribank chi nhánh b...jackjohn45
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao giá trị thương hiệu Mobifone, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp nâng cao giá trị thương hiệu Mobifone, 9 ĐIỂM!Đề tài: Giải pháp nâng cao giá trị thương hiệu Mobifone, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp nâng cao giá trị thương hiệu Mobifone, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Quy trình kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ công ty k...
Đề tài: Quy  trình kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ công ty k...Đề tài: Quy  trình kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ công ty k...
Đề tài: Quy trình kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ công ty k...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Kế Toán Doanh Thu Và Xác Định Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Công Ty Nam Huy
Kế Toán Doanh Thu Và Xác Định Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Công Ty Nam HuyKế Toán Doanh Thu Và Xác Định Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Công Ty Nam Huy
Kế Toán Doanh Thu Và Xác Định Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Công Ty Nam HuyDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
thuyết minh dự án RESORT - BINH THUAN 0918755356
thuyết minh dự án  RESORT - BINH THUAN  0918755356thuyết minh dự án  RESORT - BINH THUAN  0918755356
thuyết minh dự án RESORT - BINH THUAN 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu 0918755356
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu 0918755356Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu 0918755356
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu.docx
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu.docxDự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu.docx
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Luận án: Hoạt động giám sát của ngân hàng nhà nước Việt Nam đối với ngân hàng...
Luận án: Hoạt động giám sát của ngân hàng nhà nước Việt Nam đối với ngân hàng...Luận án: Hoạt động giám sát của ngân hàng nhà nước Việt Nam đối với ngân hàng...
Luận án: Hoạt động giám sát của ngân hàng nhà nước Việt Nam đối với ngân hàng...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Xây Dựng Đường Bộ - Gửi miễn phí...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Xây Dựng Đường Bộ - Gửi miễn phí...Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Xây Dựng Đường Bộ - Gửi miễn phí...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Xây Dựng Đường Bộ - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Vật tư Y tế Nghệ An - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Vật tư Y tế Nghệ An - Gửi miễn p...Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Vật tư Y tế Nghệ An - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Vật tư Y tế Nghệ An - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
[Ctu.vn] [luan van 010174]-phan tich ket qua hoat dong kinh doanh cua cong ty...
[Ctu.vn] [luan van 010174]-phan tich ket qua hoat dong kinh doanh cua cong ty...[Ctu.vn] [luan van 010174]-phan tich ket qua hoat dong kinh doanh cua cong ty...
[Ctu.vn] [luan van 010174]-phan tich ket qua hoat dong kinh doanh cua cong ty...KimNgnTrnTh4
 

Similar to Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT (20)

Xây dựng chương trình kế toán bán hàng và công nợ phải thu cho Công ty CP đầu...
Xây dựng chương trình kế toán bán hàng và công nợ phải thu cho Công ty CP đầu...Xây dựng chương trình kế toán bán hàng và công nợ phải thu cho Công ty CP đầu...
Xây dựng chương trình kế toán bán hàng và công nợ phải thu cho Công ty CP đầu...
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty sở hữu Thiên Tân, HAY
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty sở hữu Thiên Tân, HAYĐề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty sở hữu Thiên Tân, HAY
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty sở hữu Thiên Tân, HAY
 
Quy trình cho vay và thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại agribank chi nhánh b...
Quy trình cho vay và thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại agribank chi nhánh b...Quy trình cho vay và thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại agribank chi nhánh b...
Quy trình cho vay và thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại agribank chi nhánh b...
 
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm ở công ty TNHH Autocon Vina
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm ở công ty TNHH Autocon VinaĐề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm ở công ty TNHH Autocon Vina
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm ở công ty TNHH Autocon Vina
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao giá trị thương hiệu Mobifone, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp nâng cao giá trị thương hiệu Mobifone, 9 ĐIỂM!Đề tài: Giải pháp nâng cao giá trị thương hiệu Mobifone, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp nâng cao giá trị thương hiệu Mobifone, 9 ĐIỂM!
 
Đề tài: Quy trình kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ công ty k...
Đề tài: Quy  trình kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ công ty k...Đề tài: Quy  trình kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ công ty k...
Đề tài: Quy trình kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ công ty k...
 
Kế Toán Doanh Thu Và Xác Định Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Công Ty Nam Huy
Kế Toán Doanh Thu Và Xác Định Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Công Ty Nam HuyKế Toán Doanh Thu Và Xác Định Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Công Ty Nam Huy
Kế Toán Doanh Thu Và Xác Định Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Công Ty Nam Huy
 
Đề tài: Quản lý thu thuế nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Gia Lâm
Đề tài: Quản lý thu thuế nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Gia LâmĐề tài: Quản lý thu thuế nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Gia Lâm
Đề tài: Quản lý thu thuế nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Gia Lâm
 
thuyết minh dự án RESORT - BINH THUAN 0918755356
thuyết minh dự án  RESORT - BINH THUAN  0918755356thuyết minh dự án  RESORT - BINH THUAN  0918755356
thuyết minh dự án RESORT - BINH THUAN 0918755356
 
Thực trạng và giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cơ khí, HAY
Thực trạng và giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cơ khí, HAYThực trạng và giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cơ khí, HAY
Thực trạng và giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cơ khí, HAY
 
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu 0918755356
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu 0918755356Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu 0918755356
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu 0918755356
 
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu.docx
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu.docxDự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu.docx
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu.docx
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Agribank Ngô Quyền
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Agribank Ngô QuyềnĐề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Agribank Ngô Quyền
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Agribank Ngô Quyền
 
Luận án: Hoạt động giám sát của ngân hàng nhà nước Việt Nam đối với ngân hàng...
Luận án: Hoạt động giám sát của ngân hàng nhà nước Việt Nam đối với ngân hàng...Luận án: Hoạt động giám sát của ngân hàng nhà nước Việt Nam đối với ngân hàng...
Luận án: Hoạt động giám sát của ngân hàng nhà nước Việt Nam đối với ngân hàng...
 
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty điện Hải Phòng, HOT
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty điện Hải Phòng, HOTĐề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty điện Hải Phòng, HOT
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty điện Hải Phòng, HOT
 
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính công ty Công nghệ TKD, 9đ
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính công ty Công nghệ TKD, 9đĐề tài: Cải thiện tình hình tài chính công ty Công nghệ TKD, 9đ
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính công ty Công nghệ TKD, 9đ
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Xây Dựng Đường Bộ - Gửi miễn phí...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Xây Dựng Đường Bộ - Gửi miễn phí...Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Xây Dựng Đường Bộ - Gửi miễn phí...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Xây Dựng Đường Bộ - Gửi miễn phí...
 
Đề tài: Công tác kế toán tiền lương tại công ty Xây dựng, HAY
Đề tài: Công tác kế toán tiền lương tại công ty Xây dựng, HAYĐề tài: Công tác kế toán tiền lương tại công ty Xây dựng, HAY
Đề tài: Công tác kế toán tiền lương tại công ty Xây dựng, HAY
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Vật tư Y tế Nghệ An - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Vật tư Y tế Nghệ An - Gửi miễn p...Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Vật tư Y tế Nghệ An - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Vật tư Y tế Nghệ An - Gửi miễn p...
 
[Ctu.vn] [luan van 010174]-phan tich ket qua hoat dong kinh doanh cua cong ty...
[Ctu.vn] [luan van 010174]-phan tich ket qua hoat dong kinh doanh cua cong ty...[Ctu.vn] [luan van 010174]-phan tich ket qua hoat dong kinh doanh cua cong ty...
[Ctu.vn] [luan van 010174]-phan tich ket qua hoat dong kinh doanh cua cong ty...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 

Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT

  • 1. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu , kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ hình thực tế của đơn vị thực tập. Tác giả luận văn Nguyễn Trung Tiến
  • 2. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................................. ii MỤC LỤC ......................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................. vi DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH ................................................................................. vii DANH MỤC CÁC HÌNH................................................................................................ ix MỞ ĐẦU............................................................................................................................ 1 Chương 1 ........................................................................................................................... 4 LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP THỰC HIỆN......................................................................................... 4 1.1. KHÁI QUÁT VỀ KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH......................................4 1.1.1. Khái niệm và các nội dung kinh tế của khoản mục tài sản cố định ....4 1.1.2. Vị trí của khoản mục tài sản cố định...........................................................5 1.1.3. Ý nghĩa của khoản mục tài sản cố định......................................................5 1.2. KHÁI QUÁT VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP...........................6 1.2.1. Mục tiêu kiểm toán khoản mục tài sản cố định .........................................6 1.2.2. Căn cứ để kiểm toán khoản mục tài sản cố định .......................................7 1.2.3. Các rủi ro thường gặp khi kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính.........................................................................................8 1.3.QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH.......................................................................... 9 1.3.1. Lập kế hoạch kiểm toán và soạn thảo chương trình kiểm toán khoản mục TSCĐ.....................................................................................................................9 1.3.2. Thực hiện kiểm toán khoản mục TSCĐ .................................................. 13 1.3.3. Kết thúc công việc kiểm toán của khoản mục TSCĐ ............................ 22
  • 3. iv Chương 2 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN QUỐC TẾ PNT THỰC HIỆN ..................................................... 23 2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN QUỐC TẾ PNT……...23 2.1.1. Sự hình thành và phát triển........................................................................ 23 2.1.2. Đặc điểm bộ máy quản lý của công ty ................................................. 24 2.1.3. Đặc điểm tổ chức, quản lý kiểm toán....................................................... 25 2.1.4. Hệ thống hồ sơ, giấy tờ.............................................................................. 27 2.1.5. Kiểm soát chất lượng công việc kiểm toán ............................................. 30 2.2. THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI KHÁCH HÀNG ABC DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN QUỐC TẾ PNT THỰC HIỆN…………….31 2.2.1. Khái quát về cuộc kiểm toán báo cáo tài chính tại khách hàng ABC.. 31 2.2.2. Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán BCTC tại khách hàng ABC ............................................................................. 48 2.3. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG……………………………….115 2.3.1. Ưu điểm .....................................................................................................115 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân..........................................................................118 Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN QUỐC TẾ PNT THỰC HIỆN……………………….122 3.1. SỰ CẦN THIẾT, YÊU CẦU………………………………………………...122 3.2. NỘI DUNG HOÀN THIỆN……………………………………………….122 3.2.1. Quy trình kiểm toán chung......................................................................122 3.2.2. Quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ .................................................123 3.2.3. Các vấn đề khác ........................................................................................125 3.3. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN GIẢI PHÁP…………………………………..126 3.3.1. Về phía Nhà nước, Bộ tài chính, Hội KTV hành nghề........................126 3.3.2. Về phía KTV và công ty kiểm toán........................................................127
  • 4. v 3.3.3. Về phía khách hàng ..................................................................................127 3.3.4. Về phía các cơ sở đào tạo........................................................................127 KẾT LUẬN............................................................................................................128 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………129 PHỤ LỤC…………………………………………………………………………130
  • 5. vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCĐKT : Bảng cân đối kế toán BCKQKD : Báo cáo kết quả kinh doanh BCKT : Báo cáo kiểm toán BCTC : Báo cáo tài chính BGĐ : Ban giám đốc KSNB : Kiểm soát nội bộ KTV : Kiểm toán viên TSCĐ : Tài sản cố định SXKD : Sản xuất kinh doanh
  • 6. vii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU BẢNG 1.1: MỤC TIÊU KIỂM TOÁN ĐỐI VỚI CÁC NGHIỆP VỤ VỀ TSCĐ ... 6 BẢNG 1.2: MỤC TIÊU KIỂM TOÁN ĐỐI VỚI SỐ DƯ CÁC TÀI KHOẢN TSCĐ.. ................................................................................................................................ 7 BẢNG 1.3: CÁC THỬ NGHIỆM KIỂM SOÁT ĐỐI VỚI TSCĐ............................. 14 BẢNG 1.4: CÁC THỦ TỤC KHẢO SÁT NGHIỆP VỤ TĂNG, GIẢM TSCĐ ..... 18 BẢNG 2.1.: CHỈ MỤC HỒ SƠ KIỂM TOÁN CHUNG CỦA PNT......................... 27 BẢNG 2.2: CHỈ MỤC HỒ SƠ KIỂM TOÁN NĂM CỦA PNT................................ 28 BẢNG 2.4: TRÍCH HỢP ĐỒNG KIỂM TOÁN GIỮA CÔNG TY PNT VÀ CÔNG TY ABC.............................................................................................................................. 32 BẢNG 2.5: MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ PHÁP LUẬT CỦA CÔNG TY ABC .................................................................................................................................... 35 BẢNG 2.6: TÌM HIỂU HỆ THỐNG KSNB CỦA CÔNG TY ABC......................... 36 BẢNG 2.7:CÁC VẤN ĐỀ XEM XÉT TỪ HỒ SƠ KIỂM TOÁN NĂM TRƯỚC, HỒ SƠ KIỂM TOÁN CHUNG......................................................................................................... 40 BẢNG 2.8: THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM KIỂM TOÁN.......................................... 41 BẢNG 2.9: TRÍCH MỘT SỐ THÔNG TIN ĐƯỢC PHÁT HÀNH CÙNG VỚI BCTC.................................................................................................................................. 42 BẢNG 2.10: XÁC ĐỊNH MỨC TRỌNG YẾU CHO TOÀN BỘ BCTC................. 43 BẢNG 2.11: PHÂN TÍCH SƠ BỘ BCĐKT CỦA CÔNG TY ABC......................... 44 BẢNG 2.12: ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KSNB CỦA KHOẢN MỤC TSCĐ........... 49 BẢNG 2.13: BẢNG CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ KHOẢN MỤC TSCĐ TẠI CÔNG TY ABC .................................................................................................................................... 51 BẢNG 2.14: MỤC TIÊU KIỂM TOÁN CHUNG KHOẢN MỤC TSCĐ CỦA CÔNG TY ABC................................................................................................................ 53 BẢNG 2.15: CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TSCĐ.................... 55 BẢNG 2.16: TỔNG HỢP SỐ LIỆU KHOẢN MỤC TSCĐ NĂM 2013................. 60
  • 7. viii BẢNG 2.17:KIỂM TRA TUÂN THỦ VAS VÀ CÁC QUY ĐỊNH VỀ LẬP VÀ TRÌNH BÀY BCTC LIÊN QUAN.............................................................................................................. 64 BẢNG 2.18: ĐÁNH GIÁ SỰ VẬN HÀNH CỦA KSNB ĐỐI VỚI KHOẢN MỤC TSCĐ .................................................................................................................................. 73 BẢNG 2.20: THỰC HIỆN THỦ TỤC PHÂN TÍCH KHOẢN MỤC TSCĐ........... 77 BẢNG 2.21: KIỂM TRA TÍNH HIỆN HỮU CỦA TSCĐ ......................................... 83 BẢNG 2.22: NỘI DUNG KIỂM TRA CHI TIẾT NGHIỆP VỤ TĂNG TSCĐ ...... 85 BẢNG 2.23: KIỂM TRA CHI TIẾT NGHIỆP VỤ TĂNG TSCĐ HỮU HÌNH..... 86 BẢNG 2.24: KIỂM TRA CHI PHÍ SỬA CHỮA LỚN GHI NHẬN TĂNG NGUYÊN GIÁ TSCĐ.......................................................................................................................... 94 BẢNG 2.25: KIỂM TRA ĐẢM BẢO KHÔNG CÓ TSCĐ HOẶC CHI PHÍ SỬA CHỮA LỚN ĐỦ ĐIÊU KIỆN GHI NHẬN TĂNG NGUYÊN GIÁ ĐƯỢC GHI NHẬN VÀO CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG KỲ........................... 96 BẢNG 2.26: KIỂM TRA CHI TIẾT NGHIỆP VỤ GIẢM TSCĐ HỮU HÌNH ...... 99 BẢNG 2.27: KIỂM TRA BẢNG TÍNH KHẤU HAO VÀ KHUNG KHẤU HAO………………………………………………………………………………103 BẢNG 2.28: KIỂM TRA VIỆC TÍNH KHÂU HAO TSCĐ……………………..105 BẢNG 2.29: ĐẢM BẢO TÍNH KHẤU HAO TSCĐ ĐƯỢC HẠCH TOÁN ĐẦY ĐỦ VÀ CHÍNH XÁC…………………………………………………………………109 BẢNG 2.30: RÀ SOÁT TỔNG THỂ…………………………………………….111
  • 8. ix DANH MỤC CÁC SƠ DỒ HÌNH VẼ HÌNH 1.1: QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TSCĐ TRONG KIỂM TOÁN BCTC..................................................................................................................... 9 HÌNH 2.1: CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TẠI PNT............................. 24 HÌNH 2.2: QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BCTC CỦA CÔNG TY PNT.................... 25 HÌNH 2.3 :QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TSCĐ CỦA CÔNG TY PNT..................................................................................................................................... 26 HÌNH 2.5: KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ KHÁCH HÀNG VÀ DỰ THẢO, KÝ HỢP ĐỒNG................................................................................................................................. 34 HÌNH 2.6: QUY TRÌNH LUÂN CHUYỂN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH ............................ 50
  • 9. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với những cơn bão biến động khó lường. Các thông tin kinh tế ngày càng chứa đựng nhiều rủi ro, sai lệch, thiếu tin cậy. Trong khi đó, đối tượng sử dụng các thông tin kinh tế, tài chính ngày càng đa dạng và phong phú, không chỉ với những nhà quản lý doanh nghiệp, cơ quan quản lý Nhà nước mà còn hữu dụng với các bên thứ ba là các nhà đầu tư liên quan trực tiếp tới các quyết định kinh doanh trong tương lai. Do đó, dịch vụ kiểm toán được coi là một trong những dịch vụ mang tính chuyên nghiệp cao và có ý nghĩa to lớn trong việc tạo lập môi trường kinh doanh minh bạch và có hiệu quả. Trong quá trình hội nhập, chất lượng kiểm toán là vấn đề cơ bản có tính sống còn đối với kiểm toán Việt Nam. Báo cáo tài chính (BCTC) như là một bức tranh phản ánh tổng thể về kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên mọi khía canh của quá trình kinh doanh. Dù doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực nào thì trên BCTC, khoản mục tài sản cố định (TSCĐ) luôn là một khoản mục có giá trị lớn, các nghiệp vụ phát sinh xung quanh TSCĐ rất đa dạng và phức tạp, đặc biệt là vấn đề phân loại và đánh giá; cho nên rất dễ xảy ra gian lận và sai sót. Vì vậy, trong các cuộc kiểm toán, kiểm toán khoản mục TSCĐ luôn được kiểm toán viên thận trong và chiếm nhiều thời gian, đòi hỏi phải những kiểm toán viên có nhiều kinh nghiệm thực hiện. Bởi tính quan trọng của kiểm toán khoản mục TSCĐ nên trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH Kiểm toán Quốc tế PNT em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán Quốc tế PNT thực hiện” 2. Mục đích nghiên cứu đề tài Mục đích nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở để làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC để đề xuất các giải
  • 10. 2 pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ tại Công ty TNHH Kiểm toán Quốc tế PNT. Để thực hiện mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra là:  Hệ thống hóa, làm rõ cơ sở lý luận chung về TSCĐ và quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC doanh nghiệp  Phân tích thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán Quốc tế PNT thực hiện, chỉ rõ những kết quả đạt được, những hạn chế và các nguyên nhân chủ yếu.  Nêu phương hướng và đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ tại Công ty TNHH Kiểm toán Quốc tế PNT. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán Quốc tế PNT thực hiện. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các nội dung, phương pháp, quy trìnhkiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC được thực hiện bởi Công ty TNHH Kiểm toán Quốc tế PNT; các nội dung khác như: TSCĐ, kiểm toán BCTC, quy trình kiểm toán… được đề cập ở một mức độ nhất định nhằm làm rõ đối tượng nghiên cứu. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Ý nghĩa khoa học của đề tài là đề xuất các phương pháp để hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong khi càng ngày vai trò của kiểm toán được nâng cao lên cùng với sự mở rộng của nền kinh tế thị trường. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài là từ những kết quả của quá trinh nghiên cứu có thể đem lại những kinh nghiệm rút ra cho bản thân và đóng góp một phần cho quá trình kiểm toán ngày càng được nhanh chóng và chính xác. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận: việc nghiên cứu luận văn dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
  • 11. 3 Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp như: phân tích, tổng hợp lý thuyết, chuẩn tắc, thống kê, so sánh và tham khảo ý kiến chuyên gia. 6. Kết cấu của luận văn Nội dung của luận văn tốt nghiệp này, ngoài phần mở đầu và phần kết luận, được kết cấu thành 3 chương:  Chương 1. Lý luận chung về quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do các công ty kiểm toán độc lập thực hiện  Chương 2. Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán Quốc tế PNT thực hiện.  Chương 3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán Quốc tế PNT thực hiện.
  • 12. 4 Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP THỰC HIỆN 1.1. KHÁI QUÁT VỀ KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 1.1.1. Khái niệm và các nội dung kinh tế của khoản mục tài sản cố định TSCĐ là một trong các bộ phận tài sản, tư liệu sản xuất quan trọng trong doanh nghiệp. Trong quá trình sử dụng, TSCĐ bị hao mòn dần, đồng thời giá trị của nó được dịch chuyển từng phần vào giá trị của sản phẩm, lao vụ, dịch vụ dưới hình thức khấu hao TSCĐ tại doanh nghiệp. Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 03 (Tài sản cố định hữu hình) “Tài sản cố định hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định hữu hình.” Cụ thể, các tài sản được ghi nhận là TSCĐ hữu hình phải thỏa mãn đồng thời (4) tiêu chuẩn ghi nhận sau:  Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;  Nguyên giá tài sản phải được ghi nhận một cách đáng tin cậy;  Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm;  Có đủ tiêu chuẩn theo quy định hiện hành; Theo điều 3 Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25 tháng 4 năm 2013 về việc hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định: “Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên”. (bắt đầu áp dụng từ tháng 6 năm 2013) Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 04 (Tài sản cố định vô hình) “ Tài sản cố định vô hình là tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp năm giữ, sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định vô hình.
  • 13. 5 Theo chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 04 (Thuê tài sản), ban hành theo quyết định số 165/2002 của bộ trưởng Bộ Tài chính, TSCĐ thuê tài chính, là sự thỏa thuận giữa hai bên cho thuê và bên thuê về việc bên cho thuê chuyển giao quyền sử dụng tài sản cho bên thuê trong một khoảng thời gian nhất định để được nhận tiền cho thuê một lần hay nhiều lần. Theo điều 2 Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25 tháng 4 năm 2013 về việc hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định: “Khấu hao TSCĐ là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của tài sản cố định vào chi phí sản xuất, kinh doanh trongthời gian tríchkhấu hao của tài sản cố định”. (Phụlục 1.1: Nguyên tắc xác định nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại của TSCĐ). 1.1.2. Vị trí của khoản mục tài sản cố định TSCĐ luôn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tài sản của đơn vị và tùy thuộc vào từng ngành nghề, theo từng loại hình kinh doanh của đơn vị. Vì thế, trong mọi trường hợp, khoản mục TSCĐ phản ánh tình trạng trang thiết bị cơ sở vật chất của doanh nghiệp. Trong quá trình sử dụng, TSCĐ bị hao mòn dần dần và giá trị của chúng được dịch chuyển từng phần vào giá trị của các sản phẩm, lao vụ, dịch vụ do chính chúng sản xuất ra. Do vậy các doanh nghiệp phải thực hiện trích khấu hao TSCĐ này theo những chính sách khấu hao hợp lý. Mặt khác, trong quá trình sử dụng, TSCĐ có thể nâng cấp và sửa chữa, thanh lý. Tất cả điều đó có thể ảnh hưởng rất nhiều đến mức độ trung thực và hợp lý của các thông tin liên quan đến TSCĐ trên các BCTC. 1.1.3. Ý nghĩa của khoản mục tài sản cố định Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần thiết phải có đầy đủ các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất bao gồm: tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Trong đó, TSCĐ là một bộ phận chủ yếu của tư liệu lao động, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. TSCĐ không chỉ phản ánh quy mô của doanh nghiệp mà thông qua sự biến động của nguồn TSCĐ, loại TSCĐ trong năm, có thể cho thấy hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
  • 14. 6 1.2. KHÁI QUÁT VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.2.1. Mục tiêu kiểm toán khoản mục tài sản cố định  Mục tiêu tổng quát là thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để xác nhận về mức độ trung thực và hợp lý của khoản mục TSCĐ trên BCTC  Mục tiêu kiểm toán cụ thể là thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để xác minh cho các cơ sở dẫn liệu của quá trình hạch toán các nghiệp vụ và tính toán, tổng hợp số liệu và trình bày vào BCTC. Cụ thể là: - Đối với các nghiệp vụ về TSCĐ: BẢNG 1.1: MỤC TIÊU KIỂM TOÁN ĐỐI VỚI CÁC NGHIỆP VỤ VỀ TSCĐ Mục tiêu kiểm toán chung Mục tiêu kiểm toán đối với TSCĐ Sự phát sinh Tất cả các TSCĐ được ghi sổ trong kỳ là được phát sinh thực tế, không có các nghiệp vụ ghi khống Tính toán đánh giá Đảm bảo các nghiệp vụ TSCĐ được xác định theo đúng các nguyên tắc, chế độ kế toán hiện hành và được tính đúng đăn, không có sai sót Tính đầy đủ Các nghiệp vụ TSCĐ phát sinh trong kỳ đều được phản ánh, theo dõi đầy đủ trên các sổ kế toán Tính đúng đắn Các nghiệp vụ TSCĐ phát sinh trong kỳ đều được phân loại đúng đắn theo quy định của chuẩn mực, chế độ kế toán hiện hành và các quy chế đặc thù của doanh nghiệp; Các nghiệp vụ này được hạch toán đúng trình tự và phương pháp kế toán. Tính đúng kỳ Các nghiệp vụ TSCĐ đều được hạch toán đúng kỳ phát sinh theo nguyên tắc kế toán dồn tích -
  • 15. 7 - Đối với số dư các tài khoản TSCĐ BẢNG 1.2: MỤC TIÊU KIỂM TOÁN ĐỐI VỚI SỐ DƯ CÁC TÀI KHOẢN TSCĐ Mục tiêu kiểm toán chung Mục tiêu kiểm toán đối với TSCĐ Sự hiện hữu Tất cả các TSCĐ được doanh nghiệp trình bày trên BCTC là phải tồn tại thực tế tài thời điểm báo cáo. Số liệu báo cáo phải trùng khớp với số liệu kiểm kê thực tế của doanh nghiệp Quyền và nghĩa vụ Toàn bộ TSCĐ được báo cáo phải thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, đối với TSCĐ thuê tài chính phải thuộc quyền kiểm soát lâu dài của doanh nghiệp trên cơ sở hợp đồng thuê đã ký Đánh giá Số dư các tài khoản TSCĐ được đánh giá đúng quy định của chuẩn mực, chế độ kế toán và quy định cụ thể của doanh nghiệp Tính toán Việc tính toán xác định số sư TSCĐ là đúng đắn không có sai sót Đầy đủ Toàn bộ TSCĐ cuối kỳ được báo cáo đầy đủ trên BCTC Đúng đắn TSCĐ được phân loại đúng đắn để trình bày trên BCTC Cộng dồn Số liệu lũy kế tính dồn trên các sổ chi tiết TSCĐ được xác định đúng đắn. Việc kết chuyển số liệu từ các sổ kế toán chi tiết sangsổ các sổ kế toántổnghợp và sổ cái không có sai sót Báo cáo Các chỉ tiêu liên quan đến TSCĐ trên các BCTC được xác định đúng theo các quy định của chuẩn mực, chế độ kế toán và không có sai sót Để đạt được mục tiêu kiểm toán TSCĐ, trong quá trình kiểm toán, KTV phải khảo sát và đánh giá lại hiệu lực trên thực tế của các hoạt động kiểm soát nội bộ đối với khoản mục TSCĐ để làm cơ sở thiết kế và thực hiện các khảo sát cơ bản. 1.2.2. Căn cứ để kiểm toán khoản mục tài sản cố định - Các nội quy, quy chế nội bộ của đơn vị liên quan đến việc mua sắm, quản lý, sử dụng, thanh lý, nhượng bán TSCĐ - Các tài liệu là căn cứ pháp lý cho các nghiệp vụ tăng, giảm, mua bán, sửa chữa TSCĐ như: các hợp đồng mua bán, các bản thanh lý hợp đồng, các quyết định đầu tư…
  • 16. 8 - Các chứng từ phát sinh liên quan đến quá trình vận chuyển, lắp đặt, sửa chữa TSCĐ, các chứng từ thanh toán có liên quan như: phiếu chi, giấy báo nợ, các biên bản thanh lý, nhượng bán TSCĐ… - Các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết của các tài khoản có liên quan như: Sổ chi tiết TSCĐ, Sổ cái và Sổ tổng hợp các tài khoản có liên quan - Các báo cáo kế toán tổng hợp và chi tiết của các tài khoản có liên quan như: báo cáo tăng, giảm TSCĐ; Báo cáo sửa chữa; Các BCTC có liên quan… - Các nguồn tài liệu về quá trình xử lý kế toán chủ yếu cung cấp bằng chứng liên quan trực tiếp đến các cơ sở dẫn liệu của các thông tin tài chính được trình bày trên BCTC được kiểm toán. 1.2.3. Các rủi ro thường gặp khi kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính - CSDL sự hiện hữu: TSCĐ không tồn tại tại thời điểm lập BCTC nhưng doanh nghiệp vẫn ghi nhận trên sổ kế toán và trình bày trên BCTC… - CSDL quyền và nghĩa vụ: TSCĐ vẫn chưa chuyển quyền sở hữu cho đơn vị nhưng đã ghi nhận trên Bảng cân đối kế toán ; Hạch toán những TSCĐ nhận giữ hộ, TSCĐ thuê hoạt động vào khoản mục TSCĐ trên BCTC - CSDL sự phát sinh: TSCĐ không thực tế phát sinh trong kỳ những kế toán vẫn ghi nhận ghi tăng TSCĐ - CSDL phân loại và hạch toán đúng đắn: Do kế toán chưa hiểu biết về điều kiện ghi nhận TSCĐ, có thể hạch toán nhận TSCĐ sang khoản mục CCDC và ngược lại; Phân loại TSCĐ vô hình sai: giá trị quyền sử dụng đất, chi phí đền bù và giải tỏa mặt bằng… - CSDL phân loại và hạch toán đúng kỳ: Hạch toán tăng TSCĐ chưa kịp thời theo biên bản bàn giao, TSCĐ tăng trong năm nhưng năm sau mới hạch toán tăng TSCĐ - CSDL phân loại và hạch toán đầy đủ: TSCĐ phát sinh nhưng kế toán không hạch toán vào sổkế toán, hoặc đã ghi nhận tăng TSCĐ nhưng không phân bổ chi phí khấu hao - CSDL tính toán, đánh giá: Hạch toán tăng nguyên giá TSCĐ những nội dung không đúng chế độ quy định: ghi vào nguyên giá TSCĐ các chi phí phát sinh khi
  • 17. 9 TSCĐ đã đưa vào sử dụng như chi phí lãi vay không được vốn hóa; chi phí sửa chữa lớn TSCĐ không mang tính nâng cấp, không làm tăng công suất hoặc thời gian sử dụng; phân bổ khấu hao TSCĐ bị thừa hoặc thiếu; tài sản đã hết thời gian sử dụng nhưng vẫn chưa trích hết khấu hao. Số chưa trích hết không được hạch toán vào chi phí trong kỳ - CSDL tổng hợp và công bố: Các sai sót trong quá trình cộng dồn các sổ chi tiết lên Sổ cái, hoặc kết chuyển Sổ cái lên BCĐKT, trình bày nhầm tính chất của TSCĐ trên thuyết minh BCTC… 1.3. QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH Quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ có ba bước công việc: HÌNH 1.1: QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TSCĐ TRONG KIỂM TOÁN BCTC 1.3.1. Lập kế hoạch kiểm toán và soạn thảo chương trình kiểm toán khoản mục TSCĐ 1.3.1.1. Lập kế hoạch kiểm toán Lập kế hoạch kiểm toán là công việc đầu tiên mà các KTV phải thực hiện trong mỗi cuộc kiểm toán. Trong giai đoạn này, KTV cần chú ý đến các bước liên quan đến TSCĐ như: a. Thực hiện thủ tục phân tích thông tin Sau khi thu thập thông tin liên quan về khách hàng, KTV được phân công kiểm toán khoản mục TSCĐ thực hiện thủ tục phân tích thông tin liên quan TSCĐ Lập kế hoạch kiểm toán Thực hiện kiểm toán Kết thúc kiểm toán
  • 18. 10 như xem loại TSCĐ chủ yếu ở doanh nghiệp, đánh giá tổng quát về biến động TSCĐ ở doanh nghiệp, tình hình quản lý và theo dõi TSCĐ… Thủ tục này sẽ giúp cho KTV có cái nhìn toàn diện về TSCĐ đồng thời cũng là cơ sở thực hiện các thủ tục kiểm toán tiếp theo b. Đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán Đánh giá trọng yếu khoản mục TSCĐ: KTV làm thủ tục ước tính ban đầu về tính trọng yếu (căn cứ vào tỷ lệ % các chỉ tiêu lợi nhuận, doanh thu, tổng tài sản…) cho toàn bộ BCTC. Sau đó, phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho khoản mục TSCĐ. Thường các công ty kiểm toán xây dựng sẵn mức trọng yếu cho khoản mục trên BCTC. Thông qua các kỹ thuật kiểm toán, KTV đánh giá mức độ sai sót thực tế của TSCĐ và đem so sánh với mức độ sai sót có thể chấp nhận được của TSCĐ đã xác định trước đó và đưa ra ý kiến về TSCĐ. Đánh giá rủi ro: Trong phần hành TSCĐ, các sai sót có thể xảy ra liên quan tới các sai sót tiềm tàng như: - Rủi ro liên quan tới nguyên giá: Nguyên giá TSCĐ có thể bị phản ánh sai lệch thực tế - Rủi ro liên quan tới khấu hao TSCĐ: khấu hao TSCĐ có thể sai lệch về cách tính, cách phân bổ, do phương pháp tính khấu hao của đơn vị không phù hợp với các quy định hiện hành và không phù hợp với cách thức thu hồi lợi ích kinh tế của từng loại TSCĐ - Rủi ro liên quan sửa chữa, nâng cấp TSCĐ: nhiều nghiệp vụ sửa chữa TSCĐ có thể bị hiểu lầm về bản chất là nâng cấp TSCĐ và ngược lại. Do vậy, có thể dẫn đến các sai sót không ghi tăng nguyên giá TSCĐ đối với các trường hợp nâng cấp TSCĐ do đơn vị hạch toán vào chi phí sửa chữa TSCĐ Từ đó, có thể đánh giá tổng quan về rủi ro tiềm tàng liên quan đến khoản mục TSCĐ. c. Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát Trong nội dung này công ty thường kiểm tra xem xét việc thực hiện các chính sách, các quy chế quản lý đối với khoản mục TSCĐ như: quy trình mua và tổ chức
  • 19. 11 quản lý, bảo quản TSCĐ, xem xét việc ghi chép kế toán có tuân thủ các chế độ kế toán và các quy định khác có liên quan hay không. Ngoài ra, KTV có thể xem xét các dấu hiệu phê duyệt của các nhà quản lý công ty khách hàng. Từ đó, đánh giá tổng quan về rủi ro kiểm soát của đơn vị được kiểm toán. d. Phác thảo kế hoạch kiểm toán chiến lược và kế hoạch kiểm toán tổng thể Trong kiểm toán BCTC, lập kế hoạch kiểm toán bao gồm: Kế hoạch chiến lược, kế hoạch kiểm toán tổng thể. KTV cần chuẩn bị kỹ các nội dung này như sau: Kế hoạch chiến lược: là định hướng cơ bản, nội dung trọng tâm và phương pháp tiếp cận do cấp chỉ đạo vách ra dựa trên hiểu biết về tình hình hoạt động và môi trường kinh doanh của đơn vị được kiểm toán. Kế hoạch chiến lược phải được lập cho các cuộc kiểm toán lớn về quy mô, tính chất phức tạp, địa bàn rộng hoặc cuộc kiểm toán lớn của nhiều năm. Nội dung của kế hoạch kiểm toán chiến lược gồm: Tóm tắt những thông tin cơ bản về tình hình kinh doanh của KH; Những vấn đề liên quan đến BCTC, chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán áp dụng; Đánh giá ban đầu về rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát; Đánh giá hoạt động KSNB; Xác định mục tiêu kiểm toán trọng tâm và phương pháp kiểm toán chủ yếu; Dự kiến nhóm trưởng và thời gian kiểm toán; Xác định rõ các chuyên gia cần phối hợp và các chuyên gia tư vấn cần thiết. Kế hoạch kiểm toántổngthể làtoàn bộ những dự kiến chi tiết, cụ thể về nội dung, phương pháp, lịch trình và phạm vi các thủ tục kiểm toán được áp dụng cho một cuộc kiểm toán. Ở những doanh nghiệp kiểm toán đã lập kế hoạch kiểm toán chiến lược thì kế hoạch kiểm toán tổng thể là sự cụ thể hóa kế hoạch chiến lược và phương pháp tiếp cận chi tiết về nội dung, lịch trình và phạm vi dự kiến của các thủ tục kiểm toán. Mục tiêu của việc lập kế hoạch kiểm toán tổng thể là để có thể thực hiện công việc kiểm toán một cách có hiệu quả và theo đúng thời gian dự kiến. Nội dung của kế hoạch kiểm toán tổng thể gồm: Thu thập thông tin cơ bản về hoạt động kinh doanh của đơn vị; Thu thập thông tin về hệ thống KSNB của đơn vị; Đánh giá rủi ro và xác định mức độ trọng yếu ban đầu; Xác định nội dung, lịch trình
  • 20. 12 phạm vi của các thủ tục kiểm toán; Sự phối hợp, giám sát của các KTV khác trong cuộc kiểm toán, Các vấn đề khác và yêu cầu cụ thể; Tổng hợp kế hoạch kiểm toán. 1.3.1.2. Soạn thảo chương trình kiểm toán Chương trình kiểm toán: là một bảng liệt kê, chỉ dẫn các thủ tục kiểm toán chi tiết tương ứng với mục tiêu kiểm toán của các công việc kiểm toán cụ thể được sắp xếp theo một trình tự nhất định. Chương trình kiểm toán được xây dựng cho từng khoản mục trên BCTC. Chương trình kiểm toán khoản mục TSCĐ là một tập hợp các thủ tục kiểm toán chỉ dẫn cho việc thu thập bằng chứng kiểm toán theo các cơ sở dẫn liệu về khoản mục TSCĐ. Trên cơ sở các cơ sở dẫn liệu về khoản mục TSCĐ, KTV xác định mục tiêu kiểm toán như sau: - TSCĐ hữu hình và vô hình cố tồn tại và thuộc về doanh nghiệp, doanh nghiệp sử dụng TSCĐ trong khuôn khổ hoạt động của mình (tính hiện hữu, sở hữu); - Các yếu tố được tính vào TSCĐ phải là TSCĐ; việc xuất và bán, các giá trị lợi nhuận hay thất thu mà các hoạt động này mang lại được hạch toán (tính đầy đủ) - Giá trị được ghi vào TSCĐ phải chính xác và không bao gồm các yếu tố phải ghi vào chi phí (tính chính xác); - Đánh giá (khấu hao) và cách trình bày chính xác và phù hợp với các chuẩn mực trong khuôn khổ kiểm toán (đánh giá, trình bày); KTV đưa ra các tài liệu yêu cầu khách hàng cần chuẩn bị trong chương trình kiểm toán. Các tài liệu yêu cầu khách hàng chuẩn bị giúp cho việc thu thập bằng chứng kiểm toán đạt hiệu quả cao nhất. Các tài liệu thông thường KTV yêu cầu khách hàng chuẩn bị cho kiểm toán khoản mục TSCĐ bao gồm: - Sổ cái và các sổ kế toán chi tiết; - Danh sách chi tiết TSCĐ tăng, thanh lý, chuyển nhượng, giảm khác trong năm/kỳ theo từng loại; - Bảng tổng hợp TSCĐ phản ánh số dư đầu năm, phát sinh tăng, giảm trong năm/kỳ, số cuối năm/kỳ của nguyên giá, khấu hao lũy kế và giá trị còn lại của TSCĐ theo từng loại TSCĐ;
  • 21. 13 - Bảng khấu hao TSCĐ trong năm/kỳ; - Các chứng từ, hợp đồng liên quan đến TSCĐ; Quá trình xây dựng các thủ tục kiểm toán khoản mục TSCĐ sẽ được KTV căn cứ vào đánh giá sơ bộ về đơn vị, sự hoạt động của hệ thống KSNB và các đặc điểm, tình hình biến động của TSCĐ trong kỳ. Cách xác định phạm vi, thời gian thực hiện các thủ tục kiểm toán được KTV căn cứ vào thời gian làm việc tại đơn vị, các loại rủi ro kiểm toán, các xét đoán mang tính nghề nghiệp được áp dụng khi kiểm toán khoản mục TSCĐ của đơn vị. 1.3.2. Thực hiện kiểm toán khoản mục TSCĐ Trong giai đoạn thực hiện khảo sát về KSNB và thực hiện các thử nghiệm cơ bản (bao gồm thủ tục phân tích và thử nghiệm chi tiết về nghiệp vụ và số dư TSCĐ). 1.3.2.1. Khảo sát KSNB Trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán, KTV đánh giá về mức độ rủi ro kiểm soát. Khi KTV tin rằng rủi ro kiểm soát thực tế có thể thấp hơn nhiều so với đánh giá ban đầu thì KTV phải đánh giá xem liệu một mức rủi ro thấp hơn có được chứng minh hay không. Nếu KTV tin rằng một mức rủi ro thấp hơn sẽ chứng minh thì các khảo sát về kiểm soát cần được thực hiện. Nội dung khảo sát về KSNB đối với TSCĐ bao gồm: - Tìm hiểu, đánh giá về các chính sách kiểm soát, các quy định về KSNB đối với TSCĐ; - Khi nghiên cứu về các văn bản quy định về KSNB của đơn vị, cần chú ý đến các khía cạnh như: tínhđầy đủ các quy địnhvề kiểm soát đối với các công việc liên quan tới khoản mục TSCĐ (bao gồm: tiếp nhận, quản lý, bảo quản, tổ chức ghi sổ TSCĐ…), tính chặt chẽ và phù hợp của quy chế KSNB đối với hoạt động của đơn vị; - Khảo sát về sự vận hành các quy chế KSNB: Các phương pháp thường được sử dụng để kiểm tra tính hữu hiệu và tính thường xuyên liên tục trong vận hành của các quy chế kiểm soát, các bước kiểm soát bao gồm: Thiết lập các câu hỏi có sẵn về KSNB đối với khoản mục TSCĐ; Trực tiếp khảo sát, thu thập, tìm hiểu về quá trình KSNB các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến TSCĐ;
  • 22. 14 - Khảo sát về tình hình thực hiện các nguyên tắc tổ chức hoạt động KSNB đối với khoản mục TSCĐ: phân công, phân nhiệm; bất kiêm nhiệm và phê chuẩn, ủy quyền; Trên cơ sở các mục tiêu kiểm toán đã thực hiện, KTV thực hiện các thử nghiệm khảo sát đối với khoản mục TSCĐ như sau: BẢNG 1.3: CÁC THỬ NGHIỆM KIỂM SOÁT ĐỐI VỚI TSCĐ Mục tiêu KSNB Quá trình KSNB chủ yếu Các thử nghiệm kiểm soát chủ yếu Đảm bảo cho các nghiệp vụ về TSCĐ được phê chuẩn đúng đắn  Có quy định chặt chẽ về phê chuẩn các nghiệp vụ  Phải tuân thủ tuyệt đối các quy định đối với việc phê chuẩn các nghiệp vụ này  Quá trình kiểm soát độc lập với sự phê chuẩn này  Nghiên cứu các quy định về TSCĐ của đơn vị được kiểm toán  Kiểm tra về quy trình phê duyệt và dấu hiệu kiểm tra nội bộ Đảm bảo cho các nghiệp vụ TSCĐ là có căn cứ hợp lý (Sự phát sinh)  Quy trình kiểm soát để đảm bảo các nghiệp vụ về TSCĐ được người có thẩm quyền phê duyệt và phù hợp với hoạt động đơn vị  Có đầy đủ các chứng từ tài liệu liên quan đến nghiệp vụ TSCĐ như: các đề nghị về nghiệp vụ, hợp đồng mua bán, thanh lý, biên bản giao nhận, hóa đơn mua, các chứng từ liên quan đến vận chuyển, lắp đặt, chạy thử,…  Các chứng từ phải đều hợp pháp, hợp lệ, đã được xử lý để đảm bảo không bị tẩy xóa, sửa chữa và tuân theo quy trình KSNB  Xem xét đề nghị liên quan đến TSCĐ, thẩm quyền của người phê duyệt các nghiệp vụ về TSCĐ  Xem xét các chứng từ, hóa đơn liên quan đến nghiệp vụ TSCĐ về tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ, không bị tẩy xóa, sửa chữa,…
  • 23. 15 Đảm bảo sự đánh giá đúng đắn, hợp lý của các nghiệp vụ về TSCĐ  KSNB các chính sách đánh giá của đơn vị với TSCĐ  Kiểm tra, so sánh số liệu trên hóa đơn với số liệu trên hợp đồng và các chứng từ liên quan  Kiểm tra việc sử dụng tỷ giá để quy đổi các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ  Kiểm soát nội bộ quá trình tính toán và đánh giá các nghiệp vụ  Xem xét dấu hiệu kiểm tra của hệ thống KSNB  Cộng lại một số chứng từ phát sinh của TSCĐ Đảm bảo cho việc phân loại và hạch toán đúng đắn các nghiệp vụ TSCĐ  Có chính sách phân loại TSCĐ phù hợp với yêu cầu quản lý và sử dụng tài sản của đơn vị  Có đầy đủ sơ đồ hạch toán các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ  Có đầy đủ các quy định về trình tự ghi sổ các nghiệp vụ có liên quan đến TSCĐ từ các Sổ kế toán chi tiết đến các sổ kế toán tổng hợp  Có chính sách kiểm tra nội bộ đối với các nội dung trên  Phỏng vấn những người có trách nhiệm để tìm hiểu quy định phân loại TSCĐ trong doanh nghiệp  Khảo sát mẫu một số sơ đồ tài khoản cho một số trường hợp điển hình  Kiểm tra sự vi phạm quy chế kiểm soát nội bộ về việc ghi sổ đúng phương pháp và đúng sự phân loại trên một số chứng từ nghi vấn Đảm bảo cho việc phân loại và hạch toán đúng đắn các nghiệp vụ TSCĐ  Mỗi bộ hồ sơ liên quan đến TSCĐ phải được đánh số và theo dõi quản lý chặt chẽ  Việc ghi sổ các nghiệp vụ phát sinh phải được thực hiện kịp thời sau khi các nghiệp vụ xảy ra và hoàn thành  Kiểm tra việc đánh số liên tục của các hồ sơ TSCĐ  Kiểm tra tính liên tục trong việc ghi chép nhật ký mua TSCĐ, Tờ trình mua TSCĐ, Sổ kế toán tổng hợp, chi tiết,…  Kiểm tra ngày tháng ghi sổ và ngày tháng trên chứng từ liên quan đến TSCĐ  Kiểm tra ngày tháng trên chứng từ tăng giảm TSCĐ và ngày tháng ghi sổ với ngày tháng
  • 24. 16 phân kỳ  Kiểm tra dấu hiệu KSNB đối với các chứng từ về TSCĐ, như: Đơn đặt hang, Biên bản kiểm nghiệm, Biên bản bàn giao, Hợp đồng thanh lý,… Đảm bảo sự cộng dồn (tính toán tổng hợp) đúng đắn  Số liệu phải được tính toán tổng hợp (cộng dồn) đầy đủ, chính xác  Kiểm tra kết quả tính toán , so sánh với số liệu tổng hợp  Kiểm tra đối chiếu các nghiệp vụ cơ bản, số liệu tổng quát  Kiểm tra sự vi phạm quy chế KSNB Sau khi thực hiện các thủ tục khảo sát hệ thống KSNB và dựa vào kết quả đã thu thập, KTV đánh giá rủi ro kiểm soát đối với khoản mục TSCĐ theo các mức độ cao, trung bình, thấp. Nếu hệ thống KSNB được thiết kế và vận hành hữu hiệu thì rủi ro kiểm soát được đánh giá là thấp và KTV có thể tin tưởng vào hệ thống KSNB, điều chỉnh cho phép làm tăng rủi ro phát hiện và ngược lại. Trên cơ sở đó, KTV sẽ thực hiện các thử nghiệm kiểm soát phù hợp nhằm đảm bảo thực hiện được các mục tiêu kiểm toán với mức chi phí hợp lý. 1.3.2.2. Phân tích tổng quát Việc áp dụng thủ tục phân tích tổng quát sẽ giúp cho KTV xác định nội dung, lịch trình và phạm vi các thủ tục kiểm toán khác. Quy trình phân tích được thực hiện như một thủ nghiệm cơ bản khi việc sử dụng thủ tục này có hiệu quả hơn so với kiểm tra chi tiết trong việc giảm bớt rủi ro phát hiện liên quan đến cơ sở dẫn liệu của BCTC. Khi áp dụng thủ tục phân tích, KTV cần phải xem xét các yếu tố sau: - Mục tiêu của phân tích và độ tin cậy của kết quả thu được; - Đặc điểm của đơn vị và mức độ chi tiết hóa thông tin (Ví dụ: Quy trình phân tích áp dụng đối với thông tin tài chính của từng đơn vị thành viên sẽ hiệu quả hơn là chỉ áp dụng đối với thông tin tổng hợp của các đơn vị...); - Khả năng sẵn có của các thông tin tài chính và phi tài chính;
  • 25. 17 - Độ tin cậy của các thông tin (Ví dụ: Sự đúng đắn của các kế hoạch hoặc dự toán); - Tính thích đáng của các thông tin (Ví dụ: Kế hoạch được thiết lập có tính khả thi hơn là kế hoạch chỉ là các mục đích phải đạt được); - Nguồn gốc thông tin (Ví dụ: Thông tin từ bên ngoài thường có độ tin cậy cao hơn thông tin do đơn vị cung cấp...); - Khả năng so sánh của thông tin (Ví dụ: Thông tin do đơn vị cung cấp có thể so sánh với thông tin của đơn vị khác trong cùng ngành...); - Những hiểu biết có được từ cuộc kiểm toán các kỳ trước cùng với hiểu biết về tính hiệu quả của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ và các vấn đề nảy sinh đã dẫn đến các bút toán điều chỉnh trong những kỳ trước. Trong quá trình phân tích tổng quát khoản mục TSCĐ, KTV áp dụng các thủ tục phân tích cụ thể sau:  Thực hiện các phân tích xu hướng (phân tích về lượng trên cùng một chỉ tiêu). Trên cơ sở các số liệu của từng thông tin tài chính, KTV thường so sánh giá trị hao mòn lũy kế của các loại TSCĐ với kỳ trước, so sánh giá trị còn lại của TSCĐ với các kỳ trước; so sánh tổng chi phí khấu hao TSCĐ (hoặc từng loại TSCĐ) với các kỳ trước; lập bảng kê tăng giảm từng loại TSCĐ với các kỳ trước. Phương pháp này giúp KTV thấy được chiều hướng biến động của từng chỉ tiêu, phát hiện các biến động bất thường, biến động lớn sẽ là các trọng tâm cần tiếp tục điều tra làm rõ.  Thực hiện thủ tục phân tích tỷ suất, bằng cách thiết lập các tỷ suất tài chính dựa trên mối quan hệ giữa các chỉ tiêu tài chính. Ví dụ như so sánh tỷ lệ khấu hao bình quan của kỳ này với kỳ trước; so sánh hệ số hao mòn bình quân của toàn bộ TSCĐ và từng loại TSCĐ với các kỳ trước; so sánh tỷ suất giữa tổng chi phí sửa chữa lớn TSCĐ với tổng nguyên giá TSCĐ hoặc so sánh tổng chi phí sửa chữa lớn với các năm trước…  Phân tích các thông tin phi tài chính có liên quan để làm rõ mối liên hệ và tác động trực tiếp hay gián tiếp đến các thông tin TSCĐ. Ví dụ như đặc thù về ngành nghề, lĩnh vực SXKD có ảnh hưởng thế nào tới TSCĐ.
  • 26. 18 1.3.2.3. Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ, số dư các thông tin liên quan đến TSCĐ - Thủ tục kiểm tra chi tiết nghiệp vụ và số dư tài khoản là kỹ thuật kiểm tra chi tiết quá trình ghi chép, hạch toán từng nghiệp vụ kinh tế từ chứng từ vào sổ kế toán có liên quan; kiểm tra việc tính toán, tổng hợp số dư của từng tài khoản. - Phương pháp kiểm tra chi tiết nghiệp vụ và số dư tài khoản nhằm mục đích thu thập các bằng chứng trực tiếp chứng minh cho mức độ tin cậy của các số liệu trên các tài khoản kiểm toán. a. Kiểm tra chi tiết về nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ theo mục tiêu kiểm toán cụ thể có thể được thực hiện qua các thủ tục sau: BẢNG 1.4: CÁC THỦ TỤC KHẢO SÁT NGHIỆP VỤ TĂNG, GIẢM TSCĐ Mục tiêu kiểm toán Các khảo sát nghiệp vụ thông thường Những vấn đề cần lưu ý Đảm bảo cho các nghiệp vụ tăng giảm TSCĐ được phê chuẩn đúng đắn  So sánh tổng nguyên giá TSCĐ tăng, giảm năm nay so với các năm trước  Đánh giá tính hợp lý của các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ với tình hình hoạt động thực tế của đơn vị (khả năng, công suất thiết bị hiện có, nhu cầu máy móc thiết bị, mức độ cũ mới của máy móc thiết bị…)  Đánh giá tính hợp lý của việc phê chuẩn giá mua, giá bán của TSCĐ tăng giảm trong kỳ… KTV phải có hiểu biết sâu sắc về hoạt động SXKD và tình hình thực tế của doanh nghiệp Đảm bảo cho các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ là có căn cứ hợp lý (Sự phát sinh)  Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ và hợp pháp của các chứng từ liên quan đến nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ  Có thể kết hợp kiểm tra các chứng từ tài liệu với kiểm tra thực tế TSCĐ  Kiểm tra quá trình mua sắm, các chứng từ liên quan đến việc mua sắm TSCĐ, các chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử,… Các thử nghiệm này được thực hiện với quy mô tương đối lớn khi hệ thống KSNB của đơn vị được đánh giá là yếu (RRKS cao) Đảm bảo sự đánh giá đúng đắn, hợp lý của các nghiệp vụ TSCĐ  Kiểm tra tính đúng đắn, phù hợp và nhất quán của các chính sách xác định nguyên giá TSCĐ mà doanh nghiệp áp dụng  Đối chiếu với số liệu trên các chứng từ pháp lý liên quan đến tăng, giảm TSCĐ ( Hóa đơn, Hợp đồng thuê tài sản, các chứng từ chi phí lắp đặt, vận chuyển,…) Mục tiêu này thường được kết hợp khi kiểm toán tính đầy đủ và tính toán, đánh giá TSCĐ
  • 27. 19 Đảm bảo cho việc phân loại và hạch toán đúng đắn các nghiệp vụ TSCĐ  Kiểm tra chính sách phân loại và sơ đồ hạch toán TSCĐ của doanh nghiệp, đảm bảo sự hợp lý và phù hợp với các quy định hiện hành  Chọn mẫu các nghiệp vụ TSCĐ để kiểm tra việc phân loại, xem xét các bút toán ghi sổ và các sổ kế toán Mục tiêu này thường được kết hợp khi kiểm toán tính đầy đủ và tính toán, đánh giá TSCĐ Đảm bảo cho việc hạch toán đầy đủ, đúng kỳ các nghiệp vụ TSCĐ  Đối chiếu các chứng từ tăng, giảm TSCĐ với các sổ kế toán chi tiết TSCĐ nhằm đảm bảo cho việc hạch toán không bị bỏ sót  Kiểm tra các khoản chi phí sửa chữa TSCĐ để phát hiện các trường hợp quên ghi sổ TSCĐ, hoặc ghi nhận TSCĐ thành các khoản khác  Kiểm tra đối chiếu ngày, tháng các chứng từ tăng, giảm TSCĐ với ngày tháng tháng ghi sổ các nghiệp vụ này (đặc biệt đối với các nghiệp vụ phát sinh cuối niên độ kế toán và đầu niên độ sau) Đây là một trong các mục tiêu quan trọng nhất khi kiểm toán TSCĐ Đảm bảo sự cộng dồn (tính toán tổng hợp) đúng đắn các nghiệp vụ TSCĐ  Cộng tổng các bảng kê tăng, giảm TSCĐ trong kỳ  Đối chiếu số liệu giữa các sổ chi tiết, sổ tổng hợp, các bảng kê với nhau và với sổ cái tổng hợp  Đối chiếu số liệu trên các sổ kế toán TSCĐ với kết quả kiểm kê thực tế TSCĐ b. Kiểm tra chi tiết số dư các tài khoản TSCĐ - Với số dư đầu kỳ: Việc xem xét số dư đầu kỳ về TSCĐ được tiến hành tuy thuộc vào đơn vị được kiểm toán lần đầu hay kiểm toán lần thứ hai trở đi. Nếu việc kiểm toán năm trước được thực hiện bởi chính công ty đang thực hiện kiểm toán năm nay và số dư đầu kỳ được xác định là đúng hoặc thực hiện bởi công ty kiểm toán khác nhưng có thể tin cậy được thì KTV có thể chấp nhận kết quả kiểm toán năm trước mà không cần thực hiện thêm những thủ tục kiểm toán khác bổ sung. Nếu BCTC chưa được kiểm toán năm trước, hoặc việc kiểm toán năm trước được thực hiện bởi công ty kiểm toán khác và KTV không tin tưởng vào kết quả kiểm toán năm trước hoặc BCKT năm trước không được chấp nhận toàn phần đối
  • 28. 20 với số dư TSCĐ thì KTV phải xem xét đến nguyên nhân không chấp nhận toàn phần của KTV năm trước. -Với số dư cuối kỳ: Nếu công ty đang thực hiện kiểm toán BCTC không trực tiếp tham gia kiểm kê TSCĐ cuối năm, KTV sẽ dựa trên kết quả kiểm toán số dư đầu kỳ và kiểm tra chi tiết nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ trong năm để xác định số dư cuối kỳ. Đồng thời KTV cũng cần kiểm tra, đánh giá, so sánh với kết quả kiểm kê TSCĐ của KH. Nếu công ty đang kiểm toán BCTC được chứng kiến kiểm kê TSCĐ vào thời điểm cuối năm, KTV chứng kiến kiểm kê sẽ thu thập tài liệu liên quan đến kiểm kê, quan sát quá trình kiểm kê, phong vấn KH để đảm bảo kết quả kiểm kê là chính xác. Sau đó KTV sẽ đối chiếu Sổ chi tiết với Biên bản kiểm kê TSCĐ. 1.3.2.4. Kiểm tra chi tiết chi phí khấu hao và giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ  Kiểm tra chi phí khấu hao TSCĐ Mục tiêu cơ bản của kiểm toán chi phí khấu hao TSCĐ là xem xét quá trình tính toán, đánh giá, xác định và phân bổ mức khấu hao TSCĐ cho các đối tượng sử dụng có hợp lý và đảm bảo tính nhất quán hay không. KTV thực hiện các thủ tục kiểm toán như: Tiến hành phân tích sơ bộ chi phí khấu hao; thu thập, trao đổi để có những hiểu biết về chính sách khấu hao mà doanh nghiệp áp dụng, đánh giá tính hợp lý của các chính sách này, kiểm tra việc tính toán khấu hao của đơn vị (kiểm tra căn cứ doanh nghiệp áp dụng tính khấu hao, chọn mẫu một số TSCĐ tiến hành tính toán lại mức khấu hao, kiểm tra các trường hợp TSCĐ đã hết khấu hao mà doanh nghiệp vẫn đang sử dụng…)  Kiểm tra giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ  Kiểm tra việc hạch toán chi phí khấu hao trong kỳ làm tăng giá trị hao mòn của TSCĐ (việc kiểm tra có thể tiến hành cho toàn bộ cũng như từng loại TSCĐ);  Kiểm traviệc ghi giảm giá trịhao mòn TSCĐ với các nghiệp vụ giảm TSCĐ trongkỳ;  Tính toán lại giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ;  So sánh số liệu trên số kế toán chi tiết và sổ cái tài khoản hao mòn TSCĐ; 1.3.2.5. Kiểm tra chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu của TSCĐ
  • 29. 21 Các khoản chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu của TSCĐ bao gồm: các khoản chi phí sửa chữa, nâng cấp, cải tạo… đối với TSCĐ. Mục tiêu kiểm toán quan trọng nhất đối với các khoản chi phí này phải được hạch toán đầy đủ và đúng trình tự, phương pháp kế toán theo quy định của các chuẩn mực, chế độ kế toán liên quan. Các thủ tục KTV áp dụng khi kiểm tra chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu của TSCĐ là:  Lập bảng kê chi phí phát sinh sau khi ghi nhận ban đầu liên quan đến TSCĐ phát sinh trong kỳ;  So sánh các khoản chi phí phát sinh với các kỳ trước để đánh giá biến động của các khoản phí tổn phát sinh;  Đánh giá sự hợp lý của các khoản phí tổn phát sinh trong kỳ với tình hình hoạt động thực tế của doanh nghiệp;  Kiểm tra sự phát sinh thực tế của các khoản chi phí để loại khả năng hạch toán khống các khoản chi phí sửa chữa nhằm hợp lý hóa cho các khoản chi phí khác;  Trong trường hợp các khoản phí tổn này phát sinh lớn và doanh nghiệp có kế hoạch trước, cần: - So sánh các phí tổn thực tế phát sinh với các kế hoạch và dự đoán chi phí đã được lập để xem xét sự biến động và các chênh lệch với dự toán và tìm hiểu nguyên nhân của các khoản chênh lệch này. - Trường hợp doanh nghiệp có trích trước chi phí cần kiểm tra cơ sở pháp lý của việc trích trước; quá trình trích trước và hạch toán chi phí trích trước vào chi phí các kỳ kinh doanh, việc xử lý số chênh lệch giữa chi phí thực tế và chi phí trích trước của doanh nghiệp. - Kiểm tra các tài liệu và tài liệu quyết toán các khoản chi phí có liên quan.  Kiểm tra tác động của các khoản phí tổn với khả năng hoạt động của TSCĐ. 1.3.2.6. Kiểm tra các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ kế toán Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ kế toán đối với khoản mục TSCĐ thường thường là các chi phí sửa chữa phát sinh trong kỳ nhưng đơn vị lại
  • 30. 22 ghi sổ sang kỳ tiếp theo hoặc việc ghi nhận tăng TSCĐ trong kỳ nhưng đến kỳ sau kế toán mới ghi nhận. KTV tiến hành sử dụng các thủ tục kiểm toán: Phỏng vấn Ban quản trị; Xem xét các báo cáo nội bộ sau ngày lập BCTC; Xem xét sổ sách của kỳ kế toán tiếp theo; Xem xét các TSCĐ không sử dụng và được bán sau ngày khóa sổ với giá thấp hơn nguyên giá ghi trên sổ sách; Các KH có số dư công nợ lớn nhưng đầu năm sau mới phát hiện là không có khả năng thanh toán liên quan đến TSCĐ. 1.3.3. Kết thúc công việc kiểm toán của khoản mục TSCĐ Sau khi đã thực hiện các khảo sát kiểm soát và khảo sát có liên quan đến số liệu kế toán TSCĐ, KTV phải tổng hợp kết quả kiểm toán của chu kỳ này. Công việc dựa trên kết quả khảo sát đã thực hiện được với những bằng chứng đã thu thập được. Tổng hợp kết quả kiểm toán TSCĐ thường được thể hiện dưới hình thức một “Bản tổng hợp kết quả kiểm toán”. Các nội dung chủ yếu được thể hiện trong kết quả kiểm toán bao gồm: - Các sai phạm đã phát hiện khi kiểm tra chi tiết nghiệp vụ, số dư các tài khoản liên quan khoản mục TSCĐ và đánh giá mức độ sai phạm. - Nguyên nhân của sai lệch (nếu có) và các bút toán điều chỉnh sai phạm. - Kết luận về mục tiêu kiểm toán TSCĐ (đã đạt yêu cầu hay chưa). - Ý kiến của KTV về sai phạm và hạn chế của KSNB đối với khoản mục TSCĐ - Vấn đề cần theo dõi trong đợt kiểm toán sau (nếu có) Tổng hợp kết quả kiểm toán TSCĐ là một căn cứ quan trọng cho KTV tổng hợp lập báo cáo kiểm toán.
  • 31. 23 Chương 2 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN QUỐC TẾ PNT THỰC HIỆN 2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN QUỐC TẾ PNT 2.1.1. Sự hình thành và phát triển Tên công ty: Công ty TNHH Kiểm toán Quốc tế PNT Tên tiếng anh: PNT International Auditing Company Limited Slogan: Prudent & true Logo: Trụ sở giao dịch chính: B17 Lô 19, Khu Đô thị Định Công, Phường Định Công, Quận Hoàng Mai, TP Hà Nội Điện thoại: 043 640 3642 Email: pnt@pnt.com.vn Fax: 043 640 3643 Wedsite: www.pnt.com.vn Công ty TNHH Kiểm toán Quốc tế PNT chính thức đi vào hoạt động vào ngày 8/1/2007 có số vốn điều lệ là 5.000.000.000 VNĐ. Mã số thuế là 0102133859. Chi nhánh Hà Nội: địa chỉ số 5 hẻm 12/131/18 phố Phan Đình Giót, Phường Phương Liệt, Quận Thanh Xuân, TP Hà Nội Điện thoại: 043 622 6262 Fax: 043 622 6262 Chi nhánh miền Bắc: địa chỉ: số nhà 36, tập thể Hội Nông dân Việt Nam, tổ 51, phường Quan Hoa, quận Cầy Giấy, TP Hà Nội. Điện thoại: 043767 2513 Fax: 043 767 2513
  • 32. 24 2.1.2. Đặc điểm bộ máy quản lý của công ty HÌNH 2.1: CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TẠI PNT  Ban giám đốc: có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch, chiến lược kinh doanh, chỉ đạo thực hiện, lựa chọn thay đổi cơ cấu tổ chức công ty. BGĐ gồm 1 giám đốc và 4 phó giám đốc  Giám đốc là người đứng đầu quyết định các vấn đề mọi mặt hoạt động của công ty. Đại diện cho công ty, là người chịu trách nhiệm trước pháp luật và Bộ trưởng bộ tài chính.  Phó giám đốc thực hiện các hoạt động chỉ đạo nghiệp vụ chuyên môn, giao lưu với đối tác bên ngoài, tìm kiếm hợp đồng và đưa ra ý kiến, giải pháp nhằm hỗ trợ, tư vấn cho giám đốc. Mỗi phó giám đốc sẽ trực tiếp quản lý một phòng nghiệp vụ về mặt chuyên môn. Trong đó, 2 phó giám đốc là giám đốc chi nhánh miền Bắc và chi nhánh Hà Nội, 1 phó giám giám đốc là phó giám đốc chi nhánh Hà Nội. Giám đốc PGĐ PGĐ kiêm GĐ CN miền Bắc PGĐ kiêm GĐ CN Hà Nội PGĐ kiêm PGĐ chi nhánh Hà Nội Phòng tổng hợp Phòng kiểm toán BCTC 1 Phòng kiểm toán BCTC 2 Phòng kiểm toán BCTC 3 Phòng kiểm soát chất lượng Phòng xây dựng cơ bản
  • 33. 25  Các phòng ban: PNT gồm có 4 phòng nghiệp vụ, 1 phòng tổng hợp, 1 phòng kiểm soát chất lượng.  Phòng nghiệp vụ: gồm 3 phòng kiểm toán BCTC và 1 phòng kiểm toán xây dựng cơ bản. Mỗi phòng kiểm toán có một trưởng phòng kiểm toán. Trưởng phòng kiểm toán có quyền hạn xử lý các vấn đề liên quan đến phòng của mình, tìm kiếm giao lưu với khách hàng, xây dựng mối quan hệ với các thành viên trong phòng.Các vị trí trong phòng bao gồm trưởng nhóm kiểm toán, trưởng đoàn thanh niên, công đoàn.  Phòng tổng hơp: bao gồm các bộ phận lễ tân, kế toán công ty, các vấn đề liên quan đến hoạt động nội bộ công ty.  Phòng kiểm soát chất lượng: kiểm soát về mặt nhân sự trong công ty. 2.1.3. Đặc điểm tổ chức, quản lý kiểm toán 2.1.3.1. Quy trình kiểm toán BCTC và quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ  Quy trình kiểm toán BCTC HÌNH 2.2: QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BCTC CỦA CÔNG TY PNT Trên đây là mô tả toàn bộ quy trình một cuộc kiểm toán BCTC thực tế tại PNT. Có thể tóm lược quy trình kiểm toán BCTC theo 4 bước chính như sau:  Giai đoạn chuẩn bị: HIỂU VỀ TÌNH HÌNH KINHDOANH TÌM HIỂU, ĐÁNH GIÁ KHÁCH HÀNG LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN CÓ HIỆU LỰC XEM XÉT VÀ XỬ LÝ NHỮNG PHÁT HIỆN TRONG KIỂM TOÁN LẬP VÀ GIAO BÁO CÁO HỌP ĐÁNH GIÁ
  • 34. 26 - Khảo sát, đánh giá khách hàng và Dự thảo, thống nhất và ký hợp đồng -Chuẩn bị công tác hậu cần cho việc thực hiện hợp đồng kiểm toán  Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán -Thu thập thông tin về khách hàng -Thực hiện thủ tục phân tích toàn bộ BCTC -Tìm hiểu hệ thống KSNB và đánh giá rủi ro kiểm soát -Đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán  Giai đoạn thực hiện kiểm toán -Thu thập bằng chứng kiểm toán có hiệu lực -Trao đổi với khách hàng về kết quả kiểm toán  Giai đoạn kết thúc kiểm toán -Xem xét và đánh giá những phát hiện trong cuộc kiểm toán -Lập và giao báo cáo; Họp đánh giá về toàn bộ cuộc kiểm toán  Quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ Quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ được thực hiện theo 3 bước: HÌNH 2.3 :QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TSCĐ CỦA CÔNG TY PNT 2.1.3.2. Phương pháp tiếp cận kiểm toán Tại PNT, phương pháp tiếp cận kiểm toán được thực hiện theo chu kỳ kết hợp với khoản mục. Tùy vào đặc điểm của mỗi khách hàng, PNT sẽ có phương pháp tiếp cận kiểm toán cho phù hợp. Đối với các chỉ tiêu mang tính chất liên kết với nhau thành một chu trình như: bán hàng- thu tiền, quá trình tập hợp chi phí… KTV sẽ thực hiện kiểm toán theo Lập kế hoạch kiểm toán Thực hiện kiểm toán Kết thúc kiểm toán
  • 35. 27 chu kỳ. Đối với các chỉ tiêu mang tính chất đơn lẻ như: tiền và các khoản tương đương tiền, tài sản cố định… KTV sẽ thực hiện kiểm toán theo khoản mục. Việc phân công các thành viên trong đoàn kiểm toán khi thực hiện kiểm toán tại đơn vị khách hàng sẽ được phân công theo từng khoản mục như: Tiền và các khoản tương đương tiền, tài sản cố định, doanh thu, chi phí… 2.1.4. Hệ thống hồ sơ, giấy tờ Hồ sơ kiểm toán là tài sản vô cùng quan trọng và có tính bảo mật cao của Công ty kiểm toán. Đối với PNT, quá trình lập và bảo quản, lưu trữ hồ sơ kiểm toán được thực hiện nghiêm ngặt theo các quy định của Công ty. Trong mỗi cuộc kiểm toán, KTV thu thập bằng chứng kiểm toán, thực hiện công việc kiểm toán của mình, lưu lại trên các giấy tờ làm việc và lưu vào hồ sơ kiểm toán. Khi kết thúc kiểm toán, những KTV cấp cao hơn như trưởng nhóm, trưởng phòng, giám đốc sẽ kiểm tra và xét duyệt hồ sơ kiểm toán. Hồ sơ kiểm toán của Công ty được lập và bảo quản trên cả bản “mềm” và bản “cứng”, bao gồm tài liệu được lưu trữ bằng giấy tờ trong kho và tài liệu được lưu giữ trong mạng máy tính nội bộ của công ty. Chỉ mục hồ sơ kiểm toán chung được PNT quy định cho toàn bộ các cuộc kiểm toán do PNT thực hiện như sau: BẢNG 2.1.: CHỈ MỤC HỒ SƠ KIỂM TOÁN CHUNG CỦA PNT PT1 Thông tin chung về cuộc kiểm toán PT2 Biên bản họp PT3 Thông tin về tài chính, kế toán PT4 Thông tin về thuế PT5 Thông tin về nhân sự PT6 Thông tin về hợp đồng PT7 Thông tin về kiểm toán Hồ sơ kiểm toán năm sẽ bao gồm 3nội dung tương ứng với các ký hiệu tham chiếu sau:
  • 36. 28 BẢNG 2.2: CHỈ MỤC HỒ SƠ KIỂM TOÁN NĂM CỦA PNT N1 Thông tin chung về cuộc kiểm toán N1.1 Thông tin khách hàng N1.2 Nhân sự tham gia cuộc kiểm toán (nhân sự và ký hiệu viết tắt) N1.3 Hồ sơ kiểm toán (loại, ngày lưu) N2 Tổng hợp hồ sơ N2.1 Báo cáo kiểm toán, thư quản lý, thư giải trình đã phát hành N2.2 Báo cáo kiểm toán và báo cáo khác- dự thảo N2.3 Các tài liệuliênquan đếngiai đoạn hoàn tất cuộc kiểm toán và soát xét N2.4 Các tài liệu liên quan đến giai đoạn lập kế hoạch N2.5 Đánh giá rủi ro N2.6 BCTC trước kiểm toán và các vấn đề khác N2.7 Các tài liệu trao đổi với khách hàng N3 Phần kiểm tra các khoản mục chi tiết (bao gồm các phần hành kiểm toán chi tiết cho các khoản mục, tài khoản chi tiết được thực hiện trong năm, được đánh ký hiệu từ A đến Z) Bảng cân đối kế toán BA Tiền và các khoản tương đương tiền BB Phải thu khách hàng BD Tạm ứng BE Hàng tồn kho BF Tài sản cố định BG Chi phí trả trước BM Vay phải trả BN Phải trả người bán BP Lương và các khoản trích theo lương BQ Các khoản phải trả BO Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước BU Vốn đầu tư của chủ sở hữu BR Các khoản phải trả khác Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh IA Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ IB Giá vốn hàng bán IC Doanh thu và chi phí hoạt động tài chính ID Chi phí bán hàng IE Chi phí quản lý doanh nghiệp IF Thu nhập khác/Chi phí khác Các chỉ tiêu khác OA Tài sản, nợ tiềm tàng và cam kết khác OB Giao dịch với các bên liên quan OC Thông tin về bộ phận OD Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Trong phần khoản mục BF-Tài sảncốđịnh, cácphần hành đượcsắpxếptheothứ tựnhư sau:
  • 37. 29 BẢNG 2.3: CHỈ MỤC CÁC PHẦN HÀNH THỰC HIỆN KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TSCĐ STT Tên giấy tờ Ký hiệu 1 Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể BF0 2 Mô tả chu trình TSCĐ BF0.2 3 Chương trình kiểm toán khoản mục TSCĐ BFc 4 Lập biểu tổng hợp khoản mục TSCĐ BF1.1 5 Đối chiếu số liệu khoản mục TSCĐ BF1.2 6 Kiểm tra tuân thủ VAS và các quy định về lập và trình bày BCTC liên quan BFc.1 7 Kiểm traáp dụng nhất quán các chính sách kế toán kỳ trước và kỳ này BFc.2 8 Đánh giá hệ thống KSNB của khoản mục TSCĐ BFs1 9 Phân tích khoản mục TSCĐ của công ty ABC BF3.1 10 Đảm bảo tính hiện hữu của TSCĐ BF4.1 11 Kiểm trađối ứng bất thường nghiệp vụ tăng TSCĐ hữu hình BF4.2(1) 12 Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ tăng TSCĐ hữu hình BF4.2(2) 13 Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ tăng TSCĐ hình thành từ đầu tư xây dựng cơ bản BF4.2(3) 14 Kiểm tra sau niên độ nghiệp vụ tăng TSCĐ hữu hình BF4.2(4) 15 Kiểm tra chi phí nâng cấp sửa chữa lớn TSCĐ BF4.3 16 Đảm bảo không có TSCĐ hoặc chi phí nâng cấp TSCĐ được ghi nhận vào chi phí BF4.4 17 Kiểm tracác đối ứng bất thường nghiệp vụ giảm TSCĐ hữu hình BF4.5(1) 18 Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ giảm TSCĐ hữu hình BF4.5(2) 19 Kiểm tra bảng tính khấu hao và khung khấu hao BF4.6(1) 20 Kiểm tra tính khấu hao TSCĐ BF4.6(2) 21 Đảm bảo việc tính khấu hao TSCĐ được ghi nhận đầy đủ và chính xác BF4.6(3) 22 Thực hiện ra soát tổng thể BF4.7
  • 38. 30 Giám đốc 2.1.5. Kiểm soát chất lượng công việc kiểm toán PNT có khối lượng khách hàng lớn và khối lượng của công việc kiểm toán thường rất nhiều. Do đó, nhằm đảm bảo uy tín cho dịch vụ của mình, việc kiểm soát chất lượng luôn được PNT đặt lên vị trí hàng đầu, tuân thủ theo một quy trình chung và nghiêm ngặt bao gồm nhiều cấp quản lý khác nhau. Quá trình kiểm soát chất lượng tại PNT được chia thành 5 cấp bậc: Bậc 1 là trợ lý kiểm toán; tiếp theo là trưởng nhóm kiểm toán, trưởng phòng kiểm toán, các Phó Giám đốc và Giám đốc (Ông Khương Tất Thành)- Ông là người đánh giá rủi ro kiểm toán, quyết định ký hợp đồng kiểm toán, thực hiện rà soát cuối cùng đối với chất lượng cuộc kiểm toán và là người đại diện của Công ty ký và ban hành Báo cáo kiểm toán và Thư quản lý. HÌNH 2.4: THÁP PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM TRONG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY PNT Các trợ lý kiểm toán được hướng dẫn và chỉ đạo trực tiếp bởi các trưởng nhóm kiểm toán. Đây là người có trách nhiệm chính trong việc thực hiện công việc kiểm toán, phân công và phối hợp công việc của các thành viên trong nhóm. Công việc kiểm toán sau khi được các đội kiểm toán thực hiện sẽ được kiểm tra và giám sát ở cấp cao hơn là các trưởng phòng kiểm toán. Trưởng phòng kiểm toán có trách nhiệm rà soát báo cáo kiểm toán trước khi đưa lên cho Phó giám đốc phụ trách phòng kiểm toán đó. Giám đốc sẽ duyệt và ký báo cáo kiểm toán. Trong quá trình kiểm tra và xét duyệt các file kiểm toán, nếu có vấn đề nảy sinh liên quan tới các phần công việc mà các KTV đã làm, các nhân viên cấp cao hơn sẽ có quyền đưa ra bảng câu hỏi và yêu cầu nhân viên cấp dưới giải trình và sửa đổi, bổ sung các sai sót nếu có trong phân công việc mình đã làm. Công việc này được tiến hành qua nhiều cấp khác nhau và do đó, công tác kiểm toán được giám Phó giám đốc Trưởng phòng kiểm toán Trưởng nhóm kiểm toán Trợ lý kiểm toán
  • 39. 31 sát, kiểm tra một cách vô cùng chặt chẽ và khoa học, đảm bảo được tính đúng đắn và thận trọng của một cuộc kiểm toán. Như vậy, đối với mỗi cuộc kiểm toán diễn ra, công tác kiểm toán không chỉ kết thúc khi các KTV hoàn thành và đưa lên cấp trên phần công việc của mình mà còn có quá trình kiểm soát, xét duyệt. Ở PNT, quá trình kiểm soát chất lượng kiểm toán được thực hiện qua rất nhiều bước, điều này giúp giảm thiểu tối đa rủi ro kiểm toán, đảm bảo chất lượng kiểm toán ở mức cao nhất. 2.2. THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI KHÁCH HÀNG ABC DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN QUỐC TẾ PNT THỰC HIỆN 2.2.1. Khái quát về cuộc kiểm toán báo cáo tài chính tại khách hàng ABC 2.2.1.1. Giới thiệu về cuộc kiểm toán báo cáo tài chính tại khách hàng ABC Công ty TNHH ABC thuộc sở hữu của Công ty Cổ phần ABC, được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0600338312 ngày 17/11/2006, đăng ký thay đổi lần thứ hai ngày 07/07/2009 do Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nam Định cấp. Hoạt động chính của đơn vị là Sản xuất các mặt hàng thuốc đông dược, thực phẩm chức năng và kinh doanh các sản phẩm dược (bao gồm thuốc và dược phẩm chức năng). Nắm được nhu cầu này của ABC và cũng trong kế hoạch chiến lược, năm nay, PNT đã tiếp tục thực hiện gửi thư mời kiểm toán cho công ty TNHH ABC, dựa trên những nhu cầu kiểm toán của KH và uy tín của PNT trong những năm kiểm toán trước. Thư mời kiểm toán của PNT bao gồm các nội dung: Thư chào hàng gửi cho Ban giám đốc ABC, giới thiệu về PNT, phương pháp tiếp cận và tổ chức kiểm toán, các dịch vụ ưu đãi của PNT với KH, giấy tờ pháp lý của công ty PNT. Khi nhận được lời mời kiểm toán của ABC, PNT tổ chức họp thảo luận với ABC để đi đến ký kết hợp đồng kiểm toán. Thành phần trong cuộc họp của PNT bao gồm có Phó giám đốc và Trưởng phòng kiểm toán. Trích hợp đồng kiểm toán ký kết với công ty ABC: (Hợp đồng kiểm toán đầy đủ được trình bày tại phụ lục 2.1)
  • 40. 32 BẢNG 2.4: TRÍCH HỢP ĐỒNG KIỂM TOÁN GIỮA CÔNG TY PNT VÀ CÔNG TY ABC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -------o0o------- Số: 24/2013/PNT HỢP ĐỒNG KIỂM TOÁN (V/v: Kiểm toán báo cáo tài chính năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2013 của Công ty TNHH ABC) -Căn cứ Bộ luật Dân sự của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005; -Căn cứ Nghị định 105/2004/NĐ – CP ngày 31/03/2004 của Chính phủ về Kiểm - toán độc lập; Nghị định 133/2005/NĐ – CP ngày 31/10/2005 và Nghị định 30/2009/NĐ – CP ngày 30/3/2009 của Chính phủ, sửa đổi bổ sung Nghị định 105/2004/NĐ – CP; -Căn cứ Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 210 về Hợp đồng kiểm toán; Hôm nay, ngày 07/12/2013 BÊN A: CÔNG TY TNHH ABC Người đại diện : Ông Nguyễn Văn A Chức vụ : Giám đốc Địa chỉ : Lô M13(C4-9), Khu Công nghiệp Hòa Xá, TP Nam Định BÊN B: CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN QUỐC TẾ PNT Người đại diện : Ông Khương Tất Thành Chức vụ : Giám đốc Địa chỉ : B17 Lô 19, Khu Đô thị Định Công, Phường Định Công, Quận Hoàng Mai, TP Hà Nội Hai Bên đồng ý ký kết Hợp đồng này với các nội dung như sau: Điều 1: Nội dung dịch vụ
  • 41. 33 Bên B sẽ thực hiện việc kiểm toán theo luật định các báo cáo tài chính của Bên A cho năm kết thúc tại ngày 31/12/2013 nhằm mục đích đưa ra các ý kiến về các báo cáo tài chính này. Điều 2: Trách nhiệm của bên A Điều 3: Trách nhiệm của Bên B Điều 4: Báo cáo kiểm toán Điều 5: Thời gian thực hiện hợp đồng Thời gian thực hiện hợp đồng sẽ theo kế hoạch do bên B lập và có sự đồng ý của bên A. Quá trình thực hiện hợp đồng trong khoảng thời gian từ 21/02/2014 đến 28/02/2014 Điều 6: Phí dịch vụ và phương thức thanh toán Phí dịch vụ: Điều khoản thanh toán: Điều 7: Cam kết thực hiện Điều 8: Hiệu lực, ngôn ngữ và thời hạn hợp đồng Thay mặt và đại diện bên A Thay mặt và đại diện bên B 2.2.1.2. Giới thiệu báo cáo tài chính được kiểm toán Theo sự thỏa thuận giữa công ty TNHH Kiểm toán Quốc tế PNT và công ty TNHH ABC, PNT sẽ thực hiện kiểm toán BCTC cho công ty TNHH ABC có năm tài chính kết thúc tại ngày 31 tháng 12 năm 2013. (Phụ lục 2.2: Báo cáo tài chính trước kiểm toán của khách hàng ABC) 2.2.1.3. Giới thiệuquy trình thực hiện cuộc kiểm toán BCTC tại khách hàng ABC a. Khảo sát, đánh giá khách hàng và dự thảo, ký hợp đồng
  • 42. 34 Yêu cầu cung cấp dịch vụ Thôngtinsơ bộ về khách hàng Bàn khảo sát và đánh giá KH Đăng ký số, lấy dấu HÌNH 2.5: KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ KHÁCH HÀNG VÀ DỰ THẢO, KÝ HỢP ĐỒNG b. Lập kế hoạch kiểm toán Các bước công việc cụ thể được thể hiện chi tiết như sau:  Trình bày phạm vi kiểm toán: Phạm vi cuộc kiểm toán được xác định thực hiện kiểm toán BCTC cho năm tài chính 2013 tại công ty TNHH ABC. KTV nêu lên các vấn đề liên quan phạm vi kiểm toán như các điều khoản trong hợp đồng kiểm toán; tính độc lập và các yêu cầu của pháp luật có thể liên quan đến cuộc kiểm toán.  Tìm hiểu môi trường kinh doanh và pháp luật KTV phải có hiểu biết về tình hình kinh doanh của khách hàng để nhận thức về tổng quát về tình hình kinh doanh của khách hàng để từ đó có thể xác định được những khoản mục trọng yếu hoặc những khoản mục cần kiểm toán chi tiết hơn. Mỗi ngành nghề kinh doanh có cơ cấu tài sản khác nhau, do vậy KTV cần có hiểu biết về ngành nghề kinh doanh đó để thực hiện công việc một cách có hiệu quả. Để thu thập thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng, KTV kết hợp quan sát các hoạt động kinh doanh, phỏng vấn ban quản lý và thu thập các văn bản như: Giấy phép thành lập và quy chế công ty; các BCTC, biên bản thanh Khách hàng ABC Ban giám đốc Trưởng/phó phòng phụ trách Hợp đồng dịch vụ số 24/2013/PNT Trợ lý kiểm toán Phòng tổng hợp
  • 43. 35 tra, biên bản quyết toán thuế của năm hiện hành hay vài năm trước, biên bản góp vốn, các hợp đồng và cam kết quan trọng,… Dưới đây là giấy tờ làm việc của KTV thực hiện tìm hiểu thông tin chung về khách hàng ABC. (Bảng 2.5) BẢNG 2.5: MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ PHÁP LUẬT CỦA CÔNG TY ABC Khách hàng: Công ty ABC Kỳ kế toán: 31/12/2013 Nội dung: Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động Người thực hiện: TQM Ngày:17/01/2014 Người soát xét: PĐT Ngày:17/01/2014 A. MỤC TIÊU Thu thập hiểu biết về khách hàng và môi trường hoạt động để xác định và hiểu các sự kiện, giao dịch và thông lệ kinh doanh của khách hàng có ảnh hưởng trọng yếu tới báo cáo tài chính qua đó giúp xác định rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn. B. CÁC NỘI DUNG CHÍNH 1. Các thông tin chung Công ty TNHH ABC thuộc sở hữu của Công ty Cổ phần ABC, được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0600338312 ngày 17/11/2006, đăng ký thay đổi lần thứ hai ngày 07/07/2009 do Sở KH&ĐT TP Nam Định cấp. Hoạt động chính của đơn vị là Sản xuất các mặt hàng thuốc đông dược, thực phẩm chức năng và kinh doanh các sản phẩm dược (bao gồm thuốc và dược phẩm chức năng). Trụ sở chính của Công ty tại tại Lô M13 (C4-9), Khu Công nghiệp Hòa Xá, TP Nam Định Vốn điều lệ của công ty là 30.000.000.000 đồng. Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đăng ký thay đổi lần 2 ngày 07/07/2009, ngành nghề kinh doanh của Công ty bao gồm: - Nuôi trồng dược liệu -Sản xuất thuốc hóa dược và dược liệu, thực phẩm chức năng -Sản xuất mỹ phẩm -Sản xuất trang thiết bị y tế -Mua bán dược phẩm, dược liệu và nguyên liệu làm thuốc 2. Các thay đổi hoạt động kinh doanh trong kỳ có ảnh hưởng tới BCTC TT Nội dung thay đổi Ảnh hưởng tới BCTC được kiểm toán Ghi chú CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN QUỐC TẾ PNT N2.4(1)
  • 44. 36 1 Công ty đang trong thời kỳ được hưởng ưu đãi thuế TNDN. Cụ thể mức thuế suất: 10%*50% Xem xét, đánh giá khả năng chuyển giá nhằm tận dụng ưu đãi thuế này 2 Năm 2013, các khoản chi quảng cáo, khuyến mại PS trong đơn vị với giá trị lớn Vượt định mức chi phí khống chế 10% Cần xác định số vượt chi phí khống chế này 3. Các thay đổi trong cơ cấu hoạt động của công ty ABC năm 2013 TT Nội dung thay đổi Ảnh hưởng tới BCTC được kiểm toán Ghi chú Không có thay đổi C. KẾT LUẬN Rủi ro tiềm tàng được đánh giá ở mức độ Trung bình Sau khi tìm hiểu, KTV đưa ra đánh giá ban đầu về rủi ro tiềm tàng tại công ty ABC ở mức độ Trung bình  Đánh giá ban đầu về hệ thống KSNB của công ty ABC KTV tìm hiểu về hệ thống KSNB của đơn vị khách hàng để có những đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát, qua đó đưa ra mức rủi ro phát hiện dự kiến, xác định mức trọng yếu cho phù hợp và lập chương trình kiểm toán. Để thu thập thông tin liên quan hệ thống KSNB của công ty ABC, KTV dùng kỹ thuật kiểm toán như : phỏng vấn kế toán khoản mục đó, phòng xuất- nhập khẩu, quản lý,…; Quan sát quy trình hạch toán, quản lý tài sản… Đây chỉ là bước đánh giá sơ bộ ban đầu về toàn bộ hệ thống KSNB của đơn vị. Khi KTV thực hiện kiểm toán các khoản mục được giao sẽ đánh giá chi tiết, cụ thể hơn về hệ thống KSNB của khoản mục đó. BẢNG 2.6: TÌM HIỂU HỆ THỐNG KSNB CỦA CÔNG TY ABC Khách hàng: Công ty ABC Kỳ kế toán: 31/12/2013 Nội dung: Tìm hiểu chung về hệ thống kiểm soát nội bộ Người thực hiện: TQM Ngày:17/01/2014 Người soát xét: PĐT Ngày:17/01/2014 CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN QUỐC TẾ PNT N2.4(2)
  • 45. 37 A. MỤC TIÊU Thu thập hiểu biết về hệ thống KSNB của khách hàng để đưa ra ý kiến đánh giá về rủi ro kiểm soát. Đánh giá hệ thống KSNB ở cấp độ doanh nghiệp giúp KTV xác định sơ bộ nhân tố rủi ro, gian lận, lập kế hoạch kiểm toán và xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán. B. NỘI DUNG CHÍNH Hệ thống KSNB ở cấp độ doanh nghiệp thường có ảnh hưởng rộng khắp tới các hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, hệ thống KSNB ở cấp độ doanh nghiệp đặt ra tiêu chuẩn cho các cấu phần khác của hệ thống KSNB. Hiểu biết tốt về hệ thống KSNB ở cấp độ doanh nghiệp sẽ cung cấp một cơ sở quan trọng cho việc đánh giá hệ thống KSNB đối với các chu trình kinh doanh quan trọng, cho việc đánh giá hệ thống KSNB đối với các khoản mục quan trọng. KTV sử dụng các xét đoán chuyên môn của mình để đánh giá hệ thống KSNB ở cấp độ doanh nghiệp bằng cách phòng vấn, quan sát hoặc kiểm tra tài liệu. Việc đánh giá này chỉ giới hạn trong 3 thành phần cấu thành của hệ thống KSNB: (1) Môi trường kiểm soát; (2) Quy trình đánh giá rủi ro; và (3) Giám sát các hoạt động kiểm soát CÁC THÀNH PHẦN CỦA HỆ THỐNG KSNB CÓ KHÔN G NOTE 1. MÔI TRƯỜNG KIỂM SOÁT 1.1. Truyền thông và thực thi chính trực, giá trị đạo đức trong doanh nghiệp -Có quy định về giá trị đạo đức và các giá trị này có được thông tin đến các bộ phận của doanh nghiệp không? * -Có quy định nào để giám sát việc tuân thủ các nguyên tắc về tính chính trực và giá trị đạo đức không? * -Các sai phạm về tính chính trực và giá trị đạo đức được xử lý như thế nào? Cách thức xử lý có được quy định rõ và áp dụng đúng đắn? * 1.2. Cam kết đối với năng lực và trìnhđộ của nhân viên -Các nhà quản lýcódanh tiếnghoặc bằng chứng về năng lực củahọ không? * -Doanh nghiệp thường có thiên hướng thuê nhân viên có năng lực nhất hay nhân viên tốn tí chi phí nhất * -Doanh nghiệp thường xuyên mở các khóa đào tạo nâng cao trìnhđộ * 1.3. Phong cách điều hành và triết lýcủa các nhà quản lý doanh nghiệp -Thái độ của các nhà quản lý với hệ thống KSNB(tốt/không tốt) * -Thu thập của các nhà quản lý có dựa vào kết quả hoạt động hay *
  • 46. 38 không? -Mức độ tham gia của các nhà quản lý doanh nghiệp vào quá trình lập BCTC * 1.4. Cấu trúc tổ chức -Cơ cấu tổ chức có phù hợp với quy mô, hoạt động kinh doanh và vị trí địa lý kinh doanh của đơn vị không? * -Cấu trúc doanh nghiệp có khác biệt với các doanh nghiệp có quy mô tương tự của ngành không? * 1.5. Phân định quyền hạn và trách nhiệm -Doanh nghiệp có các chính sách và thủ tục cho việc ủy quyền và phê duyệt các nghiệp vụ ở từng mức độ phù hợp không? * -Có sự giám sát và kiểm tra phù hợp với những hoạt động được phân quyền cho nhân viên không? * -Nhân viên của doanh nghiệp có hiểu rõ nhiệm vụ của mình không * -Những người thực hiện công tác giám sát có đủ thời gian để thực hiện công việc giám sát của mình không? * -Sự bất kiêm nhiệm có được thực hiệnphùhợp trongđơnvị không? * 1.6. Chính sách nhân sự và thực tế về quản lý nhân sự -Đơn vị có chính sách và tiêu chuẩn cho việc tuyển dụng, đào tạo, đánh giá, đề bạt và sa thải nhân viên không? * -Các chính sách này có được xem xét và cập nhật thường xuyên không? * -Các chính sách này có được truyền đạt tới mọi nhân viên trong đơn vị không? * 2. QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ RỦI RO BCTC -Các nhà quản lý xác định rủi ro kinh doanh liên quan tới BCTC như thế nào? Dựa vào rủi ro ngành -Đánh giá khả năng xảy ra rủi ro kinh doanh Ở mức độ trung binh 3. GIÁM SÁT CÁC HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT 3.1. Giám sát thường xuyên và định kỳ -Việc giám sát thường xuyên có được xây dựng trong các hoạt động của doanh nghiệp không? * -Doanh nghiệp có chính sách xem xét lại hệ thống KSNB định kỳ và đánh giá tính hiệu quả của hệ thống không? * -Doanh nghiệp có duy trì bộ phận kiểm toán nội bộ phù hợp không? * 3.2. Báo cáo các thiếu sót của hệ thống KSNB -Doanh nghiệp có các chính sách, thủ tục để đảm bảo thực hiện kịp thời các biện pháp sửa chữa đối với các thiếu sót của *
  • 47. 39 hệ thống KSNB không? -BGĐ có xem xét các ý kiến đề xuất liênquan đếnhệ thống KSNB đưa ra bởi KTV độc lập (hoặc nội bộ) và thực hiện đề xuất đó không? * C. KẾT LUẬN 1. Môi trường kiểm soát - Doanh nghiệp có quy định về giá trị đạo đức và tính chính trực, cũng đề ra mức phạt cho người vi phạm. Một số quy định về giá trị đạo đức được văn bản hóa trong quy định nội bộ của công ty. - Nhà quản lý quan trọng năng lực của nhân viên, mỗi năm mở lớp tập huấn trình độ nhân viên - Nhà quản lý coi trọng hệ thống KSNB, Phó Giám đốc công ty thường xuyên kiểm tra hoạt động của hệ thống này - Bộ máy kế toán của công ty ABC tổ chức một cách khá khoa học và chặt chẽ. Công việc được phân công, phân nhiệm rõ ràng cho từng cá nhân trong bộ máy kế toán: bộ máy kế toán gồm có 01 kế toán trưởng và 04 kế toán viên. Ngoài ra công ty còn có các phòng ban thực hiện việc kiểm soát chất lượng đầu vào cũng như sản phẩm đầu ra để đảm bảo chất lượng sản phẩm, nâng cao tính cạnh tranh như: phòng xuất nhập khẩu, phòng sản xuất, phòng tiêu thụ… Cơ chế của công ty tương đối hoàn thiện và chặt chẽ, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của công ty. 2. Quy trình đánh giá rủi ro Rủi ro được các nhà quản lý xác định là ở mức độ trung bình. 3. Giám sát hoạt động kiểm soát - Doanh nghiệp lên kế hoạch kiểm tra hệ thống KSNB - Doanh nghiệp không có kiểm toán nội bộ - Bộ phận KSNB hoàn toàn độc lập với các bộ phận khác trong công ty, chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc. => Hệ thống kiểm soát nội bộcủa doanhnghiệp được thiếtkế khá đầy đủ và hợp lý Quá đó, KTV dự kiến rủi ro kiểm soát ở mức độ Thấp Dựa trên kết quả đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát, KTV dự kiến về mức độ rủi ro phát hiện ở mức độ Cao  Trình bày các vấn đề cụ thể của đơn vị Các nghiệp vụ thường xuyên Các nghiệp vụ thường xuyên xảy ra tại đơn vị sẽ gắn liền với đặc điểm sản xuất, kinh doanh của đơn vị. KTV thực hiện nghiên cứu hồ sơ kiểm toán và trao đổi với A. Giảng là kế toán trưởng của công ty ABC về các nghiệp vụ kế toán thường
  • 48. 40 xuyên phát sinh; đối tác chính trong việc phân phối sản phẩm; các nghiệp vụ phát sinh lớn không thường xuyên xảy ra trong kỳ. Qua đó, KTV được biết, các nghiệp vụ kế toán thường xuyên phát sinh tại công ty ABC là tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Thông tin ảnh hưởng hưởng tới khoản mục TSCĐ trong năm là: công ty đang xây dựng đầu tư Nhà máy sản xuất dược phẩm theo tiêu chuẩn GPM-WHO giai đoan II, do đó, TSCĐ hữu hình do đầu tư xây dựng cơ bản năm nay phát sinh rất lớn. Các vấn đề từ việc xem xét Hồ sơ kiểm toán năm trước, Hồ sơ kiểm toán chung Các vấn đề yếu kém, còn tồn động tại đơn vị qua các lần kiểm toán trước là những định hướng quan trọng cho việc thực hiện kiểm toán. KTV nghiên cứu lại Hồ sơ kiểm toán năm trước, Hồ sơ kiểm toán chung để đánh giá các vấn đề yếu kém, còn tồn đọng tại đơn vị để có phương hướng lập chương trình kiểm toán cho phù hợp. Đồng thời, đánh giá nguyên nhân dẫn tới các vấn đề tại đơn vị để tìm hướng giải quyết. Dưới đây là các vấn đề của công ty ABC được xem xét từ hồ sơ kiểm toán năm 2012 và hồ sơ kiểm toán chung: BẢNG 2.7:CÁC VẤN ĐỀ XEM XÉT TỪ HỒ SƠ KIỂM TOÁN NĂM TRƯỚC, HỒ SƠ KIỂM TOÁN CHUNG CÁC VẤN ĐỀ / POINTS CLEARANCE Công ty chưa ghi tăng gốc tiền gửi tiết kiệm khoản lãi tại ngân hàng Vietinbank và BIDV số tiền lần lượt là: 116.013.675 VND và 2.333.333 VND Do khoản gốc vay đã được tất toán hết trong năm 2013, nên đến cuối năm 2013 không còn vấn đề này. Đơn vị chưa thực hiện tính lãi dự thu của các khoản tiết kiệm còn dư tới ngày 31/12/2012. Lãi dự thu ước tính đến 31/12/2012 là khoảng 59 triệu đồng Đến cuối năm 2013 khoản tiền gửi tiết kiệm đã được tất toán hết và đã ghi nhận đủ lãi. Tại thời điểm 31/12/2012 còn một số khoản công nợ phải thu tồn lâu ( phát sinh từ trước năm 2009) Trong năm 2013 đơn vị đã thực hiện thu hồi toàn bộ khoản phải thu tồn lâu tại thời điểm 31/12/2013. Công nợ tạm ứng trước cho công ty thương mại Hà Hưng 700.000.000đ về việc mua lô đất xây Đến 31/12/2013, đơn vị chỉ có giấy chứng nhận nộp tiền thuê