SlideShare a Scribd company logo
1 of 92
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
SV:Nguyễn Thị Luyện Lớp CQ44/22.041
LỜI MỞ ĐẦU
Hòa nhập vào sự phát triển của nền kinh tế khu vực và thế giới, với cơ
chế mở cửa của nền kinh tế nước ta hiện nay, tất cả các thành phần kinh tế
đều chịu sự tác động của quy luật kinh tế nói chung và quy luật cạnh tranh nói
riêng. Để tồn tại và phát triển, mỗi doanh nghiệp phải có một bộ máy tổ chức,
quản lý chặt chẽ, có hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh bằng hệ
thống các công cụ quản lý khác nhau. Việc chớp được cơ hội kinh doanh sẽ
giúp cho các doanh nghiệp giành chiến thắng trong cạnh tranh, muốn vậy các
doanh nghiệp cần có được các thông tin một cách kịp thời và chính xác, các
thông tin về tình hình kinh tế tài chính của doang nghiệp là đối tượng quan
tâm hàng đầu không chỉ của bản thân doanh nghiệp mà còn là của các đối thủ
cạnh tranh, các nhà đầu tư, các cơ quan quản lý Nhà nước…
Để các đối tượng sử dụng thông tin tài chính, cụ thể là những thông tin
trên BCTC đưa ra các quyết định kịp thời và chính xác thì thông tin trên
BCTC phải đảm bảo tính trung thực, hợp lý. Do dó, các BCTC cần thiết phải
được kiểm toán để đáp ứng yêu cầu đó.
Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH kiểm toán quốc tế PNT, em
đã tìm hiểu tổng quan chung về hoạt động của Công ty, tìm hiểu về quy trình
kiểm toán, phương pháp kiểm toán đối với từng phần hành trong đó có kiểm
toán chu kỳ Bán hàng – Thu tiền.
Nhận thấy, chu kỳ Bán hàng – Thu tiền là một bộ phận có liên quan đến
nhiều chỉ tiêu trọng yếu trên Bảng cân đối kế toán cũng như Báo cáo kết quả
kinh doanh của Doanh nghiệp. Do đó, kiểm toán chu kỳ Bán hàng – Thu tiền
là một phần hành kiểm toán quan trọng trong kiểm toán BCTC. Nhận thức
được vai trò đó, em chọn đề tài: “Hoàn thiện quy trình kiểm toán chu kỳ
Bán hàng – Thu tiền trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH
kiểm toán quốc tế PNT”.
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
SV:Nguyễn Thị Luyện Lớp CQ44/22.042
Luận văn tốt nghiệp được chia làm ba phần chính:
Chương 1: Lý luận chung về kiểm toán chu kỳ Bán hàng - Thu
tiền trong kiểm toán Báo cáo tài chính
Chương 2: Thực trạng kiểm toán chu kỳ Bán hàng – Thu tiền trong
kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH kiểm toán quốc tế PNT
Chương 3: Một số ý kiến nhận xét và phương hướng giải pháp nhằm
hoàn thiện quy trình kiểm toán chu kỳ Bán hàng – Thu tiền trong kiểm
toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH kiểm toán quốc tế PNT
Với mong muốn tìm hiểu sâu về kiểm toán chu kỳ Bán hàng – Thu tiền,
trong bài luận văn này em đã trình bày chi tiết các bước thực hiện kiểm toán.
Tuy nhiên với trình độ và kinh nghiệm còn hạn chế, bài luận văn này không
tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp, phê
bình của thầy cô để bài luận văn trở nên hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo, Ths Phạm Tiến Hưng, người đã
trực tiếp hướng dẫn em làm bài luận văn này. Và em xin chân thành cảm ơn
Ban lãnh đạo và các anh chị làm việc tại Công ty TNHH kiểm toán quốc tế
PNT đã giúp đỡ tận tình và cung cấp các tài liệu cần thiết cho việc xây dựng
và hoàn thiện bài luận văn tốt nghiệp này.
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Luyện
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
SV:Nguyễn Thị Luyện Lớp CQ44/22.043
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN CHU KỲ BÁN HÀNG – THU
TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.1 KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM CHU KỲ BÁN HÀNG – THU TIỀN
1.1.1 Đặc điểm
Bán hàng – Thu tiền là quá trình rất quan trọng đối với bất kể doanh
nghiệp nào. Trong doanh nghiệp, quá trình bán hàng và thu tiền có diễn ra tốt
thì doanh nghiệp mới kinh doanh tốt, đem lại kết quả tốt về mặt doanh thu,
nhằm duy trì hoạt động của doanh nghiệp.
Bán hàng – Thu tiền là một trong các chu kỳ chủ yếu trong hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp. Trong quá trình tái sản xuất, hoạt động tiêu
thụ nhằm thực hiện giá trị của sản phẩm, hàng hoá hay dịch vụ. Sản phẩm,
hàng hóa hay dịch vụ được cung cấp cho khách hàng và đơn vị sẽ thu được
tiền bán hàng. Các nghiệp vụ kinh tế này và việc theo dõi, xử lý nó sẽ có
liên quan đến nhiều thông tin tài chính như doanh thu bán hàng, các khoản
giảm doanh thu bán hàng (chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng
bán bị trả lại), giá vốn hàng bán, phải thu khách hàng, chi phí bán
hàng...Các thông tin chủ yếu của chu kỳ này như doanh thu bán hàng, các
khoản doanh thu bán hàng, giá vốn hàng bán, phải thu khách hàng, chi phí
bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp được tổng hợp và trình bày trong
Bảng cân đối kế toán, trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và trong
Thuyết minh báo cáo tài chính hàng năm.
Nói tóm lại, kiểm toán chu kỳ Bán hàng – Thu tiền có vai trò quan
trọng trong Báo cáo tài chính (BCTC), giúp cho kiểm toán viên nắm bắt được
tình hình hoạt động của doanh nghiệp và từ đó đưa ra các kết luận kiểm toán,
đem lại hiệu quả cao cho cuộc kiểm toán.
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
SV:Nguyễn Thị Luyện Lớp CQ44/22.044
1.1.2 Đặc điểm của chu kỳ Bán hàng – Thu tiền ảnh hưởng đến kiểm
toán BCTC
Trong bất kỳ cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính nào cũng vậy thì kiểm
toán chu kỳ Bán hàng – Thu tiền là một phần hành quan trọng, đòi hỏi Công
ty kiểm toán bỏ ra nhiều thời gian và chi phí. Chu kỳ Bán hàng – Thu tiền là
giai đoạn cuối của chu kỳ sản xuất kinh doanh trong một doanh nghiệp, phản
ánh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Cho nên, bản thân nó chứa đựng
nhiều khoản mục quan trọng trên BCTC và thu hút sự quan tâm của những
người sử dụng thông tin trên BCTC.
Mặt khác chu kỳ Bán hàng – Thu tiền khả năng chứa nhiều sai phạm, ví
dụ:
- Khai báo tăng doanh thu bán hàng, phải thu khách hàng trên cơ sở
hạch toán khống nghiệp vụ bán hàng hoặc hạch toán sớm các nghiệp vụ bán
hàng nhưng chưa được coi là hoàn thành tiêu thụ.
- Ghi nhận muộn doanh thu bán hàng trong nghiệp vụ bán hàng trả
chậm: chờ đến khi thu được tiền hàng mới ghi nhận doanh thu hoặc hạch
toán nghiệp vụ bán hàng thành nghiệp vụ bán hàng đang gửi đi bán;…
- Ghi chép đơn giá bán, số tiền khác nhau trên các liên hoá đơn bán
hàng hay trên hợp đồng thương mại.
- Chuyển doanh thu bán hàng nội địa thành bán hàng ra nước ngoài
(xuất khẩu), doanh thu hàng có thuế suất cao thành hàng có thuế suất thấp
hơn…
- Bán hàng theo phương thức hàng đổi hàng nhưng không hạch toán
doanh thu bán hàng, phải thu khách hàng mà chỉ hạch toán trực tiếp như
hàng đổi hàng.
Chính vì vậy, kiểm toán chu kỳ này chứa đựng nhiều rủi ro, không chỉ
rủi ro tiềm tàng mà rủi ro kiểm soát cũng rất cao, đòi hỏi kiểm toán viên
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
SV:Nguyễn Thị Luyện Lớp CQ44/22.045
(KTV) và Công ty kiểm toán phải thiết lập chương trình kiểm toán, kế hoạch
kiểm toán thích hợp nhằm đem lại hiệu quả cao cho cuộc kiểm toán. Vậy,
điều kiện đặt ra ở đây là KTV và Công ty kiểm toán cần phải hoàn thiện hơn
nữa kiểm toán chu kỳ Bán hàng – Thu tiền.
1.2 LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN CHU KỲ BÁN HÀNG – THU TIỀN
TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.2.1 Mục tiêu và căn cứ kiểm toán chu kỳ Bán hàng – Thu tiền
1.2.1.1 Mục tiêu kiểm toán chu kỳ Bán hàng – Thu tiền
Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200 đã nêu: “ Mục tiêu của kiểm
toán tài chính là giúp cho KTV và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận
rằng BCTC có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành, có
tuân thủ pháp luật liên quan và có phản ánh trung thực và hợp lý trên khía
cạnh trọng yếu hay không?”
Trên thực tế, kiểm toán chu trình Bán hàng – Thu tiền cũng như kiểm
toán các chu kỳ khác, KTV cần xác định được mục tiêu kiểm toán và phạm vị
công việc phải thực hiện để từ đó thu thập các bằng chứng kiểm toán và đưa
ra ý kiến của mình về Báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán.
Có thể khái quát mục tiêu kiểm toán chu kỳ Bán hàng – Thu tiền như
sau:
- Mục tiêu về sự phát sinh: Các nghiệp vụ bán hàng – thu tiền đã ghi
sổ là có căn cứ hợp lý và thực sự phát sinh.
- Mục tiêu về tính đầy đủ: Các nghiệp vụ bán hàng - thu tiền phải
được ghi sổ đầy đủ.
- Mục tiêu về quyền và nghĩa vụ: Hàng hóa đã được chuyển giao
quyền sở hữu cho khách hàng, doanh thu được ghi nhận thuộc quyền sở hữu
của doanh nghiệp;
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
SV:Nguyễn Thị Luyện Lớp CQ44/22.046
- Mục tiêu về sự tính toán đánh giá: Doanh thu bán hàng được phản
ánh chính xác về giá trị, tính toán, cộng dồn và ghi chép chính xác; các khoản
phải thu khách hàng được ghi chép đúng số tiền, các con số cộng sổ chuyển
sổ phải chính xác.
- Mục tiêu tính giá các khoản phải thu: Các khoản phải thu khách
hàng được tính giá đúng. Các khoản dự phòng phải thu khách hàng được trích
lập chính xác để tính ra giá trị thuần của các khoản phải thu khách hàng.
- Mục tiêu về sự phân loại: Doanh thu bán hàng đã được phân loại
đúng đắn.
- Mục tiêu về sự tính đúng kỳ: Doanh thu bán hàng được ghi sổ đúng
kỳ.
1.2.1.2 Căn cứ kiểm toán chu kỳ Bán hàng – Thu tiền
Quá trình hoạt động Bán hàng – Thu tiền đặt dưới sự quản lý nói chung
và kiểm soát nội bộ của đơn vị nói riêng. Các thông tin tài chính liên quan đến
chu kỳ Bán hàng – Thu tiền được hình thành trên cơ sở các quá trình kế toán
xử lý các nghiệp vụ kinh tế dựa trên cơ sở chuẩn mực, chế độ kế toán và các
quy định liên quan.
Các nguồn tài liệu (hay các căn cứ) cụ thể để kiểm toán rất phong phú,
đa dạng về hình thức, nguồn gốc, nội dung. Có thể khái quát về các nguồn tài
liệu (các căn cứ) chủ yếu gồm:
- Các chính sách , các quy chế hay quy định về kiểm soát nội bộ đối
với hoạt động Bán hàng – Thu tiền mà đơn vị áp dụng trong công tác quản lý
và kiểm soát nội bộ Các chính sách và quy chế KSNB này bao gồm các các
quy chế do cấp có thẩm quyền của Nhà nước ban hành; Thông thường quy
chế thể hiện dưới góc độ quản lý nhưng đồng thời cũng bao hàm cả góc độ
kiểm soát. Ví dụ: Quy định về chức năng, quyền hạn và trách nhiệm của
người hay bộ phận kiểm tra và phê duyệt đơn đặt hàng, quy định về trình tự,
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
SV:Nguyễn Thị Luyện Lớp CQ44/22.047
thủ tục, kiểm tra, phê duyệt đơn đặt hàng …. Các quy chế về KSNB đó đã
được thực hiện như thế nào.
Nguồn tài liệu này vừa là đối tượng của kiểm tra thu thập các bằng
chứng về hoạt động KSNB của đơn vị được kiểm toán, vừa là căn cứ để kiểm
toán viên đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trên thực tế.
- Các báo cáo tài chính chủ yếu có liên quan, gồm: Bảng cân đối kế
toán (Báo cáo các thông tin tài chính như phải thu khách hàng ngắn hạn, dài
hạn; Người mua trả tiền trước và các thông tin tài chính khác như tiền, hàng
hóa, …); Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (báo cáo các thông tin tài
chính như Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, Các khoản giảm trừ
doanh thu, Giá vốn hàng bán, …); Bản thuyết minh BCTC ( Báo cáo chi tiết
về hàng tồn kho, doanh thu bán hàng, các khoản giảm trừ doanh thu, …).
- Các sổ hạch toán liên quan đến hoạt động Bán hàng – Thu tiền, bao
gồm: Sổ hạch toán nghiệp vụ và sổ hạch toán kế toán. Các sổ hạch toán
nghiệp vụ chủ yếu: Sổ (Thẻ) kho, Nhật ký bảo vệ, Nhật ký vận chuyển hàng
hóa, … Các sổ kế toán chủ yếu gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết
của các tài khoản liên quan chủ yếu đến nghiệp vụ Bán hàng – Thu tiền như
511, 512, 521, 531, 532, 632, 131, … Tên gọi cụ thể cụ thể của từng loại sổ
kế toán tùy thuộc vào hình thức mà đơn vị áp dụng.
- Các chứng từ kế toán ghi nhận các nghiệp vụ Bán hàng – Thu tiền
đã phát sinh và là căn cứ để ghi sổ kế toán. Các chứng từ kế toán chủ yếu và
phổ biến như: Hóa đơn bán hàng (Hóa đơn GTGT hay Hóa đơn bán hàng
thông thường), Hóa đơn vận chuyển và cung cấp dịch vụ, Phiếu xuất kho,
Chứng từ thu tiền hàng, Chứng từ về giảm giá hàng bán, Chứng từ hàng bán
bị trả lại,…
- Các hồ sơ tài liệu khác liên quan đến hoạt động Bán hàng – Thu
tiền. Loại này cũng rất phong phú, đa dạng như: Kế hoạch bán hàng, Đơn đặt
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
SV:Nguyễn Thị Luyện Lớp CQ44/22.048
hàng, Hợp đồng thương mại ( bán hàng, cho thuê tài sản, cung cấp dịch vụ),
Chính sách bán hàng, …
Các nguồn tài liệu về quá trình xử lý kế toán chủ yếu cung cấp bằng
chứng liên quan trực tiếp đến các cơ sở dẫn liệu của các thông tin tài chính đã
trình bày trên BCTC được kiểm toán.
1.2.2 Quy trình kiểm soát nội bộ chu kỳ Bán hàng – Thu tiền
Các quá trình kiểm soát trong một doanh nghiệp được thiết kế nhằm
ngăn ngừa lại sự lặp lại không cần thiết các tác nghiệp, gây ra sự lãng phí
trong hoạt động và sử dụng kém hiệu quả các nguồn lực trong doanh nghiệp.
Công việc KSNB trong chu kỳ Bán hàng – Thu tiền chủ yếu gồm:
 Kiểm soát về đơn đặt hàng
Quá trình vào sổ doanh thu được chứng minh bằng các chứng từ vận
chuyển (nếu có) và các đơn đặt hàng đã phê chuẩn.
Các hợp đồng bán hàng được đánh số và theo dõi chặt chẽ.
Xem xét các hóa đơn bán hàng trong mối quan hệ với chứng từ vận
chuyển và đơn đặt hàng.
 Kiểm soát tín dụng và ra quyết định bán hàng
Việc bán hàng thu tiền ngay cũng như bán chịu cho khách hàng cần
phải được duyệt y cẩn trọng trước khi bán hàng và bán hàng chỉ được vận
chuyển sau kho duyệt với đầy đủ chứng cứ (tài khoản, con dấu, chữ ký hợp
pháp của bên mua,…) nhằm ngăn ngừa tổn thất do vận chuyển hàng đến
người mua không có thật hay người mua không có khả năng thanh toán. Giá
bán cũng phải được phê duyệt bao gồm cả chi phí vận chuyển, giảm giá, tỷ lệ
chiết khấu và phương thức thanh toán nhằm tránh thất thu, kích thích tăng thu
cũng như giải quyết hợp pháp và hiệu quả các quan hệ lợi ích giữa các bên
tham gia trong quan hệ mua – bán.
 Kiểm soát lập hợp đồng và phát hành hóa đơn
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
SV:Nguyễn Thị Luyện Lớp CQ44/22.049
Các hợp đồng bán hàng được lập khi có quyết định bán hàng, được
đánh số và được theo dõi chặt chẽ.
Các hóa đơn (Hóa đơn kiêm phiếu xuất kho) đều được đánh số trước và
được ghi chi tiết để kiểm soát độc lập quá trình lập hóa đơn và quá trình ghi
sổ doanh thu bán hàng.
 Kiểm soát việc tập hợp chúng từ và ghi sổ kế toán
Xem xét các chứng từ chứng minh sự phân loại đúng đắn của nghiệp vụ
tiêu thụ (doanh thu bán hàng, doanh thu nội bộ, donh thu theo nhóm có thuế
suất khác nhau).
 Lập bảng cân đối tiền hàng và gửi cho người mua
Các doanh nghiệp có nghiệp vụ Bán hàng – Thu tiền có quy mô lớn,
thông thường hàng tháng có tổng hợp và lập bảng cân đối giữa giá trị hàng
bán với các khoản đã thu tiền, các khoản phải thu để kiểm soát công việc bán
hàng và thu tiền. Để đảm bảo tính khách quan trong xác nhận, việc lập và gửi
các bảng cân đối này được thực hiện bởi người độc lập, không liên quan tới
việc thu tiền hàng hay ghi sổ bán hàng và thu tiền.
 Tính độc lập của người kiểm tra – kiểm soát
Tính độc lập của người kiểm tra – kiểm soát trong việc thực hiện trình
tự KSNB là yếu tố chủ yêu trong việc phát huy hiệu lực của KSNB.
 Các chứng từ sổ sách sử dụng
Các chứng từ sử dụng: Đơn đặt hàng của khách hàng, hợp đồng kinh tế,
hóa đơn bán hàng hoặc hóa đơn kiêm phiếu xuất kho, biên bản thanh lý hợp
đồng kinh tế, biên bản quyết toán cung cấp hàng hóa, dịch vụ, phiếu thu, giấy
báo Có ngân hàng, các quyết toán giá trị hợp đồng bán hàng, cung cấp dịch vụ
cho thuê tài sản, phiếu thu, các chứng từ thanh toán , chứng từ phê chuẩn xóa
bỏ nợ phải thu không thu được,…
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
SV:Nguyễn Thị Luyện Lớp CQ44/22.0410
Sổ sách sử dụng: Sổ Nhật ký bán hàng, Sổ Nhật ký thu tiền, Sổ Cái tài
khoản có liên quan (511, 131, 641, 642, 155, 156,… ), sổ chi tiết tài khoản
liên quan.
1.2.3 Quy trình và phương pháp kiểm toán chu kỳ Bán hàng – Thu tiền
1.2.3.1 Quy trình kiểm toán chu kỳ bán hàng và thu tiền
Chu kỳ Bán hàng – Thu tiền có liên quan trực tiếp và chủ yếu đến hai
khoản mục trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp là khoản mục doanh thu
và khoản mục các khoản phải thu của khách hàng. Nằm trong hệ thống các
thông tin phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp, doanh thu và các
khoản phải thu là những chỉ tiêu quan trọng, phản ánh kết quả kinh doanh
cũng như tình hình thanh toán của doanh nghiệp. Với ý nghĩa đó, kiểm toán
chu kỳ Bán hàng – Thu tiền nhận được nhiều sự quan tâm của những người
thực hiện kiểm toán khi đặt trong mối liên hệ với các chu kỳ khác.
Quy trình kiểm toán chu kỳ Bán hàng – Thu tiền được tiến hành theo
ba giai đoạn:
- Lập kế hoạch kiểm toán
- Thực hiện kiểm toán
- Kết thúc kiểm toán
a. Lập kế hoạch kiểm toán
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300: “Kế hoạch kiểm toán
phải được lập cho mọi cuộc kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán phải được lập
một cách thích hợp nhằm đảm bảobaoquát hết các khía cạnh trọng yếu của
cuộc kiểm toán; pháthiện gian lận, rủi ro và những vấn đề tiềm ẩn; và đảm
bảo cuộc kiểm toán được hoàn thành theo đúng thời hạn. Kế hoạch kiểm
toán giúp cho kiểm toán viên phân công công việc cho trợ lý kiểm toán và
phân phối với các chuyên gia khác để thực hiện công việc kiểm toán.”
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
SV:Nguyễn Thị Luyện Lớp CQ44/22.0411
Như vậy lập kế hoạch kiểm toán không chỉ xuất phát từ yêu cầu của
cuộc kiểm toán mà còn là nguyên tắc cơ bản quy định trong cả chuẩn mực
kiểm toán Quốc tế và Việt Nam. Đây là giai đoạn đầu tiên của cuộc kiểm
toán và có vai trò quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng và hiệu quả chung của
cuộc kiểm toán.
Lập kế hoạch kiểm toán bao gồm kế hoạch kiểm toán tổng quát và kế
hoạch kiểm toán chi tiết được tiến hành theo sáu bước sau:
 Chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán
Quy trình kiểm toán được bắt đầu khi KTV và công ty kiểm toán tiếp
nhận khách hàng. Trên cơ sở thư mời kiểm toán, kiểm toán viên xác định
khách hàng và tiến hành các bước công việc dưới đây:
- Đánh giá khả năng nhận kiểm toán
- Nhận diện các lý do kiểm toán của công ty khách hàng
 Thu thập thông tin cơ sở
Sau khi ký hợp đồng kiểm toán, kiểm toán viên tiến hành tìm hiểu về
ngành nghề hoạt động kinh doanh của khách hàng, qua đó đánh giá khả năng
có nhữn sai xót trọng yếu và thực hiện các phân tích để xác định thời gian
cần thiết để thực hiện kiểm toán. Các công việc cụ thể cần làm:
- Tìm hiểu về ngành nghề hoạt động kinh doanh của khách hàng
- Xem xét lại hồ sơ kiểm toán chung và kết quả kiểm toán lần trước
- Tham quan nhà xưởng
- Nhận diện các bên hữu quan
- Dự kiến nhu cầu chuyên gia bên ngoài
 Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng và thực hiện
các thủ tục phân tích:
 Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
SV:Nguyễn Thị Luyện Lớp CQ44/22.0412
Trong quá trình kiểm toán, để thu thập được những thông tin về nghĩa
vụ pháp lý của khách hàng, KTV cần phải thu thập các biên bản họp Hội
đồng quản trị, biên bản họp Hội đồng cổ đông, điều lệ của công ty, giấy phép
kinh doanh, giấy phép thành lập…và đặc biệt là những hợp đồng bán hàng có
liên quan trực tiếp đến chu trình Bán hàng – Thu tiền. Bên cạnh đó, kiểm
toán viên cần thu thập một số tài liệu như:
- Báo cáo kiểm toán năm trước.
- Báo cáo tài chính.
- Các tài liệu liên quan đến chu kỳ Bán hàng – Thu tiền.
- Bản đối chiếu công nợ.
- Các chứng từ liên quan,…
 Thực hiện các thủ tục phân tích
Sau khi đã thu thập các thông tin cở sở và các thông tin về nghĩa vụ
pháp lý của khách hàng, kiểm toán viên tiến hành thực hiện các thủ tục phân
tích đối với các thông tin thu thập để hỗ trợ công tác lập kế hoạch.
Kiểm toán viên có thể sử dụng các thủ tục phân tích xu hướng hoặc
phân tích tỷ suất.
 Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán
 Đánh giá trọng yếu
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 320: “Trọng yếu là thuật ngữ
dùng để thể hiện tầm quan trọng của một thông tin (một số liệu kế toán) trong
BCTC. Thông tin được coi là trọng yếu có nghĩa là nếu thiếu thông tin đó
hoặc thiếu chính xác của thông tin đó thì sẽ ảnh hưởng đến các quyết định của
người sử dụng BCTC. Mức trọng yếu phụ thuộc vào tầm quan trọng và tính
chất của thông tin sai xót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Mức trọng
yếu là một ngưỡng, một điểm chia cắt chứ không phải là một nội dung của
thông tin cần phải có. Tính trọng yếu của thông tin phải xem xét trên cả
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
SV:Nguyễn Thị Luyện Lớp CQ44/22.0413
phương diện định tính và định lượng”. Như vậy trong giai đoạn lập kế hoạch
kiểm toán, KTV phải đánh giá mức trọng yếu để ước tính mức độ sai xót của
BCTC có thể chấp nhận được. KTV sẽ đánh giá mức trọng yếu cho toàn bộ
BCTC và phân bổ cho khoản mục doanh thu và phải thu khách hàng trên
BCTC.
Bước 1: Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu
Việc ước lượng ban đầu về tính trọng yếu là một việc mang tính xét
đoán nghề nghiệp của KTV. Do vậy, ước lượng ban đầu về tính trọng yếu
không cố định mà có thể thay đổi suốt cuộc kiểm toán. Việc ước lượng ban
đầu về mức trọng yếu sẽ giúp KTV lập kế hoạch thu thập bằng chứng kiểm
toán thích hợp. Nếu KTV ước lượng mức trọng yếu thấp, nghĩa là độ chính
xác của số liệu trên BCTC càng cao thì số lượng thu thập bằng chứng phải thu
thập càng nhiều và ngược lại.
Bước 2: Phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho các khoản
mục doanh thu và phải thu khách hàng.
Sau khi đã ước lượng ban đâu về tính trọng yếu, KTV tiến hành phân
bổ cho các khoản mục doanh thu và phải thu khách hàng. Đây chính là sai số
có thể chấp nhận được với từng khoản mục. Việc tính toán hệ số phân bổ cho
các khoản mục dựa vào rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát được đánh giá sơ
bộ, KTV sẽ xác định số lượng bằng chứng kiểm toán cần phải thu thập với
từng khoản mục để đảm bảo chi phí kiểm toán thấp nhất nhưng sai số trên
BCTC nằm trong ước lượng ban đầu về tính trọng yếu.
Bước 3: Ước tính sai sót trong từng bộ phận
Sau khi đã phân bổ lượng ban đầu về tính trọng yếu cho khoản mục
doanh thu và phải thu khách hàng, KTV thực hiện kiểm toán cho từng khoản
mục theo mẫu đã chọn. Từ sai sót đã phát hiện trong mẫu chọn, KTV phải
ước tính sai sót cho tổng thể khoản mục đó để từ đó KTV so sánh với những
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
SV:Nguyễn Thị Luyện Lớp CQ44/22.0414
sai sót có thể bỏ qua ở khoản mục đó để chấp nhận hay không chấp nhận
khoản mục đó hoặc phải thực hiện thêm các thủ tục kiểm toán bổ sung cho
khoản mục này.
Bước 4: Ước tính sai sót của các bộ phận
Bước 5: So sánh sai sót ước tính kết hợp với sai sót ước tính ban đầu
về tính trọng yếu
 Đánh giá rủi ro kiểm toán
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400 - Đánh giá rủi ro và kiểm
soát nội bộ có nghĩa : “Rủi ro kiểm toán là rủi ro do công ty kiểm toán và
KTV đưa ra ý kiến nhận xét không thích hợp khi BCTC đã kiểm toán còn có
những sai sót trọng yếu”.
Trong giai đoạn lập kế hoạch, KTV căn cứ vào mức độ mà theo đó
người sử dụng bên ngoài tin tưởng vào BCTC và khả năng khách hàng có thể
gặp khó khăn về tài chính sau khi báo cáo kiểm toán được công bố để xác
định mức rủi ro kiểm toán mong muốn.
Mô hình rủi ro kiểm toán được xây dựng như sau:
AR = IR * CR * DR
Trong đó : AR – Rủi ro kiểm toán mong muốn; IR – Rủi ro tiềm tàng;
CR – Rủi ro kiểm soát; DR – Rủi ro phát hiện.
Chu kỳ Bán hàng – Thu tiền chứa đựng nhiều khoản mục phức tạp, có
khả năng chứa đựng nhiều sai phạm trọng yếu. Trong bước này chủ yếu KTV
đánh giá rủi ro tiềm tàng còn rủi ro kiểm soát sẽ được đánh giá kỹ hơn ở
bước sau, sau khi đã tìm hiểu kỹ hơn về hệ thống KSNB của đơn vị khách
hàng.
 Nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát
Đối với mỗi khoản mục trên báo cáo tài chính, KTV đều phải đánh giá
sự hoạt động hữu hiệu của hệ thống KSNB. Đối với chu kỳ Bán hàng – Thu
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
SV:Nguyễn Thị Luyện Lớp CQ44/22.0415
tiền có nhiều cách tìm hiểu, đánh giá hệ thống KSNB như dùng lưu đồ, bảng
câu hỏi.
Căn cứ vào kết quả của việc tìm hiểu và đánh giá trên, LTV có thể
đánh giá hệ thống KSNB đối với chu kỳ Bán hàng – Thu tiền có hữu hiệu
hay không, rủi ro kiểm soát là cao hay thấp là tùy vào từng đơn vị cụ thể.
 Thiết kế chương trình kiểm toán
Thiết kế chương trình kiểm toán đối với chu kỳ Bán hàng – Thu tiền
bao gồm các bước sau đây:
 Thiết kế các thử nghiệm kiểm soát
 Thiết kế các thử nghiệm phân tích
 Thiết kế các thủ tục kiểm tra chi tiết
Tùy thuộc vào tình hình thực tế mà các thử nghiệm được thiết kế trong
chương trình kiểm toán ở từng cuộc kiểm toán khác nhau, tuy nhiên mục đích
chung của những thử nghiệm ấy vẫn phải đảm bảo thu thập được bằng chứng
kiểm toán một cách đầy đủ và có giá trị, vừa đảm bảo tính hiệu quả và tính
kinh tế cho cuộc kiểm toán.
b. Thực hiện kiểm toán
 Khảo sát về kiểm soát nội bộ đối với chu kỳ Bán hàng – Thu
tiền.
Những công việc kiểm soát nội bộ đối với chu kỳ Bán hàng - Thu
tiền bao gồm:
 Tìm hiểu, đánh giá về các chính sách kiểm soát, các quy định về
kiểm soát nội bộ.
Để có được hiểu biết về các chính sách, các quy định của đơn vị về
KSNB đối với hoạt động bán hàng, KTV cần yêu cầu các nhà quản lý đơn
vị cung cấp các văn bản quy định về KSNB có liên quan, như: Quy định về
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ phận hay cá nhân trong việc xét
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
SV:Nguyễn Thị Luyện Lớp CQ44/22.0416
duyệt đơn đặt hàng, trong việc phê chuẩn bán chịu, trong việc phê chuẩn
xuất giao hàng,…Quy định về trình tự thủ tục trong việc đàm phán và ký
kết hợp đồng thương mại, trong việc xuất giao hàng và theo dõi thu hồi tiền
hàng…
Khi nghiên cứu các văn bản quy định về kiểm soát nội bộ của đơn vị,
cần chú ý đến các khía cạnh cơ bản:
- Sự đầy đủ của các quy định cho kiểm soát đối với các khâu, các
bước của hoạt động Bán hàng - Thu tiền
- Tính chặt chẽ và phù hợp của quy chế KSNB đối với đặc điểm hoạt
động bán hàng của đơn vị.
 Khảo sát về sự vận hành các quy chế kiểm soát nội bộ
Hoạt động KSNB của đơn vị đối với chu kỳ Bán hàng - Thu tiền được
thể hiện thông qua việc tổ chức triển khai thực hiện các quy chế kiểm soát
nội bộ, cụ thể là sự hiện hữu (hoạt động) và tính thường xuyên, liên tục
trong vận hành của các quy chế kiểm soát, các bước kiểm soát. Cách thức
khảo sát thu nhập bằng chứng làm cơ sở đánh giá có thể áp dụng rất đa
dạng.
Kiểm toán viên có thể phỏng vấn các nhân viên có liên quan trong đơn
vị về sự hiện hữu của các bước kiểm soát, kể cả tính thường xuyên hiện hữu
vận hành của nó. Kiểm toán viên cũng có thể trực tiếp quan sát công việc
của nhân viên thực hiện kiểm soát hồ sơ, tài liệu, tài liệu, kiểm soát hàng
khi xuất ra khỏi kho,…
Một thủ tục phổ biến và hết sức quan trọng là kiểm tra các dấu hiệu
của hoạt động kiểm soát nội bộ lưu lại trên các hồ sơ, tài liệu (như: Lời phê
duyệt và chữ ký của người phê duyệt đơn đặt hàng; dấu hiệu của hoàn thiện
chứng từ kế toán; chữ ký của người kiểm tra việc ghi sổ kế toán,…). Dấu
hiệu kiểm soát nội bộ lưu lại trên hồ sơ, tài liệu là bằng chứng có tính thuyết
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
SV:Nguyễn Thị Luyện Lớp CQ44/22.0417
phục cao về sự hiện hữu và tính thường xuyên, liên tục của hoạt động kiểm
soát (sự vận hành của quy chế kiểm soát nội bộ) trên thực tế.
Các sai sót trong vận hành của KSNB thường dễ dẫn đến sự thiếu tin
cậy của các thông tin tài chính có liên quan đã ghi nhận.
 Khảo sát về tình hình thực hiện các nguyên tắc tổ chức hoạt động
kiểm soát nội bộ.
Khảo sát về tình hình thực hiện các nguyên tắc cơ bản trong tổ chức
hoạt động KSNB của đơn vị cũng là một công việc có ý nghĩa quan trọng.
Sự thực hiện đúng đắn các nguyên tắc “Phân công và uỷ quyền”, nguyên tắc
“Bất kiêm nhiệm” sẽ đảm bảo tăng cường hiệu lực của hoạt động kiểm soát
(đặc biệt là đầu mối giám sát), ngăn ngừa và hạn chế được sự lợi dụng hay
lợi dụng chức năng, quyền hạn trong quá trình thực hiện công việc trong
hoạt động Bán hàng - Thu tiền. Kiểm toán viên thường chú ý đến việc thực
hiện thủ tục phê duyệt có đúng chức năng hay không; Việc phân công bố trí
người trong các khâu liên quan đến phê duyệt và thực hiện hay kế toán và
thủ kho và thủ quỹ có đảm bảo sự độc lập cần thiết cho sự giám sát chặt chẽ
hay không.
 Thực hiện các thử nghiệm cơ bản.
 Thủ tục phân tích
Các kỹ thuật phân tích bằng cách dựa vào Bảng cân đối kế toán, Báo
cáo kết quả kinh doanh và các tài liệu khác để lấy số liệu cho việc so sánh
hay xác lập các tỷ suất rồi so sánh, chỉ ra sự biến động của các thông tin và
đưa ra định hướng cho cac kiểm tra chi tiết tiếp theo.
Ví dụ, có thể so sánh giữa doanh thu bán hàng kỳ này với doanh thu
bán hàng kỳ trước hay cùng kỳ của niên độ trước; so sánh giữa “Phải thu
khách hàng ” cuối kỳ với đầu năm; xác lập tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
bán hàng và so sánh với tỷ suất tương ứng của kỳ trước hay của ngành;...
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
SV:Nguyễn Thị Luyện Lớp CQ44/22.0418
Trong khi thực hiện các so sánh, cần làm rõ những tác động của các
yếu tố gây sự biến động đương nhiên đối với Doanh thu bán hàng, Phải thu
khách hàng... và chỉ ra các nghi ngờ về sai phạm có thể xảy ra.
 Kiểm tra chi tiết về nghiệp vụ bán hàng (doanh thu bán hàng)
 Sự phát sinh (tính có thật)
- Kiểm tra hóa đơn bán hàng tương ứng của khoản doanh thu bán
hàng đã ghi sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết doanh thu. Bằng chứng
có được sẽ chứng tỏ nghiệp vụ đã ghi sổ là có căn cứ hay không có căn cứ
(ghi khống).
- Kiểm tra hồ sơ phê chuẩn cho nghiệp vụ bán hàng: Đơn đặt hàng,
Hợp đồng thương mại. Kế hoạch bán hàng đã được phê chuẩn tương ứng với
nghiệp vụ ghi sổ nói trên,... Nội dung kiểm tra hồ sơ phê chuẩn bán hàng là
xem xét tính đúng đăn, hợp lý của nội dung phê chuẩn và tính đúng thẩm
quyền của người phê chuẩn. Sự đầy đủ, hợp lý của người phê chuẩn cũng
như người phê chuẩn chứng tỏ nghiệp vụ bán hàng phát sinh là đã được cho
phép, là căn cứ ghi sổ hợp lý.
- Kiểm tra xem nghiệp vụ bán hàng nói trên có chứng từ xuất kho,
chứng từ vận chuyển tương ứng hay không.
- Kiểm tra việc ghi chép, theo dõi các chuyến hàng tương ứng trên sổ
nghiệp vụ ( Nhật ký bảo vệ, Nhật ký vận chuyển, Thẻ kho,...).
- Kiểm tra danh sách khách hàng và xin xác nhận từ khách hàng về
nghiệp vụ bán hàng (nếu xét thấy cần thiết và khả năng nhận được phúc đáp).
- Kiểm tra sơ đồ hạch toán thông qua bút toán ghi sổ đồng thời trên
sổ các tài khoản (TK) đối ứng (TK 131. TK 3331,...).
 Sự tính toán, đánh giá
- Tiến hành kiểm tra các thông tin cơ sở mà đơn vị đã dùng để tính
doanh thu bán hàng xem có hợp lý và đúng đắn hay không. Cụ thể:
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
SV:Nguyễn Thị Luyện Lớp CQ44/22.0419
+ Kiểm tra về số lượng hàng đã bán ghi trên Hoá đơn bán hàng
+ Kiểm tra về đơn giá hàng bán ghi trên Hoá đơn bán hàng
+ Kiểm tra tỷ giá ngoại tệ đã ghi
nhận trên Hoá đơn bán hàng (trường
hợp bán hàng bằng ngoại tệ).
- Kiểm tra kết quả tính giá của đơn vị
 Sự hạch toán đầy đủ
- So sánh số lượng bút toán ghi nhận doanh thu bán hàng với số
lượng các hoá đơn bán hàng để kiểm tra tính đầy đủ trong hạch toán doanh
thu. Kiểm tra tính liên tục của số thứ tự (serial) của các hoá đơn bán hàng đã
hạch toán trên sổ ghi nhận doanh thu bán hàng. Sự thiếu hụt bút toán ghi sổ
doanh thu bán hàng so với số lượng nghiệp vụ bán hàng sẽ vi phạm tính đầy
đủ trong hạch toán.
 Sự phân loại và hạch toán đúng đắn
- Kiểm tra nội dung ghi chép trên chứng từ về sự rõ ràng và tính đầy
đủ, chính xác, để đảm bảo không lẫn lộn nghiệp vụ bán hàng với các nghiệp
vụ không phải bán hàng (như thanh lý TSCĐ). Đồng thời xem xét việc hạch
toán các nghiệp vụ bán hàng vào các sổ theo dõi doanh thu bán hàng và
phải thu khách hàng tương ứng có đảm bảo đúng đắn; Phát hiện và loại bỏ
nghiệp vụ không thuộc bán hàng nhưng bị ghi nhầm vào doanh thu bán
hàng.
- Tiến hành đối chiếu giữa bút toán đã ghi nhận doanh thu với từng
hoá đơn bán hàng tương ứng về các yếu tố tương ứng (số, ngày, số tiền) là
thủ tục giúp phát hiện sự hạch toán không chính xác.
- Kiểm tra việc hạch toán đồng thời vào các sổ kế toán của TK đối
ứng (Sổ TK Phải thu khách hàng; Sổ thuế GTGT phải nộp) để đảm bảo các
nghiệp vụ đã được ghi nhận đúng quan hệ đối ứng.
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
SV:Nguyễn Thị Luyện Lớp CQ44/22.0420
 Sự phân loại và hạch toán đúng kỳ
- Tiến hành xem xét tính hợp lý trong việc chia cắt niên độ (cut off)
và hạch toán, tổng hợp doanh thu bán hàng của đơn vị.
- So sánh đối chiếu giữa ngày ghi nhận nghiệp vụ vào sổ kế toán với
ngày phát sinh nghiệp vụ tương ứng (ngày ghi trên Hoá đơn bán hàng) để
đánh giá về tính đúng kỳ trong hạch toán doanh thu bán hàng. Sự hạch toán
kịp thời và đúng kỳ của kế toán còn phụ thuộc vào hình thức sổ kế toán và
phương thức hạch toán (thủ công hay theo phần mềm trên máy vi tính), điều
đó có ảnh hưởng đối với KTV trong đánh giá về sự hợp lý trong tính đúng
kỳ.
 Sự cộng dồn và báo cáo
- Tiến hành kiểm tra việc tính toán, tổng hợp luỹ kế số phát sinh trêm
từng sổ kế toán chi tiết cũng như sổ kế toán tổng hợp về doanh thu bán hàng
về các khía cạnh: Tính đầy đủ các khoản doanh thu, các loại doanh thu; tính
chính xác của kết quả tổng hợp doanh thu bán hàng của kỳ báo cáo.
- Kiểm tra bảng tổng hợp doanh thu bán hàng của đơn vị (nếu có)
hoặc tiến hành lập bảng tổng hợp các loại doanh thu bán hàng từ các sổ kế
toán chi tiết; Đồng thời, đối chiếu số liệu của bảng tổng hợp doanh thu bán
hàng với số liệu trên sổ kế toán tổng hợp doanh thu bán hàng. Trường hợp
xét thấy cần thiết, KTV có thể tự tiến hành tính toán (tổng hợp) lại số liệu
doanh thu bán hàng và đối chiếu với số liệu tương ứng trên sổ kế toán của
đơn vị.
- Kiểm tra việc trình bày doanh thu bán hàng trên BCTC xem có phù
hợp với chế độ kế toán quy định hay; đồng thời, so sánh số liệu doanh thu
bán hàng trên BCTC với số liệu trên sổ kế toán doanh thu bán hàng của đơn
vị để đảm bảo sự trình bày và công bố doanh thu bán hàng đúng đắn.
 Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ thu tiền bán hàng
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
SV:Nguyễn Thị Luyện Lớp CQ44/22.0421
 Sự phát sinh
- Kiểm tra các chứng từ thu nợ tiền hàng (phiếu thu, giấy báo Có của
ngân hàng,…) của các bút toán ghi thu tiền; So sánh đối chiếu bút toán ghi sổ
tài khoản Phải thu khách hàng với bút toán ghi sổ các tài khoản đối ứng (TK
111, TK 112,…).
- Kiểm tra các ghi chép trên sổ nghiệp vụ theo dõi khoản tiền đã về
đơn vị (sổ quỹ, sổ theo dõi ngoại tệ) để đảm bảo thực tế tiền đã thực nhận;
Kiểm tra biên bản bù trừ công nợ, biên bản đối chiếu công nợ của đơn vị để
xác nhận các trường hợp thu thu tiền và đã sử dụng tiền bán hàng để thanh
toán bù trừ,… Kiểm tra các bản sao kê của ngân hàng để xác nhận các khoản
tiền thu qua ngân hàng; đối chiếu Nhật ký thu tiền với bảng sao kê của ngân
hàng.
 Sự tính toán đánh giá
- Chủ yếu xem xét đối với các khoản thu tiền hàng bằng ngoại tệ hay
vàng bạc, đá quý. Đối với khoản thu bằng ngoại tệ cần lưu ý về tỷ giá quy
đổi và kết quả tính toán cũng như việc ghi nhận vào các tài khoản đối ứng
phù hợp với quy định về kế toán ngoại tệ. Đối với vàng bạc, đá quý cần lưu ý
đến số lượng, quy cách, phẩm cấp và đơn giá áp dụng tính toán.
 Sự phân loại và hạch toán đầy đủ, chính kỳ xác và đúng kỳ
- Kiểm tra các chứng từ thu tiền đã được dùng làm căn cứ ghi sổ các
bút toán thu tiền xem có được xác định và phân loại đúng đắn hay không
(tiền bán hàng, tiền thanh lý tài sản cố định,…);
- Kiểm tra, so sánh số lượng bút toán ghi nhận thu tiền với số lượng
chứng từ thu tiền kết hợp với việc kiểm tra thứ tự các phiếu thu được ghi
nhận trên sổ thu tiền, để có thể phát hiện trường hợp có thể bị bỏ sót hay ghi
thiếu.
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
SV:Nguyễn Thị Luyện Lớp CQ44/22.0422
- Tiến hành đối chiếu về số, ngày và số tiền trên chứng từ thu tiền
với việc ghi nhận chứng từ đó vào sổ kế toán để kiểm tra tính chính xác của
hạch toán nghiệp vụ thu tiền.
- Kiểm tra tính hợp lý của thời gian ghi nhận nghiệp vụ thu nhận tiền
hàng để xác nhận cho tính đúng kỳ trong hạch toán, bằng cách so sánh giữa
ngày phát sinh nghiệp vụ thu tiền (ngày trên chứng từ thu tiền) với ngày ghi
nhận nghiệp vụ vào sổ kế toán.
 Kiểm tra chi tiết số dư các tài khoản
 Sự hiện hữu
- Kiểm toán viên tiến hành xin xác nhận các khoản nợ còn phải thu
từ các khách hàng (nếu có thể được). Thông thường, kiểm toán viên yêu cầu
đơn vị được kiểm toán cung cấp các bảng liệt kê nợ của khách hàng, xét đoán
khả năng có thể xin xác nhận và sau đó thực hiện thủ tục gửi thư xin xác
nhận của các khách hàng. Tuy nhiên, trên thực tế khó đạt được tất cả mọi
khách hàng đều có phúc đáp và phúc đáp tích cực.
- Nếu không thể có được xác nhận từ khách hàng về nợ còn phải thu,
kiểm toán viên cần tiến hành kiểm tra các căn cứ ghi sổ của các khoản nợ này
như hóa đơn bán hàng, chứng từ xuất kho, vận chuyển, hồ sơ tài liệu giao
hàng và các chứng từ thu tiền (phiếu thu, giấy báo có của ngân hàng,…).
 Tính toán đánh giá
- Kiểm tra tính hợp lý và chính xác của các cơ sở tính toán nợ phải
thu mà đơn vị đã thực hiện bằng cách so sánh, đối chiếu số lượng và đơn
giá trên các hóa đơn bán hàng chưa thu tiền với hợp đồng thương mại, kế
hoạch bán hàng tương ứng.
- Kiểm tra tính chính xác của số liệu do đơn vị tính toán về nợ còn
phải thu (so sánh với số liệu xét đoán hoặc tính toán lại của kiểm toán viên).
- Lưu ý các trường hợp bán hàng giảm giá, chiết khấu thương mại
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
SV:Nguyễn Thị Luyện Lớp CQ44/22.0423
 Cộng dồn
- Lập bảng cân đối thử các bảng công nợ phải thu theo thời gian. Dựa
vào bảng cân đối thử để tiến hành so sánh, đối chiếu, kiểm tra việc tính toán,
cộng dồn đối với từng khách hàng và tổng số dư nợ còn phải thu.
 Trình bày và công bố
- Kiểm tra thông tin trình bày trên báo cáo tài chính về khoản còn
phải thu có phù hợp với quy định của chế độ kế toán hay không.
- Kiểm tra tính nhất quán của số liệu trên báo cáo tài chính với sổ kế
toán và bảng cân đối thử mà kiểm toán viên đã lập.
- Kiểm tra căn cứ tính dự phòng, kết quả trích lập dự phòng.
c. Kết thúc kiểm toán
Sau khi đã thực hiện các khảo sát đối với kiểm soát và khảo sát liên
quan đến số liệu kế toán thuộc chu kỳ Bán hàng - Thu tiền, KTV phải tổng
hợp kết quả kiểm toán của chu kỳ này. Công việc này được dựa trên kết quả
các khảo sát đã được thực hiện với những bằng chứng đã thu thập được.
Tổng hợp kết quả kiểm toán chu kỳ Bán hàng - Thu tiền thường được thể
hiện dưới hình thức một “bảng tổng hợp kết quả kiểm toán”, “biên bản kiểm
toán”.
Các nội dung chủ yếu được thể hiện trong bảng tổng hợp kết quả
kiểm toán thường gồm:
- Các sai phạm đã phát hiện khi kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ và số
dư tài khoản và đánh giá về mức độ của sai phạm.
- Nguyên nhân của sai lệch và các bút toán điều chỉnh sai phạm.
- Kết luận về mục tiêu kiểm toán (đã đạt được hay chưa).
- Ý kiến của kiểm toán viên về sai phạm và hạn chế của kiểm soát
nội bộ đối với chu kỳ Bán hàng - Thu tiền.
- Vấn đề cần theo dõi trong đợt kiểm toán sau (nếu có).
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
SV:Nguyễn Thị Luyện Lớp CQ44/22.0424
Tổng hợp kết quả kiểm toán
Công ty kiểm toán ABC TỔNG HỢP KẾT QUẢ KIỂM TOÁN
Khách hàng:
Niên độ kế toán: N
Công việc: Tổng hợp kết quả kiểm toán chu kỳ Bán hàng – Thu tiền
 Công việc kiểm toán chủ yếu thực hiện
 Giới hạn phạm vi kiểm toán
 Ý kiến nhận xét của kiểm toán viên
 Đề nghị các bút toán điều chỉnh
 Ý kiến của đơn vị được kiểm toán
Người nhận xét Ngày….. tháng….. năm…
N.V.A Người thực hiện
KTV chính – trưởng đoàn
KTV
1.2.3.2 Phương pháp kiểm toán chu kỳ Bán hàng – Thu tiền
Phương pháp kiểm toán là các biện pháp, cách thức và thủ pháp được
vận dụng trong công tác kiểm toán nhằm đạt được mục đích kiểm toán đã đạt
được.
Thực chất phương pháp kiểm toán là sự vận dụng các kỹ thuật nghiệp
vụ cụ thể vào công tác kiểm toán nhằm đạt được mục tiêu kiểm toán đã đặt ra.
Đứng trên góc độ quá trình ghi chép xử lý, kiểm soát các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh để phản ánh vào BCTC, người ta chia ra hai loại phương pháp kiểm
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
SV:Nguyễn Thị Luyện Lớp CQ44/22.0425
toán đó là: Phương pháp kiểm toán cơ bản (thử nghiệm cơ bản) và Phương
pháp kiểm toán tuân thủ ( thử nghiệm kiểm soát).
a. Phương pháp kiểm toán cơ bản
Phương pháp kiểm toán cơ bản là phương pháp được thiết kế, sử dụng
để thu thập bằng chứng kiểm toán có liên quan đến số liệu do hệ thống kế
toán xử lý và cung cấp.
Phương pháp kiểm toán cơ bản bao gồm các loại kỹ thuật kiểm toán cụ
thể sau:
 Phân tích đánh giá tổng quát: Là việc xem xét số liệu trên BCTC
thông qua mối quan hệ và những tỷ lệ giữa các chỉ tiêu trên BCTC.
Phương pháp này giúp KTV khai thác bằng chứng kiểm toán thông
qua việc xác định các sai lệch về thông tin, những tính chất bất thường trên
BCTC; để KTV xác định mục tiêu , phạm vi, quy mô, khối lượng công việc
cần kiểm toán, từ đó có thể đi sâu nghiên cứu, kiểm toán những vấn đề mà
KTV cho là cần thiết.
Nội dung phương pháp đánh giá tổng quát bao gồm:
 Phân tích xu hướng: Là phương pháp so sánh về lượng trên cùng
một một chỉ tiêu. Kỹ thuật so sánh trong phân tích xu hướng sử dụng:
- So sánh số liệu thực tế kỳ này với kỳ trước.
- So sánh số liệu thực tế với kế hoạch, định mức, dự toán...
- So sánh số liệu thực thực tế của doanh nghiệp với số liệu bình quân
của ngành hoặc số liệu dự kiến của KTV.
- So sánh số liệu thực tế của doanh nghiệp kỳ này với các doanh
nghiệp khác cùng quy mô, cùng lãnh thổ, cùng ngành, cùng loại hình SXKD.
- So sánh số thực tế với chỉ tiêu do KTV dự kiến.
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
SV:Nguyễn Thị Luyện Lớp CQ44/22.0426
 Phân tích tỷ xuất: Phương pháp này dựa vào mối quan hệ, những tỷ
lệ tương quan giữa các chỉ tiêu, các khoản mục khác nhau để phân tích, đánh
giá.
 Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ và số dư tài khoản: Là kỹ thuật kiểm
tra chi tiết việc (quá trình) ghi chép, hạch toán từng nghiệp vụ kinh tế từ
chứng từ vào sổ kế toán có liên quan.
Nội dung phương pháp kiểm tra chi tiết nghiệp vụ và số dư bao gồm:
 Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ: Khảo sát các nghiệp vụ thực tế phát
sinh như thế nào; Xem xét các nghiệp vụ này được ghi nhận ra sao; Việc ghi
chép các nghiệp vụ vào sổ kế toán, việc chuyển sổ đối với từng nghiệp vụ có
đúng chế độ, đúng phương pháp hay không, có được ghi chép đủ hay bỏ sót,
đúng hay sai kỳ...
 Kiểm tra chi tiết số dư tài khoản:
Nội dung phương pháp này bao gồm các thử nghiệm về:
- Tính có thật: Tức số dư các tài khoản tại thời điểm lập BCTC phù
hợp với tình hình thực tế về tài sản, công nợ và tình hình tài chính của doanh
nghiệp.
- Sự tính toán đánh giá: Tức số dư tài khoản đã được tính toán, đánh
giá hợp lý.
- Sự phân loại và tổng hợp: Tức số dư tài khoản được phân loại tổng
hợp đầy đủ, đúng đắn.
- Sự trình bày, khai báo đúng đắn: Số dư tài khoản được trinh bày,
khai báo trên BCTC phù hợp với thông lệ, Chuẩn mực kế toán và nhất quán
với số liệu trên sổ kế toán của đơn vị.
Việc thử nghiệm chi tiết số dư tài khoản kết hợp với thử nghiệm chi
tiết nghiệp vụ phát sinh nhằm phát hiện những gian lận sai sót trong quá trình
ghi chép, xử lý số liệu. Đồng thời nó khẳng định và tăng thêm độ tin cậy của
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
SV:Nguyễn Thị Luyện Lớp CQ44/22.0427
những bằng chứng mà KTV thu thập được để từ đó có thể mở rộng hay thu
hẹp quy mô mẫu kiểm toán cần thử nghiệm. Qua đó xác định được mức thỏa
mãn để đưa ra kết luận phù hợp.
b. Phương pháp kiểm toán tuân thủ
Phương pháp kiểm toán tuân thủ là các thủ tục, kỹ thuật kiểm toán
được thiết kế và sử dụng để thu thập các bằng chứng kiểm toán có liên quan
đến tính thích hợp và hiệu quả của hệ thống KSNB của Doanh nghiệp.
Tùy thuộc vào mức thỏa mãn về kiểm soát mà KTV áp dụng các kỹ
thuật kiểm toán sau:
 Kỹ thuật điều tra hệ thống: Là việc kiểm tra chi tiết một loạt các
nghiệp vụ cùng loại ghi chép từ đầu đến cuối của một hệ thống để xem xét,
đánh giá các bước kiểm soát áp dụng trong hệ thống KSNB của đơn vị được
kiểm toán.
Việc thử nghiệm về hệ thống này cho phép KTV đánh giá lại mức độ
rủi ro kiểm soát và thiết kế phương pháp kiểm toán tuân thủ mà cụ thể là các
thử nghiệm chi tiết về kiểm soát và qua đó điều chỉnh các thử nghiệm cơ bản.
 Các thử nghiệm chi tiết kiêm soát: Là các thử nghiệm được tiến
hành để thu thập bằng chứng về sự hiện hữu của các quy chế KSNB và các
bước kiểm soát được tiến hành làm cơ sở cho việc thiết kế phương pháp kiểm
toán cơ bản – tức là thử nghiệm về số liệu.
c. Kỹ thuật thu thập bằng chứng
Bằng chứng kiểm toán là tất cả các tài liệu, thông tin do KTV thu thập
được liên quan đến cuộc kiểm toán và dựa vào các thông tin này KTV hình
thành nên ý kiến của mình.
Để thu thập các bằng chứng kiểm toán, KTV thường sử dụng các kỹ
thuật chủ yếu sau:
 Kiểm tra
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
SV:Nguyễn Thị Luyện Lớp CQ44/22.0428
Kiểm tra là việc sử dụng các kỹ thuật thông thường như rà soát lại,
nghiên cứu kỹ, đọc, duyệt, phân loại, xem xét, so sánh, đối chiếu, xác minh...
để thu các bằng chứng kiểm toán. Kỹ thuật kiểm tra thường gồm hai loại:
 Kiểm tra vật chất: Bao gồm việc trực tiếp kiểm tra hay tham gia
kiểm kê tài sản thực tế: tài sản cố định, hàng tồn kho, tiền mặt tồn quỹ...
Kiểm vật chất cung cấp những bằng chứng cố độ tin cậy cao.
 Kiểm tra tài liệu: Bao gồm việc xem xét đối chiếu các tài liệu, văn
bản, sổ kế toán và chứng từ liên quan.
Quá trình kiểm tra tài liệu thường được KTV thực hiện theo hai bước:
- Kiểm tra và đánh giá tính đầy đủ, tính hợp lệ, hợp pháp của các
chứng từ tài liệu cần kiểm tra.
- So sánh đối chiếu số liệu giữa các tài liệu, chứng từ kế toán với các
ghi chép kế toán, các ghi chép khác của đơn vị, đồng thời đối chiếu giữa các
ghi chép với nhau nhằm đảm bảo tính đúng đắn của quá trình xử lý các
nghiệp vụ.
Việc so sánh đối chiếu số liệu giữa các chứng từ, tài liệu kế toán với
các số liệu trên sổ sách kế toán cũng được thực hiện theo các cách thức khác
nhau tùy thuộc vào hướng kiểm toán cụ thể được xác định, cụ thể:
+ Trường hợp KTV nghi ngờ số liệu trên sổ kế toán của đơn vị được
báo cáo lớn hơn số liệu trên thực tế (khai khống, trùng, không phát sinh) thì
KTV sẽ tiến hành chọn mẫu các nghiệp vụ trên sổ kế toán, sau đó tìm kiếm
các chứng từ gốc chứng minh cho các nghiệp vụ để kiểm tra và đối chiếu.
+ Trường hợp KTV nghi ngờ số liệu trên sổ kế toán của đơn vị được
báo cáo nhỏ hơn số liệu trên thực tế ( báo cáo thiếu, không đầy đủ) thì KTV
sẽ tiến hành chọn mẫu các chứng từ kế toán gốc để kiểm tra sau đó xem xét
các quá trình ghi chép các nghiệp vụ này trên sổ kế toán của đơn vị.
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
SV:Nguyễn Thị Luyện Lớp CQ44/22.0429
Việc kiểm tra các ghi chép, các tài liệu sẽ cung cấp các bằng chứng
kiểm toán với mức độ tin cậy khác nhau tùy thuộc vào nguồn gốc và hiệu lực
của các quy chế KSNB. Các nhóm tài liệu sau cung cấp cho KTV các bằng
chứng kiểm toán có độ tin cậy giảm dần:
- Tài liệu do bên thứ ba không có quan hệ với doanh nghiệp lập và lưu
giữ.
- Tài liệu do bên thứ ba lập ra nhưng do đơn vị được kiểm toán lưu
giữ
- Tài liệu do đơn vị được kiểm kiểm toán lập và bên thứ ba lưu giữ
- Tài liệu do đơn vị được kiểm toán lập ra và lưu giữ
 Quan sát
Quan sát là theo dõimột hiện tượng, một chu trình hoặc một thủ tục do
người khác thực hiện.
Việc quan sát có thể được KTV thực hiện thông qua quan sát trực tiếp,
tuy nhiên kết quả quan sát phải được ghi chép lại trên cơ sở giấy tờ làm việc
của KTV; được thể hiện trên cở sở các thiết bị ghi hình trong một số điều
kiện và hoàn cảnh cụ thể.
 Điều tra
Điều tra là việc thu thập các thông tin phù hợp từ những người am hiểu
công việc trong và ngoài đơn vị được kiểm toán.
Việc điều tra có thể tiến hành theo cách gửi văn bản đến các bên có
liên quan hoặc những người có trách nhiệm trong đơn vị để tiến hành điều tra
một vấn đề nào đó hoặc trao đổi kết quả điều tra với bên khác có liên quan.
Tuy nhiên, kỹ thuật điều tra chủ yếu thường được sử dụng trong qua
trình kiểm toán là kỹ thuật phỏng vấn. Việc phỏng vấn có thể thực hiện theo
một trong các cách sau: KTV có thể thực hiện một cuộc phỏng vấn trực tiếp
đối với người có trách nhiệm trong đơn vị; KTV chuẩn bị sẵn các câu hỏi cần
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
SV:Nguyễn Thị Luyện Lớp CQ44/22.0430
thiết trên một hệ thống các bảng biểu và đề nghị những người có trách nhiệm
trong đơn vị trả lời trực tiếp vào bảng đó.
 Xác nhận
Xác nhận là sự trả lời cho một yêu cầu cung cấp thông tin nhằm xác
minh lại các thông tin đã có trong tài liệu kế toán.
Kỹ thuật xác nhận có thể thực hiện theo hai hình thức chủ yếu sau:
- Gửi thư xác nhận đến các bên có liên quan. Thư yêu cầu xác nhận
có thể được viết theo hai dạng: KTV đưa ra các thông tin, số liệu có trước và
đề nghị các bên liên quan xác nhận sự đúng đắn của các thông tin và số liệu
này; hoặc các thư yêu cầu xác nhận hoàn toàn chưa có các thông tin nào và
đề nghị các bên liên quan cung cấp, xác nhận các thông tin, số liệu phù hợp
với yêu cầu của KTV.
- Chuẩn bị sẵn các công văn yêu cầu đối chiếu số liệu giữa đơn vị
được kiểm toán và các bên có liên quan.
 Tính toán
Tính toán là việc kiểm tra độ chính xác về toán học của các nguồn tài
liệu và ghi chép kế toán hoặc việc thực hiện các tính toán độc lập của KTV.
 Quy trình phân tích
Quy trình phân tích là việc phân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suất
quan trọng, qua đó tìm ra những xu hướng biến động và tìm ra những mối
quan hệ có mâu thuẫn với các thông tin liên quan khác hoặc có sự chênh lệch
sơ với giá trị đã dự kiến.
Phân tích là kỹ thuật bao trùm nhất để khai thác bằng chứng kiểm
toán. Việc phân tích bao gồm:
- Nhận dạng các bộ phận, các khoản mục của BCTC hoặc số dư các
tài khoản để xác định các vấn đề cần thẩm tra.
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
SV:Nguyễn Thị Luyện Lớp CQ44/22.0431
- Nghiên cứu, đánh giá mối quan hệ nội tại giữa các yếu tố tài chính
và các thông tin khác.
- Thực hiện phân tíchsố ước tính, từ đó đánh giá khả năng có thể tồn
tại các sai phạm tại các bộ phận, khoản mục được kiểm toán.
KTV có thể sử sụng nhiều kỹ thuật để thu thập đầy đủ bằng chứng
kiểm toán.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN CHU KỲ BÁN HÀNG – THU
TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN QUỐC TẾ PNT
2.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN QUỐC TẾ PNT
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty PNT
Nền kinh tế Việt Nam hội nhập đã mở ra cơ hội mới cho sự phát triển
của các dịch vụ kiểm toán và tư vấn kinh doanh. Với môi trường kinh doanh
thuận lợi, để đáp ứng nhu cầu thực tế của thị trường, công ty TNHH kiểm
toán Quốc tế PNT( Công ty PNT) đã được thành lập theo giấy phép kinh
doanh số 0102029558 ngày 08/01/2007 của Sở kế hoạch Thành phố Hà Nội.
Tên giao dịch đầy đủ và hợp pháp: Công ty TNHH Kiểm toán Quốc tế PNT.
Tên tiếng anh: PNT Audit International.
Vốn điều lệ của công ty: 3.000.000.000 VND (ba tỷ chẵn Việt Nam
đồng) là vốn góp của 2 thành viên, trong đó: Ông Nguyễn Tuấn Phong góp
1.800.000.000 VND chiếm 60% vốn điều lệ và ông Khương Tất Thành góp
1.200.000.000 VND chiếm 40% vốn điều lệ. Đại diện pháp luật của Công ty:
Ông Khương Tất Thành – Chức vụ Giám đốc.
Tuy mới thành lập được 3 năm nhưng số lượng khách hàng đến với
công ty không ngừng gia tăng, phạm vi hoạt động của công ty rộng khắp cả
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
SV:Nguyễn Thị Luyện Lớp CQ44/22.0432
nước, đối tượng khách hàng đa dạng và phong phú. Điều này có được là do
Ban Giám đốc và các kiểm toán viên của Công ty PNT có rất nhiều kinh
nghiệm và hiểu biết trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, pháp luật, văn hóa xã hội
Việt Nam; đặc biệt chịu khó tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của từng khách
hàng.
Trong các lĩnh vực hoạt động của mình, kiểm toán BCTC là hoạt động
chủ yếu, là điểm mạnh của công ty. Khách hàng của công ty rất đa dạng, bao
gồm tất cả các loại hình doanh nghiệp có nhu cầu đối với dịch vụ của công ty.
Phạm vi hoạt động của công ty rộng khắp cả nước như: Bình Phước, Bình
Thuận, Hòa Bình, Sơn La, Hải Phòng, Hà Nội…
Ngoài việc cung cấp các dịch vụ kiểm toán BCTC cho các doanh
nghiệp, đơn vị tại trung tâm kinh tế, các khu công nghiệp, các thành phố lớn,
công ty còn chú trọng phát triển và mở rộng thị trường kiểm toán và tư vấn
cho các đơn vị vùng sâu, vùng xa… các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Dự tính
năm nay (2010) doanh thu thực hiện trong dịch vụ kiểm toán BCTC của công
ty là khoảng 2 tỷ đồng và sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới.
Ban lãnh đạo của công ty cũng đang quan tâm, chỉ đạo và tổ chức thực
hiện tốt các dịch vụ kiểm toán cho các tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết
hay tổ chức kinh doanh chứng khoán nhằm đảm bảo nguyên tắc công khai,
minh bạch, bảo vệ quyền lợi và lợi ích của nhà đầu tư, tăng khả năng tiếp cận
của các doanh nghiệp và công chúng với thị trường chứng khoán.
Bên cạnh các dịch vụ kiểm toán, Ban lãnh đạo công ty còn rất chú
trọng đến nhiệm vụ tư vấn tài chính, kế toán, thuế cho các doanh nghiệp, hoàn
thiện hệ thống kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ và tăng cường công tác
quản lý kinh tế tài chính tại các đơn vị đó.
2.1.2 Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
SV:Nguyễn Thị Luyện Lớp CQ44/22.0433
Với phương châm luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu, sau
hơn 3 năm hoạt động Công ty PNT luôn cố gắng cung cấp cho khách hàng
những dịch vụ tốt nhất. Đảm bảo chất lượng dịch vụ và thời gian thực hiện
luôn là những yếu tố quyết định đem đến sự tin tưởng và hài lòng cho tất cả
khách hàng của PNT. Trong nhiều tình huống, PNT sẵn sàng hỗ trợ giải quyết
những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh; đưa ra các
ý kiến tư vấn để củng cố, hoàn thiện công tác quản lý doanh nghiệp và luôn
thể hiện ý chí bảo vệ quyền lợi chính đáng cho khách hàng.
Công ty PNT luôn coi trọng vấn đề trình độ và kinh nghiệm của đội
ngũ nhân viên, đây là yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng dịch vụ nói
riêng và thành công của công ty nói chung. Hiện nay Công ty có hơn 50 cán
bộ, kĩ thuật viên, kĩ sư xây dựng chuyên ngành tài chính, ngân hàng, kế toán,
kiểm toán, xây dựng, công nghệ thông tin ở trong và ngoài nước, trong đó có
8 người được cấp chứng chỉ kiểm toán viên của Bộ Tài chính (CPA).
Trong quá trình hoạt động, đội ngũ nhân viên liên tục được đào tạo
nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng và bản lĩnh nghề nghiệp cùng
các kiến thức bổ trợ về pháp luật, kinh tế, kỹ thuật, thị trường, ...
Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức một cách hợp lý,
khoa học phù hợp với quy mô hoạt động của công ty. Bộ máy quản lý của
công ty được tổ chức theo mô hình chức năng, phân chia theo các phòng ban,
mỗi phòng ban chịu trách nhiệm trong một lĩnh vực riêng độc lập nhưng có
quan hệ hỗ trợ, bổ sung cho nhau nhằm hướng tới hoàn thành mục tiêu, kế
hoạch chung của công ty. Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty được thể hiện
qua sơ đồ sau:
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
SV:Nguyễn Thị Luyện Lớp CQ44/22.0434
Sơ đồ 1: Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty PNT
Giám đốc: là người trực tiếp điều hành mọi hoạt động kinh doanh của
công ty, là đại diện pháp nhân của công ty chịu trách nhiệm trước pháp luật về
mọi hoạt động kinh doanh của công ty.
Phó Giám đốc: là người trợ giúp cho Giám đốc trong việc điều hành,
tổ chức hoạt động kinh doanh của côngty theo sự phân công của giám đốc, tư
Phó giám
đốc
Phó giám
đốc
Phòng tổng
hợp
Phòng Kiểm
toán BCTC
Phòng kiểm
toán dự án
Trưởng
phòng
Nhân
viên
Trưởng
phòng
Nhân
viên
Trưởng
phòng
Nhân
viên
Giám đốc
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
SV:Nguyễn Thị Luyện Lớp CQ44/22.0435
vấn cho Giám đốc công ty trong công tác điều hành, quản trị doanh nghiệp và
chịu trách nhiệm trực tiếp trước giám đốc.
Phòng tổng hợp: là phòng có nhiệm vụ về công tác tổ chức của công
ty, tổ chức nhân sự, cung cấp hậu cần cho công ty, quản lý công văn đến và
đi, bảo vệ tài sản công ty, tìm kiếm khách hàng, marketing khách hàng, giải
quyết những vấn đề pháp lý của công ty… góp phần hỗ trợ việc thực hiện
nhiệm vụ kiểm toán cho phòng ban nghiệp vụ khác. Ngoài ra, phòng quản trị
tổng hợp còn thực hiện các chức năng khác như điều hành bộ phận lễ tân, tổ
vệ sinh tạp vụ, tổ bảo vệ, tổ xe. Đây cũng là bộ phận quản lý, theo dõi, giám
sát việc thực hiện quy định của Công ty đối với các nhân viên trong toàn bộ
công ty.
Phòng kiểm toán: bao gồm 3 phòng kiểm toán tài chính và 1 phòng
kiểm toán dự án. Hiện nay có hơn 20 cán bộ nhân viên trong đó có 2 Trưởng
phòng và các kiểm toán viên chính, kiểm toán viên soát xét, các cộng tác viên
cùng các trợ lý kiểm toán. Chức năng chính của phòng là thực hiện kiểm toán
BCTC các hợp đồng kiểm toán đã ký kết, cung cấp dịch vụ tư vấn, xác định
giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa...
Thực hiện cung cấp các dịch vụ tư vấn tài chính kế toán, kiểm toán liên
quan tới các hoạt động thương mại dịch vụ như kiểm toán các doanh nghiệp,
ngân hàng, kiểm toán bưu điện… và có khi còn cung cấp dịch vụ sang các
lĩnh vực khác để hỗ trợ các phòng ban khác trong công ty. Cung cấp các dịch
vụ liên quan đến các dự án của các tổ chức trong và ngoài nước… Hiện nay,
kiểm toán các dự án đang phát triển mạnh mẽ, đóng góp đáng kể trong tổng
doanh thu của công ty. Cung cấp các dịch vụ kiểm toán báo cáo quyết toán
vốn đầu tư xây dựng cơ bản hoặc có hạng mục công trình hoàn thành… được
thực hiện bởi đội ngũ kiểm toán viên có trình độ cao và giàu kinh nghiệm.
Thực hiện dịch vụ tư vấn cho khách hàng các vấn đề về tài chính, kế toán,
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
SV:Nguyễn Thị Luyện Lớp CQ44/22.0436
kiểm toán, thuế, thẩm định giá trị tài sản trong doanh nghiệp… thực hiện hỗ
trợ các phòng ban khác trong việc cung cấp các dịch vụ về kiểm toán
BCTC… Ngoài ra, nhiệm vụ của phòng là đào tạo nhân viên mới, tổ chức sát
hạch định kỳ để đánh giá trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên, cập
nhật các thông tin mới về tài chính, kế toán, kiểm toán… Đồng thời, phòng
còn thực hiện nhiệm vụ chính là kiểm soát chất lượng các cuộc kiểm toán
theo yêu cầu của Ban Giám đốc.
Với cơ cấu tổ chức bộ máy một cách khoa học, hợp lý, hoạt động của
các bộ phận trong công ty có sự hòa hợp, nhịp nhàng, bổ sung, hỗ trợ lẫn
nhau. Nhờ đó giúp cho công tác quản lý tại công ty đạt hiệu quả cao, các
phòng ban cùng hợp tác tạo môi trường làm việc tích cực nhằm hướng tới đạt
mục tiêu chung của công ty.
2.1.3 Các loại hình dịch vụ cung cấp và khách hàng của Công ty
2.1.3.1 Dịch vụ cung cấp
Mục tiêu của công ty là cung cấp những dịch vụ chuyên ngành và
những thông tin đáng tin cậy nhất giúp khách hàng đưa ra những quyết định
quản lý phù hợp và có hiệu quả nhất. Phương châm hoạt động của Công ty
PNT là luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu, luôn tôn trọng các quy
định nghề nghiệp về tính bảo mật thông tin, tính độc lập, khách quan và tuân
thủ các quy định chung. Xuất phát từ việc cung cấp các dịch vụ về kiểm toán,
công ty đã mở rộng, đa dạng hóa các dịch vụ cung cấp, bao gồm:
a. Dịch vụ kiểm toán
Đây là dịch vụ chủ yếu mà công ty cung cấp cho khách hàng và cũng là
dịch vụ chủ yếu tạo nên doanh thu cho công ty. Bởi vậy Công ty PNT luôn
luôn nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán của mình bên cạnh các
dịch vụ khác mà mình cung cấp. Các loại dịch vụ kiểm toán mà công ty cung
cấp:
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
SV:Nguyễn Thị Luyện Lớp CQ44/22.0437
* Kiểm toán Báo cáo Tài chính: đây là một trong những yếu tố cơ bản
làm nên thương hiệu PNT trên thị trường và gây dựng lòng tin cao đối với
khách hàng. Hoạt động này phát triển không ngừng trước nhu cầu của thị
trường. Kiểm toán báo cáo tài chính bao gồm:
- Kiểm toán BCTC hàng năm, BCTC giữa niên độ
- Kiểm toán các công việc đặc biệt (theo chuẩn mực kiểm toán Việt
Nam số 800)
- Soát xét báo cáo tài chính
- Kiểm tra thông tin tài chính dựa trên thủ tục thỏa thuận trước
- Soát xét báo cáo tài chính
- Kiểm tra thông tin tài chính dựa trên thủ tục thỏa thuận trước
Cùng với quá trình kiểm toán Công ty luôn cố gắng hỗ trợ, tư vấn cho
khách hàng để hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, hoàn thiện công tác tổ
chức hạch toán kế toán, quản lý tài chính của khách hàng. Trong nhiều trường
hợp, Công ty giúp doanh nghiệp bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của
mình.
* Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành
* Kiểm toán hoạt động các dự án.
* Kiểm toán xác định vốn góp liên doanh.
* Giám định tài liệu kế toán, tài chính.
* Kiểm toán các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Các hoạt động kiểm toán của công ty đều tuân thủ theo đúng nguyên
tắc, Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam cũng như Chuẩn mực kiểm toán quốc tế
được chấp nhận tại Việt Nam. Sau các cuộc kiểm toán, công ty sẽ phát hành
Báo cáo kiểm toán, thư quản lý cùng những ý kiến của kiểm toán viên sẽ góp
phần giúp cho đơn vị khách hàng nhận biết được những yếu kém, hạn chế còn
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
SV:Nguyễn Thị Luyện Lớp CQ44/22.0438
tồn tại, đồng thời khắc phục, sửa chữa và hoàn thiện để có thể đạt được hiệu
quả cao nhất trong quản lý.
b. Dịch vụ kế toán
Với đội ngũ nhân viên am hiểu về kế toán Việt Nam, các thông lệ kế
toán quốc tế, nhiều năm kinh nghiệm làm việc thực tiễn tại nhiều doanh
nghiệp, dịch vụ kế toán do Công ty PNT cung cấp luôn làm hài lòng các
khách hàng. Cùng với sự phát triển của công ty, dịch vụ kế toán sẽ từng bước
được nâng cao cả về số lượng và chất lượng. Công ty luôn nỗ lực phấn đấu
nâng cao chất lượng các dịch vụ cung cấp nhằm đáp ứng đòi hỏi ngày càng
cao hơn của thị trường. Các dịch vụ kế toán cung cấp:
* Tổng hợp và lập BCTC và các báo cáo khác theo yêu cầu của khách
hàng; tổng hợp và lập BCTC hoặc báo cáo quản trị; soát xét BCTC; thiết kế
triển khai và hỗ trợ vận hành hệ thống kế toán; trợ giúp chuyển đổi BCTC
theo chế độ kế toán Việt Nam sang hình thức phù hợp với thông lệ kế toán
được chấp nhận rộng rãi.
* Xây dựng các mô hình tổ chức bộ máy kế toán và tổ chức công tác kế
toán cho các doanh nghiệp mới thành lập, hướng dẫn ghi chép sổ sách, cập
nhật chế độ kế toán tài chình mới, xây dựng hệ thống thông tin kinh tế nội bộ
phục vụ cho công tác quản trị kinh doanh.
* Cung cấp các dịch vụ tư vấn các doanh nghiệp thực hiện đúng các
quy định về lập chứng từ, luân chuyển chứng từ và công tác ghi chép sổ sách
kế toán, soát xét điều chỉnh số liệu kế toán, khóa sổ kế toán, lập các BCTC
theo quy định hiện hành.
…….
c. Dịch vụ tư vấn
Với xu thế ngày càng phát triển của nền kinh tế, yêu cầu của thị trường
đặt ra ngày càng phức tạp và đa dạng, vì vậy công ty cũng phải luôn tự đổi
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
SV:Nguyễn Thị Luyện Lớp CQ44/22.0439
mới, mở rộng thêm các dịch vụ cung cấp trong đó có dịch vụ tư vấn. Dịch vụ
này đã thực hiện sự phát triển, đóng góp một phần không nhỏ vào doanh thu
hoạt động của công ty. Hiện nay công ty đang cung cấp những dịch vụ tư vấn
sau:
* Tư vấn thuế: đây là dịch vụ đem lại hiệu quả cao, giúp các doanh
nghiệp bảo đảm thực hiện đúng các nghĩa vụ với nhà nước, thực hiện đúng
các chính sách thuế phải nộp. Công ty tư vấn cho các doanh nghiệp về các
luật thuế, thực hiện các dịch vụ đăng ký thuế, đăng ký hóa đơn tự in, hoàn
thuế, hỗ trợ quyết toán thuế, lập hồ sơ xét ưu đãi thuế…đảm bảo quyền lợi
cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực thuế và tôn trọng pháp luật nhà nước đã
ban hành.
* Tư vấn các vấn đề liên quan đến kiểm toán: tư vấn tổ chức công tác
kế toán, bộ máy kế toán và hoàn thiện các phần hành kế toán.
* Tư vấn thực hiện các quy định tài chính, huy động và sử dụng vốn,
phân tích tài chính
……
Các dịch vụ tư vấn trên đã được công ty cung cấp một cách rất hiệu
quả, bảo đảm tuân thủ các quy định pháp luật, đạt được mục tiêu doanh
nghiệp đã đặt ra và góp phần tăng doanh thu của công ty.
d. Dịch vụ đào tạo và hỗ trợ tuyển dụng
Trong môi trường cạnh tranh như hiện nay, việc nâng cao kỹ năng và
trình độ chuyên môn cho nhân viên luôn được ban giám đốc các doanh nghiệp
đặc biệt quan tâm. Cùng với những dịch vụ trên, công ty còn cung cấp các
dịch vụ hỗ trợ tuyển dụng cho các khách hàng có nhu cầu tìm kiếm và tuyển
dụng nhân viên có trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu về vị trí tuyển
dụng, cũng như các nhu cầu về quản lý và hoạt động của khách hàng.
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
SV:Nguyễn Thị Luyện Lớp CQ44/22.0440
Ban lãnh đạo công ty với kinh nghiệm giảng dạy và quản lý đào tạo
cùng với các tiến sĩ, thạc sĩ, giáo viên và chuyên gia trong thực tiễn có khả
năng xây dựng các chương trình huấn luyện và tổ chức thành công các khóa
học theo yêu cầu một cách hiệu quả nhất.
Tổ chức sinh hoạt chuyên môn và cung cấp những thông tin văn bản
của nhà nước mới ban hành. Đây là chương trình cập nhật nghiệp vụ rất bổ
ích cho những người làm công tác quản lý về tài chính, kế toán, thuế …
Đào tạo nội bộ: là công tác duy trì liên tục nhằm chuyên nghiệp hoá đội
ngũ nhân viên, đảm bảo sự phát triển vững chắc của công ty trong cơ chế thị
trường và thích ứng với quá trình hội nhập kinh tế của đất nước với thế giới.
e. Các dịch vụ khác
Ngoài các dịch vụ chính như trên, công ty còn cung cấp các dịch vụ
khác như: xây dựng và phát triển hệ thống thông tin phục vụ công tác quản lý
và kế toán, hỗ trợ khách hàng trong quá trình lựa chọn và sử dụng ứng dụng
công nghệ thông tin mới. Công ty xây dựng và cung cấp một số các phần
mềm kế toán, phần mềm quản lý…
2.1.3.2 Khách hàng của công ty TNHH Kiểm toán Quốc tế PNT
Là một công ty còn non trẻ song với uy tín của Ban lãnh đạo công ty
cùng với kinh nghiệm làm việc lâu năm của các kiểm toán viên, Công ty PNT
dần khẳng định vị thế của mình trong thị trường kiểm toán Việt Nam. Công ty
đã thu hút được nhiều khách hàng trong nước thuộc nhiều cùng miền, khu vực
kinh tế khác nhau. Khách hàng của Công ty PNT được phân loại như sau:
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: Công ty TNHH Xây dựng
CACC Việt Nam; Công ty TNHH Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao Sơn
Thái….
Công ty cổ phần; Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Phú Điền; Công
ty CP Vận tải biển Hà Nội; Công ty CP Sông Đà – Thăng Long; Công ty CP
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
SV:Nguyễn Thị Luyện Lớp CQ44/22.0441
Đầu tư xây dựng 573; Công ty CP Đầu tư và Phát triển kinh doanh; Công ty
CP Xây dựng và chuyển giao kỹ thuật; Công ty CP Xây dựng Thủy lợi I…
Doanh nghiệp Nhà nước: Tổng công ty Xây dựng công trình Giao
thông 4; Công ty Vận tải Biển Đông; Bưu điện tỉnh Bình Phước; Nhà Xuất
bản Lao động Xã hội; Công ty Xổ số kiến thiết tỉnh Hòa Bình…
2.1.4 Kết quả hoạt động và định hướng phát triển của Công ty
2.1.4.1 Kết quả hoạt động
Từ ngày thành lập đến nay, Công ty PNT đã không ngừng hoàn thiện
chương trình kiểm toán, chiến lược đào tạo, nâng cao chất lượng các dịch vụ
cung cấp, mở rộng quy mô hoạt động. Với việc bố trí nguồn nhân lực hợp lý
kết hợp với sự nỗ lực của tất cả cán bộ công nhân viên trong công ty, Công ty
PNT đã hoàn thành kế hoạch đề ra cho các năm 2008, 2009. Cụ thể, tổng
doanh thu của 2 năm 2008, 2009 như sau:
Bảng 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty PNT
ĐVT:VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009
Phòng kiểm toán BCTC 1.000.000.000 1.800.000.000
Phòng kiểm toán dự án 600.000.000 900.000.000
Tổng 1.600.000.000 2.700.000.000
Nhìn vào bảng trên ta thấy, doanh thu từ dịch vụ kiểm toán BCTC của
PNT chiếm phần lớn. Điều này đặt nền móng cho Công ty PNT phát triển các
dịch vụ về tư vấn tài chính như tư vấn thuế, tư vấn nguồn nhân lực… và các
dịch vụ kế toán.
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
SV:Nguyễn Thị Luyện Lớp CQ44/22.0442
Hơn nữa, doanh thu của các phòng đều tăng: phòng kiểm toán BCTC
tăng 80% so với năm 2008, phòng kiểm toán dự án tăng 50% so với năm
2008. Đây là thành công của toàn thể cán bộ nhân viên của Công ty PNT
trong nỗ lực gây dựng hình ảnh Công ty với khách hàng ngay từ những ngày
đầu thành lập. Và có nguyên nhân khách quan đó là sự bùng nổ của thị trường
chứng khoán tại Việt Nam tạo ra lượng khách hàng lớn cần kiểm toán và tư
vấn để cổ phần hóa hay lên các sàn giao dịch.
Năm 2010 và những năm tiếp theo còn rất nhiều khó khăn phía trước.
Vì vậy Công ty PNT cần nỗ lực hơn nữa, tìm kiếm thêm nhiều khách hàng,
tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo uy tín đối với khách hàng để tạo ra
thêm doanh thu.
2.1.4.2 Phương hướng hoạt động của Công ty TNHH Kiểm toán Quốc tế
PNT
Về doanh thu: từ những thay đổi của thị trường tài chính của Việt Nam,
Công ty đặt ra các mục tiêu cụ thể cho các phòng ban cụ thể như sau:
Bảng 1.2: Kế hoạch doanh thu của Công ty PNT 2010
ĐVT: VNĐ
Phòng Mục tiêu năm 2010
1. Phòng kiểm toán BCTC 2.000.000.000
2. Phòng kiểm toán dự án 1.500.000.000
Tổng cộng 3.500.000.000
Về loại hình dịch vụ: trong thời gian tới, Ban Giám đốc công ty vẫn xác
định việc phát triển dịch vụ kiểm toán BCTC là dịch vụ chủ yếu và chiến lược
của mình và tiếp tục hoàn thiện chương trình kiểm toán để có thể cung cấp
dịch vụ với chất lượng tốt nhất.
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
SV:Nguyễn Thị Luyện Lớp CQ44/22.0443
Về khách hàng tiềm năng: công ty đang chú trọng hoàn thiện các dịch
vụ cung cấp cho các khách hàng tiềm năng như: Công ty Cổ phần Viễn thông
Hà Nội Telecom, Công ty TNHH 3H…
Do là một công ty mới đi vào hoạt động được 3 năm nên quá trình thực
hiện và đào tạo cán bộ bước đầu còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên, công ty có xác
định cho mình phương hướng hoạt động và phát triển hơn nữa nguồn nhân lực
trong những năm tới:
- Xây dựng đội ngũ kiểm toán viên phát triển cả về chất lượng và chất
- Nâng cao chất lượng, số lượng nhân viên trong công ty về các lĩnh
vực kế toán, tài chính, tư vấn, kiểm toán.
2.1.5 Giới thiệu về quy trình kiểm toán BCTC của Công ty PNT
Sơ đồ 2: Quy trình kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán Quốc tế PNT
`
Bước 1: Khảo sát và đánhgiá khách hàng
Trước khi quyết định ký một hợp đồng, công ty tiến hành khảo sát,
đánh giá để chấp nhận khách hàng. Đối với mỗi khách hàng tiềm năng cụ thể
cần thu thập các thông tin chi tiết hơn, càng nhiều càng tốt để có căn cứ xác
Khảo sát và chấp nhận khách hàng
Ký hợp đồng cung cấp dịch vụ
Lập kế hoạch kiểm toán và chương trình kiểm toán
Thực hiện kiểm toán
Soát xét chất lượng và phát hành Báo cáo kiểm toán
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
SV:Nguyễn Thị Luyện Lớp CQ44/22.0444
đáng đánh giá, chấp nhận khách hàng. Các thông tin cần thu thập trong giai
đoạn này bao gồm:
- Nhu cầu của khách hàng về dịch vụ kiểm toán: mục đích mời kiểm
toán, các yêu cầu về dịch vụ cung cấp, báo cáo…
- Các thông tin chung về khách hàng: loại hình doanh nghiệp, địa chỉ,
hồ sơ pháp lý, ngành nghề sản xuất kinh doanh chính…
- Cơ cấu tổ chức hoạt động: địa bàn hoạt động, cơ cấu tổ chức nhân
sự, các bên có liên quan…
- Tình hình kinh doanh: mặt hàng cung cấp chính, đặc điểm của hoạt
động kinh doanh, đặc điểm của sản phẩm, quy trình sản xuất…
- Hệ thống kế toán đang áp dụng.
Bước 2: Kí hợp đồng cung cấp dịch vụ
Sau khi khảo sát, đánh giá về khách hàng, công ty đi đến quyết định
chấp nhận khách hàng. Công ty PNT tiến hành ký kết hợp đồng cung cấp dịch
vụ trong đó nêu rõ trách nhiệm pháp lý của các bên, quyền và nghĩa vụ của
các bên tham gia, giá trị của dịch vụ cung cấp…
Bước 3: Lập kế hoạch kiểm toán và chương trình kiểm toán
Trên cơ sở các thông tin tài liệu đã thu thập được, đoàn kiểm toán được
phân công thực hiện sẽ tiến hành lập kế hoạch kiểm toán cho từng khoản mục,
công việc cụ thể, đặc biệt tập trung vào các công việc sau:
- Đánh giá rủi ro đối với từng khoản mục trên BCTC để nhằm mục
đích đưa ra các giải pháp phù hợp cho việc phòng ngừa các rủi ro còn chứa
đựng trong các BCTC.
- Xác định mục tiêu, nội dung cần tiến hành kiểm toán đối với các
khoản mục cụ thể (trong đó xác định rõ các thủ tục phân tích, các thử nghiệm
cơ bản, quy mô chọn mẫu… áp dụng cho từng khoản mục).
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
SV:Nguyễn Thị Luyện Lớp CQ44/22.0445
- Xác định quy mô kiểm toán: phương thức, biện pháp tổ chức lực
lượng cũng như thời gian, phạm vi thực hiện kiểm toán.
Bước 4: Thực hiện kiểm toán
Với chương trình kiểm toán đã lập một cách khoa học và thích hợp cho
mỗi khách hàng, trong giai đoạn này kiểm toán viên sẽ tiến hành công việc
kiểm toán theo các kế hoạch chi tiết đã lập. Giai đoạn này bao gồm các công
việc cụ thể sau:
- Rà soát đánh giá thực hiện các thử nghiệm hệ thống KSNB.
Kiểm toán viên sẽ phân tích môi trường kiểm toán chung, xem xét hệ
thống kế toán và thủ tục kiểm soát hiện có của khách hàng nhằm đạt được các
mục tiêu sau:
+ Nắm vững các quy trình KSNB tại đơn vị được kiểm toán.
+ Bảo đảm rằng các hệ thống kiểm soát và các quy trình áp dụng tại
đơn vị hoạt động có hiệu quả.
+ Đánh giá cơ cấu tổ chức, cơ chế ra quyết định và chế độ báo cáo.
+ Đánh giá chất lượng KSNB của cán bộ quản lý và các nhân viên chủ
chốt.
+ Đánh giá việc tuân thủ các quy định của Nhà nước trong việc thực
hiện chế độ tài chính, kế toán, kiểm toán và thống kê.
- Thực hiện thủ tục phân tích: các thủ tục phân tích được sử dụng
trong giai đoạn này gồm phân tích ngang và phân tích dọc.
- Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ phát sinh, kiểm tra chi tiết số dư tài
khoản.
Việc kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ phát sinh được thực hiện trên cơ sở
sử dụng phương pháp chọn mẫu của kiểm toán viên. Việc kiểm tra chi tiết số
dư được thực hiện với tất cả các khoản mục có số dư trên Bảng cân đối kế
toán.
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
SV:Nguyễn Thị Luyện Lớp CQ44/22.0446
Bước 5: Soát xét chất lượng và phát hành báo cáo kiểm toán
Giai đoạn này gồm các công việc sau:
- Soát xét lại hồ sơ kiểm toán trước khi rời khỏi văn phòng khách
hàng.
- Tổng kết các công việc đã thực hiện.
- Lập tài liệu soátxét 3 cấp, tổng hợp sai sótđể đề nghị điều chỉnh, dự
thảo phục vụ cho mục đích kiểm soát chất lượng.
- Sau khi kiểm soát thông qua thì sẽ tiến hành gửi các bản dự thảo cho
khách hàng và họp thông báo kết quả kiểm toán.
- Thông báo các bản dự thảo, ban hành Báo cáo kiểm toán, Thư quản
lý.
2.2 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM TOÁN
CHU KỲ BÁN HÀNG – THU TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BÁO
CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN QUỐC
TẾ PNT
2.2.1 Thực trạng việc xác định mục tiêu và căn cứ kiểm toán chu kỳ Bán
hàng – Thu tiền
2.2.1.1 Mục tiêu kiểm toán chu kỳ Bán hàng – Thu tiền
Mục tiêu kiểm toán chu kỳ Bán hàng – Thu tiền được Công ty PNT
dựa trên chuẩn mực kiểm toán và phù hợp với mục đích chung của kiểm toán
BCTC. Đối với chu kỳ Bán hàng – Thu tiền cũng vậy, việc xác định mục tiêu
đạt được cụ thể thông qua các cơ sở dẫn liệu:
- Mục tiêu về sự phát sinh: Các nghiệp vụ bán hàng - thu tiền đã ghi
sổ là có căn cứ hợp lý và thực sự phát sinh.
- Mục tiêu về tính đầy đủ: Các nghiệp vụ bán hàng - thu tiền phải
được ghi sổ đầy đủ.
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
SV:Nguyễn Thị Luyện Lớp CQ44/22.0447
- Mục tiêu về quyền và nghĩa vụ: Hàng hóa đã được chuyển giao
quyền sở hữu cho khách hàng, doanh thu được ghi nhận thuộc quyền sở hữu
của doanh nghiệp.
- Mục tiêu về sự tính toán đánh giá: Doanh thu bán hàng được phản
ánh chính xác về giá trị, tính toán, cộng dồn và ghi chép chính xác; các khoản
phải thu khách hàng được ghi chép đúng số tiền, các con số cộng sổ chuyển
sổ phải chính xác.
- Mục tiêu tính giá các khoản phải thu: Các khoản phải thu khách
hàng được tính giá đúng. Các khoản dự phòng phải thu khách hàng được trích
lập chính xác để tính ra giá trị thuần của các khoản phải thu khách hàng.
- Mục tiêu về sự phân loại: Doanh thu bán hàng đã được phân loại
đúng đắn.
- Mục tiêu về sự tính đúng kỳ: Doanh thu bán hàng được ghi sổ đúng
kỳ.
2.2.1.2 Xác địnhcăn cứ kiểm toán
Để có thể kiểm toán, KTV cần thu thập các tài liệu cần thiết từ khách
hàng, các tài liệu này rất cần thiết cho qua trình đánh giá hệ thống KSNB
cũng như các thủ tục phân tích và kiểm tra chi tiết.
KTV gửi bản đề nghị cung cấp tài liệu cho kế toán trưởng của đơn vị
khách hàng. Các căn cứ để kiểm toán chu kỳ Bán hàng – Thu tiền: Báo cáo
kết quả kinh doanh; Bảng cân đối phát sinh; Trang tổng hợp các tài khoản;
Bảng kê doanh thu theo mặt hàng, dịch vụ theo tháng và theo từng bộ phận;
Tờ khai thuế; Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại;
Các chính sách, quy định về giá, bán hàng trả chậm, chiết khấu, giảm giá
hàng bán; Bảng phân tích tuổi nợ của các khoản phải thu khách hàng; Các
thư xác nhận, biên bản đối chiếu công nợ tại ngày kết thúc năm kế toán; Sổ
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
SV:Nguyễn Thị Luyện Lớp CQ44/22.0448
tổng hợp và sổ chi tiết liên quan; Đơn đặt hàng, hợp đồng thương mại, hóa
đơn bán hàng,...
Việc xác định căn cứ kiểm toán cho chu kỳ Bán hàng – Thu tiền còn
tùy thuộc đặc thù của từng đơn vị khách hàng.
2.2.2 Thực trạng quy trình và phương pháp kiểm toán chu kỳ Bán
hàng – Thu tiền
Việc kiểm toán chu kỳ Bán hàng – Thu tiền cũng được thực hiện tuần
tự như một cuộc kiểm toán.
2.2.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán chu kỳ Bán hàng – Thu tiền
a. Thu thập các thông tin cơ sở và thông tin liên quan đến nghĩa vụ pháp
lý
Tùy theo từng khách hàng mà KTV thu thập toàn bộ thông tin về hoặc
thu thập một phần thông tin. Đối với những khách hàng cũ, mọi thông tin về
khách hàng đã được thu thập đầy đủ vào những cuộc kiểm toán trước đó và
lưu giữ trong hồ sơ chung về khách hàng, KTV chỉ cần thu thập bổ sung
những thông tin đổi mới trong năm tài chính đang kiểm toán. Đối với khách
hàng mới KTV phải thu thập đầy đủ thông tin về khách hàng.
Công ty A là khách hàng mới nên KTV phải tìm hiểu toàn bộ về: điều
kiện thành lập, hồ sơ pháp lý, ngành nghề kinh doanh, hình thức kế toán áp
dụng....
 Điều kiện thành lập
- Hình thức sở hữu vốn: Công ty A là công ty TNHH
- Ngành, nghề kinh doanh: Sản xuất, lắp ráp máy móc, thiết bị trong
lĩnh vực bưu chính, viễn thông, phát nhanh, truyền hình, điện tử, tin học;
Quy trình kiểm toán chu kỳ Bán hàng tại Công ty kiểm toán PNT
Quy trình kiểm toán chu kỳ Bán hàng tại Công ty kiểm toán PNT
Quy trình kiểm toán chu kỳ Bán hàng tại Công ty kiểm toán PNT
Quy trình kiểm toán chu kỳ Bán hàng tại Công ty kiểm toán PNT
Quy trình kiểm toán chu kỳ Bán hàng tại Công ty kiểm toán PNT
Quy trình kiểm toán chu kỳ Bán hàng tại Công ty kiểm toán PNT
Quy trình kiểm toán chu kỳ Bán hàng tại Công ty kiểm toán PNT
Quy trình kiểm toán chu kỳ Bán hàng tại Công ty kiểm toán PNT
Quy trình kiểm toán chu kỳ Bán hàng tại Công ty kiểm toán PNT
Quy trình kiểm toán chu kỳ Bán hàng tại Công ty kiểm toán PNT
Quy trình kiểm toán chu kỳ Bán hàng tại Công ty kiểm toán PNT
Quy trình kiểm toán chu kỳ Bán hàng tại Công ty kiểm toán PNT
Quy trình kiểm toán chu kỳ Bán hàng tại Công ty kiểm toán PNT
Quy trình kiểm toán chu kỳ Bán hàng tại Công ty kiểm toán PNT
Quy trình kiểm toán chu kỳ Bán hàng tại Công ty kiểm toán PNT
Quy trình kiểm toán chu kỳ Bán hàng tại Công ty kiểm toán PNT
Quy trình kiểm toán chu kỳ Bán hàng tại Công ty kiểm toán PNT
Quy trình kiểm toán chu kỳ Bán hàng tại Công ty kiểm toán PNT
Quy trình kiểm toán chu kỳ Bán hàng tại Công ty kiểm toán PNT
Quy trình kiểm toán chu kỳ Bán hàng tại Công ty kiểm toán PNT
Quy trình kiểm toán chu kỳ Bán hàng tại Công ty kiểm toán PNT
Quy trình kiểm toán chu kỳ Bán hàng tại Công ty kiểm toán PNT
Quy trình kiểm toán chu kỳ Bán hàng tại Công ty kiểm toán PNT
Quy trình kiểm toán chu kỳ Bán hàng tại Công ty kiểm toán PNT
Quy trình kiểm toán chu kỳ Bán hàng tại Công ty kiểm toán PNT
Quy trình kiểm toán chu kỳ Bán hàng tại Công ty kiểm toán PNT
Quy trình kiểm toán chu kỳ Bán hàng tại Công ty kiểm toán PNT
Quy trình kiểm toán chu kỳ Bán hàng tại Công ty kiểm toán PNT
Quy trình kiểm toán chu kỳ Bán hàng tại Công ty kiểm toán PNT
Quy trình kiểm toán chu kỳ Bán hàng tại Công ty kiểm toán PNT
Quy trình kiểm toán chu kỳ Bán hàng tại Công ty kiểm toán PNT
Quy trình kiểm toán chu kỳ Bán hàng tại Công ty kiểm toán PNT
Quy trình kiểm toán chu kỳ Bán hàng tại Công ty kiểm toán PNT
Quy trình kiểm toán chu kỳ Bán hàng tại Công ty kiểm toán PNT
Quy trình kiểm toán chu kỳ Bán hàng tại Công ty kiểm toán PNT
Quy trình kiểm toán chu kỳ Bán hàng tại Công ty kiểm toán PNT
Quy trình kiểm toán chu kỳ Bán hàng tại Công ty kiểm toán PNT
Quy trình kiểm toán chu kỳ Bán hàng tại Công ty kiểm toán PNT
Quy trình kiểm toán chu kỳ Bán hàng tại Công ty kiểm toán PNT
Quy trình kiểm toán chu kỳ Bán hàng tại Công ty kiểm toán PNT
Quy trình kiểm toán chu kỳ Bán hàng tại Công ty kiểm toán PNT
Quy trình kiểm toán chu kỳ Bán hàng tại Công ty kiểm toán PNT
Quy trình kiểm toán chu kỳ Bán hàng tại Công ty kiểm toán PNT
Quy trình kiểm toán chu kỳ Bán hàng tại Công ty kiểm toán PNT

More Related Content

What's hot

“Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECA...
“Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECA...“Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECA...
“Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECA...Dương Hà
 
Báo cáo thực tập kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh
Báo cáo thực tập kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanhBáo cáo thực tập kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh
Báo cáo thực tập kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanhDương Hà
 
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài...
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài...Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài...
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài...luanvantrust
 
Báo cáo thực tập Kế Toán Tiền Mặt Tại Công Ty Công Nghiệp Liang Chi Ii Việt Nam
Báo cáo thực tập Kế Toán Tiền Mặt Tại Công Ty Công Nghiệp Liang Chi Ii Việt NamBáo cáo thực tập Kế Toán Tiền Mặt Tại Công Ty Công Nghiệp Liang Chi Ii Việt Nam
Báo cáo thực tập Kế Toán Tiền Mặt Tại Công Ty Công Nghiệp Liang Chi Ii Việt NamDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kin...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kin...Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kin...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kin...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Giáo Trình Kiểm Toán Tài Chính
Giáo Trình Kiểm Toán Tài Chính Giáo Trình Kiểm Toán Tài Chính
Giáo Trình Kiểm Toán Tài Chính nataliej4
 
Báo cáo thực tập kế toán công nợ phải thu và phải trả năm 2016
Báo cáo thực tập kế toán công nợ phải thu và phải trả năm 2016Báo cáo thực tập kế toán công nợ phải thu và phải trả năm 2016
Báo cáo thực tập kế toán công nợ phải thu và phải trả năm 2016tuan nguyen
 
Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm
Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩmKế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm
Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩmHọc kế toán thực tế
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Thép Đạ...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Thép Đạ...Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Thép Đạ...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Thép Đạ...Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
VỀ KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC
VỀ KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTCVỀ KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC
VỀ KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTCNguyễn Công Huy
 

What's hot (20)

“Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECA...
“Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECA...“Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECA...
“Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECA...
 
Báo cáo thực tập kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh
Báo cáo thực tập kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanhBáo cáo thực tập kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh
Báo cáo thực tập kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh
 
Luận văn: Kế toán kết quả kinh doanh tại công ty xây dựng, HAY
Luận văn: Kế toán kết quả kinh doanh tại công ty xây dựng, HAYLuận văn: Kế toán kết quả kinh doanh tại công ty xây dựng, HAY
Luận văn: Kế toán kết quả kinh doanh tại công ty xây dựng, HAY
 
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài...
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài...Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài...
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài...
 
Kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu rất hay, đạt 9 điểm
Kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu rất hay, đạt 9 điểmKế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu rất hay, đạt 9 điểm
Kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu rất hay, đạt 9 điểm
 
Khóa luận: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Khóa luận: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanhKhóa luận: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Khóa luận: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh
 
Báo cáo thực tập Kế Toán Tiền Mặt Tại Công Ty Công Nghiệp Liang Chi Ii Việt Nam
Báo cáo thực tập Kế Toán Tiền Mặt Tại Công Ty Công Nghiệp Liang Chi Ii Việt NamBáo cáo thực tập Kế Toán Tiền Mặt Tại Công Ty Công Nghiệp Liang Chi Ii Việt Nam
Báo cáo thực tập Kế Toán Tiền Mặt Tại Công Ty Công Nghiệp Liang Chi Ii Việt Nam
 
Đề tài: Kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, HAY
Đề tài: Kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, HAYĐề tài: Kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, HAY
Đề tài: Kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, HAY
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kin...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kin...Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kin...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kin...
 
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đĐề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
 
Đề tài: Kiểm toán Nợ Phải thu khách hàng Công ty Kiểm toán DFK
Đề tài: Kiểm toán Nợ Phải thu khách hàng Công ty Kiểm toán DFKĐề tài: Kiểm toán Nợ Phải thu khách hàng Công ty Kiểm toán DFK
Đề tài: Kiểm toán Nợ Phải thu khách hàng Công ty Kiểm toán DFK
 
Giáo Trình Kiểm Toán Tài Chính
Giáo Trình Kiểm Toán Tài Chính Giáo Trình Kiểm Toán Tài Chính
Giáo Trình Kiểm Toán Tài Chính
 
Đề tài: Kế toán về doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh, HOT
Đề tài: Kế toán về doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh, HOTĐề tài: Kế toán về doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh, HOT
Đề tài: Kế toán về doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh, HOT
 
Báo cáo thực tập kế toán công nợ phải thu và phải trả năm 2016
Báo cáo thực tập kế toán công nợ phải thu và phải trả năm 2016Báo cáo thực tập kế toán công nợ phải thu và phải trả năm 2016
Báo cáo thực tập kế toán công nợ phải thu và phải trả năm 2016
 
Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm
Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩmKế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm
Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Thép Đạ...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Thép Đạ...Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Thép Đạ...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Thép Đạ...
 
VỀ KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC
VỀ KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTCVỀ KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC
VỀ KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC
 
Đề tài: Kiểm toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty Kiểm toán VAE
Đề tài: Kiểm toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty Kiểm toán VAEĐề tài: Kiểm toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty Kiểm toán VAE
Đề tài: Kiểm toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty Kiểm toán VAE
 
Đề tài: Kế toán hàng hóa tại Công ty sản xuất gạch men, HAY
Đề tài: Kế toán hàng hóa tại Công ty sản xuất gạch men, HAYĐề tài: Kế toán hàng hóa tại Công ty sản xuất gạch men, HAY
Đề tài: Kế toán hàng hóa tại Công ty sản xuất gạch men, HAY
 
ĐỀ TÀI: Chu trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính
ĐỀ TÀI: Chu trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chínhĐỀ TÀI: Chu trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính
ĐỀ TÀI: Chu trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính
 

Similar to Quy trình kiểm toán chu kỳ Bán hàng tại Công ty kiểm toán PNT

Chuyên đề tốt nghiệp HVTC
Chuyên đề tốt nghiệp HVTCChuyên đề tốt nghiệp HVTC
Chuyên đề tốt nghiệp HVTCTruonganh1908
 
Đề tài: Công tác kế toán bán hàng tại công ty thương mại Vạn Thành - Gửi miễn...
Đề tài: Công tác kế toán bán hàng tại công ty thương mại Vạn Thành - Gửi miễn...Đề tài: Công tác kế toán bán hàng tại công ty thương mại Vạn Thành - Gửi miễn...
Đề tài: Công tác kế toán bán hàng tại công ty thương mại Vạn Thành - Gửi miễn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kin...
Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kin...Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kin...
Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kin...luanvantrust
 
Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành kế toán: Tổ chức kế toán bán hàng và kết quả...
Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành kế toán: Tổ chức kế toán bán hàng và kết quả...Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành kế toán: Tổ chức kế toán bán hàng và kết quả...
Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành kế toán: Tổ chức kế toán bán hàng và kết quả...Nguyễn Thị Thanh Huyền
 
Kế toán bán hàng và kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Proceed Việt Nam
Kế toán bán hàng và kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Proceed Việt NamKế toán bán hàng và kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Proceed Việt Nam
Kế toán bán hàng và kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Proceed Việt NamDương Hà
 
HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH ...
HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH ...HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH ...
HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH ...Viết thuê luận văn https://lamluanvan.net/
 
Đề tài: Kiểm toán chu trình bán hàng - Thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài c...
Đề tài: Kiểm toán chu trình bán hàng - Thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài c...Đề tài: Kiểm toán chu trình bán hàng - Thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài c...
Đề tài: Kiểm toán chu trình bán hàng - Thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài c...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY...HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY...
 

Similar to Quy trình kiểm toán chu kỳ Bán hàng tại Công ty kiểm toán PNT (20)

Chuyên đề tốt nghiệp HVTC
Chuyên đề tốt nghiệp HVTCChuyên đề tốt nghiệp HVTC
Chuyên đề tốt nghiệp HVTC
 
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty thương mại Kết Hiền
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty thương mại Kết HiềnĐề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty thương mại Kết Hiền
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty thương mại Kết Hiền
 
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty Công Nghệ 3C, 9đ
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty Công Nghệ 3C, 9đĐề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty Công Nghệ 3C, 9đ
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty Công Nghệ 3C, 9đ
 
Đề tài: Công tác doanh thu kết quả kinh doanh tại Công ty Sao Đỏ
Đề tài: Công tác doanh thu kết quả kinh doanh tại Công ty Sao ĐỏĐề tài: Công tác doanh thu kết quả kinh doanh tại Công ty Sao Đỏ
Đề tài: Công tác doanh thu kết quả kinh doanh tại Công ty Sao Đỏ
 
Đề tài: Công tác kế toán bán hàng tại công ty thương mại Vạn Thành - Gửi miễn...
Đề tài: Công tác kế toán bán hàng tại công ty thương mại Vạn Thành - Gửi miễn...Đề tài: Công tác kế toán bán hàng tại công ty thương mại Vạn Thành - Gửi miễn...
Đề tài: Công tác kế toán bán hàng tại công ty thương mại Vạn Thành - Gửi miễn...
 
Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kin...
Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kin...Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kin...
Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kin...
 
Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành kế toán: Tổ chức kế toán bán hàng và kết quả...
Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành kế toán: Tổ chức kế toán bán hàng và kết quả...Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành kế toán: Tổ chức kế toán bán hàng và kết quả...
Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành kế toán: Tổ chức kế toán bán hàng và kết quả...
 
Kế toán bán hàng và kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Proceed Việt Nam
Kế toán bán hàng và kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Proceed Việt NamKế toán bán hàng và kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Proceed Việt Nam
Kế toán bán hàng và kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Proceed Việt Nam
 
Đề tài: Tổ chức Kế toán bán hàng tại Công ty Dịch vụ Vinacomin
Đề tài: Tổ chức Kế toán bán hàng tại Công ty Dịch vụ VinacominĐề tài: Tổ chức Kế toán bán hàng tại Công ty Dịch vụ Vinacomin
Đề tài: Tổ chức Kế toán bán hàng tại Công ty Dịch vụ Vinacomin
 
Kiểm toán khoản mục phải trả người bán công ty Kiểm toán, 9đ
Kiểm toán khoản mục phải trả người bán công ty Kiểm toán, 9đKiểm toán khoản mục phải trả người bán công ty Kiểm toán, 9đ
Kiểm toán khoản mục phải trả người bán công ty Kiểm toán, 9đ
 
Kế toán bán hàng và kết quả kinh doanh tại Công ty Pin - đèn, 9đ
Kế toán bán hàng và kết quả kinh doanh tại Công ty Pin - đèn, 9đKế toán bán hàng và kết quả kinh doanh tại Công ty Pin - đèn, 9đ
Kế toán bán hàng và kết quả kinh doanh tại Công ty Pin - đèn, 9đ
 
Quy trình kiểm toán Tài sản cố định tại Công ty kiểm toán, HAY
Quy trình kiểm toán Tài sản cố định tại Công ty kiểm toán, HAYQuy trình kiểm toán Tài sản cố định tại Công ty kiểm toán, HAY
Quy trình kiểm toán Tài sản cố định tại Công ty kiểm toán, HAY
 
HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH ...
HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH ...HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH ...
HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH ...
 
Đề tài: Kiểm toán chu trình bán hàng - Thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài c...
Đề tài: Kiểm toán chu trình bán hàng - Thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài c...Đề tài: Kiểm toán chu trình bán hàng - Thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài c...
Đề tài: Kiểm toán chu trình bán hàng - Thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài c...
 
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY...HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY...
 
Kế toán doanh thu và kết quả kinh doanh tại Công ty Hoàng Thuỳ
Kế toán doanh thu và kết quả kinh doanh tại Công ty Hoàng ThuỳKế toán doanh thu và kết quả kinh doanh tại Công ty Hoàng Thuỳ
Kế toán doanh thu và kết quả kinh doanh tại Công ty Hoàng Thuỳ
 
Đề tài: Lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty Thanh Biên
Đề tài: Lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty Thanh BiênĐề tài: Lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty Thanh Biên
Đề tài: Lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty Thanh Biên
 
Báo cáo: Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh, 9 ĐIỂM
Báo cáo: Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh, 9 ĐIỂMBáo cáo: Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh, 9 ĐIỂM
Báo cáo: Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh, 9 ĐIỂM
 
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty vận tải Đức Lâm, HOT
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty vận tải Đức Lâm, HOTĐề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty vận tải Đức Lâm, HOT
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty vận tải Đức Lâm, HOT
 
Đề tài: Công tác doanh thu, chi phí tại công ty vận tải hàng hóa
Đề tài: Công tác doanh thu, chi phí tại công ty vận tải hàng hóaĐề tài: Công tác doanh thu, chi phí tại công ty vận tải hàng hóa
Đề tài: Công tác doanh thu, chi phí tại công ty vận tải hàng hóa
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 

Recently uploaded (20)

sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 

Quy trình kiểm toán chu kỳ Bán hàng tại Công ty kiểm toán PNT

  • 1. Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính SV:Nguyễn Thị Luyện Lớp CQ44/22.041 LỜI MỞ ĐẦU Hòa nhập vào sự phát triển của nền kinh tế khu vực và thế giới, với cơ chế mở cửa của nền kinh tế nước ta hiện nay, tất cả các thành phần kinh tế đều chịu sự tác động của quy luật kinh tế nói chung và quy luật cạnh tranh nói riêng. Để tồn tại và phát triển, mỗi doanh nghiệp phải có một bộ máy tổ chức, quản lý chặt chẽ, có hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh bằng hệ thống các công cụ quản lý khác nhau. Việc chớp được cơ hội kinh doanh sẽ giúp cho các doanh nghiệp giành chiến thắng trong cạnh tranh, muốn vậy các doanh nghiệp cần có được các thông tin một cách kịp thời và chính xác, các thông tin về tình hình kinh tế tài chính của doang nghiệp là đối tượng quan tâm hàng đầu không chỉ của bản thân doanh nghiệp mà còn là của các đối thủ cạnh tranh, các nhà đầu tư, các cơ quan quản lý Nhà nước… Để các đối tượng sử dụng thông tin tài chính, cụ thể là những thông tin trên BCTC đưa ra các quyết định kịp thời và chính xác thì thông tin trên BCTC phải đảm bảo tính trung thực, hợp lý. Do dó, các BCTC cần thiết phải được kiểm toán để đáp ứng yêu cầu đó. Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH kiểm toán quốc tế PNT, em đã tìm hiểu tổng quan chung về hoạt động của Công ty, tìm hiểu về quy trình kiểm toán, phương pháp kiểm toán đối với từng phần hành trong đó có kiểm toán chu kỳ Bán hàng – Thu tiền. Nhận thấy, chu kỳ Bán hàng – Thu tiền là một bộ phận có liên quan đến nhiều chỉ tiêu trọng yếu trên Bảng cân đối kế toán cũng như Báo cáo kết quả kinh doanh của Doanh nghiệp. Do đó, kiểm toán chu kỳ Bán hàng – Thu tiền là một phần hành kiểm toán quan trọng trong kiểm toán BCTC. Nhận thức được vai trò đó, em chọn đề tài: “Hoàn thiện quy trình kiểm toán chu kỳ Bán hàng – Thu tiền trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH kiểm toán quốc tế PNT”.
  • 2. Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính SV:Nguyễn Thị Luyện Lớp CQ44/22.042 Luận văn tốt nghiệp được chia làm ba phần chính: Chương 1: Lý luận chung về kiểm toán chu kỳ Bán hàng - Thu tiền trong kiểm toán Báo cáo tài chính Chương 2: Thực trạng kiểm toán chu kỳ Bán hàng – Thu tiền trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH kiểm toán quốc tế PNT Chương 3: Một số ý kiến nhận xét và phương hướng giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán chu kỳ Bán hàng – Thu tiền trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH kiểm toán quốc tế PNT Với mong muốn tìm hiểu sâu về kiểm toán chu kỳ Bán hàng – Thu tiền, trong bài luận văn này em đã trình bày chi tiết các bước thực hiện kiểm toán. Tuy nhiên với trình độ và kinh nghiệm còn hạn chế, bài luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp, phê bình của thầy cô để bài luận văn trở nên hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo, Ths Phạm Tiến Hưng, người đã trực tiếp hướng dẫn em làm bài luận văn này. Và em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và các anh chị làm việc tại Công ty TNHH kiểm toán quốc tế PNT đã giúp đỡ tận tình và cung cấp các tài liệu cần thiết cho việc xây dựng và hoàn thiện bài luận văn tốt nghiệp này. Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Luyện
  • 3. Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính SV:Nguyễn Thị Luyện Lớp CQ44/22.043 CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN CHU KỲ BÁN HÀNG – THU TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.1 KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM CHU KỲ BÁN HÀNG – THU TIỀN 1.1.1 Đặc điểm Bán hàng – Thu tiền là quá trình rất quan trọng đối với bất kể doanh nghiệp nào. Trong doanh nghiệp, quá trình bán hàng và thu tiền có diễn ra tốt thì doanh nghiệp mới kinh doanh tốt, đem lại kết quả tốt về mặt doanh thu, nhằm duy trì hoạt động của doanh nghiệp. Bán hàng – Thu tiền là một trong các chu kỳ chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong quá trình tái sản xuất, hoạt động tiêu thụ nhằm thực hiện giá trị của sản phẩm, hàng hoá hay dịch vụ. Sản phẩm, hàng hóa hay dịch vụ được cung cấp cho khách hàng và đơn vị sẽ thu được tiền bán hàng. Các nghiệp vụ kinh tế này và việc theo dõi, xử lý nó sẽ có liên quan đến nhiều thông tin tài chính như doanh thu bán hàng, các khoản giảm doanh thu bán hàng (chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại), giá vốn hàng bán, phải thu khách hàng, chi phí bán hàng...Các thông tin chủ yếu của chu kỳ này như doanh thu bán hàng, các khoản doanh thu bán hàng, giá vốn hàng bán, phải thu khách hàng, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp được tổng hợp và trình bày trong Bảng cân đối kế toán, trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và trong Thuyết minh báo cáo tài chính hàng năm. Nói tóm lại, kiểm toán chu kỳ Bán hàng – Thu tiền có vai trò quan trọng trong Báo cáo tài chính (BCTC), giúp cho kiểm toán viên nắm bắt được tình hình hoạt động của doanh nghiệp và từ đó đưa ra các kết luận kiểm toán, đem lại hiệu quả cao cho cuộc kiểm toán.
  • 4. Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính SV:Nguyễn Thị Luyện Lớp CQ44/22.044 1.1.2 Đặc điểm của chu kỳ Bán hàng – Thu tiền ảnh hưởng đến kiểm toán BCTC Trong bất kỳ cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính nào cũng vậy thì kiểm toán chu kỳ Bán hàng – Thu tiền là một phần hành quan trọng, đòi hỏi Công ty kiểm toán bỏ ra nhiều thời gian và chi phí. Chu kỳ Bán hàng – Thu tiền là giai đoạn cuối của chu kỳ sản xuất kinh doanh trong một doanh nghiệp, phản ánh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Cho nên, bản thân nó chứa đựng nhiều khoản mục quan trọng trên BCTC và thu hút sự quan tâm của những người sử dụng thông tin trên BCTC. Mặt khác chu kỳ Bán hàng – Thu tiền khả năng chứa nhiều sai phạm, ví dụ: - Khai báo tăng doanh thu bán hàng, phải thu khách hàng trên cơ sở hạch toán khống nghiệp vụ bán hàng hoặc hạch toán sớm các nghiệp vụ bán hàng nhưng chưa được coi là hoàn thành tiêu thụ. - Ghi nhận muộn doanh thu bán hàng trong nghiệp vụ bán hàng trả chậm: chờ đến khi thu được tiền hàng mới ghi nhận doanh thu hoặc hạch toán nghiệp vụ bán hàng thành nghiệp vụ bán hàng đang gửi đi bán;… - Ghi chép đơn giá bán, số tiền khác nhau trên các liên hoá đơn bán hàng hay trên hợp đồng thương mại. - Chuyển doanh thu bán hàng nội địa thành bán hàng ra nước ngoài (xuất khẩu), doanh thu hàng có thuế suất cao thành hàng có thuế suất thấp hơn… - Bán hàng theo phương thức hàng đổi hàng nhưng không hạch toán doanh thu bán hàng, phải thu khách hàng mà chỉ hạch toán trực tiếp như hàng đổi hàng. Chính vì vậy, kiểm toán chu kỳ này chứa đựng nhiều rủi ro, không chỉ rủi ro tiềm tàng mà rủi ro kiểm soát cũng rất cao, đòi hỏi kiểm toán viên
  • 5. Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính SV:Nguyễn Thị Luyện Lớp CQ44/22.045 (KTV) và Công ty kiểm toán phải thiết lập chương trình kiểm toán, kế hoạch kiểm toán thích hợp nhằm đem lại hiệu quả cao cho cuộc kiểm toán. Vậy, điều kiện đặt ra ở đây là KTV và Công ty kiểm toán cần phải hoàn thiện hơn nữa kiểm toán chu kỳ Bán hàng – Thu tiền. 1.2 LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN CHU KỲ BÁN HÀNG – THU TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.2.1 Mục tiêu và căn cứ kiểm toán chu kỳ Bán hàng – Thu tiền 1.2.1.1 Mục tiêu kiểm toán chu kỳ Bán hàng – Thu tiền Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200 đã nêu: “ Mục tiêu của kiểm toán tài chính là giúp cho KTV và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng BCTC có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành, có tuân thủ pháp luật liên quan và có phản ánh trung thực và hợp lý trên khía cạnh trọng yếu hay không?” Trên thực tế, kiểm toán chu trình Bán hàng – Thu tiền cũng như kiểm toán các chu kỳ khác, KTV cần xác định được mục tiêu kiểm toán và phạm vị công việc phải thực hiện để từ đó thu thập các bằng chứng kiểm toán và đưa ra ý kiến của mình về Báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán. Có thể khái quát mục tiêu kiểm toán chu kỳ Bán hàng – Thu tiền như sau: - Mục tiêu về sự phát sinh: Các nghiệp vụ bán hàng – thu tiền đã ghi sổ là có căn cứ hợp lý và thực sự phát sinh. - Mục tiêu về tính đầy đủ: Các nghiệp vụ bán hàng - thu tiền phải được ghi sổ đầy đủ. - Mục tiêu về quyền và nghĩa vụ: Hàng hóa đã được chuyển giao quyền sở hữu cho khách hàng, doanh thu được ghi nhận thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp;
  • 6. Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính SV:Nguyễn Thị Luyện Lớp CQ44/22.046 - Mục tiêu về sự tính toán đánh giá: Doanh thu bán hàng được phản ánh chính xác về giá trị, tính toán, cộng dồn và ghi chép chính xác; các khoản phải thu khách hàng được ghi chép đúng số tiền, các con số cộng sổ chuyển sổ phải chính xác. - Mục tiêu tính giá các khoản phải thu: Các khoản phải thu khách hàng được tính giá đúng. Các khoản dự phòng phải thu khách hàng được trích lập chính xác để tính ra giá trị thuần của các khoản phải thu khách hàng. - Mục tiêu về sự phân loại: Doanh thu bán hàng đã được phân loại đúng đắn. - Mục tiêu về sự tính đúng kỳ: Doanh thu bán hàng được ghi sổ đúng kỳ. 1.2.1.2 Căn cứ kiểm toán chu kỳ Bán hàng – Thu tiền Quá trình hoạt động Bán hàng – Thu tiền đặt dưới sự quản lý nói chung và kiểm soát nội bộ của đơn vị nói riêng. Các thông tin tài chính liên quan đến chu kỳ Bán hàng – Thu tiền được hình thành trên cơ sở các quá trình kế toán xử lý các nghiệp vụ kinh tế dựa trên cơ sở chuẩn mực, chế độ kế toán và các quy định liên quan. Các nguồn tài liệu (hay các căn cứ) cụ thể để kiểm toán rất phong phú, đa dạng về hình thức, nguồn gốc, nội dung. Có thể khái quát về các nguồn tài liệu (các căn cứ) chủ yếu gồm: - Các chính sách , các quy chế hay quy định về kiểm soát nội bộ đối với hoạt động Bán hàng – Thu tiền mà đơn vị áp dụng trong công tác quản lý và kiểm soát nội bộ Các chính sách và quy chế KSNB này bao gồm các các quy chế do cấp có thẩm quyền của Nhà nước ban hành; Thông thường quy chế thể hiện dưới góc độ quản lý nhưng đồng thời cũng bao hàm cả góc độ kiểm soát. Ví dụ: Quy định về chức năng, quyền hạn và trách nhiệm của người hay bộ phận kiểm tra và phê duyệt đơn đặt hàng, quy định về trình tự,
  • 7. Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính SV:Nguyễn Thị Luyện Lớp CQ44/22.047 thủ tục, kiểm tra, phê duyệt đơn đặt hàng …. Các quy chế về KSNB đó đã được thực hiện như thế nào. Nguồn tài liệu này vừa là đối tượng của kiểm tra thu thập các bằng chứng về hoạt động KSNB của đơn vị được kiểm toán, vừa là căn cứ để kiểm toán viên đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trên thực tế. - Các báo cáo tài chính chủ yếu có liên quan, gồm: Bảng cân đối kế toán (Báo cáo các thông tin tài chính như phải thu khách hàng ngắn hạn, dài hạn; Người mua trả tiền trước và các thông tin tài chính khác như tiền, hàng hóa, …); Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (báo cáo các thông tin tài chính như Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, Các khoản giảm trừ doanh thu, Giá vốn hàng bán, …); Bản thuyết minh BCTC ( Báo cáo chi tiết về hàng tồn kho, doanh thu bán hàng, các khoản giảm trừ doanh thu, …). - Các sổ hạch toán liên quan đến hoạt động Bán hàng – Thu tiền, bao gồm: Sổ hạch toán nghiệp vụ và sổ hạch toán kế toán. Các sổ hạch toán nghiệp vụ chủ yếu: Sổ (Thẻ) kho, Nhật ký bảo vệ, Nhật ký vận chuyển hàng hóa, … Các sổ kế toán chủ yếu gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết của các tài khoản liên quan chủ yếu đến nghiệp vụ Bán hàng – Thu tiền như 511, 512, 521, 531, 532, 632, 131, … Tên gọi cụ thể cụ thể của từng loại sổ kế toán tùy thuộc vào hình thức mà đơn vị áp dụng. - Các chứng từ kế toán ghi nhận các nghiệp vụ Bán hàng – Thu tiền đã phát sinh và là căn cứ để ghi sổ kế toán. Các chứng từ kế toán chủ yếu và phổ biến như: Hóa đơn bán hàng (Hóa đơn GTGT hay Hóa đơn bán hàng thông thường), Hóa đơn vận chuyển và cung cấp dịch vụ, Phiếu xuất kho, Chứng từ thu tiền hàng, Chứng từ về giảm giá hàng bán, Chứng từ hàng bán bị trả lại,… - Các hồ sơ tài liệu khác liên quan đến hoạt động Bán hàng – Thu tiền. Loại này cũng rất phong phú, đa dạng như: Kế hoạch bán hàng, Đơn đặt
  • 8. Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính SV:Nguyễn Thị Luyện Lớp CQ44/22.048 hàng, Hợp đồng thương mại ( bán hàng, cho thuê tài sản, cung cấp dịch vụ), Chính sách bán hàng, … Các nguồn tài liệu về quá trình xử lý kế toán chủ yếu cung cấp bằng chứng liên quan trực tiếp đến các cơ sở dẫn liệu của các thông tin tài chính đã trình bày trên BCTC được kiểm toán. 1.2.2 Quy trình kiểm soát nội bộ chu kỳ Bán hàng – Thu tiền Các quá trình kiểm soát trong một doanh nghiệp được thiết kế nhằm ngăn ngừa lại sự lặp lại không cần thiết các tác nghiệp, gây ra sự lãng phí trong hoạt động và sử dụng kém hiệu quả các nguồn lực trong doanh nghiệp. Công việc KSNB trong chu kỳ Bán hàng – Thu tiền chủ yếu gồm:  Kiểm soát về đơn đặt hàng Quá trình vào sổ doanh thu được chứng minh bằng các chứng từ vận chuyển (nếu có) và các đơn đặt hàng đã phê chuẩn. Các hợp đồng bán hàng được đánh số và theo dõi chặt chẽ. Xem xét các hóa đơn bán hàng trong mối quan hệ với chứng từ vận chuyển và đơn đặt hàng.  Kiểm soát tín dụng và ra quyết định bán hàng Việc bán hàng thu tiền ngay cũng như bán chịu cho khách hàng cần phải được duyệt y cẩn trọng trước khi bán hàng và bán hàng chỉ được vận chuyển sau kho duyệt với đầy đủ chứng cứ (tài khoản, con dấu, chữ ký hợp pháp của bên mua,…) nhằm ngăn ngừa tổn thất do vận chuyển hàng đến người mua không có thật hay người mua không có khả năng thanh toán. Giá bán cũng phải được phê duyệt bao gồm cả chi phí vận chuyển, giảm giá, tỷ lệ chiết khấu và phương thức thanh toán nhằm tránh thất thu, kích thích tăng thu cũng như giải quyết hợp pháp và hiệu quả các quan hệ lợi ích giữa các bên tham gia trong quan hệ mua – bán.  Kiểm soát lập hợp đồng và phát hành hóa đơn
  • 9. Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính SV:Nguyễn Thị Luyện Lớp CQ44/22.049 Các hợp đồng bán hàng được lập khi có quyết định bán hàng, được đánh số và được theo dõi chặt chẽ. Các hóa đơn (Hóa đơn kiêm phiếu xuất kho) đều được đánh số trước và được ghi chi tiết để kiểm soát độc lập quá trình lập hóa đơn và quá trình ghi sổ doanh thu bán hàng.  Kiểm soát việc tập hợp chúng từ và ghi sổ kế toán Xem xét các chứng từ chứng minh sự phân loại đúng đắn của nghiệp vụ tiêu thụ (doanh thu bán hàng, doanh thu nội bộ, donh thu theo nhóm có thuế suất khác nhau).  Lập bảng cân đối tiền hàng và gửi cho người mua Các doanh nghiệp có nghiệp vụ Bán hàng – Thu tiền có quy mô lớn, thông thường hàng tháng có tổng hợp và lập bảng cân đối giữa giá trị hàng bán với các khoản đã thu tiền, các khoản phải thu để kiểm soát công việc bán hàng và thu tiền. Để đảm bảo tính khách quan trong xác nhận, việc lập và gửi các bảng cân đối này được thực hiện bởi người độc lập, không liên quan tới việc thu tiền hàng hay ghi sổ bán hàng và thu tiền.  Tính độc lập của người kiểm tra – kiểm soát Tính độc lập của người kiểm tra – kiểm soát trong việc thực hiện trình tự KSNB là yếu tố chủ yêu trong việc phát huy hiệu lực của KSNB.  Các chứng từ sổ sách sử dụng Các chứng từ sử dụng: Đơn đặt hàng của khách hàng, hợp đồng kinh tế, hóa đơn bán hàng hoặc hóa đơn kiêm phiếu xuất kho, biên bản thanh lý hợp đồng kinh tế, biên bản quyết toán cung cấp hàng hóa, dịch vụ, phiếu thu, giấy báo Có ngân hàng, các quyết toán giá trị hợp đồng bán hàng, cung cấp dịch vụ cho thuê tài sản, phiếu thu, các chứng từ thanh toán , chứng từ phê chuẩn xóa bỏ nợ phải thu không thu được,…
  • 10. Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính SV:Nguyễn Thị Luyện Lớp CQ44/22.0410 Sổ sách sử dụng: Sổ Nhật ký bán hàng, Sổ Nhật ký thu tiền, Sổ Cái tài khoản có liên quan (511, 131, 641, 642, 155, 156,… ), sổ chi tiết tài khoản liên quan. 1.2.3 Quy trình và phương pháp kiểm toán chu kỳ Bán hàng – Thu tiền 1.2.3.1 Quy trình kiểm toán chu kỳ bán hàng và thu tiền Chu kỳ Bán hàng – Thu tiền có liên quan trực tiếp và chủ yếu đến hai khoản mục trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp là khoản mục doanh thu và khoản mục các khoản phải thu của khách hàng. Nằm trong hệ thống các thông tin phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp, doanh thu và các khoản phải thu là những chỉ tiêu quan trọng, phản ánh kết quả kinh doanh cũng như tình hình thanh toán của doanh nghiệp. Với ý nghĩa đó, kiểm toán chu kỳ Bán hàng – Thu tiền nhận được nhiều sự quan tâm của những người thực hiện kiểm toán khi đặt trong mối liên hệ với các chu kỳ khác. Quy trình kiểm toán chu kỳ Bán hàng – Thu tiền được tiến hành theo ba giai đoạn: - Lập kế hoạch kiểm toán - Thực hiện kiểm toán - Kết thúc kiểm toán a. Lập kế hoạch kiểm toán Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300: “Kế hoạch kiểm toán phải được lập cho mọi cuộc kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán phải được lập một cách thích hợp nhằm đảm bảobaoquát hết các khía cạnh trọng yếu của cuộc kiểm toán; pháthiện gian lận, rủi ro và những vấn đề tiềm ẩn; và đảm bảo cuộc kiểm toán được hoàn thành theo đúng thời hạn. Kế hoạch kiểm toán giúp cho kiểm toán viên phân công công việc cho trợ lý kiểm toán và phân phối với các chuyên gia khác để thực hiện công việc kiểm toán.”
  • 11. Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính SV:Nguyễn Thị Luyện Lớp CQ44/22.0411 Như vậy lập kế hoạch kiểm toán không chỉ xuất phát từ yêu cầu của cuộc kiểm toán mà còn là nguyên tắc cơ bản quy định trong cả chuẩn mực kiểm toán Quốc tế và Việt Nam. Đây là giai đoạn đầu tiên của cuộc kiểm toán và có vai trò quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng và hiệu quả chung của cuộc kiểm toán. Lập kế hoạch kiểm toán bao gồm kế hoạch kiểm toán tổng quát và kế hoạch kiểm toán chi tiết được tiến hành theo sáu bước sau:  Chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán Quy trình kiểm toán được bắt đầu khi KTV và công ty kiểm toán tiếp nhận khách hàng. Trên cơ sở thư mời kiểm toán, kiểm toán viên xác định khách hàng và tiến hành các bước công việc dưới đây: - Đánh giá khả năng nhận kiểm toán - Nhận diện các lý do kiểm toán của công ty khách hàng  Thu thập thông tin cơ sở Sau khi ký hợp đồng kiểm toán, kiểm toán viên tiến hành tìm hiểu về ngành nghề hoạt động kinh doanh của khách hàng, qua đó đánh giá khả năng có nhữn sai xót trọng yếu và thực hiện các phân tích để xác định thời gian cần thiết để thực hiện kiểm toán. Các công việc cụ thể cần làm: - Tìm hiểu về ngành nghề hoạt động kinh doanh của khách hàng - Xem xét lại hồ sơ kiểm toán chung và kết quả kiểm toán lần trước - Tham quan nhà xưởng - Nhận diện các bên hữu quan - Dự kiến nhu cầu chuyên gia bên ngoài  Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng và thực hiện các thủ tục phân tích:  Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng
  • 12. Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính SV:Nguyễn Thị Luyện Lớp CQ44/22.0412 Trong quá trình kiểm toán, để thu thập được những thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng, KTV cần phải thu thập các biên bản họp Hội đồng quản trị, biên bản họp Hội đồng cổ đông, điều lệ của công ty, giấy phép kinh doanh, giấy phép thành lập…và đặc biệt là những hợp đồng bán hàng có liên quan trực tiếp đến chu trình Bán hàng – Thu tiền. Bên cạnh đó, kiểm toán viên cần thu thập một số tài liệu như: - Báo cáo kiểm toán năm trước. - Báo cáo tài chính. - Các tài liệu liên quan đến chu kỳ Bán hàng – Thu tiền. - Bản đối chiếu công nợ. - Các chứng từ liên quan,…  Thực hiện các thủ tục phân tích Sau khi đã thu thập các thông tin cở sở và các thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng, kiểm toán viên tiến hành thực hiện các thủ tục phân tích đối với các thông tin thu thập để hỗ trợ công tác lập kế hoạch. Kiểm toán viên có thể sử dụng các thủ tục phân tích xu hướng hoặc phân tích tỷ suất.  Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán  Đánh giá trọng yếu Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 320: “Trọng yếu là thuật ngữ dùng để thể hiện tầm quan trọng của một thông tin (một số liệu kế toán) trong BCTC. Thông tin được coi là trọng yếu có nghĩa là nếu thiếu thông tin đó hoặc thiếu chính xác của thông tin đó thì sẽ ảnh hưởng đến các quyết định của người sử dụng BCTC. Mức trọng yếu phụ thuộc vào tầm quan trọng và tính chất của thông tin sai xót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Mức trọng yếu là một ngưỡng, một điểm chia cắt chứ không phải là một nội dung của thông tin cần phải có. Tính trọng yếu của thông tin phải xem xét trên cả
  • 13. Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính SV:Nguyễn Thị Luyện Lớp CQ44/22.0413 phương diện định tính và định lượng”. Như vậy trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, KTV phải đánh giá mức trọng yếu để ước tính mức độ sai xót của BCTC có thể chấp nhận được. KTV sẽ đánh giá mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC và phân bổ cho khoản mục doanh thu và phải thu khách hàng trên BCTC. Bước 1: Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu Việc ước lượng ban đầu về tính trọng yếu là một việc mang tính xét đoán nghề nghiệp của KTV. Do vậy, ước lượng ban đầu về tính trọng yếu không cố định mà có thể thay đổi suốt cuộc kiểm toán. Việc ước lượng ban đầu về mức trọng yếu sẽ giúp KTV lập kế hoạch thu thập bằng chứng kiểm toán thích hợp. Nếu KTV ước lượng mức trọng yếu thấp, nghĩa là độ chính xác của số liệu trên BCTC càng cao thì số lượng thu thập bằng chứng phải thu thập càng nhiều và ngược lại. Bước 2: Phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho các khoản mục doanh thu và phải thu khách hàng. Sau khi đã ước lượng ban đâu về tính trọng yếu, KTV tiến hành phân bổ cho các khoản mục doanh thu và phải thu khách hàng. Đây chính là sai số có thể chấp nhận được với từng khoản mục. Việc tính toán hệ số phân bổ cho các khoản mục dựa vào rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát được đánh giá sơ bộ, KTV sẽ xác định số lượng bằng chứng kiểm toán cần phải thu thập với từng khoản mục để đảm bảo chi phí kiểm toán thấp nhất nhưng sai số trên BCTC nằm trong ước lượng ban đầu về tính trọng yếu. Bước 3: Ước tính sai sót trong từng bộ phận Sau khi đã phân bổ lượng ban đầu về tính trọng yếu cho khoản mục doanh thu và phải thu khách hàng, KTV thực hiện kiểm toán cho từng khoản mục theo mẫu đã chọn. Từ sai sót đã phát hiện trong mẫu chọn, KTV phải ước tính sai sót cho tổng thể khoản mục đó để từ đó KTV so sánh với những
  • 14. Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính SV:Nguyễn Thị Luyện Lớp CQ44/22.0414 sai sót có thể bỏ qua ở khoản mục đó để chấp nhận hay không chấp nhận khoản mục đó hoặc phải thực hiện thêm các thủ tục kiểm toán bổ sung cho khoản mục này. Bước 4: Ước tính sai sót của các bộ phận Bước 5: So sánh sai sót ước tính kết hợp với sai sót ước tính ban đầu về tính trọng yếu  Đánh giá rủi ro kiểm toán Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400 - Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ có nghĩa : “Rủi ro kiểm toán là rủi ro do công ty kiểm toán và KTV đưa ra ý kiến nhận xét không thích hợp khi BCTC đã kiểm toán còn có những sai sót trọng yếu”. Trong giai đoạn lập kế hoạch, KTV căn cứ vào mức độ mà theo đó người sử dụng bên ngoài tin tưởng vào BCTC và khả năng khách hàng có thể gặp khó khăn về tài chính sau khi báo cáo kiểm toán được công bố để xác định mức rủi ro kiểm toán mong muốn. Mô hình rủi ro kiểm toán được xây dựng như sau: AR = IR * CR * DR Trong đó : AR – Rủi ro kiểm toán mong muốn; IR – Rủi ro tiềm tàng; CR – Rủi ro kiểm soát; DR – Rủi ro phát hiện. Chu kỳ Bán hàng – Thu tiền chứa đựng nhiều khoản mục phức tạp, có khả năng chứa đựng nhiều sai phạm trọng yếu. Trong bước này chủ yếu KTV đánh giá rủi ro tiềm tàng còn rủi ro kiểm soát sẽ được đánh giá kỹ hơn ở bước sau, sau khi đã tìm hiểu kỹ hơn về hệ thống KSNB của đơn vị khách hàng.  Nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát Đối với mỗi khoản mục trên báo cáo tài chính, KTV đều phải đánh giá sự hoạt động hữu hiệu của hệ thống KSNB. Đối với chu kỳ Bán hàng – Thu
  • 15. Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính SV:Nguyễn Thị Luyện Lớp CQ44/22.0415 tiền có nhiều cách tìm hiểu, đánh giá hệ thống KSNB như dùng lưu đồ, bảng câu hỏi. Căn cứ vào kết quả của việc tìm hiểu và đánh giá trên, LTV có thể đánh giá hệ thống KSNB đối với chu kỳ Bán hàng – Thu tiền có hữu hiệu hay không, rủi ro kiểm soát là cao hay thấp là tùy vào từng đơn vị cụ thể.  Thiết kế chương trình kiểm toán Thiết kế chương trình kiểm toán đối với chu kỳ Bán hàng – Thu tiền bao gồm các bước sau đây:  Thiết kế các thử nghiệm kiểm soát  Thiết kế các thử nghiệm phân tích  Thiết kế các thủ tục kiểm tra chi tiết Tùy thuộc vào tình hình thực tế mà các thử nghiệm được thiết kế trong chương trình kiểm toán ở từng cuộc kiểm toán khác nhau, tuy nhiên mục đích chung của những thử nghiệm ấy vẫn phải đảm bảo thu thập được bằng chứng kiểm toán một cách đầy đủ và có giá trị, vừa đảm bảo tính hiệu quả và tính kinh tế cho cuộc kiểm toán. b. Thực hiện kiểm toán  Khảo sát về kiểm soát nội bộ đối với chu kỳ Bán hàng – Thu tiền. Những công việc kiểm soát nội bộ đối với chu kỳ Bán hàng - Thu tiền bao gồm:  Tìm hiểu, đánh giá về các chính sách kiểm soát, các quy định về kiểm soát nội bộ. Để có được hiểu biết về các chính sách, các quy định của đơn vị về KSNB đối với hoạt động bán hàng, KTV cần yêu cầu các nhà quản lý đơn vị cung cấp các văn bản quy định về KSNB có liên quan, như: Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ phận hay cá nhân trong việc xét
  • 16. Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính SV:Nguyễn Thị Luyện Lớp CQ44/22.0416 duyệt đơn đặt hàng, trong việc phê chuẩn bán chịu, trong việc phê chuẩn xuất giao hàng,…Quy định về trình tự thủ tục trong việc đàm phán và ký kết hợp đồng thương mại, trong việc xuất giao hàng và theo dõi thu hồi tiền hàng… Khi nghiên cứu các văn bản quy định về kiểm soát nội bộ của đơn vị, cần chú ý đến các khía cạnh cơ bản: - Sự đầy đủ của các quy định cho kiểm soát đối với các khâu, các bước của hoạt động Bán hàng - Thu tiền - Tính chặt chẽ và phù hợp của quy chế KSNB đối với đặc điểm hoạt động bán hàng của đơn vị.  Khảo sát về sự vận hành các quy chế kiểm soát nội bộ Hoạt động KSNB của đơn vị đối với chu kỳ Bán hàng - Thu tiền được thể hiện thông qua việc tổ chức triển khai thực hiện các quy chế kiểm soát nội bộ, cụ thể là sự hiện hữu (hoạt động) và tính thường xuyên, liên tục trong vận hành của các quy chế kiểm soát, các bước kiểm soát. Cách thức khảo sát thu nhập bằng chứng làm cơ sở đánh giá có thể áp dụng rất đa dạng. Kiểm toán viên có thể phỏng vấn các nhân viên có liên quan trong đơn vị về sự hiện hữu của các bước kiểm soát, kể cả tính thường xuyên hiện hữu vận hành của nó. Kiểm toán viên cũng có thể trực tiếp quan sát công việc của nhân viên thực hiện kiểm soát hồ sơ, tài liệu, tài liệu, kiểm soát hàng khi xuất ra khỏi kho,… Một thủ tục phổ biến và hết sức quan trọng là kiểm tra các dấu hiệu của hoạt động kiểm soát nội bộ lưu lại trên các hồ sơ, tài liệu (như: Lời phê duyệt và chữ ký của người phê duyệt đơn đặt hàng; dấu hiệu của hoàn thiện chứng từ kế toán; chữ ký của người kiểm tra việc ghi sổ kế toán,…). Dấu hiệu kiểm soát nội bộ lưu lại trên hồ sơ, tài liệu là bằng chứng có tính thuyết
  • 17. Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính SV:Nguyễn Thị Luyện Lớp CQ44/22.0417 phục cao về sự hiện hữu và tính thường xuyên, liên tục của hoạt động kiểm soát (sự vận hành của quy chế kiểm soát nội bộ) trên thực tế. Các sai sót trong vận hành của KSNB thường dễ dẫn đến sự thiếu tin cậy của các thông tin tài chính có liên quan đã ghi nhận.  Khảo sát về tình hình thực hiện các nguyên tắc tổ chức hoạt động kiểm soát nội bộ. Khảo sát về tình hình thực hiện các nguyên tắc cơ bản trong tổ chức hoạt động KSNB của đơn vị cũng là một công việc có ý nghĩa quan trọng. Sự thực hiện đúng đắn các nguyên tắc “Phân công và uỷ quyền”, nguyên tắc “Bất kiêm nhiệm” sẽ đảm bảo tăng cường hiệu lực của hoạt động kiểm soát (đặc biệt là đầu mối giám sát), ngăn ngừa và hạn chế được sự lợi dụng hay lợi dụng chức năng, quyền hạn trong quá trình thực hiện công việc trong hoạt động Bán hàng - Thu tiền. Kiểm toán viên thường chú ý đến việc thực hiện thủ tục phê duyệt có đúng chức năng hay không; Việc phân công bố trí người trong các khâu liên quan đến phê duyệt và thực hiện hay kế toán và thủ kho và thủ quỹ có đảm bảo sự độc lập cần thiết cho sự giám sát chặt chẽ hay không.  Thực hiện các thử nghiệm cơ bản.  Thủ tục phân tích Các kỹ thuật phân tích bằng cách dựa vào Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh và các tài liệu khác để lấy số liệu cho việc so sánh hay xác lập các tỷ suất rồi so sánh, chỉ ra sự biến động của các thông tin và đưa ra định hướng cho cac kiểm tra chi tiết tiếp theo. Ví dụ, có thể so sánh giữa doanh thu bán hàng kỳ này với doanh thu bán hàng kỳ trước hay cùng kỳ của niên độ trước; so sánh giữa “Phải thu khách hàng ” cuối kỳ với đầu năm; xác lập tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu bán hàng và so sánh với tỷ suất tương ứng của kỳ trước hay của ngành;...
  • 18. Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính SV:Nguyễn Thị Luyện Lớp CQ44/22.0418 Trong khi thực hiện các so sánh, cần làm rõ những tác động của các yếu tố gây sự biến động đương nhiên đối với Doanh thu bán hàng, Phải thu khách hàng... và chỉ ra các nghi ngờ về sai phạm có thể xảy ra.  Kiểm tra chi tiết về nghiệp vụ bán hàng (doanh thu bán hàng)  Sự phát sinh (tính có thật) - Kiểm tra hóa đơn bán hàng tương ứng của khoản doanh thu bán hàng đã ghi sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết doanh thu. Bằng chứng có được sẽ chứng tỏ nghiệp vụ đã ghi sổ là có căn cứ hay không có căn cứ (ghi khống). - Kiểm tra hồ sơ phê chuẩn cho nghiệp vụ bán hàng: Đơn đặt hàng, Hợp đồng thương mại. Kế hoạch bán hàng đã được phê chuẩn tương ứng với nghiệp vụ ghi sổ nói trên,... Nội dung kiểm tra hồ sơ phê chuẩn bán hàng là xem xét tính đúng đăn, hợp lý của nội dung phê chuẩn và tính đúng thẩm quyền của người phê chuẩn. Sự đầy đủ, hợp lý của người phê chuẩn cũng như người phê chuẩn chứng tỏ nghiệp vụ bán hàng phát sinh là đã được cho phép, là căn cứ ghi sổ hợp lý. - Kiểm tra xem nghiệp vụ bán hàng nói trên có chứng từ xuất kho, chứng từ vận chuyển tương ứng hay không. - Kiểm tra việc ghi chép, theo dõi các chuyến hàng tương ứng trên sổ nghiệp vụ ( Nhật ký bảo vệ, Nhật ký vận chuyển, Thẻ kho,...). - Kiểm tra danh sách khách hàng và xin xác nhận từ khách hàng về nghiệp vụ bán hàng (nếu xét thấy cần thiết và khả năng nhận được phúc đáp). - Kiểm tra sơ đồ hạch toán thông qua bút toán ghi sổ đồng thời trên sổ các tài khoản (TK) đối ứng (TK 131. TK 3331,...).  Sự tính toán, đánh giá - Tiến hành kiểm tra các thông tin cơ sở mà đơn vị đã dùng để tính doanh thu bán hàng xem có hợp lý và đúng đắn hay không. Cụ thể:
  • 19. Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính SV:Nguyễn Thị Luyện Lớp CQ44/22.0419 + Kiểm tra về số lượng hàng đã bán ghi trên Hoá đơn bán hàng + Kiểm tra về đơn giá hàng bán ghi trên Hoá đơn bán hàng + Kiểm tra tỷ giá ngoại tệ đã ghi nhận trên Hoá đơn bán hàng (trường hợp bán hàng bằng ngoại tệ). - Kiểm tra kết quả tính giá của đơn vị  Sự hạch toán đầy đủ - So sánh số lượng bút toán ghi nhận doanh thu bán hàng với số lượng các hoá đơn bán hàng để kiểm tra tính đầy đủ trong hạch toán doanh thu. Kiểm tra tính liên tục của số thứ tự (serial) của các hoá đơn bán hàng đã hạch toán trên sổ ghi nhận doanh thu bán hàng. Sự thiếu hụt bút toán ghi sổ doanh thu bán hàng so với số lượng nghiệp vụ bán hàng sẽ vi phạm tính đầy đủ trong hạch toán.  Sự phân loại và hạch toán đúng đắn - Kiểm tra nội dung ghi chép trên chứng từ về sự rõ ràng và tính đầy đủ, chính xác, để đảm bảo không lẫn lộn nghiệp vụ bán hàng với các nghiệp vụ không phải bán hàng (như thanh lý TSCĐ). Đồng thời xem xét việc hạch toán các nghiệp vụ bán hàng vào các sổ theo dõi doanh thu bán hàng và phải thu khách hàng tương ứng có đảm bảo đúng đắn; Phát hiện và loại bỏ nghiệp vụ không thuộc bán hàng nhưng bị ghi nhầm vào doanh thu bán hàng. - Tiến hành đối chiếu giữa bút toán đã ghi nhận doanh thu với từng hoá đơn bán hàng tương ứng về các yếu tố tương ứng (số, ngày, số tiền) là thủ tục giúp phát hiện sự hạch toán không chính xác. - Kiểm tra việc hạch toán đồng thời vào các sổ kế toán của TK đối ứng (Sổ TK Phải thu khách hàng; Sổ thuế GTGT phải nộp) để đảm bảo các nghiệp vụ đã được ghi nhận đúng quan hệ đối ứng.
  • 20. Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính SV:Nguyễn Thị Luyện Lớp CQ44/22.0420  Sự phân loại và hạch toán đúng kỳ - Tiến hành xem xét tính hợp lý trong việc chia cắt niên độ (cut off) và hạch toán, tổng hợp doanh thu bán hàng của đơn vị. - So sánh đối chiếu giữa ngày ghi nhận nghiệp vụ vào sổ kế toán với ngày phát sinh nghiệp vụ tương ứng (ngày ghi trên Hoá đơn bán hàng) để đánh giá về tính đúng kỳ trong hạch toán doanh thu bán hàng. Sự hạch toán kịp thời và đúng kỳ của kế toán còn phụ thuộc vào hình thức sổ kế toán và phương thức hạch toán (thủ công hay theo phần mềm trên máy vi tính), điều đó có ảnh hưởng đối với KTV trong đánh giá về sự hợp lý trong tính đúng kỳ.  Sự cộng dồn và báo cáo - Tiến hành kiểm tra việc tính toán, tổng hợp luỹ kế số phát sinh trêm từng sổ kế toán chi tiết cũng như sổ kế toán tổng hợp về doanh thu bán hàng về các khía cạnh: Tính đầy đủ các khoản doanh thu, các loại doanh thu; tính chính xác của kết quả tổng hợp doanh thu bán hàng của kỳ báo cáo. - Kiểm tra bảng tổng hợp doanh thu bán hàng của đơn vị (nếu có) hoặc tiến hành lập bảng tổng hợp các loại doanh thu bán hàng từ các sổ kế toán chi tiết; Đồng thời, đối chiếu số liệu của bảng tổng hợp doanh thu bán hàng với số liệu trên sổ kế toán tổng hợp doanh thu bán hàng. Trường hợp xét thấy cần thiết, KTV có thể tự tiến hành tính toán (tổng hợp) lại số liệu doanh thu bán hàng và đối chiếu với số liệu tương ứng trên sổ kế toán của đơn vị. - Kiểm tra việc trình bày doanh thu bán hàng trên BCTC xem có phù hợp với chế độ kế toán quy định hay; đồng thời, so sánh số liệu doanh thu bán hàng trên BCTC với số liệu trên sổ kế toán doanh thu bán hàng của đơn vị để đảm bảo sự trình bày và công bố doanh thu bán hàng đúng đắn.  Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ thu tiền bán hàng
  • 21. Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính SV:Nguyễn Thị Luyện Lớp CQ44/22.0421  Sự phát sinh - Kiểm tra các chứng từ thu nợ tiền hàng (phiếu thu, giấy báo Có của ngân hàng,…) của các bút toán ghi thu tiền; So sánh đối chiếu bút toán ghi sổ tài khoản Phải thu khách hàng với bút toán ghi sổ các tài khoản đối ứng (TK 111, TK 112,…). - Kiểm tra các ghi chép trên sổ nghiệp vụ theo dõi khoản tiền đã về đơn vị (sổ quỹ, sổ theo dõi ngoại tệ) để đảm bảo thực tế tiền đã thực nhận; Kiểm tra biên bản bù trừ công nợ, biên bản đối chiếu công nợ của đơn vị để xác nhận các trường hợp thu thu tiền và đã sử dụng tiền bán hàng để thanh toán bù trừ,… Kiểm tra các bản sao kê của ngân hàng để xác nhận các khoản tiền thu qua ngân hàng; đối chiếu Nhật ký thu tiền với bảng sao kê của ngân hàng.  Sự tính toán đánh giá - Chủ yếu xem xét đối với các khoản thu tiền hàng bằng ngoại tệ hay vàng bạc, đá quý. Đối với khoản thu bằng ngoại tệ cần lưu ý về tỷ giá quy đổi và kết quả tính toán cũng như việc ghi nhận vào các tài khoản đối ứng phù hợp với quy định về kế toán ngoại tệ. Đối với vàng bạc, đá quý cần lưu ý đến số lượng, quy cách, phẩm cấp và đơn giá áp dụng tính toán.  Sự phân loại và hạch toán đầy đủ, chính kỳ xác và đúng kỳ - Kiểm tra các chứng từ thu tiền đã được dùng làm căn cứ ghi sổ các bút toán thu tiền xem có được xác định và phân loại đúng đắn hay không (tiền bán hàng, tiền thanh lý tài sản cố định,…); - Kiểm tra, so sánh số lượng bút toán ghi nhận thu tiền với số lượng chứng từ thu tiền kết hợp với việc kiểm tra thứ tự các phiếu thu được ghi nhận trên sổ thu tiền, để có thể phát hiện trường hợp có thể bị bỏ sót hay ghi thiếu.
  • 22. Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính SV:Nguyễn Thị Luyện Lớp CQ44/22.0422 - Tiến hành đối chiếu về số, ngày và số tiền trên chứng từ thu tiền với việc ghi nhận chứng từ đó vào sổ kế toán để kiểm tra tính chính xác của hạch toán nghiệp vụ thu tiền. - Kiểm tra tính hợp lý của thời gian ghi nhận nghiệp vụ thu nhận tiền hàng để xác nhận cho tính đúng kỳ trong hạch toán, bằng cách so sánh giữa ngày phát sinh nghiệp vụ thu tiền (ngày trên chứng từ thu tiền) với ngày ghi nhận nghiệp vụ vào sổ kế toán.  Kiểm tra chi tiết số dư các tài khoản  Sự hiện hữu - Kiểm toán viên tiến hành xin xác nhận các khoản nợ còn phải thu từ các khách hàng (nếu có thể được). Thông thường, kiểm toán viên yêu cầu đơn vị được kiểm toán cung cấp các bảng liệt kê nợ của khách hàng, xét đoán khả năng có thể xin xác nhận và sau đó thực hiện thủ tục gửi thư xin xác nhận của các khách hàng. Tuy nhiên, trên thực tế khó đạt được tất cả mọi khách hàng đều có phúc đáp và phúc đáp tích cực. - Nếu không thể có được xác nhận từ khách hàng về nợ còn phải thu, kiểm toán viên cần tiến hành kiểm tra các căn cứ ghi sổ của các khoản nợ này như hóa đơn bán hàng, chứng từ xuất kho, vận chuyển, hồ sơ tài liệu giao hàng và các chứng từ thu tiền (phiếu thu, giấy báo có của ngân hàng,…).  Tính toán đánh giá - Kiểm tra tính hợp lý và chính xác của các cơ sở tính toán nợ phải thu mà đơn vị đã thực hiện bằng cách so sánh, đối chiếu số lượng và đơn giá trên các hóa đơn bán hàng chưa thu tiền với hợp đồng thương mại, kế hoạch bán hàng tương ứng. - Kiểm tra tính chính xác của số liệu do đơn vị tính toán về nợ còn phải thu (so sánh với số liệu xét đoán hoặc tính toán lại của kiểm toán viên). - Lưu ý các trường hợp bán hàng giảm giá, chiết khấu thương mại
  • 23. Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính SV:Nguyễn Thị Luyện Lớp CQ44/22.0423  Cộng dồn - Lập bảng cân đối thử các bảng công nợ phải thu theo thời gian. Dựa vào bảng cân đối thử để tiến hành so sánh, đối chiếu, kiểm tra việc tính toán, cộng dồn đối với từng khách hàng và tổng số dư nợ còn phải thu.  Trình bày và công bố - Kiểm tra thông tin trình bày trên báo cáo tài chính về khoản còn phải thu có phù hợp với quy định của chế độ kế toán hay không. - Kiểm tra tính nhất quán của số liệu trên báo cáo tài chính với sổ kế toán và bảng cân đối thử mà kiểm toán viên đã lập. - Kiểm tra căn cứ tính dự phòng, kết quả trích lập dự phòng. c. Kết thúc kiểm toán Sau khi đã thực hiện các khảo sát đối với kiểm soát và khảo sát liên quan đến số liệu kế toán thuộc chu kỳ Bán hàng - Thu tiền, KTV phải tổng hợp kết quả kiểm toán của chu kỳ này. Công việc này được dựa trên kết quả các khảo sát đã được thực hiện với những bằng chứng đã thu thập được. Tổng hợp kết quả kiểm toán chu kỳ Bán hàng - Thu tiền thường được thể hiện dưới hình thức một “bảng tổng hợp kết quả kiểm toán”, “biên bản kiểm toán”. Các nội dung chủ yếu được thể hiện trong bảng tổng hợp kết quả kiểm toán thường gồm: - Các sai phạm đã phát hiện khi kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ và số dư tài khoản và đánh giá về mức độ của sai phạm. - Nguyên nhân của sai lệch và các bút toán điều chỉnh sai phạm. - Kết luận về mục tiêu kiểm toán (đã đạt được hay chưa). - Ý kiến của kiểm toán viên về sai phạm và hạn chế của kiểm soát nội bộ đối với chu kỳ Bán hàng - Thu tiền. - Vấn đề cần theo dõi trong đợt kiểm toán sau (nếu có).
  • 24. Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính SV:Nguyễn Thị Luyện Lớp CQ44/22.0424 Tổng hợp kết quả kiểm toán Công ty kiểm toán ABC TỔNG HỢP KẾT QUẢ KIỂM TOÁN Khách hàng: Niên độ kế toán: N Công việc: Tổng hợp kết quả kiểm toán chu kỳ Bán hàng – Thu tiền  Công việc kiểm toán chủ yếu thực hiện  Giới hạn phạm vi kiểm toán  Ý kiến nhận xét của kiểm toán viên  Đề nghị các bút toán điều chỉnh  Ý kiến của đơn vị được kiểm toán Người nhận xét Ngày….. tháng….. năm… N.V.A Người thực hiện KTV chính – trưởng đoàn KTV 1.2.3.2 Phương pháp kiểm toán chu kỳ Bán hàng – Thu tiền Phương pháp kiểm toán là các biện pháp, cách thức và thủ pháp được vận dụng trong công tác kiểm toán nhằm đạt được mục đích kiểm toán đã đạt được. Thực chất phương pháp kiểm toán là sự vận dụng các kỹ thuật nghiệp vụ cụ thể vào công tác kiểm toán nhằm đạt được mục tiêu kiểm toán đã đặt ra. Đứng trên góc độ quá trình ghi chép xử lý, kiểm soát các nghiệp vụ kinh tế phát sinh để phản ánh vào BCTC, người ta chia ra hai loại phương pháp kiểm
  • 25. Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính SV:Nguyễn Thị Luyện Lớp CQ44/22.0425 toán đó là: Phương pháp kiểm toán cơ bản (thử nghiệm cơ bản) và Phương pháp kiểm toán tuân thủ ( thử nghiệm kiểm soát). a. Phương pháp kiểm toán cơ bản Phương pháp kiểm toán cơ bản là phương pháp được thiết kế, sử dụng để thu thập bằng chứng kiểm toán có liên quan đến số liệu do hệ thống kế toán xử lý và cung cấp. Phương pháp kiểm toán cơ bản bao gồm các loại kỹ thuật kiểm toán cụ thể sau:  Phân tích đánh giá tổng quát: Là việc xem xét số liệu trên BCTC thông qua mối quan hệ và những tỷ lệ giữa các chỉ tiêu trên BCTC. Phương pháp này giúp KTV khai thác bằng chứng kiểm toán thông qua việc xác định các sai lệch về thông tin, những tính chất bất thường trên BCTC; để KTV xác định mục tiêu , phạm vi, quy mô, khối lượng công việc cần kiểm toán, từ đó có thể đi sâu nghiên cứu, kiểm toán những vấn đề mà KTV cho là cần thiết. Nội dung phương pháp đánh giá tổng quát bao gồm:  Phân tích xu hướng: Là phương pháp so sánh về lượng trên cùng một một chỉ tiêu. Kỹ thuật so sánh trong phân tích xu hướng sử dụng: - So sánh số liệu thực tế kỳ này với kỳ trước. - So sánh số liệu thực tế với kế hoạch, định mức, dự toán... - So sánh số liệu thực thực tế của doanh nghiệp với số liệu bình quân của ngành hoặc số liệu dự kiến của KTV. - So sánh số liệu thực tế của doanh nghiệp kỳ này với các doanh nghiệp khác cùng quy mô, cùng lãnh thổ, cùng ngành, cùng loại hình SXKD. - So sánh số thực tế với chỉ tiêu do KTV dự kiến.
  • 26. Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính SV:Nguyễn Thị Luyện Lớp CQ44/22.0426  Phân tích tỷ xuất: Phương pháp này dựa vào mối quan hệ, những tỷ lệ tương quan giữa các chỉ tiêu, các khoản mục khác nhau để phân tích, đánh giá.  Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ và số dư tài khoản: Là kỹ thuật kiểm tra chi tiết việc (quá trình) ghi chép, hạch toán từng nghiệp vụ kinh tế từ chứng từ vào sổ kế toán có liên quan. Nội dung phương pháp kiểm tra chi tiết nghiệp vụ và số dư bao gồm:  Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ: Khảo sát các nghiệp vụ thực tế phát sinh như thế nào; Xem xét các nghiệp vụ này được ghi nhận ra sao; Việc ghi chép các nghiệp vụ vào sổ kế toán, việc chuyển sổ đối với từng nghiệp vụ có đúng chế độ, đúng phương pháp hay không, có được ghi chép đủ hay bỏ sót, đúng hay sai kỳ...  Kiểm tra chi tiết số dư tài khoản: Nội dung phương pháp này bao gồm các thử nghiệm về: - Tính có thật: Tức số dư các tài khoản tại thời điểm lập BCTC phù hợp với tình hình thực tế về tài sản, công nợ và tình hình tài chính của doanh nghiệp. - Sự tính toán đánh giá: Tức số dư tài khoản đã được tính toán, đánh giá hợp lý. - Sự phân loại và tổng hợp: Tức số dư tài khoản được phân loại tổng hợp đầy đủ, đúng đắn. - Sự trình bày, khai báo đúng đắn: Số dư tài khoản được trinh bày, khai báo trên BCTC phù hợp với thông lệ, Chuẩn mực kế toán và nhất quán với số liệu trên sổ kế toán của đơn vị. Việc thử nghiệm chi tiết số dư tài khoản kết hợp với thử nghiệm chi tiết nghiệp vụ phát sinh nhằm phát hiện những gian lận sai sót trong quá trình ghi chép, xử lý số liệu. Đồng thời nó khẳng định và tăng thêm độ tin cậy của
  • 27. Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính SV:Nguyễn Thị Luyện Lớp CQ44/22.0427 những bằng chứng mà KTV thu thập được để từ đó có thể mở rộng hay thu hẹp quy mô mẫu kiểm toán cần thử nghiệm. Qua đó xác định được mức thỏa mãn để đưa ra kết luận phù hợp. b. Phương pháp kiểm toán tuân thủ Phương pháp kiểm toán tuân thủ là các thủ tục, kỹ thuật kiểm toán được thiết kế và sử dụng để thu thập các bằng chứng kiểm toán có liên quan đến tính thích hợp và hiệu quả của hệ thống KSNB của Doanh nghiệp. Tùy thuộc vào mức thỏa mãn về kiểm soát mà KTV áp dụng các kỹ thuật kiểm toán sau:  Kỹ thuật điều tra hệ thống: Là việc kiểm tra chi tiết một loạt các nghiệp vụ cùng loại ghi chép từ đầu đến cuối của một hệ thống để xem xét, đánh giá các bước kiểm soát áp dụng trong hệ thống KSNB của đơn vị được kiểm toán. Việc thử nghiệm về hệ thống này cho phép KTV đánh giá lại mức độ rủi ro kiểm soát và thiết kế phương pháp kiểm toán tuân thủ mà cụ thể là các thử nghiệm chi tiết về kiểm soát và qua đó điều chỉnh các thử nghiệm cơ bản.  Các thử nghiệm chi tiết kiêm soát: Là các thử nghiệm được tiến hành để thu thập bằng chứng về sự hiện hữu của các quy chế KSNB và các bước kiểm soát được tiến hành làm cơ sở cho việc thiết kế phương pháp kiểm toán cơ bản – tức là thử nghiệm về số liệu. c. Kỹ thuật thu thập bằng chứng Bằng chứng kiểm toán là tất cả các tài liệu, thông tin do KTV thu thập được liên quan đến cuộc kiểm toán và dựa vào các thông tin này KTV hình thành nên ý kiến của mình. Để thu thập các bằng chứng kiểm toán, KTV thường sử dụng các kỹ thuật chủ yếu sau:  Kiểm tra
  • 28. Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính SV:Nguyễn Thị Luyện Lớp CQ44/22.0428 Kiểm tra là việc sử dụng các kỹ thuật thông thường như rà soát lại, nghiên cứu kỹ, đọc, duyệt, phân loại, xem xét, so sánh, đối chiếu, xác minh... để thu các bằng chứng kiểm toán. Kỹ thuật kiểm tra thường gồm hai loại:  Kiểm tra vật chất: Bao gồm việc trực tiếp kiểm tra hay tham gia kiểm kê tài sản thực tế: tài sản cố định, hàng tồn kho, tiền mặt tồn quỹ... Kiểm vật chất cung cấp những bằng chứng cố độ tin cậy cao.  Kiểm tra tài liệu: Bao gồm việc xem xét đối chiếu các tài liệu, văn bản, sổ kế toán và chứng từ liên quan. Quá trình kiểm tra tài liệu thường được KTV thực hiện theo hai bước: - Kiểm tra và đánh giá tính đầy đủ, tính hợp lệ, hợp pháp của các chứng từ tài liệu cần kiểm tra. - So sánh đối chiếu số liệu giữa các tài liệu, chứng từ kế toán với các ghi chép kế toán, các ghi chép khác của đơn vị, đồng thời đối chiếu giữa các ghi chép với nhau nhằm đảm bảo tính đúng đắn của quá trình xử lý các nghiệp vụ. Việc so sánh đối chiếu số liệu giữa các chứng từ, tài liệu kế toán với các số liệu trên sổ sách kế toán cũng được thực hiện theo các cách thức khác nhau tùy thuộc vào hướng kiểm toán cụ thể được xác định, cụ thể: + Trường hợp KTV nghi ngờ số liệu trên sổ kế toán của đơn vị được báo cáo lớn hơn số liệu trên thực tế (khai khống, trùng, không phát sinh) thì KTV sẽ tiến hành chọn mẫu các nghiệp vụ trên sổ kế toán, sau đó tìm kiếm các chứng từ gốc chứng minh cho các nghiệp vụ để kiểm tra và đối chiếu. + Trường hợp KTV nghi ngờ số liệu trên sổ kế toán của đơn vị được báo cáo nhỏ hơn số liệu trên thực tế ( báo cáo thiếu, không đầy đủ) thì KTV sẽ tiến hành chọn mẫu các chứng từ kế toán gốc để kiểm tra sau đó xem xét các quá trình ghi chép các nghiệp vụ này trên sổ kế toán của đơn vị.
  • 29. Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính SV:Nguyễn Thị Luyện Lớp CQ44/22.0429 Việc kiểm tra các ghi chép, các tài liệu sẽ cung cấp các bằng chứng kiểm toán với mức độ tin cậy khác nhau tùy thuộc vào nguồn gốc và hiệu lực của các quy chế KSNB. Các nhóm tài liệu sau cung cấp cho KTV các bằng chứng kiểm toán có độ tin cậy giảm dần: - Tài liệu do bên thứ ba không có quan hệ với doanh nghiệp lập và lưu giữ. - Tài liệu do bên thứ ba lập ra nhưng do đơn vị được kiểm toán lưu giữ - Tài liệu do đơn vị được kiểm kiểm toán lập và bên thứ ba lưu giữ - Tài liệu do đơn vị được kiểm toán lập ra và lưu giữ  Quan sát Quan sát là theo dõimột hiện tượng, một chu trình hoặc một thủ tục do người khác thực hiện. Việc quan sát có thể được KTV thực hiện thông qua quan sát trực tiếp, tuy nhiên kết quả quan sát phải được ghi chép lại trên cơ sở giấy tờ làm việc của KTV; được thể hiện trên cở sở các thiết bị ghi hình trong một số điều kiện và hoàn cảnh cụ thể.  Điều tra Điều tra là việc thu thập các thông tin phù hợp từ những người am hiểu công việc trong và ngoài đơn vị được kiểm toán. Việc điều tra có thể tiến hành theo cách gửi văn bản đến các bên có liên quan hoặc những người có trách nhiệm trong đơn vị để tiến hành điều tra một vấn đề nào đó hoặc trao đổi kết quả điều tra với bên khác có liên quan. Tuy nhiên, kỹ thuật điều tra chủ yếu thường được sử dụng trong qua trình kiểm toán là kỹ thuật phỏng vấn. Việc phỏng vấn có thể thực hiện theo một trong các cách sau: KTV có thể thực hiện một cuộc phỏng vấn trực tiếp đối với người có trách nhiệm trong đơn vị; KTV chuẩn bị sẵn các câu hỏi cần
  • 30. Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính SV:Nguyễn Thị Luyện Lớp CQ44/22.0430 thiết trên một hệ thống các bảng biểu và đề nghị những người có trách nhiệm trong đơn vị trả lời trực tiếp vào bảng đó.  Xác nhận Xác nhận là sự trả lời cho một yêu cầu cung cấp thông tin nhằm xác minh lại các thông tin đã có trong tài liệu kế toán. Kỹ thuật xác nhận có thể thực hiện theo hai hình thức chủ yếu sau: - Gửi thư xác nhận đến các bên có liên quan. Thư yêu cầu xác nhận có thể được viết theo hai dạng: KTV đưa ra các thông tin, số liệu có trước và đề nghị các bên liên quan xác nhận sự đúng đắn của các thông tin và số liệu này; hoặc các thư yêu cầu xác nhận hoàn toàn chưa có các thông tin nào và đề nghị các bên liên quan cung cấp, xác nhận các thông tin, số liệu phù hợp với yêu cầu của KTV. - Chuẩn bị sẵn các công văn yêu cầu đối chiếu số liệu giữa đơn vị được kiểm toán và các bên có liên quan.  Tính toán Tính toán là việc kiểm tra độ chính xác về toán học của các nguồn tài liệu và ghi chép kế toán hoặc việc thực hiện các tính toán độc lập của KTV.  Quy trình phân tích Quy trình phân tích là việc phân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suất quan trọng, qua đó tìm ra những xu hướng biến động và tìm ra những mối quan hệ có mâu thuẫn với các thông tin liên quan khác hoặc có sự chênh lệch sơ với giá trị đã dự kiến. Phân tích là kỹ thuật bao trùm nhất để khai thác bằng chứng kiểm toán. Việc phân tích bao gồm: - Nhận dạng các bộ phận, các khoản mục của BCTC hoặc số dư các tài khoản để xác định các vấn đề cần thẩm tra.
  • 31. Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính SV:Nguyễn Thị Luyện Lớp CQ44/22.0431 - Nghiên cứu, đánh giá mối quan hệ nội tại giữa các yếu tố tài chính và các thông tin khác. - Thực hiện phân tíchsố ước tính, từ đó đánh giá khả năng có thể tồn tại các sai phạm tại các bộ phận, khoản mục được kiểm toán. KTV có thể sử sụng nhiều kỹ thuật để thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN CHU KỲ BÁN HÀNG – THU TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN QUỐC TẾ PNT 2.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN QUỐC TẾ PNT 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty PNT Nền kinh tế Việt Nam hội nhập đã mở ra cơ hội mới cho sự phát triển của các dịch vụ kiểm toán và tư vấn kinh doanh. Với môi trường kinh doanh thuận lợi, để đáp ứng nhu cầu thực tế của thị trường, công ty TNHH kiểm toán Quốc tế PNT( Công ty PNT) đã được thành lập theo giấy phép kinh doanh số 0102029558 ngày 08/01/2007 của Sở kế hoạch Thành phố Hà Nội. Tên giao dịch đầy đủ và hợp pháp: Công ty TNHH Kiểm toán Quốc tế PNT. Tên tiếng anh: PNT Audit International. Vốn điều lệ của công ty: 3.000.000.000 VND (ba tỷ chẵn Việt Nam đồng) là vốn góp của 2 thành viên, trong đó: Ông Nguyễn Tuấn Phong góp 1.800.000.000 VND chiếm 60% vốn điều lệ và ông Khương Tất Thành góp 1.200.000.000 VND chiếm 40% vốn điều lệ. Đại diện pháp luật của Công ty: Ông Khương Tất Thành – Chức vụ Giám đốc. Tuy mới thành lập được 3 năm nhưng số lượng khách hàng đến với công ty không ngừng gia tăng, phạm vi hoạt động của công ty rộng khắp cả
  • 32. Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính SV:Nguyễn Thị Luyện Lớp CQ44/22.0432 nước, đối tượng khách hàng đa dạng và phong phú. Điều này có được là do Ban Giám đốc và các kiểm toán viên của Công ty PNT có rất nhiều kinh nghiệm và hiểu biết trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, pháp luật, văn hóa xã hội Việt Nam; đặc biệt chịu khó tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của từng khách hàng. Trong các lĩnh vực hoạt động của mình, kiểm toán BCTC là hoạt động chủ yếu, là điểm mạnh của công ty. Khách hàng của công ty rất đa dạng, bao gồm tất cả các loại hình doanh nghiệp có nhu cầu đối với dịch vụ của công ty. Phạm vi hoạt động của công ty rộng khắp cả nước như: Bình Phước, Bình Thuận, Hòa Bình, Sơn La, Hải Phòng, Hà Nội… Ngoài việc cung cấp các dịch vụ kiểm toán BCTC cho các doanh nghiệp, đơn vị tại trung tâm kinh tế, các khu công nghiệp, các thành phố lớn, công ty còn chú trọng phát triển và mở rộng thị trường kiểm toán và tư vấn cho các đơn vị vùng sâu, vùng xa… các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Dự tính năm nay (2010) doanh thu thực hiện trong dịch vụ kiểm toán BCTC của công ty là khoảng 2 tỷ đồng và sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới. Ban lãnh đạo của công ty cũng đang quan tâm, chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt các dịch vụ kiểm toán cho các tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết hay tổ chức kinh doanh chứng khoán nhằm đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch, bảo vệ quyền lợi và lợi ích của nhà đầu tư, tăng khả năng tiếp cận của các doanh nghiệp và công chúng với thị trường chứng khoán. Bên cạnh các dịch vụ kiểm toán, Ban lãnh đạo công ty còn rất chú trọng đến nhiệm vụ tư vấn tài chính, kế toán, thuế cho các doanh nghiệp, hoàn thiện hệ thống kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ và tăng cường công tác quản lý kinh tế tài chính tại các đơn vị đó. 2.1.2 Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
  • 33. Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính SV:Nguyễn Thị Luyện Lớp CQ44/22.0433 Với phương châm luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu, sau hơn 3 năm hoạt động Công ty PNT luôn cố gắng cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất. Đảm bảo chất lượng dịch vụ và thời gian thực hiện luôn là những yếu tố quyết định đem đến sự tin tưởng và hài lòng cho tất cả khách hàng của PNT. Trong nhiều tình huống, PNT sẵn sàng hỗ trợ giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh; đưa ra các ý kiến tư vấn để củng cố, hoàn thiện công tác quản lý doanh nghiệp và luôn thể hiện ý chí bảo vệ quyền lợi chính đáng cho khách hàng. Công ty PNT luôn coi trọng vấn đề trình độ và kinh nghiệm của đội ngũ nhân viên, đây là yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng dịch vụ nói riêng và thành công của công ty nói chung. Hiện nay Công ty có hơn 50 cán bộ, kĩ thuật viên, kĩ sư xây dựng chuyên ngành tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán, xây dựng, công nghệ thông tin ở trong và ngoài nước, trong đó có 8 người được cấp chứng chỉ kiểm toán viên của Bộ Tài chính (CPA). Trong quá trình hoạt động, đội ngũ nhân viên liên tục được đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng và bản lĩnh nghề nghiệp cùng các kiến thức bổ trợ về pháp luật, kinh tế, kỹ thuật, thị trường, ... Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức một cách hợp lý, khoa học phù hợp với quy mô hoạt động của công ty. Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình chức năng, phân chia theo các phòng ban, mỗi phòng ban chịu trách nhiệm trong một lĩnh vực riêng độc lập nhưng có quan hệ hỗ trợ, bổ sung cho nhau nhằm hướng tới hoàn thành mục tiêu, kế hoạch chung của công ty. Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:
  • 34. Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính SV:Nguyễn Thị Luyện Lớp CQ44/22.0434 Sơ đồ 1: Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty PNT Giám đốc: là người trực tiếp điều hành mọi hoạt động kinh doanh của công ty, là đại diện pháp nhân của công ty chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động kinh doanh của công ty. Phó Giám đốc: là người trợ giúp cho Giám đốc trong việc điều hành, tổ chức hoạt động kinh doanh của côngty theo sự phân công của giám đốc, tư Phó giám đốc Phó giám đốc Phòng tổng hợp Phòng Kiểm toán BCTC Phòng kiểm toán dự án Trưởng phòng Nhân viên Trưởng phòng Nhân viên Trưởng phòng Nhân viên Giám đốc
  • 35. Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính SV:Nguyễn Thị Luyện Lớp CQ44/22.0435 vấn cho Giám đốc công ty trong công tác điều hành, quản trị doanh nghiệp và chịu trách nhiệm trực tiếp trước giám đốc. Phòng tổng hợp: là phòng có nhiệm vụ về công tác tổ chức của công ty, tổ chức nhân sự, cung cấp hậu cần cho công ty, quản lý công văn đến và đi, bảo vệ tài sản công ty, tìm kiếm khách hàng, marketing khách hàng, giải quyết những vấn đề pháp lý của công ty… góp phần hỗ trợ việc thực hiện nhiệm vụ kiểm toán cho phòng ban nghiệp vụ khác. Ngoài ra, phòng quản trị tổng hợp còn thực hiện các chức năng khác như điều hành bộ phận lễ tân, tổ vệ sinh tạp vụ, tổ bảo vệ, tổ xe. Đây cũng là bộ phận quản lý, theo dõi, giám sát việc thực hiện quy định của Công ty đối với các nhân viên trong toàn bộ công ty. Phòng kiểm toán: bao gồm 3 phòng kiểm toán tài chính và 1 phòng kiểm toán dự án. Hiện nay có hơn 20 cán bộ nhân viên trong đó có 2 Trưởng phòng và các kiểm toán viên chính, kiểm toán viên soát xét, các cộng tác viên cùng các trợ lý kiểm toán. Chức năng chính của phòng là thực hiện kiểm toán BCTC các hợp đồng kiểm toán đã ký kết, cung cấp dịch vụ tư vấn, xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa... Thực hiện cung cấp các dịch vụ tư vấn tài chính kế toán, kiểm toán liên quan tới các hoạt động thương mại dịch vụ như kiểm toán các doanh nghiệp, ngân hàng, kiểm toán bưu điện… và có khi còn cung cấp dịch vụ sang các lĩnh vực khác để hỗ trợ các phòng ban khác trong công ty. Cung cấp các dịch vụ liên quan đến các dự án của các tổ chức trong và ngoài nước… Hiện nay, kiểm toán các dự án đang phát triển mạnh mẽ, đóng góp đáng kể trong tổng doanh thu của công ty. Cung cấp các dịch vụ kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản hoặc có hạng mục công trình hoàn thành… được thực hiện bởi đội ngũ kiểm toán viên có trình độ cao và giàu kinh nghiệm. Thực hiện dịch vụ tư vấn cho khách hàng các vấn đề về tài chính, kế toán,
  • 36. Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính SV:Nguyễn Thị Luyện Lớp CQ44/22.0436 kiểm toán, thuế, thẩm định giá trị tài sản trong doanh nghiệp… thực hiện hỗ trợ các phòng ban khác trong việc cung cấp các dịch vụ về kiểm toán BCTC… Ngoài ra, nhiệm vụ của phòng là đào tạo nhân viên mới, tổ chức sát hạch định kỳ để đánh giá trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên, cập nhật các thông tin mới về tài chính, kế toán, kiểm toán… Đồng thời, phòng còn thực hiện nhiệm vụ chính là kiểm soát chất lượng các cuộc kiểm toán theo yêu cầu của Ban Giám đốc. Với cơ cấu tổ chức bộ máy một cách khoa học, hợp lý, hoạt động của các bộ phận trong công ty có sự hòa hợp, nhịp nhàng, bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau. Nhờ đó giúp cho công tác quản lý tại công ty đạt hiệu quả cao, các phòng ban cùng hợp tác tạo môi trường làm việc tích cực nhằm hướng tới đạt mục tiêu chung của công ty. 2.1.3 Các loại hình dịch vụ cung cấp và khách hàng của Công ty 2.1.3.1 Dịch vụ cung cấp Mục tiêu của công ty là cung cấp những dịch vụ chuyên ngành và những thông tin đáng tin cậy nhất giúp khách hàng đưa ra những quyết định quản lý phù hợp và có hiệu quả nhất. Phương châm hoạt động của Công ty PNT là luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu, luôn tôn trọng các quy định nghề nghiệp về tính bảo mật thông tin, tính độc lập, khách quan và tuân thủ các quy định chung. Xuất phát từ việc cung cấp các dịch vụ về kiểm toán, công ty đã mở rộng, đa dạng hóa các dịch vụ cung cấp, bao gồm: a. Dịch vụ kiểm toán Đây là dịch vụ chủ yếu mà công ty cung cấp cho khách hàng và cũng là dịch vụ chủ yếu tạo nên doanh thu cho công ty. Bởi vậy Công ty PNT luôn luôn nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán của mình bên cạnh các dịch vụ khác mà mình cung cấp. Các loại dịch vụ kiểm toán mà công ty cung cấp:
  • 37. Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính SV:Nguyễn Thị Luyện Lớp CQ44/22.0437 * Kiểm toán Báo cáo Tài chính: đây là một trong những yếu tố cơ bản làm nên thương hiệu PNT trên thị trường và gây dựng lòng tin cao đối với khách hàng. Hoạt động này phát triển không ngừng trước nhu cầu của thị trường. Kiểm toán báo cáo tài chính bao gồm: - Kiểm toán BCTC hàng năm, BCTC giữa niên độ - Kiểm toán các công việc đặc biệt (theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 800) - Soát xét báo cáo tài chính - Kiểm tra thông tin tài chính dựa trên thủ tục thỏa thuận trước - Soát xét báo cáo tài chính - Kiểm tra thông tin tài chính dựa trên thủ tục thỏa thuận trước Cùng với quá trình kiểm toán Công ty luôn cố gắng hỗ trợ, tư vấn cho khách hàng để hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, hoàn thiện công tác tổ chức hạch toán kế toán, quản lý tài chính của khách hàng. Trong nhiều trường hợp, Công ty giúp doanh nghiệp bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của mình. * Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành * Kiểm toán hoạt động các dự án. * Kiểm toán xác định vốn góp liên doanh. * Giám định tài liệu kế toán, tài chính. * Kiểm toán các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán. Các hoạt động kiểm toán của công ty đều tuân thủ theo đúng nguyên tắc, Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam cũng như Chuẩn mực kiểm toán quốc tế được chấp nhận tại Việt Nam. Sau các cuộc kiểm toán, công ty sẽ phát hành Báo cáo kiểm toán, thư quản lý cùng những ý kiến của kiểm toán viên sẽ góp phần giúp cho đơn vị khách hàng nhận biết được những yếu kém, hạn chế còn
  • 38. Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính SV:Nguyễn Thị Luyện Lớp CQ44/22.0438 tồn tại, đồng thời khắc phục, sửa chữa và hoàn thiện để có thể đạt được hiệu quả cao nhất trong quản lý. b. Dịch vụ kế toán Với đội ngũ nhân viên am hiểu về kế toán Việt Nam, các thông lệ kế toán quốc tế, nhiều năm kinh nghiệm làm việc thực tiễn tại nhiều doanh nghiệp, dịch vụ kế toán do Công ty PNT cung cấp luôn làm hài lòng các khách hàng. Cùng với sự phát triển của công ty, dịch vụ kế toán sẽ từng bước được nâng cao cả về số lượng và chất lượng. Công ty luôn nỗ lực phấn đấu nâng cao chất lượng các dịch vụ cung cấp nhằm đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao hơn của thị trường. Các dịch vụ kế toán cung cấp: * Tổng hợp và lập BCTC và các báo cáo khác theo yêu cầu của khách hàng; tổng hợp và lập BCTC hoặc báo cáo quản trị; soát xét BCTC; thiết kế triển khai và hỗ trợ vận hành hệ thống kế toán; trợ giúp chuyển đổi BCTC theo chế độ kế toán Việt Nam sang hình thức phù hợp với thông lệ kế toán được chấp nhận rộng rãi. * Xây dựng các mô hình tổ chức bộ máy kế toán và tổ chức công tác kế toán cho các doanh nghiệp mới thành lập, hướng dẫn ghi chép sổ sách, cập nhật chế độ kế toán tài chình mới, xây dựng hệ thống thông tin kinh tế nội bộ phục vụ cho công tác quản trị kinh doanh. * Cung cấp các dịch vụ tư vấn các doanh nghiệp thực hiện đúng các quy định về lập chứng từ, luân chuyển chứng từ và công tác ghi chép sổ sách kế toán, soát xét điều chỉnh số liệu kế toán, khóa sổ kế toán, lập các BCTC theo quy định hiện hành. ……. c. Dịch vụ tư vấn Với xu thế ngày càng phát triển của nền kinh tế, yêu cầu của thị trường đặt ra ngày càng phức tạp và đa dạng, vì vậy công ty cũng phải luôn tự đổi
  • 39. Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính SV:Nguyễn Thị Luyện Lớp CQ44/22.0439 mới, mở rộng thêm các dịch vụ cung cấp trong đó có dịch vụ tư vấn. Dịch vụ này đã thực hiện sự phát triển, đóng góp một phần không nhỏ vào doanh thu hoạt động của công ty. Hiện nay công ty đang cung cấp những dịch vụ tư vấn sau: * Tư vấn thuế: đây là dịch vụ đem lại hiệu quả cao, giúp các doanh nghiệp bảo đảm thực hiện đúng các nghĩa vụ với nhà nước, thực hiện đúng các chính sách thuế phải nộp. Công ty tư vấn cho các doanh nghiệp về các luật thuế, thực hiện các dịch vụ đăng ký thuế, đăng ký hóa đơn tự in, hoàn thuế, hỗ trợ quyết toán thuế, lập hồ sơ xét ưu đãi thuế…đảm bảo quyền lợi cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực thuế và tôn trọng pháp luật nhà nước đã ban hành. * Tư vấn các vấn đề liên quan đến kiểm toán: tư vấn tổ chức công tác kế toán, bộ máy kế toán và hoàn thiện các phần hành kế toán. * Tư vấn thực hiện các quy định tài chính, huy động và sử dụng vốn, phân tích tài chính …… Các dịch vụ tư vấn trên đã được công ty cung cấp một cách rất hiệu quả, bảo đảm tuân thủ các quy định pháp luật, đạt được mục tiêu doanh nghiệp đã đặt ra và góp phần tăng doanh thu của công ty. d. Dịch vụ đào tạo và hỗ trợ tuyển dụng Trong môi trường cạnh tranh như hiện nay, việc nâng cao kỹ năng và trình độ chuyên môn cho nhân viên luôn được ban giám đốc các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm. Cùng với những dịch vụ trên, công ty còn cung cấp các dịch vụ hỗ trợ tuyển dụng cho các khách hàng có nhu cầu tìm kiếm và tuyển dụng nhân viên có trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu về vị trí tuyển dụng, cũng như các nhu cầu về quản lý và hoạt động của khách hàng.
  • 40. Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính SV:Nguyễn Thị Luyện Lớp CQ44/22.0440 Ban lãnh đạo công ty với kinh nghiệm giảng dạy và quản lý đào tạo cùng với các tiến sĩ, thạc sĩ, giáo viên và chuyên gia trong thực tiễn có khả năng xây dựng các chương trình huấn luyện và tổ chức thành công các khóa học theo yêu cầu một cách hiệu quả nhất. Tổ chức sinh hoạt chuyên môn và cung cấp những thông tin văn bản của nhà nước mới ban hành. Đây là chương trình cập nhật nghiệp vụ rất bổ ích cho những người làm công tác quản lý về tài chính, kế toán, thuế … Đào tạo nội bộ: là công tác duy trì liên tục nhằm chuyên nghiệp hoá đội ngũ nhân viên, đảm bảo sự phát triển vững chắc của công ty trong cơ chế thị trường và thích ứng với quá trình hội nhập kinh tế của đất nước với thế giới. e. Các dịch vụ khác Ngoài các dịch vụ chính như trên, công ty còn cung cấp các dịch vụ khác như: xây dựng và phát triển hệ thống thông tin phục vụ công tác quản lý và kế toán, hỗ trợ khách hàng trong quá trình lựa chọn và sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin mới. Công ty xây dựng và cung cấp một số các phần mềm kế toán, phần mềm quản lý… 2.1.3.2 Khách hàng của công ty TNHH Kiểm toán Quốc tế PNT Là một công ty còn non trẻ song với uy tín của Ban lãnh đạo công ty cùng với kinh nghiệm làm việc lâu năm của các kiểm toán viên, Công ty PNT dần khẳng định vị thế của mình trong thị trường kiểm toán Việt Nam. Công ty đã thu hút được nhiều khách hàng trong nước thuộc nhiều cùng miền, khu vực kinh tế khác nhau. Khách hàng của Công ty PNT được phân loại như sau: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: Công ty TNHH Xây dựng CACC Việt Nam; Công ty TNHH Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao Sơn Thái…. Công ty cổ phần; Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Phú Điền; Công ty CP Vận tải biển Hà Nội; Công ty CP Sông Đà – Thăng Long; Công ty CP
  • 41. Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính SV:Nguyễn Thị Luyện Lớp CQ44/22.0441 Đầu tư xây dựng 573; Công ty CP Đầu tư và Phát triển kinh doanh; Công ty CP Xây dựng và chuyển giao kỹ thuật; Công ty CP Xây dựng Thủy lợi I… Doanh nghiệp Nhà nước: Tổng công ty Xây dựng công trình Giao thông 4; Công ty Vận tải Biển Đông; Bưu điện tỉnh Bình Phước; Nhà Xuất bản Lao động Xã hội; Công ty Xổ số kiến thiết tỉnh Hòa Bình… 2.1.4 Kết quả hoạt động và định hướng phát triển của Công ty 2.1.4.1 Kết quả hoạt động Từ ngày thành lập đến nay, Công ty PNT đã không ngừng hoàn thiện chương trình kiểm toán, chiến lược đào tạo, nâng cao chất lượng các dịch vụ cung cấp, mở rộng quy mô hoạt động. Với việc bố trí nguồn nhân lực hợp lý kết hợp với sự nỗ lực của tất cả cán bộ công nhân viên trong công ty, Công ty PNT đã hoàn thành kế hoạch đề ra cho các năm 2008, 2009. Cụ thể, tổng doanh thu của 2 năm 2008, 2009 như sau: Bảng 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty PNT ĐVT:VNĐ Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Phòng kiểm toán BCTC 1.000.000.000 1.800.000.000 Phòng kiểm toán dự án 600.000.000 900.000.000 Tổng 1.600.000.000 2.700.000.000 Nhìn vào bảng trên ta thấy, doanh thu từ dịch vụ kiểm toán BCTC của PNT chiếm phần lớn. Điều này đặt nền móng cho Công ty PNT phát triển các dịch vụ về tư vấn tài chính như tư vấn thuế, tư vấn nguồn nhân lực… và các dịch vụ kế toán.
  • 42. Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính SV:Nguyễn Thị Luyện Lớp CQ44/22.0442 Hơn nữa, doanh thu của các phòng đều tăng: phòng kiểm toán BCTC tăng 80% so với năm 2008, phòng kiểm toán dự án tăng 50% so với năm 2008. Đây là thành công của toàn thể cán bộ nhân viên của Công ty PNT trong nỗ lực gây dựng hình ảnh Công ty với khách hàng ngay từ những ngày đầu thành lập. Và có nguyên nhân khách quan đó là sự bùng nổ của thị trường chứng khoán tại Việt Nam tạo ra lượng khách hàng lớn cần kiểm toán và tư vấn để cổ phần hóa hay lên các sàn giao dịch. Năm 2010 và những năm tiếp theo còn rất nhiều khó khăn phía trước. Vì vậy Công ty PNT cần nỗ lực hơn nữa, tìm kiếm thêm nhiều khách hàng, tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo uy tín đối với khách hàng để tạo ra thêm doanh thu. 2.1.4.2 Phương hướng hoạt động của Công ty TNHH Kiểm toán Quốc tế PNT Về doanh thu: từ những thay đổi của thị trường tài chính của Việt Nam, Công ty đặt ra các mục tiêu cụ thể cho các phòng ban cụ thể như sau: Bảng 1.2: Kế hoạch doanh thu của Công ty PNT 2010 ĐVT: VNĐ Phòng Mục tiêu năm 2010 1. Phòng kiểm toán BCTC 2.000.000.000 2. Phòng kiểm toán dự án 1.500.000.000 Tổng cộng 3.500.000.000 Về loại hình dịch vụ: trong thời gian tới, Ban Giám đốc công ty vẫn xác định việc phát triển dịch vụ kiểm toán BCTC là dịch vụ chủ yếu và chiến lược của mình và tiếp tục hoàn thiện chương trình kiểm toán để có thể cung cấp dịch vụ với chất lượng tốt nhất.
  • 43. Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính SV:Nguyễn Thị Luyện Lớp CQ44/22.0443 Về khách hàng tiềm năng: công ty đang chú trọng hoàn thiện các dịch vụ cung cấp cho các khách hàng tiềm năng như: Công ty Cổ phần Viễn thông Hà Nội Telecom, Công ty TNHH 3H… Do là một công ty mới đi vào hoạt động được 3 năm nên quá trình thực hiện và đào tạo cán bộ bước đầu còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên, công ty có xác định cho mình phương hướng hoạt động và phát triển hơn nữa nguồn nhân lực trong những năm tới: - Xây dựng đội ngũ kiểm toán viên phát triển cả về chất lượng và chất - Nâng cao chất lượng, số lượng nhân viên trong công ty về các lĩnh vực kế toán, tài chính, tư vấn, kiểm toán. 2.1.5 Giới thiệu về quy trình kiểm toán BCTC của Công ty PNT Sơ đồ 2: Quy trình kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán Quốc tế PNT ` Bước 1: Khảo sát và đánhgiá khách hàng Trước khi quyết định ký một hợp đồng, công ty tiến hành khảo sát, đánh giá để chấp nhận khách hàng. Đối với mỗi khách hàng tiềm năng cụ thể cần thu thập các thông tin chi tiết hơn, càng nhiều càng tốt để có căn cứ xác Khảo sát và chấp nhận khách hàng Ký hợp đồng cung cấp dịch vụ Lập kế hoạch kiểm toán và chương trình kiểm toán Thực hiện kiểm toán Soát xét chất lượng và phát hành Báo cáo kiểm toán
  • 44. Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính SV:Nguyễn Thị Luyện Lớp CQ44/22.0444 đáng đánh giá, chấp nhận khách hàng. Các thông tin cần thu thập trong giai đoạn này bao gồm: - Nhu cầu của khách hàng về dịch vụ kiểm toán: mục đích mời kiểm toán, các yêu cầu về dịch vụ cung cấp, báo cáo… - Các thông tin chung về khách hàng: loại hình doanh nghiệp, địa chỉ, hồ sơ pháp lý, ngành nghề sản xuất kinh doanh chính… - Cơ cấu tổ chức hoạt động: địa bàn hoạt động, cơ cấu tổ chức nhân sự, các bên có liên quan… - Tình hình kinh doanh: mặt hàng cung cấp chính, đặc điểm của hoạt động kinh doanh, đặc điểm của sản phẩm, quy trình sản xuất… - Hệ thống kế toán đang áp dụng. Bước 2: Kí hợp đồng cung cấp dịch vụ Sau khi khảo sát, đánh giá về khách hàng, công ty đi đến quyết định chấp nhận khách hàng. Công ty PNT tiến hành ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ trong đó nêu rõ trách nhiệm pháp lý của các bên, quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia, giá trị của dịch vụ cung cấp… Bước 3: Lập kế hoạch kiểm toán và chương trình kiểm toán Trên cơ sở các thông tin tài liệu đã thu thập được, đoàn kiểm toán được phân công thực hiện sẽ tiến hành lập kế hoạch kiểm toán cho từng khoản mục, công việc cụ thể, đặc biệt tập trung vào các công việc sau: - Đánh giá rủi ro đối với từng khoản mục trên BCTC để nhằm mục đích đưa ra các giải pháp phù hợp cho việc phòng ngừa các rủi ro còn chứa đựng trong các BCTC. - Xác định mục tiêu, nội dung cần tiến hành kiểm toán đối với các khoản mục cụ thể (trong đó xác định rõ các thủ tục phân tích, các thử nghiệm cơ bản, quy mô chọn mẫu… áp dụng cho từng khoản mục).
  • 45. Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính SV:Nguyễn Thị Luyện Lớp CQ44/22.0445 - Xác định quy mô kiểm toán: phương thức, biện pháp tổ chức lực lượng cũng như thời gian, phạm vi thực hiện kiểm toán. Bước 4: Thực hiện kiểm toán Với chương trình kiểm toán đã lập một cách khoa học và thích hợp cho mỗi khách hàng, trong giai đoạn này kiểm toán viên sẽ tiến hành công việc kiểm toán theo các kế hoạch chi tiết đã lập. Giai đoạn này bao gồm các công việc cụ thể sau: - Rà soát đánh giá thực hiện các thử nghiệm hệ thống KSNB. Kiểm toán viên sẽ phân tích môi trường kiểm toán chung, xem xét hệ thống kế toán và thủ tục kiểm soát hiện có của khách hàng nhằm đạt được các mục tiêu sau: + Nắm vững các quy trình KSNB tại đơn vị được kiểm toán. + Bảo đảm rằng các hệ thống kiểm soát và các quy trình áp dụng tại đơn vị hoạt động có hiệu quả. + Đánh giá cơ cấu tổ chức, cơ chế ra quyết định và chế độ báo cáo. + Đánh giá chất lượng KSNB của cán bộ quản lý và các nhân viên chủ chốt. + Đánh giá việc tuân thủ các quy định của Nhà nước trong việc thực hiện chế độ tài chính, kế toán, kiểm toán và thống kê. - Thực hiện thủ tục phân tích: các thủ tục phân tích được sử dụng trong giai đoạn này gồm phân tích ngang và phân tích dọc. - Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ phát sinh, kiểm tra chi tiết số dư tài khoản. Việc kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ phát sinh được thực hiện trên cơ sở sử dụng phương pháp chọn mẫu của kiểm toán viên. Việc kiểm tra chi tiết số dư được thực hiện với tất cả các khoản mục có số dư trên Bảng cân đối kế toán.
  • 46. Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính SV:Nguyễn Thị Luyện Lớp CQ44/22.0446 Bước 5: Soát xét chất lượng và phát hành báo cáo kiểm toán Giai đoạn này gồm các công việc sau: - Soát xét lại hồ sơ kiểm toán trước khi rời khỏi văn phòng khách hàng. - Tổng kết các công việc đã thực hiện. - Lập tài liệu soátxét 3 cấp, tổng hợp sai sótđể đề nghị điều chỉnh, dự thảo phục vụ cho mục đích kiểm soát chất lượng. - Sau khi kiểm soát thông qua thì sẽ tiến hành gửi các bản dự thảo cho khách hàng và họp thông báo kết quả kiểm toán. - Thông báo các bản dự thảo, ban hành Báo cáo kiểm toán, Thư quản lý. 2.2 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM TOÁN CHU KỲ BÁN HÀNG – THU TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN QUỐC TẾ PNT 2.2.1 Thực trạng việc xác định mục tiêu và căn cứ kiểm toán chu kỳ Bán hàng – Thu tiền 2.2.1.1 Mục tiêu kiểm toán chu kỳ Bán hàng – Thu tiền Mục tiêu kiểm toán chu kỳ Bán hàng – Thu tiền được Công ty PNT dựa trên chuẩn mực kiểm toán và phù hợp với mục đích chung của kiểm toán BCTC. Đối với chu kỳ Bán hàng – Thu tiền cũng vậy, việc xác định mục tiêu đạt được cụ thể thông qua các cơ sở dẫn liệu: - Mục tiêu về sự phát sinh: Các nghiệp vụ bán hàng - thu tiền đã ghi sổ là có căn cứ hợp lý và thực sự phát sinh. - Mục tiêu về tính đầy đủ: Các nghiệp vụ bán hàng - thu tiền phải được ghi sổ đầy đủ.
  • 47. Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính SV:Nguyễn Thị Luyện Lớp CQ44/22.0447 - Mục tiêu về quyền và nghĩa vụ: Hàng hóa đã được chuyển giao quyền sở hữu cho khách hàng, doanh thu được ghi nhận thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. - Mục tiêu về sự tính toán đánh giá: Doanh thu bán hàng được phản ánh chính xác về giá trị, tính toán, cộng dồn và ghi chép chính xác; các khoản phải thu khách hàng được ghi chép đúng số tiền, các con số cộng sổ chuyển sổ phải chính xác. - Mục tiêu tính giá các khoản phải thu: Các khoản phải thu khách hàng được tính giá đúng. Các khoản dự phòng phải thu khách hàng được trích lập chính xác để tính ra giá trị thuần của các khoản phải thu khách hàng. - Mục tiêu về sự phân loại: Doanh thu bán hàng đã được phân loại đúng đắn. - Mục tiêu về sự tính đúng kỳ: Doanh thu bán hàng được ghi sổ đúng kỳ. 2.2.1.2 Xác địnhcăn cứ kiểm toán Để có thể kiểm toán, KTV cần thu thập các tài liệu cần thiết từ khách hàng, các tài liệu này rất cần thiết cho qua trình đánh giá hệ thống KSNB cũng như các thủ tục phân tích và kiểm tra chi tiết. KTV gửi bản đề nghị cung cấp tài liệu cho kế toán trưởng của đơn vị khách hàng. Các căn cứ để kiểm toán chu kỳ Bán hàng – Thu tiền: Báo cáo kết quả kinh doanh; Bảng cân đối phát sinh; Trang tổng hợp các tài khoản; Bảng kê doanh thu theo mặt hàng, dịch vụ theo tháng và theo từng bộ phận; Tờ khai thuế; Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại; Các chính sách, quy định về giá, bán hàng trả chậm, chiết khấu, giảm giá hàng bán; Bảng phân tích tuổi nợ của các khoản phải thu khách hàng; Các thư xác nhận, biên bản đối chiếu công nợ tại ngày kết thúc năm kế toán; Sổ
  • 48. Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính SV:Nguyễn Thị Luyện Lớp CQ44/22.0448 tổng hợp và sổ chi tiết liên quan; Đơn đặt hàng, hợp đồng thương mại, hóa đơn bán hàng,... Việc xác định căn cứ kiểm toán cho chu kỳ Bán hàng – Thu tiền còn tùy thuộc đặc thù của từng đơn vị khách hàng. 2.2.2 Thực trạng quy trình và phương pháp kiểm toán chu kỳ Bán hàng – Thu tiền Việc kiểm toán chu kỳ Bán hàng – Thu tiền cũng được thực hiện tuần tự như một cuộc kiểm toán. 2.2.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán chu kỳ Bán hàng – Thu tiền a. Thu thập các thông tin cơ sở và thông tin liên quan đến nghĩa vụ pháp lý Tùy theo từng khách hàng mà KTV thu thập toàn bộ thông tin về hoặc thu thập một phần thông tin. Đối với những khách hàng cũ, mọi thông tin về khách hàng đã được thu thập đầy đủ vào những cuộc kiểm toán trước đó và lưu giữ trong hồ sơ chung về khách hàng, KTV chỉ cần thu thập bổ sung những thông tin đổi mới trong năm tài chính đang kiểm toán. Đối với khách hàng mới KTV phải thu thập đầy đủ thông tin về khách hàng. Công ty A là khách hàng mới nên KTV phải tìm hiểu toàn bộ về: điều kiện thành lập, hồ sơ pháp lý, ngành nghề kinh doanh, hình thức kế toán áp dụng....  Điều kiện thành lập - Hình thức sở hữu vốn: Công ty A là công ty TNHH - Ngành, nghề kinh doanh: Sản xuất, lắp ráp máy móc, thiết bị trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, phát nhanh, truyền hình, điện tử, tin học;