SlideShare a Scribd company logo
1 of 114
THUYẾT MINH DỰ ÁN
NHÀ MÁY CHẾ BIẾN NÔNG SẢN, LÂM
SẢN XUẤT KHẨU
HTX NÔNG NGHIỆP
Địa điểm:
tỉnh Quảng Nam
HTX NÔNG NGHIỆP
-----------  -----------
DỰ ÁN
NHÀ MÁY CHẾ BIẾN NÔNG SẢN, LÂM
SẢN XUẤT KHẨU
Địa điểm: tỉnh Quảng Nam
CHỦ ĐẦU TƯ
HTX NÔNG NGHIỆP
Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu”
TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356
2
MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................................. 2
CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU......................................................................................... 6
I. GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ...................................................................... 6
II. MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN ............................................................ 6
III. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ ............................................................................. 7
3.1. Sự cần thiết đầu tư dây chuyền sơ chế rau củ quả......................................... 7
3.2. Sự cần thiết đầu tư viên nén gỗ...................................................................... 9
IV. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ............................................................................. 12
V. MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN ................................................................ 13
5.1. Mục tiêu chung............................................................................................. 13
5.2. Mục tiêu cụ thể............................................................................................. 14
CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN........................ 16
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘIVÙNG THỰC HIỆN DỰ
ÁN ....................................................................................................................... 16
1.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án..................................................... 16
1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án.......................................... 18
II. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG........................................................ 19
2.1. Thị trường rau quả Việt Nam....................................................................... 19
2.2. Thị trường rau quả chế biến sâu................................................................... 21
2.3. Nâng cao vị thế nông sản Việt Nam............................................................ 22
2.4. Đón đầu lợi thế của các FTA ....................................................................... 23
2.5. Thị trường viên nén gỗ, than........................................................................ 25
2.6. Một số ứng dụng của viên nén gỗ, than ....................................................... 32
III. QUY MÔ CỦA DỰ ÁN ............................................................................... 32
3.1. Các hạng mục xây dựng của dự án .............................................................. 32
Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu”
TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356
3
3.2. Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư (ĐVT: 1000 đồng).... 34
IV. ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ..................................... 39
4.1. Địa điểm xây dựng....................................................................................... 39
4.2. Hình thức đầu tư........................................................................................... 39
V. NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO 39
5.1. Nhu cầu sử dụng đất..................................................................................... 39
5.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án............. 39
CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG
TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ.................... 40
I. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH .............. 40
II. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ ..... 40
A. CÔNG NGHỆ SƠ CHẾ RAU CỦ QUẢ................................................... 40
2.1. Công nghệ xử lý, đóng gói, bảo quản và chế biến sản phẩm nông sản ....... 41
2.2. Dây chuyền cấp đông IQF công nghệ Nitrogen........................................... 46
2.3. Kho lạnh bảo quản........................................................................................ 49
2.4. Công nghệ dán nhãn, đóng gói sản phẩm bằng mã vạch............................. 58
B. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT VIÊN NÉN, THAN...................................... 60
2.5. Phương án kỹ thuật công nghệ..................................................................... 60
2.6. Danh sách dự kiến máy móc thiết bị............................................................ 68
2.7. Quy trình quản lý chất lượng từ nguyên liệu đầu vào tới sản phẩm đầu ra
sản phẩm viên nén gỗ.......................................................................................... 69
CHƯƠNG IV. CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN............................... 73
I. PHƯƠNG ÁN GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG, TÁI ĐỊNH CƯ VÀ HỖ TRỢ
XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG........................................................................ 73
1.1. Chuẩn bị mặt bằng........................................................................................ 73
1.2. Phương án tổng thể bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư: ................ 73
1.3. Phương án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật...................................... 73
Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu”
TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356
4
II. PHƯƠNG ÁN KIẾN TRÚC VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ................... 73
2.1. Các phương án xây dựng công trình ............................................................ 73
2.2. Các phương án kiến trúc .............................................................................. 74
III. PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN...................................................... 76
3.1. Phương án tổ chức thực hiện........................................................................ 76
3.2. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý...................... 76
CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ................................. 78
I. GIỚI THIỆU CHUNG..................................................................................... 78
II. CÁC QUY ĐỊNH VÀ CÁC HƯỚNG DẪN VỀ MÔI TRƯỜNG................. 78
III. SỰ PHÙ HỢP ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁNError! Bookmark not defined.
IV. NHẬN DẠNG, DỰ BÁO CÁC TÁC ĐỘNG CHÍNH CỦA DỰ ÁN ĐỐI
VỚI MÔI TRƯỜNG ........................................................................................... 80
4.1. Giai đoạn thi công xây dựng công trình....................................................... 80
4.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng................................................. 82
V. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN VỀ QUY MÔ,
CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ................................................................................ 85
VI. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU MÔI TRƯỜNG .............................................. 85
6.1. Giai đoạn xây dựng dự án ............................................................................ 85
6.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng................................................. 91
VII. KẾT LUẬN ................................................................................................. 94
CHƯƠNG VI. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ
HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN .................................................................................. 95
I. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN. ................................................... 95
II. HIỆU QUẢ VỀ MẶT KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA DỰÁN........................ 97
2.1. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án. .......................................................... 97
2.2. Phân kỳ đầu tư.............................................................................................. 97
2.3. Dự kiến nguồn doanh thu và công suất thiết kế của dự án: ....................... 100
Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu”
TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356
5
2.4. Các chi phí đầu vào của dự án: .................................................................. 100
2.5. Phương ánvay............................................................................................. 101
2.6. Các thông số tài chính của dự án ............................................................... 101
KẾT LUẬN....................................................................................................... 104
I. KẾT LUẬN.................................................................................................... 104
II. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ. ....................................................................... 104
PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH............................... 105
Phụ lục 1: Tổng mức, cơ cấu nguồn vốn thực hiện dự án ................................ 105
Phụ lục 2: Bảng tính khấu hao hàng năm.......................................................... 106
Phụ lục 3: Bảng tính doanh thu và dòng tiền hàng năm. .................................. 107
Phụ lục 4: Bảng Kế hoạch trả nợ hàng năm...................................................... 108
Phụ lục 5: Bảng mức trả nợ hàng năm theo dự án............................................ 109
Phụ lục 6: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn................................... 110
Phụ lục 7: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn có chiết khấu. .......................... 111
Phụ lục 8: Bảng Tính toán phân tích hiện giá thuần (NPV). ............................ 112
Phụ lục 9: Bảng Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR). ....................... 113
Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu”
TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356
6
CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU
I. GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ
Tên doanh nghiệp/tổ chức: HTX NÔNG NGHIỆP
Thông tin về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp/tổ chức đăng ký
đầu tư, gồm:
Họ tên:
Chức danh:Giám đốc
II. MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN
Tên dự án:
“Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu”
Địa điểm thực hiện dự án:, tỉnh Quảng Nam
Diện tích đất, mặt nước, mặt bằng dự kiến sử dụng: 15.700,0 m2
(1,57 ha).
Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác.
Tổng mức đầu tư của dự án: 94.814.753.000 đồng.
(Chín mươi bốn tỷ, tám trăm mười bốn triệu, bảy trăm năm mươi ba nghìn
đồng)
Trong đó:
+ Vốn tự có (20%) : 18.962.951.000 đồng.
+ Vốn vay - huy động (80%) : 75.851.802.000 đồng.
Phân kỳ đầu tư:
+ Giai đoạn 1 (37.21%) : 35.281.010.000 đồng.
+ Giai đoạn 2 (62.79%) : 59.533.742.000 đồng.
Công suất thiết kế và sản phẩm/dịch vụ cung cấp:
Sản lượng từ sơ chế rau củ quả 4.320,0 tấn/năm
Sản lượng từ sản xuất viên nén, than 6.570,0 tấn/năm
Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu”
TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356
7
III. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ
3.1. Sự cần thiết đầu tư dây chuyền sơ chế rau củ quả
Tiềm năng xuất khẩu rau, quả
Với các lợi thế của các Hiệp định thương mại tự do FTA mang lại, các
sản phẩm rau, quả của tỉnh đang có nhiều tiềm năng mở rộng thị phần xuất
khẩu sang các nước EU và châu Á.
Toàn tỉnh có khoảng 72.300 ha rau quả các loại, với sản lượng khoảng
590.000 tấn/năm, tập trung ở các huyện Thọ Xuân, Yên Định, Hoằng Hóa,
Nông Cống, Nga Sơn, Quảng Xương, Triệu Sơn, TP Thanh Hóa... Các địa
phương đã xây dựng được các vùng sản xuất tập trung, thực hiện thâm canh,
ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Nhiều sản
phẩm rau, quả của tỉnh được công nhận OCOP cấp tỉnh 3 sao. Bên cạnh đó,
ngành nông nghiệp cũng tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật sản xuất tiên
tiến để giúp doanh nghiệp, người dân nâng cao nhận thức và thực hành sản
xuất sạch, nông nghiệp hữu cơ, đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về
an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường. Đồng thời, kêu gọi các doanh nghiệp
đầu tư chế biến sâu để đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của các thị
trường xuất khẩu và tiêu thụ trong nước, nhất là sau khi Việt Nam tham gia
Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA).
Tính đến tháng 7-2022, toàn tỉnh có 17 doanh nghiệp chế biến rau quả,
với công suất 109.200 tấn/năm. Các sản phẩm rau, quả chủ yếu được chế biến
thông qua việc sơ chế, đóng gói, bảo quản, cung cấp khoảng 70% thị trường
trong tỉnh, còn lại là các thành phố lớn trong cả nước và xuất khẩu sang thị
trường các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga, Pháp, Belarus...
Trong 7 tháng năm 2022, các doanh nghiệp chế biến rau, quả của tỉnh đã xuất
khẩu được 141.862 thùng, tương đương 5.540 tấn dưa chuột đóng hộp, dứa
Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu”
TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356
8
đóng hộp đi thị trường các nước Trung Quốc, Anh, Úc, Nga, Đức, Pháp,
Israel, Estonia..., trị giá khoảng 2,39 triệu USD.
Qua kết quả xuất khẩu cho thấy, thị phần rau, quả của tỉnh tại các nước
vẫn còn mờ nhạt, mới chỉ chiếm phần nhỏ nhu cầu của thị trường các nước. Bà
Nguyễn Thị Phương Trà, Giám đốc Công ty CP Tập đoàn EP Food, xã Đông
Vinh (TP Thanh Hóa), cho biết: Là doanh nghiệp chuyên sản xuất, xuất khẩu
mặt hàng trái cây đóng hộp, như dứa đóng hộp, dưa chuột ngâm dấm... Sản
phẩm được xuất khẩu sang các nước châu Á, EU, Nga, UAE, Anh,
Kazakhstan, Uzbekistan và các nước phát triển khác. 7 tháng năm 2022, công
ty đã xuất khẩu đi thị trường các nước được 2.500 tấn dứa đóng hộp, đạt hơn
1,4 triệu USD. Nhận thấy sản phẩm dứa đóng hộp hiện đang trở thành sản
phẩm phổ biến trong hệ thống bán lẻ ở các nước EU và nhu cầu tiêu dùng của
khách hàng ở đây lớn, nên công ty đang tiếp cận mở rộng thị trường xuất khẩu
sang các nước trong khu vực này. Mặc dù, có nhiều thuận lợi từ Hiệp định
thương mại tự do (FTA) mang lại, nhưng khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp
hiện nay là phải tự tìm đối tác để xuất khẩu sang thị trường các nước EU.
Ngoài ra, để doanh nghiệp được hoạt động tối đa công suất và mở rộng thị
trường xuất khẩu vẫn rất cần chính sách hỗ trợ của Nhà nước, của tỉnh để sản
phẩm cạnh tranh về giá cả với sản phẩm cùng loại của các nước tham gia xuất
khẩu.
Nhằm khai thác được tiềm năng xuất khẩu rau, quả của tỉnh và tiến sâu
vào thị trường các nước EU, châu Á, thị trường Trung Đông, các ngành có
liên quan của tỉnh, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh đang tích cực triển khai công
tác tìm kiếm các dự án, lĩnh vực, phương thức hợp tác mới; tận dụng lợi thế
của các Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
(CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu
Âu (EVFTA) để củng cố các thị trường truyền thống và tiếp tục mở rộng thị
trường để hỗ trợ các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp tham gia xuất
Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu”
TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356
9
khẩu hàng hóa. Khuyến khích các doanh nghiệp, HTX sản xuất các sản phẩm
rau, quả có sức cạnh tranh, bảo đảm ứng dụng đúng tiêu chuẩn quốc tế về thực
hành nông nghiệp tốt, nông nghiệp hữu cơ và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đồng thời, khuyến khích người trồng rau, quả áp dụng, tuân thủ quy trình sản
xuất nghiêm ngặt theo các tiêu chuẩn đề ra trong thực hành sản xuất nông
nghiệp tốt, như EUREPGAP, GlobalGAP, VietGAP... Bên cạnh đó, tích cực
hướng dẫn các doanh nghiệp, HTX đầu tư sản xuất, chuẩn hóa sản phẩm, đủ
điều kiện đăng ký sử dụng nhãn hiệu, làm cơ sở để xây dựng thương hiệu cho
sản phẩm rau, quả. Ngoài ra, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đầu
tư nâng cấp, xây mới các nhà máy có dây chuyền thiết bị công nghệ chế biến
hiện đại, lắp đặt hệ thống bảo quản nhằm nâng cao chất lượng và giá trị kinh
tế cho sản phẩm rau, quả.
3.2. Sự cần thiết đầu tư viên nén gỗ
Việt Nam xuất khẩu viên nén gỗ lớn thứ 2 trên thế giới
Bộ Công Thương ước tính, xuất khẩu (XK) gỗ và sản phẩm gỗ của Việt
Nam trong tháng 10/2022 đạt 1,2 tỷ USD, tăng 7,7% so với tháng 9/2022 và
tăng 25,9% so với tháng 10/2021. Theo thống kê của Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ
NN&PTNT) hiện nay cả nước có khoảng 80 doanh nghiệp tham gia sản xuất,
xuất khẩu viên nén gỗ. Giá trị XK viên nén gỗ liên tục tăng từ 145 triệu USD
vào năm 2017 lên hơn 500 triệu USD trong 10 tháng đầu năm 2022.XK dăm gỗ
và viên nén gỗ tại khu vực châu Á cũng tăng trưởng mạnh, riêng giá trị XK của
viên nén tăng hơn 80% so với cùng kỳ năm trước do các thị trường chính Hàn
Quốc, Nhật Bản đều có nhu cầu tăng, trong bối cảnh 2 thị trường này tiếp tục
thực hiện chuyển đổi từ nguồn điện than sang điện sạch, bao gồm cả điện sinh
khối. Trung Quốc cũng đang có những động thái chuyển một phần nguồn điện
và hệ thống sưởi chạy bằng than đá sang viên nén, dự kiến nhu cầu mặt hàng
này tại Trung Quốc sẽ tăng mạnh.
Ông Nguyễn Thanh Phong, Chi hội trưởng Chi hội Viên nén gỗ thuộc Hiệp
hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, cho biết: "Năm 2021 lượng viên nén xuất khẩu từ
Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu”
TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356
10
Việt Nam đạt 3,5 triệu tấn với kim ngạch hơn 413 triệu USD. Trong 9 tháng đầu
năm 2022 xuất khẩu mặt hàng này cán mốc gần 3,5 triệu tấn, đạt 542,32 triệu
USD, chiếm 4,5% tổng kim ngạch XK của ngành".Nhìn vào số liệu 9 tháng đầu
năm, ông Nguyễn Thanh Phong nhấn mạnh: "XK viên nén đã tăng 35% về
lượng và 81% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021. Việt Nam đã trở thành nước
XK viên nén lớn thứ 2 trên thế giới".Nguồn nguyên liệu sản xuất viên nén chủ
yếu là các phụ phẩm của ngành gỗ như cành, ngọn, gỗ nhỏ, bìa bắp từ gỗ rừng
trồng và các đầu mẩu, gỗ thừa... từ các cơ sở chế biến. Việc gia tăng sản xuất
mặt hàng này giúp tận dụng nguyên liệu thừa trong các công đoạn chế biến gỗ
tạo ra, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường.Số liệu phát triển của XK viên
nén, dăm gỗ nếu biểu hiện bằng đồ thị sẽ cho ra một đường tiến lên thẳng đứng.
Hiện tại, chưa có dự báo chi tiết về "cơn khát" nguồn cung viên nén, dăm gỗ lúc
nào có dấu hiệu hạ nhiệt nhưng những bất ổn trong phát triển nóng các sản phẩm
này đã dần hé lộ.
Tuy nhiên, với tốc độ phát triển và tương lai của ngành này, các doanh
nghiệp sản xuất và xuất khẩu viên nén, cũng như các doanh nghiệp sản xuất đồ
gỗ, dăm, ván ép… có sử dụng gỗ rừng trồng cần quan tâm tới việc tạo ra các
vùng nguyên liệu của mình nhằm ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào.
Việc tạo vùng nguyên liệu có thể thông qua hình thức các doanh nghiệp
liên kết với các hộ dân, là những người có tiếp cận với nguồn quỹ đất trồng
rừng. Khi chủ động được nguồn nguyên liệu thông qua các hình thức liên kết với
các hộ trồng rừng và công ty lâm nghiệp sẽ giúp các doanh nghiệp ổn định sản
xuất kinh doanh.Bên cạnh đó, xu hướng tiêu thụ viên nén tại các thị trường lớn
trên thế giới cho thấy, trong tương lai các thị trường này sẽ đòi hỏi nguồn viên
nén sử dụng gỗnguyên liệu đầu vào có chứng chỉ bền vững, do đó, việc tạo vùng
nguyên liệu là rất cần thiết.
Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu”
TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356
11
Sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng tăng liên tục tăng qua các năm, từ
3,01 triệu m3
năm 2006 lên 19,5 triệu m3
năm 2019; năm 2022 đạt 22,5 triệu m3
Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu”
TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356
12
và cơ bản đạt mục tiêu đặt ra trong Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam
giai đoạn 2006-2022 là 20 – 24 triệu m3/năm. Trong 2 tháng đầu năm 2022, sản
lượng gỗ khai thác đạt 1,85 triệu m3
, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm trước; sản
lượng củi khai thác và thu nhặt đạt 2,73 triệu ste, bằng 98,9%.
Sản lượng gỗ rừng trồng tăng trưởng mạnh mẽ hàng năm, góp phần cung
cấp nguồn nguyên liệu dồi dào cho dự án. Nguồn nguyên liệu đầu vào của nhà
máy là phụ phẩm của các cây trồng phổ biến tại khu vực hoạt động của dự án
như: gỗ keo, gỗ tràm, cao su,…. tạo lợi thế chủ động trên 70% nguồn nguyên
liệu đầu vào, từng bước giảm phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu, góp phần
giảm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Đồng thời, tạo ưu thế cạnh tranh
cho các sản phẩm từ đó làm tăng giá trị ngành công nghiệp chế biến gỗ, nhiên
liệu đốt của dự án nói riêng và của Việt Nam nói chung.
Từ những thực tế trên, chúng tôi đã lên kế hoạch thực hiện dự án “Nhà
máy chế biến nông sản, lâm sản xuất khẩu”tại Thôn Đồng Tràm Tây, xã Quế
Phú, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Namnhằm phát huy được tiềm năng thế mạnh
của mình, đồng thời góp phần phát triển hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ
thuật thiết yếu để đảm bảo phục vụ cho ngành nông nghiệp sản xuất của tỉnh
Quảng Nam.
IV. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ
 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014 của Quốc
hội;
 Luật Xây dựng số 62/2020/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc
hội sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18
tháng 06 năm 2014 của Quốc hội;
 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày ngày 17 tháng 11 năm
2020của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
 Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc
Hộinước CHXHCN Việt Nam;
 Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội
nước CHXHCN Việt Nam;
Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu”
TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356
13
 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của
Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
 Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH năm 2014 hợp nhất Luật thuế thu
nhập doanh nghiệp do văn phòng quốc hội ban hành;
 Nghị định số 31/2021/NĐ-CPngày 26 tháng 03 năm 2021Quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
 Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 về sửa đổi bổ
sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành luật đất đai;
 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2021về quản lý chi
phí đầu tư xây dựng;
 Hướng dẫn thi hành nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm
2013 của chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh
nghiệp;
 Thông tư số 01/2021/TT-BXD ngày 19 tháng 05 năm 2021 của Bộ Xây
dựng ban hành QCVN 01:2021/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch
xây dựng;
 Thông tư số 11/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 8 năm 2021 của Bộ Xây
dựng hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
 Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng quy định tại
Phụ lục VIII, của thông tư số 12/2021/TT-BXDngày 31 tháng 08 năm 2021 của
Bộ Xây dựngban hành định mức xây dựng;
 Quyết định 610/QĐ-BXD của Bộ xây dựng ngày 13 tháng 7 năm 2022 về
Công bố Suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận
kết cấu công trình năm 2021.
V. MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN
5.1. Mục tiêu chung
 Phát triển dự án “Nhà máy chế biến nông sản, lâm sản xuất
khẩu”theohướng chuyên nghiệp, hiện đại, cung cấp sản phẩm, chất lượng, có
năng suất, hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm nông sản,
đảm bảo tiêu chuẩn, an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường góp
phần tăng hiệu quả kinh tế địa phương cũng như của cả nước.
 Khai thác có hiệu quả hơn tiềm năng về: đất đai, lao động và sinh thái của
khu vực tỉnh Quảng Nam.
Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu”
TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356
14
 Dự án khi đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế,
đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế của
địa phương, của tỉnh Quảng Nam.
 Hơn nữa, dự án đi vào hoạt động tạo việc làm với thu nhập ổn định cho
nhiều hộ gia đình, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và lành mạnh hoá
môi trường xã hội tại vùng thực hiện dự án.
5.2. Mục tiêu cụ thể
 Phát triển mô hình công nghiệp chế biến nông sản chuyên nghiệp, hiện
đại, hình thành chuỗi cung ứng các sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm sạch có
thương hiệu và đầu ra ổn định, bền vững tạo niềm tin cho người tiêu dùng và thị
trường xuất khẩu.
 Cung cấp sản phẩmcho thị trường khu vực tỉnh Quảng Nam và khu vực
lân cận.
 Tiêu thụ những nguồn nguyên liệu rau củ quả cho thị trường Quảng
Namđưa sản phẩm của tỉnh Quảng Nam xuất khẩu sang các thị trường tiềm
năng, thị trường khó tính trên thế giới.
 Liên kết triển khai vùng nguyên liệu nông nghiệp của tỉnh Quảng Nam,
liên kết chuỗi và hình thành những HTX trong khâu liên kết và mô hình sản xuất
nông nghiệp liên kết chuỗi ứng dụng công nghệ cao vào từng loại cây trồng.
 Sự hình thành của vùng nguyên liệu liên kết chuỗi trong nông nghiệp ứng
dụng công nghệ cao sẽ tạo ra môi trường thích hợp cho những sáng tạo khoa
học, công nghệ và đào tạo nhân lực cho ngành sản xuất nông nghiệp chế biến
sâu, thuận tiện cho sự chuyển hóa tri thức thành sản xuất hàng hóa
 Dự án thiết kế với quy mô, công suất như sau:
Sản lượng từ sơ chế rau củ quả 4.320,0 tấn/năm
Sản lượng từ sản xuất viên nén, than 6.570,0 tấn/năm
 Mô hình dự án hàng năm cung cấp ra cho thị trường sản phẩm đạt tiêu
chuẩn và chất lượng khác biệt ra thị trường.
 Giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận người dân địa phương, nâng
cao cuộc sống cho người dân.
 Góp phần phát triển kinh tế xã hội của người dân trên địa bàn và tỉnh
Quảng Namnói chung.
Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu”
TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356
15
Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu”
TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356
16
CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘIVÙNG THỰC HIỆN
DỰ ÁN
1.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án
Vị trí địa lý
Quảng Nam là một tỉnh giáp biển nằm ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ,
Việt Nam.
Quảng Nam nằm ở khu vực miền Trung Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội 820
km về phía Bắc, cách Huế 126 km về phía Nam, cách thành phố Đà Nẵng 0 km
về phía Bắc và cách Thành phố Hồ Chí Minh 900 km về phía Nam theo đường
Quốc lộ 1A. Phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng, phía
Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Kon Tum, phía Tây giáp biên giới Lào, tỉnh
Sekong (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào), phía Đông giáp Biển Đông. Quảng
Nam có 18 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 2 thành phố, 1 thị xã và 15 huyện
với 241 xã, phường, thị trấn. Tỉnh lỵ của Quảng Nam đặt tại thành phố Tam Kỳ.
Địa hình
Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu”
TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356
17
Quảng Nam có hướng địa hình nghiêng dần từ Tây sang Đông hình thành 3
kiểu cảnh quan sinh thái rõ rệt là kiểu núi cao phía Tây, kiểu trung du ở giữa và dải
đồng bằng ven biển. Vùng đồi núi chiếm 72% diện tích tự nhiên với nhiều ngọn
cao trên 2.000m như núi Lum Heo cao 2.045m, núi Tion cao 2.032m, núi Gole -
Lang cao 1.855m (huyện Phước Sơn). Núi Ngọc Linh cao 2.598m nằm giữa ranh
giới Quảng Nam, Kon Tum là đỉnh núi cao nhất của dãy Trường Sơn. Ngoài ra,
vùng ven biển phía đông sông Trường Giang là dài cồn cát chạy dài từ Điện Ngọc,
Điện Bàn đến Tam Quang, Núi Thành. Bề mặt địa hình bị chia cắt bởi hệ thống
sông ngòi khá phát triển gồm sông Thu Bồn, sông Tam Kỳ và sông Trường Giang.
Khí hậu
Quảng Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, chỉ có 2 mùa là mùa mưa
và mùa khô, chịu ảnh hưởng của mùa đông lạnh miền Bắc. Nhiệt độ trung bình
năm 25,6 °C, Mùa đông nhiệt độ vùng đồng bằng có thể xuống dưới 12 °C và
nhiệt độ vùng núi thậm chí còn thấp hơn. Độ ẩm trung bình trong không khí đạt
84%. Lượng mưa trung bình 2000-2500mm. Mùa mưa thường kéo dài từ tháng
10 đến tháng 12, mùa khô kéo dài từ tháng 2 đến tháng 8, tháng 1 và tháng 9 là
các tháng chuyển tiếp với đặc trưng là thời tiết hay nhiễu loạn và khá nhiều mưa.
Mưa phân bố không đều theo không gian, mưa ở miền núi nhiều hơn đồng bằng.
Vùng Tây Bắc thuộc lưu vực sông Bung (các huyện Đông Giang, Tây Giang và
Nam Giang) có lượng mưa thấp nhất trong khi vùng đồi núi Tây Nam thuộc lưu
vực sông Thu Bồn (các huyện Nam Trà My, Bắc Trà My, Tiên Phước và Hiệp
Đức) có lượng mưa lớn nhất. Trà My là một trong những trung tâm mưa lớn
nhất của Việt Nam với lượng mưa trung bình năm vượt quá 4,000 mm. Mưa lớn
lại tập trung trong một thời gian ngắn trong 3 tháng mùa mưa trên một địa hình
hẹp, dốc tạo điều kiện thuận lợi cho lũ các sông lên nhanh.
Thủy văn
Quảng Nam có hai hệ thống sông lớn là Vu Gia - Thu Bồn (VG-TB) và
Tam Kỳ. Diện tích lưu vực VG-TB (bao gồm một phần lưu vực thuộc tỉnh Kon
Tum, Quảng Ngãi, thành phố Đà Nẵng là 10,350 km², là 1 trong 10 hệ thống
sông có diện tích lưu vực lớn nhất Việt Nam và lưu vực sông Tam Kỳ là 735
km². Các sông bắt nguồn từ sườn đông của dãy Trường Sơn, chảy chủ yếu theo
hướng Tây-Đông và đổ ra biển Đông tại cửa Hàn (Đà Nẵng), cửa Đại (Hội An)
Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu”
TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356
18
và An Hòa (Núi Thành). Ngoài hai hệ thống sông trên, sông Trường Giang có
chiều dài 47 km chảy dọc ven biển theo hướng Bắc - Nam kết nối hệ thống sông
VG-TB và Tam Kỳ.
Do địa hình đồi dốc và lượng mưa lớn nên mạng lưới sông ngòi của tỉnh
Quảng Nam khá dày đặc. Mật độ sông ngòi trung bình là 0.47 km/km² cho hệ
thống VG - TB và 0.6 km/km² cho các hệ thống sông khác.
1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án
Kinh tế
Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) ước tính 6 tháng đầu năm 2022
tăng gần 12,8%1 so với cùng kỳ năm 2021 (sơ bộ quý I: +11,7%; ước tính quý
II: +13,6%), cao hơn tốc độ tăng trưởng của các năm trước (6 tháng năm 2021:
+11,4%; 6 tháng năm 2020: -11,3%; 6 tháng 2019: +6,4%). Trong mức tăng
trưởng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng
gần 1%, đóng góp 0,13 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng (+
19,3%, đóng góp 7 điểm phần trăm); khu vực dịch vụ (+6,5%; đóng góp 2 điểm
phần trăm); thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm (+19,3%; đóng góp 3,64 điểm
phần trăm).
Dân số
Tính đến ngày 1/4/2019, dân số Quảng Nam là 1,495,812 người, với mật
độ dân số trung bình là 149 người/km², đây cũng là tỉnh đông dân thứ 3 vùng
duyên hải Nam Trung Bộ. Dân cư phân bố trù mật ở dải đồng bằng ven biển,
dọc quốc lộ 1, đồng bằng Vu Gia Thu Bồn và Tam Kỳ. Mật độ dân số của Tam
Kỳ, Hội An và Điện Bàn vượt quá 1,000 người/km² trong khi rất thưa thớt ở các
huyện miền núi phía Tây. Mật độ dân số trung bình của 6 huyện miền núi gồm
Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Bắc Trà My và Nam Trà My
là dưới 30 người/km². Với 69% dân số sinh sống ở nông thôn, Quảng Nam có tỷ
lệ dân số sinh sống ở nông thôn cao hơn tỷ lệ trung bình của cả nước. Tuy nhiên
quá trình đô thị hóa của tỉnh đang diễn ra mạnh mẽ sẽ tác động lớn đến sự phân
bố dân cư nông thôn-thành thị trong thời gian tới.
Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu”
TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356
19
II. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG
2.1. Thị trường rau quả Việt Nam
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong tháng 6/2021, ngành
hàng rau quả Việt Nam xuất khẩu đạt hơn 356 triệu USD, tăng 38% so với cùng
thời điểm năm trước. Tính chung trong 6 tháng đầu năm 2021, tổng giá trị xuất
khẩu rau quả đạt hơn 2,063 tỉ USD, tăng 17,4% so với cùng kỳ năm 2020.
Trong 5 tháng đầu năm 2021, hàng rau quả xuất khẩu sang thị trường
Trung Quốc đạt 1,05 tỉ USD, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm trước.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận định, xuất khẩu hàng rau
quả sang Trung Quốc tăng trưởng tích cực góp phần thúc đẩy ngành rau quả đạt
kết quả tốt trong nửa đầu năm 2021 bởi trị giá xuất khẩu hàng rau quả sang thị
trường Trung Quốc chiếm tới 61,7% tổng trị giá xuất khẩu hàng rau quả của
Việt Nam, tăng 1,3 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2020.
Tình hình xuất khẩu hàng rau quả sang thị trường Trung Quốc tiếp tục
được cải thiện. Từ đầu tháng 6-2021, các lực lượng chức năng của Việt Nam và
Trung Quốc đạt được thỏa thuận về kiểm dịch thực vật để đơn giản hóa quy
trình thủ tục và rút ngắn thời gian thông quan cho xuất khẩu trái cây tươi.
Hai bên đã thảo luận về các hoạt động kiểm dịch trái cây tại cửa khẩu
trong thời gian qua, tập trung vào kiểm dịch trái cây tươi Việt Nam để xuất khẩu
sang Trung Quốc trong thời gian tới. Theo đó, các cơ quan hải quan và kiểm
dịch của Trung Quốc sẽ kiểm tra ngẫu nhiên trái cây Việt Nam và miễn trừ kiểm
tra vải tươi t Việt Nam.
Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu rau quả 6 tháng đầu năm về Việt
Nam đạt 686 triệu USD, giảm 16,6% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, ngành
hàng rau quả xuất siêu 1,3 tỉ USD trong nửa đầu năm nay. Trung Quốc, Mỹ,
Nhật Bản và Hàn Quốc là 4 thị trường nhập khẩu rau quả của Việt Nam.
Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu”
TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356
20
Một số mặt hàng rau quả và sản phẩm chế biến từ rau quả xuất khẩu của Việt
Nam sang thị trường Trung Quốc trong năm 2020
Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu”
TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356
21
2.2. Thị trường rau quả chế biến sâu
Theo số liệu của Bộ Khoa học và Công nghệ, hiện cả nước đã hình thành
và phát triển hệ thống công nghiệp chế biến, bảo quản nông sản có công suất
thiết kế khoảng 100 triệu tấn nguyên liệu/năm. Tuy nhiên, trình độ công nghệ
chế biến nông sản của Việt Nam chưa cao, các sản phẩm có giá trị gia tăng thấp
vẫn chiếm tỉ lệ lớn (khoảng 80% sản lượng), chủng loại chưa phong phú.
Lý do, theo lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ, là công nghệ phục vụ
chế biến sau thu hoạch hiện nay dựa vào kết quả nghiên cứu từ viện nghiên cứu
và trường đại học, cùng với đó là bản thân doanh nghiệp được hỗ trợ và nâng
cao năng lực hấp thụ, chuyển giao công nghệ.
Ước tính Việt Nam hiện có khoảng 150 doanh nghiệp chế biến rau, trái
cây, chiếm 2,19% số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.
Công suất trung bình đạt 1,2 triệu tấn/27 triệu tấn sản lượng trung bình mỗi năm,
như vậy, chỉ đạt xấp xỉ 4,4%, thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực và
thế giới, như Philippines có tỉ lệ chế biến đạt 28%, Thái Lan 30%, Mỹ 65%…
Doanh nghiệp đầu tư vào chế biến rau quả quy mô lớn trong nước bị hạn chế,
bởi Việt Nam chưa hình thành được những vùng chuyên canh, thâm canh rộng,
tập trung, trong khi các tập đoàn một khi đã đầu tư máy móc cần số lượng
nguyên liệu chế biến đủ nhiều.
Những năm qua, thị trường tiêu dùng trong và ngoài nước ngày càng sôi
động đã tạo động lực sáng tạo trong lĩnh vực này. Chẳng hạn, Hội chợ Techmart
Công nghệ sau thu hoạch 2020 vừa qua đã giới thiệu nhiều công nghệ, thiết bị
đáng chú ý của doanh nghiệp Việt như máy chần trụng rau củ, bộ tiệt trùng
nhanh vi khuẩn cho nông sản, tủ cấy vi sinh, máy kiểm tra độc tố thực phẩm,
máy trộn bột ướt và khô, máy cô mật ong siêu tốc…
Gần đây, nhờ ứng dụng công nghệ sấy lạnh và máy nghiền hiện đại mà
mặt hàng bột rau (rau má, chùm ngây, diếp cá, tía tô, lá sen…) được phụ nữ
thành thị Việt Nam và nhiều nước phát triển ưa chuộng do bột đạt kích thước
siêu mịn (mess 120) dễ hòa tan trong nước, có độ ẩm dưới 5% và màu sắc
hương vị giống với màu rau tươi nguyên bản đến 99%.
Theo dự báo, đến năm 2022, thị trường trái cây và rau quả chế biến toàn
cầu sẽ đạt 346 tỉ USD. Đặc biệt, Hiệp định EVFTA đang tạo điều kiện cho các
nhà sản xuất chuyên nghiệp có cơ hội làm ăn lớn. Do đó, các dự án đầu tư giai
Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu”
TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356
22
đoạn này đều có công nghệ tiên tiến nhất, chế biến được các sản phẩm mà người
tiêu dùng tại Mỹ, EU, Nhật ưa chuộng.
EVFTA có hiệu lực từ ngày 1.8 đang tạo điều kiện để Việt Nam xuất khẩu
sang nhiều thị trường trong khối EU với giá tốt nhờ được giảm thuế, với những
mặt hàng chiến lược như dứa lạnh, dứa hộp, nước dứa cô đặc, nước chanh dây
cô đặc, quả vải lạnh, mơ lạnh, rau chân vịt…
2.3. Nâng cao vị thế nông sản Việt Nam
Nông sản Việt Nam đã và đang khẳng định vị thế tại các thị trường có yêu
cầu chất lượng cao như EU, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc… Tuy nhiên, để đạt mục
tiêu xuất khẩu năm 2021 trên 42 tỷ USD, hướng tới mục tiêu lớn hơn: Năm
2025, giá trị xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp đạt 50-51 tỷ USD và đến năm
2030 là 60-62 tỷ USD; đồng thời tiếp tục nâng cao vị thế nông sản Việt Nam
trên thị trường quốc tế..., ngành Nông nghiệp cần có những bước đi bài bản, lộ
trình cụ thể.
Để đạt mục tiêu xuất khẩu nông sản năm 2021 trên 42 tỷ USD, hướng tới
mục tiêu đến năm 2025, giá trị xuất khẩu các sản phẩm nông lâm, thủy sản của
Việt Nam đạt 50-51 tỷ USD và năm 2030 đạt 60-62 tỷ USD (theo Đề án nâng
cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2025,
định hướng đến năm 2030 - Chính phủ vừa phê duyệt), rõ ràng còn nhiều việc
phải làm.
Các doanh nghiệp phải tập trung phát triển công nghệ bảo quản, công
nghệ chế biến hiện đại, hiệu quả theo đúng tiêu chuẩn từ phía các thị trường
nhập khẩu lớn, tiềm năng; đồng thời, hình thành khối thị trường bền vững tại
nhiều quốc gia, tránh tình trạng phụ thuộc quá nhiều vào các thị trường truyền
thống.
Cùng với việc tập trung ứng dụng công nghệ, đầu tư chế biến sâu, bảo
quản sản phẩm, nhiều chuyên gia nông nghiệp cho rằng, trong bối cảnh kinh tế
Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu”
TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356
23
hội nhập hiện nay, các doanh nghiệp, người sản xuất cũng cần chủ động tiếp cận
các thông tin, yêu cầu tiêu chuẩn từ các thị trường, tận dụng các lợi thế từ các
hiệp định thương mại tự do thế hệ mới để mở rộng thị trường.
2.4. Đón đầu lợi thế của các FTA
Mặc dù xây dựng trong bối cảnh dịch bệnh còn diễn biến phức tạp song
theo đánh giá của các doanh nghiệp thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản chế
biến rất tiềm năng. Cụ thể, thông tin từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương)
cho thấy, trong quý I/2021, dù ảnh hưởng dịch song xuất khẩu rau quả vẫn đạt
944 triệu USD, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Thêm vào đó, thời gian qua Việt Nam
đã ký kết rất nhiều FTA thế hệ mới, theo cam kết của các FTA này, nông sản
Việt sẽ có cơ hội rộng cửa vào các thị trường EU, Nhật Bản, Úc… với thuế suất
0%.
Ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam đánh
giá, trong năm 2021, triển vọng xuất khẩu rau quả của Việt Nam được kỳ vọng
sẽ khả quan hơn nhờ FTA đã có hiệu lực. Theo đó, việc tận dụng tính hiệu lực
của các FTA thế hệ mới như EVFTA, CPTPP, UKVFTA… đang giúp mở
đường ra cho các doanh nghiệp tăng kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, sản phẩm
nông sản muốn đạt giá trị gia tăng cao phải được chế biến sâu, đảm bảo các tiêu
chuẩn rõ ràng về truy xuất nguồn gốc cũng như chứng nhận an toàn thực phẩm
quốc tế.
Chính vì vậy không chỉ các doanh nghiệp có tiềm lực vốn mà ngay cả
những hợp tác xã cũng đang mạnh dạn đầu tư cho chế biến sâu. Chiến lược
không chỉ kinh doanh ở thị trường trong nước mà còn xuất khẩu ra các thị
trường khó tính; không chỉ bán hàng nông sản thô mà còn sản xuất các sản phẩm
chế biến sâu từ nông sản.
Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu”
TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356
24
Nhà nước cần hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xúc tiến thương mại, xây
dựng những quy chuẩn chất lượng theo nhóm tiêu chí của thị trường nhập khẩu,
đặc biệt là hỗ trợ việc xuất khẩu theo các đơn hàng nằm trong các hiệp định
thương mại tự do thế hệ mới. Đối với sản xuất, quy hoạch vùng và xây dựng
vùng nguyên liệu đạt tiêu chuẩn là vấn đề mang tính cốt lõi cho xuất khẩu nông
sản Việt Nam.
Trước mắt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ ưu tiên hỗ trợ phát
triển các chuỗi giá trị hàng nông lâm, thủy sản xuất khẩu; triển khai các giải
pháp khuyến khích đầu tư vào chế biến, bảo quản gắn với thị trường tiêu thụ; hỗ
trợ doanh nghiệp xuất khẩu nông sản trong việc xác lập, bảo hộ quyền sở hữu trí
tuệ của doanh nghiệp tại các thị trường xuất khẩu cũng như xây dựng, triển khai
các hoạt động quảng bá hình ảnh, thương hiệu sản phẩm trên các phương tiện
thông tin đại chúng trong nước và quốc tế...
Thực tế cho thấy, sản xuất vẫn là khâu then chốt quyết định. Do vậy,
ngành nông nghiệp phải tăng cường tổ chức lại sản xuất dựa trên tiềm năng và
lợi thế so sánh; tập trung phát triển các sản phẩm có chất lượng; phát triển doanh
nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp; đồng thời, tăng cường liên kết 6 nhà: Nhà
nông - nhà nước - nhà doanh nghiệp - nhà băng - nhà khoa học - nhà phân phối
với nòng cốt là liên kết nhà nông - nhà doanh nghiệp.
Cùng với đó là việc hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng quy trình thực hành sản
xuất tốt (GAP), truy xuất nguồn gốc cũng như hệ thống quản lý chất lượng tiên
tiến trong chế biến nhằm tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm từ nuôi trồng
đến thu hoạch, vận chuyển, chế biến, xuất khẩu... tang khả năng cạnh tranh của
các sản phẩm nông lâm, thủy sản chủ lực của Việt Nam trên thị trường thế giới.
Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu”
TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356
25
2.5. Thị trường viên nén gỗ, than
Hiện nay, thị trường viên nén gỗ nước ta đang có nhiều biến động lớn với
số xưởng sản xuất viên nén gỗ ngày càng gia tăng, các sản phẩm viên nén gỗ
cũng ngày càng phong phú và đa dạng với nhiều chủng loại như viên nén gỗ
mùn cưa, viên nén gỗ bã mía, viên nén gỗ vỏ đậu phộng, viên nén gỗ keo, tràm,
cao su, viên nén vỏ trấu.... Tùy theo tính chất mà viên nén gỗ làm từ những
nguyên liệu này cũng có chất lượng khác nhau, thường thì viên nén gỗ làm bằng
mùn cưa hay gỗ vụn thuần sẽ có chất lượng cao hơn từ đó giá thành đắt hơn.
Kim ngạch xuất khẩu viên nén của Việt Nam lên tới 568 triệu USD trong
10 tháng đầu năm 2022, tăng 82,8% so với cùng kỳ năm 2021. Với sự phát triển
mạnh mẽ của mặt hàng này, việc thành lập một chi hội viên nén là vô cùng cần
thiết, nhằm tập hợp các nhà sản xuất, xuất khẩu mặt hàng viên nén cùng chung
Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu”
TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356
26
tay giải quyết bài toán cạnh tranh nguồn nguyên liệu…
Viên nén gỗ có tiềm năng trở thành mặt hàng có giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD/năm.
Phát biểu tại Đại hội thành lập chi hội Viên nén gỗ Việt Nam do Hiệp hội
Gỗ và Lâm sản Việt Nam tổ chức chiều 28/10/2022, tại Quảng Ninh, ông Bùi
Chính Nghĩa, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp cho biết viên nén gỗ,
chủ yếu được làm từ phụ phẩm của ngành lâm nghiệp như cành, ngọn, bìa bắp,
vỏ bào, mùn cưa, gỗ vụn. Trong thời gian qua, việc sản xuất, xuất khẩu viên nén
gỗ không ngừng phát triển cả về quy mô, lẫn chất lượng. Trong những năm vừa
qua, giá trị xuất khẩu viên nén gỗ liên tục tăng từ 165 triệu USD vào năm 2017
lên 413 triệu USD năm 2021 và khoảng 568 triệu USD. Trong 10 tháng năm
2022, tăng 82,8% so với cùng kỳ năm 2021. Giá trị xuất khẩu viên nén gỗ tăng
vọt là do Hàn Quốc và Nhật Bản tiếp tục đẩy mạnh sử dụng viên nén gỗ để sản
xuất điện thay cho dầu đang tăng giá do cuộc xung đột Nga –Ukraine. Ông
Nghĩa cho biết theo thống kê, hàng năm cả nước có khoảng 20 triệu m3 củi,
cành nhánh và vỏ bào, mùn cưa... Với lượng nguyên liệu như vậy thì việc sản
xuất, xuất khẩu viên nén gỗ mặc dù tăng cao trong thời gian vừa qua nhưng chưa
tương xứng với tiềm năng của ngành.
Ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam nhận định
ngành viên nén đang phát triển rất nóng. Năm 2022, viên nén đứng thứ 4 về giá
Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu”
TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356
27
trị xuất khẩu trong 8 mặt hàng xuất khẩu của gỗ và lâm sản, chỉ đứng sau đồ gỗ
nội ngoại thất, gỗ nguyên liệu (bao gồm cả gỗ dán), dăm gỗ. Là sản phẩm nằm
trong chuỗi rừng trồng, nên viên nén có ý nghĩa rất lớn trong nâng cao giá trị
cho trồng rừng ở Việt Nam. Theo ông Lập, Xung đột Nga – Ukraine vẫn căng
thẳng, xứ lạnh châu Âu (EU) đang bước vào mùa đông cần chất đốt để sưởi, bên
cạnh đó, thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản - nơi chiếm hơn 90% lượng xuất khẩu
truyền thống mặt hàng viên nén gỗ của Việt Nam cũng tăng, vì vậy xuất khẩu
viên nén đang rất thuận lợi. "Việt Nam không phải là quốc gia cung cấp viên gỗ
nén lớn cho các nước EU, nhưng nhu cầu và giá viên gỗ nén tại thị trường quốc
tế tăng cao tạo cơ hội cho ngành gỗ Việt Nam mở rộng sản xuất và xuất khẩu",
ông Lập nhận định.
Trong khi đó, viên nén gỗ là một trong những sản phẩm khí đốt mà các
nước châu Âu đang tích trữ cho mùa đông này do lượng khí đốt do Nga cung
cấp cho thị trường này đã giảm đáng kể. Theo báo cáo được công bố đầu tháng
10/2022 bởi Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), xuất khẩu khí đốt từ Nga sang
EU đã giảm gần 50% so với cùng kỳ 2021. Giá viên nén gỗ hiện nay đã tăng gần
gấp đôi lên 200 euro một tấn tại Việt Nam, mức tăng rất cao so với dưới 100
USD/tấn hồi đầu năm. Theo ông Nguyễn Thanh Phong, Tổng giám đốc Công ty
CP Năng Lượng sinh học Phú Tài, Trưởng Ban Vận động thành lập Chi hội
Viên nén gỗ Việt Nam cho biết tại COP 26, Chính phủ các nước đã thể hiện cam
kết mạnh mẽ trong việc giảm phát thải khí nhà kính, bao gồm cả việc thay thế
các nguồn nguyên liệu hóa thạch bằng các nguồn nguyên liệu sinh học như viên
nén trong tương lai. Tại Việt Nam, viên nén cũng trở thành một mặt hàng quan
trọng giúp ngành gỗ đi đầu, góp phần thực hiện mục tiêu COP 26 của Việt Nam.
Điều này dẫn đến cầu viên nén ngày càng tăng trong thời gian tới. Theo ông
Phong, nguồn nguyên liệu sản xuất viên nén hiện nay chủ yếu là các phụ phẩm
của ngành gỗ, nên việc gia tăng sản xuất mặt hàng này giúp tận dụng nguyên
liệu thừa trong các công đoạn chế biến gỗ tạo ra, đồng thời góp phần bảo vệ môi
trường, tạo giá trị gia tăng quan trọng cho kim ngạch xuất khẩu.
Tuy có những cơ hội lớn nhưng để thực sự mở rộng quy mô cũng như
thúc đẩy thị trường viên nén gỗ nước ta phát triển, các doanh nghiệp viên nén gỗ
Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức lớn khi trong thời gian sắp tới, cả
Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ đều gia tăng các biện pháp pháp lý nhằm truy xét
nguồn gốc viên nén gỗ theo hướng gắt gao hơn để đảm bảo tính minh bạch của
nguyên liệu.
Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu”
TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356
28
Theo một số phân tích ước tính khả năng thay đổi tiềm năng của các đầu
vào quan trọng và phát triển các phân phối xác xuất cho các đầu vào đó với một
loạt các mô phỏng, các nhà phân tích đã ước tính được giá của viên nén gỗ trong
tương lai của mỗi quý. Cụ thể, nếu giá dầu tuân theo dự báo quỹ đạo tăng của
EIA, tỷ lệ lạm phát chi phí chung nằm ở mức giả định và nhà sản xuất chưa cải
thiện được chi phí chuyển đổi thì giá viên nén gỗ công nghiệp dự tính vào năm
2030 có thể lên đến trên 250$/tấn.
Châu Âu tìm nhiên liệu mới cho mùa đông, cơ hội cho viên nén gỗ Việt
Nam
Giá xuất khẩu viên nén gỗ đang dao động ở mức 180 - 200 USD/tấn và
được dự báo có thể cao hơn. Hiện nay, xuất khẩu viên nén gỗ sang Châu Âu vẫn
chưa phát triển, chỉ chiếm 0 - 1% tổng kim ngạch xuất khẩu viên nén gỗ của
Việt Nam, nhà xuất khẩu lớn thứ hai thế giới. Cuộc xung đột Nga - Ukraine đã
đẩy giá các mặt hàng năng lượng lên mức cao chưa từng có trong lịch sử. Việc
giảm nhập khí đốt từ Nga và hạn chế về nguồn cung than buộc châu Âu (EU)
phải tìm nhiên liệu thay thế. Điều này đang tạo cơ hội cho sản phẩm mới như
nhiên liệu sinh khối, trong đó có viên nén gỗ Việt Nam sang EU. Tháng 8, sau
thông tin Moscow có thể khoá van đường ống Nord Stream 1 để bảo trì, giá khí
đốt tại EU có thời điểm gần 324 USD/mwh, cao nhất lịch sử, gấp 3 lần so với
đầu năm. Giá nhiên liệu này tăng khiến người tiêu dùng rơi vào khủng hoảng
sinh hoạt phí và khiến nhiều doanh nghiệp trong khu vực phải tạm ngừng sản
xuất. Để sản xuất điện, châu Âu đã lựa chọn than là giải pháp thay thế. Tuy
nhiên, giá than cũng tăng 150% so với đầu năm.
Trong bối cảnh này, sản phẩm viên nén gỗ được chú ý và nhu cầu nhập
khẩu mặt hàng này của EU có thể tăng vào khi mùa đông sắp tới. Viên nén gỗ
được coi là một dạng năng lượng tái tạo trung tính carbon. Vì vậy, các nhà máy
điện có thể chuyển đổi hệ thống sử dụng nhiên liệu than sang hệ thống đốt viên
nén hoặc đồng thời sử dụng cả than và viên gỗ nén làm nguyên liệu. Viên nén gỗ
cũng được sử dụng quy mô lớn trong công nghiệp để tăng cường giá trị nhiệt
của chất thải và làm giảm lượng phát thải ô nhiễm. Đối với sinh hoạt, người dân
châu Âu có thể sử dụng viên nén gỗ trong các lò sưởi nhỏ và hệ thống cung cấp
nước nóng để thay thế cho lò sưởi bằng điện hay khí đốt.
Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu”
TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356
29
Ông Brooks Mendell, Giám đốc điều hành Công ty tư vấn Forisk
Consulting đề cập giá khí đốt tự nhiên và giá than ở châu Âu đã tăng nhiều lần
so với giá trước đại dịch Covid-19 do nguồn cung bị thiếu hụt. Diễn biến này
khiến viên nén gỗ trở thành chất đốt thay thế được ưa chuộng. Đây là cơ hội rất
lớn cho Mỹ và Việt Nam, hai nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về mặt hàng
này. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ, EU là thị trường tiêu thụ viên nén
gỗ lớn nhất thế giới, chiếm 75% nhu cầu viên gỗ toàn cầu, đạt 23,1 triệu tấn vào
năm 2021. Con số này dự kiến sẽ tiếp tục tăng lên 24,3 triệu tấn năm nay.
Theo số liệu thống kê cập nhật của Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC),
6 tháng đầu năm, nhu cầu nhập khẩu sản phẩm viên nén gỗ (HS 440131) của
hầu hết các quốc gia khối EU đều tăng. Trong đó, giá trị nhập khẩu mặt hàng
này của Pháp ở mức 87 triệu USD, tăng 30,6%; Đức ở mức 42,3 triệu USD, tăng
29,7%. Tại Ba Lan, giá trị nhập khẩu viên nén gỗ tăng 134% về giá trị so với
cùng kỳ năm trước, đạt trên 23 triệu USD. Nước này đang đối mặt với khủng
hoảng khí đốt và than, người dân phải xếp hàng dài bên ngoài nhà máy than để
mua dự trữ.
Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu”
TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356
30
Xuất khẩu viên nén gỗ của Mỹ, thị trường cung cấp lớn thế giới cũng tăng
và lập kỷ lục năm 2021 với 7,4 triệu tấn, theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ.
Hiện nay, giá viên nén gỗ xuất khẩu trung bình của Mỹ trước bảo hiểm và chi
phí vận chuyển đã tăng lên gần 170 USD/tấn, từ mức 140 USD năm ngoái.
Chuyên gia phân tích của Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết giá viên nén gỗ trên thị
trường giao ngay lên giá gần gấp đôi do nguồn cung khan hiếm.
Cơ hội cho viên nén gỗ Việt Nam thâm nhập EU
Càng gần mùa đông, không chỉ nhu cầu sưởi ấm của người dân, nhu cầu
sử dụng điện sinh hoạt và sản xuất của EU cũng tăng. Trong bối cảnh này, viên
nén gỗ Việt Nam có thể là nguồn nhiên liệu sạch thay thế cho khí đốt hay than
đang khan hiếm. Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST) đánh giá
Việt Nam là nước xuất khẩu viên gỗ nén lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau Mỹ và
viên nén gỗ nằm trong nhóm 5 mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao nhất của ngành
gỗ. Trong 7 năm qua, lượng sản xuất, xuất khẩu và giá trị thành phẩm của viên
nén gỗ tăng. Lượng viên nén xuất khẩu tăng hơn 18 lần, từ 175.000 tấn năm
2013 lên khoảng 3,2 triệu tấn năm 2020. Giá trị xuất khẩu viên nén tăng 15 lần,
từ gần 23 triệu USD năm 2013, lên 351 triệu USD năm 2020. 7 tháng đầu năm
nay, giá trị xuất khẩu trên đạt 450 triệu USD, tăng 78,5% so với cùng kỳ năm
trước. Trong đó, Việt Nam đang tập trung xuất khẩu mặt hàng này sang hai thị
trường là Hàn Quốc và Nhật Bản, chiếm 99,8% tổng kim ngạch xuất khẩu, chưa
xuất khẩu sang EU.
Nhận định về thị trường viên nén gỗ trong thời gian tới, ông Tô Xuân
Phúc, chuyên gia tổ chức Forest Trends cho rằng ngành sản xuất và xuất khẩu
Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu”
TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356
31
viên nén mới được phát triển hơn một thập kỷ gần đây, chủ yếu nhằm đáp ứng
nhu cầu nguyên liệu đầu vào cho nhu cầu phát triển điện sinh học tại Nhật Bản
và Hàn Quốc từ sau thảm động đất và sóng thần. Nhu cầu tiêu thụ viên nén tại
các quốc gia này liên tục tăng, là động lực cho các hoạt động sản xuất và xuất
khẩu viên nén của Việt Nam mở rộng. Năm nay, vào tháng 3, Chính phủ Nga ra
lệnh cấm xuất khẩu một số sản phẩm gỗ, trong đó viên nén gỗ đến các “quốc gia
không thân thiện” nhằm đáp trả lệnh trừng phạt của EU. Điều này khiến các
nước nhập khẩu viên nén của Nga, đặc biệt là EU, phải tìm nguồn cung thay thế.
Giá viên nén gỗ xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới được dự báo không
chỉ dừng lại ở mức 180 - 200 USD/tấn. Điều này cũng mở ra nhiều cơ hội mới
về thị trường cho các doanh nghiệp xuất khẩu viên nén gỗ Việt Nam.
Dẫn nguồn tin từ Văn phòng Sản xuất và tiêu dùng bền vững (Bộ Công
Thương), bà Ngô Thị Kim Thanh, chuyên gia Trung tâm Nghiên cứu Chứng
khoán SSI - SSI Research cho rằng viên nén gỗ được xem là giải pháp thay thế
cho các loại nhiên liệu có nguồn gốc hóa thạch vì ít phát thải, khả năng tái tạo,
chi phí rẻ. Nhìn từ góc độ kinh tế, viên nén gỗ có nguồn nguyên liệu rẻ với đầu
vào luôn sẵn có, không kén chọn. Thông thường, để sản xuất viên nén gỗ các cơ
sở sản xuất tận dụng tất cả các “phế phẩm” của mình, như mùn cưa, gỗ mẩu, gỗ
dăm… thậm chí tận dụng cả những phế phẩm ngành khác như vỏ trấu, rơm, bã
mía, thân cây, vỏ hạt… Bằng cách này, các doanh nghiệp có thể “nhân đôi”
Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu”
TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356
32
nguồn thu. Trước đó, doanh nghiệp chủ yếu chỉ kiếm lời từ chế biến và xuất
khẩu các sản phẩm chế biến gỗ như đồ nội thất, đồ gỗ thô. Thị trường viên nén
gỗ mở ra sẽ giúp các doanh nghiệp nhanh chóng gia tăng giá trị sản phẩm, đồng
thời xử lý luôn một phần lớn rác thải phát sinh từ quá trình sản xuất.
Tuy nhiên, chuyên gia SSI Research nhận định hiện nay xuất khẩu viên
nén gỗ sang Châu Âu vẫn chưa phát triển, chỉ chiếm 0 - 1% tổng kim ngạch xuất
khẩu viên nén gỗ. Trong đó, các thị trường xuất khẩu chính như Hàn Quốc
chiếm khoảng 57% và Nhật Bản chiếm khoảng 39% tổng kim ngạch xuất khẩu
viên nén gỗ và là những thị trường tăng trưởng khá tích cực. Theo bà Thanh, EU
có thể đem lại cơ hội mới cho các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ giá trị gia tăng, giá
cao do lạm phát ở các thị trường lớn. Một điều cần lưu ý là chi phí logistic cao
có thể làm hạn chế xuất khẩu viên nén gỗ sang Châu Âu. Việt Nam tiếp tục
hưởng lợi từ giá tăng trong thời gian tới là điều chắc chắn.
2.6. Một số ứng dụng của viên nén gỗ, than
Làm chất đốt: Là một loại chất đốt với năng lượng phát sinh cao, ít gây ô
nhiễm môi trường, viên nén gỗ là một trong những biện pháp bảo vệ môi trường
hữu hiệu thay cho nhiều loại nguyên liệu hóa thạch.
Hút ấm chuồng trại: Với những nước có nền công nghiệp chăn nuôi phát
triển, các phương pháp chăm sóc vật nuôi với ứng dụng từ viên nén gỗ khá phổ
biến. Cụ thể viên nén sẽ được sử dụng để hút ẩm chuồng trại, hạn chế tối đa
bệnh tật ở vật nuôi.
Làm phân bón: Ngoài các công dụng về chất đốt và hút ẩm, vien nen go
cũng được nhiều nơi sử dụng làm phân bón, chủ yếu là dùng để ủ làm chất dinh
dưỡng hữu cơ cho các loại cây cảnh, cây ăn quả,..
III. QUY MÔ CỦA DỰ ÁN
3.1. Các hạng mục xây dựng của dự án
Diện tích đất của dự án gồm các hạng mục như sau:
Bảng tổng hợp danh mục các công trình xây dựng và thiết bị
Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu”
TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356
33
Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu”
TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356
34
3.2. Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư(ĐVT: 1000 đồng)
TT Nội dung Diện tích ĐVT Đơn giá
Thành tiền sau
VAT
I Xây dựng 15.700,0 m2
25.991.968
1 Văn phòng kiot 410,0 m2
4.594 1.883.540
2 Khu trình diễn 1.000,0 m2
1.870 1.870.000
3 Kho lạnh, đóng gói rau củ 660,0 m2
7.720 5.095.200
4 Nhà ươm 650,0 m2
180 117.000
5 Nhà ở nhân viên 360,0 m2
4.594 1.653.840
6 Nhà bảo vệ 18,0 m2
1.741 31.338
7 Hồ chứa nước, trạm bơm 200,0 m2
1.560 312.000
8 Khu xử lý rác,kho 280,0 m2
1.741 487.480
9 Nhà dưa lưới 1.090,0 m2
180 196.200
10 Nhà trồng nấm 2.473,0 m2
180 445.140
Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu”
TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356
35
TT Nội dung Diện tích ĐVT Đơn giá
Thành tiền sau
VAT
11 Nhà xưởng sản xuất viên nén, đóng gói than tre 2.818,0 m2
1.870 5.269.660
12 Nhà sơ chế các loại rau, củ 2.318,0 m2
1.870 4.334.660
13 Trạm biến áp, phát điện 60,0 m2
1.741 104.460
14 Giao thông nội bộ, cây xanh 3.363,0 m2
350 1.177.050
Hệ thống tổng thể
- Hệ thống cấp nước Hệ thống 942.000 942.000
- Hệ thống cấp điện tổng thể Hệ thống 863.500 863.500
- Hệ thống thoát nước tổng thể Hệ thống 973.400 973.400
- Hệ thống PCCC Hệ thống 235.500 235.500
II Thiết bị 55.259.900
1 Thiết bị văn phòng Trọn Bộ 328.000 328.000
2 Thiết bị trồng trọt Trọn Bộ 737.900 737.900
Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu”
TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356
36
TT Nội dung Diện tích ĐVT Đơn giá
Thành tiền sau
VAT
3 Thiết bị bảo quản, kho lạnh Trọn Bộ 2.512.000 2.512.000
4 Thiết bị dây chuyền sơ chế rau củ Trọn Bộ 7.065.000 7.065.000
5 Thiết bị dây chuyền sản xuất viên nén, than Trọn Bộ 40.506.000 40.506.000
6 Thiết bị vận tải Trọn Bộ 3.454.000 3.454.000
7 Thiết bị hạ tầng kỹ thuật Trọn Bộ 157.000 157.000
9 Thiết bị khác Trọn Bộ 500.000 500.000
III Chi phí quản lý dự án
2,204
(GXDtt+GTBt
t) * ĐMTL%
1.791.016
IV Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 3.255.481
1 Chi phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi
0,282
(GXDtt+GTBtt
) * ĐMTL%
229.441
2 Chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi
0,587
(GXDtt+GTBtt
) * ĐMTL%
477.072
3 Chi phí thiết kế kỹ thuật 1,864 GXDtt * 484.415
Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu”
TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356
37
TT Nội dung Diện tích ĐVT Đơn giá
Thành tiền sau
VAT
ĐMTL%
4 Chi phí thiết kế bản vẽ thi công
1,025
GXDtt *
ĐMTL%
266.428
5 Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu tiền khả thi
0,040
(GXDtt+GTBtt
) * ĐMTL%
32.759
6 Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi
0,114
(GXDtt+GTBtt
) * ĐMTL%
92.940
7 Chi phí thẩm tra thiết kế xây dựng
0,158
GXDtt *
ĐMTL%
41.172
8 Chi phí thẩm tra dự toán công trình
0,153
GXDtt *
ĐMTL%
39.841
9 Chi phí giám sát thi công xây dựng
2,266
GXDtt *
ĐMTL%
588.913
10 Chi phí giám sát lắp đặt thiết bị
0,519
GTBtt *
ĐMTL%
286.892
Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu”
TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356
38
TT Nội dung Diện tích ĐVT Đơn giá
Thành tiền sau
VAT
11 Chi phí báo cáo đánh giá tác động môi trường TT 715.608
VI Chi phí vốn lưu động TT 4.001.400
VIII Chi phí dự phòng 5% 4.514.988
Tổng cộng 94.814.753
Ghi chú: Dự toán sơ bộ tổng mức đầu tư được tính toán theo Quyết định 610/QĐ-BXD của Bộ xây dựng ngày 13 tháng 7 năm
2022 về Công bố Suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2021, Thông tư
số 11/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 8 năm 2021 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư
xây dựng và Phụ lục VIII về định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng của thông tư số 12/2021/TT-BXD ngày 31
tháng 08 năm 2021 của Bộ Xây dựng ban hành định mức xây dựng.
Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu”
TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356
39
IV. ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
4.1. Địa điểm xây dựng
Dự án“Nhà máy chế biến nông sản, lâm sản xuất khẩu” được thực
hiệntại Thôn Đồng Tràm Tây, xã Quế Phú, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam.
Vị trí vùng thực hiện dự án
4.2. Hình thức đầu tư
Dự ánđượcđầu tư theo hình thức xây dựng mới.
V. NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO
5.1. Nhu cầu sử dụng đất
Bảng cơ cấu nhu cầu sử dụng đất
5.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án
Các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, vật tư xây dựng đều có bán tại địa
phương và trong nước nên các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình thực hiện là
tương đối thuận lợi và đáp ứng kịp thời.
Đối với nguồn lao động phục vụ quá trình hoạt động sau này, dự kiến sử
dụng nguồn lao động của gia đình và tại địa phương. Nên cơ bản thuận lợi cho
quá trình thực hiện.
Vị trí vùng thực hiện
dự án
Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu”
TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356
40
CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNHLỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG
NGHỆ
I. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Bảng tổng hợp quy mô diện tích xây dựng công trình
TT Nội dung Diện tích ĐVT
I Xây dựng 15.700,0 m2
1 Văn phòng kiot 410,0 m2
2 Khu trình diễn 1.000,0 m2
3 Kho lạnh, đóng gói rau củ 660,0 m2
4 Nhà ươm 650,0 m2
5 Nhà ở nhân viên 360,0 m2
6 Nhà bảo vệ 18,0 m2
7 Hồ chứa nước, trạm bơm 200,0 m2
8 Khu xử lý rác,kho 280,0 m2
9 Nhà dưa lưới 1.090,0 m2
10 Nhà trồng nấm 2.473,0 m2
11 Nhà xưởng sản xuất viên nén, đóng gói than tre 2.818,0 m2
12 Nhà sơ chế các loại rau, củ 2.318,0 m2
13 Trạm biến áp, phát điện 60,0 m2
14 Giao thông nội bộ, cây xanh 3.363,0 m2
II. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ
A. Công nghệ sơ chế rau củ quả
Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu”
TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356
41
2.1. Công nghệ xử lý, đóng gói, bảo quản và chế biến sản phẩm nông sản
Quy trình sơ chế các loại rau, củ, quả
Sơ chế là khâu vô cùng quan trọng quyết định đến vấn đề vệ sinh an toàn
thực phẩm, đặc biệt là các loại rau củ, bởi đây là thực phẩm dễ bị hỏng và biến
đổi. Việc ứng dụng công nghệ vào sơ chế các loại rau củ giúp rút ngắn thời gian
ở quá trình này và đảm bảo độ tươi ngon khi đến với người tiêu dùng. Sau đây là
quy trình sợ chế rau củ quả được thực hiện bằng dây chuyền tự động.
Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu”
TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356
42
1. Rau, củ, quả được phân loại riêng, được xếp vào dây chuyền sơ chế tự
động.
2. Tách bỏ phần lá già, hỏng, rau, củ quả, lựa chọn lấy rau tốt, phân loại
theo chất lượng và kích thước.
3. Rau củ quả sẽ theo băng chuyền để được rửa bỏ bùn đất bằng nước sạch
lần 1. Hệ thống nước sạch đảo chiều liên tục giúp rửa sạch bùn đất mang mà
không làm dập, nát rau, củ quả.
Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu”
TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356
43
4. Ngâm rửa lần 2 trong nước ozone 2-3 ppm, 15’.
5. Rửa lại bằng nước sạch
Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu”
TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356
44
6. Rau, củ, quả sẽ được chuyển đến công đoạn chế biến, loại bỏ nước thừa
bám trên rau, củ quả, tránh bị dập, rửa.
7. Gọt vỏ, cắt trái cây theo kích thước đã định
8. Cấp đông IQF => Sử dụng công nghệ cấp đông nhanh từng cá thể, đây
chính là một bước cải tiến mới để giúp trái cây cấp đông đạt chất lượng tốt nhất.
Khác với phương pháp cấp đông thông thường, cấp đông IQF giúp bảo quản trái
cây được lâu hơn và quan trọng là nó giúp giữ nguyên được giá trị dinh dưỡng
trong mỗi loại trái cây.
Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu”
TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356
45
9. Đóng gói và dán nhãn.
10. Lưu kho và bảo quản trước khi xuất cho khách hàng.
 Hệ thống VHT (Vapor Heat Treatment)
Chủ dự án sẽ áp dụng công nghệ VHT, đây là công nghệ xử lý rau quả tươi.
Nguyên lý hoạt động của công nghệ là sử dụng nhiệt hơi nước để xử lý rau củ
trái cây thông qua việc liên tục thay đổi nhiệt độ một cách đột ngột sẽ làm cho
các loại ấu trùng sâu bệnh và các côn trùng gây hại bám trên vỏ ngoài của trái
cây bị tiêu diệt mà không cần dùng đến hóa chất, không gây ra tổn hại ảnh
hưởng đến độ tươi ngon của trái cây.
+ Ưu điểm của công nghệ là: Thân thiện với môi trường, tốt cho sức khỏe
người tiêu dùng và đáp ứng được các quy định khắt khe của các thị trường phát
triển như Nhật Bản, EU, Hàn Quốc; Giữ được chất lượng, màu sắc và hương vị
của trái cây, rau củ và không làm biến đổi tính chất thịt quả; Kéo dài thời gian
bảo quản trái cây, rau củ; Điều khiển nhiệt độ hơi chính xác đảm bảo diệt hoàn
toàn ấu trùng; Sử dụng hơi bão hòa không làm mất độ ẩm trái cây tươi; Không
sử dụng hóa chất để khử trùng.
Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu”
TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356
46
Hệ thống máy móc VHT
2.2. Dây chuyền cấp đông IQF công nghệ Nitrogen
Dây chuyền cấp đông IQF công nghệ Nitrogen được ứng dụng trong việc
đông lạnh, bảo quản chế biến thực phẩm, rau quả, chế biến gia cầm, thủy sản, sơ
chế, thực phẩm đông lạnh.
Ngày nay kho lạnh được sử dụng phổ biến để bảo quản các loại nguyên
liệu, sản phẩm, hàng hóa như thủy hải sản, dược phẩm, nông sản… trong thời
gian dài mà vẫn đảm bảo được chất lượng tốt nhất. Các thực phẩm bảo quản
trong kho lạnh sẽ trải qua một quá trình cấp đông IQF. IQF viết tắt của từ
"Individual Quick Frozen" nghĩa là cấp đông nhanh từng cá thể.
Quy trình cấp đông IQFcông nghệ Nitrogen: Tiền xử lý Cấp đông nhanh
Đóng gói và bảo quản.
- Phương pháp cấp đông dạng tầng sôi, quá trình cấp đông thực hiện theo
3 giai đoạn: giai đoạn làm lạnh nhanh, làm lạnh bề mặt và làm lạnh sâu hiệu quả
tối ưu.
- Nhiệt độ sản phẩm đầu ra: -18 độ C
Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu”
TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356
47
- Sản phẩm được cấp đông nhanh ở nhiệt độ khoảng -30 ~ -40 độ C, chất
làm lạnh R22, R474, NH3¬.
- Phù hợp cấp đông các sản phẩm rau củ quả, hải sản dạng miếng, lát, …
Quy trình công nghệ
Đặt từng cá thể vào trong môi trường có nhiệt độ từ -40 độ C đến -35 độ
C và sau dưới 30 phút mà nhiệt độ trung tâm của cá thể đó đạt -18 độ C.
Quy trình hệ thống cấp đông nhanh bằng Nitrogen
Với sản phẩm được cấp đông IQF công nghệ Nitrogen thì thời gian bảo
quản sản phẩm được lâu hơn, chất lượng sản phẩm gần như được giữ nguyên
vẹn.
Nguyên lý hoạt động:
Các sản phẩm, nguyên liệu đi trên băng tải của dây chuyền di chuyển qua
các khe gió thổi tốc độ lớn, các khe gió thổi từ trên xuống để làm lạnh sản phẩm
trên băng và từ dưới lên để làm lạnh băng truyền. Gió thổi tạo nên hiệu ứng
Coanda (là một hiện tượng vật lý được nhà khí động học tên Henri Coan đã
khám phá ra) giúp cho khí lạnh tiếp xúc với tất cả bề mặt của các loại sản phẩm
để được đông nhanh và đều. Ở tâm sản phẩm đạt mức nhiệt -18 độ C là tốt nhất.
Ưu điểm của dây chuyền cấp đông IQFcông nghệ Nitrogen
– Thời gian cấp đông nhanh chóng, đạt hiệu quả cao (70-100 giây)
– Đa dạng hóa sản phẩm cấp đông.
Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu”
TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356
48
– Đảm bảo giữ được độ tươi và dinh dưỡng của sản phẩm.
– Liên tục hoạt động trong thời gian dài. Thời gian rã đông có thể lên tới
20 giờ, tùy theo yêu cầu sản xuất.
– Kết cấu hợp lý, hình thức đẹp; độ bền và tuổi thọ cao; vận hành và bảo
trì đơn giản.
– Tối ưu thiết kế:
+ Được thiết kế với sức gió mạnh và đều ở 2 mặt sản phẩm
+ Có nhiều loại công suất khác nhau theo yêu cầu
– Tiết kiệm điện năng tiêu thụ
– Sản phẩm giữ nguyên được hình dạng ban đầu.
– Đáp ứng được tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp.
– Vận hành - Bảo trì - Bảo dưỡng dễ dàng
– Vệ sinh đơn giản
Kho cấp đông nhanh
Đặc tính công nghệ của dây chuyền cấp đông IQFcông nghệ Nitrogen
Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu”
TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356
49
• Băng chuyền được làm bằng các tấm phẳng được thiết kế và lắp đặt với
vai trò giúp cấp đông nhanh các loại thực phẩm như nông sản, thủy hải sản được
đóng gói hoặc dạng rời.
• Dây chuyền hoạt động dựa trên nguyên lý khí động học do vậy sản
phẩm sẽ được làm lạnh đều và không bị hao hụt.
2.3. Kho lạnh bảo quản
Kho lạnh bảo quản là kho được sử dụng để bảo quản các loại thực phẩm,
nông sản, rau quả, các sản phẩm của công nghiệp hoá chất, công nghiệp thực
phẩm, công nghiệp nhẹ vv… Hiện nay kho lạnh được sử dụng trong công
nghiệp chế biến thực phẩm rất rộng rãi và chiếm một tỷ lệ lớn nhất. Các dạng
mặt hàng bảo quản bao gồm:
- Kho bảo quản thực phẩm chế biến như: Thịt, hải sản, đồ hộp
- Bảo quản nông sản thực phẩm, rau quả. - Bảo quản các sản phẩm y tế,
dược liệu
- Kho bảo quản sữa.
- Kho bảo quản và lên men bia.
- Bảo quản các sản phẩm khác.
Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu”
TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356
50
Phân loại kho lạnh
Kho lạnh có thể phân thành 3 loại chính: Kho trữ đông lạnh sâu (từ -30o
C
tới -28 o
C đối với thủy sản), Kho đông lạnh (từ -20o
C tới -16 o
C đối với sản
phẩm thịt) và Kho mát (từ 2o
C tới 4 o
C đối với rau quả và hoa các loại).
Chọn nhiệt độ bảo quản
Nhiệt độ bảo quản thực phẩm phải được lựa chọn trên cơ sở kinh tế kỹ
thuật. Nó phụ thuộc vào từng loại sản phẩm và thời gian bảo quản của chúng.
Thời gian bảo quản càng lâu đòi hỏi nhiệt độ bảo quản càng thấp.
Đối với các mặt hàng trữ đông ở các nước châu Âu người ta thường chọn
nhiệt độ bảo quản khá thấp từ -25o
C đến -30o
C, ở nước ta thường chọn trong
khoảng -18o
C ± 2 o
C. Các mặt hàng trữ đông cần bảo quản ở nhiệt độ ít nhất
bằng nhiệt độ của sản phẩm sau cấp đông tránh không để rã đông và tái kết tinh
lại làm giảm chất lượng sản phẩm.
Dưới đây là chế độ và thời gian bảo quản của một số rau quả thực phẩm.
Chế độ và thời gian bảo quản đồ hộp rau quả
Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu”
TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356
51
Đối với rau quả, không thể bảo quản ở nhiệt độ thấp dưới 0 oC, vì ở nhiệt độ
này nước trong rau quả đóng băng làm hư hại sản phẩm, giảm chất lượng của
chúng.
Chế độ và thời gian bảo quản rau quả tươi
Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu”
TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356
52
Chế độ và thời gian bảo quản TP đông lạnh
Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu”
TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356
53
Kết cấu kho lạnh
Hầu hết các kho lạnh bảo quản và kho cấp đông hiện nay đều sử dụng các
tấm panel polyurethan đã được chế tạo theo các kích thước tiêu chuẩn. Đặc điểm
các tấm panel cách nhiệt của các nhà sản xuất Việt Nam như sau:
Vật liệu bề mặt
- Tôn mạ màu (colorbond) dày 0,5đến 0,8mm
- Tôn phủ PVC dày 0,5đến 0,8mm - Inox dày 0,5đến 0,8 mm
Lớp cách nhiệt polyurethan (PU)
- Tỷ trọng: 38 đến 40 kg/m3
- Độ chịu nén: 0,2 đến 0,29 MPa
- Tỷ lệ bọt kín: 95%
Chiều dài tối đa
Chiều dài tối đa: 12.000 mm
Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu”
TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356
54
Chiều rộng tối đa
Chiều rộng tối đa: 1.200mm
Chiều rộng tiêu chuẩn:
Chiều rộng tiêu chuẩn: 300, 600, 900 và 1200mm
Chiều dày tiêu chuẩn:
Chiều dày tiêu chuẩn: 50, 75, 100, 125, 150, 175 và 200mm
Phương pháp lắp ghép:
Ghép bằng khoá camlocking hoặc ghép bằng mộng âm dương. Phương
pháp lắp ghép bằng khoá camlocking được sử dụng nhiều hơn cả do tiện lợi và
nhanh chống hơn.
Hệ số dẫn nhiệt
Hệ số dẫn nhiệt: alpha = 0,018 đến 0,020 W/m.
K Vì vậy khi thiết kế cần chọn kích thước kho thích hợp: kích thước bề
rộng, ngang phải là bội số của 300mm. Chiều dài của các tấm panel tiêu chuẩn
là 1800, 2400, 3000, 3600, 4500, 4800 và 6000mm.
Cấu tạo gồm có 03 lớp chính: Hai bên là các lớp tôn dày 0,5 đến 0,6mm,
ở giữa là lớp polyurethan cách nhiệt dày từ 50đến 200mm tuỳ thuộc phạm vi
nhiệt độ làm việc. Hai chiều cạnh có dạng âm dương để thuận lợi cho việc lắp
ghép.
So với panel trần và tường, panel nền do phải chịu tải trọng lớn của hàng
nên sử dụng loại có mật độ cao, khả năng chịu nén tốt. Các tấm panel nền được
xếp vuông góc với các con lươn thông gió.
Các tấm panel được liên kết với nhau bằng các móc khoá gọi là
camlocking đã được gắn sẵn trong panel, vì thế lắp ghép rất nhanh, khít và chắc
chắn.
Panel trần được gối lên các tấm panel tường đối diện nhau và cũng được
gắn bằng khoá camlocking. Khi kích thước kho quá lớn cần có khung treo đỡ
panel, nếu không panel sẽ bị võng ở giữa và có thể gãy gập.
Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu”
TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356
55
Sau khi lắp đặt xong, cần phun silicon hoặc sealant để làm kín các khe hở
lắp ghép. Do có sự biến động về nhiệt độ nên áp suất trong kho luôn thay đổi, để
cân bằng áp bên trong và bên ngoài kho, người ta gắn trên tường các van thông
áp. Nếu không có van thông áp thì khi áp suất trong kho thay đổi sẽ rất khó khăn
khi mở cửa hoặc ngược lại khi áp suất lớn cửa sẽ bị tự động mở ra.
Kết cấu kho lạnh panel
Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu”
TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356
56
Cấu tạo tấm panel cách nhiệt
Để giảm tổn thất nhiệt khi mở cửa, ở ngay cửa kho có lắp quạt màng dùng
ngăn cản luồng không khí thâm nhập vào ra. Mặt khác do thời gian xuất nhập
hàng thường dài nên người ta có bố trí trên tường kho 01 cửa nhỏ, kích thước
680x680mm để ra vào hàng. Không nên ra, vào hàng ở cửa lớn vì như thế tổn
thất nhiệt rất lớn.
Cửa kho lạnh có trang bị bộ chốt tự mở chống nhốt người, còi báo động,
bộ điện trở sấy chống đóng băng.
Do khả năng chịu tải trọng của panel không lớn, nên các dàn lạnh được
treo trên bộ giá đỡ và được treo giằng lên xà nhà nhờ hệ thống tăng đơ, dây cáp.
Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu”
TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356
57
Kho lạnh bảo quản
Lắp ghép panel kho lạnh
Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu”
TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356
58
2.4. Công nghệ dán nhãn, đóng gói sản phẩm bằng mã vạch.
Mã vạch là một nhóm các vạch kẻ và các khoảng trống song song đặt xen
kẽ. Các mã này hay được in hoặc dán trên các bề mặt của sản phẩm, hàng hóa…
bằng các loại tem dán đã được in vã vạch. Nếu thẻ căn cước (CMND) giúp ta
phân biệt người này với người khác thì mã số hàng hoá là “thẻ căn cước” của
hàng hoá, giúp ta phân biệt được nhanh chóng và chính xác các loại hàng hoá
khác nhau. Đồng thời qua đó có thể quá trình quản lý sản phẩm một cách rõ ràng
hơn trong quá trình sản xuất và lưu trữ.
Để tạo thuận lợi và nâng cao năng suất cũng như hiệu quả trong bán hàng
và quản lý kho dự án sẽ in trên hàng hoá một loại mã hiệu đặc biệt gọi là mã số
mã vạch của hàng hoá, bao gồm hai phần: mã số của hàng hoá và vạch là phần
thể hiện cho máy đọc.
Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu”
TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356
59
Những thông tin mã hoá của mã vạch thường gặp như:
 Số hiệu linh kiện (Part Numbers)
 Số nhận diện người bán, nhà sản xuất (Vendor ID Numbers,
ManufactureID Numbers)
 Số hiệu Pallet (Pallet Numbers)
 Nơi trữ hàng hoá
 Tên hay số hiệu khách hàng
 Giá cả món hàng
 Số hiệu lô hàng và số xê ri
 Số hiệu đơn đặt gia công
 Mã nhận diện tài sản
 Số hiệu đơn đặt mua hàng,…v.v…
Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu”
TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356
60
Ảnh minh họa: Các dạng mã hóa hay sử dụng và in trên sản phẩm
Một khi đã xác định xong thông tin cần mã hoá, bước tiếp theo là xác định
loại mã vạch thích hợp về kích thước, công nghệ mã hoá và máy in mã
vạch thích hợp nhất.
Trước khi in mã vạch, dự án lên kế hoạch thiết kế bao bì, nhãn mác và xác
định sẽ được in vào đâu, với mục đích sử dụng in mã vạch trực tiếp bao bì của
sản phẩm, nên công nghệ áp dụng bằng công nghệ in bao bì (thường là in
Offset).
B. Công nghệ sản xuất viên nén, than
2.5. Phương án kỹ thuật công nghệ
Viên nén gỗ (Wood pellet ) là nhiên liệu sinh học được sản xuất từ những
nguyên liệu phế thải của thực vật là mùn cưa, gỗ vụn, ….đây là những nguyên
liệu thừa sau khi sử dụng cây làm gỗ xẻ, đồ gia dụng và các sản phẩm nông
nghiệp khác.
Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu”
TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356
61
Hình: Viên nén gỗ
Dưới tác động của nhiệt độ và áp suất, chất gắn tự nhiên liên kết nguyên
liệu lại thành viên nén, vì vậy chúng không bao gồm chất phụ gia. Viên nén tạo
ra nhiệt lượng lớn do độ ẩm thấp (dưới 10% so với độ ẩm tự nhiên từ 20 – 60%
trong lõi gỗ).
Viên nén gỗ có hình dạng chung đồng nhất (đường kính từ ¼ - 5/16 inch,
chiều dài từ 1 – 1.5 inch) khiến nó dễ lưu kho (chất xếp) và sử dụng hơn bất kỳ
nhiên liệu sinh học nào. Công nghệ tạo nhiệt của nó khá đơn giản, giảm thiểu sự
vận hành và bảo trì. Hệ thống này dễ dàng lắp đặt và tiết kiệm chi phí năng
lượng rất nhiều trong khi cung cấp nhiều lợi ích thiết thực về kinh tế và môi
trường.
Dưới góc độ môi trường, viên gỗ là lý tưởng. Nó chuyển các nguyên liệu
dư thừa sẵn có, vô hạn thành nguồn năng lượng sạch hiệu quả. Viên gỗ làm
trung hòa các-bon do chúng là một phần của chu kỳ các-bon. Viên gỗ cháy tạo
ra CO2, cây hấp thụ lại lượng CO2 này. Vì vậy viên gỗ là nguồn năng lượng tái
sinh sạch.
Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu”
TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356
62
Hiện nay khách hàng trên toàn thế giới sử dụng viên nén gỗ. Do tính an
toàn và tái sinh được nên viên nén gỗ hiệu quả hơn các nhiên liệu khác, nhiệt
lượng của nó đáp ứng những tiêu chuẩn nghiêm ngặt nhất của EPA (Tổ chức
bảo vệ môi trường). Họ nhận thấy rằng thời kỳ hậu Nghị định thư Kyoto, thế hệ
dùng chất đốt viên gỗ là hình thức kinh doanh kinh tế và bảo vệ môi trường. Các
nhà khoa học còn cho biết việc chuyển dùng nguồn năng lượng viên gỗ sẽ ngăn
chặn việc hủy hoại của hiệu ứng nhà kính.
Lợi ích của viên nén gỗ
Lợi ích lớn nhất của nhiên liệu sinh học là chi phí của nó chỉ chiếm khoảng
từ 25 – 50% so với nhiên liệu hóa thạch và giá cả ổn định. Ngoài ra, nhiên liệu
sinh học làm giảm các vấn đề môi trường toàn cầu như mưa axit, hiệu ứng nhà
kính.
Bên cạnh đó, viên nén gỗ còn có các lợi ích sau:
 Được sản xuất từ nguồn nguyên liệu gỗ thừa rất dồi dào, vô hạn
 Công nghệ sản xuất và vận hành đơn giản, sử dụng ít thao tác và nhân lực
 Thuận tiện và dễ dàng sử dụng, chất xếp, vận chuyển, có thể lưu kho số
lượng lớn với diện tích kho nhỏ hơn các nhiên liệu sinh học khác.
 Tạo ra năng lượng cao, ít tro
 Giá ổn định so với nhiên liệu hóa thạch
 Là nguồn nhiên liệu tái sinh, sạch
Công dụng của viên nén
Công dụng Hình ảnh
Lót chuồng trại, trang trại (
gà, ngựa, bò, dê...)
Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu”
TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356
63
Dùng trong hệ thống thiết bị
sưởi ấm như lò sưởi (thay
thế điện, than đá, dầu, củi...)
Dùng trong thiết bị đốt trong
các ngành công nghiệp, dân
dụng
Chi phí viên gỗ nén so với các nhiên liệu khác
 Một tấn viên nén gỗ tương đương 120 galon dầu (khoảng $4.33/gallon).
Viên gỗ tạo ra cùng năng lượng BTU nhưng giá rẻ hơn 42% so với dầu mỏ.
 Một tấn viên nén gỗ tương đương 170 galon prôban (khoảng
$2,598/gallon). Viên gỗ tạo ra cùng năng lượng BTU nhưng giá rẻ hơn 33% so
với prôban.
 Một tấn viên nén gỗ tương đương 16.000 ft3 khí ga tự nhiên (khoảng
$14.3/1000 ft3). Mặc dù khí ga tự nhiên rẻ hơn 24% so với viên gỗ, khí ga tự
nhiên không có tại các vùng thời tiết lạnh và viên gỗ là nhiên liệu thay thế hiệu
quả tại các nơi này.
 Một tấn viên nén gỗ tương đương 4,755 kWh điện (khoảng $0.102/kWh).
Viên gỗ tạo ra cùng năng lượng BTU nhưng giá rẻ hơn 38% so với điện năng.
2.5.1. Chỉ tiêu kỹ thuật
Nhà máy sản xuất viên nén gỗ theo tiêu chuẩn châu Âu EN14961
 Nguyên liệu: gỗ keo, gỗ thông, mùn cưa …..
 Kích thước:
Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu”
TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356
64
Loại Đường kính (D) Chiều dài (L)
 Độ ẩm (M):
- M10: <= 10%
- M15: <= 15%
 Hàm lượng tro
 Mật độ: 1.27kg/dm3
 Sulphur (S)
 Nitrogen (N)
Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu”
TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356
65
 Clo
Nhiệt lượng: >= 16Mg/kg
Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu”
TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356
66
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu 0918755356
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu 0918755356
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu 0918755356
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu 0918755356
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu 0918755356
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu 0918755356
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu 0918755356
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu 0918755356
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu 0918755356
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu 0918755356
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu 0918755356
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu 0918755356
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu 0918755356
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu 0918755356
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu 0918755356
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu 0918755356
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu 0918755356
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu 0918755356
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu 0918755356
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu 0918755356
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu 0918755356
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu 0918755356
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu 0918755356
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu 0918755356
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu 0918755356
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu 0918755356
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu 0918755356
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu 0918755356
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu 0918755356
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu 0918755356
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu 0918755356
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu 0918755356
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu 0918755356
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu 0918755356
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu 0918755356
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu 0918755356
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu 0918755356
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu 0918755356
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu 0918755356
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu 0918755356
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu 0918755356
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu 0918755356
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu 0918755356
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu 0918755356
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu 0918755356
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu 0918755356
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu 0918755356

More Related Content

Similar to Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu 0918755356

Thuyết minh dự án nhà máy viên đốt 0918755356
Thuyết minh dự án nhà máy viên đốt 0918755356Thuyết minh dự án nhà máy viên đốt 0918755356
Thuyết minh dự án nhà máy viên đốt 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sảnThuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sảnLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docx
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docxThuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docx
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản
Dự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sảnDự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản
Dự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sảnLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
dự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản.docx
dự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản.docxdự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản.docx
dự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án “Khu bảo tồn dược liệu”.docx
Dự án “Khu bảo tồn dược liệu”.docxDự án “Khu bảo tồn dược liệu”.docx
Dự án “Khu bảo tồn dược liệu”.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án trồng dược liệu kết hợp du lịch trãi nghiệm.docx
Dự án trồng dược liệu kết hợp du lịch trãi nghiệm.docxDự án trồng dược liệu kết hợp du lịch trãi nghiệm.docx
Dự án trồng dược liệu kết hợp du lịch trãi nghiệm.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
dự án bến cảng tổng hợp quốc tế
dự án bến cảng tổng hợp quốc tếdự án bến cảng tổng hợp quốc tế
dự án bến cảng tổng hợp quốc tếLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án bệnh viện đa khoa 0918755356
Thuyết minh dự án bệnh viện đa khoa 0918755356Thuyết minh dự án bệnh viện đa khoa 0918755356
Thuyết minh dự án bệnh viện đa khoa 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án kho bãi và lưu trữ hàng hóa, cửa khẩu quốc tế.docx
Dự án kho bãi và lưu trữ hàng hóa, cửa khẩu quốc tế.docxDự án kho bãi và lưu trữ hàng hóa, cửa khẩu quốc tế.docx
Dự án kho bãi và lưu trữ hàng hóa, cửa khẩu quốc tế.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án kho bãi và lưu trữ hàng hóa, cửa khẩu quốc tế.docx
Dự án kho bãi và lưu trữ hàng hóa, cửa khẩu quốc tế.docxDự án kho bãi và lưu trữ hàng hóa, cửa khẩu quốc tế.docx
Dự án kho bãi và lưu trữ hàng hóa, cửa khẩu quốc tế.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án khu du lịch sinh thái nghĩ dưỡng
Thuyết minh dự án khu du lịch sinh thái nghĩ dưỡngThuyết minh dự án khu du lịch sinh thái nghĩ dưỡng
Thuyết minh dự án khu du lịch sinh thái nghĩ dưỡngLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án “Khu bảo tồn dược liệu”
Dự án “Khu bảo tồn dược liệu”Dự án “Khu bảo tồn dược liệu”
Dự án “Khu bảo tồn dược liệu”LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án nhà máy bê tông thương phầm công nghệ mới
Dự án nhà máy bê tông thương phầm công nghệ mớiDự án nhà máy bê tông thương phầm công nghệ mới
Dự án nhà máy bê tông thương phầm công nghệ mớiLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án Phân phối nhập khẩu và gia công hàng hóa trên toàn lãnh thổ...
Thuyết minh dự án Phân phối nhập khẩu và gia công hàng hóa trên toàn lãnh thổ...Thuyết minh dự án Phân phối nhập khẩu và gia công hàng hóa trên toàn lãnh thổ...
Thuyết minh dự án Phân phối nhập khẩu và gia công hàng hóa trên toàn lãnh thổ...LẬP DỰ ÁN VIỆT
 

Similar to Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu 0918755356 (20)

Thuyết minh dự án nhà máy viên đốt 0918755356
Thuyết minh dự án nhà máy viên đốt 0918755356Thuyết minh dự án nhà máy viên đốt 0918755356
Thuyết minh dự án nhà máy viên đốt 0918755356
 
DU AN KHU DU LICH DA NGOAI
DU AN KHU DU LICH DA NGOAIDU AN KHU DU LICH DA NGOAI
DU AN KHU DU LICH DA NGOAI
 
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sảnThuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản
 
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docx
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docxThuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docx
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docx
 
DU AN NUOI TOM THE VA NONG SAN
DU AN NUOI TOM THE VA NONG SANDU AN NUOI TOM THE VA NONG SAN
DU AN NUOI TOM THE VA NONG SAN
 
Dự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản
Dự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sảnDự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản
Dự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản
 
dự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản.docx
dự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản.docxdự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản.docx
dự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản.docx
 
Dự án “Khu bảo tồn dược liệu”.docx
Dự án “Khu bảo tồn dược liệu”.docxDự án “Khu bảo tồn dược liệu”.docx
Dự án “Khu bảo tồn dược liệu”.docx
 
Dự án trồng trọt kết hợp du lịch sinh thái
Dự án trồng trọt kết hợp du lịch sinh tháiDự án trồng trọt kết hợp du lịch sinh thái
Dự án trồng trọt kết hợp du lịch sinh thái
 
DU LỊCH SINH THÁI KẾT HỢP TRỒNG TRỌT 0918755356
DU LỊCH SINH THÁI KẾT HỢP TRỒNG TRỌT 0918755356DU LỊCH SINH THÁI KẾT HỢP TRỒNG TRỌT 0918755356
DU LỊCH SINH THÁI KẾT HỢP TRỒNG TRỌT 0918755356
 
Dự án trồng dược liệu kết hợp du lịch trãi nghiệm.docx
Dự án trồng dược liệu kết hợp du lịch trãi nghiệm.docxDự án trồng dược liệu kết hợp du lịch trãi nghiệm.docx
Dự án trồng dược liệu kết hợp du lịch trãi nghiệm.docx
 
dự án bến cảng tổng hợp quốc tế
dự án bến cảng tổng hợp quốc tếdự án bến cảng tổng hợp quốc tế
dự án bến cảng tổng hợp quốc tế
 
Thuyết minh dự án bệnh viện đa khoa 0918755356
Thuyết minh dự án bệnh viện đa khoa 0918755356Thuyết minh dự án bệnh viện đa khoa 0918755356
Thuyết minh dự án bệnh viện đa khoa 0918755356
 
Dự án kho bãi và lưu trữ hàng hóa, cửa khẩu quốc tế.docx
Dự án kho bãi và lưu trữ hàng hóa, cửa khẩu quốc tế.docxDự án kho bãi và lưu trữ hàng hóa, cửa khẩu quốc tế.docx
Dự án kho bãi và lưu trữ hàng hóa, cửa khẩu quốc tế.docx
 
Dự án kho bãi và lưu trữ hàng hóa, cửa khẩu quốc tế.docx
Dự án kho bãi và lưu trữ hàng hóa, cửa khẩu quốc tế.docxDự án kho bãi và lưu trữ hàng hóa, cửa khẩu quốc tế.docx
Dự án kho bãi và lưu trữ hàng hóa, cửa khẩu quốc tế.docx
 
Thuyết minh dự án khu du lịch sinh thái nghĩ dưỡng
Thuyết minh dự án khu du lịch sinh thái nghĩ dưỡngThuyết minh dự án khu du lịch sinh thái nghĩ dưỡng
Thuyết minh dự án khu du lịch sinh thái nghĩ dưỡng
 
Dự án “Khu bảo tồn dược liệu”
Dự án “Khu bảo tồn dược liệu”Dự án “Khu bảo tồn dược liệu”
Dự án “Khu bảo tồn dược liệu”
 
Dự án nhà máy bê tông thương phầm công nghệ mới
Dự án nhà máy bê tông thương phầm công nghệ mớiDự án nhà máy bê tông thương phầm công nghệ mới
Dự án nhà máy bê tông thương phầm công nghệ mới
 
Thuyết minh dự án Phân phối nhập khẩu và gia công hàng hóa trên toàn lãnh thổ...
Thuyết minh dự án Phân phối nhập khẩu và gia công hàng hóa trên toàn lãnh thổ...Thuyết minh dự án Phân phối nhập khẩu và gia công hàng hóa trên toàn lãnh thổ...
Thuyết minh dự án Phân phối nhập khẩu và gia công hàng hóa trên toàn lãnh thổ...
 
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNTĐề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
 

More from LẬP DỰ ÁN VIỆT

THuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docx
THuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docxTHuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docx
THuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
DỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO.docx
DỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO.docxDỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO.docx
DỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
THuyết minh dự án trung tâm thương mại.docx
THuyết minh dự án trung tâm thương mại.docxTHuyết minh dự án trung tâm thương mại.docx
THuyết minh dự án trung tâm thương mại.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
THuyết minh dự án trung tâm đăng kiểm.docx
THuyết minh dự án trung tâm đăng kiểm.docxTHuyết minh dự án trung tâm đăng kiểm.docx
THuyết minh dự án trung tâm đăng kiểm.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI 0918755356
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI 0918755356THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI 0918755356
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án trồng chuối công nghệ cao.docx
Thuyết minh dự án trồng chuối công nghệ cao.docxThuyết minh dự án trồng chuối công nghệ cao.docx
Thuyết minh dự án trồng chuối công nghệ cao.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
THUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO.docx
THUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO.docxTHUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO.docx
THUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án chăn nuôi heo 0918755356
Thuyết minh dự án chăn nuôi heo 0918755356Thuyết minh dự án chăn nuôi heo 0918755356
Thuyết minh dự án chăn nuôi heo 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án khu thương mại dịch vụ.docx
Thuyết minh dự án khu thương mại dịch vụ.docxThuyết minh dự án khu thương mại dịch vụ.docx
Thuyết minh dự án khu thương mại dịch vụ.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án chăn nuôi công nghệ cao
Thuyết minh dự án chăn nuôi công nghệ caoThuyết minh dự án chăn nuôi công nghệ cao
Thuyết minh dự án chăn nuôi công nghệ caoLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng.docx
Thuyết minh dự án du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng.docxThuyết minh dự án du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng.docx
Thuyết minh dự án du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docx
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docxThuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docx
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án bệnh viện phụ sản quốc tế.docx
Thuyết minh dự án bệnh viện phụ sản quốc tế.docxThuyết minh dự án bệnh viện phụ sản quốc tế.docx
Thuyết minh dự án bệnh viện phụ sản quốc tế.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án bệnh viện Y học cổ truyền.docx
Thuyết minh dự án bệnh viện Y học cổ truyền.docxThuyết minh dự án bệnh viện Y học cổ truyền.docx
Thuyết minh dự án bệnh viện Y học cổ truyền.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án trung tâm huấn luyện bơi, phòng chống đuối nước và khu vui chơi giải tr...
Dự án trung tâm huấn luyện bơi, phòng chống đuối nước và khu vui chơi giải tr...Dự án trung tâm huấn luyện bơi, phòng chống đuối nước và khu vui chơi giải tr...
Dự án trung tâm huấn luyện bơi, phòng chống đuối nước và khu vui chơi giải tr...LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docx
Dự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docxDự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docx
Dự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh Dự án trạm dừng chân 0918755356.doc
Thuyết minh Dự án trạm dừng chân 0918755356.docThuyết minh Dự án trạm dừng chân 0918755356.doc
Thuyết minh Dự án trạm dừng chân 0918755356.docLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
dự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docx
dự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docxdự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docx
dự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docx
Dự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docxDự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docx
Dự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh Dự án nhà máy ép dầu thực vật
Thuyết minh Dự án nhà máy ép dầu thực vậtThuyết minh Dự án nhà máy ép dầu thực vật
Thuyết minh Dự án nhà máy ép dầu thực vậtLẬP DỰ ÁN VIỆT
 

More from LẬP DỰ ÁN VIỆT (20)

THuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docx
THuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docxTHuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docx
THuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docx
 
DỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO.docx
DỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO.docxDỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO.docx
DỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO.docx
 
THuyết minh dự án trung tâm thương mại.docx
THuyết minh dự án trung tâm thương mại.docxTHuyết minh dự án trung tâm thương mại.docx
THuyết minh dự án trung tâm thương mại.docx
 
THuyết minh dự án trung tâm đăng kiểm.docx
THuyết minh dự án trung tâm đăng kiểm.docxTHuyết minh dự án trung tâm đăng kiểm.docx
THuyết minh dự án trung tâm đăng kiểm.docx
 
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI 0918755356
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI 0918755356THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI 0918755356
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI 0918755356
 
Thuyết minh dự án trồng chuối công nghệ cao.docx
Thuyết minh dự án trồng chuối công nghệ cao.docxThuyết minh dự án trồng chuối công nghệ cao.docx
Thuyết minh dự án trồng chuối công nghệ cao.docx
 
THUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO.docx
THUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO.docxTHUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO.docx
THUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO.docx
 
Thuyết minh dự án chăn nuôi heo 0918755356
Thuyết minh dự án chăn nuôi heo 0918755356Thuyết minh dự án chăn nuôi heo 0918755356
Thuyết minh dự án chăn nuôi heo 0918755356
 
Thuyết minh dự án khu thương mại dịch vụ.docx
Thuyết minh dự án khu thương mại dịch vụ.docxThuyết minh dự án khu thương mại dịch vụ.docx
Thuyết minh dự án khu thương mại dịch vụ.docx
 
Thuyết minh dự án chăn nuôi công nghệ cao
Thuyết minh dự án chăn nuôi công nghệ caoThuyết minh dự án chăn nuôi công nghệ cao
Thuyết minh dự án chăn nuôi công nghệ cao
 
Thuyết minh dự án du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng.docx
Thuyết minh dự án du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng.docxThuyết minh dự án du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng.docx
Thuyết minh dự án du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng.docx
 
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docx
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docxThuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docx
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docx
 
Thuyết minh dự án bệnh viện phụ sản quốc tế.docx
Thuyết minh dự án bệnh viện phụ sản quốc tế.docxThuyết minh dự án bệnh viện phụ sản quốc tế.docx
Thuyết minh dự án bệnh viện phụ sản quốc tế.docx
 
Thuyết minh dự án bệnh viện Y học cổ truyền.docx
Thuyết minh dự án bệnh viện Y học cổ truyền.docxThuyết minh dự án bệnh viện Y học cổ truyền.docx
Thuyết minh dự án bệnh viện Y học cổ truyền.docx
 
Dự án trung tâm huấn luyện bơi, phòng chống đuối nước và khu vui chơi giải tr...
Dự án trung tâm huấn luyện bơi, phòng chống đuối nước và khu vui chơi giải tr...Dự án trung tâm huấn luyện bơi, phòng chống đuối nước và khu vui chơi giải tr...
Dự án trung tâm huấn luyện bơi, phòng chống đuối nước và khu vui chơi giải tr...
 
Dự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docx
Dự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docxDự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docx
Dự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docx
 
Thuyết minh Dự án trạm dừng chân 0918755356.doc
Thuyết minh Dự án trạm dừng chân 0918755356.docThuyết minh Dự án trạm dừng chân 0918755356.doc
Thuyết minh Dự án trạm dừng chân 0918755356.doc
 
dự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docx
dự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docxdự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docx
dự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docx
 
Dự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docx
Dự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docxDự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docx
Dự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docx
 
Thuyết minh Dự án nhà máy ép dầu thực vật
Thuyết minh Dự án nhà máy ép dầu thực vậtThuyết minh Dự án nhà máy ép dầu thực vật
Thuyết minh Dự án nhà máy ép dầu thực vật
 

Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu 0918755356

  • 1. THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN NÔNG SẢN, LÂM SẢN XUẤT KHẨU HTX NÔNG NGHIỆP Địa điểm: tỉnh Quảng Nam
  • 2. HTX NÔNG NGHIỆP -----------  ----------- DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN NÔNG SẢN, LÂM SẢN XUẤT KHẨU Địa điểm: tỉnh Quảng Nam CHỦ ĐẦU TƯ HTX NÔNG NGHIỆP
  • 3. Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu” TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356 2 MỤC LỤC MỤC LỤC............................................................................................................. 2 CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU......................................................................................... 6 I. GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ...................................................................... 6 II. MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN ............................................................ 6 III. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ ............................................................................. 7 3.1. Sự cần thiết đầu tư dây chuyền sơ chế rau củ quả......................................... 7 3.2. Sự cần thiết đầu tư viên nén gỗ...................................................................... 9 IV. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ............................................................................. 12 V. MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN ................................................................ 13 5.1. Mục tiêu chung............................................................................................. 13 5.2. Mục tiêu cụ thể............................................................................................. 14 CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN........................ 16 I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘIVÙNG THỰC HIỆN DỰ ÁN ....................................................................................................................... 16 1.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án..................................................... 16 1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án.......................................... 18 II. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG........................................................ 19 2.1. Thị trường rau quả Việt Nam....................................................................... 19 2.2. Thị trường rau quả chế biến sâu................................................................... 21 2.3. Nâng cao vị thế nông sản Việt Nam............................................................ 22 2.4. Đón đầu lợi thế của các FTA ....................................................................... 23 2.5. Thị trường viên nén gỗ, than........................................................................ 25 2.6. Một số ứng dụng của viên nén gỗ, than ....................................................... 32 III. QUY MÔ CỦA DỰ ÁN ............................................................................... 32 3.1. Các hạng mục xây dựng của dự án .............................................................. 32
  • 4. Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu” TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356 3 3.2. Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư (ĐVT: 1000 đồng).... 34 IV. ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ..................................... 39 4.1. Địa điểm xây dựng....................................................................................... 39 4.2. Hình thức đầu tư........................................................................................... 39 V. NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO 39 5.1. Nhu cầu sử dụng đất..................................................................................... 39 5.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án............. 39 CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ.................... 40 I. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH .............. 40 II. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ ..... 40 A. CÔNG NGHỆ SƠ CHẾ RAU CỦ QUẢ................................................... 40 2.1. Công nghệ xử lý, đóng gói, bảo quản và chế biến sản phẩm nông sản ....... 41 2.2. Dây chuyền cấp đông IQF công nghệ Nitrogen........................................... 46 2.3. Kho lạnh bảo quản........................................................................................ 49 2.4. Công nghệ dán nhãn, đóng gói sản phẩm bằng mã vạch............................. 58 B. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT VIÊN NÉN, THAN...................................... 60 2.5. Phương án kỹ thuật công nghệ..................................................................... 60 2.6. Danh sách dự kiến máy móc thiết bị............................................................ 68 2.7. Quy trình quản lý chất lượng từ nguyên liệu đầu vào tới sản phẩm đầu ra sản phẩm viên nén gỗ.......................................................................................... 69 CHƯƠNG IV. CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN............................... 73 I. PHƯƠNG ÁN GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG, TÁI ĐỊNH CƯ VÀ HỖ TRỢ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG........................................................................ 73 1.1. Chuẩn bị mặt bằng........................................................................................ 73 1.2. Phương án tổng thể bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư: ................ 73 1.3. Phương án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật...................................... 73
  • 5. Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu” TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356 4 II. PHƯƠNG ÁN KIẾN TRÚC VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ................... 73 2.1. Các phương án xây dựng công trình ............................................................ 73 2.2. Các phương án kiến trúc .............................................................................. 74 III. PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN...................................................... 76 3.1. Phương án tổ chức thực hiện........................................................................ 76 3.2. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý...................... 76 CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ................................. 78 I. GIỚI THIỆU CHUNG..................................................................................... 78 II. CÁC QUY ĐỊNH VÀ CÁC HƯỚNG DẪN VỀ MÔI TRƯỜNG................. 78 III. SỰ PHÙ HỢP ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁNError! Bookmark not defined. IV. NHẬN DẠNG, DỰ BÁO CÁC TÁC ĐỘNG CHÍNH CỦA DỰ ÁN ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG ........................................................................................... 80 4.1. Giai đoạn thi công xây dựng công trình....................................................... 80 4.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng................................................. 82 V. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN VỀ QUY MÔ, CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ................................................................................ 85 VI. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU MÔI TRƯỜNG .............................................. 85 6.1. Giai đoạn xây dựng dự án ............................................................................ 85 6.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng................................................. 91 VII. KẾT LUẬN ................................................................................................. 94 CHƯƠNG VI. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN .................................................................................. 95 I. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN. ................................................... 95 II. HIỆU QUẢ VỀ MẶT KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA DỰÁN........................ 97 2.1. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án. .......................................................... 97 2.2. Phân kỳ đầu tư.............................................................................................. 97 2.3. Dự kiến nguồn doanh thu và công suất thiết kế của dự án: ....................... 100
  • 6. Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu” TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356 5 2.4. Các chi phí đầu vào của dự án: .................................................................. 100 2.5. Phương ánvay............................................................................................. 101 2.6. Các thông số tài chính của dự án ............................................................... 101 KẾT LUẬN....................................................................................................... 104 I. KẾT LUẬN.................................................................................................... 104 II. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ. ....................................................................... 104 PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH............................... 105 Phụ lục 1: Tổng mức, cơ cấu nguồn vốn thực hiện dự án ................................ 105 Phụ lục 2: Bảng tính khấu hao hàng năm.......................................................... 106 Phụ lục 3: Bảng tính doanh thu và dòng tiền hàng năm. .................................. 107 Phụ lục 4: Bảng Kế hoạch trả nợ hàng năm...................................................... 108 Phụ lục 5: Bảng mức trả nợ hàng năm theo dự án............................................ 109 Phụ lục 6: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn................................... 110 Phụ lục 7: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn có chiết khấu. .......................... 111 Phụ lục 8: Bảng Tính toán phân tích hiện giá thuần (NPV). ............................ 112 Phụ lục 9: Bảng Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR). ....................... 113
  • 7. Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu” TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356 6 CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU I. GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ Tên doanh nghiệp/tổ chức: HTX NÔNG NGHIỆP Thông tin về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp/tổ chức đăng ký đầu tư, gồm: Họ tên: Chức danh:Giám đốc II. MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN Tên dự án: “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu” Địa điểm thực hiện dự án:, tỉnh Quảng Nam Diện tích đất, mặt nước, mặt bằng dự kiến sử dụng: 15.700,0 m2 (1,57 ha). Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác. Tổng mức đầu tư của dự án: 94.814.753.000 đồng. (Chín mươi bốn tỷ, tám trăm mười bốn triệu, bảy trăm năm mươi ba nghìn đồng) Trong đó: + Vốn tự có (20%) : 18.962.951.000 đồng. + Vốn vay - huy động (80%) : 75.851.802.000 đồng. Phân kỳ đầu tư: + Giai đoạn 1 (37.21%) : 35.281.010.000 đồng. + Giai đoạn 2 (62.79%) : 59.533.742.000 đồng. Công suất thiết kế và sản phẩm/dịch vụ cung cấp: Sản lượng từ sơ chế rau củ quả 4.320,0 tấn/năm Sản lượng từ sản xuất viên nén, than 6.570,0 tấn/năm
  • 8. Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu” TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356 7 III. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ 3.1. Sự cần thiết đầu tư dây chuyền sơ chế rau củ quả Tiềm năng xuất khẩu rau, quả Với các lợi thế của các Hiệp định thương mại tự do FTA mang lại, các sản phẩm rau, quả của tỉnh đang có nhiều tiềm năng mở rộng thị phần xuất khẩu sang các nước EU và châu Á. Toàn tỉnh có khoảng 72.300 ha rau quả các loại, với sản lượng khoảng 590.000 tấn/năm, tập trung ở các huyện Thọ Xuân, Yên Định, Hoằng Hóa, Nông Cống, Nga Sơn, Quảng Xương, Triệu Sơn, TP Thanh Hóa... Các địa phương đã xây dựng được các vùng sản xuất tập trung, thực hiện thâm canh, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Nhiều sản phẩm rau, quả của tỉnh được công nhận OCOP cấp tỉnh 3 sao. Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp cũng tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật sản xuất tiên tiến để giúp doanh nghiệp, người dân nâng cao nhận thức và thực hành sản xuất sạch, nông nghiệp hữu cơ, đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường. Đồng thời, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư chế biến sâu để đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của các thị trường xuất khẩu và tiêu thụ trong nước, nhất là sau khi Việt Nam tham gia Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA). Tính đến tháng 7-2022, toàn tỉnh có 17 doanh nghiệp chế biến rau quả, với công suất 109.200 tấn/năm. Các sản phẩm rau, quả chủ yếu được chế biến thông qua việc sơ chế, đóng gói, bảo quản, cung cấp khoảng 70% thị trường trong tỉnh, còn lại là các thành phố lớn trong cả nước và xuất khẩu sang thị trường các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga, Pháp, Belarus... Trong 7 tháng năm 2022, các doanh nghiệp chế biến rau, quả của tỉnh đã xuất khẩu được 141.862 thùng, tương đương 5.540 tấn dưa chuột đóng hộp, dứa
  • 9. Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu” TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356 8 đóng hộp đi thị trường các nước Trung Quốc, Anh, Úc, Nga, Đức, Pháp, Israel, Estonia..., trị giá khoảng 2,39 triệu USD. Qua kết quả xuất khẩu cho thấy, thị phần rau, quả của tỉnh tại các nước vẫn còn mờ nhạt, mới chỉ chiếm phần nhỏ nhu cầu của thị trường các nước. Bà Nguyễn Thị Phương Trà, Giám đốc Công ty CP Tập đoàn EP Food, xã Đông Vinh (TP Thanh Hóa), cho biết: Là doanh nghiệp chuyên sản xuất, xuất khẩu mặt hàng trái cây đóng hộp, như dứa đóng hộp, dưa chuột ngâm dấm... Sản phẩm được xuất khẩu sang các nước châu Á, EU, Nga, UAE, Anh, Kazakhstan, Uzbekistan và các nước phát triển khác. 7 tháng năm 2022, công ty đã xuất khẩu đi thị trường các nước được 2.500 tấn dứa đóng hộp, đạt hơn 1,4 triệu USD. Nhận thấy sản phẩm dứa đóng hộp hiện đang trở thành sản phẩm phổ biến trong hệ thống bán lẻ ở các nước EU và nhu cầu tiêu dùng của khách hàng ở đây lớn, nên công ty đang tiếp cận mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước trong khu vực này. Mặc dù, có nhiều thuận lợi từ Hiệp định thương mại tự do (FTA) mang lại, nhưng khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp hiện nay là phải tự tìm đối tác để xuất khẩu sang thị trường các nước EU. Ngoài ra, để doanh nghiệp được hoạt động tối đa công suất và mở rộng thị trường xuất khẩu vẫn rất cần chính sách hỗ trợ của Nhà nước, của tỉnh để sản phẩm cạnh tranh về giá cả với sản phẩm cùng loại của các nước tham gia xuất khẩu. Nhằm khai thác được tiềm năng xuất khẩu rau, quả của tỉnh và tiến sâu vào thị trường các nước EU, châu Á, thị trường Trung Đông, các ngành có liên quan của tỉnh, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh đang tích cực triển khai công tác tìm kiếm các dự án, lĩnh vực, phương thức hợp tác mới; tận dụng lợi thế của các Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) để củng cố các thị trường truyền thống và tiếp tục mở rộng thị trường để hỗ trợ các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp tham gia xuất
  • 10. Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu” TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356 9 khẩu hàng hóa. Khuyến khích các doanh nghiệp, HTX sản xuất các sản phẩm rau, quả có sức cạnh tranh, bảo đảm ứng dụng đúng tiêu chuẩn quốc tế về thực hành nông nghiệp tốt, nông nghiệp hữu cơ và vệ sinh an toàn thực phẩm. Đồng thời, khuyến khích người trồng rau, quả áp dụng, tuân thủ quy trình sản xuất nghiêm ngặt theo các tiêu chuẩn đề ra trong thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, như EUREPGAP, GlobalGAP, VietGAP... Bên cạnh đó, tích cực hướng dẫn các doanh nghiệp, HTX đầu tư sản xuất, chuẩn hóa sản phẩm, đủ điều kiện đăng ký sử dụng nhãn hiệu, làm cơ sở để xây dựng thương hiệu cho sản phẩm rau, quả. Ngoài ra, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đầu tư nâng cấp, xây mới các nhà máy có dây chuyền thiết bị công nghệ chế biến hiện đại, lắp đặt hệ thống bảo quản nhằm nâng cao chất lượng và giá trị kinh tế cho sản phẩm rau, quả. 3.2. Sự cần thiết đầu tư viên nén gỗ Việt Nam xuất khẩu viên nén gỗ lớn thứ 2 trên thế giới Bộ Công Thương ước tính, xuất khẩu (XK) gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam trong tháng 10/2022 đạt 1,2 tỷ USD, tăng 7,7% so với tháng 9/2022 và tăng 25,9% so với tháng 10/2021. Theo thống kê của Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) hiện nay cả nước có khoảng 80 doanh nghiệp tham gia sản xuất, xuất khẩu viên nén gỗ. Giá trị XK viên nén gỗ liên tục tăng từ 145 triệu USD vào năm 2017 lên hơn 500 triệu USD trong 10 tháng đầu năm 2022.XK dăm gỗ và viên nén gỗ tại khu vực châu Á cũng tăng trưởng mạnh, riêng giá trị XK của viên nén tăng hơn 80% so với cùng kỳ năm trước do các thị trường chính Hàn Quốc, Nhật Bản đều có nhu cầu tăng, trong bối cảnh 2 thị trường này tiếp tục thực hiện chuyển đổi từ nguồn điện than sang điện sạch, bao gồm cả điện sinh khối. Trung Quốc cũng đang có những động thái chuyển một phần nguồn điện và hệ thống sưởi chạy bằng than đá sang viên nén, dự kiến nhu cầu mặt hàng này tại Trung Quốc sẽ tăng mạnh. Ông Nguyễn Thanh Phong, Chi hội trưởng Chi hội Viên nén gỗ thuộc Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, cho biết: "Năm 2021 lượng viên nén xuất khẩu từ
  • 11. Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu” TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356 10 Việt Nam đạt 3,5 triệu tấn với kim ngạch hơn 413 triệu USD. Trong 9 tháng đầu năm 2022 xuất khẩu mặt hàng này cán mốc gần 3,5 triệu tấn, đạt 542,32 triệu USD, chiếm 4,5% tổng kim ngạch XK của ngành".Nhìn vào số liệu 9 tháng đầu năm, ông Nguyễn Thanh Phong nhấn mạnh: "XK viên nén đã tăng 35% về lượng và 81% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021. Việt Nam đã trở thành nước XK viên nén lớn thứ 2 trên thế giới".Nguồn nguyên liệu sản xuất viên nén chủ yếu là các phụ phẩm của ngành gỗ như cành, ngọn, gỗ nhỏ, bìa bắp từ gỗ rừng trồng và các đầu mẩu, gỗ thừa... từ các cơ sở chế biến. Việc gia tăng sản xuất mặt hàng này giúp tận dụng nguyên liệu thừa trong các công đoạn chế biến gỗ tạo ra, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường.Số liệu phát triển của XK viên nén, dăm gỗ nếu biểu hiện bằng đồ thị sẽ cho ra một đường tiến lên thẳng đứng. Hiện tại, chưa có dự báo chi tiết về "cơn khát" nguồn cung viên nén, dăm gỗ lúc nào có dấu hiệu hạ nhiệt nhưng những bất ổn trong phát triển nóng các sản phẩm này đã dần hé lộ. Tuy nhiên, với tốc độ phát triển và tương lai của ngành này, các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu viên nén, cũng như các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ, dăm, ván ép… có sử dụng gỗ rừng trồng cần quan tâm tới việc tạo ra các vùng nguyên liệu của mình nhằm ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào. Việc tạo vùng nguyên liệu có thể thông qua hình thức các doanh nghiệp liên kết với các hộ dân, là những người có tiếp cận với nguồn quỹ đất trồng rừng. Khi chủ động được nguồn nguyên liệu thông qua các hình thức liên kết với các hộ trồng rừng và công ty lâm nghiệp sẽ giúp các doanh nghiệp ổn định sản xuất kinh doanh.Bên cạnh đó, xu hướng tiêu thụ viên nén tại các thị trường lớn trên thế giới cho thấy, trong tương lai các thị trường này sẽ đòi hỏi nguồn viên nén sử dụng gỗnguyên liệu đầu vào có chứng chỉ bền vững, do đó, việc tạo vùng nguyên liệu là rất cần thiết.
  • 12. Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu” TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356 11 Sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng tăng liên tục tăng qua các năm, từ 3,01 triệu m3 năm 2006 lên 19,5 triệu m3 năm 2019; năm 2022 đạt 22,5 triệu m3
  • 13. Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu” TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356 12 và cơ bản đạt mục tiêu đặt ra trong Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2022 là 20 – 24 triệu m3/năm. Trong 2 tháng đầu năm 2022, sản lượng gỗ khai thác đạt 1,85 triệu m3 , tăng 3,5% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng củi khai thác và thu nhặt đạt 2,73 triệu ste, bằng 98,9%. Sản lượng gỗ rừng trồng tăng trưởng mạnh mẽ hàng năm, góp phần cung cấp nguồn nguyên liệu dồi dào cho dự án. Nguồn nguyên liệu đầu vào của nhà máy là phụ phẩm của các cây trồng phổ biến tại khu vực hoạt động của dự án như: gỗ keo, gỗ tràm, cao su,…. tạo lợi thế chủ động trên 70% nguồn nguyên liệu đầu vào, từng bước giảm phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu, góp phần giảm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Đồng thời, tạo ưu thế cạnh tranh cho các sản phẩm từ đó làm tăng giá trị ngành công nghiệp chế biến gỗ, nhiên liệu đốt của dự án nói riêng và của Việt Nam nói chung. Từ những thực tế trên, chúng tôi đã lên kế hoạch thực hiện dự án “Nhà máy chế biến nông sản, lâm sản xuất khẩu”tại Thôn Đồng Tràm Tây, xã Quế Phú, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Namnhằm phát huy được tiềm năng thế mạnh của mình, đồng thời góp phần phát triển hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật thiết yếu để đảm bảo phục vụ cho ngành nông nghiệp sản xuất của tỉnh Quảng Nam. IV. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ  Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014 của Quốc hội;  Luật Xây dựng số 62/2020/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014 của Quốc hội;  Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày ngày 17 tháng 11 năm 2020của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hộinước CHXHCN Việt Nam;  Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
  • 14. Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu” TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356 13  Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH năm 2014 hợp nhất Luật thuế thu nhập doanh nghiệp do văn phòng quốc hội ban hành;  Nghị định số 31/2021/NĐ-CPngày 26 tháng 03 năm 2021Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;  Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 về sửa đổi bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành luật đất đai;  Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2021về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;  Hướng dẫn thi hành nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 của chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp;  Thông tư số 01/2021/TT-BXD ngày 19 tháng 05 năm 2021 của Bộ Xây dựng ban hành QCVN 01:2021/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng;  Thông tư số 11/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 8 năm 2021 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;  Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng quy định tại Phụ lục VIII, của thông tư số 12/2021/TT-BXDngày 31 tháng 08 năm 2021 của Bộ Xây dựngban hành định mức xây dựng;  Quyết định 610/QĐ-BXD của Bộ xây dựng ngày 13 tháng 7 năm 2022 về Công bố Suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2021. V. MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN 5.1. Mục tiêu chung  Phát triển dự án “Nhà máy chế biến nông sản, lâm sản xuất khẩu”theohướng chuyên nghiệp, hiện đại, cung cấp sản phẩm, chất lượng, có năng suất, hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm nông sản, đảm bảo tiêu chuẩn, an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường góp phần tăng hiệu quả kinh tế địa phương cũng như của cả nước.  Khai thác có hiệu quả hơn tiềm năng về: đất đai, lao động và sinh thái của khu vực tỉnh Quảng Nam.
  • 15. Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu” TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356 14  Dự án khi đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế của địa phương, của tỉnh Quảng Nam.  Hơn nữa, dự án đi vào hoạt động tạo việc làm với thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và lành mạnh hoá môi trường xã hội tại vùng thực hiện dự án. 5.2. Mục tiêu cụ thể  Phát triển mô hình công nghiệp chế biến nông sản chuyên nghiệp, hiện đại, hình thành chuỗi cung ứng các sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm sạch có thương hiệu và đầu ra ổn định, bền vững tạo niềm tin cho người tiêu dùng và thị trường xuất khẩu.  Cung cấp sản phẩmcho thị trường khu vực tỉnh Quảng Nam và khu vực lân cận.  Tiêu thụ những nguồn nguyên liệu rau củ quả cho thị trường Quảng Namđưa sản phẩm của tỉnh Quảng Nam xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng, thị trường khó tính trên thế giới.  Liên kết triển khai vùng nguyên liệu nông nghiệp của tỉnh Quảng Nam, liên kết chuỗi và hình thành những HTX trong khâu liên kết và mô hình sản xuất nông nghiệp liên kết chuỗi ứng dụng công nghệ cao vào từng loại cây trồng.  Sự hình thành của vùng nguyên liệu liên kết chuỗi trong nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao sẽ tạo ra môi trường thích hợp cho những sáng tạo khoa học, công nghệ và đào tạo nhân lực cho ngành sản xuất nông nghiệp chế biến sâu, thuận tiện cho sự chuyển hóa tri thức thành sản xuất hàng hóa  Dự án thiết kế với quy mô, công suất như sau: Sản lượng từ sơ chế rau củ quả 4.320,0 tấn/năm Sản lượng từ sản xuất viên nén, than 6.570,0 tấn/năm  Mô hình dự án hàng năm cung cấp ra cho thị trường sản phẩm đạt tiêu chuẩn và chất lượng khác biệt ra thị trường.  Giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận người dân địa phương, nâng cao cuộc sống cho người dân.  Góp phần phát triển kinh tế xã hội của người dân trên địa bàn và tỉnh Quảng Namnói chung.
  • 16. Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu” TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356 15
  • 17. Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu” TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356 16 CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘIVÙNG THỰC HIỆN DỰ ÁN 1.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án Vị trí địa lý Quảng Nam là một tỉnh giáp biển nằm ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Việt Nam. Quảng Nam nằm ở khu vực miền Trung Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội 820 km về phía Bắc, cách Huế 126 km về phía Nam, cách thành phố Đà Nẵng 0 km về phía Bắc và cách Thành phố Hồ Chí Minh 900 km về phía Nam theo đường Quốc lộ 1A. Phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng, phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Kon Tum, phía Tây giáp biên giới Lào, tỉnh Sekong (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào), phía Đông giáp Biển Đông. Quảng Nam có 18 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 2 thành phố, 1 thị xã và 15 huyện với 241 xã, phường, thị trấn. Tỉnh lỵ của Quảng Nam đặt tại thành phố Tam Kỳ. Địa hình
  • 18. Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu” TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356 17 Quảng Nam có hướng địa hình nghiêng dần từ Tây sang Đông hình thành 3 kiểu cảnh quan sinh thái rõ rệt là kiểu núi cao phía Tây, kiểu trung du ở giữa và dải đồng bằng ven biển. Vùng đồi núi chiếm 72% diện tích tự nhiên với nhiều ngọn cao trên 2.000m như núi Lum Heo cao 2.045m, núi Tion cao 2.032m, núi Gole - Lang cao 1.855m (huyện Phước Sơn). Núi Ngọc Linh cao 2.598m nằm giữa ranh giới Quảng Nam, Kon Tum là đỉnh núi cao nhất của dãy Trường Sơn. Ngoài ra, vùng ven biển phía đông sông Trường Giang là dài cồn cát chạy dài từ Điện Ngọc, Điện Bàn đến Tam Quang, Núi Thành. Bề mặt địa hình bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi khá phát triển gồm sông Thu Bồn, sông Tam Kỳ và sông Trường Giang. Khí hậu Quảng Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, chỉ có 2 mùa là mùa mưa và mùa khô, chịu ảnh hưởng của mùa đông lạnh miền Bắc. Nhiệt độ trung bình năm 25,6 °C, Mùa đông nhiệt độ vùng đồng bằng có thể xuống dưới 12 °C và nhiệt độ vùng núi thậm chí còn thấp hơn. Độ ẩm trung bình trong không khí đạt 84%. Lượng mưa trung bình 2000-2500mm. Mùa mưa thường kéo dài từ tháng 10 đến tháng 12, mùa khô kéo dài từ tháng 2 đến tháng 8, tháng 1 và tháng 9 là các tháng chuyển tiếp với đặc trưng là thời tiết hay nhiễu loạn và khá nhiều mưa. Mưa phân bố không đều theo không gian, mưa ở miền núi nhiều hơn đồng bằng. Vùng Tây Bắc thuộc lưu vực sông Bung (các huyện Đông Giang, Tây Giang và Nam Giang) có lượng mưa thấp nhất trong khi vùng đồi núi Tây Nam thuộc lưu vực sông Thu Bồn (các huyện Nam Trà My, Bắc Trà My, Tiên Phước và Hiệp Đức) có lượng mưa lớn nhất. Trà My là một trong những trung tâm mưa lớn nhất của Việt Nam với lượng mưa trung bình năm vượt quá 4,000 mm. Mưa lớn lại tập trung trong một thời gian ngắn trong 3 tháng mùa mưa trên một địa hình hẹp, dốc tạo điều kiện thuận lợi cho lũ các sông lên nhanh. Thủy văn Quảng Nam có hai hệ thống sông lớn là Vu Gia - Thu Bồn (VG-TB) và Tam Kỳ. Diện tích lưu vực VG-TB (bao gồm một phần lưu vực thuộc tỉnh Kon Tum, Quảng Ngãi, thành phố Đà Nẵng là 10,350 km², là 1 trong 10 hệ thống sông có diện tích lưu vực lớn nhất Việt Nam và lưu vực sông Tam Kỳ là 735 km². Các sông bắt nguồn từ sườn đông của dãy Trường Sơn, chảy chủ yếu theo hướng Tây-Đông và đổ ra biển Đông tại cửa Hàn (Đà Nẵng), cửa Đại (Hội An)
  • 19. Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu” TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356 18 và An Hòa (Núi Thành). Ngoài hai hệ thống sông trên, sông Trường Giang có chiều dài 47 km chảy dọc ven biển theo hướng Bắc - Nam kết nối hệ thống sông VG-TB và Tam Kỳ. Do địa hình đồi dốc và lượng mưa lớn nên mạng lưới sông ngòi của tỉnh Quảng Nam khá dày đặc. Mật độ sông ngòi trung bình là 0.47 km/km² cho hệ thống VG - TB và 0.6 km/km² cho các hệ thống sông khác. 1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án Kinh tế Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) ước tính 6 tháng đầu năm 2022 tăng gần 12,8%1 so với cùng kỳ năm 2021 (sơ bộ quý I: +11,7%; ước tính quý II: +13,6%), cao hơn tốc độ tăng trưởng của các năm trước (6 tháng năm 2021: +11,4%; 6 tháng năm 2020: -11,3%; 6 tháng 2019: +6,4%). Trong mức tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng gần 1%, đóng góp 0,13 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng (+ 19,3%, đóng góp 7 điểm phần trăm); khu vực dịch vụ (+6,5%; đóng góp 2 điểm phần trăm); thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm (+19,3%; đóng góp 3,64 điểm phần trăm). Dân số Tính đến ngày 1/4/2019, dân số Quảng Nam là 1,495,812 người, với mật độ dân số trung bình là 149 người/km², đây cũng là tỉnh đông dân thứ 3 vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Dân cư phân bố trù mật ở dải đồng bằng ven biển, dọc quốc lộ 1, đồng bằng Vu Gia Thu Bồn và Tam Kỳ. Mật độ dân số của Tam Kỳ, Hội An và Điện Bàn vượt quá 1,000 người/km² trong khi rất thưa thớt ở các huyện miền núi phía Tây. Mật độ dân số trung bình của 6 huyện miền núi gồm Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Bắc Trà My và Nam Trà My là dưới 30 người/km². Với 69% dân số sinh sống ở nông thôn, Quảng Nam có tỷ lệ dân số sinh sống ở nông thôn cao hơn tỷ lệ trung bình của cả nước. Tuy nhiên quá trình đô thị hóa của tỉnh đang diễn ra mạnh mẽ sẽ tác động lớn đến sự phân bố dân cư nông thôn-thành thị trong thời gian tới.
  • 20. Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu” TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356 19 II. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG 2.1. Thị trường rau quả Việt Nam Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong tháng 6/2021, ngành hàng rau quả Việt Nam xuất khẩu đạt hơn 356 triệu USD, tăng 38% so với cùng thời điểm năm trước. Tính chung trong 6 tháng đầu năm 2021, tổng giá trị xuất khẩu rau quả đạt hơn 2,063 tỉ USD, tăng 17,4% so với cùng kỳ năm 2020. Trong 5 tháng đầu năm 2021, hàng rau quả xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đạt 1,05 tỉ USD, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm trước. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận định, xuất khẩu hàng rau quả sang Trung Quốc tăng trưởng tích cực góp phần thúc đẩy ngành rau quả đạt kết quả tốt trong nửa đầu năm 2021 bởi trị giá xuất khẩu hàng rau quả sang thị trường Trung Quốc chiếm tới 61,7% tổng trị giá xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam, tăng 1,3 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2020. Tình hình xuất khẩu hàng rau quả sang thị trường Trung Quốc tiếp tục được cải thiện. Từ đầu tháng 6-2021, các lực lượng chức năng của Việt Nam và Trung Quốc đạt được thỏa thuận về kiểm dịch thực vật để đơn giản hóa quy trình thủ tục và rút ngắn thời gian thông quan cho xuất khẩu trái cây tươi. Hai bên đã thảo luận về các hoạt động kiểm dịch trái cây tại cửa khẩu trong thời gian qua, tập trung vào kiểm dịch trái cây tươi Việt Nam để xuất khẩu sang Trung Quốc trong thời gian tới. Theo đó, các cơ quan hải quan và kiểm dịch của Trung Quốc sẽ kiểm tra ngẫu nhiên trái cây Việt Nam và miễn trừ kiểm tra vải tươi t Việt Nam. Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu rau quả 6 tháng đầu năm về Việt Nam đạt 686 triệu USD, giảm 16,6% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, ngành hàng rau quả xuất siêu 1,3 tỉ USD trong nửa đầu năm nay. Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc là 4 thị trường nhập khẩu rau quả của Việt Nam.
  • 21. Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu” TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356 20 Một số mặt hàng rau quả và sản phẩm chế biến từ rau quả xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong năm 2020
  • 22. Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu” TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356 21 2.2. Thị trường rau quả chế biến sâu Theo số liệu của Bộ Khoa học và Công nghệ, hiện cả nước đã hình thành và phát triển hệ thống công nghiệp chế biến, bảo quản nông sản có công suất thiết kế khoảng 100 triệu tấn nguyên liệu/năm. Tuy nhiên, trình độ công nghệ chế biến nông sản của Việt Nam chưa cao, các sản phẩm có giá trị gia tăng thấp vẫn chiếm tỉ lệ lớn (khoảng 80% sản lượng), chủng loại chưa phong phú. Lý do, theo lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ, là công nghệ phục vụ chế biến sau thu hoạch hiện nay dựa vào kết quả nghiên cứu từ viện nghiên cứu và trường đại học, cùng với đó là bản thân doanh nghiệp được hỗ trợ và nâng cao năng lực hấp thụ, chuyển giao công nghệ. Ước tính Việt Nam hiện có khoảng 150 doanh nghiệp chế biến rau, trái cây, chiếm 2,19% số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Công suất trung bình đạt 1,2 triệu tấn/27 triệu tấn sản lượng trung bình mỗi năm, như vậy, chỉ đạt xấp xỉ 4,4%, thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực và thế giới, như Philippines có tỉ lệ chế biến đạt 28%, Thái Lan 30%, Mỹ 65%… Doanh nghiệp đầu tư vào chế biến rau quả quy mô lớn trong nước bị hạn chế, bởi Việt Nam chưa hình thành được những vùng chuyên canh, thâm canh rộng, tập trung, trong khi các tập đoàn một khi đã đầu tư máy móc cần số lượng nguyên liệu chế biến đủ nhiều. Những năm qua, thị trường tiêu dùng trong và ngoài nước ngày càng sôi động đã tạo động lực sáng tạo trong lĩnh vực này. Chẳng hạn, Hội chợ Techmart Công nghệ sau thu hoạch 2020 vừa qua đã giới thiệu nhiều công nghệ, thiết bị đáng chú ý của doanh nghiệp Việt như máy chần trụng rau củ, bộ tiệt trùng nhanh vi khuẩn cho nông sản, tủ cấy vi sinh, máy kiểm tra độc tố thực phẩm, máy trộn bột ướt và khô, máy cô mật ong siêu tốc… Gần đây, nhờ ứng dụng công nghệ sấy lạnh và máy nghiền hiện đại mà mặt hàng bột rau (rau má, chùm ngây, diếp cá, tía tô, lá sen…) được phụ nữ thành thị Việt Nam và nhiều nước phát triển ưa chuộng do bột đạt kích thước siêu mịn (mess 120) dễ hòa tan trong nước, có độ ẩm dưới 5% và màu sắc hương vị giống với màu rau tươi nguyên bản đến 99%. Theo dự báo, đến năm 2022, thị trường trái cây và rau quả chế biến toàn cầu sẽ đạt 346 tỉ USD. Đặc biệt, Hiệp định EVFTA đang tạo điều kiện cho các nhà sản xuất chuyên nghiệp có cơ hội làm ăn lớn. Do đó, các dự án đầu tư giai
  • 23. Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu” TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356 22 đoạn này đều có công nghệ tiên tiến nhất, chế biến được các sản phẩm mà người tiêu dùng tại Mỹ, EU, Nhật ưa chuộng. EVFTA có hiệu lực từ ngày 1.8 đang tạo điều kiện để Việt Nam xuất khẩu sang nhiều thị trường trong khối EU với giá tốt nhờ được giảm thuế, với những mặt hàng chiến lược như dứa lạnh, dứa hộp, nước dứa cô đặc, nước chanh dây cô đặc, quả vải lạnh, mơ lạnh, rau chân vịt… 2.3. Nâng cao vị thế nông sản Việt Nam Nông sản Việt Nam đã và đang khẳng định vị thế tại các thị trường có yêu cầu chất lượng cao như EU, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc… Tuy nhiên, để đạt mục tiêu xuất khẩu năm 2021 trên 42 tỷ USD, hướng tới mục tiêu lớn hơn: Năm 2025, giá trị xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp đạt 50-51 tỷ USD và đến năm 2030 là 60-62 tỷ USD; đồng thời tiếp tục nâng cao vị thế nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế..., ngành Nông nghiệp cần có những bước đi bài bản, lộ trình cụ thể. Để đạt mục tiêu xuất khẩu nông sản năm 2021 trên 42 tỷ USD, hướng tới mục tiêu đến năm 2025, giá trị xuất khẩu các sản phẩm nông lâm, thủy sản của Việt Nam đạt 50-51 tỷ USD và năm 2030 đạt 60-62 tỷ USD (theo Đề án nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 - Chính phủ vừa phê duyệt), rõ ràng còn nhiều việc phải làm. Các doanh nghiệp phải tập trung phát triển công nghệ bảo quản, công nghệ chế biến hiện đại, hiệu quả theo đúng tiêu chuẩn từ phía các thị trường nhập khẩu lớn, tiềm năng; đồng thời, hình thành khối thị trường bền vững tại nhiều quốc gia, tránh tình trạng phụ thuộc quá nhiều vào các thị trường truyền thống. Cùng với việc tập trung ứng dụng công nghệ, đầu tư chế biến sâu, bảo quản sản phẩm, nhiều chuyên gia nông nghiệp cho rằng, trong bối cảnh kinh tế
  • 24. Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu” TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356 23 hội nhập hiện nay, các doanh nghiệp, người sản xuất cũng cần chủ động tiếp cận các thông tin, yêu cầu tiêu chuẩn từ các thị trường, tận dụng các lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới để mở rộng thị trường. 2.4. Đón đầu lợi thế của các FTA Mặc dù xây dựng trong bối cảnh dịch bệnh còn diễn biến phức tạp song theo đánh giá của các doanh nghiệp thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản chế biến rất tiềm năng. Cụ thể, thông tin từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho thấy, trong quý I/2021, dù ảnh hưởng dịch song xuất khẩu rau quả vẫn đạt 944 triệu USD, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Thêm vào đó, thời gian qua Việt Nam đã ký kết rất nhiều FTA thế hệ mới, theo cam kết của các FTA này, nông sản Việt sẽ có cơ hội rộng cửa vào các thị trường EU, Nhật Bản, Úc… với thuế suất 0%. Ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam đánh giá, trong năm 2021, triển vọng xuất khẩu rau quả của Việt Nam được kỳ vọng sẽ khả quan hơn nhờ FTA đã có hiệu lực. Theo đó, việc tận dụng tính hiệu lực của các FTA thế hệ mới như EVFTA, CPTPP, UKVFTA… đang giúp mở đường ra cho các doanh nghiệp tăng kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, sản phẩm nông sản muốn đạt giá trị gia tăng cao phải được chế biến sâu, đảm bảo các tiêu chuẩn rõ ràng về truy xuất nguồn gốc cũng như chứng nhận an toàn thực phẩm quốc tế. Chính vì vậy không chỉ các doanh nghiệp có tiềm lực vốn mà ngay cả những hợp tác xã cũng đang mạnh dạn đầu tư cho chế biến sâu. Chiến lược không chỉ kinh doanh ở thị trường trong nước mà còn xuất khẩu ra các thị trường khó tính; không chỉ bán hàng nông sản thô mà còn sản xuất các sản phẩm chế biến sâu từ nông sản.
  • 25. Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu” TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356 24 Nhà nước cần hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xúc tiến thương mại, xây dựng những quy chuẩn chất lượng theo nhóm tiêu chí của thị trường nhập khẩu, đặc biệt là hỗ trợ việc xuất khẩu theo các đơn hàng nằm trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Đối với sản xuất, quy hoạch vùng và xây dựng vùng nguyên liệu đạt tiêu chuẩn là vấn đề mang tính cốt lõi cho xuất khẩu nông sản Việt Nam. Trước mắt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ ưu tiên hỗ trợ phát triển các chuỗi giá trị hàng nông lâm, thủy sản xuất khẩu; triển khai các giải pháp khuyến khích đầu tư vào chế biến, bảo quản gắn với thị trường tiêu thụ; hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu nông sản trong việc xác lập, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp tại các thị trường xuất khẩu cũng như xây dựng, triển khai các hoạt động quảng bá hình ảnh, thương hiệu sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng trong nước và quốc tế... Thực tế cho thấy, sản xuất vẫn là khâu then chốt quyết định. Do vậy, ngành nông nghiệp phải tăng cường tổ chức lại sản xuất dựa trên tiềm năng và lợi thế so sánh; tập trung phát triển các sản phẩm có chất lượng; phát triển doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp; đồng thời, tăng cường liên kết 6 nhà: Nhà nông - nhà nước - nhà doanh nghiệp - nhà băng - nhà khoa học - nhà phân phối với nòng cốt là liên kết nhà nông - nhà doanh nghiệp. Cùng với đó là việc hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng quy trình thực hành sản xuất tốt (GAP), truy xuất nguồn gốc cũng như hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trong chế biến nhằm tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm từ nuôi trồng đến thu hoạch, vận chuyển, chế biến, xuất khẩu... tang khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông lâm, thủy sản chủ lực của Việt Nam trên thị trường thế giới.
  • 26. Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu” TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356 25 2.5. Thị trường viên nén gỗ, than Hiện nay, thị trường viên nén gỗ nước ta đang có nhiều biến động lớn với số xưởng sản xuất viên nén gỗ ngày càng gia tăng, các sản phẩm viên nén gỗ cũng ngày càng phong phú và đa dạng với nhiều chủng loại như viên nén gỗ mùn cưa, viên nén gỗ bã mía, viên nén gỗ vỏ đậu phộng, viên nén gỗ keo, tràm, cao su, viên nén vỏ trấu.... Tùy theo tính chất mà viên nén gỗ làm từ những nguyên liệu này cũng có chất lượng khác nhau, thường thì viên nén gỗ làm bằng mùn cưa hay gỗ vụn thuần sẽ có chất lượng cao hơn từ đó giá thành đắt hơn. Kim ngạch xuất khẩu viên nén của Việt Nam lên tới 568 triệu USD trong 10 tháng đầu năm 2022, tăng 82,8% so với cùng kỳ năm 2021. Với sự phát triển mạnh mẽ của mặt hàng này, việc thành lập một chi hội viên nén là vô cùng cần thiết, nhằm tập hợp các nhà sản xuất, xuất khẩu mặt hàng viên nén cùng chung
  • 27. Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu” TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356 26 tay giải quyết bài toán cạnh tranh nguồn nguyên liệu… Viên nén gỗ có tiềm năng trở thành mặt hàng có giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD/năm. Phát biểu tại Đại hội thành lập chi hội Viên nén gỗ Việt Nam do Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam tổ chức chiều 28/10/2022, tại Quảng Ninh, ông Bùi Chính Nghĩa, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp cho biết viên nén gỗ, chủ yếu được làm từ phụ phẩm của ngành lâm nghiệp như cành, ngọn, bìa bắp, vỏ bào, mùn cưa, gỗ vụn. Trong thời gian qua, việc sản xuất, xuất khẩu viên nén gỗ không ngừng phát triển cả về quy mô, lẫn chất lượng. Trong những năm vừa qua, giá trị xuất khẩu viên nén gỗ liên tục tăng từ 165 triệu USD vào năm 2017 lên 413 triệu USD năm 2021 và khoảng 568 triệu USD. Trong 10 tháng năm 2022, tăng 82,8% so với cùng kỳ năm 2021. Giá trị xuất khẩu viên nén gỗ tăng vọt là do Hàn Quốc và Nhật Bản tiếp tục đẩy mạnh sử dụng viên nén gỗ để sản xuất điện thay cho dầu đang tăng giá do cuộc xung đột Nga –Ukraine. Ông Nghĩa cho biết theo thống kê, hàng năm cả nước có khoảng 20 triệu m3 củi, cành nhánh và vỏ bào, mùn cưa... Với lượng nguyên liệu như vậy thì việc sản xuất, xuất khẩu viên nén gỗ mặc dù tăng cao trong thời gian vừa qua nhưng chưa tương xứng với tiềm năng của ngành. Ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam nhận định ngành viên nén đang phát triển rất nóng. Năm 2022, viên nén đứng thứ 4 về giá
  • 28. Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu” TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356 27 trị xuất khẩu trong 8 mặt hàng xuất khẩu của gỗ và lâm sản, chỉ đứng sau đồ gỗ nội ngoại thất, gỗ nguyên liệu (bao gồm cả gỗ dán), dăm gỗ. Là sản phẩm nằm trong chuỗi rừng trồng, nên viên nén có ý nghĩa rất lớn trong nâng cao giá trị cho trồng rừng ở Việt Nam. Theo ông Lập, Xung đột Nga – Ukraine vẫn căng thẳng, xứ lạnh châu Âu (EU) đang bước vào mùa đông cần chất đốt để sưởi, bên cạnh đó, thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản - nơi chiếm hơn 90% lượng xuất khẩu truyền thống mặt hàng viên nén gỗ của Việt Nam cũng tăng, vì vậy xuất khẩu viên nén đang rất thuận lợi. "Việt Nam không phải là quốc gia cung cấp viên gỗ nén lớn cho các nước EU, nhưng nhu cầu và giá viên gỗ nén tại thị trường quốc tế tăng cao tạo cơ hội cho ngành gỗ Việt Nam mở rộng sản xuất và xuất khẩu", ông Lập nhận định. Trong khi đó, viên nén gỗ là một trong những sản phẩm khí đốt mà các nước châu Âu đang tích trữ cho mùa đông này do lượng khí đốt do Nga cung cấp cho thị trường này đã giảm đáng kể. Theo báo cáo được công bố đầu tháng 10/2022 bởi Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), xuất khẩu khí đốt từ Nga sang EU đã giảm gần 50% so với cùng kỳ 2021. Giá viên nén gỗ hiện nay đã tăng gần gấp đôi lên 200 euro một tấn tại Việt Nam, mức tăng rất cao so với dưới 100 USD/tấn hồi đầu năm. Theo ông Nguyễn Thanh Phong, Tổng giám đốc Công ty CP Năng Lượng sinh học Phú Tài, Trưởng Ban Vận động thành lập Chi hội Viên nén gỗ Việt Nam cho biết tại COP 26, Chính phủ các nước đã thể hiện cam kết mạnh mẽ trong việc giảm phát thải khí nhà kính, bao gồm cả việc thay thế các nguồn nguyên liệu hóa thạch bằng các nguồn nguyên liệu sinh học như viên nén trong tương lai. Tại Việt Nam, viên nén cũng trở thành một mặt hàng quan trọng giúp ngành gỗ đi đầu, góp phần thực hiện mục tiêu COP 26 của Việt Nam. Điều này dẫn đến cầu viên nén ngày càng tăng trong thời gian tới. Theo ông Phong, nguồn nguyên liệu sản xuất viên nén hiện nay chủ yếu là các phụ phẩm của ngành gỗ, nên việc gia tăng sản xuất mặt hàng này giúp tận dụng nguyên liệu thừa trong các công đoạn chế biến gỗ tạo ra, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường, tạo giá trị gia tăng quan trọng cho kim ngạch xuất khẩu. Tuy có những cơ hội lớn nhưng để thực sự mở rộng quy mô cũng như thúc đẩy thị trường viên nén gỗ nước ta phát triển, các doanh nghiệp viên nén gỗ Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức lớn khi trong thời gian sắp tới, cả Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ đều gia tăng các biện pháp pháp lý nhằm truy xét nguồn gốc viên nén gỗ theo hướng gắt gao hơn để đảm bảo tính minh bạch của nguyên liệu.
  • 29. Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu” TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356 28 Theo một số phân tích ước tính khả năng thay đổi tiềm năng của các đầu vào quan trọng và phát triển các phân phối xác xuất cho các đầu vào đó với một loạt các mô phỏng, các nhà phân tích đã ước tính được giá của viên nén gỗ trong tương lai của mỗi quý. Cụ thể, nếu giá dầu tuân theo dự báo quỹ đạo tăng của EIA, tỷ lệ lạm phát chi phí chung nằm ở mức giả định và nhà sản xuất chưa cải thiện được chi phí chuyển đổi thì giá viên nén gỗ công nghiệp dự tính vào năm 2030 có thể lên đến trên 250$/tấn. Châu Âu tìm nhiên liệu mới cho mùa đông, cơ hội cho viên nén gỗ Việt Nam Giá xuất khẩu viên nén gỗ đang dao động ở mức 180 - 200 USD/tấn và được dự báo có thể cao hơn. Hiện nay, xuất khẩu viên nén gỗ sang Châu Âu vẫn chưa phát triển, chỉ chiếm 0 - 1% tổng kim ngạch xuất khẩu viên nén gỗ của Việt Nam, nhà xuất khẩu lớn thứ hai thế giới. Cuộc xung đột Nga - Ukraine đã đẩy giá các mặt hàng năng lượng lên mức cao chưa từng có trong lịch sử. Việc giảm nhập khí đốt từ Nga và hạn chế về nguồn cung than buộc châu Âu (EU) phải tìm nhiên liệu thay thế. Điều này đang tạo cơ hội cho sản phẩm mới như nhiên liệu sinh khối, trong đó có viên nén gỗ Việt Nam sang EU. Tháng 8, sau thông tin Moscow có thể khoá van đường ống Nord Stream 1 để bảo trì, giá khí đốt tại EU có thời điểm gần 324 USD/mwh, cao nhất lịch sử, gấp 3 lần so với đầu năm. Giá nhiên liệu này tăng khiến người tiêu dùng rơi vào khủng hoảng sinh hoạt phí và khiến nhiều doanh nghiệp trong khu vực phải tạm ngừng sản xuất. Để sản xuất điện, châu Âu đã lựa chọn than là giải pháp thay thế. Tuy nhiên, giá than cũng tăng 150% so với đầu năm. Trong bối cảnh này, sản phẩm viên nén gỗ được chú ý và nhu cầu nhập khẩu mặt hàng này của EU có thể tăng vào khi mùa đông sắp tới. Viên nén gỗ được coi là một dạng năng lượng tái tạo trung tính carbon. Vì vậy, các nhà máy điện có thể chuyển đổi hệ thống sử dụng nhiên liệu than sang hệ thống đốt viên nén hoặc đồng thời sử dụng cả than và viên gỗ nén làm nguyên liệu. Viên nén gỗ cũng được sử dụng quy mô lớn trong công nghiệp để tăng cường giá trị nhiệt của chất thải và làm giảm lượng phát thải ô nhiễm. Đối với sinh hoạt, người dân châu Âu có thể sử dụng viên nén gỗ trong các lò sưởi nhỏ và hệ thống cung cấp nước nóng để thay thế cho lò sưởi bằng điện hay khí đốt.
  • 30. Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu” TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356 29 Ông Brooks Mendell, Giám đốc điều hành Công ty tư vấn Forisk Consulting đề cập giá khí đốt tự nhiên và giá than ở châu Âu đã tăng nhiều lần so với giá trước đại dịch Covid-19 do nguồn cung bị thiếu hụt. Diễn biến này khiến viên nén gỗ trở thành chất đốt thay thế được ưa chuộng. Đây là cơ hội rất lớn cho Mỹ và Việt Nam, hai nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về mặt hàng này. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ, EU là thị trường tiêu thụ viên nén gỗ lớn nhất thế giới, chiếm 75% nhu cầu viên gỗ toàn cầu, đạt 23,1 triệu tấn vào năm 2021. Con số này dự kiến sẽ tiếp tục tăng lên 24,3 triệu tấn năm nay. Theo số liệu thống kê cập nhật của Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC), 6 tháng đầu năm, nhu cầu nhập khẩu sản phẩm viên nén gỗ (HS 440131) của hầu hết các quốc gia khối EU đều tăng. Trong đó, giá trị nhập khẩu mặt hàng này của Pháp ở mức 87 triệu USD, tăng 30,6%; Đức ở mức 42,3 triệu USD, tăng 29,7%. Tại Ba Lan, giá trị nhập khẩu viên nén gỗ tăng 134% về giá trị so với cùng kỳ năm trước, đạt trên 23 triệu USD. Nước này đang đối mặt với khủng hoảng khí đốt và than, người dân phải xếp hàng dài bên ngoài nhà máy than để mua dự trữ.
  • 31. Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu” TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356 30 Xuất khẩu viên nén gỗ của Mỹ, thị trường cung cấp lớn thế giới cũng tăng và lập kỷ lục năm 2021 với 7,4 triệu tấn, theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ. Hiện nay, giá viên nén gỗ xuất khẩu trung bình của Mỹ trước bảo hiểm và chi phí vận chuyển đã tăng lên gần 170 USD/tấn, từ mức 140 USD năm ngoái. Chuyên gia phân tích của Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết giá viên nén gỗ trên thị trường giao ngay lên giá gần gấp đôi do nguồn cung khan hiếm. Cơ hội cho viên nén gỗ Việt Nam thâm nhập EU Càng gần mùa đông, không chỉ nhu cầu sưởi ấm của người dân, nhu cầu sử dụng điện sinh hoạt và sản xuất của EU cũng tăng. Trong bối cảnh này, viên nén gỗ Việt Nam có thể là nguồn nhiên liệu sạch thay thế cho khí đốt hay than đang khan hiếm. Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST) đánh giá Việt Nam là nước xuất khẩu viên gỗ nén lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau Mỹ và viên nén gỗ nằm trong nhóm 5 mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao nhất của ngành gỗ. Trong 7 năm qua, lượng sản xuất, xuất khẩu và giá trị thành phẩm của viên nén gỗ tăng. Lượng viên nén xuất khẩu tăng hơn 18 lần, từ 175.000 tấn năm 2013 lên khoảng 3,2 triệu tấn năm 2020. Giá trị xuất khẩu viên nén tăng 15 lần, từ gần 23 triệu USD năm 2013, lên 351 triệu USD năm 2020. 7 tháng đầu năm nay, giá trị xuất khẩu trên đạt 450 triệu USD, tăng 78,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, Việt Nam đang tập trung xuất khẩu mặt hàng này sang hai thị trường là Hàn Quốc và Nhật Bản, chiếm 99,8% tổng kim ngạch xuất khẩu, chưa xuất khẩu sang EU. Nhận định về thị trường viên nén gỗ trong thời gian tới, ông Tô Xuân Phúc, chuyên gia tổ chức Forest Trends cho rằng ngành sản xuất và xuất khẩu
  • 32. Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu” TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356 31 viên nén mới được phát triển hơn một thập kỷ gần đây, chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu nguyên liệu đầu vào cho nhu cầu phát triển điện sinh học tại Nhật Bản và Hàn Quốc từ sau thảm động đất và sóng thần. Nhu cầu tiêu thụ viên nén tại các quốc gia này liên tục tăng, là động lực cho các hoạt động sản xuất và xuất khẩu viên nén của Việt Nam mở rộng. Năm nay, vào tháng 3, Chính phủ Nga ra lệnh cấm xuất khẩu một số sản phẩm gỗ, trong đó viên nén gỗ đến các “quốc gia không thân thiện” nhằm đáp trả lệnh trừng phạt của EU. Điều này khiến các nước nhập khẩu viên nén của Nga, đặc biệt là EU, phải tìm nguồn cung thay thế. Giá viên nén gỗ xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới được dự báo không chỉ dừng lại ở mức 180 - 200 USD/tấn. Điều này cũng mở ra nhiều cơ hội mới về thị trường cho các doanh nghiệp xuất khẩu viên nén gỗ Việt Nam. Dẫn nguồn tin từ Văn phòng Sản xuất và tiêu dùng bền vững (Bộ Công Thương), bà Ngô Thị Kim Thanh, chuyên gia Trung tâm Nghiên cứu Chứng khoán SSI - SSI Research cho rằng viên nén gỗ được xem là giải pháp thay thế cho các loại nhiên liệu có nguồn gốc hóa thạch vì ít phát thải, khả năng tái tạo, chi phí rẻ. Nhìn từ góc độ kinh tế, viên nén gỗ có nguồn nguyên liệu rẻ với đầu vào luôn sẵn có, không kén chọn. Thông thường, để sản xuất viên nén gỗ các cơ sở sản xuất tận dụng tất cả các “phế phẩm” của mình, như mùn cưa, gỗ mẩu, gỗ dăm… thậm chí tận dụng cả những phế phẩm ngành khác như vỏ trấu, rơm, bã mía, thân cây, vỏ hạt… Bằng cách này, các doanh nghiệp có thể “nhân đôi”
  • 33. Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu” TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356 32 nguồn thu. Trước đó, doanh nghiệp chủ yếu chỉ kiếm lời từ chế biến và xuất khẩu các sản phẩm chế biến gỗ như đồ nội thất, đồ gỗ thô. Thị trường viên nén gỗ mở ra sẽ giúp các doanh nghiệp nhanh chóng gia tăng giá trị sản phẩm, đồng thời xử lý luôn một phần lớn rác thải phát sinh từ quá trình sản xuất. Tuy nhiên, chuyên gia SSI Research nhận định hiện nay xuất khẩu viên nén gỗ sang Châu Âu vẫn chưa phát triển, chỉ chiếm 0 - 1% tổng kim ngạch xuất khẩu viên nén gỗ. Trong đó, các thị trường xuất khẩu chính như Hàn Quốc chiếm khoảng 57% và Nhật Bản chiếm khoảng 39% tổng kim ngạch xuất khẩu viên nén gỗ và là những thị trường tăng trưởng khá tích cực. Theo bà Thanh, EU có thể đem lại cơ hội mới cho các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ giá trị gia tăng, giá cao do lạm phát ở các thị trường lớn. Một điều cần lưu ý là chi phí logistic cao có thể làm hạn chế xuất khẩu viên nén gỗ sang Châu Âu. Việt Nam tiếp tục hưởng lợi từ giá tăng trong thời gian tới là điều chắc chắn. 2.6. Một số ứng dụng của viên nén gỗ, than Làm chất đốt: Là một loại chất đốt với năng lượng phát sinh cao, ít gây ô nhiễm môi trường, viên nén gỗ là một trong những biện pháp bảo vệ môi trường hữu hiệu thay cho nhiều loại nguyên liệu hóa thạch. Hút ấm chuồng trại: Với những nước có nền công nghiệp chăn nuôi phát triển, các phương pháp chăm sóc vật nuôi với ứng dụng từ viên nén gỗ khá phổ biến. Cụ thể viên nén sẽ được sử dụng để hút ẩm chuồng trại, hạn chế tối đa bệnh tật ở vật nuôi. Làm phân bón: Ngoài các công dụng về chất đốt và hút ẩm, vien nen go cũng được nhiều nơi sử dụng làm phân bón, chủ yếu là dùng để ủ làm chất dinh dưỡng hữu cơ cho các loại cây cảnh, cây ăn quả,.. III. QUY MÔ CỦA DỰ ÁN 3.1. Các hạng mục xây dựng của dự án Diện tích đất của dự án gồm các hạng mục như sau: Bảng tổng hợp danh mục các công trình xây dựng và thiết bị
  • 34. Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu” TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356 33
  • 35. Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu” TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356 34 3.2. Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư(ĐVT: 1000 đồng) TT Nội dung Diện tích ĐVT Đơn giá Thành tiền sau VAT I Xây dựng 15.700,0 m2 25.991.968 1 Văn phòng kiot 410,0 m2 4.594 1.883.540 2 Khu trình diễn 1.000,0 m2 1.870 1.870.000 3 Kho lạnh, đóng gói rau củ 660,0 m2 7.720 5.095.200 4 Nhà ươm 650,0 m2 180 117.000 5 Nhà ở nhân viên 360,0 m2 4.594 1.653.840 6 Nhà bảo vệ 18,0 m2 1.741 31.338 7 Hồ chứa nước, trạm bơm 200,0 m2 1.560 312.000 8 Khu xử lý rác,kho 280,0 m2 1.741 487.480 9 Nhà dưa lưới 1.090,0 m2 180 196.200 10 Nhà trồng nấm 2.473,0 m2 180 445.140
  • 36. Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu” TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356 35 TT Nội dung Diện tích ĐVT Đơn giá Thành tiền sau VAT 11 Nhà xưởng sản xuất viên nén, đóng gói than tre 2.818,0 m2 1.870 5.269.660 12 Nhà sơ chế các loại rau, củ 2.318,0 m2 1.870 4.334.660 13 Trạm biến áp, phát điện 60,0 m2 1.741 104.460 14 Giao thông nội bộ, cây xanh 3.363,0 m2 350 1.177.050 Hệ thống tổng thể - Hệ thống cấp nước Hệ thống 942.000 942.000 - Hệ thống cấp điện tổng thể Hệ thống 863.500 863.500 - Hệ thống thoát nước tổng thể Hệ thống 973.400 973.400 - Hệ thống PCCC Hệ thống 235.500 235.500 II Thiết bị 55.259.900 1 Thiết bị văn phòng Trọn Bộ 328.000 328.000 2 Thiết bị trồng trọt Trọn Bộ 737.900 737.900
  • 37. Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu” TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356 36 TT Nội dung Diện tích ĐVT Đơn giá Thành tiền sau VAT 3 Thiết bị bảo quản, kho lạnh Trọn Bộ 2.512.000 2.512.000 4 Thiết bị dây chuyền sơ chế rau củ Trọn Bộ 7.065.000 7.065.000 5 Thiết bị dây chuyền sản xuất viên nén, than Trọn Bộ 40.506.000 40.506.000 6 Thiết bị vận tải Trọn Bộ 3.454.000 3.454.000 7 Thiết bị hạ tầng kỹ thuật Trọn Bộ 157.000 157.000 9 Thiết bị khác Trọn Bộ 500.000 500.000 III Chi phí quản lý dự án 2,204 (GXDtt+GTBt t) * ĐMTL% 1.791.016 IV Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 3.255.481 1 Chi phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 0,282 (GXDtt+GTBtt ) * ĐMTL% 229.441 2 Chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi 0,587 (GXDtt+GTBtt ) * ĐMTL% 477.072 3 Chi phí thiết kế kỹ thuật 1,864 GXDtt * 484.415
  • 38. Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu” TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356 37 TT Nội dung Diện tích ĐVT Đơn giá Thành tiền sau VAT ĐMTL% 4 Chi phí thiết kế bản vẽ thi công 1,025 GXDtt * ĐMTL% 266.428 5 Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 0,040 (GXDtt+GTBtt ) * ĐMTL% 32.759 6 Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi 0,114 (GXDtt+GTBtt ) * ĐMTL% 92.940 7 Chi phí thẩm tra thiết kế xây dựng 0,158 GXDtt * ĐMTL% 41.172 8 Chi phí thẩm tra dự toán công trình 0,153 GXDtt * ĐMTL% 39.841 9 Chi phí giám sát thi công xây dựng 2,266 GXDtt * ĐMTL% 588.913 10 Chi phí giám sát lắp đặt thiết bị 0,519 GTBtt * ĐMTL% 286.892
  • 39. Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu” TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356 38 TT Nội dung Diện tích ĐVT Đơn giá Thành tiền sau VAT 11 Chi phí báo cáo đánh giá tác động môi trường TT 715.608 VI Chi phí vốn lưu động TT 4.001.400 VIII Chi phí dự phòng 5% 4.514.988 Tổng cộng 94.814.753 Ghi chú: Dự toán sơ bộ tổng mức đầu tư được tính toán theo Quyết định 610/QĐ-BXD của Bộ xây dựng ngày 13 tháng 7 năm 2022 về Công bố Suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2021, Thông tư số 11/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 8 năm 2021 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng và Phụ lục VIII về định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng của thông tư số 12/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 08 năm 2021 của Bộ Xây dựng ban hành định mức xây dựng.
  • 40. Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu” TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356 39 IV. ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 4.1. Địa điểm xây dựng Dự án“Nhà máy chế biến nông sản, lâm sản xuất khẩu” được thực hiệntại Thôn Đồng Tràm Tây, xã Quế Phú, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. Vị trí vùng thực hiện dự án 4.2. Hình thức đầu tư Dự ánđượcđầu tư theo hình thức xây dựng mới. V. NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO 5.1. Nhu cầu sử dụng đất Bảng cơ cấu nhu cầu sử dụng đất 5.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án Các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, vật tư xây dựng đều có bán tại địa phương và trong nước nên các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình thực hiện là tương đối thuận lợi và đáp ứng kịp thời. Đối với nguồn lao động phục vụ quá trình hoạt động sau này, dự kiến sử dụng nguồn lao động của gia đình và tại địa phương. Nên cơ bản thuận lợi cho quá trình thực hiện. Vị trí vùng thực hiện dự án
  • 41. Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu” TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356 40 CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNHLỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ I. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH Bảng tổng hợp quy mô diện tích xây dựng công trình TT Nội dung Diện tích ĐVT I Xây dựng 15.700,0 m2 1 Văn phòng kiot 410,0 m2 2 Khu trình diễn 1.000,0 m2 3 Kho lạnh, đóng gói rau củ 660,0 m2 4 Nhà ươm 650,0 m2 5 Nhà ở nhân viên 360,0 m2 6 Nhà bảo vệ 18,0 m2 7 Hồ chứa nước, trạm bơm 200,0 m2 8 Khu xử lý rác,kho 280,0 m2 9 Nhà dưa lưới 1.090,0 m2 10 Nhà trồng nấm 2.473,0 m2 11 Nhà xưởng sản xuất viên nén, đóng gói than tre 2.818,0 m2 12 Nhà sơ chế các loại rau, củ 2.318,0 m2 13 Trạm biến áp, phát điện 60,0 m2 14 Giao thông nội bộ, cây xanh 3.363,0 m2 II. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ A. Công nghệ sơ chế rau củ quả
  • 42. Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu” TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356 41 2.1. Công nghệ xử lý, đóng gói, bảo quản và chế biến sản phẩm nông sản Quy trình sơ chế các loại rau, củ, quả Sơ chế là khâu vô cùng quan trọng quyết định đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là các loại rau củ, bởi đây là thực phẩm dễ bị hỏng và biến đổi. Việc ứng dụng công nghệ vào sơ chế các loại rau củ giúp rút ngắn thời gian ở quá trình này và đảm bảo độ tươi ngon khi đến với người tiêu dùng. Sau đây là quy trình sợ chế rau củ quả được thực hiện bằng dây chuyền tự động.
  • 43. Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu” TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356 42 1. Rau, củ, quả được phân loại riêng, được xếp vào dây chuyền sơ chế tự động. 2. Tách bỏ phần lá già, hỏng, rau, củ quả, lựa chọn lấy rau tốt, phân loại theo chất lượng và kích thước. 3. Rau củ quả sẽ theo băng chuyền để được rửa bỏ bùn đất bằng nước sạch lần 1. Hệ thống nước sạch đảo chiều liên tục giúp rửa sạch bùn đất mang mà không làm dập, nát rau, củ quả.
  • 44. Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu” TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356 43 4. Ngâm rửa lần 2 trong nước ozone 2-3 ppm, 15’. 5. Rửa lại bằng nước sạch
  • 45. Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu” TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356 44 6. Rau, củ, quả sẽ được chuyển đến công đoạn chế biến, loại bỏ nước thừa bám trên rau, củ quả, tránh bị dập, rửa. 7. Gọt vỏ, cắt trái cây theo kích thước đã định 8. Cấp đông IQF => Sử dụng công nghệ cấp đông nhanh từng cá thể, đây chính là một bước cải tiến mới để giúp trái cây cấp đông đạt chất lượng tốt nhất. Khác với phương pháp cấp đông thông thường, cấp đông IQF giúp bảo quản trái cây được lâu hơn và quan trọng là nó giúp giữ nguyên được giá trị dinh dưỡng trong mỗi loại trái cây.
  • 46. Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu” TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356 45 9. Đóng gói và dán nhãn. 10. Lưu kho và bảo quản trước khi xuất cho khách hàng.  Hệ thống VHT (Vapor Heat Treatment) Chủ dự án sẽ áp dụng công nghệ VHT, đây là công nghệ xử lý rau quả tươi. Nguyên lý hoạt động của công nghệ là sử dụng nhiệt hơi nước để xử lý rau củ trái cây thông qua việc liên tục thay đổi nhiệt độ một cách đột ngột sẽ làm cho các loại ấu trùng sâu bệnh và các côn trùng gây hại bám trên vỏ ngoài của trái cây bị tiêu diệt mà không cần dùng đến hóa chất, không gây ra tổn hại ảnh hưởng đến độ tươi ngon của trái cây. + Ưu điểm của công nghệ là: Thân thiện với môi trường, tốt cho sức khỏe người tiêu dùng và đáp ứng được các quy định khắt khe của các thị trường phát triển như Nhật Bản, EU, Hàn Quốc; Giữ được chất lượng, màu sắc và hương vị của trái cây, rau củ và không làm biến đổi tính chất thịt quả; Kéo dài thời gian bảo quản trái cây, rau củ; Điều khiển nhiệt độ hơi chính xác đảm bảo diệt hoàn toàn ấu trùng; Sử dụng hơi bão hòa không làm mất độ ẩm trái cây tươi; Không sử dụng hóa chất để khử trùng.
  • 47. Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu” TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356 46 Hệ thống máy móc VHT 2.2. Dây chuyền cấp đông IQF công nghệ Nitrogen Dây chuyền cấp đông IQF công nghệ Nitrogen được ứng dụng trong việc đông lạnh, bảo quản chế biến thực phẩm, rau quả, chế biến gia cầm, thủy sản, sơ chế, thực phẩm đông lạnh. Ngày nay kho lạnh được sử dụng phổ biến để bảo quản các loại nguyên liệu, sản phẩm, hàng hóa như thủy hải sản, dược phẩm, nông sản… trong thời gian dài mà vẫn đảm bảo được chất lượng tốt nhất. Các thực phẩm bảo quản trong kho lạnh sẽ trải qua một quá trình cấp đông IQF. IQF viết tắt của từ "Individual Quick Frozen" nghĩa là cấp đông nhanh từng cá thể. Quy trình cấp đông IQFcông nghệ Nitrogen: Tiền xử lý Cấp đông nhanh Đóng gói và bảo quản. - Phương pháp cấp đông dạng tầng sôi, quá trình cấp đông thực hiện theo 3 giai đoạn: giai đoạn làm lạnh nhanh, làm lạnh bề mặt và làm lạnh sâu hiệu quả tối ưu. - Nhiệt độ sản phẩm đầu ra: -18 độ C
  • 48. Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu” TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356 47 - Sản phẩm được cấp đông nhanh ở nhiệt độ khoảng -30 ~ -40 độ C, chất làm lạnh R22, R474, NH3¬. - Phù hợp cấp đông các sản phẩm rau củ quả, hải sản dạng miếng, lát, … Quy trình công nghệ Đặt từng cá thể vào trong môi trường có nhiệt độ từ -40 độ C đến -35 độ C và sau dưới 30 phút mà nhiệt độ trung tâm của cá thể đó đạt -18 độ C. Quy trình hệ thống cấp đông nhanh bằng Nitrogen Với sản phẩm được cấp đông IQF công nghệ Nitrogen thì thời gian bảo quản sản phẩm được lâu hơn, chất lượng sản phẩm gần như được giữ nguyên vẹn. Nguyên lý hoạt động: Các sản phẩm, nguyên liệu đi trên băng tải của dây chuyền di chuyển qua các khe gió thổi tốc độ lớn, các khe gió thổi từ trên xuống để làm lạnh sản phẩm trên băng và từ dưới lên để làm lạnh băng truyền. Gió thổi tạo nên hiệu ứng Coanda (là một hiện tượng vật lý được nhà khí động học tên Henri Coan đã khám phá ra) giúp cho khí lạnh tiếp xúc với tất cả bề mặt của các loại sản phẩm để được đông nhanh và đều. Ở tâm sản phẩm đạt mức nhiệt -18 độ C là tốt nhất. Ưu điểm của dây chuyền cấp đông IQFcông nghệ Nitrogen – Thời gian cấp đông nhanh chóng, đạt hiệu quả cao (70-100 giây) – Đa dạng hóa sản phẩm cấp đông.
  • 49. Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu” TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356 48 – Đảm bảo giữ được độ tươi và dinh dưỡng của sản phẩm. – Liên tục hoạt động trong thời gian dài. Thời gian rã đông có thể lên tới 20 giờ, tùy theo yêu cầu sản xuất. – Kết cấu hợp lý, hình thức đẹp; độ bền và tuổi thọ cao; vận hành và bảo trì đơn giản. – Tối ưu thiết kế: + Được thiết kế với sức gió mạnh và đều ở 2 mặt sản phẩm + Có nhiều loại công suất khác nhau theo yêu cầu – Tiết kiệm điện năng tiêu thụ – Sản phẩm giữ nguyên được hình dạng ban đầu. – Đáp ứng được tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp. – Vận hành - Bảo trì - Bảo dưỡng dễ dàng – Vệ sinh đơn giản Kho cấp đông nhanh Đặc tính công nghệ của dây chuyền cấp đông IQFcông nghệ Nitrogen
  • 50. Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu” TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356 49 • Băng chuyền được làm bằng các tấm phẳng được thiết kế và lắp đặt với vai trò giúp cấp đông nhanh các loại thực phẩm như nông sản, thủy hải sản được đóng gói hoặc dạng rời. • Dây chuyền hoạt động dựa trên nguyên lý khí động học do vậy sản phẩm sẽ được làm lạnh đều và không bị hao hụt. 2.3. Kho lạnh bảo quản Kho lạnh bảo quản là kho được sử dụng để bảo quản các loại thực phẩm, nông sản, rau quả, các sản phẩm của công nghiệp hoá chất, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp nhẹ vv… Hiện nay kho lạnh được sử dụng trong công nghiệp chế biến thực phẩm rất rộng rãi và chiếm một tỷ lệ lớn nhất. Các dạng mặt hàng bảo quản bao gồm: - Kho bảo quản thực phẩm chế biến như: Thịt, hải sản, đồ hộp - Bảo quản nông sản thực phẩm, rau quả. - Bảo quản các sản phẩm y tế, dược liệu - Kho bảo quản sữa. - Kho bảo quản và lên men bia. - Bảo quản các sản phẩm khác.
  • 51. Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu” TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356 50 Phân loại kho lạnh Kho lạnh có thể phân thành 3 loại chính: Kho trữ đông lạnh sâu (từ -30o C tới -28 o C đối với thủy sản), Kho đông lạnh (từ -20o C tới -16 o C đối với sản phẩm thịt) và Kho mát (từ 2o C tới 4 o C đối với rau quả và hoa các loại). Chọn nhiệt độ bảo quản Nhiệt độ bảo quản thực phẩm phải được lựa chọn trên cơ sở kinh tế kỹ thuật. Nó phụ thuộc vào từng loại sản phẩm và thời gian bảo quản của chúng. Thời gian bảo quản càng lâu đòi hỏi nhiệt độ bảo quản càng thấp. Đối với các mặt hàng trữ đông ở các nước châu Âu người ta thường chọn nhiệt độ bảo quản khá thấp từ -25o C đến -30o C, ở nước ta thường chọn trong khoảng -18o C ± 2 o C. Các mặt hàng trữ đông cần bảo quản ở nhiệt độ ít nhất bằng nhiệt độ của sản phẩm sau cấp đông tránh không để rã đông và tái kết tinh lại làm giảm chất lượng sản phẩm. Dưới đây là chế độ và thời gian bảo quản của một số rau quả thực phẩm. Chế độ và thời gian bảo quản đồ hộp rau quả
  • 52. Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu” TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356 51 Đối với rau quả, không thể bảo quản ở nhiệt độ thấp dưới 0 oC, vì ở nhiệt độ này nước trong rau quả đóng băng làm hư hại sản phẩm, giảm chất lượng của chúng. Chế độ và thời gian bảo quản rau quả tươi
  • 53. Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu” TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356 52 Chế độ và thời gian bảo quản TP đông lạnh
  • 54. Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu” TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356 53 Kết cấu kho lạnh Hầu hết các kho lạnh bảo quản và kho cấp đông hiện nay đều sử dụng các tấm panel polyurethan đã được chế tạo theo các kích thước tiêu chuẩn. Đặc điểm các tấm panel cách nhiệt của các nhà sản xuất Việt Nam như sau: Vật liệu bề mặt - Tôn mạ màu (colorbond) dày 0,5đến 0,8mm - Tôn phủ PVC dày 0,5đến 0,8mm - Inox dày 0,5đến 0,8 mm Lớp cách nhiệt polyurethan (PU) - Tỷ trọng: 38 đến 40 kg/m3 - Độ chịu nén: 0,2 đến 0,29 MPa - Tỷ lệ bọt kín: 95% Chiều dài tối đa Chiều dài tối đa: 12.000 mm
  • 55. Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu” TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356 54 Chiều rộng tối đa Chiều rộng tối đa: 1.200mm Chiều rộng tiêu chuẩn: Chiều rộng tiêu chuẩn: 300, 600, 900 và 1200mm Chiều dày tiêu chuẩn: Chiều dày tiêu chuẩn: 50, 75, 100, 125, 150, 175 và 200mm Phương pháp lắp ghép: Ghép bằng khoá camlocking hoặc ghép bằng mộng âm dương. Phương pháp lắp ghép bằng khoá camlocking được sử dụng nhiều hơn cả do tiện lợi và nhanh chống hơn. Hệ số dẫn nhiệt Hệ số dẫn nhiệt: alpha = 0,018 đến 0,020 W/m. K Vì vậy khi thiết kế cần chọn kích thước kho thích hợp: kích thước bề rộng, ngang phải là bội số của 300mm. Chiều dài của các tấm panel tiêu chuẩn là 1800, 2400, 3000, 3600, 4500, 4800 và 6000mm. Cấu tạo gồm có 03 lớp chính: Hai bên là các lớp tôn dày 0,5 đến 0,6mm, ở giữa là lớp polyurethan cách nhiệt dày từ 50đến 200mm tuỳ thuộc phạm vi nhiệt độ làm việc. Hai chiều cạnh có dạng âm dương để thuận lợi cho việc lắp ghép. So với panel trần và tường, panel nền do phải chịu tải trọng lớn của hàng nên sử dụng loại có mật độ cao, khả năng chịu nén tốt. Các tấm panel nền được xếp vuông góc với các con lươn thông gió. Các tấm panel được liên kết với nhau bằng các móc khoá gọi là camlocking đã được gắn sẵn trong panel, vì thế lắp ghép rất nhanh, khít và chắc chắn. Panel trần được gối lên các tấm panel tường đối diện nhau và cũng được gắn bằng khoá camlocking. Khi kích thước kho quá lớn cần có khung treo đỡ panel, nếu không panel sẽ bị võng ở giữa và có thể gãy gập.
  • 56. Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu” TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356 55 Sau khi lắp đặt xong, cần phun silicon hoặc sealant để làm kín các khe hở lắp ghép. Do có sự biến động về nhiệt độ nên áp suất trong kho luôn thay đổi, để cân bằng áp bên trong và bên ngoài kho, người ta gắn trên tường các van thông áp. Nếu không có van thông áp thì khi áp suất trong kho thay đổi sẽ rất khó khăn khi mở cửa hoặc ngược lại khi áp suất lớn cửa sẽ bị tự động mở ra. Kết cấu kho lạnh panel
  • 57. Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu” TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356 56 Cấu tạo tấm panel cách nhiệt Để giảm tổn thất nhiệt khi mở cửa, ở ngay cửa kho có lắp quạt màng dùng ngăn cản luồng không khí thâm nhập vào ra. Mặt khác do thời gian xuất nhập hàng thường dài nên người ta có bố trí trên tường kho 01 cửa nhỏ, kích thước 680x680mm để ra vào hàng. Không nên ra, vào hàng ở cửa lớn vì như thế tổn thất nhiệt rất lớn. Cửa kho lạnh có trang bị bộ chốt tự mở chống nhốt người, còi báo động, bộ điện trở sấy chống đóng băng. Do khả năng chịu tải trọng của panel không lớn, nên các dàn lạnh được treo trên bộ giá đỡ và được treo giằng lên xà nhà nhờ hệ thống tăng đơ, dây cáp.
  • 58. Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu” TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356 57 Kho lạnh bảo quản Lắp ghép panel kho lạnh
  • 59. Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu” TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356 58 2.4. Công nghệ dán nhãn, đóng gói sản phẩm bằng mã vạch. Mã vạch là một nhóm các vạch kẻ và các khoảng trống song song đặt xen kẽ. Các mã này hay được in hoặc dán trên các bề mặt của sản phẩm, hàng hóa… bằng các loại tem dán đã được in vã vạch. Nếu thẻ căn cước (CMND) giúp ta phân biệt người này với người khác thì mã số hàng hoá là “thẻ căn cước” của hàng hoá, giúp ta phân biệt được nhanh chóng và chính xác các loại hàng hoá khác nhau. Đồng thời qua đó có thể quá trình quản lý sản phẩm một cách rõ ràng hơn trong quá trình sản xuất và lưu trữ. Để tạo thuận lợi và nâng cao năng suất cũng như hiệu quả trong bán hàng và quản lý kho dự án sẽ in trên hàng hoá một loại mã hiệu đặc biệt gọi là mã số mã vạch của hàng hoá, bao gồm hai phần: mã số của hàng hoá và vạch là phần thể hiện cho máy đọc.
  • 60. Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu” TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356 59 Những thông tin mã hoá của mã vạch thường gặp như:  Số hiệu linh kiện (Part Numbers)  Số nhận diện người bán, nhà sản xuất (Vendor ID Numbers, ManufactureID Numbers)  Số hiệu Pallet (Pallet Numbers)  Nơi trữ hàng hoá  Tên hay số hiệu khách hàng  Giá cả món hàng  Số hiệu lô hàng và số xê ri  Số hiệu đơn đặt gia công  Mã nhận diện tài sản  Số hiệu đơn đặt mua hàng,…v.v…
  • 61. Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu” TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356 60 Ảnh minh họa: Các dạng mã hóa hay sử dụng và in trên sản phẩm Một khi đã xác định xong thông tin cần mã hoá, bước tiếp theo là xác định loại mã vạch thích hợp về kích thước, công nghệ mã hoá và máy in mã vạch thích hợp nhất. Trước khi in mã vạch, dự án lên kế hoạch thiết kế bao bì, nhãn mác và xác định sẽ được in vào đâu, với mục đích sử dụng in mã vạch trực tiếp bao bì của sản phẩm, nên công nghệ áp dụng bằng công nghệ in bao bì (thường là in Offset). B. Công nghệ sản xuất viên nén, than 2.5. Phương án kỹ thuật công nghệ Viên nén gỗ (Wood pellet ) là nhiên liệu sinh học được sản xuất từ những nguyên liệu phế thải của thực vật là mùn cưa, gỗ vụn, ….đây là những nguyên liệu thừa sau khi sử dụng cây làm gỗ xẻ, đồ gia dụng và các sản phẩm nông nghiệp khác.
  • 62. Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu” TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356 61 Hình: Viên nén gỗ Dưới tác động của nhiệt độ và áp suất, chất gắn tự nhiên liên kết nguyên liệu lại thành viên nén, vì vậy chúng không bao gồm chất phụ gia. Viên nén tạo ra nhiệt lượng lớn do độ ẩm thấp (dưới 10% so với độ ẩm tự nhiên từ 20 – 60% trong lõi gỗ). Viên nén gỗ có hình dạng chung đồng nhất (đường kính từ ¼ - 5/16 inch, chiều dài từ 1 – 1.5 inch) khiến nó dễ lưu kho (chất xếp) và sử dụng hơn bất kỳ nhiên liệu sinh học nào. Công nghệ tạo nhiệt của nó khá đơn giản, giảm thiểu sự vận hành và bảo trì. Hệ thống này dễ dàng lắp đặt và tiết kiệm chi phí năng lượng rất nhiều trong khi cung cấp nhiều lợi ích thiết thực về kinh tế và môi trường. Dưới góc độ môi trường, viên gỗ là lý tưởng. Nó chuyển các nguyên liệu dư thừa sẵn có, vô hạn thành nguồn năng lượng sạch hiệu quả. Viên gỗ làm trung hòa các-bon do chúng là một phần của chu kỳ các-bon. Viên gỗ cháy tạo ra CO2, cây hấp thụ lại lượng CO2 này. Vì vậy viên gỗ là nguồn năng lượng tái sinh sạch.
  • 63. Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu” TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356 62 Hiện nay khách hàng trên toàn thế giới sử dụng viên nén gỗ. Do tính an toàn và tái sinh được nên viên nén gỗ hiệu quả hơn các nhiên liệu khác, nhiệt lượng của nó đáp ứng những tiêu chuẩn nghiêm ngặt nhất của EPA (Tổ chức bảo vệ môi trường). Họ nhận thấy rằng thời kỳ hậu Nghị định thư Kyoto, thế hệ dùng chất đốt viên gỗ là hình thức kinh doanh kinh tế và bảo vệ môi trường. Các nhà khoa học còn cho biết việc chuyển dùng nguồn năng lượng viên gỗ sẽ ngăn chặn việc hủy hoại của hiệu ứng nhà kính. Lợi ích của viên nén gỗ Lợi ích lớn nhất của nhiên liệu sinh học là chi phí của nó chỉ chiếm khoảng từ 25 – 50% so với nhiên liệu hóa thạch và giá cả ổn định. Ngoài ra, nhiên liệu sinh học làm giảm các vấn đề môi trường toàn cầu như mưa axit, hiệu ứng nhà kính. Bên cạnh đó, viên nén gỗ còn có các lợi ích sau:  Được sản xuất từ nguồn nguyên liệu gỗ thừa rất dồi dào, vô hạn  Công nghệ sản xuất và vận hành đơn giản, sử dụng ít thao tác và nhân lực  Thuận tiện và dễ dàng sử dụng, chất xếp, vận chuyển, có thể lưu kho số lượng lớn với diện tích kho nhỏ hơn các nhiên liệu sinh học khác.  Tạo ra năng lượng cao, ít tro  Giá ổn định so với nhiên liệu hóa thạch  Là nguồn nhiên liệu tái sinh, sạch Công dụng của viên nén Công dụng Hình ảnh Lót chuồng trại, trang trại ( gà, ngựa, bò, dê...)
  • 64. Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu” TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356 63 Dùng trong hệ thống thiết bị sưởi ấm như lò sưởi (thay thế điện, than đá, dầu, củi...) Dùng trong thiết bị đốt trong các ngành công nghiệp, dân dụng Chi phí viên gỗ nén so với các nhiên liệu khác  Một tấn viên nén gỗ tương đương 120 galon dầu (khoảng $4.33/gallon). Viên gỗ tạo ra cùng năng lượng BTU nhưng giá rẻ hơn 42% so với dầu mỏ.  Một tấn viên nén gỗ tương đương 170 galon prôban (khoảng $2,598/gallon). Viên gỗ tạo ra cùng năng lượng BTU nhưng giá rẻ hơn 33% so với prôban.  Một tấn viên nén gỗ tương đương 16.000 ft3 khí ga tự nhiên (khoảng $14.3/1000 ft3). Mặc dù khí ga tự nhiên rẻ hơn 24% so với viên gỗ, khí ga tự nhiên không có tại các vùng thời tiết lạnh và viên gỗ là nhiên liệu thay thế hiệu quả tại các nơi này.  Một tấn viên nén gỗ tương đương 4,755 kWh điện (khoảng $0.102/kWh). Viên gỗ tạo ra cùng năng lượng BTU nhưng giá rẻ hơn 38% so với điện năng. 2.5.1. Chỉ tiêu kỹ thuật Nhà máy sản xuất viên nén gỗ theo tiêu chuẩn châu Âu EN14961  Nguyên liệu: gỗ keo, gỗ thông, mùn cưa …..  Kích thước:
  • 65. Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu” TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356 64 Loại Đường kính (D) Chiều dài (L)  Độ ẩm (M): - M10: <= 10% - M15: <= 15%  Hàm lượng tro  Mật độ: 1.27kg/dm3  Sulphur (S)  Nitrogen (N)
  • 66. Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu” TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356 65  Clo Nhiệt lượng: >= 16Mg/kg
  • 67. Dự án “Nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu” TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356 66