SlideShare a Scribd company logo
1 of 131
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Hoàng Thị Huyền Lớp:CQ48/22.08ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu
trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và xuất phát từ tình hình thực tế của
đơn vị thực tập.
Tác giả luận văn tốt nghiệp
Hoàng Thị Huyền
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Hoàng Thị Huyền Lớp:CQ48/22.08iii
MỤC LỤC
Trang bìa......................................................................................................................i
LỜICAM ĐOAN ............................................................................................................................................................ii
MỤC LỤC..........................................................................................................................................................................iii
DANHMỤC TỪ VIẾT TẮT.....................................................................................................................................vi
DANHMỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU........................................................................................................................vii
LỜINÓI ĐẦU..................................................................................................................................................................1
Chương1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢN
LÝ DOANHNGHIỆP TRONGKIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀICHÍNH.................................................4
1.1. Khái quát về chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp ...........................4
1.1.1. Đặc điểm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp..........................................4
1.1.2. Kiểm soát nội bộ đối với chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.........6
1.2. Khái quát về kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong
kiểm toán báo cáo tài chính................................................................................................7
1.2.1. Ý nghĩa của kiểm toán chi phí bán hàng và kiểm toán chi phí quản lý doanh
nghiệptrong kiểm toán báo cáo tài chính.............................................................................................7
1.2.2. Mục tiêu kiểm toánchi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.....................8
1.2.3. Căncứ kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quảnlý doanh nghiệp........................9
1.2.4. Những rủi ro thường gặp khi kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý
doanh nghiệp.......................................................................................................................................................9
1.3. Quy trình kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp ............10
1.3.1. Lập kế hoạch kiểm toán và soạnthảo chương trình kiểm toán....................................10
1.3.2. Thực hiện kiểm toán...........................................................................................................................17
1.3.3. Kết thúc kiểm toán..............................................................................................................................22
Chương2. THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ
QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CHI NHÁNH
CÔNG TY TNHHKIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN A&C TẠI HÀ NỘI THỰC HIỆN............................24
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Hoàng Thị Huyền Lớp:CQ48/22.08iv
2.1. Đặc điểm về tổ chức và hoạt động kiểm toán của công ty TNHH Kiểm toán và
Tư vấn A&C – Chi nhánh Hà Nội...................................................................................24
2.1.1. Lịchsử hình thành và phát triển...................................................................................................24
2.1.2. Đội ngũ nhân viêncủa A&C .........................................................................................................27
2.1.3. Các dịch vụ Côngtycungcấp ......................................................................................................27
2.1.4. Đặc điểm bộ máy quản lýcủacông ty......................................................................................28
2.1.5. Đặc điểm tổchức, quản lý kiểm toán........................................................................................31
2.1.6. Hệ thống hồ sơ......................................................................................................................................37
2.1.7. Kiểm soát chất lượngcông việc kiểm toán............................................................................42
2.2. Thực trạng kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong
kiểm toán BCTC do Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C tại Hà
Nội thực hiện......................................................................................................................44
2.2.1. Khái quát về cuộc kiểm toán báo cáo tài chínhtại công ty Cổ phần ABC ............44
2.2.2. Thực trạng quy trình kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh
nghiệptrong kiểm toán báo cáo tài chínhtại Côngty Cổ phần ABC .................................46
Chương 3. NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CỦA
CÔNG TY TNHHKIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN A&C - CHINHÁNH HÀNỘI...............................110
3.1. Nhận xét về quy trình kiểm toán do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C
– Chi nhánh Hà Nội thực hiện ...................................................................................... 110
3.1.1. Nhận xét khái quát về quy trình kiểm toán BCTC..........................................................110
3.1.2. Nhận xét quy trình kiểm toánchi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp114
3.2. Kiến nghị các giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán CPBH và CPQLDN
cũng như quy trìn kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C
– Chi nhánh Hà Nội thực hiện ...................................................................................... 116
3.2.1. Định hướng phát triểncủa Côngty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C.............116
3.2.2. Nguyêntắc và yêucầu hoàn thiện quy trình kiểm toán CPBH và CPQLDN...116
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Hoàng Thị Huyền Lớp:CQ48/22.08v
3.2.3. Kiến nghị hoàn thiện quy trình kiểm toán BCTC nói chung và quy trình kiểm
toán CPBH và CPQLDN nói riêng....................................................................................................117
3.3. Điều kiện để thực hiện các kiến nghị ................................................................... 121
3.3.1. Về phía nhà nước..............................................................................................................................121
3.3.2. Về phía Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA)..................................121
3.3.3. Về phíacông ty kiểm toán ...........................................................................................................122
3.3.4. Về phía khách hàngđược kiểm toán ......................................................................................122
3.3.5. Về phíacác trường đại học và các cơ sở đào tạo..............................................................123
KẾTLUẬN...................................................................................................................................................................124
DANHMỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................................125
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Hoàng Thị Huyền Lớp:CQ48/22.08vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Chú thích
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
BCTC Báo cáo tài chính
CPBH Chi phí bán hàng
CPQLDN Chi phí quản lý doanh nghiệp
KTV Kiểm toán viên
KSNB Kiểm soát nội bộ
TK Tài khoản
TSCĐ Tài sản cố định
GTGT Giá trị gia tăng
CP Chi phí
TNDN Thu nhập doanh ngiệp
TNCN Thu nhập cá nhân
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Hoàng Thị Huyền Lớp:CQ48/22.08vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
Sơ đồ 2.1. Bộ máytổ chức quảnlýcủaCông ty TNHH Kiểm toánvà Tư vấn A&C ..............29
Sơ đồ 2.2. Bộ máytổ chứccủa Chi nhánhA&C tại Hà Nội..................................................................30
Bảng2.1. Hệthốngtham chiếu hồsơ kiểmtoánchung...........................................................................38
Bảng2.2. Hệthốngtham chiếu hồsơ kiểmtoán năm...............................................................................41
Bảng2.3. Đánh giá khả năngchấp nhận khách hàng................................................................................47
Bảng2.4. Tìm hiểu hoạt động kinhdoanhcủa khách hàng....................................................................53
Bảng2.5. Thủtục phântích báo cáo kết quả kinh doanh........................................................................57
Bảng2.6. Thủtục phântích...................................................................................................................................57
Bảng2.7. Xácđịnh mứctrọngyếu.....................................................................................................................59
Bảng2.8. Đánh giá về hệ thốngkiểm soát nội bộđối với các khoảnchi phí.................................62
Bảng2.9. Đánh giárủi ro và phươngphápđối vớirủi ro được đánh giá.........................................63
Bảng2.10. Đánh giá về rủi ro gian lận.........................................................................................................64
Bảng2.11. Câu hỏi đánh giá rủi ro gian lận..............................................................................................65
Bảng2.12. Chươngtrình kiểmtoánchi phí bánhàng...............................................................................71
Bảng2.13. Tổnghợpchi phí bán hàng vàchi phí quảnlýdoanh nghiệp........................................77
Bảng 2.14. Môtảđặc điểmtài khoảnchi phí bánhàng và chi phí quảnlý doanh nghiệp......80
Bảng2.15. Phân tích biến động chi phí bán hàng .................................................................................82
Bảng2.16. Phân tích biến động chi phí quản lý doanh nghiệp.....................................................84
Bảng2.17. Đốichiếusố liệuchi phí bánhàng..............................................................................................87
Bảng2.18. Đốichiếusố liệuchi phí quảnlý doanh nghiệp....................................................................88
Bảng2.19. Kiểm trachọn mẫuchi phí bán hàng.........................................................................................91
Bảng2.20. Chọnmẫu kiểm trachi phí quảnlý doanhnghiệp...............................................................92
Bảng2.21. Kiểm tratínhđúngkỳchi phí bán hàngvà chi phí quảnlý doanh nghiệp.............96
Bảng2.22. Các khoản giảm phí trongkỳ......................................................................................................101
Bảng2.23. Các khoảnchi phí khônghợplýhợplệ..................................................................................104
Bảng2.24. Búttoánđiềuchỉnh..........................................................................................................................106
Bảng2.25. Các vấn đề trao đổi với khách hàng.........................................................................................107
Bảng3.1. Câuhỏi đánh giámức độ hài lòngcủa khách hàng.............................................................120
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Hoàng Thị Huyền Lớp:CQ48/22.081
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Báo cáo tài chính của doanh nghiệp được nhiều đối tượng quan tâm vì đó
chính là tấm gương phản chiếu rõ nét hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp.
Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là các khoản mục bắt buộc phải
được trình bày trên các báo cáo tài chính đó. Các khoản chi phí này nằm trong số
những khoản mục trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính. Đây chính là các
khoản chi phí thường dễ xảy ra sai phạm, do doanh nghiệp hay tác động để điều
chỉnh kết quả kinh doanh theo chiều hướng mong muốn. Bên cạnh đó, CPBH và
CPQLDN là các khoản chi phí thường xuyên phát sinh và có liên quan đến nhiều
yếu tố khác như tiền, tài sản cố định, tiền lương,... Vì vậy, kiểm toán các khoản chi
phí này là khá phức tạp, do đó, khi thực hiện kiểm toán các khoản mục này, kiểm
toán viên phải thiết kế và vận dụng các thủ tục kiểm toán sao cho rủi ro kiểm toán là
thấp nhất. Việc này đòi hỏi sự chuẩn bị công phu và sự thực hiện chu đáo.
Là một sinh viên chuyên ngành kiểm toán, sau một thời gian thực tập tại Chi
nhánh Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C tại Hà Nội, em đã có cơ hội tiếp
xúc với quy trình kiểm toán báo cáo tài chính cũng như kiểm toán khoản mục chi
phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp do Chi nhánh Công ty thực hiện.
Nhận thức được tầm quan trọng của kiểm toán khoản mục này trong kiểm toán báo
cáo tài chính, em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện quy trình kiểm toán chi phí bán
hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán báo cáo tài chính do Chi
nhánh Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C tại Hà Nội thực hiện” cho
khoá luận tốt nghiệp của mình.
Để minh hoạ cho quy trình kiểm toán Chi phí bán hàng và chi phí quản lý
doanh nghiệp do Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C tại Hà Nội
thực hiện, em đã đưa vào khoá luận tình hình thực tế kiểm toán khoản mục này do
Chi nhánh Công ty thực hiện tại khách hàng ABC.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Hoàng Thị Huyền Lớp:CQ48/22.082
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài là vận dụng lý thuyết quy trình kiểm toán
BCTC, mà cụ thể là lý thuyết quy trình kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản
lý doanh nghiệp để nghiên cứu, tìm hiểu thực tế quy trình thực hiện kiểm toán
CPBH và CPQLDN tại Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C Hà
Nội; trên cơ sở đó rút ra nhận xét và đề xuất giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm
toán CPBH và CPQLDN do Chi nhánh Công ty thực hiện sao cho phù hợp với thực
tiễn và góp phần nâng cao hiệu quả kiểm toán BCTC nói chung và các khoản chi
phí này nói riêng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu quy trình kiểm toán chi phí bán
hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán BCTC.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu việc vận dụng quy trình kiểm toán
chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán BCTC tại Chi
nhánh Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C Hà Nội.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dựa trên các phương pháp chủ yếu sau:
- Phương pháp luận của phép duy vật biện chứng, đi từ lý luận đến thực tiễn
và lấy thực tiễn để kiểm tra lý luận.
- Phương pháp phân tích tài liệu, phương pháp chọn mẫu, ước lượng khả
năng sai sót, nghiên cứu tổng hợp, đối chiếu so sánh tài liệu và thực tiễn.
- Phương pháp toán học, logic học...
- Các phương pháp, kỹ thuật kế toán, kiểm toán khác.
5. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính luận văn tốt nghiệp này gồm 3
chương:
Chương 1: Những lý luận chung về kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí
quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán BCTC.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Hoàng Thị Huyền Lớp:CQ48/22.083
Chương 2: Thực trạng quy tình kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản
lý doanh nghiệp trong kiểm toán BCTC do Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán
và Tư vấn A&C tại Hà Nội thực hiện.
Chương 3: Nhận xét và đề xuất các giải pháp hoàn thiện hoạt động của
công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C – Chi nhánh Hà Nội.
Mặc dù em đã có nhiều cố gắng nỗ lực tìm tòi nghiên cứu song luận văn
vẫn còn nhiều thiếu sót. Em rất mong thầy cô giáo đóng góp ý kiến để luận văn
của em được hoàn thiện hơn. Qua đây, em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành
đến thầy giáo hướng dẫn GS.TS. Ngô Thế Chi và các anh chị trong Phòng
kiểm toán 3 - Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C tại Hà Nội
đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thiện luận văn này.
Hà Nội, ngày 23 tháng 05 năm 2014
Sinh viên
Hoàng Thị Huyền
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Hoàng Thị Huyền Lớp:CQ48/22.084
Chương 1.
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ
QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.1. Khái quát về chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
1.1.1. Đặc điểm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí bán hàng là toàn bộ các chi phí phát sinh liên quan đến quá trình bán
sản phẩm hàng hóa và cung cấp dịch vụ. Chi phí bán hàng có ý nghĩa quan trọng,
đặc biệt với những doanh nghiệp mà hoạt động chính là việc tiêu thụ sản phẩm như
doanh nghiệp thương mại, đó là hoạt động chủ yếu tạo ra doanh thu cho doanh
nghiệp. Chi phí bán hàng được phản ánh qua TK 641 “Chi phí bán hàng”.
Nội dung chi phí bán hàng gồm các yếu tố sau:
Chi phí nhân viên bán hàng (TK 6411): là toàn bộ các khoản tiền lương
phải trả cho nhân viên bán hàng, nhân viên đóng gói, bảo quản sản phẩm hàng
hóa vận chuyển đi tiêu thụ và các khoản trích theo lương (khoản trích bảo hiểm
xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn).
Chi phí vật liệu bao bì (TK 6412): là khoản chi phí về vật liệu bao bì để đóng
gói bảo quản sản phẩm hàng hóa vật liệu dùng sửa chữa TSCĐ dùng trong quá trình
bán hàng, nhiên liệu cho vận chuyển sản phẩm hàng hóa.
Chi phí dụng cụ đồ dùng (TK 6413): là chi phí về công cụ dụng cụ đồ dùng đo
lường tính toán làm việc ở khâu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Chi phí khấu hao TSCĐ (TK 6414): để phục vụ cho quá trình tiêu thụ sản phẩm,
hàng hóa và cung cấp dịch vụ như nhà kho cửa hàng phương tiện vận chuyển bốc dỡ.
Chi phí bảo hành sản phẩm (TK 6415): là các khoản chi phí bỏ ra để sửa chữa,
bảo hành sản phẩm hàng hóa trong thời gian bảo hành (riêng chi phí bảo hành công
trình xây lắp được hạch toán vào TK 627).
Chi phí dịch vụ mua ngoài (TK 6417): là các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài
phục vụ cho quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ như chi phí
thuê tài sản thuê kho thuê bến bãi, thuê bốc dỡ vận chuyển, tiền hoa hồng đại lý,…
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Hoàng Thị Huyền Lớp:CQ48/22.085
Chi phí bằng tiền khác (TK 6418): là các khoản chi phí bằng tiền phát sinh
trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ như chi phí tiếp
khách hội nghị khách hàng, chi phí quảng cáo giới thiệu sản phẩm hàng hóa,…
Ngoài ra tùy hoạt động kinh doanh và yêu cầu quản lý của từng ngành, từng
đơn vị mà TK 641 có thể mở thêm một số nội dung chi phí chi tiết hơn.
Chi phí quản lý doanh nghiệp là toàn bộ chi phí liên quan đến hoạt động
quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và một số khoản khác có tính chất
chung toàn doanh nghiệp. CPQLDN được phản ánh qua TK 642 “Chi phí quản
lý doanh nghiệp”.
Theo quy định của chế độ hiện hành, CPQLDN chi tiết thành các yếu tố chi
phí sau:
Chi phí nhân viên quản lý (TK 6421): gồm tiền lương, phụ cấp phải trả cho
Ban giám đốc, nhân viên các phòng ban của doanh nghiệp và các khoản trích bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn trên tiền lương nhân viên quản lý
theo tỉ lệ quy định.
Chi phí vật liệu quản lý (TK 6422): trị giá thực tế các loại vật liệu, nhiên liệu
xuất dùng cho hoạt động quản lý của ban giám đốc và các phòng ban nghiệp vụ của
doanh nghiệp, cho việc sửa chữa TSCĐ… dùng chung của doanh nghiệp.
Chi phí đồ dùng văn phòng (TK 6423): chi phí về dụng cụ, đồ dùng văn phòng
dùng trong công tác quản lý chung của doanh nghiệp.
Chi phí khấu hao TSCĐ (TK 6424): khấu hao của những TSCĐ dùng chung
cho doanh nghiệp như văn phòng làm việc, kho tàng vật kiến trúc phương tiện
truyền dẫn,…
Thuế, phí và lệ phí (TK 6425): các khoản thuế như thuế nhà đất, thuế môn
bài,…và các khoản phí lệ phí giao thông cầu phà,…
Chi phí dự phòng (TK 6426): khoản trích lập dự phòng phải thu khó đòi, dự
phòng phải trả phải tính vào chi phí sản xuất kinh doanh.
Chi phí dịch vụ mua ngoài (TK 6427): các khoản chi phí về dịch vụ mua ngoài
phục vụ chung toàn doanh nghiệp như tiền điện, nước thuê sửa chữa TSCĐ; tiền
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Hoàng Thị Huyền Lớp:CQ48/22.086
mua và sử dụng các tài liệu kĩ thuật bằng phát minh sáng chế phân bổ dần (không
đủ tiêu chuẩn TSCĐ); chi phí trả cho nhà thầu phụ.
Chi phí bằng tiền khác (TK 6428): các khoản chi phí khác bằng tiền ngoài các
khoản đã kể trên như chi hội nghị tiếp khách, chi công tác phí, chi đào tạo cán bộ và
các khoản chi khác,…
Tùy theo yêu cầu quản lý của từng ngành, từng doanh nghiệp, mà TK 642 có
thể được mở thêm một số tiểu khoản khác để theo dõi các khoản chi phí thuộc về
quản lý doanh nghiệp.
1.1.2. Kiểm soát nội bộ đối với chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
Doanh nghiệp xây dựng, ban hành và thực hiện các quy định về quản lý nói
chung và kiểm soát nội bộ nói riêng cho các công việc cụ thể trong hoạt động bán
hàng và quản lý như:
- Quy định về chức năng, trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của người hay
bộ phận có liên quan đến xử lý công việc trong hoạt động bán hàng và quản lý (như
quy định về chức năng, trách nhiệm, quyền hạn của người hay bộ phận kiểm tra và
phê duyệt CPBH và CPQLDN; các quy định cụ thể về ghi nhận và xử lý các hoạt
động bán hàng và quản lý đối với từng nhân viên trong phòng kế toán,...)
- Quy định về trình tự, thủ tục kiểm soát nội bộ thông qua việc quy định trình
tự, thủ tục thực hiện, xử lý các công việc trong hoạt động bán hàng và quản lý (như
thủ tục kiểm tra, phê duyệt các khoản chi phí; các quy định về công tác phí, hoa
hồng, tiếp thị; các định mức về chi phí bảo hành, điện, nước, điện thoại ……)
Sau đó, doanh nghiệp tổ chức triển khai và thực hiện các quy định về quản lý và
kiểm soát nói trên, thông qua việc tổ chức phân công, bố trí nhân sự; phổ biến quán
triệt về chức năng, nhiệm vụ; kiểm tra đôn đốc thực hiện các quy định về KSNB; xử
lý các hành vi vi phạm các chính sách và quy chế KSNB mà đơn vị đã ban hành…
Các bước công việc trong hoạt động bán hàng và quản lý được tổ chức thực
hiện hợp lý và được kiểm soát chặt chẽ sẽ góp phần quan trọng trong việc giảm
thiểu chi phí, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, đồng thời góp phần đảm bảo cho
các thông tin tài chính có liên quan được tin cậy hơn.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Hoàng Thị Huyền Lớp:CQ48/22.087
1.2. Khái quát về kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
trong kiểm toán báo cáo tài chính
1.2.1. Ý nghĩa của kiểm toán chi phí bán hàng và kiểm toán chi phí quản lý
doanh nghiệp trong kiểm toán báo cáo tài chính
Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là những chi phí gián tiếp
đối với quá trình sản xuất nhưng lại tác động trực tiếp đến thu nhập chịu thuế, đây là
những khoản chi phí phát sinh thường xuyên, ổn định và có liên quan đến nhiều
hoạt động, bộ phận khác nhau trong đơn vị như lương, tài sản cố định, ..., do đó,
mọi sai phạm trọng yếu xảy ra đối với CPBH và CPQLDN đều có ảnh hưởng dây
chuyền đến BCTC của đơn vị. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp do không nhận
thức về tính chất phức tạp của các khoản chi phí này nên thường bố trí kế toán viên
có trình độ không cao hoặc kiêm nhiệm với nhiều phần hành khác làm cho việc xử
lý và ghi chép có thể xảy ra nhiều sai sót. Đồng thời, việc KSNB đối với các khoản
chi phí này cũng không được chú trọng làm cho các sai sót không được phát hiện và
xử lý kịp thời. Do đó, kiểm toán CPBH và CPQLDN có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
trong kiểm toán BCTC, cụ thể như sau:
- Khi tiến hành đối chiếu và thực hiện các thủ tục kiểm toán chi tiết đối với
các khoản mục liên quan trên Bảng cân đối kế toán, KTV có thể phát hiện ra những
sai sót, gian lận về CPBH, CPQLDN. Và ngược lại, thông qua việc kiểm tra chi tiết
CPBH, CPQLDN có thể phát hiện ra những gian lận và sai sót trong việc hạch toán
các khoản mục có liên quan khác trên BCTC. Chính vì mối quan hệ chặt chẽ này
mà trong quá trình kiểm toán, KTV luôn phải quan tâm xem xét đối chiếu với việc
kiểm toán các khoản mục liên quan, kết hợp các phần hành kiểm toán khác để đảm
bảo hiệu quả cuộc kiểm toán, giảm bớt khối lượng công việc.
- CPBH và CPQLDN liên quan mật thiết tới khâu tiêu thụ trong một doanh
nghiệp, nó bao gồm cả những chi phí rất nhạy cảm, tuỳ thuộc vào đặc điểm sản xuất
kinh doanh và đặc điểm về quản lý của mỗi doanh nghiệp. Kiểm tra tính đúng đắn
trong việc tập hợp, phân loại và ghi nhận CPBH, CPQLDN không chỉ giúp KTV
đánh giá mức độ tin cậy đối với BCTC của doanh nghiệp mà còn là cơ sở để KTV
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Hoàng Thị Huyền Lớp:CQ48/22.088
đưa ra ý kiến nhận xét về việc tiêu thụ và quản lý trong doanh nghiệp góp phần tư
vấn cho doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả quản lý kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2.2. Mục tiêu kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
Phù hợp với mục tiêu chung của kiểm toán BCTC là xác nhận về mức độ tin
cậy của các thông tin trình bày trên BCTC được kiểm toán, mục tiêu chung của
kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là thu thập đầy đủ các
bằng chứng thích hợp từ đó đưa ra lời xác nhận về tính trung thực, hợp lý của các
thông tin tài chính liên quan đến các khoản mục chi phí này. Đồng thời cung cấp
những thông tin, tài liệu có liên quan làm cơ sở tham chiếu khi kiểm toán các khoản
mục khác.
Mục tiêu cụ thể khi kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh
nghiệp là thu thập các bằng chứng kiểm toán nhằm xác minh các cơ sở dẫn liệu sau:
- Sự phát sinh: Các khoản chi phí được hạch toán vào CPBH và CPQLDN
thực sự phát sinh và được phê chuẩn đúng đắn.
- Tính toán, đánh giá: Đảm bảo các khoản CPBH và CPQLDN được xác
định theo đúng nguyên tắc và chế độ kế toán hiện hành, tính và phân bổ CPBH,
CPQLDN cho các đối tượng chịu chi phí đúng đắn, hợp lí và nhất quán qua các kỳ
và được tính toán một cách đúng đắn không có sai sót.
- Đầy đủ: Các khoản CPBH và CPQLDN phát sinh được phản ánh và theo
dõi đầy đủ trên sổ kế toán, không thừa, không thiếu.
- Phân loại và hạch toán đúng đắn: Các khoản CPBH và CPQLDN phát
sinh trong kỳ đều được phân loại đúng đắn theo Chuẩn mực, Chế độ kế toán có liên
quan, đồng thời các nghiệp vụ phát sinh chi phí này được hạch toán theo đúng trình
tự và phương pháp kế toán.
- Đúng kỳ: CPBH và CPQLDN phát sinh phải được ghi nhận đúng kỳ kế
toán, không sớm cũng không muộn.
- Cộng dồn và báo cáo: Đảm bảo các khoản CPBH và CPQLDN đã ghi sổ
phải được tổng hợp đầy đủ, chính xác trên sổ chi tiết và sổ tổng hợp và phải phù
hợp với số liệu trình bày trên BCTC.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Hoàng Thị Huyền Lớp:CQ48/22.089
1.2.3. Căn cứ kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
- Chính sách, quy chế, quy định về quản lý và kiểm soát đối với chi phí bán
hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp do Nhà nước ban hành và do đơn vị xây dựng.
- Các chứng từ gốc (bảng phân bổ tiền lương, bảng phân bổ vật liệu, phiếu
chi, Hóa đơn GTGT, hợp đồng kinh tế, thanh lý hợp đồng kinh tế …), các sổ kế
toán tổng hợp, các sổ kế toán chi tiết có liên quan (sổ TK 641, TK 642, TK 334…),
bảng tổng hợp phân bổ CPBH, CPQLDN.
- Báo cáo tài chính: báo cáo kết quả kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài
chính (báo cáo các thông tin chi tiết về chi phí bán hàng và chi phí quản lý
doanh nghiệp)
- Tài liệu về định mức, kế hoạch, dự toán CPBH, CPQLDN.
- Tài liệu, thông tin có liên quan khác (kế hoạch bán hàng, chiến lược kinh
doanh,…).
1.2.4. Những rủi ro thường gặp khi kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản
lý doanh nghiệp
1.2.4.1. Chi phí phản ánh trên báo cáo, sổ sách kế toán cao hơn chi phí thực tế
- Ghi khống các khoản chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
nhằm tăng chi phí, giảm lãi, trốn thuế.
- Tính toán đánh giá theo chiều hướng sai tăng.
- Hạch toán trùng các khoản chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Phân loại không đúng các khoản chi phí, doanh nghiệp hạch toán cả những
khoản chi phí mà theo quy định không được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh
doanh như: khoản chi phí đi công tác vượt định mức, chi phạt vi phạm pháp luật,...
- Hạch toán sớm kỳ các khoản chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh
nghiệp phát sinh (chưa phát sinh trong kỳ nhưng đã hạch toán).
- Cộng dồn và báo cáo theo chiều hướng sai tăng.
- Hạch toán sót các khoản dự phòng hoàn nhập (chi phí bảo hành sản phẩm,
hàng hóa), các khoản giảm chi phí trong kỳ.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Hoàng Thị Huyền Lớp:CQ48/22.0810
1.2.4.2. Chi phí phản ánh trên báo cáo, sổ sách kế toán thấp hơn chi phí thực tế
- Hạch toán trùng các khoản dự phòng hoàn nhập, hay trùng các khoản giảm
chi phí trong kỳ
- Tính toán, đánh giá các khoản chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh
nghiệp theo chiều hướng sai giảm.
- Hạch toán sót các khoản chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
phát sinh.
- Đơn vị hạch toán một số khoản chi phí thuộc chi phí bán hàng và chi phí
quản lý doanh nghiệp vào khoản chi phí khác như khoản chi phí tái cơ cấu doanh
nghiệp, hoặc hạch toán vào nguyên giá TSCĐ khi sửa chữa TSCĐ nhưng không
làm tăng năng lực sản xuất cho TSCĐ...
- Hạch toán muộn các khoản chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp
phát sinh kỳ này nhưng kỳ sau mới hạch toán nhằm tăng lãi, làm đẹp tình hình tài
chính cho doanh nghiệp.
- Cộng dồn và báo cáo theo chiều hướng sai giảm.
1.3. Quy trình kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
Kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là một phần của
kiểm toán BCTC, do đó tuân theo quy trình kiểm toán BCTC gồm 3 bước: lập kế
hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán.
1.3.1. Lập kế hoạch kiểm toán và soạn thảo chương trình kiểm toán
1.3.1.1. Lập kế hoạch kiểm toán
Lập kế hoạch kiểm toán sẽ đảm bảo cuộc kiểm toán được tiến hành hiệu quả,
KTV và công ty kiểm toán chủ động về công việc trong suốt quá trình kiểm toán,
giúp các KTV thu thập các bằng chứng kiểm toán một cách đầy đủ và chất lượng.
a. Xử lý thư mời, đánh giá khả năng chấp nhận khách hàng và ký kết hợp đồng
kiểm toán
Đây là bước đầu tiên nhằm mục đích đánh giá tổng quan về khách hàng để từ
đó đưa ra kết luận chấp nhận yêu cầu kiểm toán hay không. Nếu chấp nhận yêu cầu
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Hoàng Thị Huyền Lớp:CQ48/22.0811
kiểm toán của khách hàng thì đây đồng thời là bước quan trọng để lập kế hoạch
tổng quát cho cuộc kiểm toán.
Trong giai đoạn này, tùy vào đây là khách hàng mới hay là khách hàng hiện tại
để tiến hành xem xét các vấn đề.
Thứ nhất: Đối với khách hàng mới
- Tìm hiểu các thông tin về khách hàng như các thông tin chung, hội đồng cổ
đông, ban giám đốc, sơ đồ tổ chức, đơn vị trực thuộc, thông tin về hoạt động kinh
doanh, thông tin về hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ, các thông tin về việc kiểm
toán trước đây của khách hàng, các công ty con, các công ty liên kết, các bên liên quan.
- Tìm hiểu các thông tin bất lợi liên quan đến khách hàng và ban lãnh đạo
thông qua các phương tiện thông tin đại chúng (báo, tạp chí, internet, v.v...)
- Các yêu cầu của khách hàng (dịch vụ yêu cầu, thời hạn phát hành báo cáo,
và các yêu cầu khác).
- Tìm hiểu các vấn đề liên quan đến khách hàng, bao gồm các thông tin liên
quan: môi trường hoạt động kinh doanh của khách hàng, quyền sở hữu và quản lý,
các vấn đề của khách hàng liên quan đến pháp luật và các quy định, điều kiện tài
chính, các vấn đề về hệ thống kế toán của khách hàng và báo cáo kiểm toán năm
trước của khách hàng (nếu có).
- Xem xét đến các vấn đề liên quan như tính độc lập và khả năng cung cấp
dịch vụ của công ty kiểm toán đối với khách hàng.
- Xem xét các ý kiến tư vấn (nếu cần) và liên hệ kiểm toán viên năm trước.
Thứ hai: Đối với khách hàng hiện tại
- Tìm hiểu các thay đổi của khách hàng so với năm trước như về cổ đông, hội
đồng quản trị, kế toán …
- Các vấn đề lưu ý từ cuộc kiểm toán trước
- Tìm hiểu các thông tin bất lợi liên quan đến khách hàng và ban lãnh đạo
thông qua các phương tiện thông tin đại chúng (báo, tạp chí, internet, v.v...)
- Các yêu cầu của khách hàng (dịch vụ yêu cầu, thời hạn phát hành báo cáo,
và các yêu cầu khác).
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Hoàng Thị Huyền Lớp:CQ48/22.0812
- Đánh giá các vấn đề liên quan đến khách hàng, bao gồm các thông tin liên
quan: quyền sở hữu và quản lý, các vấn đề của khách hàng liên quan đến pháp luật
và các quy định, điều kiện tài chính, các vấn đề về hệ thống kế toán của khách hàng
và báo cáo kiểm toán năm trước của khách hàng (nếu có).
Sau khi thực hiện các đánh giá đã nêu ở trên, Công ty sẽ đánh giá mức độ rủi
ro của hợp đồng để từ đó đưa ra kết luận chấp nhận khách hàng/ tiếp tục chấp nhận
khách hàng. Tiếp đó, công ty tiến hành thiết lập nhóm kiểm toán thích hợp cho hợp
đồng kiểm toán, đảm bảo hiệu quả cho cuộc kiểm toán và tuân thủ theo các chuẩn
mực chung được thừa nhận. Sau đó, công ty tiến hành ký kết hợp đồng kiểm toán.
b. Lập kế hoạch kiểm toán
Lập kế hoạch kiểm toán chiến lược
Kế hoạch chiến lược là định hướng cơ bản, nội dung trọng tâm và phương
pháp tiếp cận do cấp chỉ đạo vạch ra dựa trên hiểu biết về tình hình hoạt động và
môi trường kinh doanh của đơn vị được kiểm toán.
Kế hoạch chiến lược chỉ phải lập cho các cuộc kiểm toán lớn về quy mô, tính
chất phức tạp, địa bàn rộng hoặc cuộc kiểm toán BCTC. Kế hoạch chiến lược do
người phụ trách cuộc kiểm toán hoặc do những KTV cấp cao hơn lập và được Giám
đốc phê duyệt.
Kế hoạch chiến lược là cơ sở để lập kế hoạch kiểm toán tổng thể, đồng thời
cũng là cơ sở chỉ đạo thực hiện và soát xét kết quả cuộc kiểm toán. Nội dung kế
hoạch chiến lược thường bao gồm những thông tin khái quát nhất về: những thông
tin cơ bản tình hình kinh doanh của khách hàng; những vấn đề liên quan đến BCTC,
Chế độ kế toán, Chuẩn mực kế toán áp dụng; đánh giá ban đầu về rủi ro tiềm tàng
và rủi ro kiểm soát; đánh giá hệ thống KSNB; xác định rõ các mục tiêu kiểm toán
trọng tâm và phương pháp kiểm toán chủ yếu khi thực hiện; dự kiến nhóm trưởng,
thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc kiểm toán; xác định chuyên gia cần phối hợp
và tư vấn cần thiết; một số điều kiện cần thiết khác như các tài liệu liên quan, đi lại,
chỗ ăn nghỉ...
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Hoàng Thị Huyền Lớp:CQ48/22.0813
Kế hoạch kiểm toán tổng thể
Mục tiêu việc lập kế hoạch kiểm toán tổng thể là có thể thực hiện kiểm toán
một cách có hiệu quả và theo đúng thời gian dự kiến.
Kế hoạch kiểm toán tổng thể do trưởng nhóm kiểm toán lập và phải được lập
cho mọi cuộc kiểm toán và phải đầy đủ, chi tiết cho mọi khía cạnh của một cuộc
kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán tổng thể là cơ sở để lập chương trình kiểm toán. Để
lập kế hoạch kiểm toán tổng thể, cần thực hiện các bước công việc sau:
Bước 1: Tìm hiểu các thông tin cơ bản về khách hàng
Bước này được thực hiện cho toàn bộ kiểm toán BCTC, trong đó có những
thông tin liên quan tới từng khoản mục, đối với CPBH và CPQLDN có thể tìm hiểu
một số thông tin :
- Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp; những đặc thù
về bộ máy quản lý (cơ cấu, việc phân quyền, phân cấp trong quản lý), tìm hiểu về
hoạt động tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp trên thị trường (cách thức bán hàng,
các hoạt động về quảng cáo, khuyến mại, … phục vụ cho tiêu thụ sản phẩm); những
hoạt động này sẽ làm phát sinh chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Những văn bản, quy định của Nhà nước về CPBH, CPQLDN mà doanh
nghiệp đang áp dụng.
- Những thông tin ghi trong điều lệ công ty liên quan đến hoạt động bán hàng
và bộ máy quản lý của doanh nghiệp.
- Tìm hiểu kết quả kiểm toán CPBH, CPQLDN lần trước.
Những hiểu biết về các tài liệu này sẽ giúp cho KTV giải thích bằng chứng
kiểm toán về CPBH, CPQLDN có liên quan trong suốt cuộc kiểm toán. Ngoài ra,
việc tìm hiểu này còn nhằm mục đích khái quát toàn bộ mối quan hệ kinh tế của đơn
vị được kiểm toán trong niên độ hạch toán để có thể phát hiện các nghiệp vụ có sai
phạm về CPBH, CPQLDN tập trung ở các cơ sở dẫn liệu nào.
Bước 2: Thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ
Thủ tục phân tích áp dụng trong lập kế hoạch kiểm toán CPBH, CPQLDN
được dựa trên các thông tin tài chính và thông tin phi tài chính nhằm đánh giá hoạt
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Hoàng Thị Huyền Lớp:CQ48/22.0814
động tiêu thụ và bộ máy quản lý, chỉ ra những khả năng sai sót, khoanh vùng phạm
vi trọng yếu từ đó có thể giảm được khối lượng công việc khảo sát chi tiết. Ở bước
công việc này chủ yếu sử dụng phương pháp kiểm toán cơ bản và kỹ thuật phân tích
đánh giá tổng quát. Tuỳ theo đặc điểm riêng của từng doanh nghiệp mà KTV sẽ lựa
chọn sử dụng một hoặc một số những tính toán sau để phân tích:
- Thực hiện so sánh CPBH, CPQLDN kỳ này với các kỳ trước để xem xét
biến động qua đó có được cái nhìn tổng quát về hoạt động bán hàng và quản lý của
doanh nghiệp.
- So sánh CPBH, CPQLDN giữa thực tế với kế hoạch để đánh giá tình hình
thực hiện kế hoạch về hoạt động bán hàng và quản lý.
- So sánh CPBH, CPQLDN thực tế của đơn vị với ước tính của KTV.
- So sánh CPBH, CPQLDN thực tế của đơn vị với các đơn vị trong cùng
ngành có cùng quy mô hoạt động hoặc với số liệu thống kê định mức cùng ngành,
từ đó đánh giá khả năng quản lý chi phí của đơn vị.
- Xem xét mối quan hệ giữa CPBH, CPQLDN với các chỉ tiêu khác trên
BCTC như: Doanh thu, giá vốn, tổng tài sản, tổng chi phí hoặc mối quan hệ giữa
CPBH, CPQLDN với thông tin phi tài chính (như mối quan hệ giữa chi phí nhân
công với số lượng nhân viên).
Bước 3: Xác định mức trọng yếu, đánh giá rủi ro
Việc xác định mức trọng yếu đối với kiểm toán BCTC nói chung và kiểm toán
CPBH, CPQLDN nói riêng được thực hiện qua các bước như sau:
- Xác định mức trọng yếu tổng thể cho toàn bộ BCTC dựa trên một tỷ lệ nhất
định của một trong số các chỉ tiêu như lợi nhuận trước thuế, doanh thu hay tổng tài sản.
- Xác định mức trọng yếu thực hiện: Mức trọng yếu thực hiện hay mức trọng
yếu được phân bổ cho các khoản mục trên BCTC được tính toán và áp dụng cho
toàn bộ các khoản mục trên BCTC trong đó có CPBH và CPQLDN. Thông thường,
mức trọng yếu thực hiện được xác định bằng 50% - 70% mức trọng yếu tổng thể.
- Xác định ngưỡng sai sót có thể bỏ qua: Ngưỡng sai sót có thể bỏ qua là giá
trị sai sót lớn nhất có thể bỏ qua mà không cần tìm hiểu nguyên nhân do nó không
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Hoàng Thị Huyền Lớp:CQ48/22.0815
có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC. Đối với từng khoản mục trên BCTC trong đó
có cả CPBH và CPQLDN, ngưỡng sai sót này được xác định tối đa bằng 4% mức
trọng yếu thực hiện.
Trên cơ sở xác định mức trọng yếu, KTV cần tiến hành đánh giá mức rủi ro
kiểm toán đối với các khoản mục trên BCTC nói chung và đối với các khoản
CPBH, CPQLDN nói riêng. Từ đó xác định được phương pháp chọn mẫu và
khoảng cách mẫu cần áp dụng trong quá trình thực hiện kiểm toán.
Bước 4: Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng đối với CPBH và
CPQLDN
Kiểm toán viên đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng không chỉ
để xác minh tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ mà còn làm cơ sở để xác định phạm
vi thực hiện các thử nghiệm cơ bản khi kiểm tra nghiệp vụ. Đối với kiểm toán CPBH
và CPQLDN, cần tìm hiểu một số thông tin sau về hệ thống kiểm soát nội bộ:
- Môi trường kiểm soát
 Tìm hiểu triết lý kinh doanh, phong cách điều hành của ban quản lý: quan
điểm, đường lối trong chiến lược lâu dài về hoạt động kinh doanh của đơn vị được
kiểm toán cách thức điều hành quan liêu hay tỉ mỉ, chủ quan hay duy ý chí, cơ cấu
tổ chức quyền lực,…
 Cơ chế kiểm soát, kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ. Cơ chế uỷ ban kiểm
tra hay kiểm toán nội bộ, kiểm toán nội bộ được tổ chức như thế nào: kiểm toán nội bộ
có tổ chức kiểm tra độc lập sẽ tạo môi trường kiểm soát nội bộ ổn định hơn.
 Thái độ, sự ủng hộ của công nhân viên trong đơn vị hoặc từ các tổ chức
đối tác cũng có ảnh hưởng tới môi trường kiểm soát.
- Hệ thống kế toán:
 Hoạt động kế toán của đơn vị được tổ chức như thế nào, theo hình thức sổ
kế toán gì? Sự phát triển hệ thống kế toán quản trị đến đâu, chế độ kế toán áp dụng.
 Những quy định của doanh nghiệp về hạch toán CPBH, CPQLDN: Quy
định hạch toán lương, thưởng cho bộ phận bán hàng, quản lý doanh nghiệp. Các
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Hoàng Thị Huyền Lớp:CQ48/22.0816
quy định về công tác phí, hoa hồng, tiếp thị, các định mức về chi phí bảo hành, điện,
nước, điện thoại.
 Quy định về phê duyệt chứng từ, luân chuyển chứng từ. Việc hạch toán
CPBH, CPQLDN đi từ chứng từ gốc vào các sổ nào,…
Để tiến hành tìm hiểu các hoạt động kiểm soát của khách hàng áp dụng đối
với chi phí hoạt động có thể sử dụng các câu hỏi sau:
- Doanh nghiệp có thiết lập các quy định về hạch toán chi phí, và chi phí phát
sinh có tuân theo các thủ tục đó không ?
- Các chứng từ chi có theo đúng mẫu nhà nước quy định không và có đầy đủ
các chữ ký cần thiết không ?
- Có phân cấp phê duyệt các loại chi phí không ?
- Các khoản chi có quy mô lớn có được phê duyệt đầy đủ không và trình tự
luân chuyển có tuân theo chế độ không ?
- Việc phân loại chi phí có được quy định không ?
- Có thực hiện đối chiếu chi phí trên Sổ tổng hợp và Sổ chi tiết không,…?
1.3.1.2. Soạn thảo chương trình kiểm toán
Chương trình kiểm toán (Audit Program) là những dự kiến chi tiết, tỷ mỷ về
nội dung, trình tự công việc kiểm toán chi tiết cho từng tài khoản hay từng thông tin
tài chính cần được kiểm toán.
Chương trình kiểm toán phải được lập và thực hiện cho mọi cuộc kiểm toán,
chỉ dẫn mục tiêu kiểm toán, nội dung, lịch trình, phạm vi của các thủ tục kiểm toán
cụ thể và thời gian ước tính cho từng phần hành. Bên cạnh đó, chương trình kiểm
toán cũng là toàn bộ những chỉ dẫn cho KTV và trợ lý kiểm toán viên thực hiện
kiểm toán một cách hiệu quả. Đồng thời cũng là phương tiện cho KTV ghi chép,
theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện kiểm toán.
Một chương trình kiểm toán được soạn thảo thường bao gồm:
- Mục tiêu kiểm toán cụ thể kiểm toán đối với từng khoản mục.
- Các chỉ dẫn về các bước công việc, các thủ tục kiểm toán, kỹ thuật kiểm toán
cụ thể cần áp dụng trong từng bước công việc.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Hoàng Thị Huyền Lớp:CQ48/22.0817
- Thời gian bắt đầu và thời gian hoàn thành; phạm vi của các thủ tục kiểm toán.
- Sự phối hợp giữa các trợ lý kiểm toán, sự phối hợp từ phía khách hàng và sự
tham gia của các chuyên gia khác (nếu có).
- Những tài liệu thông tin cần thu thập để làm bằng chứng kiểm toán.
Trong quá trình kiểm toán, nếu có những tình huống mới nảy sinh hoặc có
những kết quả ngoài dự kiến của các thủ tục kiểm toán, chương trình kiểm toán cần
được sửa đổi bổ sung cho phù hợp; nội dung, nguyên nhân thay đổi cần phải được
ghi rõ trong hồ sơ kiểm toán. Đối với các công ty kiểm toán có chương trình kiểm
toán theo mẫu sẵn trên máy vi tính hoặc trên giấy mẫu phải có phần bổ sung chương
trình kiểm toán cụ thể phù hợp với từng cuộc kiểm toán.
1.3.2. Thực hiện kiểm toán
1.3.2.1. Thực hiện khảo sát về kiểm soát nội bộ đối với CPBH và CPQLDN
Thử nghiệm kiểm soát chỉ được thực hiện khi rủi ro kiểm soát mà KTV đánh
giá ở giai đoạn lập kế hoạch là thấp. KTV áp dụng phương pháp kiểm toán tuân thủ
để thực hiện các khảo sát KSNB này, tuy nhiên việc áp dụng ở mức độ nào là tùy
thuộc vào xét đoán của KTV về hiệu lực KSNB của doanh nghiệp đối với khoản
CPBH và CPQLDN. Thông qua kết quả khảo sát về mặt thiết kế và vận hành của hệ
thống KSNB, KTV có thể đánh giá được mức độ rủi ro kiểm soát đối với các khoản
chi phí này, làm cơ sở cho việc kiểm tra chi tiết CPBH và CPQLDN.
Khảo sát vềsự hiệnhữu (thiết kế)của cácchính sách kiểm soát, quy địnhvề KSNB
Để tìm hiểu tính đầy đủ, thích hợp của việc thiết kế các quy chế và thủ tục
kiểm soát nội bộ, KTV tiến hành thực hiện các thủ tục sau:
- Tìm kiếm, đọc, nghiên cứu các chính sách và quy định mà đơn vị áp dụng
để quản lý CPBH và CPQLDN như: định mức chi công tác phí trong doanh nghiệp,
quy định về mức chi hoa hồng đại lý, ...
- Trao đổi với đơn vị về quan điểm trong việc ban hành các chính sách, chế
độ, quy định để quản lý, theo dõi kiểm soát chi phí bán hàng và chi phí quản lý
doanh nghiệp.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Hoàng Thị Huyền Lớp:CQ48/22.0818
- Phỏng vấn những người có liên quan về việc thiết kế các quy chế và thủ tục
kiểm soát.
Khảo sát về việc áp dụng (vận hành) các quy chế KSNB
Để tìm hiểu về sự vận hành, tính hiệu lực, hiệu quả của các quy chế và thủ tục
kiểm soát đã được thiết kế, KTV có thể sử dụng các kỹ thuật: phỏng vấn, quan sát,
kiểm tra tài liệu ...
- Phỏng vấn trực tiếp hoặc gửi bảng câu hỏi đến bộ phận bán hàng, bộ phận
quản lý doanh nghiệp và những cá nhân có liên quan như ban Giám đốc, nhân viên
Kế toán chịu trách nhiệm hạch toán nhằm thu thập bằng chứng về sự vận hành của
các quy chế và thủ tục kiểm soát.
- Quan sát trình tự các thủ tục bán hàng, trình tự xuất kho công cụ dụng cụ
phục vụ cho công tác bán hàng, và quản lý doanh nghiệp ..., quan sát trực tiếp các
TSCĐ dùng cho hoạt động bán hàng và quản lý để đảm bảo cho việc trích khấu hao
là đúng đắn...
- Tìm hiểu dấu vết về kiểm soát đối với các hoạt động làm phát sinh CPBH
hoặc CPQLDN như: chữ ký phê duyệt trên các Hợp đồng kinh tế mua bán sản
phẩm, dịch vụ phục vụ cho công tác bán hàng và quản lý doanh nghiệp, kế hoạch có
phê chuẩn về tổ chức hội nghị khách hàng, các chi phí quảng cáo, tiếp thị phải có
đầy đủ hóa đơn hợp lý hợp lệ, quyết định, kế hoạch chi quảng cáo được phê chuẩn
đúng đắn...
Khảo sát về tình hình thực hiện các nguyên tắc tổ chức hoạt động KSNB
Để đánh giá tình hình thực hiện nguyên tắc ủy quyển phê chuẩn, nguyên tắc
phân công phân nhiệm và nguyên tắc bất kiêm nhiệm trong khâu KSNB, KTV có
thể thực hiện thủ tục phỏng vấn các nhân viên có liên quan như kế toán, thủ quỹ,
Giám đốc..., tiến hành kiểm tra các quy định liên quan đến thẩm quyền phê duyệt
đồng thời kiểm tra dấu vết kiểm soát lưu lại trên các hồ sơ tài liệu xem có đúng với
thẩm quyền hay không...
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Hoàng Thị Huyền Lớp:CQ48/22.0819
1.3.2.2. Thực hiện thủ tục phân tích đối với CPBH và CPQLDN
Phân tích các thông tin tài chính
Căn cứ vào Báo cáo kết quả kinh doanh, Thuyết minh báo cáo tài chính và các
tài liệu khác, KTV tiến hành lấy số liệu để so sánh hay xác lập tỷ suất rồi so sánh, chỉ
ra sự biến động của thông tin và đưa ra định hướng cho kiểm tra chi tiết tiếp theo.
Tùy theo đặc điểm của từng doanh nghiệp, mức chi phí và thời gian kiểm toán
mà KTV có thể lựa chọn một hoặc một số kỹ thuật phân tích sau:
- So sánh CPBH, QLDN kì này với kỳ trước hoặc số kế hoạch, số dự toán đã
điều chỉnh theo sản lượng tiêu thụ, doanh thu… mọi sự biến động cần được tìm hiểu
nguyên nhân cụ thể để xem xét tính hợp lý hay những nghi ngờ về khả năng sai phạm.
- Phân tích sự biến động của CPBH và CPQLDN hàng tháng trên cơ sở kết
hợp với biến động doanh thu, và giải thích các biến động lớn nếu có.
- So sánh CPBH, CPQLDN trên BCTC kì này với số ước tính của KTV về
CPBH, CPQLDN kì này (ước tính dựa trên CPBH, CPQLDN kỳ trước và tỷ lệ tiêu
thụ, doanh thu bán hàng của kì này so với kì trước) nhằm phát hiện biến động bất
hợp lý nếu có.
- So sánh tỷ trọng CPBH trên doanh thu, CPQLDN trên doanh thu và thu
nhập khác giữa kì này với kì trước hoặc với số kế hoạch, số dự toán (có thể là số
bình quân ngành) để xem xét có khả năng biến động bất thường hay không.
- Xem xét sự biến động của từng khoản mục chi phí trong CPBH, CPQLDN
giữa các tháng trong năm hoặc giữa kì này với kì trước để phát hiện biến động bất
thường; nếu có, cần tìm hiểu nguyên nhân cụ thể để kết luận.
Phân tích các thông tin phi tài chính
Khi tiến hành phân tích các thông tin phi tài chính, KTV cần xem xét các nhân
tố có tác động đương nhiên (tăng, giảm hợp lý) đối với CPBH và CPQLDN như:
- Doanh nghiệp mở rộng (thu hẹp) thêm quy mô kinh doanh, mở rộng (dừng
bán) một số sản phẩm mới .
- Chính sách tăng lương cơ bản của nhà nước, thay đổi khung khấu hao quy
định của Nhà nước đối với tài sản cố định.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Hoàng Thị Huyền Lớp:CQ48/22.0820
- ....
Bên cạnh đó, các thông tin phi tài chính như sức ép từ bên trong ( Ban Giám
đốc) và bên ngoài đơn vị (nhà đầu tư, vay vốn Ngân hàng...) hay sự thay đổi trong
đội ngũ kế toán hoặc phần mềm kế toán sử dụng cũng là các nguyên nhân dẫn đến
những biến động bất hợp lý của CPBH và CPQLDN.
1.3.2.3. Thực hiện kiểm tra chi tiết về CPBH và CPQLDN
Thủ tục kiểm tra chi tiết đối với CPBH và CPQLDN bao gồm:
Kiểm tra về sự phát sinh của nghiệp vụ CPBH và CPQLDN:
- Kiểm tra các chứng từ làm căn cứ ghi nhận CPBH và CPQLDN xem có
đầy đủ, hợp lý, hợp lệ, hợp pháp và có được phê duyệt đúng đắn hay không? Ví
dụ với chi phí nhân viên bán hàng, chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ, khấu hao
tài sản cố định phục vụ bán hàng và phục vụ cho công tác quản lý cần kiểm tra
bảng phân bổ tiền lương, bảng phân bổ công cụ dụng cụ, bảng phân bổ khấu hao
TSCĐ hoặc phiếu xuất kho vật liệu, công cụ dụng cụ,... Với chi phí dịch vụ mua
ngoài và chi phí bằng tiền khác như tiền điện, tiền nước, chi phí tiếp khách, chi
phí quảng cáo,... thì cần kiểm tra các hợp đồng, biên bản thanh lý hợp đồng,
phiếu chi, giấy báo nợ,...
- Kiểm tra kế hoạch bán hàng, kế hoạch quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, kế
hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ, kế hoạch sửa chữa tài sản cố định,... và quyết định
của ban Giám đốc phê duyệt các kế hoạch trên.
Kiểm tra về sự tính toán, đánh giá của CPBH và CPQLDN
- Tiến hành kiểm tra các cơ sở tính toán đối với các khoản CPBH và
CPQLDN xem có đảm bảo tin cậy, hợp lý không; kiểm tra kết quả tính toán có đảm
bảo chính xác không. Trong trường hợp cần thiết, KTV có thể tính toán lại để đối
chiếu hoặc yêu cầu đơn vị giải trình.
- Kiểm tra việc tính toán và phân bổ CPBH và CPQLDN trong kỳ xem có
đúng đắn, hợp lý và nhất quán hay không thông qua việc kiểm tra chính sách phân
bổ CPBH và CPQLDN (phương thức lựa chọn đối tượng phân bổ, tiêu thức phân
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Hoàng Thị Huyền Lớp:CQ48/22.0821
bổ) và tiến hành đánh giá tính hợp lý của các tiêu thức phân bổ các khoản chi phí
gián tiếp vừa thuộc CPBH vừa thuộc CPQLDN, chi phí sản xuất.
Kiểm tra về sự hạch toán đầy đủ của CPBH và CPQLDN
- Đối chiếu số lượng chứng từ về CPBH và CPQLDN (bảng phân bổ tiền
lương, bảng phân bổ vật liệu và công cụ dụng cụ, bảng tính và phân bổ khấu hao,
các hóa đơn GTGT, phiếu chi, giấy báo nợ,...) với sổ cái TK 641, TK 642 để kiểm
tra xem việc ghi sổ có đầy đủ không, có bỏ sót các khoản chi phí không?
- Đối chiếu các nghiệp vụ trên TK 133 và TK641, TK 642 để kiểm tra việc
ghi nhận thuế GTGT đầu vào được khấu trừ có liên quan đến hoạt động bán hàng và
hoạt động quản lý thì có các nghiệp vụ tương ứng về CPBH và CPQLDN trên TK
641 và TK 642 hay không?
Kiểm tra tính đúng kỳ của của hạch toán CPBH và CPQLDN
- Đối chiếu ngày, tháng phát sinh nghiệp vụ trên chứng từ với ngày, tháng
ghi sổ chứng từ đó (cần chú ý đến các nghiệp vụ có số tiền lớn, bất thường hoặc
phát sinh vào cuối hoặc đầu niên độ kế toán).
- So sánh số liệu, ngày tháng cập nhật trên các sổ chi tiết bán hàng, sổ chi tiết
chi phí quản lý doanh nghiệp với sổ chi tiết các tài khoản đối ứng có liên quan.
Kiểm tra về sự phân loại và ghi sổ đúng đắn của CPBH và CPQLDN
- Đọc nội dung các khoản chi phí trong các sổ kế toán chi tiết bán hàng và sổ
chi tiết chi phí quản lý doanh nghiệp để kiểm tra việc phân loại các khoản chi phí có
đúng đắn không nhằm phát hiện các chi phí không được phép hạch toán vào CPBH,
CPQLDN và các khoản chi phí không được coi là chi phí hợp lý, hợp lệ của doanh
nghiệp theo quy định của luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Kiểm tra việc phân loại chi phí theo khoản mục, đánh giá việc phân loại này
có phù hợp với chính sách, chế độ kế toán doanh nghiệp hay không?
- Kiểm tra việc ghi nhận các nghiệp vụ vào sổ kế toán tương ứng và xem xét
mối quan hệ đối ứng tài khoản trong hạch toán xem có đảm bảo chính xác và phù
hợp với chế độ kế toán hay không, thông qua việc kiểm tra ghi chép ngay trên
chứng từ (việc ghi chép này thể hiện được sự phân loại và ghi chép trên sổ kế toán);
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Hoàng Thị Huyền Lớp:CQ48/22.0822
đối chiếu bút toán ghi sổ trên sổ kế toán có tương ứng với các chứng từ đó hay
không, hoặc tham chiếu bút toán ghi trên các sổ kế toán khác...
Kiểm tra sự cộng dồn và báo cáo của CPBH và CPQLDN
- Kiểm tra việc tính toán lũy kế phát sinh CPBH và CPQLDN trên từng sổ
chi tiết và trên sổ tổng hợp, để đánh giá tính đầy đủ, chính xác của số liệu cộng dồn.
- KTV cộng lại số liệu lũy kế phát sinh đã kết chuyển của tài khoản chi phí
bán hàng (TK 641), tài khoản chi phí quản lý doanh nghiệp (TK 642) và đối chiếu
với kết quả của doanh nghiệp.
- Xem xét đánh giá việc trình bày, công bố thông tin CPBH và CPQLDN trên
BCTC về tính phù hợp với quy định của chế độ kế toán và sự nhất quán giữa số liệu
trên BCTC với số liệu trên sổ kế toán của đơn vị.
1.3.3. Kết thúc kiểm toán
Đây là giai đoạn cuối cùng và được thực hiện cho toàn bộ cuộc kiểm toán
BCTC. Ở giai đoạn kết thúc kiểm toán, KTV cần tiến hành tổng hợp kết quả kiểm
toán của tất cả các khoản mục đã được kiểm toán và đưa ra ý kiến nhận xét, trong
đó có khoản mục CPBH, CPQLDN. Đối với các khoản mục chi phí này, sau khi
thực hiện đầy đủ các thủ tục cần thiết, KTV lập “Trang tổng hợp” để tổng hợp kết
quả kiểm toán CPBH và CPQLDN từ đó căn cứ để lập báo cáo kiểm toán sau này.
Các nội dung chủ yếu được thể hiện trong tổng hợp kết quả kiểm toán gồm:
Kết luận về mục tiêu kiểm toán
KTV nêu rõ kết luận về việc đạt được hay không mục tiêu kiểm toán đối với
khoản CPBH và CPQLDN. Có 2 khả năng như sau:
- Đạt được mục tiêu kiểm toán: KTV thỏa mãn về kết quả kiểm tra đánh giá về
các khoản CPBH và CPQLDN đã được kiểm toán do có đủ bằng chứng thích hợp;
- Chưa đạt mục tiêu kiểm toán: KTV chưa thỏa mãn với kết quả kiểm toán ở
một khía cạnh nào đó, cần thu thập thêm bằng chứng bổ sung (chỉ rõ hạn chế phạm
vi kiểm toán).
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Hoàng Thị Huyền Lớp:CQ48/22.0823
Kiến nghị
- Kiến nghị về các bút toán điều chỉnh (nếu có) hoặc những giải trình, thuyết
minh cần bổ sung trên BCTC, trong đó ghi rõ nguyên nhân và số tiền cần điều chỉnh.
- Nhận xét về những tồn tại của hệ thống kế toán và hệ thống KSNB đối với
khoản mục CPBH và CPQLDN, đồng thời nêu ý kiến đề xuất cải tiến, hoàn thiện hệ
thống KSNB của KTV.
Các vấn đề cần tiếp tục theo dõi trong đợt kiểm toán sau liên quan đến bộ
phận được kiểm tra.
- Việc điều chỉnh số liệu kế toán đối với CPBH và CPQLDN theo ý kiến
KTV có được phản ánh đầy đủ, kịp thời vào các sổ kế toán có liên quan hay không.
- Giải pháp của đơn vị đối với vấn đề tồn tại mà KTV đã nêu ra trong cuộc
kiểm toán.
- Các sai sót đã được phát hiện trong cuộc kiểm toán sơ bộ có được xử lý
không và mức độ ảnh hưởng đến BCTC cuối niên độ (nếu có).
Tóm lại:
Dựa trên nền tảng lý thuyết về Kế toán và Kiểm toán, Chương 1 đi sâu vào
nghiên cứu những lý luận cơ bản về kiểm toán CPBH và CPQLDN; khái quát ban
đầu về khái niệm, đặc điểm của CPBH và CPQLDN; nêu rõ mục tiêu, căn cứ, các
rủi ro thường gặp khi kiểm toán CPBH và CPQLDN trong kiểm toán BCTC.
Chương 1 cũng đã nêu ra trình tự thủ tục kiểm toán CPBH và CPQLDN trong kiểm
toán BCTC thường gồm 3 giai đoạn từ lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán
đến kết thúc kiểm toán. Những đặc điểm về CPBH và CPQLDN và trình tự thủ tục
kiểm toán CPBH và CPQLDN đã đề cập ở Chương 1 chính là cơ sở khoa học cho
nghiên cứu thực tiễn và giải pháp được đề xuất ở Chương 2 và Chương 3.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Hoàng Thị Huyền Lớp:CQ48/22.0824
Chương 2.
THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ CHI
PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI
CHÍNH DO CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN
A&C TẠI HÀ NỘI THỰC HIỆN
2.1. Đặc điểm về tổ chức và hoạt động kiểm toán của công ty TNHH Kiểm toán
và Tư vấn A&C – Chi nhánh Hà Nội
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C trước đây là Doanh nghiệp Nhà
nước được thành lập theo Quyết định số 140 TC/QĐ/TCCB ngày 26/03/1992, hoạt
động theo Giấy phép kinh doanh số 102218 ngày 13 tháng 3 năm 1995 do Ủy ban
Kế hoạch Thành phố Hồ Chí Minh cấp.
Năm 1995, theo Quyết định 107/TC/QĐ/TCCB ngày 13/2/1995 của Bộ trưởng
Bộ Tài chính, công ty được tách ra thành một công ty độc lập trực thuộc Bộ Tài
chính với tên gọi chính thức là công ty Kiểm toán và Tư vấn hoạt động theo giấy
phép kinh doanh số 102218 ngày 13/3 do Uỷ ban kế hoạch Thành phố Hồ Chí Minh
cấp.
Cùng với chủ trương chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước, A&C đã tiến hành
chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước sang các loại hình doanh nghiệp phù hợp với
qui định. A&C là Công ty đầu tiên của Bộ Tài chính thực hiện thành công 2 lần
chuyển đổi hình thức sở hữu, từ Doanh nghiệp Nhà nước sang Công ty Cổ phần
Nhà nước (tháng 12 năm 2003) và từ Công ty Cổ phần Nhà nước sang Công ty
Trách nhiệm hữu hạn 02 thành viên trở lên (tháng 02 năm 2007).
Từ tháng 01 năm 2004 đến tháng 4 năm 2010, A&C là thành viên chính thức
của HLB International - Tổ chức kế toán, Kiểm toán và Tư vấn quốc tế có trụ sở tại
Vương quốc Anh.
Từ tháng 5 năm 2010, A&C là thành viên chính thức của Tập đoàn Kiểm toán
quốc tế Baker Tilly International, một trong tám Tập đoàn kiểm toán lớn trên thế giới,
có trụ sở chính tại số 2 Blomsbury Street, London WC1B3ST, Vương quốc Anh.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Hoàng Thị Huyền Lớp:CQ48/22.0825
Hiện nay, Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C có:
Trụ sở chính: 02 Trường Sơn, Phường 2, Quận Tân Bình, TP. HCM
Điện thoại: (84-8) 3.5472972
Fax: (84-8) 3.5472970 - (84-8) 3.5472971
Chi nhánh Hà Nội: 40 Giảng Võ, Quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: (84-4) 37.367.879 - Fax: (84-4) 37.367.869
Chi nhánh Nha Trang: 18 Trần Khánh Dư, TP. Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa
Điện thoại: (84-58) 3876.555 - 3876.836 - Fax: (84-58) 3875.327
Chi nhánh Cần Thơ: 162C/4 Trần Ngọc Quế, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều,
TP. Cần Thơ
Điện thoại: (84-71) 3764.995 - Fax: (84-71) 3764.996
Các Công ty thành viên:
Công ty TNHH Dịch vụ Kế toán và Tư vấn Đồng Khởi: 02 Trường Sơn,
Phường 2, Quận Tân Bình, TP. HCM
Công ty TNHH Thẩm định và Tư vấn Việt: 02 Trường Sơn, Phường 2, Quận
Tân Bình, TP. HCM
Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C tại Hà Nội
Với mục tiêu tăng thị phần và khách hàng ở khu vực phía Bắc đồng thời mở
rộng phạm vi kiểm toán và tư vấn cho Công ty, Chi nhánh A&C tại Hà Nội đã ra
đời và hoạt động. Ban đầu, Chi nhánh A&C Hà Nội được thành lập và hoạt động
chỉ với vai trò là văn phòng đại diện của công ty. Đến năm 2001, theo Quyết định số
1144/QĐUB của UBND Thành Phố Hà Nội năm 2001 và giấy chứng nhận đăng kí
kinh doanh số 312448 do sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp ngày 16/3/2001, Chi
nhánh A&C Hà Nội chính thức đi vào hoạt động với tư cách pháp nhân, có quyền
ký kết các hợp đồng kiểm toán và phát hành báo cáo kiểm toán.
Năm 2003 A&C chuyển đổi hình thức sở hữu lần thứ nhất thành Công ty cổ
phần, Chi nhánh A&C Hà Nội được sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp
giấy chứng nhận kinh doanh mới số 0113003559 ngày 15/01/2004. Đến năm 2007,
khi Công ty chuyển đổi hình thức doanh nghiệp lần thứ hai thành công ty TNHH, Chi
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Hoàng Thị Huyền Lớp:CQ48/22.0826
nhánh được cấp giấy chứng nhận kinh doanh số 0112030013 do sở Kế hoạch và Đầu tư
Thành phố Hà Nội cấp ngày 14/02/2007.
Ngày 27/11/2013, Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C tại Hà
Nội được Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh thay đổi lần thứ 5, theo đó:
Tên giao dịch chính thức: Chi nhánh công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn
A&C tại Hà Nội
Tên tiếng anh: A&C Auditing and Consulting Co., Ltd. Branch in Hanoi
Địa chỉ: 40 Giảng Võ, Phường Cát Linh, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội,
Việt Nam
Điện thoại: (84-4)7.367.879
Fax: (84-4)7.367.879
Theo số liệu đánh giá của Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA)
năm 2012, Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C được xếp hạng như sau:
- Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C là Công ty có tỷ lệ Kiểm toán
viên có chứng chỉ trên tổng số nhân viên cao nhất.
- Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C xếp thứ 4 trong 10 Công ty có
Kiểm toán viên đông nhất.
- Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C xếp thứ 3 về số lượng khách
hàng.
- Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C xếp thứ 3 trong các Công ty có
doanh thu đào tạo cao nhất.
- Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C xếp thứ 2 trong 3 Công ty có
doanh thu kiểm toán từ các doanh nghiệp Nhà nước cao nhất (sau E&Y);
- Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C xếp thứ 3 trong số các Công ty
có doanh thu Kiểm toán xây dựng cơ bản cao nhất (sau AASC);
- Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C xếp thứ 6 trong 10 Công ty có
doanh thu cao nhất và số lượng nhân viên đông nhất (sau KPMG, PwC, E&Y,
Deloitte, AASC).
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Hoàng Thị Huyền Lớp:CQ48/22.0827
Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C hiện nay là công ty đại diện chính
thức tại Việt Nam của Baker Tilly international, điều này càng khẳng định vị thế
của A&C trên trường quốc tế đồng thời đó cũng là lợi thế để A&C nâng cao chuyên
môn và kinh nghiệm phục vụ khách hàng.
2.1.2. Đội ngũ nhân viên của A&C
A&C có đội ngũ hơn 400 nhân viên chuyên nghiệp được đào tạo trong nước
và ở nhiều quốc gia khác nhau, trong đó:
- 25% đã được Bộ Tài chính cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên, Chứng chỉ Thẩm
định viên về giá.
- 10% có Chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế do Tổng cục thuế cấp.
- 10% có bằng cấp quốc tế về kế toán và sau đại học (ACCA, CPA Australia,
Hawaii University, Swimburne University, Economic University,...).
- 95% có bằng kỹ sư, cử nhân kinh tế, cử nhân luật và cử nhân ngoại ngữ
thuộc các chuyên ngành khác nhau.
Đội ngũ nhân viên A&C được đào tạo và nâng cao kiến thức không chỉ ở Việt
Nam mà còn ở nhiều quốc gia khác nhau như Anh, Pháp, Nga, Bỉ, Hà Lan, Hong
kong, Singapore, Úc, Mỹ,.... thông qua các chương trình, đặc biệt là chương trình
trao đổi nhân viên giữa các thành viên trong tập đoàn Baker Tilly International
Chi nhánh A&C tại Hà Nội tính đến ngày 30/09/2013 có 98 nhân viên trong
đó có 56 nam và 42 nữ, đều là các cá nhân có năng lực và trình độ chuyên môn tốt
trong lĩnh vực mình phụ trách.
Sau hơn 20 năm hoạt động (1992 – 2014) A&C tự hào về đội ngũ nhân viên
có chuyên môn vững được tuyển chọn và đào tạo một cách liên tục và có hệ thống.
2.1.3. Các dịch vụ Công ty cung cấp
A&C là một công ty kiểm toán độc lập được phép hoạt động trong lĩnh vực
Kiểm toán – Tư vấn, có khả năng cung cấp các dịch vụ sau:
- Kiểm toán BCTC; Báo cáo Dự toán, quyết toán công trình đầu tư xây dựng
cơ bản; Báo cáo kinh phí dự án.
- Giám định Tài chính.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Hoàng Thị Huyền Lớp:CQ48/22.0828
- Tư vấn về quản trị, kế toán, thuế.
- Dịch vụ kế toán, dịch vụ khác có liên quan theo yêu cầu của khách hàng.
- Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ Kiểm toán, Kế toán - Tài chính - Thuế và
các chương trình có liên quan trong lĩnh vực kinh tế thị trường.
2.1.4. Đặc điểm bộ máy quản lý của công ty
2.1.4.1. Bộ máy quản lí của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (A&C)
Bộ máy quản lý của A&C được tổ chức một cách khoa học, gọn nhẹ theo mô
hình khối chức năng, có sự phân cấp rõ ràng và chuyên môn hóa từng lĩnh vực quản
lý góp phần quản lý tốt Công ty đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp
cho khách hàng. Tổ chức bộ máy của công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C có
thể khái quát qua sơ đồ 2.1- Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty TNHH Kiểm
toán và Tư vấn (A&C).
A&C có ba Chi nhánh tại Hà Nội, Nha Trang, Cần Thơ và hai Công ty con.
Các Chi nhánh có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, đều hạch toán phụ thuộc. Các
Chi nhánh và Công ty thành viên phải chấp hành điều lệ Công ty, tuân thủ quy trình
kiểm toán chung, các tiêu chuẩn nghiệp vụ kỹ thuật và các yêu cầu sử dụng giấy tờ
làm việc.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Hoàng Thị Huyền Lớp:CQ48/22.0829
Sơ đồ 2.1. Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn
A&C
Công ty TNHH thẩm định
và tư vấn Việt
HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN
Ban tổng giám đốc
Phòng quản trị tổng hợp
2 Phòng kiểm toán xây
dựng
6 Phòng kiểm toán
BCTC
Chi nhánh Cần Thơ
Chi nhánh Hà Nội
BP thư ký phiên dịch
Phòng kế toán
Công ty TNHH Kế toán
và Tư vấn Đồng Khởi
Chi nhánh Nha Trang
Phòng tư vấn
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Hoàng Thị Huyền Lớp:CQ48/22.0830
2.1.4.2. Bộ máy tổ chức của Chi nhánh A&C tại Hà Nội
Bộ máy tổ chức của Chi nhánh cũng tương đối đơn giản và tương tự với Công ty.
Sơ đồ 2.2. Bộ máy tổ chức của Chi nhánh A&C tại Hà Nội
Ban Giám đốc: Ban Giám đốc Chi nhánh gồm một Giám đốc Chi nhánh và
một Phó Giám đốc chi nhánh chịu trách nhiệm chỉ đạo điều hành mọi hoạt động của
Chi nhánh. Giám đốc Chi nhánh đồng thời là Phó Tổng Giám đốc Công ty
Phòng Kiểm toán 1, 2, 3: Thực hiện công tác Kiểm toán Báo cáo tài chính
cho khách hàng.
Phòng Kiểm toán Xây dựng: Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây
dựng cơ bản hoàn thành, thẩm định đầu tư, xác định giá trị doanh nghiệp.
Bộ phận Tư vấn: Cung cấp dịch vụ tư vấn về thuế, kế toán, tài chính
cho khách hàng, thực hiện công tác kiểm toán báo cáo tài chính hằng năm cho
khách hàng.
Phòng Kiểm toán 1
Phòng Kiểm toán 2
Phòng Kiểm toán 3
Bộ phận Kế toán
Phòng Quản trị tổng hợp
BAN
GIÁM
ĐỐC
CHI
NHÁNH
Bộ phận Tư vấn
Phòng Kiểm toán Xây dựng
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Hoàng Thị Huyền Lớp:CQ48/22.0831
Phòng quản trị tổng hợp: Thực hiện công tác hành chính, văn thư, phiên
dịch, thư ký, lái xe, bảo vệ.
Bộ phận kế toán: Thực hiện công tác kế toán của Chi nhánh (tập hợp chứng
từ, ghi sổ kế toán, định kỳ lập báo cáo gửi Công ty)
2.1.5. Đặc điểm tổ chức, quản lý kiểm toán
2.1.5.1. Đặc điểm tổ chức đoàn kiểm toán
Tùy thuộc vào quy mô, tính chất cuộc kiểm toán và tình hình nhân sự của công
ty mà mỗi cuộc kiểm toán sẽ tổ chức đoàn kiểm toán khác nhau. Trách nhiệm thành
lập đoàn kiểm toán sẽ do Trưởng, Phó các phòng nghiệp vụ thực hiện và thực hiện
trước khi cuộc kiểm toán diễn ra 2-4 tuần để các thành viên có thời gian chuẩn bị và
có thể điều chỉnh khi có những phát sinh khác.
Thông thường, một đoàn kiểm toán sẽ bao gồm:
- Partner: là người có chuyên môn cao nhất, soát xét mọi vấn đề liên quan
đến các giai đoạn của cuộc kiểm toán và chịu trách nhiệm lớn nhất về chất lượng
kiểm toán, là người kiểm tra cuối cùng báo cáo kiểm toán cấp dưới đã hoàn thiện
trước khi phát hành. Mọi cuộc kiểm toán đều phải đặt dưới sự điều hành và giám sát
của các partner.
- Manager: là Trưởng/ Phó các phòng nghiệp vụ có chuyên môn cao, chỉ đạo
trực tiếp các cuộc kiểm toán, chịu trách nhiệm đảm bảo cho cuộc kiểm toán tuân thủ
theo đúng phương pháp tiếp cận kiểm toán của Công ty, trực tiếp hướng dẫn nhóm
kiểm toán, soát xét và thảo luận các vấn đề phát sinh trong cuộc kiểm toán.
- Senior Auditor: là các kiểm toán viên cấp cao, họ là các trưởng nhóm thực
hiện kiểm toán tại khách hàng, có trách nhiệm thực hiện các công việc chính của
cuộc kiểm toán từ giai đoạn lập kế hoạch đến giai đoạn lập báo cáo, phân công công
việc cho các trợ lý kiểm toán và hướng dẫn, kiểm soát công việc của các trợ lý trong
suốt quá trình thực hiện kiểm toán tại khách hàng.
- Junior Auditor và Staff: là các kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán ít kinh
nghiệm hơn chịu trách nhiệm thực hiện các công việc kiểm tra chi tiết theo kế hoạch
kiểm toán được lập bởi trưởng nhóm kiểm toán, trực tiếp tiếp xúc với khách hàng
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Hoàng Thị Huyền Lớp:CQ48/22.0832
kiểm toán để tiếp nhận các thông tin kế toán đồng thời xác nhận tính trung thực,
hợp lý của các thông tin đó.
2.1.5.2. Phương pháp kiểm toán
Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C sử dụng hai phương pháp kiểm
toán chủ yếu là phương pháp kiểm toán tuân thủ và phương pháp kiểm toán cơ bản.
Phương pháp kiểm toán tuân thủ
Phương pháp kiểm toán tuân thủ được sử dụng để thu thập các bằng chứng
kiểm toán có liên quan đến tính thích hợp và hiệu quả của hệ thống KSNB trong
doanh nghiệp, thông qua hệ thống bảng câu hỏi hay bảng tường thuật được xây
dựng sẵn về hệ thống KSNB. Việc thử nghiệm kiểm soát nhằm xem xét đến tính
hiện hữu, tính hiệu lực và tính liên tục của các quy chế KSNB. Trong giai đoạn lập
kế hoạch, phương pháp kiểm toán tuân thủ được sử dụng để đánh giá về rủi ro dự
kiến ban đầu; kết thúc giai đoạn này, nếu rủi ro kiểm soát là thấp, KTV sẽ tiến hành
khảo sát KSNB khi đi vào thực hiện kiểm toán thông qua việc kiểm tra chi tiết về
kiểm soát. Kết thúc kiểm toán, KTV sử dụng phương pháp này để đánh giá mức độ
thỏa mãn về kiểm soát.
Phương pháp kiểm toán cơ bản
Phương pháp kiểm toán cơ bản được sử dụng nhằm thu thập các bằng chứng
liên quan đến số liệu do hệ thống kế toán xử lý và cung cấp. Phương pháp này được
áp dụng cho mọi cuộc kiểm toán tuy nhiên mức độ và phạm vi vận dụng lại phụ
thuộc vào tính hiệu quả của hệ thống KSNB trong doanh nghiệp. Phương pháp kiểm
toán cơ bản bao gồm các kỹ thuật chủ yếu là phân tích đánh giá tổng quát và thử
nghiệm chi tiết về nghiệp vụ và số dư tài khoản.
2.1.5.3. Đặc điểm về quy trình kiểm toán BCTC
A&C Hà Nội sử dụng phương pháp tiếp cận kiểm toán dựa trên rủi ro, theo đó
quy trình kiểm toán theo phương pháp này chia thành các giai đoạn:
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Hoàng Thị Huyền Lớp:CQ48/22.0833
a. Giai đoạn trước khi thực hiện hợp đồng kiểm toán (chấp nhận khách hàng)
Là giai đoạn A&C tiếp cận khách hàng để thu thập thông tin cần thiết và các
nội dung liên quan trực tiếp đến cuộc kiểm toán. Các công việc cụ thể trong giai
đoạn này thường bao gồm:
- Gửi thư chào hàng đến công ty (đối với khách hàng mới), xem xét lý do cần
kiểm toán của khách hàng.
- Đánh giá rủi ro và chấp nhận hợp đồng kiểm toán, thống nhất thời gian tiến
hành kiểm toán, thời hạn hoàn thành và chất lượng cuộc kiểm toán .
- Lựa chọn nhóm kiểm toán sẽ thực hiện cuộc kiểm toán.
- Gặp mặt khách hàng, thảo luận với Ban giám đốc khách hàng về môi
trường kinh doanh, cập nhật các thông tin từ khách hàng.
b. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
Các bước công việc trong giai đoạn lập kế hoạch bao gồm:
Bước 1: Tìm hiểu thông tin về khách hàng, đánh giá hiệu quả của hệ
thống kiểm soát nội bộ và hệ thống kế toán của đơn vị khách hàng
Trong bước công việc này, KTV cần tìm hiểu về:
- Môi trường chung, ngành nghề hoạt động và các nhân tố bên ngoài tác động
đến khách hàng kiểm toán. Bên cạnh đó cũng thu được những hiểu biết về cơ cấu tổ
chức, cơ cấu vốn, chức năng và nhiệm vụ của hệ thống kiểm soát tại khách hàng
kiểm toán.
- Thu thập các thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng để nắm bắt được
các quy trình mang tính pháp lý có ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh của
khách hàng.
- Tìm hiểu về hệ thống kế toán mà doanh nghiệp đang áp dụng, chu trình
kinh doanh quan trọng, chính sách kế toán và thủ tục kiểm soát đối với chúng.
- Xem xét kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và cách thức đánh giá kết
quả kinh doanh của Ban giám đốc.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Hoàng Thị Huyền Lớp:CQ48/22.0834
Bước 2: Thực hiện những thủ tục phân tích sơ bộ
Công việc này do trưởng nhóm thực hiện, nhằm có được hiểu biết về khách
hàng và môi trường hoạt động của họ, cũng như giúp các thành viên trong nhóm
kiểm toán nhận diện được các số dư bất thường, khoanh vùng được các rủi ro xảy ra
sai phạm trọng yếu của BCTC.
Bước 3: Xác định mức trọng yếu
Trưởng nhóm là người thu thập thông tin và tính toán mức trọng yếu. Sau đó
Trưởng phòng Kiểm toán sẽ xem xét, kiểm tra và đưa ra quyết định cuối cùng. Trưởng
nhóm quyết định mức trọng yếu ban đầu căn cứ vào sự hiểu biết khách hàng, môi
trường hoạt động của họ, đánh giá về rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán.
Bước 4: Lập kế hoạch kiểm toán chiến lược
Trưởng nhóm kiểm toán sẽ tiến hành lập kế hoạch kiểm toán, phân công nhiệm
vụ cho các thành viên trong đoàn kiểm toán. Kế hoạch này sẽ được Trưởng phòng
Kiểm toán xem xét, thông qua trước khi cuộc kiểm toán diễn ra. Mục đích của bước
công việc này là thiết lập kế hoạch kiểm toán tổng quát và khoanh vùng rủi ro xảy ra
sai phạm trọng yếu, đồng thời trao đổi các vấn đề quan trọng với các thành viên trong
nhóm kiểm toán để hướng dẫn họ thực hiện chương trình kiểm toán.
Bước 5: Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể
Lập kế hoạch: Trưởng nhóm tiến hành lập kế hoạch thông qua xem xét những
thủ tục kiểm toán cần thực hiện để phát hiện được các sai sót về nghiệp vụ và số dư
mà chưa được phát hiện bởi hệ thống KSNB. Thủ tục kiểm tra cơ bản có thể bao
gồm kiểm tra chi tiết, thủ tục phân tích cơ bản, hoặc kết hợp cả hai.
Tổng hợp và thảo luận về kế hoạch kiểm toán: Được thực hiện bởi Trưởng
phòng kiểm toán, với sự phê chuẩn của Ban giám đốc Chi nhánh, nhằm mô tả phạm
vi và quy trình thực hiện hợp đồng kiểm toán, đánh dấu tất cả các vấn đề quan
trọng, các vấn đề phát hiện được cũng như các quyết định căn cứ vào độ tin cậy của
hệ thống KSNB, cung cấp bằng chứng cho thấy KTV đã lập kế hoạch phù hợp với
hợp đồng kiểm toán và có phản ứng kịp thời đối với các rủi ro và các vấn đề liên
quan đến hợp đồng kiểm toán.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Hoàng Thị Huyền Lớp:CQ48/22.0835
Bước 6: Thiết kế chương trình kiểm toán
Hiện tại, Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C đã xây dựng chương
trình kiểm toán mẫu cho từng khoản mục cụ thể trong kiểm toán BCTC. Với mỗi
khách hàng khác nhau sẽ có sự điều chỉnh phù hợp. Chương trình kiểm toán đã
được thiết kế chặt chẽ với các thử nghiệm kiểm soát, thủ tục phân tích, và thủ tục
kiểm tra chi tiết. Do đó, KTV cần nắm rõ các thủ tục kiểm toán này để áp dụng cho
phù hợp, tránh bỏ sót các thủ tục cần thiết.
c. Thực hiện kiểm toán
Sau khi được phân công công việc với các phần hành cụ thể, các KTV và trợ
lý kiểm toán sẽ nhận được chương trình kiểm toán tương ứng và tiến hành thực hiện
phần công việc được giao, thông qua việc tiến hành các thử nghiệm kiểm soát và
thử nghiệm cơ bản (thực hiện các thủ tục phân tích và thực hiện kiểm tra chi tiết)
Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát
Thử nghiệm kiểm soát được thực hiện khi KTV đánh giá hệ thống KSNB của
đơn vị kiểm toán là có hiệu lực. Khi đó, thử nghiệm kiểm soát được triển khai nhằm
thu thập các bằng chứng kiểm toán về thiết kế và hoạt động của hệ thống KSNB.
Cách thức tiến hành gồm có điều tra, phỏng vấn, mô tả, Walk through, test of
control. Kết quả của quá trình này là đánh giá các rủi ro kiểm soát và đánh giá quy
mô mẫu cho các thủ tục kiểm toán sau đó.
Thực hiện các thử nghiệm cơ bản
Thực hiện thủ tục phân tích
Dựa vào những số liệu và thông tin thu thập được, kiểm toán viên lựa chọn thủ
tục phân tích phù hợp, tiến hành phân tích và dựa trên những kinh nghiệm của mình,
kiểm toán viên phát hiện và tìm hiểu nguyên nhân những sự khác biệt bất thường.
Sau đó, xem xét những mục tiêu đặt ra trước khi phân tích có đạt được hay không.
Thực hiện kiểm tra chi tiết
Thu thập số liệu, sổ sách, chứng từ và các thông tin có liên quan; kiểm tra các
nghiệp vụ phát sinh, các số liệu trên báo cáo tài chính của khách hàng để kiểm tra
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Hoàng Thị Huyền Lớp:CQ48/22.0836
tính trung thực và hợp lý của khoản mục. Phương pháp thực hiện là: kiểm tra trọng
tâm, kiểm tra chọn mẫu, và những thử nghiệm chi tiết khác.
Kết thúc giai đoạn này, Trưởng nhóm sẽ tổng hợp kết quả, giấy tờ làm việc
của các nhóm viên để trình bày vào báo cáo tổng hợp về kết quả kiểm toán.
d. Kết thúc kiểm toán.
Đánh giá tổng thể về các sai sót được phát hiện và phạm vi kiểm toán
Trưởng nhóm kiểm toán thực hiện việc tổng hợp kết quả làm việc của các
thành viên trong nhóm, xem xét lại tổng thể các sai sót đã phát hiện được, thảo luận
các phương án điều chỉnh và chuẩn bị trao đổi với ban lãnh đạo khách hàng. Sau khi
thống nhất được tất cả các vấn đề cần trao đổi với khách hàng, trưởng nhóm đề xuất
bút toán điều chỉnh. Sau đó Partner và Trưởng phòng kiểm toán sẽ soát xét lại nhằm
xem xét lại toàn bộ BCTC để đưa ra quyết định về sự nhất quán của báo cáo, về khả
năng tồn tại gian lận, sự phù hợp của chính sách kế toán.
Xem xét lại những sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ kế toán:
Nhằm đánh giá ảnh hưởng của các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ kế toán
đến khả năng hoạt động liên tục của khách hàng và tính trung thực hợp lý của các
thông tin trình bày trên báo cáo tài chính.
Thu thập thư giải trình của Ban giám đốc khách hàng:
Nhằm có được bằng chứng về sự nhận thức về trách nhiệm của Ban giám đốc
khách hàng về những thông tin cung cấp trong BCTC.
Phát hành báo cáo kiểm toán
KTV tiến hành lập và phát hành báo cáo kiểm toán. Tùy từng trường hợp cụ
thể mà báo cáo kiểm toán sẽ đưa ra ý kiến của KTV về BCTC của khách hàng có
thể là ý kiến chấp nhận toàn phần, ý kiến chấp nhận từng phần, ý kiến từ chối hoặc
ý kiến không chấp nhận. Ngoài ra, A&C còn phát hành thêm thư quản lý cho
khách hàng cung cấp các ý kiến đánh giá về những yếu kém còn tồn tại kèm theo
giải pháp cải thiện nhằm mục đích tư vấn, trợ giúp cho công ty khách hàng.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Hoàng Thị Huyền Lớp:CQ48/22.0837
e. Những công việc sau thực hiện hợp đồng kiểm toán.
Sau mỗi cuộc kiểm toán, Partner và Trưởng phòng Kiểm toán sẽ tiến hành
tổng kết những ưu điểm, nhược điểm trong cuộc kiểm toán cùng các thành viên
trong đoàn kiểm toán để rút ra kinh nghiệm cho các cuộc kiểm toán sau. Đồng thời
tiến hành lưu trữ các bằng chứng, tài liệu kiểm toán vào hồ sơ nhằm phục vụ cho
việc giải trình các vấn đề liên quan đến cuộc kiểm toán và làm tài liệu cho các KTV
thực hiện kiểm toán khách hàng những năm tiếp theo.
2.1.6. Hệ thống hồ sơ
Hệ thống hồ sơ tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C nói chung và
chi nhánh A&C Hà Nội nói riêng gồm có hồ sơ kiểm toán chung (hồ sơ thường
trực) và hồ sơ kiểm toán năm.
2.1.6.1. Hồ sơ kiểm toán chung
Hồ sơ kiểm toán chung là hồ sơ kiểm toán chứa đựng những tài liệu mang
thông tin chung về khách hàng liên quan tới hai hay nhiều cuộc kiểm toán trong
nhiều năm tài chính của một khách hàng. Hồ sơ kiểm toán chung thường bao gồm
các nội dung về thông tin tổng hợp của khách hàng, thông tin về luật pháp, thông tin
về thuế, thông tin về nhân sự, thông tin về kế toán, thông tin về hợp đồng và cam
kết dài hạn và thông tin về các thủ tục kiểm soát nội bộ.
Hệ thống tham chiếu trong hồ sơ kiểm toán chung được trình bày trong bảng
2.1 - Hệ thống tham chiếuhồ sơ kiểm toán chung như sau:
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Hoàng Thị Huyền Lớp:CQ48/22.0838
Bảng 2.1. Hệ thống tham chiếu hồ sơ kiểm toán chung
Tham chiếu Nội dung
PF1 Thông tin chung
PF1.1 Đặc điểm về hoạt động kinh doanh của DN
PF1.2 Biên bản họp Đại hội cổ đông
PF1.3 Biên bản họp HĐQT/ HĐ thành viên
PF1.4 Biên bản họp Ban giám đốc
PF1.4 Các thông tin khác
PF2 Thông tin về luật pháp
PF2.1 Điều lệ hoạt động của DN
PF2.2 Quyết định thành lập của DN
PF 2.3 Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
PF2.4 Giấy phép đầu tư/ Giấy chứng nhận đầu tư
PF2.5 Các thông tin về luật pháp khác
PF3 Thông tin về kế toán
PF3.1 Công văn chấp thuận của BTC về chế độ kế toán sử dụng
PF3.2 Hệ thống tài khoản sử dụng
PF3.3 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
PF3.4 Ghi chú về các chính sách kế toán và hạch toán kế toán đặc thù
PF3.5 Báo cáo kiểm toán nội bộ
PF3.6 Các thông tin về kế toán
PF4 Thông tin về Thuế
PF4.1 Giấy chứng nhận ĐK Thuế
PF4.2 Công văn chấp thuận sử dụng hoá đơn đặc thù
PF4.3 Các văn bản chính sách Thuế có liên quan đến hoạt động của
DN
PF4.4 Các biên bản kiểm tra quyết toán Thuế 3 năm gần nhất
PF4.4 Các thông tin về Thuế khác
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ

More Related Content

What's hot

Khóa luận tốt nghiệp về Kiểm toán chi phí hoạt động tại công ty kiểm toán
Khóa luận tốt nghiệp về Kiểm toán chi phí hoạt động tại công ty kiểm toánKhóa luận tốt nghiệp về Kiểm toán chi phí hoạt động tại công ty kiểm toán
Khóa luận tốt nghiệp về Kiểm toán chi phí hoạt động tại công ty kiểm toánDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM...
QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM...QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM...
QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM...Nguyễn Công Huy
 
VỀ KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC
VỀ KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTCVỀ KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC
VỀ KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTCNguyễn Công Huy
 
KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNHKIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNHNguyễn Công Huy
 
Đề tài Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả tại Công ty Kiểm toán và Tư...
Đề tài  Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả tại Công ty Kiểm toán và Tư...Đề tài  Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả tại Công ty Kiểm toán và Tư...
Đề tài Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả tại Công ty Kiểm toán và Tư...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Slide luận văn kiểm toán atax
Slide luận văn kiểm toán ataxSlide luận văn kiểm toán atax
Slide luận văn kiểm toán ataxNguyễn Công Huy
 
Đề tài: Kiểm toán chu trình bán hàng - Thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài c...
Đề tài: Kiểm toán chu trình bán hàng - Thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài c...Đề tài: Kiểm toán chu trình bán hàng - Thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài c...
Đề tài: Kiểm toán chu trình bán hàng - Thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài c...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Khóa luận tốt nghiệp về Kiểm toán chi phí hoạt động tại công ty kiểm toán
Khóa luận tốt nghiệp về Kiểm toán chi phí hoạt động tại công ty kiểm toánKhóa luận tốt nghiệp về Kiểm toán chi phí hoạt động tại công ty kiểm toán
Khóa luận tốt nghiệp về Kiểm toán chi phí hoạt động tại công ty kiểm toán
 
Luận văn: Kiểm toán hàng tồn kho trong báo cáo tài chính, HAY
Luận văn: Kiểm toán hàng tồn kho trong báo cáo tài chính, HAYLuận văn: Kiểm toán hàng tồn kho trong báo cáo tài chính, HAY
Luận văn: Kiểm toán hàng tồn kho trong báo cáo tài chính, HAY
 
QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM...
QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM...QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM...
QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM...
 
Kiểm toán hàng tồn kho
Kiểm toán hàng tồn khoKiểm toán hàng tồn kho
Kiểm toán hàng tồn kho
 
Đề tài: Kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, HAY
Đề tài: Kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, HAYĐề tài: Kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, HAY
Đề tài: Kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, HAY
 
VỀ KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC
VỀ KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTCVỀ KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC
VỀ KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC
 
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh
 Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định  kết quả kinh doanh Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định  kết quả kinh doanh
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh
 
KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNHKIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
 
Quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại công ty kiểm toán, 9đ
Quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại công ty kiểm toán, 9đQuy trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại công ty kiểm toán, 9đ
Quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại công ty kiểm toán, 9đ
 
Đề tài Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả tại Công ty Kiểm toán và Tư...
Đề tài  Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả tại Công ty Kiểm toán và Tư...Đề tài  Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả tại Công ty Kiểm toán và Tư...
Đề tài Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả tại Công ty Kiểm toán và Tư...
 
Đề tài: Quy trình kiểm toán tiền lương và khoản trích theo lương
Đề tài: Quy trình kiểm toán tiền lương và khoản trích theo lươngĐề tài: Quy trình kiểm toán tiền lương và khoản trích theo lương
Đề tài: Quy trình kiểm toán tiền lương và khoản trích theo lương
 
Thủ tục kiểm tra chi tiết trong qui trình kiểm toán Báo cáo tài chính
Thủ tục kiểm tra chi tiết trong qui trình kiểm toán Báo cáo tài chínhThủ tục kiểm tra chi tiết trong qui trình kiểm toán Báo cáo tài chính
Thủ tục kiểm tra chi tiết trong qui trình kiểm toán Báo cáo tài chính
 
Slide luận văn kiểm toán atax
Slide luận văn kiểm toán ataxSlide luận văn kiểm toán atax
Slide luận văn kiểm toán atax
 
Đề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASC
Đề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASCĐề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASC
Đề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASC
 
Đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng, 9đ
Đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng, 9đĐề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng, 9đ
Đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng, 9đ
 
Kiểm toán chu kỳ mua hàng và thanh toán trong báo cáo tài chính - Gửi miễn ph...
Kiểm toán chu kỳ mua hàng và thanh toán trong báo cáo tài chính - Gửi miễn ph...Kiểm toán chu kỳ mua hàng và thanh toán trong báo cáo tài chính - Gửi miễn ph...
Kiểm toán chu kỳ mua hàng và thanh toán trong báo cáo tài chính - Gửi miễn ph...
 
Kiểm toán khoản mục phải trả người bán công ty Kiểm toán, 9đ
Kiểm toán khoản mục phải trả người bán công ty Kiểm toán, 9đKiểm toán khoản mục phải trả người bán công ty Kiểm toán, 9đ
Kiểm toán khoản mục phải trả người bán công ty Kiểm toán, 9đ
 
Đề tài: Kiểm toán chu trình bán hàng - Thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài c...
Đề tài: Kiểm toán chu trình bán hàng - Thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài c...Đề tài: Kiểm toán chu trình bán hàng - Thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài c...
Đề tài: Kiểm toán chu trình bán hàng - Thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài c...
 
Đề tài: Lập kế hoạch kiểm toán tại công ty Kiểm toán Immanuel
Đề tài: Lập kế hoạch kiểm toán tại công ty Kiểm toán ImmanuelĐề tài: Lập kế hoạch kiểm toán tại công ty Kiểm toán Immanuel
Đề tài: Lập kế hoạch kiểm toán tại công ty Kiểm toán Immanuel
 
ĐỀ TÀI: Chu trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính
ĐỀ TÀI: Chu trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chínhĐỀ TÀI: Chu trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính
ĐỀ TÀI: Chu trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính
 

Similar to Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ

ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...
ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...
ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...Luận Văn 1800
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty nước khoáng Quảng Ninh - Gửi miễ...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty nước khoáng Quảng Ninh - Gửi miễ...Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty nước khoáng Quảng Ninh - Gửi miễ...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty nước khoáng Quảng Ninh - Gửi miễ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại cô...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại cô...Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại cô...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại cô...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ (20)

Kiểm toán doanh thu bán hàng tại Công ty Định giá Thăng Long, 9đ
Kiểm toán doanh thu bán hàng tại Công ty Định giá Thăng Long, 9đKiểm toán doanh thu bán hàng tại Công ty Định giá Thăng Long, 9đ
Kiểm toán doanh thu bán hàng tại Công ty Định giá Thăng Long, 9đ
 
Đề tài: Kiểm toán doanh thu bán hàng do Công ty Kiểm toán A&C
Đề tài: Kiểm toán doanh thu bán hàng do Công ty Kiểm toán A&CĐề tài: Kiểm toán doanh thu bán hàng do Công ty Kiểm toán A&C
Đề tài: Kiểm toán doanh thu bán hàng do Công ty Kiểm toán A&C
 
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty Thẩm định giá
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty Thẩm định giáKiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty Thẩm định giá
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty Thẩm định giá
 
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACA
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACAKiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACA
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACA
 
Luận văn: Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty Than
Luận văn: Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty ThanLuận văn: Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty Than
Luận văn: Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty Than
 
Kế toán chi phí và tính giá thành tại công ty TNHH Minh Trí, HAY
Kế toán chi phí và tính giá thành tại công ty TNHH Minh Trí, HAYKế toán chi phí và tính giá thành tại công ty TNHH Minh Trí, HAY
Kế toán chi phí và tính giá thành tại công ty TNHH Minh Trí, HAY
 
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Nhật Huy
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Nhật HuyĐề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Nhật Huy
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Nhật Huy
 
Đề tài: Kiểm toán Vốn bằng tiền tại Công ty Kiểm toán ACC, HAY
Đề tài: Kiểm toán Vốn bằng tiền tại Công ty Kiểm toán ACC, HAYĐề tài: Kiểm toán Vốn bằng tiền tại Công ty Kiểm toán ACC, HAY
Đề tài: Kiểm toán Vốn bằng tiền tại Công ty Kiểm toán ACC, HAY
 
Kế toán bán hàng và kết quả kinh doanh tại công ty TNHH An Phú
Kế toán bán hàng và kết quả kinh doanh tại công ty TNHH An PhúKế toán bán hàng và kết quả kinh doanh tại công ty TNHH An Phú
Kế toán bán hàng và kết quả kinh doanh tại công ty TNHH An Phú
 
Đề tài: Khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán VACO
Đề tài: Khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán VACOĐề tài: Khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán VACO
Đề tài: Khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán VACO
 
Đề tài: Kế toán và kết quả kinh doanh tại công ty thương mại Nam Sơn
Đề tài: Kế toán và kết quả kinh doanh tại công ty thương mại Nam SơnĐề tài: Kế toán và kết quả kinh doanh tại công ty thương mại Nam Sơn
Đề tài: Kế toán và kết quả kinh doanh tại công ty thương mại Nam Sơn
 
Đề tài: Kiểm toán thuế Giá trị gia tăng trong báo cáo tài chính, 9đ
Đề tài: Kiểm toán thuế Giá trị gia tăng trong báo cáo tài chính, 9đĐề tài: Kiểm toán thuế Giá trị gia tăng trong báo cáo tài chính, 9đ
Đề tài: Kiểm toán thuế Giá trị gia tăng trong báo cáo tài chính, 9đ
 
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm ở công ty TNHH Autocon Vina
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm ở công ty TNHH Autocon VinaĐề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm ở công ty TNHH Autocon Vina
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm ở công ty TNHH Autocon Vina
 
ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...
ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...
ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...
 
Luận văn: Kế toán tiền lương tại Công ty Xây dựng Xuân Mai
Luận văn: Kế toán tiền lương tại Công ty Xây dựng Xuân MaiLuận văn: Kế toán tiền lương tại Công ty Xây dựng Xuân Mai
Luận văn: Kế toán tiền lương tại Công ty Xây dựng Xuân Mai
 
Đề tài: Các khoản trích theo lương tại Công ty Xây dựng Xuân Mai
Đề tài: Các khoản trích theo lương tại Công ty Xây dựng Xuân MaiĐề tài: Các khoản trích theo lương tại Công ty Xây dựng Xuân Mai
Đề tài: Các khoản trích theo lương tại Công ty Xây dựng Xuân Mai
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty nước khoáng Quảng Ninh - Gửi miễ...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty nước khoáng Quảng Ninh - Gửi miễ...Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty nước khoáng Quảng Ninh - Gửi miễ...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty nước khoáng Quảng Ninh - Gửi miễ...
 
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại cô...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại cô...Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại cô...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại cô...
 
3190
31903190
3190
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần Hungari, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần Hungari, 9đĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần Hungari, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần Hungari, 9đ
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ

  • 1. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Hoàng Thị Huyền Lớp:CQ48/22.08ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập. Tác giả luận văn tốt nghiệp Hoàng Thị Huyền
  • 2. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Hoàng Thị Huyền Lớp:CQ48/22.08iii MỤC LỤC Trang bìa......................................................................................................................i LỜICAM ĐOAN ............................................................................................................................................................ii MỤC LỤC..........................................................................................................................................................................iii DANHMỤC TỪ VIẾT TẮT.....................................................................................................................................vi DANHMỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU........................................................................................................................vii LỜINÓI ĐẦU..................................................................................................................................................................1 Chương1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANHNGHIỆP TRONGKIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀICHÍNH.................................................4 1.1. Khái quát về chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp ...........................4 1.1.1. Đặc điểm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp..........................................4 1.1.2. Kiểm soát nội bộ đối với chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.........6 1.2. Khái quát về kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán báo cáo tài chính................................................................................................7 1.2.1. Ý nghĩa của kiểm toán chi phí bán hàng và kiểm toán chi phí quản lý doanh nghiệptrong kiểm toán báo cáo tài chính.............................................................................................7 1.2.2. Mục tiêu kiểm toánchi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.....................8 1.2.3. Căncứ kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quảnlý doanh nghiệp........................9 1.2.4. Những rủi ro thường gặp khi kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.......................................................................................................................................................9 1.3. Quy trình kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp ............10 1.3.1. Lập kế hoạch kiểm toán và soạnthảo chương trình kiểm toán....................................10 1.3.2. Thực hiện kiểm toán...........................................................................................................................17 1.3.3. Kết thúc kiểm toán..............................................................................................................................22 Chương2. THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CHI NHÁNH CÔNG TY TNHHKIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN A&C TẠI HÀ NỘI THỰC HIỆN............................24
  • 3. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Hoàng Thị Huyền Lớp:CQ48/22.08iv 2.1. Đặc điểm về tổ chức và hoạt động kiểm toán của công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C – Chi nhánh Hà Nội...................................................................................24 2.1.1. Lịchsử hình thành và phát triển...................................................................................................24 2.1.2. Đội ngũ nhân viêncủa A&C .........................................................................................................27 2.1.3. Các dịch vụ Côngtycungcấp ......................................................................................................27 2.1.4. Đặc điểm bộ máy quản lýcủacông ty......................................................................................28 2.1.5. Đặc điểm tổchức, quản lý kiểm toán........................................................................................31 2.1.6. Hệ thống hồ sơ......................................................................................................................................37 2.1.7. Kiểm soát chất lượngcông việc kiểm toán............................................................................42 2.2. Thực trạng kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán BCTC do Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C tại Hà Nội thực hiện......................................................................................................................44 2.2.1. Khái quát về cuộc kiểm toán báo cáo tài chínhtại công ty Cổ phần ABC ............44 2.2.2. Thực trạng quy trình kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệptrong kiểm toán báo cáo tài chínhtại Côngty Cổ phần ABC .................................46 Chương 3. NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHHKIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN A&C - CHINHÁNH HÀNỘI...............................110 3.1. Nhận xét về quy trình kiểm toán do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C – Chi nhánh Hà Nội thực hiện ...................................................................................... 110 3.1.1. Nhận xét khái quát về quy trình kiểm toán BCTC..........................................................110 3.1.2. Nhận xét quy trình kiểm toánchi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp114 3.2. Kiến nghị các giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán CPBH và CPQLDN cũng như quy trìn kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C – Chi nhánh Hà Nội thực hiện ...................................................................................... 116 3.2.1. Định hướng phát triểncủa Côngty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C.............116 3.2.2. Nguyêntắc và yêucầu hoàn thiện quy trình kiểm toán CPBH và CPQLDN...116
  • 4. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Hoàng Thị Huyền Lớp:CQ48/22.08v 3.2.3. Kiến nghị hoàn thiện quy trình kiểm toán BCTC nói chung và quy trình kiểm toán CPBH và CPQLDN nói riêng....................................................................................................117 3.3. Điều kiện để thực hiện các kiến nghị ................................................................... 121 3.3.1. Về phía nhà nước..............................................................................................................................121 3.3.2. Về phía Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA)..................................121 3.3.3. Về phíacông ty kiểm toán ...........................................................................................................122 3.3.4. Về phía khách hàngđược kiểm toán ......................................................................................122 3.3.5. Về phíacác trường đại học và các cơ sở đào tạo..............................................................123 KẾTLUẬN...................................................................................................................................................................124 DANHMỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................................125
  • 5. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Hoàng Thị Huyền Lớp:CQ48/22.08vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Chú thích TNHH Trách nhiệm hữu hạn BCTC Báo cáo tài chính CPBH Chi phí bán hàng CPQLDN Chi phí quản lý doanh nghiệp KTV Kiểm toán viên KSNB Kiểm soát nội bộ TK Tài khoản TSCĐ Tài sản cố định GTGT Giá trị gia tăng CP Chi phí TNDN Thu nhập doanh ngiệp TNCN Thu nhập cá nhân
  • 6. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Hoàng Thị Huyền Lớp:CQ48/22.08vii DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU Sơ đồ 2.1. Bộ máytổ chức quảnlýcủaCông ty TNHH Kiểm toánvà Tư vấn A&C ..............29 Sơ đồ 2.2. Bộ máytổ chứccủa Chi nhánhA&C tại Hà Nội..................................................................30 Bảng2.1. Hệthốngtham chiếu hồsơ kiểmtoánchung...........................................................................38 Bảng2.2. Hệthốngtham chiếu hồsơ kiểmtoán năm...............................................................................41 Bảng2.3. Đánh giá khả năngchấp nhận khách hàng................................................................................47 Bảng2.4. Tìm hiểu hoạt động kinhdoanhcủa khách hàng....................................................................53 Bảng2.5. Thủtục phântích báo cáo kết quả kinh doanh........................................................................57 Bảng2.6. Thủtục phântích...................................................................................................................................57 Bảng2.7. Xácđịnh mứctrọngyếu.....................................................................................................................59 Bảng2.8. Đánh giá về hệ thốngkiểm soát nội bộđối với các khoảnchi phí.................................62 Bảng2.9. Đánh giárủi ro và phươngphápđối vớirủi ro được đánh giá.........................................63 Bảng2.10. Đánh giá về rủi ro gian lận.........................................................................................................64 Bảng2.11. Câu hỏi đánh giá rủi ro gian lận..............................................................................................65 Bảng2.12. Chươngtrình kiểmtoánchi phí bánhàng...............................................................................71 Bảng2.13. Tổnghợpchi phí bán hàng vàchi phí quảnlýdoanh nghiệp........................................77 Bảng 2.14. Môtảđặc điểmtài khoảnchi phí bánhàng và chi phí quảnlý doanh nghiệp......80 Bảng2.15. Phân tích biến động chi phí bán hàng .................................................................................82 Bảng2.16. Phân tích biến động chi phí quản lý doanh nghiệp.....................................................84 Bảng2.17. Đốichiếusố liệuchi phí bánhàng..............................................................................................87 Bảng2.18. Đốichiếusố liệuchi phí quảnlý doanh nghiệp....................................................................88 Bảng2.19. Kiểm trachọn mẫuchi phí bán hàng.........................................................................................91 Bảng2.20. Chọnmẫu kiểm trachi phí quảnlý doanhnghiệp...............................................................92 Bảng2.21. Kiểm tratínhđúngkỳchi phí bán hàngvà chi phí quảnlý doanh nghiệp.............96 Bảng2.22. Các khoản giảm phí trongkỳ......................................................................................................101 Bảng2.23. Các khoảnchi phí khônghợplýhợplệ..................................................................................104 Bảng2.24. Búttoánđiềuchỉnh..........................................................................................................................106 Bảng2.25. Các vấn đề trao đổi với khách hàng.........................................................................................107 Bảng3.1. Câuhỏi đánh giámức độ hài lòngcủa khách hàng.............................................................120
  • 7. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Hoàng Thị Huyền Lớp:CQ48/22.081 LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo cáo tài chính của doanh nghiệp được nhiều đối tượng quan tâm vì đó chính là tấm gương phản chiếu rõ nét hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là các khoản mục bắt buộc phải được trình bày trên các báo cáo tài chính đó. Các khoản chi phí này nằm trong số những khoản mục trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính. Đây chính là các khoản chi phí thường dễ xảy ra sai phạm, do doanh nghiệp hay tác động để điều chỉnh kết quả kinh doanh theo chiều hướng mong muốn. Bên cạnh đó, CPBH và CPQLDN là các khoản chi phí thường xuyên phát sinh và có liên quan đến nhiều yếu tố khác như tiền, tài sản cố định, tiền lương,... Vì vậy, kiểm toán các khoản chi phí này là khá phức tạp, do đó, khi thực hiện kiểm toán các khoản mục này, kiểm toán viên phải thiết kế và vận dụng các thủ tục kiểm toán sao cho rủi ro kiểm toán là thấp nhất. Việc này đòi hỏi sự chuẩn bị công phu và sự thực hiện chu đáo. Là một sinh viên chuyên ngành kiểm toán, sau một thời gian thực tập tại Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C tại Hà Nội, em đã có cơ hội tiếp xúc với quy trình kiểm toán báo cáo tài chính cũng như kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp do Chi nhánh Công ty thực hiện. Nhận thức được tầm quan trọng của kiểm toán khoản mục này trong kiểm toán báo cáo tài chính, em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện quy trình kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán báo cáo tài chính do Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C tại Hà Nội thực hiện” cho khoá luận tốt nghiệp của mình. Để minh hoạ cho quy trình kiểm toán Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp do Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C tại Hà Nội thực hiện, em đã đưa vào khoá luận tình hình thực tế kiểm toán khoản mục này do Chi nhánh Công ty thực hiện tại khách hàng ABC.
  • 8. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Hoàng Thị Huyền Lớp:CQ48/22.082 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Mục đích nghiên cứu của đề tài là vận dụng lý thuyết quy trình kiểm toán BCTC, mà cụ thể là lý thuyết quy trình kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp để nghiên cứu, tìm hiểu thực tế quy trình thực hiện kiểm toán CPBH và CPQLDN tại Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C Hà Nội; trên cơ sở đó rút ra nhận xét và đề xuất giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán CPBH và CPQLDN do Chi nhánh Công ty thực hiện sao cho phù hợp với thực tiễn và góp phần nâng cao hiệu quả kiểm toán BCTC nói chung và các khoản chi phí này nói riêng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu quy trình kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán BCTC. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu việc vận dụng quy trình kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán BCTC tại Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C Hà Nội. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu dựa trên các phương pháp chủ yếu sau: - Phương pháp luận của phép duy vật biện chứng, đi từ lý luận đến thực tiễn và lấy thực tiễn để kiểm tra lý luận. - Phương pháp phân tích tài liệu, phương pháp chọn mẫu, ước lượng khả năng sai sót, nghiên cứu tổng hợp, đối chiếu so sánh tài liệu và thực tiễn. - Phương pháp toán học, logic học... - Các phương pháp, kỹ thuật kế toán, kiểm toán khác. 5. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính luận văn tốt nghiệp này gồm 3 chương: Chương 1: Những lý luận chung về kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán BCTC.
  • 9. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Hoàng Thị Huyền Lớp:CQ48/22.083 Chương 2: Thực trạng quy tình kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán BCTC do Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C tại Hà Nội thực hiện. Chương 3: Nhận xét và đề xuất các giải pháp hoàn thiện hoạt động của công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C – Chi nhánh Hà Nội. Mặc dù em đã có nhiều cố gắng nỗ lực tìm tòi nghiên cứu song luận văn vẫn còn nhiều thiếu sót. Em rất mong thầy cô giáo đóng góp ý kiến để luận văn của em được hoàn thiện hơn. Qua đây, em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo hướng dẫn GS.TS. Ngô Thế Chi và các anh chị trong Phòng kiểm toán 3 - Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C tại Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thiện luận văn này. Hà Nội, ngày 23 tháng 05 năm 2014 Sinh viên Hoàng Thị Huyền
  • 10. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Hoàng Thị Huyền Lớp:CQ48/22.084 Chương 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.1. Khái quát về chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 1.1.1. Đặc điểm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí bán hàng là toàn bộ các chi phí phát sinh liên quan đến quá trình bán sản phẩm hàng hóa và cung cấp dịch vụ. Chi phí bán hàng có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt với những doanh nghiệp mà hoạt động chính là việc tiêu thụ sản phẩm như doanh nghiệp thương mại, đó là hoạt động chủ yếu tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp. Chi phí bán hàng được phản ánh qua TK 641 “Chi phí bán hàng”. Nội dung chi phí bán hàng gồm các yếu tố sau: Chi phí nhân viên bán hàng (TK 6411): là toàn bộ các khoản tiền lương phải trả cho nhân viên bán hàng, nhân viên đóng gói, bảo quản sản phẩm hàng hóa vận chuyển đi tiêu thụ và các khoản trích theo lương (khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn). Chi phí vật liệu bao bì (TK 6412): là khoản chi phí về vật liệu bao bì để đóng gói bảo quản sản phẩm hàng hóa vật liệu dùng sửa chữa TSCĐ dùng trong quá trình bán hàng, nhiên liệu cho vận chuyển sản phẩm hàng hóa. Chi phí dụng cụ đồ dùng (TK 6413): là chi phí về công cụ dụng cụ đồ dùng đo lường tính toán làm việc ở khâu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Chi phí khấu hao TSCĐ (TK 6414): để phục vụ cho quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ như nhà kho cửa hàng phương tiện vận chuyển bốc dỡ. Chi phí bảo hành sản phẩm (TK 6415): là các khoản chi phí bỏ ra để sửa chữa, bảo hành sản phẩm hàng hóa trong thời gian bảo hành (riêng chi phí bảo hành công trình xây lắp được hạch toán vào TK 627). Chi phí dịch vụ mua ngoài (TK 6417): là các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ như chi phí thuê tài sản thuê kho thuê bến bãi, thuê bốc dỡ vận chuyển, tiền hoa hồng đại lý,…
  • 11. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Hoàng Thị Huyền Lớp:CQ48/22.085 Chi phí bằng tiền khác (TK 6418): là các khoản chi phí bằng tiền phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ như chi phí tiếp khách hội nghị khách hàng, chi phí quảng cáo giới thiệu sản phẩm hàng hóa,… Ngoài ra tùy hoạt động kinh doanh và yêu cầu quản lý của từng ngành, từng đơn vị mà TK 641 có thể mở thêm một số nội dung chi phí chi tiết hơn. Chi phí quản lý doanh nghiệp là toàn bộ chi phí liên quan đến hoạt động quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và một số khoản khác có tính chất chung toàn doanh nghiệp. CPQLDN được phản ánh qua TK 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp”. Theo quy định của chế độ hiện hành, CPQLDN chi tiết thành các yếu tố chi phí sau: Chi phí nhân viên quản lý (TK 6421): gồm tiền lương, phụ cấp phải trả cho Ban giám đốc, nhân viên các phòng ban của doanh nghiệp và các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn trên tiền lương nhân viên quản lý theo tỉ lệ quy định. Chi phí vật liệu quản lý (TK 6422): trị giá thực tế các loại vật liệu, nhiên liệu xuất dùng cho hoạt động quản lý của ban giám đốc và các phòng ban nghiệp vụ của doanh nghiệp, cho việc sửa chữa TSCĐ… dùng chung của doanh nghiệp. Chi phí đồ dùng văn phòng (TK 6423): chi phí về dụng cụ, đồ dùng văn phòng dùng trong công tác quản lý chung của doanh nghiệp. Chi phí khấu hao TSCĐ (TK 6424): khấu hao của những TSCĐ dùng chung cho doanh nghiệp như văn phòng làm việc, kho tàng vật kiến trúc phương tiện truyền dẫn,… Thuế, phí và lệ phí (TK 6425): các khoản thuế như thuế nhà đất, thuế môn bài,…và các khoản phí lệ phí giao thông cầu phà,… Chi phí dự phòng (TK 6426): khoản trích lập dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả phải tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. Chi phí dịch vụ mua ngoài (TK 6427): các khoản chi phí về dịch vụ mua ngoài phục vụ chung toàn doanh nghiệp như tiền điện, nước thuê sửa chữa TSCĐ; tiền
  • 12. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Hoàng Thị Huyền Lớp:CQ48/22.086 mua và sử dụng các tài liệu kĩ thuật bằng phát minh sáng chế phân bổ dần (không đủ tiêu chuẩn TSCĐ); chi phí trả cho nhà thầu phụ. Chi phí bằng tiền khác (TK 6428): các khoản chi phí khác bằng tiền ngoài các khoản đã kể trên như chi hội nghị tiếp khách, chi công tác phí, chi đào tạo cán bộ và các khoản chi khác,… Tùy theo yêu cầu quản lý của từng ngành, từng doanh nghiệp, mà TK 642 có thể được mở thêm một số tiểu khoản khác để theo dõi các khoản chi phí thuộc về quản lý doanh nghiệp. 1.1.2. Kiểm soát nội bộ đối với chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp Doanh nghiệp xây dựng, ban hành và thực hiện các quy định về quản lý nói chung và kiểm soát nội bộ nói riêng cho các công việc cụ thể trong hoạt động bán hàng và quản lý như: - Quy định về chức năng, trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của người hay bộ phận có liên quan đến xử lý công việc trong hoạt động bán hàng và quản lý (như quy định về chức năng, trách nhiệm, quyền hạn của người hay bộ phận kiểm tra và phê duyệt CPBH và CPQLDN; các quy định cụ thể về ghi nhận và xử lý các hoạt động bán hàng và quản lý đối với từng nhân viên trong phòng kế toán,...) - Quy định về trình tự, thủ tục kiểm soát nội bộ thông qua việc quy định trình tự, thủ tục thực hiện, xử lý các công việc trong hoạt động bán hàng và quản lý (như thủ tục kiểm tra, phê duyệt các khoản chi phí; các quy định về công tác phí, hoa hồng, tiếp thị; các định mức về chi phí bảo hành, điện, nước, điện thoại ……) Sau đó, doanh nghiệp tổ chức triển khai và thực hiện các quy định về quản lý và kiểm soát nói trên, thông qua việc tổ chức phân công, bố trí nhân sự; phổ biến quán triệt về chức năng, nhiệm vụ; kiểm tra đôn đốc thực hiện các quy định về KSNB; xử lý các hành vi vi phạm các chính sách và quy chế KSNB mà đơn vị đã ban hành… Các bước công việc trong hoạt động bán hàng và quản lý được tổ chức thực hiện hợp lý và được kiểm soát chặt chẽ sẽ góp phần quan trọng trong việc giảm thiểu chi phí, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, đồng thời góp phần đảm bảo cho các thông tin tài chính có liên quan được tin cậy hơn.
  • 13. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Hoàng Thị Huyền Lớp:CQ48/22.087 1.2. Khái quát về kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán báo cáo tài chính 1.2.1. Ý nghĩa của kiểm toán chi phí bán hàng và kiểm toán chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán báo cáo tài chính Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là những chi phí gián tiếp đối với quá trình sản xuất nhưng lại tác động trực tiếp đến thu nhập chịu thuế, đây là những khoản chi phí phát sinh thường xuyên, ổn định và có liên quan đến nhiều hoạt động, bộ phận khác nhau trong đơn vị như lương, tài sản cố định, ..., do đó, mọi sai phạm trọng yếu xảy ra đối với CPBH và CPQLDN đều có ảnh hưởng dây chuyền đến BCTC của đơn vị. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp do không nhận thức về tính chất phức tạp của các khoản chi phí này nên thường bố trí kế toán viên có trình độ không cao hoặc kiêm nhiệm với nhiều phần hành khác làm cho việc xử lý và ghi chép có thể xảy ra nhiều sai sót. Đồng thời, việc KSNB đối với các khoản chi phí này cũng không được chú trọng làm cho các sai sót không được phát hiện và xử lý kịp thời. Do đó, kiểm toán CPBH và CPQLDN có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong kiểm toán BCTC, cụ thể như sau: - Khi tiến hành đối chiếu và thực hiện các thủ tục kiểm toán chi tiết đối với các khoản mục liên quan trên Bảng cân đối kế toán, KTV có thể phát hiện ra những sai sót, gian lận về CPBH, CPQLDN. Và ngược lại, thông qua việc kiểm tra chi tiết CPBH, CPQLDN có thể phát hiện ra những gian lận và sai sót trong việc hạch toán các khoản mục có liên quan khác trên BCTC. Chính vì mối quan hệ chặt chẽ này mà trong quá trình kiểm toán, KTV luôn phải quan tâm xem xét đối chiếu với việc kiểm toán các khoản mục liên quan, kết hợp các phần hành kiểm toán khác để đảm bảo hiệu quả cuộc kiểm toán, giảm bớt khối lượng công việc. - CPBH và CPQLDN liên quan mật thiết tới khâu tiêu thụ trong một doanh nghiệp, nó bao gồm cả những chi phí rất nhạy cảm, tuỳ thuộc vào đặc điểm sản xuất kinh doanh và đặc điểm về quản lý của mỗi doanh nghiệp. Kiểm tra tính đúng đắn trong việc tập hợp, phân loại và ghi nhận CPBH, CPQLDN không chỉ giúp KTV đánh giá mức độ tin cậy đối với BCTC của doanh nghiệp mà còn là cơ sở để KTV
  • 14. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Hoàng Thị Huyền Lớp:CQ48/22.088 đưa ra ý kiến nhận xét về việc tiêu thụ và quản lý trong doanh nghiệp góp phần tư vấn cho doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả quản lý kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2.2. Mục tiêu kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp Phù hợp với mục tiêu chung của kiểm toán BCTC là xác nhận về mức độ tin cậy của các thông tin trình bày trên BCTC được kiểm toán, mục tiêu chung của kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là thu thập đầy đủ các bằng chứng thích hợp từ đó đưa ra lời xác nhận về tính trung thực, hợp lý của các thông tin tài chính liên quan đến các khoản mục chi phí này. Đồng thời cung cấp những thông tin, tài liệu có liên quan làm cơ sở tham chiếu khi kiểm toán các khoản mục khác. Mục tiêu cụ thể khi kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là thu thập các bằng chứng kiểm toán nhằm xác minh các cơ sở dẫn liệu sau: - Sự phát sinh: Các khoản chi phí được hạch toán vào CPBH và CPQLDN thực sự phát sinh và được phê chuẩn đúng đắn. - Tính toán, đánh giá: Đảm bảo các khoản CPBH và CPQLDN được xác định theo đúng nguyên tắc và chế độ kế toán hiện hành, tính và phân bổ CPBH, CPQLDN cho các đối tượng chịu chi phí đúng đắn, hợp lí và nhất quán qua các kỳ và được tính toán một cách đúng đắn không có sai sót. - Đầy đủ: Các khoản CPBH và CPQLDN phát sinh được phản ánh và theo dõi đầy đủ trên sổ kế toán, không thừa, không thiếu. - Phân loại và hạch toán đúng đắn: Các khoản CPBH và CPQLDN phát sinh trong kỳ đều được phân loại đúng đắn theo Chuẩn mực, Chế độ kế toán có liên quan, đồng thời các nghiệp vụ phát sinh chi phí này được hạch toán theo đúng trình tự và phương pháp kế toán. - Đúng kỳ: CPBH và CPQLDN phát sinh phải được ghi nhận đúng kỳ kế toán, không sớm cũng không muộn. - Cộng dồn và báo cáo: Đảm bảo các khoản CPBH và CPQLDN đã ghi sổ phải được tổng hợp đầy đủ, chính xác trên sổ chi tiết và sổ tổng hợp và phải phù hợp với số liệu trình bày trên BCTC.
  • 15. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Hoàng Thị Huyền Lớp:CQ48/22.089 1.2.3. Căn cứ kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp - Chính sách, quy chế, quy định về quản lý và kiểm soát đối với chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp do Nhà nước ban hành và do đơn vị xây dựng. - Các chứng từ gốc (bảng phân bổ tiền lương, bảng phân bổ vật liệu, phiếu chi, Hóa đơn GTGT, hợp đồng kinh tế, thanh lý hợp đồng kinh tế …), các sổ kế toán tổng hợp, các sổ kế toán chi tiết có liên quan (sổ TK 641, TK 642, TK 334…), bảng tổng hợp phân bổ CPBH, CPQLDN. - Báo cáo tài chính: báo cáo kết quả kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính (báo cáo các thông tin chi tiết về chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp) - Tài liệu về định mức, kế hoạch, dự toán CPBH, CPQLDN. - Tài liệu, thông tin có liên quan khác (kế hoạch bán hàng, chiến lược kinh doanh,…). 1.2.4. Những rủi ro thường gặp khi kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 1.2.4.1. Chi phí phản ánh trên báo cáo, sổ sách kế toán cao hơn chi phí thực tế - Ghi khống các khoản chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp nhằm tăng chi phí, giảm lãi, trốn thuế. - Tính toán đánh giá theo chiều hướng sai tăng. - Hạch toán trùng các khoản chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. - Phân loại không đúng các khoản chi phí, doanh nghiệp hạch toán cả những khoản chi phí mà theo quy định không được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh như: khoản chi phí đi công tác vượt định mức, chi phạt vi phạm pháp luật,... - Hạch toán sớm kỳ các khoản chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh (chưa phát sinh trong kỳ nhưng đã hạch toán). - Cộng dồn và báo cáo theo chiều hướng sai tăng. - Hạch toán sót các khoản dự phòng hoàn nhập (chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hóa), các khoản giảm chi phí trong kỳ.
  • 16. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Hoàng Thị Huyền Lớp:CQ48/22.0810 1.2.4.2. Chi phí phản ánh trên báo cáo, sổ sách kế toán thấp hơn chi phí thực tế - Hạch toán trùng các khoản dự phòng hoàn nhập, hay trùng các khoản giảm chi phí trong kỳ - Tính toán, đánh giá các khoản chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp theo chiều hướng sai giảm. - Hạch toán sót các khoản chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh. - Đơn vị hạch toán một số khoản chi phí thuộc chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp vào khoản chi phí khác như khoản chi phí tái cơ cấu doanh nghiệp, hoặc hạch toán vào nguyên giá TSCĐ khi sửa chữa TSCĐ nhưng không làm tăng năng lực sản xuất cho TSCĐ... - Hạch toán muộn các khoản chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh kỳ này nhưng kỳ sau mới hạch toán nhằm tăng lãi, làm đẹp tình hình tài chính cho doanh nghiệp. - Cộng dồn và báo cáo theo chiều hướng sai giảm. 1.3. Quy trình kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp Kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là một phần của kiểm toán BCTC, do đó tuân theo quy trình kiểm toán BCTC gồm 3 bước: lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán. 1.3.1. Lập kế hoạch kiểm toán và soạn thảo chương trình kiểm toán 1.3.1.1. Lập kế hoạch kiểm toán Lập kế hoạch kiểm toán sẽ đảm bảo cuộc kiểm toán được tiến hành hiệu quả, KTV và công ty kiểm toán chủ động về công việc trong suốt quá trình kiểm toán, giúp các KTV thu thập các bằng chứng kiểm toán một cách đầy đủ và chất lượng. a. Xử lý thư mời, đánh giá khả năng chấp nhận khách hàng và ký kết hợp đồng kiểm toán Đây là bước đầu tiên nhằm mục đích đánh giá tổng quan về khách hàng để từ đó đưa ra kết luận chấp nhận yêu cầu kiểm toán hay không. Nếu chấp nhận yêu cầu
  • 17. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Hoàng Thị Huyền Lớp:CQ48/22.0811 kiểm toán của khách hàng thì đây đồng thời là bước quan trọng để lập kế hoạch tổng quát cho cuộc kiểm toán. Trong giai đoạn này, tùy vào đây là khách hàng mới hay là khách hàng hiện tại để tiến hành xem xét các vấn đề. Thứ nhất: Đối với khách hàng mới - Tìm hiểu các thông tin về khách hàng như các thông tin chung, hội đồng cổ đông, ban giám đốc, sơ đồ tổ chức, đơn vị trực thuộc, thông tin về hoạt động kinh doanh, thông tin về hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ, các thông tin về việc kiểm toán trước đây của khách hàng, các công ty con, các công ty liên kết, các bên liên quan. - Tìm hiểu các thông tin bất lợi liên quan đến khách hàng và ban lãnh đạo thông qua các phương tiện thông tin đại chúng (báo, tạp chí, internet, v.v...) - Các yêu cầu của khách hàng (dịch vụ yêu cầu, thời hạn phát hành báo cáo, và các yêu cầu khác). - Tìm hiểu các vấn đề liên quan đến khách hàng, bao gồm các thông tin liên quan: môi trường hoạt động kinh doanh của khách hàng, quyền sở hữu và quản lý, các vấn đề của khách hàng liên quan đến pháp luật và các quy định, điều kiện tài chính, các vấn đề về hệ thống kế toán của khách hàng và báo cáo kiểm toán năm trước của khách hàng (nếu có). - Xem xét đến các vấn đề liên quan như tính độc lập và khả năng cung cấp dịch vụ của công ty kiểm toán đối với khách hàng. - Xem xét các ý kiến tư vấn (nếu cần) và liên hệ kiểm toán viên năm trước. Thứ hai: Đối với khách hàng hiện tại - Tìm hiểu các thay đổi của khách hàng so với năm trước như về cổ đông, hội đồng quản trị, kế toán … - Các vấn đề lưu ý từ cuộc kiểm toán trước - Tìm hiểu các thông tin bất lợi liên quan đến khách hàng và ban lãnh đạo thông qua các phương tiện thông tin đại chúng (báo, tạp chí, internet, v.v...) - Các yêu cầu của khách hàng (dịch vụ yêu cầu, thời hạn phát hành báo cáo, và các yêu cầu khác).
  • 18. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Hoàng Thị Huyền Lớp:CQ48/22.0812 - Đánh giá các vấn đề liên quan đến khách hàng, bao gồm các thông tin liên quan: quyền sở hữu và quản lý, các vấn đề của khách hàng liên quan đến pháp luật và các quy định, điều kiện tài chính, các vấn đề về hệ thống kế toán của khách hàng và báo cáo kiểm toán năm trước của khách hàng (nếu có). Sau khi thực hiện các đánh giá đã nêu ở trên, Công ty sẽ đánh giá mức độ rủi ro của hợp đồng để từ đó đưa ra kết luận chấp nhận khách hàng/ tiếp tục chấp nhận khách hàng. Tiếp đó, công ty tiến hành thiết lập nhóm kiểm toán thích hợp cho hợp đồng kiểm toán, đảm bảo hiệu quả cho cuộc kiểm toán và tuân thủ theo các chuẩn mực chung được thừa nhận. Sau đó, công ty tiến hành ký kết hợp đồng kiểm toán. b. Lập kế hoạch kiểm toán Lập kế hoạch kiểm toán chiến lược Kế hoạch chiến lược là định hướng cơ bản, nội dung trọng tâm và phương pháp tiếp cận do cấp chỉ đạo vạch ra dựa trên hiểu biết về tình hình hoạt động và môi trường kinh doanh của đơn vị được kiểm toán. Kế hoạch chiến lược chỉ phải lập cho các cuộc kiểm toán lớn về quy mô, tính chất phức tạp, địa bàn rộng hoặc cuộc kiểm toán BCTC. Kế hoạch chiến lược do người phụ trách cuộc kiểm toán hoặc do những KTV cấp cao hơn lập và được Giám đốc phê duyệt. Kế hoạch chiến lược là cơ sở để lập kế hoạch kiểm toán tổng thể, đồng thời cũng là cơ sở chỉ đạo thực hiện và soát xét kết quả cuộc kiểm toán. Nội dung kế hoạch chiến lược thường bao gồm những thông tin khái quát nhất về: những thông tin cơ bản tình hình kinh doanh của khách hàng; những vấn đề liên quan đến BCTC, Chế độ kế toán, Chuẩn mực kế toán áp dụng; đánh giá ban đầu về rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát; đánh giá hệ thống KSNB; xác định rõ các mục tiêu kiểm toán trọng tâm và phương pháp kiểm toán chủ yếu khi thực hiện; dự kiến nhóm trưởng, thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc kiểm toán; xác định chuyên gia cần phối hợp và tư vấn cần thiết; một số điều kiện cần thiết khác như các tài liệu liên quan, đi lại, chỗ ăn nghỉ...
  • 19. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Hoàng Thị Huyền Lớp:CQ48/22.0813 Kế hoạch kiểm toán tổng thể Mục tiêu việc lập kế hoạch kiểm toán tổng thể là có thể thực hiện kiểm toán một cách có hiệu quả và theo đúng thời gian dự kiến. Kế hoạch kiểm toán tổng thể do trưởng nhóm kiểm toán lập và phải được lập cho mọi cuộc kiểm toán và phải đầy đủ, chi tiết cho mọi khía cạnh của một cuộc kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán tổng thể là cơ sở để lập chương trình kiểm toán. Để lập kế hoạch kiểm toán tổng thể, cần thực hiện các bước công việc sau: Bước 1: Tìm hiểu các thông tin cơ bản về khách hàng Bước này được thực hiện cho toàn bộ kiểm toán BCTC, trong đó có những thông tin liên quan tới từng khoản mục, đối với CPBH và CPQLDN có thể tìm hiểu một số thông tin : - Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp; những đặc thù về bộ máy quản lý (cơ cấu, việc phân quyền, phân cấp trong quản lý), tìm hiểu về hoạt động tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp trên thị trường (cách thức bán hàng, các hoạt động về quảng cáo, khuyến mại, … phục vụ cho tiêu thụ sản phẩm); những hoạt động này sẽ làm phát sinh chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. - Những văn bản, quy định của Nhà nước về CPBH, CPQLDN mà doanh nghiệp đang áp dụng. - Những thông tin ghi trong điều lệ công ty liên quan đến hoạt động bán hàng và bộ máy quản lý của doanh nghiệp. - Tìm hiểu kết quả kiểm toán CPBH, CPQLDN lần trước. Những hiểu biết về các tài liệu này sẽ giúp cho KTV giải thích bằng chứng kiểm toán về CPBH, CPQLDN có liên quan trong suốt cuộc kiểm toán. Ngoài ra, việc tìm hiểu này còn nhằm mục đích khái quát toàn bộ mối quan hệ kinh tế của đơn vị được kiểm toán trong niên độ hạch toán để có thể phát hiện các nghiệp vụ có sai phạm về CPBH, CPQLDN tập trung ở các cơ sở dẫn liệu nào. Bước 2: Thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ Thủ tục phân tích áp dụng trong lập kế hoạch kiểm toán CPBH, CPQLDN được dựa trên các thông tin tài chính và thông tin phi tài chính nhằm đánh giá hoạt
  • 20. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Hoàng Thị Huyền Lớp:CQ48/22.0814 động tiêu thụ và bộ máy quản lý, chỉ ra những khả năng sai sót, khoanh vùng phạm vi trọng yếu từ đó có thể giảm được khối lượng công việc khảo sát chi tiết. Ở bước công việc này chủ yếu sử dụng phương pháp kiểm toán cơ bản và kỹ thuật phân tích đánh giá tổng quát. Tuỳ theo đặc điểm riêng của từng doanh nghiệp mà KTV sẽ lựa chọn sử dụng một hoặc một số những tính toán sau để phân tích: - Thực hiện so sánh CPBH, CPQLDN kỳ này với các kỳ trước để xem xét biến động qua đó có được cái nhìn tổng quát về hoạt động bán hàng và quản lý của doanh nghiệp. - So sánh CPBH, CPQLDN giữa thực tế với kế hoạch để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch về hoạt động bán hàng và quản lý. - So sánh CPBH, CPQLDN thực tế của đơn vị với ước tính của KTV. - So sánh CPBH, CPQLDN thực tế của đơn vị với các đơn vị trong cùng ngành có cùng quy mô hoạt động hoặc với số liệu thống kê định mức cùng ngành, từ đó đánh giá khả năng quản lý chi phí của đơn vị. - Xem xét mối quan hệ giữa CPBH, CPQLDN với các chỉ tiêu khác trên BCTC như: Doanh thu, giá vốn, tổng tài sản, tổng chi phí hoặc mối quan hệ giữa CPBH, CPQLDN với thông tin phi tài chính (như mối quan hệ giữa chi phí nhân công với số lượng nhân viên). Bước 3: Xác định mức trọng yếu, đánh giá rủi ro Việc xác định mức trọng yếu đối với kiểm toán BCTC nói chung và kiểm toán CPBH, CPQLDN nói riêng được thực hiện qua các bước như sau: - Xác định mức trọng yếu tổng thể cho toàn bộ BCTC dựa trên một tỷ lệ nhất định của một trong số các chỉ tiêu như lợi nhuận trước thuế, doanh thu hay tổng tài sản. - Xác định mức trọng yếu thực hiện: Mức trọng yếu thực hiện hay mức trọng yếu được phân bổ cho các khoản mục trên BCTC được tính toán và áp dụng cho toàn bộ các khoản mục trên BCTC trong đó có CPBH và CPQLDN. Thông thường, mức trọng yếu thực hiện được xác định bằng 50% - 70% mức trọng yếu tổng thể. - Xác định ngưỡng sai sót có thể bỏ qua: Ngưỡng sai sót có thể bỏ qua là giá trị sai sót lớn nhất có thể bỏ qua mà không cần tìm hiểu nguyên nhân do nó không
  • 21. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Hoàng Thị Huyền Lớp:CQ48/22.0815 có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC. Đối với từng khoản mục trên BCTC trong đó có cả CPBH và CPQLDN, ngưỡng sai sót này được xác định tối đa bằng 4% mức trọng yếu thực hiện. Trên cơ sở xác định mức trọng yếu, KTV cần tiến hành đánh giá mức rủi ro kiểm toán đối với các khoản mục trên BCTC nói chung và đối với các khoản CPBH, CPQLDN nói riêng. Từ đó xác định được phương pháp chọn mẫu và khoảng cách mẫu cần áp dụng trong quá trình thực hiện kiểm toán. Bước 4: Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng đối với CPBH và CPQLDN Kiểm toán viên đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng không chỉ để xác minh tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ mà còn làm cơ sở để xác định phạm vi thực hiện các thử nghiệm cơ bản khi kiểm tra nghiệp vụ. Đối với kiểm toán CPBH và CPQLDN, cần tìm hiểu một số thông tin sau về hệ thống kiểm soát nội bộ: - Môi trường kiểm soát  Tìm hiểu triết lý kinh doanh, phong cách điều hành của ban quản lý: quan điểm, đường lối trong chiến lược lâu dài về hoạt động kinh doanh của đơn vị được kiểm toán cách thức điều hành quan liêu hay tỉ mỉ, chủ quan hay duy ý chí, cơ cấu tổ chức quyền lực,…  Cơ chế kiểm soát, kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ. Cơ chế uỷ ban kiểm tra hay kiểm toán nội bộ, kiểm toán nội bộ được tổ chức như thế nào: kiểm toán nội bộ có tổ chức kiểm tra độc lập sẽ tạo môi trường kiểm soát nội bộ ổn định hơn.  Thái độ, sự ủng hộ của công nhân viên trong đơn vị hoặc từ các tổ chức đối tác cũng có ảnh hưởng tới môi trường kiểm soát. - Hệ thống kế toán:  Hoạt động kế toán của đơn vị được tổ chức như thế nào, theo hình thức sổ kế toán gì? Sự phát triển hệ thống kế toán quản trị đến đâu, chế độ kế toán áp dụng.  Những quy định của doanh nghiệp về hạch toán CPBH, CPQLDN: Quy định hạch toán lương, thưởng cho bộ phận bán hàng, quản lý doanh nghiệp. Các
  • 22. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Hoàng Thị Huyền Lớp:CQ48/22.0816 quy định về công tác phí, hoa hồng, tiếp thị, các định mức về chi phí bảo hành, điện, nước, điện thoại.  Quy định về phê duyệt chứng từ, luân chuyển chứng từ. Việc hạch toán CPBH, CPQLDN đi từ chứng từ gốc vào các sổ nào,… Để tiến hành tìm hiểu các hoạt động kiểm soát của khách hàng áp dụng đối với chi phí hoạt động có thể sử dụng các câu hỏi sau: - Doanh nghiệp có thiết lập các quy định về hạch toán chi phí, và chi phí phát sinh có tuân theo các thủ tục đó không ? - Các chứng từ chi có theo đúng mẫu nhà nước quy định không và có đầy đủ các chữ ký cần thiết không ? - Có phân cấp phê duyệt các loại chi phí không ? - Các khoản chi có quy mô lớn có được phê duyệt đầy đủ không và trình tự luân chuyển có tuân theo chế độ không ? - Việc phân loại chi phí có được quy định không ? - Có thực hiện đối chiếu chi phí trên Sổ tổng hợp và Sổ chi tiết không,…? 1.3.1.2. Soạn thảo chương trình kiểm toán Chương trình kiểm toán (Audit Program) là những dự kiến chi tiết, tỷ mỷ về nội dung, trình tự công việc kiểm toán chi tiết cho từng tài khoản hay từng thông tin tài chính cần được kiểm toán. Chương trình kiểm toán phải được lập và thực hiện cho mọi cuộc kiểm toán, chỉ dẫn mục tiêu kiểm toán, nội dung, lịch trình, phạm vi của các thủ tục kiểm toán cụ thể và thời gian ước tính cho từng phần hành. Bên cạnh đó, chương trình kiểm toán cũng là toàn bộ những chỉ dẫn cho KTV và trợ lý kiểm toán viên thực hiện kiểm toán một cách hiệu quả. Đồng thời cũng là phương tiện cho KTV ghi chép, theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện kiểm toán. Một chương trình kiểm toán được soạn thảo thường bao gồm: - Mục tiêu kiểm toán cụ thể kiểm toán đối với từng khoản mục. - Các chỉ dẫn về các bước công việc, các thủ tục kiểm toán, kỹ thuật kiểm toán cụ thể cần áp dụng trong từng bước công việc.
  • 23. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Hoàng Thị Huyền Lớp:CQ48/22.0817 - Thời gian bắt đầu và thời gian hoàn thành; phạm vi của các thủ tục kiểm toán. - Sự phối hợp giữa các trợ lý kiểm toán, sự phối hợp từ phía khách hàng và sự tham gia của các chuyên gia khác (nếu có). - Những tài liệu thông tin cần thu thập để làm bằng chứng kiểm toán. Trong quá trình kiểm toán, nếu có những tình huống mới nảy sinh hoặc có những kết quả ngoài dự kiến của các thủ tục kiểm toán, chương trình kiểm toán cần được sửa đổi bổ sung cho phù hợp; nội dung, nguyên nhân thay đổi cần phải được ghi rõ trong hồ sơ kiểm toán. Đối với các công ty kiểm toán có chương trình kiểm toán theo mẫu sẵn trên máy vi tính hoặc trên giấy mẫu phải có phần bổ sung chương trình kiểm toán cụ thể phù hợp với từng cuộc kiểm toán. 1.3.2. Thực hiện kiểm toán 1.3.2.1. Thực hiện khảo sát về kiểm soát nội bộ đối với CPBH và CPQLDN Thử nghiệm kiểm soát chỉ được thực hiện khi rủi ro kiểm soát mà KTV đánh giá ở giai đoạn lập kế hoạch là thấp. KTV áp dụng phương pháp kiểm toán tuân thủ để thực hiện các khảo sát KSNB này, tuy nhiên việc áp dụng ở mức độ nào là tùy thuộc vào xét đoán của KTV về hiệu lực KSNB của doanh nghiệp đối với khoản CPBH và CPQLDN. Thông qua kết quả khảo sát về mặt thiết kế và vận hành của hệ thống KSNB, KTV có thể đánh giá được mức độ rủi ro kiểm soát đối với các khoản chi phí này, làm cơ sở cho việc kiểm tra chi tiết CPBH và CPQLDN. Khảo sát vềsự hiệnhữu (thiết kế)của cácchính sách kiểm soát, quy địnhvề KSNB Để tìm hiểu tính đầy đủ, thích hợp của việc thiết kế các quy chế và thủ tục kiểm soát nội bộ, KTV tiến hành thực hiện các thủ tục sau: - Tìm kiếm, đọc, nghiên cứu các chính sách và quy định mà đơn vị áp dụng để quản lý CPBH và CPQLDN như: định mức chi công tác phí trong doanh nghiệp, quy định về mức chi hoa hồng đại lý, ... - Trao đổi với đơn vị về quan điểm trong việc ban hành các chính sách, chế độ, quy định để quản lý, theo dõi kiểm soát chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
  • 24. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Hoàng Thị Huyền Lớp:CQ48/22.0818 - Phỏng vấn những người có liên quan về việc thiết kế các quy chế và thủ tục kiểm soát. Khảo sát về việc áp dụng (vận hành) các quy chế KSNB Để tìm hiểu về sự vận hành, tính hiệu lực, hiệu quả của các quy chế và thủ tục kiểm soát đã được thiết kế, KTV có thể sử dụng các kỹ thuật: phỏng vấn, quan sát, kiểm tra tài liệu ... - Phỏng vấn trực tiếp hoặc gửi bảng câu hỏi đến bộ phận bán hàng, bộ phận quản lý doanh nghiệp và những cá nhân có liên quan như ban Giám đốc, nhân viên Kế toán chịu trách nhiệm hạch toán nhằm thu thập bằng chứng về sự vận hành của các quy chế và thủ tục kiểm soát. - Quan sát trình tự các thủ tục bán hàng, trình tự xuất kho công cụ dụng cụ phục vụ cho công tác bán hàng, và quản lý doanh nghiệp ..., quan sát trực tiếp các TSCĐ dùng cho hoạt động bán hàng và quản lý để đảm bảo cho việc trích khấu hao là đúng đắn... - Tìm hiểu dấu vết về kiểm soát đối với các hoạt động làm phát sinh CPBH hoặc CPQLDN như: chữ ký phê duyệt trên các Hợp đồng kinh tế mua bán sản phẩm, dịch vụ phục vụ cho công tác bán hàng và quản lý doanh nghiệp, kế hoạch có phê chuẩn về tổ chức hội nghị khách hàng, các chi phí quảng cáo, tiếp thị phải có đầy đủ hóa đơn hợp lý hợp lệ, quyết định, kế hoạch chi quảng cáo được phê chuẩn đúng đắn... Khảo sát về tình hình thực hiện các nguyên tắc tổ chức hoạt động KSNB Để đánh giá tình hình thực hiện nguyên tắc ủy quyển phê chuẩn, nguyên tắc phân công phân nhiệm và nguyên tắc bất kiêm nhiệm trong khâu KSNB, KTV có thể thực hiện thủ tục phỏng vấn các nhân viên có liên quan như kế toán, thủ quỹ, Giám đốc..., tiến hành kiểm tra các quy định liên quan đến thẩm quyền phê duyệt đồng thời kiểm tra dấu vết kiểm soát lưu lại trên các hồ sơ tài liệu xem có đúng với thẩm quyền hay không...
  • 25. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Hoàng Thị Huyền Lớp:CQ48/22.0819 1.3.2.2. Thực hiện thủ tục phân tích đối với CPBH và CPQLDN Phân tích các thông tin tài chính Căn cứ vào Báo cáo kết quả kinh doanh, Thuyết minh báo cáo tài chính và các tài liệu khác, KTV tiến hành lấy số liệu để so sánh hay xác lập tỷ suất rồi so sánh, chỉ ra sự biến động của thông tin và đưa ra định hướng cho kiểm tra chi tiết tiếp theo. Tùy theo đặc điểm của từng doanh nghiệp, mức chi phí và thời gian kiểm toán mà KTV có thể lựa chọn một hoặc một số kỹ thuật phân tích sau: - So sánh CPBH, QLDN kì này với kỳ trước hoặc số kế hoạch, số dự toán đã điều chỉnh theo sản lượng tiêu thụ, doanh thu… mọi sự biến động cần được tìm hiểu nguyên nhân cụ thể để xem xét tính hợp lý hay những nghi ngờ về khả năng sai phạm. - Phân tích sự biến động của CPBH và CPQLDN hàng tháng trên cơ sở kết hợp với biến động doanh thu, và giải thích các biến động lớn nếu có. - So sánh CPBH, CPQLDN trên BCTC kì này với số ước tính của KTV về CPBH, CPQLDN kì này (ước tính dựa trên CPBH, CPQLDN kỳ trước và tỷ lệ tiêu thụ, doanh thu bán hàng của kì này so với kì trước) nhằm phát hiện biến động bất hợp lý nếu có. - So sánh tỷ trọng CPBH trên doanh thu, CPQLDN trên doanh thu và thu nhập khác giữa kì này với kì trước hoặc với số kế hoạch, số dự toán (có thể là số bình quân ngành) để xem xét có khả năng biến động bất thường hay không. - Xem xét sự biến động của từng khoản mục chi phí trong CPBH, CPQLDN giữa các tháng trong năm hoặc giữa kì này với kì trước để phát hiện biến động bất thường; nếu có, cần tìm hiểu nguyên nhân cụ thể để kết luận. Phân tích các thông tin phi tài chính Khi tiến hành phân tích các thông tin phi tài chính, KTV cần xem xét các nhân tố có tác động đương nhiên (tăng, giảm hợp lý) đối với CPBH và CPQLDN như: - Doanh nghiệp mở rộng (thu hẹp) thêm quy mô kinh doanh, mở rộng (dừng bán) một số sản phẩm mới . - Chính sách tăng lương cơ bản của nhà nước, thay đổi khung khấu hao quy định của Nhà nước đối với tài sản cố định.
  • 26. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Hoàng Thị Huyền Lớp:CQ48/22.0820 - .... Bên cạnh đó, các thông tin phi tài chính như sức ép từ bên trong ( Ban Giám đốc) và bên ngoài đơn vị (nhà đầu tư, vay vốn Ngân hàng...) hay sự thay đổi trong đội ngũ kế toán hoặc phần mềm kế toán sử dụng cũng là các nguyên nhân dẫn đến những biến động bất hợp lý của CPBH và CPQLDN. 1.3.2.3. Thực hiện kiểm tra chi tiết về CPBH và CPQLDN Thủ tục kiểm tra chi tiết đối với CPBH và CPQLDN bao gồm: Kiểm tra về sự phát sinh của nghiệp vụ CPBH và CPQLDN: - Kiểm tra các chứng từ làm căn cứ ghi nhận CPBH và CPQLDN xem có đầy đủ, hợp lý, hợp lệ, hợp pháp và có được phê duyệt đúng đắn hay không? Ví dụ với chi phí nhân viên bán hàng, chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ, khấu hao tài sản cố định phục vụ bán hàng và phục vụ cho công tác quản lý cần kiểm tra bảng phân bổ tiền lương, bảng phân bổ công cụ dụng cụ, bảng phân bổ khấu hao TSCĐ hoặc phiếu xuất kho vật liệu, công cụ dụng cụ,... Với chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác như tiền điện, tiền nước, chi phí tiếp khách, chi phí quảng cáo,... thì cần kiểm tra các hợp đồng, biên bản thanh lý hợp đồng, phiếu chi, giấy báo nợ,... - Kiểm tra kế hoạch bán hàng, kế hoạch quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ, kế hoạch sửa chữa tài sản cố định,... và quyết định của ban Giám đốc phê duyệt các kế hoạch trên. Kiểm tra về sự tính toán, đánh giá của CPBH và CPQLDN - Tiến hành kiểm tra các cơ sở tính toán đối với các khoản CPBH và CPQLDN xem có đảm bảo tin cậy, hợp lý không; kiểm tra kết quả tính toán có đảm bảo chính xác không. Trong trường hợp cần thiết, KTV có thể tính toán lại để đối chiếu hoặc yêu cầu đơn vị giải trình. - Kiểm tra việc tính toán và phân bổ CPBH và CPQLDN trong kỳ xem có đúng đắn, hợp lý và nhất quán hay không thông qua việc kiểm tra chính sách phân bổ CPBH và CPQLDN (phương thức lựa chọn đối tượng phân bổ, tiêu thức phân
  • 27. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Hoàng Thị Huyền Lớp:CQ48/22.0821 bổ) và tiến hành đánh giá tính hợp lý của các tiêu thức phân bổ các khoản chi phí gián tiếp vừa thuộc CPBH vừa thuộc CPQLDN, chi phí sản xuất. Kiểm tra về sự hạch toán đầy đủ của CPBH và CPQLDN - Đối chiếu số lượng chứng từ về CPBH và CPQLDN (bảng phân bổ tiền lương, bảng phân bổ vật liệu và công cụ dụng cụ, bảng tính và phân bổ khấu hao, các hóa đơn GTGT, phiếu chi, giấy báo nợ,...) với sổ cái TK 641, TK 642 để kiểm tra xem việc ghi sổ có đầy đủ không, có bỏ sót các khoản chi phí không? - Đối chiếu các nghiệp vụ trên TK 133 và TK641, TK 642 để kiểm tra việc ghi nhận thuế GTGT đầu vào được khấu trừ có liên quan đến hoạt động bán hàng và hoạt động quản lý thì có các nghiệp vụ tương ứng về CPBH và CPQLDN trên TK 641 và TK 642 hay không? Kiểm tra tính đúng kỳ của của hạch toán CPBH và CPQLDN - Đối chiếu ngày, tháng phát sinh nghiệp vụ trên chứng từ với ngày, tháng ghi sổ chứng từ đó (cần chú ý đến các nghiệp vụ có số tiền lớn, bất thường hoặc phát sinh vào cuối hoặc đầu niên độ kế toán). - So sánh số liệu, ngày tháng cập nhật trên các sổ chi tiết bán hàng, sổ chi tiết chi phí quản lý doanh nghiệp với sổ chi tiết các tài khoản đối ứng có liên quan. Kiểm tra về sự phân loại và ghi sổ đúng đắn của CPBH và CPQLDN - Đọc nội dung các khoản chi phí trong các sổ kế toán chi tiết bán hàng và sổ chi tiết chi phí quản lý doanh nghiệp để kiểm tra việc phân loại các khoản chi phí có đúng đắn không nhằm phát hiện các chi phí không được phép hạch toán vào CPBH, CPQLDN và các khoản chi phí không được coi là chi phí hợp lý, hợp lệ của doanh nghiệp theo quy định của luật thuế thu nhập doanh nghiệp. - Kiểm tra việc phân loại chi phí theo khoản mục, đánh giá việc phân loại này có phù hợp với chính sách, chế độ kế toán doanh nghiệp hay không? - Kiểm tra việc ghi nhận các nghiệp vụ vào sổ kế toán tương ứng và xem xét mối quan hệ đối ứng tài khoản trong hạch toán xem có đảm bảo chính xác và phù hợp với chế độ kế toán hay không, thông qua việc kiểm tra ghi chép ngay trên chứng từ (việc ghi chép này thể hiện được sự phân loại và ghi chép trên sổ kế toán);
  • 28. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Hoàng Thị Huyền Lớp:CQ48/22.0822 đối chiếu bút toán ghi sổ trên sổ kế toán có tương ứng với các chứng từ đó hay không, hoặc tham chiếu bút toán ghi trên các sổ kế toán khác... Kiểm tra sự cộng dồn và báo cáo của CPBH và CPQLDN - Kiểm tra việc tính toán lũy kế phát sinh CPBH và CPQLDN trên từng sổ chi tiết và trên sổ tổng hợp, để đánh giá tính đầy đủ, chính xác của số liệu cộng dồn. - KTV cộng lại số liệu lũy kế phát sinh đã kết chuyển của tài khoản chi phí bán hàng (TK 641), tài khoản chi phí quản lý doanh nghiệp (TK 642) và đối chiếu với kết quả của doanh nghiệp. - Xem xét đánh giá việc trình bày, công bố thông tin CPBH và CPQLDN trên BCTC về tính phù hợp với quy định của chế độ kế toán và sự nhất quán giữa số liệu trên BCTC với số liệu trên sổ kế toán của đơn vị. 1.3.3. Kết thúc kiểm toán Đây là giai đoạn cuối cùng và được thực hiện cho toàn bộ cuộc kiểm toán BCTC. Ở giai đoạn kết thúc kiểm toán, KTV cần tiến hành tổng hợp kết quả kiểm toán của tất cả các khoản mục đã được kiểm toán và đưa ra ý kiến nhận xét, trong đó có khoản mục CPBH, CPQLDN. Đối với các khoản mục chi phí này, sau khi thực hiện đầy đủ các thủ tục cần thiết, KTV lập “Trang tổng hợp” để tổng hợp kết quả kiểm toán CPBH và CPQLDN từ đó căn cứ để lập báo cáo kiểm toán sau này. Các nội dung chủ yếu được thể hiện trong tổng hợp kết quả kiểm toán gồm: Kết luận về mục tiêu kiểm toán KTV nêu rõ kết luận về việc đạt được hay không mục tiêu kiểm toán đối với khoản CPBH và CPQLDN. Có 2 khả năng như sau: - Đạt được mục tiêu kiểm toán: KTV thỏa mãn về kết quả kiểm tra đánh giá về các khoản CPBH và CPQLDN đã được kiểm toán do có đủ bằng chứng thích hợp; - Chưa đạt mục tiêu kiểm toán: KTV chưa thỏa mãn với kết quả kiểm toán ở một khía cạnh nào đó, cần thu thập thêm bằng chứng bổ sung (chỉ rõ hạn chế phạm vi kiểm toán).
  • 29. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Hoàng Thị Huyền Lớp:CQ48/22.0823 Kiến nghị - Kiến nghị về các bút toán điều chỉnh (nếu có) hoặc những giải trình, thuyết minh cần bổ sung trên BCTC, trong đó ghi rõ nguyên nhân và số tiền cần điều chỉnh. - Nhận xét về những tồn tại của hệ thống kế toán và hệ thống KSNB đối với khoản mục CPBH và CPQLDN, đồng thời nêu ý kiến đề xuất cải tiến, hoàn thiện hệ thống KSNB của KTV. Các vấn đề cần tiếp tục theo dõi trong đợt kiểm toán sau liên quan đến bộ phận được kiểm tra. - Việc điều chỉnh số liệu kế toán đối với CPBH và CPQLDN theo ý kiến KTV có được phản ánh đầy đủ, kịp thời vào các sổ kế toán có liên quan hay không. - Giải pháp của đơn vị đối với vấn đề tồn tại mà KTV đã nêu ra trong cuộc kiểm toán. - Các sai sót đã được phát hiện trong cuộc kiểm toán sơ bộ có được xử lý không và mức độ ảnh hưởng đến BCTC cuối niên độ (nếu có). Tóm lại: Dựa trên nền tảng lý thuyết về Kế toán và Kiểm toán, Chương 1 đi sâu vào nghiên cứu những lý luận cơ bản về kiểm toán CPBH và CPQLDN; khái quát ban đầu về khái niệm, đặc điểm của CPBH và CPQLDN; nêu rõ mục tiêu, căn cứ, các rủi ro thường gặp khi kiểm toán CPBH và CPQLDN trong kiểm toán BCTC. Chương 1 cũng đã nêu ra trình tự thủ tục kiểm toán CPBH và CPQLDN trong kiểm toán BCTC thường gồm 3 giai đoạn từ lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán đến kết thúc kiểm toán. Những đặc điểm về CPBH và CPQLDN và trình tự thủ tục kiểm toán CPBH và CPQLDN đã đề cập ở Chương 1 chính là cơ sở khoa học cho nghiên cứu thực tiễn và giải pháp được đề xuất ở Chương 2 và Chương 3.
  • 30. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Hoàng Thị Huyền Lớp:CQ48/22.0824 Chương 2. THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN A&C TẠI HÀ NỘI THỰC HIỆN 2.1. Đặc điểm về tổ chức và hoạt động kiểm toán của công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C – Chi nhánh Hà Nội 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C trước đây là Doanh nghiệp Nhà nước được thành lập theo Quyết định số 140 TC/QĐ/TCCB ngày 26/03/1992, hoạt động theo Giấy phép kinh doanh số 102218 ngày 13 tháng 3 năm 1995 do Ủy ban Kế hoạch Thành phố Hồ Chí Minh cấp. Năm 1995, theo Quyết định 107/TC/QĐ/TCCB ngày 13/2/1995 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, công ty được tách ra thành một công ty độc lập trực thuộc Bộ Tài chính với tên gọi chính thức là công ty Kiểm toán và Tư vấn hoạt động theo giấy phép kinh doanh số 102218 ngày 13/3 do Uỷ ban kế hoạch Thành phố Hồ Chí Minh cấp. Cùng với chủ trương chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước, A&C đã tiến hành chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước sang các loại hình doanh nghiệp phù hợp với qui định. A&C là Công ty đầu tiên của Bộ Tài chính thực hiện thành công 2 lần chuyển đổi hình thức sở hữu, từ Doanh nghiệp Nhà nước sang Công ty Cổ phần Nhà nước (tháng 12 năm 2003) và từ Công ty Cổ phần Nhà nước sang Công ty Trách nhiệm hữu hạn 02 thành viên trở lên (tháng 02 năm 2007). Từ tháng 01 năm 2004 đến tháng 4 năm 2010, A&C là thành viên chính thức của HLB International - Tổ chức kế toán, Kiểm toán và Tư vấn quốc tế có trụ sở tại Vương quốc Anh. Từ tháng 5 năm 2010, A&C là thành viên chính thức của Tập đoàn Kiểm toán quốc tế Baker Tilly International, một trong tám Tập đoàn kiểm toán lớn trên thế giới, có trụ sở chính tại số 2 Blomsbury Street, London WC1B3ST, Vương quốc Anh.
  • 31. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Hoàng Thị Huyền Lớp:CQ48/22.0825 Hiện nay, Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C có: Trụ sở chính: 02 Trường Sơn, Phường 2, Quận Tân Bình, TP. HCM Điện thoại: (84-8) 3.5472972 Fax: (84-8) 3.5472970 - (84-8) 3.5472971 Chi nhánh Hà Nội: 40 Giảng Võ, Quận Đống Đa, Hà Nội Điện thoại: (84-4) 37.367.879 - Fax: (84-4) 37.367.869 Chi nhánh Nha Trang: 18 Trần Khánh Dư, TP. Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa Điện thoại: (84-58) 3876.555 - 3876.836 - Fax: (84-58) 3875.327 Chi nhánh Cần Thơ: 162C/4 Trần Ngọc Quế, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ Điện thoại: (84-71) 3764.995 - Fax: (84-71) 3764.996 Các Công ty thành viên: Công ty TNHH Dịch vụ Kế toán và Tư vấn Đồng Khởi: 02 Trường Sơn, Phường 2, Quận Tân Bình, TP. HCM Công ty TNHH Thẩm định và Tư vấn Việt: 02 Trường Sơn, Phường 2, Quận Tân Bình, TP. HCM Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C tại Hà Nội Với mục tiêu tăng thị phần và khách hàng ở khu vực phía Bắc đồng thời mở rộng phạm vi kiểm toán và tư vấn cho Công ty, Chi nhánh A&C tại Hà Nội đã ra đời và hoạt động. Ban đầu, Chi nhánh A&C Hà Nội được thành lập và hoạt động chỉ với vai trò là văn phòng đại diện của công ty. Đến năm 2001, theo Quyết định số 1144/QĐUB của UBND Thành Phố Hà Nội năm 2001 và giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 312448 do sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp ngày 16/3/2001, Chi nhánh A&C Hà Nội chính thức đi vào hoạt động với tư cách pháp nhân, có quyền ký kết các hợp đồng kiểm toán và phát hành báo cáo kiểm toán. Năm 2003 A&C chuyển đổi hình thức sở hữu lần thứ nhất thành Công ty cổ phần, Chi nhánh A&C Hà Nội được sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp giấy chứng nhận kinh doanh mới số 0113003559 ngày 15/01/2004. Đến năm 2007, khi Công ty chuyển đổi hình thức doanh nghiệp lần thứ hai thành công ty TNHH, Chi
  • 32. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Hoàng Thị Huyền Lớp:CQ48/22.0826 nhánh được cấp giấy chứng nhận kinh doanh số 0112030013 do sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 14/02/2007. Ngày 27/11/2013, Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C tại Hà Nội được Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi lần thứ 5, theo đó: Tên giao dịch chính thức: Chi nhánh công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C tại Hà Nội Tên tiếng anh: A&C Auditing and Consulting Co., Ltd. Branch in Hanoi Địa chỉ: 40 Giảng Võ, Phường Cát Linh, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam Điện thoại: (84-4)7.367.879 Fax: (84-4)7.367.879 Theo số liệu đánh giá của Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) năm 2012, Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C được xếp hạng như sau: - Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C là Công ty có tỷ lệ Kiểm toán viên có chứng chỉ trên tổng số nhân viên cao nhất. - Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C xếp thứ 4 trong 10 Công ty có Kiểm toán viên đông nhất. - Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C xếp thứ 3 về số lượng khách hàng. - Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C xếp thứ 3 trong các Công ty có doanh thu đào tạo cao nhất. - Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C xếp thứ 2 trong 3 Công ty có doanh thu kiểm toán từ các doanh nghiệp Nhà nước cao nhất (sau E&Y); - Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C xếp thứ 3 trong số các Công ty có doanh thu Kiểm toán xây dựng cơ bản cao nhất (sau AASC); - Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C xếp thứ 6 trong 10 Công ty có doanh thu cao nhất và số lượng nhân viên đông nhất (sau KPMG, PwC, E&Y, Deloitte, AASC).
  • 33. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Hoàng Thị Huyền Lớp:CQ48/22.0827 Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C hiện nay là công ty đại diện chính thức tại Việt Nam của Baker Tilly international, điều này càng khẳng định vị thế của A&C trên trường quốc tế đồng thời đó cũng là lợi thế để A&C nâng cao chuyên môn và kinh nghiệm phục vụ khách hàng. 2.1.2. Đội ngũ nhân viên của A&C A&C có đội ngũ hơn 400 nhân viên chuyên nghiệp được đào tạo trong nước và ở nhiều quốc gia khác nhau, trong đó: - 25% đã được Bộ Tài chính cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên, Chứng chỉ Thẩm định viên về giá. - 10% có Chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế do Tổng cục thuế cấp. - 10% có bằng cấp quốc tế về kế toán và sau đại học (ACCA, CPA Australia, Hawaii University, Swimburne University, Economic University,...). - 95% có bằng kỹ sư, cử nhân kinh tế, cử nhân luật và cử nhân ngoại ngữ thuộc các chuyên ngành khác nhau. Đội ngũ nhân viên A&C được đào tạo và nâng cao kiến thức không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia khác nhau như Anh, Pháp, Nga, Bỉ, Hà Lan, Hong kong, Singapore, Úc, Mỹ,.... thông qua các chương trình, đặc biệt là chương trình trao đổi nhân viên giữa các thành viên trong tập đoàn Baker Tilly International Chi nhánh A&C tại Hà Nội tính đến ngày 30/09/2013 có 98 nhân viên trong đó có 56 nam và 42 nữ, đều là các cá nhân có năng lực và trình độ chuyên môn tốt trong lĩnh vực mình phụ trách. Sau hơn 20 năm hoạt động (1992 – 2014) A&C tự hào về đội ngũ nhân viên có chuyên môn vững được tuyển chọn và đào tạo một cách liên tục và có hệ thống. 2.1.3. Các dịch vụ Công ty cung cấp A&C là một công ty kiểm toán độc lập được phép hoạt động trong lĩnh vực Kiểm toán – Tư vấn, có khả năng cung cấp các dịch vụ sau: - Kiểm toán BCTC; Báo cáo Dự toán, quyết toán công trình đầu tư xây dựng cơ bản; Báo cáo kinh phí dự án. - Giám định Tài chính.
  • 34. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Hoàng Thị Huyền Lớp:CQ48/22.0828 - Tư vấn về quản trị, kế toán, thuế. - Dịch vụ kế toán, dịch vụ khác có liên quan theo yêu cầu của khách hàng. - Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ Kiểm toán, Kế toán - Tài chính - Thuế và các chương trình có liên quan trong lĩnh vực kinh tế thị trường. 2.1.4. Đặc điểm bộ máy quản lý của công ty 2.1.4.1. Bộ máy quản lí của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (A&C) Bộ máy quản lý của A&C được tổ chức một cách khoa học, gọn nhẹ theo mô hình khối chức năng, có sự phân cấp rõ ràng và chuyên môn hóa từng lĩnh vực quản lý góp phần quản lý tốt Công ty đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Tổ chức bộ máy của công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C có thể khái quát qua sơ đồ 2.1- Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (A&C). A&C có ba Chi nhánh tại Hà Nội, Nha Trang, Cần Thơ và hai Công ty con. Các Chi nhánh có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, đều hạch toán phụ thuộc. Các Chi nhánh và Công ty thành viên phải chấp hành điều lệ Công ty, tuân thủ quy trình kiểm toán chung, các tiêu chuẩn nghiệp vụ kỹ thuật và các yêu cầu sử dụng giấy tờ làm việc.
  • 35. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Hoàng Thị Huyền Lớp:CQ48/22.0829 Sơ đồ 2.1. Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C Công ty TNHH thẩm định và tư vấn Việt HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN Ban tổng giám đốc Phòng quản trị tổng hợp 2 Phòng kiểm toán xây dựng 6 Phòng kiểm toán BCTC Chi nhánh Cần Thơ Chi nhánh Hà Nội BP thư ký phiên dịch Phòng kế toán Công ty TNHH Kế toán và Tư vấn Đồng Khởi Chi nhánh Nha Trang Phòng tư vấn
  • 36. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Hoàng Thị Huyền Lớp:CQ48/22.0830 2.1.4.2. Bộ máy tổ chức của Chi nhánh A&C tại Hà Nội Bộ máy tổ chức của Chi nhánh cũng tương đối đơn giản và tương tự với Công ty. Sơ đồ 2.2. Bộ máy tổ chức của Chi nhánh A&C tại Hà Nội Ban Giám đốc: Ban Giám đốc Chi nhánh gồm một Giám đốc Chi nhánh và một Phó Giám đốc chi nhánh chịu trách nhiệm chỉ đạo điều hành mọi hoạt động của Chi nhánh. Giám đốc Chi nhánh đồng thời là Phó Tổng Giám đốc Công ty Phòng Kiểm toán 1, 2, 3: Thực hiện công tác Kiểm toán Báo cáo tài chính cho khách hàng. Phòng Kiểm toán Xây dựng: Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành, thẩm định đầu tư, xác định giá trị doanh nghiệp. Bộ phận Tư vấn: Cung cấp dịch vụ tư vấn về thuế, kế toán, tài chính cho khách hàng, thực hiện công tác kiểm toán báo cáo tài chính hằng năm cho khách hàng. Phòng Kiểm toán 1 Phòng Kiểm toán 2 Phòng Kiểm toán 3 Bộ phận Kế toán Phòng Quản trị tổng hợp BAN GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH Bộ phận Tư vấn Phòng Kiểm toán Xây dựng
  • 37. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Hoàng Thị Huyền Lớp:CQ48/22.0831 Phòng quản trị tổng hợp: Thực hiện công tác hành chính, văn thư, phiên dịch, thư ký, lái xe, bảo vệ. Bộ phận kế toán: Thực hiện công tác kế toán của Chi nhánh (tập hợp chứng từ, ghi sổ kế toán, định kỳ lập báo cáo gửi Công ty) 2.1.5. Đặc điểm tổ chức, quản lý kiểm toán 2.1.5.1. Đặc điểm tổ chức đoàn kiểm toán Tùy thuộc vào quy mô, tính chất cuộc kiểm toán và tình hình nhân sự của công ty mà mỗi cuộc kiểm toán sẽ tổ chức đoàn kiểm toán khác nhau. Trách nhiệm thành lập đoàn kiểm toán sẽ do Trưởng, Phó các phòng nghiệp vụ thực hiện và thực hiện trước khi cuộc kiểm toán diễn ra 2-4 tuần để các thành viên có thời gian chuẩn bị và có thể điều chỉnh khi có những phát sinh khác. Thông thường, một đoàn kiểm toán sẽ bao gồm: - Partner: là người có chuyên môn cao nhất, soát xét mọi vấn đề liên quan đến các giai đoạn của cuộc kiểm toán và chịu trách nhiệm lớn nhất về chất lượng kiểm toán, là người kiểm tra cuối cùng báo cáo kiểm toán cấp dưới đã hoàn thiện trước khi phát hành. Mọi cuộc kiểm toán đều phải đặt dưới sự điều hành và giám sát của các partner. - Manager: là Trưởng/ Phó các phòng nghiệp vụ có chuyên môn cao, chỉ đạo trực tiếp các cuộc kiểm toán, chịu trách nhiệm đảm bảo cho cuộc kiểm toán tuân thủ theo đúng phương pháp tiếp cận kiểm toán của Công ty, trực tiếp hướng dẫn nhóm kiểm toán, soát xét và thảo luận các vấn đề phát sinh trong cuộc kiểm toán. - Senior Auditor: là các kiểm toán viên cấp cao, họ là các trưởng nhóm thực hiện kiểm toán tại khách hàng, có trách nhiệm thực hiện các công việc chính của cuộc kiểm toán từ giai đoạn lập kế hoạch đến giai đoạn lập báo cáo, phân công công việc cho các trợ lý kiểm toán và hướng dẫn, kiểm soát công việc của các trợ lý trong suốt quá trình thực hiện kiểm toán tại khách hàng. - Junior Auditor và Staff: là các kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán ít kinh nghiệm hơn chịu trách nhiệm thực hiện các công việc kiểm tra chi tiết theo kế hoạch kiểm toán được lập bởi trưởng nhóm kiểm toán, trực tiếp tiếp xúc với khách hàng
  • 38. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Hoàng Thị Huyền Lớp:CQ48/22.0832 kiểm toán để tiếp nhận các thông tin kế toán đồng thời xác nhận tính trung thực, hợp lý của các thông tin đó. 2.1.5.2. Phương pháp kiểm toán Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C sử dụng hai phương pháp kiểm toán chủ yếu là phương pháp kiểm toán tuân thủ và phương pháp kiểm toán cơ bản. Phương pháp kiểm toán tuân thủ Phương pháp kiểm toán tuân thủ được sử dụng để thu thập các bằng chứng kiểm toán có liên quan đến tính thích hợp và hiệu quả của hệ thống KSNB trong doanh nghiệp, thông qua hệ thống bảng câu hỏi hay bảng tường thuật được xây dựng sẵn về hệ thống KSNB. Việc thử nghiệm kiểm soát nhằm xem xét đến tính hiện hữu, tính hiệu lực và tính liên tục của các quy chế KSNB. Trong giai đoạn lập kế hoạch, phương pháp kiểm toán tuân thủ được sử dụng để đánh giá về rủi ro dự kiến ban đầu; kết thúc giai đoạn này, nếu rủi ro kiểm soát là thấp, KTV sẽ tiến hành khảo sát KSNB khi đi vào thực hiện kiểm toán thông qua việc kiểm tra chi tiết về kiểm soát. Kết thúc kiểm toán, KTV sử dụng phương pháp này để đánh giá mức độ thỏa mãn về kiểm soát. Phương pháp kiểm toán cơ bản Phương pháp kiểm toán cơ bản được sử dụng nhằm thu thập các bằng chứng liên quan đến số liệu do hệ thống kế toán xử lý và cung cấp. Phương pháp này được áp dụng cho mọi cuộc kiểm toán tuy nhiên mức độ và phạm vi vận dụng lại phụ thuộc vào tính hiệu quả của hệ thống KSNB trong doanh nghiệp. Phương pháp kiểm toán cơ bản bao gồm các kỹ thuật chủ yếu là phân tích đánh giá tổng quát và thử nghiệm chi tiết về nghiệp vụ và số dư tài khoản. 2.1.5.3. Đặc điểm về quy trình kiểm toán BCTC A&C Hà Nội sử dụng phương pháp tiếp cận kiểm toán dựa trên rủi ro, theo đó quy trình kiểm toán theo phương pháp này chia thành các giai đoạn:
  • 39. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Hoàng Thị Huyền Lớp:CQ48/22.0833 a. Giai đoạn trước khi thực hiện hợp đồng kiểm toán (chấp nhận khách hàng) Là giai đoạn A&C tiếp cận khách hàng để thu thập thông tin cần thiết và các nội dung liên quan trực tiếp đến cuộc kiểm toán. Các công việc cụ thể trong giai đoạn này thường bao gồm: - Gửi thư chào hàng đến công ty (đối với khách hàng mới), xem xét lý do cần kiểm toán của khách hàng. - Đánh giá rủi ro và chấp nhận hợp đồng kiểm toán, thống nhất thời gian tiến hành kiểm toán, thời hạn hoàn thành và chất lượng cuộc kiểm toán . - Lựa chọn nhóm kiểm toán sẽ thực hiện cuộc kiểm toán. - Gặp mặt khách hàng, thảo luận với Ban giám đốc khách hàng về môi trường kinh doanh, cập nhật các thông tin từ khách hàng. b. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán Các bước công việc trong giai đoạn lập kế hoạch bao gồm: Bước 1: Tìm hiểu thông tin về khách hàng, đánh giá hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ và hệ thống kế toán của đơn vị khách hàng Trong bước công việc này, KTV cần tìm hiểu về: - Môi trường chung, ngành nghề hoạt động và các nhân tố bên ngoài tác động đến khách hàng kiểm toán. Bên cạnh đó cũng thu được những hiểu biết về cơ cấu tổ chức, cơ cấu vốn, chức năng và nhiệm vụ của hệ thống kiểm soát tại khách hàng kiểm toán. - Thu thập các thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng để nắm bắt được các quy trình mang tính pháp lý có ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh của khách hàng. - Tìm hiểu về hệ thống kế toán mà doanh nghiệp đang áp dụng, chu trình kinh doanh quan trọng, chính sách kế toán và thủ tục kiểm soát đối với chúng. - Xem xét kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và cách thức đánh giá kết quả kinh doanh của Ban giám đốc.
  • 40. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Hoàng Thị Huyền Lớp:CQ48/22.0834 Bước 2: Thực hiện những thủ tục phân tích sơ bộ Công việc này do trưởng nhóm thực hiện, nhằm có được hiểu biết về khách hàng và môi trường hoạt động của họ, cũng như giúp các thành viên trong nhóm kiểm toán nhận diện được các số dư bất thường, khoanh vùng được các rủi ro xảy ra sai phạm trọng yếu của BCTC. Bước 3: Xác định mức trọng yếu Trưởng nhóm là người thu thập thông tin và tính toán mức trọng yếu. Sau đó Trưởng phòng Kiểm toán sẽ xem xét, kiểm tra và đưa ra quyết định cuối cùng. Trưởng nhóm quyết định mức trọng yếu ban đầu căn cứ vào sự hiểu biết khách hàng, môi trường hoạt động của họ, đánh giá về rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán. Bước 4: Lập kế hoạch kiểm toán chiến lược Trưởng nhóm kiểm toán sẽ tiến hành lập kế hoạch kiểm toán, phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong đoàn kiểm toán. Kế hoạch này sẽ được Trưởng phòng Kiểm toán xem xét, thông qua trước khi cuộc kiểm toán diễn ra. Mục đích của bước công việc này là thiết lập kế hoạch kiểm toán tổng quát và khoanh vùng rủi ro xảy ra sai phạm trọng yếu, đồng thời trao đổi các vấn đề quan trọng với các thành viên trong nhóm kiểm toán để hướng dẫn họ thực hiện chương trình kiểm toán. Bước 5: Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể Lập kế hoạch: Trưởng nhóm tiến hành lập kế hoạch thông qua xem xét những thủ tục kiểm toán cần thực hiện để phát hiện được các sai sót về nghiệp vụ và số dư mà chưa được phát hiện bởi hệ thống KSNB. Thủ tục kiểm tra cơ bản có thể bao gồm kiểm tra chi tiết, thủ tục phân tích cơ bản, hoặc kết hợp cả hai. Tổng hợp và thảo luận về kế hoạch kiểm toán: Được thực hiện bởi Trưởng phòng kiểm toán, với sự phê chuẩn của Ban giám đốc Chi nhánh, nhằm mô tả phạm vi và quy trình thực hiện hợp đồng kiểm toán, đánh dấu tất cả các vấn đề quan trọng, các vấn đề phát hiện được cũng như các quyết định căn cứ vào độ tin cậy của hệ thống KSNB, cung cấp bằng chứng cho thấy KTV đã lập kế hoạch phù hợp với hợp đồng kiểm toán và có phản ứng kịp thời đối với các rủi ro và các vấn đề liên quan đến hợp đồng kiểm toán.
  • 41. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Hoàng Thị Huyền Lớp:CQ48/22.0835 Bước 6: Thiết kế chương trình kiểm toán Hiện tại, Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C đã xây dựng chương trình kiểm toán mẫu cho từng khoản mục cụ thể trong kiểm toán BCTC. Với mỗi khách hàng khác nhau sẽ có sự điều chỉnh phù hợp. Chương trình kiểm toán đã được thiết kế chặt chẽ với các thử nghiệm kiểm soát, thủ tục phân tích, và thủ tục kiểm tra chi tiết. Do đó, KTV cần nắm rõ các thủ tục kiểm toán này để áp dụng cho phù hợp, tránh bỏ sót các thủ tục cần thiết. c. Thực hiện kiểm toán Sau khi được phân công công việc với các phần hành cụ thể, các KTV và trợ lý kiểm toán sẽ nhận được chương trình kiểm toán tương ứng và tiến hành thực hiện phần công việc được giao, thông qua việc tiến hành các thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản (thực hiện các thủ tục phân tích và thực hiện kiểm tra chi tiết) Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát Thử nghiệm kiểm soát được thực hiện khi KTV đánh giá hệ thống KSNB của đơn vị kiểm toán là có hiệu lực. Khi đó, thử nghiệm kiểm soát được triển khai nhằm thu thập các bằng chứng kiểm toán về thiết kế và hoạt động của hệ thống KSNB. Cách thức tiến hành gồm có điều tra, phỏng vấn, mô tả, Walk through, test of control. Kết quả của quá trình này là đánh giá các rủi ro kiểm soát và đánh giá quy mô mẫu cho các thủ tục kiểm toán sau đó. Thực hiện các thử nghiệm cơ bản Thực hiện thủ tục phân tích Dựa vào những số liệu và thông tin thu thập được, kiểm toán viên lựa chọn thủ tục phân tích phù hợp, tiến hành phân tích và dựa trên những kinh nghiệm của mình, kiểm toán viên phát hiện và tìm hiểu nguyên nhân những sự khác biệt bất thường. Sau đó, xem xét những mục tiêu đặt ra trước khi phân tích có đạt được hay không. Thực hiện kiểm tra chi tiết Thu thập số liệu, sổ sách, chứng từ và các thông tin có liên quan; kiểm tra các nghiệp vụ phát sinh, các số liệu trên báo cáo tài chính của khách hàng để kiểm tra
  • 42. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Hoàng Thị Huyền Lớp:CQ48/22.0836 tính trung thực và hợp lý của khoản mục. Phương pháp thực hiện là: kiểm tra trọng tâm, kiểm tra chọn mẫu, và những thử nghiệm chi tiết khác. Kết thúc giai đoạn này, Trưởng nhóm sẽ tổng hợp kết quả, giấy tờ làm việc của các nhóm viên để trình bày vào báo cáo tổng hợp về kết quả kiểm toán. d. Kết thúc kiểm toán. Đánh giá tổng thể về các sai sót được phát hiện và phạm vi kiểm toán Trưởng nhóm kiểm toán thực hiện việc tổng hợp kết quả làm việc của các thành viên trong nhóm, xem xét lại tổng thể các sai sót đã phát hiện được, thảo luận các phương án điều chỉnh và chuẩn bị trao đổi với ban lãnh đạo khách hàng. Sau khi thống nhất được tất cả các vấn đề cần trao đổi với khách hàng, trưởng nhóm đề xuất bút toán điều chỉnh. Sau đó Partner và Trưởng phòng kiểm toán sẽ soát xét lại nhằm xem xét lại toàn bộ BCTC để đưa ra quyết định về sự nhất quán của báo cáo, về khả năng tồn tại gian lận, sự phù hợp của chính sách kế toán. Xem xét lại những sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ kế toán: Nhằm đánh giá ảnh hưởng của các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ kế toán đến khả năng hoạt động liên tục của khách hàng và tính trung thực hợp lý của các thông tin trình bày trên báo cáo tài chính. Thu thập thư giải trình của Ban giám đốc khách hàng: Nhằm có được bằng chứng về sự nhận thức về trách nhiệm của Ban giám đốc khách hàng về những thông tin cung cấp trong BCTC. Phát hành báo cáo kiểm toán KTV tiến hành lập và phát hành báo cáo kiểm toán. Tùy từng trường hợp cụ thể mà báo cáo kiểm toán sẽ đưa ra ý kiến của KTV về BCTC của khách hàng có thể là ý kiến chấp nhận toàn phần, ý kiến chấp nhận từng phần, ý kiến từ chối hoặc ý kiến không chấp nhận. Ngoài ra, A&C còn phát hành thêm thư quản lý cho khách hàng cung cấp các ý kiến đánh giá về những yếu kém còn tồn tại kèm theo giải pháp cải thiện nhằm mục đích tư vấn, trợ giúp cho công ty khách hàng.
  • 43. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Hoàng Thị Huyền Lớp:CQ48/22.0837 e. Những công việc sau thực hiện hợp đồng kiểm toán. Sau mỗi cuộc kiểm toán, Partner và Trưởng phòng Kiểm toán sẽ tiến hành tổng kết những ưu điểm, nhược điểm trong cuộc kiểm toán cùng các thành viên trong đoàn kiểm toán để rút ra kinh nghiệm cho các cuộc kiểm toán sau. Đồng thời tiến hành lưu trữ các bằng chứng, tài liệu kiểm toán vào hồ sơ nhằm phục vụ cho việc giải trình các vấn đề liên quan đến cuộc kiểm toán và làm tài liệu cho các KTV thực hiện kiểm toán khách hàng những năm tiếp theo. 2.1.6. Hệ thống hồ sơ Hệ thống hồ sơ tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C nói chung và chi nhánh A&C Hà Nội nói riêng gồm có hồ sơ kiểm toán chung (hồ sơ thường trực) và hồ sơ kiểm toán năm. 2.1.6.1. Hồ sơ kiểm toán chung Hồ sơ kiểm toán chung là hồ sơ kiểm toán chứa đựng những tài liệu mang thông tin chung về khách hàng liên quan tới hai hay nhiều cuộc kiểm toán trong nhiều năm tài chính của một khách hàng. Hồ sơ kiểm toán chung thường bao gồm các nội dung về thông tin tổng hợp của khách hàng, thông tin về luật pháp, thông tin về thuế, thông tin về nhân sự, thông tin về kế toán, thông tin về hợp đồng và cam kết dài hạn và thông tin về các thủ tục kiểm soát nội bộ. Hệ thống tham chiếu trong hồ sơ kiểm toán chung được trình bày trong bảng 2.1 - Hệ thống tham chiếuhồ sơ kiểm toán chung như sau:
  • 44. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Hoàng Thị Huyền Lớp:CQ48/22.0838 Bảng 2.1. Hệ thống tham chiếu hồ sơ kiểm toán chung Tham chiếu Nội dung PF1 Thông tin chung PF1.1 Đặc điểm về hoạt động kinh doanh của DN PF1.2 Biên bản họp Đại hội cổ đông PF1.3 Biên bản họp HĐQT/ HĐ thành viên PF1.4 Biên bản họp Ban giám đốc PF1.4 Các thông tin khác PF2 Thông tin về luật pháp PF2.1 Điều lệ hoạt động của DN PF2.2 Quyết định thành lập của DN PF 2.3 Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh PF2.4 Giấy phép đầu tư/ Giấy chứng nhận đầu tư PF2.5 Các thông tin về luật pháp khác PF3 Thông tin về kế toán PF3.1 Công văn chấp thuận của BTC về chế độ kế toán sử dụng PF3.2 Hệ thống tài khoản sử dụng PF3.3 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán PF3.4 Ghi chú về các chính sách kế toán và hạch toán kế toán đặc thù PF3.5 Báo cáo kiểm toán nội bộ PF3.6 Các thông tin về kế toán PF4 Thông tin về Thuế PF4.1 Giấy chứng nhận ĐK Thuế PF4.2 Công văn chấp thuận sử dụng hoá đơn đặc thù PF4.3 Các văn bản chính sách Thuế có liên quan đến hoạt động của DN PF4.4 Các biên bản kiểm tra quyết toán Thuế 3 năm gần nhất PF4.4 Các thông tin về Thuế khác