SlideShare a Scribd company logo
1 of 88
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ
SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN
PHẨMTẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỤNG CỤ CƠ
KHÍ XUẤT KHẨU
SINH VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN THU YẾN
MÃ SINH VIÊN : A19815
CHUYÊN NGÀNH : KẾ TOÁN
HÀ NỘI – 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ
SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN
PHẨMTẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỤNG CỤ CƠ
KHÍ XUẤT KHẨU
Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS Nguyễn Thị Đông
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thu Yến
Mã sinh viên : A19815
Chuyên ngành : Kế Toán
HÀ NỘI – 2014
Thang Long University Library
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian nghiên cứu lý luận và tìm hiểu thực tế tại Công ty Cổ phần
Dụng cụ Cơ khí Xuất khẩu, em đã hoàn thành xong đề tài khóa luận tốt nghiệp:”Hoàn
thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Dụng cụ
Cơ khí Xuất khẩu”.
Để có được kết quả đó em đã được sự dạy bảo, hướng dẫn nhiệt tình của giáo
viên hướng dẫn PGS, TS Nguyễn Thị Đông cùng các anh chị phòng kế toán tài chính
của Công ty Cổ phần Dụng cụ Cơ khí Xuất khẩu. Vì vậy, trước tiên em xin chân thành
cảm ơn nhà trường đã đào tạo em trong một môi trường tốt, em cũng xin chân thành
cảm ơn PGS, TS Nguyễn Thị Đông là người trực tiếp hướng dẫn em và các anh chị
phòng kế toán tài chính của Công ty Cổ phần Dụng cụ Cơ khí Xuất khẩuđã giúp em
hoàn thành bài khóa luận
Em xin chân thành cảm ơn!
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗ
trợ từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của người
khác. Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong Khóa luận là có nguồn gốc và được
trích dẫn rõ ràng.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này!
Sinh viên
(chữ ký)
Nguyễn Thu Yến
Thang Long University Library
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT ...........1
1.1. Khái niệm chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại doanh
nghiệp sản xuất ..............................................................................................................1
1.1.1. Chi phí sản xuất kinh doanh..............................................................................1
1.1.2. Giá thành sản phẩm ...........................................................................................3
1.1.3. Quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ...................................4
1.1.4. Nhiệm vụ của kế toán chi phí SX và tính giá thành SP ..................................4
1.2. Lý luận chung về kế toán chi phí SX tại doanh nghiệp sản xuất .....................5
1.2.1. Đối tượng kế toán chi phí SX.............................................................................5
1.2.2. Phương pháp kế toán CPSX..............................................................................6
1.3. Tính giá thành sản phẩm theo các phương pháp trong doanh nghiệp sản
xuất …………………………………………………………………………………..15
1.3.1. Kiểm kê đánh giá SPDD cuối kỳ .....................................................................15
1.3.2. Tính giá thành sản phẩm .................................................................................16
1.4. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong hình thức sổ kế
toán……………………………………………………………………………………18
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẨN DỤNG CỤ CƠ KHÍ XUẤT
KHẨU………………………………………………………………………………...21
2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Dụng cụ cơ khí xuất khẩu............................21
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ................................................................21
2.1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh...........................................................23
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý .......................................................................24
2.1.4. Đặc điểm tổ chức kế toán tại Công ty.............................................................28
2.2. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Dụng cụ cơ khí
xuất khẩu......................................................................................................................31
2.2.1. Đối tượng kế toán chi phí sản xuất .................................................................31
2.2.2. Kế toán chi phí sản xuất theo khoản mục chi phí..........................................32
2.3. Tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Dụng cụ Cơ khí Xuất khẩu.64
2.3.1. Tổng hợp chi phí sản xuất................................................................................64
2.3.2. Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ ...........................................65
2.3.3. Tình giá thành sản phẩm .................................................................................65
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN
XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỤNG
CỤ CƠ KHÍ XUẤT KHẨU ........................................................................................73
3.1. Đánh giá thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại
Công ty CP DCCKXK.................................................................................................73
3.1.1. Ưu điểm .............................................................................................................73
3.1.2. Những hạn chế trong kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
…………………………………………………………………………………74
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại Công ty CP DCCKXK ................................................................................76
3.2.1. Thay đổi phương pháp tính giá nguyên vật liệu trong kế toán CPNVLTT76
3.2.2. Hoàn thiện kế toán chi phí nhân công trực tiếp: ...........................................76
3.2.3. Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất chung ....................................................78
3.2.4. Hoàn thiện tính giá thành sản phẩm...............................................................79
3.2.5. Ứng dụng của công nghệ thông tin vào công tác kế toán..............................80
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
Thang Long University Library
DANH MỤC VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHYT Bảo hiểm y tế
KPCĐ Kinh phí công đoàn
BHTN Bảo hiểm thất nghiệp
TSCĐ Tài sản cố đinh
SXKD Sản xuất kinh doanh
SX Sản xuất
SP Sản phẩm
CPSX Chi phí sản xuất
GVHB Giá vốn hàng bán
SPDD Sản phẩm dở dang
CCDC Công cụ dụng cụ
CPNVLTT Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
CPNCTT Chi phí nhân công trực tiếp
CPSXC Chi phí sản xuất chung
NK-SC Nhật ký – Sổ cái
NKC Nhật ký chung
CT-GS Chứng từ ghi sổ
NK-CT Nhật ký – Chứng từ
CP DCCKXK Cổ phần Dụng cụ cơ khí xuất khẩu
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ, CÔNG THỨC
Bảng 1.1. Đối tượng hạch toán CPSX dựa vào cơ sở xác định.......................................5
Bảng 2.1. Phiếu xuất kho Công ty CP Dụng cụ cơ khí xuất khẩu.................................33
Bảng 2.2 Sổ chi tiết vật liệu, sản phẩm, hàng hóa.........................................................39
Bảng 2.3. Bảng tổng hợp vật liệu ..................................................................................41
Bảng 2.4. Bảng tính giá thành thực tế Nguyên vật liệu – Công cụ dụng cụ .................42
Bảng 2.5. Bảng phân bổ vật liệu sử dụng......................................................................44
Bảng 2.6. Bảng tổng hợp vật liệu sử dụng ....................................................................45
Bảng 2.7. Sổ cái TK 621 – Chi phí NVL trực tiếp........................................................46
Bảng 2.8. Bảng chấm công: Phân xưởng rèn dập .........................................................47
Bảng 2.9. Phiếu xác nhận công việc hoàn thành...........................................................48
Bảng 2.10. Bảng tỉ lệ các khoản trích theo quy định.....................................................50
Bảng 2.11. Bảng thanh toán lương................................................................................52
Bảng 2.12. Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương ............................53
Bảng 2.13. Sổ cái tài khoản 622....................................................................................54
Bảng 2.14. Bảng khấu hao tài sản cố định ....................................................................57
Bảng 2.15. Bảng kê chi tiết dịch vụ mua ngoài.............................................................58
Bảng 2.16.Bưu phí điện thoại........................................................................................59
Bảng 2.17. Phiếu chi......................................................................................................59
Bảng 2.18. Bảng kê tổng hợp chi phí dịch vụ mua ngoài .............................................60
Bảng 2.19. Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung........................................................60
Bảng 2.20. Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng sản phẩm..........................62
Bảng 2.21. Sổ cái TK 627 .............................................................................................63
Bảng 2.22. Sổ cái TK 154 .............................................................................................64
Bảng 2.23. Phiếu tính giá thành sản phẩm ....................................................................68
Bảng 2.24. Bảng kê số 4 (Biểu 1)..................................................................................69
Bảng 2.25. Bảng kê số 4 (Biểu 2)..................................................................................70
Bảng 2.26. Nhật ký chứng từ số 7 (Biểu 1)...................................................................71
Bảng 2.27. Nhật ký chứng từ số 7 (Biểu 2)...................................................................72
Bảng 3.1. Phiếu tính giá thành sản phẩm ......................................................................79
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ hạch toán chi phí NVL trực tiếp……………………………………..7
Sơ đồ 1.2. Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp..................................................8
Sơ đồ 1.3. Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung.........................................................9
Sơ đồ 1.4. Sơ đồ hạch toán chi phí thiệt hại do sản phẩm hỏng....................................10
Sơ đồ 1.5. Sơ đồ hạch toán chi phí thiệt hại do ngừng sản xuất ...................................10
Sơ đồ 1.6. Sơ đồ hạch toán chi phí phải trả...................................................................11
Sơ đồ 1.7. Sơ đồ hạch toán chi phí trả trước .................................................................12
Thang Long University Library
Sơ đồ 1.8. Sơ đồ tổng hợp chi phí sản xuất...................................................................13
Sơ đồ 1.9. Sơ đồ hạch toán chi phí SXKD theo phương pháp KKĐK .........................14
Sơ đồ 1.10. Quy trình tổ chức sổ theo hình thức NK-CT..............................................19
Sơ đồ 1.11. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy tính....................20
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm..............................................24
Sơ đồ 2.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty.................................................................25
Sơ đồ 2.3. Bộ máy kế toán của Công ty ........................................................................29
Sơ đồ 2.4. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chứng từ:...........................30
Sơ đồ 2.5. Quy trình tính giá thành ...............................................................................66
LỜI MỞ ĐẦU
Trước bối cảnh toàn cầu hóa cùng với sự gắn bó và phụ thuộc lẫn nhau giữa nền
kinh tế các nước, các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước rất nhiều cơ hội và
thách thức,cạnh tranh ngày càng trở nên quyết liệt, đặc biệt là khi gia nhập vào tổ chức
kinh tế lớn của thế giới là WTO.
Đối với các doanh nghiệp sản xuất, cạnh tranh thể hiện chủ yếu ở chất lượng và
giá thành sản phẩm.Sản phẩm không những phải đạt yêu cầu chất lượng cao mà giá cả
phải thấp hơn so với những đối thủ khác. Tuy nhiên, doanh nghiệp luôn phải đảm bảo
cho mình mục tiêu là: vừa tiêu thụ được sản phẩm, vừa đảm bảo lợi nhuận. Để thực
hiện được mục tiêu này, ngoài việc tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản
xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành, doanh nghiệp còn phải hạch toán
được chính xác chi phí sản xuất và tính đúng giá thành sản phẩm.Điều này đòi hỏi mỗi
doanh nghiệp phải không ngừng hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm sao cho ngày càng chính xác, kịp thời và phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp mình.
Với mong muốn được vận dụng những kiến thức trong nhà trường vào thực tiễn,
cùng với sự cho phép của nhà trường và ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Dụng cụ cơ khí
xuất khẩu, em đã được thực tập tại phòng Tài chính – Kế toán của Công ty. Đây là cơ
hội giúp em có cái nhìn bao quát về thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp, nâng cao tầm hiểu biết, tích lũy kinh nghiệm cho bản thân chuẩn bị cho công
việc sau này. Trong quá trình thực tập tại đây, nhờ sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của
các cán bộ phòng Tài chính – Kế toán em đã có thể thuận lợi đi sâu vào nghiên cứu và
học hỏi, từ đó tổng hợp được khóa luận tốt nghiệp này. Bên cạnh phần mở đầu và kết
luận, khóa luận của em gồm 3 chương chính như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại doanh nghiệp sản xuất.
Chương 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại
Công ty Cổ phần Dụng cụ cơ khí xuất khẩu.
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm tại Công ty Cổ phần Dụng cụ cơ khí xuất khẩu.
Do kiến thức còn nhiều hạn chế nên khóa luận không tránh khỏi sai sót, em rất
mong được sự chỉ bảo của thầy cô và các cán bộ Công ty Cổ phần Dụng cụ cơ khí xuất
khẩu để khóa luận có thể hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thang Long University Library
1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN
XUẤTVÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨMTẠI DOANH NGHIỆP SẢN
XUẤT
1.1. Khái niệm chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại doanh
nghiệp sản xuất
1.1.1. Chi phí sản xuất kinh doanh
1.1.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất kinh doanh
Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống
và lao động vật hóa mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến hoạt động SXKD trong 1
chu kỳ nhất định (tháng, quý, năm). Thực chất chi phí là sự chuyển dịch vốn – chuyển
dịch giá trị của các yếu tố sản xuất vào các đối tượng tính giá thành như ( sản phẩm,
lao vụ, dịch vụ).
1.1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh
Chi phí có rất nhiều loại vì vậy cần phải phân loại nhằm phục vụ cho công tác
quản lý và hạch toán. Phân loại là việc sắp xếp các loại chi phí khác nhau vào từng
nhóm theo đặc trưng nhất định. Tuy nhiên lựa chọn tiêu thức phân loại nào là phải dựa
vào yêu cầu của công tác quản lý và hạch toán.
 Phân theo yếu tố chi phí:
Để phục vụ cho việc tập hợp, quản lý chi phí theo nội dung kinh tế địa điểm phát
sinh, chi phí được phân theo yếu tố. Cách phân loại này giúp cho việc xây dựng và
phân tích định mức vốn lưu động cũng như việc lập, kiểm tra và phân tích dự toán chi
phí. Theo quy định hiện hành ở Việt Nam, toàn bộ chi phí được chi làm 7 yếu tố sau:
+Yếu tố chi phí nguyên liệu, vật liệu: bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu
chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ… sử dụng vào sản xuất kinh
doanh (loại trừ giá trị dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi cùng với nhiên
liệu, động lực).
+Yếu tố chi phí nhiên liệu, động lực sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh
trong kỳ (trừ số dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi).
+Yếu tố chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp lương: phản ánh tổng số tiền
lương và phụ cấp mang tính chất lượng phải trả cho người lao động.
+Yếu tố chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ trích theo tỷ lệ qui định trên tổng số tiền
lương và phụ cấp lương phải trả lao động.
+Yếu tố chi phí khấu hao TSCĐ: phản ánh tổng số khấu hao TSCĐ phải trích
trong kỳ của tất cả TSCĐ sử dụng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ.
+Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài: phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài
dùng vào sản xuất kinh doanh.
2
+Yếu tố chi phí khác bằng tiền: phản ánh toàn bộ chi phí khác bằng tiền chưa
phản ánh vào các yếu tố trên dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ.
 Phân theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm:
Căn cứ vào ý nghĩa của chi phí trong giá thành sản phẩm và để thuận tiện cho
việc tính giá thành toàn bộ, chi phí được phân theo khoản mục. Cách phân loại này
dựa vào công dụng của chi phí và mức phân bổ chi phí cho từng đối tượng. Giá thành
toàn bộ của sản phẩm bao gồm 5 khoản mục chi phí sau:
+Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là toàn bộ chi phí nguyên vật liệu chính, vật
liệu phụ, nhiên liệu… được sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm,
lao vụ, dịch vụ.
+Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm tiền lương chính, lương phụ, các khoản
phụ cấp có tính chất lương và các khoản đóng góp cho các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ,
BHTN do chủ sử dụng lao động chịu và được tính vào chi phí SXKD theo 1 tỉ lệ nhất
định với số tiền lương phát sinh của công nhân trực tiếp sản xuất.
+Chi phí sản xuất chung: là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm
sau chi phí NVL trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp; phát sinh trong phạm vi các
phân xưởng và bộ phận sản xuất của doanh nghiệp, bao gồm các yếu tố như: chi phí
nhân viên phân xưởng (chi phí tiền lương, các khoản phải trả, các khoản trích theo
lương của nhân viên phân xưởng);chi phí vật liệu (chi phí vật liệu dùng chung cho
phân xưởng sản xuất, phục vụ quản lý sản xuất);chi phí dụng cụ (chi phí công cụ, dụng
cụ ở phân xưởng để phục vụ sản xuất và quản lý sản xuất);chi phí khấu hao TSCĐ (chi
phí khấu hao của TSCĐ thuộc các phân xưởng sản xuất quản lý sử dụng);chi phí dịch
vụ mua ngoài (chi phí dịch vụ mua ngoài dùng cho hoạt động phục vụ và quản lý sản
xuất của phân xưởng);chi phí khác bằng tiền (các khoản trực tiếp bằng tiền dùng cho
việc phục vụ và quản lý sản xuất ở phân xưởng sản xuất).
+Chi phí bán hàng: là chi phí lưu thông và chi phí tiếp thị phát sinh trong quá
trình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, lao vụ, dịch vụ. Loại chi phí này có: chi phí quảng
cáo, giao hàng, giao dịch, hoa hồng bán hàng, chi phí nhân viên bán hàng và chi phí
khác gắn liền với việc bảo quản và tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa…
+Chi phí quản lý doanh nghiệp: là các khoản chi phí liên quan đến việc phục vụ
và quản lý sản xuất kinh doanh có tính chất chung của toàn doanh nghiệp, bao gồm:
chi phí nhân viên quản lý chi phí vật liệu quản lý, chi phí đồ dùng văn phòng, khấu
hao TSCĐ dùng chung toàn bộ doanh nghiệp, các loại thuế, phí có tính chất chi phí,
chi phí tiếp khách, hội nghị.
Thang Long University Library
3
1.1.2. Giá thành sản phẩm
1.1.2.1. Khái niệm về giá thành sản phẩm
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra
bất kể ở kỳ nào nhưng có liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm đã hoàn thành
trong kỳ này.
1.1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm
Có nhiều loại giá thành khác nhau, tuỳ theo yêu cầu quản lý cũng như các tiêu
thức phân loại khác nhau mà giá thành được chia thành các loại tương ứng.
 Xét theo thời điểm tính và nguồn số liệu:
Căn cứ vào cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành,giá thành sản phẩm được
chia thành 3 loại:
+Giá thành kế hoạch: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở giá thành thực
tế kỳ trước và các định mức, các dự toán chi phí của kỳ kế hoạch.Việc tính toán xác
định giá thành kế hoạch được tiến hành trước khi quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm
và do bộ phận kế hoạch thực hiện. Giá thành kế hoạch là mục tiêu phấn đấu của doanh
nghiệp, là căn cứ để so sánh, phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá
thành của đoanh nghiệp.
+Giá thành định mức: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở các định mức
chi phí sản xuất hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch. Việc tính
giá thành định mức cũng được thực hiện trước khi tiến hành sản xuất, chế tạo sản
phẩm.Giá thành định mức là công cụ quản lý định mức của doanh nghiệp, được xem là
thước đo chính xác để đánh giá kết quả sử dụng tài sản,vật tư, tiền vốn, lao động trong
sản xuất, giúp cho đánh giá đúng đắn các giải pháp kinh tế, kỹ thuật mà doanh nghiệp
đã áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.Giá thành định mức luôn thay
đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức chi phí đạt được trong quá trình sản
xuất.
+Giá thành thực tế: là giá thành sản phẩm được tính dựa trên cơ sở số liệu chi
phí sản xuất thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm. Giá thành thực tế của
sản phẩm chỉ có thể tính toán được khi quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm đã hoàn
thành. Giá thành thực tế là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp để xác định kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
 Xét theo phạm vi phát sinh chi phí:
Theo cách phân loại này, giá thành sản phẩm được chia thành 2 loại :
+Giá thành sản xuất: là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan
đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất.Giá
thành sản xuất của sản phẩm bao gồm các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp; chi phí
nhân công trực tiếp; chi phí sản xuất chung. Giá thành sản xuất được sử dụng để ghi sổ
4
kế toán thành phẩm đã nhập kho hoặc giao cho khách hàng và là căn cứ để tính toán
giá vốn hàng bán, tính lợi nhuận gộp của hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ ở
các đoanh nghiệp sản xuất.
+Giá thành tiêu thụ (giá thành toàn bộ): là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản
chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Bao gồm giá thành
sản xuất và chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm đã bán.
Gía thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ là căn cứ để tính toán,xác định mức lợi nhuận
trước thuế của đoanh nghiệp.
Giá thành toàn
bộ sản phẩm =
Giá thành sản
xuất sản phẩm + Chi phí bán hàng + Chi phí QLDN
1.1.3. Quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có bản chất tương tự, đều là hao phí về
lao động mà doanh nghiệp đã bỏ ra cho hoạt động sản xuất. Tuy nhiên, chi phí sản
xuất và giá thành sản phẩm có sự khác nhau về lượng, về thời gian.Đây là 2 mặt khác
nhau của quá trình sản xuất, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.Chi phí sản xuất phản
ánh mặt hao phí sản xuất, còn giá thành sản phẩm phản ánh mặt kết quả sản xuất. Sự
khác nhau của chi phí SX và giá thành SP thể hiện qua các điểm sau:
Chi phí SX luôn gắn liền với từng thời kỳ nhất định đã phát sinh chi phí còn giá
thành SP lại gắn liền với khối lượng sản phẩm đã sản xuất hoàn thành. Giá thành sản
phẩm chỉ bao gồm một phần chi phí thực tế đă phát sinh (chi phí trả trước) hoặc một
phần chi phí sẽ phát sinh ở kỳ sau nhưng đã ghi nhận là chi phí của kỳ này (chi phí
phải trả).
Chi phí sản xuất trong kỳ không chỉ liên quan đến những sản phẩm đă hoàn
thành mà còn liên quan đến cả sản phẩm đang còn dở dang cuối kỳ và sản phẩm
hỏng.Giá thành sản phẩm không liên quan đến chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang
cuối kỳ và sản phẩm hỏng nhưng lại liên quan đến chi phí sản xuất của sản phẩm dở
dang kỳ trước chuyển sang.
Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ là căn cứ để tính giá thành sản phẩm, dịch
vụ đã hoàn thành.
Tổng giá thành
sản phẩm hoàn
thành
=
CPSX dở
dang đầu kỳ
+
CPSX phát sinh
trong kỳ

CPSX dở dang
cuối kỳ
1.1.4. Nhiệm vụ của kế toán chi phí SX và tính giá thành SP
Chi phí SX và giá thành SP sản xuất là những chỉ tiêu quan trọng được các nhà
doanh nghiệp quan tâm vì chúng gắn lìên với kết quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp.Tính đúng, tính đủ chi phí và giá thành sản phẩm là tiền đề để tiến hành hạch
toán kinh doanh, xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác,
Thang Long University Library
5
thông qua số liệu do bộ phận kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm cung
cấp, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp biết được chi phí và giá thành thực tế của từng loại
hoạt động, từng loại dịch vụ cũng như toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp để phân tích tình hình sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn có hiệu quả,
từ đó đề ra các biện pháp hữu hiệu kịp thời nhằm hạ thấp chi phí và giá thành sản
phẩm. Qua đó đề ra các quyết định phù hợp cho sự phát triển sản xuất kinh doanh, yêu
cầu quản trị doanh nghiệp nhằm tăng cường công tác hạch toán kinh tế nội bộ doanh
nghiệp.
Để đáp ứng yêu cầu quản lý CPSX và giá thành SP, kế toán phải thực hiện tốt
các nhiệm vụ sau:
 Xác định đúng đối tượng kế toán tập hợp CPSX và đối tượng tính giá thành
sản phẩm.
 Tổ chức kế toán tập hợp các CPSX theo đúng đối tượng để xác định và
phương pháp kế toán tập hợp chi phí thích hợp.
 Xác định chính xác về chi phí SP dở dang cuối kỳ.
 Thực hiện tính giá thành kịp thời, chính xác theo đúng khối lượng tính giá
thành và phương pháp tính giá thành hợp lý.
 Lập báo các về CPSX theo đúng chế độ quy định.
1.2. Lý luận chung về kế toán chi phí SX tại doanh nghiệp sản xuất
1.2.1. Đối tượng kế toán chi phí SX
Việc xác định đối tượng kế toán chi phí SX chính là việc xác định giới hạn tập
hợp chi phí mà thực chất là xác định nơi phát sinh chi phí và nơi chịu chi phí.Để xác
định đúng đối tượng tập hợp chi phí cần căn cứ vào loại hình sản xuất, đặc điểm quy
trình công nghệ sản xuất sản phẩm và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.
Bảng .. Đối tượng hạch toán CPSX dựa vào cơ sở xác định
Cơ sở xác định Đặc điểm Đối tượng hạch toán CPSX
Đặc điểm quy trình
công nghệ SX
Sản xuất giản đơn
Là sản phẩm hay toàn bộ quá trình
SX (nếu SX 1 thứ SP) hoặc nhóm
SP (nếu SX nhiều thứ SP cùng tiến
hành trong 1 quá trình lao động).
Sản xuất phức tạp
Là bộ phận, chi tiết SP, các giai
đoạn chế biến, phân xưởng sản
xuất, bộ phận SP,…
Loại hình sản xuất
Sản xuất đơn chiếc và
sản xuất hàng loạt số
lượng nhỏ
Là các đơn đặt hàng riêng biệt.
6
Cơ sở xác định Đặc điểm Đối tượng hạch toán CPSX
Sản xuất hàng loạt với
khối lượng lớn
Là sản phẩm, nhóm sản phẩm, giai
đoạn công nghệ,… tùy thuộc vào
quy trình công nghệ giản đơn hay
phức tạp.
Yêu cầu và trình độ
quản lý, tổ chức
SXKD
Trình độ cao
Có thể chi tiết đối tượng hạch toán
CPSX ở các góc độ khác nhau.
Trình độ thấp
Đối tượng hạch toán có thể bị hạn
chế và thu hẹp lại.
1.2.2. Phương pháp kế toán CPSX
1.2.2.1. Kế toán CPSX theo phương pháp KKTX
 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Chi phí NVL trực tiếp bao gồm các chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu
phụ, nhiên liệu… dùng trực tiếp cho sản xuất, chế tạo sản phẩm của doanh nghiệp.
Trong kỳ, kế toán căn cứ vào các chứng từ xuất kho vật tư và phương pháp tính giá vật
liệu xuất dùng để tính ra giá trị thực tế vật liệu xuất dùng. Sau đó căn cứ vào đối tượng
tập hợp CPSX đã xác định để tập hợp chi phí NVL trực tiếp. Nếu NVL xuất dùng có
liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp CP riêng biệt (phân xưởng, bộ phận SX
hay SP) thì hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó.Trường hợp vật liệu xuất dùng có liên
quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí, không thể tổ chức hạch toán riêng được thì
phải áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ chi phí cho các đối tượng có
liên quan. Tiêu thức phân bổ thường được sử dụng là phân bổ theo định mức tiêu hao,
theo hệ số, theo trọng lượng, số lượng sản phẩm. Công thức phân bổ như sau:
Chi phí NVL trực tiếp
phân bổ cho từng đối
tượng
=
Tổng chi phí NVL trực tiếp
cần phân bổ
×
Tổng tiêu thức phân
bổ của từng đối tượngTổng tiêu thức phân bổ của
tất cả các đối tượng
Tài khoản sử dụng: 621 “Chi phí NVL trực tiếp” được mở chi tiết theo từng đối
tượng tập hợp chi phí (phân xưởng, bộ phận SX, nhóm SP…)
Thang Long University Library
7
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hạch toán như sau (Sơ đồ 1.1):
Sơ đồ .. Sơ đồ hạch toán chi phí NVL trực tiếp
 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp:
Chi phí nhân công trực tiếp là thù lao phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất
sản phẩm bao gồm: tiền lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp có tính chất
lương; các khoản đóng góp cho các quỹ BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ do chủ sử
dụng lao động chịu và được tính vào chi phí SXKD theo 1 tỷ lệ nhất định với số tiền
lương phát sinh của công nhân trực tiếp sản xuất.
Chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp như chi phí NVL trực tiếp.Chi phí nhân
công trực tiếp thường được tính vào từng đối tượng chịu chi phí. Trường hợp chi phí
nhân công trực tiếp sản xuất có liên quan đến nhiều đối tượng sản xuất mà không hạch
toán trực tiếp, các khoản phụ cấp… thì có thể phân bổ chi phí nhân công trực tiếp theo
các tiêu thức phân bổ thích hợp: theo định mức, theo giờ công hoặc khối lượng sản
phẩm sản xuất tùy theo điều kiện cụ thể.
Tài khoản sử dụng: TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp” được mở chi tiết theo
từng đối tượng tương tự như TK 621.
TK 152 TK 621 TK 152
TK 111,112,331
TK 133
TK 154
TK 632
Xuất kho NVL
dùng trực tiếp cho
NVL dùng không hết
nhập lại kho
Cuối kỳ kết chuyển chi
phí NVL trực tiếp
NVL dùng trực tiếp không
nhập kho
Phần vượt mức chi
8
Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp được thể hiện qua sơ đồ 1.2
Sơ đồ .. Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
 Kế toán chi phí sản xuất chung:
Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm
sau chí phí NVL trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Đây là chi phí phát sinh trong
phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp.
Do chi phí sản xuất chung có liên quan đến nhiều loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ
trong phân xưởng nên cần thiết phải phân bổ cho từng đối tượng (sản phẩm, dịch vụ)
theo tiêu thức phù hợp (theo định mức, theo tiền lương công nhân sản xuất thực tế,
theo số giờ làm việc thực tế của công nhân sản xuất…). Công thức phân bổ:
CPSXC phân bổ cho
từng đối tượng
=
Tổng CPSX chung cần phân bổ
×
Tổng tiêu thức phân
bổ của từng đối
tượng
Tổng tiêu thức phân bổ của tất
cả các đối tượng
Tài khoản sử dụng: TK 627 “Chi phí sản xuất chung” được mở chi tiết theo từng
phân xưởng, bộ phận sản xuất, dịch vụ.
TK 334, 338 TK 154TK 622
TK 335
TK 632
Trích trước lương nghỉ
phép cho công nhân trực
tiếp SX
Tiền lương và các khoản đóng
góp theo tỷ lệ với tiền lương
thực tế phát sinh
Kết chuyển chí phí nhân
công trực tiếp
Phần chi vượt mức
Thang Long University Library
9
Chi phí sản xuất chung hạch toán nhưsau (Sơ đồ 1.3):
Sơ đồ .. Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung
 Kế toán chi phí thiệt hại: Thiệt hại trong sản xuất bao gồm thiêt hại về sản
phẩm hỏng và thiệt hại về ngừng sản xuất
+Thiệt hại về sản phẩm hỏng: Sản phẩm hỏng là sản phẩm không thỏa mạn các
tiêu chuẩn chất lượng và đặc điểm kỹ thuật của sản xuất về màu sắc, kích cỡ, trọng
lượng, cách thức lắp ráp. Tùy theo mức độ hỏng mà sản phẩm được chia thành 2 loại:
Sản phẩm hỏng có thể chữa được và sản phẩm hỏng không sửa chữa được. trong quan
hệ với công tác kế hoạch, cả hai loại sản phẩm nói trên lại được chi tiết thành sản
phẩm hỏng trong định mức và sản phẩm hỏng ngoài định mức. Những sản phẩm hỏng
mà doanh nghiệp dự kiến sẽ xảy ra trong quá trình sản xuất được coi là sản phẩm hỏng
trong định mức. Đây là những sản phẩm hỏng được xem là không tránh khỏi trong quá
trình sản xuất nên phần chi phí cho những sản phẩm này được coi là chi phí sản xuất.
Khác với sản phẩm hỏng trong định mức, sản phẩm hỏng ngoài định mức là SP hỏng
nằm ngoài dựkiến của nhà sản xuất do các nguyên nhân bất thường như máy hỏng, hỏa
TK 334, 338 TK 111, 112, 152
TK 154
TK 627
TK 152, 153
TK 335
TK 142,242
TK 112, 111, 331
TK 133
TK 632
Tiền lương và các khoản trích
theo lương phải trả cho nhân
viên phân xưởng
Xuất kho NVL và công cụ
dụng cụ dùng cho phân xưởng
Trích trước chi phí phải trả
Phân bổ dần chi phí trả trước
Chi phí dịch vụ mua ngoài
Các khoản ghi giảm
CPSXC
Cuối kỳ kết chuyển
CPSXC
CPSXC cố định do mức kinh
doanh thực tế dưới mức công
suất
10
hoạn bất thường,… Do xảy ra bất thường, không được chấp nhận nên chi phí của
chúng được cộng vào chi phí sản xuất chính phẩm mà thường được xem là khoản phí
tổn thời kỳ. Chi phí thiệt hại về sản phẩm hỏng ngoài định mức thường được theo dõi
qua TK 1381 “Tài sản thiếu chờ xử lý” và được hạch toán theo sơ đồ 1.4 – Sơ đồ hạch
toán chi phí thiệt hại do sản phẩm hỏng.
Sơ đồ .. Sơ đồ hạch toán chi phí thiệt hại do sản phẩm hỏng
+Thiệt hại về ngừng sản xuất: Trong thời gian ngừng sản xuất vì những nguyên
nhân khách quan hoặc chủ quan, doanh nghiệp vẫn phải chi các khoản chi phí để duy
trì hoạt động như tiền công lao động, khấu hao TSCĐ, chi phí bảo dưỡng… Những
khoản chi phí trong khoảng thời gian này được coi là thiệt hại về ngừng sản xuất. Với
những khoản chi phí về ngừng sản xuất theo kế hoạch dự kiến, kế toán theo dõi ở TK
335- “Chi phí phải trả”, còn trong trường hợp ngừng sản xuất bất thường, các chi phí
bỏ ra trong thời gian này thường được theo dõi ở TK 1381 và hạch toán tương tự như
SP hỏng ngoài định mức. Sơ đồ hạch toán thiệt hại về ngừng sản xuất theo kế hoạch
dự kiến (Sơ đồ 1.5):
Sơ đồ .. Sơ đồ hạch toán chi phí thiệt hại do ngừng sản xuất
TK 811, 415
TK 1381 TK 152, 1388, 334, 111
TK 152, 153, 334,
338, 241
TK 154, 155, 157, 632
TK 111, 331, 334, 152,
153, 214 TK 335 TK 627, 641, 642
Giá trị thu hồi, bồi thường
Xử lý số thiệt hại về sản
phẩm hỏng
CP thực tế ngừng sản
xuất trong kế hoạch
Trích trước CP về ngừng
sản xuất theo kế hoạch
Chi phí sửa chữa SP hỏng
có thể sửa chữa được
Giá thành SP hỏng không
sửa được chờ xử lý
Thang Long University Library
11
 Kế toán chi phí phải trả và trả trước:
+Kế toán chi phí phải trả: Chi phí phải trả (còn gọi là chi phí trích trước) là
những khoản chi phí thực tế chưa phát sinh nhưng được ghi nhận là chi phí của kỳ kế
toán. Đây là những khoản chi phí trong kế hoạch của đơn vị mà do tính chất hoặc yêu
cầu quản lý nên được tính trước vào chi phí SXKD cho các đối tượng chịu chi phí
nhằm đảm bảo cho giá thành sản phẩm, lao vụ, chi phí bán hàng, chi phí quản lý
không bị đột biến tăng khi những khoản chi phí này phát sinh. Chi phí phải trả trong
doanh nghiệp thường gồm: tiền lương phép của công nhân sản xuất (với các doanh
nghiệp sản xuất mang tính chất thời vụ), chi phí sửa chữa TSCĐ trong kế hoạch, thiệt
hại về ngừng sản xuất trong kế hoạch và lãi tiền vay chưa đến hạn trả.
Tài khoản sử dụng để hạch toán: TK 335 - “Chi phí phải trả”. Hạch toán theo sơ
đồ 1.6 – Sơ đồ hạch toán chi phí phải trả.
Sơ đồ .. Sơ đồ hạch toán chi phí phải trả
+Kế toán chi phí trả trước: Chi phí trả trước (hay còn gọi là chi phí chờ phân bổ)
là các khoản chi phí thực tế đã phát sinh nhưng chưa tính hết vào chi phí SXKD của kỳ
này mà được tính cho 2 hay nhiều kỳ kế toán sau đó. Đây là những khoản chi phí phát
sinh 1 lần quá lớn hoặc do bản thân chi phí phát sinh có tác dụng tới kết quả hoạt động
của nhiều kỳ kế toán. Bao gồm: giá trị công cụ, dụng cụ xuất dùng thuộc loại phân bỏ
TK 334, 2413, 331, 111,
112, 152 TK 335 TK 622
TK 622, 627, 641, 642 TK 627, 641, 642, 635
TK 622, 627, 641, 642
Chi phí phải trả thực tế
phát sinh trong kỳ
Trích trước tiền lương
nghỉ phép của công nhân
SX
Trích trước chi phí về
ngừng SX theo kế hoạch
Trích bổ sung (số đã trích < số
thực tế phát sinh)
Ghi giảm chi phí liên quan
(số đã trích > số thực tế
phát sinh)
12
nhiều lần ( từ 2 lần trở lên), giá trị sửa chữa lớn TSCĐ ngoài kế hoach, giá trị bao bì
luân chuyển và đồ dùng cho thuê.
Tài khoản sử dụng: TK 142 “Chi phí trả trước ngắn hạn” (dùng để phản ánh các
khoản chi phí trả trước thực té phát sinh chỉ liên quan đến 1 chu kỳ kinh doanh cần
phải phân bổ dần); TK242 “Chi phí trả trước dài hạn” (dùng để phản ánh các chi phí
thực tế đã phát sinh nhưng có liên quan đến kết quả hoạt động SXKD của nhiều niên
độ kế toán; do vậy, cần phân bổ cho các niên độ kế toán có liên quan).
Chi phí trả trước được hạch toán theo sơ đồ sau (Sơ đồ 1.7):
Sơ đồ .. Sơ đồ hạch toán chi phí trả trước
 Tổng hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp:
Để tổng hợp chi phí sản xuất phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm theo
phương pháp kê khai thường xuyên, kế toán sử dụng TK 154 “Chi phí sản xuất kinh
doanh dở dang”. Tài khoản này được mở chi tiết theo từng ngành sản xuất, từng nơi
phát sinh chi phí hay từng loại sản phẩm, nhóm sản phẩm, chi tiết sản phẩm, từng loại
lao vụ, dịch vụ,… của các bộ phận SXKD chính, SXKD phụ (kể cả thuê ngoài gia
công chế biến).
Công thức tính tổng CPSX kinh doanh theo phương pháp KKTX:
Giá thành thực tế
tổng sản phẩm
hoàn thành
=
Giá trị sản
phẩm dở dang
đầu kỳ
+
Tổng chi phí
thực tế phát sinh
trong kỳ

Giá trị sản
phẩm dở dang
cuối kỳ
TK 111, 112, 331,
153, 2413 TK 627, 641, 642, 635TK 142, 242
Chi phí trả trước phát sinh
Phân bổ chi phí trả
trước vào chi phí
SXKD
Thang Long University Library
13
Sơ đồ hạch toán tổng hợp CPSX (Sơ đồ 1.8):
Sơ đồ .. Sơ đồ tổng hợp chi phí sản xuất
TK 621 TK 154
SDĐK:xxx
TK 152
TK 1381
TK 622
TK 138, 334, 811
TK 155
TK 157
TK 627
TK 632
Kết chuyển chi phí NVL
trực tiếp
Phế liệu thu hồi trong SX
SP hỏng ngoài định mức trên
dây truyền sản xuất
Giá trị sản phẩm, vật tư thiếu
hụt trên dây truyền SX
Nhập kho
thành phẩm
Gửi bán, ký gửi,
đại lý
Tiêu thụ thẳng
Tổng
giá
thành
thực tế
sản
phẩm
hoàn
thành
SDCK: xxx
Kết chuyển chi phí
nhân công trực tiếp
Kết chuyển chi phí SXC
Phần chi phí NVLTT, CPNCTT, CPSXC vượt định mức
14
1.2.2.2. Phương pháp kế toán CPSX kinh doanh theo phương pháp KKĐK
Do đặc điểm của phương pháp kiểm kê định kỳ nên chi phí vật liệu xuất dùng
khó phân định được cho sản xuất, quản lý hay tiêu thụ sản phẩm. Do vậy để phục vụ
cho việc tính giá thành sản phẩm, lao vụ, ….kế toán cần theo dõi chi tiết các chi phí
phát sinh liên quan đến từng đối tượng cụ thể (phân xưởng, bộ phận sản xuất, lao vụ,
dịch vụ…) hoặc dựa vào mục đích sử dụng hoặc tỷ lệ định mức phân bổ vật liệu xuất
dùng cho từng mục đích. Các chi phí nguyên vật liệu xuất dùng không ghi theo từng
chứng từ xuất mà được ghi một lần vào cuối kỳ hạch toán sau khi tiến hành kiểm kê
xác định giá trị vật liệu tồn kho, trên cơ sở vật liệu tồn kho đầu kỳ và nhập trong kỳ để
tính.
Trị giá vật liệu xuất
dùng trong kỳ
=
Trị giá vật liệu
tồn kho đầu kỳ
+
Trị giá vật liệu
nhập kho trong kỳ

Trị giá vật liệu
tồn kho cuối kỳ
Phương pháp này tập hợp chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung vào
TK 622 và TK 627 giống phương pháp KKTX. Để phục vụ cho việc tổng hợp chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm phương pháp này dùng TK 631 “Giá thành sản
xuất”. Tài khoản này được hạch toán chi tiết theo địa điểm phát sinh chi phí (phân
xưởng, bộ phận…) và theo loại, nhóm sản phẩm, chi tiết lao vụ, dịch vụ… tương tự
như TK 154.Hạch toán chi phí SXKD theo phương pháp KKĐK theo sơ đồ:
Sơ đồ .. Sơ đồ hạch toán chi phí SXKD theo phương pháp KKĐK
TK 632TK 154 TK 631
TK 621TK 611
TK 334, 338 TK 622
TK 627TK 111, 112,
334, 338, 335..
Kết chuyển chi phí SXKD dở dang cuối kỳ
Giá thành SP
hoàn thành
Kết chuyển chi phí
SXKD dở dang đầu kỳ
Kết chuyển CPNVLTT
Kết chuyển CPSXC
Kết chuyển CPNCTT
Thang Long University Library
15
1.3. Tính giá thành sản phẩm theo các phương pháp trong doanh nghiệp sản
xuất
1.3.1. Kiểm kê đánh giá SPDD cuối kỳ
SPDD là những sản phẩm chưa kết thúc gia đoạn chế biến, còn đang nằm trong
dây chuyền công nghệ hoặc đã hoàn thành một vài quy trình chế biến nhưng còn phải
gia công chế biến tiếp mới trở thành sản phẩm.Trong trường hợp này chi phí sản xuất
đã tập trung trong kỳ không chỉ liên quan đến sản phẩm, công việc đã hoàn thành mà
còn liên quan đến những SPDD.
Để xác định chính xác giá thành các loại sản phẩm, laovụ, dịch vụ cần phải đánh
giá chính xác giá trị SPDD đầu kỳ, cuối kỳ. Đó là việc tính toán phân bổ chi phí cho số
sản phẩm chưa hoàn thành phải chịu.
Muốn đánh giá chính xác giá trị SPDD trước hết phải tổ chức kiểm kê số lượng
SPDD, sau đó tuỳ đặc điểm tình hình chi phí sản xuất , tính chất sản xuất để sử dụng
phương pháp đánh giá thích hợp.
Các phương pháp xác định:
+ Phương pháp đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu chính
+ Phương pháp đánh giá theo sản lượng ước tính tuơng đương
+ Phương pháp đánh giá theo 50% chi phí chế biến
 Phương pháp đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu chính
Phương pháp này áp dụng đối với những loại sản phẩm mà chi phí NVL chính
chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí.Theo phương pháp này giá trị SPDD chỉ tính chi
phí nguyên vật liệu chính hoặc nguyên vật liệu trực tiếp.Còn các chi phí khác tính toàn
bộ cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ phải chịu.
Giá trị NVL
chính tính cho
SPDD
=
Giá trị SPDD đầu kỳ + Giá trị NVL chính xuất dùng
×
Số lượng
SPDD cuối
kỳ
Số lượng sản phẩm + Số lượng SPDD cuối kỳ
Phương pháp này có ưu điểm là cách tính toán rất đơn giản. Khối lượng công
việc tính toán ít nhưng với phương pháp này có độ chính xác không cao vì phương
pháp này chỉ tính theo chi phí NVL trực tiếp.
 Phương pháp đánh giá theo sản lượng ước tính tuơng đương
Theo phương pháp này SPDD cuối kỳ phải chịu toàn bộ các khoản chi phí phát
sinh theo mức độ hoàn thành của sản phẩm. Dựa theo mức độ hoàn thành và số lượng
SPDD để quy đổi thành sản phẩm hoàn thành. Tiêu chuẩn quy đổi thường dựa vào giờ
công hoặc tiền lương định mức.Để đảm bảo tính chinh xác của việc đánh giá, phương
pháp này chỉ nên áp dụng để tính các chi phí chế biến (các chi phí bỏ vào dần trong
quá trình sản xuất), còn các chi phí NVL chính (chi phí bỏ vào 1 lần ban đầu) phải xác
định theo số thực tế đã dùng
16
SP dở dang
cuối kỳ
=
Chi phí NVL
tính cho SPDD
+
Chi phí chế biến
tính cho SPDD
Phương pháp này chỉ thích hợp với những doanh nghiệp mà sản phẩm của doanh
nghiệp có tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong tổng chi phí sản phẩm không
lớn lắm.
 Phương pháp đánh giá theo 50% chi phí chế biến
Đây là 1 dạng của phương pháp ước tính theo sản lượng tương đương, trong đó
giá trị SPDD hoàn thành ở mức độ 50% so với thành phẩm.
Phương pháp này áp dụng đối với những loại sản phẩm mà chi phí chế biến
chiếm tỷ trọng thấp trong tổng chi phí.
1.3.2. Tính giá thành sản phẩm
Trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp được và kết quả đánh giả SPDD
cuối kỳ, kế toán tiến hành tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành, phù hợp với
kỳ tính giá thành và phương pháp tính giá thành thích hợp. Một số phương pháp tính
giá thành được sử dung:
 Phương pháp trực tiếp:
Phương pháp này được áp dụng ở các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản
đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn như: các nhà
máy điện nước, doanh nghiệp khai thác (quặng, than, gỗ,…). Đối tượng hạch toán chi
phí sản xuất là từng loại sản phẩm hay dịch vụ. Giá thành sản phẩm tính theo công
thức:
Tổng giá thành sản
phẩm hoàn thành
=
CPSX dở
dang đầu kỳ
+
CPSX phát sinh
trong kỳ

CPSX dở dang
cuối kỳ
Chi phí NVL
chính tính cho
SPDD
=
Toàn bộ giá trị NVL chínhcủa sản xuất
×
Số lượng
SPDD cuối
kỳ
Số lượng thành phẩm + Số lượng SPDD cuối kỳ
Chi phí chế
biến từng loại
tính cho SPDD
=
Tổng chi phí chế biến từng loại
×
Số lượng
SPDD qui
đổi
Số lượng thành phẩm + Số lượng SPDD qui đổi
Số lượng SPDD qui đổi = Số lượng SPDD cuối kỳ ×Mức độ hoàn thành
Số lượng SPDD qui đổi = Số lượng SPDD cuối kỳ × Mức độ hoàn thành
Thang Long University Library
17
 Phương pháp tổng cộng chi phí:
Phương pháp này được áp dụng với các doanh nghiệp mà quá trình sản xuất sản
phẩm được thực hiện ở nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ; đối tượng
hạch toán CPSX là các bộ phận, chi tiết sản phẩm hoặc giai đoạn công nghệ bộ phận
sản xuất; đối tượng tính giá thành là sản phẩm, dịch vụ hoàn thành. Giá thành sản xuất
được xác đinh bằng các cộng chi phí sản xuất của các giai đoạn, bộ phận sản xuất tạo
nên thành phẩm:
Z = C1 + C2 + … + Cn
Trong đó: Z là tổng giá thành
C1, C2, …,Cn: CPSX ở các giai đoạn 1,2…,n nằm trong thành phẩm
 Phương pháp hệ số:
Phương pháp này áp dụng trong doanh nghiệp mà trong cùng 1 quá trình sản xuất
cùng sử dụng 1 thứ NVL và 1 lượng lao động nhưng đồng thời thu được nhiều sản
phẩm khác nhau, chi phí không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm được mà phải tập
hợp chung cho cả quá trình sản xuất. Đối tượng tập hợp CPSX là toàn bộ quy trình
công nghệ sản xuất hoặc nhóm sản phẩm.Đối tượng tính giá thành là từng loại sản
phẩm.
Tổng số sản phẩm gốc qui đổi (Q0):Q0 =∑ ∗
Trong đó Qi: số lượng sản phẩm i (chưa qui đổi)
Hi: Hệ số qui đổi sản phẩm i
Tổng giá thành sản xuất của các loại sản phẩm:
Giá thành đơn vị sản phẩm gốc qui đổi (Z0)
Giá thành đơn vị sản phẩm i (Zi): Zi = Z0 × Hi
Tổng giá thành sản phẩm i = Zi × Qi
Giá thành đơn
vị sản phẩm
=
Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành
Số lượng sản phẩm hoàn thành
Tổng giá thành sản xuất
của các loại sản phẩm =
CPSX dở dang
đầu kỳ
+
CPSX phát sinh
trong kỳ

CPSX dở dang
cuối kỳ
Z0 =
Tổng giá thành sản xuất của các loại sản phẩm
Số lượng sản phẩm hoàn thành qui đổi
18
 Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ:
Phương pháp này áp dụng đối với các doanh nghiệp mà trong cùng 1 quá trình
sản xuất, bên cạnh các sản phẩm chính còn thu được những sản phẩm phụ, để tính giá
trị sản phẩm chính kế toán phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ ra khỏi tổng CPSX sản
phẩm. Giá trị sản phẩm phụ có thể xác định theo giá có thể sử dụng được, giá ước tính,
giá kế hoạch, giá nguyên liệu ban đầu,…Đối tượng tập hợp CPSX là toàn bộ quy trình
công nghệ sản xuất.Đối tượng tính giá thành là sản phẩm chính đã hoàn thành.
 Phương pháp tỷ lệ chi phí:
Phương pháp này áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm
có quy cách, phẩm chất khác nhau như may mặc, dệt kim, đóng giầy,… để giảm bớt
khối lượng hạch toán, kế toán tiến hành tập hợp chi phí theo nhóm sản phẩm cùng loại.
Căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa chi phí thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch (hoặc định
mức), kế toán sẽ tính ra giá thành đơn vị và tổng giá thành từng loại.
 Phương pháp liên hợp:
Phương pháp này áp dụng trong những doanh nghiệp có tổ chức sản xuất, tính
chất quy trình công nghệ và tính chất sản phẩm làm ra đòi hỏi việc tính giá thành phải
kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như các doanh nghiệp hóa chất, dệt kim, đóng
giầy… Trên thực tế, kế toán có thể kết hợp phương pháp tổng cộng chi phí với phương
pháp tỷ lệ, hệ số với loại trừ giá trị sản phẩm phụ.
1.4. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong hình thức sổ kế
toán
Tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng. Tổ chức
vận dụng hình thức kế toán phù hợp là một trong các nội dung cơ bản của công tác tổ
chức kế toán. Căn cứ vào quy định của nhà nước, tùy theo tình hình của từng đơn vị
mà doanh nghiệp có thể áp dụng một trong các hình thức sau:
 Hình thức sổ NK-SC
 Hình thức sổ NKC
 Hình thức sổ CT-GS
Tổng giá
thành sản
phẩm chính
=
Giá trị SP
chính DDĐK
+
CPSX phát
sinh trong kỳ
+
Giá trị SP
phụ thu hồi

Giá trị SP
chính DDCK
Tỷ lệ chi phí =
Tổng giá thành thực tế của tất cả các loại sản phẩm
×100%
Tổng giá thành kế hoạch của tất cả các loại sản phảm
Giá thành thực tế đơn
vị sản phẩm từng loại
=
Giá thành kế hoạch đơn vị
sản phẩm từng loại
× Tỷ lệ chi phí
Thang Long University Library
19
 Hình thức sổ NK-CT
 Hình thức sổ kế toán máy
Do giới hạn nội dung, bản khóa luận chỉ đề cập đến hai hình thức, đó là: hình
thức sổ NK-CT và hình thức sổ kế toán máy.
 Hình thức sổ NK-CT:
Nếu lựa chọn hình thức sổ NK-CT thì kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm sử dụng các loại sổ chủ yếu:
 Sổ kế toán tổng hợp gồm: Nhật ký chứng từ số 7; Bảng kê số 4, 5, 6; Sổ cái
các tài khoản 621, 622, 627, 154; Bảng phân bổ chi phí.
 Sổ kế toán chi tiết: các Sổ hoặc Thẻ kế toán chi tiết (nếu cần).
Sử dụng hình thức sổ NK-CT, kế toán viên tập hợp và hệ thống hóa các nghiệp
vụ kinh tế phát sinh theo bên có của các tài khoản kết hợp với việc phân tích cácnghiệp
vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối ứng nợ. Kết hợp chặt chẽ với việc ghi chép các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tựthời gian với việc hệ thống hóa các nghiệp vụ
theo nội dung kinh tế (theo tàikhoản).Kết hợp hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết
trên cùng một sổ kế toán trongcùng một quá trình ghi sổ.Sử dụng các mẫu các mẫu sổ
in sẵn các quan hệ đối ứng tài khoản, chỉ tiêu quảnlý kinh tế tài chính và lập báo cáo
tài chính.
Hình thức sổ NK-CT có tính chuyên môn hóa cao, dễ phân công lao động, giúp
giảm tải đươc ½ khối lượng ghi sổ. Bên cạnh đó, hình thức sổ này còn có tính chất đối
chiếu, kiểm tra cao, tạo kỷ cương cho thực hiện ghi chép sổ sách, cung cấp thông tin
tức thời cho quản lý.Nhược điểm chính của hình thức kế toán này là hầu hết các Nhật
ký đều đượcthiết kế theo chiều ngang, do đó khó điện toán hóa; kết cấu sổ phức tạp,
quy mô sổ lớn; đòi hỏi trình độ kế toán cao, quy mô hoạt động Doanh nghiệp lớn.
Doanh nghiệp tổ chức sổ theo hình thức NK-CT tổ chức sổ theo quy trình:
Sơ đồ .. Quy trình ghi sổ kế toán CPSX và tính giá thành SPtheo hình thức NK-
CT
Chứng từ gốc và bảng
phân bổ CPSX
Sổ chi tiết
chi phíNhật ký chứng từ số 7
Bảng kê số
4,5,6
Bảng tổng hợp
chi tiết chi phí
Sổ cái TK 621,
622, 627, 154
Báo cáo kế toán
20
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
 Hình thức kế toán máy:
Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức kế toán máy thì công việc kế toán được
thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính. Phần mềm kế
toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán hoặc kết hợp
các hình thức kế toán quy định trên đây. Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy
trình ghi sổ kế toán, nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo
quy định.
Kế toán theo hình thức kế toán máyđược ghi sổ theo trình tự sau (Sơ đồ 1.11)
Sơ đồ .. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức sổ kế toán máy
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
Hàng ngày, kế toán căn cứ vào Chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ
kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản
ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy tính theo các bảng, biểu được thiết
kế sẵn trên phần mềm kế toán. Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin
được tự động nhập vào Sổ kế toán tổng hợp (Sổ Cái hoặc NK-SC...) và các Sổ, thẻ kế
toán chi tiết liên quan.
Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao
tác khoá sổvà lập Báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu
chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin
đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế
toán với Báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy.
Phần mềm
kế toán
Máy vi tính
Chứng từ kế toán
Bảng tổng hợp
chứng từ kế toán
cùng loại
Sổ kế toán (tổng
hợp, chi tiết)
Báo cáo tài chinh, Báo
cáo kế toán quản trị
Thang Long University Library
21
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẨN DỤNG CỤ CƠ KHÍ XUẤT
KHẨU
2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Dụng cụ cơ khí xuất khẩu
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
2.1.1.1. Thông tin cơ bản
Tên gọi chính thức: Công ty cổ phần Dụng cụ cơ khí xuất khẩu
Tên giao dịch quốc tế: Export mechanical tool stock company (EMTC)
Trụ sở chính: Lô 15A, Khu công nghiệp Quang Minh, Mê Linh, Hà Nội.
Chi nhánh: 229 Tây Sơn, Ngã Tư Sở, Hà Nội
Điện thoại: 04.35860394
Email: info@emtc.com.vn
Website: http://emtc.com.vn/
Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần
Giấy phép đăng ký kinh doanh số 0103000178 cấp ngày 12/12/2000
Mã số thuế: 0100103626
Vốn điều lệ: 40 tỷ VNĐ (năm 2013)
Giám đốc công ty: Hồ Viết Tâm
2.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần Dụng cụ cơ khí xuất khẩu được thành lập vào ngày 18/11/1960.
Thời kỳ mới thành lập, công ty có tên là “Xưởng y cụ” trực thuộc Bộ y tế với cơ sở
ban đầu là 13000m2
đất do Nhà Nước cấp để xây dựng nhà xưởng. Nhiệm vụ sản xuất
kinh doanh chính là sản xuất bông bang, kẹp mạch máu, thuốc diệt muỗi trừ sốt rét…
đa số phục vụ cho Quân đội thời chiến tranh. Tổng số lao động của Xưởng chỉ trên
100 người, trang thiết bị thiếu thốn, cơ sở vật chất nghèo nàn, sản xuất thủ công là
chính.
Ngày 14/7/1964, Xưởng y cụ đổi tên thành “Nhà máy Y cụ” với nhiệm vụ hàng
đầu là sản xuất dụng cụ y tế, thiết bị bệnh viện, thiết bị dược phẩm và sửa chữa thiết bị
y tế. Trong thời gian này, Nhà máy đi sâu nghiên cứu chế tạo các sản phẩm phức tạp
hơn và đã tự chủ trong sản xuất cùng với đội ngũ công nhân lành nghề, tạo tiền đề phát
triển nhanh về sản xuất.
Ngày 16/1/1971, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định chuyển Nhà máy Y cụ
chuyển sang trực thuộc Bộ cơ khí và luyện kim. Trong những năm 70 này, Nhà máy
được mở rộng hơn về quy mô sản xuất, số lượng lao động, đưa vào sản xuất các dụng
cụ cơ khí cầm tay như kìm, cờ lê,… từ đó giá trị sản xuất tăng nhanh, gấp 3-4 lần so
với năm 1964.
22
Năm 1980, nhà máy đã xác định được nhiệm vụ trọng tâm của mình là ổn định
thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu, tự chủ trong sản xuất và tìm kiếm thị
trường mới.
Ngày 1/1/1985 Bộ cơ khí luyện kim đã đổi tên Nhà máy Y cụ thành “Nhà máy
Dụng cụ cơ khí xuất khẩu”, giá trị sản lượng xuất khẩu của Nhà máy năm 1985 chiếm
70,29% tổng giá trị sản lượng sản xuất, các sản phẩm của Nhà máy đã có uy tín trên
thị trường không những trong nước mà cả nước ngoài như Liên Xô, Ba Lan, Tiệp
Khắc.
Từ năm 1990, do hệ thống XHCN của Đông Âu bị sụp đổ, thị trường của nhà
máy bị thu hẹp, thêm vào đó là sự chuyển đổi cơ chế quản lý của Nhà nước từ chế độ
kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường khiến cho Nhà máy gặp rất nhiều
khó khăn. Tuy vậy, Nhà máy đã chủ động tìm đến các bạn hàng trong và ngoài nước,
một mặt vẫn duy trì được các sản phẩm dụng cụ cầm tay như: kìm điện, clê … mặt
khác liên doanh với các công ty của Nhật Bản, Đài Loan sản xuất các sản phẩm gia
dụng bằng thép không rỉ - Inox.
Ngày 1/1/1996, Nhà máy đổi tên thành “Công ty Dụng cụ cơ khí xuất khẩu” trực
thuộc bộ Công nghiệp và được phép chủ động mua bán, xuất nhập khẩu hàng hóa trực
tiếp với nước ngoài.
Ngày 1/1/2001 theo quyết định số 62/QĐ – BCN ngày 02/11/2000 của Bộ trưởng
Bộ Công nghiệp, Công ty Dụng cụ cơ khí xuất khẩu thực hiện cổ phần hóa 100%
chuyển thành Công ty Cổ phần với tên gọi mới “Công ty Cổ phần Dụng cụ cơ khí xuất
khẩu”.
Tại thời điểm ngày 1/1/2001 số vốn điều lệ của công ty là 12.000.000.000 VNĐ
.trong đó:
 Tỷ lệ cổ phần bán cho người lao động trong công ty: 91,7%
 Tỷ lệ cổ phần bán cho các đối tượng ngoài công ty: 8,3%
 Mệnh giá: 100.000 đồng/ cổ phần.
Tổng số cổ phần bán ưu đãi cho 611 lao động trong Công ty là 63.833 cổ phần
với giá trị ưu đãi là 1.914.990.000 đồng, chiếm 20% giá trị vốn Nhà nước tại Công ty.
Trải qua hơm 40 năm xây dựng và phát triển, Công ty Cổ phần Dụng cụ cơ khí
xuất khẩu là đơn vị chuyên sản xuất các sản phẩm như: hàng Inox xuất khẩu, các loại
dụng cụ phụ tùng ôtô xe máy, sản phẩm y tế, các loại máy chuyên dùng và các loại
hàng cơ khí khác. Công ty luôn quan tâm đến công tác quản lý kỹ thuật, cải tiến công
nghệ, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng mọi yêu cầu của khách
hàng trong và ngoài nước theo phương châm “Chất lượng sản phẩm là sự sống còn, là
yếu tố quyết định sự tồn tại và hung thịnh bền vững của Công ty”.
Thang Long University Library
23
2.1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh
Công ty Cổ phần Dụng cụ cơ khí xuất khẩu có đầy đủ công nghệ tạo phôi, gia
công cơ khí, xử lý nhiệt, xử lý bề mặt với các dây chuyền công nghệ tiên tiến, đảm bảo
chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế. Với ưu thế về công nghệ chế tạo, sản phẩm của
Công ty rất đa dạng và nhiều chủng loại, có chất lượng cao. Sản phẩm chính của Công
ty bao gồm:
 Dụng cụ, phụ tùng ô tô – xe máy: Bộ càng xe máy, các loại chân chống, chân
phanh, cần số, cần khởi động xe máy, kích ô tô và tay quay kích, túi dụng cụ
ô tô – xe máy…
 Dụng cụ cơ khí cầm tay: Kìm điện các loại, dụng cụ tháo mũi khoan, hộp cờ
lê…
 Sản phẩm y tế: Bàn khám phụ khoa, bàn tiêm, giường bệnh, máy nạp thuốc
mỡ…
 Bếp nướng các loại…
Nguyên liệu chính để sản xuất sản phẩm của Công ty bao gồm các loại: Inox,
đồng, đồng đỏ, dương cực niken, tuýp buzi… được phân xưởng rèn dập, cắt gọt tạo
phôi. Sau khi tạo phôi được đưa sang bộ phận cơ khí tiến hành tiện, phay, bào, mài
thành những chi tiết sản phẩm. Những chi tiết sản phẩm hoàn thành được đưa sang bộ
phận mạ, nhuộm đen, trang trí và lắp ráp thành phẩm. Sản phẩm được kiểm tra, hiệu
chỉnh lần cuối, đóng nhãn, nhập kho thành phẩm hoặc giao thẳng cho khách hàng.
Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty theoquy trình:
Bước 1: Nguyên vật liệu chính được nhân viên phụ trách thu mua vật liệu tại
phòng kỹ thuật thu muatại trong nước hay nước ngoài bao gồm kim loại màu, sắt
thép… sau đó được đưa vào phân xưởng rèn, dập để nhân viên phân xưởng rèn dập
tạo phôi sản phẩm, bao gồm các bước:
+ Cắt đoạn sản phẩm, rèn sơ bộ trên búa máy 75 – 150 tấn
+ Dập hình sản phẩm trên máy dập 160 – 250 – 340 tấn
+ Dập cắt Bavia trên máy dập 100 – 125 tấn
+ Nắn thẳng trên máy 63 tấn
+ Ủ non phôi phấn phẩm trên lò X57
Sau đó phân xưởng rèn dập làm sạch phôi và chuyển giao nhập kho bán thành
phẩm
Bước 2: Phôi được nhân viên chuyển từ kho bán thành phẩm xuống phân xưởng
cơ khí để tiến hành các bước khoan, tiện, phay, mài rồi nhập kho bán thành phẩm của
phân xưởng cơ khí.
24
Bước 3: Bán thành phẩm ở phân xưởng cơ khí được chuyển xuống phân xưởng
mạ để tiếp tục đánh bóng, nhuộm, trang trí bề mặt sản phẩm để bảo vệ độ bền và làm
đẹp sản phẩm.
Bước 4: Sản phẩm được chuyển sang phân xưởng lắp ráp để công nhân lắp ráp
hoàn chỉnh sau đó nhập kho thành phẩm
(Nguồn: Phân xưởng sản xuất)
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Công ty Cổ phần Dụng cụ Cơ khí Xuất khẩu tổ chức bộ máy quản lý theo mô
hình quản lý sản xuất trực tiếp chức năng. Giữa các bộ phận, phòng ban có chức năng
và nhiệm vụ cụ thể, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc để hoàn thành nhiệm vụ được giao
và góp phần xây dựng Công ty ngày càng lớn mạnh. Bộ máy quản lý của Công ty được
chia thành các phòng ban chức năng và các phân xưởng sản xuất như sau:
Sơ đồ . Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Chế tạo phôi cắt đoạn rèn
Nhập kho bán thành phẩm
Gia công nguội để hoàn thành sản phẩm
Nhiệt luyện
Gia công cơ tiện phay
Mạ sản phẩm
Nguyên vật liệu ban đầu
Lắp ráp hoàn chỉnh
Nhập kho thành phảm
Thang Long University Library
ChủtịchHĐQT
Ban kiểm soát
Giám đốc
25
Ban kiểm soát
Giám đốc
Phòng Tổ chức
Hành chính
Phòng Tài chính
Kế toán
Phó giám đốc
kỹ thuật
Phòng kỹ thuật
Phòng quảng cáo
PX dụng cụ
PX cơ điện
Phó giám đốc
sản xuất
PX rèn dập
PX cơ khí 1
PX cơ khí 2
PX cơ khí 3
PX cơ khí XK
Tổ nhiệt luyện
Phó giám đốc
kinh doanh
Phòng kinh doanh
Phòng bảo vệ môi
Phòng kỹ thuật
Phòng quảng cáo
PX dụng cụ
PX cơ điện
PX rèn dập
PX cơ khí 1
PX cơ khí 2
PX cơ khí 3
PX cơ khí XK
PX mạ
Tổ nhiệt luyện
Phòng kinh doanh
Phòng bảo vệ môi
trường
(N
gu
ồn
Ph
òn
g
Tổ
ch
ức
–
Hà
26
Công ty Cổ phần Dụng cụ cơ khí xuất khẩu hình thành trên sự góp vốn của các
cổ đông vì vậy mô hình tổ chức của công ty cũng tuân theo nguyên tắc tổ chức của
công ty cổ phần.
 Hội đồng cổ đông:
Theo luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty, Hội đồng cổ đông là cơ quan quyền
lực cao nhất của công ty. Hội đồng cổ đông quyết định tổ chức lại và giải thể công ty,
định hướng phát triển của công ty; bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên hội đồng quản trị;
bổ nhiệm thành viên ban kiểm soát, quyết định cơ cấu, tổ chức quản lý, phương hướng
hoạt động của công ty.
 Hội đồng quản trị:
Gồm 11 thành viên, là cơ quan lãnh đạo của công ty, có toàn quyền nhân danh
công ty để quyết định những vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi.Có nhiệm vụ
quyết định chiến lược phát triển, tổ chức của công ty, bổ nhiệm và miễn nhiệm giám
đốc và các cán bộ quản lý quan trọng khác.
Chủ tịch hội đồng quản trị do hội đồng quản trị bầu, không kiêm nhiệm giám đốc
mà có những nhiệm vụ sau:
+ Lập chương trình kế hoạch hoạt động hội đồng quản trị, chuẩn bị nội dung và
triệu tập, điều khiển các cuộc hộ.
+ Kiểm tra tổ chức thực hiện các nghị quyết của hội đồng quản trị
+ Chuẩn bị nội dung và triệu tập, chủ tọa Đại hội cổ đông. Nhiệm kỳ của chủ
tịch hội đồng quản trị trùng với nhiệm kỳ của hội đồng quản trị.
 Ban kiểm soát:
Gồm 3 thành viên do đại hội cổ đông bầu cử. Có nhiệm vụ giám sát, kiểm tra
việc thực hiện mục tiêu phương hướng, nhiệm vụ mà đại hội cổ đông đã đề ra.
 Ban giám đốc:
Ban giám đốc điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty, chịu trách
nhiệm trước hội đồng quản trị; tổ chức kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của
công ty; ban hành quy chế quản lý công ty; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức
danh quản lý trong công ty; kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức và tuyển dụng lao
động.
Giám đốc công ty: do hội đồng quản trị bổ nhiệm trong số các thành viên hội
đồng quản trị với tư cách pháp nhân, chịu trách nhiệm trực tiếp điều hành mọi hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty, thực hiện các nghị quyết của hội đồng quản trị
và chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý nhà nước về hành vi pháp nhân cũng như
mọi giao dịch về sản xuất kinh doanh của công ty.
 Phó giám đốc kinh doanh:
Thang Long University Library
27
Là người được ban giám đốc ủy quyền hoặc phân công chịu trách nhiệm trong
lĩnh vực kinh doanh, xuất nhập khẩu trong toàn công ty. Tham mưu giúp tổng giám
đốc xác định phương hướng, mục tiêu nhiệm vụ, chiến lược kinh doanh nhằm không
ngừng mở rộng hoạt động kinh doanh - xuất nhập khẩu của công ty đạt hiệu quả kinh
tế cao.
 Phó giám đốc kỹ thuật:
Là người được ban giám đốc ủy quyền hoặc phân công chịu trách nhiệm về công
tác quản lý kỹ thuật công nghệ, chất lượng sản phẩm, chất lượng nguyên vật liệu đầu
vào, cung cấp năng lượng cho sản xuất, nghiên cứu khoa học kỹ thuật, thiết kế mẫu,
phân tích mẫu, xác định năng suất kế hoạch, quản lý máy móc thiết bị, quản lý công
tác đào tạo, huấn luyện đội ngũ kỹ thuật và công nhân sản xuất trong toàn công ty.
 Phó giám đốc sản xuất:
Là người được ban giám đốc ủy quyền hoặc phân công chịu trách nhiệm phụ
trách công tác kỹ thuật chỉ đạo dây chuyền sản xuất và đảm bảo an toàn lao động trong
phân xưởng sản xuất.
 Các phòng ban chức năng:
Phòng kinh doanh: Phòng kinh doanh nghiên cứu thị trường trong nước và nước
ngoài; tìm đối tác, tìm kiếm các hợp đồng cung cấp các sản phẩm của công ty cho các
thị trường tiềm năng; làm việc với khách hàng và thực hiện ký kết hợp đồng; lập ra các
kế hoạch kinh doanh; đặt ra các mục tiêu và triển khai thực hiện.
Phòng bảo vệ môi trường: Nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty tới môi trường xung quanh từ đó đưa ra các giải pháp hợp lý
giảm thiểu tối đa mức độ ô nhiễm môi trường.
Phòng kỹ thuật: Chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về công tác xây dựng
kế hoạch sản xuất tuần-tháng-quý-năm. Theo dõi, thực hiện việc cung ứng vật tư các
loại phục vụ sản xuất theo định mức vật tư và kế hoạch sản xuất đảm bảo kịp thời chất
lượng. Quản lí các kho thành phẩm, bán thành phẩm, vật tư dụng cụ của công ty.Theo
dõi tình hình thực hiện định mức tiêu hao vật tư trong sản xuất.Phát hiện những trường
hợp lãng phí vật tư, sử dụng vật tư không phù hợp, báo cáo lãnh đạo công ty có biện
pháp xử lý. Chủ trì lập các báo cáo theo quy định về công tác kế hoạch vật tư. Chịu
trách nhiệm trước công ty về các mặt công tác: Kỹ thuật - thiết bị - chất lượng sản
phẩm. Hoàn thiện các quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, theo dõi sản phẩm mới,
cải tiến mẫu mã sản phẩm mới.
Phòng quảng cáo: nghiên cứu hoạt động marketing.
Phòng Tổ chức - Hành chính: Chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về công
tác quản lý lao động: quản lý hồ sơ tài liệu liên quan đến vấn đề nhân sự của cán bộ
công nhân viên trong công ty, theo dõi tình hình tăng giảm lao động, lao động nghỉ
28
việc, lao động nghỉ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội hàng ngày, hàng tháng. Trực tiếp
giải quyết một số khâu về công tác tổ chức - lao động, tiền lương và chế độ chính sách
cho người lao động. Theo dõi giám sát việc thực hiện các quy định tiền lương, kiểm tra
xác định ngày công, tổng hợp số liệu tiền lương của các bộ phận để làm cơ sở thanh
toán lương cho cán bộ công nhân viên hàng tháng. Giải trình các khoản phát sinh về
chi phí tiền lương để trình giám đốc công ty duyệt chi tiền lương. Thực hiện các nhiệm
vụ trong lĩnh vực hành chính văn phòng, soạn thảo công văn giấy tờ, cung cấp văn
phòng phẩm, phục vụ lễ tân, tiếp khách, công tác an toàn lao động, vệ sinh công
nghiệp của công ty. Trực tiếp quản lý con dấu của công ty, giải quyết những vướng
mắc, khó khăn về công tác tổ chức lao động tiền lương, hành chính trong phạm vi
quyền hạn của mình.
Phòng tài chính – kế toán: Có nhiệm vụ theo dõi mọi hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty thông qua hoạt động tài chính, hạch toán chi phí, xác định kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh. Cung cấp thông tin về sản xuất kinh doanh cho ban
lãnh đạo biết để đưa ra những quyết định chính xác và mang lại hiệu quả cao nhất.
 Phân xưởng:
Phân xưởng dụng cụ: chuyên sản xuất các loại dụng cụ dao cắt gọt cho ngành cơ
khí, khuôn mẫu các loại; bộ phận khởi động, lò xo và quản lý khu vực nhiệt luyện
bằng lò điện tử.
Phân xưởng cơ điện: đảm bảo công tác sửa chữa máy móc thiết bị trong công ty,
chạy thử các thiết bị mới, quản lý hệ thống điện, nước trong công ty.
Phân xưởng rèn dập: Chuyên tạo phôi cho các sản phẩm cơ khí, quản lý toàn bộ
hệ thống khí nén và các thiết bị khác.
Phân xưởng cơ khí 1: Chuyên sản xuất kìm điện 160, 180, phụ tùng xe đạp, xe
máy các loại.
Phân xưởng cơ khí 2: Chuyên sản xuất mỏ lết các loại, kìm điều chỉnh và đồ gia
dụng bằng inox.
Phân xưởng cơ khí 3: Chuyên sản xuất kìm điện 180, 10, đồ gia dụng và quản lý
thiết bị nhiệt lượng có tần số cao, đồng thời tiến hành gia công đùi đĩa cho Nhật Bản.
Phân xưởng mạ: Làm nhiệm vụ trang trí bè mặt bằng phương pháp điện hóa,
đánh bóng bề mặt kim loại.
2.1.4. Đặc điểm tổ chức kế toán tại Công ty
2.1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán tai Công ty được tổ chức theo hình thức tập trung. Tất cả toàn bộ
công việc được tập trung tại Phòng Kế toán, từ các công việc xử lý Chứng từ kế toán,
ghi Sổ tổng hợp đến việc lập Báo cáo tài chính. Nhân viên kế toán được giao một số
phần việc kế toán nhât định theo sự phân công của Kế toán trưởng. Dưới Phân xưởng
Thang Long University Library
29
có các kế toán phân xưởng làm nhiệm vụ thống kê, tập hợp các số liệu và ghi chép ban
đầu gửi lên Phòng Kế toán. Sau đây là sơ đồ miêu tả khái quát hệ thống bộ máy kế
toán của Công ty:
Sơ đồ .. Bộ máy kế toán của Công ty
Kế toán trưởng (Trưởng phòng Kế toán – Tài vụ): là người giúp Giám đốc tổ
chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thống kê, thông tin kinh tế và hạch
toán kế toán. Kế toán trưởng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc, điều hành mọi
hoạt động của Phòng Kế toán, tổ chức việc ghi chép, tổng hợp, phản ánh đầy đủ, chính
xác và kịp thời về tình hình tài sản, vật tư, vay tín dụng. Xem việc thi hành chế độ tài
chính, các hợp đồng kinh tế trước khi trình Giám đốc, Báo cáo tài chính. Được hưởng
chế độ đãi ngộ Kế toán trưởng do pháp luật quy định. Kế toán trưởng đồng thời làm
công tác kế toán TSCĐ.
Kế toán thanh toán tiền lương: thực hiện các nghiệp vụ phát sinh bằng tiền
mặt, tiền gửi ngân hàng, các khoản phải thu, phải trả một cách chính xác. Cuối tháng
tiến hành tổng hợp các quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và các khoản công nợ. Trên cơ
sở bảng lương do bộ phận lao động tiền lương tính toán, tiến hành chi lương và hạch
toán tiền lương vào các đối tượng chịu chi phí.
Kế toán tổng hợp: theo dõi kiểm tra các Chứng từ và các nghiệp vụ phát sinh
vào sổ cái, cuối tháng tổng hợp để lên bảng cân đối kế toán và lập các báo biểu kế toán
theo định kỳ.
Kế toán chi phí và giá thành sản phẩm: xác định đối tượng tập hợp chi phí sản
xuất và phương pháp tính giá thành thích hợp. Tổ chức tập hợp và phân bổ từng loại
Kế toán trưởng
Kế
toán
TSCĐ
Kế
toán
tổng
hợp
Kế
toán
thanh
toán
tiền
lương
Kế
toán
thành
phẩm
và tiêu
thụ
Kế
toán
vật
liệu
Kế
toán
chi
phí,
giá
thành
Kế toán phân xưởng
30
chi phí sản xuất theo đối tượng đã xác minh, vận dụng phương pháp tính giá thành
thích hợp để tính giá thành và giá thành đơn vị. Định kỳ, cung cấp các báo cáo về chi
phí sản xuất và giá thành.
Kế toán thành phẩm và tiêu thụ: Tổ chức theo dõi, phản ánh chính xác, chặt
chẽ về tình hình hiện có và sự biến động từng loại thành phẩm, cũng như quá trình tiêu
thụ. Cung cấp những thông tin kinh tế cần thiết cho các bộ phận liên quan.
Kế toán vật liệu: hằng ngày căn cứ vào Phiếu nhập, xuất nguyên vật liệu để lên
bảng kê, trên cơ sở đó cuối tháng hạch toán tình hình vật liệu, kiểm tra đối chiếu vật
liệu tồn kho, cung cấp số liệu kịp thời để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm.
2.1.4.2. Chính sách kế toán áp dụng tại Công ty
 Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng chế độ kế toán theo quyết định số
15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
 Niên độ kế toán: 1 năm tính từ đầu ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 năm Dương
lịch. Kỳ kế toán là 1 tháng.
 Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép: Việt Nam đồng.
 Hạch toán hàng tồn kho theo phương thức: Kê khai thường xuyên.
 Phương thức tính thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ.
 Khấu hao TSCĐ theo phương pháp khấu hao đường thẳng.
 Hình thức kế toán: Nhật ký – chứng từ.
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký - chứng từ được thể hiện
qua sơ đồ sau (Sơ đồ 2.4):
Sơ đồ .. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chứng từ:
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Ghi cuối kỳ
Đối chiếu, kiểm tra
Sổ quỹ Chứng từ kế toán Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Bảng kê Bảng phân bổ
Nhật ký chứng từ
Sổ cái
Báo cáo tài chính
Bảng tổng hợp chi tiết
Thang Long University Library
31
Hệ thống chứng từ kế toán:Công ty sử dụng hầu hết các chứng từ kế toán theo
quy định của Bộ Tài chính. Trong đó, chủ yếu là sử các chứng từ: Phiếu nhập kho,
Phiếu xuất kho, Hóa đơn GTGT…
Hệ thống tài khoản:Công ty xây dựng hệ thống tài khoản theo quyết định số
15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính.
Hệ thống sổ sách kế toán:
 Sổ kế toán tổng hợp:
+ Nhật ký chứng từ số 7.
+ Bảng kê số 4
+ Sổ cái các tài khoản: 621, 622, 627, 154.
+ Bảng phân bổ chi phí
 Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
2.2. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Dụng cụ cơ khí
xuất khẩu
2.2.1. Đối tượng kế toán chi phí sản xuất
Công ty có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu liên tục, mỗi sản phẩm
đều qua nhiều khâu chế biến, nhiều công đoạn sản xuất, sau khi kết thúc công đoạn sản
xuất cuối cùng mới trở thành thành phẩm hoàn chỉnh và được nhập kho. Vì vậy, việc
tập hợp chi phí liên quan đến nhiều khâu, nhiều công đoạn. Bên cạnh đó, mỗi phân
xưởng lại sản xuất nhiều mặt hàng nên việc xác định chi phí sản xuất chung rất là phức
tạp.
Để thuận lợi cho công tác quản lý cũng như việc hạch toán chính xác chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm, các phân xưởng sản xuất ở công ty được chia thành 4
nhóm:
 Phân xưởng rèn dập
 Phân xưởng cơ khí
 Phân xưởng dụng cụ cơ điện
 Phân xưởng gia công
Xuất phát từ những đặc điểm trên, kế toán đã xác định đối tượng tập hợp chi phí
sản xuất là từng phân xưởng, chi tiết theo từng sản phẩm đối với chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp, còn với chi phí sản xuất chung, kế toán
tập hợp cho toàn phân xưởng, sau đó phân bổ cho từng sản phâm theo tiêu thức thích
hợp.
32
2.2.2. Kế toán chi phí sản xuất theo khoản mục chi phí
2.2.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Sản phẩm của Công ty Cổ phần Dụng cụ cơ khí xuất khẩu rất đa dạng gồm nhiều
chủng loại khác nhau như kìm cách điện, clờ, mỏ lết, hàng gia dụng Inox. . Trong mỗi
loại này lại có nhiều qui cách như kìm điện 160, kìm điện 180… Công ty phải sử dụng
rất nhiều loại nguyên vật liệu và khối lượng lớn như các loại thép, tôn, lò xo…Như
vậy, nếu việc quản lý NVL không tốt sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất của
công ty.Chi phí NVL chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số chi phí sản phẩm, nhất là chi
phí NVL chiếm tới 60 – 70% chi phí vật liệu dùng vào sản xuất sản phẩm.
Nguyên vật liệu mà Công ty sử dụng trực tiếp cho sản xuất bao gồm:
 Nguyên vật liệu chính (TK 1521): sắt, thép, các loại thép ống, thép tròn và
có các loại kích cỡ khác nhau (18, 20..), Inox, đồng dương cực, niken.
 Vật liệu phụ (TK 1522): Là các loại vật liệu được sử dụng làm tăng chất
lượng sản phẩm, hoàn chỉnh sản phẩm hoặc phục vụ cho công việc quản lý
sản xuất như: Nhựa, dầu mỏ, sơn, đinh, sút, cao lanh…
 Nhiên liệu (TK 1523): Có tác dụng cấp điện năng trong quá trình sản xuất,
được sử dụng phục vụ cho công nghệ sản xuất sản phẩm, cho phương tiện
vận tải, máy móc thiết bị hoạt động trong quá trình sản xuất kinh doanh
như: xăng A78, xăng A92, dầu diezen, than…
 Phụ tùng thay thế (TK 1524): Gồm các loại phụ tùng, chi tiết được sử dụng
để thay thế, sửa chữa máy móc, thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải như
vòng bi, bánh răng, đồ điện…
 Vật liệu khác (TK1527): Là những vật liệu không được xếp vào những loại
kể trên, các loại vật liệu này do quá trình sản xuất ra, phế liệu thu hồi từ
việc thanh lý TSCĐ, chủ yếu là sản phẩm hỏng, sắt, thép, Inox vụn…
Tài khoản sử dụng: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ được tập
hợp và hạch toán vào TK 621 – CPNVLTT, tài khoản này được mở chi tiết thành 4 tài
khoản cấp 2:
 TK 6211: CPNVLTT ở phân xưởng rèn dập
 TK 6212: CPNVLTT ở phân xưởng cơ khí
 TK 6213: CPNVLTT ở phân xưởng dụng cụ cơ điện
 TK 6214: CPNVLTT ở phân xưởng gia công
CPNVLTT được kế toán tiến hành tập hợp trực tiếp cho từng sản phẩm. Trường
hợp không tập hợp trực tiếp được thì kế toán theo dõi chung trên TK 621 của phân
xưởng rồi phân bổ cho từng sản phẩm theo tiêu thức phù hợp. Tại Công ty, CPNVLTT
được quản lý theo hệ thống chi phí định mức đã được xác định cho mỗi loại sản phẩm
Thang Long University Library
33
cụ thể. Để phù hợp với yêu cầu quản lý chi phí, công ty đã quy định khung giá hạch
toán cho từng khoản mục nguyên vật liệu.
Tất cả nguyên vật liệu mua về đều phải nhập kho của Công ty, sau đó tùy vào
yêu cầu, mục đích chế tạo sản phẩm của các phân xưởng mà được xuất giao cho các
phân xưởng sản xuất.
Việc xuất, nhập kho nguyên vật liệu cho các phân xưởng sản xuất phải tuân thủ
theo trình tự sau: căn cứ theo yêu cầu của từng phân xưởng và định mức tiêu hao
nguyên vật liệu cho từng sản phẩm do phòng kỹ thuật đưa ra, phòng kế hoạch lập
phiếu xuất kho nguyên vật liệu cho từng phân xưởng. Thủ kho căn cứ vào yêu cầu đã
xác định và số NVL thực tế đã xuất ghi vào cột “Thực xuất”.Sau khi kiểm tra, thủ kho
tiến hành xuất nguyên vật liệu cho từng phân xưởng.
Theo quy định, phiếu xuất kho được chia làm 3 liên: một liên giao cho thủ kho
giữ làm cơ sở ghi thẻ kho sau đó nộp cho kế toán NVL, một liên lưu lại tại kế toán
phân xưởng và một liên lưu lại tại phòng kế hoạch theo dõi.
Bảng .. Phiếu xuất kho Công ty CP Dụng cụ cơ khí xuất khẩu
Công ty CP Dụng cụ Cơ khí XK
Lô 15A, KCN Quang Minh, Mê Linh,
Hà Nội.
PHIẾU XUẤT KHO
ngày 01 tháng 06 năm 2014
Họ tên người nhận hàng: Ngô Quang Tú Bộ phận: Phân xưởng rèn dập
Lý do xuất kho: Sản xuất kìm điều chỉnh 135
Xuất tại kho: kho nguyên vật liệu chính
(Đơn vị: VNĐ)
STT Tên nhãn hiệu
Mã
số
Đơn
vị
Số lượng
Đơn giá Thành tiềnYêu
cầu
Thực
xuất
1 Thép C45  20 101 Kg 1.200 1.200 12.000 14.400.000
Cộng 14.400.000
Quyển số: 01 Mẫu số 02 - VT
Số: 01 Quyết định số 15-TC/QĐ/CĐKT
Nợ TK: 6211 ngày 20 tháng 03 năm 2006
Có TK: 152 của Bộ Tài Chính
Tổng số tiền: Mười bốn triệu bốn trăm nghìn đồng.
Xuất, ngày 01 tháng 06 năm 2014
Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Phụ trách cung tiêu Người nhận Thủ kho
(Ký, họ tên, đóng dấu) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
34
Căn cứ vào các hóa đơn thanh toán, các phiếu nhập kho nguyên vật liệu, các
phiếu xuất kho và các chứng từ khác có liên quan, thủ kho tiến hành vào sổ chi tiết vật
tư. Sổ chi tiết vật tư được dùng để theo dõi chi tiết những biến động của nguyên vật
liệu trong kho sau mỗi lần nhập, xuất; được mở chi tiết cho từng kho và từng loại
nguyên vật liệu. Thủ kho có trách nhiệm giữ và ghi chép hàng ngày những biến động
của nguyên vật liệu theo trình tự thời gian.
Cuối mối tháng, sổ chi tiết vật tư được chuyển lên phòng kế toán cho kế toán
NVL tiến hành tổng hợp số liệu nhập xuất tồn của từng loại đề ghi vào sổ số dư, từ đó
tính ra trị giá tồn kho cuối tháng của mỗi loại nguyên vật liệu.
Thang Long University Library
39
Bảng . Sổ chi tiết vật liệu, sản phẩm, hàng hóa
SỔ CHI TIẾT VẬT LIỆU SẢN PHẨM HÀNG HÓA
Tài khoản: 152 Tiểu khoản 1521 Kho: Nguyên vật liệu chính Trang 01
Tháng 06 năm 2014 Đơn vị tính: kg
Tên vật liệu (sản phẩm, hàng hóa): Thép C4520
Chứng từ
Diễn giải
TK
đối
ứng
Đơn
giá
Nhập Xuất Tồn
SH NT Lượng Tiền Lượng tiền Lượng Tiền
Tồn đầu kỳ 12.000 2.000 24.000.000
PXK01 01/06 Chế tạo phôi sản phẩm 6211 12.000 1.200 14.400.000
PNK01 02/06 Nhập mua 331 12.000 2.500 30.000.000
PNK03 02/06 Nhập mua 112 12.000 2.000 24.000.000
PXK05 03/06 Sản xuất sản phẩm 6212 12.000 800 9.600.000
PXK06 03/06 Dùng cho phân xưởng 6271 12.000 1.400 16.800.000
PXK07 04/06 Chế tạo phôi sản phẩm 6211 12.000 1.500 18.000.000
PXK09 05/06 Chế tạo phôi sản phẩm 6211 12.000 1.600 19.200.000
PNK14 05/06 Nhập mua 331 12.000 2.480 29.760.000
… … …
Cộng phát sinh 20.180 242.160.000 20.180 242.160.000
Tồn cuối kỳ 2.000 24.000.000
Người ghi sổ Ngày 30 tháng 06 năm 2014
(Ký, họ tên) Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu

More Related Content

What's hot

Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo...Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Kế toán chi phí sản phẩm và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần kỹ ng...
Kế toán chi phí sản phẩm và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần kỹ ng...Kế toán chi phí sản phẩm và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần kỹ ng...
Kế toán chi phí sản phẩm và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần kỹ ng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Vốn Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Từ Ngân Hàng
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Vốn Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Từ Ngân HàngHoàn Thiện Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Vốn Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Từ Ngân Hàng
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Vốn Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Từ Ngân HàngViết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ VÀ XÂY DỰN...
HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ VÀ XÂY DỰN...HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ VÀ XÂY DỰN...
HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ VÀ XÂY DỰN...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Báo cáo thực tập kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành
Báo cáo thực tập kế toán tập hợp chi phí và tính giá thànhBáo cáo thực tập kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành
Báo cáo thực tập kế toán tập hợp chi phí và tính giá thànhHọc kế toán thực tế
 
Báo cáo thực tập kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
Báo cáo thực tập kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩmBáo cáo thực tập kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
Báo cáo thực tập kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩmNgọc Hà
 
Khoa luan tot nghiep ueh pham thanh nga ke toan doanh thu, chi phi, xac dinh ...
Khoa luan tot nghiep ueh pham thanh nga ke toan doanh thu, chi phi, xac dinh ...Khoa luan tot nghiep ueh pham thanh nga ke toan doanh thu, chi phi, xac dinh ...
Khoa luan tot nghiep ueh pham thanh nga ke toan doanh thu, chi phi, xac dinh ...Nga Pham
 

What's hot (20)

Đề tài khả năng thanh toán công ty chế biến thực phẩm
Đề tài khả năng thanh toán công ty chế biến thực phẩmĐề tài khả năng thanh toán công ty chế biến thực phẩm
Đề tài khả năng thanh toán công ty chế biến thực phẩm
 
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo...Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo...
 
Đề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASC
Đề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASCĐề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASC
Đề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASC
 
Đề tài phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty cổ phần Habada RẤT HAY
Đề tài phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty cổ phần Habada  RẤT HAYĐề tài phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty cổ phần Habada  RẤT HAY
Đề tài phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty cổ phần Habada RẤT HAY
 
Kế toán chi phí sản phẩm và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần kỹ ng...
Kế toán chi phí sản phẩm và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần kỹ ng...Kế toán chi phí sản phẩm và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần kỹ ng...
Kế toán chi phí sản phẩm và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần kỹ ng...
 
Đề tài: Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp, HOT
Đề tài: Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp, HOTĐề tài: Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp, HOT
Đề tài: Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp, HOT
 
Đề tài giải pháp cải thiện khả năng thanh toán công ty Vinamilk, 2018
Đề tài  giải pháp cải thiện khả năng thanh toán công  ty Vinamilk,  2018Đề tài  giải pháp cải thiện khả năng thanh toán công  ty Vinamilk,  2018
Đề tài giải pháp cải thiện khả năng thanh toán công ty Vinamilk, 2018
 
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Vốn Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Từ Ngân Hàng
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Vốn Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Từ Ngân HàngHoàn Thiện Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Vốn Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Từ Ngân Hàng
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Vốn Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Từ Ngân Hàng
 
Kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm tại công ty xây lắp
Kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm tại công ty xây lắpKế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm tại công ty xây lắp
Kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm tại công ty xây lắp
 
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đĐề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính tại công ty hóa chất
Đề tài: Hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính tại công ty hóa chấtĐề tài: Hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính tại công ty hóa chất
Đề tài: Hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính tại công ty hóa chất
 
Đề tài: Kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, HAY
Đề tài: Kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, HAYĐề tài: Kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, HAY
Đề tài: Kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, HAY
 
HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ VÀ XÂY DỰN...
HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ VÀ XÂY DỰN...HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ VÀ XÂY DỰN...
HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ VÀ XÂY DỰN...
 
Luận văn: Kiểm toán hàng tồn kho trong báo cáo tài chính, HAY
Luận văn: Kiểm toán hàng tồn kho trong báo cáo tài chính, HAYLuận văn: Kiểm toán hàng tồn kho trong báo cáo tài chính, HAY
Luận văn: Kiểm toán hàng tồn kho trong báo cáo tài chính, HAY
 
Báo cáo thực tập kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành
Báo cáo thực tập kế toán tập hợp chi phí và tính giá thànhBáo cáo thực tập kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành
Báo cáo thực tập kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành
 
Phân tích tình hình TÀI CHÍNH tại công ty Xây Dựng, HAY!
Phân tích tình hình TÀI CHÍNH tại công ty Xây Dựng, HAY!Phân tích tình hình TÀI CHÍNH tại công ty Xây Dựng, HAY!
Phân tích tình hình TÀI CHÍNH tại công ty Xây Dựng, HAY!
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty xây dựng, HAY
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty xây dựng, HAYĐề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty xây dựng, HAY
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty xây dựng, HAY
 
Báo cáo thực tập kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
Báo cáo thực tập kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩmBáo cáo thực tập kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
Báo cáo thực tập kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
 
Luận văn: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty xây lắp, 9đ
Luận văn: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty xây lắp, 9đLuận văn: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty xây lắp, 9đ
Luận văn: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty xây lắp, 9đ
 
Khoa luan tot nghiep ueh pham thanh nga ke toan doanh thu, chi phi, xac dinh ...
Khoa luan tot nghiep ueh pham thanh nga ke toan doanh thu, chi phi, xac dinh ...Khoa luan tot nghiep ueh pham thanh nga ke toan doanh thu, chi phi, xac dinh ...
Khoa luan tot nghiep ueh pham thanh nga ke toan doanh thu, chi phi, xac dinh ...
 

Similar to Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu

Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...NOT
 
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...NOT
 
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...NOT
 
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...NOT
 
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...NOT
 
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại cô...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại cô...Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại cô...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại cô...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp ...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp ...Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp ...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...NOT
 
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tn...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tn...Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tn...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tn...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tn...Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tn...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tn...NOT
 

Similar to Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu (20)

Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
 
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...
 
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...
 
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
 
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...
 
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...
 
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
 
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
 
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
 
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
 
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
 
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
 
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
 
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
 
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại cô...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại cô...Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại cô...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại cô...
 
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp ...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp ...Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp ...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp ...
 
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
 
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
 
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tn...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tn...Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tn...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tn...
 
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tn...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tn...Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tn...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tn...
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.dochttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...https://www.facebook.com/garmentspace
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨMTẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỤNG CỤ CƠ KHÍ XUẤT KHẨU SINH VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN THU YẾN MÃ SINH VIÊN : A19815 CHUYÊN NGÀNH : KẾ TOÁN HÀ NỘI – 2014
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨMTẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỤNG CỤ CƠ KHÍ XUẤT KHẨU Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS Nguyễn Thị Đông Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thu Yến Mã sinh viên : A19815 Chuyên ngành : Kế Toán HÀ NỘI – 2014 Thang Long University Library
  • 3. LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian nghiên cứu lý luận và tìm hiểu thực tế tại Công ty Cổ phần Dụng cụ Cơ khí Xuất khẩu, em đã hoàn thành xong đề tài khóa luận tốt nghiệp:”Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Dụng cụ Cơ khí Xuất khẩu”. Để có được kết quả đó em đã được sự dạy bảo, hướng dẫn nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn PGS, TS Nguyễn Thị Đông cùng các anh chị phòng kế toán tài chính của Công ty Cổ phần Dụng cụ Cơ khí Xuất khẩu. Vì vậy, trước tiên em xin chân thành cảm ơn nhà trường đã đào tạo em trong một môi trường tốt, em cũng xin chân thành cảm ơn PGS, TS Nguyễn Thị Đông là người trực tiếp hướng dẫn em và các anh chị phòng kế toán tài chính của Công ty Cổ phần Dụng cụ Cơ khí Xuất khẩuđã giúp em hoàn thành bài khóa luận Em xin chân thành cảm ơn!
  • 4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗ trợ từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác. Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong Khóa luận là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này! Sinh viên (chữ ký) Nguyễn Thu Yến Thang Long University Library
  • 5. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT ...........1 1.1. Khái niệm chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp sản xuất ..............................................................................................................1 1.1.1. Chi phí sản xuất kinh doanh..............................................................................1 1.1.2. Giá thành sản phẩm ...........................................................................................3 1.1.3. Quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ...................................4 1.1.4. Nhiệm vụ của kế toán chi phí SX và tính giá thành SP ..................................4 1.2. Lý luận chung về kế toán chi phí SX tại doanh nghiệp sản xuất .....................5 1.2.1. Đối tượng kế toán chi phí SX.............................................................................5 1.2.2. Phương pháp kế toán CPSX..............................................................................6 1.3. Tính giá thành sản phẩm theo các phương pháp trong doanh nghiệp sản xuất …………………………………………………………………………………..15 1.3.1. Kiểm kê đánh giá SPDD cuối kỳ .....................................................................15 1.3.2. Tính giá thành sản phẩm .................................................................................16 1.4. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong hình thức sổ kế toán……………………………………………………………………………………18 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẨN DỤNG CỤ CƠ KHÍ XUẤT KHẨU………………………………………………………………………………...21 2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Dụng cụ cơ khí xuất khẩu............................21 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ................................................................21 2.1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh...........................................................23 2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý .......................................................................24 2.1.4. Đặc điểm tổ chức kế toán tại Công ty.............................................................28 2.2. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Dụng cụ cơ khí xuất khẩu......................................................................................................................31 2.2.1. Đối tượng kế toán chi phí sản xuất .................................................................31 2.2.2. Kế toán chi phí sản xuất theo khoản mục chi phí..........................................32
  • 6. 2.3. Tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Dụng cụ Cơ khí Xuất khẩu.64 2.3.1. Tổng hợp chi phí sản xuất................................................................................64 2.3.2. Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ ...........................................65 2.3.3. Tình giá thành sản phẩm .................................................................................65 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỤNG CỤ CƠ KHÍ XUẤT KHẨU ........................................................................................73 3.1. Đánh giá thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CP DCCKXK.................................................................................................73 3.1.1. Ưu điểm .............................................................................................................73 3.1.2. Những hạn chế trong kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm …………………………………………………………………………………74 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CP DCCKXK ................................................................................76 3.2.1. Thay đổi phương pháp tính giá nguyên vật liệu trong kế toán CPNVLTT76 3.2.2. Hoàn thiện kế toán chi phí nhân công trực tiếp: ...........................................76 3.2.3. Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất chung ....................................................78 3.2.4. Hoàn thiện tính giá thành sản phẩm...............................................................79 3.2.5. Ứng dụng của công nghệ thông tin vào công tác kế toán..............................80 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP Thang Long University Library
  • 7. DANH MỤC VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế KPCĐ Kinh phí công đoàn BHTN Bảo hiểm thất nghiệp TSCĐ Tài sản cố đinh SXKD Sản xuất kinh doanh SX Sản xuất SP Sản phẩm CPSX Chi phí sản xuất GVHB Giá vốn hàng bán SPDD Sản phẩm dở dang CCDC Công cụ dụng cụ CPNVLTT Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp CPNCTT Chi phí nhân công trực tiếp CPSXC Chi phí sản xuất chung NK-SC Nhật ký – Sổ cái NKC Nhật ký chung CT-GS Chứng từ ghi sổ NK-CT Nhật ký – Chứng từ CP DCCKXK Cổ phần Dụng cụ cơ khí xuất khẩu
  • 8. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ, CÔNG THỨC Bảng 1.1. Đối tượng hạch toán CPSX dựa vào cơ sở xác định.......................................5 Bảng 2.1. Phiếu xuất kho Công ty CP Dụng cụ cơ khí xuất khẩu.................................33 Bảng 2.2 Sổ chi tiết vật liệu, sản phẩm, hàng hóa.........................................................39 Bảng 2.3. Bảng tổng hợp vật liệu ..................................................................................41 Bảng 2.4. Bảng tính giá thành thực tế Nguyên vật liệu – Công cụ dụng cụ .................42 Bảng 2.5. Bảng phân bổ vật liệu sử dụng......................................................................44 Bảng 2.6. Bảng tổng hợp vật liệu sử dụng ....................................................................45 Bảng 2.7. Sổ cái TK 621 – Chi phí NVL trực tiếp........................................................46 Bảng 2.8. Bảng chấm công: Phân xưởng rèn dập .........................................................47 Bảng 2.9. Phiếu xác nhận công việc hoàn thành...........................................................48 Bảng 2.10. Bảng tỉ lệ các khoản trích theo quy định.....................................................50 Bảng 2.11. Bảng thanh toán lương................................................................................52 Bảng 2.12. Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương ............................53 Bảng 2.13. Sổ cái tài khoản 622....................................................................................54 Bảng 2.14. Bảng khấu hao tài sản cố định ....................................................................57 Bảng 2.15. Bảng kê chi tiết dịch vụ mua ngoài.............................................................58 Bảng 2.16.Bưu phí điện thoại........................................................................................59 Bảng 2.17. Phiếu chi......................................................................................................59 Bảng 2.18. Bảng kê tổng hợp chi phí dịch vụ mua ngoài .............................................60 Bảng 2.19. Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung........................................................60 Bảng 2.20. Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng sản phẩm..........................62 Bảng 2.21. Sổ cái TK 627 .............................................................................................63 Bảng 2.22. Sổ cái TK 154 .............................................................................................64 Bảng 2.23. Phiếu tính giá thành sản phẩm ....................................................................68 Bảng 2.24. Bảng kê số 4 (Biểu 1)..................................................................................69 Bảng 2.25. Bảng kê số 4 (Biểu 2)..................................................................................70 Bảng 2.26. Nhật ký chứng từ số 7 (Biểu 1)...................................................................71 Bảng 2.27. Nhật ký chứng từ số 7 (Biểu 2)...................................................................72 Bảng 3.1. Phiếu tính giá thành sản phẩm ......................................................................79 Sơ đồ 1.1. Sơ đồ hạch toán chi phí NVL trực tiếp……………………………………..7 Sơ đồ 1.2. Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp..................................................8 Sơ đồ 1.3. Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung.........................................................9 Sơ đồ 1.4. Sơ đồ hạch toán chi phí thiệt hại do sản phẩm hỏng....................................10 Sơ đồ 1.5. Sơ đồ hạch toán chi phí thiệt hại do ngừng sản xuất ...................................10 Sơ đồ 1.6. Sơ đồ hạch toán chi phí phải trả...................................................................11 Sơ đồ 1.7. Sơ đồ hạch toán chi phí trả trước .................................................................12 Thang Long University Library
  • 9. Sơ đồ 1.8. Sơ đồ tổng hợp chi phí sản xuất...................................................................13 Sơ đồ 1.9. Sơ đồ hạch toán chi phí SXKD theo phương pháp KKĐK .........................14 Sơ đồ 1.10. Quy trình tổ chức sổ theo hình thức NK-CT..............................................19 Sơ đồ 1.11. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy tính....................20 Sơ đồ 2.1 Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm..............................................24 Sơ đồ 2.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty.................................................................25 Sơ đồ 2.3. Bộ máy kế toán của Công ty ........................................................................29 Sơ đồ 2.4. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chứng từ:...........................30 Sơ đồ 2.5. Quy trình tính giá thành ...............................................................................66
  • 10. LỜI MỞ ĐẦU Trước bối cảnh toàn cầu hóa cùng với sự gắn bó và phụ thuộc lẫn nhau giữa nền kinh tế các nước, các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước rất nhiều cơ hội và thách thức,cạnh tranh ngày càng trở nên quyết liệt, đặc biệt là khi gia nhập vào tổ chức kinh tế lớn của thế giới là WTO. Đối với các doanh nghiệp sản xuất, cạnh tranh thể hiện chủ yếu ở chất lượng và giá thành sản phẩm.Sản phẩm không những phải đạt yêu cầu chất lượng cao mà giá cả phải thấp hơn so với những đối thủ khác. Tuy nhiên, doanh nghiệp luôn phải đảm bảo cho mình mục tiêu là: vừa tiêu thụ được sản phẩm, vừa đảm bảo lợi nhuận. Để thực hiện được mục tiêu này, ngoài việc tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành, doanh nghiệp còn phải hạch toán được chính xác chi phí sản xuất và tính đúng giá thành sản phẩm.Điều này đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải không ngừng hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sao cho ngày càng chính xác, kịp thời và phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình. Với mong muốn được vận dụng những kiến thức trong nhà trường vào thực tiễn, cùng với sự cho phép của nhà trường và ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Dụng cụ cơ khí xuất khẩu, em đã được thực tập tại phòng Tài chính – Kế toán của Công ty. Đây là cơ hội giúp em có cái nhìn bao quát về thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nâng cao tầm hiểu biết, tích lũy kinh nghiệm cho bản thân chuẩn bị cho công việc sau này. Trong quá trình thực tập tại đây, nhờ sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của các cán bộ phòng Tài chính – Kế toán em đã có thể thuận lợi đi sâu vào nghiên cứu và học hỏi, từ đó tổng hợp được khóa luận tốt nghiệp này. Bên cạnh phần mở đầu và kết luận, khóa luận của em gồm 3 chương chính như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp sản xuất. Chương 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Dụng cụ cơ khí xuất khẩu. Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Dụng cụ cơ khí xuất khẩu. Do kiến thức còn nhiều hạn chế nên khóa luận không tránh khỏi sai sót, em rất mong được sự chỉ bảo của thầy cô và các cán bộ Công ty Cổ phần Dụng cụ cơ khí xuất khẩu để khóa luận có thể hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thang Long University Library
  • 11. 1 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤTVÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨMTẠI DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1.1. Khái niệm chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp sản xuất 1.1.1. Chi phí sản xuất kinh doanh 1.1.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất kinh doanh Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến hoạt động SXKD trong 1 chu kỳ nhất định (tháng, quý, năm). Thực chất chi phí là sự chuyển dịch vốn – chuyển dịch giá trị của các yếu tố sản xuất vào các đối tượng tính giá thành như ( sản phẩm, lao vụ, dịch vụ). 1.1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh Chi phí có rất nhiều loại vì vậy cần phải phân loại nhằm phục vụ cho công tác quản lý và hạch toán. Phân loại là việc sắp xếp các loại chi phí khác nhau vào từng nhóm theo đặc trưng nhất định. Tuy nhiên lựa chọn tiêu thức phân loại nào là phải dựa vào yêu cầu của công tác quản lý và hạch toán.  Phân theo yếu tố chi phí: Để phục vụ cho việc tập hợp, quản lý chi phí theo nội dung kinh tế địa điểm phát sinh, chi phí được phân theo yếu tố. Cách phân loại này giúp cho việc xây dựng và phân tích định mức vốn lưu động cũng như việc lập, kiểm tra và phân tích dự toán chi phí. Theo quy định hiện hành ở Việt Nam, toàn bộ chi phí được chi làm 7 yếu tố sau: +Yếu tố chi phí nguyên liệu, vật liệu: bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ… sử dụng vào sản xuất kinh doanh (loại trừ giá trị dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi cùng với nhiên liệu, động lực). +Yếu tố chi phí nhiên liệu, động lực sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ (trừ số dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi). +Yếu tố chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp lương: phản ánh tổng số tiền lương và phụ cấp mang tính chất lượng phải trả cho người lao động. +Yếu tố chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ trích theo tỷ lệ qui định trên tổng số tiền lương và phụ cấp lương phải trả lao động. +Yếu tố chi phí khấu hao TSCĐ: phản ánh tổng số khấu hao TSCĐ phải trích trong kỳ của tất cả TSCĐ sử dụng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ. +Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài: phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất kinh doanh.
  • 12. 2 +Yếu tố chi phí khác bằng tiền: phản ánh toàn bộ chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh vào các yếu tố trên dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ.  Phân theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm: Căn cứ vào ý nghĩa của chi phí trong giá thành sản phẩm và để thuận tiện cho việc tính giá thành toàn bộ, chi phí được phân theo khoản mục. Cách phân loại này dựa vào công dụng của chi phí và mức phân bổ chi phí cho từng đối tượng. Giá thành toàn bộ của sản phẩm bao gồm 5 khoản mục chi phí sau: +Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là toàn bộ chi phí nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu… được sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm, lao vụ, dịch vụ. +Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp có tính chất lương và các khoản đóng góp cho các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN do chủ sử dụng lao động chịu và được tính vào chi phí SXKD theo 1 tỉ lệ nhất định với số tiền lương phát sinh của công nhân trực tiếp sản xuất. +Chi phí sản xuất chung: là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm sau chi phí NVL trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp; phát sinh trong phạm vi các phân xưởng và bộ phận sản xuất của doanh nghiệp, bao gồm các yếu tố như: chi phí nhân viên phân xưởng (chi phí tiền lương, các khoản phải trả, các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng);chi phí vật liệu (chi phí vật liệu dùng chung cho phân xưởng sản xuất, phục vụ quản lý sản xuất);chi phí dụng cụ (chi phí công cụ, dụng cụ ở phân xưởng để phục vụ sản xuất và quản lý sản xuất);chi phí khấu hao TSCĐ (chi phí khấu hao của TSCĐ thuộc các phân xưởng sản xuất quản lý sử dụng);chi phí dịch vụ mua ngoài (chi phí dịch vụ mua ngoài dùng cho hoạt động phục vụ và quản lý sản xuất của phân xưởng);chi phí khác bằng tiền (các khoản trực tiếp bằng tiền dùng cho việc phục vụ và quản lý sản xuất ở phân xưởng sản xuất). +Chi phí bán hàng: là chi phí lưu thông và chi phí tiếp thị phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, lao vụ, dịch vụ. Loại chi phí này có: chi phí quảng cáo, giao hàng, giao dịch, hoa hồng bán hàng, chi phí nhân viên bán hàng và chi phí khác gắn liền với việc bảo quản và tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa… +Chi phí quản lý doanh nghiệp: là các khoản chi phí liên quan đến việc phục vụ và quản lý sản xuất kinh doanh có tính chất chung của toàn doanh nghiệp, bao gồm: chi phí nhân viên quản lý chi phí vật liệu quản lý, chi phí đồ dùng văn phòng, khấu hao TSCĐ dùng chung toàn bộ doanh nghiệp, các loại thuế, phí có tính chất chi phí, chi phí tiếp khách, hội nghị. Thang Long University Library
  • 13. 3 1.1.2. Giá thành sản phẩm 1.1.2.1. Khái niệm về giá thành sản phẩm Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra bất kể ở kỳ nào nhưng có liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ này. 1.1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm Có nhiều loại giá thành khác nhau, tuỳ theo yêu cầu quản lý cũng như các tiêu thức phân loại khác nhau mà giá thành được chia thành các loại tương ứng.  Xét theo thời điểm tính và nguồn số liệu: Căn cứ vào cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành,giá thành sản phẩm được chia thành 3 loại: +Giá thành kế hoạch: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, các dự toán chi phí của kỳ kế hoạch.Việc tính toán xác định giá thành kế hoạch được tiến hành trước khi quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm và do bộ phận kế hoạch thực hiện. Giá thành kế hoạch là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là căn cứ để so sánh, phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành của đoanh nghiệp. +Giá thành định mức: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở các định mức chi phí sản xuất hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch. Việc tính giá thành định mức cũng được thực hiện trước khi tiến hành sản xuất, chế tạo sản phẩm.Giá thành định mức là công cụ quản lý định mức của doanh nghiệp, được xem là thước đo chính xác để đánh giá kết quả sử dụng tài sản,vật tư, tiền vốn, lao động trong sản xuất, giúp cho đánh giá đúng đắn các giải pháp kinh tế, kỹ thuật mà doanh nghiệp đã áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.Giá thành định mức luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức chi phí đạt được trong quá trình sản xuất. +Giá thành thực tế: là giá thành sản phẩm được tính dựa trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm. Giá thành thực tế của sản phẩm chỉ có thể tính toán được khi quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm đã hoàn thành. Giá thành thực tế là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.  Xét theo phạm vi phát sinh chi phí: Theo cách phân loại này, giá thành sản phẩm được chia thành 2 loại : +Giá thành sản xuất: là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất.Giá thành sản xuất của sản phẩm bao gồm các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp; chi phí nhân công trực tiếp; chi phí sản xuất chung. Giá thành sản xuất được sử dụng để ghi sổ
  • 14. 4 kế toán thành phẩm đã nhập kho hoặc giao cho khách hàng và là căn cứ để tính toán giá vốn hàng bán, tính lợi nhuận gộp của hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ ở các đoanh nghiệp sản xuất. +Giá thành tiêu thụ (giá thành toàn bộ): là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Bao gồm giá thành sản xuất và chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm đã bán. Gía thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ là căn cứ để tính toán,xác định mức lợi nhuận trước thuế của đoanh nghiệp. Giá thành toàn bộ sản phẩm = Giá thành sản xuất sản phẩm + Chi phí bán hàng + Chi phí QLDN 1.1.3. Quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có bản chất tương tự, đều là hao phí về lao động mà doanh nghiệp đã bỏ ra cho hoạt động sản xuất. Tuy nhiên, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có sự khác nhau về lượng, về thời gian.Đây là 2 mặt khác nhau của quá trình sản xuất, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.Chi phí sản xuất phản ánh mặt hao phí sản xuất, còn giá thành sản phẩm phản ánh mặt kết quả sản xuất. Sự khác nhau của chi phí SX và giá thành SP thể hiện qua các điểm sau: Chi phí SX luôn gắn liền với từng thời kỳ nhất định đã phát sinh chi phí còn giá thành SP lại gắn liền với khối lượng sản phẩm đã sản xuất hoàn thành. Giá thành sản phẩm chỉ bao gồm một phần chi phí thực tế đă phát sinh (chi phí trả trước) hoặc một phần chi phí sẽ phát sinh ở kỳ sau nhưng đã ghi nhận là chi phí của kỳ này (chi phí phải trả). Chi phí sản xuất trong kỳ không chỉ liên quan đến những sản phẩm đă hoàn thành mà còn liên quan đến cả sản phẩm đang còn dở dang cuối kỳ và sản phẩm hỏng.Giá thành sản phẩm không liên quan đến chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang cuối kỳ và sản phẩm hỏng nhưng lại liên quan đến chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang kỳ trước chuyển sang. Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ là căn cứ để tính giá thành sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành. Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành = CPSX dở dang đầu kỳ + CPSX phát sinh trong kỳ  CPSX dở dang cuối kỳ 1.1.4. Nhiệm vụ của kế toán chi phí SX và tính giá thành SP Chi phí SX và giá thành SP sản xuất là những chỉ tiêu quan trọng được các nhà doanh nghiệp quan tâm vì chúng gắn lìên với kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.Tính đúng, tính đủ chi phí và giá thành sản phẩm là tiền đề để tiến hành hạch toán kinh doanh, xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác, Thang Long University Library
  • 15. 5 thông qua số liệu do bộ phận kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm cung cấp, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp biết được chi phí và giá thành thực tế của từng loại hoạt động, từng loại dịch vụ cũng như toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để phân tích tình hình sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn có hiệu quả, từ đó đề ra các biện pháp hữu hiệu kịp thời nhằm hạ thấp chi phí và giá thành sản phẩm. Qua đó đề ra các quyết định phù hợp cho sự phát triển sản xuất kinh doanh, yêu cầu quản trị doanh nghiệp nhằm tăng cường công tác hạch toán kinh tế nội bộ doanh nghiệp. Để đáp ứng yêu cầu quản lý CPSX và giá thành SP, kế toán phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:  Xác định đúng đối tượng kế toán tập hợp CPSX và đối tượng tính giá thành sản phẩm.  Tổ chức kế toán tập hợp các CPSX theo đúng đối tượng để xác định và phương pháp kế toán tập hợp chi phí thích hợp.  Xác định chính xác về chi phí SP dở dang cuối kỳ.  Thực hiện tính giá thành kịp thời, chính xác theo đúng khối lượng tính giá thành và phương pháp tính giá thành hợp lý.  Lập báo các về CPSX theo đúng chế độ quy định. 1.2. Lý luận chung về kế toán chi phí SX tại doanh nghiệp sản xuất 1.2.1. Đối tượng kế toán chi phí SX Việc xác định đối tượng kế toán chi phí SX chính là việc xác định giới hạn tập hợp chi phí mà thực chất là xác định nơi phát sinh chi phí và nơi chịu chi phí.Để xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí cần căn cứ vào loại hình sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Bảng .. Đối tượng hạch toán CPSX dựa vào cơ sở xác định Cơ sở xác định Đặc điểm Đối tượng hạch toán CPSX Đặc điểm quy trình công nghệ SX Sản xuất giản đơn Là sản phẩm hay toàn bộ quá trình SX (nếu SX 1 thứ SP) hoặc nhóm SP (nếu SX nhiều thứ SP cùng tiến hành trong 1 quá trình lao động). Sản xuất phức tạp Là bộ phận, chi tiết SP, các giai đoạn chế biến, phân xưởng sản xuất, bộ phận SP,… Loại hình sản xuất Sản xuất đơn chiếc và sản xuất hàng loạt số lượng nhỏ Là các đơn đặt hàng riêng biệt.
  • 16. 6 Cơ sở xác định Đặc điểm Đối tượng hạch toán CPSX Sản xuất hàng loạt với khối lượng lớn Là sản phẩm, nhóm sản phẩm, giai đoạn công nghệ,… tùy thuộc vào quy trình công nghệ giản đơn hay phức tạp. Yêu cầu và trình độ quản lý, tổ chức SXKD Trình độ cao Có thể chi tiết đối tượng hạch toán CPSX ở các góc độ khác nhau. Trình độ thấp Đối tượng hạch toán có thể bị hạn chế và thu hẹp lại. 1.2.2. Phương pháp kế toán CPSX 1.2.2.1. Kế toán CPSX theo phương pháp KKTX  Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Chi phí NVL trực tiếp bao gồm các chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu… dùng trực tiếp cho sản xuất, chế tạo sản phẩm của doanh nghiệp. Trong kỳ, kế toán căn cứ vào các chứng từ xuất kho vật tư và phương pháp tính giá vật liệu xuất dùng để tính ra giá trị thực tế vật liệu xuất dùng. Sau đó căn cứ vào đối tượng tập hợp CPSX đã xác định để tập hợp chi phí NVL trực tiếp. Nếu NVL xuất dùng có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp CP riêng biệt (phân xưởng, bộ phận SX hay SP) thì hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó.Trường hợp vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí, không thể tổ chức hạch toán riêng được thì phải áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ chi phí cho các đối tượng có liên quan. Tiêu thức phân bổ thường được sử dụng là phân bổ theo định mức tiêu hao, theo hệ số, theo trọng lượng, số lượng sản phẩm. Công thức phân bổ như sau: Chi phí NVL trực tiếp phân bổ cho từng đối tượng = Tổng chi phí NVL trực tiếp cần phân bổ × Tổng tiêu thức phân bổ của từng đối tượngTổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng Tài khoản sử dụng: 621 “Chi phí NVL trực tiếp” được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí (phân xưởng, bộ phận SX, nhóm SP…) Thang Long University Library
  • 17. 7 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hạch toán như sau (Sơ đồ 1.1): Sơ đồ .. Sơ đồ hạch toán chi phí NVL trực tiếp  Kế toán chi phí nhân công trực tiếp: Chi phí nhân công trực tiếp là thù lao phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm bao gồm: tiền lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp có tính chất lương; các khoản đóng góp cho các quỹ BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ do chủ sử dụng lao động chịu và được tính vào chi phí SXKD theo 1 tỷ lệ nhất định với số tiền lương phát sinh của công nhân trực tiếp sản xuất. Chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp như chi phí NVL trực tiếp.Chi phí nhân công trực tiếp thường được tính vào từng đối tượng chịu chi phí. Trường hợp chi phí nhân công trực tiếp sản xuất có liên quan đến nhiều đối tượng sản xuất mà không hạch toán trực tiếp, các khoản phụ cấp… thì có thể phân bổ chi phí nhân công trực tiếp theo các tiêu thức phân bổ thích hợp: theo định mức, theo giờ công hoặc khối lượng sản phẩm sản xuất tùy theo điều kiện cụ thể. Tài khoản sử dụng: TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp” được mở chi tiết theo từng đối tượng tương tự như TK 621. TK 152 TK 621 TK 152 TK 111,112,331 TK 133 TK 154 TK 632 Xuất kho NVL dùng trực tiếp cho NVL dùng không hết nhập lại kho Cuối kỳ kết chuyển chi phí NVL trực tiếp NVL dùng trực tiếp không nhập kho Phần vượt mức chi
  • 18. 8 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp được thể hiện qua sơ đồ 1.2 Sơ đồ .. Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp  Kế toán chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm sau chí phí NVL trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Đây là chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp. Do chi phí sản xuất chung có liên quan đến nhiều loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ trong phân xưởng nên cần thiết phải phân bổ cho từng đối tượng (sản phẩm, dịch vụ) theo tiêu thức phù hợp (theo định mức, theo tiền lương công nhân sản xuất thực tế, theo số giờ làm việc thực tế của công nhân sản xuất…). Công thức phân bổ: CPSXC phân bổ cho từng đối tượng = Tổng CPSX chung cần phân bổ × Tổng tiêu thức phân bổ của từng đối tượng Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng Tài khoản sử dụng: TK 627 “Chi phí sản xuất chung” được mở chi tiết theo từng phân xưởng, bộ phận sản xuất, dịch vụ. TK 334, 338 TK 154TK 622 TK 335 TK 632 Trích trước lương nghỉ phép cho công nhân trực tiếp SX Tiền lương và các khoản đóng góp theo tỷ lệ với tiền lương thực tế phát sinh Kết chuyển chí phí nhân công trực tiếp Phần chi vượt mức Thang Long University Library
  • 19. 9 Chi phí sản xuất chung hạch toán nhưsau (Sơ đồ 1.3): Sơ đồ .. Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung  Kế toán chi phí thiệt hại: Thiệt hại trong sản xuất bao gồm thiêt hại về sản phẩm hỏng và thiệt hại về ngừng sản xuất +Thiệt hại về sản phẩm hỏng: Sản phẩm hỏng là sản phẩm không thỏa mạn các tiêu chuẩn chất lượng và đặc điểm kỹ thuật của sản xuất về màu sắc, kích cỡ, trọng lượng, cách thức lắp ráp. Tùy theo mức độ hỏng mà sản phẩm được chia thành 2 loại: Sản phẩm hỏng có thể chữa được và sản phẩm hỏng không sửa chữa được. trong quan hệ với công tác kế hoạch, cả hai loại sản phẩm nói trên lại được chi tiết thành sản phẩm hỏng trong định mức và sản phẩm hỏng ngoài định mức. Những sản phẩm hỏng mà doanh nghiệp dự kiến sẽ xảy ra trong quá trình sản xuất được coi là sản phẩm hỏng trong định mức. Đây là những sản phẩm hỏng được xem là không tránh khỏi trong quá trình sản xuất nên phần chi phí cho những sản phẩm này được coi là chi phí sản xuất. Khác với sản phẩm hỏng trong định mức, sản phẩm hỏng ngoài định mức là SP hỏng nằm ngoài dựkiến của nhà sản xuất do các nguyên nhân bất thường như máy hỏng, hỏa TK 334, 338 TK 111, 112, 152 TK 154 TK 627 TK 152, 153 TK 335 TK 142,242 TK 112, 111, 331 TK 133 TK 632 Tiền lương và các khoản trích theo lương phải trả cho nhân viên phân xưởng Xuất kho NVL và công cụ dụng cụ dùng cho phân xưởng Trích trước chi phí phải trả Phân bổ dần chi phí trả trước Chi phí dịch vụ mua ngoài Các khoản ghi giảm CPSXC Cuối kỳ kết chuyển CPSXC CPSXC cố định do mức kinh doanh thực tế dưới mức công suất
  • 20. 10 hoạn bất thường,… Do xảy ra bất thường, không được chấp nhận nên chi phí của chúng được cộng vào chi phí sản xuất chính phẩm mà thường được xem là khoản phí tổn thời kỳ. Chi phí thiệt hại về sản phẩm hỏng ngoài định mức thường được theo dõi qua TK 1381 “Tài sản thiếu chờ xử lý” và được hạch toán theo sơ đồ 1.4 – Sơ đồ hạch toán chi phí thiệt hại do sản phẩm hỏng. Sơ đồ .. Sơ đồ hạch toán chi phí thiệt hại do sản phẩm hỏng +Thiệt hại về ngừng sản xuất: Trong thời gian ngừng sản xuất vì những nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan, doanh nghiệp vẫn phải chi các khoản chi phí để duy trì hoạt động như tiền công lao động, khấu hao TSCĐ, chi phí bảo dưỡng… Những khoản chi phí trong khoảng thời gian này được coi là thiệt hại về ngừng sản xuất. Với những khoản chi phí về ngừng sản xuất theo kế hoạch dự kiến, kế toán theo dõi ở TK 335- “Chi phí phải trả”, còn trong trường hợp ngừng sản xuất bất thường, các chi phí bỏ ra trong thời gian này thường được theo dõi ở TK 1381 và hạch toán tương tự như SP hỏng ngoài định mức. Sơ đồ hạch toán thiệt hại về ngừng sản xuất theo kế hoạch dự kiến (Sơ đồ 1.5): Sơ đồ .. Sơ đồ hạch toán chi phí thiệt hại do ngừng sản xuất TK 811, 415 TK 1381 TK 152, 1388, 334, 111 TK 152, 153, 334, 338, 241 TK 154, 155, 157, 632 TK 111, 331, 334, 152, 153, 214 TK 335 TK 627, 641, 642 Giá trị thu hồi, bồi thường Xử lý số thiệt hại về sản phẩm hỏng CP thực tế ngừng sản xuất trong kế hoạch Trích trước CP về ngừng sản xuất theo kế hoạch Chi phí sửa chữa SP hỏng có thể sửa chữa được Giá thành SP hỏng không sửa được chờ xử lý Thang Long University Library
  • 21. 11  Kế toán chi phí phải trả và trả trước: +Kế toán chi phí phải trả: Chi phí phải trả (còn gọi là chi phí trích trước) là những khoản chi phí thực tế chưa phát sinh nhưng được ghi nhận là chi phí của kỳ kế toán. Đây là những khoản chi phí trong kế hoạch của đơn vị mà do tính chất hoặc yêu cầu quản lý nên được tính trước vào chi phí SXKD cho các đối tượng chịu chi phí nhằm đảm bảo cho giá thành sản phẩm, lao vụ, chi phí bán hàng, chi phí quản lý không bị đột biến tăng khi những khoản chi phí này phát sinh. Chi phí phải trả trong doanh nghiệp thường gồm: tiền lương phép của công nhân sản xuất (với các doanh nghiệp sản xuất mang tính chất thời vụ), chi phí sửa chữa TSCĐ trong kế hoạch, thiệt hại về ngừng sản xuất trong kế hoạch và lãi tiền vay chưa đến hạn trả. Tài khoản sử dụng để hạch toán: TK 335 - “Chi phí phải trả”. Hạch toán theo sơ đồ 1.6 – Sơ đồ hạch toán chi phí phải trả. Sơ đồ .. Sơ đồ hạch toán chi phí phải trả +Kế toán chi phí trả trước: Chi phí trả trước (hay còn gọi là chi phí chờ phân bổ) là các khoản chi phí thực tế đã phát sinh nhưng chưa tính hết vào chi phí SXKD của kỳ này mà được tính cho 2 hay nhiều kỳ kế toán sau đó. Đây là những khoản chi phí phát sinh 1 lần quá lớn hoặc do bản thân chi phí phát sinh có tác dụng tới kết quả hoạt động của nhiều kỳ kế toán. Bao gồm: giá trị công cụ, dụng cụ xuất dùng thuộc loại phân bỏ TK 334, 2413, 331, 111, 112, 152 TK 335 TK 622 TK 622, 627, 641, 642 TK 627, 641, 642, 635 TK 622, 627, 641, 642 Chi phí phải trả thực tế phát sinh trong kỳ Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân SX Trích trước chi phí về ngừng SX theo kế hoạch Trích bổ sung (số đã trích < số thực tế phát sinh) Ghi giảm chi phí liên quan (số đã trích > số thực tế phát sinh)
  • 22. 12 nhiều lần ( từ 2 lần trở lên), giá trị sửa chữa lớn TSCĐ ngoài kế hoach, giá trị bao bì luân chuyển và đồ dùng cho thuê. Tài khoản sử dụng: TK 142 “Chi phí trả trước ngắn hạn” (dùng để phản ánh các khoản chi phí trả trước thực té phát sinh chỉ liên quan đến 1 chu kỳ kinh doanh cần phải phân bổ dần); TK242 “Chi phí trả trước dài hạn” (dùng để phản ánh các chi phí thực tế đã phát sinh nhưng có liên quan đến kết quả hoạt động SXKD của nhiều niên độ kế toán; do vậy, cần phân bổ cho các niên độ kế toán có liên quan). Chi phí trả trước được hạch toán theo sơ đồ sau (Sơ đồ 1.7): Sơ đồ .. Sơ đồ hạch toán chi phí trả trước  Tổng hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp: Để tổng hợp chi phí sản xuất phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên, kế toán sử dụng TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”. Tài khoản này được mở chi tiết theo từng ngành sản xuất, từng nơi phát sinh chi phí hay từng loại sản phẩm, nhóm sản phẩm, chi tiết sản phẩm, từng loại lao vụ, dịch vụ,… của các bộ phận SXKD chính, SXKD phụ (kể cả thuê ngoài gia công chế biến). Công thức tính tổng CPSX kinh doanh theo phương pháp KKTX: Giá thành thực tế tổng sản phẩm hoàn thành = Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ + Tổng chi phí thực tế phát sinh trong kỳ  Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ TK 111, 112, 331, 153, 2413 TK 627, 641, 642, 635TK 142, 242 Chi phí trả trước phát sinh Phân bổ chi phí trả trước vào chi phí SXKD Thang Long University Library
  • 23. 13 Sơ đồ hạch toán tổng hợp CPSX (Sơ đồ 1.8): Sơ đồ .. Sơ đồ tổng hợp chi phí sản xuất TK 621 TK 154 SDĐK:xxx TK 152 TK 1381 TK 622 TK 138, 334, 811 TK 155 TK 157 TK 627 TK 632 Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp Phế liệu thu hồi trong SX SP hỏng ngoài định mức trên dây truyền sản xuất Giá trị sản phẩm, vật tư thiếu hụt trên dây truyền SX Nhập kho thành phẩm Gửi bán, ký gửi, đại lý Tiêu thụ thẳng Tổng giá thành thực tế sản phẩm hoàn thành SDCK: xxx Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp Kết chuyển chi phí SXC Phần chi phí NVLTT, CPNCTT, CPSXC vượt định mức
  • 24. 14 1.2.2.2. Phương pháp kế toán CPSX kinh doanh theo phương pháp KKĐK Do đặc điểm của phương pháp kiểm kê định kỳ nên chi phí vật liệu xuất dùng khó phân định được cho sản xuất, quản lý hay tiêu thụ sản phẩm. Do vậy để phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm, lao vụ, ….kế toán cần theo dõi chi tiết các chi phí phát sinh liên quan đến từng đối tượng cụ thể (phân xưởng, bộ phận sản xuất, lao vụ, dịch vụ…) hoặc dựa vào mục đích sử dụng hoặc tỷ lệ định mức phân bổ vật liệu xuất dùng cho từng mục đích. Các chi phí nguyên vật liệu xuất dùng không ghi theo từng chứng từ xuất mà được ghi một lần vào cuối kỳ hạch toán sau khi tiến hành kiểm kê xác định giá trị vật liệu tồn kho, trên cơ sở vật liệu tồn kho đầu kỳ và nhập trong kỳ để tính. Trị giá vật liệu xuất dùng trong kỳ = Trị giá vật liệu tồn kho đầu kỳ + Trị giá vật liệu nhập kho trong kỳ  Trị giá vật liệu tồn kho cuối kỳ Phương pháp này tập hợp chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung vào TK 622 và TK 627 giống phương pháp KKTX. Để phục vụ cho việc tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phương pháp này dùng TK 631 “Giá thành sản xuất”. Tài khoản này được hạch toán chi tiết theo địa điểm phát sinh chi phí (phân xưởng, bộ phận…) và theo loại, nhóm sản phẩm, chi tiết lao vụ, dịch vụ… tương tự như TK 154.Hạch toán chi phí SXKD theo phương pháp KKĐK theo sơ đồ: Sơ đồ .. Sơ đồ hạch toán chi phí SXKD theo phương pháp KKĐK TK 632TK 154 TK 631 TK 621TK 611 TK 334, 338 TK 622 TK 627TK 111, 112, 334, 338, 335.. Kết chuyển chi phí SXKD dở dang cuối kỳ Giá thành SP hoàn thành Kết chuyển chi phí SXKD dở dang đầu kỳ Kết chuyển CPNVLTT Kết chuyển CPSXC Kết chuyển CPNCTT Thang Long University Library
  • 25. 15 1.3. Tính giá thành sản phẩm theo các phương pháp trong doanh nghiệp sản xuất 1.3.1. Kiểm kê đánh giá SPDD cuối kỳ SPDD là những sản phẩm chưa kết thúc gia đoạn chế biến, còn đang nằm trong dây chuyền công nghệ hoặc đã hoàn thành một vài quy trình chế biến nhưng còn phải gia công chế biến tiếp mới trở thành sản phẩm.Trong trường hợp này chi phí sản xuất đã tập trung trong kỳ không chỉ liên quan đến sản phẩm, công việc đã hoàn thành mà còn liên quan đến những SPDD. Để xác định chính xác giá thành các loại sản phẩm, laovụ, dịch vụ cần phải đánh giá chính xác giá trị SPDD đầu kỳ, cuối kỳ. Đó là việc tính toán phân bổ chi phí cho số sản phẩm chưa hoàn thành phải chịu. Muốn đánh giá chính xác giá trị SPDD trước hết phải tổ chức kiểm kê số lượng SPDD, sau đó tuỳ đặc điểm tình hình chi phí sản xuất , tính chất sản xuất để sử dụng phương pháp đánh giá thích hợp. Các phương pháp xác định: + Phương pháp đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu chính + Phương pháp đánh giá theo sản lượng ước tính tuơng đương + Phương pháp đánh giá theo 50% chi phí chế biến  Phương pháp đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu chính Phương pháp này áp dụng đối với những loại sản phẩm mà chi phí NVL chính chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí.Theo phương pháp này giá trị SPDD chỉ tính chi phí nguyên vật liệu chính hoặc nguyên vật liệu trực tiếp.Còn các chi phí khác tính toàn bộ cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ phải chịu. Giá trị NVL chính tính cho SPDD = Giá trị SPDD đầu kỳ + Giá trị NVL chính xuất dùng × Số lượng SPDD cuối kỳ Số lượng sản phẩm + Số lượng SPDD cuối kỳ Phương pháp này có ưu điểm là cách tính toán rất đơn giản. Khối lượng công việc tính toán ít nhưng với phương pháp này có độ chính xác không cao vì phương pháp này chỉ tính theo chi phí NVL trực tiếp.  Phương pháp đánh giá theo sản lượng ước tính tuơng đương Theo phương pháp này SPDD cuối kỳ phải chịu toàn bộ các khoản chi phí phát sinh theo mức độ hoàn thành của sản phẩm. Dựa theo mức độ hoàn thành và số lượng SPDD để quy đổi thành sản phẩm hoàn thành. Tiêu chuẩn quy đổi thường dựa vào giờ công hoặc tiền lương định mức.Để đảm bảo tính chinh xác của việc đánh giá, phương pháp này chỉ nên áp dụng để tính các chi phí chế biến (các chi phí bỏ vào dần trong quá trình sản xuất), còn các chi phí NVL chính (chi phí bỏ vào 1 lần ban đầu) phải xác định theo số thực tế đã dùng
  • 26. 16 SP dở dang cuối kỳ = Chi phí NVL tính cho SPDD + Chi phí chế biến tính cho SPDD Phương pháp này chỉ thích hợp với những doanh nghiệp mà sản phẩm của doanh nghiệp có tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong tổng chi phí sản phẩm không lớn lắm.  Phương pháp đánh giá theo 50% chi phí chế biến Đây là 1 dạng của phương pháp ước tính theo sản lượng tương đương, trong đó giá trị SPDD hoàn thành ở mức độ 50% so với thành phẩm. Phương pháp này áp dụng đối với những loại sản phẩm mà chi phí chế biến chiếm tỷ trọng thấp trong tổng chi phí. 1.3.2. Tính giá thành sản phẩm Trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp được và kết quả đánh giả SPDD cuối kỳ, kế toán tiến hành tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành, phù hợp với kỳ tính giá thành và phương pháp tính giá thành thích hợp. Một số phương pháp tính giá thành được sử dung:  Phương pháp trực tiếp: Phương pháp này được áp dụng ở các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn như: các nhà máy điện nước, doanh nghiệp khai thác (quặng, than, gỗ,…). Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là từng loại sản phẩm hay dịch vụ. Giá thành sản phẩm tính theo công thức: Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành = CPSX dở dang đầu kỳ + CPSX phát sinh trong kỳ  CPSX dở dang cuối kỳ Chi phí NVL chính tính cho SPDD = Toàn bộ giá trị NVL chínhcủa sản xuất × Số lượng SPDD cuối kỳ Số lượng thành phẩm + Số lượng SPDD cuối kỳ Chi phí chế biến từng loại tính cho SPDD = Tổng chi phí chế biến từng loại × Số lượng SPDD qui đổi Số lượng thành phẩm + Số lượng SPDD qui đổi Số lượng SPDD qui đổi = Số lượng SPDD cuối kỳ ×Mức độ hoàn thành Số lượng SPDD qui đổi = Số lượng SPDD cuối kỳ × Mức độ hoàn thành Thang Long University Library
  • 27. 17  Phương pháp tổng cộng chi phí: Phương pháp này được áp dụng với các doanh nghiệp mà quá trình sản xuất sản phẩm được thực hiện ở nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ; đối tượng hạch toán CPSX là các bộ phận, chi tiết sản phẩm hoặc giai đoạn công nghệ bộ phận sản xuất; đối tượng tính giá thành là sản phẩm, dịch vụ hoàn thành. Giá thành sản xuất được xác đinh bằng các cộng chi phí sản xuất của các giai đoạn, bộ phận sản xuất tạo nên thành phẩm: Z = C1 + C2 + … + Cn Trong đó: Z là tổng giá thành C1, C2, …,Cn: CPSX ở các giai đoạn 1,2…,n nằm trong thành phẩm  Phương pháp hệ số: Phương pháp này áp dụng trong doanh nghiệp mà trong cùng 1 quá trình sản xuất cùng sử dụng 1 thứ NVL và 1 lượng lao động nhưng đồng thời thu được nhiều sản phẩm khác nhau, chi phí không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm được mà phải tập hợp chung cho cả quá trình sản xuất. Đối tượng tập hợp CPSX là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất hoặc nhóm sản phẩm.Đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm. Tổng số sản phẩm gốc qui đổi (Q0):Q0 =∑ ∗ Trong đó Qi: số lượng sản phẩm i (chưa qui đổi) Hi: Hệ số qui đổi sản phẩm i Tổng giá thành sản xuất của các loại sản phẩm: Giá thành đơn vị sản phẩm gốc qui đổi (Z0) Giá thành đơn vị sản phẩm i (Zi): Zi = Z0 × Hi Tổng giá thành sản phẩm i = Zi × Qi Giá thành đơn vị sản phẩm = Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành Số lượng sản phẩm hoàn thành Tổng giá thành sản xuất của các loại sản phẩm = CPSX dở dang đầu kỳ + CPSX phát sinh trong kỳ  CPSX dở dang cuối kỳ Z0 = Tổng giá thành sản xuất của các loại sản phẩm Số lượng sản phẩm hoàn thành qui đổi
  • 28. 18  Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ: Phương pháp này áp dụng đối với các doanh nghiệp mà trong cùng 1 quá trình sản xuất, bên cạnh các sản phẩm chính còn thu được những sản phẩm phụ, để tính giá trị sản phẩm chính kế toán phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ ra khỏi tổng CPSX sản phẩm. Giá trị sản phẩm phụ có thể xác định theo giá có thể sử dụng được, giá ước tính, giá kế hoạch, giá nguyên liệu ban đầu,…Đối tượng tập hợp CPSX là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất.Đối tượng tính giá thành là sản phẩm chính đã hoàn thành.  Phương pháp tỷ lệ chi phí: Phương pháp này áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có quy cách, phẩm chất khác nhau như may mặc, dệt kim, đóng giầy,… để giảm bớt khối lượng hạch toán, kế toán tiến hành tập hợp chi phí theo nhóm sản phẩm cùng loại. Căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa chi phí thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch (hoặc định mức), kế toán sẽ tính ra giá thành đơn vị và tổng giá thành từng loại.  Phương pháp liên hợp: Phương pháp này áp dụng trong những doanh nghiệp có tổ chức sản xuất, tính chất quy trình công nghệ và tính chất sản phẩm làm ra đòi hỏi việc tính giá thành phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như các doanh nghiệp hóa chất, dệt kim, đóng giầy… Trên thực tế, kế toán có thể kết hợp phương pháp tổng cộng chi phí với phương pháp tỷ lệ, hệ số với loại trừ giá trị sản phẩm phụ. 1.4. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong hình thức sổ kế toán Tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng. Tổ chức vận dụng hình thức kế toán phù hợp là một trong các nội dung cơ bản của công tác tổ chức kế toán. Căn cứ vào quy định của nhà nước, tùy theo tình hình của từng đơn vị mà doanh nghiệp có thể áp dụng một trong các hình thức sau:  Hình thức sổ NK-SC  Hình thức sổ NKC  Hình thức sổ CT-GS Tổng giá thành sản phẩm chính = Giá trị SP chính DDĐK + CPSX phát sinh trong kỳ + Giá trị SP phụ thu hồi  Giá trị SP chính DDCK Tỷ lệ chi phí = Tổng giá thành thực tế của tất cả các loại sản phẩm ×100% Tổng giá thành kế hoạch của tất cả các loại sản phảm Giá thành thực tế đơn vị sản phẩm từng loại = Giá thành kế hoạch đơn vị sản phẩm từng loại × Tỷ lệ chi phí Thang Long University Library
  • 29. 19  Hình thức sổ NK-CT  Hình thức sổ kế toán máy Do giới hạn nội dung, bản khóa luận chỉ đề cập đến hai hình thức, đó là: hình thức sổ NK-CT và hình thức sổ kế toán máy.  Hình thức sổ NK-CT: Nếu lựa chọn hình thức sổ NK-CT thì kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sử dụng các loại sổ chủ yếu:  Sổ kế toán tổng hợp gồm: Nhật ký chứng từ số 7; Bảng kê số 4, 5, 6; Sổ cái các tài khoản 621, 622, 627, 154; Bảng phân bổ chi phí.  Sổ kế toán chi tiết: các Sổ hoặc Thẻ kế toán chi tiết (nếu cần). Sử dụng hình thức sổ NK-CT, kế toán viên tập hợp và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên có của các tài khoản kết hợp với việc phân tích cácnghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối ứng nợ. Kết hợp chặt chẽ với việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tựthời gian với việc hệ thống hóa các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế (theo tàikhoản).Kết hợp hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùng một sổ kế toán trongcùng một quá trình ghi sổ.Sử dụng các mẫu các mẫu sổ in sẵn các quan hệ đối ứng tài khoản, chỉ tiêu quảnlý kinh tế tài chính và lập báo cáo tài chính. Hình thức sổ NK-CT có tính chuyên môn hóa cao, dễ phân công lao động, giúp giảm tải đươc ½ khối lượng ghi sổ. Bên cạnh đó, hình thức sổ này còn có tính chất đối chiếu, kiểm tra cao, tạo kỷ cương cho thực hiện ghi chép sổ sách, cung cấp thông tin tức thời cho quản lý.Nhược điểm chính của hình thức kế toán này là hầu hết các Nhật ký đều đượcthiết kế theo chiều ngang, do đó khó điện toán hóa; kết cấu sổ phức tạp, quy mô sổ lớn; đòi hỏi trình độ kế toán cao, quy mô hoạt động Doanh nghiệp lớn. Doanh nghiệp tổ chức sổ theo hình thức NK-CT tổ chức sổ theo quy trình: Sơ đồ .. Quy trình ghi sổ kế toán CPSX và tính giá thành SPtheo hình thức NK- CT Chứng từ gốc và bảng phân bổ CPSX Sổ chi tiết chi phíNhật ký chứng từ số 7 Bảng kê số 4,5,6 Bảng tổng hợp chi tiết chi phí Sổ cái TK 621, 622, 627, 154 Báo cáo kế toán
  • 30. 20 Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra  Hình thức kế toán máy: Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức kế toán máy thì công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính. Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán quy định trên đây. Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định. Kế toán theo hình thức kế toán máyđược ghi sổ theo trình tự sau (Sơ đồ 1.11) Sơ đồ .. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức sổ kế toán máy Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Hàng ngày, kế toán căn cứ vào Chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán. Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào Sổ kế toán tổng hợp (Sổ Cái hoặc NK-SC...) và các Sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao tác khoá sổvà lập Báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với Báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy. Phần mềm kế toán Máy vi tính Chứng từ kế toán Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại Sổ kế toán (tổng hợp, chi tiết) Báo cáo tài chinh, Báo cáo kế toán quản trị Thang Long University Library
  • 31. 21 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẨN DỤNG CỤ CƠ KHÍ XUẤT KHẨU 2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Dụng cụ cơ khí xuất khẩu 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 2.1.1.1. Thông tin cơ bản Tên gọi chính thức: Công ty cổ phần Dụng cụ cơ khí xuất khẩu Tên giao dịch quốc tế: Export mechanical tool stock company (EMTC) Trụ sở chính: Lô 15A, Khu công nghiệp Quang Minh, Mê Linh, Hà Nội. Chi nhánh: 229 Tây Sơn, Ngã Tư Sở, Hà Nội Điện thoại: 04.35860394 Email: info@emtc.com.vn Website: http://emtc.com.vn/ Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần Giấy phép đăng ký kinh doanh số 0103000178 cấp ngày 12/12/2000 Mã số thuế: 0100103626 Vốn điều lệ: 40 tỷ VNĐ (năm 2013) Giám đốc công ty: Hồ Viết Tâm 2.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển Công ty Cổ phần Dụng cụ cơ khí xuất khẩu được thành lập vào ngày 18/11/1960. Thời kỳ mới thành lập, công ty có tên là “Xưởng y cụ” trực thuộc Bộ y tế với cơ sở ban đầu là 13000m2 đất do Nhà Nước cấp để xây dựng nhà xưởng. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chính là sản xuất bông bang, kẹp mạch máu, thuốc diệt muỗi trừ sốt rét… đa số phục vụ cho Quân đội thời chiến tranh. Tổng số lao động của Xưởng chỉ trên 100 người, trang thiết bị thiếu thốn, cơ sở vật chất nghèo nàn, sản xuất thủ công là chính. Ngày 14/7/1964, Xưởng y cụ đổi tên thành “Nhà máy Y cụ” với nhiệm vụ hàng đầu là sản xuất dụng cụ y tế, thiết bị bệnh viện, thiết bị dược phẩm và sửa chữa thiết bị y tế. Trong thời gian này, Nhà máy đi sâu nghiên cứu chế tạo các sản phẩm phức tạp hơn và đã tự chủ trong sản xuất cùng với đội ngũ công nhân lành nghề, tạo tiền đề phát triển nhanh về sản xuất. Ngày 16/1/1971, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định chuyển Nhà máy Y cụ chuyển sang trực thuộc Bộ cơ khí và luyện kim. Trong những năm 70 này, Nhà máy được mở rộng hơn về quy mô sản xuất, số lượng lao động, đưa vào sản xuất các dụng cụ cơ khí cầm tay như kìm, cờ lê,… từ đó giá trị sản xuất tăng nhanh, gấp 3-4 lần so với năm 1964.
  • 32. 22 Năm 1980, nhà máy đã xác định được nhiệm vụ trọng tâm của mình là ổn định thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu, tự chủ trong sản xuất và tìm kiếm thị trường mới. Ngày 1/1/1985 Bộ cơ khí luyện kim đã đổi tên Nhà máy Y cụ thành “Nhà máy Dụng cụ cơ khí xuất khẩu”, giá trị sản lượng xuất khẩu của Nhà máy năm 1985 chiếm 70,29% tổng giá trị sản lượng sản xuất, các sản phẩm của Nhà máy đã có uy tín trên thị trường không những trong nước mà cả nước ngoài như Liên Xô, Ba Lan, Tiệp Khắc. Từ năm 1990, do hệ thống XHCN của Đông Âu bị sụp đổ, thị trường của nhà máy bị thu hẹp, thêm vào đó là sự chuyển đổi cơ chế quản lý của Nhà nước từ chế độ kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường khiến cho Nhà máy gặp rất nhiều khó khăn. Tuy vậy, Nhà máy đã chủ động tìm đến các bạn hàng trong và ngoài nước, một mặt vẫn duy trì được các sản phẩm dụng cụ cầm tay như: kìm điện, clê … mặt khác liên doanh với các công ty của Nhật Bản, Đài Loan sản xuất các sản phẩm gia dụng bằng thép không rỉ - Inox. Ngày 1/1/1996, Nhà máy đổi tên thành “Công ty Dụng cụ cơ khí xuất khẩu” trực thuộc bộ Công nghiệp và được phép chủ động mua bán, xuất nhập khẩu hàng hóa trực tiếp với nước ngoài. Ngày 1/1/2001 theo quyết định số 62/QĐ – BCN ngày 02/11/2000 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, Công ty Dụng cụ cơ khí xuất khẩu thực hiện cổ phần hóa 100% chuyển thành Công ty Cổ phần với tên gọi mới “Công ty Cổ phần Dụng cụ cơ khí xuất khẩu”. Tại thời điểm ngày 1/1/2001 số vốn điều lệ của công ty là 12.000.000.000 VNĐ .trong đó:  Tỷ lệ cổ phần bán cho người lao động trong công ty: 91,7%  Tỷ lệ cổ phần bán cho các đối tượng ngoài công ty: 8,3%  Mệnh giá: 100.000 đồng/ cổ phần. Tổng số cổ phần bán ưu đãi cho 611 lao động trong Công ty là 63.833 cổ phần với giá trị ưu đãi là 1.914.990.000 đồng, chiếm 20% giá trị vốn Nhà nước tại Công ty. Trải qua hơm 40 năm xây dựng và phát triển, Công ty Cổ phần Dụng cụ cơ khí xuất khẩu là đơn vị chuyên sản xuất các sản phẩm như: hàng Inox xuất khẩu, các loại dụng cụ phụ tùng ôtô xe máy, sản phẩm y tế, các loại máy chuyên dùng và các loại hàng cơ khí khác. Công ty luôn quan tâm đến công tác quản lý kỹ thuật, cải tiến công nghệ, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng trong và ngoài nước theo phương châm “Chất lượng sản phẩm là sự sống còn, là yếu tố quyết định sự tồn tại và hung thịnh bền vững của Công ty”. Thang Long University Library
  • 33. 23 2.1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh Công ty Cổ phần Dụng cụ cơ khí xuất khẩu có đầy đủ công nghệ tạo phôi, gia công cơ khí, xử lý nhiệt, xử lý bề mặt với các dây chuyền công nghệ tiên tiến, đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế. Với ưu thế về công nghệ chế tạo, sản phẩm của Công ty rất đa dạng và nhiều chủng loại, có chất lượng cao. Sản phẩm chính của Công ty bao gồm:  Dụng cụ, phụ tùng ô tô – xe máy: Bộ càng xe máy, các loại chân chống, chân phanh, cần số, cần khởi động xe máy, kích ô tô và tay quay kích, túi dụng cụ ô tô – xe máy…  Dụng cụ cơ khí cầm tay: Kìm điện các loại, dụng cụ tháo mũi khoan, hộp cờ lê…  Sản phẩm y tế: Bàn khám phụ khoa, bàn tiêm, giường bệnh, máy nạp thuốc mỡ…  Bếp nướng các loại… Nguyên liệu chính để sản xuất sản phẩm của Công ty bao gồm các loại: Inox, đồng, đồng đỏ, dương cực niken, tuýp buzi… được phân xưởng rèn dập, cắt gọt tạo phôi. Sau khi tạo phôi được đưa sang bộ phận cơ khí tiến hành tiện, phay, bào, mài thành những chi tiết sản phẩm. Những chi tiết sản phẩm hoàn thành được đưa sang bộ phận mạ, nhuộm đen, trang trí và lắp ráp thành phẩm. Sản phẩm được kiểm tra, hiệu chỉnh lần cuối, đóng nhãn, nhập kho thành phẩm hoặc giao thẳng cho khách hàng. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty theoquy trình: Bước 1: Nguyên vật liệu chính được nhân viên phụ trách thu mua vật liệu tại phòng kỹ thuật thu muatại trong nước hay nước ngoài bao gồm kim loại màu, sắt thép… sau đó được đưa vào phân xưởng rèn, dập để nhân viên phân xưởng rèn dập tạo phôi sản phẩm, bao gồm các bước: + Cắt đoạn sản phẩm, rèn sơ bộ trên búa máy 75 – 150 tấn + Dập hình sản phẩm trên máy dập 160 – 250 – 340 tấn + Dập cắt Bavia trên máy dập 100 – 125 tấn + Nắn thẳng trên máy 63 tấn + Ủ non phôi phấn phẩm trên lò X57 Sau đó phân xưởng rèn dập làm sạch phôi và chuyển giao nhập kho bán thành phẩm Bước 2: Phôi được nhân viên chuyển từ kho bán thành phẩm xuống phân xưởng cơ khí để tiến hành các bước khoan, tiện, phay, mài rồi nhập kho bán thành phẩm của phân xưởng cơ khí.
  • 34. 24 Bước 3: Bán thành phẩm ở phân xưởng cơ khí được chuyển xuống phân xưởng mạ để tiếp tục đánh bóng, nhuộm, trang trí bề mặt sản phẩm để bảo vệ độ bền và làm đẹp sản phẩm. Bước 4: Sản phẩm được chuyển sang phân xưởng lắp ráp để công nhân lắp ráp hoàn chỉnh sau đó nhập kho thành phẩm (Nguồn: Phân xưởng sản xuất) 2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Công ty Cổ phần Dụng cụ Cơ khí Xuất khẩu tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình quản lý sản xuất trực tiếp chức năng. Giữa các bộ phận, phòng ban có chức năng và nhiệm vụ cụ thể, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc để hoàn thành nhiệm vụ được giao và góp phần xây dựng Công ty ngày càng lớn mạnh. Bộ máy quản lý của Công ty được chia thành các phòng ban chức năng và các phân xưởng sản xuất như sau: Sơ đồ . Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Chế tạo phôi cắt đoạn rèn Nhập kho bán thành phẩm Gia công nguội để hoàn thành sản phẩm Nhiệt luyện Gia công cơ tiện phay Mạ sản phẩm Nguyên vật liệu ban đầu Lắp ráp hoàn chỉnh Nhập kho thành phảm Thang Long University Library
  • 35. ChủtịchHĐQT Ban kiểm soát Giám đốc 25 Ban kiểm soát Giám đốc Phòng Tổ chức Hành chính Phòng Tài chính Kế toán Phó giám đốc kỹ thuật Phòng kỹ thuật Phòng quảng cáo PX dụng cụ PX cơ điện Phó giám đốc sản xuất PX rèn dập PX cơ khí 1 PX cơ khí 2 PX cơ khí 3 PX cơ khí XK Tổ nhiệt luyện Phó giám đốc kinh doanh Phòng kinh doanh Phòng bảo vệ môi Phòng kỹ thuật Phòng quảng cáo PX dụng cụ PX cơ điện PX rèn dập PX cơ khí 1 PX cơ khí 2 PX cơ khí 3 PX cơ khí XK PX mạ Tổ nhiệt luyện Phòng kinh doanh Phòng bảo vệ môi trường (N gu ồn Ph òn g Tổ ch ức – Hà
  • 36. 26 Công ty Cổ phần Dụng cụ cơ khí xuất khẩu hình thành trên sự góp vốn của các cổ đông vì vậy mô hình tổ chức của công ty cũng tuân theo nguyên tắc tổ chức của công ty cổ phần.  Hội đồng cổ đông: Theo luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty, Hội đồng cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất của công ty. Hội đồng cổ đông quyết định tổ chức lại và giải thể công ty, định hướng phát triển của công ty; bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên hội đồng quản trị; bổ nhiệm thành viên ban kiểm soát, quyết định cơ cấu, tổ chức quản lý, phương hướng hoạt động của công ty.  Hội đồng quản trị: Gồm 11 thành viên, là cơ quan lãnh đạo của công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định những vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi.Có nhiệm vụ quyết định chiến lược phát triển, tổ chức của công ty, bổ nhiệm và miễn nhiệm giám đốc và các cán bộ quản lý quan trọng khác. Chủ tịch hội đồng quản trị do hội đồng quản trị bầu, không kiêm nhiệm giám đốc mà có những nhiệm vụ sau: + Lập chương trình kế hoạch hoạt động hội đồng quản trị, chuẩn bị nội dung và triệu tập, điều khiển các cuộc hộ. + Kiểm tra tổ chức thực hiện các nghị quyết của hội đồng quản trị + Chuẩn bị nội dung và triệu tập, chủ tọa Đại hội cổ đông. Nhiệm kỳ của chủ tịch hội đồng quản trị trùng với nhiệm kỳ của hội đồng quản trị.  Ban kiểm soát: Gồm 3 thành viên do đại hội cổ đông bầu cử. Có nhiệm vụ giám sát, kiểm tra việc thực hiện mục tiêu phương hướng, nhiệm vụ mà đại hội cổ đông đã đề ra.  Ban giám đốc: Ban giám đốc điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị; tổ chức kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của công ty; ban hành quy chế quản lý công ty; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty; kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức và tuyển dụng lao động. Giám đốc công ty: do hội đồng quản trị bổ nhiệm trong số các thành viên hội đồng quản trị với tư cách pháp nhân, chịu trách nhiệm trực tiếp điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, thực hiện các nghị quyết của hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý nhà nước về hành vi pháp nhân cũng như mọi giao dịch về sản xuất kinh doanh của công ty.  Phó giám đốc kinh doanh: Thang Long University Library
  • 37. 27 Là người được ban giám đốc ủy quyền hoặc phân công chịu trách nhiệm trong lĩnh vực kinh doanh, xuất nhập khẩu trong toàn công ty. Tham mưu giúp tổng giám đốc xác định phương hướng, mục tiêu nhiệm vụ, chiến lược kinh doanh nhằm không ngừng mở rộng hoạt động kinh doanh - xuất nhập khẩu của công ty đạt hiệu quả kinh tế cao.  Phó giám đốc kỹ thuật: Là người được ban giám đốc ủy quyền hoặc phân công chịu trách nhiệm về công tác quản lý kỹ thuật công nghệ, chất lượng sản phẩm, chất lượng nguyên vật liệu đầu vào, cung cấp năng lượng cho sản xuất, nghiên cứu khoa học kỹ thuật, thiết kế mẫu, phân tích mẫu, xác định năng suất kế hoạch, quản lý máy móc thiết bị, quản lý công tác đào tạo, huấn luyện đội ngũ kỹ thuật và công nhân sản xuất trong toàn công ty.  Phó giám đốc sản xuất: Là người được ban giám đốc ủy quyền hoặc phân công chịu trách nhiệm phụ trách công tác kỹ thuật chỉ đạo dây chuyền sản xuất và đảm bảo an toàn lao động trong phân xưởng sản xuất.  Các phòng ban chức năng: Phòng kinh doanh: Phòng kinh doanh nghiên cứu thị trường trong nước và nước ngoài; tìm đối tác, tìm kiếm các hợp đồng cung cấp các sản phẩm của công ty cho các thị trường tiềm năng; làm việc với khách hàng và thực hiện ký kết hợp đồng; lập ra các kế hoạch kinh doanh; đặt ra các mục tiêu và triển khai thực hiện. Phòng bảo vệ môi trường: Nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tới môi trường xung quanh từ đó đưa ra các giải pháp hợp lý giảm thiểu tối đa mức độ ô nhiễm môi trường. Phòng kỹ thuật: Chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về công tác xây dựng kế hoạch sản xuất tuần-tháng-quý-năm. Theo dõi, thực hiện việc cung ứng vật tư các loại phục vụ sản xuất theo định mức vật tư và kế hoạch sản xuất đảm bảo kịp thời chất lượng. Quản lí các kho thành phẩm, bán thành phẩm, vật tư dụng cụ của công ty.Theo dõi tình hình thực hiện định mức tiêu hao vật tư trong sản xuất.Phát hiện những trường hợp lãng phí vật tư, sử dụng vật tư không phù hợp, báo cáo lãnh đạo công ty có biện pháp xử lý. Chủ trì lập các báo cáo theo quy định về công tác kế hoạch vật tư. Chịu trách nhiệm trước công ty về các mặt công tác: Kỹ thuật - thiết bị - chất lượng sản phẩm. Hoàn thiện các quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, theo dõi sản phẩm mới, cải tiến mẫu mã sản phẩm mới. Phòng quảng cáo: nghiên cứu hoạt động marketing. Phòng Tổ chức - Hành chính: Chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về công tác quản lý lao động: quản lý hồ sơ tài liệu liên quan đến vấn đề nhân sự của cán bộ công nhân viên trong công ty, theo dõi tình hình tăng giảm lao động, lao động nghỉ
  • 38. 28 việc, lao động nghỉ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội hàng ngày, hàng tháng. Trực tiếp giải quyết một số khâu về công tác tổ chức - lao động, tiền lương và chế độ chính sách cho người lao động. Theo dõi giám sát việc thực hiện các quy định tiền lương, kiểm tra xác định ngày công, tổng hợp số liệu tiền lương của các bộ phận để làm cơ sở thanh toán lương cho cán bộ công nhân viên hàng tháng. Giải trình các khoản phát sinh về chi phí tiền lương để trình giám đốc công ty duyệt chi tiền lương. Thực hiện các nhiệm vụ trong lĩnh vực hành chính văn phòng, soạn thảo công văn giấy tờ, cung cấp văn phòng phẩm, phục vụ lễ tân, tiếp khách, công tác an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp của công ty. Trực tiếp quản lý con dấu của công ty, giải quyết những vướng mắc, khó khăn về công tác tổ chức lao động tiền lương, hành chính trong phạm vi quyền hạn của mình. Phòng tài chính – kế toán: Có nhiệm vụ theo dõi mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thông qua hoạt động tài chính, hạch toán chi phí, xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Cung cấp thông tin về sản xuất kinh doanh cho ban lãnh đạo biết để đưa ra những quyết định chính xác và mang lại hiệu quả cao nhất.  Phân xưởng: Phân xưởng dụng cụ: chuyên sản xuất các loại dụng cụ dao cắt gọt cho ngành cơ khí, khuôn mẫu các loại; bộ phận khởi động, lò xo và quản lý khu vực nhiệt luyện bằng lò điện tử. Phân xưởng cơ điện: đảm bảo công tác sửa chữa máy móc thiết bị trong công ty, chạy thử các thiết bị mới, quản lý hệ thống điện, nước trong công ty. Phân xưởng rèn dập: Chuyên tạo phôi cho các sản phẩm cơ khí, quản lý toàn bộ hệ thống khí nén và các thiết bị khác. Phân xưởng cơ khí 1: Chuyên sản xuất kìm điện 160, 180, phụ tùng xe đạp, xe máy các loại. Phân xưởng cơ khí 2: Chuyên sản xuất mỏ lết các loại, kìm điều chỉnh và đồ gia dụng bằng inox. Phân xưởng cơ khí 3: Chuyên sản xuất kìm điện 180, 10, đồ gia dụng và quản lý thiết bị nhiệt lượng có tần số cao, đồng thời tiến hành gia công đùi đĩa cho Nhật Bản. Phân xưởng mạ: Làm nhiệm vụ trang trí bè mặt bằng phương pháp điện hóa, đánh bóng bề mặt kim loại. 2.1.4. Đặc điểm tổ chức kế toán tại Công ty 2.1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán Bộ máy kế toán tai Công ty được tổ chức theo hình thức tập trung. Tất cả toàn bộ công việc được tập trung tại Phòng Kế toán, từ các công việc xử lý Chứng từ kế toán, ghi Sổ tổng hợp đến việc lập Báo cáo tài chính. Nhân viên kế toán được giao một số phần việc kế toán nhât định theo sự phân công của Kế toán trưởng. Dưới Phân xưởng Thang Long University Library
  • 39. 29 có các kế toán phân xưởng làm nhiệm vụ thống kê, tập hợp các số liệu và ghi chép ban đầu gửi lên Phòng Kế toán. Sau đây là sơ đồ miêu tả khái quát hệ thống bộ máy kế toán của Công ty: Sơ đồ .. Bộ máy kế toán của Công ty Kế toán trưởng (Trưởng phòng Kế toán – Tài vụ): là người giúp Giám đốc tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thống kê, thông tin kinh tế và hạch toán kế toán. Kế toán trưởng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc, điều hành mọi hoạt động của Phòng Kế toán, tổ chức việc ghi chép, tổng hợp, phản ánh đầy đủ, chính xác và kịp thời về tình hình tài sản, vật tư, vay tín dụng. Xem việc thi hành chế độ tài chính, các hợp đồng kinh tế trước khi trình Giám đốc, Báo cáo tài chính. Được hưởng chế độ đãi ngộ Kế toán trưởng do pháp luật quy định. Kế toán trưởng đồng thời làm công tác kế toán TSCĐ. Kế toán thanh toán tiền lương: thực hiện các nghiệp vụ phát sinh bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các khoản phải thu, phải trả một cách chính xác. Cuối tháng tiến hành tổng hợp các quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và các khoản công nợ. Trên cơ sở bảng lương do bộ phận lao động tiền lương tính toán, tiến hành chi lương và hạch toán tiền lương vào các đối tượng chịu chi phí. Kế toán tổng hợp: theo dõi kiểm tra các Chứng từ và các nghiệp vụ phát sinh vào sổ cái, cuối tháng tổng hợp để lên bảng cân đối kế toán và lập các báo biểu kế toán theo định kỳ. Kế toán chi phí và giá thành sản phẩm: xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và phương pháp tính giá thành thích hợp. Tổ chức tập hợp và phân bổ từng loại Kế toán trưởng Kế toán TSCĐ Kế toán tổng hợp Kế toán thanh toán tiền lương Kế toán thành phẩm và tiêu thụ Kế toán vật liệu Kế toán chi phí, giá thành Kế toán phân xưởng
  • 40. 30 chi phí sản xuất theo đối tượng đã xác minh, vận dụng phương pháp tính giá thành thích hợp để tính giá thành và giá thành đơn vị. Định kỳ, cung cấp các báo cáo về chi phí sản xuất và giá thành. Kế toán thành phẩm và tiêu thụ: Tổ chức theo dõi, phản ánh chính xác, chặt chẽ về tình hình hiện có và sự biến động từng loại thành phẩm, cũng như quá trình tiêu thụ. Cung cấp những thông tin kinh tế cần thiết cho các bộ phận liên quan. Kế toán vật liệu: hằng ngày căn cứ vào Phiếu nhập, xuất nguyên vật liệu để lên bảng kê, trên cơ sở đó cuối tháng hạch toán tình hình vật liệu, kiểm tra đối chiếu vật liệu tồn kho, cung cấp số liệu kịp thời để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 2.1.4.2. Chính sách kế toán áp dụng tại Công ty  Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng chế độ kế toán theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.  Niên độ kế toán: 1 năm tính từ đầu ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 năm Dương lịch. Kỳ kế toán là 1 tháng.  Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép: Việt Nam đồng.  Hạch toán hàng tồn kho theo phương thức: Kê khai thường xuyên.  Phương thức tính thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ.  Khấu hao TSCĐ theo phương pháp khấu hao đường thẳng.  Hình thức kế toán: Nhật ký – chứng từ. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký - chứng từ được thể hiện qua sơ đồ sau (Sơ đồ 2.4): Sơ đồ .. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chứng từ: Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối kỳ Đối chiếu, kiểm tra Sổ quỹ Chứng từ kế toán Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng kê Bảng phân bổ Nhật ký chứng từ Sổ cái Báo cáo tài chính Bảng tổng hợp chi tiết Thang Long University Library
  • 41. 31 Hệ thống chứng từ kế toán:Công ty sử dụng hầu hết các chứng từ kế toán theo quy định của Bộ Tài chính. Trong đó, chủ yếu là sử các chứng từ: Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho, Hóa đơn GTGT… Hệ thống tài khoản:Công ty xây dựng hệ thống tài khoản theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính. Hệ thống sổ sách kế toán:  Sổ kế toán tổng hợp: + Nhật ký chứng từ số 7. + Bảng kê số 4 + Sổ cái các tài khoản: 621, 622, 627, 154. + Bảng phân bổ chi phí  Các sổ, thẻ kế toán chi tiết. 2.2. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Dụng cụ cơ khí xuất khẩu 2.2.1. Đối tượng kế toán chi phí sản xuất Công ty có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu liên tục, mỗi sản phẩm đều qua nhiều khâu chế biến, nhiều công đoạn sản xuất, sau khi kết thúc công đoạn sản xuất cuối cùng mới trở thành thành phẩm hoàn chỉnh và được nhập kho. Vì vậy, việc tập hợp chi phí liên quan đến nhiều khâu, nhiều công đoạn. Bên cạnh đó, mỗi phân xưởng lại sản xuất nhiều mặt hàng nên việc xác định chi phí sản xuất chung rất là phức tạp. Để thuận lợi cho công tác quản lý cũng như việc hạch toán chính xác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, các phân xưởng sản xuất ở công ty được chia thành 4 nhóm:  Phân xưởng rèn dập  Phân xưởng cơ khí  Phân xưởng dụng cụ cơ điện  Phân xưởng gia công Xuất phát từ những đặc điểm trên, kế toán đã xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng phân xưởng, chi tiết theo từng sản phẩm đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp, còn với chi phí sản xuất chung, kế toán tập hợp cho toàn phân xưởng, sau đó phân bổ cho từng sản phâm theo tiêu thức thích hợp.
  • 42. 32 2.2.2. Kế toán chi phí sản xuất theo khoản mục chi phí 2.2.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Sản phẩm của Công ty Cổ phần Dụng cụ cơ khí xuất khẩu rất đa dạng gồm nhiều chủng loại khác nhau như kìm cách điện, clờ, mỏ lết, hàng gia dụng Inox. . Trong mỗi loại này lại có nhiều qui cách như kìm điện 160, kìm điện 180… Công ty phải sử dụng rất nhiều loại nguyên vật liệu và khối lượng lớn như các loại thép, tôn, lò xo…Như vậy, nếu việc quản lý NVL không tốt sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất của công ty.Chi phí NVL chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số chi phí sản phẩm, nhất là chi phí NVL chiếm tới 60 – 70% chi phí vật liệu dùng vào sản xuất sản phẩm. Nguyên vật liệu mà Công ty sử dụng trực tiếp cho sản xuất bao gồm:  Nguyên vật liệu chính (TK 1521): sắt, thép, các loại thép ống, thép tròn và có các loại kích cỡ khác nhau (18, 20..), Inox, đồng dương cực, niken.  Vật liệu phụ (TK 1522): Là các loại vật liệu được sử dụng làm tăng chất lượng sản phẩm, hoàn chỉnh sản phẩm hoặc phục vụ cho công việc quản lý sản xuất như: Nhựa, dầu mỏ, sơn, đinh, sút, cao lanh…  Nhiên liệu (TK 1523): Có tác dụng cấp điện năng trong quá trình sản xuất, được sử dụng phục vụ cho công nghệ sản xuất sản phẩm, cho phương tiện vận tải, máy móc thiết bị hoạt động trong quá trình sản xuất kinh doanh như: xăng A78, xăng A92, dầu diezen, than…  Phụ tùng thay thế (TK 1524): Gồm các loại phụ tùng, chi tiết được sử dụng để thay thế, sửa chữa máy móc, thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải như vòng bi, bánh răng, đồ điện…  Vật liệu khác (TK1527): Là những vật liệu không được xếp vào những loại kể trên, các loại vật liệu này do quá trình sản xuất ra, phế liệu thu hồi từ việc thanh lý TSCĐ, chủ yếu là sản phẩm hỏng, sắt, thép, Inox vụn… Tài khoản sử dụng: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ được tập hợp và hạch toán vào TK 621 – CPNVLTT, tài khoản này được mở chi tiết thành 4 tài khoản cấp 2:  TK 6211: CPNVLTT ở phân xưởng rèn dập  TK 6212: CPNVLTT ở phân xưởng cơ khí  TK 6213: CPNVLTT ở phân xưởng dụng cụ cơ điện  TK 6214: CPNVLTT ở phân xưởng gia công CPNVLTT được kế toán tiến hành tập hợp trực tiếp cho từng sản phẩm. Trường hợp không tập hợp trực tiếp được thì kế toán theo dõi chung trên TK 621 của phân xưởng rồi phân bổ cho từng sản phẩm theo tiêu thức phù hợp. Tại Công ty, CPNVLTT được quản lý theo hệ thống chi phí định mức đã được xác định cho mỗi loại sản phẩm Thang Long University Library
  • 43. 33 cụ thể. Để phù hợp với yêu cầu quản lý chi phí, công ty đã quy định khung giá hạch toán cho từng khoản mục nguyên vật liệu. Tất cả nguyên vật liệu mua về đều phải nhập kho của Công ty, sau đó tùy vào yêu cầu, mục đích chế tạo sản phẩm của các phân xưởng mà được xuất giao cho các phân xưởng sản xuất. Việc xuất, nhập kho nguyên vật liệu cho các phân xưởng sản xuất phải tuân thủ theo trình tự sau: căn cứ theo yêu cầu của từng phân xưởng và định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho từng sản phẩm do phòng kỹ thuật đưa ra, phòng kế hoạch lập phiếu xuất kho nguyên vật liệu cho từng phân xưởng. Thủ kho căn cứ vào yêu cầu đã xác định và số NVL thực tế đã xuất ghi vào cột “Thực xuất”.Sau khi kiểm tra, thủ kho tiến hành xuất nguyên vật liệu cho từng phân xưởng. Theo quy định, phiếu xuất kho được chia làm 3 liên: một liên giao cho thủ kho giữ làm cơ sở ghi thẻ kho sau đó nộp cho kế toán NVL, một liên lưu lại tại kế toán phân xưởng và một liên lưu lại tại phòng kế hoạch theo dõi. Bảng .. Phiếu xuất kho Công ty CP Dụng cụ cơ khí xuất khẩu Công ty CP Dụng cụ Cơ khí XK Lô 15A, KCN Quang Minh, Mê Linh, Hà Nội. PHIẾU XUẤT KHO ngày 01 tháng 06 năm 2014 Họ tên người nhận hàng: Ngô Quang Tú Bộ phận: Phân xưởng rèn dập Lý do xuất kho: Sản xuất kìm điều chỉnh 135 Xuất tại kho: kho nguyên vật liệu chính (Đơn vị: VNĐ) STT Tên nhãn hiệu Mã số Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiềnYêu cầu Thực xuất 1 Thép C45  20 101 Kg 1.200 1.200 12.000 14.400.000 Cộng 14.400.000 Quyển số: 01 Mẫu số 02 - VT Số: 01 Quyết định số 15-TC/QĐ/CĐKT Nợ TK: 6211 ngày 20 tháng 03 năm 2006 Có TK: 152 của Bộ Tài Chính Tổng số tiền: Mười bốn triệu bốn trăm nghìn đồng. Xuất, ngày 01 tháng 06 năm 2014 Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Phụ trách cung tiêu Người nhận Thủ kho (Ký, họ tên, đóng dấu) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
  • 44. 34 Căn cứ vào các hóa đơn thanh toán, các phiếu nhập kho nguyên vật liệu, các phiếu xuất kho và các chứng từ khác có liên quan, thủ kho tiến hành vào sổ chi tiết vật tư. Sổ chi tiết vật tư được dùng để theo dõi chi tiết những biến động của nguyên vật liệu trong kho sau mỗi lần nhập, xuất; được mở chi tiết cho từng kho và từng loại nguyên vật liệu. Thủ kho có trách nhiệm giữ và ghi chép hàng ngày những biến động của nguyên vật liệu theo trình tự thời gian. Cuối mối tháng, sổ chi tiết vật tư được chuyển lên phòng kế toán cho kế toán NVL tiến hành tổng hợp số liệu nhập xuất tồn của từng loại đề ghi vào sổ số dư, từ đó tính ra trị giá tồn kho cuối tháng của mỗi loại nguyên vật liệu. Thang Long University Library
  • 45. 39 Bảng . Sổ chi tiết vật liệu, sản phẩm, hàng hóa SỔ CHI TIẾT VẬT LIỆU SẢN PHẨM HÀNG HÓA Tài khoản: 152 Tiểu khoản 1521 Kho: Nguyên vật liệu chính Trang 01 Tháng 06 năm 2014 Đơn vị tính: kg Tên vật liệu (sản phẩm, hàng hóa): Thép C4520 Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Đơn giá Nhập Xuất Tồn SH NT Lượng Tiền Lượng tiền Lượng Tiền Tồn đầu kỳ 12.000 2.000 24.000.000 PXK01 01/06 Chế tạo phôi sản phẩm 6211 12.000 1.200 14.400.000 PNK01 02/06 Nhập mua 331 12.000 2.500 30.000.000 PNK03 02/06 Nhập mua 112 12.000 2.000 24.000.000 PXK05 03/06 Sản xuất sản phẩm 6212 12.000 800 9.600.000 PXK06 03/06 Dùng cho phân xưởng 6271 12.000 1.400 16.800.000 PXK07 04/06 Chế tạo phôi sản phẩm 6211 12.000 1.500 18.000.000 PXK09 05/06 Chế tạo phôi sản phẩm 6211 12.000 1.600 19.200.000 PNK14 05/06 Nhập mua 331 12.000 2.480 29.760.000 … … … Cộng phát sinh 20.180 242.160.000 20.180 242.160.000 Tồn cuối kỳ 2.000 24.000.000 Người ghi sổ Ngày 30 tháng 06 năm 2014 (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên)