SlideShare a Scribd company logo
1 of 20
Download to read offline
UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
NGUYỄN TRẦN KIỆT
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY
CÁC GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA TỈNH ĐỒNG NAI
(1998 – 2018)
CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM
MÃ SỐ : 8229013
LUẬN VĂN THẠC SĨ
BÌNH DƯƠNG – 2020
UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
NGUYỄN TRẦN KIỆT
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY
CÁC GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA TỈNH ĐỒNG NAI
(1998 – 2018)
CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM
MÃ SỐ : 8229013
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN VĂN THỦY
BÌNH DƯƠNG - 2020
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả của quá trình nghiên cứu tổng
hợp thật sự nghiêm túc của bản thân. Các luận cứ nghiên cứu, dữ liệu, hình ảnh
trong luận văn là chính xác và trung thực.
Bình Dương, ngày tháng 10 năm 2020
Người viết luận văn
Nguyễn Trần Kiệt
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu
Trường Đại học Thủ Dầu Một, Viện đào tạo Sau Đại học, quý thầy cô Chương
trình đào tạo sau đại học ngành Lịch sử Việt Nam, Khoa Khoa học Xã hội &
Nhân văn đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học
tập và hoàn thành luận văn tại trường.
Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Văn Thủy - người thầy đã
tận tình hướng dẫn cho tôi trong học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn này.
Tôi xin kính gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô trong Hội đồng chấm luận
văn đã dành thời gian, đóng góp ý kiến quý báu để luận văn được hoàn chỉnh
hơn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý lãnh đạo cơ quan Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch Đồng Nai, Bảo tàng Đồng Nai tạo điều kiện để tôi hoàn thành khóa học
này./.
iii
TÓM TẮT
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, luận văn được trình bày trong 03 chương:
Chương 1. Tổng quan về di sản văn hóa Đồng Nai.
Trình bày khái quát về những vấn đề cơ bản làm cơ sở lý luận và thực tiễn
cho việc nghiên cứu bao gồm những quan điểm, khái niệm và các loại hình di sản
văn hóa Đồng Nai.
Chương 2: Hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa tỉnh Đồng
Nai từ năm 1998 đến năm 2018.
Trình bày một cách hệ thống về hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di
sản văn hóa của tỉnh Đồng Nai qua hai mươi năm (1998 – 2018)
Chương 3. Những đánh giá và một số kinh nghiệm rút từ hoạt động bảo
tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa tỉnh Đồng Nai từ năm 1998 đến năm
2018.
Trên cơ sở đánh giá về những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân, sẽ tổng
kết kinh nghiệm góp phần cung cấp thêm những căn cứ giúp cho chính quyền và
các cơ quan quản lý văn hóa có những kinh nghiệm, giải pháp nâng cao chất
lượng hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Đồng Nai trong giai
đoạn tiếp theo. Luận văn còn có phần tài liệu tham khảo với 64 danh mục; có 06
phần phụ lục, gồm: Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Nai; Danh mục một số văn bản
quản lý nhà nước của tỉnh Đồng Nai về di sản văn hóa; Danh sách các loại hình
di tích đã xếp hạng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tình (đến tháng 12/2019); Danh
mục và lộ trình xếp hạng di tích trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn (2011 –
2020); Tổng hợp nguồn kinh phí trùng tu, tôn tạo di tích tỉnh Đồng Nai giai đoạn
(1998 – 2018); Một số hình ảnh về di sản văn hóa và hoạt động bảo tồn, phát huy
giá trị di sản văn hóa ở Đồng Nai.
iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nội dung
GRDP Tổng giá trị sản phẩm địa phương
KCN Khu công nghiệp
TNK Thiên niên kỷ
Tr.CN Trước Công nguyên
USD United States dollar
DWT Deadweight tonnage (đơn vị đo năng lực vận tải an toàn của
tàu tính bằng tấn
UNESCO United Nations Educational Scientific and Cultural
Organization (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên
hiệp quốc )
ICOMMOS International Council on Monuments and Sites (Trung tâm
Quốc tế về Nghiên cứu Bảo tồn và Trùng tu di sản văn hóa)
ICCROM International Council On Monuments and Sites (Hội đồng
quốc tế về Di tích và Di chỉ)
SPSS Statistical Package for the Social Sciences
XHCN Xã hội chủ nghĩa
CNXH Chủ nghĩa xã hội
UBND Ủy ban nhân dân
AHLLVTND Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân
THPT Trung học phổ thông
DSVH Di sản văn hóa
v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Tổng giá trị sản phẩm địa phương (GRDP) tỉnh Đồng Nai theo giá so
sánh năm 2010………………………………………………..............................12
Bảng 1.2. Tổng hợp đình làng ở Đồng Nai…………………………...................27
Bảng 2.1. Các di tích được xếp hạng trong giai đoạn (1976 - 1998)....................35
Bảng 2.2. Các di tích được xếp hạng cấp quốc gia giai đoạn (1998 - 2018)........48
Bảng 2.3. Kết quả khảo sát về loại hình địa điểm tổ chức lễ hội.........................61
Bảng 2.4. Mức độ lưu giữ các giá trị văn hóa phi vật thể trong lễ hội cổ
truyền....................................................................................................................61
Bảng 2.5. Mức độ thực hành các nghi lễ rước trong lễ hội ở Đồng Nai..............62
Bảng 2.6. Đối tượng thờ cúng trong lễ hội..........................................................62
Bảng 2.7. Loại hình diễn xướng dân gian trong lễ hội ở Đồng Nai.....................63
Bảng 2.8. Bảng thống kê các địa phương có nghề truyền thống..........................63
Bảng 2.9. Bảng thống kê phân loại mức độ bảo lưu loại hình nghệ thuật truyền
thống của các địa phương (ấp, khu phố)...............................................................65
Bảng 2.10. Bảng thống kê tỷ lệ bảo lưu phong tục tập quán trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai...............................................................................................................65
vi
DANH MỤC ĐỒ THỊ
Biểu đồ 1. Tổng giá trị sản phẩm địa phương(GRDP) tỉnh Đồng Nai các năm
2010, 2015 và 2018…………………………………………………...................15
vii
Mục lục
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................I
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................... II
TÓM TẮT...........................................................................................................III
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.............................................................................IV
DANH MỤC BẢNG............................................................................................ V
DANH MỤC ĐỒ THỊ ........................................................................................VI
MỤC LỤC......................................................................................................... VII
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1.LÝ DO CHỌN ĐỀ ............................................................................................... 1
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU................................................................................... 3
3. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ ......................................................................... 3
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU............................................................. 7
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN SỬ LIỆU............................................. 7
6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN ............................................................................. 8
7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN................................................................................... 8
TỔNG QUAN VỀ DI SẢN VĂN HÓA ĐỒNG NAI......................................... 9
1.1. VÀI NÉT VỀ TỈNH ĐỒNG NAI................................................................. 9
1.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên............................................................. 9
1.1.2. Cư dân và lao động............................................................................. 10
1.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................... 11
1.1.4. Đặc điểm lịch sử - văn hóa ................................................................. 14
1.2. DI SẢN VĂN HÓA ĐỒNG NAI....................................................................... 18
1.2.1. Các khái niệm liên quan về di sản văn hóa......................................... 18
1.2.2.1. Các quan điểm trên thế giới ............................................................ 19
1.2.2.2. Quan điểm của Việt Nam................................................................. 21
1.2.2.3. Quan điểm của tỉnh Đồng Nai......................................................... 23
1.2.3. Các loại hình di sản văn hóa của Đồng Nai........................................ 25
1.2.3.1. Di sản văn hóa vật thể.................................................................. 25
1.2.3.2. Di sản văn hóa phi vật thể ........................................................... 31
Tiểu kết chương 1...................................................................................... 33
CHƯƠNG 2......................................................................................................... 34
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA ĐỒNG NAI TỪ
NĂM 1998 ĐẾN NĂM 2018 ............................................................................. 34
viii
2.1. BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA Ở ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN
TRƯỚC NĂM 1998.............................................................................................. 34
2.1.1. Hoạt động bảo tồn di sản văn hóa....................................................... 34
2.1.2. Hoạt động phát huy giá trị di sản văn hóa .......................................... 41
2.2. BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA ĐỒNG NAI TỪ NĂM 1998
ĐẾN NĂM 2018 .................................................................................................. 43
2.2.1. Bảo tồn di sản văn hóa........................................................................ 43
2.2.1.1. Bảo tồn di sản văn hóa vật thể..................................................... 43
2.2.1.2. Bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể............................................... 59
2.1.2. Phát huy các giá trị di sản văn hóa ..................................................... 69
2.1.2.1. Truyền truyền, quảng bá giới thiệu các loại hình di sản văn hóa69
2.1.2.2. Phát huy các giá trị di sản qua hoạt động bảo tàng và nhà truyền
thống.......................................................................................................... 71
2.3.2.3. Phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch .......... 73
Tiểu kết chương 2...................................................................................... 77
CHƯƠNG 3......................................................................................................... 78
NHỮNG ĐÁNH GIÁ VÀ MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ................. 78
TỪ HOẠT ĐỘNG BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ DI SẢN
VĂN HÓA TỈNH ĐỒNG NAI TỪ NĂM 1998 ĐẾN NĂM 2018................... 78
3.1. NHỮNG THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ TRONG BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ
TRỊ DI SẢN VĂN HÓA TỈNH ĐỒNG NAI TỪ NĂM 1998 ĐẾN NĂM 2018 ................ 78
3.1.1. Thành tựu và nguyên nhân.................................................................. 78
3.1.1.1. Thành tựu ..................................................................................... 78
3.1.1.2. Nguyên nhân thành tựu................................................................ 83
3.1.2. Hạn chế và nguyên nhân..................................................................... 85
3.1.2.1. Hạn chế ........................................................................................ 85
3.1.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế................................................. 88
3.2. MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ HOẠT ĐỘNG BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ
TRỊ DI SẢN VĂN HÓA TỈNH ĐỒNG NAI TỪ NĂM 1998 ĐẾN NĂM 2018 ................ 91
3.2.1. Vận dụng quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của
Nhà nước về bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, chủ động, kịp
thời triển khai thực hiện hiệu quả trên địa bàn tỉnh...................................... 91
3.2.2. Phát huy sức được mạnh của cả hệ thống chính trị và nâng cao nhận
thức của cộng đồng trong bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa ở
Đồng Nai....................................................................................................... 92
3.2.3. Bảo tồn để tạo nguồn phát huy giá trị di sản văn hóa......................... 93
3.2.4. Giải quyết tốt mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển .......................... 94
ix
3.2.5. Phát huy các giá trị di sản văn hóa gắn với du lịch bền vững ............ 96
Tiểu kết chương 3...................................................................................... 97
KẾT LUẬN......................................................................................................... 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 1
PHỤ LỤC.............................................................................................................. 1
PHỤ LỤC 1......................................................................................................... 1
PHỤ LỤC 2......................................................................................................... 1
PHỤ LỤC 3................................................ ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
PHỤ LỤC 4: ....................................................................................................... 1
PHỤ LỤC 5: ....................................................................................................... 1
PHỤ LỤC 6......................................................................................................... 1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong xu thế giao lưu hội nhập thế giới, tranh thủ mọi nguồn lực thực hiện
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến
việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc xem đây là một vấn đề
cấp thiết nhằm gìn giữ và phát triển bản sắc văn hoá dân tộc, để thực hiện hội
nhập mà không bị hòa tan. Hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa
không chỉ dừng lại ở việc tôn vinh bản sắc văn hóa của dân tộc mình mà phải
hướng tới mục tiêu di sản văn hóa là động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội,
là động lực nội sinh, điểm tựa quan trọng của sự phát triển bền vững đất nước.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng
(khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc đã xác định: “Di sản văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng
đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới
và giao lưu văn hóa. Hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa và phát huy những giá trị
văn hóa truyền thống (bác học và dân gian), văn hóa cách mạng, bao gồm cả
văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể” [14:54].
Tỉnh Đồng Nai với lịch sử hơn 300 năm hình thành và phát triển, theo
dòng thời gian, cộng đồng các dân tộc trong tỉnh đã kiến tạo một kho tàng di sản
văn hóa vô cùng phong phú, đa dạng và mang nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, khoa
học. Di sản văn hóa biểu hiện ở dạng vật thể thông qua các di tích lịch sử, văn
hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật; biểu hiện ở dạng phi vật thể thông
phong tục tập quán, tín ngưỡng lễ hội, ẩm thực, những kinh nghiệm, tri thức dân
gian, làng nghề truyền thống, bí quyết nghề... Tất cả các giá trị di sản văn hóa
truyền thống, hiện đại tồn tại đan xen tạo nên đặc trưng văn hóa riêng của vùng
đất này và là minh chứng cho sự sáng tạo, phát triển văn hóa của biết bao thế hệ
người Đồng Nai.
Từ khi triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII (1998) về
xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc,
hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Đồng
2
Nai luôn được các cấp Đảng, chính quyền và nhân dân quan tâm tạo điều kiện
thực hiện nhằm khơi dậy mọi tiềm năng văn hóa xem như là một nguồn lực nội
sinh thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh. Đến nay toàn tỉnh đã
đạt được nhiều thành tựu trong hoạt động bảo tồn và phát huy di sản văn hóa ở
những quy mô khác nhau. Nhiều di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng đã được
công nhận xếp hạng, trùng tu, tôn tạo; hàng ngàn cổ vật, di vật có giá trị đã được
bảo vệ... Các lễ hội truyền thống, diễn xướng, trò chơi dân gian, phong tục tập
quán tốt đẹp đã được phục hồi và phát triển. Các giá trị di sản văn hóa được phát
huy dần trở thành nguồn tài nguyên hữu ích, có vị trí quan trọng trong quy hoạch
phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của Đồng Nai. Những thành tựu đạt được trong
công tác bảo tồn, phát huy giá trị của di sản văn hóa ở Đồng Nai đã khẳng định
tính đúng đắn trong đường lối phát triển văn hóa của Đảng và sự quyết tâm của
các cấp chính quyền và nhân dân trong công cuộc xây dựng nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Tuy đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ, nhưng trong công tác bảo
tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa Đồng Nai còn những hạn chế: Tình trạng di
tích xuống cấp, bị xâm hại, mất cắp cổ vật, di vật, hạn chế về diện tích nên việc
tổ chức các hoạt động văn hóa tại di tích gặp khó khăn. Công tác quản lý và tổ
chức lễ hội ở các địa phương còn mang tính tự phát, chưa thực hiện tốt nếp sống
văn minh; hoạt động của các làng nghề gặp nhiều khó khăn; nhiều yếu tố di sản
văn hóa phi vật thể ngày càng mai một. Công tác phát huy các giá trị di sản văn
hóa hướng đến phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và giáo dục truyền thống chưa
thực sự hiệu quả... Nguồn lực đầu tư cho công tác bảo tồn và phát huy các giá trị
di sản văn hóa còn hạn chế so với nhu cầu thực tế. Một số địa phương còn chưa
thực sự quan tâm đúng mức công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn
hóa; đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về lĩnh vực di sản văn hóa còn chưa đáp
ứng yêu cầu thực tiễn... Hiện trạng này khiến cho môi trường văn hóa xã hội nói
chung và công bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa nói riêng kém lành
mạnh, bền vững, chưa tương xứng với giá trị, tầm vóc của hệ thống di sản văn
3
hóa trong tỉnh. Đó là những thách thức đặt ra trong việc bảo tồn và phát huy các
giá trị di sản văn hóa của tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn tiếp theo.
Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có một công trình nào mang tính hệ thống,
nghiên cứu toàn diện về vấn đề bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa Đồng
Nai, từ đó đưa ra những đánh giá, đúc kết kinh nghiệm thực tiễn phục vụ cho
công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa Đồng Nai trong giai đoạn
tiếp theo. Với những lý do trên tôi chọn đề tài: “Bảo tồn và phát huy các giá trị
di sản văn hóa tỉnh Đồng Nai (1998 - 2018)” làm đề tài cho luận văn tốt
nghiệp Thạc sỹ chuyên ngành lịch sử Việt Nam.
2. Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc nghiên cứu đề tài này, chúng tôi mong muốn được góp
phần:
• Tổng quan về hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa ở
Đồng Nai (1998 - 2018).
• Đánh giá những thành tựu, hạn chế và chỉ ra nguyên nhân của những
thành tựu, hạn chế trong bảo tồn và phát huy các giá trị những giá trị di sản văn
hóa Đồng Nai (1998 - 2018).
• Tổng kết kinh nghiệm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác
bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa Đồng Nai trong giai đoạn tiếp theo.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa phục vụ cho sự phát
triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước hay của từng địa phương không phải là
một vấn đề mới. Trong tiến trình lịch sử nghiên cứu vấn đề liên quan đến bảo tồn
và phát huy các giá trị di sản văn hóa đã nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu
triển khai thực hiện.
3.1. Tình hình nghiên cứu chung
Tác giả Hoàng Vinh trong cuốn sách “Một số vấn đề bảo tồn phát triển di
sản văn hóa dân tộc”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội xuất bản năm
1997 đã nêu ra tính cấp thiết của việc bảo tồn và phát triển di sản văn hóa dân tộc
trước sự tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
4
Tác giả Ngô Đức Thịnh (cb),(2010) trong cuốn sách “Bảo tồn, làm giàu
và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam trong đổi mới và hội
nhập” NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội đã đề cập phân tích về các giá trị văn hóa
truyền thống tiêu biểu của Việt Nam qua đó đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn
và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện
đại hóa và hội nhập quốc tế.
Tác giả Nguyễn Chí Bền (2010) có công trình “Bảo tồn và phát huy giá
trị di sản văn hoá phi vật thể ở Thăng Long”, nghiên cứu về công tác bảo tồn,
phát huy giá trị di sản vật thể và phi vật thể ở Hà Nội dựa trên các kinh nghiệm,
quan điểm, lý thuyết bảo tồn của nước ngoài. Đây là nguồn tư liệu quý cho Việt
Nam trong vấn đề quản lý, bảo vệ di sản. Các quan điểm này có thể vận dụng để
giải quyết vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở Đồng Nai.
Tác giả Nguyễn Thịnh trong cuốn sách “Di sản văn hóa Việt Nam bản sắc
và những vấn đề về quản lý, bảo tồn” xuất bản năm 2012 đã đưa ra góc nhìn toàn
diện về vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở Việt Nam; giúp nhận
diện, phân loại, quản lý di sản văn hóa một cách hiệu quả góp phần gìn giữ, phát
triển các giá trị di sản văn hóa trong xu thế hội nhập quốc tế.
Tác giả Nguyễn Kim Loan chủ biên trong cuốn sách “Bảo tồn và phát huy
di sản văn hóa Việt Nam” xuất bản năm 2014 đã nêu ra những khái niệm, đặc
trưng, tiêu chí phân loại di sản văn hóa, đánh giá về vai trò di sản văn hóa trong
phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời tác giả đi sâu phân tích những quan điểm
của Đảng và Nhà nước về nhiệm vụ bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn
hóa.
Luận án Tiến sĩ của tác giả Trần Thị Kim Ninh (2018) “Đảng bộ thành
phố Hồ Chí Minh lãnh đạo công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn
hóa từ năm 1998 đến năm 2014” đã nêu khá rõ những yếu tố tác động đến công
tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa ở thành phố Hồ Chí Minh, đồng
thời nêu lên vấn đề nhằm giải quyết hài hòa các mối quan hệ: Bảo tồn và phát
triển; phát triển kinh tế gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, tạo
5
động lực cho sự phát triển bền vững của thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn
tiếp theo.
Trong bài “Thực trạng bảo tồn và phát huy di sản văn hóa ở Việt Nam”,
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 4(89) - 2015. Tác giả Đặng Thị Tuyết đã
phân tích thực trạng bảo tồn và phát huy di sản văn hóa ở Việt Nam; đưa ra các
giải pháp nâng cao chất lượng bảo tồn và phát huy di sản văn hóa ở Việt Nam
hiện nay.
3.2. Tình hình nghiên cứu tại Đồng Nai
Nghiên cứu về lịch sử, văn hóa của vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai đến
nay đã có nhiều cuốn sách, bài viết của các tác giả đề cập đến vấn đề bảo tồn và
phát huy các giá trị di sản văn hóa.
Trước năm 1975, nhà nghiên cứu Lương Văn Lựu đã biên soạn bộ “Biên
Hòa sử lược toàn biên” nội dung giới thiệu về vùng đất, con người Biên Hòa –
Đồng Nai sau gần ba thế kỷ hình thành và phát triển. Luận án Phó Tiến sĩ của tác
giả Huỳnh Văn Tới năm (1996) với đề tài “Những sinh hoạt văn hóa – tín
ngưỡng dân gian của cư dân Việt ở Đồng Nai”, tác giả đã nêu lên nguồn gốc và
nhân tố hợp thành tín ngưỡng dân gian của cư dân Việt. Trong cuốn sách “Bản
sắc dân tộc và văn hóa Đồng Nai” xuất bản năm 1999, tác giả Huỳnh Văn Tới
cũng đề cập tới những giá trị văn hóa làm nên bản sắc văn hóa Đồng Nai, đồng
thời phác thảo khá rõ nét về phong tục, tập quán, lễ hội… của cộng đồng các tộc
người tỉnh Đồng Nai, qua đó tác giả cũng đánh giá được thực trạng và giải pháp
bảo tồn phát huy giá trị các di sản trong bối cảnh hội nhập.
Ban Chỉ đạo Địa chí tỉnh Đồng Nai xuất bản bộ “Địa chí Đồng Nai” năm
2001, gồm 5 tập (tổng quan, địa lý, lịch sử, kinh tế, văn hóa), trong đó tập 5
nghiên cứu khá đầy đủ về diện mạo văn hóa – xã hội tỉnh Đồng Nai qua các thời
kỳ.
Tác giả Trần Quang Toại (cb),(2004) trong cuốn sách “Đồng Nai di tích
lịch sử văn hóa”, đã giới thiệu một cách khái quát về giá trị văn hóa, lịch sử...
của các di tích được xếp hạng cấp Quốc gia trong tỉnh Đồng Nai; các bài viết đã
6
đặt ra vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị các di tích tỉnh Đồng Nai trong thời kỳ
mới.
Ban Quản lý Di tích – danh thắng Đồng Nai (2007) thực hiện đề tài “Di
tích – Danh thắng Đồng Nai với việc phát triển văn hóa du lịch”, đã nghiên cứu
những giá trị lịch sử, văn hóa của di tích – danh thắng tiêu biểu ở Đồng Nai để
phục vụ cho phát triển văn hóa du lịch.
Tác giả Nguyễn Thị Nguyệt (2010) thực hiện cuốn sách “Văn hóa – văn
vật Đồng Nai” đã giới thiệu một cách tổng quan văn hóa, văn vật Đồng Nai trên
các lĩnh vực văn hóa khảo cổ, văn hóa qua hiện vật, di vật, sinh hoạt truyền
thống, trang phục, phong tục tập quán, tín ngưỡng, lễ hội... của các tộc người ở
Đồng Nai.
Luận văn Thạc sĩ của tác giả Lê Xuân Hậu (2013) “Di sản văn hóa với
phát triển du lịch tại Đồng Nai”. Trong nội dung luận văn tác giả đã phân tích
mối quan hệ giữa di sản văn hóa và du lịch, đánh giá vai trò của những giá trị di
sản văn hóa đặc thù có thể khai thác góp phần phát triển du lịch tại Đồng Nai,
thông qua đó nêu lên một số giải pháp định hướng phát triển du lịch trong giai
đoạn tới trong mối gắn kết chặt chẽ giữa văn hóa và du lịch, lấy di sản văn hóa
làm nguồn lực trọng tâm, nền tảng để phát triển du lịch tại địa phương.
Ngoài ra còn một số bài viết đăng trên các tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, tạp
chí Du lịch Việt Nam, tạp chí Di sản văn hóa, báo Đồng Nai, báo Sài Gòn Giải
Phóng, tập san Xúc tiến du lịch Đồng Nai, sổ tay du lịch Đồng Nai, internet...
giới thiệu về di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh, lễ hội, hoạt động du
lịch ở Đồng Nai. Nội dung các bài báo cũng đặt ra các vấn đề Bảo tồn và phát
huy các giá trị di sản văn hóa ở Đồng Nai.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu khoa học, tài liệu bước đầu đã cung
cấp những thông tin hữu ích về bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa là
những tài liệu quý giá, gợi mở nhiều vấn đề quan trọng giúp cho quá trình thực
hiện luận văn của chúng tôi được thuận lợi hơn.
7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động bảo tồn và phát huy các
giá trị di sản văn hóa ở Đồng Nai giai đoạn (1998 - 2018).
* Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: Từ năm 1998 đến năm 2018, với mốc phân chia là giai đoạn
trước năm 1998 và giai đoạn (1998 – 2018); năm 1998 là thời điểm Đảng Cộng
sản Việt Nam ra Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về "Xây dựng và phát triển
nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc", cũng là năm Tỉnh ủy
Đồng Nai ra chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa
VIII; năm 2018 là thời điểm cả nước tiến hành tổng kết 20 năm thực hiện Nghị
quyết Trung ương 5 khóa VIII, trong đó có tỉnh Đồng Nai.
Về không gian: Hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa
trên toàn địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn (1998 – 2018).
Về nội dung: tổng hợp khái quát các giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai cùng hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa (bao
gồm: bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể; bảo tồn và phát huy giá
trị di sản văn hóa phi vật thể); nhận xét, đánh giá và đúc kết kinh nghiệm từ hoạt
động bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở Đồng Nai từ năm 1998 đến năm
2018.
5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn sử liệu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng hai phương pháp chủ yếu là
lịch sử và logic nhằm phục dựng bức tranh chân thực về hoạt động bảo tồn và
phát huy giá trị di sản văn hóa ở Đồng Nai (1998 - 2018). Ngoài ra, còn sử dụng
các phương pháp điền dã, khảo sát đánh giá các loại hình di sản văn hóa, thống
kê số liệu từ các ban ngành chức năng của tỉnh: Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch,
Bảo tàng Đồng Nai, Trung tâm Xúc tiến Du lịch Đồng Nai, Phòng Văn hóa và
Thông tin, Ban Quản lý di tích cấp huyện…) để trình bày luận văn.
Nguồn tư liệu được sử dụng trong đề tài này là: các sách, tạp chí, báo, viết
về lĩnh vực du lịch, văn hóa; báo cáo của ngành Văn hóa, Thể thao & Du lịch
8
Đồng Nai… Ngoài ra, còn nguồn tư liệu do chính tác giả điền dã khảo sát trực
tiếp tại các địa điểm có di sản văn hóa ở Đồng Nai.
6. Đóng góp của luận văn
Đánh giá công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa; đánh giá
những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân, đúc kết bài học kinh ngiệm từ thực
tiễn có thể gợi mở cho các cấp chính quyền, các ban ngành chức năng liên quan
những cơ sở định hướng các chính sách nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả
của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa nhằm góp phần phát triển
kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới.
Kết quả của luận văn hy vọng cung cấp được lượng thông tin hữu ích về
vốn di sản văn hóa tại Đồng Nai đến đông đảo mọi người; luận văn có thể làm tài
liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập và quản lý văn hóa
của giảng viên, sinh viên và cán bộ ngành văn hóa, du lịch.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục; luận văn được
chia làm 3 chương:
Chương 1. Tổng quan về di sản văn hóa Đồng Nai.
Chương 2: Hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa tỉnh
Đồng Nai từ năm 1998 đến năm 2018
Chương 3. Những đánh giá và một số kinh nghiệm rút ra từ hoạt động bảo
tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa tỉnh Đồng Nai từ năm 1998 đến năm
2018.
9
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ DI SẢN VĂN HÓA ĐỒNG NAI
1.1. Vài nét về tỉnh Đồng Nai
1.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
Tỉnh Đồng Nai có diện tích tự nhiên là 5.862,37 km2
. Địa giới hành chính
Đồng Nai tiếp giáp các tỉnh: Phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận, Đông Bắc giáp
tỉnh Lâm Đồng; phía Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dương và tỉnh Bình Phước; phía
Nam giáp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu; phía Tây giáp Thành Phố Hồ Chí Minh. Toàn
tỉnh có 11 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm thành phố Biên Hòa, thành phố
Long Khánh và 9 huyện: Long Thành, Nhơn Trạch, Thống Nhất, Vĩnh Cửu, Tân
Phú, Định Quán, Trảng Bom, Xuân Lộc và Cẩm Mỹ [38:6]. Ngày nay, tỉnh Đồng
Nai có vị trí hết sức quan trọng, ở trung tâm Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam –
vùng kinh tế năng động nhất cả nước, giữ vai trò trọng yếu trong vùng chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng.
Đồng Nai nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, cận xích đạo, gió mùa. Thời
tiết trong năm chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa kéo dài từ tháng tháng 5 đến
tháng 11 hàng năm và mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau; chế độ
nắng, gió, mưa, nhiệt, ẩm ở tỉ lệ cao, ổn định và phân bổ khá đồng đều giữa các
vùng là điều kiện tốt cho sản xuất nông nghiệp, phát triển công nghiệp và sinh
hoạt văn hóa, du lịch của nhân dân.
Về tài nguyên đất, Đồng Nai có 10 loại đất chính được chia thành 3 nhóm
chủ yếu theo nguồn gốc hình thành: Nhóm đất hình thành trên đá bazan gồm đá
bọt, đất đen, đất đỏ; nhóm đất hình thành trên nền phù sa cổ và đá phiến sét bao
gồm đất xám, nâu xám...; nhóm đất thủy thành bao gồm đất phù sa, đất gley, đất
cát.... Nhìn chung, Đồng Nai có nhiều loại đất có chất lượng tốt, thích hợp với
nhiều loại cây trồng như: cao su, cà phê, điều, đậu nành...
Đồng Nai có mạng lưới sông, suối dày đặc (trên 40 sông suối lớn nhỏ) với
diện tích mặt nước khoảng 16.666 ha, chiếm tỷ lệ 2,8% diện tích tự nhiên. Hệ
thống sông, hồ, suối, thác không những là nguồn cung cấp nước cho tỉnh mà còn

More Related Content

Similar to Luận văn thạc sĩ.

Biến đổi văn hóa mưu sinh của cư dân xã hương sơn, huyện mỹ đức, thành phố hà...
Biến đổi văn hóa mưu sinh của cư dân xã hương sơn, huyện mỹ đức, thành phố hà...Biến đổi văn hóa mưu sinh của cư dân xã hương sơn, huyện mỹ đức, thành phố hà...
Biến đổi văn hóa mưu sinh của cư dân xã hương sơn, huyện mỹ đức, thành phố hà...jackjohn45
 
QUẢN LÝ DI TÍCH ĐỀN VÀ, THỊ XÃ SƠN TÂY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI.pdf
QUẢN LÝ DI TÍCH ĐỀN VÀ, THỊ XÃ SƠN TÂY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI.pdfQUẢN LÝ DI TÍCH ĐỀN VÀ, THỊ XÃ SƠN TÂY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI.pdf
QUẢN LÝ DI TÍCH ĐỀN VÀ, THỊ XÃ SƠN TÂY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI.pdfTieuNgocLy
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Di Sản Văn Hóa Thế Giới
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Di Sản Văn Hóa Thế GiớiLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Di Sản Văn Hóa Thế Giới
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Di Sản Văn Hóa Thế GiớiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Quản lý nhà nước về văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Vì, th...
Quản lý nhà nước về văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Vì, th...Quản lý nhà nước về văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Vì, th...
Quản lý nhà nước về văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Vì, th...luanvantrust
 
QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA Ở HUYỆN NINH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG.pdf
QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA Ở HUYỆN NINH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG.pdfQUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA Ở HUYỆN NINH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG.pdf
QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA Ở HUYỆN NINH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG.pdfHanaTiti
 
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG MAI DỊCH, QUẬN CẦU ...
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG MAI DỊCH, QUẬN CẦU ...QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG MAI DỊCH, QUẬN CẦU ...
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG MAI DỊCH, QUẬN CẦU ...NuioKila
 
luận văn thạc sĩ;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;
luận văn thạc sĩ;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;luận văn thạc sĩ;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;
luận văn thạc sĩ;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;ChiMaiHoang2
 

Similar to Luận văn thạc sĩ. (20)

Đề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đ
Đề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đĐề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đ
Đề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đ
 
Biến đổi văn hóa mưu sinh của cư dân xã hương sơn, huyện mỹ đức, thành phố hà...
Biến đổi văn hóa mưu sinh của cư dân xã hương sơn, huyện mỹ đức, thành phố hà...Biến đổi văn hóa mưu sinh của cư dân xã hương sơn, huyện mỹ đức, thành phố hà...
Biến đổi văn hóa mưu sinh của cư dân xã hương sơn, huyện mỹ đức, thành phố hà...
 
Đề tài: Bảo tồn và phát huy nghệ thuật múa Cơ Tu ở Quảng Nam
Đề tài: Bảo tồn và phát huy nghệ thuật múa Cơ Tu ở Quảng NamĐề tài: Bảo tồn và phát huy nghệ thuật múa Cơ Tu ở Quảng Nam
Đề tài: Bảo tồn và phát huy nghệ thuật múa Cơ Tu ở Quảng Nam
 
QUẢN LÝ DI TÍCH ĐỀN VÀ, THỊ XÃ SƠN TÂY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI.pdf
QUẢN LÝ DI TÍCH ĐỀN VÀ, THỊ XÃ SƠN TÂY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI.pdfQUẢN LÝ DI TÍCH ĐỀN VÀ, THỊ XÃ SƠN TÂY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI.pdf
QUẢN LÝ DI TÍCH ĐỀN VÀ, THỊ XÃ SƠN TÂY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI.pdf
 
Đề tài: Phát huy giá trị trang phục truyền thống người Sán Dìu, HAY
Đề tài: Phát huy giá trị trang phục truyền thống người Sán Dìu, HAYĐề tài: Phát huy giá trị trang phục truyền thống người Sán Dìu, HAY
Đề tài: Phát huy giá trị trang phục truyền thống người Sán Dìu, HAY
 
Luận văn: Quản lý di tích đền Và, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý di tích đền Và, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội, 9 ĐIỂMLuận văn: Quản lý di tích đền Và, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý di tích đền Và, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội, 9 ĐIỂM
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Di Sản Văn Hóa Thế Giới
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Di Sản Văn Hóa Thế GiớiLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Di Sản Văn Hóa Thế Giới
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Di Sản Văn Hóa Thế Giới
 
Quản lý nhà nước về văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Vì, th...
Quản lý nhà nước về văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Vì, th...Quản lý nhà nước về văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Vì, th...
Quản lý nhà nước về văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Vì, th...
 
QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA Ở HUYỆN NINH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG.pdf
QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA Ở HUYỆN NINH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG.pdfQUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA Ở HUYỆN NINH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG.pdf
QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA Ở HUYỆN NINH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG.pdf
 
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Hải Dương, HOT, 9đ
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Hải Dương, HOT, 9đĐề tài: Quản lý di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Hải Dương, HOT, 9đ
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Hải Dương, HOT, 9đ
 
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa đình Vĩnh Khê, Hải Phòng
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa đình Vĩnh Khê, Hải PhòngĐề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa đình Vĩnh Khê, Hải Phòng
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa đình Vĩnh Khê, Hải Phòng
 
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG MAI DỊCH, QUẬN CẦU ...
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG MAI DỊCH, QUẬN CẦU ...QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG MAI DỊCH, QUẬN CẦU ...
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG MAI DỊCH, QUẬN CẦU ...
 
Quản Lý Hoạt Động Văn Hóa Tại Trung Tâm Văn Hóa Bắc Ninh
Quản Lý Hoạt Động Văn Hóa Tại Trung Tâm Văn Hóa Bắc NinhQuản Lý Hoạt Động Văn Hóa Tại Trung Tâm Văn Hóa Bắc Ninh
Quản Lý Hoạt Động Văn Hóa Tại Trung Tâm Văn Hóa Bắc Ninh
 
Luận văn: Quản lý di tích và lễ hội đình Giang Võng phường Hà Khánh, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý di tích và lễ hội đình Giang Võng phường Hà Khánh, 9 ĐIỂMLuận văn: Quản lý di tích và lễ hội đình Giang Võng phường Hà Khánh, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý di tích và lễ hội đình Giang Võng phường Hà Khánh, 9 ĐIỂM
 
Đề tài: Hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại Nhà hát Chèo Ninh Bình
Đề tài: Hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại Nhà hát Chèo Ninh BìnhĐề tài: Hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại Nhà hát Chèo Ninh Bình
Đề tài: Hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại Nhà hát Chèo Ninh Bình
 
luận văn thạc sĩ;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;
luận văn thạc sĩ;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;luận văn thạc sĩ;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;
luận văn thạc sĩ;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;
 
Luận văn: Quản lý hoạt động nhà văn hóa 3 - 2 tỉnh Nam Định, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý hoạt động nhà văn hóa 3 - 2 tỉnh Nam Định, 9 ĐIỂMLuận văn: Quản lý hoạt động nhà văn hóa 3 - 2 tỉnh Nam Định, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý hoạt động nhà văn hóa 3 - 2 tỉnh Nam Định, 9 ĐIỂM
 
Đề tài: Quản lý hoạt động văn hóa tại Trung tâm văn hóa Bắc Ninh
Đề tài: Quản lý hoạt động văn hóa tại Trung tâm văn hóa Bắc NinhĐề tài: Quản lý hoạt động văn hóa tại Trung tâm văn hóa Bắc Ninh
Đề tài: Quản lý hoạt động văn hóa tại Trung tâm văn hóa Bắc Ninh
 
Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận 7 (1986 – 2010), HAY, 9đ
Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận 7 (1986 – 2010), HAY, 9đLuận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận 7 (1986 – 2010), HAY, 9đ
Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận 7 (1986 – 2010), HAY, 9đ
 
Đề tài: Quản lý về thiết chế văn hóa ở huyện Kiến Thụy, Hải Phòng
Đề tài: Quản lý về thiết chế văn hóa ở huyện Kiến Thụy, Hải PhòngĐề tài: Quản lý về thiết chế văn hóa ở huyện Kiến Thụy, Hải Phòng
Đề tài: Quản lý về thiết chế văn hóa ở huyện Kiến Thụy, Hải Phòng
 

More from ssuser499fca

Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.ssuser499fca
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.ssuser499fca
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.ssuser499fca
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.ssuser499fca
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.ssuser499fca
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.ssuser499fca
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.ssuser499fca
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.ssuser499fca
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.ssuser499fca
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.ssuser499fca
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.ssuser499fca
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.ssuser499fca
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.ssuser499fca
 
Khóa luận kế toán kiểm toán.
Khóa luận kế toán kiểm toán.Khóa luận kế toán kiểm toán.
Khóa luận kế toán kiểm toán.ssuser499fca
 
Khóa luận quản trị doanh nghiêp.
Khóa luận quản trị doanh nghiêp.Khóa luận quản trị doanh nghiêp.
Khóa luận quản trị doanh nghiêp.ssuser499fca
 

More from ssuser499fca (20)

Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Khóa luận kế toán kiểm toán.
Khóa luận kế toán kiểm toán.Khóa luận kế toán kiểm toán.
Khóa luận kế toán kiểm toán.
 
Khóa luận quản trị doanh nghiêp.
Khóa luận quản trị doanh nghiêp.Khóa luận quản trị doanh nghiêp.
Khóa luận quản trị doanh nghiêp.
 

Recently uploaded

Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápHệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháplamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxNGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxsongtoan982017
 
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh AnPhân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh Anlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆTCHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆTlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápTóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháplamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...songtoan982017
 
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfchimloncamsungdinhti
 

Recently uploaded (20)

Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápHệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxNGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
 
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh AnPhân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆTCHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
 
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
 
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
 
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápTóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
 
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
 

Luận văn thạc sĩ.

  • 1. UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGUYỄN TRẦN KIỆT BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA TỈNH ĐỒNG NAI (1998 – 2018) CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM MÃ SỐ : 8229013 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÌNH DƯƠNG – 2020
  • 2. UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGUYỄN TRẦN KIỆT BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA TỈNH ĐỒNG NAI (1998 – 2018) CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM MÃ SỐ : 8229013 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN VĂN THỦY BÌNH DƯƠNG - 2020
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả của quá trình nghiên cứu tổng hợp thật sự nghiêm túc của bản thân. Các luận cứ nghiên cứu, dữ liệu, hình ảnh trong luận văn là chính xác và trung thực. Bình Dương, ngày tháng 10 năm 2020 Người viết luận văn Nguyễn Trần Kiệt
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Thủ Dầu Một, Viện đào tạo Sau Đại học, quý thầy cô Chương trình đào tạo sau đại học ngành Lịch sử Việt Nam, Khoa Khoa học Xã hội & Nhân văn đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn tại trường. Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Văn Thủy - người thầy đã tận tình hướng dẫn cho tôi trong học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn này. Tôi xin kính gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô trong Hội đồng chấm luận văn đã dành thời gian, đóng góp ý kiến quý báu để luận văn được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý lãnh đạo cơ quan Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đồng Nai, Bảo tàng Đồng Nai tạo điều kiện để tôi hoàn thành khóa học này./.
  • 5. iii TÓM TẮT Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, luận văn được trình bày trong 03 chương: Chương 1. Tổng quan về di sản văn hóa Đồng Nai. Trình bày khái quát về những vấn đề cơ bản làm cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc nghiên cứu bao gồm những quan điểm, khái niệm và các loại hình di sản văn hóa Đồng Nai. Chương 2: Hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa tỉnh Đồng Nai từ năm 1998 đến năm 2018. Trình bày một cách hệ thống về hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của tỉnh Đồng Nai qua hai mươi năm (1998 – 2018) Chương 3. Những đánh giá và một số kinh nghiệm rút từ hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa tỉnh Đồng Nai từ năm 1998 đến năm 2018. Trên cơ sở đánh giá về những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân, sẽ tổng kết kinh nghiệm góp phần cung cấp thêm những căn cứ giúp cho chính quyền và các cơ quan quản lý văn hóa có những kinh nghiệm, giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Đồng Nai trong giai đoạn tiếp theo. Luận văn còn có phần tài liệu tham khảo với 64 danh mục; có 06 phần phụ lục, gồm: Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Nai; Danh mục một số văn bản quản lý nhà nước của tỉnh Đồng Nai về di sản văn hóa; Danh sách các loại hình di tích đã xếp hạng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tình (đến tháng 12/2019); Danh mục và lộ trình xếp hạng di tích trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn (2011 – 2020); Tổng hợp nguồn kinh phí trùng tu, tôn tạo di tích tỉnh Đồng Nai giai đoạn (1998 – 2018); Một số hình ảnh về di sản văn hóa và hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa ở Đồng Nai.
  • 6. iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nội dung GRDP Tổng giá trị sản phẩm địa phương KCN Khu công nghiệp TNK Thiên niên kỷ Tr.CN Trước Công nguyên USD United States dollar DWT Deadweight tonnage (đơn vị đo năng lực vận tải an toàn của tàu tính bằng tấn UNESCO United Nations Educational Scientific and Cultural Organization (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc ) ICOMMOS International Council on Monuments and Sites (Trung tâm Quốc tế về Nghiên cứu Bảo tồn và Trùng tu di sản văn hóa) ICCROM International Council On Monuments and Sites (Hội đồng quốc tế về Di tích và Di chỉ) SPSS Statistical Package for the Social Sciences XHCN Xã hội chủ nghĩa CNXH Chủ nghĩa xã hội UBND Ủy ban nhân dân AHLLVTND Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân THPT Trung học phổ thông DSVH Di sản văn hóa
  • 7. v DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Tổng giá trị sản phẩm địa phương (GRDP) tỉnh Đồng Nai theo giá so sánh năm 2010………………………………………………..............................12 Bảng 1.2. Tổng hợp đình làng ở Đồng Nai…………………………...................27 Bảng 2.1. Các di tích được xếp hạng trong giai đoạn (1976 - 1998)....................35 Bảng 2.2. Các di tích được xếp hạng cấp quốc gia giai đoạn (1998 - 2018)........48 Bảng 2.3. Kết quả khảo sát về loại hình địa điểm tổ chức lễ hội.........................61 Bảng 2.4. Mức độ lưu giữ các giá trị văn hóa phi vật thể trong lễ hội cổ truyền....................................................................................................................61 Bảng 2.5. Mức độ thực hành các nghi lễ rước trong lễ hội ở Đồng Nai..............62 Bảng 2.6. Đối tượng thờ cúng trong lễ hội..........................................................62 Bảng 2.7. Loại hình diễn xướng dân gian trong lễ hội ở Đồng Nai.....................63 Bảng 2.8. Bảng thống kê các địa phương có nghề truyền thống..........................63 Bảng 2.9. Bảng thống kê phân loại mức độ bảo lưu loại hình nghệ thuật truyền thống của các địa phương (ấp, khu phố)...............................................................65 Bảng 2.10. Bảng thống kê tỷ lệ bảo lưu phong tục tập quán trên địa bàn tỉnh Đồng Nai...............................................................................................................65
  • 8. vi DANH MỤC ĐỒ THỊ Biểu đồ 1. Tổng giá trị sản phẩm địa phương(GRDP) tỉnh Đồng Nai các năm 2010, 2015 và 2018…………………………………………………...................15
  • 9. vii Mục lục LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................I LỜI CẢM ƠN...................................................................................................... II TÓM TẮT...........................................................................................................III DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.............................................................................IV DANH MỤC BẢNG............................................................................................ V DANH MỤC ĐỒ THỊ ........................................................................................VI MỤC LỤC......................................................................................................... VII MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 1.LÝ DO CHỌN ĐỀ ............................................................................................... 1 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU................................................................................... 3 3. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ ......................................................................... 3 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU............................................................. 7 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN SỬ LIỆU............................................. 7 6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN ............................................................................. 8 7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN................................................................................... 8 TỔNG QUAN VỀ DI SẢN VĂN HÓA ĐỒNG NAI......................................... 9 1.1. VÀI NÉT VỀ TỈNH ĐỒNG NAI................................................................. 9 1.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên............................................................. 9 1.1.2. Cư dân và lao động............................................................................. 10 1.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................... 11 1.1.4. Đặc điểm lịch sử - văn hóa ................................................................. 14 1.2. DI SẢN VĂN HÓA ĐỒNG NAI....................................................................... 18 1.2.1. Các khái niệm liên quan về di sản văn hóa......................................... 18 1.2.2.1. Các quan điểm trên thế giới ............................................................ 19 1.2.2.2. Quan điểm của Việt Nam................................................................. 21 1.2.2.3. Quan điểm của tỉnh Đồng Nai......................................................... 23 1.2.3. Các loại hình di sản văn hóa của Đồng Nai........................................ 25 1.2.3.1. Di sản văn hóa vật thể.................................................................. 25 1.2.3.2. Di sản văn hóa phi vật thể ........................................................... 31 Tiểu kết chương 1...................................................................................... 33 CHƯƠNG 2......................................................................................................... 34 BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA ĐỒNG NAI TỪ NĂM 1998 ĐẾN NĂM 2018 ............................................................................. 34
  • 10. viii 2.1. BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA Ở ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN TRƯỚC NĂM 1998.............................................................................................. 34 2.1.1. Hoạt động bảo tồn di sản văn hóa....................................................... 34 2.1.2. Hoạt động phát huy giá trị di sản văn hóa .......................................... 41 2.2. BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA ĐỒNG NAI TỪ NĂM 1998 ĐẾN NĂM 2018 .................................................................................................. 43 2.2.1. Bảo tồn di sản văn hóa........................................................................ 43 2.2.1.1. Bảo tồn di sản văn hóa vật thể..................................................... 43 2.2.1.2. Bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể............................................... 59 2.1.2. Phát huy các giá trị di sản văn hóa ..................................................... 69 2.1.2.1. Truyền truyền, quảng bá giới thiệu các loại hình di sản văn hóa69 2.1.2.2. Phát huy các giá trị di sản qua hoạt động bảo tàng và nhà truyền thống.......................................................................................................... 71 2.3.2.3. Phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch .......... 73 Tiểu kết chương 2...................................................................................... 77 CHƯƠNG 3......................................................................................................... 78 NHỮNG ĐÁNH GIÁ VÀ MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ................. 78 TỪ HOẠT ĐỘNG BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA TỈNH ĐỒNG NAI TỪ NĂM 1998 ĐẾN NĂM 2018................... 78 3.1. NHỮNG THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ TRONG BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA TỈNH ĐỒNG NAI TỪ NĂM 1998 ĐẾN NĂM 2018 ................ 78 3.1.1. Thành tựu và nguyên nhân.................................................................. 78 3.1.1.1. Thành tựu ..................................................................................... 78 3.1.1.2. Nguyên nhân thành tựu................................................................ 83 3.1.2. Hạn chế và nguyên nhân..................................................................... 85 3.1.2.1. Hạn chế ........................................................................................ 85 3.1.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế................................................. 88 3.2. MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ HOẠT ĐỘNG BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA TỈNH ĐỒNG NAI TỪ NĂM 1998 ĐẾN NĂM 2018 ................ 91 3.2.1. Vận dụng quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, chủ động, kịp thời triển khai thực hiện hiệu quả trên địa bàn tỉnh...................................... 91 3.2.2. Phát huy sức được mạnh của cả hệ thống chính trị và nâng cao nhận thức của cộng đồng trong bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa ở Đồng Nai....................................................................................................... 92 3.2.3. Bảo tồn để tạo nguồn phát huy giá trị di sản văn hóa......................... 93 3.2.4. Giải quyết tốt mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển .......................... 94
  • 11. ix 3.2.5. Phát huy các giá trị di sản văn hóa gắn với du lịch bền vững ............ 96 Tiểu kết chương 3...................................................................................... 97 KẾT LUẬN......................................................................................................... 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 1 PHỤ LỤC.............................................................................................................. 1 PHỤ LỤC 1......................................................................................................... 1 PHỤ LỤC 2......................................................................................................... 1 PHỤ LỤC 3................................................ ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. PHỤ LỤC 4: ....................................................................................................... 1 PHỤ LỤC 5: ....................................................................................................... 1 PHỤ LỤC 6......................................................................................................... 1
  • 12. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong xu thế giao lưu hội nhập thế giới, tranh thủ mọi nguồn lực thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc xem đây là một vấn đề cấp thiết nhằm gìn giữ và phát triển bản sắc văn hoá dân tộc, để thực hiện hội nhập mà không bị hòa tan. Hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa không chỉ dừng lại ở việc tôn vinh bản sắc văn hóa của dân tộc mình mà phải hướng tới mục tiêu di sản văn hóa là động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, là động lực nội sinh, điểm tựa quan trọng của sự phát triển bền vững đất nước. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đã xác định: “Di sản văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa. Hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống (bác học và dân gian), văn hóa cách mạng, bao gồm cả văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể” [14:54]. Tỉnh Đồng Nai với lịch sử hơn 300 năm hình thành và phát triển, theo dòng thời gian, cộng đồng các dân tộc trong tỉnh đã kiến tạo một kho tàng di sản văn hóa vô cùng phong phú, đa dạng và mang nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. Di sản văn hóa biểu hiện ở dạng vật thể thông qua các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật; biểu hiện ở dạng phi vật thể thông phong tục tập quán, tín ngưỡng lễ hội, ẩm thực, những kinh nghiệm, tri thức dân gian, làng nghề truyền thống, bí quyết nghề... Tất cả các giá trị di sản văn hóa truyền thống, hiện đại tồn tại đan xen tạo nên đặc trưng văn hóa riêng của vùng đất này và là minh chứng cho sự sáng tạo, phát triển văn hóa của biết bao thế hệ người Đồng Nai. Từ khi triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII (1998) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Đồng
  • 13. 2 Nai luôn được các cấp Đảng, chính quyền và nhân dân quan tâm tạo điều kiện thực hiện nhằm khơi dậy mọi tiềm năng văn hóa xem như là một nguồn lực nội sinh thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh. Đến nay toàn tỉnh đã đạt được nhiều thành tựu trong hoạt động bảo tồn và phát huy di sản văn hóa ở những quy mô khác nhau. Nhiều di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng đã được công nhận xếp hạng, trùng tu, tôn tạo; hàng ngàn cổ vật, di vật có giá trị đã được bảo vệ... Các lễ hội truyền thống, diễn xướng, trò chơi dân gian, phong tục tập quán tốt đẹp đã được phục hồi và phát triển. Các giá trị di sản văn hóa được phát huy dần trở thành nguồn tài nguyên hữu ích, có vị trí quan trọng trong quy hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của Đồng Nai. Những thành tựu đạt được trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị của di sản văn hóa ở Đồng Nai đã khẳng định tính đúng đắn trong đường lối phát triển văn hóa của Đảng và sự quyết tâm của các cấp chính quyền và nhân dân trong công cuộc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Tuy đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ, nhưng trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa Đồng Nai còn những hạn chế: Tình trạng di tích xuống cấp, bị xâm hại, mất cắp cổ vật, di vật, hạn chế về diện tích nên việc tổ chức các hoạt động văn hóa tại di tích gặp khó khăn. Công tác quản lý và tổ chức lễ hội ở các địa phương còn mang tính tự phát, chưa thực hiện tốt nếp sống văn minh; hoạt động của các làng nghề gặp nhiều khó khăn; nhiều yếu tố di sản văn hóa phi vật thể ngày càng mai một. Công tác phát huy các giá trị di sản văn hóa hướng đến phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và giáo dục truyền thống chưa thực sự hiệu quả... Nguồn lực đầu tư cho công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa còn hạn chế so với nhu cầu thực tế. Một số địa phương còn chưa thực sự quan tâm đúng mức công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa; đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về lĩnh vực di sản văn hóa còn chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn... Hiện trạng này khiến cho môi trường văn hóa xã hội nói chung và công bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa nói riêng kém lành mạnh, bền vững, chưa tương xứng với giá trị, tầm vóc của hệ thống di sản văn
  • 14. 3 hóa trong tỉnh. Đó là những thách thức đặt ra trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa của tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn tiếp theo. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có một công trình nào mang tính hệ thống, nghiên cứu toàn diện về vấn đề bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa Đồng Nai, từ đó đưa ra những đánh giá, đúc kết kinh nghiệm thực tiễn phục vụ cho công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa Đồng Nai trong giai đoạn tiếp theo. Với những lý do trên tôi chọn đề tài: “Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa tỉnh Đồng Nai (1998 - 2018)” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ chuyên ngành lịch sử Việt Nam. 2. Mục đích nghiên cứu Thông qua việc nghiên cứu đề tài này, chúng tôi mong muốn được góp phần: • Tổng quan về hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa ở Đồng Nai (1998 - 2018). • Đánh giá những thành tựu, hạn chế và chỉ ra nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế trong bảo tồn và phát huy các giá trị những giá trị di sản văn hóa Đồng Nai (1998 - 2018). • Tổng kết kinh nghiệm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa Đồng Nai trong giai đoạn tiếp theo. 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa phục vụ cho sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước hay của từng địa phương không phải là một vấn đề mới. Trong tiến trình lịch sử nghiên cứu vấn đề liên quan đến bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa đã nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu triển khai thực hiện. 3.1. Tình hình nghiên cứu chung Tác giả Hoàng Vinh trong cuốn sách “Một số vấn đề bảo tồn phát triển di sản văn hóa dân tộc”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội xuất bản năm 1997 đã nêu ra tính cấp thiết của việc bảo tồn và phát triển di sản văn hóa dân tộc trước sự tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
  • 15. 4 Tác giả Ngô Đức Thịnh (cb),(2010) trong cuốn sách “Bảo tồn, làm giàu và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam trong đổi mới và hội nhập” NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội đã đề cập phân tích về các giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu của Việt Nam qua đó đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Tác giả Nguyễn Chí Bền (2010) có công trình “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể ở Thăng Long”, nghiên cứu về công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản vật thể và phi vật thể ở Hà Nội dựa trên các kinh nghiệm, quan điểm, lý thuyết bảo tồn của nước ngoài. Đây là nguồn tư liệu quý cho Việt Nam trong vấn đề quản lý, bảo vệ di sản. Các quan điểm này có thể vận dụng để giải quyết vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở Đồng Nai. Tác giả Nguyễn Thịnh trong cuốn sách “Di sản văn hóa Việt Nam bản sắc và những vấn đề về quản lý, bảo tồn” xuất bản năm 2012 đã đưa ra góc nhìn toàn diện về vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở Việt Nam; giúp nhận diện, phân loại, quản lý di sản văn hóa một cách hiệu quả góp phần gìn giữ, phát triển các giá trị di sản văn hóa trong xu thế hội nhập quốc tế. Tác giả Nguyễn Kim Loan chủ biên trong cuốn sách “Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Việt Nam” xuất bản năm 2014 đã nêu ra những khái niệm, đặc trưng, tiêu chí phân loại di sản văn hóa, đánh giá về vai trò di sản văn hóa trong phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời tác giả đi sâu phân tích những quan điểm của Đảng và Nhà nước về nhiệm vụ bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa. Luận án Tiến sĩ của tác giả Trần Thị Kim Ninh (2018) “Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa từ năm 1998 đến năm 2014” đã nêu khá rõ những yếu tố tác động đến công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa ở thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời nêu lên vấn đề nhằm giải quyết hài hòa các mối quan hệ: Bảo tồn và phát triển; phát triển kinh tế gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, tạo
  • 16. 5 động lực cho sự phát triển bền vững của thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn tiếp theo. Trong bài “Thực trạng bảo tồn và phát huy di sản văn hóa ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 4(89) - 2015. Tác giả Đặng Thị Tuyết đã phân tích thực trạng bảo tồn và phát huy di sản văn hóa ở Việt Nam; đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng bảo tồn và phát huy di sản văn hóa ở Việt Nam hiện nay. 3.2. Tình hình nghiên cứu tại Đồng Nai Nghiên cứu về lịch sử, văn hóa của vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai đến nay đã có nhiều cuốn sách, bài viết của các tác giả đề cập đến vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa. Trước năm 1975, nhà nghiên cứu Lương Văn Lựu đã biên soạn bộ “Biên Hòa sử lược toàn biên” nội dung giới thiệu về vùng đất, con người Biên Hòa – Đồng Nai sau gần ba thế kỷ hình thành và phát triển. Luận án Phó Tiến sĩ của tác giả Huỳnh Văn Tới năm (1996) với đề tài “Những sinh hoạt văn hóa – tín ngưỡng dân gian của cư dân Việt ở Đồng Nai”, tác giả đã nêu lên nguồn gốc và nhân tố hợp thành tín ngưỡng dân gian của cư dân Việt. Trong cuốn sách “Bản sắc dân tộc và văn hóa Đồng Nai” xuất bản năm 1999, tác giả Huỳnh Văn Tới cũng đề cập tới những giá trị văn hóa làm nên bản sắc văn hóa Đồng Nai, đồng thời phác thảo khá rõ nét về phong tục, tập quán, lễ hội… của cộng đồng các tộc người tỉnh Đồng Nai, qua đó tác giả cũng đánh giá được thực trạng và giải pháp bảo tồn phát huy giá trị các di sản trong bối cảnh hội nhập. Ban Chỉ đạo Địa chí tỉnh Đồng Nai xuất bản bộ “Địa chí Đồng Nai” năm 2001, gồm 5 tập (tổng quan, địa lý, lịch sử, kinh tế, văn hóa), trong đó tập 5 nghiên cứu khá đầy đủ về diện mạo văn hóa – xã hội tỉnh Đồng Nai qua các thời kỳ. Tác giả Trần Quang Toại (cb),(2004) trong cuốn sách “Đồng Nai di tích lịch sử văn hóa”, đã giới thiệu một cách khái quát về giá trị văn hóa, lịch sử... của các di tích được xếp hạng cấp Quốc gia trong tỉnh Đồng Nai; các bài viết đã
  • 17. 6 đặt ra vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị các di tích tỉnh Đồng Nai trong thời kỳ mới. Ban Quản lý Di tích – danh thắng Đồng Nai (2007) thực hiện đề tài “Di tích – Danh thắng Đồng Nai với việc phát triển văn hóa du lịch”, đã nghiên cứu những giá trị lịch sử, văn hóa của di tích – danh thắng tiêu biểu ở Đồng Nai để phục vụ cho phát triển văn hóa du lịch. Tác giả Nguyễn Thị Nguyệt (2010) thực hiện cuốn sách “Văn hóa – văn vật Đồng Nai” đã giới thiệu một cách tổng quan văn hóa, văn vật Đồng Nai trên các lĩnh vực văn hóa khảo cổ, văn hóa qua hiện vật, di vật, sinh hoạt truyền thống, trang phục, phong tục tập quán, tín ngưỡng, lễ hội... của các tộc người ở Đồng Nai. Luận văn Thạc sĩ của tác giả Lê Xuân Hậu (2013) “Di sản văn hóa với phát triển du lịch tại Đồng Nai”. Trong nội dung luận văn tác giả đã phân tích mối quan hệ giữa di sản văn hóa và du lịch, đánh giá vai trò của những giá trị di sản văn hóa đặc thù có thể khai thác góp phần phát triển du lịch tại Đồng Nai, thông qua đó nêu lên một số giải pháp định hướng phát triển du lịch trong giai đoạn tới trong mối gắn kết chặt chẽ giữa văn hóa và du lịch, lấy di sản văn hóa làm nguồn lực trọng tâm, nền tảng để phát triển du lịch tại địa phương. Ngoài ra còn một số bài viết đăng trên các tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, tạp chí Du lịch Việt Nam, tạp chí Di sản văn hóa, báo Đồng Nai, báo Sài Gòn Giải Phóng, tập san Xúc tiến du lịch Đồng Nai, sổ tay du lịch Đồng Nai, internet... giới thiệu về di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh, lễ hội, hoạt động du lịch ở Đồng Nai. Nội dung các bài báo cũng đặt ra các vấn đề Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa ở Đồng Nai. Nhìn chung các công trình nghiên cứu khoa học, tài liệu bước đầu đã cung cấp những thông tin hữu ích về bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa là những tài liệu quý giá, gợi mở nhiều vấn đề quan trọng giúp cho quá trình thực hiện luận văn của chúng tôi được thuận lợi hơn.
  • 18. 7 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa ở Đồng Nai giai đoạn (1998 - 2018). * Phạm vi nghiên cứu Về thời gian: Từ năm 1998 đến năm 2018, với mốc phân chia là giai đoạn trước năm 1998 và giai đoạn (1998 – 2018); năm 1998 là thời điểm Đảng Cộng sản Việt Nam ra Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc", cũng là năm Tỉnh ủy Đồng Nai ra chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII; năm 2018 là thời điểm cả nước tiến hành tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII, trong đó có tỉnh Đồng Nai. Về không gian: Hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa trên toàn địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn (1998 – 2018). Về nội dung: tổng hợp khái quát các giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai cùng hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa (bao gồm: bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể; bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể); nhận xét, đánh giá và đúc kết kinh nghiệm từ hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở Đồng Nai từ năm 1998 đến năm 2018. 5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn sử liệu Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng hai phương pháp chủ yếu là lịch sử và logic nhằm phục dựng bức tranh chân thực về hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở Đồng Nai (1998 - 2018). Ngoài ra, còn sử dụng các phương pháp điền dã, khảo sát đánh giá các loại hình di sản văn hóa, thống kê số liệu từ các ban ngành chức năng của tỉnh: Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch, Bảo tàng Đồng Nai, Trung tâm Xúc tiến Du lịch Đồng Nai, Phòng Văn hóa và Thông tin, Ban Quản lý di tích cấp huyện…) để trình bày luận văn. Nguồn tư liệu được sử dụng trong đề tài này là: các sách, tạp chí, báo, viết về lĩnh vực du lịch, văn hóa; báo cáo của ngành Văn hóa, Thể thao & Du lịch
  • 19. 8 Đồng Nai… Ngoài ra, còn nguồn tư liệu do chính tác giả điền dã khảo sát trực tiếp tại các địa điểm có di sản văn hóa ở Đồng Nai. 6. Đóng góp của luận văn Đánh giá công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa; đánh giá những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân, đúc kết bài học kinh ngiệm từ thực tiễn có thể gợi mở cho các cấp chính quyền, các ban ngành chức năng liên quan những cơ sở định hướng các chính sách nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới. Kết quả của luận văn hy vọng cung cấp được lượng thông tin hữu ích về vốn di sản văn hóa tại Đồng Nai đến đông đảo mọi người; luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập và quản lý văn hóa của giảng viên, sinh viên và cán bộ ngành văn hóa, du lịch. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục; luận văn được chia làm 3 chương: Chương 1. Tổng quan về di sản văn hóa Đồng Nai. Chương 2: Hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa tỉnh Đồng Nai từ năm 1998 đến năm 2018 Chương 3. Những đánh giá và một số kinh nghiệm rút ra từ hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa tỉnh Đồng Nai từ năm 1998 đến năm 2018.
  • 20. 9 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ DI SẢN VĂN HÓA ĐỒNG NAI 1.1. Vài nét về tỉnh Đồng Nai 1.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên Tỉnh Đồng Nai có diện tích tự nhiên là 5.862,37 km2 . Địa giới hành chính Đồng Nai tiếp giáp các tỉnh: Phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận, Đông Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng; phía Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dương và tỉnh Bình Phước; phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu; phía Tây giáp Thành Phố Hồ Chí Minh. Toàn tỉnh có 11 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm thành phố Biên Hòa, thành phố Long Khánh và 9 huyện: Long Thành, Nhơn Trạch, Thống Nhất, Vĩnh Cửu, Tân Phú, Định Quán, Trảng Bom, Xuân Lộc và Cẩm Mỹ [38:6]. Ngày nay, tỉnh Đồng Nai có vị trí hết sức quan trọng, ở trung tâm Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam – vùng kinh tế năng động nhất cả nước, giữ vai trò trọng yếu trong vùng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng. Đồng Nai nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, cận xích đạo, gió mùa. Thời tiết trong năm chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa kéo dài từ tháng tháng 5 đến tháng 11 hàng năm và mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau; chế độ nắng, gió, mưa, nhiệt, ẩm ở tỉ lệ cao, ổn định và phân bổ khá đồng đều giữa các vùng là điều kiện tốt cho sản xuất nông nghiệp, phát triển công nghiệp và sinh hoạt văn hóa, du lịch của nhân dân. Về tài nguyên đất, Đồng Nai có 10 loại đất chính được chia thành 3 nhóm chủ yếu theo nguồn gốc hình thành: Nhóm đất hình thành trên đá bazan gồm đá bọt, đất đen, đất đỏ; nhóm đất hình thành trên nền phù sa cổ và đá phiến sét bao gồm đất xám, nâu xám...; nhóm đất thủy thành bao gồm đất phù sa, đất gley, đất cát.... Nhìn chung, Đồng Nai có nhiều loại đất có chất lượng tốt, thích hợp với nhiều loại cây trồng như: cao su, cà phê, điều, đậu nành... Đồng Nai có mạng lưới sông, suối dày đặc (trên 40 sông suối lớn nhỏ) với diện tích mặt nước khoảng 16.666 ha, chiếm tỷ lệ 2,8% diện tích tự nhiên. Hệ thống sông, hồ, suối, thác không những là nguồn cung cấp nước cho tỉnh mà còn