SlideShare a Scribd company logo
1 of 116
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
………../………. ……./……
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
TRẦN TRUNG KỲ
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH
TẠI TỈNH GIA LAI
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
ĐẮK LẮK, NĂM 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
………../………. ……./……
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
TRẦN TRUNG KỲ
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH
TẠI TỈNH GIA LAI
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
Mã số: 60 34 04 03
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐINH KHẮC TUẤN
ĐẮK LẮK, NĂM 2017
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan rằng toàn bộ những nội dung và số liệu trong luận văn này do
tôi tự nghiên cứu, khảo sát và thực hiện. Nội dung nghiên cứu và kết quả trình bày
trong Luận văn là trung thực.
Đắk Lắk, ngày 07 tháng 3 năm 2017
Tác giả
Trần Trung Kỳ
LỜI CẢM ƠN
Lời cảm ơn
Để hoàn thành chƣơng trình cao học và viết luận văn này, tôi nhận đƣợc sự hƣớng
dẫn, góp ý nhiệt tình từ quý thầy cô học viện hành chính quốc gia.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến tiến sĩ Đinh Khắc Tuấn đã dành nhiều thời gian
và tâm huyết, hƣớng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Đồng thời tôi cũng xin cảm ơn quý anh, chị Sở Kế hoạch – Đầu tƣ tỉnh Gia Lai,
phòng nghiệp vụ du lịch của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Gia Lai, Cục Thốn kê
Gia Lai đã tạo điều kiện cho tôi điều tra khảo sát để có dự liệu viết luận văn.
Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng hoàn thành luận văn bằng tất cả nhiệt tình và năng
lực của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận đƣợc
những đóng góp quý báu của quý thầy cô và các bạn!
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.................................................................................................................. ..1
2.Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn……………………………....2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn.................................................. ..4
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của luận văn ...................................................... ..5
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn ............................. .5
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn........................................................... 6
7. Kết trúc của Đề tài nghiên cứu.....................................................................6
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU
LỊCH CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP TỈNH............................................................... .8
1.1. Khái niệm, đặc điểm, các loại hình du lịch……………………………………..8
1.2. Quản lý nhà nƣớc về du lịch của chinh quyền cấp tỉnh....................................11
1.3. Kinh nghiệm Quản lý nhà nƣớc về du lịch của các tỉnh, thành phốvà một số bài
học cho công tác Quản lý nhà nƣớc về du lịch của Gia La………………………..15
Tiểu kết chƣơng I…………………………………………………………………..24
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI DU
LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LA………………………………….25
2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh và phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Gia Lai
giai đoạn 2011 đến 2015 .......................................................................................... 25
2.2. Tóm tắt kết quả đạt đƣợc và hạn chế của thực trạng phát triển du lịch tỉnh Gia
Lai trong thời gian qua ............................................................................................ 44
2.3. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về du lịch trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011
đến nay……………………………………………………………………………..45
2.4. Đánh giá chung về quản lý nhà nƣớc về du lịch trên địa bàn tỉnh Gia
Lai……………………………………………………………………………...54
Tiểu kết chƣơng II………………………………………………………………….63
Chƣơng 3 : PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG
TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH TẠI TỈNH GIA LAI
3.1.Dự báo phát triển ngành du lịch và quan điểm hoàn thiện quản lý nhà nƣớc đối
với du lịch trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm 2020.................................................64
3.2. Các giải pháp cơ bản hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về du lịch tại tỉnh Gia
Lai……………………………………………………………………………….…75
Tiểu kết chƣơng III……………………………………………………….......99
KẾT LUẬN……………………………………………………………..…...100
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG MẪU
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Ký hiệu Nguyên nghĩa
1 APEC Hiệp hội kinh tế châu Á – Thái Bình Dƣơng
2 CP Chính phủ
3 CSVC-KT Cơ sở vật chất kỷ thuật
4 DNNN Doanh nghiệp nhà nƣớc
5 EU Liên minh châu âu
6 KCHT Kết cấu hạ tầng
7 GDP Tổng sản phẩm trong nƣớc
8 GDP Tổng sản phẩm trong tỉnh
9 HĐND Hội đồng nhân dân
10 NSNN Ngân sách nhà nƣớc
11 QH Quốc Hội
12 QLNN Quản lý nhà nƣớc
13 UBND Uỷ ban nhân dân
14 UNWTO Tổ chức du lịch thế giới
15 UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc
16 VAT Thuế giá trị gia tăng
17 WTO Tổ chức Thƣơng mại thế giới
DANH MỤC BẢNG MẪU
Bảng Nội dung Trang
Bảng 2.1
Hiện trạng khách du lịch đến Gia Lai và vùng Tây
Nguyên giai đoạn 2011-2015
51
Bảng 2.2
Hiện trạng cơ cấu khách quốc tế đến Gia Lai theo
quốc tịch
52
Bảng 2.3
Cơ cấu tổng thu du lịch tỉnh Gia Lai từ 2011-2015 54
Bảng 2.4
Tổng sản phẩm (GRDP) của du lịch Gia Lai 2011-
2015 theo giá thực tế
55
Bảng 2. 5
Thực trạng nguồn nhân lực du lịch Gia Lai (Năm
2015)
55
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Du lịch đã và đang trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia
và vùng lãnh thổ, đƣợc coi là một ngành kinh tế mang tính tổng hợp, góp phần thúc
đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác, tạo công ăn việc làm, mở rộng giao
lƣu văn hoá và xã hội giữa các địa phƣơng, giúp nâng cao hiểu biết, tăng cƣờng tình
đoàn kết, hữu nghị, hoà bình giữa các dân tộc, vùng miền. Đối với nƣớc ta hiện nay,
du lịch góp phần không nhỏ vào việc thực hiện Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất
nƣớc. Thu nhập từ hoạt động Du lịch Việt Nam ngày càng cao, trong thời gian gần
đây, hàng năm tổng thubình quân từ ngành Du lịch đạt hơn 300.000 tỷ đồng, đóng
góp trên 7% GDP/năm và tạo ra 2,5 triệu việc làm cho ngƣời lao động. Du lịch đang
dần trở thành một ngành “công nghiệp không khói”, đóng vai trò quan trọng trong
hiến lƣợc phát triển kinh tế- xã hội của đất nƣớc.
Nắm bắt đƣợc xu thế đó, trong quá trình đổi mới và hội nhập, Đảng và nhà nƣớc ta
đã đề ra những chủ trƣơng, quan điểm hết sức đúng đắn để phát triển du lịch. Nghị
quyết Đại hội Đảng các khóa IX, X và XI đều xác định quan điểm Phát triển du lịch
bền vững, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, qua đó góp phần thực hiện Công
nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nƣớc, từng bƣớc đƣa nƣớc ta trở thành một trung tâm
du lịch có tầm cỡ của khu vực.
Trong những năm gần đây, hòa nhịp với công cuộc đổi mới đất nƣớc tiến trình
hội nhập quốc tế, ngành du lịch Gia Lai đã nỗ lực vƣợt qua khó khăn, huy động nội
lực và tranh thủ nguồn lực quốc tế để phát triển. Nhờ đó đã góp phần tích cực vào
việc tăng trƣởng kinh tế, giữ gìn và phát huy sức sống bản sắc văn hóa cũng nhƣ giá
trị truyền thống của các dân tộc đang sinh sống tại Gia Lai giải quyết các vấn đề xã
hội của Gia Lai. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, ngành du lịch Gia Lai
cũng bộc lộ những hạn chế, bất cập trên nhiều mặt, trong đó có công tác quản lý nhà
nƣớc về du lịch của chính quyền các cấp của nghành Văn hóa,Thể thao và Du lịch
2
tỉnh Gia Lai. Điều này đặt ra cho công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch tại Gia Lai
hàng loạt vấn đề phải giải quyết.
Là một trong 5 tỉnh Tây Nguyên, Gia Lai có nhiều nét tƣơng đồng về tài
nguyên du lịch với các tỉnh bạn.Vấn đề đặt ra cho các tỉnh Tây Nguyên còn lại và
Gia Lai nói riêng là làm cách nào để sản phẩm du lịch mỗi tỉnh thật sự phong phú
và hạn chế trùng lắp.Việc xác định lợi thế của du lịch địa phƣơng, ƣu tiên đầu tƣ
loại hình du lịch nào đang là bài toán khó cho những nhà hoạch định chiến lƣợc
phát triển kinh tế dulịch.
Từ nhận thức vai trò, vị trí của Du lịch đối với sự nghiệp phát triễn KT-XH
của tỉnh. Ban thƣờng vụ tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày
26/8/2008 về phát triễn Du lịch.
Đến năm 2015 và định hƣớng đến năm 2020. Nghị quyết đã xác định mục tiêu
phát triễn ngành Du lịch nhanh bền vững, đến năm 2020 ngành Du lịch là một trong
những ngành Kinh tế quan trọng của tỉnh, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công
nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập Quốc tế.
Chính vì vậy, tác giả chọn vấn đề “Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Gia
Lai” làm đề tài nghiên cứu luận văn.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn:
Các vấn đề liên quan đến quản lý nhà nƣớc về du lịch từ trƣớc đến nay đang là
đề tài đƣợc nhiều cơ quan ban ngành, học giả quan tâm nghiên cứu. Đã có nhiều đề
tài nghiên cứu khoa học có giá trị và thực tiễn góp phần ứng dụng vào việc tăng
cƣờng quản lý pháp triễn du lịch trên phạm vi cả nƣớc nói chung và Gia Lai nói
riêng.
Liên quan đến đề tài nghiên cứu, đã có một số công trình đã công bố. Sau đây
là những công trình điển hình:
- Nguyễn Thị Thanh Hiền (1995) “Quản lý nhà nước về du lịch trong giai
đoạn phát triển mới của nền kinh tế Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế,
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Luận văn đã phân tích đặc điểm, vai trò
của ngành du lịch trong giai đoạn đầu phát triển nền kinh tế thị trƣờng Việt Nam,
3
đánh giá thực trạng QLNN về du lịch nói chung và đề xuất những giải pháp nhằm
góp phần nâng cao hiệu lực QLNN về du lịch. Tuy nhiên, tác giả chƣa nghiên cứu
vấn đề QLNN về du lịch ở một địa phƣơng cụ thể.
- Trịnh Đăng Thanh (2004) “Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt
động du lịch ở Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến sĩ luật học, Học viện Chính trị
Quốc gia Hồ Chí Minh. Luận án đã đƣa ra cơ sở lý luận về sự cần thiết phải QLNN
bằng pháp luật đối với HĐDL; phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất những giải
pháp nhằm hoàn thiện QLNN bằng pháp luật đối với HĐDL trƣớc yêu cầu mới. Tuy
nhiên, tác giả chƣa nghiên cứu toàn diện vấn đề QLNN đối với HĐDL nói chung và
ở từng địa phƣơng nói riêng.
- Nguyễn Minh Đức (2007), “Quản lý nhà nước đối với hoạt động thương
mại, du lịch tỉnh Sơn La trong quá trình CNH, HĐH”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học
viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Đây là một công trình nghiên cứu QLNN đối
với hoạt động thƣơng mại, du lịch ở một địa phƣơng cụ thể. Luận án đã phân tích cơ
sở lý luận và thực tiễn nhằm làm rõ chức năng, nhiệm vụ; đề xuất quan điểm và giải
pháp nhằm góp phần đổi mới và nâng cao trình độ QLNN về thƣơng mại, du lịch ở
tỉnh Sơn La. Tuy nhiên, tác giả chỉ nghiên cứu QLNN đối với hoạt động thƣơng
mại, du lịch thuộc khu vực Tây Bắc Bộ, bao gồm các tỉnh miền núi, trong đó có tỉnh
Sơn La, có điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, văn hóa, tiềm năng phát triển du lịch
khác nhiều so với khu vực Tây Nguyên, trong đó có tỉnh Gia Lai
- Nguyễn Thị Thanh Hiền (1995) “Quản lý nhà nước về du lịch trong giai
đoạn phát triển mới của nền kinh tế Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế,
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Luận văn đã phân tích đặc điểm, vai trò
của ngành du lịch trong giai đoạn đầu phát triển nền kinh tế thị trƣờng Việt Nam,
đánh giá thực trạng QLNN về du lịch nói chung và đề xuất những giải pháp nhằm
góp phần nâng cao hiệu lực QLNN về du lịch. Tuy nhiên, tác giả chƣa nghiên cứu
vấn đề QLNN về du lịch ở một địa phƣơng cụ thể.
- Nguyễn Thị Doan ( 2015) „ Quản lý nhà nƣớc về du lịch trên địa bàn Hà
Nội Luận văn kinh tế, đại học kinh tế Quốc dân. Đây là một công trình nghiên cứu
4
Luận văn đã hệ thống hóa một số cơ sở lý luận về quản lý nhà nƣớc đối với hoạt
động du lịch và doanh nghiệp du lịch; tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động
quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội hiện nay dƣới
các góc độ: tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc, tổ chức các doanh nghiệp du lịch,
thực trạng hoạt động quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà
Nội. Trên cơ sở đó đƣa ra những đánh giá về thuận lợi, khó khăn, thời cơ, thách
thức và các giải pháp về chính sách vĩ mô, cũng nhƣ các kiến nghị đối với các cấp
có thẩm quyền từ Trung ƣơng đến chính quyền và các ban ngành của Thành phố Hà
Nội.
- Nguyễn Đức Hoàng ( 2013) “ phát triển du lịch Gia Lai” Luận văn thạc sĩ Kinh
tế, đại học Đà Nẵng đây là một đề tài rất quan trọng, rất bổ ích đôi với ngành Du
lịch Gia Lai, đây cũng là câu trả lời về sự phát triển của Du lịch Gia Lai từ trƣớc tới
nay, luận văn đã chỉ ra những mặt ƣu và nhƣợc điểm những mặt còn tồn tại trong
việc phát triển du lịch cũng nhƣ quản lý nhà nƣớc về du lịch.
Các công trình nêu trên là nguồn tƣ liệu quý để đề tài tham khảo và kế thừa.
Tuy nhiên, Đề tài: "Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Gia Lai" là một đề tài
không trùng lặp, mang tính đặc thù riêng, chƣa có đề tài khoa học nào nghiên cứu.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích:
Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng hoạt động du lịch của Gia Lai, đề
xuất đƣợc phƣơng hƣớng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc đối với hoạt
động du lịch trên địa bàn tỉnh Gia Lai nhằm thúc đẩy ngành du lịch của tỉnh phát
triển nhanh và bền vững, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đổi mới hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ:
Để thực hiện đƣợc mục đích nêu trên, luận văn xác định có những nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về vai trò, chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc đối
với hoạt động du lịch trong điều kiện đổi mới hiện nay ở Việt Nam nói chung và ở
tỉnh Gia Lai nói riêng, sự cần thiết phải quản lý nhà nƣớc về du lịch tại Gia lai.
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch ở Gia
5
Lai, nhằm khai thác có hiệu quả lợi thế tiềm năng du lịch của tỉnh giai đoạn 2015-
2020.
- Đƣa ra một vài nhận định, dự báo về xu hƣớng phát triển du lịch Gia Lai gia đoạn
2015 đên 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
- Đánh giá và phân tích những vấn đề nổi bật làm rõ những thành tựu cũng nhƣ hạn
chế trong việc phát triển Du lịch Gia Lai,dƣới sự tác động của công tác quản lý.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là quá trình quản lý nhà nƣớc về du lịch
tại tỉnh Gia lai.Luận văn chủ yếu nghiên cứu các quá trình và hoạt động quản lý nhà
nƣớc đƣợc thực hiện bởi chính quyền địa phƣơng tỉnh - huyện - phƣờng, xã.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch tại tỉnh Gia Lai từ năm
2011 đến nay; phƣơng hƣớng, giải pháp quản lý và phát triển du lịch Gia Lai đến
2020.
Hoạt động kinh doanh du lịch ở đây đƣợc hiểu là các hoạt động kinh tế tƣơng
tác giữa các chủ thể tham gia vào các dịch vụ thuộc ngành du lịch diễn ra trên địa
bàn khảo sát ở tỉnh Gia Lai. Các chủ thể đó bao gồm: các cơ sở kinh doanh dịch vụ
nghỉ dƣỡng, tham quan, khai thác tour, nhà hàng, bán đồ lƣu niệm…; khách du lịch;
các tổ chức hiệp hội về du lịch.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn:
5.1. Phương pháp luận:
Chủ nghĩa duy vậy biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử,chủ nghĩa Mác-
Lê Nin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, chủ trƣơng đƣờng lối quan điểm của Đảng và Nhà
nƣớc về phát triễn kinh tế,thể hiện trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của
Đảng,các văn bản pháp luật đã ban hành,đặc biệt là luật Du lịch,luật di sản Văn hóa,
luật bảo vệ môi trƣờng và các văn bản luật khác
5.2 Phương pháp nghiên cứu:
6
Phƣơng pháp thống kê; phƣơng pháp phân tích, tổng hợp; phƣơng pháp hệ
thống, đánh giá, dự báo; phƣơng pháp chuyên gia.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn:
- Góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận cơ bản về quản
lý nhà nƣớc về du lịch trên địa bàn một tỉnh, lấy Gia Lai làm điển hình.
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc về du lịch tại tỉnh Gia Lai giai
đoạn từ 2011 đến nay, làm rõ những điểm tích cực, hạn chế và nguyên nhân.
- Đề xuất đƣợc những giải pháp cơ bản, có khả năng áp dụng trong thực tiễn, góp
phần hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch Gia Lai trong thời gian tới.
- Luận văn có thể đƣợc sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan và cá nhân
trong việc nghiên cứu hoạch định chính sách phát triển du lịch nói chung và du lịch
Gia Lai nói riêng.
- Đề tài “Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Gia Lai" làm cơ sở cho các doanh
nghiệp định hƣớng trong đầu tƣ sản phẩm, liên kết phát triển, đồng thời hỗ trợ cho
cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch cũng nhƣ các cấp, ngành liên quan xây dựng
chiến lƣợc phát triển lâu dài cho hoạt động kinh doanh Du lịch.
7. Cấu trúc của đề tài nghiên cứu:
Ngoài phần mở đầu, kết luận các bảng biểu, sơ đồ và danh mục tài liệu tham
khảo.Luận văn đƣơc kết cấu thành 3 chƣơng:
Chƣơng I: Cơ sở lý luận về du lịch và quản lý nhà nƣớc về du lịch của chính quyền
cấp tỉnh.
Chƣơng II: Thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với du lịch trên địa bàn tỉnh Gia Lai
Chƣơng III: Phƣơng hƣớng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà
nƣớc về du lịch tại tỉnh Gia Lai.
7
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ QUẢN LÝ
NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP TỈNH
1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH
1.1.1. Khái niệm du lịch và một số khái niệm liện quan
Khái niệm du lịch:
“Du lịch là một dạng hoạt động của dân cƣ trong thời gian rỗi liên quan với sự di
chuyển và lƣu lại tạm thời bên ngoài nơi cƣ trú thƣờng xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa
bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức - văn hóa hoặc
thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa‟‟
Theo định nghĩa của Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO):
Du lịch bao gồm tất cả các hoạt động của những ngƣời du hành, tạm trú,
trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích
nghỉ ngơi, giải trí, thƣ giãn; cũng nhƣ mục đích hành nghề và những mục đích khác
nữa, trong thời gian liên tục không quá một năm, ở bên ngoài môi trƣờng sống định
cƣ; nhƣng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền. Du lịch cũng là
một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trƣờng sống khác hẳn nơi định cƣ .
Luật Du lịch do Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa
XI, kỳ họp lần thứ 7 thông qua ngày 14-6-2005 đƣa ra định nghĩa: “Du lịch là các
hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con ngƣời ngoài nơi cƣ trú thƣờng xuyên
của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dƣỡng trong một
khoảng thời gian nhất định”.[12,tr. 1]
Khái niệm hoạt động du lịch
Trên cơ sở tổng hợp lý luận và thực tiễn hoạt động du lịch ở Việt Nam thời
gian một vài thập kỷ gần đây, Luật Du lịch do Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp lần thứ 7 thông qua ngày 14-6-2005 đƣa ra khái
niệm hoạt động du lịch nhƣ sau: "Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch,
tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cƣ và cơ quan, tổ chức, cá nhân
có liên quan đến du lịch" . [12, tr.1]
8
Khái niệm khách du lịch: Khách du lịch là ngƣời đi du lịch hoặc kết hợp đi du
lịch, trừ trƣờng hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến
[12, tr.1]
Khái niệm tài nguyên du lịch:Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố
tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con ngƣời và các
giá trị nhân văn khác có thể đƣợc sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố
cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch [12,
tr.1]
Khái niệm khu du lịch: Khu du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ƣu thế
về tài nguyên du lịch tự nhiên, đƣợc quy hoạch, đầu tƣ phát triển nhằm đáp ứng nhu
cầu đa dạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trƣờng.
[12, tr.1]
Khái niệm điểm du lịch: Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ
nhu cầu tham quan của khách du lịch.[12, tr.1 ]
Khái niệm tuyến du lịch:Tuyến du lịch là lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du
lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch, gắn với các tuyến giao thông đƣờng bộ, đƣờng
sắt, đƣờng thủy, đƣờng hàng không. [12 tr. 1]
Khái niệm sản phẩm du lịch:Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để
thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch. [12, tr.1]
Khái niệm dịch vụ du lịch: Dịch vụ du lịch là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành,
vận chuyển, lƣu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hƣớng dẫn và những dịch
vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.[12,tr. 1]
Khái niệm cơ sở lưu trú:Cơ sở lƣu trú du lịch là cơ sở cho thuê buồng, giƣờng và
cung cấp các dịch vụ khác phục vụ khách lƣu trú, trong đó khách sạn là cơ sở lƣu
trú du lịch chủ yếu. [12, tr.1]
Khái niệm lữ hành du lịch: Lữ hành là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện
một phần hoặc toàn bộ chƣơng trình du lịch cho khách du lịch.[12, tr.1]
Khái niệm hướng dẫn du lịch: Hƣớng dẫn du lịch là hoạt động hƣớng dẫn cho
khách du lịch theo chƣơng trình du lịch. [12, tr. 1]
9
Khái niệm quản lý và quản lý Nhà nước: Quản lý là sự tác động có chủ đích, có
định hƣờng của chủ thể quản lý lên đối tƣợng quản lý nhằm đạt mục tiêu của tổ
chức đề ra..Quản lý nhà nƣớc là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền
lực nhà nƣớc nƣớc và sử dụng pháp luật và chính sách để điều chỉnh hành vi cá
nhân, tổ chức trên tất cả lĩnh vực đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy nhà
nƣớc thực hiện nhằm phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và phát triễn xã hội.[8,
tr.27]
Khái niệm quản lý nhà nước về du lịch: Quản lý nhà nƣớc về du lịch xuất phát từ
lý luận chung về quản lý nhà nƣớc nhƣ trên, chúng ta có thể hiểu Quản lý nhà nƣớc
về du lịch là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh liên tục bằng quyền lực nhà nƣớc
chủ yếu thông qua pháp luật dựa trên nền tảng của thể chế chính trị nhất định đối
với các quá trình, các hoạt động du lịch nhằn đạt đƣợc hiệu quả và mục đích kinh tế
- xã hội do nhà nƣớc đặt ra.
1.1.2.Đặc điểm của du lịch
Xuất phát từ các khái niệm về du lịch và HĐDL, có thể rút ra một số đặc
điểm chủ yếu của du lịch nhƣ sau:
Một là, du lịch mang tính chất của một ngành kinh tế dịch vụ.
Ngày nay, nền sản xuất xã hội cùng với khoa học - kỹ thuật và công nghệ
phát triển với tốc độ cao đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình phân công lao động xã hội,
làm gia tăng nhu cầu phục vụ sản xuất cũng nhƣ cuộc sống văn minh của con ngƣời.
Từ đó, du lịch trở thành một ngành kinh tế độc lập. Ở các nƣớc phát triển và đang
phát triển, tỷ trọng du lịch trong thu nhập quốc dân ngày càng tăng lên. Du lịch là
một ngành kinh tế dịch vụ, bởi vậy sản phẩm của nó vừa mang những đặc điểm
chung của dịch vụ vừa mang những đặc điểm riêng mà các ngành dịch vụ khác
không có.
Hai là, du lịch là loại hình dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh
thần cho khách du lịch trong thời gian đi du lịch.
Dịch vụ du lịch khác với các ngành dịch vụ khác ở chỗ: dịch vụ du lịch chỉ
thỏa mãn nhu cầu cho khách du lịch chứ không thỏa mãn nhu cầu cho tất cả mọi
10
ngƣời dân. Dịch vụ du lịch là nhằm thỏa mãn những nhu cầu hàng hóa đặc thù của
du khách trong thời gian lƣu trú bên ngoài nơi ở thƣờng xuyên của họ về ăn, ở, nghỉ
ngơi, đi lại, tham quan, vui chơi giải trí, thông tin về văn hóa, lịch sử, tập quán và
các nhu cầu khác. Nhƣ vậy, dịch vụ du lịch là loại hình dịch vụ đời sống nhằm thỏa
mãn nhu cầu con ngƣời, làm cho con ngƣời sống ngày càng văn minh, hiện đại.
Thực tế hiện nay cho thấy, ở nhiều nƣớc trên thế giới, khi thu nhập của ngƣời dân
tăng lên, đủ ăn, đủ mặc thì du lịch trở thành không thể thiếu, bởi vì ngoài việc thỏa
mãn nhu cầu tình cảm và lý trí, du lịch còn là một hình thức nghỉ dƣỡng tích cực,
nhằm tái tạo lại sức lao động của con ngƣời.
Ba là, việc tiêu dùng và cung ứng dịch vụ du lịch xảy ra trong cùng một thời
gian và không gian.
Việc tiêu dùng các dịch vụ và một số hàng hóa (thức ăn, đồ uống chế biến tại
chỗ...) xảy ra cùng một thời gian và cùng một địa điểm với việc sản xuất ra chúng.
Trong du lịch, ngƣời cung ứng không phải vận chuyển dịch vụ và hàng hóa đến cho
khách hàng, mà ngƣợc lại, tự khách du lịch phải đi đến nơi có dịch vụ, hàng hóa.
Chính vì vậy, vai trò của việc thông tin, xúc tiến quảng bá du lịch là hết sức quan
trọng, đồng thời việc quản lý thị trƣờng du lịch cũng cần có những đặc thù riêng.
Bốn là, du lịch mang lại lợi ích thiết thực về chính trị, kinh tế, xã hội cho
nước làm du lịch và người làm du lịch.
Hiện nay, ở nhiều nƣớc trên thế giới du lịch không những đem lại lợi ích
thiết thực về kinh tế mà còn mang lại cả lợi ích về chính trị, văn hóa, xã hội... Tuy
nhiên, sự chi phối mạnh nhất đối với ngành du lịch vẫn là lợi ích kinh tế. Vì vậy, ở
nhiều nƣớc đã đƣa ngành du lịch phát triển với tốc độ cao và trở thành ngành kinh
tế mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân, mang lại nguồn thu nhập lớn trong tổng sản
phẩm xã hội. Do đó, dịch vụ du lịch ngoài việc thỏa mãn các nhu cầu ngày càng cao
của khách du lịch còn phải đảm bảo mang lại lợi ích kinh tế, chính trị, văn hóa, xã
hội cho quốc gia làm du lịch và cá nhân, tổ chức tham gia kinh doanh du lịch.
[6, tr. 25]
Năm là, du lịch chỉ phát triển trong môi trường hòa bình và ổn định.
11
Du lịch là lĩnh vực rất nhạy cảm với những vấn đề chính trị và xã hội. Du
lịch chỉ có thể xuất hiện và phát triển trong điều kiện hòa bình và quan hệ hữu nghị
giữa các dân tộc. Ngƣợc lại, chiến tranh ngăn cản các hoạt động kinh doanh du lịch,
tạo nên tình trạng mất an ninh, đi lại khó khăn, phá hoại các công trình du lịch, làm
tổn hại đến cả môi trƣờng tự nhiên. Hòa bình là đòn bẩy đẩy mạnh du lịch phát
triển. Ngƣợc lại, du lịch có tác dụng trở lại đến việc cùng tồn tại hòa bình. Thông
qua du lịch quốc tế con ngƣời thể hiện nguyện vọng nóng bỏng của mình là đƣợc
sống, lao động trong hòa bình và hữu nghị. Và hơn thế nữa, không cần phải có
chiến tranh mà chỉ cần có những biến động chính trị, xã hội ở một khu vực, một
vùng, một quốc gia, một địa phƣơng với mức độ nhất định cũng làm cho du lịch bị
giảm sút một cách đột ngột và muốn khôi phục phải có thời gian. Ví dụ, vụ khủng
bố 11/9 tại Mỹ, khủng bố tại đảo Bali - Indonêxia, sự kiện „„đảo chính‟‟ ở Thái Lan.
Và nội chiến ở các nƣớc Vùng vịnh, việc nhà nƣớc tự xƣng IS tàn phá các di
tích..đã làm cho ngành du lịch các nƣớc này lao đao có thể nhiều năm mới phục hồi.
Mặt khác, tình trạng dịch bệnh, ô nhiễm môi trƣờng... cũng là những nhân tố rất
quan trọng tác động đến khách du lịch.[ 5, tr.14]
1.2. QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP TỈNH
Nội dung quản lý nhà nƣớc về du lịch của chính quyền cấp tỉnh
Mục đích tổng quát nhất của công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch là phát
triễn du lịch bền vững, góp phần quan trọng vào giá trị tổng sản phẩm xã hội, tạo
việc làm và thực hiện các mục tiêu và phát triễn kinh tế - xã hội của quốc gia và địa
phƣơng.
Để đạt đƣợc mục tiêu trên, công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch phải đƣợc
triễn khai đầy đủ các nội dung sau:
1.2.1. Tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật chung của Nhà nước liên
quan đến du lịch và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách phát
triển du lịch mang tính đặc thù của địa phương thuộc thẩm quyền
Hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật đã khó, nhƣng cái khó hơn là làm
thế nào để đƣa nó đi vào đời sống thực tế. Bản thân chính sách, pháp luật đối với
12
nền kinh tế của một đất nƣớc nói chung và trong lĩnh vực du lịch nói riêng mới chỉ
là những quy định của Nhà nƣớc, là ý chí của Nhà nƣớc bắt mọi chủ thể khác (trong
đó có chính bản thân Nhà nƣớc) phải thực hiện. Vì vậy, để chính sách, pháp luật đi
vào cuộc sống các cơ quan nhà nƣớc nói chung, chính quyền cấp tỉnh nói riêng phải
tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh. Chính quyền cấp tỉnh phải tổ chức tuyên truyền,
phổ biến chính sách, pháp luật về du lịch cho cán bộ, công nhân viên chức và nhân
dân trên địa bàn giúp họ nhận thức đúng đắn, từ đó có hành động đúng trong hoạt
động thực tiễn; đảm bảo sự tuân thủ, thi hành chính sách, pháp luật về du lịch một
cách nghiêm túc. Mặt khác, chính quyền cấp tỉnh phải tăng cƣờng công tác kiểm tra,
giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật du lịch trên địa bàn tỉnh, xử lý nghiêm
mọi hành vi vi phạm pháp luật. Không tùy tiện thay đổi các chính sách của mình,
nhanh chóng xóa bỏ các văn bản cũ trái với các văn bản mới ban hành, giảm tối đa
sự trùng lắp, gây khó khăn cho du lịch.
Bên cạnh đó, để phát triển du lịch trên cơ sở khai thác tiềm năng và lợi thế so
sánh của địa phƣơng, chính quyền cấp tỉnh phải tích cực cải thiện môi trƣờng pháp
lý, môi trƣờng đầu tƣ và kinh doanh thông qua việc cụ thể hóa và tổ chức thực hiện
chính sách, pháp luật chung của Nhà nƣớc về phát triển du lịch phù hợp với điều
kiện ở địa phƣơng. Đồng thời, nghiên cứu và ban hành các cơ chế, chính sách thuộc
thẩm quyền mang tính đặc thù ở địa phƣơng nhƣ chính sách khuyến khích đầu tƣ,
chính sách ƣu đãi tiền thuê đất, thời hạn thuê đất, chính sách ƣu đãi tín dụng,...
nhằm tạo điều kiện thuận lợi, tạo sự an tâm, tin tƣởng cho các tổ chức, cá nhân (kể
cả trong nƣớc và ngoài nƣớc) khi bỏ vốn đầu tƣ kinh doanh du lịch. Tuy nhiên, việc
ban hành các cơ chế, chính sách của địa phƣơng vừa phải bảo đảm theo đúng các
quy định của pháp luật và quy định của cơ quan nhà nƣớc cấp trên, vừa phải thông
thoáng trên cơ sở sử dụng nguồn lực của địa phƣơng để khuyến khích phát triển,
đồng thời cũng phải đảm bảo tính ổn định và bình đẳng, tính nghiêm minh trong
quá trình thực thi. Bên cạnh đó, chính quyền cấp tỉnh cần tiếp tục thực hiện cải cách
hành chính ở địa phƣơng theo hƣớng chuyên nghiệp và hiệu quả. Tiếp tục thực hiện
mô hình một cửa trong đăng ký đầu tƣ, đăng ký kinh doanh... Thực hiện chuẩn hóa
13
các thủ tục hành chính theo tinh thần triệt để tuân thủ pháp luật, công khai, minh
bạch, thuận tiện.
1.2.2. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực
cho hoạt động du lịch
Cũng nhƣ trong các lĩnh vực, ngành nghề khác, chất lƣợng nguồn nhân lực
của du lịch cũng ảnh hƣởng quyết định đến sự phát triển của lĩnh vực này. Bởi vì, từ
cạnh tranh toàn cầu, cạnh tranh giữa các quốc gia, các ngành, các doanh nghiệp cho
đến cạnh tranh từng sản phẩm suy cho cùng là cạnh tranh bằng trí tuệ của nhà quản
lý và chất lƣợng của nguồn nhân lực. Để du lịch của một quốc gia, một vùng, một
địa phƣơng phát triển, việc tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng và hỗ trợ đào tạo bồi dƣỡng
nguồn nhân lực cho du lịch cần đƣợc quan tâm thực hiện thƣờng xuyên. Đặc biệt,
những địa phƣơng có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch cần phải có chiến lƣợc,
kế hoạch phát triển, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, có nhƣ vậy mới khai thác
có hiệu quả tiềm năng du lịch góp phần thúc đẩy nhanh sự phát triển KT-XH của
địa phƣơng.
1.2.3. Thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra hoạt động kinh doanh du lịch và xử
lý vi phạm trong lĩnh vực du lịch
Sự phát triển nhanh của du lịch sẽ làm phát sinh các hành vi tiêu cực nhƣ
khai thác quá mức các công trình, khu, điểm du lịch, làm ô nhiễm môi trƣờng sinh
thái, những hoạt động kinh doanh du lịch trái với bản sắc văn hóa của đất nƣớc, của
địa phƣơng... Do đó, chính quyền cấp tỉnh phải chỉ đạo thực hiện thƣờng xuyên
công tác kiểm tra, thanh tra và giám sát đối với du lịch để phòng ngừa hoặc ngăn
chặn kịp thời những hành vi tiêu cực có thể xảy ra. Thực hiện việc đăng ký và hoạt
động theo đăng ký kinh doanh, nhất là những hoạt động kinh doanh có điều kiện
nhƣ: kinh doanh lƣu trú, kinh doanh lữ hành,...; đồng thời cần xử lý nghiêm mọi
hành vi vi phạm pháp luật về du lịch trên địa bàn. Thanh tra, kiểm tra nhằm hƣớng
dẫn cho các tổ chức chấp hành nghiêm Luật Du lịch và các quy định khác của luật
trong lĩnh vực du lịch; xử phạt hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi
phạm pháp luật về du lịch
14
1.2.4. Gắn công tác quy hoạch phát triển du lịch với việc bảo tồn các tài nguyên
du lịch và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Hiện nay, yêu cầu của du khách, nhất là du khách đến từ các nƣớc phát triển,
đối với sản phẩm du lịch rất cao, xuất phát từ sự đa dạng trong văn hóa, tín ngƣỡng,
phong tục và kinh nghiệm đi du lịch. Vì vậy, để hấp dẫn và lƣu giữ khách, cần phải
tôn tạo, nâng cấp các danh thắng, tài nguyên để khai thác lâu dài, bền vững. Vai trò
của quy hoạch trong xây dựng các điểm du lịch, khu du lịch, tuyến du lịch hết sức
quan trọng. Trong quy hoạch và xây dựng, phải hƣớng tới hiệu quả nhiều mặt,
không chỉ về kinh tế mà còn đảm bảo tính thẩm mỹ, văn hóa và giữ gìn bản sắc văn
hóa dân tộc.[1,tr.27]
1.2.5. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, chính sách về du
lịch
Việc giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật và các cơ chế, chính sách về
du lịch phải đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, liên tục, thông qua nhiều hình thức nhƣ:
xây dựng chuyên mục phát trên các đài phát thanh - truyền hình tỉnh, huyện, thị,
thành phố; đăng tải nội dung trên báo Gia Lai, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, các tạp chí
chuyên đề, tài liệu sinh hoạt tổ nhân dân tự quản; tổ chức các đợt nghiên cứu học
tập trong các cơ quan Đảng, Nhà nƣớc, các đoàn thể, các doanh nghiệp trên địa bàn
tỉnh; tổ chức các cuộc tọa đàm, hội thảo chuyên đề; đƣa vào chƣơng trình giáo dục
học đƣờng, nhất là bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông về thái độ đối với
môi trƣờng thiên nhiên, thái độ và cung cách ứng xử thân thiện đối với du khách...
Ngoài ra, cũng cần nâng cao ý thức pháp luật du lịch cho khách du lịch thông qua
việc phát hành các ấn phẩm ngắn gọn và súc tích, trong đó tóm tắt những quy định
thiết yếu chỉ dẫn cho khách du lịch khi đến du lịch và thông qua vai trò của hƣớng
dẫn viên du lịch giúp cho khách du lịch tuân thủ pháp luật chặt chẽ hơn.
1.2.6. Cấp và thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về hoạt động du lịch
Cũng nhƣ các lĩnh vực khác, Nhà nƣớc cũng tạo mọi điều kiện cho các tổ chức, cá
nhân tham gia kinh doanh du lịch một cách hợp pháp bằng các chính sách, các văn
bản quy phạm pháp luật. Các tổ chức cá nhân kinh doanh du lịch có nghĩa vụ chấp
15
hành nghiêm những quy định của pháp luật, phải đảm bảo tiêu chuẩn của ngành
hình thức kinh doanh các dịch vụ du lịch đều có những quy định cụ thể. Các tiêu
chuẩn này đƣợc Nhà nƣớc ban hành và sử dụng thống nhất trên phạm vi cả nƣớc.
1.2.7. Quy định tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch, sự phối hợp của các
cơ quan nhà nước trong việc quản lý nhà nước về du lịch.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch ở TW, chủ
trì và phối hợp với các cơ quan nhà nƣớc trong việc thực hiện quản lý nhà nƣớc về
du lịch, các bộ các ngành liên quan có trách nhiệm phối hợp với BộVăn hóa, Thể
thao và Du lịch tạo điều kiện thuận lợi nhằm phát triển du lịch; ở địa phƣơng, Uỷ
ban nhân dân các cấp trong phạm vi quyền hạn của mình chịu trách nhiệm quản lý
nhà nƣớc địa phƣơng. Cơ quan tham mƣu cấp tỉnh giúp việc cho UBND tỉnh là Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Sở Du lịch. ở cấp huyện, cơ quan chuyên môn
có chức năng quản lý nhà nƣớc về du lịch là Phòng Văn hóa và Thông tin. Trong
quá trình quản lý, các cơ quan chuyên môn thƣờng xuyên chủ động phối hợp với
các cơ quan nhà nƣớc khác để thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nƣớc về du lịch
1.3. Kinh nghiệm Quản lý nhà nƣớc về du lịch của các tỉnh,thành phốvà một
số bài học cho công tác Quản lý nhà nƣớc về du lịch của Gia Lai
Dƣới tác động của công cuộc đổi mới và sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ
đối với du lịch thời gian qu, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng đã có nhiều
cố gắng, nỗ lực hoàn thiện công tác QLNN đối với du lịch trên địa bàn nhằm khai
thác đạt hiệu quả cao nhất tiềm năng và thế mạnh trong phát triển du lịch của địa
phƣơng mình.
1.3.1. Kinh nghiệm của tỉnh Nghệ An
Nghệ An là một tỉnh ven biển, có nhiều tiềm năng tự nhiên, điều kiện để phát
triễn du lịch, đặc biệt là phát triển kinh tế - xã hội.Số lƣợng đến khách đến vơi Nghệ
An tăng bình quân 20% năm, năm 2016 Nghệ An đón 767.500 lƣợt khách doanh
thu 198 tỷ đồng. Đạt kết quả trên là nhờ Nghệ An phát huy nhiều yếu tố, điều kiện,
16
thuận lợi, để phát triễn du lịch, trong đó có vai trò quản lý nhà nƣớc về du lịch. Tỉnh
sớm quy hoạch tổng thể phát triển du lịch giai đoạn 1996 - 2010, ban hành quy chế
quản lý cơ sở lƣu trú du lịch, hoạt động lữ hành,trên cơ sở mục tiêu nhiệm vụ của
từng giai đoạn phát triễn. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xây dựng nhiều đề án,
đề ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp du lịch phát
triển. Quản lý nhà nƣớc về du lịch tỉnh Nghệ An thấy rằng trƣớc yêu cầu tăng tốc
phát triễn, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế hoạt động du lịch Nghệ An bộc lộ
nhiều hạn chế, trƣớc tình hình đó tỉnh đã đề ra triễn khai thực hiện một số giải pháp
cơ bản khẳng định vai trò quản lý nhà nƣớc đối với du lịch.
- Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong các cấp,các ngành,
nhân dân phổ biến chính sách pháp luật.
- Sửa đổi, bổ sung hoàn chỉnh quy hoạch phát triển du lịch Nghệ An phù hợp với
yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhằm quản lý và khai thác có hiệu quả
nguồn tài nguyên về du lịch, tuân thủ nghiêm các quy định đã đƣợc phê duyệt.
- Xây dựng cơ chế chính sách, ƣu đãi đầu tƣ phát triển du lịch, nhằm thu hút các
nguồn lực trong và ngoài tỉnh, đầu tƣ cơ sở hạ tầng.
- Khuyến khích hỗ trợ các cơ sở lƣu trú, nâng cấp trang thiết bị,nâng cao chất lƣợng
phục vụ.
-Đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, bao gồm đội ngũ cán bộ
quản lý nhà nƣớc, cán bộ quản lý kinh doanh và công nhân kỷ thuật lành nghề.
- Thực hiện cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong
việc thẩm định phân loại xếp hạng các cơ sở lƣu trú, cấp thẻ hƣớng dẫn viên, cấp
giấy phép kinh doanh lữ hành.
- Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với hoạt động du lịch,
kịp thời phát hiện uốn nắn, xử lý các trƣờng hợp vi phạm, nhằm nâng cao chất
lƣợng dịch vụ, đảm bảo trật tự, vệ sinh môi trƣờng tại các điểm du lịch, kiên quyết
bài trừ các tệ nạn xã hội.[ trang thông tin Du lịch của Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch Nghệ An]
1.3.2. Kinh nghiệm của Thành phố Cần Thơ
17
Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung ƣơng, phía Bắc giáp tỉnh An Giang và Đồng
Tháp, phía Nam giáp tỉnh Sóc Trăng, phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Long, phía Tây giáp
tỉnh Kiên Giang, Hậu Giang và Bạc Liêu. TP Cần Thơ có diện tích tự nhiên là
138.959,99 ha và dân số khoảng 1,4 triệu ngƣời. Với vị trí trung tâm vùng ĐBSCL,
TP Cần Thơ có hệ thống giao thông thủy, bộ khá thuận tiện trong việc giao lƣu kinh
tế, văn hóa với các tỉnh trong vùng; với địa bàn trọng điểm kinh tế phía Nam và cả
Phnompênh (Campuchia). Mấy năm gần đây Cần Thơ đã có nhiều tiến bộ rõ rệt,
góp phần thúc đẩy sự phát triển du lịch trên địa bàn. KCHT, CSVC-KT, doanh thu,
số lƣợng du khách,... năm sau luôn tăng hơn năm trƣớc. Tổng số lƣợt khách du lịch
năm 2015 là 1462.141 lƣợt, trong đó 140.841 lƣợt khách quốc tế; năm 2016 là
1543.650 lƣợt, trong đó 151.221 lƣợt khách quốc tế. Tổng doanh thu năm 2015 là
431,2 tỷ đồng; năm 2016 là 470,9 tỷ đồng.
Để đạt đƣợc những kết quả tích cực nói trên về phát triển du lịch, TP Cần Thơ đã
thực hiện các biện pháp QLNN chủ yếu sau: xây dựng cơ chế, chính sách thu hút
đầu tƣ phát triển du lịch (với chính sách cởi mở và khuyến khích đầu tƣ, TP Cần
Thơ đã thu hút đƣợc nhiều dự án đầu tƣ phát triển các khu du lịch, đã hình thành
đƣợc nhiều khu, điểm du lịch mới tạo thành chuỗi các điểm du lịch thu hút nhiều
khách du lịch đến tham quan, giải trí, nghỉ dƣỡng...); bổ sung hoàn chỉnh quy
hoạch, kế hoạch phát triển du lịch cho từng giai đoạn phù hợp với xu thế phát triển
chung hiện nay và những năm tiếp theo, đó là coi du lịch miệt vƣờn sông nƣớc Cửu
Long và du lịch văn hóa là hƣớng đột phá trong chiến lƣợc phát triển du lịch của
thành phố; tập trung đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá du lịch, tăng cƣờng việc
liên doanh, liên kết trong và ngoài nƣớc; ƣu tiên hỗ trợ cho đầu tƣ xây dựng KCHT,
CSVC-KT du lịch; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo và đào tạo lại
đội ngũ cán bộ QLNN nói chung và cán bộ QLNN trong lĩnh vực du lịch nói riêng
nhằm đáp ứng yêu cầu mới [6, tr.37]
1.3.3. Kinh nghiệm của tỉnh Đak Lak
Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch , 6 tháng đầu năm 2016, ngành du lịch
đã đón 269.000 lƣợt khách, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2015, trong đó khách nội
18
địa trên 243.000 lƣợt ngƣời, quốc tế 25.000 ngƣời, công suất sử dụng buồng phòng
đạt gần 62%, doanh thu đạt 211 tỷ đồng. Đây là tín hiệu tích cực, hứa hẹn nhiều hy
vọng.Đak Lak sẽ là tiềm năng hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nƣớc trong thời
gian tới.
Hệ thống cơ sở lƣu trú gồm 54 khách sạn và 103 nhà khách nhà nghỉ nhƣ
hiện nay, Đắk Lắk đủ khả năng đón tiếp 800 – 900 nghìn lƣợt khách trong năm và
có thể tổ chức những hội nghị, hội thảo lớn với số lƣợng hàng ngàn lƣợt khách.
Trong thời gian đến, các doanh nghiệp sẽ tiếp tục xây dựng hoàn chỉnh nhiều khách
sạn mới để đáp ứng nhu cầu và tốc độ tăng trƣởng về lƣợt khách dự kiến sẽ tăng
bình quân 10 - 15% mỗi năm. Nhiều tuyến, điểm du lịch, khu du lịch đƣợc trung
ƣơng và tỉnh cùng các doanh nghiệp quan tâm đầu tƣ nhƣ Khu du lịch hồ Lăk, Buôn
Đôn, thác Krông Kmar, thác Dray Nur ... Hệ thống giao thông, đƣờng hàng không
đến Đắk Lắk, đƣờng bộ đến các điểm du lịch đƣợc đầu tƣ khá hoàn chỉnh, hầu hết
những khu du lịch trọng điểm đã đƣợc nhựa hóa đến tận hàng rào khu du lịch.Với
lợi thế đó, Quyết định số 2200/QĐ-UBND ngày 26/9/2012 của Ủy ban nhân dân
tỉnh về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020
và định hƣớng đến năm 2030, đã xác định mục tiêu “Phấn đấu đƣa ngành du lịch
tỉnh Đắk Lắk trở thành ngành kinh tế quan trọng và là một trong những động lực
thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh vào năm 2020; định hƣớng đến năm 2030, phấn
đấu trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh”. Với sự cố gắng
của ngành du lịch Đắk Lắk, sự chỉ đạo hỗ trợ kịp thời của cấp ủy, chính quyền địa
phƣơng, Ban chỉ đạo Nhà nƣớc về Du lịch của tỉnh, Bộ Văn hóa Thể thao và Du
lịch, các Bộ, ngành Trung ƣơng mà đặc biệt là tham gia đầu tƣ của các doanh
nghiệp, sự hƣởng ứng của cộng đồng dân cƣ, hy vọng ngành du lịch Đắk Lắk sẽ đạt
đƣợc nhiều kết quả đáng kể trong thời gian tới, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế
- xã hội của địa phƣơng.
-Trƣớc tình hình đó tỉnh ĐakLak đã đề ra triển khai thực hiện một số giải pháp
cơ bản quản lý nhà nƣớc về du lịch nhƣ sau:
19
Nhà nƣớc cần có chính sách đầu tƣ hạ tầng đến ranh giới quy hoạch của các khu
du lịch, điểm du lịch và đối với các điểm du lịch tiềm năng ở các vùng xa xôi hẻo
lánh...
- Ƣu tiên về vốn vay, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và hỗ trợ thuê đất ổn định lâu
dài đối với các dự án đầu tƣ phát triển sản phẩm du lịch đặc thù có sức cạnh tranh,
ƣu tiên các dự án phát triển sản phẩm du lịch “xanh” thân thiện môi trƣờng.
- Ƣu tiên, miễn giảm thuế, không thu thuế có giới hạn nhằm thu hút đầu tƣ, làm
thay đổi cơ cấu đầu tƣ vào các vùng đất còn hoang sơ nơi tài nguyên du lịch chƣa
đƣợc khai thác, phát triển các loại hình du lịch và các hình thức kinh doanh mới có
khả năng làm tăng thời gian lƣu trú của khách, hấp dẫn đầu tƣ, tăng khả năng tham
gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch.
- Ƣu tiên, miễn giảm thuế, cho chậm tiền thuế, giảm tiền thuế đất, cho vay với
lãi suất ƣu đãi đối với các dự án ƣu tiên đã đƣợc xác định trong quy hoạch tại các
vùng trọng điểm phát triển du lịch, khu du lịch, điểm du lịch quốc gia.
- Đào tạo, bồi dƣỡng đối với cộng đồng tham gia hoạt động du lịch: thƣờng
xuyên tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về du lịch đối với du khách, đặc
biệt là đối với những tổ chức, cá nhân kinh doanh tại các khu du lịch, điểm du lịch.
Thông qua pháp luật, các chủ thể tham gia hoạt động du lịch sẽ ứng xử với nhau
trong khuôn khổ cho phép dƣới sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nƣớc.
Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nƣớc về du lịch các cấp, gồm: Thành lập Sở
chuyên ngành du lịch tại các địa phƣơng để thuận lợi trong việc quản lý nhà nƣớc
về du lịch và đẩy mạnh hoạt động du lịch phát triển; Thành lập ban quản lý khu du
lịch và bổ sung biên chế du lịch cho các phòng Văn hóa Thông tin các huyện, thị xã,
thị xã, thành phố để các huyện, thị xã, thành phố tham mƣu thực hiện tốt công tác
quản lý nhà nƣớc về du lịch tại địa phƣơng.[ Trang thông tin du lịch của Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch Đak Lak]
1.3.4. Bài học rút ra cho Gia Lai
Từ kinh nghiệm hoàn thiện QLNN về du lịch ở các địa phƣơng nêu trên, có
thể rút ra một số bài học cho tỉnh Gia Lai nhƣ sau:
20
Một là, phải xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch cho thời gian
dài, hợp lý; có chiến lược, kế hoạch và các chính sách khai thác tiềm năng thúc đẩy
du lịch phát triển.
Ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nƣớc nói chung và vùng Tây Nguyên nói
riêng du lịch đã trở thành ngành kinh tế quan trọng hoặc là ngành kinh tế mũi nhọn,
thúc đẩy KT-XH của địa phƣơng phát triển. Các tỉnh, thành phố này đều có quy
hoạch tổng thể, chiến lƣợc, kế hoạch và các chính sách nhằm huy động các nguồn
lực trong và ngoài nƣớc để phát triển du lịch. Quy hoạch tổng thể, chiến lƣợc, kế
hoạch và các chính sách phát triển du lịch đƣợc xây dựng rất đồng bộ, thống nhất và
có các mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn phát triển. Gia Lai cần quan tâm đến việc
đầu tƣ phát triển KCHT, CSVC-KT du lịch.[6,tr.41]
Hai là, làm tốt công tác tuyên truyền, xúc tiến du lịch.
Mục đích của tuyên truyền, xúc tiến trong kinh doanh du lịch là nhằm giới
thiệu, hình thành và định hƣớng nhu cầu của du khách đối với các sản phẩm du lịch
của địa phƣơng. Để làm tốt công tác này, cần bố trí nguồn kinh phí hợp lý. Theo
UNWTO( Tổ chức du lịch thế giới), ngân sách về tuyên truyền, quảng bá du lịch
càng tăng thì hiệu quả của nó đem lại ngày càng lớn. Có thể nói, làm tốt công tác
tuyên truyền, quảng bá du lịch là một trong những kinh nghiệm quan trọng đƣa du
lịch phát triển.[9,,tr.22]
Ba là, quan tâm đến việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho ngành du
lịch của địa phương.
Du lịch là một ngành kinh tế - dịch vụ, có đối tƣợng phục vụ là con ngƣời.
Hơn nữa, con ngƣời ở đây không chỉ bó hẹp trong phạm vi một vùng, một nƣớc mà
còn bao gồm cả du khách quốc tế. Vì vậy, việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
cho du lịch không giống với các ngành kinh tế và dịch vụ khác, nó phải mang tính
toàn diện, từ cán bộ quản lý đến nhân viên phục vụ đều phải đƣợc trang bị đầy đủ
kiến thức về du lịch để đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch ngày càng cao. Đặc biệt
là ngƣời dâm tộc địa phƣơngkhi mà cồng chiêng tây nguyên đƣợc UNESCO đã
công nhận cồng chiêng tây nguyên là di sản thế giới.
21
Bốn là, thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt đông
kinh doanh du lịch, bảo vệ tài nguyên du lịch, môi trường tự nhiên và xã hội của du
lịch.
Việc phát triển du lịch đang đặt ra ngày càng nhiều vấn đề không thể xem
nhẹ, chẳng hạn, tình trạng gây tổn hại về môi trƣờng, tài nguyên du lịch thiên nhiên,
thậm chí là xâm phạm cả vào các công trình văn hóa, lịch sử và kéo theo sự phát
triển của một số tệ nạn xã hội hoặc tình trạng cố tình vi phạm pháp luật của một số
tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch. Điều đó cho thấy, cần phải tăng cƣờng công
tác kiểm tra, giám sát nhằm ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật trong
kinh doanh du lịch, đồng thời làm tốt việc bảo vệ tài nguyên du lịch, môi trƣờng tự
nhiên và xã hội của du lịch.
Năm là, quản lý đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng
dân cư địa phương và khách du lịch
Các tổ chức, cá nhân kinh doanh cần thực hiện nghiêm chỉnh các quy định,
gồm: Kinh doanh du lịch theo đúng nội dung trong giấy đăng ký kinh doanh, giấy
phép kinh doanh du lịch đối với ngành, nghề cần có giấy phép. Phối hợp với cơ
quan nhà nƣớc về du lịch có thẩm quyền trong việc sử dụng và khai thác tài nguyên
du lịch bảo đảm không làm giảm độ hấp dẫn của tài nguyên du lịch. Nâng cao trách
nhiệm chấp hành, phổ biến và hƣớng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật, các quy
định về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trƣờng. Có trách nhiệm và thực
hiện các biện pháp thu gom, xử lý các loại chất thải phát sinh trong quá trình hoạt
động kinh doanh, khắc phục tác động tiêu cực do hoạt động của mình gây ra đối với
môi trƣờng. Có biện pháp phòng tránh rủi ro và tổ chức bộ phận bảo vệ, cứu hộ, cứu
nạn, cấp cứu cho khách du lịch. Áp dụng biện pháp đảm bảo an toàn tính mạng, sức
khỏe, tài sản của khách du lịch; thông báo kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền về
tai nạn hoặc nguy hiểm, rủi ro có thể xảy ra đối với khách du lịch. Thông tin rõ
ràng, công khai trung thực số lƣợng, chất lƣợng, giá cả các dịch vụ, hàng hóa cung
cấp cho khách du lịch, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với khách du lịch,bồi
thƣờng thiệt hại cho khách du lịch do lỗi của mình gây ra.
22
Cộng đồng dân cƣ địa phƣơng cần: nâng cao trách nhiệm bảo vệ tài nguyên
du lịch. Tuân thủ quy định của pháp luật về giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Bảo vệ và gìn giữ cảnh quan, môi trƣờng, bản sắc văn hóa, thuần phong mỹ tục của
dân tộc,có thái độ ứng xử văn minh, lịch sự nhằm nâng cao hình ảnh đất nƣớc, con
ngƣời và du lịch Gia Lai, khôi phục và phát huy các loại hình văn hóa, nghệ thuật
dân gian, ngành, nghề thủ công truyền thống; sản xuất hàng hóa của địa phƣơng
phục vụ khách du lịch, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần. Thực hiện
nghiêm chỉnh quy hoạch phát triển du lịch đã đƣợc phê duyệt, quyết định, không lấn
chiếm mặt bằng, không sử dụng trái phép đất đã đƣợc quy hoạch cho phát triển du
lịch.
Đối với khách du lịch cần tuân thủ quy định của pháp luật, an ninh, trật tự, an
toàn xã hội. Tôn trọng và giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, môi
trƣờng, tài nguyên du lịch, bản sắc văn hóa, thuần phong mỹ tục nơi đến du lịch.
Thực hiện nghiêm túc nội quy, quy chế của khu du lịch, điểm du lịch.
Sáu là, tăng cường kiểm tra, thanh tra các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực
du lịch
Tăng cƣờng hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với du lịch là một trong những
nội dung quan trọng để hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch. Để các
hoạt động này có hiệu quả, cần tập trung vào những nội dung sau:
Xác định rõ chức năng thanh tra, kiểm tra của Nhà nƣớc vềdu lịch. Công tác
thanh tra, kiểm tra đối với du lịch nhằm tạo môi trƣờng chính trị, kinh tế, kết cấu hạ
tầng cho du lịch phát triển thuận lợi, bảo đảm sự bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh
trong kinh doanh du lịch, hỗ trợ, điều tiết và cuối cùng là kiểm soát, bảo vệ công
bằng xã hội cho ngƣời tham gia du lịch và bảo vệ lợi ích quốc gia. Trong đó, mục
tiêu quan trọng nhất là thúc đẩy sự phát triển ngành Du lịch. Theo đó, công tác
thanh tra, kiểm tra không chỉ nhằm vạch ra những khuyết điểm, thiếu sót và áp dụng
các biện pháp xử lý với các tổ chức, cá nhân mà điều quan trọng hơn là thông qua
công tác thanh tra, kiểm tra nhằm hƣớng dẫn, giúp đỡ các tổ chức, cá nhân kinh
doanh du lịch đúng pháp luật, ngăn chặn vi phạm pháp luật, nâng cao hiệu quả và
23
sác cạnh tranh của các đơn vị, phục vụ và tạo thêm điều kiện để đơn vị phát triển,
Vì vậy, công tác thanh tra, kiểm tra cần đƣợc đổi mới sao cho vừa hƣớng dẫn cho
đơn vị phát triển, vừa đảm bảo cho pháp luật đƣợc chấp hành một cách nghiêm túc.
Hai nội dung này không hề đối lập mà thống nhất và có quan hệ chặt chẽ với nhau.
Để nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra đối với du lịch, cần tập
trung giải quyết tốt những nội dung sau: Xác định rõ phạm vi quản lý nhà nƣớc về
thanh tra, kiểm tra đối với du lịch; Tăng cƣờng công tác kiểm tra, thanh tra việc đầu
tƣ, quy hoạch, công tác bảo vệ môi trƣờng du lịch, kinh doanh lữ hành, kinh doanh
vận chuyển, hƣớng dẫn viên và thuyết minh viên du lịch theo quy định; Thƣờng
xuyên đổi mới phƣơng thức thanh tra, kiểm tra một cách hết sức khoa học để làm
sao vừa đảm bảo đƣợc mục đích, yêu cầu thanh tra, kiểm tra, vừa có tính kết hợp,
phối hợp với các cơ quan chức năng khác để tiến hành gọn nhẹ, không trùng lắp,
chồng chéo, giảm bớt thời gian, không gây phiền hà cho các tổ chức, cá nhân kinh
doanh du lịch. Bên cạnh đó, cần đào tạo, lựa chọn một đội ngũ những ngƣời làm
công tác thanh tra, kiểm tra có đủ năng lực, trình độ, đáp ứng đƣợc yêu cầu của
công tác thanh tra, kiểm tra trong tình hình mới.
Bảy là, thường xuyên củng cố, kiện toàn, nâng cao năng lực quản lý, điều
hành của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Để Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
phát huy đƣợc vai trò, thể hiện tốt chức năng của mình, cần phải quan tâm công tác
đào tạo đội ngũ cán bộ, tạo điều kiện để cán bộ có điều kiện tiếp cận thực tiễn, trao
đổi kinh nghiệm trong quản lý nƣớc về du lịch.
24
Tiểu kết chƣơng I
Chƣơng I luận văn đã tập trung làm rõ một số cơ sở lý luận chung về quản lý nhà
nƣớc về du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, tài nguyên du lịch, nguồn nhân lực du
lịch, quản lý nhà nƣớc về định hƣớng, chiến lƣợc phát triển du lịch, quản lý nhà
nƣớc đối với các cơ sở hoạt động kinh doanh du dịch, quản lý nhà nƣớc đối với
luồng khách và hoạt động của khách du lịch, quản lý nhà nƣớc đối với các tuyến,
các điểm du lịch, quản lý nhà nƣớc đối với các ngành, các cơ quan có thẩm quyền
và liên quan đến du lịch. Đồng thời cũng phân tích, làm rõ các yếu tố, các đặc điểm,
các yếu tố quản lý nhà nƣớc về du lịch, tham khảo học tập kinh nghiệm quản lý nhà
nƣớc về du lịch của một số tỉnh thành, đƣa ra những bài học kinh nghiệm phù hợp
đối với Gia Lai, từ đó đặt ra lý do vì sao cần phải quản lý nhà nƣớc về du lịch.
Những căn cứ lý luận về quản lý nhà nƣớc về du lịch sẻ đƣợc vận dụng cụ thể trong
việc quản lý nhà nƣớc về du lịch tại tỉnh Gia Lai trong phần trình bày tiếp theo của
luận văn.
25
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI DU LỊCH TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH GIA LAI
2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh và phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Gia
Lai giai đoạn 2011 đến 2015
2.1.1.Điều kiện, tiềm năng và thế mạnh của tỉnh Gia Lai tác động đến du lịch
- Diện tích: 15.536,9 km²
- Dân số: 1.359.900 ngƣời (năm 2013)
Gia Lai là một tỉnh miền núi nằm ở phía bắc Tây Nguyên trên độ cao trung bình
700 - 800 m so với mực nƣớc biển. Với diện tích 15.536,92 km², tỉnh Gia Lai trải
dài từ 12°58'20" đến 14°36'30" vĩ bắc, từ 107°27'23" đến 108°54'40" kinh đông.
Phía bắc Gia Lai giáp tỉnh Kon Tum, phía nam giáp tỉnh Đak Lak, phía tây giáp
Cam-pu-chia với 90km là đƣờng biên giới quốc gia, phía đông giáp các tỉnh Quảng
Ngãi, Bình Định và Phú Yên.
- Khí hậu: Gia Lai có khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, chia hai mùa: mùa
mƣa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ
trung bình năm 21ºC - 25ºC. Vùng tây Trƣờng Sơn có lƣợng mƣa trung bình
năm từ 2.200 – 2.500mm, vùng đông Trƣờng Sơn từ 1.200 -1.750mm.
- Tỉnh Gia Lai có cộng đồng nhiều dân tộc chung sống, ngƣời Kinh chiếm 52% dân
số, còn lại là ngƣời Gia Rai (33,5%), Ba Na (13,7%), Giẻ Triêng, Xơ Đăng, Cơ Ho,
Nhắng, Thái, Mƣờng...[14,tr.4]
- Giao thông:
Tỉnh có trục quốc lộ 14 nối với Quảng Nam và các tỉnh Tây Nguyên, Đông Nam
Bộ; trục quốc lộ 19 nối với các tỉnh duyên hải miền Trung từ Quy Nhơn đến Pleiku
và đi các tỉnh đông bắc Cam-pu-chia; quốc lộ 25 nối với Phú Yên [20,tr.21]
a). Tài nguyên du lịch tự nhiên
* Biển Hồ:
Biển Hồ (hay còn gọi là Tơ Nuêng) cách trung tâm thành phố Pleiku 06 km
về hƣớng Bắc, thuộc địa bàn xã Biển Hồ-thành phố Pleiku.Biển Hồ, trƣớc đây
26
nguyên là miệng núi lửa đã ngƣng hoạt động cách nay hàng triệu năm, với diện tích
khu vực 460 ha, trong đó diện tích mặt nƣớc khoảng 250 ha, điểm sâu nhất 25 m.
Khu vực Biển Hồ còn lƣu giữ dấu tích của di chỉ khảo cổ học. Biển Hồ là thắng
cảnh thiên nhiên đẹp, đã đƣợc Bộ Văn hoá-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch) cấp Bằng Di tích Danh thắng Quốc gia vào ngày 16/11/1988.[20,tr.38]
* Vƣờn Quốc gia Kon Ka Kinh:
Vƣờn quốc gia Kon Ka Kinh đƣợc thành lập theo Quyết định số
167/2002/QĐ- TTg ngày 25/11/2002 của Thủ tƣớng Chính phủ. Vƣờn quốc gia Kon
Ka Kinh nằm trên vùng giáp ranh giữa Đông và Tây Trƣờng Sơn, về phía Đông Bắc
tỉnh Gia Lai, trong phạm vi địa giới hành chính của các xã : Đak Rong, Krong, Kon
Pne (huyệnKbang), Hà Đông (huyện Đak Đoa) và Ayun (huyện Mang Yang). Tổng
diện tích 41.780 ha, trong đó: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt có 23.064 ha, phân khu
phục hồi sinh thái có 19.646 ha, phân khu dịch vụ hành chính có 70 ha. Vƣờn có
652 loài thực vật có mạch, đặc biệt có các loại gỗ quí nhƣ: Pơmu, Cẩm Lai, Trắc,
Hƣơng...; 42 loài thú, 160 loài chim, 51 loài bò sát, ếch nhái, 209 loài bƣớm và
nhiều loài sinh vật khác. Khu vực Kon Ka Kinh có khí hậu mát mẻ quanh năm,
nhiệt độ từ 18-20C
Năm 2004, tại Hội nghị các Vƣờn quốc gia của Hiệp hội các nƣớc Đông
Nam Á (tổ chức tại Vƣờn quốc gia Khao Yai-Thái Lan từ ngày 20-24/9/2004) đ
công nhận Vƣờn quốc gia Kon Ka Kinh là Vƣờn di sản ASEAN.[20,tr.38]
* Khu Bảo thiên nhiên KonChƣRăng:
Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Kon Chƣ Răng (hay còn gọi là
KonchƣRăng, Kon Cha Răng) đƣợc thành lập theo Quyết định 194/CT ngày
09/8/1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trƣởng (nay là Thủ tƣớng Chính phủ), với diện
tích 16.000 ha. Khu BTTN Kon Chƣ Răng thuộc địa phận xã Sơn Lang-huyện
Kbang, có diện tích rừng tự nhiên là 15.610 ha chiếm 98% tổng diện tích khu
BTTN. Khu BTTN Kon Chƣ Răng có 546 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 376
chi, 122 họ, trong đó có 201 loài cây gỗ, 120 loài cây dƣợc liệu, 48 loài cây có khả
năng làm cảnh. Trong đó thực vật có 7 loài bị đe dọa đƣợc ghi trong danh sách các
27
loài bị đe dọa toàn cầu của IUCN, 18 loài quý hiếm đƣợc ghi trong sách đỏ Việt
Nam và 9 loài thực vật đặc hữu của Việt Nam là: Thích Quả Đỏ, Du Móc, Lọng
Hiệp, Hoa Khế, Trắc, Hoàng Thảo vạch đỏ, Xoay, Giỗi. Trong các loài chim, có 6
loài bị đe dọa ở mức toàn cầu...[20,tr.39]
* Thác Phú Cƣờng:
Thuộc xã Dun-huyện Chƣ Sê, cách thành phố Pleiku 45 km về phía Tây
Nam. Thác nƣớc cao trên 30 m, miệng thác rộng 35 m, nằm trên dòng chảy suối Ia
Pech đổ ra sông Ayun, về với hạ nguồn xuống hồ Ayun Hạ. Hệ thực vật xung quanh
thác là rừng khộp, có thảm thực vật xanh tốt.[20.,tr.39]
* Hồ Ayun Hạ:
Thuộc địa bàn xã Ayun Hạ-huyện Phú Thiện, nằm cách thành phố Pleiku
70 km về phía Đông Nam. Hồ Ayun Hạ là hồ nƣớc nhân tạo, hình thành khi dòng
sông Ayun đƣợc chặn lại vào đầu năm 1994 để khởi công xây dựng công trình thuỷ
lợi Ayun Hạ. Hồ Ayun Hạ cung cấp nƣớc tƣới cho 13.500 ha lúa nƣớc. Với bề mặt
thoáng, rộng 37 km2 , dung tích 253 triệu m 3 nƣớc (ứng với mực nƣớc dâng bình
thƣờng).[20,tr.39]
b). Tài nguyên du lịch nhân văn
* Quảng trƣờng Đại Đoàn Kết
Tọa lạc giữa trung tâm thành phố Pleiku, trong khuôn viên rộng 12ha.
Tƣợng đài “Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên” trong khuôn viên Quảng trƣờng
Đại Đoàn Kết đã đƣợc Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam công nhận 3 kỷ lục Việt
Nam gồm: Bức tƣợng Bác Hồ bằng đồng lớn nhất Việt Nam, bức phù điêu bằng đá
lớn nhất Việt Nam và dàn cồng chiêng Tây Nguyên bằng đồng lớn nhất Việt Nam.
Trong quần thể quảng trƣờng còn có các công trình kiến trúc nhƣ Bảo tàng cổ vật,
Bảo tàng tỉnh, Bảo tàng Hồ Chí Minh-Chi nhánh Gia Lai và Kon Tum tạo nên
không gian đậm chất văn hóa, lịch sử nơi đây. Khối đá hình trụ 3 tầng bên phải
tƣợng Bác thể hiện tinh thần đoàn kết của 54 dân tộc anh em.Hai bên tƣợng Bác là
dàn Cồng chiêng với đủ kích cỡ.[20,tr.41]
* Quần thể di tích Tây Sơn Thƣợng Đạo
28
Nằm trên địa bàn thị xã An Khê, huyện Kbang và huyện Kông Chro, quần
thể di tích Tây Sơn Thƣợng Đạo đ đƣợc Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch) cấp bằng Di tích lịch sử-văn hoá quốc gia vào ngày 14/6/1991.
Quần thể gồm các di tích liên quan đến cuộc khởi nghĩa của ngƣời anh hùng áo vải
Quang Trung-Nguyễn Huệ: Lũy An Khê-An Khê Trƣờng-Gò Chợ, Gò Kho-Xóm
Ké, Hòn Bình-Hòn Nhƣợc-Hòn Tào, Vƣờn Mít-Cánh đồng Cô Hầu, Nền Nhà-Hồ
Nƣớc-Kho Tiền Ông Nhạc, Miếu Xà. Tây Sơn Thƣợng đạo là mảnh đất khởi nghiệp
của 3 anh em nhà Tây Sơn, chính từ căn cứ này đại quân của cuộc khởi nghĩa đã
tràn xuống đồng bằng cùng nhân dân cả nƣớc quét sạch 29 vạn quân xâm lƣợc Mãn
Thanh, giành lại độc lập cho Tổ quốc.
- An Khê Trƣờng (còn gọi là đình Trong hay đình An Lũy): nằm ở phía Nam thị xã
An Khê, cách quốc lộ 19 khoảng 600 m, thuộc địa bàn tổ 14 phƣờng Tây Sơn-thị xã
An Khê. Đây là trung tâm khu vực đồn lũy, là nơi tập hợp lực lƣợng khởi nghĩa của
anh em nhà Tây Sơn. Năm 1773 anh em Tây Sơn chọn nơi đây làm lễ khởi binh
trƣớc khi tiến quân xuống đồng bằng rồi ra Bắc.
-Gò Chợ: thuộc địa bàn tổ 14 phƣờng Tây Sơn-thị xã An Khê. Gò Chợ nằm cách
An Khê Trƣờng 100m về phía Tây. Nơi đây, trƣớc kia Nguyễn Nhạc đã tiếp xúc,
giao thƣơng với ngƣời Bahnar trong vùng và vận động đồng bào đi theo phong trào
Tây Sơn. Cũng nơi đây Nguyễn Nhạc đã gặp gỡ , trao đổi công việc với các thủ
lĩnh.[20,tr.42]
* Di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi:
Là di tích về hiện tƣợng lịch sử-văn hóa Yang Pơtao Apui tại xã Ayun Hạ-
huyện Phú Thiện, cách thành phố Pleiku khoảng 60 km về hƣớng Đông Nam. Di
tích này đã đƣợc Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
công nhận là Di tích lịch sử-văn hóa theo Quyết định số 281/QĐ-BT ngày
24/3/1993. Yang Pơtao Apui (thƣờng đƣợc dịch là Thần Vua Lửa) đã tồn tại lâu đời
trong lịch sử tộc ngƣời rai. Đây là hiện tƣợng văn hóa-tín ngƣỡng phức tạp nên thu
hút đƣợc sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Pơtao Apui có chức năng chính là
dựa vào sức mạnh của gƣơm thần truyền từ đời này sang đời khác để cầu mƣa khi
29
bƣớc vào mùa vụ trồng tỉa hoặc đang giữa chu kỳ canh tác nƣơng rẫy mà gặp hạn
hán.Di tích Plei Ơi là điểm dừng chân hấp dẫn du khách vì lợi thế nằm gần khu vực
hồ Ayun Hạ-một cảnh quan sinh thái đẹp.[20,tr.42]
* Nhà lao Pleiku:
Nằm trên đƣờng Thống Nhất, phƣờng Ia Kring-thành phố Pleiku. Năm
1925, ngƣời Pháp cho xây dựng Nhà lao Pleiku để giam giữ tù thƣờng phạm, chủ
yếu là ngƣời dân tộc. Đến năm 1940 phong trào đấu tranh cách mạng của đồng bào
dân tộc Tây Nguyên phát triển mạnh mẽ, lúc bấy giờ thực dân Pháp dùng nơi này để
giam giữ những ngƣời yêu nƣớc. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc, đế quốc
Mỹ vẫn sử dụng Nhà lao Pleiku làm nơi giam giữ tù chính trị, nhiều hình thức tra
tấn hiện đại và dã man đƣợc áp dụng tại Nhà lao này, nhƣng các chiến sĩ cộng sản
bị giam giữ tại Nhà lao này vẫn giữ vững phẩm chất cách mạng, tiếp tục tham gia
các phong trào đấu tranh trong Nhà lao... Năm 1994, Nhà lao Pleiku đƣợc Bộ Văn
hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là Di tích lịch
sử-văn hóa quốc gia.
* Làng kháng chiến Stơr:
Thuộc xã Tơ Tung-huyện Kbang, cách đƣờng quốc lộ 19 khoảng 10 km,
cách thị trấn Kbang 16 km. Trong kháng chiến chống Pháp, dân làng Stơr cùng với
Anh hùng Núp, bằng những vũ khí thô sơ nhƣ: chông tre, bẫy đá, cung tên... đã kiên
cƣờng đánh giặc và trở thành làng kháng chiến tiêu biểu, là biểu tƣợng của "Đất
nƣớc đứng lên" mà tiếng vang còn vọng đến tận Tây Bán cầu. Anh hùng Núp là
ngƣời Tây Nguyên đầu tiên đƣợc Nhà nƣớc phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực
lƣợng vũ trang Nhân dân, là ngƣời đƣợc bạn bè quốc tế mến phục.
Làng Stơr đã đƣợc công nhận là Di tích lịch sử-văn hóa quốc gia theo
Quyết định số 281/QĐ-BT ngày 24/3/1993 của Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch). Tại khu di tích hiện có nhà lƣu niệm Anh hùng Núp,
nhà Rông của đồng bào dân tộc Bahnar...[20, tr.43]
* Di tích Chiến thắng Đak Pơ (24/6/1954):
Nằm trên quả đồi ven quốc lộ 19 thuộc địa bàn xã An Thành-huyện Đak Pơ,
30
cách thị xã An Khê 20 km về phía Tây. Nơi đây tƣởng niệm những chiến sĩ đã ngã
xuống để lại những chiến công hiển hách sau trận thắng vang dội tiêu diệt Binh
đoàn ứng chiến cơ động 100 (GIM100) của Pháp vào ngày 24/6/1954. Đây là trận
đánh lịch sử khi quân Pháp rút chạy bị quân ta phục kích tiêu diệt, thừa cơ hội này
quân ta đã giải phóng thị trấn An Khê, các huyện Đak Bớt, Pleikon, KomPlông và
vùng Tây đƣờng 14 huyện Pleikly. Di tích Chiến thắng Đak Pơ đ đƣợc Bộ Văn hóa-
Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là Di tích lịch sử-văn
hóa quốc gia theo Quyết định số 53/2001/QĐ-BVHTT ngày 28/12/2001.[20, tr.43]
* Di tích Chiến thắng Đƣờng 7-Sông Bờ:
Nằm ở phía Bắc quốc lộ 25, phía Đông cầu Sông Bờ, thuộc địa phận xã Ia
Sao thị xã Ayun Pa đƣợc Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch) công nhận là Di tích lịch sử-văn hóa quốc gia theo Quyết định số
53/2001/QĐ- BVHTT ngày 28/12/2001. Đây là di tích đánh dấu giai đoạn kết thúc
của Chiến dịch Tây Nguyên vào mùa Xuân năm 1975-Chiến dịch mở màn cho cuộc
tổng tiến công giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nƣớc.Đƣờng 7 là tên
cũ của quốc lộ 25; cầu Sông Bờ nằm trên Đƣờng 7 ở phía Đông thị xã Phú Bổn (nay
là thị xã Ayun Pa).[20, tr.44]
* Di tích Chiến thắng Plei Me (Pleime):
Đồn Plei Me thuộc xã Ia Ga-huyện Chƣ Prông, đƣợc Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch xếp hạng Di tích lịch sử-văn hóa quốc gia theo Quyết định số 311/QĐ-
BVHTTDL ngày 22/01/2009. Chiến thắng Plei Me là trận đọ sức đầu tiên của quân
và dân ta với quân Mỹ trên chiến trƣờng Tây Nguyên (19/10-19/11/1965). Đây
cũng là lần đầu tiên Sƣ đoàn kỵ binh bay số 1 “niềm hy vọng lớn nhất của lục quân
Mỹ” ra quân bị thất bại. Plei Me là nơi mà địch coi là vị trí biên phòng hiểm yếu
trên tuyến phòng thủ Tây và Tây Nam thị xã Pleiku (nay là thành phố Pleiku), còn
là một trung tâm huấn luyện biệt kích.[20, tr.44]
c). Văn hóa truyền thống
* Làng Phung (Pleiphun) Là làng truyền thống của ngƣời Jrai thuộc xã Ia Mơ
Nông-huyện Chƣ Păh, cách thành phố Pleiku khoảng 40 km về hƣớng Tây Bắc.
31
Làng Phung có cảnh quan đẹp với nhiều cây cổ thụ, nhà sàn, giọt nƣớc... cùng
những nét văn hóa truyền thống đặc sắc.
* Làng Kép Làng Kép nằm kề bên tuyến đƣờng đi đến công trình thủy điện Ia
Ly, thuộc địa bàn x Ia Mơ Nông-huyện Chƣ Păh. Làng còn lƣu giữ tƣơng đối
nguyên vẹn những nét văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc jrai nhƣ nhà rông,
nhà sàn, nhà mồ, giọt nƣớc.
* Làng Chiêng Nằm trên địa bàn thị trấn Kbang-huyện Kbang, làng Chiêng là
làng truyền thống của dân tộc Bahnar còn lƣu giữ tƣơng đối nguyên vẹn những nét
văn hóa đặc sắc. Đặc biệt, tại làng còn có những nghề truyền thống nhƣ dệt thổ cẩm,
đan lát, làm rựu cần.
* Làng Ốp (PleiÔp) Nằm ở trung tâm thành phố Pleiku (phƣờng Hoa Lƣ), làng
Ốp vẫn còn bảo lƣu nhiều nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Jrai và nhiều
nghề truyền thống nhƣ: đan lát, dệt thổ cẩm, tạc tƣợng...
* Làng H‟way là làng truyền thống của đồng bào dân tộc Bahnar thuộc xã Hà
Tam-huyện Đak Pơ. Làng H‟way còn lƣu giữ tƣơng đối những nét văn hóa truyền
thống đặc sắc của ngƣời Bahnar, đặc biệt nơi đây là một trong những làng còn lƣu
giữ nhiều bộ cồng chiêng nhất của huyện Đak Pơ.
* Làng Tnùng 1 Thuộc địa bàn xã Ya Ma-huyện Kông Chro, làng Tnùng 1 còn
giữ đƣợc những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào dân tộc Bahnar nhƣ
nhà rông, nhà sàn, nghề đan lát, dệt thổ cẩm.
d). Làng nghề truyền thống:
* Làng dệt thổ cẩm Dôr II xã Glar Làng dệt thổ cẩm Dôr II thuộc địa bàn xã
Glar-huyện Đak Đoa. Nơi đây còn giữ đƣợc nghề dệt thổ cẩm với nhiều mặt hàng
đa dạng.
* Làng Nơm Thuộc địa bàn xã Ia Pết-huyện Đak Đoa, làng Ngơm Thung có
tiềm năng và thế mạnh về nghề đan lát truyền thống với sản phẩm chính là gùi có
họa tiết trang trí đẹp.Phần lớn dân làng Ngơm Thung là ngƣời dân tộc Jrai,Bahnar.
đ). Văn hóa phi vật thể
* Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại
32
Trong truyền thống của cƣ dân bản địa Tây Nguyên (gồm các tỉnh: Kon Tum,
Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng), cồng chiêng không tồn tại nhƣ một loại
nhạc cụ hay một phƣơng tiện giải trí đơn thuần mà có vị trí vô cùng quan trọng
trong đời sống tinh thần của con ngƣời. Cồng chiêng có mặt sớm trong hầu hết các
tộc ngƣời đã cƣ trú lâu đời ở Tây Nguyên.Sự phổ biến của cồng chiêng cho thấy
cồng chiêng là một phần máu thịt của văn hóa Tây Nguyên. Không gian văn hóa
cồng chiêng Tây Nguyên đã đƣợc UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu phi
vật thể, đại diện của nhân loại vào ngày 25/11/2005, đây là tài sản vô cùng quí báu
của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên và có tác động rất lớn đến quá trình phát
triển kinh tế-xã hội nói chung cũng nhƣ du lịch nói riêng tại Tây Nguyên trong đó
có Gia Lai.[20, tr.47]
* Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
- Sử thi (Hơmon) đƣợc công nhận theo quyết định số 4205/QĐ-BVHTTDL
ngày 19/12/2014 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch về việc công bố danh mục di
sản văn hoá phi vật thể quốc gia.
- Lễ cầu mƣa của Yang Pơtao Apui đƣợc công nhận theo Quyết định số
1877/QĐ-BVHTTDL ngày 08/6/2015 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch về việc
công bố danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.[20,tr.47]
* Các lễ hội
Lễ hội cũng là một loại tài nguyên du lịch nhân văn, có khả năng thu hút rất
cao đối với du khách. Thông qua lễ và hội, trong chừng mực nhất định, du khách có
thể hiểu đƣợc phong tục, tập quán của cƣ dân địa phƣơng. Tại Gia Lai hiện vẫn còn
duytrì nhiều lễ hội của đồng bào dân tộc Jrai, Bahnar với những nét văn hóa đặc sắc
nhƣ: Lễ Pơ Thi (Lễ bỏ mả), Lễ mừng chiến thắng, Lễ khánh thành nhà Rông, Lễ
cầu an, Lễ ăn cơm mới, Lễ trƣởng thành...[20,tr.47]
* Đặc sản địa phƣơng
Gia Lai là địa phƣơng có nhiều đặc sản nổi tiếng và hấp dẫn đối với du
khách nhƣ: cơm lam, rƣợu cần, phở khô...Đặc biệt là các loại thổ sản: măng rừng,
mật ong, hồ tiêu, cà phê, chè...Đây cũng là một trong những yếu tố góp phần làm
33
nên sự phong phú và hấp dẫn của du lịch địa phƣơng. Riêng đối với các mặt hàng
thủ công mỹ nghệ, quà tặng thì Gia Lai vẫn còn hạn chế cần phải nghiên cứu để
phát triển trong thời gian đến.
2.1.2.Thực trạng phát triển của ngành du lịch Gia Lai giai đoạn 2011 đến 2015
+ Đánh giá chung: giai đoạn 2011 - 2015, ngành du lịch đƣợc quan tâm đầu tƣ
mạnh bằng nhiều nguồn vốn khác nhau để khai thác tiềm năng, lợi thế so sánh. Vì
vậy, ngành đã tạo đƣợc bộ mặt mới, đƣa năng suất lao động cao hơn so với nhiều
ngành khác và tăng hơn 1 lần trong giai đoạn vừa qua. Đƣa doanh thu ngành tăng từ
30,6 tỷ đồng năm 2011 lên 63,2 tỷ đồng năm 2015 và phấn đấu đạt trên 79 tỷ đồng
vào năm 2016, năm 2020 trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
+ Về nhận thức, tổ chức quản lý: chƣa nhận thức đầy đủ vai trò, vị trí quan
trọng của ngành du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội khi tỉnh có tiềm năng, lợi
thế cạnh tranh. Phƣơng pháp tổ chức, quản lý du lịch và đầu tƣ phát triển ngành còn
thiếu đồng bộ giữa hạ tầng cứng (thành phốPleiaKu chƣa đƣợc quy hoạch hoàn
chỉnh để trở thành trung tâm với các hạ tầng nhà để xe, nhà hàng, khách sạn) và hạ
tầng mềm, (trong đó đặc biệt là trình độ quản lý, chất lƣợng nguồn nhân lực trình độ
cao, môi trƣờng văn hóa và văn hóa kinh doanh) [20,tr.50]
a) Thực trạng khách du lịch
Bảng 2.1: Hiện trạng khách du lịch đến Gia Lai và vùng Tây Nguyên giai đoạn
2011-2015
Đơn vị: Lƣợt khách, %
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 Tăng BQ /năm
* Khách
đến Gia
Lai
Tổng khách
(Lƣợt)
173.679 200.911 199.453 211.773 211.372 6,0
Khách quốc
tế (Lƣợt)
8.755 7.660 8.184 8.496 7.428 -5,0
Khách trong
nƣớc (Lƣợt)
164.924 193.251 191.269 203.277 203.944 6,5
Tỷ trọng 5,04 3,81 4,10 4,01 3,51 -
34
khách quốc
tế so với
tổng khách
(%)
* Khách đến Tây Nguyên
Tổng khách
(Lƣợt)
3.388.00
0
4.297.486 5.258.00
3
5.877.473 6.759.094 16,6
Khách quốc
tế (Lƣợt)
235.850 295.244 349.226 382.875 440.306 15,6
Khách trong
nƣớc (Lƣợt)
3.152.15
0
4.002.242 4.908.77
7
5.494.598 6.759.094 16,7
* Tỷ khách
đến với
Gia Lai so
với Tây
Nguyên
Tổng khách
(%)
4,73 4,04 3,80 3,60 3,13 -
Khách quốc
tế (%)
4,16 3,0 2,34 2,22 1,69 -
Khách trong
nƣớc (%)
4,77 4,12 3,90 3,70 3,23 -
(Nguồn: Trang thông tin du lịch, Sở VH,TT&DL Gia Lai)
Giai đoạn 2011-2015, du lịch Gia Lai chƣa có nhiều chuyển biến, lƣợng
khách đến Gia Lai chủ yếu là khách nội địa, với mục đích công vụ, thƣơng mại,
lƣợng khách du lịch thuần túy chiếm tỷ lệ nhỏ (khoảng 20% trong tổng lƣợt khách).
Tốc độ tăng trƣởng của khách đạt 6%/năm. Do xuất phát điểm của du lịch Gia Lai
quá thấp nên lƣợng khách đến Gia Lai so với vùng Tây Nguyên còn rất nhỏ, chỉ
chiếm tỷ trọng không quá 5%. So với mức tăng của lƣợng khách toàn vùng Tây
Nguyên tốc độ tăng trƣởng khách của tỉnh Gia Lai vẫn ở mức thấp và chỉ chiếm
4,24% tổng lƣợng khách.so với toàn vùng (lƣợng khách quốc tế chiếm 3,04% và
lƣợng khách nội địa chiếm 4,20%). Thực tế này đặt ra yêu cầu là tỉnh Gia Lai cần
tăng cƣờng mở rộng liên kết với các doanh nghiệp lữ hành trong và ngoài nƣớc,
nhất là các doanh nghiệp của khu vực miền Trung-Tây Nguyên để thu hút nguồn
khách đến Gia Lai nhiều hơn nữa.
35
[20,tr.51]
Bảng 2.2 : Hiện trạng cơ cấu khách quốc tế đến Gia Lai theo quốc tịch
ĐVT: %
Quốc tịch 2011 2012 2013 2014 2015 Bình
quân/năm
Pháp 13,5 14,2 13,2 24 23 17,16
Campuchia 15,2 18,0 16,5 20,4 21,2 16,20
Nhật Bản 3,3 3,2 3,1 2,1 2,0 2,92
Mỹ 6,2 6,9 8,6 7,1 6,5 7,36
Trung Quốc 12,6 13,2 12,3 8,3 8,0 11,44
Úc 5,0 4,1 5,0 3,0 2,9 4,22
Hà Lan 3,4 2,6 1,5 0,9 1,0 1,0
Anh 2,1 1,8 1,5 2,45 2,5 1,93
Đức 2,8 1,8 2 3 3,0 2,36
Các nƣớc
ASEAN
4,7 5,0 21,47 19,2 19 10,94
Quốc tịch
khác
31,20 29,2 14,6 9,55 10,9 23
(Nguồn: Trang thông tin du lịch, Sở VH,TT&DL Gia Lai)
Trong giai đoạn 2011-2015 du lịch Gia Lai chƣa thu hút đƣợc nhiều khách
quốc tế, tỷ trọng khách quốc tế chiếm bình quân 4,7% so với tổng lƣợt khách đến
tỉnh mỗi năm. Tuy nhiên, phần lớn khách quốc tế là đối tƣợng khách du lịch thuần
túy. Trong tổng số khách du lịch quốc tế đến Gia Lai thì khách du lịch Châu Âu
chiếm phần nhiều hơn, phân theo thứ tự ƣu tiên: khách Pháp chiếm 17,16%,
Campuchia 16,2%, Mỹ 7,36%, Trung Quốc 11,44%, Úc 4,22%, các nƣớc ASEAN
10,94%... Loại hình du lịch văn hóa và thăm chiến trƣờng xƣa là những sản phẩm
chính thu hút sự quan tâm của dòng khách này. Trong những năm gần đây quan hệ
thƣơng mại giữa Việt Nam và Campuchia phát triển tốt nên khách Campuchia đến
Gia Lai cũng tăng lên đáng kể, chủ yếu là khách thƣơng mại, đôi khi kết hợp với du
lịch nhƣng không nhiều. So vớivùng Tây Nguyên, khách quốc tế đến Gia Lai rất
hạn chế (chiếm 3,04% so với lƣợng khách quốc tế đến vùng Tây Nguyên).[20,tr.52]
b) Thực trạng hoạt động lữ hành
36
Hoạt động kinh doanh lữ hành của tỉnh chuyển biến chậm.Hiện nay, trên địa
bàn tỉnh chỉ có 13 đơn vị kinh doanh lữ hành, trong đó có 05 đơn vị kinh doanh lữ
hành quốc tế và 08 đơn vị kinh doanh lữ hành nội địa. Các chƣơng trình du lịch của
các công ty lữ hành hoạt động trên địa bàn tỉnh chƣa thật sự phong phú và chủ yếu
tập trung khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên và những giá trị văn hoá bản địa
sẵn có của địa phƣơng mà chƣa có sự đầu tƣ xây dựng những chƣơng trình du lịch
độc đáo, riêng có của tỉnh Gia Lai. Trong những năm gần đây, bên cạnh việc khai
thác các chƣơng trình du lịch nội địa kết nối với TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Huế, Đà
Nẵng, Nha Trang… dần thu hút đƣợc sự quan tâm của du khách trong nƣớc, các
công ty lữ hành của tỉnh đ khai thác đƣợc một số chƣơng trình du lịch quốc tế đến
các nƣớc Châu Á nhƣ: Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Lào, Campuchia… Do
lƣợng khách lữ hành quốc tế và nội địa còn khiêm tốn nên nguồn thu từ hoạt động
lữ hành trên địa bàn tỉnh là không đáng kể, chỉ chiếm bình quân 8% trong tổng
doanh thu du lịch.[20,tr.53]
c) Thực trạng tổng thu du lịch và tổng giá trị GRDP du lịch
- Tổng thu du lịch
Tổng thu du lịch của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011-2015 có mức tăng trƣởng bình
quân 7,4%/năm (giai đoạn trƣớc bình quân 15,2%/năm) nhƣng tổng thu du lịch của
tỉnh còn rất thấp so với các tỉnh trong vùng cũng nhƣ cả nƣớc. Hoạt động kinh
doanh du lịch của tỉnh phụ thuộc phần lớn vào hoạt động kinh doanh khách sạn và
nhà hàng vì vậy tổng thu lƣu trú và nhà hàng chiếm tỷ trọng chính (73,25%), thực
chất về doanh thu nhà hàng chỉ có thể đánh giá ở mức tƣơng đối vì các nhà hàng
phục vụ cả khách du lịch và khách địa phƣơng. Doanh thu lữ hành còn rất thấp,
chiếm 8% trong tổng thu du lịch. Hoạt động lữ hành yếu làm hạn chế sự tăng trƣởng
của du lịch.[20,tr.55]
37
Bảng 2.3: Cơ cấu tổng thu du lịch tỉnh Gia Lai từ 2011-2015
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015
Tổng doanh thu 157,31 178,88 186,83 201,02 170,07 7,40
Lƣu trú 44,61 53,85 56,36 69,06 67,40 13,50
Nhà hàng 72,27 79,34 91,13 82,91 55,52 2,30
Lữ hành 13,58 21,08 16,06 25,92 20,98 31,20
Dịchvụkhác 26,85 24,61 23,28 23,13 26,17 1,94
ĐVT: Tỷ đồng
(Nguồn: Trang thông tin du lịch,Sở VH,TT&DL Gia Lai)
d) Tổng giá trị GRDP du lịch
Tốc độ tăng trƣởng GRDP du lịch thời kỳ 2011-2016 của tỉnh Gia Lai tăng bình
quân hơn 25,8%/năm, tuy nhiên GRDP của du lịch so với GRDP toàn tỉnh trong
thời kỳ này còn ở mức rất thấp, bình quân chỉ chiếm 2%. GRDP của du lịch so với
GRDP ngành dịch vụ trong thời kỳ này chiếm bình quân 5%.[20,tr.55]
Bảng 2.4:Tổng sản phẩm (GRDP) của du lịch Gia Lai 2011-2015 theo giá
thựctế
ĐVT: Triệu đồng, %
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015
Tổnggiá trị
GRDP của tỉnh
26.308.755 27.657.703 29.276.639 31.403.754 33.739.329
Tổng giá trị
GRDP ngành dịch
vụ
8.727.022 9.497.472 10.268.886 11.012.867 11.856.605
Tổng giá trị
GRDP du lịch
(lƣu trú và ăn
uống)
523.963 558.464 607.303 640.288 689.910
Tỷ lệ GRDP
ngành dịch vụ so
với GRDP của
tỉnh
33,17 34,34 35,07 35,07 35,14
Tỷ lệ GRDP du
lịch so với GRDP
38
của tỉnh 1,99 2,02 2,07 2,04 2,04
Tỷ lệ GRDP du
lịch so với GRDP
dịch vụ
6,00 5,88 5,91 5,81 5,82
(Nguồn: Niên giám Thống kê Gia Lai)
đ) Thực trạng lao động ngành du lịch
Bảng 2.5: Thực trạng nguồn nhân lực du lịch Gia Lai (Năm 2015)
ĐVT: ngƣời, %
Chỉ tiêu
Tổng
cộng
Quản
lý
Lữ
hành
Lê tân Buồng
Bàn,
Bar
Bếp Khác
Phân loại
lao động
(LĐ)
985 138 53 174 238 60 46 280
Số LĐ
có
nghiệp
vụ
395 68 34 85 86 32 20 70
Tỷ trọng
(%) 40,1
Tỷ trọng
(%) 59,9
Số LĐ
có ngoại
ngữ
235 47 36 65 30 8 4 45
Tỷ trọng
(%) 23,86
Số LĐ
chƣa có
ngoại
ngữ
750 91 17 109 208 52 42
235
Tỷ trọng
(%)
76,14
Nguồn; Trang thông tin du lịch, Sở VHTT&DL)
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Gia Lai, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Gia Lai, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Gia Lai, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Gia Lai, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Gia Lai, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Gia Lai, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Gia Lai, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Gia Lai, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Gia Lai, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Gia Lai, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Gia Lai, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Gia Lai, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Gia Lai, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Gia Lai, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Gia Lai, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Gia Lai, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Gia Lai, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Gia Lai, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Gia Lai, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Gia Lai, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Gia Lai, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Gia Lai, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Gia Lai, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Gia Lai, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Gia Lai, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Gia Lai, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Gia Lai, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Gia Lai, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Gia Lai, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Gia Lai, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Gia Lai, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Gia Lai, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Gia Lai, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Gia Lai, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Gia Lai, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Gia Lai, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Gia Lai, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Gia Lai, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Gia Lai, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Gia Lai, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Gia Lai, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Gia Lai, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Gia Lai, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Gia Lai, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Gia Lai, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Gia Lai, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Gia Lai, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Gia Lai, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Gia Lai, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Gia Lai, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Gia Lai, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Gia Lai, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Gia Lai, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Gia Lai, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Gia Lai, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Gia Lai, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Gia Lai, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Gia Lai, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Gia Lai, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Gia Lai, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Gia Lai, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Gia Lai, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Gia Lai, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Gia Lai, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Gia Lai, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Gia Lai, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Gia Lai, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Gia Lai, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Gia Lai, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Gia Lai, HAY

More Related Content

What's hot

Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...Thư viện Tài liệu mẫu
 
TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH
TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCHTỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH
TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCHChau Duong
 
Giáo án thuyết trình bài "Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch"
Giáo án thuyết trình bài "Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch"Giáo án thuyết trình bài "Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch"
Giáo án thuyết trình bài "Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch"thachhoangdang
 
Khóa luận tốt nghiệp du lịch về quyết định lựa chọn tour du lịch, 9đ
Khóa luận tốt nghiệp du lịch về quyết định lựa chọn tour du lịch, 9đKhóa luận tốt nghiệp du lịch về quyết định lựa chọn tour du lịch, 9đ
Khóa luận tốt nghiệp du lịch về quyết định lựa chọn tour du lịch, 9đDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

What's hot (20)

PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH KHU VỰC PHÍA TÂY HÀ NỘI - TẢI FREE ZALO: 093 457...
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH KHU VỰC PHÍA TÂY HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457...PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH KHU VỰC PHÍA TÂY HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457...
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH KHU VỰC PHÍA TÂY HÀ NỘI - TẢI FREE ZALO: 093 457...
 
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
 
TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH
TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCHTỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH
TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH
 
Luận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở Huế
Luận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở HuếLuận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở Huế
Luận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở Huế
 
Giáo án thuyết trình bài "Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch"
Giáo án thuyết trình bài "Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch"Giáo án thuyết trình bài "Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch"
Giáo án thuyết trình bài "Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch"
 
Luận văn: Thực hiện chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng
Luận văn: Thực hiện chính sách phát triển du lịch biển Đà NẵngLuận văn: Thực hiện chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng
Luận văn: Thực hiện chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng
 
Đề tài: Chất lượng dịch vụ của một số công ty du lịch tại Hạ Long
Đề tài: Chất lượng dịch vụ của một số công ty du lịch tại Hạ LongĐề tài: Chất lượng dịch vụ của một số công ty du lịch tại Hạ Long
Đề tài: Chất lượng dịch vụ của một số công ty du lịch tại Hạ Long
 
Khóa luận: Khai thác hiệu quả loại hình du lịch văn hóa tại di sản văn hóa
Khóa luận: Khai thác hiệu quả loại hình du lịch văn hóa tại di sản văn hóaKhóa luận: Khai thác hiệu quả loại hình du lịch văn hóa tại di sản văn hóa
Khóa luận: Khai thác hiệu quả loại hình du lịch văn hóa tại di sản văn hóa
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Quảng Bình, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Quảng Bình, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Quảng Bình, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Quảng Bình, HOT
 
Luận văn Thạc sĩ Xây dựng chương trình du lịch trải nghiệm sông nước miền Tây
Luận văn Thạc sĩ Xây dựng chương trình du lịch trải nghiệm sông nước miền Tây Luận văn Thạc sĩ Xây dựng chương trình du lịch trải nghiệm sông nước miền Tây
Luận văn Thạc sĩ Xây dựng chương trình du lịch trải nghiệm sông nước miền Tây
 
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOTLuận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
 
Đề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đ
Đề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đĐề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đ
Đề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đ
 
Luận văn: Phát triển bền vững du lịch sinh thái tại đảo Cát Bà, HOT
Luận văn: Phát triển bền vững du lịch sinh thái tại đảo Cát Bà, HOTLuận văn: Phát triển bền vững du lịch sinh thái tại đảo Cát Bà, HOT
Luận văn: Phát triển bền vững du lịch sinh thái tại đảo Cát Bà, HOT
 
Đề tài: Giải pháp nhằm phát triển du lịch tại khu di tích Đông Yên Tử
Đề tài: Giải pháp nhằm phát triển du lịch tại khu di tích Đông Yên TửĐề tài: Giải pháp nhằm phát triển du lịch tại khu di tích Đông Yên Tử
Đề tài: Giải pháp nhằm phát triển du lịch tại khu di tích Đông Yên Tử
 
Khóa luận tốt nghiệp du lịch về quyết định lựa chọn tour du lịch, 9đ
Khóa luận tốt nghiệp du lịch về quyết định lựa chọn tour du lịch, 9đKhóa luận tốt nghiệp du lịch về quyết định lựa chọn tour du lịch, 9đ
Khóa luận tốt nghiệp du lịch về quyết định lựa chọn tour du lịch, 9đ
 
Bài Thu Hoạch Nghiên Cứu Thực Tế Phát Triển Du Lịch Ninh Thuận.doc
Bài Thu Hoạch Nghiên Cứu Thực Tế Phát Triển Du Lịch Ninh Thuận.docBài Thu Hoạch Nghiên Cứu Thực Tế Phát Triển Du Lịch Ninh Thuận.doc
Bài Thu Hoạch Nghiên Cứu Thực Tế Phát Triển Du Lịch Ninh Thuận.doc
 
Đề tài: Giải pháp phát triển du lịch biển đảo Cô Tô - Quảng Ninh
Đề tài: Giải pháp phát triển du lịch biển đảo Cô Tô - Quảng NinhĐề tài: Giải pháp phát triển du lịch biển đảo Cô Tô - Quảng Ninh
Đề tài: Giải pháp phát triển du lịch biển đảo Cô Tô - Quảng Ninh
 
Đề tài: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Ninh, HAY
Đề tài: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Ninh, HAYĐề tài: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Ninh, HAY
Đề tài: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Ninh, HAY
 
Đề tài: Phân tích hình ảnh điểm đến du lịch TP Hải Phòng, HOT
Đề tài: Phân tích hình ảnh điểm đến du lịch TP Hải Phòng, HOTĐề tài: Phân tích hình ảnh điểm đến du lịch TP Hải Phòng, HOT
Đề tài: Phân tích hình ảnh điểm đến du lịch TP Hải Phòng, HOT
 
Luận văn: Phát triển du lịch Nha Trang theo hướng bền vững, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch Nha Trang theo hướng bền vững, 9đLuận văn: Phát triển du lịch Nha Trang theo hướng bền vững, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch Nha Trang theo hướng bền vững, 9đ
 

Similar to Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Gia Lai, HAY

Hoàn thiện quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
Hoàn thiện quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm ĐồngHoàn thiện quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
Hoàn thiện quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm ĐồngDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Bằng Pháp Luật Đối Với Hoạt Động Du Lịc...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Bằng Pháp Luật Đối Với Hoạt Động Du Lịc...Khoá Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Bằng Pháp Luật Đối Với Hoạt Động Du Lịc...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Bằng Pháp Luật Đối Với Hoạt Động Du Lịc...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch tại ...
Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch tại ...Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch tại ...
Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch tại ...nataliej4
 
ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DỊCH VỤ DU LỊCH THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈN...
ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DỊCH VỤ DU LỊCH THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈN...ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DỊCH VỤ DU LỊCH THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈN...
ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DỊCH VỤ DU LỊCH THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈN...PinkHandmade
 

Similar to Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Gia Lai, HAY (20)

Luận văn: Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh BìnhLuận văn: Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình
 
Luận văn: Quản lý đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình, HAY
Luận văn: Quản lý đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình, HAYLuận văn: Quản lý đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình, HAY
Luận văn: Quản lý đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình, HAY
 
Luận án: Thị trường du lịch ở tỉnh Luông Pra Băng, Lào, HAY
Luận án: Thị trường du lịch ở tỉnh Luông Pra Băng, Lào, HAYLuận án: Thị trường du lịch ở tỉnh Luông Pra Băng, Lào, HAY
Luận án: Thị trường du lịch ở tỉnh Luông Pra Băng, Lào, HAY
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về du lịch biển tỉnh Quảng Trị, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về du lịch biển tỉnh Quảng Trị, 9đLuận văn: Quản lý Nhà nước về du lịch biển tỉnh Quảng Trị, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về du lịch biển tỉnh Quảng Trị, 9đ
 
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế du lịch huyện Thăng Bình
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế du lịch huyện Thăng BìnhLuận văn: Chính sách phát triển kinh tế du lịch huyện Thăng Bình
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế du lịch huyện Thăng Bình
 
Hoàn thiện quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
Hoàn thiện quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm ĐồngHoàn thiện quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
Hoàn thiện quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Đắk Nông, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Đắk Nông, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Đắk Nông, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Đắk Nông, HOT
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Đắk Nông, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Đắk Nông, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Đắk Nông, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Đắk Nông, HAY
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Bằng Pháp Luật Đối Với Hoạt Động Du Lịc...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Bằng Pháp Luật Đối Với Hoạt Động Du Lịc...Khoá Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Bằng Pháp Luật Đối Với Hoạt Động Du Lịc...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Bằng Pháp Luật Đối Với Hoạt Động Du Lịc...
 
Luận văn: Chính sách phát triển du lịch tại Tp Tam Kỳ, Quảng Nam
Luận văn: Chính sách phát triển du lịch tại Tp Tam Kỳ, Quảng NamLuận văn: Chính sách phát triển du lịch tại Tp Tam Kỳ, Quảng Nam
Luận văn: Chính sách phát triển du lịch tại Tp Tam Kỳ, Quảng Nam
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Tây Ninh, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Tây Ninh, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Tây Ninh, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Tây Ninh, HOT
 
BÀI MẪU Luận văn Quản lý nhà nước về du lịch, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý nhà nước về du lịch, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn Quản lý nhà nước về du lịch, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý nhà nước về du lịch, 9 ĐIỂM
 
Luận án: Kinh tế du lịch ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, HOT
Luận án: Kinh tế du lịch ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, HOTLuận án: Kinh tế du lịch ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, HOT
Luận án: Kinh tế du lịch ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, HOT
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Ngãi, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Ngãi, HAY, 9đLuận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Ngãi, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Ngãi, HAY, 9đ
 
Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch tại ...
Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch tại ...Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch tại ...
Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch tại ...
 
Luận văn: Điều kiện kinh doanh dịch vụ du lịch theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Điều kiện kinh doanh dịch vụ du lịch theo pháp luật, 9đLuận văn: Điều kiện kinh doanh dịch vụ du lịch theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Điều kiện kinh doanh dịch vụ du lịch theo pháp luật, 9đ
 
ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DỊCH VỤ DU LỊCH THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈN...
ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DỊCH VỤ DU LỊCH THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈN...ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DỊCH VỤ DU LỊCH THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈN...
ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DỊCH VỤ DU LỊCH THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈN...
 
Luận văn: Điều kiện kinh doanh dịch vụ du lịch theo pháp luật, HOT
Luận văn: Điều kiện kinh doanh dịch vụ du lịch theo pháp luật, HOTLuận văn: Điều kiện kinh doanh dịch vụ du lịch theo pháp luật, HOT
Luận văn: Điều kiện kinh doanh dịch vụ du lịch theo pháp luật, HOT
 
Luận văn: Điều kiện kinh doanh dịch vụ du lịch theo luật Việt Nam
Luận văn: Điều kiện kinh doanh dịch vụ du lịch theo luật Việt NamLuận văn: Điều kiện kinh doanh dịch vụ du lịch theo luật Việt Nam
Luận văn: Điều kiện kinh doanh dịch vụ du lịch theo luật Việt Nam
 
Luận văn: Điều kiện kinh doanh dịch vụ du lịch tại tỉnh Ninh Bình
Luận văn: Điều kiện kinh doanh dịch vụ du lịch tại tỉnh Ninh BìnhLuận văn: Điều kiện kinh doanh dịch vụ du lịch tại tỉnh Ninh Bình
Luận văn: Điều kiện kinh doanh dịch vụ du lịch tại tỉnh Ninh Bình
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phươnglamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viênKỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viênKhanh Nguyen Hoang Bao
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haingTonH1
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpaminh0502
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1mskellyworkmail
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viênKỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 

Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Gia Lai, HAY

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ………../………. ……./…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRẦN TRUNG KỲ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH TẠI TỈNH GIA LAI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG ĐẮK LẮK, NĂM 2017
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ………../………. ……./…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRẦN TRUNG KỲ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH TẠI TỈNH GIA LAI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Mã số: 60 34 04 03 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐINH KHẮC TUẤN ĐẮK LẮK, NĂM 2017
  • 3. Lời cam đoan Tôi xin cam đoan rằng toàn bộ những nội dung và số liệu trong luận văn này do tôi tự nghiên cứu, khảo sát và thực hiện. Nội dung nghiên cứu và kết quả trình bày trong Luận văn là trung thực. Đắk Lắk, ngày 07 tháng 3 năm 2017 Tác giả Trần Trung Kỳ LỜI CẢM ƠN
  • 4. Lời cảm ơn Để hoàn thành chƣơng trình cao học và viết luận văn này, tôi nhận đƣợc sự hƣớng dẫn, góp ý nhiệt tình từ quý thầy cô học viện hành chính quốc gia. Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến tiến sĩ Đinh Khắc Tuấn đã dành nhiều thời gian và tâm huyết, hƣớng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Đồng thời tôi cũng xin cảm ơn quý anh, chị Sở Kế hoạch – Đầu tƣ tỉnh Gia Lai, phòng nghiệp vụ du lịch của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Gia Lai, Cục Thốn kê Gia Lai đã tạo điều kiện cho tôi điều tra khảo sát để có dự liệu viết luận văn. Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng hoàn thành luận văn bằng tất cả nhiệt tình và năng lực của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận đƣợc những đóng góp quý báu của quý thầy cô và các bạn!
  • 5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU.................................................................................................................. ..1 2.Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn……………………………....2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn.................................................. ..4 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của luận văn ...................................................... ..5 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn ............................. .5 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn........................................................... 6 7. Kết trúc của Đề tài nghiên cứu.....................................................................6 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP TỈNH............................................................... .8 1.1. Khái niệm, đặc điểm, các loại hình du lịch……………………………………..8 1.2. Quản lý nhà nƣớc về du lịch của chinh quyền cấp tỉnh....................................11 1.3. Kinh nghiệm Quản lý nhà nƣớc về du lịch của các tỉnh, thành phốvà một số bài học cho công tác Quản lý nhà nƣớc về du lịch của Gia La………………………..15 Tiểu kết chƣơng I…………………………………………………………………..24 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LA………………………………….25 2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh và phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011 đến 2015 .......................................................................................... 25 2.2. Tóm tắt kết quả đạt đƣợc và hạn chế của thực trạng phát triển du lịch tỉnh Gia Lai trong thời gian qua ............................................................................................ 44 2.3. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về du lịch trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011 đến nay……………………………………………………………………………..45 2.4. Đánh giá chung về quản lý nhà nƣớc về du lịch trên địa bàn tỉnh Gia Lai……………………………………………………………………………...54 Tiểu kết chƣơng II………………………………………………………………….63 Chƣơng 3 : PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH TẠI TỈNH GIA LAI
  • 6. 3.1.Dự báo phát triển ngành du lịch và quan điểm hoàn thiện quản lý nhà nƣớc đối với du lịch trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm 2020.................................................64 3.2. Các giải pháp cơ bản hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về du lịch tại tỉnh Gia Lai……………………………………………………………………………….…75 Tiểu kết chƣơng III……………………………………………………….......99 KẾT LUẬN……………………………………………………………..…...100 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG MẪU DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 APEC Hiệp hội kinh tế châu Á – Thái Bình Dƣơng 2 CP Chính phủ 3 CSVC-KT Cơ sở vật chất kỷ thuật 4 DNNN Doanh nghiệp nhà nƣớc 5 EU Liên minh châu âu 6 KCHT Kết cấu hạ tầng 7 GDP Tổng sản phẩm trong nƣớc 8 GDP Tổng sản phẩm trong tỉnh 9 HĐND Hội đồng nhân dân 10 NSNN Ngân sách nhà nƣớc 11 QH Quốc Hội 12 QLNN Quản lý nhà nƣớc 13 UBND Uỷ ban nhân dân 14 UNWTO Tổ chức du lịch thế giới 15 UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc 16 VAT Thuế giá trị gia tăng 17 WTO Tổ chức Thƣơng mại thế giới
  • 8. DANH MỤC BẢNG MẪU Bảng Nội dung Trang Bảng 2.1 Hiện trạng khách du lịch đến Gia Lai và vùng Tây Nguyên giai đoạn 2011-2015 51 Bảng 2.2 Hiện trạng cơ cấu khách quốc tế đến Gia Lai theo quốc tịch 52 Bảng 2.3 Cơ cấu tổng thu du lịch tỉnh Gia Lai từ 2011-2015 54 Bảng 2.4 Tổng sản phẩm (GRDP) của du lịch Gia Lai 2011- 2015 theo giá thực tế 55 Bảng 2. 5 Thực trạng nguồn nhân lực du lịch Gia Lai (Năm 2015) 55
  • 9. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Du lịch đã và đang trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, đƣợc coi là một ngành kinh tế mang tính tổng hợp, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác, tạo công ăn việc làm, mở rộng giao lƣu văn hoá và xã hội giữa các địa phƣơng, giúp nâng cao hiểu biết, tăng cƣờng tình đoàn kết, hữu nghị, hoà bình giữa các dân tộc, vùng miền. Đối với nƣớc ta hiện nay, du lịch góp phần không nhỏ vào việc thực hiện Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nƣớc. Thu nhập từ hoạt động Du lịch Việt Nam ngày càng cao, trong thời gian gần đây, hàng năm tổng thubình quân từ ngành Du lịch đạt hơn 300.000 tỷ đồng, đóng góp trên 7% GDP/năm và tạo ra 2,5 triệu việc làm cho ngƣời lao động. Du lịch đang dần trở thành một ngành “công nghiệp không khói”, đóng vai trò quan trọng trong hiến lƣợc phát triển kinh tế- xã hội của đất nƣớc. Nắm bắt đƣợc xu thế đó, trong quá trình đổi mới và hội nhập, Đảng và nhà nƣớc ta đã đề ra những chủ trƣơng, quan điểm hết sức đúng đắn để phát triển du lịch. Nghị quyết Đại hội Đảng các khóa IX, X và XI đều xác định quan điểm Phát triển du lịch bền vững, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, qua đó góp phần thực hiện Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nƣớc, từng bƣớc đƣa nƣớc ta trở thành một trung tâm du lịch có tầm cỡ của khu vực. Trong những năm gần đây, hòa nhịp với công cuộc đổi mới đất nƣớc tiến trình hội nhập quốc tế, ngành du lịch Gia Lai đã nỗ lực vƣợt qua khó khăn, huy động nội lực và tranh thủ nguồn lực quốc tế để phát triển. Nhờ đó đã góp phần tích cực vào việc tăng trƣởng kinh tế, giữ gìn và phát huy sức sống bản sắc văn hóa cũng nhƣ giá trị truyền thống của các dân tộc đang sinh sống tại Gia Lai giải quyết các vấn đề xã hội của Gia Lai. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, ngành du lịch Gia Lai cũng bộc lộ những hạn chế, bất cập trên nhiều mặt, trong đó có công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch của chính quyền các cấp của nghành Văn hóa,Thể thao và Du lịch
  • 10. 2 tỉnh Gia Lai. Điều này đặt ra cho công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch tại Gia Lai hàng loạt vấn đề phải giải quyết. Là một trong 5 tỉnh Tây Nguyên, Gia Lai có nhiều nét tƣơng đồng về tài nguyên du lịch với các tỉnh bạn.Vấn đề đặt ra cho các tỉnh Tây Nguyên còn lại và Gia Lai nói riêng là làm cách nào để sản phẩm du lịch mỗi tỉnh thật sự phong phú và hạn chế trùng lắp.Việc xác định lợi thế của du lịch địa phƣơng, ƣu tiên đầu tƣ loại hình du lịch nào đang là bài toán khó cho những nhà hoạch định chiến lƣợc phát triển kinh tế dulịch. Từ nhận thức vai trò, vị trí của Du lịch đối với sự nghiệp phát triễn KT-XH của tỉnh. Ban thƣờng vụ tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày 26/8/2008 về phát triễn Du lịch. Đến năm 2015 và định hƣớng đến năm 2020. Nghị quyết đã xác định mục tiêu phát triễn ngành Du lịch nhanh bền vững, đến năm 2020 ngành Du lịch là một trong những ngành Kinh tế quan trọng của tỉnh, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập Quốc tế. Chính vì vậy, tác giả chọn vấn đề “Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Gia Lai” làm đề tài nghiên cứu luận văn. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn: Các vấn đề liên quan đến quản lý nhà nƣớc về du lịch từ trƣớc đến nay đang là đề tài đƣợc nhiều cơ quan ban ngành, học giả quan tâm nghiên cứu. Đã có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học có giá trị và thực tiễn góp phần ứng dụng vào việc tăng cƣờng quản lý pháp triễn du lịch trên phạm vi cả nƣớc nói chung và Gia Lai nói riêng. Liên quan đến đề tài nghiên cứu, đã có một số công trình đã công bố. Sau đây là những công trình điển hình: - Nguyễn Thị Thanh Hiền (1995) “Quản lý nhà nước về du lịch trong giai đoạn phát triển mới của nền kinh tế Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Luận văn đã phân tích đặc điểm, vai trò của ngành du lịch trong giai đoạn đầu phát triển nền kinh tế thị trƣờng Việt Nam,
  • 11. 3 đánh giá thực trạng QLNN về du lịch nói chung và đề xuất những giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu lực QLNN về du lịch. Tuy nhiên, tác giả chƣa nghiên cứu vấn đề QLNN về du lịch ở một địa phƣơng cụ thể. - Trịnh Đăng Thanh (2004) “Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến sĩ luật học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Luận án đã đƣa ra cơ sở lý luận về sự cần thiết phải QLNN bằng pháp luật đối với HĐDL; phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN bằng pháp luật đối với HĐDL trƣớc yêu cầu mới. Tuy nhiên, tác giả chƣa nghiên cứu toàn diện vấn đề QLNN đối với HĐDL nói chung và ở từng địa phƣơng nói riêng. - Nguyễn Minh Đức (2007), “Quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại, du lịch tỉnh Sơn La trong quá trình CNH, HĐH”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Đây là một công trình nghiên cứu QLNN đối với hoạt động thƣơng mại, du lịch ở một địa phƣơng cụ thể. Luận án đã phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm làm rõ chức năng, nhiệm vụ; đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm góp phần đổi mới và nâng cao trình độ QLNN về thƣơng mại, du lịch ở tỉnh Sơn La. Tuy nhiên, tác giả chỉ nghiên cứu QLNN đối với hoạt động thƣơng mại, du lịch thuộc khu vực Tây Bắc Bộ, bao gồm các tỉnh miền núi, trong đó có tỉnh Sơn La, có điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, văn hóa, tiềm năng phát triển du lịch khác nhiều so với khu vực Tây Nguyên, trong đó có tỉnh Gia Lai - Nguyễn Thị Thanh Hiền (1995) “Quản lý nhà nước về du lịch trong giai đoạn phát triển mới của nền kinh tế Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Luận văn đã phân tích đặc điểm, vai trò của ngành du lịch trong giai đoạn đầu phát triển nền kinh tế thị trƣờng Việt Nam, đánh giá thực trạng QLNN về du lịch nói chung và đề xuất những giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu lực QLNN về du lịch. Tuy nhiên, tác giả chƣa nghiên cứu vấn đề QLNN về du lịch ở một địa phƣơng cụ thể. - Nguyễn Thị Doan ( 2015) „ Quản lý nhà nƣớc về du lịch trên địa bàn Hà Nội Luận văn kinh tế, đại học kinh tế Quốc dân. Đây là một công trình nghiên cứu
  • 12. 4 Luận văn đã hệ thống hóa một số cơ sở lý luận về quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động du lịch và doanh nghiệp du lịch; tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội hiện nay dƣới các góc độ: tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc, tổ chức các doanh nghiệp du lịch, thực trạng hoạt động quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội. Trên cơ sở đó đƣa ra những đánh giá về thuận lợi, khó khăn, thời cơ, thách thức và các giải pháp về chính sách vĩ mô, cũng nhƣ các kiến nghị đối với các cấp có thẩm quyền từ Trung ƣơng đến chính quyền và các ban ngành của Thành phố Hà Nội. - Nguyễn Đức Hoàng ( 2013) “ phát triển du lịch Gia Lai” Luận văn thạc sĩ Kinh tế, đại học Đà Nẵng đây là một đề tài rất quan trọng, rất bổ ích đôi với ngành Du lịch Gia Lai, đây cũng là câu trả lời về sự phát triển của Du lịch Gia Lai từ trƣớc tới nay, luận văn đã chỉ ra những mặt ƣu và nhƣợc điểm những mặt còn tồn tại trong việc phát triển du lịch cũng nhƣ quản lý nhà nƣớc về du lịch. Các công trình nêu trên là nguồn tƣ liệu quý để đề tài tham khảo và kế thừa. Tuy nhiên, Đề tài: "Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Gia Lai" là một đề tài không trùng lặp, mang tính đặc thù riêng, chƣa có đề tài khoa học nào nghiên cứu. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích: Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng hoạt động du lịch của Gia Lai, đề xuất đƣợc phƣơng hƣớng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Gia Lai nhằm thúc đẩy ngành du lịch của tỉnh phát triển nhanh và bền vững, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đổi mới hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ: Để thực hiện đƣợc mục đích nêu trên, luận văn xác định có những nhiệm vụ sau: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về vai trò, chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động du lịch trong điều kiện đổi mới hiện nay ở Việt Nam nói chung và ở tỉnh Gia Lai nói riêng, sự cần thiết phải quản lý nhà nƣớc về du lịch tại Gia lai. - Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch ở Gia
  • 13. 5 Lai, nhằm khai thác có hiệu quả lợi thế tiềm năng du lịch của tỉnh giai đoạn 2015- 2020. - Đƣa ra một vài nhận định, dự báo về xu hƣớng phát triển du lịch Gia Lai gia đoạn 2015 đên 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. - Đánh giá và phân tích những vấn đề nổi bật làm rõ những thành tựu cũng nhƣ hạn chế trong việc phát triển Du lịch Gia Lai,dƣới sự tác động của công tác quản lý. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là quá trình quản lý nhà nƣớc về du lịch tại tỉnh Gia lai.Luận văn chủ yếu nghiên cứu các quá trình và hoạt động quản lý nhà nƣớc đƣợc thực hiện bởi chính quyền địa phƣơng tỉnh - huyện - phƣờng, xã. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch tại tỉnh Gia Lai từ năm 2011 đến nay; phƣơng hƣớng, giải pháp quản lý và phát triển du lịch Gia Lai đến 2020. Hoạt động kinh doanh du lịch ở đây đƣợc hiểu là các hoạt động kinh tế tƣơng tác giữa các chủ thể tham gia vào các dịch vụ thuộc ngành du lịch diễn ra trên địa bàn khảo sát ở tỉnh Gia Lai. Các chủ thể đó bao gồm: các cơ sở kinh doanh dịch vụ nghỉ dƣỡng, tham quan, khai thác tour, nhà hàng, bán đồ lƣu niệm…; khách du lịch; các tổ chức hiệp hội về du lịch. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn: 5.1. Phương pháp luận: Chủ nghĩa duy vậy biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử,chủ nghĩa Mác- Lê Nin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, chủ trƣơng đƣờng lối quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về phát triễn kinh tế,thể hiện trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng,các văn bản pháp luật đã ban hành,đặc biệt là luật Du lịch,luật di sản Văn hóa, luật bảo vệ môi trƣờng và các văn bản luật khác 5.2 Phương pháp nghiên cứu:
  • 14. 6 Phƣơng pháp thống kê; phƣơng pháp phân tích, tổng hợp; phƣơng pháp hệ thống, đánh giá, dự báo; phƣơng pháp chuyên gia. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn: - Góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý nhà nƣớc về du lịch trên địa bàn một tỉnh, lấy Gia Lai làm điển hình. - Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc về du lịch tại tỉnh Gia Lai giai đoạn từ 2011 đến nay, làm rõ những điểm tích cực, hạn chế và nguyên nhân. - Đề xuất đƣợc những giải pháp cơ bản, có khả năng áp dụng trong thực tiễn, góp phần hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch Gia Lai trong thời gian tới. - Luận văn có thể đƣợc sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan và cá nhân trong việc nghiên cứu hoạch định chính sách phát triển du lịch nói chung và du lịch Gia Lai nói riêng. - Đề tài “Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Gia Lai" làm cơ sở cho các doanh nghiệp định hƣớng trong đầu tƣ sản phẩm, liên kết phát triển, đồng thời hỗ trợ cho cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch cũng nhƣ các cấp, ngành liên quan xây dựng chiến lƣợc phát triển lâu dài cho hoạt động kinh doanh Du lịch. 7. Cấu trúc của đề tài nghiên cứu: Ngoài phần mở đầu, kết luận các bảng biểu, sơ đồ và danh mục tài liệu tham khảo.Luận văn đƣơc kết cấu thành 3 chƣơng: Chƣơng I: Cơ sở lý luận về du lịch và quản lý nhà nƣớc về du lịch của chính quyền cấp tỉnh. Chƣơng II: Thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với du lịch trên địa bàn tỉnh Gia Lai Chƣơng III: Phƣơng hƣớng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch tại tỉnh Gia Lai.
  • 15. 7 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP TỈNH 1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH 1.1.1. Khái niệm du lịch và một số khái niệm liện quan Khái niệm du lịch: “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cƣ trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lƣu lại tạm thời bên ngoài nơi cƣ trú thƣờng xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức - văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa‟‟ Theo định nghĩa của Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO): Du lịch bao gồm tất cả các hoạt động của những ngƣời du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thƣ giãn; cũng nhƣ mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục không quá một năm, ở bên ngoài môi trƣờng sống định cƣ; nhƣng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trƣờng sống khác hẳn nơi định cƣ . Luật Du lịch do Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp lần thứ 7 thông qua ngày 14-6-2005 đƣa ra định nghĩa: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con ngƣời ngoài nơi cƣ trú thƣờng xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dƣỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.[12,tr. 1] Khái niệm hoạt động du lịch Trên cơ sở tổng hợp lý luận và thực tiễn hoạt động du lịch ở Việt Nam thời gian một vài thập kỷ gần đây, Luật Du lịch do Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp lần thứ 7 thông qua ngày 14-6-2005 đƣa ra khái niệm hoạt động du lịch nhƣ sau: "Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cƣ và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến du lịch" . [12, tr.1]
  • 16. 8 Khái niệm khách du lịch: Khách du lịch là ngƣời đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trƣờng hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến [12, tr.1] Khái niệm tài nguyên du lịch:Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con ngƣời và các giá trị nhân văn khác có thể đƣợc sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch [12, tr.1] Khái niệm khu du lịch: Khu du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ƣu thế về tài nguyên du lịch tự nhiên, đƣợc quy hoạch, đầu tƣ phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trƣờng. [12, tr.1] Khái niệm điểm du lịch: Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch.[12, tr.1 ] Khái niệm tuyến du lịch:Tuyến du lịch là lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch, gắn với các tuyến giao thông đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng thủy, đƣờng hàng không. [12 tr. 1] Khái niệm sản phẩm du lịch:Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch. [12, tr.1] Khái niệm dịch vụ du lịch: Dịch vụ du lịch là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lƣu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hƣớng dẫn và những dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.[12,tr. 1] Khái niệm cơ sở lưu trú:Cơ sở lƣu trú du lịch là cơ sở cho thuê buồng, giƣờng và cung cấp các dịch vụ khác phục vụ khách lƣu trú, trong đó khách sạn là cơ sở lƣu trú du lịch chủ yếu. [12, tr.1] Khái niệm lữ hành du lịch: Lữ hành là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chƣơng trình du lịch cho khách du lịch.[12, tr.1] Khái niệm hướng dẫn du lịch: Hƣớng dẫn du lịch là hoạt động hƣớng dẫn cho khách du lịch theo chƣơng trình du lịch. [12, tr. 1]
  • 17. 9 Khái niệm quản lý và quản lý Nhà nước: Quản lý là sự tác động có chủ đích, có định hƣờng của chủ thể quản lý lên đối tƣợng quản lý nhằm đạt mục tiêu của tổ chức đề ra..Quản lý nhà nƣớc là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nƣớc nƣớc và sử dụng pháp luật và chính sách để điều chỉnh hành vi cá nhân, tổ chức trên tất cả lĩnh vực đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy nhà nƣớc thực hiện nhằm phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và phát triễn xã hội.[8, tr.27] Khái niệm quản lý nhà nước về du lịch: Quản lý nhà nƣớc về du lịch xuất phát từ lý luận chung về quản lý nhà nƣớc nhƣ trên, chúng ta có thể hiểu Quản lý nhà nƣớc về du lịch là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh liên tục bằng quyền lực nhà nƣớc chủ yếu thông qua pháp luật dựa trên nền tảng của thể chế chính trị nhất định đối với các quá trình, các hoạt động du lịch nhằn đạt đƣợc hiệu quả và mục đích kinh tế - xã hội do nhà nƣớc đặt ra. 1.1.2.Đặc điểm của du lịch Xuất phát từ các khái niệm về du lịch và HĐDL, có thể rút ra một số đặc điểm chủ yếu của du lịch nhƣ sau: Một là, du lịch mang tính chất của một ngành kinh tế dịch vụ. Ngày nay, nền sản xuất xã hội cùng với khoa học - kỹ thuật và công nghệ phát triển với tốc độ cao đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình phân công lao động xã hội, làm gia tăng nhu cầu phục vụ sản xuất cũng nhƣ cuộc sống văn minh của con ngƣời. Từ đó, du lịch trở thành một ngành kinh tế độc lập. Ở các nƣớc phát triển và đang phát triển, tỷ trọng du lịch trong thu nhập quốc dân ngày càng tăng lên. Du lịch là một ngành kinh tế dịch vụ, bởi vậy sản phẩm của nó vừa mang những đặc điểm chung của dịch vụ vừa mang những đặc điểm riêng mà các ngành dịch vụ khác không có. Hai là, du lịch là loại hình dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần cho khách du lịch trong thời gian đi du lịch. Dịch vụ du lịch khác với các ngành dịch vụ khác ở chỗ: dịch vụ du lịch chỉ thỏa mãn nhu cầu cho khách du lịch chứ không thỏa mãn nhu cầu cho tất cả mọi
  • 18. 10 ngƣời dân. Dịch vụ du lịch là nhằm thỏa mãn những nhu cầu hàng hóa đặc thù của du khách trong thời gian lƣu trú bên ngoài nơi ở thƣờng xuyên của họ về ăn, ở, nghỉ ngơi, đi lại, tham quan, vui chơi giải trí, thông tin về văn hóa, lịch sử, tập quán và các nhu cầu khác. Nhƣ vậy, dịch vụ du lịch là loại hình dịch vụ đời sống nhằm thỏa mãn nhu cầu con ngƣời, làm cho con ngƣời sống ngày càng văn minh, hiện đại. Thực tế hiện nay cho thấy, ở nhiều nƣớc trên thế giới, khi thu nhập của ngƣời dân tăng lên, đủ ăn, đủ mặc thì du lịch trở thành không thể thiếu, bởi vì ngoài việc thỏa mãn nhu cầu tình cảm và lý trí, du lịch còn là một hình thức nghỉ dƣỡng tích cực, nhằm tái tạo lại sức lao động của con ngƣời. Ba là, việc tiêu dùng và cung ứng dịch vụ du lịch xảy ra trong cùng một thời gian và không gian. Việc tiêu dùng các dịch vụ và một số hàng hóa (thức ăn, đồ uống chế biến tại chỗ...) xảy ra cùng một thời gian và cùng một địa điểm với việc sản xuất ra chúng. Trong du lịch, ngƣời cung ứng không phải vận chuyển dịch vụ và hàng hóa đến cho khách hàng, mà ngƣợc lại, tự khách du lịch phải đi đến nơi có dịch vụ, hàng hóa. Chính vì vậy, vai trò của việc thông tin, xúc tiến quảng bá du lịch là hết sức quan trọng, đồng thời việc quản lý thị trƣờng du lịch cũng cần có những đặc thù riêng. Bốn là, du lịch mang lại lợi ích thiết thực về chính trị, kinh tế, xã hội cho nước làm du lịch và người làm du lịch. Hiện nay, ở nhiều nƣớc trên thế giới du lịch không những đem lại lợi ích thiết thực về kinh tế mà còn mang lại cả lợi ích về chính trị, văn hóa, xã hội... Tuy nhiên, sự chi phối mạnh nhất đối với ngành du lịch vẫn là lợi ích kinh tế. Vì vậy, ở nhiều nƣớc đã đƣa ngành du lịch phát triển với tốc độ cao và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân, mang lại nguồn thu nhập lớn trong tổng sản phẩm xã hội. Do đó, dịch vụ du lịch ngoài việc thỏa mãn các nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch còn phải đảm bảo mang lại lợi ích kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội cho quốc gia làm du lịch và cá nhân, tổ chức tham gia kinh doanh du lịch. [6, tr. 25] Năm là, du lịch chỉ phát triển trong môi trường hòa bình và ổn định.
  • 19. 11 Du lịch là lĩnh vực rất nhạy cảm với những vấn đề chính trị và xã hội. Du lịch chỉ có thể xuất hiện và phát triển trong điều kiện hòa bình và quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc. Ngƣợc lại, chiến tranh ngăn cản các hoạt động kinh doanh du lịch, tạo nên tình trạng mất an ninh, đi lại khó khăn, phá hoại các công trình du lịch, làm tổn hại đến cả môi trƣờng tự nhiên. Hòa bình là đòn bẩy đẩy mạnh du lịch phát triển. Ngƣợc lại, du lịch có tác dụng trở lại đến việc cùng tồn tại hòa bình. Thông qua du lịch quốc tế con ngƣời thể hiện nguyện vọng nóng bỏng của mình là đƣợc sống, lao động trong hòa bình và hữu nghị. Và hơn thế nữa, không cần phải có chiến tranh mà chỉ cần có những biến động chính trị, xã hội ở một khu vực, một vùng, một quốc gia, một địa phƣơng với mức độ nhất định cũng làm cho du lịch bị giảm sút một cách đột ngột và muốn khôi phục phải có thời gian. Ví dụ, vụ khủng bố 11/9 tại Mỹ, khủng bố tại đảo Bali - Indonêxia, sự kiện „„đảo chính‟‟ ở Thái Lan. Và nội chiến ở các nƣớc Vùng vịnh, việc nhà nƣớc tự xƣng IS tàn phá các di tích..đã làm cho ngành du lịch các nƣớc này lao đao có thể nhiều năm mới phục hồi. Mặt khác, tình trạng dịch bệnh, ô nhiễm môi trƣờng... cũng là những nhân tố rất quan trọng tác động đến khách du lịch.[ 5, tr.14] 1.2. QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP TỈNH Nội dung quản lý nhà nƣớc về du lịch của chính quyền cấp tỉnh Mục đích tổng quát nhất của công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch là phát triễn du lịch bền vững, góp phần quan trọng vào giá trị tổng sản phẩm xã hội, tạo việc làm và thực hiện các mục tiêu và phát triễn kinh tế - xã hội của quốc gia và địa phƣơng. Để đạt đƣợc mục tiêu trên, công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch phải đƣợc triễn khai đầy đủ các nội dung sau: 1.2.1. Tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật chung của Nhà nước liên quan đến du lịch và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách phát triển du lịch mang tính đặc thù của địa phương thuộc thẩm quyền Hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật đã khó, nhƣng cái khó hơn là làm thế nào để đƣa nó đi vào đời sống thực tế. Bản thân chính sách, pháp luật đối với
  • 20. 12 nền kinh tế của một đất nƣớc nói chung và trong lĩnh vực du lịch nói riêng mới chỉ là những quy định của Nhà nƣớc, là ý chí của Nhà nƣớc bắt mọi chủ thể khác (trong đó có chính bản thân Nhà nƣớc) phải thực hiện. Vì vậy, để chính sách, pháp luật đi vào cuộc sống các cơ quan nhà nƣớc nói chung, chính quyền cấp tỉnh nói riêng phải tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh. Chính quyền cấp tỉnh phải tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về du lịch cho cán bộ, công nhân viên chức và nhân dân trên địa bàn giúp họ nhận thức đúng đắn, từ đó có hành động đúng trong hoạt động thực tiễn; đảm bảo sự tuân thủ, thi hành chính sách, pháp luật về du lịch một cách nghiêm túc. Mặt khác, chính quyền cấp tỉnh phải tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật du lịch trên địa bàn tỉnh, xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm pháp luật. Không tùy tiện thay đổi các chính sách của mình, nhanh chóng xóa bỏ các văn bản cũ trái với các văn bản mới ban hành, giảm tối đa sự trùng lắp, gây khó khăn cho du lịch. Bên cạnh đó, để phát triển du lịch trên cơ sở khai thác tiềm năng và lợi thế so sánh của địa phƣơng, chính quyền cấp tỉnh phải tích cực cải thiện môi trƣờng pháp lý, môi trƣờng đầu tƣ và kinh doanh thông qua việc cụ thể hóa và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật chung của Nhà nƣớc về phát triển du lịch phù hợp với điều kiện ở địa phƣơng. Đồng thời, nghiên cứu và ban hành các cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền mang tính đặc thù ở địa phƣơng nhƣ chính sách khuyến khích đầu tƣ, chính sách ƣu đãi tiền thuê đất, thời hạn thuê đất, chính sách ƣu đãi tín dụng,... nhằm tạo điều kiện thuận lợi, tạo sự an tâm, tin tƣởng cho các tổ chức, cá nhân (kể cả trong nƣớc và ngoài nƣớc) khi bỏ vốn đầu tƣ kinh doanh du lịch. Tuy nhiên, việc ban hành các cơ chế, chính sách của địa phƣơng vừa phải bảo đảm theo đúng các quy định của pháp luật và quy định của cơ quan nhà nƣớc cấp trên, vừa phải thông thoáng trên cơ sở sử dụng nguồn lực của địa phƣơng để khuyến khích phát triển, đồng thời cũng phải đảm bảo tính ổn định và bình đẳng, tính nghiêm minh trong quá trình thực thi. Bên cạnh đó, chính quyền cấp tỉnh cần tiếp tục thực hiện cải cách hành chính ở địa phƣơng theo hƣớng chuyên nghiệp và hiệu quả. Tiếp tục thực hiện mô hình một cửa trong đăng ký đầu tƣ, đăng ký kinh doanh... Thực hiện chuẩn hóa
  • 21. 13 các thủ tục hành chính theo tinh thần triệt để tuân thủ pháp luật, công khai, minh bạch, thuận tiện. 1.2.2. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch Cũng nhƣ trong các lĩnh vực, ngành nghề khác, chất lƣợng nguồn nhân lực của du lịch cũng ảnh hƣởng quyết định đến sự phát triển của lĩnh vực này. Bởi vì, từ cạnh tranh toàn cầu, cạnh tranh giữa các quốc gia, các ngành, các doanh nghiệp cho đến cạnh tranh từng sản phẩm suy cho cùng là cạnh tranh bằng trí tuệ của nhà quản lý và chất lƣợng của nguồn nhân lực. Để du lịch của một quốc gia, một vùng, một địa phƣơng phát triển, việc tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng và hỗ trợ đào tạo bồi dƣỡng nguồn nhân lực cho du lịch cần đƣợc quan tâm thực hiện thƣờng xuyên. Đặc biệt, những địa phƣơng có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch cần phải có chiến lƣợc, kế hoạch phát triển, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, có nhƣ vậy mới khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch góp phần thúc đẩy nhanh sự phát triển KT-XH của địa phƣơng. 1.2.3. Thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra hoạt động kinh doanh du lịch và xử lý vi phạm trong lĩnh vực du lịch Sự phát triển nhanh của du lịch sẽ làm phát sinh các hành vi tiêu cực nhƣ khai thác quá mức các công trình, khu, điểm du lịch, làm ô nhiễm môi trƣờng sinh thái, những hoạt động kinh doanh du lịch trái với bản sắc văn hóa của đất nƣớc, của địa phƣơng... Do đó, chính quyền cấp tỉnh phải chỉ đạo thực hiện thƣờng xuyên công tác kiểm tra, thanh tra và giám sát đối với du lịch để phòng ngừa hoặc ngăn chặn kịp thời những hành vi tiêu cực có thể xảy ra. Thực hiện việc đăng ký và hoạt động theo đăng ký kinh doanh, nhất là những hoạt động kinh doanh có điều kiện nhƣ: kinh doanh lƣu trú, kinh doanh lữ hành,...; đồng thời cần xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm pháp luật về du lịch trên địa bàn. Thanh tra, kiểm tra nhằm hƣớng dẫn cho các tổ chức chấp hành nghiêm Luật Du lịch và các quy định khác của luật trong lĩnh vực du lịch; xử phạt hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về du lịch
  • 22. 14 1.2.4. Gắn công tác quy hoạch phát triển du lịch với việc bảo tồn các tài nguyên du lịch và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Hiện nay, yêu cầu của du khách, nhất là du khách đến từ các nƣớc phát triển, đối với sản phẩm du lịch rất cao, xuất phát từ sự đa dạng trong văn hóa, tín ngƣỡng, phong tục và kinh nghiệm đi du lịch. Vì vậy, để hấp dẫn và lƣu giữ khách, cần phải tôn tạo, nâng cấp các danh thắng, tài nguyên để khai thác lâu dài, bền vững. Vai trò của quy hoạch trong xây dựng các điểm du lịch, khu du lịch, tuyến du lịch hết sức quan trọng. Trong quy hoạch và xây dựng, phải hƣớng tới hiệu quả nhiều mặt, không chỉ về kinh tế mà còn đảm bảo tính thẩm mỹ, văn hóa và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.[1,tr.27] 1.2.5. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, chính sách về du lịch Việc giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật và các cơ chế, chính sách về du lịch phải đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, liên tục, thông qua nhiều hình thức nhƣ: xây dựng chuyên mục phát trên các đài phát thanh - truyền hình tỉnh, huyện, thị, thành phố; đăng tải nội dung trên báo Gia Lai, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, các tạp chí chuyên đề, tài liệu sinh hoạt tổ nhân dân tự quản; tổ chức các đợt nghiên cứu học tập trong các cơ quan Đảng, Nhà nƣớc, các đoàn thể, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; tổ chức các cuộc tọa đàm, hội thảo chuyên đề; đƣa vào chƣơng trình giáo dục học đƣờng, nhất là bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông về thái độ đối với môi trƣờng thiên nhiên, thái độ và cung cách ứng xử thân thiện đối với du khách... Ngoài ra, cũng cần nâng cao ý thức pháp luật du lịch cho khách du lịch thông qua việc phát hành các ấn phẩm ngắn gọn và súc tích, trong đó tóm tắt những quy định thiết yếu chỉ dẫn cho khách du lịch khi đến du lịch và thông qua vai trò của hƣớng dẫn viên du lịch giúp cho khách du lịch tuân thủ pháp luật chặt chẽ hơn. 1.2.6. Cấp và thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về hoạt động du lịch Cũng nhƣ các lĩnh vực khác, Nhà nƣớc cũng tạo mọi điều kiện cho các tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh du lịch một cách hợp pháp bằng các chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật. Các tổ chức cá nhân kinh doanh du lịch có nghĩa vụ chấp
  • 23. 15 hành nghiêm những quy định của pháp luật, phải đảm bảo tiêu chuẩn của ngành hình thức kinh doanh các dịch vụ du lịch đều có những quy định cụ thể. Các tiêu chuẩn này đƣợc Nhà nƣớc ban hành và sử dụng thống nhất trên phạm vi cả nƣớc. 1.2.7. Quy định tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch, sự phối hợp của các cơ quan nhà nước trong việc quản lý nhà nước về du lịch. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch ở TW, chủ trì và phối hợp với các cơ quan nhà nƣớc trong việc thực hiện quản lý nhà nƣớc về du lịch, các bộ các ngành liên quan có trách nhiệm phối hợp với BộVăn hóa, Thể thao và Du lịch tạo điều kiện thuận lợi nhằm phát triển du lịch; ở địa phƣơng, Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi quyền hạn của mình chịu trách nhiệm quản lý nhà nƣớc địa phƣơng. Cơ quan tham mƣu cấp tỉnh giúp việc cho UBND tỉnh là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Sở Du lịch. ở cấp huyện, cơ quan chuyên môn có chức năng quản lý nhà nƣớc về du lịch là Phòng Văn hóa và Thông tin. Trong quá trình quản lý, các cơ quan chuyên môn thƣờng xuyên chủ động phối hợp với các cơ quan nhà nƣớc khác để thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nƣớc về du lịch 1.3. Kinh nghiệm Quản lý nhà nƣớc về du lịch của các tỉnh,thành phốvà một số bài học cho công tác Quản lý nhà nƣớc về du lịch của Gia Lai Dƣới tác động của công cuộc đổi mới và sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ đối với du lịch thời gian qu, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng đã có nhiều cố gắng, nỗ lực hoàn thiện công tác QLNN đối với du lịch trên địa bàn nhằm khai thác đạt hiệu quả cao nhất tiềm năng và thế mạnh trong phát triển du lịch của địa phƣơng mình. 1.3.1. Kinh nghiệm của tỉnh Nghệ An Nghệ An là một tỉnh ven biển, có nhiều tiềm năng tự nhiên, điều kiện để phát triễn du lịch, đặc biệt là phát triển kinh tế - xã hội.Số lƣợng đến khách đến vơi Nghệ An tăng bình quân 20% năm, năm 2016 Nghệ An đón 767.500 lƣợt khách doanh thu 198 tỷ đồng. Đạt kết quả trên là nhờ Nghệ An phát huy nhiều yếu tố, điều kiện,
  • 24. 16 thuận lợi, để phát triễn du lịch, trong đó có vai trò quản lý nhà nƣớc về du lịch. Tỉnh sớm quy hoạch tổng thể phát triển du lịch giai đoạn 1996 - 2010, ban hành quy chế quản lý cơ sở lƣu trú du lịch, hoạt động lữ hành,trên cơ sở mục tiêu nhiệm vụ của từng giai đoạn phát triễn. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xây dựng nhiều đề án, đề ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp du lịch phát triển. Quản lý nhà nƣớc về du lịch tỉnh Nghệ An thấy rằng trƣớc yêu cầu tăng tốc phát triễn, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế hoạt động du lịch Nghệ An bộc lộ nhiều hạn chế, trƣớc tình hình đó tỉnh đã đề ra triễn khai thực hiện một số giải pháp cơ bản khẳng định vai trò quản lý nhà nƣớc đối với du lịch. - Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong các cấp,các ngành, nhân dân phổ biến chính sách pháp luật. - Sửa đổi, bổ sung hoàn chỉnh quy hoạch phát triển du lịch Nghệ An phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhằm quản lý và khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên về du lịch, tuân thủ nghiêm các quy định đã đƣợc phê duyệt. - Xây dựng cơ chế chính sách, ƣu đãi đầu tƣ phát triển du lịch, nhằm thu hút các nguồn lực trong và ngoài tỉnh, đầu tƣ cơ sở hạ tầng. - Khuyến khích hỗ trợ các cơ sở lƣu trú, nâng cấp trang thiết bị,nâng cao chất lƣợng phục vụ. -Đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, bao gồm đội ngũ cán bộ quản lý nhà nƣớc, cán bộ quản lý kinh doanh và công nhân kỷ thuật lành nghề. - Thực hiện cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc thẩm định phân loại xếp hạng các cơ sở lƣu trú, cấp thẻ hƣớng dẫn viên, cấp giấy phép kinh doanh lữ hành. - Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với hoạt động du lịch, kịp thời phát hiện uốn nắn, xử lý các trƣờng hợp vi phạm, nhằm nâng cao chất lƣợng dịch vụ, đảm bảo trật tự, vệ sinh môi trƣờng tại các điểm du lịch, kiên quyết bài trừ các tệ nạn xã hội.[ trang thông tin Du lịch của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nghệ An] 1.3.2. Kinh nghiệm của Thành phố Cần Thơ
  • 25. 17 Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung ƣơng, phía Bắc giáp tỉnh An Giang và Đồng Tháp, phía Nam giáp tỉnh Sóc Trăng, phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Long, phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang, Hậu Giang và Bạc Liêu. TP Cần Thơ có diện tích tự nhiên là 138.959,99 ha và dân số khoảng 1,4 triệu ngƣời. Với vị trí trung tâm vùng ĐBSCL, TP Cần Thơ có hệ thống giao thông thủy, bộ khá thuận tiện trong việc giao lƣu kinh tế, văn hóa với các tỉnh trong vùng; với địa bàn trọng điểm kinh tế phía Nam và cả Phnompênh (Campuchia). Mấy năm gần đây Cần Thơ đã có nhiều tiến bộ rõ rệt, góp phần thúc đẩy sự phát triển du lịch trên địa bàn. KCHT, CSVC-KT, doanh thu, số lƣợng du khách,... năm sau luôn tăng hơn năm trƣớc. Tổng số lƣợt khách du lịch năm 2015 là 1462.141 lƣợt, trong đó 140.841 lƣợt khách quốc tế; năm 2016 là 1543.650 lƣợt, trong đó 151.221 lƣợt khách quốc tế. Tổng doanh thu năm 2015 là 431,2 tỷ đồng; năm 2016 là 470,9 tỷ đồng. Để đạt đƣợc những kết quả tích cực nói trên về phát triển du lịch, TP Cần Thơ đã thực hiện các biện pháp QLNN chủ yếu sau: xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tƣ phát triển du lịch (với chính sách cởi mở và khuyến khích đầu tƣ, TP Cần Thơ đã thu hút đƣợc nhiều dự án đầu tƣ phát triển các khu du lịch, đã hình thành đƣợc nhiều khu, điểm du lịch mới tạo thành chuỗi các điểm du lịch thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan, giải trí, nghỉ dƣỡng...); bổ sung hoàn chỉnh quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch cho từng giai đoạn phù hợp với xu thế phát triển chung hiện nay và những năm tiếp theo, đó là coi du lịch miệt vƣờn sông nƣớc Cửu Long và du lịch văn hóa là hƣớng đột phá trong chiến lƣợc phát triển du lịch của thành phố; tập trung đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá du lịch, tăng cƣờng việc liên doanh, liên kết trong và ngoài nƣớc; ƣu tiên hỗ trợ cho đầu tƣ xây dựng KCHT, CSVC-KT du lịch; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ QLNN nói chung và cán bộ QLNN trong lĩnh vực du lịch nói riêng nhằm đáp ứng yêu cầu mới [6, tr.37] 1.3.3. Kinh nghiệm của tỉnh Đak Lak Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch , 6 tháng đầu năm 2016, ngành du lịch đã đón 269.000 lƣợt khách, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2015, trong đó khách nội
  • 26. 18 địa trên 243.000 lƣợt ngƣời, quốc tế 25.000 ngƣời, công suất sử dụng buồng phòng đạt gần 62%, doanh thu đạt 211 tỷ đồng. Đây là tín hiệu tích cực, hứa hẹn nhiều hy vọng.Đak Lak sẽ là tiềm năng hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nƣớc trong thời gian tới. Hệ thống cơ sở lƣu trú gồm 54 khách sạn và 103 nhà khách nhà nghỉ nhƣ hiện nay, Đắk Lắk đủ khả năng đón tiếp 800 – 900 nghìn lƣợt khách trong năm và có thể tổ chức những hội nghị, hội thảo lớn với số lƣợng hàng ngàn lƣợt khách. Trong thời gian đến, các doanh nghiệp sẽ tiếp tục xây dựng hoàn chỉnh nhiều khách sạn mới để đáp ứng nhu cầu và tốc độ tăng trƣởng về lƣợt khách dự kiến sẽ tăng bình quân 10 - 15% mỗi năm. Nhiều tuyến, điểm du lịch, khu du lịch đƣợc trung ƣơng và tỉnh cùng các doanh nghiệp quan tâm đầu tƣ nhƣ Khu du lịch hồ Lăk, Buôn Đôn, thác Krông Kmar, thác Dray Nur ... Hệ thống giao thông, đƣờng hàng không đến Đắk Lắk, đƣờng bộ đến các điểm du lịch đƣợc đầu tƣ khá hoàn chỉnh, hầu hết những khu du lịch trọng điểm đã đƣợc nhựa hóa đến tận hàng rào khu du lịch.Với lợi thế đó, Quyết định số 2200/QĐ-UBND ngày 26/9/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 và định hƣớng đến năm 2030, đã xác định mục tiêu “Phấn đấu đƣa ngành du lịch tỉnh Đắk Lắk trở thành ngành kinh tế quan trọng và là một trong những động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh vào năm 2020; định hƣớng đến năm 2030, phấn đấu trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh”. Với sự cố gắng của ngành du lịch Đắk Lắk, sự chỉ đạo hỗ trợ kịp thời của cấp ủy, chính quyền địa phƣơng, Ban chỉ đạo Nhà nƣớc về Du lịch của tỉnh, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, các Bộ, ngành Trung ƣơng mà đặc biệt là tham gia đầu tƣ của các doanh nghiệp, sự hƣởng ứng của cộng đồng dân cƣ, hy vọng ngành du lịch Đắk Lắk sẽ đạt đƣợc nhiều kết quả đáng kể trong thời gian tới, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng. -Trƣớc tình hình đó tỉnh ĐakLak đã đề ra triển khai thực hiện một số giải pháp cơ bản quản lý nhà nƣớc về du lịch nhƣ sau:
  • 27. 19 Nhà nƣớc cần có chính sách đầu tƣ hạ tầng đến ranh giới quy hoạch của các khu du lịch, điểm du lịch và đối với các điểm du lịch tiềm năng ở các vùng xa xôi hẻo lánh... - Ƣu tiên về vốn vay, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và hỗ trợ thuê đất ổn định lâu dài đối với các dự án đầu tƣ phát triển sản phẩm du lịch đặc thù có sức cạnh tranh, ƣu tiên các dự án phát triển sản phẩm du lịch “xanh” thân thiện môi trƣờng. - Ƣu tiên, miễn giảm thuế, không thu thuế có giới hạn nhằm thu hút đầu tƣ, làm thay đổi cơ cấu đầu tƣ vào các vùng đất còn hoang sơ nơi tài nguyên du lịch chƣa đƣợc khai thác, phát triển các loại hình du lịch và các hình thức kinh doanh mới có khả năng làm tăng thời gian lƣu trú của khách, hấp dẫn đầu tƣ, tăng khả năng tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch. - Ƣu tiên, miễn giảm thuế, cho chậm tiền thuế, giảm tiền thuế đất, cho vay với lãi suất ƣu đãi đối với các dự án ƣu tiên đã đƣợc xác định trong quy hoạch tại các vùng trọng điểm phát triển du lịch, khu du lịch, điểm du lịch quốc gia. - Đào tạo, bồi dƣỡng đối với cộng đồng tham gia hoạt động du lịch: thƣờng xuyên tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về du lịch đối với du khách, đặc biệt là đối với những tổ chức, cá nhân kinh doanh tại các khu du lịch, điểm du lịch. Thông qua pháp luật, các chủ thể tham gia hoạt động du lịch sẽ ứng xử với nhau trong khuôn khổ cho phép dƣới sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nƣớc. Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nƣớc về du lịch các cấp, gồm: Thành lập Sở chuyên ngành du lịch tại các địa phƣơng để thuận lợi trong việc quản lý nhà nƣớc về du lịch và đẩy mạnh hoạt động du lịch phát triển; Thành lập ban quản lý khu du lịch và bổ sung biên chế du lịch cho các phòng Văn hóa Thông tin các huyện, thị xã, thị xã, thành phố để các huyện, thị xã, thành phố tham mƣu thực hiện tốt công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch tại địa phƣơng.[ Trang thông tin du lịch của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đak Lak] 1.3.4. Bài học rút ra cho Gia Lai Từ kinh nghiệm hoàn thiện QLNN về du lịch ở các địa phƣơng nêu trên, có thể rút ra một số bài học cho tỉnh Gia Lai nhƣ sau:
  • 28. 20 Một là, phải xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch cho thời gian dài, hợp lý; có chiến lược, kế hoạch và các chính sách khai thác tiềm năng thúc đẩy du lịch phát triển. Ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nƣớc nói chung và vùng Tây Nguyên nói riêng du lịch đã trở thành ngành kinh tế quan trọng hoặc là ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy KT-XH của địa phƣơng phát triển. Các tỉnh, thành phố này đều có quy hoạch tổng thể, chiến lƣợc, kế hoạch và các chính sách nhằm huy động các nguồn lực trong và ngoài nƣớc để phát triển du lịch. Quy hoạch tổng thể, chiến lƣợc, kế hoạch và các chính sách phát triển du lịch đƣợc xây dựng rất đồng bộ, thống nhất và có các mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn phát triển. Gia Lai cần quan tâm đến việc đầu tƣ phát triển KCHT, CSVC-KT du lịch.[6,tr.41] Hai là, làm tốt công tác tuyên truyền, xúc tiến du lịch. Mục đích của tuyên truyền, xúc tiến trong kinh doanh du lịch là nhằm giới thiệu, hình thành và định hƣớng nhu cầu của du khách đối với các sản phẩm du lịch của địa phƣơng. Để làm tốt công tác này, cần bố trí nguồn kinh phí hợp lý. Theo UNWTO( Tổ chức du lịch thế giới), ngân sách về tuyên truyền, quảng bá du lịch càng tăng thì hiệu quả của nó đem lại ngày càng lớn. Có thể nói, làm tốt công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch là một trong những kinh nghiệm quan trọng đƣa du lịch phát triển.[9,,tr.22] Ba là, quan tâm đến việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch của địa phương. Du lịch là một ngành kinh tế - dịch vụ, có đối tƣợng phục vụ là con ngƣời. Hơn nữa, con ngƣời ở đây không chỉ bó hẹp trong phạm vi một vùng, một nƣớc mà còn bao gồm cả du khách quốc tế. Vì vậy, việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho du lịch không giống với các ngành kinh tế và dịch vụ khác, nó phải mang tính toàn diện, từ cán bộ quản lý đến nhân viên phục vụ đều phải đƣợc trang bị đầy đủ kiến thức về du lịch để đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch ngày càng cao. Đặc biệt là ngƣời dâm tộc địa phƣơngkhi mà cồng chiêng tây nguyên đƣợc UNESCO đã công nhận cồng chiêng tây nguyên là di sản thế giới.
  • 29. 21 Bốn là, thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt đông kinh doanh du lịch, bảo vệ tài nguyên du lịch, môi trường tự nhiên và xã hội của du lịch. Việc phát triển du lịch đang đặt ra ngày càng nhiều vấn đề không thể xem nhẹ, chẳng hạn, tình trạng gây tổn hại về môi trƣờng, tài nguyên du lịch thiên nhiên, thậm chí là xâm phạm cả vào các công trình văn hóa, lịch sử và kéo theo sự phát triển của một số tệ nạn xã hội hoặc tình trạng cố tình vi phạm pháp luật của một số tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch. Điều đó cho thấy, cần phải tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát nhằm ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật trong kinh doanh du lịch, đồng thời làm tốt việc bảo vệ tài nguyên du lịch, môi trƣờng tự nhiên và xã hội của du lịch. Năm là, quản lý đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư địa phương và khách du lịch Các tổ chức, cá nhân kinh doanh cần thực hiện nghiêm chỉnh các quy định, gồm: Kinh doanh du lịch theo đúng nội dung trong giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép kinh doanh du lịch đối với ngành, nghề cần có giấy phép. Phối hợp với cơ quan nhà nƣớc về du lịch có thẩm quyền trong việc sử dụng và khai thác tài nguyên du lịch bảo đảm không làm giảm độ hấp dẫn của tài nguyên du lịch. Nâng cao trách nhiệm chấp hành, phổ biến và hƣớng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật, các quy định về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trƣờng. Có trách nhiệm và thực hiện các biện pháp thu gom, xử lý các loại chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh, khắc phục tác động tiêu cực do hoạt động của mình gây ra đối với môi trƣờng. Có biện pháp phòng tránh rủi ro và tổ chức bộ phận bảo vệ, cứu hộ, cứu nạn, cấp cứu cho khách du lịch. Áp dụng biện pháp đảm bảo an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản của khách du lịch; thông báo kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền về tai nạn hoặc nguy hiểm, rủi ro có thể xảy ra đối với khách du lịch. Thông tin rõ ràng, công khai trung thực số lƣợng, chất lƣợng, giá cả các dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho khách du lịch, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với khách du lịch,bồi thƣờng thiệt hại cho khách du lịch do lỗi của mình gây ra.
  • 30. 22 Cộng đồng dân cƣ địa phƣơng cần: nâng cao trách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch. Tuân thủ quy định của pháp luật về giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Bảo vệ và gìn giữ cảnh quan, môi trƣờng, bản sắc văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc,có thái độ ứng xử văn minh, lịch sự nhằm nâng cao hình ảnh đất nƣớc, con ngƣời và du lịch Gia Lai, khôi phục và phát huy các loại hình văn hóa, nghệ thuật dân gian, ngành, nghề thủ công truyền thống; sản xuất hàng hóa của địa phƣơng phục vụ khách du lịch, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần. Thực hiện nghiêm chỉnh quy hoạch phát triển du lịch đã đƣợc phê duyệt, quyết định, không lấn chiếm mặt bằng, không sử dụng trái phép đất đã đƣợc quy hoạch cho phát triển du lịch. Đối với khách du lịch cần tuân thủ quy định của pháp luật, an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Tôn trọng và giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, môi trƣờng, tài nguyên du lịch, bản sắc văn hóa, thuần phong mỹ tục nơi đến du lịch. Thực hiện nghiêm túc nội quy, quy chế của khu du lịch, điểm du lịch. Sáu là, tăng cường kiểm tra, thanh tra các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực du lịch Tăng cƣờng hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với du lịch là một trong những nội dung quan trọng để hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch. Để các hoạt động này có hiệu quả, cần tập trung vào những nội dung sau: Xác định rõ chức năng thanh tra, kiểm tra của Nhà nƣớc vềdu lịch. Công tác thanh tra, kiểm tra đối với du lịch nhằm tạo môi trƣờng chính trị, kinh tế, kết cấu hạ tầng cho du lịch phát triển thuận lợi, bảo đảm sự bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh du lịch, hỗ trợ, điều tiết và cuối cùng là kiểm soát, bảo vệ công bằng xã hội cho ngƣời tham gia du lịch và bảo vệ lợi ích quốc gia. Trong đó, mục tiêu quan trọng nhất là thúc đẩy sự phát triển ngành Du lịch. Theo đó, công tác thanh tra, kiểm tra không chỉ nhằm vạch ra những khuyết điểm, thiếu sót và áp dụng các biện pháp xử lý với các tổ chức, cá nhân mà điều quan trọng hơn là thông qua công tác thanh tra, kiểm tra nhằm hƣớng dẫn, giúp đỡ các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch đúng pháp luật, ngăn chặn vi phạm pháp luật, nâng cao hiệu quả và
  • 31. 23 sác cạnh tranh của các đơn vị, phục vụ và tạo thêm điều kiện để đơn vị phát triển, Vì vậy, công tác thanh tra, kiểm tra cần đƣợc đổi mới sao cho vừa hƣớng dẫn cho đơn vị phát triển, vừa đảm bảo cho pháp luật đƣợc chấp hành một cách nghiêm túc. Hai nội dung này không hề đối lập mà thống nhất và có quan hệ chặt chẽ với nhau. Để nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra đối với du lịch, cần tập trung giải quyết tốt những nội dung sau: Xác định rõ phạm vi quản lý nhà nƣớc về thanh tra, kiểm tra đối với du lịch; Tăng cƣờng công tác kiểm tra, thanh tra việc đầu tƣ, quy hoạch, công tác bảo vệ môi trƣờng du lịch, kinh doanh lữ hành, kinh doanh vận chuyển, hƣớng dẫn viên và thuyết minh viên du lịch theo quy định; Thƣờng xuyên đổi mới phƣơng thức thanh tra, kiểm tra một cách hết sức khoa học để làm sao vừa đảm bảo đƣợc mục đích, yêu cầu thanh tra, kiểm tra, vừa có tính kết hợp, phối hợp với các cơ quan chức năng khác để tiến hành gọn nhẹ, không trùng lắp, chồng chéo, giảm bớt thời gian, không gây phiền hà cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch. Bên cạnh đó, cần đào tạo, lựa chọn một đội ngũ những ngƣời làm công tác thanh tra, kiểm tra có đủ năng lực, trình độ, đáp ứng đƣợc yêu cầu của công tác thanh tra, kiểm tra trong tình hình mới. Bảy là, thường xuyên củng cố, kiện toàn, nâng cao năng lực quản lý, điều hành của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Để Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát huy đƣợc vai trò, thể hiện tốt chức năng của mình, cần phải quan tâm công tác đào tạo đội ngũ cán bộ, tạo điều kiện để cán bộ có điều kiện tiếp cận thực tiễn, trao đổi kinh nghiệm trong quản lý nƣớc về du lịch.
  • 32. 24 Tiểu kết chƣơng I Chƣơng I luận văn đã tập trung làm rõ một số cơ sở lý luận chung về quản lý nhà nƣớc về du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, tài nguyên du lịch, nguồn nhân lực du lịch, quản lý nhà nƣớc về định hƣớng, chiến lƣợc phát triển du lịch, quản lý nhà nƣớc đối với các cơ sở hoạt động kinh doanh du dịch, quản lý nhà nƣớc đối với luồng khách và hoạt động của khách du lịch, quản lý nhà nƣớc đối với các tuyến, các điểm du lịch, quản lý nhà nƣớc đối với các ngành, các cơ quan có thẩm quyền và liên quan đến du lịch. Đồng thời cũng phân tích, làm rõ các yếu tố, các đặc điểm, các yếu tố quản lý nhà nƣớc về du lịch, tham khảo học tập kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về du lịch của một số tỉnh thành, đƣa ra những bài học kinh nghiệm phù hợp đối với Gia Lai, từ đó đặt ra lý do vì sao cần phải quản lý nhà nƣớc về du lịch. Những căn cứ lý luận về quản lý nhà nƣớc về du lịch sẻ đƣợc vận dụng cụ thể trong việc quản lý nhà nƣớc về du lịch tại tỉnh Gia Lai trong phần trình bày tiếp theo của luận văn.
  • 33. 25 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI 2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh và phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011 đến 2015 2.1.1.Điều kiện, tiềm năng và thế mạnh của tỉnh Gia Lai tác động đến du lịch - Diện tích: 15.536,9 km² - Dân số: 1.359.900 ngƣời (năm 2013) Gia Lai là một tỉnh miền núi nằm ở phía bắc Tây Nguyên trên độ cao trung bình 700 - 800 m so với mực nƣớc biển. Với diện tích 15.536,92 km², tỉnh Gia Lai trải dài từ 12°58'20" đến 14°36'30" vĩ bắc, từ 107°27'23" đến 108°54'40" kinh đông. Phía bắc Gia Lai giáp tỉnh Kon Tum, phía nam giáp tỉnh Đak Lak, phía tây giáp Cam-pu-chia với 90km là đƣờng biên giới quốc gia, phía đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên. - Khí hậu: Gia Lai có khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, chia hai mùa: mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm 21ºC - 25ºC. Vùng tây Trƣờng Sơn có lƣợng mƣa trung bình năm từ 2.200 – 2.500mm, vùng đông Trƣờng Sơn từ 1.200 -1.750mm. - Tỉnh Gia Lai có cộng đồng nhiều dân tộc chung sống, ngƣời Kinh chiếm 52% dân số, còn lại là ngƣời Gia Rai (33,5%), Ba Na (13,7%), Giẻ Triêng, Xơ Đăng, Cơ Ho, Nhắng, Thái, Mƣờng...[14,tr.4] - Giao thông: Tỉnh có trục quốc lộ 14 nối với Quảng Nam và các tỉnh Tây Nguyên, Đông Nam Bộ; trục quốc lộ 19 nối với các tỉnh duyên hải miền Trung từ Quy Nhơn đến Pleiku và đi các tỉnh đông bắc Cam-pu-chia; quốc lộ 25 nối với Phú Yên [20,tr.21] a). Tài nguyên du lịch tự nhiên * Biển Hồ: Biển Hồ (hay còn gọi là Tơ Nuêng) cách trung tâm thành phố Pleiku 06 km về hƣớng Bắc, thuộc địa bàn xã Biển Hồ-thành phố Pleiku.Biển Hồ, trƣớc đây
  • 34. 26 nguyên là miệng núi lửa đã ngƣng hoạt động cách nay hàng triệu năm, với diện tích khu vực 460 ha, trong đó diện tích mặt nƣớc khoảng 250 ha, điểm sâu nhất 25 m. Khu vực Biển Hồ còn lƣu giữ dấu tích của di chỉ khảo cổ học. Biển Hồ là thắng cảnh thiên nhiên đẹp, đã đƣợc Bộ Văn hoá-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cấp Bằng Di tích Danh thắng Quốc gia vào ngày 16/11/1988.[20,tr.38] * Vƣờn Quốc gia Kon Ka Kinh: Vƣờn quốc gia Kon Ka Kinh đƣợc thành lập theo Quyết định số 167/2002/QĐ- TTg ngày 25/11/2002 của Thủ tƣớng Chính phủ. Vƣờn quốc gia Kon Ka Kinh nằm trên vùng giáp ranh giữa Đông và Tây Trƣờng Sơn, về phía Đông Bắc tỉnh Gia Lai, trong phạm vi địa giới hành chính của các xã : Đak Rong, Krong, Kon Pne (huyệnKbang), Hà Đông (huyện Đak Đoa) và Ayun (huyện Mang Yang). Tổng diện tích 41.780 ha, trong đó: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt có 23.064 ha, phân khu phục hồi sinh thái có 19.646 ha, phân khu dịch vụ hành chính có 70 ha. Vƣờn có 652 loài thực vật có mạch, đặc biệt có các loại gỗ quí nhƣ: Pơmu, Cẩm Lai, Trắc, Hƣơng...; 42 loài thú, 160 loài chim, 51 loài bò sát, ếch nhái, 209 loài bƣớm và nhiều loài sinh vật khác. Khu vực Kon Ka Kinh có khí hậu mát mẻ quanh năm, nhiệt độ từ 18-20C Năm 2004, tại Hội nghị các Vƣờn quốc gia của Hiệp hội các nƣớc Đông Nam Á (tổ chức tại Vƣờn quốc gia Khao Yai-Thái Lan từ ngày 20-24/9/2004) đ công nhận Vƣờn quốc gia Kon Ka Kinh là Vƣờn di sản ASEAN.[20,tr.38] * Khu Bảo thiên nhiên KonChƣRăng: Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Kon Chƣ Răng (hay còn gọi là KonchƣRăng, Kon Cha Răng) đƣợc thành lập theo Quyết định 194/CT ngày 09/8/1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trƣởng (nay là Thủ tƣớng Chính phủ), với diện tích 16.000 ha. Khu BTTN Kon Chƣ Răng thuộc địa phận xã Sơn Lang-huyện Kbang, có diện tích rừng tự nhiên là 15.610 ha chiếm 98% tổng diện tích khu BTTN. Khu BTTN Kon Chƣ Răng có 546 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 376 chi, 122 họ, trong đó có 201 loài cây gỗ, 120 loài cây dƣợc liệu, 48 loài cây có khả năng làm cảnh. Trong đó thực vật có 7 loài bị đe dọa đƣợc ghi trong danh sách các
  • 35. 27 loài bị đe dọa toàn cầu của IUCN, 18 loài quý hiếm đƣợc ghi trong sách đỏ Việt Nam và 9 loài thực vật đặc hữu của Việt Nam là: Thích Quả Đỏ, Du Móc, Lọng Hiệp, Hoa Khế, Trắc, Hoàng Thảo vạch đỏ, Xoay, Giỗi. Trong các loài chim, có 6 loài bị đe dọa ở mức toàn cầu...[20,tr.39] * Thác Phú Cƣờng: Thuộc xã Dun-huyện Chƣ Sê, cách thành phố Pleiku 45 km về phía Tây Nam. Thác nƣớc cao trên 30 m, miệng thác rộng 35 m, nằm trên dòng chảy suối Ia Pech đổ ra sông Ayun, về với hạ nguồn xuống hồ Ayun Hạ. Hệ thực vật xung quanh thác là rừng khộp, có thảm thực vật xanh tốt.[20.,tr.39] * Hồ Ayun Hạ: Thuộc địa bàn xã Ayun Hạ-huyện Phú Thiện, nằm cách thành phố Pleiku 70 km về phía Đông Nam. Hồ Ayun Hạ là hồ nƣớc nhân tạo, hình thành khi dòng sông Ayun đƣợc chặn lại vào đầu năm 1994 để khởi công xây dựng công trình thuỷ lợi Ayun Hạ. Hồ Ayun Hạ cung cấp nƣớc tƣới cho 13.500 ha lúa nƣớc. Với bề mặt thoáng, rộng 37 km2 , dung tích 253 triệu m 3 nƣớc (ứng với mực nƣớc dâng bình thƣờng).[20,tr.39] b). Tài nguyên du lịch nhân văn * Quảng trƣờng Đại Đoàn Kết Tọa lạc giữa trung tâm thành phố Pleiku, trong khuôn viên rộng 12ha. Tƣợng đài “Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên” trong khuôn viên Quảng trƣờng Đại Đoàn Kết đã đƣợc Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam công nhận 3 kỷ lục Việt Nam gồm: Bức tƣợng Bác Hồ bằng đồng lớn nhất Việt Nam, bức phù điêu bằng đá lớn nhất Việt Nam và dàn cồng chiêng Tây Nguyên bằng đồng lớn nhất Việt Nam. Trong quần thể quảng trƣờng còn có các công trình kiến trúc nhƣ Bảo tàng cổ vật, Bảo tàng tỉnh, Bảo tàng Hồ Chí Minh-Chi nhánh Gia Lai và Kon Tum tạo nên không gian đậm chất văn hóa, lịch sử nơi đây. Khối đá hình trụ 3 tầng bên phải tƣợng Bác thể hiện tinh thần đoàn kết của 54 dân tộc anh em.Hai bên tƣợng Bác là dàn Cồng chiêng với đủ kích cỡ.[20,tr.41] * Quần thể di tích Tây Sơn Thƣợng Đạo
  • 36. 28 Nằm trên địa bàn thị xã An Khê, huyện Kbang và huyện Kông Chro, quần thể di tích Tây Sơn Thƣợng Đạo đ đƣợc Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cấp bằng Di tích lịch sử-văn hoá quốc gia vào ngày 14/6/1991. Quần thể gồm các di tích liên quan đến cuộc khởi nghĩa của ngƣời anh hùng áo vải Quang Trung-Nguyễn Huệ: Lũy An Khê-An Khê Trƣờng-Gò Chợ, Gò Kho-Xóm Ké, Hòn Bình-Hòn Nhƣợc-Hòn Tào, Vƣờn Mít-Cánh đồng Cô Hầu, Nền Nhà-Hồ Nƣớc-Kho Tiền Ông Nhạc, Miếu Xà. Tây Sơn Thƣợng đạo là mảnh đất khởi nghiệp của 3 anh em nhà Tây Sơn, chính từ căn cứ này đại quân của cuộc khởi nghĩa đã tràn xuống đồng bằng cùng nhân dân cả nƣớc quét sạch 29 vạn quân xâm lƣợc Mãn Thanh, giành lại độc lập cho Tổ quốc. - An Khê Trƣờng (còn gọi là đình Trong hay đình An Lũy): nằm ở phía Nam thị xã An Khê, cách quốc lộ 19 khoảng 600 m, thuộc địa bàn tổ 14 phƣờng Tây Sơn-thị xã An Khê. Đây là trung tâm khu vực đồn lũy, là nơi tập hợp lực lƣợng khởi nghĩa của anh em nhà Tây Sơn. Năm 1773 anh em Tây Sơn chọn nơi đây làm lễ khởi binh trƣớc khi tiến quân xuống đồng bằng rồi ra Bắc. -Gò Chợ: thuộc địa bàn tổ 14 phƣờng Tây Sơn-thị xã An Khê. Gò Chợ nằm cách An Khê Trƣờng 100m về phía Tây. Nơi đây, trƣớc kia Nguyễn Nhạc đã tiếp xúc, giao thƣơng với ngƣời Bahnar trong vùng và vận động đồng bào đi theo phong trào Tây Sơn. Cũng nơi đây Nguyễn Nhạc đã gặp gỡ , trao đổi công việc với các thủ lĩnh.[20,tr.42] * Di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi: Là di tích về hiện tƣợng lịch sử-văn hóa Yang Pơtao Apui tại xã Ayun Hạ- huyện Phú Thiện, cách thành phố Pleiku khoảng 60 km về hƣớng Đông Nam. Di tích này đã đƣợc Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là Di tích lịch sử-văn hóa theo Quyết định số 281/QĐ-BT ngày 24/3/1993. Yang Pơtao Apui (thƣờng đƣợc dịch là Thần Vua Lửa) đã tồn tại lâu đời trong lịch sử tộc ngƣời rai. Đây là hiện tƣợng văn hóa-tín ngƣỡng phức tạp nên thu hút đƣợc sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Pơtao Apui có chức năng chính là dựa vào sức mạnh của gƣơm thần truyền từ đời này sang đời khác để cầu mƣa khi
  • 37. 29 bƣớc vào mùa vụ trồng tỉa hoặc đang giữa chu kỳ canh tác nƣơng rẫy mà gặp hạn hán.Di tích Plei Ơi là điểm dừng chân hấp dẫn du khách vì lợi thế nằm gần khu vực hồ Ayun Hạ-một cảnh quan sinh thái đẹp.[20,tr.42] * Nhà lao Pleiku: Nằm trên đƣờng Thống Nhất, phƣờng Ia Kring-thành phố Pleiku. Năm 1925, ngƣời Pháp cho xây dựng Nhà lao Pleiku để giam giữ tù thƣờng phạm, chủ yếu là ngƣời dân tộc. Đến năm 1940 phong trào đấu tranh cách mạng của đồng bào dân tộc Tây Nguyên phát triển mạnh mẽ, lúc bấy giờ thực dân Pháp dùng nơi này để giam giữ những ngƣời yêu nƣớc. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc, đế quốc Mỹ vẫn sử dụng Nhà lao Pleiku làm nơi giam giữ tù chính trị, nhiều hình thức tra tấn hiện đại và dã man đƣợc áp dụng tại Nhà lao này, nhƣng các chiến sĩ cộng sản bị giam giữ tại Nhà lao này vẫn giữ vững phẩm chất cách mạng, tiếp tục tham gia các phong trào đấu tranh trong Nhà lao... Năm 1994, Nhà lao Pleiku đƣợc Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là Di tích lịch sử-văn hóa quốc gia. * Làng kháng chiến Stơr: Thuộc xã Tơ Tung-huyện Kbang, cách đƣờng quốc lộ 19 khoảng 10 km, cách thị trấn Kbang 16 km. Trong kháng chiến chống Pháp, dân làng Stơr cùng với Anh hùng Núp, bằng những vũ khí thô sơ nhƣ: chông tre, bẫy đá, cung tên... đã kiên cƣờng đánh giặc và trở thành làng kháng chiến tiêu biểu, là biểu tƣợng của "Đất nƣớc đứng lên" mà tiếng vang còn vọng đến tận Tây Bán cầu. Anh hùng Núp là ngƣời Tây Nguyên đầu tiên đƣợc Nhà nƣớc phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lƣợng vũ trang Nhân dân, là ngƣời đƣợc bạn bè quốc tế mến phục. Làng Stơr đã đƣợc công nhận là Di tích lịch sử-văn hóa quốc gia theo Quyết định số 281/QĐ-BT ngày 24/3/1993 của Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch). Tại khu di tích hiện có nhà lƣu niệm Anh hùng Núp, nhà Rông của đồng bào dân tộc Bahnar...[20, tr.43] * Di tích Chiến thắng Đak Pơ (24/6/1954): Nằm trên quả đồi ven quốc lộ 19 thuộc địa bàn xã An Thành-huyện Đak Pơ,
  • 38. 30 cách thị xã An Khê 20 km về phía Tây. Nơi đây tƣởng niệm những chiến sĩ đã ngã xuống để lại những chiến công hiển hách sau trận thắng vang dội tiêu diệt Binh đoàn ứng chiến cơ động 100 (GIM100) của Pháp vào ngày 24/6/1954. Đây là trận đánh lịch sử khi quân Pháp rút chạy bị quân ta phục kích tiêu diệt, thừa cơ hội này quân ta đã giải phóng thị trấn An Khê, các huyện Đak Bớt, Pleikon, KomPlông và vùng Tây đƣờng 14 huyện Pleikly. Di tích Chiến thắng Đak Pơ đ đƣợc Bộ Văn hóa- Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là Di tích lịch sử-văn hóa quốc gia theo Quyết định số 53/2001/QĐ-BVHTT ngày 28/12/2001.[20, tr.43] * Di tích Chiến thắng Đƣờng 7-Sông Bờ: Nằm ở phía Bắc quốc lộ 25, phía Đông cầu Sông Bờ, thuộc địa phận xã Ia Sao thị xã Ayun Pa đƣợc Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là Di tích lịch sử-văn hóa quốc gia theo Quyết định số 53/2001/QĐ- BVHTT ngày 28/12/2001. Đây là di tích đánh dấu giai đoạn kết thúc của Chiến dịch Tây Nguyên vào mùa Xuân năm 1975-Chiến dịch mở màn cho cuộc tổng tiến công giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nƣớc.Đƣờng 7 là tên cũ của quốc lộ 25; cầu Sông Bờ nằm trên Đƣờng 7 ở phía Đông thị xã Phú Bổn (nay là thị xã Ayun Pa).[20, tr.44] * Di tích Chiến thắng Plei Me (Pleime): Đồn Plei Me thuộc xã Ia Ga-huyện Chƣ Prông, đƣợc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích lịch sử-văn hóa quốc gia theo Quyết định số 311/QĐ- BVHTTDL ngày 22/01/2009. Chiến thắng Plei Me là trận đọ sức đầu tiên của quân và dân ta với quân Mỹ trên chiến trƣờng Tây Nguyên (19/10-19/11/1965). Đây cũng là lần đầu tiên Sƣ đoàn kỵ binh bay số 1 “niềm hy vọng lớn nhất của lục quân Mỹ” ra quân bị thất bại. Plei Me là nơi mà địch coi là vị trí biên phòng hiểm yếu trên tuyến phòng thủ Tây và Tây Nam thị xã Pleiku (nay là thành phố Pleiku), còn là một trung tâm huấn luyện biệt kích.[20, tr.44] c). Văn hóa truyền thống * Làng Phung (Pleiphun) Là làng truyền thống của ngƣời Jrai thuộc xã Ia Mơ Nông-huyện Chƣ Păh, cách thành phố Pleiku khoảng 40 km về hƣớng Tây Bắc.
  • 39. 31 Làng Phung có cảnh quan đẹp với nhiều cây cổ thụ, nhà sàn, giọt nƣớc... cùng những nét văn hóa truyền thống đặc sắc. * Làng Kép Làng Kép nằm kề bên tuyến đƣờng đi đến công trình thủy điện Ia Ly, thuộc địa bàn x Ia Mơ Nông-huyện Chƣ Păh. Làng còn lƣu giữ tƣơng đối nguyên vẹn những nét văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc jrai nhƣ nhà rông, nhà sàn, nhà mồ, giọt nƣớc. * Làng Chiêng Nằm trên địa bàn thị trấn Kbang-huyện Kbang, làng Chiêng là làng truyền thống của dân tộc Bahnar còn lƣu giữ tƣơng đối nguyên vẹn những nét văn hóa đặc sắc. Đặc biệt, tại làng còn có những nghề truyền thống nhƣ dệt thổ cẩm, đan lát, làm rựu cần. * Làng Ốp (PleiÔp) Nằm ở trung tâm thành phố Pleiku (phƣờng Hoa Lƣ), làng Ốp vẫn còn bảo lƣu nhiều nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Jrai và nhiều nghề truyền thống nhƣ: đan lát, dệt thổ cẩm, tạc tƣợng... * Làng H‟way là làng truyền thống của đồng bào dân tộc Bahnar thuộc xã Hà Tam-huyện Đak Pơ. Làng H‟way còn lƣu giữ tƣơng đối những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của ngƣời Bahnar, đặc biệt nơi đây là một trong những làng còn lƣu giữ nhiều bộ cồng chiêng nhất của huyện Đak Pơ. * Làng Tnùng 1 Thuộc địa bàn xã Ya Ma-huyện Kông Chro, làng Tnùng 1 còn giữ đƣợc những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào dân tộc Bahnar nhƣ nhà rông, nhà sàn, nghề đan lát, dệt thổ cẩm. d). Làng nghề truyền thống: * Làng dệt thổ cẩm Dôr II xã Glar Làng dệt thổ cẩm Dôr II thuộc địa bàn xã Glar-huyện Đak Đoa. Nơi đây còn giữ đƣợc nghề dệt thổ cẩm với nhiều mặt hàng đa dạng. * Làng Nơm Thuộc địa bàn xã Ia Pết-huyện Đak Đoa, làng Ngơm Thung có tiềm năng và thế mạnh về nghề đan lát truyền thống với sản phẩm chính là gùi có họa tiết trang trí đẹp.Phần lớn dân làng Ngơm Thung là ngƣời dân tộc Jrai,Bahnar. đ). Văn hóa phi vật thể * Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại
  • 40. 32 Trong truyền thống của cƣ dân bản địa Tây Nguyên (gồm các tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng), cồng chiêng không tồn tại nhƣ một loại nhạc cụ hay một phƣơng tiện giải trí đơn thuần mà có vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống tinh thần của con ngƣời. Cồng chiêng có mặt sớm trong hầu hết các tộc ngƣời đã cƣ trú lâu đời ở Tây Nguyên.Sự phổ biến của cồng chiêng cho thấy cồng chiêng là một phần máu thịt của văn hóa Tây Nguyên. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã đƣợc UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu phi vật thể, đại diện của nhân loại vào ngày 25/11/2005, đây là tài sản vô cùng quí báu của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên và có tác động rất lớn đến quá trình phát triển kinh tế-xã hội nói chung cũng nhƣ du lịch nói riêng tại Tây Nguyên trong đó có Gia Lai.[20, tr.47] * Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - Sử thi (Hơmon) đƣợc công nhận theo quyết định số 4205/QĐ-BVHTTDL ngày 19/12/2014 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch về việc công bố danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia. - Lễ cầu mƣa của Yang Pơtao Apui đƣợc công nhận theo Quyết định số 1877/QĐ-BVHTTDL ngày 08/6/2015 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch về việc công bố danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.[20,tr.47] * Các lễ hội Lễ hội cũng là một loại tài nguyên du lịch nhân văn, có khả năng thu hút rất cao đối với du khách. Thông qua lễ và hội, trong chừng mực nhất định, du khách có thể hiểu đƣợc phong tục, tập quán của cƣ dân địa phƣơng. Tại Gia Lai hiện vẫn còn duytrì nhiều lễ hội của đồng bào dân tộc Jrai, Bahnar với những nét văn hóa đặc sắc nhƣ: Lễ Pơ Thi (Lễ bỏ mả), Lễ mừng chiến thắng, Lễ khánh thành nhà Rông, Lễ cầu an, Lễ ăn cơm mới, Lễ trƣởng thành...[20,tr.47] * Đặc sản địa phƣơng Gia Lai là địa phƣơng có nhiều đặc sản nổi tiếng và hấp dẫn đối với du khách nhƣ: cơm lam, rƣợu cần, phở khô...Đặc biệt là các loại thổ sản: măng rừng, mật ong, hồ tiêu, cà phê, chè...Đây cũng là một trong những yếu tố góp phần làm
  • 41. 33 nên sự phong phú và hấp dẫn của du lịch địa phƣơng. Riêng đối với các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, quà tặng thì Gia Lai vẫn còn hạn chế cần phải nghiên cứu để phát triển trong thời gian đến. 2.1.2.Thực trạng phát triển của ngành du lịch Gia Lai giai đoạn 2011 đến 2015 + Đánh giá chung: giai đoạn 2011 - 2015, ngành du lịch đƣợc quan tâm đầu tƣ mạnh bằng nhiều nguồn vốn khác nhau để khai thác tiềm năng, lợi thế so sánh. Vì vậy, ngành đã tạo đƣợc bộ mặt mới, đƣa năng suất lao động cao hơn so với nhiều ngành khác và tăng hơn 1 lần trong giai đoạn vừa qua. Đƣa doanh thu ngành tăng từ 30,6 tỷ đồng năm 2011 lên 63,2 tỷ đồng năm 2015 và phấn đấu đạt trên 79 tỷ đồng vào năm 2016, năm 2020 trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. + Về nhận thức, tổ chức quản lý: chƣa nhận thức đầy đủ vai trò, vị trí quan trọng của ngành du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội khi tỉnh có tiềm năng, lợi thế cạnh tranh. Phƣơng pháp tổ chức, quản lý du lịch và đầu tƣ phát triển ngành còn thiếu đồng bộ giữa hạ tầng cứng (thành phốPleiaKu chƣa đƣợc quy hoạch hoàn chỉnh để trở thành trung tâm với các hạ tầng nhà để xe, nhà hàng, khách sạn) và hạ tầng mềm, (trong đó đặc biệt là trình độ quản lý, chất lƣợng nguồn nhân lực trình độ cao, môi trƣờng văn hóa và văn hóa kinh doanh) [20,tr.50] a) Thực trạng khách du lịch Bảng 2.1: Hiện trạng khách du lịch đến Gia Lai và vùng Tây Nguyên giai đoạn 2011-2015 Đơn vị: Lƣợt khách, % Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 Tăng BQ /năm * Khách đến Gia Lai Tổng khách (Lƣợt) 173.679 200.911 199.453 211.773 211.372 6,0 Khách quốc tế (Lƣợt) 8.755 7.660 8.184 8.496 7.428 -5,0 Khách trong nƣớc (Lƣợt) 164.924 193.251 191.269 203.277 203.944 6,5 Tỷ trọng 5,04 3,81 4,10 4,01 3,51 -
  • 42. 34 khách quốc tế so với tổng khách (%) * Khách đến Tây Nguyên Tổng khách (Lƣợt) 3.388.00 0 4.297.486 5.258.00 3 5.877.473 6.759.094 16,6 Khách quốc tế (Lƣợt) 235.850 295.244 349.226 382.875 440.306 15,6 Khách trong nƣớc (Lƣợt) 3.152.15 0 4.002.242 4.908.77 7 5.494.598 6.759.094 16,7 * Tỷ khách đến với Gia Lai so với Tây Nguyên Tổng khách (%) 4,73 4,04 3,80 3,60 3,13 - Khách quốc tế (%) 4,16 3,0 2,34 2,22 1,69 - Khách trong nƣớc (%) 4,77 4,12 3,90 3,70 3,23 - (Nguồn: Trang thông tin du lịch, Sở VH,TT&DL Gia Lai) Giai đoạn 2011-2015, du lịch Gia Lai chƣa có nhiều chuyển biến, lƣợng khách đến Gia Lai chủ yếu là khách nội địa, với mục đích công vụ, thƣơng mại, lƣợng khách du lịch thuần túy chiếm tỷ lệ nhỏ (khoảng 20% trong tổng lƣợt khách). Tốc độ tăng trƣởng của khách đạt 6%/năm. Do xuất phát điểm của du lịch Gia Lai quá thấp nên lƣợng khách đến Gia Lai so với vùng Tây Nguyên còn rất nhỏ, chỉ chiếm tỷ trọng không quá 5%. So với mức tăng của lƣợng khách toàn vùng Tây Nguyên tốc độ tăng trƣởng khách của tỉnh Gia Lai vẫn ở mức thấp và chỉ chiếm 4,24% tổng lƣợng khách.so với toàn vùng (lƣợng khách quốc tế chiếm 3,04% và lƣợng khách nội địa chiếm 4,20%). Thực tế này đặt ra yêu cầu là tỉnh Gia Lai cần tăng cƣờng mở rộng liên kết với các doanh nghiệp lữ hành trong và ngoài nƣớc, nhất là các doanh nghiệp của khu vực miền Trung-Tây Nguyên để thu hút nguồn khách đến Gia Lai nhiều hơn nữa.
  • 43. 35 [20,tr.51] Bảng 2.2 : Hiện trạng cơ cấu khách quốc tế đến Gia Lai theo quốc tịch ĐVT: % Quốc tịch 2011 2012 2013 2014 2015 Bình quân/năm Pháp 13,5 14,2 13,2 24 23 17,16 Campuchia 15,2 18,0 16,5 20,4 21,2 16,20 Nhật Bản 3,3 3,2 3,1 2,1 2,0 2,92 Mỹ 6,2 6,9 8,6 7,1 6,5 7,36 Trung Quốc 12,6 13,2 12,3 8,3 8,0 11,44 Úc 5,0 4,1 5,0 3,0 2,9 4,22 Hà Lan 3,4 2,6 1,5 0,9 1,0 1,0 Anh 2,1 1,8 1,5 2,45 2,5 1,93 Đức 2,8 1,8 2 3 3,0 2,36 Các nƣớc ASEAN 4,7 5,0 21,47 19,2 19 10,94 Quốc tịch khác 31,20 29,2 14,6 9,55 10,9 23 (Nguồn: Trang thông tin du lịch, Sở VH,TT&DL Gia Lai) Trong giai đoạn 2011-2015 du lịch Gia Lai chƣa thu hút đƣợc nhiều khách quốc tế, tỷ trọng khách quốc tế chiếm bình quân 4,7% so với tổng lƣợt khách đến tỉnh mỗi năm. Tuy nhiên, phần lớn khách quốc tế là đối tƣợng khách du lịch thuần túy. Trong tổng số khách du lịch quốc tế đến Gia Lai thì khách du lịch Châu Âu chiếm phần nhiều hơn, phân theo thứ tự ƣu tiên: khách Pháp chiếm 17,16%, Campuchia 16,2%, Mỹ 7,36%, Trung Quốc 11,44%, Úc 4,22%, các nƣớc ASEAN 10,94%... Loại hình du lịch văn hóa và thăm chiến trƣờng xƣa là những sản phẩm chính thu hút sự quan tâm của dòng khách này. Trong những năm gần đây quan hệ thƣơng mại giữa Việt Nam và Campuchia phát triển tốt nên khách Campuchia đến Gia Lai cũng tăng lên đáng kể, chủ yếu là khách thƣơng mại, đôi khi kết hợp với du lịch nhƣng không nhiều. So vớivùng Tây Nguyên, khách quốc tế đến Gia Lai rất hạn chế (chiếm 3,04% so với lƣợng khách quốc tế đến vùng Tây Nguyên).[20,tr.52] b) Thực trạng hoạt động lữ hành
  • 44. 36 Hoạt động kinh doanh lữ hành của tỉnh chuyển biến chậm.Hiện nay, trên địa bàn tỉnh chỉ có 13 đơn vị kinh doanh lữ hành, trong đó có 05 đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế và 08 đơn vị kinh doanh lữ hành nội địa. Các chƣơng trình du lịch của các công ty lữ hành hoạt động trên địa bàn tỉnh chƣa thật sự phong phú và chủ yếu tập trung khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên và những giá trị văn hoá bản địa sẵn có của địa phƣơng mà chƣa có sự đầu tƣ xây dựng những chƣơng trình du lịch độc đáo, riêng có của tỉnh Gia Lai. Trong những năm gần đây, bên cạnh việc khai thác các chƣơng trình du lịch nội địa kết nối với TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang… dần thu hút đƣợc sự quan tâm của du khách trong nƣớc, các công ty lữ hành của tỉnh đ khai thác đƣợc một số chƣơng trình du lịch quốc tế đến các nƣớc Châu Á nhƣ: Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Lào, Campuchia… Do lƣợng khách lữ hành quốc tế và nội địa còn khiêm tốn nên nguồn thu từ hoạt động lữ hành trên địa bàn tỉnh là không đáng kể, chỉ chiếm bình quân 8% trong tổng doanh thu du lịch.[20,tr.53] c) Thực trạng tổng thu du lịch và tổng giá trị GRDP du lịch - Tổng thu du lịch Tổng thu du lịch của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011-2015 có mức tăng trƣởng bình quân 7,4%/năm (giai đoạn trƣớc bình quân 15,2%/năm) nhƣng tổng thu du lịch của tỉnh còn rất thấp so với các tỉnh trong vùng cũng nhƣ cả nƣớc. Hoạt động kinh doanh du lịch của tỉnh phụ thuộc phần lớn vào hoạt động kinh doanh khách sạn và nhà hàng vì vậy tổng thu lƣu trú và nhà hàng chiếm tỷ trọng chính (73,25%), thực chất về doanh thu nhà hàng chỉ có thể đánh giá ở mức tƣơng đối vì các nhà hàng phục vụ cả khách du lịch và khách địa phƣơng. Doanh thu lữ hành còn rất thấp, chiếm 8% trong tổng thu du lịch. Hoạt động lữ hành yếu làm hạn chế sự tăng trƣởng của du lịch.[20,tr.55]
  • 45. 37 Bảng 2.3: Cơ cấu tổng thu du lịch tỉnh Gia Lai từ 2011-2015 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng doanh thu 157,31 178,88 186,83 201,02 170,07 7,40 Lƣu trú 44,61 53,85 56,36 69,06 67,40 13,50 Nhà hàng 72,27 79,34 91,13 82,91 55,52 2,30 Lữ hành 13,58 21,08 16,06 25,92 20,98 31,20 Dịchvụkhác 26,85 24,61 23,28 23,13 26,17 1,94 ĐVT: Tỷ đồng (Nguồn: Trang thông tin du lịch,Sở VH,TT&DL Gia Lai) d) Tổng giá trị GRDP du lịch Tốc độ tăng trƣởng GRDP du lịch thời kỳ 2011-2016 của tỉnh Gia Lai tăng bình quân hơn 25,8%/năm, tuy nhiên GRDP của du lịch so với GRDP toàn tỉnh trong thời kỳ này còn ở mức rất thấp, bình quân chỉ chiếm 2%. GRDP của du lịch so với GRDP ngành dịch vụ trong thời kỳ này chiếm bình quân 5%.[20,tr.55] Bảng 2.4:Tổng sản phẩm (GRDP) của du lịch Gia Lai 2011-2015 theo giá thựctế ĐVT: Triệu đồng, % Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 Tổnggiá trị GRDP của tỉnh 26.308.755 27.657.703 29.276.639 31.403.754 33.739.329 Tổng giá trị GRDP ngành dịch vụ 8.727.022 9.497.472 10.268.886 11.012.867 11.856.605 Tổng giá trị GRDP du lịch (lƣu trú và ăn uống) 523.963 558.464 607.303 640.288 689.910 Tỷ lệ GRDP ngành dịch vụ so với GRDP của tỉnh 33,17 34,34 35,07 35,07 35,14 Tỷ lệ GRDP du lịch so với GRDP
  • 46. 38 của tỉnh 1,99 2,02 2,07 2,04 2,04 Tỷ lệ GRDP du lịch so với GRDP dịch vụ 6,00 5,88 5,91 5,81 5,82 (Nguồn: Niên giám Thống kê Gia Lai) đ) Thực trạng lao động ngành du lịch Bảng 2.5: Thực trạng nguồn nhân lực du lịch Gia Lai (Năm 2015) ĐVT: ngƣời, % Chỉ tiêu Tổng cộng Quản lý Lữ hành Lê tân Buồng Bàn, Bar Bếp Khác Phân loại lao động (LĐ) 985 138 53 174 238 60 46 280 Số LĐ có nghiệp vụ 395 68 34 85 86 32 20 70 Tỷ trọng (%) 40,1 Tỷ trọng (%) 59,9 Số LĐ có ngoại ngữ 235 47 36 65 30 8 4 45 Tỷ trọng (%) 23,86 Số LĐ chƣa có ngoại ngữ 750 91 17 109 208 52 42 235 Tỷ trọng (%) 76,14 Nguồn; Trang thông tin du lịch, Sở VHTT&DL)