SlideShare a Scribd company logo
1 of 79
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH
TỈNH NINH BÌNH
Ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 8 34 04 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS PHẠM TRUNG LƯƠNG
Hà nội, năm 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
Những nội dung trong Luận văn này là do bản thân tôi thực hiện dưới sự hướng
dẫn của PGS.TS Phạm Trung Lương.
Mọi tài liệu tham khảo được dùng trong luận văn đều được trích dẫn nguồn
gốc rõ ràng.
Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa
được ai công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào.
Hà Nội, ngày tháng 08 năm 2018
Người thực hiện
Nguyễn Thị Tuyết Mai
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn chân thành, sâu sắc nhất đến PGS.TS
Phạm Trung Lương - Người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên tôi trong
suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn: “Quản lý nhà nước đối với phát
triển du lịch tỉnh Ninh Bình”.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới các Thầy Cô giáo, cán bộ,
nhân viên khoa quản lý kinh tế, Học viện khoa học xã hội cùng các Thầy Cô giáo đã
trực tiếp giảng dạy trong suốt hai năm học vừa qua, đã động viên, nhiệt tình giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc, Các phòng ban chức năng, các cán
bộ quản lý, đã tạo điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn
tốt nghiệp.
Mặc dù đã hết sức cố gắng trong quá trình thực hiện luận văn nhưng do điều
kiện thời gian và năng lực của bản thân, trình độ nghiên cứu còn hạn chế nên luận
văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong được sự chỉ bảo, đóng góp ý
kiến của các Thầy Cô giáo và các bạn bè đồng nghiệp và những người quan tâm.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng 08 năm 2018
Tác giả
Nguyễn Thị Tuyết Mai
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QLNN ĐỐI VỚI PHÁT
TRIỂN DU LỊCH ............................................................................................ 6
1.1. Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch .............................................. 6
1.2. Đặc điểm, vai trò và nội dung QLNN đối với phát triển du lịch ............... 7
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả QLNN và phát triển du lịch............12
1.4. Kinh nghiệm QLNN đối với phát triển du lịch........................................20
Chương 2: THỰC TRẠNG QLNN ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH
TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2010 – 2017............................................24
2.1. Khái quát về phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình........................................24
2.2. Phân tích thực trạng QLNN đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình........34
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QLNN ĐỐI VỚI PHÁT
TRIỂN DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH ĐẾN NĂM 2030...........................56
3.1. Quan điểm, định hướng mục tiêu phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình .......56
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện QLNN đối phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình........60
KẾT LUẬN....................................................................................................70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................72
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Nội dung đầy đủ
QLNN Quản lý nhà nước
DVDL Dịch vụ du lịch
TNDL Tài nguyên du lịch
SPDL Sản phẩm du lịch
LS-VH Lịch sử - Văn hóa
TTDL Thị trường du lịch
UBND Uỷ ban nhân dân
HĐND Hội đồng nhân dân
BQL Ban quản lý
XTĐT Xúc tiến đầu tư
PGS.TS Phó giáo sư.Tiến sĩ
VHTTDL Văn hóa thể thao du lịch
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Số lượng khách du lịch đến Ninh Bình giai đoạn 2010 - 2017.........27
Bảng 2: Khách du lịch có lưu trú ở Ninh Bình giai đoạn 2010 - 2017...........29
Bảng 3: Tổng thu từ du lịch của tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2010 - 2017 ........32
Biểu đồ 1: Khách du lịch đến thăm quan Ninh Bình giai đoạn 2010 – 2017.28
Biểu đồ 2: Tổng số lượt khách nghỉ ở cơ sở lưu trú giai đoạn 2010 – 2017 ..30
Biểu đồ 3: Tổng số ngày khách lưu trú qua đêm giai đoạn 2010 – 2017 .......31
Biểu đồ 4: Doanh thu từ hoạt động du lịch từ năm 2010 đến năm 2017........32
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Với tư cách là một ngành kinh tế phát triển trong điều kiện thị trường, hoạt
động phát triển du lịch luôn cần được đặt dưới sự quản lý nhà nước (QLNN) về du
lịch để một mặt tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển, đồng thời lại có được sự
quản lý nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của phát triển du lịch đến tài nguyên,
môi trường (bao gồm cả môi trường tự nhiên và môi trường văn hóa), và kinh tế - xã
hội, hướng đến phát triển bền vững. Điều này đặc biệt quan trọng khi ở Việt Nam du
lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn và phát triển nhanh chóng với tốc độ
bình quân trên 10%/năm trong vòng 10 năm trở lại đây. Nghị quyết 08 - NQ/TW ngày
16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
đã khẳng định vị trí của ngành du lịch trong cơ cấu kinh tế của cả nước. Nhiều địa
phương cũng đã xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn và đã có định hướng
chiến lược phát triển trong xu thế hội nhập toàn diện với trào lưu phát triển du lịch
của cả nước, khu vực và thế giới. Trong thực tế du lịch là ngành kinh tế có mức tăng
trưởng trung bình liên tục trên 10%/năm giai đoạn từ năm 2000 đến nay. Năm 2017,
ngành du lịch đã đóng góp trực tiếp 12.966 tỷ USD, tương đương 5,9% GDP quốc tế
và tạo ra trên 12,5 triệu việc làm cho xã hội (WTTC, 2018). Theo Tổng cục Du lịch,
số lượng khách quốc tế vào Việt Nam năm 2017 tăng gần 30% so với 2016, đạt gần
13 triệu lượt khách. Trong khi đó lượng khách du lịch nội địa tiếp tục tăng trưởng
trung bình trên 7%/năm, đạt gần 75 triệu lượt khách năm 2017. Du lịch tiếp tục là
lĩnh vực hấp dẫn các nhà đầu tư với mức đầu tư trên 5.139 tỷ USD, chiếm 8,5% tổng
mức đầu tư vào nền kinh tế Việt Nam trong năm 2017 (WTTC, 2018).
Cùng với bối cảnh chung đó, phát triển du lịch Ninh Bình trở thành ngành kinh
tế mũi nhọn là phù hợp với xu thế của thời đại, phù hợp với chiến lược phát triển du
lịch của Việt Nam, đặc biệt là chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đất nước
trong thời kỳ mới. Ninh Bình là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, có tọa độ địa
lý từ 19O
50’ đến 20O
27’ vĩ độ Bắc và từ 105O
32’ đến 106O
27’ kinh độ đông. Về phía
2
Bắc, Ninh Bình giáp tỉnh Hà Nam với một phần ranh giới tự nhiên là sông Đáy; phía
Nam giáp tỉnh Thanh Hóa với ranh giới tự nhiên là dãy Tam Điệp chạy theo hướng
Tây Bắc - Đông Nam; phía Tây giáp tỉnh Hòa Bình; và phía Đông Nam giáp biển
Đông. Về mặt hành chính, tỉnh Ninh Bình có 8 huyện, thành phố là thành phố Ninh
Bình; thành phố Tam Điệp; và các huyện Yên Khánh, Yên Mô, Kim Sơn, Hoa Lư, Gia
Viễn và Nho Quan), với diện tích tự nhiên là 1.386,79 km2
, trong đó đất đồi núi và nửa
đồi núi chiếm trên 70% (trên 1.100 km2
), dân số (năm 2016) trên 952,5 ngàn người.
Ninh Bình được xác định nằm ở Vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc,
có các tuyến du lịch quốc gia chạy qua (tuyến đường bộ theo quốc lộ 1A, đường cao
tốc Bắc - Nam, quốc lộ 10… và tuyến đường sắt Bắc - Nam). Thành phố Ninh Bình
còn được xác định là trung tâm của tiểu vùng du lịch Nam đồng bằng sông Hồng.
Thực tế phát triển du lịch Ninh Bình trong những năm qua đã cho thấy du lịch
ngày càng có những đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương. Tổng thu từ du lịch của tỉnh Ninh Bình trong những năm qua đã có sự tăng
trưởng đáng kể. Nếu như năm 2010 tổng thu từ du lịch của tỉnh mới đạt 551,4 tỷ đồng
thì đến năm 2017 đã tăng lên gấp 4,58 lần và đạt mức xấp xỉ 2.528,3 tỷ đồng, tốc độ
tăng trưởng trung bình giai đoạn 2010 - 2017 là 24,3%/năm. Sự đóng góp của ngành
du lịch trong cơ cấu kinh tế của địa phương trong thời gian qua cũng không ngừng
gia tăng. Giá trị gia tăng ngành du lịch của tỉnh (GRDP du lịch) năm 2010 mới đạt
khoảng 410 tỷ đồng (tương đương 18,6 triệu USD), đến năm 2016 đã tăng lên 1.232
tỷ đồng (tương đương 56 triệu USD); tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 22,0%/năm
cho giai đoạn 2010 - 2016. Nếu như năm 2010, tỷ trọng GRDP du lịch trong GRDP
chung của tỉnh mới là 2,12% thì năm 2016 đã đạt 4,4%. Mặc dù chỉ số tuyệt đối còn
thấp, chưa tương xứng với vị trí và tiềm năng, tuy nhiên với tốc độ tăng trưởng như
hiện nay, có thể thấy triển vọng phát triển du lịch Ninh Bình trở thành ngành kinh tế
mũi nhọn là rất lớn và có thể đạt tới 7,5 - 8,0% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, đặc biệt
khi các khu du lịch trọng điểm của tỉnh tiếp tục được đầu tư hoàn chỉnh và đi vào hoạt
động. Vì vậy, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Ninh Bình, việc lựa
3
chọn du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn hoàn toàn có cơ sở và phù hợp với chiến lược
phát triển du lịch chung của cả nước.
Trong thực tế cho thấy, sức hấp dẫn của du lịch Ninh Bình chủ yếu dựa vào
những yếu tố tự nhiên, các điểm du lịch đã được cải thiện nhưng cơ sở vật chất còn
thiếu tính đồng bộ, chuyên nghiệp. Những hạn chế về QLNN về du lịch với những
biểu hiện cụ thể như đã đề cập sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến mục tiêu phát triển du
lịch Ninh Bình thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương, tương xứng
với tiềm năng và vị thế của du lịch Ninh Bình.
Trong bối cảnh đó lựa chọn và thực hiện đề tài nghiên cứu: “Quản lý nhà
nước đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình” để làm luận văn tốt nghiệp ngành
Quản lý kinh tế - Khoa Kinh tế học sẽ có những đóng góp nhất định về việc giải quyết
những hạn chế đặt ra trên đây đối với công tác QLNN về du lịch ở Ninh Bình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Tổng quan một số vấn đề lý luận cơ bản và kinh nghiệm về quản lý nhà nước
đối với phát triển du lịch.
Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch tỉnh
Ninh Bình, xác định những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng đó làm
cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp tăng cường năng lực quản lý nhà nước đối với
phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình.
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp tăng cường năng lục quản lý nhà nước
đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình đến năm 2030.
Với đề tài QLNN đối với phát triền du lịch tỉnh Ninh Bình chưa có một công
trình nghiên cứu nào. Chính từ việc nghiên cứu đề tài đã có những đóng góp mới cho
sự phát triển chuyên ngành, đóng góp phục vụ sản xuất, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc
phòng và đời sống.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục đích vận dụng có chọn lọc cơ sở lý luận QLNN về phát triển du lịch tỉnh
Ninh Bình vào phân tích tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch. Từ đó, đưa ra định
hướng và đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch nhằm khai thác có hiệu quả tiềm
4
năng du lịch của tỉnh, đồng thời hướng tới sự phát triển bền vững và góp phần đẩy
mạnh phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình tương xướng với tiềm năng và vị thế.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu: là quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch tỉnh
Ninh Bình.
- Phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình
- Phân tích thực trạng QLNN đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình
 Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung: Luận văn tập chung nghiên cứu nội dung cơ bản của QLNN
bao gồm quản lý chuyên ngành (QLNN về du lịch) và quản lý theo lãnh thổ đối với
phát triển du lịch.
+ Về không gian: Tỉnh Ninh Bình
+ Về thời gian: Các dữ liệu, số liệu và phân trích thực trạng giai đoạn
2010 - 2017; một số giải pháp hoàn thiện QLNN đối với phát triển du lịch tỉnh
Ninh Bình và định hướng đến năm 2030.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài sẽ sử dụng một số cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu chính sau:
Phương pháp phân tích - tổng hợp: Đây là phương pháp cơ bản và quan trọng
được sử dụng phổ biến trong hầu hết các nghiên cứu khoa học. Phương pháp này sử
dụng xuyên suốt trong quá trình giả quyết các nội dung nghiên cứu của đề tài.
Phương pháp thống kê: là phương pháp được vận dụng nghiên cứu trong khoá
luận này để xác định hiện trạng hoạt động du lịch thông qua các chỉ tiêu phát triển
ngành cơ bản. Phương pháp này hỗ trợ xử lý các thông tin để xây dựng mô hình phù
hợp với nhiệm vụ đã đặt ra.
Phương pháp sơ đồ, biểu đồ: là phương pháp cần thiết trong quá trình nghiên
cứu có liên quan đến các giá trị định lượng. Ngoài mục đích minh hoạ về tính trực
quan, phương pháp này còn giúp các nhận định, đánh giá trong quá trình nghiên cứu
thể hiện tổng quát nhất.
5
Phương pháp điều tra thực địa: Là công cụ không thể thiếu đối với các nghiên
cứu khoa học, cả trong lĩnh vực tự nhiên và xã hội. Phương pháp này được áp dụng
nhằm thu thập các thông tin thực tế hoặc kiểm chứng những nhận định, giả thiết được
hình thành qua xử lý sơ bộ các số liệu, thông tin thu thập được.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
 Về lý luận: Luận giải và làm sáng tỏ hơn những vấn đề về QLNN đối với
phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình. Từ đó đã phân tích rõ thực trạng quản lý nhà nước
về du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Binh năm 2010 đến 2017.
 Về thực tiễn: Giúp cho việc phản ánh thực trạng QLNN đối với phát triển
du lịch tại Ninh Bình và phân tích thực trạng đó, chỉ ra những nguyên nhân của những
hạn chế, tồn tại trong công tác quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Ninh Bình.
Là tài liệu tham khảo hữu ích cho việc QLNN đối với phát triển du lịch tỉnh
Ninh Bình.
7. Kết cấu của luận văn
Đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn được cấu trúc
làm 3 chương:
Chương 1: Một số lý luận cơ bản về QLNN đối với phát triển du lịch.
Chương 2: Thực trạng QLNN đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình giai
đoạn 2010 – 2017.
Chương 3: Một số giải nhằm hoàn thiện QLNN đối với phát triển du lịch tỉnh
Ninh Bình đến năm 2030.
6
Chương 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QLNN ĐỐI VỚI
PHÁT TRIỂN DU LỊCH
1.1. Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch
Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch là sự tác động có tổ chức và điều
chỉnh liên tục bằng quyền lực công cộng chủ yếu thông qua pháp luật dựa trên nền
tảng của thể chế chính trị nhất định đối với các quá trình, các hoạt động du lịch nhằm
đạt được hiệu quả và mục tiêu kinh tế - xã hội do nhà nước đặt ra.
Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách
phát triển du lịch.
Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về phát
triển du lịch; xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về du lịch;
xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý về du lịch;
Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phát triển du lịch.
Tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch; nghiên
cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong phát triển du lịch.
Tổ chức điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch để xây dựng quy hoạch phát triển
du lịch.
Thực hiện hợp tác quốc tế về du lịch; hoạt động xúc tiến du lịch ở trong nước
và nước ngoài;
Quy định tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch, sự phối hợp của các cơ
quan nhà nước trong việc quản lý nhà nước về du lịch.
Cấp, thu hồi giấy phép, các giấy chứng nhận về hoạt động du lịch.
Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về
du lịch.
Trong QLNN về du lịch đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình như sau:
 Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của
mình, thực hiện quản lý nhà nước về du lịch tại địa phương; cụ thể hóa chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển du lịch phù hợp với thực tế tại địa phương.
7
Cụ thể, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình có một số nhiệm vụ, quyền hạn
sau đây:
- Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành các chính
sách ưu đãi, thu hút đầu tư để khai thác tiềm năng, thế mạnh về du lịch của địa
phương; hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng;
- Quản lý tài nguyên du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, hoạt động kinh doanh
du lịch và hướng dẫn du lịch trên địa bàn;
- Bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, môi trường, an toàn thực phẩm tại
khu du lịch, điểm du lịch, nơi tập trung nhiều khách du lịch;
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân để bảo đảm môi trường du
lịch thân thiện, lành mạnh và văn minh;
- Tổ chức tiếp nhận và giải quyết kiến nghị của khách du lịch;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Luật Du lịch.
 Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; thực
hiện chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về du lịch ở địa phương
theo quy định của pháp luật.
1.2. Đặc điểm, vai trò và nội dung QLNN đối với phát triển du lịch
Đặc điểm: Phát triển du lịch nói chung và bất kỳ ngành kinh tế nào cũng vậy
cũng cần phải đạt được cả ba mục tiêu cơ bản đó là:
+ Cần phải đảm bảo vấn đề quan trọng nhất là về môi trường, văn hoá xã hộivà
về kinh tế.
+ Đối với văn hoá xã hội thì cần phải đảm bảo đem lại lợi ích lâu dài cho xã
hội như tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần nâng cao mức sống người
dân và ổn định về mặt xã hội, đồng thời bảo tồn các giá trị về văn hoá xã hội.
+ Đối với tài nguyên và môi trường đòi hỏi khai thác, sử dụng tài nguyên để
đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai. Điều này được thể hiện rõ ở sử dụng tài
nguyên một cách hợp lý đảm bảo sự bảo tồn đa dạng sinh học, không có những tác
động tiêu cực đến môi trường.
8
+ Du lịch ngày nay trở thành nhu cầu phổ biến của con người. Trên nhiều quốc
gia du lịch không những chiếm tỷ trọng lớn trong GDP mà còn có vai trò không nhỏ
trong việc phát triển kinh tế vùng chậm phát triển; xóa đói giảm nghèo ở các vùng
sâu, vùng xa và bảo vệ môi trường sinh thái. Vì vậy mà vai trò của ngành du lịch
được đánh giá là rất quan trọng đối với nền kinh tế của một quốc gia.
+ Nhà nước cũng có những chính sách, pháp luật tạo môi trường thuận lợi và
an toàn để du lịch phát triển nhanh và hiệu quả.
+ Nhà nước cũng có nhũng sự điều tiết nhằm đảm bảo phát triển ngành du lịch
phù hợp với định hướng và yêu cầu tổng thể nền kinh tế quốc dân.
+ Sự quản lý của nhà nước nhằm hạn chế những yếu tố tiêu cực có thể phát
sinh từ hoạt động du lịch.
+ Cần phải có sự quản lý của nhà nước nhằm tạo điều kiện cho du lịch phát triển
như các vấn đề về hợp tác quốc tế và vấn đề về thủ tục hành chính trong du lịch.
Vai trò và nội dung của QLNN về du lịch: Nội dung QLNN về du lịch được
thể hiện cụ thể tại Điều 73, Luật Du lịch 2017 (trước đó tại Điều 10, Luật Du lịch
2005), bao gồm 10 hoạt động (thay vì 09 hoạt động được quy định tại Luật Du lịch
2005). Cho dù có sự thay đổi nhỏ về số lượng các hoạt động QLNN về du lịch được
quy định tại Luật du lịch giữa 2 thời kỳ, tuy nhiên mục tiêu của hoạt động QLNN về
du lịch là nhất quán, theo đó QLNN về du lịch được thực hiện nhằm:
Thứ nhất, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động phát triển du lịch với tư cách
là một ngành kinh tế trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh;
Thứ hai, đảm bảo hoạt động phát triển du lịch tuân thủ các quy định pháp luật
hiện hành, môi trường kinh doanh du lịch lành mạnh và bình đẳng;
Thứ ba, tạo điều kiện thuận lợi và đảm bảo quyền lợi của khách du lịch
Hoạt động QLNN về du lịch được thực hiện ở 2 cấp trung ương và địa phương
cấp tỉnh. Sự khác nhau cơ bản của hoạt động QLNN về du lịch giữa 2 cấp là cấp tỉnh
không có quyền thực hiện một số hoạt động ở tầm quốc gia về ban hành chính sách;
xây dựng chiến lược, quy hoạch, xây dựng các định mức, tiêu chuẩn ngành và điều
phối các hoạt động du lịch liên quốc gia, liên vùng, liên tỉnh.
9
Hoạt động QLNN về du lịch của Ninh Bình cũng không phải là ngoại lệ
Để đảm bảo hoạt động QLNN về du lịch có hiệu quả, một số yếu tố cần quan
tâm bao gồm:
 Nhận thức đúng và đầy đủ về trách nhiệm QLNN
 Năng lực thực thi của cơ quan QLNN về du lịch
 Sự phân định rõ chức năng và quyền hạn của cơ quan QLNN về du lịch
với các cơ quan có liên quan và chính quyền địa phương các cấp
 Sự hợp tác và hỗ trợ của các cơ quan có liên quan, chính quyền địa phương
và cộng đồng
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển du lịch Việt Nam, du lịch Ninh
Bình đã và đang ngày một khẳng định vị trí của một địa phương, ở đó thì cũng có
những đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội.
Trong những kết quả phát triển du lịch đáng ghi nhận của tỉnh Ninh Bình trong
những năm qua, có những đóng góp không nhỏ của hoạt động QLNN về du lịch.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân du lịch tỉnh Ninh Bình phát triển chưa tương
xứng vị thế và đáp ứng được kỳ vọng của địa phương cũng như của du lịch Việt Nam.
Trong số những nguyên nhân đó, QLNN về du lịch là một trong những nguyên nhân
quan trọng, thể hiện ở việc chưa đạt được những mục tiêu mà QLNN về du lịch đặt
ra. Cụ thể:
- Mặc dù được xác định là nơi có lợi thế về du lịch, tuy nhiên cho đến nay
Ninh Bình lại là địa phương đi sau nhiều địa phương thực hiện xây dựng chiến lược
và quy hoạch tổng thể phát triển du lịch. Cho đến nay Ninh Bình mới hoàn thành Quy
hoạch tổng thể phát triển du lịch Tỉnh Ninh Bình giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030 trong bối cảnh sắp kết thúc giai đoạn phát triển đến năm 2020 và Luật
Quy hoạch có hiệu lực từ ngày 1/1/2019, theo đó sẽ không còn quy hoạch ngành ở
cấp tỉnh.
- Chưa nỗ lực trong việc tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành chính sách
tạo đột phá cho du lịch Ninh Bình để Ninh Bình trở thành điểm đến du lịch hàng đầu
ở khu vực phía Bắc và tạo những sản phẩm du lịch đặc thù của Tỉnh dựa trên những
10
lợi thế so sánh, cũng như các chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh của điểm đến
du lịch Ninh Bình trong bối cảnh hội nhập, tác động của cách mạng công nghiệp 4.0
và ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Mặc dù có nhiều nỗ lực trong việc tổ chức các lễ hội, du lịch, hay như tuần
du lich Ninh Bình năm 2018 với chủ đề “ Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An”, v.v., tuy
nhiên việc thực hiện công tác xúc tiến quảng bá điểm đến du lịch Ninh Bình còn thiếu
chuyên nghiệp, chưa đem lại hiệu quả như mong muốn.
- Chưa chủ động tham gia và thực hiện vai trò trong liên kết phát triển du lịch
với các địa phương, đặc biệt với Hà Nội và các địa phương trong vùng Đồng bằng
sông Hồng & Duyên hải Đông Bắc cũng như với các trung tâm du lịch lớn trong cả
nước và khu vực.
- Chưa chủ động trong việc phối hợp với các ngành chức năng và chính quyền
các cấp trong việc tổ chức bố trí nơi dừng, đỗ cho các phương tiện giao thông đã được
cấp biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch để tiếp cận điểm tham quan du lịch,
cơ sở lưu trú du lịch; tổ chức rà soát, lắp đặt biển báo, biển chỉ dẫn vào khu du lịch,
điểm du lịch. Đây là một trong những nội dung QLNN về du lịch được quy định trong
Luật Du Lịch 2017.
1.2.1. Vai trò của phát triển du lịch đối với kinh tế
Du lịch là một loại hình xuất khẩu đặc biệt, sản phẩm và dịch vụ được cung
cấp cho người nước ngoài nhưng lại được tiêu thụ ngay tại nước sở tại và đem lại
nguồn thu ngoại tệ lớn cho quốc gia. Sự phát triển du lịch quốc tế có những ý nghĩa
quan trọng trong việc củng cố các mối quan hệ kinh tế quốc tế theo các hướng như:
Kết hợp đồng trao đổi khách giữa các nước tổ chức, các hãng du lịch, tham gia vào
các tổ chức quốc tế về du lịch.
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp. Sự phát triển của du lịch giúp đa đạng
hoá và kích thích sự phát triển của các ngành kinh tế khác như: nông nghiệp, công
nghiệp, giao thông vận tải, ngoại thương.
Ngoài ra, vai trò kinh tế của du lịch còn được thể hiện ở việc giúp con người,
lực lượng sản xuất chủ yếu của xã hội phục hồi sức khoẻ cũng như khả năng lao động.
11
Thông qua hoạt động nghỉ ngơi, du lịch, tỷ lệ ốm đau trong khi làm việc giảm đi, tỷ lệ
tử vong ở độ tuổi lao động hạ thấp và rút ngắn thời gian chữa bệnh, giảm số lần khám
bệnh tại các bệnh viện. Sức khoẻ và khả năng lao động là một trong những nhân tố
quan trọng để đẩy mạnh sản xuất xã hội và nâng cao hiệu quả kinh tế.
1.2.2. Vai trò của phát triển du lịch đối với xã hội
Du lịch là điều kiện để con người có điều kiện tiếp xúc với nhau, gần gũi nhau
hơn, hiểu nhau hơn, tăng thêm tính đoàn kết cộng đồng.
Du lịch được xem như nhân tố củng cố hoà bình, đẩy mạnh các mối giao lưu
quốc tế, mở rộng sự hiểu biết giữa các dân tộc. Thông qua đó, tình hữu nghị giữa các
dân tộc được đẩy mạnh.
Du lịch góp phần quan trọng trong việc gìn giữ, bảo tồn bản sắc văn hoá dân
tộc, nâng cao lòng yêu nước, yêu thiên nhiên. Sự phát triển du lịch tác động đến các
mặt văn hoá, xã hội của nơi đến. Ngược lại, du khách cũng bị ảnh hưởng nhất định
bởi sự khác biệt về văn hoá, đời sống ở các nước, các vùng họ đến thăm. Họ có cơ
hội để tìm hiểu và học hỏi lối sống và phong tục tập quán của dân tộc khác.
Du lịch cũng góp phần giải quyết việc làm cho người lao động. Đây là ngành
tạo ra rất nhiều việc làm. Theo thống kê, số lao động trong ngành du lịch và các lĩnh
vực liên quan chiếm 10,7% tổng số lao động toàn thế giới. Do đó, tỷ lệ thất nghiệp
giảm; đời sống vật chất, tinh thần của con người được cải thiện và nâng cao.
1.2.3. Vai trò của phát triển du lịch đối với môi trường, sinh thái
Du lịch là nhân tố có tác dụng kích thích việc bảo vệ và khôi phục môi trường
thiên nhiên bao quanh vì chính môi trường này có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ
và hoạt động của con người. Thông qua hoạt động du lịch, khách du lịch có điều kiện
hiểu biết sâu sắc về tự nhiên, thấy được giá trị của tự nhiên đối với đời sống con
người, là bằng chứng thực tiễn phong phú góp phần tích cực vào việc giáo dục ý thức
bảo vệ môi trường. Du lịch và môi trường có quan hệ mật thiết với nhau. Du lịch góp
phần bảo vệ môi trường sinh thái, tạo điều kiện để phát triển du lịch.
Nhu cầu nghỉ ngơi, du lịch của đông đảo quần chúng đòi hỏi phải hình thành
các kiểu cảnh quan được bảo vệ giống như các công viên quốc gia. Từ đó, hàng loạt
12
các vườn quốc gia đã được thành lập. Hoạt động du lịch tạo ra hiệu quả tốt đối với
việc sử dụng hợp lý và bảo vệ tối ưu các nguồn tài nguyên và môi trường du lịch góp
phần tích cực vào việc bảo tồn các vườn quốc gia, các khu bảo tồn tự nhiên, các khu
rừng văn hóa - lịch sử - môi trường.
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả QLNN và phát triển du lịch
1.3.1. Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả QLNN về du lịch
- Sự quan tâm của Lãnh đạo cho công tác QLNN về du lịch phải đảm bảo phối
hợp được với các cấp, các ngành ở Trung ương và địa phương: Tổng cục du lịch và
sở du lịch tỉnh Ninh Bình quan tâm triển khai công tác nghiên cứu, dự báo thị trường
khách du lịch nhằm thúc đẩy du lịch phát triển.
- Tổ chức bộ máy QLNN về du lịch từ Trung ương đến địa phương đang dần
được hoàn thiện và phát huy chức năng QLNN về du lịch.
- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ QLNN về du lịch. Trên cơ sở
định hướng phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình, tính toán nhu cầu về số lượng cán bộ
QLNN về du lịch cho từng thời kỳ, từng cấp để xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào
tạo, bồi dưỡng với nhiều hình thức thích hợp. Trong công tác cán bộ, còn những hạn
chế đòi hỏi cần tiếp tục kiện toàn để bảo đảm năng lực quản lý, đáp ứng yêu cầu trong
tình hình mới. Việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất,
năng lực và trình độ, đáp ứng yêu cầu của nhân dân.
- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch phát triển hoạt du lịch
phù hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội cả nước và của địa phương.
Tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển du lịch sau khi được cấp có thẩm quyền phê
duyệt; tham gia hợp tác quốc tế về dịch vụ, du lịch theo quy định của pháp luật.
- Xây dựng kế hoạch du lịch hằng năm của cả nước, của địa phương; trên cơ sở kế
hoạch để chỉ đạo hoạt động du lịch và hướng dẫn điều tiết các thành phần kinh tế
khác hoạt động theo kế hoạch định hướng đề ra.
- Cấp, thu hồi giấy phép kinh doanh du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, khách
sạn, lữ hành nội địa của tỉnh theo quy định của pháp luật. Tổ chức quản lý xuất khẩu,
13
nhập khẩu theo quy định của pháp luật; chỉ đạo công tác quản lý thị trường. Quy định
các quy tắc về an toàn và vệ sinh trong hoạt động du lịch.
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra định kỳ, đột xuất các hoạt động du lịch trong việc
chấp hành các chính sách pháp luật của Nhà nước quy định trong quản lý du lịch.
- Tổ chức thu thập, cung cấp thông tin về thị trường, về cung cầu hàng hóa, về
xu thế phát triển của du lịch thế giới, khu vực và trong nước, tổ chức các hoạt động
về du lịch.
- Tổng cục Du lịch và đại diện các Sở Du lịch và Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch đã triển khai công tác quản lý nhà nước về Du lịch; đồng thời, đề xuất những giải
pháp về quản lý nguồn lực để thực hiện cho sự phát triển bền vững của Du lịch Việt
Nam nói chung và các tỉnh nói riêng.
1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch
Du lịch là một trong những ngành có định hướng tài nguyên rõ rệt. TNDL ảnh
hưởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ, đến việc hình thành chuyên môn hoá và hiệu quả
kinh tế của hoạt động du lịch. TNDL bao gồm TNDL tự nhiên và TNDL nhân văn.
Tài nguyên du lịch tự nhiên
- Địa hình: Địa hình có vai trò quan trọng đối với du lịch. Trước hết, bề mặt
địa hình là nơi diễn ra các hoạt động của du khách, đồng thời cũng là nơi xây dựng
các công trình thuộc cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch. Địa
hình càng đa dạng thì phong cảnh càng đẹp, càng phong phú, có sức hấp dẫn. Những
kiểu địa hình có ý nghĩa trong du lịch như: hang động karst, địa hình vùng đồi núi,
biển đảo…Những đặc trưng của các kiểu địa hình này là yếu tố cần thiết để hình thành
và phát triển các loại hình du lịch. Ví dụ, miền núi là khu vực thuận lợi để tổ chức du
lịch mạo hiểm, leo núi…
- Khí hậu: Khí hậu là thành phần quan trọng của môi trường tự nhiên có tác
động đối với hoạt động du lịch. Những nơi có khí hậu ôn hoà thường được khách du
lịch ưa thích.
Điều kiện thời tiết ảnh hưởng đến việc thực hiện các chuyến đi hoặc các hoạt
động du lịch.
14
Khí hậu có tác động dến sức khoẻ con người và tạo ra mùa vụ trong năm của
hoạt động du lịch. Ví dụ, mùa hè có thể phát triển nhiều loại hình du lịch như du lịch
biển, du lịch núi, du lịch nghỉ dưỡng…
- Tài nguyên nước: Nguồn nước là tài nguyên tất yếu cần thiết để duy trì đời
sống sinh hoạt của con người. Ngoài phục vụ nhu cầu sinh hoạt của du khách, các
dạng địa hình chứa nước, chủ yếu là nước mặt còn tạo ra những phong ảnh đẹp. Nhiều
loại hình du lịch được triển khai dựa trên đặc điểm của nguồn nước. Chẳng hạn,
những dòng sông thơ mộng phù hợp cho hoạt động du thuyền; thác nước có thể gắn
với du lịch mạo hiểm.
Trong số các loại tài nguyên nước, cần phải nói đến nước khoáng. Nước
khoáng là loại tài nguyên tổng hợp mà giá trị kinh tế và du lịch chữa bệnh thể hiện
rất rõ. Hiện nay, nhu cầu đi du lịch kết hợp với việc an dưỡng, chữa bệnh ở các nguồn
nước khoáng ngày càng tăng mạnh.
- Sinh vật: Tài nguyên sinh vật là nhân tố tạo nên phong cảnh thiên nhiên đẹp,
sống động. Đồng thời tài nguyên cũng có ý nghĩa quan trọng với các loại hình du lịch
sinh thái, tham quan, nghiên cứu khoa học. Tài nguyên sinh vật phục vụ mục đích du
lịch tập trung khai thác ở các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh
quyển thế giới, hệ sinh thái rừng ngập mặn…
Tài nguyên du lịch văn hóa
- Các di sản văn hoá thế giới và các di tích lịch sử - văn hoá: Các di sản văn
hoá thế giới và các di tích lịch sử - văn hoá (di tích LS-VH) được coi là một trong
những tài nguyên du lịch nhân văn quan trọng nhất. Đây là nguồn lực để phát triển
và mở rộng hoạt động du lịch. Một di sản quốc gia được tôn vinh là di sản thế giới
thì các giá trị về văn hoá, thẩm mỹ sẽ được nâng cao trong mối quan hệ có tính toàn
cầu. Do vậy, khả năng thu hút khách du lịch và phát triển dịch vụ sẽ mạnh hơn. Di
tích LS-VH là tài sản văn hoá vô giá của mỗi địa phương, mỗi dân tộc, mỗi đất nước
và của cả nhân loại. Lãnh thổ nào có số lượng cũng như giá trị các di sản thế giới, di
tích LS-VH, danh lam thắng cảnh càng cao thì càng có điều kiện thuận lợi để phát
triển các loại hình du lịch tham quan, nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử, văn hoá.
15
- Lễ hội: Lễ hội là hình thức sinh hoạt tâm linh của các dân tộc. Khách du lịch
thường có nhu cầu tham dự các lễ hội và thường cảm thấy sự hoà đồng mãnh liệt, say
mê nhập cuộc. Thông qua việc tham gia các lễ hội của địa phương, khách du lịch có
thể hiểu thêm về phong tục, những nét đẹp trong văn hoá tâm linh của dân bản địa.
Thời gian, địa điểm diễn ra lễ hội; nội dung; quy mô của lễ hội là những đặc điểm có
ảnh hưởng đến hoạt động du lịch và đặc biệt là khả năng thu hút du khách.
- Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học: Mỗi dân tộc có những điều kiện
sinh sống, đặc điểm, văn hoá, phong tục tập quán, hoạt động sản xuất mang sắc thái riêng
của mình trên địa bàn cư trú nhất định. Những đặc thù của từng dân tộc có sức hấp dẫn
riêng đối với du khách. Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học có giá trị với du lịch
là các tập tục lạ về cư trú, tổ chức xã hội, thói quen ăn uống sinh hoạt, kiến trúc cổ, các
nét truyền thống trong quy hoạch cư trú và xây dựng, trang phục dân tộc.
- Làng nghề thủ công truyền thống: Làng nghề truyền thống được hình thành
từ lâu đời và tồn tại phát triển đến ngày nay với những sản phẩm vừa mang dấu ấn về
tâm hồn và bản sắc dân tộc cùng với dấu ấn về mỗi vùng miền. Các sản phẩm thủ công
như tranh dân gian, sản phẩm là bằng đồng, bằng gỗ đã trở thành các mặt hàng lưu niệm
có giá trị, yêu thích của nhiều khách du lịch và nhất là khách du lịch quốc tế.
- Các đối tượng văn hoá, thể thao và hoạt động nhận thức khác: Các đối tượng
văn hoá cũng thu hút khách du lịch với mục đích tham quan, nghiên cứu. Đó là các
viện khoa học, các thành phố triển lãm nghệ thuật, các cuộc thi đấu thể thao quốc tế,
các cuộc thi hoa hậu…Những thành phố có nhiều đối tượng văn hoá hoặc tổ chức
hoạt động văn hoá, thể thao đều được đông đảo khách tới thăm và đã trở thành những
trung tâm lớn về du lịch văn hoá. Ngoài ra, các cuộc triển lãm, hội chợ cũng thu hút
nhiều đối tượng khách khác nhau. Các đặc sản địa phương và món ăn dân tộc cũng là
những TNDL nhân văn độc đáo, hấp dẫn du khách.
Như vậy, TNDL là yếu tố cơ bản để tạo thành các SPDL. Chính sự phong phú,
đa dạng của TNDL đã tạo nên sự hấp dẫn của SPDL để có thể đáp ứng nhu cầu đa dạng
của khách du lịch. Số lượng và chất lượng của TNDL và mức độ kết hợp giữa chúng
trên lãnh thổ có ý nghĩa đặc biệt trong hình việc hình thành và phát triển du lịch của
16
một vùng hay một quốc gia. Một lãnh thổ có nhiều TNDL với chất lượng càng cao và
mức kết hợp càng phong phú thì sức thu hút du khách của vùng đó càng mạnh.
1.3.3. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch
Cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh tế
trong đó có việc đẩy mạnh du lịch.
Hệ thống giao thông vận tải: Du lịch là chuyến đi của con người ra khỏi nơi
cư trú thường xuyên của mình. Do vậy, hoạt động du lịch phụ thuộc vào mạng lưới
đường sá và phương tiện giao thông. Nếu mạng lưới giao thông chưa hoàn thiện, điểm
đến dù có sức hấp dẫn đối với khách du lịch thì vẫn không thể khai thác được. Giao
thông thuận tiện giúp cho việc đi lại của du khách tới các điểm du lịch nhanh chóng,
dễ dàng hơn; rút ngắn thời gian di chuyển, tăng thời gian nghỉ ngơi, thư giãn. Mỗi
loại hình giao thông có những đặc điểm riêng biệt, đem lại cho du khách những trải
nghiệm thú vị khác nhau. Ví dụ, giao thông đường thuỷ có tốc độ chậm hơn nhưng
có thể kết hợp với việc tham quan giải trí dọc theo lộ trình trên sông hoặc ven biển.
Thông tin liên lạc: Thông tin liên lạc là một phần quan trọng trong cơ sở hạ
tầng của hoạt động du lịch. Nó đảm nhiệm việc vận chuyển các tin tức một cách
nhanh chóng, kịp thời, góp phần thực hiện các mối giao lưu trong nước và quốc tế.
Các hệ thống thông tin hiện đại cho phát truyền và nhận thông tin, hình ảnh ở bất cứ
nơi nào trên Trái Đất. Nhờ sự phát triển của các phương tiện thông tin liên lạc mà các
điểm đến, SPDL được du khách biết đến nhiều hơn thông qua việc quảng bá, xúc tiến
du lịch bằng internet trên các trang mạng thông tin du lịch.
Hệ thống điện- nước: Mạng lưới cung cấp điện - nước sạch là điều kiện cần
thiết đảm bảo nhu cầu thiết yếu của du khách tại điểm đến.
Cơ sở vật chất- kỹ thuật du lịch: Du lịch đóng vai trò vô cùng quan trọng
trong quá trình tạo ra sản phẩm du lịch cũng như quyết định mức độ khai thác tiềm
năng du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu cuả du khách. Nếu coi tiềm năng du lịch là điều
kiện cần cho sự phát triển du lịch của một quốc gia, một địa phương, một điểm du
lịch, tạo nên sự hấp dẫn thu hút du khách thì cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch là điều
kiện đủ cho sự phát triển du lịch.
17
Sự kết hợp hài hoà giữa tài nguyên du lịch và cơ sở vật chất - kỹ thuật của
ngành giúp cho các cơ sở dịch vụ hoạt động hiệu quả và kéo dài thời gian sử dụng
chúng trong năm.
Cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch bao gồm cơ sở của ngành và của một số ngành
kinh tế quốc dân tham gia vào phục vụ du lịch như thương mại, dịch vụ…
chủ yếu là các cơ sở lưu trú (khách sạn, biệt thự du lịch, bungalow,…); cơ sở
vui chơi giải trí; hệ thống các nhà hàng ăn uống và cửa hàng dịch vụ thương mại; các
cơ sở y tế, thể thao; các công trình văn hoá
1.3.4. Yếu tố văn hoá, xã hội
Yếu tố văn hoá, xã hội là một trong những nhân tố quan trọng trong việc phát
triển du lịch. Nhóm yếu tố này bao gồm:
Tình trạng tâm, sinh lý của con người: Khi tâm trạng vui vẻ, thoải mái, sức
khoẻ tốt hay chán nản, mệt mỏi con người đều nảy sinh nhu cầu du lịch. Tuy nhiên,
họ sẽ có thái độ tiếp nhận SPDL khác nhau.
Độ tuổi và giới tính khách du lịch: Độ tuổi của khách du lịch thường ảnh hưởng
đến loại hình du lịch mà khách lựa chọn. Đối với những người trẻ tuổi, họ thường
thích tham gia du lịch mạo hiểm, khám phá… Những người cao tuổi thì thường tham
gia loại hình du lịch tâm linh, thăm thân…
Giới tính của du khách: thông thường nam giới đi du lịch nhiều hơn phụ nữ.
Thời gian rảnh rỗi: Là điều kiện tất yếu để con người có thể tham gia vào hoạt
động du lịch. Nếu không có thời gian rảnh rỗi, con người không thể thực hiện các
chuyến đi. Yếu tố này quyết định đến độ dài của chuyến đi.
Bản sắc văn hoá và tài nguyên nhân văn khác: Sự khác biệt giữa các nền văn hoá
của các địa phương, các vùng, các quốc gia kích thích ham muốn tìm hiểu của con người.
Quốc gia nào giữ được bản sắc dân tộc, bảo tồn được những nét văn hoá truyền thống sẽ
có sức hấp dẫn và thu hút được nhiều khách du lịch. Bên cạnh đó, các tài nguyên nhân
văn như: di sản văn hoá thế giới, di tích lịch sử văn hóa, các lễ hội, các đối tượng du lịch
gắn với dân tộc học…sẽ là nhân tố tạo ra sức hấp dẫn du khách.
18
Trình độ văn hoá: Khi trình độ văn hoá cao thì động cơ du lịch của con người
càng tăng. Họ đi du lịch với mục đích tìm hiểu, nghiên cứu, mở mang kiến thức nên
thói quen du lịch hình thành ngày một rõ rệt. Trình độ văn hoá của khách du lịch ảnh
hưởng đến cách cảm nhận điểm đến du lịch cũng như là dịch vụ trong du lịch. Mặt
khác, trình độ văn hoá của “người làm du lịch” tác động trực tiếp đến chất lượng sản
phẩm, khả năng phục vụ khách du lịch.
Nghề nghiệp: Nhân tố nghề nghiệp có ảnh hưởng đến thói quen đi du lịch và mục
đích đi du lịch của khách du lịch. Thường thì các nhà kinh doanh, các nhà báo, các nhà
ngoại giao… tham gia vào hoạt động du lịch nhiều hơn các nghề nghiệp khác.
Thị hiếu và các kỳ vọng: ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của sản phẩm du
lịch của du khách.
1.3.5. Yếu tố kinh tế
Thu nhập: nhu cầu du lịch chỉ xuất hiện khi thu nhập của dân cư vượt trên mức
cân đối đáp ứng các nhu cầu thiết yếu để thoả mãn những nhu cầu cao hơn như là
những chuyến du lịch. Khi thu nhập của khách du lịch tăng sẽ dẫn đến tiêu dùng du
lịch tăng và ngược lại.
Giá cả hàng hoá: Thông thường, nếu giá cả hàng hoá trên thị trường du lịch tăng
thì hành vi tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ du lịch của du khách sẽ giảm và ngược lại.
Tỷ lệ trao đổi ngoại tệ: Thông thường, khách du lịch sẽ quyết định đến những
nơi mà tỷ giá hối đoái cao nhất giữa đồng tiền của nơi mà họ đang sinh sống với điểm
đến du lịch
1.3.6. Yếu tố chính trị
Điều kiện chính trị ổn định, hoà bình sẽ làm tăng số lượng khách du lịch giữa
các nước bởi vì điểm đến an toàn là điều kiện tiên quyết ảnh hưởng đến quyết định
đi du lịch của du khách. Bên cạnh đó, đường lối đối ngoại, chính sách phát triển kinh
tế- xã hội của nhà nước trong đó có chính sách phát triển du lịch; các thủ tục đi lại
giữa các quốc gia thuận tiện cũng kích thích sự gia tăng của cầu du lịch.
19
1.3.7. Cách mạng khoa học - công nghệ, xu hướng hội nhập quốc tế và đô
thị hoá
Qua các cuộc cách mạng khoa học - công nghệ và sự phát triển mạnh mẽ của
xu hướng toàn cầu hoá là những nhân tố trực tiếp làm nảy sinh nhu cầu và hoạt động
du lịch.
Nhờ có sự trợ giúp của máy móc, lao động bằng chân tay giảm nhanh chóng
nhưng sự căng thẳng trong lao động lại tăng. Điều đó đòi hỏi phải được phục hồi sức
lực thông qua con đường nghỉ ngơi, du lịch.
Quá trình đô thị hoá tách con người ra khỏi môi trường tự nhiên xung quanh,
lao động căng thẳng, sự ồn ào của đô thị làm con người có nhu cầu thay đổi bầu không
khí và được sống thoải mái giữa thiên nhiên. Do vậy, họ tìm đến những nơi có thể
đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn của mình thông qua hoạt động du lịch.
1.3.8. Sự phát triển của nền sản xuất xã hội và các ngành kinh tế
Sự phát triển của nền sản xuất xã hội làm nảy sinh nhu cầu nghỉ ngơi, phát
triển các hoạt động DVDL.
Trong nội bộ nền kinh tế, hoạt động của một số ngành như nông nghiệp, công
nghiệp và giao thông vận tải có ý nghĩa quan trọng để phát triển du lịch.
Cụ thể là, công nghiệp phát triển cao, sản xuất ra được những vật liệu đa dạng
để xây dựng các cơ sở dịch vụ và hàng loạt hàng hoá đáp ứng nhu cầu của khách du
lịch.Nông nghiệp có ý nghĩa lớn vì du lịch không thể phát triển được nếu như không
đảm bảo được việc ăn uống cho khách du lịch. Sự có mặt của nguồn rau xanh, hoa
quả, thảo mộc mở ra khả năng phát triển du lịch chữa bệnh.
Sự phát triển của mạng lưới giao thông, của phương tiện vận chuyển và sự linh
hoạt trong điều hành giao thông sẽ tác động trực tiếp đến sự hình thành và phát triển
của cầu du lịch.
Ngoài ra những hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch, mức độ ô nhiễm của môi
trường các hiện tượng thiên nhiên bất thường, dịch bệnh cũng ảnh hưởng đến sự phát
triển của du lịch.
20
1.4. Kinh nghiệm QLNN đối với phát triển du lịch
Nhà nước cần xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển
du lịch như các mục tiêu tổng quát, kế hoạch phát triển du lịch dài hạn và hoàn thiện
hệ thống pháp luật về du lịch.
Cần quảng bá, xúc tiền du lịch như tổ chức các chương trình, kế hoạch xúc
tiến, quảng bá du lịch trong và ngoài nước với các hình thức linh hoạt theo từng thời
kỳ, phù hợp với mục tiêu, xúc tiến đầu tư và ngoại giao, văn hóa nhằm phát triển thị
trường khách du lịch, phát triển thương hiệu du lịch, gia tăng lượng khách, doanh thu,
giá trị kinh tế từ du lịch
Nhà nước quản lý cấp, thu hồi giấy phép kinh doanh du lịch là tất yếu khách
quan nhằm duy trì trật tự, kỷ cương pháp luật, tạo ra sân chơi bình đẳng về quyền và
nghĩa vụ của mọi cá nhân, tổ chức trong lĩnh vực kinh doanh du lịch.
Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch đảm bảo có hiệu lực và hiệu quả
thì nhân tố bên trong này rất quan trọng.
QLNN về du lich cần đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch. Du
lịch ngày càng phát triển đòi hỏi chất lượng, hiệu quả của nguồn nhân lực cho du lịch
ngày càng phải được nâng cao và yêu cầu phải được quản lý một cách hệ thống và
chuẩn hóa.
Quản lý khai thác bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch như khai thác sử dụng
tài nguyên du lịch một cách hợp lý giảm thiểu chất thải ra môi trường. Phát triển du
lịch gắn liền với nỗ lực bảo tồn tính đa dạng của tài nguyên. Phát triển du lịch phù
hợp với quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội vì du lịch là ngành kinh tế tổng hợp có
tính liên ngành. Nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm, sự tham gia và ý kiến đóng
góp của các đối tượng tham gia du lịch trong việc khai thác bảo vệ tài nguyên. Cuối
cùng là cần đảm bảo an toàn, an ninh cho khách du lịch.
Cần kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về du lịch. Mục địch của công
tác kiểm tra, thanh tra xử lý vi phạm pháp luật về du lịch nhằm nâng cao ý thức chấp
hành luật của các cá nhân, cơ sở hoạt động trong lĩnh vực du lịch và du khách.
21
Không chỉ có ở trong nước mà chúng ta cũng cần học hỏi một vài kinh nghiệm
của quốc tế như Bangkok họ luôn chiếm ví trí top thành phố thu hút nhiều khách du
lịch nhất trên thế giới do Bisiness Insider xếp hạng. Ngoài ra thì còn có kinh nghiệm
của Singapore cũng là nước thu hút được nhiều khách du lịch và Thành phố Seoul
của Hàn Quốc cũng luôn xuất hiện trong tốp 10 thành phố hàng đầu thế giới thu hút
khách du lịch. Những kinh nghiệm quốc tế thì về công tác QLNN về du lịch chỉ thực
sự trở thành bài học cho du lịch Tỉnh Ninh Bình.
Đầu tiên là, phải có được nhận thức đầy đủ và sự đồng thuận của xã hội đối
với phát triển du lịch như một ngành kinh tế có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh
tế - xã hội. Đây sẽ là “nguồn lực” vô cùng quan trọng bên cạnh các nguồn lực về cơ chế
chính sách, về con người và về tài chính. Như vậy cần đẩy mạnh một trong những nhiệm
vụ quan trọng của QLNN về du lịch ở địa phương cấp tỉnh được quy định tại Khoản d)
Điều 75, Luật Du lịch 2017 là “Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân để bảo
đảm môi trường du lịch thân thiện, lành mạnh và văn minh”.
Hai là, phải có được chiến lược/quy hoạch/kế hoạch phát triển với tầm nhìn
và các bước đi cụ thể phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
và chiến lược/quy hoạch tổng thể phát triển du lịch quốc gia. Bài học này đồng nghĩa
với việc Ninh Bình cần sớm xây dựng và thông qua chiến lược phát triển du lịch của
thành phố đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Đây được xem là một nhiệm vụ
quan trọng của QLNN về du lịch tạo nền tảng cho phát triển du lịch thành phố một
cách bền vững.
Ba là, phải có được sản phẩm du lịch đặc thù phù hợp với “cầu” của các thị
trường du lịch trọng điểm đã được trong chiến lược phát triển du lịch điểm đến nhằm
tạo sự khác biệt, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến. Đi kèm với chiến
lược về sản phẩm du lịch là chiến lược xúc tiến quảng bá có tính chuyên nghiệp cao
với sự hỗ trợ từ chính quyền thông qua “Quỹ phát triển du lịch”. Đây là bài học rút
ra từ kinh nghiệm phát triển du lịch của nhiều điểm đến trong Top 10 thành phố thu
hút nhiều khách du lịch hàng đầu thế giới năm 2017, đặc biệt là Singapore. Bài học
này đồng nghĩ với việc Ninh Bình cần sớm rà soát lại hệ thống sản phẩm du lịch và
22
có được chiến lược về phát triển sản phẩm du lịch phù hợp với đặc điểm, tiềm năng
về tài nguyên du lịch và vị trí của Tỉnh trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam
nói chung và ở vùng Đồng bằng sông Hồng.
Thứ tư, cần tạo được môi trường du lịch an toàn và thân thiện với du khách
song đồng thời là những chế tài xử phạt nghiêm khắc đối với những hành vi vi phạm
pháp luật từ phía các doanh nghiệp du lịch và du khách. Đây là kinh nghiệm của nhiều
điểm đến, đặc biệt là Singapore và Bangkok. Kinh nghiệm này cũng đồng nghĩa với
việc Sở Du lịch cần rà soát các quy định hiện hành và tham mưu cho UBND Tỉnh
điều chỉnh các quy định pháp luật chung phù hợp để xử lý nghiêm khắc đối với các
hành vi của các tổ chức, cá nhân vi phạm quyền lợi chính đáng của du khách và cả
các hành vi vi phạm của khách du lịch, không kể họ đến từ đâu. Bên cạnh đó, cần tiếp
tục tham mưu các cấp có thẩm quyền cho phép thành lập lực lượng cảnh sát du lịch
để tiếp nhận thông tin, hỗ trợ khách du lịch và xử lý các hành vi vi phạm nhằm tránh
tình trạng “cha chung không ai khóc” đối với vấn đề đảm bảo an ninh, an toàn trong
hoạt động phát triển du lịch của thành phố.
Để có thể thực hiện có hiệu quả những bài học kinh nghiệm quốc tế đối với
QLNN về du lịch trên đây, cần có sự quan tâm đầy đủ hơn của UBND Tỉnh, của Bộ
VHTTDL để nâng cao năng lực thực thi nhiệm vụ QLNN về du lịch của Sở Du lịch
tương xứng với yêu cầu phát triển của Tỉnh và là các điểm đến du lịch hấp dẫn. So
với các tỉnh, thành phố khác trong vùng, Ninh Bình là một tỉnh có diện tích không
lớn, nhưng lại là nơi tập trung nhiều tài nguyên du lịch phong phú và đặc sắc, phát
triển du lịch Ninh Bình sẽ là động lực có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với phát
triển du lịch vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc và du lịch cả nước.
Đặt Ninh Bình trong bối cảnh phát triển của không gian thủ đô Hà Nội mở rộng và
trong mối liên kết với các tỉnh, thành phố trong vùng, đặc biệt là với Hạ Long (Quảng
Ninh) cho thấy, Ninh Bình có một vị trí quan trọng trong tam giác tăng trưởng du lịch
Hà Nội - Hạ Long - Ninh Bình, khi đó Ninh Bình và Hạ Long sẽ trở thành các “đô
thị du lịch vệ tinh” của Hà Nội với các sản phẩm du lịch hấp dẫn: “Hạ Long nước”
và “Hạ Long cạn”; là một điểm đến quan trọng và hấp dẫn trong hành trình “kết nối
23
các kinh đô cổ”, với các chương trình tham quan “du lịch về cội nguồn dựng nước và
giữ nước, tìm hiểu văn hóa và lịch sử” của dân tộc Việt Nam. Trong hệ thống tổng
thể du lịch quốc gia và vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc, Ninh
Bình luôn chiếm một vị trí quan trọng trong hệ thống không gian, tuyến, điểm du lịch
quốc gia và vùng. Về các chỉ tiêu du lịch chủ yếu, Ninh Bình luôn nằm trong số các
địa phương đón nhiều khách du lịch của cả nước.
24
Chương 2: THỰC TRẠNG QLNN ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH
TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2010 – 2017
2.1. Khái quát về phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình
2.1.1. Tổng quan về tỉnh Ninh Bình
Ninh Bình nằm ở cực Nam của đồng bằng sông Hồng, nối miền Bắc và miền
Trung bởi dãy Tam Điệp hùng vĩ. Cách Hà Nội 93km về phía Nam, Ninh Bình là nơi
tiếp nối kinh tế, văn hóa, giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ với vùng núi rừng Tây Bắc.
Được thiên nhiên ưu đãi cùng với bề dày lịch sử đã để lại cho Ninh Bình nhiều danh
lam thắng cảnh và di tích lịch sử, văn hóa đặc sắc. Ninh Bình có 02 thành phố và 06
huyện, diện tích tự nhiên của tỉnh là 1.377,57 km2, dân số 926.995 người trong đó
chủ yếu là dân tộc Kinh và dân tộc Mường.
Vị trí địa lý: Ninh Bình có vị trí chiến lược quan trọng, là nơi tiếp nối giao
lưu kinh tế và văn hoá giữa lưu vực sông Hồng với lưu vực sông Mã, giữa vùng đồng
bằng Bắc bộ với vùng núi rừng Tây Bắc của Tổ quốc. Trên địa bàn tỉnh có Quốc lộ
1A, Quốc lộ 10; 12A; 12B và đường sắt Bắc - Nam chạy qua cùng hệ thống sông ngòi
dày đặc như: sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Càn, sông Vạc, sông Vân,...tạo thành
mạng lưới giao thông thuỷ, bộ rất thuận tiện cho giao lưu, phát triển kinh tế trong và
ngoài tỉnh.
Dân cư, dân tộc: Ninh Bình là vùng đất có con người cư trú rất sớm. Các nhà
khảo cổ học đã phát hiện xương, răng người hoá thạch ở Thung Lang (Tam Điệp) có
niên đại cách ngày nay từ 3 - 4 vạn năm. Động Người Xưa ở Cúc Phương có di chỉ
của con người cách đây gần vạn năm. Di tích của nền Văn hoá Hoà Bình còn tìm thấy
ở một số hang động thuộc thị xã Tam Điệp, phản ánh xu hướng con người tiến ra
vùng đồng bằng ven chân núi giáp biển. Di chỉ Mán Bạc (Yên Mô) có di tích của con
người thời kỳ đồng thau cách đây từ 3.300 - 3.700 năm.
Địa hình: Địa hình Ninh Bình phân chia thành ba vùng tương đối rõ nét,
vùng đồi núi ở phía Tây và Tây Bắc; vùng đồng bằng và vùng ven biển phía Đông
và phía Nam.
25
Khí hậu: Do đặc điểm về địa lý, địa hình đa dạng, nên khí hậu Ninh Bình cũng
mang những nét đặc trưng của khí hậu đồng bằng Bắc bộ và có ảnh hưởng sắc thái
khí hậu vùng Thanh Hoá và khu 4 cũ. Khí hậu của Ninh Bình thuộc vùng tiểu khí hậu
của đồng bằng sông Hồng.
Sông ngòi, thuỷ văn: Hệ thống sông ngòi ở Ninh Bình bao gồm hệ thống sông
Đáy, sông Hoàng Long, sông Bôi, sông Ân, sông Vạc, sông Lạng, sông Vân Sàng,
với tổng chiều dài 496km, phân bố rộng khắp trong toàn tỉnh. Mật độ sông suối bình
quân 0,5km/km2, các sông thường chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam để đổ ra
biển Đông.
Chế độ thuỷ triều ven biển Ninh Bình là chế độ nhật triều, ngoài ra còn có
trường hợp bán nhật triều và triều tạp.Thời gian triều lên trong khoảng 8 giờ, triều
xuống 16 giờ.Khi triều cường thì thời gian lên xuống ± 1 giờ.
Tài nguyên thiên nhiên thì Ninh Bình chia làm 04 loại:
* Tài nguyên đất: Các nhà nông học và thổ nhưỡng học phân chia đất đai Ninh
Bình thành 19 loại, gộp thành 5 nhóm cơ bản, trong đó nhóm đất phù sa có diện tích
74.529,8ha, chiếm 53% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.
* Tài nguyên rừng: Những đặc điểm về địa hình, khí hậu đã tạo điều kiện cho
Ninh Bình có diện tích rừng lớn nhất so với các tỉnh đồng bằng sông Hồng: 27.101ha.
Diện tích rừng tự nhiên là 23.526 ha, tập trung chủ yếu ở Nho Quan. Trong
đó, rừng Cúc Phương thuộc loại rừng nhiệt đới điển hình, có nhiều loại động, thực
vật quý hiếm như: kiêng, lát hoa, chò chỉ, báo gấm, báo lửa, gấu ngựa, sóc bụng đỏ,
voọc mông trắng,...
Diện tích rừng trồng đạt 3.575ha, tập trung ở huyện Nho Quan, Hoa Lư, Kim
Sơn, thị xã Tam Điệp, với cây trồng chủ yếu là thông nhựa, keo, bạch đàn, cây ngập
mặn,...
* Tài nguyên biển: Ninh Bình có chiều dài bờ biển xấp xỉ 18km, với hàng ngàn
ha bãi bồi, hàng chục ngàn ha lãnh hải. Cửa Đáy là cửa lớn nhất, có độ sâu tương đối,
đảm bảo tàu thuyền lớn, trọng tải hàng ngàn tấn ra vào thuận tiện.
26
Vùng biển Ninh Bình có tiềm năng nuôi trồng, khai thác, đánh bắt nguồn lợi
hải sản với sản lượng từ 2.000 - 2.500 tấn/năm.
* Tài nguyên khoáng sản: Đá vôi là nguồn tài nguyên khoáng sản lớn nhất của
Ninh Bình. Những dãy núi trải dài từ Hoà Bình, theo hướng Tây Bắc - Đông Nam,
qua Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư, thị xã Tam Điệp, Yên Mô tới tận biển Đông, dài
hơn 40km, diện tích trên 1.200 ha, là nguồn nguyên liệu lớn để sản xuất xi măng và
vật liệu xây dựng.
2.1.2. Tổng quan tình hình phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình 2010 - 2017
Theo nghị quyết số15-NQ/TU về phát triển du lịch Ninh Bình đến năm 2020 và
định hướng đến năm 2030. Với nguồn TNDL tự nhiên phong phú và hấp dẫn, đặc biệt
là có vùng núi đá vôi với hệ thống hang động xuyên thuỷ và hệ sinh thái độc đáo, đan
xen với những di tích lịch sử, văn hoá, tiêu biểu như Cố đô Hoa Lư được hình thành và
lưu giữ hàng nghìn năm. Đó là những lợi thế to lớn để phát triển du lịch.
Du lịch được xác định là một ngành kinh tế tổng hợp. Phát triển du lịch là trách
nhiệm của các cấp, các ngành và mỗi cá nhân. Trong những năm qua du lịch Ninh
Bình đã có bước phát triển khá nhanh, đang dần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết
việc làm cho người lao động, cải thiện đời sống nhân dân, mở rộng các mối quan hệ,
hợp tác của tỉnh, làm thay đổi hình ảnh Ninh Bình trong nhận thức của bạn bè trong
nước và quốc tế. Hạ tầng du lịch của tỉnh được đầu tư lớn, các khu du lịch được hình
thành và phát triển.
Phát triển du lịch bền vững, từng bước đưa du lịch sớm trở thành ngành kinh
tế mũi nhọn của tỉnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy nhiều ngành,
nhiều lĩnh vực cùng phát triển.
Coi trọng tính hiệu quả, tập trung đầu tư vào các lĩnh vực lưu trú, vui chơi giải
trí, làng nghề, mua sắm, ẩm thực…nhằm thu hút khách du lịch, kéo dài thời gian lưu
trú và tăng chi tiêu của du khách để tăng thu nhập từ du lịch.
Phát triển du lịch phải gắn với Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam,
Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, gắn với an ninh, quốc phòng và giải
27
quyết hài hòa mối quan hệ lợi ích giữa người dân địa phương với doanh nghiệp kinh
doanh du lịch và Nhà nước.
Đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động, nâng cao vai trò QLNN về du lịch; gắn phát
triển du lịch với giải quyết việc làm và xoá đói giảm nghèo.
Huy động các nguồn lực, tập trung khai thác hợp lý tài nguyên tự nhiên, tài
nguyên nhân văn, xây dựng Ninh Bình trở thành một trong những trung tâm du lịch
trọng điểm của cả nước.
Theo đó thì ta cũng thấy được các kết quả: Từ năm 2010 trở lại đây thì ngành
Du lịch Ninh Bình đã có những bước phát triển mạnh mẽ, góp phần chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống nhân dân. Khách du lịch nội địa
luôn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số khách du lịch đến Ninh Bình, trung bình hàng năm
chiếm trên dưới 85%. Khách du lịch nội địa đến Ninh Bình tăng trưởng ổn định ở
mức khá cao, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2010, cả tỉnh đón được gần 2,4 triệu
lượt khách, đến năm 2017 tăng lên 6,197 triệu lượt khách. Tốc độ tăng trưởng trung
bình giai đoạn 2010 - 2017 đạt 14,3%/năm.
Bảng 1: Số lượng khách du lịch đến Ninh Bình giai đoạn 2010 - 2017
Đơn vị: Ngàn lượt khách
Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Tăng
trưởng
trung
bình/năm
Tổng số
khách
3.096,6 3.252,2 3.712,0 4.398,7 4.301,5 5.993,2 6.441,5 7.056,2 12,45%
Khách
quốc tế 663,3 667,4 675,6 521,5 502,4 600,6 715,6 859,0 3,75%
Khách nội
địa 2.433,3 2.584,8 3.036,4 3.877,2 3.799,1 5.392,6 5.725,9 6.197,2 14,30%
Nguồn: Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình
Kết quả về lượng khách đến thăm quan các điểm du lịch của Ninh Bình từ năm
2010 đến năm 2017 cũng được thể hiện dưới dạng biểu đồ:
28
Biểu đồ 1: Khách du lịch đến thăm quan Ninh Bình giai đoạn 2010 – 2017
Để đạt được kết quả như vậy, ngành du lịch Ninh Bình đã chú trọng nhiều hơn
cho công tác tuyên truyền quảng bá, tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ
thuật, đầu tư các dự án phát triển du lịch quy mô lớn...nên lượng khách du lịch đến
Ninh Bình ngày một tăng, nhất là lượng khách du lịch nội địa. Khách du lịch nội địa
luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều so với lượng khách du lịch quốc tế đến Ninh Bình,
chiếm tỷ trọng khoảng 88,8% và với tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2010 -
2017 là 14,3%/năm. Tính chung cho cả giai đoạn 2010 - 2017, lượng khách du lịch
(cả khách quốc tế và khách nội địa) đến Ninh Bình đạt 12,45%/năm.
Đối tượng khách du lịch nội địa đến Ninh Bình chủ yếu là thăm các di tích lịch
sử văn hóa, lễ hội truyền thống, du lịch tâm linh, du lịch sinh thái, học sinh, sinh viên
dã ngoại. Khách quốc tế đến Ninh Bình vẫn còn rất thấp và không ổn định, không
duy trì thường xuyên được tỷ lệ tăng trưởng bình quân giữa các năm. Cơ sở vật chất
kỹ thuật là một trong những yếu tố quan trọng có tính chất quyết định đến sự phát
triển của du lịch. Mặc dù số lượng khách du lịch đến Ninh Bình là rất lớn, có mức tăng
2,433,305
663,284
2,584,793
667,441
3,036,424
675,570
3,877,219
521,548
3,799,160
502,409
5,392,645
600,563
5,725,868
715,603
6,197,205
859,030
0
1,000,000
2,000,000
3,000,000
4,000,000
5,000,000
6,000,000
7,000,000
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
- Khách trong nước
- Khách quốc tế
29
trưởng tương đối cao, nhưng số khách có lưu trú còn hạn chế. Năm 2010, trong tổng số
khách du lịch quốc tế đến Ninh Bình thì chỉ có 36.127 khách có lưu trú, chiếm xấp xỉ
5,5%); còn đối với khách du lịch nội địa là 183.339 khách, chiếm trên 7,5%. Năm 2017,
khách quốc tế lưu trú là 150.574 khách, chiếm 17,5%; và khách nội địa là 623.819 khách,
chiếm 10,1%. Một trong những nguyên nhân chủ yếu khách du lịch ít lưu trú ở Ninh
Bình là: Ninh Bình ở gần Hà Nội, giao thông đi lại thuận tiện nên khách thường lựa chọn
lưu trú ở Hà Nội (có điều kiện về dịch vụ tốt hơn), trong khi đó SPDL của Ninh Bình
còn đơn điệu, chưa có sức hấp dẫn khách du lịch ở lại…
Bảng 2: Khách du lịch có lưu trú ở Ninh Bình giai đoạn 2010 - 2017
Đơn vị: Lượt khách
Hạng mục 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Khách quốc tế
Số khách đến 663.284 667.441 675.570 521.548 502.409 600.563 715.603 859.030
Khách lưu trú 36.127 53.334 67.404 73.038 81.609 86.202 112.895 150.574
Tỷ lệ so với
tổng số (%)
5,5 8,0 10,0 14,0 16,2 14,4 15,8 17,5
Ngày lưu trú
trung bình
(ngày)
1,99 1,47 1,53 1,82 1,57 1,52 1,48 1,67
Khách nội địa
Số khách đến 2.433.305 2.584.793 3.036.424 3.877.219 3.799.160 5.392.645 5.725.868 6.197.205
Khách lưu trú 183.339 183.695 200.332 179.771 225.567 334.107 441.714 623.819
Tỷ lệ so với
tổng số (%)
7,5 7,1 6,6 4,6 5,9 6,2 7,7 10,1
Ngày lưu trú
trung bình
(ngày)
1,55 1,62 1,53 1,45 1,36 1,28 1,26 1,66
Nguồn: Sở Du lịch Ninh Bình
30
Trong 7 năm thì số khách nghỉ tại cơ sở lưu trú tăng lên rõ nét theo hiện qua
biểu đồ sau:
Biểu đồ 2: Tổng số lượt khách nghỉ ở cơ sở lưu trú giai đoạn 2010 – 2017
Cùng với lượt khách ở cơ sở lưu trú thì số lượng ngày khách nghỉ qua đêm cũng
có sự thay đổi tích cực theo từng năm và cũng được thể hiện trên biểu đồ như sau.
183,339
36,127
183,695
53,334
200,332
67,404
179,771
73,038
225,567
81,609
334,107
86,202
441,714
112,895
623,819
150,574
0
100,000
200,000
300,000
400,000
500,000
600,000
700,000
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
- Khách trong nước
- Khách quốc tế
31
Biểu đồ 3: Tổng số ngày khách lưu trú qua đêm giai đoạn 2010 – 2017
Đặc biệt là năm 2017 sự tăng trưởng vợt trội về du lịch Ninh Bình đón
7.056.340 lượt khách, tăng 9,5% so với năm 2016, trong đó khách nội địa đón
6.197.327 lượt khách, tăng 8,2% so với năm 2016, khách quốc tế đón 859.000 lượt
khách, tăng 20% so với năm 2016, khách lưu trú qua đêm đạt 1.018.468 ngày
khách, tăng 40,9% so với năm 2016. Doanh thu du lịch đạt 2.524,591 tỷ đồng, đạt
140% so với kế hoạch năm 2017, tăng 43% so với năm 2016. Năm 2016, các chỉ tiêu
về hoạt động du lịch đã hoàn thành vượt mức tỉnh giao. Khách du lịch đạt 6,44 triệu lượt
khách, tăng 7,5% so với năm 2015. Trong đó: khách quốc tế 715.603 lượt, tăng 19,2%;
khách nội địa 5.725.868 lượt, tăng 6,2% so với năm 2015. Khách đến cơ sở lưu trú du lịch
đạt 722.717 lượt, tăng 13,16% so với năm 2015. Doanh thu đạt 1.765 tỷ đồng tăng 24,2%
so với năm 2015. Năm 2015, du lịch tỉnh Ninh Bình đón: 5.993.208 lượt, tăng 39,3%
so với năm 2014, trong đó khách nội địa 5.392.645 lượt, tăng 41,9% so với năm 2014,
khách quốc tế 600.563 lượt, tăng 19,5% so với năm 2014. Khách đến cơ sở lưu trú:
420.309 lượt, tăng 36,8% so với năm 2014. Doanh thu du lịch đạt 1.421 tỷ đồng, tăng
50,7% so với năm 2014. Năm 2014 toàn ngành ước đón 4.301.569 lượt kháchdu lịch,
284,310
71,728
297,733
78,503
305,917
103,267
260,645
132,852
306,395
128,488
427,054
130,821
555,529
167,188
797,648
223,732
0
100,000
200,000
300,000
400,000
500,000
600,000
700,000
800,000
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
- Khách trong nước
- Khách quốc tế
32
giảm 2,2%so với năm 2013. Tuy nhiên lượng khách lưu trú tăng 21,5%, ngày khách
lưu trú tăng 10,5% so với năm 2013. Doanh thu ước đạt 943 tỷ đồng, tăng 5,1% so
với năm 2013. Các kết quả trên được thể hiện qua bảng số liệu và bằng biểu đồ về
doanh thu như sau.
Bảng 3: Tổng thu từ du lịch của tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2010 - 2017
Đơn vị: Triệu đồng
Hạng mục 2010 2011 2012 2103 2014 2015 2016 2017
Tăng
TB
(%/năm)
Tổng số 551.427 654.148 778.957 897.446 942.779 1.420.973 1.764.965 2.528.284 24,30
Từ khách quốc tế 212.225 263.001 215.762 215.931 220.380 266.774 364.590 549.757 14,60
Tỷ lệ % 38,49 40,21 27,70 24,06 23,38 18,77 20,66 21,74 -
Từ khách nội địa 339.202 391.147 563.195 681.514 722.399 1.154.199 1.400.375 1.978.527 28,65
Tỷ lệ % 61,51 59,79 72,30 75,94 76,62 81,23 79,34 78,26 -
Nguồn: Sở Du lịch Ninh Bình
Từ bảng tổng hợp doanh thu giai đoạn năm 2010 đến năm 2017 thì việc thể
hiện trên biểu đồ sẽ cho chúng ta dễ thấy hơn.
Biểu đồ 4: Doanh thu từ hoạt động du lịch từ năm 2010 đến năm 2017
339,202
212,225
391,147
263,001
563,195
215,762
681,514
215,931
722,399
220,380
1,154,199
266,774
1,400,375
364,590
1,978,527
549,757
0
200,000
400,000
600,000
800,000
1,000,000
1,200,000
1,400,000
1,600,000
1,800,000
2,000,000
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
- Khách trong nước
- Khách quốc tế
33
Nhìn vào biểu đồ thấy được doanh thu du lịch có xu hướng tăng tương đối
nhanh nhưng vẫn chưa xứng với tiềm năng du lịch của tỉnh, vẫn ở mức thấp so với
các tỉnh trong vùng. Nguyên nhân là do đối tượng khách du lịch đến Ninh Bình với
mục đích tham dự các lễ hội là chủ yếu, thời gian lưu trú ngắn, hoạt động để khách
chi tiêu không nhiều, hoạt động du lịch vẫn mang tính thời vụ cao, chủ yếu tập trung
vào mùa lễ hội.
Qua những số liệu đã thể hiện ta thấy được các kết quả của du lịch Ninh Bình
đã được chú trọng từ công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong lĩnh
vực du lịch. Công tác quy hoạch và phát triển du lịch của tỉnh cũng có sự đổi mới và
phù hợp với định hướng phát triển chung của địa phương, đưa ngành du lịch Ninh
Bình trở thành thế mạnh.
2.1.3 Hoạt động QLNN về du lịch
Công tác quản lý nhà nước về du lịch có nhiều tiến bộ, sự phối hợp thường
xuyên, chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, địa phương và doanh nghiệp, đạt hiệu quả
cao. Ngành du lịch chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh và các đơn vị có liên quan tổ
chức Hội nghị sơ kết công tác đảm bảo an toàn, văn minh các khu, điểm du lịch trên
địa bàn tỉnh. Tình hình an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm,
văn minh du lịch và các điều kiện phục vụ khách du lịch tại các khu, điểm du lịch cơ
bản được đảm bảo; hàng hóa, dịch vụ phục vụ khách du lịch được niêm yết công khai
và bán theo giá niêm yết. Thường xuyên phối hợp, tham gia các đoàn kiểm tra do Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đoàn kiểm tra do các sở, ngành trong tỉnh chủ trì kiểm
tra các hoạt động du lịch tại địa phương.
Công tác kiểm tra, chấn chỉnh, xử lý các sai phạm trong việc thực hiện các quy
định của Nhà nước về kinh doanh du lịch và liên quan đến hoạt động du lịch do ngành
chủ trì được tiến hành thường xuyên. Trong năm đã thực hiện 05 cuộc kiểm tra đối
với 60 cơ sở hoạt động dịch vụ du lịch, lưu trú du lịch. Qua công tác kiểm tra đã phát
hiện, nhắc nhở, chấn chỉnh và lập biên bản yêu cầu các cơ sở kinh doanh dịch vụ du
lịch chấp hành đầy đủ quy định của nhà nước về hoạt động kinh doanh du lịch.
34
Chỉ đạo các đơn vị kinh doanh du lịch đảm bảo các điều kiện phục vụ du khách
đặc biệt trong các dịp lễ, tết. Công tác thẩm định, tái thẩm định, công nhận loại hạng cơ
sở lưu trú du lịch được tiến hành đúng trình tự, quy định của nhà nước, trong năm đã
công nhận loại, hạng cho 62 cơ sở lưu trú du lịch. Thẩm định cấp, đổi 27 thẻ hướng dẫn
viên, trong đó có 12 thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa.
Phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành, địa phương trong việc đóng góp các ý
kiến, dự thảo tiêu chí bảo vệ môi trường đối với các cơ sở du lịch dịch vụ tại các khu,
điểm du lịch; các Quy chế, quy hoạch chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực du lịch;
Hồ sơ xin chủ trương và điều chỉnh các dự án đầu tư dịch vụ du lịch; Tổ chức Hội
thảo quản lý nhà nước về du lịch với 100 đại biểu, cơ quan tham dự.
2.2. Phân tích thực trạng QLNN đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình
2.2.1. Khái quát quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Ninh Bình
Du lịch được coi là một ngành kinh tế tổng hợp, có liên quan đến nhiều ngành,
nhiều cấp. Do đó, công tác quản lý nhà nước về du lịch phải đảm bảo phối hợp được
với các cấp, các ngành liên quan nhằm thúc đẩy du lịch phát triển. Bộ máy quản lý
Nhà nước về du lịch từ Trung ương đến địa phương đang dần được hoàn thiện và phát
huy chức năng quản lý Nhà nước về du lịch. Thời gian qua, công tác quản lý Nhà
nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Sở
Du lịch Ninh Bình (trước đây là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã tham mưu cho
Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện nhiều việc liên quan đến công tác quản lý các hoạt
động kinh doanh du lịch trên địa bàn; đặc biệt đã tham mưu cho Ban chấp hành Đảng
bộ tỉnh ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TU ngày 13/7/2009 về phát triển du lịch Ninh
Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; và Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình
ban hành Quyết định số 223/QĐ-UBND ngày 19/01/2017 của UBND tỉnh Ninh Bình
về việc ban hành Chương trình công tác năm 2017.
Sở Du lịch Ninh Bình đã không ngừng nâng cao vai trò, chức năng tham mưu
để tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh; thường
xuyên tuyên truyền để nâng cao nhận thức của xã hội trong phát triển du lịch của tỉnh.
Những kết quả cụ thể đạt được trong công tác này như sau:
35
Công tác quản lý nhà nước về du lịch có nhiều tiến bộ, sự phối hợp thường
xuyên, chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, địa phương, doanh nghiệp và cộng đồng dân
cư trong các hoạt động du lịch đạt hiệu quả cao. Hàng năm, Sở Du lịch tỉnh Ninh
Bình chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh và các đơn vị có liên quan tổ chức Hội nghị
sơ kết công tác đảm bảo an toàn, văn minh các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh.
Năm 2017, tình hình an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm,
văn minh du lịch và các điều kiện phục vụ khách du lịch tại các khu, điểm du lịch cơ
bản được đảm bảo; hàng hóa, dịch vụ phục vụ khách du lịch được niêm yết công khai
và bán theo giá niêm yết. Thường xuyên phối hợp, tham gia các đoàn kiểm tra do Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh, đoàn kiểm tra do
các sở, ngành trong tỉnh chủ trì kiểm tra các hoạt động du lịch tại địa phương…
Công tác kiểm tra, chấn chỉnh, xử lý các sai phạm trong việc thực hiện các quy
định của Nhà nước về kinh doanh du lịch và liên quan đến hoạt động du lịch do Sở
Du lịch chủ trì được tiến hành thường xuyên. Trong năm 2017 đã thực hiện 6 cuộc
kiểm tra đối với 181 cơ sở hoạt động dịch vụ du lịch, lưu trú du lịch...Qua công tác
kiểm tra đã phát hiện, nhắc nhở, chấn chỉnh và lập biên bản yêu cầu các cơ sở kinh
doanh dịch vụ du lịch chấp hành đầy đủ các quy định của nhà nước về hoạt động kinh
doanh du lịch.
Chỉ đạo các đơn vị kinh doanh du lịch đảm bảo các điều kiện phục vụ du khách,
đặc biệt trong các dịp lễ, tết. Công tác thẩm định, tái thẩm định, công nhận loại hạng cơ
sở lưu trú du lịch được tiến hành đúng trình tự, quy định của nhà nước. Đến hết năm
2017, đã công nhận loại hạng cho 294 cơ sở lưu trú du lịch; thẩm định và cấp, đổi
170 thẻ hướng dẫn viên, trong đó có 96 thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa, 74 thẻ
hướng dẫn viên du lịch quốc tế.
Phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, địa phương trong việc đóng góp các
ý kiến đối với dự thảo Luật Du lịch (sửa đổi), dự thảo tiêu chí bảo vệ môi trường đối
với các cơ sở du lịch dịch vụ tại các khu, điểm du lịch; các quy chế, quy hoạch chuyên
ngành liên quan đến lĩnh vực du lịch; Hồ sơ xin chủ trương và điều chỉnh các dự án
36
đầu tư dịch vụ du lịch; Tổ chức Hội thảo quản lý nhà nước về du lịch với 100 đại
biểu, cơ quan tham dự.
2.2.1.1 Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến hoạt động du lịch
Có thể hiểu rằng, Chính sách phát triển du lịch là chủ trương và hành động của
Nhà nước để đấy mạnh phát triển du lịch bằng cách tác động vào việc cung cấp và
giá cả của các yếu tố đầu vào (đất đai, lao động, vốn, cơ sở hạ tầng); tác động tới giá
sản phẩm du lịch; tác động đến số lượng khách du lịch; tác động việc thay đổi tổ chức
và năng lực của nguồn nhân lực du lịch; tác động vào việc chuyển giao công nghệ du
lịch... Hai vế quan trọng của chính sách là chủ trương và hành động, chủ trương tốt
và hành động quyết liệt sẽ đảm bảo chính sách thành công.Trong bối cảnh hiện nay,
rất cần những chính sách phát triển du lịch chủ yếu sau:
Chính sách tạo nguồn lực: Về chủ trương, cần huy động và sử dụng hiệu quả
mọi nguồn lực, tăng đầu tư phát triển để bảo đảm du lịch phát huy vai trò là ngành
kinh tế mũi nhọn. Về hành động, phát triển các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, du lịch
sinh thái, du lich văn hóa.
Chính sách về đất đai và vốn: Chủ trương là khuyến khích, ưu đãi về đất đai,
tài chính, tín dụng đối với tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư vào các lĩnh
vực bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch và môi trường du lịch; tuyên truyền, quảng bá du
lịch; phát triển nguồn nhân lực du lịch; nghiên cứu, đầu tư, xây dựng sản phẩm du lịch
mới; hiện đại hóa hoạt động du lịch; xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch, cơ sở vật chất kỹ
thuật du lịch, trang thiết bị chuyên dùng hiện đại cho cơ sở lưu trú du lịch cao cấp và khu
du lịch quốc gia; phát triển du lịch tại nơi có tiềm năng du lịch nhưng điều kiện kinh tế -
xã hội khó khăn, nhằm sử dụng lao động, hàng hóa và dịch vụ tại chỗ, góp phần nâng
cao dân trí, xóa đói, giảm nghèo. Hành động là: giảm tiền thuê đất, ưu tiên cho cơ sở lưu
trú và khu du lịch sử dụng nhiều diện tích đất cho tạo cảnh quan và bảo vệ môi trường;
được cấp và cho vay tín dụng với lãi suất ưu đãi, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư phát
triển các cơ sở đào tạo du lịch đạt chuẩn.
Chính sách bố trí ngân sách: Chủ trương là ưu tiên cho công tác quy hoạch;
chính sách ưu đãi thu hút vốn đầu tư để khai thác tiềm năng, hỗ trợ đầu tư xây dựng
37
kết cấu hạ tầng đô thị du lịch, khu du lịch, điểm du lịch; hỗ trợ công tác tuyên truyền,
quảng bá du lịch, bảo vệ, tôn tạo tài nguyên và môi trường du lịch, nghiên cứu, ứng
dụng khoa học và công nghệ, phát triển nguồn nhân lực du lịch. Về hành động, cần
xem xét một cách minh bạch, đơn giản hóa thủ tục quyết định cấp ngân sách và cấp
ngân sách đủ, đúng, nhanh theo lộ trình.
Chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho tiếp cận điểm đến: Chủ trương là tạo
điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào
Việt Nam du lịch, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của khách du lịch. Hành động
là: đẩy mạnh phát triển hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.
Chính sách xã hội hóa du lịch: Về chủ trương, tạo thuận lợi cho tổ chức, cá
nhân mọi thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư tham gia hoạt động du lịch, mở
rộng giao lưu hợp tác quốc tế về du lịch. Hành động là: đẩy mạnh xã hội hóa hoạt
động du lịch.
Chính sách về quỹ hỗ trợ phát triển du lịch: Chủ trương là khuyến khích, tạo điều
kiện thuận lợi cho việc hình thành quỹ hỗ trợ phát triển du lịch từ các nguồn đóng góp
của các chủ thể hưởng lợi từ hoạt động du lịch, nguồn đóng góp tự nguyện của tổ chức,
cá nhân trong và ngoài nước. Hành động là: Áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 0%
đối với doanh thu đón khách du lịch quốc tế vào Việt Nam, tiếp nhận đóng góp cho quỹ
hỗ trợ phát triển du lịch của mọi tổ chức và cá nhân tình nguyện.
Chính sách về sự tham gia của cộng đồng dân cư trong phát triển du lịch: Chủ
trương là định hướng của cơ quan quản lý về phát triển bền vững, cộng đồng dân cư
có quyền tham gia đóng góp, kiến nghị và hưởng lợi hợp pháp từ hoạt động du lịch.
Về hành động, cần nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch, bản
sắc văn hoá địa phương của cộng đồng; giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội, vệ
sinh môi trường để tạo sự hấp dẫn du lịch; tạo điều kiện cho cộng đồng dân cư được
đầu tư phát triển du lịch, khôi phục và phát huy các loại hình văn hóa, nghệ thuật dân
gian, nghề thủ công truyền thống; sử dụng lao động và nguyên liệu địa phương để
sản xuất hàng hóa phục vụ khách du lịch, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần của người dân địa phương.
38
Chính sách về hiệp hội du lịch: Chủ trương là cho phép và tạo điều kiện cho
hiệp hội du lịch được thành lập và hoạt động thuận lợi theo quy định của pháp luật.
Về hành động, cần xem xét đơn giản hóa thủ tục thành lập hiệp hội, hội và câu lạc bộ
nghề nghiệp du lịch; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và góp phần thúc đẩy sự phát
triển của các thành viên; tạo điều kiện thuận lợi cho hiệp hội du lịch tham gia tổ chức
các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch, tham gia xây dựng, tuyên
truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về du lịch.
Chính sách quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước về du lịch: Chủ trương
là: Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về du lịch; cơ quan quản lý nhà nước về
du lịch ở trung ương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước
về du lịch; chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quản lý
nhà nước về du lịch. Hành động là: Các Bộ, ngành trong phạm vi nhiệm vụ, quyền
hạn của mình và theo sự phân công của Chính phủ có trách nhiệm phối hợp với cơ
quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương trong việc thực hiện quản lý nhà nước
về du lịch; Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình
và theo phân cấp của Chính phủ có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về du lịch
tại địa phương; cụ thể hóa chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát
triển du lịch quốc gia phù hợp với thực tế tại địa phương và có biện pháp bảo đảm an
ninh, trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường tại khu du lịch, điểm du lịch, tuyến
du lịch, đô thị du lịch.
Chính sách về bảo vệ môi trường du lịch: Về chủ trương, môi trường du lịch
cần được bảo vệ, tôn tạo và phát triển nhằm bảo đảm du lịch xanh, sạch, đẹp, an ninh,
an toàn, lành mạnh và văn minh. Ủy ban nhân dân các cấp có biện pháp để bảo vệ,
tôn tạo và phát triển môi trường du lịch phù hợp với thực tế của địa phương; tổ chức,
cá nhân kinh doanh du lịch có trách nhiệm thu gom, xử lý các loại chất thải phát sinh
trong quá trình hoạt động kinh doanh; khắc phục tác động tiêu cực do hoạt động của
mình gây ra đối với môi trường; có biện pháp phòng, chống tệ nạn xã hội trong cơ sở
kinh doanh của mình; khách du lịch, cộng đồng dân cư địa phương và các tổ chức, cá
nhân khác có trách nhiệm bảo vệ và gìn giữ cảnh quan, môi trường, bản sắc văn hóa,
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình

More Related Content

What's hot

Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Luận Văn Phát triển du lịch văn hóa huyện Hòa Vang.doc
Luận Văn Phát triển du lịch văn hóa huyện Hòa Vang.docLuận Văn Phát triển du lịch văn hóa huyện Hòa Vang.doc
Luận Văn Phát triển du lịch văn hóa huyện Hòa Vang.docsividocz
 
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Đề tài Giải pháp phát triển loại hình du lịch homestay theo hƣớng bền vững tạ...
Đề tài Giải pháp phát triển loại hình du lịch homestay theo hƣớng bền vững tạ...Đề tài Giải pháp phát triển loại hình du lịch homestay theo hƣớng bền vững tạ...
Đề tài Giải pháp phát triển loại hình du lịch homestay theo hƣớng bền vững tạ...Thư viện Tài liệu mẫu
 

What's hot (20)

Khóa luận: Khai thác hiệu quả loại hình du lịch văn hóa tại di sản văn hóa
Khóa luận: Khai thác hiệu quả loại hình du lịch văn hóa tại di sản văn hóaKhóa luận: Khai thác hiệu quả loại hình du lịch văn hóa tại di sản văn hóa
Khóa luận: Khai thác hiệu quả loại hình du lịch văn hóa tại di sản văn hóa
 
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đLuận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
 
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
 
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đLuận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững, HOT
 
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOTLuận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
 
Luận Văn Phát triển du lịch văn hóa huyện Hòa Vang.doc
Luận Văn Phát triển du lịch văn hóa huyện Hòa Vang.docLuận Văn Phát triển du lịch văn hóa huyện Hòa Vang.doc
Luận Văn Phát triển du lịch văn hóa huyện Hòa Vang.doc
 
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình DươngLuận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
 
Đề tài: Điều kiện phát triển du lịch sinh thái ở Na Hang, HAY
Đề tài: Điều kiện phát triển du lịch sinh thái ở Na Hang, HAYĐề tài: Điều kiện phát triển du lịch sinh thái ở Na Hang, HAY
Đề tài: Điều kiện phát triển du lịch sinh thái ở Na Hang, HAY
 
Khóa luận tốt nghiệp quản trị nguồn nhân lực tại công ty hay, free
Khóa luận tốt nghiệp quản trị nguồn nhân lực tại công ty hay, freeKhóa luận tốt nghiệp quản trị nguồn nhân lực tại công ty hay, free
Khóa luận tốt nghiệp quản trị nguồn nhân lực tại công ty hay, free
 
luan van thac si quan tri nha hang khach san
luan van thac si quan tri nha hang khach sanluan van thac si quan tri nha hang khach san
luan van thac si quan tri nha hang khach san
 
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đLuận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
 
Luận văn: Một số làng nghề truyền thống tiêu biểu ở Huế, HAY
Luận văn: Một số làng nghề truyền thống tiêu biểu ở Huế, HAYLuận văn: Một số làng nghề truyền thống tiêu biểu ở Huế, HAY
Luận văn: Một số làng nghề truyền thống tiêu biểu ở Huế, HAY
 
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại Công ty du lịch
Đề tài: Hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại Công ty du lịchĐề tài: Hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại Công ty du lịch
Đề tài: Hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại Công ty du lịch
 
Đề tài Giải pháp phát triển loại hình du lịch homestay theo hƣớng bền vững tạ...
Đề tài Giải pháp phát triển loại hình du lịch homestay theo hƣớng bền vững tạ...Đề tài Giải pháp phát triển loại hình du lịch homestay theo hƣớng bền vững tạ...
Đề tài Giải pháp phát triển loại hình du lịch homestay theo hƣớng bền vững tạ...
 
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành du lịch, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành du lịch, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành du lịch, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành du lịch, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Quản lý di tích đình - đền Hào Nam tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý di tích đình - đền Hào Nam tại Hà Nội, HAY, 9đLuận văn: Quản lý di tích đình - đền Hào Nam tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý di tích đình - đền Hào Nam tại Hà Nội, HAY, 9đ
 
Đề tài: Phát triển du lịch sinh thái tại đảo Cô Tô, Quảng Ninh, HAY
Đề tài: Phát triển du lịch sinh thái tại đảo Cô Tô, Quảng Ninh, HAYĐề tài: Phát triển du lịch sinh thái tại đảo Cô Tô, Quảng Ninh, HAY
Đề tài: Phát triển du lịch sinh thái tại đảo Cô Tô, Quảng Ninh, HAY
 
luan van thac si tiem nang phat trien du lich van hoa tam linh o nam dinh
luan van thac si tiem nang phat trien du lich van hoa tam linh o nam dinhluan van thac si tiem nang phat trien du lich van hoa tam linh o nam dinh
luan van thac si tiem nang phat trien du lich van hoa tam linh o nam dinh
 

Similar to Luận văn: Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình

Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong hộ...
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong hộ...Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong hộ...
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong hộ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố cần thơ trong hội nhập quố...
Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố cần thơ trong hội nhập quố...Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố cần thơ trong hội nhập quố...
Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố cần thơ trong hội nhập quố...jackjohn45
 
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRONG HỘI NHẬP QUỐ...
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRONG HỘI NHẬP QUỐ...QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRONG HỘI NHẬP QUỐ...
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRONG HỘI NHẬP QUỐ...NuioKila
 
Thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh phú thọ 6307952
Thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh phú thọ 6307952Thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh phú thọ 6307952
Thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh phú thọ 6307952jackjohn45
 
LUẬN VĂN CHÍNH SÁCH CÔNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN...
LUẬN VĂN CHÍNH SÁCH CÔNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN...LUẬN VĂN CHÍNH SÁCH CÔNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN...
LUẬN VĂN CHÍNH SÁCH CÔNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN...PinkHandmade
 
Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch tại ...
Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch tại ...Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch tại ...
Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch tại ...nataliej4
 
[123doc] bai-thu-hoa-ch-nghien-cuu-thuc-te-lop-trung-cap-ly-luan-chinh-tri-...
[123doc]   bai-thu-hoa-ch-nghien-cuu-thuc-te-lop-trung-cap-ly-luan-chinh-tri-...[123doc]   bai-thu-hoa-ch-nghien-cuu-thuc-te-lop-trung-cap-ly-luan-chinh-tri-...
[123doc] bai-thu-hoa-ch-nghien-cuu-thuc-te-lop-trung-cap-ly-luan-chinh-tri-...NguynHuKhnh3
 

Similar to Luận văn: Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình (20)

Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Gia Lai, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Gia Lai, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Gia Lai, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Gia Lai, HAY
 
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế du lịch huyện Thăng Bình
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế du lịch huyện Thăng BìnhLuận văn: Chính sách phát triển kinh tế du lịch huyện Thăng Bình
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế du lịch huyện Thăng Bình
 
Đề tài: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Ninh, HAY
Đề tài: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Ninh, HAYĐề tài: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Ninh, HAY
Đề tài: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Ninh, HAY
 
Luận án: Kinh tế du lịch ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, HOT
Luận án: Kinh tế du lịch ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, HOTLuận án: Kinh tế du lịch ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, HOT
Luận án: Kinh tế du lịch ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, HOT
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong hộ...
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong hộ...Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong hộ...
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong hộ...
 
Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố cần thơ trong hội nhập quố...
Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố cần thơ trong hội nhập quố...Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố cần thơ trong hội nhập quố...
Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố cần thơ trong hội nhập quố...
 
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRONG HỘI NHẬP QUỐ...
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRONG HỘI NHẬP QUỐ...QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRONG HỘI NHẬP QUỐ...
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRONG HỘI NHẬP QUỐ...
 
Luận văn: Thực hiện chính sách phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ
Luận văn: Thực hiện chính sách phát triển du lịch tỉnh Phú ThọLuận văn: Thực hiện chính sách phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ
Luận văn: Thực hiện chính sách phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ
 
Thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh phú thọ 6307952
Thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh phú thọ 6307952Thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh phú thọ 6307952
Thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh phú thọ 6307952
 
LUẬN VĂN CHÍNH SÁCH CÔNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN...
LUẬN VĂN CHÍNH SÁCH CÔNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN...LUẬN VĂN CHÍNH SÁCH CÔNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN...
LUẬN VĂN CHÍNH SÁCH CÔNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN...
 
Luận án: Thị trường du lịch ở tỉnh Luông Pra Băng, Lào, HAY
Luận án: Thị trường du lịch ở tỉnh Luông Pra Băng, Lào, HAYLuận án: Thị trường du lịch ở tỉnh Luông Pra Băng, Lào, HAY
Luận án: Thị trường du lịch ở tỉnh Luông Pra Băng, Lào, HAY
 
Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch tại ...
Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch tại ...Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch tại ...
Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch tại ...
 
BÀI MẪU Luận văn lịch sử đảng cộng sản Việt Nam, HAY
BÀI MẪU Luận văn lịch sử đảng cộng sản Việt Nam, HAYBÀI MẪU Luận văn lịch sử đảng cộng sản Việt Nam, HAY
BÀI MẪU Luận văn lịch sử đảng cộng sản Việt Nam, HAY
 
Luận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở Huế
Luận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở HuếLuận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở Huế
Luận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở Huế
 
Luận văn: Chính sách phát triển du lịch tại Tp Tam Kỳ, Quảng Nam
Luận văn: Chính sách phát triển du lịch tại Tp Tam Kỳ, Quảng NamLuận văn: Chính sách phát triển du lịch tại Tp Tam Kỳ, Quảng Nam
Luận văn: Chính sách phát triển du lịch tại Tp Tam Kỳ, Quảng Nam
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Tây Ninh, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Tây Ninh, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Tây Ninh, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Tây Ninh, HOT
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Ngãi, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Ngãi, HAY, 9đLuận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Ngãi, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Ngãi, HAY, 9đ
 
[123doc] bai-thu-hoa-ch-nghien-cuu-thuc-te-lop-trung-cap-ly-luan-chinh-tri-...
[123doc]   bai-thu-hoa-ch-nghien-cuu-thuc-te-lop-trung-cap-ly-luan-chinh-tri-...[123doc]   bai-thu-hoa-ch-nghien-cuu-thuc-te-lop-trung-cap-ly-luan-chinh-tri-...
[123doc] bai-thu-hoa-ch-nghien-cuu-thuc-te-lop-trung-cap-ly-luan-chinh-tri-...
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về du lịch biển tỉnh Quảng Trị, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về du lịch biển tỉnh Quảng Trị, 9đLuận văn: Quản lý Nhà nước về du lịch biển tỉnh Quảng Trị, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về du lịch biển tỉnh Quảng Trị, 9đ
 
Luận án: Kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, HAY
Luận án: Kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, HAYLuận án: Kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, HAY
Luận án: Kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, HAY
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietNguyễn Quang Huy
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxDungxPeach
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Luận văn: Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH Ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHẠM TRUNG LƯƠNG Hà nội, năm 2018
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Những nội dung trong Luận văn này là do bản thân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Phạm Trung Lương. Mọi tài liệu tham khảo được dùng trong luận văn đều được trích dẫn nguồn gốc rõ ràng. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa được ai công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào. Hà Nội, ngày tháng 08 năm 2018 Người thực hiện Nguyễn Thị Tuyết Mai
  • 3. LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn chân thành, sâu sắc nhất đến PGS.TS Phạm Trung Lương - Người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn: “Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình”. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới các Thầy Cô giáo, cán bộ, nhân viên khoa quản lý kinh tế, Học viện khoa học xã hội cùng các Thầy Cô giáo đã trực tiếp giảng dạy trong suốt hai năm học vừa qua, đã động viên, nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc, Các phòng ban chức năng, các cán bộ quản lý, đã tạo điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Mặc dù đã hết sức cố gắng trong quá trình thực hiện luận văn nhưng do điều kiện thời gian và năng lực của bản thân, trình độ nghiên cứu còn hạn chế nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các Thầy Cô giáo và các bạn bè đồng nghiệp và những người quan tâm. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng 08 năm 2018 Tác giả Nguyễn Thị Tuyết Mai
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QLNN ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH ............................................................................................ 6 1.1. Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch .............................................. 6 1.2. Đặc điểm, vai trò và nội dung QLNN đối với phát triển du lịch ............... 7 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả QLNN và phát triển du lịch............12 1.4. Kinh nghiệm QLNN đối với phát triển du lịch........................................20 Chương 2: THỰC TRẠNG QLNN ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2010 – 2017............................................24 2.1. Khái quát về phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình........................................24 2.2. Phân tích thực trạng QLNN đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình........34 Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QLNN ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH ĐẾN NĂM 2030...........................56 3.1. Quan điểm, định hướng mục tiêu phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình .......56 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện QLNN đối phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình........60 KẾT LUẬN....................................................................................................70 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................72
  • 5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nội dung đầy đủ QLNN Quản lý nhà nước DVDL Dịch vụ du lịch TNDL Tài nguyên du lịch SPDL Sản phẩm du lịch LS-VH Lịch sử - Văn hóa TTDL Thị trường du lịch UBND Uỷ ban nhân dân HĐND Hội đồng nhân dân BQL Ban quản lý XTĐT Xúc tiến đầu tư PGS.TS Phó giáo sư.Tiến sĩ VHTTDL Văn hóa thể thao du lịch
  • 6. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Số lượng khách du lịch đến Ninh Bình giai đoạn 2010 - 2017.........27 Bảng 2: Khách du lịch có lưu trú ở Ninh Bình giai đoạn 2010 - 2017...........29 Bảng 3: Tổng thu từ du lịch của tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2010 - 2017 ........32 Biểu đồ 1: Khách du lịch đến thăm quan Ninh Bình giai đoạn 2010 – 2017.28 Biểu đồ 2: Tổng số lượt khách nghỉ ở cơ sở lưu trú giai đoạn 2010 – 2017 ..30 Biểu đồ 3: Tổng số ngày khách lưu trú qua đêm giai đoạn 2010 – 2017 .......31 Biểu đồ 4: Doanh thu từ hoạt động du lịch từ năm 2010 đến năm 2017........32
  • 7. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Với tư cách là một ngành kinh tế phát triển trong điều kiện thị trường, hoạt động phát triển du lịch luôn cần được đặt dưới sự quản lý nhà nước (QLNN) về du lịch để một mặt tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển, đồng thời lại có được sự quản lý nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của phát triển du lịch đến tài nguyên, môi trường (bao gồm cả môi trường tự nhiên và môi trường văn hóa), và kinh tế - xã hội, hướng đến phát triển bền vững. Điều này đặc biệt quan trọng khi ở Việt Nam du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn và phát triển nhanh chóng với tốc độ bình quân trên 10%/năm trong vòng 10 năm trở lại đây. Nghị quyết 08 - NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đã khẳng định vị trí của ngành du lịch trong cơ cấu kinh tế của cả nước. Nhiều địa phương cũng đã xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn và đã có định hướng chiến lược phát triển trong xu thế hội nhập toàn diện với trào lưu phát triển du lịch của cả nước, khu vực và thế giới. Trong thực tế du lịch là ngành kinh tế có mức tăng trưởng trung bình liên tục trên 10%/năm giai đoạn từ năm 2000 đến nay. Năm 2017, ngành du lịch đã đóng góp trực tiếp 12.966 tỷ USD, tương đương 5,9% GDP quốc tế và tạo ra trên 12,5 triệu việc làm cho xã hội (WTTC, 2018). Theo Tổng cục Du lịch, số lượng khách quốc tế vào Việt Nam năm 2017 tăng gần 30% so với 2016, đạt gần 13 triệu lượt khách. Trong khi đó lượng khách du lịch nội địa tiếp tục tăng trưởng trung bình trên 7%/năm, đạt gần 75 triệu lượt khách năm 2017. Du lịch tiếp tục là lĩnh vực hấp dẫn các nhà đầu tư với mức đầu tư trên 5.139 tỷ USD, chiếm 8,5% tổng mức đầu tư vào nền kinh tế Việt Nam trong năm 2017 (WTTC, 2018). Cùng với bối cảnh chung đó, phát triển du lịch Ninh Bình trở thành ngành kinh tế mũi nhọn là phù hợp với xu thế của thời đại, phù hợp với chiến lược phát triển du lịch của Việt Nam, đặc biệt là chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đất nước trong thời kỳ mới. Ninh Bình là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, có tọa độ địa lý từ 19O 50’ đến 20O 27’ vĩ độ Bắc và từ 105O 32’ đến 106O 27’ kinh độ đông. Về phía
  • 8. 2 Bắc, Ninh Bình giáp tỉnh Hà Nam với một phần ranh giới tự nhiên là sông Đáy; phía Nam giáp tỉnh Thanh Hóa với ranh giới tự nhiên là dãy Tam Điệp chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam; phía Tây giáp tỉnh Hòa Bình; và phía Đông Nam giáp biển Đông. Về mặt hành chính, tỉnh Ninh Bình có 8 huyện, thành phố là thành phố Ninh Bình; thành phố Tam Điệp; và các huyện Yên Khánh, Yên Mô, Kim Sơn, Hoa Lư, Gia Viễn và Nho Quan), với diện tích tự nhiên là 1.386,79 km2 , trong đó đất đồi núi và nửa đồi núi chiếm trên 70% (trên 1.100 km2 ), dân số (năm 2016) trên 952,5 ngàn người. Ninh Bình được xác định nằm ở Vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc, có các tuyến du lịch quốc gia chạy qua (tuyến đường bộ theo quốc lộ 1A, đường cao tốc Bắc - Nam, quốc lộ 10… và tuyến đường sắt Bắc - Nam). Thành phố Ninh Bình còn được xác định là trung tâm của tiểu vùng du lịch Nam đồng bằng sông Hồng. Thực tế phát triển du lịch Ninh Bình trong những năm qua đã cho thấy du lịch ngày càng có những đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tổng thu từ du lịch của tỉnh Ninh Bình trong những năm qua đã có sự tăng trưởng đáng kể. Nếu như năm 2010 tổng thu từ du lịch của tỉnh mới đạt 551,4 tỷ đồng thì đến năm 2017 đã tăng lên gấp 4,58 lần và đạt mức xấp xỉ 2.528,3 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2010 - 2017 là 24,3%/năm. Sự đóng góp của ngành du lịch trong cơ cấu kinh tế của địa phương trong thời gian qua cũng không ngừng gia tăng. Giá trị gia tăng ngành du lịch của tỉnh (GRDP du lịch) năm 2010 mới đạt khoảng 410 tỷ đồng (tương đương 18,6 triệu USD), đến năm 2016 đã tăng lên 1.232 tỷ đồng (tương đương 56 triệu USD); tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 22,0%/năm cho giai đoạn 2010 - 2016. Nếu như năm 2010, tỷ trọng GRDP du lịch trong GRDP chung của tỉnh mới là 2,12% thì năm 2016 đã đạt 4,4%. Mặc dù chỉ số tuyệt đối còn thấp, chưa tương xứng với vị trí và tiềm năng, tuy nhiên với tốc độ tăng trưởng như hiện nay, có thể thấy triển vọng phát triển du lịch Ninh Bình trở thành ngành kinh tế mũi nhọn là rất lớn và có thể đạt tới 7,5 - 8,0% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, đặc biệt khi các khu du lịch trọng điểm của tỉnh tiếp tục được đầu tư hoàn chỉnh và đi vào hoạt động. Vì vậy, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Ninh Bình, việc lựa
  • 9. 3 chọn du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn hoàn toàn có cơ sở và phù hợp với chiến lược phát triển du lịch chung của cả nước. Trong thực tế cho thấy, sức hấp dẫn của du lịch Ninh Bình chủ yếu dựa vào những yếu tố tự nhiên, các điểm du lịch đã được cải thiện nhưng cơ sở vật chất còn thiếu tính đồng bộ, chuyên nghiệp. Những hạn chế về QLNN về du lịch với những biểu hiện cụ thể như đã đề cập sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến mục tiêu phát triển du lịch Ninh Bình thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương, tương xứng với tiềm năng và vị thế của du lịch Ninh Bình. Trong bối cảnh đó lựa chọn và thực hiện đề tài nghiên cứu: “Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình” để làm luận văn tốt nghiệp ngành Quản lý kinh tế - Khoa Kinh tế học sẽ có những đóng góp nhất định về việc giải quyết những hạn chế đặt ra trên đây đối với công tác QLNN về du lịch ở Ninh Bình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Tổng quan một số vấn đề lý luận cơ bản và kinh nghiệm về quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch. Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình, xác định những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng đó làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp tăng cường năng lực quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình. Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp tăng cường năng lục quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình đến năm 2030. Với đề tài QLNN đối với phát triền du lịch tỉnh Ninh Bình chưa có một công trình nghiên cứu nào. Chính từ việc nghiên cứu đề tài đã có những đóng góp mới cho sự phát triển chuyên ngành, đóng góp phục vụ sản xuất, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và đời sống. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Mục đích vận dụng có chọn lọc cơ sở lý luận QLNN về phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình vào phân tích tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch. Từ đó, đưa ra định hướng và đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch nhằm khai thác có hiệu quả tiềm
  • 10. 4 năng du lịch của tỉnh, đồng thời hướng tới sự phát triển bền vững và góp phần đẩy mạnh phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình tương xướng với tiềm năng và vị thế. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu: là quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình. - Phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình - Phân tích thực trạng QLNN đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình  Phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung: Luận văn tập chung nghiên cứu nội dung cơ bản của QLNN bao gồm quản lý chuyên ngành (QLNN về du lịch) và quản lý theo lãnh thổ đối với phát triển du lịch. + Về không gian: Tỉnh Ninh Bình + Về thời gian: Các dữ liệu, số liệu và phân trích thực trạng giai đoạn 2010 - 2017; một số giải pháp hoàn thiện QLNN đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình và định hướng đến năm 2030. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Đề tài sẽ sử dụng một số cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu chính sau: Phương pháp phân tích - tổng hợp: Đây là phương pháp cơ bản và quan trọng được sử dụng phổ biến trong hầu hết các nghiên cứu khoa học. Phương pháp này sử dụng xuyên suốt trong quá trình giả quyết các nội dung nghiên cứu của đề tài. Phương pháp thống kê: là phương pháp được vận dụng nghiên cứu trong khoá luận này để xác định hiện trạng hoạt động du lịch thông qua các chỉ tiêu phát triển ngành cơ bản. Phương pháp này hỗ trợ xử lý các thông tin để xây dựng mô hình phù hợp với nhiệm vụ đã đặt ra. Phương pháp sơ đồ, biểu đồ: là phương pháp cần thiết trong quá trình nghiên cứu có liên quan đến các giá trị định lượng. Ngoài mục đích minh hoạ về tính trực quan, phương pháp này còn giúp các nhận định, đánh giá trong quá trình nghiên cứu thể hiện tổng quát nhất.
  • 11. 5 Phương pháp điều tra thực địa: Là công cụ không thể thiếu đối với các nghiên cứu khoa học, cả trong lĩnh vực tự nhiên và xã hội. Phương pháp này được áp dụng nhằm thu thập các thông tin thực tế hoặc kiểm chứng những nhận định, giả thiết được hình thành qua xử lý sơ bộ các số liệu, thông tin thu thập được. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn  Về lý luận: Luận giải và làm sáng tỏ hơn những vấn đề về QLNN đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình. Từ đó đã phân tích rõ thực trạng quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Binh năm 2010 đến 2017.  Về thực tiễn: Giúp cho việc phản ánh thực trạng QLNN đối với phát triển du lịch tại Ninh Bình và phân tích thực trạng đó, chỉ ra những nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại trong công tác quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Ninh Bình. Là tài liệu tham khảo hữu ích cho việc QLNN đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình. 7. Kết cấu của luận văn Đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn được cấu trúc làm 3 chương: Chương 1: Một số lý luận cơ bản về QLNN đối với phát triển du lịch. Chương 2: Thực trạng QLNN đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2010 – 2017. Chương 3: Một số giải nhằm hoàn thiện QLNN đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình đến năm 2030.
  • 12. 6 Chương 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QLNN ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH 1.1. Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh liên tục bằng quyền lực công cộng chủ yếu thông qua pháp luật dựa trên nền tảng của thể chế chính trị nhất định đối với các quá trình, các hoạt động du lịch nhằm đạt được hiệu quả và mục tiêu kinh tế - xã hội do nhà nước đặt ra. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về phát triển du lịch; xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về du lịch; xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý về du lịch; Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phát triển du lịch. Tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong phát triển du lịch. Tổ chức điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch để xây dựng quy hoạch phát triển du lịch. Thực hiện hợp tác quốc tế về du lịch; hoạt động xúc tiến du lịch ở trong nước và nước ngoài; Quy định tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch, sự phối hợp của các cơ quan nhà nước trong việc quản lý nhà nước về du lịch. Cấp, thu hồi giấy phép, các giấy chứng nhận về hoạt động du lịch. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về du lịch. Trong QLNN về du lịch đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình như sau:  Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện quản lý nhà nước về du lịch tại địa phương; cụ thể hóa chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển du lịch phù hợp với thực tế tại địa phương.
  • 13. 7 Cụ thể, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình có một số nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: - Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành các chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư để khai thác tiềm năng, thế mạnh về du lịch của địa phương; hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng; - Quản lý tài nguyên du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, hoạt động kinh doanh du lịch và hướng dẫn du lịch trên địa bàn; - Bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, môi trường, an toàn thực phẩm tại khu du lịch, điểm du lịch, nơi tập trung nhiều khách du lịch; - Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân để bảo đảm môi trường du lịch thân thiện, lành mạnh và văn minh; - Tổ chức tiếp nhận và giải quyết kiến nghị của khách du lịch; - Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Luật Du lịch.  Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về du lịch ở địa phương theo quy định của pháp luật. 1.2. Đặc điểm, vai trò và nội dung QLNN đối với phát triển du lịch Đặc điểm: Phát triển du lịch nói chung và bất kỳ ngành kinh tế nào cũng vậy cũng cần phải đạt được cả ba mục tiêu cơ bản đó là: + Cần phải đảm bảo vấn đề quan trọng nhất là về môi trường, văn hoá xã hộivà về kinh tế. + Đối với văn hoá xã hội thì cần phải đảm bảo đem lại lợi ích lâu dài cho xã hội như tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần nâng cao mức sống người dân và ổn định về mặt xã hội, đồng thời bảo tồn các giá trị về văn hoá xã hội. + Đối với tài nguyên và môi trường đòi hỏi khai thác, sử dụng tài nguyên để đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai. Điều này được thể hiện rõ ở sử dụng tài nguyên một cách hợp lý đảm bảo sự bảo tồn đa dạng sinh học, không có những tác động tiêu cực đến môi trường.
  • 14. 8 + Du lịch ngày nay trở thành nhu cầu phổ biến của con người. Trên nhiều quốc gia du lịch không những chiếm tỷ trọng lớn trong GDP mà còn có vai trò không nhỏ trong việc phát triển kinh tế vùng chậm phát triển; xóa đói giảm nghèo ở các vùng sâu, vùng xa và bảo vệ môi trường sinh thái. Vì vậy mà vai trò của ngành du lịch được đánh giá là rất quan trọng đối với nền kinh tế của một quốc gia. + Nhà nước cũng có những chính sách, pháp luật tạo môi trường thuận lợi và an toàn để du lịch phát triển nhanh và hiệu quả. + Nhà nước cũng có nhũng sự điều tiết nhằm đảm bảo phát triển ngành du lịch phù hợp với định hướng và yêu cầu tổng thể nền kinh tế quốc dân. + Sự quản lý của nhà nước nhằm hạn chế những yếu tố tiêu cực có thể phát sinh từ hoạt động du lịch. + Cần phải có sự quản lý của nhà nước nhằm tạo điều kiện cho du lịch phát triển như các vấn đề về hợp tác quốc tế và vấn đề về thủ tục hành chính trong du lịch. Vai trò và nội dung của QLNN về du lịch: Nội dung QLNN về du lịch được thể hiện cụ thể tại Điều 73, Luật Du lịch 2017 (trước đó tại Điều 10, Luật Du lịch 2005), bao gồm 10 hoạt động (thay vì 09 hoạt động được quy định tại Luật Du lịch 2005). Cho dù có sự thay đổi nhỏ về số lượng các hoạt động QLNN về du lịch được quy định tại Luật du lịch giữa 2 thời kỳ, tuy nhiên mục tiêu của hoạt động QLNN về du lịch là nhất quán, theo đó QLNN về du lịch được thực hiện nhằm: Thứ nhất, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động phát triển du lịch với tư cách là một ngành kinh tế trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh; Thứ hai, đảm bảo hoạt động phát triển du lịch tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành, môi trường kinh doanh du lịch lành mạnh và bình đẳng; Thứ ba, tạo điều kiện thuận lợi và đảm bảo quyền lợi của khách du lịch Hoạt động QLNN về du lịch được thực hiện ở 2 cấp trung ương và địa phương cấp tỉnh. Sự khác nhau cơ bản của hoạt động QLNN về du lịch giữa 2 cấp là cấp tỉnh không có quyền thực hiện một số hoạt động ở tầm quốc gia về ban hành chính sách; xây dựng chiến lược, quy hoạch, xây dựng các định mức, tiêu chuẩn ngành và điều phối các hoạt động du lịch liên quốc gia, liên vùng, liên tỉnh.
  • 15. 9 Hoạt động QLNN về du lịch của Ninh Bình cũng không phải là ngoại lệ Để đảm bảo hoạt động QLNN về du lịch có hiệu quả, một số yếu tố cần quan tâm bao gồm:  Nhận thức đúng và đầy đủ về trách nhiệm QLNN  Năng lực thực thi của cơ quan QLNN về du lịch  Sự phân định rõ chức năng và quyền hạn của cơ quan QLNN về du lịch với các cơ quan có liên quan và chính quyền địa phương các cấp  Sự hợp tác và hỗ trợ của các cơ quan có liên quan, chính quyền địa phương và cộng đồng Trong những năm qua, cùng với sự phát triển du lịch Việt Nam, du lịch Ninh Bình đã và đang ngày một khẳng định vị trí của một địa phương, ở đó thì cũng có những đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội. Trong những kết quả phát triển du lịch đáng ghi nhận của tỉnh Ninh Bình trong những năm qua, có những đóng góp không nhỏ của hoạt động QLNN về du lịch. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân du lịch tỉnh Ninh Bình phát triển chưa tương xứng vị thế và đáp ứng được kỳ vọng của địa phương cũng như của du lịch Việt Nam. Trong số những nguyên nhân đó, QLNN về du lịch là một trong những nguyên nhân quan trọng, thể hiện ở việc chưa đạt được những mục tiêu mà QLNN về du lịch đặt ra. Cụ thể: - Mặc dù được xác định là nơi có lợi thế về du lịch, tuy nhiên cho đến nay Ninh Bình lại là địa phương đi sau nhiều địa phương thực hiện xây dựng chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển du lịch. Cho đến nay Ninh Bình mới hoàn thành Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Tỉnh Ninh Bình giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trong bối cảnh sắp kết thúc giai đoạn phát triển đến năm 2020 và Luật Quy hoạch có hiệu lực từ ngày 1/1/2019, theo đó sẽ không còn quy hoạch ngành ở cấp tỉnh. - Chưa nỗ lực trong việc tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành chính sách tạo đột phá cho du lịch Ninh Bình để Ninh Bình trở thành điểm đến du lịch hàng đầu ở khu vực phía Bắc và tạo những sản phẩm du lịch đặc thù của Tỉnh dựa trên những
  • 16. 10 lợi thế so sánh, cũng như các chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Ninh Bình trong bối cảnh hội nhập, tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 và ứng phó với biến đổi khí hậu. - Mặc dù có nhiều nỗ lực trong việc tổ chức các lễ hội, du lịch, hay như tuần du lich Ninh Bình năm 2018 với chủ đề “ Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An”, v.v., tuy nhiên việc thực hiện công tác xúc tiến quảng bá điểm đến du lịch Ninh Bình còn thiếu chuyên nghiệp, chưa đem lại hiệu quả như mong muốn. - Chưa chủ động tham gia và thực hiện vai trò trong liên kết phát triển du lịch với các địa phương, đặc biệt với Hà Nội và các địa phương trong vùng Đồng bằng sông Hồng & Duyên hải Đông Bắc cũng như với các trung tâm du lịch lớn trong cả nước và khu vực. - Chưa chủ động trong việc phối hợp với các ngành chức năng và chính quyền các cấp trong việc tổ chức bố trí nơi dừng, đỗ cho các phương tiện giao thông đã được cấp biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch để tiếp cận điểm tham quan du lịch, cơ sở lưu trú du lịch; tổ chức rà soát, lắp đặt biển báo, biển chỉ dẫn vào khu du lịch, điểm du lịch. Đây là một trong những nội dung QLNN về du lịch được quy định trong Luật Du Lịch 2017. 1.2.1. Vai trò của phát triển du lịch đối với kinh tế Du lịch là một loại hình xuất khẩu đặc biệt, sản phẩm và dịch vụ được cung cấp cho người nước ngoài nhưng lại được tiêu thụ ngay tại nước sở tại và đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho quốc gia. Sự phát triển du lịch quốc tế có những ý nghĩa quan trọng trong việc củng cố các mối quan hệ kinh tế quốc tế theo các hướng như: Kết hợp đồng trao đổi khách giữa các nước tổ chức, các hãng du lịch, tham gia vào các tổ chức quốc tế về du lịch. Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp. Sự phát triển của du lịch giúp đa đạng hoá và kích thích sự phát triển của các ngành kinh tế khác như: nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, ngoại thương. Ngoài ra, vai trò kinh tế của du lịch còn được thể hiện ở việc giúp con người, lực lượng sản xuất chủ yếu của xã hội phục hồi sức khoẻ cũng như khả năng lao động.
  • 17. 11 Thông qua hoạt động nghỉ ngơi, du lịch, tỷ lệ ốm đau trong khi làm việc giảm đi, tỷ lệ tử vong ở độ tuổi lao động hạ thấp và rút ngắn thời gian chữa bệnh, giảm số lần khám bệnh tại các bệnh viện. Sức khoẻ và khả năng lao động là một trong những nhân tố quan trọng để đẩy mạnh sản xuất xã hội và nâng cao hiệu quả kinh tế. 1.2.2. Vai trò của phát triển du lịch đối với xã hội Du lịch là điều kiện để con người có điều kiện tiếp xúc với nhau, gần gũi nhau hơn, hiểu nhau hơn, tăng thêm tính đoàn kết cộng đồng. Du lịch được xem như nhân tố củng cố hoà bình, đẩy mạnh các mối giao lưu quốc tế, mở rộng sự hiểu biết giữa các dân tộc. Thông qua đó, tình hữu nghị giữa các dân tộc được đẩy mạnh. Du lịch góp phần quan trọng trong việc gìn giữ, bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc, nâng cao lòng yêu nước, yêu thiên nhiên. Sự phát triển du lịch tác động đến các mặt văn hoá, xã hội của nơi đến. Ngược lại, du khách cũng bị ảnh hưởng nhất định bởi sự khác biệt về văn hoá, đời sống ở các nước, các vùng họ đến thăm. Họ có cơ hội để tìm hiểu và học hỏi lối sống và phong tục tập quán của dân tộc khác. Du lịch cũng góp phần giải quyết việc làm cho người lao động. Đây là ngành tạo ra rất nhiều việc làm. Theo thống kê, số lao động trong ngành du lịch và các lĩnh vực liên quan chiếm 10,7% tổng số lao động toàn thế giới. Do đó, tỷ lệ thất nghiệp giảm; đời sống vật chất, tinh thần của con người được cải thiện và nâng cao. 1.2.3. Vai trò của phát triển du lịch đối với môi trường, sinh thái Du lịch là nhân tố có tác dụng kích thích việc bảo vệ và khôi phục môi trường thiên nhiên bao quanh vì chính môi trường này có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và hoạt động của con người. Thông qua hoạt động du lịch, khách du lịch có điều kiện hiểu biết sâu sắc về tự nhiên, thấy được giá trị của tự nhiên đối với đời sống con người, là bằng chứng thực tiễn phong phú góp phần tích cực vào việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường. Du lịch và môi trường có quan hệ mật thiết với nhau. Du lịch góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, tạo điều kiện để phát triển du lịch. Nhu cầu nghỉ ngơi, du lịch của đông đảo quần chúng đòi hỏi phải hình thành các kiểu cảnh quan được bảo vệ giống như các công viên quốc gia. Từ đó, hàng loạt
  • 18. 12 các vườn quốc gia đã được thành lập. Hoạt động du lịch tạo ra hiệu quả tốt đối với việc sử dụng hợp lý và bảo vệ tối ưu các nguồn tài nguyên và môi trường du lịch góp phần tích cực vào việc bảo tồn các vườn quốc gia, các khu bảo tồn tự nhiên, các khu rừng văn hóa - lịch sử - môi trường. 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả QLNN và phát triển du lịch 1.3.1. Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả QLNN về du lịch - Sự quan tâm của Lãnh đạo cho công tác QLNN về du lịch phải đảm bảo phối hợp được với các cấp, các ngành ở Trung ương và địa phương: Tổng cục du lịch và sở du lịch tỉnh Ninh Bình quan tâm triển khai công tác nghiên cứu, dự báo thị trường khách du lịch nhằm thúc đẩy du lịch phát triển. - Tổ chức bộ máy QLNN về du lịch từ Trung ương đến địa phương đang dần được hoàn thiện và phát huy chức năng QLNN về du lịch. - Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ QLNN về du lịch. Trên cơ sở định hướng phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình, tính toán nhu cầu về số lượng cán bộ QLNN về du lịch cho từng thời kỳ, từng cấp để xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng với nhiều hình thức thích hợp. Trong công tác cán bộ, còn những hạn chế đòi hỏi cần tiếp tục kiện toàn để bảo đảm năng lực quản lý, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ, đáp ứng yêu cầu của nhân dân. - Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch phát triển hoạt du lịch phù hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội cả nước và của địa phương. Tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển du lịch sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; tham gia hợp tác quốc tế về dịch vụ, du lịch theo quy định của pháp luật. - Xây dựng kế hoạch du lịch hằng năm của cả nước, của địa phương; trên cơ sở kế hoạch để chỉ đạo hoạt động du lịch và hướng dẫn điều tiết các thành phần kinh tế khác hoạt động theo kế hoạch định hướng đề ra. - Cấp, thu hồi giấy phép kinh doanh du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, khách sạn, lữ hành nội địa của tỉnh theo quy định của pháp luật. Tổ chức quản lý xuất khẩu,
  • 19. 13 nhập khẩu theo quy định của pháp luật; chỉ đạo công tác quản lý thị trường. Quy định các quy tắc về an toàn và vệ sinh trong hoạt động du lịch. - Tổ chức thanh tra, kiểm tra định kỳ, đột xuất các hoạt động du lịch trong việc chấp hành các chính sách pháp luật của Nhà nước quy định trong quản lý du lịch. - Tổ chức thu thập, cung cấp thông tin về thị trường, về cung cầu hàng hóa, về xu thế phát triển của du lịch thế giới, khu vực và trong nước, tổ chức các hoạt động về du lịch. - Tổng cục Du lịch và đại diện các Sở Du lịch và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã triển khai công tác quản lý nhà nước về Du lịch; đồng thời, đề xuất những giải pháp về quản lý nguồn lực để thực hiện cho sự phát triển bền vững của Du lịch Việt Nam nói chung và các tỉnh nói riêng. 1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch Du lịch là một trong những ngành có định hướng tài nguyên rõ rệt. TNDL ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ, đến việc hình thành chuyên môn hoá và hiệu quả kinh tế của hoạt động du lịch. TNDL bao gồm TNDL tự nhiên và TNDL nhân văn. Tài nguyên du lịch tự nhiên - Địa hình: Địa hình có vai trò quan trọng đối với du lịch. Trước hết, bề mặt địa hình là nơi diễn ra các hoạt động của du khách, đồng thời cũng là nơi xây dựng các công trình thuộc cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch. Địa hình càng đa dạng thì phong cảnh càng đẹp, càng phong phú, có sức hấp dẫn. Những kiểu địa hình có ý nghĩa trong du lịch như: hang động karst, địa hình vùng đồi núi, biển đảo…Những đặc trưng của các kiểu địa hình này là yếu tố cần thiết để hình thành và phát triển các loại hình du lịch. Ví dụ, miền núi là khu vực thuận lợi để tổ chức du lịch mạo hiểm, leo núi… - Khí hậu: Khí hậu là thành phần quan trọng của môi trường tự nhiên có tác động đối với hoạt động du lịch. Những nơi có khí hậu ôn hoà thường được khách du lịch ưa thích. Điều kiện thời tiết ảnh hưởng đến việc thực hiện các chuyến đi hoặc các hoạt động du lịch.
  • 20. 14 Khí hậu có tác động dến sức khoẻ con người và tạo ra mùa vụ trong năm của hoạt động du lịch. Ví dụ, mùa hè có thể phát triển nhiều loại hình du lịch như du lịch biển, du lịch núi, du lịch nghỉ dưỡng… - Tài nguyên nước: Nguồn nước là tài nguyên tất yếu cần thiết để duy trì đời sống sinh hoạt của con người. Ngoài phục vụ nhu cầu sinh hoạt của du khách, các dạng địa hình chứa nước, chủ yếu là nước mặt còn tạo ra những phong ảnh đẹp. Nhiều loại hình du lịch được triển khai dựa trên đặc điểm của nguồn nước. Chẳng hạn, những dòng sông thơ mộng phù hợp cho hoạt động du thuyền; thác nước có thể gắn với du lịch mạo hiểm. Trong số các loại tài nguyên nước, cần phải nói đến nước khoáng. Nước khoáng là loại tài nguyên tổng hợp mà giá trị kinh tế và du lịch chữa bệnh thể hiện rất rõ. Hiện nay, nhu cầu đi du lịch kết hợp với việc an dưỡng, chữa bệnh ở các nguồn nước khoáng ngày càng tăng mạnh. - Sinh vật: Tài nguyên sinh vật là nhân tố tạo nên phong cảnh thiên nhiên đẹp, sống động. Đồng thời tài nguyên cũng có ý nghĩa quan trọng với các loại hình du lịch sinh thái, tham quan, nghiên cứu khoa học. Tài nguyên sinh vật phục vụ mục đích du lịch tập trung khai thác ở các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển thế giới, hệ sinh thái rừng ngập mặn… Tài nguyên du lịch văn hóa - Các di sản văn hoá thế giới và các di tích lịch sử - văn hoá: Các di sản văn hoá thế giới và các di tích lịch sử - văn hoá (di tích LS-VH) được coi là một trong những tài nguyên du lịch nhân văn quan trọng nhất. Đây là nguồn lực để phát triển và mở rộng hoạt động du lịch. Một di sản quốc gia được tôn vinh là di sản thế giới thì các giá trị về văn hoá, thẩm mỹ sẽ được nâng cao trong mối quan hệ có tính toàn cầu. Do vậy, khả năng thu hút khách du lịch và phát triển dịch vụ sẽ mạnh hơn. Di tích LS-VH là tài sản văn hoá vô giá của mỗi địa phương, mỗi dân tộc, mỗi đất nước và của cả nhân loại. Lãnh thổ nào có số lượng cũng như giá trị các di sản thế giới, di tích LS-VH, danh lam thắng cảnh càng cao thì càng có điều kiện thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch tham quan, nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử, văn hoá.
  • 21. 15 - Lễ hội: Lễ hội là hình thức sinh hoạt tâm linh của các dân tộc. Khách du lịch thường có nhu cầu tham dự các lễ hội và thường cảm thấy sự hoà đồng mãnh liệt, say mê nhập cuộc. Thông qua việc tham gia các lễ hội của địa phương, khách du lịch có thể hiểu thêm về phong tục, những nét đẹp trong văn hoá tâm linh của dân bản địa. Thời gian, địa điểm diễn ra lễ hội; nội dung; quy mô của lễ hội là những đặc điểm có ảnh hưởng đến hoạt động du lịch và đặc biệt là khả năng thu hút du khách. - Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học: Mỗi dân tộc có những điều kiện sinh sống, đặc điểm, văn hoá, phong tục tập quán, hoạt động sản xuất mang sắc thái riêng của mình trên địa bàn cư trú nhất định. Những đặc thù của từng dân tộc có sức hấp dẫn riêng đối với du khách. Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học có giá trị với du lịch là các tập tục lạ về cư trú, tổ chức xã hội, thói quen ăn uống sinh hoạt, kiến trúc cổ, các nét truyền thống trong quy hoạch cư trú và xây dựng, trang phục dân tộc. - Làng nghề thủ công truyền thống: Làng nghề truyền thống được hình thành từ lâu đời và tồn tại phát triển đến ngày nay với những sản phẩm vừa mang dấu ấn về tâm hồn và bản sắc dân tộc cùng với dấu ấn về mỗi vùng miền. Các sản phẩm thủ công như tranh dân gian, sản phẩm là bằng đồng, bằng gỗ đã trở thành các mặt hàng lưu niệm có giá trị, yêu thích của nhiều khách du lịch và nhất là khách du lịch quốc tế. - Các đối tượng văn hoá, thể thao và hoạt động nhận thức khác: Các đối tượng văn hoá cũng thu hút khách du lịch với mục đích tham quan, nghiên cứu. Đó là các viện khoa học, các thành phố triển lãm nghệ thuật, các cuộc thi đấu thể thao quốc tế, các cuộc thi hoa hậu…Những thành phố có nhiều đối tượng văn hoá hoặc tổ chức hoạt động văn hoá, thể thao đều được đông đảo khách tới thăm và đã trở thành những trung tâm lớn về du lịch văn hoá. Ngoài ra, các cuộc triển lãm, hội chợ cũng thu hút nhiều đối tượng khách khác nhau. Các đặc sản địa phương và món ăn dân tộc cũng là những TNDL nhân văn độc đáo, hấp dẫn du khách. Như vậy, TNDL là yếu tố cơ bản để tạo thành các SPDL. Chính sự phong phú, đa dạng của TNDL đã tạo nên sự hấp dẫn của SPDL để có thể đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch. Số lượng và chất lượng của TNDL và mức độ kết hợp giữa chúng trên lãnh thổ có ý nghĩa đặc biệt trong hình việc hình thành và phát triển du lịch của
  • 22. 16 một vùng hay một quốc gia. Một lãnh thổ có nhiều TNDL với chất lượng càng cao và mức kết hợp càng phong phú thì sức thu hút du khách của vùng đó càng mạnh. 1.3.3. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch Cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh tế trong đó có việc đẩy mạnh du lịch. Hệ thống giao thông vận tải: Du lịch là chuyến đi của con người ra khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình. Do vậy, hoạt động du lịch phụ thuộc vào mạng lưới đường sá và phương tiện giao thông. Nếu mạng lưới giao thông chưa hoàn thiện, điểm đến dù có sức hấp dẫn đối với khách du lịch thì vẫn không thể khai thác được. Giao thông thuận tiện giúp cho việc đi lại của du khách tới các điểm du lịch nhanh chóng, dễ dàng hơn; rút ngắn thời gian di chuyển, tăng thời gian nghỉ ngơi, thư giãn. Mỗi loại hình giao thông có những đặc điểm riêng biệt, đem lại cho du khách những trải nghiệm thú vị khác nhau. Ví dụ, giao thông đường thuỷ có tốc độ chậm hơn nhưng có thể kết hợp với việc tham quan giải trí dọc theo lộ trình trên sông hoặc ven biển. Thông tin liên lạc: Thông tin liên lạc là một phần quan trọng trong cơ sở hạ tầng của hoạt động du lịch. Nó đảm nhiệm việc vận chuyển các tin tức một cách nhanh chóng, kịp thời, góp phần thực hiện các mối giao lưu trong nước và quốc tế. Các hệ thống thông tin hiện đại cho phát truyền và nhận thông tin, hình ảnh ở bất cứ nơi nào trên Trái Đất. Nhờ sự phát triển của các phương tiện thông tin liên lạc mà các điểm đến, SPDL được du khách biết đến nhiều hơn thông qua việc quảng bá, xúc tiến du lịch bằng internet trên các trang mạng thông tin du lịch. Hệ thống điện- nước: Mạng lưới cung cấp điện - nước sạch là điều kiện cần thiết đảm bảo nhu cầu thiết yếu của du khách tại điểm đến. Cơ sở vật chất- kỹ thuật du lịch: Du lịch đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình tạo ra sản phẩm du lịch cũng như quyết định mức độ khai thác tiềm năng du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu cuả du khách. Nếu coi tiềm năng du lịch là điều kiện cần cho sự phát triển du lịch của một quốc gia, một địa phương, một điểm du lịch, tạo nên sự hấp dẫn thu hút du khách thì cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch là điều kiện đủ cho sự phát triển du lịch.
  • 23. 17 Sự kết hợp hài hoà giữa tài nguyên du lịch và cơ sở vật chất - kỹ thuật của ngành giúp cho các cơ sở dịch vụ hoạt động hiệu quả và kéo dài thời gian sử dụng chúng trong năm. Cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch bao gồm cơ sở của ngành và của một số ngành kinh tế quốc dân tham gia vào phục vụ du lịch như thương mại, dịch vụ… chủ yếu là các cơ sở lưu trú (khách sạn, biệt thự du lịch, bungalow,…); cơ sở vui chơi giải trí; hệ thống các nhà hàng ăn uống và cửa hàng dịch vụ thương mại; các cơ sở y tế, thể thao; các công trình văn hoá 1.3.4. Yếu tố văn hoá, xã hội Yếu tố văn hoá, xã hội là một trong những nhân tố quan trọng trong việc phát triển du lịch. Nhóm yếu tố này bao gồm: Tình trạng tâm, sinh lý của con người: Khi tâm trạng vui vẻ, thoải mái, sức khoẻ tốt hay chán nản, mệt mỏi con người đều nảy sinh nhu cầu du lịch. Tuy nhiên, họ sẽ có thái độ tiếp nhận SPDL khác nhau. Độ tuổi và giới tính khách du lịch: Độ tuổi của khách du lịch thường ảnh hưởng đến loại hình du lịch mà khách lựa chọn. Đối với những người trẻ tuổi, họ thường thích tham gia du lịch mạo hiểm, khám phá… Những người cao tuổi thì thường tham gia loại hình du lịch tâm linh, thăm thân… Giới tính của du khách: thông thường nam giới đi du lịch nhiều hơn phụ nữ. Thời gian rảnh rỗi: Là điều kiện tất yếu để con người có thể tham gia vào hoạt động du lịch. Nếu không có thời gian rảnh rỗi, con người không thể thực hiện các chuyến đi. Yếu tố này quyết định đến độ dài của chuyến đi. Bản sắc văn hoá và tài nguyên nhân văn khác: Sự khác biệt giữa các nền văn hoá của các địa phương, các vùng, các quốc gia kích thích ham muốn tìm hiểu của con người. Quốc gia nào giữ được bản sắc dân tộc, bảo tồn được những nét văn hoá truyền thống sẽ có sức hấp dẫn và thu hút được nhiều khách du lịch. Bên cạnh đó, các tài nguyên nhân văn như: di sản văn hoá thế giới, di tích lịch sử văn hóa, các lễ hội, các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học…sẽ là nhân tố tạo ra sức hấp dẫn du khách.
  • 24. 18 Trình độ văn hoá: Khi trình độ văn hoá cao thì động cơ du lịch của con người càng tăng. Họ đi du lịch với mục đích tìm hiểu, nghiên cứu, mở mang kiến thức nên thói quen du lịch hình thành ngày một rõ rệt. Trình độ văn hoá của khách du lịch ảnh hưởng đến cách cảm nhận điểm đến du lịch cũng như là dịch vụ trong du lịch. Mặt khác, trình độ văn hoá của “người làm du lịch” tác động trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, khả năng phục vụ khách du lịch. Nghề nghiệp: Nhân tố nghề nghiệp có ảnh hưởng đến thói quen đi du lịch và mục đích đi du lịch của khách du lịch. Thường thì các nhà kinh doanh, các nhà báo, các nhà ngoại giao… tham gia vào hoạt động du lịch nhiều hơn các nghề nghiệp khác. Thị hiếu và các kỳ vọng: ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của sản phẩm du lịch của du khách. 1.3.5. Yếu tố kinh tế Thu nhập: nhu cầu du lịch chỉ xuất hiện khi thu nhập của dân cư vượt trên mức cân đối đáp ứng các nhu cầu thiết yếu để thoả mãn những nhu cầu cao hơn như là những chuyến du lịch. Khi thu nhập của khách du lịch tăng sẽ dẫn đến tiêu dùng du lịch tăng và ngược lại. Giá cả hàng hoá: Thông thường, nếu giá cả hàng hoá trên thị trường du lịch tăng thì hành vi tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ du lịch của du khách sẽ giảm và ngược lại. Tỷ lệ trao đổi ngoại tệ: Thông thường, khách du lịch sẽ quyết định đến những nơi mà tỷ giá hối đoái cao nhất giữa đồng tiền của nơi mà họ đang sinh sống với điểm đến du lịch 1.3.6. Yếu tố chính trị Điều kiện chính trị ổn định, hoà bình sẽ làm tăng số lượng khách du lịch giữa các nước bởi vì điểm đến an toàn là điều kiện tiên quyết ảnh hưởng đến quyết định đi du lịch của du khách. Bên cạnh đó, đường lối đối ngoại, chính sách phát triển kinh tế- xã hội của nhà nước trong đó có chính sách phát triển du lịch; các thủ tục đi lại giữa các quốc gia thuận tiện cũng kích thích sự gia tăng của cầu du lịch.
  • 25. 19 1.3.7. Cách mạng khoa học - công nghệ, xu hướng hội nhập quốc tế và đô thị hoá Qua các cuộc cách mạng khoa học - công nghệ và sự phát triển mạnh mẽ của xu hướng toàn cầu hoá là những nhân tố trực tiếp làm nảy sinh nhu cầu và hoạt động du lịch. Nhờ có sự trợ giúp của máy móc, lao động bằng chân tay giảm nhanh chóng nhưng sự căng thẳng trong lao động lại tăng. Điều đó đòi hỏi phải được phục hồi sức lực thông qua con đường nghỉ ngơi, du lịch. Quá trình đô thị hoá tách con người ra khỏi môi trường tự nhiên xung quanh, lao động căng thẳng, sự ồn ào của đô thị làm con người có nhu cầu thay đổi bầu không khí và được sống thoải mái giữa thiên nhiên. Do vậy, họ tìm đến những nơi có thể đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn của mình thông qua hoạt động du lịch. 1.3.8. Sự phát triển của nền sản xuất xã hội và các ngành kinh tế Sự phát triển của nền sản xuất xã hội làm nảy sinh nhu cầu nghỉ ngơi, phát triển các hoạt động DVDL. Trong nội bộ nền kinh tế, hoạt động của một số ngành như nông nghiệp, công nghiệp và giao thông vận tải có ý nghĩa quan trọng để phát triển du lịch. Cụ thể là, công nghiệp phát triển cao, sản xuất ra được những vật liệu đa dạng để xây dựng các cơ sở dịch vụ và hàng loạt hàng hoá đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.Nông nghiệp có ý nghĩa lớn vì du lịch không thể phát triển được nếu như không đảm bảo được việc ăn uống cho khách du lịch. Sự có mặt của nguồn rau xanh, hoa quả, thảo mộc mở ra khả năng phát triển du lịch chữa bệnh. Sự phát triển của mạng lưới giao thông, của phương tiện vận chuyển và sự linh hoạt trong điều hành giao thông sẽ tác động trực tiếp đến sự hình thành và phát triển của cầu du lịch. Ngoài ra những hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch, mức độ ô nhiễm của môi trường các hiện tượng thiên nhiên bất thường, dịch bệnh cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của du lịch.
  • 26. 20 1.4. Kinh nghiệm QLNN đối với phát triển du lịch Nhà nước cần xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch như các mục tiêu tổng quát, kế hoạch phát triển du lịch dài hạn và hoàn thiện hệ thống pháp luật về du lịch. Cần quảng bá, xúc tiền du lịch như tổ chức các chương trình, kế hoạch xúc tiến, quảng bá du lịch trong và ngoài nước với các hình thức linh hoạt theo từng thời kỳ, phù hợp với mục tiêu, xúc tiến đầu tư và ngoại giao, văn hóa nhằm phát triển thị trường khách du lịch, phát triển thương hiệu du lịch, gia tăng lượng khách, doanh thu, giá trị kinh tế từ du lịch Nhà nước quản lý cấp, thu hồi giấy phép kinh doanh du lịch là tất yếu khách quan nhằm duy trì trật tự, kỷ cương pháp luật, tạo ra sân chơi bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của mọi cá nhân, tổ chức trong lĩnh vực kinh doanh du lịch. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch đảm bảo có hiệu lực và hiệu quả thì nhân tố bên trong này rất quan trọng. QLNN về du lich cần đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch. Du lịch ngày càng phát triển đòi hỏi chất lượng, hiệu quả của nguồn nhân lực cho du lịch ngày càng phải được nâng cao và yêu cầu phải được quản lý một cách hệ thống và chuẩn hóa. Quản lý khai thác bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch như khai thác sử dụng tài nguyên du lịch một cách hợp lý giảm thiểu chất thải ra môi trường. Phát triển du lịch gắn liền với nỗ lực bảo tồn tính đa dạng của tài nguyên. Phát triển du lịch phù hợp với quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội vì du lịch là ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành. Nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm, sự tham gia và ý kiến đóng góp của các đối tượng tham gia du lịch trong việc khai thác bảo vệ tài nguyên. Cuối cùng là cần đảm bảo an toàn, an ninh cho khách du lịch. Cần kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về du lịch. Mục địch của công tác kiểm tra, thanh tra xử lý vi phạm pháp luật về du lịch nhằm nâng cao ý thức chấp hành luật của các cá nhân, cơ sở hoạt động trong lĩnh vực du lịch và du khách.
  • 27. 21 Không chỉ có ở trong nước mà chúng ta cũng cần học hỏi một vài kinh nghiệm của quốc tế như Bangkok họ luôn chiếm ví trí top thành phố thu hút nhiều khách du lịch nhất trên thế giới do Bisiness Insider xếp hạng. Ngoài ra thì còn có kinh nghiệm của Singapore cũng là nước thu hút được nhiều khách du lịch và Thành phố Seoul của Hàn Quốc cũng luôn xuất hiện trong tốp 10 thành phố hàng đầu thế giới thu hút khách du lịch. Những kinh nghiệm quốc tế thì về công tác QLNN về du lịch chỉ thực sự trở thành bài học cho du lịch Tỉnh Ninh Bình. Đầu tiên là, phải có được nhận thức đầy đủ và sự đồng thuận của xã hội đối với phát triển du lịch như một ngành kinh tế có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Đây sẽ là “nguồn lực” vô cùng quan trọng bên cạnh các nguồn lực về cơ chế chính sách, về con người và về tài chính. Như vậy cần đẩy mạnh một trong những nhiệm vụ quan trọng của QLNN về du lịch ở địa phương cấp tỉnh được quy định tại Khoản d) Điều 75, Luật Du lịch 2017 là “Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân để bảo đảm môi trường du lịch thân thiện, lành mạnh và văn minh”. Hai là, phải có được chiến lược/quy hoạch/kế hoạch phát triển với tầm nhìn và các bước đi cụ thể phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và chiến lược/quy hoạch tổng thể phát triển du lịch quốc gia. Bài học này đồng nghĩa với việc Ninh Bình cần sớm xây dựng và thông qua chiến lược phát triển du lịch của thành phố đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Đây được xem là một nhiệm vụ quan trọng của QLNN về du lịch tạo nền tảng cho phát triển du lịch thành phố một cách bền vững. Ba là, phải có được sản phẩm du lịch đặc thù phù hợp với “cầu” của các thị trường du lịch trọng điểm đã được trong chiến lược phát triển du lịch điểm đến nhằm tạo sự khác biệt, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến. Đi kèm với chiến lược về sản phẩm du lịch là chiến lược xúc tiến quảng bá có tính chuyên nghiệp cao với sự hỗ trợ từ chính quyền thông qua “Quỹ phát triển du lịch”. Đây là bài học rút ra từ kinh nghiệm phát triển du lịch của nhiều điểm đến trong Top 10 thành phố thu hút nhiều khách du lịch hàng đầu thế giới năm 2017, đặc biệt là Singapore. Bài học này đồng nghĩ với việc Ninh Bình cần sớm rà soát lại hệ thống sản phẩm du lịch và
  • 28. 22 có được chiến lược về phát triển sản phẩm du lịch phù hợp với đặc điểm, tiềm năng về tài nguyên du lịch và vị trí của Tỉnh trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam nói chung và ở vùng Đồng bằng sông Hồng. Thứ tư, cần tạo được môi trường du lịch an toàn và thân thiện với du khách song đồng thời là những chế tài xử phạt nghiêm khắc đối với những hành vi vi phạm pháp luật từ phía các doanh nghiệp du lịch và du khách. Đây là kinh nghiệm của nhiều điểm đến, đặc biệt là Singapore và Bangkok. Kinh nghiệm này cũng đồng nghĩa với việc Sở Du lịch cần rà soát các quy định hiện hành và tham mưu cho UBND Tỉnh điều chỉnh các quy định pháp luật chung phù hợp để xử lý nghiêm khắc đối với các hành vi của các tổ chức, cá nhân vi phạm quyền lợi chính đáng của du khách và cả các hành vi vi phạm của khách du lịch, không kể họ đến từ đâu. Bên cạnh đó, cần tiếp tục tham mưu các cấp có thẩm quyền cho phép thành lập lực lượng cảnh sát du lịch để tiếp nhận thông tin, hỗ trợ khách du lịch và xử lý các hành vi vi phạm nhằm tránh tình trạng “cha chung không ai khóc” đối với vấn đề đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động phát triển du lịch của thành phố. Để có thể thực hiện có hiệu quả những bài học kinh nghiệm quốc tế đối với QLNN về du lịch trên đây, cần có sự quan tâm đầy đủ hơn của UBND Tỉnh, của Bộ VHTTDL để nâng cao năng lực thực thi nhiệm vụ QLNN về du lịch của Sở Du lịch tương xứng với yêu cầu phát triển của Tỉnh và là các điểm đến du lịch hấp dẫn. So với các tỉnh, thành phố khác trong vùng, Ninh Bình là một tỉnh có diện tích không lớn, nhưng lại là nơi tập trung nhiều tài nguyên du lịch phong phú và đặc sắc, phát triển du lịch Ninh Bình sẽ là động lực có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với phát triển du lịch vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc và du lịch cả nước. Đặt Ninh Bình trong bối cảnh phát triển của không gian thủ đô Hà Nội mở rộng và trong mối liên kết với các tỉnh, thành phố trong vùng, đặc biệt là với Hạ Long (Quảng Ninh) cho thấy, Ninh Bình có một vị trí quan trọng trong tam giác tăng trưởng du lịch Hà Nội - Hạ Long - Ninh Bình, khi đó Ninh Bình và Hạ Long sẽ trở thành các “đô thị du lịch vệ tinh” của Hà Nội với các sản phẩm du lịch hấp dẫn: “Hạ Long nước” và “Hạ Long cạn”; là một điểm đến quan trọng và hấp dẫn trong hành trình “kết nối
  • 29. 23 các kinh đô cổ”, với các chương trình tham quan “du lịch về cội nguồn dựng nước và giữ nước, tìm hiểu văn hóa và lịch sử” của dân tộc Việt Nam. Trong hệ thống tổng thể du lịch quốc gia và vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc, Ninh Bình luôn chiếm một vị trí quan trọng trong hệ thống không gian, tuyến, điểm du lịch quốc gia và vùng. Về các chỉ tiêu du lịch chủ yếu, Ninh Bình luôn nằm trong số các địa phương đón nhiều khách du lịch của cả nước.
  • 30. 24 Chương 2: THỰC TRẠNG QLNN ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2010 – 2017 2.1. Khái quát về phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình 2.1.1. Tổng quan về tỉnh Ninh Bình Ninh Bình nằm ở cực Nam của đồng bằng sông Hồng, nối miền Bắc và miền Trung bởi dãy Tam Điệp hùng vĩ. Cách Hà Nội 93km về phía Nam, Ninh Bình là nơi tiếp nối kinh tế, văn hóa, giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ với vùng núi rừng Tây Bắc. Được thiên nhiên ưu đãi cùng với bề dày lịch sử đã để lại cho Ninh Bình nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử, văn hóa đặc sắc. Ninh Bình có 02 thành phố và 06 huyện, diện tích tự nhiên của tỉnh là 1.377,57 km2, dân số 926.995 người trong đó chủ yếu là dân tộc Kinh và dân tộc Mường. Vị trí địa lý: Ninh Bình có vị trí chiến lược quan trọng, là nơi tiếp nối giao lưu kinh tế và văn hoá giữa lưu vực sông Hồng với lưu vực sông Mã, giữa vùng đồng bằng Bắc bộ với vùng núi rừng Tây Bắc của Tổ quốc. Trên địa bàn tỉnh có Quốc lộ 1A, Quốc lộ 10; 12A; 12B và đường sắt Bắc - Nam chạy qua cùng hệ thống sông ngòi dày đặc như: sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Càn, sông Vạc, sông Vân,...tạo thành mạng lưới giao thông thuỷ, bộ rất thuận tiện cho giao lưu, phát triển kinh tế trong và ngoài tỉnh. Dân cư, dân tộc: Ninh Bình là vùng đất có con người cư trú rất sớm. Các nhà khảo cổ học đã phát hiện xương, răng người hoá thạch ở Thung Lang (Tam Điệp) có niên đại cách ngày nay từ 3 - 4 vạn năm. Động Người Xưa ở Cúc Phương có di chỉ của con người cách đây gần vạn năm. Di tích của nền Văn hoá Hoà Bình còn tìm thấy ở một số hang động thuộc thị xã Tam Điệp, phản ánh xu hướng con người tiến ra vùng đồng bằng ven chân núi giáp biển. Di chỉ Mán Bạc (Yên Mô) có di tích của con người thời kỳ đồng thau cách đây từ 3.300 - 3.700 năm. Địa hình: Địa hình Ninh Bình phân chia thành ba vùng tương đối rõ nét, vùng đồi núi ở phía Tây và Tây Bắc; vùng đồng bằng và vùng ven biển phía Đông và phía Nam.
  • 31. 25 Khí hậu: Do đặc điểm về địa lý, địa hình đa dạng, nên khí hậu Ninh Bình cũng mang những nét đặc trưng của khí hậu đồng bằng Bắc bộ và có ảnh hưởng sắc thái khí hậu vùng Thanh Hoá và khu 4 cũ. Khí hậu của Ninh Bình thuộc vùng tiểu khí hậu của đồng bằng sông Hồng. Sông ngòi, thuỷ văn: Hệ thống sông ngòi ở Ninh Bình bao gồm hệ thống sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Bôi, sông Ân, sông Vạc, sông Lạng, sông Vân Sàng, với tổng chiều dài 496km, phân bố rộng khắp trong toàn tỉnh. Mật độ sông suối bình quân 0,5km/km2, các sông thường chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam để đổ ra biển Đông. Chế độ thuỷ triều ven biển Ninh Bình là chế độ nhật triều, ngoài ra còn có trường hợp bán nhật triều và triều tạp.Thời gian triều lên trong khoảng 8 giờ, triều xuống 16 giờ.Khi triều cường thì thời gian lên xuống ± 1 giờ. Tài nguyên thiên nhiên thì Ninh Bình chia làm 04 loại: * Tài nguyên đất: Các nhà nông học và thổ nhưỡng học phân chia đất đai Ninh Bình thành 19 loại, gộp thành 5 nhóm cơ bản, trong đó nhóm đất phù sa có diện tích 74.529,8ha, chiếm 53% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. * Tài nguyên rừng: Những đặc điểm về địa hình, khí hậu đã tạo điều kiện cho Ninh Bình có diện tích rừng lớn nhất so với các tỉnh đồng bằng sông Hồng: 27.101ha. Diện tích rừng tự nhiên là 23.526 ha, tập trung chủ yếu ở Nho Quan. Trong đó, rừng Cúc Phương thuộc loại rừng nhiệt đới điển hình, có nhiều loại động, thực vật quý hiếm như: kiêng, lát hoa, chò chỉ, báo gấm, báo lửa, gấu ngựa, sóc bụng đỏ, voọc mông trắng,... Diện tích rừng trồng đạt 3.575ha, tập trung ở huyện Nho Quan, Hoa Lư, Kim Sơn, thị xã Tam Điệp, với cây trồng chủ yếu là thông nhựa, keo, bạch đàn, cây ngập mặn,... * Tài nguyên biển: Ninh Bình có chiều dài bờ biển xấp xỉ 18km, với hàng ngàn ha bãi bồi, hàng chục ngàn ha lãnh hải. Cửa Đáy là cửa lớn nhất, có độ sâu tương đối, đảm bảo tàu thuyền lớn, trọng tải hàng ngàn tấn ra vào thuận tiện.
  • 32. 26 Vùng biển Ninh Bình có tiềm năng nuôi trồng, khai thác, đánh bắt nguồn lợi hải sản với sản lượng từ 2.000 - 2.500 tấn/năm. * Tài nguyên khoáng sản: Đá vôi là nguồn tài nguyên khoáng sản lớn nhất của Ninh Bình. Những dãy núi trải dài từ Hoà Bình, theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, qua Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư, thị xã Tam Điệp, Yên Mô tới tận biển Đông, dài hơn 40km, diện tích trên 1.200 ha, là nguồn nguyên liệu lớn để sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng. 2.1.2. Tổng quan tình hình phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình 2010 - 2017 Theo nghị quyết số15-NQ/TU về phát triển du lịch Ninh Bình đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Với nguồn TNDL tự nhiên phong phú và hấp dẫn, đặc biệt là có vùng núi đá vôi với hệ thống hang động xuyên thuỷ và hệ sinh thái độc đáo, đan xen với những di tích lịch sử, văn hoá, tiêu biểu như Cố đô Hoa Lư được hình thành và lưu giữ hàng nghìn năm. Đó là những lợi thế to lớn để phát triển du lịch. Du lịch được xác định là một ngành kinh tế tổng hợp. Phát triển du lịch là trách nhiệm của các cấp, các ngành và mỗi cá nhân. Trong những năm qua du lịch Ninh Bình đã có bước phát triển khá nhanh, đang dần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao động, cải thiện đời sống nhân dân, mở rộng các mối quan hệ, hợp tác của tỉnh, làm thay đổi hình ảnh Ninh Bình trong nhận thức của bạn bè trong nước và quốc tế. Hạ tầng du lịch của tỉnh được đầu tư lớn, các khu du lịch được hình thành và phát triển. Phát triển du lịch bền vững, từng bước đưa du lịch sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy nhiều ngành, nhiều lĩnh vực cùng phát triển. Coi trọng tính hiệu quả, tập trung đầu tư vào các lĩnh vực lưu trú, vui chơi giải trí, làng nghề, mua sắm, ẩm thực…nhằm thu hút khách du lịch, kéo dài thời gian lưu trú và tăng chi tiêu của du khách để tăng thu nhập từ du lịch. Phát triển du lịch phải gắn với Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam, Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, gắn với an ninh, quốc phòng và giải
  • 33. 27 quyết hài hòa mối quan hệ lợi ích giữa người dân địa phương với doanh nghiệp kinh doanh du lịch và Nhà nước. Đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động, nâng cao vai trò QLNN về du lịch; gắn phát triển du lịch với giải quyết việc làm và xoá đói giảm nghèo. Huy động các nguồn lực, tập trung khai thác hợp lý tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn, xây dựng Ninh Bình trở thành một trong những trung tâm du lịch trọng điểm của cả nước. Theo đó thì ta cũng thấy được các kết quả: Từ năm 2010 trở lại đây thì ngành Du lịch Ninh Bình đã có những bước phát triển mạnh mẽ, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống nhân dân. Khách du lịch nội địa luôn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số khách du lịch đến Ninh Bình, trung bình hàng năm chiếm trên dưới 85%. Khách du lịch nội địa đến Ninh Bình tăng trưởng ổn định ở mức khá cao, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2010, cả tỉnh đón được gần 2,4 triệu lượt khách, đến năm 2017 tăng lên 6,197 triệu lượt khách. Tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2010 - 2017 đạt 14,3%/năm. Bảng 1: Số lượng khách du lịch đến Ninh Bình giai đoạn 2010 - 2017 Đơn vị: Ngàn lượt khách Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Tăng trưởng trung bình/năm Tổng số khách 3.096,6 3.252,2 3.712,0 4.398,7 4.301,5 5.993,2 6.441,5 7.056,2 12,45% Khách quốc tế 663,3 667,4 675,6 521,5 502,4 600,6 715,6 859,0 3,75% Khách nội địa 2.433,3 2.584,8 3.036,4 3.877,2 3.799,1 5.392,6 5.725,9 6.197,2 14,30% Nguồn: Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình Kết quả về lượng khách đến thăm quan các điểm du lịch của Ninh Bình từ năm 2010 đến năm 2017 cũng được thể hiện dưới dạng biểu đồ:
  • 34. 28 Biểu đồ 1: Khách du lịch đến thăm quan Ninh Bình giai đoạn 2010 – 2017 Để đạt được kết quả như vậy, ngành du lịch Ninh Bình đã chú trọng nhiều hơn cho công tác tuyên truyền quảng bá, tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, đầu tư các dự án phát triển du lịch quy mô lớn...nên lượng khách du lịch đến Ninh Bình ngày một tăng, nhất là lượng khách du lịch nội địa. Khách du lịch nội địa luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều so với lượng khách du lịch quốc tế đến Ninh Bình, chiếm tỷ trọng khoảng 88,8% và với tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2010 - 2017 là 14,3%/năm. Tính chung cho cả giai đoạn 2010 - 2017, lượng khách du lịch (cả khách quốc tế và khách nội địa) đến Ninh Bình đạt 12,45%/năm. Đối tượng khách du lịch nội địa đến Ninh Bình chủ yếu là thăm các di tích lịch sử văn hóa, lễ hội truyền thống, du lịch tâm linh, du lịch sinh thái, học sinh, sinh viên dã ngoại. Khách quốc tế đến Ninh Bình vẫn còn rất thấp và không ổn định, không duy trì thường xuyên được tỷ lệ tăng trưởng bình quân giữa các năm. Cơ sở vật chất kỹ thuật là một trong những yếu tố quan trọng có tính chất quyết định đến sự phát triển của du lịch. Mặc dù số lượng khách du lịch đến Ninh Bình là rất lớn, có mức tăng 2,433,305 663,284 2,584,793 667,441 3,036,424 675,570 3,877,219 521,548 3,799,160 502,409 5,392,645 600,563 5,725,868 715,603 6,197,205 859,030 0 1,000,000 2,000,000 3,000,000 4,000,000 5,000,000 6,000,000 7,000,000 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 - Khách trong nước - Khách quốc tế
  • 35. 29 trưởng tương đối cao, nhưng số khách có lưu trú còn hạn chế. Năm 2010, trong tổng số khách du lịch quốc tế đến Ninh Bình thì chỉ có 36.127 khách có lưu trú, chiếm xấp xỉ 5,5%); còn đối với khách du lịch nội địa là 183.339 khách, chiếm trên 7,5%. Năm 2017, khách quốc tế lưu trú là 150.574 khách, chiếm 17,5%; và khách nội địa là 623.819 khách, chiếm 10,1%. Một trong những nguyên nhân chủ yếu khách du lịch ít lưu trú ở Ninh Bình là: Ninh Bình ở gần Hà Nội, giao thông đi lại thuận tiện nên khách thường lựa chọn lưu trú ở Hà Nội (có điều kiện về dịch vụ tốt hơn), trong khi đó SPDL của Ninh Bình còn đơn điệu, chưa có sức hấp dẫn khách du lịch ở lại… Bảng 2: Khách du lịch có lưu trú ở Ninh Bình giai đoạn 2010 - 2017 Đơn vị: Lượt khách Hạng mục 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Khách quốc tế Số khách đến 663.284 667.441 675.570 521.548 502.409 600.563 715.603 859.030 Khách lưu trú 36.127 53.334 67.404 73.038 81.609 86.202 112.895 150.574 Tỷ lệ so với tổng số (%) 5,5 8,0 10,0 14,0 16,2 14,4 15,8 17,5 Ngày lưu trú trung bình (ngày) 1,99 1,47 1,53 1,82 1,57 1,52 1,48 1,67 Khách nội địa Số khách đến 2.433.305 2.584.793 3.036.424 3.877.219 3.799.160 5.392.645 5.725.868 6.197.205 Khách lưu trú 183.339 183.695 200.332 179.771 225.567 334.107 441.714 623.819 Tỷ lệ so với tổng số (%) 7,5 7,1 6,6 4,6 5,9 6,2 7,7 10,1 Ngày lưu trú trung bình (ngày) 1,55 1,62 1,53 1,45 1,36 1,28 1,26 1,66 Nguồn: Sở Du lịch Ninh Bình
  • 36. 30 Trong 7 năm thì số khách nghỉ tại cơ sở lưu trú tăng lên rõ nét theo hiện qua biểu đồ sau: Biểu đồ 2: Tổng số lượt khách nghỉ ở cơ sở lưu trú giai đoạn 2010 – 2017 Cùng với lượt khách ở cơ sở lưu trú thì số lượng ngày khách nghỉ qua đêm cũng có sự thay đổi tích cực theo từng năm và cũng được thể hiện trên biểu đồ như sau. 183,339 36,127 183,695 53,334 200,332 67,404 179,771 73,038 225,567 81,609 334,107 86,202 441,714 112,895 623,819 150,574 0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 700,000 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 - Khách trong nước - Khách quốc tế
  • 37. 31 Biểu đồ 3: Tổng số ngày khách lưu trú qua đêm giai đoạn 2010 – 2017 Đặc biệt là năm 2017 sự tăng trưởng vợt trội về du lịch Ninh Bình đón 7.056.340 lượt khách, tăng 9,5% so với năm 2016, trong đó khách nội địa đón 6.197.327 lượt khách, tăng 8,2% so với năm 2016, khách quốc tế đón 859.000 lượt khách, tăng 20% so với năm 2016, khách lưu trú qua đêm đạt 1.018.468 ngày khách, tăng 40,9% so với năm 2016. Doanh thu du lịch đạt 2.524,591 tỷ đồng, đạt 140% so với kế hoạch năm 2017, tăng 43% so với năm 2016. Năm 2016, các chỉ tiêu về hoạt động du lịch đã hoàn thành vượt mức tỉnh giao. Khách du lịch đạt 6,44 triệu lượt khách, tăng 7,5% so với năm 2015. Trong đó: khách quốc tế 715.603 lượt, tăng 19,2%; khách nội địa 5.725.868 lượt, tăng 6,2% so với năm 2015. Khách đến cơ sở lưu trú du lịch đạt 722.717 lượt, tăng 13,16% so với năm 2015. Doanh thu đạt 1.765 tỷ đồng tăng 24,2% so với năm 2015. Năm 2015, du lịch tỉnh Ninh Bình đón: 5.993.208 lượt, tăng 39,3% so với năm 2014, trong đó khách nội địa 5.392.645 lượt, tăng 41,9% so với năm 2014, khách quốc tế 600.563 lượt, tăng 19,5% so với năm 2014. Khách đến cơ sở lưu trú: 420.309 lượt, tăng 36,8% so với năm 2014. Doanh thu du lịch đạt 1.421 tỷ đồng, tăng 50,7% so với năm 2014. Năm 2014 toàn ngành ước đón 4.301.569 lượt kháchdu lịch, 284,310 71,728 297,733 78,503 305,917 103,267 260,645 132,852 306,395 128,488 427,054 130,821 555,529 167,188 797,648 223,732 0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 700,000 800,000 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 - Khách trong nước - Khách quốc tế
  • 38. 32 giảm 2,2%so với năm 2013. Tuy nhiên lượng khách lưu trú tăng 21,5%, ngày khách lưu trú tăng 10,5% so với năm 2013. Doanh thu ước đạt 943 tỷ đồng, tăng 5,1% so với năm 2013. Các kết quả trên được thể hiện qua bảng số liệu và bằng biểu đồ về doanh thu như sau. Bảng 3: Tổng thu từ du lịch của tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2010 - 2017 Đơn vị: Triệu đồng Hạng mục 2010 2011 2012 2103 2014 2015 2016 2017 Tăng TB (%/năm) Tổng số 551.427 654.148 778.957 897.446 942.779 1.420.973 1.764.965 2.528.284 24,30 Từ khách quốc tế 212.225 263.001 215.762 215.931 220.380 266.774 364.590 549.757 14,60 Tỷ lệ % 38,49 40,21 27,70 24,06 23,38 18,77 20,66 21,74 - Từ khách nội địa 339.202 391.147 563.195 681.514 722.399 1.154.199 1.400.375 1.978.527 28,65 Tỷ lệ % 61,51 59,79 72,30 75,94 76,62 81,23 79,34 78,26 - Nguồn: Sở Du lịch Ninh Bình Từ bảng tổng hợp doanh thu giai đoạn năm 2010 đến năm 2017 thì việc thể hiện trên biểu đồ sẽ cho chúng ta dễ thấy hơn. Biểu đồ 4: Doanh thu từ hoạt động du lịch từ năm 2010 đến năm 2017 339,202 212,225 391,147 263,001 563,195 215,762 681,514 215,931 722,399 220,380 1,154,199 266,774 1,400,375 364,590 1,978,527 549,757 0 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 1,200,000 1,400,000 1,600,000 1,800,000 2,000,000 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 - Khách trong nước - Khách quốc tế
  • 39. 33 Nhìn vào biểu đồ thấy được doanh thu du lịch có xu hướng tăng tương đối nhanh nhưng vẫn chưa xứng với tiềm năng du lịch của tỉnh, vẫn ở mức thấp so với các tỉnh trong vùng. Nguyên nhân là do đối tượng khách du lịch đến Ninh Bình với mục đích tham dự các lễ hội là chủ yếu, thời gian lưu trú ngắn, hoạt động để khách chi tiêu không nhiều, hoạt động du lịch vẫn mang tính thời vụ cao, chủ yếu tập trung vào mùa lễ hội. Qua những số liệu đã thể hiện ta thấy được các kết quả của du lịch Ninh Bình đã được chú trọng từ công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong lĩnh vực du lịch. Công tác quy hoạch và phát triển du lịch của tỉnh cũng có sự đổi mới và phù hợp với định hướng phát triển chung của địa phương, đưa ngành du lịch Ninh Bình trở thành thế mạnh. 2.1.3 Hoạt động QLNN về du lịch Công tác quản lý nhà nước về du lịch có nhiều tiến bộ, sự phối hợp thường xuyên, chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, địa phương và doanh nghiệp, đạt hiệu quả cao. Ngành du lịch chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh và các đơn vị có liên quan tổ chức Hội nghị sơ kết công tác đảm bảo an toàn, văn minh các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh. Tình hình an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, văn minh du lịch và các điều kiện phục vụ khách du lịch tại các khu, điểm du lịch cơ bản được đảm bảo; hàng hóa, dịch vụ phục vụ khách du lịch được niêm yết công khai và bán theo giá niêm yết. Thường xuyên phối hợp, tham gia các đoàn kiểm tra do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đoàn kiểm tra do các sở, ngành trong tỉnh chủ trì kiểm tra các hoạt động du lịch tại địa phương. Công tác kiểm tra, chấn chỉnh, xử lý các sai phạm trong việc thực hiện các quy định của Nhà nước về kinh doanh du lịch và liên quan đến hoạt động du lịch do ngành chủ trì được tiến hành thường xuyên. Trong năm đã thực hiện 05 cuộc kiểm tra đối với 60 cơ sở hoạt động dịch vụ du lịch, lưu trú du lịch. Qua công tác kiểm tra đã phát hiện, nhắc nhở, chấn chỉnh và lập biên bản yêu cầu các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch chấp hành đầy đủ quy định của nhà nước về hoạt động kinh doanh du lịch.
  • 40. 34 Chỉ đạo các đơn vị kinh doanh du lịch đảm bảo các điều kiện phục vụ du khách đặc biệt trong các dịp lễ, tết. Công tác thẩm định, tái thẩm định, công nhận loại hạng cơ sở lưu trú du lịch được tiến hành đúng trình tự, quy định của nhà nước, trong năm đã công nhận loại, hạng cho 62 cơ sở lưu trú du lịch. Thẩm định cấp, đổi 27 thẻ hướng dẫn viên, trong đó có 12 thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa. Phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành, địa phương trong việc đóng góp các ý kiến, dự thảo tiêu chí bảo vệ môi trường đối với các cơ sở du lịch dịch vụ tại các khu, điểm du lịch; các Quy chế, quy hoạch chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực du lịch; Hồ sơ xin chủ trương và điều chỉnh các dự án đầu tư dịch vụ du lịch; Tổ chức Hội thảo quản lý nhà nước về du lịch với 100 đại biểu, cơ quan tham dự. 2.2. Phân tích thực trạng QLNN đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình 2.2.1. Khái quát quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Ninh Bình Du lịch được coi là một ngành kinh tế tổng hợp, có liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp. Do đó, công tác quản lý nhà nước về du lịch phải đảm bảo phối hợp được với các cấp, các ngành liên quan nhằm thúc đẩy du lịch phát triển. Bộ máy quản lý Nhà nước về du lịch từ Trung ương đến địa phương đang dần được hoàn thiện và phát huy chức năng quản lý Nhà nước về du lịch. Thời gian qua, công tác quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Sở Du lịch Ninh Bình (trước đây là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện nhiều việc liên quan đến công tác quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn; đặc biệt đã tham mưu cho Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TU ngày 13/7/2009 về phát triển du lịch Ninh Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; và Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình ban hành Quyết định số 223/QĐ-UBND ngày 19/01/2017 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc ban hành Chương trình công tác năm 2017. Sở Du lịch Ninh Bình đã không ngừng nâng cao vai trò, chức năng tham mưu để tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh; thường xuyên tuyên truyền để nâng cao nhận thức của xã hội trong phát triển du lịch của tỉnh. Những kết quả cụ thể đạt được trong công tác này như sau:
  • 41. 35 Công tác quản lý nhà nước về du lịch có nhiều tiến bộ, sự phối hợp thường xuyên, chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, địa phương, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư trong các hoạt động du lịch đạt hiệu quả cao. Hàng năm, Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh và các đơn vị có liên quan tổ chức Hội nghị sơ kết công tác đảm bảo an toàn, văn minh các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh. Năm 2017, tình hình an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, văn minh du lịch và các điều kiện phục vụ khách du lịch tại các khu, điểm du lịch cơ bản được đảm bảo; hàng hóa, dịch vụ phục vụ khách du lịch được niêm yết công khai và bán theo giá niêm yết. Thường xuyên phối hợp, tham gia các đoàn kiểm tra do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh, đoàn kiểm tra do các sở, ngành trong tỉnh chủ trì kiểm tra các hoạt động du lịch tại địa phương… Công tác kiểm tra, chấn chỉnh, xử lý các sai phạm trong việc thực hiện các quy định của Nhà nước về kinh doanh du lịch và liên quan đến hoạt động du lịch do Sở Du lịch chủ trì được tiến hành thường xuyên. Trong năm 2017 đã thực hiện 6 cuộc kiểm tra đối với 181 cơ sở hoạt động dịch vụ du lịch, lưu trú du lịch...Qua công tác kiểm tra đã phát hiện, nhắc nhở, chấn chỉnh và lập biên bản yêu cầu các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch chấp hành đầy đủ các quy định của nhà nước về hoạt động kinh doanh du lịch. Chỉ đạo các đơn vị kinh doanh du lịch đảm bảo các điều kiện phục vụ du khách, đặc biệt trong các dịp lễ, tết. Công tác thẩm định, tái thẩm định, công nhận loại hạng cơ sở lưu trú du lịch được tiến hành đúng trình tự, quy định của nhà nước. Đến hết năm 2017, đã công nhận loại hạng cho 294 cơ sở lưu trú du lịch; thẩm định và cấp, đổi 170 thẻ hướng dẫn viên, trong đó có 96 thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa, 74 thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế. Phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, địa phương trong việc đóng góp các ý kiến đối với dự thảo Luật Du lịch (sửa đổi), dự thảo tiêu chí bảo vệ môi trường đối với các cơ sở du lịch dịch vụ tại các khu, điểm du lịch; các quy chế, quy hoạch chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực du lịch; Hồ sơ xin chủ trương và điều chỉnh các dự án
  • 42. 36 đầu tư dịch vụ du lịch; Tổ chức Hội thảo quản lý nhà nước về du lịch với 100 đại biểu, cơ quan tham dự. 2.2.1.1 Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến hoạt động du lịch Có thể hiểu rằng, Chính sách phát triển du lịch là chủ trương và hành động của Nhà nước để đấy mạnh phát triển du lịch bằng cách tác động vào việc cung cấp và giá cả của các yếu tố đầu vào (đất đai, lao động, vốn, cơ sở hạ tầng); tác động tới giá sản phẩm du lịch; tác động đến số lượng khách du lịch; tác động việc thay đổi tổ chức và năng lực của nguồn nhân lực du lịch; tác động vào việc chuyển giao công nghệ du lịch... Hai vế quan trọng của chính sách là chủ trương và hành động, chủ trương tốt và hành động quyết liệt sẽ đảm bảo chính sách thành công.Trong bối cảnh hiện nay, rất cần những chính sách phát triển du lịch chủ yếu sau: Chính sách tạo nguồn lực: Về chủ trương, cần huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, tăng đầu tư phát triển để bảo đảm du lịch phát huy vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn. Về hành động, phát triển các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lich văn hóa. Chính sách về đất đai và vốn: Chủ trương là khuyến khích, ưu đãi về đất đai, tài chính, tín dụng đối với tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư vào các lĩnh vực bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch và môi trường du lịch; tuyên truyền, quảng bá du lịch; phát triển nguồn nhân lực du lịch; nghiên cứu, đầu tư, xây dựng sản phẩm du lịch mới; hiện đại hóa hoạt động du lịch; xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, trang thiết bị chuyên dùng hiện đại cho cơ sở lưu trú du lịch cao cấp và khu du lịch quốc gia; phát triển du lịch tại nơi có tiềm năng du lịch nhưng điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, nhằm sử dụng lao động, hàng hóa và dịch vụ tại chỗ, góp phần nâng cao dân trí, xóa đói, giảm nghèo. Hành động là: giảm tiền thuê đất, ưu tiên cho cơ sở lưu trú và khu du lịch sử dụng nhiều diện tích đất cho tạo cảnh quan và bảo vệ môi trường; được cấp và cho vay tín dụng với lãi suất ưu đãi, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư phát triển các cơ sở đào tạo du lịch đạt chuẩn. Chính sách bố trí ngân sách: Chủ trương là ưu tiên cho công tác quy hoạch; chính sách ưu đãi thu hút vốn đầu tư để khai thác tiềm năng, hỗ trợ đầu tư xây dựng
  • 43. 37 kết cấu hạ tầng đô thị du lịch, khu du lịch, điểm du lịch; hỗ trợ công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch, bảo vệ, tôn tạo tài nguyên và môi trường du lịch, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, phát triển nguồn nhân lực du lịch. Về hành động, cần xem xét một cách minh bạch, đơn giản hóa thủ tục quyết định cấp ngân sách và cấp ngân sách đủ, đúng, nhanh theo lộ trình. Chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho tiếp cận điểm đến: Chủ trương là tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của khách du lịch. Hành động là: đẩy mạnh phát triển hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Chính sách xã hội hóa du lịch: Về chủ trương, tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân mọi thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư tham gia hoạt động du lịch, mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế về du lịch. Hành động là: đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động du lịch. Chính sách về quỹ hỗ trợ phát triển du lịch: Chủ trương là khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành quỹ hỗ trợ phát triển du lịch từ các nguồn đóng góp của các chủ thể hưởng lợi từ hoạt động du lịch, nguồn đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Hành động là: Áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 0% đối với doanh thu đón khách du lịch quốc tế vào Việt Nam, tiếp nhận đóng góp cho quỹ hỗ trợ phát triển du lịch của mọi tổ chức và cá nhân tình nguyện. Chính sách về sự tham gia của cộng đồng dân cư trong phát triển du lịch: Chủ trương là định hướng của cơ quan quản lý về phát triển bền vững, cộng đồng dân cư có quyền tham gia đóng góp, kiến nghị và hưởng lợi hợp pháp từ hoạt động du lịch. Về hành động, cần nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch, bản sắc văn hoá địa phương của cộng đồng; giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường để tạo sự hấp dẫn du lịch; tạo điều kiện cho cộng đồng dân cư được đầu tư phát triển du lịch, khôi phục và phát huy các loại hình văn hóa, nghệ thuật dân gian, nghề thủ công truyền thống; sử dụng lao động và nguyên liệu địa phương để sản xuất hàng hóa phục vụ khách du lịch, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân địa phương.
  • 44. 38 Chính sách về hiệp hội du lịch: Chủ trương là cho phép và tạo điều kiện cho hiệp hội du lịch được thành lập và hoạt động thuận lợi theo quy định của pháp luật. Về hành động, cần xem xét đơn giản hóa thủ tục thành lập hiệp hội, hội và câu lạc bộ nghề nghiệp du lịch; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và góp phần thúc đẩy sự phát triển của các thành viên; tạo điều kiện thuận lợi cho hiệp hội du lịch tham gia tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch, tham gia xây dựng, tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về du lịch. Chính sách quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước về du lịch: Chủ trương là: Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về du lịch; cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về du lịch; chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quản lý nhà nước về du lịch. Hành động là: Các Bộ, ngành trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình và theo sự phân công của Chính phủ có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương trong việc thực hiện quản lý nhà nước về du lịch; Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình và theo phân cấp của Chính phủ có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về du lịch tại địa phương; cụ thể hóa chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển du lịch quốc gia phù hợp với thực tế tại địa phương và có biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường tại khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch. Chính sách về bảo vệ môi trường du lịch: Về chủ trương, môi trường du lịch cần được bảo vệ, tôn tạo và phát triển nhằm bảo đảm du lịch xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn, lành mạnh và văn minh. Ủy ban nhân dân các cấp có biện pháp để bảo vệ, tôn tạo và phát triển môi trường du lịch phù hợp với thực tế của địa phương; tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch có trách nhiệm thu gom, xử lý các loại chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh; khắc phục tác động tiêu cực do hoạt động của mình gây ra đối với môi trường; có biện pháp phòng, chống tệ nạn xã hội trong cơ sở kinh doanh của mình; khách du lịch, cộng đồng dân cư địa phương và các tổ chức, cá nhân khác có trách nhiệm bảo vệ và gìn giữ cảnh quan, môi trường, bản sắc văn hóa,