SlideShare a Scribd company logo
1 of 102
1
TIỂU THUYẾT NGUYỄN DANH LAM DƢỚI GÓC NHÌN LIÊN VĂN BẢN
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
1.1. Thuật ngữ Liên văn bản (intertextuality) lần đầu tiên đƣợc đặt ra bởi nhà lí luận văn
học ngƣời Bungari, Julia Kristeva trong công trình Từ, Đối thoại, Tiểu thuyết vào cuối
năm 1960 tại Paris. Liên văn bản không còn là một thuật ngữ mới lạ, có nhiều ngƣời hiểu
Liên văn bản nhƣ một thủ pháp văn học, một cảm quan hậu hiện đại về thế giới, một
thuộc tính của sự tồn tại văn bản. Nhƣng dù hiểu nhƣ thế nào thì về cơ bản cũng có hai
khuynh hƣớng nghiên cứu về liên văn bản: Xem liên văn bản nhƣ một thủ pháp văn học
và liên văn bản nhƣ là thuộc tính bản thể của mọi văn bản. Nếu xem Liên văn bản nhƣ
một thủ pháp văn học, tức là mối quan hệ có thật và có thể truy nguyên nguồn gốc giữa
văn bản này với văn bản khác, mà biểu hiện của nó có các hình thức nhƣ trích dẫn, giễu
nhại, bắt chƣớc, vay mƣợn, ám chỉ, bình giải... thì thực ra chỉ có thuật ngữ là mới, còn các
hiện tƣợng đó vốn dĩ đã rất quen thuộc trong nghiên cứu lâu nay, kể cả ở Việt Nam.
Hƣớng nghiên cứu tiếp theo cho rằng Liên văn bản là thuộc tính bản thể của mọi văn bản
gắn liền với các nhà lí luận hậu cấu trúc – hậu hiện đại tiêu biểu nhƣ Julia Kristeva. Họ
quan niệm rằng, mỗi văn bản là bức khảm các trích dẫn, là sự hấp thụ chuyển hóa các văn
bản khác, là không gian tiếng vọng, là bội số văn bản không thể tính đếm, là nơi mà câu
hỏi về nguồn gốc của những trích dẫn và tiếng vọng đó biến mất. Bản thân các văn bản tự
điều khiển các diễn ngôn hơn là chủ thể của nó.
Nhƣ vậy, Julia Kristeva chính là ngƣời khởi xƣớng nhƣng thực ra Liên văn bản có
nguồn gốc từ sự khai sinh của ngôn ngữ học hiện đại gắn liền với tên tuổi của nhà ngôn
ngữ học F.de Saussure, những quan niệm về tính đối thoại, tiểu thuyết đa thanh của M.
Bakhtin. Theo Kristeva, không có văn bản nào thực sự cô lập, một mình một cõi, nhƣ một
sự sáng tạo tuyệt đối… mà “bất kì một văn bản nào cũng là liên văn bản”. Liên văn bản
ra đời cũng đã khơi mở cho một khía cạnh quan trọng của đời sống văn học: lý thuyết của
việc đọc. Sự phát hiện về tính liên văn bản đã mở ra hƣớng nghiên cứu mới, làm phong
phú hơn cách tiếp cận với các hiện tƣợng văn học, giải mã những ẩn số của các tác phẩm
văn chƣơng mà trƣớc đó vẫn còn tiềm tàng. Việc vận dụng tính liên văn bản trở thành một
trong những phƣơng pháp cốt lõi của thi pháp hậu hiện đại.
2
1.2 Trong rất nhiều thể loại văn học thì Tiểu thuyết là thể loại dung hợp, có khả năng
phản ánh hiện thực đời sống một cách chân thật và bao quát nhất. Nó xứng đáng là “Vua”
của các thể loại nhƣ nhà Lý luận phê bình Bakhtin từng khẳng định: “Tiểu thuyết có thể
phản ánh số phận của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục, đạo đức xã hội, việc
miêu tả điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng”. Tiểu thuyết ra đời
khá muộn nhƣng nó là một thể loại chƣa đông cứng, là thể loại văn chƣơng duy nhất đang
biến chuyển và còn chƣa định hình, và là nhân vật chính trong tấn bi kịch phát triển của
nền văn học đƣơng đại mới bởi nó là thể loại duy nhất bão hòa các thể loại khác. Nói cách
khác Tiểu thuyết chính là cuộc đời ở tầng sâu nhất của nó.
Quá trình tiếp nhận và thông diễn văn học là một quá trình sáng tạo bất tận. Chính
vì vậy, mỗi một phƣơng pháp, một đối tƣợng nghiên cứu và tiếp cận ở mỗi góc độ khác
nhau lại sản sinh ra những tầng ý nghĩa không giống nhau. Lựa chọn hƣớng tiếp cận Liên
văn bản để soi chiếu trong tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam là hƣớng tiếp cận mới, chúng
tôi tin tƣởng với hƣớng đi này những giá trị nghiên cứu sẽ đảm bảo cơ sở khoa học và có
tính thiết thực trong bối cảnh nghiên cứu hiện nay.
1.3. Trong dòng chảy của nền văn học đƣơng đại với nhiều tên tuổi nổi danh thì
Nguyễn Danh Lam là một cây bút trẻ tài năng, đƣợc biết đến nhƣ một hiện tƣợng văn
học mới mẻ thành công trên nhiều lĩnh vực khác nhau nhƣ: thơ, truyện ngắn, tiểu
thuyết.... Đặc biệt là lĩnh vực tiểu thuyết với bốn tiểu thuyết: Bến vô thường, Giữa vòng
vây trần gian, Giữa dòng chảy lạc, Cuộc đời ngoài cửa, Nguyễn Danh Lam đã giúp
chúng ta thấy đƣợc nét đặc trƣng của thể loại tiểu tuyết trong văn học đƣơng đại đồng
thời thấy đƣợc những nét độc đáo mới lạ, những cách tân, đồng thời nắm đƣợc sự vận
động của tiểu thuyết trong sự phát triển của dòng chảy văn học.Với những lí do cơ bản
trên, chúng tôi chọn đề tài Tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam dưới góc nhìn Liên văn bản
nhƣ là cách tiếp cận tối ƣu nhất với mong muốn đóng gớp một cách nhìn sâu sắc và toàn
diện nhƣng không kém phần mới mẻ về tiểu thuyết của cây bút trẻ này.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Các công trình, bài viết nghiên cứu về tính liên văn bản.
Lý thuyết liên văn bản từ lâu đã đƣợc giới nghiên cứu phê bình phƣơng Tây đào
sâu nghiên cứu và giới thiệu. Kể từ khi tính liên văn bản do Julia Kristeva phát hiện và đề
3
xƣớng, đã có nhiều công trình lớn: Palimpsestes: la litérature au second desgré (1982)
của Gérard Genette, Intertextuality – The New critical Idiom (2000) của Graham Allen,
Intertextuality: Debates and Context của Mary Orr (2004) … đƣa liên văn bản trở thành
một hệ thống lý thuyết quan trọng trong nghiên cứu văn học.
Lý thuyết liên văn bản đƣợc biết đến lần đầu tiên ở Việt Nam từ công trình nghiên
cứu của Hoàng Trinh (Từ kí hiệu học đến thi pháp học) khi thể nghiệm đọc thơ theo quan
niệm liên văn bản của Riffaterre. Tiếp đến, có các bài nghiên cứu, tìm hiểu, dịch thuật
nhƣ: Liên văn bản – sự xuất hiện của khái niệm về lịch sử và lí thuyết của vấn đề (TS L.P.
Rjanskaya, Ngân Xuyên dịch), Graham Allen, Intertextuality (Nguyễn Văn Thuấn dịch),
Mục Văn bản và Liên Văn bản (trong Mấy vấn đề phê bình và lí thuyết văn học – Nguyễn
Hƣng Quốc), các công trình của Nguyễn Văn Thuấn: Liên văn bản: Từ Mikhail Bakhtin
đến Julia Kristeva, đề tài luận án tiến sĩ: Liên văn bản trong sáng tác của Nguyễn Huy
Thiệp, đề tài nghiên cứu khoa học: Tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng từ góc nhìn
liên văn bản… Các công trình trên đã trình bày, phân tích về lý thuyết liên văn bản một
cách khá đầy đủ và hệ thống; đóng vai trò giới thiệu, truyền bá hệ thống lý luận của liên
văn bản đến những ngƣời quan tâm ở Việt Nam và cung cấp những tri thức nền tảng của
hệ thống lý thuyết cho những ai có nhu cầu nghiên cứu, ứng dụng. Tất cả đã trình bày,
giới thiệu về thuyết liên văn bản một cách khá đầy đủ và có hệ thống từ tính lịch sử đến
tầm triết học của nó. Đó là nền lí luận quý báu mà thế hệ nghiên cứu đi sau nhƣ chúng tôi
đƣợc tiếp thu và có những học hỏi, vận dụng trong quá trình thực hiện đề tài.
Ngoài ra, phải kể đến những công trình ứng dụng thuyết liên văn bản để tiếp cận
và giải mã tác phẩm văn học. Xuất phát từ những cách tiếp cận khác nhau để soi chiếu
văn bản, các công trình này đã tạo nên bức tranh muôn màu, muôn vẻ về vận dụng liên
văn bản. Có thể điểm qua một số công trình nhƣ: Khoảng trống văn chương và tiếp cận
liên văn bản (Nguyễn Nam), Chƣơng 2, 3 của đề tài Tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng
Phụng dưới góc nhìn liên văn bản (Nguyễn Văn Thuấn), Chƣơng 3, 4 của đề tài: Liên văn
bản trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp (Nguyễn Văn Thuấn), Liên văn bản trong tiểu
thuyết Kafka bên bờ biển - H.Murakami từ quan niệm của Gérard Genette của Lê Thị
Tuyết, Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh – nhìn từ lí thuyết liên văn bản (Phạm Thị Thanh
Hoa), Tiểu thuyết Thuận từ góc nhìn liên văn bản (Trịnh Thị Hồng), Tiểu thuyết Lều đỏ
4
của Andita Diamant - tiếp nhận từ lý thuyết liên văn bản (Hồ Thị Trà Thƣơng)… Sự đa
dạng của các công trình ứng dụng lý thuyết liên văn bản đã cho thấy tính ƣu việt của lý
thuyết này trong đời sống phê bình, tiếp nhận văn học hôm nay. Các bài viết này xuất
phát từ những góc độ khác nhau nên có những cách vận dụng khác nhau về liên văn bản
nhƣ về thể loại, các mô típ, các thủ pháp, kí ức ngôn ngữ…tạo nên bức tranh muôn màu
về tiếp cận liên văn bản dƣới góc độ ứng dụng.
2.2. Các công trình, bài viết nghiên cứu về tính liên văn bản trong tiểu thuyết Nguyễn
Danh Lam.
Nguyễn Danh Lam là một tài năng trẻ của nền văn học Việt Nam đƣơng đại những
năm gần đây, những tác phẩm của anh khi mới ra đời đƣợc bạn đọc và giới phê bình đón
nhận và đánh giá cao. Tuy nhiên, đây là một nhà văn trẻ - một hiện tƣợng văn học còn khá
mới mẻ và độc đáo nên vẫn chƣa có một công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện về
các sáng tác của Nguyễn Danh Lam nói chung và thể loại tiểu thuyết nói riêng. Hiện nay
mới chỉ có một số bài báo và số ít những công trình nghiên cứu về tiểu thuyết của Nguyễn
Danh Lam, ngƣời đọc có thể bắt gặp đây đó các bài giới thiệu, phê bình rải rác trên các
báo viết, báo điện tử nhƣ: Dân trí, Thể thao và Văn hóa, Phong điệp.net, Sài Gòn tiếp
thị... Ngoài ra là một số cuộc phỏng vấn mà ở đó Nguyễn Danh Lam ít nhiều “bật mí” cho
ngƣời đọc những suy nghĩ, những trăn trở, nỗi niềm của mình trong sáng tác.
Trong bài viết Bến vô thường – thế giới những người không mặt của Nguyễn Vĩnh
Nguyên cho rằng tác phẩm này “khó có thể đi tìm một tuyến nhân vật rõ ràng, một nhân
vật chính hay một câu chuyện đầu xuôi đuôi lọt trong cuốn tiểu thuyết này. Đọc lại lần
nữa lại thấy nó không có nhân vật, nói cách khác nhân vật lại không có mặt ngƣời mà
biểu hiện rõ nhất trong mớ hỗ độn, tù túng, ngổn ngang kia là một thế giới ngƣời không
mặt, không tên”.
Ngô Thị Kim Cúc với bài Cướp lấy đường mà chạy cho rằng những mảnh đời,
những phận ngƣời trong tiểu thuyết Bến vô thường là “những cuộc đời rách nát đƣợc chắp
lại cạnh nhau, mảnh này cứa vào mảnh kia, cứa vào trái tim ngƣời đọc, làm chảy máu và
gây sốc bởi những thực tế quá tàn bạo mà ngƣời ta buộc phải thừa nhận”. “Tất cả những
công phu dàn dựng ấy, cả trong cốt truyện lẫn những kiếm tìm kĩ thuật bằng những thủ
pháp đẩy sự việc vƣợt quá ngƣỡng hiện thực, biến thành một siêu – hiện – thực có tính
5
thuyết phục cao hơn, cộng với lối tu từ kĩ lƣỡng, những tả chân rợn tóc gáy, tiểu thuyết
này là một thử nghiệm có tính thách đố, với những cách viết, cách đặt vấn đề theo cách
mới”.
Với tƣ cách là ngƣời viết lời tựa cho cuốn sách Giữa vòng vây trần gian, Hồ Anh
Thái khuyên ngƣời đọc phải kiên trì đọc hết tác phẩm, nếu không sẽ đánh mất cơ hội nếm
trải một món ăn lạ. Hồ Anh Thái cho rằng từ Bến vô thường cho tới Giữa vòng vây trần
gian là một sự lột xác tích cực của tác giả. Tiểu thuyết Giữa dòng chảy lạc đƣợc giới phê
bình đánh giá rất cao và đã đoạt giải thƣởng của Hội nhà văn Việt Nam.
Nhà phê bình Nguyễn Hoài Nam nhật xét: “Với cuốn tiểu thuyết Giữa vòng vây
trần gian, Nguyễn Danh Lam đã “chơi” một lối viết kín đặc những biểu tƣợng và huyền
thoại (lối viết “tối mù” ấy rất có thể sẽ làm nản lòng không ít ngƣời đọc”. Trong vai một
ngƣời viết tiểu thuyết, Nguyễn Danh Lam hẳn là mẫu nhà văn không thích, thậm chí rất dị
ứng, việc cƣng nựng chiều chuộng các nhân vật của mình. Từ những Bến vô thường, Giữa
vòng vây trần gian, đến Giữa dòng chảy lạc, đã là thế và rồi đến cuốn tiểu thuyết mới
nhất Cuộc đời ngoài cửa này, vẫn là thế.
Ngoài những bài phê bình, đánh giá, giới thiệu trên đây, về tiểu thuyết của Nguyễn
Danh Lam còn có các khóa luận, luận văn.
Với khóa luận Nhân vật vô danh trong tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam (2012), Bùi
Thị Thùy Vân (Đại học sƣ phạm Huế) đã làm nổi bật hình tƣợng nhân vật vô danh ở hai
bình diện nội dung và nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam.
Nguyễn Thị Huyền Trang với khóa luận Cảm thức hiện sinh trong tiểu thuyết
Nguyễn Danh Lam (2013 – Đại học sƣ phạm Huế) đã đƣa ngƣời đọc hòa mình vào dòng
chảy hiện sinh để chiêm nghiệm và có cái nhìn rõ nét về kiểu con ngƣời thân phận mang
màu sắc hiện sinh, con ngƣời đối chất và tự cật vấn trƣớc hiện sinh, khát vọng của con
ngƣời trong việc xác định nhân vị tự do…
Luận văn Dấu ấn hậu hiện đại trong tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam (Lê Thị
Hƣơng, Đại học sƣ phạm Huế, 2013) cũng đi vào nghiên cứu cảm quan hậu hiện đại trên
nhiều bình diện: nhân vật, kết cấu, không gian và thời gian, ngôn ngữ, giọng điệu…
Với đề tài Thi pháp tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam (Nguyễn Thị Hồng Vân, Đại
học sƣ phạm Huế, 2013), ngƣời nghiên cứu đã giúp ngƣời đọc có những nhận thức tƣờng
6
minh về lý thuyết thi pháp học hiện đại, từ đó khám phá thế giới nghệ thuật tiểu thuyết
Nguyễn Danh Lam.
Dù chƣa thấy những bài viết, công trình nghiên cứu nào trực tiếp đề cập đến vấn đề
liên văn bản trong toàn bộ sáng tác tiểu thuyết của Nguyễn Danh Lam, nhƣng những kết
quả nghiên cứu và ý kiến gợi mở từ các bài phê bình, chuyên khảo nói trên đã giúp chúng
tôi có thêm các định hƣớng trong tiếp cận tiểu thuyết của Nguyễn Danh Lam từ góc độ
liên văn bản.
3. Đối tƣợng và phạm vi khảo sát.
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu là tiểu thuyết của Nguyễn Danh Lam. Góc tiếp cận là vận
dụng lý thuyết liên văn bản để soi chiếu những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết của
Nguyễn Danh Lam. Hai đối tƣợng này có quan hệ mật thiết với nhau vì chỉ có thể tiếp cận
liên văn bản sáng tác Nguyễn Danh Lam khi có những tri thức tƣơng đối hệ thống về lí
thuyết liên văn bản và lí thuyết sẽ trở nên sáng rõ và gần gũi hơn khi đƣợc soi chiếu, liên
hệ từ thực tiễn sáng tác của nhà văn.
3.2. Phạm vi tư liệu khảo sát
Thực hiện đề tài này, chúng tôi tập trung khảo sát bốn tiểu thuyết sau của Nguyễn
Danh Lam:
- Bến vô thường (2004)
- Giữa vòng vây trần gian (2005)
- Giữa dòng chảy lạc (2010)
- Cuộc đời ngoài cửa (2010)
Ngoài ra, chúng tôi cũng khảo sát các văn bản, tiểu thuyết của nhiều nhà văn khác
để có tƣ liệu đối sánh, nghiên cứu liên văn bản: Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Phạm Thị
Hoài, Tạ Duy Anh, Thuận, Nguyễn Bình Phƣơng,Võ Thị Hảo, Phạm Thị Hoài, Nguyễn
Việt Hà, Hồ Anh Thái, Nguyễn Anh Đào, Vũ Ngọc Đĩnh, Dƣơng Hƣớng…Bên cạnh đó
còn có các sáng tác văn học đỉnh cao trong và ngoài nƣớc mà theo chúng tôi là có những
mối liên hệ mật thiết với tiểu thuyết của Nguyễn Danh Lam.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
7
Xuất phát từ lý thuyết liên văn bản, để thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng các phƣơng
pháp nghiên cứu cơ bản sau:
- Phƣơng pháp phân tích - tổng hợp: Đi vào giải mã, cắt nghĩa các tiểu thuyết để từ
đó ngƣời viết sẽ trên cơ sở cảm nhận, lí giải, phân tích, đánh giá các khía cạnh nghệ thuật
của tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam ở phƣơng diện khám phá thẩm mĩ, để có những khái
quát mang tính kết luận về giá trị của tác phẩm.
- Phƣơng pháp hệ thống – cấu trúc: Ngƣời viết sẽ xem mỗi tác phẩm nhƣ là một
yếu tố, mỗi yếu tố này đồng thời là một cấu trúc trong hệ thống chỉnh thể nghiên cứu .
- Phƣơng pháp loại hình: xem xét, phân tích tác phẩm từ lý thuyết loại hình tiểu
thuyết, ngoài các yếu tố biểu đạt nhƣ cốt truyện, đề tài, chủ đề, tuyến nhân vật để tạo nên
thế giới tiểu thuyết; ngƣời viết sẽ chú ý tới các yếu tố tạo thành bản chất thể loại nhƣ cách
tái hiện hiện thực đời sống, tính chất tiếp xúc tối đa với đƣơng đại ở thời chƣa hoàn thành,
tính chất đối thoại của tiểu thuyết để đem đến hiệu quả liên văn bản.
- Phƣơng pháp so sánh – đối chiếu: ứng dụng lí thuyết liên văn bản đòi hỏi ngƣời
viết sử dụng thƣờng xuyên phƣơng pháp đối chiếu, so sánh tác phẩm của nhà văn với các
tác phẩm ra đời trƣớc đó và cùng thời để tìm ra nét tƣơng đồng, khác biệt và sự sáng tạo
của tác giả khi sử dụng liên văn bản. Từ đó, thấy đƣợc những đặc sắc trong nghệ thuật và
cá tính sáng tạo, khả năng khơi mở những sáng tạo mới của nhà văn.
- Phƣơng pháp liên ngành: Ngƣời viết sẽ vận dụng lý thuyết của các khoa học liên
ngành để nghiên cứu đề tài nhƣ: lý thuyết về lịch sử văn học, ngôn ngữ học, thi pháp học,
kí hiệu học. Với đề tài này lý thuyết đƣợc sử dụng trức tiếp là lý thuyết liên văn bản.
Ngoài ra, ngƣời viết còn sử dụng các phƣơng pháp hỗ trợ nhƣ thống kê, phân loại,
phƣơng pháp liên văn hóa - văn học...Tất cả các phƣơng pháp đƣợc vận dụng sẽ mở ra
hƣớng tiếp cận thú vị cho sự sinh sản vô tận ''tính năng sản'' của văn bản - một thuộc tính
cơ bản của tính liên văn bản trong tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam.
5. Đóng góp của luận văn
Tiếp thu và kế thừa những thành tựu của ngƣời đi trƣớc, chúng tôi thực hiện đề tài
Tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam từ góc nhìn liên văn bản với mong muốn soi chiếu một lý
thuyết còn khá mới mẻ vào trong các sáng tác của cây bút trẻ đƣơng đại. Đây sẽ là một
hƣớng giải mã mới, là một phƣơng thức tiếp cận tác phẩm đầy tiềm năng, phù hợp với xu
8
thế nghiên cứu văn học hậu hiện đại, thích ứng với bút pháp của một nhà văn trẻ có ngòi
viết đa dang nhƣ Nguyễn Danh Lam.
Đề tài chỉ ra những văn bản xếp chồng, khai mở những tầng nghĩa còn ẩn sâu trong
những cuốn tiểu thuyết của một nhà văn trẻ đƣợc đánh giá là “chịu đọc”, viết nhanh, viết
khỏe nhƣng cũng rất chắc tay. Đi vào khám phá tầng ý nghĩa của tiểu thuyết Nguyễn
Danh Lam đồng thời sẽ cho ta thấy đƣợc sự tƣơng tác đa chiều ở thể loại văn chƣơng
chƣa hoàn kết này, từ đó xác lập vị trí, đóng góp của nhà văn trong nền tiểu thuyết Việt
Nam đƣơng đại.
6. Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và danh mục Tài liệu tham khảo, phần Nội
dung luận văn đƣợc triển khai thành 3 chƣơng:
Chƣơng 1. Tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam – Thế giới Liên văn bản
Chƣơng 2. Các hình thức Liên văn bản trong tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam
Chƣơng 3. Đối thoại Liên văn bản trong tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam
9
NỘI DUNG
CHƢƠNG I
TIỂU THUYẾT NGUYỄN DANH LAM – THẾ GIỚI LIÊN VĂN BẢN
1.1. Liên văn bản – Lý thuyết đa thanh
1.1.1. Nguồn gốc khái niệm
Trƣớc khi khái niệm liên văn bản chính thức ra đời, “ý thức liên văn bản”, “tính
liên văn bản” thực ra đã tồn tại từ lâu trong đời sống văn học xƣa nay.Thuật ngữ Liên văn
bản (intertextuality) xuất hiện đầu tiên trong các bài viết Từ, Đối thoại và Tiểu thuyết
(Word, Dialogue and Nove) của Julia Kristeva. Mục tiêu chính của bài viết là giới thiệu tƣ
tƣởng của nhà bác học Nga Mikhail Bakhtin, đến với phƣơng Tây. Trong bài báo này,
Kristeva đã đặt ra thuật ngữ Tính liên văn bản để thay thế cho quan niệm về tính đối
thoại/tính liên chủ thể của Bakhtin và ngay sau đó nhận đƣợc sự hƣởng ứng rộng rãi của
các nhà lí luận văn học phƣơng Tây
Kristeva cho rằng: “bất kì văn bản nào cũng đƣợc cấu trúc nhƣ một bức khảm các
trích dẫn; bất kì văn bản nào cũng là sự hấp thụ và biến đổi các văn bản khác”. Theo bà
một văn bản không phải là một khách thể mang tính cá nhân, cô lập, tự trị mà là sản phẩm
của một sự biên tập văn bản hóa – lịch sử. Bà đã đặt thuật ngữ này trong mối quan hệ với
các văn bản khác. Kristeva đã đặt văn bản nghiên cứu vào một mạng liên văn bản rộng lớn
hơn bao gồm những văn bản xuất hiện từ trƣớc cũng nhƣ những văn bản đồng đại, để dần
tìm thấy sự chuyển thể hoặc dấu vết của sự chuyển thể có căn nguyên từ những văn bản
khác. Quan điểm của Kristeva là sự dần tìm dấu vết của một văn bản, không có mục đích
truy nguyên xuất xứ của chúng, thay vào đó, chỉ nhằm thể hiện sự liên kết chằng chịt,
chồng chất của văn bản này đến văn bản khác. Bởi vì, xuất phát điểm của một văn bản là
vô danh, là vô phƣơng tìm kiếm, và bất cứ văn bản nào cũng đƣợc tạo nên nhƣ một bức
tranh khảm chứa đựng cả một thiên hà các trích dẫn, sự trích dẫn tự động, vô thức, bất cứ
văn bản nào cũng mang dấu vết của sự hấp thụ và chuyển thể từ các văn bản khác. Để
tránh việc gắn thuật ngữ tính Liên văn bản với những cách hiểu truyền thống về “ảnh
hƣởng/nguồn gốc”, Kristeva đề nghị dùng thuật ngữ Sự chuyển vị (transposition) để thay
thế.
10
Trong cuốn The Bounded Text, Kristeva viết, một văn bản là “một sự sự chuyển vị
của nhiều văn bản, một liên văn bản trong không gian của một văn bản đã cho”, nơi mà
“một số phát ngôn, lấy ra từ những văn bản khác, giao cắt trung giới hóa với một văn bản
khác”. Theo Kristeva, một văn bản mới đƣợc tạo dựng từ diễn ngôn hầu nhƣ đã tồn tại rồi.
Tác giả không sáng tạo ra văn bản của mình từ ý nghĩ nguyên thủy của chính mình mà
đúng hơn là biên tập chúng từ những văn bản trƣớc đó. Trong lập luận này, văn bản không
phải là một đối tƣợng mang tính cá nhân mà là một sự biên tập văn bản văn hóa. Văn bản
cá nhân và văn bản văn hóa đƣợc tạo ra từ những chất liệu mang tính tƣơng đồng và
không thể tách rời. Nói cách khác, theo nhƣ lập luận của Kristeva thì Liên văn bản mang
tính chất đối thoại của ngôn ngữ văn học. Các văn bản văn học không đƣợc xem là cái
đơn nhất và tự trị mà nó nhƣ là sản phẩm của vô số mã hóa, những diễn ngôn và những
văn bản tồn tại trƣớc đó. Mỗi câu từ trong một văn bản với ý nghĩa này là Liên văn bản
và phải đƣợc đọc không chỉ nhƣ một ý nghĩa đã đƣợc đoán định tồn tại trong văn bản mà
phạm vi của nó đƣợc trải dài ra ngoài văn bản trong hàng loạt các diễn ngôn văn hóa.
Mặc dù Kristeva nhận đƣợc sự hƣởng ứng và ủng hộ của đông đảo các nhà lí luận
và phê bình phƣơng Tây, đặc biệt là của nhóm Tel Quel, đứng đầu là Philippe Sollersv
nhƣng lí thuyết về Liên văn bản của bà đƣợc tiếp nhận một cách hết sức dè dặt trong giới
tri thức Pháp ở thời điểm lúc bấy giờ. Sau này nhờ vào sự uy tín và hết lòng ủng hộ của R.
Barthes và những vài báo, tiểu luận của ông nhƣ: Từ tác phẩm đến văn bản (1976), Văn
bản (lí luận văn bản) (1973), Khoái cảm văn bản (1973)… thì lí thuyết Liên văn bản mới
đƣợc cấp “quyền công dân hóa’, thâm nhập vào đời sống khoa học và trở thành đối tƣợng
nghiên cứu trên toàn cầu.
1.1.2. Các “tiếng nói” Liên văn bản
Liên văn bản kể từ khi đƣợc gọi tên bới nhà nghiên cứu ngƣời Pháp gốc Bulgari,
Julia Kristeva vào khoảng năm 1966 – 1967, lí thuyết về tính Liên văn bản cho đến nay
đã có một lịch sử gần nửa thế kỉ. Trong quá trình sinh thành và phát triển lí thuyết này đã
cuốn vào bản thân nó một phả hệ phong phú các nhà triết học, mỹ học và lí luận, phê
bình văn học vốn có những lập trƣờng và cách tiếp cận vấn đề tƣơng đối khác biệt: cấu
trúc luận, hậu/giải cấu trúc luận, nữ quyền luận, phân tâm học, hậu thực dân... Điều đó
cho thấy sức hấp dẫn và tính năng sản của lí thuyết, đồng thời cũng gây trở ngại cho việc
11
nắm bắt và sử dụng nó trong nghiên cứu văn học.
1.2. Tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam – Thế giới liên văn bản
1.2.1. Nguyễn Danh Lam – Cuộc đời và những trang viết
Nguyễn Danh Lam là bút danh đồng thời cũng là tên thật của nhà văn. Anh sinh
năm 1972, nguyên quán ở Bắc Ninh, hiện đang làm Biên tập viên cho báo Mực Tím,
Khăn Quàng Đỏ, Nhi Đồng thành phố Hồ Chí Minh. Nguyễn Danh Lam xuất thân trong
một gia đình thƣờng dân, tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh năm
2001, Anh còn là hội viên của Hội nhà văn Việt Nam, Hội nhà văn thành phố Hồ Chí
Minh, Uỷ viên Ban nhà văn trẻ Hội nhà văn Việt Nam khóa VIII.
Trong cuộc sống đời thƣờng Anh là một ngƣời phóng khoảng và cởi mở, Nguyễn
Danh Lam vốn là một ngƣời nghệ sĩ nhạy cảm và nhiều suy tƣ, có lần nhà văn tâm sự về
lối suy tƣ của mình: “Từ lúc con nít, đã nghe “mùi” triết lí thân phận, nhân tình thế thái,
dĩ nhiên là non nớt. Sau này vào đại học, đƣợc về thành phố lớn, thứ sách đầu tiên tôi
“đâm đầu” vào đọc là triết học. Cảm thấy nó gọi tên đƣợc nhiều điều mình từng nghĩ
trong đầu. Tôi đọc nhiều năm, đã có lúc bị “ngộ triết”, đọc xong là... phun ra phèo phèo
[44].
Cuộc sống của Nguyễn Danh Lam đã bôn ba, chịu nhiều cơ cực từ thuở nhỏ.
Trong khoảng thời gian, “Năm 16 tuổi, tôi sống một mình coi rẫy cafe ở Đăk Lăk cho
đến 20 tuổi. Không điện, không nƣớc, không một tiếng ngƣời. Thậm chí nhiều khi không
ăn” [45]. Song chính cuộc sống ấy đã góp phần làm nên những trang viết đầy màu sắc,
thấm đẫm tính nhân văn và cá tính sáng tạo của anh ngày hôm nay, đó cũng chính là
những mạch nguồn cảm hứng vô tận.
Nguyễn Danh Lam là cây bút ƣơm mầm trên nhiều thể loại nhƣ thơ, truyện ngắn,
tiểu thuyết... và đã tạo dựng đƣợc nhiều thành công nhất định trong các thể loại đó. Đặc
biệt là thể loại tiểu thuyết, nhà văn đã đƣợc độc giả và giới nghiên cứu phê bình quan
tâm.
1.2.1. Tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam – Sự kết nối Liên văn bản
Bƣớc vào thế giới tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam, có thể dễ dàng nhận thấy, xuyên
suốt bốn tác phẩm của nhà văn là một quá trình kết nối văn bản, là một thế giới liên văn
bản. Văn bản tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam tồn tại trong sự liên hệ với văn bản khác, văn
12
bản sau có sự kết nối với văn trƣớc. Ẩn chứa trong tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam là
những mạch ngầm văn bản, những kí ức ngôn ngữ, các môtip, hình tƣợng nhân vật và đặc
biệt có sự tƣơng giao thể loại. Liên văn bản trong thế giới nghệ thuật của nhà văn đƣợc
thể hiện từ các môtíp giống nhau giữa các tác phẩm.
1.2.1.1. Liên văn bản trong tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam nhìn từ hệ đề tài
Toàn bộ những cuốn tiểu thuyết của Nguyễn Danh Lam xoay quanh những vấn đề
đƣơng đại nhƣ: tuổi trẻ, tri thức, đồng tính, nạn thất nghiệp, sự tha hóa của con ngƣời…
Những sáng tác tiểu thuyết của Nguyễn Danh Lam là sự kế thừa đề tài văn học phi lí của
chủ nghĩa hậu hiện đại, luôn đề cập đến những mảnh đời, những kiếp ngƣời bị xô ngã đến
tận cùng số phận, bị “biến tƣớng” cả nhân hình lẫn nhân tính. Hầu hết các sáng tác của
Nguyễn Danh Lam, ít nhiều chịu ảnh hƣởng từ Franz Kafka – ông tổ của chủ nghĩa hiện
sinh. Trong tác phẩm Giữa vòng vây trần gian chúng ta thấy đƣợc nét tƣơng đồng với các
sáng tác của Kafka khi ở đây nhà văn cũng đề cập đến kiếp ngƣời đƣợc đặt trong vòng
xoáy của vũ trụ. Điểm chung của Tiểu thuyết Giữa vòng vây trần gian và các sáng tác Vụ
án, Lâu đài của Kafka là đƣợc dệt bằng một không gian mang đậm tính biểu tƣợng –
huyền thoại và thời gian bất định. Nếu nhƣ Giữa vòng vây trần gian có hai biểu tƣợng
chính là ngôi làng và dòng sông gắn liền với thứ quyền lực tàng hình là “họ” – những
ngƣời trong làng hiện hữu qua lời kể của cô gái, không hề xuất hiện nhƣng lại hiện diện ở
khắp mọi nơi làm cho Thữc và cô gái luôn lo sợ thì trong tiểu thuyết Lâu đài, tòa lâu đài
trong làng là hình ảnh huyền thoại về một tổ chức huyền thoại quan liêu với những sợi
dây vô hình đã trói buộc cuộc đời của từng con ngƣời.
“Vòng vây” ở đây nghĩa là một mê cung kì ảo, nơi, một khi đã đặt chân vào, nhân
vật sẽ không tìm đƣợc lối ra. Nhân vật rơi vào tình trạng mất phƣơng hƣớng, dừng lại
giữa khúc ngoặt của chặng trốn chạy này, vòng vây sẽ mở ra một chặng mới, cũng có thể
nó sẽ đƣa đến điểm xuất phát ban đầu và lặp lại con đƣờng, hành trình cứ thế nối tiếp
nhau đến vô tận.
Thữc trong “Giữa vòng vây trần gian” mang trên mình thân phận lạc loài, vô tội
giữa mê cung phi lí của thiết chế xã hội. Thữc lạc vào cõi ma mị, đồng hành cùng những
con ngƣời không quen biết, hoảng loạn trƣớc những thế lực vô danh, gánh chịu những
pháp chế phi lí…một cách bất ngờ, không tƣởng.
13
Anh lạc vào “vòng vây” của mê lộ: “ Thữc nghiệm ra, từ ngày vào làng anh đã chạy
quẩn. Hai lần gặp lão già. Hai lần vào làng. Hai lần ngƣợc ra sông. Hai lần trốn chạy cùng
cô gái”. Ma trận đời Thữc không chỉ diễn ra một cách tự nhiên mà còn đƣợc thông báo
trƣớc một cách lạnh lùng, tàn nhẫn. Còn sống là còn phải quẩn quanh trong mê cung mà
chính anh cũng không tài nào quản đƣợc bƣớc chân của mình: “Chẳng biết rồi anh có trở
lại cái rẫy lần thứ hai?”. Thữc rơi vào tình trạng hoang mang, lo sợ, tiến thoái lƣỡng nan.
Anh không hề có một chút sức lực phản kháng, nhận thức tình trạng của mình cũng nhƣ
Gregor, Joseph K. lẫn K trong các tác phẩm Hóa thân, Lâu đài, Vụ án của F. Kafka đều
thiếu năng lực phản ứng để nhận ra mình và hoàn cảnh xung quanh.
“Mỗi bƣớc đi đối với anh đều là “ tiến tới”, dấn thân vào một khung cảnh mới,
không có khả năng nhìn lại”. Đó là tƣơng lai vô định, quá khứ xa thẳm của thân phận con
ngƣời: “Biết đâu khi anh ngƣợc tìm, ngay cả dòng sông cũng không còn ở đó. Mặt đất đã
mở ra nuốt tọt nó đi rồi?”.
Cũng nhƣ Thữc, nhân vật Anh trong Giữa dòng chảy lạc cũng lạc vào mê cung đời
sống trong hành trình kiếm tìm sự hiện sinh đích thực của mình. Anh- đang thất nghiệp,
sống nhờ tiền bà chị nƣớc ngoài gửi cho. Ngày nọ, anh tới cao ốc văn phòng để phỏng
vấn xin việc, sau một thời gian ngồi lì ở nhà ăn mì gói coi phim, anh chƣa kịp hồi phục
cảm giác với cuộc sống bên ngoài nên bị lạc trong cái khối hàng loạt văn phòng “giông
giống” nhau. Ý thức trong anh dƣờng nhƣ tê liệt, không còn đƣợc kích thích, động não
nữa.
Khi Anh đến thăm ông họa sĩ vừa trải qua một vụ tai nạn đang ở nhà thƣơng, anh lại
tiếp tục lạc vào một ma trận mới: “ Dƣờng nhƣ cứ bƣớc ra khỏi nhà là anh lạc vào ma
trận”. Cuộc sống nhanh chóng đổi thay. Anh cảm thấy dƣờng nhƣ không thể thích nghi
kịp bởi lối sống quá thụ động của mình: “tƣơng lai là gánh nặng, mỗi khi anh nghĩ đến
nó”. Nhiều lần anh đã đứng dậy quyết tâm bắt đầu một bƣớc ngoặt mới. Tuy nhiên, số
phận Anh cứ trôi đi ngoài tầm tay với. Tất cả đều bỏ anh mà đi. “Anh chẳng còn gì để
mất”. Nguyên nhân số phận Anh đã đƣợc ông họa sĩ lí giải: “ Phần mày, vấn đề nằm ở
chỗ, mày quen nhận sự bao cấp của bà chị mày rồi. Cứ sống mãi nhƣ vậy, đến một hôm
mày đánh mất đi kĩ năng để vƣơn ra thế giới quanh mình”. Chính vì vậy, mà anh chẳng
thoát đƣợc “ cái lƣới vô hình đang bủa vây tứ phía”.
14
Tiểu thuyết của Nguyễn Danh Lam hiện lên nhƣ những thƣớc phim quay chậm.
Giữa dòng chảy lạc đƣợc ví nhƣ một cuốn phim tâm lí xã hội với những đề tài nóng của
xã hội đƣơng thời nhƣ: đồng tính, nạn thất nghiệp, thói quen dựa dẫm, ý lại của một số
không ít bộ phận giới trẻ hiện nay. Với thủ pháp xây dựng nhân vật tự ý thức, Nguyễn
Danh Lam đã làm nên những thƣớc phim tâm lí chứa đựng những sự kiện, biến cố mâu
thuẫn trong nội tâm nhân vật. Đó là một cuốn phim mang ý nghĩa giáo dục và nhận thức
lớn đối với mỗi ngƣời trong xã hội ngày nay.
Cái môtip Vật – ngƣời, ngƣời – vật của văn học phi lí cũng đƣợc Nguyễn Danh
Lam vận dụng một cách triệt để trong những tiểu thuyết của mình. Thế giới trong tiểu
thuyết Giữa vòng vây trân gian là thế giới của ngƣời hóa vật khi ngƣời bạn thân nhất của
Thữc cũng chỉ là một con chó xanh lè, nhỏ bé sống thoi thóp qua ngày. Mô típ ngƣời hóa
vật này đƣợc thể hiện thông qua những hành vi kì quặc của các nhân vật trong tiểu thuyết:
bà mẹ của cô gái sống kí sinh bằng phân gà, còn nhân vật chính là Thữc sống leo lắt qua
ngày bằng những thức ăn nhƣ: bắp mốc, bí sống, châu chấu rừng…
Bên cạnh đó, Nguyễn Danh Lam còn khai thác mô típ con ngƣời tha hóa trong các
tiểu thuyết của mình một cách đậm nét khiến cho ngƣời đọc có cảm giác sững sờ khi nhận
ra lằn ranh giới giữa sự sống và cái chết, giữa ngƣời và vật cực kì mong manh. Hầu hết
các nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam luôn bị sức ám ảnh nặng nề của cái chết
bủa vây.
Nhân vật “hắn” trong Bến vô thường sau khi làm chết một con gà con luôn sống
trong tâm trạng ám ảnh “hay là hồn nó hiện về?”. Khi đạp phải “ ván thiên quan tài” nằm
một chỗ mấy tháng nỗi ám ảnh dƣờng nhƣ không dứt mà luôn hiện diện: sự trả thù của
của gà con “Con gà lông dính đầy bùn, cổ lật sang một bên, ruột lòi thòng lọng ra khỏi
đít, cứ thế nhè gót chân hắn mà mổ bằng cái mỏ nát nhừ. Chân hắn bị con gà mổ nhức
nhối, nhức chết đi thôi. Hắn điên lên…”. Rồi những ám ảnh của “thằng câm và lũ rắn
đuổi hắn chạy vòng vèo từ cơn lịm này sang cơn lịm khác”. Hắn sống trong một tuổi thơ
mà nỗi sợ về cái chết sẽ đƣa hắn đi lúc nào không biết.
Những cái chết liên tiếp của: con mèo, ngƣời bạn, ông họa sĩ trong Giữa dòng chảy
lạc cũng dƣờng nhƣ nhắc nhở anh một điều gì đó: “anh chìm vào trạng thái tê dại toàn
thân”, “nghe nhƣ có oan hồn nào đang kêu réo từ trong chính khoang bụng của mình…cả
15
tâm trí chìm trong nỗi sợ đến bấn loạn”. Những suy tƣ của nhân vật anh chỉ còn vật vờ,
tàn lụi trong bóng đêm. Con ngƣời không chốn nƣơng thân, không còn ai thân thiết, hiện
sinh trong anh dƣờng nhƣ tồn tại đi về cái chết.
Những con ngƣời sống trong xóm ga trong Bến vô thường sau cái chết gớm ghiếc
với những u cục lở loét của “lão cóc”- sau khi đi tù về không rõ nguyên nhân luôn sống
trong nỗi sợ bấn loạn. Họ sợ căn bệnh ngứa lây lan, cơn hãi hùng lan truyền từ nhà này
sang nhà khác. Họ nghi kị lẫn nhau, ngƣời này sợ ngƣời kia, nhà này dòm nhà nọ, “rồi vợ
lo ngại chồng, cha dè chừng con”. Tất tật nháo nhào, nhà đóng chặt cửa, chƣa vì nhiễm
bệnh thì cũng vì hoảng loạn, vì tù nhốt, vì đói: “Cả xóm một nửa phát rồ, một nửa thụt sâu
vào sự chờ đợi tra tấn thần kinh”, “Xóm ga tự cô lập mình nhƣ một rẻo đất bị nguyền rủa
với tất cả thế giới xung quanh. Mỗi mái nhà trong xóm ấy lại tự cô lập mình”. Cả gia đình
“hắn” cũng cố thủ trong nhà mấy tuần nhƣng rồi cái đói và sự nhiễm bệnh dẫn đến cái
chết của mẹ hắn đã khiến ngƣời cha “thật sự hóa rồ”, “ sức thanh niên coi thƣờng cái chết
của hắn cũng đã bắt đầu rã đi”. Cuối cùng hai cha con hắn đành bỏ xác mẹ lại tiếp tục
cuộc hành trình trốn chạy căn bệnh quái gỡ và tìm nguồn sinh sống mới.
Loại hình nhân vật tha hóa trong tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam không chỉ quái đản
về mặt hình thể mà còn khuyết tật về cả tâm hồn. Đó là thằng câm con mụ góa có bộ phận
sinh dục hình con rắn, sống chung với họ nhà rắn trong tiểu thuyết Bến vô thường. Hay đó
là nhân vật “hắn” có tuyến nội tiết bất thƣờng, nƣớc mắt và nƣớc mũi chảy lều bều bằng
đƣờng miệng. Đó còn là thằng mắt híp bị tàu cán đứt chân vẫn tự liền lại và thoát chết
nhƣ một phép màu nhiệm. Đó là con bé có cái miệng ngựa, mặt ngựa, dáng đi thì giống
ngựa… Kiểu mô típ con ngƣời tha hóa, biến dạng về cả nhân hình lẫn nhân tính này ta
thƣờng bắt gặp trong các sáng tác của Văn học phi lí.
1.2.1.2. Liên văn bản trong tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam nhìn từ hệ chủ đề
Viết về đề tài tuổi trẻ, trí thức, đồng tính, nạn thất nghiệp… Nguyễn Danh Lam đi
sâu khắc họa thân phận bi kịch, nỗi cô đơn của những con ngƣời, những trí thức trẻ tuổi
trong xã hội thời hiện đại. Đó là chủ đề xuyên suốt, sợi chỉ đỏ kết nối các văn bản tiểu
thuyết của Nguyễn Danh Lam.
Hiện thực trong sáng tác Nguyễn Danh Lam là một hiện thực bề bộn, lo âu, gai góc
đƣợc nhà văn soi xét, nghiền ngẫm ở nhiều tầng quan hệ. Song nó chủ yếu không phải
16
mục đích phản ánh của nhà văn mà chính là phƣơng tiện để tác giả trình bày những suy
tƣ, khắc khoải về hai chữ “con ngƣời”. Con ngƣời trong sáng tác Nguyễn Danh Lam có
thể là những con ngƣời quẩn quanh trong cảnh giới chính mình tạo ra với đầy rẫy nỗi sợ
hãi vô lý. Con ngƣời tự lƣu đày mình trong một thế giới của những tri giác sai lầm và dù
có ý thức đi tìm sự thức tỉnh thì trí lực nhỏ nhoi và tâm hồn yếu đuối của con ngƣời cũng
bị chữ ngã đè nặng nhƣ cái tên của nhân vật chính: Thữc (Giữa vòng vây trần gian). Làm
sao sống đƣợc đúng nghĩa chính cuộc sống của mình ?, câu hỏi còn bỏ lửng….. Khi nào
mà con ngƣời còn ngụp lặn trong vực thẳm của nghi kị và sợ hãi, khi nào mà con ngƣời
không thể nối kết với con ngƣời bằng sự thông hiểu và tình yêu thƣơng, thì khi đó cõi trần
gian này còn là một vòng vây đầy khổ ải đối với mọi phận ngƣời.
Tiểu thuyết của Nguyễn Danh Lam đã đào sâu vào những số phận éo le, những cảnh
huống nghiệt ngã, đào sâu vào nội cảm phong phú của con ngƣời. Nhân vật của anh sống
yếm thế, hoài nghi. Họ dẫu có những khát khao nhƣng không vƣợt lên đƣợc ngoại cảnh
để thực hiện khát khao của mình. Họ chấp chới hoang mang và luôn cảm thấy cô đơn, bế
tắc, hoài nghi thực tại và hoài nghi ngay chính bản thân mình, luôn bị ám ảnh, sợ hải bới
cái chết. Con ngƣời tại sao lại sống nhƣ vậy? Con ngƣời sẽ đi về đâu? Đó là sự day dứt,
trăn trở về sự tồn tại của con ngƣời. Nguyễn Danh Lam đi sâu vào những bi kịch nhân
sinh, mổ xẻ, phân tích bằng cái nhìn trung thực và táo bạo. Số phận trẻ em trong tiểu
thuyết Bến vô thường đã thể hiện sự bé nhỏ, mỏng manh, bất hạnh của con ngƣời. Con
ngƣời luôn có mặc cảm tật nguyền. Đó là sự ý thức về những thiếu hụt, dị dạng về cơ thể
hoặc tâm hồn. Số phận mỗi nhân vật trong tiểu thuyết là hình ảnh sắc nhọn, xoáy sâu vào
nỗi bất hạnh của con ngƣời.Với một ý nghĩa nào đó, con ngƣời tật nguyền cũng chính là
hình ảnh loài ngƣời với những khiếm khuyết, dị dạng về mặt tâm hồn và thể xác, là ám
ảnh tội lỗi tổ tông.
Nhà văn cũng đã khắc họa nên tấn bi kịch của giới trí thức trẻ trong tác phẩm Giữa
dòng chảy lạc, đó là những con ngƣời lạc lõng trƣớc cuộc sống bộn bề, xô bồ của cuộc
sống hôm nay. Anh thất nghiệp, cô đơn, “một gã tâm thần đơn độc với tuổi già phía
trƣớc”. Vợ mới cƣới đƣợc ba tháng bỏ đi. Ngƣời bạn họa sĩ tâm giao cũng chết đột ngột
không rõ nguồn cơn. Ngƣời bạn thời sinh viên, sau tai nạn phải sống thực vật cũng đã ra
đi. Mấy lần xin việc rồi mất việc. Nhiều lần lên cơn điên hiện sinh tƣởng đã chia lìa cõi
17
đời phù du này. Cô (bảo hiểm) lấy Anh chỉ là để che dấu cái thực tại đồng tính của mình
trƣớc mặt cha mẹ và bạn bè nhƣng cuối cùng sự thờ ơ, không quan tâm và ẩn ức dục vọng
đã khiến cô bỏ đi với mối tình đồng tính, rũ bỏ mọi mối quan hệ với anh; cô ra đi trong
tan vỡ phũ phàng. Cô học Anh văn tìm đến Anh vì ngỡ Anh là ngƣời sắp đi xuất cảnh, chỉ
muốn nƣơng anh để thoát khỏi cảnh nghèo của gia đình. Nhƣng khi phát hiện ra trong
mobile của anh có hình cô gái, cô ngỡ là vợ anh, nên bỏ đi, đó cũng là tự trọng.
Những cuộc tình trong Giữa dòng chảy lạc: Anh - Cô ( bảo hiểm), Anh - Cô gái học
Anh văn…đều hé lộ về thực trạng gia đình Việt Nam hôm nay. Cái nghèo vẫn chi phối
quay quắt. Tháng lƣơng làm thuê của Anh bèo bọt đến nỗi Anh không dám về nhà. Cô gái
học Anh văn chỉ mong tìm ngƣời xuất cảnh để thoát nghèo. Tuần trăng mật của Anh và
Cô (bảo hiểm) hiu hắt, thê lƣơng trong nhà trọ rẻ tiền, chỉ vì Anh và Cô cùng đang thất
nghiệp,tiền bà chị gửi cho thì đã nhẵn túi. Chủ nghĩa thực dụng làm sụp đổ tất cả. Cô bảo
hiểm lấy Anh chỉ là để che dấu cái thực tại đồng tính của mình trƣớc mặt cha mẹ và mọi
ngƣời. Vì thế, dù gia đình cha mẹ cô, gia đình cha mẹ và chị của Anh, và cả Anh nữa có
khao khát thế nào, vun đắp thế nào cũng chỉ là xây nhà trên cát. Nó cứ băng về phía trƣớc
và hất ra bên lề những con ngƣời cố vƣơn lên để không bị lỡ làng. Những trang văn ám
ảnh về thân phận con ngƣời, là “ tiếng lòng của một thế hệ trí thức trẻ nhận thức rõ nỗi đau
đớn của quá khứ, sự rạn vỡ của hiện tại và bấp bênh của tƣơng lai”[9]. Đó là tiếng kêu cứu
thống thiết cho những phận ngƣời đáng thƣơng trƣớc sự phũ phàng của dòng đời hôm nay.
Khi viết về số phận bi kịch của ngƣời trí thức trẻ trong xã hội đƣơng thời, Nguyễn
Danh Lam đã sử dụng giọng điệu trần thuật khách quan, triết lí. Tấn bi kịch của những
con ngƣời trong sáng tác của Nguyễn Danh Lam đó là nỗi cô đơn bởi không hội nhập với
cuộc sống đang cuồn cuộn chảy: khi mà không chuẩn bị kĩ năng sống: “sống trong tình
thế chân phải bƣớc lên “đoàn tàu mới”, nhƣng chân trái bị kẹt lại “ sân ga cũ”.
Đƣa ra quan niệm con ngƣời đa chiều, lƣỡng hóa Nguyễn Danh Lam cho ngƣời
đọc thấy một thực tế là trong mỗi con ngƣời đều tồn tại những mặt đối lập nhau có xấu
và tốt, thiện và ác. Trong mỗi ngƣời vẫn từng ngày, từng giờ không ngừng đấu tranh để
chiến thắng cái ác, cái xấu trong con ngƣời mình, cái ác, cái xấu không dễ dàng buông
tha mà nó sẽ còn tồn tại dai dẳng điều quan trọng là con ngƣời phải có bản lĩnh để chế
ngự những mặt trái trong chính mình để trở thành con ngƣời chân chính. Với tài năng và
18
sự tâm huyết của ngƣời cầm bút, Nguyễn Danh Lam đã đƣa ra quan niệm nhân sinh sâu
sắc, tiến bộ và giàu tính nhân văn, đó chính là sự băn khoăn, trăn trở của nhà văn về thân
phận con ngƣời, về những mặt trái lẩn khuất, tồn tại trong mỗi con ngƣời và sự xót xa
trƣớc tình trạng tha hóa, biến chất và tâm trạng cô đơn, lạc lõng của con ngƣời trƣớc
dòng đời không ngừng chảy trôi. Tác giả đã khơi dậy trong lòng con ngƣời những suy
ngẫm về giá trị và ý nghĩa cuộc sống để mỗi con ngƣời sống thiện hơn, nhân bản hơn và
tin yêu cuộc sống hơn. Trên con đƣờng nghệ thuật của mình, Nguyễn Danh Lam luôn coi
con ngƣời là đối tƣợng để nhận thức và sáng tạo nghệ thuật, là chuẩn mực để soi chiếu và
đánh giá hiện thực.
Bên cạnh đó sự tƣơng tác giữa các thể loại đã mang đến những giá trị nhất định
trong việc chuyển tải nhãn quan về thế giới của tác giả. Nguyễn Danh Lam xuất thân
trong một gia đình có truyền thống về hội họa, bản thân anh cũng đƣợc đào tạo trong môi
trƣờng ấy suốt mấy năm đại học. Tƣ duy hội họa đã ăn sâu vào tâm thức của nhà văn. Cho
nên ta có thể dễ dàng nhận thấy, mỗi cuối tiểu thuyết của anh là những bức tranh đƣợc sắp
đặt chồng chéo lên nhau, đầy ám hiệu. Nếu nhƣ Giữa vòng vây trần gian là một bức tranh
thủy mặc với những đƣờng nét lập lờ, chấm phá đầy ảo giác của một không gian huyền ảo
và thời gian vô hạn định thì đến Giữa dòng chảy lạc, ta lại bắt gặp bức tranh hiện sinh đầy
sự cô đơn, lạc lõng, bi thảm của các nhân vật, với không gian và gam màu cuộc sống
thƣờng nhật chủ đạo. Với Bến vô thường, màu sắc hội họa hiện lên lập dị với nhiều đƣờng
nét nghịch dị, quái đản của hàng chục nhân vật xô bồ, nhốn nháo. Cho đến Cuộc đời
ngoài cửa lại là bức tranh đầy màu sắc và rộng lớn vô hạn của cuộc sống đời thƣờng mà ở
đó các nhân vật đang tự đi tìm chính mình trong cuộc hiện sinh thăm thẳm và trong cảm
quan hoài nghi của những tấn bi kịch đƣơng thời. Dƣờng nhƣ thông qua những bức tranh
đầy màu sắc đấy, tác giả muốn thể hiện một quan niệm mới về hiện thực. Đó là một thế
giới hiện thực không vẹn toàn, rời rạc, đổ vỡ, rạn nứt, một cuộc sống nhân sinh đang tan
rã dần, một cuộc sống không dễ dàng tìm thấy sự tƣơng giao, liên kết.
1.2.1.3. Liên văn bản trong tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam nhìn từ hệ thống nhân
vật
Trong Từ điển thuật ngữ văn học, nhân vật văn học đƣợc định nghĩa là: “Con
ngƣời cụ thể đƣợc miêu tả cụ thể trong tác phẩm văn học (...), là một đơn vị nghệ thuật
19
đầy tính ƣớc lệ không thể đồng nhất nó với con ngƣời có thật trong đời sống. Chức năng
cơ bản của nhân vật văn học là khái quát tính cách của con ngƣời” [37, tr35]. Các sáng
tác của Nguyễn Danh Lam bao chứa một thế giới nhân vật đa dạng từ những ngƣời lao
động bình thƣờng nhƣ ngƣời nông dân, những đứa trẻ chăn trâu, ả cave... cho đến những
ngƣời tri thức. Con ngƣời trong sáng tác của Nguyễn Danh Lam là những con ngƣời luôn
luẩn quẩn trong cảnh giới do chính mình tạo ra với đầy rẫy những nỗi sợ hãi vô lí. Con
ngƣời tự lƣu đày mình trong một thế giới của những tri giác sai lầm và dù có ý thức đi
tìm sự thức tỉnh, thì trí lực nhỏ nhoi và tâm hồn yếu đuối của con ngƣỡi cũng bị dấu
“ngã” đè nặng, giống nhƣ các tên của một nhân vật chính trong sáng tác Giữa vòng vây
trần gian – Thữc. Thế giới trong sáng tác của Nguyễn Danh Lam là thế giới của những
con ngƣời vô danh, đƣợc tác giả mờ hóa và tẩy trắng, đó là thế giới của những con ngƣời
lỡ bƣớc, đi chệch quỹ đạo thông thƣờng. Nguyễn Danh Lam từng nói: “Tôi viết về những
con ngƣời không kịp chuẩn bị kĩ năng sống, giữa dòng chảy cuồn cuộn và hối hả của thế
giới hôm nay. Chân phải bƣớc lên “đoàn tàu mới” nhƣng chân trái bị kẹt lại “giữa sân ga
cũ”, thành thử bị xé làm đôi” [28].
Hệ thống nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam là những kiểu nhân vật nhƣ:
Nhân vật cô đơn và hoài nghi, nhân vật bi kịch, nhân vật nhạt... Sự bi đát của số phận con
ngƣời trong tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam thể hiện ở những phƣơng diện: cuộc sống mỏng
manh, thân phận phi lí và cái chết ám ảnh. Mỗi một nhân vật là một điển hình cho sự cô đơn, sự
cô đơn của những con ngƣời bị tách ra khỏi xã hội, lạc lõng giữa cộng đồng ngƣời không tìm
thấy tiếng nói chung, họ bị tách và có thể tự tách mình ra khỏi thế giới cộng đồng để thả trôi mình
giữa dòng đời vô định.
Nhân vật Anh trong tiểu thuyết Giữa dòng chảy lạc nhìn sâu vào bản thể của chính mình,
Anh hiện lên là một con ngƣời mang thân phận cô đơn, lạc lõng đến tuyệt đối. Anh ta luôn đặt ra
cho chính bản thân mình những câu hỏi về bản ngã và sự tồn tại của chính mình. “Tại sao mình
lại ở đây, trong một thế giới mênh mông đầy xa lạ?... Chẳng nơi đâu là nhà, chẳng nơi đâu là quê
hƣơng” [26, tr.323]. Trong đầu Anh luôn luôn thƣờng trực những câu hỏi đặt ra cho chính mình
mà không có lời giải đáp “chúng ta đến từ đâu, chúng ta là ai, chúng ta về đâu?” [26, tr133]
Hình ảnh con ngƣời tật nguyền dị dạng trong tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam một mặt
thể hiện cuộc sống tăm tối, khốn cùng của con ngƣời về mặt tâm hồn và thể xác đồng thời
20
là sự thức tỉnh của con ngƣời với khát vọng đƣợc làm ngƣời. Con ngƣời tật nguyền có thể
có những số phận khác nhau song đều ý thức một cách sâu sắc về bi kịch khi đƣợc sinh ra
là một con ngƣời nhƣng lại không đƣợc sống nhƣ một con ngƣời.
Quan tâm đến thân phận con ngƣời, Nguyễn Danh Lam cũng dành sự quan tâm đặc
biệt đối với số phận ngƣời phụ nữ. Thân phận của ngƣời phụ nữ cũng đƣợc khám phá và
phản ánh ở tầng sâu của bản thể với đời sống nội tâm phong phú. Trong cái trạm barie
“nhỏ bé, chơ vơ giữa khu đất trống” hoang vu, heo hút hai ngƣời phụ nữ là bà mặt vàng
và chị mặt rỗ đã làm công việc tự nguyện “trực trạm” đầy cao cả (Bến vô thường). Chị rỗ
mặt xem đó “là công việc nhƣng cũng là nguồn vui của chị”. Chị ƣớc ao khoảnh khắc
đƣợc trông thấy đoàn tàu đi qua để đƣợc nghe thấy âm thanh, bóng dáng của con ngƣời.
Rồi chị cũng có mối tình với gã tình nhân làm nghề lái xe tải, cũng “tỉ mẩn thêu một cái
khăn tay. Hình thêu là hai con chim bồ câu sải cánh bay cặp kè bên nhau”. Nhƣng rồi tai
họa ập đến khi gã tình nhân bị đi tù- vì trò trả thù theo kiểu trẻ con của thằng chết trôi.
Chị đau khổ đến tuyệt vọng “ vỡ òa ra rũ rƣợi, hai tay quơ quào, níu kéo. Níu ngƣời quen,
níu kẻ lạ, níu bụi bờ, rồi cuối cùng là níu lên trời chới với”. Chị trở thành “bà điên” trong
mắt bọn trẻ, thân xác ngây ra, hồn vía lên mây, khóc tỉ tê suốt đêm khiến ai cũng phải sợ.
Trong chị luôn thƣờng trực khát khao tình yêu, ƣớc mơ hạnh phúc “chị rỗ vừa ngồi gác ở
trạm vừa tỉ mẩn thêu một cái khăn tay. Hình thêu là hai con chim bồ câu sải cánh bay cặp
kè bên nhau” [24, tr.121]. Tƣởng rằng gặp đƣợc anh tài xế xấu trai nhƣng tốt bụng, số
phận sẽ mỉm cƣời, ai ngờ tai bay vạ gió ập xuống cuốn trôi đi hết bao nhiêu tình yêu, hi
vọng trong chị. Nhƣng khát khao hạnh phúc, bản năng của ngƣời phụ nữ trong chị không
tắt mà nó vẫn nhen nhóm bất chấp bao nhiêu lời đàm tiếu, chị âm thầm, vật vã vƣợt cạn
và sinh con trong đau đớn, tủi nhục nhƣng cũng đầy hạnh phúc với thiên chức làm mẹ
“chị đƣợc quyền có con, đƣợc quyền làm mẹ, đƣợc quyền ngồi trên dƣ luận đay nghiến xì
xèo về một con đĩ không chồng mà chửa” [24, tr.181]. Với chị, đứa con là tất cả là niềm
vui, là hạnh phúc, là mục đích sống của cuộc đời “nhìn con, mắt chị rỗ ánh lên” [24,
tr.181]. Và vì con, chị dám đạp lên dƣ luận để sống, để dành cho con tất cả tình thƣơng
yêu. Mặc dù số phận bất hạnh, phải làm cái nghề mạt hạng trong xã hội “bán trôn nuôi
miệng”, nhƣng đằng sau cái vẻ bề ngoài kiêu sa, chao chát của cô tóc tém là con ngƣời
thật, yếu đuối, cô đơn “vẻ kiêu sa giả tạo đột nhiên biến mất, còn lại một nỗi gì nhƣ là nhỏ
21
bé, hơi cô đơn, phảng phất cả chua chát trên sắc diện hoàn toàn non nớt ấy” [24, tr.101].
Yêu gã, cô chấp nhận tất cả, cô thay đổi bản thân “kín đáo hơn, e dè hơn, cả thổn thức
hơn, nhất là vào những đêm quay trở lại tình trạng hài nhi bên gã” [24, tr.104]. Mẹ gã lên,
cô vẫn đầy tự trọng “cô lặng lẽ trở về vị trí cũ. Lâu lâu từ xa lén quan sát ngƣời đàn bà”
[24, tr.105]. Cô biết thân phận của mình – một ả cave, nhƣng yêu gã, khao khát một mái
ấm gia đình cho cô mong ƣớc trở về cuộc sống lành lặn đời thƣờng nhƣng sự thờ ơ của
gã, hay chính định kiến xã hội đã làm tất cả trong cô vỡ vụn. Gã không dám giới thiệu cô
với mẹ và em, không dám thừa nhận cô là ngƣời yêu của mình: “Lâu lâu gã làm bộ đi
ngang qua phòng cô, ấp úng: - Em ráng chờ ít bữa” [24, tr.105], “cô vẫn đi làm, đêm về
ngang phòng gã không nhìn vô, nép mình đi thẳng” [24, tr.106]. Biết mình có bầu, cô thay
đổi tất cả, lòng tràn ngập hạnh phúc “cô đi vào đi ra rón rén, cƣời vu vơ, nói lẩm nhẩm
một mình” [24, tr109] rồi “đi khắp hẻm, cô kiếm tìm con nít. Trong khu nhà trọ có bà mẹ
bồng con, cô sà lại, mân mê bàn chân mũm mĩm của đứa bé” [24, tr.110]. Cô không còn
là cô tóc tém ngày xƣa mà đã thay đổi hoàn toàn, vì con “cô đong sữa, cô vuốt ve bụng
mình trƣớc khi đi ngủ, cô nhƣ trẻ con cƣời hỏi suốt ngày…. Gã không còn thấy chút vết
tích nào của cô tóc tém ngày xƣa trên gƣơng mặt “bà mẹ” kia nữa” [24, tr.111]. Bao nhiêu
tình yêu thƣơng, bao nhiêu hi vọng, bao nhiêu khát vọng hạnh phúc cô dồn vào cái thai,
nhƣng ông trời trêu ngƣơi, số phận bông đùa đã cƣớp mất của cô tất cả. Cái thai bị hỏng
“cô ngất lên ngất xuống suốt buổi chiều hôm ấy. Tỉnh dậy bỏ ăn, mƣời ngón tay cào vào
gối, gọi con” [24, tr.111]. Để rồi cuối cùng cô phát điên, với những hành động kì quái “cô
lắc đầu liên tục và kì quái nhƣ một con chó rẩy nƣớc trên lông” [24, tr.112]. Dù bị điên
nhƣng khát khao đƣợc làm mẹ, khát khao hạnh phúc vẫn ngự trị, chiếm hết tâm trí cô
“một giờ sau ngƣời ta bắt đƣợc cô, tay bồng thằng nhỏ ngồi nhìn đăm đăm vào cái cột ở
bến xe liên tỉnh, không mang theo bất cứ thứ hành lý nào” [24, tr.113]. Rồi cô bốn giờ, cô
năm giờ, cô sáu giờ những con ngƣời lao động nghèo, chất phác vẫn luôn thƣờng trực
trong mình ƣớc mơ hạnh phúc, hạnh phúc đời thƣờng giản dị. Cô bốn giờ đã tìm đƣợc
hạnh phúc của mình dù là hạnh phúc nhọc nhằn “không tuần trăng mật, hai đứa dắt nhau
vào thành phố, thuê một phòng trọ ở chung bốn ngƣời. Anh, cô cùng hai đứa em ruột của
anh” [24, tr.162]. Cô sáu giờ mơ ƣớc hạnh phúc với anh giảng viên tập sự trƣờng đại học
nhƣng tất cả vỡ tan nhƣ bong bóng xà phòng. Tất cả họ mỗi con ngƣời, mỗi số phận
22
nhƣng tất cả đều gồng mình lên gắng gỏi kiếm tìm hạnh phúc. Nhƣng, hạnh phúc có lẽ
vẫn chỉ là ảo ảnh chập chờn trƣớc mặt, rất gần mà cũng rất xa.
Trong Bến vô thường, những đứa trẻ cũng đƣợc nhà văn đƣa vào trang viết của mình
với bao khắc khoải, ƣu tƣ. Chúng đƣợc sinh ra nhƣng dƣờng nhƣ dòng đời này đã quá bất
công với chúng, hành hạ chúng cả về tinh thần lẫn thể xác. Chúng lớn lên trong đau đớn,
tủi nhục, méo mó về tinh thần, dị dạng về thể xác nhƣng trong chúng vẫn luôn khát khao
đƣợc sống, đƣợc giao cảm với đời, đƣợc tôn trọng, đƣợc hạnh phúc nhƣ bao đứa trẻ bình
thƣờng khác. Nhân vật tôi – đƣợc sinh ra trong một gia đình trí thức: “Gia đình tôi trung
lƣu. Cha tôi có học, mẹ tôi có học, thằng em tôi nghe mọi ngƣời ca ngợi là nó thông minh.
Một gia đình thật tuyệt” [24, tr.44]. Nhƣng nhân vật tôi luôn sống trong nỗi cô đơn
thƣờng trực, cha mẹ không hiểu tâm lý, không tôn trọng những cảm xúc của cô bé mới
lớn: “Không có nỗi cô đơn nào là nỗi cô đơn trong chính ngôi nhà của mình, bị xúc phạm
tới mọi ngóc ngách riêng tƣ bởi chính những ngƣời thân của mình. Mẹ tôi là gác ngục.
Cha tôi là đao phủ. Thằng oắt con là một kẻ xu nịnh…” [24, tr.44]. Lạc lõng, cô đơn
chính trong ngôi nhà của mình: “Tôi là ai? Tôi còn chi? Tôi bất hạnh hơn cả đứa bé ăn
mày…” [24, tr.45], cô bé đã chọn đến cái chết ở tuổi 17 – một cái chết đầy đau đớn nhƣng
với cô đó là sự giải thoát. Thằng câm với số phận bất hạnh từ khi lọt lòng, sống trong
cảnh mẹ góa con côi: “Thằng câm là đứa trẻ bị đám nhóc con trong xóm vừa chối bỏ,
kinh sợ, vừa luôn tìm cách hiếp đáp trả thù” [24, tr.29]. Nhƣng nó vẫn luôn khao khát
đƣợc sống nhƣ lũ trẻ bình thƣờng, có bè có bạn, đƣợc chuyện trò, tiếp xúc với cuộc sống
bên ngoài “cứ thấy đám trẻ chơi là nó lại gần đứng ngoài nhìn vào…. Mà lạ cái, hễ cứ có
dăm ba đứa trẻ tụ lại là loáng sau y nhƣ thằng câm lù lù dẫn xác đến, đứng nhìn trân trối”
[24, tr.29]. Nhờ có con bé nhà hàng nƣớc thằng câm có cơ hội đƣợc chơi với bọn trẻ “nó
bớt đi vẻ “rắn”, đã thành một thằng nhóc ít nhiều biết đùa biết cƣời” [24, tr.64].
Nhà văn cũng dành sự quan tâm đặc biệt đối với những bất trắc trong số phận của
con ngƣời trong Giữa dòng chảy lạc trƣớc cuộc sống bộn bề, xô bồ của cuộc sống hôm
nay. Anh thất nghiệp, cô đơn, “một gã tâm thần đơn độc với tuổi già phía trƣớc”. Vợ mới
cƣới đƣợc ba tháng bỏ đi. Ngƣời bạn họa sĩ tâm giao cũng chết đột ngột không rõ nguồn
cơn. Ngƣời bạn thời sinh viên, sau tai nạn phải sống thực vật cũng đã ra đi. Mấy lần xin
việc rồi mất việc. Nhiều lần lên cơn điên hiện sinh tƣởng đã chia lìa cõi đời phù du này.
23
Thế giới nhân vật của Nguyễn Danh Lam đã thể hiện đƣợc chiều sâu và những
phát hiện mới trong cái nhìn về con ngƣời. Xây dựng thế giới nhân vật, Nguyễn Danh
Lam tiếp tục cuộc hành trình chƣa kết thúc của nhân loại để trả lời câu hỏi: Ta là ai?
Nghĩa là cuộc hành trình đi tìm bản thể của mỗi cá nhân con ngƣời. Qua thế giới nhân vật
này, nhà văn đã trình bày cả một thảm trạng xã hội thời hiện đại với bao nghi kị, sợ hãi,
miệt thị, thù hằn…đang giáng xuống đầu con ngƣời. Cũng từ đó, nhà văn gióng lên tiếng
chuông cảnh tỉnh con ngƣời trƣớc sự ỷ lại, thụ động, lạc loài trƣớc dòng chảy cuộc sống
và cả những nguy cơ bị tha hóa, biến dạng, méo xệch cả tâm hồn lẫn thể xác… Con
ngƣời luôn nằm trong lằn ranh thiện – ác, tốt – xấu, sáng – tối… nhƣng cho dù hoàn cảnh
có ra sao, họ vẫn luôn hƣớng tới ánh sáng với khát vọng mãnh liệt – khát vọng làm
ngƣời, khát vọng hạnh phúc dù hành trình kiếm tìm đó còn dài dằng dặc và đầy nỗi nhọc
nhằn. Hai chữ “Con ngƣời” thật ngắn gọn nhƣng lại chứa muôn vàn ngóc ngách để nhà
văn “khơi những nguồn chƣa ai khơi”. Tất cả chỉ nhằm tới một mục đích: đƣa con ngƣời
tới bến bờ Chân – Thiện – Mỹ, trả lại cho con ngƣời những gì họ đáng đƣợc hƣởng nhất.
Vì thế nhân vật trong sáng tác Nguyễn Danh Lam là một trong những tiêu chí quan trọng
để thể hiện năng lực cảm thụ hiện thực, tƣ tƣởng và khả năng sử dụng các biện pháp nghệ
thuật. Quá trình tái hiện “con ngƣời trong con ngƣời” đó là quá trình đổi mới tƣ duy nghệ
thuật mà các nhân vật trong sáng tác của anh đã phản ánh một cách trung thành những
trăn trở nghề nghiệp, cũng nhƣ những vấn đề về đạo đức đặt ra trong xã hội. Càng về sau
anh càng cho xuất hiện nhiều hơn loại nhân vật đƣợc thể hiện qua mô típ độc đáo, qua
việc đi sâu vào tâm lý, qua những cuộc độc thoại nội tâm mà thực chất đó là những cuộc
đối thoại ngầm. Anh cũng đã mã hóa ngoại hình và tên gọi nhân vật. Nhân vật – đó là
những con ngƣời “hoặc to lớn hơn số phận của mình, hoặc nhỏ bé hơn tính ngƣời của
mình”. Và có thể nói, một trong những phƣơng diện đặc sắc nhất thể hiện đặc điểm tiểu
thuyết Nguyễn Danh Lam đó chính là nhân vật.
TIỂU KẾT: Chuỗi kết nối về hệ thống đề tài, chủ đề, nhân vật đã tạo nên một sự
đan dệt văn bản trong tiểu thuyết của Nguyễn Danh Lam, tạo nên một thế giới nghệ thuật
riêng độc đáo của nhà văn. Bốn cuốn tiểu thuyết là những mảnh ghép để tạo nên bức tranh
chỉnh thể về đời sống của trí thức, tuổi trẻ trong xã hội hiện đại hôm nay. Nhìn vào chiều
sâu bức tranh, ngƣời đọc không chỉ thấy đƣợc những gam màu khuất lấp, đen tối mà còn
24
thấy đƣợc sự vật vã day dứt đi tìm cái tôi bản ngã của những thân phận mang trong mình
những bi kịch. Tấn bi kịch của họ dai dẵng, đeo đuổi họ, khiến cho họ trƣợt dài trên con
đƣờng tha hóa và trở thành nỗi day dứt trên mỗi trang viết của nhà văn. Hệ thống nhân vật
trong mỗi trang viết của Nguyễn Danh Lam là những con ngƣời luôn khao khát, kiếm tìm
ý nghĩa đích thực của sự tại, để thực hiện đƣợc điều đó họ phải ra đi, dấn thân để tồn tại.
25
CHƢƠNG II
CÁC HÌNH THỨC LIÊN VĂN BẢN TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN
DANH LAM
2.1. Tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam - trò chơi kết cấu liên văn bản.
Thuật ngữ “trò chơi” xuất hiện ngày càng phổ biến trong đời sống văn hóa Việt Nam
đƣơng đại. Văn học nghệ thuật là loại hình ý thức xã hội phản ánh bản chất nhất, sâu sắc
nhất, tinh tế nhất và ám ảnh nhất về động hƣớng này. Tƣ duy trò chơi trong văn học trên
bề mặt thiên về phƣơng diện hình thức (chuyên chú vào hành động viết, lối viết – “viết
nhƣ thế nào?”), nhƣng dƣới bề sâu lại đề cao phẩm chất nghệ thuật và giá trị triết – mỹ
đích thực của tác phẩm văn chƣơng. Bản chất của nó là sự phiêu lƣu của hình thức, tìm tòi
trong lối viết, thể nghiệm cách thức tổ chức văn bản ngôn từ, qua đó nhằm thể hiện cảm
quan về thế giới và con ngƣời. Lúc này đòi hỏi ngƣời viết phải liên tục tƣởng tƣợng,
không ngừng khai phóng ý tƣởng cá nhân với tâm thế đối thoại và ý thức hoài nghi mang
cảm cảm hiện đại/hậu hiện đại, nhằm phá vỡ quy phạm, nguyên tắc có tính chân lí, tín
điều, định kiến của văn chƣơng. Bởi bản chất trò chơi là hoạt động tự do, sáng tạo, và khi
văn chƣơng đƣợc quyền là cuộc chơi cá nhân, vì vậy, mỗi nhà văn có thể chơi theo một
cách thế (và luật chơi) khác nhau. Đến lƣợt mình, ngƣời đọc cũng sẽ chủ động tham gia
và tìm luật chơi theo cách thức riêng của mình. Kết cấu mới lạ cùng sự thách đố của ngôn
từ, sự khiêu khích của thế giới hình tƣợng sẽ “vẫy gọi” ngƣời đọc dự phần vào quá trình
đồng sáng tạo và đối thoại với nhà văn. Nhờ vậy, tác phẩm trở thành một cấu trúc mở,
chứa đựng những văn bản đa diện/đa trị, không ngừng tạo sinh nghĩa nhờ các cách đọc
khác nhau.
Nguyên tắc trò chơi thể hiện rõ tính chất liên văn bản của quá trình sáng tạo. Một
quá trình phối kết, pha tạp của vô vàn yếu tố bên trong và bên ngoài để tạo nên chỉnh thể
văn bản. Tính trò chơi trong tiểu thuyết của Nguyễn Danh Lam thể hiện tự do ở việc tổ
chức các cách chơi: chơi ngôn ngữ, chơi thể loại, chơi cấu trúc...; trong việc sử dụng, pha
trộn nhiều loại hình nghệ thuật ...; trong việc vận dụng đa dạng các thủ pháp nghệ thuật
liên văn bản: trích dẫn, dán ghép, giễu nhại. Tiểu thuyết là thể loại với dung lƣợng lớn,
có khả năng phản ánh hiện thực đời sống không giới hạn về chiều kích không gian và
thời gian. Tiểu thuyết viết về cuộc sống ở thì hiện tại đang diễn ra, chƣa có dấu chấm
26
cuối cùng. Là một thể loại chƣa định hình với tính chất mở nhƣ vậy, tiểu thuyết đƣợc
xem là thể loại Vua, nó có thể hút vào bản thân nó nhiều thể loại văn học khác. Tiểu
thuyết hấp thu những áng thơ trữ tình, những đối thoại đầy chất kịch, những ghi chép đời
thƣờng, những diễn văn lịch sử, chính trị, tôn giáo… Đó là cơ sở của sự liên văn bản về
thể loại. Hệ quả của trò chơi dẫn đến sự thâm nhập của các thể loại, sự chuyển vị các văn
bản khác nhau vào nội dung, sự hình thành kết cấu đa tầng bậc trong văn bản tiểu thuyết.
Đến với tiểu thuyết của Nguyễn Danh Lam ngƣời đọc đƣợc hứa hẹn một chuyến phiêu
lƣu vào thế giới tƣơng liên của trò chơi thủ pháp.
2.1.1. Trích dẫn và chuyển vị văn bản
Khi tiếp cận lí thuyết Liên văn bản ở cấp độ sơ đẳng là sự trích dẫn, hòa trộn
nhiều văn bản khác nhau vào trong một văn bản. Việc trích dẫn liên kết văn bản hiện thời
với văn bản quá khứ, giữa các văn bản không cùng thể loại, lĩnh vực trong một văn bản
và xếp chúng ngang hàng với nhau. Ngoài ra, tính liên văn bản còn đƣợc hiểu là “một sự
chuyển vị của nhiều văn bản'', là cách làm đầy thêm văn bản. Mục đích của trích dẫn
khiến cho những văn bản hoặc phần văn bản đƣợc đặt trong một không gian mới và
mang những chiều kích mới. Kritteva cho rằng, đó là “một hành trình từ hệ thống kí hiệu
này sang hệ thống kí hiệu khác''. Tức là liên văn bản không chỉ đề cập đến những văn bản
đƣợc hòa trộn vào văn bản khác hay sự chịu ảnh hƣởng lẫn nhau mà còn cho thấy những
trích dẫn trong một tâm thế, địa vị phán truyền mới mẻ, mang một ''sinh mạng'' khác từ
quá trình chuyển vị.
Thế giới tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam, bộn bề những trích dẫn. Nơi hằn rõ dấu
vết của sự hấp thụ và chuyển thể các văn bản văn chƣơng nghệ thuật. Trong tác phẩm, ý
thức sử dụng liên văn bản qua những trích dẫn và chuyển vị trở thành trò chơi thú vị.
Những sáng tác của Nguyễn Danh Lam thực sự là kết quả của sự xếp chồng, biến cải,
đan dệt của nhiều văn bản lại với nhau. Những văn bản dẫn dắt nhau, mời gọi nhau, níu
giữ nhau tạo thành trƣờng liên tƣởng nối dài, nhƣ một trò chơi không có hồi kết
Thữc trong “Giữa vòng vây trần gian” mang trên mình thân phận lạc loài, vô tội
giữa mê cung phi lí của thiết chế xã hội. Thữc lạc vào cõi ma mị, đồng hành cùng những
con ngƣời không quen biết, hoảng loạn trƣớc những thế lực vô danh, gánh chịu những
pháp chế phi lí… một cách bất ngờ, không tƣởng. Anh lạc vào “vòng vây” của mê lộ: “
27
Thữc nghiệm ra, từ ngày vào làng anh đã chạy quẩn. Hai lần gặp lão già. Hai lần vào làng.
Hai lần ngƣợc ra sông. Hai lần trốn chạy cùng cô gái”. Ma trận đời Thữc không chỉ diễn
ra một cách tự nhiên mà còn đƣợc thông báo trƣớc một cách lạnh lùng, tàn nhẫn. Còn
sống là còn phải quẩn quanh trong mê cung mà chính anh cũng không tài nào quản đƣợc
bƣớc chân của mình: “Chẳng biết rồi anh có trở lại cái rẫy lần thứ hai?”. Thữc rơi vào tình
trạng hoang mang, lo sợ, tiến thoái lƣỡng nan. Anh không hề có một chút sức lực phản
kháng, nhận thức tình trạng của mình cũng nhƣ Gregor, Joseph K. lẫn K trong các tác
phẩm “Hóa thân”, “Lâu đài”, “ Vụ án” của F. Kafka đều thiếu năng lực phản ứng để nhận
ra mình và hoàn cảnh xung quanh.
Mỗi nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam tồn tại nhƣ những con ngƣời suy
tƣ nhƣng họ không thể kéo gần khoảng cách giữa ngƣời với ngƣời. Hay đó chính là sự bất
hạnh của loài ngƣời trong việc xây dựng thế giới hòa hợp giữa bản ngã và tha nhân. Liên
hệ đến các nhân vật của F. Kafka hầu hết đều là những nhân vật cô đơn trƣớc cuộc đời,
trƣớc thế giới: Ngƣời đàn ông trong truyện ngắn Trước cửa pháp luật cũng nhƣ K. trong
Vụ án, Lâu đài đã dành cả cuộc đời tìm hiểu cái phi lí để rồi chỉ thấy đó là một thế giới bí
ẩn xa lạ. Hay trong T mất tích (Đoàn Ánh Thuận) cũng vậy: Con ngƣời không còn là cá
thể độc đáo, ấm áp và đầy cảm xúc. Sự lặp lại nhàm chán, “tù đọng” đã mài mòn cảm
xúc, biến con ngƣời thành những thực thể dửng dƣng, lạnh lùng, khép kín. Ngƣời chồng
Pháp, nhân vật “tôi” không có thói quen bộc lộ, không muốn ai biết về mình cũng nhƣ
không có nhu cầu biết về ngƣời khác. Nhân vật “tôi” sống dửng dƣng ngay từ nhỏ, từ một
lúc nào đó đã lâu lắm, gắn với sự tồn tại của anh ta trên cõi đời này. Cùng năm tháng,
cuộc sống càng tô lên đậm nét cái dửng dƣng đến vô tâm đó. Anh ta cô đơn, sống lạc lõng
trên cõi đời mà không hề ý thức đƣợc. Nhân vật “tôi” cắt đứt mình ra khỏi mọi mối quan
hệ, kể cả những mối quan hệ quan trọng, tất yếu nhất. Họ tồn tại cạnh nhau rời rạc, tẻ
nhạt, gƣợng ép và giá lạnh. Đánh mất các mối quan hệ ràng buộc giữa ngƣời với ngƣời,
con ngƣời trở nên cô đơn trong lớp vỏ lạnh lùng. Tôn trọng đời sống riêng tƣ bị đẩy đến
cực đoan khiến con ngƣời trở nên vô tâm với cả những ngƣời thân yêu nhất.Trong suốt cả
câu chuyện ngƣời đọc khó có thể tìm thấy một cảm giác yêu thƣơng, nhớ nhung, chia sẻ.
Những ngƣời đến chia buồn trong đám tang của ông bố với một câu nói, giọng rầu rầu
nhƣ nhau một cách máy móc đến hài hƣớc. Mọi sự tồn tại đều vô nghĩa, phi lí. Nếu không
28
có chuyện T mất tích thì có lẽ anh ta vẫn tồn tại lơ lửng nhƣ vậy cho đến khi chết mà chƣa
từng thật sự sống.
Trong tác phẩm Giữa dòng chảy lạc cũng nói nhiều tới sự ra đi mang nhiều ý nghĩa:
đó là trƣờng hợp của ông họa sĩ và cô bán bảo hiểm. Cuộc lựa chọn của ông họa sĩ ra
nƣớc ngoài là sự chọn lựa cho hiện sinh để thực hiện khát vọng thầm kín về một tƣơng lai
tốt đẹp: Sự ra lần này là bƣớc dồn đẩy đến cùng số phận và trách nhiệm đối với gia đình.
Ông chết không rõ nguyên nhân, thi hài ông đƣợc hỏa táng và đƣợc thả trôi dùng dằng
sông nƣớc. Nhân vật cô vợ Anh chạy trốn cái gia đình giả tạo không chút hạnh phúc.
Bằng sự ra đi cô đã rũ bỏ mặt nạ và trở về với con ngƣời đích thực của mình. Sự ra đi của
ông họa sĩ và cô thể hiện sự khát khao tìm kiếm bản thể và ý nghĩa tồn tại đích thực của
con ngƣời trong một xã hội trống rỗng, bộn bề, khủng hoảng niềm tin và chân lí.
Liên hệ, trong tác phẩm T mất tích của nhà văn Thuận, chính cuộc sống chán ngắt
trong gia đình cộng với thời gian làm việc quá khoa học của ngƣời chồng (nhân vật tôi,
mang quốc tịch Pháp) đã khiến T- ngƣời vợ (mang quốc tịch Việt Nam), quyết định “mất
tích”. T đi đâu, về đâu chẳng ai biết. Có lẽ, đó là kết thúc có hậu (mặc dù cay nghiệt) cho
nhân vật T trƣớc một cuộc sống quá ngột ngạt, chật chội; và nhất là thiếu sự đồng cảm,
chia sẻ của mọi ngƣời xung quanh. Phải chăng, ra đi cũng có nghĩa là trở về?. Và T mất
tích, cũng chính là “cú huých” đƣa nhân vật “tôi” bƣớc vào một cuộc hành trình mới tìm
kiếm bản thể, tìm lại ý nghĩa đích thực của cuộc sống, giá trị tồn tại của mình. Bắt đầu
bằng những việc có vẻ vô nghĩa nhƣ băn khoăn về viên đại uý Delon, theo dõi sếp
Brunel…từ đó nghĩ về cuộc sống vợ chồng, bắt đầu hiểu về ngƣời bố hào hoa nhƣng ích
kỉ, về nỗi trớ trêu trong gia đình sếp Brunel với quan hệ loạn luân giữa vợ và con nuôi…
Những cách lí giải về các sự kiện diễn ra theo trí tƣởng tƣợng, có thể đúng có thể không
nhƣng là con đƣờng nhân vật hoà nhập vào cuộc sống, suy tƣ, trăn trở về những ngƣời
xung quanh, dần dần thức tỉnh mọi cảm xúc sống động. Con ngƣời phải tìm thấy bản ngã
chân thực và đó là con đƣờng đầy khó nhọc, âu lo. Từ sự chống chếnh, khắc khoải đầy bất
an con ngƣời có thể nhận thức sâu xa, chắc chắn về thực tại - nơi mà họ tìm thấy mình
đang ở trong đó.
Nhƣ một biểu hiện gần gũi của tính liên văn bản văn học, tiểu thuyết của Nguyễn
Danh Lam thƣờng xuyên trích dẫn những bài thơ, đồng dao và các văn bản nghệ thuật vào
29
cấu trúc tự sự. Bề mặt ngôn ngữ đặc biệt, sự sắp xếp câu từ nhƣ những đơn vị nhịp điệu
làm nên một hình thức có tính tạo hình. Đồng thời, sự hiệp vần, phối xen tiếng trắc, tiếng
bằng. Nét đặc trƣng của ngôn ngữ thơ ca là ngôn ngữ hình ảnh, biểu tƣợng, vì thế giàu giá
trị tạo hình và giàu sức biểu cảm. Tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam đã phát huy chức năng
của một thể loại thống trị, nó không còn mang những nét đặc trƣng riêng của thể loại mà
còn dung nạp những yếu tố thơ ca, trữ tình. Đó là sự dung nạp chất thơ trong cảm hứng
nghệ thuật, trong cấu trúc ngôn ngữ câu văn, mạch văn.
Trong tác phẩm Bến vô thường có sự đan xen văn xuôi và thơ. Có thể thấy, những
câu đồng giao đƣới đây trong tác phẩm là sự hiện diện của thể loại thơ, làm cho tác phẩm
này mang màu sắc mới mẻ nhƣ một món ăn lạ.
“ Nhong nhỏng nhòng nhong
Không chồng mà ấp
Đêm nằm ngủ sấp
Cái vú râm ran”
[24 ,tr. 119]
Hay:
Cô dâu chú rể
Đội rế lên đầu
Đánh rơi nải chuối
Cô dâu chết đuối
Chú rể đuổi theo
[24, tr. 127]
Hay trong cuốn tiểu thuyết Cuộc đời ngoài cửa, Nguyễn Danh Lam trích dẫn hẳn một bài
thơ dài để diễn tả dòng tâm trạng của nhân vật chính:
“Rồi cũng phải về thôi
Về nghe tiếng hoa mƣa chiều sau cửa khép
Những ngày dài thật ngắn
Ngồi lặng nhìn hạt nắng vẽ một vòng không
Bến vỗ ngàn năm đâu đó mơ hồ
30
Về ngồi
Gọi ngƣời
Ơi ngƣời – ngƣời ơi
Phải chăng xôn xao đã là xa mù?
Nửa bàn chân xin ngƣời một giọt vui
Giờ loang thành tiếng gọi nửa khuya giật mình nghe trăng lạnh
Buồn ơi là gió
Thùy dƣơng nâng gió mà chi?
Bến vỗ ngàn năm mà chi?
Cồn cát chạy về phía khuya những nấm đồi hoang lúp xúp
Mơ ngồi lại một mình
Rồi lại mơ cất bƣớc
Còn mấy ngày đâu để yêu nốt nơi này
Giá mà có thể cho nhau?
Ru nhé
Ừ ru đi
Áp má tay mình nhƣ tay mẹ
Hơ, gió thùy dƣơng nhƣ giọng ngƣời
Thôi an vui nốt chút này
Vai loang sƣơng chạm vòm bí ẩn
Rùng mình đẫm giọt với hƣ vô
Hát nhé
Ừ hát đi
Hát cho hòn sỏi giữa ngàn khuya
Hát cho chiếc lá rụng đầu nguồn
Hát mà tự tay mình lau nƣớc mắt
Con dế đầu non ơi
31
Làm sao về chết trong biển mặn
Bất lực thế này ƣ?
Đi nhé
Ừ thì đi,
Thôi đứng dậy đi
Đi nhƣ hạt nắng nẻo tƣờng phía đông
Đi nhƣ hạt nắng nẻo tƣờng phía tây
Đi một vòng mà chạm cành đa
Đi một vòng mà va cành đào
Đi cho chẳng phải ngồi
Ừ thế
Lại khóc
Khóc một mình nữa rồi sao?
Mai lúp xúp phía cuối đồi kia
Tiếng hoa rơi nhập vào trùng sóng
Một vòng không hạt nắng
Còn ai yêu giúp chốn này không?
Đừng khóc nhé
Thôi thế mà lại khóc
Còn ai yêu hơn mình chốn này không?
[27, tr.84 – 85 – 86 – 87]
Toàn bộ bài thơ là một dòng tâm trạng chảy suốt chán chƣờng và tuyệt vọng, nhân
vật hoàn toàn mất phƣơng hƣớng. Không khí này làm chúng ta nhớ tới cuốn tiểu thuyết
hiện sinh Buồn nôn, một tác phẩm kinh điển của Jean-Paul Sartre. Đó là không khí của sự
trống vắng, vô phƣơng hƣớng và hoài nghi thực tại đến tột cùng. Cuốn tiểu thuyết Cuộc
đời ngoài cửa khởi đầu bởi một câu chuyện tƣởng nhƣ khá đơn giản: cuộc rong ruổi trên
chiếc xe ô tô cũ của hai cha con. Một ngƣời cha là giáo viên bỏ nghề đang buồn chán,
muốn lẩn trốn trƣớc thực tại chán chƣờng khi gia đình tan vỡ và cô con gái, với những nét
tính cách nghịch dị. Cuốn tiểu thuyết đƣợc mở rộng và kéo dài qua từng bƣớc chân của
32
hai nhân vật này. Hai cha con rong ruổi qua nhiều ngày tháng, qua nhiều cung đƣờng, qua
nhiều vùng đất, đối mặt với những bất trắc khôn lƣờng để đƣợc gì? Để tìm thấy gì? Có lẽ,
họ không đƣợc gì và cũng chẳng tìm thấy gì hơn ngoài việc ngày càng lún sâu hơn vào
những nỗi buồn chán, lún sâu hơn vào cái không khí nhạt nhẽo và trở nên mất phƣơng
hƣớng. Tiểu thuyết chính là những vòng bánh xe đi sâu vào những bi kịch. Nỗi buồn
chán, cảm thức buồn nôn, tâm trạng vong thân trong lòng xã hội của nhân vật ngƣời cha
là trung tâm điểm đƣợc khai thác. Từ điểm trung tâm này, Nguyễn Danh Lam bắt đầu mở
ra những bi kịch khác của đám đông. Của những ngƣời mà hai cha con đã gặp trong suốt
cuộc hành trình không có đích tới của họ. Bài thơ trên đã phần nào đúc kết nội dung chính
của cuốn tiểu thuyết Cuộc đời ngoài cửa, đó là cảm thức của con ngƣời luôn cảm thấy thế
giới vô nghĩa, phi lý, để thấy con ngƣời không biết mình tới từ đâu, sẽ về đâu và sẽ làm
đƣợc gì trong cảm thức buồn nôn kéo dài lê thê suốt năm tháng sống mòn.
Bên cạnh đó trong tác phẩm của Nguyễn Danh Lam còn có sự pha trộn và đan cài
giữa hai thể loại nhật kí và thƣ tín trong tiểu thuyết. Nhật kí là hình thức tự sự ở ngôi thứ
nhất đƣợc thực hiện dƣới dạng ghi chép hằng ngày theo thứ tự ngày tháng về những sự
kiện của đời sống mà tác giả hay nhân vật chính là ngƣời trực tiếp tham gia hay chứng
kiến… Nhật kí thƣờng chỉ ghi lại những sự kiện, những cảm nghĩ vừa mới xảy ra chƣa
lâu… Nhật kí là thể loại độc thoại, song lời thoại của tác giả hoặc nhân vật lại có thể là
cuộc đối thoại ngầm với ngƣời khác về con ngƣời và cuộc đời nói chung và về bản thân
mình nói riêng…
Thƣ là tiếng nói của tâm tƣ, tình cảm ngƣời viết, bao giờ cũng thể hiện những nghĩ
suy, trăn trở, quan điểm, thái độ của ngƣời viết đối với các vấn đề của cuộc sống. Thƣ, vì
thế là hình thức độc đáo để thể hiện tính cách nhân vật, thể hiện mối quan hệ giữa nhân
vật đó với nhân vật khác, qua đó, góp phần thể hiện chủ đề của tác phẩm. Những bức thƣ
xen vào những trƣờng đoạn truyện còn có tác dụng làm chùng nhịp độ trần thuật căng
thẳng, giữ đƣợc tính co giãn cho kết cấu, làm lạ hóa kết cấu trần thuật cho tác phẩm.
Thƣ tín là một thể loại nhật kí biểu đạt chân thực nhất cảm xúc của con ngƣời. Nếu
nhƣ thƣ là một tiểu loại của nhật kí thì văn học với chất liệu đặc thù là ngôn từ, có thể
biểu đạt một cách hiệu quả nhất, sâu sắc nhất những gì thƣ tín – nhật kí muốn chuyển tải,
33
gửi gắm. Mối tƣơng tác giữa thƣ tín – nhật kí với tiểu thuyết đƣợc thể hiện đậm nét qua lá
thƣ mà hai cô gái để lại cho nhân vật anh, qua những email giữa hai nhân vật anh và ông
họa sĩ.
- “Anh yêu quý,
Suốt hôm nay, em giống như một người điên. Em khóc thật nhiều rồi quyết định viết thư
này cho anh. Em biết, anh sẽ gọi cho em, nên sáng ấy, em đã xóa tất cả những gì liên
quan đến em trong máy anh rồi đó. Chắc anh không nhớ số em đâu. Mà đúng vậy, anh
đâu có gọi.
Em không dám trách hay giận anh, bởi vì anh đâu có lừa gạt gì em. Tất cả chỉ tại em ảo
tưởng. Nhưng hôm nay em bình tĩnh lại rồi. Chắc anh chỉ coi em như con bé ít học, tầm
thường, nghèo khổ, rồi anh thương hại mà quen mấy bữa. Nhưng em không thể phá hoại
tình cảm của anh được. Anh có vợ rồi mà phải không, hay đó là người yêu của anh? Mà
chắc là vợ anh, chị ấy đã ở nước ngoài, anh sắp sang cùng chị ấy. Buổi sáng đó dậy sớm.
thấy anh còn ngủ, em xin lỗi nhiều vì đã tò mò lấy điện thoại của anh để coi. Em thấy chị
ấy rồi. Chị ấy đẹp lắm. Chị ấy hơn em về mọi thứ. Em biết tính mình hay mặc cảm. Nhưng
em cũng biết giữ gìn. Hoàn cảnh của anh cũng vậy, khác xa em nhiều lắm. Em rất tủi
thân khi viết đến đây.
Cũng may là anh chưa tới nhà em, cũng chưa tới chỗ làm của em. Còn nhà con nhỏ bạn
em, em dặn nó rồi, anh đừng có ghé kiếm. Nó không trả lời anh đâu. Em cũng sẽ không
bao giờ tới lớp học đó nữa, để anh an tâm.
Em xin vĩnh biệt anh, mong anh sớm đoàn tụ gia đình, chúc anh hạnh phúc. Người con
gái một lần đi qua cuộc đời anh” [26, tr 178 – tr. 179]
Đọc lá thƣ trên ta thấy dạng thức của thể loại nhật kí hiện lên rõ nét qua dòng cảm xúc,
những lời bộc bạch, tự tình đầy hoài nghi và mặc cảm của nhân vật cô gái ở lớp học ngoại
ngữ.
Trích dẫn và chuyển vị xét về hình thức kết cấu, tạo nên mối liên hệ liên thể loại, là
cách để cho các thể loại khác nhau cùng tràn vào không gian kết cấu, tạo nên cấu trúc liên
thể loại của tiểu thuyết. Trong mạch vận động chung của văn học hiện đại Việt Nam và
thế giới, tiểu thuyết của Nguyễn Danh Lam từ Bến vô thường, Giữa vòng vây trần gian,
Giữa dòng chảy lạc đến Cuộc đời ngoài cửa đều có sự đan xen, pha trộn giữ nhiều lớp
34
văn bản và nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau. Trích dẫn văn bản, chuyển vị chúng vào
trong tiểu thuyết đã mang đến tinh thần đối thoại dân chủ, sự lên ngôi của các văn bản
truyền thống.
2.1.2. Xếp chồng văn bản.
Trong không gian của các chiều kích liên văn bản, mỗi văn bản là tổng hòa của
nhiều văn bản khác đƣợc xếp chồng lên nhau, tan loãng vào nhau để cải biến và phát
triển. Tiểu thuyết của nhà văn Nguyễn Danh Lam thực sự là một món ăn lạ và động đáo
giữa dòng chảy văn học đƣơng đại. Trải qua quá trình nếm trải và suy nghiệm, nhà văn đã
tiếp nhận, hấp thụ và chuyển hóa các tác phẩm văn học của thế giới và dân tộc, văn học
phƣơng Đông và phƣơng Tây; sáng tác văn học dân gian và hiện đại... để hòa quyện vào
thế giới tiểu thuyết.
Tiểu thuyết trong tiểu thuyết là kiểu kết cấu trong một văn bản có hai hay nhiều
tiểu thuyết cùng tồn tại. Bên cạnh một cốt truyện trung tâm còn xuất hiện thêm những cốt
truyện khác đan xen trong truyện kể. Các câu chuyện này đƣợc kể song song nhau hoặc
lồng ghép vào nhau nhƣ những mắt xích để tạo nên một văn bản lớn. Kiểu kết cấu này tạo
ra một cấu trúc đa tầng, đa nghĩa cho tác phẩm nghệ thuật, làm cho hiện thực cuộc sống
và quan niệm nghệ thuật mới của nhà văn hiện lên thật phong phú, đa chiều và đáp ứng
nhu cầu tạo trò chơi về mặt ngữ nghĩa cũng nhƣ cấu trúc văn bản của nhà văn.
Nguyễn Danh Lam đã xây dựng những câu chuyện của mình theo lối cốt truyện
phân mảnh, truyện lồng truyện. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy tiểu thuyết của Anh là
những câu chuyện rời rạc, những mảnh ghép số phận khác nhau, đƣợc chắp ghép bằng
dòng ý thức của nhân vật và đƣợc lắp ghép không tuân theo một trật tự nào. Dấu hiệu của
những mảnh ghép trong tiểu thuyết của Nguyễn Danh Lam là sự chuyển đổi về nội dung,
sự kiện trong những khoảng thời gian và không gian khác nhau có trong từng chƣơng và
giữa các chƣơng với nhau trong cùng một tiểu thuyết.
Sáng tác của nhà văn có sự tƣơng tác giữa nhiều thể loại của nhiều văn bản nghệ
thuật và phi nghệ thuật, có cả việc trích dẫn các văn bản văn hóa, lịch sử, có hiện tƣợng
tái sinh và thâm nhập một số các yếu tố, mô thức văn học, văn hóa dân gian, tín ngƣỡng
tôn giáo, có cả những loại hình nghệ thuật mang đặc trƣng văn hóa truyền thống với các
biểu tƣợng phong phú đƣợc nhà văn vận dụng nhƣ điêu khắc, hội họa... Nhà văn là ngƣời
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam dưới góc nhìn Liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam dưới góc nhìn Liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam dưới góc nhìn Liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam dưới góc nhìn Liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam dưới góc nhìn Liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam dưới góc nhìn Liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam dưới góc nhìn Liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam dưới góc nhìn Liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam dưới góc nhìn Liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam dưới góc nhìn Liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam dưới góc nhìn Liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam dưới góc nhìn Liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam dưới góc nhìn Liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam dưới góc nhìn Liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam dưới góc nhìn Liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam dưới góc nhìn Liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam dưới góc nhìn Liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam dưới góc nhìn Liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam dưới góc nhìn Liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam dưới góc nhìn Liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam dưới góc nhìn Liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam dưới góc nhìn Liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam dưới góc nhìn Liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam dưới góc nhìn Liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam dưới góc nhìn Liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam dưới góc nhìn Liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam dưới góc nhìn Liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam dưới góc nhìn Liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam dưới góc nhìn Liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam dưới góc nhìn Liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam dưới góc nhìn Liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam dưới góc nhìn Liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam dưới góc nhìn Liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam dưới góc nhìn Liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam dưới góc nhìn Liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam dưới góc nhìn Liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam dưới góc nhìn Liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam dưới góc nhìn Liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam dưới góc nhìn Liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam dưới góc nhìn Liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam dưới góc nhìn Liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam dưới góc nhìn Liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam dưới góc nhìn Liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam dưới góc nhìn Liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam dưới góc nhìn Liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam dưới góc nhìn Liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam dưới góc nhìn Liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam dưới góc nhìn Liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam dưới góc nhìn Liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam dưới góc nhìn Liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam dưới góc nhìn Liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam dưới góc nhìn Liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam dưới góc nhìn Liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam dưới góc nhìn Liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam dưới góc nhìn Liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam dưới góc nhìn Liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam dưới góc nhìn Liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam dưới góc nhìn Liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam dưới góc nhìn Liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam dưới góc nhìn Liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam dưới góc nhìn Liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam dưới góc nhìn Liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam dưới góc nhìn Liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam dưới góc nhìn Liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam dưới góc nhìn Liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam dưới góc nhìn Liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam dưới góc nhìn Liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam dưới góc nhìn Liên văn bản

More Related Content

What's hot

Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệpLiên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệpMan_Ebook
 
Dấu ấn văn hoá Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam
Dấu ấn văn hoá Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam Dấu ấn văn hoá Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam
Dấu ấn văn hoá Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam Man_Ebook
 
Luận văn: Tiểu thuyết của Thuận từ góc nhìn kí hiệu học văn học trở nên cấp t...
Luận văn: Tiểu thuyết của Thuận từ góc nhìn kí hiệu học văn học trở nên cấp t...Luận văn: Tiểu thuyết của Thuận từ góc nhìn kí hiệu học văn học trở nên cấp t...
Luận văn: Tiểu thuyết của Thuận từ góc nhìn kí hiệu học văn học trở nên cấp t...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
đặC điểm tiểu thuyết hồ biểu chánh
đặC điểm tiểu thuyết hồ biểu chánhđặC điểm tiểu thuyết hồ biểu chánh
đặC điểm tiểu thuyết hồ biểu chánhKelsi Luist
 
Nhìn lại ông già và biển cả dưới góc độ nghi lễ trong giải phẫu phê bình của ...
Nhìn lại ông già và biển cả dưới góc độ nghi lễ trong giải phẫu phê bình của ...Nhìn lại ông già và biển cả dưới góc độ nghi lễ trong giải phẫu phê bình của ...
Nhìn lại ông già và biển cả dưới góc độ nghi lễ trong giải phẫu phê bình của ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...nataliej4
 

What's hot (20)

Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệpLiên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
 
Luận văn: Tiểu thuyết di dân Việt Nam của các nhà văn nữ, HAY
Luận văn: Tiểu thuyết di dân Việt Nam của các nhà văn nữ, HAYLuận văn: Tiểu thuyết di dân Việt Nam của các nhà văn nữ, HAY
Luận văn: Tiểu thuyết di dân Việt Nam của các nhà văn nữ, HAY
 
Luận văn: Vận dụng lý thuyết tự sự học vào dạy học tác phẩm Hai đứa trẻ của T...
Luận văn: Vận dụng lý thuyết tự sự học vào dạy học tác phẩm Hai đứa trẻ của T...Luận văn: Vận dụng lý thuyết tự sự học vào dạy học tác phẩm Hai đứa trẻ của T...
Luận văn: Vận dụng lý thuyết tự sự học vào dạy học tác phẩm Hai đứa trẻ của T...
 
Luận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAY
Luận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAYLuận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAY
Luận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAY
 
Luận án: Nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết Việt Nam 1986 - 2012
Luận án: Nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết Việt Nam 1986 - 2012Luận án: Nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết Việt Nam 1986 - 2012
Luận án: Nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết Việt Nam 1986 - 2012
 
Dấu ấn văn hoá Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam
Dấu ấn văn hoá Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam Dấu ấn văn hoá Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam
Dấu ấn văn hoá Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam
 
Luận văn: Tản văn Việt Linh và Nguyễn Ngọc Tư – từ đặc trưng thể loại, 9đ
Luận văn: Tản văn Việt Linh và Nguyễn Ngọc Tư – từ đặc trưng thể loại, 9đLuận văn: Tản văn Việt Linh và Nguyễn Ngọc Tư – từ đặc trưng thể loại, 9đ
Luận văn: Tản văn Việt Linh và Nguyễn Ngọc Tư – từ đặc trưng thể loại, 9đ
 
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAYLuận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
 
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAYĐặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
 
Luận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp, HAY
Luận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp, HAYLuận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp, HAY
Luận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp, HAY
 
Cảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam (1986 - 2010), HOT
Cảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam (1986 - 2010), HOTCảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam (1986 - 2010), HOT
Cảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam (1986 - 2010), HOT
 
Khóa Luận văn học về Mộng trong thơ của Tản Đà
Khóa Luận văn học về Mộng trong thơ của Tản ĐàKhóa Luận văn học về Mộng trong thơ của Tản Đà
Khóa Luận văn học về Mộng trong thơ của Tản Đà
 
Luận văn: Tiểu thuyết của Thuận từ góc nhìn kí hiệu học văn học trở nên cấp t...
Luận văn: Tiểu thuyết của Thuận từ góc nhìn kí hiệu học văn học trở nên cấp t...Luận văn: Tiểu thuyết của Thuận từ góc nhìn kí hiệu học văn học trở nên cấp t...
Luận văn: Tiểu thuyết của Thuận từ góc nhìn kí hiệu học văn học trở nên cấp t...
 
đặC điểm tiểu thuyết hồ biểu chánh
đặC điểm tiểu thuyết hồ biểu chánhđặC điểm tiểu thuyết hồ biểu chánh
đặC điểm tiểu thuyết hồ biểu chánh
 
Luận văn: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp
Luận văn: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Huy ThiệpLuận văn: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp
Luận văn: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp
 
Luận văn: Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai và Quế Hương
Luận văn: Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai và Quế HươngLuận văn: Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai và Quế Hương
Luận văn: Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai và Quế Hương
 
Nhìn lại ông già và biển cả dưới góc độ nghi lễ trong giải phẫu phê bình của ...
Nhìn lại ông già và biển cả dưới góc độ nghi lễ trong giải phẫu phê bình của ...Nhìn lại ông già và biển cả dưới góc độ nghi lễ trong giải phẫu phê bình của ...
Nhìn lại ông già và biển cả dưới góc độ nghi lễ trong giải phẫu phê bình của ...
 
Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)
Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)
Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)
 
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
 
Luận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAYLuận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
 

Similar to Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam dưới góc nhìn Liên văn bản

Ngôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Tiểu Thuyết Mười Lẻ Một Đêm Của Hồ Anh Thái.pdf
Ngôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Tiểu Thuyết Mười Lẻ Một Đêm Của Hồ Anh Thái.pdfNgôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Tiểu Thuyết Mười Lẻ Một Đêm Của Hồ Anh Thái.pdf
Ngôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Tiểu Thuyết Mười Lẻ Một Đêm Của Hồ Anh Thái.pdfHanaTiti
 
Chuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docx
Chuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docxChuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docx
Chuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docxhiutrn809713
 
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki MurakamiLuận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki MurakamiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
CẢM QUAN THỰC TẠI PHÂN MẢNH.pdf
CẢM QUAN THỰC TẠI PHÂN MẢNH.pdfCẢM QUAN THỰC TẠI PHÂN MẢNH.pdf
CẢM QUAN THỰC TẠI PHÂN MẢNH.pdfLinhHong641224
 
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260nataliej4
 
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Ngôn ngữ phê bình văn học trong Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan - Gửi miễn ...
Ngôn ngữ phê bình văn học trong Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan - Gửi miễn ...Ngôn ngữ phê bình văn học trong Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan - Gửi miễn ...
Ngôn ngữ phê bình văn học trong Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdf
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdfNGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdf
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdfHanaTiti
 
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM nataliej4
 
NGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdf
NGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdfNGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdf
NGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdfNuioKila
 
KHÓA LUẬN ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT TRINH THÁM HIGASHINO KEIGO 5652858.pdf
KHÓA LUẬN ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT TRINH THÁM HIGASHINO KEIGO 5652858.pdfKHÓA LUẬN ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT TRINH THÁM HIGASHINO KEIGO 5652858.pdf
KHÓA LUẬN ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT TRINH THÁM HIGASHINO KEIGO 5652858.pdfNuioKila
 
Luận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người của Nguyễn...
Luận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người của Nguyễn...Luận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người của Nguyễn...
Luận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người của Nguyễn...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

Similar to Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam dưới góc nhìn Liên văn bản (20)

Ngôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Tiểu Thuyết Mười Lẻ Một Đêm Của Hồ Anh Thái.pdf
Ngôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Tiểu Thuyết Mười Lẻ Một Đêm Của Hồ Anh Thái.pdfNgôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Tiểu Thuyết Mười Lẻ Một Đêm Của Hồ Anh Thái.pdf
Ngôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Tiểu Thuyết Mười Lẻ Một Đêm Của Hồ Anh Thái.pdf
 
Chuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docx
Chuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docxChuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docx
Chuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docx
 
Thời đại, cuộc đời, con người, quan niệm, sự nghiệp sáng tác, thơ của Xuân Di...
Thời đại, cuộc đời, con người, quan niệm, sự nghiệp sáng tác, thơ của Xuân Di...Thời đại, cuộc đời, con người, quan niệm, sự nghiệp sáng tác, thơ của Xuân Di...
Thời đại, cuộc đời, con người, quan niệm, sự nghiệp sáng tác, thơ của Xuân Di...
 
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki MurakamiLuận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
 
CẢM QUAN THỰC TẠI PHÂN MẢNH.pdf
CẢM QUAN THỰC TẠI PHÂN MẢNH.pdfCẢM QUAN THỰC TẠI PHÂN MẢNH.pdf
CẢM QUAN THỰC TẠI PHÂN MẢNH.pdf
 
Ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại đối với tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến...
Ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại đối với tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến...Ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại đối với tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến...
Ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại đối với tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến...
 
Thế Giới Biểu Tượng Trong Văn Xuôi Võ Thị Hảo.doc
Thế Giới Biểu Tượng Trong Văn Xuôi Võ Thị Hảo.docThế Giới Biểu Tượng Trong Văn Xuôi Võ Thị Hảo.doc
Thế Giới Biểu Tượng Trong Văn Xuôi Võ Thị Hảo.doc
 
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
 
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
 
Quan Niệm Nghệ Thuật Về Con Người Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Bình Phương Nhìn T...
Quan Niệm Nghệ Thuật Về Con Người Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Bình Phương Nhìn T...Quan Niệm Nghệ Thuật Về Con Người Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Bình Phương Nhìn T...
Quan Niệm Nghệ Thuật Về Con Người Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Bình Phương Nhìn T...
 
Ngôn ngữ phê bình văn học trong Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan - Gửi miễn ...
Ngôn ngữ phê bình văn học trong Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan - Gửi miễn ...Ngôn ngữ phê bình văn học trong Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan - Gửi miễn ...
Ngôn ngữ phê bình văn học trong Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan - Gửi miễn ...
 
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdf
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdfNGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdf
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdf
 
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
 
Đề tài: Truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến nay (nhìn từ góc độ thể loại)
Đề tài: Truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến nay (nhìn từ góc độ thể loại)Đề tài: Truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến nay (nhìn từ góc độ thể loại)
Đề tài: Truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến nay (nhìn từ góc độ thể loại)
 
NGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdf
NGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdfNGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdf
NGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdf
 
KHÓA LUẬN ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT TRINH THÁM HIGASHINO KEIGO 5652858.pdf
KHÓA LUẬN ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT TRINH THÁM HIGASHINO KEIGO 5652858.pdfKHÓA LUẬN ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT TRINH THÁM HIGASHINO KEIGO 5652858.pdf
KHÓA LUẬN ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT TRINH THÁM HIGASHINO KEIGO 5652858.pdf
 
Luận án: Đặc điểm hồi ký văn học Việt Nam từ 1975 đến 2010
Luận án: Đặc điểm hồi ký văn học Việt Nam từ 1975 đến 2010Luận án: Đặc điểm hồi ký văn học Việt Nam từ 1975 đến 2010
Luận án: Đặc điểm hồi ký văn học Việt Nam từ 1975 đến 2010
 
Luận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người
Luận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của ngườiLuận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người
Luận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người
 
Luận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người của Nguyễn...
Luận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người của Nguyễn...Luận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người của Nguyễn...
Luận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người của Nguyễn...
 
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh ChâuLuận văn: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 

Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam dưới góc nhìn Liên văn bản

  • 1. 1 TIỂU THUYẾT NGUYỄN DANH LAM DƢỚI GÓC NHÌN LIÊN VĂN BẢN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài. 1.1. Thuật ngữ Liên văn bản (intertextuality) lần đầu tiên đƣợc đặt ra bởi nhà lí luận văn học ngƣời Bungari, Julia Kristeva trong công trình Từ, Đối thoại, Tiểu thuyết vào cuối năm 1960 tại Paris. Liên văn bản không còn là một thuật ngữ mới lạ, có nhiều ngƣời hiểu Liên văn bản nhƣ một thủ pháp văn học, một cảm quan hậu hiện đại về thế giới, một thuộc tính của sự tồn tại văn bản. Nhƣng dù hiểu nhƣ thế nào thì về cơ bản cũng có hai khuynh hƣớng nghiên cứu về liên văn bản: Xem liên văn bản nhƣ một thủ pháp văn học và liên văn bản nhƣ là thuộc tính bản thể của mọi văn bản. Nếu xem Liên văn bản nhƣ một thủ pháp văn học, tức là mối quan hệ có thật và có thể truy nguyên nguồn gốc giữa văn bản này với văn bản khác, mà biểu hiện của nó có các hình thức nhƣ trích dẫn, giễu nhại, bắt chƣớc, vay mƣợn, ám chỉ, bình giải... thì thực ra chỉ có thuật ngữ là mới, còn các hiện tƣợng đó vốn dĩ đã rất quen thuộc trong nghiên cứu lâu nay, kể cả ở Việt Nam. Hƣớng nghiên cứu tiếp theo cho rằng Liên văn bản là thuộc tính bản thể của mọi văn bản gắn liền với các nhà lí luận hậu cấu trúc – hậu hiện đại tiêu biểu nhƣ Julia Kristeva. Họ quan niệm rằng, mỗi văn bản là bức khảm các trích dẫn, là sự hấp thụ chuyển hóa các văn bản khác, là không gian tiếng vọng, là bội số văn bản không thể tính đếm, là nơi mà câu hỏi về nguồn gốc của những trích dẫn và tiếng vọng đó biến mất. Bản thân các văn bản tự điều khiển các diễn ngôn hơn là chủ thể của nó. Nhƣ vậy, Julia Kristeva chính là ngƣời khởi xƣớng nhƣng thực ra Liên văn bản có nguồn gốc từ sự khai sinh của ngôn ngữ học hiện đại gắn liền với tên tuổi của nhà ngôn ngữ học F.de Saussure, những quan niệm về tính đối thoại, tiểu thuyết đa thanh của M. Bakhtin. Theo Kristeva, không có văn bản nào thực sự cô lập, một mình một cõi, nhƣ một sự sáng tạo tuyệt đối… mà “bất kì một văn bản nào cũng là liên văn bản”. Liên văn bản ra đời cũng đã khơi mở cho một khía cạnh quan trọng của đời sống văn học: lý thuyết của việc đọc. Sự phát hiện về tính liên văn bản đã mở ra hƣớng nghiên cứu mới, làm phong phú hơn cách tiếp cận với các hiện tƣợng văn học, giải mã những ẩn số của các tác phẩm văn chƣơng mà trƣớc đó vẫn còn tiềm tàng. Việc vận dụng tính liên văn bản trở thành một trong những phƣơng pháp cốt lõi của thi pháp hậu hiện đại.
  • 2. 2 1.2 Trong rất nhiều thể loại văn học thì Tiểu thuyết là thể loại dung hợp, có khả năng phản ánh hiện thực đời sống một cách chân thật và bao quát nhất. Nó xứng đáng là “Vua” của các thể loại nhƣ nhà Lý luận phê bình Bakhtin từng khẳng định: “Tiểu thuyết có thể phản ánh số phận của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục, đạo đức xã hội, việc miêu tả điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng”. Tiểu thuyết ra đời khá muộn nhƣng nó là một thể loại chƣa đông cứng, là thể loại văn chƣơng duy nhất đang biến chuyển và còn chƣa định hình, và là nhân vật chính trong tấn bi kịch phát triển của nền văn học đƣơng đại mới bởi nó là thể loại duy nhất bão hòa các thể loại khác. Nói cách khác Tiểu thuyết chính là cuộc đời ở tầng sâu nhất của nó. Quá trình tiếp nhận và thông diễn văn học là một quá trình sáng tạo bất tận. Chính vì vậy, mỗi một phƣơng pháp, một đối tƣợng nghiên cứu và tiếp cận ở mỗi góc độ khác nhau lại sản sinh ra những tầng ý nghĩa không giống nhau. Lựa chọn hƣớng tiếp cận Liên văn bản để soi chiếu trong tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam là hƣớng tiếp cận mới, chúng tôi tin tƣởng với hƣớng đi này những giá trị nghiên cứu sẽ đảm bảo cơ sở khoa học và có tính thiết thực trong bối cảnh nghiên cứu hiện nay. 1.3. Trong dòng chảy của nền văn học đƣơng đại với nhiều tên tuổi nổi danh thì Nguyễn Danh Lam là một cây bút trẻ tài năng, đƣợc biết đến nhƣ một hiện tƣợng văn học mới mẻ thành công trên nhiều lĩnh vực khác nhau nhƣ: thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết.... Đặc biệt là lĩnh vực tiểu thuyết với bốn tiểu thuyết: Bến vô thường, Giữa vòng vây trần gian, Giữa dòng chảy lạc, Cuộc đời ngoài cửa, Nguyễn Danh Lam đã giúp chúng ta thấy đƣợc nét đặc trƣng của thể loại tiểu tuyết trong văn học đƣơng đại đồng thời thấy đƣợc những nét độc đáo mới lạ, những cách tân, đồng thời nắm đƣợc sự vận động của tiểu thuyết trong sự phát triển của dòng chảy văn học.Với những lí do cơ bản trên, chúng tôi chọn đề tài Tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam dưới góc nhìn Liên văn bản nhƣ là cách tiếp cận tối ƣu nhất với mong muốn đóng gớp một cách nhìn sâu sắc và toàn diện nhƣng không kém phần mới mẻ về tiểu thuyết của cây bút trẻ này. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1. Các công trình, bài viết nghiên cứu về tính liên văn bản. Lý thuyết liên văn bản từ lâu đã đƣợc giới nghiên cứu phê bình phƣơng Tây đào sâu nghiên cứu và giới thiệu. Kể từ khi tính liên văn bản do Julia Kristeva phát hiện và đề
  • 3. 3 xƣớng, đã có nhiều công trình lớn: Palimpsestes: la litérature au second desgré (1982) của Gérard Genette, Intertextuality – The New critical Idiom (2000) của Graham Allen, Intertextuality: Debates and Context của Mary Orr (2004) … đƣa liên văn bản trở thành một hệ thống lý thuyết quan trọng trong nghiên cứu văn học. Lý thuyết liên văn bản đƣợc biết đến lần đầu tiên ở Việt Nam từ công trình nghiên cứu của Hoàng Trinh (Từ kí hiệu học đến thi pháp học) khi thể nghiệm đọc thơ theo quan niệm liên văn bản của Riffaterre. Tiếp đến, có các bài nghiên cứu, tìm hiểu, dịch thuật nhƣ: Liên văn bản – sự xuất hiện của khái niệm về lịch sử và lí thuyết của vấn đề (TS L.P. Rjanskaya, Ngân Xuyên dịch), Graham Allen, Intertextuality (Nguyễn Văn Thuấn dịch), Mục Văn bản và Liên Văn bản (trong Mấy vấn đề phê bình và lí thuyết văn học – Nguyễn Hƣng Quốc), các công trình của Nguyễn Văn Thuấn: Liên văn bản: Từ Mikhail Bakhtin đến Julia Kristeva, đề tài luận án tiến sĩ: Liên văn bản trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, đề tài nghiên cứu khoa học: Tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng từ góc nhìn liên văn bản… Các công trình trên đã trình bày, phân tích về lý thuyết liên văn bản một cách khá đầy đủ và hệ thống; đóng vai trò giới thiệu, truyền bá hệ thống lý luận của liên văn bản đến những ngƣời quan tâm ở Việt Nam và cung cấp những tri thức nền tảng của hệ thống lý thuyết cho những ai có nhu cầu nghiên cứu, ứng dụng. Tất cả đã trình bày, giới thiệu về thuyết liên văn bản một cách khá đầy đủ và có hệ thống từ tính lịch sử đến tầm triết học của nó. Đó là nền lí luận quý báu mà thế hệ nghiên cứu đi sau nhƣ chúng tôi đƣợc tiếp thu và có những học hỏi, vận dụng trong quá trình thực hiện đề tài. Ngoài ra, phải kể đến những công trình ứng dụng thuyết liên văn bản để tiếp cận và giải mã tác phẩm văn học. Xuất phát từ những cách tiếp cận khác nhau để soi chiếu văn bản, các công trình này đã tạo nên bức tranh muôn màu, muôn vẻ về vận dụng liên văn bản. Có thể điểm qua một số công trình nhƣ: Khoảng trống văn chương và tiếp cận liên văn bản (Nguyễn Nam), Chƣơng 2, 3 của đề tài Tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng dưới góc nhìn liên văn bản (Nguyễn Văn Thuấn), Chƣơng 3, 4 của đề tài: Liên văn bản trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp (Nguyễn Văn Thuấn), Liên văn bản trong tiểu thuyết Kafka bên bờ biển - H.Murakami từ quan niệm của Gérard Genette của Lê Thị Tuyết, Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh – nhìn từ lí thuyết liên văn bản (Phạm Thị Thanh Hoa), Tiểu thuyết Thuận từ góc nhìn liên văn bản (Trịnh Thị Hồng), Tiểu thuyết Lều đỏ
  • 4. 4 của Andita Diamant - tiếp nhận từ lý thuyết liên văn bản (Hồ Thị Trà Thƣơng)… Sự đa dạng của các công trình ứng dụng lý thuyết liên văn bản đã cho thấy tính ƣu việt của lý thuyết này trong đời sống phê bình, tiếp nhận văn học hôm nay. Các bài viết này xuất phát từ những góc độ khác nhau nên có những cách vận dụng khác nhau về liên văn bản nhƣ về thể loại, các mô típ, các thủ pháp, kí ức ngôn ngữ…tạo nên bức tranh muôn màu về tiếp cận liên văn bản dƣới góc độ ứng dụng. 2.2. Các công trình, bài viết nghiên cứu về tính liên văn bản trong tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam. Nguyễn Danh Lam là một tài năng trẻ của nền văn học Việt Nam đƣơng đại những năm gần đây, những tác phẩm của anh khi mới ra đời đƣợc bạn đọc và giới phê bình đón nhận và đánh giá cao. Tuy nhiên, đây là một nhà văn trẻ - một hiện tƣợng văn học còn khá mới mẻ và độc đáo nên vẫn chƣa có một công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện về các sáng tác của Nguyễn Danh Lam nói chung và thể loại tiểu thuyết nói riêng. Hiện nay mới chỉ có một số bài báo và số ít những công trình nghiên cứu về tiểu thuyết của Nguyễn Danh Lam, ngƣời đọc có thể bắt gặp đây đó các bài giới thiệu, phê bình rải rác trên các báo viết, báo điện tử nhƣ: Dân trí, Thể thao và Văn hóa, Phong điệp.net, Sài Gòn tiếp thị... Ngoài ra là một số cuộc phỏng vấn mà ở đó Nguyễn Danh Lam ít nhiều “bật mí” cho ngƣời đọc những suy nghĩ, những trăn trở, nỗi niềm của mình trong sáng tác. Trong bài viết Bến vô thường – thế giới những người không mặt của Nguyễn Vĩnh Nguyên cho rằng tác phẩm này “khó có thể đi tìm một tuyến nhân vật rõ ràng, một nhân vật chính hay một câu chuyện đầu xuôi đuôi lọt trong cuốn tiểu thuyết này. Đọc lại lần nữa lại thấy nó không có nhân vật, nói cách khác nhân vật lại không có mặt ngƣời mà biểu hiện rõ nhất trong mớ hỗ độn, tù túng, ngổn ngang kia là một thế giới ngƣời không mặt, không tên”. Ngô Thị Kim Cúc với bài Cướp lấy đường mà chạy cho rằng những mảnh đời, những phận ngƣời trong tiểu thuyết Bến vô thường là “những cuộc đời rách nát đƣợc chắp lại cạnh nhau, mảnh này cứa vào mảnh kia, cứa vào trái tim ngƣời đọc, làm chảy máu và gây sốc bởi những thực tế quá tàn bạo mà ngƣời ta buộc phải thừa nhận”. “Tất cả những công phu dàn dựng ấy, cả trong cốt truyện lẫn những kiếm tìm kĩ thuật bằng những thủ pháp đẩy sự việc vƣợt quá ngƣỡng hiện thực, biến thành một siêu – hiện – thực có tính
  • 5. 5 thuyết phục cao hơn, cộng với lối tu từ kĩ lƣỡng, những tả chân rợn tóc gáy, tiểu thuyết này là một thử nghiệm có tính thách đố, với những cách viết, cách đặt vấn đề theo cách mới”. Với tƣ cách là ngƣời viết lời tựa cho cuốn sách Giữa vòng vây trần gian, Hồ Anh Thái khuyên ngƣời đọc phải kiên trì đọc hết tác phẩm, nếu không sẽ đánh mất cơ hội nếm trải một món ăn lạ. Hồ Anh Thái cho rằng từ Bến vô thường cho tới Giữa vòng vây trần gian là một sự lột xác tích cực của tác giả. Tiểu thuyết Giữa dòng chảy lạc đƣợc giới phê bình đánh giá rất cao và đã đoạt giải thƣởng của Hội nhà văn Việt Nam. Nhà phê bình Nguyễn Hoài Nam nhật xét: “Với cuốn tiểu thuyết Giữa vòng vây trần gian, Nguyễn Danh Lam đã “chơi” một lối viết kín đặc những biểu tƣợng và huyền thoại (lối viết “tối mù” ấy rất có thể sẽ làm nản lòng không ít ngƣời đọc”. Trong vai một ngƣời viết tiểu thuyết, Nguyễn Danh Lam hẳn là mẫu nhà văn không thích, thậm chí rất dị ứng, việc cƣng nựng chiều chuộng các nhân vật của mình. Từ những Bến vô thường, Giữa vòng vây trần gian, đến Giữa dòng chảy lạc, đã là thế và rồi đến cuốn tiểu thuyết mới nhất Cuộc đời ngoài cửa này, vẫn là thế. Ngoài những bài phê bình, đánh giá, giới thiệu trên đây, về tiểu thuyết của Nguyễn Danh Lam còn có các khóa luận, luận văn. Với khóa luận Nhân vật vô danh trong tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam (2012), Bùi Thị Thùy Vân (Đại học sƣ phạm Huế) đã làm nổi bật hình tƣợng nhân vật vô danh ở hai bình diện nội dung và nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam. Nguyễn Thị Huyền Trang với khóa luận Cảm thức hiện sinh trong tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam (2013 – Đại học sƣ phạm Huế) đã đƣa ngƣời đọc hòa mình vào dòng chảy hiện sinh để chiêm nghiệm và có cái nhìn rõ nét về kiểu con ngƣời thân phận mang màu sắc hiện sinh, con ngƣời đối chất và tự cật vấn trƣớc hiện sinh, khát vọng của con ngƣời trong việc xác định nhân vị tự do… Luận văn Dấu ấn hậu hiện đại trong tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam (Lê Thị Hƣơng, Đại học sƣ phạm Huế, 2013) cũng đi vào nghiên cứu cảm quan hậu hiện đại trên nhiều bình diện: nhân vật, kết cấu, không gian và thời gian, ngôn ngữ, giọng điệu… Với đề tài Thi pháp tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam (Nguyễn Thị Hồng Vân, Đại học sƣ phạm Huế, 2013), ngƣời nghiên cứu đã giúp ngƣời đọc có những nhận thức tƣờng
  • 6. 6 minh về lý thuyết thi pháp học hiện đại, từ đó khám phá thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam. Dù chƣa thấy những bài viết, công trình nghiên cứu nào trực tiếp đề cập đến vấn đề liên văn bản trong toàn bộ sáng tác tiểu thuyết của Nguyễn Danh Lam, nhƣng những kết quả nghiên cứu và ý kiến gợi mở từ các bài phê bình, chuyên khảo nói trên đã giúp chúng tôi có thêm các định hƣớng trong tiếp cận tiểu thuyết của Nguyễn Danh Lam từ góc độ liên văn bản. 3. Đối tƣợng và phạm vi khảo sát. 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu là tiểu thuyết của Nguyễn Danh Lam. Góc tiếp cận là vận dụng lý thuyết liên văn bản để soi chiếu những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Danh Lam. Hai đối tƣợng này có quan hệ mật thiết với nhau vì chỉ có thể tiếp cận liên văn bản sáng tác Nguyễn Danh Lam khi có những tri thức tƣơng đối hệ thống về lí thuyết liên văn bản và lí thuyết sẽ trở nên sáng rõ và gần gũi hơn khi đƣợc soi chiếu, liên hệ từ thực tiễn sáng tác của nhà văn. 3.2. Phạm vi tư liệu khảo sát Thực hiện đề tài này, chúng tôi tập trung khảo sát bốn tiểu thuyết sau của Nguyễn Danh Lam: - Bến vô thường (2004) - Giữa vòng vây trần gian (2005) - Giữa dòng chảy lạc (2010) - Cuộc đời ngoài cửa (2010) Ngoài ra, chúng tôi cũng khảo sát các văn bản, tiểu thuyết của nhiều nhà văn khác để có tƣ liệu đối sánh, nghiên cứu liên văn bản: Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Phạm Thị Hoài, Tạ Duy Anh, Thuận, Nguyễn Bình Phƣơng,Võ Thị Hảo, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Việt Hà, Hồ Anh Thái, Nguyễn Anh Đào, Vũ Ngọc Đĩnh, Dƣơng Hƣớng…Bên cạnh đó còn có các sáng tác văn học đỉnh cao trong và ngoài nƣớc mà theo chúng tôi là có những mối liên hệ mật thiết với tiểu thuyết của Nguyễn Danh Lam. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu
  • 7. 7 Xuất phát từ lý thuyết liên văn bản, để thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu cơ bản sau: - Phƣơng pháp phân tích - tổng hợp: Đi vào giải mã, cắt nghĩa các tiểu thuyết để từ đó ngƣời viết sẽ trên cơ sở cảm nhận, lí giải, phân tích, đánh giá các khía cạnh nghệ thuật của tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam ở phƣơng diện khám phá thẩm mĩ, để có những khái quát mang tính kết luận về giá trị của tác phẩm. - Phƣơng pháp hệ thống – cấu trúc: Ngƣời viết sẽ xem mỗi tác phẩm nhƣ là một yếu tố, mỗi yếu tố này đồng thời là một cấu trúc trong hệ thống chỉnh thể nghiên cứu . - Phƣơng pháp loại hình: xem xét, phân tích tác phẩm từ lý thuyết loại hình tiểu thuyết, ngoài các yếu tố biểu đạt nhƣ cốt truyện, đề tài, chủ đề, tuyến nhân vật để tạo nên thế giới tiểu thuyết; ngƣời viết sẽ chú ý tới các yếu tố tạo thành bản chất thể loại nhƣ cách tái hiện hiện thực đời sống, tính chất tiếp xúc tối đa với đƣơng đại ở thời chƣa hoàn thành, tính chất đối thoại của tiểu thuyết để đem đến hiệu quả liên văn bản. - Phƣơng pháp so sánh – đối chiếu: ứng dụng lí thuyết liên văn bản đòi hỏi ngƣời viết sử dụng thƣờng xuyên phƣơng pháp đối chiếu, so sánh tác phẩm của nhà văn với các tác phẩm ra đời trƣớc đó và cùng thời để tìm ra nét tƣơng đồng, khác biệt và sự sáng tạo của tác giả khi sử dụng liên văn bản. Từ đó, thấy đƣợc những đặc sắc trong nghệ thuật và cá tính sáng tạo, khả năng khơi mở những sáng tạo mới của nhà văn. - Phƣơng pháp liên ngành: Ngƣời viết sẽ vận dụng lý thuyết của các khoa học liên ngành để nghiên cứu đề tài nhƣ: lý thuyết về lịch sử văn học, ngôn ngữ học, thi pháp học, kí hiệu học. Với đề tài này lý thuyết đƣợc sử dụng trức tiếp là lý thuyết liên văn bản. Ngoài ra, ngƣời viết còn sử dụng các phƣơng pháp hỗ trợ nhƣ thống kê, phân loại, phƣơng pháp liên văn hóa - văn học...Tất cả các phƣơng pháp đƣợc vận dụng sẽ mở ra hƣớng tiếp cận thú vị cho sự sinh sản vô tận ''tính năng sản'' của văn bản - một thuộc tính cơ bản của tính liên văn bản trong tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam. 5. Đóng góp của luận văn Tiếp thu và kế thừa những thành tựu của ngƣời đi trƣớc, chúng tôi thực hiện đề tài Tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam từ góc nhìn liên văn bản với mong muốn soi chiếu một lý thuyết còn khá mới mẻ vào trong các sáng tác của cây bút trẻ đƣơng đại. Đây sẽ là một hƣớng giải mã mới, là một phƣơng thức tiếp cận tác phẩm đầy tiềm năng, phù hợp với xu
  • 8. 8 thế nghiên cứu văn học hậu hiện đại, thích ứng với bút pháp của một nhà văn trẻ có ngòi viết đa dang nhƣ Nguyễn Danh Lam. Đề tài chỉ ra những văn bản xếp chồng, khai mở những tầng nghĩa còn ẩn sâu trong những cuốn tiểu thuyết của một nhà văn trẻ đƣợc đánh giá là “chịu đọc”, viết nhanh, viết khỏe nhƣng cũng rất chắc tay. Đi vào khám phá tầng ý nghĩa của tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam đồng thời sẽ cho ta thấy đƣợc sự tƣơng tác đa chiều ở thể loại văn chƣơng chƣa hoàn kết này, từ đó xác lập vị trí, đóng góp của nhà văn trong nền tiểu thuyết Việt Nam đƣơng đại. 6. Bố cục luận văn Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và danh mục Tài liệu tham khảo, phần Nội dung luận văn đƣợc triển khai thành 3 chƣơng: Chƣơng 1. Tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam – Thế giới Liên văn bản Chƣơng 2. Các hình thức Liên văn bản trong tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam Chƣơng 3. Đối thoại Liên văn bản trong tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam
  • 9. 9 NỘI DUNG CHƢƠNG I TIỂU THUYẾT NGUYỄN DANH LAM – THẾ GIỚI LIÊN VĂN BẢN 1.1. Liên văn bản – Lý thuyết đa thanh 1.1.1. Nguồn gốc khái niệm Trƣớc khi khái niệm liên văn bản chính thức ra đời, “ý thức liên văn bản”, “tính liên văn bản” thực ra đã tồn tại từ lâu trong đời sống văn học xƣa nay.Thuật ngữ Liên văn bản (intertextuality) xuất hiện đầu tiên trong các bài viết Từ, Đối thoại và Tiểu thuyết (Word, Dialogue and Nove) của Julia Kristeva. Mục tiêu chính của bài viết là giới thiệu tƣ tƣởng của nhà bác học Nga Mikhail Bakhtin, đến với phƣơng Tây. Trong bài báo này, Kristeva đã đặt ra thuật ngữ Tính liên văn bản để thay thế cho quan niệm về tính đối thoại/tính liên chủ thể của Bakhtin và ngay sau đó nhận đƣợc sự hƣởng ứng rộng rãi của các nhà lí luận văn học phƣơng Tây Kristeva cho rằng: “bất kì văn bản nào cũng đƣợc cấu trúc nhƣ một bức khảm các trích dẫn; bất kì văn bản nào cũng là sự hấp thụ và biến đổi các văn bản khác”. Theo bà một văn bản không phải là một khách thể mang tính cá nhân, cô lập, tự trị mà là sản phẩm của một sự biên tập văn bản hóa – lịch sử. Bà đã đặt thuật ngữ này trong mối quan hệ với các văn bản khác. Kristeva đã đặt văn bản nghiên cứu vào một mạng liên văn bản rộng lớn hơn bao gồm những văn bản xuất hiện từ trƣớc cũng nhƣ những văn bản đồng đại, để dần tìm thấy sự chuyển thể hoặc dấu vết của sự chuyển thể có căn nguyên từ những văn bản khác. Quan điểm của Kristeva là sự dần tìm dấu vết của một văn bản, không có mục đích truy nguyên xuất xứ của chúng, thay vào đó, chỉ nhằm thể hiện sự liên kết chằng chịt, chồng chất của văn bản này đến văn bản khác. Bởi vì, xuất phát điểm của một văn bản là vô danh, là vô phƣơng tìm kiếm, và bất cứ văn bản nào cũng đƣợc tạo nên nhƣ một bức tranh khảm chứa đựng cả một thiên hà các trích dẫn, sự trích dẫn tự động, vô thức, bất cứ văn bản nào cũng mang dấu vết của sự hấp thụ và chuyển thể từ các văn bản khác. Để tránh việc gắn thuật ngữ tính Liên văn bản với những cách hiểu truyền thống về “ảnh hƣởng/nguồn gốc”, Kristeva đề nghị dùng thuật ngữ Sự chuyển vị (transposition) để thay thế.
  • 10. 10 Trong cuốn The Bounded Text, Kristeva viết, một văn bản là “một sự sự chuyển vị của nhiều văn bản, một liên văn bản trong không gian của một văn bản đã cho”, nơi mà “một số phát ngôn, lấy ra từ những văn bản khác, giao cắt trung giới hóa với một văn bản khác”. Theo Kristeva, một văn bản mới đƣợc tạo dựng từ diễn ngôn hầu nhƣ đã tồn tại rồi. Tác giả không sáng tạo ra văn bản của mình từ ý nghĩ nguyên thủy của chính mình mà đúng hơn là biên tập chúng từ những văn bản trƣớc đó. Trong lập luận này, văn bản không phải là một đối tƣợng mang tính cá nhân mà là một sự biên tập văn bản văn hóa. Văn bản cá nhân và văn bản văn hóa đƣợc tạo ra từ những chất liệu mang tính tƣơng đồng và không thể tách rời. Nói cách khác, theo nhƣ lập luận của Kristeva thì Liên văn bản mang tính chất đối thoại của ngôn ngữ văn học. Các văn bản văn học không đƣợc xem là cái đơn nhất và tự trị mà nó nhƣ là sản phẩm của vô số mã hóa, những diễn ngôn và những văn bản tồn tại trƣớc đó. Mỗi câu từ trong một văn bản với ý nghĩa này là Liên văn bản và phải đƣợc đọc không chỉ nhƣ một ý nghĩa đã đƣợc đoán định tồn tại trong văn bản mà phạm vi của nó đƣợc trải dài ra ngoài văn bản trong hàng loạt các diễn ngôn văn hóa. Mặc dù Kristeva nhận đƣợc sự hƣởng ứng và ủng hộ của đông đảo các nhà lí luận và phê bình phƣơng Tây, đặc biệt là của nhóm Tel Quel, đứng đầu là Philippe Sollersv nhƣng lí thuyết về Liên văn bản của bà đƣợc tiếp nhận một cách hết sức dè dặt trong giới tri thức Pháp ở thời điểm lúc bấy giờ. Sau này nhờ vào sự uy tín và hết lòng ủng hộ của R. Barthes và những vài báo, tiểu luận của ông nhƣ: Từ tác phẩm đến văn bản (1976), Văn bản (lí luận văn bản) (1973), Khoái cảm văn bản (1973)… thì lí thuyết Liên văn bản mới đƣợc cấp “quyền công dân hóa’, thâm nhập vào đời sống khoa học và trở thành đối tƣợng nghiên cứu trên toàn cầu. 1.1.2. Các “tiếng nói” Liên văn bản Liên văn bản kể từ khi đƣợc gọi tên bới nhà nghiên cứu ngƣời Pháp gốc Bulgari, Julia Kristeva vào khoảng năm 1966 – 1967, lí thuyết về tính Liên văn bản cho đến nay đã có một lịch sử gần nửa thế kỉ. Trong quá trình sinh thành và phát triển lí thuyết này đã cuốn vào bản thân nó một phả hệ phong phú các nhà triết học, mỹ học và lí luận, phê bình văn học vốn có những lập trƣờng và cách tiếp cận vấn đề tƣơng đối khác biệt: cấu trúc luận, hậu/giải cấu trúc luận, nữ quyền luận, phân tâm học, hậu thực dân... Điều đó cho thấy sức hấp dẫn và tính năng sản của lí thuyết, đồng thời cũng gây trở ngại cho việc
  • 11. 11 nắm bắt và sử dụng nó trong nghiên cứu văn học. 1.2. Tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam – Thế giới liên văn bản 1.2.1. Nguyễn Danh Lam – Cuộc đời và những trang viết Nguyễn Danh Lam là bút danh đồng thời cũng là tên thật của nhà văn. Anh sinh năm 1972, nguyên quán ở Bắc Ninh, hiện đang làm Biên tập viên cho báo Mực Tím, Khăn Quàng Đỏ, Nhi Đồng thành phố Hồ Chí Minh. Nguyễn Danh Lam xuất thân trong một gia đình thƣờng dân, tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh năm 2001, Anh còn là hội viên của Hội nhà văn Việt Nam, Hội nhà văn thành phố Hồ Chí Minh, Uỷ viên Ban nhà văn trẻ Hội nhà văn Việt Nam khóa VIII. Trong cuộc sống đời thƣờng Anh là một ngƣời phóng khoảng và cởi mở, Nguyễn Danh Lam vốn là một ngƣời nghệ sĩ nhạy cảm và nhiều suy tƣ, có lần nhà văn tâm sự về lối suy tƣ của mình: “Từ lúc con nít, đã nghe “mùi” triết lí thân phận, nhân tình thế thái, dĩ nhiên là non nớt. Sau này vào đại học, đƣợc về thành phố lớn, thứ sách đầu tiên tôi “đâm đầu” vào đọc là triết học. Cảm thấy nó gọi tên đƣợc nhiều điều mình từng nghĩ trong đầu. Tôi đọc nhiều năm, đã có lúc bị “ngộ triết”, đọc xong là... phun ra phèo phèo [44]. Cuộc sống của Nguyễn Danh Lam đã bôn ba, chịu nhiều cơ cực từ thuở nhỏ. Trong khoảng thời gian, “Năm 16 tuổi, tôi sống một mình coi rẫy cafe ở Đăk Lăk cho đến 20 tuổi. Không điện, không nƣớc, không một tiếng ngƣời. Thậm chí nhiều khi không ăn” [45]. Song chính cuộc sống ấy đã góp phần làm nên những trang viết đầy màu sắc, thấm đẫm tính nhân văn và cá tính sáng tạo của anh ngày hôm nay, đó cũng chính là những mạch nguồn cảm hứng vô tận. Nguyễn Danh Lam là cây bút ƣơm mầm trên nhiều thể loại nhƣ thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết... và đã tạo dựng đƣợc nhiều thành công nhất định trong các thể loại đó. Đặc biệt là thể loại tiểu thuyết, nhà văn đã đƣợc độc giả và giới nghiên cứu phê bình quan tâm. 1.2.1. Tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam – Sự kết nối Liên văn bản Bƣớc vào thế giới tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam, có thể dễ dàng nhận thấy, xuyên suốt bốn tác phẩm của nhà văn là một quá trình kết nối văn bản, là một thế giới liên văn bản. Văn bản tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam tồn tại trong sự liên hệ với văn bản khác, văn
  • 12. 12 bản sau có sự kết nối với văn trƣớc. Ẩn chứa trong tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam là những mạch ngầm văn bản, những kí ức ngôn ngữ, các môtip, hình tƣợng nhân vật và đặc biệt có sự tƣơng giao thể loại. Liên văn bản trong thế giới nghệ thuật của nhà văn đƣợc thể hiện từ các môtíp giống nhau giữa các tác phẩm. 1.2.1.1. Liên văn bản trong tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam nhìn từ hệ đề tài Toàn bộ những cuốn tiểu thuyết của Nguyễn Danh Lam xoay quanh những vấn đề đƣơng đại nhƣ: tuổi trẻ, tri thức, đồng tính, nạn thất nghiệp, sự tha hóa của con ngƣời… Những sáng tác tiểu thuyết của Nguyễn Danh Lam là sự kế thừa đề tài văn học phi lí của chủ nghĩa hậu hiện đại, luôn đề cập đến những mảnh đời, những kiếp ngƣời bị xô ngã đến tận cùng số phận, bị “biến tƣớng” cả nhân hình lẫn nhân tính. Hầu hết các sáng tác của Nguyễn Danh Lam, ít nhiều chịu ảnh hƣởng từ Franz Kafka – ông tổ của chủ nghĩa hiện sinh. Trong tác phẩm Giữa vòng vây trần gian chúng ta thấy đƣợc nét tƣơng đồng với các sáng tác của Kafka khi ở đây nhà văn cũng đề cập đến kiếp ngƣời đƣợc đặt trong vòng xoáy của vũ trụ. Điểm chung của Tiểu thuyết Giữa vòng vây trần gian và các sáng tác Vụ án, Lâu đài của Kafka là đƣợc dệt bằng một không gian mang đậm tính biểu tƣợng – huyền thoại và thời gian bất định. Nếu nhƣ Giữa vòng vây trần gian có hai biểu tƣợng chính là ngôi làng và dòng sông gắn liền với thứ quyền lực tàng hình là “họ” – những ngƣời trong làng hiện hữu qua lời kể của cô gái, không hề xuất hiện nhƣng lại hiện diện ở khắp mọi nơi làm cho Thữc và cô gái luôn lo sợ thì trong tiểu thuyết Lâu đài, tòa lâu đài trong làng là hình ảnh huyền thoại về một tổ chức huyền thoại quan liêu với những sợi dây vô hình đã trói buộc cuộc đời của từng con ngƣời. “Vòng vây” ở đây nghĩa là một mê cung kì ảo, nơi, một khi đã đặt chân vào, nhân vật sẽ không tìm đƣợc lối ra. Nhân vật rơi vào tình trạng mất phƣơng hƣớng, dừng lại giữa khúc ngoặt của chặng trốn chạy này, vòng vây sẽ mở ra một chặng mới, cũng có thể nó sẽ đƣa đến điểm xuất phát ban đầu và lặp lại con đƣờng, hành trình cứ thế nối tiếp nhau đến vô tận. Thữc trong “Giữa vòng vây trần gian” mang trên mình thân phận lạc loài, vô tội giữa mê cung phi lí của thiết chế xã hội. Thữc lạc vào cõi ma mị, đồng hành cùng những con ngƣời không quen biết, hoảng loạn trƣớc những thế lực vô danh, gánh chịu những pháp chế phi lí…một cách bất ngờ, không tƣởng.
  • 13. 13 Anh lạc vào “vòng vây” của mê lộ: “ Thữc nghiệm ra, từ ngày vào làng anh đã chạy quẩn. Hai lần gặp lão già. Hai lần vào làng. Hai lần ngƣợc ra sông. Hai lần trốn chạy cùng cô gái”. Ma trận đời Thữc không chỉ diễn ra một cách tự nhiên mà còn đƣợc thông báo trƣớc một cách lạnh lùng, tàn nhẫn. Còn sống là còn phải quẩn quanh trong mê cung mà chính anh cũng không tài nào quản đƣợc bƣớc chân của mình: “Chẳng biết rồi anh có trở lại cái rẫy lần thứ hai?”. Thữc rơi vào tình trạng hoang mang, lo sợ, tiến thoái lƣỡng nan. Anh không hề có một chút sức lực phản kháng, nhận thức tình trạng của mình cũng nhƣ Gregor, Joseph K. lẫn K trong các tác phẩm Hóa thân, Lâu đài, Vụ án của F. Kafka đều thiếu năng lực phản ứng để nhận ra mình và hoàn cảnh xung quanh. “Mỗi bƣớc đi đối với anh đều là “ tiến tới”, dấn thân vào một khung cảnh mới, không có khả năng nhìn lại”. Đó là tƣơng lai vô định, quá khứ xa thẳm của thân phận con ngƣời: “Biết đâu khi anh ngƣợc tìm, ngay cả dòng sông cũng không còn ở đó. Mặt đất đã mở ra nuốt tọt nó đi rồi?”. Cũng nhƣ Thữc, nhân vật Anh trong Giữa dòng chảy lạc cũng lạc vào mê cung đời sống trong hành trình kiếm tìm sự hiện sinh đích thực của mình. Anh- đang thất nghiệp, sống nhờ tiền bà chị nƣớc ngoài gửi cho. Ngày nọ, anh tới cao ốc văn phòng để phỏng vấn xin việc, sau một thời gian ngồi lì ở nhà ăn mì gói coi phim, anh chƣa kịp hồi phục cảm giác với cuộc sống bên ngoài nên bị lạc trong cái khối hàng loạt văn phòng “giông giống” nhau. Ý thức trong anh dƣờng nhƣ tê liệt, không còn đƣợc kích thích, động não nữa. Khi Anh đến thăm ông họa sĩ vừa trải qua một vụ tai nạn đang ở nhà thƣơng, anh lại tiếp tục lạc vào một ma trận mới: “ Dƣờng nhƣ cứ bƣớc ra khỏi nhà là anh lạc vào ma trận”. Cuộc sống nhanh chóng đổi thay. Anh cảm thấy dƣờng nhƣ không thể thích nghi kịp bởi lối sống quá thụ động của mình: “tƣơng lai là gánh nặng, mỗi khi anh nghĩ đến nó”. Nhiều lần anh đã đứng dậy quyết tâm bắt đầu một bƣớc ngoặt mới. Tuy nhiên, số phận Anh cứ trôi đi ngoài tầm tay với. Tất cả đều bỏ anh mà đi. “Anh chẳng còn gì để mất”. Nguyên nhân số phận Anh đã đƣợc ông họa sĩ lí giải: “ Phần mày, vấn đề nằm ở chỗ, mày quen nhận sự bao cấp của bà chị mày rồi. Cứ sống mãi nhƣ vậy, đến một hôm mày đánh mất đi kĩ năng để vƣơn ra thế giới quanh mình”. Chính vì vậy, mà anh chẳng thoát đƣợc “ cái lƣới vô hình đang bủa vây tứ phía”.
  • 14. 14 Tiểu thuyết của Nguyễn Danh Lam hiện lên nhƣ những thƣớc phim quay chậm. Giữa dòng chảy lạc đƣợc ví nhƣ một cuốn phim tâm lí xã hội với những đề tài nóng của xã hội đƣơng thời nhƣ: đồng tính, nạn thất nghiệp, thói quen dựa dẫm, ý lại của một số không ít bộ phận giới trẻ hiện nay. Với thủ pháp xây dựng nhân vật tự ý thức, Nguyễn Danh Lam đã làm nên những thƣớc phim tâm lí chứa đựng những sự kiện, biến cố mâu thuẫn trong nội tâm nhân vật. Đó là một cuốn phim mang ý nghĩa giáo dục và nhận thức lớn đối với mỗi ngƣời trong xã hội ngày nay. Cái môtip Vật – ngƣời, ngƣời – vật của văn học phi lí cũng đƣợc Nguyễn Danh Lam vận dụng một cách triệt để trong những tiểu thuyết của mình. Thế giới trong tiểu thuyết Giữa vòng vây trân gian là thế giới của ngƣời hóa vật khi ngƣời bạn thân nhất của Thữc cũng chỉ là một con chó xanh lè, nhỏ bé sống thoi thóp qua ngày. Mô típ ngƣời hóa vật này đƣợc thể hiện thông qua những hành vi kì quặc của các nhân vật trong tiểu thuyết: bà mẹ của cô gái sống kí sinh bằng phân gà, còn nhân vật chính là Thữc sống leo lắt qua ngày bằng những thức ăn nhƣ: bắp mốc, bí sống, châu chấu rừng… Bên cạnh đó, Nguyễn Danh Lam còn khai thác mô típ con ngƣời tha hóa trong các tiểu thuyết của mình một cách đậm nét khiến cho ngƣời đọc có cảm giác sững sờ khi nhận ra lằn ranh giới giữa sự sống và cái chết, giữa ngƣời và vật cực kì mong manh. Hầu hết các nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam luôn bị sức ám ảnh nặng nề của cái chết bủa vây. Nhân vật “hắn” trong Bến vô thường sau khi làm chết một con gà con luôn sống trong tâm trạng ám ảnh “hay là hồn nó hiện về?”. Khi đạp phải “ ván thiên quan tài” nằm một chỗ mấy tháng nỗi ám ảnh dƣờng nhƣ không dứt mà luôn hiện diện: sự trả thù của của gà con “Con gà lông dính đầy bùn, cổ lật sang một bên, ruột lòi thòng lọng ra khỏi đít, cứ thế nhè gót chân hắn mà mổ bằng cái mỏ nát nhừ. Chân hắn bị con gà mổ nhức nhối, nhức chết đi thôi. Hắn điên lên…”. Rồi những ám ảnh của “thằng câm và lũ rắn đuổi hắn chạy vòng vèo từ cơn lịm này sang cơn lịm khác”. Hắn sống trong một tuổi thơ mà nỗi sợ về cái chết sẽ đƣa hắn đi lúc nào không biết. Những cái chết liên tiếp của: con mèo, ngƣời bạn, ông họa sĩ trong Giữa dòng chảy lạc cũng dƣờng nhƣ nhắc nhở anh một điều gì đó: “anh chìm vào trạng thái tê dại toàn thân”, “nghe nhƣ có oan hồn nào đang kêu réo từ trong chính khoang bụng của mình…cả
  • 15. 15 tâm trí chìm trong nỗi sợ đến bấn loạn”. Những suy tƣ của nhân vật anh chỉ còn vật vờ, tàn lụi trong bóng đêm. Con ngƣời không chốn nƣơng thân, không còn ai thân thiết, hiện sinh trong anh dƣờng nhƣ tồn tại đi về cái chết. Những con ngƣời sống trong xóm ga trong Bến vô thường sau cái chết gớm ghiếc với những u cục lở loét của “lão cóc”- sau khi đi tù về không rõ nguyên nhân luôn sống trong nỗi sợ bấn loạn. Họ sợ căn bệnh ngứa lây lan, cơn hãi hùng lan truyền từ nhà này sang nhà khác. Họ nghi kị lẫn nhau, ngƣời này sợ ngƣời kia, nhà này dòm nhà nọ, “rồi vợ lo ngại chồng, cha dè chừng con”. Tất tật nháo nhào, nhà đóng chặt cửa, chƣa vì nhiễm bệnh thì cũng vì hoảng loạn, vì tù nhốt, vì đói: “Cả xóm một nửa phát rồ, một nửa thụt sâu vào sự chờ đợi tra tấn thần kinh”, “Xóm ga tự cô lập mình nhƣ một rẻo đất bị nguyền rủa với tất cả thế giới xung quanh. Mỗi mái nhà trong xóm ấy lại tự cô lập mình”. Cả gia đình “hắn” cũng cố thủ trong nhà mấy tuần nhƣng rồi cái đói và sự nhiễm bệnh dẫn đến cái chết của mẹ hắn đã khiến ngƣời cha “thật sự hóa rồ”, “ sức thanh niên coi thƣờng cái chết của hắn cũng đã bắt đầu rã đi”. Cuối cùng hai cha con hắn đành bỏ xác mẹ lại tiếp tục cuộc hành trình trốn chạy căn bệnh quái gỡ và tìm nguồn sinh sống mới. Loại hình nhân vật tha hóa trong tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam không chỉ quái đản về mặt hình thể mà còn khuyết tật về cả tâm hồn. Đó là thằng câm con mụ góa có bộ phận sinh dục hình con rắn, sống chung với họ nhà rắn trong tiểu thuyết Bến vô thường. Hay đó là nhân vật “hắn” có tuyến nội tiết bất thƣờng, nƣớc mắt và nƣớc mũi chảy lều bều bằng đƣờng miệng. Đó còn là thằng mắt híp bị tàu cán đứt chân vẫn tự liền lại và thoát chết nhƣ một phép màu nhiệm. Đó là con bé có cái miệng ngựa, mặt ngựa, dáng đi thì giống ngựa… Kiểu mô típ con ngƣời tha hóa, biến dạng về cả nhân hình lẫn nhân tính này ta thƣờng bắt gặp trong các sáng tác của Văn học phi lí. 1.2.1.2. Liên văn bản trong tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam nhìn từ hệ chủ đề Viết về đề tài tuổi trẻ, trí thức, đồng tính, nạn thất nghiệp… Nguyễn Danh Lam đi sâu khắc họa thân phận bi kịch, nỗi cô đơn của những con ngƣời, những trí thức trẻ tuổi trong xã hội thời hiện đại. Đó là chủ đề xuyên suốt, sợi chỉ đỏ kết nối các văn bản tiểu thuyết của Nguyễn Danh Lam. Hiện thực trong sáng tác Nguyễn Danh Lam là một hiện thực bề bộn, lo âu, gai góc đƣợc nhà văn soi xét, nghiền ngẫm ở nhiều tầng quan hệ. Song nó chủ yếu không phải
  • 16. 16 mục đích phản ánh của nhà văn mà chính là phƣơng tiện để tác giả trình bày những suy tƣ, khắc khoải về hai chữ “con ngƣời”. Con ngƣời trong sáng tác Nguyễn Danh Lam có thể là những con ngƣời quẩn quanh trong cảnh giới chính mình tạo ra với đầy rẫy nỗi sợ hãi vô lý. Con ngƣời tự lƣu đày mình trong một thế giới của những tri giác sai lầm và dù có ý thức đi tìm sự thức tỉnh thì trí lực nhỏ nhoi và tâm hồn yếu đuối của con ngƣời cũng bị chữ ngã đè nặng nhƣ cái tên của nhân vật chính: Thữc (Giữa vòng vây trần gian). Làm sao sống đƣợc đúng nghĩa chính cuộc sống của mình ?, câu hỏi còn bỏ lửng….. Khi nào mà con ngƣời còn ngụp lặn trong vực thẳm của nghi kị và sợ hãi, khi nào mà con ngƣời không thể nối kết với con ngƣời bằng sự thông hiểu và tình yêu thƣơng, thì khi đó cõi trần gian này còn là một vòng vây đầy khổ ải đối với mọi phận ngƣời. Tiểu thuyết của Nguyễn Danh Lam đã đào sâu vào những số phận éo le, những cảnh huống nghiệt ngã, đào sâu vào nội cảm phong phú của con ngƣời. Nhân vật của anh sống yếm thế, hoài nghi. Họ dẫu có những khát khao nhƣng không vƣợt lên đƣợc ngoại cảnh để thực hiện khát khao của mình. Họ chấp chới hoang mang và luôn cảm thấy cô đơn, bế tắc, hoài nghi thực tại và hoài nghi ngay chính bản thân mình, luôn bị ám ảnh, sợ hải bới cái chết. Con ngƣời tại sao lại sống nhƣ vậy? Con ngƣời sẽ đi về đâu? Đó là sự day dứt, trăn trở về sự tồn tại của con ngƣời. Nguyễn Danh Lam đi sâu vào những bi kịch nhân sinh, mổ xẻ, phân tích bằng cái nhìn trung thực và táo bạo. Số phận trẻ em trong tiểu thuyết Bến vô thường đã thể hiện sự bé nhỏ, mỏng manh, bất hạnh của con ngƣời. Con ngƣời luôn có mặc cảm tật nguyền. Đó là sự ý thức về những thiếu hụt, dị dạng về cơ thể hoặc tâm hồn. Số phận mỗi nhân vật trong tiểu thuyết là hình ảnh sắc nhọn, xoáy sâu vào nỗi bất hạnh của con ngƣời.Với một ý nghĩa nào đó, con ngƣời tật nguyền cũng chính là hình ảnh loài ngƣời với những khiếm khuyết, dị dạng về mặt tâm hồn và thể xác, là ám ảnh tội lỗi tổ tông. Nhà văn cũng đã khắc họa nên tấn bi kịch của giới trí thức trẻ trong tác phẩm Giữa dòng chảy lạc, đó là những con ngƣời lạc lõng trƣớc cuộc sống bộn bề, xô bồ của cuộc sống hôm nay. Anh thất nghiệp, cô đơn, “một gã tâm thần đơn độc với tuổi già phía trƣớc”. Vợ mới cƣới đƣợc ba tháng bỏ đi. Ngƣời bạn họa sĩ tâm giao cũng chết đột ngột không rõ nguồn cơn. Ngƣời bạn thời sinh viên, sau tai nạn phải sống thực vật cũng đã ra đi. Mấy lần xin việc rồi mất việc. Nhiều lần lên cơn điên hiện sinh tƣởng đã chia lìa cõi
  • 17. 17 đời phù du này. Cô (bảo hiểm) lấy Anh chỉ là để che dấu cái thực tại đồng tính của mình trƣớc mặt cha mẹ và bạn bè nhƣng cuối cùng sự thờ ơ, không quan tâm và ẩn ức dục vọng đã khiến cô bỏ đi với mối tình đồng tính, rũ bỏ mọi mối quan hệ với anh; cô ra đi trong tan vỡ phũ phàng. Cô học Anh văn tìm đến Anh vì ngỡ Anh là ngƣời sắp đi xuất cảnh, chỉ muốn nƣơng anh để thoát khỏi cảnh nghèo của gia đình. Nhƣng khi phát hiện ra trong mobile của anh có hình cô gái, cô ngỡ là vợ anh, nên bỏ đi, đó cũng là tự trọng. Những cuộc tình trong Giữa dòng chảy lạc: Anh - Cô ( bảo hiểm), Anh - Cô gái học Anh văn…đều hé lộ về thực trạng gia đình Việt Nam hôm nay. Cái nghèo vẫn chi phối quay quắt. Tháng lƣơng làm thuê của Anh bèo bọt đến nỗi Anh không dám về nhà. Cô gái học Anh văn chỉ mong tìm ngƣời xuất cảnh để thoát nghèo. Tuần trăng mật của Anh và Cô (bảo hiểm) hiu hắt, thê lƣơng trong nhà trọ rẻ tiền, chỉ vì Anh và Cô cùng đang thất nghiệp,tiền bà chị gửi cho thì đã nhẵn túi. Chủ nghĩa thực dụng làm sụp đổ tất cả. Cô bảo hiểm lấy Anh chỉ là để che dấu cái thực tại đồng tính của mình trƣớc mặt cha mẹ và mọi ngƣời. Vì thế, dù gia đình cha mẹ cô, gia đình cha mẹ và chị của Anh, và cả Anh nữa có khao khát thế nào, vun đắp thế nào cũng chỉ là xây nhà trên cát. Nó cứ băng về phía trƣớc và hất ra bên lề những con ngƣời cố vƣơn lên để không bị lỡ làng. Những trang văn ám ảnh về thân phận con ngƣời, là “ tiếng lòng của một thế hệ trí thức trẻ nhận thức rõ nỗi đau đớn của quá khứ, sự rạn vỡ của hiện tại và bấp bênh của tƣơng lai”[9]. Đó là tiếng kêu cứu thống thiết cho những phận ngƣời đáng thƣơng trƣớc sự phũ phàng của dòng đời hôm nay. Khi viết về số phận bi kịch của ngƣời trí thức trẻ trong xã hội đƣơng thời, Nguyễn Danh Lam đã sử dụng giọng điệu trần thuật khách quan, triết lí. Tấn bi kịch của những con ngƣời trong sáng tác của Nguyễn Danh Lam đó là nỗi cô đơn bởi không hội nhập với cuộc sống đang cuồn cuộn chảy: khi mà không chuẩn bị kĩ năng sống: “sống trong tình thế chân phải bƣớc lên “đoàn tàu mới”, nhƣng chân trái bị kẹt lại “ sân ga cũ”. Đƣa ra quan niệm con ngƣời đa chiều, lƣỡng hóa Nguyễn Danh Lam cho ngƣời đọc thấy một thực tế là trong mỗi con ngƣời đều tồn tại những mặt đối lập nhau có xấu và tốt, thiện và ác. Trong mỗi ngƣời vẫn từng ngày, từng giờ không ngừng đấu tranh để chiến thắng cái ác, cái xấu trong con ngƣời mình, cái ác, cái xấu không dễ dàng buông tha mà nó sẽ còn tồn tại dai dẳng điều quan trọng là con ngƣời phải có bản lĩnh để chế ngự những mặt trái trong chính mình để trở thành con ngƣời chân chính. Với tài năng và
  • 18. 18 sự tâm huyết của ngƣời cầm bút, Nguyễn Danh Lam đã đƣa ra quan niệm nhân sinh sâu sắc, tiến bộ và giàu tính nhân văn, đó chính là sự băn khoăn, trăn trở của nhà văn về thân phận con ngƣời, về những mặt trái lẩn khuất, tồn tại trong mỗi con ngƣời và sự xót xa trƣớc tình trạng tha hóa, biến chất và tâm trạng cô đơn, lạc lõng của con ngƣời trƣớc dòng đời không ngừng chảy trôi. Tác giả đã khơi dậy trong lòng con ngƣời những suy ngẫm về giá trị và ý nghĩa cuộc sống để mỗi con ngƣời sống thiện hơn, nhân bản hơn và tin yêu cuộc sống hơn. Trên con đƣờng nghệ thuật của mình, Nguyễn Danh Lam luôn coi con ngƣời là đối tƣợng để nhận thức và sáng tạo nghệ thuật, là chuẩn mực để soi chiếu và đánh giá hiện thực. Bên cạnh đó sự tƣơng tác giữa các thể loại đã mang đến những giá trị nhất định trong việc chuyển tải nhãn quan về thế giới của tác giả. Nguyễn Danh Lam xuất thân trong một gia đình có truyền thống về hội họa, bản thân anh cũng đƣợc đào tạo trong môi trƣờng ấy suốt mấy năm đại học. Tƣ duy hội họa đã ăn sâu vào tâm thức của nhà văn. Cho nên ta có thể dễ dàng nhận thấy, mỗi cuối tiểu thuyết của anh là những bức tranh đƣợc sắp đặt chồng chéo lên nhau, đầy ám hiệu. Nếu nhƣ Giữa vòng vây trần gian là một bức tranh thủy mặc với những đƣờng nét lập lờ, chấm phá đầy ảo giác của một không gian huyền ảo và thời gian vô hạn định thì đến Giữa dòng chảy lạc, ta lại bắt gặp bức tranh hiện sinh đầy sự cô đơn, lạc lõng, bi thảm của các nhân vật, với không gian và gam màu cuộc sống thƣờng nhật chủ đạo. Với Bến vô thường, màu sắc hội họa hiện lên lập dị với nhiều đƣờng nét nghịch dị, quái đản của hàng chục nhân vật xô bồ, nhốn nháo. Cho đến Cuộc đời ngoài cửa lại là bức tranh đầy màu sắc và rộng lớn vô hạn của cuộc sống đời thƣờng mà ở đó các nhân vật đang tự đi tìm chính mình trong cuộc hiện sinh thăm thẳm và trong cảm quan hoài nghi của những tấn bi kịch đƣơng thời. Dƣờng nhƣ thông qua những bức tranh đầy màu sắc đấy, tác giả muốn thể hiện một quan niệm mới về hiện thực. Đó là một thế giới hiện thực không vẹn toàn, rời rạc, đổ vỡ, rạn nứt, một cuộc sống nhân sinh đang tan rã dần, một cuộc sống không dễ dàng tìm thấy sự tƣơng giao, liên kết. 1.2.1.3. Liên văn bản trong tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam nhìn từ hệ thống nhân vật Trong Từ điển thuật ngữ văn học, nhân vật văn học đƣợc định nghĩa là: “Con ngƣời cụ thể đƣợc miêu tả cụ thể trong tác phẩm văn học (...), là một đơn vị nghệ thuật
  • 19. 19 đầy tính ƣớc lệ không thể đồng nhất nó với con ngƣời có thật trong đời sống. Chức năng cơ bản của nhân vật văn học là khái quát tính cách của con ngƣời” [37, tr35]. Các sáng tác của Nguyễn Danh Lam bao chứa một thế giới nhân vật đa dạng từ những ngƣời lao động bình thƣờng nhƣ ngƣời nông dân, những đứa trẻ chăn trâu, ả cave... cho đến những ngƣời tri thức. Con ngƣời trong sáng tác của Nguyễn Danh Lam là những con ngƣời luôn luẩn quẩn trong cảnh giới do chính mình tạo ra với đầy rẫy những nỗi sợ hãi vô lí. Con ngƣời tự lƣu đày mình trong một thế giới của những tri giác sai lầm và dù có ý thức đi tìm sự thức tỉnh, thì trí lực nhỏ nhoi và tâm hồn yếu đuối của con ngƣỡi cũng bị dấu “ngã” đè nặng, giống nhƣ các tên của một nhân vật chính trong sáng tác Giữa vòng vây trần gian – Thữc. Thế giới trong sáng tác của Nguyễn Danh Lam là thế giới của những con ngƣời vô danh, đƣợc tác giả mờ hóa và tẩy trắng, đó là thế giới của những con ngƣời lỡ bƣớc, đi chệch quỹ đạo thông thƣờng. Nguyễn Danh Lam từng nói: “Tôi viết về những con ngƣời không kịp chuẩn bị kĩ năng sống, giữa dòng chảy cuồn cuộn và hối hả của thế giới hôm nay. Chân phải bƣớc lên “đoàn tàu mới” nhƣng chân trái bị kẹt lại “giữa sân ga cũ”, thành thử bị xé làm đôi” [28]. Hệ thống nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam là những kiểu nhân vật nhƣ: Nhân vật cô đơn và hoài nghi, nhân vật bi kịch, nhân vật nhạt... Sự bi đát của số phận con ngƣời trong tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam thể hiện ở những phƣơng diện: cuộc sống mỏng manh, thân phận phi lí và cái chết ám ảnh. Mỗi một nhân vật là một điển hình cho sự cô đơn, sự cô đơn của những con ngƣời bị tách ra khỏi xã hội, lạc lõng giữa cộng đồng ngƣời không tìm thấy tiếng nói chung, họ bị tách và có thể tự tách mình ra khỏi thế giới cộng đồng để thả trôi mình giữa dòng đời vô định. Nhân vật Anh trong tiểu thuyết Giữa dòng chảy lạc nhìn sâu vào bản thể của chính mình, Anh hiện lên là một con ngƣời mang thân phận cô đơn, lạc lõng đến tuyệt đối. Anh ta luôn đặt ra cho chính bản thân mình những câu hỏi về bản ngã và sự tồn tại của chính mình. “Tại sao mình lại ở đây, trong một thế giới mênh mông đầy xa lạ?... Chẳng nơi đâu là nhà, chẳng nơi đâu là quê hƣơng” [26, tr.323]. Trong đầu Anh luôn luôn thƣờng trực những câu hỏi đặt ra cho chính mình mà không có lời giải đáp “chúng ta đến từ đâu, chúng ta là ai, chúng ta về đâu?” [26, tr133] Hình ảnh con ngƣời tật nguyền dị dạng trong tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam một mặt thể hiện cuộc sống tăm tối, khốn cùng của con ngƣời về mặt tâm hồn và thể xác đồng thời
  • 20. 20 là sự thức tỉnh của con ngƣời với khát vọng đƣợc làm ngƣời. Con ngƣời tật nguyền có thể có những số phận khác nhau song đều ý thức một cách sâu sắc về bi kịch khi đƣợc sinh ra là một con ngƣời nhƣng lại không đƣợc sống nhƣ một con ngƣời. Quan tâm đến thân phận con ngƣời, Nguyễn Danh Lam cũng dành sự quan tâm đặc biệt đối với số phận ngƣời phụ nữ. Thân phận của ngƣời phụ nữ cũng đƣợc khám phá và phản ánh ở tầng sâu của bản thể với đời sống nội tâm phong phú. Trong cái trạm barie “nhỏ bé, chơ vơ giữa khu đất trống” hoang vu, heo hút hai ngƣời phụ nữ là bà mặt vàng và chị mặt rỗ đã làm công việc tự nguyện “trực trạm” đầy cao cả (Bến vô thường). Chị rỗ mặt xem đó “là công việc nhƣng cũng là nguồn vui của chị”. Chị ƣớc ao khoảnh khắc đƣợc trông thấy đoàn tàu đi qua để đƣợc nghe thấy âm thanh, bóng dáng của con ngƣời. Rồi chị cũng có mối tình với gã tình nhân làm nghề lái xe tải, cũng “tỉ mẩn thêu một cái khăn tay. Hình thêu là hai con chim bồ câu sải cánh bay cặp kè bên nhau”. Nhƣng rồi tai họa ập đến khi gã tình nhân bị đi tù- vì trò trả thù theo kiểu trẻ con của thằng chết trôi. Chị đau khổ đến tuyệt vọng “ vỡ òa ra rũ rƣợi, hai tay quơ quào, níu kéo. Níu ngƣời quen, níu kẻ lạ, níu bụi bờ, rồi cuối cùng là níu lên trời chới với”. Chị trở thành “bà điên” trong mắt bọn trẻ, thân xác ngây ra, hồn vía lên mây, khóc tỉ tê suốt đêm khiến ai cũng phải sợ. Trong chị luôn thƣờng trực khát khao tình yêu, ƣớc mơ hạnh phúc “chị rỗ vừa ngồi gác ở trạm vừa tỉ mẩn thêu một cái khăn tay. Hình thêu là hai con chim bồ câu sải cánh bay cặp kè bên nhau” [24, tr.121]. Tƣởng rằng gặp đƣợc anh tài xế xấu trai nhƣng tốt bụng, số phận sẽ mỉm cƣời, ai ngờ tai bay vạ gió ập xuống cuốn trôi đi hết bao nhiêu tình yêu, hi vọng trong chị. Nhƣng khát khao hạnh phúc, bản năng của ngƣời phụ nữ trong chị không tắt mà nó vẫn nhen nhóm bất chấp bao nhiêu lời đàm tiếu, chị âm thầm, vật vã vƣợt cạn và sinh con trong đau đớn, tủi nhục nhƣng cũng đầy hạnh phúc với thiên chức làm mẹ “chị đƣợc quyền có con, đƣợc quyền làm mẹ, đƣợc quyền ngồi trên dƣ luận đay nghiến xì xèo về một con đĩ không chồng mà chửa” [24, tr.181]. Với chị, đứa con là tất cả là niềm vui, là hạnh phúc, là mục đích sống của cuộc đời “nhìn con, mắt chị rỗ ánh lên” [24, tr.181]. Và vì con, chị dám đạp lên dƣ luận để sống, để dành cho con tất cả tình thƣơng yêu. Mặc dù số phận bất hạnh, phải làm cái nghề mạt hạng trong xã hội “bán trôn nuôi miệng”, nhƣng đằng sau cái vẻ bề ngoài kiêu sa, chao chát của cô tóc tém là con ngƣời thật, yếu đuối, cô đơn “vẻ kiêu sa giả tạo đột nhiên biến mất, còn lại một nỗi gì nhƣ là nhỏ
  • 21. 21 bé, hơi cô đơn, phảng phất cả chua chát trên sắc diện hoàn toàn non nớt ấy” [24, tr.101]. Yêu gã, cô chấp nhận tất cả, cô thay đổi bản thân “kín đáo hơn, e dè hơn, cả thổn thức hơn, nhất là vào những đêm quay trở lại tình trạng hài nhi bên gã” [24, tr.104]. Mẹ gã lên, cô vẫn đầy tự trọng “cô lặng lẽ trở về vị trí cũ. Lâu lâu từ xa lén quan sát ngƣời đàn bà” [24, tr.105]. Cô biết thân phận của mình – một ả cave, nhƣng yêu gã, khao khát một mái ấm gia đình cho cô mong ƣớc trở về cuộc sống lành lặn đời thƣờng nhƣng sự thờ ơ của gã, hay chính định kiến xã hội đã làm tất cả trong cô vỡ vụn. Gã không dám giới thiệu cô với mẹ và em, không dám thừa nhận cô là ngƣời yêu của mình: “Lâu lâu gã làm bộ đi ngang qua phòng cô, ấp úng: - Em ráng chờ ít bữa” [24, tr.105], “cô vẫn đi làm, đêm về ngang phòng gã không nhìn vô, nép mình đi thẳng” [24, tr.106]. Biết mình có bầu, cô thay đổi tất cả, lòng tràn ngập hạnh phúc “cô đi vào đi ra rón rén, cƣời vu vơ, nói lẩm nhẩm một mình” [24, tr109] rồi “đi khắp hẻm, cô kiếm tìm con nít. Trong khu nhà trọ có bà mẹ bồng con, cô sà lại, mân mê bàn chân mũm mĩm của đứa bé” [24, tr.110]. Cô không còn là cô tóc tém ngày xƣa mà đã thay đổi hoàn toàn, vì con “cô đong sữa, cô vuốt ve bụng mình trƣớc khi đi ngủ, cô nhƣ trẻ con cƣời hỏi suốt ngày…. Gã không còn thấy chút vết tích nào của cô tóc tém ngày xƣa trên gƣơng mặt “bà mẹ” kia nữa” [24, tr.111]. Bao nhiêu tình yêu thƣơng, bao nhiêu hi vọng, bao nhiêu khát vọng hạnh phúc cô dồn vào cái thai, nhƣng ông trời trêu ngƣơi, số phận bông đùa đã cƣớp mất của cô tất cả. Cái thai bị hỏng “cô ngất lên ngất xuống suốt buổi chiều hôm ấy. Tỉnh dậy bỏ ăn, mƣời ngón tay cào vào gối, gọi con” [24, tr.111]. Để rồi cuối cùng cô phát điên, với những hành động kì quái “cô lắc đầu liên tục và kì quái nhƣ một con chó rẩy nƣớc trên lông” [24, tr.112]. Dù bị điên nhƣng khát khao đƣợc làm mẹ, khát khao hạnh phúc vẫn ngự trị, chiếm hết tâm trí cô “một giờ sau ngƣời ta bắt đƣợc cô, tay bồng thằng nhỏ ngồi nhìn đăm đăm vào cái cột ở bến xe liên tỉnh, không mang theo bất cứ thứ hành lý nào” [24, tr.113]. Rồi cô bốn giờ, cô năm giờ, cô sáu giờ những con ngƣời lao động nghèo, chất phác vẫn luôn thƣờng trực trong mình ƣớc mơ hạnh phúc, hạnh phúc đời thƣờng giản dị. Cô bốn giờ đã tìm đƣợc hạnh phúc của mình dù là hạnh phúc nhọc nhằn “không tuần trăng mật, hai đứa dắt nhau vào thành phố, thuê một phòng trọ ở chung bốn ngƣời. Anh, cô cùng hai đứa em ruột của anh” [24, tr.162]. Cô sáu giờ mơ ƣớc hạnh phúc với anh giảng viên tập sự trƣờng đại học nhƣng tất cả vỡ tan nhƣ bong bóng xà phòng. Tất cả họ mỗi con ngƣời, mỗi số phận
  • 22. 22 nhƣng tất cả đều gồng mình lên gắng gỏi kiếm tìm hạnh phúc. Nhƣng, hạnh phúc có lẽ vẫn chỉ là ảo ảnh chập chờn trƣớc mặt, rất gần mà cũng rất xa. Trong Bến vô thường, những đứa trẻ cũng đƣợc nhà văn đƣa vào trang viết của mình với bao khắc khoải, ƣu tƣ. Chúng đƣợc sinh ra nhƣng dƣờng nhƣ dòng đời này đã quá bất công với chúng, hành hạ chúng cả về tinh thần lẫn thể xác. Chúng lớn lên trong đau đớn, tủi nhục, méo mó về tinh thần, dị dạng về thể xác nhƣng trong chúng vẫn luôn khát khao đƣợc sống, đƣợc giao cảm với đời, đƣợc tôn trọng, đƣợc hạnh phúc nhƣ bao đứa trẻ bình thƣờng khác. Nhân vật tôi – đƣợc sinh ra trong một gia đình trí thức: “Gia đình tôi trung lƣu. Cha tôi có học, mẹ tôi có học, thằng em tôi nghe mọi ngƣời ca ngợi là nó thông minh. Một gia đình thật tuyệt” [24, tr.44]. Nhƣng nhân vật tôi luôn sống trong nỗi cô đơn thƣờng trực, cha mẹ không hiểu tâm lý, không tôn trọng những cảm xúc của cô bé mới lớn: “Không có nỗi cô đơn nào là nỗi cô đơn trong chính ngôi nhà của mình, bị xúc phạm tới mọi ngóc ngách riêng tƣ bởi chính những ngƣời thân của mình. Mẹ tôi là gác ngục. Cha tôi là đao phủ. Thằng oắt con là một kẻ xu nịnh…” [24, tr.44]. Lạc lõng, cô đơn chính trong ngôi nhà của mình: “Tôi là ai? Tôi còn chi? Tôi bất hạnh hơn cả đứa bé ăn mày…” [24, tr.45], cô bé đã chọn đến cái chết ở tuổi 17 – một cái chết đầy đau đớn nhƣng với cô đó là sự giải thoát. Thằng câm với số phận bất hạnh từ khi lọt lòng, sống trong cảnh mẹ góa con côi: “Thằng câm là đứa trẻ bị đám nhóc con trong xóm vừa chối bỏ, kinh sợ, vừa luôn tìm cách hiếp đáp trả thù” [24, tr.29]. Nhƣng nó vẫn luôn khao khát đƣợc sống nhƣ lũ trẻ bình thƣờng, có bè có bạn, đƣợc chuyện trò, tiếp xúc với cuộc sống bên ngoài “cứ thấy đám trẻ chơi là nó lại gần đứng ngoài nhìn vào…. Mà lạ cái, hễ cứ có dăm ba đứa trẻ tụ lại là loáng sau y nhƣ thằng câm lù lù dẫn xác đến, đứng nhìn trân trối” [24, tr.29]. Nhờ có con bé nhà hàng nƣớc thằng câm có cơ hội đƣợc chơi với bọn trẻ “nó bớt đi vẻ “rắn”, đã thành một thằng nhóc ít nhiều biết đùa biết cƣời” [24, tr.64]. Nhà văn cũng dành sự quan tâm đặc biệt đối với những bất trắc trong số phận của con ngƣời trong Giữa dòng chảy lạc trƣớc cuộc sống bộn bề, xô bồ của cuộc sống hôm nay. Anh thất nghiệp, cô đơn, “một gã tâm thần đơn độc với tuổi già phía trƣớc”. Vợ mới cƣới đƣợc ba tháng bỏ đi. Ngƣời bạn họa sĩ tâm giao cũng chết đột ngột không rõ nguồn cơn. Ngƣời bạn thời sinh viên, sau tai nạn phải sống thực vật cũng đã ra đi. Mấy lần xin việc rồi mất việc. Nhiều lần lên cơn điên hiện sinh tƣởng đã chia lìa cõi đời phù du này.
  • 23. 23 Thế giới nhân vật của Nguyễn Danh Lam đã thể hiện đƣợc chiều sâu và những phát hiện mới trong cái nhìn về con ngƣời. Xây dựng thế giới nhân vật, Nguyễn Danh Lam tiếp tục cuộc hành trình chƣa kết thúc của nhân loại để trả lời câu hỏi: Ta là ai? Nghĩa là cuộc hành trình đi tìm bản thể của mỗi cá nhân con ngƣời. Qua thế giới nhân vật này, nhà văn đã trình bày cả một thảm trạng xã hội thời hiện đại với bao nghi kị, sợ hãi, miệt thị, thù hằn…đang giáng xuống đầu con ngƣời. Cũng từ đó, nhà văn gióng lên tiếng chuông cảnh tỉnh con ngƣời trƣớc sự ỷ lại, thụ động, lạc loài trƣớc dòng chảy cuộc sống và cả những nguy cơ bị tha hóa, biến dạng, méo xệch cả tâm hồn lẫn thể xác… Con ngƣời luôn nằm trong lằn ranh thiện – ác, tốt – xấu, sáng – tối… nhƣng cho dù hoàn cảnh có ra sao, họ vẫn luôn hƣớng tới ánh sáng với khát vọng mãnh liệt – khát vọng làm ngƣời, khát vọng hạnh phúc dù hành trình kiếm tìm đó còn dài dằng dặc và đầy nỗi nhọc nhằn. Hai chữ “Con ngƣời” thật ngắn gọn nhƣng lại chứa muôn vàn ngóc ngách để nhà văn “khơi những nguồn chƣa ai khơi”. Tất cả chỉ nhằm tới một mục đích: đƣa con ngƣời tới bến bờ Chân – Thiện – Mỹ, trả lại cho con ngƣời những gì họ đáng đƣợc hƣởng nhất. Vì thế nhân vật trong sáng tác Nguyễn Danh Lam là một trong những tiêu chí quan trọng để thể hiện năng lực cảm thụ hiện thực, tƣ tƣởng và khả năng sử dụng các biện pháp nghệ thuật. Quá trình tái hiện “con ngƣời trong con ngƣời” đó là quá trình đổi mới tƣ duy nghệ thuật mà các nhân vật trong sáng tác của anh đã phản ánh một cách trung thành những trăn trở nghề nghiệp, cũng nhƣ những vấn đề về đạo đức đặt ra trong xã hội. Càng về sau anh càng cho xuất hiện nhiều hơn loại nhân vật đƣợc thể hiện qua mô típ độc đáo, qua việc đi sâu vào tâm lý, qua những cuộc độc thoại nội tâm mà thực chất đó là những cuộc đối thoại ngầm. Anh cũng đã mã hóa ngoại hình và tên gọi nhân vật. Nhân vật – đó là những con ngƣời “hoặc to lớn hơn số phận của mình, hoặc nhỏ bé hơn tính ngƣời của mình”. Và có thể nói, một trong những phƣơng diện đặc sắc nhất thể hiện đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam đó chính là nhân vật. TIỂU KẾT: Chuỗi kết nối về hệ thống đề tài, chủ đề, nhân vật đã tạo nên một sự đan dệt văn bản trong tiểu thuyết của Nguyễn Danh Lam, tạo nên một thế giới nghệ thuật riêng độc đáo của nhà văn. Bốn cuốn tiểu thuyết là những mảnh ghép để tạo nên bức tranh chỉnh thể về đời sống của trí thức, tuổi trẻ trong xã hội hiện đại hôm nay. Nhìn vào chiều sâu bức tranh, ngƣời đọc không chỉ thấy đƣợc những gam màu khuất lấp, đen tối mà còn
  • 24. 24 thấy đƣợc sự vật vã day dứt đi tìm cái tôi bản ngã của những thân phận mang trong mình những bi kịch. Tấn bi kịch của họ dai dẵng, đeo đuổi họ, khiến cho họ trƣợt dài trên con đƣờng tha hóa và trở thành nỗi day dứt trên mỗi trang viết của nhà văn. Hệ thống nhân vật trong mỗi trang viết của Nguyễn Danh Lam là những con ngƣời luôn khao khát, kiếm tìm ý nghĩa đích thực của sự tại, để thực hiện đƣợc điều đó họ phải ra đi, dấn thân để tồn tại.
  • 25. 25 CHƢƠNG II CÁC HÌNH THỨC LIÊN VĂN BẢN TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN DANH LAM 2.1. Tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam - trò chơi kết cấu liên văn bản. Thuật ngữ “trò chơi” xuất hiện ngày càng phổ biến trong đời sống văn hóa Việt Nam đƣơng đại. Văn học nghệ thuật là loại hình ý thức xã hội phản ánh bản chất nhất, sâu sắc nhất, tinh tế nhất và ám ảnh nhất về động hƣớng này. Tƣ duy trò chơi trong văn học trên bề mặt thiên về phƣơng diện hình thức (chuyên chú vào hành động viết, lối viết – “viết nhƣ thế nào?”), nhƣng dƣới bề sâu lại đề cao phẩm chất nghệ thuật và giá trị triết – mỹ đích thực của tác phẩm văn chƣơng. Bản chất của nó là sự phiêu lƣu của hình thức, tìm tòi trong lối viết, thể nghiệm cách thức tổ chức văn bản ngôn từ, qua đó nhằm thể hiện cảm quan về thế giới và con ngƣời. Lúc này đòi hỏi ngƣời viết phải liên tục tƣởng tƣợng, không ngừng khai phóng ý tƣởng cá nhân với tâm thế đối thoại và ý thức hoài nghi mang cảm cảm hiện đại/hậu hiện đại, nhằm phá vỡ quy phạm, nguyên tắc có tính chân lí, tín điều, định kiến của văn chƣơng. Bởi bản chất trò chơi là hoạt động tự do, sáng tạo, và khi văn chƣơng đƣợc quyền là cuộc chơi cá nhân, vì vậy, mỗi nhà văn có thể chơi theo một cách thế (và luật chơi) khác nhau. Đến lƣợt mình, ngƣời đọc cũng sẽ chủ động tham gia và tìm luật chơi theo cách thức riêng của mình. Kết cấu mới lạ cùng sự thách đố của ngôn từ, sự khiêu khích của thế giới hình tƣợng sẽ “vẫy gọi” ngƣời đọc dự phần vào quá trình đồng sáng tạo và đối thoại với nhà văn. Nhờ vậy, tác phẩm trở thành một cấu trúc mở, chứa đựng những văn bản đa diện/đa trị, không ngừng tạo sinh nghĩa nhờ các cách đọc khác nhau. Nguyên tắc trò chơi thể hiện rõ tính chất liên văn bản của quá trình sáng tạo. Một quá trình phối kết, pha tạp của vô vàn yếu tố bên trong và bên ngoài để tạo nên chỉnh thể văn bản. Tính trò chơi trong tiểu thuyết của Nguyễn Danh Lam thể hiện tự do ở việc tổ chức các cách chơi: chơi ngôn ngữ, chơi thể loại, chơi cấu trúc...; trong việc sử dụng, pha trộn nhiều loại hình nghệ thuật ...; trong việc vận dụng đa dạng các thủ pháp nghệ thuật liên văn bản: trích dẫn, dán ghép, giễu nhại. Tiểu thuyết là thể loại với dung lƣợng lớn, có khả năng phản ánh hiện thực đời sống không giới hạn về chiều kích không gian và thời gian. Tiểu thuyết viết về cuộc sống ở thì hiện tại đang diễn ra, chƣa có dấu chấm
  • 26. 26 cuối cùng. Là một thể loại chƣa định hình với tính chất mở nhƣ vậy, tiểu thuyết đƣợc xem là thể loại Vua, nó có thể hút vào bản thân nó nhiều thể loại văn học khác. Tiểu thuyết hấp thu những áng thơ trữ tình, những đối thoại đầy chất kịch, những ghi chép đời thƣờng, những diễn văn lịch sử, chính trị, tôn giáo… Đó là cơ sở của sự liên văn bản về thể loại. Hệ quả của trò chơi dẫn đến sự thâm nhập của các thể loại, sự chuyển vị các văn bản khác nhau vào nội dung, sự hình thành kết cấu đa tầng bậc trong văn bản tiểu thuyết. Đến với tiểu thuyết của Nguyễn Danh Lam ngƣời đọc đƣợc hứa hẹn một chuyến phiêu lƣu vào thế giới tƣơng liên của trò chơi thủ pháp. 2.1.1. Trích dẫn và chuyển vị văn bản Khi tiếp cận lí thuyết Liên văn bản ở cấp độ sơ đẳng là sự trích dẫn, hòa trộn nhiều văn bản khác nhau vào trong một văn bản. Việc trích dẫn liên kết văn bản hiện thời với văn bản quá khứ, giữa các văn bản không cùng thể loại, lĩnh vực trong một văn bản và xếp chúng ngang hàng với nhau. Ngoài ra, tính liên văn bản còn đƣợc hiểu là “một sự chuyển vị của nhiều văn bản'', là cách làm đầy thêm văn bản. Mục đích của trích dẫn khiến cho những văn bản hoặc phần văn bản đƣợc đặt trong một không gian mới và mang những chiều kích mới. Kritteva cho rằng, đó là “một hành trình từ hệ thống kí hiệu này sang hệ thống kí hiệu khác''. Tức là liên văn bản không chỉ đề cập đến những văn bản đƣợc hòa trộn vào văn bản khác hay sự chịu ảnh hƣởng lẫn nhau mà còn cho thấy những trích dẫn trong một tâm thế, địa vị phán truyền mới mẻ, mang một ''sinh mạng'' khác từ quá trình chuyển vị. Thế giới tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam, bộn bề những trích dẫn. Nơi hằn rõ dấu vết của sự hấp thụ và chuyển thể các văn bản văn chƣơng nghệ thuật. Trong tác phẩm, ý thức sử dụng liên văn bản qua những trích dẫn và chuyển vị trở thành trò chơi thú vị. Những sáng tác của Nguyễn Danh Lam thực sự là kết quả của sự xếp chồng, biến cải, đan dệt của nhiều văn bản lại với nhau. Những văn bản dẫn dắt nhau, mời gọi nhau, níu giữ nhau tạo thành trƣờng liên tƣởng nối dài, nhƣ một trò chơi không có hồi kết Thữc trong “Giữa vòng vây trần gian” mang trên mình thân phận lạc loài, vô tội giữa mê cung phi lí của thiết chế xã hội. Thữc lạc vào cõi ma mị, đồng hành cùng những con ngƣời không quen biết, hoảng loạn trƣớc những thế lực vô danh, gánh chịu những pháp chế phi lí… một cách bất ngờ, không tƣởng. Anh lạc vào “vòng vây” của mê lộ: “
  • 27. 27 Thữc nghiệm ra, từ ngày vào làng anh đã chạy quẩn. Hai lần gặp lão già. Hai lần vào làng. Hai lần ngƣợc ra sông. Hai lần trốn chạy cùng cô gái”. Ma trận đời Thữc không chỉ diễn ra một cách tự nhiên mà còn đƣợc thông báo trƣớc một cách lạnh lùng, tàn nhẫn. Còn sống là còn phải quẩn quanh trong mê cung mà chính anh cũng không tài nào quản đƣợc bƣớc chân của mình: “Chẳng biết rồi anh có trở lại cái rẫy lần thứ hai?”. Thữc rơi vào tình trạng hoang mang, lo sợ, tiến thoái lƣỡng nan. Anh không hề có một chút sức lực phản kháng, nhận thức tình trạng của mình cũng nhƣ Gregor, Joseph K. lẫn K trong các tác phẩm “Hóa thân”, “Lâu đài”, “ Vụ án” của F. Kafka đều thiếu năng lực phản ứng để nhận ra mình và hoàn cảnh xung quanh. Mỗi nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam tồn tại nhƣ những con ngƣời suy tƣ nhƣng họ không thể kéo gần khoảng cách giữa ngƣời với ngƣời. Hay đó chính là sự bất hạnh của loài ngƣời trong việc xây dựng thế giới hòa hợp giữa bản ngã và tha nhân. Liên hệ đến các nhân vật của F. Kafka hầu hết đều là những nhân vật cô đơn trƣớc cuộc đời, trƣớc thế giới: Ngƣời đàn ông trong truyện ngắn Trước cửa pháp luật cũng nhƣ K. trong Vụ án, Lâu đài đã dành cả cuộc đời tìm hiểu cái phi lí để rồi chỉ thấy đó là một thế giới bí ẩn xa lạ. Hay trong T mất tích (Đoàn Ánh Thuận) cũng vậy: Con ngƣời không còn là cá thể độc đáo, ấm áp và đầy cảm xúc. Sự lặp lại nhàm chán, “tù đọng” đã mài mòn cảm xúc, biến con ngƣời thành những thực thể dửng dƣng, lạnh lùng, khép kín. Ngƣời chồng Pháp, nhân vật “tôi” không có thói quen bộc lộ, không muốn ai biết về mình cũng nhƣ không có nhu cầu biết về ngƣời khác. Nhân vật “tôi” sống dửng dƣng ngay từ nhỏ, từ một lúc nào đó đã lâu lắm, gắn với sự tồn tại của anh ta trên cõi đời này. Cùng năm tháng, cuộc sống càng tô lên đậm nét cái dửng dƣng đến vô tâm đó. Anh ta cô đơn, sống lạc lõng trên cõi đời mà không hề ý thức đƣợc. Nhân vật “tôi” cắt đứt mình ra khỏi mọi mối quan hệ, kể cả những mối quan hệ quan trọng, tất yếu nhất. Họ tồn tại cạnh nhau rời rạc, tẻ nhạt, gƣợng ép và giá lạnh. Đánh mất các mối quan hệ ràng buộc giữa ngƣời với ngƣời, con ngƣời trở nên cô đơn trong lớp vỏ lạnh lùng. Tôn trọng đời sống riêng tƣ bị đẩy đến cực đoan khiến con ngƣời trở nên vô tâm với cả những ngƣời thân yêu nhất.Trong suốt cả câu chuyện ngƣời đọc khó có thể tìm thấy một cảm giác yêu thƣơng, nhớ nhung, chia sẻ. Những ngƣời đến chia buồn trong đám tang của ông bố với một câu nói, giọng rầu rầu nhƣ nhau một cách máy móc đến hài hƣớc. Mọi sự tồn tại đều vô nghĩa, phi lí. Nếu không
  • 28. 28 có chuyện T mất tích thì có lẽ anh ta vẫn tồn tại lơ lửng nhƣ vậy cho đến khi chết mà chƣa từng thật sự sống. Trong tác phẩm Giữa dòng chảy lạc cũng nói nhiều tới sự ra đi mang nhiều ý nghĩa: đó là trƣờng hợp của ông họa sĩ và cô bán bảo hiểm. Cuộc lựa chọn của ông họa sĩ ra nƣớc ngoài là sự chọn lựa cho hiện sinh để thực hiện khát vọng thầm kín về một tƣơng lai tốt đẹp: Sự ra lần này là bƣớc dồn đẩy đến cùng số phận và trách nhiệm đối với gia đình. Ông chết không rõ nguyên nhân, thi hài ông đƣợc hỏa táng và đƣợc thả trôi dùng dằng sông nƣớc. Nhân vật cô vợ Anh chạy trốn cái gia đình giả tạo không chút hạnh phúc. Bằng sự ra đi cô đã rũ bỏ mặt nạ và trở về với con ngƣời đích thực của mình. Sự ra đi của ông họa sĩ và cô thể hiện sự khát khao tìm kiếm bản thể và ý nghĩa tồn tại đích thực của con ngƣời trong một xã hội trống rỗng, bộn bề, khủng hoảng niềm tin và chân lí. Liên hệ, trong tác phẩm T mất tích của nhà văn Thuận, chính cuộc sống chán ngắt trong gia đình cộng với thời gian làm việc quá khoa học của ngƣời chồng (nhân vật tôi, mang quốc tịch Pháp) đã khiến T- ngƣời vợ (mang quốc tịch Việt Nam), quyết định “mất tích”. T đi đâu, về đâu chẳng ai biết. Có lẽ, đó là kết thúc có hậu (mặc dù cay nghiệt) cho nhân vật T trƣớc một cuộc sống quá ngột ngạt, chật chội; và nhất là thiếu sự đồng cảm, chia sẻ của mọi ngƣời xung quanh. Phải chăng, ra đi cũng có nghĩa là trở về?. Và T mất tích, cũng chính là “cú huých” đƣa nhân vật “tôi” bƣớc vào một cuộc hành trình mới tìm kiếm bản thể, tìm lại ý nghĩa đích thực của cuộc sống, giá trị tồn tại của mình. Bắt đầu bằng những việc có vẻ vô nghĩa nhƣ băn khoăn về viên đại uý Delon, theo dõi sếp Brunel…từ đó nghĩ về cuộc sống vợ chồng, bắt đầu hiểu về ngƣời bố hào hoa nhƣng ích kỉ, về nỗi trớ trêu trong gia đình sếp Brunel với quan hệ loạn luân giữa vợ và con nuôi… Những cách lí giải về các sự kiện diễn ra theo trí tƣởng tƣợng, có thể đúng có thể không nhƣng là con đƣờng nhân vật hoà nhập vào cuộc sống, suy tƣ, trăn trở về những ngƣời xung quanh, dần dần thức tỉnh mọi cảm xúc sống động. Con ngƣời phải tìm thấy bản ngã chân thực và đó là con đƣờng đầy khó nhọc, âu lo. Từ sự chống chếnh, khắc khoải đầy bất an con ngƣời có thể nhận thức sâu xa, chắc chắn về thực tại - nơi mà họ tìm thấy mình đang ở trong đó. Nhƣ một biểu hiện gần gũi của tính liên văn bản văn học, tiểu thuyết của Nguyễn Danh Lam thƣờng xuyên trích dẫn những bài thơ, đồng dao và các văn bản nghệ thuật vào
  • 29. 29 cấu trúc tự sự. Bề mặt ngôn ngữ đặc biệt, sự sắp xếp câu từ nhƣ những đơn vị nhịp điệu làm nên một hình thức có tính tạo hình. Đồng thời, sự hiệp vần, phối xen tiếng trắc, tiếng bằng. Nét đặc trƣng của ngôn ngữ thơ ca là ngôn ngữ hình ảnh, biểu tƣợng, vì thế giàu giá trị tạo hình và giàu sức biểu cảm. Tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam đã phát huy chức năng của một thể loại thống trị, nó không còn mang những nét đặc trƣng riêng của thể loại mà còn dung nạp những yếu tố thơ ca, trữ tình. Đó là sự dung nạp chất thơ trong cảm hứng nghệ thuật, trong cấu trúc ngôn ngữ câu văn, mạch văn. Trong tác phẩm Bến vô thường có sự đan xen văn xuôi và thơ. Có thể thấy, những câu đồng giao đƣới đây trong tác phẩm là sự hiện diện của thể loại thơ, làm cho tác phẩm này mang màu sắc mới mẻ nhƣ một món ăn lạ. “ Nhong nhỏng nhòng nhong Không chồng mà ấp Đêm nằm ngủ sấp Cái vú râm ran” [24 ,tr. 119] Hay: Cô dâu chú rể Đội rế lên đầu Đánh rơi nải chuối Cô dâu chết đuối Chú rể đuổi theo [24, tr. 127] Hay trong cuốn tiểu thuyết Cuộc đời ngoài cửa, Nguyễn Danh Lam trích dẫn hẳn một bài thơ dài để diễn tả dòng tâm trạng của nhân vật chính: “Rồi cũng phải về thôi Về nghe tiếng hoa mƣa chiều sau cửa khép Những ngày dài thật ngắn Ngồi lặng nhìn hạt nắng vẽ một vòng không Bến vỗ ngàn năm đâu đó mơ hồ
  • 30. 30 Về ngồi Gọi ngƣời Ơi ngƣời – ngƣời ơi Phải chăng xôn xao đã là xa mù? Nửa bàn chân xin ngƣời một giọt vui Giờ loang thành tiếng gọi nửa khuya giật mình nghe trăng lạnh Buồn ơi là gió Thùy dƣơng nâng gió mà chi? Bến vỗ ngàn năm mà chi? Cồn cát chạy về phía khuya những nấm đồi hoang lúp xúp Mơ ngồi lại một mình Rồi lại mơ cất bƣớc Còn mấy ngày đâu để yêu nốt nơi này Giá mà có thể cho nhau? Ru nhé Ừ ru đi Áp má tay mình nhƣ tay mẹ Hơ, gió thùy dƣơng nhƣ giọng ngƣời Thôi an vui nốt chút này Vai loang sƣơng chạm vòm bí ẩn Rùng mình đẫm giọt với hƣ vô Hát nhé Ừ hát đi Hát cho hòn sỏi giữa ngàn khuya Hát cho chiếc lá rụng đầu nguồn Hát mà tự tay mình lau nƣớc mắt Con dế đầu non ơi
  • 31. 31 Làm sao về chết trong biển mặn Bất lực thế này ƣ? Đi nhé Ừ thì đi, Thôi đứng dậy đi Đi nhƣ hạt nắng nẻo tƣờng phía đông Đi nhƣ hạt nắng nẻo tƣờng phía tây Đi một vòng mà chạm cành đa Đi một vòng mà va cành đào Đi cho chẳng phải ngồi Ừ thế Lại khóc Khóc một mình nữa rồi sao? Mai lúp xúp phía cuối đồi kia Tiếng hoa rơi nhập vào trùng sóng Một vòng không hạt nắng Còn ai yêu giúp chốn này không? Đừng khóc nhé Thôi thế mà lại khóc Còn ai yêu hơn mình chốn này không? [27, tr.84 – 85 – 86 – 87] Toàn bộ bài thơ là một dòng tâm trạng chảy suốt chán chƣờng và tuyệt vọng, nhân vật hoàn toàn mất phƣơng hƣớng. Không khí này làm chúng ta nhớ tới cuốn tiểu thuyết hiện sinh Buồn nôn, một tác phẩm kinh điển của Jean-Paul Sartre. Đó là không khí của sự trống vắng, vô phƣơng hƣớng và hoài nghi thực tại đến tột cùng. Cuốn tiểu thuyết Cuộc đời ngoài cửa khởi đầu bởi một câu chuyện tƣởng nhƣ khá đơn giản: cuộc rong ruổi trên chiếc xe ô tô cũ của hai cha con. Một ngƣời cha là giáo viên bỏ nghề đang buồn chán, muốn lẩn trốn trƣớc thực tại chán chƣờng khi gia đình tan vỡ và cô con gái, với những nét tính cách nghịch dị. Cuốn tiểu thuyết đƣợc mở rộng và kéo dài qua từng bƣớc chân của
  • 32. 32 hai nhân vật này. Hai cha con rong ruổi qua nhiều ngày tháng, qua nhiều cung đƣờng, qua nhiều vùng đất, đối mặt với những bất trắc khôn lƣờng để đƣợc gì? Để tìm thấy gì? Có lẽ, họ không đƣợc gì và cũng chẳng tìm thấy gì hơn ngoài việc ngày càng lún sâu hơn vào những nỗi buồn chán, lún sâu hơn vào cái không khí nhạt nhẽo và trở nên mất phƣơng hƣớng. Tiểu thuyết chính là những vòng bánh xe đi sâu vào những bi kịch. Nỗi buồn chán, cảm thức buồn nôn, tâm trạng vong thân trong lòng xã hội của nhân vật ngƣời cha là trung tâm điểm đƣợc khai thác. Từ điểm trung tâm này, Nguyễn Danh Lam bắt đầu mở ra những bi kịch khác của đám đông. Của những ngƣời mà hai cha con đã gặp trong suốt cuộc hành trình không có đích tới của họ. Bài thơ trên đã phần nào đúc kết nội dung chính của cuốn tiểu thuyết Cuộc đời ngoài cửa, đó là cảm thức của con ngƣời luôn cảm thấy thế giới vô nghĩa, phi lý, để thấy con ngƣời không biết mình tới từ đâu, sẽ về đâu và sẽ làm đƣợc gì trong cảm thức buồn nôn kéo dài lê thê suốt năm tháng sống mòn. Bên cạnh đó trong tác phẩm của Nguyễn Danh Lam còn có sự pha trộn và đan cài giữa hai thể loại nhật kí và thƣ tín trong tiểu thuyết. Nhật kí là hình thức tự sự ở ngôi thứ nhất đƣợc thực hiện dƣới dạng ghi chép hằng ngày theo thứ tự ngày tháng về những sự kiện của đời sống mà tác giả hay nhân vật chính là ngƣời trực tiếp tham gia hay chứng kiến… Nhật kí thƣờng chỉ ghi lại những sự kiện, những cảm nghĩ vừa mới xảy ra chƣa lâu… Nhật kí là thể loại độc thoại, song lời thoại của tác giả hoặc nhân vật lại có thể là cuộc đối thoại ngầm với ngƣời khác về con ngƣời và cuộc đời nói chung và về bản thân mình nói riêng… Thƣ là tiếng nói của tâm tƣ, tình cảm ngƣời viết, bao giờ cũng thể hiện những nghĩ suy, trăn trở, quan điểm, thái độ của ngƣời viết đối với các vấn đề của cuộc sống. Thƣ, vì thế là hình thức độc đáo để thể hiện tính cách nhân vật, thể hiện mối quan hệ giữa nhân vật đó với nhân vật khác, qua đó, góp phần thể hiện chủ đề của tác phẩm. Những bức thƣ xen vào những trƣờng đoạn truyện còn có tác dụng làm chùng nhịp độ trần thuật căng thẳng, giữ đƣợc tính co giãn cho kết cấu, làm lạ hóa kết cấu trần thuật cho tác phẩm. Thƣ tín là một thể loại nhật kí biểu đạt chân thực nhất cảm xúc của con ngƣời. Nếu nhƣ thƣ là một tiểu loại của nhật kí thì văn học với chất liệu đặc thù là ngôn từ, có thể biểu đạt một cách hiệu quả nhất, sâu sắc nhất những gì thƣ tín – nhật kí muốn chuyển tải,
  • 33. 33 gửi gắm. Mối tƣơng tác giữa thƣ tín – nhật kí với tiểu thuyết đƣợc thể hiện đậm nét qua lá thƣ mà hai cô gái để lại cho nhân vật anh, qua những email giữa hai nhân vật anh và ông họa sĩ. - “Anh yêu quý, Suốt hôm nay, em giống như một người điên. Em khóc thật nhiều rồi quyết định viết thư này cho anh. Em biết, anh sẽ gọi cho em, nên sáng ấy, em đã xóa tất cả những gì liên quan đến em trong máy anh rồi đó. Chắc anh không nhớ số em đâu. Mà đúng vậy, anh đâu có gọi. Em không dám trách hay giận anh, bởi vì anh đâu có lừa gạt gì em. Tất cả chỉ tại em ảo tưởng. Nhưng hôm nay em bình tĩnh lại rồi. Chắc anh chỉ coi em như con bé ít học, tầm thường, nghèo khổ, rồi anh thương hại mà quen mấy bữa. Nhưng em không thể phá hoại tình cảm của anh được. Anh có vợ rồi mà phải không, hay đó là người yêu của anh? Mà chắc là vợ anh, chị ấy đã ở nước ngoài, anh sắp sang cùng chị ấy. Buổi sáng đó dậy sớm. thấy anh còn ngủ, em xin lỗi nhiều vì đã tò mò lấy điện thoại của anh để coi. Em thấy chị ấy rồi. Chị ấy đẹp lắm. Chị ấy hơn em về mọi thứ. Em biết tính mình hay mặc cảm. Nhưng em cũng biết giữ gìn. Hoàn cảnh của anh cũng vậy, khác xa em nhiều lắm. Em rất tủi thân khi viết đến đây. Cũng may là anh chưa tới nhà em, cũng chưa tới chỗ làm của em. Còn nhà con nhỏ bạn em, em dặn nó rồi, anh đừng có ghé kiếm. Nó không trả lời anh đâu. Em cũng sẽ không bao giờ tới lớp học đó nữa, để anh an tâm. Em xin vĩnh biệt anh, mong anh sớm đoàn tụ gia đình, chúc anh hạnh phúc. Người con gái một lần đi qua cuộc đời anh” [26, tr 178 – tr. 179] Đọc lá thƣ trên ta thấy dạng thức của thể loại nhật kí hiện lên rõ nét qua dòng cảm xúc, những lời bộc bạch, tự tình đầy hoài nghi và mặc cảm của nhân vật cô gái ở lớp học ngoại ngữ. Trích dẫn và chuyển vị xét về hình thức kết cấu, tạo nên mối liên hệ liên thể loại, là cách để cho các thể loại khác nhau cùng tràn vào không gian kết cấu, tạo nên cấu trúc liên thể loại của tiểu thuyết. Trong mạch vận động chung của văn học hiện đại Việt Nam và thế giới, tiểu thuyết của Nguyễn Danh Lam từ Bến vô thường, Giữa vòng vây trần gian, Giữa dòng chảy lạc đến Cuộc đời ngoài cửa đều có sự đan xen, pha trộn giữ nhiều lớp
  • 34. 34 văn bản và nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau. Trích dẫn văn bản, chuyển vị chúng vào trong tiểu thuyết đã mang đến tinh thần đối thoại dân chủ, sự lên ngôi của các văn bản truyền thống. 2.1.2. Xếp chồng văn bản. Trong không gian của các chiều kích liên văn bản, mỗi văn bản là tổng hòa của nhiều văn bản khác đƣợc xếp chồng lên nhau, tan loãng vào nhau để cải biến và phát triển. Tiểu thuyết của nhà văn Nguyễn Danh Lam thực sự là một món ăn lạ và động đáo giữa dòng chảy văn học đƣơng đại. Trải qua quá trình nếm trải và suy nghiệm, nhà văn đã tiếp nhận, hấp thụ và chuyển hóa các tác phẩm văn học của thế giới và dân tộc, văn học phƣơng Đông và phƣơng Tây; sáng tác văn học dân gian và hiện đại... để hòa quyện vào thế giới tiểu thuyết. Tiểu thuyết trong tiểu thuyết là kiểu kết cấu trong một văn bản có hai hay nhiều tiểu thuyết cùng tồn tại. Bên cạnh một cốt truyện trung tâm còn xuất hiện thêm những cốt truyện khác đan xen trong truyện kể. Các câu chuyện này đƣợc kể song song nhau hoặc lồng ghép vào nhau nhƣ những mắt xích để tạo nên một văn bản lớn. Kiểu kết cấu này tạo ra một cấu trúc đa tầng, đa nghĩa cho tác phẩm nghệ thuật, làm cho hiện thực cuộc sống và quan niệm nghệ thuật mới của nhà văn hiện lên thật phong phú, đa chiều và đáp ứng nhu cầu tạo trò chơi về mặt ngữ nghĩa cũng nhƣ cấu trúc văn bản của nhà văn. Nguyễn Danh Lam đã xây dựng những câu chuyện của mình theo lối cốt truyện phân mảnh, truyện lồng truyện. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy tiểu thuyết của Anh là những câu chuyện rời rạc, những mảnh ghép số phận khác nhau, đƣợc chắp ghép bằng dòng ý thức của nhân vật và đƣợc lắp ghép không tuân theo một trật tự nào. Dấu hiệu của những mảnh ghép trong tiểu thuyết của Nguyễn Danh Lam là sự chuyển đổi về nội dung, sự kiện trong những khoảng thời gian và không gian khác nhau có trong từng chƣơng và giữa các chƣơng với nhau trong cùng một tiểu thuyết. Sáng tác của nhà văn có sự tƣơng tác giữa nhiều thể loại của nhiều văn bản nghệ thuật và phi nghệ thuật, có cả việc trích dẫn các văn bản văn hóa, lịch sử, có hiện tƣợng tái sinh và thâm nhập một số các yếu tố, mô thức văn học, văn hóa dân gian, tín ngƣỡng tôn giáo, có cả những loại hình nghệ thuật mang đặc trƣng văn hóa truyền thống với các biểu tƣợng phong phú đƣợc nhà văn vận dụng nhƣ điêu khắc, hội họa... Nhà văn là ngƣời