SlideShare a Scribd company logo
1 of 103
- i -
LỜI CÁM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành tới PGS.TS. Đoàn Thế Lợi,
PGS.TSKH. Nguyễn Trung Dũng – những người thầy đã trực tiếp chỉ bảo, hướng
dẫn và giúp đỡ tôi tận tình trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân thành cám ơn các thầy, cô giáo của Trường Đại học Thủy lợi, các
đồng nghiệp tại Viện Kinh tế và Quản lý Thủy lợi, các học viên lớp cao học 17KT
cùng bạn bè, đồng nghiệp đã chia sẻ những khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi và
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.
Tôi xin cám ơn các thành viên trong gia đình đã ủng hộ, chia sẻ và là chỗ dựa
tinh thần giúp tôi tập chung học tập nghiên cứu và hoàn thành luận văn của mình.
Vì điều kiện về thời gian hạn chế nên không thể tránh được thiếu sót. Tôi xin
trân trọng và rất mong được tiếp thu các ý kiến đóng góp của các thầy cô, bạn bè và
đồng nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà nội, ngày 02 tháng 12 năm 2011
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Giang Như Chăm
- ii -
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực, được trích dẫn đầy đủ và chưa được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác./.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Giang Như Chăm
- iii -
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DNTN Doanh nghiệp thuỷ nông
ĐM KTKT Định mức kinh tế kỹ thuật
SCTX Sửa chữa thường xuyên
CTTL Công trình thuỷ lợi
VTVH Vật tư vận hành
QLKT Quản lý khai thác
NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
HTX Hợp tác xã
CBCNV Cán bộ công nhân viên
VPCT Văn phòng công ty
VPXN Văn phòng xí nghiệp
LĐTT Lao động trực tiếp
LĐGT Lao động gián tiếp
TSCĐ Tài sản cố định
KTCTTL Khai thác công trình thủy lợi
- iv -
MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN............................................................................................................................ I
LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................................II
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................................ III
MỤC LỤC .............................................................................................................................. IV
DANH MỤC BẢNG............................................................................................................... VI
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................................... VI
I. Tính cấp thiết .....................................................................................................................1
II. Mục đích nghiên cứu .........................................................................................................2
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................................3
IV. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu.....................................................................3
V. Nội dung và bố cục của luận văn......................................................................................3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA KHOÁN VÀ KHOÁN
CHI PHÍ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THUỶ NÔNG .................................................5
1.1. Tổng quan về khoán trong hoạt động sản xuất...............................................................5
1.1.1. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của hình thức khoán.............................5
1.1.2. Các khái niệm về khoán..........................................................................................6
1.1.3. Các hình thức khoán trong hoạt động sản xuất.......................................................7
1.1.4. Vai trò của khoán trong hoạt động sản xuất ...........................................................9
1.2. Những nguyên tắc cơ bản khi áp dụng hình thức khoán trong hoạt động sản xuất .11
1.2.1. Các chỉ tiêu giao khoán phải cụ thể và chi tiết .....................................................11
1.2.2. Các mức khoán phải dựa trên các căn cứ, quy định hiện hành đảm bảo tính
pháp lý và tính khả thi......................................................................................................11
1.2.3. Khoán phải gắn chặt với công tác giám sát và kiểm tra .......................................12
1.2.4. Có cơ chế điều chỉnh mức giao khoán trong các trường hợp đặc biệt..................12
1.2.5. Có cơ chế khuyến khích thưởng phạt và phải được thực hiện đầy đủ..................13
1.3. Cơ sở khoa học về khoán chi phí trong các Doanh nghiệp thủy nông........................13
1.3.1. Các đặc thù trong hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp thủy nông ..............13
1.3.2. Tổng quan về chi phí cho hoạt động công ích của các Doanh nghiệp thủy nông.16
1.3.3. Các hình thức khoán trong công tác quản lý khai thác CTTL..............................20
1.3.4. Mục tiêu và nguyên tắc khi thực hiện khoán chi phí trong các DNTN ................22
1.3.5. Sự cần thiết thực hiện khoán chi phí trong các DNTN.........................................23
CHƯƠNG 2. NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG KHOÁN TẠI MỘT SỐ DOANH
NGHIỆP THUỶ NÔNG.........................................................................................................26
2.1 Thực trạng về khoán và khoán chi phí tại các Doanh nghiệp thủy nông...................26
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển cơ chế khoán ở các DNTN ............................26
- v -
2.1.2 Thực trạng về khoán và khoán chi phí ở một số Doanh nghiệp thủy nông ..........27
2.2 Một số kinh nghiệm thực tế về thực hiện cơ chế khoán tại các DNTN.......................29
2.2.1 Khoán tại Công ty khai thác CTTL Hải Dương....................................................29
2.2.2 Khoán tại Công ty khai thác CTTL Sông Chu – Thanh Hoá................................44
2.2.3 Khoán tại Xí nghiệp khai thác CTTL Vũ Thư – Thái Bình..................................57
2.3 Những kết quả đạt được và các tồn tại cần nghiên cứu giải quyết .............................59
2.3.1 Một số kết quả đã đạt được...................................................................................59
2.3.2 Những tồn tại cần nghiên cứu hoàn thiện .............................................................60
CHƯƠNG 3. NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP KHOÁN CHI PHÍ
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THỦY NÔNG................................................................61
3.1 Mục tiêu, căn cứ để xây dựng phương pháp khoán chi phí trong các Doanh
nghiệp thủy nông.....................................................................................................................61
3.1.1 Mục tiêu của khoán chi phí trong các DNTN.......................................................61
3.1.2 Căn cứ khi xây dựng phương pháp khoán chi phí ...............................................62
3.2 Nghiên cứu đề xuất phương pháp khoán chi phí..........................................................64
3.2.1 Phương pháp khoán chi phí tiền lương:................................................................64
3.2.2 Phương pháp khoán chi phí tiền điện tưới, tiêu:...................................................71
3.2.3 Phương pháp khoán chi phí vật tư, nguyên nhiên liệu cho bảo dưỡng vận hành
máy móc thiết bị CTTL. ..................................................................................................75
3.2.4 Phương pháp khoán chi phí quản lý Doanh nghiệp..............................................76
3.3 Quyền và trách nhiệm của các bên liên quan khi thực hiện khoán ............................79
3.3.1 Đối với bên giao khoán.........................................................................................79
3.3.2 Đối với bên nhận khoán........................................................................................80
3.4 Tổ chức thực hiện và kiến nghị các biện pháp hỗ trợ để thực hiện tốt khoán chi
phí trong các DNTN................................................................................................................80
3.4.1 Trình tự tổ chức triển khai thực hiện khoán chi phí..............................................80
3.4.2 Kiến nghị các biện pháp hỗ trợ để thực hiện tốt khoán chi phí trong các Doanh
nghiệp thủy nông .............................................................................................................82
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................................85
1. Kết luận.............................................................................................................................85
2. Kiến nghị...........................................................................................................................86
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................88
PHỤ LỤC.................................................................................................................................89
- vi -
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1-1 Tỷ trọng các hạng mục chi phí thực tế của các Doanh nghiệp thuỷ nông ................18
Bảng 2-1 Tình hình sử dụng lao động trước và sau khi thực hiện công tác khoán
tại Công ty KTCT thủy lợi Hải Dương. ...................................................................37
Bảng 2-2 Quỹ Lương của công ty KTCT thủy lợi Hải Dương trước và sau khoán .................38
Bảng 2-3 So sánh kết quả hoạt động tài chính trước và sau thực hiện khoán –
Công ty khai thác CTTL Hải Dương........................................................................39
Bảng 2-4 So sánh tiền điện tiêu thụ thực tế so với giao khoán theo định mức –
Công ty khai thác CTTL Hải Dương........................................................................40
Bảng 2-5 So sánh chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế với giao khoán – Công
ty khai thác CTTL Hải Dương .................................................................................41
Bảng 2-6 So sánh chi phí vật tư vận hành thực tế với giao khoán – Công ty khai
thác CTTL Hải Dương. ............................................................................................42
Bảng 2-7 Bảng chấm điểm các chỉ tiêu khoán – Công ty Sông Chu, Thanh Hóa...................47
Bảng 2-8 Ví dụ về chấm điểm các chỉ tiêu khoán- Công ty Sông Chu ...................................49
Bảng 2-9 Bảng chấm điểm các chỉ tiêu khoán công tác duy tu bảo dưỡng công
trình – Công ty Sông Chu.........................................................................................54
Bảng 3-1 Ví dụ lập kế hoạch giao khoán chi phí điện năng tưới màu vụ Đông:......................72
Bảng 3-2 Ví dụ lập kế hoạch giao khoán chi phí điện năng tưới vụ Chiêm xuân: ...................73
Bảng 3-3 Ví dụ lập kế hoạch giao khoán chi phí điện năng tưới vụ Mùa: ...............................73
Bảng 3-4 Tổng hợp kế hoạch giao khoán chi phí điện năng cả năm:.......................................74
Bảng 3-5 Ví dụ lập kế hoạch khoán chi phí vật tư, nguyên nhiên liệu cho bảo
dưỡng vận hành máy móc thiết bị CTTL.................................................................76
Bảng 3-6 Các khoản mục trong chi phí quản lý Doanh nghiệp................................................76
Bảng 3-7 Phân bổ khoán chi phí quản lý trong Doanh nghiệp theo định mức:........................78
Bảng 3-8 Khoán chi phí quản lý Doanh nghiệp theo mức thống kê thực tế.............................78
DANH MỤC HÌNH
Hình 1-1. Tỷ trọng các khoản mục chi phí thực tế cho hoạt động công ích của
các Doanh nghiệp thuỷ nông....................................................................................19
Hình 1-2. Mô hình hoá quy trình sản xuất cung cấp dịch vụ tưới, tiêu của các
Doanh nghiệp thuỷ nông. .........................................................................................20
Hình 3-1. Sơ đồ tổ chức điển hình của Doanh nghiệp thuỷ nông cấp tỉnh...............................65
- 1 -
MỞ ĐẦU
I. Tính cấp thiết
Chính sách phân phối thu nhập cho người lao động trong các Doanh nghiệp
thủy nông (DNTN) theo kiểu “cào bằng”, trả lương không căn cứ vào năng suất và
hiệu quả của người lao động là nguyên nhân làm cho tính năng động sáng tạo, tính
tự chủ trong thực hiện các nhiệm vụ quản lý khai thác công trình thủy lợi (CTTL)
cung cấp dịch vụ tưới, tiêu không cao. Đây cũng là một trong những nguyên nhân
dẫn đến hiệu quả phục vụ của một số không ít Doanh nghiệp thủy nông còn thấp,
chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Kết quả phục vụ tốt hay xấu cũng ít ảnh hưởng
đến mức thu nhập của cán bộ công nhân viên trong các DNTN, đó là nguyên nhân
chính nảy sinh tình trạng “lãng công”. Công nhân thuỷ nông (CNTN) không có
động lực để phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý vận hành công trình thuỷ lợi,
ý thức tiết kiệm tài nguyên nước trong quản lý khai thác CTTL chưa cao.
Một trong những giải pháp để có thể cải thiện tình trạng trên là thực hiện cơ
chế khoán trong các Doanh nghiệp thuỷ nông. Với cơ chế khoán sẽ tạo ra động lực
để người lao động phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao nhằm mục đích tiết
kiệm chi phí sản xuất, tiết kiệm tài nguyên nước và các nguồn lực khác, đồng thời
nâng cao hiệu quả phục vụ và tăng thu nhập cho bản thân người lao động và sử
dụng hiệu quả ngân sách cấp bù thủy lợi phí của Nhà nước hàng năm đối với lĩnh
vực hoạt động công ích trong các Doanh nghiệp thủy nông hiện nay.
Thời gian gần đây, công tác đổi mới quản lý trong hoạt động cung cấp dịch vụ
tưới, tiêu tại các DNTN đã và đang được các cơ quan quản lý Nhà nước hết sức
quan tâm đặc biệt là khi thực hiện chính sách miễn, giảm thủy lợi phí theo Nghị
định 115/2008/NĐ-CP ngày 14/11/2008 của Chính phủ. Cụ thể, Chính phủ và các
Bộ ngành đã ban hành các văn bản liên quan như: Nghị định 31/2005/NĐ-CP quy
định về sản xuất và cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích; Quyết định 256/2005/QĐ-
TTg của Chính phủ ban hành quy chế đấu thầu, đặt hàng, giao kế hoạch thực hiện
sản xuất và cung ứng sản phẩm và dịch vụ công ích; Thông tư số 11/2009/TT-BTC
ngày 21/1/2009 của Bộ Tài chính về hướng dẫn đặt hàng, giao kế hoạch đối với các
- 2 -
đơn vị làm nhiệm vụ quản lý khai thác công trình thủy lợi và quy chế quản lý tài
chính của công ty Nhà nước làm nhiệm vụ quản lý, khai thác công trình thủy lợi khi
thực hiện chính sách miễn TLP (thay thế Thông tư 90). Bộ Nông nghiệp &PTNT
với vai trò quản lý ngành cũng đã rất quan tâm đến công tác đổi mới tổ chức quản lý
khai thác hệ thống CTTL, từ năm 2009 đến nay Bộ đã cho ban hành các văn bản
quy phạm pháp luật phục vụ đổi mới công tác tổ chức quản lý nhằm nâng cao hiệu
quả phục vụ của hệ thống CTTL, cụ thể là: Thông tư số 65/2009/TT-BNNPTNT
ngày 12/10/2009 Hướng dẫn tổ chức hoạt động và phân cấp quản lý, khai thác công
trình thủy lợi; Quyết định số 2891/QĐ-BNN-TL ngày 12/10/2009 Ban hành hướng
dẫn xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật trong công tác quản lý, khai thác và bảo vệ
công trình thủy lợi; Thông tư số 56/2010/TT-BNNPTNT ngày 01/10/2010 Quy định
một số nội dung trong hoạt động của các tổ chức quản lý, khai thác công trình thủy
lợi; và mới đây là Thông tư số 40/2011/TT-BNNPTNT ngày 27/5/2011 Quy định
năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia quản lý, khai thác công trình thủy lợi. Điều
đó cho thấy nhu cầu cấp thiết của việc đổi mới công tác quản lý trong các Doanh
nghiệp thuỷ nông nói chung, trong đó có đổi mới quản lý chi phí sản xuất cung ứng
dịch vụ công ích trong các DNTN. Chính vì vậy, nội dung nghiên cứu của luận văn
là nghiên cứu cơ sở khoa học, nghiên cứu thực tiễn và đề xuất phương pháp khoán
chi phí trong các Doanh nghiệp thuỷ nông hiện nay là cần thiết và phù hợp với chủ
trương chung. Kết quả nghiên cứu của luận văn mong muốn sẽ đóng góp một phần
nhỏ bé, thiết thực trong việc đổi mới quản lý lao động nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động sản xuất cung ứng dịch vụ công ích của các Doanh nghiệp thuỷ nông trong
điều kiện thực tế hiện nay ở nước ta.
II. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là:
1. Nghiên cứu cơ sở khoa học về khoán và khoán chi phí trong các Doanh nghiệp
thuỷ nông. Luận giải tính khoa học của việc áp dụng khoán chi phí trong các
Doanh nghiệp thuỷ nông.
- 3 -
2. Đánh giá thực trạng công tác khoán tại một số Doanh nghiệp thuỷ nông chọn
làm điểm nghiên cứu.
3. Đề xuất được phương pháp khoán chi phí kiến nghị áp dụng trong các Doanh
nghiệp thủy nông.
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tương nghiên cứu của luận văn là cách thức khoán chi phí trong các
Doanh nghiệp thủy nông, các tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi, trong đó
tập chung nghiên cứu về công tác tổ chức quản lý, quản lý chi phí trong các DNTN.
Đối với phạm vi của một luận văn thạc sĩ, dự kiến sẽ nghiên cứu thực tế tại một số
Doanh nghiệp thủy nông trong vùng đồng bằng Sông Hồng để rút ra các kinh
nghiệm thực tế làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề xuất phương pháp khoán chi phí
trong các DNTN.
IV. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu của luận văn, cách tiếp cận các vấn đề
nghiên cứu phải bảo đảm tính lôgic từ nghiên cứu luận giải các căn cứ khoa học,
phân tích đánh giá thực trạng, kết hợp lý luận khoa học và thực tế, vận dụng các
kinh nghiệm trên thực tế để giải quyết các vấn đề đặt ra. Luận văn phối hợp các
phương pháp nghiên cứu sau:
1. Phương pháp chuyên khảo;
2. Phương pháp quan sát thực nghiệm;
3. Phương pháp phân tích thống kê;
4. Phương pháp chuyên gia;
V. Nội dung và bố cục của luận văn
Luận văn bao gồm 3 chương chính và phần kết luận và kiến nghị.
Chương 1 của luận văn nghiên cứu tổng quan hình thức khoán và vai trò của
khoán trong hoạt động sản xuất, đề cập đến những nguyên tắc cơ bản nhất khi áp
dụng hình thức khoán trong hoạt động sản xuất.
- 4 -
Nghiên cứu tổng quan về đặc thù trong hoạt động sản xuất của các DNTN,
tổng quan về chi phí và cơ cấu chi phí cho hoạt động sản xuất cung cấp dịch vụ
tưới, tiêu trong các doanh nghiệp thủy nông. Nghiên cứu về các hình thức khoán
trong công tác quản lý khai thác CTTL, sự cần thiết của khoán chi phí trong các
DNTN.
Chương 2 của luận văn tiến hành nghiên cứu phân tích thực trạng công tác
khoán và khoán chi phí tại các doanh nghiệp thủy nông. Trong chương này trình
bày một số kinh nghiệm thực tế về thực hiện cơ chế khoán tại các Doanh nghiệp
thủy nông chọn làm điểm nghiên cứu là: Công ty khai thác CTTL Hải Dương, công
ty khai thác CTTL Sông Chu – Thanh Hóa, Xí nghiệp khai thác CTTL Vũ Thư –
Thái Bình. Thông qua nghiên cứu thực tế công tác khoán tại các đơn vị này để rút ra
các kết quả đã đạt được và tìm ra các tồn tại cần nghiên cứu giải quyết làm căn cứ
để nghiên cứu đề xuất cơ chế khoán chi phí ở chương 3 của luận văn.
Chương 3 của luận văn tiến hành nghiên cứu đề xuất phương pháp khoán chi
phí trong các Doanh nghiệp thủy nông, bao gồm:
 Mục tiêu, căn cứ đề xây dựng phương pháp khoán chi phí trong các Doanh
nghiệp thủy nông.
 Nghiên cứu đề xuất phương pháp khoán chi phí bao gồm:
1. Phương pháp khoán chi phí tiền lương.
2. Phương pháp khoán chi phí tiền điện tưới, tiêu.
3. Phương pháp khoán chi phí vật tư nguyên nhiên liệu cho bảo dưỡng vận
hành máy móc thiết bị CTTL.
4. Phương pháp khoán chi phí quản lý Doanh nghiệp.
 Nghiên cứu đề xuất quyền và trách nhiệm của bên giao khoán và bên nhận
khoán khi thực hiện khoán.
 Đề xuất cách thức tổ chức và trình tự thực hiện khoán chi phí trong các
DNTN, kiến nghị các biện pháp để hỗ trợ thực hiện tốt khoán chi phí trong các
DNTN
Phần kết luận và kiến nghị của luận văn trình bày một số kết luận nghiên cứu
và các kiến nghị đối với nội dung nghiên cứu của luận văn.
Phần phụ lục của luận văn trình bày ví dụ minh họa áp dụng phương pháp
khoán chi phí tiền lương được đề xuất ở chương 3 đối với 1 Doanh nghiệp thủy
nông.
- 5 -
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA KHOÁN VÀ
KHOÁN CHI PHÍ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THUỶ NÔNG
1.1. Tổng quan về khoán trong hoạt động sản xuất
1.1.1. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của hình thức khoán
Song song với sự phát triển của các hình thái tổ chức kinh tế - xã hội, các
phương thức tổ chức quản lý lao động trong hoạt động sản xuất, trong đó có hình
thức khoán đã ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của lực lượng lao động, quan
hệ sản xuất và các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nói chung. Ngay từ
những năm 1550 hình thức khoán công việc (piece works) mang tính chất sơ khai
đã lần đầu xuất hiện trên thế giới. Biểu hiện của hình thức khoán sơ khai này là các
ông chủ của các phường hội thợ thủ công đã tìm cách phân chia các công việc đơn
giản ra nhiều công đoạn nhỏ và giao khoán cho các hộ gia đình trong phường hội
nhận sản xuất tại nhà thay vì trước đó các công việc này được thực hiện đồng loạt
tại các phân xưởng tập chung. Cũng vào thời gian này trong hệ thống nhà máy ở
nước Anh, những công nhân trong các dây truyền sản xuất đã được giao các nhiệm
vụ cụ thể cho từng cá nhân từ các kế hoạch sản xuất chung như là một sự phân chia
công việc, đó chính là sự xuất hiện sơ khai của hình thức khoán trong sản xuất.
Khoán trong hoạt động sản xuất ngày càng khẳng định tầm quan trọng cùng với sự
tiến bộ của công cụ máy móc trong lao động. Một ví dụ cụ thể minh họa là công
nghệ máy tiện ra đời năm 1751 đã tạo điều kiện cho các công nhân sản xuất ra các
sản phẩm đơn lẻ nguyên chiếc một cách chính xác và điều đó đã thúc đẩy các nhà
máy thực hiện phương thức khoán trên đơn vị sản phẩm cho từng công nhân.
Khoán là một phương thức tổ chức quản lý lao động mà ở đó việc trả công
được căn cứ trên số lượng và chất lượng thực tế của các phần của sản phẩm được
sản xuất ra, điều này có nghĩa là mức thu nhập mà người nhận khoán nhận được
(thu nhập của người lao động nhận khoán) chỉ phụ thuộc vào số lượng sản phẩm mà
họ sản xuất ra chứ không phụ thuộc vào việc họ đã phải sử dụng bao nhiêu thời gian
để sản xuất ra khối lượng sản phẩm đó.
- 6 -
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, các phương thức khoán dần dần xuất
hiện trong nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế. Trong phương thức khoán trước đây,
người lao động được nhận công bằng hiện vật, điều này có nghĩa là người lao động
nhận công cho việc sản xuất ra số lượng sản phẩm của họ bằng một khối lượng nhất
định của chính sản phẩm đó, điều này thường xảy ra trong lĩnh vực sản xuất lương
thực. Một ví dụ minh họa cho cách thức khoán này ở nước ta chính là việc các hộ
nông dân thời phong kiến nhận khoán ruộng đất của các địa chủ để trồng lúa và
nhận công chính bằng một phần thóc do chính họ sản xuất ra trên mảnh đất nhận
khoán đó.
Tóm lại: phương thức quản lý lao động trong sản xuất theo hình thức khoán đã
xuất hiện từ rất sớm (thế kỷ 15) và từng bước xâm nhập vào các lĩnh vực sản xuất
khác nhau của đời sống kinh tế xã hội. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ
thuật, khoa học trong quản lý, khoa học tổ chức, trình độ và kỹ năng trong lao
động,… các hình thức khoán cũng không ngừng được phát triển và ngày càng hoàn
thiện. Đến nay hình thức khoán đã có các tiến bộ to lớn so với các hình thức khoán
sơ khai kể trên và có thể nói khoán đã trở thành một trong những công cụ quản lý
lao động tiên tiến có mặt ở hầu hết mọi lĩnh vực sản xuất và cũng biểu hiện đa dạng
và phong phú theo các sắc thái khác nhau trong từng ngành, từng lĩnh vực kinh tế xã
hội ở mỗi nơi.
1.1.2. Các khái niệm về khoán
Khoán là một hình thức tổ chức quản lý lao động trong sản xuất mà ở đó
người lao động được trả công căn cứ trên số lượng các đơn vị thành phẩm thực tế
họ đã làm ra hoặc theo kết quả thực tế thực hiện công việc của họ mà không căn cứ
trên lượng thời gian hao phí thực tế của họ để sản xuất ra sản phẩm đó. Hay nói
cách khác, cơ chế khoán là một hình thức trả công gắn liền với kết quả lao động
thực tế của người lao động (Perfomance-Related Pay).
Căn cứ vào mức độ phức tạp của các quy trình công nghệ trong quá trình sản
xuất, công tác khoán có thể được áp dụng ở từng khâu, từng công đoạn trong cả chu
trình sản xuất để tạo ra sản phẩm cuối cùng. Khi đó người lao động được trả công
- 7 -
căn cứ vào kết quả của từng khâu, hay từng công đoạn sản xuất (bán thành phẩm).
Nếu trường hợp các sản phẩm mang tính chất đồng loạt thì việc áp dụng hình thức
khoán là gắn chặt lợi ích của người lao động đối với thành phẩm họ sản xuất ra,
người lao động càng tạo ra nhiều thành phẩm thì càng có thu nhập cao và ngược lại.
Trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ, biểu hiện của hình thức khoán là sự tính
toán trả lương cho người lao động dựa trên mức độ hoàn thành của các hoạt động
dịch vụ, khi đó người lao động nhận khoán trong hoạt động cung ứng dịch vụ sẽ
được trả công căn cứ vào số lượng và mức độ hoàn thành của các hoạt động dịch vụ
mà họ cung ứng. (Việc trả công cho người lao động hoạt động trong lĩnh vực cung
cấp dịch vụ dựa trên hiệu quả thực tế được gọi là hình thức kinh doanh dịch vụ
hưởng tiền hoa hồng, rất phổ biến trên thực tế).
1.1.3. Các hình thức khoán trong hoạt động sản xuất
Khoán là một trong những công cụ quản lý lao động phổ biến hiện nay tại các
Công ty, các nhà máy hay các đơn vị sản xuất kinh doanh. Các hình thức khoán trên
thực tế phát triển từ thấp đến cao và tỷ lệ thuận với trình độ và khả năng tổ chức và
quản lý của bên giao khoán và năng lực sản xuất của bên nhận khoán. Thông
thường, một công việc hay một sản phẩm có thể được giao khoán khi cả bên giao
khoán và bên nhận khoán đều thấy rõ được mức độ yêu cầu về thời gian, kinh phí,
nhân lực và cách thức để hoàn thành công việc hoặc sản phẩm đó. Do đó biểu hiện
của khoán trong hoạt động sản xuất có nhiều hình thức rất đa dạng tùy thuộc vào
đặc thù về công nghệ để sản xuất ra sản phẩm và trình độ tổ chức quản lý ở từng
lĩnh vực và từng nơi cụ thể. Tuy nhiên có thể tổng quát hoá hình thức khoán ra 2
loại là:
1. Khoán theo từng khâu, từng công đoạn.
2. Khoán đến sản phẩm cuối cùng (khoán gọn).
Khoán từng khâu, từng công đoạn:
Hình thức khoán từng khâu, từng công đoạn đã được áp dụng rất linh hoạt và
đa dạng trên thực tế, một ví dụ điển hình của hình thức khoán này trong nông
nghiệp ở nước ta thời kì HTX kiểu cũ là mô hình khoán 3 khâu, khoán 5 khâu trên
- 8 -
tổng số 8 khâu trong cả quy trình trồng lúa. Trong cơ chế làm ăn tập thể cũ, các
HTX nông nghiệp cũng đã nhận thấy lợi ích của việc giao khoán nên đã thực hiện
giao khoán một số khâu trong quy trình canh tác lúa cho các xã viên HTX nhận
khoán như: gieo cấy, chăm bón, thu hoạch, các khâu này phù hợp với hình thức lao
động cá nhân do đó các xã viên HTX nông nghiệp nhận khoán được trả công trên tỷ
lệ phần trăm sản lượng nông phẩm thu hoạch được.
Trên thực tế khi đó tại nhiều địa phương đã thực hiện khoán sản phẩm mang
lại kết quả tốt tăng thu nhập cho xã viên, vừa hoàn thành kế hoạch của hợp tác xã và
làm tốt nhiệm vụ nông phẩm đối với Nhà nước, điều này chứng tỏ khoán sản phẩm
là một hình thức tốt để kết hợp hiệu quả ba lợi ích là lợi ích kinh tế của người lao
động, lợi ích tập thể và lợi ích xã hội. Điều đó trở thành một động lực mạnh mẽ thúc
đẩy phát triển sản xuất, nâng cao đời sống xã viên. Từ hiệu quả thực tế rõ rệt của
hình thức khoán 3 khâu, khoán 5 khâu trong nông nghiệp mà sau này đã ra đời
khoán 10, là cuộc cách mạng trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta1
.
Hiện nay trên thực tế tại một số lĩnh vực sản xuất mang tính chất hàng hoá và
dịch vụ công (thường phức tạp trong tổ chức quản lý sản xuất) trong đó có dịch vụ
tưới, tiêu cũng đã có một số nơi áp dụng hình thức khoán một số khâu trong công
tác quản lý vận hành CTTL về cho các tổ nhóm hay cá nhân nhận khoán như: khoán
vận hành trạm bơm, khoán công tác dẫn nước trên kênh,…Tại hầu hết các hệ thống
thủy lợi khi áp dụng hình thức khoán quản lý vận hành đều mang lại hiệu quả rõ rệt,
tiết kiệm chi phí vận hành như tiền điện, tiền lương và tiết kiệm nước, nâng cao chất
lượng dịch vụ.
Khoán gọn (khoán đến sản phẩm cuối cùng)
Khoán gọn là biểu hiện hoàn thiện nhất của phương thức khoán trong hoạt
động sản xuất. Đây là hình thức bên giao khoán giao cho bên nhận khoán thực hiện
tất cả các khâu trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm hoàn thiện cuối cùng và
căn cứ vào số lượng và chất lượng thành phẩm được sản xuất ra để bên giao khoán
1
Khoán 10 ở nước ta là một minh chứng thực tế rõ ràng cho hiệu quả của khoán trong hoạt
động sản xuất nông nghiệp.
- 9 -
trả công cho bên nhận khoán. Hình thức khoán gọn thường được áp dụng trong các
lĩnh vực sản xuất có các điều kiện sau:
- Các sản phẩm đòi hỏi công nghệ sản xuất không phức tạp, quy trình sản xuất
đơn giản ví dụ như hàng may mặc, hàng thủ công mỹ nghệ,… thường được áp dụng
hình thức khoán gọn kể trên.
- Những lĩnh vực sản xuất có công nghệ sản xuất tương đối phức tạp đòi hỏi
phải tổ chức thành nhiều khâu tách biệt nhau nhưng ở mỗi khâu đều có thể tổ chức
giao khoán thì cũng có thể áp dụng hình thức khoán gọn bằng cách thực hiện khoán
nhiều bước như sau: Giao khoán gọn trên đơn vị sản phẩm cho bên nhận khoán cấp
1, sau đó căn cứ vào mức khoán gọn trên mà bên nhận khoán cấp 1 tổ chức phân
chia và tính toán các mức giao khoán cho từng khâu, từng công đoạn cụ thể và giao
lại cho các bên nhận khoán cấp 2, 3… thực hiện nhận khoán các công đoạn sản xuất
đó. Trên thực tế, hình thức tổ chức khoán này được áp dụng rộng rãi đặc biệt là ở
các nhà máy sản xuất các sản phẩm công nghiệp, nơi mà có trình độ tổ chức quản lý
tiên tiến, hoàn thiện mang tính hệ thống từ trên xuống ở tất cả các khâu trong dây
chuyền sản xuất ra thành phẩm cuối cùng.
1.1.4. Vai trò của khoán trong hoạt động sản xuất
Có thể nói khoán là một phương thức quản lý lao động trong sản xuất phù hợp
với quy luật phát triển của nền kinh tế thị trường, phương thức khoán có vai trò tích
cực là tạo cơ chế khuyến khích các bên tham gia vào quá trình sản xuất có động lực
để phát huy tiềm năng, huy động nguồn lực của mình tham gia vào quá trình sản
xuất tạo ra lợi ích kinh tế cho xã hội đồng thời nâng cao thu nhập cho cá nhân người
nhận khoán và cho tập thể, cụ thể là:
Đối với bên nhận khoán:
Khi áp dụng cơ chế khoán sản phẩm, thu nhập của người lao động sẽ tỷ lệ
thuận với kết quả lao động của họ (số lượng sản phẩm họ sản xuất ra). Chính cơ chế
trả lương này đã tạo ra động lực kinh tế để người lao động phát huy hết khả năng
của mình trong sản xuất để tăng tối đa số lượng các sản phẩm được sản xuất ra (tăng
- 10 -
năng suất lao động) để tăng thu nhập cho cá nhân người lao động và đồng thời tăng
hiệu quả kinh tế cho xã hội.
Nâng cao vai trò của người lao động trong sản xuất, có cơ chế để người lao
động phát huy tính tự chủ trong sản xuất, huy động được tiềm lực về vốn và khoa
học kỹ thuật của người lao động đầu tư vào sản xuất để tạo ta nhiều lợi ích cho bản
thân người lao động và cho xã hội.
Khi áp dụng cơ chế khoán người lao động có động lực để đào tạo và tự đào tạo
nhằm nâng cao trình độ và kỹ năng trong sản xuất nhằm mục tiêu nâng cao năng
suất lao động, tiếp cận môi trường tổ chức quản lý sản xuất tiên tiến, nâng cao tính
chuyên nghiệp và tính kỷ luật trong lao động.
Đối với bên giao khoán:
Tính khả thi của các phương án khoán trong sản xuất liên quan mật thiết với
trình độ tổ chức quản lý. Ở nơi nào trình độ tổ chức quản lý và trình độ cán bộ quản
lý càng cao thì càng có điều kiện áp dụng và hoàn thiện các hình thức giao khoán
trong sản xuất, do đó có thể nói hình thức khoán trong sản xuất tạo động lực thúc
đẩy nâng cao trình độ tổ chức quản lý sản xuất của các đơn vị sản xuất và các cán
bộ làm công tác quản lý trong các lĩnh vực sản xuất nói chung trong đó có lĩnh vực
thuỷ nông.
Với việc áp dụng hình thức khoán trong sản xuất cho phép các đơn vị kiểm
soát được giá thành sản phẩm, chi phí sản xuất, chủ động trong lập kế hoạch sản
xuất và kế hoạch chi phí. Điều này là hết sức cần thiết để các đơn vị sản xuất chủ
động tính toán điều tiết và ra các quyết định đảm bảo khả năng cạnh tranh của sản
phẩm trên thị trường, mang lại hiệu quả kinh tế cho đơn vị.
Áp dụng khoán trong sản xuất sẽ tinh giảm được bộ máy quản lý gián tiếp, dẫn
đến giảm chi phí quản lý và giá thành sản phẩm, điều này góp phần tăng tính cạnh
tranh của sản phẩm trên thị trường.
Đối với hiệu quả xã hội:
Quản lý lao động bằng hình thức khoán sẽ nâng cao trình độ sản xuất của lực
lượng lao động, nâng cao tính chuyên nghiệp và tăng năng suất lao động nói chung,
- 11 -
điều này góp phần giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh
của nền kinh tế và góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho xã hội.
Đối với một số lĩnh vực sản xuất sản phẩm và dịch vụ công ích mà Nhà nước
đóng vai trò chi phối điều tiết (trong đó có dịch vụ tưới, tiêu) thì việc áp dụng các
hình thức khoán trong sản xuất chính là công cụ quản lý tiên tiến để các cơ quan
quản lý Nhà nước có trách nhiệm thực hiện tốt chức năng quản lý của mình.
1.2. Những nguyên tắc cơ bản khi áp dụng hình thức khoán trong hoạt động
sản xuất
1.2.1. Các chỉ tiêu giao khoán phải cụ thể và chi tiết
Các chỉ tiêu giao khoán phải được xây dựng cụ thể, chi tiết để bên nhận khoán
có thể tính toán khả năng của mình trong việc đáp ứng và tổ chức thực hiện các yêu
cầu của công việc được giao khoán, đồng thời cũng là căn cứ để bên giao khoán đối
chiếu kiểm tra giám sát kết quả thực hiện công việc của bên nhận khoán. Tránh
trường hợp các chỉ tiêu giao khoán không rõ ràng dễ dẫn đến các tranh chấp có thể
phát sinh giữa bên nhận khoán và bên giao khoán trong quá trình thực hiện khoán.
1.2.2. Các mức khoán phải dựa trên các căn cứ, quy định hiện hành đảm bảo
tính pháp lý và tính khả thi
Một nội dung quan trọng cần chú ý khi thực hiện khoán là tính toán các mức
giao khoán, xây dựng được mức giao khoán hợp lý đảm bảo tính hiệu quả cho cả
bên giao và bên nhận khoán là hết sức quan trọng và quyết định sự thành công khi
áp dụng phương pháp khoán. Việc xây dựng và đề xuất các mức giao khoán theo ý
kiến chủ quan không có căn cứ có thể dẫn đến không đồng thuận giữa bên giao và
bên nhận khoán và phương án khoán đó khó có tính khả thi. Mức giao khoán quá
thấp và quá cao đều gây ra mâu thuẫn lợi ích giữa bên giao và bên nhận khoán. Như
vậy xây dựng được mức khoán có căn cứ và hợp lý là điều hết sức quan trọng để
thực hiện thành công phương pháp khoán trong hoạt động sản xuất.
Khi xây dựng các mức giao khoán cụ thể, bên giao khoán phải căn cứ trên các
quy định hiện hành như các định mức, đơn giá, tiêu chuẩn hiện hành của Nhà nước
và của ngành, để xây dựng và đề xuất mức giao khoán, trong một số trường hợp có
- 12 -
thể tham khảo ý kiến của bên nhận khoán khi đề xuất áp dụng mức giao khoán. Đối
với một số trường hợp không có các định mức, tiêu chuẩn, đơn giá,… để làm căn cứ
xây dựng mức giao khoán thì có thể áp dụng mức chi phí trung bình trên thực tế để
đề xuất mức giao khoán.
Nói tóm lại mức giao khoán hợp lý là mức giao khoán được xây dựng căn cứ
vào các quy định hiện hành như: định mức, tiêu chuẩn, đơn giá,… mà cả bên giao
và bên nhận khoán đều chấp nhận và có tính khả thi trên thực tế.
1.2.3. Khoán phải gắn chặt với công tác giám sát và kiểm tra
Khoán là một phương thức tổ chức quản lý lao động tiên tiến và phổ biến hiện
nay, áp dụng hình thức khoán sẽ tạo ra động lực để người lao động tăng tính tự chủ
trong lao động, có động lực để phát huy khả năng lao động nhằm tăng thu nhập
chính đáng cho bản thân dựa trên kết quả lao động thực tế của mình. Tuy nhiên
khoán không có nghĩa là “khoán trắng”, khoán phải đi đôi với quản lý giám sát, vai
trò của bên giao khoán (người quản lý) trong quy trình sản xuất áp dụng hình thức
khoán là hết sức quan trọng, quyết định đến hiệu quả của cả quá trình sản xuất.
Trong quá trình thực hiện khoán sản xuất bên giao khoán phải thường xuyên theo
dõi, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện công việc theo hợp đồng nhận khoán của
bên nhận khoán để kiểm soát và quản lý quá trình sản xuất. Đồng thời thông qua
việc giám sát thường xuyên việc thực hiện khoán để tiếp nhận và xử lý các tình
huống phát sinh chưa lường trước được khi lập kế hoạch giao khoán và phối hợp
với bên nhận khoán để tháo gỡ các khó khăn phát sinh nhằm đảm bảo khả năng
hoàn thành kế hoạch sản xuất đặt ra.
Thông qua công tác quản lý giám sát thường xuyên việc thực hiện khoán của
các bên nhận khoán để phát hiện các bất hợp lý còn tồn tại từ đó có các thay đổi kịp
thời nhằm hoàn thiện phương án giao khoán, nâng cao hiệu quả sản xuất.
1.2.4. Có cơ chế điều chỉnh mức giao khoán trong các trường hợp đặc biệt
Trong một số lĩnh vực sản xuất hàng hoá và dịch vụ có đặc thù là có độ rủi ro
cao, chịu tác động của các yếu tố bất khả kháng như thời tiết, thiên tai… (điển hình
là lĩnh vực cung cấp dịch vụ tưới, tiêu...), khi đó bên cạnh việc áp dụng mức giao
- 13 -
khoán ở điều kiện bình thường cần phải có cơ chế điều chỉnh mức giao khoán (hỗ
trợ cho bên nhận khoán) trong các tình huống bất khả kháng xảy ra. Việc này là hết
sức cần thiết để đảm bảo cho bên nhận khoán có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình
trong trường hợp xảy ra các rủi ro bất khả kháng.
1.2.5. Có cơ chế khuyến khích thưởng phạt và phải được thực hiện đầy đủ
Để phát huy hiệu quả của cơ chế khoán trong hoạt động sản xuất, khi thực áp
dụng cơ chế khoán cần đi kèm cơ chế khuyến khích thưởng phạt rõ ràng và phải
được thực hiện đầy đủ, công khai.
Những đơn vị, người lao động nhận khoán hoàn thành tốt công việc thì được
khen thưởng (bằng cả vật chất và tinh thần), ngược lại nếu không hoàn thành công
việc theo hợp đồng nhận khoán (trừ lý do bất khả kháng) phải chịu phạt căn cứ trên
mức độ thiệt hại do không hoàn thành công việc nhận khoán theo hợp đồng. Quy
chế thưởng, phạt có tính khả thi và công khai để mọi người lao động trong Doanh
nghiệp đều biết để thực hiện.
1.3. Cơ sở khoa học về khoán chi phí trong các Doanh nghiệp thủy nông
1.3.1. Các đặc thù trong hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp thủy nông
Đổi mới công tác tổ chức và hoàn thiện các chính sách trong lĩnh vực quản lý
khai thác CTTL đang đặt ra những đòi hỏi cấp thiết cần phải giải quyết. Theo xu thế
chung đó, tổ chức và cơ chế hoạt động của các Doanh nghiệp thuỷ nông cũng đang
từng bước được hoàn thiện nhằm giúp cho các DNTN tồn tại và phát triển trong
điều kiện hiện nay đảm bảo cung cấp dịch vụ tưới, tiêu phục vụ phát triển nông
nghiệp và dân sinh góp phần vào phát triển kinh tế xã hội nói chung, đặc biệt là
trong điều kiện nước ta đã là thành viên chính thức của WTO. Tuy nhiên đổi mới và
hoàn thiện cơ chế quản lý trong các Doanh nghiệp thuỷ nông (trong đó khoán là một
hình thức) là một vấn đề không đơn giản vì nhiều lý do xuất phát từ các đặc thù
trong hoạt động sản xuất cung cấp dịch vụ công ích của các DNTN so với các dịch
vụ cạnh tranh khác, cụ thể là:
1. Hoạt động sản xuất của các Doanh nghiệp thuỷ nông đan xen giữa tính
hiệu quả kinh tế và tính xã hội (cung cấp dịch vụ công ích)
- 14 -
Doanh nghiệp thuỷ nông là doanh nghiệp Nhà nước sản xuất và cung ứng dịch
vụ công ích (dịch vụ tưới, tiêu) với tính chất hoạt động phức tạp, không đơn thuần
như các doanh nghiệp công ích cung cấp dịch vụ công cộng khác như văn hoá, y tế,
vệ sinh môi trường, an ninh quốc phòng,… vì nó vừa mang tính kinh tế vừa mang
tính xã hội.
Cùng trong một hệ thống thuỷ lợi nhưng khi các Doanh nghiệp thuỷ nông cung
cấp nước cho mục đích sản xuất kinh doanh (ngoài lĩnh vực tưới tiêu phục vụ nông
nghiệp, dân sinh kinh tế xã hội) thì hoạt động đó đơn thuần mang tính kinh tế, khi
đó căn cứ mục tiêu hiệu quả kinh tế để quyết định phạm vi, quy mô, chi phí và giá
thành,… Nhưng khi các Doanh nghiệp thuỷ nông cung cấp dịch vụ nước, tiêu thoát
nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh, kinh tế - xã hội thì bên cạnh tính hiệu
quả kinh tế đơn thuần còn phải tính đến hiệu quả kinh tế - xã hội, dịch vụ thuỷ nông
khi đó vừa mang tính kinh tế vừa mang tính xã hội. Những năm xảy ra úng hạn, hoạt
động của các Doanh nghiệp thuỷ nông gần như hoàn toàn vì mục tiêu chính trị - xã
hội nên các cấp chính quyền thường can thiệp vào cả việc điều hành kế hoạch sản
xuất của Doanh nghiệp, đấy chính là đặc thù khác biệt trong tổ chức quản lý sản
xuất của Doanh nghiệp thuỷ nông so với các Doanh nghiệp cạnh tranh khác.
2. Công trình thuỷ nông có giá trị rất lớn, phân bố dàn trải trên địa bàn rộng,
phức tạp trong quản lý.
Tài sản của Doanh nghiệp thuỷ nông chủ yếu là vốn cố định do Nhà nước
đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi và bàn giao lại cho các công ty thuỷ nông
quản lý khai thác và bảo vệ. Công trình giá trị lớn nằm dàn trải trên địa bàn rộng
nên khó khăn trong tổ chức quản lý bảo vệ. Hệ thống công trình thuỷ lợi chịu tác
động rất lớn từ các điều kiện thời tiết, thiên tai, do đó chất lượng và tuổi thọ của
công trình sẽ bị xuống cấp rất nhanh nếu như không có cơ chế gắn trách nhiệm của
công nhân trực tiếp vận hành với chất lượng và tuổi thọ của công trình.
3. Sản phẩm của Doanh nghiệp thuỷ nông là sản phẩm hàng hoá, dịch vụ đặc
biệt với nhiều tính chất đặc thù
- 15 -
Sản phẩm, dịch vụ mà các Doanh nghiệp thuỷ nông cung cấp cho người sử
dụng chủ yếu là dịch vụ tưới, tiêu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp,
nuôi trồng thuỷ sản và cho sinh hoạt. Dịch vụ tưới, tiêu nước do các Doanh nghiệp
thuỷ nông cung cấp là một loại hàng hoá, dịch vụ đặc biệt với nhiều tính chất đặc
thù khác với các loại hàng hoá khác. Tuỳ theo hình thức sản xuất và mục đích sử
dụng mà hàng hoá thể hiện các tính chất riêng biệt của nó, có khi là hàng hoá cá
nhân, có khi lại là hàng hoá, dịch vụ công ích.
Một tính chất đặc biệt nữa của dịch vụ tưới, tiêu nước là tính độc quyền tự
nhiên, do đặc thù phân bố theo không gian và thời gian của nguồn nước mà không
ai có thể dễ dàng gia nhập hoặc rút lui khỏi “thị trường” này.
Vì mục tiêu xã hội và để bảo đảm hiệu quả kinh tế chung, đặc biệt để bảo đảm
tính công bằng trong sử dụng nguồn lực, Nhà nước phải cung cấp giá thấp cho một
số lĩnh vực và đối tượng hưởng lợi. Khi cung cấp nước tưới tiêu phục vụ sản xuất
nông nghiệp, Nhà nước thường cung cấp với mức giá thấp hơn giá thành sản xuất
nhằm hỗ trợ cho nông dân, nhưng khi cung cấp cho mục tiêu sản xuất kinh doanh
vì lợi nhuận khác như công nghiệp và dịch vụ thì phải tuân thủ nguyên tắc là “lấy
thu bù chi và có lãi”.
Tóm lại, với các đặc trưng trên mà nước là một loại hàng hoá đặc biệt, xác định
rõ bản chất của dịch vụ tưới, tiêu mới có thể nghiên cứu đề xuất cơ chế quản lý phù
hợp áp dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các Doanh nghiệp thuỷ nông.
4. Lao động trong công tác quản lý thuỷ nông được bố trí dàn trải trên địa bàn
rộng và hoạt động mang tính thời vụ nên khó quản lý theo kiểu giờ hành chính
Tổ chức quản lý sản xuất ở các hệ thống thuỷ nông khác với các lĩnh vực sản
xuất khác, công nhân sản xuất được bố trí dàn trải trên một địa bàn khá rộng theo
hệ thống công trình nên việc sắp xếp lao động, theo dõi giám sát đánh giá kết quả
công việc của từng người, từng tổ gặp nhiều khó khăn.
Mặt khác lao động trong các Doanh nghiệp thuỷ nông lại mang tính thời vụ
theo mùa vụ sản xuất nông nghiệp, vào các vụ tưới, tiêu gần như công nhân phải
làm việc suốt cả 3 ca vẫn không đủ lao động nhưng khi nông nhàn lại dư thừa lao
- 16 -
động, công tác tổ chức quản lý, sắp xếp, điều phối lao động là những vấn đề nan
giải và thường khó tránh khỏi sự lãng phí lao động. Do đó cần có cơ chế quản lý
lao động phù hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động của các Doanh nghiệp thuỷ nông
và nâng cao thu nhập cho người lao động làm nhiệm vụ quản lý vận hành CTTL
trong các Doanh nghiệp thuỷ nông, cơ chế khoán rất có tính khả thi áp dụng trong
các Doanh nghiệp thuỷ nông.
5. Công tác tổ chức và quản lý sản xuất luôn phụ thuộc rất lớn vào thời tiết
Do phụ thuộc nhiều vào điều kiện khí hậu thời tiết nên việc xây dựng kế
hoạch hoạt động, kế hoạch tài chính và nhân lực, kế hoạch tu sửa công trình,…
không ổn định và thường xuyên phải điều chỉnh thay đổi bổ sung do đó công tác tổ
chức triển khai thực hiện kế hoạch hàng năm chỉ mang tính định hướng và không
sát với thực tế nên gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình chỉ đạo và thực hiện
nhiệm vụ sản xuất.
Công tác tổ chức và quản lý hoạt động sản xuất của các Doanh nghiệp thuỷ
nông cũng đòi hỏi phải có các cơ chế đặc thù thích hợp mới có thể áp dụng và phát
huy hiệu quả trên thực tế.
Do các đặc thù nêu trên, việc nghiên cứu và áp dụng các chính sách trong đó
có chính sách khoán đối với các Doanh nghiệp thuỷ nông cần phải kết hợp giữa cơ
sở khoa học về khoán và các đặc thù trong thực tế trong hoạt động sản xuất của các
Doanh nghiệp thuỷ nông nhằm xây dựng được cơ chế khoán, mức khoán phù hợp
đối với từng Doanh nghiệp thuỷ nông giúp cho các Doanh nghiệp hoàn thành nhiệm
vụ, cải thiện tình hình tài chính trong sản xuất, đồng thời cũng tạo động lực kinh tế
để cán bộ công nhân viên ngành thuỷ nông phát huy khả năng trong lao động, tiết
kiệm chi phí sản xuất, tăng thu nhập bản thân và tăng hiệu quả kinh tế cho xã hội.
1.3.2. Tổng quan về chi phí cho hoạt động công ích của các Doanh nghiệp thủy
nông
Theo quy định tại Thông tư số 11/2009/TT-BTC ngày 21/01/2009 của Bộ
Tài chính Hướng dẫn đặt hàng, giao kế hoạch đối với các đơn vị làm nhiệm vụ
quản lý khai thác công trình thủy lợi và quy chế quản lý tài chính của công ty nhà
- 17 -
nước làm nhiệm vụ quản lý, khai thác công trình thủy lợi thì chi phí cho công tác
tưới, tiêu nước của các doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi bao gồm 15
khoản mục chi phí như sau [4, 10-11]:
a) Tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp có tính chất lương (bao gồm cả
tiền ăn giữa ca);
b) Các khoản phải nộp tính theo lương như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh
phí công đoàn của người lao động do Doanh nghiệp trực tiếp trả lương;
c) Khấu hao cơ bản tài sản cố định của những tài sản phải trích khấu hao;
d) Nguyên, nhiên, vật liệu để vận hành, bảo dưỡng công trình, máy móc thiết bị
dùng cho dịch vụ tưới nước và tiêu nước;
e) Sửa chữa lớn tài sản cố định (trừ chi phí sửa chữa lớn được cấp kinh phí
riêng);
f) Sửa chữa thường xuyên tài sản cố định, công trình thủy lợi;
g) Chi phí tiền điện bơm nước tưới, tiêu (bao gồm cả tiền điện bơm nước chống
úng, chống hạn trong định mức và vượt định mức);
h) Chi trả tạo nguồn nước (nếu có);
i) Chi phí quản lý Doanh nghiệp (bao gồm cả chi phí đàm thoại vận hành bằng
hệ thống máy vi tính để điều hành phục vụ sản xuất);
j) Chi phí phục vụ phòng chống bão lụt, úng hạn ( bao gồm cả trong điều kiện
thời tiết bình thường và thiên tai);
k) Chi phí đào tạo, nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ mới xây dựng chỉ
tiêu định mức kinh tế kỹ thuật;
l) Chi phí cho công tác bảo hộ, an toàn lao động và bảo vệ công trình thủy lợi,…
m) Chi phí cho công tác thu thủy lợi phí đối với các đối tượng phải thu thủy lợi
phí;
n) Chi phí dự phòng: giảm giá hàng tồn kho, tổn thất đầu tư dài hạn, nợ phải thu
khó đòi, trợ cấp mất việc làm;
o) Chi phí khác,…
- 18 -
Kết quả thống kê thực tế cho thấy, chiếm tỷ lệ khoảng từ 80% đến 90% tổng
chi phí cho hoạt động tưới, tiêu ở các Doanh nghiệp thủy nông tập chung vào các
hạng mục chi phí chủ yếu như sau:
1. Tiền lương và các khoản theo lương;
2. Khấu hao cơ bản tài sản cố định;
3. Nguyên nhiên vật liệu cho bảo dưỡng vận hành công trình;
4. Sửa chữa thường xuyên;
5. Chi phí điện năng tưới, tiêu;
6. Chi phí tạo nguồn;
7. Chi phí quản lý doanh nghiệp;
8. Chi phí khác.
Theo số liệu điều tra khảo sát của đề tài nghiên cứu KHCN cấp Bộ do Viện
Kinh tế & Quản lý thuỷ lợi - Viện KHTL Việt Nam thực hiện năm 2006-2007 thì
thực trạng các khoản mục chi phí cho dịch vụ tưới tiêu của các Doanh nghiệp thuỷ
nông tại các vùng trên cả nước như bảng 1-1 và hình 1-1 sau:
Bảng 1-1 Tỷ trọng các hạng mục chi phí thực tế của các Doanh nghiệp thuỷ nông
TT
Hạng mục chi phí
thực tế
Doanh nghiệp thuỷ nông thuộc vùng
Bình
quân
cả
nước
Miền
núi
phía
Bắc
Đồng
bằng
Sông
Hồng
Bắc
Trung
bộ
Duyên
hải
Miền
trung
Tây
nguyên
Đông
Nam
bộ
Đồng
bằng
sông
CL
1
Tiền lương và các
khoản theo lương
49.7% 30.9% 39.7% 39.2% 45.5% 43.3% 39.8% 41.2%
2
Khấu hao cơ bản tài
sản cố định
3.6% 7.2% 6.0% 7.5% 7.1% 4.2% 9.5% 6.4%
3
Nguyên nhiên liệu
bảo dưỡng vận hành
0.9% 2.4% 1.6% 0.0% 0.3% 5.2% 0.0% 1.5%
4
Sửa chữa thường
xuyên TSCĐ
16.1% 13.5% 13.0% 18.7% 20.2% 14.4% 9.5% 15.1%
5
Chi phí điện năng
tưới, tiêu
7.9% 20.5% 15.1% 9.0% 2.3% 3.2% 1.3% 8.5%
- 19 -
6 Chi phí tạo nguồn 0.1% 6.5% 0.8% 0.0% 0.0% 6.3% 1.9% 2.2%
7
Chi phí quản lý
Doanh nghiệp
11.7% 6.6% 8.5% 13.0% 11.3% 15.7% 17.7% 12.1%
8 Chi phí khác 10.0% 12.4% 15.2% 12.6% 13.3% 7.7% 20.4% 13.1%
Nguồn: Số liệu điều tra thực hiện đề tài NCKH cấp Bộ do Viện Kinh tế và Quản lý Thủy
lợi - Viện KHTL Việt Nam thực hiện.
41.2%
6.4%1.5%15.1%
8.5%
2.2%
12.1%
13.1%
Tiềnlương
KHCBTSCĐ
NVLchoBD
SửachữaTX
Điệnnăng
Tạonguồn
Quảnlý DN
Chiphíkhác
Hình 1-1. Tỷ trọng các khoản mục chi phí thực tế cho hoạt động công ích của các
Doanh nghiệp thuỷ nông.
Nhận xét: Theo số liệu trên, ở mức bình quân cả nước, chi phí tiền lương và
các khoản tính theo lương của các Doanh nghiệp thuỷ nông chiếm tỷ trọng cao nhất
trong các khoản mục chi phí (41,2% tổng chi phí). Tiếp theo là các khoản chi phí
sửa chữa thường xuyên, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí khác chiếm tỷ
trọng lần lượt là 15,1%, 12,1% và 13,1%. Hai khoản chi phí chiếm tỷ trọng thấp
nhất trong các Doanh nghiệp thuỷ nông là chi phí nguyên nhiên vật liệu cho vận
hành bảo dưỡng (1,5%) và chi phí tạo nguồn chiếm (2,2%).
Tuy nhiên tỷ trọng các khoản mục chi phí sản xuất giữa các Doanh nghiệp
thuỷ nông khác nhau, giữa các vùng khác nhau có sự khác biệt rất lớn (bảng 1-1),
nguyên nhân là do các đặc thù khác biệt trong hoạt động sản xuất của các Doanh
- 20 -
nghiệp thuỷ nông, do đó khi nghiên cứu phương pháp và các mức khoán chi phí
trong các Doanh nghiệp thủy nông phải cụ thể đối với từng Doanh nghiệp tại từng
vùng chứ không nên áp dụng mức trung bình chung để giao khoán.
Hiện nay, khi áp dụng chính sách miễn giảm thủy lợi phí theo Nghị định
115/2008/NĐ-CP của Chính phủ, các Doanh nghiệp thủy nông được chủ động
nguồn tài chính hơn trước đây khi phải đi thu TLP, do đó tỷ lệ các khoản mục chi
phí trên đã có sự thay đổi trong đó tỷ lệ chi phí cho sửa chữa thường xuyên CTTL
tăng lên chiếm khoảng từ 25% đến 40% tổng chi phí tùy đặc thù CTTL từng vùng.
1.3.3. Các hình thức khoán trong công tác quản lý khai thác CTTL
1. Khoán công việc (khoán từng khâu):
Để tạo ra dịch vụ tưới, tiêu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và dân sinh kinh
tế, các Doanh nghiệp thuỷ nông phải tổ chức quản lý vận hành sản xuất theo một
chu trình phức tạp và trên phạm vi rộng, dàn trải, có thể mô hình hoá chu trình sản
xuất và cung ứng dịch vụ tưới, tiêu nước của các Doanh nghiệp thuỷ nông như hình
1-2 sau.
Hình 1-2. Mô hình hoá quy trình sản xuất cung cấp dịch vụ tưới, tiêu của các Doanh
nghiệp thuỷ nông.
Căn cứ vào sơ đồ mô tả về chu trình sản xuất của các Doanh nghiệp thuỷ nông
như trên, các Doanh nghiệp có thể căn cứ vào điều kiện thực tế về khả năng tổ chức
Quản lý vận hành
Công trình đầu
mối
(Khâu sản xuất ra
sản phẩm, dịch vụ)
Quản lý vận hành
kênh mương và
công trình trên
kênh
(Khâu lưu thông
sản phẩm, dịch vụ)
Công tác quản lý
giao nhận nước
(Khâu tiêu thụ sản
phẩm dịch vụ)
Các công việc chính:
- Công tác vận hành
CTĐM.
- Công tác quan trắc.
- Công tác bảo dưỡng.
- Công tác kiểm tra bảo
vệ CTĐM.
Các công việc chính:
- Công tác vận hành dẫn nước
trên kênh.
- Công tác quan trắc kênh.
- Công tác bảo dưỡng kênh.
- Công tác kiểm tra bảo vệ
kênh và CTTK.
Các công việc chính:
- Nắm diện tích, nắm lịch
tưới.
- Đàm phán, ký hợp đồng.
- Theo dõi tưới, lập các hồ
sơ nghiệm thu giao nhận
nước, thanh lý hợp đồng.
- 21 -
quản lý của từng bộ phận để thực hiện giao khoán một số công việc trong các khâu
sản xuất ở sơ đồ trên cho các tổ, đội thuỷ nông hoặc cá nhân quản lý vận hành. Ví
dụ như một trạm bơm có thể giao khoán cho 1 tổ công nhân chuyên trách quản lý
vận hành công trình đầu mối có trách nhiệm thực hiện các nội dung công việc theo
quy định và theo chỉ đạo của Công ty, hưởng lương tháng theo quy định khi hoàn
thành nhiệm vụ. Hình thức khoán này đã được nhiều Doanh nghiệp thuỷ nông áp
dụng, tuy nhiên hình thức khoán công việc này mới chỉ chú trọng đến khía cạnh
hoàn thành công việc được giao khoán chứ chưa tạo được động lực kinh tế để người
nhận khoán phát huy hết khả năng trong tổ chức quản lý vận hành nhằm mục đính
nâng cao thu nhập cho bản thân người lao động và lợi ích chung của toàn Doanh
nghiệp thuỷ nông.
2. Khoán gọn:
Trong quản lý vận hành công trình thuỷ lợi, Doanh nghiệp thuỷ nông có thể
giao khoán toàn bộ công tác quản lý vận hành 1 hệ thống CTTL từ khâu quản lý vận
hành công trình đầu mối, khâu dẫn nước đến công tác quản lý mặt ruộng cho cụm
hoặc 1 tổ công nhân đảm nhiệm. Khi đó đơn vị nhận khoán vận hành chủ động bố
trí và điều hành công việc cho các thành viên trong tổ đảm thực hiện đúng các quy
định của Doanh nghiệp khi giao khoán, đảm bảo chất lượng dịch vụ tưới, tiêu với
các hộ sử dụng nước (Trên thực tế đã có một số Doanh nghiệp như Xí nghiệp TN
Đông Anh ở Hà nội; Xí nghiệp TN Phù Cừ ở Hưng Yên,… đã áp dụng thí điểm hình
thức khoán gọn đối với các trạm bơm nhỏ độc lập và đã có được các kết quả khả
quan).
Hình thức khoán gọn đòi hỏi yêu cầu cao về trình độ quản lý do vậy trong điều
kiện hiện nay chỉ thích hợp với việc Nhà nước giao khoán cho các doanh nghiệp
thủy nông. Trong phạm vi doanh nghiệp thì có thể thực hiện hình thức khoán gọn
nếu công trình đó nhỏ và độc lập, không phức tạp trong quản lý vận hành.
3. Khoán chi phí
Khoán chi phí quản lý vận hành trong các Doanh nghiệp thuỷ nông là 1 hình
thức khoán mang lại hiệu quả kinh tế cho Doanh nghiệp và người lao động. Như đã
- 22 -
phân tích ở trên, do các đặc thù trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ tưới, tiêu của các
Doanh nghiệp thuỷ nông mà mức chi phí để cung cấp dịch vụ này ở mỗi nơi, mỗi hệ
thống khác nhau có sự khác biệt rất lớn. Để có căn cứ quản lý các khoản chi này
trong các Doanh nghiệp thuỷ nông đòi hỏi phải có các định mức kinh tế kỹ thuật
của từng đơn vị cụ thể, trong đó có tính toán cụ thể các khoản chi phí chủ yếu trong
quản lý vận hành CTTL như tiền điện bơm nước tưới tiêu, tiền lương, tiền
SCTX,…các chỉ tiêu định mức này được tính toán cụ thể cho từng đơn vị ở điều
kiện thời tiết bình thường.
Về hình thức thực hiện khoán: căn cứ vào các chỉ tiêu định mức kinh tế - kỹ
thuật trong công tác quản lý khai thác CTTL, cơ quan quản lý Nhà nước đặt hàng
cho các Doanh nghiệp thủy nông, các Doanh nghiệp căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch
được giao để tính toán giao khoán các khoản chi phí đến các Xí nghiệp trực thuộc,
các Xí nghiệp căn cứ vào mức được giao khoán để tính toán giao khoán các khoản
mục chi phí đến từng cụm, trạm và người lao động trực tiếp quản lý vận hành công
trình trong đơn vị mình.
1.3.4. Mục tiêu và nguyên tắc khi thực hiện khoán chi phí trong các DNTN
1. Mục tiêu khi khoán chi phí trong các DNTN
- Giúp các cơ quan quản lí Nhà nước quản lý việc giao và thực hiện kế hoạch sản
xuất đối với các Doanh nghiệp thuỷ nông (trong đó có phần quan trọng là kế
hoạch vốn, chi phí sản xuất, sử dụng lao động). Đồng thời việc thực hiện khoán
chi phí trong nội bộ các đơn vị cũng giúp cho Doanh nghiệp kiểm soát và chủ
động bố trí điều tiết vốn phục vụ sản xuất.
- Đổi mới phương thức quản lý sản xuất trong các Doanh nghiệp thuỷ nông đặc
biệt là công tác quản lý lao động, nhằm khai thác có hiệu quả các công trình
thuỷ lợi, duy trì và nâng cao tuổi thọ phục vụ của các CTTL.
- Tạo động lực kinh tế để phát huy vai trò và trách nhiệm, gắn quyền lợi với trách
nhiệm của người lao động trong công tác bảo vệ, quản lý khai thác các công
trình thuỷ lợi được giao, đảm bảo gắn kết lợi ích giữa người lao động với lợi ích
của Doanh nghiệp và của Nhà nước.
- 23 -
2. Các nguyên tắc khi áp dụng khoán chi phí trong các DNTN
- Khi tính toán các mức khoán chi phí trong quản lý vận hành CTTL phải căn
cứ vào điều kiện thực tế, đặc thù về công trình, về diện tích phục vụ, về trình độ tổ
chức quản lý, khả năng của bên nhận khoán và các điều kiện khác tại thời điểm giao
khoán để xác định các mức giao khoán cụ thể. Khi các điều kiện thực tế trên thay
đổi phải tính toán lại mức giao khoán chi phí sản xuất trong các Doanh nghiệp thuỷ
nông cho phù hợp với các thay đổi đó.
- Do đặc thù của dịch vụ thuỷ nông cho nên chi phí sản xuất trên 1 đơn vị sản
phẩm (1 ha tưới, tiêu quy đổi) tại các hệ thống thủy nông khác nhau, các loại hình
công trình khác nhau, các điều kiện đặc thù khác nhau có sự chênh lệch rất lớn, do
đó không thể áp dụng mức khoán chi phí sản xuất của nơi này để áp dụng cho nơi
khác mà cần phải tính toán cụ thể cho từng Doanh nghiệp, xí nghiệp, cụm trạm và
đến các công trình cụ thể thì mới đảm bảo tính thực tế và khả thi khi áp dụng khoán
các khoản chi phí sản xuất.
- Các mức khoán chi phí trong quản lý vận hành công trình thuỷ lợi được tính
toán và áp dụng trong điều kiện thời tiết bình thường, do đó khi xây dựng phương
án khoán chi phí sản xuất trong các Doanh nghiệp thuỷ nông cần phải đi kèm với
các phương án hỗ trợ rủi ro cho bên nhận khoán trong các điều kiện thời tiết bất
thường ảnh hưởng đến chi phí sản xuất như hạn hán, úng ngập, thiên tai,…
- Các nội dung khoán và mức khoán cụ thể phải được thể chế thành các văn
bản mang tính pháp lý để bên giao và bên nhận khoán căn cứ vào đó thực hiện. Bên
giao khoán và bên nhận khoán thoả thuận với nhau về các chỉ tiêu giao nhận khoán
thông qua hợp đồng giao nhận khoán, hợp đồng có tính pháp lý ràng buộc trách
nhiệm giữa các bên trong quá trình thực hiện khoán.
1.3.5. Sự cần thiết thực hiện khoán chi phí trong các DNTN
Phần lớn các Doanh nghiệp thuỷ nông thường xuyên trong tình trạng thu
không đủ chi. Chi phí sản xuất của các Doanh nghiệp thuỷ nông mang tính chất bất
thường và khó kiểm soát, phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Lao
động trong các DNTN dàn trải trên địa bàn rộng nên khó kiểm tra, giám sát năng
- 24 -
suất và kết quả lao động. Do đó áp dụng khoán trong các Doanh nghiệp thuỷ nông
là cần thiết để gắn trách nhiệm của người lao động với công việc nhằm hạn chế thất
thoát lãng phí tình trạng lãng công của người lao động trong quá trình quản lý vận
hành công trình, phát huy vai trò tích cực của người lao động trong tiết kiệm chi phí
vì mục tiêu mang lại hiệu quả kinh tế cho người lao động, cho Doanh nghiệp và sử
dụng hiệu quả kinh phí cấp bù TLP từ ngân sách Nhà nước hàng năm cho dịch vụ
tưới, tiêu và sử dụng tiết kiệm tài nguyên nước.
Khoán trong hoạt động sản xuất là hình thức quản lý lao động tiên tiến hiện
nay và đã được áp dụng ở hầu hết các ngành, các lĩnh vực sản xuất khác nhau mang
lại hiệu quả rõ rệt. Tại nhiều lĩnh vực sản xuất cơ chế khoán đã được áp dụng hoàn
thiện bằng việc tổ chức khoán gọn, khoán trọn gói cho người lao động ngày càng
giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành và nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm. Vì
các đặc thù của hoạt động cung cấp dịch vụ thuỷ nông như đã phân tích ở trên do đó
khó có thể áp dụng ngay hình thức khoán gọn trong lĩnh vực này, do đó áp dụng
khoán chi phí trong các Doanh nghiệp thuỷ nông là hình thức quản lý lao động tiên
tiến và cần thiết trong điều kiện hiện nay tại các Doanh nghiệp thuỷ nông.
Theo các quy định hiện nay, Nhà nước quản lý hoạt động sản xuất của các
Doanh nghiệp thuỷ nông thông qua cơ chế đặt hàng, đấu thầu hoặc giao kế hoạch,
điều này đã được Chính phủ quy định tại Nghị định 31/2005/NĐ-CP và Quyết định
số 256/2006/QĐ-TTg2
. Thông qua các hình thức trên Nhà nước thực hiện khoán các
chỉ tiêu trong hoạt động sản xuất đối với các Doanh nghiệp thuỷ nông, do đó trong
nội bộ Doanh nghiệp, việc tổ chức quản lý các khoản chi phí sản xuất bằng hình
thức khoán là cần thiết và phù hợp chủ trương chung. Các Doanh nghiệp thuỷ nông
căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao và căn cứ vào đặc thù thực tế trong hoạt
động sản xuất của từng đơn vị để tính toán mức khoán và tổ chức giao khoán các
khoản mục chi phí đến các đơn vị trực tiếp quản lý vận hành, đồng thời giám sát và
2
Nghị định 31/2005/NĐ-CP ngày 11/03/2005 của Chính phủ quy định về sản xuất và cung ứng sản
phẩm, dịch vụ công ích; Quyết định số 256/2006/QĐ-TTg ngày 9/11/2006 của Thủ Tướng Chính
phủ ban hành quy chế đấu thầu, đặt hàng và giao kế hoạch thực hiện sản xuất và cung ứng sản
phẩm và dịch vụ công ích.
- 25 -
chỉ đạo các đơn vị nhận khoán hoàn thành nhiệm vụ và đảm bảo việc thực hiện kế
hoạch sản xuất chung trong toàn Doanh nghiệp.
Như vậy, việc áp dụng khoán chi phí trong các Doanh nghiệp thuỷ nông là
bước tiếp cận cơ chế khoán đối với lĩnh vực sản xuất mang tính đặc thù này. Áp
dụng có hiệu quả khoán chi phí sản xuất trong các Doanh nghiệp thuỷ nông là tiền
đề để có thể tiến tới áp dụng cơ chế khoán gọn, đấu thầu trong hoạt động sản xuất
và cung cấp sản phẩm và dịch vụ công ích nói chung và dịch vụ tưới, tiêu nói riêng.
- 26 -
CHƯƠNG 2. NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG KHOÁN TẠI MỘT SỐ DOANH
NGHIỆP THUỶ NÔNG
2.1 Thực trạng về khoán và khoán chi phí tại các Doanh nghiệp thủy nông
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển cơ chế khoán ở các DNTN
Khi nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường, các doanh nghiệp thuỷ
nông thực sự khó khăn trong hoạt động vì thiếu cơ chế quản lý phù hợp. Bộ máy
quản lý khai thác ở các Công ty thuỷ nông ngày càng phình ra nhưng hiệu quả quản
lý khai thác CTTL lại ngày càng thấp, làm giảm hiệu quả phục vụ của các hệ thống
CTTL. Trước thực trạng đó, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ra chỉ thị số
14-HĐBT ngày 14/01/1991 về việc: “Đẩy mạnh công tác quản lý khai thác bảo vệ
các hệ thống công trình thủy lợi”. Thực hiện chủ trương trên, Bộ Thuỷ lợi (nay là
Bộ Nông nghiệp và PTNT) đã có công văn số 1026 CV/NCKT ngày 13/10/1992,
chỉ đạo các UBND tỉnh, Sở Thuỷ lợi phối hợp với Trung tâm NC Kinh tế - Viện
Khoa học thuỷ lợi tiến hành xây dựng các chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật, định
mức lao động trong quản lý thuỷ nông, đơn giá tiền lương trên đơn vị sản phẩm
phục vụ nghiên cứu phương thức và cách trả lương khoán trong các Doanh nghiệp
thủy nông ở một số tỉnh. Kết quả nghiên cứu sẽ làm căn cứ khoa học trong việc xác
định biên chế, quỹ lương, bố trí sắp xếp lại lực lượng lao động trực tiếp và bộ máy
quản lý, áp dụng trong công tác hạch toán chi phí, giá thành và tiến tới khoán trong
nội bộ các Doanh nghiệp thủy nông. Ngày 26/03/2001, Bộ Nông nghiệp và PTNT
có công văn số 790 BNN/QLN chủ trương tiến hành nghiên cứu xây dựng các chỉ
tiêu định mức kinh tế kỹ thuật, bao gồm: định mức lao động; định mức sử dụng
nước tưới; định mức tiêu hao điện năng; định mức sửa chữa thường xuyên TSCĐ;
sửa chữa lớn,… Bộ yêu cầu các Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo các Công ty khai
thác CTTL tiến hành xây dựng các chỉ tiêu định mức trên. Thực hiện chủ trương
của Bộ, nhiều đơn vị đã xây dựng hệ thống chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật trong
quản lý khai thác CTTL.
- 27 -
Thực hiện chủ trương trên, từ năm 1990 đến năm 1999, nhiều địa phương đã
tiến hành xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật trong công tác quản lý khai thác công
trình thuỷ lợi. Cụ thể, đã có một số Công ty tiến hành xây dựng định mức như Công
ty thuỷ nông Hưng Nguyên, Linh Cảm, Kẻ Gỗ, Sông Rác, Bắc Đuống, Kim Sơn,…
Trong giai đoạn này, các đơn vị mới chỉ thực hiện áp dụng các chỉ tiêu định mức
kinh tế kỹ thuật trong việc lập kế hoạch, thanh quyết toán các khoản mục chi phí, là
căn cứ để các cơ quan Nhà nước có cơ sở cấp bù.
Việc xây dựng định mức KTKT và áp dụng định mức để giao khoán cũng đã
được một số đơn vị tiến hành thực hiện như xí nghiệp thủy nông Bắc Đuống, xí
nghiệp thủy nông huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình. Cụ thể, năm 2002 sau khi có định
mức KTKT, xí nghiệp thủy nông Kim Sơn tỉnh Ninh Bình là đơn vị đầu tiên áp
dụng định mức để giao khoán cho CBCNV, tuy nhiên việc khoán mới chỉ ở phạm vi
khoán một số hạng mục công việc trong định mức lao động, chưa có cơ chế khoán
rõ ràng vì vậy kết quả đạt được chưa cao.
Cho đến nay, theo thống kê có khoảng trên ba mươi đơn vị đã tiến hành xây
dựng hệ thống định mức. Đồng thời với việc tiến hành xây dựng hệ thống chỉ tiêu
định mức kinh tế kỹ thuật, nhiều địa phương đã tiến hành giao khoán việc quản lý
khai thác công trình, trên cơ sở thực hiện các định mức kinh tế kỹ thuật từ cơ sở tại
các trạm, cụm thủy nông. Tiêu biểu như Công ty khai thác CTTL Hải Dương, Công
ty khai thác CTTL Sông Chu - Thanh Hoá, Xí nghiệp thủy lợi Đông Anh, Xí nghiệp
thủy lợi Thanh Trì – Hà nội,…
2.1.2 Thực trạng về khoán và khoán chi phí ở một số Doanh nghiệp thủy nông
Trong thực tế những năm gần đây, đã có một số nghiên cứu và ứng dụng đổi
mới cơ chế quản lý tại các doanh nghiệp thuỷ nông ở các tỉnh Hà Nội, Hải Dương,
Thanh Hoá, Hưng Yên, và một số tỉnh khác thông qua việc xây dựng hệ thống định
mức kinh tế kỹ thuật và giao khoán một số khoản mục chi phí. Qua thời gian thực
hiện cho thấy các địa phương khi áp dụng các hình thức giao khoán trong các doanh
nghiệp thủy nông đã mang lại hiệu quả thiết thực, từng bước nâng cao hiệu quả hoạt
- 28 -
động của doanh nghiệp, giảm ngân sách cấp bù hàng năm, giảm bộ máy lao động,
tăng thu nhập cho người lao động,…
Tuy nhiên, cách thức, nội dung và phạm vi thực hiện khoán chi phí ở mỗi nơi
làm một khác, phụ thuộc vào trình độ và kinh nghiệm quản lý của cán bộ ở địa
phương. Qua đánh giá tình hình thực hiện công tác khoán ở một số doanh nghiệp
thủy nông cho thấy một số kết quả như sau:
i. Nội dung thực hiện khoán chi phí ở mỗi đơn vị một khác. Nhiều đơn vị chỉ thực
hiện khoán một khoản mục chi phí như chi phí tiền lương hoặc chi phí điện năng,
một số đơn vị do làm tốt công tác khoán nên đã thực hiện khoán nhiều khoản
mục chi phí như ở Hải Dương đã thực hiện khoán 5 khoản mục chi phí: chi phí
tiền lương, chi phí tiêu hao điện năng tưới tiêu, chi phí vật tư nguyên nhiên vật
liệu cho công tác quản lý vận hành, chi phí sửa chữa thường xuyên tài sản cố
định, chi phí quản lý doanh nghiệp; hoặc như ở Công ty TNHH nhà nước 1 thành
viên Sông Chu-Thanh Hoá thực hiện khoán tiền lương dựa trên các chỉ tiêu như:
diện tích, mức thu thuỷ lợi phí, khoán chấp hành đúng các định mức như định
mức KTKT, chỉ tiêu kết quả duy tu bảo dưỡng công trình.
ii. Phạm vi thực hiện khoán: các doanh nghiệp xây dựng cơ chế khoán theo trình tự:
Công ty giao khoán xuống các xí nghiệp, căn cứ vào các chỉ tiêu được giao các xí
nghiệp giao khoán xuống các cụm trạm và người lao động. Qua nghiên cứu thực
trạng khoán ở một số doanh nghiệp cho thấy đa phần các doanh nghiệp đều thực
hiện theo trình tự khoán như trên, riêng đối với Xí nghiệp khai thác CTTL Vũ
Thư thuộc công ty Nam Thái Bình, Xí nghiệp tự xây dựng và thực hiện phương
án khoán nội bộ.
iii. Về quy chế thực hiện khoán: mỗi doanh nghiệp xây dựng theo hình thức khác
nhau, nhưng nhìn chung các đơn vị đều xây dựng quy chế khoán cụ thể cho từng
công việc, từng bộ phận. Các đơn vị đã xây dựng được các chỉ tiêu khoán và hình
thức thưởng phạt. Mặc dù mức thưởng phạt không cao nhưng đã phần nào
khuyến khích được người lao động trong đơn vị thực hiện khoán.
- 29 -
iv. Kết quả thực hiện khoán ở các đơn vị bước đầu đã đem lại hiệu quả như: thu
nhập của người lao động tăng lên, tiết kiệm lao động, tiết kiệm chi phí sản xuất,
đặc biệt là chi phí điện năng tưới, tiêu, sử dụng tiết kiệm nước.
2.2 Một số kinh nghiệm thực tế về thực hiện cơ chế khoán tại các DNTN
2.2.1 Khoán tại Công ty khai thác CTTL Hải Dương
Công ty Khai thác công trình thuỷ lợi tỉnh Hải Dương tiến hành xây dựng
đồng bộ hệ thống chỉ tiêu định mức KTKT trong công tác quản lý khai thác công
trình thuỷ lợi vào năm 2002, bao gồm: định mức lao động và đơn giá tiền lương;
định mức sử dụng nước tại mặt ruộng; định mức tiêu thụ điện năng cho công tác
tưới, tiêu nước; định mức vật tư, nguyên nhiên vật liệu phục vụ công tác bảo dưỡng
vận hành máy móc thiết bị; định mức sửa chữa thường xuyên tài sản cố định;
Trên cơ sở hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật được lập năm 2002, Công ty đã
tiến hành giao khoán đến từng Xí nghiệp, cụm trạm. Để thực hiện chủ trương khoán
này Công ty đã ra văn bản số 557/HD-TN ngày 12/09/2004 hướng dẫn một số nội
dung khoán quản trong công tác quản lý, khai thác hệ thống công trình thuỷ lợi,
trong đó quy định cụ thể như sau:
- Mọi chỉ tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh của các Xí nghiệp trong toàn
Công ty phải được cụ thể hoá và khoán quản trực tiếp đến các cụm, trạm bơm, gắn
trách nhiệm với kết quả cuối cùng của người lao động.
- Các Xí nghiệp trực thuộc phải phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch Công
ty giao hàng năm; về doanh thu nếu giảm diện tích phải có lý do khách quan; về chi
phí nếu tăng so với định mức, kế hoạch phải được sự đồng ý phê duyệt của Giám
đốc Công ty.
- Nội dung công việc, yêu cầu kỹ thuật đối với cán bộ, công nhân thực hiện
trong công tác quản lý, vận hành hệ thống công trình thuỷ lợi (cống, kênh, trạm
bơm, hồ chứa, đập dâng,…) thực hiện theo phụ lục định mức kinh tế kỹ thuật được
UBND tỉnh phê duyệt.
- Các hạng mục chi phí đã có định mức KTKT cụ thể như: tiền điện, nguyên
nhiên vật liệu cho công tác vận hành, phải thực hiện giao khoán cho các cụm, trạm
- 30 -
bơm theo các Định mức đã được phê duyệt và các quy định hiện hành. Riêng đối
với chi phí sửa chữa thường xuyên thì từng bước giao khoán cho cụm, trạm thực
hiện nhưng phải đảm bảo các nguyên tắc theo quy định.
- Tiền lương của người lao động giao khoán trên cơ sở định mức, kế hoạch
Công ty giao và mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao trong công tác quản lý,
khai thác công trình thủy lợi.
1. Nội dung chi tiết các chỉ tiêu giao khoán
a) Khoán diện tích phục vụ và doanh thu thủy lợi phí
Nội dung khoán diện tích phục vụ và doanh thu thủy lợi phí được dựa trên
Quyết định số 469/2004/QĐ-UBND ngày 5/2/2004 của UBND tỉnh Hải Dương về
quy định mức thu thuỷ lợi phí và văn bản số 377/HD-LN ngày 17/5/2004 của liên
ngành hướng dẫn thực hiện. Trên cơ sở đó, Công ty giao khoán cụ thể đến từng Xí
nghiệp, cụm trạm:
- Nếu cụm, trạm bơm phục vụ tốt, tăng được doanh thu về thủy lợi phí so với
kế hoạch được giao thì được phép trích khen thưởng cho cụm, trạm bơm bằng 30%
mức vượt thu, nhưng tổng số trích không được vượt quá một tháng lương thực hiện
của cụm trạm trong năm.
- Ngược lại, nếu cụm, trạm không đảm bảo doanh thu thủy lợi phí mà không
có lý do khách quan bất khả kháng thì cụm, trạm phải giảm trừ tiền lương tương
ứng như tỷ lệ khi được trích thưởng, phần còn lại Xí nghiệp phải trích quỹ, chi phí
quản lý,… để bù đắp.
b) Khoán chi phí điện năng tiêu thụ, vật tư, nhiên liệu vận hành bảo dưỡng
Về mức khoán: Công ty căn cứ vào định mức KTKT trong công tác quản lý
khai thác công trình thủy lợi tỉnh Hải Dương được ban hành áp dụng, căn cứ kết quả
thực hiện hàng năm và căn cứ vào mức độ khó khăn và thuận lợi của từng trạm bơm
để điều chỉnh mức giao khoán điện năng giữa các trạm bơm cho phù hợp.
Về cách thức thực hiện giao khoán: trên cơ sở các mức khoán đã được xác
định cụ thể, Công ty, Xí nghiệp tiến hành giao khoán cụ thể cho từng cụm, trạm
bơm. Trong điều kiện thời tiết bình thường, nếu cụm, trạm quản lý tốt, tiết kiệm chi
- 31 -
mà vẫn hoàn thành nhiệm vụ phục vụ tưới tiêu được giao thì số tiền tiết kiệm được
so với định mức kế hoạch giao, cho phép được trích thưởng cho cán bộ, công nhân
trực tiếp thực hiện nhiệm vụ 30% số tiết kiệm được. Ngược lại, nếu quản lý không
tốt, tăng tiền điện, tăng chi phí vật tư, dầu mỡ cho công tác quản lý vận hành so với
định mức, nếu không có nguyên nhân khách quan bất khả kháng thì cán bộ, công
nhân trực tiếp thực hiện nhiệm vụ phải chịu phạt tương ứng như tỷ lệ được trích
thưởng. Công nhân trạm bơm phải thực hiện nhiệm vụ vớt rong bèo thường xuyên
sau khi đã được dọn sạch từ bể hút trạm bơm trở ra là 1 km đối với trạm bơm có
quy mô tương đương 4 máy 4000 m3
/h, coi đây là nhiệm vụ trong công tác bảo
dưỡng kênh mương.
c) Đối với chi phí sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên
Đối với các hạng mục chi phí này, Công ty có quy định: trình tự xây dựng kế
hoạch, đến việc lập hồ sơ thanh quyết toán Công ty có quy định riêng. Đối với các
hạng mục công trình phải sửa chữa đột xuất (ngoài kế hoạch) thì nhất thiết phải có ý
kiến của Lãnh đạo công ty mới đủ cơ sở thanh quyết toán.
d) Các khoản thuế, công tác thu, lãi tiền vay
Các chi phí này được thực hiện theo chế độ và quy định hiện hành. Đối với
chi phí quản lý các Xí nghiệp chỉ được phép chi theo kế hoạch giao tương ứng với
tỷ lệ doanh thu thủy lợi phí, chi công tác thu theo tỷ lệ thực thu thuỷ lợi phí, chi phí
lãi tiền vay thực hiện theo kế hoạch, nếu chi vượt thì Giám đốc và kế toán xí nghiệp
phải hoàn toàn chịu trách nhiệm.
đ) Khoán chi phí tiền lương
Đối với chi phí tiền lương cho cán bộ công nhân viên, Công ty giao khoán cho
các Xí nghiệp như sau: Giao các Xí nghiệp căn cứ vào diện tích phục vụ của từng
cụm, trạm bơm (diện tích quy đổi) và đơn giá tiền lương trên đơn vị diện tích theo
Định mức KTKT để giao khoán cho các cụm, trạm bơm, bộ phận gián tiếp tại văn
phòng các Xí nghiệp,…
- 32 -
Trên cơ sở quỹ lương Công ty khoán cho các Xí nghiệp, việc phân bổ khoán
quỹ tiền lương kế hoạch đối với các cụm, trạm bơm (các đơn vị trực tiếp sản xuất)
tại các Xí nghiệp được thực hiện như công thức 2-1 sau:
CTqdKHCT
qdKHTXN
KHVPXNKHTXN
KHCT KF
F
VV
V 

 [2-1]
Trong đó:
- VKHCT: Quỹ lương kế hoạch giao khoán cho từng cụm trạm bơm.
- VKHTXN: Quỹ lương kế hoạch Công ty giao khoán cho Xí nghiệp.
- VKHVPXN: Quỹ lương kế hoạch giao khoán cho văn phòng Xí nghiệp.
- FqdKHTXN: Tổng diện tích quy đổi kế hoạch toàn Xí nghiệp.
- FqđKHCT: Diện tích quy đổi kế hoạch của từng cụm, trạm.
- KCT: Hệ số điều chỉnh giữa các cụm trạm trong Xí nghiệp. (Hệ số này do
Lãnh đạo và Ban khoán của Xí nghiệp đề xuất trên cơ sở điều kiện thực tế
phục vụ sản xuất của từng cụm, trạm bơm để điều chỉnh giữa các cụm, trạm
khó khăn so với các cụm trạm có điều kiện thuận lợi hơn).
Các Xí nghiệp khai thác CTTL căn cứ vào diện tích kế hoạch giao cho các
cụm trạm để tính toán phân bổ tạm ứng một phần tiền lương kế hoạch hàng tháng
cho các cụm trạm.
Việc thanh quyết toán chính thức tiền lương được thực hiện khi kết thúc năm
kế hoạch trên cơ sở kết quả phục vụ sản xuất và nhiệm vụ được giao khoán, cụ thể
như sau:
+ Đối với khối văn phòng Công ty thực hiện như sau:
qdKHTCT
qdTCT
KHVPVP
F
F
VV  [2-2]
Trong công thức 2-2, các thành phần như sau:
- VVP: Lương thực tế thanh toán đối với khối văn phòng Công ty.
- VKHVP: Lương kế hoạch đối với khối văn phòng Công ty theo bậc.
- FqdTCT: Diện tích nghiệm thu quy đổi của toàn Công ty.
- 33 -
- FqđKHTCT: Diện tích kế hoạch quy đổi của toàn Công ty.
+ Đối với khối văn phòng Xí nghiệp thực hiện như sau:
qdKHTXN
qdTXN
KHVPXNVPXN
F
F
VV  [2-3]
Trong đó:
- VVPXN: Lương thực tế thanh toán đối với khối văn phòng Xí nghiệp.
- VKHVPXN: Lương kế hoạch đối với khối văn phòng Xí nghiệp theo bậc.
- FqdTXN: Diện tích nghiệm thu quy đổi của toàn Xí nghiệp.
- FqdKHTXN: Diện tích kế hoạch quy đổi của toàn Xí nghiệp.
+ Đối với các đơn vị trực tiếp sản xuất (các cụm, trạm bơm)
CTqdCT
qdTXN
VPXNXN
CT KF
F
VV
V 

 [2-4]
Trong đó:
- VCT: Quỹ lương thực tế thanh toán cho từng cụm, trạm bơm.
- VXN: Quỹ lương thực tế thanh toán của toàn Xí nghiệp theo định mức. KTKT
và diện tích quy đổi thực hiện nghiệm thu được của toàn Xí nghiệp
- VVPXN: Lương thực tế thanh toán đối với khối văn phòng Xí nghiệp.
- FqdTXN: Diện tích quy đổi thực hiện nghiệm thu được của toàn Xí nghiệp.
- FqdCT: Diện tích quy đổi thực hiện nghiệm thu được của từng cụm trạm.
- KCT: Hệ số điều chỉnh giữa các cụm, trạm bơm trong Xí nghiệp.
2. Cơ chế khuyến khích khi thực hiện giao khoán
* Về khoán thu thuỷ lợi phí:
Các cụm trạm bơm phục vụ tốt, tăng được doanh thu về thuỷ lợi phí so với kế
hoạch được giao thì được phép trích khen thưởng cho cụm, trạm bơm bằng 30%
mức vượt thu nhưng tổng số trích không quá 1 tháng lương thực hiện của cụm, trạm
trong năm.
Ngược lại, nếu cụm trạm không đảm bảo doanh thu thuỷ lợi phí mà không có
- 34 -
lý do khách quan, bất khả kháng thì cụm, trạm phải giảm trừ tiền lương tương ứng
như tỷ lệ khi được trích thưởng, phần còn lại Xí nghiệp phải trích quỹ, chi phí quản
lý để bù đắp.
* Về khoán chi phí:
Việc khoán chi phí được thực hiện ở một số khoản chi chính là: chi phí tiền
điện bơm tưới, tiêu; chi phí vật tư nguyên vật liệu cho bảo dưỡng vận hành; chi phí
bảo dưỡng công trình. Giám đốc Xí nghiệp giao khoán cho các trạm bơm theo định
mức KTKT của từng trạm đã được phê duyệt. Trong điều kiện thời tiết bình thường,
nếu cụm, trạm quản lý tốt, tiết kiệm chi mà vẫn hoàn thành nhiệm vụ phục vụ tưới
tiêu được giao thì số tiền tiết kiệm so với định mức kế hoạch giao, cho phép được
trích thưởng cho cán bộ, công nhân trực tiếp thực hiện nhiệm vụ tối đa không quá
30% số tiết kiệm được. Ngược lại, nếu quản lý không tốt, tăng tiền điện, tăng chi
phí vật tư, dầu mỡ cho công tác quản lý vận hành so với định mức nếu không có
nguyên nhân khách quan bất khả kháng thì cán bộ, công nhân trực tiếp thực hiện
nhiệm vụ phải chịu phạt tương ứng như tỷ lệ khi được trích thưởng.
Ngoài ra để kịp thời động viên khuyến khích công nhân hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ, căn cứ vào kế hoạch đầu năm Công ty giao, Xí nghiệp khoán cho các
cụm, trạm bơm, đến cuối năm các đơn vị căn cứ kết quả thực hiện, những nội dung
sẽ được quyết toán của năm thì trích kinh phí thực hiện thưởng phạt ngay cho công
nhân; những khó khăn, vướng mắc liên quan đến kết quả thực hiện do nhiều nguyên
nhân khác nhau thì tập hợp đề nghị liên ngành và Công ty xem xét, nếu được chấp
nhận cũng sẽ giải quyết thưởng ngay sau khi quyết toán.
3. Cơ chế hỗ trợ khi các đơn vị nhận khoán gặp phải điều kiện thời tiết bất
thường (thiên tai, úng, hạn…)
Các diện tích bị thiệt hại nằm trong diện ký hợp đồng phục vụ tưới, tiêu giữa
các đơn vị khai thác CTTL với các hộ, tổ chức dùng nước thuộc diện được miễn
giảm.
Cơ sở để đánh giá, xác định mức độ thiệt hại về năng suất, sản lượng cây
trồng phải căn cứ vào năng suất thống kê của vụ xét miễn giảm so sánh với năng
Cơ sở khoa học về khoán chi phí trong Doanh nghiệp thuỷ nông
Cơ sở khoa học về khoán chi phí trong Doanh nghiệp thuỷ nông
Cơ sở khoa học về khoán chi phí trong Doanh nghiệp thuỷ nông
Cơ sở khoa học về khoán chi phí trong Doanh nghiệp thuỷ nông
Cơ sở khoa học về khoán chi phí trong Doanh nghiệp thuỷ nông
Cơ sở khoa học về khoán chi phí trong Doanh nghiệp thuỷ nông
Cơ sở khoa học về khoán chi phí trong Doanh nghiệp thuỷ nông
Cơ sở khoa học về khoán chi phí trong Doanh nghiệp thuỷ nông
Cơ sở khoa học về khoán chi phí trong Doanh nghiệp thuỷ nông
Cơ sở khoa học về khoán chi phí trong Doanh nghiệp thuỷ nông
Cơ sở khoa học về khoán chi phí trong Doanh nghiệp thuỷ nông
Cơ sở khoa học về khoán chi phí trong Doanh nghiệp thuỷ nông
Cơ sở khoa học về khoán chi phí trong Doanh nghiệp thuỷ nông
Cơ sở khoa học về khoán chi phí trong Doanh nghiệp thuỷ nông
Cơ sở khoa học về khoán chi phí trong Doanh nghiệp thuỷ nông
Cơ sở khoa học về khoán chi phí trong Doanh nghiệp thuỷ nông
Cơ sở khoa học về khoán chi phí trong Doanh nghiệp thuỷ nông
Cơ sở khoa học về khoán chi phí trong Doanh nghiệp thuỷ nông
Cơ sở khoa học về khoán chi phí trong Doanh nghiệp thuỷ nông
Cơ sở khoa học về khoán chi phí trong Doanh nghiệp thuỷ nông
Cơ sở khoa học về khoán chi phí trong Doanh nghiệp thuỷ nông
Cơ sở khoa học về khoán chi phí trong Doanh nghiệp thuỷ nông
Cơ sở khoa học về khoán chi phí trong Doanh nghiệp thuỷ nông
Cơ sở khoa học về khoán chi phí trong Doanh nghiệp thuỷ nông
Cơ sở khoa học về khoán chi phí trong Doanh nghiệp thuỷ nông
Cơ sở khoa học về khoán chi phí trong Doanh nghiệp thuỷ nông
Cơ sở khoa học về khoán chi phí trong Doanh nghiệp thuỷ nông
Cơ sở khoa học về khoán chi phí trong Doanh nghiệp thuỷ nông
Cơ sở khoa học về khoán chi phí trong Doanh nghiệp thuỷ nông
Cơ sở khoa học về khoán chi phí trong Doanh nghiệp thuỷ nông
Cơ sở khoa học về khoán chi phí trong Doanh nghiệp thuỷ nông
Cơ sở khoa học về khoán chi phí trong Doanh nghiệp thuỷ nông
Cơ sở khoa học về khoán chi phí trong Doanh nghiệp thuỷ nông
Cơ sở khoa học về khoán chi phí trong Doanh nghiệp thuỷ nông
Cơ sở khoa học về khoán chi phí trong Doanh nghiệp thuỷ nông
Cơ sở khoa học về khoán chi phí trong Doanh nghiệp thuỷ nông
Cơ sở khoa học về khoán chi phí trong Doanh nghiệp thuỷ nông
Cơ sở khoa học về khoán chi phí trong Doanh nghiệp thuỷ nông
Cơ sở khoa học về khoán chi phí trong Doanh nghiệp thuỷ nông
Cơ sở khoa học về khoán chi phí trong Doanh nghiệp thuỷ nông
Cơ sở khoa học về khoán chi phí trong Doanh nghiệp thuỷ nông
Cơ sở khoa học về khoán chi phí trong Doanh nghiệp thuỷ nông
Cơ sở khoa học về khoán chi phí trong Doanh nghiệp thuỷ nông
Cơ sở khoa học về khoán chi phí trong Doanh nghiệp thuỷ nông
Cơ sở khoa học về khoán chi phí trong Doanh nghiệp thuỷ nông
Cơ sở khoa học về khoán chi phí trong Doanh nghiệp thuỷ nông
Cơ sở khoa học về khoán chi phí trong Doanh nghiệp thuỷ nông
Cơ sở khoa học về khoán chi phí trong Doanh nghiệp thuỷ nông
Cơ sở khoa học về khoán chi phí trong Doanh nghiệp thuỷ nông
Cơ sở khoa học về khoán chi phí trong Doanh nghiệp thuỷ nông
Cơ sở khoa học về khoán chi phí trong Doanh nghiệp thuỷ nông
Cơ sở khoa học về khoán chi phí trong Doanh nghiệp thuỷ nông
Cơ sở khoa học về khoán chi phí trong Doanh nghiệp thuỷ nông
Cơ sở khoa học về khoán chi phí trong Doanh nghiệp thuỷ nông
Cơ sở khoa học về khoán chi phí trong Doanh nghiệp thuỷ nông
Cơ sở khoa học về khoán chi phí trong Doanh nghiệp thuỷ nông
Cơ sở khoa học về khoán chi phí trong Doanh nghiệp thuỷ nông
Cơ sở khoa học về khoán chi phí trong Doanh nghiệp thuỷ nông
Cơ sở khoa học về khoán chi phí trong Doanh nghiệp thuỷ nông
Cơ sở khoa học về khoán chi phí trong Doanh nghiệp thuỷ nông
Cơ sở khoa học về khoán chi phí trong Doanh nghiệp thuỷ nông
Cơ sở khoa học về khoán chi phí trong Doanh nghiệp thuỷ nông
Cơ sở khoa học về khoán chi phí trong Doanh nghiệp thuỷ nông

More Related Content

What's hot

La02.054 tăng cường quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các công ty...
La02.054 tăng cường quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các công ty...La02.054 tăng cường quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các công ty...
La02.054 tăng cường quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các công ty...
https://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (20)

Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty xây dựng Tâm Lợi
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty xây dựng Tâm LợiĐề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty xây dựng Tâm Lợi
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty xây dựng Tâm Lợi
 
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty sản xuất lâm sản, HAY
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty sản xuất lâm sản, HAYLuận văn: Phân tích tài chính tại Công ty sản xuất lâm sản, HAY
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty sản xuất lâm sản, HAY
 
Tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực tại công ty công nghệ DKT, 9đ
Tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực tại công ty công nghệ DKT, 9đTuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực tại công ty công nghệ DKT, 9đ
Tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực tại công ty công nghệ DKT, 9đ
 
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty xuất nhập khẩu khoáng sản
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty xuất nhập khẩu khoáng sảnLuận văn: Kế toán quản trị tại công ty xuất nhập khẩu khoáng sản
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty xuất nhập khẩu khoáng sản
 
Luận văn: Quản lí nhà nước về Hải quan tại Chi cục Hải quan
Luận văn: Quản lí nhà nước về Hải quan tại Chi cục Hải quanLuận văn: Quản lí nhà nước về Hải quan tại Chi cục Hải quan
Luận văn: Quản lí nhà nước về Hải quan tại Chi cục Hải quan
 
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Tiên Phong
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Tiên PhongĐề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Tiên Phong
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Tiên Phong
 
Một số biện pháp nâng cao năng lực hoạt động của công ty tnhh mtv hoa tiêu hà...
Một số biện pháp nâng cao năng lực hoạt động của công ty tnhh mtv hoa tiêu hà...Một số biện pháp nâng cao năng lực hoạt động của công ty tnhh mtv hoa tiêu hà...
Một số biện pháp nâng cao năng lực hoạt động của công ty tnhh mtv hoa tiêu hà...
 
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆPKẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
 
Thủ tục hải quan hàng hóa nhận gia công cho thương nhân nước ngoài - Gửi miễn...
Thủ tục hải quan hàng hóa nhận gia công cho thương nhân nước ngoài - Gửi miễn...Thủ tục hải quan hàng hóa nhận gia công cho thương nhân nước ngoài - Gửi miễn...
Thủ tục hải quan hàng hóa nhận gia công cho thương nhân nước ngoài - Gửi miễn...
 
La02.054 tăng cường quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các công ty...
La02.054 tăng cường quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các công ty...La02.054 tăng cường quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các công ty...
La02.054 tăng cường quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các công ty...
 
Đề tài: Giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu tại cửa khẩu Đình Vũ
Đề tài: Giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu tại cửa khẩu Đình VũĐề tài: Giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu tại cửa khẩu Đình Vũ
Đề tài: Giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu tại cửa khẩu Đình Vũ
 
Luận án: Quản trị mua nguyên vật liệu của các doanh nghiệp may thuộc Vinatex
Luận án: Quản trị mua nguyên vật liệu của các doanh nghiệp may thuộc VinatexLuận án: Quản trị mua nguyên vật liệu của các doanh nghiệp may thuộc Vinatex
Luận án: Quản trị mua nguyên vật liệu của các doanh nghiệp may thuộc Vinatex
 
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương mại
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương mạiđáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương mại
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương mại
 
Đề tài: Phát triển tư vấn đầu tư của Công ty chứng khoán Bảo Việt - Gửi miễn ...
Đề tài: Phát triển tư vấn đầu tư của Công ty chứng khoán Bảo Việt - Gửi miễn ...Đề tài: Phát triển tư vấn đầu tư của Công ty chứng khoán Bảo Việt - Gửi miễn ...
Đề tài: Phát triển tư vấn đầu tư của Công ty chứng khoán Bảo Việt - Gửi miễn ...
 
Luận án: Xây dựng các tiêu chí đánh giá và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật để đảm b...
Luận án: Xây dựng các tiêu chí đánh giá và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật để đảm b...Luận án: Xây dựng các tiêu chí đánh giá và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật để đảm b...
Luận án: Xây dựng các tiêu chí đánh giá và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật để đảm b...
 
Đề tài: Giám sát hàng hóa nhập khẩu tại cửa khẩu cảng Hải Phòng
Đề tài: Giám sát hàng hóa nhập khẩu tại cửa khẩu cảng Hải PhòngĐề tài: Giám sát hàng hóa nhập khẩu tại cửa khẩu cảng Hải Phòng
Đề tài: Giám sát hàng hóa nhập khẩu tại cửa khẩu cảng Hải Phòng
 
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đLuận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
 
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần CK Thăng Long
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần CK Thăng LongTăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần CK Thăng Long
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần CK Thăng Long
 
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới công ty chứng khoán
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới công ty chứng khoánLuận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới công ty chứng khoán
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới công ty chứng khoán
 
Đề tài: Tư vấn tài chính doanh nghiệp tại công ty Chứng khoán, 9đ - Gửi miễn ...
Đề tài: Tư vấn tài chính doanh nghiệp tại công ty Chứng khoán, 9đ - Gửi miễn ...Đề tài: Tư vấn tài chính doanh nghiệp tại công ty Chứng khoán, 9đ - Gửi miễn ...
Đề tài: Tư vấn tài chính doanh nghiệp tại công ty Chứng khoán, 9đ - Gửi miễn ...
 

Similar to Cơ sở khoa học về khoán chi phí trong Doanh nghiệp thuỷ nông

Similar to Cơ sở khoa học về khoán chi phí trong Doanh nghiệp thuỷ nông (20)

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty nhựa Điểm cao - sdt/ ZALO 093 189 2701
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty nhựa Điểm cao - sdt/ ZALO 093 189 2701Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty nhựa Điểm cao - sdt/ ZALO 093 189 2701
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty nhựa Điểm cao - sdt/ ZALO 093 189 2701
 
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
 
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại cô...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại cô...Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại cô...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại cô...
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh công nghệ và truyền thông comtec
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh công nghệ và truyền thông comtecPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh công nghệ và truyền thông comtec
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh công nghệ và truyền thông comtec
 
Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Cảng Quốc Tế...
Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Cảng Quốc Tế...Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Cảng Quốc Tế...
Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Cảng Quốc Tế...
 
Biện pháp cải thiện tài chính của Công ty Lâm Nghiệp Vân Đồn, 9đ
Biện pháp cải thiện tài chính của Công ty Lâm Nghiệp Vân Đồn, 9đBiện pháp cải thiện tài chính của Công ty Lâm Nghiệp Vân Đồn, 9đ
Biện pháp cải thiện tài chính của Công ty Lâm Nghiệp Vân Đồn, 9đ
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
Báo cáo thực tập tốt nghiệp kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩmBáo cáo thực tập tốt nghiệp kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
Báo cáo thực tập tốt nghiệp kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
 
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh đấu thầu xây dựng của công ty cổ phần ...
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh đấu thầu xây dựng của công ty cổ phần ...Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh đấu thầu xây dựng của công ty cổ phần ...
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh đấu thầu xây dựng của công ty cổ phần ...
 
Thực trạng hoạt động thẩm định giá bất động sản tại công ty tnhh quản lý nợ v...
Thực trạng hoạt động thẩm định giá bất động sản tại công ty tnhh quản lý nợ v...Thực trạng hoạt động thẩm định giá bất động sản tại công ty tnhh quản lý nợ v...
Thực trạng hoạt động thẩm định giá bất động sản tại công ty tnhh quản lý nợ v...
 
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
 
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây lắpÍ
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây lắpÍĐề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây lắpÍ
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây lắpÍ
 
Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ...
Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ...Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ...
Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ...
 
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh ...
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh ...Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh ...
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh ...
 
Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Cảng Quốc Tế...
Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Cảng Quốc Tế...Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Cảng Quốc Tế...
Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Cảng Quốc Tế...
 
Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng Bình An - Gử...
Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng Bình An - Gử...Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng Bình An - Gử...
Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng Bình An - Gử...
 
Đề tài: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh chứng khoán, HOT
Đề tài: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh chứng khoán, HOTĐề tài: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh chứng khoán, HOT
Đề tài: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh chứng khoán, HOT
 
Luận văn: Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty Than
Luận văn: Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty ThanLuận văn: Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty Than
Luận văn: Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty Than
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...
 
Luận văn Thạc sĩ Tìm hiểu khả năng áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn tạ...
Luận văn Thạc sĩ Tìm hiểu khả năng áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn tạ...Luận văn Thạc sĩ Tìm hiểu khả năng áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn tạ...
Luận văn Thạc sĩ Tìm hiểu khả năng áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn tạ...
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcLogic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
K61PHMTHQUNHCHI
 

Recently uploaded (20)

Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLSĐồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
 
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
 
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcLogic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 

Cơ sở khoa học về khoán chi phí trong Doanh nghiệp thuỷ nông

  • 1. - i - LỜI CÁM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành tới PGS.TS. Đoàn Thế Lợi, PGS.TSKH. Nguyễn Trung Dũng – những người thầy đã trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi tận tình trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn. Tôi xin trân thành cám ơn các thầy, cô giáo của Trường Đại học Thủy lợi, các đồng nghiệp tại Viện Kinh tế và Quản lý Thủy lợi, các học viên lớp cao học 17KT cùng bạn bè, đồng nghiệp đã chia sẻ những khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. Tôi xin cám ơn các thành viên trong gia đình đã ủng hộ, chia sẻ và là chỗ dựa tinh thần giúp tôi tập chung học tập nghiên cứu và hoàn thành luận văn của mình. Vì điều kiện về thời gian hạn chế nên không thể tránh được thiếu sót. Tôi xin trân trọng và rất mong được tiếp thu các ý kiến đóng góp của các thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp. Xin trân trọng cảm ơn! Hà nội, ngày 02 tháng 12 năm 2011 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Giang Như Chăm
  • 2. - ii - LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, được trích dẫn đầy đủ và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác./. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Giang Như Chăm
  • 3. - iii - DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DNTN Doanh nghiệp thuỷ nông ĐM KTKT Định mức kinh tế kỹ thuật SCTX Sửa chữa thường xuyên CTTL Công trình thuỷ lợi VTVH Vật tư vận hành QLKT Quản lý khai thác NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn HTX Hợp tác xã CBCNV Cán bộ công nhân viên VPCT Văn phòng công ty VPXN Văn phòng xí nghiệp LĐTT Lao động trực tiếp LĐGT Lao động gián tiếp TSCĐ Tài sản cố định KTCTTL Khai thác công trình thủy lợi
  • 4. - iv - MỤC LỤC LỜI CÁM ƠN............................................................................................................................ I LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................................II DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................................ III MỤC LỤC .............................................................................................................................. IV DANH MỤC BẢNG............................................................................................................... VI DANH MỤC HÌNH ............................................................................................................... VI I. Tính cấp thiết .....................................................................................................................1 II. Mục đích nghiên cứu .........................................................................................................2 III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................................3 IV. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu.....................................................................3 V. Nội dung và bố cục của luận văn......................................................................................3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA KHOÁN VÀ KHOÁN CHI PHÍ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THUỶ NÔNG .................................................5 1.1. Tổng quan về khoán trong hoạt động sản xuất...............................................................5 1.1.1. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của hình thức khoán.............................5 1.1.2. Các khái niệm về khoán..........................................................................................6 1.1.3. Các hình thức khoán trong hoạt động sản xuất.......................................................7 1.1.4. Vai trò của khoán trong hoạt động sản xuất ...........................................................9 1.2. Những nguyên tắc cơ bản khi áp dụng hình thức khoán trong hoạt động sản xuất .11 1.2.1. Các chỉ tiêu giao khoán phải cụ thể và chi tiết .....................................................11 1.2.2. Các mức khoán phải dựa trên các căn cứ, quy định hiện hành đảm bảo tính pháp lý và tính khả thi......................................................................................................11 1.2.3. Khoán phải gắn chặt với công tác giám sát và kiểm tra .......................................12 1.2.4. Có cơ chế điều chỉnh mức giao khoán trong các trường hợp đặc biệt..................12 1.2.5. Có cơ chế khuyến khích thưởng phạt và phải được thực hiện đầy đủ..................13 1.3. Cơ sở khoa học về khoán chi phí trong các Doanh nghiệp thủy nông........................13 1.3.1. Các đặc thù trong hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp thủy nông ..............13 1.3.2. Tổng quan về chi phí cho hoạt động công ích của các Doanh nghiệp thủy nông.16 1.3.3. Các hình thức khoán trong công tác quản lý khai thác CTTL..............................20 1.3.4. Mục tiêu và nguyên tắc khi thực hiện khoán chi phí trong các DNTN ................22 1.3.5. Sự cần thiết thực hiện khoán chi phí trong các DNTN.........................................23 CHƯƠNG 2. NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG KHOÁN TẠI MỘT SỐ DOANH NGHIỆP THUỶ NÔNG.........................................................................................................26 2.1 Thực trạng về khoán và khoán chi phí tại các Doanh nghiệp thủy nông...................26 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển cơ chế khoán ở các DNTN ............................26
  • 5. - v - 2.1.2 Thực trạng về khoán và khoán chi phí ở một số Doanh nghiệp thủy nông ..........27 2.2 Một số kinh nghiệm thực tế về thực hiện cơ chế khoán tại các DNTN.......................29 2.2.1 Khoán tại Công ty khai thác CTTL Hải Dương....................................................29 2.2.2 Khoán tại Công ty khai thác CTTL Sông Chu – Thanh Hoá................................44 2.2.3 Khoán tại Xí nghiệp khai thác CTTL Vũ Thư – Thái Bình..................................57 2.3 Những kết quả đạt được và các tồn tại cần nghiên cứu giải quyết .............................59 2.3.1 Một số kết quả đã đạt được...................................................................................59 2.3.2 Những tồn tại cần nghiên cứu hoàn thiện .............................................................60 CHƯƠNG 3. NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP KHOÁN CHI PHÍ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THỦY NÔNG................................................................61 3.1 Mục tiêu, căn cứ để xây dựng phương pháp khoán chi phí trong các Doanh nghiệp thủy nông.....................................................................................................................61 3.1.1 Mục tiêu của khoán chi phí trong các DNTN.......................................................61 3.1.2 Căn cứ khi xây dựng phương pháp khoán chi phí ...............................................62 3.2 Nghiên cứu đề xuất phương pháp khoán chi phí..........................................................64 3.2.1 Phương pháp khoán chi phí tiền lương:................................................................64 3.2.2 Phương pháp khoán chi phí tiền điện tưới, tiêu:...................................................71 3.2.3 Phương pháp khoán chi phí vật tư, nguyên nhiên liệu cho bảo dưỡng vận hành máy móc thiết bị CTTL. ..................................................................................................75 3.2.4 Phương pháp khoán chi phí quản lý Doanh nghiệp..............................................76 3.3 Quyền và trách nhiệm của các bên liên quan khi thực hiện khoán ............................79 3.3.1 Đối với bên giao khoán.........................................................................................79 3.3.2 Đối với bên nhận khoán........................................................................................80 3.4 Tổ chức thực hiện và kiến nghị các biện pháp hỗ trợ để thực hiện tốt khoán chi phí trong các DNTN................................................................................................................80 3.4.1 Trình tự tổ chức triển khai thực hiện khoán chi phí..............................................80 3.4.2 Kiến nghị các biện pháp hỗ trợ để thực hiện tốt khoán chi phí trong các Doanh nghiệp thủy nông .............................................................................................................82 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................................85 1. Kết luận.............................................................................................................................85 2. Kiến nghị...........................................................................................................................86 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................88 PHỤ LỤC.................................................................................................................................89
  • 6. - vi - DANH MỤC BẢNG Bảng 1-1 Tỷ trọng các hạng mục chi phí thực tế của các Doanh nghiệp thuỷ nông ................18 Bảng 2-1 Tình hình sử dụng lao động trước và sau khi thực hiện công tác khoán tại Công ty KTCT thủy lợi Hải Dương. ...................................................................37 Bảng 2-2 Quỹ Lương của công ty KTCT thủy lợi Hải Dương trước và sau khoán .................38 Bảng 2-3 So sánh kết quả hoạt động tài chính trước và sau thực hiện khoán – Công ty khai thác CTTL Hải Dương........................................................................39 Bảng 2-4 So sánh tiền điện tiêu thụ thực tế so với giao khoán theo định mức – Công ty khai thác CTTL Hải Dương........................................................................40 Bảng 2-5 So sánh chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế với giao khoán – Công ty khai thác CTTL Hải Dương .................................................................................41 Bảng 2-6 So sánh chi phí vật tư vận hành thực tế với giao khoán – Công ty khai thác CTTL Hải Dương. ............................................................................................42 Bảng 2-7 Bảng chấm điểm các chỉ tiêu khoán – Công ty Sông Chu, Thanh Hóa...................47 Bảng 2-8 Ví dụ về chấm điểm các chỉ tiêu khoán- Công ty Sông Chu ...................................49 Bảng 2-9 Bảng chấm điểm các chỉ tiêu khoán công tác duy tu bảo dưỡng công trình – Công ty Sông Chu.........................................................................................54 Bảng 3-1 Ví dụ lập kế hoạch giao khoán chi phí điện năng tưới màu vụ Đông:......................72 Bảng 3-2 Ví dụ lập kế hoạch giao khoán chi phí điện năng tưới vụ Chiêm xuân: ...................73 Bảng 3-3 Ví dụ lập kế hoạch giao khoán chi phí điện năng tưới vụ Mùa: ...............................73 Bảng 3-4 Tổng hợp kế hoạch giao khoán chi phí điện năng cả năm:.......................................74 Bảng 3-5 Ví dụ lập kế hoạch khoán chi phí vật tư, nguyên nhiên liệu cho bảo dưỡng vận hành máy móc thiết bị CTTL.................................................................76 Bảng 3-6 Các khoản mục trong chi phí quản lý Doanh nghiệp................................................76 Bảng 3-7 Phân bổ khoán chi phí quản lý trong Doanh nghiệp theo định mức:........................78 Bảng 3-8 Khoán chi phí quản lý Doanh nghiệp theo mức thống kê thực tế.............................78 DANH MỤC HÌNH Hình 1-1. Tỷ trọng các khoản mục chi phí thực tế cho hoạt động công ích của các Doanh nghiệp thuỷ nông....................................................................................19 Hình 1-2. Mô hình hoá quy trình sản xuất cung cấp dịch vụ tưới, tiêu của các Doanh nghiệp thuỷ nông. .........................................................................................20 Hình 3-1. Sơ đồ tổ chức điển hình của Doanh nghiệp thuỷ nông cấp tỉnh...............................65
  • 7. - 1 - MỞ ĐẦU I. Tính cấp thiết Chính sách phân phối thu nhập cho người lao động trong các Doanh nghiệp thủy nông (DNTN) theo kiểu “cào bằng”, trả lương không căn cứ vào năng suất và hiệu quả của người lao động là nguyên nhân làm cho tính năng động sáng tạo, tính tự chủ trong thực hiện các nhiệm vụ quản lý khai thác công trình thủy lợi (CTTL) cung cấp dịch vụ tưới, tiêu không cao. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiệu quả phục vụ của một số không ít Doanh nghiệp thủy nông còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Kết quả phục vụ tốt hay xấu cũng ít ảnh hưởng đến mức thu nhập của cán bộ công nhân viên trong các DNTN, đó là nguyên nhân chính nảy sinh tình trạng “lãng công”. Công nhân thuỷ nông (CNTN) không có động lực để phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý vận hành công trình thuỷ lợi, ý thức tiết kiệm tài nguyên nước trong quản lý khai thác CTTL chưa cao. Một trong những giải pháp để có thể cải thiện tình trạng trên là thực hiện cơ chế khoán trong các Doanh nghiệp thuỷ nông. Với cơ chế khoán sẽ tạo ra động lực để người lao động phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao nhằm mục đích tiết kiệm chi phí sản xuất, tiết kiệm tài nguyên nước và các nguồn lực khác, đồng thời nâng cao hiệu quả phục vụ và tăng thu nhập cho bản thân người lao động và sử dụng hiệu quả ngân sách cấp bù thủy lợi phí của Nhà nước hàng năm đối với lĩnh vực hoạt động công ích trong các Doanh nghiệp thủy nông hiện nay. Thời gian gần đây, công tác đổi mới quản lý trong hoạt động cung cấp dịch vụ tưới, tiêu tại các DNTN đã và đang được các cơ quan quản lý Nhà nước hết sức quan tâm đặc biệt là khi thực hiện chính sách miễn, giảm thủy lợi phí theo Nghị định 115/2008/NĐ-CP ngày 14/11/2008 của Chính phủ. Cụ thể, Chính phủ và các Bộ ngành đã ban hành các văn bản liên quan như: Nghị định 31/2005/NĐ-CP quy định về sản xuất và cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích; Quyết định 256/2005/QĐ- TTg của Chính phủ ban hành quy chế đấu thầu, đặt hàng, giao kế hoạch thực hiện sản xuất và cung ứng sản phẩm và dịch vụ công ích; Thông tư số 11/2009/TT-BTC ngày 21/1/2009 của Bộ Tài chính về hướng dẫn đặt hàng, giao kế hoạch đối với các
  • 8. - 2 - đơn vị làm nhiệm vụ quản lý khai thác công trình thủy lợi và quy chế quản lý tài chính của công ty Nhà nước làm nhiệm vụ quản lý, khai thác công trình thủy lợi khi thực hiện chính sách miễn TLP (thay thế Thông tư 90). Bộ Nông nghiệp &PTNT với vai trò quản lý ngành cũng đã rất quan tâm đến công tác đổi mới tổ chức quản lý khai thác hệ thống CTTL, từ năm 2009 đến nay Bộ đã cho ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phục vụ đổi mới công tác tổ chức quản lý nhằm nâng cao hiệu quả phục vụ của hệ thống CTTL, cụ thể là: Thông tư số 65/2009/TT-BNNPTNT ngày 12/10/2009 Hướng dẫn tổ chức hoạt động và phân cấp quản lý, khai thác công trình thủy lợi; Quyết định số 2891/QĐ-BNN-TL ngày 12/10/2009 Ban hành hướng dẫn xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật trong công tác quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; Thông tư số 56/2010/TT-BNNPTNT ngày 01/10/2010 Quy định một số nội dung trong hoạt động của các tổ chức quản lý, khai thác công trình thủy lợi; và mới đây là Thông tư số 40/2011/TT-BNNPTNT ngày 27/5/2011 Quy định năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia quản lý, khai thác công trình thủy lợi. Điều đó cho thấy nhu cầu cấp thiết của việc đổi mới công tác quản lý trong các Doanh nghiệp thuỷ nông nói chung, trong đó có đổi mới quản lý chi phí sản xuất cung ứng dịch vụ công ích trong các DNTN. Chính vì vậy, nội dung nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu cơ sở khoa học, nghiên cứu thực tiễn và đề xuất phương pháp khoán chi phí trong các Doanh nghiệp thuỷ nông hiện nay là cần thiết và phù hợp với chủ trương chung. Kết quả nghiên cứu của luận văn mong muốn sẽ đóng góp một phần nhỏ bé, thiết thực trong việc đổi mới quản lý lao động nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất cung ứng dịch vụ công ích của các Doanh nghiệp thuỷ nông trong điều kiện thực tế hiện nay ở nước ta. II. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là: 1. Nghiên cứu cơ sở khoa học về khoán và khoán chi phí trong các Doanh nghiệp thuỷ nông. Luận giải tính khoa học của việc áp dụng khoán chi phí trong các Doanh nghiệp thuỷ nông.
  • 9. - 3 - 2. Đánh giá thực trạng công tác khoán tại một số Doanh nghiệp thuỷ nông chọn làm điểm nghiên cứu. 3. Đề xuất được phương pháp khoán chi phí kiến nghị áp dụng trong các Doanh nghiệp thủy nông. III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tương nghiên cứu của luận văn là cách thức khoán chi phí trong các Doanh nghiệp thủy nông, các tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi, trong đó tập chung nghiên cứu về công tác tổ chức quản lý, quản lý chi phí trong các DNTN. Đối với phạm vi của một luận văn thạc sĩ, dự kiến sẽ nghiên cứu thực tế tại một số Doanh nghiệp thủy nông trong vùng đồng bằng Sông Hồng để rút ra các kinh nghiệm thực tế làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề xuất phương pháp khoán chi phí trong các DNTN. IV. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu của luận văn, cách tiếp cận các vấn đề nghiên cứu phải bảo đảm tính lôgic từ nghiên cứu luận giải các căn cứ khoa học, phân tích đánh giá thực trạng, kết hợp lý luận khoa học và thực tế, vận dụng các kinh nghiệm trên thực tế để giải quyết các vấn đề đặt ra. Luận văn phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau: 1. Phương pháp chuyên khảo; 2. Phương pháp quan sát thực nghiệm; 3. Phương pháp phân tích thống kê; 4. Phương pháp chuyên gia; V. Nội dung và bố cục của luận văn Luận văn bao gồm 3 chương chính và phần kết luận và kiến nghị. Chương 1 của luận văn nghiên cứu tổng quan hình thức khoán và vai trò của khoán trong hoạt động sản xuất, đề cập đến những nguyên tắc cơ bản nhất khi áp dụng hình thức khoán trong hoạt động sản xuất.
  • 10. - 4 - Nghiên cứu tổng quan về đặc thù trong hoạt động sản xuất của các DNTN, tổng quan về chi phí và cơ cấu chi phí cho hoạt động sản xuất cung cấp dịch vụ tưới, tiêu trong các doanh nghiệp thủy nông. Nghiên cứu về các hình thức khoán trong công tác quản lý khai thác CTTL, sự cần thiết của khoán chi phí trong các DNTN. Chương 2 của luận văn tiến hành nghiên cứu phân tích thực trạng công tác khoán và khoán chi phí tại các doanh nghiệp thủy nông. Trong chương này trình bày một số kinh nghiệm thực tế về thực hiện cơ chế khoán tại các Doanh nghiệp thủy nông chọn làm điểm nghiên cứu là: Công ty khai thác CTTL Hải Dương, công ty khai thác CTTL Sông Chu – Thanh Hóa, Xí nghiệp khai thác CTTL Vũ Thư – Thái Bình. Thông qua nghiên cứu thực tế công tác khoán tại các đơn vị này để rút ra các kết quả đã đạt được và tìm ra các tồn tại cần nghiên cứu giải quyết làm căn cứ để nghiên cứu đề xuất cơ chế khoán chi phí ở chương 3 của luận văn. Chương 3 của luận văn tiến hành nghiên cứu đề xuất phương pháp khoán chi phí trong các Doanh nghiệp thủy nông, bao gồm:  Mục tiêu, căn cứ đề xây dựng phương pháp khoán chi phí trong các Doanh nghiệp thủy nông.  Nghiên cứu đề xuất phương pháp khoán chi phí bao gồm: 1. Phương pháp khoán chi phí tiền lương. 2. Phương pháp khoán chi phí tiền điện tưới, tiêu. 3. Phương pháp khoán chi phí vật tư nguyên nhiên liệu cho bảo dưỡng vận hành máy móc thiết bị CTTL. 4. Phương pháp khoán chi phí quản lý Doanh nghiệp.  Nghiên cứu đề xuất quyền và trách nhiệm của bên giao khoán và bên nhận khoán khi thực hiện khoán.  Đề xuất cách thức tổ chức và trình tự thực hiện khoán chi phí trong các DNTN, kiến nghị các biện pháp để hỗ trợ thực hiện tốt khoán chi phí trong các DNTN Phần kết luận và kiến nghị của luận văn trình bày một số kết luận nghiên cứu và các kiến nghị đối với nội dung nghiên cứu của luận văn. Phần phụ lục của luận văn trình bày ví dụ minh họa áp dụng phương pháp khoán chi phí tiền lương được đề xuất ở chương 3 đối với 1 Doanh nghiệp thủy nông.
  • 11. - 5 - CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA KHOÁN VÀ KHOÁN CHI PHÍ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THUỶ NÔNG 1.1. Tổng quan về khoán trong hoạt động sản xuất 1.1.1. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của hình thức khoán Song song với sự phát triển của các hình thái tổ chức kinh tế - xã hội, các phương thức tổ chức quản lý lao động trong hoạt động sản xuất, trong đó có hình thức khoán đã ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của lực lượng lao động, quan hệ sản xuất và các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nói chung. Ngay từ những năm 1550 hình thức khoán công việc (piece works) mang tính chất sơ khai đã lần đầu xuất hiện trên thế giới. Biểu hiện của hình thức khoán sơ khai này là các ông chủ của các phường hội thợ thủ công đã tìm cách phân chia các công việc đơn giản ra nhiều công đoạn nhỏ và giao khoán cho các hộ gia đình trong phường hội nhận sản xuất tại nhà thay vì trước đó các công việc này được thực hiện đồng loạt tại các phân xưởng tập chung. Cũng vào thời gian này trong hệ thống nhà máy ở nước Anh, những công nhân trong các dây truyền sản xuất đã được giao các nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân từ các kế hoạch sản xuất chung như là một sự phân chia công việc, đó chính là sự xuất hiện sơ khai của hình thức khoán trong sản xuất. Khoán trong hoạt động sản xuất ngày càng khẳng định tầm quan trọng cùng với sự tiến bộ của công cụ máy móc trong lao động. Một ví dụ cụ thể minh họa là công nghệ máy tiện ra đời năm 1751 đã tạo điều kiện cho các công nhân sản xuất ra các sản phẩm đơn lẻ nguyên chiếc một cách chính xác và điều đó đã thúc đẩy các nhà máy thực hiện phương thức khoán trên đơn vị sản phẩm cho từng công nhân. Khoán là một phương thức tổ chức quản lý lao động mà ở đó việc trả công được căn cứ trên số lượng và chất lượng thực tế của các phần của sản phẩm được sản xuất ra, điều này có nghĩa là mức thu nhập mà người nhận khoán nhận được (thu nhập của người lao động nhận khoán) chỉ phụ thuộc vào số lượng sản phẩm mà họ sản xuất ra chứ không phụ thuộc vào việc họ đã phải sử dụng bao nhiêu thời gian để sản xuất ra khối lượng sản phẩm đó.
  • 12. - 6 - Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, các phương thức khoán dần dần xuất hiện trong nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế. Trong phương thức khoán trước đây, người lao động được nhận công bằng hiện vật, điều này có nghĩa là người lao động nhận công cho việc sản xuất ra số lượng sản phẩm của họ bằng một khối lượng nhất định của chính sản phẩm đó, điều này thường xảy ra trong lĩnh vực sản xuất lương thực. Một ví dụ minh họa cho cách thức khoán này ở nước ta chính là việc các hộ nông dân thời phong kiến nhận khoán ruộng đất của các địa chủ để trồng lúa và nhận công chính bằng một phần thóc do chính họ sản xuất ra trên mảnh đất nhận khoán đó. Tóm lại: phương thức quản lý lao động trong sản xuất theo hình thức khoán đã xuất hiện từ rất sớm (thế kỷ 15) và từng bước xâm nhập vào các lĩnh vực sản xuất khác nhau của đời sống kinh tế xã hội. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, khoa học trong quản lý, khoa học tổ chức, trình độ và kỹ năng trong lao động,… các hình thức khoán cũng không ngừng được phát triển và ngày càng hoàn thiện. Đến nay hình thức khoán đã có các tiến bộ to lớn so với các hình thức khoán sơ khai kể trên và có thể nói khoán đã trở thành một trong những công cụ quản lý lao động tiên tiến có mặt ở hầu hết mọi lĩnh vực sản xuất và cũng biểu hiện đa dạng và phong phú theo các sắc thái khác nhau trong từng ngành, từng lĩnh vực kinh tế xã hội ở mỗi nơi. 1.1.2. Các khái niệm về khoán Khoán là một hình thức tổ chức quản lý lao động trong sản xuất mà ở đó người lao động được trả công căn cứ trên số lượng các đơn vị thành phẩm thực tế họ đã làm ra hoặc theo kết quả thực tế thực hiện công việc của họ mà không căn cứ trên lượng thời gian hao phí thực tế của họ để sản xuất ra sản phẩm đó. Hay nói cách khác, cơ chế khoán là một hình thức trả công gắn liền với kết quả lao động thực tế của người lao động (Perfomance-Related Pay). Căn cứ vào mức độ phức tạp của các quy trình công nghệ trong quá trình sản xuất, công tác khoán có thể được áp dụng ở từng khâu, từng công đoạn trong cả chu trình sản xuất để tạo ra sản phẩm cuối cùng. Khi đó người lao động được trả công
  • 13. - 7 - căn cứ vào kết quả của từng khâu, hay từng công đoạn sản xuất (bán thành phẩm). Nếu trường hợp các sản phẩm mang tính chất đồng loạt thì việc áp dụng hình thức khoán là gắn chặt lợi ích của người lao động đối với thành phẩm họ sản xuất ra, người lao động càng tạo ra nhiều thành phẩm thì càng có thu nhập cao và ngược lại. Trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ, biểu hiện của hình thức khoán là sự tính toán trả lương cho người lao động dựa trên mức độ hoàn thành của các hoạt động dịch vụ, khi đó người lao động nhận khoán trong hoạt động cung ứng dịch vụ sẽ được trả công căn cứ vào số lượng và mức độ hoàn thành của các hoạt động dịch vụ mà họ cung ứng. (Việc trả công cho người lao động hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ dựa trên hiệu quả thực tế được gọi là hình thức kinh doanh dịch vụ hưởng tiền hoa hồng, rất phổ biến trên thực tế). 1.1.3. Các hình thức khoán trong hoạt động sản xuất Khoán là một trong những công cụ quản lý lao động phổ biến hiện nay tại các Công ty, các nhà máy hay các đơn vị sản xuất kinh doanh. Các hình thức khoán trên thực tế phát triển từ thấp đến cao và tỷ lệ thuận với trình độ và khả năng tổ chức và quản lý của bên giao khoán và năng lực sản xuất của bên nhận khoán. Thông thường, một công việc hay một sản phẩm có thể được giao khoán khi cả bên giao khoán và bên nhận khoán đều thấy rõ được mức độ yêu cầu về thời gian, kinh phí, nhân lực và cách thức để hoàn thành công việc hoặc sản phẩm đó. Do đó biểu hiện của khoán trong hoạt động sản xuất có nhiều hình thức rất đa dạng tùy thuộc vào đặc thù về công nghệ để sản xuất ra sản phẩm và trình độ tổ chức quản lý ở từng lĩnh vực và từng nơi cụ thể. Tuy nhiên có thể tổng quát hoá hình thức khoán ra 2 loại là: 1. Khoán theo từng khâu, từng công đoạn. 2. Khoán đến sản phẩm cuối cùng (khoán gọn). Khoán từng khâu, từng công đoạn: Hình thức khoán từng khâu, từng công đoạn đã được áp dụng rất linh hoạt và đa dạng trên thực tế, một ví dụ điển hình của hình thức khoán này trong nông nghiệp ở nước ta thời kì HTX kiểu cũ là mô hình khoán 3 khâu, khoán 5 khâu trên
  • 14. - 8 - tổng số 8 khâu trong cả quy trình trồng lúa. Trong cơ chế làm ăn tập thể cũ, các HTX nông nghiệp cũng đã nhận thấy lợi ích của việc giao khoán nên đã thực hiện giao khoán một số khâu trong quy trình canh tác lúa cho các xã viên HTX nhận khoán như: gieo cấy, chăm bón, thu hoạch, các khâu này phù hợp với hình thức lao động cá nhân do đó các xã viên HTX nông nghiệp nhận khoán được trả công trên tỷ lệ phần trăm sản lượng nông phẩm thu hoạch được. Trên thực tế khi đó tại nhiều địa phương đã thực hiện khoán sản phẩm mang lại kết quả tốt tăng thu nhập cho xã viên, vừa hoàn thành kế hoạch của hợp tác xã và làm tốt nhiệm vụ nông phẩm đối với Nhà nước, điều này chứng tỏ khoán sản phẩm là một hình thức tốt để kết hợp hiệu quả ba lợi ích là lợi ích kinh tế của người lao động, lợi ích tập thể và lợi ích xã hội. Điều đó trở thành một động lực mạnh mẽ thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao đời sống xã viên. Từ hiệu quả thực tế rõ rệt của hình thức khoán 3 khâu, khoán 5 khâu trong nông nghiệp mà sau này đã ra đời khoán 10, là cuộc cách mạng trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta1 . Hiện nay trên thực tế tại một số lĩnh vực sản xuất mang tính chất hàng hoá và dịch vụ công (thường phức tạp trong tổ chức quản lý sản xuất) trong đó có dịch vụ tưới, tiêu cũng đã có một số nơi áp dụng hình thức khoán một số khâu trong công tác quản lý vận hành CTTL về cho các tổ nhóm hay cá nhân nhận khoán như: khoán vận hành trạm bơm, khoán công tác dẫn nước trên kênh,…Tại hầu hết các hệ thống thủy lợi khi áp dụng hình thức khoán quản lý vận hành đều mang lại hiệu quả rõ rệt, tiết kiệm chi phí vận hành như tiền điện, tiền lương và tiết kiệm nước, nâng cao chất lượng dịch vụ. Khoán gọn (khoán đến sản phẩm cuối cùng) Khoán gọn là biểu hiện hoàn thiện nhất của phương thức khoán trong hoạt động sản xuất. Đây là hình thức bên giao khoán giao cho bên nhận khoán thực hiện tất cả các khâu trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm hoàn thiện cuối cùng và căn cứ vào số lượng và chất lượng thành phẩm được sản xuất ra để bên giao khoán 1 Khoán 10 ở nước ta là một minh chứng thực tế rõ ràng cho hiệu quả của khoán trong hoạt động sản xuất nông nghiệp.
  • 15. - 9 - trả công cho bên nhận khoán. Hình thức khoán gọn thường được áp dụng trong các lĩnh vực sản xuất có các điều kiện sau: - Các sản phẩm đòi hỏi công nghệ sản xuất không phức tạp, quy trình sản xuất đơn giản ví dụ như hàng may mặc, hàng thủ công mỹ nghệ,… thường được áp dụng hình thức khoán gọn kể trên. - Những lĩnh vực sản xuất có công nghệ sản xuất tương đối phức tạp đòi hỏi phải tổ chức thành nhiều khâu tách biệt nhau nhưng ở mỗi khâu đều có thể tổ chức giao khoán thì cũng có thể áp dụng hình thức khoán gọn bằng cách thực hiện khoán nhiều bước như sau: Giao khoán gọn trên đơn vị sản phẩm cho bên nhận khoán cấp 1, sau đó căn cứ vào mức khoán gọn trên mà bên nhận khoán cấp 1 tổ chức phân chia và tính toán các mức giao khoán cho từng khâu, từng công đoạn cụ thể và giao lại cho các bên nhận khoán cấp 2, 3… thực hiện nhận khoán các công đoạn sản xuất đó. Trên thực tế, hình thức tổ chức khoán này được áp dụng rộng rãi đặc biệt là ở các nhà máy sản xuất các sản phẩm công nghiệp, nơi mà có trình độ tổ chức quản lý tiên tiến, hoàn thiện mang tính hệ thống từ trên xuống ở tất cả các khâu trong dây chuyền sản xuất ra thành phẩm cuối cùng. 1.1.4. Vai trò của khoán trong hoạt động sản xuất Có thể nói khoán là một phương thức quản lý lao động trong sản xuất phù hợp với quy luật phát triển của nền kinh tế thị trường, phương thức khoán có vai trò tích cực là tạo cơ chế khuyến khích các bên tham gia vào quá trình sản xuất có động lực để phát huy tiềm năng, huy động nguồn lực của mình tham gia vào quá trình sản xuất tạo ra lợi ích kinh tế cho xã hội đồng thời nâng cao thu nhập cho cá nhân người nhận khoán và cho tập thể, cụ thể là: Đối với bên nhận khoán: Khi áp dụng cơ chế khoán sản phẩm, thu nhập của người lao động sẽ tỷ lệ thuận với kết quả lao động của họ (số lượng sản phẩm họ sản xuất ra). Chính cơ chế trả lương này đã tạo ra động lực kinh tế để người lao động phát huy hết khả năng của mình trong sản xuất để tăng tối đa số lượng các sản phẩm được sản xuất ra (tăng
  • 16. - 10 - năng suất lao động) để tăng thu nhập cho cá nhân người lao động và đồng thời tăng hiệu quả kinh tế cho xã hội. Nâng cao vai trò của người lao động trong sản xuất, có cơ chế để người lao động phát huy tính tự chủ trong sản xuất, huy động được tiềm lực về vốn và khoa học kỹ thuật của người lao động đầu tư vào sản xuất để tạo ta nhiều lợi ích cho bản thân người lao động và cho xã hội. Khi áp dụng cơ chế khoán người lao động có động lực để đào tạo và tự đào tạo nhằm nâng cao trình độ và kỹ năng trong sản xuất nhằm mục tiêu nâng cao năng suất lao động, tiếp cận môi trường tổ chức quản lý sản xuất tiên tiến, nâng cao tính chuyên nghiệp và tính kỷ luật trong lao động. Đối với bên giao khoán: Tính khả thi của các phương án khoán trong sản xuất liên quan mật thiết với trình độ tổ chức quản lý. Ở nơi nào trình độ tổ chức quản lý và trình độ cán bộ quản lý càng cao thì càng có điều kiện áp dụng và hoàn thiện các hình thức giao khoán trong sản xuất, do đó có thể nói hình thức khoán trong sản xuất tạo động lực thúc đẩy nâng cao trình độ tổ chức quản lý sản xuất của các đơn vị sản xuất và các cán bộ làm công tác quản lý trong các lĩnh vực sản xuất nói chung trong đó có lĩnh vực thuỷ nông. Với việc áp dụng hình thức khoán trong sản xuất cho phép các đơn vị kiểm soát được giá thành sản phẩm, chi phí sản xuất, chủ động trong lập kế hoạch sản xuất và kế hoạch chi phí. Điều này là hết sức cần thiết để các đơn vị sản xuất chủ động tính toán điều tiết và ra các quyết định đảm bảo khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, mang lại hiệu quả kinh tế cho đơn vị. Áp dụng khoán trong sản xuất sẽ tinh giảm được bộ máy quản lý gián tiếp, dẫn đến giảm chi phí quản lý và giá thành sản phẩm, điều này góp phần tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Đối với hiệu quả xã hội: Quản lý lao động bằng hình thức khoán sẽ nâng cao trình độ sản xuất của lực lượng lao động, nâng cao tính chuyên nghiệp và tăng năng suất lao động nói chung,
  • 17. - 11 - điều này góp phần giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế và góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho xã hội. Đối với một số lĩnh vực sản xuất sản phẩm và dịch vụ công ích mà Nhà nước đóng vai trò chi phối điều tiết (trong đó có dịch vụ tưới, tiêu) thì việc áp dụng các hình thức khoán trong sản xuất chính là công cụ quản lý tiên tiến để các cơ quan quản lý Nhà nước có trách nhiệm thực hiện tốt chức năng quản lý của mình. 1.2. Những nguyên tắc cơ bản khi áp dụng hình thức khoán trong hoạt động sản xuất 1.2.1. Các chỉ tiêu giao khoán phải cụ thể và chi tiết Các chỉ tiêu giao khoán phải được xây dựng cụ thể, chi tiết để bên nhận khoán có thể tính toán khả năng của mình trong việc đáp ứng và tổ chức thực hiện các yêu cầu của công việc được giao khoán, đồng thời cũng là căn cứ để bên giao khoán đối chiếu kiểm tra giám sát kết quả thực hiện công việc của bên nhận khoán. Tránh trường hợp các chỉ tiêu giao khoán không rõ ràng dễ dẫn đến các tranh chấp có thể phát sinh giữa bên nhận khoán và bên giao khoán trong quá trình thực hiện khoán. 1.2.2. Các mức khoán phải dựa trên các căn cứ, quy định hiện hành đảm bảo tính pháp lý và tính khả thi Một nội dung quan trọng cần chú ý khi thực hiện khoán là tính toán các mức giao khoán, xây dựng được mức giao khoán hợp lý đảm bảo tính hiệu quả cho cả bên giao và bên nhận khoán là hết sức quan trọng và quyết định sự thành công khi áp dụng phương pháp khoán. Việc xây dựng và đề xuất các mức giao khoán theo ý kiến chủ quan không có căn cứ có thể dẫn đến không đồng thuận giữa bên giao và bên nhận khoán và phương án khoán đó khó có tính khả thi. Mức giao khoán quá thấp và quá cao đều gây ra mâu thuẫn lợi ích giữa bên giao và bên nhận khoán. Như vậy xây dựng được mức khoán có căn cứ và hợp lý là điều hết sức quan trọng để thực hiện thành công phương pháp khoán trong hoạt động sản xuất. Khi xây dựng các mức giao khoán cụ thể, bên giao khoán phải căn cứ trên các quy định hiện hành như các định mức, đơn giá, tiêu chuẩn hiện hành của Nhà nước và của ngành, để xây dựng và đề xuất mức giao khoán, trong một số trường hợp có
  • 18. - 12 - thể tham khảo ý kiến của bên nhận khoán khi đề xuất áp dụng mức giao khoán. Đối với một số trường hợp không có các định mức, tiêu chuẩn, đơn giá,… để làm căn cứ xây dựng mức giao khoán thì có thể áp dụng mức chi phí trung bình trên thực tế để đề xuất mức giao khoán. Nói tóm lại mức giao khoán hợp lý là mức giao khoán được xây dựng căn cứ vào các quy định hiện hành như: định mức, tiêu chuẩn, đơn giá,… mà cả bên giao và bên nhận khoán đều chấp nhận và có tính khả thi trên thực tế. 1.2.3. Khoán phải gắn chặt với công tác giám sát và kiểm tra Khoán là một phương thức tổ chức quản lý lao động tiên tiến và phổ biến hiện nay, áp dụng hình thức khoán sẽ tạo ra động lực để người lao động tăng tính tự chủ trong lao động, có động lực để phát huy khả năng lao động nhằm tăng thu nhập chính đáng cho bản thân dựa trên kết quả lao động thực tế của mình. Tuy nhiên khoán không có nghĩa là “khoán trắng”, khoán phải đi đôi với quản lý giám sát, vai trò của bên giao khoán (người quản lý) trong quy trình sản xuất áp dụng hình thức khoán là hết sức quan trọng, quyết định đến hiệu quả của cả quá trình sản xuất. Trong quá trình thực hiện khoán sản xuất bên giao khoán phải thường xuyên theo dõi, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện công việc theo hợp đồng nhận khoán của bên nhận khoán để kiểm soát và quản lý quá trình sản xuất. Đồng thời thông qua việc giám sát thường xuyên việc thực hiện khoán để tiếp nhận và xử lý các tình huống phát sinh chưa lường trước được khi lập kế hoạch giao khoán và phối hợp với bên nhận khoán để tháo gỡ các khó khăn phát sinh nhằm đảm bảo khả năng hoàn thành kế hoạch sản xuất đặt ra. Thông qua công tác quản lý giám sát thường xuyên việc thực hiện khoán của các bên nhận khoán để phát hiện các bất hợp lý còn tồn tại từ đó có các thay đổi kịp thời nhằm hoàn thiện phương án giao khoán, nâng cao hiệu quả sản xuất. 1.2.4. Có cơ chế điều chỉnh mức giao khoán trong các trường hợp đặc biệt Trong một số lĩnh vực sản xuất hàng hoá và dịch vụ có đặc thù là có độ rủi ro cao, chịu tác động của các yếu tố bất khả kháng như thời tiết, thiên tai… (điển hình là lĩnh vực cung cấp dịch vụ tưới, tiêu...), khi đó bên cạnh việc áp dụng mức giao
  • 19. - 13 - khoán ở điều kiện bình thường cần phải có cơ chế điều chỉnh mức giao khoán (hỗ trợ cho bên nhận khoán) trong các tình huống bất khả kháng xảy ra. Việc này là hết sức cần thiết để đảm bảo cho bên nhận khoán có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình trong trường hợp xảy ra các rủi ro bất khả kháng. 1.2.5. Có cơ chế khuyến khích thưởng phạt và phải được thực hiện đầy đủ Để phát huy hiệu quả của cơ chế khoán trong hoạt động sản xuất, khi thực áp dụng cơ chế khoán cần đi kèm cơ chế khuyến khích thưởng phạt rõ ràng và phải được thực hiện đầy đủ, công khai. Những đơn vị, người lao động nhận khoán hoàn thành tốt công việc thì được khen thưởng (bằng cả vật chất và tinh thần), ngược lại nếu không hoàn thành công việc theo hợp đồng nhận khoán (trừ lý do bất khả kháng) phải chịu phạt căn cứ trên mức độ thiệt hại do không hoàn thành công việc nhận khoán theo hợp đồng. Quy chế thưởng, phạt có tính khả thi và công khai để mọi người lao động trong Doanh nghiệp đều biết để thực hiện. 1.3. Cơ sở khoa học về khoán chi phí trong các Doanh nghiệp thủy nông 1.3.1. Các đặc thù trong hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp thủy nông Đổi mới công tác tổ chức và hoàn thiện các chính sách trong lĩnh vực quản lý khai thác CTTL đang đặt ra những đòi hỏi cấp thiết cần phải giải quyết. Theo xu thế chung đó, tổ chức và cơ chế hoạt động của các Doanh nghiệp thuỷ nông cũng đang từng bước được hoàn thiện nhằm giúp cho các DNTN tồn tại và phát triển trong điều kiện hiện nay đảm bảo cung cấp dịch vụ tưới, tiêu phục vụ phát triển nông nghiệp và dân sinh góp phần vào phát triển kinh tế xã hội nói chung, đặc biệt là trong điều kiện nước ta đã là thành viên chính thức của WTO. Tuy nhiên đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý trong các Doanh nghiệp thuỷ nông (trong đó khoán là một hình thức) là một vấn đề không đơn giản vì nhiều lý do xuất phát từ các đặc thù trong hoạt động sản xuất cung cấp dịch vụ công ích của các DNTN so với các dịch vụ cạnh tranh khác, cụ thể là: 1. Hoạt động sản xuất của các Doanh nghiệp thuỷ nông đan xen giữa tính hiệu quả kinh tế và tính xã hội (cung cấp dịch vụ công ích)
  • 20. - 14 - Doanh nghiệp thuỷ nông là doanh nghiệp Nhà nước sản xuất và cung ứng dịch vụ công ích (dịch vụ tưới, tiêu) với tính chất hoạt động phức tạp, không đơn thuần như các doanh nghiệp công ích cung cấp dịch vụ công cộng khác như văn hoá, y tế, vệ sinh môi trường, an ninh quốc phòng,… vì nó vừa mang tính kinh tế vừa mang tính xã hội. Cùng trong một hệ thống thuỷ lợi nhưng khi các Doanh nghiệp thuỷ nông cung cấp nước cho mục đích sản xuất kinh doanh (ngoài lĩnh vực tưới tiêu phục vụ nông nghiệp, dân sinh kinh tế xã hội) thì hoạt động đó đơn thuần mang tính kinh tế, khi đó căn cứ mục tiêu hiệu quả kinh tế để quyết định phạm vi, quy mô, chi phí và giá thành,… Nhưng khi các Doanh nghiệp thuỷ nông cung cấp dịch vụ nước, tiêu thoát nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh, kinh tế - xã hội thì bên cạnh tính hiệu quả kinh tế đơn thuần còn phải tính đến hiệu quả kinh tế - xã hội, dịch vụ thuỷ nông khi đó vừa mang tính kinh tế vừa mang tính xã hội. Những năm xảy ra úng hạn, hoạt động của các Doanh nghiệp thuỷ nông gần như hoàn toàn vì mục tiêu chính trị - xã hội nên các cấp chính quyền thường can thiệp vào cả việc điều hành kế hoạch sản xuất của Doanh nghiệp, đấy chính là đặc thù khác biệt trong tổ chức quản lý sản xuất của Doanh nghiệp thuỷ nông so với các Doanh nghiệp cạnh tranh khác. 2. Công trình thuỷ nông có giá trị rất lớn, phân bố dàn trải trên địa bàn rộng, phức tạp trong quản lý. Tài sản của Doanh nghiệp thuỷ nông chủ yếu là vốn cố định do Nhà nước đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi và bàn giao lại cho các công ty thuỷ nông quản lý khai thác và bảo vệ. Công trình giá trị lớn nằm dàn trải trên địa bàn rộng nên khó khăn trong tổ chức quản lý bảo vệ. Hệ thống công trình thuỷ lợi chịu tác động rất lớn từ các điều kiện thời tiết, thiên tai, do đó chất lượng và tuổi thọ của công trình sẽ bị xuống cấp rất nhanh nếu như không có cơ chế gắn trách nhiệm của công nhân trực tiếp vận hành với chất lượng và tuổi thọ của công trình. 3. Sản phẩm của Doanh nghiệp thuỷ nông là sản phẩm hàng hoá, dịch vụ đặc biệt với nhiều tính chất đặc thù
  • 21. - 15 - Sản phẩm, dịch vụ mà các Doanh nghiệp thuỷ nông cung cấp cho người sử dụng chủ yếu là dịch vụ tưới, tiêu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và cho sinh hoạt. Dịch vụ tưới, tiêu nước do các Doanh nghiệp thuỷ nông cung cấp là một loại hàng hoá, dịch vụ đặc biệt với nhiều tính chất đặc thù khác với các loại hàng hoá khác. Tuỳ theo hình thức sản xuất và mục đích sử dụng mà hàng hoá thể hiện các tính chất riêng biệt của nó, có khi là hàng hoá cá nhân, có khi lại là hàng hoá, dịch vụ công ích. Một tính chất đặc biệt nữa của dịch vụ tưới, tiêu nước là tính độc quyền tự nhiên, do đặc thù phân bố theo không gian và thời gian của nguồn nước mà không ai có thể dễ dàng gia nhập hoặc rút lui khỏi “thị trường” này. Vì mục tiêu xã hội và để bảo đảm hiệu quả kinh tế chung, đặc biệt để bảo đảm tính công bằng trong sử dụng nguồn lực, Nhà nước phải cung cấp giá thấp cho một số lĩnh vực và đối tượng hưởng lợi. Khi cung cấp nước tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp, Nhà nước thường cung cấp với mức giá thấp hơn giá thành sản xuất nhằm hỗ trợ cho nông dân, nhưng khi cung cấp cho mục tiêu sản xuất kinh doanh vì lợi nhuận khác như công nghiệp và dịch vụ thì phải tuân thủ nguyên tắc là “lấy thu bù chi và có lãi”. Tóm lại, với các đặc trưng trên mà nước là một loại hàng hoá đặc biệt, xác định rõ bản chất của dịch vụ tưới, tiêu mới có thể nghiên cứu đề xuất cơ chế quản lý phù hợp áp dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các Doanh nghiệp thuỷ nông. 4. Lao động trong công tác quản lý thuỷ nông được bố trí dàn trải trên địa bàn rộng và hoạt động mang tính thời vụ nên khó quản lý theo kiểu giờ hành chính Tổ chức quản lý sản xuất ở các hệ thống thuỷ nông khác với các lĩnh vực sản xuất khác, công nhân sản xuất được bố trí dàn trải trên một địa bàn khá rộng theo hệ thống công trình nên việc sắp xếp lao động, theo dõi giám sát đánh giá kết quả công việc của từng người, từng tổ gặp nhiều khó khăn. Mặt khác lao động trong các Doanh nghiệp thuỷ nông lại mang tính thời vụ theo mùa vụ sản xuất nông nghiệp, vào các vụ tưới, tiêu gần như công nhân phải làm việc suốt cả 3 ca vẫn không đủ lao động nhưng khi nông nhàn lại dư thừa lao
  • 22. - 16 - động, công tác tổ chức quản lý, sắp xếp, điều phối lao động là những vấn đề nan giải và thường khó tránh khỏi sự lãng phí lao động. Do đó cần có cơ chế quản lý lao động phù hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động của các Doanh nghiệp thuỷ nông và nâng cao thu nhập cho người lao động làm nhiệm vụ quản lý vận hành CTTL trong các Doanh nghiệp thuỷ nông, cơ chế khoán rất có tính khả thi áp dụng trong các Doanh nghiệp thuỷ nông. 5. Công tác tổ chức và quản lý sản xuất luôn phụ thuộc rất lớn vào thời tiết Do phụ thuộc nhiều vào điều kiện khí hậu thời tiết nên việc xây dựng kế hoạch hoạt động, kế hoạch tài chính và nhân lực, kế hoạch tu sửa công trình,… không ổn định và thường xuyên phải điều chỉnh thay đổi bổ sung do đó công tác tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch hàng năm chỉ mang tính định hướng và không sát với thực tế nên gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ sản xuất. Công tác tổ chức và quản lý hoạt động sản xuất của các Doanh nghiệp thuỷ nông cũng đòi hỏi phải có các cơ chế đặc thù thích hợp mới có thể áp dụng và phát huy hiệu quả trên thực tế. Do các đặc thù nêu trên, việc nghiên cứu và áp dụng các chính sách trong đó có chính sách khoán đối với các Doanh nghiệp thuỷ nông cần phải kết hợp giữa cơ sở khoa học về khoán và các đặc thù trong thực tế trong hoạt động sản xuất của các Doanh nghiệp thuỷ nông nhằm xây dựng được cơ chế khoán, mức khoán phù hợp đối với từng Doanh nghiệp thuỷ nông giúp cho các Doanh nghiệp hoàn thành nhiệm vụ, cải thiện tình hình tài chính trong sản xuất, đồng thời cũng tạo động lực kinh tế để cán bộ công nhân viên ngành thuỷ nông phát huy khả năng trong lao động, tiết kiệm chi phí sản xuất, tăng thu nhập bản thân và tăng hiệu quả kinh tế cho xã hội. 1.3.2. Tổng quan về chi phí cho hoạt động công ích của các Doanh nghiệp thủy nông Theo quy định tại Thông tư số 11/2009/TT-BTC ngày 21/01/2009 của Bộ Tài chính Hướng dẫn đặt hàng, giao kế hoạch đối với các đơn vị làm nhiệm vụ quản lý khai thác công trình thủy lợi và quy chế quản lý tài chính của công ty nhà
  • 23. - 17 - nước làm nhiệm vụ quản lý, khai thác công trình thủy lợi thì chi phí cho công tác tưới, tiêu nước của các doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi bao gồm 15 khoản mục chi phí như sau [4, 10-11]: a) Tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp có tính chất lương (bao gồm cả tiền ăn giữa ca); b) Các khoản phải nộp tính theo lương như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của người lao động do Doanh nghiệp trực tiếp trả lương; c) Khấu hao cơ bản tài sản cố định của những tài sản phải trích khấu hao; d) Nguyên, nhiên, vật liệu để vận hành, bảo dưỡng công trình, máy móc thiết bị dùng cho dịch vụ tưới nước và tiêu nước; e) Sửa chữa lớn tài sản cố định (trừ chi phí sửa chữa lớn được cấp kinh phí riêng); f) Sửa chữa thường xuyên tài sản cố định, công trình thủy lợi; g) Chi phí tiền điện bơm nước tưới, tiêu (bao gồm cả tiền điện bơm nước chống úng, chống hạn trong định mức và vượt định mức); h) Chi trả tạo nguồn nước (nếu có); i) Chi phí quản lý Doanh nghiệp (bao gồm cả chi phí đàm thoại vận hành bằng hệ thống máy vi tính để điều hành phục vụ sản xuất); j) Chi phí phục vụ phòng chống bão lụt, úng hạn ( bao gồm cả trong điều kiện thời tiết bình thường và thiên tai); k) Chi phí đào tạo, nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ mới xây dựng chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật; l) Chi phí cho công tác bảo hộ, an toàn lao động và bảo vệ công trình thủy lợi,… m) Chi phí cho công tác thu thủy lợi phí đối với các đối tượng phải thu thủy lợi phí; n) Chi phí dự phòng: giảm giá hàng tồn kho, tổn thất đầu tư dài hạn, nợ phải thu khó đòi, trợ cấp mất việc làm; o) Chi phí khác,…
  • 24. - 18 - Kết quả thống kê thực tế cho thấy, chiếm tỷ lệ khoảng từ 80% đến 90% tổng chi phí cho hoạt động tưới, tiêu ở các Doanh nghiệp thủy nông tập chung vào các hạng mục chi phí chủ yếu như sau: 1. Tiền lương và các khoản theo lương; 2. Khấu hao cơ bản tài sản cố định; 3. Nguyên nhiên vật liệu cho bảo dưỡng vận hành công trình; 4. Sửa chữa thường xuyên; 5. Chi phí điện năng tưới, tiêu; 6. Chi phí tạo nguồn; 7. Chi phí quản lý doanh nghiệp; 8. Chi phí khác. Theo số liệu điều tra khảo sát của đề tài nghiên cứu KHCN cấp Bộ do Viện Kinh tế & Quản lý thuỷ lợi - Viện KHTL Việt Nam thực hiện năm 2006-2007 thì thực trạng các khoản mục chi phí cho dịch vụ tưới tiêu của các Doanh nghiệp thuỷ nông tại các vùng trên cả nước như bảng 1-1 và hình 1-1 sau: Bảng 1-1 Tỷ trọng các hạng mục chi phí thực tế của các Doanh nghiệp thuỷ nông TT Hạng mục chi phí thực tế Doanh nghiệp thuỷ nông thuộc vùng Bình quân cả nước Miền núi phía Bắc Đồng bằng Sông Hồng Bắc Trung bộ Duyên hải Miền trung Tây nguyên Đông Nam bộ Đồng bằng sông CL 1 Tiền lương và các khoản theo lương 49.7% 30.9% 39.7% 39.2% 45.5% 43.3% 39.8% 41.2% 2 Khấu hao cơ bản tài sản cố định 3.6% 7.2% 6.0% 7.5% 7.1% 4.2% 9.5% 6.4% 3 Nguyên nhiên liệu bảo dưỡng vận hành 0.9% 2.4% 1.6% 0.0% 0.3% 5.2% 0.0% 1.5% 4 Sửa chữa thường xuyên TSCĐ 16.1% 13.5% 13.0% 18.7% 20.2% 14.4% 9.5% 15.1% 5 Chi phí điện năng tưới, tiêu 7.9% 20.5% 15.1% 9.0% 2.3% 3.2% 1.3% 8.5%
  • 25. - 19 - 6 Chi phí tạo nguồn 0.1% 6.5% 0.8% 0.0% 0.0% 6.3% 1.9% 2.2% 7 Chi phí quản lý Doanh nghiệp 11.7% 6.6% 8.5% 13.0% 11.3% 15.7% 17.7% 12.1% 8 Chi phí khác 10.0% 12.4% 15.2% 12.6% 13.3% 7.7% 20.4% 13.1% Nguồn: Số liệu điều tra thực hiện đề tài NCKH cấp Bộ do Viện Kinh tế và Quản lý Thủy lợi - Viện KHTL Việt Nam thực hiện. 41.2% 6.4%1.5%15.1% 8.5% 2.2% 12.1% 13.1% Tiềnlương KHCBTSCĐ NVLchoBD SửachữaTX Điệnnăng Tạonguồn Quảnlý DN Chiphíkhác Hình 1-1. Tỷ trọng các khoản mục chi phí thực tế cho hoạt động công ích của các Doanh nghiệp thuỷ nông. Nhận xét: Theo số liệu trên, ở mức bình quân cả nước, chi phí tiền lương và các khoản tính theo lương của các Doanh nghiệp thuỷ nông chiếm tỷ trọng cao nhất trong các khoản mục chi phí (41,2% tổng chi phí). Tiếp theo là các khoản chi phí sửa chữa thường xuyên, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí khác chiếm tỷ trọng lần lượt là 15,1%, 12,1% và 13,1%. Hai khoản chi phí chiếm tỷ trọng thấp nhất trong các Doanh nghiệp thuỷ nông là chi phí nguyên nhiên vật liệu cho vận hành bảo dưỡng (1,5%) và chi phí tạo nguồn chiếm (2,2%). Tuy nhiên tỷ trọng các khoản mục chi phí sản xuất giữa các Doanh nghiệp thuỷ nông khác nhau, giữa các vùng khác nhau có sự khác biệt rất lớn (bảng 1-1), nguyên nhân là do các đặc thù khác biệt trong hoạt động sản xuất của các Doanh
  • 26. - 20 - nghiệp thuỷ nông, do đó khi nghiên cứu phương pháp và các mức khoán chi phí trong các Doanh nghiệp thủy nông phải cụ thể đối với từng Doanh nghiệp tại từng vùng chứ không nên áp dụng mức trung bình chung để giao khoán. Hiện nay, khi áp dụng chính sách miễn giảm thủy lợi phí theo Nghị định 115/2008/NĐ-CP của Chính phủ, các Doanh nghiệp thủy nông được chủ động nguồn tài chính hơn trước đây khi phải đi thu TLP, do đó tỷ lệ các khoản mục chi phí trên đã có sự thay đổi trong đó tỷ lệ chi phí cho sửa chữa thường xuyên CTTL tăng lên chiếm khoảng từ 25% đến 40% tổng chi phí tùy đặc thù CTTL từng vùng. 1.3.3. Các hình thức khoán trong công tác quản lý khai thác CTTL 1. Khoán công việc (khoán từng khâu): Để tạo ra dịch vụ tưới, tiêu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và dân sinh kinh tế, các Doanh nghiệp thuỷ nông phải tổ chức quản lý vận hành sản xuất theo một chu trình phức tạp và trên phạm vi rộng, dàn trải, có thể mô hình hoá chu trình sản xuất và cung ứng dịch vụ tưới, tiêu nước của các Doanh nghiệp thuỷ nông như hình 1-2 sau. Hình 1-2. Mô hình hoá quy trình sản xuất cung cấp dịch vụ tưới, tiêu của các Doanh nghiệp thuỷ nông. Căn cứ vào sơ đồ mô tả về chu trình sản xuất của các Doanh nghiệp thuỷ nông như trên, các Doanh nghiệp có thể căn cứ vào điều kiện thực tế về khả năng tổ chức Quản lý vận hành Công trình đầu mối (Khâu sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ) Quản lý vận hành kênh mương và công trình trên kênh (Khâu lưu thông sản phẩm, dịch vụ) Công tác quản lý giao nhận nước (Khâu tiêu thụ sản phẩm dịch vụ) Các công việc chính: - Công tác vận hành CTĐM. - Công tác quan trắc. - Công tác bảo dưỡng. - Công tác kiểm tra bảo vệ CTĐM. Các công việc chính: - Công tác vận hành dẫn nước trên kênh. - Công tác quan trắc kênh. - Công tác bảo dưỡng kênh. - Công tác kiểm tra bảo vệ kênh và CTTK. Các công việc chính: - Nắm diện tích, nắm lịch tưới. - Đàm phán, ký hợp đồng. - Theo dõi tưới, lập các hồ sơ nghiệm thu giao nhận nước, thanh lý hợp đồng.
  • 27. - 21 - quản lý của từng bộ phận để thực hiện giao khoán một số công việc trong các khâu sản xuất ở sơ đồ trên cho các tổ, đội thuỷ nông hoặc cá nhân quản lý vận hành. Ví dụ như một trạm bơm có thể giao khoán cho 1 tổ công nhân chuyên trách quản lý vận hành công trình đầu mối có trách nhiệm thực hiện các nội dung công việc theo quy định và theo chỉ đạo của Công ty, hưởng lương tháng theo quy định khi hoàn thành nhiệm vụ. Hình thức khoán này đã được nhiều Doanh nghiệp thuỷ nông áp dụng, tuy nhiên hình thức khoán công việc này mới chỉ chú trọng đến khía cạnh hoàn thành công việc được giao khoán chứ chưa tạo được động lực kinh tế để người nhận khoán phát huy hết khả năng trong tổ chức quản lý vận hành nhằm mục đính nâng cao thu nhập cho bản thân người lao động và lợi ích chung của toàn Doanh nghiệp thuỷ nông. 2. Khoán gọn: Trong quản lý vận hành công trình thuỷ lợi, Doanh nghiệp thuỷ nông có thể giao khoán toàn bộ công tác quản lý vận hành 1 hệ thống CTTL từ khâu quản lý vận hành công trình đầu mối, khâu dẫn nước đến công tác quản lý mặt ruộng cho cụm hoặc 1 tổ công nhân đảm nhiệm. Khi đó đơn vị nhận khoán vận hành chủ động bố trí và điều hành công việc cho các thành viên trong tổ đảm thực hiện đúng các quy định của Doanh nghiệp khi giao khoán, đảm bảo chất lượng dịch vụ tưới, tiêu với các hộ sử dụng nước (Trên thực tế đã có một số Doanh nghiệp như Xí nghiệp TN Đông Anh ở Hà nội; Xí nghiệp TN Phù Cừ ở Hưng Yên,… đã áp dụng thí điểm hình thức khoán gọn đối với các trạm bơm nhỏ độc lập và đã có được các kết quả khả quan). Hình thức khoán gọn đòi hỏi yêu cầu cao về trình độ quản lý do vậy trong điều kiện hiện nay chỉ thích hợp với việc Nhà nước giao khoán cho các doanh nghiệp thủy nông. Trong phạm vi doanh nghiệp thì có thể thực hiện hình thức khoán gọn nếu công trình đó nhỏ và độc lập, không phức tạp trong quản lý vận hành. 3. Khoán chi phí Khoán chi phí quản lý vận hành trong các Doanh nghiệp thuỷ nông là 1 hình thức khoán mang lại hiệu quả kinh tế cho Doanh nghiệp và người lao động. Như đã
  • 28. - 22 - phân tích ở trên, do các đặc thù trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ tưới, tiêu của các Doanh nghiệp thuỷ nông mà mức chi phí để cung cấp dịch vụ này ở mỗi nơi, mỗi hệ thống khác nhau có sự khác biệt rất lớn. Để có căn cứ quản lý các khoản chi này trong các Doanh nghiệp thuỷ nông đòi hỏi phải có các định mức kinh tế kỹ thuật của từng đơn vị cụ thể, trong đó có tính toán cụ thể các khoản chi phí chủ yếu trong quản lý vận hành CTTL như tiền điện bơm nước tưới tiêu, tiền lương, tiền SCTX,…các chỉ tiêu định mức này được tính toán cụ thể cho từng đơn vị ở điều kiện thời tiết bình thường. Về hình thức thực hiện khoán: căn cứ vào các chỉ tiêu định mức kinh tế - kỹ thuật trong công tác quản lý khai thác CTTL, cơ quan quản lý Nhà nước đặt hàng cho các Doanh nghiệp thủy nông, các Doanh nghiệp căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch được giao để tính toán giao khoán các khoản chi phí đến các Xí nghiệp trực thuộc, các Xí nghiệp căn cứ vào mức được giao khoán để tính toán giao khoán các khoản mục chi phí đến từng cụm, trạm và người lao động trực tiếp quản lý vận hành công trình trong đơn vị mình. 1.3.4. Mục tiêu và nguyên tắc khi thực hiện khoán chi phí trong các DNTN 1. Mục tiêu khi khoán chi phí trong các DNTN - Giúp các cơ quan quản lí Nhà nước quản lý việc giao và thực hiện kế hoạch sản xuất đối với các Doanh nghiệp thuỷ nông (trong đó có phần quan trọng là kế hoạch vốn, chi phí sản xuất, sử dụng lao động). Đồng thời việc thực hiện khoán chi phí trong nội bộ các đơn vị cũng giúp cho Doanh nghiệp kiểm soát và chủ động bố trí điều tiết vốn phục vụ sản xuất. - Đổi mới phương thức quản lý sản xuất trong các Doanh nghiệp thuỷ nông đặc biệt là công tác quản lý lao động, nhằm khai thác có hiệu quả các công trình thuỷ lợi, duy trì và nâng cao tuổi thọ phục vụ của các CTTL. - Tạo động lực kinh tế để phát huy vai trò và trách nhiệm, gắn quyền lợi với trách nhiệm của người lao động trong công tác bảo vệ, quản lý khai thác các công trình thuỷ lợi được giao, đảm bảo gắn kết lợi ích giữa người lao động với lợi ích của Doanh nghiệp và của Nhà nước.
  • 29. - 23 - 2. Các nguyên tắc khi áp dụng khoán chi phí trong các DNTN - Khi tính toán các mức khoán chi phí trong quản lý vận hành CTTL phải căn cứ vào điều kiện thực tế, đặc thù về công trình, về diện tích phục vụ, về trình độ tổ chức quản lý, khả năng của bên nhận khoán và các điều kiện khác tại thời điểm giao khoán để xác định các mức giao khoán cụ thể. Khi các điều kiện thực tế trên thay đổi phải tính toán lại mức giao khoán chi phí sản xuất trong các Doanh nghiệp thuỷ nông cho phù hợp với các thay đổi đó. - Do đặc thù của dịch vụ thuỷ nông cho nên chi phí sản xuất trên 1 đơn vị sản phẩm (1 ha tưới, tiêu quy đổi) tại các hệ thống thủy nông khác nhau, các loại hình công trình khác nhau, các điều kiện đặc thù khác nhau có sự chênh lệch rất lớn, do đó không thể áp dụng mức khoán chi phí sản xuất của nơi này để áp dụng cho nơi khác mà cần phải tính toán cụ thể cho từng Doanh nghiệp, xí nghiệp, cụm trạm và đến các công trình cụ thể thì mới đảm bảo tính thực tế và khả thi khi áp dụng khoán các khoản chi phí sản xuất. - Các mức khoán chi phí trong quản lý vận hành công trình thuỷ lợi được tính toán và áp dụng trong điều kiện thời tiết bình thường, do đó khi xây dựng phương án khoán chi phí sản xuất trong các Doanh nghiệp thuỷ nông cần phải đi kèm với các phương án hỗ trợ rủi ro cho bên nhận khoán trong các điều kiện thời tiết bất thường ảnh hưởng đến chi phí sản xuất như hạn hán, úng ngập, thiên tai,… - Các nội dung khoán và mức khoán cụ thể phải được thể chế thành các văn bản mang tính pháp lý để bên giao và bên nhận khoán căn cứ vào đó thực hiện. Bên giao khoán và bên nhận khoán thoả thuận với nhau về các chỉ tiêu giao nhận khoán thông qua hợp đồng giao nhận khoán, hợp đồng có tính pháp lý ràng buộc trách nhiệm giữa các bên trong quá trình thực hiện khoán. 1.3.5. Sự cần thiết thực hiện khoán chi phí trong các DNTN Phần lớn các Doanh nghiệp thuỷ nông thường xuyên trong tình trạng thu không đủ chi. Chi phí sản xuất của các Doanh nghiệp thuỷ nông mang tính chất bất thường và khó kiểm soát, phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Lao động trong các DNTN dàn trải trên địa bàn rộng nên khó kiểm tra, giám sát năng
  • 30. - 24 - suất và kết quả lao động. Do đó áp dụng khoán trong các Doanh nghiệp thuỷ nông là cần thiết để gắn trách nhiệm của người lao động với công việc nhằm hạn chế thất thoát lãng phí tình trạng lãng công của người lao động trong quá trình quản lý vận hành công trình, phát huy vai trò tích cực của người lao động trong tiết kiệm chi phí vì mục tiêu mang lại hiệu quả kinh tế cho người lao động, cho Doanh nghiệp và sử dụng hiệu quả kinh phí cấp bù TLP từ ngân sách Nhà nước hàng năm cho dịch vụ tưới, tiêu và sử dụng tiết kiệm tài nguyên nước. Khoán trong hoạt động sản xuất là hình thức quản lý lao động tiên tiến hiện nay và đã được áp dụng ở hầu hết các ngành, các lĩnh vực sản xuất khác nhau mang lại hiệu quả rõ rệt. Tại nhiều lĩnh vực sản xuất cơ chế khoán đã được áp dụng hoàn thiện bằng việc tổ chức khoán gọn, khoán trọn gói cho người lao động ngày càng giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành và nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm. Vì các đặc thù của hoạt động cung cấp dịch vụ thuỷ nông như đã phân tích ở trên do đó khó có thể áp dụng ngay hình thức khoán gọn trong lĩnh vực này, do đó áp dụng khoán chi phí trong các Doanh nghiệp thuỷ nông là hình thức quản lý lao động tiên tiến và cần thiết trong điều kiện hiện nay tại các Doanh nghiệp thuỷ nông. Theo các quy định hiện nay, Nhà nước quản lý hoạt động sản xuất của các Doanh nghiệp thuỷ nông thông qua cơ chế đặt hàng, đấu thầu hoặc giao kế hoạch, điều này đã được Chính phủ quy định tại Nghị định 31/2005/NĐ-CP và Quyết định số 256/2006/QĐ-TTg2 . Thông qua các hình thức trên Nhà nước thực hiện khoán các chỉ tiêu trong hoạt động sản xuất đối với các Doanh nghiệp thuỷ nông, do đó trong nội bộ Doanh nghiệp, việc tổ chức quản lý các khoản chi phí sản xuất bằng hình thức khoán là cần thiết và phù hợp chủ trương chung. Các Doanh nghiệp thuỷ nông căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao và căn cứ vào đặc thù thực tế trong hoạt động sản xuất của từng đơn vị để tính toán mức khoán và tổ chức giao khoán các khoản mục chi phí đến các đơn vị trực tiếp quản lý vận hành, đồng thời giám sát và 2 Nghị định 31/2005/NĐ-CP ngày 11/03/2005 của Chính phủ quy định về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích; Quyết định số 256/2006/QĐ-TTg ngày 9/11/2006 của Thủ Tướng Chính phủ ban hành quy chế đấu thầu, đặt hàng và giao kế hoạch thực hiện sản xuất và cung ứng sản phẩm và dịch vụ công ích.
  • 31. - 25 - chỉ đạo các đơn vị nhận khoán hoàn thành nhiệm vụ và đảm bảo việc thực hiện kế hoạch sản xuất chung trong toàn Doanh nghiệp. Như vậy, việc áp dụng khoán chi phí trong các Doanh nghiệp thuỷ nông là bước tiếp cận cơ chế khoán đối với lĩnh vực sản xuất mang tính đặc thù này. Áp dụng có hiệu quả khoán chi phí sản xuất trong các Doanh nghiệp thuỷ nông là tiền đề để có thể tiến tới áp dụng cơ chế khoán gọn, đấu thầu trong hoạt động sản xuất và cung cấp sản phẩm và dịch vụ công ích nói chung và dịch vụ tưới, tiêu nói riêng.
  • 32. - 26 - CHƯƠNG 2. NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG KHOÁN TẠI MỘT SỐ DOANH NGHIỆP THUỶ NÔNG 2.1 Thực trạng về khoán và khoán chi phí tại các Doanh nghiệp thủy nông 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển cơ chế khoán ở các DNTN Khi nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường, các doanh nghiệp thuỷ nông thực sự khó khăn trong hoạt động vì thiếu cơ chế quản lý phù hợp. Bộ máy quản lý khai thác ở các Công ty thuỷ nông ngày càng phình ra nhưng hiệu quả quản lý khai thác CTTL lại ngày càng thấp, làm giảm hiệu quả phục vụ của các hệ thống CTTL. Trước thực trạng đó, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ra chỉ thị số 14-HĐBT ngày 14/01/1991 về việc: “Đẩy mạnh công tác quản lý khai thác bảo vệ các hệ thống công trình thủy lợi”. Thực hiện chủ trương trên, Bộ Thuỷ lợi (nay là Bộ Nông nghiệp và PTNT) đã có công văn số 1026 CV/NCKT ngày 13/10/1992, chỉ đạo các UBND tỉnh, Sở Thuỷ lợi phối hợp với Trung tâm NC Kinh tế - Viện Khoa học thuỷ lợi tiến hành xây dựng các chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật, định mức lao động trong quản lý thuỷ nông, đơn giá tiền lương trên đơn vị sản phẩm phục vụ nghiên cứu phương thức và cách trả lương khoán trong các Doanh nghiệp thủy nông ở một số tỉnh. Kết quả nghiên cứu sẽ làm căn cứ khoa học trong việc xác định biên chế, quỹ lương, bố trí sắp xếp lại lực lượng lao động trực tiếp và bộ máy quản lý, áp dụng trong công tác hạch toán chi phí, giá thành và tiến tới khoán trong nội bộ các Doanh nghiệp thủy nông. Ngày 26/03/2001, Bộ Nông nghiệp và PTNT có công văn số 790 BNN/QLN chủ trương tiến hành nghiên cứu xây dựng các chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật, bao gồm: định mức lao động; định mức sử dụng nước tưới; định mức tiêu hao điện năng; định mức sửa chữa thường xuyên TSCĐ; sửa chữa lớn,… Bộ yêu cầu các Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo các Công ty khai thác CTTL tiến hành xây dựng các chỉ tiêu định mức trên. Thực hiện chủ trương của Bộ, nhiều đơn vị đã xây dựng hệ thống chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật trong quản lý khai thác CTTL.
  • 33. - 27 - Thực hiện chủ trương trên, từ năm 1990 đến năm 1999, nhiều địa phương đã tiến hành xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật trong công tác quản lý khai thác công trình thuỷ lợi. Cụ thể, đã có một số Công ty tiến hành xây dựng định mức như Công ty thuỷ nông Hưng Nguyên, Linh Cảm, Kẻ Gỗ, Sông Rác, Bắc Đuống, Kim Sơn,… Trong giai đoạn này, các đơn vị mới chỉ thực hiện áp dụng các chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật trong việc lập kế hoạch, thanh quyết toán các khoản mục chi phí, là căn cứ để các cơ quan Nhà nước có cơ sở cấp bù. Việc xây dựng định mức KTKT và áp dụng định mức để giao khoán cũng đã được một số đơn vị tiến hành thực hiện như xí nghiệp thủy nông Bắc Đuống, xí nghiệp thủy nông huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình. Cụ thể, năm 2002 sau khi có định mức KTKT, xí nghiệp thủy nông Kim Sơn tỉnh Ninh Bình là đơn vị đầu tiên áp dụng định mức để giao khoán cho CBCNV, tuy nhiên việc khoán mới chỉ ở phạm vi khoán một số hạng mục công việc trong định mức lao động, chưa có cơ chế khoán rõ ràng vì vậy kết quả đạt được chưa cao. Cho đến nay, theo thống kê có khoảng trên ba mươi đơn vị đã tiến hành xây dựng hệ thống định mức. Đồng thời với việc tiến hành xây dựng hệ thống chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật, nhiều địa phương đã tiến hành giao khoán việc quản lý khai thác công trình, trên cơ sở thực hiện các định mức kinh tế kỹ thuật từ cơ sở tại các trạm, cụm thủy nông. Tiêu biểu như Công ty khai thác CTTL Hải Dương, Công ty khai thác CTTL Sông Chu - Thanh Hoá, Xí nghiệp thủy lợi Đông Anh, Xí nghiệp thủy lợi Thanh Trì – Hà nội,… 2.1.2 Thực trạng về khoán và khoán chi phí ở một số Doanh nghiệp thủy nông Trong thực tế những năm gần đây, đã có một số nghiên cứu và ứng dụng đổi mới cơ chế quản lý tại các doanh nghiệp thuỷ nông ở các tỉnh Hà Nội, Hải Dương, Thanh Hoá, Hưng Yên, và một số tỉnh khác thông qua việc xây dựng hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật và giao khoán một số khoản mục chi phí. Qua thời gian thực hiện cho thấy các địa phương khi áp dụng các hình thức giao khoán trong các doanh nghiệp thủy nông đã mang lại hiệu quả thiết thực, từng bước nâng cao hiệu quả hoạt
  • 34. - 28 - động của doanh nghiệp, giảm ngân sách cấp bù hàng năm, giảm bộ máy lao động, tăng thu nhập cho người lao động,… Tuy nhiên, cách thức, nội dung và phạm vi thực hiện khoán chi phí ở mỗi nơi làm một khác, phụ thuộc vào trình độ và kinh nghiệm quản lý của cán bộ ở địa phương. Qua đánh giá tình hình thực hiện công tác khoán ở một số doanh nghiệp thủy nông cho thấy một số kết quả như sau: i. Nội dung thực hiện khoán chi phí ở mỗi đơn vị một khác. Nhiều đơn vị chỉ thực hiện khoán một khoản mục chi phí như chi phí tiền lương hoặc chi phí điện năng, một số đơn vị do làm tốt công tác khoán nên đã thực hiện khoán nhiều khoản mục chi phí như ở Hải Dương đã thực hiện khoán 5 khoản mục chi phí: chi phí tiền lương, chi phí tiêu hao điện năng tưới tiêu, chi phí vật tư nguyên nhiên vật liệu cho công tác quản lý vận hành, chi phí sửa chữa thường xuyên tài sản cố định, chi phí quản lý doanh nghiệp; hoặc như ở Công ty TNHH nhà nước 1 thành viên Sông Chu-Thanh Hoá thực hiện khoán tiền lương dựa trên các chỉ tiêu như: diện tích, mức thu thuỷ lợi phí, khoán chấp hành đúng các định mức như định mức KTKT, chỉ tiêu kết quả duy tu bảo dưỡng công trình. ii. Phạm vi thực hiện khoán: các doanh nghiệp xây dựng cơ chế khoán theo trình tự: Công ty giao khoán xuống các xí nghiệp, căn cứ vào các chỉ tiêu được giao các xí nghiệp giao khoán xuống các cụm trạm và người lao động. Qua nghiên cứu thực trạng khoán ở một số doanh nghiệp cho thấy đa phần các doanh nghiệp đều thực hiện theo trình tự khoán như trên, riêng đối với Xí nghiệp khai thác CTTL Vũ Thư thuộc công ty Nam Thái Bình, Xí nghiệp tự xây dựng và thực hiện phương án khoán nội bộ. iii. Về quy chế thực hiện khoán: mỗi doanh nghiệp xây dựng theo hình thức khác nhau, nhưng nhìn chung các đơn vị đều xây dựng quy chế khoán cụ thể cho từng công việc, từng bộ phận. Các đơn vị đã xây dựng được các chỉ tiêu khoán và hình thức thưởng phạt. Mặc dù mức thưởng phạt không cao nhưng đã phần nào khuyến khích được người lao động trong đơn vị thực hiện khoán.
  • 35. - 29 - iv. Kết quả thực hiện khoán ở các đơn vị bước đầu đã đem lại hiệu quả như: thu nhập của người lao động tăng lên, tiết kiệm lao động, tiết kiệm chi phí sản xuất, đặc biệt là chi phí điện năng tưới, tiêu, sử dụng tiết kiệm nước. 2.2 Một số kinh nghiệm thực tế về thực hiện cơ chế khoán tại các DNTN 2.2.1 Khoán tại Công ty khai thác CTTL Hải Dương Công ty Khai thác công trình thuỷ lợi tỉnh Hải Dương tiến hành xây dựng đồng bộ hệ thống chỉ tiêu định mức KTKT trong công tác quản lý khai thác công trình thuỷ lợi vào năm 2002, bao gồm: định mức lao động và đơn giá tiền lương; định mức sử dụng nước tại mặt ruộng; định mức tiêu thụ điện năng cho công tác tưới, tiêu nước; định mức vật tư, nguyên nhiên vật liệu phục vụ công tác bảo dưỡng vận hành máy móc thiết bị; định mức sửa chữa thường xuyên tài sản cố định; Trên cơ sở hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật được lập năm 2002, Công ty đã tiến hành giao khoán đến từng Xí nghiệp, cụm trạm. Để thực hiện chủ trương khoán này Công ty đã ra văn bản số 557/HD-TN ngày 12/09/2004 hướng dẫn một số nội dung khoán quản trong công tác quản lý, khai thác hệ thống công trình thuỷ lợi, trong đó quy định cụ thể như sau: - Mọi chỉ tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh của các Xí nghiệp trong toàn Công ty phải được cụ thể hoá và khoán quản trực tiếp đến các cụm, trạm bơm, gắn trách nhiệm với kết quả cuối cùng của người lao động. - Các Xí nghiệp trực thuộc phải phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch Công ty giao hàng năm; về doanh thu nếu giảm diện tích phải có lý do khách quan; về chi phí nếu tăng so với định mức, kế hoạch phải được sự đồng ý phê duyệt của Giám đốc Công ty. - Nội dung công việc, yêu cầu kỹ thuật đối với cán bộ, công nhân thực hiện trong công tác quản lý, vận hành hệ thống công trình thuỷ lợi (cống, kênh, trạm bơm, hồ chứa, đập dâng,…) thực hiện theo phụ lục định mức kinh tế kỹ thuật được UBND tỉnh phê duyệt. - Các hạng mục chi phí đã có định mức KTKT cụ thể như: tiền điện, nguyên nhiên vật liệu cho công tác vận hành, phải thực hiện giao khoán cho các cụm, trạm
  • 36. - 30 - bơm theo các Định mức đã được phê duyệt và các quy định hiện hành. Riêng đối với chi phí sửa chữa thường xuyên thì từng bước giao khoán cho cụm, trạm thực hiện nhưng phải đảm bảo các nguyên tắc theo quy định. - Tiền lương của người lao động giao khoán trên cơ sở định mức, kế hoạch Công ty giao và mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao trong công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi. 1. Nội dung chi tiết các chỉ tiêu giao khoán a) Khoán diện tích phục vụ và doanh thu thủy lợi phí Nội dung khoán diện tích phục vụ và doanh thu thủy lợi phí được dựa trên Quyết định số 469/2004/QĐ-UBND ngày 5/2/2004 của UBND tỉnh Hải Dương về quy định mức thu thuỷ lợi phí và văn bản số 377/HD-LN ngày 17/5/2004 của liên ngành hướng dẫn thực hiện. Trên cơ sở đó, Công ty giao khoán cụ thể đến từng Xí nghiệp, cụm trạm: - Nếu cụm, trạm bơm phục vụ tốt, tăng được doanh thu về thủy lợi phí so với kế hoạch được giao thì được phép trích khen thưởng cho cụm, trạm bơm bằng 30% mức vượt thu, nhưng tổng số trích không được vượt quá một tháng lương thực hiện của cụm trạm trong năm. - Ngược lại, nếu cụm, trạm không đảm bảo doanh thu thủy lợi phí mà không có lý do khách quan bất khả kháng thì cụm, trạm phải giảm trừ tiền lương tương ứng như tỷ lệ khi được trích thưởng, phần còn lại Xí nghiệp phải trích quỹ, chi phí quản lý,… để bù đắp. b) Khoán chi phí điện năng tiêu thụ, vật tư, nhiên liệu vận hành bảo dưỡng Về mức khoán: Công ty căn cứ vào định mức KTKT trong công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh Hải Dương được ban hành áp dụng, căn cứ kết quả thực hiện hàng năm và căn cứ vào mức độ khó khăn và thuận lợi của từng trạm bơm để điều chỉnh mức giao khoán điện năng giữa các trạm bơm cho phù hợp. Về cách thức thực hiện giao khoán: trên cơ sở các mức khoán đã được xác định cụ thể, Công ty, Xí nghiệp tiến hành giao khoán cụ thể cho từng cụm, trạm bơm. Trong điều kiện thời tiết bình thường, nếu cụm, trạm quản lý tốt, tiết kiệm chi
  • 37. - 31 - mà vẫn hoàn thành nhiệm vụ phục vụ tưới tiêu được giao thì số tiền tiết kiệm được so với định mức kế hoạch giao, cho phép được trích thưởng cho cán bộ, công nhân trực tiếp thực hiện nhiệm vụ 30% số tiết kiệm được. Ngược lại, nếu quản lý không tốt, tăng tiền điện, tăng chi phí vật tư, dầu mỡ cho công tác quản lý vận hành so với định mức, nếu không có nguyên nhân khách quan bất khả kháng thì cán bộ, công nhân trực tiếp thực hiện nhiệm vụ phải chịu phạt tương ứng như tỷ lệ được trích thưởng. Công nhân trạm bơm phải thực hiện nhiệm vụ vớt rong bèo thường xuyên sau khi đã được dọn sạch từ bể hút trạm bơm trở ra là 1 km đối với trạm bơm có quy mô tương đương 4 máy 4000 m3 /h, coi đây là nhiệm vụ trong công tác bảo dưỡng kênh mương. c) Đối với chi phí sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên Đối với các hạng mục chi phí này, Công ty có quy định: trình tự xây dựng kế hoạch, đến việc lập hồ sơ thanh quyết toán Công ty có quy định riêng. Đối với các hạng mục công trình phải sửa chữa đột xuất (ngoài kế hoạch) thì nhất thiết phải có ý kiến của Lãnh đạo công ty mới đủ cơ sở thanh quyết toán. d) Các khoản thuế, công tác thu, lãi tiền vay Các chi phí này được thực hiện theo chế độ và quy định hiện hành. Đối với chi phí quản lý các Xí nghiệp chỉ được phép chi theo kế hoạch giao tương ứng với tỷ lệ doanh thu thủy lợi phí, chi công tác thu theo tỷ lệ thực thu thuỷ lợi phí, chi phí lãi tiền vay thực hiện theo kế hoạch, nếu chi vượt thì Giám đốc và kế toán xí nghiệp phải hoàn toàn chịu trách nhiệm. đ) Khoán chi phí tiền lương Đối với chi phí tiền lương cho cán bộ công nhân viên, Công ty giao khoán cho các Xí nghiệp như sau: Giao các Xí nghiệp căn cứ vào diện tích phục vụ của từng cụm, trạm bơm (diện tích quy đổi) và đơn giá tiền lương trên đơn vị diện tích theo Định mức KTKT để giao khoán cho các cụm, trạm bơm, bộ phận gián tiếp tại văn phòng các Xí nghiệp,…
  • 38. - 32 - Trên cơ sở quỹ lương Công ty khoán cho các Xí nghiệp, việc phân bổ khoán quỹ tiền lương kế hoạch đối với các cụm, trạm bơm (các đơn vị trực tiếp sản xuất) tại các Xí nghiệp được thực hiện như công thức 2-1 sau: CTqdKHCT qdKHTXN KHVPXNKHTXN KHCT KF F VV V    [2-1] Trong đó: - VKHCT: Quỹ lương kế hoạch giao khoán cho từng cụm trạm bơm. - VKHTXN: Quỹ lương kế hoạch Công ty giao khoán cho Xí nghiệp. - VKHVPXN: Quỹ lương kế hoạch giao khoán cho văn phòng Xí nghiệp. - FqdKHTXN: Tổng diện tích quy đổi kế hoạch toàn Xí nghiệp. - FqđKHCT: Diện tích quy đổi kế hoạch của từng cụm, trạm. - KCT: Hệ số điều chỉnh giữa các cụm trạm trong Xí nghiệp. (Hệ số này do Lãnh đạo và Ban khoán của Xí nghiệp đề xuất trên cơ sở điều kiện thực tế phục vụ sản xuất của từng cụm, trạm bơm để điều chỉnh giữa các cụm, trạm khó khăn so với các cụm trạm có điều kiện thuận lợi hơn). Các Xí nghiệp khai thác CTTL căn cứ vào diện tích kế hoạch giao cho các cụm trạm để tính toán phân bổ tạm ứng một phần tiền lương kế hoạch hàng tháng cho các cụm trạm. Việc thanh quyết toán chính thức tiền lương được thực hiện khi kết thúc năm kế hoạch trên cơ sở kết quả phục vụ sản xuất và nhiệm vụ được giao khoán, cụ thể như sau: + Đối với khối văn phòng Công ty thực hiện như sau: qdKHTCT qdTCT KHVPVP F F VV  [2-2] Trong công thức 2-2, các thành phần như sau: - VVP: Lương thực tế thanh toán đối với khối văn phòng Công ty. - VKHVP: Lương kế hoạch đối với khối văn phòng Công ty theo bậc. - FqdTCT: Diện tích nghiệm thu quy đổi của toàn Công ty.
  • 39. - 33 - - FqđKHTCT: Diện tích kế hoạch quy đổi của toàn Công ty. + Đối với khối văn phòng Xí nghiệp thực hiện như sau: qdKHTXN qdTXN KHVPXNVPXN F F VV  [2-3] Trong đó: - VVPXN: Lương thực tế thanh toán đối với khối văn phòng Xí nghiệp. - VKHVPXN: Lương kế hoạch đối với khối văn phòng Xí nghiệp theo bậc. - FqdTXN: Diện tích nghiệm thu quy đổi của toàn Xí nghiệp. - FqdKHTXN: Diện tích kế hoạch quy đổi của toàn Xí nghiệp. + Đối với các đơn vị trực tiếp sản xuất (các cụm, trạm bơm) CTqdCT qdTXN VPXNXN CT KF F VV V    [2-4] Trong đó: - VCT: Quỹ lương thực tế thanh toán cho từng cụm, trạm bơm. - VXN: Quỹ lương thực tế thanh toán của toàn Xí nghiệp theo định mức. KTKT và diện tích quy đổi thực hiện nghiệm thu được của toàn Xí nghiệp - VVPXN: Lương thực tế thanh toán đối với khối văn phòng Xí nghiệp. - FqdTXN: Diện tích quy đổi thực hiện nghiệm thu được của toàn Xí nghiệp. - FqdCT: Diện tích quy đổi thực hiện nghiệm thu được của từng cụm trạm. - KCT: Hệ số điều chỉnh giữa các cụm, trạm bơm trong Xí nghiệp. 2. Cơ chế khuyến khích khi thực hiện giao khoán * Về khoán thu thuỷ lợi phí: Các cụm trạm bơm phục vụ tốt, tăng được doanh thu về thuỷ lợi phí so với kế hoạch được giao thì được phép trích khen thưởng cho cụm, trạm bơm bằng 30% mức vượt thu nhưng tổng số trích không quá 1 tháng lương thực hiện của cụm, trạm trong năm. Ngược lại, nếu cụm trạm không đảm bảo doanh thu thuỷ lợi phí mà không có
  • 40. - 34 - lý do khách quan, bất khả kháng thì cụm, trạm phải giảm trừ tiền lương tương ứng như tỷ lệ khi được trích thưởng, phần còn lại Xí nghiệp phải trích quỹ, chi phí quản lý để bù đắp. * Về khoán chi phí: Việc khoán chi phí được thực hiện ở một số khoản chi chính là: chi phí tiền điện bơm tưới, tiêu; chi phí vật tư nguyên vật liệu cho bảo dưỡng vận hành; chi phí bảo dưỡng công trình. Giám đốc Xí nghiệp giao khoán cho các trạm bơm theo định mức KTKT của từng trạm đã được phê duyệt. Trong điều kiện thời tiết bình thường, nếu cụm, trạm quản lý tốt, tiết kiệm chi mà vẫn hoàn thành nhiệm vụ phục vụ tưới tiêu được giao thì số tiền tiết kiệm so với định mức kế hoạch giao, cho phép được trích thưởng cho cán bộ, công nhân trực tiếp thực hiện nhiệm vụ tối đa không quá 30% số tiết kiệm được. Ngược lại, nếu quản lý không tốt, tăng tiền điện, tăng chi phí vật tư, dầu mỡ cho công tác quản lý vận hành so với định mức nếu không có nguyên nhân khách quan bất khả kháng thì cán bộ, công nhân trực tiếp thực hiện nhiệm vụ phải chịu phạt tương ứng như tỷ lệ khi được trích thưởng. Ngoài ra để kịp thời động viên khuyến khích công nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, căn cứ vào kế hoạch đầu năm Công ty giao, Xí nghiệp khoán cho các cụm, trạm bơm, đến cuối năm các đơn vị căn cứ kết quả thực hiện, những nội dung sẽ được quyết toán của năm thì trích kinh phí thực hiện thưởng phạt ngay cho công nhân; những khó khăn, vướng mắc liên quan đến kết quả thực hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau thì tập hợp đề nghị liên ngành và Công ty xem xét, nếu được chấp nhận cũng sẽ giải quyết thưởng ngay sau khi quyết toán. 3. Cơ chế hỗ trợ khi các đơn vị nhận khoán gặp phải điều kiện thời tiết bất thường (thiên tai, úng, hạn…) Các diện tích bị thiệt hại nằm trong diện ký hợp đồng phục vụ tưới, tiêu giữa các đơn vị khai thác CTTL với các hộ, tổ chức dùng nước thuộc diện được miễn giảm. Cơ sở để đánh giá, xác định mức độ thiệt hại về năng suất, sản lượng cây trồng phải căn cứ vào năng suất thống kê của vụ xét miễn giảm so sánh với năng