SlideShare a Scribd company logo
1 of 76
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP
CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN
PHẨM DỊCH VỤ ĂN UỐNG TẠI CÔNG TY CP
THƯƠNG MẠI XNK TÂN ĐỨC
SINH VIÊN THỰC HIỆN : PHẠM THÚY NGA
MÃ SINH VIÊN : A17049
CHUYÊN NGÀNH : KẾ TOÁN
HÀ NỘI – 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP
CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN
PHẨM DỊCH VỤ ĂN UỐNG TẠI CÔNG TY CP
THƯƠNG MẠI XNK TÂN ĐỨC
Giáo viên hướng dẫn : Th.s Đoàn Thị Hồng Nhung
Sinh viên thực hiện : Phạm Thúy Nga
Mã sinh viên : A17049
Chuyên ngành : Kế toán
HÀ NỘI – 2014
Thang Long University Library
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới cô giáo – Th.s
Đoàn Thị Hồng Nhung người đã trực tiếp hướng dẫn em trong suốt thời gian hoàn
thành khóa luận tốt nghiệp. Nhờ có sự chỉ bảo và hướng dẫn tận tình của cô, em đã tìm
ra được những điểm thiếu sót của mình trong quá trình thực hiện, giúp em có thể kịp
thời sửa chữa để hoàn thành khóa luận một cách tốt nhất.
Em xin gửi lời cảm ơn tới ban lãnh đạo trường Đại Học Thăng Long cùng các
thầy cô giáo trong bộ môn Kinh tế đã tạo điều kiện cho em được thực hiện khóa luận
và giúp đỡ em hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình.
Em cũng xin cảm ơn các cán bộ nhân viên công tác tại Công ty CP Thương Mại
XNK Tân Đức đã quan tâm, tận tình giúp đỡ và cung cấp tài liệu thực tế cho em để em
có thể hoàn thành bài khóa luận của mình.
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗ
trợ từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của người
khác. Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong Khóa luận là có nguồn gốc và được
trích dẫn rõ ràng.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này!
Sinh viên
Phạm Thúy Nga
Thang Long University Library
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP
CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH
NGHIỆP DỊCH VỤ ...................................................................................................1
1.1. Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất............................................................1
1.1.1. Khái niệm chi phí..............................................................................................1
1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất ...............................................................................1
1.2. Khái niệm và phân loại giá thành sản phẩm .....................................................4
1.2.1. Khái niệm giá thành sản phẩm.........................................................................4
1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm..........................................................................4
1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm...............................5
1.4. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất...........................................................6
1.4.1. Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên.............6
1.4.1.1. Phương pháp hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.............................6
1.4.1.2. Phương pháp hạch toán chi phí nhân công trực tiếp ....................................8
1.4.1.3. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất chung...........................................9
1.4.1.4. Hạch toán thiệt hại trong sản xuất ..............................................................10
1.4.2. Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ.....................12
1.5. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang ......................................................14
1.6. Phương pháp tính giá thành sản phẩm............................................................15
1.7. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo các hình
thức sổ .....................................................................................................................16
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN
XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM DỊCH VỤ ĂN UỐNG TẠI CÔNG
TY CP THƯƠNG MẠI XNK TÂN ĐỨC...............................................................20
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty CP Thương Mại XNK Tân Đức.20
2.2. Đặc điểm hoạt động tổ chức kinh doanh của Công ty CP Thương Mại XNK
Tân Đức ................................................................................................................21
2.2.1. Khái quát hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống trong nhà hàng................21
2.2.2. Sản phẩm và nguồn lực trong nhà hàng ........................................................22
2.3. Đặc điểm tổ chức quản lý và phân cấp quản lý của Công ty CP Thương Mại
XNK Tân Đức ..........................................................................................................26
2.3.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý ...................................................................26
2.3.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán ...................................................................28
2.3.3. Đặc điểm, chính sách kế toán tại Công ty.......................................................29
2.4. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dịch vụ ăn
uống tại Công ty CP Thương Mại XNK Tân Đức..................................................30
2.5. Phương pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dịch vụ ăn
uống tại Công ty CP Thương Mại XNK Tân Đức..................................................31
2.5.1. Tài khoản sử dụng ..........................................................................................31
2.5.2. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp....................................................31
2.5.3. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp ...........................................................36
2.5.4. Hạch toán chi phí sản xuất chung..................................................................42
2.5.5. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang .....................................................50
2.5.6. Kế toán tính giá thành sản phẩm....................................................................50
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN
THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM DỊCH VỤ ĂN UỐNG TẠI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI
XNK TÂN ĐỨC.......................................................................................................55
3.1. Đánh giá khái quát về hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty CP Thương
Mại XNK Tân Đức...................................................................................................55
3.2. Những ưu điểm, tồn tại của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm dịch vụ ăn uống tại Công ty CP Thương Mại XNK Tân Đức...........55
3.2.1. Ưu điểm..........................................................................................................55
3.2.2. Tồn tại............................................................................................................56
3.3. Biện pháp khắc phục nhằm hoàn thiện chi phí sản xuất và nâng cao chất
lượng dịch vụ............................................................................................................57
3.3.1. Biện pháp nhằm hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm...57
3.3.2. Biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ ..............................................62
Thang Long University Library
DANH MỤC VIẾT TẮT
BHTN : Bảo hiểm thất nghiệp
BHXH : Bảo hiểm xã hội
BHYT : Bảo hiểm y tế
BTC : Bộ tài chính
CP : Cổ phần
CPNCT : Chi phí nhân công trực tiếp
CPNVLTT : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
CPSX : Chi phí sản xuất
CPSXC : Chi phí sản xuất chung
CPSXDD : Chi phí sản xuất dở dang
DDCK : Dở dang cuối kỳ
DDĐK : Dở dang đầu kỳ
GTGT : Giá trị gia tăng
KPCĐ : Kinh phí công đoàn
QĐ : Quyết định
SPDD : Sản phẩm dở dang
TM : Thương mại
TSCĐ : Tài sản cố định
TT : Thông tư
VNĐ : Việt nam đồng
XNK : Xuất nhập Khẩu
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm...................5
Sơ đồ 1.2. Hạch toán tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ..........................7
Sơ đồ 1.3. Hạch toán tổng hợp chí phí nhân công trực tiếp..................................8
Sơ đồ 1.4. Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất chung.......................................10
Sơ đồ 1.5. Hạch toán thiệt hại sản phẩm hỏng ngoài định mức ..........................11
Sơ đồ 1.6. Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ.........13
Sơ đồ 1.7. Quy trình tổ chức sổ theo hình thức Nhật ký – Sổ cái .......................17
Sơ đồ 1.8. Quy trình tổ chức sổ theo hình thức Nhật ký chung ..........................18
Sơ đồ 1.9. Quy trình tổ chức sổ theo hình thức Chứng từ ghi sổ ........................19
Sơ đồ 2.0. Quy trình tổ chức sổ theo hình thức kế toán máy ..............................19
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty CP TM XNK Tân Đức..........................26
Sơ đồ 2.2. Quy trình tổ chức hoạt động kinh doanh của nhà hàng......................27
Sơ đồ 2.3. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty .......................................28
Sơ đồ 2.4. Quy trình tổ chức theo hình thức nhật ký chung của Công ty............30
Thang Long University Library
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Bảng xuất kho nguyên vật liệu chính phục vụ tiệc thường.................32
Bảng 2.2. Bảng xuất kho nguyên vật liệu phụ phục vụ tiệc thường....................33
Bảng 2.3. Bảng phân bổ nguyên vật liệu chính ..................................................34
Bảng 2.4. Bảng phân bổ nguyên vật liệu phụ.....................................................35
Bảng 2.5. Bảng chấm công nhân viên................................................................37
Bảng 2.6. Bảng thanh toán lương công nhân......................................................39
Bảng 2.7. Bảng tổng hợp tiền lương và các khoản thanh toán............................40
Bảng 2.8. Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội .....................................41
Bảng 2.9. Bảng giao nhận giặt là .......................................................................42
Bảng 2.10. Bảng hóa đơn giá trị gia tăng giặt là ................................................43
Bảng 2.11. Bảng hóa đơn tiền điện....................................................................44
Bảng 2.12. Bảng tính khấu hao tài sản cố định ..................................................45
Bảng 2.13. Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung...............................................46
Bảng 2.14. Bảng tính giá thành sản phẩm..........................................................50
Bảng 2.15. Sổ nhật ký chung của Công ty .........................................................52
Bảng 2.16. Sổ cái của Công ty...........................................................................54
Bảng 2.17. Bảng thanh toán lại lương công nhân...............................................59
Bảng 2.18. Bảng chấm mới công nhân viên......................................................60
Bảng 2.19. Bảng xuất kho nguyên vật liệu chính mới phục vụ tiệc thường.......61
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương
chuyển đổi nền kinh tế, từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp sang
nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Trong công cuộc xây dựng
đổi mới, bộ mặt của đất nước đang ngày càng phát triển, nền kinh tế đang dần hội nhập
với xu hướng chung của nền kinh tế thế giới. Sự chuyển đổi cơ chế thị trường cùng
chính sách mở cửa của Nhà nước đã tạo tiền đề cho các doanh nghiệp trong và ngoài
nước có điều kiện phát huy hết tiềm năng và khả năng của mình. Bên cạnh đó, việc gia
nhập WTO đã mở ra trước mắt rất nhiều cơ hội cho việc phát triển các ngành nghề,
đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ. Tuy nhiên, đó cũng là thách thức lớn đối với các doanh
nghiệp trước sự cạnh tranh gay gắt. Vì tính chất phức tạp như vậy nên đòi hỏi các nhà
quản lý phải có những thông tin quan trọng, chính xác, kịp thời về việc sử dụng vốn,
nguyên vật liệu, nhân công để lựa chọn những phương án sản xuất tối ưu sao cho giảm
giá thành mà vẫn đảm bảo chất lượng và hiệu quả kinh tế mong muốn. Có thể nói giá
thành không chỉ là cơ sở để định giá bán sản phẩm, dịch vụ mà còn là cơ sở để đánh
giá trình độ quản lý của nhà sản xuất đối với công tác quản lý về tập hợp chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm, dịch vụ. Doanh nghiệp muốn đánh giá chính xác giá
thành thì công tác tập hợp chi phí sản xuất phải được tổ chức hợp lý và có hiệu quả.
Tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm là một công việc rất quan trọng. Công việc
này giúp cho nhà quản lý biết họ đã bỏ ra bao nhiêu chi phí để sản xuất ra sản phẩm
hoặc để cung cấp dịch vụ.
Xuất phát từ thực tiễn trên, em mạnh dạn lựa chọn đề tài: “ Hoàn thiện công tác
kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dịch vụ ăn uống tại
Công ty CP Thương mại XNK Tân Đức”
2. Mục đích nghiên cứu khóa luận
Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty,
tìm hiểu vai trò của Công ty đối với nền kinh tế cũng như những khó khăn, thách thức
mà Công ty gặp phải. Đồng thời đi sâu tìm hiểu những kết quả đạt được cũng như
những hạn chế trong công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại
Công ty. Từ đó đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện chi phí và nâng cao chất
lượng dịch vụ.
Thang Long University Library
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung vào các vấn đề cơ bản về công tác kế toán tập hợp chi phí và tính
giá thành sản phẩm. Phân tích sâu chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp
và chi phí sản xuất chung để đánh giá chính xác giá thành sản phẩm của Công ty.
4. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận tốt nghiệp sử dụng các phương pháp khoa học: phương pháp duy vật
biện chứng, phương pháp phân tích, so sánh và tổng hợp, khái quát hóa.
5. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
Khóa luận tốt nghiệp được trình bày theo 3 chương với những nội dung cơ bản
như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp dịch vụ
Chương 2: Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm dịch vụ ăn uống tại Công ty CP Thương mại XNK Tân Đức
Chương 3: Phương hướng và những biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế
toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dịch vụ ăn uống tại Công
ty CP Thương mại XNK Tân Đức
Do thời gian, kiến thức còn hạn chế, kinh nghiệm thu thập thông tin còn kém. Vì vậy,
quá trình thực hiện bài viết này còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ dẫn và
giúp đỡ của thầy cô để em có thể hoàn thành tốt bài khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn!
1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP
HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG
DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ
1.1. Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất
1.1.1. Khái niệm chi phí
Kế toán chi phí sản xuất là một bộ phận quan trọng trong quá trình sản xuất của
một doanh nghiệp. Hiện nay sự phát triển vững vàng của một công ty phụ thuộc vào
nhiều nhân tố, một trong các yếu tố cần phải nói đến là chi phí sản xuất. Nếu công ty
biết tính toán chi phí hợp lý thì sản phẩm làm ra luôn có giá thành hợp lý đáp ứng nhu
cầu khách hàng. Vậy chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao
động sống, lao động vật hóa và các chi phí bằng tiền khác mà doanh nghiệp đã chi ra
để tiến hành sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện các lao vụ, dịch vụ trong một
kỳ nhất định. Trong nền kinh tế hàng hóa, bất cứ một doanh nghiệp nào cũng phải
quan tâm đến chi phí sản xuất. Việc giảm chi phí sản xuất đồng nghĩa với việc tăng lợi
nhuận của doanh nghiệp, tăng lợi ích cho người tiêu dùng. Chi phí sản xuất chiếm một
vị trí quan trọng và có quan hệ với nhiều vấn đề khác nhau của một doanh nghiệp cũng
như của xã hội. Chí phí sản xuất không chỉ là mối quan tâm của doanh nghiệp, của nhà
sản xuất mà còn là mối quan tâm của người tiêu dùng và của xã hội.
1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất
Phân loại chi phí sản xuất là việc chia chi phí sản xuất vào từng loại, từng
nhóm khác nhau theo những đặc tính nhất định. Trong công tác quản lý cũng như việc
tập hợp chi phí sản xuất, kế toán phải thực hiện đối với từng loại chi phí khác nhau.
Hạch toán chi phí theo từng loại sẽ nâng cao tính chi tiết của thông tin hạch toán phục
vụ đắc lực cho công tác kế hoạch và quản lý nói chung, đồng thời có cơ sở tin cậy cho
việc phấn đấu giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh tế của chi phí. Việc phân loại chi
phí có tác dụng kiểm tra và phân tích quá trình phát sinh chi phí và hình thành giá
thành sản phẩm nhằm động viên mọi khả năng tiềm tàng trong việc hạ giá thành sản
phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất của xí nghiệp. Tùy theo việc xem xét chi phí ở góc
độ khác nhau và mục đích quản lý chi phí mà chúng ta lựa chọn tiêu thức phân loại chi
phí cho phù hợp hơn. Chi phí sản xuất được phân loại theo một số tiêu thức sau:
Thang Long University Library
2
- Theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí.
Theo cách phân loại này, người ta căn cứ vào nội dung và tính chất kinh tế của
chi phí không phân biệt chúng phát sinh ở đâu, dùng vào mục tiêu gì để chia thành các
yếu tố chi phí, bao gồm:
+ Chi phí nguyên liệu, vật liệu: gồm toàn bộ giá trị các loại nguyên liệu, nhiên
liệu, phụ tùng thay thế, vật liệu, thiết bị xây dựng cơ bản… mà doanh nghiệp đã thực
sự sử dụng cho hoạt động sản xuất.
+ Chi phí nhân công: là toàn bộ số tiền lương tiền công phải trả, tiền trích
BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN của công nhân viên trong doanh nghiệp.
+ Chi phí khấu hao TSCĐ: là toàn bộ giá trị khấu hao phải trích của các TSCĐ
sử dụng trong doanh nghiệp.
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: là toàn bộ số tiền doanh nghiệp phải trả về các dịch
vụ mua từ bên ngoài như tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại phục vụ cho hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Chi phí bằng tiền khác: gồm toàn bộ chi phí khác dùng cho hoạt động sản xuất kinh
doanh ở doanh nghiệp ngoài các yếu tố chi phí trên như chi phí tiếp khách hội họp…
Ý nghĩa của cách phân loại này cho ta biết tỷ trọng và kết cấu của từng loại chi
phí sản xuất mà doanh nghiệp đã chi ra trong một kỳ nhất định.
- Theo khoản mục của chi phí.
Việc phân loại chi phí theo cách này cho phép ta thấy được ảnh hưởng của từng
loại khoản mục đến kết cấu của giá thành sản phẩm đồng thời nó cũng cung cấp những
thông tin cần thiết để xác định phương hướng và biện pháp hạ giá thành sản phẩm. Các
khoản mục chi phí được quy định thống nhất trong từng ngành kinh tế. Theo quy định
hiện hành, giá thành sản xuất (giá thành công xưởng) ở Việt Nam bao gồm 3 khoản
mục chi phí:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (NVLTT): Phản ánh toàn bộ chi phí về
nguyên vật liệu chính, phụ, nhiên liệu… tham gia trực tiếp vào việc chế tạo, sản xuất
sản phẩm hay thực hiện lao vụ.
+ Chi phí nhân công trực tiếp (NCTT): Gồm tiền lương phụ cấp lương và các khoản
trích cho các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo tỷ lệ với tiền lương phát sinh.
+ Chi phí sản xuất chung (SXC): là những chi phí phát sinh trong phạm vi phân
xưởng sản xuất (trừ chi phí vật liệu và nhân công trực tiếp). Chi phí sản xuất chung gồm
6 yếu tố: chi phí nhân viên phân xưởng; chi phí vật liệu; chi phí dụng cụ sản xuất; chi
phí khấu hao TSCĐ; chi phí dịch vụ mua ngoài; chi phí bằng tiền khác.
Cách phân loại này có tác dụng quản lý chi phí sản xuất theo định mức, cung cấp
số liệu cho công tác tính giá thành sản phẩm, phân tích tình hình hoàn thành kế hoạch
3
sản phẩm, là căn nguyên để xây dựng định mức chi phí sản xuất và kế hoạch giá thành
cho kỳ sau.
- Theo cách thức tập hợp chi phí vào các đối tượng chịu chi phí.
Toàn bộ chi phí sản xuất được chia thành:
+ Chi phí trực tiếp: là những chi phí tự bản thân chúng có quan hệ trực tiếp tới quá
trình sản xuất và có thể chuyển trực tiếp cho sản phẩm hoặc đối tượng chịu chi phí.
+ Chi phí gián tiếp: là những chi phí chung, không phân định được cho từng đối
tượng nên cần phải phân bổ.
Cách phân loại này có ý nghĩa đối với việc xác định cách thức kế toán tập hợp và
phân bổ chi phí sản xuất cho các đối tượng một cách đúng đắn và phù hợp.
- Theo mối quan hệ với khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành
Theo cách này chi phí sản xuất được chia thành:
+ Chi phí khả biến (biến phí): là những chi phí bị thay đổi tăng hoặc giảm giá trị
theo khối lượng công việc hoàn thành.
Biến phí có 3 đặc điểm:
- Biến phí đơn vị sản phẩm ổn định, không thay đổi
- Tổng biến phí thay đổi khi sản lượng thay đổi
- Biến phí bằng 0 khi không có hoạt động
Biến phí bao gồm các khoản chi phí sau đây :
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Chi phí nhân công trực tiếp
- Một bộ phận chi phí sản xuất chung : Nguyên vật liệu phụ, chi phí điện thoại,
chi phí điện nước…
+ Chi phí bất biến (định phí): là những chi phí cố định dù khối lượng, sản phẩm,
dịch vụ có tăng giảm như thế nào nhưng chi phí đó không thay đổi.
Định phí có 2 đặc điểm:
- Tổng định phí ổn định khi mức hoạt động thay đổi trong phạm vi phù hợp.
- Định phí trên 1 đơn vị sản phẩm biến động khi thay đổi mức độ hoạt động
Trong doanh nghiệp định phí thường là chi phí về khấu hao TSCĐ, chi phí thuê
mặt bằng, phương tiện kinh doanh…
Cách phân loại này có tác dụng lớn đối với quản trị kinh doanh để phân tích điểm
hòa vốn và phục vụ cho các quyết định quản lý cần thiết để hạ giá thành sản phẩm,
tăng hiệu quả kinh doanh.
Thang Long University Library
4
1.2. Khái niệm và phân loại giá thành sản phẩm
1.2.1. Khái niệm giá thành sản phẩm
Xuất phát từ mục đính sản xuất và nguyên tắc kinh doanh trong nền kinh tế thị
trường mọi sản phẩm khi được tạo ra luôn được các doanh nghiệp quan tâm đến hiệu
quả do nó mang lại. Để sản xuất và tiêu thụ một sản phẩm thì doanh nghiệp phải tốn hết
bao nhiêu chi phí, các loại chi phí và tỷ trọng của từng loại chi phí, khả năng để hạ thấp
các loại chi phí này. Chỉ tiêu thoả mãn được những thông tin mang nội dung trên chính
là giá thành sản phẩm. Vậy giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ các hao
phí mà doanh nghiệp bỏ ra bất kỳ ở thời điểm nào nhưng có liên quan đến khối lượng
công việc, sản phẩm hoàn thành trong kỳ.
Quá trình sản xuất là một quá trình thống nhất bao gồm 2 mặt: mặt hao phí sản
xuất và mặt kết quả sản xuất. Tất cả những khoản chi phí (phát sinh trong kỳ, kỳ trước
chuyển sang) và các chi phí trích trước có liên quan đến khối lượng sản phẩm, lao vụ,
dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ sẽ tạo nên chỉ tiêu giá thành sản phẩm. Nói cách khác,
giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ các khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ
ra bất kể ở kỳ nào nhưng có liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành
trong kỳ.
1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm
Để đáp ứng nhu cầu quản lý, hạch toán và kế hoạch hóa giá thành cũng như yêu
cầu xây dựng giá cả hàng hóa, giá thành cũng được xem xét dưới nhiều góc độ nhiều
phạm vi tính toán khác nhau. Về lý luận cũng như trên thực tế, ngoài các khái niệm giá
thành xã hội và giá thành cá biệt, còn có khái niệm giá thành công xưởng, giá thành
toàn bộ…
- Theo thời gian và nguồn số liệu tính giá thành sản phẩm thì giá thành gồm:
+ Giá thành kế hoạch: việc tính toán, xác định giá thành kế hoạch được tiến hành
trước khi tiến hành quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm do bộ phận kế hoạch thực
hiện. Giá thành kế hoạch của sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch
và được xem là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là cơ sở để phân tích, đánh giá
tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, kế hoạch hạ giá thành của doanh nghiệp.
+ Giá thành định mức: cũng giống như giá thành kế hoạch, giá thành định mức
cũng có thể thực hiện được trước khi sản xuất chế tạo sản phẩm dựa vào các định mức,
dự toán chi phí. Tuy nhiên, khác với giá thành kế hoạch được xây dựng trên cơ sở các
định mức bình quân tiên tiến và không biến đổi trong suốt cả kỳ kế hoạch, giá thành
định mức lại được xây dựng trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành tại từng thời
điểm nhất định trong kỳ kế hoạch (thường là đầu tháng) nên giá thành định mức luôn
thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức chi phí đạt được trong quá trình sản
5
xuất sản phẩm. Giá thành định mức được xem là thước đo chính xác để xác định kết
quả sản xuất kinh doanh.
+ Giá thành thực tế: khác với hai loại giá thành trên, giá thành thực tế của sản
phẩm, lao vụ chỉ được xác định khi qua quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm đã được
hoàn thành và dựa trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh tập hợp trong
kỳ. Giá thành thực tế sản phẩm là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả phấn đấu của
doanh nghiệp trong việc tổ chức và sử dụng các giải pháp kinh tế kỹ thuật để sản xuất
sản phẩm, là cơ sở xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, có ảnh hưởng trực
tiếp đến thu nhập của doanh nghiệp.
- Theo phạm vi phát sinh chi phí giá thành sản xuất bao gồm:
+ Giá thành sản xuất (giá thành công xưởng): là chỉ tiêu phản ánh tất cả những
chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân
xưởng như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản
xuất chung tính cho những sản phẩm, công việc, lao vụ đã hoàn thành. Đây là căn cứ
tính toán giá vốn hàng bán và lợi nhuận gộp ở các doanh nghiệp sản xuất.
+ Giá thành toàn bộ (giá thành tiêu thụ): giá thành toàn bộ của sản phẩm chỉ
được tính toán xác định khi sản phẩm, công việc và lao vụ được tiêu thụ. Nó là căn cứ
tính toán và xác định lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp.
1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai mặt biểu hiện của quá trình sản
xuất, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, giống nhau về chất vì đều là những hao phí về
lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã chi ra trong quá trình sản xuất
và chế tạo sản phẩm. Tuy nhiên, giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm lại không
giống nhau về lượng. Sự khác biệt của chúng thể hiện ở chỗ:
- Chi phí sản xuất luôn gắn với một thời kì nhất định, còn giá thành sản phẩm
lại gắn liền với một loại sản phẩm, công việc hoặc lao vụ nhất định.
- Thực ra giá thành sản phẩm sẽ bao gồm chi phí nằm trong SPDD đầu kỳ và
một phần chi phí thực tế phát sinh trong kỳ được ghi nhận.
Có thể mô tả mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm qua sơ đồ
như sau:
Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
Tổng giá thành sản phẩm Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
Sơ đồ 1.1. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Thang Long University Library
6
Tổng giá thành CPSXDD CPSX phát CPSXDD
sản phẩm đầu kỳ sinh trong kỳ cuối kỳ
Tóm lại, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai yếu tố có mối liên hệ chặt
chẽ trong quá trình sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, chúng giống nhau ở
chỗ đều là chi phí (về chất). Tuy nhiên, chúng có sự khác nhau (về lượng) do có yếu tố
sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ. Song nếu trong trường hợp doanh nghiệp có sản
phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ bằng nhau hay không có sản phẩm dở dang thì tổng
giá thành sản phẩm bằng tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ.
1.4. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất
1.4.1. Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên
Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi, phản ánh thường
xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn kho nguyên liệu, vật tư trên sổ kế
toán. Cuối kỳ hạch toán, căn cứ vào số liệu kiểm kê thực tế nguyên liệu, vật tư tồn
kho, so sánh đối chiếu với số liệu tồn trên sổ kế toán để xác định số lượng nguyên liệu,
vật tư thừa, thiếu và tìm nguyên nhân để có giải pháp xử lý kịp thời.
Kê khai thường xuyên thường áp dụng đối với các đơn vị sản xuất, thương mại
kinh doanh các mặt hàng có giá trị lớn.
1.4.1.1. Phương pháp hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí NVLTT bao gồm các chi phí về NVL chính, NVL phụ, nhiên liệu được
xuất dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm. Chi phí NVLTT phải được xuất dùng trực
tiếp vào các đối tượng hạch toán chi phí.
Còn trong trường hợp vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tập
hợp chi phí, không thể hạch toán riêng được thì phải áp dụng phương pháp phân bổ
gián tiếp chi phí cho các đối tượng liên quan theo tiêu thức thích hợp như theo định
mức tiêu hao, theo hệ số, theo trọng lượng sản phẩm.
Công thức phân bổ như sau:
Tổng tiêu thức phân bổ cho từng đối tượng
Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng
=
*
Hệ số phân bổ
+ -
=
CP vật liệu phân bổ
cho từng đối tượng
Tổng CPVL cần
phân bổ
Hệ số phân bổ
=
7
Doanh nghiệp hạch toán trên cơ sở Quyết Định 48 nên để theo dõi các khoản chi
phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung kế
toán sử dụng TK 154.
* Công dụng TK 154: dùng để phản ánh tổng hợp chi phí sản xuất, kinh doanh
phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm ở các doanh nghiệp.
* Kết cấu TK 154:
- Bên Nợ:
+ Các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản
xuất chung phát sinh trong kỳ liên quan đến sản xuất sản phẩm và chi phí thực hiện
dịch vụ.
+ Kết chuyển chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang cuối kỳ (trong doanh nghiệp
hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ).
- Bên Có:
+ Giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm đã chế tạo xong nhập kho hoặc
chuyển đi bán
+ Chi phí thực tế của khối lượng dịch vụ đã hoàn thành cung cấp cho khách hàng
+ Trị giá phế liệu thu hồi, giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được
+ Trị giá nguyên vật liệu, hàng hóa gia công xong nhập lại kho
+ Phản ánh chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công vượt trên mức bình
thường và chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ không được tính vào trị giá
hàng tồn kho mà phải tính vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán.
+ Kết chuyển chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang đầu kỳ (trường hợp doanh
nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ).
- Số Dư: chi phí sản xuất, kinh doanh còn dở dang cuối kỳ.
* Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
TK 152 TK 154 TK 632
Xuất kho nguyên vật liệu sử Giá thành thực tế khối
dụng trực tiếp thực hiện dịch vụ lượng hoàn thành
TK 111,112,331
Mua nguyên vật liệu trực tiếp
đưa vào sản xuất ngay
TK 133
Thuế GTGT
được KT(nếu có)
Sơ đồ 1.2. Hạch toán tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Thang Long University Library
8
Từ tài khoản 154 kết chuyển sang tài khoản 632 để tính giá thành thực tế khối
lượng hoàn thành đã tiêu thụ ngay.
Theo thông tư 130/2008/TT- BTC thì mức tiêu hao hợp lý nguyên liệu, vật liệu,
nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá sử dụng vào sản xuất, kinh doanh do doanh nghiệp tự
xây dựng. Mức tiêu hao hợp lý được xây dựng từ đầu năm hoặc đầu kỳ sản xuất sản
phẩm và thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trong thời hạn 3 tháng kể từ khi
bắt đầu đi vào sản xuất theo mức tiêu hao được xây dựng. Trường hợp doanh nghiệp
trong thời gian sản xuất kinh doanh có điều chỉnh bổ sung mức tiêu hao nguyên liệu,
vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá thì doanh nghiệp phải thông báo cho cơ
quan thuế quản lý trực tiếp. Thời hạn cuối cùng của việc thông báo cho cơ quan thuế
việc điều chỉnh, bổ sung mức tiêu hao là thời hạn nộp tờ khai quyết toán thuế thu nhập
doanh nghiệp. Trường hợp một số nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, hàng hoá Nhà nước
đã ban hành định mức tiêu hao thì thực hiện theo định mức của Nhà nước đã ban hành.
1.4.1.2. Phương pháp hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản thù lao phải trả cho công nhân trực
tiếp sản xuất sản phẩm hay các lao vụ dịch vụ như tiền lương chính, lương phụ, các khoản
phụ cấp có tính chất lương (phụ cấp khu vực, độc hại, phụ cấp làm đêm, thêm giờ...).
Ngoài ra, chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm các khoản đóng góp cho các
quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN do chủ sử dụng lao động chịu và được tính vào chi
phí kinh doanh theo một tỷ lệ nhất định với số tiền lương phát sinh của công nhân trực
tiếp sản xuất.
Đối với chi phí nhân công trực tiếp sử dụng TK 154 dùng để hạch toán chi phí
nhân công trực tiếp.
* Sơ đồ hạch toán tổng hợp CPNCTT.
TK 334 TK 154 TK 632
Tiền lương và phụ cấp lương Giá thành thực tế khối
trả cho NCTT sản xuất lượng công việc hoàn thành
TK 338
Các khoản đóng góp theo tỷ
lệ với tiền lương thực tế của
NCTT phát sinh
TK 335
Trích trước tiền lương nghỉ
phép cho nhân công trực tiếp
Sơ đồ 1.3. Hạch toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp
9
Theo thông tư 130/2008/TT-BTC, nếu khoản tiền lương, tiền công nhân viên
trực tiếp SX sản phẩm (có hợp đồng lao động, có ký nhận trong bảng thanh toán tiền
lương…) mà vượt trên mức bình thường thì hạch toán thẳng vào TK 632. Doanh
nghiệp ký Hợp Đồng Lao Động trả lương tháng cho nhân viên trực tiếp sản xuất chứ
không phải trả lương theo sản phẩm, dù trong kỳ sản xuất bao nhiêu sản phẩm thì
doanh nghiệp vẫn trả bằng đó lương. Nếu trong tháng công suất sản xuất sản phẩm là
100% thì toàn bộ tiền lương hạch toán hết vào giá thành, nếu chỉ sản xuất 60% công
suất thì hạch toán vào giá thành 60% tiền lương, còn 40% là phần trên mức bình
thường, hạch toán thẳng vào 632.
1.4.1.3. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm
phát sinh ở phạm vi phân xưởng sau CPNVLTT, CPNCTT.
Chi phí sản xuất chung bao gồm các khoản: chi phí nhân viên phân xưởng, chi
phí vật liệu, công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài và
chi phí khác bằng tiền.
Chi phí SXC có liên quan đến nhiều loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ trong phân
xưởng nên cần thiết phải phân bổ khoản chi phí này cho từng đối tượng theo tiêu thức phù
hợp. Các tiêu thức phân bổ CPSXC thường được sử dụng là: phân bổ theo định mức, theo
giờ làm việc thực tế của công nhân sản xuất, theo tiền lương công nhân sản xuất. Công
thức phân bổ như sau:
Tổng tiêu thức phân bổ của từng đối tượng
Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng
= *
Mức chi phí
cần phân bổ
cho từng đối
tượng
Tổng
CPSXC
cần phân
bổ
Thang Long University Library
10
Đối với chi phí sản xuất chung TK 154 dùng để hạch toán chi phí sản xuất chung
* Sơ đồ hạch toán tổng hợp CPNCTT.
TK 334, 338 TK 154 TK 632
Chi phí nhân viên, quản lý phân Giá thành thực tế khối
xưởng, các khoản trích theo lương lượng công việc hoàn thành
TK 152
Chi phí vật liệu chi ra để
dùng chung tại phân xưởng
TK 153, 142, 242
Xuất CCDC hoặc phân bổ chi
phí CCDC cho bộ phận sản xuất
TK 111, 112, 331
Chi phí dịch vụ mua ngoài
và chi phí bằng tiền khác
TK 133
Thuế GTGT được
KT (nếu có)
Sơ đồ 1.4. Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất chung
Đối với trường hợp chi phí sản xuất chung vượt định mức thì vẫn được tính vào
chi phí bởi khoản chi phí sản xuất chung theo thông tư 130/2008/TT-BTC không nói
đến chi phí này vượt mức bình thường.
1.4.1.4. Hạch toán thiệt hại trong sản xuất
* Hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng.
Sản phẩm hỏng là sản phẩm không thỏa mãn các tiêu chuẩn chất lượng và đặc
điểm kỹ thuật của sản xuất về màu sắc, kích cỡ, trọng lượng, cách thức lắp ráp…
- Phân loại sản phẩm hỏng:
+ Theo mức độ hỏng: sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được, sản phẩm hỏng
không thể sửa chữa được.
+ Theo quan hệ với công tác kế hoạch: sản phẩm hỏng trong định mức và sản phẩm
ngoài định mức. Sản phẩm hỏng trong định mức: Thiệt hại về sản phẩm hỏng trong định
mức sẽ được tính vào chi phí sản xuất chính phẩm. Sản phẩm hỏng ngoài định mức: Thiệt
hại của những sản phẩm này không được tính vào giá thành của chính phẩm. Vì thế, cần
thiết phải hạch toán riêng giá trị thiệt hại của những sản phẩm ngoài định mức và xem xét
11
từng nguyên nhân gây ra sản phẩm hỏng để có biện pháp xử lý. Toàn bộ giá trị thiệt hại có
thể theo dõi riêng trên tài khoản 1381 (chi tiết sản phẩm hỏng ngoài định mức), sau khi trừ
đi số phế liệu thu hồi và bồi thường (nếu có), thiệt hại thực về sản phẩm hỏng sẽ được tính
vào giá vốn hàng bán hay chi phí khác hoặc trừ vào quỹ dự phòng tài chính…
Có thể mô tả thiệt hại về sản phẩm hỏng ngoài định mức qua sơ đồ sau đây:
TK 152,153,334,338,… TK 1381 TK 415,811…
Chi phí sửa chữa sản phẩm Giá trị thiệt hại thực về sản
hỏng có thể sửa chữa được phẩm hỏng ngoài định mức
TK 154, 155, 157, 632 TK 1388, 152
Giá trị sản phẩm hỏng Giá trị phế liệu thu hồi và
không sửa chữa được các khoản bồi thường
Sơ đồ 1.5. Hạch toán thiệt hại sản phẩm hỏng ngoài định mức
* Hạch toán thiệt hại về ngừng sản xuất
Những khoản chi phí chi ra trong thời gian ngừng sản xuất vì những nguyên nhân
chủ quan hay khách quan (thiên tai, địch họa, thiếu nguyên vật liệu…) được coi là
thiệt hại về ngừng sản xuất.
- Trường hợp 1: Ngừng sản xuất trong kế hoạch hay đã dự kiến trước thì chi phí
thiệt hại ngừng sản xuất sẽ được trích trước và theo dõi trên TK 335
- Trường hợp 2: Ngừng sản xuất bất thường, các chi phí bỏ ra trong thời gian này
do không được chấp nhận nên phải theo dõi riêng trên TK 1381 tương tự đối với thiệt
hại sản phẩm hỏng ngoài định mức.
- Hạch toán thiệt hại về ngừng sản xuất trong kế hoạch
+Khi trích trước chi phí ngừng sản xuất theo kế hoạch
Nợ TK 627, 642
Có TK 335
+Phản ánh chi phí thực tế ngừng sản xuất trong kế hoạch
Nợ TK 335
Có TK 152, 334, 338, 214, 111
Thang Long University Library
12
- Hạch toán thiệt hại về ngừng sản xuất ngoài kế hoạch
+ Khi phát sinh chi phí trong thời gian ngừng sản xuất ngoài kế hoạch
Nợ TK 1381
Có TK 152, 334, 338, 214
+ Xử lý khoản thiệt hại trong thời gian ngừng sản xuất ngoài kế hoạch
Nợ TK 1388, 334, 111 – Giá trị bồi thường của tập thể, cá nhân gây ra ngừng sản xuất
Có TK 1381
1.4.2. Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ
Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp hạch toán căn cứ vào kết quả kiểm
kê thực tế để phản ánh giá trị tồn kho cuối kỳ trên sổ kế toán tổng hợp và từ đó tính ra
giá trị nguyên vật liệu, vật tư đã xuất trong kỳ. Kiểm kê định kỳ thường áp dụng tại
các đơn vị có nhiều vật tư với quy cách, mẫu mã khác nhau, giá trị thấp và vật tư xuất
dùng nhiều.
* Phương pháp kiểm kê định kỳ là không theo dõi số lượng xuất ngay khi phát
sinh mà cuối kỳ mới xác định theo công thức sau:
[XUẤT TRONG KỲ = TỒN ĐẦU KỲ + NHẬP TRONG KỲ - TỒN CUỐI KỲ]
Tồn cuối kỳ được xác định dựa trên kết quả kiểm kê - đây là công tác quan trọng nhất
trong phương pháp kiểm kê định kỳ. Vì phải có số liệu chính xác thì mới tính được giá
thành hay chốt số liệu hàng tồn kho trên báo cáo tài chính.
13
* Về hạch toán cũng khác với phương pháp kê khai thường xuyên.
TK 154 TK 631 TK 154
Kết chuyển giá trị Kết chuyển giá trị
SPDD đầu kỳ SPDD cuối kỳ
TK 111,112,331 TK 632
Chi phí dịch vụ mua ngoài Khối lượng sản phẩm
bằng tiền khác hoàn thành
TK 133
Thuế GTGT
(nếu có)
TK 334, 338
Chi phí nhân công, BHXH,
BHYT, KPCĐ, BHTN
TK 611
Cuối kỳ kết chuyển chi phí NVL
xuất dùng cho SXKD trong kỳ
TK 214
Chi phí khấu hao
Sơ đồ 1.6. Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ
Thang Long University Library
14
1.5. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang
* Xác định giá trị SPDD theo chi phí nguyên vật liệu chính
Phương pháp này áp dụng thích hợp cho chi phí nguyên, vật liệu chính chiếm tỷ
trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất, sản lượng sản phẩm dở dang giữa các kỳ kế toán
ít biến động.
Dđk + Cnvlc
Qtp + Qd
Trong đó:
Dđk, Dck: giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ, cuối kỳ.
Qtp: số lượng sản phẩm hoàn thành
Qd: số lượng sản phẩm dở dang
Cnvlc: chi phí nguyên vật liệu chính phát sinh trong kỳ
Công thức này áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp có quy trình công nghệ
sản xuất phức tạp kiểu liên tục, chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp được bỏ vào ngay từ
đầu của quy trình công nghệ sản xuất.
* Xác định giá trị SPDD theo sản lượng ước tính hoàn thành tương đương
Phương pháp này thích hợp với những sản phẩm có chi phí chế biến chiếm tỷ
trọng tương đối lớn trong tổng chi phí sản xuất và sản lượng sản phẩm dở dang biến
động nhiều giữa các kỳ kế toán.
Dđk + Cnvlc
Qtp + Qd
Dđk + Ccb
Chi phí chế biến nằm trong SPDD (từng loại) Qtp + Q’d
Trong đó:
Dck, Dck: giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ, cuối kỳ.
Qtp: số lượng sản phẩm hoàn thành
Qd: số lượng sản phẩm dở dang
Cnvlc: chi phí nguyên vật liệu chính
Ccb: chế biến phát sinh trong kỳ
Q’d: số lượng sản phẩm dở dang quy đổi thành sản phẩm hoàn thành
* Xác định giá trị SPDD theo 50% chi phí chế biến
Để đơn giản cho việc tính toán, kế toán giả định sản phẩm dở dang đã hoàn thành
ở mức độ 50% so với thành phẩm.
Giá trị SPDD = Giá trị NVL chính nằm trong SPDD + 50% chi phí chế biến
Dck = * Qd
* QdGiá trị VLC nằm trong SPDD =
* Q’dChi phí chế biến nằm trong SPDD (từng loại) =
15
* Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí định mức hoặc kế hoạch:
Căn cứ vào định mức tiêu hao (hoặc chi phí kế hoạch) cho các khâu, các bước.
các công việc trong quá trình chế tạo sản phẩm để xác định giá trị sản phẩm dở dang.
1.6. Phương pháp tính giá thành sản phẩm
* Phương pháp trực tiếp (phương pháp giản đơn)
Áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt
hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn.
Giá thành đơn vị Tổng giá thành sản phẩm, dịch vụ hoàn thành
sản phẩm, dịch vụ Số lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành
Trường hợp cuối kỳ không có sản phẩm dở dang hoặc trị giá SPDD đầu kỳ bằng
trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ, tổng chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kỳ cũng
chính là tổng giá thành của sản phẩm hoàn thành.
* Phương pháp tổng cộng chi phí
Áp dụng với các doanh nghiệp mà quá trình sản xuất sản phẩm được thực hiện ở
nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ. Đối tượng hạch toán CPSX là các
bộ phận, chi tiết sản phẩm hoặc giai đoạn công nghệ hay bộ phận sản xuất. Đối tượng
tính giá thành là sản phẩm, lao vụ hoàn thành.
Z = C1 + C2 + …+ Cn
Trong đó: Z: tổng giá thành
C1…Cn: CPSX ở các giai đoạn nằm trong giá thành
* Phương pháp hệ số
Áp dụng trong những doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất cùng
sử dụng một thứ nguyên liệu và một lượng lao động nhưng thu được đồng thời nhiều
thứ sản phẩm khác nhau và chi phí không hạch toán riêng cho từng loại sản phẩm
được mà phải hạch toán chung cho cả quá trình sản xuất.
Giá thành đơn vị Tổng giá thành sản xuất của các loại sản phẩm
sản phẩm gốc (Zo) Tổng số sản phẩm gốc quy đổi (Qo)
Giá thành đơn vị Giá thành đơn vị Hệ số quy đổi
sản phẩm i (Zi) sản phẩm gốc (Zo) sản phẩm i (Hi)
Qo = Hi * Qi
=
=
= *
+
Tổng giá
thành sản
phẩm hoàn
thành
=
Giá trị sản
phẩm, dịch
vụ dở dang
đầu kỳ
CPSX thực
tế phát sinh
trong kỳ
Giá trị sản
phẩm, dịch
vụ dở dang
cuối kỳ
-
Thang Long University Library
16
Trong đó: Qi: số lượng sản phẩm i (chưa quy đổi)
Hi: hệ số quy đổi sản phẩm
* Phương pháp tỷ lệ
Áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có quy cách, phẩm
chất khác nhau như may mặc, dệt kim, đóng giầy, cơ khí chế tạo (dụng cụ, phụ tùng)…
* Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ
Áp dụng đối với các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất, bên
cạnh các sản phẩm chính thu được còn có thể thu được những sản phẩm phụ. Giá trị
sản phẩm phụ có thể được xác định theo nhiều phương pháp như giá trị sử dụng, giá trị
ước tính, giá kế hoạch, giá nguyên liệu ban đầu…
Z = DDĐK + C – DDCK – Giá trị sản phẩm phụ
* Phương pháp liên hợp
Áp dụng trong những doanh nghiệp có tổ chức sản xuất, tính chất quy trình công
nghệ và tính chất sản phẩm làm ra đòi hỏi việc tính giá thành phải kết hợp nhiều
phương pháp khác nhau như các doanh nghiệp sản xuất hóa chất, dệt kim, đóng giầy,
may mặc…
1.7. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo các hình
thức sổ
Căn cứ vào hình thức sổ sách áp dụng ở mỗi doanh nghiệp mà các nghiệp vụ
hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được thể hiện trên các sổ kế toán
khác nhau.
* Nhật ký – Sổ cái
- Điều kiện áp dụng:
+ Loại hình kinh doanh đơn giản (tránh sổ quá lớn).
+ Quy mô kinh doanh nhỏ, tập trung.
+ Đơn vị có ít nghiệp vụ phát sinh.
+ Sử dụng ít tài khoản.
Giá thành
thực tế đơn vị
sản phẩm
từng loại
=
Giá thành kế
hoạch hoặc định
mức đơn vị thực
tế sản phẩm
Tỷ lệ giữa chi phí thực
tế so với kế hoạch hoặc
định mức của tất cả
loại sản phẩm
*
17
- Ưu điểm: dễ ghi, dễ đối chiếu, số lao động kế toán ít.
- Nhược điểm: dễ trùng lặp, kích thước sổ cồng kềnh, khó phân công lao động,
không phù hợp với đơn vị có quy mô lớn.
- Quy trình ghi sổ:
(1)
(1)
(2) (1)
(3) (2)
(4)
(4)
Chú thích: : ghi hàng ngày
: ghi cuối tháng
: đối chiếu, kiểm tra
Sơ đồ 1.7. Quy trình tổ chức sổ theo hình thức Nhật ký – Sổ cái
* Nhật ký chung
- Điều kiện áp dụng:
- Lao động thủ công:
+ Loại hình kinh doanh đơn giản.
+ Quy mô kinh doanh nhỏ, tập trung.
+ Trình độ quản lý thấp và trình độ kế toán thấp.
+ Số lượng lao động kế toán ít.
- Nếu áp dụng kế toán máy: phù hợp với mọi loại hình kinh doanh và mọi quy
mô hoạt động.
- Ưu điểm: dễ ghi, dễ đối chiếu, có thể phân công lao động kế toán.
- Nhược điểm: ghi trùng lặp.
- Quy trình ghi sổ:
Sổ thẻ kế toán chi tiết
Chứng từ kế toán
Bảng tổng hợp chi tiết
Bảng tổng hợp kế
toán chứng từ
cùng loại
Sổ Nhật ký – Sổ cái
Báo cáo tài
chính
Sổ quỹ
Thang Long University Library
18
(1) (1) (1)
(1)
(2) (2)
(3)
(4) (5)
(5)
Chú thích: : : Ghi hàng ngày
: Ghi cuối tháng hoặc định kỳ
: Đối chiếu, kiểm tra
Sơ đồ 1.8. Quy trình tổ chức sổ theo hình thức Nhật ký chung
* Chứng từ ghi sổ
- Điều kiện áp dụng:
+ Thích hợp với mọi loại quy mô đơn vị.
+ Phù hợp cả lao động kế toán thủ công và lao động kế toán bằng máy.
- Ưu điểm: ghi chép đơn giản, dễ ghi, dễ đối chiếu, kiểm tra. Sổ tờ rời cho
phép thực hiện chuyên môn hóa lao động.
- Nhược điểm: ghi chép vẫn còn trùng lặp.
- Quy trình ghi sổ:
(1)
(1)
(2)
(2)
(3) (4)
(4) (5)
(5)
(6) (6)
(6)
Chứng từ kế toán
Sổ Nhật ký
chung
Sổ cái
Bảng cân đối tài
khoản
Sổ Nhật ký đặc biệt Sổ thẻ kế toán
chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
TK
Báo cáo kế toán
Sổ quỹ Chứng từ gốc
Sổ chi tiết
TK
Bảng tổng
hợp KT chứng
từ cùng loại
Sổ ĐK CTGS Chứng từ ghi sổ
Báo cáo kế toán
Sổ cái Bảng tổng hợp
chi tiết
Bảng cân đối TK
19
Chú thích : Ghi hàng ngày
: Ghi cuối tháng
: Đối chiếu, kiểm tra
Sơ đồ 1.9. Quy trình tổ chức sổ theo hình thức Chứng từ ghi sổ
* Kế toán máy
Đặc trưng cơ bản của kế toán máy là công việc kế toán được thực hiện theo một
chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính. Phần mềm kế toán được thiết kế theo
nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán
quy định. Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán nhưng
phải được in đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định.
(1)
(2) (2)
(2)
(3)
(4)
Chú thích: : Nhập số liệu hàng ngày
: In số, báo cáo cuối tháng, cuối năm
: Đối chiếu, kiểm tra
Sơ đồ 2.0. Quy trình tổ chức sổ theo hình thức kế toán máy
Sổ kế toán
-Sổ tổng hợp
- Sổ chi tiết
-
-
Chứng từ kế
toán
Bảng tổng hợp
chứng từ kế
toán cùng loại
Phần mềm kế
toán
Báo cáo tài
chính
Thang Long University Library
20
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ
SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM DỊCH VỤ ĂN UỐNG TẠI
CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI XNK TÂN ĐỨC
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty CP Thương Mại XNK Tân Đức
Tên Công ty : Công ty CP Thương Mại XNK Tân Đức
Địa chỉ giao dịch : 42 Thôn Trung – Xuân Đỉnh – Từ Liêm – Hà Nội
Điện thoại : 043.7570.705
Fax : 043.7570.700
Mã số thuế : 0104163023
Số tài khoản : 600700897012 tại Ngân hàng Vietcombank
Email : tanduc@yahoo.com
Website : www.tanduc.com.vn
Công ty CP Thương Mại XNK Tân Đức là doanh nghiệp được thành lập chính
thức vào năm 2005 theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0204689001 do
Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và Đầu tư Tp Hà Nội cấp ngày 26-4-2005.
Vốn điều lệ thời điểm 31/12/2012: 2.000.000.000 (Hai tỷ đồng Việt Nam)
Công ty được thành lập với sự tham gia góp vốn của 3 thành viên: ông Nguyễn
Tiến Đức (hiện là Giám đốc Công ty CP Thương Mại XNK Tân Đức) với số vốn
1.000.000.000 chiếm 50% tổng giá trị vốn, bà Ngô Văn Tân (hiện là Phó Giám đốc)
với số vốn 600.000.000 và bà Lê Thị Thanh Trà với số vốn 400.000.000 (hiện là Kế
toán trưởng).
Những năm đầu hoạt động, Công ty CP Thương Mại XNK Tân Đức chỉ có một
quy mô nhỏ với diện tích chưa đầy 50m vuông, số lượng nhân viên không nhiều.
Nhưng sau 5 năm hoạt động và gây dựng uy tín Công ty đã mở rộng được quy mô lớn
hơn cùng đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm và sáng tạo. Công ty được thành lập với
hoạt động kinh doanh dịch vụ nhà hàng là chủ yếu, nhằm đáp ứng nhu cầu của khách
hàng như: ăn uống, vui chơi, giải trí, phục vụ hội nghị, tiệc cưới hỏi... Trong suốt quá
trình hoạt động kinh doanh dịch vụ hàng năm, Công ty đã không ngừng tăng trưởng số
lượng, chất lượng và doanh thu năm sau cao hơn năm trước rất nhiều vượt chỉ tiêu đề
ra. Mỗi năm quy chế quản lý, phương pháp điều hành và chỉ đạo đều được bổ sung
nhằm phát huy hiệu quả trong công việc. Hiện nay, Công ty đang trên đà phát triển và
không ngừng nâng cao uy tín trên thị trường. Công ty đặc biệt chú trọng trong việc
tuyển chọn, đào tạo đội ngũ nhân viên lành nghề, có kỹ thuật, chuyên môn cao.
21
2.2. Đặc điểm hoạt động tổ chức kinh doanh của Công ty CP Thương Mại XNK
Tân Đức
2.2.1. Khái quát hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống trong nhà hàng
Nhà hàng là một cơ sở kinh doanh chuyên chế biến và phục vụ các sản phẩm ăn
uống nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu và các nhu cầu khác của khách hàng với mục đích
chủ yếu là thu lợi nhuận. Như vậy, nhà hàng chính là một cơ sở kinh doanh về mặt pháp
lý nó có thể mang tư cách là một doanh nghiệp độc lập cũng có thể là một bộ phận trong
khách sạn hay các cơ sở kinh doanh du lịch nào đó. Hoạt động của nhà hàng đó là chế
biến và phục vụ các sản phẩm ăn uống tùy theo loại hình và điều kiện cụ thể mà nó có các
loại sản phẩm khác nhau.
Kinh doanh dịch vụ ăn uống là một mảng kinh doanh không thể thiếu trong xã
hội. Đặc biệt khi đời sống ngày càng được nâng cao, ăn uống không còn chỉ là để thoả
mãn nhu cầu sinh lý của con người mà nó còn để thoả mãn nhu cầu tâm lý. Ăn uống
bên ngoài giúp con người có thể thỏa mãn nhu cầu đó, vì thế các nhà hàng chính là nơi
để khách hàng tìm đến để được thoả mãn cả về mặt sinh lý và cả tâm lý.
Hoạt động kinh doanh của Công ty CP Thương Mại XNK Tân Đức là hoạt động
kinh doanh Thương Mại và Dịch Vụ, doanh nghiệp áp dụng quy mô vừa và nhỏ.
Ngành nghề kinh doanh chính của công ty bao gồm:
- Kinh doanh nhà hàng.
- Môi giới, xúc tiến thương mại.
- Mua bán đồ dùng cá nhân và gia đình.
- Dịch vụ vận tải hàng hoá, vận chuyển hành khách.
- Kinh doanh mua bán các loại rượu, bia, thuốc lá, nước giải khát.
Trong 5 ngành nghề trên ngành kinh doanh nhà hàng là hoạt động kinh doanh
chủ yếu của Công ty. Doanh thu chủ yếu của kinh doanh nhà hàng chiếm một tỷ trọng
lớn trong tổng doanh thu của Công ty và lợi nhuận thu được cao hơn hẳn các ngành
nghề khác.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay khách hàng là “Thượng Đế”, vì vậy để đáp
ứng nhu cầu của khách hàng, Công ty thường xuyên tổ chức cho nhân viên các bộ
phận đi học để nâng cao tay nghề, chế biến ra các món ăn ngon và thường xuyên cập
nhật các món mới, nâng cấp phòng ăn, cải tạo nội thất trong phòng, lắp đặt thêm các
phương tiện hiện đại như: tivi mầu, điều hoà nhiệt độ, các giàn âm ly, karaoke…
Công ty luôn đặt mục tiêu hàng đầu là lấy thu bù chi và có lãi nên giá cả rất mềm
dẻo, phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
- Thực đơn tiệc thường: dành cho mọi khách hàng có giá từ 950.000đ đến
1.100.000đ/1mâm
Thang Long University Library
22
- Thực đơn tiệc cưới: dành cho các đội bạn trẻ tổ chức lễ cưới với mức giá trọn
gói 1.200.000đ/1mâm
- Thực đơn tiệc BUFFE: dành cho khách hàng có nhu cầu vừa ăn vừa giao lưu
bạn bè có giá trọn gói từ 180.000đ đến 250.000đ/1suất ăn.
Trong năm 2012 kinh doanh nhà hàng ở Công ty đã hoạt động với công suất
80% và số khách đến ăn tại nhà hàng trung bình là 200 người /1ngày, tương đương với
35 mâm cỗ. Công ty CP Thương Mại XNK Tân Đức cũng giống như các Công ty kinh
doanh dịch vụ ăn uống khác có thời gian làm việc kéo dài suốt cả ngày từ 8 giờ sáng
đến 10 giờ đêm kể cả ngày lễ và chủ nhật. Hiện nay tổng số cán bộ, công nhân viên
trong nhà hàng là 60 người trong đó có 10 người là lao động gián tiếp còn lại 50 người
là lao động trực tiếp, thu nhập bình quân lao động là 2.000.000đ/người/ tháng. Hầu hết
các nhân viên phục vụ đều được đào tạo qua trường lớp nghiệp vụ nên có trình độ
chuyên môn cao, năng động trong công việc, phục vụ khách tận tình chu đáo. Và cùng
với đội ngũ cán bộ trong Công ty luôn đôn đốc, trực tiếp xuống các bộ phận để nắm
bắt tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty để từ đó đưa ra các biện pháp khắc
phục đúng đắn kịp thời đã không ngừng đưa Công ty đi lên phù hợp với nhu cầu của
thị trường. Nhờ đó mà trong năm 2012 Công ty đã đạt doanh thu là 20.500.000.000đ
tăng khoảng 75% so với năm trước trong đó doanh thu dịch vụ ăn uống chiếm 55%
trong tổng doanh thu của Công ty.
2.2.2. Sản phẩm và nguồn lực trong nhà hàng
Sản phẩm của nhà hàng là toàn bộ các món ăn, đồ uống và dịch vụ có thể cung
cấp cho khách hàng nhằm đáp ứng nhu cầu ăn uống và giải trí của khách.
Sản phẩm ăn uống = Sản phẩm vật chất + Sản phẩm dịch vụ
Sản phẩm của nhà hàng mang tính tổng hợp: thể hiện ở chỗ nó không chỉ là
những món ăn thông thường đáp ứng nhu cầu cần thiết (nhu cầu ăn uống) mà nó còn
bao hàm cả sự phục vụ thỏa mãn tinh thần của khách hàng. Hai yếu tố này đặc biệt
quan trọng để tạo ra một sản phẩm hoàn hảo cho nhà hàng.
Sản phẩm vật chất: là những sản phẩm hữu hình như thức ăn, đồ uống do nhà
hàng chế biến. Khách tiêu dùng sản phẩm luôn muốn có sản phẩm làm thoả mãn nhu
cầu ăn uống và thẩm mỹ của mình. Hàng hoá có thể đem ra trao đổi trực tiếp giữa nhà
hàng và khách hàng.
Sản phẩm dịch vụ: là sản phẩm vô hình, là những giá trị vật chất hay tinh thần,
hay là một sự trải nghiệm, một cảm giác về sự hài lòng hoặc không hài lòng mà khách
bỏ tiền ra để nhận được nó.
Sản phẩm của nhà hàng bao gồm: tính vô hình, không thể lưu trữ trong kho, có
sự tham gia trực tiếp của người tiêu dùng, phụ thuộc vào cơ sở vật chất kỹ thuật.
23
- Tính vô hình: sản phẩm của nhà hàng bao gồm hàng hoá và dịch vụ. trong đó
dịch vụ chiếm tỷ trọng cao. Dịch vụ là thứ không thể nhìn thấy, không thể sờ thấy
được mà chỉ có thể cảm nhận khi đã sử dụng. Trước khi sử dụng, khách hàng chỉ có
thể dựa vào sự trải nghiệm của bản thân hay dựa vào thông tin của những khách hàng
khác, danh tiếng của nhà cung cấp để lựa chọn sản phẩm đó. Chính vì tính vô hình này
mà nhà hàng cũng gặp khó khăn trong việc Marketing, PR sản phẩm của mình.
- Sản phẩm của nhà hàng không thể lưu trữ trong kho: quá trình “sản xuất” và
“tiêu dùng” các dịch vụ thường trùng nhau về không gian và thời gian, chính vì vậy
sản phẩm không thể lưu kho, cất giữ được. Để đạt chất lượng tốt nhất thì sản phẩm
cung cấp cho khách phải luôn “nóng hổi”.
- Sản phẩm trong kinh doanh ăn uống có tính tổng hợp cao: khách đến nhà hàng
ngoài mục đích ăn uống còn có nhiều mục đích khác. Khách đi du lịch đến với nhà
hàng để nghỉ ngơi giải trí, thưởng thức món ăn, tham quan tìm hiểu văn hoá ẩm thực.
Khách là người địa phương đến nhà hàng để thay đổi không khí, để được hưởng dịch
vụ tốt hơn ở nhà và để khẳng định mình. Khách tổ chức tiệc đến nhà hàng để có không
gian sang trọng tổ chức sự kiện tiệc vui. Các nhà hàng muốn tăng khả năng cạnh tranh,
tăng tính hấp dẫn với khách cần phải có biện pháp để tăng “tính khác biệt” cho sản
phẩm của mình thông qua việc có các dịch vụ bổ sung. Khi đó khách sẽ cảm nhận
được chất lượng và giá trị từ việc sử dụng sản phẩm của nhà hàng.
- Sản phẩm của nhà hàng chỉ được thực hiện khi có sự tham gia trực tiếp của
khách hàng: sự hiện diện của khách trong thời gian cung cấp dịch vụ đã buộc các nhà
hàng phải tìm mọi cách để kéo khách hàng từ nhiều nơi khác nhau đến với nhà hàng.
Các nhà hàng không thể đem dịch vụ của mình đi khắp nơi để phục vụ khách. Vì thế,
nhà hàng cần có chính sách đẻ thu hút khách đến mua sản phẩm và sử dụng sản phẩm
tại nhà hàng. Trước khi đưa ra sản phẩm, nhà hàng phải có những tham khảo từ phía
khách hàng và trong quá trình hoạt động cũng phải thường xuyên lấy ý kiến đóng góp
từ phía khách để không ngừng cải thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Sản phẩm trong kinh doanh ăn uống phụ thuộc vào cơ sở vật chất kỹ thuật của
nhà hàng: để đủ điều kiện kinh doanh, các nhà hàng phải đảm bảo các điều kiện về cơ
sở vật chất kỹ thuật. Để phục vụ khách kịp thời, nhanh chóng thì cần có trang thiết bị
hiện đại, cao cấp, không gian của nhà hàng sang trọng.
Chất lượng sản phẩm là một phạm trù rất rộng và phức tạp, phản ánh đầy đủ tổng
hợp các nội dung kỹ thuật, kinh tế và xã hội. có nhiều quan điểm khác nhau về chất
lượng sản phẩm. Đứng trên những góc độ khác nhau và tuỳ theo mục tiêu, nhiệm vụ
sản xuất – kinh doanh mà có các quan điểm khác nhau về chất lượng. Những khái
niệm chất lượng xuất phát và gắn bó chặt chẽ với các yếu tố cơ bản của thị trường như
nhu cầu, cạnh tranh, giá cả…
Thang Long University Library
24
Theo tiêu chuẩn ISO 8402 (TCVN 5814 – 94): “chất lượng là toàn bộ những đặc
trưng của một sản phẩm hoặc của một dịch vụ có khả năng làm thoả mãn những yêu
cầu đã đặt ra hoặc tiềm ẩn.”
- Chất lượng dịch vụ ăn uống khó đo lường và khó đánh giá: cảm nhận của khách
hàng về chất lượng dịch vụ ăn uống phụ thuộc vào trạng thái tâm lý, tình trạng sức
khoẻ, nguồn gốc dân tộc… Tuỳ theo từng không gian, thời gian cụ thể mà những yếu
tố này thay đổi và mức độ tác động khác nhau tới cảm nhận của khách. Do vậy, với
cùng một dịch vụ mà nhà hàng cung cấp sẽ được tùng khách cảm nhận khác nhau. Các
nhà thường dựa vào những hoạt động có thể nhìn thấy và đo đếm được để đánh giá
chất lượng sản phẩm cho dù đó không phẩi là chất lượng đích thực của sản phẩm dịch
vụ. Các hoạt động đó như: số lượng khách hàng ra vào hằng ngày, cách ứng xử của
nhân viên với khách hàng.
- Chất lượng dịch vụ ăn uống chỉ được đánh giá chính xác thông qua sự cảm
nhận của người tiêu dùng trực tiếp sản phẩm: khách hàng chính là một thành viên
không thể thiếu và tham gia trực tiếp vào quá trình đánh giá này. Họ là “nhân vật
chính” trong hoạt động thực hiện dịch vụ ăn uống trong nhà hàng với tư cách là người
tiêu dùng dịch vụ ăn uống. Do vậy, khách hàng vừa có cái nhìn của người trong cuộc,
vừa có cái nhìn của người bỏ tiền ra mua sản phẩm của nhà hàng. Do vậy, đánh giá
của khách hàng về chất lượng dịch vụ của nhà hàng là chính xác nhất.
- Chất lượng dịch vụ ăn uống phụ thuộc vào chất lượng của điều kiện thực hiện
dịch vụ ăn uống của nhà hàng: quá trình thực hiện dịch vụ của nhà hàng cần phải dựa
vào cơ sở vật chất của nhà hàng và các nhân viên phục vụ trực tiếp trong nhà hàng.
Khách hàng đến với nhà hàng vừa với mục đích ăn uống, vừa để thoả mãn tâm lý.
Khách hàng luôn muốn mình được ở trong một không gian tiện nghi, sang trọng và
được phục vụ nhiệt tình chu đáo. Do vậy, khách hàng cũng dựa vào cơ sở vật chất và
nhân tố con người của nhà hàng để đánh giá về chất lượng dịch vụ của nhà hàng.
- Chất lượng phục vụ ăn uống đòi hỏi tính nhất quán cao: tính nhất quán được
hiểu theo hai góc độ. Thứ nhất, đó là sự thống nhất cao và thông suốt trong nhận thức,
hành động của tất cả các thành viên, các bộ phận trong nhà hàng về mục tiêu chất
lượng cần đạt được của nhà hàng. Tính nhất quán cũng vì thế đòi hỏi các chủ trương
chính sách kinh doanh của nhà hàng phải đồng bộ với nhau. Thứ hai, đó là sự đồng bộ
toàn diện, trước sau như một và đúng như lời hứa mà nhà hàng đã hứa và quảng cáo
với khách hàng. Chất lượng của dịch vụ ăn uống phải đảm bảo tiêu chuẩn mọi nơi, mọi
lúc, với mọi khách hàng. Dịch vụ cung cấp phải luôn đạt tiêu chuẩn với mọi tầng lớp
khách hàng, không phân biệt khách sang trọng hay không sang trọng, khách tiêu dùng
25
nhiều hay tiêu dùng ít, không phân biệt khách đến lần đầu hay lần thứ. Dịch vụ mà nhà
hàng cung cấp trước sau thống nhất, luôn đạt tiêu chuẩn.
Nguồn lực trong nhà hàng gồm cơ sở vật chất kỹ thuật, nhân viên.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật chung: nhà hàng được thiết kế sang trọng, hiện đại,
thoáng mát, gồm 2 tầng với sức chứa 300 khách hàng. Nhà hàng gồm: tiền sảnh,
phòng thị trường, phòng ăn, quầy bar, nhà bếp, phòng thay đồ cho nhân viên, kho
hàng, khu vực vệ sinh.
+ Tiền sảnh: là bộ mặt của nhà hàng do đó được bố trí, sắp xếp đầy đủ. Có bàn
tiếp khách, kệ để sách báo, cây cảnh rất hợp lý tạo nên vẻ sang trọng, thoáng đãng cho
nhà hàng.
+ Phòng thị trường: có một phòng làm việc của nhân viên thị trường và một
phòng chờ dành cho khách đến đăng ký tiệc với nhà hàng. Phòng thị trường được trang
bị hệ thống máy tính, máy in, máy photocopy, phòng chờ dành cho khách được trang
trí sang trọng.
+ Phòng ăn: có phòng ăn bình thường và phòng dành cho khách Vip, có thể chứa
300 khách phục vụ cùng một lúc được 50 mâm tiệc. Trong phòng ăn được trang bị đầy
đủ hệ thống bàn ghế được bọc khăn, hệ thống đèn chùm sang trọng với đèn vàng xen
kẽ đèn trắng tạo không gian ấm cúng. Hệ thống âm thanh hiện đại, có tivi 42 inch
được lắp trên sân khấu sang trọng. Ngoài ra, nhà hàng có điều hoà không khí và rèm
cửa được trang trí đẹp mắt.
+ Quầy bar: được đặt trong phòng ăn tầng 1. Trên tủ quầy bar có các lọ rượu và
nước ngọt cùng các ly uống. Thông với quầy bar là kho để khăn ăn, khăn trải bàn, bọc
ghế. Bên dưới quầy bar là phòng thay đồ của nhân viên.
+ Nhà bếp: được chia làm 3 khu: khu chế biến món ăn nóng, khu chế biến món
ăn nguội và chia thức ăn, khu vực rửa bát đĩa. Nhà bếp có đầy đủ các trang thiết bị cần
thiết để chế biến món ăn. Trong bếp có 6 bếp ga và có đầy đủ xoong nồi, dao, thớt, rổ
rá, có hệ thống ống khói và quạt gió.
- Cơ sở vật chất phục vụ ăn uống: bàn, ghế, dao, muỗng, máy điều hòa, máy vi
tính, ti vi, đèn chiếu sáng…
- Nhân viên: gồm tất cả các thành viên trong Công ty từ Giám đốc, Phó giám đốc
đến các nhân viên bàn, bếp…
Thang Long University Library
26
2.3. Đặc điểm tổ chức quản lý và phân cấp quản lý của Công ty CP Thương
Mại XNK Tân Đức
2.3.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý
Công ty CP Thương Mại XNK Tân Đức là đơn vị hạch toán độc lập với hệ thống
bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức thành phòng ban, bộ phận. Mỗi phòng ban,
bộ phận thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhất định.
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty CP Thương Mại XNK Tân Đức
- Giám đốc: là người trực tiếp điều hành nhà hàng, là đại diện pháp nhân của
Công ty. Giám đốc chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu và pháp luật về quản lý mọi mặt
trong hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ của mình. Giám đốc sắp xếp các nhân
viên vào các vị trí phù hợp, định hướng chiến lược, bảo vệ công tác tài chính.
- Phó giám đốc: là người quản lý giúp giám đốc trong việc điều hành và quản lý
Công ty. Phó giám đốc chịu trách nhiệm trước giám đốc và chủ sở hữu về bộ phận
mình quản lý, báo cáo, phân tích tình hình Công ty.
- Bộ phận kế toán: chịu trách nhiệm quản lý tiền vốn, tài sản của công ty, tổ chức
hạch toán kế toán theo đúng chế độ ban hành, giúp cho giám đốc thực hiện công tác
giám đốc tài chính nhằm đảm bảo cho Công ty hoạt động ngày càng có hiệu quả hơn.
- Bộ phận lễ tân: chịu trách nhiệm quan hệ trực tiếp với khách hàng để đáp ứng
nhu cầu của khách hàng và là cầu nối giữa khách với các bộ phận khác như: bộ phận
bàn, bếp...
- Bộ phận bar: chịu trách nhiệm cung cấp, pha chế các đồ uống, đồ tráng miệng
theo yêu cầu của khách hàng từ khi khách đến dùng bữa tới khi khách ra về.
- Bộ phận thu ngân: có nhiệm vụ thu tiền của khách hàng
- Bộ phận bàn: có trách nhiệm phục vụ nhiệt tình chu đáo bữa ăn, bữa tiệc cưới,
hội nghị của khách hàng.
Giám đốc
Phó giám
đốc
Bộ phận
bếp
Bộ phận
bàn
Bộ phận
bar
Bộ phận
lễ tân
Bộ phận
Kế toán
Bộ phận
bảo vệ
Bộ phận
thu ngân
27
- Bộ phận bếp: chịu trách nhiệm chế biến ra các món ăn ngon, chất lượng đảm
bảo an toàn thực phẩm phục vụ các cuộc liên hoan, tiệc cưới, hội nghị... theo yêu cầu
của khách hàng. Bộ phận này giữ vai trò đặc biệt quan trọng và quyết định đến sự tồn
tại của Công ty, đầu bếp phải luôn chế biến, sáng tạo ra các món mới hấp dẫn thu hút
được khách hàng và đặc biệt giữ được khách, khách đến một lần, lần sau lại nhớ.
- Bộ phận bảo vệ: chịu trách nhiệm về sự an toàn cho khách hàng và tài sản của
Công ty.
Hoạt động kinh doanh ăn uống của nhà hàng theo một trình tự gồm 5 bước:
Sơ đồ 2.2. Quy trình tổ chức hoạt động kinh doanh của nhà hàng
Các giai đoạn trên có nội dung cụ thể như sau:
- Khách đến: đây là giai đoạn gặp gỡ, đón tiếp, mời món ăn, bố trí phòng ăn cho
khách. Giai đoạn này đóng vai trò quan trọng trong toàn bộ quá trình phục vụ khách vì
đây là bước đầu tiên tạo thiện cảm với khách.
- Bộ phận lễ tân: khách đến được lễ tân đón ở ngoài cửa và đưa khách vào trong
gặp bộ phận bàn. Sau đó, bộ phận bàn sẽ xếp bàn và đặt các món ăn theo yêu cầu của
khách và chuyển tới cho bộ phận bếp chế biến, đồng thời phục vụ khách tận tình cho
đến khi khách ăn xong thanh toán ra về. Số tiền khách thanh toán căn cứ vào các món
mà khách đã dùng. Còn đối với khách đến đặt tiệc trước thì bộ phận lễ tân sẽ đón và
đưa khách vào gặp bộ phận quản lý để chọn thực đơn, sắp xếp bàn ăn và thời gian theo
yêu cầu của khách hàng.
Khách đến
Bộ phận lễ tân
Thu ngân - Thanh toán
Bộ phận bếp
Bộ phận bàn
Thang Long University Library
28
2.3.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Công ty CP Thương Mại XNK Tân Đức là một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ
cho nên các mặt hàng của Công ty rất đa dạng. Công ty luôn coi trọng công tác tổ chức
sắp xếp đội ngũ kế toán phù hợp với chức năng nhiệm vụ nhằm phát huy hết vai trò
của kế toán nói chung và khả năng của từng nhân viên kế toán nói riêng. Để quản lý
tốt các hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất, Công ty đã áp dụng hình
thức tổ chức công tác kế toán tập trung. Theo hình thức này, toàn bộ công tác kế toán
tổng hợp được thực hiện tại phòng kế toán từ ghi sổ kế toán, lập báo cáo tổng hợp, báo
cáo chi tiết đến việc phân tích kiểm tra kế toán. Hình thức tổ chức công tác kế toán tập
trung ở Công ty đảm bảo nguyên tắc tập hợp số liệu chính xác tạo điều kiện cho phòng
kế toán tập hợp được các số liệu kịp thời phục vụ cho công tác quản lý cũng như hoạt
động kinh doanh của Công ty.
Sơ đồ 2.3. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty.
- Kế toán trưởng: là người chịu trách nhiệm chung về công tác kế toán trước
giám đốc, trực tiếp thực hiện các phần hành kế toán tiền lương, kế toán nguồn vốn, kế
toán các hoạt động đầu tư tài chính, kế toán tổng hợp, lập các báo cáo tài chính và các
báo cáo phục vụ yêu cầu quản trị doanh nghiệp.
- Kế toán tiền mặt: chịu trách nhiệm theo dõi thu chi tiền mặt và thực hiện phần
hành kế toán với ngân hàng như vay vốn, trả nợ.
- Kế toán hàng tồn kho và công nợ: theo dõi tình hình tăng, giảm, nhập, xuất kho
hàng hóa, hàng tồn kho và tình hình công nợ của Công ty.
- Kế toán theo dõi chi phí: có nhiệm vụ tập hợp tất cả các chi phí phát sinh ở các
dịch vụ và tính giá thành như dịch vụ cho thuê kiôt, dich vụ đại lý, kí gửi hàng hóa...
- Kế toán doanh thu: có nhiệm vụ theo dõi toàn bộ doanh thu của Công ty.
- Thủ quỹ: quản lý các khoản vốn bằng tiền, phản ánh số hiện có và tình hình
tăng giảm quỹ tiền mặt của Công ty.
Kế toán trưởng
Kế toán hàng
tồn kho và
công nợ
Kế toán tiền
mặt
Kế toán theo
dõi chi phí
Kế toán doanh
thu
Thủ quỹ
29
Bộ máy kế toán của Công ty được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của kế toán
trưởng với đội ngũ nhân viên tương đối đồng đều, có năng lực chuyên môn và hầu hết
đã qua các lớp đào tạo cơ bản về nghiệp vụ kế toán, hăng say trong công việc, đoàn
kết, phối hợp tốt giữa các bộ phận kế toán với nhau. Nhờ vậy đã giúp cho giám đốc
Công ty nắm sát được tình hình hoạt động kinh doanh để có thể nâng cao hiệu quả,
hiệu suất trong công việc.
2.3.3. Đặc điểm, chính sách kế toán tại Công ty
- Kỳ kế toán: Công ty thực hiện kỳ kế toán theo năm dương lịch, bắt đầu từ ngày
01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng: Công ty thực hiện ghi sổ và lập báo cáo bằng đồng Việt
Nam. Việc quy đổi các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ sang đồng Việt Nam được
thực hiện theo quy định của chuẩn mực kế toán Việt Nam số 10 “Ảnh hưởng của sự
thay đổi tỷ giá”.
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho: do đặc điểm kinh doanh của nhà hàng.
Nguyên liệu, hàng hóa nhập vào và xuất ra có rất nhiều chủng loại khác nhau, mẫu mã
khác nhau, giá trị thấp và được xuất thường xuyên, cho nên Công ty đã hạch toán hàng
tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ.
- Phương pháp tính giá vật tư, thành phẩm xuất kho: sử dụng phương pháp bình
quân gia quyền cả kỳ dự trữ. Phương pháp giá bình quân cả kỳ dự trữ được xác định
sau khi kết thúc nên có thể ảnh hưởng đến công tác kế toán. Tuy nhiên, cách tính này
đơn giản, ít tốn công sức.
- Phương pháp tính khấu hao tài sản cố định: các tài sản cố định tại Công ty sử
dụng vào mục đích hoạt động kinh doanh nên được tính khấu hao theo phương pháp
khấu hao theo đường thẳng.
- Phương pháp kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng: Công Ty CP Thương Mại
XNK Tân Đức thực hiện kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu
trừ với thuế suất của hàng bán ra là 10%.
- Hình thức sổ kế toán áp dụng: Công ty CP Thương Mại XNK Tân Đức áp dụng
hình thức sổ kế toán “Nhật ký chung”.
Các sổ kế toán sử dụng tại Công ty bao gồm:
- Sổ Nhật Ký Chung
- Các sổ nhật ký chuyên dùng: Sổ nhật ký thu tiền, chi tiền, mua hàng, bán hàng
- Sổ cái các tài khoản
- Các sổ chi tiết liên quan
Trình tự hạch toán theo hình thức kế toán “Nhật ký chung” được thể hiện qua sơ
đồ sau:
Thang Long University Library
30
(1)
(1)
(2)
(2)
(4)
(3) (5)
(5)
Sơ đồ 2.4. Quy trình tổ chức sổ theo hình thức Nhật lý chung
Ghi chú: : Ghi hàng ngày
: Ghi cuối kỳ
: Quan hệ đối chiếu
2.4. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dịch vụ ăn
uống tại Công ty CP Thương Mại XNK Tân Đức
Công ty CP Thương Mại XNK Tân Đức hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực
dịch vụ cho nên việc xác định đối tượng để tập hợp chi phí và tính giá thành của dịch
vụ là rất quan trọng. Đối tượng tập hợp chi phí của Công ty chính là các hoạt động
kinh doanh về nhà hàng, mua bán đồ dùng cá nhân... Mỗi một hoạt động kinh doanh là
một đối tượng để tập hợp chi phí, do đối tượng chi phí và tính giá thành dịch vụ ở
Công ty là khá nhiều. Vì vậy, để thuận tiện cho việc minh hoạ về số liệu và cách hạch
toán chi phí ở Công ty, em chọn hoạt động kinh doanh nhà hàng (dịch vụ ăn uống) để
trình bầy cách thức hạch toán kế toán chi phí và tính giá thành dịch vụ của Công ty.
Trong quá trình kinh doanh dịch vụ ăn uống, Công ty CP Thương Mại XNK Tân
Đức đã sử dụng cả tư liệu lao động (yếu tố vật chất) và lao động sống (yếu tố con
người). Toàn bộ các chi phí đó bao gồm các khoản mục chi phí chủ yếu sau:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
- Chi phí nhân công trực tiếp.
- Chi phí sản xuất chung.
Sổ cái
Bảng cân đối tài khoản
Sổ thẻ kế toán chi
tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
TK
Báo cáo kế toán
Chứng từ gốc
Sổ Nhật ký chung
31
2.5. Phương pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dịch vụ
ăn uống tại Công ty CP Thương Mại XNK Tân Đức
2.5.1. Tài khoản sử dụng
Công ty CP Thương Mại XNK Tân Đức là Công ty chuyên kinh doanh về mảng
dịch vụ nhà hàng ăn uống nên hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định
kỳ. Công ty hạch toán theo quyết định định 48, do vậy kế toán sử dụng các tài khoản
sau: TK154 dùng để tập hợp chi phí phát sinh trong Công ty.
2.5.2. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Vì Công ty Tân Đức tính đơn giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia
quyền cả kỳ dự trữ nên đến cuối tháng Công ty mới xác định được đơn giá xuất kho
trên cơ sở tính toán theo công thức sau:
Giá trị thực tế của Giá trị thực tế của vật
Đơn giá bình vật liệu tồn đầu kỳ + liệu nhập trong kỳ
quân gia quyền =
Số lượng vật + Số lượng vật liệu
liệu tồn đầu kỳ nhập trong kỳ
Do đó trong kỳ có phát sinh các nghiệp vụ nhập, xuất kho vật liệu, kế toán căn cứ
vào các phiếu nhập kho, phiếu xuất kho vật liệu để ghi vào sổ chi tiết vật liệu (mở cho
từng loại vật liệu) theo chỉ tiêu số lượng. Cuối kỳ sau khi tính được đơn giá vật liệu
xuất kho kế toán mới tính ra giá vốn vật liệu xuất dùng trong kỳ và lên bảng tổng hợp
nhập - xuất - tồn vật liệu, sau đó lên bảng phân bổ vật liệu. Để tập hợp chi phí nguyên
vật liệu trực tiếp kế toán chi phí giá thành căn cứ vào bảng phân bổ vật liệu.
Ở Công ty CP Thương Mại XNK Tân Đức hoạt động kinh doanh dịch vụ nhà
hàng là chủ yếu nên cung cấp 3 loại tiệc phục vụ khách hàng là: tiệc thường, tiệc cưới,
tiệc BUFFE. Do đó, Công ty mở TK 154 chi tiết cho 3 loại tiệc cụ thể như sau:
TK 1541: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Tiệc Thường.
TK 1542: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Tiệc Cưới.
TK 1543: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Tiệc BUFFE.
Nguyên vật liệu trực tiếp được sử dụng cho hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn
uống rất phong phú. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm các chi phí thực phẩm
chế biến như: hải sản tươi sống, gia cầm, hàng khô, gia vị, các loại rau củ quả... Để
hạch toán các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của dịch vụ ăn uống như chi phí thực
phẩm chế biến, hàng hoá, kế toán phải căn cứ vào các chứng từ gốc như phiếu xuất
kho, bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn vật liệu để hạch toán. Do tính chất kinh doanh
của Công ty nên vật liệu tồn đầu tháng không có, trong tháng Công ty xuất nguyên vật
liệu để chế biến sản phẩm, dựa theo các phiếu nhập, xuất nguyên vật liệu phát sinh
trong tháng.
Thang Long University Library
32
Ví dụ: ngày 02 tháng 12 năm 2012 xuất kho nguyên vật liệu chính phục vụ cho
tiệc thường.
Trích phiếu xuất kho của Công ty.
CÔNG TY CP TM XNK TÂN ĐỨC Mẫu 01-TT
42 Thôn Trung-Xuân Đỉnh-Từ Liêm-HN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng-BTC)
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 02 tháng 12 năm 2012
Họ tên người nhận hàng: Đỗ Văn Mạnh Số: 0001
Địa chỉ: Bếp Nợ TK: 154
Lý do: Xuất chế biến phục vụ tiệc thường Có TK: 152
Xuất tại: Kho công ty
STT Diễn giải ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành
tiềnYêu cầu Thực xuất
1 Mực kg 77 77 190.000 14.630.000
2 Thịt bò kg 98 98 200.000 19.600.000
3 Gạo kg 10 10 20.000 200.000
4 Khoai tây kg 70 70 15.000 1.050.000
5 Cocacola chai 150 150 6.000 900.000
Cộng 405 405 431.000 36.380.000
Xuất, ngày 02 tháng 12 năm 2012
Giám đốc Kế toán trưởng Thủ kho Người nhận hàng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Bảng 2.1. Bảng xuất kho nguyên vật liệu chính phục vụ tiệc thường
33
Ví dụ: ngày 02 tháng 12 năm 2012 xuất kho nguyên vật liệu phụ phục vụ cho tiệc
thường.
Trích phiếu xuất kho của Công ty.
CÔNG TY CP TM XNK TÂN ĐỨC Mẫu 01-TT
42 Thôn Trung-Xuân Đỉnh-Từ Liêm-HN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng-BTC)
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 02 tháng 12 năm 2012
Họ tên người nhận hàng: Đỗ Văn Mạnh Số: 0002
Địa chỉ: Bếp Nợ TK: 154
Lý do: Xuất chế biến phục vụ tiệc thường Có TK: 152
Xuất tại: Kho công ty
STT Diễn giải ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành
tiềnYêu cầu Thực xuất
1 Bột mỳ kg 27 27 10.000 270.000
2 Khăn ăn chiếc 100 100 2.000 200.000
3 Gia vị kg 10 10 5.000 50.000
4 Rau thơm, mùi kg 40 40 8.000 320.000
Cộng 177 177 25.000 840.000
Xuất, ngày 02 tháng 12 năm 2012
Giám đốc Kế toán trưởng Thủ kho Người nhận hàng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Bảng 2.2. Bảng xuất kho nguyên vật liệu phụ phục vụ tiệc thường
Thang Long University Library
34
Kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho của từng loại tiệc trong tháng để lập bảng phân bổ NVL chính cho từng loại.
BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN VẬT LIỆU CHÍNH
Tháng 12/2012
STT Diễn giải
TK 1541 – Tiệc Thường TK 1542 – Tiệc Cưới TK 1543 – Tiệc BUFFE Cộng
SL TT SL TT SL TT SL TT
1 Mực 77 4.683.887 200 12.165.939 300 18.248.909 577 35.098.735
2 Thịt bò 98 4.750.934 258 12.507.560 368 17.840.241 724 35.098.735
3 Gạo 10 3.899.859 40 15.599.438 40 15.599.438 90 35.098.735
4 Khoai tây 70 7.677.848 120 13.162.026 130 14.258.861 320 35.098.735
5 Cocacola 150 7.019.747 300 14.039.494 300 14.039.494 750 35.098.735
Cộng 405 28.032.275 918 67.474.457 1.138 79.986.943 2.461 175.493.675
Ngày 31 tháng 12 năm 2012
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Bảng 2.3. Bảng phân bổ nguyên vật liệu chính
35
Kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho của từng loại tiệc để lập bảng phân bổ NVL phụ cho từng loại.
BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN VẬT LIỆU PHỤ
Tháng 12/2012
STT Diễn giải
TK 1541 – Tiệc Thường TK 1542 – Tiệc Cưới
TK 1543 – Tiệc
BUFFE
Cộng
SL TT SL TT SL TT SL TT
1 Bột mỳ 27 8.099.708 40 11.999.568 50 14.999.459 117 35.098.735
2 Khăn ăn 100 7.019.747 200 14.039.494 200 14.039.494 500 35.098.735
3 Gia vị 10 6.381.588 20 12.763.177 25 15.953.970 55 35.098.735
4 Rau thơm, mùi 40 14.039.495 30 10.529.620 30 10.529.620 100 35.098.735
Cộng 177 35.540.538 290 49.331.859 305 55.522.543 772 140.394.940
Ngày 31 tháng 12 năm 2012
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Bảng 2.4. Bảng phân bổ nguyên vật liệu phụ
Thang Long University Library
36
2.5.3. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp là toàn bộ chi phí biểu hiện bằng tiền để trả cho công
nhân dựa trên số lượng và chất lượng lao động để bù đắp hao phí về sức lao động của
họ. Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm: tiền lương, tiền thưởng, tiền phụ cấp và các
khoản đóng bảo hiểm xã hội.
Nhân viên của nhà hàng có 18 người trong đó 4 người thuộc khối văn phòng và
14 người nhân viên phục vụ.
Công ty CP Thương Mại XNK Tân Đức áp dụng hình thức trả lương theo thời
gian, tiền lương của công nhân viên được tính theo thời gian làm việc thực tế theo
công thức như sau:
Tiền lương thời gian = Lương khoán + Cơm ca
Nếu trong tháng nhân viên nghỉ 1 ngày công thì được tính như sau:
Lương khoán Cơm ca
Ngày công Ngày công
Công ty CP Thương Mại XNK Tân Đức sử dụng các tài khoản sau để hạch toán
tiền lương cho công nhân trực tiếp.
TK 334: Phải trả công nhân tại Công ty
TK 3383: BHXH
Kế toán công ty sử dụng chứng từ và bảng chấm công để ghi chép thời gian thực
tế làm việc, nghỉ việc của nhân viên. Cuối tháng bảng chấm công được gửi lên cho
giám đốc xét duyệt và là cơ sở để lập bảng thanh toán lương cho từng nhân viên.
Vậy công thức lương của nhân viên được tính như sau:
Tiền lương thời gian = Lương khoán + Cơm ca - (5% BHXH)
Tiền lương thời gian = Lương khoán - + Cơm ca -
37
Công ty CP Thương Mại XNK Tân Đức Mẫu C01a – HĐ
QĐ số 15/2006/QĐ_BTC
Ngày 20/3/2006 của Bộ Trưởng BTC
BẢNG CHẤM CÔNG CÔNG NHÂN
Tháng 12 năm 2012
TT Họ và tên
Ngày trong tháng Số
công
hưởng
Số
công
nghỉ
Ghi
chú1 2 3 4 … 29 30 31
1 Trần Văn Bách X X X X X X X X 31 0
2 Khổng Văn Việt X X X X X X X X 31 0
3 Hà Văn Tuyên X X X X X X X X 31 0
4 Lê Văn Lập X X X X X X X X 31 0
5 Đào Xuân Định X X X X X X X X 31 0
6 Phan Đình Cao X X X X X X X X 31 0
7 Phùng Thị Hường X X X X X X X X 31 0
8 Nguyễn Xuân Tuấn X X X X X X X 0 30 1
9 Lê Thị Thu X 0 0 X X X X 0 28 3
10 Nguyễn Văn Vị 0 X X X X X X X 30 1
11 Trinh Văn Chương X X X X X X X X 31 0
12 Lê Trọng Dũng X X X X X X X X 31 0
13 Nguyễn Thị Hoàn X X X X X X X X 31 0
14 Lê Đình Hòa X X X X X X 0 X 30 1
Bảng 2.5. Bảng chấm công nhân viên
Thang Long University Library
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dịch vụ ăn uống tại công ty cổ phần thương mại xnk tân đức
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dịch vụ ăn uống tại công ty cổ phần thương mại xnk tân đức
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dịch vụ ăn uống tại công ty cổ phần thương mại xnk tân đức
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dịch vụ ăn uống tại công ty cổ phần thương mại xnk tân đức
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dịch vụ ăn uống tại công ty cổ phần thương mại xnk tân đức
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dịch vụ ăn uống tại công ty cổ phần thương mại xnk tân đức
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dịch vụ ăn uống tại công ty cổ phần thương mại xnk tân đức
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dịch vụ ăn uống tại công ty cổ phần thương mại xnk tân đức
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dịch vụ ăn uống tại công ty cổ phần thương mại xnk tân đức
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dịch vụ ăn uống tại công ty cổ phần thương mại xnk tân đức
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dịch vụ ăn uống tại công ty cổ phần thương mại xnk tân đức
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dịch vụ ăn uống tại công ty cổ phần thương mại xnk tân đức
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dịch vụ ăn uống tại công ty cổ phần thương mại xnk tân đức
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dịch vụ ăn uống tại công ty cổ phần thương mại xnk tân đức
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dịch vụ ăn uống tại công ty cổ phần thương mại xnk tân đức
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dịch vụ ăn uống tại công ty cổ phần thương mại xnk tân đức
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dịch vụ ăn uống tại công ty cổ phần thương mại xnk tân đức
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dịch vụ ăn uống tại công ty cổ phần thương mại xnk tân đức
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dịch vụ ăn uống tại công ty cổ phần thương mại xnk tân đức
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dịch vụ ăn uống tại công ty cổ phần thương mại xnk tân đức
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dịch vụ ăn uống tại công ty cổ phần thương mại xnk tân đức
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dịch vụ ăn uống tại công ty cổ phần thương mại xnk tân đức
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dịch vụ ăn uống tại công ty cổ phần thương mại xnk tân đức
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dịch vụ ăn uống tại công ty cổ phần thương mại xnk tân đức
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dịch vụ ăn uống tại công ty cổ phần thương mại xnk tân đức
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dịch vụ ăn uống tại công ty cổ phần thương mại xnk tân đức
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dịch vụ ăn uống tại công ty cổ phần thương mại xnk tân đức
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dịch vụ ăn uống tại công ty cổ phần thương mại xnk tân đức

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Luận văn: Kế toán tài sản cố định tại công ty Toàn Mĩ, HAY
Luận văn: Kế toán tài sản cố định tại công ty Toàn Mĩ, HAYLuận văn: Kế toán tài sản cố định tại công ty Toàn Mĩ, HAY
Luận văn: Kế toán tài sản cố định tại công ty Toàn Mĩ, HAY
 
Thực trạng công tác kế toán và quản lý nguyên vật liệu tại công ty cổ phần dệ...
Thực trạng công tác kế toán và quản lý nguyên vật liệu tại công ty cổ phần dệ...Thực trạng công tác kế toán và quản lý nguyên vật liệu tại công ty cổ phần dệ...
Thực trạng công tác kế toán và quản lý nguyên vật liệu tại công ty cổ phần dệ...
 
Đề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty vật tư, HOT
Đề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty vật tư, HOTĐề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty vật tư, HOT
Đề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty vật tư, HOT
 
Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty thương m...
Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty thương m...Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty thương m...
Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty thương m...
 
BÀI MẪU Khóa luận Thuế giá trị gia tăng, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận Thuế giá trị gia tăng, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận Thuế giá trị gia tăng, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận Thuế giá trị gia tăng, HAY, 9 ĐIỂM
 
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty hoạch toán, 9đ
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty hoạch toán, 9đChi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty hoạch toán, 9đ
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty hoạch toán, 9đ
 
Đề tài: Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp, HOT
Đề tài: Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp, HOTĐề tài: Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp, HOT
Đề tài: Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp, HOT
 
KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦ...
KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦ...KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦ...
KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦ...
 
Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...
Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...
Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...
 
Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty Trà, HAY
Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty Trà, HAYKế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty Trà, HAY
Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty Trà, HAY
 
BÀI MẪU Khóa luận phân tích báo cáo tài chính, HOT
BÀI MẪU Khóa luận phân tích báo cáo tài chính, HOTBÀI MẪU Khóa luận phân tích báo cáo tài chính, HOT
BÀI MẪU Khóa luận phân tích báo cáo tài chính, HOT
 
Đề tài: Kế toán thuế giá trị gia tăng tại công ty TNHH Đông Á, 9đ
Đề tài: Kế toán thuế giá trị gia tăng tại công ty TNHH Đông Á, 9đĐề tài: Kế toán thuế giá trị gia tăng tại công ty TNHH Đông Á, 9đ
Đề tài: Kế toán thuế giá trị gia tăng tại công ty TNHH Đông Á, 9đ
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
 
Đề tài: Phân tích chi phí, giá thành tại Công ty Cổ phần Hàng Kênh
Đề tài: Phân tích chi phí, giá thành tại Công ty Cổ phần Hàng KênhĐề tài: Phân tích chi phí, giá thành tại Công ty Cổ phần Hàng Kênh
Đề tài: Phân tích chi phí, giá thành tại Công ty Cổ phần Hàng Kênh
 
Đề tài: Công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Sơn Hải, HOT
Đề tài: Công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Sơn Hải, HOTĐề tài: Công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Sơn Hải, HOT
Đề tài: Công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Sơn Hải, HOT
 
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Điện cơ, HAY
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Điện cơ, HAYLuận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Điện cơ, HAY
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Điện cơ, HAY
 
Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh.doc
Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh.docKế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh.doc
Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh.doc
 
Chuyên đề thực trạng kế toán thuế giá trị gia tăng, HAY, MIỄN PHÍ
Chuyên đề thực trạng kế toán thuế giá trị gia tăng, HAY, MIỄN PHÍChuyên đề thực trạng kế toán thuế giá trị gia tăng, HAY, MIỄN PHÍ
Chuyên đề thực trạng kế toán thuế giá trị gia tăng, HAY, MIỄN PHÍ
 
Thực hành về ghi sổ kế toán nguyên vật liệu tại công ty trách nhiệm hữu hạn x...
Thực hành về ghi sổ kế toán nguyên vật liệu tại công ty trách nhiệm hữu hạn x...Thực hành về ghi sổ kế toán nguyên vật liệu tại công ty trách nhiệm hữu hạn x...
Thực hành về ghi sổ kế toán nguyên vật liệu tại công ty trách nhiệm hữu hạn x...
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, HAY
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, HAYĐề tài: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, HAY
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, HAY
 

Similar to Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dịch vụ ăn uống tại công ty cổ phần thương mại xnk tân đức

Similar to Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dịch vụ ăn uống tại công ty cổ phần thương mại xnk tân đức (20)

Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
 
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
 
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại cô...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại cô...Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại cô...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại cô...
 
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...
 
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...
 
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...
 
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ ph...
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ ph...Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ ph...
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ ph...
 
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ ph...
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ ph...Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ ph...
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ ph...
 
Đề tài: Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cty, HAY
Đề tài: Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cty, HAYĐề tài: Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cty, HAY
Đề tài: Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cty, HAY
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty than Vinacomin, 9đ
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty than Vinacomin, 9đĐề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty than Vinacomin, 9đ
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty than Vinacomin, 9đ
 
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
 
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
 
Hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ ...
Hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ ...Hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ ...
Hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ ...
 
Hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ ...
Hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ ...Hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ ...
Hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ ...
 
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
 
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
 
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tn...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tn...Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tn...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tn...
 
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
 
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
 
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Recently uploaded

C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
BookoTime
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 

Recently uploaded (20)

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 

Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dịch vụ ăn uống tại công ty cổ phần thương mại xnk tân đức

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM DỊCH VỤ ĂN UỐNG TẠI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI XNK TÂN ĐỨC SINH VIÊN THỰC HIỆN : PHẠM THÚY NGA MÃ SINH VIÊN : A17049 CHUYÊN NGÀNH : KẾ TOÁN HÀ NỘI – 2014
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM DỊCH VỤ ĂN UỐNG TẠI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI XNK TÂN ĐỨC Giáo viên hướng dẫn : Th.s Đoàn Thị Hồng Nhung Sinh viên thực hiện : Phạm Thúy Nga Mã sinh viên : A17049 Chuyên ngành : Kế toán HÀ NỘI – 2014 Thang Long University Library
  • 3. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới cô giáo – Th.s Đoàn Thị Hồng Nhung người đã trực tiếp hướng dẫn em trong suốt thời gian hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Nhờ có sự chỉ bảo và hướng dẫn tận tình của cô, em đã tìm ra được những điểm thiếu sót của mình trong quá trình thực hiện, giúp em có thể kịp thời sửa chữa để hoàn thành khóa luận một cách tốt nhất. Em xin gửi lời cảm ơn tới ban lãnh đạo trường Đại Học Thăng Long cùng các thầy cô giáo trong bộ môn Kinh tế đã tạo điều kiện cho em được thực hiện khóa luận và giúp đỡ em hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình. Em cũng xin cảm ơn các cán bộ nhân viên công tác tại Công ty CP Thương Mại XNK Tân Đức đã quan tâm, tận tình giúp đỡ và cung cấp tài liệu thực tế cho em để em có thể hoàn thành bài khóa luận của mình.
  • 4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗ trợ từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác. Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong Khóa luận là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này! Sinh viên Phạm Thúy Nga Thang Long University Library
  • 5. MỤC LỤC CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ ...................................................................................................1 1.1. Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất............................................................1 1.1.1. Khái niệm chi phí..............................................................................................1 1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất ...............................................................................1 1.2. Khái niệm và phân loại giá thành sản phẩm .....................................................4 1.2.1. Khái niệm giá thành sản phẩm.........................................................................4 1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm..........................................................................4 1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm...............................5 1.4. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất...........................................................6 1.4.1. Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên.............6 1.4.1.1. Phương pháp hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.............................6 1.4.1.2. Phương pháp hạch toán chi phí nhân công trực tiếp ....................................8 1.4.1.3. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất chung...........................................9 1.4.1.4. Hạch toán thiệt hại trong sản xuất ..............................................................10 1.4.2. Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ.....................12 1.5. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang ......................................................14 1.6. Phương pháp tính giá thành sản phẩm............................................................15 1.7. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo các hình thức sổ .....................................................................................................................16 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM DỊCH VỤ ĂN UỐNG TẠI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI XNK TÂN ĐỨC...............................................................20 2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty CP Thương Mại XNK Tân Đức.20 2.2. Đặc điểm hoạt động tổ chức kinh doanh của Công ty CP Thương Mại XNK Tân Đức ................................................................................................................21 2.2.1. Khái quát hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống trong nhà hàng................21 2.2.2. Sản phẩm và nguồn lực trong nhà hàng ........................................................22
  • 6. 2.3. Đặc điểm tổ chức quản lý và phân cấp quản lý của Công ty CP Thương Mại XNK Tân Đức ..........................................................................................................26 2.3.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý ...................................................................26 2.3.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán ...................................................................28 2.3.3. Đặc điểm, chính sách kế toán tại Công ty.......................................................29 2.4. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dịch vụ ăn uống tại Công ty CP Thương Mại XNK Tân Đức..................................................30 2.5. Phương pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dịch vụ ăn uống tại Công ty CP Thương Mại XNK Tân Đức..................................................31 2.5.1. Tài khoản sử dụng ..........................................................................................31 2.5.2. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp....................................................31 2.5.3. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp ...........................................................36 2.5.4. Hạch toán chi phí sản xuất chung..................................................................42 2.5.5. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang .....................................................50 2.5.6. Kế toán tính giá thành sản phẩm....................................................................50 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM DỊCH VỤ ĂN UỐNG TẠI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI XNK TÂN ĐỨC.......................................................................................................55 3.1. Đánh giá khái quát về hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty CP Thương Mại XNK Tân Đức...................................................................................................55 3.2. Những ưu điểm, tồn tại của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dịch vụ ăn uống tại Công ty CP Thương Mại XNK Tân Đức...........55 3.2.1. Ưu điểm..........................................................................................................55 3.2.2. Tồn tại............................................................................................................56 3.3. Biện pháp khắc phục nhằm hoàn thiện chi phí sản xuất và nâng cao chất lượng dịch vụ............................................................................................................57 3.3.1. Biện pháp nhằm hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm...57 3.3.2. Biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ ..............................................62 Thang Long University Library
  • 7. DANH MỤC VIẾT TẮT BHTN : Bảo hiểm thất nghiệp BHXH : Bảo hiểm xã hội BHYT : Bảo hiểm y tế BTC : Bộ tài chính CP : Cổ phần CPNCT : Chi phí nhân công trực tiếp CPNVLTT : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp CPSX : Chi phí sản xuất CPSXC : Chi phí sản xuất chung CPSXDD : Chi phí sản xuất dở dang DDCK : Dở dang cuối kỳ DDĐK : Dở dang đầu kỳ GTGT : Giá trị gia tăng KPCĐ : Kinh phí công đoàn QĐ : Quyết định SPDD : Sản phẩm dở dang TM : Thương mại TSCĐ : Tài sản cố định TT : Thông tư VNĐ : Việt nam đồng XNK : Xuất nhập Khẩu
  • 8. DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm...................5 Sơ đồ 1.2. Hạch toán tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ..........................7 Sơ đồ 1.3. Hạch toán tổng hợp chí phí nhân công trực tiếp..................................8 Sơ đồ 1.4. Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất chung.......................................10 Sơ đồ 1.5. Hạch toán thiệt hại sản phẩm hỏng ngoài định mức ..........................11 Sơ đồ 1.6. Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ.........13 Sơ đồ 1.7. Quy trình tổ chức sổ theo hình thức Nhật ký – Sổ cái .......................17 Sơ đồ 1.8. Quy trình tổ chức sổ theo hình thức Nhật ký chung ..........................18 Sơ đồ 1.9. Quy trình tổ chức sổ theo hình thức Chứng từ ghi sổ ........................19 Sơ đồ 2.0. Quy trình tổ chức sổ theo hình thức kế toán máy ..............................19 Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty CP TM XNK Tân Đức..........................26 Sơ đồ 2.2. Quy trình tổ chức hoạt động kinh doanh của nhà hàng......................27 Sơ đồ 2.3. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty .......................................28 Sơ đồ 2.4. Quy trình tổ chức theo hình thức nhật ký chung của Công ty............30 Thang Long University Library
  • 9. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Bảng xuất kho nguyên vật liệu chính phục vụ tiệc thường.................32 Bảng 2.2. Bảng xuất kho nguyên vật liệu phụ phục vụ tiệc thường....................33 Bảng 2.3. Bảng phân bổ nguyên vật liệu chính ..................................................34 Bảng 2.4. Bảng phân bổ nguyên vật liệu phụ.....................................................35 Bảng 2.5. Bảng chấm công nhân viên................................................................37 Bảng 2.6. Bảng thanh toán lương công nhân......................................................39 Bảng 2.7. Bảng tổng hợp tiền lương và các khoản thanh toán............................40 Bảng 2.8. Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội .....................................41 Bảng 2.9. Bảng giao nhận giặt là .......................................................................42 Bảng 2.10. Bảng hóa đơn giá trị gia tăng giặt là ................................................43 Bảng 2.11. Bảng hóa đơn tiền điện....................................................................44 Bảng 2.12. Bảng tính khấu hao tài sản cố định ..................................................45 Bảng 2.13. Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung...............................................46 Bảng 2.14. Bảng tính giá thành sản phẩm..........................................................50 Bảng 2.15. Sổ nhật ký chung của Công ty .........................................................52 Bảng 2.16. Sổ cái của Công ty...........................................................................54 Bảng 2.17. Bảng thanh toán lại lương công nhân...............................................59 Bảng 2.18. Bảng chấm mới công nhân viên......................................................60 Bảng 2.19. Bảng xuất kho nguyên vật liệu chính mới phục vụ tiệc thường.......61
  • 10. LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương chuyển đổi nền kinh tế, từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Trong công cuộc xây dựng đổi mới, bộ mặt của đất nước đang ngày càng phát triển, nền kinh tế đang dần hội nhập với xu hướng chung của nền kinh tế thế giới. Sự chuyển đổi cơ chế thị trường cùng chính sách mở cửa của Nhà nước đã tạo tiền đề cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước có điều kiện phát huy hết tiềm năng và khả năng của mình. Bên cạnh đó, việc gia nhập WTO đã mở ra trước mắt rất nhiều cơ hội cho việc phát triển các ngành nghề, đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ. Tuy nhiên, đó cũng là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp trước sự cạnh tranh gay gắt. Vì tính chất phức tạp như vậy nên đòi hỏi các nhà quản lý phải có những thông tin quan trọng, chính xác, kịp thời về việc sử dụng vốn, nguyên vật liệu, nhân công để lựa chọn những phương án sản xuất tối ưu sao cho giảm giá thành mà vẫn đảm bảo chất lượng và hiệu quả kinh tế mong muốn. Có thể nói giá thành không chỉ là cơ sở để định giá bán sản phẩm, dịch vụ mà còn là cơ sở để đánh giá trình độ quản lý của nhà sản xuất đối với công tác quản lý về tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, dịch vụ. Doanh nghiệp muốn đánh giá chính xác giá thành thì công tác tập hợp chi phí sản xuất phải được tổ chức hợp lý và có hiệu quả. Tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm là một công việc rất quan trọng. Công việc này giúp cho nhà quản lý biết họ đã bỏ ra bao nhiêu chi phí để sản xuất ra sản phẩm hoặc để cung cấp dịch vụ. Xuất phát từ thực tiễn trên, em mạnh dạn lựa chọn đề tài: “ Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dịch vụ ăn uống tại Công ty CP Thương mại XNK Tân Đức” 2. Mục đích nghiên cứu khóa luận Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty, tìm hiểu vai trò của Công ty đối với nền kinh tế cũng như những khó khăn, thách thức mà Công ty gặp phải. Đồng thời đi sâu tìm hiểu những kết quả đạt được cũng như những hạn chế trong công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty. Từ đó đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện chi phí và nâng cao chất lượng dịch vụ. Thang Long University Library
  • 11. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung vào các vấn đề cơ bản về công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Phân tích sâu chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung để đánh giá chính xác giá thành sản phẩm của Công ty. 4. Phương pháp nghiên cứu Khóa luận tốt nghiệp sử dụng các phương pháp khoa học: phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp phân tích, so sánh và tổng hợp, khái quát hóa. 5. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp Khóa luận tốt nghiệp được trình bày theo 3 chương với những nội dung cơ bản như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận chung về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp dịch vụ Chương 2: Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dịch vụ ăn uống tại Công ty CP Thương mại XNK Tân Đức Chương 3: Phương hướng và những biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dịch vụ ăn uống tại Công ty CP Thương mại XNK Tân Đức Do thời gian, kiến thức còn hạn chế, kinh nghiệm thu thập thông tin còn kém. Vì vậy, quá trình thực hiện bài viết này còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ dẫn và giúp đỡ của thầy cô để em có thể hoàn thành tốt bài khóa luận tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn!
  • 12. 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ 1.1. Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất 1.1.1. Khái niệm chi phí Kế toán chi phí sản xuất là một bộ phận quan trọng trong quá trình sản xuất của một doanh nghiệp. Hiện nay sự phát triển vững vàng của một công ty phụ thuộc vào nhiều nhân tố, một trong các yếu tố cần phải nói đến là chi phí sản xuất. Nếu công ty biết tính toán chi phí hợp lý thì sản phẩm làm ra luôn có giá thành hợp lý đáp ứng nhu cầu khách hàng. Vậy chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí bằng tiền khác mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện các lao vụ, dịch vụ trong một kỳ nhất định. Trong nền kinh tế hàng hóa, bất cứ một doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm đến chi phí sản xuất. Việc giảm chi phí sản xuất đồng nghĩa với việc tăng lợi nhuận của doanh nghiệp, tăng lợi ích cho người tiêu dùng. Chi phí sản xuất chiếm một vị trí quan trọng và có quan hệ với nhiều vấn đề khác nhau của một doanh nghiệp cũng như của xã hội. Chí phí sản xuất không chỉ là mối quan tâm của doanh nghiệp, của nhà sản xuất mà còn là mối quan tâm của người tiêu dùng và của xã hội. 1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất Phân loại chi phí sản xuất là việc chia chi phí sản xuất vào từng loại, từng nhóm khác nhau theo những đặc tính nhất định. Trong công tác quản lý cũng như việc tập hợp chi phí sản xuất, kế toán phải thực hiện đối với từng loại chi phí khác nhau. Hạch toán chi phí theo từng loại sẽ nâng cao tính chi tiết của thông tin hạch toán phục vụ đắc lực cho công tác kế hoạch và quản lý nói chung, đồng thời có cơ sở tin cậy cho việc phấn đấu giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh tế của chi phí. Việc phân loại chi phí có tác dụng kiểm tra và phân tích quá trình phát sinh chi phí và hình thành giá thành sản phẩm nhằm động viên mọi khả năng tiềm tàng trong việc hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất của xí nghiệp. Tùy theo việc xem xét chi phí ở góc độ khác nhau và mục đích quản lý chi phí mà chúng ta lựa chọn tiêu thức phân loại chi phí cho phù hợp hơn. Chi phí sản xuất được phân loại theo một số tiêu thức sau: Thang Long University Library
  • 13. 2 - Theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí. Theo cách phân loại này, người ta căn cứ vào nội dung và tính chất kinh tế của chi phí không phân biệt chúng phát sinh ở đâu, dùng vào mục tiêu gì để chia thành các yếu tố chi phí, bao gồm: + Chi phí nguyên liệu, vật liệu: gồm toàn bộ giá trị các loại nguyên liệu, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, vật liệu, thiết bị xây dựng cơ bản… mà doanh nghiệp đã thực sự sử dụng cho hoạt động sản xuất. + Chi phí nhân công: là toàn bộ số tiền lương tiền công phải trả, tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN của công nhân viên trong doanh nghiệp. + Chi phí khấu hao TSCĐ: là toàn bộ giá trị khấu hao phải trích của các TSCĐ sử dụng trong doanh nghiệp. + Chi phí dịch vụ mua ngoài: là toàn bộ số tiền doanh nghiệp phải trả về các dịch vụ mua từ bên ngoài như tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. + Chi phí bằng tiền khác: gồm toàn bộ chi phí khác dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp ngoài các yếu tố chi phí trên như chi phí tiếp khách hội họp… Ý nghĩa của cách phân loại này cho ta biết tỷ trọng và kết cấu của từng loại chi phí sản xuất mà doanh nghiệp đã chi ra trong một kỳ nhất định. - Theo khoản mục của chi phí. Việc phân loại chi phí theo cách này cho phép ta thấy được ảnh hưởng của từng loại khoản mục đến kết cấu của giá thành sản phẩm đồng thời nó cũng cung cấp những thông tin cần thiết để xác định phương hướng và biện pháp hạ giá thành sản phẩm. Các khoản mục chi phí được quy định thống nhất trong từng ngành kinh tế. Theo quy định hiện hành, giá thành sản xuất (giá thành công xưởng) ở Việt Nam bao gồm 3 khoản mục chi phí: + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (NVLTT): Phản ánh toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu chính, phụ, nhiên liệu… tham gia trực tiếp vào việc chế tạo, sản xuất sản phẩm hay thực hiện lao vụ. + Chi phí nhân công trực tiếp (NCTT): Gồm tiền lương phụ cấp lương và các khoản trích cho các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo tỷ lệ với tiền lương phát sinh. + Chi phí sản xuất chung (SXC): là những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng sản xuất (trừ chi phí vật liệu và nhân công trực tiếp). Chi phí sản xuất chung gồm 6 yếu tố: chi phí nhân viên phân xưởng; chi phí vật liệu; chi phí dụng cụ sản xuất; chi phí khấu hao TSCĐ; chi phí dịch vụ mua ngoài; chi phí bằng tiền khác. Cách phân loại này có tác dụng quản lý chi phí sản xuất theo định mức, cung cấp số liệu cho công tác tính giá thành sản phẩm, phân tích tình hình hoàn thành kế hoạch
  • 14. 3 sản phẩm, là căn nguyên để xây dựng định mức chi phí sản xuất và kế hoạch giá thành cho kỳ sau. - Theo cách thức tập hợp chi phí vào các đối tượng chịu chi phí. Toàn bộ chi phí sản xuất được chia thành: + Chi phí trực tiếp: là những chi phí tự bản thân chúng có quan hệ trực tiếp tới quá trình sản xuất và có thể chuyển trực tiếp cho sản phẩm hoặc đối tượng chịu chi phí. + Chi phí gián tiếp: là những chi phí chung, không phân định được cho từng đối tượng nên cần phải phân bổ. Cách phân loại này có ý nghĩa đối với việc xác định cách thức kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất cho các đối tượng một cách đúng đắn và phù hợp. - Theo mối quan hệ với khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành Theo cách này chi phí sản xuất được chia thành: + Chi phí khả biến (biến phí): là những chi phí bị thay đổi tăng hoặc giảm giá trị theo khối lượng công việc hoàn thành. Biến phí có 3 đặc điểm: - Biến phí đơn vị sản phẩm ổn định, không thay đổi - Tổng biến phí thay đổi khi sản lượng thay đổi - Biến phí bằng 0 khi không có hoạt động Biến phí bao gồm các khoản chi phí sau đây : - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Chi phí nhân công trực tiếp - Một bộ phận chi phí sản xuất chung : Nguyên vật liệu phụ, chi phí điện thoại, chi phí điện nước… + Chi phí bất biến (định phí): là những chi phí cố định dù khối lượng, sản phẩm, dịch vụ có tăng giảm như thế nào nhưng chi phí đó không thay đổi. Định phí có 2 đặc điểm: - Tổng định phí ổn định khi mức hoạt động thay đổi trong phạm vi phù hợp. - Định phí trên 1 đơn vị sản phẩm biến động khi thay đổi mức độ hoạt động Trong doanh nghiệp định phí thường là chi phí về khấu hao TSCĐ, chi phí thuê mặt bằng, phương tiện kinh doanh… Cách phân loại này có tác dụng lớn đối với quản trị kinh doanh để phân tích điểm hòa vốn và phục vụ cho các quyết định quản lý cần thiết để hạ giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả kinh doanh. Thang Long University Library
  • 15. 4 1.2. Khái niệm và phân loại giá thành sản phẩm 1.2.1. Khái niệm giá thành sản phẩm Xuất phát từ mục đính sản xuất và nguyên tắc kinh doanh trong nền kinh tế thị trường mọi sản phẩm khi được tạo ra luôn được các doanh nghiệp quan tâm đến hiệu quả do nó mang lại. Để sản xuất và tiêu thụ một sản phẩm thì doanh nghiệp phải tốn hết bao nhiêu chi phí, các loại chi phí và tỷ trọng của từng loại chi phí, khả năng để hạ thấp các loại chi phí này. Chỉ tiêu thoả mãn được những thông tin mang nội dung trên chính là giá thành sản phẩm. Vậy giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ các hao phí mà doanh nghiệp bỏ ra bất kỳ ở thời điểm nào nhưng có liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Quá trình sản xuất là một quá trình thống nhất bao gồm 2 mặt: mặt hao phí sản xuất và mặt kết quả sản xuất. Tất cả những khoản chi phí (phát sinh trong kỳ, kỳ trước chuyển sang) và các chi phí trích trước có liên quan đến khối lượng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ sẽ tạo nên chỉ tiêu giá thành sản phẩm. Nói cách khác, giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ các khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra bất kể ở kỳ nào nhưng có liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành trong kỳ. 1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm Để đáp ứng nhu cầu quản lý, hạch toán và kế hoạch hóa giá thành cũng như yêu cầu xây dựng giá cả hàng hóa, giá thành cũng được xem xét dưới nhiều góc độ nhiều phạm vi tính toán khác nhau. Về lý luận cũng như trên thực tế, ngoài các khái niệm giá thành xã hội và giá thành cá biệt, còn có khái niệm giá thành công xưởng, giá thành toàn bộ… - Theo thời gian và nguồn số liệu tính giá thành sản phẩm thì giá thành gồm: + Giá thành kế hoạch: việc tính toán, xác định giá thành kế hoạch được tiến hành trước khi tiến hành quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm do bộ phận kế hoạch thực hiện. Giá thành kế hoạch của sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và được xem là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là cơ sở để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, kế hoạch hạ giá thành của doanh nghiệp. + Giá thành định mức: cũng giống như giá thành kế hoạch, giá thành định mức cũng có thể thực hiện được trước khi sản xuất chế tạo sản phẩm dựa vào các định mức, dự toán chi phí. Tuy nhiên, khác với giá thành kế hoạch được xây dựng trên cơ sở các định mức bình quân tiên tiến và không biến đổi trong suốt cả kỳ kế hoạch, giá thành định mức lại được xây dựng trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch (thường là đầu tháng) nên giá thành định mức luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức chi phí đạt được trong quá trình sản
  • 16. 5 xuất sản phẩm. Giá thành định mức được xem là thước đo chính xác để xác định kết quả sản xuất kinh doanh. + Giá thành thực tế: khác với hai loại giá thành trên, giá thành thực tế của sản phẩm, lao vụ chỉ được xác định khi qua quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm đã được hoàn thành và dựa trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh tập hợp trong kỳ. Giá thành thực tế sản phẩm là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả phấn đấu của doanh nghiệp trong việc tổ chức và sử dụng các giải pháp kinh tế kỹ thuật để sản xuất sản phẩm, là cơ sở xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, có ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của doanh nghiệp. - Theo phạm vi phát sinh chi phí giá thành sản xuất bao gồm: + Giá thành sản xuất (giá thành công xưởng): là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung tính cho những sản phẩm, công việc, lao vụ đã hoàn thành. Đây là căn cứ tính toán giá vốn hàng bán và lợi nhuận gộp ở các doanh nghiệp sản xuất. + Giá thành toàn bộ (giá thành tiêu thụ): giá thành toàn bộ của sản phẩm chỉ được tính toán xác định khi sản phẩm, công việc và lao vụ được tiêu thụ. Nó là căn cứ tính toán và xác định lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp. 1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai mặt biểu hiện của quá trình sản xuất, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, giống nhau về chất vì đều là những hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã chi ra trong quá trình sản xuất và chế tạo sản phẩm. Tuy nhiên, giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm lại không giống nhau về lượng. Sự khác biệt của chúng thể hiện ở chỗ: - Chi phí sản xuất luôn gắn với một thời kì nhất định, còn giá thành sản phẩm lại gắn liền với một loại sản phẩm, công việc hoặc lao vụ nhất định. - Thực ra giá thành sản phẩm sẽ bao gồm chi phí nằm trong SPDD đầu kỳ và một phần chi phí thực tế phát sinh trong kỳ được ghi nhận. Có thể mô tả mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm qua sơ đồ như sau: Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ Tổng giá thành sản phẩm Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ Sơ đồ 1.1. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Thang Long University Library
  • 17. 6 Tổng giá thành CPSXDD CPSX phát CPSXDD sản phẩm đầu kỳ sinh trong kỳ cuối kỳ Tóm lại, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai yếu tố có mối liên hệ chặt chẽ trong quá trình sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, chúng giống nhau ở chỗ đều là chi phí (về chất). Tuy nhiên, chúng có sự khác nhau (về lượng) do có yếu tố sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ. Song nếu trong trường hợp doanh nghiệp có sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ bằng nhau hay không có sản phẩm dở dang thì tổng giá thành sản phẩm bằng tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ. 1.4. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất 1.4.1. Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi, phản ánh thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn kho nguyên liệu, vật tư trên sổ kế toán. Cuối kỳ hạch toán, căn cứ vào số liệu kiểm kê thực tế nguyên liệu, vật tư tồn kho, so sánh đối chiếu với số liệu tồn trên sổ kế toán để xác định số lượng nguyên liệu, vật tư thừa, thiếu và tìm nguyên nhân để có giải pháp xử lý kịp thời. Kê khai thường xuyên thường áp dụng đối với các đơn vị sản xuất, thương mại kinh doanh các mặt hàng có giá trị lớn. 1.4.1.1. Phương pháp hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí NVLTT bao gồm các chi phí về NVL chính, NVL phụ, nhiên liệu được xuất dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm. Chi phí NVLTT phải được xuất dùng trực tiếp vào các đối tượng hạch toán chi phí. Còn trong trường hợp vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí, không thể hạch toán riêng được thì phải áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp chi phí cho các đối tượng liên quan theo tiêu thức thích hợp như theo định mức tiêu hao, theo hệ số, theo trọng lượng sản phẩm. Công thức phân bổ như sau: Tổng tiêu thức phân bổ cho từng đối tượng Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng = * Hệ số phân bổ + - = CP vật liệu phân bổ cho từng đối tượng Tổng CPVL cần phân bổ Hệ số phân bổ =
  • 18. 7 Doanh nghiệp hạch toán trên cơ sở Quyết Định 48 nên để theo dõi các khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung kế toán sử dụng TK 154. * Công dụng TK 154: dùng để phản ánh tổng hợp chi phí sản xuất, kinh doanh phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm ở các doanh nghiệp. * Kết cấu TK 154: - Bên Nợ: + Các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ liên quan đến sản xuất sản phẩm và chi phí thực hiện dịch vụ. + Kết chuyển chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang cuối kỳ (trong doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ). - Bên Có: + Giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm đã chế tạo xong nhập kho hoặc chuyển đi bán + Chi phí thực tế của khối lượng dịch vụ đã hoàn thành cung cấp cho khách hàng + Trị giá phế liệu thu hồi, giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được + Trị giá nguyên vật liệu, hàng hóa gia công xong nhập lại kho + Phản ánh chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công vượt trên mức bình thường và chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ không được tính vào trị giá hàng tồn kho mà phải tính vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán. + Kết chuyển chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang đầu kỳ (trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ). - Số Dư: chi phí sản xuất, kinh doanh còn dở dang cuối kỳ. * Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp TK 152 TK 154 TK 632 Xuất kho nguyên vật liệu sử Giá thành thực tế khối dụng trực tiếp thực hiện dịch vụ lượng hoàn thành TK 111,112,331 Mua nguyên vật liệu trực tiếp đưa vào sản xuất ngay TK 133 Thuế GTGT được KT(nếu có) Sơ đồ 1.2. Hạch toán tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Thang Long University Library
  • 19. 8 Từ tài khoản 154 kết chuyển sang tài khoản 632 để tính giá thành thực tế khối lượng hoàn thành đã tiêu thụ ngay. Theo thông tư 130/2008/TT- BTC thì mức tiêu hao hợp lý nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá sử dụng vào sản xuất, kinh doanh do doanh nghiệp tự xây dựng. Mức tiêu hao hợp lý được xây dựng từ đầu năm hoặc đầu kỳ sản xuất sản phẩm và thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trong thời hạn 3 tháng kể từ khi bắt đầu đi vào sản xuất theo mức tiêu hao được xây dựng. Trường hợp doanh nghiệp trong thời gian sản xuất kinh doanh có điều chỉnh bổ sung mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá thì doanh nghiệp phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Thời hạn cuối cùng của việc thông báo cho cơ quan thuế việc điều chỉnh, bổ sung mức tiêu hao là thời hạn nộp tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Trường hợp một số nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, hàng hoá Nhà nước đã ban hành định mức tiêu hao thì thực hiện theo định mức của Nhà nước đã ban hành. 1.4.1.2. Phương pháp hạch toán chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản thù lao phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm hay các lao vụ dịch vụ như tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp có tính chất lương (phụ cấp khu vực, độc hại, phụ cấp làm đêm, thêm giờ...). Ngoài ra, chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm các khoản đóng góp cho các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN do chủ sử dụng lao động chịu và được tính vào chi phí kinh doanh theo một tỷ lệ nhất định với số tiền lương phát sinh của công nhân trực tiếp sản xuất. Đối với chi phí nhân công trực tiếp sử dụng TK 154 dùng để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. * Sơ đồ hạch toán tổng hợp CPNCTT. TK 334 TK 154 TK 632 Tiền lương và phụ cấp lương Giá thành thực tế khối trả cho NCTT sản xuất lượng công việc hoàn thành TK 338 Các khoản đóng góp theo tỷ lệ với tiền lương thực tế của NCTT phát sinh TK 335 Trích trước tiền lương nghỉ phép cho nhân công trực tiếp Sơ đồ 1.3. Hạch toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp
  • 20. 9 Theo thông tư 130/2008/TT-BTC, nếu khoản tiền lương, tiền công nhân viên trực tiếp SX sản phẩm (có hợp đồng lao động, có ký nhận trong bảng thanh toán tiền lương…) mà vượt trên mức bình thường thì hạch toán thẳng vào TK 632. Doanh nghiệp ký Hợp Đồng Lao Động trả lương tháng cho nhân viên trực tiếp sản xuất chứ không phải trả lương theo sản phẩm, dù trong kỳ sản xuất bao nhiêu sản phẩm thì doanh nghiệp vẫn trả bằng đó lương. Nếu trong tháng công suất sản xuất sản phẩm là 100% thì toàn bộ tiền lương hạch toán hết vào giá thành, nếu chỉ sản xuất 60% công suất thì hạch toán vào giá thành 60% tiền lương, còn 40% là phần trên mức bình thường, hạch toán thẳng vào 632. 1.4.1.3. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm phát sinh ở phạm vi phân xưởng sau CPNVLTT, CPNCTT. Chi phí sản xuất chung bao gồm các khoản: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền. Chi phí SXC có liên quan đến nhiều loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ trong phân xưởng nên cần thiết phải phân bổ khoản chi phí này cho từng đối tượng theo tiêu thức phù hợp. Các tiêu thức phân bổ CPSXC thường được sử dụng là: phân bổ theo định mức, theo giờ làm việc thực tế của công nhân sản xuất, theo tiền lương công nhân sản xuất. Công thức phân bổ như sau: Tổng tiêu thức phân bổ của từng đối tượng Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng = * Mức chi phí cần phân bổ cho từng đối tượng Tổng CPSXC cần phân bổ Thang Long University Library
  • 21. 10 Đối với chi phí sản xuất chung TK 154 dùng để hạch toán chi phí sản xuất chung * Sơ đồ hạch toán tổng hợp CPNCTT. TK 334, 338 TK 154 TK 632 Chi phí nhân viên, quản lý phân Giá thành thực tế khối xưởng, các khoản trích theo lương lượng công việc hoàn thành TK 152 Chi phí vật liệu chi ra để dùng chung tại phân xưởng TK 153, 142, 242 Xuất CCDC hoặc phân bổ chi phí CCDC cho bộ phận sản xuất TK 111, 112, 331 Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác TK 133 Thuế GTGT được KT (nếu có) Sơ đồ 1.4. Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất chung Đối với trường hợp chi phí sản xuất chung vượt định mức thì vẫn được tính vào chi phí bởi khoản chi phí sản xuất chung theo thông tư 130/2008/TT-BTC không nói đến chi phí này vượt mức bình thường. 1.4.1.4. Hạch toán thiệt hại trong sản xuất * Hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng. Sản phẩm hỏng là sản phẩm không thỏa mãn các tiêu chuẩn chất lượng và đặc điểm kỹ thuật của sản xuất về màu sắc, kích cỡ, trọng lượng, cách thức lắp ráp… - Phân loại sản phẩm hỏng: + Theo mức độ hỏng: sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được, sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được. + Theo quan hệ với công tác kế hoạch: sản phẩm hỏng trong định mức và sản phẩm ngoài định mức. Sản phẩm hỏng trong định mức: Thiệt hại về sản phẩm hỏng trong định mức sẽ được tính vào chi phí sản xuất chính phẩm. Sản phẩm hỏng ngoài định mức: Thiệt hại của những sản phẩm này không được tính vào giá thành của chính phẩm. Vì thế, cần thiết phải hạch toán riêng giá trị thiệt hại của những sản phẩm ngoài định mức và xem xét
  • 22. 11 từng nguyên nhân gây ra sản phẩm hỏng để có biện pháp xử lý. Toàn bộ giá trị thiệt hại có thể theo dõi riêng trên tài khoản 1381 (chi tiết sản phẩm hỏng ngoài định mức), sau khi trừ đi số phế liệu thu hồi và bồi thường (nếu có), thiệt hại thực về sản phẩm hỏng sẽ được tính vào giá vốn hàng bán hay chi phí khác hoặc trừ vào quỹ dự phòng tài chính… Có thể mô tả thiệt hại về sản phẩm hỏng ngoài định mức qua sơ đồ sau đây: TK 152,153,334,338,… TK 1381 TK 415,811… Chi phí sửa chữa sản phẩm Giá trị thiệt hại thực về sản hỏng có thể sửa chữa được phẩm hỏng ngoài định mức TK 154, 155, 157, 632 TK 1388, 152 Giá trị sản phẩm hỏng Giá trị phế liệu thu hồi và không sửa chữa được các khoản bồi thường Sơ đồ 1.5. Hạch toán thiệt hại sản phẩm hỏng ngoài định mức * Hạch toán thiệt hại về ngừng sản xuất Những khoản chi phí chi ra trong thời gian ngừng sản xuất vì những nguyên nhân chủ quan hay khách quan (thiên tai, địch họa, thiếu nguyên vật liệu…) được coi là thiệt hại về ngừng sản xuất. - Trường hợp 1: Ngừng sản xuất trong kế hoạch hay đã dự kiến trước thì chi phí thiệt hại ngừng sản xuất sẽ được trích trước và theo dõi trên TK 335 - Trường hợp 2: Ngừng sản xuất bất thường, các chi phí bỏ ra trong thời gian này do không được chấp nhận nên phải theo dõi riêng trên TK 1381 tương tự đối với thiệt hại sản phẩm hỏng ngoài định mức. - Hạch toán thiệt hại về ngừng sản xuất trong kế hoạch +Khi trích trước chi phí ngừng sản xuất theo kế hoạch Nợ TK 627, 642 Có TK 335 +Phản ánh chi phí thực tế ngừng sản xuất trong kế hoạch Nợ TK 335 Có TK 152, 334, 338, 214, 111 Thang Long University Library
  • 23. 12 - Hạch toán thiệt hại về ngừng sản xuất ngoài kế hoạch + Khi phát sinh chi phí trong thời gian ngừng sản xuất ngoài kế hoạch Nợ TK 1381 Có TK 152, 334, 338, 214 + Xử lý khoản thiệt hại trong thời gian ngừng sản xuất ngoài kế hoạch Nợ TK 1388, 334, 111 – Giá trị bồi thường của tập thể, cá nhân gây ra ngừng sản xuất Có TK 1381 1.4.2. Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp hạch toán căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế để phản ánh giá trị tồn kho cuối kỳ trên sổ kế toán tổng hợp và từ đó tính ra giá trị nguyên vật liệu, vật tư đã xuất trong kỳ. Kiểm kê định kỳ thường áp dụng tại các đơn vị có nhiều vật tư với quy cách, mẫu mã khác nhau, giá trị thấp và vật tư xuất dùng nhiều. * Phương pháp kiểm kê định kỳ là không theo dõi số lượng xuất ngay khi phát sinh mà cuối kỳ mới xác định theo công thức sau: [XUẤT TRONG KỲ = TỒN ĐẦU KỲ + NHẬP TRONG KỲ - TỒN CUỐI KỲ] Tồn cuối kỳ được xác định dựa trên kết quả kiểm kê - đây là công tác quan trọng nhất trong phương pháp kiểm kê định kỳ. Vì phải có số liệu chính xác thì mới tính được giá thành hay chốt số liệu hàng tồn kho trên báo cáo tài chính.
  • 24. 13 * Về hạch toán cũng khác với phương pháp kê khai thường xuyên. TK 154 TK 631 TK 154 Kết chuyển giá trị Kết chuyển giá trị SPDD đầu kỳ SPDD cuối kỳ TK 111,112,331 TK 632 Chi phí dịch vụ mua ngoài Khối lượng sản phẩm bằng tiền khác hoàn thành TK 133 Thuế GTGT (nếu có) TK 334, 338 Chi phí nhân công, BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN TK 611 Cuối kỳ kết chuyển chi phí NVL xuất dùng cho SXKD trong kỳ TK 214 Chi phí khấu hao Sơ đồ 1.6. Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ Thang Long University Library
  • 25. 14 1.5. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang * Xác định giá trị SPDD theo chi phí nguyên vật liệu chính Phương pháp này áp dụng thích hợp cho chi phí nguyên, vật liệu chính chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất, sản lượng sản phẩm dở dang giữa các kỳ kế toán ít biến động. Dđk + Cnvlc Qtp + Qd Trong đó: Dđk, Dck: giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ, cuối kỳ. Qtp: số lượng sản phẩm hoàn thành Qd: số lượng sản phẩm dở dang Cnvlc: chi phí nguyên vật liệu chính phát sinh trong kỳ Công thức này áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu liên tục, chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp được bỏ vào ngay từ đầu của quy trình công nghệ sản xuất. * Xác định giá trị SPDD theo sản lượng ước tính hoàn thành tương đương Phương pháp này thích hợp với những sản phẩm có chi phí chế biến chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng chi phí sản xuất và sản lượng sản phẩm dở dang biến động nhiều giữa các kỳ kế toán. Dđk + Cnvlc Qtp + Qd Dđk + Ccb Chi phí chế biến nằm trong SPDD (từng loại) Qtp + Q’d Trong đó: Dck, Dck: giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ, cuối kỳ. Qtp: số lượng sản phẩm hoàn thành Qd: số lượng sản phẩm dở dang Cnvlc: chi phí nguyên vật liệu chính Ccb: chế biến phát sinh trong kỳ Q’d: số lượng sản phẩm dở dang quy đổi thành sản phẩm hoàn thành * Xác định giá trị SPDD theo 50% chi phí chế biến Để đơn giản cho việc tính toán, kế toán giả định sản phẩm dở dang đã hoàn thành ở mức độ 50% so với thành phẩm. Giá trị SPDD = Giá trị NVL chính nằm trong SPDD + 50% chi phí chế biến Dck = * Qd * QdGiá trị VLC nằm trong SPDD = * Q’dChi phí chế biến nằm trong SPDD (từng loại) =
  • 26. 15 * Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí định mức hoặc kế hoạch: Căn cứ vào định mức tiêu hao (hoặc chi phí kế hoạch) cho các khâu, các bước. các công việc trong quá trình chế tạo sản phẩm để xác định giá trị sản phẩm dở dang. 1.6. Phương pháp tính giá thành sản phẩm * Phương pháp trực tiếp (phương pháp giản đơn) Áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn. Giá thành đơn vị Tổng giá thành sản phẩm, dịch vụ hoàn thành sản phẩm, dịch vụ Số lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành Trường hợp cuối kỳ không có sản phẩm dở dang hoặc trị giá SPDD đầu kỳ bằng trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ, tổng chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kỳ cũng chính là tổng giá thành của sản phẩm hoàn thành. * Phương pháp tổng cộng chi phí Áp dụng với các doanh nghiệp mà quá trình sản xuất sản phẩm được thực hiện ở nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ. Đối tượng hạch toán CPSX là các bộ phận, chi tiết sản phẩm hoặc giai đoạn công nghệ hay bộ phận sản xuất. Đối tượng tính giá thành là sản phẩm, lao vụ hoàn thành. Z = C1 + C2 + …+ Cn Trong đó: Z: tổng giá thành C1…Cn: CPSX ở các giai đoạn nằm trong giá thành * Phương pháp hệ số Áp dụng trong những doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất cùng sử dụng một thứ nguyên liệu và một lượng lao động nhưng thu được đồng thời nhiều thứ sản phẩm khác nhau và chi phí không hạch toán riêng cho từng loại sản phẩm được mà phải hạch toán chung cho cả quá trình sản xuất. Giá thành đơn vị Tổng giá thành sản xuất của các loại sản phẩm sản phẩm gốc (Zo) Tổng số sản phẩm gốc quy đổi (Qo) Giá thành đơn vị Giá thành đơn vị Hệ số quy đổi sản phẩm i (Zi) sản phẩm gốc (Zo) sản phẩm i (Hi) Qo = Hi * Qi = = = * + Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành = Giá trị sản phẩm, dịch vụ dở dang đầu kỳ CPSX thực tế phát sinh trong kỳ Giá trị sản phẩm, dịch vụ dở dang cuối kỳ - Thang Long University Library
  • 27. 16 Trong đó: Qi: số lượng sản phẩm i (chưa quy đổi) Hi: hệ số quy đổi sản phẩm * Phương pháp tỷ lệ Áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có quy cách, phẩm chất khác nhau như may mặc, dệt kim, đóng giầy, cơ khí chế tạo (dụng cụ, phụ tùng)… * Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ Áp dụng đối với các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất, bên cạnh các sản phẩm chính thu được còn có thể thu được những sản phẩm phụ. Giá trị sản phẩm phụ có thể được xác định theo nhiều phương pháp như giá trị sử dụng, giá trị ước tính, giá kế hoạch, giá nguyên liệu ban đầu… Z = DDĐK + C – DDCK – Giá trị sản phẩm phụ * Phương pháp liên hợp Áp dụng trong những doanh nghiệp có tổ chức sản xuất, tính chất quy trình công nghệ và tính chất sản phẩm làm ra đòi hỏi việc tính giá thành phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như các doanh nghiệp sản xuất hóa chất, dệt kim, đóng giầy, may mặc… 1.7. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo các hình thức sổ Căn cứ vào hình thức sổ sách áp dụng ở mỗi doanh nghiệp mà các nghiệp vụ hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được thể hiện trên các sổ kế toán khác nhau. * Nhật ký – Sổ cái - Điều kiện áp dụng: + Loại hình kinh doanh đơn giản (tránh sổ quá lớn). + Quy mô kinh doanh nhỏ, tập trung. + Đơn vị có ít nghiệp vụ phát sinh. + Sử dụng ít tài khoản. Giá thành thực tế đơn vị sản phẩm từng loại = Giá thành kế hoạch hoặc định mức đơn vị thực tế sản phẩm Tỷ lệ giữa chi phí thực tế so với kế hoạch hoặc định mức của tất cả loại sản phẩm *
  • 28. 17 - Ưu điểm: dễ ghi, dễ đối chiếu, số lao động kế toán ít. - Nhược điểm: dễ trùng lặp, kích thước sổ cồng kềnh, khó phân công lao động, không phù hợp với đơn vị có quy mô lớn. - Quy trình ghi sổ: (1) (1) (2) (1) (3) (2) (4) (4) Chú thích: : ghi hàng ngày : ghi cuối tháng : đối chiếu, kiểm tra Sơ đồ 1.7. Quy trình tổ chức sổ theo hình thức Nhật ký – Sổ cái * Nhật ký chung - Điều kiện áp dụng: - Lao động thủ công: + Loại hình kinh doanh đơn giản. + Quy mô kinh doanh nhỏ, tập trung. + Trình độ quản lý thấp và trình độ kế toán thấp. + Số lượng lao động kế toán ít. - Nếu áp dụng kế toán máy: phù hợp với mọi loại hình kinh doanh và mọi quy mô hoạt động. - Ưu điểm: dễ ghi, dễ đối chiếu, có thể phân công lao động kế toán. - Nhược điểm: ghi trùng lặp. - Quy trình ghi sổ: Sổ thẻ kế toán chi tiết Chứng từ kế toán Bảng tổng hợp chi tiết Bảng tổng hợp kế toán chứng từ cùng loại Sổ Nhật ký – Sổ cái Báo cáo tài chính Sổ quỹ Thang Long University Library
  • 29. 18 (1) (1) (1) (1) (2) (2) (3) (4) (5) (5) Chú thích: : : Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng hoặc định kỳ : Đối chiếu, kiểm tra Sơ đồ 1.8. Quy trình tổ chức sổ theo hình thức Nhật ký chung * Chứng từ ghi sổ - Điều kiện áp dụng: + Thích hợp với mọi loại quy mô đơn vị. + Phù hợp cả lao động kế toán thủ công và lao động kế toán bằng máy. - Ưu điểm: ghi chép đơn giản, dễ ghi, dễ đối chiếu, kiểm tra. Sổ tờ rời cho phép thực hiện chuyên môn hóa lao động. - Nhược điểm: ghi chép vẫn còn trùng lặp. - Quy trình ghi sổ: (1) (1) (2) (2) (3) (4) (4) (5) (5) (6) (6) (6) Chứng từ kế toán Sổ Nhật ký chung Sổ cái Bảng cân đối tài khoản Sổ Nhật ký đặc biệt Sổ thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết TK Báo cáo kế toán Sổ quỹ Chứng từ gốc Sổ chi tiết TK Bảng tổng hợp KT chứng từ cùng loại Sổ ĐK CTGS Chứng từ ghi sổ Báo cáo kế toán Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối TK
  • 30. 19 Chú thích : Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng : Đối chiếu, kiểm tra Sơ đồ 1.9. Quy trình tổ chức sổ theo hình thức Chứng từ ghi sổ * Kế toán máy Đặc trưng cơ bản của kế toán máy là công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính. Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán quy định. Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán nhưng phải được in đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định. (1) (2) (2) (2) (3) (4) Chú thích: : Nhập số liệu hàng ngày : In số, báo cáo cuối tháng, cuối năm : Đối chiếu, kiểm tra Sơ đồ 2.0. Quy trình tổ chức sổ theo hình thức kế toán máy Sổ kế toán -Sổ tổng hợp - Sổ chi tiết - - Chứng từ kế toán Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại Phần mềm kế toán Báo cáo tài chính Thang Long University Library
  • 31. 20 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM DỊCH VỤ ĂN UỐNG TẠI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI XNK TÂN ĐỨC 2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty CP Thương Mại XNK Tân Đức Tên Công ty : Công ty CP Thương Mại XNK Tân Đức Địa chỉ giao dịch : 42 Thôn Trung – Xuân Đỉnh – Từ Liêm – Hà Nội Điện thoại : 043.7570.705 Fax : 043.7570.700 Mã số thuế : 0104163023 Số tài khoản : 600700897012 tại Ngân hàng Vietcombank Email : tanduc@yahoo.com Website : www.tanduc.com.vn Công ty CP Thương Mại XNK Tân Đức là doanh nghiệp được thành lập chính thức vào năm 2005 theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0204689001 do Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và Đầu tư Tp Hà Nội cấp ngày 26-4-2005. Vốn điều lệ thời điểm 31/12/2012: 2.000.000.000 (Hai tỷ đồng Việt Nam) Công ty được thành lập với sự tham gia góp vốn của 3 thành viên: ông Nguyễn Tiến Đức (hiện là Giám đốc Công ty CP Thương Mại XNK Tân Đức) với số vốn 1.000.000.000 chiếm 50% tổng giá trị vốn, bà Ngô Văn Tân (hiện là Phó Giám đốc) với số vốn 600.000.000 và bà Lê Thị Thanh Trà với số vốn 400.000.000 (hiện là Kế toán trưởng). Những năm đầu hoạt động, Công ty CP Thương Mại XNK Tân Đức chỉ có một quy mô nhỏ với diện tích chưa đầy 50m vuông, số lượng nhân viên không nhiều. Nhưng sau 5 năm hoạt động và gây dựng uy tín Công ty đã mở rộng được quy mô lớn hơn cùng đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm và sáng tạo. Công ty được thành lập với hoạt động kinh doanh dịch vụ nhà hàng là chủ yếu, nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng như: ăn uống, vui chơi, giải trí, phục vụ hội nghị, tiệc cưới hỏi... Trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh dịch vụ hàng năm, Công ty đã không ngừng tăng trưởng số lượng, chất lượng và doanh thu năm sau cao hơn năm trước rất nhiều vượt chỉ tiêu đề ra. Mỗi năm quy chế quản lý, phương pháp điều hành và chỉ đạo đều được bổ sung nhằm phát huy hiệu quả trong công việc. Hiện nay, Công ty đang trên đà phát triển và không ngừng nâng cao uy tín trên thị trường. Công ty đặc biệt chú trọng trong việc tuyển chọn, đào tạo đội ngũ nhân viên lành nghề, có kỹ thuật, chuyên môn cao.
  • 32. 21 2.2. Đặc điểm hoạt động tổ chức kinh doanh của Công ty CP Thương Mại XNK Tân Đức 2.2.1. Khái quát hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống trong nhà hàng Nhà hàng là một cơ sở kinh doanh chuyên chế biến và phục vụ các sản phẩm ăn uống nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu và các nhu cầu khác của khách hàng với mục đích chủ yếu là thu lợi nhuận. Như vậy, nhà hàng chính là một cơ sở kinh doanh về mặt pháp lý nó có thể mang tư cách là một doanh nghiệp độc lập cũng có thể là một bộ phận trong khách sạn hay các cơ sở kinh doanh du lịch nào đó. Hoạt động của nhà hàng đó là chế biến và phục vụ các sản phẩm ăn uống tùy theo loại hình và điều kiện cụ thể mà nó có các loại sản phẩm khác nhau. Kinh doanh dịch vụ ăn uống là một mảng kinh doanh không thể thiếu trong xã hội. Đặc biệt khi đời sống ngày càng được nâng cao, ăn uống không còn chỉ là để thoả mãn nhu cầu sinh lý của con người mà nó còn để thoả mãn nhu cầu tâm lý. Ăn uống bên ngoài giúp con người có thể thỏa mãn nhu cầu đó, vì thế các nhà hàng chính là nơi để khách hàng tìm đến để được thoả mãn cả về mặt sinh lý và cả tâm lý. Hoạt động kinh doanh của Công ty CP Thương Mại XNK Tân Đức là hoạt động kinh doanh Thương Mại và Dịch Vụ, doanh nghiệp áp dụng quy mô vừa và nhỏ. Ngành nghề kinh doanh chính của công ty bao gồm: - Kinh doanh nhà hàng. - Môi giới, xúc tiến thương mại. - Mua bán đồ dùng cá nhân và gia đình. - Dịch vụ vận tải hàng hoá, vận chuyển hành khách. - Kinh doanh mua bán các loại rượu, bia, thuốc lá, nước giải khát. Trong 5 ngành nghề trên ngành kinh doanh nhà hàng là hoạt động kinh doanh chủ yếu của Công ty. Doanh thu chủ yếu của kinh doanh nhà hàng chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của Công ty và lợi nhuận thu được cao hơn hẳn các ngành nghề khác. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay khách hàng là “Thượng Đế”, vì vậy để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, Công ty thường xuyên tổ chức cho nhân viên các bộ phận đi học để nâng cao tay nghề, chế biến ra các món ăn ngon và thường xuyên cập nhật các món mới, nâng cấp phòng ăn, cải tạo nội thất trong phòng, lắp đặt thêm các phương tiện hiện đại như: tivi mầu, điều hoà nhiệt độ, các giàn âm ly, karaoke… Công ty luôn đặt mục tiêu hàng đầu là lấy thu bù chi và có lãi nên giá cả rất mềm dẻo, phù hợp với nhu cầu của khách hàng. - Thực đơn tiệc thường: dành cho mọi khách hàng có giá từ 950.000đ đến 1.100.000đ/1mâm Thang Long University Library
  • 33. 22 - Thực đơn tiệc cưới: dành cho các đội bạn trẻ tổ chức lễ cưới với mức giá trọn gói 1.200.000đ/1mâm - Thực đơn tiệc BUFFE: dành cho khách hàng có nhu cầu vừa ăn vừa giao lưu bạn bè có giá trọn gói từ 180.000đ đến 250.000đ/1suất ăn. Trong năm 2012 kinh doanh nhà hàng ở Công ty đã hoạt động với công suất 80% và số khách đến ăn tại nhà hàng trung bình là 200 người /1ngày, tương đương với 35 mâm cỗ. Công ty CP Thương Mại XNK Tân Đức cũng giống như các Công ty kinh doanh dịch vụ ăn uống khác có thời gian làm việc kéo dài suốt cả ngày từ 8 giờ sáng đến 10 giờ đêm kể cả ngày lễ và chủ nhật. Hiện nay tổng số cán bộ, công nhân viên trong nhà hàng là 60 người trong đó có 10 người là lao động gián tiếp còn lại 50 người là lao động trực tiếp, thu nhập bình quân lao động là 2.000.000đ/người/ tháng. Hầu hết các nhân viên phục vụ đều được đào tạo qua trường lớp nghiệp vụ nên có trình độ chuyên môn cao, năng động trong công việc, phục vụ khách tận tình chu đáo. Và cùng với đội ngũ cán bộ trong Công ty luôn đôn đốc, trực tiếp xuống các bộ phận để nắm bắt tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty để từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục đúng đắn kịp thời đã không ngừng đưa Công ty đi lên phù hợp với nhu cầu của thị trường. Nhờ đó mà trong năm 2012 Công ty đã đạt doanh thu là 20.500.000.000đ tăng khoảng 75% so với năm trước trong đó doanh thu dịch vụ ăn uống chiếm 55% trong tổng doanh thu của Công ty. 2.2.2. Sản phẩm và nguồn lực trong nhà hàng Sản phẩm của nhà hàng là toàn bộ các món ăn, đồ uống và dịch vụ có thể cung cấp cho khách hàng nhằm đáp ứng nhu cầu ăn uống và giải trí của khách. Sản phẩm ăn uống = Sản phẩm vật chất + Sản phẩm dịch vụ Sản phẩm của nhà hàng mang tính tổng hợp: thể hiện ở chỗ nó không chỉ là những món ăn thông thường đáp ứng nhu cầu cần thiết (nhu cầu ăn uống) mà nó còn bao hàm cả sự phục vụ thỏa mãn tinh thần của khách hàng. Hai yếu tố này đặc biệt quan trọng để tạo ra một sản phẩm hoàn hảo cho nhà hàng. Sản phẩm vật chất: là những sản phẩm hữu hình như thức ăn, đồ uống do nhà hàng chế biến. Khách tiêu dùng sản phẩm luôn muốn có sản phẩm làm thoả mãn nhu cầu ăn uống và thẩm mỹ của mình. Hàng hoá có thể đem ra trao đổi trực tiếp giữa nhà hàng và khách hàng. Sản phẩm dịch vụ: là sản phẩm vô hình, là những giá trị vật chất hay tinh thần, hay là một sự trải nghiệm, một cảm giác về sự hài lòng hoặc không hài lòng mà khách bỏ tiền ra để nhận được nó. Sản phẩm của nhà hàng bao gồm: tính vô hình, không thể lưu trữ trong kho, có sự tham gia trực tiếp của người tiêu dùng, phụ thuộc vào cơ sở vật chất kỹ thuật.
  • 34. 23 - Tính vô hình: sản phẩm của nhà hàng bao gồm hàng hoá và dịch vụ. trong đó dịch vụ chiếm tỷ trọng cao. Dịch vụ là thứ không thể nhìn thấy, không thể sờ thấy được mà chỉ có thể cảm nhận khi đã sử dụng. Trước khi sử dụng, khách hàng chỉ có thể dựa vào sự trải nghiệm của bản thân hay dựa vào thông tin của những khách hàng khác, danh tiếng của nhà cung cấp để lựa chọn sản phẩm đó. Chính vì tính vô hình này mà nhà hàng cũng gặp khó khăn trong việc Marketing, PR sản phẩm của mình. - Sản phẩm của nhà hàng không thể lưu trữ trong kho: quá trình “sản xuất” và “tiêu dùng” các dịch vụ thường trùng nhau về không gian và thời gian, chính vì vậy sản phẩm không thể lưu kho, cất giữ được. Để đạt chất lượng tốt nhất thì sản phẩm cung cấp cho khách phải luôn “nóng hổi”. - Sản phẩm trong kinh doanh ăn uống có tính tổng hợp cao: khách đến nhà hàng ngoài mục đích ăn uống còn có nhiều mục đích khác. Khách đi du lịch đến với nhà hàng để nghỉ ngơi giải trí, thưởng thức món ăn, tham quan tìm hiểu văn hoá ẩm thực. Khách là người địa phương đến nhà hàng để thay đổi không khí, để được hưởng dịch vụ tốt hơn ở nhà và để khẳng định mình. Khách tổ chức tiệc đến nhà hàng để có không gian sang trọng tổ chức sự kiện tiệc vui. Các nhà hàng muốn tăng khả năng cạnh tranh, tăng tính hấp dẫn với khách cần phải có biện pháp để tăng “tính khác biệt” cho sản phẩm của mình thông qua việc có các dịch vụ bổ sung. Khi đó khách sẽ cảm nhận được chất lượng và giá trị từ việc sử dụng sản phẩm của nhà hàng. - Sản phẩm của nhà hàng chỉ được thực hiện khi có sự tham gia trực tiếp của khách hàng: sự hiện diện của khách trong thời gian cung cấp dịch vụ đã buộc các nhà hàng phải tìm mọi cách để kéo khách hàng từ nhiều nơi khác nhau đến với nhà hàng. Các nhà hàng không thể đem dịch vụ của mình đi khắp nơi để phục vụ khách. Vì thế, nhà hàng cần có chính sách đẻ thu hút khách đến mua sản phẩm và sử dụng sản phẩm tại nhà hàng. Trước khi đưa ra sản phẩm, nhà hàng phải có những tham khảo từ phía khách hàng và trong quá trình hoạt động cũng phải thường xuyên lấy ý kiến đóng góp từ phía khách để không ngừng cải thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm. - Sản phẩm trong kinh doanh ăn uống phụ thuộc vào cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà hàng: để đủ điều kiện kinh doanh, các nhà hàng phải đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật. Để phục vụ khách kịp thời, nhanh chóng thì cần có trang thiết bị hiện đại, cao cấp, không gian của nhà hàng sang trọng. Chất lượng sản phẩm là một phạm trù rất rộng và phức tạp, phản ánh đầy đủ tổng hợp các nội dung kỹ thuật, kinh tế và xã hội. có nhiều quan điểm khác nhau về chất lượng sản phẩm. Đứng trên những góc độ khác nhau và tuỳ theo mục tiêu, nhiệm vụ sản xuất – kinh doanh mà có các quan điểm khác nhau về chất lượng. Những khái niệm chất lượng xuất phát và gắn bó chặt chẽ với các yếu tố cơ bản của thị trường như nhu cầu, cạnh tranh, giá cả… Thang Long University Library
  • 35. 24 Theo tiêu chuẩn ISO 8402 (TCVN 5814 – 94): “chất lượng là toàn bộ những đặc trưng của một sản phẩm hoặc của một dịch vụ có khả năng làm thoả mãn những yêu cầu đã đặt ra hoặc tiềm ẩn.” - Chất lượng dịch vụ ăn uống khó đo lường và khó đánh giá: cảm nhận của khách hàng về chất lượng dịch vụ ăn uống phụ thuộc vào trạng thái tâm lý, tình trạng sức khoẻ, nguồn gốc dân tộc… Tuỳ theo từng không gian, thời gian cụ thể mà những yếu tố này thay đổi và mức độ tác động khác nhau tới cảm nhận của khách. Do vậy, với cùng một dịch vụ mà nhà hàng cung cấp sẽ được tùng khách cảm nhận khác nhau. Các nhà thường dựa vào những hoạt động có thể nhìn thấy và đo đếm được để đánh giá chất lượng sản phẩm cho dù đó không phẩi là chất lượng đích thực của sản phẩm dịch vụ. Các hoạt động đó như: số lượng khách hàng ra vào hằng ngày, cách ứng xử của nhân viên với khách hàng. - Chất lượng dịch vụ ăn uống chỉ được đánh giá chính xác thông qua sự cảm nhận của người tiêu dùng trực tiếp sản phẩm: khách hàng chính là một thành viên không thể thiếu và tham gia trực tiếp vào quá trình đánh giá này. Họ là “nhân vật chính” trong hoạt động thực hiện dịch vụ ăn uống trong nhà hàng với tư cách là người tiêu dùng dịch vụ ăn uống. Do vậy, khách hàng vừa có cái nhìn của người trong cuộc, vừa có cái nhìn của người bỏ tiền ra mua sản phẩm của nhà hàng. Do vậy, đánh giá của khách hàng về chất lượng dịch vụ của nhà hàng là chính xác nhất. - Chất lượng dịch vụ ăn uống phụ thuộc vào chất lượng của điều kiện thực hiện dịch vụ ăn uống của nhà hàng: quá trình thực hiện dịch vụ của nhà hàng cần phải dựa vào cơ sở vật chất của nhà hàng và các nhân viên phục vụ trực tiếp trong nhà hàng. Khách hàng đến với nhà hàng vừa với mục đích ăn uống, vừa để thoả mãn tâm lý. Khách hàng luôn muốn mình được ở trong một không gian tiện nghi, sang trọng và được phục vụ nhiệt tình chu đáo. Do vậy, khách hàng cũng dựa vào cơ sở vật chất và nhân tố con người của nhà hàng để đánh giá về chất lượng dịch vụ của nhà hàng. - Chất lượng phục vụ ăn uống đòi hỏi tính nhất quán cao: tính nhất quán được hiểu theo hai góc độ. Thứ nhất, đó là sự thống nhất cao và thông suốt trong nhận thức, hành động của tất cả các thành viên, các bộ phận trong nhà hàng về mục tiêu chất lượng cần đạt được của nhà hàng. Tính nhất quán cũng vì thế đòi hỏi các chủ trương chính sách kinh doanh của nhà hàng phải đồng bộ với nhau. Thứ hai, đó là sự đồng bộ toàn diện, trước sau như một và đúng như lời hứa mà nhà hàng đã hứa và quảng cáo với khách hàng. Chất lượng của dịch vụ ăn uống phải đảm bảo tiêu chuẩn mọi nơi, mọi lúc, với mọi khách hàng. Dịch vụ cung cấp phải luôn đạt tiêu chuẩn với mọi tầng lớp khách hàng, không phân biệt khách sang trọng hay không sang trọng, khách tiêu dùng
  • 36. 25 nhiều hay tiêu dùng ít, không phân biệt khách đến lần đầu hay lần thứ. Dịch vụ mà nhà hàng cung cấp trước sau thống nhất, luôn đạt tiêu chuẩn. Nguồn lực trong nhà hàng gồm cơ sở vật chất kỹ thuật, nhân viên. - Cơ sở vật chất kỹ thuật chung: nhà hàng được thiết kế sang trọng, hiện đại, thoáng mát, gồm 2 tầng với sức chứa 300 khách hàng. Nhà hàng gồm: tiền sảnh, phòng thị trường, phòng ăn, quầy bar, nhà bếp, phòng thay đồ cho nhân viên, kho hàng, khu vực vệ sinh. + Tiền sảnh: là bộ mặt của nhà hàng do đó được bố trí, sắp xếp đầy đủ. Có bàn tiếp khách, kệ để sách báo, cây cảnh rất hợp lý tạo nên vẻ sang trọng, thoáng đãng cho nhà hàng. + Phòng thị trường: có một phòng làm việc của nhân viên thị trường và một phòng chờ dành cho khách đến đăng ký tiệc với nhà hàng. Phòng thị trường được trang bị hệ thống máy tính, máy in, máy photocopy, phòng chờ dành cho khách được trang trí sang trọng. + Phòng ăn: có phòng ăn bình thường và phòng dành cho khách Vip, có thể chứa 300 khách phục vụ cùng một lúc được 50 mâm tiệc. Trong phòng ăn được trang bị đầy đủ hệ thống bàn ghế được bọc khăn, hệ thống đèn chùm sang trọng với đèn vàng xen kẽ đèn trắng tạo không gian ấm cúng. Hệ thống âm thanh hiện đại, có tivi 42 inch được lắp trên sân khấu sang trọng. Ngoài ra, nhà hàng có điều hoà không khí và rèm cửa được trang trí đẹp mắt. + Quầy bar: được đặt trong phòng ăn tầng 1. Trên tủ quầy bar có các lọ rượu và nước ngọt cùng các ly uống. Thông với quầy bar là kho để khăn ăn, khăn trải bàn, bọc ghế. Bên dưới quầy bar là phòng thay đồ của nhân viên. + Nhà bếp: được chia làm 3 khu: khu chế biến món ăn nóng, khu chế biến món ăn nguội và chia thức ăn, khu vực rửa bát đĩa. Nhà bếp có đầy đủ các trang thiết bị cần thiết để chế biến món ăn. Trong bếp có 6 bếp ga và có đầy đủ xoong nồi, dao, thớt, rổ rá, có hệ thống ống khói và quạt gió. - Cơ sở vật chất phục vụ ăn uống: bàn, ghế, dao, muỗng, máy điều hòa, máy vi tính, ti vi, đèn chiếu sáng… - Nhân viên: gồm tất cả các thành viên trong Công ty từ Giám đốc, Phó giám đốc đến các nhân viên bàn, bếp… Thang Long University Library
  • 37. 26 2.3. Đặc điểm tổ chức quản lý và phân cấp quản lý của Công ty CP Thương Mại XNK Tân Đức 2.3.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý Công ty CP Thương Mại XNK Tân Đức là đơn vị hạch toán độc lập với hệ thống bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức thành phòng ban, bộ phận. Mỗi phòng ban, bộ phận thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhất định. Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty CP Thương Mại XNK Tân Đức - Giám đốc: là người trực tiếp điều hành nhà hàng, là đại diện pháp nhân của Công ty. Giám đốc chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu và pháp luật về quản lý mọi mặt trong hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ của mình. Giám đốc sắp xếp các nhân viên vào các vị trí phù hợp, định hướng chiến lược, bảo vệ công tác tài chính. - Phó giám đốc: là người quản lý giúp giám đốc trong việc điều hành và quản lý Công ty. Phó giám đốc chịu trách nhiệm trước giám đốc và chủ sở hữu về bộ phận mình quản lý, báo cáo, phân tích tình hình Công ty. - Bộ phận kế toán: chịu trách nhiệm quản lý tiền vốn, tài sản của công ty, tổ chức hạch toán kế toán theo đúng chế độ ban hành, giúp cho giám đốc thực hiện công tác giám đốc tài chính nhằm đảm bảo cho Công ty hoạt động ngày càng có hiệu quả hơn. - Bộ phận lễ tân: chịu trách nhiệm quan hệ trực tiếp với khách hàng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và là cầu nối giữa khách với các bộ phận khác như: bộ phận bàn, bếp... - Bộ phận bar: chịu trách nhiệm cung cấp, pha chế các đồ uống, đồ tráng miệng theo yêu cầu của khách hàng từ khi khách đến dùng bữa tới khi khách ra về. - Bộ phận thu ngân: có nhiệm vụ thu tiền của khách hàng - Bộ phận bàn: có trách nhiệm phục vụ nhiệt tình chu đáo bữa ăn, bữa tiệc cưới, hội nghị của khách hàng. Giám đốc Phó giám đốc Bộ phận bếp Bộ phận bàn Bộ phận bar Bộ phận lễ tân Bộ phận Kế toán Bộ phận bảo vệ Bộ phận thu ngân
  • 38. 27 - Bộ phận bếp: chịu trách nhiệm chế biến ra các món ăn ngon, chất lượng đảm bảo an toàn thực phẩm phục vụ các cuộc liên hoan, tiệc cưới, hội nghị... theo yêu cầu của khách hàng. Bộ phận này giữ vai trò đặc biệt quan trọng và quyết định đến sự tồn tại của Công ty, đầu bếp phải luôn chế biến, sáng tạo ra các món mới hấp dẫn thu hút được khách hàng và đặc biệt giữ được khách, khách đến một lần, lần sau lại nhớ. - Bộ phận bảo vệ: chịu trách nhiệm về sự an toàn cho khách hàng và tài sản của Công ty. Hoạt động kinh doanh ăn uống của nhà hàng theo một trình tự gồm 5 bước: Sơ đồ 2.2. Quy trình tổ chức hoạt động kinh doanh của nhà hàng Các giai đoạn trên có nội dung cụ thể như sau: - Khách đến: đây là giai đoạn gặp gỡ, đón tiếp, mời món ăn, bố trí phòng ăn cho khách. Giai đoạn này đóng vai trò quan trọng trong toàn bộ quá trình phục vụ khách vì đây là bước đầu tiên tạo thiện cảm với khách. - Bộ phận lễ tân: khách đến được lễ tân đón ở ngoài cửa và đưa khách vào trong gặp bộ phận bàn. Sau đó, bộ phận bàn sẽ xếp bàn và đặt các món ăn theo yêu cầu của khách và chuyển tới cho bộ phận bếp chế biến, đồng thời phục vụ khách tận tình cho đến khi khách ăn xong thanh toán ra về. Số tiền khách thanh toán căn cứ vào các món mà khách đã dùng. Còn đối với khách đến đặt tiệc trước thì bộ phận lễ tân sẽ đón và đưa khách vào gặp bộ phận quản lý để chọn thực đơn, sắp xếp bàn ăn và thời gian theo yêu cầu của khách hàng. Khách đến Bộ phận lễ tân Thu ngân - Thanh toán Bộ phận bếp Bộ phận bàn Thang Long University Library
  • 39. 28 2.3.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán Công ty CP Thương Mại XNK Tân Đức là một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ cho nên các mặt hàng của Công ty rất đa dạng. Công ty luôn coi trọng công tác tổ chức sắp xếp đội ngũ kế toán phù hợp với chức năng nhiệm vụ nhằm phát huy hết vai trò của kế toán nói chung và khả năng của từng nhân viên kế toán nói riêng. Để quản lý tốt các hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất, Công ty đã áp dụng hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung. Theo hình thức này, toàn bộ công tác kế toán tổng hợp được thực hiện tại phòng kế toán từ ghi sổ kế toán, lập báo cáo tổng hợp, báo cáo chi tiết đến việc phân tích kiểm tra kế toán. Hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung ở Công ty đảm bảo nguyên tắc tập hợp số liệu chính xác tạo điều kiện cho phòng kế toán tập hợp được các số liệu kịp thời phục vụ cho công tác quản lý cũng như hoạt động kinh doanh của Công ty. Sơ đồ 2.3. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty. - Kế toán trưởng: là người chịu trách nhiệm chung về công tác kế toán trước giám đốc, trực tiếp thực hiện các phần hành kế toán tiền lương, kế toán nguồn vốn, kế toán các hoạt động đầu tư tài chính, kế toán tổng hợp, lập các báo cáo tài chính và các báo cáo phục vụ yêu cầu quản trị doanh nghiệp. - Kế toán tiền mặt: chịu trách nhiệm theo dõi thu chi tiền mặt và thực hiện phần hành kế toán với ngân hàng như vay vốn, trả nợ. - Kế toán hàng tồn kho và công nợ: theo dõi tình hình tăng, giảm, nhập, xuất kho hàng hóa, hàng tồn kho và tình hình công nợ của Công ty. - Kế toán theo dõi chi phí: có nhiệm vụ tập hợp tất cả các chi phí phát sinh ở các dịch vụ và tính giá thành như dịch vụ cho thuê kiôt, dich vụ đại lý, kí gửi hàng hóa... - Kế toán doanh thu: có nhiệm vụ theo dõi toàn bộ doanh thu của Công ty. - Thủ quỹ: quản lý các khoản vốn bằng tiền, phản ánh số hiện có và tình hình tăng giảm quỹ tiền mặt của Công ty. Kế toán trưởng Kế toán hàng tồn kho và công nợ Kế toán tiền mặt Kế toán theo dõi chi phí Kế toán doanh thu Thủ quỹ
  • 40. 29 Bộ máy kế toán của Công ty được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của kế toán trưởng với đội ngũ nhân viên tương đối đồng đều, có năng lực chuyên môn và hầu hết đã qua các lớp đào tạo cơ bản về nghiệp vụ kế toán, hăng say trong công việc, đoàn kết, phối hợp tốt giữa các bộ phận kế toán với nhau. Nhờ vậy đã giúp cho giám đốc Công ty nắm sát được tình hình hoạt động kinh doanh để có thể nâng cao hiệu quả, hiệu suất trong công việc. 2.3.3. Đặc điểm, chính sách kế toán tại Công ty - Kỳ kế toán: Công ty thực hiện kỳ kế toán theo năm dương lịch, bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. - Đơn vị tiền tệ sử dụng: Công ty thực hiện ghi sổ và lập báo cáo bằng đồng Việt Nam. Việc quy đổi các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ sang đồng Việt Nam được thực hiện theo quy định của chuẩn mực kế toán Việt Nam số 10 “Ảnh hưởng của sự thay đổi tỷ giá”. - Phương pháp kế toán hàng tồn kho: do đặc điểm kinh doanh của nhà hàng. Nguyên liệu, hàng hóa nhập vào và xuất ra có rất nhiều chủng loại khác nhau, mẫu mã khác nhau, giá trị thấp và được xuất thường xuyên, cho nên Công ty đã hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ. - Phương pháp tính giá vật tư, thành phẩm xuất kho: sử dụng phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ. Phương pháp giá bình quân cả kỳ dự trữ được xác định sau khi kết thúc nên có thể ảnh hưởng đến công tác kế toán. Tuy nhiên, cách tính này đơn giản, ít tốn công sức. - Phương pháp tính khấu hao tài sản cố định: các tài sản cố định tại Công ty sử dụng vào mục đích hoạt động kinh doanh nên được tính khấu hao theo phương pháp khấu hao theo đường thẳng. - Phương pháp kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng: Công Ty CP Thương Mại XNK Tân Đức thực hiện kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ với thuế suất của hàng bán ra là 10%. - Hình thức sổ kế toán áp dụng: Công ty CP Thương Mại XNK Tân Đức áp dụng hình thức sổ kế toán “Nhật ký chung”. Các sổ kế toán sử dụng tại Công ty bao gồm: - Sổ Nhật Ký Chung - Các sổ nhật ký chuyên dùng: Sổ nhật ký thu tiền, chi tiền, mua hàng, bán hàng - Sổ cái các tài khoản - Các sổ chi tiết liên quan Trình tự hạch toán theo hình thức kế toán “Nhật ký chung” được thể hiện qua sơ đồ sau: Thang Long University Library
  • 41. 30 (1) (1) (2) (2) (4) (3) (5) (5) Sơ đồ 2.4. Quy trình tổ chức sổ theo hình thức Nhật lý chung Ghi chú: : Ghi hàng ngày : Ghi cuối kỳ : Quan hệ đối chiếu 2.4. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dịch vụ ăn uống tại Công ty CP Thương Mại XNK Tân Đức Công ty CP Thương Mại XNK Tân Đức hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ cho nên việc xác định đối tượng để tập hợp chi phí và tính giá thành của dịch vụ là rất quan trọng. Đối tượng tập hợp chi phí của Công ty chính là các hoạt động kinh doanh về nhà hàng, mua bán đồ dùng cá nhân... Mỗi một hoạt động kinh doanh là một đối tượng để tập hợp chi phí, do đối tượng chi phí và tính giá thành dịch vụ ở Công ty là khá nhiều. Vì vậy, để thuận tiện cho việc minh hoạ về số liệu và cách hạch toán chi phí ở Công ty, em chọn hoạt động kinh doanh nhà hàng (dịch vụ ăn uống) để trình bầy cách thức hạch toán kế toán chi phí và tính giá thành dịch vụ của Công ty. Trong quá trình kinh doanh dịch vụ ăn uống, Công ty CP Thương Mại XNK Tân Đức đã sử dụng cả tư liệu lao động (yếu tố vật chất) và lao động sống (yếu tố con người). Toàn bộ các chi phí đó bao gồm các khoản mục chi phí chủ yếu sau: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. - Chi phí nhân công trực tiếp. - Chi phí sản xuất chung. Sổ cái Bảng cân đối tài khoản Sổ thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết TK Báo cáo kế toán Chứng từ gốc Sổ Nhật ký chung
  • 42. 31 2.5. Phương pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dịch vụ ăn uống tại Công ty CP Thương Mại XNK Tân Đức 2.5.1. Tài khoản sử dụng Công ty CP Thương Mại XNK Tân Đức là Công ty chuyên kinh doanh về mảng dịch vụ nhà hàng ăn uống nên hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ. Công ty hạch toán theo quyết định định 48, do vậy kế toán sử dụng các tài khoản sau: TK154 dùng để tập hợp chi phí phát sinh trong Công ty. 2.5.2. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Vì Công ty Tân Đức tính đơn giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ nên đến cuối tháng Công ty mới xác định được đơn giá xuất kho trên cơ sở tính toán theo công thức sau: Giá trị thực tế của Giá trị thực tế của vật Đơn giá bình vật liệu tồn đầu kỳ + liệu nhập trong kỳ quân gia quyền = Số lượng vật + Số lượng vật liệu liệu tồn đầu kỳ nhập trong kỳ Do đó trong kỳ có phát sinh các nghiệp vụ nhập, xuất kho vật liệu, kế toán căn cứ vào các phiếu nhập kho, phiếu xuất kho vật liệu để ghi vào sổ chi tiết vật liệu (mở cho từng loại vật liệu) theo chỉ tiêu số lượng. Cuối kỳ sau khi tính được đơn giá vật liệu xuất kho kế toán mới tính ra giá vốn vật liệu xuất dùng trong kỳ và lên bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn vật liệu, sau đó lên bảng phân bổ vật liệu. Để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán chi phí giá thành căn cứ vào bảng phân bổ vật liệu. Ở Công ty CP Thương Mại XNK Tân Đức hoạt động kinh doanh dịch vụ nhà hàng là chủ yếu nên cung cấp 3 loại tiệc phục vụ khách hàng là: tiệc thường, tiệc cưới, tiệc BUFFE. Do đó, Công ty mở TK 154 chi tiết cho 3 loại tiệc cụ thể như sau: TK 1541: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Tiệc Thường. TK 1542: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Tiệc Cưới. TK 1543: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Tiệc BUFFE. Nguyên vật liệu trực tiếp được sử dụng cho hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống rất phong phú. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm các chi phí thực phẩm chế biến như: hải sản tươi sống, gia cầm, hàng khô, gia vị, các loại rau củ quả... Để hạch toán các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của dịch vụ ăn uống như chi phí thực phẩm chế biến, hàng hoá, kế toán phải căn cứ vào các chứng từ gốc như phiếu xuất kho, bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn vật liệu để hạch toán. Do tính chất kinh doanh của Công ty nên vật liệu tồn đầu tháng không có, trong tháng Công ty xuất nguyên vật liệu để chế biến sản phẩm, dựa theo các phiếu nhập, xuất nguyên vật liệu phát sinh trong tháng. Thang Long University Library
  • 43. 32 Ví dụ: ngày 02 tháng 12 năm 2012 xuất kho nguyên vật liệu chính phục vụ cho tiệc thường. Trích phiếu xuất kho của Công ty. CÔNG TY CP TM XNK TÂN ĐỨC Mẫu 01-TT 42 Thôn Trung-Xuân Đỉnh-Từ Liêm-HN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng-BTC) PHIẾU XUẤT KHO Ngày 02 tháng 12 năm 2012 Họ tên người nhận hàng: Đỗ Văn Mạnh Số: 0001 Địa chỉ: Bếp Nợ TK: 154 Lý do: Xuất chế biến phục vụ tiệc thường Có TK: 152 Xuất tại: Kho công ty STT Diễn giải ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiềnYêu cầu Thực xuất 1 Mực kg 77 77 190.000 14.630.000 2 Thịt bò kg 98 98 200.000 19.600.000 3 Gạo kg 10 10 20.000 200.000 4 Khoai tây kg 70 70 15.000 1.050.000 5 Cocacola chai 150 150 6.000 900.000 Cộng 405 405 431.000 36.380.000 Xuất, ngày 02 tháng 12 năm 2012 Giám đốc Kế toán trưởng Thủ kho Người nhận hàng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Bảng 2.1. Bảng xuất kho nguyên vật liệu chính phục vụ tiệc thường
  • 44. 33 Ví dụ: ngày 02 tháng 12 năm 2012 xuất kho nguyên vật liệu phụ phục vụ cho tiệc thường. Trích phiếu xuất kho của Công ty. CÔNG TY CP TM XNK TÂN ĐỨC Mẫu 01-TT 42 Thôn Trung-Xuân Đỉnh-Từ Liêm-HN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng-BTC) PHIẾU XUẤT KHO Ngày 02 tháng 12 năm 2012 Họ tên người nhận hàng: Đỗ Văn Mạnh Số: 0002 Địa chỉ: Bếp Nợ TK: 154 Lý do: Xuất chế biến phục vụ tiệc thường Có TK: 152 Xuất tại: Kho công ty STT Diễn giải ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiềnYêu cầu Thực xuất 1 Bột mỳ kg 27 27 10.000 270.000 2 Khăn ăn chiếc 100 100 2.000 200.000 3 Gia vị kg 10 10 5.000 50.000 4 Rau thơm, mùi kg 40 40 8.000 320.000 Cộng 177 177 25.000 840.000 Xuất, ngày 02 tháng 12 năm 2012 Giám đốc Kế toán trưởng Thủ kho Người nhận hàng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Bảng 2.2. Bảng xuất kho nguyên vật liệu phụ phục vụ tiệc thường Thang Long University Library
  • 45. 34 Kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho của từng loại tiệc trong tháng để lập bảng phân bổ NVL chính cho từng loại. BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN VẬT LIỆU CHÍNH Tháng 12/2012 STT Diễn giải TK 1541 – Tiệc Thường TK 1542 – Tiệc Cưới TK 1543 – Tiệc BUFFE Cộng SL TT SL TT SL TT SL TT 1 Mực 77 4.683.887 200 12.165.939 300 18.248.909 577 35.098.735 2 Thịt bò 98 4.750.934 258 12.507.560 368 17.840.241 724 35.098.735 3 Gạo 10 3.899.859 40 15.599.438 40 15.599.438 90 35.098.735 4 Khoai tây 70 7.677.848 120 13.162.026 130 14.258.861 320 35.098.735 5 Cocacola 150 7.019.747 300 14.039.494 300 14.039.494 750 35.098.735 Cộng 405 28.032.275 918 67.474.457 1.138 79.986.943 2.461 175.493.675 Ngày 31 tháng 12 năm 2012 Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Bảng 2.3. Bảng phân bổ nguyên vật liệu chính
  • 46. 35 Kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho của từng loại tiệc để lập bảng phân bổ NVL phụ cho từng loại. BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN VẬT LIỆU PHỤ Tháng 12/2012 STT Diễn giải TK 1541 – Tiệc Thường TK 1542 – Tiệc Cưới TK 1543 – Tiệc BUFFE Cộng SL TT SL TT SL TT SL TT 1 Bột mỳ 27 8.099.708 40 11.999.568 50 14.999.459 117 35.098.735 2 Khăn ăn 100 7.019.747 200 14.039.494 200 14.039.494 500 35.098.735 3 Gia vị 10 6.381.588 20 12.763.177 25 15.953.970 55 35.098.735 4 Rau thơm, mùi 40 14.039.495 30 10.529.620 30 10.529.620 100 35.098.735 Cộng 177 35.540.538 290 49.331.859 305 55.522.543 772 140.394.940 Ngày 31 tháng 12 năm 2012 Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Bảng 2.4. Bảng phân bổ nguyên vật liệu phụ Thang Long University Library
  • 47. 36 2.5.3. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp là toàn bộ chi phí biểu hiện bằng tiền để trả cho công nhân dựa trên số lượng và chất lượng lao động để bù đắp hao phí về sức lao động của họ. Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm: tiền lương, tiền thưởng, tiền phụ cấp và các khoản đóng bảo hiểm xã hội. Nhân viên của nhà hàng có 18 người trong đó 4 người thuộc khối văn phòng và 14 người nhân viên phục vụ. Công ty CP Thương Mại XNK Tân Đức áp dụng hình thức trả lương theo thời gian, tiền lương của công nhân viên được tính theo thời gian làm việc thực tế theo công thức như sau: Tiền lương thời gian = Lương khoán + Cơm ca Nếu trong tháng nhân viên nghỉ 1 ngày công thì được tính như sau: Lương khoán Cơm ca Ngày công Ngày công Công ty CP Thương Mại XNK Tân Đức sử dụng các tài khoản sau để hạch toán tiền lương cho công nhân trực tiếp. TK 334: Phải trả công nhân tại Công ty TK 3383: BHXH Kế toán công ty sử dụng chứng từ và bảng chấm công để ghi chép thời gian thực tế làm việc, nghỉ việc của nhân viên. Cuối tháng bảng chấm công được gửi lên cho giám đốc xét duyệt và là cơ sở để lập bảng thanh toán lương cho từng nhân viên. Vậy công thức lương của nhân viên được tính như sau: Tiền lương thời gian = Lương khoán + Cơm ca - (5% BHXH) Tiền lương thời gian = Lương khoán - + Cơm ca -
  • 48. 37 Công ty CP Thương Mại XNK Tân Đức Mẫu C01a – HĐ QĐ số 15/2006/QĐ_BTC Ngày 20/3/2006 của Bộ Trưởng BTC BẢNG CHẤM CÔNG CÔNG NHÂN Tháng 12 năm 2012 TT Họ và tên Ngày trong tháng Số công hưởng Số công nghỉ Ghi chú1 2 3 4 … 29 30 31 1 Trần Văn Bách X X X X X X X X 31 0 2 Khổng Văn Việt X X X X X X X X 31 0 3 Hà Văn Tuyên X X X X X X X X 31 0 4 Lê Văn Lập X X X X X X X X 31 0 5 Đào Xuân Định X X X X X X X X 31 0 6 Phan Đình Cao X X X X X X X X 31 0 7 Phùng Thị Hường X X X X X X X X 31 0 8 Nguyễn Xuân Tuấn X X X X X X X 0 30 1 9 Lê Thị Thu X 0 0 X X X X 0 28 3 10 Nguyễn Văn Vị 0 X X X X X X X 30 1 11 Trinh Văn Chương X X X X X X X X 31 0 12 Lê Trọng Dũng X X X X X X X X 31 0 13 Nguyễn Thị Hoàn X X X X X X X X 31 0 14 Lê Đình Hòa X X X X X X 0 X 30 1 Bảng 2.5. Bảng chấm công nhân viên Thang Long University Library